284
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vμ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam 1 MC LC KYU HI THO IFRS – CƠ HI VÀ THÁCH THC KHI ÁP DNG TI VIT NAM STT Tên bài và tác giStrang 1 LI NÓI ĐẦU 5 2 Thng kê vtình hình áp dng IFRS toàn cu 7 3 Phát trin và hoàn thin khuôn khpháp lý vChun mc Báo cáo tài chính ti Vit Nam VChế độ Kế toán và Kim toán - BTài chính 9 4 Vai trò và trách nhim ca tchc nghnghip trong vic qung bá và trin khai IFRS Vit Nam Đặng Văn Thanh 16 5 IFRS - Mt khi đầu quan trng ACCA 19 6 Áp dng Chun mc Báo cáo tài chính qu c t ế (IFRS) đối vi các công ty niêm yế t trên thtr ườ ng chng khoán Vi t Nam: Li ích, thách th c và l trình Nguyn Thế Th22 7 IFRP – Mô hình chuy n đổi và các c ơ h i, thách th c khi áp dng t i Vi t Nam Bùi Văn Trnh 25 8 Áp dng IFRS Vit Nam – Cơ hi và Thách thc Lê Vũ Trường – Đinh Minh Tun 29 9 Cách thc áp dng Chun mc Báo cáo Tài chính quc tế ti Vit Nam: Ti sao và như thế nào? Trn Anh Quân 33 10 Thc trng và kiến nghđể lp BCTC theo Chun mc BCTC quc tế (IFRS) ca Tp đoàn Đin lc Vit Nam (EVN) EVN 39 11 IFRS đồng hành vi sphát trin bn vng ca VPBank VPBank 43 12 Shòa hp gia Chun mc Kế toán Vit Nam và Chun mc Kế toán quc tế Nguyn Thu Hương 45 13 Skhác bit gia hthng Chun mc Kế toán Vit Nam và hthng Chun mc Kế toán quc tế Bùi ThBích Ho 50

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

  • Upload
    others

  • View
    18

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

1

MỤC LỤC KỶ YẾU HỘI THẢO IFRS – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

STT Tên bài và tác giả Số trang

1 LỜI NÓI ĐẦU 5 2 Thống kê về tình hình áp dụng IFRS toàn cầu 7

3 Phát triển và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về Chuẩn mực Báo cáo tài chính tại Việt Nam

Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán - Bộ Tài chính 9

4 Vai trò và trách nhiệm của tổ chức nghề nghiệp trong việc quảng bá và triển khai IFRS ở Việt Nam

Đặng Văn Thanh 16

5 IFRS - Một khởi đầu quan trọng ACCA 19

6

Áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam: Lợi ích, thách thức và lộ trình

Nguyễn Thế Thọ

22

7 IFRP – Mô hình chuyển đổi và các cơ hội, thách thức khi áp dụng tại Việt Nam

Bùi Văn Trịnh 25

8 Áp dụng IFRS ở Việt Nam – Cơ hội và Thách thức

Lê Vũ Trường – Đinh Minh Tuấn 29

9 Cách thức áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế tại Việt Nam: Tại sao và như thế nào?

Trần Anh Quân 33

10 Thực trạng và kiến nghị để lập BCTC theo Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)

EVN 39

11 IFRS đồng hành với sự phát triển bền vững của VPBank VPBank 43

12 Sự hòa hợp giữa Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chuẩn mực Kế toán quốc tế

Nguyễn Thu Hương 45

13 Sự khác biệt giữa hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và hệ thống Chuẩn mực Kế toán quốc tế

Bùi Thị Bích Hảo 50

Page 2: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

2

14 Thay Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) bằng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế (IFRS): Liệu Việt Nam có sẵn sàng?

Phan Thị Hồng Đức – Nguyễn Thanh Hà - Nguyễn Thị Phước 54

15 Sự phát triển của Chuẩn mực Báo cáo Tài chính quốc tế trên thế giới và tích cấp thiết áp dụng tại Việt Nam

Lê Phương Hảo 69

16 Nghiên cứu nhân tố tác động đến việc vận dụng Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IAS/IFRS)

Dương Hoàng Ngọc Khuê – Nguyễn Thị Ngọc Oanh 73

17 Những nhân tố tác động đến việc áp dụng Chuẩn mực quốc tế về Kế toán của các quốc gia

Trần Quốc Thịnh 79

18 Xu hướng chuyển đổi Báo cáo tài chính Việt Nam theo Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế

Phạm Thị Ngọc Ly 85

19 Lý do áp dụng IFRS ở Việt Nam Phạm Thị Lai 90

20 Lợi ích và định hướng áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế trong các doanh nghiệp Việt Nam

Lê Văn Tân 94

21 Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế: Lợi ích của việc áp dụng – Hàm ý cho Việt Nam

Nguyễn Hoàng Phương Thanh 100

22 Định hướng áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam Đào Thị Loan 103

23 Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế: Cơ hội và thách thức khi áp dụng tại Việt Nam

Đào Mạnh Huy – Đặng Phương Mai 107

24 Khó khăn, thách thức khi áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam và lộ trình thực hiện

Đường Thị Quỳnh Liên 113

25 Cách thực vận dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế và hướng đi của Việt Nam

Trần Thị Yến 118

26 Thực tiễn áp dụng IFRS tại một số quốc gia – Bài học kinh nghiệm hệ thống Báo cáo tài chính hợp nhất đối với Việt Nam

Phạm Thị Thúy Hằng – Nguyễn Sỹ Thiện 123

27 Áp dụng IFRS ở các nước và kinh nghiệm cho Việt Nam

Nguyễn Thị Thu Vân – Nguyễn Thị Phước – Hoàng Thụy Diệu Linh 127

28 Tính cấp thiết trong việc triển khai áp dụng hệ thống Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại Việt Nam và một số kiến nghị

Trịnh Lê Tân - Đào Thị Đài Trang 136

Page 3: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

3

29 Thực trạng vận dụng IFRS trên thế giới và vấn đề đặt ra cho Việt Nam trong điều kiện hội nhập

Đỗ Thị Tuyết - Cao Thị Thanh Hường 142

30 Khả năng và phương hướng áp dụng IFRS tại Việt Nam Lê Đoàn Minh Đức - Trần Thị Phương Lan 149

31 Doanh nghiệp Việt Nam với việc vận dụng IFRS để lập Báo cáo tài chính Mai Thị Hoàng Minh - Trần Ngọc Hùng - Bùi Quang Hùng 157

32 Áp dụng IFRS tại Việt Nam – Những thách thức Trần Thị Hồng Vân – Phùng Thị Hiền 163

33 Tiến trình hoàn thiện hệ thống Báo cáo Tài chính tại Việt Nam theo xu thế hội tụ với kế toán quốc tế

Nguyễn Hồng Nga 167

34 Áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS bước tiến dài trong phát triển kế toán ở Việt Nam Nguyễn Thị Diệu Thúy

172

35 Đề xuất lộ trình áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại các doanh nghiệp Việt Nam

Nguyễn Thị Kim Tuyến 176

36 Thận trọng - Cách nhìn mới từ Chuẩn mực Kế toán quốc tế Nguyễn Thục Anh 182

37 Hệ thống Chuẩn mực IAS/IFRS về Báo cáo môi trường Dương Hoàng Ngọc Khuê 189

38 Báo cáo tài chính hợp nhất - Đối sánh giữa VAS 25 và IAS 27/IFRS 10 Nguyễn Thị Mai Hương 194

39 Tính phức tạp khi áp dụng IFRS: Nghiên cứu về tổn thất lợi thế thương mại

Trần Mạnh Dũng 200

40 Xây dựng Bộ Chuẩn mực Kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam theo hướng tiếp cận (IFRS FOR SMEs)

Võ Văn Nhị - Trần Thị Thanh Hải 208

41 Vận dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế số 13, trong việc xác định gía trị bất động sản đầu tư sau ghi nhận ban đầu

Phạm Thanh Hương 214

42 Áp dụng Chuẩn mực Kế toán quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng, kinh nghiệm quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Nguyễn Đăng Huy 222

43 Áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế tại một số quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam

Lê Hoàng Phúc - Nguyễn Thị Thanh Thủy 227

44 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập với Chuẩn mực quốc tế về kế toán

Trần Quốc Thịnh 234

Page 4: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

4

45 Đào tạo Chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính (IFRS): Cơ hội và thách thức đối với các trường Đại học Việt Nam

Mai Ngọc Anh 241

46 Giới thiệu IFRS vào chương trình đào tạo ngành Kế toán của các trường Đại học Việt Nam

Nguyễn Cửu Đỉnh – Doanh Thị Ngân Hà – Nguyễn Thị Bích Tuyền 247

47 Đào tạo Kế toán đáp ứng nhu cầu thực hiện IFRS Trần Thị Thu Trâm 257

48 Đào tạo Kế toán khi áp dụng IFRS tại Việt Nam Nguyễn Thị Phương Thảo 263

49 Những thách thức khi áp dụng IFRS tại Việt Nam và yêu cầu đặt ra cho các trường Đại học, các Tổ chức nghề nghiệp

Nguyễn Thị Ngọc Lan – Nguyễn Thị Cúc 268

50 Sự cần thiết áp dụng và đào tạo IFRS tại Việt Nam Đàm Bích Hà 274

51 Một số ý kiến về vấn đề áp dụng IFRS vào kế toán doanh nghiệp ở Việt Nam dưới góc nhìn của người đào tạo kế toán

Võ Văn Nhị - Nguyễn Vương Thành Long 279

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Page 5: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

5

LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm 1973 - 2000, Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IAS) được công bố quy

định và hướng dẫn các nguyên tắc kế toán. Từ năm 2001, Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB) mô tả các nguyên tắc kế toán với tên gọi mới là Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), mặc dù các IAS vẫn tiếp tục được thừa nhận. IFRS do IASB và Hội đồng giải thích lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRIC) biên soạn theo định hướng thị trường vốn và hệ thống lập báo cáo tài chính (BCTC). Phương thức lập BCTC được mô tả là, tập trung vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp (DN) với nhà đầu tư và tập trung vào luồng thông tin đến thị trường vốn. Các BCTC lập theo IFRS cho mục đích của nhà đầu tư.

IFRS là điều kiện để đảm bảo các DN và tổ chức trên toàn thế giới, áp dụng các NTKT một cách thống nhất trong công tác lập BCTC. Việc áp dụng IFRS, nhằm cải thiện chất lượng thông tin kế toán và thuận tiện cho các nghiệp vụ tài chính. BCTC cung cấp thông tin toàn diện, đúng đắn, kịp thời và do đó, nhà đầu tư có nhiều thông tin về thị trường vốn, giảm được rủi ro trong việc đưa ra quyết định kinh tế. BCTC được định dạng theo biểu mẫu thống nhất và loại trừ sự khác biệt trong CMKT, các thông tin trên BCTC có tính so sánh. Qua đó, sẽ giúp cho các nhà đầu tư giảm chi phí trong việc xử lý thông tin kế toán, giảm sự khác biệt giữa các nước trong CMKT. Ngoài ra, chất lượng thông tin cao hơn, tính minh bạch rõ ràng, sẽ làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư. Đặc điểm cơ bản của IFRS là nguyên tắc giá trị hợp lý được đề cập nhiều hơn. Đáng chú ý đó là, việc áp dụng giá trị hợp lý trong các IAS 16, 36, 38, 39, 40, IFRS 2, IFRS 3.

Việc áp dụng IFRS đã mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC, tăng khả năng so sánh của các thông tin tài chính và tăng chất lượng thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư, giảm sự bất định trong đầu tư, giảm rủi ro đầu tư, tăng hiệu quả của thị trường và giảm thiểu chi phí vốn.

Cho đến nay, nhiều quốc gia đã chính thức áp dụng IFRS với các mức độ khác nhau. Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập.

Kế toán Việt Nam đã được cải cách theo yêu cầu kinh tế thị trường từ năm 1994. Tổ chức Nghề nghiệp Kế toán Việt Nam là thành viên của Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC) là thành viên của Hiệp Hội Kế toán các nước ASEAN (AFA) từ năm 1998. Nhiều Nguyên tắc, Thông lệ và Chuẩn mực quốc tế về Kế toán đã được chọn lựa và áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Nhiều DN Việt Nam, đặc biệt là các Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán đã Lập BCTC theo IFRS, mặc dù chưa thật sự hoàn chỉnh.

Để triển khai rộng rãi IFRS ở Việt Nam có nhiều việc phải làm, rất cần một chiến lược, một quyết tâm, cần trí tuệ và bản lĩnh của những người hoạch định chính sách và đội ngũ các nhà quản lý, các nhà kế toán Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học về IFRS và cách

Page 6: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

6

thức áp dụng ở Việt Nam, đăng tải những nhận thức về vai trò, ý nghĩa của BCTC, trình bày báo cáo tài chính theo IFRS, sự cân thiết và những thuận lợi, khó khăn thách thức của Việt Nam khi áp dụng IFRS. Đồng thời, đề xuất về lộ trình, bước đi và cách làm ở Việt Nam sao cho việc áp dụng IFRS thành công.

Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được sự hưởng ứng và quan tâm của đông đảo các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý và những người làm Kế toán, Kiểm toán trong các nước. Hơn 100 bài viết đã gửi về Ban tổ chức Hội thảo, với nhiều góc nhìn, nhận tức, nhiều quan điểm và kiến nghị khác nhau. Tất cả đều rất đáng trân trọng, thể hiện trí tuệ, bản lĩnh và tâm huyết của các nhà khoa học, các nhà Kế toán, Kiểm toán Việt Nam. Ban tổ chức Hội thảo, chọn lựa và biên tập các bài viết trong Kỷ yếu khoa học. Hy vọng, kỷ yếu sẽ có ích cho các nhà quản lý, các nhà khoa học và tất cả những ai quan tâm đến Kế toán và Kiểm toán.

Do thời gian hạn chế, do năng lựa biên tập, mặc dù đã rất cố gắng và trách nhiệm, nhưng chắc chắn, Kỷ yếu khoa học không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong, nhận được và trân trọng mọi ý kiến đóng góp. Ban Biên tập Kỷ yếu, chân thành cảm ơn các ý kiến đóng góp, cảm ơn các tác giả, cảm Bộ Tài chính, ACCA đã tham gia và góp phần cho sự thành công của Hội thảo và Kỷ yếu khoa học.

TM Ban Biên tập

PGS.TS Đặng Văn Thanh Chủ tịch

Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam

Page 7: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

7

THỐNG KÊ VỀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG IFRS TOÀN CẦU

Bảng 1: Các nước áp dụng IFRS (Cập nhật đến tháng 5/2016)

- Các nước trong ô màu hồng đậm đã áp dụng IFRS bắt buộc đối với các đơn vị có lợi ích công chúng (119) - Các nước trong ô màu hồng nhạt cho phép áp dụng IFRS (12) - Các nước trong ô màu trắng chưa áp dụng IFRS (12).

[Nguồn: Ấn phẩm “Ngôn ngữ Báo cáo Tài chính toàn cầu” của IFRS Foundation, phát hành tháng 5/2016]

Page 8: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

8

Bảng 2: Các nước áp dụng IFRS theo khu vực (Cập nhật đến tháng 12/2016)

Vùng Số nước

trong khu vực

Số nước áp dụng IFRS bắt buộc với

các đơn vị có lợi ích công chúng

Số nước áp dụng IFRS bắt buộc với

các đơn vị có lợi ích công chúng theo %

Số nước áp dụng IFRS bắt buộc với 1 số đơn vị có lợi ích

công chúng

Số nước không yêu cầu hay cho phép áp dụng

IFRS với các đơn vị có lợi ích công chúng

Châu Âu 43 42 98% 1 0

Châu Phi 23 19 83% 1 3

Trung Đông 13 13 100% 0 0

Châu Á TBD 33 24 73% 3 6

Châu Mỹ 37 27 73% 8 2

Tổng số 149 125 84% 13 11

Tỷ lệ % 100% 84% 9% 7% [Nguồn: http://www.ifrs.org tháng 12/2016] 

Page 9: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

9

PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ VỀ CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM

Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán – Bộ Tài chính

Hiện nay, Bộ Tài chính đang triển khai thực hiện Quyết định 480/QĐ -TTg ngày 18/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Kế toán - Kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 và thực hiện Nghị quyết 35/ NQ- CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ, về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp (DN) đến 2020. Theo đó việc phát triển và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về Chuẩn mực Báo cáo tài chính (BCTC) tại Việt Nam là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần phải được sớm triển khai để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong giai đoạn mới. Để làm được điều này, Bộ Tài chính đang xây dựng đề án đưa IFRS vào Việt Nam và cập nhật, ban hành mới VAS/VFRS. Trong đó, đề cập đến hướng đi cho Việt Nam, lộ trình áp dụng, biện pháp triển khai, thực hiện,…

1. Tổng quan

Trong những năm 2001 đến 2005, Việt Nam đã nghiên cứu, xây dựng và ban hành 26 Chuẩn mực kế toán (CMKT) dựa trên hệ thống CMKT quốc tế tại thời điểm đó. Sau hơn 10 năm áp dụng, không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của CMKT Việt Nam (VAS) trong việc nâng cao tính minh bạch và độ trung thực của BCTC, cung cấp những thông tin có chất lượng, phù hợp với trình độ quản lý và đặc thù của nền kinh tế. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, do sức ép từ việc cải cách thể chế cũng như yêu cầu của nền kinh tế, VAS ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, một số nội dung chưa theo kịp với các thay đổi giao dịch của nền kinh tế thị trường, nhất là trong bối cảnh hoạt động tái cấu trúc DN, tổ chức tài chính và cổ phần hóa DN Nhà nước đang diễn ra mạnh mẽ, xuất hiện ngày càng nhiều các loại công cụ tài chính phức tạp.

Theo đánh giá của các định chế tài chính quốc tế và giới chuyên môn, sự khác biệt giữa VAS và IFRS hiện nay còn tương đối lớn, tạo ra một số rào cản và làm giảm niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Có thể nói, một trong những sự khác biệt lớn nhất giữa 2 hệ thống là nhiều khoản mục trên BCTC cần được đánh giá lại theo giá trị hợp lý hoặc giá trị có thể thu hồi theo IFRS nhưng vẫn được ghi theo giá gốc theo VAS và điều này, làm cho giá trị tài sản và nợ phải trả của DN chưa phản ánh đúng như diễn biến trên thực tế của thị trường. Việc chưa ban hành một số Chuẩn mực quan trọng như công cụ tài chính, tổn thất tài sản,… khiến các DN chưa có căn cứ pháp lý để ghi nhận các khoản tổn thất một cách kịp thời, các công cụ tài chính phái sinh chưa được sử dụng rộng rãi để phòng ngừa rủi ro cho hoạt động kinh doanh và một đất nước có tỷ trọng nông nghiệp còn chiếm phần lớn trong nền kinh tế như Việt Nam lại chưa có CMKT cho lĩnh vực nông nghiệp.

Không thể phủ nhận những lợi ích to lớn mà IFRS mang lại. Khi áp dụng IFRS, chất lượng của BCTC của DN sẽ được cải thiện một cách rõ rệt, thông qua việc nâng cao trách nhiệm giải trình, tăng cường tính minh bạch và khả năng so sánh, cung cấp cho người sử dụng BCTC nhiều thông tin hữu ích cho việc ra quyết định quản lý, điều hành và đầu tư. Mặc dù,

Page 10: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

10

cần nguồn lực đầu tư trước mắt nhưng về lâu dài, việc áp dụng IFRS sẽ làm giảm chi phí lập BCTC cho DN, thu hút được các nguồn lực từ công chúng trong và ngoài nước, huy động vốn với chi phí thấp. Ngoài ra, việc áp dụng IFRS cũng là một yếu tố để quốc tế công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường đầy đủ, từ đó khơi thông dòng vốn FDI, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc bảo vệ các nhà đầu tư và tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

Tuy nhiên, cần hiểu rõ việc áp dụng IFRS tại Việt Nam không chỉ hoàn toàn thuận lợi. Thách thức, khó khăn nhất trong việc áp dụng IFRS là vấn đề nguồn nhân lực. Các trường đại học, nơi cung cấp nguồn nhân lực đầu ra cho xã hội chưa đưa vào chương trình đào tạo các nội dung của IFRS dẫn đến hầu hết sinh viên khi ra trường chưa được trang bị kiến thức về IFRS. Những người làm công tác kế toán tại các DN cũng chưa được đào tạo IFRS, do thiếu các cơ sở đào tạo có đủ trình độ hiểu biết chuyên sâu về IFRS. Hiện chỉ có một vài tổ chức nghề nghiệp quốc tế như ACCA, ICAEW, CPA Australia có chương trình đào tạo nhưng số lượng người tham dự chưa nhiều, phạm vi phổ biến chưa rộng. Một khó khăn nữa là thị trường hoạt động (active market) của Việt Nam chưa đủ mạnh, các căn cứ phục vụ cho việc xác định giá trị giá trị hợp lý của một số tài sản và nợ phải trả chưa thực sự đáng tin cậy, nhất là trong bối cảnh tính tuân thủ luật pháp của một bộ phận DN chưa cao, dẫn đến tình trạng cố tình bóp méo các thông tin được công bố theo ý định chủ quan của người quản lý, điều hành phát sinh từ việc thực hiện các ước tính kế toán một cách không trung thực.

Cùng với xu hướng toàn cầu hóa về hợp tác và phát triển kinh tế, phạm vi hoạt động của các nhà đầu tư trải rộng trên toàn thế giới, kế toán không còn là vấn đề mang tính nội tại của từng quốc gia. Hiện nay chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) đang ngày càng được thừa nhận rộng rãi, đến năm 2016 đã có 117 quốc gia áp dụng IFRS, trong đó gần 100 quốc gia áp dụng nguyên mẫu mà không có bất cứ sự sửa đổi nào. Ngay cả Hoa Kỳ, quốc gia có truyền thống áp dụng riêng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận (US GAAP) cũng đang trong quá trình hợp nhất US GAAP và IFRS. Vào khoảng mười năm trước đây, ý tưởng về việc áp dụng nguyên mẫu IFRS tại Việt Nam đã được đề cập nhưng còn khá xa vời, vì những hạn chế trong nhận thức và cách tiếp cận. Ngày nay, nhu cầu này đòi hỏi phải xúc tiến quá trình hài hòa, thống nhất CMKT quốc gia với CMKT quốc tế nhằm tạo ra một ngôn ngữ chung về kế toán, giúp thúc đẩy môi trường kinh doanh, tạo dựng niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Hướng đến việc thực hiện chiến lược kế toán, kiểm toán đến 2030, Bộ Tài chính đang xây dựng đề án và lộ trình cụ thể, để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán, đảm bảo vừa mang tính hội nhập, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý và đặc thù của nền kinh tế. Theo đó, đang gấp rút triển khai nghiên cứu các nội dung của IFRS, xem xét sự khác biệt giữa VAS và IFRS và đánh giá các tác động, tính khả thi, lợi ích cũng như khó khăn, thách thức có thể gặp phải khi áp dụng IFRS, từ đó xây dựng lộ trình và định hướng cho Việt Nam trong việc áp dụng IFRS. Một trong những câu hỏi lớn đặt ra cho Việt Nam hiện nay là, áp dụng IFRS như thế nào, áp dụng nguyên mẫu hay có điều chỉnh. Nếu có thì đối tượng nào nên áp dụng nguyên mẫu, đối tượng nào nên áp dụng từng phần có chọn lọc kèm theo một số sửa đổi cho phù hợp với đặc thù của nền kinh tế?

Page 11: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

11

2. Lợi ích, khó khăn, thách thức khi áp dụng IFRS

2.1. Lợi ích

- Một trong những lợi ích rõ nhất từ việc áp dụng IFRS là, yêu cầu tăng cường trách nhiệm giải trình, nâng cao tính minh bạch của BCTC và khả năng so sánh giữa các DN với nhau cũng như trong các giai đoạn khác nhau của cùng một DN. IFRS yêu cầu các giao dịch phải được phản ánh theo bản chất, phù hợp với cách thức vận hành hơn là tên gọi hay hình thức pháp lý của chúng, điều này sẽ giúp cho kết quả hoạt động kinh doanh của DN được phản ánh khách quan, trung thực, DN không thể tùy tiện giấu lãi hoặc lỗ theo ý muốn chủ quan của mình. Những thông tin về giá trị hợp lý, giá trị hiện tại, giá trị có thể thu hồi, giá trị thuần có thể thực hiện được, yêu cầu ghi nhận kịp thời các khoản tổn thất, đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ,… giúp đánh giá đúng năng lực tài chính tạo cho DN có đủ nguồn lực thanh toán, ổn định và cân đối tài chính trong tương lai.

- Áp dụng IFRS giúp cung cấp cho người sử dụng BCTC nhiều thông tin hữu ích cho việc ra quyết định quản lý, điều hành, quản trị và kiểm soát rủi ro. Khi áp dụng IFRS, Ban giám đốc phải công bố chi tiết các căn cứ cho việc ghi nhận và trình bày BCTC, giải trình nguyên nhân cụ thể trong những trường hợp không thể tuân thủ Chuẩn mực, thuyết minh rõ những rủi ro mà DN có thể gặp phải trong quá trình hoạt động, như: Căn cứ xác định giá trị hợp lý của tài sản và nợ phải trả, các sự kiện đã phát sinh sử dụng làm căn cứ trích lập dự phòng nợ phải trả, căn cứ ghi nhận các khoản lỗ ước tính trong tương lai từ các hợp đồng có rủi ro lớn, thuyết minh về các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, rủi ro tín dụng, rủi ro suy giảm lãi trên cổ phiếu và suy giảm dòng tiền trong tương lai,… từ đó hỗ trợ quá trình đưa ra quyết định kinh tế của nhà đầu tư, chủ nợ, nhà cung cấp. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngay trong nội bộ DN cũng như từ phía cơ quan quản lý Nhà nước.

- Việc áp dụng IFRS là một yếu tố, để quốc tế công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường đầy đủ, từ đó khơi thông dòng vốn FDI, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc bảo vệ các nhà đầu tư và tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Mặc dù cần nguồn lực đầu tư trước mắt, nhưng về lâu dài, việc áp dụng IFRS sẽ làm giảm chi phí lập BCTC cho DN, thu hút được các nguồn lực từ công chúng trong và ngoài nước, giúp DN có thể huy động vốn với chi phí thấp vì để niêm yết hoặc huy động vốn thành công trên thị trường quốc tế. BCTC của DN nhất thiết phải được lập và kiểm toán theo các chuẩn mực quốc tế.

2.2. Khó khăn, thách thức

- Thị trường vốn, thị trường tài chính chưa phát triển đủ mạnh, một số công cụ tài chính như: Trái phiếu chuyển đổi, công cụ phái sinh, cổ phiếu ưu đãi chưa được giao dịch rộng rãi nên hầu hết các DN chưa có kinh nghiệm trong việc thực hiện giao dịch và hạch toán các nội dung kinh tế liên quan. Thị trường hoạt động đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nên không phải lúc nào cũng có thể cung cấp thông tin về giá trị hợp lý một cách đáng tin cậy, do các yếu tố để xác định giá trị hợp lý không sẵn có.

- Nền kinh tế còn chịu ảnh hưởng lớn từ các DN Nhà nước, mà các DN này khó có thể

Page 12: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

12

áp dụng và đáp ứng yêu cầu của IFRS do tâm lý sợ minh bạch, muốn giấu diếm sự thật về sức khỏe tài chính, muốn làm đẹp BCTC vì mục đích, để được phân loại hoàn thành nhiệm vụ và giữ ghế Ban Lãnh đạo. Mặt khác, nhiều đoanh nghiệp Nhà nước là công ty mẹ của các đơn vị có lợi ích công chúng, nếu công ty con áp dụng IFRS trong khi công ty mẹ không áp dụng IFRS thì chính sách kế toán của tập đoàn không thống nhất và không thể thực hiện việc hợp nhất BCTC.

- Nguồn nhân lực nhìn chung chưa được đào tạo về IFRS, thiếu các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc thực hành IFRS. Phần lớn, sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học chưa được trang bị những kiến thức cơ bản về IFRS do hầu hết các trường đại học chưa giảng dạy cả về mặt nội dung cũng như phương pháp nghiên cứu IFRS. Hiện tại, chỉ có một số trường đại học có liên kết với nước ngoài hoặc các Hiệp hồi nghề nghiệp quốc tế như ACCA, ICAEW, CPA Australia,… có chương trình đào tạo về IFRS nhưng số lượng học viên chưa nhiều một phần do chi phí còn cao so với mặt bằng chung và học viên chủ yếu là nhân sự từ các công ty kiểm toán hoặc các DN nước ngoài. Qua khảo sát, các DN Việt Nam, đại bộ phận kế toán viên đều chưa được đào tạo về IFRS nên sự sẵn sàng áp dụng IFRS còn hạn chế, nhiều DN có tâm lý ngại thay đổi.

- Do IFRS yêu cầu một số kỹ thuật phức tạp và thực hiện một số đánh giá mang tính chủ quan như: Việc thực hiện các ước tính về giá trị hợp lý khi không có giá niêm yết trên thị trường, giá trị có thể thu hồi, tổn thất tài sản của đơn vị tạo tiền và lợi thế thương mại, xác định giá trị hiện tại của dòng tiền tương lai,… nên về cơ bản IFRS chỉ phù hợp với những DN có quy mô lớn, công tác kế toán được thực hiện bài bản, nề nếp. Qua khảo sát cho thấy, các quốc gia trên thế giới thường chỉ bắt buộc các đơn vị có lợi ích công chúng áp dụng nguyên mẫu IFRS còn các DN khác chỉ khuyến khích vì có thể không có đủ nguồn lực cần thiết. Trong bối cảnh, nhiều DN Việt Nam chưa có đủ năng lực và trình độ, nếu không có một thời gian chuẩn bị thì việc áp dụng IFRS sẽ rất khó thành công.

- Rào cản ngôn ngữ cũng là một khó khăn cần tính đến do IFRS được soạn thảo bằng tiếng Anh và để có thể phổ biến, quảng bá rộng rãi IFRS đến công chúng, cần phải dịch sang tiếng Việt. Tuy nhiên, việc chuyển tải chính xác các thuật ngữ chuyên môn không phải là điều dễ dàng, vì người có đủ trình độ ngoại ngữ lại chưa chắc có đủ trình độ chuyên môn và ngược lại. Mặt khác, khi xảy ra tranh chấp giữa DN và kiểm toán, thanh tra,… rào cản ngôn ngữ sẽ là một trong những nguyên nhân gây tranh cãi nhiều nhất.

- Trong nội tại cơ quan quản lý Nhà nước còn nhiều ý kiến cho rằng do IFRS yêu cầu phải đánh giá lại nhiều loại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý, giá trị có thể thu hồi,… nên rất khó kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt làm cho việc xác định thu nhập chịu thuế trở nên phức tạp hơn, do khoảng cách giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán có thể càng ngày càng khác biệt.

3. Định hướng và lộ trình

Việc xây dựng định hướng và lộ trình hoàn thiện CMKT tại Việt Nam, cần xem xét đến các khía cạnh: Bối cảnh chung của Việt Nam; Lợi ích, khó khăn, thách thức và tác động của IFRS đến tình hình tài chính của các DN; Đối tượng áp dụng VAS/VFRS và đối tượng áp

Page 13: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

13

dụng IFRS; Lộ trình ban hành và áp dụng Chuẩn mực Việt Nam và Chuẩn mực quốc tế; Biện pháp thực hiện.

3.1. Về định hướng chung

3.1.1. Tóm tắt các quan điểm

Trong bối cảnh, nền kinh tế Việt Nam đang chuyển dịch mạnh mẽ theo cơ chế thị trường, quá trình cải cách thể chế vẫn sẽ được tiếp tục thực hiện trong những năm tới đây, DN Việt Nam ngày càng phải chơi cùng một sân với các DN nước ngoài, mặc dù trong giai đoạn đầu áp dụng IFRS, thách thức, khó khăn gặp phải có thể nhiều hơn lợi ích thu được, nhưng xét về lâu dài thì việc tuân thủ IFRS là một xu hướng tất yếu.

Hiện nay, có 2 quan điểm về việc hoàn thiện và phát triển Chuẩn mực BCTC tại Việt Nam. Cả 2 quan điểm này cùng thống nhất là, phải tiếp tục hoàn thiện và phát triển CMKT theo hướng của Chuẩn mực quốc tế, tuy nhiên sự khác biệt là ở chỗ Việt Nam có nên tuyên bố công nhận và tuân thủ hoàn toàn IFRS hay không (Full adoption). Quan điểm thứ nhất cho rằng, cần phải tiến đến việc công nhận và áp dụng nguyên mẫu IFRS cho các đơn vị có lợi ích công chúng, đồng thời ban hành VAS/VFRS cho các đối tượng không có lợi ích công chúng (ngoại trừ SME có chế độ kế toán riêng). Quan điểm thứ hai cho rằng, Việt Nam không tuyên bố áp dụng nguyên mẫu IFRS, tất cả DN (ngoại trừ SME) đều áp dụng VAS/VFRS trên cơ sở đã được cập nhật những thay đổi theo IFRS nhưng có những điều chỉnh thích hợp.

3.1.2. Về ưu, nhược điểm của từng quan điểm

Các quan điểm nêu trên đều có ưu và nhược điểm riêng, tóm tắt như sau:

a. Về quan điểm tuyên bố tuân thủ IFRS (full adoption)

- Ưu điểm: Phù hợp với tầm nhìn lâu dài, được quốc tế thừa nhận, được thừa hưởng tất cả những lợi ích do IFRS mang lại, không phải liên tục ban hành lại VAS/VFRS khi Chuẩn mực quốc tế thay đổi, tránh được sự lạc hậu do không cập nhật, bổ sung và ban hành kịp thời VAS/VFRS.

- Nhược điểm: Nếu không có bản dịch đảm bảo chất lượng thì khi có tranh chấp sẽ khó giải quyết, do phải căn cứ vào IFRS trong khi có sự khác biệt về ngôn ngữ, nên có thể sẽ mất thời gian để thống nhất về cách hiểu và cách diễn đạt.

b. Về quan điểm không tuyên bố tuân thủ IFRS

- Ưu điểm: Phù hợp trong ngắn hạn, cơ sở pháp lý vững chắc hơn khi xử lý tranh chấp.

- Nhược điểm: Không đạt được mục tiêu quốc tế thừa nhận. Do VAS/VFRS không thể thực hiện cập nhật thường xuyên nên BCTC của các đơn vị có lợi ích công chúng sẽ liên tục bị lạc hậu so với Chuẩn mực quốc tế, những lợi ích từ IFRS sẽ không đạt được tối đa.

3.2. Về định hướng dự kiến

Mỗi quan điểm đều có những đạo lý riêng, tuy nhiên xét về dài hạn thì quan điểm thứ nhất đang được nhiều người ủng hộ hơn, do đây là một công việc mang tính chiến lược, lâu

Page 14: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

14

dài, việc hoạch định chính sách cần đảm bảo phù hợp cho tương lai hơn là cho hiện tại. Theo đó, dự kiến đến 2020, CMKT Việt Nam phải được ban hành lại và ban hành mới trên cơ sở cập nhật những thay đổi của Chuẩn mực quốc tế. Ngoài ra, các đơn vị có lợi ích công chúng sẽ phải dần chuyển đổi từ VAS/VFRS sang IFRS và đến 2025 phải hoàn tất quá trình chuyển đổi. Như vậy, từ sau năm 2025, việc áp dụng CMKT tại Việt Nam sẽ chia thành 3 cấp độ: Các đơn vị có lợi ích công chúng ap dụng IFRS; Các đơn vị khác ap dụng VAS/VFRS; DN vừa và nhỏ áp dụng Chế độ kế toán cho SME.

3.3. Lộ trình sửa đổi, bổ sung và cập nhật VAS theo IFRS

Tất cả các quan điểm đều thống nhất việc sửa đổi, cập nhật 26 VAS đã ban hành và ban hành bổ sung các VAS còn thiếu, là công việc bắt buộc phải thực hiện do VAS đã trở nên lạc hậu so với IFRS. Dự kiến, từ nay đến hết 2018, trong khi chưa áp dụng IFRS, Việt Nam phải hoàn thiện lại 26 VAS trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và cập nhật có chọn lọc những nội dung mới của IFRS, phù hợp với điều kiện nền kinh tế và trình độ quản lý của Việt Nam. Ngoài ra, đến 2020, cần nghiên cứu để ban hành thêm một số Chuẩn mực mà Việt Nam còn thiếu so với IFRS. Đối tượng áp dụng VAS là tất cả các DN ngoại trừ các đơn vị có lợi ích công chúng nếu được áp dụng IFRS. Dự kiến, hiệu lực của VAS/VFRS mới sẽ được bắt đầu từ 1/1/2020, kèm theo đó, sẽ ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện CMKT thay thế cho Chế độ kế toán DN hiện hành (Thông tư 200/2014/TT-BTC). Một số nội dung quan trọng dự kiến sẽ được cập nhật vào VAS như:

+ Bổ sung các mô hình kế toán như đánh giá lại TSCĐ, kế toán phòng ngừa rủi ro, kế toán giá trị hợp lý, tổn thất tài sản.

+ Cập nhật các thay đổi của IFRS đối với các giao dịch như hợp nhất kinh doanh, kế toán thuê tài sản, trình bày BCTC riêng và BCTC hợp nhất.

+ Bổ sung các kỹ thuật xác định giá trị có thể thu hồi, giá trị hợp lý. Cho phép thực hiện các ước tính tương lai về dòng tiền, về các khoản lỗ của hợp đồng có rủi ro lớn,…

3.4. Về lộ trình áp dụng IFRS và biện pháp thực hiện

Trong trường hợp, tuyên bố tuân thủ và áp dụng IFRS tại Việt Nam, phải xây dựng lộ trình cụ thể để không gây tình trạng xáo trộn quá lớn, đảm bảo tính khả thi khi thực hiện. Việc tuân thủ IFRS không phải được thực hiện ngay lập tức, có nghĩa là các đơn vị có lợi ích công chúng sẽ có một thời gian chuẩn bị, để chuyển dần từ VAS/VFRS sang IFRS. Dự kiến những công việc chủ yếu phải thực hiện theo từng giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 2017- 2018:

+ Tổ chức các hoạt động nghiên cứu, hội thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, DN, trường đại học về các nội dung dự thảo VAS/VFRS và IFRS.

+ Đào tạo, dịch tài liệu về IFRS.

+ Khảo sát sự sẵn sàng áp dụng IFRS tại các đơn vị có lợi ích công chúng.

+ Đánh giá tác động của việc áp dụng IFRS. Đánh giá các khác biệt về cơ chế tài

Page 15: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

15

chính của Việt Nam với IFRS.

+ Lựa chọn một số đơn vị áp dụng thí điểm IFRS.

- Giai đoạn 2018 - 2020

+ Lựa chọn một số IFRS (khoảng từ 10 - 20 IFRS) đơn giản phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam và công bố tuân thủ, áp dụng đối với tất cả các đơn vị có lợi ích công chúng từ năm 2020. Các đơn vị được lựa chọn thí điểm áp dụng từ 2019.

+ Xây dựng hướng dẫn áp dụng IFRS.

+ Tiếp tục tuyên truyền, quảng bá, đào tạo IFRS cho các DN, công ty kiểm toán, trường đại học.

- Giai đoạn 2020 đến 2023:

+ Tiếp tục công bố, tuân thủ thêm một số IFRS (dự kiến nâng số lượng IFRS được tuân thủ lên 30 Chuẩn mực).

+ Khuyến khích các đơn vị không có lợi ích công chúng, nhưng có đủ điều kiện và mong muốn được lập và trình bày BCTC theo IFRS.

+ Tiếp tục xây dựng hướng dẫn áp dụng IFRS.

+ Tiếp tục hỗ trợ các DN trong việc triển khai áp dụng, các trường đại học trong việc đào tạo IFRS.

- Giai đoạn 2023 - 2025

+ Tuyên bố tuân thủ hoàn toàn IFRS.

+ Tiếp tục hỗ trợ các DN và trường đại học, xây dựng hoàn chỉnh bộ hướng dẫn áp dụng IFRS và sửa đổi, bổ sung, cập nhật hàng năm theo sự thay đổi của quốc tế.

- Do nguồn nhân lực đóng vai trò then chốt, quyết định đến sự thành công trong việc áp dụng IFRS tại Việt Nam nên công tác tuyên truyền, phổ biến và đào tạo IFRS cho các chuyên gia, giảng viên, kiểm toán viên và kế toán viên tại các DN về IFRS là cực kỳ quan trọng. Bộ Tài chính sẽ đề nghị các tổ chức quốc tế như WB, IMF, ADB, EU, JICA,… (ít nhất là từ nay đến 2020) cung cấp các chương trình hỗ trợ kỹ thuật dài hạn để giúp Việt Nam lựa chọn các IFRS áp dụng theo lộ trình và đào tạo IFRS cho nhiều đối tượng rộng khắp, trên phạm vi toàn quốc.

Ngoài ra, Bộ Tài chính sẽ biên dịch IFRS từ tiếng Anh sang tiếng Việt, để làm căn cứ thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng nghiên cứu, áp dụng. Các DN, trường đại học hội nghề nghiệp như VAA, VACPA cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong quá trình thực hiện, bằng cách phản ánh kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh, xây dựng lại giáo trình và đổi mới phương pháp đào tạo, tổ chức nhiều khóa cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên, kế toán viên hành nghề.

Page 16: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

16

VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG VIỆC QUẢNG BÁ VÀ TRIỂN KHAI IFRS Ở VIỆT NAM

 PGS.TS Đặng Văn Thanh

Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) là điều kiện để đảm bảo các doanh

nghiệp (DN) và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong công tác lập báo cáo tài chính. Việc áp dụng IFRS, nhằm cải thiện chất lượng thông tin kế toán và do Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế thuận tiện cho các nghiệp vụ tài chính trên thế giới.

Giữa những năm 1973 và năm 2000, chuẩn mực kế toán quốc tế phát hành. Trong thời kỳ này các nguyên tắc kế toán được biểu hiện là chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS). Từ năm 2001, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế mô tả các nguyên tắc kế toán với tên gọi mới là Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế, mặc dù các chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn tiếp tục được thừa nhận.

Năm 2005, đánh dấu sự bắt đầu của kỷ nguyên mới về cách quản lý kinh doanh toàn cầu và hoàn thành sự nỗ lực trong 30 năm, bằng việc ban hành các nguyên tắc lập Báo cáo tài chính cho thị trường trên thế giới. Cũng trong năm này, rất nhiều quốc gia đã chính thức áp dụng hệ thống chuẩn mực lập báo cáo tài chính được xây dựng ,phù hợp với quốc gia mình và bắt đầu áp dụng từ 1/1/2005 ở một số nước, như Úc, Hồng Kông, các nước Châu Âu,…

Nhiều nguyên tắc kế toán được chấp nhận phổ biến của các quốc gia đã bị giảm tầm quan trọng hoặc đang dần dần được thay thế bởi IFRS. IFRS do Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) và Hội đồng giải thích lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRIC) biên soạn theo định hướng thị trường vốn và hệ thống lập báo cáo tài chính. Phương thức lập báo cáo tài chính được mô tả là tập trung vào mối quan hệ giữa DN với nhà đầu tư và tập trung vào luồng thông tin đến thị trường vốn. Cơ quan Nhà nước vẫn sử dụng báo cáo tài chính như là các thông tin kinh tế tài chính quan trọng. Các báo cáo tài chính lập theo IFRS cho mục đích của nhà đầu tư.

IFRS được áp dụng, sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Cụ thể, báo cáo tài chính cung cấp thông tin toàn diện, đúng đắn, kịp thời và do đó nhà đầu tư có nhiều thông tin về thị trường vốn giảm được rủi ro trong việc đưa ra quyết định kinh tế. Báo cáo tài chính được định dạng theo biểu mẫu thống nhất và loại trừ sự khác biệt trong chuẩn mực kế toán, các thông tin trên Báo cáo tài chính có tính so sánh, qua đó sẽ giúp cho các nhà đầu tư giảm chi phí trong việc xử lý thông tin kế toán, giảm sự khác biệt giữa các nước trong chuẩn mực kế toán. Ngoài ra, chất lượng thông tin cao hơn, tính minh bạch rõ ràng sẽ làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư.

Đặc điểm cơ bản của IFRS thông qua các chuẩn mực, đó là nguyên tắc giá trị hợp lý được đề cập nhiều hơn. Đáng chú ý, đó là việc áp dụng giá trị hợp lý trong các chuẩn mực IAS 16, 36, 38, 39, 40, IFRS 2, IFRS 3.

Page 17: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

17

Theo kế hoạch của Hội đồng quốc tế về Chuẩn mực kế toán (IASB), trong thời gian tới IASB sẽ tập trung vào những vấn đề liên quan đến IFRS. Vấn đề lập báo cáo (có thể hiểu là trình bày Báo cáo tài chính) là công việc ưu tiên phải làm. Có thể nói rằng, việc áp dụng IFRS đã mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày các chỉ tiêu và khoản mục trên Báo cáo tài chính. IFRS được chấp nhận như chuẩn mực lập báo cáo tài chính cho các công ty tìm kiếm sự thừa nhận trên thị trường chứng khoán thế giới. Việc áp dụng IFRS sẽ tăng khả năng so sánh của các thông tin tài chính và tăng chất lượng thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư, giảm sự bất định trong đầu tư, giảm rủi ro đầu tư, tăng hiệu quả của thị trường và giảm thiểu chi phí vốn. Hơn nữa, thông qua việc áp dụng IFRS sẽ giảm ngăn cách buôn bán chứng khoán bằng việc đảm bảo báo cáo tài chính minh bạch hơn. Báo cáo tài chính được lập theo IFRS dễ hiểu và có thể so sánh sẽ cải thiện và tạo lập mối quan hệ với người sử dụng báo cáo tài chính.

Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập. Việt nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới, tham gia nhiều điều ước quốc tế, là thành viên nhiều hiệp ước, nhiều tổ chức kinh tế của khu vực. Kế toán Việt nam đã được cải cách theo yêu cầu kinh tế thị trường từ năm 1994. Tổ chức nghề nghiệp kế toán Việt nam là thành viên của Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC) là thành viên của Hiệp hội kế toán các nước ASEAN (AFA) từ năm 1998. Nhiều nguyên tắc, thông lệ và chuẩn mực quốc tế về kế toán đã được chọn lực và áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Nhiều DN Việt Nam, đặc biệt là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán đã Lập báo cáo tài chính theo IFRS, mặc dù chưa thật sự hoàn chỉnh.

Để triển khai rộng rãi IFRS ở Việt nam có nhiều việc phải làm, rất cần một chiến lược, một quyết tâm, cần trí tuệ và bản lĩnh của những người hoạch định chính sách và đội ngũ các nhà quản lý, các nhà kế toán Việt nam.

Trước hết, Cần thống nhất nhận thức về vai trò, ý nghĩa của báo cáo tài chính, trình bày báo cáo tài chính theo IFRS. Cần tuyên truyền và quảng bá rộng rãi dưới mọi hình thức để các nhà quản lý thấy cần thiết, các nhà đầu tư đòi hỏi và các nhà kế toán thấy hết trách nhiệm phải trình bày báo cáo tài chính theo IFRS.

Thứ hai, Hoạch định một lộ trình chắc chắn có tầm nhìn chiến lược cho việc áp dụng IFRS ở Việt Nam. Đây là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán. Cần có sự phân tích sâu sắc yêu cầu và khả năng triển khai IFRS và những việc cần làm cũng như lộ trình, bước đi và cách làm để có thể áp dụng thành công

Thứ ba, Nghiên cứu sửa đổi và bổ sung, hoàn chỉnh hệ thống chuẩn mực kế toán quốc gia của Việt nam phù hợp cơ chế kinh tế mới và các chính sách, chế độ tài chính đã và sẽ ban hành. Xây dựng và công bố những chuẩn mực kế toán cho các hoạt động kinh tế mới xuất hiện ở Việt Nam.

Thứ tư, Hoàn thiện cơ chế, chính sách cho việc áp dụng IFRS ở Việt Nam. Cần xây dựng các văn bản quy định và hướng dẫn Luật Kế toán, để thực hiện một số kỹ thuật đặc biệt của IFRS, như việc ghi nhận tổn thất tài sản, việc kế toán các công cụ phái sinh cho mục đích phòng ngừa rủi ro, việc ghi nhận giá trị hợp lý của một số tài sản tài chính, bất động sản đầu tư hoặc tài sản sinh học.

Page 18: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

18

Thứ năm, Tăng cường hoạt động đào tạo và bồi dưỡng về IFRS, IAS. Việc áp dụng IFRS không hoàn toàn dễ dàng đối với các DN. Một trong những thách thức đó là, phải có đội ngũ nhân viên kế toán và tài chính có năng lực. Điều này không phải là vấn đề đơn giản vì IFRS được coi là rất phức tạp ngay cả đối với các nước phát triển. Theo đó, phương pháp hạch toán các giao dịch theo IFRS dựa trên bản chất các giao dịch và dựa trên nhiều xét đoán và đánh giá phân tích của các nhà quản lý, những người sẽ tư vấn cho kế toán viên lập báo cáo tài chính.

Các Trường Đại học phải đi đầu trong việc tiếp cận và sớm sớm đưa vào chương trình đào tạo của trường môn học về Chuẩn mực kế toán và chuẩn mực báo cáo tài chính. Đồng thời, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam cần mở nhiều khóa huấn luyện để cập nhật các Chuẩn mực kế toán và chuẩn mực báo cáo tài chính cũng như những thay đổi bổ sung các chuẩn mực quốc tế cũng như của Việt Nam. Trước hết là, huấn luyện và đào tạo cho các kế toán viên hành nghề, các hội viên, các kế toán trưởng, các cán bộ thuế .

Thứ sáu, Nhà nước và các DN cần đầu tư và giành kinh phí thỏa đáng cho việc triển khai áp dụng IFRS. Bởi vì, khi áp dụng IFRS đơn vị phải bỏ ra chi phí ban đầu lớn, thiết kế và xây dựng lại hệ thống thu thập, xử lý và trình bày các thông tin tài chính. Các DN cần xây dựng và vận hành hệ thống kết nối thông tin trong nội bộ và phần mềm kế toán của DN đủ mạnh, để có thể cập nhật các thông tin tài chính kịp thời và đầy đủ.

Tóm lại, Việc thực hiện theo IFRS thực sự là một thách thức về mức độ phát triển của thị trường, trình độ, năng lực của kiểm toán viên, kế toán viên và cả các nhà đầu tư trên thị trường. Đối với thị trường vốn, thị trường chứng khoán, việc lập và trình bày Báo cáo tài chính theo IFRS sẽ hỗ trợ nâng cao tính công khai, minh bạch và bền vững của thị trường. Tuy nhiên, việc lập và trình bày báo cáo tài chính theo IFRS đòi hỏi nỗ lực không nhỏ từ các cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán, các DN, tổ chức nghề nghiệp và những người làm công tác tài chính kế toán. Rất cần sự bản lĩnh trí tuệ và sự cân nhắc chu đáo, để xác định lộ trình hợp lý cho Việt Nam.

Page 19: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

19

IFRS - MỘT KHỞI ĐẦU QUAN TRỌNG

Hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA)

Năm 2005 là bước tiến triển quan trọng từ làn sóng áp dụng IFRS đầu tiên ở Châu Âu, Úc, Niu di lân, và Hồng Kông đối với các công ty niêm yết (CTNY). Trung Quốc đã áp dụng các chuẩn mực (CM) tiếp cận IFRS cho các CTNY. Các nước khác theo trào lưu áp dụng IFRS sau đó như Brazil, Canada, Nga, Hàn Quốc, Malaysia. Gần đây nhất là Ấn Độ và hiện Ả rập Saudi đang chuẩn bị áp dụng IFRS. Vẫn còn Mỹ, nền kinh tế chủ đạo của thế giới chưa áp dụng IFRS, tuy nhiên Mỹ cho phép các công ty nước ngoài niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán Nasdag hoặc New York sử dụng báo cáo tài chính IFRS mà không cần đối chiếu với CM Kế toán Mỹ (GAAP). Trước đây, IASB và cơ quan ban hành CM GAAP Mỹ (FASB) cùng thực hiện một chương trình xây dựng các CM chung để chuyển đổi giữa IFRS và GAAP Mỹ. Tình hình áp dụng IFRS trên thế giới

Hiện tại có 119 (trên tổng số 143 nước được IASB công bố) yêu cầu các CTNY áp dụng IFRS. Một số nước khác công nhận và cho phép áp dụng IFRS. Do vẫn có một số nền kinh tế lớn như Mỹ chưa áp dụng IFRS, nên hiện tại chỉ hơn 50% các CTNY trên thế giới và 500 công ty lớn nhất trên Bảng xếp hạng của Tạp chí Fortune áp dụng IFRS. Tuy nhiên, đây là bước tiến quan trọng trong việc tiến tới bộ CMKT toàn cầu duy nhất, sau 15 năm hình thành và phát triển của IASB.

Chúng ta nhận thấy rằng, tầm ảnh hưởng của IFRS rất sâu rộng, vượt ra khỏi con số những nước đã áp dụng vì nhiều nước có tiềm lực quan trọng đã xây dựng CM quốc gia rất gần với IFRS và có nhiều khả năng sẽ áp dụng IFRS đầy đủ - điển hình là Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Nhiều nước khác đang bắt đầu và chuẩn bị áp dụng trong thời gian rất gần. Nhiều nước khác cho phép áp dụng IFRS trên cơ sở tự nguyện như Nhật và Thụy Sĩ. Lợi ích của áp dụng IFRS

Lợi ích của việc áp dụng IFRS đã rõ ràng như: Nâng cao tính minh bạch, khả năng so sánh được, tính hiệu quả - thanh khoản của các thị trường vốn, tạo điều kiện cho các giao dịch xuyên biên giới,... Một nghiên cứu toàn diện gần đây (năm 2015) của Cộng đồng Châu Âu (EU) về áp dụng IFRS của các doanh nghiệp niêm yết sau 10 năm EU công bố áp dụng IFRS (2005) đã khảo sát các công ty lập báo cáo IFRS, các nhà đầu tư, các đối tượng sử dụng báo cáo, các công ty kiểm toán. Nghiên cứu này cũng tham khảo các kết quả nghiên cứu khoa học và thông tin thị trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tính minh bạch và so sánh được đã cải thiện đáng kể sau khi áp dụng IFRS. Tính phù hợp của các dữ liệu tài chính và độ tin cậy của phân tích dự báo kết quả hoạt động sản xuất cũng được cải thiện. Theo đó, khi áp dụng IFRS nâng cao tính hiệu quả của thị trường vốn - tính thanh khoản do thu hút được nhiều nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư từ nước khác. Độ tự tin của các nhà đầu tư cũng tăng lên. Nhìn chung, nghiên cứu kết luận rằng, các lợi ích mang lại xứng đáng và vượt xa mong đợi so với chi phí phải bỏ ra.

Page 20: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

20

ACCA cũng có các nghiên cứu riêng của mình về tác động của áp dụng IFRS ở Châu Âu và Trung Quốc. Chi phí vốn của các công ty châu Âu ước tính cải thiện khoảng 1%, dù tỷ lệ phần trăm nhỏ nhưng có giá trị bằng tiền lớn trên tổng số giá trị thị trường của toàn bộ cổ phiếu các công ty này. Sau khi Trung Quốc áp dụng CM mới dựa trên IFRS, ACCA lại nghiên cứu mối quan hệ giữa các báo cáo tài chính và giá cổ phiếu và nhận thấy, giá cổ phiếu tăng lên nhiều sau khi các công ty này chuyển sang áp dụng IFRS.

Các nghiên cứu khác cũng cho thấy, mối liên hệ mạnh mẽ giữa áp dụng IFRS và kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Vậy các công ty có đánh giá cao các lợi ích này hay không? Có một cách để tìm ra câu trả lời, đó là việc các công ty có tự nguyện áp dụng IFRS nếu có quyền lựa chọn. Hiện tại, Nhật Bản cho phép các CTNY lựa chọn áp dụng CM trong nước, US GAAP hoặc IFRS. Thực tế là, số lượng công ty lựa chọn áp dụng IFRS ngày càng tăng – đến nay đã là 30% giá trị vốn hóa thị trường, cùng với số lượng công ty chiếm khoảng 19% giá trị vốn hóa thị trường đang cân nhắc áp dụng IFRS. Các thách thức khi áp dụng IFRS

Bất kỳ khảo sát các công ty áp dụng IFRS nào cũng cho thấy những khó khăn thách thức và chi phí tốn kém khi áp dụng IFRS.

IFRS có hơn 40 CM với các tài liệu hướng dẫn phức tạp do phải đáp ứng được thực tiễn kinh doanh của các ngành kinh tế và các nước khác nhau áp dụng IFRS. Các CM này lại không ngừng thay đổi qua thời gian, có thể là ban hành các CM mới hay đơn giản chỉ điều chỉnh phạm vi áp dụng của những CM hiện hành. Điều này đòi hỏi, tất cả các công ty áp dụng IFRS phải thường xuyên cập nhật và đánh giá những thay đổi CM mà thực tiễn kinh doanh và báo cáo của họ cần áp dụng. Xác định và hạch toán giá trị hợp lý cũng là một thách thức lớn. Mối liên hệ với các CM khác

IFRS sẽ có lợi ích lớn nhất với các CTNY như các nghiên cứu nêu trên cho thấy. Có những công ty tư nhân không niêm yết có hoạt động quốc tế cũng có thể hưởng lợi từ các CM toàn cầu. Nhiều quan điểm cho rằng, báo cáo tài chính của CTNY và các thành phần khác trong nền kinh tế cần có sự thống nhất nhất định. Điều đó, giúp cho sự vận hành của hệ thống thuế, luật pháp, hiểu biết của người sử dụng báo cáo và công tác đào tạo kế toán. IFRS dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) là bộ CM đơn giản và ngắn hơn của IFRS có thể đáp ứng được yêu cầu này.

IFRS cũng có mối liên hệ với khu vực công. CMKT Công quốc tế (IPSAS) cũng có nhiều tài liệu hỗ trợ tương đồng, vì đã áp dụng điều chỉnh IFRS cho các tình huống cụ thể của khu vực công. IPSAS tiếp tục sử dụng IFRS là điểm khởi đầu nhưng cũng phát triển các lĩnh vực riêng có đặc thù của khu vực công. Hỗ trợ của ACCA với việc áp dụng IFRS

Có lẽ, không có gì ngạc nhiên khi ACCA, một tổ chức toàn cầu của các chuyên gia tài chính kế toán chuyên nghiệp với 188.000 hội viên và 480.000 học viên ở 178 nước ủng hộ mạnh mẽ việc IFRS trở thành CMKT toàn cầu.

ACCA là tổ chức nghề nghiệp lớn đầu tiên sử dụng IFRS làm nền tảng của các bài thi. Các bài thi ACCA vẫn tiếp tục là cách thức quan trọng, giúp những người mới vào nghề tài

Page 21: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

21

chính kế toán hiểu biết về IFRS. Đối với người đã làm nghề đã được đào tạo các CM khác, ACCA có các chứng chỉ và bằng diploma chuyên về IFRS để giúp họ nắm được kiến thức và kỹ năng cần thiết. Hiện tại, ở Việt Nam, ACCA đã giới thiệu Chứng chỉ Diploma về IFRS.

ACCA cũng tham gia đầy đủ trong quá trình tư duy, thảo luận xây dựng các CM mới hay sửa đổi các CM hiện hành. Diễn đàn toàn cầu của ACCA về Báo cáo Doanh nghiệp, bao gồm các hội viên ACCA có kinh nghiệm áp dụng các CM ở các điều kiện và các nước khác nhau hỗ trợ ACCA trong quá trình tham gia tư duy, thảo luận và phản hồi với IASB.

Các nghiên cứu của ACCA bao gồm cả các khảo sát hội viên hay các nghiên cứu của các chuyên gia học thuật đều đóng góp vào những thảo luận quan trọng về IFRS. Chẳng hạn như, các nghiên cứu của ACCA về tác động của áp dụng IFRS ở châu Âu và Trung Quốc nêu trên, hay các nghiên cứu về việc áp dụng các CM cụ thể, thực tiễn các nước áp dụng các CM gần với IFRS.

Do yêu cầu thay đổi liên tục của IFRS và công việc của các hội viên ACCA, hội viên cần cập nhật kiến thức thường xuyên. ACCA theo dõi việc cập nhật kiến thức thường xuyên của hội viên và có những hỗ trợ như tổ chức các Hội thảo, khóa học (bao gồm cả trực tuyến), xuất bản các Tạp chí, duy trì các diễn đàn trao đổi,... về IFRS. IFRS là một khởi đầu quan trọng

IFRS hướng tới các báo cáo tài chính được lập ra, trên cơ sở so sánh được và có chất lượng cao về tính phù hợp, độ tin cậy của thông tin. Do vậy, IFRS trở thành yếu tố quan trọng để các công ty có báo cáo chất lượng cao hơn tới các cổ đông. Yếu tố quan trọng này, chỉ có thể đạt được nếu áp dụng chính xác, có sự hỗ trợ của kiểm toán và sự giám sát và kiểm soát của cơ quan quản lý chứng khoán.

ACCA, tổ chức nghề nghiệp quốc tế lớn đầu tiên lấy IFRS làm cơ sở cho các chứng chỉ quốc tế của mình, cam kết tiếp tục đồng hành với các cơ quan có thẩm quyền, các chuyên gia Kế toán, Kiểm toán Tài chính và các đối tác khác ở Việt Nam trong việc xây dựng lộ trình áp dụng, nâng cao hiểu biết, vượt qua các thử thách và nắm lấy cơ hội mà IFRS mang lại cho sự phát triển kinh tế, vì một Việt Nam thịnh vượng hơn và có vị thế ngày càng cao trong khu vực và trên thế giới.

Page 22: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

22

ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS) ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LỢI ÍCH, THÁCH THỨC VÀ LỘ TRÌNH

TS. Nguyễn Thế Thọ - Vụ trưởng Vụ Giám sát TTCK- UBCKNN; UVBCH VACPA

Chuẩn mực lập báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế (IFRS) đã chính thức áp dụng trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy còn nhiều vấn đề tranh luận liên quan đến một số nội dung cụ thể như: Các quy định về công cụ tài chính, tổn thất tài sản, trình bày kế toán,… nhưng không thể phủ nhận được lợi ích to lớn mà IFRS mang lại. Từ kinh nghiệm của các quốc gia áp dụng IFRS và dưới góc nhìn khác nhau từ phía cơ quan quản lý, Hiệp Hội và người hành nghề, thì áp dụng IFRS đem lại nhiều lợi ích trong đó có lợi ích to lớn về: Tăng tính minh bạch và tính có thể so sánh, tăng hiệu quả thị trường, giảm chi phí vốn và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng IFRS vào thực tiễn cũng đặt ra những thách thức không nhỏ.

IFRS, Lợi ích đối với sự phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam

Khi nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập mạnh mẽ trong cả phạm vi khu vực và quốc tế, IFRS càng trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia, người hành nghề kế toán, kiểm toán trong nước cũng như cộng đồng DN, đặc biệt là các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK). Với sự gia tăng và mở rộng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài trong các DN niêm yết và các bước đi, nhằm nâng hạng TTCK Việt Nam lên MSCI đang được công chúng nhà đầu tư (NĐT) trông đợi sẽ có sự thay đổi bản báo cáo tài chính đầy đủ, minh bạch, chính xác và có độ tin cậy cao phù hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế, điều mà các nhà đầu tư đang tìm kiếm trong việc đưa ra quyết định đầu tư của mình.

Vì vậy, từ kinh nghiệm của các nước đã áp dụng IFRS, các công ty niêm yết ở Việt Nam sẽ có thể được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế như tiếp cận các nguồn vốn trong và ngoài nước, duy trì sức cạnh tranh và phát triển bền vững. Mặt khác, qua kinh nghiệm áp dụng triển khai IFRS trên thế giới, tính minh bạch và mức độ tin cậy về thông tin của các DN niêm yết và TTCK đã được cải thiện, gia tăng niềm tin trong giới đầu tư, đặc biệt là NĐT nước ngoài.

Khó khăn và thách thức khi áp dụng IFRS đối với các công ty niêm yết trên TTCK

Trong đánh giá của Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ (2011) và Ủy ban Châu Âu (2008), phần lớn các DN tuân thủ IFRS đã có sự cải thiện rõ rệt về tính minh bạch và rõ ràng về trình bày các thông tin trên báo cáo tài chinh (BCTC). Tuy nhiên, do các quốc gia áp dụng toàn bộ IFRS, áp dụng một phần IFRS, áp dụng IFRS có bị sửa đổi và còn một số quốc gia chưa áp dụng IFRS hoặc Hoa Kỳ đang áp dụng USGAAP,… dẫn đến có nhiều khó khăn trong việc so sánh BCTC giữa các quốc gia và giữa các ngành. Nhiều DN trình bày không đầy đủ và không

Page 23: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

23

nhất quán các thông tin trên BCTC, dẫn đến sai lệch về tính minh bạch và dễ hiểu của BCTC. Các cơ quan quản lý cũng lo lắng về việc tồn tại nhiều lựa chọn trong các CMKT. Trong khi đó, còn thiếu những hướng dẫn cụ thể. Do vậy, nó làm giảm khả năng so sánh của các thông tin trên BCTC. Hơn nữa, trong IFRS còn cho phép nhiều sự xem xét từ phía người lập và các nhà quản trị điều hành nên không dễ dàng xác định các biến về luồng tiền trong tương lai, tỷ lệ chiết khấu, tốc độ tăng trưởng, thời kỳ sự đoán,… trong mô hình chiết khấu luồng tiền để qua đó xác định giá trị sử dụng của tài sản.

Hiện tại, ở Việt Nam có ý kiến cho rằng, sự khác biệt lớn là VAS hạch toán theo nguyên tắc giá gốc, còn IFRS theo nguyên tắc giá thị trường (giá trị hợp lý). IFRS được xây dựng để áp dụng cho các nền kinh tế khi mà các yếu tố thị trường đã phát triển đồng bộ, có thị trường thuận lợi cho định giá các loại tài sản theo giá thị trường. Các yếu tố này chưa có được đầy đủ ở Việt Nam, nên việc áp dụng nguyên vẹn bộ Chuẩn mực IFRS cũng sẽ gặp không ít khó khăn; bao gồm thị trường hoạt động, vấn đề nội tại của IFRS, hạ tầng cơ sở thông tin, rào cản ngôn ngữ, năng lực nguồn nhân sự,... và phần đông DN niêm yết còn khá xa lạ với chuẩn mực quốc tế IFRS chưa kể đến tính chưa đồng bộ, thiếu các hướng dẫn trong các yếu tố pháp lý hiện hành nếu áp dụng chuyển đổi từ VAS sang IFRS.

