125

Nguồn Tài Liệu Huấn Luyện Giảng ViênMới · Chuẩn Bị một Bài ... Học Hỏi Phúc Âm,hãy ghi lại những câu trả lời của các anh ch ... học tập

  • Upload
    vuliem

  • View
    216

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Nguồn Tài Liệu Huấn Luyện GiảngViên MớiSách Cải Thiện Giảng Viên Bổ Sung cho Sách Hướng Dẫn Việc Giảng Dạy và Học HỏiPhúc Âm

DoGiáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky TôXuất Bản Tại Salt Lake City, Utah

Chúng tôi biết ơn về những lời phê bình góp ý và những điều cần sửa chỉnh. Xin gửi lời phê bình góp ý vànhững điều cần sửa chỉnh, kể cả những lỗi đến:

Seminaries and Institutes of Religion Training Services50 East North Temple Street, Floor 8

Salt Lake City, Utah 84150-0008USA

Email: [email protected] kèm theo tên, địa chỉ, tiểu giáo khu và giáo khu của các anh chị em.

Xin nhớ kèm theo tên của sách hướng dẫn này khi gửi đến những lời phê bình góp ý.

© 2016 do Intellectual Reserve, Inc.Giữ mọi bản quyền.

In tại Hoa KỳPhiên bản 1, 3/16

Phê chuẩn bản tiếng Anh: 12/15Phê chuẩn bản dịch: 12/15

Bản dịch New-Teacher Training Resource: A Teacher-Improvement Companion to the Gospel Teaching and LearningHandbook

VietnamesePD60001128 435

123456789

10

111213

1234

Mục LụcNhững Kinh Nghiệm Tự Học ở Nhà . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1

Sống và Giảng Dạy theo Đường Lối Đấng Cứu Rỗi . . . . . . . . . . . . . 3Mục Tiêu của Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo . . . . . . . . . . . . 7Giảng Dạy và Học Tập bằng Thánh Linh . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9Khuyến Khích một Môi Trường Yêu Thương, Tôn Trọng và Có Mục Đích 13Kinh Nghiệm Khuôn Mẫu Học Tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19Thông Hiểu Văn Cảnh và Nội Dung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25Nhận Ra Giáo Lý và Các Nguyên Tắc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29Thông Hiểu, Cảm Nhận, và Áp Dụng Giáo Lý và Các Nguyên Tắc . . . . 37Chuẩn Bị một Bài Học: Quyết Định Giảng Dạy Điều Gì . . . . . . . . . . 43Quyết Định Phải Giảng Dạy Điều Gì: Sử Dụng Thánh Thư và Sách HướngDẫn Dành Cho Giảng Viên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50Quyết Định Cách Giảng Dạy; Giúp Học Viên Làm Tròn Vai Trò của Họ . 54Quyết Định Cách Giảng Dạy: Đặt Những Câu Hỏi Có Hiệu Quả . . . . 59Quyết Định Cách Giảng Dạy: Thực Hành Đức Tin . . . . . . . . . . . . . 70

Các Bài Học Huấn Luyện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75Lời Giới Thiệu Các Bài Học Huấn Luyện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77

Mục Đích của Chúng Tôi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80Một Khuôn Mẫu Học Tập Cơ Bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85Chuẩn Bị một Bài Học: Quyết Định Phải Giảng Dạy Điều Gì . . . . . . . 91Chuẩn Bị một Bài Học: Quyết Định Cách Giảng Dạy . . . . . . . . . . . . 98

Giấy phát tay . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 103

Những Kinh NghiệmHọc Tập

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 1

Sống và Giảng Dạy theoCách của Đấng Cứu RỗiKhái QuátKinh nghiệm học tập này gồm có các khái niệm sau đây:

• Việc giảng dạy là trách nhiệm trọng đại của các anh chị em

• Chúa Giê Su Ky Tô là một Đấng Thầy Tinh Thông

• Sống và giảng dạy như Đấng Cứu Rỗi đã làm

Các Khái Niệm Chính YếuXin Chào Mừng Đến với Lớp Giáo Lý và Học Viện Tôn Giáo (LGLVHVTG). Trongcác chương trình lớp giáo lý và viện giáo lý trên khắp thế giới, hàng ngàn giảngviên và các vị lãnh đạo giúp giới trẻ và những người thành niên trẻ tuổi của GiáoHội học hỏi và áp dụng giáo lý và các nguyên tắc phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.Chúng tôi biết ơn về ước muốn của các anh chị em để phục vụ Chúa trong côngviệc chỉ định quan trọng này.

Trách Nhiệm Trọng Đại của Việc Giảng Dạy cho Con Cái của Thượng ĐếAnh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ dạy điều sauđây liên quan đến trách nhiệm của việc giảng dạy cho con cái của Thượng Đế:

3

“Chúng tôi vô cùng biết ơn tất cả những người giảng dạy. Chúng tôi yêu thươngvà biết ơn các anh chị em hơn là chúng tôi có thể bày tỏ được.” Chúng tôi tintưởng nhiều vào các anh chị em. Việc giảng dạy một cách hiệu quả và cảm thấylà mình đang thành công quả thật là một việc khó khăn. Nhưng rất đáng bõcông. Chúng ta không thể nào nhận được ‘sự kêu gọi nào quan trọng hơn’[Teaching—No Greater Call (nguồn tài liệu để cải thiện giảng viên, 1978)]. …

“Để mỗi chúng ta ‘đến cùng Đấng Ky Tô’ [GLGƯ 20:59], thì việc tuân giữ các lệnh truyền củaNgài và noi theo gương của Ngài để được trở về cùng Đức Chúa Cha chắc chắn là mục đích caoquý và thiêng liêng nhất của con người. Để giúp những người khác cũng làm như thế---cũnggiảng dạy, thuyết phục, và thành tâm hướng dẫn họ bước theo con đường cứu chuộc---chắcchắn đó phải là nhiệm vụ thứ hai quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta. Có lẽ đó là lýdo tại sao Chủ Tịch David O. McKay có lần đã nói: ‘Không có trách nhiệm nặng nề nào có thể đặttrên vai của bất cứ người nam [hay người nữ] nào hơn là một giảng viên của con cái của ThượngĐế’ [David O. McKay, trong Conference Report, tháng Mười năm 1916, 57]” (“A Teacher Comefrom God,” Ensign, tháng Năm năm 1998, 25).

Chúa Giê Su Ky Tô, Đấng ThầyTinh ThôngCác anh chị em sẽ nhận được sự giúpđỡ thiêng liêng khi tìm cách tăngtrưởng và phát triển với tư cách là mộtgiảng viên của các con cái của ThượngĐế và cố gắng làm cho cuộc sống vàviệc giảng dạy của các anh chị em theocách của Đấng Cứu Rỗi.

Dành ra một giây lát để xemvideo “The Master Teacher”

(3:51), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, Chủ Tịch Boyd K. Packer(1924–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ mô tả một vài khía cạnh củaviệc giảng dạy phúc âm.

Khi các anh chị em xem video, hãy lắng nghe các lý do thiết yếu tại sao cácanh chị em cần phải sống và giảng dạy như Đấng Cứu Rỗi đã làm. Ghi lại

những hiểu biết sâu sắc và các ấn tượng của các anh chị em trong một nhật ký ghichép việc học tập hoặc một chỗ khác mà các anh chị em có thể giở đến và chia sẻnhững điều đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của mình.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 1

4

Sinh Hoạt trong Sách Hướng Dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc ÂmĐọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đãdạy liên quan đến việc Đấng Cứu Rỗi là một mẫu mực cho các giảng viên:

“Chúng ta có thể tìm thấy mẫu mực nào tốt hơn không? Chúng ta có thể bắt đầuviệc học hỏi nào tốt hơn là phân tích những ý kiến, mục tiêu và phương pháp củamình rồi so sánh với những ý kiến, mục tiêu và phương pháp của Chúa Giê Su KyTô?″ (Teach Ye Diligently, nhuận sắc [1991], 22).

Sinh hoạt sau đây sẽ giúp gia tăng sự hiểu biết của các anh chị em về cách mà ĐấngCứu Rỗi giảng dạy và ảnh hưởng những người khác và cách Ngài đã giúp họ học

hỏi, tăng trưởng phần thuộc linh, và trở nên được cải đạo theo phúc âm của Ngài.

Nghiên cứu lời tựa ở trang v–vii trong Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm: Sách Hướng Dẫn dành choGiảng Viên và Các Vị Lãnh Đạo trong Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo (2012). Tô đậm hoặc

gạch dưới những từ chỉ hành động mà mô tả những cách khác nhau mà Đấng Cứu Rỗi đã giảng dạy và phục sự.

Sau khi các anh chị em nghiên cứu các trang này trong Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm, hãy ghi lại những câu trả lời của các anh chịem cho các câu hỏi sau đây ở bên lề trang của sách hướng dẫn của các anh chị em. (Các anh chị em được khuyến khích để ghi chúvào bên lề trang của sách hướng dẫn trong suốt các bài học này).

Tóm Lược và Áp DụngCác Nguyên Tắc Cần Nhớ• Không có trách nhiệm nặng nề nào có thể đặt trên vai của bất cứ người nào

hơn là một giảng viên của các con cái của Thượng Đế.

• Đấng Cứu Rỗi là Đức Thầy Tinh Thông. Chúng ta nên cố gắng sống theo vàgiảng dạy như Ngài đã làm.

• Chúng ta giảng dạy điều chúng ta sống theo, điều này có nghĩa là vai trò mônđồ của chúng ta, những đặc điểm của chúng ta, chứng ngôn và sự cam kết củachúng ta đối với phúc âm có thể ảnh hưởng đến những người khác nhiều nhưlời của chúng ta.

“Ân tứ giảng dạy cần phải được tìm kiếm, và khi có được rồi, thì phải nuôidưỡng nó nếu muốn giữ gìn ân tứ đó” (Boyd K. Packer, Teach Ye Diligently, 345).

“Rồi Sao Nữa?”Chủ Tịch Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ được biết là đãhỏi: “Rồi sao nữa?” vào cuối các buổi họp với Nhóm Túc Số Mười Hai để soi dẫncuộc thảo luận về cách mà đề tài đang được bàn thảo có thể được áp dụng để thayđổi cuộc sống của các tín hữu như thế nào (xin xem Jeffrey R. Holland, “Therefore,

• Các anh chị em nhận thấy điều gì về cách sống, giảng dạy và lãnh đạo của Đấng Cứu Rỗi ?

• Ngài đã giúp những người khác học hỏi, tăng trưởng phần thuộc linh, và trở nên được cải đạo theo phúc âm của Ngài bằngcách nào?

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 1

5

What?” [CES Conference on the New Testament, ngày 8 tháng Tám năm 2000],si.lds.org). Vào cuối mỗi kinh nghiệm học tập, hãy tự hỏi “Rồi sao nữa?” và suynghĩ về cách các anh chị em có thể áp dụng các đề tài và nguyên tắc đã đượcthảo luận.

Để kết thúc kinh nghiệm học tập này, hãy viết xuống một số điều các anh chị em sẽlàm dựa trên các nguyên tắc các anh chị em đã học được ngày hôm nay.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 1

6

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 2

Mục Tiêu của Lớp Giáo Lývà Viện Giáo Lý Tôn GiáoKhái QuátKinh nghiệm học tập này gồm có các khái niệm sau đây:

• Hiểu Mục Tiêu của Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo

• Hiểu mục đích của các anh chị em với tư cách là giảng viên

• Giúp học viên trở nên thực sự được cải đạo

Các Khái Niệm Chính YếuHiểu Mục Đích của Các Anh Chị EmĐể tập trung các nỗ lực của chúng ta trong việc phụ giúp trong công việc của Chúa,giảng viên trong Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý đã được đưa cho một mục đích rõràng. Mục đích này được gọi là Mục Tiêu của Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý TônGiáo. Điều quan trọng là các anh chị em phải phát triển một sự hiểu biết sâu sắc vềmục đích này và cách nó có thể hướng dẫn công việc hàng ngày của các anh chị emvới tư cách là một giảng viên.

Mục Tiêu của Chúng Ta Là Gì?“Mục đích của chúng tôi là nhằm giúp giới trẻ và những người thành niên trẻ tuổihiểu cùng trông cậy vào những điều giảng dạy và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê SuKy Tô, xứng đáng với các phước lành của đền thờ, cũng như chuẩn bị cho mình,gia đình mình và những người khác để nhận được cuộc sống vĩnh cửu với ChaThiên Thượng” (Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm: Sách Hướng Dẫn dành cho CácGiảng Viên và Các Vị Lãnh Đạo trong Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo [2012], x).

Hãy xem video “Mục Đích của Chúng Ta” (1:32), có sẵn trên trang mạngLDS.org. Trong video này, vài giảng viên đọc thuộc lòng mục đích của Lớp

Giáo Lý và Học Viện Tôn Giáo.

Sau khi các anh chị em xem video, hãy ghi lại những hiểu biết sâu sắc vàcác ấn tượng của các anh chị em trong một nhật ký ghi chép việc học tập

hoặc một chỗ khác mà các anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ những điều đóvới người lãnh đạo huấn luyện tại chức hoặc nhóm của các anh chị em.

Ghi Sâu Phúc Âm vào Tâm Hồn của Học ViênTrong chương trình phát sóng 100 năm lớp giáo lý vào năm 2012, Chủ Tịch HenryB. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã chia sẻ một số ấn tượng về nguồn gốcvà mục đích của lớp giáo lý.

Hãy xem video “Nền Tảng Đức Tin: Lễ Kỷ Niệm 100 Năm Lớp Giáo Lý”(7:36), trích từ bài nói chuyện của Chủ Tịch Eyring, có sẵn trên LDS.org.

Khi xem video, hãy tìm kiếm bằng chứng về cách lớp giáo lý đang giúp phúc âmghi sâu vào tâm hồn của học viên.

7

Sau khi các anh chị em xem video, hãy ghi lại những hiểu biết sâu sắc vàcác ấn tượng của các anh chị em trong một nhật ký ghi chép việc học tập

hoặc một nơi khác mà các anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ những điều đóvới người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của các anh chị em.

Sinh Hoạt trong Sách Hướng Dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc ÂmĐọc mục 1.1 (“Mục Đích của Chúng Ta”) ở trang 1–2 của sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học HỏiPhúc Âm. Gạch dưới các từ và cụm từ mà giúp các anh chị em hiểu được mục đích của mình với tưcách là một giảng viên trong Lớp Giáo Lý và Học Viện Tôn Giáo.

Sau khi các anh chị em đã đọc xong, hãy ghi lại những hiểu biết sâu sắc và các ấn tượngcủa mình trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc một nơi khác mà các anh chị em

có thể tham khảo và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của mình.

Tóm Lược và Áp DụngCác Nguyên Tắc Cần Nhớ• Một sự hiểu biết rõ ràng về Mục Tiêu của Lớp Giáo Lý và Học Viện Tôn Giáo sẽ

hướng dẫn chúng ta trong công việc hàng ngày của mình với tư cách làgiảng viên.

• Việc giảng dạy hiệu quả có thể giúp phúc âm ghi sâu vào tâm hồn của học viên.

• Mục đích của chúng ta phải là giúp học viên của mình có được kinh nghiệm cảiđạo thật sự theo phúc âm.

“Khi chúng ta dạy cho những người trẻ tuổi của chúng ta biết yêu mến ĐấngCứu Rỗi Giê Su Ky Tô, họ sẽ trở thành các môn đồ chân chính của Đức Thầy. Tiếntrình này sẽ chuẩn bị cho họ trở thành …những người lãnh đạo của các gia đìnhvĩnh cửu. Đền thờ sẽ trở thành một phần tự nhiên và quan trọng của cuộc sốngcủa họ. (Dieter F. Uchtdorf, “A Teacher of God’s Children” [một buổi họp tối vớiChủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, ngày 28 tháng Giêng năm 2011], 5, si.lds.org).

“Rồi Sao Nữa?”Để kết thúc kinh nghiệm học tập này, hãy viết xuống một số điều các anh chị em sẽlàm dựa trên các nguyên tắc các anh chị em đã học được ngày hôm nay.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 2

8

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 3

Giảng Dạy và Học Hỏi bằngThánh LinhKhái QuátKinh nghiệm học tập này gồm có các khái niệm sau đây:

• Hiểu vai trò của Đức Thánh Linh trong việc giảng dạy và học hỏi

• Đáp ứng nhu cầu thấy được và không thấy được của học viên

• Mời ảnh hưởng của Đức Thánh Linh đến

Các Khái Niệm Chính YếuVai Trò của Đức Thánh Linh trong Việc Giảng Dạy và Học Hỏi“Việc giảng dạy và học hỏi phúc âm xảy ra nhờ vào quyền năng của Đức ThánhLinh. … Chỉ qua việc giảng dạy và học hỏi bằng Thánh Linh, các học viên mới điđến việc hiểu và trông cậy vào những lời giảng dạy và Sự Chuộc Tội của Chúa GiêSu Ky Tô theo một cách thức mà họ có thể hội đủ điều kiện cho cuộc sống vĩnhcửu” (Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm: Sách Hướng Dẫn dành cho Các Giảng Viên vàCác Vị Lãnh Đạo trong Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo [2012], 10).

Tại Sao Giảng Dạy và Học Hỏi bằng Thánh Linh?Chị Christine Park đã dạy lớp giáo lý hàng ngày ở Redding, California,trong năm năm và tiếp tục tìm cách đáp ứng nhu cầu và hoàn cảnh riêng

của học viên của chị. Hãy xem video “Nhu Cầu của Học Viên” (1:35), có sẵn trêntrang mạng LDS.org. Trong video này, Chị Park chia sẻ hy vọng của chị đối với họcviên của mình và mối quan tâm chị có khi chị tìm cách giúp học viên của chị cóđược kinh nghiệm cải đạo sâu đậm hơn theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Giống như Chị Park có các học viên vớinhu cầu và thử thách khác nhau, cácanh chị em cũng sẽ như vậy. Các ví dụsau đây tượng trưng cho một số hoàncảnh tiêu biểu của học viên. Hãy suynghĩ về cách các hoàn cảnh của họcviên của các anh chị em có thể ảnhhưởng đến cách Thánh Linh hướngdẫn sự giảng dạy của các anh chị emnhư thế nào.

“Đôi khi việc học hành làm cho tôi thật bận rộn. Tôi đã có rất nhiều việc phảilàm trong các lớp học khác của mình.”

“Tôi hy vọng có thể tập trung trong lớp học ngày hôm nay. Tôi không đọc giỏilắm, và tôi gặp khó khăn trong việc tập trung chú ý.”

“Tôi được vây quanh bởi rất nhiều người, nhưng tôi vẫn cảm thấy cô đơn.”

9

“Tôi thích được ở đây trong lớp giáo lý---cuối cùng đã có một nơi mà tôi cảmthấy được chấp nhận.”

“Tôi không biết là mình có nên ở nơi đây ngày hôm nay không. Tôi đã làm mộtsố việc mà tôi xấu hổ.”

“Tôi cảm thấy như mình là người duy nhất trong gia đình mà không có mộtchứng ngôn.”

Nếu chỉ dựa vào khả năng của mình, chúng ta sẽ không thể giải quyết tất cả cácnhu cầu riêng của học viên chúng ta. Tuy nhiên, nếu đã chuẩn bị và tuân theonhững thúc giục của Đức Thánh Linh, thì chúng ta sẽ được hướng dẫn để giảngdạy theo một cách mà sẽ gia tăng sự cải đạo của học viên chúng ta và giúp đáp ứngnhu cầu thấy được và không thấy được của họ.

Hãy xem video “Giảng Dạy bằng Thánh Linh” (1:39), có sẵn trên mạngLDS.org. Trong video này, Chị Park chia sẻ tầm quan trọng của việc có

được Thánh Linh hướng dẫn chị trong khi chị giảng dạy.

Tiếp theo, hãy xem video “Chúa Biết Mọi Nhu Cầu” (0:45), có sẵn trêntrang mạng LDS.org. Trong video này, Anh Cả Richard G. Scott

(1928-2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ giải thích cách Đức ThánhLinh có thể hướng dẫn các anh chị em đáp ứng nhu cầu của học viên mình.

Sinh Hoạt trong Sách Hướng Dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm“Việc giảng dạy và học hỏi bằng Thánh Linh xảy ra khi Đức Thánh Linh đang thực hiện vai trò haychức năng của Ngài với giảng viên, với học viên hoặc với cả hai” (Giảng Dạy và Học Hỏi PhúcÂm, 10).

Sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm giúp làm sáng tỏ và gia tăng sự hiểu biết củachúng ta về lý do tại sao các giảng viên và học viên cần phải giảng dạy và học hỏi bằng quyền năngcủa Đức Thánh Linh. Nghiên cứu mục 2.1 (“Giảng Dạy và Học Hỏi bằng Thánh Linh”) ở trang 13 đếncuối bản liệt kê có dấu tròn đậm ở trang 11.

Trong sách hướng dẫn của các anh chị em, hãy lưu ý đến các nguyên tắc và cách thực hành quantrọng mà sẽ giúp các anh chị em làm như sau:

Trong nhật ký cá nhân của các anh chị em, hãy giải thích việc hiểu và tin vào vai trò của Đức Thánh Linh sẽ ảnh hưởng như thế nàođến cách các anh chị em chuẩn bị các bài học và giảng dạy học viên của mình.

Mời Thánh Linh Làm Tròn Vai Trò của NgàiKhi hiểu rõ vai trò của Đức Thánh Linh trong việc giảng dạy và học hỏi phúc âm,chúng ta sẽ làm hết sức mình để mời Ngài làm tròn vai trò của Ngài trong cuộcsống của chúng ta và trong cuộc sống của học viên của chúng ta (xin xem GiảngDạy và Học Hỏi Phúc Âm, mục 2.1 [“Giảng Dạy và Học Hỏi bằng Thánh Linh”],trang 13).

Giảng viên có thể làm như sau để mời Thánh Linh làm tròn vai trò của Ngài:

• Nhận ra rằng việc giảng dạy và học hỏi phúc âm chỉ xảy ra nhờ vào quyền năng của ĐứcThánh Linh.

• Làm gia tăng sự hiểu biết của các anh chị em về các vai trò và chức năng của Đức Thánh Linh trong việc giảng dạy và học hỏiphúc âm.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 3

10

• Cố gắng để có được sự ngay chính cá nhân

• Dâng lên một “lời cầu nguyện bởi đức tin” (GLGƯ 42:14).

• Tìm cách để được chuẩn bị kỹ lưỡng cho mỗi bài học.

• Tìm cách tập trung vào kinh nghiệm học hỏi của học viên.

• Tìm kiếm sự bình an hơn là cảm thấy khó chịu và lo lắng về những điều khác.

• Có được một tinh thần học hỏi đầy khiêm nhường.

• Khuyến khích học viên mời Đức Thánh Linh vào kinh nghiệm học hỏi của họ.

Xem video “Inviting the Spirit: Teachers” (2:47), có sẵn trên trang mạngLDS.org. Trong video này, các giảng viên chia sẻ điều họ có thể làm để

mời Thánh Linh vào tâm hồn của họ và vào lớp học. Khi các anh chị em xem video,hãy ghi chú trong sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm về những thựchành quan trọng mà các anh chị em muốn ghi nhớ.

Giảng viên và học viên có thể làm như sau để mời Thánh Linh làm tròn vai tròcủa Ngài:

• Đọc và giảng dạy từ thánh thư và những lời của các vị tiên tri.

• Tập trung các ví dụ và những cuộc thảo luận vào Đấng Cứu Rỗi và chia sẻchứng ngôn về Ngài.

• Nói về giáo lý và các nguyên tắc phúc âm một cách giản dị và rõ ràng.

• Dành ra thời giờ để suy ngẫm một cách thấu đáo trong những giây phút imlặng đầy soi dẫn.

• Chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân thích hợp và làm chứng về giáo lý và cácnguyên tắc.

• Bày tỏ tình yêu thương và lòng biết ơn lẫn nhau và đối với Chúa.

Hãy xem video “Inviting the Spirit: Teachers and Students” (2:23), có sẵntrên trang mạng LDS.org. Trong video này, giảng viên và học viên chia sẻ

điều họ có thể làm để mời Thánh Linh vào tâm hồn của họ và vào lớp học. Khi cácanh chị em xem video, hãy ghi chú trong sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học HỏiPhúc Âm về những cách thực hành quan trọng mà các anh chị em muốn ghi nhớ.

Trong nhật ký cá nhân của các anh chị em, hãy ghi lại một vài ấn tượng hoặc cáchành động mà đã đến với tâm trí của các anh chị em khi các anh chị em suy ngẫmcách các anh chị em và học viên của mình có thể mời Đức Thánh Linh để làm trònvai trò của Ngài trong việc giảng dạy và học hỏi phúc âm.

Hãy xem phần phụ lục của sách học này cho tờ giấy phát tay có tựa đề“Inviting the Holy Ghost to Fulfill His Role in Gospel Teaching and

Learning,” mà liệt kê những cách giảng viên và học viên có thể mời Thánh Linh đểlàm tròn vai trò của Ngài.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 3

11

Tóm Lược và Áp DụngCác Nguyên Tắc Cần Nhớ• “Việc giảng dạy và học hỏi bằng Thánh Linh xảy ra khi Đức Thánh Linh đang

thực hiện vai trò hay chức năng của Ngài với giảng viên, với học viên hoặc vớicả hai” (Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm, 10).

• Nếu chú tâm tới những lời thúc giục nhỏ nhẹ của Thánh Linh, thì các anh chịem sẽ được dẫn dắt để đáp ứng được các nhu cầu thấy được và không thấyđược của học viên.

• Một khi các anh chị em và học viên của mình hiểu được vai trò thiết yếu màĐức Thánh Linh thực hiện trong việc học hỏi thuộc linh, thì các anh chị em sẽlàm hết sức mình để mời Thánh Linh làm tròn những chức năng này.

“Không có việc học hỏi những điều vĩnh cửu nào có thể diễn ra mà không có sựthúc đẩy đó của Thánh Linh từ thiên thượng. … Vì lý do này, các anh chị em phảigiảng dạy phúc âm ‘qua Thánh Linh, là Đấng An Ủi được phái xuống để giảngdạy lẽ thật’ [GLGƯ 50:14]” (Dieter F. Uchtdorf, “A Teacher of God’s Children”[một buổI tối với Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, ngày 28 tháng Giêng năm 2011], 7,si.lds.org).

“Rồi sao nữa?”Để kết thúc kinh nghiệm học tập này, hãy viết xuống một số điều các anh chị em sẽlàm dựa trên các nguyên tắc các anh chị em đã học được ngày hôm nay.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 3

12

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 4

Khuyến Khích Thiết Lập mộtMôi Trường Yêu Thương,Tôn Trọng và Có Mục ĐíchKhái QuátKinh nghiệm học tập này gồm có các khái niệm sau đây:

• Hiểu được ảnh hưởng của tình yêu thương giống như Đấng Ky Tô

• Khuyến khích thiết lập một môi trường yêu thương và tôn trọng.

• Thiết lập một ý thức về mục đích trong lớp học.

Các Khái Niệm Chính Yếu

“Khi các giảng viên và học viên yêu thương và kính trọng Chúa, yêu mến lẫnnhau và lời của Thượng Đế thì việc học tập sẽ được gia tăng. Một ý thức chia sẻvề mục đích tập trung các nỗ lực và kỳ vọng và mang đến sự hướng dẫn cho kinhnghiệm lớp học” (Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm: Sách Hướng Dẫn dành choCác Giảng Viên và Các Vị Lãnh Đạo trong Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo[2012], 13).

Tình Yêu Thương Giống Như Đấng Ky Tô: Một Ảnh Hưởng Lâu DàiCuộc sống của chúng ta được làm cho phong phú và trọn vẹn hơn nhờ vào ảnhhưởng của mỗi người giống như Đấng Ky Tô. Khi suy ngẫm về cuộc sống củamình, mỗi người chúng ta đều có thể nhận ra các hành vi nhân từ của việc chămsóc những người đã ảnh hưởng lâu dài đến chúng ta.

13

Hãy nghĩ về một giảng viên, vị lãnh đạo, hoặc người khác đã cho thấytình yêu thương giống như Đấng Ky Tô và tạo ra một sự khác biệt trong

cuộc sống của các anh chị em. Người ấy giúp các anh chị em cảm thấy như thếnào, và tại sao? Hãy ghi lại những sự hiểu biết sâu sắc và các ấn tượng của các anhchị em trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc trong một chỗ khác mà cácanh chị em có thể tham khảo và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấnluyện hoặc nhóm của các anh chị em.

Cũng như người mà các anh chị em nghĩ tới đã có ảnh hưởng tích cực đối với cácanh chị em, với tư cách là giảng viên lớp giáo lý và viện giáo lý, chúng ta có thể tạora một sự khác biệt trong cuộc sống của các học viên của mình. Chúng ta làm điềunày bằng cách khuyến khích thiết lập một môi trường yêu thương giống như ĐấngKy Tô và sự tôn trọng trong lớp học.

Sinh Hoạt với Sách Hướng Dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc ÂmSinh hoạt sau đây sẽ gia tăng sự hiểu biết của các anh chị em về sự cần thiết phải khuyến khíchthiết lập một môi trường học hỏi về tình yêu thương và sự tôn trọng và cách để tạo ra môitrường đó.

Nghiên cứu mục 2.2.1 (“Love and Respect”) ở trang 13–14 trong sách hướng dẫn Giảng Dạy và HọcHỏi Phúc Âm. Gạch dưới các từ hoặc cụm từ giúp gia tăng sự hiểu biết của các anh chị em (1) tạisao là điều quan trọng phải có một môi trường yêu thương và tôn trọng trong lớp học và (2) làmthế nào để khuyến khích thiết lập môi trường đó.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 4

14

Khuyến Khích Thiết Lập một Môi Trường Yêu Thương và Tôn Trọng: Tại Saovà Bằng Cách NàoCác video sau đây minh họa nhiều nguyên tắc và cách thực hành được nhận ratrong mục 2.2.1 (“Love and Respect”) của sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học HỏiPhúc Âm. Xem các video này và suy ngẫm về những câu trả lời của các anh chị emcho những câu hỏi kèm theo những phần mô tả dưới đây trong video.

Xem video “Teach with Charity” (1:44), có sẵn trên mạng LDS.org. Trongvideo này, Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Mười Hai Vị Sứ Đồ

nói rằng điều thiết yếu là các giảng viên cần phải được tràn đầy tình yêu thươngthanh khiết của Đấng Ky Tô. Trong khi các anh chị em xem, hãy tìm kiếm cách màChúa đã cho thấy tình yêu thương dành cho những người Ngài đã giảng dạy.

Sau khi các anh chị em đã xem video, hãy viết trong nhật ký ghi chép việc học tậpcủa mình những câu trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi sau đây:

• Bằng cách nào Đấng Cứu Rỗi đã biểu lộ tình yêu thương của Ngài dành chonhững người Ngài giảng dạy?

• Bằng cách nào tôi có thể cho thấy tình yêu thương và lòng tôn trọng đối vớinhững người tôi giảng dạy?

Hãy xem video “Lớp Học của Chị Egan” (2:17), có sẵn trên trang mạngLDS.org. Trong video này, Chị Egan, người đã được kêu gọi với tư cách là

giảng viên lớp giáo lý, cho thấy cách khuyến khích thiết lập một môi trường yêuthương, tôn trọng, và có mục đích. Hãy xem cách chị ấy và học viên của chị chămsóc cho nhau và tạo ra một môi trường như vậy.

Sau khi các anh chị em đã xem video, hãy viết trong nhật ký ghi chép việc học tậpcủa mình những câu trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi sau đây:

• Chị Egan và học viên của chị đã làm gì để khuyến khích thiết lập một môitrường yêu thương và tôn trọng?

• Tôi có thể làm gì để khuyến khích thiết lập một môi trường học hỏi đầy yêuthương và tôn trọng trong lớp học của mình?

Giao Tiếp với Tất Cả Các Học ViênAnh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

“Nếu [các học viên] không đáp ứng, thì có lẽ các anh chị em không thể giảng dạycho họ được, nhưng các anh chị em vẫn có thể yêu thương họ. Và nếu các anhchị em yêu thương họ ngày hôm nay thì có lẽ các anh chị em có thể giảng dạycho họ ngày mai.” (“Teaching and Learning in the Church,” Ensign, tháng Sáunăm 2007, 102).

Học viên có thể vật lộn với những thử thách khác nhau: sự căng thẳng trong giađình, bệnh tật, không có đủ năng lực học tập, bị khuyết tật, và vân vân. Hãy nhạycảm đối với hoàn cảnh và nhu cầu cá nhân của họ. Không phải tất cả các học viênsẽ đáp ứng ngay cho nỗ lực của các anh chị em để khuyến khích thiết lập một môitrường yêu thương và tôn trọng. Video sau đây cho thấy cách giảng viên có thể tìm

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 4

15

tới để ảnh hưởng đến các học viên là những người đôi khi có thể không đáp ứngnhiệt tình trong lớp học.

Xem video “Tìm Đến với Cá Nhân” (1:28), có sẵn trên trang mạngLDS.org. Khi các anh chị em xem video này, hãy tìm kiếm cách mà tình

yêu thương và lòng nhân từ giống như Đấng Ky Tô của một giảng viên đã đưa đếnsự thay đổi trong lòng của một học viên.

