12
Hạ 2011 NSM II-2011 - 1 Nếp Sống Mới Tờ báo dưỡng sinh, dưỡng tâm, dưỡng linh cho người cao niên 8991 Blaine Meadows Dr. Jacksonville, FL 32257-1719 Số Hạ 2011 Lòng Mẹ Bao La Không bút mc nào txiết tm lòng của ngƣời mđối vi con. Lòng mtuy không cao vi vợi nhƣ núi nhƣng rộng bao la, dào dt, bát ngát và thâm trm, sâu thm nhƣ đại dƣơng. Bà mvi bản năng bảo vcho con, tuy nhu mà không nhƣợc, mm mi mà không yếu đuối. Nhƣ nƣớc coi thanh thn mà dm thm mọi nơi, có thể xoi mòn mi vật, nhƣ lửa riu riu mà làm chín nhmi th. Nhƣ gió nhẹ mà mát lâu, nhƣ mƣa nhmà thm sâu. Mkiên trì nuôi dy con nên ngƣời. Chúng ta có thnói không ngoa là tƣơng lai nhân loại nm trong tay các bà m. Lòng hy sinh ca nhiu bà mđã đƣợc đề cao, nht là khi vng mt ngƣời cha trong gia đình. Có câu đố: Ai có công vic gian khnhất trên đời?Câu trli là bà mđơn độc nuôi con. (Who’s got the toughest job in the world ? -Single mother). Nhiu cô- phVit Nam còn phải săn sóc cha mẹ già na. Nghe li bài hát Lòng Mca nhc sĩ Y Vân biết bao nhiêu ln, mà mi ln nghe, chúng ta đều xúc động. Kbáo này, chúng tôi muốn mƣợn ý thơ Hồ Dzếnh (bài Cm Xúc) mà vinh danh các bà m: Bà mViệt Nam ơi ! Nếu ch"hy sinh" có đời Tôi mun nm vàng muôn khcc Cho lòng bà mViệt Nam tươi. Sau biến cđau buồn 4/1975 nhiu bà mtrmin Nam Vit Nam bquăng ra trƣờng đời đấu tranh nghit ngã vi bao gánh nặng đổ p xuống đôi vai. Bht hng, hoang mang, bi ri. Bhành hvmt tinh thn, với trăm đắng ngàn cay. Vi lut ca chiến tranh ai thng là vua, ai thua là gic, hchịu đựng bao skth, trù dp ca những ngƣời chiến thng. Nhiu bà vn bn lòng thăm nuôi, an i chng ci tạo, săn sóc cha mgià, nuôi dạy đàn con không những chuyện ăn mặc, hc hành mà còn hun đúc tinh thn và ý chí cho con: Tháng Tư đen đất bng dy sóng Ôi ! Hết ri cuc sống êm đềm Dẫm đạp chông gai trên mỗi bước Mi su dng dặc đến tng đêm Giu nh, giấu thương sâu đáy mắt Nut hn, nut tủi ngược vào tim Hun đúc cho con thêm ý chí Mong có ngày nhận được ơn thiêng. Châu Sa Sau năm 1978, nhiều ngƣời ti min Nam sáng mttìm cách vƣợt biên, vƣợt bin và tnăm 1990, nhiều gia đình Cựu quân nhân VNCH đƣợc định cƣ tại Hoa Ktheo chính sách nhân đạo HO. XMlà xcủa cơ hội, có đầy đủ phƣơng tiện. Ai mun chơi thì có đủ đồ chơi, ai muốn hc thì có sách có trƣờng, có mọi phƣơng tiện để hc. Nhiều gia đình VN sang tới vùng đất tdo đã chăm lo sự hc ca con vì hbiết rng con đƣờng hc vn là cách tt nhất để leo lên nc thang xã hi. Chúng ta thy nhiu

Nếp Sống Mới - songdaoonline.com Ha.pdf · những ngƣời chiến thắng. Nhiều bà vẫn bền lòng thăm nuôi, an ủi chồng cải tạo, săn sóc cha mẹ già,

  • Upload
    others

  • View
    11

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Hạ 2011 NSM II-2011 - 1

Nếp Sống Mới

Tờ báo dưỡng sinh, dưỡng tâm, dưỡng linh cho người cao niên

8991 Blaine Meadows Dr.

Jacksonville, FL 32257-1719

Số Hạ 2011

Lòng Mẹ Bao LaKhông bút mực nào tả xiết tấm lòng

của ngƣời mẹ đối với con. Lòng mẹ tuy

không cao vời vợi nhƣ núi nhƣng rộng bao

la, dào dạt, bát ngát và thâm trầm, sâu thẳm

nhƣ đại dƣơng. Bà mẹ với bản năng bảo vệ

cho con, tuy nhu mà không nhƣợc, mềm mại

mà không yếu đuối. Nhƣ nƣớc coi thanh

thản mà dầm thấm mọi nơi, có thể xoi mòn

mọi vật, nhƣ lửa riu riu mà làm chín nhừ

mọi thứ. Nhƣ gió nhẹ mà mát lâu, nhƣ mƣa

nhỏ mà thấm sâu. Mẹ kiên trì nuôi dạy con

nên ngƣời. Chúng ta có thể nói không ngoa

là tƣơng lai nhân loại nằm trong tay các bà

mẹ. Lòng hy sinh của nhiều bà mẹ đã đƣợc

đề cao, nhất là khi vắng mặt ngƣời cha trong

gia đình. Có câu đố: “Ai có công việc gian

khổ nhất trên đời?” Câu trả lời là bà mẹ đơn

độc nuôi con. (Who’s got the toughest job

in the world ? -Single mother). Nhiều “cô-

phụ” Việt Nam còn phải săn sóc cha mẹ già

nữa. Nghe lại bài hát “Lòng Mẹ” của nhạc

sĩ Y Vân biết bao nhiêu lần, mà mỗi lần

nghe, chúng ta đều xúc động. Kỳ báo này,

chúng tôi muốn mƣợn ý thơ Hồ Dzếnh (bài

Cảm Xúc) mà vinh danh các bà mẹ:

Bà mẹ Việt Nam ơi !

Nếu chữ "hy sinh" có ở đời

Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực

Cho lòng bà mẹ Việt Nam tươi. Sau biến cố đau buồn 4/1975 nhiều bà

mẹ trẻ miền Nam Việt Nam bị quăng ra

trƣờng đời đấu tranh nghiệt ngã với bao

gánh nặng đổ ập xuống đôi vai. Bị hụt hẫng,

hoang mang, bối rối. Bị hành hạ về mặt tinh

thần, với trăm đắng ngàn cay. Với luật của

chiến tranh “ai thắng là vua, ai thua là giặc”,

họ chịu đựng bao sự kỳ thị, trù dập của

những ngƣời chiến thắng. Nhiều bà vẫn bền

lòng thăm nuôi, an ủi chồng cải tạo, săn sóc

cha mẹ già, nuôi dạy đàn con không những

chuyện ăn mặc, học hành mà còn hun đúc

tinh thần và ý chí cho con:

Tháng Tư đen đất bằng dậy sóng

Ôi ! Hết rồi cuộc sống êm đềm

Dẫm đạp chông gai trên mỗi bước

Mối sầu dằng dặc đến từng đêm

Giấu nhớ, giấu thương sâu đáy mắt

Nuốt hờn, nuốt tủi ngược vào tim

Hun đúc cho con thêm ý chí

Mong có ngày nhận được ơn thiêng. Châu Sa

Sau năm 1978, nhiều ngƣời tại miền

Nam “sáng mắt” tìm cách vƣợt biên, vƣợt

biển và từ năm 1990, nhiều gia đình Cựu

quân nhân VNCH đƣợc định cƣ tại Hoa Kỳ

theo chính sách nhân đạo HO. Xứ Mỹ là xứ

của cơ hội, có đầy đủ phƣơng tiện. Ai muốn

chơi thì có đủ đồ chơi, ai muốn học thì có

sách có trƣờng, có mọi phƣơng tiện để học.