DN niêm yết trên TTCK cần chuẩn bị, lộ trình và khuyến nghị

Phát triển thị trường chứng khoán lành mạnh và bền vững, một trong những tiêu chí cần quan tâm là minh bạch hóa thông tin và tính cập nhật, đầy đủ của thông tin để các cổ đông và NĐT có quyết định đúng đắn khi thực hiện việc đầu tư và nắm giữ cổ phiếu của công ty niêm yết. Báo cáo tài chính theo IFRS, giúp các NĐT có thể so sánh các chỉ tiêu hoạt động của CTNY với các chứng khoán niêm yết khác trên các thị trường khu vực và quốc tế do cùng áp dụng một chuẩn mực báo cáo IFRS. Từ đó, giúp NĐT có thể đưa ra những nhận định chính xác và có một bức tranh toàn diện hơn về hoạt động của CTNY. Tuy nhiên, không phải là một công việc đơn giản vì IFRS được xem là phức tạp, ngay cả ở những nền kinh tế đã hội đủ các yếu tố nền tảng của kinh tế thị trường bởi vì phương pháp hạch toán các giao dịch theo IFRS dựa trên bản chất của giao dịch, do đó yêu cầu phải có xét đoán và đánh giá mang tính phân tích của cán bộ quản lý, dựa trên những ý kiến từ nhân viên kế toán của mình. Do đó, để áp dụng IFRS các DN niêm yết cần thiết lập hệ thống và quy trình, để đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán áp dụng. Việc quản lý công tác lập và phân tích BCTC, trong đó có yêu cầu tuân thủ và Kiểm toán Nội bộ, cần được tăng cường nhằm đảm bảo tính trung thực của BCTC đi đối với sự thông hiểu và cập nhật IFRS của các kiểm toán viên hành nghề trong các công ty kiểm toán độc lập. Với sự dần từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và sự giám sát ngày càng cao của các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý, khi việc chuyển đổi sang IFRS cần có sự chuẩn bị về thời gian và nguồn lực, các DN niêm yết không thể bỏ qua vấn đề này nếu muốn thành công trong môi trường cạnh tranh khu vực và toàn cầu. Việc thiết lập kế hoạch để áp dụng IFRS, bao gồm nâng cao nhân thức, đào tạo và xây dựng hệ thống là cấp bách và bắt buộc vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường chuyển đổi đòi hỏi cần có lộ trình phù hợp, để từng bước tiến tới áp dụng hoàn toàn IFRS.

Page 24: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

24

Từ sự nhìn nhận được những khó khăn, bên cạnh sự nỗ lực chuẩn bị của DNNY, thách thức để sớm đưa IFRS vào áp dụng tại Việt Nam đòi hỏi sự chung tay vào cuộc của các cơ quan hữu quan cùng các thể chế tài chính, cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, UBCKNN, SGDCK và các hiệp hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán, các trường đại học, các DNNY tiên phong áp dụng, cùng sự phối hợp với tổ chức quốc tế có kinh nghiệm và uy tín chuyên môn cao. Bộ Tài chính có thể hướng dẫn những nội dung cơ bản, những bước chuyển đổi từ VAS sang IFRS và lộ trình đưa chuẩn mực kế toán Việt Nam đến gần hơn và sớm tiệm cận với các Chuẩn mực Kế toán quốc tế. Với nền tảng pháp lý hiện hành là Luật Kế toán 2015 có hiệu lực từ 1/1/2017, đã bổ sung nguyên tắc giá trị hợp lý là những bước chuẩn bị chủ động, cần thiết để tiến đến áp dụng IFRS, các cơ quan quản lý khẩn trương ban hành những quy định hướng dẫn và phát đi thông điệp cho các DNNY tiên phong áp dụng IFRS. Bên cạnh đó, DNNY áp dụng IFRS cần sẵn sàng chuẩn bị những yếu tố cần thiết từ đào tạo nhân sự làm công tác kế toán, cán bộ quản lý, hạ tầng công nghệ và đặc biệt là, công tác công bố thông tin cho các cổ đông, NĐT triển vọng về bức tranh của DNNY thông qua BCTC có tính so sánh giữa VAS và IFRS, dựa trên các hướng dẫn của cơ quan quản lý và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán. Hy vọng, IFRS sẽ được các DN Việt Nam, mà đặc biệt là DNNY trên TTCK sẽ đi đầu trong áp dung vào thực tiễn.

Page 25: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

25

IFRS – MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI VÀ CÁC CƠ HỘI, THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

Bùi Văn Trịnh Deloitte Việt Nam

Theo thống kê ngày 30/8/2016 của Ủy ban IAS (IASB), 137 trong tổng số 147 quốc

gia và vùng lãnh thổ đã công bố cam kết của mình trong việc hỗ trợ 1 bộ CMKT quốc tế (IAS) ngoại trừ Albania, Belize, Bermuda, Cayman Islands, Egypt, Macao, Paraguay, Suriname, Switzerland và Việt Nam là chưa cụ thể hóa cam kết của mình. Trong số 137 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cam kết này, có 122 quốc gia và vùng lãnh thổ yêu cầu (require) toàn bộ hay phần lớn các công ty niêm yết trên thị trường của mình sử dụng IFRS và 15 quốc gia vùng lãnh thổ cho phép (permit) hoặc yêu cầu một số ít công ty niêm yết sử dụng. Thuật ngữ “yêu cầu” và “cho phép” được hiểu khác nhau tùy thuộc vào cách thức chuyển đổi mà một quốc gia áp dụng. Cho phép trong bối cảnh này, được hiểu là, công ty sẽ được miễn trừ nghĩa vụ lập và trình bày Báo cáo Tài chính (BCTC) theo Chuẩn mực Kế toán (CMKT) quốc gia nếu đã lập và trình bày BCTC theo IAS.

Mặc dù, đã đưa ra tuyên bố của mình trong các cuộc trao đổi gần đây với các bên liên quan, Việt Nam vẫn đang là 1 trong 10 nước chưa đưa ra cam kết cụ thể/lộ trình cụ thể trong việc áp dụng IFRS. Nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn sắp đến mà Bộ Tài chính với vai trò là cơ quan chủ quản sẽ cùng với Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán sẽ phải thực hiện là, lựa chọn mô hình áp dụng IFRS phù hợp với Việt Nam và đưa ra cam kết cụ thể để đưa Việt Nam vào danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng IFRS.

Trong tài liệu hướng dẫn (IFRS Foundation – Adoption Guide) ban hành tháng 11/2003, có chỉ ra 2 cách thức áp dụng IFRS phổ biến được biết đến là Big Bang Approach và Convergence Approach. Big Bang Approach được hiểu là một quốc gia sẽ yêu cầu các doanh nghiệp (DN) bắt đầu áp dụng IFRS vào một thời điểm cụ thể hoặc là một số thời điểm khác nhau cho một số DN khác nhau về qui mô. Trong khi đó, Convergence Approach được hiểu là một quốc gia sẽ chuyển tải nội dung của từng IFRS vào trong nội dung của CMKT quốc gia (ví dụ: Singapore FRSs, Hong Kong FRSs,…). Việc chuyển đổi này sẽ được thực hiện theo lộ trình (road map) xác định trước đến khi hoàn thành thì các DN áp dụng bộ CMKT quốc gia đó, sẽ có thể công bố tính tuân thủ so với IFRS trên BCTC của mình, dưới sự xác nhận của IASB.

Như đã phân tích ở trên, cơ hội và thách thức sẽ khác nhau tùy thuộc vào mô hình áp dụng mà một quốc gia sử dụng. Cụ thể là, chúng ta sẽ “cho phép” hay chúng ta sẽ “yêu cầu” DN áp dụng IFRS. Chúng ta sẽ áp dụng mô hình Big Bang hay chúng ta áp dụng mô hình Covergence Approach trong việc áp dụng IFRS tại Việt Nam.

Page 26: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

26

Đối với mô hình chuyển đổi theo hình thức Big Bang Approach, do không phải là mô hình chuyển đổi được nhiều quốc gia lựa chọn áp dụng nên chúng ta sẽ không có nhiều trường hợp để xem xét và học hỏi kinh nghiệm. Việc yêu cầu một số DN niêm yết sử dụng IFRS vào một thời gian cụ thể nào đó là một sức ép rất lớn đối với các DN được yêu cầu và tạo rủi ro lớn hơn về việc tuân thủ toàn bộ yêu cầu của IFRS trong một thời gian nhất định. Chưa kể việc áp dụng mô hình này có thể dẫn đến sự khác biệt không thể so sánh được giữa các DN trong một thị trường, giữa các qui định pháp lý hiện hành về thuế và cụ thể là sẽ có 2 bộ CMKT (VAS và IFRS) cùng tồn tại.

Thay vào đó, mô hình áp dụng IFRS theo hình thức Convergence Approach được nhiều quốc gia lựa chọn vì các ưu điểm mà nó mang lại mặc dù nó vẫn có những vấn đề và thách thức của riêng nó. Bài viết sẽ tập trung phân tích các cơ hội và thách thức cũng như các ưu nhược điểm khi áp dụng mô hình Convergence Approach tức chuyển đổi theo hình thức xây dựng và hình thành bộ chuẩn mực BCTC Việt Nam (VFRS) bám sát nhất với các yêu cầu của IFRS. Cơ hội Duy trì sự tăng trưởng của nguồn vốn đầu tư nước ngoài

Bằng việc xây dựng thành công lộ trình chuyển đổi cụ thể từng VAS sang VFRS. Việt Nam sẽ tiến thêm một bước quan trọng nữa, trong việc thể hiện và khẳng định cam kết của mình với các bên liên quan, trong việc hướng đến ngôn ngữ kế toán quốc tế (IFRS).

Lộ trình chuyển đổi cụ thể này sẽ là đòn bẩy giúp Việt Nam tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nâng cao hơn nữa lòng tin của nhà đầu tư hiện tại và qua đó góp phần vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định của đất nước và là nền tảng cho sự phát triển trong tương lai. Cho phép lựa chọn và áp dụng lần lượt các nguyên tắc kế toán

Mục tiêu lớn nhất của lộ trình chuyển đổi VAS thành VFRS là làm cho VFRS sát với IFRS nhất có thể. Điều đó không có nghĩa là hoàn toàn trùng khớp trên mọi nguyên tắc. IFRS là một bộ chuẩn mực tập hợp các nguyên tắc kế toán điều chỉnh cho toàn bộ các hoạt động giao dịch kinh tế của các quốc gia, do đó không thể tránh khỏi các vấn đề khác biệt phát sinh nội tại ở mỗi quốc gia. Ví dụ như: Singapore, Hàn Quốc đều coi bộ chuẩn mực của họ là gần như giống với quốc tế chứ không phải là hoàn toàn. Các quốc gia này vẫn đang duy trì những khác biệt nhất định ví dụ như bỏ qua vài lựa chọn trong IFRS, hoặc thay đổi thời gian áp dụng tại quốc gia của mình. Ngay cả với cộng đồng chung Châu Âu, họ cũng có những khác biệt nhất định so với IFRS (ví dụ họ không áp dụng chính sách “fair value hedge accounting for portfolio hedge” liên quan đến rủi ro về lãi suất của IAS39) đó là lý do họ gọi là “Bộ chuẩn mực IFRS áp dụng ở EU”, tuy nhiên họ vẫn được xem là một khu vực áp dụng IFRS.

Việc thực hiện xây dựng VFRS, sẽ cho phép chúng ta duy trì tính đặc thù của nền kinh tế của Việt Nam lồng ghép trong các nguyên tắc được chấp nhận chung của quốc tế hoặc ít ra chúng ta có thể kéo giãn thời gian áp dụng của một số chuẩn mực tại thị trường nội đia cho phép các DN nắm vững các nguyên tắc của chuẩn mực trước khi áp dụng. Một trong những cơ hội khác nữa của việc áp dụng mô hình chuyển đổi VFRS này là, chúng ta sẽ có thể kế

Page 27: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

27

thừa và phát huy các nguyên tắc kế toán đã được hình thành và xây dựng trong suốt chiều dài lịch sử của ngành nghề. Tăng cường sự hỗ trợ của IASB

Bằng việc xây dựng thành công lộ trình chuyển đổi này, chúng ta có thể nhận được sự hỗ trợ tích cực của IASB trong việc trao đổi thông tin, cập nhật các dự án đang thực hiện và tác động của các dự án đang thực hiện đến với các DN Việt Nam như thế nào. Chúng ta có thể góp tiếng nói trong các đề xuất sửa đổi chuẩn mực của IASB trên cơ sở xem xét tác động của các sửa đổi bổ sung đến với cộng đồng DN tại Việt Nam. Chúng ta sẽ có đủ thời gian, trong việc nghiên cứu các dự án sửa đổi bổ sung này và xây dựng các hướng dẫn cụ thể giúp các DN có thể áp dụng một cách đồng bộ ngay sau khi các sửa đổi bổ sung có hiệu lực áp dụng. Cộng đồng DN sẽ tham gia vào quá trình soạn thảo và góp ý vào các sửa đổi bổ sung này một cách tích cực hơn.

IASB sẽ thực hiện giám sát quy trình chuyển đổi này đến khi hoàn thành, các DN áp dụng VFRS có thể khẳng định việc tuân thủ IFRS của mình trên BCTC (statement of compliance) và đó là lúc hệ thống BCTC VFRS của chúng ta gần như không khác biệt so với IFRS. Xây dựng và đào tạo nguồn lực

Quá trình chuyển đổi từ VAS sang VFRS sẽ cho phép chúng ta tranh thủ thời gian để xây dựng và đào tạo nguồn lực, nhằm chuẩn bị tốt cho việc tiếp nhận và xử lý các vấn đề khó khăn trong quá trình áp dụng khi bộ chuẩn mực hoàn thành. Chúng ta sẽ có nguồn nhân lực có năng lực tốt có thể nắm bắt các vấn đề thực tiễn và đề xuất các hướng dẫn mang tính thực tiễn cao.

Nguồn lực sẽ được tập trung vào phát triển và hoàn thiện VFRS, thay vì để hướng dẫn và giải quyết các vấn đề khác biệt giữa VAS và IFRS nếu áp dụng mô hình Big Bang Approach. Thời gian chuyển đổi

Một lộ trình triển khai áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế là một lộ trình dài hạn với khoảng thời gian thông thường từ 5-7 năm. Thời gian này là một cơ hội tuyệt vời cho cả cộng đồng DN nói riêng và Việt Nam nói chung, đủ để có thể hiểu và vận dụng tốt các nguyên tắc của từng chuẩn mực mới thay vì phải áp dụng toàn bộ chuẩn mực trong một thời điểm của mô hình chuyển đổi Big Bang Approach. Đồng thời, chúng ta cũng có thời gian cho việc nghiên cứu và phát triển các chuẩn mực mà hiện vẫn cần nhiều thời gian để áp dụng ví dụ như IFRS 13 - Giá trị hợp lý, IFRS 9 – Công cụ tài chính,…

Thời gian này cũng sẽ giúp DN có thể điều chỉnh mô hình kinh doanh của mình, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và tiếp tục khẳng định các lợi thế cạnh tranh vốn có của mình. Thách thức Xây dựng sự đồng thuận của các thành phần kinh tế

Thách thức đầu tiên chính là, việc xây dựng được lộ trình (road map) trong việc chuyển đổi các chuẩn mực VAS thành VFRS sao cho sát với IFRS nhất có thể. Việc xây dựng lộ trình này đòi hỏi phải có sự tham gia đóng góp ý kiến từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nhằm mục đính phân tích đánh giá ảnh hưởng của lộ trình này đến với từng thành phần

Page 28: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

28

kinh tế cụ thể. Việc đạt được sự thống nhất cao từ các thành phần kinh tế, cần có vai trò lãnh đạo của Bộ Tài chính trong việc thực hiện thu thập thông tin và phân tích ảnh hưởng trước khi xác lập và công bố lộ trình chuyển đổi VFRS này với cộng đồng DN và công chúng.

Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán sẽ đóng vai trò chính trong việc xây dựng lộ trình chuyển đổi VFRS này với sự trợ giúp từ Hội nghề nghiệp VAA, VACPA và các hội nghề nghiệp quốc tế có mặt tại Việt Nam. DN kế toán và kiểm toán, thành viên của hội nghề nghiệp cũng sẽ là một lực lượng chuyên gia có năng lực có thể hỗ trợ Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán. Chi phí thực hiện dự án bao gồm bản quyền sử dụng IFRS

Việc chuyển đổi theo hình thức Convergence Approach đòi hỏi thời gian, công sức và chi phí tương tự như việc xây dựng chuẩn mực riêng có trước đây (VAS) hoặc thậm chí sẽ nhiều hơn.

Bản quyền của bộ chuẩn mực IFRS thuộc về IFRS Foundation, việc xây dựng lộ trình chuyển đổi VFRS có thể sẽ phải cân nhắc đến việc đàm phán và ký kết bản quyền với IFRS Foundation cũng sẽ là một trong những khoản chi phí cần xem xét khi thực hiện dự án này. Tính không thể so sánh được đến khi hoàn thành lộ trình chuyển đổi

Việc bổ sung mỗi năm vài chuẩn mực mới trong bộ chuẩn mực VFRS trong suốt lộ trình chuyển đổi, sẽ dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện tính so sánh được của BCTC. Tuy nhiên, các DN hoàn toàn có thể nắm bắt và đánh giá tính ảnh hưởng của việc áp dụng các chuẩn mực mới trên BCTC của mình hàng năm, nhằm tăng tính so sánh được của các thông tin một cách dễ dàng.

Bên cạnh đó, việc sửa đổi bổ sung thường xuyên của IFRS, mặc dù các sửa đổi bổ sung là nhỏ, cũng là một thách thức không hề nhỏ trong việc thường xuyên cập nhật VFRS. Với cam kết chuyển đổi của mình, Việt Nam nhất định sẽ nhận được sự ủng hộ rất lớn từ IASB trong quá trình cập nhật thường xuyên các sửa đổi để sẵn sàng hướng dẫn DN của mình khi áp dụng. Nguồn lực chuyên môn

Áp dụng IFRS theo mô hình Convergence Approach là một kế hoạch đòi hỏi cao trình độ chuyên môn của nguồn lực. Đây là một thách thức lớn đối với các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Tuy nhiên, với đông đảo thành viên của VAA, VACPA, giảng viên của các trường đại học, các hội viên của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế có mặt tại Việt Nam (ACCA, CPA Úc, ICAEW,…) sẽ là một lực lượng nòng cốt giúp quá trình chuyển đổi áp dụng IFRS diễn ra một cách thành công tại Việt Nam.

Ngay sau khi lựa chọn mô hình áp dụng phù hợp (Big Bang Approach hay Convergence Approach), chúng ta sẽ tiến hành ngay việc lập kế hoạch triển khai thực hiện công việc. Trong quá trình triển khai áp dụng này, bên cạnh các cơ hội và thách thức đã được phân tích ở trên chúng ta có thể phải xem xét học hỏi thêm từ những quốc gia áp dụng chuyển đổi thành công trước đó và đề ra kế hoạch cụ thể cho Việt Nam.

Page 29: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

29

ÁP DỤNG IFRS Ở VIỆT NAM – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

Lê Vũ Trường –FCCA, CPA Australia Đinh Minh Tuấn - ACCA, Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

Cơ hội cho các DN Việt Nam khi áp dụng IFRS?

1) Thu hút vốn và mở rộng cơ hội hợp tác kinh doanh, hội nhập quốc tế

Trong giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, thông qua áp dụng IFRS, nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp (DN) Việt Nam nói riêng, sẽ được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế. Việc áp dụng IFRS giúp cho các đối tác, các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, có thể tìm hiểu, so sánh, đánh giá các thông tin tài chính của đơn vị theo cùng một ngôn ngữ, chuẩn mực chung của quốc tế để từ đó có thể đưa ra các quyết định kinh doanh và/ hoặc đầu tư phù hợp. Thực tế, để tiếp cận được các nguồn vốn trên thị trường vốn quốc tế thì việc lập và trình bày các BCTC theo IFRS gần như là một yêu cầu bắt buộc.

Hơn nữa, việc áp dụng IFRS cũng sẽ mang lại sự “bình đẳng” cho một bên là các nhà đầu tư nước ngoài mới và/ hoặc nhỏ lẻ, với một bên là các nhà đầu tư/ tổ chức đầu tư chuyên nghiệp do họ có được sự tự tin và không tốn thêm chi phí để “chuyển đổi số liệu”.

2) Nâng cao chất lượng quản trị và thông tin

Phương pháp hạch toán các giao dịch theo IFRS thông thường dựa vào “Bản chất hơn hình thức”. Do đó, để lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) theo IFRS, Ban Giám đốc cần phải có trách nhiệm cao hơn, dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực tế để có thể phản ánh bản chất của nghiệp vụ kinh tế. Việc này giúp nâng cao chất lượng quản trị, tính minh bạch và tính hợp lý của thông tin. Từ đó, độ “chênh lệch” thông tin phục vụ mục đích nội bộ và bên ngoài sẽ được giảm thiểu. Thực hiện được việc này, DN không tốn thêm chi phí và thời gian để thực hiện việc hòa giải thông tin khi được yêu cầu từ các cơ quan quản lý hoặc đối tác.

3) Nâng cao hiệu quả hoạt động của DN

Sau khi triển khai IFRS, các DN có thể dễ dàng so sánh, đánh giá các hoạt động và tình hình tài chính của họ một cách chính xác hơn. Nhờ đó, họ có thể xây dựng cách nhìn sâu sắc hơn về khách hàng, nhà cung cấp cũng như đối thủ cạnh tranh – đặc biệt là đa số đối thủ đến từ các quốc gia đã áp dụng IFRS.

4) Phản ánh hợp lý hơn giá trị của DN

Hiện tại theo VAS, các BCTC được phản ánh theo giá gốc hay giá trị sổ sách mà chưa phản ánh được GTHL tại thời điểm lập BCTC như theo yêu cầu của IFRS. Việc áp dụng

Page 30: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

30

IFRS, sẽ giúp DN và người sử dụng BCTC có cái nhìn hợp lý và xác thực hơn về tình hình tài chính, hoạt động và GTHL hiện tại của DN.

Thách thức khi áp dụng IFRS 1) Áp dụng nguyên tắc giá trị hợp lý (GTHL) vào trong kế toán Trên thế giới, GTHL bắt đầu trở thành một cơ sở tính giá trong kế toán từ cuối những

năm 1990 và chuẩn mực IFRS 13 – Xác định GTHL – đã chính thức được ban hành, hướng dẫn chi tiết về cách xác định GTHL trong hạch toán kế toán.

Ở Việt Nam, GTHL đã được đề cập trong VAS 14 – Doanh thu và thu nhập khác, VAS 03 – Kế toán tài sản cố định hữu hình, VAS 01 – Chuẩn mực chung, VAS 06 – Thuê tài sản, VAS 10 – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái, VAS 05 – Bất động sản đầu tư và VAS 11 – Hợp nhất kinh doanh. Tuy nhiên, GTHL chủ yếu chỉ được sử dụng trong việc ghi nhận ban đầu như xác định giá phí hợp nhất kinh doanh, ghi nhận ban đầu đối với doanh thu, tài sản cố định, hay xác định giá trị trao đổi.

Như vậy, có thể thấy, việc áp dụng GTHL tại Việt Nam hiện mới chỉ dừng lại ở mức giới thiệu và chưa có một hướng dẫn chính thức và thống nhất về phương pháp xác định, cách trình bày và hạch toán GTHL trong kế toán. Hơn nữa, chi phí và chất lượng thẩm định giá cũng được xem là những thách thức lớn nhất trong tiến trình hội nhập và triển khai IFRS đối với các DN Việt Nam.

2) Năng lực đội ngũ kế toán, người sử dụng BCTC và các cơ quan quản lý IFRS tương đối phức tạp và khó hiểu đối với người sử dụng, ngay cả với những nền

kinh tế phát triển. Hiện tại, đội ngũ kế toán tại DN phần lớn chưa được đào tạo và tiếp cận chính quy với IFRS. Ngoài ra, IFRS yêu cầu người làm công tác kế toán phải am hiểu sâu hoạt động của DN, nắm bắt, phân tích thông tin để có thể ghi nhận nghiệp vụ theo đúng “Bản chất hơn hình thức”. Việc áp dụng đúng các phương pháp hạch toán phù hợp và các yêu cầu trình bày và thuyết minh theo IFRS có thể đòi hỏi phải ghi chép thông tin nhiều hơn, chi tiết hơn – theo đó, việc này có thể làm gia tăng khối lượng công việc.

Một câu hỏi lớn trong kế toán quốc tế mà hiện tại vẫn chưa có lời giải thỏa đáng là “How fair is the fair value?”, GTHL có thể hợp lý với người này nhưng chưa chắc hợp lý với người khác. Việc xác định GTHL thường đi kèm với nhiều yếu tố ước tính, giả định trong tương lai. Do đó, để giảm thiểu rủi ro trong việc “xào nấu” số liệu, hành lang pháp lý, trình độ của đội ngũ thẩm định giá, cơ quan quản lý, cơ quan thuế, đơn vị kiểm toán, người sử dụng BCTC phải được nâng cao đáng kể để có thể phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn các gian lận có thể xảy ra.

3) Hệ thống công nghệ thông tin

Việc áp dụng IFRS yêu cầu DN phải có một hệ thống công nghệ thông tin (“IT”) đủ mạnh để hỗ trợ việc thu thập, xử lý và trình bày thông tin tài chính từ tất cả các phòng ban trong nội bộ DN, thậm chí cả thông tin bên ngoài DN. Hiện tại trên thị trường, giải pháp/ ứng

Page 31: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

31

dụng Hoạch định nguồn lực DN (“ERP”) có thể tích hợp hầu hết các phòng ban, mọi chức năng của DN lại trong một hệ thống máy tính duy nhất để dễ theo dõi hơn, nhưng đồng thời cũng đủ linh hoạt để áp dụng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, việc triển khai và đặc biệt khi triển khai có áp dụng IFRS thực sự là một thách thức rất lớn vì một số lý do chính: (i) Lựa chọn giải pháp/ ứng dụng chưa phù hợp (mỗi ứng dụng sẽ cho phép việc triển khai IFRS theo một số phương pháp hiệu quả hơn, trong bối cảnh của DN); (ii) Triển khai thành công nhưng chưa ứng dụng IFRS – việc chuyển đổi sau này sẽ rất phức tạp; (iii) Quá trình triển khai IFRS trên nền ứng dụng thiếu những kiến thức chuyên sâu (bao gồm cả đội ngũ triển khai từ đơn vị IT, tư vấn và DN chưa được trang bị kiến thức IFRS tốt nhất – chủ yếu là IT và kiến thức chuyên môn chức năng) – dẫn tới không áp dụng hiệu quả hoặc triển khai không thành công; và (iv) Ban Giám đốc có thể “thoả hiệp” công bố dự án hoàn thành do áp lực về thời gian và chí phí, cũng như thiếu kiến thức IT và nhận thức về IFRS chưa đầy đủ.

4) Rào cản ngôn ngữ

Quá trình hình thành và phát triển của chuẩn mực kế toán quốc tế được soạn thảo và phát triển bởi Ủy ban Chuẩn mực Quốc tế – IASC và Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế – IASB và tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng chính thức trong các chuẩn mực kế toán quốc tế. Một trong những rào cản trong việc triển khai áp dụng IFRS, đó là khả năng đọc hiểu và áp dụng của đội ngũ kế toán hiện nay. Hơn nữa, một số thuật ngữ sử dụng trong IFRS tương đối phức tạp, mang tính chất chuyên ngành và đặc biệt chưa có từ tiếng Việt tương đương/ sát nghĩa trong lĩnh vực kế toán.

5) Công nhận từ cơ quan quản lý

Hệ thống kế toán hiện nay còn chịu nhiều ảnh hưởng của các quy định về thuế. Thậm chí, nhiều DN vẫn quan niệm lập BCTC chủ yếu để phục vụ cơ quan thuế. Các DN thì sợ trách nhiệm nên có xu hướng chờ đợi Thông tư, văn bản hướng dẫn chi tiết mới thực hiện mà chưa sẵn sàng tiếp nhận các phương pháp tiếp cận linh động, hợp lý phản ánh đúng bản chất, nội dung nghiệp vụ của IFRS. Do đó, việc áp dụng các nguyên tắc như GTHL, giá trị có thể thu hồi được, tổn thất tài sản,… khi chưa có một khung pháp lý vững chắc cũng là rào cản không nhỏ với DN. Thiết nghĩ, các tổ chức và cơ quan quản lý liên quan cần phải có lộ trình phù hợp để xây dựng hành lang pháp lý và làm giảm sự khác biệt giữa cách ghi nhận theo thuế và kế toán.

Các kiến nghị với Bộ Tài chính

Thứ nhất, như đã đề cập ở trên, GTHL là một trong những nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong việc triển khai áp dụng IFRS. Do đó, Bộ Tài chính cần phối hợp với các cơ quan quản lý khác ban hành khung pháp lý cho việc xác định, cách trình bày và hạch toán GTHL.

Page 32: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

32

Thứ hai, chú trọng xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn lực nhân sự có trình độ về IFRS, thông qua việc hợp tác với các cơ sở đào tạo (như các trường đại học, Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và các đơn vị đào tạo trong nước), các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc (ACCA), Hiệp hội Kế toán Công chứng Australia (CPA Australia), Viện Kế toán Công chứng Anh và Xứ Wales (ICAEW), và các công ty kiểm toán quốc tế có uy tín. Bộ Tài chính nên xem xét trao quyền cho các Hiệp hội nghề nghiệp trong việc chủ động soạn thảo, dịch thuật cũng như cập nhật các IAS/IFRS.

Thứ ba, nhằm rút ngắn khác biệt giữa VAS và IFRS, Bộ Tài chính nên sớm ban hành các chuẩn mực kế toán liên quan đến các đối tượng đã phát sinh trên thị trường tài chính Việt Nam như: Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu (IFRS 2), Công cụ tài chính (IFRS 9), Các khoản tài trợ của Chính phủ (IAS 20), Tổn thất tài sản (IAS 36) và Phúc lợi cho nhân viên (IAS 19R).

Cuối cùng, Bộ Tài chính nên cân nhắc việc áp dụng IFRS toàn bộ hay từng phần/ có điều chỉnh để phù hợp với thị trường Việt Nam. Do IFRS vẫn tiếp tục vận động và thay đổi trong quá trình áp dụng trên thế giới nên chúng ta cũng cần có một cơ chế để tự cập nhật và áp dụng phù hợp với thị trường Việt Nam. Có thể xem xét xây dựng bộ chế độ kế toán đơn giản phù hợp cho các DN vừa và nhỏ và áp dụng IFRS bắt buộc cho các công ty, tổ chức quy mô lớn, đại chúng,… Theo quan điểm của những người hành nghề kiểm toán và tư vấn kế toán, việc áp dụng toàn bộ IFRS sẽ mở ra một xu hướng mới, thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày các yếu tố của BCTC, loại trừ sự khác biệt trong các chuẩn mực kế toán, và là điều kiện để đảm bảo các DN và tổ chức trên toàn Thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong lập và trình bày các BCTC.

Page 33: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

33

CÁCH THỨC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM: TẠI SAO VÀ NHƯ THẾ NÀO?

Trần Anh Quân Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH KPMG

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, việc áp dụng các Chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế (IFRS) được đề cập khá nhiều tại Việt Nam. Nhiều chuyên gia trong nước cũng đã có nhiều chuyên đề nghiên cứu về áp dụng IFRS tại Việt Nam. Do vậy, nhìn chung đã có những nhận thức đáng kể về lợi ích, sự cần thiết cũng như những thách thức đặt ra đối với việc áp dụng IFRS tại Việt Nam. Bài viết, tóm tắt lại một số quan sát liên quan đến vấn đề này.

Lợi ích của việc áp dụng IFRS BCTC lập theo IFRS chứa đựng thông tin có chất lượng cao, minh bạch và so sánh được

Hệ thống chuẩn mực IFRS được xây dựng bởi những chuyên gia cao cấp nhiều kinh nghiệm, theo một quy trình chuẩn mực và định hướng về việc phục vụ lợi ích công chúng và thị trường vốn. Việc xây dựng IFRS nằm dưới một cơ chế tổ chức, quản lý và giám sát minh bạch. Điều này được thể hiện qua các tài liệu được công bố công khai bao gồm: Hiến chương của IFRS; Sổ tay quy trình soạn thảo IFRS và Khuôn khổ mang tính chất nguyên tắc của việc lập và trình bày BCTC.

IFRS là bộ chuẩn mực được chấp nhận rộng rãi trên quy mô toàn cầu. Theo thống kê của Tổ chức Chuẩn mực kế toán (CMKT) Quốc tế (IFRS Foundation) thực hiện đối với 143 quốc gia đến tháng 5 năm 2016, 119 quốc gia đã bắt buộc áp dụng IFRS cho tất cả hoặc hầu hết các đơn vị có lợi ích công chúng và 12 quốc gia khác cho phép áp dụng IFRS [Nguồn: Ấn phẩm “Ngôn ngữ BCTC toàn cầu” của IFRS Foundation phát hành tháng 5 năm 2016].

IFRS yêu cầu thuyết minh toàn diện về các chính sách kế toán, các giả định, xét đoán và ước tính kế toán quan trọng được áp dụng trong việc lập các BCTC. Điều này mang lại một mức độ minh bạch cao cho BCTC, do người đọc báo cáo có được những thông tin nằm bên dưới những số liệu khô cứng. IFRS tạo ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp (DN) tiếp cận với nguồn vốn quốc tế với chi phí hợp lý

Do IFRS được chấp nhận rộng rãi trên toàn cầu, đây là ngôn ngữ được mà các nhà đầu tư quốc tế hiểu và chấp nhận. Trong nhiều trường hợp, do không hiểu rõ những quy định của các chuẩn mực và chế độ kế toán của Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài thường có thái độ thận trọng hơn với những BCTC được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán của Việt Nam. Khi đó, họ thường áp dụng một mức chiết khấu nhất định khi định giá các chứng khoán của tổ chức phát hành mà không lập và công bố BCTC theo IFRS. Các nhà tài trợ quốc tế cũng thường coi việc bên vay không có thông tin tài chính theo IFRS, làm tăng mức độ rủi ro của khoản vay và do vậy có xu hướng áp dụng một mức lãi suất cao hơn hoặc thậm chí không cho vay nếu bên vay không có BCTC lập theo IFRS.

Page 34: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

34

Trong các hoạt động mua bán và sáp nhập DN trên thực tế, các nhà đầu tư luôn quan tâm đến các thông tin tài chính căn cứ trên IFRS. Trong trường hợp không có BCTC theo IFRS, các nhà đầu tư nước ngoài thường thuê tư vấn để xác định những điều chỉnh cơ bản cần thiết để có những số liệu gần với IFRS hơn. Tuy nhiên, đây không phải là một phương thức tối ưu do việc xác định các điều chỉnh này gặp nhiều hạn chế về thông tin. Do vậy, việc DN không có BCTC lập theo IFRS có thể là một bất lợi trong các hoạt động sáp nhập và mua bán DN. IFRS cung cấp những thông tin quản lý hữu hiệu

IFRS được xây dựng nhằm cho phép lập BCTC phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của DN. Các thông tin mà BCTC lập theo IFRS không chỉ để phục vụ các đối tượng sử dụng bên ngoài DN mà còn rất hữu ích đối với người quản lý DN trong việc ra các quyết định kinh tếở các khía cạnh sau.

Các khoản mục tài sản được phản ánh với giá trị phù hợp ở góc độ mà DN có thể khai thác được lợi ích kinh tế của chúng. Các khoản mục nợ phải trả được phản ánh với giá trị thực tế mà DN phải thanh toán.

Doanh thu và chi phí phản ánh kết quả kinh doanh tổng hợp bao gồm cả các khoản mục đã hiện thực hóa và chưa thực hiện.

Thuyết minh BCTC theo IFRS bao gồm nhiều thông tin phục vụ cho việc quản lý rủi ro tài chính của DN. Thuyết minh về các lĩnh vực kinh doanh theo IFRS được căn cứ theo nhu cầu quản lý của từng DN. Tình hình áp dụng IFRS trên thế giới

Bảng sau thể hiện tình hình áp dụng IFRS trên thế giới. Các quốc gia có tên trong ô màu đỏ là những quốc gia đã áp dụng IFRS một cách bắt buộc đối với các đơn vị có lợi ích công chúng (119). Các quốc gia có tên trong ô màu hồng nhạt là những quốc gia cho phép áp dụng IFRS (12).

[Nguồn: Ấn phẩm “Ngôn ngữ BCTC toàn cầu” của IFRS Foundation phát hành tháng

5 năm 2016]

Page 35: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

35

Những quốc gia có tên trong ô màu trắng là những quốc gia áp dụng CMKT riêng của quốc gia đó. Trong số này, Thái Lan đang trong lộ trình áp dụng IFRS đầy đủ; Saudi Arabia và Uzbekistan bắt buộc áp dụng IFRS cho các tổ chức tài chính; Indonesia đang trong quá trình sửa đổi các CMKT quốc gia để tiếp cận với IFRS; CMKT hiện hành của Trung Quốc được IFRS Foundation đánh giá là đã tiếp cận với IFRS về cơ bản.

Các lựa chọn áp dụng IFRS

Về cơ bản, có 2 phương pháp chính để áp dụng IFRS gồm: (i) Công nhận IFRS là chuẩn mực quốc gia và (ii) Phê duyệt áp dụng từng chuẩn mực của IFRS. Thêm nữa, cả hai phương pháp này toàn bộ hệ thống chuẩn mực hay từng chuẩn mực được áp dụng như nguyên gốc và không sửa đổi. Theo phương pháp (i) mọi cập nhật và thay đổi trong IFRS sẽ có hiệu lực đồng thời đối với quốc gia áp dụng IFRS. Theo phương pháp (ii) những thay đổi trong IFRS sẽ được xem xét phê duyệt áp dụng riêng lẻ từng phần. Phương pháp (i) cho phép đạt mức độ tuân thủ cao nhất với IFRS và giảm thiểu những rủi ro về sự không nhất quán trong khi đó với phương pháp (ii) Quốc gia áp dụng có khả năng lựa chọn áp dụng IFRS ở cấp độ mà quốc gia đó đánh giá là phù hợp. Tuy nhiên phương pháp (ii) có thể làm giảm tính so sánh được của BCTC hoặc không bắt kịp với những thay đổi nhanh chóng của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thực tế trong cơ chế thị trường. Phương pháp (ii) cũng được xem là giải pháp quá độ mà sau đó quốc gia sẽ chuyển sang áp dụng phương pháp (i).

Theo thống kê, trong số 143 quốc gia nói trên có 74 quốc gia công nhận IFRS là chuẩn mực quốc gia và 59 quốc gia thực hiện phương pháp phê duyệt áp dụng từng chuẩn mực của IFRS [Nguồn: Ấn phẩm “Ngôn ngữ BCTC toàn cầu” của IFRS Foundation phát hành tháng 5 năm 2016]. Cộng đồng Châu Âu phê duyệt áp dụng IFRS ngoại trừ CMKT quốc tế 39 về Ghi nhận và xác định giá trị các công cụ tài chính (IAS 39) trong giai đoạn quá độ hiện nay, do có sự quan ngại về sự sẵn sàng của các DN Châu Âu cho chuẩn mực cụ thể này. Tuy nhiên, trên thực tế, 99,8% các công ty niêm yết ở các nước trong Cộng đồng Châu Âu lại lựa chọn áp dụng IFRS đầy đủ như được IASB ban hành chứ không loại trừ IAS 39.

Có một số ít các quốc gia lựa chọn cập nhật hệ thống CMKT của mình để tiếp cận với IFRS. Tuy nhiên, với cách thức này thì quốc gia đó vẫn không được thừa nhận là áp dụng IFRS, ví dụ như Trung Quốc và Ấn Độ.Đây cũng là phương pháp mà trước đây Việt Nam đã lựa chọn để xây dựng hệ thống 26 CMKT Việt Nam hiện hành. Căn cứ trên kinh nghiệm thực tế, phương pháp này thường vấp phải những thách thức trong quá trình soạn thảo và có thể dẫn đến sự không nhất quán đáng kể so với những nguyên tắc chung đặt ra trong khuôn khổ lập và trình bày BCTC của IFRS.

Trong những phương pháp trên, phương pháp công nhận IFRS là chuẩn mực quốc gia là phương pháp tiên tiến nhất, tuy nhiên có thể chưa phù hợp với khuôn khổ pháp lý của Việt Nam hiện nay do các quy định của Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn luật quy đinh khá chi tiết về mặt kỹ thuật nên kể cả các quy định hiện hành của IFRS có phù hợp với luật thì vẫn có khả năng các thay đổi của IFRS trong tương lai có thể không tương thích với luật pháp Việt Nam. Trong hoàn cảnh Việt Nam hiện nay, quan điểm của tác giả cho rằng phương pháp phê duyệt áp dụng từng chuẩn mực của IFRS là phù hợp và khả thi.

Page 36: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

36

Về phương diện đối tượng áp dụng, IFRS được thiết kế cho các đơn vị hoạt động vì lợi nhuận và hướng tới phục vụ thị trường vốn. Do vậy, tại hầu hết các quốc gia áp dụng IFRS thì bộ chuẩn mực này được yêu cầu áp dụng cho các đơn vị có lợi ích công chúng bao gồm các tổ chức niêm yết và các tổ chức tài chính. Bên cạnh đó Ban soạn thảo IFRS (IASB) cũng đã xây dựng và công bố Chuẩn mực BCTC cho các “Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN)” (IFRS for SME). Chuẩn mực BCTC cho các DNVVN được trình bày như một chuẩn mực tổng hợp các quy định của IFRS, được đơn giản hóa để cho phép các DN này áp dụng một cách dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn so với áp dụng IFRS đầy đủ. Cần lưu ý rằng đối tượng áp dụng Chuẩn mực BCTC cho các DNVVN không căn cứ trên quy mô của DN mà căn cứ vào việc đối tượng có phải đơn vị có lợi ích công chúng hay không. Chuẩn mực BCTC cho các DNVVN đơn giản hơn so với IFRS đầy đủ ở những khía cạnh sau:

Các quy định của IFRS không phù hợp với với DNVVN được lược bỏ ví dụ như lãi trên cổ phiếu, BCTC giữa niên độ và thuyết minh về các lĩnh vực kinh doanh.

Nhiều quy định về ghi nhận và xác định giá trị được đơn giản hóa như phân bổ lợi thế thương mại, ghi nhận toàn bộ lãi vay và chi phí phát triển vào chi phí trong kỳ phát sinh, áp dụng phương pháp giá gốc đối với đầu tư vào công ty liên kết và liên doanh.

Cắt giảm nhiều yêu cầu thuyết minh BCTC (giảm khoảng 90% so với IFRS đầy đủ). Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu hơn. Hạn chế những thay đổi (dự kiến sửa đổi 3 năm một lần).

Trên thực tế cũng có khá nhiều quốc gia áp dụng, IFRS chỉ áp dụng cho các đơn vị có lợi ích công chúng còn các đơn vị khác thì tiếp tục áp dụng CMKT cũ của quốc gia đó. Việt Nam có thể cân nhắc phương thức này.

Những thách thức trong việc áp dụng IFRS tại Việt Nam

Áp dụng IFRS thay thế cho CMKT quốc gia đặt ra nhiều thách thức cho hầu hết các quốc gia kể cả quốc gia phát triển. Nhiều quốc gia có xuất phát điểm với nhiều khác biệt và mức độ sẵn sàng để áp dụng IFRS ở nhiều cấp độ khác nhau. Nhìn chung những thách thức đặt ra bao gồm:

Hệ thống CMKT quốc gia hiện hành có nhiều khác biệt lớn so với IFRS. Luật pháp có các quy định về kế toán và BCTC không tương thích với IFRS. Thiếu nguồn lực để triển khai áp dụng IFRS trên quy mô lớn.

Việt Nam cũng đã và đang gặp phải những thách thức như trên. Ở khía cạnh kỹ thuật việc xác định những khác biệt giữa IFRS và các CMKT Việt Nam là không khó. Vấn đề ở đây là còn thiếu động lực để thay đổi. Nhiều tập đoàn lớn của Việt Nam, trong đó các các DN Nhà nước đã áp dụng IFRS để lập BCTC để cung cấp cho các nhà tài trợ và đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, việc áp dụng IFRS có thể làm thay đổi đáng kể bức tranh về tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của DN. Do vậy, có tâm lý lo ngại nếu BCTC theo IFRS được áp dụng như là báo cáo chính thức để đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của DN. Để vượt qua được trở ngại này cần phải có sự quyết tâm của lãnh đạo các DN và cơ quan quản lý cấp trên.

Page 37: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

37

Về phương diện luật pháp, hiện tại ở Việt Nam còn thiếu sự phân biệt rõ ràng giữa các quy định pháp luật về tài chính và các quy định về kế toán. Ví dụ điển hình là việc lập các khoản dự phòng, xác định chi phí khấu hao tài sản cố định, xử lý chênh lệch tỷ giá luôn tồn tại các quy định về quản lý tài chính có phạm vi điều chỉnh chồng chéo với các CMKT. Để có thể áp dụng IFRS cần phải làm rõ vấn đề này. Mặt khác, theo quan điểm của tác giả, các quy định của luật kế toán và các văn bản hướng dẫn nên giới hạn ở những nội dung nguyên tắc chung và không nên quy định cụ thể về mặt kỹ thuật vì dễ dẫn đến sự không tương thích với IFRS. Ví dụ, Điều 6 Khoản 1 của Luật Kế toán 2015 đưa ra quy định về áp dụng giá trị hợp lý nhưng lại có quy định “Giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc”. Trong khi đó, IFRS quy định rằng khi ghi nhận ban đầu, các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính được xác định theo giá trị hợp lý, do vậy không tương thích với quy định nêu trên của Luật Kế toán.

Bên cạnh đó, các quy định pháp luật về thuế của Việt Nam hiện nay phụ thuộc khá nhiều và các quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán. Việc thừa nhận sự khác biệt giữa các quy định kế toán và thuế của các cơ quan thuế địa phương trên thực tếcòn rất hạn chế. Nếu triển khai áp dụng IFRS thì sự khác biệt giữa kế toán và thuế sẽ là rất lớn. Do vậy các quy định pháp luật về thuế cần có sự độc lập so với kế toán và các cơ quan thuế địa phương cần phải hiểu rõ điều này và có cơ chế thích hợp để xác định nghĩa vụ thuế một cách độc lập.

Như đã đề cập ở trên, thực tế đã có nhiều DN Việt Nam áp dụng IFRS thành công, tuy nhiên để áp dụng IFRS trên quy mô lớn đòi hỏi một sự đầu tư nghiêp túc về nguồn lực. Theo khảo sát về áp dụng IFRS tại Hàn Quốc, hầu hết các đối tượng áp dụng IFRS cho rằng, chi phí để áp dụng và duy trì việc lập BCTC theo IFRS là cao. Cần lưu ý rằng, Hàn Quốc là một quốc gia có trình độ phát triển khá cao so với khu vực Châu Á. Do vậy, đối với Việt Nam, cần phải có sự đánh giá kỹ lưỡng và lập kế hoạch cụ thể về những nguồn lực cần đầu tư cho việc áp dụng IFRS. Các nguồn lực này bao gồm cả yếu tố con người lẫn nguồn lực tài chính. Sau đó, để tiếp tục duy trì việc cập nhật theo sự thay đổi của IFRS sẽ cần có một cơ chế mang tính lâu dài và những nguồn lực dành cho cơ chế đó.

Về mặt triển khai thực hiện áp dụng IFRS, hiện nay Việt Nam chưa có lộ trình cụ thể được công bố chính thức. Hầu hết các nước trong giai đoạn chuẩn bị áp dụng IFRS đều công bố lộ trình áp dụng và đưa ra cam kết về thời điểm áp dụng IFRS. Việc công bố lộ trình là cần thiết để có một mục tiêu hành động rõ ràng.

Kết luận và đề xuất

Việc áp dụng IFRS đặt ra nhiều thách thức đối với các DN cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy vậy, việc áp dụng IFRS mang lại nhiều lợi ích cho các DN và cho nền kinh tế. Áp dụng IFRS là một xu hướng không thể đảo ngược trên toàn cầu. Nếu Việt Nam không triển khai áp dụng IFRS kịp thời thì có nguy cơ bị tụt hậu và gặp những rào cản khi tham gia vào thị trường vốn quốc tế. Để triển khai áp dụng IFRS thành công tại Việt Nam, có thể cân nhắc một số biện pháp sau đây:

Đẩy mạnh việc đào tạo về IFRS để tăng cường nền tảng về nguồn nhân lực.

Page 38: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

38

Đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá để tạo sự hiểu biết rộng rãi hơn về IFRS và các lợi ích của việc áp dụng IFRS.

Điều chỉnh cơ chế ban hành các quy định pháp luật về tài chính và kế toán để tránh mâu thuẫn, trùng lắp.

Đẩy mạch xây dựng các quy định pháp luật về thuế độc lập với các quy định kế toán. Cơ quan quản lý Nhà nước lập dự án nghiên cứu và triển khai áp dụng IFRS với sự

đầu tư nguồn lực hợp lý.

Với sự tham gia tích cực của các cơ quan hữu quan, các nhà tài trợ, các DN và những người làm nghề kế toán, kiểm toán, có cơ sở để tin rằng Việt Nam sẽ triển khai áp dụng thành công IFRS.

Page 39: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

39

THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH THEO CHUẨN MỰC CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS)

CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM (EVN)

Thực trạng về lập BCTC theo IFRS của EVN

Theo cam kết tại các Hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á. Hàng năm, EVN lập báo cáo tài chính (BCTC) theo IFRS trên cơ sở chuyển đổi từ BCTC theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) đã được kiểm toán.

Thực tế hiện nay, EVN gửi BCTC lập theo VAS cho các cơ quan có thẩm quyền cũng như sử dụng cho mục đích quản lý. Báo cáo theo IFRS được dùng để gửi tổ chức tín dụng theo cam kết.

Do có nhiều khác biệt lớn giữa VAS và IFRS, nên báo cáo chuyển đổi sang IFRS của EVN không thể tuân thủ toàn diện theo IFRS.

Những thuận lợi khi áp dụng IFRS

Việc lập BCTC theo IFRS sẽ tăng tính minh bạch về tài chính của EVN và có liên quan chặt chẽ đến kế hoạch khôi phục năng lực tài chính của EVN trong các lĩnh vực nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp (DN) và BCTC

Ngoài ra, việc áp dụng IFRS còn là yếu tố quan trọng trong chiến lược tái cấu trúc EVN, để nâng cao khả năng huy động vốn và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

EVN đã có những hiểu biết nhất định về IFRS, do đã thực hiện chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS.

Những khó khăn khi áp dụng IFRS

Chế độ Kế toán

Xây dựng Chế độ Kế toán (CĐKT) riêng cho EVN: IFRS là các hướng dẫn mang tính nguyên tắc nhiều hơn là hướng dẫn về cách hạch toán. Ngoài ra, do vấn đề về ngoại ngữ và năng lực hiện tại của đội ngũ kế toán tại các đơn vị của EVN, EVN cần phải có một hệ thống kế toán thống nhất để các đơn vị có thể hạch toán theo các hướng dẫn của IFRS. Theo đó, Bộ Tài chính cần xây dựng hệ thống văn bản pháp lý hướng dẫn về việc lập BCTC theo IFRS. Trên cơ sở đó, EVN sẽ xây dựng và ban hành CĐKT riêng cho EVN, để đảm bảo tất cả các kế toán từ các đơn vị cấp 4 trở lên, có thể thực hiện công việc hạch toán kế toán hàng ngày. CĐKT cần bao gồm đầy đủ các nội dung sau:

- Hệ thống tài khoản

- Hệ thống số kế toán

- Hệ thống BCTC

- Hướng dẫn hạch toán các nghiệp vụ

Page 40: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

40

Cập nhật theo các thay đổi của IFRS: Hàng năm, Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) đều ban hành các chuẩn mực mới/sửa đổi các chuẩn mực hiện tại để phù hợp với điều kiện thực tế. Theo đó, nhân sự của EVN cũng cần được tổ chức đào tạo, cập nhật thường xuyên để nắm bắt được các thay đổi này. Đồng thời, CĐKT của EVN cũng cần được cập nhật hàng năm.

Hệ thống báo cáo quản trị: EVN cũng cần xây dựng hệ thống báo cáo quản trị mới dựa trên các thông tin từ BCTC theo IFRS, để phục vụ cho công tác quản trị nội bộ và lập chiến lược.

Các quy định về chế độ chính sách liên quan (Tài chính, tiền lương, thuế,...) Là một DN Nhà nước hoạt động tại Việt Nam, ngoài việc tuân thủ đầy đủ các quy

định của CĐKT, EVN còn chịu tác động của các chế độ chính sách khác như chế độ tài chính, tiền lương, thuế,... Việc EVN lập BCTC theo IFRS đòi hỏi các chế độ chính sách này phải sửa đổi, để đồng bộ với thông tin dữ liệu được hạch toán theo IFRS, cụ thể:

- Các vấn đề về quản lý Nhà nước về hoạt động và công bố thông tin cũng cần được thay đổi (Đánh giá lại TSCĐ, cổ phần hóa và xác định giá trị DN khi cổ phần hóa, đánh giá xếp loại DN,…).

- Cơ chế tiền lương đối với EVN cũng cần được xây dựng riêng, để phù hợp với tình hình tài chính của Tập đoàn.

- Cơ chế tài chính đặc thù áp dụng với EVN cũng cần phải sửa đổi cho phù hợp (Khấu hao TSCĐ, chênh lệch tỷ giá, phân bổ công cụ dụng cụ, phân phối lợi nhuận,…).

+ Chế độ về Thuế cũng cần được Bộ Tài chính/Tổng cục Thuế xem xét cơ chế riêng áp dụng cho EVN do: Quyết toán Thuế của EVN được lập căn cứ trên BCTC theo VAS và điều chỉnh các khác biệt về quy định của Luật Thuế. Tuy nhiên, việc lập BCTC theo IFRS sẽ phát sinh rất nhiều chênh lệch giữa BCTC và Báo cáo Thuế và cần phải theo dõi trong thời gian dài như:

+ Khấu hao TSCĐ không theo quy định hiện hành về Thuế, do đánh giá lại/áp dụng khung khấu hao khác/thay đổi khung khấu hao nhiều lần của 1 tài sản (TT 45/2013/TT-BTC);

+ Chênh lệch khấu hao do điều chỉnh lại lãi vay vốn hóa của các TSCĐ sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi;

+ Xử lý chênh lệch tỷ giá chi tiết theo công trình do có khác biệt về cơ chế tài chính hiện tại (NĐ 82/2014/NĐ-CP) và IFRS;

+ Các nghiệp vụ phát sinh do áp dụng chuẩn mực về giá trị hợp lý (Phải thu, phải trả, các khoản đầu tư, vay, tổn thất tài sản,…).

...

Theo đó, việc tham chiếu giữa BCTC theo IFRS và báo cáo quyết toán thuế theo Luật thuế hiện hành là không thực hiện được. Dẫn tới việc áp dụng phải song song hai hệ thống BCTC theo VAS và IFRS tại các đơn vị của EVN, để đáp ứng yêu cầu của Cơ quan thuế là không khả thi do các hạn chế về tài chính và nguồn nhân lực.

Page 41: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

41

Xử lý các vấn đề lịch sử

BCTC của EVN đang phản ánh các nghiệp vụ đặc thù phát sinh từ lâu được ghi nhận khác biệt với IFRS (đánh giá lại TSCĐ trong quá trình cổ phần hóa các DN hoặc theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hạch toán chi phí lãi vay của các Hiệp định ưu đãi lãi suất tài trợ cho xây dựng công trình điện, cổ tức nhận bằng cổ phiếu,…). Các nghiệp vụ này có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của EVN qua các năm. Việc áp dụng IFRS trong năm đầu tiên sẽ yêu cầu các đơn vị của EVN phải xử lý các vấn đề này. Công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và nhân lực có thể dẫn tới việc không thể xử lý được triệt để số dư năm đầu tiên áp dụng IFRS.

Đối tượng áp dụng

Các công ty con/liên kết của EVN là công ty cổ phần cũng sẽ là đối tượng phải lập BCTC hoặc thông tin tài chính cho mục đích hợp nhất tuân thủ IFRS của EVN. Theo đó, công việc này cũng gây nhiều khó khăn cho EVN, do EVN chỉ là một cổ đông của các công ty cổ phần này, việc yêu cầu các công ty này lập BCTC theo IFRS cần phải có quy định cụ thể của Bộ Tài chính để các cổ đông khác (ngoài EVN) đồng thuận trong việc thực hiện.

Hệ thống công nghệ thông tin

Để lập BCTC theo IFRS đòi hỏi EVN phải đầu tư kinh phí lớn, để xây dựng hệ thống công nghệ thông tin mới (bao gồm phần mềm kế toán) để đáp ứng các yêu cầu về ghi nhận/xử lý thông tin cho việc lập BCTC và các thuyết minh thống nhất giữa tất cả các đơn vị trong EVN. Đồng thời, hệ thống này cũng phải đáp ứng các yêu cầu về tổng hợp thông tin trên góc độ toàn EVN để phục vụ cho mục đích hạch toán kế toán và trình bày thông tin (hợp nhất kinh doanh, giao dịch và số dư với các bên liên quan,…).

Nhân sự

Với nguồn nhân lực kế toán hiện tại của EVN không thể đáp ứng được yêu cầu trong việc lập BCTC theo IFRS. Do đó, EVN cần xây dựng đội ngũ nguồn nhân lực kế toán đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm IFRS và ngoại ngữ để đảm bảo việc nghiên cứu IFRS và cập nhật hàng năm, thông qua việc đào tạo kiến thức và tuyển dụng nhân sự mới. Công việc này đòi hỏi nhiều thời gian và nguồn kinh phí.

Nguồn lực tài chính

Việc lập BCTC theo IFRS cần có sự tham gia của các chuyên gia tư vấn liên quan đến các lĩnh vực đặc thù (định giá tài sản cố định trên cơ sở định kỳ,…) hoặc phải sử dụng các nguồn thông tin từ bên ngoài (lãi suất, tổn thất tài sản, giá trị thanh lý,…). Đồng thời, Tập đoàn cần thêm nguồn tiền đầu tư để xây dựng hệ thống công nghệ thông tin và nguồn nhân lực cần thiết, để vận hành/sử dụng hệ thống và lập BCTC.

Tính sẵn có của các thông tin đáng tin cậy

Việc lập BCTC tuân thủ IFRS yêu cầu rất nhiều thông tin cho việc xác định xác định cũng như trình bày các thuyết minh này, ví dụ:

Page 42: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

42

- Xác định giá trị hợp lý của hàng tồn kho/TSCĐ/phải thu/phải trả, …;

- Xác định tổn thất tài sản cố định (so sánh giữa giá trị thanh lý trừ chi phí ước tính để bán và chiết khấu dòng tiền của việc tiếp tục sử dụng TSCĐ);

- Thông tin về giá trị các khoản đầu tư tài chính;

- Thông tin về chi phí hoàn nguyên môi trường;

...

IFRS được xây dựng để áp dụng cho các nền kinh tế phát triển, khi mà các yếu tố thị trường đã phát triển đồng bộ, có thị trường thuận lợi cho định giá các loại tài sản theo giá thị trường. Các yếu tố này chưa có được đầy đủ ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam (như mức độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn thấp hơn nhiều so với các nước phát triển, do vậy, các hoạt động kinh tế ở Việt Nam cũng đơn giản hơn. Ngoài ra, thị trường vốn của Việt Nam cũng mới được hình thành và vẫn chưa hẳn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, mới chỉ trong phạm vi quốc gia và chưa liên thông với thị trường vốn trên thế giới). Theo đó, việc xác định các thông tin đáng tin cậy cho việc lập BCTC gặp nhiều khó khăn nên việc áp dụng nguyên vẹn bộ Chuẩn mực IFRS gặp không ít trở ngại.

Cơ chế giá bán lẻ điện

Là một DN hoạt động trong lĩnh vực đặc thù (sản xuất, truyền tải, phân phối điện), các chi phí đầu vào và giá bán điện đầu ra chịu sự điều tiết của Nhà nước.

Theo quy định hiện hành, giá bán lẻ điện được điều chỉnh theo sự biến động của các yếu tố đầu vào và theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, Chính phủ sẽ phê duyệt việc điều chỉnh này trên cơ sở đánh giá ảnh hưởng có thể có đến nền kinh tế.

Việc thay đổi các yếu tố đầu vào theo BCTC tuân thủ IFRS, có thể ảnh hưởng lớn đến chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các năm (tỷ giá, khấu hao,...) trong khi giá bán lẻ điện được điều chỉnh bởi Chính phủ. Theo đó, kết quả hoạt động kinh doanh của EVN sẽ biến động rất lớn và như vậy, sẽ ảnh hưởng đến các vấn đề khác như cơ chế tiền lương/thưởng, phân phối các quỹ, đánh giá xếp loại DN,… hay chiến lược tái cấu trúc của EVN.

Kiến nghị

Để có cơ sở cho việc áp dụng lập BCTC theo IFRS tại EVN, EVN kính đề nghị:

- Bộ Tài chính sớm ban hành các quy định pháp lý, để hướng dẫn việc lập BCTC theo IFRS tại các DN.

- Sau khi Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn, EVN sẽ triển khai xây dựng các quy định về CĐKT, quản trị nội bộ và phần mềm kế toán,... phù hợp với việc áp dụng IFRS trước khi áp dụng chính thức trong toàn EVN (dự kiến thời gian chuẩn bị là 1 năm).

- Giai đoạn trước mắt, EVN sẽ chủ động nghiên cứu IFRS và đào tạo về IFRS cho đội ngũ cán bộ kế toán EVN, chuẩn bị các dữ liệu cần thiết cho việc lập BCTC theo IFRS,...

Page 43: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

43

IFRS ĐỒNG HÀNH VỚI SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA VPBANK

Ngân hàng VPBank được thành lập ngày 12/8/1993. Sau 23 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 214 điểm giao dịch với đội ngũ trên 16.000 cán bộ nhân viên. Với mục tiêu trở thành một trong các ngân hàng hoạt động hiệu quả nhất Việt Nam, VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. VPBank luôn tin tưởng rằng, Mô hình quản trị doanh nghiệp (DN) tốt sẽ là một trong những yếu tố then chốt tăng cường hiệu quả hoạt động, cũng như cho phép Ngân hàng có thể đạt được tối đa mục tiêu đề ra và nâng cao vị thế cạnh tranh, tạo dựng và củng cố niềm tin cho các cổ đông và đối tác. Sáng kiến thực hiện chuyển đổi báo cáo tài chính (BCTC) theo Chuẩn mực BCTC quốc tế, bắt đầu từ năm 2011, đưa VPBank là một trong các ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) tiên phong, trong việc công bố BCTC theo IFRS và là một phần trong tổng thể xây dựng mô hình Quản trị DN chuyên nghiệp, góp phần tăng cường sự minh bạch thông tin của Ngân hàng.

Tại thời điểm 2011 – 2012. song song với việc xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh và mở rộng mạng lưới hoạt động trong 5 năm tiếp theo, ban lãnh đạo VPBank cũng nhận thức được tầm quan trọng của những lợi ích mang lại từ bộ BCTC theo chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) khi làm việc với đối tác và cổ đông chiến lược. Một số lợi ích có thể thấy, rõ ràng hơn cả đó là việc phát hành các BCTC theo IFRS làm tăng tính tin cậy và đúng đắn của số liệu trên BCTC, phản ánh chính xác hơn các biến động của thị trường đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, hỗ trợ tốt hơn cho công tác điều hành kinh doanh, quản trị DN.

Mặc dù chưa có các quy định, yêu cầu từ các cơ quan chức năng như Bộ Tài chính hay NHNN trong việc lập và công bố BCTC theo IFRS, nhưng VPBank đã chủ động làm việc với công ty kiểm toán độc lập, để lập và phát hành bộ BCTC theo IFRS.Đặc điểm của hoạt động ngân hàng là số lượng giao dịch lớn, nhiều hoạt động kinh doanh liên quan đến các công cụ tài chính. Do vậy, Ngân hàng đã phải đối mặt với một số khó khăntrong quá trình thực hiện chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS, như việc thiếu thông tin của giá thị trường làm tham chiếu để đánh giá giá trị hợp lý của các tài sản tài chính; Việc đánh giá giảm giá các khoản cho vay khách hàng cũng là một thách thức khi số liệu mẫu lựa chọn nhiều, nhưng tất cả các công việc phải thực hiện thủ công do không có hệ thống hỗ trợ. Quá trình thực hiện xây dựng BCTC theo IFRS thường mất thời gian hơn khoảng 2 - 3 tháng, so với việc lập BCTC theo VAS. Để đảm bảo chất lượng và tính cập nhật của các BCTC theo IFRS VPbank đã đầu tư phát triển đội ngũ nhân sự có kiến thức về IFRS, cử cán bộ tham gia các buổi thảo luận cập nhật về sự thay đổi các chuẩn mực kế toán quốc tế mới, do ACCA hay các công ty kiểm toán tổ chức, để nâng cao chất lượng báo cáo của Ngân hàng. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, để có được nguồn lực nhân sự kế toán nắm vững các kiến thức về IFRS thực sự không hề dễ dàng. Nếu việc áp dụng IFRS một cách chính thức, thay thế toàn bộ VAS trong tương lai gần, thì sẽ là một thử thách lớn đối với VPBank nói riêng và các DN nói chung. Việc chuẩn bị nguồn lực và hệ thống kế toán để sẵn sàng đáp ứng cho việc áp dụng IFRS, sẽ là một

Page 44: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

44

khoản đầu tư không nhỏ đối với các DN. Đặc biệt là, các TCTD nơi mà hệ thống kế toán thường khá phức tạp hơn so với các loại hình DN khác.

Áp dụng IFRS, trong việc ghi nhận kế toán và lập BCTC là một xu thế mà các DN Việt Nam sẽ phải hướng tới trong tương lai gần, để tăng tính cạnh tranh với các DN toàn cầu. Tuy nhiên, để việc áp dụng đem lại lợi ích cao nhất cho các DN, cũng như hỗ trợ đắc lực cho các cơ quan quản lý giám sát Nhà nước, thì cần phải có một lộ trình cho việc chuyển đổi để các DN ở mọi cấp có đủ thời gian chuẩn bị nguồn lực và hệ thống phù hợp nhất. Các TCTDngoài tuân thủ quy định của Bộ Tài chính, còn có sự điều hành và giám sát bởi NHNN, đó đó sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Tài chính và NHNN trong việc đưa ra các chính sách phù hợp cho các Ngân hàng là việc rất cần thiết. VPBank mong rằng, Bộ Tài chính sẽ làm việc với NHNN để có lộ trình thống nhất trong việc chuyển đổi, không chỉ đối với việc ghi nhận kế toán và lập BCTC theo IFRS, mà cả việc tính toán các chỉ số an toàn đảm bảo tính hoạt động liên tục và ổn định của các tổ chức tín dụng.

Mô hình Quản trị DN chuyên nghiệp mà việc áp dụng IFRS là một trong các sáng kiến đã góp phần tăng cường sự minh bạch thông tin, từ đó tạo sự tin cậy từ các nhà đầu tư và đối tác cũng nhưmang đến cho VPBank các giải thưởng uy tín quốc tế trong các năm qua.Với mục tiêu tiếp tục phát triển và mở rộng mạng lưới, quan hệ với các đối tác quốc tế, ban lãnh đạo Ngân hàng đã xác định việc đầu tư tài chính cũng như nguồn lực, để hoàn thiện hệ thống và chính sách kế toán theo IFRS là một trong những kế hoạch trọng tâm của VPBank trong thời gian tới. Mục tiêu này, không chỉ giúp VPBank chủ động hợn trong việc tuân thủ áp dụng IFRS khi có yêu cầu từ Bộ Tài chính và cơ quản chức năng, mà còn góp phần hỗ trợ hiệu quả trong công tác quản trị điều hành kinh doanh của Ngân hàng.

