28
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỒ NGỌC ANH NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG "tRUYÖN KIÒu" CñA NGUYÔN DU - GI¸ TRÞ Vµ H¹N CHÕ Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS Mã số : 62 22 80 05 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC Hµ NéI - 2014

NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỒ NGỌC ANH

NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG "tRUYÖN KIÒu"

CñA NGUYÔN DU - GI¸ TRÞ Vµ H¹N CHÕ

Chuyên ngành : CNDVBC & CNDVLS

Mã số : 62 22 80 05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hµ NéI - 2014

Page 2: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

Công trình được hoàn thành

tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Nguyễn Hùng Hậu

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Học viện chấm luận án

tiến sĩ họp tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Vào hồi ngày tháng năm 2014

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia Việt Nam

- Trung tâm Thông tin khoa học, Học viện Chính trị Quốc gia

Hồ Chí Minh

Page 3: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

1MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tàiPhật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới được du nhập

vào nước ta vào khoảng thế kỷ I. Mặc dù là một tôn giáo ngoại sinh,nhưng Phật giáo đã sớm khẳng định mình và tìm được chỗ đứng vữngchắc trong đời sống tinh thần cũng như trong nhiều hoạt động văn hoá xãhội khác của người Việt Nam.

Để có thể nhanh chóng xác lập được vị thế của mình trong đời sống xãhội Việt Nam, tất nhiên bên cạnh việc lựa chọn con đường, cách thứctruyền bá phù hợp với tâm lý, truyền thống của người Việt thì không thểkhông nhắc đến nội dung giáo lý của nhà Phật. Với tinh thần từ, bi, hỉ, xảcủa mình, Phật giáo đã tạo nên sự khác biệt với những hệ tư tưởng cùngthời được người Hán truyền bá vào Việt Nam. Nếu như Nho giáo phải mấtmột thời gian khá dài khi mà xã hội Việt Nam đã tương đối phát triển mớiđược trọng dụng thì Phật giáo ngay từ khi du nhập vào Việt Nam đã nhanhchóng hoà mình vào nền văn hoá của người bản địa bằng những câuchuyện thần thoại mang tính nhân văn cao cả (những ông Bụt tốt bụng,thương, giúp người lương thiện khi gặp hoàn cảnh khó khăn…)

Chúng ta biết rằng Phật giáo không đơn thuần là một tôn giáo với hệthống thần linh và nghi lễ thờ cúng của mình, mà nó còn là một học thuyếttriết học tương đối thâm sâu. Trong những tư tưởng triết học đó, ngoài sựlý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan) thì Phật giáo đãdành rất nhiều nội dung cho những vấn đề liên quan đến con người, đếncuộc đời của con người (nhân sinh quan).

Có thể khẳng định rằng, những tư tưởng Phật giáo ảnh hưởng sâu đậmtrong xã hội và con người Việt Nam đa phần và chủ yếu là những quanniệm xoay quanh vấn đề về con người và cuộc đời con người (nhân sinhquan). Những quan niệm này cùng với thời gian đã không ngừng thấm sâuvào hành vi, lời nói, sinh hoạt hàng ngày của người Việt (những quan niệmvề thiện ác, về nhân quả và nghiệp báo, khuyên con người làm lành lánh

Page 4: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

2dữ…). Không những vậy, nó còn ảnh hưởng tới cả những chuẩn mực xãhội được cộng đồng thừa nhận, ảnh hưởng đến pháp luật của nhà nước,ảnh hưởng tới văn học nghệ thuật, tới không gian kiến trúc… của ngườiViệt Nam. Nói cách khác, Phật giáo đã trở thành một phần không thể thiếutrong nền văn hoá mang đậm bản sắc của người Việt Nam.

Trong sự ảnh hưởng của Phật giáo tới văn học nghệ thuật Việt Nam,chúng ta không thể không nhắc tới một tác phẩm bất hủ của Nguyễn Du,đó là “Truyện Kiều”. Đọc “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có thể thấy rõ sựkhủng hoảng của xã hội phong kiến Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đầu thếkỷ XIX, thấy được cuộc sống của con người (đặc biệt là những người phụnữ) bị chà đạp và xâm hại nặng nề.

Với Nguyễn Du, đằng sau câu chuyện về cuộc đời của Thuý Kiều lànhững day dứt, những băn khoăn, những niềm mong ước về một cuộc sốnghạnh phúc bình yên của mỗi con người. Có thể cảm nhận được những ảnhhưởng sâu sắc mà Nguyễn Du đã tiếp nhận từ Phật giáo mà cụ thể là nhânsinh quan Phật giáo thông qua khái niệm nhân quả, nghiệp báo, tâm… thểhiện trong cuộc đời của Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Mã Giám Sinh….

Truyện Kiều không chỉ dừng lại là một tác phẩm văn học đơn thuầnphản ánh tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX mànhững vấn đề do nó đặt ra vẫn không hề lạc hậu đối với xã hội Việt Namtrong giai đoạn hiện nay. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thị trường đãnảy sinh rất nhiều các vấn đề liên quan đến con người và xã hội, đặc biệt làcác vấn đề về đạo đức. Đó là sự thống trị của đồng tiền, coi đồng tiền làtrên hết trong lối sống thực dụng của một số cá nhân. Vì tiền họ sẵn sàngxâm hại các chuẩn mực đạo đức của xã hội, các giá trị văn hóa truyềnthống tốt đẹp của dân tộc, những hình ảnh Mã Giám Sinh, Tú Bà, Bạc Hà,Bạc Hạnh, Khuyển, Ưng… xuất hiện ngày càng nhiều trong xã hội. Sựxuống cấp và băng hoại về đạo đức không chỉ diễn ra trong dân chúng màcòn xuất hiện ở một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý của nhà nước(giống như hình ảnh những tên quan lại phong kiến đã trực tiếp hoặc giántiếp đẩy Thúy Kiều và gia đình của mình vào khó khăn hoạn nạn) với tìnhtrạng tham nhũng, cửa quyền và vô cảm trước nhân dân.

Page 5: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

3Trong Hội nghị Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn

hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước,Đảng ta đã khẳng định: “Chăm lo xây dựng con người Việt Nam phát triểntoàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc,đạo đức, lối sống và nhân cách. Xây dựng và phát huy lối sống "Mỗi ngườivì mọi người, mọi người vì mỗi người"; kết hợp hài hòa tính tích cực cá nhânvà tính tích cực xã hội; đề cao trách nhiệm cá nhân đối với bản thân, gia đìnhvà xã hội. Khẳng định, tôn vinh cái đúng, cái tốt đẹp, tích cực, cao thượng;nhân rộng các giá trị cao đẹp, nhân văn. Đấu tranh phê phán, đẩy lùi cái xấu,cái ác, thấp hèn, lạc hậu; chống các quan điểm, hành vi sai trái, tiêu cực ảnhhưởng xấu đến xây dựng nền văn hóa, làm tha hóa con người”.

Chính vì vậy, việc phân tích và vận dụng tư tưởng tích cực về đạo đức,tôn giáo trong các tác phẩm văn học nghệ thuật nói chung, tác phẩm “TruyệnKiều” của Nguyễn Du nói riêng để khuyến khích con người làm việc thiện,tránh xa việc ác, tự chịu trách nhiệm với những hành vi cá nhân của bảnthân… từ đó góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp, lành mạnh hơn, hướngcon người đến giá trị chân - thiện - mỹ là việc làm hết sức cần thiết.

