13
QUÁ TRÌNH PHỎNG VẤN VÀ CÁC CHÚ Ý KHI ĐI PHỎNG VẤN 1. Chuẩn bị Đây là bước trước khi đến phỏng vấn, nó bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ phỏng vấn, tìm hiểu thông tin về công ty ứng tuyển, dự đoán các câu hỏi có thể gặp phải và đề xuất các phương pháp trả lời thích hợp, trang phục. Cụ thể như sau: 1.1 Với việc chuẩn bị hồ sơ: thông thường, hồ sơ xin việc bao gồm: - Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương, hoặc đơn vị đang công tác) - Các văn bằng và chứng chỉ: bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ tin học văn phòng, ngoại ngữ, ngoài ra có thể dựa vào đặc thù riêng và có thể có chứng chỉ khác: Nghiệp vụ sư phạm, kế toán trưởng… - Giấy khai sinh, giấy khám sức khỏe. - Đơn xin việc (viết tay) – Phụ lục 1 - Lý lịch cá nhân – Phụ lục 2 - CV tiếng Anh – Phụ lục 3 (Hãy chắc chắn rằng mỗi loại giấy tờ trên bạn luôn có sẵn vài bản để nộp ở nhiều nơi) 1.2 Tìm hiểu thông tin về công ty mình ứng tuyển. Đây là việc làm quan trọng, bạn phải biết rõ nhất có thể về quá trình thành lập, phát triển và các lĩnh vực hoạt động của công ty cũng như những thành công của công ty trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, bạn cần biết rõ yêu cầu công việc và công việc mà vị trí mình ứng tuyển phải làm. Việc tìm hiểu này càng cụ thể, càng rõ ràng thì càng mang lại cho bạn sự tự tin, cũng như khả năng thuyết phục với người tuyển dụng. Việc tìm hiểu thông tin có thể được tiến hành thông qua quá trình tìm kiếm trên mạng internet hoặc qua các mối quan hệ của bản thân mình. Hãy chắn chắn rằng mình biết rõ về vị trí ứng tuyển cũng như công ty trước khi đến phỏng vấn, nếu không bạn sẽ không thể thành công. 1.3 Dự đoán các câu hỏi có thể gặp phải trong quá trình phỏng vấn Việc làm này sẽ tạo thuận lợi và tự tin cho bạn khi bạn gặp cán bộ phỏng vấn, có thể có những người nhanh nhẹn, xử lý tình huống tốt thì có thể nắm bắt được câu hỏi và trả lời ngay với chất lượng câu trả lời tốt. Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ gặp phải khó khăn khi không có sự chuẩn bị tốt về các câu hỏi phỏng vấn. Trong phần phụ lục 4, sẽ là các câu hỏi phỏng vấn mà chúng ta có thể gặp phải mà tôi đã sưu tập trong quá trình tìm hiểu cũng như giảng dạy, chúng được sắp xếp theo trật tự nhất định, ngoài ra có kèm theo nó là các đề xuất trả lời phù hợp. Dưới mỗi câu hỏi như vậy, tôi đều ghi rõ tên và lớp của những người đã hỏi câu hỏi đó. 1.4 Trang phục

Những điều cần chú ý khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Những tuyệt chiêu để ứng phó với những nhà tuyển dụng, các bạn sinh viên cần biết. Bài chia sẻ từ thầy Đạt ( GV khoa quản trị trường Đại Học Thành Đô)

Citation preview

Page 1: Những điều cần chú ý khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng

QUÁ TRÌNH PHỎNG VẤN VÀ CÁC CHÚ Ý KHI ĐI PHỎNG VẤN

1. Chuẩn bị

Đây là bước trước khi đến phỏng vấn, nó bao gồm việc chuẩn bị hồ sơ phỏng

vấn, tìm hiểu thông tin về công ty ứng tuyển, dự đoán các câu hỏi có thể gặp phải và

đề xuất các phương pháp trả lời thích hợp, trang phục. Cụ thể như sau:

1.1 Với việc chuẩn bị hồ sơ: thông thường, hồ sơ xin việc bao gồm:

- Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của chính quyền địa phương, hoặc đơn vị đang công tác)

- Các văn bằng và chứng chỉ: bằng tốt nghiệp đại học, chứng chỉ tin học văn phòng,

ngoại ngữ, ngoài ra có thể dựa vào đặc thù riêng và có thể có chứng chỉ khác: Nghiệp

vụ sư phạm, kế toán trưởng…

- Giấy khai sinh, giấy khám sức khỏe.

