70
THẺ BÁO CÁO CÔNG DÂN ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT XÃ HỘI VÀ MINH BẠCH TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH CHO TRẺ EM TẠI NINH THUẬN ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TRIỂN KHAI NGHỊ ĐỊNH 49/74 TẠI NINH THUẬN BỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH & ĐT TỈNH NINH THUẬN SỞ GD&ĐT TỈNH NINH THUẬN Tháng 6 năm 2017 TỈNH NINH THUẬN

ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

  • Upload
    vankiet

  • View
    224

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

THẺ BÁO CÁO CÔNG DÂNÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT XÃ HỘI VÀ MINH BẠCH TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH CHO TRẺ EM TẠI NINH THUẬN

ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TRIỂN KHAI NGHỊ ĐỊNH 49/74 TẠI NINH THUẬN

BỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯSỞ KH & ĐT TỈNH NINH THUẬNSỞ GD&ĐT TỈNH NINH THUẬN

Tháng 6 năm 2017TỈNH NINH THUẬN

Page 2: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn
Page 3: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

THẺ BÁO CÁO CÔNG DÂNÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT XÃ HỘI VÀ MINH BẠCH TÀI CHÍNH NGÂN SÁCH CHO TRẺ EM TẠI NINH THUẬN

ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TRIỂN KHAI NGHỊ ĐỊNH 49/74 TẠI NINH THUẬN

Tháng 6 năm 2017TỈNH NINH THUẬN

Page 4: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận4

MỤC LỤCTÓM TẮT TỔNG QUAN.................................................................................................................................................................... 7

PHẦN 1: GIỚI THIỆU .....................................................................................................................................................................10

1.1 Giới thiệu về Nghị định 49/2010, 74/2013 và 86/2016 ........................................................................................11

1.2 Mục tiêu của khảo sát .....................................................................................................................................................14

1.3 Phương pháp ....................................................................................................................................................................15

PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................................20

2.1 Thông tin về đặc điểm dân cư và học tập của trẻ trong mẫu khảo sát .........................................................21

2.2 Triển khai chính sách Hỗ trợ Chi phí học tập ..........................................................................................................24

2.3 Triển khai chính sách miễn, giảm học phí ................................................................................................................34

2.4 Hiệu quả của hỗ trợ ..........................................................................................................................................................36

2.5 Các chi phí cần thiết để được hỗ trợ ...........................................................................................................................40

2.6 Thông tin, tuyên truyền - nhận thức, hiểu biết về chính sách của hộ dân ...................................................42

2.7 Truyền thông và giám sát việc thực hiện miễn giảm, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49/74/2013 .............................................................................................................................................................44

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .....................................................................................................46

3.1 Kết luận .................................................................................................................................................................................47

3.2 Khuyến nghị ........................................................................................................................................................................49

PHỤ LỤC .............................................................................................................................................................................................51

Phụ lục 1. Danh sách nhóm khảo sát ................................................................................................................................51

Phụ lục 2. Thống kê số tiền chi cho con em ...................................................................................................................52

Phụ lục 3. Bảng hỏi khảo sát hộ ..........................................................................................................................................55

Phụ lục 4. Bảng khảo sát học sinh ......................................................................................................................................67

Page 5: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 5

DANH MỤC BẢNG

Sơ đồ các hợp phần/nội dung theo nghị định 49/2010 và 74/2013 ....................................................................13

Bảng 1. Số học sinh nhận hỗ trợ từ Nghị định 49/74 tại 6 xã của 3 huyện ..........................................................16

Bảng 2. Bảng đặc điểm đối tượng phỏng vấn ...............................................................................................................21

Bảng 3. Bảng đặc điểm trẻ trong hộ ..................................................................................................................................22

Bảng 4. Tình hình nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập phân theo dân tộc ...............................................................25

Bảng 5. Bảng phân tích số học kỳ được nhận, đối tượng được nhận hỗ trợ chi phí học tập ............................ năm học 2014-2015 .................................................................................................................................................................25

Bảng 6. Thống kê số học sinh có cha mẹ nhận được thông báo về mức tiền hỗ trợ trong năm 2015 .....26

Bảng 7. Bảng thống kê nhận thức của chủ hộ về lý do học sinh được nhận hỗ trợ ........................................27

Bảng 8. Bảng thống kê thời gian nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập của các em học sinh ................................... trong năm học 2014-2015 phân theo huyện, lần 1 và lần 2 .....................................................................................28

Bảng 9. Bảng thống kê số tiền học sinh nhận được ...................................................................................................29

Bảng 10. Bảng thống kê các loại giấy tờ phải nộp khi làm hồ sơ hỗ trợ chi phí học tập ................................31

Bảng 11. Bảng thống kê số lượng hồ sơ nhờ người khác làm ..................................................................................32

Bảng 12. Các ý kiến đề xuất điều chỉnh, thay đổi quy trình triển khai ..................................................................34

Bảng 13. Bảng thống kê các loại giấy tờ phải nộp khi làm hồ sơ miễn giảm học phí .....................................35

Bảng 14. Số tiền nhận được lần gần đây nhất ...............................................................................................................36

Bảng 15. Nhận và sử dụng tiền tại hộ cho con em .......................................................................................................37

Bảng 16. Các loại chi phí đã chi và ước tính số tiền trung bình ................................................................................. 4

DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Học tập của trẻ trong độ tuổi đến trường- so sánh giữa 03 huyện và 02 nhóm dân tộc ................23

Hình 2. Tỷ lệ trẻ đến trường theo độ tuổi (lớp học tương ứng tuổi) ......................................................................24

Hình 3. Tình hình nhận thông báo về mức tiền sẽ được hỗ trợ năm học 2014-2015 ......................................26

Hình 4. Thông tin về đối tượng lập hồ sơ ........................................................................................................................32

Hình 5. Thống tin về số lượng hồ sơ phải trả phí cho người làm hồ sơ ................................................................32

Hình 6. Mức độ hài lòng của người dân về hỗ trợ từ Nghị định 49/74, theo huyện và dân tộc...................33

Hình 7. Ý kiến của người dân về tính hợp lý về hồ sơ và cách thức thực hiện ...................................................33

Hình 8. Mức độ sử dụng tiền được hỗ trợ cho chi phí sách vở, đồ dùng (221 trường hợp) ..........................37

Hình 9. Mức độ sử dụng tiền được hỗ trợ cho mua sắm quần áo cho trẻ (234 trường hợp) ........................38

Hình 10. Mức độ sử dụng tiền được hỗ trợ cho chi tiêu chung cho gia đình .....................................................38

Page 6: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận6

Hình 11. Chi phí cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi .......................................................................................38

Hình 12. Chi phí đóng góp lại luôn cho nhà trường ....................................................................................................39

Hình 13. Tác dụng của hỗ trợ cho trẻ em .........................................................................................................................39

Hình 14. Các loại chi phí cho nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập ................................................................................40

Hình 15. Các khoản phải chi phí để được nhận hỗ trợ, tách theo huyện ............................................................41

Hình 16. Mức độ hiểu biết của người dân về số tiền hỗ trợ, chia theo huyện và dân tộc ..............................42

Hình 17. Công tác thông báo đến người dân ................................................................................................................43

Hình 18. Kênh thông tin về chính sách hiện nay, theo huyện và theo dân tộc .................................................43

Hình 19. Lí do người dân cho rằng con họ được nhận hỗ trợ, theo huyện và theo dân tộc .........................44

Hình 20. Hoạt động giám sát, đánh giá công tác triển khai Nghị định 49/74 ....................................................45

Page 7: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 7

TÓM TẮT TỔNG QUANĐể góp phần hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận trong việc triển khai tốt hơn các chính sách, nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nhóm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong học tập, chương trình hợp tác giữa UNICEF và Bộ Kế hoạch Đầu tư, đã thống nhất hỗ trợ Dự án tỉnh bạn hữu trẻ em tại Ninh Thuận áp dụng các công cụ Kiểm toán xã hội trong đánh giá việc thực hiện các chính sách xã hội.

Qua tham vấn, trao đổi với lãnh đạo và các cán bộ chuyên môn của tỉnh Ninh Thuận, công cụ Kiểm toán xã hội, đặc biệt là Thẻ báo cáo công dân (CRC) đã được thống nhất lựa chọn để triển khai thực hiện tại tỉnh trong năm 2016 nhằm đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ công. Phương thức và mục tiêu cụ thể được xác định hướng tới Khảo sát sự hài lòng của người dân về công tác triển khai Nghị định 49/2010 và Nghị định 74/2013 để từ đó đóng góp vào quá trình theo dõi, giám sát việc tiếp tục thực hiện Nghị định 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn giảm học phí cho học sinh tại tỉnh Ninh Thuận. Cả ba Nghị định này đều có chung mục đích nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí học tập cho các hộ gia đình khó khăn thông qua miễn giảm học phí và hỗ trợ về chi phí học tập cho các em học sinh nghèo và có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các em đến trường.

Nghị định 49/2010/NĐ-CP Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015 được Thủ tướng chính phủ ký ngày 14/5/2010. Nghị định có hiệu lực từ 1/7/2010 và được áp dụng từ năm học 2010-2011 đến hết năm học 2014 - 2015. Năm 2013, Nghị định 49/2010 được sửa đổi trong Nghị định 74/2013/NĐ-CP và vẫn chỉ giữ thời gian hướng dẫn cho chu kỳ từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015 (nên thường được gọi tắt là Nghị định 49/74). Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 hướng dẫn việc tiếp tục triển khai cho giai đoạn 2016-2020 nhưng phải tới tháng 5/2016 mới ban hành Thông tư liên tịch 09/2016 để triển khai chi tiết. Do đó năm học 2015-2016 là năm chuyển tiếp và không có khoản hỗ trợ nào được triển khai.

Nghị định 49/74 bao trùm khá rộng với 16 nhóm đối tượng hưởng lợi theo ba hợp phần: miễn học phí, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập. Trong đó riêng phần hỗ trợ chi phí học tập gồm 3 nhóm đối tượng: học sinh mẫu giáo, và học sinh phổ thông thuộc hộ nghèo hoặc thuộc một số nhóm dân tộc rất ít người, và trẻ em (mẫu giáo và học sinh phổ thông) mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế, với mức hỗ trợ là 70.000đ/học sinh/tháng để mua sách vở và các đồ dùng khác. Thời gian hưởng theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/năm học. Từ năm học 2016-2017, theo hướng dẫn trong Nghị định 86/2015, mức hỗ trợ được tăng lên 100.000 đ/tháng.

Đợt khảo sát CRC nhằm mục tiêu thu thập ý kiến của người sử dụng đối với các hỗ trợ đã được triển khai cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở thông qua phỏng vấn cha mẹ và người giám hộ của các em. Để thu thập thông tin khách quan nhất, 330 hộ dân đã được chọn mẫu ngẫu nhiên căn cứ vào danh sách học sinh đã nhận hỗ trợ từ năm học 2014-20151 của 10 trường học thuộc 6 xã của 3 huyện: Bắc Ái, Thuận Bắc và Thuận Nam. Các huyện cũng được chọn để đại diện cho các vùng, khu vực và nhóm dân tộc khác nhau của tỉnh Ninh Thuận. Tổng cộng đợt khảo sát đã thu được 315 phiếu thông tin đầy đủ từ các hộ, 34 học sinh lớp 8 và lớp 9 của 6 trường THCS và 23 giáo viên (danh sách hộ đến khảo sát được xác định theo danh sách học sinh nhận hỗ trợ, tuy nhiên khi đến phỏng vấn hộ nhóm khảo sát vẫn lấy thông tin của toàn bộ các trẻ khác trong độ tuổi từ 3-18). Phiếu khảo sát đã cung cấp thông tin về 849 trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 18 tuổi thuộc 315 hộ với 608 trường hợp cho biết đã nhận được hỗ trợ. Đây là một mẫu khá đảm bảo cho các kết quả phân tích và diễn giải.

35 cán bộ của các phòng ban tỉnh và huyện từ ngành Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Thống kê, Nội vụ, Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc đã tham gia thu thập dữ liệu tại ba huyện. Mỗi nhóm có một giám sát viên từ Ban quản lý Dự án tỉnh và hỗ trợ kỹ thuật từ nhóm tư vấn của Trung tâm Phát triển Nông thôn. Đợt khảo sát đã được thực hiện đồng loạt từ ngày 11/10/2016 đến hết ngày 15/10/2016. Tất cả các thông tin của cuộc khảo sát được đảm bảo để phục vụ mục đích nghiên cứu. Các ý

1 Năm học gần nhất đã triển khai cấp phát

Page 8: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận8

kiến cũng như thông tin liên quan đến hộ tham gia khảo sát cũng được giữ kín và chỉ được đối chiếu khi cần kiểm tra lại dữ liệu để đảm bảo tính khách quan. Nhóm khảo sát được bố trí 02 cán bộ/nhóm, 01 người hỏi và 01 người ghi chép. Đặc biệt với những nhóm nào có cán bộ của Phòng GD&ĐT luôn được bố trí kết hợp chéo với cán bộ của các ban ngành khác.

Các phát hiện chính từ đợt khảo sát bao gồm:

Tình hình học tập

• Đến thời điểm khảo sát (tháng 10/2016), có 80% số trẻ trong độ tuổi đi học (từ 5 tuổi đến 18 tuổi, sinh từ 1998 đến 2011) thuộc các hộ còn đi học và đi học thường xuyên; 18,5% không còn đến trường nữa; Có 13 trẻ cung cấp thông tin chưa bao giờ đến trường học dù trong nhóm tuổi đang đi học chiếm 1,7%;

• Trong số 608 trẻ đã nhận hỗ trợ chi phí học tập cho năm học 2014-2015, khoảng 10% đã nghỉ học trong hai năm vừa qua (tính đến thời điểm khảo sát).

Thông tin chi tiết về hai nhóm đối tượng này được mô tả chi tiết trong báo cáo.

Đối tượng: Các đối tượng đã tiếp nhận hỗ trợ được lựa chọn tương đối chặt chẽ. Chính sách được triển khai tốt, đã tập trung vào các đối tượng là con em đồng bào dân tộc thiểu số và học sinh người Kinh thuộc các hộ nghèo – đúng với quy định và đáp ứng tốt nhu cầu của địa phương. 96% đối tượng khẳng định đã nhận được hỗ trợ. Còn lại 4% chưa được nhận hỗ trợ, cần tiếp tục được tìm hiểu lý do.

Mức độ hài lòng của người hưởng lợi ở mức cao với 80%-85% ở mức khá hài lòng và rất hài lòng. Tuy nhiên các ý kiến, góp ý, phân tích cho thấy một số vấn đề tồn tại cần tiếp tục được điều chỉnh trong tương lai bao gồm: (i) thời điểm cấp phát, (ii) số tiền cấp phát, (iii) việc sử dụng còn sai mục đích nên hiệu quả chưa cao, (iv) thông tin và truyền thông, nhận thức của đối tượng hưởng lợi về chính sách, và (v) yêu cầu, hướng dẫn về hồ sơ, giấy tờ.

i. Thời điểm cấp phát hỗ trợ: khá muộn và rất muộn với nhiều chậm trễ, thời gian cấp phát không đồng loạt mà rải rác. Hướng dẫn cấp phát thành 2 lần cho 2 học kỳ không thực hiện được mà chậm thường là vài tháng, thậm chí kéo tới tận năm học sau mới cấp phát.

ii. Việc thanh toán gộp làm một lần là khá phổ biến nên đã dẫn đến sử dụng chưa đúng mục đích. Trong số các trường hợp đã nhận hỗ trợ, 41% với 251 học sinh nhận tổng số 630.000 đ (9 tháng hỗ trợ) vào gần cuối năm. Ngoài ra cũng có một số trường hợp trường đã trích lại các khoản chi phí đã chi trước cho học sinh- theo thống kê con số này cũng không phải là nhỏ bởi thống kê trong mẫu khảo sát cho thấy tỷ lệ các trường hợp đó chiếm khoảng 13% số học sinh đã nhận hỗ trợ.

iii. Chỉ một số rất ít hộ chi thực sự đúng mục tiêu (chỉ 25,7% số hộ chi hơn 50% số tiền hỗ trợ cho sách vở và đồ dùng học tập). Các khoản chi phổ biến nhất là mua quần áo và chi tiêu chung cho gia đình.

iv. Thông tin- truyền thông- nhận thức là lĩnh vực còn rất nhiều việc cần khắc phục. Bên cạnh đa số hộ gia đình đã nhận được thông tin đầy đủ, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể (40%) các hộ dân không nhận được thông tin trước khi được nhận tiền và cũng không biết về chính sách, mức hỗ trợ của chính sách. Ngoài ra còn có tới 12,8% nhận thức chưa đúng, thậm chí không biết lý do vì sao con em được nhận tiền hỗ trợ. Kênh truyền thông phổ biến và duy nhất hiện nay là nhà trường do vậy tới đây cần đa dạng và bổ sung thêm các nguồn thông tin khác để tăng cường giám sát, đảm bảo hiệu quả.

v. Hồ sơ- thủ tục: đợt khảo sát này cho thấy có một số giấy tờ không nằm trong quy định nhưng các hộ vẫn phải chuẩn bị. Phổ biến nhất là yêu cầu công chứng Hộ khẩu với đa số trường hợp- 569/608 (94%)- khẳng định vẫn phải chuẩn bị. Trên thực tế yêu cầu này đã được Nghị định 74/2013 và Thông tư 20/2015 xóa bỏ. Một số lý giải cho rằng để đảm bảo tính chính xác giữa tên học sinh và hồ sơ sổ hộ nghèo nhưng rõ ràng yêu cầu này đã làm phát sinh chi phí tiền bạc và thời gian đi lại khá đáng kể cho các hộ dân dù chương trình đã đi vào năm thực hiện thứ 5.

Page 9: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 9

Trên cơ sở tập hợp khuyến nghị do chính các hộ đã khảo sát đưa ra cùng với những phân tích từ các số liệu tổng hợp, báo cáo đề xuất một số điểm cần điều chỉnh cho từng cấp, từng ngành như tóm tắt dưới đây

Cơ quan hoạch định chính sách từ Trung ương và UBND tỉnh Ninh Thuận

• Cần tiếp tục duy trì, triển khai chính sách này trong những năm tiếp theo. Xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ cho phù hợp với chi phí thực tế ở các địa bàn.

• Coi đây là một nội dung ưu tiên để thực hiện đúng như thiết kế về thời điểm cấp phát. Có thể ứng ngân sách địa phương khi trung ương chưa cấp phát và giao cho trường cùng UBND xã trực tiếp chịu trách nhiệm, nếu có vấn đề sẽ đưa vào quy trình phúc tra sau .

Sở GD&ĐT, trên cơ sở phối hợp với các Sở Tài chính, Sở KH&ĐT

• Rà soát quy trình thủ tục và hướng dẫn đơn giản hóa tối đa các yêu cầu giấy tờ không cần thiết.

• Quy định rõ, cụ thể hơn, hướng dẫn tốt hơn để người nghèo với trình độ văn hóa thấp, và người dân tộc cũng làm được, không phải nhờ vả. Cần cân nhắc mức độ hồ sơ vừa đủ theo đúng quy định hiện hành. Cho phép người tiếp nhận hồ sơ tại trường có thể kiểm tra luôn bản gốc thay cho công chứng.

• Việc hỗ trợ chi phí học tập phải được cấp đủ trong 9 tháng/năm học và chi trả 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng - vào tháng 10 ; Lần 2 chi trả đủ 5 tháng - vào (đầu kỳ 2) tháng 3 (hoặc tháng 4 là chậm nhất). Có thể cân nhắc thử nghiệm cấp theo tháng để nâng cao nhận thức, giúp hộ và học sinh sử dụng đúng theo nhu cầu và thực tế.

• Mỗi lần chi trả nên kèm theo một phiếu có thông tin đầy đủ cho hộ chính sách- vừa nhằm tăng nhận thức, vừa góp phần đảm bảo hiệu quả sử dụng, chi tiêu.

Chính quyền huyện xã phối hợp với nhà trường

• Tìm giải pháp tiếp cận những hộ có con em trong diện chính sách nhưng có con đã nghỉ học hoặc thậm chí chưa từng đi học với mục tiêu cải thiện “Tiếp cận” dịch vụ giáo dục đối với con em các gia đình khó khăn. Xem xét mở rộng ra các đối tượng có nhu cầu nhưng chưa được hỗ trợ, chẳng hạn còn nhiều hộ cận nghèo, khó khăn thực sự nhưng chưa được hỗ trợ.

• Cần tuyên truyền và hướng dẫn người dân sử dụng tiền đúng mục đích là hỗ trợ trực tiếp cho học tập của các cháu.

• Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hộ chính sách giảm thời gian, công sức và chi phí trong việc làm hồ sơ và thủ tục.

• Cân nhắc miễn giảm phần đóng góp cho nhà trường của các học sinh thuộc hộ khó khăn; thường xuyên rà soát, trao đổi để cân nhắc việc sử dụng tiền chi tại nhà trường cho hợp lý.

• Cần nghiên cứu, xây dựng và triển khai thêm các công cụ thông tin, tuyên truyền tới hộ về nội dung của chính sách. Bên cạnh các cách làm truyền thống thông qua nhà trường, đối với các cộng đồng người dân tộc, nên có thêm những công cụ phù hợp hơn để tới tận được cả những hộ có con không đến trường. Các cách làm có thể bổ sung thêm bao gồm thông tin thêm qua ủy ban nhân dân tại địa phương, các đoàn thể và tổ chức xã hội, hay các kênh riêng khác theo đặc thù của từng dân tộc.

• Theo dõi và Giám sát: Công tác giám sát cần được quan tâm hơn, trang bị nhiều hình thức, công cụ hơn để có thể nắm bắt được quá trình và kết quả hỗ trợ thực sự tại các hộ được nhận hỗ trợ như thế nào. Nên bổ sung vai trò của xã, thôn và đoàn thể hay các tổ chức của người dân tộc trong thông tin, giám sát. Có thể tiếp tục sử dụng Bảng hỏi khảo sát từ đợt khảo sát này, nhắc lại một số câu hỏi chính để tiếp tục thu thập được ý kiến, đánh giá hiệu quả của những thay đổi, điều chỉnh, chuyển biến trong thời gian tới.

Page 10: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận10

PHẦN I:

GIỚI THIỆU

Page 11: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 11

Ninh Thuận là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hòa phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận, phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng và phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 335,53 km2 với dân số năm 2016 là 601.320 người. Tỉnh có 7 đơn vị hành chính gồm thành phố (Phan Rang - Tháp Chàm) và 6 huyện (Bắc Ái, Ninh Sơn, Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Bắc và Thuận Nam), 65 đơn vị hành chính cấp xã với 402 thôn, khu phố; trong đó, có 01 huyện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ, 37 xã dân tộc miền núi, 17 xã đặc biệt khó khăn (trong đó có 2 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển).

