3
1. Giới thiệu Lý thuyết thể chế đã được nghiên cứu và phát triển trên thế giới từ những năm 1970, bằng việc xem xét các khía cạnh của cấu trúc xã hội, lý thuyết thể chế đã được ứng dụng để giải thích cho nhiều hiện tượng về hành vi doanh nghiệp (DN) và quá trình ra quyết định kinh doanh của các nhà quản trị DN. Trong nghiên cứu kế toán quản trị (KTQT) nhiều nghiên cứu trên thế giới đã tiếp cận lý thuyết thể chế để khám phá và xây dựng lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT nói chung và KTQT chi phí môi trường nói riêng. Ribeiro và Scapens (2006) đã nghiên cứu về xu hướng thay đổi và sự phát triển của KTQT theo hai trường phái của lý thuyết thể chế là Lý thuyết thể chế kinh tế cũ và Lý thuyết thể chế xã hội mới. Jalaludin và cộng sự (2011) đã nghiên cứu và vận dụng lý thuyết thể chế xã hội để giải thích cho mối quan hệ giữa áp lực thể chế với việc vận dụng KTQT chi phí môi trường. Tại Việt Nam, lý thuyết thể chế còn là một lĩnh vực mới mẻ trong nghiên cứu KTQT. Một số các luận án tiến sĩ về KTQT chi phí môi trường đã sử dụng lý thuyết thể chế là một trong các lý thuyết giải thích cho các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT chi phí môi trường của một số ngành sản xuất đặc thù như chế biến thủy sản (Ngô Thị Hoài Nam, 2017), dầu khí (Hoàng Thị Bích Ngọc, 2017), sản xuất gạch (Lê Thị Tâm, 2017). 2. Khái quát về lý thuyết thể chế 2.1. Lý thuyết thể chế Lý thuyết thể chế lấy thể chế làm trọng tâm trong các phân tích về thiết kế và tổ chức DN (Berthod, 2016). Theo đó, tổ chức có thể coi như là một thể chế thu nhỏ, là một thành phần với đầy đủ các đặc tính của thể chế chung lớn hơn. Lý thuyết thể chế đề cập đến khái niệm “thể chế” là tập hợp những quy tắc chính thức, các quy định không chính thức hay những sự tín ngưỡng, nhận thức chung có tác động kìm hãm, định hướng hoặc chi phối sự tương tác của các chủ thể chính trị với nhau trong những lĩnh vực nhất định (Berthod, 2016; Châu Quốc An, 2017) Như vậy, các quy tắc chi phối sự tương tác giữa các cá nhân hay tổ chức có thể mang tính chính thức hoặc không chính thức. Trong đó, các quy tắc chính thức mang tính hành pháp do Nhà nước và các cơ quan quản lý ban hành; bao gồm hiến pháp, các bộ luật, điều luật, hiến chương, văn bản dưới luật… Trong khi đó, các quy tắc không chính thức có vai trò mở rộng, chi tiết hóa hoặc chỉnh sửa các quy tắc chính thức và điều chỉnh hành vi của các chủ thể thông qua các chuẩn tắc xã hội (truyền thống, tín ngưỡng, tập quán, những điều cấm kỵ…) hay các quy tắc ửng xử nội bộ. Vai trò của các thể chế thể hiện ở chỗ chúng tạo nên một khuôn khổ mà ở đó hành động của các chủ thể trở nên dễ đoán trước hơn, cho phép các chủ thể thiết lập các kỳ vọng và giảm thiểu các rủi ro trong quá trình tương tác với nhau. 2.2. Các trường phái của lý thuyết thể chế Lý thuyết thể chế có 3 trường phái chính: kinh tế học thể chế cổ điển; kinh tế học thế chế mới và xã hội học thể chế mới. Lý thuyết thể chế trong nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường NCS.Ths. Phạm Vũ Hà Thanh* Thông qua nghiên cứu lý thuyết thể chế, nghiên cứu này tập trung giải thích cho các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất. Từ khóa: Lý thuyết thể chế, kế toán quản trị Abstract: Acording to the institutional theory, this study focuses on explaining the factors affecting the adoption of environmental cost management accounting in manufacturing enterprises. * Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Nhận: 17/9/2019 Biên tập: 25/9/2019 Duyệt đăng: 30/9/2019 Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 9/2019 53 Nghiên cứu trao đổi

