21
206 ĐỀ TÀI KHOA HỌC SỐ: 2.2.12-CS07 NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VỚI GIẢM NGHÈO VÀ PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO Ở VIỆT NAM 1. Cấp đề tài : Cơ sở 2. Thời gian nghiên cứu : 2007 3. Đơn vị chủ trì : Viện Khoa học Thống kê 4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê 5. Chủ nhiệm đề tài : TS. Nguyễn Hồng Danh 6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu: 7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 8,8

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNGvienthongke.vn/attachments/article/2873/07. 2.2.12-CS07.pdf206 ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ: 2.2.12-cs07 nghiÊn cỨu

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNGvienthongke.vn/attachments/article/2873/07. 2.2.12-CS07.pdf206 ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ: 2.2.12-cs07 nghiÊn cỨu

206

ĐỀ TÀI KHOA HỌC

SỐ: 2.2.12-CS07

NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG

KINH TẾ VỚI GIẢM NGHÈO VÀ PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO

Ở VIỆT NAM

1. Cấp đề tài : Cơ sở

2. Thời gian nghiên cứu : 2007

3. Đơn vị chủ trì : Viện Khoa học Thống kê

4. Đơn vị quản lý : Viện Khoa học Thống kê

5. Chủ nhiệm đề tài : TS. Nguyễn Hồng Danh

6. Những ngƣời phối hợp nghiên cứu:

7. Điểm đánh giá nghiệm thu đề tài: 8,8

Page 2: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNGvienthongke.vn/attachments/article/2873/07. 2.2.12-CS07.pdf206 ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ: 2.2.12-cs07 nghiÊn cỨu

207

CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN CỦA TĂNG

TRƢỞNG KINH TẾ, GIẢM NGHÈO VÀ PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO

Chƣơng này trình bày những khái niệm, nội dung cơ bản, chuẩn về

tăng trƣởng kinh tế, giảm nghèo phân hóa giàu nghèo, một số phƣơng pháp

tính toán thực tế áp dụng ở Việt Nam trong phạm vi quy định của đề tài…

làm cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận vấn đề nghiên cứu tiếp theo. Lênin đã

nói rằng: chúng ta càng tiếp xúc với những vấn đề cụ thể bao nhiêu thì chúng

ta càng chạm trán phải những vấn đề chung bấy nhiêu và rút cục bắt buộc

chúng ta phải trở lại những vấn đề cơ bản1.

I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1. Quan niệm chung về nghèo đói trên thế giới

Các quan niệm về nghèo đói của thế giới phản ánh 3 khía cạnh của người

nghèo: Không đƣợc thụ hƣởng những nhu cầu cơ bản của mức tối thiểu dành

cho con ngƣời; Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân

cƣ; Thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng.

Cùng với các định tính về ngƣời nghèo, Ngân hàng Thế giới đã tính toán

và đƣa ra kiến nghị chuẩn nghèo đói cho các quốc gia vào những năm cuối

của thập kỷ trƣớc nhƣ sau:

- Đối với nƣớc nghèo: Các cá nhân bị coi là nghèo đói khi mà có thu

nhập dƣới 0,5 USD/ngày.

- Đối với nƣớc đang phát triển là 1 USD/ngày.

- Các nƣớc thuộc Châu Mỹ Latin và Caribe là 2 USD/ngày

- Các nƣớc Đông Âu là 4 USD/ngày

- Các nƣớc công nghiệp phát triển là 14,4 USD/ngày.

Sự khác nhau chung nhất là thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời xã hội mức

mức cao hay thấp mà thôi. Điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế

- xã hội cũng nhƣ phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia.

Các quốc gia đều tự đưa ra chuẩn riêng của mình, thông thường nó

thấp hơn thang nghèo đói mà Ngân hàng Thế giới (World Bank- WB) đƣa ra.

Ví dụ, tại thời điểm WB đƣa ra kiến nghị, thì chuẩn nghèo của Mỹ đƣợc xác

định cho một hộ gia đình chuẩn 4 ngƣời gồm bố, mẹ và 2 con là 17.960

USD/năm tƣơng đƣơng với hơn 4.490 USD/ngƣời/năm hay 374 USD

1 (Lênin VI-Toàn tập, tập 15 NXB Tiến bộ Matcơva 1974, trang 435)

Page 3: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNGvienthongke.vn/attachments/article/2873/07. 2.2.12-CS07.pdf206 ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ: 2.2.12-cs07 nghiÊn cỨu

208

ngƣời/tháng hay 12,47 USD ngƣời/ngày. Tuy nhiên một số những nhu cầu cơ

bản ở Mỹ - nhu cầu cơ bản đối với 1 hộ gia đình gồm 4 thành viên tính trung

bình là 33.511 USD/năm.

2. Chuẩn nghèo đói và phƣơng pháp xác định ở nƣớc ta

Chuẩn nghèo là khái niệm động, nó biến động theo thời gian và không

gian. Ngƣời ta thƣờng phân biệt hai loại nghèo:

- Nghèo tuyệt đối. Khái niệm nghèo tuyệt đối thƣờng dùng cho các

nƣớc đang phát triển, nơi cuộc sống vật chất còn nhiều thiếu thốn, nhiều

ngƣời không đủ cơm để ăn, không đủ áo để mặc. Để xác định ai là những

ngƣời nghèo, ngƣời ta đƣa ra một ngƣỡng nghèo dựa trên số liệu thu nhập

hoặc chi tiêu của các hộ gia đình trong mẫu điều tra. Có hai loại ngƣỡng

nghèo, ngƣỡng nghèo lƣơng thực thực phẩm và ngƣỡng nghèo chung. Những

hộ có mức thu nhập (hoặc chi tiêu) dƣới ngƣỡng là những ngƣời nghèo.

Ngƣỡng nghèo lƣơng thực thực phẩm đo lƣờng mức chi tiêu (hoặc thu

nhập) cần thiết để đảm bảo một hộ gia đình đủ mua đƣợc một lƣợng lƣơng

thực thực phẩm cung cấp cho mỗi thành viên trong hộ gia đình một lƣơng

Kcalo bằng 2100 Kcalo/1 ngày. Sử dụng phƣơng pháp này, năm 1993

ngƣỡng nghèo lƣơng thực phẩm là 749.722 đồng và có 25% ngƣời nghèo,

năm 1998 ngƣỡng nghèo là 1.286.833 đồng và có 15% ngƣời nghèo.

Ngƣỡng nghèo chung đo lƣờng chi phí để mua đủ một lƣợng hàng hóa

lƣơng thực thực phẩm cung cấp lƣợng Kcalo là 2100 Kcalo/1 ngày và một số

mặt hàng phi lƣơng thực phẩm thiết yếu khác cho một ngƣời. Nhóm giữa của

5 nhóm chi tiêu là cơ sở để tính toán nghèo lƣơng thực phẩm và nghèo chung.

Ngƣỡng nghèo chung năm 1993 là 1160410 đồng, năm 1998 là 1789871

đồng. Tỷ lệ nghèo chung đã giảm đi nhanh chóng, từ 58% năm 1993 xuống

còn 37% năm 1998.

- Nghèo tƣơng đối. Khái niệm nghèo tƣơng đối không sử dụng ở các

nƣớc nghèo mà chỉ đƣợc vận dụng ở các nƣớc phát triển. Các nƣớc phát triển

có mức sống cao, nhƣng xã hội nào mà chẳng có một bộ phận sống dƣới mức

trung bình của cộng đồng dân cƣ. Ngƣời ta gọi bộ phận này là tƣơng đối

nghèo, mặc dù mức sống của họ còn lâu các nƣớc đang phát triển mới đạt

đến. Cái ý nghĩa thực sự của nghèo tƣơng đối là ở chỗ phân phối thu nhập

không đều hay chính xác là sự bất bình đẳng

Theo phƣơng pháp chung của Quốc tế ở Việt Nam (Bộ LĐ, TB & XH)

đã 3 lần công bố các chuẩn nghèo tính theo thu nhập bình quân đầu ngƣời

cho các giai đoạn cụ thể khác nhau những năm 1993-1995, 1996-2000 và giai

Page 4: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNGvienthongke.vn/attachments/article/2873/07. 2.2.12-CS07.pdf206 ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ: 2.2.12-cs07 nghiÊn cỨu

209

đoạn từ năm 2001-2005 nhƣ sau: những ngƣời có thu nhập dƣới mức quy

định sau đƣợc xếp vào nhóm hộ nghèo:

1. Chuẩn nghèo giai đoạn 1993-1995

Hộ đói: bình quân thu nhập dƣới 13kg/ngƣời/tháng (đối với thành thị),

dƣới 8kg/ngƣời/tháng đối với khu vực nông thôn.