- Đơn xin việc (viết tay) – Phụ lục 1

- Lý lịch cá nhân – Phụ lục 2

- CV tiếng Anh – Phụ lục 3

(Hãy chắc chắn rằng mỗi loại giấy tờ trên bạn luôn có sẵn vài bản để nộp ở nhiều nơi)

1.2 Tìm hiểu thông tin về công ty mình ứng tuyển.

Đây là việc làm quan trọng, bạn phải biết rõ nhất có thể về quá trình thành lập,

phát triển và các lĩnh vực hoạt động của công ty cũng như những thành công của công

ty trong hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, bạn cần biết rõ yêu cầu công việc và công

việc mà vị trí mình ứng tuyển phải làm. Việc tìm hiểu này càng cụ thể, càng rõ ràng thì

càng mang lại cho bạn sự tự tin, cũng như khả năng thuyết phục với người tuyển dụng.

Việc tìm hiểu thông tin có thể được tiến hành thông qua quá trình tìm kiếm trên mạng

internet hoặc qua các mối quan hệ của bản thân mình. Hãy chắn chắn rằng mình biết rõ

về vị trí ứng tuyển cũng như công ty trước khi đến phỏng vấn, nếu không bạn sẽ không

thể thành công.

1.3 Dự đoán các câu hỏi có thể gặp phải trong quá trình phỏng vấn

Việc làm này sẽ tạo thuận lợi và tự tin cho bạn khi bạn gặp cán bộ phỏng vấn,

có thể có những người nhanh nhẹn, xử lý tình huống tốt thì có thể nắm bắt được câu

hỏi và trả lời ngay với chất lượng câu trả lời tốt. Tuy nhiên, hầu hết mọi người sẽ gặp

phải khó khăn khi không có sự chuẩn bị tốt về các câu hỏi phỏng vấn.

Trong phần phụ lục 4, sẽ là các câu hỏi phỏng vấn mà chúng ta có thể gặp phải

mà tôi đã sưu tập trong quá trình tìm hiểu cũng như giảng dạy, chúng được sắp xếp

theo trật tự nhất định, ngoài ra có kèm theo nó là các đề xuất trả lời phù hợp. Dưới mỗi

câu hỏi như vậy, tôi đều ghi rõ tên và lớp của những người đã hỏi câu hỏi đó.

1.4 Trang phục

Page 2: Những điều cần chú ý khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng

Khi đi phỏng vấn, bạn nên chọn trang phục cho phù hợp với công việc mà mình

ứng tuyển, yêu cầu chung là gọn gàng, lịch sự, không quá cầu kỳ, lòe loẹt… Có thể là

quần âu, áo sơ mi, hoặc là bộ vest công sở…

2. Đến phỏng vấn

Với việc đến phỏng vấn, các ứng viên nên đến sớm hơn so với quy định từ 10 –

15 phút để tránh bị chậm do các tình huống bất thường, tuy nhiên cũng không nên đến

sớm quá để tránh rơi vào trạng thái hồi hộp, lo lắng hoặc chán nản.

Trong quá trình ngồi chờ phỏng vấn, có thể nói chuyện với các ứng viên khác

để tạo sự bình tĩnh, vui vẻ cũng như qua cách nói chuyện có thể hiểu them về công ty

cũng như các thông tin khác như: công việc, người phỏng vấn hay cách thức trả lời.

3. Trong quá trình phỏng vấn

Đây là thời điểm quan trọng bởi nó sẽ quyết định thành công hay thất bại trong

quá trình xin việc của bạn, nếu bạn chuẩn bị tốt thì bước này có thể thuận lợi. Thông

thường khi phỏng vấn bạn nên thể hiện sự bình tĩnh, nói to, rõ ràng. Hãy nhớ rằng luôn

nhìn vào người phỏng vấn khi trả lời để vừa cho họ thấy bản lĩnh của mình, đồng thời

quan sát được thái độ của họ trước những câu trả lời của bạn.