Ninh Thuận có 27 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 25,6% (chủ yếu là dân tộc Chăm-79.797 người, dân tộc Raglay- 67.202 người; còn lại các dân tộc khác) sinh sống tập trung trên địa bàn 124 thôn thuộc 35 xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh cuối 2015 là 14,19%, hộ cận nghèo chiếm 8,8%. Nếu tách theo dân tộc, tỷ lệ nghèo trong nhóm dân tộc Kinh là 9%, người Chăm 6,6% và dân tộc Raglai với 29%.

Năm học 2014-2015 Ninh Thuận có 325 trường học với 131.338 học sinh thuộc các cấp học, trong đó cấp mầm non có 21.129 học sinh, cấp tiểu học có 56.470 học sinh, cấp THCS có 37.242 học sinh và cấp THPT có 16.497 học sinh. Trong tổng số học sinh của toàn tỉnh, có trên 11.0002 (chiếm 8,4% số lượng học sinh toàn tỉnh) được nhận hỗ trợ chi phí học tập, miễn giảm học phí theo quy định từ Nghị định 49 và 74 của Chính phủ.

Tại Ninh Thuận, Nghị định 49/2010 và 74/2013 đã được triển khai ngay từ khi có chủ trương từ Trung ương với một loạt các văn bản và hướng dẫn chi tiết. Hiện nay, quá trình triển khai Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 2/10/2016 cũng đang được khẩn trương thực hiện tại Ninh Thuận theo Thông tư hướng dẫn mới được ban hành vào tháng 4/2016.

1.1 Giới thiệu về Nghị định 49/2010, 74/2013 và 86/2016

Nghị định 49/2010/NĐ-CP Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015 được Thủ tướng chính phủ ký ngày 14/5/2010. Nghị định có hiệu lực từ 1/7/2010 và được áp dụng từ năm học 2010-2011 đến hết năm học 2014 - 2015.

Nghị định ra đời theo tinh thần của Nghị quyết số 35/2009/QH12 ngày 19/6/2009 của Quốc hội khóa XII về chủ trương, định hướng đổi mới một số cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015. Mục tiêu chính của Nghị định 49 nhằm tập hợp, thay thế nhiều chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho nhiều nhóm đối tượng đang được triển khai như vay vốn sinh viên, hỗ trợ con em các đối tượng chính sách xã hội và một phần nhằm nối tiếp hỗ trợ theo QĐ112 cho học sinh vùng các xã, thôn bản nghèo thuộc Chương trình 135 giai đoạn II đã hết hiệu lực vào tháng 5/2011. Chính bởi lẽ đó, số

2 Phòng ngân sách (Sở TC) có số liệu về số lượng học sinh nhận hỗ trợ theo nghị định 74 trên địa bàn toàn tỉnh

PHẦN I:

GIỚI THIỆU

Page 12: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận12

lượng nhóm đối tượng và cơ chế thực hiện Nghị định 49 là khá phức hợp với 16 nhóm đối tượng theo ba hợp phần: miễn học phí, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập.

Hợp phần miễn học phí, nhóm đối tượng chính bao gồm:

• Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.

• Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

• Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

• Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng.

• Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo.

• Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.

• Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển.

• Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.

• Học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.

Hợp phần giảm học phí, nhóm đối tượng bao gồm:

• Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc và một số chuyên ngành, nghề nặng nhọc, độc hại.

• Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên.

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.

- Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề.

Đối với hợp phần hỗ trợ chi phí học tập, 03 nhóm đối tượng được Nghị định 49/2010 hướng tới bao gồm:

• Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

• Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

• Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Nhà nước, không thuộc các xã quy định tại khoản 1 Điều này.

Page 13: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 13

SƠ ĐỒ CÁC HỢP PHẦN/NỘI DUNG THEO NGHỊ ĐỊNH 49/2010 và 74/2013

Nghị định 49

Miễn Giảm Hỗ trợ chi phíhọc tập

Trường Trên phổ thông -Phòng LĐ

Trên phổ thông -Phòng LĐ

Phổ thông -Cấp bù cho trường

ở địa phương

Phổ thông -Cấp bù cho trường

ở địa phương

Mẫu giáo bé

Cấp 2

Cấp 3

Cấp 1

Mẫu giáo bé Mẫu giáo bé

Cấp 2

Cấp 3 Cấp 2

Cấp 3

Mức hỗ trợ được nêu rõ trong Nghị định 49/2010 là 70.000 đ/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng khác với thời gian được hưởng theo thời gian học thực tế và không quá 9 tháng/năm học.

Để triển khai Nghị định 49/2010/NĐ-CP, Thông tư 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 14/05/2010 đã hướng dẫn chi tiết, trong đó liên quan đến hoạt động Hỗ trợ chi phí học tập có những quy định chính như sau:

Hồ sơ: (i) Đơn và (ii) Bản sao chứng thực của một trong ba loại giấy tờ ứng với ba nhóm đối tượng

• Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình đối với đối tượng có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

• Quyết định về việc trợ cấp xã hội và xác nhận mức độ khuyết tật, hoặc

• Giấy chứng nhận hộ nghèo do Ủy ban Nhân dân xã cấp cho đối tượng thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Nhà nước, không thuộc các xã đặc biệt khó khăn.

Phương thức chi trả được hướng dẫn cấp đủ trong 9 tháng/năm học và thực hiện 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11; Lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4 và tính theo số tháng thực học. Trường hợp cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em học mẫu giáo và học sinh chưa nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo.

Năm 2013, Nghị định 49/2010 được sửa đổi trong Nghị định 74/2013/NĐ-CP và vẫn chỉ giữ thời gian hướng dẫn cho chu kỳ từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015. Liên quan đến Hợp phần hỗ trợ chi phí học tập có một điểm thay đổi đáng kể về đối tượng- giới hạn xuống trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ cận nghèo; trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định (như vậy đã đồng loạt hóa phạm vi hỗ trợ cho các trẻ em của hộ nghèo ở tất cả các địa bàn và trẻ em khuyết tật thuộc hộ cận nghèo). Liên quan đến hợp phần Hỗ trợ chi phí học tập, Thông tư liên tịch 0/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/05/2014 hướng dẫn.

Page 14: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận14

Hồ sơ: (i) Đơn; và (ii) Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận hộ nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp. Ngoài ra có yêu cầu về (iii) Bản sao chứng thực Giấy khai sinh và sổ hộ khẩu thường trú đối với đối tượng thuộc các dân tộc rất ít người 3 nhưng các nhóm dân tộc này đều không có ở Ninh Thuận. Như vậy, yêu cầu về Bản sao hộ khẩu thường trú đã được Thông tư 20/2014 xóa bỏ.

Thông tư cũng tiếp tục hướng dẫn Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập được cấp đủ trong 9 tháng/năm học và chi trả 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11; Lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4.

Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 và Thông tư liên tịch 09/2016 tiếp tục điều chỉnh, sửa đổi một số nội dung của Nghị định 74/2013 xong giữ nguyên phần lớn hướng dẫn cho Hợp phần Hỗ trợ chi phí học tập, ngoài việc tăng mức hỗ trợ từ 70.000 đ/tháng lên 100.000 đ/tháng.

Tại Ninh Thuận, Sở GD&ĐT đã luôn kịp thời có các văn bản triển khai các hướng dẫn từ trung ương để miễn giảm học phí và cấp chi phí học tập. Sau khi có Thông tư 20/2014 (tháng 5/2014), tỉnh đã có Nghị quyết HĐND ngày 25/12/2014 để triển khai Thông tư này và cấp phát hỗ trợ cho năm học 2014-2015. Như vậy, đây chính là năm học cuối của chu kỳ hỗ trợ được hướng dẫn trong Nghị định 74/2013 và Thông tư 20/2014 (tháng 5/2014) trước khi có hướng dẫn tiếp theo từ Nghị định 86/2015 (tháng 10/2015) và Thông tư 09/TTLT hướng dẫn là tháng 5/2016. Năm học 2015-2016 là năm học chuyển tiếp nên đã bị gián đoạn trong hỗ trợ chi phí học tập.

1.2 Mục tiêu của khảo sát

Để góp phần hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận trong việc triển khai tốt hơn các chính sách, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của nhóm trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong học tập, chương trình hợp tác giữa UNICEF và Bộ Kế hoạch Đầu tư, đã thống nhất hỗ trợ Dự án tỉnh bạn hữu trẻ em tại Ninh Thuận áp dụng các công cụ kiểm toán xã hội trong đánh giá một số dịch vụ công, nâng cao trách nhiệm giải trình của địa phương.

Qua tham vấn và trao đổi với lãnh đạo và các cán bộ chuyên môn của tỉnh Ninh Thuận, công cụ Kiểm toán xã hội, đặc biệt là Thẻ báo cáo công dân (CRC) đã được thống nhất lựa chọn để triển khai thực hiện tại tỉnh trong năm 2016 nhằm đánh giá chất lượng cung cấp dịch vụ công. Phương thức và mục tiêu cụ thể được xác định hướng tới Khảo sát sự hài lòng của người dân về công tác triển khai Nghị định 49/74. Như đã giới thiệu vắn tắt ở trên, các nghị định này có mục tiêu hỗ trợ về chi phí học tập cho các em học sinh nghèo và có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho các em đến trường. Các kết quả, phát hiện từ nghiên cứu sẽ đóng góp vào quá trình theo dõi, giám sát thực hiện Nghị định 86/74/49 về chính sách miễn giảm học phí cho học sinh và việc áp dụng các chính sách này tại tỉnh Ninh Thuận.

Công cụ Thẻ báo cáo công dân được lựa chọn và triển khai với 2 mục tiêu cụ thể sau:

• Thu thập ý kiến phản hồi của người dân gồm phụ huynh và học sinh về công tác triển khai chính sách hỗ trợ chi phí học tập và miền giảm học phí cho học sinh theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP và Nghị định 74/2013/NĐ-CP của Chính phủ (về đối tượng, hồ sơ thủ tục, cách thức cấp phát hỗ trợ, công tác truyền thông, giám sát việc thực hiện chính sách) để xác định các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng triển khai trong thời gian tới.

• Đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ giáo dục nói chung và chính sách hỗ trợ học sinh nói riêng theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021.

3 La Hủ, La Ha, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cống, Cờ Lao, Bố Y, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, BRâu, Ơ Đu

Page 15: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 15

1.3 Phương pháp

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu & chọn mẫu

Thẻ báo cáo công dân (Citizen Report Card- CRC) là một công cụ khảo sát nhằm thu thập ý kiến phản hồi từ người sử dụng/người thụ hưởng về các dịch vụ công hay các chương trình hỗ trợ. Ra đời từ năm 1994 tại Ấn Độ, công cụ CRC bắt đầu được Ngân hàng Thế giới và Chương trình Phát triển của Liên hiệp quốc giới thiệu vào Việt Nam từ những năm 2003, 2004. Trong khuôn khổ các chương trình hợp tác của UNICEF với các tỉnh, từ năm 2013 đến 2015, một loạt các đợt khảo sát sử dụng công cụ Thẻ báo cáo công dân4 đã được triển khai tại Đồng Tháp, An Giang, Điện Biên, Lào Cai, Kon Tum và Gia Lai trong các lĩnh vực Y tế, Dinh dưỡng và Khai sinh cho trẻ em. Tại Ninh Thuận, đây là đợt khảo sát đầu tiên sử dụng công cụ Thẻ báo cáo công dân và cũng là lần đầu tiên trong chương trình hỗ trợ của UNICEF cho các tỉnh bạn hữu sử dụng công cụ Thẻ báo cáo công dân cho lĩnh vực giáo dục.

Để đảm bảo chất lượng cho đợt khảo sát sử dụng công cụ thẻ báo cáo công dân lấy ý kiến về chất lượng dịch vụ, phạm vi nghiên cứu sẽ triển khai trên một địa bàn đủ mức độ đại diện với nhóm đối tượng là những người đã sử dụng dịch vụ trong thời gian gần đây nhằm thu thập được các ý kiến theo phương thức “hồi cố” (nhớ lại dịch vụ). Do nội dung bản chất hỗ trợ của Nghị định 86/74/49 liên quan nhiều tới hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt (cash transfer), phương pháp đánh giá tham khảo cả phương pháp và công cụ của Khảo sát chi tiêu công (Public Expenditure Tracking Survey- PETS) để tối ưu hóa các thông tin và ý kiến từ hộ dân5. Theo đó, đợt khảo sát tại Ninh Thuận lựa chọn đối tượng được khảo sát gồm phụ huynh của các học sinh tiểu học và trung học cơ sở đã được nhận hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49/74. Do điều kiện ngân sách, hỗ trợ mới được thực hiện cho năm 2014-2015 và chưa triển khai cho năm học 2015-2016, năm học 2016-2017 cũng đang chờ chi tiết để cập nhật theo Nghị định 86/2015 nên đối tượng cung cấp thông tin gồm 3 nhóm chính:

• Đại diện hộ gia đình của các học sinh tiểu học và trung học cơ sở đã nhận hỗ trợ- dựa trên danh sách học sinh do nhà trường cung cấp để có đầy đủ bức tranh về hồ sơ thủ tục, về nhận kinh phí hỗ trợ, sử dụng kinh phí hỗ trợ và các nội dung liên quan đến tuyên truyền, giám sát;

• Học sinh hiện đang học lớp 8 và 9 tại các trường THCS (trên 14 tuổi)- nhằm tìm hiểu thông tin về sử dụng tiền tại hộ;

• Các giáo viên chủ nhiệm- đóng góp thông tin về mức chi phí cho học sinh học tập tại từng địa bàn.

Để đảm bảo có được một bức tranh đủ thông tin và có ý nghĩa thống kê, mẫu khảo sát gồm 3306 hộ đã được thiết kế theo tỷ lệ với quy mô học sinh đã nhận hỗ trợ của 6 xã thuộc 3 huyện. Ba huyện được địa phương thống nhất và lựa chọn để đại diện cho các vùng sinh thái của tỉnh và các nhóm dân tộc khác nhau. Bắc Ái đại diện cho huyện miền núi với đồng bào Rag-lây, Thuận Bắc đại diện cho huyện ven biển phía bắc tỉnh với đồng bào Chăm và Rag-lây, còn Thuận Nam đại diện cho huyện ven biển phía Nam gồm cả đồng bào Chăm và Kinh cùng sinh sống. Số lượng hộ phỏng vấn được tính toán tỷ lệ với số học sinh đã nhận hỗ trợ và danh sách được lập bằng phương pháp lấy mẫu bằng bước ngẫu nhiên xác định trên danh sách học sinh. Khi đến phỏng vấn hộ, nhóm khảo sát vẫn lấy thông tin của toàn bộ trẻ trong độ tuổi từ 3-18 tuổi từ mỗi hộ. Số lượng và chi tiết về cỡ mẫu được tóm lược trong Bảng 1 dưới đây và các bước tham vấn, chọn địa bàn, chọn mẫu được trình bày ở các phần tiếp theo.

4 https://www.unicef.org/vietnam/vi/citizen_TV.pdf5 https://www.unicef.org/vietnam/vi/PET_MANUAL_TV.pdf6 Mẫu 300 để đảm bảo tính đại diện, lấy dư 10%

Page 16: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận16

Bảng 1. Số học sinh nhận hỗ trợ từ Nghị định 49/74 tại 6 xã của 3 huyện

Tên đơn vị Tiểu học- Hỗ trợ CP học tập

THCS- Hỗ trợ chi phí học tập

Tổng Mẫu cần thu thập (Học sinh)

Huyện Bắc Ái 1253 436 1689 147

Xã Phước Trung 68 50 118

TH Phước Trung A 35   35

TH Phước Trung B 33   33

THCS Trần Phú   50 50

Xã Phước Đại 137 27 164

TH Phước Đại A 64   64

TH Phước Đại B 73   73

THCS Nguyễn Văn Trỗi   27 27

Huyện Thuận Bắc 1023 326 1349 118

Xã Bắc Sơn 406 179 585

Xã Phước Chiến 127 36 163

Huyện Thuận Nam 501 249 750 65

Xã Phước Ninh 41 20 61

Xã Nhị Hà 33 14 47

Tổng 3788 330

Đoàn khảo sát được chia thành 3 nhóm lớn, mỗi nhóm sẽ phụ trách khảo sát 1 huyện. Cán bộ Sở KHĐT, Sở Nội vụ và tư vấn được chia đều để đồng thời trực tiếp giám sát nhóm khảo sát tại huyện. Đối với mỗi nhóm nhỏ được bố trí 2 người (1 người phỏng vấn, 1 người ghi chép). Trước khi tiến hành khảo sát, các điều tra viên đã được tập huấn về cách hỏi, cách khai thác thông tin sao cho hiệu quả nhất (Tuy bảng hỏi có nêu rõ thông tin của người trả lời, nhưng cam kết các thông tin này được dùng cho mục đích nghiên cứu. Quá trình xử lý dữ liệu, phân tích, viết báo cáo đều không nêu tên người trả lời).

Page 17: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 17

1.3.2 Lịch trình triển khai & mẫu thu được

Lịch trình triển khai cuộc khảo sát được tiến hành theo các bước sau:

Xác định phạm vi của CRC

Xây dựng công cụ

Thu thập dữ liệu

Nhập dữ liệu, Phân tích, diễn giải

Lấy ý kiến, hoàn thiện

Chọn mẫu

Tập huấn, khảo sát thử

Nhập, phân tích dữ liệuViết báo cáo

6 xã/ 3 huyệnTừ danh sách học sinh

Hội thảo

Khảo sát chính thức

28/12

21/10-30/10

01/11-30/11

11/10-15/10

6-8/10/2016

26/9-30/9

16/9-27/9

15/09

Bước 1: Hội thảo Khởi động

Hội thảo khởi động được tổ chức vào ngày 15/09/2016 dưới sự chủ trì của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Thuận và hỗ trợ của Nhóm tư vấn và cán bộ từ Unicef. Tham dự hội thảo gồm 22 cán bộ đại diện cho Ban Quản lý dự án tỉnh bạn hữu trẻ em, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Cục Thống kê, Sở Nội vụ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc, cán bộ các phòng Tài chính Kế hoạch, Lao động –Thương binh và Xã hội, Phòng Thống kê, phòng Giáo dục và Đào tạo của 4 huyện Bác Ái, Ninh Phước, Thuận Bắc, Thuận Nam.

Mục tiêu của Hội thảo là nhằm giới thiệu về công cụ Thẻ báo cáo công dân (CRC), làm rõ phương pháp thực hiện để từ đó cùng thảo luận, thống nhất về các nội dung chính và nội dung chi tiết cho bảng hỏi, phương án chọn mẫu cũng như kế hoạch triển khai. Hội thảo đã lựa chọn ba huyện Bác Ái, Thuận Bắc và Thuận Nam đại diện cho các vùng và các nhóm đồng bào dân tộc khác nhau.

Bước 2: Xây dựng công cụ nghiên cứu

Sau Hội thảo để giới thiệu về CRC, từ ngày 16/09/2016 đến ngày 5/10/2016, nhóm cán bộ tham gia khảo sát của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo đã cùng với tư vấn thiết kế bảng khảo sát. Một số góp ý của cán bộ UNICEF cũng đã được kịp thời bổ sung.

Bước 3: Tập huấn triển khai khảo sát

Trong 2 ngày từ 06-07/10/2016 Ban quản lý dự án tỉnh đã tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 48 cán bộ điều

Page 18: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận18

tra và giám sát viên thuộc Ban Quản lý dự án tỉnh bạn hữu trẻ em, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo, Cục Thống Kê, Sở Nội vụ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc, cán bộ các phòng Tài chính- Kế hoạch, Lao động –Thương binh và Xã hội, Phòng Thống kê, phòng Giáo dục và Đào tạo của 4 huyện Bác Ái, Ninh Phước, Thuận Bắc, Thuận Nam. Lớp tập huấn được thiết kế theo phương thức kết hợp giữa lý thuyết và thực hành với một đợt điều tra thử tại địa bàn 01 xã thuộc huyện Ninh Phước với bảng hỏi. Trên cơ sở đợt thử nghiệm, nhóm cán bộ điều tra và tư vấn tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện lại bảng hỏi để phục vụ cho đơt khảo sát.

Song song với tập huấn và thử nghiệm, nhóm tư vấn đã hỗ trợ chọn mẫu ngẫu nhiên từ danh sách học sinh do các Phòng GD&ĐT cung cấp bằng bước mẫu ngẫu nhiên. 10% mẫu (30 hộ) được chọn bổ sung để thay thế cho các hộ vắng mặt.

Bước 4: Điều tra thu thập thông tin tại thực địa

Đoàn khảo sát gồm 35 cán bộ thu thập dữ liệu đã chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm đều có 01 giám sát viên cấp tỉnh (có danh sách điều tra viên đính kèm). Các cán bộ thu thập dữ liệu có đầy đủ đại diện của các ban ngành có liên quan từ cấp tỉnh và huyện như Kế hoạch Đầu tư, GD&ĐT, LĐTBXH, Nội vụ, Dân tộc. Mỗi nhóm được phân công số lượng cán bộ khảo sát tương ứng với số lượng mẫu được chọn cho mỗi huyện. Đợt khảo sát diễn ra trong 4 ngày từ ngày 11/10/2016 đến ngày 15/10/2016.

Trong quá trình khảo sát, để đảm bảo chất lượng, các điều tra viên đã thực hiện đúng các nguyên tắc của một cuộc phỏng vấn bằng bảng hỏi như: Giới thiệu nội dung, mục đích của đợt khảo sát; hướng dẫn, giải thích cho người dân hiểu những câu hỏi khó; không tự ý làm thay người dân; không ép buộc người dân trả lời những câu hỏi không muốn trả lời; đảm bảo tính riêng tư về thông tin và câu trả lời của người được phỏng vấn. Các đội điều tra luôn cố gắng bố trí một người hỏi, một người ghi chép để đảm bảo đạt chất lượng cao nhất cho chất lượng của cuộc phỏng vấn và ghi chép phiếu khảo sát. Ngoài ra, phiếu khảo sát được cán bộ giám sát cấp tỉnh trực tiếp kiểm tra, rà soát hàng ngày.

Trong quá trình triển khai thu thập thông tin, các nhóm khảo sát đã nhận được sự hỗ trợ tích cực, nhiệt tình của cán bộ chính quyền địa phương cấp huyện, xã, trưởng, phó các thôn được khảo sát.

Về kết quả, đợt khảo sát đã thu thập được 315 bảng hỏi từ 315 hộ dân thuộc đối tượng phỏng vấn, 23 giáo viên và 34 học sinh trên địa bàn 6 xã thuộc 4 huyện (01 hộ đăng ký hộ khẩu ở Ninh Sơn nhưng đang sống ở Thuận Bắc),.