Với tính cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn như vậy, nghiên cứu sinh đãchọn đề tài “Nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của NguyễnDu - Giá trị và hạn chế” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án2.1. Mục đíchPhân tích nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn

Du và những giá trị, hạn chế của nó.2.2. Nhiệm vụ- Trình bày cơ sở hình thành cũng như nội dung của nhân sinh quan

Phật giáo thể hiện trong quan niệm về nghiệp báo, nhân quả.- Trình bày và chỉ ra nhân sinh quan Phật giáo qua quan niệm về nghiệp

báo và nhân quả trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.- Chỉ ra những giá trị và hạn chế của nhân sinh quan Phật giáo trong

“Truyện Kiều” của Nguyễn Du; ý nghĩa của việc nghiên cứu này.

Page 6: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

43. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu là nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện

Kiều” của Nguyễn Du.3.2. Phạm vi nghiên cứu: luận án giới hạn việc phân tích nhân sinh

quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du chỉ trên khía cạnhthuyết nhân quả, nghiệp báo, khía cạnh khá nổi bật trong “Truyện Kiều”.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án4.1. Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ

nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối, chínhsách của Đảng và Nhà nước về việc kế thừa có chọn lọc tinh hoa văn hóanhân loại và những giá trị truyền thống của dân tộc.

4.2. Phương pháp nghiên cứuLuận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch

sử, ngoài ra còn sử dụng các phương pháp như: lịch sử - cụ thể, hệ thốnghóa, phân tích và tổng hợp, so sánh, thống kê, văn bản học …..

5. Đóng góp mới của luận án- Luận án đã khái quát và hệ thống hóa những nội dung cơ bản của nhân

sinh quan Phật giáo gắn với “Truyện Kiều”, cụ thể là những quan niệm vềnghiệp báo, nhân quả và sự tiếp biến của chúng ở Phật giáo Việt Nam.

- Luận án đã chỉ ra được những giá trị và hạn chế của nhân sinh quantrong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du; ý nghĩa của việc nghiên cứu này.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án- Luận án góp phần phát huy những giá trị nhân văn của Phật giáo

Việt Nam nói chung, tư tưởng Phật giáo trong văn học, trong “TruyệnKiều” nói riêng.

- Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu vàgiảng dạy những môn học có liên quan đến tư tưởng Triết học (Phật giáo)Việt Nam; tôn giáo (Phật giáo) ở Việt Nam và văn học Việt Nam.

7. Kết cấu của Luận ánNgoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung luận án gồm 4 chương, 9 tiết.

Page 7: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

5Chương 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứuNhân sinh quan Phật giáo nói chung, quan niệm về nhân quả, nghiệp

báo của Phật giáo trong “Truyện Kiều” nói riêng là những vấn đề đã vàđang được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở những mức độ và góc độkhác nhau. Có thể chia những công trình nghiên cứu về vấn đề này thànhnhững nhóm sau:

1.1.1. Những công trình nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáoqua quan niệm về nghiệp báo, nhân quả

Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới với một hệ thốngcác tư tưởng triết học đồ sộ. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứuvề nhân sinh quan Phật giáo nói chung và quan niệm về nghiệp báo, luânhồi và nhân quả nói riêng như: Narada Thera (Phạm Kim Khánh dịch)(1999), Đức Phật và Phật pháp, Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, Tp. HồChí Minh; Thích Thiện Siêu, Chữ nghiệp trong đạo Phật, Nhà xuất bảnTôn giáo, Hà Nội, 2002; Thích Chân Quang, Luận về nhân quả, Nhà xuấtbản Tôn giáo, Hà Nội, 2005; D. J. Kalupahana (Đồng Loại, Trần NguyênTrung dịch) Nhân quả - triết lý trung tâm Phật giáo, Nhà xuất bản Tp. HồChí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, 2007; Diệu Thanh Đỗ Thị Bình, Đôi điềuluận về nhân quả - nghiệp báo, 2009, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Số 4,tr. 40-41; Lưu Thị Quyết Thắng, Thử bàn về nhân sinh quan Phật giáo quagiáo lý duyên khởi, Tạp chí nghiên cứu Phật học, 2004, Số 5, Tr. 6-10;Mộng Đắc, Vài nét về đạo Phật và thuyết Nhân quả, Tạp chí Nghiên cứutôn giáo, 2009, số 4 (70), tr 71 - 74; Văn Xương Đế Quân (Quảng Tránglược dịch), Nhân quả báo ứng, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2011.Thích Đạt Ma Phổ Giác, Nhân quả & số phận con người, Nhà xuất bảnHồng Đức, 2013, Hà Nội; Thích Thiện Hoa, Xây dựng đời sống trên nềnnhân quả, nghiệp và luân hồi, Nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội, 2007;

Page 8: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

6Nguyễn Hùng Hậu (Minh Không) (2002), Đại cương triết học Phật giáoViệt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Thông qua những công trình này, tác giả luận án đã bước đầu nhậndiện được khái niệm, nội dung, phân loại và tính chất của các quan niệmvề nhân quả, nghiệp báo, luân hồi của Phật giáo. Đó chính là cơ sở để tác giảluận án khai thác và triển khai vào luận án triết học của mình trong chương 2:Nhân sinh quan Phật giáo qua quan niệm về nhân quả, nghiệp báo.

1.1.2. Những công trình nghiên cứu về “Truyện Kiều” của NguyễnDu và nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

“Truyện Kiều” là một kiệt tác văn học được Nguyễn Du viết vàokhoảng những năm đầu của thế kỷ XIX. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều cáccông trình nghiên cứu về Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều” của ông.Có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau: Hoài Thanh, Quyền sốngcủa con người trong truyện Kiều của Nguyễn Du, Hội văn hoá Việt Nam,1949; Trương Tửu, Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du (Phê bình vănhọc), Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội, 1956; Phan Ngọc, Tìm hiểu phongcách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội,2003; Lê Nguyên Cẩn, Tiếp cận Truyện Kiều từ góc nhìn văn hoá, Nhàxuất bản Thông tin và Truyền thông, 2011; Trịnh Bá Đĩnh (2002), NguyễnDu -Về tác giả và tác phẩm, Nhà Xuất bản Giáo dục; Mai Phương Chi(tuyển soạn). Truyện Kiều và lời bình / Nguyễn Khắc Viện, Đặng ThaiMai, Đào Duy Anh... Nhà xuất bản. Hội Nhà văn, Hà Nội, 2005; NgôQuốc Quýnh, Thử tìm hiểu tâm sự của Nguyễn Du qua truyện Kiều, Nhàxuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2010; Nguyễn Quảng Tuân, Tìm hiểu NguyễnDu và Truyện Kiều, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000; TrầnNho Thìn, Cảm nhận của Nguyễn Du về xã hội trong Truyện Kiều, Tạp chíNghiên cứu Văn học, số 5 (tr 25-40), số 6 (tr 17-40), 2004...

Thông qua những công trình này, tác giả luận án đã phần nào nắmđược thân thế, sự nghiệp và thời đại mà Nguyễn Du sống. Đồng thời tácgiả cũng phần nào hiểu thêm về nội dung của “Truyện Kiều”, cũng nhưnhững đánh giá, nhận định khác nhau về “Truyện Kiều” và xã hội phong

Page 9: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

7kiến đương thời (dù ở nhiều các khía cạnh và góc độ tiếp cận khác nhau).Trên cơ sở những nhận định và đánh giá ấy, tác giả triển khai tìm hiểu vàđánh giá “Truyện Kiều” dưới góc độ triết học của mình.