Hãy nói rõ, thẳng thắn và nhất quán quan điểm của bạn về một vấn đề, điều này

sẽ được các nhà tuyển dụng đánh giá cao bởi nó thể hiện được lập trường của bạn. Và

cũng đừng ngại hỏi nhà tuyển dụng nếu được yêu cầu (nên hỏi như thế nào – phụ lục

4).

Trong khi trả lời phỏng vấn hãy tránh có cách hành động thừa như: quay ngang,

lắc đầu, gãi đầu… những điều đó sẽ làm bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng vì nó

làm bạn trông mất tự tin, yếu đuối. Tuy nhiên, có thể sử dụng một số ngôn ngữ cơ thể

như tay để thể hiện quan điểm của mình một cách phù hợp.

Luôn nhớ rằng, sau khi kết thúc phỏng vấn và đứng dậy, bạn đừng quyên nói

lời cảm ơn nhà tuyển dụng đã dành cho mình và “hi vọng được găp lại cũng như làm

việc cùng anh (chị)”. Không nên đưa tay ra để bắt tay nhà tuyển dụng nếu nhà tuyển

dụng không đưa tay ra trước để bắt tay bạn.

4. Sau cuộc phỏng vấn

Hãy thư giãn vì bạn đã làm tốt nhất công việc và đã thể hiện hết bản thân mình.

Một sai lầm mà nhiều ứng viên hay gặp phải là chờ đợi liên lạc từ nhà tuyển dụng.

Nếu sau ngày mà bạn được thông báo là nhận thông tin về tuyển dụng mà bạn không

thấy gọi thì hãy chủ động gọi cho họ vì có thể họ quên hay ít nhất bạn cũng cảm thấy

không phải suy nghĩ về kết quả tuyển dụng của mình nữa.

Trên đây là những kinh nghiệm của tôi để bạn có thể có một bài phỏng vấn có

hiệu quả. Sau đây sẽ là các phần giới thiệu cụ thể về các nội dung cần chuẩn bị (phụ

lục 1 – phụ lục 4)

Page 3: Những điều cần chú ý khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng

Phụ lục 1: ĐƠN XIN VIỆC

Được yêu cầu viết tay, điều này có thể phần nào thể hiển được tính cách, sự tỷ

mỷ và cách diễn đạt ý của bạn. Nó sẽ là một trong những giấy tờ mà người tuyển dụng

sẽ đọc đầu tiên và đánh giá bước đầu về bạn vì vậy bạn nên làm tốt nhất có thể (vì bạn

có thời gian và chuẩn bị mà).

Đơn xin việc nên được thể hiện ngắn gọn (tốt nhất là một trang A4), những nội

dung nêu trong đơn nên là ngắn gọn, súc tích và chủ yếu làm nổi bật những ưu điểm

của mình và sự phù hợp của mình với công việc ứng tuyển. Hãy nói cho người tuyển

dụng biết là tại sao họ chọn bạn chứ không phải người khác? Bằng những ưu điểm, sự

phù hợp và những lợi ích bạn mang lại cho công ty… cuối cùng cũng đừng quên cảm

ơn người tuyển dụng nhé (thiếu điều này, bạn sẽ là người thất bại ngay tại cửa thiên

đường đó :D)

Có thể có nhiều mẫu đơn xin việc khác nhau, tôi sẽ giới thiệu một mẫu đơn mà

tôi cho là phù hợp. Bạn có thể tham khảo (nhưng đừng quên đổi tên nhé :P)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc

………………………

ĐƠN XIN VIỆC

Kính gửi: Ban lãnh đạo công ty XX

Tôi được biết quý công ty đang có nhu cầu tuyển dụng nhân viên ở vị trí thông

phiên dịch tiếng Nhật kiêm trợ lý Tổng Giám Đốc qua quảng cáo trên báo ABC đăng

ngày xx/x/2006. Đây chính là công việc rất phù hợp với khả năng và kinh nghiệm

được đúc kết trong quá trình học tập và làm việc từ trước đến nay của tôi.

Thông qua mẫu quảng cáo, tôi được biết vị trí quý công ty đang tuyển dụng đòi

hỏi kỹ năng nghe nói đọc viết tiếng Nhật, tiếng Anh tốt, sử dụng vi tính văn phòng

thành thạo, cũng như khả năng tự tin trong giao tiếp. Tôi đã tốt nghiệp trường Đại học

XX, khoa tiếng Nhật, trong đó các môn tiếng Nhật, tiếng Anh và vi tính văn phòng đã

được chú trọng và đầu tư hàng đầu. Ngoài ra, về tiếng Nhật, tôi còn có điều kiện phát

triển toàn diện mọi kỹ năng trong thời gian du học ở trường Đại học XX, Nhật Bản, và

trong thời gian làm các công việc bán thời gian có sử dụng tiếng Nhật.