Bước 5: Nhập dữ liệu, xử lý số liệu và viết báo cáo

Trước khi nhập thông tin của phiếu phỏng vấn vào phần mềm, nhóm cán bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư đã tiến hành mã hóa và làm sạch 315 phiếu đã thu nhận được. Các phiếu phỏng vấn được đánh mã theo mã của thống kê cho huyện và mã đơn giản hơn cho xã để tiện cho việc kiểm tra và đối chiếu phiếu như sau:7

Huyện, thành phố Xã/phường Mã đơn vị Mã phiếu7

Huyện Bác Ái Phước Đại 20101-249

Phước Trung 10

Huyện Thuận Bắc Bắc Sơn 30301-419

Phước Chiến 40

Huyện Thuận Nam Phước Ninh 50501-557

Nhị Hà 60

Từ ngày 25/10/2016, toàn bộ 315 phiếu sau khi được làm sạch đã được nhập vào phần mềm. Sau khi dữ liệu đã được nhập, nhóm tư vấn đã tiến hành kiểm tra và xử lý số liệu từ ngày 20/11/2016 đến ngày Cách mã hóa này tiện cho việc phân chia nhập phiếu, sau đó kiểm tra lại dữ liệu và đối chiếu với phiếu. Khi xác

7 Cách mã hóa này tiện cho việc phân chia nhập phiếu, sau đó kiểm tra lại dữ liệu và đối chiếu với phiếu. Khi xác định dữ liệu có vấn đề, cán bộ soát phiếu sẽ có thể nhanh chóng khoanh vùng phiếu của huyện, xã nào, do ai nhập bởi do điều kiện thời gian và công việc, nhóm phải huy động nhiều người cùng tham gia nhập phiếu song song.

Page 19: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 19

định dữ liệu có vấn đề, cán bộ soát phiếu sẽ có thể nhanh chóng khoanh vùng phiếu của huyện, xã nào, do ai nhập bởi do điều kiện thời gian và công việc, nhóm phải huy động nhiều người cùng tham gia nhập phiếu song song. 30/11/2016 với chất lượng tương đối đảm bảo. Các sai sót chủ yếu do ghi và nhập thừa đơn vị (%), nhập thừa chữ số 0. Tỷ lệ dữ liệu bị bỏ sót trong khảo sát tuy có nhưng ở mức thấp nên trong báo cáo này, các phân tích sẽ chỉ sử dụng các ý kiến có điền thông tin cho thuận tiện8.

Song song với quá trình nhập phiếu, nhóm tư vấn đã gặp và làm việc với các cán bộ được phân công viết báo cáo từ các đơn vị Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Cục thống kê, Ban Dân tộc. Buổi trao đổi ngày 26/10 đã thống nhất phân công theo các phần và tư vấn hướng dẫn cách viết, trình bày dữ liệu, diễn giải dữ liệu. Dự thảo lần 1 của tất cả các đơn vị đã được gửi về để cùng tư vấn góp ý, trao đổi trực tiếp vào ngày 19/12/2016.

Bước 6: Tham vấn bản dự thảo và hoàn thiện báo cáo

Hội thảo lấy ý kiến góp ý bản dự thảo đã được tổ chức vào ngày 28/12/2016 với sự tham gia của 35 đại biểu thuộc các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn tỉnh. Các đại biểu đã thảo luận, đóng góp và làm rõ rất nhiều phát hiện và nhận xét trong báo cáo. Trên cơ sở kết quả hội thảo, nhóm tư vấn đã cùng với Sở kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện lại báo cáo và gửi cho lãnh các đơn vị, ban ngành có góp ý chi tiết lần cuối trước khi tổng hợp vào dự thảo cuối cùng. Báo cáo này là tổng hợp của Dự thảo lần 2 của các đơn vị trên cơ sở góp ý, chỉnh sửa từ tư vấn, các ý kiến đóng góp tại Hội thảo và một số góp ý bằng văn bản của các ban ngành sau Hội thảo.

8 Ví dụ có 623 trẻ đang đi học nhưng một số câu hỏi chỉ có 621 trẻ được điền thông tin (thiếu 2/623), hoặc có 608 trẻ đã nhận hỗ trợ nhưng ở một số câu hỏi cha mẹ chỉ nhớ được thông tin của 605 trẻ (thiếu 3/608)

Page 20: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận20

PHẦN II:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Page 21: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 21

2.1 Thông tin về đặc điểm dân cư và học tập của trẻ trong mẫu khảo sát

2.1.1 Đặc điểm của đối tượng phỏng vấn và trẻ trong hộ

Nghiên cứu đã khảo sát 315 hộ dân và thu thập được thông tin về 849 trẻ từ 3 đến 18 tuổi thuộc 6 xã của 3 huyện trong tỉnh. Đặc điểm cơ bản của nhóm hộ tham gia khảo sát được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 2. Bảng đặc điểm đối tượng phỏng vấn

STT Đặc điểm Số lượng & Tỷ lệ (%)

1 Dân tộc 315 (100%)

Raglay 226 (71,7%)

Chăm 54 (17,1%)

Kinh 34 (10,8%)

Khác 1 (0,3%)

2 Giới tính 315 (100%)

Nam 217 (68,9%)

Nữ 98 (31,1%)

3 Quan hệ của người trả lời phỏng vấn với trẻ 315 (100%)

Bố mẹ 292 (92,7%)

Ông bà 8 (2,5%)

Anh chị em ruột 10 (3,2%)

Quan hệ khác 6 (1,9%)

4 Xếp loại kinh tế hộ (2015) 315 (100 %)

Hộ nghèo 292 (92,7%)

Cận nghèo 17 (5,4%)

Trung bình 5 (1,6%)

Khá 1 (0,3)

Kết quả bảng trên cho thấy

Về thành phần dân tộc, tỷ lệ người trả lời phỏng vấn chủ yếu là dân tộc Raglay, chiếm 71,7%, tiếp theo là dân tộc Chăm với 17,1%, dân tộc Kinh chiếm 10,8%, còn lại là dân tộc ít người khác. Xét theo điều kiện kinh tế hộ, có 92,7% hộ được phỏng vấn là thuộc diện hộ nghèo của năm 2015, 5,4% là hộ cận nghèo, còn

PHẦN II:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Page 22: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận22

lại có 4 hộ trung bình chiếm 1,6%. Như giải thích ở phần chọn mẫu, đối tượng được khảo sát là đối tượng của chính sách được lấy từ danh sách học sinh đã nhận hỗ trợ của năm học 2014-2015 và có thể có thay đổi giữa hai học kỳ do thay đổi hiện trạng kinh tế hộ. Đi sâu phân tích 23 trường hợp hộ không phải hộ nghèo của năm 2015, 5 trường hợp khẳng định không nhận hỗ trợ, 01 hộ không nhớ được tình trạng kinh tế hộ năm 2014 dù cả 2015 và 2016 đều là hộ cận nghèo, 8 trường hợp nhớ rõ họ đã thoát nghèo sau 2014 sang nhóm cận nghèo của 2015 và chỉ nhận hỗ trợ cho 01 học kỳ. 9 trường hợp hộ cận nghèo hoặc thậm chí trung bình và khá của 2015 nhưng đến 2016 lại là hộ nghèo, cho thấy khả năng họ chính là hộ nghèo của 2014. Đây là một thiếu sót của bảng hỏi chưa có câu hỏi kiểm tra trực tiếp chính xác về tình trạng hộ nghèo của 2014 và cần rút kinh nghiệm trong các đượt khảo sát tương tự khác.

Trong 315 người trả lời phỏng vấn, nam giới chiếm 68,9%, còn lại nữ giới là 31,1%. Hầu hết người trả lời phỏng vấn là bố hoặc mẹ của trẻ chọn mẫu, chiếm trên 92%; còn lại là người thân quan hệ ruột thịt khác như: ông bà, anh chị em ruột, cô, chú…

2.1.2 Học tập của trẻ trong các hộ khảo sát

Bảng 3. Bảng đặc điểm trẻ trong hộ

STT Đặc điểm Số lượng

Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ

Nam Nữ Nam Nữ

1 Giới tính 849 100%

Nam 437 50,5%

Nữ 412 49,5%

2 Thực trạng đến trường (tính trên số trẻ trong độ tuổi đi học- 5-18 tại thời điểm khảo sát- t10/2016)

779 100% 404 375 100% 100%

Đi học thường xuyên 622 79,8% 300 322 74% 86%

Không đến trường nữa 144 18,5% 96 38 24% 13%

Chưa bao giờ đến trường 13 1,7% 8 5 2% 1%

3 Cấp học (tính trên số trẻ đang đi học thường xuyên)

622 100%

Mẫu giáo 33 5,3%

Tiểu học 315 50,6%

THCS 214 34,4%

THPT 60 9,6%

4 Nhận chi phí học tập (trong số trẻ được khảo sát và cung cấp thông tin từ các hộ)

734 100% 369 362 100% 100%

Có 608 82,1% 306 299 83% 83%

Không 126 17,9% 63 63 17% 17%

Kết quả bảng trên cho thấy

Trong 849 trẻ từ 3 tuổi đến 18 tuổi thuộc 315 hộ được chọn mẫu có giới tính tương đối cân bằng nhau, tỷ lệ giới tính trẻ (Nam-nữ) là 50,5-49,5%. Đến thời điểm khảo sát (tháng 10/2016), có 80% (642 trên 799) số trẻ trong độ tuổi đi học (từ 5 tuổi đến 18 tuổi, sinh từ 1998 đến 2011) thuộc các hộ còn đi học và đi học thường xuyên. Có 144 em trong độ tuổi chiếm tỷ lệ tới gần 18% không còn đến trường nữa. 13 trẻ được

Page 23: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 23

cung cấp thông tin chưa bao giờ đến trường học dù trong nhóm tuổi đang đi học chiếm 1,7%. Hình 1 phân tích và so sánh chi tiết giữa 03 huyện và 02 nhóm dân tộc so với toàn mẫu, cho thấy bức tranh chung khá tương đồng.

Trong số trẻ đang đi học, chủ yếu là học tiểu học chiếm 50,6%, tiếp đến là THCS với tỷ lệ 34,4%, THPT (9,6%) và mẫu giáo là 5,3%. Ngoài các cấp học phổ thông, thực ra cũng chỉ có duy nhất 01 trường hợp đang học cao đẳng. Hình 2 tính toán và một lần nữa phân tích về tình hình học tập, đến trường của trẻ căn cứ theo độ tuổi và lớp học tương ứng độ tuổi.

Như vậy, tuy trong mẫu chỉ có 622 trẻ đang đi học phổ thông tại thời điểm khảo sát là năm học 2016-2017, các hộ đã cung cấp thông tin về việc nhận hỗ trợ hoặc chưa nhận hỗ trợ từ Nghị định 49/74 cho 734 trẻ với 608 trẻ (82,8%) được khẳng định đã nhận được hỗ trợ chi phí học tập năm học 2014-2015. Đây là một mẫu có số lượng đáng kể cho phân tích về các nội dung liên quan đến công tác triển khai Nghị định 49/74- trọng tâm của đợt khảo sát này.

Hình 1. Học tập của trẻ trong độ tuổi đến trường- so sánh giữa 03 huyện và 02 nhóm dân tộc

48 8312

16 23 105 144

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Bắc Ái(312

trường hợp)(80

trường hợp)(340

trường hợp)

Thuận Bắc(122

trường hợp)

Thuận Nam

trường hợp)

Kinh Chăm(166

trường hợp)

Raglay(532

trường hợp)

Toàn mẫu(779

rường hợp)

Thường xuyên đi học Không đến trường nữa Chưa bao giờ đến trường

03 huyện 03 dân tộc

Page 24: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận24

Hình 2. Tỷ lệ trẻ đến trường theo độ tuổi (lớp học tương ứng tuổi)

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Mẫu giáo (35 trường hợp)

Lớp 1 (46 trường hợp)

Lớp 2 (56 trường hợp)

Lớp 3 (73 trường hợp)

Lớp 4 (80 trường hợp)

Lớp 5 (69 trường hợp)

Lớp 6 (76 trường hợp)

Lớp 7 (67 trường hợp)

Lớp 8 (68 trường hợp)

Lớp 9 (73 trường hợp)

Lớp 10 (45 trường hợp)

Lớp 11 (61 trường hợp)

Lớp 12 (30 trường hợp)

Toàn mẫu (779 trường hợp)

Thường xuyên đi học

Chưa bao giờ đến trường

Không đến trường nữa

Về nguyên nhân trẻ không đến trường, có 21,6% số trẻ được người trả lời phỏng vấn cho rằng gia đình không có khả năng chi trả học phí nên không đến trường; 36% trẻ không đi học nữa vì học kém; 13,6% số trẻ phải nghỉ học để ở nhà giúp việc gia đình. Số còn lại vì các lý do khác nhau như: sức khỏe kém, trường học xa, không thích đi học, … phải nghỉ học, số này chiếm tỷ lệ trên 34% số học sinh nghỉ học song thật ra cũng khá nhiều lý do liên quan đến khả năng chi trả chi phí học hành và thúc ép của cuộc sống. Một số trường hợp nghỉ học vì nhiều nguyên nhân khác nhau gộp lại. Cá biệt có nguyên nhân từ nạn tảo hôn ở vùng đồng bào dân tộc. Thực tế này được khẳng định do điều kiện khó khăn của địa bàn khảo sát trong thời gian gần đây. Mẫu khảo sát lấy theo danh sách 62 em học sinh từ lớp 6-7 của 06 trường THCS của 6 xã (năm học 2014-2015) nhưng khi đoàn đến khảo sát, chỉ còn gặp được 34 em (55%), số còn lại đều được các trường cho biết đã nghỉ học từ năm học 2015-2016 và nhất là vào đầu năm học 2016-2017 do thời tiết khô hạn, đời sống khó khăn.

2.2 Triển khai chính sách Hỗ trợ Chi phí học tập

2.2.1 Bức tranh chung

Kết quả nghiên cứu cho thấy, 315 hộ gia đình đã được khảo sát cung cấp thông tin về 734 trẻ em và khẳng định đã có 608 em được nhận hỗ trợ chi phí học tập, chiếm tỷ lệ 82,8%; còn lại 126 em chưa nhận được hỗ trợ chi phí học tập. Đi sâu tìm hiểu, trong số 126 trường hợp này 7 trường hợp trong số 126 trẻ đó chưa bao giờ đến trường, 44 trường hợp trong số này hiện đang học mẫu giáo và lớp 1, tức chưa đi học năm học 2014-2015, 37 trường hợp đã nghỉ học. Có 5 trường hợp thiếu thông tin và như vậy còn lại 33 trường hợp cho biết vẫn đang đi học từ 2014-2015 nhưng chưa nhận được tiền hỗ trợ- 10 trường hợp trong số này vừa chuyển cấp học (năm 2014-2015 học mẫu giáo, lớp 5 hoặc lớp 9). Trong số 37 trường hợp đã nghỉ học, có 6 trường hợp mới nghỉ học từ năm học 2015-2016. Như vậy nếu tính trên tổng số có thông tin, tỷ lệ học sinh đang đi học của năm hoc 2014-2015 nhưng chưa được nhận hỗ trợ là 6,0% (39 chưa nhận so với 608 đã nhận). Một cách đối chiếu khác là so sánh các học sinh theo danh sách chọn mẫu (căn cứ để điều tra viên đến hộ khảo sát) để xác định so với danh sách đã được cung cấp số học sinh báo đã được nhận hỗ trợ là bao nhiêu. Trong mẫu với 849 trẻ, có 315 học sinh được các điều tra viên báo căn cứ theo danh

Page 25: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 25

sách chọn mẫu để đến hộ, 300 trẻ đã khẳng định được nhận hỗ trợ, 3 trường hợp chưa cung cấp thông tin và còn 12 trường hợp chưa được nhận hỗ trợ. Như vậy nếu không tính 3 trường hợp thiếu thông tin, tỷ lệ khẳng định đã nhận được hỗ trợ trên mẫu đã chọn là 96,2% và còn 3,8% chưa nhận được hỗ trợ.

Ngược lại, nếu phân tích 608 em cho biết đã nhận được hỗ trợ chi phí học tập của năm học 2014-2015, chỉ còn 550 em cho biết hiện đang tiếp tục đi học, còn lại 58 em không đến trường nữa, chiếm tới gần 10% (9,5%) (trong số đó có 18 em từ chính danh sách chọn mẫu- tuy đã được hưởng hỗ trợ của năm học 2014-2015 nhưng vẫn không thể tiếp tục theo học (6% danh sách mẫu). Lý do chủ yếu và trực tiếp nhất được đưa ra là “Cháu ngại đi học vì học kém với 23 trên tổng số 58 em”. Tuy vậy với 14 trường hợp cho rằng cần trẻ giúp việc nhà và nương rẫy và 11 trường hợp khác cho biết trẻ không đến trường vì không có khả năng chi trả chi phí đi học, lý do rõ ràng, tuy không được nêu ra trực tiếp chính là do thiếu tiền để cho con em tiếp tục được học. Bên cạnh đó, có 5 trường hợp nêu lý do trường xa, trong đó có 2 trường hợp cho biết không có xe đạp cũng liên quan đến yếu tố chi phí học tập. Còn lại có một vài lý do về không thích học, … . Những con số này dường như khá sát với thực tế ở phần khảo sát định tính với nhóm học sinh nhận hỗ trợ của lớp 6-7 khi nhóm khảo sát chỉ gặp được một nửa số học sinh THCS dự kiến cần khảo sát theo danh sách đã nhận hỗ trợ năm học 2014-2015.

Tình hình học sinh nhận được tiền hỗ trợ chi phí học tập trong năm học 2014-2015 được thể hiện tại Bảng 4 sau:

Bảng 4. Tình hình nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập phân theo dân tộc

Nội dung Dân tộc Tổng Tỷ lệ (%)

Kinh Chăm Raglay Khác

Số HS được hỗ trợ CP học tập 57 131 419 1 608 82,8%

Nam 29 64 212 1 306

Nữ 28 64 207 299

Thiếu số liệu 3 3

Số HS không được hỗ trợ CP học tập. 20 27 79 126 17,2%

Nam 12 15 36 12 63

Nữ 8 12 43 8 63

Tổng cộng 77 158 498 1 734 100%

% học sinh nhận hỗ trợ 9,4% 21,5% 68,9% 0,2% 100%

% học sinh chưa nhận hỗ trợ 15,9% 21,4% 62,7% 0% 100%

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra.

Trong số 608 em được nhận hỗ trợ chi phí học tập này, có 567 em được hưởng chế độ hỗ trợ cả 02 học kỳ, 41 em chỉ được nhận hỗ trợ 01 học kỳ (25 em học kỳ I, 16 em học kỳ II) (Bảng 5).

Bảng 5. Bảng phân tích số học kỳ được nhận, đối tượng được nhận hỗ trợ chi phí học tập năm học 2014-2015

Số học kỳ được nhận Tổng

Học kỳ I 25

Học kỳ II 16

Cả 02 học kỳ 567

Tổng cộng 608

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra.

Page 26: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận26

Nguồn thông tin của đơn vị/cá nhân báo cho gia đình biết con em mình được nhận hỗ trợ chi phí học tập: Có 605 trường hợp đều do nhà trường thông báo, chỉ 05 trường hợp do UBND xã thông báo và 11 trường hợp do trưởng thôn thông báo. Rõ ràng việc thông báo qua kênh nhà trường hiện nay là kênh chính nhất, sự tham gia trong công tác thông tin về chính sách qua các kênh còn UBND và cán bộ thôn còn khá mờ nhạt.

2.2.2 Thông tin về mức tiền được nhận của các em học sinh ở các hộ gia đình

Để tìm hiểu thông tin về mức tiền được hỗ trợ có đến được với các hộ gia đình trước khi nhận tiền không, qua khảo sát nghiên cứu đã đưa ra kết quả thống kê ở bảng dưới đây:

Bảng 6. Thống kê số học sinh có cha mẹ nhận được thông báo về mức tiền hỗ trợ trong năm 2015

Chỉ tiêu Số lượng học sinh của các gia đình nhận được thông báo về mức hỗ trợ

Nhận được thông báo

Không nhận được thông báo

Không trả lời

Tổng

Số học sinh đã nhận hỗ trợ 365 237 6 608

Số học sinh chưa/không được nhận hỗ trợ 3   123 126

Tổng cộng 368 237 129 734

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra.

Trong số 608 em học sinh được nhận tiền, tình hình nhận nhận thông báo về mức tiền được hỗ trợ được thể hiện ở Hình 3 sau:

Hình 3. Tình hình nhận thông báo về mức tiền sẽ được hỗ trợ năm học 2014-2015

Không biết mứchỗ trợ; 389; 64,0%

Có biết mức hỗ trợ; 217; 35,7%

Không trả lời; 2; 0,3%

Không biết mức hỗ trợ

Có biết mức hỗ trợ

Không trả lời

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra.

Từ Hình 3 trên đây, dễ dàng nhận thấy trong số 608 em học sinh được nhận tiền hỗ trợ, có 389 em thuộc các gia đình nhận được thông báo trước về mức nhận tiền hỗ trợ (chiếm 64%), 217 em thuộc các gia đình không nhận được thông báo (chiếm 35,7%), còn lại 2 em thuộc các gia đình không đưa ra câu trả lời (chiếm 0,3%).

Qua đó, chúng ta có thể nhận xét số lượng học sinh thuộc các gia đình không nhận được thông báo về mức tiền sẽ được nhận dù không chiếm tỷ lệ tuyệt đối, song với tỷ lệ 35,7% đang là một mức khá cao. Đơn vị thông báo tới các hộ gia đình về mức hỗ trợ sẽ được nhận phần lớn đều do nhà trường thông báo, chỉ một tỷ lệ rất nhỏ là thôn xã thông báo.

Page 27: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 27

Qua khảo sát, nhận thức của người dân về lý do mà con em mình được nhận hỗ trợ được thể hiện ở Bảng 7 sau:

Bảng 7. Bảng thống kê nhận thức của chủ hộ về lý do học sinh được nhận hỗ trợ

Nội dung Nhận thức của chủ hộ về lý do học sinh được nhận hỗ trợ

Thuộc diện hộ nghèo

Thuộc diện hộ cận nghèo

Ở vùng ĐBKK

Không biết

Khác Tổng

Số học sinh được nhận hỗ trợ 515 3 2 76 12 608

Tỷ lệ 84,7% 0,5% 0,3% 12,5% 2% 100%

Qua Bảng 7 chúng ta nhận thấy, phần lớn số học sinh nhận được tiền hộ trợ đều thuộc các hộ gia đình có nhận thức về lý do mà học sinh được nhận hỗ trợ là do mình thuộc diện hộ nghèo 515/608 em (chiếm 84,7%), chỉ 3/608 em (chiếm 0,3%) trả lời do lý do thuộc hộ cận nghèo, 2/608 em thuộc gia đình đưa ra lý do thuộc vùng đặc biệt khó khăn; còn lại 88/608 em chiếm tỷ lệ 14,5% thuộc gia đình trả lời khác, trong đó 76 em thuộc gia đình không biết lý do và 12 em thuộc gia đình đưa ra ý kiến khác. Những con số này sẽ tiếp tục được phần 2.6 phân tích nhưng ở đây chỉ xin nêu ra một ghi nhận, đánh giá nhanh.