Bên cạnh những công trình nghiên cứu về “Truyện Kiều” của NguyễnDu thì cũng đã có những công trình (dù chưa nhiều) nghiên cứu về nhânsinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du (Nếu có thì chủyếu dưới những nội dung riêng lẻ, rời rạc. Có thể kể đến: Huyễn Ý, TruyệnKiều qua cách nhìn của người học Phật, Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh,Tp. Hồ Chí Minh, 2006; Thích Nhất Hạnh, Thả một bè lau, Nhà xuất bảnVăn hóa Sài gòn, Tp Hồ Chí Minh, 2009; Lê Văn Quán, “Góp phần tìmhiểu triết lý đạo Phật trong Truyện Kiều”, Tạp chí Hán Nôm, Số 5 (102)2010 (tr.56-66).

Nhìn chung, những công trình này chưa đi sâu vào tìm hiểu sự ảnhhưởng của thuyết nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo trong “Truyện Kiều”của Nguyễn Du, mà chỉ tiếp cận ở những góc độ chung như: quan niệm vềsự đau khổ, nguồn gốc của sự đau khổ, thiền, sự giải thoát…. Đôi chỗ cáctác phẩm có nói đến nghiệp báo và nhân quả, nhưng còn thực sự chưa rõnét và chưa được tiếp cận dưới góc độ triết học.

Trên cơ sở đó, tác giả đã kế thừa và phát triển nội dung của luận ándưới góc độ triết học để tìm hiểu sâu về quan niệm nhân quả, nghiệp báocủa Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

1.2. Một số vấn đề đặt ra qua các công trình nghiên cứuĐể có thể tiếp cận và nghiên cứu “Truyện Kiều” của Nguyễn Du dưới

góc độ triết học theo lát cắt Phật học để chỉ ra được những ảnh hưởng củaquan niệm nghiệp báo, nhân quả Phật giáo đối với nội dung của “TruyệnKiều”, luận án cần phải đặt ra và giải quyết được những vấn đề sau:

- Một là: cần phải khái lược lại những quan niệm về nhân quả, nghiệpbáo, luân hồi của Phật giáo, để từ đó làm công cụ tiếp cận và giải quyếtvấn đề thứ hai.

- Hai là: cần phải chỉ ra được tư tưởng về nhân quả, nghiệp báo củaPhật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du thông qua cuộc đời của

Page 10: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

8Thúy Kiều cũng như sự xuất hiện của các nhân vật khác trong “TruyệnKiều”.

- Ba là: Dưới góc độ triết học, tác giả luận án cần phải có những đánhgiá về giá trị và hạn chế của những quan niệm về nghiệp báo, nhân quảtrong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du

Tiểu kết chương 1

Nội dung tư tưởng nhân sinh quan của Phật giáo cũng như những giátrị tư tưởng của tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cùng với vấn đềnhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã và đangđược khá nhiều các tác giả nghiên cứu dưới những góc độ tiếp cận khácnhau. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu vềnhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du một cáchcó hệ thống dưới góc độ triết học khi chỉ ra những quan niệm về nghiệpbáo, nhân quả của Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du cũngnhư những giá trị, hạn chế và ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân sinh quanPhật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.

Chương 2NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO

2.1. Cơ sở hình thành của nhân sinh quan Phật giáo2.1.1. Cơ sở kinh tế - xã hội cho sự hình thành nhân sinh quan

Phật GiáoPhật giáo là một trong số các học thuyết triết học - tôn giáo lớn trên

thế giới, được hình thành vào khoảng thế kỷ V (TCN) ở Ấn Độ cổ đại.Giáo lý và tư tưởng của Phật giáo khá đa dạng và phong phú, nhưng về cơbản thì nội dung của tư tưởng Phật giáo chủ yếu hướng vào giải quyết vấnđề con người và đời sống của con người, chỉ ra những đau khổ và cáchthức hóa giải những đau khổ đó (nhân sinh quan).

Cơ sở kinh tế xã hội cho sự ra đời Phật giáo với nội dung chủ yếu lànhững vấn đề thuộc về nhân sinh quan (những quan niệm về cuộc sống của

Page 11: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

9con người, về hạnh phúc và đau khổ mà con người đang phải trải qua, vềđẳng cấp và sự bất bình đẳng…) chính là sự phân hoá và mâu thuẫn giaicấp, đẳng cấp hết sức sâu sắc trong xã hội Ấn Độ cổ đại trên mọi phươngdiện và mọi mặt của đời sống xã hội.

2.1.2. Cơ sở tư tưởng cho sự hình thành nhân sinh quan Phật giáoSự hình thành và phát triển của các tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại

luôn gắn liền với những thành quả của khoa học, tư tưởng và tôn giáo đãvà đang tồn tại trong xã hội lúc bấy giờ. Các hệ tư tưởng ra đời sau luônchịu sự ảnh hưởng và có tính kế thừa các tư tưởng của các học thuyết vàtrào lưu tư tưởng trước đó.

Phật giáo nói chung, nhân sinh quan Phật giáo nói riêng ra đời trên cơsở kế thừa những tư tưởng triết học đương thời như: Samkhuya; Yoga;Nyaya; Mimansa; Vedanta (đây còn gọi là năm trường phái triết học chínhthống - tức là thừa nhận tính đúng đắn tuyệt đối của Vêda) với nội dungnhân sinh quan cơ bản xoay quanh quan niệm về nhân quả, nghiệp báo vàluân hồi.

2.1.3. Đức Phật - người hình thành nên nhân sinh quan Phật giáoĐức Phật Thích Ca Mâu Ni thời thơ ấu là một thái tử tên Siddhantha

(Tất Đạt Đa), theo truyền thuyết, Ngài giáng sinh vào ngày 15-4 năm 624TCN tại vườn Lumbini (Lâm tỳ ni) cách thành Kapilavastu (Ca tỳ la vệ)khoảng 15 km. Song thân của Ngài là Quốc Vương Suddhodana (TịnhPhạn) và Hoàng Hậu Màya (Ma da) thuộc dòng dõi Sakya (Thích Ca).Ngay từ khi sinh ra, Ngài đã được tiên đoán là sẽ là một vĩ nhân có thể cứugiúp nhân loại khỏi khổ đau. Mặc dù được sống trong nhung lụa, giàusang, nhưng Ngài đã từ bỏ lên núi tu hành để tìm con đường giải thoát nỗikhổ cho chúng sinh. Sau sáu năm tu hành khổ hạnh trên núi không thànhcông, Ngài xuống núi và ngộ ra Tứ diệu đế khi ngồi thiền 49 ngày dướigốc cây Bồ đề.

Thông qua truyền thuyết về cuộc đời Đức Phật đã phần nào cho tathấy lý do ra đời nhân sinh quan Phật giáo - đó chính là sự quan tâm, mongmuốn hàng đầu của Đức Phật cho việc giải thoát con người khỏi sự đau

Page 12: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

10khổ, bất hạnh - vấn đề thuộc về nhân sinh quan chứ không quá sa đà vàonhững vấn đề thuộc siêu hình học bởi vì nước mắt của chúng sinh nhiềuhơn nước biển.

2.2. Nội dung nhân sinh quan Phật giáoTrong tư tưởng triết học của Phật giáo, nhân sinh quan là những quan

niệm về con người và cuộc đời con người mà hạt nhân của nó chính là Tứdiệu đế và thuyết nhân quả, nghiệp báo, luân hồi. Với những quan niệmấy, Phật giáo phủ nhận vai trò quyết định của một vị thượng đế tối cao đếnsự hình thành cũng như cuộc sống của con người. Theo đó, Phật giáo chorằng con người nói riêng, giống hữu tình nói chung được hình thành theoluật nhân quả, nghiệp báo.