Hộ nghèo: bình quân thu nhập 20 kg/ngƣời/tháng (đối với khu vực thành

thị) và dƣới 15kg/ngƣời/tháng đối với khu vực nông thôn.

2. Chuẩn nghèo giai đoạn 1995-1997

Hộ đói: có mức thu nhập bình quân dƣới 13kg/ngƣời/tháng, tính cho mọi vùng.

Hộ nghèo: là hộ có thu nhập vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dƣới

15kg/ngƣời/tháng. Vùng thành thị dƣới 25kg/ngƣời/tháng.

3. Chuẩn nghèo giai đoạn 1997-2000 (công văn số 1751/LĐTBXH).

Hộ đói: là hộ có mức thu nhập bình quân một ngƣời dƣới 13kg/tháng,

tƣơng đƣơng 45.000 đồng (giá năm 1997, tính cho mọi vùng).

Hộ nghèo: là hộ có thu nhập tùy theo từng vùng ở các mức tƣơng ứng nhƣ sau:

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo: dƣới 15kg/ngƣời/tháng (tƣơng

đƣơng 55.000 đồng).

Vùng nông thôn đồng bằng, trung du: dƣới 20 kg/ngƣời/tháng (tƣơng

đƣơng 70.000 đồng).

Vùng thành thị: dƣới 25kg/ngƣời/tháng (tƣơng đƣơng 90.000 đồng).

4. Chuẩn nghèo giai đoạn 2001-2005 (quyết định số 1143/2000/QĐ-

LĐTBXH)

Vùng nông thôn miền núi, hải đảo là 80.000 đồng/ngƣời/tháng.

Vùng nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/ngƣời/tháng.

Vùng thành thị: 150.000 đồng/ngƣời/tháng.

Chuẩn nghèo Việt Nam qua các giai đoạn (quy theo giá trị)

(ĐVT: 1.000đ)

Giai đoạn 1993-1995 1995-1997 1998-2000 2001-2005

Nông thôn 45 60 70 100

Thành thị 60 75 90 150

Miền núi, hải đảo 45 45 55 80

Nguồn: Văn kiện chương trình xóa đói giảm nghèo 2001-2005

Page 5: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNGvienthongke.vn/attachments/article/2873/07. 2.2.12-CS07.pdf206 ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ: 2.2.12-cs07 nghiÊn cỨu

210

Việc điều chỉnh chuẩn nghèo căn cứ vào các yếu tố chủ yếu sau: (1)

Mức tăng thu nhập thực tế của dân cƣ, đặc biệt là nhóm hộ nghèo trong kỳ

điều chỉnh (2). Tốc độ lạm phát cùng kỳ.

5. Chuẩn nghèo năm 2001-2005 so với giai đoạn trƣớc đó tăng 1,5 lần,

còn về phƣơng pháp tiếp cận và xác định vẫn dựa trên cơ sở thu nhập của hộ,

và điểm đáng lƣu ý là trong chuẩn nghèo điều chỉnh không đƣa ra tiêu chí hộ

đói (vì qua tổng hợp tỷ lệ hộ đói còn không đáng kể).

Sở dĩ có lựa chọn phƣơng án tăng lên 1,5 lần là vì trong 5 năm 1996-

2000 mức sống dân cƣ Việt Nam tăng lên khoảng 1,47 lần và GDP giai đoạn

1991-2000 tăng lên 1,97 lần. Theo chuẩn trên, đầu năm 2001 Việt Nam, có

khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 17,2%. Tuy nhiên, theo nhận xét của

một số chuyên gia quốc tế, chuẩn về hộ nghèo của ta thấp hơn so với tình

hình thực tế, chỉ ngang bằng với một số nƣớc trong khu vực; thấp hơn Trung

Quốc, Thái Lan,…

So với chuẩn nghèo do Ngân hàng Thế giới tại Hà Nội và Tổng cục

Thống kê tính cho Việt Nam vào năm 2002 là 164.000 đồng (đƣờng nghèo

cao) thì chuẩn nghèo của Việt Nam chỉ bằng 2/3 (đƣờng nghèo tƣợng trƣng

của quốc gia khoảng 108.000 đồng). Tỷ lệ ngƣời nghèo theo chuẩn của Ngân

hàng Thế giới khoảng 28,9% vào năm 2002. Chính phủ lựa chọn chuẩn

nghèo thấp trong giai đoạn này là nhằm tập trung nguồn lực cho đối tƣợng

nghèo nhất nhằm giải quyết nhu cầu ăn và mặc; còn về y tế, giáo dục nhà

nƣớc có thể áp dụng chính sách trợ giúp. Hạn chế của chuẩn nghèo thấp là

chƣa phản ánh đúng thực trạng nghèo ở Việt Nam, nhiều ngƣời vƣợt qua

đƣờng nghèo mà cuộc sống vẫn khó khăn; vì vậy theo xu hƣớng hội nhập khu

vực, từ năm 2005 Chính phủ sẽ áp dụng chuẩn nghèo mới, chuẩn nghèo này

sẽ đƣợc áp dụng theo phƣơng pháp tính theo nhu cầu chi tiêu để bảo đảm

2100 Kcal mỗi ngày và có tính đến nhu cầu phi lƣơng thực, thực phẩm (mặc,

y tế, giáo dục, nhà ở, văn hóa, đi lại, giao tiếp xã hội), ƣớc tính nhu cầu phi

lƣơng thực, thực phẩm chiếm khoảng 40% tổng giá trị chi tiêu; Khi đó sẽ

không còn sự khác biệt về chuẩn nghèo giữa nước ta và Ngân hàng Thế giới.

Với cách xác định hộ nghèo chỉ dựa vào các chỉ tiêu định lƣợng sẽ

không phản ánh hết tính đa dạng của nghèo đói, đặc biệt là các khía cạnh về

quyền sở hữu tài sản, đất đai, tƣ liệu, công cụ sản xuất, tình trạng nhà ở, chăm

sóc sức khỏe, tình trạng giáo dục, môi trƣờng sống, khả năng tiếp cận các

dịch vụ sản xuất, dịch vụ đô thị, dịch vụ xã hội cơ bản, vị thế xã hội của

ngƣời nghèo…nếu xác định hộ nghèo chỉ dựa vào các chỉ tiêu định tính (dạng

mô tả nhƣ quan niệm của ngƣời dân về nghèo đói sẽ gặp khó khăn cho việc

xác định, đánh giá, nhất là những trƣờng hợp giáp ranh nghèo và không

nghèo sẽ thiếu tính đồng nhất, tƣ liệu thu thập đƣợc độ tin cậy không cao.

Page 6: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNGvienthongke.vn/attachments/article/2873/07. 2.2.12-CS07.pdf206 ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ: 2.2.12-cs07 nghiÊn cỨu

211

Nếu vận dụng cả chỉ tiêu định lƣợng và định tính để xác định hộ nghèo về

mặt lý thuyết có vẻ toàn diện hơn, đầy đủ hơn, nhƣng thực tế sẽ gặp nhiều

khó khăn, trở ngại cho việc thu thập thông tin, giám sát, đánh giá. Trong thời

gian vừa qua, đối với nhiều quốc gia, trong đó có nƣớc ta đều phải sử dụng

các chỉ tiêu định lƣợng đồng thời có chú ý đến các chỉ tiêu định tính.

3. Các quan niệm về giảm nghèo

3.1. Khái niệm về giảm nghèo

Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cƣ nghèo nâng cao mức sống, từng

bƣớc thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lƣợng

ngƣời nghèo giảm xuống. Nói một cách khác giảm nghèo là quá trình chuyển

bộ phận dân cƣ nghèo lên một mức sống cao hơn.

Giảm nghèo là một phạm trù mang tính lịch sử. Bởi nghèo vẫn còn tồn

tại khi nền kinh tế thị trƣờng còn chi phối và còn tồn tại sự phân biệt và năng

lực, thể chất, địa vị xã hội… giữa các cá nhân. Do đó chỉ có thể từng bƣớc

giảm nghèo, chƣa thể tiến tới xóa đƣợc nghèo. Chỉ khi xã hội loài ngƣời đạt

tới trình độ xã hội Cộng sản chủ nghĩa nhƣ Mác - Ăngghen dự báo, hiện

tƣợng nghèo không còn, thì sẽ không còn việc giảm nghèo.

Do việc đánh giá và cách nhìn nguồn gốc dẫn đến nghèo khác nhau, nên

cũng có nhiều quan niệm về giảm nghèo khác nhau ở trong những nƣớc khác

nhau và trong những hoàn cảnh khác nhau.