Theo Điều 6, Thông tư số: 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 05 năm 2014 của liên bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Lao động Thương binh và Xã hội, thì học sinh mẫu giáo và học sinh phổ thông thuộc những trường hợp sau được hỗ trợ kinh phí học tập: mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ cận nghèo; có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo. Như vậy, nhìn chung nhận thức của người dân về lý do mà con em mình được nhận hỗ trợ là tốt (84,7% hiểu đúng); tuy nhiên, vẫn còn tỷ lệ 14,8% nhận thức chưa đúng (cho rằng do ở vùng ĐBKK, không biết, khác), điều này cho thấy công tác thông tin tuyên truyền cần tiếp tục được đẩy mạnh trong thời gian tới để mọi người dân có thể nhận thức đúng điều kiện được nhận hỗ trợ chi phí học tập cũng như hiểu đúng và sử dụng đúng đắn hơn kinh phí hỗ trợ như phần 2.4 sẽ phân tích dưới đây về các phát hiện khi đánh giá Hiệu quả của Hỗ trợ.

2.2.3 Thời điểm nhận

Theo quy định tại Thông tư số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP thì Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập được cấp đủ trong 9 tháng/năm học và chi trả 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11; Lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4.

Thời gian nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập cho các em học sinh ở các hộ thuộc diện thụ hưởng được thể hiện ở Bảng 8 sau:

Page 28: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận28

Bảng 8. Bảng thống kê thời gian nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập của các em học sinh trong năm học 2014-2015 phân theo huyện, lần 1 và lần 2

Thời điểm nhận tiền

Bác Ái

Thuận Bắc

Thuận Nam

Không trả lời

Cộng Thời điểm nhận tiền

Bác Ái

Thuận Bắc

Thuận Nam

Không trả lời

Cộng

8/2014 2       2 01/2014     1   1

9/2014 4 1 5   10 01/2015   3 1   4

10/2014 12 10 14   36 02/2015   1     1

11/2014 1 17 29   47 03/2015 3       3

12/2014 3   13   16 04/2015   2 14   16

1/2015   7 2   9 05/2015 12 14 15   41

2/2015     1   1 09/2015     16   16

3/2015 2       2 10/2015 2 3     5

4/2015 1 34 12   47 11/2015     12   12

5/2015 25 51   1 77 01/2016   2     2

6/2015   20     20 02/2016     11   11

7/2015   6     6 04/2016   1 2   3

8/2015 2 2     4 09/2016   1     1

9/2015 3 16     19 Không có ý kiến

244 227 20 1 492

10/2015 83 9 13   105 Tổng cộng 261 254 92 1 608

11/2015 22 19 3   44

12/2015   10     10

01/2016   2     2

3/2016   2     2

5/2016   1     1

8/2016   1     1

12/2016   1     1

Không nhớ 39   39

Không có ý kiến

101 6     107

Tổng cộng 261 254 92 1 608

Số trường hợp nhận tiền đúng theo thời gian quy định-tháng10-11

13 27 43 0 83 Số trường hợp nhận tiền đúng theo thời gian quy định- tháng 3-4

3 2 14 0 19

% 5,0% 10,6% 46,7% 0,0% 13,7% % 1,1% 0,8% 15,2% 0,0% 3,1%

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra. Lần 3: chỉ có 6 hộ cung cấp thông tin nhận được lần 3 vào tháng 6/2015 ở Bác Ái

Kết quả khảo sát cho thấy, các hộ gia đình đều nhận khoản hỗ trợ chi phí học tập cho con em mình bằng tiền mặt. Trong đó có khá nhiều hộ gia đình không còn nhớ chính xác thời gian nhận tiền bởi thời gian cũng đã khá lâu. Tuy nhiên có thể thấy rõ bức tranh về thời điểm nhận tiền là khá đa dạng với một số đợt

Page 29: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 29

nhận chính vào tháng 10-11/2014, 4-5/2015, sau đó từ 10 đến tháng 12 năm 2015 và thậm chí có tới 11 hộ ở Thuận Nam cho biết tiếp tục nhận vào tháng 4-5/2016. Việc đối chiếu với số tiền đã nhận theo từng lần sẽ bổ sung thông tin để phân tích về phương thức triển khai đã tới với người dân như thế nào.

Theo quy định tại Thông tư số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP thì Kinh phí hỗ trợ chi phí học tập được cấp đủ trong 9 tháng/năm học và chi trả 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11; Lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4. Số liệu thực tế cho thấy với lần 1 là 83 phản hồi, chỉ chiếm 13,7% (Nhận vào tháng 10 và tháng 11/2014), lần 2 chỉ có 19 trường hợp được thực sự nhận vào tháng 3-4, chiếm 3% tổng số học sinh báo đã nhận tiền.)

Như vậy, các số liệu về kết quả chi trả hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh tại tỉnh Ninh Thuận cho thấy ngoài việc chi trả còn chậm, quá trình chi trả được trải dài ra nhiều tháng (chẳng hạn: dường như tháng 10/2014 thực tế thanh toán chi phí hỗ trợ học tập cho năm học 2013-2014 bởi khi đó kinh phí chưa được Nghị quyết HĐND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt, trong khi đáng lẽ đây là thời điểm thanh toán cho học kỳ I năm học 2014-2015; việc thanh toán học phí năm học 2014-2015 đáng lẽ phải dứt điểm vào tháng 3 hoặc tháng 4/2015 nhưng thực tế công tác chi trả còn kéo dài thêm một đợt từ tháng 10 đến 12/2015, thậm chí bước qua năm 2016 còn thanh toán cho một số trường hợp bởi thực ra không còn ngân sách hỗ trợ cho năm học 2015-2016). Tìm hiểu sâu thêm, nhóm khảo sát được biết quy trình được thực hàng năm lập, trình phê duyệt danh sách học sinh được nhận hỗ trợ qua các khâu từ nhà trường – xã – huyện – tỉnh – trung ương và ngân sách cấp về theo chiều ngược lại trên thực tế mất rất nhiều thời gian cộng với thay đổi về chính sách (Nghị quyết HĐND hướng dẫn cho năm học 2014-2015 được ban hành vào tháng 12/2014 sau khi đã vào năm học) nên các trường không có nguồn chi trả cho đối tượng được hỗ trợ kịp thời vào đúng các tháng như quy định.

Thực tế trên đặt ra câu hỏi việc hỗ trợ chưa kịp thời liệu có thể ảnh hưởng như thế nào tới việc sử dụng hỗ trợ đúng mục tiêu và đạt hiệu quả và sẽ tiếp tục được phân tích trong những phần tiếp theo? Nhưng rõ ràng các thông tin trên đây cho thấy công tác thanh toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập hiện nay còn chậm (xem thêm phần các hộ đều nêu góp ý và đề nghị điều chỉnh việc này) (Bảng 12). Như vậy sắp tới với Nghị định 86 không chỉ cần phải cải thiện tốt hơn từ khâu triển khai, thông báo đến khâu lập, tập hợp hồ sơ mà đặc biệt cần lưu ý các quy trình chuẩn bị để khâu cấp phát phải kịp thời. Để làm được như vậy, các cấp liên quan cần rà soát, cải tiến quy trình lập và phê duyệt kế hoạch ngân sách hỗ trợ để tiền về đến trường kịp thời. Trong khi đợi quy trình này được cải tiến hợp lý, UBND tỉnh nên cân nhắc việc ứng ngân sách để các trường có tiền ngay đảm bảo việc hỗ trợ kịp thời.

2.2.4 Số tiền hỗ trợ chi phí học tập nhận được

Về số tiền hỗ trợ chi phí học tập của các em học sinh mà các hộ gia đình nhận được thể hiện ở Bảng 9 sau:

Bảng 9. Bảng thống kê số tiền học sinh nhận được

Mức tiền nhận được/học sinh/đợt

Số lượng học sinh nhận được tiền hỗ trợ ở từng mức Tỷ lệ (%)Lần 1 Lần 2 Lần 3 Số quan sát

210.000 4 2 3 9 1,5%

280.000 135 9   144 23,7%

350.000 44 87   131 21,5%

630.000 251     251 41,3%

Các mức khác 73     73 12,0%

  507 98 3 608 100%

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra.

Page 30: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận30

Theo quy định, học sinh được nhận hỗ trợ chi phí học tập 70.000 đồng/tháng và tối đa 9 tháng/năm; mỗi năm thanh toán làm 02 lần, trong đó lần 1 thanh toán cho 4 tháng (280.000 đồng) và lần 2 thanh toán cho 5 tháng ( 350.000 đồng).

Với kết quả khảo sát ở Bảng 9 nêu trên, ta có thể thấy:

• Số trường học thanh toán mức 630.000 đồng/ lần là khá lớn (251 lượt học sinh, chiếm 41,3%), chứng tỏ một tỷ lệ lớn các trường thanh toán cho học sinh 1 lần/năm và thanh toán đủ 9 tháng cho học sinh. Việc này chứng tỏ nhà trường chưa tuân thủ quy định mà Thông tư số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH đã đề ra, sắp tới nhà trường cần lưu ý việc triển khai thực hiện đúng quy định; vì nếu thanh toán đủ 9 tháng vào cuối năm học hoặc thậm chí năm học sau thì mặc dù học sinh nhận đủ tiền song lại không kịp thời, khó khăn cho học sinh trong việc mua sắm các dụng cụ học tập; còn nếu thanh toán vào đầu năm học, sẽ xảy ra một bất cập trong quản lý ngân sách vì có thể ở học kỳ I học sinh thuộc đối tượng nhận hỗ trợ nhưng đến học kỳ II học sinh đó lại không thuộc đối tượng được nhận hỗ trợ nữa. Ngoài ra việc thanh toán một lần cũng dễ gây hiểu nhầm về mục đích của chính sách dẫn đến sử dụng chưa phù hợp ở các hộ. Các con số này sẽ tiếp tục được đi sâu tìm hiểu và phân tích từ dữ liệu khảo sát.

• Số học sinh nhận 2 lần/năm học chiếm 45,2%, lần thứ nhất 280.000 đồng (4 tháng x 70.000) và lần thứ hai 350.000 đồng (5 tháng x 70.000 đồng), điều này đúng với quy định đã đề ra.

• Còn tới 13,5% số trường hợp các em học sinh cho biết đã nhận được ở các mức tiền khác là không phù hợp với quy định, những trường hợp này có thể khi đến khảo sát các hộ gia đình không còn có thể nhớ rõ mức tiền đã nhận được bởi thời gian đã lâu, không có chứng từ, sổ sách nhưng cũng có thể từ một thực tế về việc các hộ đã phải nộp lại một số khoản chi phí nhà trường đã ứng trước.

Tóm lại, chiếu theo quy định hiện hành, nếu bỏ qua những sai số trong quá trình thu thập ý kiến khi điều tra hoặc do các hộ nhớ sai mức tiền nhận được, thì việc chi trả tiền hỗ trợ kinh phí học tập cho học sinh của các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh bước đầu đã đảm bảo nhưng cần phải lưu ý và củng cố lại vấn đề về thời gian chi trả cho học sinh phải đúng với quy định đã đề ra, cung cấp thêm hồ sơ, chứng từ để tăng cường nhận thức cho hộ, tính minh bạch về cách thức triển khai, quản lý.

2.2.5 Đối chiếu số tiền và thời gian nhận

Nếu thử đối chiếu số tiền và thời gian nhận (đã tổng hợp riêng rẽ trong Bảng 8 và 9) thì bức tranh thu được với 572 quan sát nhớ được đầy đủ cả thông tin về thời điểm và số tiền nhận trở nên khá phức hợp và sẽ cần tiếp tục được cải thiện cho sắc nét hơn thông qua các phương thức triển khai đúng quy định và đồng bộ. Mức 630.000đ được ghi nhận đã phát nhiều nhất vào tháng 5/2015 và tháng 10-11/2015 (cuối năm học và đầu năm học sau) và dường như phản ánh đúng thực tế cấp phát (Nghị quyết HĐND tỉnh Ninh Thuận phê duyệt triển khai vào cuối tháng 12/2014). Mức 280.000 đ được phát rải rác trong năm từ tháng 10-11/2014 rồi tháng 4-5/2014, mức 350.000 đ được ghi nhận từ tháng 4-5/2014 đến tháng 2/2016. Nếu đối chiếu với quy định, chỉ có 58 trường hợp (10%) được nhận đúng số tiền và đúng thời gian của học kỳ 1 với 280.000 đồng và 45 trường hợp (8%) nhận được đúng 350.000 đồng vào tháng 4 cho học kỳ 2.

Page 31: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 31

2.2.6 Về hồ sơ, thủ tục để nhận hỗ trợ chi phí học tập

Những giấy tờ mà người dân phải nộp trong bộ hồ sơ nhận tiền hỗ trợ cho con em mình được thể hiện ở Bảng 10 sau:

Bảng 10. Bảng thống kê các loại giấy tờ phải nộp khi làm hồ sơ hỗ trợ chi phí học tập

Loại giấy tờ Sử dụng vào bộ hồ sơ nhận hỗ trợ

Có Không Không ý kiến Cộng

Hộ khẩu photo thường 25 580 3 608

Hộ khẩu photo (công chứng) 569 36 3 608

Giấy CMND 232 373 3 608

Đơn xin hỗ trợ 223 382 3 608

Chứng nhận hộ nghèo (công chứng) 562 43 3 608

Khác (giấy khai sinh) 2 603 3 608

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra.

Theo các quy định tại Thông tư 20, các hồ sơ giấy tờ cần phải lập như sau:

• Đối với học sinh thuộc hộ nghèo: (i) Đơn xin hỗ trợ (mẫu theo Phụ lục II, Thông tư 20); và (ii) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận hộ nghèo do Ủy ban Nhân dân cấp xã cấp.

• Đối với học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật thuộc diện hộ cận nghèo: (i) Đơn xin hỗ trợ (mẫu theo Phụ lục II, Thông tư 20; (ii) Bản sao có chứng thực Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trẻ em học mẫu giáo, học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa, hoặc Kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã (Mẫu số 01- ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2012 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) đối với đối tượng là trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị tàn tật, khuyết tật; (iii) Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.

Với quy định nêu trên, việc nhận hỗ trợ chi phí học tập (trong đợt khảo sát đối tượng chủ yếu là thuộc hộ nghèo) chỉ cần Đơn xin hỗ trợ và Giấy chứng nhận hộ nghèo do Ủy ban Nhân dân cấp xã cấp là được. Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát với kết quả thống kê ở Bảng 10 nêu trên, nhận thấy có khá nhiều loại giấy tờ ngoài quy định mà các hộ vẫn phải thực hiện như: Sổ hộ khẩu, Giấy CMND, Giấy khai sinh, trong đó có đến 569/608 em học sinh (chiếm 94%) phải nộp bản photo sổ hộ khẩu có công chứng. Rõ ràng đây là một thủ tục đã được hướng dẫn giảm bớt nhưng vẫn được các trường triển khai gây nên sự phiền toái, thậm chí làm tốn kinh phí thêm cho người thụ hưởng (chi phí photo, lệ phí chứng thực, thời gian thực hiện…); trong lúc đó giấy tờ bắt buộc phải nộp là Đơn xin hỗ trợ thì có một số lượng khá lớn học sinh không nộp (382/608 em, chiếm 63%). Như vậy, về việc hướng dẫn cho phụ huynh, học sinh lập hồ sơ thủ tục để nhận hỗ trợ tại các cơ sở giáo dục cần tiếp tục được hướng dẫn, củng cố.

Về người thực hiện công việc lập hồ sơ:

Kết quả khảo sát được thể hiện ở Hình 5 sau:

Page 32: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận32

Hình 4. Thông tin về đối tượng lập hồ sơ

461

14250

100

200

300

400

500

Tự làm Nhờ người khác Không trả lời

Đối tượng lập hồ sơ

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra.

Qua hình trên ta thấy, có 461/608 em học sinh (chiếm 76%) thuộc đối tượng nhận hỗ trợ là do gia đình tự làm hồ sơ, 142/608 em học sinh (chiếm 23%), gia đình phải nhờ người khác làm hộ, số còn lại không cho ý kiến khi khảo sát.

Trong số 142 hồ sơ không tự làm nói trên, chủ yếu gia đình nhờ thầy cô giáo gúp (61%), nhờ cán bộ xã (22,5%), số ít còn lại nhờ cán bộ thôn và các đối tượng khác. Số liệu cụ thể ở Bảng 11 sau:

Bảng 11. Bảng thống kê số lượng hồ sơ nhờ người khác làm

Chỉ tiêu Cán bộ xã Cán bộ thôn Thầy cô giáo Khác Tổng

Số hồ sơ 32 4 86 20 142

Tỷ lệ 22,7% 2,8% 61% 13,7% 100%

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Tuy không nhiều nhưng trong số hồ sơ nhờ làm hộ này có 25 bộ phải trả phí (15 bộ phải trả phí cho cán bộ xã và 10 bộ nhờ đối tượng khác); với mức phí các hộ phải trả dao động từ 5.000 đến 20.000 đồng/bộ. Số lượng chi tiết được thể hiện ở Hình 6 sau:

Hình 5. Thông tin về số lượng hồ sơ phải trả phí cho người làm hồ sơ

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Cán bộ xã Cán bộ thôn Thầy cô giáo Khác

15

17

82

4

4 109

1Phải trả phí

Không trả phí

Không có ý kiến

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Qua Bảng 11 và Hình 6 trên đây chúng ta nhận thấy, phần lớn các hộ gia đình tự làm hồ sơ; bên cạnh đó, mặc dù hồ sơ rất đơn giản nhưng vẫn còn một số hộ gia đình phải nhờ người khác thực hiện, đặc biệt trong số đó có 25 trường hợp phải trả phí; mức phí tuy không cao (trung bình là 12.640 đồng/trường hợp) nhưng với kinh phí hỗ trợ thấp như hiện nay lại còn phải dành thêm một khoản phí không đáng có sẽ là

Page 33: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 33

điều rất đáng tiếc; do vậy, sắp tới các cơ sở giáo dục phải làm tốt hơn nữa việc hướng dẫn lập hồ sơ, thủ tục nhận hỗ trợ cho phụ huynh, học sinh, để đảm bảo mọi đối tượng phải tự làm được hồ sơ.

Qua những phần phân tích trên, có thể đi đến nhận xét mặc dù còn có một số hạn chế nhất định, nhưng nhìn chung về hồ sơ và cách thức để thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh tại tỉnh Ninh Thuận là khá tốt. Thời gian tới khi thực hiện Nghị định 86 thay cho Nghị định 49 và Nghị định 74 tại địa phương, các cấp các ngành cần tiếp tục phát huy những vấn đề đã triển khai tốt trong thời gian qua và khắc phục các hạn chế đã phát sinh (quy định về hồ sơ thủ tục cần rõ ràng tuân thủ đúng quy định, hướng dẫn các hồ sơ thủ tục cho học sinh và phụ huynh phải tốt hơn, thông tin về chính sách phải kịp thời hơn và chi tiết hơn, cấp phát tiền kịp thời, đầy đủ…).

2.2.7 Sự hài lòng của người dân và Các đề xuất điều chỉnh

Cũng giống như khá nhiều cuộc khảo sát khác, mức độ hài lòng của người dân cho các trường hợp đã được nhận hỗ trợ đều đạt mức 80% đến 85%. Nếu so sánh giữa các huyện và các dân tộc, sự khác biệt không quá lớn. Đối chiếu thêm với nhóm phải trả phí, mức độ hài lòng có thấp hơn chút ít như thể hiện trên Hình 7 song cần lưu ý rằng chỉ có 25 trường hợp nên số lượng mẫu còn khá nhỏ, chưa đủ đại diện.

Hình 6. Mức độ hài lòng của người dân về hỗ trợ từ Nghị định 49/74, theo huyện và dân tộc

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Bắc Ái (258 quan sát)

Thuận Bắc (246 quan sát)

Thuận Nam (94 quan sát)

Kinh (59 quan sát)

Chăm (131 quan sát)

Raglay (411 quan sát)

Phải trả phí (25 quan sát)

Toàn mẫu (602 quan sát)

Rất không hài lòng Không hài lòng Bình thường Hài lòng Rất hài lòng

So sánhtheo

huyện

So sánhtheo

dân tộc

Hình 7. Ý kiến của người dân về tính hợp lý về hồ sơ và cách thức thực hiện

SỐ Ý KIẾN CỦA NGƯỜI DÂN

49; 8% 13; 2%

Hợp lý

Chưa hợp lý

Không có ý kiến

546; 90%

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Page 34: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận34

Hình 8 trình bày kết quả đánh giá của người dân về tính hợp lý của hồ sơ và cách thức thực hiện chế độ hỗ trợ chi phí học tập của học sinh tại tỉnh Ninh Thuận là một minh chứng sinh động nhất cho thấy người dân hiện tại khá hài lòng. Tuy nhiên cùng với các thông tin và phân tích khác ở phần này, một câu hỏi lớn đặt ra là liệu có phải đây là chính sách hỗ trợ nên người dân dễ hài lòng mặc dù chưa thực sự biết được mình có thể được quyền lợi về số tiền, về mức hỗ trợ, về thời điểm và các yêu cầu, hướng dẫn về thủ tục hồ sơ?

Trên cơ sở khảo sát về mức độ hài lòng, bảng hỏi cũng tổng hợp các nhận xét cũng như gợi ý đề xuất điều chỉnh, trong đó các ý kiến tập trung vào thời điểm nhận tiền vào đầu năm học, thông tin tuyên truyền về chính sách và thủ tục hồ sơ như tổng hợp trên Bảng 12 và Hình 8 dưới đây.

Bảng 12. Các ý kiến đề xuất điều chỉnh, thay đổi quy trình triển khai

Nội dung Số ý kiến đề xuất

Thời điểm nhận tiền

→ Đề xuất nhận đúng năm học, vào đầu học kỳ và một số ý kiến đề xuất nhận theo tháng

180

Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn về chính sách

→ Đề xuất Hướng dẫn, giới thiệu rõ hơn về chính sách, thông qua cô giáo chủ nhiệm, ủy ban xã,...

131

Thủ tục hồ sơ

→ Đề xuất làm một lần, không cần công chứng

90

Cần hỗ trợ những đối tượng cũng có hoàn cảnh khó khăn nhưng hiện nay chưa được hỗ trợ

→ Cần hỗ trợ nhiều hộ thu nhập cũng kém, chưa được cấp sổ, kể cả hộ có điều kiện con cũng muốn được hỗ trợ, động viên

47

Không biết hỏi ai về thắc mắc

→ Muốn có được các kênh thông tin khác để làm rõ hơn

45

Nơi nhận tiền

→ Đề xuất đưa về qua thôn, xã

31

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

2.3 Triển khai chính sách miễn, giảm học phí

Hợp phần miễn học phí, nhóm đối tượng chính bao gồm:

• Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng

• Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

• Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế.

• Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng

• Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo

• Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Page 35: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 35

• Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển

• Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.

• Học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo.

Hợp phần giảm học phí, nhóm đối tượng bao gồm

• Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc và một số chuyên ngành, nghề nặng nhọc, độc hại.

• Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;

- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo;

- Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề.

Cuộc khảo sát đã ghi nhận được thông tin từ 260 hộ cho 598 học sinh đã được miễn giảm học phí. Hình thức phổ biến là miễn học phí trực tiếp (không phải đóng học phí), và chỉ có 9 trường hợp cho biết có phải đóng học phí trước và được trả lại sau. Do số mẫu nhỏ nên nhóm nghiên cứu không đi sâu phân tích về lĩnh vực này, chỉ lưu ý một phát hiện từ dữ liệu là bức tranh về thủ tục hồ sơ cũng còn nhiều điểm cần lưu ý bởi dường như hướng dẫn và triển khai tới hộ vẫn còn khá phức hợp, chưa đồng nhất, cần tiếp tục được củng cố trên toàn tỉnh trong thời gian tới.

Bảng 13. Bảng thống kê các loại giấy tờ phải nộp khi làm hồ sơ miễn giảm học phí

Hộ khẩu (photo thường)

Hộ khẩu (photo công chứng)

Giấy CMND Đơn xin hỗ trợ

Chứng nhận hộ nghèo

Có 11 (4%) 225 (85%) 92 (35%) 106 (40%) 244 (92%)

Không 253 (96%) 39 (15%) 172 (65%) 158 (60%) 20 (8%)

Hồ sơ theo yêu cầu của TT20/2014 Không Không Không Có Có

Tổng số 264 (100%) 264 (100%) 264 (100%) 264 (100%) 264 (100%)

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Như vậy tương tự như hồ sơ để được hỗ trợ chi phí học tập, khá nhiều (85%) các hộ vẫn phải thực hiện công chứng hộ khẩu trong khi đây không còn là yêu cầu. Trong buổi trao đổi về các phát hiện của đợt khảo sát, đại diện ngành Giáo dục Đào tạo có lý giải nguyên nhân bởi tình trạng sai tên họ trong đơn và các giấy tờ của học sinh khá phổ biến nên vẫn yêu cầu công chứng hộ khẩu để đảm bảo công tác lập danh sách cho chuẩn xác.

Page 36: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận36

2.4 Hiệu quả của hỗ trợ

Bảng 14. Số tiền nhận được lần gần đây nhất

Các mức tiền đã nhận Số quan sát %

< 200.000 9 3,0%

200.000 – 500.000 107 35,2%

>500.000 188 61,8%

280.000 25 8,2%

300.000 19 6,3%

350.000 48 15,8%

630.000 153 50,3%

Tổng số trường hợp 304 100%

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Như đã phân tích ở phần trên với các học sinh về số tiền đã được nhận, phần tiếp theo sẽ tìm hiểu cách thức sử dụng số tiền nhận được gần đây nhất. Những thông tin này tiếp tục bổ sung dữ liệu về thực tiễn cấp phát từ các trường cho hộ và học sinh.

Qua khảo sát có 304 hộ nhớ được số tiền nhận để hỗ trợ chi phí học tập bằng tiền mặt cho các cháu. Kết quả điều tra các hộ cho thấy mức tiền các hộ đã nhớ về lần gần đây nhất được nhận với mức dưới 200 ngàn đồng là 17 người chiếm 3% và trên 500 ngàn đồng là 188 người chiếm 61,8% và 200 đến dưới 500 ngàn đồng chiếm 35,2%. Như thể hiện trên, các mức nhận có nhiều người nhớ được nhất gồm 630.000 đ (153 trường hợp, chiếm 50,3%), 350.000 đ (48 trường hợp, chiếm 15,8%) và 25 trường hợp cho biết lần gần đây nhất hộ được nhận 280.000 đ. Ngoài ba mức phổ biến trên (ứng với 9 tháng, 5 tháng và 4 tháng hỗ trợ), thậm chí trong mẫu khảo sát cho biết có tới 19 trường hợp được nhận 300.000 đ. Như đã phân tích ở phần trên và ghi nhận qua khảo sát, có nhiều mức nhận hỗ trợ như vậy là bởi sự khác nhau giữa các trường, giữa các huyện. Trong quá trình học tập có phát sinh các khoản chi phí và nhà trường đã ứng trước, do vậy khi phát tiền thường nhà trường đã trừ lại nên mức nhận không giống nhau.

Đối với số tiền nhận hỗ trợ gần đây nhất của học sinh, nhóm khảo sát không đi sâu tìm hiểu thông tin về số tiền mà học sinh đã được nhà trường chi trước song có thể thấy việc khấu trừ này rất dễ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính minh bạch của thực thi chính sách mặc dù có thể tiện lợi cho nhà trường. Một câu hỏi nữa còn có thể đặt ra là trong các chi phí đó liệu có thể miễn giảm cho đối tượng chính sách những khoản nào? Để khắc phục điều này, cần nên tách bạch việc hỗ trợ (chi trả đủ tiền) và việc đóng góp trở lại cho trường dù theo đó các giáo viên có thể mất nhiều công sức hơn.

2.4.1 Sử dụng tiền nhận được

Bảng hỏi khảo sát thu thập thông tin từ hộ về những khoản đã chi khi nhận được hỗ trợ lần gần đây nhất. 6 nội dung chi được hỏi bao gồm chi cho sách vở, đồ dùng học tập, dùng chung cho gia đình, mua quần áo, chi cho vui chơi, đóng góp lại cho nhà trường và các nội dung chi khác. Sau đó điều tra viên sẽ tính tỷ lệ phần trăm của mỗi loại chi ở mỗi hộ và Bảng 15 thống kê số hộ đã tiêu trên một nửa và dưới một nửa (50%) số tiền cho mỗi hạng mục.

Page 37: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 37

Bảng 15. Nhận và sử dụng tiền tại hộ cho con em

Mức độ sử dụng (% số tiền nhận được)

Mua sách vở, đồ dùng

học tập (221 ý kiến)

Dùng chung cho gia đình (163 ý kiến)

Mua quần áo (234 ý

kiến)

Cho vui chơi (38 ý

kiến)

Đóng góp lại cho

trường (70 ý kiến)

Khác (42 ý kiến)

<=50% 164 127 179 37 46 40

>50% 57 36 55 1 24 2

100% 22 9 7 0 3 0

Số ý kiến trả lời 221 163 234 38 70 42

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Tính toán và tổng hợp từ kết quả khảo sát cho thấy khi nhận được tiền hỗ trợ, có tới 74,2% (164/221 trường hợp) số hộ chỉ sử dụng chưa tới một nửa số tiền vào mục đích mua sách vở, đồ dùng học tập. Tỷ lệ tiêu trên một nửa (50%) chỉ chiếm 25,7%, trong đó có khoảng 1/10 hộ tiêu đúng toàn bộ số tiền cho đồ dùng, sách vở cho con em. Đối với việc sử dụng mua quần áo cho trẻ dưới 50% chiếm 76,4% (179/234) và trên 50% chiếm 23,5%. Điều đáng lưu ý là việc dùng số tiền hỗ trợ để chi tiêu cho gia đình cũng khá phổ biến với 22% số hộ tiêu trên 50% số tiền cho gia đình. Ngoài ra còn sử dụng để cho vui chơi, đóng góp cho nhà trường và chi phí khác.

Kết quả khảo sát học sinh với 34 trường hợp cũng cho thấy các em hầu như không rõ về chính sách, việc sử dụng kinh phí khi nhận được cũng đa phần để mua quần áo và cha mẹ chi tiêu chung cho gia đình. Các em cũng không được tham gia ý kiến nhiều về cách thức sử dụng khoản kinh phí này.

Sơ bộ có thể thấy việc sử dụng khoản hỗ trợ này cho mục đích học tập của các cháu chưa hoàn toàn đúng như kỳ vọng và thiết kế của chính sách. Ngoài nguyên nhân vì nhận thức của hộ chính sách còn có nguyên nhân liên quan đến thời điểm và số tiền được nhận hỗ trợ. Nếu việc chi trả rơi đúng vào đầu năm học/ kỳ học, thậm chí nhận theo tháng và hộ nhận thức rõ về chính sách thì khả năng cha mẹ sử dụng tiền trực tiếp cho mục đích học tập sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Còn trường hợp chi trả chậm hoặc không đúng thời điểm thì cho dù có chi đúng và chi đủ thì cũng chỉ giúp cho chi tiêu chung của hộ nên hiệu quả đối với việc học tập sẽ bị ảnh hưởng. Các con số nêu trên cho thấy việc sử dụng hỗ trợ chi phí học tập cần được hướng dẫn để chi tiêu cho tập trung đúng mục tiêu hơn. Thời điểm chi trả hỗ trợ cần được chú ý ưu tiên hơn.

Mua sách vở, đồ dùng học tập cho trẻ

Hình 8. Mức độ sử dụng tiền được hỗ trợ cho chi phí sách vở, đồ dùng (221 trường hợp)

Dưới 30%; 91; 41%

Từ 30% - 50%; 73; 33%

Trên 50%; 57; 26%

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Tỷ lệ sử dụng tiền để mua sách vở, đồ dùng học tập cho trẻ chưa cao, sử dụng trên 50% chiếm 25,7% trong tổng số 221 mẫu và dưới 30% chiếm tới 41,1%. Điều này chứng tỏ việc sử dụng tiền hỗ trợ đúng mục đích cần được quan tâm để hướng dẫn thêm.

Page 38: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận38

Chi phí cho mua quần áo cho trẻ

Hình 9. Mức độ sử dụng tiền được hỗ trợ cho mua sắm quần áo cho trẻ (234 trường hợp)

Dưới 30%; 83; 36%

Từ 30% - 50%; 93; 40%

Trên 50%; 57; 24%

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra

Chi phí mua quần áo cho trẻ đến trường cũng là một hạng mục được chi tiêu khá đáng kể. Qua khảo sát cho thấy gia đình đã sử dụng hỗ trợ từ 30-50% (93/ 234 mẫu) chiếm 39,7%, một con số không nhỏ; và sử dụng trên 50% chi phí chiếm tới 24,5%.

Chi tiêu chung cho gia đình

Hình 10. Mức độ sử dụng tiền được hỗ trợ cho chi tiêu chung cho gia đình

< 30%; 50; 31%

30% - 70%; 92;

56%

> 70%; 21; 13%

Đi sâu phân tích về số tiền mà các hộ nhận được từ hỗ trợ chi phí học tập cho các cháu có sử dụng vào mục đích chi tiêu chi chung cho gia đình cho thấy trong 163 phiếu điền thông tin thì tỷ lệ sử dụng mức hỗ trợ từ 30% đến 70% là 92 người chiếm 56%; và tỷ lệ sử dụng mức hỗ trợ trên 70% chiếm là 21 người chiếm 12%.

Chi phí cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi

Chi phí cho hoạt động vui chơi giải trí cho trẻ rất thấp và có sự khác nhau địa phương, theo khảo sát thì Thuận Nam tỷ lệ thấp 2,7%, trong khi đó Thuận Bắc chiếm tỷ lệ 70% và Bác Ái là 24,3%. Như vậy đây là một hạng mục ít được các hộ chi tiêu khi nhận được tiền hỗ trợ.

Hình 11. Chi phí cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi

9

26

37

05

10152025303540

Bắc Ái Thuận Bắc

THAM GIA HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI

Thuận Nam Toàn mẫu

<50%

>50%

Page 39: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 39

Đóng góp lại luôn cho nhà trường

Hình 12. Chi phí đóng góp lại luôn cho nhà trường

0%

20%

40%

60%

80%

100%

Bắc Ái Thuận Bắc Thuận Nam Toàn mẫu

6011

172

80

104 51

235Không đóng góp

Có đóng góp lại chonhà trường

Kết quả khảo sát ở phần này cho thấy thực sự có việc đóng góp lại cho nhà trường (ở phần 2.2.4. Số tiền hỗ trợ chi phí học tập nhận được mới chỉ đưa ra phán đoán về thực tế này) với số hộ cung cấp thông tin chiếm tỷ lệ 23% (72 ý kiến trong 302 trường hợp cung cấp thông tin cho mẫu). Số tiền đóng góp lại cho trường có từ mức rất thấp như 10.000 đ đến toàn bộ 630.000 đồng (với 3 trường hợp). Số tiền trung bình 72 hộ đã nhận đươc là 587.360 đồng và phải góp lại 222.000, tức gần 40%. Các khoản thu lại được một số hộ cho biết gồm tiền đồng phục, sách vở, giấy thi, nước uống, bảo hiểm, quỹ lớp.

Đi sâu phân tích theo từng huyện cho thấy ở huyện Thuận Nam hầu như không có trường hợp nào nhưng ở Bác Ái tỷ lệ này là là 43% (60/140 mẫu) và Thuận Bắc là 10% (11/115 mẫu). Tuy nhiên cũng cần phải nói thêm rằng thực sự nhiều hộ cũng không nhớ được chính xác khi nhận tiền đã là số tiền đầy đủ hay số tiền đã trừ các chi phí ở trường (Tiền đồng phục, quỹ lớp, nước uống, tiền ăn....). Như đã phân tích ở trên, để đảm bảo tính minh bạch thì nhà trường không nên “trừ nợ” khi chi trả hỗ trợ chính sách.

2.4.2 Tác dụng của hỗ trợ

Dựa vào kết quả khảo sát cho thấy việc hỗ trợ từ Nghị định 49/2010 và 74/2013 được các hộ ghi nhận có đem lại một tác dụng nhất định. Tỷ lệ ý kiến cho rằng hỗ trợ giúp các cháu có được những kết quả tốt trong học tập tốt hơn chiếm 48% và hỗ trợ gia đình trong việc nuôi cháu chiếm 41,3%. Tuy nhiên số ý kiến khẳng định hỗ trợ giúp được hay không giúp được việc tiếp tục cho cháu đến trường chỉ chiếm 10,7%. Qua khảo sát thực tế tại các địa phương khi được hỏi nếu không có hỗ trợ chi phí học tập thì gia đình có cho cháu đến trường không, thì phần lớn các hộ vẫn khẳng định đều mong muốn và sẽ nỗ lực cho con mình đến trường kể cả khi không có hỗ trợ.

Hình 13. Tác dụng của hỗ trợ cho trẻ em

122

27

105

0

20

40

60

80

100

120

140

Giúp cháu đến trường

Hỗ trợ gia đình nuôi cháuKết quả học tốt hơn

Page 40: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận40

Các nguồn thông tin khác giúp kiểm chứng thêm các nhận định này bao gồm mức hỗ trợ được nhận xét là còn thấp, thời điểm chưa phù hợp (đã nêu trên) và so sánh trong tương quan mức chi tiêu của hộ cho học tập của con em. Như ở các phần trên phân tích, tỷ lệ học sinh nhận được hỗ trợ nhưng vẫn nghỉ học trong 2 năm vừa qua lên tới 58 trong tổng số 608 em, chiếm 9,5%. Ngoài ra, mức chi phí do 302 hộ cung cấp thông tin về nuôi con em trong học tập được ước tính khoảng từ 1,500,000 đến 2,000,000 đ mỗi năm. Mức chi phí do 23 giáo viên cung cấp thông tin cũng dao động ở khoảng 900,000 đ-1,000,000 với các khoản bút, vở, sách giáo khoa, giấy kiểm tra, đồng phục, bảo hiểm, nước uống cần chi hàng năm (xem thêm trong Phụ lục 2. Thống kê số tiền chi cho con em).

2.5 Các chi phí cần thiết để được hỗ trợ

Khảo sát trên 606 trường hợp cụ thể của học sinh, khi hỏi gia đình có phải chi các khoản gì để nhận hỗ trợ hay không, phần lớn đều khẳng định không phải chi trực tiếp khoản nào. Đa số cho biết chủ yếu họ chỉ phải chi tiền xăng xe đi lại và nộp các loại giấy tờ chiếm 47% và số còn lại không phải tốn chi phí do họ đi bộ, nhà gần và nhờ người thân làm hộ.

Trong việc cấp phát hỗ trợ chi phí học tập, qua khảo sát 97,68% ý kiến cho biết không phải tốn chi phí cho người phát tiền.

Hình 14. Các loại chi phí cho nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập

0%

20%

40%

60%

80%

100%

289

13 207 202

317

593

397 396

Xăng xeđi làm hồ sơ

Chi cho ngườiphát tiền

Xăng xeđi nhận tiền

Khác

Không

Đi sâu phân tích theo huyện cho thấy chi phí xăng xe đi lại để làm hồ sơ chiếm gần 50% số trường hợp, để nhận được tiền hỗ trợ trong toàn mẫu chiếm 34% (207/604 phiếu) và tỷ lệ số trường hợp phải chi phí xăng xe có sự khác nhau ở mỗi khu vực. Cao nhất là ở Thuận Bắc, tỷ lệ phải chi phí đi lại cho làm hồ sơ lên tới 70%, sau đó là chi phí đi lại lấy tiền và chi phí công chứng đều ở mức 50% số tường hợp. Mức độ phải chi phí ở Bác Ái là khoảng 40% và ở Thuận Nam là khoảng 30%. Qua trao đổi với các hộ có nhiều yếu tố quyết định đến chi phí khác nhau giữa các huyện: khoảng cách từ nhà tới UBND xã, tới trường, tình trạng máy photo của xã ở thời điểm chuẩn bị hồ sơ (công chứng), số lượng người đi làm hồ sơ (thời gian chờ đợi)...

Page 41: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 41

Hình 15. Các khoản phải chi phí để được nhận hỗ trợ, tách theo huyện

Bắc Ái Thuận Bắc Thuận Nam Toàn mẫu0%

25%

50%

75%

100%

Xăng xe đi làm hồ sơ

Xăng xe đi lại lấy tiền

Chi phí khác

Để nhận kinh phí hỗ trợ chi phí học tập, ngoài các khoản có danh mục ở trên, còn có các khoản chi phí khác (đi lại, nước uống, photo..) chiếm 33,7% trong tổng mẫu khảo sát, tỷ lệ tương đối nhưng đối với các hộ nghèo cũng là một vấn đề cần quan tâm. Khoảng cách giữa các địa phương cũng ảnh hưởng đến chi phí, như Bác Ái có tỷ lệ 31% (42/133 mẫu) và Thuận Nam 25% (9/41 mẫu).

Nếu tìm hiểu về số tiền đã phải chi, như thể hiện trên Bảng 16, với các thông tin do các hộ cung cấp, khoản chi phí trung bình các hộ phải chi vào khoảng 35.000 đồng (1/2 mức hỗ trợ 01 tháng) cho ba khoản chi chính gồm xăng xe đi lại làm hồ sơ và lấy tiền và tiền công chứng hồ sơ. Sự khác biệt giữa các huyện là không đáng kể. Tuy nhiên, yêu cầu công chứng hồ sơ kéo theo một khoản chi phí ngầm là thời gian đi lại để photo, công chứng và thời gian nhận tiền. Nếu tính trung bình trên toàn mẫu với 608 học sinh, số tiền lên tới hơn 20 triệu đồng, và nếu tính cho cả 3 huyện với 3.788 học sinh được hỗ trợ cho năm học 2014-2015, tổng mức chi phí của các hộ có thể ước ở mức 135 triệu đồng.

Bảng 16. Các loại chi phí đã chi và ước tính số tiền trung bình

Các loại chi phí Xăng xe đi lại làm hồ sơ

Chi phí cho ttngười phát tiền

Xăng xe đi lại lấy tiền

Chi phí khác: Công chứng, photo...

Đơn vị Số quan sát

Số tiền Số quan sát

Số tiền Số quan sát

Số tiền Số quan sát

Số tiền

Bắc Ái 100 15.250     68 11.205 76 12.052

Thuận Bắc 168 14.179 11 26.363 119 10.487 109 12.038

Thuận Nam 26 8.346     18 7.777 14 9.285

Trung bình toàn mẫu 295 14.013 11 26.363 206 10.485 199 11.844

Như vậy, qua khảo sát về sử dụng tiền hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ, các số liệu và phân tích cho thấy nhìn chung các hộ đều đã quan tâm đến học tập của trẻ nhưng chưa thực sự sử dụng đúng mục đích của hỗ trợ. Con số về chi tiêu để mua sách vở đồ dùng học tập cho trẻ với mức trên 50% chỉ chiếm 25,7%, từ 30-50% chiếm tỷ lệ 33%. Việc sử dụng tiền hỗ trợ để chi tiêu cho gia đình cũng là một điều cần quan tâm bởi có tới 21 người chiếm 12% chi hơn 70% số tiền nhận được cho gia đình chứ không trực tiếp cho trẻ.

Các hộ không phải chi phí cho người phát tiền mà chỉ phát sinh các chi phí gián tiếp để được nhận hỗ trợ như xăng xe đi lại làm hồ sơ, nhận tiền, công chứng. Tuy không phải là lớn (trung bình mỗi học sinh là 35,000 đ) tương ứng tới ½ mức hỗ trợ của một tháng cho học sinh. Ngoài ra, thời gian phải dành ra để thực hiện các yêu cầu về photo, công chứng cũng chính là những chi phí ẩn để đi lại, chuẩn bị hồ sơ và nhận tiền, đặt câu hỏi về phương án phù hợp, hiệu quả, tiết kiệm hơn cho một chính sách cấp phát đã thực hiện rất nhiều năm.

Page 42: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận42

Bên cạnh đó cũng có một thực tế khác là ngoài chi phí lo cho học tập, các hộ gia đình còn phải chi phí cho nhiều khoản như: bảo hiểm, nước uống, giữ xe, đồng phục, khen thưởng và các loại quỹ (phụ huynh, quỹ lớp..). Chi phí cho các khoản này cũng ngày càng gia tăng và cũng đang trở thành một khó khăn đối với các gia đình không có điều kiện kinh tế. Có thể đây là một trong những lý do chính khiến tỷ lệ học sinh nghỉ học trong thời gian gần đây tăng cao đột biến khi đời sống và thu nhập khó khăn Có 58 em đã được nhận tiền những đã nghỉ học (Có tới 21,3% trên tổng số ý kiến trả lời cho rằng trẻ không đến trường vì không có khả năng chi trả học phí, còn đối với trường hợp ngại đi học vì học kém chiếm 36,8% ý kiến trả lời). Do đó các kiến nghị, phương án nâng mức hỗ trợ hoặc miễn giảm các chi phí này đối với các gia đình khó khăn cần được triển khai nhanh chóng.