Nhiều gia đình VN sang tới vùng đất tự do

đã chăm lo sự học của con vì họ biết rằng

con đƣờng học vấn là cách tốt nhất để leo

lên nấc thang xã hội. Chúng ta thấy nhiều

Hạ 2011 NSM II-2011 - 2

thanh thiếu niên VN, nhƣ đã đƣợc trui rèn

trong lửa gian nan, giờ đây gặp mảnh đất phì

nhiêu tại xứ ngƣời, nhiều cô cậu đã thành

công vƣợt bực ở học đƣờng cũng nhƣ ngoài

xã hội. Nhiều ngƣời đã thành công trong

các ngành khoa học, kỹ thuật, truyền thông.

Không ít ngƣời đã tham gia chính trƣờng

bản xứ. Họ đã làm “vẻ vang dân Việt”.

Nhiều ngƣời đã tri ân sự dƣỡng dục của cha

mẹ, nhất là ngƣời mẹ của mình.

*

Chúng tôi xin trích đăng chuyện một

ngƣời con tạ ơn ngƣời mẹ đã hy sinh rất

nhiều cho anh: Đỗ Minh Triệu. Anh bị mắc

chứng bệnh quái ác “Muscular Dystrophy”

làm teo cơ bắp từ năm 9, 10 tuổi. Gia đình

anh hiện cƣ ngụ tại San Diego, California.

Quý vị nào muốn xem trọn bài và nghe ca sĩ

Mai Thiên Vân hát bài “Ánh Sao Tình Mẹ”

do chính anh Minh Triệu sáng tác, xin vào: http://www.vietbao.com/D_1-2_2-282_4-171825/

* Tôi sinh năm 1968 nay đã 43 tuổi, thực

sự “già đầu” rồi mà tôi vẫn còn đƣợc mẹ chăm

sóc, thay quần áo, tắm rửa, gội đầu, bón cơm,

thay tã lót cho nhƣ một em bé sơ sinh. Tôi

chính thật là đứa con đƣợc mẹ thƣơng yêu nhất

trần gian. Nhiều đêm bệnh hành hạ không ngủ

đƣợc, dõi mắt nhìn mẹ tóc bạc da mồi nằm

giƣờng bên, đang thiếp ngủ mệt, sau một ngày

vất vả lo cho con. Tôi thật đau lòng! Buồn lắm!

Thƣơng mẹ đến chảy nƣớc mắt, tôi thì thầm khẽ

gọi: “Mẹ ơi, mẹ có biết con yêu mẹ vô ngần.

Tình mẹ cho con bao la trời biển, cả cuộc đời mẹ

đã đổ bao nhiêu nƣớc mắt, xót thƣơng đứa con

kém may mắn nhất của mẹ. Mẹ ơi, con không

thể nào sống đƣợc khi thiếu mẹ, vì mẹ là hơi

thở, là mắt, là tay, là chân của con …”

Đã bao lần tôi tự nghĩ và hiểu là nếu tôi

chết đi, mẹ sẽ đau buồn lắm…

Nhƣ một bà Tiên có phép thuật, mẹ biết tôi

đã nghĩ đến cái chết, nên bà thƣờng hay nói với

tôi rằng :

- Con là lẽ sống của mẹ, cả đời mẹ đƣợc

chăm sóc con nhƣ một em bé mẹ rất hạnh phúc.

- Con cần can đảm sống để đối diện, thi gan,

thử thách với bệnh tật.

- Chẳng phải y khoa đang theo dõi từng biến

chuyển trên thân xác con, chẳng phải con đã

mong ƣớc chờ đến ngày khoa học tìm ra thuốc

chữa căn bệnh “Muscular Dystrophy” quái ác

này. Vậy thì ít nhiều khoa học cũng cần dựa

trên thử nghiệm, và trên cả thời gian là bao lâu

con can đảm sống chờ đợi và hy vọng. Con hãy

nói với Chúa: “Here I am, Lord; I come to do

your will.”

Tôi thƣơng mẹ và vâng lời, nên Chúa đã

phải nghe tôi yếu đuối tuyên xƣng đức tin, mỗi

khi tôi cần tự xoa dịu đau đớn, cần có sức chịu

đựng nỗi thống khổ mà tôi không thể tự vất bỏ

đi đƣợc. Ngay cả đến con ruồi, con muỗi bé tí

tẹo chúng cũng có thể tự do hành hạ tôi, cho đến

khi mẹ tôi ra tay cứu giúp, đuổi chúng đi. Nói

chính xác là tôi đã tồn tại trên thế gian này 43

năm, cũng là một phép lạ, một sự tỏ rõ quyền

năng của Đấng tạo hóa có quyền ban sự sống

cho con ngƣời, và Ngài chƣa muốn đem tôi ra

khỏi thế gian này, tôi còn phải sống bằng cách

này hay cách khác trong khổ đau. Tôi nghĩ bất

cứ ngƣời nào nhìn thấy tôi, cũng đều rất ái ngại

và thầm nghĩ: “phải sống nhƣ thế thà chết sƣớng

hơn”. Thử hỏi còn gì đau khổ bằng khi tôi vẫn

còn có đôi mắt để nhìn, đôi tai để nghe, cái

miệng để gọi mẹ suốt ngày và nhất là còn có cái

đầu tỉnh táo biết thƣơng nhớ, giận hờn, biết cảm

nhận niềm vui, nỗi buồn, biết phân biệt phải trái,

đúng hay sai, biết đói, biết khát, biết nóng, biết

lạnh, biết đau đớn tê dại, biết nhờm gớm khi đã

tiêu, tiểu ra tã v.v... Nói tóm lại, khuôn mặt và

bộ não của tôi trong 43 năm qua vẫn nguyên

vẹn, bình thƣờng, không bị ảnh hƣởng bởi bệnh

“Muscular Dystrophy”, một chứng bệnh làm teo

dần các cơ bắp, mà tôi đã mắc phải từ năm lên

chín hay lên mƣời tuổi.

Cha tôi là Sĩ Quan Quân Lực Việt Nam

Cộng Hòa, mẹ tôi là Công Chức. Ngày 30-4-

1975 Cộng sản miền Bắc cƣỡng chiếm miền

Nam Việt Nam, thì đến ngày 29-5-1975 cha tôi

phải đi trình diện “Học Tập Cải Tạo”, lúc đó mẹ

tôi mới sinh em bé thứ tƣ đƣợc một tháng và tôi

là đứa con lớn nhất mới đƣợc 7 tuổi… Cha đƣợc

tha về gặp lại mẹ và 4 anh em chúng tôi năm

1985. Ngày cha đi tù cải tạo, tôi vẫn còn mạnh

khỏe, hay ăn chóng lớn theo tuổi đời và phát

triển bình thƣờng nhƣ bao trẻ khác. Vậy mà hai,

ba năm sau, cơ thể sinh ra yếu đuối, tay chân rệu

rã, đi đứng không đƣợc vững vàng. Chỉ cần một

sự va chạm nhẹ vào ngƣời tôi của ai đó, tôi cũng

Hạ 2011 NSM II-2011 - 3

ngã lăn ra và khó khăn lắm mới đứng dậy đƣợc.

Còn va chạm mạnh thì u trán, vỡ đầu. Khi tôi

bắt đầu phát bệnh khoảng chừng vào năm 1978

hay 1979 gì đó, thời gian này ngƣời ta đồn ầm

lên là trong Chợ Lớn có một ông Thầy… dùng

“xung điện” để chữa trị. Lúc đó tôi nào biết

“xung điện” là gì. Chỉ biết là ngƣời thầy “tài

giỏi” này dùng hai tay đặt lên đầu, lên vai bệnh

nhân để chuyền “điện” của ông (gọi là nhân

điện) chạy qua cơ thể ngƣời bệnh… Nhà tôi ở

xa, mẹ con tôi phải ra khỏi nhà từ 4 giờ sáng,

đến địa điểm xếp hàng lấy số thứ tự cùng một

đám đông ngƣời…

Sáng nào cũng vậy, mẹ tôi cứ phải dùng

khăn ƣớt lau mặt cho tôi: đứa bé 10 tuổi còn

đang say ngủ, có nhƣ vậy tôi mới chịu tỉnh ngủ

mở mắt ra, và mẹ mới lôi đƣợc tôi đến bên chiếc

xe đạp xe đạp mini cũ kỹ, xốc tôi ngồi lên, bắt

vòng tay ôm lƣng mẹ cho chặt, để mẹ chở vào

Chợ Lớn nhờ thầy truyền “điện”, tạo “xung

điện” giúp cho cơ thể tôi cứng cáp, mạnh khỏe

trở lại. Ngày nào mẹ tôi làm việc vất vả quá

mệt, ngủ quên đến 6, 7 giờ sáng mới thức dậy,

thì phải đi vội vã lắm. Và hôm ấy, nhanh nhất

cũng phải đến 2, 3 giờ chiều, mẹ con tôi mới về

đến nhà, rất mệt mỏi và đói khát. Tôi không

thích thú và tin tƣởng vào sức mạnh “nhân điện”