Tôi cũng hiểu ngoài những yêu cầu trên, vị trí quý công ty đang tuyển dụng còn

đòi hỏi người có tinh thần đoàn kết, hòa đồng với tập thể, cũng như có khả năng làm

Page 4: Những điều cần chú ý khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng

việc trong môi trường có áp lực cao. Đây chính là những kỹ năng mà tôi đúc kết được

qua quá trình học tập, làm việc từ trước đến nay ở Việt Nam cũng như ở Nhật Bản.

Vì những kỹ năng, kinh nghiệm nêu trên, tôi tin rằng tôi có thể đáp ứng được

yêu cầu của quý công ty. Tôi cũng xin cam đoan chấp hành nghiêm chỉnh mọi qui định

của quý công ty và hoàn thành tốt công việc được phân công.

Mọi liên hệ về lịch phỏng vấn hay thông tin về hồ sơ xin việc này, xin vui lòng

liên lạc số điện thoại 0988xxxxxx.

Xin chân thành cám ơn và trân trọng kính chào!

Hà Nội, ngày xxx tháng xxx năm xxxx

Người làm đơn

(Kí tên)

Nguyễn Văn Y

Page 5: Những điều cần chú ý khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng

Phụ lục 2: LÝ LỊCH CÁ NHÂN (Cô Lê Thu Trang – giảng viên của khoa Quản

trị - Thông tin thƣ viện, Trƣờng Đại học Thành Đô)

THÔNG TIN ỨNG VIÊN 1. Thông tin ứng viên.

Họ tên: PHẠM TIẾN MINH Ngày sinh: 08/10/1982 Nơi sinh: Hải Dương

Giới tính: Nam Chiều cao: 175 cm Cân nặng: 75 kg

Tình trạng sức khoẻ Tốt Bình thường Kém

Số CMND: 14300… Ngày cấp: 07/04/2006 Nơi cấp: Hải Dương

Tình trạng hôn nhân Đã kết hôn Chưa kết hôn Khác:

Địa chỉ thường trú: An Lương – Thanh Hà – Hải Dương

Địa chỉ đang ở: Khu tập thể xí nghiệp thuốc thú y Trung ương – xã Đức Thượng – Huyện

Hoài Đức – TP. Hà Nội

Điện thoại CĐ: Điện thoại DĐ: 0943.124.045

Địa chỉ email: [email protected] Fax:

2. Biết thông tin tuyển dụng qua

Internet Báo chí Người giới thiệu

Khác, nêu cụ thể:

3. Thành phần gia đình.

Họ tên Năm sinh Mối quan

hệ

Nghề nghiệp Nơi công tác

Bố

Mẹ

Anh trai

Chị gái

Anh trai

4. Quá trình học tập.

Thời gian Tên

trƣờng/đơn

vị đào tạo

Loại hình

đào tạo

Chuyên

ngành

Bằng/

Chứng

chỉ

Điểm

trung

bình Từ Đến

10/2000 6/2004 ĐH Kinh tế

quốc dân Chính quy

Quản trị kinh

doanh

Khá 7.18

10/2010 6/2012 ĐH Thương

mại Sau đại học Thương mại

Tốt

nghiệp

9.30

Page 6: Những điều cần chú ý khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng

5. Trình độ ngoại ngữ.

6. Kĩ năng tin học

Word

Excel

Power point

7. Quá trình công tác.

Thời gian Tên công ty

Vị trí công

việc Mức lƣơng Lý do thôi việc

Từ Đến

10/2004 9/2007 Công ty TNHH

Giang Hồng

Nhân viên

kinh doanh 2.500.000

Tìm công việc

yêu thích, phù

hợp

Nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể:

- Tiến hành bán hàng, phát triển đại lý bán sản phẩm cho công ty.