2.6 Thông tin, tuyên truyền - nhận thức, hiểu biết về chính sách của hộ dân

Dựa vào kết quả khảo sát có thể nhận thấy người dân hiểu biết về mức độ hỗ trợ của Nghị định 49/2010 và Nghị định 74/2013 của Chính phủ khá cao. Như đã nêu ở hình 3 và Hình 17 dưới đây, tuy có 392 trong số 608 trường hợp đã nhận tiền có biết về mức hỗ trợ nhưng cũng phải nhìn nhận rõ là số lượng người dân không nắm bắt được số tiền họ được nhận hỗ trợ là không thấp (229/608 trường hợp, chiếm gần 40%). Thực trạng trên cho thấy công tác tuyên truyền, thông tin đến người dân về Nghị định 49/2010 và 74/2013 của Chính phủ vẫn còn hạn chế, cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin đến người dân.

Trong 3 huyện khảo sát thì người dân ở huyện Thuận Bắc có tỷ lệ không biết cao nhất (trên 50%), Thuận Nam có tỷ lệ không biết thấp nhất, sau đó là Bắc Ái, nhưng cũng tới 20%.

Hình 16. Mức độ hiểu biết của người dân về số tiền hỗ trợ, chia theo huyện và dân tộc

Bắc Ái ThuậnBắc

ThuậnNam

Kinh Chăm Raglay Toànmẫu

207

106

76

54

67270 392

62148

18 5

64160 229

0%

25%

50%

75%

100%

Không biết mứchỗ trợ

Có biết mứchỗ trợ

03 huyện 03 dân tộc

Hình 17 cũng cho thấy dân tộc Kinh có số người biết về mức hỗ trợ cao nhất (92%) và ngược lại, nhóm người dân tộc Chăm lại có tỷ lệ và số lượng người không biết mức hỗ trợ cao nhất (trên 49%) và sau đó là người Raglay (nhưng cũng tới trên 37%).

Một điều cần phải lưu ý là sự đa dạng về dân tộc tại các khu vực khảo sát và trình độ hiểu biết của mỗi dân tộc là khác nhau. Chẳng hạn, người dân tộc Chăm và Raglay chiếm trên 70% dân số huyện Thuận Bắc; huyện Bác Ái có dân tộc Raglay, Chăm, Kinh, Chu – ru, C’hu và một vài dân tộc khác sinh sống. Trong quá trình tiến hành khảo sát lần này, nhóm khảo sát đã rút được một kinh nghiệm là trao đổi (và sau này khi tuyên truyền) không nên sử dụng quá nhiều thuật ngữ chuyên môn mà nên giải thích, sử dụng những từ ngữ thông dụng, quen thuộc trong cuộc sống của người dân. Như vậy, với sự đa dạng của các nhóm dân tộc về mặt ngôn ngữ, trình độ, văn hóa, các hoạt động tuyên truyền tới đây sẽ phải được thiết kế cho phù hợp, giúp cho đối tượng tiếp nhận thông tin tuyên truyền một cách dễ dàng, tránh tình trạng một cách thức áp dụng cho tất cả các khu vực và đối tượng.

Page 43: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 43

Hình 17. Công tác thông báo đến người dân

Bắc Ái Thuận Bắc Thuận Nam Toàn mẫu0%

25%

50%

75%

100%

190 11955

71

130

36237

368

Không thông báo

Có thông báo

Theo khảo sát có 368 (61%) trong tổng số 605 trường hợp học sinh đã nhận tiền có cha mẹ được thông báo mức hỗ trợ và có 63,12% số người cho biết họ biết được mức hỗ trợ sẽ nhận. Điều này đã minh chứng, công tác tuyên truyền đã bước đầu phát huy được tác dụng là nâng cao nhận thức, hiểu biết của người dân về Nghị định 49/2010 và 74/2013 của Chính phủ (cụ thể người dân đã nắm bắt được số tiền mà người dân được hỗ trợ là bao nhiêu,…). Tuy nhiên con số 40% tỷ lệ người hưởng lợi không được thông báo (tương tự 40% trường hợp không biết mức hỗ trợ) tiếp tục đặt ra câu hỏi về quy trình quản lý và triển khai chính sách hỗ trợ hiện nay.

Ở cấp huyện: Bác Ái và Thuận Nam có 60%-70% trường hợp học sinh có được thông báo mức hỗ trợ, thấp nhất là huyện Thuận Bắc có tới 50% được thông báo. Tuy nhiên nếu nhìn ngược lại, còn tới 27% trường hợp ở Bác Ái, 40% trường hợp ở Thuận Nam và 50% trường hợp ở Thuận Bắc chưa hề được thông báo. Khi được hỏi những gợi mở để cải thiện chính sách, điểm nhấn được lưu ý chính là công tác thông tin, truyền thông theo hai chiều. Khoảng 40-50% đại diện hộ gia đình nhấn mạnh cần lưu tâm thêm về công tác thông tin, hướng dẫn về chính sách. 14% cho rằng nên có thêm các kênh bổ sung thông tin- đặc biệt ở Thuận Bắc với nội dung này, có tới 24% người trả lời cho rằng hiện nay, khi gia đình có thắc mắc về chính sách thì chưa biết hỏi ai. Xét về mặt quản lý cho một chương trình đã triển khai được gần 5 năm, những con số này nhấn mạnh yêu cầu cần tăng cường thêm tính minh bạch trong cách thức triển khai để tăng cường nhận thức của người dân, gia tăng trách nhiệm giải trình và minh bạch tài chính.

Hình 18. Kênh thông tin về chính sách hiện nay, theo huyện và theo dân tộc

Bắc Ái Thuận Bắc Thuận Nam Kinh Chăm Raglay Toàn mẫu0%

25%

50%

75%

100%

255 243 88 52 128 409 590

UBND Xã Trưởng thôn Nhà trường Khác

03 huyện 03 dân tộc

Theo kết quả khảo sát 612 trường hợp đã nhận hỗ trợ và nhớ được thông tin, nhà trường chính là kênh thông báo chính cho người dân biết con họ được nhận hỗ trợ chi phí học tập (590 người, chiếm tỷ lệ 96,41%). Ngoài ra còn có các kênh thông báo khác như: UBND xã (5 người, chiếm tỷ lệ 0,82%), trưởng thôn (11 người, chiếm tỷ lệ 1,79%) và các hình thức khác (6 phiếu, chiếm tỷ lệ 0,98%). Giữa các dân tộc và địa bàn không có sự khác biệt rõ rệt trong các kênh thông tin này.

Như vậy, trong các kênh thông báo, nhà trường hiện là kênh thông tin quan trọng giúp cho người dân nắm bắt thông tin nhận hỗ trợ chi phí học tập hiệu quả nhất. Vì vậy, nên tiếp tục tăng cường mối quan hệ

Page 44: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận44

phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh; giáo viên không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn là cán bộ tuyên truyền các chính sách, pháp luật của nhà nước đến người dân xuất sắc. Có thể tham khảo các phương án khác như mở các đợt tuyên truyền các Nghị định, chính sách,… cho các em học sinh (đây cũng là một tuyên truyền viên tích cực), góp phần nâng cao hiểu biết của các em cũng như thông qua các em tuyên truyền gián tiếp đến bậc phụ huynh. Ngoài ra cũng nên cân nhắc huy động các kênh thông tin khác như sẽ nêu trong các phần tiếp theo để góp phần mở rộng kênh thông tin, nâng cao chức năng giám sát.

Để kiểm tra chéo hiệu quả của tuyên truyền, thông tin, đợt khảo sát đặt câu hỏi với các hộ để tìm hiểu lí do người dân cho rằng con họ được nhận hỗ trợ. Hình 20 trình bày kết quả khảo sát, so sánh theo huyện và theo dân tộc.

Hình 19. Lí do người dân cho rằng con họ được nhận hỗ trợ, theo huyện và theo dân tộc

Bắc Ái ThuậnBắc

ThuậnNam

Kinh Chăm Raglay Toànmẫu

0%

25%

50%

75%

100%

23 54

3 1856 77

Không biết, có cứ nhận

Chúng tôi ở vùngđặc biệt khó khăn

Chung tôi thuộchộ cận nghèo

Chúng tôi thuộchộ nghèo

03 huyện 03 dân tộc

Như vậy, qua tìm hiểu ở hơn 600 học sinh đã nhận hỗ trợ và cung cấp thông tin này, có 86,33% các ý kiến cho rằng con họ được nhận hỗ trợ là do họ thuộc hộ nghèo (trong đó, Thuận Nam 100%, sau đó đến Bác Ái và thấp nhất là Thuận Bắc – cũng chiếm trên 75%); chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 0,5% cho rằng mình thuộc hộ cận nghèo (dân tộc Raglay ở huyện Bác Ái); 0,33% cho rằng họ thuộc vùng đặc biệt khó khăn nên được nhận hỗ trợ (cũng là đồng bào dân tộc Raglay ở Bác Ái); còn lại 77 người (chiếm tỷ lệ 12,84%) khi được hỏi trả lời “không biết, có cứ nhận” (chủ yếu là đồng bào Raglay - 14,71%, sau đó đến người Chăm và thấp nhất là người Kinh – 6,25% và các đối tượng này chủ yếu ở Thuận Nam, Bác Ái).

Mặc dù các đối tượng khảo sát là những hộ nghèo, đa số các đối tượng là người dân tộc (trên 80% là dân tộc) và một vài khu vực khảo sát có trình độ dân trí còn thấp nhưng sự hiểu biết của người dân về các chính sách khá tốt (86,33% cũng đã hiểu đúng lý do con mình được nhận trợ cấp). Đây là tín hiệu tốt cho thấy người dân đã có sự quan tâm, hiểu biết nhiều hơn đến các chính sách hỗ trợ của nhà nước.

Bên cạnh những điều đã đạt được, cũng phải nhìn nhận là còn có một số đối tượng chưa có sự hiểu biết, nắm bắt các chính sách. Điều này có lẽ xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: tâm lý ngại tìm hiểu (không cần biết lý do, cứ có nhận là được), khó khăn trong việc tiếp cận thông tin (điều kiện các xã còn nghèo, có khu vực chưa lắp đặt loa, đài tuyên truyền), trình độ thấp nên người dân chưa hiểu được cán bộ tuyên truyền nói gì, hay một nguyên nhân cũng khá đáng kể chính là trở ngại về ngôn ngữ,…

2.7 Truyền thông và giám sát việc thực hiện miễn giảm, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49/74/2013

Cũng trong đợt khảo sát này với 315 hộ, khi được hỏi về lần đầu tiên nắm được thông tin, có 72 người (41,86%) nhớ được lần đầu tiên biết được về chính sách hỗ trợ còn lại 100 người khẳng định không nhớ được. 72 người này tiếp tục được hỏi “anh/chị biết được về chính sách hỗ trợ từ ai?” và kết quả cho thấy nơi cung cấp thông tin về việc thực hiện miễn giảm, hỗ trợ chi phí học tập theo Nghị định 49/74/2013 cho

Page 45: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 45

người dân nhiều nhất là nhà trường (62/72 phiếu, chiếm tỷ lệ 87,32%). Ngoài ra, người dân còn được tiếp nhận thông tin từ các nguồn khác nhưng cũng rất ít như UBND xã (4 phiếu, chiếm tỷ lệ 5,63%), trưởng thôn (3 phiếu, chiếm tỷ lệ 4,23%),.. Những con số này cũng tương đồng với phân tích ở phần 2.6 với Hình 19 về kênh thông tin chính cho các hộ đã nhận hỗ trợ.

Một lần nữa, các số liệu cho thấy hiện tại nhà trường là kênh cung cấp thông tin về chính sách miễn giảm, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh tốt nhất, đây là điểm tốt cần được tiếp tục nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh đó ngành giáo dục và chính quyền cấp tỉnh, huyện cũng cần hỗ trợ cho các UBND xã và trưởng thôn nắm được thêm thông tin để góp phần tuyên truyền, giám sát các chính sách, chế độ hỗ trợ của nhà nước đến người dân, vì UBND xã là cơ quan đầu mối, người nắm bắt các chính sách, chế độ của nhà nước chính xác và nhanh nhất.

Hình 20. Hoạt động giám sát, đánh giá công tác triển khai Nghị định 49/74

15 41

141 2015

0%

50%

100%

Có đoàn đếngiám sát trong

năm qua

Có thông báotrước khi đến

Có thông báokết quảgiám sát

Không

Thông tin từ câu hỏi trong phiếu khảo sát “Có ai đã từng đến gia đình để xác nhận việc con họ được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập?” cung cấp thông tin về kết quả khảo sát cho thấy hoạt động giám sát việc thực hiện chế độ miễn, giảm học phí và hỗ trợ chính sách theo Nghị định 49/2010 & 74/2013 còn khá yếu. Chỉ có 15 trong tổng số 156 trường hợp cung cấp thông tin (chiếm tỷ lệ 9,62%) cho biết là có người đến xác nhận việc gia đình được nhận hỗ trợ; còn lại 141 trường hợp (chiếm tỷ lệ 90,38%) khẳng định chưa có ai đến kiểm tra, xác nhận gia đình có nhận được hỗ trợ theo đúng Nghị định hay không.

Việc còn chưa sâu sát trong công tác giám sát sau khi thực hiện chế độ đang ở mức đáng báo động, điều này có thể kéo theo rất nhiều hệ lụy tiêu cực như hộ chưa được hướng dẫn để thực hiện đúng chính sách, các cấp quản lý chưa nắm được liệu chế độ hỗ trợ chính sách có được triển khai kịp thời, đúng và đủ để trang trải chi phí học tập của các em gặp nhiều khó khăn, … Chính vì thực trạng nêu trên, trong thời gian tới sẽ cần các cấp có thẩm quyền tăng cường công tác giám sát, kịp thời nắm bắt thông tin, tâm tư, nguyện vọng của người dân để chính sách hỗ trợ thật sự phát huy tác dụng. Đồng thời trên cơ sở thanh tra, giám sát để tìm ra những điểm còn hạn chế và đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện chính sách hỗ trợ.

Xét về quy trình triển khai, kết quả khảo sát cho thấy, cũng chỉ có 4 người (trong tổng số 24 người) trả lời trước khi đoàn đến hộ có thông báo cho người dân biết, còn lại 20 người trả lời đoàn không thông báo trước khi đến. Như vậy tuy mới chỉ là số ít nhưng hoạt động giám sát, thanh tra của đoàn mang tính bất ngờ, không thông báo trước. Phương pháp này sẽ giúp cho kết quả thanh, kiểm tra chính xác hơn, người dân ít bị tác động từ các yếu tố bên ngoài, không có sự chuẩn bị trước.

Công tác công khai kết quả thanh tra còn ở mức độ thấp. Chưa thật sự phát huy được câu nói “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Trong tổng số 16 phiếu có câu trả lời cho câu hỏi này, chỉ có 01 phiếu cho biết họ được thông báo kết quả kiểm tra, còn lại cho biết không được thông báo kết quả.

Việc không thông báo cho kết quả kiểm tra khiến người dân không có thông tin, không biết được các mức hỗ trợ mà mình được nhận, khoảng thời gian nhận hay những điều mà bản thân biết về chính sách có đúng không. Điều này làm người dân bị động chỉ biết có thì nhận, không thể biết mình nhận các chính sách hỗ trợ đó đã đúng chưa.

Page 46: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận46

PHẦN III:

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Page 47: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 47

3.1 Kết luận

Từ kết quả khảo sát bằng thẻ báo cáo công dân (CRC), nhóm khảo sát tổng hợp thành một số kết luận chính dưới đây:

Sự cần thiết: Chính sách hỗ trợ chi phí học tập và miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ người dân tộc theo Nghị định 49, Nghị định 74 được đánh giá với một sự đồng thuận cao trong xã hội là rất cần thiết, đặc biệt đối với một tỉnh nghèo, nhiều đồng bào dân tộc như tỉnh Ninh Thuận.

Kết quả triển khai chính sách

Đối tượng: Các đối tượng đã tiếp nhận hỗ trợ được lựa chọn tương đối chặt chẽ. Chính sách được triển khai tốt, đã tập trung vào các đối tượng là con em đồng bào dân tộc thiểu số và học sinh người Kinh thuộc các hộ nghèo – đúng với quy định và đáp ứng tốt nhu cầu của địa phương. 96% đối tượng khẳng định đã nhận được hỗ trợ. Tuy nhiên qua các góp ý đề xuất, các hộ cũng khẳng định còn nhiều hộ khó khăn, cận nghèo cũng nên được hỗ trợ, từ đó gợi mở về yêu cầu nên có một khảo sát khác, hướng tới các đối tượng không thuộc chính sách nhưng cũng có nhu cầu cần được hỗ trợ để có thể tiếp tục được tiếp cận dịch vụ giáo dục.

Thông tin – tuyên truyền – nhận thức

• Bên cạnh đa số hộ gia đình đã nhận được thông tin đầy đủ, vẫn còn một tỷ lệ đáng kể (40%) các hộ dân không nhận được thông tin và không biết về chính sách và mức độ hỗ trợ của chính sách. Ngoài ra còn có tới 12,8% nhận thức chưa đúng, thậm chí không biết lý do vì sao con em được nhận tiền hỗ trợ. Điều này cho thấy công tác thông tin lâu nay về các chế độ chính sách hỗ trợ đến với đối tượng chưa đạt hiệu quả cao. Việc giúp hộ đối tượng chính sách có thông tin đầy đủ về chính sách, điều kiện về số tiền được hỗ trợ là rất quan trọng – vừa đảm bảo tính minh bạch vừa giúp hộ có thông tin quan trọng và chủ động hơn cho các kế hoạch, quyết định của hộ - bao gồm cả quyết định liên quan đến việc học tập của con em họ và sử dụng tiền đúng mục đích.

• Kênh thông tin qua nhà trường đang được sử dụng phổ biến bởi dễ tiếp cận nhất đối với các học sinh đang đi học. Tuy nhiên rõ ràng kênh này sẽ có hạn chế là chưa tiếp cận được các hộ thuộc diện đối tượng nhưng (tạm thời) không cho con em đến trường và đặc biệt ở giai đoạn chuẩn bị triển khai chính sách và hậu kiểm- giám sát sau khi triển khai chính sách.

PHẦN III:

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Page 48: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận48

Quy trình - thủ tục – hồ sơ

• Thủ tục, hồ sơ còn khá rườm rà: Có khá nhiều loại giấy tờ ngoài quy định mà các hộ phải thực hiện như công chứng Sổ hộ khẩu, Giấy CMND,…: trong đó có đến 569/608 em học sinh (chiếm 94%) phải nộp bản photo sổ hộ khẩu có công chứng. Lý do xuất phát từ hướng dẫn của Phòng GD&ĐT các huyện về việc giải quyết vấn đề tên của học sinh dân tộc thường không khớp nhau giữa Giấy chứng nhận hộ nghèo và danh sách học sinh ở trường và nhiều khả năng là việc tuy hướng dẫn từ Trung ương đã xóa bỏ nhưng các trường vẫn thực hiện cho an toàn. Với lý do trường còn cần có hồ sơ lưu để chứng minh với các đoàn kiểm tra, giúp trường quản lý và báo cáo chặt chẽ nhưng chính quy định này lại đang gây trở ngại đáng kể cho hộ nghèo, hộ dân tộc – làm tăng thêm khó khăn, công sức và chi phí đối với hộ đối tượng chính sách. Cần lưu ý thêm là với các hộ dân tộc ở vùng sâu, vùng xa thì thực hiện thêm những thủ tục này hoàn toàn không đơn giản.

• Về việc hướng dẫn cho phụ huynh, học sinh lập hồ sơ thủ tục để nhận hỗ trợ tại các cơ sở giáo dục còn cần tiếp tục được bổ sung, củng cố bởi hiện còn đang khá nhiều trở ngại và tốn kém thêm cho đối tượng chính sách. 23% phải nhờ người làm hộ hồ sơ (trong đó có 25 trường hợp cho biết phải trả chút ít chi phí hỗ trợ- khoảng 12.640 đồng).

• Việc một số nơi nhà trường “trừ nợ” các khoản học sinh phải đóng góp cho trường (Tiền ăn, tiền nước uống, tiền quỹ lớp, tiền đồng phục...) từ số tiền hỗ trợ tuy thuận tiện cho việc quản lý thu chi của trường nhưng khó đảm bảo tính minh bạch của quá trình hỗ trợ, gây ảnh hưởng đáng kể tới hiệu quả của chính sách.

• Tuy không có câu hỏi và thông tin trực tiếp nhưng ý kiến từ một số cán bộ địa phương cho biết hiện chưa có giải đáp phù hợp với trường hợp các cháu thiếu vắng cha mẹ nhưng được họ hàng nuôi dưỡng bởi chưa được hoàn thiện hồ sơ chứng minh mồ côi.

Thời điểm nhận hỗ trợ

• Hỗ trợ đúng thời điểm là rất quan trọng không chỉ thể hiện việc thực hiện đúng chính sách mà chủ yếu giúp hộ khó khăn sử dụng tiền đúng mục tiêu và đạt hiệu quả của chính sách. Khảo sát này cho thấy đây là một trong số các vấn đề nổi cộm nhất trong việc thực hiện chính sách. Việc chi trả thực tế so với quy định trong chính sách nhìn chung đã bước đầu đảm bảo đúng và đủ nhưng chưa kịp thời. Thời điểm chi trả chưa đồng loạt mà rải rác ra các tháng, chưa hoàn toàn theo đúng thời gian quy định vào đầu năm hoặc học kỳ. Việc gộp chi hỗ trợ thành một khoản cũng khiến nhiều hộ sử dụng vào mục đích khác thay vì dùng để trực tiếp hỗ trợ cho con em. Một lý do quan trọng là quy trình triển khai từ trường-xã- huyện- tỉnh – trung ương còn mất nhiều thời gian, chính sách cũng chịu nhiều thay đổi. Khi tiền về thì đã lỡ mất thời điểm phù hợp nhất.

• Số trường hợp thanh toán gộp với mức 630.000 đồng/ lần là khá lớn (251 lượt học sinh, chiếm 41%), chứng tỏ trường thanh toán cho học sinh 1 lần/năm và thanh toán đủ 9 tháng cho học sinh. – vào đầu hoặc cuối năm học – những trường hợp này (như đã nêu) càng tạo ra quan ngại về vấn đề liên quan đến việc phù hợp đối tượng (nếu chi trả một lần vào đầu năm học) và hiệu quả sử dụng (khi chi trả một lần vào cuối năm học)

Hiệu quả

• Nhìn chung, việc thực hiện chính sách này đã hỗ trợ rất hiệu quả cho các hoạt động vận động các hộ dân tộc, hộ nghèo cho con em đến trường

• Việc sử dụng tiền hỗ trợ trực tiếp cho việc học tập của các cháu thuộc diện chính sách chưa cao. Tuy các hộ nêu lý do là đã chi tiêu cho đầu năm học nhưng rõ ràng với số liệu hiện tại, các hộ sử dụng

Page 49: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 49

tiền nhiều hơn vào việc chăm nuôi trẻ nói chung nhiều hơn là tập trung riêng cho học tập. Bên cạnh nhận thức của chủ hộ còn có lý do xuất phát từ thời điểm chi trả tiền hỗ trợ còn chậm so với quy định và chưa thuận lợi cho việc sử dụng trực tiếp cho học tập.