Page 45: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

45

SỰ HÒA HỢP GIỮA CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ

Ths. Nguyễn Thu Hương Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Đa ngành Sóc Sơn, Hà Nội

Chuẩn mực kế toán (CMKT) Việt Nam (VAS) được xây dựng dựa trên các CMKT quốc tế (IAS/IFRS) từ những năm 2000 đến 2005, theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp (DN) Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã xây dựng và ban hành được 26 VAS. Việc được xây dựng, dựa trên IAS là nhằm đảm bảo hệ thống VAS góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong báo cáo tài chính (BCTC) của các DN, phản ánh được các giao dịch của nền kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, VAS hiện mới chỉ là sự vận dụng đơn giản IAS/IFRS trong bối cảnh cụ thể của Việt Nam, thực tế VAS chưa hòa hợp với IAS/IFRS và chưa cập nhật theo những thay đổi của IAS/IFRS những năm gần đây.

Khác với hệ thống kế toán Việt Nam (VAS), hệ thống kế toán quốc tế (IAS) không có sự bắt buộc mang tính hình thức (như biểu mẫu báo cáo thống nhất, hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, hình thức sổ kế toán, mẫu các chứng từ gốc thống nhất). IAS mặc dù đưa ra rất chi tiết các định nghĩa, phương pháp làm, cách trình bày và những thông tin bắt buộc phải trình bày trong các BCTC nhưng IAS không bắt buộc phải sử dụng chung các biểu mẫu BCTC, hệ thống tài khoản, các hệ thống chứng từ, sổ kế toán. IAS có bộ khung khái niệm và tính thống nhất cao giữa các chuẩn mực. VAS còn nhiều vấn đề chưa rõ ràng, thiếu nhiều vấn đề và đặc biệt là còn mâu thuẫn giữa các chuẩn mực, hoặc sự không thống nhất giữa chuẩn mực và hướng dẫn về chuẩn mực đó.

Thực trạng về sự hòa hợp giữa CMKT Việt Nam (VAS) với CMKT quốc tế ( IAS/IFRS)

Khi xây dựng các các CMKT, quan điểm xuyên suốt của Việt Nam là tuân thủ hệ thống IAS. VAS cơ bản đã được xây dựng dựa trên IAS/IFRS, theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của DN Việt Nam. Do vậy, VAS đã cơ bản tiếp cận với IAS/IFRS, phản ánh được phần lớn các giao dịch của nền kinh tế thị trường, nâng cao tính công khai, minh bạch thông tin về BCTC của các DN. Mặc dù vậy, VAS hiện nay vẫn bộc lộ nhiều điểm khác biệt với IAS/IFRS. Điều này thể hiện qua một số biểu hiện chủ yếu sau:

- Khác biệt cơ bản nhất là, VAS chưa có quy định cho phép đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc kế toán các tài sản và nợ phải trả được phân loại là công cụ tài chính, làm suy giảm tính trung thực, hợp lý của BCTC và chưa phù hợp với IAS/IFRS;

Page 46: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

46

- VAS 21 không quy định trình bày Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu thành một báo cáo riêng biệt như IAS 1, mà chỉ yêu cầu trình bày trong thuyết minh BCTC. Ngoài ra, chế độ kế toán Việt Nam quy định mẫu biểu báo cáo một cách cứng nhắc, làm triệt tiêu tính linh hoạt và đa dạng của hệ thống BCTC, trong khi IAS/IFRS không đưa ra mẫu biểu cụ thể của báo cáo;

- Theo VAS 21, doanh thu và chi phí tài chính được tính vào lãi/lỗ hoạt động kinh doanh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là không phù hợp với thông lệ quốc tế, khi các khoản lãi/lỗ bán cổ phiếu vốn không phải của hoạt động mang tính thường xuyên của DN lại được hiểu là kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu;

- IAS 2 cho phép sử dụng các phương pháp ước tính giá trị hàng tồn kho như phương pháp chi phí định mức hoặc phương pháp giá bán lẻ, nhưng vấn đề này không được đề cập ở VAS 2. VAS 2 cho phép áp dụng phương pháp “Nhập sau - Xuất trước” (LIFO) trong khi IAS/ IFRS không cho phép áp dụng phương pháp này;

- VAS 3 chỉ cho phép đánh giá lại tài sản cố định là bất động sản, nhà xưởng và thiết bị trong trường hợp có quyết định của Nhà nước, đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, liên kết, chia tách, sáp nhập DN và không được ghi nhận phần tổn thất tài sản hàng năm. Trong khi đó, theo IAS 16, DN được phép lựa chọn mô hình đánh giá lại tài sản theo giá trị hợp lý và được xác định phần tổn thất tài sản hàng năm, đồng thời được ghi nhận phần tổn thất này theo quy định tại IAS 36;

Gần đây, có một số nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định mức độ hòa hợp giữa VAS với IAS. Kết quả của một nghiên cứu chỉ ra rằng, mức độ hòa hợp của VAS với IAS/IFRS liên quan đến 10 chuẩn mực được chọn nghiên cứu ở mức bình quân là 68%. Theo đó, các chuẩn mực về doanh thu và chi phí có mức độ hòa hợp cao hơn các chuẩn mực về tài sản. Mức độ hòa hợp về đo lường (81,2%) cao hơn nhiều so với mức độ hài hòa về khai báo thông tin (57%) .

Như vậy, mức độ hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 90%, theo ý kiến của một chuyên gia nguyên lãnh đạo Vụ chế độ Kế toán - Kiểm toán Bộ Tài chính trong một cuộc trả lời phỏng vấn của báo chí, nghĩa là tồn tại một khoảng cách đáng kể giữa VAS với IAS/IFRS. Trong một chừng mực nào đó, rõ ràng những khác biệt này có ảnh hưởng đến quá trình hội nhập quốc tế về kế toán của Việt Nam, dù rằng, không phải là không có những nguyên nhân khách quan của nó.

Nguyên nhân tồn tại những khác biệt giữa VAS và IAS/IFRS

Có nhiều lý do để giải thích cho sự chưa hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS, trong đó có những nguyên nhân trực tiếp và những nguyên nhân thuộc về môi trường kế toán.

Nguyên nhân trực tiếp

- VAS về cơ bản được soạn thảo dựa trên các IAS/IFRS tương ứng được ban hành đến cuối năm 2003, nhưng sau đó không được cập nhật những sửa đổi của IAS liên quan và IFRS mới được ban hành sau năm 2003;

Page 47: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

47

- IAS/IFRS ngày càng hướng tới đo lường tài sản dựa trên cơ sở giá trị hợp lý nhằm đảm bảo tính ‘liên quan’ của thông tin kế toán đối với các đối tượng sử dụng, trong khi đó giá gốc vẫn là cơ sở đo lường chủ yếu được qui định bởi VAS;

- IAS/IFRS cho phép sử dụng xét đoán và ước tính nhiều hơn so với VAS, dẫn đến IAS/IFRS yêu cầu khai báo thông tin liên quan đến sử dụng xét đoán và ước tính nhiều hơn. Nguyên nhân thuộc về môi trường kế toán

- Thứ nhất, văn hoá của người Việt Nam là tránh rủi ro và sự không chắc chắn. Áp dụng IAS/IFRS, sự không chắc chắn là rất cao bởi vì BCTC theo IAS/IFRS sử dụng nhiều ước tính kế toán, ví dụ như giá trị hợp lý. VAS với các ước tính kế toán ít hơn và thận trọng hơn làm hạn chế những yếu tố không chắc chắn, tuy nhiên, điều này cũng giảm nhiều sự phù hợp của thông tin trên BCTC. Đặc điểm văn hoá này là yếu tố ảnh hưởng gián tiếp và rất quan trọng đến việc VAS chưa áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS.

- Thứ hai, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn khá non trẻ, Việt Nam mới phát triển kinh tế thị trường từ những năm cuối của thế kỷ 20, thị trường vốn của Việt Nam là một trong những thị trường non trẻ nhất trên thế giới, mới được hình thành hơn mười năm nay. Đến nay, nó vẫn chưa thể hiện rõ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, mới chỉ trong phạm vi quốc gia, chưa liên thông với thị trường vốn trên thế giới. Trong khi đó, định hướng của IAS/IFRS là xây dựng hệ thống các CMKT hoàn toàn thị trường và hỗ trợ thị trường vốn, một hệ thống CMKT phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn thế giới, nhằm giúp những người tham gia vào các thị trường vốn khác nhau trên thế giới ra quyết định kinh tế. Do vậy, định hướng phát triển của VAS để phục vụ cho các nhà đầu tư trên thị trường vốn không mạnh như IAS/IFRS; Nhu cầu của Việt Nam về một hệ thống kế toán phức tạp và hợp lý như IAS/IFRS để phục vụ thị trường vốn là chưa cấp bách.

- Thứ ba, Việt Nam là một nước theo hướng điển chế luật hay luật thành văn khác với các nước theo hướng thông luật. Trong các nước theo hướng điển chế luật, nhìn chung, sự bảo vệ quyền cổ đông và yêu cầu về tính minh bạch của thông tin thấp hơn trong các nước theo hướng thông luật. VAS được xây dựng phù hợp với đặc điểm hệ thống luật của một nước theo hướng điển chế luật, trong khi IAS/IFRS được phát triển phù hợp với hệ thống luật của các nước theo hướng thông luật. Theo đó, Nhà nước có vai trò kiểm soát kế toán về phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày báo cáo. Việc soạn thảo, ban hành các CMKT và các hướng dẫn thực hiện phải do các cơ quan Nhà nước thực hiện và được đặt trong các bộ luật hoặc các văn bản pháp lý dưới luật. Trong khi đó, tại các quốc gia phát triển IAS/IFRS, các cơ sở, nguyên tắc kế toán không quy chiếu vào chế độ kế toán quốc gia. Việc kiểm soát của Nhà nước được thực hiện, thông qua việc giải thích mục tiêu, nguyên tắc kế toán, phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày BCTC.

Định hướng phát triển VAS hòa hợp với IFRS

Có thể nói rằng, việc áp dụng IAS/IFRS đã mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày các yếu tố của BCTC, loại trừ sự khác biệt trong CMKT, là điều kiện để đảm bảo các DN và tổ chức trên toàn thế giới, áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong lập và trình bày BCTC. IAS/IFRS được chấp nhận như

Page 48: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

48

chuẩn mực lập BCTC cho các công ty tìm kiếm sự thừa nhận trên thị trường chứng khoán thế giới. Việc sử dụng IAS/IFRS mang lại những lợi ích khá rõ, như: Tiết kiệm chi phí soạn thảo chuẩn mực và nhanh chóng hòa nhập vào CMKT quốc tế được chấp nhận; Sự hội nhập về kế toán giúp cho các công ty huy động vốn trên thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, việc áp dụng IAS/IFRS không phải là hoàn toàn dễ dàng đối với các DN ở các quốc gia. Một trong những thách thức đó là, phải có đội ngũ nhân viên kế toán và chi phí. Điều này không đơn giản, vì IAS/IFRS được xem là khá phức tạp ngay cả đối với các nước phát triển. Để áp dụng IAS/IFRS đơn vị phải bỏ ra chi phí ban đầu khá lớn, xây dựng lại hệ thống thu thập, xử lý và trình bày các thông tin tài chính. Ngoài ra, phương pháp xây dựng IAS/IFRS về cơ bản là theo mô hình Anglo-America, do đó có thể không phù hợp với các nước đang phát triển vì có sự khác biệt lớn về văn hóa và môi trường kinh tế giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Từ các nguyên nhân của sự chưa hòa hợp giữa VAS với IAS/IFRS và những phân tích nêu trên, có thể thấy, việc Việt Nam lựa chọn mô hình vận dụng có chọn lọc IAS/IFRS làm cơ sở chủ yếu, để xây dựng hệ thống CMKT cho mình là một sự lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, trong thời gian sắp tới, để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập về kế toán nói riêng, một số giải pháp mang tính định hướng cần được xem xét một cách tích cực, như sau:

Thứ nhất, như đã phân tích ở trên, trong IAS/IFRS, giá trị hợp lý được sử dụng ngày càng nhiều trong đo lường và ghi nhận các yếu tố của BCTC. Việc hội tụ hệ thống IFRS, trong đó có đề cập đến việc sử dụng giá trị hợp lý như một cơ sở đo lường chủ yếu, nhằm tăng cường tính thích hợp của thông tin trình bày trên BCTC. Năm 2009, IASB công bố Dự thảo “Các quy định về đo lường giá trị hợp lý’, trong đó, thống nhất giá trị hợp lý là “Giá trị đầu ra” của tài sản hay nợ phải trả. Trong khi đó, VAS1 hầu như chỉ đưa ra nguyên tắc giá gốc. Việc sử dụng giá gốc làm cơ sở đo lường chủ yếu có thể đạt được độ ‘tin cậy’ nhưng làm giảm tính ‘liên quan’ của thông tin được cung cấp bởi BCTC. Do vậy, trong một tương lai không xa, việc nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và điều kiện, phương pháp vận dụng “Nguyên tắc giá trị hợp lý” trở thành một vấn đề cần được Việt Nam xem xét và thực hiện một cách nghiêm túc. Thứ hai, xây dựng và phát triển đội ngũ những người làm kế toán được trang bị đầy đủ cả về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, nhằm đạt đựơc sự công nhận của khu vực và quốc tế, nhằm đưa hệ thống CMKT vào thực tiễn một cách nhanh chóng. Đây là vấn đề cốt lõi của bất cứ một quá trình đổi mới nào. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức lý luận và thực tiễn về CMKT của các trường đại học, các tổ chức nghề nghiệp, các DN cần tiến hành sớm, thường xuyên và có sự phối hợp với nhau,…

Thứ ba, sẽ tiếp tục nghiên cứu một số CMKT quốc tế, để ban hành những nội dung chủ yếu của một số chuẩn mực mà Việt Nam chưa có, như CM số 32- Công cụ tài chính; CM số 36- Tổn thất tài sản; CM số 41- Nông nghiệp; CM số 39- Đánh giá và ghi nhận thông tin tài chính,... Những chuẩn mực này đều là những chuẩn mực khó và chưa phổ biến ở Việt Nam. Do đó, quá trình soạn thảo cần tiến hành từng bước, trong một thời gian nhất định đủ để hiểu được nội dung CMKT quốc tế và xác định cách thức áp dụng vào Việt Nam cho phù hợp. Riêng lĩnh vực tài chính công cần sớm ban hành CMKT công, nhằm đổi mới cách

Page 49: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

49

thức về quản lý kế toán, tài chính và ngân sách trong lĩnh vực công theo mô hình kế toán "Dồn tích". Để tạo lập một hệ thống thông tin thống nhất và phù hợp với xu hướng chung của các nước tiên tiến trên thế giới.

Thứ tư, cần tiếp tục nâng cao vai trò của hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán (VAA và VACPA). Càng hội nhập sâu trong lĩnh vực kế toán, chúng ta càng nhận thấy vai trò của VAA và VACPA trong việc truyền bá chuyên môn kiến thức lý luận và thực tiễn về hệ thống CMKT cũng như trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực đạt trình độ quốc tế, cho đất nước. Vì vậy, VAA và VACPA cần có những lộ trình cụ thể cho sứ mệnh quan trọng này.

Kết luận

Hiện nay, VAS vẫn chưa hòa hợp hoàn toàn với IAS/IFRS. Sự khác biệt chủ yếu giữa VAS và IAS/IFRS là khác biệt về cơ sở đo lường tài sản dựa trên cơ sở giá trị hợp lý và vấn đề khai báo thông tin. Sự chưa hòa hợp giữa VAS và IAS/IFRS có những nguyên nhân trực tiếp và những nguyên nhân thuộc về yếu tố xã hội, kinh tế và pháp luật. Nhìn chung, việc Việt Nam vận dụng có chọn lọc IAS/IFRS làm cơ sở chủ yếu để xây dựng hệ thống CMKT cho mình là một sự lựa chọn hợp lý, đúng đắn đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

---------------------------

Tài liệu tham khảo

1. http://www.vpaudit.vn/ArticlesDetail/864/874/606/tin-trong-nuoc/bo-tai-chinh-ban-hanh-37-chuan-muc-kiem-toan-viet-nam-ap-dung-tu-01012014.aspx 2. Phạm Hoài Hương, Mức độ hài hòa giữa VAS và IAS/IFRS, Tạp chí Khoa học và công nghệ, ĐH Đà Nẵng số 5(40), 2010. 3. Nguyễn Thị Liên Phương, phân tích ảnh hưởng sự khác biệt giữa VAS và IAS.

4. http://tailieu.down.vn/phan-tich-anh-huong-su-khac-biet-giua-chuan-muc-ke-toan-viet-nam-voi-chuan-muc-ke-toan-quoc-te-download

Page 50: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

50

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM VÀ HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ

Ths. Bùi Thị Bích Hảo Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc lập báo cáo tài chính (BCTC) theo Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) ngày càng nhận được sự ủng hộ của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo thống kê, có khoảng 131 nước và vùng lãnh thổ cho phép hoặc bắt buộc áp dụng IFRS khi lập BCTC của các công ty niêm yết trong nước. Ở Châu Âu, 31 nước thành viên và 5 vùng lãnh thổ đã áp dụng toàn bộ IFRS. Ở Mỹ, thị trường nội địa vẫn nằm ngoài khuôn khổ của IFRS, tuy nhiên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã xác nhận việc đưa IFRS vào các mô hình của Mỹ được coi là nhiệm vụ ưu tiên. Chuẩn mực kế toán (CMKT) là những quy định, hướng dẫn về các nguyên tắc và phương pháp kế toán làm cơ sở cho việc đánh giá, ghi nhận, và trình bày BCTC. CMKT là cần thiết cho việc thực hiện công tác kế toán, là yêu cầu không thể thiếu được trong việc quản lý, điều hành thống nhất công tác kế toán. Việc xây dựng hệ thống CMKT Việt Nam không chỉ tạo dựng một khuôn khổ pháp lý trong lĩnh vực kế toán, tạo môi trường kinh tế bình đẳng, làm lành mạnh hóa các quan hệ và các hoạt động tài chính mà quan trọng hơn là tạo ra sự công nhận quốc tế đối với kế toán Việt Nam, trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Các CMKT Việt Nam (VAS) đã xây dựng một phần dựa trên các CMKT quốc tế (IAS) và được sửa đổi, bổ sung để có thể phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội tại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do vậy, 2 hệ thống chuẩn mực này có những nét tương đồng nhưng có những nét rất khác nhau. Sự khác nhau của 2 hệ thống có thể được chia ra làm 3 nội dung như sau: Thứ nhất, IAS không bắt buộc về hình thức như biểu mẫu báo cáo thống nhất, hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, hình thức sổ kế toán, mẫu các chứng từ gốc thống nhất

Khác với VAS, IAS mặc dù đưa ra rất chi tiết các định nghĩa, phương pháp làm, cách trình bày và những thông tin bắt buộc phải trình bày trong các BCTC nhưng IAS cũng như ở hầu hết các nước không bắt buộc tất cả các doanh nghiệp (DN) phải sử dụng chung các biểu mẫu BCTC giống nhau vì các công ty có quy mô, đặc điểm ngành nghề kinh doanh rất khác nhau nên hệ thống tài khoản (TK), các hệ thống chứng từ, các sổ kế toán thống nhất và đặc biệt là các biểu mẫu BCTC thống nhất sẽ không áp dụng được yêu cầu đa dạng và phong phú của các DN và các nhà đầu tư. Chế độ kế toán Việt Nam đưa ra một hệ thống TK kế toán thống nhất, biểu mẫu BCTC bắt buộc cho tất cả các DN áp dụng (hầu hết các quốc gia trên thế giới không làm như vậy). Một số ít quốc gia, như Pháp, có hệ thống TK kế toán thống nhất nhưng nó mang tính hướng dẫn nhiều hơn là tính bắt buộc (principle based). Những vấn đề mang tính hình thức bên ngoài, chế độ kế toán Việt Nam mang tính bắt buộc rất cao. Việc áp dụng sự bắt buộc này, có thể giúp cho các BCTC của các DN mang tính thống nhất rất cao, tiện so sánh, tuy nhiên hạn chế rõ ràng của nó đó chính là sự gò bó mà các DN phải thực hiện.

Page 51: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

51

Thứ hai, IAS có bộ khung khái niệm và tính thống nhất cao giữa các chuẩn mực, tuy nhiên VAS còn nhiều nội dung chưa rõ ràng và đặc biệt là còn mâu thuẫn giữa các chuẩn mực

Có thể lấy ví dụ như, VAS chưa có quy định cho phép đánh giá lại tài sản và nợ phải trả theo giá trị hợp lý tại thời điểm báo cáo. Điều này ảnh hưởng lớn đến việc kế toán các tài sản và nợ phải trả được phân loại là công cụ tài chính, làm suy giảm tính trung thực, hợp lý của BCTC và chưa phù hợp với IAS/IFRS. Hoặc như trong VAS 2, để tính giá trị hàng hóa xuất kho, chuẩn mực cho phép sử dụng cả phương pháp “Nhập sau - Xuất trước” (LIFO) ( tuy nhiên chuẩn mực cũng ràng buộc nếu sử dụng thì DN phải thuyết minh khi sử dụng) mặc dù phương pháp LIFO còn rất nhiều hạn chế, đặc biệt trong sử dụng để định giá hàng tồn kho nếu hàng tồn kho thuộc dạng sản phẩm cũ, đã lỗi thời. Thứ ba, Sự khác nhau về hệ thống TK kế toán

Theo IAS/IFRS: IAS hay IFRS chỉ quy định về các BCTC, không quy định về hệ thống TK kế toán vì nó là các phương tiện kế toán để đáp ứng được đầu ra là các BCTC. Theo thực tế kế toán quốc tế, DN tự thiết kế hệ thống TK kế toán từ các yêu cầu thông tin và yêu cầu các BCTC và báo cáo quản trị (không phải chỉ có yêu cầu của BCTC), các nhà thiết kế phân tích và đưa ra một hệ thống TK phù hợp mà nó có thể đáp ứng được các BCTC và báo cáo quản trị. Ở hầu hết các nước, không có khái niệm hệ thống TK kế toán thống nhất chung cho một quốc gia vì mỗi công ty có nhu cầu thông tin, quản trị rất khác nhau nên các công ty tự xây dựng cho mình là hợp lý nhất (như ở Mỹ, CMKT chỉ đưa ra 5 loại TK chính, đó là các loại TK tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí). Các học giả kế toán đúc kết kinh nghiệm, lý thuyết quản trị và kế toán để đưa ra các hệ thống TK có tính hướng dẫn cho các công ty và giảng dạy ở các trường về kế toán.

Theo chế độ kế toán của Việt Nam, Bộ Tài chính ban hành một hệ thống TK kế toán rất chi tiết cả TK cấp 1 và cấp 2 thống nhất dùng chung cho các DN. Tuy nhiên, cần phải hiểu rằng, hệ thống TK này chỉ đáp ứng được việc lập các BCTC thông thường cho các nhà đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị. Có rất nhiều người cho rằng, một hệ thống TK kế toán thống nhất trong một quốc gia là một lợi ích lớn vì sự thống nhất chung giúp cho việc dạy, học kế toán cũng như việc sử dụng kế toán trong các công ty dễ hơn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng việc dạy và học một hệ thống TK kế toán thống nhất có đánh số sẵn, có thể làm cho người học rất thụ động và máy móc không theo bản chất của giao dịch.

Hầu hết, những người đã được học (hoặc) làm theo các hệ thống kế toán quốc tế hay mang tính thông lệ quốc tế (như US GAAP) đều cho rằng, hệ thống TK kế toán thống nhất của Việt Nam chỉ nên mang tính hướng dẫn. Nếu công ty không quan tâm nhiều đến hệ thống thông tin quản trị, có thể sử dụng hệ thống TK kế toán thống nhất. Những công ty cần nhiều thông tin quản trị, hệ thống TK thống nhất của Việt Nam không đáp ứng được. Các công ty cần xây dựng lại hệ thống TK kế toán, nhưng vẫn phải dùng hệ thống TK kế toán thống nhất làm bộ khung. Điều đó làm cho hệ thống TK kế toán của các DN trở nên phức tạp hơn nhiều và gây khó khăn cho DN. Hiện tại, các công ty muốn có một hệ thống kế toán hiệu quả cần phải thiết kế riêng cho mình một hệ thống TK dựa trên hệ thống TK thống nhất và các nhu cầu thông tin quản trị nội bộ của công ty. Hệ thống TK kế toán đó phải đáp ứng được yêu cầu

Page 52: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

52

của không chỉ các BCTC cho các nhà đầu tư theo chế độ kế toán Việt Nam, mà điều quan trọng là cho các báo cáo quản trị nội bộ của công ty.

Ngoài ra, không nên ghép chung nhiều chỉ tiêu khác nhau vào chung một TK. Trong công tác kế toán, nhiều TK không đồng nghĩa với phức tạp và ngược lại, ít TK không có nghĩa là đơn giản. Theo thông lệ quốc tế, các chỉ tiêu khác nhau phải được ghi chép và báo cáo riêng biệt, không nên gộp chung nhiều mục có nội dung và ý nghĩa rất khác nhau vào trong một TK. Ví dụ, theo VAS, TK chi phí tài chính bao gồm rất nhiều khoản mục có tính chất không giống nhau, có sự khác nhau về quản trị như chi phí lãi vay, lỗ đầu tư chứng khoán, lỗ chênh lệch tỉ giá ngoại tệ, dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. Theo thông lệ quốc tế, những chỉ tiêu này cần phải được và báo cáo riêng biệt để phục vụ cho việc quản trị, bởi vậy các mục này được tách thành các TK riêng biệt. Chi phí tài chính theo thông lệ quốc tế chỉ bao gồm chi phí lãi vay và các chi phí gắn liền với việc vay tiền. Lỗ do bán chứng khoán, lỗ chênh lệch tỉ giá, lỗ chưa thực hiện trên việc đầu tư (do giá thị trường giảm nhưng chưa bán cổ phiếu ra nên lỗ chưa thực hiện) được tách ra thành các TK riêng biệt không nằm trong chi phí tài chính.

Sự khác nhau của 2 hệ thống chuẩn mực có thể được lý giải qua 2 nhóm nguyên nhân, với nguyên nhân trực tiếp là do VAS về cơ bản được soạn thảo dựa trên các IAS/IFRS tương ứng được ban hành đến cuối năm 2003, nhưng sau đó không được cập nhật những sửa đổi của IAS liên quan và IFRS mới được ban hành sau năm 2003. Ngoài ra, IAS/IFRS hướng tới đo lường tài sản dựa trên cơ sở giá trị hợp lý, nhằm đảm bảo chất lượng của thông tin kế toán, trong khi đó giá gốc vẫn là cơ sở đo lường chủ yếu được qui định bởi VAS.

Ngoài ra, sự khác nhau còn do những nguyên nhân trực tiếp như do văn hoá của người Việt Nam là tránh rủi ro và sự không chắc chắn. Áp dụng IAS/IFRS, sự không chắc chắn là rất cao bởi vì BCTC theo IAS/IFRS sử dụng nhiều ước tính kế toán, ví dụ như giá trị hợp lý. VAS với các ước tính kế toán ít hơn và thận trọng hơn làm hạn chế những yếu tố không chắc chắn, tuy nhiên, điều này cũng giảm nhiều sự phù hợp của thông tin trên BCTC. Thêm nữa, nền kinh tế thị trường ở Việt Nam còn khá non trẻ, Việt Nam mới phát triển kinh tế thị trường từ những năm cuối của thế kỷ 20, thị trường vốn của Việt Nam là một trong những thị trường non trẻ nhất trên thế giới, mới được hình thành hơn mười năm nay. Đến nay, nó vẫn chưa thể hiện rõ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, mới chỉ trong phạm vi quốc gia, chưa liên thông với thị trường vốn trên thế giới. Trong khi đó, định hướng của IAS/IFRS là xây dựng hệ thống các CMKT hoàn toàn thị trường và hỗ trợ thị trường vốn, một hệ thống CMKT phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn thế giới, nhằm giúp những người tham gia vào các thị trường vốn khác nhau trên thế giới ra quyết định kinh tế. Do vậy, định hướng phát triển của VAS là để phục vụ cho các nhà đầu tư trên thị trường vốn không mạnh như IAS/IFRS. Nhu cầu của Việt Nam về một hệ thống kế toán phức tạp và hợp lý như IAS/IFRS, để phục vụ thị trường vốn là chưa cấp bách. Ngoài ra, ở Việt Nam hiện nay, nhiều đối tượng sử dụng BCTC chưa có nhu cầu thực sự đối vối thông tin tài chính chất lượng cao, vì thông tin tài chính chỉ đóng vai trò thứ yếu trong việc ra quyết định của họ.

Tuy nhiên, có một thực tế phải nhận thấy rằng, việc sử dụng IAS/ IFRS làm nòng cốt để xây dựng hệ thống VAS là rất hợp lý, những điểm mạnh của IAS hay IFRS có thể dễ dàng

Page 53: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

53

thấy được như loại trừ sự khác biệt trong CMKT, là điều kiện để đảm bảo các DN và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong lập và trình bày BCTC. Ngoài ra, giúp tiết kiệm chi phí soạn thảo chuẩn mực và nhanh chóng hòa nhập vào CMKT quốc tế được chấp nhận, sự hội nhập về kế toán giúp cho các công ty huy động vốn trên thị trường quốc tế. Để giúp hệ thống VAS ngày càng đầy đủ, chính xác, phù hợp, tiệm cận được với hệ thống IAS/IFRS thì cần thực hiện những việc sau:

Thứ nhất, cần khẩn trương đánh giá, sửa đổi, bổ sung cập nhật 26 VAS đã ban hành cho phù hợp với những thay đổi của IAS/IFRS và thực tiễn hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, nhất là khi gia nhập AEC và TTP.

Thứ hai, như đã phân tích, trong IAS/IFRS, giá trị hợp lý được sử dụng ngày càng nhiều trong đo lường và ghi nhận các yếu tố của BCTC. Các nước công nghiệp phát triển (G-20) đã xác nhận lại cam kết thúc đẩy việc hội tụ IFRS trong đó có đề cập đến việc sử dụng giá trị hợp lý như một cơ sở đo lường chủ yếu, nhằm tăng cường tính thích hợp của thông tin trình bày trên BCTC.

Thứ ba, nhằm đáp ứng kịp thời sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế, Việt Nam cần sớm ban hành 5 VAS liên quan đến các đối tượng và giao dịch đã phát sinh trong đời sống kinh tế, bao gồm: Thanh toán bằng cổ phiếu (IFRS 02); Tìm kiếm, thăm dò và xác định giá trị các nguồn tài nguyên khoáng sản (IFRS 06); Công cụ tài chính (IFRS 7; IFRS 9); Các khoản tài trợ của Chính phủ (IAS 20): Tổn thất tài sản (IAS 36). Một số chuẩn mực cũng cần có bước chuẩn bị, để ban hành trong thời gian tiếp theo như: Tài sản nắm giữ để bán và hoạt động kinh doanh không liên tục; Phúc lợi của nhân viên....

Thứ tư, Việt Nam cần từng bước tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh tế và luật pháp phù hợp với yêu cầu của IAS/IFRS, như thị trường giao dịch tài sản cần phải ‘minh bạch’ và ‘hoạt động’ để có thể sử dụng giá trị hợp lý, làm cơ sở đo lường giá trị tài sản.

Tóm lại, hiện nay hệ thống VAS vẫn chưa thực sự hòa hợp hoàn toàn với IAS/IFRS. Sự khác nhau này, có thể do các yếu tố trực tiếp hay gián tiếp. Trong thời gian tới, để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về kế toán, phù hợp quá trình hội nhập kinh tế của đất nước, Việt Nam cần tiến hành một số giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, bao gồm cả giải pháp trực tiếp đối với hệ thống CMKT và những giải pháp giúp điều chỉnh môi trường kinh tế, pháp luật đáp ứng hội nhập kinh tế quốc tế.

-------------------------- Tài liệu tham khảo

1. Hệ thống CMKT Quốc tế (IAS). 2. Hệ thống CMKT Việt Nam (VAS) 3. Nguyễn Minh Phương – Nguyễn Thị Đông (2014), Giáo trình Kế toán Quốc tế, NXB Thống Kê.

Page 54: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

54

THAY CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM (VAS) BẰNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS):

LIỆU VIỆT NAM CÓ SẴN SÀNG?

T.S Phan Thị Hồng Đức (PhD, CPA Australia, CIMA, CGMA), - Đại học RMIT, Melbourne, Australia Ths. Nguyễn Thanh Hà (MA, CPA US) - Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, Tp.HCM, Việt Nam

Th.s Nguyễn Thị Phước (MA), - Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam

Giới thiệu

Khi đề cập đến tính chặt chẽ của báo cáo tài chính (BCTC) thì chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) được công nhận là tiêu chuẩn tốt nhất để ghi nhận và công bố thông tin kế toán.Tuy nhiên bộ chuẩn mực này vẫn chưa được tất cả các quốc gia trên thế giới áp dụng, mà nhiều nước hiện nay vẫn sử dụng chuẩn mực riêng. Hơn nữa đa số các quốc gia đã nhận ra những lợi ích khi hội tụ với IFRS đó là IFRS phù hợp với thương mại hóa toàn cầu và thông tin cung cấp cho các bên liên quan cũng được rõ ràng hơn. Nhưng giữa thực tế và ước muốn vẫn có khoảng cách lớn. Hơn nữa, chuẩn mực kế toán (CMKT) khi được ban hành đòi hỏi phải phù hợp với khuôn khổ thể chế của mỗi quốc gia. Vì vậy để đáp ứng xu hướng các quốc gia cùng sử dụng chung bộ chuẩn mực, các quốc gia sẽ phải thay đổi thực sự hệ thống kinh tế của mình và Việt Nam cũng không phải trường hợp ngoại lệ khi muốn theo xu hướng này. Theo Võ (2014) thì các nhà hoạch định chính sách Việt Nam dự kiến sẽ cho áp dụng tự nguyện IFRS từ 2017 và bắt buộc áp dụng IFRS từ 2020 cho tất cả các tổ chức có lợi ích đại chúng (public interest entities) ở Việt Nam bao gồm các doanh nghiệp (DN) niêm yết, ngân hàng, tổ chức tín dụng, Cty bảo hiểm. Quá trình hội tụ giữa CMKT Việt Nam (VAS) và chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) đã được tiến hành nhưng rất ít người hành nghề kế toán thực sự hiểu sâu về IFRS. Những người có đánh giá tốt nhất cho việc chuyển đổi từ VAS sang IFRS chính là những người đang hành nghề trong lĩnh vực kế toán & kiểm toán. Do đó bài viết này trình bày ý kiến khảo sát ba nhóm người hành nghề kế toán bao gồm (1) kế toán viên công chứng, (2) kế toán DN và (3) giảng dạy kế toán. Tác giả hy vọng kết quả khảo sát này sẽ cho ủy ban soạn thảo CMKT Việt Nam những thông tin hữu ích để đưa ra các quyết định ảnh hưởng tích cực đến cộng đồng kế toán Việt Nam.

Bàn về tiếp nhận IFRS, một loạt câu hỏi cần được giải quyết là (1) Liệu IFRS có trở thành CMKT toàn cầu được không? (2) IFRS mang lại những lợi ích thực sự nào cho con người cũng như các tổ chức trên toàn thế giới? (3) Những quy định nào cần thay đổi để CMKT quốc gia hội tụ với CMKT quốc tế? (4) Những thay đổi này cần được giải quyết như thế nào trong tất cả các tổ chức? Một số các báo cáo và nghiên cứu học thuật đã nêu ra giải pháp cho vấn đề này. Một số ý kiến ủng hộ IFRS thì cho rằng IFRS chủ yếu ảnh hưởng đến thị trường vốn và nhà đầu tư. Cụ thể Daske và cộng sự (2013) chỉ ra rằng IFRS phù hợp với các quốc gia có thị trường vốn phát triển vì vậy nó phù hợp với các nhà đầu tư và giúp công khai tài chính được toàn diện và rõ ràng hơn so với CMKT quốc gia. Một số nghiên cứu khác kết luận việc chuyển sang IFRS sẽ làm tăng ảnh hưởng tích cực đến thị trường vốn, tăng tính

Page 55: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

55

có thể so sánh và đáng tin cậy của BCTC. Tuy nhiên, vấn đề hội tụ với IFRS phải xem xét khả năng tương thích của IFRS với thể chế và môi trường pháp luật của các quốc gia khác nhau.

Mặc dù, IFRS phù hợp với thị trường vốn nhưng hiện vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn đối với nhận định mà một số học giả đã đưa ra như: “các quốc gia mới nổi có thể sẽ không lập tức nhận được tác động tích cực từ thị trường vốn vì các quốc gia này đang trong giai đoạn phát triển ban đầu nên chưa có cơ chế bắt buộc tuân thủ hoàn toàn”. Tuy nhiên khi càng nhiều nền kinh tế mới nổi tiếp nhận IFRS thì mô hình tiếp nhận cho mỗi quốc gia là vấn đề đáng quan tâm. Lý thuyết về những yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS trong giai đoạn chuyển tiếp chưa được nghiên cứu nhiều. Việt Nam là ví dụ điển hình cho trường hợp này và đây không chỉ là khe hổng nghiên cứu của các quốc gia có nền kinh tế mới nổi mà còn ở các quốc gia đã có cam kết chuyển đổi sang IFRS. Điều này làm cho “hệ thống kế toán- accounting ecology” (theo Gernon và Wallace, 1995) trải qua một sự thay đổi hoàn toàn. Các công bố gần đây của Hiệp Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và Liên Đoàn Kế toán Châu Á Thái Bình Dương (CAPA) đã nhấn mạnh rằng cần phải có nhiều nghiên cứu hơn vào các nước đang phát triển. Do đó nghiên cứu này được thực hiện để đưa ra những nhận định của giới học thuật và những người hành nghề kế toán khi Việt Nam tiếp nhận IFRS. Cụ thể, nghiên cứu hướng đến trả lời các câu hỏi nghiên cứu (CHNC) sau:

1. Những lợi ích Việt Nam nhận được khi tiếp nhận IFRS là gì? (CHNC 1) 2. Những bất lợi mà Việt Nam trải qua khi tiếp nhận IFRS là gì? (CHNC 2) 3. Những thách thức mà Việt Nam trải qua khi tiếp nhận IFRS là gì? (CHNC 3) 4. Sự sẵn sàng tiếp nhận IFRS của giới hành nghề kế toán tại Việt Nam như thế nào?

(CHNC 4) 5. Liệu giới học thuật và người hành nghề kế toán tại Việt Nam có nhận định khác

nhau khi Việt Nam tiếp nhận IFRS không? (CHNC 5) Nghiên cứu này góp phần bổ sung thêm vào cơ sở lý thuyết còn hạn chế tại Việt Nam

về các yếu tố ảnh hưởng tiếp nhận IFRS. Đây là một trong số ít nghiên cứu thực hiện khảo sát toàn diện nhận thức của kế toán viên tại Việt Nam về lợi ích, rủi ro, chi phí và thách thức khi Việt Nam tiếp nhận IFRS. Xu hướng gần đây trong nghiên cứu IFRS dường như tập trung vào các nền kinh tế chủ chốt như các thành viên thuộc liên minh Châu Âu và có rất ít nghiên cứu được thực hiện cho các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.Số lượng học giả am hiểu về sự hội tụ IFRS tại Việt Nam rất ít. Nếu tốc độ và mức độ hội tụ giữa chuẩn mực quốc gia và toàn cầu cần được cải thiện thì Việt Nam là trường hợp điển hình để IASB nghiên cứu và đưa ra bài học kinh nghiệm tin cậy cho các thị trường mới nổi.

Ngoài phần giới thiệu chung, bài viết gồm các vấn đề sau: Sự phát triển của môi trường pháp lý cho các hoạt động BCTC tại Việt Nam (mục 2); Cung cấp chi tiết dữ liệu thu thập và phương pháp nghiên cứu (mục 3); Kết quả nghiên cứu chung (mục 4) và cuối cùng là trình bày kết luận cũng như những hàm ý của nghiên cứu.

Môi trường BCTC tại Việt Nam

Việt Nam là một bối cảnh tuyệt vời để nghiên cứu về sự phát triển khuôn khổ pháp lý kế toán. Mặc dù, tại Việt Nam kế toán có lịch sử lâu đời nhưng chế độ kế toán quốc gia chỉ xuất hiện một vài thập kỷ trở lại đây. Và lĩnh vực kế toán chuyên nghiệp tại Việt Nam còn có

Page 56: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

56

lịch sử non trẻ hơn nữa. Cụ thể, đến tận đầu thập niên 90, Việt Nam mới xuất hiện hai công ty kế toán và kiểm toán là VACO và AASC do Bộ Tài Chính thành lập và đến 1994, mới có kỳ thi đầu tiên về chứng chỉ kế toán công chứng Việt Nam (VACPA). Cũng trong năm đó, chứng chỉ kiểm toán độc lập cũng được Chính phủ thông qua. Tuy nhiên, hai thập kỷ qua, Hiệp hội nghề nghiệp kế toán đã phát triển mạnh mẽ. Đến ngày 31/12/2015 đã có hơn 2.500 hội viên VACPA, chính họ một phần phản ánh bức tranh phát triển kinh tế tại Việt Nam. Khi Việt Nam trở thành thành viên của Đông Nam Á và nhanh chóng hội nhập phát triển kinh tế ở cả cấp độ khu vực và toàn cầu thì buộc chế độ kế toán Việt Nam phải có sự thay đổi tích cực để phù hợp với bối cảnh mới. Việt Nam phải xây dựng CMKT quốc gia theo hướng gần với chuẩn mực toàn cầu là một thách thức cho chế độ kế toán Việt Nam.

Vào thời điểm bài viết này, tại Việt Nam lập BCTC và công bố thông tin là chưa bắt buộc theo IFRS. Tất cả các tổ chức kinh doanh có nghĩa vụ báo cáo theo VAS nhưng giữa VAS và IFRS có sự khác biệt rất lớn. Sự khác biệt lớn nhất chính là, VAS được mô phỏng theo CMKT quốc tế (IAS) trước năm 2003 và nó cũng được điều chỉnh để phù hợp với thực tế kế toán, tài chính và kinh tế Việt Nam. Theo Pham (2012) mức độ hội tụ tổng thể (hội tụ về chế độ kế toán) giữa VAS và IFRS đạt trung bình 66%, trong đó xét ở khía cạnh thước đo thì mức độ hội tụ đạt đến 75.8% nhưng công bố thông tin thì mức độ hội tụ chỉ có 61.9%. Kết quả nghiên cứu của Phạm (2012) còn cho thấy về công bố thông tin thì VAS và IFRS có mức độ hội tụ thấp, là do đối với các chuẩn mực mà IASB và VAS đều có thì IASB lại yêu cầu công bố thông tin nhiều hơn. Sự khác biệt giữa VAS và IFRS làm cho người sử dụng báo cáo ở bên ngoài DN lo lắng là BCTC được lập theo VAS không đáp ứng đủ nhu cầu thông tin mà họ cần. Do đó, không khó để tìm thấy một một bộ báo cáo được lập theo cả VAS và IFRS có sự điều chỉnh với VAS. Rất nhiều DN tại Việt Nam đã lập hai bộ báo cáo, một theo VAS là bắt buộc và một là tự nguyện lập theo IFRS cho mục đích báo cáo thông tin ra nước ngoài. Nghiên cứu này, không chỉ là vẽ lại bức tranh hội tụ giữa VAS và IFRS mà còn là nghiên cứu về tính hợp lý và khả thi của mức độ hội tụ giữa VAS và IFRS.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu của nghiên cứu này là sử dụng bảng câu hỏi khảo sát. Đã có 3.000 bảng câu hỏi được phát ra vào năm 2012, mà đối tượng tham gia khảo sát là những người hành nghề kế toán chuyên nghiệp. Đối tượng tham gia khảo sát được chia thành 3 nhóm với 1.000 bảng câu hỏi cho mỗi nhóm. Nhóm đầu tiên là các kiểm toán viên, bởi vì công việc của họ có liên quan đến IFRS khi tư vấn hay thực hiện kiểm toán cho khách hàng. Nhóm thứ hai gồm kế toán viên và kế toán trưởng bởi họ có trách nhiệm chuẩn bị và kiểm tra BCTC cho DN. Nhóm cuối cùng, là giới học thuật bao gồm những người giảng dạy kế toán bởi vì họ có kiến thức về IFRS và vai trò quan trọng của họ trong việc truyền tải IFRS cho các kế toán viên trong tương lai. Cả 3 nhóm đều được giải thích tầm quan trọng của cuộc khảo sát này.

Đầu tiên, thực hiện khảo sát thử nghiệm với 30 người |(10 người cho mỗi nhóm). Những người tham gia khảo sát thuộc các cấp quản lý khác nhau từ nhân viên mới hành nghề cho đến kế toán trưởng hay nhân viên kế toán nhiều kinh năm kinh nghiệm. Đặc biệt, cuộc khảo sát thử nghiệm này, thu được 5 kết quả từ nhân viên Bộ Tài Chính và tổ chức nghề

Page 57: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

57

nghiệp. Sau khi nhận được phản hồi từ những người thực hiện khảo sát trong giai đoạn thử nghiệm, nội dung bảng câu hỏi được xem xét và điều chỉnh lại. Bảng câu hỏi bao gồm cả loại câu hỏi với nhiều lựa chọn và loại câu hỏi mở. Tổng cộng 728 phiếu trả lời được sử dụng để phân tích, tương ứng tỷ lệ phản hồi là 24% được trình bày trong bảng 1.

Bảng 1: Cỡ mẫu và tỷ lệ phản hồi của mỗi nhóm khảo sát. Số bảng câu hỏi Tỷ lệ phần trăm Nhóm

Đã gửi Nhận về Không sử dụng Sử dụng Nhận về Sử dụng Nhóm 1: Kiểm toán viên

1,000 250 71 203 27% 20%

Nhóm 2:Kế toán viên 1,000 435 101 371 47% 37% Nhóm 3: Học thuật 1,000 242 93 154 25% 15% Tổng 3,000 927 265 728 33% 24%

Nguồn: tác giả

4. Kết quả nghiên cứu

Một là, Thông tin cá nhân người trả lời

Kết quả bảng khảo sát nhận về cho thấy, nhóm kế toán có tỷ lệ trả lời cao nhất là 58%, sau đó là nhóm kiểm toán 26% và cuối cùng là nhóm học thuật chỉ 16%. Xét về giới thì tỷ lệ người trả lời có giới tính nam cao hơn so với nữ, 57% trong khi đó nữ chỉ 43%. Xét về vị trí công việc thì hầu hết người trả lời ở vị trí quản lý hoặc nhân viên lâu năm, chỉ có 4% số người trả lời là nhân viên mới. Phần lớn người phản hồi thuộc hai nhóm tuổi, nhóm thứ nhất có tuổi từ 31 đến 40 tuổi, nhóm này chiếm 45% số người trả lời. Nhóm thứ hai số tuổi dao động từ 41-50 tuổi và nhóm này chiếm 19%. Kết quả này hợp lý khi so sánh với số năm kinh nghiệm làm việc của người trả lời. Nhìn chung, đa số người phản hồi có từ 6 đến 15 năm kinh nghiệm.

Hai phần ba số người phản hồi là thành viên của ít nhất 1 hội nghề nghiệp. Cụ thể, số người phản hồi là hội viên của VACPA chiếm 32%, kế đến hội viên của VAA chiếm 28%, ACCA chiếm 13% và cuối cùng là CPA Úc chiếm 9%. Đặc biệt, hơn 16% người phản hồi cùng một lúc là thành viên của hai hội nghề nghiệp, một của Việt Nam là VACPA (hoặc VAA) và một của nước ngoài là ACCA (hoặc CPA ÚC).

Về kiến thức IFRS thì 48% người trả lời thừa nhận họ tự học IFRS. Các hội nghề nghiệp đề cập ở trên cũng mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng IFRS cho hội viên của họ và sinh viên (chiếm 33%). Những người khảo sát còn lại cho rằng, họ tiếp cận kiến thức IFRS từ đào tạo nội bộ của DN và/hoặc tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệpvụ. Trong các hội nghề nghiệp, VAA đóng vai trò chủ đạo trong việc mở các khóa đào tạo IFRS, chiếm đến 10%, tiếp là ACCA chiếm 9.5%, VACPA chiếm 4% và cuối cùng CPA Úc chỉ 3%.

Hai là, Những lợi ích từ tiếp nhận IFRS (CHNC 1)

Để khảo sát câu hỏi nghiên cứu thứ nhất (CHNC 1), bảng câu hỏi khảo sát đã mô tả 14 loại ích lợi khi Việt Nam tiếp nhận IFRS thì có đến 11 loại lợi ích được hơn 50% người trả lời đồng tình. Kết quả được trình bày chi tiết trong bảng 2:

Page 58: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

58

Bảng 2: Lợi ích từ tiếp nhận IFRS Tỷ lệ người trả lời đồng ý (%) Thứ

tự Loại lợi ích

Kiểm Toán Kế Toán Học Giả Bình quân 1 Tính tin cậy của báo cáo 84% 81% 83% 82% 2 Niềm tin của nhà đầu tư 79% 85% 74% 81% 3 Tính thích hợp của báo cáo 86% 78% 79% 80% 4 Có thể so sánh của báo cáo 86% 78% 78% 80% 5 Niềm tin của cổ đông 60% 82% 77% 75% 6 Thâm nhập thị trường toàn cầu 77% 86% 79% 75% 7 Nguồn tài chính bên ngoài 60% 74% 69% 69% 8 Giảm chi phí lập 2 bộ báo cáo 67% 63% 58% 63% 9 Chất lượng cao 55% 65% 65% 62%

10 Tính có thể hiểu được của báo cáo 59% 63% 42% 57% 11 Niềm tin của chủ nợ 45% 56% 62% 54% 12 Giảm chi phí phân tích dữ liệu 44% 53% 40% 48% 13 Giảm chi phí huy động vốn 33% 37% 36% 36% 14 Giảm chi phí ban hành chuẩn mực 15% 25% 23% 22%

Nguồn: Tác giả

Kết quả khảo sát cho thấy, 80% người trả lời cho rằng BCTC lập theo IFRS thì đáng tin, cung cấp thông tin liên quan và có thể so sánh được. Bênh cạnh đó, các lợi ích như “tính có thể hiểu được” và “chất lượng báo cáo cao hơn so với lập theo VAS” cũng nhận được sự thừa nhận khá cáo đó là 62% và 57%.

Mặc khác, khi IFRS được tiếp nhận còn mang lại những ảnh hưởng tích cực khác cho DN như:

● Dễ tiếp cận thị trường vốn hơn so với VAS (82%) ● Tăng niềm tin cho những nhà đầu tư tiềm ẩn (81%) ● Tăng niềm tin của cổ đông (75%) ● Tiếp nhận nguồn vốn bên ngoài dễ dàng hơn so với VAS (69%) ● Cải thiện mối quan hệ với tổ chức tín dụng (54%) Kết quả vừa mô tả ở trên còn được kiểm chứng, thông qua những nhận định mà người

tham gia khảo sát đã trả lời cho các câu hỏi mở. Một trong số nhận định đó là “ IFRS mang tính toàn cầu hóa” (R24); “IFRS giúp Việt Nam tham gia thương mại toàn cầu tốt hơn”; “IFRS có khuôn mẫu chuẩn và rất dễ hiểu cho các nhà đầu tư của nhiều quốc gia khác muốn đầu tư vào Việt Nam”(R31).

Bên cạnh đó, những người trả lời khảo sát còn nêu thêm các lợi ích tiềm ẩn khác khi tiếp nhận IFRS như “Cơ hội nghề nghiệp cho kế toán viên và đào tạo ngành kế toán của các trường Cao Đẳng, Đại học” hoặc “Giúp so sánh kết quả kinh doanh của chi nhánh so với cả tập đoàn” (R30), “Giúp xếp hạng tài chính”(R368)và “Giúp tăng danh tiếng cho DN cũng như quốc gia”(R316).

Page 59: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

59

Một điều đặc biệt là, các cụm từ như “Dễ dàng”, “Một cách dễ dàng” và “Dễ hơn” đã được những người trả lời khảo sát sử dụng rất nhiều để diễn đạt lợi ích mà IFRS mang lại so với VAS. Bảng số 3 trích lược một số nhận định của người trả lời để minh chứng cho việc sử dụng lặp lại nhiều lần các cụm này. Hơn nữa, phát hiện này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Naoum, Sykianakis và Tzovas (2011), đó là một nữa số người trả lời thừa nhận rằng, DN tiếp cận thị trường nước ngoài dễ dàng hơn khi áp dụng IFRS.

Bảng 3: Nhận định của người thực hiện khảo sát về lợi ích của tiếp nhận IFRS Mã người trả lời Nhận định

R4 IFRS giúp chúng ta tiếp cận thị trường kinh doanh toàn cầu được dễ dàng hơn R7 Dễ dàng hợp nhất báo cáo cho các công ty đa quốc gia

R135 Được toàn thế giới chấp nhận, dễ dàng tiếp cận với thị trường vốn quốc tế R257 Dễ huy động vốn từ nước ngoài R389 Dễ dàng tích hợp R452 Sẽ dễ được các tổ chức tín dụng cho vay R657 Sự quản lý và giám sát của các công ty đa quốc gia có thể sẽ được thực hiện dễ dàng

nhờ vào hệ thống chia sẻ BCTC R729 Phân tích dễ dàng hơn

Nguồn: tác giả

Những câu trả lời từ các câu hỏi mở đã đề cập tính minh bạch là đặc điểm quan trọng của BCTC được lập theo IFRS. Do đó, sau đây sẽ trích hai ý kiến đại diện của người trả lời về tính minh bạch đó là “Những chuẩn mực toàn cầu giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn rõ ràng hơn đối với các DN trong cùng ngành kinh doanh”(R203) và “Chuyển đổi sang IFRS làm tăng tính minh bạch của thông tin tài chính do đó giúp nhà quản lý đưa ra được quyết định” (R208).

Hơn nữa, kết quả khảo sát cho thấy, tiếp nhận IFRS tạo ra cơ hội mang tính quốc tế cho các DN Việt đó là họ có khả năng tiếp cận thị trường tài chính quốc tế, đây là điều rất khó khăn khi áp dụng VAS. Đồng thời tiếp nhận IFRS cũng góp phần làm cho thị trường Việt Nam trở nên đáng tin cậy hơn trong hình ảnh quốc tế. Cụ thể, những người trả lời khảo sát cho rằng: “Theo họ thì IFRS nỗ lực tạo ra một bộ tiêu chuẩn kế toán và BCTC mang tính có thể so sánh hơn, vì vậy có thể cung cấp thông tin ý nghĩa hơn cho nhà quản lý, nhân viên và đặc biệt quan trọng đối với nhà đầu tư và cộng đồng trên phạm vi rộng. Do đó, nó giúp các nhà đầu tư nước ngoài hiểu nghiệp vụ kế toán, kiểm toán và cách tiếp cận ngân hàng tại các quốc gia khác nhau trên thế giới và giúp họ tuân thủ các thông lệ quốc tế về hệ thống kế toán”(R829).

Kết quả khảo sát còn cho thấy, mặc dù, có nhiều khó khăn và chi phí liên quan đến chuyển đổi sang IFRS nhưng nhìn chung Kế toán viên ở Việt Nam vẫn có xu hướng ủng hộ tiếp nhận IFRS. Cụ thể là, người trả lời khảo sát thứ 208 trong nhóm kế toán cho rằng: “Công ty tôi là một công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù, sẽ có nhiều thách thức cho chúng tôi khi chuyển sang IFRS nhưng chúng tôi vẫn muốn thực hiện bởi vì áp dụng IFRS sẽ làm tăng tính minh bạch BCTC của công ty chúng tôi, đồng thời giúp quản lý dòng tiền, vốn và tài sản tốt hơn. Do đó sẽ làm tăng niềm tin của cổ đông đặc biệt là những nhà đầu tư quốc tế” (R208).

Page 60: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

60

Nhìn chung, có sự ủng hộ mãnh mẽ cho tiếp nhận IFRS ở Việt Nam. Kế toán viên, kiểm toán và giới học thuật có suy nghĩ lạc quan về những lợi ích mà IFRS mang lại cho Việt Nam. Lợi ích lớn nhất từ lập báo cáo theo IFRS là, các DN Việt Nam cung cấp BCTC tin cậy và có tính so sánh được. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, tiếp nhận IFRS sẽ mang lại cơ hội cho các DN Việt tham gia vào thị trường vốn toàn cầu, từ đó làm tăng hình ảnh cho Việt Nam.

Ba là, Những bất lợi tiếp nhận IFRS (CHNC 2)

Những người tham gia trả lời khảo sát cho rằng, có 14 bất lợi khi tiếp nhận IFRS. Từ kết quả phân tích cho thấy (trình bày trong bảng 4), 14 bất lợi này đã tạo ra những tác động lớn đến Việt Nam khi tiếp nhận IFRS.

Bảng 4: Những bất lợi khi tiếp nhận IFRS

Tỷ lệ đồng ý (%) Thứ tự Bất lợi Kiểm toán

viên Kế toán

viên Học giả Bình quân

1 Quá phức tạp đối với SME’s 70% 67% 68% 68%

2 Quá phức tạp 75% 59% 67% 65%

3 Tốn thời gian 64% 49% 54% 54%

4 Khó hiểu vì khác ngôn ngữ 53% 47% 51% 50%

5 Không thể có chuẩn mực chung toàn cầu 50% 48% 43% 48%

6 Chưa được toàn cầu chấp nhận 43% 40% 43% 41%

7 Có sự ảnh hưởng của chính trị 25% 25% 25% 25%

8 Chủ quan 34% 16% 25% 23%

9 Việt Nam không tham gia soạn thảo 21% 24% 16% 22%

10 Chi phí cao hơn lợi ích mang lại 15% 16% 28% 18%

11 Thiếu tính chi tiết và các nhân không có điều kiện tham gia giải thích

21% 15% 15% 17%

12 Việt Nam sẽ mất kiểm soát 9% 18% 14% 15%

13 Tăng nguy cơ gian lận của DN 9% 13% 17% 13%

14 Việt Nam không yêu cầu áp dụng IFRS 4% 4% 6% 5%

Nguồn: tác giả

Bảng số 4 cho thấy, bất lợi được nhiều người thừa nhận nhất chính là sự phức tạp của IFRS cho các DNNVV (68% người trả lời đồng ý) và thậm chí IFRS cho các DN khác cũng

Page 61: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

61

phức tạp không kém với 65% số người trả lời thừa nhận. Điều này được thấy rõ hơn qua ý kiến trả lời của một người trong nhóm kế toán:“ Việt Nam là quốc gia có nhiều DNNVV, và thực tế là IFRS lại rất phức tạp đối với các DNNVV. Hơn nữa IFRS lại quá phức tạp so với chuẩn mực Việt Nam do đó rất khó để hiểu nội dung IFRS” (R41)

Mặc khác hơn 54% số người trả lời của nhóm kế toán cho rằng, áp dụng IFRS tốn thời nhiều thời gian. Có bằng chứng cho thấy, nhóm kế toán có suy nghĩ là IFRS tốn thời gian và đòi hỏi khối lượng công việc nhiều (R718). Điều này hoàn toàn ngược lại so với kết quả trả lời của nhóm kiểm toán viên, họ cho rằng, áp dụng IFRS tiết kiệm thời gian và nhân lực (R63), giảm khối lượng công việc (R797). Còn giới học thuật thì có quan điểm tương tự nhóm kiểm toán viên đó là IFRS giúp giảm chi phí nhân lực để lập báo cáo trong bối cảnh toàn cầu (R809).

Mức độ tập trung và định hướng khác biệt giữa hai bộ tiêu chuẩn (VAS, IFRS) được xem là yếu tố không mong muốn. Nhiều người tin rằng, IFRS hướng tới nhà đầu tư nhiều hơn trong khi đó quy định kế toán Việt Nam hiện hành lại tập trung vào thuế nhiều hơn, chính điều này dẫn đến sự khác biệt lớn trong ghi nhận cũng như yêu cầu công bố thông tin giữa hai bộ tiêu chuẩn. Có thể được minh chứng qua một số ý kiến của người trả lời như sau:“IFRS có thể xung đột với chế độ thuế hiện hành”(R65).“Các quy định kế toán tài chính phức tạp ở Việt Nam có thể yêu cầu gấp đôi khối lượng công việc nếu IFRS được áp dụng”(R718).“Thực thi IFRS là vấn đề mang tính quốc gia, do đó chất lượng BCTC có thể khác nhau giữa các quốc gia” (R12).

IFRS chỉ đưa ra các xét đoán nghề nghiệp và các khái niệm trên nguyên tắc chung, chính điều này gây khó khăn cho phần lớn kế toán viên ở Việt Nam, bởi vì CMKT Việt Nam xây dựng trên tinh thần đưa ra các quy định cụ thể. Do đó, Kế toán viên buộc phải học kỹ năng mới là giải quyết linh hoạt dựa vào nguyên tắc chung và nó được xem là thách thức đối với họ. Hơn nữa, việc chuyển đổi từ VAS sang IFRS có thể làm cho BCTC bị thay đổi kết quả theo hướng từ có lợi chuyển sang bất lợi cho DN hoặc ngược lại. Nhận định này được khẳng định mạnh mẽ bởi phiếu khảo sát số 50 thuộc nhóm kế toán, cụ thể như sau:“IFRS có thể tạo ra ảnh hưởng nặng nề cho chủ DN trong giai đoạn hậu IFRS. Kết quả tài chính thay đổi đáng kể. Do đó, IFRS không nên được tiếp nhận ở Việt Nam”(R50).

Nhìn chung, mọi người tham gia khảo sát đều lo lắng những bất lợi và ảnh hưởng mà IFRS tạo ra khi nó được tiếp nhận. Các yếu tố như quá phức tạp, tốn thời gian và ít toàn diện là những yếu tố ít mong muốn nhất của lập báo cáo theo IFRS. Bên cạnh đó, họ còn nêu lên một số bất lợi tiềm ẩn khác khi chuyển đổi BCTC từ VAS sang IFRS nếu IFRS được áp dụng tại Việt Nam.

Bốn là, Thách thức của IFRS (CHNC 3)

Bảng câu hỏi khảo sát bao gồm 10 loại thách thức mà DN gặp phải khi tiếp nhận IFRS (bảng 5) thì phần lớn người trả lời (hơn 70%) chọn mức “Đồng ý” cho tất cả các loại thách thức được hỏi. Cụ thể, có 73% số người trả lời chọn “Đồng ý” đối với thách thức “Thiếu thời gian để chuyển ngữ” và 90% chọn “Đồng ý” đối với thách thức “Đào tạo nhân viên thêm”. Thông tin trong bảng số 5 cũng cho thấy, bình quân 75% số người được hỏi cho rằng thiếu

Page 62: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

62

hướng dẫn để áp dụng IFRS là một thách thức. Điều này tạo ra rủi ro là IFRS có thể được giải thích theo nhiều cách khác nhau khi được áp dụng tại nhiều đơn vị, do đó BCTC có nguy cơ được giải thích gian lận.

Bảng 5: Những thách thức khi tiếp nhận IFRS Tỷ lệ trả lời “ đồng ý” (%) Thứ

tự Thách thức

Kiểm toán viên Kế toán viên Học giả Bình quân 1 Tập huấn nhân viên tài chính 90% 76% 81% 81% 2 Cập nhật quy trình kế toán 86% 77% 71% 79% 3 Tập huấn nhân viên quản lý 85% 74% 76% 78% 4 IFRS chưa phổ biến trong chương

trình đào tạo của các ĐH 77% 81% 74% 78%

5 Cập nhật phần mềm 85% 73% 75% 77% 6 Quản lý nhận thức công chúng 89% 70% 79% 77% 7 Quản lý công việc trong giai đoạn

chuyển tiếp 85% 69% 74% 75%

8 Thiếu hướng dẫn đầy đủ khi lần đầu áp dụng IFRS

79% 74% 72% 75%

9 Cập nhật quy trình kiểm toán 76% 70% 68% 72% 10 Thiếu thời gian chuyển ngữ IFRS

sang tiếng việt 73% 71% 71% 71%

Nguồn: tác giả

Danh sách những thách thức DN gặp có thể được phân thành nhóm nhỏ như sau:

Thách thức về quy trình bao gồm:

● Cập nhật quy trình kế toán (79% đồng ý) ● Cập nhật quy trình kiểm toán (72% đồng ý) ● Cập nhật phần mềm (77% đồng ý)

Thách thức về đào tạo gồm:

● Đào tạo nhân viên tài chính (81%) ● Đào tạo nhân viên khối quản lý (78%)

Thách thức về chuyển giao bao gồm:

● Thiếu hướng dẫn đầy đủ (75%) ● Thiếu thời gian để chuyển ngữ IFRS sang tiếng Việt (71%) ● IFRS chưa có nhiều trong chương trình môn học của các Đại học Việt nam (78%)

Bảng số 5 cho thấy, phần lớn người trả lời (hơn 70%) e ngại rằng thiếu hướng dẫn chi tiết sẽ dẫn đến rủi ro là IFRS được giải thích khác nhau tại các đơn vị khác nhau, khi áp dụng và tăng sự gian lận trong giải thích BCTC. Hơn nữa, kết quả khảo sát cũng cho thấy, nhiều người trả lời khảo sát nhận thấy, BCTC lập theo IFRS đã không được thừa nhận bởi hầu hết cơ quan chính quyền tại Việt Nam (R320), họ còn cho rằng, những quy định hiện hành quá phức tạp và Chính phủ chưa muốn áp dụng IFRS vì nó làm suy yếu kiểm soát và quyền lực của họ đối với các DN Việt Nam (R718). Phần lớn người được hỏi tỏ ra lo lắng DN sẽ gặp

Page 63: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

63

phải thách thức về đào tạo nhân viên và hướng dẫn sử dụng IFRS. Điều này được minh chứng qua các ý kiến sau:

“Hầu hết quản lý cấp cao tại DN hiện tại tuy có qua đào tạo nhưng lại không cập nhật thường xuyên kiến thức mới, do đó họ gặp khó khăn khi phải áp dụng cái mới đặc biệt là CMKT quốc tế. Còn thế hệ trẻ thì được đào tạo từ các trường Đại học nội địa với kiến thức thường không được cập nhật nhanh. Mặc khác, ngay cả giới học thuật cũng không hiểu nhiều về IFRS trừ phi họ có tham gia một chương trình đào tạo quốc tế. Nhìn chung, quá trình triển khai IFRS sẽ gặp nhiều khó khăn vì hệ thống giáo dục bậc đại học hiện tại ở Việt Nam còn nhiều bất cập”(R715).

Mặc khác, kết quả trả lời khảo sát còn cho thấy, Việt Nam không đánh giá cao về IFRS trong giai đoạn này, vì bản chất của IFRS là chỉ dựa trên nguyên tắc tức là IFRS không đưa ra những quy định hay hướng dẫn cụ. Minh chứng qua ý kiến khảo sát sau:

“VAS của Việt Nam gần như là đưa ra các quy định chi tiết, cụ thể để xử lý trong khi đó IFRS chỉ đưa ra nguyên tắc chung. Vì vậy, nếu chúng ta muốn áp theo IFRS và điều chỉnh VAS thì chúng ta phải đào tạo đội ngũ giáo viên để họ am hiểu sâu về IFRS, từ đó họ đào tạo lại các thế hệ sinh viên. Rõ rang, phướng pháp này tốt hơn là chúng ta áp dụng IFRS mà đa số mọi người lại không thực sự hiểu biết về IFRS”(R27).