- Chăm sóc khách hàng, tư vấn cho khách hàng trong việc mở rộng khả năng bán

Thời gian Tên công ty

Vị trí công

việc Mức lƣơng Lý do thôi việc

Từ Đến

10/2007 10/2009

Trường TCN Kỹ

thuật và NVDL

Quang Minh

Giáo viên 3.000.000

Muốn tìm cơ hội

tốt hơn để phát

triển sự nghiệp

Nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể

- Là giảng viên khoa du lịch

- Phụ trách giảng dạy môn: Kinh tế học, marketing căn bản.

-Phụ trách công tác đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm.

Thời gian Tên công ty

Vị trí công

việc Mức lƣơng Lý do thôi việc

Từ Đến

10/2009 Nay Đại học XYZ Giảng viên 6.500.000

Muốn có cơ hội

làm việc tốt hơn,

ổn định hơn.

Nhiệm vụ và trách nhiệm cụ thể

- Là giảng viên khoa Quản trị và thông tin thư viện

- Phụ trách giảng dạy môn: Marketing căn bản, quản trị marketing, quản trị học, quản

trị nhân lực.

- Phụ trách công tác đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm (quản lý lớp học)

Tiếng Anh Mức độ

Nghe Khá

Nói Khá

Đọc Khá

Dịch Khá

Page 7: Những điều cần chú ý khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng

8. Tóm tắt các phẩm chất, kĩ năng.

- Đam mê giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tâm huyết với công tác giáo dục

- Nhiệt tình, nhanh nhẹn, hoạt bát, lập trường vững vàng

- Khả năng giao tiếp tốt, khả năng đàm phán tốt.

- Kiên nhẫn, biết tổ chức và sắp xếp công việc khoa học.

- Có khả năng làm việc độc lập và khả năng phối hợp theo nhóm.

Tôi cam kết thực hiện tốt nội quy lao động và các quy định của trường Đại học

ABC và xin cam đoan những thông tin cung cấp ở trên là chính xác và đầy đủ

Page 8: Những điều cần chú ý khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng

Phụ lục 3: CV – Curriculum Vitae (Sinh viên Hoàng Thị Hạnh – Lớp Đại học liên

thông tiếng Anh K4 – Đại học Thành Đô)

Curriculum Vitae

WORK EXPERIENCE

EDUCATION AND TRAINING

PERSONAL SKILLS

PERSONAL INFORMATION HOÀNG THỊ HẠNH

YOUR PICTURE No.12- Lane28 - TranThaiTong Street – CauGiay District - Hanoi - Vietnam

(+84)989123456

;[email protected] ID card number: 1621906421|Date: 28/11/2007 |Place: Namdinh Police Station

Sex: Female| Date of birth: 16/11/1990| Nationality: Vietnamese

OB APPLIED FOR POSITION CAREER OBJECTIVE

Internship Sales Supervisor Getting experience for future job Improving knowledge and skills through real environment.

September 2012–Now

March 2012- August 2012

Sale Staff (Part- time)

Pyramid International Development JSC,.(Popodoo School)

▪ Introducing new English courses and equipment to learners

▪ Taking care of old customers and finding potential customers

Type of business or sector| English Education Marketing Assistant (Part- time) English Hanoi Centre Supporting Marketing manager in terms of marketing online Introducing new English courses to customers Type of business or sector| English Education

September 2010

–June 2014 (Expected)

September 2005- June 2008

The Degree of Bachelor

Thanh Do University (TDD)

Major | Business Administration

Principal subjects | Principles of Marketing, Principles of Accounting, Business Markets and Institutions Level |Good High School Certificate My Loc High School Principal subjects | English, Mathematics, Literature

Page 9: Những điều cần chú ý khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng

Mother tongue(s) Vietnamese

Other language(s) UNDERSTANDING SPEAKING WRITING

Listening Reading Spoken

interaction Spoken

production

English B1 C1 C1 B2 B2

Chinese A1 A1 A1 A1 A1

Levels: A1/2: Basic user - B1/2: Independent user - C1/2 Proficient user *Common European Framework of Reference for Languages

Communication skills ▪ Good communication skills gained through my experience as sales staff

▪ Certificate of “Public Presentation” achieved by Cong Dong Thien Viet Soft skills centre.