Nuôi Dưỡng một Ý Thức về Mục Đích.

“Một ý thức về mục đích được giảng viên và học viên chia sẻ có thể làm gia tăngđức tin cùng giúp hướng dẫn và mang đến những điều có ý nghĩa cho kinhnghiệm của lớp học. Các học viên cần phải hiểu rằng họ đang tham dự lớp họcđể tiến đến việc biết được Cha Thiên Thượng và Vị Nam Tử của Ngài, Chúa GiêSu Ky Tô, và tiến triển tới cuộc sống vĩnh cửu qua việc học thánh thư và lời củacác vị tiên tri” (Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm, 15).

Trong lớp học, việc giảng viên nuôi dưỡng một ý thức về mục đích cũng quantrọng như họ khuyến khích thiết lập một môi trường yêu thương và tôn trọng.

Sinh Hoạt trong Sách Hướng Dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc ÂmSinh hoạt sau đây trong sách hướng dẫn sẽ giúp các anh chị em hiểu việc nuôi dưỡng một ý thức vềmục đích là quan trọng như thế nào trong lớp học của các anh chị em.

Đọc mục 2.2.2 (“A Sense of Purpose”) ở trang 15 trong sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi PhúcÂm của các anh chị em. Trong sách hướng dẫn của các anh chị em, hãy gạch dưới những từ và cụmtừ làm gia tăng sự hiểu biết của các anh chị em về:

Những Thực Hành Mà Giúp Nuôi Dưỡng một Ý Thức về Mục ĐíchHãy xem video “A Sense of Purpose” (8:32), có sẵn trên trang mạngLDS.org. Trong video này, một vài giảng viên và học viên chia sẻ những

cách thực hành mà giúp nuôi dưỡng một ý thức về mục đích trong lớp học của họ.Khi các anh chị em xem video này, hãy tìm cách để nuôi dưỡng một ý thức về mụcđích trong lớp học của mình.

Những Câu Hỏi để Giúp Giảng Viên Khuyến Khích Thiết Lập một Môi TrườngYêu Thương, Tôn Trọng, và Có Mục ĐíchViệc thỉnh thoảng suy ngẫm những câu hỏi sau đây khi các anh chị em giảng dạyhọc viên của mình sẽ giúp các anh chị em khuyến khích thiết lập một môi trườngyêu thương, tôn trọng, và có mục đích:

• Học viên của tôi có biết rằng tôi yêu thương họ không?

• Việc chia sẻ một ý thức về mục đích có nghĩa gì đối với các anh chị em và học viên của mình

• Làm thế nào các anh chị em và học viên của các anh chị em có thể khuyến khích thiết lập môitrường này trong lớp học.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 4

16

• Khi thấy khó để tỏ lòng chăm sóc, tôi có cầu nguyện để lòng được tràn đầy bácái, tình yêu thương thanh khiết của Đấng Ky Tô (xin xem Mô Rô Ni7:47–48) không?

• Bằng những cách nào mà những lời giảng dạy và tấm gương của Đấng CứuRỗi ảnh hưởng đến cách tôi giao tiếp với học viên của tôi và cách họ giao tiếpvới nhau?

• Tôi phải có những hành động đơn giản nào để thường xuyên phục vụ, banphước và cầu nguyện cho học viên của mình?

• Học viên của tôi có hiểu rằng mục đích của lớp học của chúng tôi là nhằm làmtròn Mục Tiêu của Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo---để giúp họ hiểu vàtrông cậy vào những lời giảng dạy và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su KyTô không?

• Các sinh hoạt học tập mà tôi chọn có giúp làm tròn mục đích của chúng tôi vàkhông làm chúng tôi xao lãng việc đạt được Mục Tiêu của Lớp Giáo Lý và ViệnGiáo Lý Tôn Giáo không?

• Tôi có dành thời gian ra để nghiên cứu và hiểu các nhóm câu thánh thư và đểthấy Đấng Cứu Rỗi là trọng tâm của bài học như thế nào không?

• Tôi có sẵn sàng để đưa ra sự tập trung thích hợp cho học viên của tôi từ giâyphút họ đến cho đến lúc họ rời lớp học không?

• Tôi thường xuyên huấn luyện và mời học viên của tôi làm tròn vai trò của họbằng những cách nào trong việc học hỏi về phần thuộc linh?

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 4

17

Tóm Lược và Áp DụngCác Nguyên Tắc Cần Nhớ• Khi các anh chị em và học viên của mình yêu thương và kính trọng Chúa, yêu

mến lẫn nhau và tôn trọng lẫn nhau và lời của Thượng Đế thì việc học tập đượcgia tăng.

• Các anh chị em có thể phát triển tình yêu thương thật sự đối với học viên củamình bằng cách tìm kiếm ân tứ về lòng bác ái qua lời cầu nguyện chân thành,như đã được tiên tri Mặc Môn chỉ dẫn (xin xem Mô Rô Ni 7:47–48).

• Một ý thức về mục đích được các anh chị em và học viên chia sẻ có thể làm giatăng đức tin cùng giúp hướng dẫn và mang đến ý nghĩa cho kinh nghiệm củalớp học.

• Một ý thức về mục đích có thể được nuôi dưỡng khi các anh chị em và học viêncủa mình hiểu rằng họ đang tham dự lớp học để tiến đến việc biết được ChaThiên Thượng và Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, và tiến triển tớicuộc sống vĩnh cửu qua việc học thánh thư và lời của các vị tiên tri.

“Hãy nghĩ về tình thương yêu thanh khiết, mãnh liệt nhất mà các anh chị em cóthể tưởng tượng được. Rồi hãy nhân tình thương yêu đó với số lượng vô hạn---đó là thước đo tình thương yêu của Thượng Đế dành cho các anh chị em”(Dieter F. Uchtdorf, “Tình Thương Yêu của Thượng Đế,” Ensign hoặc Liahona,tháng Mười Một năm 2009, 22).

“Rồi sao nữa?”Để kết thúc kinh nghiệm học tập này, hãy viết xuống một số điều các anh chị em sẽlàm dựa trên các nguyên tắc các anh chị em đã học được ngày hôm nay.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 4

18

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 5

Kinh Nghiệm Khuôn MẫuHọc TậpKhái QuátKinh nghiệm học tập này gồm có các khái niệm sau đây:

• Giới thiệu một khuôn mẫu học hỏi

• Mang phúc âm vào tâm hồn của học viên

• Hiểu được khuôn mẫu học tập

• Áp dụng khuôn mẫu học tập này trong việc học phúc âm

Các Khái Niệm Chính YếuCác vị tiên tri và sứ đồ ngày sau đã giao cho các giảng viên trong Lớp Giáo Lý vàHọc Viện Tôn Giáo trách nhiệm để dạy các học viên cách nhận ra, hiểu và áp dụnggiáo lý và các nguyên tắc phúc âm được tìm thấy trong thánh thư và những lời củacác vị tiên tri. Chủ Tịch J. Reuben Clark Jr. (1871-1961) thuộc Đệ Nhất Chủ TịchĐoàn đã dạy về trách nhiệm này:

“Các anh chị em phải giảng dạy phúc âm này, bằng cách sử dụng các tác phẩmtiêu chuẩn của Giáo Hội và lời của những người Thượng Đế đã kêu gọi để hướngdẫn dân Ngài trong những ngày sau cùng này với tính cách là các nguồn tài liệuvà thẩm quyền của mình” (The Charted Course of the Church in Education, hiệuđính [1994], 10).

19

Giới Thiệu một Khuôn Mẫu Học HỏiKhi học viên học phúc âm của ChúaGiê Su Ky Tô như được tìm thấy trongthánh thư và những lời của các vị tiêntri, thì điều cần thiết là giáo lý và cácnguyên tắc phúc âm phải bén rễ sâuvào trong lòng họ. Để giúp tiến trìnhnày xảy ra, Lớp Giáo Lý và Học ViệnTôn Giáo nhấn mạnh đến một khuônmẫu học tập cơ bản cho phép các giảngviên và học viên khám phá, hiểu và ápdụng các lẽ thật phúc âm trong cuộcsống của họ. Khuôn mẫu này gồm cóba nguyên tắc cơ bản:

• Hiểu văn cảnh và nội dung.

• Nhận ra giáo lý và các nguyên tắc.

• Hiểu giáo lý và các nguyên tắc.

• Cảm nhận lẽ thật và tầm quan trọngcủa giáo lý và các nguyên tắc

• Áp dụng giáo lý và các nguyên tắc.

Các anh chị em càng tiến đến việc hiểu và sử dụng các nguyên tắc cơ bản này trongviệc nghiên cứu phúc âm của mình thì các anh chị em càng có thể giúp các họcviên thực hiện các nguyên tắc này một cách hữu hiệu hơn.

Mục đích của kinh nghiệm học tập này là nhằm mang đến một cái nhìn khái quátvề năm nguyên tắc cơ bản của khuôn mẫu học tập này. Mỗi nguyên tắc cơ bản sẽđược đề cập chi tiết hơn trong kinh nghiệm học tập 6-8.

Hãy xem video “Truyện Ngụ Ngôn về Những Viên Ngọc” (6:47), có sẵntrên mạng LDS.org. Khi các anh chị em xem video, hãy tự hỏi: “Làm thế

nào việc tìm kiếm và tìm thấy các viên ngọc quý trong cát có thể so sánh với việcnghiên cứu và học hỏi từ thánh thư?”

Sau khi các anh chị em xem video, hãy ghi lại sự hiểu biết sâu sắc và ấntượng của các anh chị em trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc ở

một chỗ khác để các anh chị em có thể giở đến và chia sẻ chúng với vị lãnh đạohuấn luyện hoặc nhóm củacác anh chị em.

Áp Dụng Truyện Ngụ Ngôn vào Khuôn Mẫu Học TậpTruyện ngụ ngôn về những viên ngọc giúp chúng ta hiểu được những nguyên tắccơ bản của khuôn mẫu học tập. Đọc những phần mô tả dưới đây để tìm hiểu thêmvề mỗi nguyên tắc cơ bản.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 5

20

Thông hiểu văn cảnh và nội dung,Người thiếu nữ tìm kiếm những viên ngọc trong cát tượngtrưng cho một học viên tìm kiếm các lẽ thật vĩnh cửu trongthánh thư và trong những lời dạy của các vị tiên tri. Cát tượngtrưng cho các chi tiết của thánh thư hay những lời dạy---cốttruyện, con người, địa điểm, ngày, và vân vân. Việc người thiếunữ sàng lọc cát để có được các viên ngọc giống như học viênsàng lọc các chi tiết của các thánh thư để tìm kiếm giáo lý, cácnguyên tắc, và các lẽ thật cơ bản khác. Tiến trình này được nóiđến như là việc hiểu biết văn cảnh và nội dung.

Nhận ra giáo lý và các nguyên tắc:Việc người thiếu nữ khám phá ra các viên ngọc trong cát tượngtrưng cho tiến trình nhận ra giáo lý và các nguyên tắc trongthánh thư và trong những lời của các vị tiên tri. Cũng giốngnhư một số viên ngọc nằm ngay ở dưới mặt cát và các viênkhác được tìm thấy nằm sâu trong cát, một số lẽ thật vĩnh cửutrong thánh thư được nhận ra dễ dàng, trong khi những lẽ thậtkhác đòi hỏi thêm nỗ lực để khám phá.

Thông hiểu giáo lý và các nguyên tắc:Việc người thiếu nữ xem xét kỹ mỗi viên ngọc tượng trưng chomột học viên siêng năng học tập để hiểu được giáo lý và cácnguyên tắc một cách sâu sắc hơn

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 5

21

Cảm nhận được lẽ thật và tầm quan trọng của giáo lý vàcác nguyên tắcViệc người thiếu nữ cảm thấy biết ơn về tính độc đáo và tầmquan trọng của mỗi viên ngọc có thể so sánh với một học viêncảm nhận được lẽ thật và tầm quan trọng của giáo lý và cácnguyên tắc được tìm thấy trong thánh thư và những lời của cácvị tiên tri.

Áp dụng giáo lý và các nguyên tắc:Cũng giống như những ý nghĩ của người thiếu nữ hướng đếnnhững cách cụ thể mà cô ấy có thể sử dụng mỗi viên ngọc, cáchọc viên cũng nên suy xét cách cá nhân hóa và áp dụng giáo lývà các nguyên tắc khi Thánh Linh ban sự hướng dẫn cá nhâncho tâm trí của họ.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 5

22

Áp Dụng Khuôn Mẫu Học Tập trong Việc Nghiên Cứu Phúc ÂmNhững lời phát biểu sau đây là các ví dụ về cách mà khuôn mẫu học tập này đanggiúp học viên thực sự sử dụng thánh thư để khám phá, hiểu và áp dụng các lẽ thậtphúc âm trong cuộc sống của họ:

“Tôi hiểu thánh thư rõ hơn nhiều. Tôi biết cách đặt câu hỏi và tìm ra câu trả lời.Bây giờ tôi đọc để tìm kiếm lẽ thật và để hiểu rõ hơn cách tôi nên hành động.”

“Tôi chưa bao giờ ngồi một mình để đọc thánh thư, nhưng bây giờ tôi đang tạora thói quen để làm việc đó mỗi tối. Ta cảm thấy rất tuyệt vời để tìm kiếm vàhiểu được các lẽ thật mà làm ta cảm động và đến với tâm hồn của mình ngaylập tức.”

“Lúc trước tôi không đọc thánh thư thường xuyên lắm vì tôi không hiểu thánhthư. Nhưng bây giờ tôi biết rằng thánh thư chứa đựng đầy các nguyên tắc vàtôi có thể tìm kiếm trong thánh thư để có được câu trả lời. Năm nay tôi đã làmđiều đó nhiều hơn là tôi đã làm trong cả cuộc đời của mình.”

“Có một điều mà lớp giáo lý đã giúp tôi với gần như bất cứ điều gì khác hơn làphát triển lòng ưa thích và hiểu thánh thư. Tôi đã có rất nhiều lời cầu nguyệnđược đáp ứng. Tôi cũng đã củng cố mối quan hệ của mình với Đấng Cứu Rỗi,và tôi rất biết ơn về điều đó. Làm sao tôi có thể cầu xin nhiều hơn nữa chứ?

“Tôi đã thực sự biết được cách nghiên cứu thánh thư giỏi hơn, và bây giờthánh thư dường như không nhàm chán đối với tôi nữa. Tôi thực sự muốnnghiên cứu thánh thư và suy ngẫm về cách tôi nên sống sao cho tôi có thể trởvề cùng Cha Thiên Thượng.”

“Đôi khi việc đọc thánh thư dường như không những làm cho tôi cảm thấychoáng ngợp với tình yêu thương và cảm giác ấm áp mà các trang và bìa sáchhầu như còn là đầy dẫy quyền năng hiểu biết.”

Tóm Lược và Áp DụngCác Nguyên Tắc phải Ghi Nhớ• Là giảng viên trong lớp giáo lý và viện giáo lý, các anh chị em có trách nhiệm

giảng dạy cho các học viên giáo lý và các nguyên tắc của phúc âm như được tìmthấy trong thánh thư và những lời của các vị tiên tri.

• Giảng viên và học viên phải học cách mang phúc âm từ những trang thánh thưvà những lời của các vị tiên tri sâu vào tâm hồn của họ.

• Các Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo nhấn mạnh đến một khuôn mẫuhọc tập cơ bản mà mời gọi các giảng viên và học viên khám phá, hiểu và ápdụng các lẽ thật phúc âm vào cuộc sống của họ.

• Các anh chị em càng thông hiểu và sử dụng các nguyên tắc cơ bản của khuônmẫu học tập trong việc nghiên cứu phúc âm của mình thì các anh chị em càngcó thể giúp học viên thực hiện các nguyên tắc này một cách hữu hiệu hơn.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 5

23

“Trái ngược với cơ cấu của thế gian mà dạy chúng ta biết một điều gì đó, phúcâm của Chúa Giê Su Ky Tô mời gọi chúng ta trở nên một điều gì đó” (Dallin H.Oaks, “Sự Thử Thách để Trở Nên,” Liahona, tháng Giêng năm 2001, 40).

“Rồi Sao Nữa?”Để kết thúc kinh nghiệm học tập này, hãy viết xuống một số điều các anh chị em sẽlàm dựa trên các nguyên tắc các anh chị em đã học được ngày hôm nay.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 5

24

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 6

Thông Hiểu Văn Cảnh vàNội DungKhái QuátKinh nghiệm học tập này gồm có các khái niệm sau đây:

• Thông hiểu ý nghĩa của văn cảnh và nội dung

• Thông hiểu tầm quan trọng của văn cảnh và nội dung

• Khám phá nội dung và văn cảnh trong thánh thư

Khái Niệm ChínhTrong vài kinh nghiệm học tập tiếp theo, chúng ta sẽ có một cái nhìn cặn kẽ hơn vềcác thành phần riêng rẽ của khuôn mẫu học tập, từng thành phần một. Khuônmẫu học tập này cung cấp một cấu trúc các nguyên tắc cơ bản để giúp làm chophúc âm thấm nhuần vào tâm trí chúng ta. Trong kinh nghiệm học tập này, chúngta sẽ học về cách thông hiểu văn cảnh và nội dung.

Mục đích của kinh nghiệm học tập này là nhằm cung cấp một lời giới thiệu ngắngọn về các khía cạnh của khuôn mẫu học tập. Khi phục vụ với tư cách là giảng viênlớp giáo lý hoặc viện giáo lý, các anh chị em sẽ có thêm nhiều cơ hội để tìm hiểu vàthực hành các kỹ năng này.

Học Hỏi từ Thánh Thư: Thông Hiểu Văn Cảnh và Nội DungTrong truyện ngụ ngôn về những viên ngọc, người thiếu nữnằm mơ thấy mình tìm kiếm những viên ngọc trong cát. Sựtìm kiếm của cô ấy tượng trưng cho một học viên đang tìmkiếm các lẽ thật vĩnh cửu trong thánh thư. Cát tượng trưng chovăn cảnh và nội dung của thánh thư--các nhân vật, địa điểm,sự kiện, cốt truyện, những lời giảng dạy, và vân vân---màtrong đó các lẽ thật của phúc âm có thể được tìm thấy.

Khi tìm kiếm các lẽ thật vĩnh cửu trong thánh thư, chúng tanên bắt đầu bằng cách cố gắng hiểu bối cảnh và các chi tiết cơbản của đoạn chúng ta đang đọc. Việc tìm cách hiểu văn cảnhvà nội dung của thánh thư sẽ cho phép chúng ta dễ khám pháhơn các lẽ thật phúc âm quan trọng.

25

Sinh Hoạt của Sách Hướng Dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc ÂmĐọc các phần 2.4.1 (“Văn Cảnh”) và 2.4.2 (“Nội Dung”) ở trang 27–30 trong sách hướng dẫnGiảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm. Tô đậm các từ hoặc cụm từ trong các phần này là phần giúp cácanh chị em hiểu ý nghĩa qua văn cảnh và nội dung của thánh thư và lý do tại sao các từ hoặc cụmtừ này quan trọng trong việc học tập của chúng ta.

Ghi lại những hiểu biết sâu sắc và ấn tượng của các anh chị em về tầm quan trọng củaviệc thông hiểu văn cảnh và nội dung trong việc nghiên cứu phúc âm trong nhật ký ghi

chép việc học tập hoặc một chỗ khác mà các anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ những hiểubiết và ấn tượng này với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của mình.

Ý Nghĩa và Tầm Quan Trọng của Văn Cảnh và Nội DungHãy xem lại biểu đồ sau đây để hiểu thêm về văn cảnh và nội dung:

Văn Cảnh Nội dung

Văn cảnh là gì?

Văn cảnh gồm có những hoàn cảnh xungquanh hoặc đưa ra bối cảnh cho một đoạnthánh thư, sự kiện, hay một câu chuyện đặcbiệt. Văn cảnh gồm có bối cảnh lịch sử, vănhóa, và địa lý; những câu hỏi nhắc nhở các sựkiện trong thánh thư; và vân vân.

Nội dung là gì?

Nội dung gồm có cốt truyện, các nhân vật, sựkiện, bài giảng, và những lời giải thích đầy soi dẫntạo nên văn bản thánh thư. Việc khám phá ra nộidung gồm có việc học ý nghĩa của những từ vàcụm từ khó, cũng như việc giải thích các truyệnngụ ngôn, biểu tượng và vân vân.

Tại sao văn cảnh là quan trọng?

Văn cảnh làm sáng tỏ và gia tăng sự hiểu biếtvề các câu chuyện, những lời giảng dạy, giáolý và các nguyên tắc trong văn bản thánh thư.

Tại sao nội dung là quan trọng?

Nội dung làm cho giáo lý và các nguyên tắc đượctìm thấy trong nhóm câu thánh thư trở nên thú vịvà liên quan đến độc giả.

Đặt Các Câu HỏiĐể hiểu văn cảnh và nội dung củathánh thư, trước hết hãy tìm cách làmquen với các chi tiết cơ bản của đoạnthánh thư và sau đó khám phá ranhững chi tiết để hiểu rõ hơn. Các anhchị em có thể làm điều này bằng cáchhọc đặt những câu hỏi về các nhân vật,địa điểm, sự kiện, và vân vân trongđoạn thánh thư các anh chị em đangđọc và sau đó tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi đó bằng cách sử dụng cácnguồn tài liệu hữu ích và đáng tin cậy.

Các câu hỏi như sau đây có thể giúp các anh chị em hiểu rõ hơn văn cảnh và nộidung của đoạn thánh thư mà các anh chị em đang học:

• Bối cảnh của đoạn thánh thư là gì?

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 6

26

• Bối cảnh lịch sử, văn hóa, và địa lý là gì?

• Ai là tác giả?

• Những người trong đoạn này là ai? Họ đang làm gì hay nói gì, và tại sao?

• Điều gì đang diễn ra? Cốt truyện là gì?

• Ý nghĩa của những từ, cụm từ hoặc từ ngữ xa lạ là gì?

• Ý nghĩa của các phong tục và cách thực hành đã được mô tả là gì?

Tìm Kiếm Các Câu Trả LờiSau đây là một vài tài liệu trong sốnhững nguồn tài liệu hay và đáng tincậy nhất mà có thể sử dụng để giúp cácanh chị em tìm ra các câu trả lời cho câuhỏi của mình:

• Những phần phụ giúp học tậpthánh thư như các tiêu đề củachương và tiết, các cước chú, BibleDictionary, Topical Guide, Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, bảng mục lục bộ baquyển thánh thư tổng hợp, bản đồ và vân vân

• Các đoạn thánh thư liên quan

• Những lời của các vị tiên tri và sứ đồ (nhất là những lời được tìm thấy trongcác bài nói chuyện tại đại hội trung ương)

• Khóa giảng dạy lớp giáo lý và viện giáo lý (kể cả sách học dành cho giảng viênvà học viên)

• Tự điển

Khi bắt đầu hiểu được văn cảnh và nội dung của thánh thư, các anh chị em sẽ cóthể tự đặt mình một cách trọn vẹn hơn vào trong thế giới của các nhân vật, địađiểm, sự kiện và những lời dạy mình đang đọc và hiểu được những điều giốngnhư tác giả đã hiểu. Điều này sẽ tạo cơ hội để khám phá ra các lẽ thật phúc âmquan trọng.

Nhận Được Sự Giúp Đỡ Thiêng Liêng trong Việc Giảng Dạy Phúc ÂmXem video “Thông Hiểu Văn Cảnh và Nội Dung” (7:39), có sẵn trên mạngLDS.org. Trong video này, ba giảng viên thảo luận về nỗ lực của họ để

hiểu văn cảnh và nội dung.

Ghi lại hai hoặc ba ý kiến mà các anh chị em đã học được từ video nàytrong nhật ký ghi chép việc học tập hoặc ở một chỗ khác mà các anh chị

em có thể tham khảo và chia sẻ các ý kiến này với người lãnh đạo huấn luyện hoặcnhóm của mình.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 6

27

Sinh Hoạt bằng Thánh ThưBây giờ là thời gian thực hành để khám phá ra văn cảnh và nội dung trong thánh thư.

Đọc Lu Ca 5:12–26, bắt đầu nơi mà các giảng viên trong video “Thông Hiểu Văn Cảnh và Nội Dung” đã ngừng lại. Lập một bản liệtkê các câu hỏi về các nhân vật, địa điểm, sự kiện, và các chi tiết khác mà có thể giúp các anh chị em hiểu rõ hơn văn cảnh và nộidung của những câu này. Sau đó dành ra một vài phút để tìm kiếm những câu trả lời cho các câu hỏi của các anh chị em.

Sau khi các anh chị em hoàn tất sinh hoạt, hãy viết một phần tóm lược kinh nghiệm của các anh chị em trong nhật ký ghichép việc học tập hoặc ở một chỗ khác mà các anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ các ý kiến này với người lãnh đạo

huấn luyện hoặc nhóm của mình. Hãy gồm vào (1) một số điều các anh chị em đã học được về tầm quan trọng của việc thông hiểuvăn cảnh và nội dung trong việc nghiên cứu phúc âm và (2) một số những hiểu biết sâu sắc mới mà các anh chị em đã đạt được vềcác nhân vật, địa điểm, và các sự kiện trong Lu Ca 5:12–26.

Tóm Lược và Áp DụngCác Nguyên Tắc Cần Nhớ• Văn cảnh làm sáng tỏ và gia tăng sự hiểu biết thêm về các câu chuyện, những

lời giảng dạy, giáo lý và các nguyên tắc trong văn bản thánh thư.

• Nội dung làm cho giáo lý và các nguyên tắc được tìm thấy trong câu thánh thưtrở nên thú vị và liên quan đến độc giả.

• Việc thông hiểu văn cảnh và nội dung của thánh thư sẽ giúp cho thấy nhiều lẽthật phúc âm quan trọng.

• Để bắt đầu hiểu được văn cảnh và nội dung của thánh thư, chúng ta phải đặt ranhững câu hỏi và tìm kiếm các nguồn tài liệu đáng tin cậy để trả lời cho nhữngcâu hỏi đó.

“Bắt đầu làm quen với các bài học mà thánh thư giảng dạy. Học về quá trình vàbối cảnh của các câu chuyện ngụ ngôn của Đấng Chủ Tể và những lời khuyên dạycủa các vị tiên tri. Hãy học những điều này thể như Đấng Chủ Tể và các vị tiên triđang nói với các anh em, vì thật sự là như vậy” (Thomas S. Monson, “Hãy CốGắng Là Người Tốt Nhất,” Ensign or Liahona, tháng Năm năm 2009, 68).

“Rồi Sao Nữa?”Để kết thúc kinh nghiệm học tập này, hãy viết xuống một số điều các anh chị em sẽlàm dựa trên các nguyên tắc các anh chị em đã học được ngày hôm nay.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 6

28

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 7

Nhận Ra Giáo Lý vàNguyên TắcKhái QuátKinh nghiệm học tập này gồm có các khái niệm sau đây:

• Nhận ra giáo lý và nguyên tắc đã được nói rõ ra

• Nhận ra giáo lý và các nguyên tắc ngụ ý

• Viết những lời phát biểu về nguyên tắc

Các Khái Niệm Chính YếuKhuôn mẫu học tập được giới thiệu trong kinh nghiệm học tập 5 cung cấp nguyêntắc cơ bản mà giúp thấm nhuần phúc âm vào tâm trí của chúng ta. Trong kinhnghiệm học tập này, chúng ta sẽ nói tới việc nhận ra giáo lý và nguyên tắc.

Mục đích của kinh nghiệm học tập này là cung cấp một lời giới thiệu ngắn gọn vềcác khía cạnh của khuôn mẫu học tập. Khi phục vụ với tư cách là một giảng viênlớp giáo lý hoặc viện giáo lý, các anh chị em sẽ có nhiều cơ hội hơn để tìm hiểu vàthực tập các kỹ năng này.

Nhận Ra Giáo Lý và Nguyên TắcTrong truyện ngụ ngôn về những viên ngọc, một thiếu nữ nằmmơ khám phá ra các viên ngọc vô giá.

Tương tự như vậy, khi nghiên cứu thánh thư, chúng ta có thểkhám phá ra các viên ngọc trong thánh thư mà có thể banphước cho cuộc sống của chúng ta.

Anh Cả Neal A. Maxwell (1926–2004) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồđã dạy:

Thưa các anh chị em, thánh thư mang đến cho chúng ta rất nhiều giáo lý quýbáu. Và khi ánh sáng của Thánh Linh lấp lánh trên một vài mặt của viên kimcương thì chúng chiếu sáng rực rỡ một cách thiêng liêng và soi sáng con đườngchúng ta phải đi theo” (“According to the Desires of [Our] Hearts,” Ensign, thángMười Một năm 1996, 21).

29

Các viên ngọc trong cát tượng trưng cho giáo lý thiết yếu và nguyên tắc quan trọngcủa lẽ thật mà đã được tìm thấy trong thánh thư và những lời của các vị tiên tri.

Sinh Hoạt trong Sách Hướng Dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc ÂmNghiên cứu bốn đoạn đầu tiên của mục 1.3.1 (“Giảng Dạy”) ở trang 5 và bốn đoạn đầu tiên củamục 2.5 (“Nhận ra, Hiểu Biết, Cảm Nhận Lẽ Thật và Tầm Quan Trọng, và Áp Dụng Các Giáo Lý vàNguyên Tắc Phúc Âm”) ở trang 30 của sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm của các anhchị em. Gạch dưới những từ hoặc cụm từ giúp trả lời những câu hỏi sau đây:

Ghi lại những hiểu biết sâu sắc và các ấn tượng của các anh chị em về lý do tại sao giáo lývà các nguyên tắc là quan trọng trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc vào một

chỗ khác mà các anh chị em có thể giở đến và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấn luyệntại chức hoặc nhóm của mình.

Giáo Lý và Các Nguyên Tắc: Được Nói Rõ Ra so với Được Ngụ ÝTrong truyện ngụ ngôn về các viên ngọc, người thiếu nữ tìm cách khám phá ra cácviên ngọc quý. Trong khi tìm kiếm, cô ấy tìm thấy một số viên ngọc nằm gần bềmặt còn các viên khác thì nằm sâu trong cát. Tương tự như vậy, các anh chị em sẽthấy rằng một số giáo lý và nguyên tắc được nói ra rõ ràng trong thánh thư vàđược nhận ra dễ dàng. Nhiều nguyên tắc khác không được nói thẳng ra trongthánh thư mà thay vì thế được ngụ ý. Các nguyên tắc này đòi hỏi thêm nỗ lực đểkhám phá.

Giáo Lý và Các Nguyên Tắc ĐãĐược Nói Rõ Ra

Giáo Lý và Các Nguyên Tắc Được Ngụ Ý

Giáo lý và các nguyên tắc mà đã được nóirõ ra và minh bạch trong văn bảnthánh thư.

Giáo lý và các nguyên tắc mà không được tác giảthánh thư nói thẳng mà thay vì thế được ngụ ý trongvăn bản.

Khi nói về việc nhận ra giáo lý và nguyên tắc, Anh Cả Richard G. Scott (1928–2015)thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

“Hãy tra cứu các nguyên tắc. Hãy cẩn thận tách rời các nguyên tắc này ra khỏichi tiết được dùng để giải thích các nguyên tắc đó” (“Acquiring SpiritualKnowledge,” Ensign, tháng Mười Một năm 1993, 86).

Phần còn lại của kinh nghiệm học tập này sẽ phụ giúp trong việc phát triển khảnăng của các anh chị em để nhận ra cả giáo lý và các nguyên tắc được nói rõ ra vàngụ ý trong việc nghiên cứu của các anh chị em. (Xin xem thêm Giảng Dạy và Học

• Giáo lý là gì?

• Một nguyên tắc là gì?

• Tại sao giáo lý và các nguyên tắc là quan trọng?

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 7

30

Hỏi Phúc Âm: Sách Hướng Dẫn dành cho Các Giảng Viên và Các Vị Lãnh Đạo trong LớpGiáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo [2012], 27.)

Nhận Ra Giáo Lý và Các Nguyên Tắc Được Nói Rõ RaGiáo lý và các nguyên tắc được nói rõ ra là giáo lý và các nguyên tắc được nói rõràng và minh bạch trong văn bản thánh thư.

Đọc các câu thánh thư sau đây để xem các ví dụ về giáo lý và các nguyên tắc đượcnói rõ ra (chỗ in đậm được nhấn mạnh).

• Giăng 15:10—“Nếu các ngươi vâng giữ các điều răn của ta, thì sẽ ở trongsự yêu thương ta; cũng như chính ta đã vâng giữ các điều răn của Cha ta, vàcứ ở trong sự yêu thương Ngài.”

• Sáng Thế Ký 1:27—“Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài;Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nênngười nam cùng người nữ.”

• Giáo Lý và Giao Ước 59:23—“Nhưng phải biết rằng kẻ nào làm những việclàm ngay chính thì sẽ nhận được phần thưởng của mình, đó là sự bình antrong đời này và cuộc sống vĩnh cửu trong thế giới mai sau.”

• Hê La Man 3:27—“Do đó chúng ta có thể thấy rằng Chúa thương xót tất cảnhững ai sẽ khẩn cầu đến thánh danh của Ngài với một tấm lòng chânthành.”