của thầy, nhƣng tôi vẫn ngoan ngoãn theo mẹ

mỗi ngày đi chữa bệnh cho mẹ vui lòng…

Sau mấy tháng nghỉ hè kiên trì theo

Thầy, mà bệnh tình của tôi cũng không thấy có

đƣợc một chút kết quả nào, mẹ con tôi đành bỏ

cuộc, khi năm học mới đã bắt đầu. Thời gian

này, mẹ tôi chở tôi đến cổng trƣờng bằng chiếc

xe mini cọc cạch, từ cổng trƣờng tôi có thể tự đi

vào lớp. Nhƣng rồi sau đó, đã có vài lần tôi tuột

khỏi xe, ngã xuống đƣờng rất nguy hiểm, nên

mẹ không dám chở tôi đi học bằng xe đạp nữa,

bà phải cõng tôi đến trƣờng, đƣa tôi vào tận chỗ

ngồi trong lớp học. Đến giờ tan học, mẹ lại bỏ

công bỏ việc chạy vội đến lớp cõng tôi về, bất kể

ngày nắng, ngày mƣa. Muốn tôi đi học, mẹ phải

cõng thôi, vì hai chân tôi bây giờ chỉ còn khả

năng đi đƣợc khoảng vài mƣơi bƣớc.

Đi học mà hành mẹ tôi nhƣ thế tôi thấy

ái ngại và xấu hổ lắm, nên đã nhiều lần tôi xin

mẹ cho tôi nghỉ học, nhƣng mẹ tôi cƣơng quyết

không cho, mẹ nói: bệnh tật nhƣ con càng phải

học nhiều hơn. Con và mẹ cùng cố gắng: mẹ cố

gắng lo cho các con có cơm ăn áo mặc, các con

cố gắng học chăm học giỏi, hãy nghĩ đến cha

đang bị tù đày. Và mãi đến khi tôi tốt nghiệp

cấp 2, phải thi vào cấp 3 không đậu, một phần vì

bệnh tật, một phần vì cái “tội” con Thiếu Tá

“ngụy”. Đến lúc này mẹ tôi mới đành chịu bó

tay và buồn lắm, khi tôi không đƣợc tiếp tục

việc học nữa.

… Đến năm 1988 hai chân tôi không còn có

thể đứng thẳng mà lê bƣớc, ngay cả khi tôi dùng

hai tay vịn, men theo điểm tựa mà nhấc chân đi

cũng không đƣợc nữa. Muốn di chuyển quanh

nhà, tôi phải ngồi xe lăn hoặc ngồi bệt xuống

đất, dùng mông và hai tay chống mà lết đi, khi

tôi tròn tuổi hai mƣơi, rất thèm đi đứng chạy

nhảy với chúng bạn.

Năm 1991, gia đình tôi đƣợc qua Mỹ định

cƣ theo diện H.O #8. Ngay sau khi đƣợc cấp thẻ

Medi-Cal, mẹ tôi đã sốt sắng đƣa tôi đi chữa

bệnh. Cuối cùng tôi đƣợc chuyển đến Bệnh

Viện của trƣờng University of California of San

Diego (UCSD) để khám toàn khoa, và làm tất cả

những xét nghiệm cần thiết, kể cả thử DNA

(Deoxyribonuleic Acid). Kết quả cho biết là tôi

bị bệnh “Muscular Dystrophy - Becker”, một

chứng bệnh làm teo dần bắp thịt (chỉ xảy ra cho

nam giới). Bệnh này đƣợc tìm ra bởi bác sĩ

Becker.

Khi định đƣợc bệnh rồi, bác sĩ cho biết căn

bệnh quái ác này vẫn chƣa có thuốc ngăn ngừa

và chữa trị. Trong tuyệt vọng, tôi thầm cầu

nguyện và rất hy vọng một ngày nào đó, các nhà

khoa học sẽ tìm ra thuốc chữa trị và thuốc ngăn

ngừa, để thế giới loài ngƣời không còn có ai bị

mắc bệnh “Muscular Dystrophy” nữa.

Cha tôi vận rủi ngã ngựa, bị bắt nhốt tù 10

năm, cho tôi vận may đến đƣợc nƣớc Mỹ, một

xứ sở văn minh, giàu có và nhân ái nhất thế giới.

Nên dù bệnh tật của tôi nan y không thể chữa trị,

tôi cũng đƣợc an ủi phần nào, vì không phải lo

lắng, chẳng biết làm gì để kiếm đƣợc miếng ăn,

không phải lo sống đời tủi nhục nhƣ ở Việt

Nam. Bởi vì chính phủ Mỹ có chƣơng trình

giúp đỡ những ngƣời bệnh tật, không còn khả

năng lao động nhƣ tôi đƣợc chăm sóc sức khỏe,

đƣợc ăn no, mặc ấm, đƣợc hƣởng tiền bệnh tật,

gọi là tiền SSI (Supplemental Security Income).

Tôi không có khả năng lao động nữa, nhƣng

mẹ tôi quả quyết: tôi vẫn có khả năng đi học để

mở mang kiến thức, tránh thì giờ buồn chán, và

để có thể học cho mình một ngành nghề, chỉ cần

xử dụng khối óc và hai tay (khẳng khiu yếu

đuối) học về văn thơ, hay học về computer

Hạ 2011 NSM II-2011 - 4

chẳng hạn, còn hai chân thì cứ kệ cho nó lƣời

biếng đặt trên xe lăn… Bà nói: “Học vấn rất cần

thiết cho con. Tri thức đƣa con đến với thế giới

bao la, cho con đời sống vui vẻ hơn, hạnh phúc

hơn. Con thử nghĩ xem, tại sao mẹ đã luống tuổi

rồi mà còn đi học, với mơ ƣớc sẽ tốt nghiệp

“Medical Assisstant” để biết lối mà chăm sóc

cho con một cách khoa học, và mẹ còn mơ ƣớc

xa hơn nữa, là đƣợc tình nguyện săn sóc những

bệnh nhân hoạn nạn, tàn tật ở những nƣớc nghèo

đói, khi mẹ có điều kiện và hoàn cảnh cho

phép”.

Tấm gƣơng hiếu học của mẹ đã nâng đỡ,

khuyến khích tôi, nhƣng chủ đích cũng vẫn là để

làm vui lòng mẹ, nên tôi đã theo mẹ đến trƣờng

Mesa College làm thủ tục nộp đơn xin nhập học.

… Những năm tháng hai mẹ con tôi theo học ở

trƣờng Mesa College tràn đầy thử thách, nhiều

lúc tƣởng đâu đã phải bỏ cuộc, không kham nổi

những vất vả khó khăn, trần ai lắm khi đi học.

Trong diện dân nghèo “low income”, mấy mẹ

con chúng tôi chỉ thuê đƣợc căn hộ trên lầu của

một Apartment. Nên mỗi ngày đi học, mẹ tôi

phải thức dậy từ rất sớm, dọn dẹp nhà cửa, lo

điểm tâm cho cả nhà, lo nhắc nhở các em gái tôi

đừng để lỡ chuyến xe Bus, phải đi học cho đúng

giờ. Khi các em gái tôi đã ra khỏi nhà đi học,

lúc đó bà mới đem cặp sách của tôi và mẹ xuống

dƣới lầu, cất bỏ vào trong xe trƣớc, rồi đi trở lại

nhà trên lầu, bồng tôi trên hai tay đi ra cửa và

đƣa chân đá cho cánh cửa đóng khóa lại, rồi khệ

nệ bồng tôi xuống thang lầu, đặt tôi vào xe, kéo

dây an toàn gài móc vào cẩn thận cho tôi, rồi bà

mới ngồi vào ghế tài xế. Từ nhà tôi, mẹ lái xe

chạy khoảng 20 phút thì đến trƣờng. Đậu xe vào

parking của trƣờng xong xuôi, bà ra sau xe mở

“cốp” xe lên, lôi chiếc xe lăn ra ráp lại cho ngay

ngắn, vững chắc, rồi mới mở cửa xe, nghiêng

ngƣời vào bồng tôi ra, đặt ngồi trên xe lăn và

đẩy tôi đến lớp học của tôi, tìm chỗ để xe của tôi

vào đâu cho thuận tiện nhất, rồi mẹ mới đi đến

lớp của bà.