Ở nƣớc ta hiện nay nghèo đói không phải là do sự bóc lột của giai cấp tƣ

sản và địa chủ đối với ngƣời lao động nhƣ trƣớc đây mà do nền kinh tế nước

ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế lạc hậu kém phát triển sang

nền kinh tế phát triển hiện đại, trong nền kinh tế này đang tồn tại và đan xen

nhiều trình độ sản xuất khác nhau. Trình độ sản xuất cũ, lạc hậu bị trầm tích,

lƣu giữ trong nền kinh tế, trong khi đó trình độ sản xuất mới tiên tiến chƣa

đóng vai trò chủ đạo, thay thế các trình độ sản xuất cũ và lạc hậu này. Do đó

dẫn đến có sự giàu nghèo khác nhau trong các tầng lớp dân cƣ.

Nhƣ vậy, có 2 quan điểm chính thống đƣợc thống nhất cao.

Ở góc độ nƣớc nghèo: Giảm nghèo ở nƣớc ta chính là từng bƣớc thực

hiện quá trình chuyển đổi các trình độ sản xuất cũ, lạc hậu, còn tồn đọng

trong xã hội sang trình độ sản xuất mới, cao hơn. Mục tiêu hƣớng là trình độ

sản xuất tiên tiến của thời đại.

Ở góc độ ngƣời nghèo: Giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ

ngƣời nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách

nhanh nhất, trên cơ sở đó họ có nhiều lựa chọn hơn, giúp họ từng bƣớc thoát

ra khỏi tình trạng nghèo.

Page 7: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNGvienthongke.vn/attachments/article/2873/07. 2.2.12-CS07.pdf206 ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ: 2.2.12-cs07 nghiÊn cỨu

212

Quá trình chuyển đổi của nền kinh tế, của phƣơng thức sản xuất có thể

coi là một cuộc cách mạng trong kinh tế diễn ra hết sức khó khăn và lâu dài.

Hồ Chí Minh đã từng nói "Thắng đế quốc và phong kiến là tƣơng đối dễ, thắng

bần cùng và lạc hậu còn khó khăn hơn nhiều". Do đó bên cạnh quá trình

chuyển đổi phải có chính sách xã hội có tính chất bảo trợ đối với người nghèo

trƣớc hết đảm bảo cho họ những nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống. Mặt

khác chính sách xã hội có tính chất hỗ trợ giúp ngƣời nghèo vƣơn lên vƣợt qua

cửa ải nghèo đói. Dƣới góc độ kinh tế đây cũng là hình thức phân phối lại phần

thặng dƣ trong xã hội cho ngƣời nghèo và cũng một khía cạnh của giảm nghèo.

Ở nước ta, chương trình phúc lợi xã hội có một vai trò quan trọng. Nó

có vai trò nhƣ "sàn đỡ" đối với tầng lớp ngƣời nghèo, trên cơ sở đó giúp họ

thoát nghèo. Đây có thể là một kinh nghiệm về giải pháp giảm nghèo đối với

các nƣớc kém phát triển trong đó có Việt Nam. Điểm cần chú ý là: chương

trình phúc lợi xã hội ở mức độ và trình độ phát triển nào là do nền kinh tế qui

định, đồng thời phần quan trọng là chương trình đó nhằm mục đích gì, vì

người giàu hay người nghèo trong xã hội?

Chính sách xã hội ở nước ta đã đƣợc thực hiện sâu rộng trong thời kỳ kế

hoạch hóa tập trung và đƣợc tiếp tục thực hiện ngay từ khi bắt đầu thời kỳ đổi

mới từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trƣờng có sự quản

lý của nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa. Thực tế này khẳng định,

Đảng và nhà nƣớc ta sớm nhận thức đƣợc những khiếm khuyết nhƣ nạn thất

nghiệp, chênh lệch về thu nhập, phân hóa giàu nghèo, nghèo đói, tệ nạn xã

hội… trong quá trình phát triển. Những tác động tiêu cực này nếu không

đƣợc chú trọng giải quyết sẽ trở thành lực cản đối với quá trình đổi mới và

phát triển, gây tổn thất lớn cho xã hội.

Đề tài đã trình bày những tác động của nghèo đối với các vấn đề trong

đời sống xã hội là rất lớn và đa dạng - cụ thể về góc độ xã hội và kinh tế.

Đồng thời đề tài cũng trình bày về khái niệm tăng trƣởng kinh tế và những

nhân tố về sự tăng trƣởng.

Tăng trưởng kinh tế là mức tăng thu nhập quốc dân hay tăng tổng sản

phẩm quốc dân (GDP) trên đầu ngƣời.

Tăng trƣởng kinh tế là yếu tố quan trọng nhất quyết định phúc lợi kinh

tế của ngƣời dân mỗi quốc gia và con đƣờng tăng trƣởng kinh tế nhanh từ lâu

đã trở thành không chỉ là niềm mơ ước chung cho mọi quốc gia mà còn là

một trong những câu hỏi trung tâm của kinh tế học. Các nhà kinh tế quốc tế

nghiên cứu về tăng trƣởng đã tổng kết và chỉ ra từ lâu rằng: động cơ của tiến

bộ kinh tế phải đi trên cùng 4 bánh xe (hay 4 nhân tố cơ bản) - dù nƣớc đó có

giàu hay nghèo thế nào đi chăng nữa - đó là:

Page 8: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNGvienthongke.vn/attachments/article/2873/07. 2.2.12-CS07.pdf206 ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ: 2.2.12-cs07 nghiÊn cỨu

213

* Nguồn nhân lực (cung lao động, giáo dục, kỷ luật, động cơ khuyến khích).

* Nguồn tài nguyên (đất đai, khoáng sản, nhiên liệu, chất lƣợng môi trƣờng)

* Tạo vốn (máy móc, nhà xƣởng, đƣờng sá)

* Công nghệ (khoa học, công nghệ, quản lý, ý thức, kinh doanh)

[4 bánh xe của sự tiến bộ trong kinh tế thƣờng đƣợc ký hiệu: lao động

(L) tài nguyên (N) vốn (K) công nghệ (A)].

Kinh tế Việt Nam những năm gần đây (2000 - 2006) tăng trƣởng mạnh

mẽ gắn liền với tính ổn định bền vững, mọi ngƣời dân đều đƣợc hƣởng thành

quả - là những bằng chứng tốt nhất chứng minh sự vận dụng có hiệu quả tốt

đẹp lý luận cơ bản về tăng trƣởng kinh tế quốc tế ở Việt Nam.

Đề tài đã đƣa ra khái niệm về phân hóa giàu nghèo các quan điểm về

mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế với giảm nghèo và phân hóa giàu nghèo

và cho rằng các tệ nạn xã hội (nhƣ: tham nhũng, trộm cƣớp, ăn cắp, tội ác

hình sự….) phát triển trong thời gian qua sẽ bị ngăn chặn kịp thời và giảm

thấp, nếu nhƣ các quan điểm trên đây đƣợc thực hiện một cách triệt để và

nghiêm túc - nhƣ thế thì các tệ nạn xã hội không phải là bạn đồng hành không

tránh khỏi của quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam.

II. MỘT SỐ CƠ SỞ PHƢƠNG PHÁP LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong phần này đề tài trình bày một số chỉ tiêu đo lƣờng thống kê về

giảm nghèo và phân hóa giàu nghèo nhƣ tỷ lệ nghèo, chỉ số khoảng cách

nghèo, chỉ số bình phƣơng khoảng cách nghèo, đƣờng cong Lorenz và hệ số

Gini, chỉ số Thei-T và chỉ số Thei-L. Sau đó đề tài đƣa ra những lệnh cơ bản

để sử dụng phần mềm SPSS và STATA để phân tích số liệu thống kê. Đề tài

cho rằng nên sử dụng phổ biến các phần mềm này để phân tích số liệu thống

kê thƣờng xuyên hơn.

CHƢƠNG II

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VỚI

GIẢM NGHÈO VÀ PHÂN HÓA GIÀU NGHÈO Ở VIỆT NAM

I. TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ MẠNH MẼ Ở VIỆT NAM SAU CẢI CÁCH

MỞ CỬA

Tình hình phát triển kinh tế thị trƣờng Việt Nam sau những năm cải

cách mở cửa diễn ra rất mạnh mẽ. Từ một nền kinh tế làm không đủ ăn, một

xã hội nghèo, với 90% là kinh tế quốc doanh ở miền Bắc và 60% trong phạm

vi cả nƣớc chuyển sang một nền kinh tế thị trƣờng, huy động mọi thành phần

kinh tế, mọi nguồn lực tham gia nhằm tạo ra của cải vật chất cho đất nƣớc,

đến nay hơn 60% GDP do các thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc đóng góp.