• Gióp 36:5—“Kìa, Đức Chúa Trời có quyền năng, không khinh bỉ ai; Trí huệNgài rất rộng lớn.”

Sinh Hoạt với Thánh Thư: Nhận Ra Giáo Lý và Các Nguyên Tắc ĐượcNói RõĐọc những đoạn thánh thư sau đây, và tô đậm hoặc ghi chú trong thánh thư của các anh chị em mỗi giáo lý hoặc nguyên tắc đượcnói rõ.

Ghi lại những hiểu biết sâu sắc và các ấn tượng của các anh chị em về mỗi giáo lý và nguyên tắc các anh chị em tô đậmtrong những câu này trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc một nơi khác mà các anh chị em có thể tham khảo và

chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của mình.

Nhận Ra Giáo Lý và Các Nguyên Tắc Ngụ ÝTrong truyện ngụ ngôn về các viên ngọc, người thiếu nữ này đãkhông hài lòng khi chỉ khám phá ra các viên ngọc nằm ngay ởdưới bề mặt của cát. Cô ấy biết được rằng bằng cách đào sâuthêm vào trong cát và sàng lọc kỹ qua cát, cô ấy có thể khámphá ra các viên ngọc quý báu khác.

• A Mốt 3:7

• 2 Nê Phi 9:20

• Mô Si A 2:17

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 7

31

Tương tự như vậy, khi học thánh thư, các anh chị em có thểhọc cách “đào sâu” và “sàng lọc” qua văn cảnh và nội dung củathánh thư để tìm ra giáo lý và các nguyên tắc ngụ ý. Đâythường là một số những khám phá quý giá và quan trọng nhấtmà các anh chị em sẽ thực hiện trong khi nghiên cứu thánhthư. Việc khám phá ra giáo lý và các nguyên tắc được ngụ ý đòihỏi thời giờ và suy nghĩ thận trọng.

Sinh Hoạt trong Sách Hướng Dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc ÂmĐọc mục 2.5.1 (“Nhận Ra Các Giáo Lý và Nguyên Tắc”) ở trang 30 trong sách hướng dẫn Giảng Dạyvà Học Hỏi Phúc Âm, bắt đầu bằng đoạn thứ bảy mà bắt đầu “Nhiều nguyên tắc không được nóithẳng …” đến đoạn thứ hai ở trang 28. Gạch dưới các từ hoặc cụm từ giúp hiểu sâu hơn về giáo lývà các nguyên tắc được ngụ ý và cách nhận ra giáo lý và các nguyên tắc trong việc nghiên cứu củacác anh chị em.

Dựa trên những điều các anh chị em đã gạch dưới, hãy ghi lại cách các anh chị em sẽ giảithích cho một người bạn hoặc người trong gia đình biết các lẽ thật ngụ ý là gì và làm thế

nào để nhận ra các lẽ thật đó. Ghi lại những ý nghĩ và ấn tượng này trong một nhật ký ghi chép việchọc tập hoặc một nơi khác mà các anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ những điều đó với ngườilãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của mình.

Những Đề Nghị để Nhận Ra Giáo Lý và Các Nguyên Tắc Ngụ ÝSách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm đưa ra những đề nghị sau đây đểgiúp giảng viên và học viên nhận ra giáo lý và các nguyên tắc được ngụ ý:

1. Tìm kiếm mối quan hệ nguyên nhân kết quả

“Bằng cách phân tích nguyên nhân của các hành động, thái độ và hành vi của các cá nhânhay nhóm người trong câu chuyện thánh thư, và nhận ra các phước lành hay hậu quả màđến như là một kết quả, thì các nguyên tắc phúc âm trở nên rõ ràng hơn” (Giảng Dạy và HọcHỏi Phúc Âm, 27).

“Trong khi đọc Ma Thi Ơ 4:1–11, tôi bắt đầu tập trung vào các hành độngcủa Đấng Cứu Rỗi và cách Ngài đã nhịn ăn và cầu nguyện trong một nỗ lựcđể ‘được ở với Thượng Đế.’ Sau đó tôi thấy cách Ngài đã sử dụng thánh thưđể loại bỏ những cám dỗ nhắm vào Ngài bởi kẻ nghịch thù. Việc Ngài nhịnăn, cầu nguyện, và sử dụng thánh thư (nguyên nhân) đã cung cấp đủ sứcmạnh thuộc linh để vượt qua cám dỗ (kết quả). Khi khám phá ra điều này, tôiđã viết lời phát biểu giản dị này về nguyên tắc trong nhật ký của mình: Khi

nhịn ăn, cầu nguyện, và hiểu thánh thư, chúng ta có thể có được nhiều sức mạnhthuộc linh hơn để khắc phục cám dỗ.”

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 7

32

“Tôi tìm thấy một nguyên tắc quan trọng được ngụ ý trong 1 Nê Phi 18:3. NêPhi đi ‘lên núi, và thường cầu nguyện Chúa.’ Vậy nên, Chúa đã chỉ cho tôibiết nhiều điều vĩ đại. Khi suy ngẫm về sứ điệp này, tôi đã viết nguyên tắcsau đây ở ngoài lề của thánh thư tôi: Tôi càng tìm cách giao tiếp vớiChúa trong lời cầu nguyện cá nhân, thì Ngài càng mặc khải cho tôinhững điều vĩ đại.”

2. Đặt câu hỏi

Các nguyên tắc ngụ ý cũng có thể được nhận ra bằng cách đặt những câu hỏinhư sau:

• Sứ điệp hay bài học của câu chuyện là gì?

• Tại sao tác giả gồm vào những sự kiện hay những đoạn này?

• Tác giả có ý cho chúng ta học điều gì?

• Một số lẽ thật cơ bản nào được giảng dạy trong đoạn này?

“Trong khi đọc Giáo Lý và Giao Ước tiết 9, có chứa đựng lời dạy của Chúadành cho Oliver Cowdery, là người đã thất bại trong một nỗ lực để giúpphiên dịch Sách Mặc Môn, tôi hỏi: ‘Sứ điệp hay bài học của câu chuyện làgì?’ Một nguyên tắc ngụ ý đến với tâm trí của tôi là Việc tiếp nhận và nhậnra sự mặc khải đòi hỏi nỗ lực từ phía chúng ta.”

“Trong An Ma 17–18, tôi đọc về việc Am Môn phục vụ Vua La Mô Ni màkhông hề suy nghĩ đến phần thưởng và Vua La Mô Ni cảm kích trước lòngtrung thành của dân Am Môn. Tôi thấy mình tự hỏi: ‘Tại sao tác giả bao gồmnhững chi tiết này trong các chương này?’ Để trả lời cho câu hỏi này, tôi đãviết nguyên tắc sau đây trong thánh thư của tôi: Khi phục vụ người khácmột cách trung thành, chúng ta có thể giúp họ chuẩn bị tiếp nhận cáclẽ thật của phúc âm.”

3. Nói về giáo lý và các nguyên tắc một cách rõ ràng và đơn giản

Sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm dạy rằng “việc nhận ra [giáo lývà] các nguyên tắc ngụ ý gồm có việc nhận ra các lẽ thật được minh họa trongmột câu chuyện của thánh thư và nói về giáo lý và các nguyên tắc một cách rõràng và ngắn gọn” (Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm, 27). Viết những lời phátbiểu rõ ràng và đầy đủ về giáo lý và các nguyên tắc mà giúp chúng ta nói lênnhững ý nghĩ của mình và nhận được một sứ điệp trong thánh thư mà Chúamuốn ban cho chúng ta.

Anh Cả B. H. Roberts (1857–1933) thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã dạy:

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 7

33

“Để được mọi người biết, lẽ thật cần phải được phát biểu và lời phát biểuđó càng rõ ràng và trọn vẹn thì Đức Thánh Linh càng có cơ hội tốt hơn đểlàm chứng với tâm hồn con người rằng công việc này là chân chính” (NewWitnesses for God, 3 quyển [1909], 2:vii, được trích dẫn trong James E.Faust, “What I Want My Son to Know before He Leaves on His Mission,”Ensign, tháng Năm năm 1996, 41).

Anh Cả Richard G. Scott (1928–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồđã nhấn mạnh:

“Thật đáng bỏ ra nhiều nỗ lực để sắp xếp lẽ thật mà chúng ta thu thậpthành những lời phát biểu đơn giản về nguyên tắc” (“Acquiring SpiritualKnowledge,” Ensign, tháng Mười Một năm 1993, 86).

Khi làm theo như Anh Cả Scott đề nghị---“sắp xếp lẽ thật [các anh chị em] thuthập thành những lời phát biểu giản dị về nguyên tắc”—các anh chị em sẽ thấyrằng những lời phát biểu hữu ích nhất về giáo lý hoặc nguyên tắc chia sẻ một sốđặc điểm sau đây:

• Những lời phát biểu này là đầy đủ.

• Là đơn giản, rõ ràng và súc tích.

• Các lẽ thật mà những lời phát biểu này chứa đựng là cơ bản, bất biến, vàvô tận.

• Những lời phát biểu này thường đề nghị hành động cũng như những kết quảliên quan.

• Những lời phát biểu này liên quan đến từng cá nhân.

Các anh chị em có thể thấy đặc điểm nào trong số những đặc điểm này trong mỗilời phát biểu sau đây về giáo lý hay nguyên tắc?

• Tôi càng tìm cách giao tiếp với Chúa trong lời cầu nguyện cá nhân, thì Ngàicàng mặc khải những điều vĩ đại cho tôi biết.

• Khi nhịn ăn, cầu nguyện, và hiểu thánh thư, tôi có thể có được nhiều sức mạnhthuộc linh hơn để khắc phục cám dỗ.

• Chúa Giê Su Ky Tô đã chịu đau khổ vì tội lỗi của tôi.

• Việc tiếp nhận và nhận ra sự mặc khải đòi hỏi nỗ lực từ phía tôi.

• Khi phục vụ người khác một cách trung thành, tôi có thể giúp họ chuẩn bị tiếpnhận các lẽ thật của phúc âm.

Hãy xem video “Identifying Doctrine and Principles” (7:09), có sẵn trênmạng LDS.org. Trong video này, ba giảng viên thảo luận về những nỗ lực

của họ để nhận ra giáo lý và các nguyên tắc trong Lu Ca 5:1–11 bằng cách sử dụngba đề nghị được phác họa ở trên.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 7

34

Ghi lại hai hoặc ba ý nghĩ quan trọng đối với các anh chị em từ videotrong nhật ký ghi chép việc học tập hoặc một nơi khác mà các anh chị em

có thể tham khảo và chia sẻ những ý nghĩ này với người lãnh đạo huấn luyện hoặcnhóm của các anh chị em.

Sinh Hoạt Được Thánh Thư Hướng Dẫn: Nhận Ra Giáo Lý và Các NguyênTắc Ngụ ÝChúng ta hãy tập nhận ra giáo lý và các nguyên tắc. Nghiên cứu Ê Nót 1:1–8, bằng cách tra cứu giáo lý hoặc các nguyên tắc về giá trịvĩnh cửu.

Ghi lại những lời phát biểu của các anh chị em về giáo lý hoặc các nguyên tắc trong nhật ký ghi chép việc học tập hoặc mộtnơi khác mà các anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ những lời phát biểu này với người lãnh đạo huấn luyện hoặc

nhóm của các anh chị em.

Sinh Hoạt với Thánh Thư: Nhận Ra Giáo Lý và Các Nguyên Tắc Ngụ ÝBây giờ, hãy tự tập theo kỹ năng mà các anh chị em đã học được cho đến nay trong kinh nghiệm học tập này.

Đọc Lu Ca 5:12–26 và làm điều sau đây:

1. Hiểu văn cảnh và nội dung

Trước khi tra cứu giáo lý và các nguyên tắc, trước hết hãy cố gắng hiểu văn cảnh và nội dung của đoạn thánh thư đó. Các câu hỏinhư sau đây có thể giúp các anh chị em làm điều này:

• “Sự phấn đấu” là gì? (Xin xem câu 2).

• Điều gì đã in sâu vào tim của Ê Nót một cách cụ thể? (Xin xem câu 3).

• Ê Nót đã làm gì, và trong bao lâu? (Xin xem câu 4).

• Cụm từ khẩn cầu mãnh liệt có nghĩa là gì? (Xin xem câu 4).

• Cuộc đối thoại giữa Chúa và Ê Nót trong những câu này là gì? (Xin xem các câu 5–8).

2. Nhận ra giáo lý hoặc các nguyên tắc ngụ ý

Trong khi các anh chị em tìm cách nhận ra giáo lý hay các nguyên tắc trong Ê Nót 1:1–8, hãy cân nhắc việc hỏi một hoặc nhiềucâu hỏi hơn sau đây:

• Mối liên hệ nhân quả nào được tìm thấy trong những câu này?

• Bài học về câu chuyện này là gì?

• Tác giả có ý cho chúng ta học điều gì?

• Một số lẽ thật cơ bản nào được giảng dạy trong đoạn này?

3. Nói về giáo lý và các nguyên tắc một cách rõ ràng và đơn giản

Khi các anh chị em nhận ra giáo lý hay các nguyên tắc trong Ê Nót 1:1–8, hãy cố gắng nói về giáo lý hay các nguyên tắc này mộtcách rõ ràng và đơn giản. Nếu các anh chị em cần giúp đỡ để làm điều này, hãy cố gắng sử dụng một trong những gợi ý sau đây:

• Nếu (nguyên nhân)____________________, thì (kết quả)____________________.

• và do đó, chúng tôi thấy được rằng____________________.

• Xem lại văn cảnh và nội dung của đoạn thánh thư đó.

• Nhận ra bất cứ giáo lý và các nguyên tắc nào đã được giảng dạy trong các câu này.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 7

35

Ghi lại những lời phát biểu của các anh chị em về giáo lý hoặc các nguyên tắc trong nhật ký ghi chép việc học tập hoặc mộtnơi khác mà các anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ những lời phát biểu này với người lãnh đạo huấn luyện hoặc

nhóm của các anh chị em.

Ảnh Hưởng của Việc Nhận Ra Giáo Lý và Các Nguyên TắcHãy xem video “Identifying Doctrine and Principles: Students’Testimonies” (2:39), có sẵn trên mạng LDS.org. Trong video này, một vài

học viên lớp giáo lý và viện giáo lý chia sẻ ảnh hưởng mà việc học cách nhận ragiáo lý và các nguyên tắc đã có trong việc nghiên cứu thánh thư của họ. Trong khicác anh chị em xem hãy suy ngẫm về ảnh hưởng mà kỹ năng này có thể có đối vớiviệc học thánh thư riêng của các anh chị em và việc giảng dạy và học tập mà sẽ xảyra trong lớp học của các anh chị em.

Tóm Lược và Áp DụngCác Nguyên Tắc Cần Nhớ• Một mục đích chính yếu của thánh thư là giảng dạy giáo lý và các nguyên tắc

phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

• Giáo lý bao gồm các lẽ thật cơ bản, bất biến của phúc âm của Chúa Giê SuKy Tô.

• Một nguyên tắc là một lẽ thật hoặc quy luật bền bỉ mà các cá nhân có thể chấpnhận để hướng dẫn họ trong việc đưa ra các quyết định.

• Một số giáo lý và nguyên tắc được nói ra rõ ràng và minh bạch trong thánh thưtrong khi các giáo lý và nguyên tắc khác chỉ ngụ ý mà thôi.

• Việc nhận ra giáo lý và các nguyên tắc ngụ ý gồm có việc nói về giáo lý và cácnguyên tắc này một cách rõ ràng và ngắn gọn

• Việc nhận ra giáo lý và các nguyên tắc trong thánh thư đòi hỏi phải có nỗ lực vàsự thực hành một cách chín chắn.

“Một người không thể thật sự nghiên cứu thánh thư mà không học hỏi cácnguyên tắc phúc âm vì các thánh thư đã được viết ra để bảo tồn các nguyên tắcvì lợi ích của chúng ta” (Marion G. Romney, “The Message of the Old Testament”[Hội nghị của Hệ Thống Giáo Dục của Giáo Hội về Kinh Tân Ước, ngày 17 thángTám năm 1979], 3, si.lds.org).

Rồi sao nữa?Để kết thúc kinh nghiệm học tập này, hãy viết xuống một số điều các anh chị em sẽlàm dựa trên các nguyên tắc các anh chị em đã học được ngày hôm nay.

• Viết những lời phát biểu rõ ràng và đơn giản cho mỗi giáo lý hay nguyên tắc mà các anh chị em nhận ra.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 7

36

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 8

Thông Hiểu, Cảm Nhận, vàÁp Dụng Giáo Lý và CácNguyên TắcKhái QuátKinh nghiệm học tập này gồm có các khái niệm sau đây:

• Ghi sâu phúc âm vào trong tâm hồn chúng ta

• Thông hiểu giáo lý và các nguyên tắc

• Cảm nhận lẽ thật và tầm quan trọng của giáo lý và các nguyên tắc

• Áp dụng giáo lý và các nguyên tắc

Khái Niệm ChínhKhuôn mẫu học tập này cung cấp các nguyên tắc cơ bản để giúp làm cho phúc âmthấm nhuần vào tâm trí chúng ta. Trong kinh nghiệm học tập này, chúng ta sẽ đềcập đến việc thông hiểu, cảm nhận lẽ thật và tầm quan trọng của giáo lý và cácnguyên tắc, rồi áp dụng giáo lý và các nguyên tắc này.

Mục đích của kinh nghiệm học tập này là nhằm cung cấp một lời giới thiệu ngắngọn về các khía cạnh của khuôn mẫu học tập. Khi phục vụ với tư cách là giảng viênlớp giáo lý hoặc viện giáo lý, các anh chị em sẽ có thêm nhiều cơ hội để tìm hiểu vàluyện tập các kỹ năng này.

Thông Hiểu, Cảm Nhận Lẽ Thật và Tầm Quan Trọng của Giáo Lý và CácNguyên Tắc, và Áp Dụng Giáo Lý và Các Nguyên Tắc NàyTruyện ngụ ngôn về các viên ngọc là một phép ẩn dụ cho việc học thánh thư. Bayếu tố sau đây giúp chúng ta hiểu được điều chúng ta có thể làm trong việc nghiêncứu của mình sau khi chúng ta đã nhận ra các lẽ thật phúc âm quan trọng.

1. Thông hiểu giáo lý và các nguyên tắc

Người thiếu nữ đã xem xét kỹ mỗi viên ngọc mà cô đã tìmđược, khảo sát tỉ mỉ hình dạng và các mặt của viên ngọc.

37

Khi khám phá ra các viên ngọc của lẽ thật trong hình thứcgiáo lý và các nguyên tắc, chúng ta có thể nghiên cứu kỹmỗi một viên ngọc để hiểu rõ hơn ý nghĩa và tầm quantrọng của nó.

2. Cảm nhận lẽ thật và tầm quan trọng của giáo lý và các nguyên tắc

Người thiếu nữ cảm thấy biết ơn đối với mỗi viên ngọcphát triển ở bên trong cô.

Khi đạt được một sự hiểu biết sâu sắc hơn về các lẽ thật màmình khám phá ra thì chúng ta cảm thấy tầm quan trọng,sự thích đáng và tính cấp bách của các lẽ thật này.

3. Áp Dụng Giáo Lý và Các Nguyên Tắc

Người cha của cô thiếu nữ ấy đã mời cô xem xét điều cô ấycó thể làm với các viên ngọc mà cô ấy đã khám phá ra.

Khi đạt được một chứng ngôn và sự biết ơn về một giáo lýhay nguyên tắc, thì chúng ta nên cân nhắc những cách cụthể mà chúng ta có thể áp dụng giáo lý hay nguyên tắc đóvào cuộc sống của mình.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 8

38

Các vị tiên tri và sứ đồ ngày sau đãnhấn mạnh đến tầm quan trọng củaviệc ghi sâu phúc âm vào trong tâm hồnmình. Việc hiểu văn cảnh và nội dungcủa thánh thư để nhận ra giáo lý vànguyên tắc phúc âm quan trọng là mộtsự khởi đầu tốt để đạt được sự hiểubiết về các lẽ thật của phúc âm. Nhưngđể giúp điều chúng ta biết trong tâm trímình được ghi sâu vào tâm hồn mình,thì thường là chúng ta phải làm thêmnữa. Chúng ta cần phải tìm cách:

1. Thông hiểu giáo lý và các nguyêntắc chúng ta đã nhận ra.

2. Cảm nhận lẽ thật và tầm quan trọng của giáo lý và các nguyên tắc

3. Áp dụng giáo lý và các nguyên tắc vào cuộc sống của chúng ta.

Ba yếu tố này của khuôn mẫu học tập cùng nhau mời Đức Thánh Linh đến, làĐấng giúp chúng ta có được phúc âm ghi sâu vào tâm hồn mình.

Sinh Hoạt với Sách Hướng Dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc ÂmSách Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm: Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên và Các Vị Lãnh Đạotrong Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo (2012) chứa đựng thông tin quan trọng về mỗi khíacạnh này của khuôn mẫu học tập. Khám phá ra điều mà sách hướng dẫn giảng dạy bằng cách đọccác phần đã được chỉ ra trong sách hướng dẫn và trả lời các câu hỏi tương ứng.

1. Thông hiểu giáo lý và các nguyên tắc

Tìm kiếm phần 2.5.2 (“Thông Hiểu Giáo Lý và Các Nguyên Tắc”) ở trang 28–29 trong sáchhướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm. Trong khi các anh chị em nghiên cứu, hãy tìm kiếmnhững câu trả lời cho các câu hỏi sau đây:

• “Thông hiểu một giáo lý hay nguyên tắc phúc âm” có nghĩa là gì?

• Bằng cách nào tôi có thể gia tăng sự hiểu biết về giáo lý và các nguyên tắc phúc âm mà tôinhận ra?

2. Cảm nhận lẽ thật và tầm quan trọng của giáo lý và các nguyên tắc

Tìm kiếm phần 2.5.3 (“Cảm Nhận Lẽ Thật và Tầm Quan Trọng của Giáo Lý và Các Nguyên Tắc”) ở trang 34–35 trong sách hướngdẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm của các anh chị em. Trong khi các anh chị em nghiên cứu, hãy tìm kiếm những câu trả lời chocác câu hỏi sau đây:

• Tại sao là điều quan trọng đối với tôi để cảm nhận được lẽ thật và tầm quan trọng của một giáo lý hay nguyên tắc mà tôi đãnhận ra?

• Tôi có thể làm gì với tư cách là một học viên để mời ảnh hưởng của Thánh Linh đến để giúp tôi cảm nhận được lẽ thật và tầmquan trọng của một nguyên tắc hay giáo lý mà tôi đã nhận ra?

• Đức Thánh Linh đóng vai trò nào trong tiến trình này?

3. Áp dụng giáo lý và các nguyên tắc

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 8

39

Trong tất cả tài liệu mà các anh chị em mới vừa nghiên cứu trong sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm, chúng ta hãy tậptrung vào ba đề nghị chính. Trong bản liệt kê sau đây, mỗi yếu tố được kết hợp với một hành động mà các anh chị em có thể có khitìm cách hiểu, cảm nhận lẽ thật và tầm quan trọng cùng áp dụng các lẽ thật mà các anh chị em học được trong thánh thư.

Áp Dụng Khuôn Mẫu Học TậpHãy xem video “Thông Hiểu, Cảm Nhận, và Áp Dụng Các Nguyên Tắc”(7:12), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, ba giảng viên

thảo luận về những nỗ lực của họ để hiểu, cảm nhận lẽ thật và tầm quan trọng củagiáo lý và các nguyên tắc cùng áp dụng giáo lý và các nguyên tắc này trong Lu Ca5:1–11.

Ghi xuống hai hoặc ba ý kiến nổi bật đối với các anh chị em khi các anhchị em xem cuộc thảo luận này trong một nhật ký ghi chép việc học tập

hoặc một chỗ khác mà các anh chị em có thể giở đến và chia sẻ các ý kiến này vớingười lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của mình.

Sinh Hoạt Thực Hành Được Hướng DẫnTrong Ê The 6:1–12, chúng ta đọc rằng Chúa khiến gió thổi các chiếc thuyền của dân Gia Rết đếnvùng đất hứa. Sau đây là một nguyên tắc mà chúng ta có thể nhận ra trong đoạn này: Khi chúng tatin cậy vào Chúa và làm theo ý muốn của Ngài, thì Ngài sẽ hướng dẫn con đường đời củachúng ta. Tuân theo các bước dưới đây trong một nỗ lực để hiểu, cảm nhận lẽ thật và tầm quantrọng của nguyên tắc này, rồi áp dụng nguyên tắc này. Ghi lại những câu trả lời và những hiểu biếtsâu sắc của các anh chị em trong thánh thư hoặc nhật ký cá nhân của các anh chị em.

Tìm kiếm phần 2.5.4 (“Áp Dụng Giáo Lý và Các Nguyên Tắc”) ở trang 35–36 trong sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi PhúcÂm của các anh chị em. Trong khi các anh chị em nghiên cứu, hãy tìm kiếm những câu trả lời cho các câu hỏi sau đây:

• Làm thế nào tôi biết được khi nào tôi đang áp dụng một nguyên tắc phúc âm mà tôi đã học được?

• Điều gì sẽ xảy ra trong cuộc sống của tôi khi tôi tìm cách áp dụng giáo lý hay nguyên tắc mình đã nhận ra?

• Tôi có thể làm gì trong việc học tập riêng để tập trung hơn vào việc áp dụng các lẽ thật mà tôi đang học?

1. Thông hiểu giáo lý và các nguyên tắc

Phân tích ý nghĩa của giáo lý hay nguyên tắc bằng cách đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời.

2. Cảm nhận lẽ thật và tầm quan trọng của giáo lý và các nguyên tắc

Suy ngẫm về ảnh hưởng mà nguyên tắc này đã có trong cuộc sống của các anh chị em hoặc trong cuộc sống của nhữngngười khác.

3. Áp dụng giáo lý và các nguyên tắc

Xem xét hành động cụ thể nào các anh chị em nên có để áp dụng giáo lý hay nguyên tắc trong cuộc sống của mình.

1. Phát triển sự hiểu biết của các anh chị em về nguyên tắc này

Phân tích ý nghĩa của nguyên tắc này bằng cách đặt những câu hỏi như sau và tìm kiếm những câu trả lời:

• Tin cậy có nghĩa là gì?

• Tin cậy vào Chúa có nghĩa là gì?

• Tại sao Chúa có thể hướng dẫn cuộc sống của những người tin cậy Ngài?

• Chúa hướng dẫn con đường đời của chúng ta như thế nào?

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 8

40

Sinh Hoạt Tự Thực HànhChọn ra một nguyên tắc các anh chị em đã nhận ra trong khi nghiên cứu Lu Ca 5:12–26 trong kinhnghiệm học tập 7 hoặc chọn một nguyên tắc được nhận ra trong phần 3.2 (“Lu Ca 5: Một TấmGương”) ở trang 42–46 trong sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm. Rồi hãy làm nhữngđiều sau đây:

Ghi lại một vài sự hiểu biết sâu sắc và ấn tượng của các anh chị em từ sinh hoạt này trong một nhật ký ghi chép việc họctập hoặc một nơi khác mà các anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc

nhóm của mình.

Tóm Lược và Áp DụngCác Nguyên Tắc Cần Nhớ• Mục đích của việc học hỏi phúc âm là mời Đức Thánh Linh đến để giúp chúng

ta mang giáo lý và các nguyên tắc của phúc âm từ tâm trí của chúng ta vào tâmhồn chúng ta.

• Việc thông hiểu một giáo lý hay nguyên tắc không những gồm có việc biết ýnghĩa của giáo lý hay nguyên tắc đó mà còn ảnh hưởng của giáo lý hay nguyêntắc đó đến cuộc sống của chúng ta như thế nào.

• Việc hiểu rõ một giáo lý hay nguyên tắc chuẩn bị cho chúng ta cảm nhận đượclẽ thật và tầm quan trọng của giáo lý hay nguyên tắc đó.

• Một cảm nghĩ về lẽ thật và tầm quan trọng của một giáo lý hay nguyên tắc giatăng ước muốn của chúng ta để áp dụng giáo lý hay nguyên tắc đó vào cuộcsống của mình.

2. Tìm cách cảm nhận được lẽ thật và tầm quan trọng của nguyên tắc này

Suy ngẫm về ảnh hưởng mà nguyên tắc này đã có trong cuộc sống của các anh chị em hoặc trong cuộc sống của những ngườikhác, kể cả các nhân vật từ thánh thư hoặc lịch sử Giáo Hội.

• Cuộc sống và chứng ngôn của các anh chị em phản ảnh lẽ thật của nguyên tắc này trong những cách thức nào?

• Trong những phương diện nào, cuộc sống và chứng ngôn của những người mà các anh chị em nghĩ là phản ảnh lẽ thật củanguyên tắc này?

3. Áp dụng phúc âm

Cân nhắc hành động cụ thể nào các anh chị em nên có để áp dụng giáo lý hay nguyên tắc này trong cuộc sống của mình.

1. Phát triển sự hiểu biết của các anh chị em về nguyên tắc này.

Phân tích ý nghĩa của giáo lý hoặc nguyên tắc này bằng cách đặt những câu hỏi và tìm kiếm cáccâu trả lời:

2. Tìm cách cảm nhận được lẽ thật và tầm quan trọng của nguyên tắc này.

Suy ngẫm về ảnh hưởng mà nguyên tắc này đã có trong cuộc sống của các anh chị em hoặctrong cuộc sống của những người khác.

3. Áp dụng phúc âm

Cân nhắc hành động cụ thể nào các anh chị em nên có để áp dụng giáo lý hoặc nguyên tắc này trong cuộc sống của mình.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 8

41

• Việc áp dụng xảy ra khi chúng ta nói, suy nghĩ, và sống theo điều chúng ta đãhọc được.

“Một khi đã giảng dạy các sự kiện [về phúc âm], … một giảng viên tận tâm dẫndắt [các học viên] đến một bước xa hơn để đạt được sự làm chứng thuộc linh vàsự hiểu biết trong lòng họ nhằm mang đến hành động và việc làm” (Robert D.Hales, “Teaching by Faith” [một buổi họp tối với Anh Cả Robert D. Hales, ngày 1tháng Hai năm 2002], 5, si.lds.org).

“Rồi Sao Nữa?”Để kết thúc kinh nghiệm học tập này, hãy viết xuống một số điều các anh chị em sẽlàm dựa trên các nguyên tắc các anh chị em đã học được ngày hôm nay.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 8

42

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 9

Chuẩn Bị một Bài Học:Quyết Định Giảng DạyĐiều GìKhái QuátXin lưu ý: Năm kinh nghiệm học tập kế tiếp là nhằm giúp các anh chị em học cáchchuẩn bị một bài học. Những kinh nghiệm học tập 9–10 tập trung vào việc quyếtđịnh phải giảng dạy điều gì và những kinh nghiệm học tập 11–13 tập trung vàoviệc quyết định cách giảng dạy.

Kinh nghiệm học tập này gồm có các khái niệm sau đây:

• Giảng dạy thánh thư theo trình tự

• Cân bằng điều để giảng dạy và cách giảng dạy

• Quyết định phải giảng dạy điều gì

Các Khái Niệm Chính YếuCác giảng viên mới được kêu gọi thường có những câu hỏi sau đây:

• Việc giảng dạy lớp giáo lý khác biệt như thế nào với việc giảng dạy các lớp khácnhư Giáo Lý Phúc Âm, Hội Phụ Nữ, nhóm túc số các anh cả, và vân vân?

• Tôi chuẩn bị một bài học bằng cách nào?

• Tôi nên dành ra bao nhiêu thời gian chọn điều để giảng dạy và cách giảng dạyđiều đó?

• Làm thế nào tôi quyết định phải giảng dạy điều gì?

Kinh nghiệm học tập này sẽ giúp trả lời một số câu hỏi này.

Nghiên Cứu và Giảng Dạy Thánh Thư theo Trình TựTrong các khóa học lớp giáo lý và viện giáo lý mà tập trung vào các tác phẩm tiêuchuẩn thì các sách và chương trong thánh thư cần phải được giảng dạy theo trìnhtự của chúng trong thánh thư. Các bài học được sắp xếp theo các đoạn thánh thưthay vì theo đề tài. Mỗi đoạn thánh thư có thể chứa đựng nhiều chương, nguyêntắc, và đề tài mà các anh chị em có thể nhấn mạnh. Phương pháp này khác với cáckhóa học của viện giáo lý đã được giảng dạy với một phương pháp theo đề tài.

Hãy xem video “Nghiên Cứu Thánh Thư theo Trình Tự” (0:46), có sẵntrên trang mạng LDS.org. Trong video này, Anh Cả David A. Bednar thuộc

Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ mô tả những lợi ích của việc nghiên cứu thánhthư theo trình tự.

43

Sinh Hoạt với Sách Hướng Dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc ÂmĐọc lời giới thiệu cho chương 3 ở trang 42 của sách Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm: Sách HướngDẫn dành cho Các Giảng Viện và Các Vị Lãnh Đạo trong Lớp Giáo Lý và Viên Giáo Lý Tôn Giáo(2012) để giúp các anh chị em hiểu lý do tại sao các khóa học lớp giáo lý và viện giáo lý mà tậptrung vào các tác phẩm tiêu chuẩn giảng dạy thánh thư theo một cách trình tự. Khi các anh chị emđọc phần này, hãy đánh dấu trong sách hướng dẫn của các anh chị em theo cách mà việc nghiêncứu thánh thư theo trình tự sẽ ban phước cho các anh chị em và học viên của các anh chị em.