Nghiên cứu trao đổi Lý thuyết thể chếvaa.net.vn/wp-content/uploads/2019/12/Ly-thuyet... · nghiên cứu về xu hướng thay đổi và sự phát triển của KTQT

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Nghiên cứu trao đổi Lý thuyết thể chếvaa.net.vn/wp-content/uploads/2019/12/Ly-thuyet... · nghiên cứu về xu hướng thay đổi và sự phát triển của KTQT

1. Giới thiệuLý thuyết thể chế đã được

nghiên cứu và phát triển trên thếgiới từ những năm 1970, bằng việcxem xét các khía cạnh của cấu trúcxã hội, lý thuyết thể chế đã đượcứng dụng để giải thích cho nhiềuhiện tượng về hành vi doanh nghiệp(DN) và quá trình ra quyết địnhkinh doanh của các nhà quản trịDN. Trong nghiên cứu kế toán quảntrị (KTQT) nhiều nghiên cứu trênthế giới đã tiếp cận lý thuyết thể chếđể khám phá và xây dựng lý thuyếtvề các nhân tố ảnh hưởng đến vậndụng KTQT nói chung và KTQTchi phí môi trường nói riêng.

Ribeiro và Scapens (2006) đãnghiên cứu về xu hướng thay đổi vàsự phát triển của KTQT theo haitrường phái của lý thuyết thể chế làLý thuyết thể chế kinh tế cũ và Lýthuyết thể chế xã hội mới.

Jalaludin và cộng sự (2011) đãnghiên cứu và vận dụng lý thuyếtthể chế xã hội để giải thích chomối quan hệ giữa áp lực thể chếvới việc vận dụng KTQT chi phímôi trường.

Tại Việt Nam, lý thuyết thể chếcòn là một lĩnh vực mới mẻ trongnghiên cứu KTQT. Một số các luậnán tiến sĩ về KTQT chi phí môitrường đã sử dụng lý thuyết thể chếlà một trong các lý thuyết giải thíchcho các nhân tố ảnh hưởng đếnmức độ vận dụng KTQT chi phímôi trường của một số ngành sảnxuất đặc thù như chế biến thủy sản(Ngô Thị Hoài Nam, 2017), dầukhí (Hoàng Thị Bích Ngọc, 2017),sản xuất gạch (Lê Thị Tâm, 2017).

2. Khái quát về lý thuyết thểchế

2.1. Lý thuyết thể chếLý thuyết thể chế lấy thể chế

làm trọng tâm trong các phân tíchvề thiết kế và tổ chức DN (Berthod,2016). Theo đó, tổ chức có thể coinhư là một thể chế thu nhỏ, là mộtthành phần với đầy đủ các đặc tínhcủa thể chế chung lớn hơn. Lýthuyết thể chế đề cập đến khái niệm“thể chế” là tập hợp những quy tắcchính thức, các quy định khôngchính thức hay những sự tín

ngưỡng, nhận thức chung có tácđộng kìm hãm, định hướng hoặcchi phối sự tương tác của các chủthể chính trị với nhau trong nhữnglĩnh vực nhất định (Berthod, 2016;Châu Quốc An, 2017)

Như vậy, các quy tắc chi phối sựtương tác giữa các cá nhân hay tổchức có thể mang tính chính thứchoặc không chính thức. Trong đó,các quy tắc chính thức mang tínhhành pháp do Nhà nước và các cơquan quản lý ban hành; bao gồmhiến pháp, các bộ luật, điều luật,hiến chương, văn bản dưới luật…Trong khi đó, các quy tắc khôngchính thức có vai trò mở rộng, chitiết hóa hoặc chỉnh sửa các quy tắcchính thức và điều chỉnh hành vicủa các chủ thể thông qua cácchuẩn tắc xã hội (truyền thống, tínngưỡng, tập quán, những điều cấmkỵ…) hay các quy tắc ửng xử nộibộ. Vai trò của các thể chế thể hiệnở chỗ chúng tạo nên một khuôn khổmà ở đó hành động của các chủ thểtrở nên dễ đoán trước hơn, chophép các chủ thể thiết lập các kỳvọng và giảm thiểu các rủi ro trongquá trình tương tác với nhau.

2.2. Các trường phái của lýthuyết thể chế

Lý thuyết thể chế có 3 trườngphái chính: kinh tế học thể chế cổđiển; kinh tế học thế chế mới và xãhội học thể chế mới.