Ngoài ra, còn có nhận định khác được nhiều người khảo sát đưa ra là BCTC dựa trên IFRS không được hầu hết các cơ quan chính phủ ghi nhận ở Việt Nam (R320), và chính sách hiện hành của Việt Nam thì quá hức tạp, và chính phủ không muốn tiếp nhận IFRS vì có khả năng giảm kiểm soát đối với các DN Việt Nam (R718).

Nhìn chung, kết quả khảo sát cho thấy thách thức lớn nhất khi tiếp nhận IFRS là đào tạo nhân viên tài chính. Thách thức này là đáng kể, tại vì Việt Nam thiếu hướng dẫn triển khai IFRS một cách đầy đủ. Do đó, các quy định của IFRS có nguy cơ được giải thích không giống tại mỗi đơn vị, như vậy làm cho quá trình triển khai IFRS không nhất quán giữa các DN và một số nội dung có thể không được tuân thủ. Những người trả lời khảo sát cho rằng, chuyển đổi từ VAS sang IFRS sẽ không xảy ra bởi vì Việt Nam không ủng hộ IFRS.

Năm là, Sự sẵn sàng tiếp nhận IFRS (CHNC 4)

Câu hỏi nghiên cứu số 4 (CHNC 4) được thực hiện khá đơn giản, bằng cách so sánh các câu hỏi với nhau và được trình bày trong bảng số 6. Hai phần ba số người khảo sát của cả ba nhóm cho rằng, họ sẽ xem xét làm theo IFRS nếu như bộ chuẩn mực này được thừa nhận hoặc Việt Nam có yêu cầu (Những công ty này từ đây sẽ được gọi là “Công ty tự nguyện làm theo IFRS”).

Những công ty tự nguyện làm theo IFRS được dự đoán chủ yếu là các công ty niêm yết hoặc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (Vì IFRS được cho là quá phức tạp đối với các DNNVV và chủ yếu yêu cầu áp dụng đối với chi nhánh của các công ty đa quốc gia hoặc các công ty huy động vốn từ nước ngoài). Như kỳ vọng ban đầu, chỉ một số ít công ty tự nguyện làm theo IFRS là công ty nhỏ và vừa (chỉ 5%), đa phần là từ các công ty có quy mô trung bình (50%) và từ các công ty lớn (45%). Điều ngạc nhiên là trong số các công ty tự nguyện làm

Page 64: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

64

theo IFRS thì đa số là công ty tư nhân chiếm 34%, tiếp đến là công ty sở hữu Nhà nước chiếm 19%, công ty liên kết 8%, công ty niêm yết là 15% và cuối cùng là công ty có vốn đầu tư nước ngoài 20%. Mặt khác, tỷ lệ người trả lời sẵn sàng tiếp nhận IFRS là khá đồng đều cho cả 3 nhóm, cụ thể, 66% số người nhóm kiểm toán sẵn sàng tiếp nhận IFRS, nhóm kế toán là 58% và giới học thuật là 65%.

Bảng 6: Sẵn sàng tiếp nhận IFRS tự nguyện? Ý kiến Kiểm toán Kế toán Học thuật Tất cả Đồng ý 17% 28% 16% 60% Không đồng ý 8% 18% 8% 35% Chưa xác định 1% 3% 1% 5% Tổng 26% 49% 25% 100%

Nguồn:Tác giả

Kết quả khảo sát cho thấy, ngoại trừ những DN nhỏ thì các DN có quy mô vừa và lớn ở Việt Nam mặc dù là chủ sở hữu vốn nhưng vẫn sẵn sàng tiếp nhận IFRS. Chẳng hạn như, gần một nửa số người trả lời khảo sát (48%) cho rằng, hiện nay họ phải lập hai hệ thống báo cáo khi làm báo cáo hợp nhất với công ty mẹ. Cụ thể, 23% người trả lời cho rằng bên cạnh báo cáo theo VAS thì họ lập thêm một báo cáo điều chỉnh VAS theo IFRS. 15% số người trả lời khác thừa nhận họ đang lập hai báo cáo song song, một theo VAS và báo cáo còn lại lập theo IFRS. Chỉ 2% số người trà lời tiết lộ họ lập một báo cáo theo VAS và một báo cáo điều chỉnh VAS theo US GAAP và tương tự cũng có 2% số người xác nhận họ lập cả VAS và US GAAP độc lập. Số người còn lại (10%) thì nhận là họ lập một báo cáo theo VAS và một theo chuẩn mực khác.

Từ ý kiến khảo sát những người hành nghề tại Việt Nam (Kiểm toán viên và Kế toán) cho thấy, một bộ phận DN Việt Nam mà chủ yếu là DN niêm yết và có vốn đầu tư nước ngoài đã có sự chuẩn bị hoặc thậm chí là sẵn sàng để áp dụng IFRS. Một số ý kiến tiêu biểu của từ cuộc khảo sát như: “Công ty của chúng tôi đã áp dụng IFRS được 4 năm” (R368); “Chúng tôi sử dụng cả hai” (R17)hay “Chúng tôi đã áp dụng”(R223). Rất nhiều người tham gia khảo sát bày tỏ sự hào hứng và sẵn sàng lập báo cáo theo IFRS khi chuẩn mực này được thừa nhận tại Việt Nam. Có khoản hai phần ba số người tham gia khảo sát (448 phiếu so với 775) chọn câu trả lời là “Có” khi được hỏi “Liệu Anh/Chị có tự nguyện làm theo IFRS không?”, cụ thể, câu trả lời phổ biến của họ là “Có, công ty tôi là công ty đa quốc gia nên làm theo IFRS sẽ rất tốt cho lập BCTC, vì có thể so sánh BCTC tại Việt Nam với báo cáo của các quốc gia khác trong cùng tập đoàn”(R3).

Các nghiên cứu cho thấy, các DN có quy mô lớn hoặc DN nước ngoài thường có xu hướng làm theo IFRS tự nguyện hơn các DN nhỏ hoặc DN tư nhân (Goodwin & Ahmed 2006). Tuy nhiên, nghiên cứu này lại cho kết quả khác. Khác biệt về quy mô DN và quyền sở hữu không phải là yếu tố quyết định DN không tự nguyện làm theo IFRS mà lý do chủ yếu khiến DN không áp dụng IFRS tự nguyện chính là “Chi phí lớn hơn lợi ích”(R323), “Tốn thời gian”(R250); “Phức tạp và Việt Nam không có yêu cầu”(R794), “DN nhỏ”(R888), “Không

Page 65: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

65

yêu cầu khi có huy động vốn bên ngoài”(R294); “Chưa sẵn sàng”(R482) và lý do cuối cùng là “Kinh doanh hộ gia gia đình”(R515).

Một số ý kiến cụ thể của người tham gia khảo sát cho thấy tại sao IFRS không thể áp dụng tại Việt Nam như sau: “Nếu không bắt buộc, chúng tôi sẽ không áp dụng bởi vì IFRS phức tạp và không phù hợp với phong cách quản lý của hầu hết DN Việt”(R562). “Báo cáo theo IFRS không được hầu hết các cơ quan Nhà nước tại Việt Nam thừa nhận (R32). Nhận định của kế toán viên này, cũng phù hợp với những ý kiến của kiểm toán viên và giới học thuật, chẳng hạn như “Tốn thời gian và chi phí đào tạo, không có lợi nếu DN chỉ hoạt động ở Việt Nam và huy động vốn từ ngân hàng Việt Nam”(R73).

Những người tham gia khảo sát đã đưa ra những ý kiến rất xác đáng và nó phải được xem xét thận trọng. Hơn nữa, những ý kiến này phần nào phản ánh tâm tư và nguyện vọng của giới hành nghề hiện tại ở Việt Nam.

“Triển khai FIRS đòi hỏi các cá nhân phải có kiến thức sâu về kế toán. Tuy nhiên, phần lớn DN Việt có quy mô nhỏ và vừa, do đó mức độ chuyên nghiệp của nhân viên kế toán trong các DN này chưa đáp ứng yêu cầu của IFRS và họ cũng chưa được đào tạo tốt tại Việt Nam,…. IFRS nên áp dụng cho các DN lớn hoặc các DN đa quốc gia. Còn đối với các DNNVV, họ cần có thời gian để chuyển đổi và nên để họ tự nguyện. Việc bắt buộc áp dụng IFRS đối với DNNVV là không cần thiết, làm tốn chi phí và thời gian”(R176).

Tóm lại, kết quả khảo sát phản ánh tâm tư và nguyện vọng của giới hành nghề kế toán tại Việt Nam. Và đưa ra một tín hiệu cho thấy, IFRS nên được áp dụng tự nguyện tại Việt Nam. DN áp dụng hay không áp dụng IFRS dựa trên xem xét các yếu tố như chi phí-lợi ích, quyền sở hữu vốn, quy mô và các yếu tố khác

Sáu là, So sánh nhận định giữa các nhóm kế toán Mục đích so sánh là ghi nhận sự khác biệt của các đối tượng trong 3 nhóm được khảo

sát. Kết quả khảo sát cho thấy nhóm kế toán DN có quan điểm tích cực nhất về áp dụng IFRS, sau đó là học thuật và cuối cùng là kiểm toán viên.

Bảng 7: Tóm tắt kết quả so sánh của các nhóm

Tỷ lệ phần trăm mỗi nhóm Câu hỏi nghiên

cứu (CHNC)

Mô tả Kiểm toán Kế toán Học thuật Bình quân

1 Lạc quan là IFRS mang lại lợi ích 61% 66% 62% 63% 2 Lo lắng về những bất lợi khi tiếp nhận

IFRS 35% 32% 34% 34%

3 Lo lắng gặp thách thức phải khi thực thi IFRS

83% 74% 74% 77%

4 Tin rằng IFRS mang lại lợi ích thuần về lâu dài

41% 47% 43% 44%

5 Việt Nam ủng hộ tự nguyện làm theo IFRS

65% 57% 64% 60%

Nguồn: tác giả

Page 66: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

66

Kết quả được mô tả trong bảng 7 cho thấy, nhóm kế toán có suy nghĩ lạc quan hơn về lợi ích của IFRS mang lại so với hai nhóm còn lại. Cụ thể, bình quân có 66% người trong nhóm kế toán đồng tình với quan điểm này, trong khi nhóm kiểm toán chỉ có 62% và nhóm học thuật là 61% đồng tình. Tương tự, những người làm kế toán (32%) cũng ít lo lắng hơn so giới kiểm toán (34%) và học thuật (35%) về những bất lợi của tiếp nhận IFRS. Còn đối với vấn đề lo lắng những thách thức gặp phải khi tiếp nhận IFRS thì, cả nhóm kế toán và học thuật đều có tỷ lệ người đồng tình ngang nhau là 74% trong khi đó giới kiểm toán lại có tỷ lệ đồng tình cao hơn đến 83%. Về lợi ích do IFRS mang lại thì, nhóm kế toán (47%) có vẻ lạc quan hơn so với hai nhóm còn lại ( 41% cho kiểm toán và 43 cho khối học thuật. Mặc dù, lo lắng về những trở ngại và thách thức khi tiếp nhận IFRS nhưng phần lớn người tham gia khảo sát (60%) ủng hộ làm theo IFRS tự nguyện ở Việt Nam. Trong đó, nhóm có tỷ lệ ủng hộ cao nhất là kiểm toán với 65%, tiếp đến là nhóm học giả với 64% và cuối cùng là nhóm kế toán có tỷ lệ thấp nhất chỉ với 57%.

5. Tóm tắt và kết luận

Khảo sát ý kiến rộng rãi 3 nhóm đối tượng là kế toán, kiểm toán và học giả giúp vẽ lên bức tranh toàn diện: Tiếp nhận IFRS tại Việt Nam. Những ý kiến phản hồi từ 3 nhóm này mang lại những hiểu biết sâu sắc hơn về văn hóa kế toán Việt Nam. Với nước đang phát triển như Việt Nam thì, nghiên cứu này cung cấp chứng cứ quan trọng để xây dựng chính sách. Hầu hết, những người tham gia khảo sát đều cho rằng, tiếp nhận IFRS sẽ giúp cho số liệu tài chính tăng thêm tính rõ ràng và có thể so sánh báo cáo với nhau giữa các DN và thậm chí giữa các quốc gia. Người được khảo sát cũng nhận thấy, tiếp nhận IFRS sẽ tạo cơ hội DN Việt và đất nước Việt Nam. Ngoài những lợi ích tiềm tàng IFRS mang lại, những người tham gia khảo sát cũng cân nhắc những bất lợi và ảnh hưởng tiêu cực của IFRS như quá phức tạp, tốn thời gian và ít toàn diện. Bên cạnh đó, chi phí phát sinh liên quan đến IFRS là đáng kể vì phần lớn DN Việt có quy mô nhỏ và vừa. Kết quả khảo sát còn tiết lộ đào tạo lại nhân viên tài chính để họ thay đổi tư duy từ chỗ xử lý kế toán theo những quy định cụ thể được ban hành, hướng dẫn từ Bộ Tài chính sang cách tiếp cận hoàn toàn khác, đó là phải đưa ra các xét đoán nghề nghiệp dựa vào nguyên tắc chung (IFRS). Đây chính là một trong những thách thức lớn nhất.

Mặc dù, lập báo cáo theo IFRS được cho là tốn kém thời gian, tiền bạc và có nhiều thách thức nhưng những người tham gia trả lời khảo sát lại lạc quan về lợi ích lâu dài của IFRS mang lại. Chi phí giảm do không phải lập báo cáo song đôi được xem là lợi ích lớn. Tuy vẫn có những lo lắng cho các trở ngại và thách thức mà IFRS mang lại nhưng ⅔ người trả lời thừa nhận họ sẵn sàng làm theo IFRS, để có được những lợi ích từ báo cáo theo IFRS, chẳng hạn như tăng niềm tin cho cổ đông, nhà đầu tư. Vì vậy, dễ dàng tiếp cận thị trường vốn toàn cầu và huy động vốn bên ngoài dễ hơn so với lập báo cáo theo VAS. Tóm lại, kết quả khảo sát cho thấy, một tín hiệu lạc quan là phần lớn người trong cả 3 nhóm tham gia thực hiện khảo sát đều thừa nhận IFRS mang lại lợi ích. Bộ phận lo lắng về những bất lợi và thách thức của IFRS chiếm tỷ trọng nhỏ hơn. Từ những kết quả trả lời của các câu hỏi mở trong bảng khảo sát cũng có nhận định tương tự là lợi ích tiềm ẩn của IFRS lớn hơn những bất lợi mà nó mang lại.

Page 67: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

67

Kết quả nghiên cứu khảo sát chỉ ra rằng, tỷ lệ người trong nhóm kế toán có quan điểm ủng hộ tiếp nhận IFRS là cao nhất trong cả 3 nhóm, kế đến là nhóm học thuật và cuối cùng là nhóm kiểm toán. Cụ thể, nhiều nhân viên kế toán có suy nghĩ lạc quan về lợi ích của IFRS hơn so với số lượng kiểm toán viên cũng như học thuật. Tương tự, nhóm kế toán cũng ít lo lắng đối với những khó khăn và thách thức do IFRS mang lại hơn so với hai nhóm kia. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát còn cho thấy, nhóm kế toán DN mặc dù ủng hộ IFRS nhưng vẫn dè dặt trong vấn đề: Sẵn sàng tiếp nhận IFRS. Có lẽ, do thực tế nhóm này đã quen với tư duy xem kế toán Việt Nam là những quy định bắt buộc, nghĩa là họ luôn luôn hoạch toán các nghiệp vụ kế toán theo những hướng dẫn, quy định cụ thể, chi tiết được cung cấp sẵn. Trong khi, IFRS chỉ là nguyên tắc chung và đòi hỏi nhiều xét đoán nghề nghiệp của mỗi cá nhân khi xử lý. Cho nên, nhóm kiểm toán sẵn sàng cho IFRS hơn vì bản chất công việc hiện tại của họ gắn liền với việc đưa ra các xét đoán nghề nghiệp thường xuyên. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là nhóm học thuật vẫn ủng hộ và sẵn sàng cho tiếp nhận IFRS hơn nhóm kế toán. Điều này có lẽ do nhóm học thuật chuộng kế toán được hoạch toán theo nguyên tắc chung hơn theo quy định cụ thể, bởi vì họ có thể giúp sinh viên phát triển khả năng giải quyết vấn đề và tự đưa ra giải pháp mà không cần học thuộc mọi quy tắc (Jackling, Howieson & Natoli). Kết quả khảo sát hàm ý một thách thức cho nghành Kế toán Việt Nam là đảm bảo toàn bộ lực lượng giảng dạy được cập nhật và hiểu sâu sắc đầy đủ IFRS, để có thể truyền tải tốt nhất cho người học.

Kết quả của nghiên cứu này, hàm ý nhu cầu xây dựng chương trình đào tạo IFRS, để cung cấp nhân sự am hiểu IFRS cho các DN trên toàn quốc là rất lớn và cấp thiết. Để có thể đảm bảo nhu cầu nhân sự về IFRS cho toàn quốc đòi hỏi cần có sự hợp tác và nỗ lực của tất cả các hội nghề nghiệp, cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý, DN và cơ sở đào tạo. Các Hội nghề nghiệp liên kết với các trường Đại học, để cùng giải quyết nhu cầu đào tạo IFRS không những cho người đang hành nghề kế toán muốn cập nhật IFRS, mà còn cho cả sinh viên là những kế toán viên trong tương lai. Nếu Việt Nam tiếp nhận IFRS thì sẽ có sự thay đổi đáng kể trong đào tạo và bồi dưỡng kế toán. Hầu hết, các trường dạy kinh doanh và các chương trình đào tạo kế toán đều thiếu giảng viên có bằng cấp và kinh nghiệm IFRS để dạy tốt IFRS. Ngoại trừ những kiểm toán viên làm việc cho các công ty kiểm toán lớn như Big Four, phần lớn kiểm toán viên làm việc trong các công ty kiểm toán tư nhân và nội địa chưa từng được đào tạo để kiểm BCTC làm theo IFRS. Để giải quyết tình trạng thiếu đào tạo và bồi dưỡng IFRS cho những người hành nghề kế toán chuyên nghiệp thành công phải nhờ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế (như Big Four, World Bank, The IFAC, The IASB) cũng như cơ quan chính phủ và học giả trên toàn quốc. Kiến nghị các hội nghề nghiệp kết hợp với nhóm bốn công ty kiểm toán Big Four tập trung vào dịch và chỉnh sửa chương trình đào tạo hiện hành của Ủy Ban Giáo Dục của Liên Đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) để thiết lập một chường trình đào tạo IFRS chất lượng cao, phục vụ nhu cầu đào tạo IFRS riêng biệt tại Việt Nam. Khi nhận được sự ủng hộ thích đáng từ trong nước cũng như quốc tế, Big Four và các hội nghề nghiệp nên cung cấp các chương trình đào tạo cho kế toán, nhân viên tài chính và quản lý của tất cả DN không kể quy mô, ngành nghề, cũng như có niêm yết hay không.

Hạn chế của nghiên cứu này là trong quá trình khảo sát chỉ sử dụng duy nhất 1 bảng câu hỏi cho cả 3 nhóm khảo sát. Tất cả những người tham gia khảo sát trả lời 1 bảng câu hỏi tại cùng một mốc thời gian và cỡ mẫu khảo sát không đại diện cho tổng thể. Do đó, để khắc

Page 68: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

68

phục những hạn chế này trong tương lai có thể thức hiện các nghiên cứu tiếp theo như nghiên cứu cách IFRS được nhận thức và sử dụng bởi nhà đầu tư, mô giới tài chính, bên cho vay và cơ quan quản lý. Kết hợp hài hòa hai phương pháp định tính và định lượng mang lại những hiểu biết liên quan đến IFRS tốt hơn cho các nền kinh tế như Việt Nam.

------------------------ Tài liệu tham khảo

Ahmed, AS, Neel, M & Wang, D 2013. Does Mandatory Adoption of IFRS Improve Accounting Quality? Preliminary Evidence. Contemporary Accounting Research, vol. 30, no. 4, pp. 1344–1372. Al-Akra, M, Eddie, IA & Ali, MJ 2010. The influence of the introduction of accounting disclosure regulation on mandatory disclosure compliance: Evidence from Jordan. The British Accounting Review, vol. 42, no. 3, pp. 170-186. Beuselinck, C, Joos, P, Khurana, I & Van der Meulen, S 2009. Mandatory IFRS Reporting and Stock Price Informativeness. SSRN eLibrary. Braun, GP, Haynes, CM, Lewis, TD & Taylor, MH 2015. Principles-based versus rules-based accounting standards: the effects of auditee proposed accounting treatment and regulatory enforcement on auditor judgement and confidence. Research in Accounting Regulation. Brochet, F, Jagolinzer, AD & Riedl, EJ 2013. Mandatory IFRS Adoption and Financial Statement Comparability. Contemporary Accounting Research, vol. 30, no. 4, pp. 1373–1400. Brüggemann, U, Hitz, J-M & Sellhorn, T 2013. Intended and Unintended Consequences of Mandatory IFRS Adoption: A Review of Extant Evidence and Suggestions for Future Research. European Accounting Review, vol. 22, no. 1, 05 Jan 2013, pp. 1-37. Chen, CJ, Ding, Y & Xu, B 2010. Convergence of Accounting Standards and Foreign Direct Investment. Finance and Corporate Governance Conference 2011 Paper. Daske, H & Gebhardt, G 2006. International Financial Reporting Standards and Experts’ Perceptions of Disclosure Quality. Abacus, vol. 42, no.3. Daske, H, Hail, L, Leuz, C & Verdi, R 2008. Mandatory IFRS Reporting around the World: Early Evidence on the Economic Consequences. Journal of Accounting Research, vol. 46, no. 5, pp. 1085-1142. Daske, H, Hail, L, Leuz, C & Verdi, R 2013. Adopting a Label: Heterogeneity in the Economic Consequences Around IAS/IFRS Adoptions. Journal of Accounting Research, vol. 51, no. 3, pp. 495-547. DeFond, M, Hu, X, Hung, M & Li, S 2011. The impact of mandatory IFRS adoption on foreign mutual fund ownership: The role of comparability. Journal of Accounting and Economics, vol. 51, no. 3, pp. 240-258. Hail, L, Leuz, C & Wysocki, P 2010b. Global Accounting Convergence and the Potential Adoption of IFRS by the U.S. (Part II): Political Factors and Future Scenarios for U.S. Accounting Standards. Accounting Horizons, vol. 24, no. 4, pp. 567-588. Joos, Philip PM & Leung, E 2013. Investor perception of potential IFRS adoption in the United States. The Accounting Review. Vol. 88, no. 2, pp.577-609. Kilic, M, Uyar, A & Ataman, B 2014. Preparedness for and perception of IFRS for SME: evidence from Turkey. Accounting and Management Information Systems. Vol. 13, no. 3, pp. 492-519. Lee, E, Walker, M & Christensen, H 2008. Mandating IFRS: its Impact on the Cost of Equity Capital in Europe. ACCA Research Report, vol. 105. Peng, S & van der Laan Smith, J 2010. Chinese GAAP and IFRS: An analysis of the convergence process. Journal of International Accounting, Auditing and Taxation, vol. 19, no. 1, pp. 16-34. Pham, HH 2012. A Comparative Study of Vietnamese and International Accounting Standards, PhD Thesis. School of Accounting, Curtin University, Curtin University, pp. 217. Poudel, G, Hellman, A & Perera, H 2014. The adoption of International Financial Reporting Standards (IFRS) in a non-colonized country: the case of Nepal. Advances in Accounting, incorporating Advances in International Accounting. Vol. 30, pp.209-216. Sacarin, M, Bunea, S & Girbina MM 2013. Perceptions of accounting professionals on IFRS application at the individual financial statement: Evidence from Romania. Accounting and Management Information Systems. Vol. 12, no. 3, pp.405-423. Yapa, PWS, Krial, D & Joshi, M 2015. The adoption of ‘International Accounting Standard (IAS) 12 Income Taxes’: Convergence or divergence with local accounting standards in selected ASEAN countries? Australasian Accounting, Business and Finance Journal, vol. 9, no. 1 (7), 2015.

Page 69: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

69

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS) TRÊN THẾ GIỚI VÀ TÍNH CẤP THIẾT ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

Ths. Lê Phương Hảo Khoa Kinh tế, Đại học Tây Bắc

Chuẩn mực lập báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế (IFRS) là điều kiện để đảm bảo các doanh nghiệp (DN) và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong công tác lập BCTC. Việc áp dụng IFRS, nhằm cải thiện chất lượng thông tin kế toán và do Hội đồng Chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế (IASB) biên soạn, nhằm thuận tiện cho các nghiệp vụ tài chính trên thế giới. Trong bài viết này, tác giả khái quát sự phát triển của IFRS trên thế giới từ khi bắt đầu chuẩn mực quốc tế phát hành, cho đến khi IFRS chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2005. Trải qua hơn 10 năm, thực hiện IFRS trên hơn 130 nước trên toàn thế giới và những lợi ích mà IFRS đem lại. Bên cạnh đó, còn có những khó khăn, cơ hội và thách thức của việc áp dụng IFRS ở Việt Nam. Từ đó cho thấy, tính cấp thiết áp dụng IFRS tại Việt Nam. Sự phát triển của Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) trên thế giới

IFRS do Hội đồng CMKT quốc tế (IASB) và Hội đồng giải thích lập BCTC quốc tế (IFRIC) biên soạn theo định hướng thị trường vốn và hệ thống lập BCTC. Phương thức lập BCTC được mô tả là tập trung vào mối quan hệ giữa DN với nhà đầu tư và tập trung vào luồng thông tin đến thị trường vốn. Cơ quan Nhà nước vẫn sử dụng BCTC như là hoạt động kinh tế, tuy nhiên BCTC này được lập cho mục đích của nhà đầu tư.

Giữa những năm 1973 và năm 2000, chuẩn mực quốc tế phát hành. Trong thời kỳ này, các nguyên tắc kế toán được biểu hiện là CMKT quốc tế (IAS). Từ năm 2001, IASB mô tả các nguyên tắc kế toán với tên gọi mới là Chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS), mặc dù các CMKT quốc tế vẫn tiếp tục được thừa nhận.

IFRS chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2005. Năm 2005, đánh dấu sự bắt đầu của kỷ nguyên mới về cách quản lý kinh doanh toàn cầu và hoàn thành sự nỗ lực trong khoảng 32 năm (từ năm 1973 đến 2005) bằng việc ban hành các nguyên tắc lập BCTC cho thị trường vốn trên thế giới. Trong khoảng 12 năm gần đây, việc áp dụng IFRS đã phát triển nhanh chóng và được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Hiện nay, hơn 130 quốc gia trên thế giới đã lựa chọn IFRS cho BCTC của các công ty hoạt động trong nội địa. Tại châu Á, Singapore, Malaysia, Hong Kong, Campuchia và Trung Quốc đã và đang áp dụng gần như toàn bộ IFRS vào các khuôn khổ BCTC. Các quốc gia khác như Indonesia, Ấn Độ và Nhật Bản đã cam kết sẽ chuyển sang áp dụng IFRS trong một tương lai gần. Tất cả các tổ chức có tác động quan trọng đến nền kinh tế thế giới như G20, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Hội đồng ổn định tài chính quốc tế (FSB), Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO)… đều ủng hộ và hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên toàn cầu.

Page 70: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

70

Theo kế hoạch của IASB, trong thời gian tới IASB sẽ tập trung vào những vấn đề liên quan đến IFRS.Vấn đề lập báo cáo (hiện được đổi tên là trình bày BCTC) là công việc ưu tiên phải làm. Đầu tiên là giải quyết những gì được trình bày trên BCTC, dẫn đến việc sửa đổi dự án ghi nhận doanh thu thông qua việc phân tích tài sản, nợ phải trả thay vì phương pháp hiện nay tập trung vào các nghiệp vụ đã hoàn thành và doanh thu đã thu được tiền. Phương pháp này có ảnh hưởng lớn về thời gian ghi nhận lợi nhuận, do đó dẫn đến việc ghi nhận doanh thu theo các giai đoạn thông qua chu trình nghiệp vụ. IASB cũng tiếp tục xem xét lại chuẩn mực hợp nhất kinh doanh, cũng như nỗ lực hợp nhất giữa IFRS và GAAP của Mỹ,…

Có thể nói rằng, việc áp dụng IFRS đã mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC. IFRS được chấp nhận như chuẩn mực lập BCTC cho các công ty tìm kiếm sự thừa nhận trên thị trường chứng khoán thế giới. Việc áp dụng IFRS sẽ tăng khả năng so sánh của các thông tin tài chính và tăng chất lượng thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư, giảm sự bất định trong đầu tư, giảm rủi ro đầu tư, tăng hiệu quả của thị trường và giảm thiểu chi phí vốn. Hơn nữa, thông qua việc áp dụng IFRS sẽ giảm ngăn cách buôn bán chứng khoán bằng việc đảm bảo BCTC minh bạch hơn. BCTC được lập theo IFRS dễ hiểu và có thể so sánh, sẽ cải thiện và tạo lập mối quan hệ với người sử dụng BCTC. Tính cấp thiết áp dụngIFRS tại Việt Nam

IFRS đang được áp dụng toàn bộ hoặc gần như toàn bộ tại hơn 130 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn hội nhập mạnh mẽ trong cả phạm vi khu vực và quốc tế, IFRS càng trở thành đề tài nóng và thu hút nhiều hơn sự quan tâm của đông đảo các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong nước cũng như cộng đồng DN, đặc biệt là các DN niêm yết trên sàn chứng khoán - những DN đầu tiên được yêu cầu tiên phong áp dụng IFRS theo khung lộ trình áp dụng IFRS của Bộ Tài chính đến năm 2020.

Để nhận thấy, được sự cấp thiết áp dụng IFRS vào Việt Nam, chúng ta sẽ đi tìm hiểu những lợi ích, khó khăn, thời cơ và thách thức khi áp dụng IFRS:

Lợi ích của IFRS: Theo các chuyên gia kinh tế, IFRS giúp cho việc lập BCTC rõ ràng hơn, qua đó

đảm bảo rằng, các đơn vị trên toàn thế giới có thể lập BCTC theo một chuẩn thống nhất và tương đồng.

IFRS đang được áp dụng trên nhiều quốc gia trên thế giới, thực tế việc đánh giá xem xét những tác động của chuẩn mực BCTC quốc tế đối với DN Việt Nam là rất cần thiết, để cho các tập đoàn lớn và DN nước ngoài tin tưởng đầu tư.

IFRS đóng góp giá trị lớn đối với tính bền vững của nền kinh tế toàn cầu, vì IFRS gia tăng sự minh bạch, đồng thời giúp nâng cao trách nhiệm giải trình của DN, từ đó giảm bớt độ chênh lệch thông tin giữa nội bộ và bên ngoài công ty. Ngoài ra, IFRS giúp các DN và thị trường hoạt động hiệu quả hơn nhờ có một chuẩn mực thống nhất trên phạm vi toàn cầu và đáng tin cậy, áp dụng cho cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi.

Page 71: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

71

Trên thực tế, sau khi áp dụng IFRSở nhiều quốc gia cho thấy, mức độ tin cậy về thông tin của các công ty niêm yết, cũng như thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng ở các nước đó được giới đầu tư nước ngoài đánh giá cao.

Khó khăn khi áp dụng IFRS: Hiện nay ở Việt Nam, đa phần các DN đang áp dụng các VAS trong việc lập BCTC

theo luật định, chỉ có một số DN có vốn đầu tư nước ngoài hoặc niêm yết trên thị trường quốc tế lập BCTC theo IFRS. Vì việc áp dụng IFRS cũng không hoàn toàn dễ dàng đối với các DN. Đặc biệt đối với các DN ở Việt Nam, với trình độ ngoại ngữ, trình độ kế toán phần lớn vẫn còn ở mức thấp so với các nước trên thế giới. Một trong những thách thức đó là phải có đội ngũ nhân viên kế toán và tài chính có năng lực. Điều này không phải là vấn đề đơn giản vì IFRS được coi là rất phức tạp ngay cả đối với các nước phát triển. Theo đó, phương pháp hạch toán các giao dịch theo IFRS dựa trên bản chất các giao dịch và dựa trên nhiều xét đoán và đánh giá phân tích của các nhà quản lý, những người sẽ tư vấn cho kế toán viên lập BCTC. Hơn nữa, để áp dụng IFRS đơn vị phải bỏ ra chi phí ban đầu lớn, xây dựng lại hệ thống thu thập, xử lý và trình bày các thông tin tài chính.

Cơ hội và thách thức: Trong điều kiện hiện nay khi mà nền kinh tế thị trường đang dần được hoàn thiện, thị

trường tài chính đang trong giai đoạn phát triển nhanh, đầu tư nước ngoài mở rộng mạnh mẽ thì yêu cầu áp dụng IFRS là sự cần thiết cấp bách, khách quan. Tuy nhiên, triển khai IFRS là vấn đề không đơn giản và rất quan trọng, nên Việt Nam cần có sự tư vấn, hỗ trợ của IASB và chuyên gia của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế. Tín hiệu đáng mừng cho Việt Nam là, Chủ tịch IASB Hans Hoogervorst cam kết IASB sẽ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình áp dụng IFRS thông qua nhiều hình thức như: Đào tạo, cung cấp tài liệu giảng dạy, hỗ trợ kỹ thuật,…

Liên quan đến lộ trình triển khai IFRS, Việt Nam nên nghiên cứu, xem xét triển khai IFRS ngay sau thời điểm Luật Kế toán 2015, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Để việc triển khai IFRS đảm bảo tính khả thi, cơ quan quản lý nên đưa ra hệ thống chính sách theo hướng ban đầu áp dụng đối với các DN quy mô lớn thường xuyên có quan hệ sản xuất, kinh doanh với các đối tác quốc tế, các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Khi những lợi ích của việc triển khai IFRS được kiểm chứng, đồng thời các yếu tố thuận lợi cho triển khai rộng rãi IFRS chín muồi, thì sẽ tiến tới áp dụng chuẩn mực này cho tất cả các DN trong nền kinh tế.

Thay đổi không bao giờ là dễ dàng, nhưng thay đổi này là điều quan trọng với một nền kinh tế đang phát triển nhanh như Việt Nam. Việt Nam cần phải có dòng vốn đổ vào thị trường tài chính để có thể duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững. BCTC dựa trên IFRS của các DN Việt Nam sẽ cung cấp thông tin nhất quán, chất lượng và có tính so sánh cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Việc áp dụng IFRS cũng sẽ cho thấy khung pháp lý về DN của Việt Nam đạt các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất trên các diễn đàn kinh tế toàn cầu.

Cũng như bất kỳ hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư nhằm hỗ trợ kinh tế phát triển, việc triển khai IFRS tại Việt Nam cần có kinh phí. Khung pháp lý đối với BCTC sẽ phải được sửa đổi để thích ứng với IFRS. Việc cần làm là đào tạo và hướng dẫn về IFRS cho cả cán bộ lập BCTC và kiểm toán viên liên quan.

Cấp thiết áp dụng IFRS: Nhưng vấn đề đặt ra đối với các DN ở Việt Nam, IFRS được áp dụng sẽ tạo nhiều

điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Cụ thể, BCTC cung cấp thông tin toàn diện, đúng

Page 72: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

72

đắn, kịp thời và do đó nhà đầu tư có nhiều thông tin về thị trường vốn giảm được rủi ro trong việc đưa ra quyết định kinh tế. BCTC được định dạng theo biểu mẫu thống nhất và loại trừ sự khác biệt trong CMKT, các thông tin trên BCTC có tính so sánh qua đó sẽ giúp cho các nhà đầu tư giảm chi phí trong việc xử lý thông tin kế toán, giảm sự khác biệt quốc tế trong CMKT. Ngoài ra, chất lượng thông tin cao hơn, tính minh bạch rõ ràng sẽ làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư.

Cùng với sự gia tăng của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như phục vụ cho mục tiêu kêu gọi vốn đầu tư, các DN cần có một bản BCTC lập theo IFRS đầy đủ, minh bạch, chính xác và có độ tin cậy cao. So với VAS, IFRS có nhiều điểm nổi trội như mang lại tính minh bạch cao, gia tăng niềm tin cho nhà đầu tư trên toàn cầu về những thông tin trong BCTC của các DN.

Mặt khác, Báo cáo Việt Nam 2035 được công bố mới đây đưa ra đề xuất các CMKT Việt Nam cần thống nhất với IFRS, nhằm phát triển các thị trường vốn theo chiều sâu và thu hút hơn nữa nhà đầu tư nước ngoài.

Theo đó, việc áp dụng IFRS sẽ giúp Việt Nam đi đúng hướng với tầm nhìn Việt Nam 2035, các chính sách của ASEAN cũng như theo kịp đà phát triển của những nền kinh tế thành công khác trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam hội nhập kinh tế sâu rộng trên thị trường phẳng toàn cầu với việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)...

Trong giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, thông qua áp dụng IFRS, nền kinh tế Việt Nam nói chung và các DN Việt Nam nói riêng sẽ được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế, ví dụ như tiếp cận nguồn vốn, duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển một cách bền vững, phát triển đội ngũ nhân sự kiểm toán,...

Việc áp dụng IFRS sẽ tăng khả năng so sánh của các thông tin tài chính và tăng chất lượng thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư, giảm rủi ro đầu tư, tăng hiệu quả của thị trường và giảm thiểu chi phí vốn. Hội tụ kế toán quốc tế đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Hình thức cuối cùng sẽ là sử dụng các chuẩn mực lập BCTC tương tự nhau, bởi tất cả các DN trên toàn thế giới.

Theo giới chuyên gia trong và ngoài nước cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang ngày một hội nhập sâu rộng hơn với kinh tế thế giới, dù muốn hay không, Việt Nam sẽ phải áp dụng IFRS.

Hiện tại, các quốc gia trên thế giới đang áp dụng toàn bộ hoặc một phần IFRS, thì Việt Nam đang có lộ trình từng bước để áp dụng IFRS. Như vậy, việc áp dụng IFRS ở Việt Nam cần phải thực hiện theo từng bước một, dần tháo gỡ những khó khăn để hội nhập cùng với xu hướng hội tụ kế toán trên toàn thế giới.

-------------------------- Tài liệu tham khảo

1. Daske, H., Hail, L., Leuz, C. & Verdi, S. (2008). Mandatory IFRS Reporting Around the World: Early Evidence on the Economic Consequences. Journal of Accounting Research. 2. Li,S. (2010). Does Mandatory Adoption of International Financial Reporting Standards in the European Union Reduce the Cost of Equity Capital. The Accounting Review. 3. CPA Australia,Áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế, Vnexpress.net. 4. DN Việt Nam cần lập BCTC theo chuẩn quốc tế, Thoibaokinhdoanh.vn

Page 73: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

73

NGHIÊN CỨU NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ (IAS/IFRS)

Ths. Dương Hoàng Ngọc Khuê - Nguyễn Thị Ngọc Oanh Đại học Tài chính – Marketing

Sự khác biệt trong môi trường kinh doanh, pháp lý và văn hóa dẫn đến sự đa dạng về kế toán trên thế giới. Những khác biệt này, gây ra không ít khó khăn cho quá trình thương mại và đầu tư quốc tế. Chính điều này đã thúc đẩy tiến trình hòa hợp kế toán quốc tế, hướng đến một hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS). Vận dụng IAS/IFRS là xu thế và nhu cầu cấp thiết của nhiều quốc gia. Bài viết trình bày các nghiên cứu nhân tố tác động đến việc vận dụng IAS/IFRS và đưa ra một số khuyến nghị về vận dụng IAS/IFRS tại Việt Nam.

Từ khóa: chuẩn mực kế toán quốc tế, IAS/IFRS

Tổng quan nghiên cứu Có khá nhiều nghiên cứu được thực hiện trên thế giới về việc áp dụng IAS/IFRS tại

các quốc gia, đặc biệt tập trung nhiều vào các nước đang phát triển, bởi việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế khá quan trọng đối với các quốc gia này nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tarca (2012) đã thực hiện tổng quan các nghiên cứu về các trường hợp áp dụng IFRS và kết luận rằng, IFRS giúp cải thiện tính hiệu quả hoạt động của thị trường vốn và đầu tư xuyên biên giới, lợi ích của IFRS có nhiều khả năng được nhận ra khi việc áp dụng IFRS được hỗ trợ bởi một khuôn khổ bao gồm sự bảo vệ pháp lý, các chuyên gia có năng lực và được giám sát, thực thi đầy đủ.

Kế toán là một lĩnh vực khoa học xã hội do đó bị ảnh hưởng bởi các nhân tố môi trường (kinh tế, xã hội, văn hóa,...). Hơn thế nữa, các nhân tố này giải thích tại sao thực tiễn kế toán lại khác nhau giữa các quốc gia. Một số nhà nghiên cứu xem xét sự thay đổi về kế toán là kết quả từ môi trường của nó (Grey và cộng sự, 1997). Khá nhiều nghiên cứu được thực hiện, nhằm xác định và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc môi trường đến quyết định áp dụng tại các quốc gia.

Leuz và Verrechia (2000) đã xem xét các lựa chọn kế toán của các công ty Đức niêm yết trên sàn DAX năm 1998 trong nghiên cứu của mình. Bằng phân tích hồi quy, các tác giả chỉ ra được các nhân tố như quy mô doanh nghiệp, nhu cầu tài chính và hiệu quả tài chính giải thích đáng kể quyết định áp dụng chuẩn mực quốc tế. Sau đó, Affes và Callimaci (2007) cũng tập trung nghiên cứu các động lực dẫn đến việc áp dụng sớm IAS/IFRS của các công ty niêm yết tại Đức và Áo. Dựa vào mẫu 106 công ty, kết quả cho thấy quy mô doanh nghiệp tác động cùng chiều với xu hướng sớm vận dụng IAS/IFRS.

Trong thời kỳ số lượng các nghiên cứu về các nước đang phát triển còn khan hiếm, Zeghal và Mhedhbi (2006) đã tiến hành nghiên cứu các nhân tố quyết định đến việc áp dụng IAS/IFRS tại các quốc gia này. Nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu trên 32 quốc gia đang phát triển đã áp dụng IAS và 32 quốc gia đang phát triển chưa áp dụng, cuối cùng đưa ra kết luận rằng, các nước đang phát triển có thị trường vốn, trình độ giáo dục tiên tiến và tăng trưởng kinh tế cao có nhiều xu hướng áp dụng IAS/IFRS.

Page 74: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

74

Nghiên cứu của Kolsi và Zehri (2008) đã tiến hành trên mẫu 74 các nước mới nổi, nhằm xác định các biến kinh tế vi mô và vĩ mô ảnh hưởng đến quyết định áp dụng IFRS tại các quốc gia này. Kết quả chỉ rằng, các quốc gia phần lớn áp dụng IFRS có nền văn hóa Anglo-Saxon, tỷ lệ tăng trưởng cao, hệ thống giáo dục tốt và hệ thống pháp lý theo thông luật. Các nhân tố không ảnh hưởng đến quyết định áp dụng IFRS trong nghiên cứu bao gồm hệ số đòn bẩy, hệ thống chính trị, thị trường tài chính, hoạt động nước ngoài và tình trạng niêm yết quốc tế.

Nghiên cứu của Kossentini và Othman (2011) đã khám phá những giả định cơ bản của lý thuyết mạng lưới thể chế và kinh tế có thể hỗ trợ hoặc hạn chế các quyết định chấp nhận IFRS của các nền kinh tế mới nổi. Nhóm tác giả điều tra các tác động ở cấp độ quốc gia của các thay đổi đẳng cấu của áp lực thể chế cũng như áp lực mạng lưới kinh tế đến phạm vi áp dụng IFRS. Nghiên cứu phân tích thực nghiệm, dựa trên các kỹ thuật hồi quy cho 50 nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 2001 – 2011. Đặc biệt, nhóm tác giả còn xem xét một vài đặc điểm của các tác động ngẫu nhiên. Kết quả cho thấy đẳng cấu cưỡng chế (coercive) và mô phỏng (mimetic) có tác động mạnh mẽ và tích cực lên mức độ áp dụng IFRS. Tuy nhiên, đẳng cấu tuân thủ quy chuẩn (normative) lại có tác động ngược chiều và đáng kể lên phạm vi áp dụng IFRS tại các nền kinh tế mới nổi. Hơn thế, áp lực kinh tế là nhân tố dự báo mạnh cho việc áp dụng IFRS tại các quốc gia này.

Zehri và Chouaibi (2013) thực hiện nghiên cứu dựa trên mẫu 74 các nước đang phát triển, với mục tiêu xác định các nhân tố giải thích cho sự lựa chọn áp dụng IAS/IFRS của các nước này tính đến năm 2008. Các nhân tố mà nghiên cứu đưa ra bao gồm: (1) Văn hóa, (2) Tăng trưởng kinh tế, (3) Mức độ sẵn có của thị trường vốn, (4) Trình độ giáo dục (5) Mở cửa với thế giới bên ngoài, (6) Hệ thống pháp lý và (7) Chính trị. Kết quả chỉ ra rằng, phần lớn các nước đang phát triển có xu hướng áp dụng IAS/IFRS thường có mức tăng trưởng kinh tế cao, cùng với hệ thống pháp lý dựa trên thông luật (common law) và trình độ giáo dục tiên tiến.

Stainbank (2014) trong nghiên cứu đã sử dụng các nhân tố bao gồm tăng trưởng kinh tế, trình độ giáo dục, mở cửa kinh tế, văn hóa, quy mô thị trường vốn dựa trên mẫu 32 quốc gia châu Phi. Tác giả cho thấy, các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng nhanh, mức độ vốn hóa thị trường cao có nhiều khả năng áp dụng IFRS. Bên cạnh đó, văn hóa là biến giải thích có ý nghĩa nhất, cho rằng các quốc gia châu Phi với nền văn hóa gần với Anh thì khả năng áp dụng IFRS lớn hơn.

Bảng 1: Tổng hợp các nghiên cứu trước tại các quốc gia đang phát triển

Yếu tố Zeghal và Mhedhbi (2006)

Kolsi và Zehri (2008)

Kossentini và Othman

(2011)

Zehri và Chouaibi

(2013)

Stainbank (2014)

Mức độ sẵn có của thị trường vốn X X Trình độ giáo dục tiên tiến X X X Tăng trưởng kinh tế cao X X X X Áp lực cưỡng chế X Áp lực mô phỏng X Áp lực tuân thủ quy chuẩn X Áp lực kinh tế X Hệ thống pháp lý X X Văn hóa X X

Nguồn: Tổng hợp của nhóm tác giả

Page 75: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

75

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng IFRS Một là, Nhân tố văn hóa Văn hóa là một yếu tố quan trọng, trong việc giải thích sự lựa chọn một hệ thống kế

toán phù hợp với mỗi quốc gia. Trong tác phẩm được công bố từ năm 1980, Hofsted đưa ra năm yếu tố văn hóa quan trọng là khoảng cách quyền lực (power distance), chủ nghĩa cá nhân (individualism), định hướng dài hạn, nam tính (masculin) và sự tránh né những vấn đề chưa rõ ràng (uncertainty avoidance).Zeff (1998) cho thấy văn hóa là nhân tố tác động chủ yếu đến các chuẩn mực và giá trị của hệ thống xã hội cũng như hành vi của các nhóm tương tác trong hệ thống. Tác giả cho rằng, trong hai thập kỷ qua, văn hóa Anglo-Saxon đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa quốc gia. Theo Nobes (1998), các quốc gia bị ảnh hưởng bởi những giá trị văn hóa như nhau thì thường áp dụng các tiêu chuẩn kế toán như nhau. Từ đó, Hove (1986), Chamisa (2000), Zeghal và Mhedhbi (2006) đưa ra đề nghị rằng, việc áp dụng IFRS sẽ dễ dàng hơn đối với các quốc gia đang phát triển có nền văn hóa Anglo-Saxon.

Hai là, Nhân tố pháp lý Các quốc gia thường có hai cách khác nhau để hình thành hệ thống pháp lý của mình,

đó là dựa trên thông luật (common law) hoặc điển luật (code law). Hệ thống pháp lý dựa trên thông luật (đại diện cho các quốc gia theo Anglo-Saxon) chỉ dựa trên một số giới hạn các đạo luật, chúng được giải thích bởi tòa án và tập hợp thành một số lượng lớn các án lệ để bổ sung cho các đạo luật. Do đó, ảnh hưởng của hệ thống pháp lý này đến hệ thống kế toán là Luật công ty (hay các luật tương tự) thường không đưa ra những quy tắc cụ thể và chi tiết về việc lập và trình bày BCTC. Cũng chính bởi điều này mà cho thấy sự khác nhau giữa các chuẩn mực kế toán tại quốc gia. Những nghiên cứu giải thích tại sao một quốc gia lại áp dụng IFRS của Jaggi và Low (2000) nghiên cứu về tác động của hệ thống pháp lý lên việc công bố tài chính. Kết quả cho rằng, các doanh nghiệp thuộc các quốc gia thông luật thường có công bố tài chính tốt hơn khi so sánh với các doanh nghiệp thuộc các nước điển luật. Lịch sử cũng đã chứng minh cho sự thống trị mạnh mẽ của hệ thống pháp luật Anglo-Saxon, đặc biệt ở Hoa Kỳ, trong việc thúc đẩy nền văn hóa kế toán. Điều này giải thích cho một vài tác động của Anglo-Saxon, trong quá trình hài hòa kế toán quốc tế. Do đó, trong nhiều năm người ta có thể nhận thấy sự phổ biến của một vài dấu ấn đáng ghi nhận của Mỹ về các công việc của các cơ quan chuẩn mực quốc tế, biểu hiện bằng việc xích lại gần nhau hơn của IASB va FASB.

Ba là, Nhân tố tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế tạo ra động lực cho các quốc gia để áp dụng IFRS. Arpan và

Radebaugh (1985) coi sự phát triển kinh tế là biến cơ bản, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của kế toán và các chức năng khác trong xã hội. Điều này đồng quan điểm với nghiên cứu của Zeghal and Mhedhbi (2006), cụ thể các quốc gia có mức độ tăng trưởng kinh tế cao, thì các chức năng xã hội của kế toán cho mục đích đo lường trở nên quan trọng hơn, quy mô và độ phức tạp của các giao dịch kinh doanh và hoạt động kinh tế sẽ yêu cầu một hệ thống kế toán có chất lượng cao. Tuy nhiên, nghiên cứu của Woolly (1998) lại cho rằng trong bối cảnh châu Á, không có sự khác biệt đáng kể về tăng trường kinh tế với việc áp dụng IFRS.

Bốn là, Nhân tố trình độ giáo dục Thực tế, các tiêu chuẩn, chuẩn mực của IAS/IFRS được xây dựng theo khuynh hướng

dựa vào nguyên tắc (principles – based) cho nên khá phức tạp và đòi hỏi một sự hiểu biết, kiến thức sâu sắc không chỉ về kế toán mà bao gồm các lĩnh vực khác.

Page 76: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

76

Doupnik và Salter (1995), Street (2002) cho rằng, việc áp dụng IFRS như là một quyết định xã hội chiến lược, do đó mức độ chấp nhận các chuẩn mực này cũng phụ thuộc vào trình độ của các chuyên gia tại các nước. Nghiên cứu của Hegarty và cộng sự (2004) cũng đề cập đến yêu cầu nhất định về năng lực (các cá nhân có trình độ thích hợp) khi áp dụng IFRS.

Năm là, Nhân tố thị trường vốn Sự tồn tại của thị trường vốn là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia

(Zeghal and Mhedhbi, 2006). Trên cơ sở đó, đặt ra yêu cầu về chất lượng thông tin tài chính, thúc đẩy các hoạt động chức năng của thị trường chứng khoán, bảo vệ lợi ích nhà đầu tư. Về khía cạnh này, Gray và Radebaugh (1997) đã tuyên bố rằng, các nhà đầu tư liên tục cần các thông tin phức tạp để có thể phân tích cơ hội đầu tư và tối ưu hóa lựa chọn của họ. Nghiên cứu của Jemakowicz and Gornik-Tomaszewski (2006) đã cho thấy, các nước có thị trường tài chính mở cho các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều khả năng áp dụng IFRS.

Kết luận và khuyến nghị cho việc vận dụng IAS/IFRS tại Việt Nam Quá trình hình thành và phát triển của các chuẩn mực quốc tế cho thấy, việc lập quy

kế toán đã chuyển sang một giai đoạn mới. Việc áp dụng IAS/IFRS giúp đảm bảo các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong lập và trình bày BCTC. Với những lợi ích từ việc áp dụng IAS/IFRS như nhanh chóng hòa nhập vào chuẩn mực kế toán quốc tế, giúp các công ty huy động vốn trên thị trường quốc tế, có khá nhiều quan điểm ủng hộ việc hòa hợp kế toán quốc tế, khi mà quá trình này sẽ tạo ra một bộ chuẩn mực chung chất lượng cao cho tất cả các thị trường chứng khoán trên thế giới.

Liên minh châu Âu (EU) đã bắt đầu áp dụng IAS từ những năm đầu IASC ban hành chuẩn mực. Về nguyên tắc chung, EU áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS, tuy nhiên EU lại tiến hành thông qua từng chuẩn mực để áp dụng, do đó tạo nên hệ thống chưa thật sự đồng bộ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, các quốc gia EU vẫn bảo lưu những quan điểm riêng trong hệ thống kế toán khu vực. Quá trình hội tụ kế toán còn mang tính hình thức, do phương pháp tiếp cận riêng của các quốc gia.

Tại Mỹ, hoạt động hội tụ với chuẩn mực kế toán quốc tế của FASB bắt đầu từ những năm 2002 khi mà thỏa hiệp Norwalk ra đời, nhằm phát triển bộ chuẩn mực chất lượng cao. Trên thực thế, đây là một tiến trình đầy thử thách bởi tính pháp lý, sự can thiệp của các tổ chức thể chế, sự khác biệt trong khuynh hướng xây dựng chuẩn mực của US.GAAP và IAS/IFRS cũng như luật chứng khoán tại Mỹ.

Cũng trong năm 2002, Úc đã có những bước chuyển đổi nhất định và chính thức áp dụng IAS/IFRS từ năm 2005. Tuy nhiên, Hội đồng chuẩn mực kế toán của Úc (AASB) đã xem xét việc chỉnh sửa IAS/IFRS cho tương thích với môi trường pháp lý và những đặc điểm riêng biệt để phù hợp với Úc. CMKT Úc không đơn thuần là IAS/IFRS mà bản chất đã có sự thay đổi theo hình thức A-IAS/IFRS (IAS/IFRS đã được chuyển đổi theo Úc). Sự điều chỉnh của A-IAS/IFRS bao gồm những thay đổi trong việc lựa chọn được ban hành theo IAS/IFRS và bổ sung những hướng dẫn và thay đổi một số thuật ngữ khác so với IAS/IFRS. Chính sự điều chỉnh, bổ sung này dẫn đến A-IAS/IFRS không nhất quán với IAS/IFRS. Việc áp dụng IAS/IFRS theo phương pháp trung lập A-IAS/IFRS của Úc đã tạo nên nhiều khác biệt, không chỉ trong hệ thống CMKT mà ngay cả khi các công ty áp dụng vào thực tế.

Page 77: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

77

“Chiến lược Kế toán – Kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 480/2013/QĐ – TTg, đã xác định quan điểm là “Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hệ thống chuẩn mực”, “Hòa hợp với thông lệ quốc tế”. Trong xu thế hòa hợp với IFRS, Việt Nam cần phải nhận định, đánh giá đúng đắn tình hình và đưa ra lộ trình thích hợp. Trên thực tế, chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) được xây dựng dựa trên IAS/IFRS theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế. Đến nay, 26 Chuẩn mực Kế toán Việt Nam đã được ban hành và sửa đổi theo IAS/IFRS, tuy nhiên thực tế VAS chỉ là sự vận dụng đơn giản chuẩn mực kế toán quốc tế trong bối cảnh Việt Nam, đồng thời chưa cập nhật kịp những thay đổi của IAS/IFRS trong thời gian gần đây.

Quá trình áp dụng IAS/IFRS tại Việt Nam hay tại các quốc gia đang phát triển, chắc chắn gặp nhiều khó khăn bởi vấn đề kinh tế và trình độ giáo dục (năng lực của đội ngũ kế toán). Bên cạnh đó, phương pháp xây dựng IAS/IFRS về cơ bản là theo mô hình Anglo-Saxon và dựa trên nguyên tắc (principle-based), do đó có thể không phù hợp văn hóa và thực tiễn tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó, thị trường Việt Nam chưa đủ phát triển để thực hiện một số yêu cầu của IFRS về giá trị hợp lý, cơ sở dồn tích,... Dựa trên quan điểm vận dụng có chọn lọc IAS/IFRS của Việt Nam hiện nay, nhóm tác giả chỉ đưa ra một số khuyến nghị cho việc vận dụng IAS/IFRS tại Việt Nam để đáp ứng yêu cầu về hòa hợp chuẩn mực kế toán quốc tế:

Thứ nhất, xây dựng đội ngũ kế toán có năng lực, kinh nghiệm và am hiểu IAS/IFRS thông qua đào tạo, tập huấn.Đẩy mạnh các nghiên cứu về IAS/IFRS khi áp dụng tại doanh nghiệp với nhiều quy mô khác nhau.

Thứ hai, tiến hành đánh giá, sửa đổi, bổ sung cập nhật cho 26 Chuẩn mực hiện hành, song song ban hành thêm các chuẩn mực khác để phù hợp với IAS/IFRS, tuy nhiên phải đảm bảo sự thống nhất, thúc đẩy việc áp dụng hiệu quả trong thực tiễn Việt Nam.

Thứ ba, hoàn thiện môi trường kinh tế và hệ thống pháp lý phù hợp với yêu cầu của IAS/IFRS.

Việc áp dụng hệ thống chuẩn mực IAS/IFRS sẽ có nhiều lợi ích như nâng cao mức độ tin cậy của thông tin đối với nhà đầu tư, cho phép so sánh thông tin giữa các doanh nghiệp trong nước và các quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận với các nguồn đầu tư nước ngoài. Vì thế, tiến trình hòa hợp hay hội tụ với chuẩn mực kế toán cần được đẩy mạnh, đồng thời phải mang tính lâu dài. Đặc biệt, Việt Nam cần tiến hành một số giải pháp không chỉ trực tiếp đối với hệ thống kế toán hiện hành, mà cần chú ý thêm các yếu tố thuộc môi trường như kinh tế, hệ thống pháp lý, trình độ giáo dục và văn hóa.

--------------------------- Tài liệu tham khảo

Affes, H. & Callimaci, A. (2007). Les déterminants de l’adoption anticipée des normes comptables internationales : choix financier ou opportunisme. Comptabilité Contrôle Audit, 13(2), 149-166 Gray, S. J. & Radebaugh, L. H. (1997). International Accounting and Multinational Enterprises. New York: John Wiley & Sons. Hove, M. (1986). The Anglo-American influence on international accounting standards: The case of the Disclosure standards of the international accounting standards committee. Research in Third World Accounting, 1, 55-66. IASB (2016). IFRS 2016 Redbook.IFRS Foundation Publications Department. Copyright 2016 IFRS Foundation, 13/1/2016

Page 78: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

78

Koilsi, M. C. & Zehri, F. (2008). The determinants of IAS/IFRS adoption by emergent countries. Kossentini, A & Othman, H. B. (2011). A study of the institutional and economic determinants of IFRS adoption in emerging economics. Leuz, C. & Verrecchia, R. (2000). The economic consequences of increased disclosure. Journal of Accounting Research, 38, 91-124. Stainbank, L. (2014). Factors influencing the adoption of International Financial Reporting Standards by African Countries. Journal of Accounting Research. Vol 28 No.1. 79-95 Thủ tướng Chính Phủ, Chiến lược kế toán- kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, theo Quyết định số 480/2013/QĐ-TTg ngày 18/03/2013, Hà Nội (2013). Võ Văn Nhị và Lê Hoàng Phúc. Sự hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế - Thực trạng, nguyên nhân và định hướng phát triển. Tạp chí kiểm toán số 12/2011. Zeghal, D. & Mhedhbi, K. (2006). An analysis of the factors affecting the adoption of international accounting standards by developing countries. The International Journal of Accounting, 41, 373-386 Zehri, F. & Chouaibi, J. (2013). Adoption determinants of the International Accounting Standard IAS/IFRS by the developing countries. The Journal of economics, finance and administrative science, 18, 2013, 56-62. Website: http://www.iasplus.com/en/resources/ifrs-topics/use-of-ifrs

Page 79: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

79

NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ KẾ TOÁN CỦA CÁC QUỐC GIA

TS. Trần Quốc Thịnh Khoa kế toán - Kiểm toán, Đại học Ngân hàng Tp.HCM

Việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán nhận được sự quan tâm của nhiều Tổ chức quốc tế, các quốc gia và những nhà nghiên cứu bởi xuất phát từ ảnh hưởng lợi ích của các bên liên quan. Việc áp dụng này đã không đồng nhất giữa các quốc gia bởi sự khác biệt trong phương thức áp dụng. Để có thể nhìn nhận khái quát vấn đề này, bài viết đã tổng quan các nghiên cứu có liên quan nhằm xem xét việc ảnh hưởng cũng như các yếu tố cấu thành trong những nhân tố đến việc áp dụng chuẩn mực quốc tế của các quốc gia, trong đó tập trung xem xét và đánh giá đối với quốc gia Việt Nam. Kết quả cho thấy, các yếu tố về kinh tế, pháp lý, văn hóa và chính trị đã tác động và ảnh hưởng đáng kể đến việc áp dụng chuẩn mực quốc tế của các quốc gia. Từ đó, Việt Nam cần có những giải pháp hoàn thiện để phát triển hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) của Việt Nam để phù hợp và đáp ứng với quá trình hội nhập với quốc tế.

Từ khóa: CMKT, nhân tố tác động, chuẩn mực quốc tế

Trong tiến trình phát triển, hệ thống kế toán của các quốc gia có sự đa dạng và phức tạp, được hình thành những bản sắc riêng biệt. Sự khác biệt đó có thể phát sinh từ mỗi quốc gia hay khu vực quốc gia tạo nên các trường phái kế toán khác nhau trên thế giới. Nhiều nguyên do dẫn đến sự khác biệt trong đó phải kể đến các yếu tố từ môi trường (Alia & Branson, 2010). Các nhân tố được hình thành đã tác động đến CMKT nói riêng và hệ thống kế toán nói chung của các quốc gia. Các nhân tố đó không tách rời nhau mà kết hợp với nhau để cấu thành những đặc trưng kế toán riêng (Tymothy & Hector, 2007). Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với những quốc gia đang phát triển trong việc xác định quan điểm, cách thức hội nhập với chuẩn mực quốc tế Phan Thi Hong Duc (2010), Trần Quốc Thịnh (2014). Trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, Việt Nam cần đánh giá và xem xét những nhân tố tác động để có giải pháp và chiến lược phù hợp trong việc hoàn thiện và phát triển hệ thống CMKT quốc gia. Các nghiên cứu trước liên quan đến tác động của các nhân tố áp dụng IFRS

Những nhân tố tác động việc áp dụng IAS/IFRS của các quốc gia nhận được nhiều sự quan tâm và nghiên cứu của các tác giả. Nghiên cứu của Baker et al (2007) cho rằng sự khác biệt kế toán của các quốc gia phải kể đến đó là yếu tố kinh tế và pháp lý. Đây là hai nhân tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến việc lựa chọn chính sách, chiến lược phát triển của hệ thống chuẩn mực của quốc gia. Tymothy & Hector (2007) nhìn nhận theo quá trình hình thành và phát triển, các quốc gia và khu vực đã thiết lập, định hình những đặc trưng riêng. Những đặc điểm này về cơ bản có thể xuất phát từ các yếu tố kinh doanh, môi trường pháp lý và môi trường văn hóa. Chính những nhân tố từ các môi trường đã ảnh hưởng, chi phối đến hệ thống kế toán các quốc gia và đã tạo những khác biệt nhất định, hình thành sự đa dạng và phong phú đối với kế toán quốc tế. Nghiên cứu của Alia & Branson (2010) cho rằng sự đa

Page 80: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

80

dạng trong kế toán của các quốc gia phát xuất từ nhóm các môi trường như môi trường kinh tế, chính trị, luật và thuế, kinh doanh, nghề nghiệp và các yếu tố môi trường luôn có sự kết hợp và tác động lẫn nhau. Fatma Zehri & Jamel Chouaibi (2013) đã đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS/ IFRS của 74 quốc gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế, giáo dục đào tạo, hệ thống pháp luật có ảnh hưởng đến việc áp dụng IAS/IFRS. Phan Thi Hong Duc, Bruno Mascitelli & Meropy Barut (2014) đã nghiên cứu những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của Việt Nam khi áp dụng IFRS. Tại việt Nam, các nhân tố về môi trường tác động đến hệ thống kế toán Việt Nam được quan tâm của các nghiên cứu điển hình trước đây như Vũ Hữu Đức (1999), Tăng Thị Thanh Thủy (2009), Trình Quốc Việt (2009), Phạm Thị Thanh Hà (2009), Phan Thi Hong Duc (2010), Trần Quốc Thịnh (2014)... Mỗi tác giả có những nhận định riêng về các yếu tố tác động nhưng tựu chung đều cho rằng các yếu tố môi trường đã có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình hình thành và phát triển hệ thống kế toán cũng như việc áp dụng VAS. Các nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS của các quốc gia

Có thể thấy việc lựa chọn áp dụng IAS/IFRS của các quốc gia có sự khác biệt đáng kể. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên do trong đó bốn yếu tố cơ bản liên quan đến kinh tế, pháp lý, chính trị và văn hóa đã tác động đến việc áp dụng IAS/IFRS của các quốc gia. Một là, Nhân tố kinh tế

Nhóm này bao gồm nhân tố liên quan đến nền kinh tế nói chung và đặc điểm của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc gia được đề cập trong các nghiên cứu của Enthoven (1965), Tweedie & Whittington (1984), Nobes & Parker (1995), Robert et al (2008), Bikki, Alessandra, Francesca (2016). Sự phát triển của nền kinh tế có quan hệ với kế toán. Một nền kinh tế phát triển đòi hỏi công cụ kế toán hữu hiệu nhằm tạo niềm tin cho giao dịch cũng như sử dụng vốn hiệu quả (Enthoven, 1965). Hệ thống kế toán phát triển theo định hướng phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế quốc gia. Ví dụ hệ thống kế toán của Úc trước đây rất gần với Anh do mối quan hệ thuộc địa trong quá khứ nhưng ngày càng tách biệt do những giao dịch thương mại tăng lên của Úc với Hoa Kỳ và các quốc gia Đông Nam Á (Robert et al, 2008). Lạm phát ảnh hưởng đến hệ thống kế toán quốc gia thông qua việc phát triển hay không các phương pháp kế toán đối phó với sự thay đổi lớn về chỉ số giá (Tweedie & Whittington, 1984). Nguồn cung cấp tài chính tác động đến cách thức và mức độ cung cấp thông tin kế toán. Tại một số các quốc gia mà nguồn tài chính cho doanh nghiệp chủ yếu từ thị trường vốn, hệ thống kế toán hướng đến việc công bố thông tin nhiều hơn, kiểm toán và trình bày hợp lý (Nobes & Parker, 1995). Cấu trúc doanh nghiệp cũng được xem là một nhân tố có ảnh hưởng đến kế toán. Khi quy mô kinh doanh và mức độ phức tạp của hoạt động doanh nghiệp tăng lên, hệ thống kế toán đòi hỏi phát triển những công cụ tương ứng (Bikki, Alessandra, Francesca, 2016). Báo cáo tài chính tập đoàn, hợp nhất kinh doanh, công cụ tài chính… là những ví dụ chứng minh cho luận điểm trên.

