54
ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN XUÂN THỦY NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 62.34.01.02 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH HUẾ - NĂM 2016

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

  • Upload
    others

  • View
    9

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN XUÂN THỦY

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI

ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh

Mã số : 62.34.01.02

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

QUẢN TRỊ KINH DOANH

HUẾ - NĂM 2016

Page 2: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

Công trình được hoàn thành tại:

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế.

Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Nguyễn Tài Phúc

Người hướng dẫn khoa học 2: GS. TS. Đặng Đình Đào

Phản biện 1: .........................................................................................

Phản biện 2: .........................................................................................

Phản biện 3: ..........................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án Đại học Huế

họp tại: ..........................................................................................

..............................................................................................................

Vào hồi………….giờ, ngày tháng năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại:

Thư viện Quốc Gia và Thư viện Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế,

99 Hồ Đắc Di, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Page 3: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

1

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. Tính cấp thiết của đề tài

Công nghệ thông tin và thương mại điện tử đã được ứng dụng

rộng rãi vào đời sống xã hội nói chung và doanh nghiệp nói riêng.

Đối với doanh nghiệp, thương mại điện tử góp phần hình thành

những mô hình kinh doanh mới, tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng

cao hiệu quả kinh doanh và mở ra một thị trường rộng lớn với mọi

đối tượng khách hàng trong và ngoài nước. Đối với người tiêu dùng,

thương mại điện tử giúp người mua chỉ ngồi tại nhà mà vẫn có thể

lựa chọn hàng hóa, dịch vụ trên các thị trường ở mọi nơi trên thế giới

bằng một vài động tác kích chuột. Thương mại điện tử là một trong

những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, là nhân tố

chính đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế thế giới.

Ngày 12/7/2010, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số

1073/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển thương mại

điện tử giai đoạn 2011-2015. Trong đó xác định “Thương mại điện tử

được sử dụng phổ biến và đạt mức tiên tiến trong các nước thuộc

hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), góp phần nâng cao

năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc

gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập theo nghị

định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của chính phủ, gồm 5 tỉnh,

thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi,

Bình Định. Ngày 13/10/2014, Thủ tướng Chính phủ có quyết định số

1874/QĐ-TTg về việc “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030” theo đó: Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội

và đảm bảo quốc phòng an ninh đối với cả khu vực duyên hải miền

Trung và Tây Nguyên. Xây dựng vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung thành trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển nhằm

bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc [61].

Thương mại điện tử vào Việt Nam từ khoảng năm 2000, phát triển

với tốc độ nhanh, đặc biệt là trong các doanh nghiệp dịch vụ. Mặc dù

vậy, việc ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp Việt

Nam nói chung, doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền

Page 4: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

2

Trung nói riêng phát triển chưa mạnh mẽ như mong muốn. Sự phức

tạp về mặt công nghệ, sự đầu tư thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng, sự

thiếu chuyên nghiệp của đội ngũ nguồn nhân lực, trình độ kinh

doanh, ngoại ngữ… đang là rào cản, làm cho việc triển khai thương

mại điện tử gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, các doanh nghiệp dịch vụ

vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có đặc thù riêng, chậm phát triển

hơn, quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, yếu về vốn, nguồn nhân lực hạn chế,

thiếu tính liên kết…do đó, nhiều doanh nghiệp dịch vụ vẫn còn xa lạ

với thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của mình. Trong

lúc đó, tiềm năng cũng như cơ hội để ứng dụng, phát triển thương

mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung có nhiều, nhưng các doanh nghiệp dịch vụ không được

nắm bắt và quan tâm phát triển.

Làm thế nào để tháo gỡ những vấn đề còn tồn tại trong việc phát

triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế

trọng điểm miền Trung hiện nay? Những nhân tố nào tác động đến sự

phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng

kinh tế trọng điểm miền Trung? Làm thế nào để các doanh nghiệp

dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung quan tâm hơn nữa đến

việc phát triển thương mại điện tử nhằm nâng cao hiệu quả kinh

doanh và năng lực cạnh tranh của mình? Cần phải có nghiên cứu phát

triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế

trọng điểm miền Trung một cách đầy đủ và toàn diện. Đồng thời, cần

phân tích thực trạng và các nhân tố tác động đến sự phát triển thương

mại điện tử, từ đó luận giải để tìm ra các biện pháp, chính sách thúc

đẩy sự phát triển thương mại điện tử. Việc nghiên cứu phát triển

thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế

trọng điểm miền Trung sẽ có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện các

chính sách phát triển kinh tế của đất nước. Với những lý do trên, tác

giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phát triển thương mại điện tử

trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung” cho nghiên cứu của mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở đánh giá thực trạng và các nhân tố tác động đến sự

phát triển thương mại điện tử, đề xuất hệ thống giải pháp có tính khả

Page 5: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

3

thi nhằm phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch

vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, góp phần đưa thương mại

điện tử trở thành hoạt động phổ biến, nâng cao năng lực cạnh tranh

của các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung,

thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Để thực hiện được mục tiêu tổng quát nêu trên, tác giả nghiên cứu

đứng trên góc độ vi mô để tiếp cận nghiên cứu nhằm thực hiện các

mục tiêu cụ thể của đề tài luận án như sau:

- Nghiên cứu, hệ thống hóa các lý thuyết về phát triển TMĐT đối

với các doanh nghiệp dịch vụ; những lý luận về phát triển; khái niệm,

đặc điểm, lợi ích và thế mạnh của thương mại điện tử; doanh nghiệp

dịch vụ; vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Phân tích thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các

doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, qua đó

rút ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân trong

phát triển thương mại điện tử.

- Nhận diện các nhân tố tác động đến sự phát triển thương mại điện

tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Nghiên cứu đề xuất quan điểm, phương hướng, chính sách, giải

pháp và kiến nghị ở góc độ vi mô và vĩ mô nhằm đẩy mạnh việc phát

triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế

trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu về những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan

đến phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ

vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi về nội dung: Trên cơ sở lý thuyết về sự phát triển, thương

mại điện tử, doanh nghiệp dịch vụ, các thông tin, số liệu liên quan đến

vùng kinh tế trọng điểm miền Trung để phân tích, đánh giá mức độ

phát triển thương mại điện tử của doanh nghiệp dịch vụ trong địa bàn

nghiên cứu. Xây dựng mô hình nghiên cứu để từ đó thực hiện việc

khảo sát, đánh giá thực trạng cũng như khảo sát các số liệu thứ cấp, sơ

cấp, luận giải, nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của

Page 6: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

4

thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó

đề xuất các giải pháp, chính sách, kiến nghị có tính khả thi nhằm phát

triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế

trọng điểm miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.

Phạm vi về không gian: Nghiên cứu sự phát triển thương mại điện

tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung, bao gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng

Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu chủ yếu vào giai

đoạn 2008 - 2015 và giải pháp định hướng đến năm 2020, tầm nhìn

2030. Các nghiên cứu và kết quả công bố được tiến hành từ năm

2013 đến 2016.

1.4. Đóng góp mới của luận án

- Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về thương mại điện tử cũng như

phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ. Làm

nổi bật đặc điểm, vai trò, lợi ích và thế mạnh của thương mại điện tử

đối với quá trình phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp dịch vụ

vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Vận dụng mô hình lý thuyết TOE (Technology - Organization -

Environment) vào việc đi sâu nghiên cứu phát triển thương mại điện tử

trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

- Chỉ rõ tiềm năng, thế mạnh của vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung, việc phát triển thương mại điện tử được coi là giải pháp đột

phá trong khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh đó.

- Phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng phát triển thương mại

điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung. Từ đó, nêu lên những kết quả đạt được, những mặt còn hạn

chế, những nguyên nhân và các vấn đề đặt ra cần được giải quyết

trong phát triển thương mại điện tử.

- Luận án đã đi sâu nghiên cứu một trường hợp điển hình về ứng

dụng thương mại điện tử cho dịch vụ lưu trú ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn này đã bổ sung và làm phong phú thêm

về lý thuyết phát triển thương mại điện tử và là nguồn tư liệu tham

khảo hữu ích cho các doanh nghiệp muốn áp dụng thương mại điện

tử nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng doanh thu, giảm chi phí,

tăng lợi nhuận và phát triển bền vững.

Page 7: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

5

- Luận án đã xác định được các nhân tố và mức độ tác động của

từng nhân tố đến sự phát triển thương mại điện tử trong các doanh

nghiệp dịch vụ, đó là: các nền tảng chính sách kinh tế xã hội; nhân

lực liên quan đến thương mại điện tử; công nghệ; môi trường pháp

lý; hình thức thanh toán; bảo mật và chuyển phát hàng hóa. Kết quả

nghiên cứu này có ý nghĩa thiết thực không chỉ đối với các nhà quản

lý doanh nghiệp mà còn đối với các nhà hoạch định chính sách để

thúc đẩy thương mại điện tử phát triển.

- Luận án đã xác định được các phương hướng, mục tiêu và đề

xuất chính sách, giải pháp mang tính khả thi, có tính khoa học nhằm

phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng

kinh tế trọng điểm miền Trung.

1.5. Kết cấu luận án

Kết cấu của luận án bao gồm 4 phần, cụ thể như sau:

Phần 1. Mở đầu.

Phần 2. Tổng quan nghiên cứu về phát triển thương mại điện tử

trong các doanh nghiệp dịch vụ.

Phần 3. Kết quả nghiên cứu, gồm 4 chương.

Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thương mại

điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ.

Chương 2. Địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

Chương 3. Thực trạng phát triển thương mại điện tử trong các

doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Chương 4. Giải pháp phát triển thương mại điện tử trong các

doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Phần 4. Kết luận và kiến nghị.

PHẦN 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ PHÁT TRIỂN

THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG CÁC D.NGHIỆP DỊCH VỤ

2.1. Các công trình nghiên cứu của thế giới

Hiện nay, phát triển thương mại điện tử (TMĐT) trong các doanh

nghiệp (DN) nói chung và Doanh nghiệp dịch vụ (DNDV) nói riêng

đã được nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu đề cập

nhiều khía cạnh khác nhau. Đặc biệt là đối với các công trình nước

ngoài liên quan lại càng đa dạng và nghiên cứu theo nhiều góc độ

khác nhau.

Page 8: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

6

Về mức độ sẵn sàng ứng dụng thương mại điện tử: Nghiên cứu

của tác giả Tung X. Bui (2003) [111], với mục đích xác định các yếu

tố góp phần làm tăng độ sẵn sàng về TMĐT của một quốc gia, phát

triển một bộ các định lượng có thể được sử dụng để tính điểm cho

các yếu tố về độ sẵn sàng về TMĐT, cung cấp một khung lý thuyết

tổng thể rằng có thể kết hợp những yếu tố này để phát triển một chỉ

số sẵn sàng về TMĐT.

Theo hai tác giả Seyed Kamal Vaezi và H. Sattary I. Bimar (2009),

so sánh một số khía cạnh như định nghĩa của mức độ sẵn sàng điện tử,

quan điểm mục tiêu của mô hình và phạm vi áp dụng TMĐT.

Về ứng dụng thương mại điện tử trong các doanh nghiệp: Theo

nhóm các tác giả Richard Duncombe và Richard Heeks thuộc viện

quản lý và chính sách phát triển (Institute for Development Policy and

Management - IDPM), đại học Manchester, Vương quốc Anh; các tác

giả Robert Kintu và Barbara Nakangu, đại học Kampala, nước cộng

hòa Uganda; tác giả Sunil Abraham Mahiti, bang Bangalore, cộng hòa

Ấn độ, viện quản lý và chính sách phát triển (2005).

Về vai trò, tác động của thương mại điện tử đối với sự phát triển:

Theo tác giả Richard Heeks (2000) trong nghiên cứu có tên phân tích

TMĐT cho sự phát triển (Analysing eCommerce for Development).