▪ Certificate of “Soft Skills” achieved by TamViet Group

Computer skills

Good command of Microsoft Office tools Good command of Mail, Internet

Social competences

Organisational /managerial skills

Being quickly adaptable to new environment and enthusiastic about doing volunteer, including: Member of Job for Students (ULIS)

▪ Supporting students in finding suitable part-time jobs

▪ Organising soft-skills courses for students Volunteer for Vietnam Studies Conference (Certificate) Delivering materials in opening ceremony Supporting home and foreign delegates in meeting

▪ Obtaining a high sense of responsibility and self-motivation

▪ Being a passionate and fast learner

▪ Strong organization and communication skill.

▪ Working under high pressure and highly concentrate on work.

▪ Ability to adapt with new work and new environment.

▪ Hardworking and ability to work independently as well as being a team player

Driving licence

REFERENCES

▪ Holding Vietnamese driving licence. Category B vehicle

To Loan, PHAM

Marketing Manager,

Pyramid International

Development JSC,.

(+84) 944 567890

[email protected]

Lan Anh Bui O’Grady

CEO

(+84) 988 567 890

[email protected]

Page 10: Những điều cần chú ý khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng

Phụ lục 4: CÁC CÂU HỎI THƢỜNG GẶP KHI PHỎNG VẤN

Thông thường các câu hỏi này được sắp xếp theo trật tự: bắt đầu từ những câu

hỏi giới thiệu chung (về bản thân, công việc bạn đã làm trước đó, những ưu và nhược

điểm của bạn) sau đó sẽ là các câu hỏi sâu hơn về chuyên môn và những câu hỏi đánh

giá sự linh hoạt và khả năng xử lý tình huống của bạn.

Câu hỏi 1: "Hãy nói về bản thân bạn"

- Bạn nên đưa ra câu trả lời nhanh chóng. Hãy nói về kết quả học tập của bạn, những

việc đã làm, những kinh nghiệm trong công việc gần đây và những dự định trong

tương lai. Hãy tranh thủ để nói về điểm mạnh của mình, đặc biệt là các điểm mạnh liên

quan đến công việc mà mình ứng tuyển.

Với nhà tuyển dụng, bạn giới thiệu tốt về bản thân có nghĩa là bạn đã hiểu tốt

về bản thân mình, do vậy có thể nắm bắt và hiểu công việc mình sẽ làm (đặc biệt là

các công việc liên quan đến hiểu nhu cầu, dịch vụ chăm sóc khách hang – Trần Bình

Trọng lớp DHLTQTKD K4 – Đại học Thành Đô)

Câu hỏi 2: “Bạn có gặp khó khăn gì khi đến buổi phỏng vấn này không?”

- Bạn nên nói là không vì tôi đã tìm hiểu trước về đường đi, địa chỉ công ty và cũng đã

đi sớm hơn để tránh bị tắc đường hay các khó khăn bất thường có thể gặp.

Đây là câu hỏi đánh giá sự chuẩn bị của bạn, nếu bạn chuẩn bị tốt có nghĩa bạn

là con người cẩn thận, chu đáo với công việc và điểm cộng cho bạn nếu bạn trả lời như

trên – Phạm Văn Cương lớp DHLT TIẾNG ANH K4 - Đại học Thành Đô

Câu hỏi 3: “Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?”

- Chuẩn bị sẵn ở nhà trước buổi phỏng vấn! Dành ít thời gian để lên mạng hoặc vô thư

viện để tìm hiểu càng nhiều thông tin về công ty càng tốt, bao gồm sản phẩm, kích cỡ,

thu nhập, danh tiếng, hình ảnh, tài quản lý, con người, kỹ năng, lịch sử và triết lý của

công ty. Thể hiện sự quan tâm một cách có hiểu biết; đề nghị cán bộ phỏng vấn nói

cho bạn biết về công ty.

Câu hỏi 4: “Tại sao bạn muốn làm việc cho chúng tôi?”

- Đừng nói những gì bạn muốn; đầu tiên, hãy nói về nhu cầu của họ. Bạn muốn trở

thành một phần của một dự án cụ thể của công ty; bạn muốn cùng giải quyết một vấn

đề của công ty; bạn cũng có thể đóng góp vào các mục tiêu cụ thể của công ty.

Câu hỏi 5: "Điểm yếu của bạn là gì?"