Như vậy có thể thấy yếu tố kinh tế phụ thuộc vào sự phát triển đồng bộ của nền kinh tế quốc gia và điều này ảnh hưởng đến chiến lược áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán. Một nền kinh tế phát triển với thị trường vốn phát triển, cấu trúc doanh nghiệp đa dạng sẽ dễ dàng áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán. Điều này cũng dễ dàng nhận thấy đối với một số quốc gia đang phát triển sẽ khó khăn hơn bởi các điều kiện để thỏa mãn áp dụng của thị trường tài chính chưa phát triển, các giai dịch còn hạn chế.

Page 81: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

81

Hai là, Nhân tố pháp lý Pháp lý cũng là những nhân tố được ghi nhận sớm về ảnh hưởng đến hệ thống kế toán

quốc gia liên quan đến các nghiên cứu của Nobes & Parker (1995), Robert et al (2008), Ajit, Han, Mike, Gökhan (2015). Hệ thống pháp luật được xem là một yếu tố tác động lớn đến hệ thống kế toán. Các quốc gia thuộc nhóm thông luật (common law) thường ít ban hành những quy định chi tiết về kế toán hơn các quốc gia thuộc hệ thống điển luật (code law) (Nobes & Parker, 1995). Hệ thống thuế cũng như quan hệ giữa thuế và kế toán là một nhân tố tác động đáng kể đến hệ thống kế toán. Robert et al (2008) chia thành ba nhóm quốc gia là nhóm có hệ thống kế toán và hệ thống thuế hoàn toàn độc lập như Hoa Kỳ, Anh; nhóm có hệ thống kế toán và hệ thống thuế chung một hệ thống, trong đó hệ thống thuế quy định chi tiết và kế toán phải theo các quy định của thuế, ví dụ như Pháp, Đức và nhóm có hệ thống thuế đơn giản được dựa trên thông tin của hệ thống kế toán như các quốc gia đang phát triển trong khối thịnh vượng chung. Ajit, Han, Mike, Gökhan (2015) cho rằng tính pháp lý đã tác động đến các quốc gia ở châu Âu sử dụng IFRS.

Yếu tố pháp lý đã ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán bởi các chuẩn mực này mang tính xét đoán nhiều hơn, được xem xét trên cơ sở nguyên tắc (principles) hơn là các qui định (rules). Do đó các quốc gia thông luật như Anh, Mỹ, Úc có xu hướng áp dụng dễ dàng hơn bởi tính linh hoạt, trong khi các quốc gia điển luật như Pháp, Đức thì việc vận dụng sẽ gặp những khó khăn nhất định bởi hệ thống luật ràng buộc. Ba là, Nhân tố chính trị

Nhân tố chính trị liên quan đến vai trò của Nhà nước. Một số tác giả đề cập đến nhân tố này dưới dạng các thể chế chính trị trong đó Nhà nước can thiệp nhiều hay ít vào nền kinh tế (Robert et al, 2008). Một số khác nhìn nhận chúng như một sự liên quan chặt chẽ trong mối quan hệ chính trị - kinh tế như quan hệ giữa Hoa Kỳ với Canada và Mexico hoặc giữa Anh với các thuộc địa cũ (Doupnik & Perera, 2007). Trong những năm gần đây, nhân tố chính trị được nhắc tới dưới dạng các chính sách của quốc gia trong tiến trình hội tụ quốc tế nhằm bảo đảm lợi ích quốc gia. Kees & Zeff (2007) phân tích quan hệ chính trị giữa EU, Hoa Kỳ và IASB trong việc ra quyết định về hội tụ kế toán. Ramanna (2011) phân tích cách thức ba quốc gia Canada, Trung quốc và Ấn độ trong việc lựa chọn chiến lược tiếp cận và ghi nhận chiến lược này phụ thuộc vào quan hệ sức mạnh giữa quốc gia với IASB.

Yếu tố chính trị được xem là đã tác động mạnh trong việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán. Yếu tố này thể hiện sự ảnh hưởng trong định hướng, chiến lược phát triển gắn với quá trình hội nhập quốc tế. Những quốc gia chủ động, tích cực hội nhập toàn cầu có xu hướng áp dụng một cách nhanh chóng hơn, trong khi một số quốc gia thận trọng trong đường hướng nên việc áp dụng còn hạn chế. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, những quốc gia với tiềm lực vốn lớn sẽ có sức ảnh hưởng và chi phối nhiều hơn trong việc áp dụng. Bốn là, Nhân tố văn hóa

Lý thuyết Gray dựa trên nền tảng nghiên cứu của Hofstede (1984) về các khuynh hướng văn hóa. Trong nghiên cứu này, Hofstede đã xác định có bốn khuynh hướng văn hóa của các quốc gia ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đó là: chủ nghĩa cá nhân/tập thể, khoảng cách quyền lực, né tránh/không né tránh những vấn đề chưa chắc chắn. Trên cơ sở đó, Gray đã phát triển và hình thành nhóm nhân tố ảnh hưởng đến các giá trị kế toán bao gồm

Page 82: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

82

phát triển nghề nghiệp/kiểm soát theo luật định, thống nhất/linh hoạt, thận trọng/lạc quan và bảo mật/công khai. Lý thuyết của Gray được nhiều nhà nghiên cứu khác sử dụng điển hình như Nobes (1998), Haniffa & Cooke (2002), Noravesh et al (2007), Borker (2012).

Yếu tố văn hóa đã ảnh hưởng đến việc vận dụng chuẩn mực quốc tế của các quốc gia. Do đó những quốc gia có khuynh hướng thận trọng, né tránh những điều chưa chắc chắn, kiểm soát theo luật định, tính thận trọng sẽ ít chấp nhận áp dụng ngay đối với chuẩn mực quốc tế về kế toán mà sẽ thực hiện theo lộ trình. Tuy nhiên, những quốc gia mà tính linh hoạt, có sự phát triển của nghề nghiệp kế toán, đảm bảo tính công khai… sẽ có xu hướng thích nghi nhanh và dễ dàng áp dụng hơn. Nhận định những nhân tố môi trường tác động đến hệ thống VAS

Như trên đã trình bày, các quốc gia có sự khác biệt đáng kể về môi trường kinh tế, pháp lý, chính trị và văn hóa và điều này đã tác động đến việc áp dụng chuẩn mực quốc tế về kế toán. Việt Nam trong quá trình hội nhập và phát triển trong khu vực và quốc tế cũng đã chịu tác động bởi các yếu tố môi trường trongquá trình hình thành và phát triển CMKT. Một là, Nhân tố kinh tế

Việt Nam là quốc gia đang phát triển, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù Nhà nước chủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh tế nhưng kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển kinh tế. Trong chiến lược phát triển kinh tế đã nêu rõ Việt Nam cần phát triển nhanh, hài hòa các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp, đồng thời phải tăng cường tiềm lực và nâng cao hiệu quả kinh tế Nhà nước và kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011). Ngoài ra, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là DNNVV. Duy Phương (2015) doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm trên 97% tổng số doanh nghiệp của cả nước và các doanh nghiệp này đóng góp 50% GDP và tạo ra 62% việc làm cho người lao động. Đối với thị trường tài chính Việt Nam trong những năm gần đây có những biến chuyển tích cực, đặc biệt là thị trường chứng khoán đã có những tiến triển nhất định. Trong giai đoạn 2000 - 2005 vốn hóa thị trường đạt xấp xỉ 1% GDP nhưng đến năm 2006 quy mô thị trường đã đạt 22,7% GDP và tiếp tục đạt mức trên 43% GDP vào năm 2007. Do khủng hoảng kinh tế thế giới, mức vốn hóa trong những năm sau có giảm, tuy nhiên mức vốn hoá thị trường năm 2013 tăng so với năm 2012, đạt khoảng 964 nghìn tỉ đồng (tăng 199 nghìn tỉ đồng so với cuối năm 2012), tương đương 31% GDP. Sự gia tăng của các chỉ số đã đưa thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một trong mười quốc gia có mức độ phục hồi mạnh nhất thế giới. Tổng dòng vốn nước ngoài luân chuyển trong năm 2014 tăng 54% và giá trị danh mục tăng khoảng 3,8 tỉ USD so với cuối năm 2015. Số tài khoản nhà đầu tư đạt khoảng 1,27 triệu tài khoản, trong đó số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài tăng 55% (Vũ Trọng, 2015). Với thị trường tài chính được lành mạnh cũng như thị trường chứng khoán ổn định thì ngày càng có nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước do đó đòi hỏi chất lượng thông tin phải hợp lý để đáp ứng nhu cầu ra quyết định kinh doanh. Điều này cũng đồng nghĩa các nguyên tắc, phương pháp kế toán cần phải được chuẩn hóa theo hệ thống CMKT. Vấn đề này cũng tương tự như quan điểm của Robert et al (1998) cho rằng hệ thống kế toán phát triển phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.

Page 83: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

83

Hai là, Nhân tố pháp lý Nhìn chung các hoạt động kinh tế được điều hành bởi các Luật và các qui định pháp

lý. Luật Kế toán (2015) quy định khá chi tiết về kế toán so với các quốc gia theo thông luật. Hệ thống CMKT do Bộ Tài chính là một cơ quan Nhà nước ban hành. Các qui định trong Luật Kế toán đã ảnh hưởng và chi phối đến các nguyên tắc và phương pháp của CMKT. Trong môi trường pháp lý như trên, các tổ chức nghề nghiệp không có chức năng lập quy. Năm 2005, theo Quyết định 47/2005/QĐ-BTC, Bộ Tài chính đã giao bổ sung những quyền hạn cho Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam trong đó chỉ dừng lại ở việc Hội cử cán bộ chuyên môn tham gia Hội đồng Kế toán quốc gia, các ban soạn thảo CMKT, chuẩn mực kiểm toán hoặc soạn thảo Chế độ kế toán (Bộ Tài chính, 2005). Điều này phù hợp với nhận định của Robert et al (1998) cho rằng hệ thống Luật, các qui định liên quan cũng như vai trò của tổ chức nghề nghiệp sẽ tác động đến hệ thống kế toán quốc gia. Ba là, Nhân tố chính trị

Nhóm nhân tố chính trị có tác động mạnh mẽ đến quá trình hội tụ kế toán quốc tế và điều này khá đúng với Việt Nam. Quá trình hình thành các CMKT Việt Nam phản ảnh ý chí của Nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu để đạt được các mục tiêu chính trị và kinh tế. Nguyen Cong Phuong & Jacques Richard (2011) cho rằng Việt Nam ban hành các CMKT xuất phát từ áp lực để được chấp nhận là thành viên của WTO. Khi chuẩn bị gia nhập WTO và thực hiện chủ trương đa phương hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam đã dứt khoát và mạnh mẽ thực hiện quá trình hình thành CMKT với xuất phát điểm hầu như bằng không. Một lần nữa, khi Việt Nam trong tiến trình gia nhập tổ chức Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng như Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), các CMKT Việt Nam được khởi động bằng việc ban hành 8 dự thảo CMKT và các chuẩn mực này tương tự như chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS/IFRS). Điều này cũng phù hợp với giải thích của Ramanna (2011) về tác động của chính trị đối với quá trình hội tụ kế toán quốc tế. Bốn là,Nhân tố văn hóa

Sự tác động của văn hóa đến hệ thống kế toán Việt Nam hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu chính thống. Trong hệ thống đo lường các khuynh hướng văn hóa của Hofstede, Việt Nam được đánh giá với mức điểm tương ứng: chủ nghĩa cá nhân (70), khoảng cách quyền lực (20), né tránh những vấn đề chưa chắc chắn (40), định hướng dài hạn (30) và nam tính (80) (Hofstede, 2016). Với các thông số trên, áp dụng lý thuyết của Gray (1988), trong hệ thống kế toán Việt Nam tính chất thận trọng được đề cao, nhấn mạnh đến sự tuân thủ các qui định, hạn chế những vấn đề mang tính xét đoán. Điều này tỏ ra mâu thuẫn với thực tế Việt Nam nhanh chóng ban hành các CMKT dựa trên chuẩn mực quốc tế. Kết luận

Những đặc điểm liên quan đến các yếu tố về kinh tế, chính trị, pháp lý và văn hóa đã ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS của các quốc gia, không riêng quốc gia Việt Nam. Tuy nhiên trong xu hướng hội nhập và phát triển, Việt Nam cũng cần có những chiến lược phù hợp, giải pháp hữu hiệu đồng bộ nhằm điều chỉnh cho thích hợp các đặc điểm của Việt Nam để có thể hoàn thiện và phát triển hệ thống VAS tương thích với quốc tế. Đây là khó khăn, thử thách trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý về kế toán nhưng cũng là cơ hội để Việt Nam thu hút nguồn vốn cho phát triển kinh tế.

--------------------------

Page 84: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

84

Tài liệu tham khảo Ajit Dayanandan, Han Donker, Mike Ivanof, Gökhan Karahan. (2015). IFRS and accounting quality: legal origin, regional, and disclosure impacts. International Journal of Accounting & Information Management, Vol. 24 Iss: 3, pp.296 – 316 Alia Muiz & Branson Joël .(2010). The Illusion of Comparable European IFRS Financial Statements-The View of Auditors, Analysts and Other Users Baker et al .(2007). Evolution of research on international accounting harmonization: A historical and institutional perspective. Socio-Economic Review. Bikki Jaggi, Alessandra Allini, Francesca Manes Rossi. (2016). Impact of Accounting Traditions, Ownership and Governance Structures on Financial Reporting by Italian Firms. Review of Pacific Basin Financial Markets and Policies, Volume 19, Issue 01, Borker .(2012). Accounting, Culture And Emerging Economies: IFRS In Central And Eastern Europe. International Business & Economics, 11(9). Bộ Tài chính .(2005). Quyết định 47/2005/ QĐ-BTC về việc chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán và kiểm toán. Enthoven .(1965). Economic development and accountancy. Journal of Accountancy, (August). Fatma Zehri & Jamel Chouaibi, 2013. Adoption determinants of the International Accounting Standards IAS/IFRS by the developing countries. Gray .(1988). Towards a theory of cultural influence on the development of accounting systems internationally. Abacus, March Hofstede G. (2016). Cultural Demesion of Vietnam. [on line] Available at: <http://geert-hofstede.com/vietnam.html> [Accessed October 4, 2016]. Kees & Zeff . (2007). Financial Reporting and Global Capital Markets: A history of the International Accounting Standard Committee, 1973 – 2000. Oxford University Press. Nguyen Cong Phuong & Jacques Richard .(2011). Economic Transition and Accounting System Reform in Vietnam. European Accounting Review. Noravesh et al .(2007). The impact of culture on accounting: does Gray’s model apply to Iran? Review of Accounting and Finance, 6(3). Nobes .(1998). Towards a general model of the reasons for international differences in financial reporting. Abacus Nobes & Parker (1995). Comparative International Accounting, Prentice Hall. Ramanna (2011). The international politics of IFRS harmonization. Harvard Business School Accounting Phạm Thị Thanh Hà .( 2009). Một số định hướng cho kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế. Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Quốc hội. (2015). Luật kế toán. Hà Nội: Nhà xuất bản chính trị quốc gia. Robert et al .(2008). International Financial Accounting: A Comparative Approach. Financial Times Pitman Publishing Tăng Thị Thanh Thủy .(2009). Quá trình hòa hợp – hội tụ kế toán quốc tế và phương hướng giải pháp cho Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Trần Quốc Thịnh. (2014). Định hướng xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế. Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh Tế Tp.HCM Vũ Hữu Đức .(1999). Phân tích các nhân tố tác động đến hệ thống kế toán tại các quốc gia để xác định phương hướng hòa nhập với các thông lệ kế toán quốc tế của Việt Nam. Chuyên đề Tiến sĩ. Đại học kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.

Page 85: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

85

XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI BÁO CÁO TÀI CHÍNH VIỆT NAM THEO CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

Phạm Thị Ngọc Ly Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, việc lập báo cáo tài chính (BCTC) theo các Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) ngày càng nhận được sự ủng hộ của các nước trên thế giới. Tại Việt Nam, yêu cầu lập BCTC theo IFRS ngày càng trở lên phổ biến do yêu cầu về tính minh bạch thông tin tài chính, lành mạnh hóa các quan hệ bên trong cũng như trong lộ trình hội nhập, tham gia vào thị trường vốn quốc tế. Đến nay, Việt Nam đã ban hành 26 Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS), các thông tư hướng dẫn áp dụng chuẩn mực và một số quy định chưa có hướng dẫn trong các chuẩn mực, và gần đây nhất là việc ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC, ngày 22/12/2014, đã đánh dấu những bước chuyển biến đáng kể, hạn chế những điểm khác biệt trước đây so với kế toán quốc tế, đồng thời tạo nhiều thuận lợi cho công tác kế toán trong doanh nghiệp (DN). Bài báo tập trung nghiên cứu những điểm mới trong chính sách kế toán của Việt Nam hiện nay, cụ thể là Thông tư 200/2014/TT-BTC, so sánh với kế toán quốc tế và đề xuất một số thay đổi cần thiết trong thời gian tới, để tiến dần đến việc áp dụng cơ chế báo cáo dựa trên chuẩn IFRS.

Từ khóa: DN, Báo cáo tài chính, Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Báo cáo tài chính quốc tế, Chuẩn mực kế toán quốc tế.

Chế độ kế toán DN (DN) ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC sau khi trải qua

8 năm thực hiện đã bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế cũng như thực tiễn tại Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế trong giai đoạn mới, thúc đẩy môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập quốc tế, ngày 22/12/2014 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC, hướng dẫn Chế độ kế toán DN thay thế cho Quyết định 15/2006/QĐ-BTC, ngày 20/03/2006, của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thông tư 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/ 2009, đã đưa chế độ kế toán và lập BCTC của Việt Nam tiến lại gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế trong IAS và IFRS. Có thể thấy rằng, việc áp dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế trong lập BCTC giúp nâng cao tính công khai, minh bạch trong BCTC của DN, đặc biệt là các DN niêm yết, đồng thời còn đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Một số điểm đổi mới trong Thông tư 200/2014/TT-BTC so với trước đây

Về sổ kế toán Các DN không bắt buộc phải áp dụng mẫu sổ kế toán như trước mà được tự thiết kế,

xây dựng riêng phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động của mình. DN nào không tự xây dựng được thì vận dụng mẫu sổ theo Quyết định 15; Không bắt buộc áp dụng 4 hình thức Nhật ký chung, Nhật ký sổ Cái, Nhật ký chứng từ và Chứng từ ghi sổ. Các DN áp dụng theo hình thức của phần mềm kế toán mà DN đang sử dụng.

Page 86: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

86

Về chứng từ Tất cả các loại chứng từ đều mang tính hướng dẫn. DN được tự thiết kế biểu mẫu

riêng phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động của mình. DN nào không tự xây dựng được thì vận dụng mẫu sổ theo Quyết định 15. Về tài khoản kế toán

- Không phân biệt ngắn hạn và dài hạn trên tài khoản mà chỉ phân biệt ngắn hạn, dài hạn trên Bảng cân đối kế toán.

- Thiết kế lại toàn bộ các tài khoản phản ánh đầu tư tài chính theo thông lệ quốc tế (Chứng khoán kinh doanh, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, sẵn sàng để bán). Về BCTC

- Bổ sung, sửa đổi nhiều chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán. Bổ sung chỉ tiêu Lãi suy giảm trên cổ phiếu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Bổ sung sửa đổi một số chỉ tiêu của Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

- Đặc biệt nhất trong hệ thống BCTC là phần thuyết minh BCTC hầu như mới toàn bộ, xây dựng trên nguyên tắc minh bạch, công khai, linh hoạt. Yêu cầu thuyết minh chi tiết về thông tin các bên liên quan đối với nhiều chỉ tiêu. để góp phần chống chuyển giá.

- Lần đầu tiên xây dựng nguyên tắc kế toán và BCTC cho DN không đáp ứng giả định hoạt động liên tục theo hướng tái phân loại toàn bộ tài sản dài hạn thành ngắn hạn. Đánh giá lại toàn bộ nợ phải trả theo giá trị có thể thu hồi.

- Đổi mới trong Thông tư 202/2014/TT-BTC Hướng dẫn Báo cáo tài chính hợp nhất. - Kế toán không vì mục đích thuế mà vì mục đích chung, đảm bảo tính minh bạch rõ

ràng cho tất cả những người sử dụng BCTC. Việc ghi nhận doanh thu và chi phí kế toán không phụ thuộc vào hóa đơn mà phụ thuộc vào các điều kiện của CMKT có cho phép hay không.

- Tách biệt kỹ thuật ghi chép kế toán và trình bày BCTC. Ví dụ, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hay khấu trừ, đều không ảnh hưởng đến bản chất là thuế gián thu. Vì vậy, trên sổ kế toán có thể tách ngay thuế tại thời điểm ghi nhận doanh thu hoặc định kỳ mới điều chỉnh trên sổ kế toán nhưng trong mọi trường hợp, chỉ tiêu doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ trên BCKQHĐKD đều không bao gồm thuế gián thu.

Một số khác biệt cơ bản về việc ghi nhận các khoản mục trên BCTC giữa VAS và IAS/IFRS

Khoản mục IAS/IFRS VAS Tiền Ghi nhận ngay khi phát sinh thu chi tiền, khi phê duyệt

séc. DN không phụ thuộc vào ngân hàng. Cuối kỳ báo cáo, kế toán phải lập bảng điều hòa, đối chiếu giữa số dư tiền theo sổ kế toán của công ty vào theo số dư của ngân hàng.

Ghi nhận căn cứ vào giấy báo Nợ, báo Có của ngân hàng. DN phụ thuộc vào việc ghi chép của ngân hàng nên có thể cập nhật chậm trễ biến động của tài khoản tiền gửi ngân hàng vào ngày lập BCTC.

Các khoản phải thu Tách biệt giữa các khoản phải thu kinh doanh, thương mại (từ bán hàng, hàng hóa, dịch vụ) và các khoản phải thu do bán TSCĐ hay các khoản phải thu khác như bán cổ phiếu.

Không có sự tách biệt giữa các khoản phải thu kinh doanh (do bán hàng hóa) với các khoản phải thu từ việc bán tài sản cố định.

Giá trị hàng tồn kho hình thành từ khâu sản xuất

Chi phí nhân công trực tiếp tính vào giá trị hàng tồn kho chỉ bao gồm tiền lương, tiền công của công nhân trực tiếp và các khoản tiền gắn liền với giờ lao động trực tiếp có thể như tiền cơm giữa ca, tiền ngoài giờ hệ số 1. Nó không bao gồm các khoản tiền đi theo người lao động trực tiếp như chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, công

Chi phí nhân công trực tiếp tính vào giá trị hàng tồn kho hình thành từ khâu sản xuất: Là tiền lương và tất cả các chi phí cho người lao động trực tiếp sản xuất. Nó bao gồm cả các khoản ngoài lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn (ngoại trừ trong DN xây dựng).

Page 87: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

87

đoàn phí, đồng phục, bảo hộ lao động. Tiền ngoài giờ hệ số chênh lệch lớn hơn 1 được tính là chi phí lao động gián tiếp.

Giá trị tài sản sinh học và sản phẩm nông nghiệp

Xây dựng chuẩn mực riêng IAS 41- Nông nghiệp. Các sản phẩm nông nghiệp và tài sản sinh vật được ghi theo giá trị hợp lý trừ chi phí bán hàng ước tính. Trừ khi, giá trị hợp lý không xác định được một cách đáng tin cậy, sẽ sử dụng phương pháp giá gốc.

Giá trị các sản phẩm nông nghiệp được ghi nhận giống như tất cả các tài sản khác của DN là đều theo giá gốc hay chi phí ban đầu. Đồng thời không có chuẩn mực riêng về kế toán nông nghiệp.

Cổ phiếu thương mại ngắn hạn (nhà đầu tư nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết)

Ban đầu ghi khoản đầu tư theo giá phí, cuối kỳ ghi giá trị đầu tư theo giá thị trường. Chênh lệch giữa giá thị trường và giá ghi sổ trước đó sẽ ghi vào lãi lỗ chưa thực hiện.

Ghi nhận theo giá gốc, cuối năm nếu giá thị trường xuống thấp hơn giá gốc, lập khoản dự phòng ghi vào chi phí tài chính. Sang năm tiếp theo nếu giá cổ phiếu lên lại, điều chỉnh khoản dự phòng, ghi vào thu nhập tài chính.

Các khoản đầu tư dài hạn

Đầu tư ban đầu được ghi theo giá vốn, cuối kỳ điều chỉnh khoản đầu tư về giá thị trường và ghi tăng nếu giá cao hơn so với giá cũ hoặc giảm vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán nhưng không trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh.

Ghi đầu tư dài hạn và ngắn hạn giống nhau. Ban đầu ghi theo giá vốn, cuối kỳ kế toán điều chỉnh nếu giá thị trường xuống thấp hơn giá vốn, kế toán ghi vào chi phí tài chính. Nếu giá cổ phiểu lên cao hơn giá mua, kế toán không ghi điều chỉnh. Bảng cân đối kế toán vẫn ghi khoản đầu tư theo giá vốn, không ghi lãi hay tăng vốn chủ sở hữu.

Các khoản lãi lỗ chưa thực hiện từ các khoản đầu tư

Các chứng khóan thương mại, cuối kỳ kế toán tạm thời (quý) và năm ghi giá trị đầu tư theo giá thị trường. Chênh lệch giữa giá trị thị trường và giá trị ghi sổ trước đó, sẽ ghi vào lãi hoặc lỗ chưa thực hiện. Lưu ý rằng, đối với các khoản đầu tư chứng khóan sẵn sàng để bán, khoản chênh lệch giữa giá thị trường và giá vốn hay giá trị sổ đựơc ghi vào lãi lỗ chưa thực hiện từ các khoản đầu tư nhưng báo cáo trong phần vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế tóan và báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, không nằm trong báo cáo kết quả kinh doanh.

Cuối năm, giá thị trường xuống thấp hơn giá vốn, kế toán phải lập dự phòng và ghi nhận vào chi phí hoạt động tài chính (được ghi nhận trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của DN). Còn đối với các báo cáo quý là không bắt buộc, điều này làm cho báo cáo tài chính quý không phản ánh một cách hợp lý và trung thực tình hình tài chính của DN.

Tài sản cố định hữu hình - Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu

Cho phép hai cách kế toán ghi nhận tài sản theo giá gốc hoặc đánh giá lại theo giá trị hợp lý, đồng thời quy định việc đánh giá lại tài sản chỉ được sử dụng nếu giá trị hợp lý của tài sản có thể đo lường được một cách đáng tin cậy.

Chỉ cho phép ghi nhận và báo cáo theo giá gốc.

Tài sản cố định hữu hình - Kế toán các khoản cho tặng của chính phủ

Yêu cầu các khoản cho tặng được ghi nhận theo phương pháp thu nhập, các khoản cho tặng được ghi nhận như một khoản thu nhập trong kỳ liên quan để phù hợp với các chi phí liên quan mà chúng được nhận để bù đắp.

Trường hợp DN được tài trợ, biếu tặng TSCĐ hữu hình đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, kế toán ghi vào thu nhập khác theo giá trị ước tính (tính hết vào thu nhập một kỳ kế toán).

Tài sản vô hình Đất hay quyền sử dụng đất là tài sản hữu hình chứ không phải là tài sản vô hình.

Đất hay quyền sử dụng đất được xếp loại là tài sản cố định vô hình.

Về việc ghi giảm giá trị tài sản

Có một nguyên tắc đã được thiết lập là tất cả các tài sản sẽ không được ghi nhận và báo cáo ở giá trị cao hơn giá trị có thể thu hồi. Một thực thể cần phải ghi giảm giá trị ghi sổ của một tài sản về bằng giá trị có thể thu hồi được nếu giá trị ghi sổ của tải sản không thể thu hồi hoàn toàn.

Không ghi nhận việc giảm giá do hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật cho các tài sản dài hạn. Ví dụ nếu một tài sản cố định bị hư hỏng hay bị lạc hậu về kỹ thuật không sử dụng được thì không ghi nhận và không báo cáo gì. Tài sản đó vẫn được ghi nhận trong BCTC cho đến khi thanh lý, nhượng bán,…

Các khoản phải trả thương mại

Các khoản phải trả thương mại do mua chịu hàng hóa, nguyên liệu phải được tách ra khỏi các khoản phải trả từ việc mua bán tài sản dài hạn. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh phải được tách biệt với dòng tiền từ các hoạt động đầu tư (như mua sắm tài sản cố định).

Các khoản phải trả thương mại không tác biệt với các khoản phải trả từ việc mua bán các tài sản dài hạn (hoạt động đầu tư).

Lãi từ hoạt động kinh doanh

Lãi từ hoạt động kinh doanh là các khoản lãi từ các hoạt động kinh doanh chính của DN nó không bao gồm những khoản thu nhập tài chính và chi phí tài chính.

Khoản mục “Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh” bao gồm cả thu nhập và chi phí tài chính (cả chi phí lãi vay).

Doanh thu tài chính và chi phí tài chính

Không đưa ra khái niệm doanh thu tài chính và chi phí tài chính mà nó được ghi rõ ràng từng mục theo đúng bản chất của nó để mang tính quản trị cao hơn. Ví dụ, thu nhập lãi tiền gửi, thu nhập từ cổ tức của công ty liên kết, liên doanh; Chi phí lãi tiền vay, lãi lỗ do chênh lệch tỷ giá ngoại hối.

Khái niệm doanh thu hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính có nghĩa rất rộng bao gồm nhiều hoạt động như các khoản thu tiền lãi cho vay, tiền cổ tức, lợi nhuận được chia, thậm chí cả tiền bản quyền, chi phí vay tiền, chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính, lỗ chuyển nhượng chứng khoán…

Page 88: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

88

Kết luận và kiến nghị

Hiện nay, với sự gia tăng của các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như phục vụ cho mục tiêu kêu gọi vốn đầu tư, các DN Việt Nam cần có một bản BCTC lập theo IFRS đầy đủ, minh bạch, chính xác và có độ tin cậy cao nhằm tiếp cận nguồn vốn, duy trì năng lực cạnh tranh,.... Mặt khác, Báo cáo Việt Nam 2035 được công bố mới đây đưa ra đề xuất các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam cần thống nhất với IFRS, nhằm phát triển thị trường vốn theo chiều sâu và thu hút hơn nữa nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, việc áp dụng IFRS sẽ giúp Việt Nam đi đúng hướng với tầm nhìn Việt Nam 2035, các chính sách của ASEAN cũng như theo kịp đà phát triển của nền kinh tế thành công trong khu vực và trên thế giới.

Trên thực tế, Việt Nam đã và đang có những bước đi tích cực, để sẵn sàng tiến tới áp dụng rộng rãi IFRS. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, công cụ kế toán và kiểm toán của Việt Nam đã được cải cách và hoàn thiện phù hợp, trong đó đặc biệt là việc áp dụng Chuẩn mực quốc tế về kế toán, kiểm toán đã được luật hóa. Mặt khác, “Chiến lược phát triển kế toán - kiểm toán Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030” đã khẳng định, Việt Nam quyết tâm áp dụng IFRS. Luật Kế toán 2015 có hiệu lực từ 1/1/2017, đã bổ sung “Nguyên tắc giá trị hợp lý”. Đây là những bước chuẩn bị chủ động, cần thiết, để tiến tới áp dụng rộng rãi IFRS tại Việt Nam bởi như so sánh ở trên thì điểm khác biệt lớn là VAS hạch toán theo nguyên tắc giá gốc, còn IFRS theo nguyên tắc giá thị trường (giá trị hợp lý).

Ngoài ra, để Chuẩn mực Kế toán Việt Nam thống nhất với IFRS, cần lưu ý một số thay đổi sau:

Một là, thay đổi căn cứ hạch toán trên tài khoản tiền gửi ngân hàng: Theo quy định hiện nay, căn cứ để hạch toán trên Tài khoản 112 “Tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, séc chuyển khoản,…)”, hơn nữa cuối tháng khi phát sinh các khoản chênh lệch chưa xác định được nguyên nhân thì kế toán ghi sổ theo số liệu của ngân hàng sau đó, tiếp tục xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ. Việc này sẽ làm kế toán DN phụ thuộc hoàn toàn vào việc ghi chép của ngân hàng và có thể cập nhật chậm trễ biến động của tài khoản tiền gửi ngân hàng vào ngày lập BCTC làm cho số dư khoản mục tiền trên BCTC, không được phản ánh đúng thực tế. Vì vậy, để chủ động trong quá trình hạch toán tài khoản tiền gửi ngân hàng của DN nên cho phép kế toán ghi nhận sự biến động của tiền gửi ngân hàng ngay khi phê duyệt séc, ủy nhiệm chi,…. và định kỳ đối chiếu số liệu với ngân hàng để kịp thời điều chỉnh nếu phát sinh chênh lệch.

Hai là, tách biệt các khoản phải thu, phải trả theo nội dung nghiệp vụ: Hiện nay, kế toán sử dụng duy nhất tài khoản “Phải thu của khách hàng”, “Phải trả cho người bán” để phản ánh các khoản nợ và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu, phải trả của DN với khách hàng và nhà cung cấp về tiền mua bán sản phẩm, hàng hóa, kể cả bất động sản đầu tư, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ,…. Như vậy, số liệu trên báo cáo tài chính không thể hiện rõ khoản vốn mà DN để khách hàng tạm thời chiếm dụng thuộc hoạt động kinh doanh chính hay hoạt động bất thường và ngược lại là đối với DN và nhà cung cấp, điều này

Page 89: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

89

có thể dẫn tới nhìn nhận sai lệch từ nhà đầu tư. Vì vậy, nên có sự tách biệt giữa các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh, thương mại (mua bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ) và các khoản phải thu, phải trả do mua bán TSCĐ hay mua bán cổ phiếu,…

Ba là, xây dựng và ban hành chuẩn mực kế toán nông nghiệp: Sản phẩm nông nghiệp và tài sản sinh vật đa dạng và phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn chưa có chuẩn mực riêng hướng dẫn cụ thể về kế toán trong lĩnh vực này. Hiện nay, sản phẩm trong lĩnh vực này được ghi nhận theo giá gốc hay chi phí ban đầu, trong khi giá trị thường xuyên biến động. Vì vậy, cần có chuẩn mực kế toán hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho từng đối tượng và trong từng trường hợp ghi nhận theo giá gốc hay các loại giá khác.

Bốn là, điều chỉnh một số nội dung được ghi nhận vào thu nhập và chi phí tài chính, đồng thời không tính khoản mục này vào phần lãi từ hoạt động kinh doanh của DN: Theo IFRS, lãi từ hoạt động kinh doanh là các khoản lãi từ các hoạt động kinh doanh chính của DN nó không bao gồm những khoản thu nhập tài chính và chi phí tài chính. Hơn nữa, có một số nội dung liên quan đến các khoản đầu tư được ghi nhận vào doanh thu hoặc chi phí tài chính là chưa hợp lý. Ví dụ, đối với cổ phiếu thương mại ngắn hạn, cuối năm nếu giá thị trường xuống thấp hơn giá gốc, lập khoản dự phòng ghi vào chi phí tài chính, sang năm tiếp theo nếu giá cổ phiếu lên lại, điều chỉnh khoản dự phòng, ghi vào thu nhập tài chính như vậy ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của thông tin trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Trong khi đó, theo IFRS chênh lệch giữa giá thị trường và giá ghi sổ trước đó sẽ ghi vào lãi lỗ chưa thực hiện và được báo cáo trong phần vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán, không nằm trong báo cáo kết quả kinh doanh.

Năm là, bổ sung thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính về ghi nhận giá trị tài sản cố định: Thông thường, tài sản cố định của DN chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản. Vì vậy, để phản ánh chính xác giá trị tài sản cố định của DN tại thời điểm báo cáo, ngoài việc phản ánh trên bảng cân đối kế toán thì trên thuyết minh báo cáo tài chính cũng cần cụ thể giá trị các tài sản cố định hữu hình hư hỏng hoặc không sử dụng lâu dài, bởi nếu tài sản này chưa được bán hay thanh lý nó vẫn được báo cáo theo giá trị sổ sách, mặc dù giá trị sổ sách đó không còn phản ánh đúng giá trị thu hồi của tài sản.

Sáu là, liên quan đến lộ trình triển khai IFRS: Để việc triển khai IFRS đảm bảo tính khả thi, cơ quan quản lý nên đưa ra hệ thống chính sách theo hướng ban đầu áp dụng đối với các DN quy mô lớn thường xuyên có quan hệ sản xuất, kinh doanh với các đối tác quốc tế, các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Khi những lợi ích của việc triển khai IFRS được kiểm chứng, đồng thời các yếu tố thuận lợi cho triển khai rộng rãi IFRS chín muồi, thì sẽ tiến tới áp dụng chuẩn mực này cho tất cả các DN trong nền kinh tế.

-------------------------- Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ Tài chính. (2015). Chế độ kế toán DN. NXB Tài chính [2]. Deloit. (2014). Retrieved from Iasplus website: http://www.iasplus.com/en/standards. [3]. Nam, T.X. (2012). Retrieved from So sánh VAS và IFRS website: http://sosanhvasifrs.blogspot.com/ [4] AN, N. V. (2014). ABC. Retrieved from www.udn.vn: www.udn.vn/abc [5] Chung. (2016). Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí tài chính.

Page 90: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

90

LÝ DO ÁP DỤNG IFRS Ở VIỆT NAM

Ths. Phạm Thị Lai Trường Đại học Quy Nhơn

So với chuẩn mực kế toán (CMKT) Việt Nam (VAS), Chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế (IFRS) có nhiều điểm nổi trội như mang lại tính minh bạch cao, gia tăng niềm tin cho nhà đầu tư trên toàn cầu về những thông tin trong BCTC của các doanh nghiệp (DN)… Vì những giá trị đó của IFRS mà nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam nên áp dụng nguyên vẹn bộ Chuẩn mực IFRS, chứ không nên chỉ áp dụng từng phần theo một lộ trình nhất định. Bên cạnh đó, với những lý do như kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới, IFRS là ngôn ngữ chung toàn cầu, lập BCTC theo IFRS phản ánh giá trị hợp lý của các DN, giúp DN biết cách áp dụng đối với các nghiệp vụ phức tạp, chuẩn bị cho việc thay đổi chuẩn mực của Việt Nam trong tương lai,… càng khẳng định rằng, Việt Nam nên áp dụng nguyên vẹn bộ chuẩn mực IFRS, tránh trường hợp chuẩn mực IFRS bị “Việt Nam hóa”, từ đó có thể thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Bài viết trình bày những lý do mà Việt Nam nên áp dụng IFRS.

Từ khóa: IFRS, VAS, IAS, tính toàn cầu, tính so sánh, tính minh bạch. Giới thiệu khái quát

IFRS do Hội đồng CMKT quốc tế (IASB) và Hội đồng giải thích lập BCTC quốc tế (IFRIC) biên soạn theo định hướng thị trường vốn và hệ thống lập BCTC. Phương thức lập BCTC được mô tả là tập trung vào mối quan hệ giữa DN với nhà đầu tư và tập trung vào luồng thông tin đến thị trường vốn. Cơ quan Nhà nước vẫn sử dụng BCTC như là hoạt động kinh tế, tuy nhiên BCTC này được lập cho mục đích của nhà đầu tư. Mục tiêu của IFRS là cung cấp một khuôn khổ quốc tế về cách lập và trình bày BCTC cho các công ty đại chúng. IFRS tập trung vào các hướng dẫn, diễn giải chung nhất về cách lập BCTC hơn là thiết lập các quy tắc lập báo cáo ngành cụ thể.

Trong 10 năm gần đây, việc áp dụng IFRS đã phát triển nhanh chóng và được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Ông Hans Hoogervorst, Chủ tịch IASB cho biết, trong số 140 quốc gia được IASB khảo sát, có 116 nước yêu cầu toàn bộ hoặc hầu hết các DN nội địa áp dụng IFRS. Đa số các quốc gia còn lại cho phép áp dụng IFRS,… Tất cả các tổ chức có tác động quan trọng đến nền kinh tế thế giới như G20, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Hội đồng ổn định tài chính quốc tế (FSB), Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO)… đều ủng hộ và hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên toàn cầu. Ở Châu Âu, 31 nước thành viên và 5 vùng lãnh thổ đã áp dụng toàn bộ IFRS. Ở Mỹ, thị trường nội địa vẫn nằm ngoài khuôn khổ của IFRS, tuy nhiên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã xác nhận việc đưa IFRS vào các mô hình của Mỹ được coi là nhiệm vụ ưu tiên. Lý do để áp dụng IFRS ở Việt Nam

IFRS được ưa chuộng trên toàn cầu bởi nó tạo ra sự minh bạch, giúp nâng cao trách nhiệm giải trình của DN; Giảm bớt độ chênh thông tin giữa nội bộ và bên ngoài công ty; Cải

Page 91: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

91

thiện tính minh bạch và mức độ tin cậy về thông tin tài chính của các DN, đặc biệt là các DN niêm yết, qua đó hấp dẫn các dòng vốn đầu tư nước ngoài,… giúp loại bỏ rào cản thương mại xuyên quốc gia thông qua BCTC (BCTC) tin cậy hơn, minh bạch hơn và dễ so sánh hơn. Áp dụng IFRS sẽ làm tăng tính hiệu quả của thị trường, giảm chi phí huy động vốn, cho phép các doang nghiệp cạnh tranh bình đẳng và tạo niềm tin của nhà đầu tư, tăng tính cạnh tranh và duy trì tăng trưởng. Vì những giá trị đó của IFRS mà nhiều ý kiến cho rằng, Việt Nam nên áp dụng nguyên IFRS, chứ không nên chỉ áp dụng từng phần theo một lộ trình nhất định.

Những lý do để áp dụng IFRS ở Việt Nam: - Kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới: Việc áp dụng

IFRS không chỉ gói gọn vào các công ty con của các tập đoàn đa quốc gia ở Việt Nam mà bắt đầu có ảnh hưởng đến các công ty ở Việt Nam. Trong giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, thông qua áp dụng IFRS, nền kinh tế Việt Nam nói chung và các DN Việt Nam nói riêng sẽ được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế, ví dụ như tiếp cận nguồn vốn, duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển một cách bền vững, phát triển đội ngũ nhân sự kế toán, kiểm toán,…

- Việc lập BCTC theo IFRS phản ánh giá trị hợp lý của các DN: Các công ty Việt Nam vẫn áp dụng VAS nhưng việc hiểu biết IFRS giúp chủ DN có cái nhìn tốt hơn về giá trị DN của mình đặc biệt là trong các trường hợp mua bán, sáp nhập, có thêm cổ đông mới,… Cùng với sự gia tăng của các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như phục vụ cho mục tiêu kêu gọi vốn đầu tư, các DN cần có một bản BCTC lập theo IFRS đầy đủ, minh bạch, chính xác và có độ tin cậy cao. Mặt khác, Báo cáo Việt Nam 2035 được công bố mới đây, đưa ra đề xuất các CMKT Việt Nam cần thống nhất với IFRS, nhằm phát triển các thị trường vốn theo chiều sâu và thu hút hơn nữa nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, ở khía cạnh tác động tích cực của triển khai rộng rãi IFRS đến sự phát triển của thị trường tài chính, kinh nghiệm triển khai IFRS ở nhiều quốc gia cho thấy, sau khi áp dụng IFRS, thì mức độ tin cậy về thông tin của các công ty niêm yết, cũng như thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng ở các nước đó được giới đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Điều này không chỉ giúp các thị trường này cải thiện khả năng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, mà còn giúp cho nền kinh tế và DN của các nước này giảm đáng kể chi phí phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn, do định mức tín nhiệm tăng cao. Một bài học mà Việt Nam không nên bỏ qua là trước khi Thái Lan, Hàn Quốc áp dụng rộng rãi IFRS, nhà đầu tư nước ngoài đặt mối ngờ về việc một số công ty ở các quốc gia này “xào nấu” số liệu nhằm “làm đẹp” BCTC, gây rủi ro cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, kể từ khi các nước này áp dụng IFRS thì không còn mối ngờ này, vì cùng với thông tin minh bạch hơn, trách nhiệm giải trình của DN rõ ràng hơn,…

- Đối với các nghiệp vụ phức tạp, VAS và các quy định liên quan có thể chưa có hướng dẫn cụ thể, nên việc hiểu biết IFRS giúp DN có cách áp dụng hợp lý hơn.

- Chuẩn bị cho việc thay đổi của chuẩn mực Việt Nam trong tương lai gần theo chiều hướng hội nhập với quốc tế: Theo đó, việc áp dụng IFRS sẽ giúp Việt Nam đi đúng hướng với tầm nhìn Việt Nam 2035, các chính sách của ASEAN cũng như theo kịp đà phát triển của những nền kinh tế thành công khác trong khu vực và trên thế giới. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi Việt Nam hội nhập kinh tế sâu rộng trên thị trường phẳng toàn cầu với việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC),...

Page 92: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

92

- IFRS là ngôn ngữ chính chung được sử dụng toàn cầu. Việc hiểu biết IFRS giúp DN có những thông tin hữu ích về các DN khác trong cùng ngành, có mức độ hoạt động tương đương ở các nước khác.

- Riêng đối với DN Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà công ty mẹ sử dụng IFRS thì việc áp dụng IFRS là một yêu cầu bắt buộc nhằm phục vụ cho việc hợp nhất BCTC ở công ty mẹ.

- Việc áp dụng IFRS giúp tăng cường khả năng so sánh và tính minh bạch của hoạt động BCTC: BCTC quốc tế được định dạng theo biểu mẫu thống nhất và loại trừ sự khác biệt trong CMKT, làm cho các thông tin trên BCTC có tính so sánh. Các BCTC có liên quan, có thể so sánh và phản ánh trung thực tình hình tài chính của tổ chức là điều mà các nhà đầu tư đang tìm kiếm trong việc đưa ra quyết định đầu tư của mình. IFRS giúp đảm bảo tính thống nhất toàn cầu của chuẩn mực BCTC áp dụng cho các tổ chức trên các khu vực pháp lý khác nhau, trong việc đo lường, công khai và minh bạch tài chính.

- Việc áp dụng IFRS giúp tăng hiệu quả thị trường vốn và thúc đẩy các khoản đầu tư xuyên biên giới: Trong điều kiện hiện nay, khi mà nền kinh tế thị trường đang dần được hoàn thiện, thị trường tài chính đang trong giai đoạn phát triển nhanh, đầu tư nước ngoài mở rộng mạnh mẽ thì yêu cầu áp dụng IFRS là sự cần thiết cấp bách, khách quan. Theo khảo sát của IASB đánh giá toàn diện của hơn 100 nghiên cứu chuyên ngành về lợi ích kinh tế của IFRS cho thấy: Hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra các bằng chứng là “IFRS đã giúp tăng cường hiệu quả hoạt động thị trường vốn và thúc đẩy các khoản đầu tư xuyên biên giới”.

- Việc áp dụng IFRS giúp giảm chi phí vốn: Cái nhìn sâu sắc về các kết quả tài chính và việc tuân thủ nhóm các tiêu chuẩn tài chính chất lượng cao theo quy định của IFRS, có thể mang lại lợi ích cho cả DN và các nhà đầu tư bằng cách giảm chi phí vốn.

- Việc áp dụng IFRS giúp cạnh tranh bình đẳng và tạo niềm tin cho nhà đầu tư; Tăng tính cạnh tranh của DN: Với việc sử dụng CMKT toàn cầu sẽ tạo ra các hoạt động mang tính toàn cầu, lúc này sẽ làm tăng tính cạnh tranh bình đẳng và tăng niềm tin cho các nhà đầu tư trên thị trường với điều kiện là chuẩn mực này phải được áp dụng một cách nghiêm ngặt bởi sự tuân thủ cao. BCTC cũng cấp thông tin toàn diện, đúng đắn, kịp thời và do đó các DN có thể so sánh được với đối thủ cạnh tranh, từ đó biết được điểm mạnh và điểm yếu so với đối thủ, lúc này DN sẽ tăng cường ưu thế của DN mình và khắc phục điểm yếu để DN hoàn thiện hơn, từ đó tăng tính cạnh tranh của các DN. Các công ty đầu tư cũng có thể có đánh giá tình hình của DN để tiến hành đầu tư, thiết lập các cơ sở sản xuất kinh doanh, các dự án hoặc thậm chí đầu tư vào các lĩnh vực mới tại nước ngoài.

Trong điều kiện hiện nay, khi mà nền kinh tế thị trường đang dần được hoàn thiện, thị trường tài chính đang trong giai đoạn phát triển nhanh, đầu tư nước ngoài mở rộng mạnh mẽ, cùng với những lợi ích mang lại khi áp dụng IFRS thì việc áp dụng IFRS ở Việt Nam là sự cần thiết cấp bách, khách quan. Và trên thực tế, Việt Nam đã và đang có những bước đi tích cực, để sẵn sàng tiến tới áp dụng rộng rãi IFRS. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, công cụ kế toán và kiểm toán của Việt Nam đã được cải cách và hoàn thiện phù hợp, trong đó đặc biệt là việc áp dụng Chuẩn mực quốc tế về kế toán, kiểm toán đã được luật hóa. Mặt khác, “Chiến lược phát triển Kế toán - Kiểm toán Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030” đã khẳng định Việt Nam quyết tâm

Page 93: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

93

áp dụng IFRS. Luật Kế toán 2015 có hiệu lực từ 1/1/2017, đã bổ sung “Nguyên tắc giá trị hợp lý”. Đây là những bước chuẩn bị chủ động, cần thiết, để tiến tới áp dụng rộng rãi IFRS tại Việt Nam. Tuy nhiên, triển khai IFRS là vấn đề không đơn giản và rất quan trọng, nên Việt Nam cần có sự tư vấn, hỗ trợ của IASB và chuyên gia của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế. Tín hiệu đáng mừng cho Việt Nam, là tại một Hội thảo về chia sẻ kinh nghiệm triển khai IFRS tại các nước đang phát triển diễn ra ngày 8/3/2016 tại Bộ Tài chính, Chủ tịch IASB Hans Hoogervorst cam kết IASB sẽ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình áp dụng IFRS thông qua nhiều hình thức như: Đào tạo, cung cấp tài liệu giảng dạy, hỗ trợ kỹ thuật,… Cho nên, việc áp dụng IFRS tại Việt Nam là khả thi.

------------------------ Tài liệu tham khảo

1. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC về việc sửa đổi chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Hà Nội. 2. Ths. Nguyễn Thị Kim Chung, Chuẩn mực BCTC quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 3/2016. 3. TS. Nguyễn Thế Lộc – TS. Vũ Hữu Đức (2010), Áp dụng CMKT quốc tế, NXB Lao động – Xã hội. 4. PGS.TS Võ Văn Nhị & ThS.Lê Hông Phúc, Sự hoà hợp giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế - Thực trạng, nguyên nhân và định hướng phát triển, Tạp chí Kiểm toán số 12, 2011. 5. Quốc hội (2015), Luật Kế toán 88/2015/QH13, ban hành ngày 20/11/2015 của Chủ tịch Quốc hội, Hà Nội. 6. Tác giả Thanh Thanh, Tạp chí Công Thương, Những thách thức và kinh nghiệm áp dụng IFRS tại Việt Nam, đăng ngày 16/06/2016. 7. “Hướng tới chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS”, Tạp chí chứng khoán số 213, 2016. http://www.baomoi.com/huong-toi-chuan-muc-bao-cao-tai-chinh-quoc-te-ifrs/c/19921739.epi 8. Sở GDCK Hà Nội và Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, So sánh Tóm tắt chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) và CMKT Việt Nam (VAS), NXB Tài chính, 04/2015.

Page 94: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

94

LỢI ÍCH VÀ ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Ths. NCS. Lê Văn Tân Khoa Kinh tế & Kế toán –Đại học Quy Nhơn

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) có nhiều điểm nổi trội như mang lại tính minh bạch cao, gia tăng niềm tin cho nhà đầu tư trên toàn cầu về những thông tin trong báo cáo tài chính (BCTC) của các doanh nghiệp (DN). Tại Việt Nam, phần lớn các DN vẫn chưa nghiên cứu áp dụng IFRS nên cần thiết phải xây dựng định hướng áp dụng IFRS trong các loại hình DN, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam hội nhập kinh tế sâu rộng với việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)... Bài viết tập trung phân tích những lợi ích cũng như thách thức khi áp dụng IFRS và định hướng áp dụng IFRS phù hợp với đặc điểm các DN Việt Nam.

Từ khóa: Chuẩn mực BCTC quốc tế, định hướng, áp dụng, DN Việt Nam

Sự cần thiết của việc áp dụng IFRS trong các DN Việt Nam

IFRS là hệ thống bao gồm 16 Chuẩn mực BCTC quốc tế do Hội đồng chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế (IASB) – tiền thân là Ủy ban CMKT quốc tế (IASC) soạn thảo và ban hành, phục vụ công tác lập BCTC (BCTC) tại các DN. Tình đến nay, IFRS hiện đang được áp dụng toàn bộ hoặc gần như toàn bộ tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á. Qua khảo sát của IASB, 116/140 quốc gia được khảo sát đã yêu cầu các công ty niêm yết đại chúng áp dụng IFRS và hầu hết các nước còn lại đã cho phép áp dụng IFRS.

Tại Việt Nam, các DN đang áp dụng theo 26 VAS do Bộ Tài chính ban hành trong việc lập BCTC. VAS được xây dựng dựa trên các IAS/IFRS, theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế và trình độ quản lý của các DN Việt Nam tại thời điểm ban hành chuẩn mực. Trong giai đoạn trước đây, không thể phủ nhận tác dụng tích cực của VAS. Tuy nhiên, với sự thay đổi về thể chế kinh tế trong nước cũng như thay đổi trong hệ thống IFRS trong giai đoạn hiện nay, VAS đã bộc lộ nhiều tồn tại, đặc biệt là các giao dịch của nền kinh tế thị trường mới phát sinh chưa được VAS giải quyết thấu đáo, như việc ghi nhận và đánh giá tài sản, nợ phải trả theo giá trị hợp lý, ghi nhận tổn thất tài sản, kế toán các công cụ tài chính phái sinh cho mục đích kinh doanh và phòng ngừa rủi ro,… chưa được hướng dẫn cụ thể.

Do vậy, để cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển bền vững, hỗ trợ thị trường chứng khoán (TTCK), bảo vệ nhà đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN), cần thiết phải nâng cao tính minh bạch của thông tin tài chính. Mặt khác, để có thể tiếp cận các dòng vốn trên thị trường quốc tế, niêm yết tại thị trường nước ngoài, yêu cầu lập BCTC theo IFRS đang

Page 95: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

95

trở thành nhu cầu ngày càng bức thiết và là xu hướng tất yếu của các tập đoàn, các công ty đại chúng Việt Nam.

Lợi ích của việc áp dụng IFRS

Việc áp dụng IFRS có đóng góp giá trị to lớn đối với tính bền vững của nền kinh tế, cụ thể IFRS tạo sự minh bạch và đồng thời, giúp nâng cao trách nhiệm giải trình bằng cách giảm bớt lỗ hổng thông tin giữa nội bộ và bên ngoài công ty. Thông qua áp dụng IFRS, các DN Việt Nam sẽ có thể được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế như tiếp cận nguồn vốn, duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển một cách bền vững. Theo khảo sát của IASB đánh giá toàn diện của hơn 100 nghiên cứu chuyên ngành về lợi ích của IFRS cho thấy: Hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra các bằng chứng là “IFRS đã giúp tăng cường hiệu quả hoạt động thị trường vốn và thúc đẩy các khoản đầu tư xuyên biên giới”. Ngoài ra, đánh giá của Cộng đồng Châu Âu (EU) sau 10 năm áp dụng IFRS cũng khẳng định “IFRS đã thành công trong việc tạo ra một ngôn ngữ kế toán chung cho thị trường vốn. Chính các nhà đầu tư và các DN đã hỗ trợ IFRS trong việc cải thiện tính minh bạch và tính so sánh của BCTC”.

Khi DN Việt Nam được phép áp dụng IFRS thì BCTC của DN đó, sẽ được đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế và được các nhà đầu tư nước ngoài công nhận, điều đó cũng đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho DN có tấm vé thông hành để tiếp cận với dòng vốn trên thị trường quốc tế. Nhưng quan trọng nhất đó là, bản thân BCTC minh bạch và trung thực thì “cơ thể” của DN đó sẽ lành mạnh vì BCTC như là “mạch máu” của DN, khi người quản lý biết rõ được “bệnh” của DN thì họ sẽ có các “bài thuốc” phù hợp cho căn bệnh đó thay vì giấu giếm, rồi đến một lúc nào đó như một ung nhọt vỡ ra và không thể cứu được.

IFRS giúp các DN Việt Nam và thị trường hoạt động hiệu quả hơn nhờ có một chuẩn mực phạm vi toàn cầu và đáng tin cậy, áp dụng cho cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi. IFRS cũng hỗ trợ giảm thiểu chi phí về vốn và chi phí lập, cung cấp báo cáo.

Ngoài ra, các BCTC có liên quan, có thể so sánh và phản ánh trung thực tình hình tài chính của tổ chức là điều mà các nhà đầu tư đang tìm kiếm trong việc đưa ra quyết định đầu tư của mình. Khi DN thể hiện được tất cả những hạn chế, sự kém hiệu quả của mình thông qua một bản BCTC minh bạch, trung thực thì các nhà đầu tư, chủ nợ sẽ hiểu rõ về sức khỏe của DN, giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư, ngân hàng, nhà cung cấp và rộng hơn là giảm thiểu rủi ro đối với xã hội.

Thách thức của việc áp dụng IFRS tại Việt Nam

Mặc dù có rất nhiều lợi ích trong việc áp dụng IFRS, nhưng để áp dụng được IFRS, các DN Việt Nam phải chuẩn bị rất nhiều thứ từ nhân lực đến vật lực.

Thứ nhất, cơ chế, chính sách cho việc áp dụng IFRS ở Việt Nam hiện vẫn chưa hoàn thiện, do vậy một số kỹ thuật đặc biệt của IFRS chưa có căn cứ pháp lý để thực hiện như: Ghi nhận tổn thất tài sản, kế toán các công cụ phái sinh cho mục đích phòng ngừa rủi ro, ghi nhận giá trị hợp lý của một số tài sản tài chính, bất động sản đầu tư hoặc tài sản sinh học,… đều

Page 96: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

96

chưa được hướng dẫn. Mặt khác, kỹ thuật để thực hiện một số đánh giá là tương đối phức tạp như việc xác định tổn thất LTTM, đánh giá giá trị thu hồi của tài sản, giá trị nội tại, lãi suất hiệu lực,… còn rất nhiều khó khăn.

Thứ hai, hệ thống kết nối thông tin trong nội bộ và phần mềm kế toán của DN chưa đủ mạnh, để có thể cập nhật các thông tin tài chính kịp thời và đầy đủ.

Thứ ba, không phải DN nào cũng có thể đáp ứng được nhân sự có trình độ cao, để có thể hiểu và áp dụng IFRS ngay lập tức.

Ngoài ra, các cơ sở đào tạo như: Các trường Đại học, Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và các đơn vị đào tạo trong nước tại Việt Nam, hiện chưa có chương trình đào tạo về IFRS một cách hệ thống. Hiện mới chỉ có một số các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như Hiệp hội Kế toán Anh quốc (ACCA), Hiệp hội Kế toán công chứng Australia (CPA Australia), Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) có chương trình đào tạo IFRS cho một số ít học viên.

Một số công ty kiểm toán như các công ty trong nhóm Big 4 cũng mới chỉ đào tạo IFRS chủ yếu cho nhân viên trong công ty. Tuy nhiên, đại bộ phận kế toán viên tại các DN Việt Nam là những người trực tiếp lập BCTC đều chưa được đào tạo và tiếp cận IFRS. Hầu như các trường Đại học chưa triển khai việc đào tạo IFRS cho sinh viên, dẫn đến tình trạng sinh viên khi ra trường chưa biết gì về IFRS.

Ngoài ra, bản thân cơ quan thuế cũng như các cán bộ thuế cũng chưa nắm rõ về các chuẩn mực của IFRS nên khi làm theo IFRS thì chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán sẽ ngày càng khác biệt. Do vậy, vẫn còn xảy ra những tranh luận giữa cơ quan thuế và DN khi các cơ quan này nhận được bộ BCTC theo IFRS từ phía các DN.

Ngoài những khó khăn kể trên còn có những khó khăn từ thông số của thị trường. Khi đánh giá giá trị hợp lý thì phải có thị trường thích hợp để đánh giá. Ví dụ, khi muốn đánh giá giá trị hợp lý của một sản phẩm loại A thì chúng ta phải có thị trường để xác định giá trị của sản phẩm đó. Trong khi đó, trên thực tế, chúng ta vẫn chưa có đủ thị trường để xác định giá trị. Ngoài ra, hệ thống đánh giá tín nhiệm, xếp hạng DN của Việt Nam cũng chưa mạnh vì khi áp dụng IFRS thì phải xác định các yếu tố như là lãi suất hiệu lực.

Muốn xác định lãi suất hiệu lực thì phụ thuộc nhiều vào yếu tố xác định rủi ro, hệ thống quản trị cũng như xếp hạng DN để xác định lãi suất hiệu lực đối với từng DN. Còn với thị trường vốn, vì quy mô DN Việt Nam còn nhỏ nên thị trường trái phiếu chuyển đổi chưa phát triển, dẫn đến công cụ vốn và công cụ nợ nếu muốn tính theo chuẩn mực quốc tế còn gặp khó khăn, do chưa có đầy đủ các thị trường để chúng ta đo lường và xác định giá trị.

Việc thực hiện theo IFRS thực sự là một thách thức về mức độ phát triển của thị trường, trình độ, năng lực của kiểm toán viên, kế toán viên và cả các nhà đầu tư trên thị trường. Đối với thị trường chứng khoán, việc lập và trình bày BCTC theo IFRS sẽ hỗ trợ nâng cao tính công khai, minh bạch và bền vững của thị trường. Tuy nhiên, việc chuyển đổi BCTC được lập theo VAS sang IFRS, đòi hỏi nỗ lực không nhỏ từ các DN và những người làm công tác tài chính kế toán.

Page 97: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

97

Định hướng áp dụng IFRS trong các DN Việt Nam

Thứ nhất, áp dụng IFRS từng phần theo lộ trình phù hợp

Một vấn đề đặt ra cho Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào đang cần cập nhật các CMKT, là liệu có nên áp dụng IFRS hay điều chỉnh để phù hợp với những yêu cầu trong nước và đại đa số đã chọn áp dụng nguyên vẹn IFRS. Cụ thể, nhiều chuyên gia và tổ chức nghề nghiệp quốc tế đã khuyến cáo, Việt Nam nên áp dụng nguyên vẹn bộ Chuẩn mực IFRS, không nên áp dụng theo kiểu từng phần như một số quốc gia. Bởi vì, khi đầu tư vào Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài không muốn gặp rắc rối kiểu chuẩn mực IFRS bị “Việt Nam hóa”. Nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, họ nhận được nhiều lợi ích hơn ở các quốc gia mà họ đầu tư áp dụng nguyên vẹn chuẩn mực IFRS so với các nước chỉ áp dụng 80- 90% chuẩn mực này. IFRS là ngôn ngữ kế toán quốc tế, nên việc áp dụng nguyên vẹn sẽ giúp các tổ chức cung cấp dịch vụ, nhà đầu tư nước ngoài dễ “giao tiếp”, làm ăn với nhau hơn,…

Tuy nhiên, việc xem xét áp dụng IFRS vào các DN Việt Nam cần dựa vào điều kiện cụ thể của nước ta trong bối cảnh nền kinh tế thị trường chuyển đổi, đòi hỏi cần có lộ trình phù hợp trước khi tiến tới áp dụng hoàn toàn IFRS. Cụ thể, phần lớn các DN Việt Nam đang áp dụng CMKT Việt Nam (VAS) để lập BCTC theo nguyên tắc giá gốc, còn IFRS theo nguyên tắc giá thị trường (giá trị hợp lý). IFRS được xây dựng, để áp dụng cho các nền kinh tế phát triển, khi mà các yếu tố thị trường đã phát triển đồng bộ, có thị trường thuận lợi cho định giá các loại tài sản theo giá thị trường. Các yếu tố này chưa có được đầy đủ ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nên trong giai đoạn ban đầu mà áp dụng nguyên vẹn IFRS sẽ gặp không ít khó khăn với nước ta, nhất là nếu quá trình chuẩn bị các yếu tố cần thiết không được thúc đẩy quyết liệt, đồng bộ.

Do vậy, Việt Nam nên chọn áp dụng IFRS từng phần sẽ phù hợp với điều kiện kinh tế, khả năng ngoại ngữ, trình độ của thị trường lao động và sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Với mô hình này, Việt Nam có khả năng thực hiện được song song 2 hệ thống chuẩn mực: IAS/IFRS và CMKT quốc gia. Đối với các công ty niêm yết, các công ty đại chúng, các công ty bảo hiểm, tổ chức tín dụng, tổng công ty Nhà nước cần quy định bắt buộc áp dụng IFRS trong việc lập và trình bày BCTC. Còn đối với các DN khác với các nghiệp vụ kinh tế tài chính đơn giản, tính so sánh của thông tin trên phạm vi quốc tế chưa cao, các yêu cầu về pháp lý, kinh tế, văn hóa, xã hội và trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, sẽ lập BCTC theo VAS và các chế độ kế toán hiện hành.

Việt Nam nên nghiên cứu, xem xét triển khai IFRS ngay sau thời điểm Luật Kế toán 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Để việc triển khai IFRS đảm bảo tính khả thi, cơ quan quản lý nên đưa ra hệ thống chính sách theo hướng ban đầu áp dụng đối với các DN quy mô lớn thường xuyên có quan hệ sản xuất, kinh doanh với các đối tác quốc tế, các DN có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán có trách nhiệm báo cáo đến các cổ đông. Các công ty này cũng bao gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm, các tổ chức tương hỗ và các tổ chức tương tự có nhận vốn từ công chúng. Khi những lợi ích của việc triển khai IFRS được kiểm chứng, đồng thời các yếu tố thuận lợi cho triển khai rộng rãi IFRS chín muồi, thì sẽ tiến tới áp dụng chuẩn mực này cho tất cả các DN trong nền kinh tế.

Page 98: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

98

Thứ hai, xây dựng bộ CMKT áp dụng riêng cho các DN vừa và nhỏ

Đối với các DNNVV không có trách nhiệm BCTC ra công chúng, các DN này có thể lập BCTC dựa theo Thông tư 133/2016/TT – BTC do Bộ Tài chính ban hành về chế độ kế toán áp dụng cho DNNVV.

Đồng thời, Bộ Tài chính cần tiến hành xây dựng bộ CMKT áp dụng riêng cho các DN quy mô nhỏ và vừa. Nhóm DN này có số lượng các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ít, bản chất nghiệp vụ đơn giản nên nếu áp dụng cùng bộ chuẩn mực BCTC quốc tế thì quá phức tạp và không phù hợp. Mặt khác, do điều kiện về năng lực của kế toán viên của nhóm DN này còn hạn chế nên khả năng vận dụng chuẩn mực BCTC quốc tế là hết sức khó khăn.