Về tăng trưởng của thương mại điện tử: Theo hai tác giả

Alemayehu Molla và Paul S. Licker cho rằng: mô hình 3 chức năng

(three level framework) phù hợp với việc nghiên cứu sự phát triển

của TMĐT, đó là: cấu trúc của mạng lưới (network archetypes), còn

gọi là hạ tầng phần cứng (hard infrastructure); giải pháp ứng dụng

(application solutions), còn gọi là hạ tầng phần mềm (soft

infrastructure) và chức năng KD (business functions).

Các nghiên cứu sử dụng mô hình TOE (Technology -

Organization - Environment): Nghiên cứu của các tác giả Zhu, K.,

Kraemer, K. L., Xu, S., & Dedrick, J. (2004) có tên “Information

technology payoff in E-Business environments: An international

perspective on value creation of E-Business in the financial services

industry”, tạm dịch là “Tác động của CNTT trong kinh doanh điện

tử: Một quan điểm quốc tế về tạo ra giá trị của kinh doanh điện tử

trong ngành dịch vụ tài chính”. Nghiên cứu dựa trên mô hình Công

nghệ - Tổ chức - Môi trường (TOE) để phát triển một mô hình nghiên

Page 9: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

7

cứu nhằm đánh giá giá trị của kinh doanh điện tử ở cấp độ doanh

nghiệp. Căn cứ vào mô hình TOE, nghiên cứu đã xây dựng 6 giả

thuyết và xác định 6 yếu tố (sẵn sàng công nghệ, quy mô doanh

nghiệp, phạm vi toàn cầu, nguồn lực tài chính, cường độ cạnh tranh

và môi trường pháp lý) có thể ảnh hưởng đến việc tạo ra giá trị của

kinh doanh điện tử.

Lê Văn Huy và cộng sự (2012) trong nghiên cứu có tên: An

Empirical Study of Determinants of E-Commerce Adoption in SMEs

in Vietnam: An Economy in Transition, tạm dịch là: Nghiên cứu thực

nghiệm về yếu tố quyết định của việc ứng dụng TMĐT trong các

doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam: Nền kinh tế trong quá trình

chuyển đổi, đã sử dụng mô hình TOE. Trong đó, các chuyên gia dự

báo những thay đổi mạnh mẽ trong TMĐT của Việt Nam trở thành

thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm

2007. Các tác giả áp dụng mô hình TOE và thử nghiệm một mô hình

thông qua TMĐT bao gồm rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài

được xác định trong các nghiên cứu thực nghiệm. Nghiên cứu này đã

nêu ra rằng chính sách tác động đến việc thúc đẩy việc áp dụng TMĐT

của doanh nghiệp nhỏ trong nền kinh tế đang chuyển đổi ở Việt Nam.

Như vậy các nghiên cứu thương mại điện tử trên thế giới và

những khoảng trống đặt ra cho thấy: TMĐT trên thế giới phát triển

rất mạnh, các nghiên cứu về TMĐT cũng được tiến hành phân tích đa

chiều các hoạt động, các khía cạnh liên quan đến TMĐT như: Mức

độ sẵn sàng ứng dụng TMĐT; ứng dụng TMĐT trong các DN; vai

trò, tác động của TMĐT đối với sự phát triển; mức độ tăng trưởng

của TMĐT; ngoài ra còn có các nghiên cứu liên quan đến bảo mật,

hoặc nghiên cứu về phát triển TMĐT trong một chuyên ngành nào đó

(chẳng hạn ngành du lịch ở Trung Quốc). Các nghiên cứu về mức độ

tăng trưởng TMĐT cũng chính là nghiên cứu xem quốc gia đó đã

phát triển TMĐT đến đâu, mức độ sẵn sàng của quốc gia đó về

TMĐT là như thế nào.

Vấn đề đặt ra khi tìm hiểu các nghiên cứu TMĐT trên thế giới đó là:

- Làm sao để tập trung nghiên cứu sự phát triển của TMĐT của

một vùng lãnh thổ, hay một vùng kinh tế nào đó.

- Chỉ ra cho vùng đó biết rằng họ cần phải làm gì để phát triển

TMĐT nhằm kích thích sản xuất, hạ giá thành, mang lại năng suất

cao, góp phần phát triển kinh tế của vùng và của đất nước.

Page 10: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

8

2.2. Các công trình nghiên cứu của Việt Nam

Về mức độ sẵn sàng về thương mại điện tử: Từ năm 2003 đến

nay, Bộ Công Thương liên tục có “Báo cáo Thương mại điện tử Việt

Nam”, trong đó năm 2003 là năm đầu tiên báo cáo “Hiện trạng ứng

dụng TMĐT ở Việt Nam” với một số nhận định: Ngày càng có nhiều

DN thấy được các lợi ích của TMĐT và muốn ứng dụng TMĐT;

TMĐT đã được ứng dụng ngày càng rộng rãi để tiếp thị và quảng bá

DN; việc giao kết, ký hợp đồng và thanh toán trực tuyến trong

TMĐT chưa thực hiện được do thiếu một môi trường pháp lý thích hợp

và các hạ tầng công nghệ tin học và viễn thông cần thiết; hiệu quả ứng

dụng TMĐT chưa cao do các DN tham gia TMĐT một cách tự phát.

Chính phủ chưa có sự chỉ đạo, hướng dẫn hoặc định hướng chính thức

nào và chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cần thiết cho các DN;

nguồn nhân lực phục vụ ứng dụng TMĐT còn thiếu và yếu [4].

Về các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng thương mại điện tử của

các doanh nghiệp: Nhóm tác giả Lưu Tiến Thuận và Trần Thị Thanh

Vân (2015) có nghiên cứu mang tên “Các yếu tố tác động đến việc

ứng dụng TMĐT của DN nhỏ và vừa (DNNVV) tại thành phố Cần

Thơ” [74]. Nghiên cứu tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên với số quan

sát là 215 DN tại Cần Thơ, sử dụng phương pháp thống kê mô tả,

phân tích hồi quy nhị nguyên Binary Logistics và phân tích phân biệt

được sử dụng trong bài nghiên cứu.

Về ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp: Năm

2013, bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) có báo cáo đánh giá

mức độ ứng dụng TMĐT của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan

thuộc chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Mức

độ triển khai ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước được đánh

giá trên 5 nhóm tiêu chí.

Về việc ký kết và thực hiện hợp đồng điện tử: Luận án tiến sĩ của

Nguyễn Văn Thoan (2010) với đề tài: “Ký kết và thực hiện hợp đồng

điện tử (HĐĐT) trong điều kiện Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế”.

Các vấn đề đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu và làm rõ: Sự phát

triển của TMĐT trong vùng KTTĐMT thời gian qua như thế nào? Các

chỉ số nào liên quan đến sự phát triển TMĐT? Nhận diện các nhân tố tác

động đến sự phát triển của TMĐT trong các DNDV vùng KTTĐMT?

Làm thế nào và bằng cách gì để thúc đẩy sự phát triển TMĐT?

Page 11: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

9

Do đó, việc nghiên cứu đề tài sẽ có những đóng góp tích cực về

mặt lý luận cũng như thực tiễn cho sự phát triển TMĐT trong các

DNDV vùng KTTĐMT.

PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG

CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ

1.1. Tổng quan thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ

1.1.1. Doanh nghiệp dịch vụ và sự cần thiết phát triển thương mại

điện tử

1.1.1.1. Khái niệm dịch vụ

1.1.1.2. Ngành dịch vụ và doanh nghiệp dịch vụ

1.1.1.3. Vai trò của doanh nghiệp dịch vụ trong hệ thống các doanh

nghiệp

1.1.1.4. Sự cần thiết phát triển thương mại điện tử trong các doanh

nghiệp dịch vụ.

1.1.2. Thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ

1.1.2.1. Khái niệm về thương mại điện tử

1.1.2.2. Quan điểm về thương mại điện tử trong các doanh nghiệp

dịch vụ

Trong lĩnh vực KD dịch vụ, TMĐT được hiểu là vấn đề nảy sinh

từ mọi mối quan hệ mang tính thương mại có ứng dụng các phương

tiện điện tử. Bất cứ giao dịch nào về cung cấp, trao đổi hàng hoá,

dịch vụ và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp, KD, chuyên

chở hàng hoá hay hành khách, hoạt động thanh toán, quảng

cáo…được thực hiện qua các phương tiện điện tử và mạng.

1.1.2.3. Điều kiện phát triển thương mại điện tử trong các doanh

nghiệp dịch vụ

Nền tảng chính sách kinh tế, xã hội; Nguồn nhân lực; Công nghệ;

Pháp lý; Hình thức thanh toán; An toàn bảo mật thông tin; Chuyển

phát hàng hóa.

1.1.2.4. Lợi ích của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp dịch vụ

1.2. Phát triển thƣơng mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch

vụ và hệ thống chỉ tiêu đánh giá

Page 12: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

10

1.2.1. Phát triển và các nội dung phát triển thương mại điện tử

1.2.1.1. Phát triển triển thương mại điện tử.

1.2.1.2. Nội dung về phát triển thương mại điện tử

Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách phát triển hoạt động

thương mại điện tử; Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại

điện tử; Marketing, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của

của toàn xã hội về thương mại điện tử; Phát triển các sản phẩm, giải

pháp ứng dụng thương mại điện tử; Đào tạo, phát triển nguồn nhân

lực cho hoạt động thương mại điện tử; Xây dựng hệ thống thanh toán

điện tử; Mở rộng hợp tác quốc tế về thương mại điện tử.

1.2.2. Cấp độ phát triển thương mại điện tử trong các doanh

nghiệp dịch vụ

1.2.2.1. Cấp độ phát triển theo chiều sâu

Phát triển hoạt động TMĐT theo chiều sâu được phân thành 6 cấp

độ phát triển: (1) hiện diện trên mạng; (2) có website chuyên nghiệp;

(3) chuẩn bị TMĐT; (4) áp dụng TMĐT; (5) thương mại điện tử

không dây; (6) cả thế giới trong một máy tính.

1.2.2.2. Cấp độ phát triển theo chiều rộng

Phát triển hoạt động TMĐT theo chiều rộng được phân thành 3

cấp độ phát triển: (1) Thương mại thông tin; (2) Thương mại giao

dịch; (3) Thương mại tích hợp

1.2.3. Chỉ số phát triển thương mại điện tử. 1.2.4. Mô hình TOE (Technology - Organization - Environment)

1.3. Các yếu tố tác động đến sự phát triển thƣơng mại điện tử

trong doanh nghiệp dịch vụ

1.3.1. Yếu tố liên quan đến công nghệ (Technology)

1.3.1.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ doanh nghiệp ứng dụng

1.3.1.2. An toàn và bảo mật trong các giao dịch thương mại điện tử

1.3.1.3. Hệ thống thanh toán của doanh nghiệp được tự động hóa

1.3.2. Yếu tố liên quan đến tổ chức doanh nghiệp (Organization)

1.3.2.1. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp

1.3.2.2. Nhận thức của doanh nghiệp về thương mại điện tử

1.3.3. Yếu tố liên quan đến môi trường (Environment)

1.3.3.1. Môi trường pháp lý

1.3.3.2. Môi trường nguồn nhân lực

1.3.3.3. Môi trường kỹ thuật, hạ tầng logistics

1.3.3.4. Môi trường hội nhập quốc tế

Page 13: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

11

1.4. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thƣơng mại điện tử và bài

học cho doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế về phát triển thương mại điện tử

Kinh nghiệm từ doanh nghiệp Mỹ. Kinh nghiệm từ doanh nghiệp

Nhật Bản. Kinh nghiệm từ doanh nghiệp Singapore. Kinh nghiệm từ

doanh nghiệp Trung Quốc

1.4.2. Bài học kinh nghiệm về phát triển thương mại điện tử đối với

các doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Thương mại điện tử ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu, nhiều dự

báo cho thấy TMĐT sẽ bùng nổ trong tương lai. Theo báo cáo của

eMarketer, một hãng nghiên cứu đến từ Mỹ, công bố tháng 12/2014

cho thấy dịch vụ Internet ở Việt Nam đang phát triển chóng mặt, một

phần lớn là nhờ sự sôi động của thị trường điện thoại và cơ sở hạ tầng

được đầu tư đúng mức.