Khi giảng dạy các đoạn thánh thư theo trình tự, các anh chị em sẽ giảng dạy nhiềunguyên tắc ở bên trong chỉ một bài học. Mỗi nguyên tắc có thể nhận được mộtmức độ nhấn mạnh khác nhau.

Hãy xem video “Giảng Dạy Thánh Thư theo Trình Tự” (4:28), có sẵn trêntrang mạng LDS.org. Video này minh họa vài khái niệm quan trọng để

cân nhắc khi hoạch định việc giảng dạy các đoạn thánh thư theo trình tự.

Điều Gì và Bằng Cách Nào: Cân Bằng Sự Chuẩn Bị của Các Anh Chị EmTrong khi chuẩn bị bài học, là điều quan trọng để cân bằng các nỗ lực của các anhchị em trong việc quyết định phải giảng dạy điều gì lẫn cách giảng dạy.

Sự Chuẩn Bị Không Cân Bằng1. Điều gì

Khi một giảng viên dành ra quánhiều thời giờ và nỗ lực để quyếtđịnh phải giảng dạy điều gì , thìngười ấy sẽ không có đủ thời giờ đểcân nhắc cách giúp học viên thamgia vào việc học tập. Thườngthường điều này sẽ đưa đến các bàihọc nhàm chán và tập trung quánhiều vào giảng viên.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 9

44

2. Bằng cách nào

Khi một giảng viên dành ra quánhiều thời gian và nỗ lực để quyếtđịnh cách phải giảng dạy, thì các bàihọc có thể thiếu mục đích và thiếuquyền năng. Trong trường hợp này,học viên có thể nhớ lại phươngpháp giảng dạy hơn là những sứđiệp đầy soi dẫn từ thánh thư.

Sự Chuẩn Bị Được Cân Bằng“Khi chuẩn bị một bài học, mỗi giảngviên cần phải quyết định: ‘Tôi sẽ giảngdạy điều gì?’ và ‘Tôi sẽ giảng dạy điềuấy bằng cách nào?’” (Giảng Dạy và HọcTập Phúc Âm, 52). Các anh chị em mớivừa học được về điều gì xảy ra khi việctập trung vào việc giảng dạy điều gì vàbằng cách nào không được cân bằngtrong việc chuẩn bị của các anh chị em.Bây giờ hãy đọc các phần sau đây vàlưu ý đến những đặc điểm của việcchuẩn bị khi điều gì và bằng cách nàođược cân bằng.

1. Điều gì

Việc chuẩn bị điều phải giảng dạy gồm có:

• Thông hiểu văn cảnh (quá trình, văn hóa, và bối cảnh).

• Thông hiểu nội dung (cốt truyện, các nhân vật, sự kiện, bài giảng, và nhữnglời giải thích đầy soi dẫn).

• Nhận ra giáo lý hoặc các nguyên tắc quan trọng.

2. Bằng cách nào?

Việc chuẩn bị bằng cách nào phải giảng dạy gồm có việc xác định các phươngpháp, phương thức, và sinh hoạt các anh chị em sẽ sử dụng để giúp học viênhọc hỏi (cuộc thảo luận trong lớp, những câu hỏi, các nguồn dụng cụ thính thị,viết những bài tập, làm việc trong nhóm nhỏ, và vân vân).

Để biết thêm chi tiết, xin xem phần 4.3.2 (“Quyết Định Điều Gì Để Giảng Dạy vàCách Giảng Dạy Điều Đó”) ở trang 58 của sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học HỏiPhúc Âm .

Mối Quan Tâm của Một Giảng Viên MớiHãy xem video “Thụ Nhận Lời Chúa” (8:54), có sẵn trên trang mạngLDS.org. Trong video này, Leah Murray là một người mẹ bận rộn mới

được kêu gọi với tư cách là một giảng viên lớp giáo lý. Giống như nhiều giảng viênmới được kêu gọi, chị cảm thấy lo sợ về việc tìm ra thời gian để chuẩn bị các bài

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 9

45

học và giảng dạy mỗi ngày. Chị còn tự hỏi phải bắt đầu ở đâu. Khi các anh chị emxem video này, hãy tìm xem người nào chị ấy sẽ tìm đến khi chị ấy cần được giúpđỡ với sự kêu gọi của chị. Ngoài ra, cũng tìm kiếm lời khuyên nào chị ấy đã nhậnđược về nơi quan trọng nhất để bắt đầu khi chuẩn bị các bài học.

Quyết Định Phải Giảng Dạy Điều Gì: Bốn Giai ĐoạnKhi các anh chị em chuẩn bị một bài học, hãy tuân theo bốn giai đoạn này để giúpcác anh chị em quyết định phải giảng dạy điều gì. Các giai đoạn này được giải thíchtrong sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm , phần 4.3.3 (“Quyết ĐịnhĐiều để Giảng Dạy”), ở trang 59-60.

1. Đắm mình trong thánh thư để thông hiểu văn cảnh và nội dung của các đoạnthánh thư.

2. Nhận ra và tìm cách thông hiểu giáo lý và các nguyên tắc được tìm thấy trongcác đoạn thánh thư.

3. Quyết định giáo lý và các nguyên tắc nào là quan trọng nhất để học viên họctập và áp dụng.

4. Quyết định mức độ nhấn mạnh nào phải đưa ra cho mỗi phân đoạn trong cácđoạn thánh thư đó.

Sinh hoạt sau đây sẽ tập trung vào bốn giai đoạn về việc quyết định phải giảng dạyđiều gì. Đối với mỗi phần trong bốn phần của sinh hoạt, hãy xem đoạn video chothấy cách hoàn tất mỗi giai đoạn. Sau đó thực hành điều các anh chị em đã họcđược bằng cách tạo ra những điều ghi chú trong bài học trong khi phác thảo Mô SiA 27.

Sinh Hoạt Chuẩn Bị Bài HọcGiai đoạn 1: Thông Hiểu Văn Cảnh và Nội Dung của Các Đoạn Thánh ThưSách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm) đưa ra bốn đề nghị để cân nhắc khi tìm cáchthông hiểu văn cảnh và nội dung của các đoạn thánh thư:

Hãy xem video “Chuẩn Bị Bài Học: Các Phân Đoạn của Câu và Những Câu Phát Biểu Tóm Lược” (5:08), có sẵn trên trangmạng LDS.org. Trong video này, Chị Wilson cho thấy những giai đoạn này.

Tạo ra một tài liệu trống tương tự như tài liệu các anh chị em đã thấy trong video, hoặc sử dụng tờ giấy phát tay có tựa đề“Quyết Định Giảng Dạy Điều Gì” mà đã được cung cấp trong phần phụ lục của sách học này. Sau đó nhận ra văn cảnh và

nội dung của các đoạn thánh thư bằng cách làm điều sau đây:

• Đắm mình trong các đoạn thánh thư cho đến khi nội dung trở nên rõ ràng và quen thuộc.

• Hãy lưu ý đến những chỗ ngắt câu tự nhiên trong các đoạn thánh thư đó là nơi có xảy ra một sự thay đổi về đề tài hoặchành động.

• Chia các đoạn thánh thư đó ra thành các phân đoạn hay các nhóm câu nhỏ hơn dựa vào những chỗ ngắt câu tự nhiên này. (Xinlưu ý: Các anh chị em sẽ sử dụng những phân đoạn nhỏ hơn này để sắp xếp làm cho bài học được trôi chảy học và ít nhất là chúý một chút đến tất cả nội dung ở bên trong các đoạn thánh thư).

• Tóm lược điều đã diễn ra ở bên trong mỗi phân đoạn của các câu.

1. Nghiên cứu các đoạn thánh thư (Mô Si A 27) để trở nên quen thuộc với văn cảnh và nội dung.

2. Hãy lưu ý đến những chỗ ngắt câu tự nhiên trong các đoạn thánh thư đó nơi có xảy ra một sự thay đổi về đề tài hoặc hành động.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 9

46

Giai Đoạn 2: Nhận Ra và Thông Hiểu Giáo Lý và Các Nguyên Tắc.Sau khi đã tóm lược các phân đoạn của câu rồi thì các anh chị em sẽ nhận ra giáo lý và các nguyêntắc ở trong mỗi phân đoạn. Sau đó các anh chị em sẽ viết các câu phát biểu rõ ràng và giản dị màtóm lược giáo lý và các nguyên tắc mà các anh chị em đã nhận ra.

Hãy xem video “Chuẩn Bị Bài Học: Nhận Ra Giáo Lý và Các Nguyên Tắc” (2:57), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trongvideo này, Chị Wilson cho thấy cách chị ấy nhận ra, tóm lược giáo lý và các nguyên tắc trong các câu phát biểu đơn giản,

và viết vào đại cương của bài giảng của mình.

Trở lại với những ghi chú trong bài học của các anh chị em về Mô Si A 27 và làm điều sau đây:

Giai đoạn 3: Quyết Định Giáo Lý và Các Nguyên Tắc Nào Là Quan TrọngNhất cho Học Viên của Các Anh Chị Em Để Học Hỏi và Áp DụngCác đoạn thánh thư thường chứa nhiều tài liệu hơn khả năng có thể được thảo luận trong lớp. Hãycân nhắc những điểm sau đây khi quyết định giáo lý và các nguyên tắc nào là quan trọng nhất chohọc viên của các anh chị em phải học và áp dụng.

Hãy xem video “Chuẩn Bị Bài Học: Quyết Định Các Nguyên Tắc Nào để Nhấn Mạnh” (5:07), có sẵn trên trang mạngLDS.org. Trong video này, Chị Wilson cho thấy cách chị quyết định giáo lý và các nguyên tắc nào là quan trọng nhất cho học

viên của chị học và áp dụng.

Trở lại những ghi chú trong bài học của các anh chị em về Mô Si A 27 và làm điều sau đây:

Giai đoạn 4: Quyết Định Mức Độ Nhấn Mạnh Bao Nhiêu vào Mỗi PhânĐoạn của Các Đoạn Thánh Thư.Sau khi xác định giáo lý và các nguyên tắc quan trọng nhất cho học viên để học và áp dụng, bước kếtiếp là phải quyết định các phân đoạn nào của các đoạn thánh thư nên được nhấn mạnh nhiều nhấttrong bài học. Các phân đoạn có chứa đựng các lẽ thật mà các anh chị em đã nhận ra là quan trọng

nhất thường sẽ được nhấn mạnh nhiều nhất.

3. Chia các đoạn thánh thư ra thành các phân đoạn hay các nhóm câu nhỏ hơn dựa vào những chỗ ngắt câu tự nhiên này.

4. Viết trên tài liệu của các anh chị em những câu phát biểu tóm lược mà mô tả điều gì đã xảy ra ở bên trong mỗi phân đoạn củacác câu.

1. Nhận ra giáo lý và các nguyên tắc trong mỗi phân đoạn của câu thánh thư.

2. Hãy viết trên tài liệu của mình mỗi giáo lý hoặc nguyên tắc bằng cách sử dụng những lời phát biểu rõ ràng, giản dị.

• Những Thúc Giục của Đức Thánh Linh.

• Chủ ý của tác giả đã được soi dẫn.

• Biến đổi giáo lý và các nguyên tắc

• Các nhu cầu và khả năng của học viên của các anh chị em.

1. Quyết định giáo lý và các nguyên tắc nào các anh chị em nhận thấy là quan trọng nhất cho học viên để học và áp dụng. Khi cácanh chị em làm như vậy, hãy cân nhắc điều sau đây:

• Những Thúc Giục của Đức Thánh Linh

• Chủ ý của tác giả đã được soi dẫn.

• Áp dụng giáo lý và các nguyên tắc

• Các nhu cầu và khả năng của học viên của các anh chị em.

2. Trên tài liệu của các anh chị em, hãy khoanh tròn hoặc đánh dấu bên cạnh giáo lý và các nguyên tắc mà các anh chị em đã quyếtđịnh là quan trọng nhất cho học viên của mình để học và áp dụng.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 9

47

Để giúp các anh chị em quyết định mức độ nhấn mạnh cho mỗi phân đoạn thánh thư, các anh chị em có thể tự hỏi một số câu hỏisau đây, mà tương ứng với khuôn mẫu học tập. Trong phân đoạn của câu này, tôi sẽ hoạch định để giúp học sinh của mình:

Hãy xem video “Chuẩn Bị Bài Học: Quyết Định Mức Độ Nhấn Mạnh của Mỗi Phân Đoạn của Câu Thánh Thư” (6:57), có sẵntrên trang mạng LDS.org. Trong video này, Chị Wilson cho thấy cách chị ấy sử dụng khuôn mẫu học tập để quyết định mức

độ nhấn mạnh cho mỗi phân đoạn của câu thánh thư trong các đoạn thánh thư.

Trở lại những ghi chú của bài học của các anh chị em về Mô Si A 27 và hoàn tất các nhiệm vụ sau đây:

Tóm Lược và Áp DụngCác Nguyên Tắc Cần Ghi Nhớ• Trong các khóa học của lớp giáo lý và viện giáo lý mà tập trung vào các tác

phẩm tiêu chuẩn, giáo lý và các nguyên tắc nên được giảng dạy theo trình tựcủa chúng trong thánh thư.

• Khi chuẩn bị một bài học, việc cân bằng điều phải giảng dạy và cách giảng dạybảo đảm một kinh nghiệm học tập mạnh mẽ và có mục đích hơn.

• Khi quyết định phải giảng dạy điều gì:

1. Đắm mình trong thánh thư để thông hiểu văn cảnh và nội dung của cácđoạn thánh thư.

2. Nhận ra và tìm cách thông hiểu giáo lý và các nguyên tắc được tìm thấytrong các đoạn thánh thư.

3. Quyết định giáo lý và các nguyên tắc nào là quan trọng nhất để học viên họcvà áp dụng.

4. Quyết định mức độ nào phải nhấn mạnh cho mỗi phân đoạn của các đoạnthánh thư.

• Thông hiểu văn cảnh và nội dung không?

• Nhận ra giáo lý và các nguyên tắc quan trọng không?

• Thông hiểu giáo lý và các nguyên tắc không?

• Cảm nhận lẽ thật và tầm quan trọng của các giáo lý và nguyên tắc đó không?

• Áp dụng các lẽ thật phúc âm trong cuộc sống của họ không?

1. Khi các anh chị em nhìn vào các phân đoạn của câu thánh thư trên tài liệu của mình thì hãy cân nhắc mức độ nào để nhấn mạnhmỗi phân đoạn sẽ nhận được bằng cách tự hỏi những câu hỏi sau đây từ khuôn mẫu học tập. Trong phân đoạn của câu thánhthư này, tôi sẽ hoạch định để giúp học viên của tôi:

• Thông hiểu văn cảnh và nội dung không?

• Nhận ra giáo lý và các nguyên tắc quan trọng không?

• Thông hiểu giáo lý và các nguyên tắc không?

• Cảm nhận lẽ thật và tầm quan trọng của các giáo lý và nguyên tắc đó không?

• Áp dụng các lẽ thật trong cuộc sống của họ không?

2. Viết mức độ nhấn mạnh nào các anh chị em đã chọn cho mỗi phân đoạn trong những ghi chú của bài học của mình.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 9

48

“Hãy xác định điều gì là ưu tiên cao nhất, tùy theo khả năng và nhu cầu riêngcủa học viên của các anh chị em. Nếu một nguyên tắc chính yếu được thấu hiểu,tiếp thu và được làm thành một phần của các sách hướng dẫn của học viên suốtđời , thì mục tiêu quan trọng nhất đã được hoàn thành” (Richard G. Scott, “ĐểThông Hiểu và Sống theo Lẽ Thật” [buổi họp tối với Anh Cả Richard G. Scott,ngày 4 tháng Hai năm 2005], 2–3, si.lds.org).

“Rồi Sao Nữa?”Để kết thúc kinh nghiệm học tập này, hãy viết xuống một số điều các anh chị em sẽlàm dựa trên các nguyên tắc các anh chị em đã học được ngày hôm nay.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 9

49

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 10

Quyết Định Phải Giảng DạyĐiều Gì: Sử Dụng ThánhThư và Sách Hướng DẫnDành Cho Giảng ViênKhái QuátKinh nghiệm học tập này gồm có các khái niệm sau đây:

• Lời giới thiệu sách hướng dẫn dành cho giảng viên

• Chấp nhận và thích nghi với chương trình giảng dạy

• Sử dụng sách hướng dẫn dành cho giảng viên và thánh thư để chuẩn bị mộtbài học

Các Khái Niệm Chính YếuChị Murray đã thích dạy một lớp GiáoLý Phúc Âm hai lần mỗi tháng trongtiểu giáo khu của chị. Mặc dù phấnkhởi vì mới được kêu gọi với tư cách làgiảng viên lớp giáo lý, nhưng chị tự hỏimình sẽ chuẩn bị một bài học đầy hiệuquả mỗi ngày như thế nào: “Việc chuẩnbị và giảng dạy một bài học mỗi ngày dường như là một cam kết rất quan trọng.Những tài liệu nào có sẵn để giúp tôi?”

Lời Giới thiệu Sách Hướng Dẫn Dành Cho Giảng ViênViệc chuẩn bị một bài học mỗi ngày trong tuần có thể dường như là một nhiệm vụkhó khăn và mất thời giờ.

Xem video “Introduction to the Teacher Manual” (4:01), có sẵn trên trangmạng LDS.org. Trong video này, các anh chị em sẽ học cách sử dụng

thánh thư và sách hướng dẫn dành cho giảng viên để chuẩn bị các bài học mộtcách hữu ích và hiệu quả.

Xin lưu ý: Nếu các anh chị em chưa nhận được sách hướng dẫn dành cho giảngviên, xin hãy liên lạc với người giám sát của mình. Các anh chị em cũng có thể tìmthấy tất cả các sách hướng dẫn trên lds.org/manual/institute để có được các sáchhướng dẫn dành cho viện giáo lý và lds.org/manual/seminary để có được các sáchhướng dẫn dành cho lớp giáo lý.

50

Sinh Hoạt với Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng ViênXin lưu ý: Mỗi bài học trong sách hướng dẫn dành cho lớp giáo lý và viện giáo lý được sắp xếp để giúp các anh chị em chuẩn bị mộtcách hiệu quả. Không phải tất cả các sách hướng dẫn đều được sắp xếp hoặc có tên theo cùng một cách giống nhau, nhưng tài liệutương tự có sẵn trong tất cả các sách hướng dẫn dành cho giảng viên. Các sinh hoạt trong kinh nghiệm học tập này được dựa trêncác sách hướng dẫn mới nhất dành cho lớp giáo lý.

Mở bất cứ bài học nào từ sách hướng dẫn dành cho giảng viên của các anh chị em hoặc sử dụng tài liệu phát tay có tựa đềlà “Bài Mẫu—3 Nê Phi 11:1–17” mà được cung cấp trong phần phụ lục của tài liệu này.

Đọc hết bài học và tìm kiếm các yếu tố sau đây. Khi các anh chị em đã nhận ra mỗi yếu tố, thì hãy đánh dấu vào ô trên bản liệt kêsau đây:

Các Nguyên Tắc Căn Bản của Việc Giảng Dạy và Học Tập Phúc Âm trong SáchHọc dành cho Giảng ViênCác sách học dành cho giảng viên lớp giáo lý và viện giáo lý là nhằm giúp các anhchị em kết hợp chặt chẽ Các Nguyên Tắc Cơ Bản của Việc Giảng Dạy và Học TậpPhúc Âm khi các anh chị em chuẩn bị và giảng dạy mỗi bài học.

Hãy xem video “The Fundamentals in the Curriculum” (2:15), có sẵn trêntrang mạng LDS.org. Trong khi các anh chị em xem video này, hãy tìm

kiếm cách mà các sách học dành cho giảng viên lớp giáo lý và viện giáo lý giúpgiảng viên kết hợp chặt chẽ Các Nguyên Tắc Cơ Bản trong sách Giảng Dạy và HọcHỏi Phúc Âm trong mỗi bài học.

Chấp Nhận và Thích Nghi với Chương Trình Giảng DạyAnh Cả Dallin H. Oaks thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ dạy điều sau đâyliên quan đến cách giảng viên nên sử dụng các tài liệu giảng dạy lớp giáo lý và việngiáo lý:

• Tựa đề bài học

Tựa đề bài học cho thấy các chương thánh thư đã được dạy trong bài học.

• Lời giới thiệu các đoạn thánh thư

Lời giới thiệu các đoạn thánh thư đưa ra một phần khái quát về văn cảnh và nội dung của các đoạn thánh thư.

• Các nhóm câu thánh thư và những câu phát biểu tóm lược theo văn cảnh

Các nhóm câu thánh thư cho biết một phạm vi cụ thể các câu thánh thư đó tập trung vào một đề tài hay hành động cụ thể.Những câu phát biểu tóm lược theo văn cảnh tóm lược các sự kiện hoặc những lời giảng dạy ở bên trong một nhóm câuthánh thư.

• Thân Bài

• Những lời phát biểu về giáo lý hoặc nguyên tắc

Những lời phát biểu về giáo lý hoặc nguyên tắc là những lời phát biểu ngắn gọn về các lẽ thật trong thánh thư.

• Thông tin về phần bình luận và kiến thức cùng ý kiến giảng dạy bổ sung (những điều này có thể không nằm trong mỗi bài học)

Thông tin về phần bình luận và kiến thức cung cấp thêm những lời trích dẫn và giải thích về bối cảnh lịch sử hoặc các đoạn thánhthư. Các ý kiến giảng dạy bổ sung này cung cấp các đề nghị cho việc giảng dạy giáo lý và các nguyên tắc mà có thể không đượcnhận ra hoặc nhấn mạnh trong thân bài. Các ý kiến này cũng có thể cung cấp những đề nghị để sử dụng phương tiện hình ảnh,như phần trình bày trên dĩa DVD hoặc video được tìm thấy trên trang mạng LDS.org.

K INH NGHIỆM HỌC TẬP 10

51

“Trước hết chúng ta chấp nhận rồi sau đó thích nghi. Nếu hoàn toàn quen thuộcvới bài học mà mình sắp dạy thì chúng ta có thể tuân theo Thánh Linh để thíchnghi” (“A Panel Discussion with Elder Dallin H. Oaks” [Buổi phát sóng Lớp GiáoLý và Học Viện Tôn Giáo, ngày 7 tháng Tám năm 2012], si.lds.org).

Là giảng viên lớp giáo lý và viện giáo lý, chúng ta chấp nhận chương trình giảngdạy trong sách hướng dẫn dành cho giảng viên và thích nghi để đáp ứng nhu cầucủa học viên.

Chấp nhận Thích nghi

Chấp nhận chương trình giảng dạy có nghĩa là đọc và đắm mìnhtrong thánh thư và bài học đã được quy định trong sách hướng dẫndành cho giảng viên của các anh chị em. Chương trình giảng dạygiúp các anh chị em hiểu thánh thư, ý định của các tác giả củathánh thư đã được soi dẫn, các nguyên tắc cải đạo và giáo lý cơbản. Tin cậy vào nội dung và sử dụng nội dụng đó trong phòng họccủa các anh chị em.

Thích nghi chương trìnhgiảng dạy có nghĩa là cácanh chị em tùy chỉnh bài họckhi Thánh Linh hướng dẫnđể đáp ứng những nhu cầucủa cá nhân các học viên vàgiúp họ thành công.

Sử Dụng Thánh Thư và Sách Hướng Dẫn Dành Cho Giảng Viên để Chuẩn Bịmột Bài HọcKhi sử dụng sách học dành cho giảng viên của mình một cách hiệu quả, thì các anhchị em có thể chuẩn bị các bài học có tính cách gây dựng mà không đòi hỏi nhiềuthời gian chuẩn bị.

Xem video “Curriculum Overview” (4:45), có sẵn trên trang mạngLDS.org. Video này tóm lược cách sử dụng thánh thư và sách học dành

cho giảng viên cùng với nhau và có thể giúp các anh chị em chuẩn bị các bài học cóhiệu quả cho học viên của mình .

Hãy xem video “Using the Scriptures and the Teacher Manual” (5:11), cósẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, Chị Wilson chia sẻ lời

khuyên bảo quan trọng về việc sử dụng thánh thư cũng như chương trình giảngdạy trong việc chuẩn bị bài học. Trong khi các anh chị em xem video này thì hãytìm kiếm những ý kiến quan trọng để ghi nhớ trong khi chuẩn bị các bài học củamình.

Sinh Hoạt Chuẩn Bị Bài HọcBây giờ đến lượt các anh chị em sử dụng thánh thư của mình và sách hướng dẫn dành cho giảng viên của các anh chị emđể thực tập việc chuẩn bị một bài học. Mở sách hướng dẫn dành cho giảng viên của các anh chị em đến bất cứ bài học nào

hoặc sử dụng tài liệu phát tay có tựa đề “Bài Mẫu—3 Nê Phi 11:1–17” mà được cung cấp trong phần phụ lục của sách hướngdẫn này.

Khi các anh chị em hoàn tất các bước sau đây, hãy đánh dấu vào ô để cho thấy rằng các anh chị em đã hoàn tất phần chuẩn bị đócủa mình.

• Đọc tựa đề bài học và chuyển sang các đoạn thánh thư trong thánh thư của các anh chị em.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 10

52

Hãy sẵn sàng thảo luận về kinh nghiệm này với vị lãnh đạo hoặc nhóm huấn luyện của các anh chị em.

Tóm Lược và Áp DụngCác Nguyên Tắc Cần Ghi NhớThánh thư là nguồn tài liệu giảng dạy của các anh chị em, và sách hướng dẫn dànhcho giảng viên là nguồn tài liệu để chuẩn bị bài học của các anh chị em.

• Chương trình giảng dạy được sắp xếp theo một cách nhằm giúp các anh chị emchuẩn bị các bài học một cách hữu ích và hiệu quả.

• Các anh chị em có thể chấp nhận và thích nghi với chương trình giảng dạy đểđáp ứng các nhu cầu của học viên.

• Khi các anh chị em thích nghi với chương trình giảng dạy, hãy xem xét kỹ cácnhu cầu của học viên và những thúc giục của Đức Thánh Linh.

• Các anh chị em có thể đáp ứng các nhu cầu của học viên khi chuẩn bị các bàihọc bằng cách sử dụng chương trình giảng dạy một cách hiệu quả.

“Những người được vị tiên tri kêu gọi để bảo đảm việc giảng dạy chính xác giáolý trong Giáo Hội đều xem lại mỗi từ, mỗi hình ảnh, mỗi biểu đồ trong chươngtrình giảng dạy mà các anh chị em nhận được. Chúng ta có thể phát triển đượcquyền năng của chương trình giảng dạy chỉ bằng cách hành động theo đức tincủa mình như đã được Thượng Đế soi dẫn. …

“Việc tuân theo sát nội dung cũng như trình tự của chương trình giảng dạy sẽphát triển chứ không kiềm chế các ân tứ giảng dạy độc đáo của chúng ta” (Henry B. Eyring, “TheLord Will Multiply the Harvest” [buổi họp tối với Anh Cả Henry B. Eyring, ngày 6 tháng Hai năm1998], 4, 5, si.lds.org).

“Rồi sao nữa?”Để kết thúc kinh nghiệm học tập này, hãy viết xuống một số điều các anh chị em sẽlàm dựa trên các nguyên tắc các anh chị em đã học được ngày hôm nay.

• Đọc phần giới thiệu các đoạn thánh thư.

• Đắm mình trong các đoạn thánh thư bằng cách đọc, nghiên cứu, suy ngẫm và cầu nguyện để có được sự soi dẫn.

• Nghiên cứu thân bài, chú ý kỹ tới những lời phát biểu về giáo lý và nguyên tắc.

• Cân nhắc các nhu cầu của học viên của các anh chị em và quyết định các nguyên tắc nào họ cần nhất.

• Hãy quyết định sẽ nhấn mạnh bao nhiêu vào các nguyên tắc khác nhau, dựa vào nhu cầu của học viên của các anh chị em.

• Đọc bất cứ tài liệu bổ sung nào được cung cấp trong bài học và cân nhắc cách các anh chị em có thể sử dụng tài liệu này trongbài học của các anh chị em.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 10

53

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 11

Quyết Định Cách GiảngDạy; Giúp Học Viên LàmTròn Vai Trò của HọKhái QuátKinh nghiệm học tập này gồm có các khái niệm sau đây:

• Quyết định cách giảng dạy

• Thông hiểu vai trò của học viên trong việc học tập

• Giúp học viên làm tròn vai trò của họ

Các Khái Niệm Chính YếuKhi các anh chị em chuẩn bị bài học,điều quan trọng là phải cân bằng việcxác định điều gì để giảng dạy và cáchgiảng dạy.

Trong kinh nghiệm học tập 10, các anhchị em đã học cách sử dụng chươngtrình giảng dạy khi quyết định phảigiảng dạy điều gì trong nhóm câu thánhthư. Bây giờ, các anh chị em đã sẵnsàng để xác định cách giảng dạy họcviên của mình.

Vai Trò của Học Viên trong Tiến Trình Học TậpNếu học viên phải có kinh nghiệm về việc phát triển phần thuộc linh, thì các anhchị em sẽ cần phải hiểu vai trò của họ trong tiến trình học tập và chuẩn bị các sinhhoạt học tập mà sẽ giúp họ tích cực làm tròn vai trò của họ.

Trong suốt kinh nghiệm học tập này, hãy ghi lại bất cứ sự soi dẫn hay ý kiến nàomà các anh chị em nhận được để giúp học viên của mình làm tròn vai trò của họtrong tiến trình học tập.

54

Sinh Hoạt với sách Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc ÂmHãy nghiên cứu phần 1.3.3 (trang 6–7) và ba đoạn đầu tiên của phần 4.3.4 (trang 55) sách GỉảngDạy và Học Hỏi Phúc Âm: Sách Hướng Dẫn dành cho Các Giảng Viên và Các Vị Lãnh Đạo trong LớpGiáo Lý và Học Viện Tôn Giáo (2012). Trong khi đọc, hãy tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏisau đây:

Hãy ghi lại những câu trả lời của các anh chị em cho những câu hỏi này trong một nhật kýghi chép việc học tập hoặc trong một chỗ khác mà các anh chị em có thể giở đến và chia

sẻ những câu trả lời đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của các anh chị em.

Lời Giảng Dạy của Vị Tiên Tri về Vai Trò Học Tập của Học ViênNhiều Vị Thẩm Quyền Trung Ương đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giúpđỡ học viên làm tròn vai trò của họ trong tiến trình học tập phúc âm.

Hãy xem video “Prophetic Teaching about the Student’s Role in Learning”(4:14), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, vài vị lãnh đạo

Giáo Hội làm chứng về tầm quan trọng của vai trò học viên trong tiến trìnhhọc tập.

Sự Suy Ngẫm Cá NhânHãy nghĩ về một thời điểm mà giảng viên của lớp học mà các anh chị em tham dựđã chuẩn bị các sinh hoạt nhằm giúp cho các anh chị em tham gia vào tiến trìnhhọc tập. Giờ đây, hãy nghĩ về một thời điểm mà một giảng viên không tích cựcgiúp cho học viên tham gia lớp học. So sánh và đối chiếu hai kinh nghiệm đó.

• Có sự khác biệt nào khi các anh chị em và những người khác được mời thamgia trong tiến trình học tập?

• Giảng viên đó đã làm gì để giúp các anh chị em làm tròn vai trò của mộthọc viên?

Hãy ghi lại những câu trả lời của các anh chị em cho các câu hỏi này trongmột nhật ký ghi chép việc học tập hoặc trong một chỗ khác mà các anh

chị em có thể tham khảo và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấn luyệnhoặc nhóm của các anh chị em.

• Vai trò của học viên trong tiến trình học tập là gì?

• Các anh chị em cảm thấy những điều gì là quan trọng mình có thể làm để giúp học viên củamình làm tròn vai trò của họ?

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 11

55

Giúp Học Viên Làm Tròn Vai Trò của HọHọc viên có thể làm tròn vai trò của họ trong việc học phúc âm khi các anh chị emmời họ giải thích, chia sẻ, và làm chứng về giáo lý và các nguyên tắc phúc âm. Việcgiải thích, chia sẻ và làm chứng về giáo lý và các nguyên tắc làm sáng tỏ sự hiểubiết của học viên, cải thiện khả năng của họ để giảng dạy phúc âm cho nhữngngười khác, và củng cố chứng ngôn của họ về những điều họ đang bày tỏ. (Xinxem Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm, phần 2.6 [trang 36–37].)

• Học viên có thể giải thích một đoạn thánh thư hoặc nguyên tắc bằng chính lờiriêng của họ. Các anh chị em có thể mời học viên giải thích theo từng cặp,trong các nhóm nhỏ, với toàn thể lớp học hoặc bằng cách đóng diễn, hoặcviết xuống.