Page 9: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNGvienthongke.vn/attachments/article/2873/07. 2.2.12-CS07.pdf206 ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ: 2.2.12-cs07 nghiÊn cỨu

214

Chuyển mạnh mẽ từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang thị trƣờng,

khuyến khích làm giàu, xóa đói giảm nghèo theo hƣớng phát triển bền vững.

Từ một nền kinh tế khép kín, hƣớng đến hội nhập với khu vực và quốc

tế, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng 13 lần trong vòng 15 năm gần đây đạt gần 30 tỷ

đô la vào năm 2005. Đẩy mạnh công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nƣớc, tập

trung phát triển một số ngành công nghiệp then chốt, dịch vụ chất lƣợng cao,

công nghệ tiên tiến nhƣ viễn thông, công nghệ thông tin, dầu khí, đóng tàu

thuỷ, cầu đƣờng, điện lực... Năm 2006 đã có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất

khẩu 1 tỷ đô la là: dệt may, dầu khí, thuỷ sản, da giầy, điện tử công nghệ

thông tin, đồ gỗ, tàu thuỷ. Xuất khẩu tăng mạnh thúc đẩy sản xuất phát triển

không ngừng diễn ra khắp cả nƣớc.

Tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam có thể chia làm ba giai đoạn:

1/ Giai đoạn thứ nhất từ 1986-1991 ổn định kinh tế vĩ mô để tạo đà cho

phát triển và tái hội nhập với thị trƣờng quốc tế.

2/ Giai đoạn thứ hai 1992-1997 với những thành công rực rỡ về tăng

trƣởng kinh tế kéo dài cho đến xảy ra khủng hoảng tài chính ở Châu Á.

Ngƣời ta cũng thƣờng gọi giai đoạn này là giai đoạn bùng nổ kinh tế ở Việt

Nam với tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm 8,76% cùng với những

thành tích ngoạn mục về xoá đói giảm nghèo từ 58,15% vào năm 1993 giảm

xuống còn 37,37% vào năm 1998.

3/ Giai đoạn ba bắt đầu từ năm 1998, sau một vài năm đầu chững lại và sụt

giảm, kinh tế bắt đầu phục hồi và tăng trƣởng trở lại, năm 2005 đạt con số

8,44%, kể từ năm năm gần đây 2002-2006 tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt

7,75%, nông nghiệp tăng 3,90%, công nghiệp tăng 10,24%, dịch vụ tăng 7,36%.

Những thành tựu của tăng trƣởng kinh tế không những mang lại thu

nhập ngày càng cao cho các tầng lớp dân cƣ trên mọi miền của đất nƣớc, cải

thiện mức sống của họ mà còn tạo ra phúc lợi để chính phủ thực hiện một số

chính sách công bằng xã hội tạo điều kiện cho phát triễn bền vững. Thực hiện

các chính sách nhƣ: Ngƣời có công với cách mạng, bảo trợ ngƣời già không

nơi nƣơng tựa, trẻ em lang thang có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hỗ trợ vốn,

đất, nhà, nguyên vật liệu đối với các gia đình nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng

ở vùng sâu, vùng xa. Tính đến 12/2005, cả nƣớc không còn hộ đói kinh niên, số

hộ nghèo giảm xuống nhanh chóng, 85% hộ gia đình chính sách, ngƣời có công

với cách mạng có mức sống khá hoặc trung bình so với cộng đồng nơi cƣ trú.

Tuy nhiên tăng trƣởng kinh tế nhanh chóng thì phân hoá giàu nghèo

cũng gia tăng theo. Tăng trƣởng mang lại lợi ích cho cả ngƣời giàu lẫn ngƣời

nghèo, nhƣng ngƣời giàu đƣợc hƣởng lợi nhiều hơn ngƣời nghèo. Do ngƣời

Page 10: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNGvienthongke.vn/attachments/article/2873/07. 2.2.12-CS07.pdf206 ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ: 2.2.12-cs07 nghiÊn cỨu

215

giàu vừa có vốn vừa có tri thức công nghệ, tri thức kinh doanh và kinh

nghiệm làm ăn. Họ có lợi thế và cơ hội kiếm đƣợc việc làm có thu nhập cao

từ những ngành có nhiều vốn, đòi hỏi ngƣời lao động có trình độ cao.

II. KINH TẾ TĂNG TRƢỞNG, THU NHẬP CỦA DÂN CƢ TĂNG LÊN

Kinh tế tăng trƣởng làm cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của đất

nƣớc phát triển. Nhiều việc làm đƣợc tạo ra, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành

thị giảm xuống, tỷ lệ thời gian làm việc ở nông thôn cũng tăng lên. Năng suất

lao động cũng cao dần, vì vậy tiền lƣơng, tiền công đều tăng lên ở tất cả các

ngành kinh tế. Mặt khác, cơ cấu kinh tế thay đổi theo hƣớng tăng tỷ trọng

công nghiệp và dịch vụ, thu hút một bộ phận lao động ở nông thôn nơi chiếm

gần 80% dân số cả nƣớc vào làm việc ở khu vực này với tiền công tiền lƣơng

cao hơn khu vực nông nghiệp. Ngay nhƣ khu vực nông nghiệp, năng suất lao

động cũng tăng lên đáng kể. Từ chỗ không đủ gạo ăn, Việt Nam không

những thoả mãn nhu cầu lƣơng thực trong nƣớc mà còn trở thành một nƣớc

xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Thái lan. Những yếu tố đó làm

cho thu nhập của ngƣời dân tăng lên, đời sống đƣợc cải thiện đáng kể.

Trong phần này tập trung vào thảo luận vấn đề thu nhập bình quân đầu

ngƣời của dân cƣ Việt Nam qua một số cuộc điều tra mức sống hộ gia đình

tiến hành từ năm 1993 đến năm 2006 trong bối cảnh tăng trƣởng kinh tế.

Bảng: Tăng trƣởng kinh tế với giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1992-2005

Năm GDP

(tỷ đồng)

Tăng trƣởng kinh tế

(%)

Tỷ lệ nghèo (%)

1992 110532 8,7 30,0

1993 140258 8,08 25,0

1994 178534 8,83 24,5

1995 228892 9,54 20,37

1996 272036 9,34 19,23

1997 313623 8,15 17,7

1998 361017 5,76 15,66

1999 399942 4,77 13,0

2000 441646 6,79 10,0

2001 481295 6,89 17,2

2002 535762 7,08 11,61

2003 613443 7,34 9,51

2004 715307 7,79 8,3

2005 837858 8,44 7,0

Nguồn: Niên giám thống kê - Tổng cục Thống kê 2006

Bộ Lao động Thƣơng binh - Xã hội

Page 11: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNGvienthongke.vn/attachments/article/2873/07. 2.2.12-CS07.pdf206 ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ: 2.2.12-cs07 nghiÊn cỨu

216

Đồ thị: Tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo ở Việt Nam giai đoạn 1992-2005

0

5

10

15

20

25

30

35

1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

T¨ng tr­ëngkinh tÕGi¶m nghÌo

Nguồn: Niên giám thống kê Tổng cục Thống kê

Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội

Việt Nam đã đƣợc Cộng đồng Quốc tế công nhận là một nƣớc có thành

tích giảm nghèo tiến bộ nhất trong khu vực và trên thế giới. Những thành

công đã đƣợc ghi nhận, năm 1993 Việt Nam vẫn còn 58% dân số sống trong

nghèo đói, đến năm 1998 đã giảm xuống còn 37% trong thời gian 5 năm

2001 - 2005, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 17,2% năm 2001 (2,8 triệu

hộ) - giảm xuống còn 8,3% năm 2004 (1,44 triệu hộ) - bình quân mỗi năm

giảm 34 vạn hộ. Đến cuối năm 2005 còn khoảng dƣới 7% (khoảng 1,1 triệu

hộ). Liên Hợp Quốc đã đƣa ra nhận định "Việt Nam rất thành công xét về

mức giảm nghèo tƣơng ứng với mỗi % tăng trƣởng kinh tế" và đƣa ra biểu đồ

hình vẽ về mối quan hệ giữa tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo ở Việt Nam

trong các nƣớc đƣa ra so sánh.

Tỷ lệ hộ nghèo (tính theo chuẩn nghèo quốc gia 2001-2005) giảm từ

17% năm 2000 xuống còn 8,3% năm 2004 và 7% năm 2005; trong đó, tất cả

các vùng đều giảm đƣợc tỷ lệ nghèo. Việt Nam đã về đích trƣớc một năm

trong việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo thời kỳ 2001-2006. Tính

đến cuối năm 2004, trong 64 tỉnh, thành phố trên cả nƣớc có hai tỉnh cơ bản

không còn hộ nghèo, 18 tỉnh tỷ lệ hộ nghèo từ 3-5%, 24 tỉnh có tỷ lệ hộ

nghèo từ 5-10%, 15 tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo từ 10-15%, ba tỉnh có tỷ lệ hộ

nghèo từ 15-20% và hai tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo trên 20%.