• Trung bình mỗi hộ phải chi trả tới 35.000đ/ bộ hồ sơ/lần (tính trung bình 1 năm nhận 2 lần, như vậy sẽ mất 70,000đ cho cả 2 lần. Mất đúng 1 tháng hỗ trợ chi phí học tập) đây là con số đáng chú ý liên quan đến quy trình thủ tục, chưa kể thời gian đi lại để làm hồ sơ và nhận tiền mỗi kỳ học cho mỗi trẻ. Sự hỗ trợ sẽ hiệu quả hơn nếu số tiền chi phí ít hơn và có sự kết hợp, phối hợp giữa các trường, các cấp.

• Hiệu quả cuối cùng, như trao đổi từ các hộ, đã đạt được tương đối tốt theo thứ tự (1) Tăng thêm hiệu quả học tập; (2) Hỗ trợ gia đình nuôi cháu và (3) hỗ trợ các cháu đến trường. Sẽ tốt hơn nữa nếu hiệu quả mang lại theo thứ tự tự (1) hỗ trợ các cháu đến trường; (2) Tăng thêm hiệu quả học tập; và (3) Hỗ trợ gia đình nuôi cháu vì đó là thứ tự ưu tiên của chính sách. Số ý kiến cho rằng việc hỗ trợ giúp được việc tiếp tục cho cháu đến trường chỉ chiếm 10,7% cho thấy hiệu quả cho mục tiêu quan trọng nhất lại chưa thật thuyết phục. Phần lớn số người được hỏi nếu không có hỗ trợ chi phí học tập thì gia đình có cho cháu đến trường không, thì phần lớn các hộ vẫn khẳng định đều mong muốn và sẽ nỗ lực cho con mình đến trường kể cả khi không có hỗ trợ. Ngoài ra, tỷ lệ 9,5% học sinh được hỗ trợ nhưng đã nghỉ học trong hai năm vừa qua cũng gióng lên một hồi chuông cần xem xét để có những điều chỉnh thích hợp, tăng hiệu quả chính sách.

3.2 Khuyến nghị

Trên cơ sở tập hợp khuyến nghị do chính các hộ đã khảo sát đưa ra cùng với những phân tích từ các số liệu tổng hợp, nhóm nghiên cứu đề xuất một số điểm cần điều chỉnh như tóm tắt dưới đây:

Tổng thể về Chính sách: Cần tiếp tục duy trì chính sách này trong những năm tiếp theo. (đề xuất cho chính phủ và UBND tỉnh).

Mức hỗ trợ: cần thường xuyên được xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ cho phù hợp với chi phí thực tế ở các địa bàn. Mức hỗ trợ theo Nghị định 86/2015 hiện nay là khá phù hợp với điều kiện hiện tại của Ninh Thuận nhưng cần được triển khai ngay trước khi chi phí sinh hoạt lại tiếp tục tăng.

Xác định đối tượng hưởng lợi: Cần có giải pháp phù hợp tiếp cận được những hộ khó khăn có con em trong diện chính sách nhưng đã nghỉ học hoặc thậm chi chưa từng đi học nhằm đạt mục tiêu cải thiện “Tiếp cận” dịch vụ giáo dục đối với con em các gia đình khó khăn. Để làm được điều này, công tác thông tin tuyên truyền cần được cải thiện như sẽ đề cập dưới đây.

Chi hỗ trợ đúng thời điểm: như đợt khảo sát này đã kết luận, việc cấp hỗ trợ được ngay từ đầu năm học đóng vai trò vô cùng quan trọng để học sinh tiếp tục trở lại trường và tiếp tục học. Như vậy, hỗ trợ chi phí học tập phải được thực hiện đúng như thiết kế với 9 tháng/năm học và chi trả 2 lần trong năm: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng - vào tháng 10 ; Lần 2 chi trả đủ 5 tháng - vào (đầu kỳ 2) tháng 3 (hoặc tháng 4 là chậm nhất). Để kịp thời, có thể cân nhắc thử nghiệm theo mô hình cấp theo tháng vào gói trợ cấp cho hộ như Dự án Củng cố Hệ thống Trợ giúp xã hội (SASSP) để nâng cao nhận thức, giúp hộ và khuyến khích học sinh sử dụng đúng theo nhu cầu và thực tế. Để thực hiện được những khuyến nghị này, từ phía tỉnh sẽ cần có những quan tâm và hướng dẫn để:

• Ưu tiên thiết kế và thực hiện quy trình nhanh chóng, kịp thời. Có thể ứng ngân sách địa phương khi trung ương chưa cấp phát và giao cho trường cùng UBND xã trực tiếp chịu trách nhiệm, nếu có vấn đề sẽ đươc vào quy trình phúc tra sau.

• Phối hợp giữa Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT rà soát, đảm bảo thực hiện đúng hướng dẫn bỏ tất cả các yêu cầu giấy tờ bổ sung không theo đúng quy định.

Page 50: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận50

• Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư và Sở Giáo dục thiết kế và ban hành một một phiếu có thông tin đầy đủ cho hộ chính sách- vừa nhằm tăng nhận thức, vừa góp phần đảm bảo minh bạch tài chính và hiệu quả sử dụng, chi tiêu.

Hồ sơ: Quy định rõ, cụ thể hơn, hướng dẫn tốt hơn để người nghèo với trình độ văn hóa thấp, và người dân tộc cũng làm được, không phải nhờ vả. Do đây là một chính sách thực hiện thường niên với mức độ học sinh tiếp tục được nhận hỗ trợ qua các năm lặp lại ở mức cao, nên tìm biện pháp để giảm bớt yêu cầu các trường hợp lặp lại. Có thể không nên yêu cầu giấy tờ có công chứng vì xã và trường đều có thể nắm rõ. Người tiếp nhận hồ sơ tại trường có thể kiểm tra luôn thay cho công chứng. Việc bổ sung giấy tờ trước mắt, chỉ áp dụng đối với các cháu bị sai tên. Không yêu cầu tất cả học sinh phải có các giấy tờ bổ sung. Một hướng có thể tham khảo là trường lập danh sách dự kiến với tên học sinh và tên cha mẹ, sau đó gửi UBND xã kiểm tra, đối chiếu. Danh sách cuối cùng cần được xác nhận bởi cả trường và UBND xã.

Hướng dẫn cho hộ: Cần xây dựng giải pháp tốt hơn để hướng dẫn hộ đối tượng có thể tự làm hồ sơ – thủ tục và sử dụng tiền đúng mục đích là hỗ trợ cho học tập, trong đó đặc biệt lưu ý đến bà con đồng bào các dân tộc thiểu số. Đây là những khuyến nghị cần tới sự chú ý của thôn- xã – nhà trường. Như sẽ đề cập ở phần thông tin, tuyên truyền, thôn và xã cần chú ý hỗ trợ thêm cho các hộ để chuẩn bị hồ sơ và hoàn thành thủ tục.

Tăng hiệu quả cho chính sách

• Cần có thêm các biện pháp tuyên truyền và hướng dẫn người dân sử dụng tiền đúng mục đích là hỗ trợ trực tiếp cho học tập của các cháu (trường – thôn – xã)

• Đảm bảo tiền hỗ trợ được chuyển nhanh chóng từ tỉnh xuống huyện, xuống trường và chuyển cho hộ chính sách đúng thời điểm (trường)

• Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hộ chính sách để giảm thời gian, công sức và chi phí cho hộ trong việc làm hồ sơ và thủ tục

• Cân nhắc miễn giảm phần đóng góp cho nhà trường; thường xuyên trao đổi cân nhắc việc quy định các hộ khó khăn đóng góp cho các khoản tiền chi tại nhà trường

Thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức về chính sách: Cần bổ sung giải pháp và công cụ để phổ biến, tuyên truyền chính sách thật hiệu quả đến tận hộ gia đình đối tượng. Một mặt có thể tiếp tục tập trung vào kênh thông tin qua nhà trường đặc biệt đối với các hộ có con đang theo học tại các cơ sở giáo dục song cần bổ sung có thêm các kênh thông tin khác phù hợp với đặc điểm của người dân tộc, vươn tới cả những hộ có con đã nghỉ học hoặc thậm chí chưa cho con đi học. Các cán bộ UBND xã, HĐND xã, các đoàn thể tổ chức chính trị, cộng tác viên xã hội, cần được trang bị đầy đủ các chi tiết của chính sách về đối tượng được hưởng, mục tiêu hỗ trợ, mức hỗ trợ, thời gian cấp phát dự kiến, yêu cầu về hồ sơ. Mỗi đợt cấp phát càng cần được thông tin chi tiết bằng văn bản từ tỉnh, xuống huyện, xuống UBND xã để tiếp tục lan tỏa qua hệ thống loa, qua hệ thống thôn bản; và các kênh thông tin truyền miệng đặc thù của người dân tộc.

Theo dõi và Giám sát: Công tác giám sát cần được quan tâm hơn, bằng nhiều hình thức hơn để có thể nắm bắt được quá trình và kết quả hỗ trợ thực sự như thế nào. Nên nâng cao vai trò của xã, thôn và đoàn thể trong thông tin, giám sát. Có thể tiếp tục sử dụng Bảng hỏi khảo sát từ đợt khảo sát này, nhắc lại một số câu hỏi chính để tiếp tục thu thập được ý kiến, đánh giá hiệu quả của những thay đổi, điều chỉnh, chuyển biến trong thời gian tới.

Page 51: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 51

PHỤ LỤC 1. DANH SÁCH NHÓM KHẢO SÁT

Họ và tên Cấp Địa bàn khảo sát Đơn vị Chức vụ – nơi công tác

Phan Thị Như Thủy Tỉnh Thuận Nam Ban Dân tộc CV phòng CS

Lê Quang Quốc Việt Tỉnh Thuận Bắc Cục Tkê  

Từ Thị Kim Loan Tỉnh Thuận Bắc Sở LĐTBXH CV phòng BVCSTE

Huỳnh Thị Ngọc Quý Tỉnh Thuận Bắc Sở LĐTBXH "

Dương Văn Cơ Tỉnh Thuận Bắc Ban Dân tộc Phó phòng Chính sách

Lê Thanh Hùng Tỉnh Bác Ái Ban Dân tộc Phó Ban Dân tộc

Nguyễn Thị Như Hằng Tỉnh Bác Ái Cục Tkê  

Nguyễn T Như Thi- Sở KHĐT Tỉnh Thuận Nam    

Nguyễn Thị Luyến- Sở KHĐT Tỉnh Thuận Bắc    

Hoàng Quân Tỉnh Thuận Bắc    

Võ Công Hà Tỉnh Bác Ái    

Cán bộ Sở KHĐT Tỉnh Bác Ái    

Nguyễn Thị Dưỡng Huyện Thuận Nam Thuận Nam Chuyên viên Phòng GDĐT Thuận Nam

Cao Thị Thủy Huyện Thuận Nam Thuận Nam Chuyên viên Chi cục thống kê Thuận Nam

Kiều Thanh Nhoã Huyện Thuận Nam Thuận Nam Phó Trưởng Phòng Dân tộc Thuận Nam

Lưu Tấn Phường Huyện Thuận Nam Thuận Nam Chuyên viên Phòng TC-KH Thuận Nam

Từ Công Sa Liêm Huyện Thuận Nam Thuận Nam Chuyên viên Phòng LĐ-TBXH Thuận Nam

Phạm Khoa Chính Huyện Thuận Nam Thuận Nam Chi Cục phó Chi cục thống Kê Thuận Nam

Phú Văn Nhân Huyện Thuận Nam Thuận Nam Chuyên viên Phòng Nội vụ Thuận Nam

Đỗ Thanh Hoài Huyện Thuận Bắc Thuận Bắc Phòng Thống kê

Bạch Thị Ánh Tuyết Huyện Thuận Bắc Thuận Bắc Phòng Thống kê

Thành Ngọc Thúy Nguyên Huyện Thuận Bắc Thuận Bắc CS phòng Lao động -TB và Xã hội

Nguyễn Thị Thanh Trâm Huyện Thuận Bắc Thuận Bắc Kế toán trưởng

Trần Thị Ngọc Tuyến Huyện Bác Ái Bác Ái Phòng Nội vụ

Mai Xuân Nguyễn Phương Huyện Bác Ái Bác Ái Phòng Dân tộc

Phan Thị Liệu Huyện Bác Ái Bác Ái Phòng Lao động TB và Xã hội

Lưu Tấn Tỵ Huyện Bác Ái Ninh Phước Phó Trưởng Phòng Giáo dục - Đào tạo

Phan Thanh Hùng Huyện Bác Ái Bác Ái Phòng thống kê

Nguyễn Thị Diễm Phương Huyện Bác Ái Bác Ái Phòng thống kê

Nguyễn Xuân Đưởng Huyện Bác Ái Bác Ái Phòng Giáo dục

Đổng Văn Tốt Huyện Bác Ái Ninh Phước Phòng Lao động TB và Xã hội

Nguyễn Thị Bích Tuyền Huyện Bác Ái Bác Ái Phòng Tài chính - Kế hoạch

Page 52: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận52

PHỤ LỤC 2. THỐNG KÊ SỐ TIỀN CHI CHO CON EM4.2.1. Tiền tu sửa nhỏ; xây dựng trường

Đơn vị Số quan sát Số tiền

Bắc Ái 1 50000

Thuận Bắc 1 1000

Thuận Nam 5 70500

(blank) 1 75000

Tổng 8 60937

4.2.2. Quỹ Khuyến học, phần thưởng,…

Đơn vị Số quan sát Số tiền

Bắc Ái 8 51250

Thuận Bắc 2 100000

Thuận Nam 14 53000

(blank) 5 44400

Tổng 29 54275

4.2.3. Quỹ lớp

Đơn vị Số quan sát Số tiền

Bắc Ái 71 34323

Thuận Bắc 74 26554

Thuận Nam 39 37000

(blank) 12 26625

Tổng 196 31647

4.2.4. Giấy thi, giấy kiểm tra

Đơn vị Số quan sát Số tiền

Bắc Ái 51 16235

Thuận Bắc 63 15190

Thuận Nam 33 23803

(blank) 12 26958

Tổng 159 18337

Page 53: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 53

4.2.5. Tiền mua đồ dùng học tập, sách vở, đồng phục

Đơn vị Quan sát Số tiền

Bắc Ái 111 452072

Thuận Bắc 99 336606

Thuận Nam 43 745000

(blank) 19 508421

Tổng 272 462157

4.2.6. Tiền ăn

Đơn vị Quan sát Số tiền

Bắc Ái 105 2739838

Thuận Bắc 68 1788485

Thuận Nam 45 1076666

(blank) 18 2433333

Tổng 236 2125211

4.2.7. Tiền khác: Bảo hiểm, nước uống...

Đơn vị Số quan sát Số tiền

Bắc Ái 55 166763

Thuận Bắc 54 97307

Thuận Nam 31 73741

(bỏ trống) 12 166045

Tổng 152 123117

4.2.8. Tiền khác

Đơn vị Số quan sát Số tiền

Bắc Ái 131 2877839

Thuận Bắc 14 267857

Thuận Nam 18 47222

(bỏ trống) 15 2775714

Tổng 178 2375463

Page 54: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận54

Chi phí học tập- ước tính theo huyện- do 23 giáo viên cung cấp thông tin

Đơn vị (’000)

Bút Vở Sách giáo khoa

Giấy thi

Giấy kiểm

tra

Đồng phục của

trường

Chi phí khác

(1): Bảo hiểm,nước uống, quỹ lớp, Quỹ

hội cha mẹ học sinh…

Chi phí khác

(2): Bảo hiểm,

học phí,

dụng cụ học tập…

Chi phí khác

3: Bảo hiểm, dụng

cụ học tập,

tiếng anh…

Tổng chi phí

(‘000)

Bắc ái 50 160 150 10 25 200 114.6 435 15 1159.6

Ninh Phước 32.5 92.6 225 8.9 17 175.3 301.3 103.3 84.2 1040.1

Thuận Nam 18 58 98.2 7.6 2.5 147 80 15 26 452.3

Trung bình 29.9 87.6 191.4 8.6 14.2 169.7 235.6 101.9 56.7 895.6

Page 55: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 55

PHỤ LỤC 3. BẢNG HỎI KHẢO SÁT HỘ

THẺ BÁO CÁO CÔNG DÂN – CRCKHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI VIỆC

THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 49/2010& 74/2013 TẠI NINH THUẬN

PHẦN 0. THÔNG TIN CHUNG

Nội dung Họ và tên Mã

1 Người phỏng vấn

2 Người ghi chép

3 Người soát phiếu

4 Người nhập dữ liệu

Địa chỉ thực hiện phỏng vấn

5 Huyện

6 Xã

7 Thôn/xóm

8 Trường học

9 Ngày thực hiện Ngày/Tháng:

10 Thời gian Giờ theo hệ 24 giờ (VD. 13:30)

Giới thiệu

Nhằm góp phần nâng cao chất lượng triển khai các chương trình, chính sách trợ cấp xã hội cho học sinh, Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Ninh Thuận với sự hỗ trợ của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) thực hiện khảo sát tại một số địa bàn trong tỉnh về công tác hỗ trợ cho học sinh theo Nghị định 49/2010 và 74/2013 trong tháng 10 & tháng 11 năm 2016.

Mục đích của cuộc khảo sát này là lắng nghe ý kiến của người dân gồm phụ huynh và học sinh để xác định các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng triển khai trong thời gian tới.

Chúng tôi mong nhận được sự hợp tác và hỗ trợ của anh/ chị trong cuộc khảo sát này. Chúng tôi xin bảo đảm mọi thông tin thu thập được chỉ sử dụng cho mục đích nêu trên.

Xin trân trọng cảm ơn!

Page 56: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận56

PHẦN 1. THÔNG TIN VỀ NGƯỜI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

1.1 Họ và tên: ...............................................................................................................

1.2 Giới tính: 1- Nam | 2- Nữ ................

1.3 Tuổi ................

1.4 Số điện thoại (nếu có): ..............................................................................................................

1.5 Quan hệ với trẻ trong danh sách chọn mẫu (trẻ đã nhận hỗ trợ)1 = Cha mẹ ruột 2 =Ông, bà3 = Bác ruột 4 = Cô, chú, dì5 = Anh, chị em ruột 6 = Khác, ghi rõ

................

1.6 Anh/ chị thuộc dân tộc?1= Kinh 2= Chăm3= Raglay 4= Khác, ghi rõ……

1.7 Năm 2015 gia đình anh chị thuộc?1= Hộ nghèo 2= Hộ cận nghèo3= Trung Bình 4= Khá

................

1.8 Năm 2016 gia đình anh chị thuộc?1= Hộ nghèo 2= Hộ cận nghèo3= Trung Bình 4= Khá

1.9 Thu nhập của gia đình anh/chị chủ yếu từ nguồn nào (Chỉ chọn tối đa 02 phương án trả lời)1= Trồng trọt 2= Chăn nuôi 3= Nuôi trồng thuỷ hải sản 4= Nguồn khác, nêu rõ

................

1.10 Gia đình anh/chị có bao nhiêu trẻ em từ 3-18 tuổi? ................

1.11 Trong các trẻ có cháu nào thuộc đối tượng bảo trợ xã hội như nêu dưới đây (câu 1.12) không?1= Có → hỏi tiếp 1.12 2= Không → chuyển phần 2

................

1.12 Trẻ thuộc nhóm nào 1 = Trẻ mồ côi2 = Trẻ tàn tật, khuyết tật 3 = Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; 4 = trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại mất tích5= có cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên6= Khác, ghi rõ……

Nhóm Số trẻ

................ ................

................ ................

Page 57: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 57

PHẦN 2. HỌC TẬP VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TRẺ EM TRONG HỘ GIA ĐÌNH

TRẺ EM TRONG HỘ 1 2 3 4

2.1 Họ và tên của trẻ (GHI CHỮ IN)

Trẻ từ danh sách chọn mẫu (1= Mẫu, 2= Không) (do cán bộ khảo sát tự điền, không hỏi hộ)

2.2 Giới tính của trẻ1- Nam 2- Nữ    

2.3 Năm sinh của trẻ?    

2.4 Cháu (tên trẻ) có đang đi học không? 1= Thường xuyên2= Không đến trường nữa3= Chưa bao giờ đến trường→ Nếu 1 hỏi tiếp 2.5, 2.6, bỏ qua 2.7, 2.8 và hỏi tiếp 2.9→ Nếu 2 chuyển 2.7, 2.8 và chuyển trẻ khác→ Nếu 3 chuyển 2.8 và chuyển trẻ khác    

2.5 Nếu có (chọn 1 trong câu 2.4), ghi tên trường

2.5.1 Mã trường (ghi theo bảng mã được cung cấp)    

2.6 Cháu đang theo học lớp mấy (năm học 2016- 2017)21- Mẫu giáo 1->12- theo đúng lớp học hiện tại13- Đào tạo nghề14- Trung học chuyên nghiệp15- Cao đẳng 16- Khác, xin nêu rõ… (hỏi tiếp câu 2.9).

2.7 Cháu không đến trường từ bao giờ? (ghi năm học)

2.7.1 Nếu là năm học vừa rồi 2015-2016, hỏi thêm năm học 2014-2015 học ở trường nào? Ghi tên trường

2.7.2 Ghi mã trường nếu có

2.8 Tại sao cháu không đến trường (nữa)?1=Không có khả năng chi trả học phí2= Cháu ngại đi học vì học kém3=Cần cháu giúp đỡ việc nhà4=Trường học quá xa5=Sức khỏe kém6=Khác (ghi rõ) ……    

2.9 Từ nhà đến trường học bao xa? (Km)    

2.10 Bằng phương tiện gì là chính?1= Đi bộ 2= Đi xe đạp 3= Đi xe máy 4= Khác, nêu rõ ……………………..

   

2.11 Cháu đi học mất bao nhiêu lâu? (Số phút)    

Page 58: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận58

PHẦN 3. HỖ TRỢ THEO NGHỊ ĐỊNH 49/2010 & 74/2013

A. Hỗ trợ chi phí học tập (Năm học 2014--2015)

TRẺ EM 1 2 3 4

3.a.1 Cháu [tên trẻ] có được hỗ trợ chi phí học tập năm học 2014-2015 không? 1= Có 2= Không và chuyển trẻ khác)

3.a.2 Anh chị có biết mức hỗ trợ là bao nhiêu không? 1= Có 2= Không

3.a.2.1 Nếu có, xin ghi rõ số tiền (tính theo tháng hoặc theo năm)

3.a.3 Cháu được hỗ trợ chi phí học tập cho những học kỳ nào của năm học 2014- 2015?