1.4.3. Thương mại điện tử trên nền tảng di động là hướng phát

triển mới của thương mại điện tử trên thế giới cũng như Việt Nam

Hiện trên toàn thế giới có khoảng 7,4 tỷ thiết bị di động, 2,16 tỷ

người dùng Smartphone. Tại Việt Nam có khoảng 45 triệu người

dùng Internet và 35 triệu người dùng Smartphone cho thấy sự phát

triển mạnh mẽ của điện thoại thông minh cùng kết nối di động.

CHƢƠNG 2. ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) là một bộ phận của lãnh thổ

quốc gia gồm một số tỉnh, thành phố hội tụ được các điều kiện và yếu

tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn, giữ vai trò động lực,

đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước. Hiện nay, trên cả

nước có 4 vùng KTTĐ là vùng KTTĐ Bắc Bộ, KTTĐ miền Trung,

KTTĐ phía Nam và KTTĐ vùng Đồng bằng sông Cửu Long với tổng

số 24 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

2.1.3. Đặc điểm các doanh nghiệp dịch vụ vùng KTTĐMT

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Khung nghiên cứu được trình bày tóm tắt qua hình sau:

Page 14: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

12

Nguồn: Tác giả nghiên cứu, 2015

Hình 2.4: Khung nghiên cứu của luận án

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận các tài liệu liên

quan đến vấn đề nghiên cứu, tiếp cận các nghiên cứu trong và ngoài

nước… nhằm tìm ra các câu hỏi nghiên cứu, tìm cách mô tả các nhân

tố tác động đến sự phát triển TMĐT trong các DNDV vùng

KTTĐMT. Tìm ra các biến quan sát phù hợp với tình hình thực trạng

của khu vực nghiên cứu, điều này là hết sức quan trọng, đảm bảo cho

kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao.

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng

2.2.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi

2.2.3.2. Phương pháp tiếp cận

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu khác

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI

ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

3.1. Khái quát về doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung

3.1.1. Doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

3.1.2. Doanh nghiệp dịch vụ theo sở hữu vốn

3.1.3. Doanh nghiệp dịch vụ theo quy mô vốn

3.1.4. Tổng mức bán lẻ hàng hóa

Page 15: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

13

3.2. Thực trạng phát triển thƣơng mại điện tử trong các doanh

nghiệp dịch vụ vùng KTTĐMT

3.2.1. Chỉ số thương mại điện tử các doanh nghiệp vùng kinh tế

trọng điểm miền Trung

3.2.1.1. Chỉ số về nguồn nhân lực và hạ tầng CNTT (NNL&HT)

3.2.1.2. Chỉ số về giao dịch B2C

3.2.1.3. Chỉ số về giao dịch B2B

3.2.1.4. Chỉ số về giao dịch G2B

3.2.1.5. Chỉ số thương mại điện tử của doanh nghiệp vùng KTTĐMT

Nguồn: Tác giả nghiên cứu, 2015

Hình 3.1: Biểu đồ chỉ số EBI các doanh nghiệp vùng KTTĐMT

năm 2014

3.2.2. Đánh giá theo các nội dung phát triển thương mại điện tử

3.2.2.1. Xây dựng cơ sở pháp lý và chính sách phát triển thương mại

điện tử

3.2.2.2. Xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng thương mại điện tử

3.2.2.3. Marketing, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của

toàn xã hội về thương mại điện tử

3.2.2.4. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động thương

mại điện tử

3.2.2.5. Xây dựng hệ thống thanh toán điện tử

3.2.3. Doanh thu thương mại điện tử của các doanh nghiệp dịch vụ

3.2.4. Đầu tư của các doanh nghiệp dịch vụ cho việc ứng dụng

thương mại điện tử

3.2.5. Nhân lực về thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ

3.3. Đánh giá của các đối tƣợng khảo sát về phát triển thƣơng

mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Page 16: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

14

3.3.1. Khái quát về mẫu điều tra

Nghiên cứu đã tiến hành với 3 loại phiếu điều tra cho 3 đối tượng,

tổng số phiếu thu về là 489, trong đó 170 phiếu từ đối tượng chuyên

gia, cán bộ quản lý, 220 phiếu từ đối tượng doanh nghiệp dịch vụ và

99 phiếu từ khách hàng.

3.3.1.1. Loại hình doanh nghiệp

3.3.1.2. Quy mô của doanh nghiệp dựa trên số lao động

3.3.1.3. Tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp

3.3.1.4. Lĩnh vực kinh doanh

Các ngành kinh doanh chiếm tỉ lệ cao trong mẫu điều tra gồm

dịch vụ du lịch và các dịch vụ liên quan đến lữ hành (25,9%), KD

chung (15,0%), dịch vụ xây dựng và thi công (13,2%), dịch vụ vận

tải (15,9%).

3.3.1.5. Qui mô doanh thu của doanh nghiệp dịch vụ

3.3.2. Đánh giá của các chuyên gia công nghệ thông tin và thương

mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

3.3.2.1. Mức độ các doanh nghiệp sử dụng CNTT trong hoạt động

kinh doanh

3.3.2.2. Đánh giá khía cạnh phát triển thương mại điện tử trong kinh

doanh dịch vụ

3.3.2.3. Đánh giá về điều kiện phát triển thương mại điện tử trong

kinh doanh dịch vụ

3.3.2.4. Đánh giá về lợi ích của thương mại điện tử

3.3.2.5. Đánh giá về mức độ ứng dụng thương mại điện tử trong các

lĩnh vực kinh doanh dịch vụ

3.3.2.6. Đánh giá mức độ đóng góp của thương mại điện tử trong

khu vực

3.3.2.7. Đánh giá về mức độ quan trọng của các điều kiện phát

triển TMĐT

Bảng 3.23 cho thấy, các điều kiện để phát triển TMĐT đóng vai

trò rất quan trọng, vì vậy không có gì đáng ngạc nhiên khi hầu hết

các chuyên gia đều đánh giá các chỉ tiêu kể trên quan trọng và rất

quan trọng. Cụ thể, các nền tảng chính sách kinh tế, xã hội chiếm

82,3% (53,5%+28,8%); nhân lực chiếm 87,6%; công nghệ 89,4%;

môi trường pháp lý 94,2%; hình thức, phương tiện thanh toán 91,2%;

an toàn bảo mật thông tin 94,7%; chuyển phát hàng hoá 86,4%. An

Page 17: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

15

toàn bảo mật thông tin và việc đảm bảo môi trường pháp lý cho

TMĐT là hai yếu tố đặc biệt được các chuyên gia quan tâm.

Bảng 3.23: Ý kiến chuyên gia về mức độ quan trọng của

các điều kiện để phát triển TMĐT trong các DN dịch vụ vùng

KTTĐMT

Đơn vị tính: %

STT Chỉ tiêu Không

quan trọng

Ít quan

trọng

Bình

thƣờng

Quan

trọng

Rất quan

trọng

1 Các nền tảng chính sách kinh tế,

xã hội 0,0 0,6 17,1 53,5 28,8

2 Nhân lực liên quan đến TMĐT 0,0 0,0 12,4 53,5 34,1

3 Công nghệ 0,0 0,0 10,6 54,7 34,7

4 Môi trường pháp lý cho TMĐT 0,0 0,0 5,9 42,4 51,8

5 Hình thức, phương tiện thanh toán 0,0 0,6 8,2 47,1 44,1

6 An toàn bảo mật thông tin 0,0 0,6 4,7 25,9 68,8

7 Chuyển phát hàng hóa (logistics) 0,0 0,0 13,5 53,5 32,9

Chú thích: Thang đo Likert: 1 - không quan trọng 5 - rất quan trọng

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Việc tạo nên hành lang pháp lý minh bạch, an toàn cũng như đảm

bảo được sự bảo mật thông tin trong TMĐT được các chuyên gia đặt

lên hàng đầu, 2 yếu tố này được các chuyên gia đánh giá là quan

trọng nhất chiếm lần lượt là 94,7% và 94,2%. Dựa vào kết quả này,

muốn phát triển TMĐT cần phải có đầu tư thích đáng cho các điều

kiện, trong đó lưu ý đến các yếu tố được cho là quan trọng hơn, gồm

an toàn bảo mật thông tin, môi trường pháp lý, hình thức, phương

tiện thanh toán.

3.3.2.8. Đánh giá về khó khăn ảnh hưởng đến phát triển thương mại

điện tử

3.3.2.9. Đánh giá của các chuyên gia về động lực phát triển thương

mại điện tử

3.3.2.10. Đánh giá của các chuyên gia về giải pháp thúc đẩy sự phát

triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ

3.3.3. Đánh giá của doanh nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung

* Kiểm định sự khác biệt trong việc đánh giá của các loại hình

doanh nghiệp

* So sánh sự khác biệt trong đánh giá của chuyên gia và doanh

nghiệp về tầm quan trọng của các giải pháp phát triển TMĐT

Page 18: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

16

3.3.4. Đánh giá của khách hàng sử dụng Internet và công nghệ

thông tin

3.3.5. Phân tích nhận diện các nhân tố phát triển thương mại điện tử

Qua nghiên cứu khảo sát tại các DNDV vùng KTTĐMT, khi đề

cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển TMĐT thì có nhiều ý

kiến khác nhau đánh giá về mức độ quan trọng của các nhân tố chi

phối đến TMĐT của vùng. Về đánh giá mức độ các nhân tố ảnh

hưởng đến TMĐT, “Nhân lực liên quan đến TMĐT” và “Các nền

tảng chính sách kinh tế, xã hội” được đánh giá quan trọng nhất cho

thấy vai trò to lớn của các tổ chức giáo dục, các cơ quan nhà nước

trong việc hỗ trợ đội ngũ nhân lực, các chính sách hỗ trợ cho TMĐT.

Tiếp đến, việc tiếp cận và áp dụng công nghệ mới cũng như mặt bằng

chung về mặt công nghệ giữa các DN, giữa DN và các cơ quan quản

lý cũng là một nhân tố hết sức quan trọng. Bên cạnh đó, DN cũng

đồng ý cho rằng hành lang pháp lý TMĐT, bảo mật thông tin và hệ

thống chuyển phát hàng hóa, hậu cần cho TMĐT cũng quan trọng

cho việc phát triển TMĐT.

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả, 2015

Hình 3.29: Ý kiến của DN về các nhân tố ảnh hƣởng đến TMĐT

trong kinh doanh dịch vụ ở các DNDV vùng KTTĐMT

3.4. Đánh giá chung về phát triển thƣơng mại điện tử trong các

doanh nghiệp dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

3.4.1. Những kết quả đạt được về phát triển thương mại điện tử trong

các doanh nghiệp dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

(1) Các cấp chính quyền địa phương vùng KTTĐMT đã xây dựng

các chính sách tốt để thúc đẩy phát triển của TMĐT. Hầu hết các Ủy

Page 19: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

17

ban nhân dân tỉnh đã ban hành kế hoạch phát triển TMĐT giai đoạn

2011-2015 làm cơ sở cho các ban ngành triển khai.

(2) Nguồn nhân lực TMĐT của các DNDV vùng KTTĐMT được

chú trọng đầu tư cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, chỉ số nguồn

nhân lực của DN các tỉnh trong khu vực năm sau cao hơn năm trước.

Các DN tại thành phố Đà Nẵng và tỉnh TT-Huế từ năm 2012 đến

năm 2014 lần lượt xếp thứ 3, 4 và 5 trong tổng số 63 tỉnh thành.

(3) Hạ tầng công nghệ phục vụ cho phát triển TMĐT trong vùng

KTTĐMT đã cơ bản đáp ứng với nhu cầu. Đặc biệt là mạng viễn

thông được đầu tư cơ bản, rộng khắp và công nghệ hiện đại với

đường truyền cáp quang 12MB cho hộ gia đình, 45MB cho DN, tạo

thuận lợi cho việc truy cập Internet, thực hiện TMĐT trong các DN.