Việt Nam cũng hoàn thành vƣợt mức mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

(MDG) trƣớc 10 năm về giảm nghèo từ 58,1% năm 1993 xuống 24,1% năm

2004 (theo chuẩn nghèo quốc tế), đƣợc cộng đồng quốc tế đánh giá là một

trong những quốc gia có tỷ lệ giảm nghèo nhanh và có hình thái phát triển

kinh tế vì ngƣời nghèo, tức là ngƣời nghèo đƣợc hƣởng lợi từ thành quả phát

triển kinh tế - xã hội. Năm 2005, thu nhập bình quân của 20% nhóm nghèo

Page 12: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNGvienthongke.vn/attachments/article/2873/07. 2.2.12-CS07.pdf206 ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ: 2.2.12-cs07 nghiÊn cỨu

217

nhất tăng khoảng 1,5 lần so với năm 2001. Chi tiêu bình quân của nhóm này

tăng 8-9% trong giai đoạn 2002-2005.

4. Xây dựng mô hình hồi qui Logistic để quyết định các yếu tố nghèo

Phần này xây dựng một mô hình Logistic để quyết định các yếu tố lý

giải tại sao một hộ lại nghèo và lƣợng hoá mức ảnh hƣởng riêng của từng yếu

tố. Từ đó, chỉ ra chính sách sử dụng phúc lợi xã hội nên hƣớng vào đâu để

thực hiện công bằng về thu nhập và tác động vào các yếu tố nào để giảm

nghèo. Và nhƣ vậy tăng trƣởng kinh tế càng có hiệu quả tích cực trong giảm

nghèo và càng trở nên bền vững.

Số liệu đƣợc dùng trong mô hình là điều tra mức sống hộ gia đình năm

2004.

Phân tích kết quả hồi qui

Hồi qui Logistic đƣợc thực hiện trên phần mềm STATA.

Số quan sát đƣợc đƣa vào ƣớc lƣợng là 9189 và không có quan sát nào

missing.

Thống kê kiểm định mô hình (chi-square=2362.98, p-value= .000) cho

biết mô hình có ý nghĩa thống kê. Với mô hình của bƣớc cuối cùng, tất cả các

biến còn lại đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa đều dƣới 5%.

. logit poor tuoi giaoduc dantoc nnghiep covieclam tsnguoi tylete ttnt vung1 vung2 vung3

vung4 vung7 vung8

Iteration 0: log likelihood = -4599.8609

Iteration 1: log likelihood = -3587.3135

Iteration 2: log likelihood = -3431.3125

Iteration 3: log likelihood = -3418.6192

Iteration 4: log likelihood = -3418.3708

Iteration 5: log likelihood = -3418.3707

Logit estimates Number of obs = 9189

LR chi2(14) = 2362.98

Prob > chi2 = 0.0000

Log likelihood = -3418.3707 Pseudo R2 = 0.2569

------------------------------------------------------------------------------

poor | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

-------------+----------------------------------------------------------------

tuoi | .0061268 .0030914 1.98 0.047 .0000679 .0121858

giaoduc | -.1992403 .01042 -19.12 0.000 -.2196631 -.1788175

dantoc | 1.116575 .0927699 12.04 0.000 .9347497 1.298401

nnghiep | .3561748 .1040135 3.42 0.001 .1523121 .5600375

covieclam | -.3334852 .1416916 -2.35 0.019 -.6111957 -.0557747

tsnguoi | .1341835 .0188671 7.11 0.000 .0972047 .1711624

tylete | 2.658428 .1854251 14.34 0.000 2.295001 3.021854

ttnt | 1.088879 .1158568 9.40 0.000 .8618034 1.315954

vung1 | .5793284 .106181 5.46 0.000 .3712174 .7874393

vung2 | .3178173 .1146058 2.77 0.006 .0931941 .5424406

Page 13: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNGvienthongke.vn/attachments/article/2873/07. 2.2.12-CS07.pdf206 ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ: 2.2.12-cs07 nghiÊn cỨu

218

vung3 | .4329611 .1527329 2.83 0.005 .1336101 .7323121

vung4 | 1.20579 .1111404 10.85 0.000 .9879587 1.423621

vung7 | -1.19144 .152557 -7.81 0.000 -1.490446 -.8924339

vung8 | -.5230052 .107591 -4.86 0.000 -.7338797 -.3121306

_cons | -4.329194 .3517316 -12.31 0.000 -5.018575 -3.639813

------------------------------------------------------------------------------

Vùng bị loại ra khỏi mô hình để làm vùng tham khảo là Tây Nguyên và

Duyên hải Nam Trung Bộ, các vùng khác so sánh với nó.

Vì cả mẫu đƣợc chia thành 5 nhóm với số hộ bằng nhau dựa trên chi

tiêu bình quân đầu ngƣời của hộ, cho nên nếu ta chọn ngẫu nhiên một hộ thì

xác suất để hộ rơi vào nhóm nghèo sẽ là 20%. Dựa vào kết quả hồi qui

logistic ở trên ta tính toán xác suất nghèo của một hộ khi biến độc lập thay

đổi một đơn vị, trong khi các biến khác không đổi, với giả thiết xác suất

nghèo ban đầu của hộ là 20%. Trên cơ sở đó thấy đƣợc xác suất nghèo của hộ

thay đổi thế nào so với xác suất ban đầu.

Ƣớc lƣợng xác suất nghèo khi biến giải thích thay đổi 1 đơn vị

(Các biến khác không thay đổi) và xác suất ban đầu đều là 20%

Các biến Hệ số P-value Xác suất ƣớc lƣợng

tuoi .0061268 0.047 20.1

giaoduc -.1992403 0.000 17.0

dantoc 1.116575 0.000 43.3

nnghiep .3561748 0.001 26.3

covieclam -.3334852 0.019 15.2

tsnguoi .1341835 0.000 22.2

tylete 2.658428 0.000 24.6

ttnt 1.088879 0.000 42.6

vung1 .5793284 0.000 30.9

vung2 .3178173 0.006 25.6

vung3 .4329611 0.005 27.8

vung4 1.20579 0.000 45.5

vung7 -1.19144 0.000 7.1

vung8 -.5230052 0.000 12.9

Tóm lại, mô hình đã lý giải rằng, những hộ nghèo là những hộ có đông

ngƣời, chủ yếu làm nghề nông nghiệp và sống ở nông thôn, chủ hộ là ngƣời

thiểu số, học vấn thấp, sống ở các vùng cách biệt về địa lý nhƣ vùng núi phía

Bắc và các vùng khí hậu khắc nghiệt hay bị bão lụt nhƣ Bắc Trung bộ.

Page 14: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNGvienthongke.vn/attachments/article/2873/07. 2.2.12-CS07.pdf206 ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ: 2.2.12-cs07 nghiÊn cỨu

219

Các khuyến nghị có thể đƣa ra qua phân tích tác động của các yếu tố đến

nghèo đói là: Nâng cao học vấn, phổ biến kinh nghiệm làm ăn qua các

chƣơng trình khuyến nông, tăng cƣờng dạy nghề cho nông dân, cho vay vốn,

nhất là các hộ nghèo, các hộ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, nơi ảnh hƣởng

của kinh tế thị trƣờng vẫn còn chậm đến. Cần có chính sách mạnh mẽ hơn

nữa để thu hẹp khoảng cách nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các

vùng miền trong cả nƣớc bằng các chƣơng trình phát kinh tế xã hội, xây dựng

cơ sở hạ tầng, tạo ra nhiều việc làm phi nông nghiệp cho các nơi còn nghèo,

cải thiện điều kiện thu nhập ở nơi đây. Bên cạnh đó vẫn không ngừng vận

động các gia đình nghèo nên sinh ít con để có điều kiện chăm sóc và học

hành và cũng là một yếu tố cải thiện điều kiện kinh tế của gia đình....

IV. THU NHẬP TĂNG LÊN KHÔNG ĐỀU, PHÂN HOÁ GIẦU NGHÈO

GIA TĂNG

Do thu nhập tăng lên nhƣng phân bổ không đều tạo ra sự phân hoá giàu

nghèo ở các nhóm dân cƣ, hai khu vực nông thôn và thành thị, các vùng miền

trên cả nƣớc. Để đánh giá sự phân hoá giàu nghèo đó cần có một số phƣơng

pháp trình bày trong các mục dƣới cùng những số liệu minh họa cho các

phƣơng pháp đó. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích tình hình phân hoá giàu

nghèo ở Việt Nam qua các số liệu điều tra mức sống: khoảng cách chênh lệch

giàu nghèo ngày một lớn dần, bất bình đẳng có chiều hƣớng tăng lên. Đề tài

xây dựng mô hình Logistic đa bậc quyết định các nhân tố phân hóa giàu

nghèo.