2.2.1. Nhân sinh quan Phật giáo thể hiện trong thuyết nghiệp báoNghiệp, theo quan niệm của Phật giáo, là hành vi hay hành động có

tác ý. Theo đó, tất cả những hành động có tác ý, dù biểu hiện bằng thân,khẩu, hay ý, đều tạo Nghiệp. Tất cả những hành động có tác ý, thiện haybất thiện, đều tạo Nghiệp. Những hành động không có chủ tâm (khôngtác ý, vô ý), mặc dầu đã biểu hiện bằng lời nói hay việc làm, đều khôngtạo Nghiệp.

* Nguồn gốc của NghiệpTheo Phật giáo, sở dĩ chúng ta có những hành động (thân, khẩu, ý) tạo

Nghiệp là do vô minh và tham dục gây ra. Vô minh là điểm khởi đầu củathập nhị nhân duyên - nguyên nhân gây đau khổ của con người. Vô minhđược hiểu là lớp mây mù bao phủ, che lấp mọi sự hiểu biết của con người,làm cho con người không nhận thức được thực tướng của sự vật, hiệntượng (vạn pháp) hay không thấu hiểu chân tướng của chính mình. ĐứcPhật có nói: “Vô minh là lớp ảo kiến mịt mù dày đặc trong ấy chúng sinhquay quần quanh lộn”

* Phân loại NghiệpThông thường, Nghiệp được tạo tác trên cơ sở của thân, khẩu và ý.

Tất nhiên, cả ba nghiệp trên đều xuất phát từ ý hay còn gọi là tâm. Nhưthế, khi xét đến Nghiệp của một con người là xét đến thân Nghiệp, khẩu

Page 13: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

11Nghiệp và ý Nghiệp. Ngoài ba Nghiệp này, không còn một cái Nghiệpnào khác.

Tuy nhiên, tùy vào tiêu chí khác nhau mà nghiệp có những tên gọikhác nhau.

1. Căn cứ vào tính chất và cảnh giới thì có: Thiện Nghiệp và Ác Nghiệp2. Căn cứ theo tiến trình (từ nhân đến quả) của nghiệp thì có hai loại

nghiệp cơ bản: Định nghiệp và Bất định nghiệp.3. Theo phương diện tác động: Sinh nghiệp; Trì nghiệp; Chướng

nghiệp và Đoạn nghiệp.4. Theo năng lực (mức độ): Tập quán nghiệp; Cực trọng nghiệp; Cận

tử nghiệp; Tích lũy nghiệp.5. Theo thời gian trả quả: Hiện báo nghiệp; Sinh báo nghiệp; Vô hạn

định nghiệp và Vô hiệu nghiệp.2.2.2. Nhân sinh quan Phật giáo thể hiện trong thuyết nhân quảNhân có thể được hiểu là năng lực phát động, là cái hạt, còn quả được

hiểu là sự hình thành của năng lực phát động ấy, là cái quả do hạt ấy sinhra. Nhân và quả không tồn tại độc lập với nhau mà có liên quan mật thiếtvới nhau, đan lấy nhau, ảnh hưởng, tương phản và thừa tiếp nhau. Một quảđược hình thành có thể do nhiều nhân tạo ra. Một nhân cũng có thể chonhiều quả khác nhau. Bản thân nhân, quả cũng chỉ mang tính tương đối.Nhân không thể sinh ra quả nếu thiếu Duyên. Duyên là yếu tố tác độnggiữa “nhân” và “quả”. Duyên cũng được hiểu là điều kiện, hoàn cảnh, môitrường…(điều kiện xấu được gọi là nghịch duyên, còn điều kiện tốt đượcgọi là thuận duyên).

Theo quan niệm của Phật giáo, tất cả mọi sự trên thế gian này đều donhân duyên hợp thành. Tất nhiên, sự ràng buộc của nhân và duyên ấy khôngphải là ngẫu nhiên, mà nó hàm chứa nhân quả hay “nghiệp” ở trong đó.

Cũng giống khái niệm nhân, quả, “duyên” cũng mang tính tương đối.Nghĩa là, trong mối quan hệ này, nó có thể được hiểu là duyên, nhưngcũng vẫn là nó, khi xem xét ở mối quan hệ khác thì lại trở thành nhân hoặcquả của một cái gì đó.

Page 14: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

12Tiểu kết chương 2

Trên cơ sở những điều kiện kinh tế, chính trị xã hội cũng như kế thừanhững tư tưởng của các trường phái triết học trước đó, Phật giáo đã hìnhthành nên nội dung nhân sinh quan riêng có của mình. Trong những vẫn đềthuộc nhân sinh quan ấy thì quan niệm về nghiệp báo, nhân quả và luânhồi là những tư tưởng cơ bản, nòng cốt của triết học Phật giáo. Điểm nổibật của những tư tưởng này chính là sự phủ nhận vai trò của những lựclượng siêu nhiên, thần thánh chi phối đến sự hình thành và biến đổi củacon người cũng như cuộc sống của họ, mà khẳng định tính khách quan, vôthần khi nhấn mạnh đến sự thọ lãnh trách nhiệm của con người đối vớichính hành vi (thân, khẩu, ý) của mình trong quá khứ cũng như ở hiện tại.

Chương 3NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG “TRUYỆN KIỀU”

CỦA NGUYỄN DU

3.1. Khái lược chung về cuộc đời của Nguyễn Du và “Truyện Kiều”3.1.1. Về cuộc đời của Nguyễn DuNguyễn Du sinh ra và lớn lên trong một giai đoạn lịch sử vô cùng rối

ren và phức tạp. Đất nước chia đôi, các thế lực phong kiến cầm quyền bịphân hóa, các cuộc khởi nghĩa chống đối của nhân dân nổi lên khắp nơicùng với các cuộc chiến tranh liên miên giữa hai nhà chúa đã đưa đất nướcvào chỗ suy sụp về mọi mặt, sản xuất nông nghiệp bị đình trệ vì các cuộcxung đột vũ trang cũng như bởi thiên tai, dịch bệnh… người dân rơi vàocảnh cơ cực và khốn đốn.

Với hoàn cảnh xã hội đầy rối loạn như vậy, tinh thần tam giáo dườngnhư lại có cơ hội để phát triển. Phật giáo không chỉ tiếp tục khẳng định vịtrí quan trọng ở tầng lớp bình dân mà còn được mở rộng ở tầng lớp nho sĩ.Thái độ “cư Nho mộ Thích”, “dĩ Phật tải Nho” là khá phổ biến trong tầnglớp nho sĩ cũng như quan lại phong kiến thời kỳ này.

Page 15: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

13Tất cả những yếu tố của thời đại ấy đã ảnh hưởng sâu sắc đến suy nghĩ

và hành động của Nguyễn Du. Tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Dukhông đơn thuần là một tác phẩm được ra đời theo một cốt truyện của mộttác phẩm khác, mà hơn thế nữa, nó chính là tâm sự, là tấm gương phản ánhcuộc đời của Nguyễn Du và thời đại của ông.

3.1.2. Khái lược tác phẩm “Truyện Kiều”“Truyện Kiều” được Nguyễn Du phóng tác từ tác phẩm “Kim Vân

Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác giả sống khoảng cuối đờiMinh, đầu đời Thanh - Trung Quốc. Câu chuyện kể về cuộc đời tài hoa bạcmệnh, truân chuyên lưu lạc của người con gái họ Vương tên Thúy Kiều.Thúy Kiều mặc dù xinh đẹp và có tài nhưng vì cứu gia đình nên phải bánmình vào lầu xanh. Kể từ đây, Kiều phải trải qua 15 năm đầy đau khổ vàtuyệt vọng với Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần. Nhưng rồi mọi sự khổđau của Kiều cũng chấm dứt sau khi được sư Giác Duyên cứu vớt ở sôngTiền Đường và được đoàn viên với gia đình cũng như Kim Trọng.