(4) Vùng KTTĐMT có nhiều công ty chuyển phát, vận tải, hậu cần

(logistics) phục vụ cho TMĐT phát triển tốt. Đặc biệt là hệ thống cảng

biển như Chân Mây, Tiên Sa, Sông Hàn, Quy Nhơn…Cùng với hệ

thống giao thông thông suốt trong thời gian gần đây như hầm Hải Vân,

hầm Phước Tượng, Phú Gia, đường cao tốc từ Túy Loan đi Tam

Kỳ…đã góp phần không nhỏ cho sự lưu thông, chuyển phát hàng hóa.

(5) Nhận thức của khách hàng, của các chuyên gia, đặc biệt là của

các DN về các lợi ích của TMĐT khá tốt. Qua điều tra khảo sát các

đối tượng đều khẳng định lợi ích to lớn của TMĐT đối với SXKD

trong bối cảnh hội nhập và phát triển.

(6) Các chỉ số giao dịch TMĐT B2C, B2B, G2B của các DNDV

vùng KTTĐMT là tương đối tốt. Đà Nẵng là đơn vị thường xuyên

đứng tốp 10 so với cả nước, TT-Huế tương đối mạnh, cũng có mặt

trong tốp 10 của cả nước ngoại trừ chỉ số B2B do DN của tỉnh TT-

Huế chưa phát triển mạnh.

3.4.2. Những mặt hạn chế về phát triển TMĐT trong các doanh

nghiệp dịch vụ ở vùng KTTĐMT

Những hạn chế liên quan đến phát triển TMĐT đối với các

DNDV vùng KTTĐMT là:

(1) Hành lang pháp lý về TMĐT đối với các DN vùng KTTĐMT

còn những hạn chế nhất định, nhất là các chính sách xuất phát từ

chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố trong vùng, nhiều chính

sách chưa cụ thể.

(2) Phương tiện thanh toán và hình thức thanh toán trong giao

Page 20: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

18

dịch TMĐT của các DNDV vùng KTTĐMT chưa phát triển mạnh.

Các DN còn dè dặt, một mặt do niềm tin trong thanh toán trực tuyến,

một mặt do thiếu công cụ.

(3) Bảo mật thông tin là một trong những hạn chế lớn nhất trong

việc phát triển TMĐT trong DNDV ở nước ta nói chung, vùng

KTTĐMT nói riêng.

(4) Kinh tế xã hội nói chung của vùng KTTĐMT nói riêng đang

phát triển chậm, đặc biệt là các tỉnh thành phố nghèo làm cho tốc độ

phát triển TMĐT chậm.

(5) Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các chính quyền địa phương

trong vùng KTTĐMT do đó chưa tổng hợp được sức mạnh trong việc

phát triển TMĐT. Chẳng hạn như các chỉ số TMĐT của Đà Nẵng và

TT-Huế khá cao trong lúc các tỉnh khác ở mức trung bình và thấp,

chưa có trao đổi kinh nghiệm, chia sẽ thông tin, nguồn lực để cùng

phát triển.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI

ĐIỆN TỬ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỊCH VỤ

VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG

4.1. Quan điểm và định hƣớng phát triển thƣơng mại điện tử trong

các doanh nghiệp dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

4.1.1. Quan điểm phát triển thương mại điện tử trong các doanh

nghiệp dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

4.1.2. Định hướng phát triển thương mại điện tử trong các doanh

nghiệp dịch vụ ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

4.2. Giải pháp phát triển thƣơng mại điện tử trong các doanh

nghiệp dịch vụ vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

4.2.1. Các giải pháp từ phía nhà nước, chính quyền địa phương

các tỉnh/thành phố vùng kinh tế trọng điểm

4.2.1.1. Xây dựng nền tảng chính sách kinh tế, xã hội

4.2.1.2. Phát triển nguồn nhân lực về thương mại điện tử

4.2.1.3. Đầu tư ứng dụng công nghệ cho việc phát triển thương mại

điện tử

4.2.1.4. Thiết lập môi trường pháp lý phục vụ phát triển thương mại

điện tử

4.2.1.5. Đẩy mạnh áp dụng các hình thức, phương tiện thanh toán

Page 21: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

19

4.2.1.6. Phát triển lĩnh vực chuyển phát hàng hóa (logistics)

4.2.1.7. Nâng cao nhận thức của người dân

4.2.1.8. Nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo điều phối phát

triển các vùng KTTĐ và tăng tính liên kết các tỉnh thành phố trong vùng

4.2.2. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp dịch vụ trên địa bàn các

tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Doanh nghiệp vừa là môi trường vừa là động lực chính thực hiện

TMĐT, vì vậy để TMĐT thực sự đi vào đời sống KTXH của Việt

Nam trong tình hình các điều kiện về hạ tầng cơ sở pháp lý, nguồn

lực, thanh toán...vẫn chưa hình thành đầy đủ, các DNDV vùng

KTTĐMT cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

4.2.2.1. Nâng cao nhận thức về thương mại điện tử

4.2.2.2. Xây dựng kế hoạch phát triển thương mại điện tử

4.2.2.3. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển

thương mại điện tử

4.2.2.4. Đẩy mạnh tiếp thị trực tuyến thông qua mở, duy trì và cập

nhật website của doanh nghiệp

4.2.2.5. Tìm kiếm cơ hội ứng dụng thương mại điện tử đối với nhóm

ngành nghề đang kinh doanh.

4.2.3. Giải pháp đối với cộng đồng các doanh nghiệp, hiệp hội

ngành nghề

Vai trò của các hiệp hội DN, hiệp hội ngành nghề là rất quan

trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển một lĩnh vực KTXH nào đó.

Thông qua việc đại diện cho quyền lợi của DN và thực hiện các hoạt

động hỗ trợ cụ thể cho hội viên của mình, các hiệp hội DN có thể

đóng vai trò chủ chốt trong việc hỗ trợ cho khu vực DN, kinh tế tư

nhân phát triển lớn mạnh.

PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Thương mại điện tử đóng vai trò hết sức to lớn đối với hoạt động

kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung, của các doanh nghiệp

dịch vụ nói riêng. Cùng với sự phát triển như vũ bão của thương mại

điện tử trên thế giới, thương mại điện tử Việt Nam đã có bước tiến

đáng kể. Tuy nhiên việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam tại

Page 22: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

20

các vùng miền cũng có sự khác nhau. Ngay cả đối với việc nghiên

cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ

vùng KTTĐMT cũng có sự khác biệt. Các thành phố lớn như Đà

Nẵng, TT-Huế có chỉ số thương mại điện tử (EBI) xếp thứ hạng cao,

các tỉnh nhỏ còn lại như Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định có

chỉ số EBI đạt ở mức trung bình và thấp so với cả nước.

Qua nghiên cứu đề tài, thấy rằng việc phát triển thương mại điện

tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng KTTĐMT đã cơ bản đáp ứng

được cấp độ 2, tức là đã có các website chuyên nghiệp với cấu trúc

phức tạp, có nhiều chức năng tương tác với người xem, hỗ trợ người

xem, người xem có thể liên hệ với doanh nghiệp một cách thuận tiện.

Ngày càng có nhiều doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử ở

cấp độ 3, tức là bắt đầu triển khai bán hàng hay dịch vụ qua mạng.

Tuy nhiên, doanh nghiệp chưa có hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để

phục vụ, kết nối với các giao dịch trên mạng. Các giao dịch còn chậm

và mức độ áp dụng các biện pháp an toàn chưa cao.

Để phát triển thương mại điện tử cần phải tiến hành một cách

đồng bộ các giải pháp như đã đề cập ở phần 3 chương 4, trong đó cần

lựa chọn các giải pháp thích hợp và phân kỳ thực hiện để phù hợp với

nguồn lực sẵn có của các đơn vị, địa phương mình nhằm thúc đẩy sự

phát triển của thương mại điện tử. Kết quả điều tra khảo sát ở 220

doanh nghiệp dịch vụ vùng KTTĐMT cho thấy các ý kiến của các

doanh nghiệp về triển khai các giải pháp phát triển thương mại điện

tử trong tình hình hiện nay là rất cần thiết đối với doanh nghiệp. Về

tầm quan trọng của các giải pháp thúc đẩy thương mại điện tử, kết

quả điều tra cho thấy đầu tư xây dựng nền tảng chính sách kinh tế, xã

hội (yếu tố Environment); nguồn nhân lực (yếu tố Organization); và

công nghệ (yếu tố Technology) là những công việc phải được đặt ở vị

trí ưu tiên, phù hợp với mô hình TOE của các nghiên cứu trên thế

giới. Trước hết, điều kiện cần để phát triển thương mại điện tử đó

chính là hạ tầng công nghệ. Nếu như mức độ sẵn sàng về mặt công

nghệ của các doanh nghiệp và các bên liên quan khác còn thấp thì rất

khó để có thể áp dụng các công nghệ mới trong kinh doanh. Các nền

tảng chính sách kinh tế, xã hội là điều kiện giúp các doanh nghiệp

ngày càng phát triển, mở rộng năng lực kinh doanh, đưa ra các

phương thức kinh doanh mới đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của

Page 23: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

21

khách hàng. Bên cạnh đó, nếu không có nguồn nhân lực vừa am hiểu

công nghệ, vừa am hiểu kinh doanh thì không thể phát triển thương

mại điện tử một cách chuyên nghiệp.

Phát triển thương mại điện tử có ý nghĩa thiết thực đối với các

doanh nghiệp dịch vụ, bởi vì phát triển thương mại điện tử tức là tạo

ra cơ hội ứng dụng thương mại điện tử về cả chiều rộng lẫn chiều

sâu. Chiều rộng là ngày càng có nhiều doanh nghiệp ứng dụng, chiều

sâu là mức độ ứng dụng mạnh, ứng dụng cho nhiều hoạt động. Phát

triển thương mại điện tử mang lợi ích của thương mại điện tử đến với

doanh nghiệp dịch vụ vùng KTTĐMT. Điều này góp phần giúp

doanh nghiệp dịch vụ mở rộng thị trường, giảm chi phí, tăng khả

năng chuyên môn hóa, giảm thời gian thanh toán, giảm chi phí viễn

thông trong quá trình đàm phán, giao kết hợp đồng, góp phần cải

thiện hình ảnh doanh nghiệp. Thương mại điện tử còn hỗ trợ nhà

quản lý ra quyết định kịp thời trong hoạt động kinh doanh, góp phần

phát triển các loại hình kinh doanh mới. Đặc biệt, thương mại điện tử

giúp khách hàng mua sắm và thực hiện các giao dịch 24 giờ trong

ngày, tạo cơ hội cho khách hàng tham gia các cuộc đấu giá trên

mạng. Thương mại điện tử là không biên giới, cho phép nhiều người

có thể làm việc tại nhà, giảm thiểu thời gian đi lại.

Qua điều tra khảo sát ý kiến của các chuyên gia về phát triển

thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch vụ vùng thương mại

điện tử miền Trung cũng cho thấy tầm quan trọng của các giải pháp

phát triển thương mại điện tử cho các doanh nghiệp dịch vụ. Về đánh

giá tầm quan trọng của các giải pháp thúc đẩy sự phát triển thương mại

điện tử, các chuyên gia đều nhận định rằng các yếu tố này đều rất quan

trọng, không nên chủ quan, lơ là bất kỳ một yếu tố nào khi xây dựng

hệ thống biện pháp nhằm thúc đẩy thương mại điện tử phát triển. Tuy

nhiên, theo các chuyên gia, vấn đề cần được ưu tiên hàng đầu chính là

an toàn bảo mật thông tin. Nếu như thông tin không được bảo mật an

toàn thì sẽ dẫn đến rất nhiều rủi ro và hậu quả cho bản thân doanh

nghiệp và khách hàng, ảnh hưởng đến niềm tin vào thương mại điện

tử. Tiếp đến là các giải pháp về môi trường pháp lý, hạ tầng công nghệ,

phương tiện thanh toán và nhận thức của người dân.

Page 24: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

22

2. Kiến nghị

2.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước

Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về thương mại điện tử

để nâng cao nhận thức về việc ứng dụng thương mại điện tử của

người dân vùng KTTĐMT.

Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm và phát triển thị trường mới, quảng

bá và phát triển thương mại điện tử, ứng dụng các mô hình thương

mại điện tử phù hợp [5]. Các cơ quan quản lý chuyên ngành về

thương mại điện tử cần nghiên cứu, phối hợp với các cơ quan hữu

quan xây dựng và triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ doanh

nghiệp ứng dụng mô hình thương mại điện tử phù hợp cho từng loại

hình kinh doanh dịch vụ cũng như quy mô của doanh nghiệp.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến thương mại

điện tử. Để gỡ rối cho các doanh nghiệp khi tiến hành đẩy mạnh giao

dịch điện tử, ngoài việc hoàn thiện môi trường pháp lý cần quan tâm

hỗ trợ bằng việc đào tạo, nâng cao năng lực kỹ năng về thương mại

điện tử của các cán bộ chuyên trách.

2.2. Đối với các doanh nghiệp

Tăng cường đầu tư cho các trang web của doanh nghiệp để lôi kéo

và giữ chân khách hàng. Một giao diện đẹp, hình thức bắt mắt sẽ tạo

ra sự yêu thích khi khách ghé thăm. Đây cũng là bước đầu tiên để

khách lựa chọn sản phẩm, dịch vụ và đưa ra quyết định mua.

Tuân thủ các quy chế, pháp luật về thương mại điện tử, mua bán

điện tử, giao dịch điện tử. Tuân thủ quy định về việc đăng ký website

thương mại điện tử theo nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày

15/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính

trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm

và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó có quy định cụ thể các

chế tài đối với các hành vi vi phạm về thương mại điện tử.

Thiết lập kênh thông tin hiệu quả giữa doanh nghiệp và người tiêu

dùng, đặc biệt là các hoạt động chăm sóc khách hàng trong quá trình

sử dụng dịch vụ. Điều này giúp các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ

có thể biết được khách hàng của mình đang nghĩ gì để đưa ra chính

sách phù hợp.

2.3. Đới với người tiêu dùng

Để thương mại điện tử phát triển tức là mức độ mua bán trực

Page 25: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

23

tuyến gia tăng, người tiêu dùng cần phải mạnh dạn thực hiện mua

sắm trên mạng, có thể khởi đầu bằng việc mua sắm thử nghiệm các

hàng hóa ở trên các website có uy tín. Bên cạnh đó, những cá nhân có

kinh nghiệm mua sắm trực tuyến cần tích cực tuyên truyền, quảng bá

hình ảnh, vận động người thân, bạn bè tham gia hình thức mua bán

tiện lợi và nhiều lợi ích này.

Ngoài việc tích cực mua sắm trực tuyến, để hình thành môi trường

thương mại điện tử an toàn, người tiêu dùng cần trang bị cho mình

nhưng kiến thức cơ bản đối với việc sử dụng Internet, tránh bị lừa

đảo làm lộ thông tin cá nhân, phát tán virus...

3. Những hạn chế của nghiên cứu

Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế

trọng điểm miền Trung với số lượng mẫu xấp xỉ 500 mẫu và kéo dài

nhiều tháng trong năm 2015. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại và

hạn chế sau:

- Theo WTO dịch vụ được chia thành nhiều phân ngành (12 phân

ngành), nghiên cứu phát triển thương mại điện tử trong các doanh

nghiệp dịch vụ rất khó mà giải quyết trọn vẹn được các vấn đề, bởi vì

việc ứng dụng thương mại điện tử trong mỗi loại hình dịch vụ khác

nhau cũng rất khác nhau. Nghiên cứu chỉ mới thực hiện đối với loại

hình doanh nghiệp dịch vụ chung, chưa đi sâu nghiên cứu vào một

lĩnh vực cụ thể để mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu tập trung hơn.

- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thương mại điện tử trong

các doanh nghiệp dịch vụ thiết lập, tính toán như thế nào? Ở Việt

Nam nói chung, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung nói riêng chưa

được thể hiện trong các số liệu thống kê hàng năm, điều này cũng cần

được tiếp tục nghiên cứu.

- Với hình thức thương mại điện tử trong các doanh nghiệp dịch

vụ thì chuỗi cung ứng dịch vụ (đơn giản, phức tạp) được quy định

như thế nào? Đây cũng là vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu.

- Mẫu nghiên cứu trong luận án chưa đủ lớn (489) lại chia ra

thành 3 nhóm đối tượng nghiên cứu là chuyên gia, cán bộ quản lý;

doanh nghiệp dịch vụ; khách hàng. Trong tương lai sẽ nâng số lượng

mẫu và tập trung vào một nhóm đối tượng để có kết quả phân tích

sâu hơn.

Page 26: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

24

- Phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn

đầu, nên việc lưu trữ các số liệu ở các sở ban ngành các tỉnh, thành

phố còn nhiều bất cập, chỉ số thống kê chưa được thống nhất, do đó

việc tìm hiểu, khảo sát, thu thập các số liệu thứ cấp gặp khá nhiều

khó khăn.

4. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo trong tƣơng lai

Kết quả này mở ra một số hướng tiếp cận nghiên cứu trong tương lai:

Thứ nhất, có thể mở rộng nghiên cứu cũng như lấy mẫu điều tra

đối với các vùng miền khác nhau tại Việt Nam. Điều này giúp các

nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý doanh nghiệp nắm bắt

được sự phát triển thương mại điện tử để tiếp tục đưa ra các chiến

lược phù hợp với sự phát triển.

Thứ hai, có thể chỉ thực hiện nghiên cứu chuyên sâu vào phân tích

các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại điện tử trong các

doanh nghiệp dịch vụ của một chuyên ngành nào đó. Chẳng hạn như:

Ngành tài chính ngân hàng, ngành dịch vụ du lịch...

Thứ ba, trong tương lai khi thương mại điện tử phát triển ở cấp độ

cao hơn nữa, theo hướng nghiên cứu nsày có thể thu hẹp địa bàn

nghiên cứu để có thời gian, công sức nghiên cứu kỹ hơn đối với một

loại hình dịch vụ cụ thể, giúp cho lãnh đạo ngành đó đưa ra các giải

pháp cụ thể hơn, nâng cao hiệu quả kinh doanh khi ứng dụng thương

mại điện tử./.

Page 27: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Đăng Hào (2015), Các nhân tố ảnh

hưởng đến thái độ sử dụng chữ ký số trong giao dịch thương mại

điện tử của các doanh nghiệp TT-Huế. Tạp chí khoa học ĐH Huế,

ISSN - 1859 - 1388. Tập 109 số 10, 2015 tr307 - 318.

2. Nguyễn Xuân Thủy (2015), Phát triển nhân lực thương mại điện tử

cho các doanh nghiệp lưu trú du lịch ở TT-Huế. Tạp chí Kinh tế và

Dự báo, ISSN 0866.7120. Số 04 tháng 02/2015 (588) tr63 - 64.

3. Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Thị Minh Hòa (2015), Thương mại

điện tử nâng cao năng lực cạnh tranh của khách sạn Thân Thiện.

Tạp chí Kinh tế và Dự báo, ISSN 0866.7120. Số 11 tháng 06/2015

(595) tr62 - 64.

4. Nguyễn Xuân Thủy (2016), Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

thương mại điện tử cho các doanh nghiệp dịch vụ ở TT-Huế.

Sách chuyên khảo: Một số vấn đề thương mại và Logistics ở

Việt Nam thời kỳ đổi mới 1986 - 2016. Tr360 - 366. Nxb Lao

động xã hội, 2015.

5. Nguyễn Xuân Thủy, Nguyễn Tài Phúc (2016), Chỉ số thương mại

điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Việt Nam. Kỷ yếu hội

thảo quốc tế kinh tế Việt nam trong thời kỳ hội nhập: Cơ hội và

Thách thức. Nanhua University, Taiwan, trường ĐH Thương mại,

trường ĐH Kinh tế, Đại học Huế. Tr35-45. Nxb Hồng Đức, 2016.

Page 28: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

HUE UNIVERSITY

COLLEGE OF ECONOMICS

NGUYEN XUAN THUY

A STUDY TO DEVELOP E-COMMERCE IN SERVICE

ENTERPRISES OF KEY ECONOMIC ZONE IN CENTRAL

VIETNAM

Major : Business Administration

Code : 62.34.01.02

SUMMARY A DOCTORAL DISSERTATION

IN BUSINESS ADMINISTRATION

HUE – 2016

Page 29: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

This study was completed at:

Hue College of Economics – Hue University

Suppervisor 1: Associate Professor Dr. Nguyen Tai Phuc

Suppervisor 2: Professor Dr. Dang Dinh Dao

Reviewer 1: ..........................................................................................

Reviewer 2: ..........................................................................................

Reviewer 3: ...........................................................................................

This dissertation will be defended in the Thesis Examination

Council of Hue University in: ........................................................

..............................................................................................................

At………….am/pm on ………/…………/……..2016

This dissertation can be found in: The National Library and The

library of College of Economics – Hue University, 99 Ho Dac Di,

Hue City, Thua Thien Hue province.

Page 30: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

1

PART 1. INTRODUCTION

1.1. Significance of the dissertation

Information technology and e-commerce have been widely used

in social life in general and businesses in particular. For enterprises,

e-commerce contributes to the formation of the new business models,

increasing revenue, reducing costs, improving business efficiency

and enlarging a huge market for all types of customers domestically

and abroad. For consumers, e-commerce helps buyers just sit at home

and still be able to choose the goods and services in the market

everywhere in the world with a few click movements. E-commerce is

one of the important driving force to promote economic

development, is a major factor accelerating the internationalization of

economic life of the world.

On the date of December 7th 2010, the Prime Minister issued

Decision No. 1073/QD-TTg on approving the master plan for e-

commerce development in the period of 2011-2015 which defined "E-

commerce was widely used and obtained the advanced level in the

countries of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN),

contributing to improving the competitiveness capacity of enterprises

and the nation, accelerating the process of industrialization and

modernization of the country ".

The Central Key Economic Zone (CKEZ) was established under

Decree No. 92/2006/ND-CP dated September 7th 2006 of the

government, including 5 provinces and cities of Thua Thien Hue, Da

Nang, Quang Nam, Quang Ngai and Binh Dinh. On October 13th 2014,

the Prime Minister issued the Decision No. 1874/QD-TTg on

"Approving the master plan for socio-economic development of CKEZ

up to 2020 and vision to 2030" in which CKEZ was importantly located

in the strategy of socio-economic development and ensured the national

defense and security for the Central coastal area and the Highlands.

Building CKEZ to be a strong marine economy centre, creating position

heading into the ocean to firmly protect the sovereignty of the

motherland territorial waters and islands [61].

E-commerce joined Vietnam since about 2000 and growed at a

rapid pace, especially in the service businesses. However, the e-

Page 31: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

2

commerce application of enterprises in Vietnam in general and of

those in CKEZ in particular was not as strong as expected. The

complexity in terms of technology, lack of synchronous investment

in infrastructure, unprofessional team of human resources, business

qualifications, foreign languages ... was a barrier, making e-

commerce deployment difficult. On the other hand, the service

enterprises in CKEZ had their own characteristics, even less

developed, small-scale business, lack of capital, limited human

resources, lack of links ... so service businesses were still strange to

e-commerce in their business activities. Meanwhile, potentiality and

opportunities for application and development of e-commerce in

service enterprises of CKEZ were rich, still the service businesses

were not taken and paid attention to develop.

How to solve the outstanding issues in the development of e-

commerce in the service enterprises in CKEZ at present? What

factors are affecting the development of e-commerce in the service

businesses in CKEZ? How the service enterprises in CKEZ pay

more attention to the development of e-commerce in order to

improve their business efficiency and competitiveness? There must

be a research on development of e-commerce in service enterprises in

CKEZ fully and comprehensively. At the same time, it is necessary

to analyze the situation and the factors that affect the development of

e-commerce, from that to interpret to find out measures and policies

to promote e-commerce development. The research on development

of e-commerce in the service enterprises in CKEZ will have great

significance in policy implementation of the economic development

of the country. With the reasons above, the author selected the topic:

"A study to develop E-commerce in service enterprises of The

Central Key Economic Zone of Central Vietnam" for his research.