Trong lớp học, vì hai tay tôi yếu, rất khó

khăn “take note”, nên nhà trƣờng trả tiền “work

study” cho một sinh viên, giúp tôi ghi chép vào

“note book” những lời thầy giảng dậy hay dặn

dò làm “home work” ở trang nào, sách nào, và

hết buổi học thì đẩy tôi đến lớp kế tiếp hay lên

phòng Lab. Khi tan học, mẹ lại vội vội vàng

vàng chạy đến đón tôi ở phòng Lab hay ở lớp

học cuối cùng nào đó. Lại đẩy xe lăn tôi ra

Parking, bồng tôi vào xe, cài dây an toàn, đem

cất xe lăn vào “cốp” xe và lái về nhà. Về đến

nhà, tôi vẫn ngồi trên xe, chờ mẹ tôi đem cặp

sách của hai mẹ con lên nhà trƣớc, sau đó mẹ

mở sẵn cửa phòng, rồi mới trở xuống xe, ì ạch

bồng tôi bƣớc 18 bậc thang lên tầng lầu. Vào

trong nhà, đặt tôi lên giƣờng xong, mẹ thƣờng

phải thay tã cho tôi ngay. Sau đó hỏi tôi có

muốn ăn hay uống gì không để mẹ lấy. Lo cho

tôi tạm xong, mẹ bắt đầu làm việc nhà, làm đủ

thứ việc không tên, rồi lại đi học thêm một, hai

lớp nữa, còn tôi ở nhà lo làm “home work” và

chờ mẹ về lo bữa ăn tối cho cho cả nhà. Mùa

Đông nƣớc Mỹ có nhiều ngày mƣa phùn gió rét,

tôi muốn nghỉ học ở nhà lắm, nhƣng mẹ tôi vẫn

cƣơng quyết không bỏ lớp nào, nhất định chịu

ƣớt, chịu lạnh bồng bế tôi lên, xuống thang lầu

và đi học rất đúng giờ. Nhằm mùa học không có

lớp ban ngày, trùng giờ cho cả hai mẹ con,

chúng tôi phải chọn lớp đêm để học. Mùa Đông

trời mau tối và ban đêm rất lạnh, có khi mẹ bồng

tôi đặt đƣợc vào xe rồi, là cả hai mẹ con ngồi

run cầm cập, thế mà xe lại phải mở máy lạnh

cho kiếng trong xe hết mờ, sáng trong trở lại

mới thấy đƣờng mà lái xe về nhà, những lúc ấy

mẹ luôn xuýt xoa nói: “Tội nghiệp con quá, con

ráng chịu lạnh một tí mẹ mở lại heat là ấm ngay

nhé!”

Đâu phải một mình tôi lạnh, mẹ cũng

lạnh vậy, nhƣng mẹ không lo cho mẹ mà chỉ

nghĩ đến con. Mẹ con tôi chịu đựng vất vả nhƣ

thế trên con đƣờng trau giồi kiến thức. Và mẹ

đã tốt nghiệp “Medical Assisstant” hồi tháng 5

năm 1997. Tôi rất hãnh diện về mẹ. Và tôi

cũng tự hãnh diện về mình, khi đƣợc nhận mảnh

bằng AS “Associate of Art” ngành “Computer

Information Science” vào tháng 6 năm 2000.

Mảnh bằng này rất khiêm tốn, nhỏ bé,

nhƣng tôi có đƣợc nhờ vào tất cả công lao khó

nhọc của mẹ. Mẹ đã đổ biết bao mồ hôi, nƣớc

mắt cho con niềm tin, niềm tự hào còn có mẹ

nâng đỡ ủi an. Ngoài mảnh bằng tôi có đƣợc sau

6 năm, (trong khi ngƣời bình thƣờng chỉ cần 2

năm) tôi còn học đƣợc thêm bài học “vƣợt gian

khó” quý giá, và biết ý thức cần phải học vƣơn

lên trong mọi hoàn cảnh.

Cầm đƣợc mảnh bằng AA nhỏ bé trong

tay, tôi tự tin và mơ ƣớc đến ngày sẽ cầm đƣợc

mảnh bằng lớn hơn là BA hoặc BS (4 năm Đại

Học) thì căn bệnh “Muscular Dystrophy” trầm

trọng hơn, theo thời gian đã làm teo hết các cơ

Hạ 2011 NSM II-2011 - 5

bắp vùng ngực và lƣng, ép phổi tôi teo lại, khiến

tôi ngộp và khó thở, nguy hiểm đến tính mạng.

Tôi đƣợc đƣa ngay vào bệnh viện “SHARP”,

bác sĩ trách nhiệm đã khuyên tôi phải chọn một

trong hai giải pháp: 1/ Không cần sự can thiệp

của khoa học, chấp nhận sự rủi ro sẽ đến. Có

nghĩa là tôi sẽ chết ngộp bất cứ lúc nào. 2/ Phải

phẫu thuật, mở một lỗ nơi cổ, đặt ống gắn máy

trợ giúp cho sự hô hấp. Nhƣ vậy mối nguy hiểm

sẽ bớt đe dọa tính mạng và sự sống của tôi sẽ

đƣợc dài thêm. Thƣơng mẹ, tôi đã chấp nhận

giải pháp thứ hai.

Trƣớc khi mổ, mẹ và tôi đã phải ký giấy

chấp nhận mọi tình huống có thể xảy đến với tôi,

kể cả tôi sẽ “ngủ” luôn trong ca mổ, không bao

giờ thức dậy nữa. Mƣời giờ sáng ngày ấn định

mổ, mẹ đẩy xe lăn đƣa tôi đến nhập viện. Mẹ đã

cầm hai bàn tay khẳng khiu của tôi, ôm hôn trán

tôi trƣớc khi hai bà y tá đẩy tôi vào phòng mổ,

còn mẹ đƣợc hƣớng dẫn xuống lầu, đến phòng

chờ đợi chờ kết quả ca mổ kết thúc.

Trong năm tiếng đồng hồ chờ đợi, mẹ

tôi không ăn uống gì cả, bà chỉ biết cầu nguyện

rồi phó thác và xin vâng theo thánh ý Thiên

Chúa. Rồi cũng tới lúc nghe cô y tá dùng máy

phóng thanh gọi mẹ tôi lên lầu. Lên lầu vừa

trông thấy tôi, nét mặt mẹ liền rạng rỡ, vì mẹ

biết là tôi vẫn còn sống, còn ở lại trần gian với

bà… Mắt mẹ rƣng rƣng lệ nhìn vào cổ tôi, sau

khi giải phẫu đã đƣợc đặt vào một ống plastic

tròn, to bằng 3 ngón tay chụm lại, trong khi tay

mẹ vuốt tóc tôi nhƣ chia xẻ, nhƣ muốn gánh vác

bớt cho tôi những đau đớn mà tôi đang chịu.

Hiểu lòng mẹ bao la, tôi cố nén mọi đau đớn,

ráng gƣợng nở nụ cƣời với mẹ cho mẹ an lòng.

Tôi không thể ôm mẹ đƣợc, tủi thân nên

nƣớc mắt tôi trào ra, không kìm chế đƣợc nữa,

dù tôi đã tự hứa không bao giờ để mẹ thấy con

khóc mà đau lòng. Mẹ ơi, thế là cuộc đời con từ

đây phải sống nhờ vào máy móc, và mẹ phải

thêm công việc chăm sóc sệ sinh, thay ống, rửa

những linh kiện nối từ máy thở vào ống thở đặt

nơi cổ họng chuyền qua vòm họng, thay thế cho

buồng phổi của con, giúp con duy trì sự sống.