Thứ ba, nâng cao vai trò của các Hiệp Hội ngành nghề kế toán, kiểm toán.

Triển khai IFRS là vấn đề không đơn giản và rất quan trọng, nên Việt Nam cần có sự tư vấn, hỗ trợ của Hội CMKT quốc tế và chuyên gia của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế trong quá trình triển khai áp dụng IFRS, thông qua nhiều hình thức như: Đào tạo, cung cấp tài liệu giảng dạy, hỗ trợ kỹ thuật,… Ngoài ra, với kinh nghiệm lâu năm trong việc tư vấn áp dụng IFRS trên toàn cầu, một số tổ chức nghề nghiệp quốc tế và các công ty kiểm toán sẽ hỗ trợ Bộ Tài chính mà trực tiếp thông qua Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán, sẽ xây dựng lộ trình và triển khai áp dụng IFRS tại Việt Nam. Đồng thời, sẽ tư vấn, trợ giúp các DN có nhu cầu lập BCTC theo IFRS.

Theo thông lệ quốc tế, việc ban hành các CMKT được chuyển giao cho các tổ chức, hội hành nghề kế toán, kiểm toán. Việc làm này sẽ có hiệu quả hơn, bởi đây là những người có kinh nghiệm thực tiễn và là người trực tiếp triển khai, vận dụng các CMKT vào cuộc sống. Trong khi đó, hiện nay việc ban hành CMKT Việt Nam do Bộ Tài chính thực hiện mà chưa có sự góp mặt của các Hội Nghề nghiệp kế toán, kiểm toán, các kiểm toán viên cũng như của các DN. Vì thế, trong thời gian tới, Việt Nam cần nâng cao vai trò của các hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán cũng như đóng góp ý kiến của các kế toán, kiểm toán viên trong việc vận dụng các chuẩn mực BCTC quốc tế đối với các công ty niêm yết, các công ty bảo hiểm, tổ chức tín dụng, ngân hàng,... và trong việc ban hành bộ CMKT quốc gia áp dụng riêng cho các DN còn lại.

Thứ tư, nâng cao chất lượng đào tạo kế toán. Để có thể áp dụng IFRS thì yếu tố đầu tiên mà Việt Nam cần quan tâm, đặc biệt chính là nguồn nhân lực kế toán. Một trong những lý do Việt Nam không phù hợp với các mô hình hội tụ khác chính là hạn chế về năng lực của đội ngũ kế toán viên. Việc vận dụng IFRS yêu cầu người lao động kế toán phải có kiến thức tốt, trình độ tiếng Anh giỏi. Trong khi đó, thực trạng đào tạo nhân lực kế toán của chúng ta hiện nay nghiêng về mặt đào tạo theo “Chế độ kế toán”, trang bị kiến thức mang tính chất hình thức mà không phải hướng tiếp cận theo bản chất. Chương trình đào tạo kế toán còn quá ít việc đào tạo CMKT quốc tế, chỉ có một số trường đưa môn học này giảng dạy. Bên cạnh đó, khả năng ngoại ngữ của sinh viên Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập quốc tế. Vì vậy, trong thời gian tới, để Việt Nam có nguồn lao động đáp ứng được yêu cầu vận dụng chuẩn mực BCTC quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC, thì ngay từ bây giờ việc nâng cao chất lượng đào tạo hơn lúc nào hết cần được quan tâm.

Page 99: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

99

Như vậy, áp dụng IFRS là xu thế tất yếu của các DN Việt Nam trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới. Việc nhìn nhận được những khó khăn, thách thức sẽ giúp các cơ quan Nhà nước và DN cùng tìm ra giải pháp hiệu quả, để sớm đưa IFRS vào áp dụng tại Việt Nam. Hy vọng với sự chung tay của các thể chế tài chính, cơ quan, ban ngành, như Bộ Tài chính, các Hiệp hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán, các trường Đại học, cùng với sự cam kết hỗ trợ, tư vấn của IASB và tổ chức nghề nghiệp Quốc tế có kinh nghiệm và uy tín chuyên môn cao, IFRS sẽ sớm được áp dụng rộng rãi trong các DN Việt Nam.

---------------------------

Tài liệu tham khảo 1. Ths. Nguyễn Ngọc Lan, Ths. Nguyễn Thị Cúc (2016), Hội tụ kế toán quốc tế ở một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, tháng 4/2016.

2. Ths. Nguyễn Thị Kim Chung (2016), Chuẩn mực BCTC Việt Nam và kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 3/2016.

3. http://www.ifrs.org/IFRSs/Pages/IFRS.aspx truy cập ngày 07/12/2016.

Page 100: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

100

CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS) LỢI ÍCH CỦA VIỆC ÁP DỤNG – HÀM Ý CHO VIỆT NAM

Ths. Nguyễn Hoàng Phương Thanh Trường Đại học Đại Nam

Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc lập báo cáo tài chính (BCTC) theo Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) ngày càng nhận được sự ủng hộ của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại Việt Nam, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn hội nhập mạnh mẽ trong cả phạm vi khu vực và quốc tế, IFRS càng trở thành đề tài nóng và thu hút nhiều hơn sự quan tâm của đông đảo các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các DN niêm yết trên sàn chứng khoán - những DN đầu tiên được yêu cầu tiên phong áp dụng IFRS theo khung lộ trình áp dụng IFRS của Bộ Tài chính đến năm 2020. Bài viết làm rõ những lợi ích của việc áp dụng IFRS và hàm ý cho Việt Nam.

Lợi ích của áp dụng IFRS

IFRS tạo sự minh bạch, đồng thời, giúp nâng cao trách nhiệm giải trình bằng cách giảm bớt lỗ hổng thông tin giữa nội bộ và bên ngoài công ty. Ngoài ra, IFRS giúp các DN và thị trường hoạt động hiệu quả hơn nhờ chuẩn mực có phạm vi toàn cầu và đáng tin cậy, áp dụng cho cả các nền kinh tế. IFRS cũng hỗ trợ giảm thiểu chi phí về vốn và chi phí báo cáo.

Theo khảo sát của IASB đánh giá toàn diện của hơn 100 nghiên cứu chuyên ngành về lợi ích của IFRS cho thấy: Hầu hết, các nghiên cứu đều đưa ra các bằng chứng là, IFRS đã giúp tăng cường hiệu quả hoạt động thị trường vốn và thúc đẩy các khoản đầu tư xuyên biên giới. Ngoài ra, đánh giá của cộng đồng châu Âu (EU) sau 10 năm áp dụng IFRS cũng khẳng định IFRS đã thành công, trong việc tạo ra một ngôn ngữ kế toán chung cho thị trường vốn. Chính các nhà đầu tư và các DN đã hỗ trợ IFRS trong việc cải thiện tính minh bạch và tính so sánh của BCTC. Một số nghiên cứu trên thế giới, cũng góp phần bổ sung và khẳng định những lợi ích của việc áp dụng IFRS.

Thực tế triển khai IFRS ở nhiều quốc gia đã cho chỉ ra rằng áp dụng IFRS, thì mức độ tin cậy về thông tin của các công ty niêm yết, cũng như thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng ở các nước đó được giới đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Điều này không chỉ giúp các thị trường này cải thiện khả năng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, mà còn giúp cho nền kinh tế và DN giảm đáng kể chi phí phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn, do định mức tín nhiệm tăng cao. Hàm ý cho Việt Nam khi áp dụng IFRS

Với một nền kinh tế đang phát triển nhanh như hiện nay, Việt Nam cần phải có dòng vốn đổ vào thị trường tài chính, để có thể duy trì tăng trưởng kinh tế bền vững. BCTC dựa trên IFRS của các DN Việt Nam sẽ cung cấp thông tin nhất quán, chất lượng và có tính so sánh cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Việc áp dụng IFRS cũng sẽ cho thấy, khung pháp lý về DN của Việt Nam đạt các tiêu chuẩn quốc tế cao nhất trên các diễn

Page 101: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

101

đàn kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, ngày càng có nhiều DN Việt Nam tìm cách gia tăng xuất khẩu và thiết lập hoạt động ở nước ngoài. Do đó, họ sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ hơn và yêu cầu phải lập BCTC theo IFRS. Như vậy, việc tuân thủ và áp dụng IFRS trong quá trình lập BCTC trở thành một xu hướng tất yếu tại Việt Nam.

Tuy nhiên, trong quá trình tuân thủ và áp dụng IFRS tại Việt Nam, các DN cần lường trước những khó khăn sau:

Thứ nhất, cơ chế chính sách còn chưa hoàn thiện, do vậy một số kỹ thuật đặc biệt của IFRS còn chưa có căn cứ pháp lý để thực hiện, ví dụ việc ghi nhận tổn thất tài sản, việc kế toán các công cụ phái sinh cho mục đích phòng ngừa rủi ro, việc ghi nhận giá trị hợp lý của một số tài sản tài chính, bất động sản đầu tư hoặc tài sản sinh học đều chưa được hướng dẫn. Mặt khác, kỹ thuật để thực hiện một số đánh giá là tương đối phức tạp như việc xác định tổn thất LTTM, đánh giá giá trị thu hồi của tài sản, giá trị nội tại, lãi suất hiệu lực,... còn rất nhiều khó khăn.

Thứ hai, hệ thống kết nối thông tin trong nội bộ và phần mềm kế toán của DN chưa đủ mạnh, để có thể cập nhật các thông tin tài chính kịp thời và đầy đủ.

Thứ ba, việc áp dụng IFRS đòi hỏi DN cần có một đội ngũ nhân viên kế toán và tài chính có năng lực vì IFRS được coi là rất phức tạp, ngay ở các những nước có nền kinh tế phát triển. Vì vậy, với thực tế nguồn nhân lực trong nước hiện nay, rất khó khăn cho các DN có thể tiếp cận, tuân thủ và áp dụng IFRS trong quá trình lập BCTC.

Thứ tư, việc đào tạo nguồn nhân lực theo chuẩn quốc tế để áp dụng IFRS ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Hiện nay, mới chỉ có một số các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như ACCA, CPA Australia, ICAEW có chương trình đào tạo IFRS cho một số học viên tuy nhiên số lượng chưa nhiều. Một số công ty kiểm toán như Big 4, cũng mới chỉ đào tạo chủ yếu cho nhân viên công ty. Tuy nhiên, đại bộ phận kế toán viên tại các DN là những người trực tiếp lập BCTC đều chưa được đào tạo và tiếp cận IFRS. Hầu như các trường đại học chưa triển khai việc đào tạo IFRS cho sinh viên, dẫn đến sinh viên khi ra trường chưa có hiểu biết về IFRS.

Thứ năm, hạn chế về năng lực của cán bộ cơ quan Thuế tại Việt Nam. Bản thân những cán bộ thuế này cũng chưa thể nắm rõ về các chuẩn mực của IFRS nên khi làm theo IFRS thì chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế thu nhập DN và lợi nhuận kế toán sẽ ngày càng khác biệt. Do vậy, vẫn còn xảy ra những tranh luận giữa cơ quan thuế và DN khi các cơ quan này nhận được bộ BCTC theo IFRS từ phía các DN.

Tuy phải đối diện với những khó khăn thách thức đó nhưng việc tuân thủ và áp dụng IFRS, trong việc lập BCTC ở Việt Nam không phải là không thể làm được. Nhưng việc áp dụng này cần có lộ trình và vận dụng hết sức linh hoạt vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang chuyển đổi.

Trên thực tế, Việt Nam đã và đang có những bước đi tích cực, để sẵn sàng tiến tới áp dụng rộng rãi IFRS. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, công cụ kế toán và kiểm toán của Việt Nam đã được cải cách và hoàn thiện phù hợp, trong đó đặc biệt là việc áp dụng IAS, IAS đã được luật hóa. Tại Việt Nam, VAS bao gồm 26 Chuẩn mực, được xây dựng dựa trên các IAS theo nguyên tắc phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và tình hình các DN tại Việt Nam. Đến nay, lập BCTC theo

Page 102: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

102

IFRS đang trở nên ngày càng phổ biến hơn theo yêu cầu của các tập đoàn mẹ, các bên cho vay cũng như phát sinh từ sự tham gia của các tập đoàn kinh tế lớn vào thị trường vốn quốc tế. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang trong quá trình ban hành chuẩn mực mới tiếp cận gần hơn với IFRS. Năm 2014, với việc ban hành Thông tư số 200/2014/TT-BTC, về chế độ kế toán DN thay thế Quyết định số 15/2006, ngày 20/03/2006 và đặc biệt là Thông tư 202/2014/TT-BTC về hướng dẫn lập BCTC hợp nhất, đã đưa chế độ kế toán và lập BCTC của Việt Nam tiến lại gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế trong IAS và IFRS. Theo đó, Thông tư 202/2014/TT-BTC đã căn cứ trên chuẩn mực IAS 27/ IFRS 10 trong việc hạch toán những thay đổi về tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ tại công ty con nhưng vẫn giữ quyền kiểm soát. Có thể thấy rằng, việc áp dụng các IFRS trong lập BCTC giúp nâng cao tính công khai, minh bạch trong BCTC của DN, đặc biệt là các DN niêm yết.

Mặt khác, “Chiến lược phát triển kế toán - kiểm toán Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030” cũng đã khẳng định Việt Nam quyết tâm áp dụng IFRS trong quá trình lập BCTC. Luật Kế toán 2015, có hiệu lực từ 1/1/2017, đã bổ sung “nguyên tắc giá trị hợp lý”. Đây là những bước chuẩn bị chủ động, cần thiết, để tiến tới áp dụng rộng rãi IFRS tại Việt Nam.

Tóm lại, để nâng cao tính công khai, minh bạch và bền vững của thị trường thì việc áp dụng và thực hiện theo IFRS trở thành 1 tất yếu đối với các DN Việt Nam, đặc biệt là các DN đang niêm yết trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, việc áp dụng này là một thách thức về mức độ phát triển của thị trường, trình độ, năng lực của kiểm toán viên, kế toán viên và cả các nhà đầu tư trên thị trường. Để làm được điều này, đòi hỏi sự nỗ lực không nhỏ từ Bộ Tài chính, các cơ quan ban ngành, DN và những người làm công tác tài chính kế toán ở Việt Nam.

--------------------------- Tài liệu tham khảo

1. Mohammadrezaei, Fakhroddin; Mohd-saleh, Norman; Banimahd, Bahman (2015), The effects of mandatory IFRS adoption: A review of evidence based on accounting standard setting criteria, International Journal of Disclosure and Governance 12.1 (Feb 2015): 29-77. 2. Li, S. (2010). Does Mandatory Adoption of International Financial Reporting Standards in the European Union Reduce the Cost of Equity Capital. The Accounting Review. 85 (2): 607-36. 3. Daske, H., Hail, L., Leuz, C. & Verdi, S. (2008). Mandatory IFRS Reporting Around the World: Early Evidence on the Economic Consequences. Journal of Accounting Research, 46 (5): 1085-1142 4. https://en.wikipedia.org/wiki/International_Financial_Reporting_Standards 5. Tạp chí chứng khoán số 213 (2016), Hướng tới IFRS 6. Trần Mạnh Dũng & Nguyễn Thúy Hồng (2015), IFRS: 10 năm áp dụng và bình luận, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, 143: 27-29.

Page 103: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

103

ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM

Ths.Đào Thị Loan Khoa Kinh tế - Đại học Vinh

Áp dụng Chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được coi như một cuộc cách mạng về kế toán trên toàn thế giới mà nó chính thức có hiệu lực từ 1/1/12005. Lợi ích của việc áp dụng IFRS cũng rất nhiều, nhưng áp dụng nó thực sự cũng là một thách thức cho các doanh nghiệp (DN). Việt Nam cần đưa ra lộ trình phù hợp, để từng bước tiến tới áp dụng hoàn toàn IFRS. Bên cạnh đó, cần có sự tư vấn, hỗ trợ của IASB và chuyên gia của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế. Đặt vấn đề

Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và tham gia hiệp định TPP và AEC thì IFRS được ví như “Ngôn ngữ tài chính toàn cầu” giúp đảm bảo tính so sánh, thống nhất và minh bạch, đồng thời tăng cơ hội tiếp cận nguồn vốn quốc tế. Do vậy, việc lập báo cáo tài chính (BCTC) theo IFRS ngày càng trở nên bức thiết đối với kế toán tài chính để kinh tế Việt Nam có thể hòa nhập vào dòng chảy kinh tế thế giới, trong đó có dòng chảy rất quan trọng về nguồn vốn. Trên toàn thế giới, IFRS hiện được áp dụng toàn bộ hoặc gần như toàn bộ tại hơn 100 quốc gia, trong đó có nhiều nước thuộc khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, IFRS đang là đề tài nóng, thu hút sự quan tâm từ các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong nước cũng như cộng đồng DN, đặc biệt là các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đây chính là những DN đầu tiên được yêu cầu tiên phong áp dụng IFRS theo khung lộ trình áp dụng IFRS của Bộ Tài chính đến năm 2020. Tuy nhiên việc triển khai áp dụng IFRS tại Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn, cản trở. Nội dung chính

IFRS do Hội đồng Chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế (IASB) và Hội đồng giải thích lập BCTC quốc tế (IFRIC) biên soạn theo định hướng thị trường vốn và hệ thống lập BCTC. Phương thức lập BCTC được mô tả là tập trung vào mối quan hệ giữa DN với nhà đầu tư và tập trung vào luồng thông tin đến thị trường vốn. Cơ quan Nhà nước vẫn sử dụng BCTC như là hoạt động kinh tế, tuy nhiên BCTC này được lập cho mục đích của nhà đầu tư. IFRS được áp dụng sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Cụ thể, BCTC cung cấp thông tin toàn diện, đúng đắn, kịp thời và do đó, nhà đầu tư có nhiều thông tin về thị trường vốn giảm được rủi ro, trong việc đưa ra quyết định kinh tế.

IFRS được chính thức thông báo áp dụng năm 2002, yêu cầu tất cả các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập BCTC hợp nhất theo CMKT quốc tế, nhằm loại bỏ rào cản thương mại xuyên quốc gia thông qua BCTC tin cậy hơn, minh bạch hơn và dễ so sánh hơn. Áp dụng IFRS sẽ làm tăng tính hiệu quả của thị trường, giảm chi phí huy động vốn và tăng tính cạnh tranh và duy trì tăng trưởng. Mặc dù, chi phí cho việc áp dụng IFRS là không hề nhỏ vì những đối tượng liên quan phải có sự đầu tư khá lớn mới hiểu được các yêu

Page 104: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

104

cầu mới. Tuy nhiên, thực tế áp dụng IFRS từ năm 2005 đến nay cho thấy, hiệu quả nó mang lại cũng cao hơn nhiều so với chi phí phải bỏ ra. Việc áp dụng IFRS đã tác động nhiều đến các hoạt động của nền kinh tế bao gồm cả các nhà hoạch định chính sách và cả những người hành nghề. Theo báo cáo của Ủy ban Châu Âu (2008), áp dụng IFRS đã cải thiện tính so sánh và chất lượng lập BCTC, tăng tính minh bạch, dễ hiểu hơn cho các thông tin kế toán tài chính dù vẫn còn một số khoản mục, chỉ tiêu trên BCTC không dễ dàng có thể hiểu được cũng như áp dụng vào thực tế như công cụ tài chính, hợp nhất kinh doanh; Thanh toán dựa trên cổ phiếu, giảm giá trị của tài sản (hay tổn thất tài sản). Việc áp dụng IFRS, đồng thời làm thay đổi kế toán của từng nước và việc áp dụng kế toán dựa trên nguyên tắc là thách thức, vì kế toán các quốc gia đã quen thuộc với kế toán dựa trên các quy định bắt buộc.

IFRS chính thức áp dụng trên toàn thế giới từ 1/1/2015 và đến nay, đã có trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng. Cũng còn nhiều vấn đề tranh luận gay gắt, thậm chí còn nhiều bất đồng liên quan đến một số nội dung cụ thể. Ví dụ như, các quy định về công cụ tài chính, tổn thất tài sản, trình bày kế toán,… nhưng không thể phủ nhận được lợi ích to lớn mà IFRS mang lại. Trong bối cảnh Việt Nam, dưới góc nhìn của những người quan tâm thì việc áp dụng IFRS là quá cần thiết và gần như phải áp dụng ngay lập tức. Các cơ quan ban hành chính sách và Hiệp hội nghề nghiệp phải ban hành ngay khung pháp lý đầy đủ về kế toán cho phù hợp với thông lệ quốc tế và áp dụng ngay IFRS toàn bộ hoặc IFRS có sửa đổi cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Mới nhất, ngày 22/12/2014 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 200 và Thông tư số 202 về Chế độ kế toán DN và lập BCTC hợp nhất, để đưa chế độ kế toán và lập BCTC của Việt Nam tiến lại gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế trong IAS và IFRS. Tuy rằng, CMKT Việt Nam được xây dựng dựa trên IAS/IFRS nhưng vẫn có nhiều điểm khác biệt so với IAS/IFRS như:

- VAS không có 1 số Chuẩn mực tương đương với IAS/IFRS: Thuyết minh về công cụ tài chính; Quy định về các yêu cầu ghi nhận và dừng ghi nhận, phân loại và đo lường các tài sản tài chính và các khoản nợ phải trả tài chính, suy giảm giá trị về kế toán phòng ngừa rủi ro chung (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018), các khoản hoãn lại theo luật định; Các chuẩn mực về ngành nghề hoặc hoạt động đặc thù bao gồm kế toán và báo cáo quỹ hưu trí, ngành nông nghiệp, thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản; Các chuẩn mực về sự kiện hoặc giao dịch cụ thể trong điều kiện siêu lạm phát, tổn thất tài sản, thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, hay tài sản nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục; Các chuẩn mực về đo lường giá trị hợp lý; Thuyết minh lợi ích từ các đơn vị khác để có thể đánh giá bản chất và rủi ro liên quan đến phần lợi ích của đơn vị trong các đơn vị khác và ảnh hưởng của những lợi ích này lên tình hình tài chính, kết quả hoạt động và lưu chuyển tiền tệ của đơn vị; Chưa có quy định báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu.

- VAS ghi nhận doanh thu và chi phí tài chính được tính vào lãi/lỗ hoạt động kinh doanh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trái với IFRS thì đây không phải là khoản thu nhập/chi phí không thường xuyên; LTTM được phân bổ dần trong không quá 10 năm trái với IFRS phải đánh giá LTTM tổn thất. Như vậy, có thể thấy, VAS vẫn còn nhiều khác biệt và khoảng cách nhất định với IFRS. Ở thời điểm hiện tại thì, đa phần các DN đang áp dụng các CMKT Việt Nam trong lập BCTC theo luật định, chỉ có một số DN có vốn đầu tư nước ngoài hoặc niêm yết trên thị trường quốc tế lập BCTC theo IFRS. Nhưng để gia tăng thu hút đầu tư nước ngoài các DN

Page 105: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

105

cần có một bản BCTC lập theo IFRS đầy đủ, minh bạch, chính xác và có độ tin cậy cao. Vì vậy, hiện nay Việt Nam đang có những bước đi quan trọng để chuẩn bị áp dụng IFRS. Chiến lược phát triển Kế toán - Kiểm toán Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 đã khẳng định, Việt Nam quyết tâm áp dụng IFRS. Đồng thời, Luật Kế toán 2015, có hiệu lực từ 1/1/2017, đã bổ sung nguyên tắc giá trị hợp lý. Đây là những bước chuẩn bị chủ động, cần thiết để tiến đến áp dụng IFRS. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường đang dần được hoàn thiện, thị trường tài chính đang trong giai đoạn phát triển nhanh, đầu tư nước ngoài mở rộng mạnh mẽ thì yêu cầu áp dụng IFRS là sự cần thiết cấp bách, khách quan. Tuy nhiên, triển khai IFRS không hoàn toàn dễ dàng đối với các DN. Nó yêu cầu tất cả các DN phải chuẩn bị rất nhiều thứ từ nhân lực đến vật lực. Một trong những thách thức đó là phải có đội ngũ nhân viên kế toán và tài chính có năng lực. Điều này không phải là vấn đề đơn giản, vì IFRS được coi là rất phức tạp ngay cả đối với các nước phát triển. Theo đó, phương pháp hạch toán các giao dịch theo IFRS dựa trên bản chất các giao dịch và dựa trên nhiều xét đoán và đánh giá phân tích của các nhà quản lý, những người sẽ tư vấn cho kế toán viên lập BCTC. Hơn nữa, để áp dụng IFRS đơn vị phải bỏ ra chi phí ban đầu lớn, xây dựng lại hệ thống thu thập, xử lý và trình bày các thông tin tài chính, có nghĩa là hệ thống kết nối thông tin trong nội bộ và phần mềm kế toán của DN cần phải đủ mạnh, để có thể cập nhật các thông tin tài chính kịp thời và đầy đủ. Hơn nữa, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách cho việc áp dụng IFRS. Một số kỹ thuật đặc biệt của IFRS chưa có căn cứ pháp lý để thực hiện như việc ghi nhận tổn thất tài sản, việc kế toán các công cụ phái sinh cho mục đích phòng ngừa rủi ro, việc ghi nhận giá trị hợp lý của một số tài sản tài chính, bất động sản đầu tư hoặc tài sản sinh học,… đều chưa được hướng dẫn. Mặt khác, kỹ thuật để thực hiện một số đánh giá là tương đối phức tạp như việc xác định tổn thất LTTM, đánh giá giá trị thu hồi của tài sản, giá trị nội tại, lãi suất hiệu lực,… còn rất nhiều khó khăn. Các cơ sở đào tạo như: Các trường đại học, Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và các đơn vị đào tạo trong nước) tại Việt Nam hiện chưa có chương trình đào tạo về IFRS một cách hệ thống. Hiện mới chỉ có một số các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như Hiệp hội Kế toán Anh quốc (ACCA), Hiệp hội Kế toán công chứng Australia (CPA Australia), Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) có chương trình đào tạo IFRS cho một số ít học viên. Bản thân cơ quan Thuế cũng như các cán bộ thuế cũng chưa nắm rõ về các chuẩn mực của IFRS nên khi làm theo IFRS thì chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán sẽ ngày càng khác biệt. Do vậy, vẫn còn xảy ra những tranh luận giữa cơ quan thuế và DN khi các cơ quan này nhận được bộ BCTC theo IFRS từ phía các DN.

Bởi vì việc áp dụng IFRS là vấn đề không đơn giản và rất quan trọng, nên Việt Nam cần có sự tư vấn, hỗ trợ của IASB và chuyên gia của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế. Tín hiệu đáng mừng cho Việt Nam là Chủ tịch IASB Hans Hoogervorst, cam kết IASB sẽ hỗ trợ Việt Nam trong quá trình áp dụng IFRS thông qua nhiều hình thức như: Đào tạo, cung cấp tài liệu giảng dạy, hỗ trợ kỹ thuật,… Việt Nam nên nghiên cứu, xem xét triển khai IFRS ngay sau thời điểm Luật Kế toán 2015, có hiệu lực từ ngày 1/1/2017. Để việc triển khai IFRS đảm bảo tính khả thi, cơ quan quản lý nên đưa ra hệ thống chính sách theo hướng ban đầu áp dụng đối với các DN quy mô lớn thường xuyên có quan hệ sản xuất, kinh doanh với các đối tác quốc tế, các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Khi những lợi ích của việc triển khai IFRS được kiểm chứng, đồng thời các yếu tố thuận lợi cho triển khai rộng rãi IFRS chín muồi, thì sẽ tiến tới áp

Page 106: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

106

dụng chuẩn mực này cho tất cả các DN trong nền kinh tế. Kết luận Trải qua hơn 10 năm áp dụng và phát triển nhanh chóng, phổ biến trên toàn thế giới IFRS đã đóng góp giá trị to lớn đối với tính bền vững của nền kinh tế toàn cầu, IFRS tạo sự minh bạch, đồng thời, giúp nâng cao trách nhiệm giải trình bằng cách giảm bớt lỗ hổng thông tin giữa nội bộ và bên ngoài công ty. Ngoài ra, IFRS giúp các DN và thị trường hoạt động hiệu quả hơn nhờ có một chuẩn mực có phạm vi toàn cầu và đáng tin cậy, áp dụng cho cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi. IFRS cũng hỗ trợ giảm thiểu chi phí về vốn và chi phí báo cáo. Việc thực hiện theo IFRS thực sự là một thách thức về mức độ phát triển của thị trường, trình độ, năng lực của kiểm toán viên, kế toán viên và cả các nhà đầu tư trên thị trường. Đối với TTCK, việc lập và trình bày BCTC theo IFRS sẽ hỗ trợ nâng cao tính công khai, minh bạch và bền vững của thị trường. Vì vậy việc áp dụng IFRS như một sự sàng lọc khắc nghiệt bởi những dấu hiệu tiêu cực của DN sẽ bị bộc lộ ra bên ngoài. Để có thể nhanh chóng áp dụng IFRS khi lập BCTC Việt Nam, cần có lộ trình riêng phù hợp với điều kiện và bối cảnh kinh tế.  

‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐ Tài liệu tham khảo

1. Daske, H., Hail, L., Leuz, C. & Verdi, S. (2008). Mandatory IFRS Reporting Around the World: Early Evidence on the Economic Consequences. Journal of Accounting Research, 46 (5): 1085-42.

2. Trần Mạnh Dũng, Đào Mạnh Huy & Nguyễn Thị Thanh Diệp (2011). Kinh nghiệm lần đầu tiên áp dụng chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS). Tạp chí Kinh tế & Phát triển, tháng 3/2011. Nguyễn Thị Kim Chung (2016). Chuẩn mực BCTC quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam. Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 3/2016.

Page 107: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

107

CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

TS. Đào Mạnh Huy - Đại học Lao động - Xã hội TS. Đặng Phương Mai - Học viện Tài chính

Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) bao gồm các các IAS và các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đã được Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành và nhiều lần điều chỉnh, cập nhật và thay thế. IAS là điều kiện quan trọng, đảm bảo cho các doanh nghiệp (DN), tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán thống nhất trong công tác lập và trình bày Báo cáo tài chính (BCTC). Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đang tiến dần đến xu hướng hội tụ IFRS. Trong xu thế toàn cầu hóa về kế toán, Việt Nam cũng không thể nằm ngoài tiến trình hội nhập với hệ thống IFRS.

Bài viết điểm lại quá trình hình thành và phát triển IFRS, xu hướng phát triển của IFRS trên thế giới, đánh giá yếu tố tác động đến việc áp dụng IFRS. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng IFRS, bài viết đề xuất quan điểm và phương hướng áp dụng IFRS tại Việt Nam.

Từ khóa: IFRS, IASB, chuẩn mực, BCTC

Tổng quan về chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS)

Bộ IAS (IAS -International Accounting Standards) được Uỷ ban IAS (IASC) xây dựng và phát triển từ những năm đầu của thập kỷ 70 cho đến năm 2000. Năm 2001, Ban IAS (IASB) được thành lập, dựa trên nền tảng của Ủy ban IAS IASC, nhưng với một cơ cấu tổ chức chặt chẽ và độc lập hơn. Mục tiêu của IASB là hình thành một hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) phục vụ cho lợi ích chung, chất lượng cao, dễ hiểu và có thể áp dụng trên toàn thế giới và yêu cầu thông tin trên BCTC (BCTC) phải rõ ràng, có thể so sánh, nhằm giúp những người tham gia vào các thị trường vốn khác nhau trên thế giới cũng như các đối tượng sử dụng thông tin khác ra quyết định kinh tế. Với mục tiêu đó, IASB đã xây dựng bộ chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS-International Financial Reporting Standards) với mục đích là để từng bước thay thế các IAS cho phù hợp với những thay đổi mới, theo kịp với tình hình mới khi môi trường kinh tế tài chính, cũng như hoạt động của DNcó những biến đổi và phát sinh nhiều hoạt động mới. Bộ chuẩn mực mới được hoàn thiện dần dần cho đến năm 2005, khi Nghị viện khối Liên minh Châu Âu chỉ định IFRS là CMKT cho các công ty cổ phần trong các nước khối Liên minh Châu Âu và đã được chấp nhận trên toàn thế giới. Tính đến thời điểm hiện nay, ISAB đã xây dựng 43 IAS/IFRS (bao gồm cả IFRS cho các DNvừa và nhỏ) trong đó có 27 IAS và 16 IFRS.

Tình hình áp dụng IFRS trên thế giới

IFRS đang ngày càng được nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới áp dụng hoặc cam kết áp dụng trong tương lai gần. Tính đến nay, đã có 133/143 quốc gia và vùng lãnh thổ

Page 108: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

108

(chiếm tỷ lệ 93%) đã công khai tuyên bố coi IFRS là bộ CMKT duy nhất áp dụng trên toàn cầu. Bên cạnh đó, cũng có 119/143 (chiếm tỷ lệ 83,2%) quốc gia và vùng lãnh thổ đã yêu cầu sử dụng các chuẩn mực của IFRS đối với tất cả hoặc hầu hết các công ty đại chúng trong nước, phần lớn các quốc gia còn lại cho phép áp dụng các chuẩn mực này. Số liệu thống kê cụ thể theo khu vực địa lý được thể hiện qua biểu 1.

Biểu 1: Thống kê áp dụng IFRS theo khu vực địa lý

Quốc gia và vùng lãnh thổ

Yêu cầu áp dụng các chuẩn mực IFRS cho toàn bộ hoặc hầu hết

công ty đại chúng

Cho phép/yêu cầu áp dụng các chuẩn mực

IFRS cho một số công ty đại chúng

Không yêu cầu/cho phép áp dụng các

chuẩn mực IFRS đối với công ty đại chúng

TT Khu vực Tổng số

Số lượng % Số lượng % Số lượng %

1 Châu Âu 43 42 97,7 1 2,3 0 0,0

2 Châu Phi 20 16 37,2 1 2,3 3 7,0

3 Trung Đông 12 11 25,6 1 2,3 0 0,0

4 Châu Á và Châu Đại Dương 31 23 53,5 3 7,0 5 11,6

5 Châu Mỹ 37 27 62,8 8 18,6 2 4,7

Cộng 143 119 83,2 14 9,8 10 7,0

Nguồn: Hướng dẫn tóm tắt các chuẩn mực IFRS năm 2016: Ngôn ngữ BCTC toàn cầu.

Biểu đồ 1: Thống kê tình hình áp dụng IFRS theo khu vực địa lý

Trong thời gian gần đây, việc tiến tới áp dụng IFRS có những tín hiệu hết sức tích cực. Năm 2015, các nhà lãnh đạo G20 cũng đã cam kết thúc đẩy tiến trình thực hiện các CMKT toàn cầu. Tại một số quốc gia phát triển tại Châu Á, tình hình áp dụng các chuẩn mực IFRS cũng đã có nhiều tiến bộ, cụ thể:

Page 109: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

109

- Tại Nhật Bản, các chuẩn mực IFRS đã được lựa chọn từ năm 2010. Hiện nay, hơn 100 công ty Nhật Bản (chiếm 25% tổng giá trị vốn hóa thị trường) đã áp dụng các chuẩn mực của IFRS hoặc đang có kế hoạch áp dụng. Ngoài ra, gần 200 công ty khác đang xem xét một cách nghiêm túc việc áp dụng các chuẩn mực của IFRS. Đây là những con số ấn tượng, thể hiện sự phát triển tại quốc gia này, nếu so sánh với thời điểm cuối tháng 12 năm 2012 mới chỉ có 10 công ty áp dụng các chuẩn mực của IFRS.

- Tại Ấn Độ, mới đây nước này đã ban hành và áp dụng các CMKT mới (Ind AS), các chuẩn mực này cơ bản hội tụ với các chuẩn mực IFRS. Hầu hết, các Ind AS đều được xây dựng tương ứng từ các chuẩn mực của IFRS. Do vẫn còn một vài sự khác biệt mặc dù không lớn, nhưng Ấn Độ vẫn chưa được ISAB xếp vào những nước đã thực hiện IFRS. Tuy nhiên, việc xây dựng các CMKT mới gần sát với chuẩn mực IFRS của Ấn Độ, đã cung cấp cho các nhà đầu tư các thông tin tốt hơn gần với các IAS.

- Tại Trung Quốc, trước đây mười năm nước này cũng đã quyết định hội tụ với các chuẩn mực IFRS với các điều khoản được đặt ra trong Hiệp định Bắc Kinh 2005. Gần đây, với một thỏa thuận mới nhất vào năm 2015, đã tái khẳng định cam kết của Trung Quốc tiến tới áp dụng hội tụ đầy đủ các chuẩn mực IFRS, trong khi nhiều công ty lớn nhất của Trung Quốc đã lập các BCTC đã được áp dụng IFRS nhằm mục đích niêm yết trên thị trường chứng khoán tại Hồng Kông.

Một số yếu tố tác động đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam

- Môi trường kinh tế: Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với các nước khác và vẫn đang quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường tự do. Do vậy, các hoạt động kinh tế còn đơn giản so với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển cao như Anh, Mỹ, EU. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của kinh tế thị trường đó là sự phát triển của thị trường vốn. Tuy nhiên, thị trường này của Việt Nam còn khá non trẻ so với các nước trên thế giới. Hiện nay, thị trường vốn của Việt Nam mới chủ yếu hoạt động trong phạm vi quốc gia và chưa liên thông với thị trường vốn trên thế giới. Điều này sẽ hạn chế sự phát triển của IFRS, vì mục tiêu chủ yếu của việc áp dụng IFRS là phục vụ cho các thị trường vốn quốc tế.

- Môi trường pháp lý: Tại Việt Nam, Chính phủ, cụ thể là Bộ Tài chính vẫn giữ vai trò chủ yếu trong việc xây dựng và ban hành hệ thống kế toán. Hội đồng ban hành CMKT bao gồm các thành viên đến từ nhiều các tổ chức khác nhau, tuy nhiên vai trò của họ không độc lập hoàn toàn và vẫn bị chi phối bởi các chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài chính. Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) vẫn chưa đóng vai trò chủ đạo trong việc ban hành các CMKT giống như các nước khác. Ngoài các yếu tố kể trên, thì hệ thống pháp luật được xem là một yếu tố rất quan trọng tác động đến hệ thống kế toán của các quốc gia. Việt Nam thuộc các nước áp dụng hình thức điển luật (code law) trong khi đó hầu hết các nước phát triển lại áp dụng luật chung (common law). Giữa 2 hệ thống luật này cũng có sự khác biệt lớn và ảnh hưởng đến việc ban hành các quy định pháp lý trong đó có các quy định về CMKT. Những nước áp dụng luật chung thường quy định các vấn đề về bảo vệ quyền cổ đông và yêu cầu về tính minh bạch của của thông tin cao hơn so với các nước áp dụng điển luật (Y Ding, 2007).

Page 110: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

110

Các quốc gia thuộc nhóm áp dụng luật chung thường ít ban hành những quy định chi tiết về kế toán hơn các quốc gia thuộc hệ thống điển luật (Nobes & Parker, 1995). Trong khi đó, IAS/IFRS được phát triển phù hợp với hệ thống luật và các yêu cầu của các nước theo luật chung. Do đó, điều này sẽ ảnh hưởng đến quan điểm và cách thức ban hành các CMKT tại Việt Nam.

- Môi trường văn hóa: Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán. Sự khác biệt về đặc điểm của văn hóa giữa các quốc gia tạo ra các hệ thống kế toán khác nhau (Hofstede, 1980). Các nước thuộc văn hóa Anglo-Saxon thường lựa chọn áp dụng hệ thống kế toán có các quy định chặt chẽ, trong khi đó các nước phương Tây lại có xu hướng lựa chọn và áp dụng hệ thống kế toán có các quy định linh hoạt và mềm dẻo hơn. Văn hóa Việt Nam thiên về xu hướng thận trọng tránh rủi ro, điều này bị ảnh hưởng bởi điều kiện tự nhiên và lịch sử. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư duy và cách thức ban hành chuẩn mực và hệ thống chính sách kế toán của Việt Nam. Thực tế cho thấy, hệ thống chính sách và CMKT của Việt Nam được ban hành theo hướng thận trọng, đề cao sự tuân thủ các qui định, hạn chế các ước tính kế toán và những vấn đề mang tính xét đoán. Trong khi đó, IFRS lại mang tính linh hoạt mở, nhiều ước tính, dựa nhiều vào yếu tổ chủ quan và các xét đoán.

Những lợi ích và khó khăn, thách thức khi áp dụng IFRS tại Việt Nam

Trong những năm gần đây, kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực; Đầu tư nước ngoài tăng mạnh; Thị trường tài chính đặc biệt là thị trường vốn đang trong phát triển mạnh mẽ. Có thể thấy rằng, việc áp dụng IFRS sẽ mang lại các lợi ích như sau:

Thứ nhất, sử dụng IFRS giúp Việt Nam tiết kiệm chi phí soạn thảo, ban hành CMKT và nhanh chóng hòa nhập vào IAS được chấp nhận. Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế thì rõ ràng việc áp dụng IFRS sẽ hạn chế được những mâu thuẫn trong BCTC, vì chuẩn mực của những nguyên lý kế toán được chấp nhận thay đổi ở từng quốc gia.

Thứ hai, việc sử dụng hệ thống CMKT được quốc tế chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới, làm tăng tính rõ ràng, minh bạch của thông tin trên BCTC. Điều này giúp cho các công ty có thể huy động vốn trên thị trường quốc tế, nâng cao uy tín và thương hiệu, giúp DN hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế tài chính toàn cầu.

Thứ ba, việc áp dụng IFRS sẽ tạo ra môi trường thuận lợi, giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán, tài chính tạo điều kiện cho các chuyên gia tài chính, các kế toán viên hoạt động linh hoạt và hiệu quả hơn. Các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia sẽ tiết kiệm được chi phí tuyển dụng, đào tạo và dễ dàng hơn trong việc đáp ứng nhu cầu nhân lực của các công ty con trên khắp thế giới.

Thứ tư, việc lập báo cáo theo IFRS giúp DNquản trị, trình bày tính hình tài chính theo đúng chuẩn mực quốc tế, đặc biệt các lĩnh vực mà chuẩn mực Việt Nam chưa có hoặc không có hướng dẫn. Bên cạnh đó, việc lập BCTC theo IFRS cũng giúp người dùng so sánh các kết quả tài chính của các đơn vị báo cáo từ các quốc gia khác nhau một cách dễ dàng hơn do BCTC của các công ty được lập dựa trên cùng một chuẩn mực.

Page 111: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

111

Thứ năm, việc áp dụng IFRS sẽ làm tăng số lượng các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam và lượng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam. Thông thường, khi hoạt động tại các nước không áp dụng IFRS các công ty đa quốc gia sẽ phải lập hai bộ BCTC theo hai chuẩn mực khác nhau. Một bộ BCTC theo chuẩn mực của quốc gia để nộp cho các cơ quan quản lý và một bộ BCTC theo IFRS để báo cáo cho công ty mẹ. Do đó, nếu Việt Nam áp dụng IFRS sẽ giúp các tập đoàn lớn với hệ thống các công ty con cùng hệ thống tài khoản và sổ kế toán trên nhiều quốc gia khác nhau có thể sử dụng và trình bày BCTC trên cùng một ngôn ngữ và giúp các công ty này tiết kiệm chi phí khi lập BCTC.

Bên cạnh những lợi ích kể trên, việc áp dụng IFRS tại Việt Nam có thể gặp không ít khó khăn và trở ngại nhất định, cụ thể:

Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trong quá trình phát triển và chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh thị trường tự do, tuy nhiên mức độ phát triển kinh tế cũng như thị trường tài chính Việt Nam còn thấp. Trong khi đó, nền tảng cơ bản và chủ đạo chi phối IFRS là nguyên tắc giá trị hợp lý, do vậy, để áp dụng được IFRS đòi hỏi phải có một thị trường cung cấp đủ các dữ liệu cơ sở để có thể đánh giá, ghi nhận theo quy định, hướng dẫn của IFRS.

Thứ hai, việc áp dụng IFRS đòi hỏi các nhà quản lý, nhân viên kế toán và cả người sử dụng cần được đào tạo và có trình độ thích hợp. IFRS được cho là rất phức tạp, thậm chí phức tạp đối với cả các chuyên gia về tài chính kế toán và đội ngũ kiểm toán viên. Thêm vào đó, đối với hầu hết những người sử dụng BCTC, không đơn giản và dễ dàng để hiểu được thấu đáo các thông tin kế toán và chính sách kế toán trên BCTC được trình bày và áp dụng IFRS. Nhìn chung, thực trạng kiến thức và kinh nghiệm của phần lớn những người làm kế toán ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Điều này có nguyên nhân do hệ thống đào tạo của Việt Nam còn lỗi thời và chưa theo kịp với trình độ của các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, ở Việt Nam vẫn tồn tại một thế hệ kế toán và đội ngũ cán bộ quản lý trưởng thành và được đào tạo trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp. Họ quá quen thuộc với hệ thống kế toán cũ và chịu ảnh hưởng rất lớn vào những nguyên tắc và hướng dẫn vốn rất thận trọng, bảo thủ và hạn chế nhiều tính chủ động trong việc đưa ra các quyết định liên quan do đó họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi tiếp cận và thực hành với phương pháp mới của kế toán trong nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, khi áp dụng IFRS thì sự không chắc chắn là rất cao bởi nó sử dụng nhiều ước tính kế toán và đòi hỏi sự linh hoạt cùng với những phán xét nghề nghiệp cần thiết, ví dụ như các khái niệm về giá trị hợp lý và công cụ tài chính,… trong khi đó người làm kế toán Việt Nam lại bị ảnh hưởng bởi văn hoá khuôn mẫu và luôn luôn hạn chế sự không chắc chắn và rủi ro.

Thứ ba,việc áp dụng và thực hiện IFRS đòi hỏi phải bỏ ra các khoản chi phí đầu tư và duy trì khá lớn. Đó là việc xây dựng lại hệ thống các quy trình thu thập, xử lý và cung cấp thông tin, số liệu kế toán, tài chính; Thay đổi hệ thống phần mềm và đào tạo lại cho nhân viên để chuyển đổi lại hệ thống báo cáo. Chi phí phải bỏ ra để thực hiện những thay đổi trên, đặc biệt là sự thay đổi phần mềm kế toán là không hề nhỏ nhất là đối với các tập đoàn, tổng công ty lớn.

Mô hình lựa chọn cho việc áp dụng IFRS tại Việt Nam Trên cơ sở phân tích và đánh giá những lợi ích và khó khăn khi áp dụng IFRS, việc lựa

chọn hướng đi nào cho việc áp dụng IFRS tại Việt Nam là một câu hỏi mà các cơ quan ban

Page 112: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

112

hành chính sách đang phải đi tìm câu trả lời. Kinh nghiệm áp dụng IFRS của các nước trên thế giới cho thấy, có một số mô hình áp dụng như IFRS như sau:

- Mô hình thứ nhất: Tiếp nhận toàn bộ, cụ thể là: Thay hoàn toàn VAS bởi IAS/IFRS, chỉ ban hành bổ sung cho các vấn đề kế toán riêng của Việt Nam và chưa được IAS/IFRS đề cập.

- Mô hình thứ hai: Tiếp cận hội tụ. Theo mô hình này, lần lượt từng chuẩn mực IAS/IFRS sẽ được giới thiệu để cuối cùng hệ thống kế toán Việt Nam tương đồng với hệ thống IAS IAS/IFRS.

- Mô hình thứ ba: Tiếp nhận có sửa đổi, cụ thể là: Chỉnh sửa, bổ sung IAS/IFRS cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam.

Căn cứ các đặc điểm, những thuận lợi và khó khăn đã phân tích ở trên và trình độ phát triển kinh tế hiện nay, theo quan điểm của tác giả Việt Nam, nên lựa chọn mô hình tiếp cận thứ ba. Đây là hướng áp dụng phù hợp nhất với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam. Kinh nghiệm quốc tế tại các nước đã áp dụng IFRS cho thấy, hệ thống CMKT của mỗi quốc gia cần phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội. Đây là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất quyết định sự tồn tại và phát triển của IFRS tại Việt Nam. Để áp dụng IFRS thành công Chính phủ cũng cần xây dựng chiến lược và lộ trình cụ thể để triển khai thực hiện.

Kết luận

Tóm lại, áp dụng IFRS ở Việt Nam thực sự là một thách thức đối với các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách. Việc thực hiện theo IFRS được ví như một cuộc cách mạng trong công tác kế toán và lập BCTC, đòi hỏi phải nỗ lực rất lớn của tất cả các bên liên quan để vượt qua các thách thức và trở ngại. Trong tương lai, để có thể áp dụng rộng rãi và phổ biến IFRS nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán, Việt Nam cần tiến hành nhiều giải pháp vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài, bao gồm cả giải pháp trực tiếp đối với hệ thống CMKT và giải pháp thuộc về môi trường kinh tế, pháp luật.

--------------------------

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Tài chính, 26 CMKT đã ban hành từ năm 2001 đến 2005. 2. Phạm Hoài Hương, Mức độ hài hòa giữa VAS và IAS. Tạp chí Khoa học và công nghệ, ĐH Đà Nẵng, số 5 (40), 2010. 3. Trần Mạnh Dũng, Đào Mạnh Huy, Nguyễn Thị Thanh Diệp. Kinh nghiệm lần đầu tiên áp dụng Chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRSs), Tạp chí Kiểm toán, 2013. 4. Duc Hong Thi Phan, Bruno Mascitelli, Meropy Barut; International financial reporting standards (IFRS) adoption in VietNam: if, when and how?; Corporate Ownership & Control / Volume 11, Issue 4, 2014. 5. Duc Hong Thi Phan, Bruno Mascitelli; Optimal approach and timeline for IFRS adoption in Vietnam: Perceptions from accounting professionals; Research in Accounting Regulation 26 (2014) 222–229. 6. Pocket Guide to IFRS Standards: The global financial reporting language 2016.

Page 113: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

113

KHÓ KHĂN, THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS)

TẠI VIỆT NAM VÀ LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

Ths.NCS Đường Thị Quỳnh Liên Khoa Kinh tế, Trường Đại học Vinh

Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) đang được áp dụng toàn bộ hoặc gần như toàn bộ tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có một số quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn hội nhập mạnh mẽ trong cả phạm vi khu vực và quốc tế, IFRS càng trở thành đề tài nóng và thu hút nhiều hơn sự quan tâm của đông đảo các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp (DN) đặc biệt là các DN niêm yết trên sàn chứng khoán - những DN đầu tiên được yêu cầu tiên phong áp dụng IFRS theo khung lộ trình áp dụng IFRS của Bộ Tài chính đến năm 2020. Bài viết này, đề cập đến những khó khăn, thách thức khi áp dụng IFRS tại Việt Nam. Từ đó, bài viết tiến hành phân tích lộ trình và những việc mà DN Việt Nam cần thực hiện. Từ khóa: Chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế, chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế,...

IFRS được Hội đồng CMKT quốc tế (IASB) biên soạn và ban hành, nhằm hướng dẫn

việc lập và trình bày báo cáo kế toán có tính thống nhất cao và được sử dụng rộng rãi khắp thế giới. Mục đích của việc tiêu chuẩn hóa này, là để giúp tạo ra sự phù hợp đối với quá trình chuẩn bị lập BCTC trong một môi trường toàn cầu.

Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc lập BCTC theo IFRS ngày càng nhận được sự ủng hộ của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo thống kê, có khoảng 131 nước và vùng lãnh thổ cho phép hoặc bắt buộc áp dụng IFRS khi lập BCTC của các công ty niêm yết trong nước. Ở Châu Âu, 31 nước thành viên và 5 vùng lãnh thổ đã áp dụng toàn bộ IFRS. Ở Mỹ, thị trường nội địa vẫn nằm ngoài khuôn khổ của IFRS, tuy nhiên Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) đã xác nhận việc đưa IFRS vào các mô hình của Mỹ được coi là nhiệm vụ ưu tiên.

Tại Việt Nam, CMKT Việt Nam (VAS) bao gồm 26 chuẩn mực, được xây dựng dựa trên các CMKT quốc tế (IAS) theo nguyên tắc phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và tình hình các DN tại Việt Nam. Đến nay, lập BCTC theo IFRS đang trở nên ngày càng phổ biến hơn theo yêu cầu của các tập đoàn mẹ, các bên cho vay cũng như phát sinh từ sự tham gia của các tập đoàn kinh tế lớn vào thị trường vốn quốc tế. Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng đang trong quá trình ban hành chuẩn mực mới tiếp cận gần hơn với IFRS. Năm 2014, với việc ban hành Thông tư số 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán DN thay thế Quyết định số 15/2006 ngày 20/03/2006 và đặc biệt là Thông tư 202/2014/TT-BTC về hướng dẫn lập BCTC hợp nhất, đã đưa chế độ kế toán và lập BCTC của Việt Nam tiến lại gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế trong IAS và IFRS. Theo đó, Thông tư 202/2014/TT-BTC đã căn cứ trên chuẩn mực IAS 27/

Page 114: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

114

IFRS 10, trong việc hạch toán những thay đổi về tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ tại công ty con nhưng vẫn giữ quyền kiểm soát. Có thể thấy rằng, việc áp dụng các CMKT quốc tế trong lập BCTC (BCTC) giúp nâng cao tính công khai, minh bạch trong BCTC của DN, đặc biệt là các DN niêm yết. Đồng thời, còn đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong việc thu hút các nguồn vốn nước ngoài. Những khó khăn và thách thức khi áp dụng IFRS tại Việt Nam

Ở Việt Nam, những khó khăn và thách thức khi áp dụng IFRS là không nhỏ. Bao gồm thị trường hoạt động, vấn đề nội tại của IFRS, hạ tầng cơ sở thông tin, rào cản ngôn ngữ, năng lực nguồn nhân sự,... Thực tế cho thấy, chỉ một số ít DN niêm yết trên HOSE - chủ yếu là các DN có giao dịch với các đối tác quốc tế - là có thực hành IFRS. Các DN khác còn khá xa lạ với chuẩn mực quốc tế này. Điều này đang cản trở kinh tế Việt Nam hòa nhập vào dòng chảy kinh tế thế giới, trong đó có dòng chảy rất quan trọng về nguồn vốn.

Thứ nhất, chi phí cho việc áp dụng các CMKT quốc tế (IFRS): Mặc dù IFRS làm tăng tính minh bạch tài chính cho người sử dụng BCTC trên toàn thế giới, một số DN cho rằng hệ thống kế toán IFRS là quá phức tạp. Ngoài ra, đối với một số DN vừa và nhỏ, việc đầu tư vào hệ thống kế toán IFRS khá tốn kém, bao gồm chi phí đào tạo nhân viên, tuyển chuyên viên kế toán có trình độ, cũng như các chi phí nâng cấp công nghệ nhằm hỗ trợ với các tiêu chuẩn BCTC mới. Tuy nhiên, DN không nên xem những vấn đề này là bất lợi khi hướng đến phát triển kinh doanh lâu dài.

Thứ hai, một số khác biệt cơ bản giữa CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế IFRS: Nguyên nhân chính khiến các DN không sẵn sàng áp dụng IFRS là do những điểm khác biệt cơ bản giữa CMKT Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS). Ví dụ, kế toán VAS dựa trên nguyên tắc giá gốc, trong khi đó IFRS dựa trên nguyên tắc giá trị hợp lý. Mặc dù xác định giá trị hợp lý không phải điều dễ dàng trong một số trường hợp, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường Việt Nam, khái niệm giá trị hợp lý đang được ủng hộ rộng rãi. Ghi nhận dựa trên cơ sở giá gốc sẽ không đem lại cái nhìn đúng đắn về tình hình tài chính của DN, đặc biệt là đối với danh mục tài sản, phần mà giá trị hợp lý thay đổi theo thời gian, chẳng hạn như nhà đất, trang thiết bị,… Nhìn chung, các DN tại Việt Nam khi áp dụng IFRS cần phải áp dụng song song cả hai hệ thống CMKT Việt Nam và CMKT quốc tế.

Thứ ba, thiếu quy định hạch toán kế toán cho một số khoản mục trong CMKT Việt Nam: Theo Deloitte, các CMKT Việt Nam được dựa trên CMKT quốc tế (IAS) được ban hành từ năm 2003 trở về trước và CMKT Việt Nam vẫn chưa thông qua những CMKT IFRS mới hoặc những sửa đổi cho CMKT IAS. Chuẩn mực BCTC IFRS đã đặt ra những chuẩn mực hạch toán kế toán cho một số hạng mục mà CMKT Việt Nam chưa đặt ra. Cho ví dụ, CMKT Việt Nam vẫn chưa giải quyết vấn đề thanh tóan trên cở sở cổ phiếu (IFRS 2) mặc dù các công cụ tài chính này đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều công ty. Ngoài ra, nhiều DN lớn cũng thường đầu tư vào các dự án riêng hoặc các công ty con trên cơ sở đầu tư tạm thời và giữ để bán, nhưng hệ thống kế toán Việt Nam vẫn chưa có chuẩn mực dành cho tài sản dài hạn nắm giữ, để bán và hoạt động không liên tục (IFRS 5). Ngoài ra, VAS chưa đề ra chuẩn mực đối với công cụ tài chính như IFRS 9 hiện có.

Thứ tư, việc chuyển đổi thuật ngữ kế toán từ tiếng Việt sang tiếng Anh cũng là một thách thức. Bên cạnh đó, như các CMKT IAS, các chuẩn mực BCTC IFRS cũng có thể được

Page 115: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

115

sửa đổi hoặc ngưng áp dụng. Do vậy, các DN cần phải cập nhật thường xuyên để nắm bắt những thay đổi này.

Thứ năm, các cơ sở đào tạo (các trường đại học, Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) và các đơn vị đào tạo trong nước) tại Việt Nam hiện chưa có chương trình đào tạo về IFRS một cách hệ thống. Hiện mới chỉ có một số các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như Hiệp hội Kế toán Anh quốc (ACCA), Hiệp hội Kế toán công chứng Australia (CPA Australia), Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) có chương trình đào tạo IFRS cho một số ít học viên.

Thứ sáu, bản thân cơ quan Thuế cũng như các cán bộ Thuế cũng chưa nắm rõ về các chuẩn mực của IFRS, nên khi làm theo IFRS thì chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán sẽ ngày càng khác biệt. Do vậy, vẫn còn xảy ra những tranh luận giữa cơ quan thuế và DN khi các cơ quan này nhận được bộ BCTC theo IFRS từ phía các DN. Thứ bảy, thông số của thị trường khi đánh giá giá trị hợp lý thì phải có thị trường thích hợp để đánh giá. Ví dụ, khi muốn đánh giá giá trị hợp lý của một sản phẩm loại A thì chúng ta phải có thị trường để xác định giá trị của sản phẩm đó, trong khi đó trên thực tế, chúng ta vẫn chưa có đủ thị trường để xác định giá trị. Ngoài ra, hệ thống đánh giá tín nhiệm, xếp hạng DN của Việt Nam cũng chưa mạnh vì khi áp dụng IFRS thì phải xác định các yếu tố như là lãi suất hiệu lực. Muốn xác định lãi suất hiệu lực thì phụ thuộc nhiều vào yếu tố xác định rủi ro, hệ thống quản trị cũng như xếp hạng DN để xác định lãi suất hiệu lực đối với từng DN. Còn với thị trường vốn, vì quy mô DN Việt Nam còn nhỏ nên thị trường trái phiếu chuyển đổi chưa phát triển, dẫn đến công cụ vốn và công cụ nợ nếu muốn tính theo chuẩn mực quốc tế còn gặp khó khăn, do chưa có đầy đủ các thị trường để chúng ta đo lường và xác định giá trị. Những việc cần thực hiện khi áp dụng IFRS tại Việt Nam

Thông qua áp dụng IFRS, các DN Việt Nam sẽ có thể được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế như: Tiếp cận nguồn vốn, duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển một cách bền vững. Tuy nhiên, thách thức, khó khăn khi áp dụng IFRS cũng không nhỏ. Mặc dù, có rất nhiều lợi ích trong việc áp dụng IFRS, nhưng để áp dụng được IFRS, các DN Việt Nam phải chuẩn bị rất nhiều thứ từ nhân lực đến vật lực.

Thứ nhất, không phải DN nào cũng có thể đáp ứng được nhân sự có trình độ cao để có thể hiểu và áp dụng IFRS ngay lập tức.

Thứ hai, hệ thống kết nối thông tin trong nội bộ và phần mềm kế toán của DN chưa đủ mạnh, để có thể cập nhật các thông tin tài chính kịp thời và đầy đủ.

Thứ ba, cơ chế, chính sách cho việc áp dụng IFRS ở Việt Nam hiện vẫn chưa hoàn thiện, do vậy một số kỹ thuật đặc biệt của IFRS chưa có căn cứ pháp lý để thực hiện, ví dụ như việc ghi nhận tổn thất tài sản, việc kế toán các công cụ phái sinh cho mục đích phòng ngừa rủi ro, việc ghi nhận giá trị hợp lý của một số tài sản tài chính, bất động sản đầu tư hoặc tài sản sinh học,… đều chưa được hướng dẫn. Lộ trình thực hiện IFRS tại Việt Nam

Theo IASB, IFRS phù hợp với toàn bộ các công ty có trách nhiệm giải trình đại chúng. Điều này bao gồm các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán và theo đó có trách nhiệm báo

Page 116: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

116

cáo tới các cổ đông. Các công ty này cũng bao gồm các ngân hàng, công ty bảo hiểm, các tổ chức tương hỗ và các tổ chức tương tự có nhận vốn từ công chúng. Tuy nhiên, đối với các DN vừa và nhỏ (SMEs) không có trách nhiệm BCTC ra công chúng, họ thấy chi phí để hiểu và áp dụng IFRS cao hơn lợi ích thu được, do vậy IASB có các IFRS riêng cho SMEs.

Một trong những câu hỏi lớn dành cho Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào đang cần cập nhật các CMKT, là liệu có nên áp dụng IFRS hay điều chỉnh để phù hợp với những yêu cầu trong nước? Hầu hết các quốc gia đều cân nhắc trước vấn đề này, và đại đa số chọn áp dụng IFRS và không điều chỉnh gì.

IASB rất khuyến khích Việt Nam tham gia cộng đồng các quốc gia áp dụng IFRS bằng việc áp dụng nguyên vẹn bộ Chuẩn mực IFRS bởi những lợi ích mà IFRS đem lại cho nền kinh tế quốc gia và cam kết hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong từng giai đoạn triển khai áp dụng IFRS. Cần có lộ trình phù hợp, để từng bước tiến tới áp dụng hoàn toàn IFRS, bên cạnh đó cần có sự tư vấn, hỗ trợ của IASB và chuyên gia của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế.

Với kinh nghiệm dày dặn trong việc tư vấn áp dụng IFRS trên toàn cầu, một số tổ chức nghề nghiệp quốc tế và các công ty kiểm toán cam kết hỗ trợ Bộ Tài chính, thông qua Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán, gây dựng lộ trình và triển khai áp dụng IFRS tại Việt Nam, đồng thời sẽ tư vấn, trợ giúp các DN có nhu cầu lập BCTC theo IFRS.

Về vấn đề này, cần có sự hợp tác hiệu quả, bài bản và sâu rộng hơn nữa giữa các bên để việc áp dụng IFRS được hiệu quả hơn. Hiện nay, Bộ Tài chính cũng đã nhận được một số bản diễn giải chuẩn mực quốc tế và sự hợp tác của các chuyên gia quốc tế, trong việc tư vấn DN áp dụng IFRS. Việc áp dụng hoàn toàn IFRS kỳ vọng sẽ mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày các yếu tố của BCTC, loại trừ sự khác biệt trong CMKT, là điều kiện để đảm bảo các DN và tổ chức trên toàn thế giới áp dụng các nguyên tắc kế toán một cách thống nhất trong lập và trình bày BCTC. Việc thực hiện theo IFRS thực sự là một thách thức về mức độ phát triển của thị trường, trình độ, năng lực của kiểm toán viên, kế toán viên và cả các nhà đầu tư trên thị trường. Đối với TTCK, việc lập và trình bày BCTC theo IFRS sẽ hỗ trợ nâng cao tính công khai, minh bạch và bền vững của thị trường. Tuy nhiên, việc chuyển đổi BCTC được lập theo VAS sang IFRS đòi hỏi nỗ lực không nhỏ từ các DN và những người làm công tác tài chính kế toán.

Như vậy, con đường tiến tới IFRS là con đường tất yếu của Việt Nam. Việc nhìn nhận được những khó khăn, thách thức sẽ giúp các cơ quan hữu quan cùng tìm ra giải pháp hiệu quả để sớm đưa IFRS vào áp dụng tại Việt Nam. Với sự chung tay của các thể chế tài chính, cơ quan, ban ngành, như Bộ Tài chính, các Hiệp hội nghề nghiệp kế toán kiểm toán, các trường Đại học, các tổ chức tiên phong áp dụng, cùng sự phối hợp với tổ chức quốc tế có kinh nghiệm và uy tín chuyên môn cao, Bộ Tài chính có thể cơ bản đưa CMKT Việt Nam đến gần hơn và sớm tiệm cận với các CMKT quốc tế. Mặc dù trong quá trình tiến tới IFRS còn có nhiều trở ngại và thách thức đặt ra, nhưng hơn ai hết, với những lợi ích to lớn của nó mang lại, nó sẽ vượt qua những trở ngại đó và đi đến thành công, đó là việc hình thành nên IFRS áp dụng chung cho tất cả các quốc gia trên toàn thế giới.

-------------------------------

Page 117: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

117

Tài liệu tham khảo 1. Art Berknoits and Richard Reanpell (2002), “The Accounting Debate: Principle vs. Rules”. 2. Benston, G.B.(2006), “Principles-versus rules-based accounting standards: the FASB’s standard setting strategy”, Abacus. 3. Gill, L. (2007), “IFRS: Coming to America. What CPAs need to know about the new global GAAP”, Journal of Accountancy. 4. Thông tin DN (2015), “Chuẩn mực BCTC Quốc tế: Thách thức và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, tháng 11/2015. 5. Trần Thúy Tiên (2015), “Thích nghi với toàn cầu hóa kinh tế: Từ chuần mực kế toán Việt Nam (VAS) tới chuần mực kế toán quốc tế (IFRS)”, tháng 11/2015. 6. Ths Nguyễn Thị Kim Chung (2016), “Chuẩn mực BCTC quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 3/2016. 7. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam (2016), ”Những thách thức và kinh nghiệm áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế”, tháng 6/2016. 8. Lê Doãn Hoài (2016), “CMKT toàn cầu – xu thế đi lên tất yếu của các quốc gia”, Trường Đại học Tài chính – Marketing. 9. http://blog.trginternational.com/vi/tu-vas-sang-ifrssthash.TPn5PdtM.dpuf.