1.2. Objectives

1.2.1. Overall objective

On the basis of assessing the situation and the factors that affect

the development of e-commerce, it is recommended a feasible

solution system to develop e-commerce in service enterprises in

CKEZ and contributed to making e-commerce to be popular

activities, strengthening competitiveness capacity of the service

enterprises in CKEZ, accelerating the process of industrialization and

Page 32: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

3

modernization of the country.

1.2.2. Specific objectives

To achieve the overall objective mentioned above, the author has

the view of micro perspective to approach the study in order to

implement the specific objectives of the dissertation as follows:

- Research and systematize the theory of e-commerce development

for service businesses; the theory of development; concept, features,

benefits and advantages of e-commerce; service enterprises in CKEZ.

- Analyze the current status of e-commerce development in the

service enterprises in CKEZ to withdraw the achieved results, the

limitations and reasons in e-commerce development.

- Identify the factors that affect the development of e-commerce in

service enterprises in CKEZ.

- Propose viewpoints, orientations, policies, solutions and

recommendations in terms of micro and macro perspectives to aim at

promoting the development of e-commerce in service enterprises in

CKEZ to 2020 with vision to 2030.

1.3. Study scope and target group

1.3.1. Target group

The dissertation studied on the theory and practice relating to the

development of e-commerce in service enterprises in CKEZ.

1.3.2. Scopes

The scope of content: On the basis of the theory of e-commerce

development, service businesses, information and data related to CKEZ

to analyze and assess the e-commerce development of service businesses

in the study area. Building a study model to perform the survey, assess

the situation as well as a desk study of secondary data, primary data for

interpretation, identification of the factors affecting the development of

e-commerce in CKEZ. On that basis, it is proposed the feasible

solutions, policies and recommendations to develop e-commerce in

service enterprises in CKEZ up to 2020, vision to 2030.

The scope of space: Study the development of e-commerce in

service enterprises in CKEZ , including 5 provinces and cities of Thua

Thien Hue, Da Nang, Quang Nam, Quang Ngai and Binh Dinh.

The scope of time: The research time was mainly in the period of

2008 - 2015 and orientation solutions to 2020, vision to 2030. The

announced studies and results were conducted from 2013 to 2016.

Page 33: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

4

1.4. New contribution of the dissertation

- Systematize the theory of e-commerce as well as e-commerce

development in the service businesses; highlight the characteristics,

roles, benefits and advantages of e-commerce for business

development of service businesses in CKEZ.

- Apply the TOE theoretical model (Technology - Organization -

Environment) to study in depth the development of e-commerce in

service enterprises in CKEZ.

- Point out the potentiality and strengths of CKEZ, the

development of e-commerce are considered the breakthrough

solutions in the effective exploitation of the potentiality and

strengths.

- Analyze and assess comprehensively the status quo of e-

commerce development in service enterprises in CKEZ, from then to

show achievements, the limitations and reasons, and the issues raised

need to be addressed in the development of e-commerce.

- The dissertation was to examine a case study on e-commerce

application for lodging service in Thua Thien Hue province. The

results of this case study have supplemented and enriched the

development theory of e-commerce and a useful source of reference

material for businesses who want to apply e-commerce for enhancing

competitive capacity, increasing revenue, reducing costs, increasing

profitability and sustainable development.

- The dissertation has identified the factors and the impact level

of each factor on the development of e-commerce in the service

businesses, those are: the socio-economic policy foundation, e-

commerce related human resources; technology; legal environment;

forms of payment; security and delivery of goods. The research

results have practical significance not only for enterprise managers,

but also for policy makers to promote e-commerce development.

- The dissertation has identified the direction, goals and

proposed feasible and scientific policies and solutions to develop e-

commerce in service enterprises in CKEZ.

1.5. Dissertation structure

The structure of the dissertation consists of 4 parts as follows:

Part 1. Introduction.

Part 2. Overview of studies on e-commerce development in the

Page 34: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

5

service businesses.

Part 3. The study results, including 4 chapters.

Chapter 1. Rationale and practice of e-commerce development

in the service businesses.

Chapter 2. Study areas and methods.

Chapter 3. Current status of e-commerce development in the

service enterprises in CKEZ.

Chapter 4. Solutions for e-commerce development in the service

enterprises in CKEZ.

Part 4. Conclusions and Recommendations

PART 2. OVERVIEW OF THE STUDIES ON E-COMMERCE

DEVELOPMENT IN SERVICE BUSINESSES

2.1. The studies over the world

Currently, the development of e-commerce in enterprises in general

and service enterprises in particular have been mentioned in a lot of

different aspects in many studies at home and abroad. Especially for

relevant foreign studies, it is diversied and studied from many different

angles.

The readiness of e-commerce application: The research by Tung X.

Bui (2003) [111], with the aim of identifying the factors that contribute

to increasing e-commerce readiness of a nation, developing a

quantitative set that can be used to calculate score for the factors of e-

commerce readiness, providing an overall theoretical framework that can

combine these elements to develop an index of e-commerce readiness.

According to the two authors Seyed Kamal Vaezi and H. Sattary I.

Bimar (2009), it is compared some aspects such as the definition of e-

readiness level, the target views of model and the scope of e-commerce

application.

E-commerce application of enterprises: The group of authors

Richard Duncombe and Richard Heeks in the Institute for Development

Policy and Management - IDPM, University of Manchester, United

Kingdom; the authors Robert Kintu and Barbara Nakangu, Kampala

University, the Republic of Uganda; author Sunil Abraham Mahiti,

Bangalore state, the Republic of India, the Institute for Development

Policy and Management (2005).

Page 35: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

6

About the role and impact of e-commerce on development:

According to author Richard Heeks (2000) in the research namely

eCommerce Analysing for Development.

The growth of e-commerce: two authors Alemayehu Molla and

Paul S. Licker said that three level framework was in line with the

study of the development of e-commerce, that was: network

archetypes, also known as the hard infrastructure; application

solutions, also known as soft infrastructure and business functions.

The researches used TOE model (Technology - Organization -

Environment): The studies of the authors Zhu, K., Kraemer, K. L., Xu,

S., & Dedrick, J. (2004) entitled “Information technology payoff in E-

Business environments: An international perspective on value creation

of E-Business in the financial services industry”. The study was based

on the TOE model (Technology - Organization – Environment) to

develop a research model to assess the value of e-business at the

enterprise level. Based on the TOE model, the researches had

developed six hypotheses and identified six factors (technological

readiness, enterprise scale, global scope, financial resources,

competitive intensity and legal environment) that were able to affect

value creation of e-business.

Le Van Huy et al (2012) in the study entitled: An Empirical Study

of Determinants of E-Commerce Adoption in SMEs in Vietnam: An

Economy in Transition, had used the TOE model. In particular, the

experts forecast powerful changes in e-commerce when Vietnam

became an official member of the World Trade Organization (WTO) in

2007. The authors applied the TOE model and tested a model through

e-commerce including many elements inside and outside that were

defined in the experimental researches. This study pointed out that the

policy had impact on the promotion of e-commerce application of

SMEs in the economy in transition of Vietnam.

Therefore, the studies of e-commerce in the world and the posed

gaps showed that: the world e-commerce had powerfully developed. The

studies of e-commerce were also multi-dimensional analyses of

activities and aspects related to e-commerce such as: the readiness level

of e-commerce application; e-commerce application into enterprises; the

roles and impact of e-commerce on development; growth of e-

commerce. In addition, there were also studies relating to security, or

Page 36: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

7

study of e-commerce development in a particular sector (such as the

tourism industry in China). The studies of e-commerce growth were also

researching to what extent that country had developed e-commerce as

well as e-commerce readiness of the country.

The issues in understanding researches on the world e-

commerce were:

- How to focus on studying the development of e-commerce of a

territory, or a certain economic zone.

- Indicate the zone to know what they need to do to develop e-

commerce in order to stimulate production and reduce prices, to have

high productivity and contribute to the economic development of the

Zone and the country.

2.2. The studies in Vietnam

The readiness of e-commerce: From 2003 up to now, the

Ministry of Industry and Trade issued constantly “Vietnam E-

Commerce Report”, in which 2003 was the first year of reporting

“Status of e-commerce application in Vietnam” with some

comments: more and more enterprises recognized the benefits of e-

commerce and wanted to apply e-commerce; E-commerce had been

increasingly applied for marketing and advertising companies; the

agreement, signing contracts and online payment in e-commerce

had not implemented due to lack of an appropriate legal

environment and the necessary information technology

infrastructure and telecommunications; e-commerce application

efficiency was not high because enterprises engaged in e-commerce

spontaneously. The government did not have the official leadership,

guidance or direction and no policy to encourage and support

necessarily for businesses; human resources in e-commerce

application were missing and weak[4].

The factors affecting e-commerce application of enterprises: The

group of authors Luu Tien Thuan and Tran Thi Thanh Van (2015)

had the study entitled “Factors affecting e-commerce application of

small and medium-sized enterprises (SMEs) in Can Tho city”[74].

The study conducted with a random sample of 215 firms in Can Tho,

using descriptive statistical methods, Binary Logistics and distinctive

analysis used in the study.

Page 37: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

8

E-commerce application of enterprises: in 2013, the Ministry of

Information and Communications (MIC) had reported the assessment of

e-commerce application of ministries, ministerial-level agencies,

government agencies and the provinces and centrally-run cities. The

level of IT application deployment of the state agencies were evaluated

on five criteria groups.

Signing and implementation of electronic contracts: The doctoral

dissertation of Nguyen Van Thoan (2010) with the topic: "Signing and

implementing electronic contract (e-contract) in the context of the

international economic integration of Vietnam

The issues raised need to be further studied and clarified: What

was the development of e-commerce in CKEZ in recent time like?

What were the indicators related to the development of e-commerce?

Identify factors affecting the development of e-commerce in service

enterprises in CKEZ? How and by what way to promote the

development of e-commerce?

Hence, the study of the topic will have a positive contribution in

terms of theory and practice for the development of e-commerce in

service enterprises in CKEZ.

PART 3. STUDY RESULTS

CHAPTER 1. RATIONALE AND PRACTICE OF E-

COMMERCE DEVELOPMENT IN SERVICE ENTERPRISES

1.1. Overview of e-commerce in the service enterprises

1.1.1. Service enterprises and the necessity for e-commerce development

1.1.1.1. Service concept

1.1.1.2. Service sector and service enterprises

1.1.1.3. The role of service enterprises in the business system

1.1.1.4. The need for e-commerce development in the service

enterprises

1.1.2. E-commerce in service enterprises

1.1.2.1. The concept of e-commerce

1.1.2.2. Viewpoint of e-commerce in service enterprises

In the field of service business, e-commerce is understood as

matters arising from all commercial relationships with application of

Page 38: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

9

electronic media. Any transactions on the provision and exchange of

goods, services and other forms of industrial cooperation, business,

transport of goods or passengers, payment activities, advertisement ...

are done through the electronic means and network.

1.1.2.3. Development conditions of e-commerce in service enterprises

Socio-conomic policy foundation; Human Resources; Technology;

Legality; Payment Forms; Information safety and security; Delivery of goods.

1.1.2.4. Benefits of e-commerce for service enterprises

1.2. E-commerce development in service enterprises and

evaluation criteria system

1.2.1. Development and contents of e-commerce development

1.2.1.1. Development of e-commerce

1.2.1.2. Contents of e-commerce development

Building a legal foundation and development policy of e-commerce

activities; Construction and development of e-commerce infrastructure;

Marketing, communication, dissemination and raising awareness of the

whole society on e-commerce; Development of products, solutions for e-

commerce application; Training and development of human resources

for e-commerce activities; Building electronic payment system;

Expanding international cooperation on e-commerce.