3.2. Nội dung nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” củaNguyễn Du

3.2.1. Quan niệm về nghiệp báo của Phật giáo trong “Truyện Kiều”Nội dung quan niệm nghiệp báo trong truyện Kiều được thể hiện qua

những nội dung chính sau:Thứ nhất Toàn bộ sự đau khổ của Kiều là do những nghiệp của Kiếp

trước tạo ra. Chỉ dấu đầu tiên cho thấy sự đau khổ mà Kiều sẽ gặp phảisau này đó chính là bản nhạc Bạc mệnh do Kiều sáng tác ra khi 16 tuổi.Bên cạnh đó, nghiệp báo của Thúy Kiều còn thể hiện ở sự đa sầu, đa cảmcủa Thúy Kiều khi thấy mộ Đạm Tiên thì tỏ ra đau khổ, thương cảm vàliên hệ ngay đến bản thân mình.

“Đau đớn thay phận đàn bàLời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

“Nỗi niềm tưởng đến mà đauThấy người nằm đó biết sau thế nào”

Thứ hai, chính vì cái nghiệp báo của kiếp trước quá nặng nên Kiều đãphải gánh chịu những tai học và đau khổ bất ngờ giáng xuống khi buộcphải bán mình để cứu gia đình. Nàng cũng đã tìm đến cái chết nhưng

Page 16: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

14Số nàng nặng nghiệp má đào

Người dù muốn quyết trời nào đã cho”“Người này nặng nghiệp oan gia

Còn nhiều nợ lắm sao đà thác cho”Bởi những Nghiệp nhân Kiều đã gây trong quá khứ nên bây giờ Kiều

phải trả, không thể trốn thoát đi đâu được, mà phải sống để trả cái nợ donghiệp trước đã gây ra.

“Kiếp xưa đã vụng đường tuKiếp này chẳng kẻo đến bù mới xuôi

Dẫu sao bình đã vỡ rồiLấy thân mà trả nợ đời cho xong!”

Bởi vì nếu không trả nợ hết mà chết thì sang kiếp sau vẫn tiếp tục phảitrả nợ, như vậy thì nợ sẽ chồng chất.

“Kiếp này trả nợ chưa xongLàm chi thêm một nợ chồng kiếp sau”.

Thứ ba, cuộc đời đau khổ và đầy đọa của Kiều không chỉ do cáinghiệp tiền kiếp quy định, Theo Nguyễn Du và dưới cái nhìn Phật học,Những tai họa mà Kiều gặp phải còn do chính hành động và suy nghĩ củaKiều trong cuộc sống hiện tại gây ra. Đó chính là việc Kiều đã vướng vàochuyện tình ái với Kim Trọng, rồi khi được Hoạn Thư cho tu ở Quan ÂmCác, Kiều lại phạm giới, tu không đến nơi đến chốn nên đã tích nghiệp xấulà tư tình với Thúc Sinh, trộm đồ thờ khi trốn khỏi Quan Âm Các vì sợ HoạnThư đánh ghen, nói dối với sư Giác Duyên khi đến Am Chiêu Ẩm. Vớinhững nghiệp xấu mắc phải ở kiếp hiện tại ấy, Kiều đã phải gánh những hậuquả khổ đau ngay sau đó là bị lừa bán vào lầu xanh lần thứ hai. Sau đó nànglại tiếp tục trả thù những người đã gây ra đau khổ cho mình như Mã GiámSinh, Tú Bà, Bạc Hà, Bạc Hạnh…để rồi nàng mắc lừa Hồ Tôn Hiến dẫn đếnviệc hại chết Từ Hải và bị ép làm vợ của một viên thổ quan.

3.2.2. Quan niệm về nhân quả của Phật giáo trong "Truyện Kiều"Thứ nhất, với những ảnh hưởng của quan niệm nhân quả của Phật

giáo, Nguyễn Du đã quy cho mười năm năm đau khổ của Thúy Kiều

Page 17: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

15không hoàn toàn do nghiệp của quá khứ tạo ra mà còn do nghiệp nhân củahiện tại chi phối.

“Ma đưa lối, quỷ dẫn đàng,Lại tìm những chốn đoạn tràng mà đi.”

“Có trời mà cũng tại ta,Tu là cõi phúc, tình là dây oan”

Trong 15 năm đoạn trường, Kiều không chỉ mắc phải những nghiệpnhân xấu mà nàng có tích được rất nhiều nghiệp nhân tốt. Chính điều nàyđã giúp cho Kiều có được sự giải thoát khỏi đau khổ khi được Giác Duyêncứu và đoàn viên với gia đình.

Thứ hai, quan niệm nhân quả không chỉ thể hiện trong cuộc đời củaThúy Kiều mà còn thể hiện ở quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, đờicha ăn mặn, đời con khát nước, gieo gió gặt bão, gieo nhân nào, gặt quảấy… Theo đó, những kẻ làm điều ác nhất định phải bị trừng trị, những ngườilương thiện nhất định sẽ nhận được sự báo đáp công bằng, hạnh phúc. Chínhvì vậy mà Nguyễn Du đã sắp đặt cho Thúy Kiều thực hiện một cuộc đền ơn,báo oán phân minh với những người đã giúp hay hại mình.

Thứ ba, theo quan niệm của Phật giáo, nhân và quả không tồn tạiđộc lập với nhau mà có liên quan mật thiết với nhau, đan xen và ảnhhưởng lẫn nhau. Nhân không thể sinh ra quả nếu thiếu duyên. Bản thânnhân, quả cũng chỉ mang tính tương đối, trong nhân đã chứa quả, và trongquả đã chứa nhân. Chính trong nhân hiện tại đã có hàm chứa cái quả vịlai; cũng chính trong quả hiện tại đã có hình bóng của nhân quá khứ. Khinào điều kiện thuận lợi (có duyên) thì nhân sẽ được chuyển hóa thành quả.

Trong truyện Kiều, sông Tiền Ðường vừa là sự kết thúc của mộtcuộc đời hồng nhan bạc mệnh, nhưng đồng thời cũng là khởi điểm chomột cuộc đời mới sung sướng, bình yên và hạnh phúc hơn. Những nhân tốtmà Kiều đã gieo đã chuyển hóa thành quả ngọt mà Kiều được thụ hưởngsau khi nhảy xuống sông Tiền Đường và được sư Giác Duyên cứu sống.

Có thể thấy, sư Giác Duyên là một nhân vật rất đặc biệt và quan trọngtrong cuộc đời của Thúy Kiều. Dưới cái nhìn của thuyết nhân quả thì GiácDuyên chính là điều kiện, là duyên để nghiệp nhân tốt của Kiều được chuyển

Page 18: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

16hóa thành quả. Giác Duyên không phải chỉ là một con người, Giác Duyên làtất cả những điều kiện có tác dụng làm cho Thúy Kiều bừng tỉnh (ngộ). Sựxuất hiện của Giác Duyên trong đời Thúy Kiều là sự xuất hiện của Bụt. Và,cũng nhờ Thúy Kiều đã chạm đến đáy vực của sự đau khổ cùng cực; nhờ cósự gieo trồng những hạt nhân tốt (ba nghiệp tốt mà đạo cô Tam Hợp đã nêura), nhưng quan trọng hơn nữa đó là sự xuất hiện và nắm tay của Giác Duyênđã giúp sự chuyển hóa nghiệp của Thúy Kiều thành công.