• Học viên có thể chia sẻ những sự hiểu biết sâu sắc, những kinh nghiệm, hoặccảm nghĩ về một câu thánh thư hay nguyên tắc. Các anh chị em có thể mời họcviên chia sẻ những cảm nghĩ hoặc những kinh nghiệm cá nhân thích hợp màhọ đã có với một giáo lý hay nguyên tắc. Họ cũng có thể chia sẻ những kinhnghiệm họ đã chứng kiến trong cuộc sống của những người khác. Có thể nói rahoặc viết xuống.

• Học viên có thể làm chứng về giáo lý và các nguyên tắc họ biết là chân chinh.Các anh chị em có thể mời họ làm chứng về điều họ cảm nhận được và biết làchân chính cũng như sự khác biệt mà điều này tạo ra trong cuộc sống của họ.Học viên không cần phải bắt đầu với “tôi xin chia sẻ phúc âm của tôi” hoặc “tôibiết.” Việc đưa ra bất cứ lời tin chắc hoặc sự làm chứng cá nhân nào về lẽ thậtđều là làm chứng.

Sự Tham Gia Nâng Cao Việc Học TậpHãy xem video “Explain, Share and Testify: Students’ Testimonies” (GiảiThích, Chia Sẻ và Làm Chứng: Chứng Ngôn của Học Viên) (2:28), có sẵn

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 11

56

trên trang mạng LDS.org. Trong video này, học viên nói về việc làm tròn vai trò củahọ khi giải thích, chia sẻ, và làm chứng trong lớp giáo lý.

Một Lớp Học Tập Trung vào Học Viên:Hãy xem video “A Student-Centered Classroom: An Example” (Một LớpHọc Tập Trung vào Học Viên: Một Tấm Gương) (6:51), có sẵn trên trang

mạng LDS.org. Trong video này, Chị Weller giúp học viên làm tròn vai trò của họtrong việc học hỏi từ thánh thư. Hãy xem cách chị ấy hoàn thành mục tiêu này.

Hãy xem video “A Student-Centered Classroom: A Teacher’s Reflections”(Một Lớp Học Tập Trung vào Học Viên: Những Suy Ngẫm của Một Giảng

Viên) (3:01), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, Chị Weller thảoluận tầm quan trọng của việc giúp học viên tham gia vào tiến trình học tập.

Sinh Hoạt với Sách Học dành cho Giảng ViênMỗi bài học trong sách học dành cho giảng viên có những câu hỏi, sinh hoạt, và phương pháp mà có thể giúp cho học sinhtham gia tích cực trong khi học tập từ thánh thư. Giở ra quyển sách học dành cho giảng viên đến bất cứ bài học nào hoặc

sử dụng tờ giấy phát tay có tựa đề là “Bài Học Mẫu—3 Nê Phi 11:1–17” nằm trong phần phụ lục của sách học này. Tìm kiếm nhữngcâu hỏi, sinh hoạt và phương pháp mà các anh chị em có thể sử dụng để mời học viên làm tròn vai trò của họ trong tiến trìnhhọc tập.

Ghi lại một vài câu hỏi, sinh hoạt hoặc phương pháp mà các anh chị em đã tìm thấy trong một nhật ký ghi chép việc họctập hoặc một nơi khác mà các anh chị em có thể giở đến và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc

nhóm của các anh chị em.

Giảng Dạy Cho Các Học Viên Về Vai Trò Của HọHọc viên sẽ tham gia trọn vẹn hơn khi họ hiểu được vai trò của họ trong việc họcphúc âm. Một trong những bài học đầu tiên trong hầu hết các sách học dành chogiảng viên lớp giáo lý giảng viên cung cấp thông tin về việc giảng dạy học viên vềvai trò của họ. Xem sơ qua bài học 1, “Vai Trò của Học Viên,” trong Sách Học dànhcho Giảng Viên Lớp Giáo Lý Sách Mặc Môn và cân nhắc cách các anh chị em có thểsử dụng các nguyên tắc từ bài học khi giảng dạy các học viên của mình về vai tròcủa họ trong tiến trình học tập.

Hãy xem video “Giảng Dạy Học Viên về Vai Trò của Họ” (6:27), có sẵntrên trang mạng LDS.org. Trong video này, Anh Howell giảng dạy các học

viên của mình về vai trò của họ vào lúc bắt đầu năm học.

Hãy ghi lại một số ý kiến mà các anh chị em có thể muốn sử dụng khigiảng dạy cho học viên của mình về vai trò của họ vào đầu và trong suốt

niên học. Hãy ghi lại những ý kiến của các anh chị em trong một nhật ký ghi chépviệc học tập hoặc trong một chỗ khác mà các anh chị em có thể tham khảo và chiasẻ những ý kiến đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của các anh chị em.

Tóm Lược và Áp DụngCác Nguyên Tắc Cần Ghi Nhớ• Các anh chị em có thể giúp học viên hiểu, chấp nhận, và làm tròn vai trò của họ

trong việc học phúc âm.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 11

57

• Điều quan trọng là các anh chị em phải giảng dạy học viên của mình về vai tròcủa họ trong việc học phúc âm vào đầu năm học và trong suốt năm học.

• Các anh chị em có thể giúp học viên làm tròn vai trò của họ trong tiến trình họctập bằng cách mời họ giải thích, chia sẻ, và làm chứng về giáo lý và cácnguyên tắc.

• Sách học dành cho giảng viên có thể giúp các anh chị em chuẩn bị các sinh hoạtmà sẽ mời học viên của mình tham gia vào tiến trình học tập.

“Quyết định [của học viên] để tham dự là một cách sử dụng quyền tự quyết đểcho Đức Thánh Linh truyền đạt một sứ điệp riêng và phù hợp với nhu cầu cánhân của họ. Việc tạo ra một bầu không khí tham gia làm cho Thánh Linh có thểgiảng dạy các bài học quan trọng hơn là các anh chị em có thể truyền đạt.

“Sự tham gia đó sẽ mang vào cuộc sống của họ sự hướng dẫn của Thánh Linh”(Richard G. Scott, “To Learn and to Teach More Effectively” [buổi họp đặc biệt

devotional cho Tuần Lễ Giáo Dục, ngày 21 tháng Tám năm 2007], 4–5, speeches.byu.edu).

“Rồi Sao Nữa?”Để kết thúc kinh nghiệm học tập này, hãy viết xuống một số điều các anh chị em sẽlàm dựa trên các nguyên tắc các anh chị em đã học được ngày hôm nay.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 11

58

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 12

Quyết Định Cách GiảngDạy: Đặt Những Câu Hỏi CóHiệu QuảKhái QuátKinh nghiệm học tập này gồm có các khái niệm sau đây:

• Thông hiểu tầm quan trọng của các câu hỏi

• Phác thảo những câu hỏi dẫn đến kết quả cụ thể

• Đặt Các Câu Hỏi Có Hiệu Quả

Khái Niệm ChínhThông Hiểu Tầm Quan Trọng của Các Câu HỏiCác anh chị em có thể sử dụng nhiều kỹ thuật giảng dạy hiệu quả trong lớp họccủa mình, kể cả các cuộc thảo luận trong lớp, những phần trình bày của giảng viên,và viết. Tất cả những phương pháp này đều nâng cao tiến trình học tập và giảngdạy, nhưng có một phương pháp quan trọng hơn so với hầu hết bất cứ phươngpháp nào khác. Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:

“Việc đặt và trả lời các câu hỏi là trọng tâm của tất cả việc học tập và giảng dạy”(“The Lord Will Multiply the Harvest” [buổi họp tối với Anh Cả Henry B. Eyring,ngày 6 tháng Hai năm 1998], 5–6, si.lds.org; sự nhấn mạnh được thêm vào).

Việc học cách phác thảo kỹ những câu hỏi hay đòi hỏi phải có thời gian, nỗ lực vàthực hành. Kinh nghiệm học tập này sẽ giúp các anh chị em học cách đặt câu hỏimà có thể có những ảnh hưởng sâu sắc đến học viên của các anh chị em.

Xem video “Asking Questions” (2:42), có sẵn trên trang mạng LDS.org.Trong khi xem video, hãy tìm kiếm những sự hiểu biết sâu sắc về tầm

quan trọng của việc đặt câu hỏi có hiệu quả.

59

Sinh Hoạt với Sách Hướng Dẫn Việc Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc ÂmĐọc ba đoạn đầu tiên của phần 5.1 (“Questions”) ở trang 58 sách Gospel Teaching and Learning: AHandbook for Teachers and Leaders in Seminaries and Institutes of Religion (2012). Gạch dướinhững từ hoặc cụm từ mà giúp các anh chị em hiểu tầm quan trọng của việc đặt những câu hỏi cóhiệu quả:

Trong những cách nào việc đặt và trả lời các câu hỏi là “trọng tâm của tất cả việc học tậpvà giảng dạy”? Hãy ghi lại những sự hiểu biết sâu sắc và các ấn tượng của các anh chị em

trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc trong một chỗ khác mà các anh chị em có thể thamkhảo và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của các anh chị em.

Phác Họa Các Câu Hỏi với Mục ĐíchNhững câu hỏi của các anh chị em nên mời các học viên áp dụng các yếu tố củakhuôn mẫu học tập. Vì mỗi yếu tố dẫn đến một kết quả khác nhau, nên các loại câuhỏi các anh chị em hỏi sẽ khác nhau dựa trên kết quả mong muốn.

Ví dụ, nếu kết quả các anh chị em tìm kiếm là nhằm giúp học viên hiểu được văncảnh và nội dung của thánh thư thì hãy hỏi những câu hỏi về các nhân vật, cốttruyện, và quá trình văn hóa. Tuy nhiên, nếu kết quả các anh chị em tìm kiếm lànhằm giúp học viên áp dụng một giáo lý hoặc nguyên tắc, thì hãy đặt những câuhỏi mà khuyến khích học viên suy ngẫm về những cách họ có thể kết hợp một giáolý hoặc nguyên tắc vào cuộc sống của họ.

Những Nguyên Tắc Cơ Bản về Việc Học Tập và Các Câu Hỏi Tiêu BiểuSau đây là những ví dụ về các câu hỏi các anh chị em có thể hỏi học viên có liênquan đến mỗi nguyên tắc cơ bản về việc học tập. Hãy chú ý đến cách những câu

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 12

60

hỏi ở mỗi cấp phụ thuộc vào nhau , bắt đầu với việc thông hiểu văn cảnh và nội dungrồi đến việc áp dụng giáo lý và các nguyên tắc.

Thông Hiểu Văn Cảnh và Nội Dung

• Những người trong câu chuyện này là ai?

• Điều gì đang xảy đến trong đoạn này?

• Những sự kiện này đang diễn ra ở đâu?

Nhận Ra Giáo Lý và Các Nguyên Tắc

• Các anh chị em thấy giáo lý và các nguyên tắc nào?

• Lời răn dạy hay điểm cốt yếu của câu chuyện là gì?

• Các anh chị em nghĩ tác giả có ý cho chúng ta học điều gì?

Thông Hiểu Giáo Lý và Các Nguyên Tắc

• Các anh chị em biết gì về nguyên tắc này?

• Các anh chị em nghĩ tại sao nguyên tắc này là quan trọng đối với chúng tangày nay?

• Các anh chị em sẽ giải thích nguyên tắc này với một người nào đó nhưthế nào?

• Các anh chị em thường thấy những hành vi và cá tính nào nơi một ngườinào đó đang sống theo nguyên tắc này?

Cảm Nhận Lẽ Thật và Tầm Quan Trọng của Giáo Lý và Các Nguyên Tắc

• Khi nào các anh chị em đã cảm nhận được lẽ thật của nguyên tắc này?

• Làm thế nào các anh chị em biết rằng đây là một nguyên tắc chân chính?

• Khi nào các anh chị em đã được ban phước qua việc tuân theo nguyêntắc này?

Áp Dụng Giáo Lý và Các Nguyên Tắc

• Các anh chị em sẽ làm gì vì điều mà các anh chị em cảm thấy trong ngàyhôm nay?

• Các anh chị em có thể có những thay đổi nào để áp dụng nguyên tắc nàytrong cuộc sống của mình?

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 12

61

Đặt Các Câu Hỏi Mà Giúp Học Viên Hiểu Được Văn Cảnh và Nội DungĐể giúp học viên hiểu văn cảnh và nội dung của một nhóm câu thánh thư, hãy đặtnhững câu hỏi có thể gợi ý cho học viên tìm kiếm thông tin về điều họ đang đọc vàgiúp họ phân tích điều họ tìm thấy.

Những Câu Hỏi mà có thể Giúp Học Viên Tìm Kiếm Thông TinKhi giúp lớp học của các anh chị em hiểu văn cảnh và nội dung của một nhóm câuthánh thư, hãy đặt các câu hỏi mà có thể khuyến khích họ tìm kiếm thông tin liênquan đến nhân vật, cốt truyện, quá trình văn hóa, và các chi tiết khác. Các câu trảlời cho những câu hỏi này thường được tìm thấy trực tiếp trong văn bản thánh thưhay trong những phần giúp đỡ nghiên cứu thánh thư như các phần cước chú,Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, các bản đồ và hình ảnh trong thánh thư, và vân vân.Những nguồn tài liệu này cần phải giúp học viên hiểu các chi tiết cụ thể của nhómcâu thánh thư. Ví dụ, các anh chị em có thể đặt những câu hỏi như sau:

• Theo như 1 Nê Phi 3:1–4, ai đã truyền lệnh cho Nê Phi phải đi đến La Ban đểlấy các biên sử?

• Hãy xem 1 Nê Phi 16:10. Quả cầu giống như cái gì?

• Tra từ Sứ Đồ trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư. Từ này có nghĩa là gì? (Cácanh chị em có thể hỏi câu hỏi này sau khi học viên đã đọc Lu Ca 6:13).

Đọc phần 5.1.1 ở trang 59–60 trong sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi PhúcÂm. Khi các anh chị em đọc, hãy tô đậm các từ hoặc cụm từ mà có thể giúp các anhchị em hiểu cách đặt những câu hỏi nhằm khuyến khích học viên tìm kiếm thôngtin để có thể giúp họ khám phá ra văn cảnh và nội dung của nhóm câu thánh thư.

Hãy xem video “Đặt Câu Hỏi: Tìm Kiếm Thông Tin” (1:36), có sẵn trêntrang mạng LDS.org. Trong video này, một giảng viên lớp giáo lý đặt

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 12

62

những câu hỏi mà sẽ giúp học viên của chị tìm kiếm thông tin quan trọng liênquan đến nội dung và văn cảnh của Giáo Lý và Giao Ước 1:1–4.

Sinh Hoạt Thực TậpNghiên cứu Lu Ca 5:1–11 và viết xuống hai câu hỏi mà có thể mời học viên tìm kiếm thông tin nhằm giúp họ hiểu văn cảnh và nộidung của những câu này.

Những câu hỏi điển hình để giúp học viên tìm kiếm thông tin thường bắt đầu bằng những lời này:

Hãy ghi lại hai câu hỏi của các anh chị em trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc trong một chỗ khác mà các anh chịem có thể giở đến và chia sẻ hai câu hỏi đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của các anh chị em.

Những Câu Hỏi Mà Có Thể Giúp Học Viên Phân Tích Văn Cảnh và Nội DungSau khi học viên đã quen thuộc với các chi tiết cơ bản của một đoạn thánh thư rồithì hãy đặt các câu hỏi để mời họ phân tích các chi tiết của cốt truyện, các nhân vậtvà hoàn cảnh của các nhân vật này, và vân vân.

Ví dụ, khi nghiên cứu Lu Ca 5:1–11, học viên sẽ học được rằng Phi E Rơ đã đánh cásuốt đêm mà không được gì cả. Để giúp học viên phân tích kỹ hơn đoạn thánh thưnày, các anh chị em có thể hỏi những câu hỏi như sau:

• Các em nghĩ tại sao Phi E Rơ đã do dự để bắt đầu đánh cá một lần nữa?

• Các em nghĩ tại sao Đấng Cứu Rỗi đã đưa ra lời đòi hỏi này cho Phi E Rơ?

Nghiên cứu các đoạn văn dưới tiểu đề “Giúp học sinh hiểu rõ hơn văn cảnh và nộidung của thánh thư” trong phần 5.1.2 ở trang 60 của sách hướng dẫn Giảng Dạy vàHọc Hỏi Phúc Âm . Việc tô đậm các từ hoặc cụm từ mà có thể giúp các anh chị emhiểu cách đặt những câu hỏi để giúp học viên phân tích văn cảnh và nội dung sẽgiúp gia tăng và làm phong phú thêm sự hiểu biết của họ về thánh thư.

Xem video “Đặt Những Câu Hỏi: Phân Tích Văn Cảnh và Nội Dung”(1:45), có sẵn trên LDS.org. Trong video này, một giảng viên lớp giáo lý

đặt những câu hỏi khuyến khích học viên phân tích văn cảnh và nội dung của sách.Giáo Lý và Giao Ước 1:1–4.

Sinh Hoạt Thực TậpTừ thông tin các anh chị em đã thu thập được từ Lu Ca 5:1–11, hãy viết hai câu hỏi mà có thể mời học viên phân tích ý nghĩa củađoạn thánh thư này.

Những câu hỏi điển hình để giúp học viên phân tích văn cảnh và nội dung thường bắt đầu như thế này:

• Theo như câu thánh thư này, ai ____________________?

• Khi nhìn vào câu này, điều gì ____________________?

• Trong câu thánh thư này, nơi nào ____________________?

• Các em nghĩ tại sao ____________________?

• Tại sao điều đó ____________________?

• Làm thế nào điều đó ____________________?

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 12

63

Hãy ghi lại hai câu hỏi trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc một chỗ khác mà các anh chị em có thể tham khảo vàchia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của các anh chị em.

Việc Đặt Các Câu Hỏi Mà Có Thể Giúp Học Viên Nhận Ra Giáo Lý và CácNguyên Tắc.Khi đặt những câu hỏi mà có thể giúp học viên nhận ra giáo lý và các nguyên tắc,các anh chị em mời họ khám phá lẫn nêu rõ các lẽ thật quan trọng họ đã học được.

Ví dụ, sau khi nghiên cứu câu chuyện về việc Nê Phi lấy lại được các bản khắcbằng đồng, các anh chị em có thể hỏi: “Sự thành công của Nê Phi minh họa chonguyên tắc nào trong việc lấy được các bảng khắc bằng đồng mặc dù gặp nhiềukhó khăn?” Điều này khuyến khích học viên nhận ra và nêu lên một giáo lý haynguyên tắc bằng chính những lời riêng của họ, chẳng hạn như Tôi có thể hoànthành những điều tuyệt vời khi tôi làm theo điều Chúa đòi hỏi nơi tôi.

Nghiên cứu các đoạn văn dưới tiểu đề “Giúp học viên nhận ra các nguyên tắc vàgiáo lý” ở trang 60–61 của sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm . Tô đậmcác từ hoặc cụm từ mà có thể giúp làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc đặt nhữngcâu hỏi nhằm khuyến khích học viên nhận ra giáo lý và các nguyên tắc.

Hãy xem video “Đặt Những Câu Hỏi: Nhận Ra Giáo Lý và Các NguyênTắc” (0:42), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, một lớp học

thảo luận Xuất Ế Díp Tô Ký 17, có chứa đựng câu chuyện về Môi Se đã phải giơ đôitay của mình lên để quân đội Y Sơ Ra Ên có thể thắng trận. Khi các anh chị em xemvideo này, hãy tìm kiếm cách giảng viên yêu cầu lớp học nhận ra một nguyên tắc từcâu chuyện này như thế nào.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 12

64

Sinh Hoạt Thực TậpNghiên cứu Lu Ca 5:1–11 và viết một câu hỏi mà sẽ mời học viên nhận ra một giáo lý hoặc nguyên tắc.

Sau đây là ví dụ về những câu hỏi tiêu biểu mà khuyến khích học viên nhận ra giáo lý và các nguyên tắc.

Hãy ghi lại câu hỏi của các anh chị em trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc trong một chỗ khác mà các anh chị emcó thể tham khảo và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của các anh chị em.

Đặt Các Câu Hỏi Mà Có Thể Giúp Học Viên Thông Hiểu Giáo Lý và CácNguyên TắcMột khi học viên đã nhận ra một giáo lý hay nguyên tắc, hãy đặt những câu hỏi màcó thể giúp lớp học hiểu (1) ý nghĩa của giáo lý hay nguyên tắc đó và (2) cách giáolý hay nguyên tắc đó có thể có liên quan với ngày nay. Ví dụ, sau khi lớp học đãnhận ra nguyên tắc Bởi vì không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được (LuCa 1:37), các anh chị em có thể đặt các câu hỏi như “Các em nghĩ cụm từ chẳng làmđược có nghĩa là gì?” và “Tại sao các em nghĩ chúng ta cần phải hiểu nguyên tắcnày ngày nay?”

Nghiên cứu các đoạn dưới tiểu đề “Giúp học viên phát triển một sự hiểu biết sâusắc hơn về các nguyên tắc và giáo lý” ở trang 61 trong sách hướng dẫn Giảng Dạyvà Học Hỏi Phúc Âm] của các anh chị em. Tô đậm các từ hoặc cụm từ làm sáng tỏ

• Nguyên tắc nào được minh họa trong đoạn này?

• Lời răn dạy hay điểm cốt yếu của câu chuyện là gì?

• Các em nghĩ tác giả có ý cho chúng ta học điều gì?

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 12

65

tầm quan trọng của việc đặt các câu hỏi mà có thể giúp học viên hiểu được giáo lývà các nguyên tắc.

Hãy xem video “Đặt Các Câu Hỏi: Thông Hiểu Giáo Lý và Các NguyênTắc” (0:41), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, một giảng

viên viện giáo lý giới thiệu một nguyên tắc cho các học viên của mình và đặt ra mộtcâu hỏi mà giúp họ gia tăng sự hiểu biết của họ về nguyên tắc đó.

Sinh Hoạt Thực TậpNghiên cứu Lu Ca 5:1–11 và viết hai câu hỏi mà sẽ giúp học viên gia tăng sự hiểu biết của họ về nguyên tắc sau đây: Nếu chúng talàm theo điều Chúa yêu cầu ngay cả khi chúng ta không hiểu tại sao, thì Ngài có thể ban cho các phước lành lớn lao hơnchúng ta mong đợi.

Các câu hỏi điển hình mà có thể giúp học viên hiểu được giáo lý và các nguyên tắc thường bắt đầu như thế này:

Hãy ghi lại hai câu hỏi của các anh chị em trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc trong một chỗ khác mà các anh chịem có thể tham khảo và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của các anh chị em.

Đặt Những Câu Hỏi Mà Có Thể Giúp Học Viên Cảm Nhận Lẽ Thật và TầmQuan Trọng của Giáo Lý và Các Nguyên TắcCác anh chị em có thể giúp từng học viên cảm thấy lẽ thật và tầm quan trọng củamột nguyên tắc bằng cách đặt những câu hỏi để mời họ chia sẻ kinh nghiệm vàchứng ngôn. Ngoài ra, học viên cũng có thể rất dễ tiếp thu một nguyên tắc sau khicác học viên khác đã làm chứng về ảnh hưởng của nguyên tắc đó trong cuộc sốngcủa họ.

Ví dụ, sau khi lớp học của các anh chị em đã hiểu rõ hơn nguyên tắc Bởi vì khôngviệc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được (Lu Ca 1:37), các anh chị em có thể đặt

• Các em nghĩ điều này có nghĩa là gì? ____________________?

• Tại sao các em nghĩ rằng ____________________?

• Các em sẽ giải thích như thế nào? ____________________?

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 12

66

câu hỏi sau đây: “Hãy nghĩ về một thời gian mà Thượng Đế đã giúp các em hoặcmột người nào đó mình biết để làm một điều gì đó dường như không thể làmđược. Làm thế nào kinh nghiệm đó củng cố chứng ngôn của các anh chị em vềquyền năng của Thượng Đế?

Nghiên cứu ( mục 5.1.3 ) ở trang 61-62 trong sách hướng dẫn Giảng Dạy và HọcHỏi Phúc Âm . Tô đậm các từ hoặc cụm từ mà làm sáng tỏ tầm quan trọng của việcđặt những câu hỏi mà có thể giúp học viên cảm nhận được lẽ thật và tầm quantrọng của giáo lý và các nguyên tắc.

Hãy xem video “Asking Questions: Inviting Feelings and Testimony”(0:48), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, một lớp học thảo

luận một nguyên tắc từ An Ma 7. Hãy lưu ý cách giảng viên đặt một câu hỏi mà sẽgiúp học viên cảm nhận được lẽ thật và tầm quan trọng của nguyên tắc đó.

Sinh Hoạt Thực TậpNghiên cứu Lu Ca 5:1–11 và viết xuống hai câu hỏi mà sẽ giúp dẫn dắt học viên đến việc cảm nhận lẽ thật và tầm quan trọng củanguyên tắc sau đây: Nếu chúng ta làm theo điều Chúa phán bảo ngay cả khi không hiểu lý do tại sao, thì Ngài có thể bancho các phước lành lớn lao hơn chúng ta mong đợi.

Các câu hỏi tiêu biểu để giúp học viên cảm nhận được lẽ thật và tầm quan trọng của giáo lý và các nguyên tắc sẽ bắt đầu như sau:

Hãy ghi lại hai câu hỏi của các anh chị em trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc trong một chỗ khác mà các anh chịem có thể tham khảo và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của các anh chị em.

• Khi nào các em đã nhìn thấy ____________________?

• Khi nào các em đã cảm thấy ____________________?

• Làm thế nào các em biết được ____________________?

• Cuộc sống của các em khác biệt như thế nào vì ____________________?

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 12

67

Đặt Những Câu Hỏi Mà Có Thể Khuyến Khích Học Viên Áp Dụng Giáo Lý vàCác Nguyên TắcNgay cả khi học viên thông hiểu và cảm nhận được lẽ thật và tầm quan trọng củamột nguyên tắc thì họ vẫn phải chọn áp dụng nguyên tắc đó vào trong cuộc sốngcủa họ. Vai trò của các anh chị em với tư cách là một giảng viên là nhằm đặt các câuhỏi mà có thể giúp học viên cân nhắc cách áp dụng các nguyên tắc phúc âm trongcác tình huống hiện tại và tương lai của họ. Ví dụ, sau khi lớp học thảo luận vềnguyên tắc Bởi vì không việc chi Đức Chúa Trời chẳng làm được (Lu Ca 1:37),các anh chị em có thể hỏi: “Làm thế nào các em sẽ đặt sự tin cậy của mình vàoThượng Đế khi gặp phải một tình huống dường như không thể giải quyết được? ”

Vì các câu trả lời của một số học viên có thể là riêng tư hoặc nhạy cảm, nên các anhchị em có thể muốn yêu cầu học viên ghi lại câu trả lời của họ cho loại câu hỏi nàyvào nhật ký ghi chép việc học tập của họ thay vì yêu cầu họ chia sẻ câu trả lời củahọ với lớp học.

Nghiên cứu mục 5.1.4 ở trang 62 trong sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học HỏiPhúc) . Hãy tô đậm các từ hoặc cụm từ mà có thể làm sáng tỏ tầm quan trọng củaviệc đặt những câu hỏi nhằm khuyến khích học viên áp dụng giáo lý và các nguyêntắc trong cuộc sống của họ.

Hãy xem video “Đặt Câu Hỏi: Khuyến Khích Sự Áp Dụng” (0:50), có sẵntrên trang mạng LDS.org. Trong video này, một lớp học thảo luận một

nguyên tắc từ Lu Ca 5:12–26. Hãy lưu ý cách giảng viên đặt những câu hỏi mà sẽgiúp học viên cân nhắc cách họ có thể áp dụng nguyên tắc đó trong cuộc sốngcủa họ.

Sinh Hoạt Thực TậpHãy nghiên cứu Lu Ca 5:1–11 và viết xuống một câu hỏi mà sẽ giúp học viên cân nhắc cách họ có thể áp dụng nguyên tắc sau đâytrong cuộc sống của họ: Nếu chúng ta làm theo điều Chúa phán bảo ngay cả khi không hiểu lý do tại sao, thì Ngài có thểban cho các phước lành lớn lao hơn chúng ta mong đợi.

Các câu hỏi điển hình mà có thể giúp học viên hiểu được giáo lý và các nguyên tắc thường bắt đầu như thế này:

Hãy ghi lại câu hỏi của các anh chị em trong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc trong một chỗ khác mà các anh chị emcó thể tham khảo và chia sẻ câu hỏi đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của các anh chị em.

Sử Dụng Những Câu Hỏi từ Sách Học dành cho Giảng Viên của Các AnhChị EmMột trong những nguồn tài liệu quan trọng nhất mà các anh chị em có cho nhữngví dụ về những câu hỏi có hiệu quả là sách học dành cho giảng viên. Mỗi bài họcchứa đựng những câu hỏi đã được đề nghị mà các anh chị em nên cân nhắc bằngcách sử dụng trong bài học của mình. Nhiều câu hỏi trong sách học dành chogiảng viên của các anh chị em là nhằm giúp học viên thực hiện các yếu tố củakhuôn mẫu học tập.

• Các em có thể có những thay đổi nào để được tốt hơn/làm tốt hơn? ____________________?

• Các anh em sẽ làm gì vì ____________________?

• Làm thế nào các em sẽ ____________________?

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 12

68

Khi tìm cách cải thiện kỹ năng viết xuống câu hỏi của mình thì các anh chị em cóthể thấy rằng điều đó là nhằm dạy về cách xem lại các câu hỏi trong sách học dànhcho giảng viên của các anh chị em để hiểu rõ hơn các đặc điểm của những câu hỏikhéo đặt ra.

Tóm Lược và Áp DụngCác Nguyên Tắc Cần Ghi Nhớ• Việc đặt và trả lời câu hỏi là trọng tâm của tất cả việc học tập và giảng dạy.

• Việc đặt những câu hỏi hữu hiệu là một trong những kỹ năng quan trọng nhấtcác anh chị em có thể phát triển với tư cách là một giảng viên.

• Việc sử dụng các câu hỏi được đặt ra một cách khéo léo có thể giúp các anh chịem và học viên của mình đạt được những kết quả cụ thể, có chủ ý.

• Việc học cách phác thảo kỹ những câu hỏi hay đòi hỏi phải có thời gian, nỗ lựcvà thực hành.

“Hỏi những câu hỏi đã được cẩn thận sắp đặt một cách rõ ràng mà có thểkhuyến khích sự suy nghĩ. Cho dù không hoàn hảo, nhưng các câu trả lời sẽ giatăng khả năng học các bài học quan trọng” (Richard G. Scott, “To Understandand Live Truth” [buổi họp tối với Anh Cả Richard G. Scott, ngày 4 tháng Hai năm2005], 3, si.lds.org).

“Rồi Sao Nữa?”Để kết thúc kinh nghiệm học tập này, hãy viết xuống một số điều các anh chị em sẽlàm dựa trên các nguyên tắc các anh chị em đã học được ngày hôm nay.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 12

69

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 13

Quyết Định Cách GiảngDạy: Thực Hành Đức TinKhái QuátKinh nghiệm học tập này gồm có các khái niệm sau đây:

• Tin tưởng vào quyền năng của lời Thượng Đế.

• Thực hành đức tin nơi Chúa và nơi Thánh Linh.

• Tin cậy vào các học viên của các anh chị em

Các Khái Niệm Chính YếuBa Sự Tin Tưởng Nòng CốtĐoạn “giảng dạy” về Mục Tiêu của Lớp Giáo Lý và Học Viện Tôn Giáo có ghi rằng:“Chúng ta giảng dạy cho học viên các giáo lý và nguyên tắc của phúc âm như đượctìm thấy trong thánh thư và những lời của các vị tiên tri. Các giáo lý và nguyên tắcnày của phúc âm được giảng dạy theo cách thức nhằm dẫn đến sự hiểu biết và gâydựng. Chúng ta giúp học viên làm tròn vai trò của họ trong tiến trình học tập vàchuẩn bị cho họ để giảng dạy phúc âm cho những người khác” (Giảng Dạy và HọcHỏi Phúc Âm: Sách Hướng Dẫn dành cho Các Giảng Viên và Các Vị Lãnh Đạo trong LớpGiáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo [2012], x).

Đoạn này ngụ ý rằng các hành động của các giảng viên có hiệu quả đều phản ảnhba sự tin tưởng nòng cốt quan trọng:

1. Chúng ta có sự tin tưởng nơi quyền năng của lời nói

2. Chúng ta có thể thực hành đức tin nơi Chúa và nơi Thánh Linh

3. Chúng ta có thể tin cậy vào học viên

Theo kinh nghiệm học tập này, các anh chị em sẽ khám phá ra các khái niệm chínhyếu được tạo ra nhằm gia tăng sự hiểu biết của các anh chị em và sự tin tưởng nơimỗi yếu tố trong ba yếu tố này.

70

Giống như mỗi cái chân của một cáighế ba chân, mỗi sự tin tưởng trong sốba sự tin tưởng nòng cốt đều là thiếtyếu. Giảng viên sẽ có nhiều khả nănghơn để được thành công khi cácphương pháp của họ phù hợp với tất cảba sự tin tưởng nòng cốt này.