1.2.2. Level of e-commerce development in service enterprises

1.2.2.1. Levels of in depth development

In depth development of e-commerce activities are divided into 6

levels of development: (1) present on network; (2) have professional

website; (3) e-commerce preparation; (4) e-commerce application; (5)

wireless e-commerce; (6) the whole world in a computer.

1.2.2.2. Levels of in width development

Development of e-commerce activities in width are classified

into three levels of development: (1) Information commerce; (2)

Transaction commerce; (3) Integration commerce.

1.2.3. Index of e-commerce development.

1.2.4. TOE model (Technology – Organization – Environment)

1.3. Factors affecting the development of e-commerce in service

enterprises

1.3.1. Factors related to technology

1.3.1.1. Technical infrastructure, application enterprise technology

1.3.1.2. Safety and security in e-commerce transactions

Page 39: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

10

1.3.1.3. Billing system of enterprises were automatized

1.3.2. Factors relating to enterprise organization

1.3.2.1. Enterprise workforce

1.3.2.2. Awareness of enterprises on e-commerce

1.3.3. Factors related to the environment

1.3.3.1. Legal environment

1.3.3.2. Human resources environment

1.3.3.3. Technical environment, logistics infrastructure

1.3.3.4. International integration environment

1.4. International experience in developing e-commerce and lessons

for the service enterprises in CKEZ

1.4.1. International experience in developing e-commerce

Experience from US businesses. Experience from Japanese

enterprises. Experience from Singapore enterprises. Experience from

Chinese enterprises.

1.4.2. Lessons learned in the development of e-commerce for the

service enterprises in CKEZ

E-commerce in Vietnam is only in its early stage, many

forecasts indicate that e-commerce will boom in the future. As

reported by eMarketer, a research firm from the US, announced in

December 2014 showed that Internet services in Vietnam is rapidly

growing, a large part due to the excitement of the phone market and

infrastructure is properly invested.

1.4.3. E-commerce on mobile background is the new development

of e-commerce in the world as well as in Vietnam

Currently there are about 7.4 billion mobile devices, 2.16 billion

smartphone users worldwide. In Vietnam, there are about 45 million

Internet users and 35 million smartphone users showing the strong

growth of smartphones and mobile connectivity.

CHAPTER 2. STUDY AREAS AND METHODS

2.1. The Central Key Economic Zone

Key economic Zone is a division of the national territory

consists of a number of provinces and cities are converging favorable

conditions and development factors, have great economic

potentiality, play the role of motivation and motive force dragging

Page 40: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

11

the overall development of the country. At present, there are four key

economic Zones namely the northern key economic Zone, the central

key economic Zone, the southern key economic Zone and the

Mekong Delta with a total of 24 provinces and centrally-run cities.

2.1.1. Natural conditions

2.1.2. Socio-economic conditions

2.1.3. Features of the service enterprises in CKEZ

2.2. Study methods

The research framework is presented through the following figure:

RESEARCH FRAMEWORK

Research methods:

1. Qualitative methods.

2. Quantitative methods.

3. Statistical analysis, comparison, description.

E-commerce development contents:

1. Building a legal and development foundation of e-

commerce

2. Construction and development of e-commerce

infrastructure

3. Communication, dissemination and raising

awareness on e-commerce

4. Development of products, solutions for e-

commerce application

5. Investment and development of human resources

for e-commerce

6. Building electronic payment system

7. Expanding international cooperation on e-

commerce

Factors affecting e-commerce

development:

1. Socio-economic policy foundation

2. Human resources

3. Technology

4. Legality

5. Payment forms

6. Safety and security

7. Delivery of goods

E-commerce development solutions and policies for the service

enterprises in The Central Key Economic Region1

Source: the author’s study, 2015

Figure 2.4: Research framework of the dissertation

2.2.2. Qualitative method

Qualitative research is a method of access to the documents

related to the research issues, access to domestic and foreign

researches ... to find out the research questions, seek to describe the

factors affecting the development of e-commerce in the service

enterprises in CKEZ, find out the observed variables in line with

reality of the situation of the study area. This is very important and

ensures high reliability for the research results.

2.2.3. Quantitative methods

2.2.3.1. Design of questionnaire

2.2.3.2. Approach

2.2.4. Other research methods

Page 41: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

12

CHAPTER 3. CURRENT STATUS OF E-COMMERCE

DEVELOPMENT IN THE SERVICE ENTERPRISES IN THE

CENTRAL KEY ECONOMIC ZONE

3.1. Overview of the service enterprises in CKEZ

3.1.1. Service enterprises in CKEZ

3.1.2. Enterprise services by ownership

3.1.3. Enterprise services by capital size

3.1.4. Total retail sales of goods

3.2. Current status of e-commerce development in the service

enterprises in CKEZ

3.2.1. E-commerce index of the service enterprises in CKEZ

3.2.1.1. Index of human resources and IT infrastructure

3.2.1.2. B2C transactions index

3.2.1.3. B2B transactions index

3.2.1.4. G2B transactions index

3.2.1.5. E-commerce index of the service enterprises in CKEZ

Source: the author’s study, 2015

Figure 3.1: EBI Index of the service enterprises in CKEZ in 2014

3.2.2. Assessment according to the contents of e-commerce

development

3.2.2.1. Building a legal foundation and e-commerce development policy

3.2.2.2. Construction and development of e-commerce infrastructure

3.2.2.3. Marketing, communication, dissemination and raising

awareness of the whole society on e-commerce

3.2.2.4. Training and development of human resources for e-

commerce activities

Page 42: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

13

3.2.2.5. Building electronic payment system

3.2.3. E-commerce revenue of service enterprises

3.2.4. Investment by service enterprises for e-commerce application

3.2.5. E-commerce workforce in service enterprises

3.3. Evaluation of the respondents on e-commerce development

in CKEZ

3.3.1. Overview of survey sample

The study was conducted with three types of questionnaires for

3 target groups, total receipt of 489 questionnaires, of which 170

questionnaires from experts and managers, 220 from service

enterprises and 99 from consumers.

3.3.1.1. Types of enterprises

3.3.1.2. Enterprise scale based on the number of employees

3.3.1.3. The total business capital of enterprises

3.3.1.4. Business areas

Business areas account for higher rates in the sample including

tourism services and other travel related services (25.9%), general

business (15.0%), construction services and execution ( 13.2%),

transportation services (15.9%).

3.3.1.5. Revenue scale of service enterprises

3.3.2. Evaluation by experts in information technology and e-

commerce in CKEZ

3.3.2.1. The level of IT use of enterprises in business activities

3.3.2.2. Assessment of e-commerce development aspects in service business

3.3.2.3. Assessment of e-commerce development conditions in service

business

3.3.2.4. Assessment of e-commerce benefits

3.3.2.5. Assessment of e-commerce application level in service business

sectors

3.3.2.6. Assessment of e-commerce contribution in the Zone

3.3.2.7. Assessment of the importance of e-commerce development

conditions

Table 3.23 showed the conditions for the development of e-

commerce played a very important role, so it was not surprised when

most experts would assess the above-mentioned criteria extremely

important. Specifically, the socio-economic policy foundation accounted

for 82.3% (53.5% + 28.8%); workforce 87.6%; technology 89.4%; legal

Page 43: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

14

environment 94.2%; payment forms and means 91.2%; information

safety and security 94.7%; delivery of goods 86.4%. Information safety

and security and ensuring a legal environment for e-commerce were two

particular factors interested by the experts.

Table 3.23: Expert opinion on the important level of the

conditions for e-commerce development in the service enterprises in

CKEZ

Unit: %

No Indicators

Not

import

ant

Less

importa

nt

Normal Impor

tant

Very

importa

nt

1 Socio-economic policy

foundation 0,0 0,6 17,1 53,5 28,8

2 E-commerce related workforce 0,0 0,0 12,4 53,5 34,1

3 Technology 0,0 0,0 10,6 54,7 34,7

4 Legal environment for e-

commerce 0,0 0,0 5,9 42,4 51,8

5 Payment forms and means 0,0 0,6 8,2 47,1 44,1

6 Information safety and security 0,0 0,6 4,7 25,9 68,8

7 Delivery of goods (logistics) 0,0 0,0 13,5 53,5 32,9

Notes: Likert scale: 1 – Not important 5 – Very important

Source: the author’s study, 2015

Enabling transparent legal framework, information safety and

security in e-commerce were placed on top by experts, the two

factors were rated as the most important by experts accounting for

94.7% and 94.2% respectively. Based on these results, in order to

develop e-commerce, it needed for appropriate investment in

conditions, of which attention to the factors to be more important,

including information safety and security, legal environment,

payment forms and means.

3.3.2.8. Assessment of the difficulities affecting to e-commerce development

Page 44: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

15

3.3.2.9. Assessment of experts on e-commerce development motivation

3.3.2.10. Assessment of experts on e-commerce development promoting

solutions in service enterprises

3.3.3. Assessment of service enterprises in CKEZ

* Testing the difference in the assessment of types of enterprises

* Comparison of the differences in the assessment of experts on

enterprises and the importance of e-commerce development solutions

3.3.4. Assessment of the consumers using Internet and information

technology

3.3.5. Analysis of identifying e-commerce development factors

Through survey in the service enterprises in CKEZ, when referring

to the factors affecting the development of e-commerce, there were many

different opinions about the important level of the factors affecting e-

commerce in the Zone. Assessing the factors affecting e-commerce, “E-

commerce related workforce” and “Socio-economic policy foundation”

were evaluated the most important that showed the tremendous role of

educational organizations, state agencies in supporting the workforce and

policies to e-commerce. Next, the access and application to new

technologies as well as common ground in terms of technology among

businesses, between enterprises and management agencies were also a

very important factor. In addition, enterprises also agreed that the legal

framework for e-commerce, information security and delivery system of

goods, logistics for e-commerce were also important for the development

of e-commerce.

Source: the author’s study, 2015

Figure 3.29: Opinions of enterprises about the factors affecting e-

commerce in service enterprises in CKEZ

Page 45: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

16

3.4. General assessment of e-commerce development in the

service enterprises in CKEZ

3.4.1. The achieved results in the development of e-commerce in the

service enterprises in CKEZ

(1) The local authorities in CKEZ have developed good policies

to promote the development of e-commerce. Most of the provincial

People's Committees issued the e-commerce development plan for

2011-2015 period as the basis for agencies to implement.

(2) Human resources of e-commerce of the service enterprises in

CKEZ were focused to invest in terms of quantity and quality, the

index of enterprise’s human resources of the provinces in the Zone

next year higher than last year. Businesses in Da Nang City and Thua

Thien Hue province from 2012 to 2014, respectively ranked No. 3, 4

and 5 out of 63 provinces and cities.

(3) Technology infrastructure for e-commerce development in

CKEZ basically met the demand. Especially, telecommunications

networks were invested fundamental, extensive and modern

technology with 12MB optical cable for household, 45MB for

businesses, facilitated access to Internet, e-commerce implementation

in enterprises.

(4) CKEZ had many companies of delivery, transport, logistics

serving well-developed e-commerce, especially the seaport systems such

as Chan May, Tien Sa, Han River, Quy Nhon... together with smooth

traffic system in recent time such as the tunnels of Hai Van, Phuoc

Tuong, Phu Gia, the highway from Tuy Loan to Tam Ky ... has

amazingly contributed to the circulation and delivery of goods.

(5) The perception of customers, experts, especially of

businesses about the benefits of e-commerce was good. Through

survey, the respondents confirmed the huge benefits of e-commerce

to business in the context of integration and development.

(6) The e-commerce transactions indexes of B2C, B2B, G2B of

the service enterprises in CKEZ were relatively good. Danang was

the one who often stood in the national top 10, Thua Thien Hue was

relatively strong, also present in the top 10 of the country except B2B

index due to the enterprises of Thua Thien Hue province had not

developed.

Page 46: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

17

3.4.2. Limitations of e-commerce development in the service enterprises

in CKEZ

The restrictions related to e-commerce development for the

service enterprises in CKEZ were:

(1) The legal framework for e-commerce for service enterprises

in CKEZ remained certain limitations, especially the policies derived

from the local government of the provinces and cities in the Zone,

many policies were not specific.