Tiểu kết chương 3

“Truyện Kiều” là một tác phẩm bất hủ của Nguyễn Du - một nhà nho,một quan lại của triều đình phong kiến Việt Nam thế kỷ 18 - 19. Nhưngnội dung của “Truyện Kiều” lại không hoàn toàn phản ánh những tư tưởngcủa Nho giáo, của nhà nước phong kiến mà nó lại thấm đẫm những tưtưởng Phật giáo, đặc biệt là các quan niệm về nghiệp báo, nhân quả.

Có thể thấy rằng, việc Nguyễn Du sử dụng đến những tư tưởngnghiệp báo và nhân quả của Phật giáo để lý giải cho cuộc đời đầy đau khổvà bất hạnh của Thúy Kiều và lấy con đường tu, tích thiện của Phật giáo đểcứu vớt cuộc sống của Thúy Kiều đã cho thấy sự bế tắc và lúng túng củaNguyễn Du trong việc lựa chọn một hệ tư tưởng xuyên suốt trong tácphẩm của mình. Tác giả đã không chọn Nho giáo mà lại lựa chọn Tamgiáo trong đó những tư tưởng Phật giáo đóng vai trò trọng tâm.

Chương 4MỘT SỐ GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA VIỆC NGHIÊN CỨU

NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG “TRUYỆN KIỀU”CỦA NGUYỄN DU

4.1. Một số giá trị của nhân sinh quan Phật giáo trong "Truyện Kiều"4.1.1. Nhân sinh quan Phật giáo trong "Truyện Kiều" góp phần

điều chỉnh suy nghĩ và hành vi đạo đức của con ngườiRất nhiều tư tưởng nhân sinh của Phật giáo nói chung và trong

"Truyện Kiều" nói riêng đã và đang ảnh hưởng đến đời sống của con

Page 19: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

17người Việt Nam hiện đại. Đó là quan niệm về thiện - ác của Phật giáo;quan niệm từ, bi, hỉ, xả, bình đẳng, bác ái, vị tha, tu thân, tích đức, nhẫnnhịn; nuôi dưỡng nhân tâm để đạt tới trí tuệ sáng láng của nhà Phật.Thuyết nhân quả, nghiệp báo của đạo Phật giúp họ có ý thức hơn trongmỗi hành động, lời nói và suy nghĩ của mình. Những nội dung đó được thểhiện trong lối sống, trong suy nghĩ và đến cả sự hình thành nhân cách củacon người Việt Nam.

“Cho hay muôn sự tại trời,Phụ người chẳng bõ khi người phụ ta”

“Mấy người bạc ác tinh ma,Mình làm mình chịu kêu mà ai thương.”

4.1.2. Nhân sinh quan Phật giáo trong "Truyện Kiều" giúp conngười tìm được sự “tĩnh tâm”, hướng thiện trong cuộc sống

Với câu chuyện về thân phận và sự đau khổ mà Kiều gặp phải, có thểnhìn nhận nó dưới một cách nhìn khác, đó là sự “tĩnh tâm”. Mặc dù cuộcsống của Kiều bị chi phối bởi những nghiệp quả xấu trong tiền kiếp, nhưngrõ ràng rằng, với những hành động ở hiện tại cũng đã tác động không nhỏđến tương lai của Kiều sau này. Vì vậy nếu như ngay từ đầu và cả nhữngbiến cố sau này nữa, Kiều biết tĩnh tâm, biết gạt đi những dục vọng đờithường, nhận ra sự vô thường của vạn pháp mà không cố chấp bám giữvào những ảo ảnh của cuộc sống, không sai lầm tạo ra nghiệp báo mới thìcó lẽ cuộc đời của Thúy Kiều đã khác đi rất nhiều.

Sư rằng: phúc họa đạo trời.Cội nguồn cũng ở lòng người mà ra.

Sự đời đã tắt lửa lòng,Còn chen vào chốn bụi hồng làm chi!

Tất cả những phiền não, dục vọng, tham, sân, si, danh lợi… khôngcòn trong lòng của Kiều nữa, vì vậy Kiều không muốn trở về chốn bụibặm làm gì. Lửa lòng ở đây là phiền não. Không có lửa dục, lửa tham, lửasân nữa thì gọi là tắt lửa lòng. Nhưng đã có một thứ lửa khác nhem nhúm,đó là lửa tam muội, lửa từ bi. Đây là một sức sống mới trong con ngườiThúy Kiều.

Page 20: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

18Thông qua hình ảnh và cuộc đời của Thúy Kiều, có thể thấy rằng

trong cuộc sống, đặc biệt trong cuộc sống hiện đại ngày nay, đôi khi chúngta mải mê chạy theo, tìm kiếm và thỏa mãn nhu cầu cuộc sống vật chất củabản thân mà vô tình hay hữu ý làm cho cuộc sống chúng ta trở nên bóbuộc, căng thẳng, mệt mỏi, đôi khi là sự bế tắc. Những lúc như vậy, chúngta hãy tĩnh tâm trở lại, tìm lấy một sự an trú về tinh thần, từ đó tìm ranhững con đường, cách thức sống cho phù hợp với hoàn cảnh của bảnthân. Có như vậy mới giúp chúng ta giải thoát khỏi sự khổ đau mà chúngta đang gặp phải.

Với niềm tin vào thuyết nhân quả, nghiệp báo, Phật giáo đã chi phối ýthức đạo đức cũng như hành vi của mỗi tín đồ, hướng tín đồ đến nhữnghành động (nghiệp) thiện mà xa lánh hành động (nghiệp) ác. Không nhữngvậy, nó còn lan toả và tác động đến mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội,tạo ra cho con người một sức mạnh tinh thần để vượt lên cám dỗ vật chất,những trắc trở trong cuộc sống, hướng họ vào một lý tưởng sống tốt đẹp,vị tha. Tình thương và lòng nhân ái có thể giúp con người hạn chế bớt tínhích kỷ, từ bỏ tham, sân, si cốt lõi của những thói xấu, những mâu thuẫn,xung đột và bạo hành trong xã hội.

4.2. Một số hạn chế của nhân sinh quan Phật giáo trong “TruyệnKiều” của Nguyễn Du

4.2.1. Nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” không phảnánh đúng nguyên nhân đau khổ, bất hạnh của con người

Trong “Truyện Kiều”, khi Nguyễn Du tìm cách lý giải về căn nguyênnhững đau khổ, bất hạnh và gian truân mà Thúy Kiều phải gánh chịu trongsuốt cuộc đời mình, ông đã không căn cứ vào hiện thực xã hội phong kiếnmà Kiều đang sống ở trong đó. Thay vào đó, ông đã tỏ ra lúng túng, đôilúc còn thể hiện sự bất lực, bế tắc khi lý giải nguyên nhân của sự đau khổvà bất hạnh của Kiều. Theo đó, lúc thì Nguyễn Du đổ tội cho tài - sắc; Lúcthì ông lại đổ tội cho mệnh trời; Và, cuối cùng thì lại quy cho nghiệp báo,nhân quả tạo nên.

Page 21: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

19Nguyễn Du đã không thấy được căn nguyên xã hội của những đau khổ

và bất hạnh của Thúy Kiều nên Nguyễn Du phải dựa vào sự giải thíchtrong các lý thuyết tài mệnh tương đố, định mệnh của Nho giáo, nhân quả -nghiệp báo của Phật giáo. Điều này cũng phần nào cho thấy Nguyễn Ducòn lúng túng và chưa hoàn toàn thỏa mãn với một trong những lý thuyếttrên khi mà ông không nhất quán sử dụng một lý thuyết nào xuyên suốt từđầu cho đến cuối câu truyện, mà sử dụng cả hai tư tưởng trên. Đây chính làhạn chế của Nguyễn Du khi ông chịu ảnh hưởng của nhân sinh quan Phậtgiáo vào nội dung “Truyện Kiều”.