Phần tôi, rất đau đớn vì một vật lạ, luôn nằm nơi

cổ họng, nối vào khí quản. Mỗi cử động dù nhỏ

đều làm tôi đau đớn khôn cùng và luôn phải nhờ

mẹ giúp đỡ. Thân xác tôi nhƣ nằm trên bàn

chông chịu cực hình. Tôi quá tuyệt vọng vì nỗi

đau thể xác, nên tinh thần bấn loạn. Lần này, tôi

thực sự không muốn sống nữa, tôi muốn từ giã

cõi đời, muốn đƣợc giải thoát khỏi cực hình…

Tôi bày tỏ cùng mẹ ý định này của tôi.

Nghe vậy, bà vội vàng ôm chầm lấy tôi,

nức nở, nghẹn ngào qua làn nƣớc mắt: “Con bỏ

mẹ đi, mẹ biết sống cùng ai, sống cho ai nữa

đây! Con đi rồi còn ai để mẹ nâng giấc ủi an! Ai

sẽ cho mẹ những giây phút dịu dàng hạnh phúc

và hy vọng dù rất hiếm hoi, để cùng nhau đi hết

đoạn đƣờng đời cay nghiệt! Triệu ơi! mất con

rồi đời mẹ thành vô nghĩa…

Lời mẹ than vãn làm tim tôi đau nhói,

thắt ngặt lại và tôi cũng nức nở nhƣ chƣa bao

giờ đƣợc khóc trong đời. Tôi phải sống! Cho

dù tôi tàn tật; cho dù tôi đau yếu mang bệnh nan

y, nhƣng sự hiện hữu của tôi mới làm cho nụ

cƣời còn đọng mãi trên đôi môi mẹ.

Sự sống là cao quí. Cuộc đời dù là bất

hạnh, cùng khổ đến đâu cũng đều có ý nghĩa

sống, sống vị tha và rất cần đức hy sinh cùng

lòng hiếu thảo. Mẹ ơi! Hai hàng lệ của mẹ hoà

với nƣớc mắt con, tự làm thành tờ giao ƣớc của

hai mẹ con ta, phải đồng lòng gắn bó đời nhau

cho đến “khi Chúa thƣơng gọi về”. Thân xác dù

tàn tật cũng không đƣợc tự ý hủy bỏ. Tôi phải

sống vì mẹ nhƣ mẹ đã từng sống vì tôi! Tôi hiểu

lòng mẹ tan nát mỗi lúc nhìn tôi và lòng tôi cũng

nát tan khi thấy mẹ nƣớc mắt mãi lƣng tròng!

Từ tuổi 30, mẹ đã phải một thân một

mình nuôi dạy bốn đứa con thơ dại, vất vả nhất

là chăm sóc đứa con tật nguyền, chăm sóc bà nội

nay ốm mai đau, thay cha báo hiếu, lo mộ phần

an nghỉ cho bà nội, lo kiếm thêm tiền thăm nuôi,

tiếp tế lƣơng thực, thuốc men cho cha trong suốt

10 năm tù cải tạo từ Bắc vào Nam. Mẹ quá vất

vả, tảo tần, dãi nắng dầm mƣa, bất chấp mọi

gian nan, khốn khó, hiểm nguy luôn đe dọa đến

tính mạng, vì mẹ phải buôn chui, bán chợ đen,

chợ đỏ dƣới mắt cú vọ của công an, mẹ mới đem

lại sự ấm no cho gia đình 6 ngƣời, trong hoàn

cảnh cả nƣớc ăn bo bo, mì sợi, ngô, khoai thay

cơm gạo, sau ngày miền Nam đƣợc “giải

phóng”, cha đƣợc “đi học” mút mùa.

Ôi! Mẹ hiền của tôi, một ngƣời mẹ vất

vả cả đời mà không hề than vãn, mẹ âm thầm tận

tụy, cống hiến trọn vẹn cuộc đời cho gia đình.

Qua mẹ, tôi nhớ đến câu danh ngôn: "Thƣợng đế

không thể ở khắp mọi nơi, nên Ngài phải sinh ra

những ngƣời mẹ". Và tôi liên tƣởng đến Đức

Mẹ Maria đã phải chứng kiến những nhục hình

tra tấn của quân dữ trƣớc giờ Chúa Jesus bị đóng

đinh trên thập giá. Còn mẹ tôi, cũng khổ đau

Hạ 2011 NSM II-2011 - 6

không kém gì Mẹ Maria vì mẹ suốt đời phải xót

xa nhìn đứa con trai đầu lòng duy nhất của mình,

hằng ngày phải chịu khổ hình trong bệnh tật.

Thật không giấy bút nào tả xiết và tôi

cũng không đủ khả năng để nói lên đƣợc lòng

can đảm và sự chịu thƣơng chịu khó, sự kiên trì

cùng trái tim đầy ắp yêu thƣơng, nhân hậu của

mẹ tôi. Tôi chỉ biết yêu mẹ bằng luỹ thừa tình

yêu mẹ mỗi ngày và sống, dù là sống nhờ mẹ và

máy móc dây nhợ quanh ngƣời…

MINH TRIỆU (San Diego 3/3/11)

Chúa Tạo Mẹ Cho Con

Chúa không ở khắp nơi

Lau khô dòng lệ rơi

Trên khuôn mặt mọi trẻ

Ngài dựng mẹ trên đời.

Không để con bơ vơ

Trong số phận mịt mờ

Chúa bèn nhờ tay mẹ

Dìu dắt con ngày thơ.

Chúa tạo ra mẹ hiền

Chăm sóc con ngày đêm

Bên nôi mẹ cầu nguyện

Con đau mẹ xoa liền.

Rồi con không còn bé

Bỡ ngỡ trước cảnh đời

Tình Chúa trong tay mẹ

Nắm tay con không rời.

Tuổi bé bỏng đã qua

Đời con đang nở hoa

Con mẹ dù đã lớn

Tình mẹ yêu không nhòa!

Rồi khi đến tuổi già

Chúa vui đón về nhà

Đứa con cưng của mẹ

Trung tín tháng ngày qua.

Châu Sa phỏng dịch

God's Helpers

God could not be in every place

With loving hands to help erase

The teardrops from each baby's face,

And so He thought of mother.

He could not send us here alone

And leave us to a fate unknown;

Without providing for His own,

The outstretched arms of mother.

God could not watch us night and day

And kneel beside our crib to pray,

Or kiss our little aches away;

And so He sent us mother.

And when our childhood days began,

He simply could not take command.

That's why He placed our tiny hand

Securely into mother's.

The days of youth slipped quickly by,

Life's sun rose higher in the sky.

Full grown were we, yet ever nigh

To love us still, was mother.

And when life's span of years shall end,

I know that God will gladly send,

To welcome home her child again,

That ever-faithful mother.

George W. Wiseman

“God could not be everywhere, and therefore he made mothers.” Rudyard Kipling (1865-1936)

Hạ 2011 NSM II-2011 - 7

Tiếng Mẹ

Hè về nhớ tiếng mẹ ru

Thuở còn thơ ấu môi chu khóc nhè

Bởi vì thích mẹ hát nghe

Tiếng sao thanh thoát như ve kêu chiều

Tiếng vương trong gió hiu hiu

Thanh tao như tiếng sáo diều đêm thu

Quê người nghe gió vi vu

Nghe lòng nhớ tiếng Mẹ ru thuở nào.

Từng câu lưu loát, thanh tao

Văn chương phong phú, dạt dào mến thương

Tôi mang tiếng Mẹ lên đường

Dãi dầm mưa nắng, gió sương không mờ.

Nhớ ôi ! từng tiếng ầu..ơ...

Nghe như suối nhạc, rừng thơ dịu dàng

Tạ ơn Thánh Chúa vô vàn

Ban cho đất Việt, kho tàng văn chương.

Người đi xa cách quê hương

Vẫn nghe tiếng Mẹ vấn vương trong hồn

Dặn dò bầy trẻ cháu con

Đừng quên tiếng của non sông nước nhà.

Thái Trịnh

Bà mẹ là ngƣời khi thấy chỉ có 4

miếng bánh cho 5 ngƣời, liền nói ngay là bà

không thích ăn bánh. (A mother is a person

who seeing there are only four pieces of pie

for five people, promptly announces she

never did care for pie.)