Phân tích kết quả ƣớc lƣợng

Mô hình đƣợc ƣớc lƣợng trên phần mềm Stata. Mô hình chạy trên 5999

quan sát và kiểm định dạng hàm (chi2(24)= 3387.46, P=0.0000) cho biết mô

hình có ý nghĩa thống kê. Tất cả các hệ số trong mô hình đều có ý nghĩa

thống kê.

. mlogit mpoor age educyr98 tribe1 hhsize tylete farm urban98 region1 region2

region3 region4 region6, basecategory(3)

Iteration 0: log likelihood = -5700.0135

Iteration 1: log likelihood = -4302.9301

Iteration 2: log likelihood = -4027.3948

Iteration 3: log likelihood = -4007.0592

Iteration 4: log likelihood = -4006.2956

Iteration 5: log likelihood = -4006.2843

Iteration 6: log likelihood = -4006.2843

Multinomial logistic regression Number of obs = 5999

LR chi2(24) = 3387.46

Prob > chi2 = 0.0000

Log likelihood = -4006.2843 Pseudo R2 = 0.2971

Page 15: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNGvienthongke.vn/attachments/article/2873/07. 2.2.12-CS07.pdf206 ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ: 2.2.12-cs07 nghiÊn cỨu

220

------------------------------------------------------------------------------

mpoor | Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval]

-------------+----------------------------------------------------------------

1 |

age | -.0136262 .0036288 -3.76 0.000 -.0207385 -.0065139

educyr98 | -.1532892 .0124194 -12.34 0.000 -.1776309 -.1289475

tribe1 | .9631075 .1064618 9.05 0.000 .7544461 1.171769

hhsize | .2491125 .0207508 12.00 0.000 .2084416 .2897834

tylete | .0258304 .002258 11.44 0.000 .0214049 .0302559

farm | .2267002 .1000234 2.27 0.023 .0306581 .4227424

urban98 | 1.00561 .1523195 6.60 0.000 .7070691 1.304151

region1 | .8583785 .1217124 7.05 0.000 .6198266 1.096931

region2 | .5790379 .1270505 4.56 0.000 .3300234 .8280524

region3 | .9535107 .1270598 7.50 0.000 .704478 1.202543

region4 | .2300389 .128901 1.78 0.074 -.0226024 .4826803

region6 | -1.271459 .1920134 -6.62 0.000 -1.647798 -.8951194

_cons | -2.915261 .2952025 -9.88 0.000 -3.493848 -2.336675

-------------+----------------------------------------------------------------

2 |

age | .0128231 .0037573 3.41 0.001 .0054589 .0201873

educyr98 | .1706439 .0110397 15.46 0.000 .1490065 .1922812

tribe1 | -1.215574 .4029275 -3.02 0.003 -2.005297 -.4258502

hhsize | -.2562225 .0250075 -10.25 0.000 -.3052364 -.2072087

tylete | -.0109409 .0027874 -3.93 0.000 -.0164041 -.0054777

farm | -.8797085 .1076354 -8.17 0.000 -1.09067 -.6687469

urban98 | -1.336001 .0991478 -13.47 0.000 -1.530327 -1.141674

region1 | -1.258836 .1847921 -6.81 0.000 -1.621022 -.89665

region2 | -.3861969 .1291093 -2.99 0.003 -.6392465 -.1331472

region3 | -.7526325 .1770336 -4.25 0.000 -1.099612 -.4056529

region4 | -.3517695 .1512199 -2.33 0.020 -.6481552 -.0553839

region6 | 1.282934 .122833 10.44 0.000 1.042186 1.523683

_cons | -.7618921 .2798829 -2.72 0.006 -1.310452 -.2133318

------------------------------------------------------------------------------

(Outcome mpoor==3 is the comparison group)

Tất cả các yếu tố trong mô hình đều có tác động đến phân hoá giàu nghèo

ở mức độ khác nhau. Ở đây ta quan tâm một số yếu tố ảnh hƣởng mạnh nhất.

Thêm một năm đi học (biến educyr98) có tác động làm giảm xác suất

rơi vào nghèo đói của hộ từ 20% xuống còn 17%, đồng thời làm tăng xác suất

trở thành hộ giàu từ 20% lên 23%. Vì thế giáo dục rất là cần thiết giúp chúng

ta thoát nghèo và có cơ hội khá giả hơn.

Yếu tố dân tộc (tribe1) có ảnh hƣởng mạnh đến phân hoá giàu nghèo.

Các hộ thuộc dân tộc thiểu số (không phải ngƣời Kinh hoặc Hoa) có xác suất rơi

vào nghèo đói là 44,3% và hi vọng trở thành hộ giàu chỉ 5%. Rõ ràng mức sống

của các dân tộc thiểu thấp kém hơn rất nhiều so với dân tộc kinh hoặc Hoa.

Những hộ với số qui mô lớn (biến hhsize) và nhiều trẻ em (biến tyleTE),

chi tiêu bình quân đầu ngƣời giảm xuống, nên mức sống thấp cũng là những

yếu tố làm nghèo hộ đi đối với cả hộ nghèo và hộ giàu.

Page 16: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNGvienthongke.vn/attachments/article/2873/07. 2.2.12-CS07.pdf206 ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ: 2.2.12-cs07 nghiÊn cỨu

221

Yếu tố nghề nghiệp của hộ (biến farm) cũng chi phối sự giàu nghèo.

Nếu ngành nghề của hộ là nông nghiệp, so với ngành phi nông nghiệp xác

suất nghèo tăng lên 26,9% và cũng khó trở thành giàu với xác suất 8,9%.

Yếu tố khu vực có ảnh hƣởng rất mạnh đến giàu nghèo (biến urban98).

Nếu hộ số ở khu vực nông thôn khả năng nghèo sẽ tăng lên so với thành thị

từ 20% lên 45,6% và giảm khả năng trở thành giàu có (4,4%).

Yếu tố vùng (các biến region1 region2 region3 region4 region6, còn các

vùng làm vùng tham khảo là region5 và region7) cũng tác động mạnh đến

nghèo và giàu. Nói chung các hộ sống ở các vùng region1 region2 region3

region4, đều nghèo hơn so với vùng Tây Nguyên (region5) và vùng Đồng

bằng sông Cửu Long (region7), nhƣng mức nghèo ở các vùng này cũng rất

khác nhau. Chỉ có vùng Đông Nam Bộ là giàu có, xác suất nghèo giảm chỉ

còn 4,1% và xác suất giàu tăng lên đến 52,4%. Nhƣ vậy yếu tố vùng cũng là

một yếu tố phân hoá giàu nghèo mạnh.

CHƢƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA

TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ, GIẢM NGHÈO VÀ PHÂN HÓA GIÀU

NGHÈO Ở VIỆT NAM

Tăng trƣởng kinh tế liên tục từ 1990 đến nay đã tác động mạnh đến xã

hội nƣớc ta. Do kinh tế tăng trƣởng, thu nhập của dân cƣ tăng lên, đời sống

ngƣời dân đƣợc cải thiện, nhiều ngƣời nghèo khổ đã thoát nghèo, làm cho tỷ

lệ nghèo giảm xuống. Hiện nay, tính sơ bộ bình quân cứ 1% tăng trƣởng kinh

tế tỷ lệ nghèo sẽ giảm đƣợc 0,32%. Mặt bằng thu nhập chung của toàn xã hội

đƣợc nâng lên, tỷ lệ ngƣời giàu có đời sống vật chất đầy đủ sung túc ngày

càng nhiều lên. Nhu cầu nâng cao chất lƣợng cuộc sống con ngƣời xã hội

ngày càng phát triển và trở nên cấp bách hơn bao giờ hết trong khi vì phân bố

thu nhập không đều, khoảng cách giàu nghèo cũng gia tăng trong cộng đồng

dân cƣ, giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền…

Tuy nhiên, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, xóa bỏ nghèo nàn lạc

hậu thực sự là một sự nghiệp vĩ đại - chƣa từng có trong lịch sử Việt Nam

dƣới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng Nhà nƣớc ta. Sự nghiệp đó

đòi hỏi chúng ta phải huy động sức mạnh tổng hợp của cả nƣớc, của mỗi

ngƣời tốt hơn nữa - mới có thể vƣợt lên trên những khó khăn thách thức,

giành lấy những cơ hội mới, to lớn hơn để phát triển. Để góp phần nhỏ bé vào

sự nghiệp phát triển vĩ đại đó, trên cơ sở nghiên cứu tính toán, thể nghiệm, hệ

thống vấn đề đặt ra - đề tài xin đề xuất một số nhóm giải pháp trọng điểm có

tính chất quản lý vĩ mô nhƣ sau:

Page 17: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNGvienthongke.vn/attachments/article/2873/07. 2.2.12-CS07.pdf206 ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ: 2.2.12-cs07 nghiÊn cỨu

222

Một là, nhóm giải pháp về tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tăng

thêm thu nhập cho người lao động, xây dựng và thực thi mạnh mẽ chiến

lược toàn diện về tăng trưởng, giảm nghèo trong đời sống xã hội.