4.2.2. Nhân sinh quan Phật giáo trong "Truyện Kiều" không chỉ rađược phương pháp thực tiễn để giải phóng những con người có thânphận đau khổ

Với sự hạn chế về nhận thức luận mang tính thời đại, Nguyễn Du đãkhông đưa ra được những biện pháp đúng đắn trong việc xóa bỏ nhữngđau khổ và bất hạnh của con người trong xã hội phong kiến. Vì vậy, ôngđã phải cầu viện đến các giải pháp của tôn giáo để có thể cứu giúp conngười khỏi sự đau khổ; Đồng thời, ông cũng đã nghĩ đến trách nhiệm củanhà nước phong kiến trong sự bất hạnh và cùng cực của con người, nhưngvì còn quá nhiều sự ràng buộc với chế độ phong kiến nên ông không điđến cùng cuộc cách mạng mà mình đã gợi ra. Ông không dám lật đổ cáichế độ mà ông đang phụng sự mà chỉ dám lên án nó, cảnh báo nó bằngmột số cuộc khởi nghĩa không thành công mà thôi.

4.3. Ý nghĩa việc nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo trong“Truyện Kiều” của Nguyễn Du

4.3.1. Nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều”của Nguyễn Du giúp thấy được quá trình tiếp biến tư tưởng trong lịchsử tư tưởng Việt Nam

“Truyện Kiều” của Nguyễn Du là một trong số các tác phẩm văn họcphản ánh sự tiếp biến tư tưởng nói chung, tư tưởng Phật giáo nói riêng củangười Việt Nam. Điều này thể hiện ở hai nội dung: Thứ nhất, Nguyễn Duđã không phóng tác “Kim Vân Kiều truyện” một cách rập khuôn từ chữ

Page 22: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

20Hán sang chữ Nôm dưới dạng văn xuôi mà ông đã lấy cốt truyện “KimVân Kiều truyện” (phần xác) rồi dùng tâm hồn của thi sỹ với cái nền vănhóa của người Việt Nam để xây dựng ra một kiệt tác “Truyện Kiều” dướidạng thơ lục bát bằng chữ Nôm; Thứ hai, những tư tưởng Phật giáo nóichung, tư tưởng về nhân sinh quan Phật giáo (qua quan niệm về nghiệpbáo, nhân quả) nói riêng trong “Truyện Kiều” đã được Nguyễn Du Việthóa (tiếp biến) để rồi nó không còn giống với nguyên tác (tư tưởng Phậtgiáo) của người Trung Quốc hay tư tưởng Phật giáo của Ấn Độ nữa mà trởthành những quan niệm nghiệp báo và nhân quả của Phật giáo Việt Nam.

4.3.2. Nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều”của Nguyễn Du giúp thấy được sự hỗn dung tam giáo trong lịch sử tưtưởng Việt Nam

“Truyện Kiều” của Nguyễn Du là tác phẩm thể hiện rất rõ những tưtưởng hỗn dung tam giáo trên. Theo đó, Nguyễn Du đã sử dụng nhữngquan niệm của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo để giải thích những phứctạp trong đời sống con người cá nhân và những biến động của lịch sử thờikỳ đó.

Có thể thấy rằng sự hỗn dung tam giáo trong “Truyện Kiều” đượcthể hiện rõ nhất trong dấu ấn đạo cô Tam Hợp và bóng ma Đạm Tiêncủa Đạo giáo, định mệnh của Nho giáo và nhân quả, nghiệp báo củaPhật giáo. Ba quan niệm này không thể hiện tách rời nhau mà luôn có sựbổ khuyết cho nhau.

Tiểu kết chương 4

Tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được đánh giá là một kiệttác mà khó có tác phẩm văn học nào có thể sánh kịp. Dưới góc độ triết họcnói chung, những quan niệm về nghiệp báo, nhân quả trong “TruyệnKiều” nói riêng luôn có những giá trị nhất định. Tuy nhiên, trong quanniệm về nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Duvẫn còn có những hạn chế nhất định. Nguyễn Du đã không thể lý giải đượcnguyên nhân xã hội của những đau khổ mà Kiều phải gánh chịu. Từ đó,

Page 23: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

21ông đã không đưa ra những phương pháp mang tính thực tiễn để tiêu diệtnhững căn nguyên của sự đau khổ đó.

Mặc dù còn những hạn chế như vậy, nhưng thông qua việc nghiêncứu nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du sẽ giúpchúng ta thấy được quá trình tiếp biến tư tưởng cũng như sự hỗn dung tamgiáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam

KẾT LUẬN

1. Phật giáo không chỉ dừng lại là một tôn giáo mà hơn thế nữa, nócòn là một hệ tư tưởng triết học ra đời nhằm chống lại tư tưởng thần quyềntrong xã hội Ấn Độ cổ đại với trọng tâm trong các tư tưởng triết học là giảiquyết vấn đề của nhân sinh chứ không sa đà vào những vấn đề siêu hìnhhọc hay vấn đề thế giới quan.

Trong những vẫn đề thuộc nhân sinh quan thì quan niệm về nghiệpbáo và nhân quả là những tư tưởng cơ bản, nòng cốt của triết học Phậtgiáo. Nội dung cơ bản của những tư tưởng này chính là sự phủ nhận vai tròcủa những lực lượng siêu nhiên, thần thánh chi phối đến sự hình thànhcũng như cuộc sống của con người, mà khẳng định tính khách quan, vôthần khi nhấn mạnh đến sự thọ lãnh trách nhiệm của con người đối vớichính hành vi (thân, khẩu, ý) của mình trong quá khứ cũng như ở hiện tại.

2. “Truyện Kiều”, tác phẩm lớn của Nguyễn Du, là kết tinh sâu lắngnhất những tư tưởng của nhà thơ, cốt cách dân tộc Việt Nam. Tình thươngyêu con người của Nguyễn Du thể hiện vừa sâu sắc, vừa bao la trong nhânvật Thuý Kiều. Những khắc hoạ về cuộc đời đầy oan khổ, bị vùi dập đầyđoạ của nàng Kiều đã bộc lộ thái độ và lòng nhân ái của một nghệ sĩ vĩ đạitrước những nỗi đau của con người và thời đại.

Truyện Kiều với ngôn từ mỹ lệ, hình ảnh trác tuyệt, văn phong xúctích từng chữ, từng câu, thiên tài họ Nguyễn đã làm nên vẻ đẹp vănchương vô tiền khoáng hậu trong kho tàng văn học cổ điển. Một yếu tốnày đủ đưa Nguyễn Du lên hàng Thánh Thi trên thi đàn văn học Việt Nam.

Page 24: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

22Giá trị vĩ đại của tác phẩm này không chỉ nằm trong tính kiệt tác của vănchương mà còn nằm trong tư tưởng mà văn chương ấy chuyển tải. NguyễnDu đã không thể đi vào tâm tư, tình cảm của dân tộc nếu ông chỉ là ngườithợ tuyệt xảo về ngôn ngữ mà không có tư tưởng triết lý sâu sắc.

“Văn dĩ tải đạo”, đó là quan niệm văn chương, là đường hướng sángtác của người xưa. Qua văn chương để chuyển tải những thông điệp đạolý, những mạch nguồn tư tưởng mà tác giả đã hấp thụ và chắt lọc. NguyễnDu là một nhà nho, một quan lại của triều đình phong kiến Việt Nam thếkỷ 18 - 19. Nhưng nội dung của “Truyện Kiều” lại không hoàn toàn phảnánh những tư tưởng của Nho giáo, của nhà nước phong kiến mà nó lạithấm đẫm những tư tưởng Phật giáo, đặc biệt là các quan niệm về nghiệpbáo, nhân quả.