- Bạn không nên trả lời thẳng về những điểm yếu mà hãy đưa ra những giải pháp để

bạn có thể khắc phục, cải thiện những điểm yếu đó và giúp chúng ổn định trong công

việc mới. Cũng có thể trả lời rằng: yếu điểm của tôi là quá ham mê công việc nên

thường hay về trễ hoặc có thể làm công việc của một số người khác Tôi đang cố gắng

hoàn thiện mình và tìm kiếm cách làm việc thông minh hơn nữa – Vi Thị Thùy Trang

lớp DHLT TIẾNG ANH K4 - Đại học Thành Đô

Page 11: Những điều cần chú ý khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng

Câu hỏi 6: "Tại sao bạn bỏ công việc gần đây nhất?"

- Đây là cơ hội để bạn nói về kinh nghiệm của bạn và những dự định trong công việc.

Bạn không nên đưa ra một loạt những lý do khiến bạn ra đi, mà hãy tập trung vào

những điều bạn đã học được từ công việc trước đó.

Câu hỏi 7: “ Tại sao chúng tôi nên thuê bạn?”

- Bởi kiến thức, kinh nghiệm, khả năng và kỹ năng của bạn.

Câu hỏi 8: "Hãy kể về ông chủ tồi nhất mà bạn đã gặp"

- Không bao giờ được làm điều này. Một người tuyển dụng có kinh nghiệm sẽ dè

chừng và nhận ra rằng bạn sẽ nói về ông ta hoặc cô ta như thế ở một nơi nào đó nếu

sau này bạn cũng bị sa thải.

Câu hỏi 9: "Những người khác sẽ nói về bạn như thế nào?"

- Thông tin từ đồng nghiệp đánh giá về bạn luôn khách quan. Việc lưu giữ những

thông tin phản hồi sẽ giúp bạn nhận ra điểm mạnh và điểm yếu của mình.

Câu hỏi 10: “Nếu công ty gặp khó khăn, có thể giảm lương hoặc các chế độ khác.

Bạn có sẵn sàng chung sức với công ty không?”

- Câu hỏi đánh giá lòng trung thành và sự sẵn sàng chia sẻ của bạn. Hãy trả lời là có và

có thể đưa ra các dẫn chứng càng cụ thể càng tốt trong quá khứ mà bạn đã cùng công

ty trước đó vượt qua để trả lời nhà tuyển dụng. Nếu không có điều này, câu trả lời của

bạn sẽ giảm sức thuyết phục và hãy nói rằng chất lượng công việc luôn được bạn đưa

lên hàng đầu. Có thể lúc này bạn chấp nhận hạ lương nhưng nhắc khéo sẽ quay trở lại

đề tài đó khi bạn thể hiện được mình.

Câu hỏi 11: "Bạn có thể đưa ra gợi ý cho tôi về một điều gì đó mà người khác lại

không thể?"

- Để trả lời câu hỏi này, bạn nên đi thẳng vào những thành tích đặc biệt của mình, hãy

thể hiện những giá trị của bạn và nói bằng cách nào bạn thu được những kết quả đó.

Câu 12: “Hãy cho chúng tôi một sáng kiến để đưa hoạt động của công ty đi lên”

- Đây là một câu hỏi khó, với kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của bạn hãy đưa một

sáng kiến nhất định dù bạn không chắc rằng nó sẽ hiệu quả. Và bạn có thể khẳng định

rằng nếu có nhiều thời gian hơn làm việc ở công ty thì sáng kiến của bạn chắc chắn sẽ

hiệu quả hơn, phù hợp hơn – Nguyễn Thị Thúy lớp DHLTQTKD K4 – Đại học Thành

Đô

Câu hỏi 13: "Nếu được chọn một công ty để làm việc, nơi nào bạn muốn đến?"

- Không bao giờ được nói bạn sẽ chọn một công ty nào khác ngoài công ty mà bạn

đang được phỏng vấn. Hãy nói về công việc và công ty mà bạn đang muốn vào làm

việc.

Câu hỏi 14: “ Bạn hãy nói về lương trước đây của bạn?

Page 12: Những điều cần chú ý khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng

- Câu trả lời: Bạn rất sẵn lòng cho nhà tuyển dụng biết con số, tiền lương tăng đều.

Trong công việc, tiền bạc với bạn không quan trọng bằng cơ hội học hỏi và làm việc.

Câu hỏi 15 “Bạn có giá trị lương bao nhiêu? Hoặc bạn mong muốn mức lương là

bao nhiêu?