Bảo đảm nền kinh tế tăng trƣởng cao, bền vững là điều kiện tiên quyết

để giảm nghèo. Nội dung đề tài đã chứng minh và phân tích: trong gần một

thập kỷ vừa qua, nƣớc ta đạt đƣợc thành tựu tích cực về giảm nghèo là dựa

trên sự tăng trƣởng kinh tế cao và liên tục. Và chỉ có tăng trƣởng kinh tế mới

giúp dân thoát nghèo bền vững. Cần tạo ra cơ hội phát triển đồng đều cho cả

nông thôn và thành thị, miền xuôi và miền ngƣợc, đồng bằng và miền núi,

trung du, vùng sâu, vùng xa về sự đầu tƣ của Nhà nƣớc. Khuyến khích tính

năng động của từng địa phƣơng từng tầng lớp, từng nhóm ngƣời và mỗi

ngƣời trong việc vƣợt lên nghèo nàn lạc hậu để có cuộc sống giàu có chính

đáng từ sức lao động của mình. Mọi chƣơng trình tăng trƣởng kinh tế với

giảm nghèo chỉ thành công khi xác định chính người nghèo trở thành chủ thể

năng động trong cuộc chiến chống nghèo nàn lạc hậu.

Hai là, nhóm giải pháp về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với

thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hóa, bảo vệ môi

trường, đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chủ trương chính sách

và kế hoạch phát triển.

"Cuộc sống đâu chỉ là kiếm sống, phát triển kinh tế rốt cuộc cũng là để

thƣởng thụ cuộc sống mà thôi" (Amartya.Sen) cho nên phải gắn chặt mục tiêu

tăng trƣởng kinh tế với công bằng xã hội và con ngƣời trong môi trƣờng sống

của nó. Tăng trƣởng kinh tế chỉ là điều kiện cần, là phƣơng tiện có tính nền

tảng cho việc đảm bảo công bằng xã hội. Để đảm bảo điều kiện đủ, toàn diện

cho hạnh phúc con ngƣời xã hội phải có nhiều yếu tố đảm bảo chung nhƣ nhà

nƣớc pháp quyền, trình độ dân trí, môi trƣờng xã hội môi trƣờng văn hóa tinh

thần lành mạnh… xung quanh con ngƣời - cần phải đƣợc quan tâm chú trọng

để phát triển tương xứng với trình độ phát triển của tăng trưởng kinh tế và

đời sống vật chất của xã hội con người đang được nâng lên. Hay nói cách

khác là quán triệt sâu sắc quan điểm "tăng trƣởng kinh tế gắn liền với tiến bộ

và công bằng xã hội ngay trong từng bƣớc và trong suốt quá trình phát triển".

Ba là, nhóm giải pháp thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội, từng

bước xây dựng một nhà nước pháp quyền vì lợi ích của nhân dân cải cách

hành chính nhà nước chống tham nhũng lãng phí, thất thoát và các tệ nạn

xã hội khác.

"Tham nhũng là sự lạm dụng công quyền nhằm mục đích tƣ lợi" (Ngân

hàng Thế giới) tham nhũng hiện nay đƣợc coi là "đại dịch" ở Việt Nam- một

Page 18: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNGvienthongke.vn/attachments/article/2873/07. 2.2.12-CS07.pdf206 ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ: 2.2.12-cs07 nghiÊn cỨu

223

nƣớc đang phát triển với xuất phát điểm thấp, nền tảng luật pháp và các vấn

đề kinh tế xã hội còn nhiều bất cập. Tham nhũng đang diễn ra ở mức báo

động có quan hệ chặt chẽ với quan liêu cùng gây cản trở cho sự phát triển của

Việt Nam. Về mặt kinh tế học chúng là "gánh nặng vô ích" cho nền kinh tế xã

hội Việt Nam. Tham nhũng đe dọa lớn đến tăng trƣởng và sự phát triển bền

vững ở Việt Nam, làm tăng chi phí kinh doanh phân bổ nguồn lực bị ảnh

hƣởng, làm chậm lại năng suất kinh tế xã hội, giảm lòng tin của ngƣời dân

với Chính phủ tham nhũng gây thất thoát ngân sách rất lớn mà Việt Nam

đang rất cần trong giáo dục, chăm sóc y tế và giảm nghèo.

Một trong những thách thức mà Chính phủ Việt Nam cần giải quyết

trong công cuộc phòng chống tham nhũng là tỷ lệ ngƣời dân chấp nhận tham

nhũng, hối lộ rất cao. Theo một cuộc điều tra đƣợc tiến hành vừa qua (cuối

2007) ở 60 nƣớc, chỉ 6% dân số Việt Nam không chấp nhận tham nhũng.

Trong khi ở Thụy Điển tỷ lệ này là gần 70%. Vì thế Việt Nam xếp hạng thứ

126 trên 146 nƣớc đƣợc đánh giá - trên thế giới về minh bạch và cạnh tranh.

Chính phủ Việt Nam cần hành động để thu hút nhiều hơn nữa sự tham gia

của ngƣời dân vào cuộc chiến này. Điều quan trọng đầu tiên là Chính phủ cần

tạo môi trƣờng thuận lợi cho ngƣời dân tham gia chống tham nhũng. Đồng

thời xây dựng bộ máy Nhà nƣớc pháp quyền đủ mạnh, thực sự trong sạch để

tự bảo vệ lợi ích nhà nƣớc và lợi ích ngƣời dân lƣơng thiện, trung thực. Bởi

vì suy cho cùng, chính ngƣời dân Việt Nam là ngƣời phải chịu đựng nhiều

nhất những hậu quả xấu của tệ nạn tham nhũng và quan liêu. Cần có cơ sở

pháp lý tôn trọng tính minh bạch và công khai. Cải cách mạnh thủ tục hành

chính chống gây phiền hà, phiền nhiễu cho ngƣời dân. Hoàn chỉnh ban hành

đồng bộ khung pháp lý nói chung và pháp lý kinh tế nói riêng, có sự giám sát

kiểm tra thƣờng xuyên của ngƣời dân đối với bộ máy công quyền, các tổ

chức cá nhân… Khuyến cáo của Liên Hợp Quốc đã rõ ràng: "là một quốc gia

đang phát triển, Việt Nam cần phải sử dụng mọi nguồn lực của mình vào quá

trình phát triển đất nƣớc thay vì để cho những quan chức và doanh nhân tham

nhũng làm đầy túi tiền của mình trên công sức của nhân dân".

Bốn là, nhóm giải pháp tăng cường giáo dục đào tạo gắn chặt với

tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo và phân hóa giàu nghèo. Đồng thời chú

trọng việc xây dựng một xã hội học tập, coi trọng học vấn, một cộng đồng

xã hội văn minh lành mạnh.

Nhƣ kết quả của các con số thống kê, phân tích thống kê trong đề tài đã

chỉ rõ: sự tăng trƣởng kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng đòi hỏi

thị trƣờng lao động có chất lƣợng cao về chuyên môn. Việc tăng tiền công

tiền lƣơng phụ thuộc vào chất lƣợng của ngƣời lao động sự phát triển giáo

Page 19: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNGvienthongke.vn/attachments/article/2873/07. 2.2.12-CS07.pdf206 ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ: 2.2.12-cs07 nghiÊn cỨu

224

dục đào tạo mạnh và đồng đều trong toàn xã hội sẽ giúp cho đạt đƣợc tốc độ

tăng trƣởng cao và bền vững. Ngƣời lao động có trình độ giáo dục cao hơn,

có nhiều cơ hội kiếm đƣợc công ăn việc làm và có thu nhập cao hơn. Vì vậy,

giáo dục đóng một vai trò rất quan trọng.