- Tenneva Jordan

Đời Của Mẹ

Đời của mẹ là một vì sao quý,

Trên bầu trời sáng tỏ suốt nghìn năm,

Soi dẫn con, trong đêm tối lạc lầm,

Mẹ chăm sóc, cho con tràn hạnh phúc!

Con vẫn nhớ, mẹ lo cho từng chút,

Từ tuổi thơ, đến khi lớn trưởng thành,

Mẹ vẫn thương, luôn dẫn dắt dỗ dành,

Dạy con biết, Chúa là nơi nương tựa!

Tạ ơn Chúa, ban cho con chỗ dựa,

Là mẹ hiền, dâng hiến cả đời xuân,

Mẹ vì con, mà sức yếu dần dần,

Con có mẹ, đời như là mộng thật!

Cảm ơn mẹ, mẹ là người quý nhất, Với tình thương, tràn lai láng mênh mông,

Thật bao la... con giữ mãi trong lòng,

Tình yêu mẹ, có ai mà sánh được!

Cả vũ trụ, thế gian, trời mây nước,

Thật sâu xa, thật huyền nhiệm mẹ à...

Thật con biết, không gì thay đổi được,

Người mẹ hiền, mà Chúa đã ban ra! Tiểu Minh Ngọc

Tổng Thống George Washington nhận xét về mẹ

của ông nhƣ thế nào? Ông viết: “Mẹ tôi đẹp

nhất. Tôi được như vậy là nhờ mẹ tôi. Sự

thành công trong đời tôi là do giáo dục về đạo

đức, trí tuệ và thể chất mà tôi nhận được từ

bà.” “My mother was the most beautiful woman I

ever saw. All I am I owe to my mother. I

attribute all my success in life to the moral,

intellectual and physical education I received

from her.” George Washington

Hạ 2011 NSM II-2011 - 8

ABC’s of Life

A - Accept differences. (Chấp nhận sự khác

biệt).

B - Be kind. (Hãy tử tế).

C - Count your blessings. (Đếm ơn phước).

D - Dare to dream. (Dám mộng mơ).

E - Express thanks. (Bày tỏ sự tạ ơn).

F – Forgive. (Tha Thứ).

G - Give freely. (Cho thoải mái).

H - Harm no one. (Không hại ai).

I - Imagine more. (Tưởng tượng nhiều hơn).

J - Jettison anger. (Vứt bỏ giận hờn).

K - Keep confidences. (Giữ kín tâm sự của

người khác đã trao).

L - Love truly. (Yêu thật lòng).

M - Master something. (Tinh thông một thứ gì)

N - Nurture hope. (Nuôi hy vọng).

O - Open your mind. (Đầu óc rộng mở: không

thành kiến, sẵn sàng tiếp thu cái mới).

P - Pack lightly. (Khăn gói nhẹ nhàng).

Q - Quell rumors. (Dập tắt tin đồn).

R – Reciprocate. (Có qua có lại).

S - Seek wisdom. (Tìm sự khôn ngoan).

T - Touch hearts. (Làm cho người cảm động:

nhắm vào tình cảm).

U – Understand. (Thấu hiểu).

V - Value truth. (Quý trọng sự thật).

W - Win graciously. (Thắng cuộc một cách

thanh nhã).

X - Xeriscape (trồng những cây cảnh ít tốn

nước, ít phải chăm sóc).

Y - Yearn for peace. (Khao khát hòa bình).

Z - Zealously support a worthy cause. (Ủng hộ

một chính nghĩa nhiệt tình).

Renee Stewart

Bạn Đọc hỏi:

“Cắn cỏ ngậm vành” nghĩa là gì? Thực ra phải nói là “Kết cỏ ngậm

vành” mới đúng. Trong Kiều có câu:

Dám nhờ cốt nhục tử sinh,

Còn nhiều kết cỏ ngậm vành về sau.

Thành ngữ "kết cỏ ngậm vành " là do

dịch từ thành ngữ tiếng Hán "kết thảo hàm

hoàn" 结草含环 (結草含環), bắt nguồn từ

hai sự tích riêng biệt:

Kết cỏ: Nguỵ Vũ Tử đời nhà Tấn rất yêu

quý ngƣời vợ lẽ nên khi hấp hối thì dặn con

trai là Nguỵ Khoả hãy chôn ngƣời vợ lẽ yêu

dấu theo cùng với mình. Nguỵ Khoả không

đành lòng nên sau khi cha chết, cho vợ lẽ

của cha đi lấy chồng khác. Về sau, Nguỵ

Khoả lĩnh mệnh vua đi đánh giặc, trong lúc

đang giao đấu kiệt sức sắp thua tƣớng giặc

nhà Tần là Đỗ Hồi thì bỗng dƣng thấy Hồi

bị vấp, vƣớng cỏ mà ngã. Nhờ thế, Nguỵ

Khoả bắt đƣợc Đỗ Hồi. Đêm về, Khoả nằm

mộng, chiêm bao thấy có một ông già đến

nói: “Cảm vì ông đã không chôn sống con

gái tôi nên sáng nay tôi đã kết cỏ mà làm

vƣớng chân giặc để cứu ông”.

Ngậm vành: Sau đây là chuyện ngậm vành:

Đời nhà Hán có Dƣơng Bảo mới lên chín

tuổi đi chơi ở phía Bắc núi Hoa Âm, thấy

một con chim sẻ vàng bị chim cắt cắn gần

chết. Bảo đuổi chim cắt đi, đem sẻ về nhà

nuôi gần 100 ngày chim mới khoẻ lại rồi bay

đi. Đêm ấy có một đồng tử áo vàng miệng

ngậm 4 chiếc vòng ngọc đến bái tạ mà nói:

“Ta là sứ giả của Tây Vƣơng Mẫu, trƣớc đã

nhờ ngƣời ra tay cứu vớt, nên nay đến đền

ơn ngƣời đây. Cầu cho con cháu ngƣời sau

này cũng sẽ vinh hiển”. Quả nhiên về sau

con của Bảo là Chấn, cháu là Bỉnh, chắt là

Tứ và chít là Bƣu đều đƣợc vinh hiển.

Thành ngữ KẾT CỎ NGẬM VÀNH

về sau thƣờng đƣợc dùng nhƣ một lời hứa

nguyền đền ơn đáp nghĩa lại cho ân nhân.

Hạ 2011 NSM II-2011 - 9

8 lời nói dối trong đời của mẹ

Thuở nhỏ, gia đình cậu bé rất nghèo,

tới bữa, chẳng mấy khi có đủ cơm ăn, mẹ

liền lấy cơm ở trong chén mình chia đều

cho các con. Mẹ bảo: Các con, ăn nhanh

đi, mẹ không đói! - Mẹ nói câu nói dối đầu

tiên!

Khi cậu bé lớn dần lên, ngƣời mẹ tảo

tần lại tranh thủ những ngày nghỉ cuối tuần,

đến những vùng đầm hồ ven đô bắt cá về

cho con ăn cho đủ chất. Cá rất tƣơi, canh

cá cũng rất ngon. Khi các con ăn thịt cá,

mẹ lại ngồi một bên nhằn đầu cá. Lấy lƣỡi

mà liếm những mảnh thịt sót lại trên đầu

cá. Cậu bé xót xa, liền gắp miếng cá trong

bát mình sang bát mẹ, Mẹ không ăn, lại

dùng đũa gắp trả miếng cá về bát cậu bé.

Mẹ bảo: Con trai, con ăn đi, mẹ không

thích ăn cá. - Mẹ nói câu nói dối thứ hai.

Lên cấp 2, để nộp đủ tiền học phí

cho cậu bé và anh chị, vừa làm thợ may, mẹ

vừa đến Hợp tác xã nhận vỏ hộp diêm về

nhà ngồi cặm cụi mà dán vào mỗi tối, để

kiếm thêm chút tiền chi tiêu cho gia đình.

Một buổi tối mùa đông, nửa đêm cậu bé tỉnh

giấc. Thấy mẹ vẫn còng lƣng dán vỏ bao

diêm bên cạnh chiếc đèn dầu. Cậu bé nói:

Mẹ à, mẹ đi ngủ thôi, sáng ngày mai mẹ còn

phải đi làm nữa mà. Mẹ cƣời nhẹ: Con trai,

đi ngủ đi. Mẹ không buồn ngủ! - Mẹ lại lần

thứ ba nói dối.