- Câu trả lời: Phương châm của bạn là làm việc và đóng góp với khả năng tốt nhất của

mình. Vì vậy, bạn luôn nỗ lực để đạt kết quả và được người chủ thừa nhận và công

bằng đặt bạn đúng giá trị của bạn. Tuy nhiên, khó chấp nhận một mức lương thấp hơn

mức lương hiện tại, bởi nó là sự thành công của bạn. hoặc bạn trả lời: Tôi cần biết các

thông tin về công việc tôi sẽ đảm nhận trước khi bàn đến vấn đề lương. Tôi xin phép

được thảo luận về vấn đề này sau. Ông/bà có thể nói cho tôi biết về mức lương cũng

như chính sách hoa hồng của công ty dành cho vị trí này không?

Câu hỏi 16. Bạn có bao giờ bị từ chối tăng lương không?

- Bạn có thể trả lời: Những xét duyệt lương tạo nên sự tăng lương cùng với những

đóng góp của bạn. Điều đó, có nghĩa bạn chưa bao giờ bị từ chối tăng lương vì cách

làm việc không phù hợp.

Câu hỏi 17: “Bạn có muốn trở thành một thành viên cho kế hoạch lương của

chúng tôi không?”

- Câu trả lời: Bạn rất vui nếu được tham gia kế hoạch này và bạn sẽ xem xét cẩn thận

về tổ chức kế hoạch và sự cạnh tranh trên thị trường tài chính.

Câu hỏi 18: “Bạn có thể hạ mức lương thấp nhất mà bạn chấp nhận nếu làm công

việc này?”

- Câu trả lời: Có thể bạn đang bị cạnh tranh bởi những người đưa ra mức lương thấp

hơn. Trong câu trả lời bạn nên nêu những mức trách nhiệm của công việc và thành quả

đạt được.

Câu hỏi 19: “ Bạn tìm kiếm điều gì trong công việc?”

- Cơ hội sử dụng kỹ năng của bạn, để thể hiện và được công nhận.

Câu hỏi 20: “Bạn cần bao lâu mới có thể đóng góp đáng kể cho công ty chúng tôi?”

- Hoàn toàn không mất nhiều thời gian - bạn chỉ mong đợi một khoảng thời gian ngắn

để thích nghi với quỹ đạo của công ty.

Câu hỏi 21: “ Bạn sẽ ở lại với chúng tôi trong bao lâu?”

- Miễn là chúng ta đều cảm thấy tôi còn đóng góp, đạt thành tựu, trưởng thành...

Câu hỏi 22: “Tại sao bạn thích làm du lịch/kinh doanh/ kế toán…?”

- Câu trả lời tốt nhất là bạn yêu thích công việc này, có niềm đam mê và trên thực tế

bạn thấy bạn rất hợp với nó – Phùng Thế Kiên lớp DHLT TIẾNG ANH K4 - Đại học

Thành Đô

Câu hỏi 23: “Bạn có nộp đơn xin ứng tuyển vào công ty đối thủ nào của chúng tôi

không?”

Page 13: Những điều cần chú ý khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng

- Trả lời: Tôi có gửi một vài công ty. Người phỏng vấn sẽ hi vọng bạn ứng tuyển vào

những công ty đối thủ - và nếu bạn là một ứng viên sang giá, họ sẽ dành thời gian giải

thích tại sao bạn nên làm việc cho công ty của họ thay vì cho những công ty khác

Câu 24: “Bạn có hỏi gì về công ty hay công việc không?”

- Trả lời: tôi muốn biết về đào tạo và phát triển nghề nghiệp. Đây là một câu hỏi mà

nhà tuyển dụng chờ đợi từ ứng viên của mình. Qua câu hỏi này, bạn sẽ có cơ hội làm

sáng tỏ những thắc mắc của mình về nghề nghiệp. Quá trình thăng tiến, đánh giá,

doanh thu, đào tạo… là những câu hỏi hợp lý và bạn sẽ không bị đi lệch hướng trong

buổi phỏng vấn. Hãy nhớ là không bao giờ hỏi về tiền lương của bạn.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG TRONG CUỘC PHỎNG VẤN VÀ

SỚM TÌM ĐƢỢC MỘT CÔNG VIỆC PHÙ HỢP!

Thầy Đạt