Page 118: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

118

CÁCH THỨC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ VÀ HƯỚNG ĐI CỦA VIỆT NAM

Ths. Trần Thị Yến Khoa Kinh tế & Kế toán, Đại học Quy Nhơn

Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế, đòi hỏi chất lượng thông tin có thể so sánh ở phạm vi quốc tế, một ngôn ngữ kinh doanh cần được thiết lập bằng việc xây dựng hệ thống chuẩn mực toàn cầu chất lượng cao đáp ứng thị trường vốn quốc tế. Trước yêu cầu đó, mục tiêu của Ủy ban Chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế đã có sự chuyển đổi từ hòa hợp sang hội tụ kế toán. Quá trình hội tụ này đã đạt được những thành công đáng kể, như sự chấp thuận áp dụng các chuẩn mực quốc tế của Liên minh Châu Âu từ năm 2005. Mặc dù vậy, quá trình này cũng gây nhiều tranh luận, và vì vậy, việc nghiên cứu đã được mở rộng sang nhiều quốc gia bằng việc so sánh giữa các quốc gia hay tập trung vào một quốc gia qua những mốc thời gian khác nhau để đánh giá mức độ cũng như cách thức hội tụ của các quốc gia. Quá trình hội tụ kế toán quốc tế đang diễn ra hiện nay cùng với sự phát triển của hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế, thay thế dần cho các CMKT quốc tế. Tại Việt Nam, đáp ứng xu hướng hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, Việt Nam đã và đang thiết lập hành lang pháp lý về kế toán, kiểm toán theo thông lệ các nước nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng thông tin BCTC, trong đó một bộ phận quan trọng là hệ thống CMKT Việt Nam. Đặc biệt, trong năm 2014, với việc ban hành Thông tư số 200/2014/TT-BTC, về chế độ kế toán doanh nghiệp (DN) thay thế Quyết định số 15/2006 ngày 20/03/2006 và cụ thể là Thông tư 202/2014/TT-BTC, về hướng dẫn lập BCTC hợp nhất, đã đưa chế độ kế toán và lập BCTC của Việt Nam tiến lại gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế trong IAS và IFRS. Cũng có khá nhiều nghiên cứu về vấn đề áp dụng IFRS của Việt Nam đã được công bố. Mặc dù vậy, một số tồn tại hoặc khía cạnh cần được nghiên cứu thêm cho mục đích đề xuất ra các định hướng áp dụng IFRS của Việt Nam trong giai đoạn hiện tại.

Cách thức vận dụng IFRS của các quốc gia trên thế giới

Hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế, hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ là những nguyên tắc và các quy định kế toán trong việc lập và trình bày BCTC mà còn gắn chặt với yếu tố thể chế, bao gồm tổ chức lập quy cũng như quy trình xây dựng và ban hành chuẩn mực. Hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế bao gồm ba phần: Khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày BCTC quốc tế; Các chuẩn mực BCTC quốc tế; Các hướng dẫn CMKT quốc tế và chuẩn mực BCTC quốc tế.

IFRS được áp dụng sẽ tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Cụ thể, BCTC cung cấp thông tin toàn diện, đúng đắn, kịp thời và do đó nhà đầu tư có nhiều thông tin về thị trường vốn giảm được rủi ro trong việc đưa ra quyết định kinh tế. BCTC được định dạng theo biểu mẫu thống nhất và loại trừ sự khác biệt trong CMKT, các thông tin trên BCTC có tính so

Page 119: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

119

sánh. Qua đó, sẽ giúp cho các nhà đầu tư giảm chi phí trong việc xử lý thông tin kế toán, giảm sự khác biệt khác biệt quốc tế trong CMKT. Ngoài ra, chất lượng thông tin cao hơn, tính minh bạch rõ ràng sẽ làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư. Do vậy, xu thế hội tụ kế toán quốc tế là quá trình tất yếu tiến tới xây dựng hệ thống chuẩn mực duy nhất toàn cầu, chất lượng cao áp dụng cho thị trường vốn quốc tế. Tuy nhiên, các quốc gia do những khác biệt về các môi trường pháp lý, kinh tế, chính trị, văn hóa nên đã có các phương cách tiếp cận khác nhau. Các quốc gia lớn với cách tiếp cận của mình có thể ảnh hưởng đến xu thế hội tụ kế toán quốc tế. Các quốc gia nhỏ hơn thường sẽ phải thích nghi với các xu hướng này trong bối cảnh riêng của mình. Để có thể đề xuất cách thức hội tụ phù hợp với đặc điểm của Việt Nam, trước hết cần nghiên cứu cách thức hội tụ của một số các quốc gia trên thế giới và trong khu vực. Qua các nghiên cứu trong và ngoài nước về vấn đề hội tụ kế toán quốc tế, tác giả nhận thấy có ba cách thức hội tụ cơ bản như sau:

Một là, cách thức vận dụng toàn bộ IFRS. Trong cách thức này, các quốc gia chấp nhận toàn bộ chuẩn mực BCTC quốc tế hầu như không có bất cứ điều chỉnh nào. Các quốc gia chọn cách thức này là Singapore và Philippines. Cách thức áp dụng toàn bộ IFRS mà không cần bất kỳ sự điều chỉnh hay chuyển đổi nào, do đó tiết kiệm đáng kể chi phí và thời gian soạn thảo chuẩn mực. Philippines là một ví dụ khi tổ chức lập quy chỉ tập trung vào việc tham gia chung với IASB (Thảo luận, góp ý Dự thảo,…) và xây dựng các hướng dẫn áp dụng phù hợp quốc gia. Cách làm này cũng giảm rủi ro không theo kịp với chuẩn mực quốc tế, vì trong thời gian soạn thảo chuẩn mực quốc gia thì chuẩn mực quốc tế đã thay đổi. Bên cạnh đó, cách thức vận dụng này cũng đảm bảo thông tin minh bạch và chất lượng cao cho BCTC DN, từ đó tạo cơ hội để tiếp cận với thị trường vốn quốc tế, thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh chóng. Tuy nhiên, sự khác biệt về các yếu tố môi trường đã hình thành những đặc trưng trong từng hệ thống kế toán của mỗi quốc gia. Do đó, việc áp dụng cách thức vận dụng toàn bộ IFRS khó có thể phù hợp với tất cả các quốc gia. Đặc biệt, sự khác biệt về ngôn ngữ là hạn chế quan trọng, trong việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho tất cả các DN, do trở ngại khi tiếp cận với những thay đổi nhanh chóng của chuẩn mực quốc tế. Và cơ sở hạ tầng kế toán là những cản trở của chính các quốc gia trong quá trình áp dụng toàn bộ.

Hai là, cách thức vận dụng IFRS theo hướng tiệm cận. Các quốc gia theo hướng này không chấp nhận toàn bộ chuẩn mực BCTC quốc tế mà điều chỉnh, bổ sung hệ thống hiện hành để “Tiệm cận” với chuẩn mực BCTC quốc tế theo một lộ trình nhất định. Thuộc nhóm này có Thái Lan và Indonesia. Cách thức vận dụng này có nhiều ưu điểm như: Ít gây sự xáo trộn hay tranh luận vì có thể bảo vệ nhiều nhất đặc thù quốc gia trong quá trình hội nhập; Các quốc gia sẽ không gặp trở ngại về ngôn ngữ nhiều vì quá trình chuyển hóa từng bước chậm rãi và qua nhiều tầng nấc trung gian; Và nó cũng không đòi hỏi hạ tầng nền tảng kế toán cao. Một ưu điểm khác của cách thức này là tránh né được những khó khăn trong giai đoạn hiện tại, điển hình như bất cập trong việc hội tụ của Hoa Kỳ, các chuẩn mực quốc tế liên tục thay đổi gây khó khăn cho các quốc gia ít có sự tham gia vào quá trình xây dựng chuẩn mực BCTC quốc tế. Bên cạnh ưu điểm, cách thức này có chi phí nhìn bên ngoài thì không lớn nhưng thực chất không phải thế vì phải duy trì trong một quá trình lâu dài và chỉnh sửa nhiều lần nhưng vẫn cứ lạc hậu. Một nhược điểm khác nữa là, CMKT luôn bị đánh giá thấp về mức độ hội tụ, chất lượng BCTC kém không tạo được niềm tin của các nhà đầu tư.

Page 120: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

120

Ba là, cách thức vận dụng từng phần IFRS. Đây là cách thức trung gian trong đó việc áp dụng IFRS được tiến hành khác nhau đối với những đối tượng khác nhau. Thuộc về cách thức này có Malaysia, Hàn quốc, Hồng Kông và Đài Loan. Phần lớn các quốc gia này áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế (có thể có vài loại trừ) cho các công ty niêm yết và mở rộng thêm một số trường hợp như có quy mô lớn hoặc thuộc một số lĩnh vực đặc thù như tài chính, bảo hiểm. Các DN không niêm yết và quy mô nhỏ được phép áp dụng hệ thống CMKT quốc gia hiện hành và không hội tụ với chuẩn mực BCTC quốc tế áp dụng cho DNNVV. Riêng Hồng Kông, tách thành hai hệ thống chuẩn mực áp dụng cho DN không niêm yết, một là áp dụng cho các DN có quy mô lớn và một áp dụng cho DNNVV. Cách thức vận dụng này đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế, nâng cao chất lượng thông tin, thuận lợi cho phát triển kinh tế và tránh được những biến động cho DNNVV. Tuy nhiên, cách thức này tác động một phần đến các DN niêm yết và các đối tượng khác được xếp vào diện bắt buộc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế.

Đề xuất về cách thức vận dụng IFRS cho Việt Nam

Để có thể chọn lựa một cách thức phù hợp cho Việt Nam trong ba cách thức trên, cần xem xét thêm các đặc điểm riêng của Việt Nam. Trên cơ sở các nghiên cứu trước và việc phân tích dưới đây, tác giả đề xuất cách thức vận dụng IFRS cho Việt Nam là kết hợp giữa cách thức vận dụng toàn phần IFRS với tiệm cận. Các luận điểm của tác giả như sau:

Thứ nhất, Việt Nam không có những điều kiện đủ để chọn lựa cách thức vận dụng toàn bộ IFRS.

Mặc dù, IFRS hiện đang được áp dụng toàn bộ hoặc gần như toàn bộ tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới và ở nhiều quốc gia Châu Á, trong đó có các nền kinh tế khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, Việt Nam không thể áp dụng cách thức này, bởi lẽ Việt Nam không có các đặc điểm tương tự như các quốc gia đó. Chẳng hạn, Singapore và Philippines dù là các quốc gia mới phát triển và thuộc châu Á, tuy nhiên họ có một số đặc điểm riêng, đó là: Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của cả Singapore và Philippines, bên cạnh một số ngôn ngữ địa phương. Việc giải thích các chuẩn mực cho mọi quy mô DN là điều khả thi với họ nhưng không thể thực hiện tại Việt Nam, khi tiếng Anh vẫn còn là một điểm yếu cho thị trường lao động Việt Nam. Tổ chức nghề nghiệp và kinh nghiệm hoạt động quốc tế của Hội Kế toán công chứng Singapore (ICPAS) và Hội Kế toán công chứng Philippines (PICPA) đều ở vị trí cao ở khu vực châu Á. Tổ chức nghề nghiệp ở Việt Nam còn non trẻ, số lượng thành viên chưa nhiều và chỉ tham dự hơn là tham gia các hoạt động lập quy trong nước cũng như ngoài nước. Cả hai quốc gia đều có thị trường chứng khoán quan trọng, nên việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế là một yêu cầu cấp thiết. Thị trường chứng khoán Việt Nam chưa đủ lớn mạnh để trở thành động cơ chính cho việc hội tụ toàn bộ, không có bất kỳ điều chỉnh nào với chuẩn mực BCTC quốc tế.

Thứ hai, cách thức vận dụng IFRS theo hướng tiệm cận cũng có nhiều bất lợi đối với Việt Nam.

Vận dụng IFRS theo hướng tiệm cận là cách thức được các quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc và một số quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Indonesia áp dụng. Cách thức

Page 121: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

121

này, ngày càng tỏ ra bất lợi. Việc mất quá nhiều thời gian trong việc thay đổi dần dần các chuẩn mực cũng như rủi ro không đồng bộ và luôn bị lạc hậu là một thách thức cho các quốc gia theo cách thức này. Dù đã thực hiện khá lâu, việc áp dụng IFRS của Hoa Kỳ vẫn còn không ít trắc trở. Đối với Thái Lan và Indonesia, dù đã nỗ lực hàng chục năm, cả hai quốc gia này đều bị khuyến cáo trong Báo cáo của nhóm quan sát chuẩn mực và quy định thuộc Ngân hàng thế giới về khoảng cách giữa chuẩn mực quốc gia và quốc tế cần phải thu hẹp hơn nữa.

Từ những vấn đề trên, tác giả đề xuất cách thức cho Việt Nam là kết hợp giữa áp dụng toàn bộ IFRS và tiệm cận. Việc lựa chọn cách thức áp dụng IFRS như thế này sẽ giúp Việt Nam hạn chế các điểm yếu như về cơ sở hạ tầng kế toán yếu, đặc thù pháp lý, văn hóa, kinh tế cũng như trở ngại ngôn ngữ,…. Những thuận lợi của cách vận dụng này được nhiều quốc gia nhận thấy, ngay cả những quốc gia có một số thuận lợi để áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế toàn bộ như Malaysia hay Hồng Kông. Cách thức vận dụng này dựa trên nền tảng chia đối tượng thành hai hoặc nhiều nhóm với mức khác nhau. Tác giả chia thành hai nhóm là nhóm áp dụng toàn bộ chuẩn mực BCTC quốc tế và nhóm chuyển đổi dần.

Các công ty có quy mô lớn có thể đầu tư nhiều nguồn lực hơn để sớm tiếp cận với chuẩn mực BCTC quốc tế. Đặc biệt, là các DN niêm yết trên sàn chứng khoán - những DN đầu tiên được yêu cầu tiên phong áp dụng IFRS theo khung lộ trình áp dụng IFRS của Bộ Tài chính đến năm 2020. Hiện tại, Việt Nam cũng đã có một số ngân hàng thương mại cổ phần, các công ty niêm yết quy mô lớn và tổ chức có giao dịch với những đối tác quốc tế đã thực hành áp dụng IFRS.

Các DN không niêm yết, quy mô nhỏ hơn có thể tiếp cận từng bước, không chấp nhận toàn bộ chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế mà điều chỉnh, bổ sung hệ thống hiện hành để “tiệm cận” với chuẩn mực BCTC quốc tế theo một lộ trình nhất định. Hay nói rõ hơn, nhóm chuyển đổi dần bao gồm các DN không phải là công ty đại chúng và một số DN Nhà nước quy mô nhỏ và vừa. Hiện nay, các DN thuộc nhóm đối tượng này đang áp dụng hệ thống CMKT Việt Nam hiện hành. Tác giả đề xuất trước mắt vẫn duy trì và phát triển hệ thống CMKT Việt Nam hiện hành và sẽ hội tụ với chuẩn mực BCTC quốc tế cho DNNVV trong một tương lai dài hạn hơn. Bởi lẽ, chuẩn mực BCTC quốc tế áp dụng cho DNNVV, theo định nghĩa của IASB là một hệ thống CMKT áp dụng cho DN không niêm yết, không phụ thuộc vào quy mô công ty. Nó được biên soạn theo hướng thuận tiện sử dụng thông qua giảm bớt yêu cầu thuyết minh, giảm bớt lựa chọn phức tạp trong các phương pháp xử lý kế toán, biên soạn dưới dạng một chuẩn mực duy nhất,… nhưng vẫn đảm bảo cung cấp thông tin cho người sử dụng. Như vậy, về cơ bản các chuẩn mực này cũng bao gồm những nội dung phức tạp như công cụ tài chính, đánh giá tổn thất,… nên không thể dễ dàng áp dụng ngay trong một thời gian gần cho các DN Việt Nam không phải là công ty đại chúng. Ngoài ra, trong điều kiện nguồn lực có hạn, việc tập trung vào việc hoàn thiện dần CMKT hiện hành sẽ là một hướng đi hiệu quả hơn đối với các DNNVV ở Việt Nam.

Có thể nói rằng, việc áp dụng IFRS đã mở ra một thời kỳ mới làm thay đổi cách thức ghi nhận, đo lường và trình bày các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC. IFRS được chấp nhận như chuẩn mực lập BCTC cho các công ty tìm kiếm sự thừa nhận trên thị trường chứng khoán thế giới. Việc áp dụng IFRS, sẽ tăng khả năng so sánh của các thông tin tài

Page 122: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

122

chính và tăng chất lượng thông tin cung cấp cho các nhà đầu tư, giảm sự bất định trong đầu tư, giảm rủi ro đầu tư, tăng hiệu quả của thị trường và giảm thiểu chi phí vốn. Hơn nữa, thông qua việc áp dụng IFRS sẽ giảm ngăn cách buôn bán chứng khoán, bằng việc đảm bảo BCTC minh bạch hơn. BCTC được lập theo IFRS dễ hiểu và có thể so sánh sẽ cải thiện và tạo lập mối quan hệ với người sử dụng BCTC. Tuy nhiên, việc áp dụng IFRS cũng không hoàn toàn dễ dàng đối với các DN. Một trong những thách thức đó là phải có đội ngũ nhân viên kế toán và tài chính có năng lực. Điều này không phải là vấn đề đơn giản vì IFRS được coi là rất phức tạp ngay cả đối với các nước phát triển. Theo đó, phương pháp hạch toán các giao dịch theo IFRS dựa trên bản chất các giao dịch và dựa trên nhiều xét đoán và đánh giá phân tích của các nhà quản lý, những người sẽ tư vấn cho kế toán viên lập BCTC. Hơn nữa, để áp dụng IFRS đơn vị phải bỏ ra chi phí ban đầu lớn, xây dựng lại hệ thống thu thập, xử lý và trình bày các thông tin tài chính.

Áp dụng IFRS là hướng đi tích cực trong tiến trình phát triển. Những lợi ích từ việc sử dụng ngôn ngữ kinh tế chung toàn cầu đã giải quyết được bài toán thống nhất thông tin trình bày trên BCTC của các quốc gia, đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa kinh tế. Mặc dù, có nhiều trở ngại và quá trình vận dụng IFRS không phải lúc nào cũng thuận lợi, tuy nhiên việc áp dụng IFRS là một xu thế tất yếu. Các quốc gia đều nhận thức được những ích lợi của tiến trình này nhưng do sự khác biệt về đặc điểm kinh tế, pháp lý, văn hóa cũng như đằng sau đó là những quyền lực kinh tế, các thể chế chính trị của các quốc gia và khu vực đã chi phối và tác động đến tiến trình chung. Chính vì vậy, các quốc gia đã có những phương pháp tiếp cận khác nhau được coi như đối sách thích hợp để tìm kiếm những giải pháp tối ưu mang hiệu quả tốt nhất trong phát triển kinh tế. Việt Nam cần phải học hỏi những kinh nghiệm từ các quốc gia đã và đang vận dụng IFRS trên thế giới, để đưa ra hướng đi phù hợp cho sự phát triển kinh tế của đất nước.

------------------------- Tài liệu tham khảo

1. Bộ Tài chính, 2014. Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 Hướng dẫn Chế độ kế toán DN. 2. Bộ Tài chính, 2016. Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 Hướng dẫn Chế độ kế toán DN nhỏ và vừa. 3. Quế Chi, 2011. Chuẩn mực lập và trình bày BCTC quốc tế: Những thách thức mới. Tạp chí Kế toán và kiểm toán, số 07, trang 40. 4. Lê Hoàng Phúc, 2014. Vận dụng CMKT quốc tế để hoàn thiện hệ thống BCTC DN trong điều kiện ở Việt Nam. Luận án Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 5. Quốc hội, 2015. Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ban hành ngày 20 /11/2015. 6. Trần Quốc Thịnh, 2014. Định hướng xây dựng chuẩn mực BCTC Việt Nam đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế. Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. 7. Nguyen Cong Phuong & Jacques Richard, 2011. Economic Transition and Accounting System Reform in Vietnam. European Accounting Review, vol. 20, no. 8. IFRS, 2012. The IFRS Foundation and its translation policies. [on line] Available at: <http://www.ifrs.org/Use-around-the-world/IFRS-translations/Pages/IFRS translations.aspx>

Page 123: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

123

THỰC TIỄN ÁP DỤNG IFRS TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA BÀI HỌC KINH NGHIỆM HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT

ĐỐI VỚI VIỆT NAM

TS. Phạm Thị Thúy Hằng - Khoa Kinh tế, Đại học Vinh Nguyễn Sỹ Thiện – Đại học Ngoại thương

Báo cáo tài chính (BCTC) hợp nhất là BCTC công khai của doanh nghiệp (DN, cung cấp thông tin toàn diện, trung thực về thực trạng tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của các DN, phục vụ và đáp ứng nhu cầu thông tin của nhiều đối tượng trong nền kinh tế. Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) do Hội đồng chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế (IASB) và Hội đồng giải thích lập BCTC quốc tế (IFRIC) biên soạn theo định hướng thị trường vốn và hệ thống lập BCTC. Phương thức lập BCTC được mô tả là tập trung vào mối quan hệ giữa DN với nhà đầu tư và tập trung vào luồng thông tin đến thị trường vốn. Thông tin phản ánh trên BCTC hợp nhất phải có độ tin cậy, có độ chính xác cao. Vì vậy, việc nghiên cứu áp dụng IFRS tại một số quốc gia từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.

Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc lập BCTC theo IFRS ngày càng nhận

được sự ủng hộ của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Theo thống kê, có khoảng 131 nước và vùng lãnh thổ cho phép hoặc bắt buộc áp dụng IFRS khi lập BCTC của các công ty niêm yết trong nước. Lập BCTC theo IFRS đang trở nên ngày càng phổ biến hơn theo yêu cầu của các tập đoàn mẹ, các bên cho vay cũng như phát sinh từ sự tham gia của các tập đoàn kinh tế lớn vào thị trường vốn quốc tế. BCTC hợp nhất phản ánh tình hình biến động tài sản và nguồn vốn tại một thời điểm và tình hình kết quả hoạt động trong kỳ của một nhóm các công ty có quan hệ sở hữu vốn lẫn nhau và trình bày chúng như thể là BCTC của một thực thể pháp lý duy nhất. Do việc lập và trình bày BCTC hợp nhất chỉ nhằm mục đích quản lý trong nội bộ DN và phục vụ các cổ đông nên BCTC hợp nhất không mang tính pháp lý và phạm vi các công ty phải lập và trình bày BCTC hợp nhất cũng bị thu hẹp hơn. Các nước trên thế giới có quy định khác nhau về phạm vi các công ty phải lập và trình bày BCTC hợp nhất. Nhưng nhìn chung, phần lớn các quốc gia đều tuân thủ các quy định về lập và trình bày BCTC hợp nhất của Uỷ ban CMKT quốc tế. Một số nước không áp dụng toàn bộ hoặc một phần các quy định của Uỷ ban CMKT quốc tế thì phạm vi các công ty phải lập BCTC hợp nhất có thể khác biệt. Trong phần này, tác giả tổng hợp kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đối với tổ chức hệ thống BCTC hợp nhất, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với chính sách kế toán và kỳ kế toán: Quy định IFRS 10 và CMKT Úc, Nhật Bản,... bắt buộc thống nhất về chính sách kế toán và kỳ kế toán cho toàn bộ Tập đoàn khi lập BCTC hợp nhất, trong trường hợp không thống nhất chính sách kế toán và kỳ kế toán trên BCTC riêng công ty mẹ và công ty con trong phạm vi hợp nhất phải có sự điều chỉnh và được giải trình trên thuyết minh BCTC hợp nhất. Tuy nhiên, quy định CMKT Mỹ không yêu cầu bắt buộc thống nhất về chính sách kế toán và kỳ kế toán cho toàn bộ Tập đoàn vì liên quan đến các ngành công nghiệp đặc thù. Và khi có sự khác biệt thì việc điều

Page 124: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

124

chỉnh không cần phải thực hiện nếu Tập đoàn lựa chọn công bố thông tin liên quan có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC hợp nhất.

Thứ hai, tiêu chuẩn xác định công ty con: Về phương diện lý luận, tiêu chuẩn xác định công ty con có thể là quyền kiểm soát hoặc tỷ lệ biểu quyết. Các quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc,... và IFRS đều căn cứ quyền kiểm soát để xác định công ty con. Tuy nhiên, Mỹ khi xác định công ty con căn cứ tỷ lệ biểu quyết.

Thứ ba, quyền kiểm soát: Theo IFRS 10 việc nắm giữ quyền biểu quyết dưới 50% nhưng vẫn nắm giữ số lượng đáng kể quyền biểu quyết vẫn mang lại quyền kiểm soát. IFRS 10 tiếp cận quyền kiểm soát dựa trên mô hình quyền kiểm soát thực tế. Đây là quan điểm mới của IFRS cũng như một số quốc gia như Malaysia, Úc... Tuy nhiên đối với Mỹ vì xác định công ty con căn cứ tỷ lệ biểu quyết nên quyền kiểm soát thực tế không được sử dụng.

Thứ tư, phương pháp xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát: Quy định CMKT Nhật Bản lợi ích cổ đông không kiểm soát được xác định dựa trên giá trị ghi sổ và tỷ lệ lợi ích kinh tế của cổ đông không kiểm soát trong công ty con. Trong khi đó quy định IFRS 03, CMKT Mỹ, Nhật Bản,.. lợi ích cổ đông không kiểm soát được xác định dựa trên giá trị hợp lý và tỷ lệ lợi ích kinh tế của cổ đông không kiểm soát trong công ty con. Nhưng quy định CMKT Úc, Malaysia,.. lợi ích cổ đông không kiểm soát được xác định dựa trên giá trị hợp lý và tỷ lệ lợi ích kinh tế của cổ đông không kiểm soát trong công ty con, có phân bổ LTTM.

Thứ năm, phương pháp xác định LTTM: Hầu hết các quốc gia đều đồng ý quan điểm ghi nhận LTTM mua trong quá trình hợp nhất kinh doanh. Tuy nhiên có sự khác biệt trong cách xử lý LTTM sau khi ghi nhận, cụ thể: CMKT Mỹ, Malaysia,... xử lý LTTM âm được phân bổ theo tỷ lệ cho các khoản mục theo trình tự: tài sản lưu động, tài sản tài chính, tài sản sẵn sàng để bán… và phần LTTM âm còn lại sẽ được ghi nhận thu nhập khác. Trong khi đó CMKT Nhật bản, Trung Quốc,... cách ghi nhận LTTM là phần chênh lệch giá vốn đầu tư và phần quyền lợi của công ty mẹ trong vốn chủ sở hữu của công ty con theo giá thị trường. Nhưng thời gian phân bổ có sự khác nhau giữa các quốc gia có sự khác nhau, ví dụ như quy định CMKT Nhật Bản cho phép phân bổ LTTM trong vòng 20 năm trong khi đó quy định CMKT Việt Nam cho phép phân bổ LTTM trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, Mỹ, Trung Quốc,.. đều quy định không phân bổ LTTM, thay vào đó là đánh giá hằng năm.

Thứ sáu, phương pháp xác định khoản mục đầu tư vào công ty con: Quy định CMKT Nhật Bản, Trung Quốc,... áp dụng phương pháp giá gốc đối với khoản mục đầu tư vào công ty con. Tuy nhiên, quy định CMKT Mỹ,... cho phép áp dụng phương pháp giá gốc, phương pháp vốn chủ sở hữu hoặc phương pháp vốn chủ sở hữu không hoàn hảo đối với khoản mục đầu tư vào công ty con vì kết quả trình bày trên BCTC hợp nhất là như nhau.

Thứ bảy, đối với kỹ thuật điều chỉnh và loại trừ các giao dịch nội bộ: Nguyên tắc chung số dư và các giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ và công ty con được loại trừ hoàn toàn. Bên cạnh đó, CMKT của một số quốc gia như Mỹ, Nhật Bản... có hướng dẫn đối với việc điều chỉnh và loại trừ các giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ với công ty liên kết hoặc giữa công ty con với công ty liên kết.

Thứ tám, đối với hệ thống BCTC hợp nhất. Về nội dung hệ thống BCTC hợp nhất thì hiện nay theo IFRS và hầu hết các quốc gia trên

thế giới như Anh, Mỹ, Úc… bao gồm 05 báo cáo chính: Bảng cân đối kế toán hợp nhất; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất; Báo cáo biến động

Page 125: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

125

vốn chủ sở hữu; Thuyết minh BCTC hợp nhất. Tuy nhiên, sự sắp xếp các thông tin trên từng báo cáo cụ thể tại mỗi quốc gia có sự khác nhau và trình bày một cách độc lập. Ví dụ quy định trong CMKT Mỹ, Úc, và IFRS 03 thì chỉ tiêu lợi ích cổ đông không kiểm soát trên BCTC hợp nhất trình bày trong phần vốn chủ sở hữu trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất một chỉ tiêu tách biệt với vốn chủ sở hữu công ty mẹ. Tuy nhiên đối với CMKT Nhật Bản việc trình bày chỉ tiêu lợi ích cổ đông không kiểm soát trên BCTC hợp nhất thành một khoản tách biệt, nằm giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

Một số quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc,... yêu cầu công ty mẹ không chỉ cung cấp BCTC hợp nhất mà còn cả BCTC riêng. Ngược lại, một số quốc gia như Mỹ chỉ yêu cầu công ty mẹ cung cấp BCTC hợp nhất.

Tại Việt Nam hiện nay đang áp dụng chuẩn mực 25 - BCTC hợp nhất và kế toán các khoản đầu tư vào công ty con được ban hành theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003. Với chuẩn mực số 25 đã được ban hành nhưng thực tế áp dụng tại các ngành nghề kinh doanh khác nhau đang thật sự còn gặp nhiều khó khăn khi lập BCTC hợp nhất. Hiện nay, đối với Việt Nam, đang trong thời kỳ hội nhập với quốc tế trong lĩnh vực kế toán, đây cũng là xu thế tất yếu.

So với lịch sử của bút toán kép - nền tảng của kế toán hiện đại thì BCTC hợp nhất ra đời muộn hơn nhiều, gắn với sự thành lập của các Tập đoàn kinh tế. BCTC hợp nhất đầu tiên được lập của tập đoàn Steel Corporation - Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, sau đó được pháp luật hóa vào năm 1933. Việc luật pháp hóa BCTC hợp nhất tại Anh và Đức lần lượt vào các năm 1948 và 1966. Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật, hệ thống văn hóa.. khác biệt nhau. Hơn nữa, các vấn đề hợp nhất lại khá phức tạp nên mỗi quốc gia đều có những khác biệt liên quan đến BCTC. Qua nghiên cứu IFRS và việc áp dụng IFRS tại một số quốc gia như Nhật Bản, Mỹ,… cho thấy về cơ bản tổ chức BCTC hợp nhất của mỗi quốc gia đều dựa trên quan điểm lý thuyết thực thể kế toán, tuy nhiên cũng có sự khác biệt giữa các quốc gia do điều kiện kinh tế chính trị xã hội khác nhau. Đứng trên quan điểm tác giả, bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới cho việc lập và trình bày BCTC hợp nhất tại Việt Nam như sau:

Thứ nhất, như đã phân tích ở trên, trong IAS/IFRS, giá trị hợp lý được sử dụng ngày càng nhiều trong đo lường và ghi nhận các yếu tố của BCTC. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đã xác nhận lại cam kết thúc đẩy việc hội tụ hệ thống IFRS trong đó có đề cập đến việc sử dụng giá trị hợp lý như một cơ sở đo lường chủ yếu nhằm tăng cường tính thích hợp của thông tin trình bày trên BCTC. Ủy ban IASB công bố “Các quy định về đo lường giá trị hợp lý’, trong đó, thống nhất giá trị hợp lý là “giá trị đầu ra” của tài sản hay nợ phải trả. Trong khi đó, VAS1 hầu như chỉ đưa ra nguyên tắc giá gốc. Việc sử dụng giá gốc làm cơ sở đo lường chủ yếu có thể đạt được độ ‘tin cậy’ nhưng làm giảm tính ‘liên quan’ của thông tin được cung cấp bởi BCTC. Do vậy, trong một tương lai không xa, việc nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và điều kiện, phương pháp vận dụng “nguyên tắc giá trị hợp lý” trở thành một vấn đề cần được Việt Nam xem xét và thực hiện một cách nghiêm túc.

Thứ hai, đối với tiêu chuẩn xác định công ty con: Hầu hết các quốc gia đều căn cứ quyền kiểm soát làm tiêu chuẩn để xác định công ty con. Mặc dù tại Việt Nam, khái niệm quyền kiểm soát quy định cụ thể trong VAS 25 chỉ phù hợp thực thể thông thường mà chưa có quy định cho các thực thể có mục đích. Vì vậy theo tác giả cần có khái niệm thống nhất dùng chung cho mọi loại hình thực thể.

Page 126: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

126

Thứ ba, đối với phương pháp xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát: Hiện nay trên thế giới mặc dù có 3 cách để xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát, nhưng xu hướng chung khuyến khích xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát dựa trên giá trị hợp lý và tỷ lệ lợi ích kinh tế của cổ đông không kiểm soát trong công ty con. Đây là kinh nghiệm cho Việt Nam bởi vì hiện nay trong quy định của VAS khi xác định lợi ích cổ đông không kiểm soát dựa trên giá trị ghi sổ và tỷ lệ lợi ích kinh tế của cổ đông không kiểm soát trong công ty con.

Thứ tư, đối với phương pháp kế toán đối với LTTM: Khi ghi nhận LTTM hiện nay tại Việt Nam được xác định là phần chênh lệch giữa giá phí và lợi ích công ty mẹ trong tài sản thuần của công ty con. Tuy nhiên, khi công ty mẹ sở hữu dưới tỷ lệ nắm giữ trong vốn chủ sở hữu công ty con nhưng vẫn nắm giữ quyền kiểm soát thì sẽ bỏ sót một phần lớn LTTM. Vì vậy kinh nghiệm cho Việt Nam thay đổi cách tính LTTM phù hợp quy định CMKT quốc tế đảm bảo chính xác thông tin.

Thứ năm, đối với điều chỉnh và loại trừ các giao dịch nội bộ: nguyên tắc chung số dư và các giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ và công ty con được loại trừ hoàn toàn. Tuy nhiên, hiện nay VAS chỉ quy định điều chỉnh và loại trừ các giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ với công ty con nhưng chưa có quy định điều chỉnh và loại trừ các giao dịch nội bộ giữa công ty mẹ và công ty liên kết hoặc giữa công ty con và công ty liên kết. Vì vậy, Việt Nam cần nghiên cứu xem xét và có các quy định về các vấn đề trên.

Thứ sáu, đối với hệ thống BCTC hợp nhất. Bất kỳ một quốc gia nào khi xây dựng hệ thống CMKT cũng chú trọng đế việc trình bày

và cung cấp thông tin trên BCTC. Yêu cầu cung cấp những thông tin rất cụ thể về hoạt động hợp nhất, như: đơn vị được hợp nhất, giá phí hợp nhất, kết quả công ty con trược ngày hợp nhất, xác định và phân bổ LTTM,… Mặc dù, VAS cũng có những quy định nhưng chưa được cụ thể, chi tiết. Vì vậy, Việt Nam cần từng bước hoàn thiện đối với hệ thống BCTC hợp nhất và có những bổ sung tương ứng.

Thứ bảy, Việt Nam cần từng bước tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh tế và luật pháp phù hợp với yêu cầu của IAS/IFRS. Chẳng hạn như, thị trường giao dịch tài sản cần phải “minh bạch” và “hoạt động” để có thể sử dụng giá trị hợp lý làm cơ sở đo lường giá trị tài sản…

------------------------ Tài liệu tham khảo

1. Chuẩn mực số 01 “Chuẩn mực chung” Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. 2. Chuẩn mực số 25 “BCTC hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào Công ty con” Ban hành và công bố theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30 /12/2003 của Bộ Tài chính 3. Australian Financial Accounting (2005), Craig Deegan, Fourth Edition, McGraw-Hill, Australia. 4. IFRS 1,3 - Business Combinations, International Accounting standards Board (2008). 5. The introduction of accounting principles for consolidated financial statements in Japan: Focus on minority interest and other related accounting treatments (2010), Masako Futamura, Nagoya University, Journal of International Business Research, Volume 9, Special Issue 1 2010. 6. US GAAP & IFRS: The basic spring (2011), Enrnt and Young.

 

 

 

Page 127: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

127

ÁP DỤNG IFRS Ở CÁC NƯỚC VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Ths. Nguyễn Thị Thu Vân; Ths. Nguyễn Thị Phước; Ths. Hoàng Thụy Diệu Linh Khoa Kế toán – Kiểm toán, Đại học Văn Lang

Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, hầu như các nước đều đã áp dụng Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) để lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC). Trong khi các nước trên thế giới đã áp dụng IFRS từ năm 2005, Việt Nam vẫn đang trong quá trình xem xét cách thức áp dụng IFRS cho phù hợp bối cảnh nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn chuyển đổi và cũng chưa có lộ trình áp dụng IFRS cụ thể. Bài viết, trình bày quá trình áp dụng IFRS của các nước, từ đó rút ra một số khuyến nghị để Việt Nam áp dụng IFRS như cần có lộ trình thực hiện, từ khuyến khích đến dần bắt buộc; lựa chọn một số loại hình công ty như công ty có vốn nước ngoài, công ty đại chúng có niêm yết để bắt đầu thực hiện; lựa chọn một số IFRS phù hợp với điều kiện của Việt Nam để áp dụng trước; nhờ tư vấn của chuyên gia từ các nước đã có áp dụng IFRS; ban hành thêm một số chuẩn mực mới phù hợp IFRS; tăng cường vị thế của hiệp hội nghề nghiệp; nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện...

Từ khóa: IFRS, IASB, VAS, Áp dụng IFRS tại Việt Nam (Adopt IFRS in Vietnam)

Tiến trình áp dụng IFRS ở các nước

Các nước Châu Âu

Liên minh Châu Âu (European Union – EU) bắt đầu áp dụng IFRS đối với BCTC hợp nhất của những công ty niêm yết ở EU từ năm 2005, sau đó khuyến khích mở rộng áp dụng cho các công ty khác.Việc áp dụng này được quy định thành luật và áp dụng đối với tất cả các nước thành viên. Hiện tại, IFRS được áp dụng cho các công ty trong lĩnh vực công nghiệp; các ngân hàng thương mại, tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và công ty chứng khoán; các công ty con mà có công ty mẹ niêm yết ở thị trường ngoài EU; các công ty trong 2 năm liên tục có điều kiện về doanh thu trên 10 tỷ euro/năm và số lượng nhân viên bình quân trên 100 người/năm. Trong tương lai, EU có kế hoạch tiến tới áp dụng IFRS cho những công ty nhỏ và vừa (PWC, 2015).

Mỹ

Mỹ là một quốc gia có nền kinh tế mạnh và có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu, do đó Mỹ muốn xây dựng CMKT quốc tế chất lượng cao, qua đó giúp thông tin có thể so sánh được trên BCTC của các quốc gia và Mỹ. Từ năm 2002, thỏa thuận Norwalk được ký kết giữa IASB và Hội đồng CMKT Mỹ (FASB) nhằm hợp tác xây dựng CMKT quốc tế áp dụng cho các nước. Tại Mỹ, các công ty lập BCTC tuân thủ theo CMKT Mỹ (US GAAP) do FASB ban hành, bên cạnh đó, các công ty niêm yết còn phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC). Hiện nay, Mỹ chưa có quy định yêu cầu lập BCTC theo IFRS

Page 128: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

128

đối với công ty trong nước, riêng các công ty tư nhân nước ngoài được phép áp dụng IFRS để lập BCTC.

Tháng 11/2008, SEC đưa ra văn bản dự thảo lộ trình hòa hợp IFRS. Đến tháng 2/2010, SEC tái khẳng định cam kết hướng tới một hệ thống chuẩn mực BCTC toàn cầu và đưa ra kế hoạch làm việc, trong đó chỉ ra 6 yếu tố cần xem xét để SEC có thể kết hợp các IFRS vào BCTC của Mỹ là phát triển đầy đủ IFRS và áp dụng cho hệ thống báo cáo trong nước; sự độc lập của cơ quan ban hành chuẩn mực vì lợi ích của nhà đầu tư; nhận thức của nhà đầu tư về IFRS; môi trường pháp lý; tác động của các tổ chức ban hành quy định; và nguồn nhân lực. Tuy nhiên, đến tháng 7/2012, SEC vẫn chưa có quyết định về việc kết hợp IFRS vào hệ thống BCTC của Mỹ (SEC, 2008), (SEC, 2010). Gần đây, SEC công bố bản dự thảo chiến lược giai đoạn 2014- 2018 đưa ra mục tiêu đạt được một hệ thống CMKT có chất lượng tốt hơn và áp dụng toàn cầu với nhiều sáng kiến được đưa ra để thực hiện mục tiêu trên nhưng SEC không đề cập cụ thể đến việc áp dụng IFRS(SEC, 2012), (SEC, 2014).

Dự án hòa hợp CMKT giữa IASB và Hội đồng CMKT Mỹ (FASB) đã có một số kết quả như các IFRS mới được ban hành và sự thay đổi trong quy định của FASB, gần đây nhất là hướng dẫn ghi nhận doanh thu kết hợp IFRS15 công bố vào tháng 5/2014 có hiệu lực từ 1/1/2017. Tuy nhiên, sau khi công bố IFRS 15, kế hoạch hòa hợp các chuẩn mực về công cụ tài chính, thuê tài sản và một số nội dung khác đã bị ngừng. Việc áp dụng IFRS tại Mỹ chậm trễ có nhiều nguyên nhân như do chưa hòa hợp được giữa hai cơ quan IASB và FASB, do SEC tập trung ban hành những luật khác cần thiết hơn, cũng như do áp dụng IFRS ngay sẽ không thích hợp với các quy định lập BCTC ở các thị trường vốn khác.

Mặc dù, IASB và FASB thể hiện thiện chí hòa hợp US GAAP và IFRS, nhưng do chưa có lộ trình rõ ràng và Mỹ cũng chưa khẳng định sẽ hòa hợp IFRS nên dự án làm việc giữa IASB và FASB sau khi có được một số kết quả nhất định đã tạm dừng cho thấy còn nhiều vấn đề cần giải quyết để có thể hòa hợp hai hệ thống CMKT của Mỹ và IFRS.

Trung Quốc

Trung Quốc chưa có quy định yêu cầu áp dụng IFRS đối với các công ty niêm yết cũng như các loại hình DN khác. Các DN ở Trung Quốc lập BCTC theo CMKT trung quốc (CAS). Các CAS không được dịch trực tiếp từ IFRS mà được viết lại theo cách dễ hiểu đối với người đọc. CAS vẫn tuân thủ theo IFRS về mặt nguyên tắc, nhưng nội dung không giống IFRS hoàn toàn (PWC, 2015). Nhìn chung, CMKT của Trung Quốc được ban hành năm 2006 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 đã hòa hợp đáng kể với các nguyên tắc của IFRS.

Trong giai đoạn trước năm 2008, Trung Quốc có quy định yêu cầu các tổ chức định chế tài chính lập BCTC theo IFRS để bổ sung kèm theo BCTC theo CAS. Từ năm 2008, yêu cầu này đã bị hủy bỏ, thay vào đó, các công ty tại Trung Quốc phải phát hành BCTC theo IFRS nếu niêm yết trên cả hai sàn giao dịch chứng khoán Trung Quốc phát hành cổ phiếu loại “B” (cổ phiếu này được giao dịch bằng đô la Mỹ và được mua bởi những nhà đầu tư nước ngoài không phải Trung Quốc) có khoảng 110 công ty thuộc loại này, trong khi đó có khoảng 1.100 công ty phát hành cổ phiếu loại A (cổ phiếu được bán bằng đồng Nhân dân tệ và được mua bởi những nhà đầu tư Trung Quốc) áp dụng CMKT Trung Quốc(Pacter, 2005).

Page 129: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

129

Bộ Tài chính, tổ chức ban hành CMKT Trung Quốc, đang tiếp tục sửa đổi CAS theo hướng phù hợp hơn với IFRS. Tuy nhiên, cơ quan này chưa thông báo bất kỳ kế hoạch nào nhằm áp dụng trực tiếp các IFRS tại Trung Quốc. Như vậy, tại Trung Quốc việc áp dụng IFRS được thực hiện thông qua quá trình ban hành và kết hợp vào hệ thống CMKT quốc gia. Trung Quốc vẫn chưa cho phép áp dụng trực tiếp các IFRS để lập BCTC.

Hồng Kông

Từ tháng 01/2005 Hội đồng CMKT (FASC) thuộc Viện kế toán Hồng Kông (HKICPA) ban hành chuẩn mực BCTC Hồng Kông (HKFRS) trên cơ sở áp dụng gần như toàn bộ IFRS(Pacter, 2005).HKFRS không áp dụng cho các hoạt động phi lợi nhuận, khu vực tư nhân, khu vực công và Nhà nước. Năm 2010, Hồng Kông ban hành chuẩn mực BCTC dành cho các công ty tư nhân Hồng Kông (HKFRS for Private Entities). Bên cạnh đó, HKICPA còn ban hành Chuẩn mực BCTC dành cho các DN vừa và nhỏ như vậy, Hồng Kông là một trong những nước thông qua toàn bộ IFRS từ rất sớm và cũng ban hành CMKT phù hợp với các loại hình DN đặc trưng tại quốc gia.

Úc và NewZealand

Tương tự với Hồng Kông, Úc và New Zealand cũng thông qua gần như toàn bộ IFRS từ rất sớm (Pacter, 2005). Năm 2005, Ủy ban CMKT Úc (AASB) ban hành Australian GAAP (A-IFRS) dựa trên cơ sở thông qua toàn bộ IFRS. Các công ty niêm yết ở Úc và tất cả loại hình còn lại, ngoại trừ những công ty rất nhỏ không niêm yết, đều phải áp dụng IFRS.So sánh giữa A-IFRS và IFRS cho thấy, AASB bỏ bớt một vài khoản mục trong IFRS, đồng thời bổ sung thêm một số khoản mục mới áp dụng phù hợp với tổ chức chính phủ hoặc tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận(Deloitte, 2005).

Năm 2005, New Zealand cũng ban hành New Zealand GAAP dựa trên cơ sở theo sát IFRS, tuy nhiên, New Zealand chỉ dừng ở mức độ cho phép sử dụng New Zealand GAAPmà chưa yêu cầu các DN phải báo cáo theo New Zealand GAAP.

Như vậy, cả Úc và NewZealand mặc dù đã thông qua gần như toàn bộ IFRS, nhưng vẫn có sự chỉnh sửa cho tương thích với môi trường pháp lý và những đặc điểm riêng biệt của quốc gia.

Singapore

Năm 2001, Singapore thành lập Ủy ban CMKT (ASC) và ASC đã đề xuất áp dụng chuẩn mực IFRS như là khuôn mẫu BCTC Singapore (IFRS, 2016 ). Kể từ năm 2002, Singapore ban hành chuẩn mực BCTC của Singapore (SFRS) dựa trên cơ sở IFRS, áp dụng cho các công ty niêm yết trên sàn giao dịch Singapore. Năm 2009, ASC đưa ra chiến lược sửa đổi SFRS theo hướng tương đồng với IFRS để áp dụng cho những công ty niêm yết ở Singapore. Năm 2012, ASC lập kế hoạch sẽ áp dụng hoàn toàn IFRS và quyết định mốc thời gian áp dụng. Ngày 29/5/2014, ASC thông báo những công ty niêm yết ở Singapore sẽ áp dụng khuôn mẫu BCTC mới giống như IFRS cho năm tài chính bắt đầu 01/01/2018. Những công ty không niêm yết có thể tự nguyện áp dụng IFRS cùng thời điểm trên (Hans Hoogervorst 2014).

Page 130: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

130

Nhìn chung, Singapore đã có quá trình xem xét để áp dụng IFRS khá dài, Singapore chưa áp dụng hoàn toàn IFRS ngay từ đầu mà có sửa đổi cho phù hợp và chỉ áp dụng trước cho những công ty niêm yết, sau đó mới áp dụng cho những công ty khác.

Indonesia

Trước 2008, CMKT Indonesia (PSAK) do Hội đồng CMKT Indonesia (DSAK) thuộc Hội Kế toán công chứng Indonesia (IAI) ban hành dựa trên cơ sở CMKT Mỹ. Ngày 01/01/2009, Viện Kế toán Indonesia tuyên bố lộ trình thông qua hoàn toàn IFRS sẽ hoàn tất vào năm 2012 bằng việc ban hành CMKT Indonesia - SAK hay Indonesia GAAP hoàn toàn tương đồng với IFRS(Wahyuni, 2011). Áp lực của Indonesia phải thông qua IFRS càng gia tăng khi Indonesia là quốc gia duy nhất trong khối các nước Đông Nam Á được gia nhập G20, mà tuân thủ IFRS là một trong những cam kết khi gia nhập G20. Hiện tại, theo đánh giá mức độ hòa nhập của CMKT Indonesia và IFRS thì CMKT Indonesia còn nhiều điểm khác biệt và không có chuẩn mực tương đương với IFRS (IFRS, 2016) và Indonesia vẫn chưa có tuyên bố kế hoạch tiếp theo để thông qua hoàn toàn IFRS.

Malaysia

Năm 2008, Hội đồng CMKT Malaysia (MASB) chính thức tuyên bố về việc thông qua IFRS, dự kiến kế hoạch này sẽ hoàn thành vào năm 2012 (Hanefah, 2012). Từ thời điểm đó trở đi, MASB và Viện kế toán Malaysia (MIA) thực hiện nhiều bước chuẩn bị cho tiến trình áp dụng IFRS như đào tạo, huấn luyện lực lượng kế toán viên và kiểm toán viên có hiểu biết về IFRS nhằm đảm bảo quá trình áp dụng IFRS thành công. Ngày 19/11/2011, MASB ban hành khung CMKT thứ 3 tuân thủ theo IFRS nhưng có điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm riêng của Malaysia và đặt tên là chuẩn mực BCTC Malaysia (MFRS), bắt đầu áp dụng từ 01/01/2012.Việc ban hành MFRS đã thể hiện cam kết của Malaysia trong tiến trình thông qua IFRS và MFRS trở thành chuẩn mực đáng tin cậy trong việc hướng dẫn cho các công ty niêm yết lập BCTC tuân theo IFRS.

Các công ty tại Malaysia hoạt động dựa vào bộ 3 khuôn khổ kế toán. Thứ nhất là khung chuẩn mực BCTC cũ (FRS) được ban hành dựa vào IAS, thứ 2 là khung chuẩn mực báo cáo dành cho các tổ chức tư nhân (Private Entity Reporting Standards framework – PERS) và cuối cùng là khung chuẩn mực BCTC Malaysia (MFRS). Bộ ba khuôn khổ này đều do MASB ban hành và được các tổ chức áp dụng ở Malaysia tùy thuộc vào từng loại hình tổ chức.

PERS chỉ được áp dụng bởi các công ty tư nhân, ngoại trừ những công ty đang chuyển đổi là những công ty tư nhân trong lĩnh vực nông nghiệp, bất động sản thuộc phạm vi điều chỉnh của MFRS 141 tương đương IAS 41 và IC Interpretion 15 tương đương IFRIC 15. Công ty tư nhân theo định nghĩa của Hội đồng CMKT Malaysia là DN hoạt động theo Luật công ty 1965, không buộc phải chuẩn bị và phát hành BCTC theo Luật của Ủy ban chứng khoán Malaysia hay Ngân hàng Negara Malaysia. Công ty tư nhân cũng không phải là công ty con, công ty liên doanh, liên kết bị kiểm soát bởi công ty khác bị buộc phải chuẩn bị và phát hành BCTC theo Luật của Ủy ban chứng khoán Malaysia hay Ngân hàng Negara Maylaysia.Tuy nhiên, từ 01/01/2013 trở đi, các công ty đang chuyển đổi này bị buộc phải

Page 131: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

131

chuyển sang MFRS. Malaysia không yêu cầu IFRS cho SMEs vì không đủ nguồn lực cho việc thực hiện.

Còn MFRS được áp dụng cho tất cả loại hình công ty, trừ công ty tư nhân.

MASB cùng với sự trợ giúp của Tổ chức thiết lập chuẩn mực Châu Á- Châu Đại Dương (Asia- Oceanic Standards Setters Group -AOSSG) làm cho lộ trình thông qua IFRS diễn ra dễ dàng hơn khi thực hiện thành công nhiều buổi thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm giữa các nhóm nước “không tuân thủ IFRS” và “tuân thủ IFRS” như kinh nghiệm áp dụng của Úc vào năm 2005, của New Zealand năm 2007 và của Hàn Quốc năm 2011, làm cơ sở cho sự phát triển MFRS. Tuy tiến trình áp dụng IFRS của Malaysia là chậm và đều hơn so với nước đang thực hiện thông qua IFRS một cách nhanh chóng như Úc, Hồng Kông nhưng CMKT Malaysia hoàn toàn theo sát CMKT quốc tế IFRS.

Trong quá trình thông qua IFRS, Malaysia cũng gặp nhiều thách thức như việc thu nhập, chuẩn bị, trình bày thông tin làm phát sinh chi phí nhiều hơn lợi ích mang lại. Malaysia đã và đang thực hiện những bước chậm và theo hướng đúng đắn trên con đường áp dụng IFRS, khi kế thừa và xây dựng chính sách kế toán quốc gia vững mạnh, đồng thời nâng cao giáo dục, đào tạo những người hành nghề trong lĩnh vực kế toán, thúc đẩy sự phát triển các hiệp hội kinh doanh cũng như kế toán, là chìa khóa quan trọng cho tiến trình thông qua hoàn toàn IFRS.

Thái Lan

Năm 1997, Liên đoàn kế toán Thái Lan (FAP – Federation Accounting Profession – tiền thân là Hội Kế toán - Kiểm toán Thái Lan) ban hành CMKT Thái Lan (TAS) dựa trên cơ sở IAS (Martin Klose, 2011). Năm 2006, FAP và Ủy ban chứng khoán Thái ký cam kết về việc tuân thủ CMKT quốc tế, sẽ tuân thủ theo IFRS. Ngày 20/7/2007, Thái Lan ban hành các CMKT áp dụng cho các công ty không phải là công ty đại chúng như DN tư nhân và các công ty sở hữu gia đình. Trong hai năm 2008 - 2009, Thái Lan có động thái xúc tiến quá trình chuyển đổi như ban hành nhiều văn bản hướng dẫn sử dụng khuôn khổ kế toán mới, điều chỉnh CMKT theo IFRS và đặt tên là TFRS. FAP lên kế hoạch thực hiện áp dụng IFRS với chặng đầu tiên từ 2011 bằng cách Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan (SET) thúc đẩy đối tượng tiên phong thực hiện tuân thủ theo IFRS là 50 công ty đại chúng niêm yết và giao dịch tại SET, tiếp theo đó là 100 công ty giao dịch tại SET. Theo FAP, quá trình áp dụng IFRS đặt ra nhiều thử thách cho Thái Lan. Một trong những bước không thể thiếu cho quá trình chuẩn bị cũng như thực thi là đào tạo cho các đối tượng trực tiếp thực hiện IFRS, đối tượng sử dụng BCTC, các trường đại học cũng nên đưa IFRS vào đào tạo chính thức cho sinh viên, các hiệp hội nghề nghiệp cũng như các tập đoàn công nghiệp đưa IFRS vào các chương trình tập huấn.

Tóm lại, tiến trình áp dụng IFRS của những nước trên cho thấy, mỗi quốc gia tự chọn cho mình một lộ trình phù hợp, phụ thuộc vào đặc điểm nền kinh tế từng quốc gia và quá trình này cần thời gian dài và sự nỗ lực lớn từ góc độ nhà ban hành luật đến thành phần tham gia thực hiện IFRS. Một số quốc gia áp dụng nguyên vẹn IFRS và cũng có một số quốc gia áp dụng từng phần hoặc có điều chỉnh riêng phù hợp với đặc điểm nền kinh tế, thậm chí có quốc gia chỉ dừng ở kế hoạch thực hiện. Trong lộ trình hội nhập của riêng

Page 132: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

132

mình, các quốc gia đều phải thực hiện đồng bộ việc cải thiện hệ thống các quy định pháp lý có liên quan như: thuế, kế toán, kiểm toán, chứng khoán… với đào tạo nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực thực hiện.

Quá trình hội nhập củaViệt Nam và những khuyến nghị

Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc lập BCTC theo IFRS ngày càng nhận được sự ủng hộ của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Việc áp dụng các CMKT quốc tế để lập BCTC giúp nâng cao tính công khai, minh bạch trong BCTC của DN, đặc biệt là các DN niêm yết, đồng thời còn đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong việc thu hút các nguồn vốn nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam cũng đã trở thành thành viên chính thức của nhiều tổ chức quốc tế như WTO, IMF, ASEAN tham gia FTA, APEC, CEPT, ACE, do vậy, việc từng bước xây dựng hệ thống VAS theo hướng hội nhập IFRS cũng là xu hướng tất yếu. Cùng với sự phát triển và hội nhập, Việt Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống khuôn khổ kế toán nói riêng. Bắt đầu từ năm 1995, Bộ Tài chính ban hành quyết định 1141/TC-QĐ-CĐKT hướng dẫn các nội dung công tác kế toán về chứng từ, tài khoản, sổ kế toán và BCTC. Năm 1998, Bộ Tài chính đã thành lập Ban Nghiên cứu soạn thảo soạn thảo CMKT Việt Nam (VAS) dựa trên CMKT quốc tế (IAS) gồm những nguyên tắc và phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ và lập BCTC. Từ 2001- 2005, Bộ Tài chính đã ban hành bộ 26 CMKT Việt Nam gồm các nhóm như: nhóm chuẩn mực chung, nhóm chuẩn mực tài sản, nhóm chuẩn mực hàng tồn kho, nhóm chuẩn mực đầu tư tài chính, nhóm chuẩn mực doanh thu, nhóm chuẩn mực chi phí, nhóm chuẩn mực lập và trình bày BCTC. Song song đó, năm 2003 Luật Kế toán Việt Nam 03/2003/QH 11 được ban hành nhằm đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ về quản lý kế toán. Trong quá trình phát triển chế độ kế toán DN theo Quyết định 1141/TC-QĐ-CĐKT, nhiều bất cập đã phát sinh và có nhiều điểm không phù hợp với Luật Kế toán năm 2003 làm tiền đề cho VAS được ban hành. VAS là nền tảng cơ sở xây dựng, hoàn thiện chế độ kế toán theo khuôn mẫu thống nhất, là kim chỉ nam cho hoạt động kế toán. Năm 2006, Bộ Tài chính đã ban hành chế độ kế toán DN sửa đổi Quyết định 15/2006/QĐ-BTC áp dụng cho các DN nói chung và Quyết định 48/2006/QĐ-BTC áp dụng cho các DN vừa và nhỏ. Từ năm 2014 - 2016, Bộ Tài chính ban hành nhiều quy định mới thay đổi chế độ toán DN nhằm đáp ứng những thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế như Thông tư 200/2014/TT-BTC (thay thế cho Quyết định 15/2006/QĐ-BTC), Thông tư 133/2016/TT-BTC có hiệu lực từ 01/01/2017. Thông tư mới ban hành có nhiều điểm mới, thể hiện sự thay đổi chế độ kế toán Việt Nam theo thông lệ quốc tế như tôn trọng bản chất hơn hình thức, hệ thống sổ sách và chứng từ linh hoạt không quy định mẫu biểu, tách biệt kế toán và thuế, cập nhật nội dung một số chuẩn mực quốc tế về chênh lệch tỷ giá, hợp nhất BCTC… Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 hiệu lực thi hành từ 01/01/2017 bổ sung nhiều nội dung quan trọng, trong đó phần nguyên tắc kế toán bổ sung thêm khái niệm giá trị hợp lý sẽ khiến cho BCTC phản ánh một cách trung thực, hợp lý và đúng bản chất. Hội thảo “Kinh nghiệm triển khai IFRS tại các nước đang phát triển” tổ chức ngày 08/03/2016 tại Hà Nội cho thấy, hiện nay ở Việt Nam, đa phần các DN đang áp dụng CMKT Việt Nam (VAS) trong việc lập BCTC theo luật định, chỉ có một số DN có vốn đầu tư nước ngoài hoặc niêm yết trên thị trường quốc tế lập BCTC theo IFRS(B. M. Duc Hong Thi Phan, 2014), (B. M. Duc Hong Thi Phan, Meropy Barut, 2014).

Page 133: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

133

Mặc dù, về cơ bản VAS đã được xây dựng dựa trên IAS/IFRS, theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và đã phản ánh được phần lớn các các giao dịch nền kinh tế. Tuy nhiên, VAS và chế độ kế toán hiện nay vẫn chưa thật sự hòa hợp hoàn toàn với IAS/IFRS để đạt được sự tiệp cận với kế toán quốc tế. Tiến trình áp dụng IFRS không phải là dễ dàng với các quốc gia, kể cả các quốc gia phát triển như Liên minh Châu Âu, Mỹ, Úc… và quá trình này cần phải có sự nỗ lực từ nhiều phía gồm Nhà nước, các hiệp hội nghề nghiệp, các nhà nghiên cứu, trường đại học và những người làm kế toán tại DN. Do vậy, trong quá trình xây dựng lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam cần lưu ý một số kinh nghiệm sau:

- Thứ nhất, Việt Nam đã có những nỗ lực chuyển đổi và phát triển hệ thống kế toán theo hướng hòa hợp IAS/IFRS. Tuy nhiên, do những đặc thù riêng về cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống luật pháp… nên Việt Nam chưa thể áp dụng hoàn toàn theo IFRS. Trước mắt, Việt Nam nên lựa chọn và áp dụng một số chuẩn mực thuộc IFRS, tiến tới thông qua hoàn toàn IFRS. Lộ trình áp dụng IFRS của Việt Nam nên dựa trên cơ sở cho phép áp dụng IFRS hơn là bắt buộc. Theo kinh nghiệm từ các nước thuộc liên minh Châu Âu, Mỹ, Úc, Singapore…, trong giai đoạn đầu nên khoanh vùng các đối tượng ưu tiên thực hiện, theo đó chỉ bắt buộc thực hiện với những công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty đại chúng có niêm yết, ngân hàng và tổ chức tài chính.

- Thứ hai, Trong quá trình nghiên cứu áp dụng IFRS, Việt Nam rất cần sự tư vấn từ các nước có kinh nghiệm thực hiện IFRS từ thời điểm rất sớm như Úc và Mỹ, cũng như những nước gần đây mới thực hiện IFRS nhưng có nền kinh tế khá tương đồng như Thái Lan, Malaysia và các tổ chức như IASB, AOSSG. Kinh nghiệm từ những quốc gia này sẽ là những bài học quý giúp Việt Nam rút ngắn khoảng cách áp dụng hoàn toàn IFRS.

- Thứ ba, Thời điểm soạn thảo và ban hành VAS (26 chuẩn mực) là từ 2001 đến 2005. Đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã gia nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu, đồng thời IASB cũng đã ban hành nhiều CMKT quốc tế mới. Do đó, VAS cũng đã trở nên lạc hậu khi không cập nhật kịp thời những thay đổi và bổ sung của IAS/IFRS. Để đảm bảo tính kịp thời trước những thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 202/2014/TT-BTC được ban hành, tuy nhiên, trong đó lại có những nội dung mới mà chưa có chuẩn mực tương ứng như: Thuyết minh công cụ tài chính (IFRS7), đo lường giá trị hợp lý (IFRS13), chuẩn mực về doanh thu (IFRS15). Vì vậy, Bộ Tài chính cần ban hành bổ sung các chuẩn mực hiện có để đảm bảo sự thống nhất, phù hợp giữa CMKT và chế độ kế toán, đồng thời tiếp tục ban hành mới các CMKT Việt Nam theo sát với IAS/IFRS như công cụ tài chính (IFRS9), các khoản hoãn lại theo luật định (IFRS 14), thanh toán bằng cổ phiếu (IFRS2), giảm giá trị tài sản (IAS36).

- Thứ tư, Áp dụng Giá trị hợp lý ghi nhận tài sản và nợ phải thu là những điểm nổi bật làm VAS chưa thật sự hòa hợp hoàn toàn IFRS. Tuy Luật Kế toán số 88/2015/QH13 có đề cập đến giá trị hợp lý, nhưng đến nay vẫn chưa có chuẩn mực tương đương, văn bản hướng dẫn phương pháp định giá, phạm vi áp dụng… Theo IASB, để đo lường giá trị hợp lý cần giá niêm yết trên thị trường hoạt động, do đó, Việt Nam cần hoàn thiện yếu tố môi trường kinh tế và luật pháp nhằm tạo ra thị trường hoạt động đầy đủ để làm cơ sở cho việc xác định giá trị

Page 134: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

134

hợp lý của tài sản và nợ phải thu. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần phải xây dựng các quy định và hướng dẫn về giá trị hợp lý và sử dụng giá trị hợp lý nhằm đảm bảo thực hiện đồng bộ CMKT có sử dụng giá trị hợp lý.

- Thứ 5, Tăng cường vị thế các Hiệp hội nghề nghiệp Việt Nam (VACPA, VAA, ACCA) trong việc hiến kế cho Bộ Tài chính soạn thảo Luật Kế toán, CMKT, kiểm toán, chế độ kế toán theo thẩm quyền của các cấp ban hành. Trong tương lai, thẩm quyền ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện nên trao cho các Hiệp hội nghề nghiệp như kinh nghiệm từ các nước phát triển. Điều này cũng thể hiện chức năng làm cầu nối giữa cơ quan quản lý với các DN của các hiệp hội nghề nghiệp như các quy định do Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành.

- Thứ 6, Kinh nghiệm từ Malaysia, Thái Lan, Indonesia… cho thấy, một trong những bước không thể thiếu cho quá trình chuẩn bị cũng như thực hiện lộ trình áp dụng IFRS là nâng cao chất lượng đội ngũ trực tiếp áp dụng IFRS. Việc áp dụng IFRS đồng nghĩa với việc áp dụng kế toán dựa trên nguyên tắc (principle-based accounting), điều này là một thử thách khi yêu cầu người hành nghề có khả năng phán xét nghề nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam gia nhập AEC, kế toán là một trong tám ngành nghề được phép dịch chuyển trong khu vực, do đó càng làm gia tăng áp lực buộc người hành nghề kế toán Việt Nam phải có chuyên môn sâu, có hiểu biết và kiến thức tốt về kinh tế, tài chính, khả năng ngoại ngữ và tin học. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ trực tiếp áp dụng IFRS, sinh viên là một đối tượng tiềm năng trong tương lai sẽ sử dụng IFRS mà không thể bỏ qua, do vậy, cần học tập kinh nghiệm của Trung Quốc, một trong những nước Châu Á đưa IFRS vào trường đại học như chương trình đào tạo chính thức. Các trường đại học tại Việt Nam có thể lồng ghép chương trình đào tạo các chứng chỉ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán như ACCA, CPA, CAT…vào khung chương trình đào tạo để sinh viên có cơ hội tiếp cận sớm với IFRS, cũng như có thêm các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện thị trường lao động hội nhập quốc tế.

Tóm lại, việc áp dụng IFRS nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập,cải thiện tính minh bạch, tính so sánh và tính thống nhất của BCTC, từ đó giúp DN tiếp cận nguồn vốn đầu tư nước ngoài tốt hơn, thông qua đó thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển. Tuy nhiên, quá trình này cần có lộ trình cụ thể, cần sự quyết tâm và nỗ lực phối hợp thực hiện đồng bộ từ nhiều phía như các nhà ban hành luật, lãnh đạo DN, các hiệp hội, các nhà nghiên cứu, trường đại học cũng như kế toán viên và kiểm toán viên.

Kết luận

Việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế IFRS lập BCTC là xu thế tất yếu trong giai đoạn hội nhập kinh tế toàn cầu. IFRS với vai trò là ngôn ngữ chung về kế toán quốc tế, giúp cải thiện tính minh bạch và mức độ tin cậy về thông tin tài chính trên BCTC, giúp gia tăng niềm tin từ các nhà đầu tư, từ đó giúp nền kinh tế cũng như DN thu hút nhiều vốn đầu tư. Tuy nhiên, quá trình áp dụng IFRS của các nước phát triển và đang phát triển cho thấy đây là quá trình dài, khó khăn và cần nhiều thời gian chuẩn bị thực hiện.