Tuy nhiên, đôi khi các phương phápcủa giảng viên không phù hợp với điềuhọ tin tưởng trong lòng họ. Cũng giốngnhư một cái ghế ba chân không thể dễdàng đứng thẳng nếu một cái chân bịgãy hoặc bị mất, sách hướng dẫn GiảngDạy và Học Hỏi Phúc Âm) đề nghị rằngkhi giảng viên không thành công thìthường là vì thiếu một trong các yếu tốsau đây:

1. Sự tin tưởng vào quyền năng củalời nói.

2. Đức tin nơi Chúa và nơiThánh Linh

3. Tin cậy nơi học viên

Hãy xem video “Ba Sự TinTưởng Nòng Cốt” (1:47), có

sẵn trên trang mạng LDS.org. Trongvideo này, Chad Webb, quản trị viêncủa Lớp Giáo Lý và Học Viện Tôn Giáo,nói về một thời gian ông cảm thấyphương pháp giảng dạy của ông không phù hợp với những sự tin tưởng nòng cốtcủa ông. Xin lưu ý điều gì ông đã quyết tâm phải làm nhờ vào kinh nghiệm này.

Sự tin tưởng nơi quyền năng của lời nói.Đọc hai đoạn văn dưới tiêu đề “Sự tin tưởng nơi quyền năng của lời nói” trongphần 4.1.3 của sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm (trang 47–48). Rồiđọc các đoạn thánh thư sau đây:

• 2 Ti Mô Thê 3:15–17

• 2 Nê Phi 25:23, 26

• An Ma 31:5

• Hê La Man 3:29–30

Trong khi đọc từ sách hướng dẫn và thánh thư, hãy làm điều sau đây:

• Tìm kiếm các từ hoặc cụm từ cho thấy các phước lành thánh thư có thể mangvào cuộc sống của các anh chị em và cuộc sống của học viên của các anh chịem.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 13

71

• Suy ngẫm về những kinh nghiệm mà thánh thư đã ban phước cho cuộc sốngcủa các anh chị em hoặc cuộc sống của những người khác. Suy xét việc ghi lạinhững ý nghĩ và các ấn tượng của các anh chị em.

Trong lớp học nơi mà giảng viên và học viên tin tưởng vào quyền năngcủa lời nói thì thánh thư chiếm một vai trò chính yếu trong việc giảng dạy

và học tập. Hãy xem video “Việc Giảng Dạy Đặt Trọng Tâm vào Thánh Thư” (3:20),có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này, Anh Webb giải thích việc mộtlớp học có thể như thế nào và tại sao điều này là quan trọng. Trong khi các anh chịem xem video, hãy ghi nhớ những câu hỏi sau đây:

• Các anh chị em sẽ thấy điều gì trong một lớp học nơi mà thánh thư là trọngtâm của việc giảng dạy và học tập?

• Tại sao là điều quan trọng đối với giảng viên để làm cho thánh thư thành trọngtâm của những kinh nghiệm của lớp học của học viên?

Hãy ghi lại những câu trả lời của các anh chị em cho những câu hỏi nàytrong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc trong một chỗ khác mà các

anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấnluyện hoặc nhóm của các anh chị em.

Đức Tin nơi Chúa và nơi Thánh LinhĐọc hai đoạn văn dưới tiêu đề “Đức tin nơi Chúa và nơi Thánh Linh” trong phần4.1.3 của sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm) (trang 48). Trong khi đọc,hãy tìm kiếm cách làm thế nào việc thực hành đức tin nơi Chúa và nơi Thánh Linhcó thể tạo ra một sự khác biệt trong cuộc sống của học viên.

Hãy xem video “Chúa Biết Mọi Nhu Cầu” (0:45), có sẵn trên trang mạngLDS.org. Video này sẽ giúp làm gia tăng sự hiểu biết của các anh chị em

về cách làm thế nào việc thực hành đức tin nơi Chúa và nơi Thánh Linh có thể banphước cho các anh chị em lẫn học viên của các anh chị em. Trong khi các anh chịem xem video này, hãy ghi nhớ những câu hỏi sau đây:

• Là giảng viên, các anh chị em có thể cho thấy đức tin nơi Chúa và nơi ThánhLinh bằng một số cách nào?

• Làm thế nào sự tin cậy của các anh chị em nơi Chúa và nơi Thánh Linh sẽ làmột phước lành cho học viên của các anh chị em?

Hãy ghi lại những câu trả lời của các anh chị em cho những câu hỏi nàytrong một nhật ký ghi chép việc học tập hoặc trong một chỗ khác mà các

anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ những điều đó với người lãnh đạo huấnluyện hoặc nhóm của các anh chị em.

Tin Cậy vào Học ViênĐọc bốn đoạn văn đầu tiên dưới tiêu đề “Tin cậy vào các học viên” trong phần4.1.3 của sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm (trang 54). Trong khi đọc,hãy tìm kiếm những từ hoặc cụm từ mà cho thấy lý do tại sao các anh chị em cóthể tin cậy khả năng của học viên để học hỏi, giảng dạy và áp dụng giáo lý và cácnguyên tắc phúc âm.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 13

72

Hãy xem video “Kỳ Vọng Nhiều Hơn từ Học Viên của Các Anh Chị Em”(2:21), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Video này minh họa cách mà

những kỳ vọng và sự tin cậy của một giảng viên nơi học viên của mình đã giúp họ“cảm nhận được những thúc giục của Thánh Linh” (Bonnie L. Oscarson, “GreaterExpectations” [Buổi phát sóng qua hệ thống vệ tinh Lớp Giáo Lý và Học Viện TônGiáo, ngày 5 tháng Tám năm 2014], lds.org/broadcasts) và ảnh hưởng đến sự cảiđạo của họ. Trong khi các anh chị em xem video này, hãy ghi nhớ câu hỏi sau đây:

• Một lớp học có giảng viên tin cậy nơi khả năng của học viên để học tập, giảngdạy, và sống theo phúc âm thì khác như thế nào với một lớp học mà giảng viênkỳ vọng ít hoặc không tin tưởng nhiều vào học viên?

Ghi lại những ý nghĩ về câu hỏi này trong một nhật ký ghi chép việc họctập hoặc một nơi khác mà các anh chị em có thể tham khảo và chia sẻ

những điều đó với người lãnh đạo huấn luyện hoặc nhóm của các anh chị em.

Tóm Lược và Áp DụngCác Nguyên Tắc Cần NhớĐể giảng dạy một cách hiệu quả, các phương pháp giảng dạy của các anh chị emphải phù hợp với ba sự tin tưởng nòng cốt sau đây:

1. Chúng ta có thể tin tưởng nơi quyền năng của lời Thượng Đế.

2. Chúng ta có thể thực hành đức tin nơi Chúa và nơi Thánh Linh.

3. Chúng ta có thể tin cậy vào các học viên.

Thỉnh thoảng có thể là điều hữu ích để tự hỏi làm thế nào những phương pháp vàhành động trong lớp học phản ảnh sự áp dụng của những sự tin tưởng nòngcốt này.

“Tôi khẩn nài các anh chị em, vì bản thân mình và vì các học viên, hãy có đức tinrằng họ sẽ muốn đọc [Sách Mặc Môn], không phải vì các anh chị em phải bắtbuộc họ làm điều đó, mà vì sách đó sẽ thu hút họ” (Henry B Eyring, “The Book ofMormon Will Change Your Life” [Hội nghị HTGDCGH về Sách Mặc Môn, ngày 17tháng Tám năm 1990], 2, si.lds.org).

“Rồi sao nữa?”Để kết thúc kinh nghiệm học tập này, hãy viết xuống một số điều các anh chị em sẽlàm dựa trên các nguyên tắc các anh chị em đã học được ngày hôm nay.

KINH NGHIỆM HỌC TẬP 13

73

Các Bài Học Huấn Luyện

Lời Giới Thiệu Các Bài HọcHuấn LuyệnLớp Giáo Lý và Học Viện Tôn Giáo đã phát triển một loạt gồm bốn bài học dài 90phút mà các vị lãnh đạo huấn luyện có thể sử dụng để huấn luyện các giảng viênlớp giáo lý và viện giáo lý mới được kêu gọi. Những bài học này cung cấp cho cácvị lãnh đạo huấn luyện một cơ hội để thực tập với các giảng viên mới các kháiniệm và nguyên tắc quan trọng mà họ đang học trong 13 kinh nghiệm tự học ởnhà. Nếu có thể, các vị lãnh đạo huấn luyện nên hoàn tất bốn bài học huấn luyệnvới các giảng viên mới được kêu gọi trước khi năm học bắt đầu.

Trước Khi Dạy một Bài Học Huấn LuyệnCác giảng viên mới được kêu gọi nên hoàn tất 13 kinh nghiệm học tập ở nhà.Những kinh nghiệm học tập tại nhà sẽ giúp gia tăng sự hiểu biết của giảng viên vềthông tin chính yếu được tìm thấy trong sách Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm: SáchHướng Dẫn dành cho Giảng Viên và Các Vị Lãnh Đạo trong Lớp Giáo Lý và Viện GiáoLý Tôn Giáo (2012). Các vị lãnh đạo huấn luyện cũng nên hoàn tất các kinh nghiệmhọc tập ở nhà để làm quen với tài liệu đó.

Biểu tượng “chia sẻ” được sử dụng trong 13 kinh nghiệm học tập tại nhàcho thấy những lần mà giảng viên được yêu cầu ghi lại những hiểu biết

sâu sắc và ấn tượng và sẵn sàng chia sẻ những điều đó với các vị lãnh đạo huấnluyện của họ. Vị lãnh đạo huấn luyện có thể thu thập từ các giảng viên những hiểubiết sâu sắc và các ấn tượng này đã được ghi lại rồi sau đó sử dụng để đánh giámức độ các giảng viên đã học được thông tin giỏi như thế nào trong những kinhnghiệm học tập tại nhà. Sau đó, vị lãnh đạo huấn luyện nên thành tâm chuẩn bịcác bài học huấn luyện để đáp ứng các nhu cầu của giảng viên. Các vị lãnh đạohuấn luyện có thể sử dụng các sinh hoạt thực tập đã được đề nghị trong các bàihọc huấn luyện sau đây hoặc khai triển các sinh hoạt riêng của mình.

Xin lưu ý: Các video được tham khảo trong các bài học huấn luyện này không cósẵn bằng tất cả mọi ngôn ngữ. Nếu một video cụ thể nào đó không có sẵn bằngngôn ngữ của các anh chị em, các anh chị em có thể chọn một nguồn video khácmà cho thấy nguyên tắc các anh chị em đang giảng dạy hoặc các anh chị em có thểphát triển một sinh hoạt khác mà hoàn thành mục đích tương tự.

77

Trong một Bài Học Huấn Luyện

Mục đích chính của những bài học huấn luyện này là cho phép các vị lãnh đạohuấn luyện hướng dẫn các sinh hoạt nhằm giúp giảng viên thực tập và củng cố cáckỹ năng mà họ đã học được trong những kinh nghiệm học tập ở nhà. Nếu cần, cácvị lãnh đạo huấn luyện có thể xem lại thông tin đã được trình bày trong các kinhnghiệm học tập tại nhà để bảo đảm rằng giảng viên hiểu được các tài liệu đó. Tuynhiên, hầu hết bài học huấn luyện nên được dành cho các sinh hoạt thực tập.

Chương Trình Nghị Sự MẫuSau đây là chương trình nghị sự đã được đề nghị cho một bài học huấn luyệntrong 90 phút. Hãy sửa đổi nếu cần để đáp ứng các nhu cầu và hoàn cảnh của lớphọc của các anh chị em.

Lời giới thiệu (10 phút)

• Mở đầu với một buổi họp đặc biệt devotional ngắn gọn và lời cầu nguyện.

• Giúp giảng viên quen biết nhau rõ hơn.

• Theo dõi bất cứ bài tập nào từ bài học huấn luyện trước.

Thực tập (70 phút)

• Phát tay các bản sao của các phần “Những Nguyên Tắc để Ghi Nhớ” từnhững kinh nghiệm học tập ở nhà đang được ôn lại. Thảo luận các nguyêntắc này và những kinh nghiệm cùng những sự hiểu biết sâu sắc mà giảngviên đã ghi lại khi họ nghiên cứu những kinh nghiệm học tập. Trả lời nhữngcâu hỏi và đưa ra những lời giải thích. Nếu cần, hãy dạy lại hoặc củng cố tàiliệu mà giảng viên chưa hiểu rõ.

• Hướng dẫn những cuộc thảo luận và hướng dẫn các sinh hoạt thực tập đểcủng cố các kỹ năng và nguyên tắc đã được trình bày trong các kinh nghiệm

78

học tập ở nhà. Các anh chị em có thể sử dụng các sinh hoạt thực tập cho bàihọc hiện tại hoặc khai triển các sinh hoạt riêng của mình.

Kết thúc (10 phút)

• Mời giảng viên xem xét những cách họ có thể kết hợp điều họ đã học đượckhi họ chuẩn bị và giảng dạy các lớp học trong suốt năm học.

• Giải thích rõ những kỳ vọng và chỉ định cho buổi họp huấn luyện kế tiếp.Bảo đảm rằng giảng viên có tất cả các tài liệu cần thiết và cảm thấy thoảimái với bất cứ công việc chỉ định nào.

• Kết thúc bằng lời cầu nguyện.

79

BÀI HỌC HUẤN LUYỆN 1

Mục Đích của Chúng TaĐề Nghị Các Sinh Hoạt Huấn LuyệnBài học này gồm có một bản liệt kê các sinh hoạt mà sẽ cho phép giảng viên thựctập những nguyên tắc họ đã học được trong những kinh nghiệm tự học ở nhà 1–4.Nếu cần, các anh chị em có thể khai triển các sinh hoạt thực tập riêng của mình đểđáp ứng các nhu cầu của giảng viên trong lớp học của các anh chị em.

Kinh Nghiệm Học Tập 1: Sống và Giảng Dạy theo Cáchcủa Đấng Cứu RỗiSinh Hoạt Thực Tập 1: Phát Triển Các Thuộc Tính Giống như Đấng Ky TôMục Đích: Để giúp giảng viên đánh giá sự phát triển riêng của họ về các thuộctính giống như Đấng Ky Tô và để khuyến khích họ tích cực cố gắng sống theo vàgiảng dạy giống như Đấng Cứu Rỗi hơn.

Sinh Hoạt: Đưa cho giảng viên các bản “Sinh Hoạt về Thuộc Tính” ở trang 126của sách Thuyết Giảng Phúc Âm của Ta: Sách Hướng Dẫn Công Việc Phục Vụ TruyềnGiáo (2004). Cho họ một vài phút để hoàn tất sinh hoạt này. Sau khi họ hoàn tất,hãy hướng dẫn một cuộc thảo luận ngắn gọn về điều họ đã học và cảm nhận được.Làm chứng rằng chúng ta càng cố gắng để trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi trongcách chúng ta sống và giảng dạy, thì chúng ta càng có ảnh hưởng nhiều hơn trongcuộc sống của các học viên của mình.

Sinh Hoạt Thực Tập 2: Noi Theo Gương của Đấng Cứu RỗiMục Đích: Để giúp giảng viên học cách nhìn thấy một tình huống và phân biệtphương pháp thích hợp dựa trên tấm gương của Đấng Cứu Rỗi.

Sinh Hoạt: Mời giảng viên chia sẻ những từ hoặc cụm từ chỉ hành động mà họ đãnhận ra trong “Sinh Hoạt với Sách Hướng Dẫn Việc Giảng Dạy và Học Tập PhúcÂm” trong kinh nghiệm tự học ở nhà 1. Đóng diễn vai một trong những tìnhhuống sau đây trong lớp học hoặc tạo ra một tình huống riêng của mình, và mờigiảng viên nhận ra trong sách hướng dẫn cách Đấng Cứu Rỗi đã cho thấy một giảipháp có thể thực hiện được cho mỗi tình huống. Mời giảng viên tập giải quyết tìnhhuống này chung với lớp học hoặc những người chung nhóm.

• Một học viên không mang theo thánh thư đến lớp hoặc sẽ không mở ra tronglúc học.

• Một học viên đến lớp mỗi ngày nhưng đã không tham gia vào bất cứ sinh hoạtnào trong lớp học.

• Một nửa số học viên không đạt được mục tiêu đọc hàng ngày.

80

Kinh Nghiệm Học Tập 2: Mục Tiêu của Lớp Giáo Lý và HọcViện Tôn GiáoSinh Hoạt Thực Tập 3: Giảng Dạy và Chia Sẻ Mục Tiêu của Lớp Giáo Lý vàHọc Viện Tôn Giáo.Mục Đích: Để giúp giảng viên thực tập giảng dạy học viên về tầm quan trọng củaMục Tiêu của Lớp Giáo Lý và Học Viện Tôn Giáo.

Sinh Hoạt: Xem lại tầm quan trọng của Mục Tiêu của Lớp Giáo Lý và Học ViệnTôn Giáo với các giảng viên trong lớp huấn luyện của các anh chị em (xin xemphần 1.1 trong Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm: Sách Hướng Dẫn dành cho Các GiảngViên và Các Vị Lãnh Đạo trong Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo [2012], 1–2).Thảo luận về lý do tại sao là điều quan trọng để học viên hiểu được mục tiêu này vàcách giảng viên có thể giúp họ làm như vậy. Mời giảng viên đóng diễn một cuộc tròchuyện hoặc giảng dạy tình huống mà trong đó họ có thể giảng dạy học viên vềtầm quan trọng của mục tiêu này. Giảng viên cũng có thể đóng diễn cuộc tròchuyện về mục tiêu này với các bậc cha mẹ và các vị lãnh đạo chức tư tế.

Sinh Hoạt Thực Tập 4: Mời Các Học Viên Không Ghi Danh Hãy Đến Tham DựLớp Giáo Lý hoặc Viện Giáo LýMục Đích: Để giúp giảng viên hiểu được vai trò của họ trong việc tìm kiếm và ghidanh các học viên mới trong lớp giáo lý hoặc viện giáo lý.

Sinh Hoạt: Yêu cầu giảng viên mang đến lớp huấn luyện một danh sách các họcviên tương lai trong khu vực của họ. Cùng với lớp học, nghiên cứu và thảo luậncác nguyên tắc và những phần thực tập trong đoạn “Điều Hành” của Mục Tiêu củaLớp Giáo Lý và Học Viện Tôn Giáo (xin xem Giảng Dạy và Học Tập Phúc Âm, x) vàphần 1.4.3 của sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Tập Phúc Âm (trang 8). Mời giảngviên xem lại danh sách của họ về học viên tương lai và nhận ra những người nàocó thể không ghi danh. Chia giảng viên ra thành từng cặp và yêu cầu họ đóng diễncác cuộc trò chuyện sau đây:

• Nói chuyện với một vị giám trợ về các học viên tương lai và cách cùng nhau cốgắng để mời các học viên không ghi danh đến tham dự.

• Nói chuyện với một học viên trong danh sách đó và mời em ấy tham dựlớp học.

• Nói chuyện với cha hoặc mẹ của một học viên về các nhu cầu của học viên đóvà làm thế nào các anh chị em có thể cùng nhau cố gắng giúp học viên đóhưởng lợi ích từ các phước lành của lớp giáo lý hoặc viện giáo lý.

Kinh Nghiệm Học Tập 3: Giảng Dạy và Học Hỏi bằngThánh LinhSinh Hoạt Thực Tập 5: Tầm Quan Trọng của Chứng NgônMục Đích: Để minh họa cách mà chứng ngôn của một giảng viên có thể mờiThánh Linh vào lớp học và vào tâm hồn của học viên.

Sinh Hoạt: Yêu cầu giảng viên nghiên cứu phần 2.6.3 (“Làm Chứng”)trong sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm (trang 33). Rồi cho

BÀI HỌC HUẤN LUYỆN 1

81

xem video “A Man without Eloquence” (6:06), có sẵn trên LDS.org. Mời giảng viêntìm kiếm sự khác biệt mà việc lắng nghe một chứng ngôn chân thành có thể tạo ratrong tâm hồn của một cá nhân. (Video này không có sẵn bằng tất cả mọingôn ngữ).

Sau khi giảng viên đã đọc phần 2.6.3 và xem video này rồi, hãy mời họ tưởngtượng mình chia sẻ chứng ngôn về một nguyên tắc phúc âm ở trước lớp học củahọ. Yêu cầu họ viết xuống điều họ có thể nói. Sau đó mời họ thảo luận tầm quantrọng của cả giảng viên lẫn học viên về việc chia sẻ chứng ngôn đơn giản để mờiThánh Linh vào lớp học.

Sinh Hoạt Thực Tập 6: Giảng Dạy bằng Thánh Linh: Một Số Điều Nên Làm vàMột Số Điều Nên TránhMục Đích: Để cung cấp cho giảng viên những đề nghị mà có thể giúp họ giảngdạy bởi Thánh Linh.

Sinh Hoạt: Anh Cả Neal A. Maxwell (1926–2004) thuộc Nhóm Túc SốMười Hai Vị Sứ Đồ đã đề nghị một bản liệt kê một số điều nên làm và

một số điều nên tránh về việc mời Thánh Linh vào việc giảng dạy và học tập phúcâm. Đưa cho giảng viên bản phát tay có tựa đề “Giảng dạy bởi Thánh Linh: Một SốĐiều Nên Làm và Một Số Điều Nên Tránh,” được quy định trong phần phụ lục củasách học này, và cho họ một vài phút để xem kỹ lại. Mời giảng viên đánh dấu hoặcviết xuống một hoặc hai lời đề nghị của Anh Cả Maxwell mà họ muốn tập trungvào trong công việc giảng dạy của họ. Yêu cầu một vài giảng viên chia sẻ những ýnghĩ và cảm nghĩ của họ với lớp học.

Sinh Hoạt Thực Tập 7: Sử Dụng Buổi Họp Đặc Biệt Devotional để Mời ThánhLinh ĐếnMục Đích: Để giúp giảng viên hiểu được tầm quan trọng của việc dạy học viêncách đưa ra những buổi họp đặc biệt devotional hữu hiệu để mời Thánh Linh vàotrong lớp.

Sinh Hoạt: Nhắc nhở giảng viên rằng trong kinh nghiệm 3 tự học ở nhà họ đãnhận ra những điều mà giảng viên và học viên có thể làm để mời Thánh Linh vàotrong lớp học. Mời họ xem lại trong sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi PhúcÂm phần có tựa đề “Mời Thánh Linh qua những buổi họp đặc biệt devotional hữuhiệu” (trang 19–20). Yêu cầu giảng viên chuẩn bị một đại cương về một bài học màhọ có thể trình bày để giúp học viên hiểu được mục đích của một buổi họp đặc biệtdevotional trong lớp học và cách chuẩn bị để trình bày một buổi họp một cách hiệuquả. Thảo luận những ý nghĩ và ý kiến của giảng viên, và đưa ra ý kiến phản hồinếu cần. Yêu cầu giảng viên thực tập việc trình bày một phần của bài học của họcho lớp học.

Kinh Nghiệm Học Tập 4: Thiết Lập một Môi Trường YêuThương, Tôn Trọng và Có Mục ĐíchSinh Hoạt Thực Tập 8: Các Anh Chị Em Đã Biết Gì về Các Học Viên của Mình?Mục Đích: Để giúp giảng viên hiểu được tầm quan trọng của việc thiết lập mộtmôi trường yêu thương và tôn trọng bằng cách bắt đầu quen biết học sinh củamình. Sinh hoạt này sẽ giúp giảng viên tiến triển trong những nỗ lực của họ để tìm

BÀI HỌC HUẤN LUYỆN 1

82

hiểu về học sinh của mình, gồm có việc biết tên, sở thích, thử thách, khả năng củahọ, và vân vân.

Sinh Hoạt: Mời giảng viên mang đến lớp huấn luyện một danh sách học viên màhọ sẽ giảng dạy trong năm tới. Yêu cầu họ xem lại tên từng người một và viếtxuống điều họ biết về mỗi học viên, kể cả sở thích, thử thách, khả năng, và vânvân. Mời giảng viên lập ra các nhóm nhỏ và thảo luận điều họ có thể làm cả trướclẫn sau khi năm học bắt đầu để quen biết từng học sinh rõ hơn.

Sinh Hoạt Thực Tập 9: Những Tình Huống và Vai Trò Đóng DiễnMục Đích: Để cho giảng viên tập thiết lập một ý thức về mục đích trong lớp học.

Sinh Hoạt: Xem lại nhanh với giảng viên bản liệt kê các phương pháp để trau dồimột ý thức về mục đích trong lớp học trong phần 2.2.2 của sách Giảng Dạy và HọcHỏi Phúc Âm (trang 15). Mời giảng viên thực tập một số phương pháp này bằngcách đóng diễn những tình huống sau đây:

• Kỳ vọng học viên làm tròn vai trò của họ là những người học hỏi. Yêu cầu nhữngngười tham dự huấn luyện đóng diễn như một lớp giáo lý hoặc lớp trong việngiáo lý. Bài học được giảng dạy ngày hôm nay được dựa vào An Ma 32. Ngaykhi bài học bắt đầu, người đóng vai giảng viên thấy rằng một số học viên khôngcó thánh thư của họ và dường như thờ ơ. Mời giảng viên đã được chỉ định đểlàm điều mà người ấy có thể làm để khuyến khích học viên làm tròn vai trò củahọ với tư cách là học viên. Sau khi thực tập , hãy thảo luận chung với nhóm vềthông điệp nào giảng viên đã gửi đến lớp học bằng cách kỳ vọng rằng tất cả cáchọc viên đều tham gia học tập. Thảo luận điều gì đã diễn ra tốt đẹp và điều gì cóthể đã được làm theo cách khác. Hãy dựa trên ý kiến phản hồi này để yêu cầungười giảng viên đó thực tập tình huống này một lần nữa.

• Hãy thành thật, thiết tha và nhiệt tình đối với thánh thư và phúc âm. Mời hai giảngviên cho thấy những giây phút mở đầu của một bài học trong lớp giáo lý hayviện giáo lý thì như thế nào. Yêu cầu một giảng viên làm như vậy với lòng đầyphấn khởi, đức tin, và mục đích, và giảng viên kia cũng làm như vậy nhưngkhông thiết tha , nhiệt tình hoặc sự tập trung. Thảo luận với những người thamgia huấn luyện cách các học viên có thể bị ảnh hưởng bởi phương pháp củamỗi giảng viên.

• Tránh lãng phí thời giờ. Tình huống này sẽ cần hai giảng viên: giảng viên A vàgiảng viên B. Giải thích rằng hai giảng viên này dạy các lớp học của họ trongcùng tòa nhà Giáo Hội cùng một lúc. Giảng viên A luôn luôn bắt đầu lớp học10 phút trễ hơn và kết thúc 10 phút sớm hơn. Giảng viên B vì cảm nhận đượctầm quan trọng và cấp thiết của mỗi phút của thời gian học nên đã cam kết bắtđầu đúng giờ và kết thúc đúng giờ. Một buổi sáng, sau giờ học, giảng viên Ađến phòng giảng viên B. Người ấy dường như hơi lo lắng và thú nhận rằng họcviên của mình dường như không cảm nhận được tầm quan trọng của nhữngđiều họ đang học. Người ấy muốn biết giảng viên B có lời đề nghị nào không.

Mời giảng viên B thảo luận với giảng viên A về tầm quan trọng của việc bắt đầuvà kết thúc lớp học đúng giờ là một cách để thúc đẩy một ý thức về mục đíchtrong tâm trí của học viên. Sau cuộc thảo luận, hãy mời những người tham giahuấn luyện chia sẻ thêm bất cứ ý nghĩ nào họ có mà sẽ giúp giảng viên A hiểu

BÀI HỌC HUẤN LUYỆN 1

83

việc lãng phí thời gian có thể làm suy giảm ý thức về mục đích trong một lớphọc như thế nào.

• Thiết lập những thói quen trong lớp học. Xem lại với những người tham gia huấnluyện bản liệt kê những thói quen trong lớp học tương lai được gồm vào trongmục có đánh dấu tròn được gọi là “Thiết lập những thói quen trong lớp học” ởtrang 15 của sách Giảng Dạy và Học Tập Phúc Âm. Giúp giảng viên hiểu một sốthói quen mà các anh chị em đã thấy là hữu ích nhất cho giảng viên và họcviên. Hãy cho thấy cách các anh chị em sẽ giảng dạy một thói quen cho các họcviên lớp giáo lý hoặc viện giáo lý lần đầu tiên. Sau đó, mời một giảng viên đếntrước lớp học và làm điều tương tự cho một thói quen khác trong lớp học.

BÀI HỌC HUẤN LUYỆN 1

84

BÀI HỌC HUẤN LUYỆN 2

Một Khuôn Mẫu Học TậpCơ BảnĐề Nghị Các Sinh Hoạt Huấn LuyệnBài học này bao gồm một bản liệt kê các sinh hoạt mà sẽ cho phép giảng viên thựchành những nguyên tắc mà họ đã học được trong những kinh nghiệm học tập 5-8ở nhà. Nếu cần, các anh chị em có thể khai triển các sinh hoạt thực tập riêng củamình để đáp ứng các nhu cầu của giảng viên trong lớp học.

Kinh Nghiệm Học Tập 6: Thông Hiểu Văn Cảnh vàNội DungKhi giúp giảng viên thực tập việc thông hiểu văn cảnh và nội dung, hãy nhớ tậptrung vào việc phát triển các kỹ năng sau đây:

• Đặt các câu hỏi mà sẽ làm gia tăng sự hiểu biết của họ về văn cảnh và nội dung

• Trả lời những câu hỏi đó với các nguồn tài liệu thích hợp

Sinh Hoạt Thực Tập 1: Thông Hiểu Văn Cảnh và Nội DungMục Đích: Giúp giảng viên nhận biết tầm quan trọng của việc thông hiểu văncảnh và nội dung của thánh thư cùng cung cấp cơ hội để thực tập cách đặt các câuhỏi và tìm kiếm các câu trả lời.

Sinh hoạt: Cung cấp cho giảng viên trọn văn bản của Giáo Lý và Giao Ước 22.Đừng gồm vào số câu, tiêu đề của tiết, hoặc bất cứ thông tin nào khác mà sẽ đưa ranhững manh mối về văn cảnh của đoạn đó. Mời giảng viên đọc văn bản đó, rồi sauđó hỏi họ có những câu hỏi nào về văn cảnh và nội dung của những gì họ đọc. Viếtnhững câu hỏi của họ lên trên bảng. Có thể là điều hữu ích để nhắc nhở giảng viênvề những câu hỏi được liệt kê trong phần “Đặt Các Câu Hỏi” của kinh nghiệm họctập 6 ở nhà (các anh chị em có thể muốn viết những câu hỏi này lên trên bảng):

• Quá trình của đoạn này là gì?

• Bối cảnh lịch sử, văn hóa và địa lý là gì?

• Ai là tác giả?

• Những người trong đoạn này là ai? Họ đang làm gì hay nói gì, và tại sao?

• Điều gì đang diễn ra? Cốt truyện là gì?

• Ý nghĩa của những từ, cụm từ hoặc từ ngữ xa lạ là gì?

• Ý nghĩa của các phong tục và cách thực hành đã được mô tả là gì?

Nói cho giảng viên biết đoạn đó có thể được tìm thấy ở đâu trong Giáo Lý và GiaoƯớc, và mời họ giở đến đó. Yêu cầu giảng viên sử dụng các nguồn tài liệu thíchhợp (tiêu đề của tiết, các cước chú, sách học dành cho học viên, và vân vân) để tìmkiếm những câu trả lời cho các câu hỏi của họ.

85

Yêu cầu giảng viên thảo luận về những sự hiểu biết mà họ đã nhận được từ sinhhoạt này về vai trò của sự hiểu biết văn cảnh và nội dung trong việc nghiên cứuthánh thư.

Sinh Hoạt Thực Tập 2: Đặt Những Câu Hỏi để Gia Tăng Sự Hiểu Biết về VănCảnh và Nội DungMục Đích: Giúp giảng viên thực tập cách đặt câu hỏi về văn cảnh và nội dung.

Sinh Hoạt: Mời mỗi giảng viên nghiên cứu một trong những đoạn thánh thư sauđây:

• 1 Các Vua 17:8–16 (người góa phụ ở Sa Rép Ta cho Ê Li ăn)

• Công Vụ Các Sứ Đồ 3:1–8 (Phi E Rơ và Giăng chữa lành một người đàn ông tạiđền thờ)

• Gia Cốp 7:1–5 (Sê Rem tìm cách làm lung lay đức tin của Gia Cốp)

Hãy yêu cầu giảng viên viết xuống câu hỏi mà sẽ giúp học viên gia tăng sự hiểubiết của họ về văn cảnh và nội dung của đoạn thánh thư. Để nhắc nhở giảng viênvề những câu hỏi mà họ có thể hỏi, các anh chị em có thể muốn chỉ dẫn họ đến cácyếu tố khác nhau mà tạo nên văn cảnh được thảo luận trong tiết 2.4.1 (trang 24)của sách Gỉảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm: Sách Hướng Dẫn dành cho Các Giảng Viênvà Các Vị Lãnh Đạo trong Lớp Giáo Lý và Học Viện Tôn Giáo (2012).

Mời giảng viên chia sẻ những câu hỏi của họ với một người bạn cùng học và cùngnhau tìm kiếm câu trả lời cho một số câu hỏi của họ. Hãy yêu cầu giảng viên chiasẻ những sự hiểu biết sâu sắc mà họ đã nhận được từ sinh hoạt này.