Quan điểm chung của nhân loại thừa nhận: giáo dục góp phần nâng cao

mức sống ngƣời dân, đặc biệt với ngƣời nghèo bằng cách nâng cao năng suất

lao động giảm tỷ lệ sinh, tăng cƣờng sức khỏe bằng cách trang bị kiến thức

để con ngƣời tham gia một cách đầy đủ vào nền kinh tế xã hội. Đặc biệt giáo

dục trang bị các kỹ năng, kiến thức và cách nhìn nhận giúp tạo ra cơ hội cho

những ngƣời lao động đƣợc đào tạo nâng cao năng suất lao động và cơ hội

tiếp cận với các công việc ở cả 2 khu vực chính thức và không chính thức.

Chắc chắn những ngƣời này có thu nhập tốt hơn và mức sống cao hơn. Có

nghĩa là giáo dục còn làm tăng năng suất lao động xã hội và làm tăng sản

phẩm bình quân dầu ngƣời. Lợi ích cho con ngƣời xã hội mà giáo dục mang

lại còn có ý nghĩa sâu rộng hơn nhiều những phần trăm có thể định lƣợng

đƣợc.

Nguyên nhân thu nhập thấp của ngƣời nghèo một phần là do kỹ năng và

học vấn thấp. Muốn có thu nhập cao thì không thể tăng giờ lao động lên mãi

đƣợc, mà phải tăng năng suất lao động, lao động trong các lĩnh vực có trình

độ đào tạo cao và khả năng chuyên môn giỏi hơn nữa cần thiết xây dựng phát

triển một xã hội học tập, học tập suốt đời - theo nghĩa kết hợp chặt chẽ cả hai

phần "dạy và học chữ, dạy và học nghề" và "dạy và học làm ngƣời" trong

giáo dục theo đúng nghĩa của nó. Không thể coi nhẹ phần nào trong giáo dục.

Mục đích là để đào tạo con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức,

tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ "dạy và học làm ngƣời" là nhiệm vụ quan trọng

bậc nhất trong ngành giáo dục nói riêng và cả xã hội nói chung tăng trƣởng

kinh tế của xã hội càng cao cộng đồng xã hội càng phát triển, chất lƣợng cuộc

sống càng đƣợc nâng lên thì càng phải coi trọng học vấn, phải coi giáo dục

đào tạo là một công việc suốt đời. Trên cơ sở đó mới có đƣợc một xã hội

công bằng văn minh hiện đại và lành mạnh.

Năm là, nhóm giải pháp về thống kê, kiểm tra kiểm sát chương trình

tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo.

Để cụ thể hóa thực hiện Chiến lƣợc nhằm phát triển kinh tế và XĐGN

cần thông qua công cụ thống kê hạch toán phân tích định hƣớng, định lƣợng

kinh tế - xã hội, nói chung và mối tƣơng quan của sự tăng trƣởng kinh tế và

XĐGN phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc nói riêng.

Điều đó đã làm rõ ràng hơn lĩnh vực này và thấy rõ các mục tiêu cần hƣớng nỗ

lực tới - để làm cho "dân giàu nƣớc mạnh xã hội công bằng văn minh hơn".

Page 20: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNGvienthongke.vn/attachments/article/2873/07. 2.2.12-CS07.pdf206 ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ: 2.2.12-cs07 nghiÊn cỨu

225

Phân tích thống kê mối tƣơng quan của sự tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo ở

từng giai đoạn một cách thƣờng xuyên hơn, định kỳ hơn nữa - nhằm đo lường

sự tiến bộ của giảm nghèo và những mức độ tác động tích cực và qua lại hai

chiều giữa tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam.

Cần phải có cải tiến tốt hơn những phƣơng pháp đo lƣờng thống kê và

xác định đúng đối tƣợng ƣu tiên trong chƣơng trình giảm nghèo. Cũng cần có

phƣơng pháp để đo mức nghèo hoặc xác định nghèo là dựa trên tiêu chuẩn

Quốc tế (có thể so sánh dễ dàng hơn giữa các nƣớc khác nhau).

Cần phải có những nỗ lực nhằm kết hợp những điểm mạnh của phƣơng

pháp thống kê với các phƣơng pháp khác có sự tham gia rộng rãi của ngƣời

dân khi đánh giá mức độ nghèo và những yếu tố quyết định mức nghèo từng

thời kỳ - để có thể đƣa đến những kết quả tốt đẹp hơn đối với Chiến lƣợc toàn

diện trong tăng trƣởng kinh tế và giảm nghèo ở Việt Nam.

KẾT LUẬN

Ở Việt Nam, vấn đề tăng trƣởng kinh tế gắn liền với giảm nghèo, phân

hóa giàu nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã

hội của đất nƣớc - hƣớng tới mục tiêu "dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công

bằng và văn minh".

Trong 20 năm qua (1986 - 2005) Việt Nam đã có nhiều thành công trong

cải cách đổi mới và phát triển kinh tế từng bƣớc cải thiện đời sống vật chất và

tinh thần cho nhân dân xây dựng nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội

chủ nghĩa. Nền kinh tế có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao liên tục đã làm thay

đổi cơ bản bộ mặt của đất nƣớc "làm cho ngƣời nghèo thì đủ ăn, ngƣời đủ ăn

thì khá giàu, ngƣời khá giàu thì giàu thêm" đúng nhƣ lời dạy của Chủ tịch Hồ

Chí Minh. Sự đánh giá khách quan của Liên Hợp Quốc "Việt Nam giảm đƣợc

một nửa tỷ lệ hộ đói nghèo trong thập niên vừa qua là điều gần nhƣ không có

nƣớc nào đạt đƣợc" trên thế giới - đã chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam đi đúng

hƣớng đã vạch ra - nền kinh tế phát triển thực sự vì ngƣời nghèo, vì lợi ích

cho "dân giàu, nƣớc mạnh xã hội công bằng văn minh".

Trong bối cảnh chung đó của đất nƣớc, tƣ duy kinh tế tƣ duy định lƣợng

thống kê trong quản lý vĩ mô đã tiến những bƣớc khá dài. Từ mức độ phổ

biến là tƣ duy định tính - gần nhƣ không xác định đƣợc về khoa học - thì

ngày nay cách tƣ duy rõ ràng về định lƣợng thống kê đã đi vào cuộc sống

ngày một rộng rãi hơn, sâu sắc hơn gần gũi hơn. Đúng nhƣ lời đề dẫn của

Lord Kelvin trong tác phẩm kinh tế nổi tiếng của hai nhà kinh tế học - Paul

Samelson và William D. Nordhaus: "khi bạn đã có thể đo đƣợc những điều

bạn nói và diễn đạt đƣợc bằng số, nghĩa là bạn đã hiểu biết ít nhiều về điều

Page 21: NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƢỞNGvienthongke.vn/attachments/article/2873/07. 2.2.12-CS07.pdf206 ĐỀ tÀi khoa hỌc sỐ: 2.2.12-cs07 nghiÊn cỨu

226

đó. Khi bạn không đo đƣợc và không diễn đạt đƣợc bằng những con số thì

kiến thức của bạn còn nghèo nàn và không thỏa đáng. Đó có thể là bắt đầu

hiểu biết, nhƣng trong tƣ duy bạn chƣa tiến đƣợc mấy đến giai đoạn khoa

học"

Đề tài: "Nghiên cứu thống kê mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế

với giảm nghèo và phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam" là một đề tài cấp cơ

sở, có góc độ nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và mức độ nghiên cứu rất

khiêm tốn và nhỏ bé. Đề tài đã đƣa ra vận dụng một số phƣơng pháp thống kê

để đánh giá sự tác động của tăng trƣởng kinh tế với giảm nghèo và phân hóa

giàu nghèo nhƣ tỷ lệ nghèo, chỉ số khoảng cách nghèo, chỉ số bình phƣơng

khoảng cách nghèo, đƣờng cong Lorenz, hệ số Gini, các chỉ số Thei-T và chỉ

số Thei-L. Đề tài đã vận dụng phần mềm STATA, SPSS để xây dựng mô

hình hồi qui logistic tính ra các yếu tố quyết định nghèo khổ và phân hóa giàu

nghèo. Đề tài kiến nghị nên sử dụng phổ biến phần mềm STATA, SPSS….

để phân tích số liệu thống kê trong các cuộc điều tra và trong cuộc sống xã

hội nói chung.

Đề tài hy vọng sẽ đƣa ra một góc nhìn mới về vấn đề nghiên cứu và có

thể tham khảo về định lƣợng thống kê - góp phần đo lƣờng những tiến bộ về

mức độ tác động trong quan hệ tăng trƣởng kinh tế với giảm nghèo và phân

hóa giàu nghèo ở Việt Nam- mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các

đồng nghiệp và các nhà khoa học nói chung.