1- Học kỳ I2- Học kỳ II3- Cả 2 học kỳ → Bỏ qua câu 3.a.4 chuyển sang câu 3.a.5

3.a.4 Nếu chọn 1 hoặc chọn 2 thì xin cho biết lý do tại sao không được hỗ trợ trong học kỳ còn lại?

3.a.5 Ai là người thông báo cho anh/chị về việc cháu được hỗ trợ chi phí học tập hồi đó (năm học 2014-2015)?1 = UBND xã 2 = Trưởng thôn3 = Nhà trường 4= Họ hàng5 = Hàng xóm 6 = Bạn bè của con nói lại7 = Khác, nêu rõ.............

3.a.6 Anh/chị nhận hỗ trợ chi phí học tập cho cháu (trẻ) vào khoảng thời gian nào?Lần 1 (Tháng/năm)Lần 2 (Tháng/năm)Lần 3 (Tháng/năm)

3.a.7 Cháu được nhận hỗ trợ chi phí học tập theo hình thức nào?

3.a.7.1 Hỗ trợ tiền mặt toàn bộ 1= Có 2= Không, nếu 1- chuyển 3.a.8

3.a.7.2 Nhà trường giữ lại một phần để trừ vào học phí hoặc chi phí khác học sinh phải nộp 1= Có 2= Không, nếu 2 chuyển 3.a.7.3

3.a.7.2.1 Số tiền CÒN LẠI đã nhận (đồng)

3.a.7.3 Hình thức khác 1= Có 2= Không

3.a.7.3.1 Nêu rõ .....

3.a.8 Thực tế, anh/chị nhận được bao nhiêu tiền?Lần 1 (Số tiền ... đồng)Lần 2 (Số tiền ... đồng)Lần 3 (Số tiền ... đồng)

3.a.9 Trước khi nhận hỗ trợ hồi đó (năm học 2014-2015), anh/chị có được thông báo là nhận bao nhiêu tiền không? 1= Có 2= Không, chuyển 3.a.11

Page 59: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 59

TRẺ EM 1 2 3 4

3.a.10 Nếu có, ai là người thông báo? 1= Trưởng thôn/xóm. 2= Trường học. 3= Xã 4. khác, ghi rõ...

3.a.11 Anh/chị nhận hỗ trợ từ ai? 1 = Trường. 2 = Xã. 3 = Phòng LĐ. 4 = Khác- nêu rõ...

3.a.12 Lý do chính Anh/chị cho rằng cháu thuộc diện nhận hỗ trợ? 1 = Chúng tôi thuộc hộ nghèo2 = Chúng tôi thuộc hộ cận nghèo3 = Chúng tôi ở vùng đặc biệt khó khăn4 = Không biết, có cứ nhận5 = Khác, ghi rõ....

3.a.13 Hồ sơ để được nhận hỗ trợ bao gồm những gì

3.a.13.1 Hộ khẩu (photo thường) 1= Có 2= Không

3.a.13.2 Hộ khẩu (photo công chứng) 1= Có 2= Không

3.a.13.3 Giấy CMND 1= Có 2= Không

3.a.13.4 Đơn xin hỗ trợ 1= Có 2= Không

3.a.13.5 Chứng nhận hộ nghèo 1= Có 2= Không

3.a.13.6 Khác, xin ghi rõ:......

3.1.14 Anh/ chị tự làm hồ sơ hay nhờ người khác?1= Tự làm, chuyển 3.a.172= Nhờ người khác

3.a.15 Anh, chị nhờ ai làm giấy tờ1 = Cán bộ xã 2 = Cán bộ thôn 3 = Thầy cô giáo 4= Khác, ghi rõ

3.a.16 Có phải trả phí nhờ làm giấy tờ không? 1= Có 2= Không

3.a.16.1 Nếu có, xin ghi rõ số tiền...

3.a.17 Hộ gia đình Anh/chị nộp hồ sơ cho ai để được hỗ trợ cho cháu?1 = UBND Xã 2 = Trưởng thôn 3 = Nhà trường 4= Khác, ghi rõ...

Page 60: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận60

TRẺ EM 1 2 3 4

3.a.18 Anh/ chị nhận xét như thế nào về hồ sơ, cách thức thực hiện?1= Hợp lý 2= Chưa hợp lýGiải thích:....

3.a.19 Hộ gia đình Anh/chị nhận tiền hỗ trợ chi phí học tập từ ai?1 = UBND Xã 2 = Trưởng thôn 3 = Kế toán nhà trường5 = Cô giáo chủ nhiệm6 = Con đem về nhà nên không rõ 7= Khác, ghi rõ

3.a.20 Anh chị đã ký những giấy tờ gì khi nhận hỗ trợ ?

3.a.20.1 Biên nhận 1= Có 2= Không

3.a.20.2 Danh sách nhận tiền 1= Có 2= Không

3.a.20.3 Không ký gì 1= Đúng, không ký gì cả 2= Không đúng, có ký một số giấy tờ nêu trên

3.a.20.4 Khác, Nêu rõ:……………..

3.a.21 Anh/chị đã phải chi những khoản gì để nhận hỗ trợ chi phí học tập cho cháu?

3.a.21.1 Xăng xe đi lại làm hồ sơ 1= Có 2= Không

3.a.21.2 Nếu có, xin ghi rõ số tiền...

3.a.21.3 Chi phí cho người phát tiền 1= Có 2= Không

3.a.21.4 Nếu có, xin ghi rõ số tiền...

3.a.21.5 Xăng xe đi lại lấy tiền 1= Có 2= Không

3.a.21.6 Nếu có, xin ghi rõ số tiền...

3.a.21.7 Chi phí khác, xin ghi rõ... 1= Có 2= Không

3.a.21.8 Nếu có, xin ghi rõ số tiền...

3.a.22 Anh/chị có hài lòng về hỗ trợ chi phí này không? Tính trên thang điểm 5. 1 = Rất không hài lòng 2 = Không hài lòng 3 = Bình thường 4 = Hài lòng5 = Rất hài lòng

3.a.23 (Còn lý do chưa hài lòng và) Theo anh/chị cần phải có thay đổi gì để việc thực hiện NĐ49/74 được tốt hơn?

3.a.23.1 Về thủ tục hồ sơ 1= Có 2= Không

Page 61: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 61

TRẺ EM 1 2 3 4

3.a.23.2 Nếu có, xin ghi rõ..........

3.a.23.3 Nơi nhận tiền 1= Có 2= Không

3.a.23.4 Nếu có, xin ghi rõ.........

3.a.23.5 Thời điểm nhận tiền (vd nên nhận theo tháng hay nhận theo học kỳ hay theo năm học, ....)? 1= Có 2= Không

3.a.23.6 Nếu có, xin ghi rõ..............

(Từ các câu dưới đây có thể ghi nhận xét chung chứ không cần ghi riêng cho từng học sinh)

3.a.23.7 Thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn về chính sách 1= Có 2= Không

3.a.23.8 Nếu có, xin ghi rõ..............

3.a.23.9 Cần hỗ trợ những đối tượng cũng có hoàn cảnh khó khăn nhưng hiện nay chưa được hỗ trợ 1= Có 2= Không

3.a.23.10 Nếu có, xin ghi rõ.......

3.a.23.11 Gia đình có thắc mắc muốn hỏi về chính sách (vd số tiền, thời gian, ...) nhưng không biết hỏi ai 1= Có 2= Không

3.a.23.12 Nếu có, xin ghi rõ.....

3.a.23.13 Khác 1= Có 2= Không

3.a.23.14 Nếu có, xin ghi rõ.....

Page 62: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận62

B. Miễn, giảm học phí (Năm học 2014-2015)

3.b.1 Năm học 2014-2015 trong hộ có cháu nào được miễn, giảm học phí không? 1= Có ghi số cháu đã được miễn, giảm và tiếp tục; 2= Không, chuyển sang Phần 43= Không nhớ, chuyển sang Phần 4

3.b.2 Số trẻ đã được miễn giảm học phí?Cán bộ phỏng vấn ghi số lượng đồng thời hỏi để hộ chọn 01 cháu điển hình (THCS) mà người trả lời nhớ rõ nhất về hồ sơ, thủ tục, ... đã thực hiện để hỏi cho các phần dưới đây

3.b.3 Hình thức hỗ trợ là gì?1= Miễn học phí 2= Giảm học phí 50%

3.b.4 Cháu được miễn giảm những học kỳ nào của năm học 2014- 2015?1= Học kỳ I 2= Học kỳ II 3= Cả 2 học kỳ → chuyển sang câu 3.b.5

3.b.4.1 Nếu chọn 1 hoặc 2 thì xin cho biết lý do tại sao không được hỗ trợ học kỳ còn lại?

3.b.5 Ai là người thông báo cho anh/chị về việc cháu được miễn giảm học phí?1 = UBND xã 2 = Trưởng thôn 3 = Nhà trường 4= Họ hàng 5 = Hàng xóm 6 = Bạn bè của con 7 = Khác, nêu rõ...................

3.b.6 Học phí được miễn giảm theo hình thức nào?1= Không phải đóng học phí 2= Đóng học phí trước, được trả lại sau 3= Hình thức khác- nêu rõ Nếu chọn 1 và 3, chuyển câu 3.b.8 .........................................................................

3.b.7 Nếu chọn 2, xin cho biết

3.b.7.1 Thời gian đóng học phí (tháng/năm)

3.b.7.2 Thời gian nhận được hỗ trợ (tháng/năm)

3.b.8 Lý do chính Anh/chị cho rằng cháu được miễn giảm? 1 = Chúng tôi thuộc hộ nghèo 2 = Gia đình chúng tôi khó khăn 3 = Chúng tôi ở vùng đặc biệt khó khăn 4 = Không biết, có cứ nhận 5 = Khác, ghi rõ....

3.b.9 Hồ sơ để được nhận hỗ trợ bao gồm những gì

3.b.9.1 Hộ khẩu (photo thường) 1= Có 2= Không

3.b.9.2 Hộ khẩu (photo công chứng) 1= Có 2= Không

3.b.9.3 Giấy CMND 1= Có 2= Không

3.b.9.4 Đơn xin hỗ trợ 1= Có 2= Không

3.b.9.5 Chứng nhận hộ nghèo 1= Có 2= Không

3.b.9.6 Khác, xin ghi rõ:.......................................................

3.b.10 Hộ gia đình Anh/chị nộp hồ sơ cho ai để được miễn giảm cho (các) cháu? 1 = UBND Xã 2 = Trưởng thôn 3 = Nhà trường

3.b.11 Anh chị có phải ký giấy tờ gì khi được miễn, giảm?

3.b.11.1 Biên nhận 1= Có 2= Không, nếu có → câu 3.b.11.3 điền 2

3.b.11.2 Danh sách 1= Có 2= Không, nếu có → câu 3.b.11.3 điền 2

3.b.11.3 Không ký gì 1= Đúng, không ký gì cả 2= Không đúng, có ký một số giấy tờ nêu trên

3.b.11.4 Khác, Nêu rõ:……………..

3.b.12 Anh/chị đã phải chi trả những khoản gì để được miễn, giảm học phí?

Page 63: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 63

3.b.12.1 Xăng xe đi lại 1= Có 2= Không

3.b.12.2 Nếu có, xin ghi rõ số tiền...

3.b.12.3 Chi phí cho người phát tiền 1= Có 2= Không

3.b.12.4 Nếu có, xin ghi rõ số tiền...

3.b.12.5 Chi phí khác, xin ghi rõ... 1= Có 2= Không

3.b.12.6 Nếu có, xin ghi rõ số tiền...

3.b.13 Theo anh/chị cần phải có thay đổi gì để việc thực hiện miễn giảm được tốt hơn

3.b.13.1 Về thủ tục hồ sơ 1= Có 2= Không

3.b.13.2 Nếu có, xin ghi rõ: ......................................................................................................................................

3.b.13.5 Thời điểm 1= Có 2= Không

3.b.13.6 Nếu có, xin ghi rõ: ......................................................................................................................................

3.b.13.7 Còn nhiều trường hợp cần được miễn giảm 1= Có 2= Không

3.b.13.8 Nếu có, xin ghi rõ: : ....................................................................................................................................

3.b.13.9 Khác 1= Có 2= Không

3.b.13.10 Nếu có, xin ghi rõ: ......................................................................................................................................

Page 64: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận64

PHẦN 4. SỬ DỤNG TIỀN HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP

Câu hỏi 1= Có 2= Không

Số tiền Tỷ lệ %(điều tra viên tự ước và ghi vào)

4.1 Lần nhận TIỀN hỗ trợ gần đây nhất của cháu [tên trẻ chọn mẫu], anh/chị đã sử dụng vào những việc gì dưới đây?

4.1.1 Tổng số tiền đã nhận lần đó ..................... đ 100%

4.1.2 Chi tiêu chung cho gia đình ..................... đ ……..%

4.1.3 Mua sách vở, đồ dùng học tập cho trẻ ..................... đ ……..%

4.1.4 Mua quần áo cho trẻ ..................... đ ……..%

4.1.5 Chi phí cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ..................... đ ……..%

4.1.6 Đóng góp lại luôn cho nhà trường về: (ghi rõ nội dung khoản đóng góp) ........................................ ..................... đ ……..%

4.1.7 Khác, xin nêu rõ .............................................................. ..................... đ ……..%

4.1.8 Khác, xin nêu rõ ..................... đ ……..%

4.2 Đối với [tên trẻ chọn mẫu], trong năm học qua hộ đã phải chi bao nhiêu tiền cho cháu? Số tiền

4.2.1 Tiền tu sửa nhỏ; xây dựng trường

4.2.2 Quỹ Khuyến học, phần thưởng,…

4.2.3 Quỹ lớp

4.2.4 Giấy thi, giấy kiểm tra

4.2.5 Tiền mua đồ dùng học tập, sách vở, đồng phục

4.2.6 Tiền ăn

4.2.7 Khác (kê chi tiết): ______

4.2.8 Khác (kê chi tiết): ______

TỔNG SỐ

Page 65: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 65

PHẦN 5. TRUYỀN THÔNG & GIÁM SÁT VIỆC THỰC HIỆN MIỄN GIẢM, HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP THEO NĐ 49/74/2013

5.1 Anh chị có nhớ được lần đầu tiên biết được về chính sách hỗ trợ này là khi nào không?1 = Có 2 = Không → Chuyển câu 5.3

5.2 Anh/chị biết được về chính sách hỗ trợ từ ai?1 = UBND xã 2 = Trưởng thôn 3 = Nhà trường 4= Họ hàng 5 = Hàng xóm 6 = Bạn bè của con nói lại 7 = Khác, nêu rõ ...........

5.3 Có ai đã từng tới gia đình Anh/chị để xác nhận về việc được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo NĐ 49/74/2013 1 = Có 2 = Không → Chuyển sang phần 6

5.4 Nếu Có, có bao nhiều lần trong năm qua?

5.5 Đoàn đến hộ có thông báo trước cho Anh/chị không? 1= Có 2= Không

5.6 Họ có thông báo cho Anh/chị kết quả thanh tra/kiểm tra/giám sát và đánh giá không?1= Có 2= Không

PHẦN 6. CẢM NHẬN/ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HỖ TRỢ THEO NĐ 49/74/2013

6.1 Nếu không có hỗ trợ từ NĐ 49/2010 & 74/2013 gia đình có cho cháu [tên trẻ chọn mẫu] đi học không? 1 = Có, (→ bỏ qua câu 3 và đi xuống câu 3 dưới đây)2 = Không

6.2 Nếu không, vì lý do gì? (Chọn 1 phương án trả lời)1 = Cần cháu ở nhà giúp việc nhà2 = Không đủ tiền chi phí học tập 3 = Khác, nêu rõ...

6.3 Theo anh/chị, việc thực hiện hỗ trợ theo NĐ 49/74/2013 có những đóng góp gì cho học tập của học sinh nhận hỗ trợ? (ghi theo ý kiến của người trả lời, chọn 3 ý kiến quan trọng nhất, đánh số thứ tự quan trọng từ 1 đến 3, các ý khác có thể để trống)

6.3.1 Giúp cháu tiếp tục đến trường

6.3.2 Kết quả học tập của cháu tốt hơn

6.3.3 Giúp cháu đi học trở lại

6.3.4 Hỗ trợ gia đình một phần trong việc nuôi cháu

6.3.5 Không có tác dụng gì lắm vì đằng nào chúng tôi vẫn tiếp tục cho con đi học

6.3.6 Khác (ghi rõ)________________________

6.4 Theo Anh/chị, nhìn chung trong quá trình thực hiện hỗ trợ theo NĐ 49/74/2013 hiện nay có vấn đề, vướng mắc gì đáng lưu ý hơn cả? (chỉ chọn 3 ý kiến quan trọng nhất, đánh số thứ tự quan trọng từ 1 đến 3,các ý khác có thể để trống)

6.4.1 Người dân không được biết rõ về chính sách, (chỉ thấy bảo được nhận là nhận)

6.4.2 Thủ tục làm hồ sơ, giấy tờ ở xã phức tạp

6.4.3 Thủ tục làm hồ sơ, giấy tờ ở trường phức tạp

6.4.4 Chi phí làm hồ sơ tốn kém

Page 66: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận66

6.4.5 Tiền không cấp được theo tháng

6.4.6 Tiền cấp muộn

6.4.7 Đi lấy tiền mất thời gian

6.4.8 Thái độ của cán bộ phát tiền khó chịu

6.4.9 Khác (ghi rõ)________________________

PHẦN 7. CẢM NHẬN/ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC

Trong những câu mô tả sau, tình hình nào là rất giống với địa phương anh, chị- nếu rất giống thì cho điểm 5 là cao

nhất và 1 là hoàn toàn chưa giống 1-----2------3----4-----5

Mức độ

Giải thích cho những điểm chưa được hài lòng

Con em ở địa phương cứ đến tuổi là thấy được đi học đầy đủ

Các hoạt động của trường học được công khai, minh bạch (Thu, chi, kế hoạch hoạt động…)

Nhà trường và cha mẹ học sinh thường xuyên trao đổi, phối hợp chặt chẽ

Trường học an toàn, đầy đủ điều kiện vui chơi, giải trí, phát triển nên cha mẹ yên tâm gửi con đi học

Chất lượng dạy và học đảm bảo nên không cần phải cho con đi học thêm

Nhìn chung, anh chị hài lòng ở mức độ nào đối với dịch vụ giáo dục tại địa phương?

CÁC Ý KIẾN, GÓP Ý KHÁC

THÔNG TIN CHÍNH ĐỂ GHI LẠI CÂU CHUYỆN ĐIỂN HÌNH

Page 67: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận 67

PHỤ LỤC 4. BẢNG KHẢO SÁT HỌC SINH

BẢNG KHẢO SÁT HỌC SINHĐỐI VỚI VIỆC HỖ TRỢ CHI PHÍ HỌC TẬP THEO NĐ 49/2010 & 74/2013

Phần 0. Thông tin chung

Họ và tên.......................................................................................................................................................................................

Giới tính 1- Nam 2- Nữ

Tuổi..................................................................................................................................................................................................

Dân tộc 1= Kinh 2= Chăm 3= Raglay 4= Khác, ghi rõ...................................

Hiện đang theo học lớp mấy 1= Lớp 7 2= Lớp 8 3= Lớp 9

Trường đang theo học................................................................................................................................................................

Phần I. Hỗ trợ theo NĐ 49/2010 & 74/2013

1.1 Năm học 2014-2015 em có được nhận hỗ trợ chi phí học tập không? 1= Có 2= Không

1.2 Nếu có, số lần nhận? 1- 1 lần 2- 2 lần 3- 3 lần

1.3 Thời gian nhận từng lần?

Lần nhận Thời gian nhận Số tiền

Lần 1 ..........................................................(Tháng/Năm) ..........................................................................đồng

Lần 2 ..........................................................(Tháng/Năm) ..........................................................................đồng

Lần 3 ..........................................................(Tháng/Năm) ..........................................................................đồng

1.4 Nhận tiền như thế nào? 1 = Bố mẹ đi nhận từ UBND Xã 2 = Bố mẹ đi nhận từ Trưởng thôn 3 = Bố mẹ nhận từ Kế toán nhà trường 4 = Bố mẹ nhận từ Cô giáo chủ nhiệm 5 = Em tự nhận từ cô giáo chủ nhiệm và mang về 6= Em tự nhận từ kế toán nhà trường và mang về 7= Khác, ghi rõ......................................................

1.5 Khi nhận tiền có phải ký giấy tờ gì không? 1= Biên nhận 2= Danh sách nhận tiền 3= Không ký gì cả 4= Khác, ghi rõ.........

Page 68: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

Thẻ Báo cáo Công dân đối với công tác triển khai Nghị định 49/74 tại tỉnh Ninh Thuận68

1.6 Trong 3 lần nhận tiền, hãy nhớ lại 1 lần mà em biết rõ về gia đình đã sử dụng tiền như thế nào?

Nội dung Câu trả lời1= Có

2= Không

Số tiền Tỷ lệ %

1.6.1 Tổng số tiền đã nhận lần đó ..................... đ .............%

1.6.2 Chi tiêu chung cho gia đình ..................... đ .............%

1.6.3 Mua sách vở, đồ dùng học tập cho trẻ ..................... đ .............%

1.6.4 Mua quần áo cho trẻ ..................... đ .............%

1.6.5 Chi phí cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ..................... đ .............%

1.6.6 Đóng góp lại luôn cho nhà trường về: (ghi rõ nội dung khoản đóng góp) ......................................................... ..................... đ .............%

1.6.7 Khác, xin nêu rõ ………………….. ..................... đ .............%

1.6.8 Khác, xin nêu rõ ..................... đ .............%

II. Thảo luận chung

Những điểm hợp lý và chưa hợp lý

Những đề xuất

Xin chân thành cảm ơn

Page 69: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn
Page 70: ÁP DỤNG CÔNG CỤ KIỂM TOÁN XÃ HỘI CHO GIÁM SÁT · PDF fileBỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯ SỞ KH ... 86/2015 thay thế cho Nghị định 74/49 về chính sách miễn

UNICEF Việt NamĐc: Tòa nhà chung một Liên Hợp Quốc304 Kim Mã, Ba Đình, Hà nộiTel: (+84 4) 3850 0100 / Fax: (+84 4) 3726 5520Email: [email protected]Đồng hành cùng chúng tôi:

• www.unicef.org/vietnam• www.facebook.com/unicefvietnam• www.youtube.com/unicefvietnam• www.flickr.com/photos/unicefvietnam

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh ThuậnTrụ sở: 57, Đường 16 tháng 4, Thành phố Phan RangTháp Chàm - Ninh ThuậnĐiện thoại: 068.822694 / Fax: 068.825488Email: [email protected]: http://www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/sokhdt

BỘ KẾ HOẠCH & ĐẦU TƯSỞ KH & ĐT TỈNH NINH THUẬNSỞ GD&ĐT TỈNH NINH THUẬN