Kinh Nghiệm Học Tập 7: Nhận Ra Giáo Lý và CácNguyên TắcSinh Hoạt Thực Tập 3: Nhận Ra Các Nguyên Tắc Đã Được Nói RõMục Đích: Giúp giảng viên tập nhận ra giáo lý và các nguyên tắc.

Sinh Hoạt: Liệt kê lên trên bảng sáu câu thánh thư tham khảo không theo thứ tự:2 Nê Phi 32:3; 3 Nê Phi 13:21; Giáo Lý và Giao Ước 19:4; Xuất Ê Díp Tô Ký 19:5;Ma Thi Ơ 5:16; và 1 Nê Phi 1:20 (bốn câu tham khảo đầu tiên ghi rõ giáo lý hoặccác nguyên tắc được nói rõ, và hai câu kia thì không).

Mời giảng viên xem lại phần 2.5.1, đoạn bốn, trong Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm(trang 27). Mời giảng viên làm việc theo từng cặp và xác định đoạn nào trong sáuđoạn thánh thư tham khảo được liệt kê trên bảng nói rõ giáo lý hoặc các nguyêntắc. Mời các cặp giảng viên giải thích điều họ đã tìm thấy và cho biết ý nghĩ của họvề điều đó với lớp học.

Sinh Hoạt Thực Tập 4: Bốn Phút Thực Tập Thánh ThưMục Đích: Giúp giảng viên tập nhận ra giáo lý và các nguyên tắc đã được nói rõ.

Sinh Hoạt: Yêu cầu giảng viên tra cứu thánh thư của họ trong hai phút để tìmkiếm và có thể đánh dấu càng nhiều giáo lý và nguyên tắc càng tốt. Sau đó mờigiảng viên chia sẻ càng nhiều giáo lý và nguyên tắc đó càng tốt với lớp học tronghai phút kế tiếp. Khi cần, đưa ra cho giảng viên ý kiến phản hồi.

BÀI HỌC HUẤN LUYỆN 2

86

Sinh Hoạt Thực Tập 5: Tìm Kiếm Các Mối Quan Hệ Nguyên Nhân-Kết QuảMục Đích: Giúp giảng viên nhận ra các mối quan hệ nguyên nhân-kết quả ở bêntrong một đoạn thánh thư và nhận ra các nguyên tắc ngụ ý.

Sinh hoạt: Mời giảng viên giở thánh thư của họ đến một câu chuyện nổi tiếngtrong thánh thư mà có mối quan hệ nguyên nhân-kết quả hiển nhiên. Các ví dụgồm có Đa Vít và Gô Li Át (1 Sa Mu Ên 17:1–51), Đa Ni Ên trong hang sư tử (ĐaNi Ên 6:1–28), và Nê Phi lấy các bảng khắc bằng đồng (1 Nê Phi 3–4).

Yêu cầu giảng viên xem lướt qua câu chuyện và tìm kiếm các hành động, thái độhoặc hành vi của các cá nhân hoặc nhóm người và sau đó nhận ra các phước lànhhay hậu quả xảy đến như là một kết quả. Mời giảng viên chia sẻ với lớp học cácmối quan hệ nguyên nhân-kết quả họ đã khám phá ra và các lẽ thật mà các mốiquan hệ này minh họa.

Xin lưu ý: Hãy chắc chắn phải tập trung sinh hoạt này vào việc nhận ra mối quanhệ nguyên nhân-kết quả thay vì dành thời gian để đưa ra những câu phát biểu vềgiáo lý hay nguyên tắc. Giảng viên sẽ thực tập kỹ năng tạo ra những câu phát biểuvề giáo lý hay nguyên tắc trong các sinh hoạt thực tập khác.

Sinh Hoạt Thực Tập 6: Đặt Ra Những Câu Hỏi để Nhận Ra Giáo Lý và CácNguyên Tắc Ngụ ÝMục Đích: Giúp giảng viên học cách sử dụng những câu hỏi để nhận ra giáo lý vàcác nguyên tắc ngụ ý.

Sinh Hoạt: Viết lên trên bản những câu hỏi sau đây được tìm thấy trong phần2.5.1 sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm (trang 27):

• Lời răn dạy hay cốt lõi của câu chuyện là gì?

• Các anh chị em nghĩ tại sao tác giả gồm vào những sự kiện hay nhữngđoạn này?

• Tác giả có ý cho chúng ta học điều gì?

• Một số lẽ thật cơ bản nào được giảng dạy trong đoạn này?

Cùng đọc chung với lớp học hai nhóm câu thánh thư ngắn (ví dụ, Sáng Thế Ký11:1–9 và Mác 12:41–44). Yêu cầu giảng viên sử dụng những câu hỏi ở trên bảng đểnhận ra giáo lý và các nguyên tắc ngụ ý trong các câu thánh thư. Viết lên trên bảnggiáo lý và các nguyên tắc mà giảng viên đã khám phá ra.

Kế đến, mời giảng viên đọc một hoặc hai nhóm câu thánh thư khác và tự mìnhnhận ra giáo lý và các nguyên tắc, hãy chắc chắn tham khảo các câu hỏi ở trên bảngkhi cần. (Sẽ là điều hữu ích nếu các anh chị em chọn nhóm câu thánh thư cho họđể nghiên cứu từ chương trình giảng dạy sắp tới của lớp giáo lý hoặc viện giáo lý).Sau đó yêu cầu giảng viên chia sẻ với lớp học các lẽ thật họ đã nhận ra.

BÀI HỌC HUẤN LUYỆN 2

87

Sinh Hoạt Thực Tập 7: Tiên Tri Mặc Môn trong một NgàyMục Đích: Giúp giảng viên học viết những câu phát biểu rõ ràng và đơn giản vềgiáo lý hoặc nguyên tắc.

Sinh Hoạt: Chọn một vài tấm hình từ Media Library trên LDS.org hoặc Sách HọaPhẩm Phúc Âm (2009) mô tả những câu chuyện nổi tiếng từ thánh thư mà trong đógiáo lý và các nguyên tắc phúc âm có thể dễ dàng được nhận ra (ví dụ, các chiến sĩtrẻ tuổi, Đấng Cứu Rỗi cho năm ngàn người ăn, Lãnh Binh Mô Rô Ni và ngọn cờtự do, hoặc những câu chuyện khác). Giải thích rằng khi Mặc Môn tóm lược cácbiên sử của Sách Mặc Môn thì ông thường nhấn mạnh đến những bài học ôngmuốn chúng ta phải học bằng cách đưa ra những lời phát biểu đơn giản về nguyêntắc. Một cách mà ông thường làm điều này là mở đầu lời phát biểu về lẽ thật vớinhững lời “Và như vậy chúng ta thấy …” (xin xem An Ma 30:60; Hê La Man 12:3).Cho giảng viên biết rằng họ có cơ hội để làm Mặc Môn trong một ngày bằng cáchtóm lược các lẽ thật trong các câu chuyện trong thánh thư thành những câu phátbiểu về giáo lý hay nguyên tắc.

Hãy làm điều sau đây với mỗi tấm hình các anh chị em đã chọn:

• Trưng bày tấm hình đó và vắn tắt kể lại những sự kiện trong câu chuyện.

• Mời giảng viên nhận ra một nguyên tắc hay giáo lý ngụ ý trong câu chuyện vànêu nó ra một cách đơn giản và rõ ràng bắt đầu bằng cụm từ “Và như vậychúng ta thấy. …” Đối với một hoặc hai tấm hình, hãy cân nhắc việc yêu cầugiảng viên cùng làm việc với nhau theo cặp và sau đó chia sẻ những lời phátbiểu của họ với lớp học.

Nhắc nhở giảng viên về lời phát biểu của Anh Cả B. H. Roberts được tìm thấy ởtrang 28 sách hướng dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm .

Sinh Hoạt Thực Tập 8: Các Ví Dụ về Những Lời Phát Biểu Đơn Giản, Rõ Ràngvề Giáo Lý hoặc Nguyên TắcMục Đích: Giúp học viên tập nhận ra những lời phát biểu đơn giản, rõ ràng vềgiáo lý hoặc nguyên tắc.

Sinh Hoạt: Ở một bên của tấm bảng, hãy viết các đặc tính sau đây của những lờiphát biểu được viết rất xuất sắc về giáo lý hay nguyên tắc (từ kinh nghiệm học tập7 ở nhà):

• Đây là những lời phát biểu trọn vẹn.

• Những lời phát biểu này là đơn giản, rõ ràng và súc tích.

• Các lẽ thật mà những lời phát biểu này bày tỏ nguyên tắc cơ bản, bất biến, vàbất hủ.

• Những lời phát biểu này thường gợi ý hành động cũng như những kết quảliên quan.

• Những lời phát biểu này liên quan đến từng cá nhân.

BÀI HỌC HUẤN LUYỆN 2

88

Ở bên kia của tấm bảng, hãy viết năm hoặc sáu lời phát biểu về giáo lý hoặcnguyên tắc. Vì mục đích của bài tập này, những lời phát biểu này nên khác nhau vềchất lượng. Ví dụ, các anh chị em có thể sử dụng những điều sau đây:

• Những lời phát biểu dở dang, chẳng hạn như “đức tin và sự vâng phục.”

• Những lời phát biểu quá dài hoặc quá phức tạp (hai hoặc ba câu).

• Những lời phát biểu không phải là bất hủ hoặc có liên quan đến cá nhân,chẳng hạn như “Nê Phi biết vâng lời nên Chúa đã ban phước cho ông” (thay vìthế “Khi biết vâng lời, tôi mời gọi các phước lành của Chúa vào cuộc sống củamình”).

• Những lời phát biểu xuất sắc từ một sách học dành cho lớp giáo lý hoặc việngiáo lý.

Yêu cầu giảng viên đánh giá xem mỗi lời phát biểu về giáo lý hay nguyên tắc làđược viết xuất sắc dựa trên năm đặc điểm được liệt kê ở trên bảng. Chọn một hoặchai lời phát biểu mà có thể được cải thiện, và cùng viết lại những lời phát biểu đóchung với lớp học.

Sinh Hoạt Thực Tập 9: Chuyền Đi Nguyên TắcMục Đích: Giúp giảng viên học viết những lời phát biểu đơn giản, rõ ràng về giáolý hoặc nguyên tắc.

Sinh Hoạt: Chuẩn bị cho mỗi giảng viên một tờ giấy có ghi một câu thánh thưtham khảo cùng với một vài từ liên quan đến lẽ thật được giảng dạy trong đoạnthánh thư đó (ví dụ, “1 Nê Phi 16:9–16, 28–29—đức tin và sự chuyên cần” hoặc“Giáo Lý và Giao Ước 27:15–18—bộ áo giáp của Thượng Đế”).

Mời giảng viên ngồi thành vòng tròn. Rồi chuyền một tờ giấy cho mỗi giảng viên.Mời mỗi giảng viên xem lại câu thánh thư tham khảo và những từ trên tờ giấy củamình và bắt đầu tạo ra một lời phát biểu đơn giản, rõ ràng về giáo lý hoặc nguyêntắc bằng cách thay đổi chỉ một hoặc hai từ.

Sau khi đã có đủ thời gian, hãy yêu cầu giảng viên chuyền tờ giấy của họ cho ngườiở bên phải của họ, cũng là người sẽ xem lại câu thánh thư tham khảo và làm mộthoặc hai điều thay đổi để củng cố lời phát biểu về giáo lý hoặc nguyên tắc. Lặp lạitiến trình này vài lần.

Mời lớp học thảo luận những hiểu biết sâu sắc của họ về tiến trình của việc viếtnhững lời phát biểu về giáo lý hoặc nguyên tắc.

Kinh Nghiệm Học Tập 8: Thông Hiểu, Cảm Nhận, và ÁpDụng Giáo Lý và Các Nguyên TắcSinh Hoạt Thực Tập 10: Đặt Những Câu Hỏi để Hiểu Giáo Lý và CácNguyên TắcMục Đích: Giúp giảng viên tìm kiếm ý nghĩa sâu xa hơn trong thánh thư bằngcách đặt những câu hỏi về một giáo lý hay nguyên tắc và tìm kiếm những câu trảlời cho những câu hỏi đó.

Sinh Hoạt: Ở giữa tấm bảng, viết một lời phát biểu về giáo lý hoặc nguyên tắc từmột sách học dành cho giảng viên lớp giáo lý hoặc viện giáo lý. Mời lớp học đặt

BÀI HỌC HUẤN LUYỆN 2

89

càng nhiều câu hỏi càng tốt để củng cố sự hiểu biết của họ về giáo lý hoặc nguyêntắc đó. Viết tất cả các câu hỏi của họ lên trên bảng.

Mời giảng viên làm việc theo từng cặp để tra cứu thánh thư hay những lời của cácvị tiên tri hiện đại để có được các câu trả lời cho càng nhiều câu hỏi càng tốt trongba đến năm phút. Sau đó yêu cầu các cặp chia sẻ những hiểu biết của họ với lớphọc về cách sinh hoạt này đã giúp củng cố sự hiểu biết của họ về giáo lý hoặcnguyên tắc đó như thế nào.

Sinh Hoạt Thực Tập 11: Tờ Giấy Ghi Công Việc Làm Cá NhânMục Đích: Cung cấp cho giảng viên một vật trợ giúp học tập mà họ có thể tự sửdụng riêng cho họ để giúp họ có được kinh nghiệm về tiến trình thông hiểu, cảmnhận, và áp dụng một giáo lý hay nguyên tắc.

Sinh Hoạt: Đưa cho mỗi giảng viên một tờ giấy phát tay có tựa đề là“Thông Hiểu, Cảm Nhận, và Áp Dụng Giáo Lý và Các Nguyên Tắc,” mà

đã được cung cấp trong phần phụ lục của sách học này. Giải thích rằng tờ giấyphát tay này là một vật trợ giúp học tập mà giảng viên có thể sử dụng để giúp họthông hiểu, cảm nhận và áp dụng một giáo lý hoặc nguyên tắc. Thảo luận ba phầnđầu của tờ giấy phát tay với giảng viên, và giải thích mục đích và kết quả đượcmong muốn của mỗi phần.

Khuyến khích giảng viên tiếp tục phát triển khả năng của họ để thông hiểu, cảmnhận và áp dụng giáo lý và các nguyên tắc trong khi học riêng một mình.

BÀI HỌC HUẤN LUYỆN 2

90

BÀI HỌC HUẤN LUYỆN 3

Chuẩn Bị một Bài Học:Quyết Định Phải Giảng DạyĐiều GìĐề Nghị Các Sinh Hoạt Huấn LuyệnBài học này bao gồm một bản liệt kê các sinh hoạt mà sẽ cho phép giảng viên thựctập những nguyên tắc mà họ đã học được trong những kinh nghiệm tự học ở nhà9–10. Nếu cần, các anh chị em có thể khai triển các sinh hoạt thực tập của mình đểđáp ứng các nhu cầu của giảng viên trong lớp học của các anh chị em.

Kinh Nghiệm Học Tập 9: Chuẩn Bị một Bài Học: QuyếtĐịnh Phải Giảng Dạy Điều GìCác sinh hoạt sau đây là nhằm giúp giảng viên phát triển kỹ năng quyết định phảigiảng dạy điều gì bằng cách sử dụng thánh thư cùng với sách học dành cho giảngviên. Tiến trình này có thể được chia thành bốn giai đoạn và tương tự như “SinhHoạt Chuẩn Bị Bài Học” trong kinh nghiệm 9 tự học ở nhà. Các sinh hoạt này cóthể được sử dụng liên tục để hướng dẫn giảng viên qua một tiến trình trọn vẹn đểquyết định phải giảng dạy điều gì, hoặc mỗi sinh hoạt có thể được sử dụng riêngbiệt để nhấn mạnh vào một kỹ năng đặc biệt.

Sinh Hoạt Thực Tập 1: Thông Hiểu Văn Cảnh và Nội Dung của Các ĐoạnThánh ThưMục Đích: Để giúp giảng viên thực tập kỹ năng phác thảo một đoạn thánh thưbằng cách lưu ý đến những chỗ ngắt câu tự nhiên hoặc những thay đổi trong cốttruyện, những sự kiện hoặc hành động.

Sinh Hoạt: Mặc dù sách học dành cho giảng viên lớp giáo lý và viện giáo lý chiacác đoạn thánh thư thành các nhóm câu, nhưng giảng viên có thể hiểu rõ hơn văncảnh và nội dung của một đoạn thánh thư khi họ thực tập kỹ năng tự phác thảomột đoạn thánh thư bằng cách lưu ý đến những chỗ ngắt câu tự nhiên trong cốttruyện hoặc những thay đổi trong các sự kiện hay hành động. Sinh hoạt này giúpgiảng viên thực tập kỹ năng đó.

Cho giảng viên xem video “Giảng Dạy Thánh Thư theo Trình Tự” (4:28),có sẵn trên trang mạng LDS.org. Thảo luận về tiến trình quyết định phải

giảng dạy điều gì gồm có việc tuân theo một khuôn mẫu rất giống như thế nào vớikhuôn mẫu được minh họa trong video này.

Mời giảng viên nghiên cứu kỹ và cặn kẽ một đoạn thánh thư trong 10–15phút . Các anh chị em có thể chỉ định một đoạn thánh thư tại buổi họp

huấn luyện hoặc yêu cầu giảng viên nghiên cứu một câu thánh thư ở nhà trước khiđến họp. Trong khi họ nghiên cứu, hãy mời giảng viên phác thảo đoạn thánh thưbằng cách chia đoạn thánh thư đó ra thành các phân đoạn nhỏ hơn dựa trên cácchỗ ngắt tự nhiên trong cốt truyện hoặc những thay đổi trong các sự kiện hay hành

91

động. Họ có thể phác thảo đoạn thánh thư đó bằng cách sử dụng tài liệu phát taycó tựa đề “Xác Định Phải Giảng Dạy Điều Gì,” có trong phần phụ lục của sách họcnày, hoặc bằng một cách nào khác hữu hiệu đối với họ.

Sau khi đã có đủ thời giờ, hãy mời giảng viên thảo luận công việc của họ với nhómhoặc theo từng cặp. Mời họ so sánh các phân đoạn thánh thư của họ với nhữngphân đoạn thánh thư trong sách học dành cho giảng viên lớp giáo lý hoặc việngiáo lý. Sau đó, bằng cách sử dụng các ghi chú của họ và sách học dành cho giảngviên, hãy yêu cầu giảng viên quyết định nhóm câu thánh thư nào họ sẽ sử dụngtrong bài học thực sự. Mời giảng viên thảo luận về công việc của họ một lần nữa.

Sinh Hoạt Thực Tập 2: Nhận Ra và Thông Hiểu Giáo Lý và Các Nguyên TắcMục Đích: Để giúp giảng viên tiếp tục thực tập và phát triển kỹ năng để nhận ravà thông hiểu giáo lý cùng các nguyên tắc ở bên trong một đoạn thánh thư.

Sinh Hoạt: Mặc dù sách học dành cho giảng viên đã gồm có những lời phát biểuvề giáo lý hoặc nguyên tắc cho nhiều đoạn thánh thư nhưng giảng viên cũng sẽ giatăng việc nghiên cứu thánh thư của mình và giúp học viên nhận ra rõ hơn giáo lývà các nguyên tắc khi họ thường xuyên tự mình thực tập kỹ năng này.

Mời giảng viên nhận ra giáo lý và các nguyên tắc ở trong các đoạn thánhthư mà họ đã phác họa ra trong sinh hoạt đầu tiên. Sau đó yêu cầu họ ghi

lại giáo lý hay các nguyên tắc mà họ khám phá ra trên tài liệu phát tay có tựa đề là“Xác Định Phải Giảng Dạy Điều Gì” hoặc theo một cách nào khác hữu hiệu đốivới họ.

Sau khi đã có đủ thời giờ, hãy mời giảng viên thảo luận công việc của họ với nhómhoặc theo từng cặp. Mời giảng viên so sánh giáo lý và các nguyên tắc mà họ đãnhận ra với các nguyên tắc hoặc giáo lý được in đậm từ các đoạn thánh thư tươngứng trong sách học dành cho giảng viên. Yêu cầu họ điều chỉnh bất cứ cách diễnđạt nào mà họ cảm thấy sẽ làm sáng tỏ những câu phát biểu mà họ đã viết và sauđó chia sẻ công việc của họ một lần nữa với nhóm hoặc theo cặp.

Sinh Hoạt Thực Tập 3: Quyết Định Giáo Lý và Các Nguyên Tắc Nào Là QuanTrọng Nhất để Học Viên Học và Áp DụngMục Đích: Để giúp giảng viên tiếp tục phát triển kỹ năng nhận ra giáo lý và cácnguyên tắc nào là quan trọng nhất để học viên của họ học và áp dụng bằng cáchxem xét những điều sau đây:

• Những Thúc Giục của Đức Thánh Linh

• Chủ ý của tác giả đã được soi dẫn

• Giáo lý và các nguyên tắc để cải đạo

• Các nhu cầu và khả năng của học viên

Sinh Hoạt: Vì giảng viên cần phải quyết định giáo lý và các nguyên tắc nào là quantrọng nhất để học viên của họ học và áp dụng, nên sẽ là điều hữu ích để họ suynghĩ một cách cụ thể về học viên của mình trong sinh hoạt này. Mời họ mang đếndanh sách học viên của họ hoặc, nếu họ chưa có danh sách học viên thì hãy mời họviết xuống tên của một vài học viên sẽ ở trong lớp học của họ.

BÀI HỌC HUẤN LUYỆN 3

92

Sau đó yêu cầu giảng viên sử dụng giáo lý hoặc các nguyên tắc trên phần đạicương của họ từ sinh hoạt thứ hai. Nếu lớp học của các anh chị em không hoàn tấtsinh hoạt thứ hai, thì hãy viết trên bảng ba hoặc bốn câu phát biểu về giáo lý hoặcnguyên tắc từ một đoạn thánh thư trong sách học dành cho giảng viên. Mời giảngviên xác định giáo lý và các nguyên tắc nào là quan trọng nhất để học viên của họhọc và áp dụng bằng cách tự hỏi những câu hỏi để suy ngẫm sau đây:

Những Thúc Giục của Đức Thánh Linh.

• Tại sao tôi cảm thấy rằng những giáo lý hay nguyên tắc đặc biệt này là quantrọng nhất để nhấn mạnh trong bài học của mình?

Chủ ý của tác giả đã được soi dẫn

• Thánh thư nói gì về lý do tại sao tác giả bao gồm giáo lý hay nguyên tắc nàyvào trong biên sử?

• Giáo lý hoặc nguyên tắc này có phù hợp với ý định của tác giả đã được soidẫn không?

• Sách học dành cho giảng viên có giúp tôi hiểu cách về giáo lý hoặc nguyêntắc này liên quan như thế nào đến ý định của tác giả đã được soidẫn không?

Giáo lý và các nguyên tắc để cải đạo

• Làm thế nào giáo lý hoặc nguyên tắc này sẽ giúp học viên của tôi đến gầnCha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô, và làm thế nào điều này sẽ giúpdẫn họ đến sự cứu rỗi? Làm thế nào một chứng ngôn về giáo lý hay nguyêntắc này sẽ giúp họ tuân theo ý muốn của Thượng Đế?

• Trong những cách nào, giáo lý hoặc nguyên tắc này sẽ giúp học viên hiểu vàdựa vào những lời giảng dạy và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô?

• Sách học dành cho giảng viên giúp tôi hiểu cách giáo lý hoặc nguyên tắcnày sẽ gia tăng sự cải đạo của học viên như thế nào?

Các nhu cầu và khả năng của học viên

• Tôi nên cân nhắc những nhu cầu nào của học viên khi quyết định phảigiảng dạy giáo lý hay nguyên tắc này?

• Giáo lý hay nguyên tắc này quan trọng như thế nào đối với cuộc sống củahọc viên của tôi so với giáo lý hoặc các nguyên tắc khác mà tôi có thể đề cậpđến trong lớp học?

• Sách học dành cho giảng viên có những đề nghị mà sẽ giúp tôi liên kết giáolý hoặc nguyên tắc này với các nhu cầu của học viên của tôi không?

Sau khi giảng viên đã có đủ thời giờ để suy ngẫm về những câu hỏi này rồi, thì hãymời họ nhận ra giáo lý hoặc các nguyên tắc nào họ cảm thấy là quan trọng nhất đểhọc viên của họ học và áp dụng. Nếu giảng viên đang sử dụng phần đại cương củahọ từ sinh hoạt thứ hai, thì hãy mời họ đánh dấu trên phần đại cương của họ bêncạnh các nguyên tắc và giáo lý mà họ nhận ra. Mời họ chia sẻ giáo lý hoặc cácnguyên tắc mà họ đã chọn chung nhóm hoặc theo cặp.

BÀI HỌC HUẤN LUYỆN 3

93

Xin lưu ý: Các câu hỏi này đã được phỏng theo phần 4.3.3 (trang 52–54) của sáchGiảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm: Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên và Các Vị LãnhĐạo trong Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo (2012). Giúp giảng viên nhớ rằng“trong tất cả những điều cân nhắc này, [họ] nên tìm kiếm sự xác nhận từ ThánhLinh. Thánh Linh sẽ giúp họ hiểu rõ hơn ý định của tác giả được soi dẫn của câuthánh thư, nhu cầu của học viên, và các lẽ thật phúc âm nào sẽ giúp học viên đếngần Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi hơn” (Giảng Dạy và Học Hỏi PhúcÂm, 54).

Sinh Hoạt Thực Tập 4: Quyết Định Phải Nhấn Mạnh Bao Nhiêu cho Mỗi PhânĐoạn trong Các Đoạn Thánh Thư.Mục Đích: Để giúp giảng viên tiếp tục phát triển kỹ năng quyết định phải nhấnmạnh đến mức độ nào cho mỗi phân đoạn trong các đoạn thánh thư.

Sinh Hoạt: Mời giảng viên nhìn vào các phân đoạn của câu trong đại cương củahọ từ sinh hoạt đầu tiên hoặc trong các đoạn thánh thư các anh chị em chọn từsách học dành cho giảng viên. Yêu cầu họ cân nhắc việc họ có thể nhấn mạnh mứcđộ nào cho mỗi đoạn bằng cách hỏi những câu hỏi sau đây, mà được dựa trênkhuôn mẫu học tập.

Khi giảng dạy đoạn thánh thư này, tôi có muốn học viên của tôi:

• Thông hiểu văn cảnh và nội dung không?

• Nhận ra giáo lý và các nguyên tắc quan trọng không?

• Thông hiểu giáo lý và các nguyên tắc không?

• Cảm nhận được lẽ thật và tầm quan trọng của giáo lý và các nguyên tắc không?

• Áp dụng giáo lý và các nguyên tắc trong cuộc sống của họ không?

Yêu cầu giảng viên viết xuống mức độ nhấn mạnh mà họ đã chọn cho mỗi phânđoạn của câu thánh thư trong các ghi chú của bài học của họ và thảo luận về lýluận của họ với nhóm hoặc theo từng cặp.

Kinh Nghiệm Học Tập 10: Quyết Định Phải Giảng DạyĐiều Gì: Sử Dụng Thánh Thư và Sách Học Dành ChoGiảng ViênSinh Hoạt Thực Tập 5: Xem Lại Chương Trình Giảng DạyMục Đích: Để giúp giảng viên hiểu rằng chương trình giảng dạy đã được viết vớimục đích quan trọng và gồm có các câu hỏi, phương pháp, và sinh hoạt nhằm giúpgia tăng sự cải đạo của học viên.

Sinh Hoạt: Xem video “Curriculum Overview” (4:45), có sẵn trên trangmạng LDS.org.

Sau đó mời giảng viên giở đến bất cứ bài học nào trong một sách học dành chogiảng viên hoặc sử dụng tài liệu phát tay có tựa đề “Bài Học Mẫu—3 Nê Phi11:1–17,” mà đã được cung cấp trong phần phụ lục của sách học này. Yêu cầu giảngviên tìm kiếm các sinh hoạt, những câu phát biểu về giáo lý hoặc nguyên tắc, cáccâu hỏi, hoặc những lời trích dẫn minh họa cho mục đích của chương trình giảngdạy để giúp làm cho phúc âm được ghi sâu vào lòng của học viên. Khi giảng viên

BÀI HỌC HUẤN LUYỆN 3

94

đã hoàn tất sinh hoạt này, hãy mời họ quay sang người cùng sinh hoạt với mình vàchia sẻ điều họ đã khám phá ra.

Sinh Hoạt Thực Tập 6: Các Nguyên Tắc Cơ Bản trong Chương TrìnhGiảng DạyMục Đích: Để giúp giảng viên hiểu rằng sách học dành cho giảng viên được viếtđể nhằm giúp đỡ họ và các học viên của họ kết hợp Các Nguyên Tắc Cơ Bản củaViệc Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm trong các bài học của họ.

Sinh Hoạt: Xem video “Các Nguyên Tắc Cơ Bản trong Chương TrìnhGiảng Dạy” (2:15), có sẵn trên trang mạng LDS.org.

Sau đó chia giảng viên ra thành năm nhóm. Chỉ định cho mỗi nhóm một trongnhững yếu tố từ khuôn mẫu học tập.

• Nhóm 1: Thông hiểu văn cảnh và nội dung

• Nhóm 2: Nhận ra giáo lý và các nguyên tắc

• Nhóm 3: Thông hiểu ý nghĩa của giáo lý và các nguyên tắc

• Nhóm 4: Cảm nhận lẽ thật và tầm quan trọng của giáo lý và các nguyên tắc

• Nhóm 5: Áp dụng giáo lý và các nguyên tắc

Mời giảng viên tìm kiếm trong chương trình giảng dạy để có được các câu hỏi, sinhhoạt, hoặc phương pháp mà có thể giúp đỡ họ và học viên của họ kết hợp nguyêntắc cơ bản đã được chỉ định.

Yêu cầu một người đại diện từ mỗi nhóm ra trước lớp và trình bày một phần tómlược về điều mà nhóm của mình đã khám phá ra và thảo luận.

Sinh Hoạt Thực Tập 7: Chấp Nhận và Thích NghiMục Đích: Để giúp giảng viên hiểu được tầm quan trọng của việc chấp nhậnchương trình giảng dạy và thích nghi điều đó với các nhu cầu của học viên bằngcách tuân theo những thúc giục của Đức Thánh Linh, giảng dạy ý định của tác giảđã được soi dẫn, tập trung vào giáo lý và các nguyên tắc cải đạo, và cân nhắc cácnhu cầu và khả năng của học viên.

Xin lưu ý: Sẽ là điều hữu ích để cho giảng viên của các anh chị em suy nghĩ về họcviên của mình trong sinh hoạt này. Mời họ mang theo danh sách học viên của họhoặc, nếu họ chưa có danh sách học viên thì hãy mời họ viết xuống tên của một vàihọc viên sẽ ở trong lớp học của họ.

Sinh Hoạt: Xem video “4.3.4 Giảng Dạy Học Viên chứ Không Phải GiảngDạy Bài Học” (2:12), có sẵn trên trang mạng LDS.org. Trong video này,

Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ chia sẻ tấmgương của một giảng viên là người đã thích nghi dàn bài của mình để đáp ứng cácnhu cầu của học viên. (Video này không có sẵn bằng tất cả mọi ngôn ngữ).

Sau khi các anh chị em xem xong video, hãy thảo luận những câu hỏi sau đây:

• Bí quyết để người giảng viên đó đáp ứng các nhu cầu của học viên của mình vàgiúp gia tăng sự cải đạo của họ trong lớp học ngày hôm đó là gì?

BÀI HỌC HUẤN LUYỆN 3

95

• Người giảng viên đó đã làm gì khi một học viên chia sẻ lời góp ý mà có thểmang lớp học đi theo một chiều hướng khác với chiều hướng mà người ấy đãhoạch định?

• Người giảng viên đó đã làm gì khi lời góp ý của môt học viên của mình khiếnngười ấy nhận biết được mối quan tâm của học viên đó?

• Người giảng viên đó đã có ảnh hưởng nào đến học viên của mình vì đang cốgắng đáp ứng các nhu cầu của họ?

Sau khi thảo luận những câu hỏi này, hãy trình bày tình huống sau đây và yêu cầugiảng viên thảo luận cách họ sẽ thích nghi bài học để giải quyết các nhu cầu vàhoàn cảnh của học viên của họ:

Lớp học của các anh chị em đang nghiên cứu Mô Si A 18, trong đó có ghi lại sựcông nhận của An Ma rằng các tín hữu “sẵn sàng … an ủi những ai cần được anủi” (Mô Si A 18:9) và lời mời gọi của ông cho các tín hữu để lập một giao ước vớiChúa để “phụng sự Ngài và tuân giữ các lệnh truyền của Ngài” (Mô Si A 18:10).Sau khi các anh chị em yêu cầu lớp học của mình chia sẻ ví dụ về lúc mà họ đã anủi những người cần được an ủi, thì một thiếu nữ trong lớp học của các anh chị emgiơ tay lên và chia sẻ rằng một em gái trong một lớp học của mình mới vừa dọnnhà đến khu vực và gia đình của em ấy đang trải qua một số thử thách. Em thiếunữ ấy muốn tuân giữ giao ước báp têm của mình nhưng không biết cách nào đểgiúp đỡ người bạn cùng lớp của mình.