(2) Payment forms and means in e-commerce transactions of

service enterprises in CKEZ had not yet developed strongly. The

enterprises were also cautious, in one hand due to lack of belief in

online payment, in other hand due to lack of tools.

(3) Information security was one of the biggest limitations in the

development of e-commerce in the country generally and in CKEZ

particularly.

(4) The society and economy in general and particularly in

CKEZ were developing slowly, especially in the poor provinces and

cities to slow down e-commerce growth.

(5) Lack of strong links among local authorities in CKEZ

resulted in no strength synthesis in the development of e-commerce.

Such as e-commerce indexes of Da Nang and Thua Thien Hue

provinces were quite high meanwhile they were middle and low in

other provinces, no experience exchange, sharing information and

resources to develop together.

Page 47: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

18

CHAPTER 4: SOLUTIONS FOR E-COMMERCE

DEVELOPMENT IN THE SERVICE ENTERPRISES IN THE

CENTRAL KEY ECONOMIC ZONE

4.1. Viewpoints and development orientation to e-commerce in the

service enterprises in CKEZ

4.1.1. Viewpoints of e-commerce development in the service

enterprises in CKEZ

4.1.2. Orientation to e-commerce development in the service

enterprises in CKEZ

4.2. E-commerce development solutions in the service enterprises in

CKEZ

4.2.1. Solutions for the state, local governments of the provinces/cities

in the key economic Zone

4.2.1.1. Building socio-economic policy foundation

4.2.1.2. Developing human resources for e-commerce

4.2.1.3. Investing in technological application for e-commerce development

4.2.1.4. Establishing a legal environment to serve the development of e-

commerce

4.2.1.5. Promoting application of payment forms and means

4.2.1.6. Developing delivery areas of goods (logistics)

4.2.1.7. Raising awareness of the people

4.2.1.8. Improving the performance of the development coordination steering

committees of key economic Zones and increasing links of the zone provincies

and cities

4.2.2. Solutions for the service enterprises of the provinces in CKEZ

Enterprises were both environment and key driver for e-

commerce implementation, thus for e-commerce really coming into

socio-economic life of Vietnam in the situation of legal infrastructure,

resources, payment…not fully formed, the service enterprises in CKEZ

need to take some measures as follows:

4.2.2.1. Raising awareness of e-commerce

4.2.2.2. Making plans for e-commerce development

4.2.2.3. Stepping up the training of human resources for the

development of e-commerce

4.2.2.4. Promoting online marketing through the opening,

Page 48: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

19

maintaining and updating websites of enteprises

4.2.2.5. Seeking opportunities for e-commerce applications for

trading industry groups

4.2.3. Solutions for community of enterprises and industry

associations

The role of business associations and industry associations was

very important in promoting the development of a certain socio-

economic area. By representing the interests of businesses and

implementing specific supporting activities for their members,

business associations can play a key role in supporting the enterprise

sector and making the private sector grow rapidly.

Page 49: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

20

PART 4. CONCLUSION AND RECOMMENDATIONS

1. Conclusion

E-commerce plays a very important role in business activities in

general, especially in service enterprises. Vietnamese e-commerce

has made a remarkable step beside the furious development of global

e-commerce. However, there are differences in e-commerce

development in different Zones in Vietnam. The study on the

development of e-commerce in service enterprises in the key

economic zone of Central Vietnam is dissimilar. In big cities such as

Da Nang and Thua Thien-Hue, the electronic business index (EBI)

ranks at a high rate, other small provinces like Quang Nam, Quang

Ngai and Binh Dinh have the EBI at average rate or at a lower rate

than others do in the country.

Through analyzing the subject, it can be seen that the

development of e-commerce in service enterprises in the key

economic zone of Central Vietnam basically reached level 2. There

are professional websites with complex structures and numerous

interactive functions with viewers, supporting viewers. Viewers can

contact with enterprises conveniently. There are more and more

enterprises that launch the e-commerce at level 3 to start selling or

deploying services online. However, these enterprises have not had

external database systems for servicing and connecting with online

transactions. Transactions are still slow and the level of applying

safety measures is low.

To develop e-commerce, it is necessary to conduct

synchronously the methods mentioned in part 3 chapter 4 including

choosing appropriate solutions and diverging to carry out how to

accommodate factor endowment of each unit, each Zone, in order to

boost e-commerce development. The survey result in 220 service

enterprises in the key economic zone of Central Vietnam reflects the

fact that enterprises' opinions about deploying solutions to develop e-

commerce are very essential in the present circumstances. About the

importance of solutions to boost e-commerce, the survey result

indicates that in investing to build economic policy foundation,

Page 50: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

21

society (environment factor), human resource (organization factor)

and technology (technology factor) are the businesses to be put on

the list of priorities to fit in the TOE model of researches all over the

world. First, the necessary condition of developing e-commerce is

technology infrastructure. If the enterprises' technology aspect have

not been ready and other relating aspects have been low, it is hard to

apply new technologies to business. The economic and social policies

foundation is the condition to help enterprises develop every passing

day, broaden business competence and carry out new business

methods that meet the customers' higher demands. Besides, if there is

not manpower that is well-informed about both technology and

business, e-commerce couldn't get developed professionally.

E-commerce development plays a practical role in service

enterprises because developing e-commerce means creating

opportunities for applying e-commerce widely and deeply. The

breadth here means there are more and more enterprises applying e-

commerce and the depth means drastic applying level and wide range

application in multiple operations. E-commerce development brings

e-commerce's benefits to service enterprises in the key economic

zone of Central Vietnam. It contributes to help a service enterprise

widen the market, cut cost, increase the accessibility of

specialization, cut the time of payment, reduce telecommunication

cost in the negotiating processes, enter into contracts and contribute

to the improvement of enterprise's image. E-commerce also helps the

managers to make decisions timely in business activities, contributes

to develop new kinds of businesses. Specifically, e-commerce helps

customers shop in 24 hours a day, gives them the chance to join

online auction. E-commerce does not have border, it allows people to

work at home and to reduce traveling time.

The survey of experts' opinions about e-commerce development

in service enterprises in e-commerce area in the Middle reflects the

importance of e-commerce development measures of service

enterprises. About evaluating the importance of the solutions to boost

e-commerce development, all the experts say that these factors are all

important, there should not be subjective and negligent of any factor

when building a solution system to boost e-commerce growth.

However, according to experts, the matter to be put on top priority is

Page 51: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

22

safety security information. If the information is not secured, there

will be many risks and consequences for both enterprises and

customers. It will have bad impacts on faith in e-commerce. Next

come solutions to legal environmental, technology infrastructure,

payment instruments and residents' awareness.

2. Recommendations

2.1. For Government Management Agency

The Government management agency had better continue to

promote propagating and popularizing e-commerce to increase the

citizens’ awareness of applying e-commerce in the centre-point area

in the Middle.

The Government Management Agency should provide support

for enterprises to seek for and develop new markets, publicize and

develop e-commerce, apply suitable e-commerce models.

Professional e-commerce management agencies need to do research

and coordinate with relevant agencies to build and deploy programs,

projects supporting enterprises to apply e-commerce models, which

are suitable for each kind of service business as well as the

enterprises' scales.

Also, the agency should continue to complete the legal system

relating to e-commerce. To handle problems for enterprises when

starting to boost electronic trading, it requires not only the complete

legal environment but also concern and support by training, raising

capacity and skill about e-commerce of person in charge.

2.2. For enterprises

Enterprises should invest more on their websites to attract and

retain customers. A fair interface and eye-catching outlook will

create interest in customers. This is also the first step for customers to

choose products and services then make the decision to buy.

Enterprises have to observe the regulations and laws about e-

commerce, electronic trading and electronic transaction. Enterprises

must obey the regulations on the registration of e-commerce sites

under the Decree No. 185/2013/ND-CP issued in 2013, 15th

November about sanctions against administrative violations in

commercial activities, fake and banned goods business, protecting

the consumers’ rights, including specific sanctions for violations of

e-commerce.

Page 52: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

23

Enterprises should establish effective information channels

between enterprises and consumers, especially the customer services

in the process of using the service. It enables business service

enterprises to know customers' though to carry out suitable policies.

2.3. For consumers

E-commerce growth means the level of electronic trading grows,

consumers need to bravely shopping online. Consumers may start to

try purchasing goods at reliable websites. Besides, individuals having

shopping online experience should propagate actively, publicize

images, encourage relatives and friends to join this convenient and

beneficial kind of shopping.

Beside active shopping, to shape a safe e-commerce's

environment, consumers need to equip themselves with basic

knowledge of using the internet to avoid being taken in, being

unveiled personal information or spreading viruses...

3. Research's limitations

The research was carried out in 5 provinces belonging to the key

economic zone of Central Vietnam with approximate 500 models and

lasted for months in 2015. However, there are still some limitations:

- According to WTO, services are divided into many sub-sectors

(12 sub-sectors). It is hard for carrying research on developing e-

commerce in service enterprises to solve all problems completely,

because e-commerce application in each kind of services is different.

The research only carried out on public service enterprises and did

not go into a particular field to make the objective and tasks more

concentrated.

- How is the criteria system for evaluating e-commerce

development in service enterprises established and computed? In

Vietnam in general and in the key economic zone of Central Vietnam

in particular, there are not any annual statistic and it should be

examined. With the form of e-commerce in service enterprises, how

are the supply chain services (simple, complex) specified? This issue

also needs to be studied.

- The number of models used in the thesis was not big enough

(458) and they were devided into 3 groups of research subjects which

are experts, managers; service enterprises and customers. In the

future, the number of models will increase and there will be

Page 53: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

24

concentration on one subject group to have further results.

- E-commerce in Vietnam has only been in its early stage so

storing data in the Departments of provinces and cities still has a lot

of shortcomings. Also, statistical indicators are not uniform.

Therefore learning, surveying and collecting secondary data meet

many difficulties.

4. Direction for further research

This result opened up some new ways to approach the research

in the future:

First of all,there is a possibility of extending the research as well

as the samples may be taken from different Vietnamese Zones. This

helps policy makers and business managers grasp the development of

e-commerce in order to continue offering appropriate strategies.

Secondly, there might be a focus on carrying out deep research

on analyzing factors that affect the development of e-commerce in

service enterprises which specialize in one major such as financial

sector or tourism sector.

Thirdly, when the e-commerce develops at a higher level, this

direction may narrow down the study area to spend time and effort on

studying a specific type of service further to help the leaders offer

more concrete solutions and improve business efficiency with the

application of e-commerce./.

Page 54: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI ĐIỆN …...4 thương mại điện tử vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp,

25

LIST OF ARTICLES OF THE AUTHOR RELATED TO THE

THESIS TOPIC

1. Nguyen Xuan Thuy, Nguyen Dang Hao (2015), Factors affecting

TT-Hue enterprises’ attitude toward using digital signature in e-

commerce transactions. Hue University’s Journal of Science,

ISSN - 1859 - 1388. Volume 109 Number 2015, October page

307 - 318.

2. Nguyen Xuan Thuy (2015), Develop human resources in e-

commerce for lodging enterprises in TT-Hue . Economic and

Forecast Review, ISSN 0866.7120. Number 04 2015, February

(588) page 63 - 64.

3. Nguyen Xuan Thuy, Nguyen Thi Minh Hoa (2015), E-commerce

enhances competitiveness of Than Thien Hotel. Economic and

Forecast Review, ISSN 0866.7120. Number 11 2015, June (595)

page 62 - 64.

4. Nguyen Xuan Thuy (2016), Solution to develop human resources

for service enterprises in TT-Hue. Monograph: A few trade and

Logistics issues in Renovation Period in Vietnam 1986 – 2016.

Page 360 – 366. Labour and Social Publisher, 2015.

5. Nguyen Xuan Thuy, Nguyen Tai Phuc (2016), E-business Index

of economic center-point area in the Middle, Vietnam . Records

of the International Conference in Vietnam Finance in

Integration Period: Opportunities and challenges. Nanhua

University, Taiwan, Vietnam University of Commerce,

University of Economics, Hue University. Page 35-45. Hong

Duc Publisher, 2016.