Lý thuyết thể chế trong nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến

việc áp dụng kế toán quản trị chi phí môi trườngNCS.Ths. Phạm Vũ Hà Thanh*

Thông qua nghiên cứu lý thuyết thể chế, nghiên cứu này tập trunggiải thích cho các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng kế toán quản trịchi phí môi trường trong các doanh nghiệp sản xuất. Từ khóa: Lý thuyết thể chế, kế toán quản trịAbstract:

Acording to the institutional theory, this study focuses on explainingthe factors affecting the adoption of environmental cost managementaccounting in manufacturing enterprises.

* Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Nhận: 17/9/2019Biên tập: 25/9/2019Duyệt đăng: 30/9/2019

Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 9/2019 53

Nghiên cứu trao đổi

Page 2: Nghiên cứu trao đổi Lý thuyết thể chếvaa.net.vn/wp-content/uploads/2019/12/Ly-thuyet... · nghiên cứu về xu hướng thay đổi và sự phát triển của KTQT

Kinh tế học thể chế cổ điển (Oldinstitutional economics) tập trungvào giải thích sản xuất và phân bổ.Đại diện cho trường phái này có thểkể đến Mill-trường phái kinh tế họccổ điển, nhấn mạnh vai trò của thểchế và công nghệ như những yếu tốchiến lược thúc đẩy quá trình sảnxuất và phân phối đúng thời gian vàđịa điểm. Trường phái Mác-xítcũng nhấn mạnh: thể chế phụ thuộcvào công nghệ. Trường phái nàygiải thích các vấn đề trong mô hìnhsản xuất, khi tăng vốn, tăng laođộng sẽ không tăng thêm đượcnhiều lợi nhuận, thay vào đó thayđổi, thúc đẩy tiến bộ công nghệ làđiều kiện kiên quyết để tạo điềukiện phát triển. Có thể thấy rằng,trường phái cổ điển đã biết tậptrung xem xét các yếu tố quyết địnhnăng suất và tài sản, cũng như xemxét nguồn gốc và nguyên nhân tạora của cải trong hệ thống riêng rẽvà những thay đổi trong thể chế sẽtạo ra sự phát triển kinh tế.

Kinh tế học thể chế mới (Newinstitutional economics) là một tràolưu kinh tế học hiện đại có đốitượng nghiên cứu là những quy ướcxã hội, những quy định pháp lý ảnhhưởng đến hành vi của chủ thể kinhtế và có phương pháp nghiên cứu làmô hình hóa các hành vi kinh tếduy lý của chủ thể kinh tế trongmôi trường đầy rủi ro không xácđịnh được. Với phương phápnghiên cứu và tiếp cận khác biệt sovới kinh tế chính trị, các lý luận vàmô hình chủ yếu của kinh tế họcthể chế mới gồm lý luận chi phígiao dịch, lý luận ủy thác và đại lý,lý luận về quyền sở hữu, lý luậnthông tin phi đối xứng, lý luận hànhvi chiến lược, lý luận rủi ro đạođức, lý luận tuyển chọn ngược, chiphí giám sát, động cơ, mặc cả, hợpđồng, tự vệ, chủ nghĩa cơ hội, tínhduy lý giới hạn... Trên cơ sở các môhình và lý luận này, kinh tế học thểchế mới tập trung phân tích các hệ

thống và chế độ kinh tế, quản trịDN, giám sát tài chính, chiến lượcDN... (Châu Quốc An, 2017).

Xã hội học thể chế mới (NewInstitutional sociology), trong đócác nhà thể chế mới đã quan tâmđến các thể chế trong lý thuyết tổchức và xã hội học kinh tế bằngcách chuyển trọng tâm từ cácnghiên cứu giải thích về các hànhvi kinh tế (tổ chức và vận hành củaDN) như là kết quả của các tácnhân kinh tế mang tính quy ước,hành pháp sang mối quan hệ kếtnối công ty với môi trường thể chếcủa nó. Kết quả là một mô hình kếthợp mối liên hệ giữa lĩnh vực hànhvi kinh tế với hành vi xã hội cụ thể,xem xét tất cả các yếu tố trung lập,vi mô và vĩ mô của hải quan, côngước, luật pháp, tổ chức xã hội, hệtư tưởng và nhà nước là những yếutố chính giải thích sự vận hành vàphát triển của các tổ chức. Trongmô hình này, các hành vi của các cánhân/thể chế vi mô, nhóm xã hộiriêng lẻ được đặt trong môi trườngthể chế rộng lớn hơn.