Thứ nhất, Cuộc đời Thúy Kiều chính là do những nghiệp xấu trongtiền kiếp cũng như trong hiện tại của Thúy Kiều (vướng vào chuyện tìnhái với Kim Trọng, ăn trộm đồ thờ, nói dối sư Giác Duyên, giết người khithực hiện hành vi báo oán…).

Thứ hai, Thúy Kiều không chỉ mắc phải những nghiệp nhân xấu mànàng còn tích được rất nhiều nghiệp nhân tốt. Chính điều này đã giúp choKiều có được sự giải thoát khỏi đau khổ khi được Giác Duyên cứu và đoànviên với gia đình.

Thứ ba, Nguyễn Du đã đem cách hiểu của quần chúng nhân dân về tưtưởng nhân quả, nghiệp báo của Phật giáo Việt Nam (ở hiền gặp lành, ácgiả ác báo, đời cha ăn mặn, đời con khát nước, gieo gió gặt bão, gieonhân nào, gặt quả ấy …. ) để diễn tả sự đền ơn của Kiều đối với nhữngngười đã giúp đỡ cưu mang mình cũng như trừng phạt, báo oán đối vớinhững kẻ đã hãm hại nàng.

3. Dưới góc độ triết học, có thể thấy rằng những quan niệm về nhânsinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du có một ý nghĩahết sức quan trọng trong việc chỉnh suy nghĩ và hành vi đạo đức của các cánhân và cộng động người. Thông qua những tình tiết miêu tả cuộc sốngđầy bất hạnh của Thúy Kiều cũng như số phận của những nhân vật khác

Page 25: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

23trong “Truyện Kiều” như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Bà, Bạc Hạnh, Ưng,Khuyển, Hoạn Thư, Giác Duyên, Bà quản gia nhà mẹ Hoạn Thư… đã lànhững hình ảnh sinh động tác động một cách sâu sắc đến ý thức, hành vivà lời nói của mỗi người trong cuộc sống hàng ngày, thúc đẩy họ làmnhững việc thiện cũng như ngăn ngừa học thực hiện những việc xấu.

Ngoài ra, với câu chuyện về Thúy Kiều, có thể nhìn nhận nó dưới mộtcách nhìn khác, đó là sự “tĩnh tâm”. Nếu như ngay từ đầu và cả nhữngbiến cố sau này nữa, Thúy Kiều biết tĩnh tâm, biết gạt đi những dục vọngđời thường, nhận ra sự vô thường của vạn pháp mà không cố chấp bám giữvào những ảo ảnh của cuộc sống, không sai lầm tạo ra nghiệp báo mới thìcó lẽ cuộc đời của Thúy Kiều đã khác đi rất nhiều.

Chính vì vậy, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta cần phảitĩnh tâm trở lại, tìm lấy một sự an trú về tinh thần, từ đó tìm ra nhữngcon đường, cách thức sống cho phù hợp với hoàn cảnh của bản thân.Có như vậy mới giúp chúng ta giải thoát khỏi sự khổ đau mà chúng tađang gặp phải.

4. Quan niệm về nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” củaNguyễn Du còn có những hạn chế nhất định.

Thứ nhất, Nguyễn Du đã không căn cứ vào những cơ sở kinh tế, xãhội hiện thực để lý giải về căn nguyên những đau khổ, bất hạnh mà ThúyKiều phải gánh chịu trong suốt cuộc đời mình mà lại đi tìm trong các tưtưởng tài - sắc; mệnh trời; và nghiệp báo, nhân quả.

Thứ hai, vì không chỉ ra được căn nguyên xã hội đã đẩy Thúy Kiều tớinhững đau khổ, bất hạnh trong mười lăm năm lưu lạc của mình nênNguyễn Du cũng không đưa ra được những biện pháp mang tính thực tiễn,cách mạng triệt để để xóa bỏ những đau khổ và bất hạnh của con ngườitrong xã hội phong kiến nói chung, Thúy Kiều nói riêng đang phải chịuđựng. Thay vào đó, Nguyễn Du lại thể hiện tâm lý bi quan, yếm thế; lốisống thụ động, an bài, không muốn thay đổi, cải tạo hoàn cảnh xã hộimình đang sống. Đồng thời hướng con người đến những hành động mangtính đạo đức cá nhân, đổ lỗi cho chính bản thân con người trước những

Page 26: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

24đau khổ và bất hạnh mà họ đang phải chịu đựng (mặc dù về bản chất thìnhững đau khổ bất hạnh đó là do xã hội mà họ đang sống gây ra).

5. Thông qua việc nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo trong “TruyệnKiều” của Nguyễn Du sẽ giúp chúng ta thấy được quá trình tiếp biến tưtưởng ở Việt Nam. Thứ nhất, Nguyễn Du không sao chép một cách cơ họcnội dung, tính cách nhân vật, ngôn từ và tình tiết trong “Kim Vân KiềuTruyện” của Thanh Tâm Tài Nhân vào “Truyện Kiều”. Mặc dù về cơ bảnnội dung cốt truyện của hai tác phẩm này là giống nhau, nhưng ở “TruyệnKiều”, Nguyễn Du đã rất thành công khi thể hiện được bản sắc văn hóadân tộc Việt Nam vào tính cách các nhân vật (trong đó Thúy Kiều là nhânvật chính, trung tâm) và nội dung của tác phẩm.

Thứ ba, sự tiếp biến tư tưởng trong Truyện Kiều còn thể hiện ở quátrình bản địa hóa những quan niệm về nhân quả, nghiệp báo của Phậtgiáo Ấn Độ thành những quan niệm mang tính dân gian của Phật giáoViệt Nam.

6. Nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo trong “Truyện Kiều” củaNguyễn Du còn giúp chúng ta thấy được sự hỗn dung tam giáo trong lịchsử tư tưởng Việt Nam. Theo đó, Nguyễn Du đã sử dụng những quan niệmcủa Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo để giải thích những phức tạp trongđời sống con người cá nhân và những biến động của lịch sử trong thời đạicủa ông.

Nhìn chung, có thể có rất nhiều sự đánh giá khác nhau về giá trị vàhạn chế của “Truyện Kiều” nói chung, những tư tưởng về nhân quả,nghiệp báo nói riêng, nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu đều tập trungnhấn mạnh đến mặt giá trị tích cực của tác phẩm này. Những giá trị nàykhông chỉ hiện hữu trong lịch sử mà còn phát huy tác dụng ngay cả trongxã hội hiện nay.

Page 27: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Hồ Ngọc Anh (2011), "Biện chứng của qúa trình tiếp biến Phật giáo vào

Việt Nam", Tạp chí Giáo dục Lý luận, (12), tr.34 - 37.

2. Hồ Ngọc Anh (2013), "Dấu ấn của Phật giáo trong giáo lý của đạo Cao

Đài", Tạp chí Khuông Việt, (22), tr.64 - 67.

3. Hồ Ngọc Anh (2014), "Tư tưởng về nhân quả trong “Truyện Kiều” của

Nguyễn Du", Tạp chí Khuông Việt, (26), tr.46 - 51.

4. Hồ Ngọc Anh (2014), "Tư tưởng về nghiệp báo của Phật giáo trong

“Truyện Kiều” của Nguyễn Du", Tạp chí Giáo dục Lý luận, (215),

tr.73 - 75.

Page 28: NH¢N SINH QUAN PHËT GI¸O TRONG tRUYÖN KIÒu CñA NGUYÔN …hcma.vn/Uploads/2014/9/4/ho_ngoc_anh_vi.pdflý giải về quan niệm sống của con người (thế giới quan)