Ngày thi vào trung học, mẹ xin nghỉ

làm. Ngày nào cũng đứng ở cổng trƣờng

thi, làm chỗ dựa tinh thần cho cậu bé đi thi.

Đúng vào mùa hạ, trời nắng khét tóc. Ngƣời

mẹ nhẫn nại đứng dƣới cái nắng hè gay gắt

chờ con suốt mấy tiếng đồng hồ. Tiếng

chuông hết giờ đã vang lên. Mẹ nghiêng

ngƣời đƣa cho cậu bé bình trà đã đƣợc pha

sẵn, dỗ dành cậu bé uống, bình trà nồng

đƣợm, tình mẹ còn nồng đƣợm hơn. Nhìn

thấy bờ môi khô nẻ và khuôn mặt lấp lánh

mồ hôi của mẹ, cậu bé liền đƣa bình trà

trong tay mời mẹ uống. Mẹ bảo: Con uống

nhanh lên con. Mẹ không khát!! - Mẹ nói dối

lần thứ tư.

Sau khi Cha lâm bệnh qua đời, Mẹ

vừa làm Mẹ vừa làm Cha. Vất vả với chút

thu nhập ít ỏi từ nghề may vá. Ngậm đắng

nuốt cay nuôi con ăn học, cái khổ không lời

nào kể xiết. Có chú Lý ngồi sửa đồng hồ

dƣới chân cây cột điện đầu ngõ biết chuyện,

việc lớn việc nhỏ chú đều tìm cách qua giúp

một tay. Từ chuyển than, gánh nƣớc, giúp ít

tiền cho gia đình cậu bé tội nghiệp. Con

ngƣời chứ đâu phải cây cỏ, lâu rồi cũng sinh

tình cảm. Hàng xóm láng giềng biết chuyện

đều khuyên mẹ tái giá, việc gì phải một

mình chịu khổ thế. Nhƣng qua nhiều năm

mẹ vẫn thủ thân nhƣ ngọc, kiên quyết không

đi bƣớc nữa. Mọi ngƣời có khuyên, mẹ kiên

quyết không nghe. Mẹ bảo: Mẹ không yêu

chú ấy. - Mẹ nói dối lần thứ 5.

Sau khi cậu bé và các anh chị cậu tốt

nghiệp đại học đi làm. Mẹ nghỉ hƣu rồi

nhƣng vẫn tiếp tục làm những việc lặt vặt ở

chợ để duy trì cuộc sống. Các con biết

chuyện thƣờng xuyên gửi tiền về để phụng

dƣỡng mẹ. Mẹ kiên quyết không nhận, tất

cả tiền con gửi về mẹ đều gửi trả. Mẹ bảo:

Mẹ có tiền mà! - Mẹ nói dối lần thứ 6.

Cậu bé ở lại trƣờng dạy 2 năm, sau

đó thi đỗ học bổng học thạc sỹ ở một trƣờng

đại học danh tiếng của Mỹ. Sau khi tốt

nghiệp cậu ở lại làm việc tại một công ty

nghiên cứu máy móc. Sống ở Mỹ một thời

gian, khi đã có chút điều kiện. Cậu bé muốn

đƣa mẹ qua Mỹ sống để phụng dƣỡng mẹ tốt

hơn. Nhƣng lại bị mẹ từ chối. Mẹ bảo: Mẹ

không quen! - Mẹ nói dối lần thứ 7.

Nhiều năm trôi qua, mẹ lâm trọng

bệnh, phải vào viện điều trị. Khi con trai đáp

máy bay từ nơi xa xôi về thăm mẹ, mẹ già đi

nhiều và yếu quá rồi. Mẹ bị bệnh tật dày vò

đến chết đi sống lại, thấy con trai đau đớn vì

thƣơng xót mẹ. Mẹ lại bảo: Con trai, đừng

khóc, mẹ không đau đâu. - Đấy là lần nói

dối cuối cùng của mẹ.

Khuyết Danh

Hạ 2011 NSM II-2011 - 10

Bức Tường Ngăn Cách

Ngày nay, nhờ kỹ thuật truyền thông

phát triển, ngƣời ta liên lạc nhau dễ dàng

hơn, thông cảm nhau hơn. Tuy vậy chúng

ta thấy vẫn còn nhiều bức tƣờng ngăn cách

giữa ngƣời và ngƣời. Có những lời kêu gọi

“Xây Cầu, đừng xây Tƣờng” (Building

Bridges not Walls); “Đừng xây Tƣờng khi

bạn cần cây Cầu” (Don't Build a Wall When

You Need a Bridge)…

Tại sao chúng ta không thể xây cầu

nối liền, mà còn xây tƣờng ngăn cách? Mỗi

ngƣời một tâm trạng. Có thể chúng ta có

thành kiến với ai đó mà không muốn làm

bạn. Có thể chúng ta khăng khăng nhƣ

ngƣời ƣơng ngạnh chỉ cho mình là đúng,

không muốn thỏa hiệp. Có thể qua kinh

nghiệm và kỷ niệm, chúng ta thấy ớn sợ,

không muốn thử lại. Có thể chúng ta nghi

ngờ, ngờ vực thiện chí, thiện ý của ngƣời

khác. Có thể chúng ta quá dè dặt mà giữ kẽ

trong mối quan hệ.

Chữ T.Ƣ.Ơ.N.G. nhắc chúng ta nhớ

5 lý do này:

T – Thành kiến

Ƣ – Ƣơng ngạnh

Ơ - Ớn sợ

N – Nghi kỵ

G – Giữ kẽ

Để bắt tay xây cầu, chúng ta cần

những “vật liệu” sau đây:

- Tầm nhìn cần rộng mở,

- Tôn trọng ngƣời khác,

- Thông cảm với ngƣời,

- Tin tƣởng,

- Tự nhiên, thoải mái trong giao tiếp.

Con Rồng, cháu Tiên

Giáo sƣ Đinh Tấn Dũng, viết văn lấy

bút hiệu là Khổng Đức, sanh năm 1925 tại

Quảng Ngãi, trƣớc dạy Triết tại Đại học Văn

khoa Saigon, hiện sống tại Việt Nam. Cụ là

tác giả nhiều sách biên khảo giá trị. Trong

bài “Đọc thơ Huỳnh Thúy Kiều” cụ viết một

đoạn nhận định về “con rồng cháu tiên” mà

chúng ta cần suy nghĩ:

“Huyền thoại Lạc Long Quân - Âu

Cơ chẳng hay ho gì nên vứt đi, chuyện con

người đẻ trứng là súc vật, nở trăm con

không bao lâu ông bà chia tay, bà dẫn 50

lên non, ông đưa 50 xuống biển. Có gia đình

nào sống hạnh phúc mà lại chia ly, vậy thì

trước khi chia tay nhau đã xảy ra bao nhiêu

chuyện hục hặc, đấm đá, chưởi bới… Sự

kiện đó đã để lại cho dân tộc và đất nước

bao chua cay, chia rẽ, đố kỵ…;nên mỗi khi

có người nhắc đến con rồng cháu tiên là một

sự sỉ nhục chứ chẳng hay ho gì, là kẻ thức

giả nên biết điều đó.”

TÌNH YÊU VÀ TOÁN HỌC

Làm sao định nghĩa được tình yêu

Đường thẳng song song chỉ một chiều

Tiếp tuyến cong vòng qua quĩ đạo

Đụng vào giao điểm sợ triệt tiêu.

Tình yêu là một số bình phương

Trừ, cộng, nhân, chia chẳng thấy đường

Thuận lòng thì thấy ra vô cực

Nghịch thì vô định nát như tương.

Yêu nhau, một dao động tuần hoàn

Chu kỳ khác biệt bỗng liên quan

Rồi năng lực động tăng gia tốc

Đôi tim cùng khai triển mở toang

Tình yêu, một lối giải phương trình

Thật nhiều ẩn số thế mới kinh

Chia qua, nhân lại, bao thông số

Ước mong sao đúng được nhân tình JT

Hạ 2011 NSM II-2011 - 11

Đưa Con Ra Biển

Năm 1979 là năm nhiều ngƣời tại

miền Nam tìm đƣờng vƣợt biên. Phần tôi

lâm vào một tình thế khó xử. Yên phận ở lại

thì không thấy tƣơng lai của hai đứa con, bỏ

đi thì không đành vì cha mẹ tôi chỉ có tôi là

con trai, vả lại ông bà rất thƣơng 2 đứa cháu

nội. Tôi cứ suy nghĩ một câu trong Luận

Ngữ: “Phụ mẫu tại, bất viễn du. Du tất hữu

phƣơng”

Cha mẹ còn, chớ đi xa,

Đi đâu cũng gọi về nhà báo tin.