3. Lý thuyết thể chế trongnghiên cứu nhân tố ảnh hưởngđến áp dụng KTQT chi phí môitrường

Trong ba trường phái của lýthuyết thể chế, để nghiên cứu vềKTQT chi phí môi trường thì trườngphái lý thuyết xã hội học thể chế mớiđược vận dụng hiệu quả để khámphá và giải thích cho các quyết địnhvề tổ chức và vận hành tại DN.

Trên quan điểm của lý thuyết xãhội học thể chế mới, việc áp dụngmột hệ thống KTQT cụ thể đượcthúc đẩy hiệu quả bởi yêu cầu vànhu cầu của chính tổ chức, DNnhằm đáp ứng yêu cầu tuân thủ cácáp lực bên ngoài tổ chức. Điều nàylà trái ngược với mong muốn giatăng hiệu quả nội bộ (Covaleski vàDirsmith, 1988; Moll, 2006). Cáctổ chức, DN chắc chắn sẽ được thểchế hóa bởi chính môi trường thể

chế xung quanh nó (Meyer vàRowan, 1977; DiMaggio và Pow-ell, 1983; Zucker, 1987), được địnhhình bởi chính đặc điểm và mụctiêu nội bộ của tổ chức, hoặc bởicác tác nhân bên ngoài như Nhànước và các tổ chức khác (Jalaludinvà cộng sự, 2011).

Áp lực thể chế chi phối và buộctổ chức, DN phải tuân thủ theo cácquy tắc chính thức như luật, quyđịnh và các tiêu chuẩn bằng vănbản; hoặc không chính thức thôngqua việc xây dựng các quy tắcchung, thói quen, phong tục tậpquán. Bằng việc hành động theocác quy tắc đã được đặt ra, tổchức/DN đảm bảo rằng mình có thểchiếm được ưu thế hoặc có thể tồntại được trong của môi trường thểchế vĩ mô của chính tổ chức(Meyer và Rowan, 1977; DiMag-gio và Powell, 1983; Zucker, 1987;Jalaludin và cộng sự, 2011).

Khái niệm đẳng cấuMột trong những luận điểm

quan trọng của quan điểm xã hộihọc thể chế mới, là việc đưa ra kháiniệm đẳng cấu, trong đó các DN, tổchức được cấu trúc sao cho phùhợp với các hiện tượng, hành vitrong môi trường và theo thời gianhoạt động, dần dần các tổ chức, DNđó đồng nhất hóa với chính môitrường hoạt động của mình (Meyervà Rowan, 1977; DiMaggio vàPowell, 1983; Jalaludin và cộng sự,2011). Việc đồng nhất hóa với môitrường hoạt động là minh chứngcho việc các tổ chức, DN không chỉhoạt động hợp pháp mà còn ổnđịnh, từ đó khuyến khích các thànhphần bên trong và bên ngoài tổchức gia tăng cam kết hành độngtheo và tuân thủ theo các quy tắc dothể chế quy định. Như vậy, quátrình vận dụng và thực hành KTQTchi phí môi trường cũng nằm chungtrong tiến trình đồng nhất hóa đócủa DN.

Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 9/201954

Nghiên cứu trao đổi

Page 3: Nghiên cứu trao đổi Lý thuyết thể chếvaa.net.vn/wp-content/uploads/2019/12/Ly-thuyet... · nghiên cứu về xu hướng thay đổi và sự phát triển của KTQT

Theo quan điểm xã hội học thểchế mới, thông thường, các DNchịu áp lực từ ba cơ chế, mà qua đóviệc đồng nhất hóa hay thay đổiđẳng cấu thể chế có thể xảy ra:Đẳng cấu cưỡng chế; quá trình bắtchước và áp lực quy phạm (DiMag-gio và Powell, 1983).