Sinh Hoạt Thực Tập 8: Làm Cho Chương Trình Giảng Dạy Thích Nghi với CácNhu Cầu của Học ViênMục Đích: Để giúp học viên học cách làm cho chương trình giảng dạy thích nghivới các hoàn cảnh sống và các nhu cầu của học viên của họ.

Sinh Hoạt: Chia lớp học ra thành nhiều nhóm và chỉ định một trong các tìnhhuống sau đây cho mỗi nhóm. Cung cấp các bản sao của bài học đã được chỉ racho các nhóm. Yêu cầu mỗi nhóm đọc tình huống của mình và chuẩn bị chia sẻ vớilớp học cách làm cho bài học có thể được thích nghi để đáp ứng nhu cầu củahọc viên.

• Lớp của các anh chị em đang học Giáo Lý và Giao Ước 4, trong đó có thảo luậnvề những điều kiện và thuộc tính chính yếu đối với những người phục vụChúa. Một số học viên của các anh chị em đang chuẩn bị nộp giấy tờ xin đitruyền giáo. Tuy nhiên, một vài học viên có thể không có khả năng phục vụtruyền giáo theo như cách truyền thống vì những điều kiện sức khỏe hoặc cáchoàn cảnh khác. Ôn lại nhanh bài học 13 (các trang 43–45) trong Sách Học dànhcho Giảng Viên Lớp Giáo Lý về Sách Giáo Lý và Giao Ước và Lịch Sử Giáo Hội(2013) và cân nhắc xem các anh chị em sẽ làm cho việc giảng dạy của mìnhthích nghi như thế nào với các nhu cầu của học viên trong khi các anh chị emgiảng dạy giáo lý và các nguyên tắc mà đã được thảo luận trong bài học này.

• Lớp của các anh chị em đang học Giáo Lý và Giao Ước 132:3–33, mà thảo luậncác điều kiện của giao ước hôn nhân mới và vĩnh cửu và những lời hứa đượcban cho những người tuân theo giao ước đó. Một số học viên trong lớp học củacác anh chị em có cha mẹ không phải là tín hữu của Giáo Hội. Cha mẹ của cáchọc viên khác là tín hữu của Giáo Hội đã không được làm lễ gắn bó trong đền

BÀI HỌC HUẤN LUYỆN 3

96

thờ. Cha mẹ của một học viên khác hiện đang trải qua một cuộc ly dị. Ôn lạinhanh bài học 139 (trang 474–76) trong Sách Học dành cho Giảng Viên Lớp GiáoLý về Sách Giáo Lý và Giao Ước và Lịch Sử Giáo Hội và cân nhắc xem các anh chịem sẽ làm cho việc giảng dạy của mình thích nghi như thế nào với các nhu cầucủa học viên trong khi các anh chị em giảng dạy giáo lý và các nguyên tắc màđã được thảo luận trong bài học này.

Sau khi thảo luận những tình huống ở trên, hãy mời giảng viên xem xét hoàn cảnhsống của học viên của họ bằng cách hỏi những câu hỏi sau đây:

• Một số hoàn cảnh sống của học viên của tôi là gì?

• Thông tin này sẽ giúp tôi đáp ứng như thế nào với những nhu cầu cá nhân củahọc viên của tôi trong khi tôi giảng dạy?

• Căn cứ vào hoàn cảnh của học viên, làm thế nào tôi có thể chuẩn bị bài học vàthích nghi điều tôi giảng dạy để đáp ứng nhu cầu của họ trong khi tôigiảng dạy?

Mời giảng viên thảo luận những sự hiểu biết sâu xa và các ấn tượng mà tôi đã cóvề cách họ có thể chấp nhận và thích nghi chương trình giảng dạy để đáp ứng cácnhu cầu của học viên.

BÀI HỌC HUẤN LUYỆN 3

97

BÀI HỌC HUẤN LUYỆN 4

Chuẩn Bị một Bài Học:Quyết Định Cách Giảng DạyĐề Nghị Các Sinh Hoạt Huấn LuyệnBài học này gồm có một bản liệt kê các sinh hoạt mà sẽ cho phép giảng viên thựctập những nguyên tắc họ đã học được trong những kinh nghiệm tự học ở nhà11–13. Nếu cần, các anh chị em có thể phát triển các sinh hoạt thực tập riêng củamình để phù hợp với các nhu cầu của giảng viên trong lớp học của các anh chị em.

Kinh Nghiệm Học Tập 11: Quyết Định Cách Giảng Dạy:Giúp Học Viên Làm Tròn Vai Trò của HọSinh Hoạt Thực Tập 1: Sách Học dành cho Giảng Viên Giúp Học Viên LàmTròn Vai Trò của Họ Như Thế NàoMục Đích: Để giúp giảng viên xem những câu hỏi, phương pháp, và các sinh hoạthọc tập trong sách học dành cho giảng viên sẽ phụ giúp họ trong việc mời các họcviên làm tròn vai trò của họ trong việc học phúc âm như thế nào.

Sinh Hoạt: Mời giảng viên giở ra bất cứ bài học nào từ sách học dành chogiảng viên hoặc sử dụng tài liệu phát tay có tựa đề là “Bài Mẫu—3 Nê Phi

11:1–17” mà được cung cấp trong phần phụ lục của sách học này. Yêu cầu họ tìmkiếm các câu hỏi, sinh hoạt hoặc phương pháp giảng dạy mà sẽ giúp học viên làmtròn vai trò của họ trong tiến trình học tập. Sau khi có đủ thời gian rồi, hãy mời họthảo luận điều họ đã tìm thấy với nhóm huấn luyện.

Sinh Hoạt Thực Tập 2: Giảng Dạy Học Viên Làm Tròn Vai Trò của Họ trongTiến Trình Học TậpMục Đích: Để giúp cho giảng viên chuẩn bị giảng dạy học viên về vai trò của họtrong tiến trình học tập vào lúc bắt đầu niên học và trong suốt niên học.

Sinh Hoạt: Mỗi sách học dành cho giảng viên lớp giáo lý gồm có một bài học tênlà “Vai Trò của Học Viên” là nhằm giúp học viên hiểu, chấp nhận và làm tròn vaitrò của họ trong việc giảng dạy và học tập phúc âm (ví dụ, xin xem Sách Học SáchMặc Môn dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý [2012], bài học 1). Mời giảng viên xem lạimột trong số các bài học này, và tìm kiếm các nguyên tắc, sinh hoạt và phươngpháp giảng dạy mà họ có thể sử dụng để giảng dạy các học viên làm tròn vai tròcủa họ trong tiến trình học tập.

Mời mỗi giảng viên chuẩn bị một bài học ngắn về một nguyên tắc từ bài học “VaiTrò của Học Viên.” Sau khi có đủ thời gian rồi, hãy chia các giảng viên ra thành cácnhóm và mời họ thực tập giảng dạy các bài học mà họ đã chuẩn bị cho các nhómcủa họ. (Nhóm cần phải đủ nhỏ để cho mỗi giảng viên có thời gian để chia sẻ điềuhọ đã chuẩn bị). Sau khi giảng viên đã trình bày xong bài học của họ, hãy thảo luậnchung với lớp học cách họ có thể liên tục giảng dạy học viên làm tròn vai trò của họtrong việc học phúc âm trong suốt năm.

98

Kinh Nghiệm Học Tập 12: Quyết Định Cách Giảng Dạy:Đặt Những Câu Hỏi Có Hiệu QuảSinh Hoạt Thực Tập 3: Nhận Ra Các Loại Câu Hỏi Có Hiệu QuảMục Đích: Để giúp giảng viên nhận ra và hiểu các loại câu hỏi khác nhau mà cóthể dẫn học viên đến các kết quả mong muốn liên quan đến khuôn mẫu học tập.

Sinh hoạt: Phân phát các bản tài liệu phát tay có tựa đề “Nhận Ra CácLoại Câu Hỏi Có Hiệu Quả” được cung cấp trong phần phụ lục của sách

học này. Mời giảng viên nhận ra các loại câu hỏi khác nhau trên tài liệu phát tay.Sau đó thảo luận chung với lớp học điều họ đã khám phá.

Sinh Hoạt Thực Tập 4: Sử Dụng Sách Học dành cho Giảng ViênMục Đích: Để giúp giảng viên nhận ra các câu hỏi trong sách học dành cho giảngviên và hiểu cách những câu hỏi này có thể dẫn học viên đến việc nhận được cáckết quả mong muốn của khuôn mẫu học tập.

Sinh Hoạt: Mời giảng viên chọn bất cứ bài học nào trong sách học dànhcho giảng viên hoặc sử dụng tài liệu phát tay có tựa đề “Bài Mẫu—3 Nê

Phi 11:1–17,” mà được cung cấp trong phần phụ lục của sách học này. Yêu cầu họtô đậm tất cả các câu hỏi trong bài học này. Sau đó mời họ cân nhắc phần nào củakhuôn mẫu học tập có liên quan đến câu hỏi này. Thảo luận với cả lớp học điều họđã khám phá.

Sinh Hoạt Thực Tập 5: Viết Lại Câu HỏiMục Đích: Để giúp giảng viên tập viết những câu hỏi hữu hiệu liên quan đếnkhuôn mẫu học tập.

Sinh Hoạt: Phân phát các bản tài liệu phát tay có tựa đề “Viết Lại CâuHỏi,” được cung cấp trong phần phụ lục của sách học này. Mời giảng viên

viết lại những câu hỏi trên tài liệu phát tay theo cách mà sẽ có nhiều khả năng đưađến việc học viên đạt được những kết quả học tập mong muốn. Sau khi họ đã làmxong, hãy mời một vài giảng viên chia sẻ những câu hỏi đã được viết lại với nhóm.

Sinh Hoạt Thực Tập 6: Làm Gương và ViếtMục Đích: Để giúp giảng viên tập viết một loạt các câu hỏi mà có thể dẫn học viênqua khuôn mẫu học tập trọn vẹn về một phân đoạn của câu, từ việc thông hiểu văncảnh và nội dung đến việc áp dụng một nguyên tắc phúc âm trong cuộc sốngcủa họ.

Sinh Hoạt: Phân phát các bản tài liệu phát tay có tựa đề “Làm Gương vàThực Tập,” được cung cấp trong phần phụ lục của sách hướng dẫn này.

Yêu cầu giảng viên nghiên cứu hàng loạt các câu hỏi mẫu trên giấy nháp, nhằmgiúp một giảng viên hướng dẫn học viên qua khuôn mẫu học tập cho một phânđoạn của các câu thánh thư. Sau đó mời giảng viên tập tuân theo cùng một khuônmẫu đó bằng cách viết một loạt các câu hỏi tương tự cho một hoặc hai phân đoạnthánh thư theo lựa chọn của họ.

BÀI HỌC HUẤN LUYỆN 4

99

Sinh Hoạt Thực Tập 7: Chuẩn Bị để Giảng DạyMục Đích: Để cung cấp một kinh nghiệm cho giảng viên để sử dụng thánh thư vàsách học dành cho giảng viên để chuẩn bị một bài học ngắn và sau đó tập giảngdạy cho nhau.

Xin lưu ý: Tại thời điểm huấn luyện này, giảng viên nên sẵn sàng để tập chuẩn bịvà giảng dạy một bài học. Thay vì mời giảng viên tập chuẩn bị và trình bày một bàihọc trọn vẹn từ sách học dành cho giảng viên, hãy mời họ chuẩn bị để chỉ giảngdạy một phân đoạn thánh thư. Sinh hoạt này có thể sẽ chiếm trọn thời gianhuấn luyện.

Sinh Hoạt: Xem lại nhanh với giảng viên các yếu tố chính mà họ đã học về việc xácđịnh phải giảng dạy điều gì và bằng cách nào. Sau đó mời họ chọn một phân đoạnthánh thư từ sách học dành cho giảng viên mà họ sẽ sử dụng khi chuẩn bị một bàihọc ngắn.

Là điều có thể hữu ích cho việc hoạch định lớp học để tất cả các giảngviên đều làm việc trong cùng một giai đoạn chuẩn bị bài học vào cùng một

lúc do đó không có giảng viên nào bị tụt lại phía sau trong sinh hoạt này. Để giúphọ lập kế hoạch, hãy phân phát các bản tài liệu phát tay có tựa đề “Các Câu HỏiHoạch Định Bài Học,” được cung cấp trong phần phụ lục của sách học này. Saukhi giảng viên đã chuẩn bị bài học của họ, hãy mời một hoặc hai giảng viên dạy bàihọc của họ cho nhóm. Nếu thích hợp, hãy khuyến khích giảng viên chia sẻ nhữngý nghĩ và đưa ra ý kiến phản hồi hữu ích ở cuối mỗi bài học. (Nếu cần, giảng viêncó thể sử dụng tài liệu phát tay có tựa đề “Bài Mẫu—3 Nê Phi 11:1–17” được cungcấp trong phần phụ lục của sách học này).

Kinh Nghiệm Học Tập 13: Quyết Định Cách Giảng Dạy:Giảng Dạy và Học Hỏi bằng Thánh LinhSinh Hoạt Thực Tập 8: Ba Niềm Tin Nòng Cốt của Chúng TaMục Đích: Để giúp giảng viên gia tăng sự hiểu biết của họ về kinh nghiệm trongmột lớp học có thể là như thế nào khi giảng viên tin tưởng vào quyền năng của lờiThượng Đế, có đức tin nơi Chúa và Đức Thánh Linh cũng như tin cậy học viêncủa họ.

Sinh Hoạt: Mời giảng viên viết ba yếu tố nòng cốt sau đây lên trên một tờ giấy (xinxem Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm: Sách Hướng Dẫn dành cho Các Giảng Viên vàCác Vị Lãnh Đạo trong Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo [2012], 47–48):

• Sự tin tưởng vào quyền năng của lời Thượng Đế.

• Đức Tin nơi Chúa và Thánh Linh

• Tin cậy vào các học viên

Chiếu cho giảng viên xem một video mô tả một kinh nghiệm trong lớphọc. Các anh chị em có thể sử dụng một trong các video sau đây (có sẵn

trên LDS.org), hoặc có thể chọn một video khác. (Các video này không có sẵn bằngtất cả mọi ngôn ngữ).

“2.7 Phân Tích một Đoạn Thánh Thư” (8:12)

“2.7 Một Cuộc Thảo Luận Đặt Trọng Tâm vào Học Viên” (10:47)

BÀI HỌC HUẤN LUYỆN 4

100

Khi giảng viên xem video, hãy mời họ tìm kiếm những ví dụ khi giảng viên chothấy sự tin tưởng vào quyền năng của lời Thượng Đế, đức tin nơi Chúa và ĐứcThánh Linh, hoặc sự tin cậy vào các học viên. Sau đó hãy yêu cầu giảng viên chiasẻ những ý nghĩ và sự hiểu biết sâu sắc của họ.

Sinh Hoạt Thực Tập 9: Tin Cậy Học ViênMục Đích: Để giúp giảng viên gia tăng sự hiểu biết của họ về học viên của mình làai và tại sao họ có thể tin cậy vào khả năng của học viên để làm tròn vai trò của họtrong việc học tập phúc âm và có được sự cải đạo nghiêm túc hơn.

Sinh Hoạt: Mời giảng viên nghiên cứu tài liệu phát tay có tựa đề “Tin Cậynơi Học Viên,” mà được cung cấp trong phần phụ lục của sách học này.

Trong khi họ đọc, hãy mời họ gạch dưới các lẽ thật chính yếu mà giúp họ tin tưởngrằng học viên của họ có thể làm tròn vai trò trong tiến trình học tập với sự giúp đỡvà sự khuyến khích của giảng viên của họ. Thảo luận vắn tắt một số ấn tượngcủa họ.

Cho giảng viên xem một video mô tả một kinh nghiệm trong lớp học. Cácanh chị em có thể sử dụng một trong các video sau đây (có sẵn trên

LDS.org), hoặc các anh chị em có thể chọn một video khác. (Các video này khôngcó sẵn bằng tất cả mọi ngôn ngữ).

“2.7 Phân Tích một Đoạn Thánh Thư” (8:12)

“2.7 Một Cuộc Thảo Luận Đặt Trọng Tâm nơi Học Viên” (10:47)

Mời giảng viên tìm kiếm bằng chứng về lẽ thật của những điều họ đã gạch dướitrong tài liệu phát tay của họ và sau đó thảo luận theo từng cặp những sự hiểu biếtsâu sắc và ấn tượng của họ.

BÀI HỌC HUẤN LUYỆN 4

101

Giấy phát tay

© 2016 DO INTELLECTUAL RESERVE, INC. GIỮ MỌI BẢN QUYỀN.

NGUỒN TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN GIẢNG VIÊN MỚI—KINH NGHIỆM HỌC TẬP 10

509

Lời Giới ThiệuTiếp theo sau sự hủy diệt và ba ngày đầy bóng tối mà báo hiệu cái chết của Đấng Cứu Rỗi, có khoảng 2.500 dân Nê Phi, nam, nữ và trẻ em, quy tụ xung quanh đền thờ trong xứ Phong Phú (xin xem 3 Nê Phi 17:25). Khi nói chuyện với nhau, họ nghe tiếng nói của Cha Thiên Thượng giới thiệu Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky

Tô, là Đấng hiện đến sau đó. Chúa Giê Su Ky Tô đã mời dân chúng đích thân chứng kiến rằng Ngài đã bị giết chết vì tội lỗi của thế gian. Từng người một, họ đến bên Ngài và rờ tay vào vết thương bên hông Ngài và những dấu đinh ở tay chân Ngài.

BÀI HỌC 120

3 nê Phi 11:1–17

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

3 Nê Phi 11:1–7Dân Nê Phi nghe tiếng nói của Đức Chúa Cha loan báo sự hiện đến của Vị Nam TửKhi học sinh vào lớp, hãy cho họ nghe một bài thánh ca hoặc bài nói chuyện của đại hội trung ương từ máy nghe nhạc hoặc DVD phát ra nhỏ ở hậu cảnh—chỉ vừa đủ nghe. Tắt nhạc khi đến lúc để dâng lên lời cầu nguyện và buổi họp devotional. Tiếp theo sau lời cầu nguyện, hãy hỏi học sinh xem họ có nghe thấy đoạn ghi âm đó không. (Nếu các anh chị em không có phương tiện để thực hiện sinh hoạt này, hãy cân nhắc việc yêu cầu một học sinh đọc bằng một giọng đọc nhỏ nhẹ từ 3 Nê Phi 11 khi học sinh bước vào lớp. Nếu các anh chị em chọn điều này, thì tốt nhất nên chỉ định làm điều đó từ một ngày trước, có lẽ cho một học sinh thường đến lớp sớm).• Một người cần phải làm gì để nghe và hiểu được một giọng nói nhỏ nhẹ?• Sứ điệp của bài hát (hoặc bài nói chuyện đại hội trung ương hay đoạn thánh thư) đã

được vặn lên khi các em bước vào lớp học hôm nay là gì?• Những lời đó có dễ hay khó để nghe thấy và hiểu được khi mọi người đi vào lớp học

không? Tại sao?Mời một học sinh đọc to 3 Nê Phi 11:1–3. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm điều mà dân Nê Phi thấy khó hiểu.• Tiếng nói được mô tả như thế nào trong 3 Nê Phi 11:3? (Các anh chị em có thể muốn đề

nghị học sinh đánh dấu phần mô tả về tiếng nói đó trong quyển thánh thư của họ).• Tiếng nói đó có ảnh hưởng gì đối với những người nghe nó?Yêu cầu học sinh đọc thầm 3 Nê Phi 11:4–7 cùng tìm kiếm điều mà dân Nê Phi đã làm một cách khác biệt để hiểu được tiếng nói đó lần thứ ba khi họ nghe nó.• Dân Nê Phi đã làm điều gì một cách khác biệt lần thứ ba khi họ nghe tiếng nói đó?• Dựa vào điều các em đã đọc trong 3 Nê Phi 11:7, dân chúng đã nghe được tiếng nói của

ai? (Họ đã nghe được tiếng nói của Cha Thiên Thượng, giới thiệu Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô).

Hãy cân nhắc việc yêu cầu học sinh đọc Hê La Man 5:30, cùng tìm kiếm một phần mô tả khác về tiếng nói của Chúa.• Tiếng nói mà dân Nê Phi đã nghe tương tự như thế nào với những thúc giục mà chúng

ta nhận được từ Đức Thánh Linh? (Học sinh có thể sử dụng các từ khác nhau, nhưng họ nên nhận ra lẽ thật sau đây: Đức Thánh Linh thường phán bảo với chúng ta qua những cảm nghĩ của chúng ta).

• Tại sao là điều quan trọng để lưu ý đến nguồn soi dẫn chúng ta nhận được từ Chúa qua Đức Thánh Linh?

Mời học sinh chia sẻ những kinh nghiệm họ đã có khi cảm thấy nguồn soi dẫn của Đức Thánh Linh vào tâm trí hay tâm hồn của họ. Yêu cầu họ mô tả về cảm nghĩ của họ. Các anh chị em cũng có thể muốn chia sẻ một kinh nghiệm của riêng mình.

Hoạch định bài họcHoạch định mỗi bài học để các anh chị em dành đủ thời gian cho các yếu tố quan trọng nhất. Ví dụ, ở phần cuối của bài học này, học sinh sẽ có cơ hội để làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô. Mặc dù các phần khác của bài học đều rất quan trọng, nhưng cũng hãy chắc chắn rằng có đủ thời gian còn lại cho việc chia sẻ chứng ngôn.

Bài Mẫu—3 Nê Phi 11:1–17

NGUỒN TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN GIẢNG VIÊN MỚI—KINH NGHIỆM HỌC TẬP 10

510

BàI Học 120

Mời một học sinh đọc lời phát biểu của Chủ Tịch Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ về điều gì chúng ta cần phải làm để lắng nghe và hiểu được tiếng nói của Chúa qua Đức Thánh Linh:

“Thánh Linh không làm cho chúng ta chú ý bằng cách hò hét. Thánh Linh không bao giờ lay mạnh chúng ta bằng tay. Thánh Linh thì thầm. Quả thật, Thánh Linh tác động rất nhẹ nhàng đến nỗi nếu chúng ta bận rộn thì chúng ta không thể nào cảm nhận Thánh Linh.“Thỉnh thoảng, Thánh Linh sẽ chỉ nhấn mạnh vừa đủ hoặc thường đủ để chúng ta lưu ý; nhưng từ kinh nghiệm của tôi, hầu hết mọi lúc, thì nếu

chúng ta không lưu tâm đến cảm giác nhẹ nhàng, nếu chúng ta không lắng nghe với những cảm nghĩ đó thì Thánh Linh sẽ rút lui và chờ đợi cho đến khi chúng ta tiến đến việc tìm kiếm và lắng nghe, theo cách của chúng ta và lời diễn tả của chúng ta” (“How Does the Spirit Speak to Us?” New Era, tháng Hai năm 2010, 3).• Chúng ta có thể học được nguyên tắc nào từ 3 Nê Phi 11:1–7 và từ Chủ Tịch Packer?

(Học sinh có thể đưa ra một loạt các câu trả lời, nhưng hãy chắc chắn rằng họ nhận ra lẽ thật sau đây: Khi chúng ta biết cách lắng nghe tiếng nói của Chúa qua Đức Thánh Linh, thì chúng ta sẽ có thể hiểu được sự truyền đạt Ngài ban cho chúng ta).

• Điều gì giúp các em chuẩn bị tâm trí mình để nghe và hiểu được những lời thì thầm của Đức Thánh Linh?

3 Nê Phi 11:8–17Chúa Giê Su Ky Tô hiện đến cùng dân Nê Phi và mời họ từng người một rờ tay vào những vết thương ở tay, chân và hông của NgàiMời một học sinh đọc to 3 Nê Phi 11:8–10. Yêu cầu lớp học dò theo và tưởng tượng ra việc sống ở giữa dân Nê Phi có thể như thế nào vào thời gian này. Trưng bày hình Chúa Giê Su Giảng Dạy ở Tây Bán Cầu (62380; Sách Họa Phẩm Phúc Âm [2009], số 82), và hỏi:• Các em nghĩ những ý nghĩ và cảm nghĩ nào các em sẽ có nếu các em sống ở giữa dân

Nê Phi khi Đấng Cứu Rỗi đã hiện đến cùng họ?Nhắc nhở học sinh về bóng tối và sự hủy diệt mà dân Nê Phi đã trải qua ngay trước khi Đấng Cứu Rỗi hiện đến. Sau đó mời một học sinh đọc to lời phát biểu sau đây của Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ về tầm quan trọng của sự hiện đến của Đấng Cứu Rỗi cùng dân Nê Phi:

“Sự hiện đến và lời tuyên bố đó tạo ra trung tâm điểm, thời điểm cao nhất, trong toàn bộ lịch sử của Sách Mặc Môn. Đó là sự biểu hiện và sắc lệnh đã thông báo và soi dẫn mọi vị tiên tri người Nê Phi trong sáu trăm năm trước, không kể đến tổ tiên người Y Sơ Ra Ên và người Gia Rết của họ trong hàng ngàn năm trước đó.“Mọi người đã nói về Ngài, hát về Ngài, mơ ước về Ngài, và cầu nguyện

về sự hiện đến của Ngài—nhưng Ngài thực sự ở đây. Ngày quan trọng nhất! Thượng Đế là Đấng biến mỗi đêm tối tăm thành ánh sáng ban mai đã đến” (Christ and the New Covenant: The Messianic Message of the Book of Mormon [1997], 250–51).Giải thích cho lớp học biết rằng phần kế tiếp của bài học được trù tính để cho phép họ suy ngẫm về cuộc viếng thăm của Đấng Cứu Rỗi. Trước khi đến lớp, hãy chuẩn bị những chỉ dẫn và các câu hỏi sau đây trên một tờ giấy phát tay cho mỗi học sinh (hoặc viết những điều này lên trên bảng hoặc trên một tấm bích chương). Cho học sinh đủ thời gian để đọc 3 Nê Phi 11:11–17 và tuân theo những chỉ dẫn trên tờ giấy phát tay. Khuyến khích họ suy ngẫm kỹ về ý nghĩa của những câu này khi họ nghiên cứu những câu này. 1. Đọc thầm 3 Nê Phi 11:11–12. Hãy tìm kiếm những điều Chúa Giê Su Ky Tô muốn dân

chúng biết về Ngài và về những điều Ngài đã làm trong thời gian giáo vụ trên trần thế của Ngài. Suy ngẫm về những câu hỏi sau đây:• Những lời phán nào của Đấng Cứu Rỗi trong 3 Nê Phi 11:11 là có ý nghĩa nhất đối

với các em? Tại sao?• Đấng Cứu Rỗi đã có ý nói gì khi Ngài phán: “Ta đã uống cạn chén đắng mà Đức Chúa

Cha đã ban cho ta”? Tại sao là điều quan trọng để biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô luôn luôn phục tùng ý muốn của Cha Thiên Thượng?

NGUỒN TÀI LIỆU HUẤN LUYỆN GIẢNG VIÊN MỚI—KINH NGHIỆM HỌC TẬP 10

511

3 nê PHI 11:1–17

2. Đọc 3 Nê Phi 11:13–15, và suy ngẫm những câu hỏi sau đây:• Đấng Cứu Rỗi đã mời dân Nê Phi làm điều gì? Ngài muốn họ phải biết gì từ kinh

nghiệm này?• Dân chúng đi đến Đấng Cứu Rỗi “tuần tự từng người một tiến lên” (3 Nê Phi 11:15).

Hãy nghĩ rằng ở đó có khoảng 2.500 người trong đám đông (xin xem 3 Nê Phi 17:25), điều này dạy cho các em về cảm nghĩ của Đấng Cứu Rỗi như thế nào về mỗi người chúng ta?

3. Trả lời các câu hỏi sau đây trong một sổ tay hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư:• Các em nghĩ tại sao Chúa muốn mọi người thấy và sờ tay vào Ngài “tuần tự từng

người một”?• Các em nghĩ việc các em có thể chạm tay vào các vết thương Đấng Cứu Rỗi đã gánh

chịu trong khi chuộc tội lỗi của các em sẽ ảnh hưởng đến các em như thế nào? 4. Cân nhắc việc viết lẽ thật sau đây ở ngoài lề trang thánh thư của các em gần bên 3 Nê

Phi 11:11–15. Chúa Giê Su Ky Tô mời gọi tôi tiếp nhận một chứng ngôn cá nhân rằng Ngài là Đấng Cứu Rỗi của tôi. Trả lời cho những câu hỏi sau đây trong một sổ tay hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư:• Những kinh nghiệm nào đã dẫn các em đến việc nhận được chứng ngôn của mình

rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Rỗi của các em?• Các em nghĩ Đấng Cứu Rỗi muốn các em làm gì để củng cố chứng ngôn của các em

về Ngài?• Khi nào các em đã cảm thấy rằng Đấng Cứu Rỗi biết các em và ban phước cho cá

nhân các em?Sau khi học sinh đã có đủ thời gian để hoàn tất sinh hoạt này, hãy mời một học sinh đọc to 3 Nê Phi 11:16–17. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm điều mà dân chúng đã làm sau khi họ đã có kinh nghiệm cá nhân này với Đấng Cứu Rỗi. Các em có thể muốn giải thích rằng Hô Sa Na là một từ tiếng Hê Bơ Rơ có nghĩa là “xin cứu bây giờ” hoặc “xin cứu chúng tôi” và được sử dụng trong suốt thánh thư như là một lời khen ngợi và nài xin (xin xem Bible Dictionary, “Hosanna”; Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Hô Sa Na,” scriptures.lds.org).• Các em nghĩ tại sao dân chúng reo lên “Hô Sa Na” sau kinh nghiệm của họ với Đấng

Cứu Rỗi?Mời học sinh đọc kỹ hơn {3 Nê Phi 11:15. Yêu cầu họ nhận ra điều dân chúng đã làm sau khi họ đã thấy và sờ tay vào vết thương của Đấng Cứu Rỗi. (Dân chúng chia sẻ chứng ngôn, hoặc làm chứng, rằng đó chính là Chúa Giê Su Ky Tô).• Chúng ta cần có thể thấy và sờ tay vào Đấng Cứu Rỗi để biết rằng Ngài hằng sống?

(Xin xem Mô Rô Ni 10:5). Chúng ta có thể “làm chứng” về Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách nào?

• Chúng ta có thể áp dụng 3 Nê Phi 11:15 cho mình như thế nào? Mỗi chúng ta nên làm gì sau khi chúng ta nhận được một chứng ngôn về Chúa Giê Su Ky Tô? (Khi chúng ta nhận được một chứng ngôn cá nhân về Chúa Giê Su Ky Tô, thì trách nhiệm của chúng ta là phải làm chứng về Ngài).

Kết thúc lớp học bằng cách mời học sinh cho biết về những lúc mà họ đã chia sẻ chứng ngôn của họ về Chúa Giê Su Ky Tô với những người khác. Khi thời gian cho phép, mời tất cả những em học sinh nào muốn làm như vậy để chia sẻ một chứng ngôn ngắn gọn về Đấng Cứu Rỗi và có lẽ, cho biết điều gì họ đã làm để nhận được chứng ngôn của họ. Nếu thời gian cho phép, các anh chị em cũng có thể mời họ chia sẻ một số điều họ đã viết xuống hoặc cảm thấy trong lúc họ học tập nghiên cứu 3 Nê Phi 11 trong ngày hôm nay.

vọng của tương lai” (“A Classroom of Faith, Hope, and Charity” [một buổi họp tối với một Vị Thẩm Quyền Trung Ương, ngày 28 tháng Hai năm 2014], lds.org/broadcasts).

7. Chủ Tịch Ezra Taft Benson (1899–1994) tuyên bố:“Trong gần sáu ngàn năm, Thượng Đế đã gìn giữ các em cho đến ngày các em sinh ra vào những ngày cuối cùng trước khi Chúa tái lâm. . . . Thượng Đế đã để dành cho những ngày sau cùng một số con cái vững mạnh nhất của Ngài, là những người sẽ chống đỡ Vương Quốc một cách đắc thắng. Và đó chính là lúc mà các em sinh ra, vì các em chính là thế hệ mà phải được chuẩn bị để gặp Thượng Đế của các em. . . . Hãy biết chắc chắn về điều này—các em là một thế hệ chọn lọc. . . . [Các em] sẽ trung thành với sứ mệnh đã được tiền sắc

phong trong những ngày sau cua mình không? (“In His Steps” [buổi họp đặc biệt fireside tại trường Brigham Young University, ngày 4 tháng Ba năm 1979], 1, speeches.byu.edu).

8. Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn giải thích:“[Học viên của chúng ta] sẽ khao khát có được những sự việc của Thánh Linh. Họ sẽ nhận ra khi lẽ thật được Thánh Linh xác nhận với họ. Họ sẽ tha thiết có được chứng ngôn gia tăng khi cảm nhận được lòng nhiệt tình trong chứng ngôn của chúng ta về các lẽ thật cơ bản của phúc âm phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô” (“The Lord Will Multiply the Harvest” [bài nói chuyện cùng các nhà giáo dục tôn giáo thuộc Hệ Thống Giáo Dục của Giáo Hội, ngày 6 tháng Hai năm 1988], 2, si.lds.org).

© 2016 DO INTELLECTUAL RESERVE, INC. GIỮ MỌI BẢN QUYỀN.