Thấy tôi lúng túng, khổ sở, má tôi

bèn ra tay quyết định. Khi biết đƣợc đƣờng

dây, bà đóng tiền, lo giấy tờ, chuẩn bị mọi

thứ và khi gần tới ngày đi mới báo cho vợ

chồng chúng tôi hay. Ngày cuối cùng, ba tôi

cứ bịn rịn với 2 cháu nội, không muốn cho

chúng tôi đi, má tôi cƣơng quyết nói rằng

chúng tôi phải đi để còn có tƣơng lai; không

đi bây giờ là không còn cơ hội nữa. Vợ tôi

lúc đó muốn tôi đi một mình trƣớc rồi sẽ bảo

lãnh gia đình qua sau vì sợ nguy hiểm cho 2

con còn quá nhỏ. Má tôi phản đối, nói đi xa

phải có vợ có chồng mới đƣợc. Tới giờ rời

nhà, ba tôi chịu không nổi vào phòng mà

khóc; má tôi cùng ngƣời chị vợ tôi đƣa

chúng tôi và đứa em gái tôi xuống tận Hộ

Phòng, Bạc Liêu để xuống tàu vƣợt biển.

Tuy rất đau buồn khi thấy con cháu

ra đi, nhƣng bà luôn giữ vẻ mặt bình thản.

Không có tinh thần mạnh mẽ của má tôi,

chúng tôi không thể rời Việt Nam.

Châu Sa

Giới thiệu Văn Hóa Phẩm:

Tình sử Bát-Sê-Ba

Do Mục sƣ Trần Thái Sơn biên soạn,

sách in đẹp, dày 200 trang. Ấn phí $10.

Các bạn nào muốn mua, xin liên lạc Mục sƣ

Lê Chí Hiếu: (336)987-4133, email:

[email protected].

Chuyện Bên Lề

Gia Đình & Hội Thánh

Do Mục sƣ Lê Ngọc Cẩn biên soạn.

Sách dày 76 trang, không đề giá. Liên lạc

[email protected] hoặc gọi 205-218-

6868 hay 254-212-2653

Jêsus Cứu Chúa Tôi (Từ Đất Về Trời và Trở lại)

Đây là cuốn thứ 9 trong series Jêsus

Cứu Chúa Tôi do Mục sƣ Phan Thanh Bình

biên soạn công phu. Một cuốn sách cần đọc

để hiểu cuộc đời của Chúa Cứu Thế. Sách

gồm 52 chƣơng trong 330 trang giấy. Ấn

phí: $15 mỗi quyển. Liên lạc: 660S Third

St., El Cajon, CA 92019. ĐT: 619-444-

1106.

Quí vị nào muốn nhận

Quí vị nào muốn nhận

“Tiểu thư”* của Châu Sa

(Xin ghi địa chỉ ra)

Tôi nhờ ông bưu tá

Đưa sách đến tận nhà.

* Một bạn đọc gửi email cảm ơn Châu Sa

đã tặng “tiểu thƣ”. Mọi ngƣời ngớ ra một

hồi mới hiểu “tiểu thƣ” là quyển sách nhỏ.

Chúng tôi còn một ít quyển “An Khang Trí

Tuệ” (phát hành cuối năm 2010). Sẽ tặng

quý vị nào có lời yêu cầu.

Hạ 2011 NSM II-2011 - 12

Quý vị có thể đọc NSM ở:

- tinlanhjax.com hay

- http://www.vietchristian.com/vanpham

(ở khung Loạt Bài, tìm Nếp Sống Mới)

Tri ân Xin cảm tạ quý vị có hảo tâm, giúp NSM

thêm phƣơng tiện gửi tặng món quà tinh

thần này tới các đồng hƣơng trong và ngoài

nƣớc. Một số vị có lòng ủng hộ phần ấn

loát và cƣớc phí các tác phẩm của Châu Sa,

chúng tôi xin tri ân và ghi tên chung trong

danh sách này: ÔB Ẩn Danh, Greenville, SC $20

ÔB Ẩn Danh, Fremont, CA $300

ÔB BS Cao Tấn Phƣơng, Jacksonville, FL $30

ÔB MS Đặng Ngọc Thẳng, Taylors, SC $60

Bà Donovan Kim, Palm Coast, FL $100

ÔB Đỗ Hữu Quý, Morrow, GA $20

Bà Hirashiki Anhue, Hackensack, NJ $40

Bà Hoàng Cúc, Santa Ana, CA $30

ÔB MS Huỳnh Quốc Bình, Salem, OR $50

Bà Huỳnh Văn Hiếu, Jacksonville, FL $20

Bà Huỳnh Thanh Loan, Tampa, FL $20

ÔB BS Lâm Chánh Lý, Gainesville, FL $30

ÔB Lê Ngọc Chính, Conley, GA $20

ÔB Lƣu Ngọc Thành, Jacksonville, FL $25

Cô Ngô Phƣơng Thảo, Orlando, FL $15

ÔB Nguyễn Văn Dũng & Mai, Jacksonville, FL $25

ÔB BS Nguyễn Quốc Hiệp, Gainesville, FL $40

Bà Nguyễn Thị Hoa, Jacksonville, FL $20

ÔB Nguyễn Kim Hùng, Huntington Beach, CA $100

Bà Nguyễn Mai Kym, Santa Ana, CA $50

ÔB Nguyễn Văn Lập, Palm Coast, FL $50

Bà MSQP Nguyễn Lĩnh, San Jose, CA $30

ÔB BS Nguyễn Mai-Nghi, Bakersfield, CA $100

Chị Nguyễn Thu-Phƣợng, Aiken, SC $20

ÔB BS Nguyễn Trọng Tín, Jacksonville, FL $40

ÔB Phạm Ngọc Quang, Orlando, FL $15

ÔB Phạm Hữu Truyền, Lakeland, TN $20

Bà Tƣ Reed, Missoula, MT $50

ÔB Tạ Văn Vân, Ottawa, Canada $40 Can

Bà Trần Thị Nga, Halethorpe, MD $50

Bà Trần Kim Sa, Laurel, MD $30

Bà Trịnh T. Trang, Fountain Valley, CA $20

ÔB Văn Thanh, Glendale, AZ $10

Ông Võ Thành Chơn, Fort Worth, TX $20

ÔB Võ Văn Hai, Williamsburg, VA $20

Nếp Sống Mới do một số ngƣời cùng chí

hƣớng thực hiện và phát hành mỗi năm 4

lần, nhằm mục đích: Gây dựng một nếp

sống lành mạnh, cân bằng, tích cực, tƣơi trẻ,

lạc quan và hƣớng thƣợng cho ngƣời cao

niên. Số tới Thu 2011 sẽ in ra vào giữa

tháng 7, năm 2011.

Quý vị nào muốn nhận báo biếu này, hay góp ý

kiến xây dựng, hoặc góp phần ủng hộ, xin liên

lạc về tòa soạn. Email: [email protected]

Chi phiếu xin đề tên người nhận : Hiep Chau

Trong số này: Lòng Mẹ Bao La tr. 1-6

Chúa tạo mẹ cho con: God’s Helpers tr. 6

Tiếng Mẹ (thơ Thái Trịnh) tr. 7

Đời Của Mẹ (thơ TMN) tr. 7

ABC’s of Life tr. 8

Kết Cỏ & Ngậm Vành là gì? tr. 8

8 điều nói dối trong đời của mẹ tr. 9

Bức Tƣờng ngăn cách tr. 10

Con Rồng, Cháu Tiên (GS ĐTD) tr. 10

Tình Yêu & Toán Học (thơ JT) tr. 10

Đƣa Con Ra Biển tr. 11

Giới thiệu Văn Hóa Phẩm tr. 11

Nếp Sống Mới

8991 Blaine Meadows Dr.

Jacksonville, FL 32257

____________________