Đẳng cấu cưỡng chế xảy ranhằm đáp ứng những tác động củachính trị hoặc các vấn đề về tínhhợp pháp đối với tổ chức. Theo đó,các tổ chức, DN phải thay đổi cácquy định và quy trình của mìnhnhằm tuân thủ theo các quy tắcchung mang tính chính thức hoặckhông chính thức của môi trường.Bên cạnh đó, quá trình bắt chướclại là kết quả của các hành độngphản hồi của DN mang tính tiêuchuẩn cho sự không chắc chắn củamôi trường. Các tổ chức, DN có xuhướng bắt chước lại hành động củacác tổ chức, DN khác trong các tìnhhuống tương tự nhằm đảm bảo cáchành vi, quyết định của mình vẫntuân thủ theo các quy tắc chung củamôi trường. Cuối cùng, áp lực quyphạm lại bắt nguồn từ tính chuyênnghiệp, trong đó đòi hỏi tổ chức,DN phải hoạt động theo các chuẩnmực mang tính chuyên nghiệp từgiáo dục và đào tạo và hệ thốngmạng lưới các tổ chức chuyênnghiệp trong môi trường.

Như vậy, quan điểm xã hội họcthể chế mới của lý thuyết thể chếđã cho thấy rằng KTQT nói chungvà KTQT chi phí môi trường nóiriêng có thể được áp dụng theo mộtcách nhất định đảm bảo tuân thủ áplực từ Chính phủ và các bên khácnhau trong xã hội (Jalalludin vàcộng sự, 2011). Một số nghiên cứuđã chỉ ra mối liên kết giữa việc ápdụng các phương pháp KTQT hiệnđại như phương pháp chi phí theohoạt động (ABC) (Arnaboldi vàLapsley, 2003); đánh giá hiệu quả

hoạt động bằng các chỉ tiêu phi tàichính (Hussain và Gunasekaran,2002); quản lý chất lượng toàndiện (TQM; Sila, 2007) với áp lựcthể chế.

Theo Jalaludin và cộng sự(2011), có thể xác định ba cơ chế,là ba nhân tố ảnh hưởng đến vậndụng KTQT chi phí môi trườngtrong các DN căn cứ vào quanđiểm xã hội học thể chế mới: áp lựccưỡng chế, áp lực quy phạm và áplực bắt chước. Cụ thể như bảng 1.

4. Kết luậnLý thuyết thể chế với các quan

điểm tiếp cận là một lý thuyết quantrọng trong nghiên cứu các hành vikinh tế của DN. Trong nghiên cứuvề áp dụng KTQT chi phí môitrường, việc xem xét vai trò và sựảnh hưởng của tất cả các thànhphần trong môi trường hoạt độngcủa DN là phù hợp và đã được mộtsố nhà nghiên cứu sử dụng, từ đó,giúp giải thích và đưa ra những giảipháp phù hợp nhằm khuyến khíchDN áp dụng KTQT chi phí môitrường. Đây cũng là xu hướng pháttriển tất yếu nhằm đảm bảo DNthực hiện theo định hướng pháttriển bền vững của toàn cầu.

Tài liệu tham khảo

Châu Quốc An. (2016). Lý thuyết thểchế theo trường phái kinh tế học Tân thểchế và đổi mới thể chế kinh tế Việt Nam.Tạp chí phát triển khoa học & công nghệ:Chuyên san Kinh tế - Luật và quản lý, 1(5),5-15.

Ngô Thị Hoài Nam (2017). KTQT chiphí môi trường tại các DN chế biến thủysản Việt Nam. Luận án tiến sĩ, Đại họcThương mại.

Hoàng Thị Bích Ngọc (2017), KTQTchi phí môi trường trong các DN chế biếndầu khí thuộc tập đoàn dầu khí quốc giaViệt Nam. Luận án tiến sĩ, Trường Đại họcThương mại.

Lê Thị Tâm (2017),Nghiên cứu KTQTchi phí môi trường trong các DN sản xuấtgạch tại Việt Nam.Luận án tiến sĩ, TrườngĐại học kinh tế quốc dân.

Alkisher, A. (2013). Factors influencingenvironmental management accountingadoption in oil and manufacturing firms inLibya. Malaysia: Universiti UtaraMalaysia.

Arnaboldi, M. and Lapsley, I. (2003).Activity based costing, modernity and thetransformation of local goverment. PublicManagement Review, 5(3), 345-75.

Bartolomeo, M., Bennett, M.,Bouma,J.-J., Heydkamp, P., James, P. &Wolters, T. (2000). Environmental manage-ment accounting in Europe: current prac-tice and future potential. The EuropeanAccounting Review, 9(1), 31-52…

Bảng 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ECMA

.(Jalaludin và cộng sự, 2011)

Tạp chí Kế toán & Kiểm toán số tháng 9/2019 55

Nghiên cứu trao đổi