Việt Nam, trong quá trình hội nhập, cũng nhận thức được sự cần thiết phải áp dụng IFRS cũng như những lợi ích và khó khăn mà quá trình áp dụng IFRS mang lại. Tuy nhiên,

Page 135: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

135

trong quá trình thực hiện IFRS, Việt Nam nên học tập kinh nghiệm các nước để xây dựng lộ trình thực hiện vững chắc, để việc áp dụng IFRS được thuận lợi, nhanh chóng và đạt kết quả tốt. Một số kinh nghiệm quý giá và phù hợp có thể được áp dụng tại Việt Nam khi áp dụng IFRS là cần có lộ trình thực hiện, từ khuyến khích đến dần bắt buộc; lựa chọn một số loại hình công ty như công ty có vốn nước ngoài, công ty đại chúng có niêm yết để bắt đầu thực hiện; lựa chọn một số chuẩn mực thuộc IFRS phù hợp với điều kiện của Viêt Nam để áp dụng trước; nhờ tư vấn của chuyên gia từ các nước đã có áp dụng IFRS; ban hành thêm một số chuẩn mực mới phù hợp IFRS; tăng cường vị thế của hiệp hội nghề nghiệp; nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện...

------------------------ Tài liệu tham khảo

Duc Hong Thi Phan, B. M. (2014). Optimal approach and timeline for IFRS adoption in Vietnam: Perceptions from accounting professionals. Elsevier. doi: http://dx.doi.org/10.1016/j.racreg.2014.09.010 Duc Hong Thi Phan, B. M., Meropy Barut. (2014). International Financial Reporting Standards (IFRS) Adoption in VietNam: If, When and How? Corporate Ownership & Control, 11(4). Hanefah, H. M. M. (2012). Convergence Towards IFRS in Malaysia: Issues, Challenges and Opportunities. International Jounal od Business, Economics and Law, 1. Hans Hoogervorst , S. L., Patricia McConnell, Stephen Cooper, Chungwoo Suh. (2014). Singapore to introduce IFRSs-identical financial reporting framework for Singapore listed companies in 2018. Pacter, P. (2005). What exactly is convergence? Accounting, Auditing and Perfomance Evaluation, Vol. 2, Nos. 1/2,2005, 2. PWC. (2015). The IFRS adoption by countries. PricewaterhouseCoopers LLP. SEC. (2008). Roadmap for the potential use of financial statements prepared in accordance with international financial reporting standards by U.S. issuers. U.S. Securities and exchange commission. SEC. (2010). Work plan for the consideration of incorporating international financial reporting stan.dards into the financial reporting system for U.S. issuers. U.S. Securities and exchange commission. SEC. (2012). Work plan for the consideration of incorporating international financial reporting standards into the financial reporting system for U.S. issuers, final staff report. U.S. Securities and exchange commission. SEC. (2014). Strategic plan for fiscal years 2014-2018, draft for comment. U.S. Securities and exchange commission. Wahyuni, E. T. (2011). The Accountant Perceptions of The IFRS Convergence Plan In Indonesia. Jurnal Reviu Akuntansi dan Keuangan, 1, 85-96.

 

Page 136: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

136

TÍNH CẤP THIẾT TRONG VIỆC TRIỂN KHAI ÁP DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS) TẠI VIỆT NAM

VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

NCS. Trịnh Lê Tân - Khoa Đào Tạo Quốc Tế – Đại học Duy Tân Ths. Đào Thị Đài Trang - Khoa Kế Toán – Đại học Duy Tân

Bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng với khu vực và thế giới, để cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển bền vững, hỗ trợ thị trường chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã yêu cầu phải nâng cao tính minh bạch của thông tin tài chính. Mặt khác, để có thể tiếp cận các dòng vốn trên thị trường quốc tế, niêm yết tại thị trường nước ngoài, yêu cầu lập báo cáo tài chính (BCTC) theo IFRS đang trở thành nhu cầu ngày càng bức thiết và là xu hướng tất yếu của các tập đoàn, các công ty đại chúng. Bài viết này, đi vào đánh giá chung những thành quả và tồn tại trong hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) Việt Nam đồng thời chỉ ra tính cấp thiết của việc triển khai áp dụng hệ thống chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) từ đó đề xuất một số kiến nghị liên quan.

Những kết quả và tồn tại trong hệ thống CMKT Việt Nam

Các kết quả đã đạt được

Trên thực tế, hệ thống CMKT Việt Nam đã đạt được những thành quả nhất định:

- Việt Nam đã hình thành một hệ thống các chuẩn mực phản ảnh tương đối đầy đủ các giao dịch cơ bản của doanh nghiệp (DN). Điều đáng ghi nhận là, các chuẩn mực này được xây dựng và ban hành khá nhanh chóng.

- Bước đầu giải quyết được mối quan hệ giữa chuẩn mực và hệ thống kế toán thống nhất. Đây là một thách thức của tất cả các quốc gia hội nhập kế toán, trong điều kiện đang tồn tại hệ thống kế toán thống nhất.

- Bước đầu tạo dựng được sự nhận thức của xã hội về CMKT. Các bên liên quan đến BCTC đều ý thức ở mức độ nhất định về vai trò của CMKT trong công tác lập và trình bày BCTC. Đây là một trong những thành quả đáng lưu ý vì Việt Nam hình thành chuẩn mực trong bối cảnh khái niệm này còn hoàn toàn mới mẻ.

Các tồn tại

Một là: Sự khác biệt của VAS so với IAS/IFRS, đồng thời chưa có sự bổ sung, chỉnh sửa kịp thời [1]

Năm 2001, là thời điểm ban hành CMKT đầu tiên từ, trong giai đoạn này kinh tế Việt Nam nói chung mới phát triển, cơ sở hạ tầng kế toán đang hoàn thiện dần. Vì thế, nhằm tránh biến động kinh tế cũng như để phù hợp với đặc điểm riêng nên khi xây dựng CMKT, Việt Nam đã điều chỉnh một số nguyên tắc, phương pháp và những nội dung CMKT không tương

Page 137: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

137

thích hoặc chưa cần thiết, trong giai đoạn hiện tại. Chính điều này, đã tạo sự khác biệt về nội dung giữa CMKT Việt Nam so với chuẩn mực BCTC quốc tế. Ngoài ra, trong hơn bảy năm qua, nhiều chuẩn mực quốc tế đã được ban hành hoặc ban hành lại, nhưng Việt Nam mới chỉ tiến hành việc cập nhật gần đây. Điều này càng làm tăng thêm khoảng cách giữa hai hệ thống.

Bên cạnh đó, hệ thống CMKT từ khi ban hành lần đầu năm 2001 đến nay, mặc dù đã có những góp ý sửa đổi nhưng qua nhiều năm, vẫn chưa được cập nhật để bổ sung, hoàn chỉnh cho phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam, đáp ứng yêu cầu thực tế.

Hai là: Phạm vi chi phối của hệ thống CMKT Việt Nam [1]

Hệ thống CMKT hiện nay được ban hành áp dụng chung cho tất cả các DN thuộc các ngành, các thành phần kinh tế, không phân biệt DN niêm yết và không niêm yết, DN có quy mô lớn hay nhỏ và vừa (ngoại trừ trường hợp các DN áp dụng hệ thống kế toán ban hành theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC). Nếu CMKT được áp dụng chung sẽ dẫn đến nơi thiếu, chỗ thừa. Bởi đối với các DN có quy mô lớn và DN niêm yết ngày càng xuất hiện nhiều nghiệp vụ phức tạp như thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục,… dẫn đến hệ thống hiện hành chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong khi đó, phần lớn DNNVV không niêm yết thì hệ thống CMKT trở nên quá tầm, nhiều nội dung quá phức tạp.

Ba là: Sự bất tương quan giữa các CMKT và Chế độ kế toán DN [1]

Để đi vào thực tiễn, hệ thống CMKT Việt Nam phải thông qua các hướng dẫn hay quy định của Chế độ kế toán DN. Lý do là, các DN Việt Nam buộc phải sử dụng hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam. Do đó, một khi chuẩn mực được ban hành nhưng chưa có thông tư hướng dẫn, các DN chưa thể áp dụng cho đến khi thông tư hướng dẫn được ban hành. Vì vậy, trên thực tế, khi có những vấn đề chưa nhất quán giữa chuẩn mực và Chế độ kế toán DN, các DN thường ưu tiên áp dụng theo Chế độ kế toán. Đây là một nguyên nhân giảm vai trò của CMKT và tạo khó khăn khi áp dụng trong thực tiễn các chuẩn mực. Việc tồn tại song song hệ thống chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán, dẫn đến những khó khăn và cản trở cho Việt Nam trong quá trình hòa hợp kế toán quốc tế. [1]

Bốn là: Khả năng xử lý và mức độ triển khai CMKT trong thực tế chưa đạt hiệu quả cao[1]

CMKT đã xử lý và giải quyết cơ bản các vấn đề liên quan đến thực tiễn hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, việc triển khai, áp dụng CMKT vào thực tiễn chưa hiệu quả và có sự giảm dần từ ghi nhận đến trình bày thông tin và đánh giá. Điều này cho thấy, CMKT chưa thể hiện hết vai trò trong thực tiễn.

Năm là: Tính tuân thủ của các DN trong việc áp dụng CMKT Việt Nam còn hạn chế[1]

Việc tuân thủ CMKT trong thực tiễn của các DN nói chung và DN Nhà nước nói riêng, còn hạn chế và hiện trạng cho thấy, các DN khi thực thi chính sách kế toán đã chưa tuân thủ đúng mức đến các điều kiện ghi nhận, phương pháp đánh giá và đặc biệt là trình bày

Page 138: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

138

và công bố thông tin theo yêu cầu CMKT. Đây là một trong những vấn đề đáng lưu tâm, bởi thực tiễn áp dụng của các DN vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu của CMKT.

Từ những nhận định trên cho thấy, việc cập nhật CMKT chưa thể hiện tính chuyên nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán. Việc thiếu một lộ trình cụ thể, thường dẫn đến sự “chấp vá”, không mang tính hệ thống, thiếu sự đồng bộ. Sự thiếu đầu tư để xây dựng đội ngũ chuyên môn, nhằm tập trung toàn thời gian cho việc nghiên cứu hoàn chỉnh CMKT thì khó đảm bảo việc nâng cao chất lượng thông tin cũng như tính ứng dụng chuẩn mực trong thực tiễn. Vấn đề công khai thông tin về các góp ý bổ sung, chỉnh sửa của các bên liên quan chưa được quan tâm đúng mức. Điều này làm giảm tính minh bạch về thông tin, trong việc ghi nhận lợi ích của các bên liên quan.

Tính cấp thiết trong việc áp dụng IFRS tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Trong 10 năm gần đây, việc áp dụng các Chuẩn mực BCTC Quốc tế (IFRS) đã phát triển nhanh chóng và được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Trong số 140 quốc gia được khảo sát, có 116 nước yêu cầu toàn bộ hoặc hầu hết những DN nội địa áp dụng IFRS. Đa số những quốc gia còn lại cho phép áp dụng IFRS. Tất cả các tổ chức có tác động quan trọng đến nền kinh tế thế giới như G20, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Hội đồng Ổn định Tài chính Quốc tế (FSB) và Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) đều ủng hộ và hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên toàn cầu.[2]

Tại Việt Nam hiện nay, đa phần BCTC của các DN đang được áp dụng theo CMKT Việt Nam (VAS) được Bộ Tài chính ban hành thành 5 đợt từ năm 2001 đến năm 2005, với 26 Chuẩn mực, chỉ có một số DN có vốn đầu tư nước ngoài hoặc niêm yết trên thị trường quốc tế lập BCTC theo IFRS.

Về cơ bản, không thể phủ nhận tác dụng tích cực của VAS trong giai đoạn trước đây. Tuy nhiên, cùng với sự thay đổi về thể chế kinh tế trong nước cũng như thay đổi trong hệ thống IFRS trong giai đoạn hiện nay, VAS đã bộc lộ nhiều tồn tại, đặc biệt là những giao dịch của nền kinh tế thị trường mới phát sinh chưa được VAS giải quyết thấu đáo, như việc ghi nhận và đánh giá tài sản, nợ phải trả theo giá trị hợp lý, ghi nhận tổn thất tài sản, việc kế toán các công cụ tài chính phái sinh cho mục đích kinh doanh và phòng ngừa rủi ro,… chưa có hướng dẫn cụ thể.

Cùng với sự gia tăng của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như phục vụ cho mục tiêu kêu gọi vốn đầu tư, các DN cần có một bản BCTC lập theo IFRS đầy đủ, minh bạch, chính xác và có độ tin cậy cao. Trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng với khu vực và thế giới, để cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển bền vững, hỗ trợ thị trường chứng khoán (TTCK), bảo vệ nhà đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài (ĐTNN), Chính phủ đã yêu cầu phải nâng cao tính minh bạch của thông tin tài chính. Mặt khác, để có thể tiếp cận các dòng vốn trên thị trường quốc tế, niêm yết tại thị trường nước ngoài, yêu cầu lập BCTC theo IFRS đang trở thành nhu cầu ngày càng bức thiết và là xu hướng tất yếu của các tập đoàn, các công ty đại chúng.

Page 139: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

139

Một số kiến nghị

Về phía Nhà nước

- Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong việc áp dụng chuẩn mực BCTC đến các DN.

- Giám sát việc tuân thủ chuẩn mực đối với các DN trong việc trình bày và công bố thông tin.

- Hoàn thiện hành lang pháp lý về các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn góp phần lành mạnh hóa môi trường pháp lý đối với hoạt động kế toán nói riêng và lĩnh vực kinh tế nói chung. Do vậy, khi ban hành các Luật, Nghị định hay Thông tư hướng dẫn nghị định cần lưu ý những vấn đề liên quan, nhằm tránh xung đột về quan điểm với chuẩn mực BCTC và đặc biệt là đối với nội dung vừa có liên quan các qui định trong chuẩn mực BCTC vừa liên quan đến qui định của luật pháp.

- Nhà nước cần đảm bảo tính độc lập về lợi ích khi ban hành các CMKT cũng như các qui định về thuế.

- Hành lang pháp lý còn được biểu hiện, thông qua trật tự ban hành chuẩn mực và thông tư hướng dẫn chuẩn mực. Chẳng hạn, Việt Nam không ban hành CMKT về trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính nhưng ban hành Thông tư 210/2009/TT-BTC để hướng dẫn áp dụng CMKT quốc tế về trình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính. Điều này không những gây cản trở cho việc ban hành chuẩn mực BCTC sau này mà còn tạo sự thiếu thống nhất về tính pháp lý trong hệ thống chuẩn mực.

- Từng bước nâng cao vai trò và vị thế của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Trước đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập là cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ. Tuy nhiên, theo Nghị định 66/2004/NĐ-CP, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được chuyển về trực thuộc Bộ Tài chính.Như vậy, bên cạnh những ưu điểm trực thuộc một cơ quan quản lý là Bộ Tài chính nhưng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ mất dần phạm vi hoạt động, quyền hạn bị thu hẹp và thực tiễn phải qua nhiều khâu trung gian chồng chéo trong tổ chức quản lý. Song trong xu hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần phải thể hiện rõ vai trò và quyền hạn trong việc giải quyết và xử lý vấn đề cung cấp thông tin của các công ty niêm yết. Để làm được điều này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải là cơ quan độc lập trực thuộc Chính phủ thay vì Bộ Tài chính như hiện nay.

- Ngoài ra, cần nâng cao vai trò của Hội đồng Kế toán quốc gia. Theo qui định hiện hành, Hội đồng này là tổ chức nằm trong qui trình soạn thảo CMKT Việt Nam, để đóng góp ý kiến về nội dung CMKT trước khi trình Bộ Tài chính ban hành. Tuy nhiên, thực trạng Hội đồng chưa thể hiện vai trò trong quá trình ban hành CMKT. Do vậy, Hội đồng cần đảm trách vai trò như một tổ chức tư vấn độc lập, đối với việc xây dựng hệ thống chuẩn mực BCTC Việt Nam cả trong quy định lẫn trong thực tiễn áp dụng.

- Cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện hơn nữa để các công ty nước ngoài đầu tư vào dịch vụ kế toán, kiểm toán nhằm nâng cao chất lượngdịch vụ.

Page 140: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

140

- Nhà nước cần ban hành các chính sách nhằm hoàn thiện và nâng cao các môi trường kinh doanh, trong đó bao gồm việc phát triển thị trường tài chính, thị trường vốn trung và dài hạn, công cụ phái sinh.

Về phía DN

Đối với DN, theo nhận định của các chuyên gia là các DN cần phải nỗ lực để đáp ứng yêu cầu đặc biệt các ngân hàng, bảo hiểm cũng như các công ty niêm yết nhằm đáp ứng trong xu thế hội tụ kế toán quốc tế. Do vậy, các DN cần phải:

- Nhận thức được tầm quan trọng trong việc tuân thủ các qui định.

- Tìm hiểu để nâng cao kiến thức bởi các nhà quản lý là những người trực tiếp quyết định trong việc thực hiện các qui định trong chuẩn mực.

- Nâng cao năng lực đội ngũ hành nghề kế toán. Đội ngũ hành nghề kế toán là người trực tiếp vận dụng chuẩn mực BCTC vào thực tiễn trong các DN. Do đó, đội ngũ hành nghề cần được đào tạo liên tục để nâng cao năng lực, nhằm vận dụng chuẩn mực một cách có hiệu quả.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin và quản trị, để đáp ứng cơ sở hạ tầng kế toán cho DN.

Về phía Tổ chức nghề nghiệp

Đối với Tổ chức nghề nghiệp, cần thực hiện cácvấn đề sau:

- Vai trò của Tổ chức nghề nghiệp phải được nâng cao, để trở thành một Tổ chức nghề nghiệp đủ mạnh có thể đảm trách việc soạn thảo chuẩn mực cũng như giám sát thực thi chuẩn mực của các DN. Tuy nhiên, quyết định mức độ hội tụ, phương thức hội tụ không chỉ phụ thuộc vào Tổ chức nghề nghiệp mà còn phụ thuộc các yếu tố khác như môi trường chính trị, kinh tế, pháp lý và tổ chức lập quy hiện hành của Việt Nam là cơ quan quảnlý Nhà nước, mà cụ thể là Bộ Tài chính. Do vậy, Tổ chức nghề nghiệp chỉ có thể đảm trách các nội dung nêu trên.

- Để có thể thực hiện trọng trách, Tổ chức nghề nghiệp cần tổ chức lại nhân sự, củng cố đội ngũ bằng việc huy động lực lượng các nhà nghiên cứu,chuyên gia, các công ty kiểm toán, nhà làm luật, các kế toán trưởng.

- Tổ chức nghề nghiệp tham gia đào tạo, để nâng cao trình độ chuyên môn cho các nhà quản lý, những người hành nghề để cập nhật kiến thức nâng cao nghiệp vụ.

- Khuyến khích biên soạn các tài liệu hướng dẫn và giải thích về chuẩn mực BCTC nhằm tạo sự đa dạng và phong phú nguồn tư liệu giúp người sử dụng được hiểu rõ những nội dung, các vấn đề, nội dung trong chuẩn mực.

- Tăng cường hơn nữa việc kết hợp với các Tổ chức nghề nghiệp nước ngoài để mở rộng các khóa đào tạo để nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho người hành nghề.

Page 141: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

141

- Cần đổi mới việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ đối với người hành nghề (CPA Việt Nam) trong đó cần đổi mới nội dung đề thi theo hướng mở rộng giải quyết các vấn đề trên cơ sở nguyên tắc, qui định liên quan đến chuẩn mực hơn là xử lý các nghiệp vụ trên tài khoản, để nâng cao tính xét đoán trong nghề nghiệp.

- Giữ vai trò hỗ trợ và phản biện trong việc xây dựng và ban hành các CMKT cũng như các chính sách, chế độ liên quan đến kế toán.

- Ngoài ra, đổi mới chương trình đào tạo và cải tiến phương pháp giảng dạy là một trong những vấn đề quan trọng góp phần nâng cao cơ sở hạ tầng về kế toán, trong đó các cơ sở giáo dục bao gồm trường đại học, cao đẳng, các học viện cần đổi mới chương trình đào tạo ngành kế toán kiểm toán theo hướng tăng cường giảng dạy các nội dung liên quan đến chuẩn mực BCTC quốc gia và quốc tế hơn là giảng dạy kỹ năng, xử lý tài khoản kế toán như hiện nay để đào tạo người hành nghề kế toán có năng lực cao và có thể vận dụng tốt chuẩn mực BCTC. Đồng thời, đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng giúp người học xử lý và giải quyết những tình huống thực tế nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tính xét đoán trong nghề nghiệp.

-------------------------- Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ Tài chính, 2001. CMKT số 2 - Hàng tồn kho,ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC. [2]. Bộ Tài chính, 2001. CMKT số 3 – Tài sản cố định hữu hình, ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC. [3]. Bộ Tài chính, 2001. CMKT số 4 – Tài sản cố định vô hình, ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC. [4]. Bộ Tài chính, 2002. CMKT số 01 – Chuẩn mực chung, ban hành theo quyết định số 162/2002/QĐ-BTC. [5]. Bộ Tài chính, 2002. CMKT số 14 –Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, ban hành theo quyết định số 162/2002/QĐ-BTC. [6]. Bộ Tài chính, 2002. Chuẩn mực số 27 – BCTC giữa niên độ,ban hành theo quyết định số Số: 12/2005/QĐ-BTC. [7]. Bộ Tài chính, 2003. CMKT số 21 – Trình bày BCTC,ban hành theo quyết định số 243/2003/QĐ-BTC. [8]. Bộ Tài chính, 2005. CMKT số 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, ban hành theo Quyết định số12/2005/QĐ-BTC. [9]. Bộ Tài chính, 2005. CMKT số 28 – Báo cáo bộ phận, ban hành theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC. [10]. Bộ Tài chính, 2005. CMKT số 30 – Lãi trên cổ phiếu, ban hành theo Quyết định số 100/2005/QĐ-BTC. [11]. Bộ Tài chính, 2006. Chế độ kế toán DN, ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006. [12]. Bộ Tài chính, 2006. Chế độ kế toán DNNVV, ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006. [13]. Bộ Tài chính, 2009. Hướng dẫn áp dụng CMKT quốc tế vềtrình bày BCTC và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính, ban hành theo thông tư số 210/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009. [14]. Bộ Tài chính, 2012. Hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán, theo thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 5/04/2012. [15]http://luanvanaz.com/cac-ton-tai-cua-he-thong-chuan-muc-ke-toan-viet-nam.html  [Ngày truy cập: 29/11/2016] [16] http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/huong-toi-chuan-muc-bao-cao-tai-chinh-quoc-te-ifrs-85366.html  [Ngày truy cập: 05/10/2016] [17] http://www.sav.gov.vn/1596-1-ndt/thach-thuc-cua-qua-trinh-hoi-tu-ke-toan-quoc-te-va-nhung-kinh-nghiem-cho-viet-nam.sav  [Ngày truy cập: 29/11/2016]

Page 142: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

142

THỰC TRẠNG VẬN DỤNG IFRS TRÊN THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP

Th.s Đỗ Thị Tuyết - Th.s Cao Thị Thanh Hường Khoa Kế toán - Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật – Công nghiệp

Bài viết phân tích thực tế áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trên thế giới, tìm hiểu cụ thể ở một số quốc gia. Đồng thời phân tích thực trạng vận dụng IFRS ở Việt Nam, để đánh giá những thuận lợi và khó khăn đối với việc vận dụng IFRS. Từ kết quả phân tích tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị áp dụng IFRS tại Việt Nam, sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của mình nhưng trên cơ sở hòa hợp với chuẩn mực quốc tế.

Từ khóa: IFRS, thực trạng, chuẩn mực.

Đặt vấn đề

Trong 10 năm gần đây, việc áp dụng IFRS đã phát triển nhanh chóng và được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng với khu vực và thế giới, để cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển bền vững, hỗ trợ thị trường chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã yêu cầu phải nâng cao tính minh bạch của thông tin tài chính. Mặt khác, để có thể tiếp cận các dòng vốn trên thị trường quốc tế, niêm yết tại thị trường nước ngoài, yêu cầu lập BCTC theo IFRS đang trở thành nhu cầu ngày càng bức thiết và là xu hướng tất yếu của các tập đoàn, các công ty đại chúng.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế, năm 2014, Bộ Tài chính đã ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp (DN) theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC (thay thế Quyết định số 15/2006 ngày 20/03/2006) và Thông tư số 202/2014/TT-BTC về hướng dẫn lập BCTC hợp nhất. Các Thông tư mới này đã góp phần nâng cao chất lượng của BCTC, cung cấp các thông tin đáng tin cậy phục vụ việc ra quyết định kinh tế và thu hẹp khoảng cách giữa chế độ kế toán DN Việt Nam với IFRS.

Thực trạng vận dụng IFRS trên thế giới

Chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS) được áp dụng chính thức từ 01/01/2005 và hiện tại có 147 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng. Khi mà, một bộ chuẩn mực thống nhất được áp dụng trên phạm vi quốc tế, điều này tác động đáng kể đến đào tạo kế toán tại những quốc gia áp dụng IFRS, mặc dù IFRS ở các quốc gia được áp dụng tại các thời điểm khác nhau.

Do có sự khác biệt về kinh tế, thể chế chính trị, văn hóa, tính chuyên nghiệp của nghề nghiệp kế toán,... làm cho khó khăn trong việc đánh giá những tác động tiềm tàng của IFRS đến báo cáo tài chính.

Theo thống kê từ Analysis of the IFRS jurisdiction profile, ifrs.org:

Page 143: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

143

+ 137/147 quốc gia cam kết hệ thống chuẩn mực kế toán toàn cầu, trừ Albania, Belize, Bermuda, Cayman Islands, Egypt, Macao, Paraguay, Suriname, Switzerland, Việt Nam.

+ 139/147 quốc gia cam kết với IFRS, ngoại trừ: Belize, Bermuda, Cayman Islands, Egypt, Macao, Suriname, Switzerland và Việt Nam.

+ 122/147 quốc gia (83%) áp dụng IFRS + 13 quốc gia cho phép áp dụng IFRS thay vì bắt buộc: Bermuda, Cayman Islands,

Guatemala, Honduras, India, Japan, Madagascar, Nicaragua, Panama, Paraguay, Suriname, Switzerland, Timor-Leste.

+ 2 quốc gia bắt buộc áp dụng IFRS cho các tổ chức tài chính: Saudi Arabia, Uzbekistan

+ Thái Lan đang chuẩn bị áp dụng IFRS. + Indonesia đang chuẩn bị chuyển đổi sang áp dụng IFRS một phần. + 8 quốc gia vẫn đang áp dụng hệ thống chuẩn mực nội địa: Bolivia, China, Egypt,

Gui-Bissau, Macao, Niger, United States, Việt Nam. + Châu Âu: - Từ 7/2002: Bắt buộc các công ty niêm yết áp dụng IFRS đối với BCTC hợp nhất. - Từ 2005: Cho phép lựa chọn áp dụng IFRS đối với các công ty không niêm yết và

không phải BCTC hợp nhất. + Mỹ: Dự án IFRS Convergence đang thực hiện giữa IASB và FASB, nhằm giảm sự

khác biệt giữa IFRS và US.GAAP. + Vương quốc Anh: - Áp dụng IFRS từ 2005 - Từ năm 2011 bắt buộc các công ty niêm yết phải áp dụng IFRS cho BCTC hợp nhất. + Úc: Cập nhật AASB theoIFRS từ 2006.

Bảng 1: Hồ sơ IFRS 147 quốc gia

Vùng Số quốc gia trong

vùng

Quốc gia yêu cầu áp dụng IFRS cho hầu

hết các công ty %

Quốc gia yêu cầu một số công ty áp

dụng IFRS

Quốc gia không yêu cầu các công ty áp dụng IFRS

Châu Âu 43 42 98 1 0 Châu Phi 23 19 83 1 3 Trung Đông 12 11 92 1 0 Châu Á TBD 32 23 72 4 5 Châu Mỹ 37 27 73 8 2 Tổng 147 122 83 15 10

% trên tổng 147

100% 83% 10% 7%

Nguồn: Analysis of the IFRS jurisdiction profile, ifrs.org

Cụ thể thực trạng vận dụng IFRS tại một số quốc gia như sau:

Mỹ

Tháng 11/2007, SEC (ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ) yêu cầu các giao dịch trong thị trường vốn của Mỹ phải được đối chiếu BCTC của họ với Mỹ. Sau đó, SEC đã thực hiện một số động thái nhằm đáp ứng những thách thức ngày càng tăng của IFRS được chấp nhận toàn

Page 144: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

144

cầu. SEC cho phép các công ty nước ngoài bán chứng khoán tại Mỹ để nộp BCTC sử dụng IFRS. Một số ít các công ty đa quốc gia Mỹ, đã sử dụng IFRS cho chi nhánh nước ngoài của họ. Ở Mỹ, IFRS đang dần được chấp thuận và tiến hành lộ trình gỡ bỏ quy định yêu cầu các công ty chuẩn bị niêm yết trên thị trường Mỹ phải chỉnh hợp BCTC được lập theo IFRS sang US.GAAP. Một số công ty đã chuyển đổi sang IFRS và được sử dụng rộng rãi. Đến ngày 27/8/2008, SEC quyết định chấp nhận sử dụng IFRS và lộ trình này là cơ sở để hình thành một chuẩn mực toàn cầu. Sự hội tụ của Mỹ thông qua SEC, để thấy sự chủ động của Mỹ khi hướng tới hệ thống chuẩn mực quốc tế, song quá trình này còn nhiều khó khăn, thách thức.

Singapore

Từ năm 2007, Hội đồng chuẩn mực kế toán Singapore (ASC) đã quy định chuẩn mực kế toán cho các công ty niêm yết, tổ chức từ thiện xã hội và hợp tác xã. Theo đó, tất cả các công ty thành lập tại Singapore, bất kể quy mô hoặc mức độ lợi ích công cộng đều phải tuân thủ Luật công ty và Tiêu chuẩn BCTC Singapore (SFR), trong đó phần lớn được lấy từ IFRS đầy đủ.

ASC có trách nhiệm đảm bảo độ tin cậy, so sánh các báo cáo tài chính của các công ty khác nhau để nâng cao độ tin cậy và minh bạch của các báo cáo tài chính tại Singapore. Singapore đã chính thức không thông qua 100% IFRS, nhưng đã thông qua 95% các chuẩn mực. Ngoài ra, sự áp dụng toàn bộ IFRS đã không phải là một khó khăn tại Singapore. IFRS 9 Công cụ tài chính về phân loại và đo lường đã được ban hành trong năm 2009 và 2010 nhưng được hoãn lại đến sau ngày 01/01/2013. Có một lưu ý rằng, cách giải thích của một số chuẩn mực đã bị trì hoãn. Vào cuối năm 2010, ASC nhận ra rằng, nó cần thiết để giải quyết việc giảm gánh nặng báo cáo tài chính cho các SME. Như vậy, IFRS cho các DN nhỏ đã được thông qua mà không có bất kỳ sửa đổi nào. Do đó, áp dụng IFRS của Singapore không phải là không có vấn đề.

Indonesia

Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính của Indonesia (Devan Standar Akuntansi Keuangan- DSAK) đã xem xét việc hài hòa các chuẩn mực kế toán địa phương (PSAK) với IFRS kể từ đầu những năm 2000. Kế hoạch của chính phủ là sự áp dụng đầy đủ vào năm 2012. Hiện nay, các DN đại chúng và tư nhân phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán được thiết lập bởi DSAK.

Với sự ra đời của IFRS, chỉ các DN niêm yết sẽ phải đối mặt với những thay đổi báo cáo mạnh mẽ trong năm 2012. Sự hội tụ IFRS tại Indonesia sẽ được thực hiện từng bước để giảm thiểu các tác động tâm lý. Giai đoạn đầu tiên được tiến hành trong thời gian 2008-2012.“Indonesia là một nước hồi giáo và công nhận luật Shari’a, điều đó đã tác động đến sự hài hòa với IFRS. Tiêu chuẩn như IAS Công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường hiện có khó khăn liên quan đến lãi suất. IAS 17 Thuê tài sản, trong đó bao gồm đất và các tòa nhà, là vấn đề đối với ngân hàng, như có sự khác biệt trong thời gian công nhận tăng trong bán – cho thuê lại giao dịch. Một trong những người được phỏng vấn cho thấy, sự hài hòa đặt ra một vấn đề, “sự không hòa hợp giữa GAAP địa phương và IFRS”. Có một lưu ý rằng, “môi trường không tuân thủ pháp lý, môi trường kinh tế, và các vấn đề trong ứng dụng một số yêu cầu của IFRS,

Page 145: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

145

là những thách thức thực sự đối với người hành nghề kế toán của Indonesia”. Những thay đổi này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến chính sách thuế, lập kế hoạch tài chính, phương án bồi thường dựa trên hiệu quả và hệ thống yêu cầu.

Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng IFRS tại Việt Nam

Vào tháng 2/2016, trong Báo cáo Việt Nam 2035 “Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng thế giới WB đã đưa ra đề xuất rằng, VAS cần thống nhất với IFRS, nhằm phát triển các thị trường vốn theo chiều sâu và thu hút hơn nữa nhà ĐTNN.

Theo đó, việc áp dụng IFRS sẽ giúp Việt Nam đi đúng hướng với tầm nhìn Việt Nam 2035, các chính sách của ASEAN cũng như theo kịp đà phát triển của những nền kinh tế thành công khác trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam hội nhập kinh tế sâu rộng trong bối cảnh thị trường “phẳng” toàn cầu với việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)...

Thực tế hiện nay, có nhiều DN Việt Nam muốn niêm yết cổ phiếu, phát hành trái phiếu tại thị trường chứng khoán nước ngoài và các DN này thường gặp phải yêu cầu bắt buộc là có BCTC được lập theo IFRS.

Bảng 2: Khảo sát tình hình áp dụng IFRS trong các DN Việt Nam

Số lượng công ty Áp dụng IFRS Tỷ lệ % Không áp dụng Tỷ lệ % Tổng cộng Tổ chức tín dụng 4 6.90 54 93.10 58 Tổ chức phi tín dụng 1 1.09 91 98.91 92 Tổng cộng 5 3.33 145 96.67 150

Nguồn: Tổng hợp

Qua kết quả khảo sát từ 150 DN lớn nhỏ thì có 4 ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức tín dụng Việt Nam (Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, NHTM cổ phần Á Châu, tập đoàn bảo Việt) là áp dụng IFRS trong việc lập BCTC, chiếm 6,90%. Duy nhất có 1 tổ chức phi tín dụng là Vingroup Joint Stock Company công bố thông tin BCTC theo cả VAS và IFRS, chiếm 1,09%. Còn lại 145 DN không áp dụng IFRS mà tuân thủ theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Có thể nhận thấy, phần lớn các DN Việt Nam không áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế trong quá trình ghi nhận và trình bày thông tin kế toán của mình. Nguyên nhân chủ yếu là do chế độ kế toán của Việt Nam chỉ yêu cầu các NHTM khi lập BCTC phải lập theo VAS và IFRS, đối với các đơn vị kinh tế khác không bắt buộc.

Theo nhiều chuyên gia tài chính, việc lập báo cáo tài chính theo IFRS là một điều còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Một số DN Việt Nam thường chỉ thực hiện xuất phát từ ý định thực hiện các giao dịch quốc tế hoặc do yêu cầu của các nhà đầu tư chiến lược hoặc đơn giản là mong muốn xây dựng các báo cáo tài chính có tính minh bạch cao, nhằm nâng cao hiệu quả của việc ra quyết định, nhất là trong điều kiện kinh doanh nhiều biến động như hiện nay.

Page 146: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

146

Đánh giá sự hòa hợp giữa VAS và IFRS

Theo nghiên cứu của TS. Phạm Hoài Hương (2010) được tiến hành nhằm xác định mức độ hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế, thông qua việc so sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) liên quan đến 10 chuẩn mực kế toán chủ yếu có ảnh hưởng quan trọng đến báo cáo tài chính. Kết quả phân tích cho thấy, mức độ hài hòa bình quân là 68%. Mức độ hài hòa về mặt đo lường (81,2%) cao hơn nhiều so với mức độ hài hòa về mặt khai báo thông tin (57%). Mức độ hài hòa của các chuẩn mực liên quan đến doanh thu và chi phí cao hơn các chuẩn mực liên quan đến tài sản. Như vậy, tồn tại một khoảng cách đáng kể giữa IAS/IFRS và VAS, đặc biệt là vấn đề khai báo thông tin.

Việc lập BCTC theo VAS hay IFRS sẽ cho kết quả các chỉ tiêu trên BCTC khác nhau, từ đấy sẽ ảnh hưởng tới các chỉ tiêu phân tích.

Nguyên nhân ảnh hưởng tới việc áp dụng IFRS tại các DN Việt Nam

Nguyên nhân trực tiếp

IAS/IFRS ngày càng hướng tới đo lường tài sản dựa trên cơ sở giá trị hợp lý, nhằm đảm bảo tính ‘liên quan’ của thông tin kế toán đối với các đối tượng sử dụng, trong khi đó giá gốc vẫn là cơ sở đo lường chủ yếu được quy định bởi VAS. Hơn nữa, Việt Nam chưa có thị trường, khung pháp lý cho việc áp dụng giá trị hợp lý trong quá trình đo lường của kế toán. Tuy Thông tư 200/2014/TT-BTC cũng có đề cập đến giá trị hợp lý trong một số trường hợp cụ thể, nhưng các căn cứ để vận dụng giá trị hợp lý thì chưa đầy đủ.

Môi trường kế toán

- Phương pháp kế toán theo IFRS quá phức tạp.

- Chi phí áp dụng phương pháp kế toán theo IIFRS (chi phí thu thập thông tin, định giá tài sản, vận hành hệ thống đánh giá,…) có thể lớn hơn lợi ích mang lại.

- Nguồn nhân lực chưa đủ trình độ để hiểu và vận dụng những quy định của IFRS.

- DN chưa có nhu cầu cung cấp thông tin theo IFRS.

- Chế độ kế toán không bắt buộc áp dụng IFRS.

- Các tổ chức nghề nghiệp kế toán không ảnh hưởng lớn tới việc áp dụng IFRS.

Yếu tố văn hóa và ngôn ngữ

Áp dụng IFRS, sự không chắc chắn là rất cao bởi vì báo cáo tài chính theo IFRS sử dụng nhiều ước tính kế toán ví dụ như giá trị hợp lý. VAS với các ước tính kế toán ít hơn và thận trọng hơn làm hạn chế những yếu tố không chắc chắn. Bên cạnh đó, khoảng cách ngôn ngữ giữa Tiếng Anh và tiếng Việt là rất lớn. IFRS sử dụng tiếng Anh và có nhiều thuật ngữ kế toán phức tạp, vì vậy dễ gây ra những hiểu lầm và sai lệch khi dịch sang ngôn ngữ khác. Trong khi ở Việt Nam, ngôn ngữ chính thức và phổ biến là tiếng Việt, nhìn chung hoàn toàn khác biệt với tiếng Anh. Có nhiều thuật ngữ tiếng Anh không có từ tiếng Việt tương đương

Page 147: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

147

đặc biệt là trong lĩnh vực kế toán. Thêm vào đó, đa số người Việt Nam không giỏi tiếng Anh. Sự khác nhau về ngôn ngữ là quan trọng nhưng không phải là yếu tố cơ bản, ảnh hưởng đến việc không áp dụng toàn bộ IFRS tại Việt Nam.

Yếu tố chính trị và luật pháp

VAS được xây dựng phù hợp với đặc điểm hệ thống luật của Việt Nam, trong khi IFRS được phát triển phù hợp với hệ thống luật của các nước theo hướng thông luật. Trong khi đó, tại các quốc gia phát triển IFRS, các cơ sở, nguyên tắc kế toán không quy chiếu vào chế độ kế toán quốc gia; Việc kiểm soát của Nhà nước được thực hiện thông qua việc giải thích mục tiêu, nguyên tắc kế toán, phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày BCTC; Chuẩn mực, nguyên tắc kế toán thường được thiết lập bởi các tổ chức tư nhân chuyên nghiệp, điều đó cho phép chúng trở nên dễ thích ứng với thực tiễn và sáng tạo hơn, và phần lớn các nguyên tắc này không được quy định trực tiếp trong các văn bản luật.

Yếu tố nghề nghiệp kế toán ở Việt Nam

Hệ thống đào tạo nghề nghiệp của Việt Nam có chất lượng chưa cao. Đa phần họ chưa được đào tạo bài bản về các kiến thức liên quan tới chuẩn mực kế toán quốc tế. Trong các trường đại học, các môn học chuyên sâu về IFRS mới chỉ được hình thành trong vài năm gần đây. Khi đi làm, các nhân viên này phần lớn không có cơ hội tiếp xúc với môi trường kế toán, đòi hỏi phải áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế. Điều này dẫn tới khả năng nghề nghiệp của người Việt Nam trong đó có nghề kế toán thấp hơn nhiều so với các nước phát triển.

Kiến nghị Từ các nguyên nhân của sự chưa hòa hợp giữa VAS và IFRS và những phân tích nêu

trên, có thể thấy, việc Việt Nam lựa chọn mô hình vận dụng có chọn lọc IFRS làm cơ sở chủ yếu để xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán cho mình là một sự lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập về kế toán nói riêng, cần có một số giải pháp mang tính định hướng cụ thể như sau:

Thứ nhất, trong IFRS, giá trị hợp lý được sử dụng ngày càng nhiều trong đo lường và ghi nhận các yếu tố của BCTC. Trong khi đó, VAS1 hầu như chỉ đưa ra nguyên tắc giá gốc. Việc sử dụng giá gốc làm cơ sở đo lường chủ yếu có thể đạt được độ tin cậy nhưng làm giảm tính liên quan của thông tin được cung cấp bởi BCTC. Do vậy, trong một tương lai không xa, việc nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và điều kiện, phương pháp vận dụng “Nguyên tắc giá trị hợp lý” trở thành một vấn đề cần được Việt Nam xem xét và thực hiện một cách nghiêm túc.

Thứ hai, cần có lộ trình hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế một cách thận trọng, nên để các DN lớn (niêm yết) áp dụng IFRS đầy đủ trước rồi mới đến các DNNVV. Bởi phần lớn các DN Việt Nam là các DN có quy mô nhỏ và vừa, nên rất cần có thời gian chuẩn bị cả về mặt nhân lực kế toán và tài chính.

Thứ ba, nhằm đáp ứng kịp thời sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế, cần sớm ban hành 03 chuẩn mực kế toán liên quan đến các đối tượng và giao dịch đã phát sinh trong đời sống kinh tế, bao gồm: Thanh toán bằng cổ phiếu (IFRS 02); Tìm kiếm, thăm dò và xác định các nguồn tài nguyên khoáng sản (IFRS 06); Công cụ tài chính (IFRS 07, IFRS 09). Một số chuẩn mực cũng cần có bước chuẩn bị để ban hành trong thời gian tiếp theo như: Tài sản nắm

Page 148: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

148

giữ để bán và hoạt động kinh doanh không liên tục; Phúc lợi của nhân viên; Nông nghiệp. Thứ tư, nên xem xét chỉnh sửa Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho phù hợp với

đặc điểm nền kinh tế Việt Nam. Thực tế cho thấy, IFRS như một ngôn ngữ kinh doanh chung trên toàn cầu. Nó giúp cho thông tin có thể so sánh được trên diện rộng, song, không phải là phù hợp hoàn toàn với tất cả các nước có trình độ phát triển và chuẩn mực kế toán khác nhau. Cần hướng đến mục đích giúp cho thông tin hữu ích hơn cho người dùng, giảm độ phức tạp.

Thứ năm, cần làm rõ những thuật ngữ quan trọng để những rào cản về ngôn ngữ không làm ảnh hưởng đến phạm vi áp dụng và nội dung của chuẩn mực. Điều này là rất quan trọng với Việt Nam khi IFRS đầy đủ chưa được áp dụng, tiếng Anh không phải là thứ ngôn ngữ phổ biến và hệ thống Luật pháp còn chưa phát triển.

Thứ sáu, Việt Nam cần từng bước tiếp tục hoàn thiện môi trường kinh tế và pháp luật phù hợp với yêu cầu của IAS/IFRS. Chẳng hạn như, thị trường giao dịch tài sản cần phải minh bạch và hoạt động để có thể sử dụng giá trị hợp lý làm cơ sở đo lường giá trị tài sản. Kết luận

Phân tích cho thấy, sự thay đổi thể chế, xu hướng hội nhập quốc tế cũng như những đặc thù quốc gia có ảnh hưởng đến cách tiếp cận, để hình thành hệ thống kế toán ở Việt Nam. Nhằm thực hiện cam kết với cộng đồng quốc tế và nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế có mức độ hài hòa cao với IFRS ở thời điểm ban hành. Việt Nam cần từng bước hoàn thiện môi trường kinh tế và luật pháp phù hợp với yêu cầu của IFRS. Đồng thời, cần thiết lập thị trường tài chính theo hướng mở, xác định hệ thống kế toán là để phục vụ cho sự phát triển của các công ty, nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, hữu ích và công bố cho công chúng không chỉ đến đối tượng trong nước mà còn cả nước ngoài.

----------------------------- Tài liệu tham khảo

1. Trần Quốc Thịnh, Thách thức của quá trình hội tụ kế toán quốc tế và những kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Kiểm toán số 3/2012 2. Lê Thị Kiều, Định hướng áp dụng IFRS hệ thống BCTC quốc tế tại Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế 3. Ball, R. (2006). International Financial reporting Standards (IFRS): pros and cons for investors, Accounting and Business Research 4. Daske, H.,Hail, L., Leuz, 5. http://www.ifrs.org/Alerts/PressRelease/Pages/China-to-explore-further-use-of-IFRS.aspx 6. http://www.ifrs.org/Use-around-the-world/Pages/Analysis-of-the-IFRS-jurisdictional-profiles.aspx. 7. http://www.ifrs.org/Use-around-the-world/Pages/Analysis-of-the-G20-IFRS-profiles.aspx 8. ASC (2007), Proposed finacial reporting standard.

Page 149: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

149

KHẢ NĂNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ÁP DỤNG IFRS TẠI VIỆT NAM

Th.s Lê Đoàn Minh Đức - Đại học Thủ Dầu Một Th.s Trần Thị Phương Lan –Đại học Tài chính – Marketing

Chuẩn mực trình bày báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) do Ủy ban Chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế (IASB) ban hành đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Trong xu hướng hội tụ và hòa hợp với kế toán quốc tế, Việt Nam cũng đang có định hướng và kế hoạch áp dụng IFRS. Việc áp dụng IFRS vào lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC) sẽ mang lại nhiều lợi ích, đồng thời cũng sẽ những thách thức, khó khăn nhất định. Mục đích của bài viết này nhằm khái quát những lợi ích, thách thức, điều kiện và phương hướng áp dụng IFRS tại nước ngoài. Đồng thời, dựa vào tình hình, đặc điểm, điều kiện của Việt Nam đề xuất những phương hướng hợp lý để áp dụng IFRS tại Việt Nam.

Từ khóa:Chuẩn mực BCTC quốc tế, IFRS, áp dụng Việt Nam.

Giới thiệu

IFRS do Ủy ban CMKT quốc tế (IASB) ban hành đã nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Các tổ chức có tác động quan trọng đến nền kinh tế thế giới như G20, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Hội đồng ổn định tài chính quốc tế (FSB), Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO) đều ủng hộ và hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên toàn cầu. Hiện nay, đã có trên 119 quốc gia đã thông qua khuôn khổ áp dụng IFRS. Việc áp dụng IFRS sẽ mang lại lợi ích to lớn như làm tăng tính tin cậy, minh bạch và tính dễ so sánh của BCTC, giảm chi phí huy động vốn. IFRS cũng giúp các doanh nghiệp (DN) và thị trường hoạt động hiệu quả hơn nhờ có một chuẩn mực thống nhất trên phạm vi toàn cầu và đáng tin cậy, áp dụng cho cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi.

Việt Nam cũng đang có định hướng và kế hoạch áp dụng IFRS trong xu thế hội nhập sâu rộng quốc tế.Việc áp dụng IFRS vào lập và trình bày BCTC sẽ mang lại nhiều lợi ích, đồng thời cũng sẽ những thách thức, khó khăn nhất định. Bài viết khái quát về đặc điểm IFRS, lợi ích và thách thức của các nước khi áp dụng IFRS qua các nghiên cứu ở nước ngoài. Sau đó bài viết khái quát tình hình, đặc điểm, điều kiện của Việt Nam và vận dụng những kết quả nghiên cứu, những kinh nghiệm áp dụng IFRS của các nước, để đề xuất những phương hướng hợp lý để áp dụng IFRS tại Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu (Archival Research1) để nghiên cứu.

                                                            

1 Malcolm Smith, 2003, page 142

Page 150: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

150

Dữ liệu nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu về IFRS tại quốc gia mới nổi.

Các công trình, ý kiến của chuyên gia về IFRS tại Việt Nam.

Lý thuyết kinh tế giải thích xu hướng hòa hợp và hội tụ IFRS

Lý thuyết đại diện (Agency Theory)

Lý thuyết đại diện xuất hiện trong những năm 1970 với nghiên cứu đầu tiên vào những vấn đề thông tin bất cân xứng giữa người chủ sở hữu và người quản lý trong ngành bảo hiểm (Spence và Zeckhauser, 1971; Ross, 1973), và nhanh chóng trở thành một lý thuyết vận dụng vào các lĩnh vực khác về những vấn đề liên quan đến hợp đồng đại diện giữa người chủ sở hữu và người thay mặt người chủ sở hữu để điều hành hoạt động của đơn vị - gọi là người đại diện (Jensen và Meckling, 1976; Harris và Raviv, 1978). BCTC là do người đại diện lập và công bố. Tính minh bạch, dễ so sánh của BCTC ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn đầu tư vào đơn vị. Người chủ sở hữu mong muốn huy động nhiều vốn nên mong muốn BCTC tăng khả năng so sánh, minh bạch. Một trong những phương pháp có thể thực hiện được là, yêu cầu người đại diện trình bày và công bố BCTC theo IFRS.

Lý thuyết về sự hòa hợp kế toán chuẩn mực hóa kế toán và hội tụ kế toán

Hòa hợp là sự kết hợp, điều chỉnh của hai hay nhiều đối tượng (Van der Tas, 1988, p. 157). Tiến trình hòa hợp không thể chia tách khỏi tiến trình chuẩn mực hóa. Nói cách khác, trạng thái hòa hợp có thể là bất cứ điểm nào giữa hoàn toàn khác biệt và đồng nhất (Tay & Parker, 1990). Hòa hợp gồm có: Hòa hợp về nguyên tắc và luật lệ đã được quy định trong luật, trong CMKT; Hòa hợp trong nguyên tắc lập và trình bày BCTC; Hòa hợp về mặt đo lường.

Chuẩn mực hóa là quá trình hướng tới trạng thái đồng nhất (Tay & Parker, 1990). Kết quả là chỉ còn một nguyên tắc kế toán duy nhất áp dụng trên phạm vi toàn cầu (Barbu, 2004).

Hội tụ là tiến trình chuyển động hướng về một điểm, đặc biệt là chuyển động hướng đến sự đồng nhất. Tiến trình hội tụ với CMKT quốc tế (IAS) cũng chính là tiến trình chuẩn mực hóa. Hòa hợp và hội tụ chỉ là những giai đoạn phát triển khác nhau của tiến trình toàn cầu hóa kế toán (Qu & Zhang, 2008).

Lý thuyết thông tin hữu ích cho việc ra quyết định

Lý thuyết thông tin hữu ích (decision usefulness theory) là lý thuyết kế toán chuẩn tắc được sử dụng như một lý thuyết nền tảng để xây dựng khuôn mẫu lý thuyết kế toán hiện nay của IFRS và CMKT nhiều quốc gia. Lý thuyết này nhấn mạnh nhiệm vụ cơ bản của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích và thích hợp cho các đối tượng sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế. Lý thuyết thông tin hữu ích cũng đề cập đến khái niệm cân bằng lợi ích – chi phí, là một khía cạnh quan trọng cần quan tâm khi thiết lập các chuẩn mực (Godfrey et al, 2003).

Các lý thuyết về sự đa dạng của kế toán quốc gia

Các lý thuyết về sự đa dạng của kế toán quốc gia, nhằm giải thích sự khác biệt về kế

Page 151: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

151

toán giữa các quốc gia xuất phát từ các đặc điểm riêng của mỗi quốc gia. Có nhiều nhân tố thể hiện sự khác biệt, được phân thành 4 nhóm chính gồm kinh tế, pháp lý, văn hóa và chính trị. Do đó, khi mỗi quốc gia áp dụng IFRS thì cần phải xem xét những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của mình để vận dụng phù hợp.

Khái quát những công trình đã nghiên cứu về IFRS

Trong nước

Trong nước có nhiều nghiên cứu về sự hài hòa, hội tụ của CMKT Việt Nam với IFRS. Các nghiên cứu của Phạm Hoài Hương (2010), Nguyễn Thị Liên Hương (2010), Pham và cộng sự (2011), Nguyen & Gong (2012), Trần Hồng Vân (2014) đánh giá được mức độ hài hòa của CMKT Việt Nam với chuẩn mực BCTC quốc tế là tương đối cao, bên cạnh đó còn tồn tại một khoảng cách khác biệt.

Quá trình đổi mới của kế toán Việt Nam, nhằm đáp ứng xu thế hội nhập kế toán quốc tế sẽ có nhiều bất cập và trở ngại. Micheline & Nguyen (2007) cho rằng, độ tin cậy và tính hữu ích của thông tin chưa cao và điều này là những trở ngại trong việc hòa hợp với CMKT quốc tế. Nguyen & Richard (2011) và Nguyen & Tran (2012) nhìn nhận những bất cập của kế toán Việt Nam trong việc tồn tại song hành giữa hệ thống CMKT với các quy định kế toán truyền thống mà cụ thể hệ thống tài khoản thống nhất và điều này gây khó khăn cho quá trình hội tụ kế toán của Việt Nam. Nguyen và cộng sự (2012) cho rằng, hệ thống kế toán Việt Nam tiếp cận trên cơ sở các qui định là vấn đề trở ngại trong việc hòa hợp với quốc tế. Phan và cộng sự (2013) đã ghi nhận bên cạnh sự lạc quan về lợi ích mang lại từ hội tụ, có những trở ngại đáng kể về chi phí chuyển đổi và các thách thức khác trong quá trình hội tụ của kế toán Việt Nam với chuẩn mực BCTC quốc tế.

Có nhiều đề xuất về vấn đề hội nhập để tiến tới hội tụ kế toán ở Việt Nam. Vũ Hữu Đức và Trình Quốc Việt (2008) đề xuất chiến lược cho quá trình hội nhập quốc tế về kế toán tại Việt Nam, theo đó đề nghị áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế cho các công ty niêm yết, công ty đại chúng và các loại hình DN nhạy cảm với lợi ích công chúng như ngân hàng, bảo hiểm. Các DN còn lại sẽ được loại trừ một số yêu cầu của chuẩn mực. Trình Quốc Việt (2009) đưa ra các đề xuất như thiết lập một cơ chế mới cho hệ thống kế toán Việt Nam cũng như hoàn thiện hệ thống CMKT Việt Nam.Tăng Thị Thu Thủy (2009) đề xuất hoàn thiện hệ thống CMKT Việt Nam theo thông lệ quốc tế trên cơ sở chấp nhận hòa hợp với những đặc điểm của Việt Nam. Đồng thời kiến nghị thúc đẩy quá trình hòa hợp, hội tụ của Việt Nam với kế toán quốc tế. Phạm Thị Thanh Hà (2009) đưa ra một số định hướng kế toán Việt Nam trong tiến trình hội tụ kế toán quốc tế, theo đó về ngắn hạn, xây dựng bổ sung một số CMKT phù hợp với thực tiễn Việt Nam và ban hành các chuẩn mực nhất quán với chuẩn mực BCTC quốc tế cũng như phù hợp với đặc điểm riêng của Việt Nam. Về lâu dài, cần hình thành giai đoạn chuyển tiếp có đối chiếu chỉnh hợp, sau đó áp dụng toàn bộ không đối chiếu, chỉnh hợp. Lê Hoàng Phúc, (2014) về đề xuất vận dụng CMKT quốc tế, để hoàn thiện hệ thống BCTC của DN trong điều kiện ở Việt Nam.

Các nghiên cứu trên đã đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu ích của hệ thống BCTC (BCTC) DN Việt Nam, trên cơ sở vận dụng và hòa hợp với CMKT

Page 152: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

152

quốc tế. Tuy nhiên, hạn chế trong việc củng cố luận cứ khoa học và kinh nghiệm cho việc ban hành các chuẩn mực, chế độ kế toán, quy định soạn thảo và đánh giá chất lượng BCTC trên cơ sở vận dụng CMKT và thông lệ quốc tế, chưa được làm rõ. Giải pháp dài hạn và lộ trình cho sự phát triển, hội nhập của hệ thống BCTC chưa được phác họa. Các nghiên cứu cũng chưa đề cập hoặc giải quyết các nội dung mang tính toàn cầu hiện nay trong soạn thảo và trình bày BCTC, chẳng hạn như vấn đề sử dụng giá trị hợp lý trong định giá, trình bày nguồn lực tri thức hay trách nhiệm xã hội DN trên BCTC. Nước ngoài Lợi ích, các nhân tố tác động đến quá trình hòa hợp, hội tụ và quá trình chuẩn bị áp dụng IFRS

Áp dụng IFRS sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn. Christensen và cộng sự (2008) ghi nhận sự cải thiện chất lượng, trong việc giảm các thủ thuật điều chỉnh thu nhập (earnings managemnent) và tăng tính kịp thời về thông tin của các công ty Đức. Nghiên cứu của Lee & Fargher (2010) cho thấy có mối quan hệ giữa việc chấp nhận chuẩn mực BCTC quốc tế với sự gia tăng đầu tư đa quốc gia của các nhà đầu tư Úc. Armstrong và cộng sự (2010) kết luận rằng, các nhà đầu tư hy vọng vào quá trình hội tụ giúp nâng cao chất lượng thông tin, giảm tính bất đối xứng thông tin, tăng cường tính tuân thủ và hội tụ. Francis và cộng sự (2012) nhận thấy, sự hòa hợp kế toán làm giảm chi phí thông tin, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động mua bán và sáp nhập tại các quốc gia có hệ thống kế toán gần nhau, đặc biệt là sau quá trình áp dụng IFRS tại EU năm 2005. Nghiên cứu tại các nước Đông Nam Á, Mahesh Joshi và Prem Yapa (2016) chỉ ra rằng, kế toán chuyên nghiệp, tổ chức chính phủ, phương tiện truyền thông và Chính phủ tại Singapore, Malaysia, Indonesia ủng hộ mạnh việc áp dụng IFRS vì nước của họ có lợi ích kinh tế từ sự hài hòa với CMKT quốc tế.

Sự hòa hợp kế toán sẽ có nhiều nhân tố tác động. Theo Rahman và cộng sự (2002), hòa hợp kế toán cần được xem xét dưới bốn khía cạnh quan trọng, bao gồm: Các yếu tố ảnh hưởng (là các nhân tố có tác động đến hòa hợp thực tế kế toán), quá trình (là các bước được tiến hành tại các DN có thể dẫn đến việc giảm sự khác biệt trong thực tế kế toán của hai hay nhiều quốc gia), thông tin đầu ra (là sản phẩm đầu ra của các mức độ hòa hợp khác nhau) và hệ quả (là các tác động của hòa hợp kế toán).

Quá trình chuẩn bị cho IFRS cũng cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố. Nghiên cứu của Merve Kiliç và cộng sự (2016) về các yếu tố tác động đến sự chuẩn bị cho IFRS của DN vừa và nhỏ tại Thổ Nhĩ Kỳ thì một vài đặc điểm của công ty như quy mô, kiểm toán độc lập, tính quốc tế thì có tác động đến sự chuẩn bị của DN vừa và nhỏ. Vinícius Simmer de Limavà cộng sự ( 2015) cho rằng, hiệu quả kinh tế trong hội tụ kế toán trong nền kinh tế mới nổi, kết quả chỉ ra rằng, việc khuyến khích cấp độ công ty là động lực quan trọng của việc tuân thủ thực hành hội tụ IFRS. Kết quả cho thấy rằng, các công ty đó (i) Quy mô lớn hơn, (ii) Được tiếp xúc nhiều hơn với các thị trường liên quốc gia, và (iii) Có nhu cầu tài chính lớn hơn thì có nhiều khả năng áp dụng thực hiện IFRS, bằng cách thực hiện thay đổi trọng yếu trong các chính sách kế toán của họ. Các phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy rằng, chi phí vốn dường như không liên quan đến bất kỳ các biện pháp hội tụ được sử dụng. Chi phí giao dịch thấp hơn và tính thanh khoản cao hơn, và giá cổ phiếu của họ ít bị ảnh hưởng của các nhà đầu tư cá nhân.

Page 153: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

153

Các nghiên cứu về điều kiện và phương hướng áp dụng IFRS

Mỗi quốc gia cần xem xét điều kiện và đưa ra phương hướng phù hợp.Ball (2006) giải thích do vấn đề sử dụng giá trị hợp lý của chuẩn mực BCTC quốc tế, sự phức tạp và tính xét đoán cao của giá trị hợp lý không được chấp nhận bởi nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, mặc dù quá trình toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, thị trường chứng khoán và hệ thống luật pháp vẫn phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi quốc gia trong khi chuẩn mực BCTC quốc tế bản thân lại thiếu tính bắt buộc tuân thủ.

Christensen và cộng sự (2008) cho rằng, sự cải thiện BCTC chỉ diễn ra khi DN ý thức được sự cần thiết của quá trình hội tụ.

Hail và cộng sự (2009) phân tích các yếu tố chính trị, kinh tế liên quan đến việc Hoa Kỳ chấp nhận hội tụ với chuẩn mực BCTC quốc tế là do sự so sánh giữa các lợi ích tương lai (cho nhà đầu tư, cho DN) với chi phí bỏ ra một lần để chuyển đổi.

Lasmin (2011a) cho rằng, việc hội tụ trên thực tế đòi hỏi nhiều thời gian và nỗ lực hơn là việc đơn thuần tuân thủ trên quy định, điều này đặc biệt đúng với các quốc gia đang phát triển. Lasmin (2011b) nghiên cứu các quốc gia đang phát triển chấp nhận chuẩn mực BCTC quốc tế, không có sự gia tăng về đầu tư và thương mại quốc tế vì chuẩn mực BCTC quốc tế được xây dựng bởi các quốc gia phát triển trong khi các quốc gia đang phát triển có môi trường kinh tế, xã hội và chính trị khác hẳn.

Ramanna (2011) phân tích yếu tố chính trị của quá trình hội tụ quốc tế thông qua phân tích ba quốc gia là Canada, Trung Quốc và Ấn Độ. Theo tác giả này, mỗi quốc gia có chiến lược khác nhau trong quá trình hội tụ tùy theo vị thế chính trị của mình. Các quốc gia có vị thế chính trị mạnh sẽ tìm cách tác động vào IASB để hội tụ theo cách thuận lợi cho quốc gia họ.

Ehoff & Fischer (2013) cho rằng, việc chấp nhận hoàn toàn chuẩn mực BCTC quốc tế có thể khiến tổ chức lập quy của quốc gia lo ngại sẽ không kiểm soát được các CMKT, và do đó không hoàn thành được vai trò bảo vệ nhà đầu tư của mình.

Abdulaziz Alzeban , (2016) nghiên cứu thách thức của đào tạo kế toán trong nỗ lực giảng dạy IFRS và khám phá tác động của những yếu khác khác nhau (thái độ của giảng viên, quy mô bộ phận kế toán, trách nhiệm giảng dạy, phương pháp giảng dạy, kinh nghiệm giảng viên và tài liệu giảng dạy) lên thời gian để giảng dạy về tài liệu IFRS trong chương trình kế toán đại học. Kết quả chỉ ra rằng, thái độ của giảng viên và tài liệu sẵn có về IFRS ảnh hưởng nhiều nhất đến thời gian của giảng viên dành cho IFRS. Ngoài ra, sự hỗ trợ của khoa, sự thông thạo IFRS, kinh nghiệm đào tạo giảng dạy IFRS cũng tác động tích cực với thời gian giảng dạy IFRS.

Bàn luận về điều kiện và phương hướng áp dụng IFRS tại Việt Nam

Sự cần thiết phải áp dụng IFRS

Theo các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã nêu ở trên, IFRS mang lại những lợi ích to lớn cho các quốc gia và các DN áp dụng, kể cả các quốc gia phát triển hay các quốc

Page 154: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

154

gia đang chuyển đổi nền kinh tế. Việt Nam thuộc các quốc gia đang chuyển đổi kinh tế nên chắc chắn sẽ có những lợi ích này.

Hiện nay, khi Việt Nam đang hội nhập kinh tế sâu rộng trên thị trường phẳng toàn cầu với việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Qua kinh nghiệm triển khai IFRS trên thế giới, sau khi áp dụng IFRS sẽ cải thiện tính minh bạch và mức độ tin cậy về thông tin của các DN niêm yết và thị trường chứng khoán. Điều này cùng với IFRS là ngôn ngữ kế toán quốc tế, nên sẽ gia tăng niềm tin trong giới đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, yêu cầu hòa hợp kế toán Việt Nam với kế toán các nước quốc tế và một yêu cầu tất yếu.

Mặt khác, “Chiến lược phát triển Kế toán - Kiểm toán Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030” đã khẳng định Việt Nam quyết tâm áp dụng IFRS. Luật Kế toán 2015, có hiệu lực từ 1/1/2017, đã bổ sung “Nguyên tắc giá trị hợp lý”. Đây là những bước chuẩn bị chủ động, cần thiết, để tiến tới áp dụng rộng rãi IFRS tại Việt Nam.

Điều kiện và phương hướng

Hiện tại, các quốc gia trên thế giới đang tiến hành tổng kết 10 năm áp dụng IFRS từ 2005 đến 2014, thì Việt Nam đang bắt đầu, mặc dù chưa đầy đủ, áp dụng một phần IFRS. Từ 2001 đến 2005, Bộ Tài chính đã ban hành 26 CMKT. Theo Quyết định số 480/QĐ-TTg ngày 18/3/2013, các chuẩn mực này sẽ được sửa đổi cho phù hợp với quốc tế và từ năm 2016 đến 2020 sẽ ban hành thêm các CMKT mới.

Ở Việt Nam hiện nay, theo Công ty TNHH Deloitte Việt Nam, đa phần các DN đang áp dụng các CMKT Việt Nam trong lập BCTC theo luật định, chỉ có một số DN có vốn đầu tư nước ngoài hoặc niêm yết trên thị trường quốc tế lập BCTC theo IFRS.

Việc áp dụng IFRS còn nhiều khó khăn, cụ thể:

- Các công cụ tài chính, hợp nhất kinh doanh; Thanh toán dựa trên cổ phiếu, giảm giá trị của tài sản còn nhiều tranh luận khi áp dụng IFRS;

- Việc áp dụng IFRS đòi hỏi kế toán dựa trên nguyên tắc (principle-based accounting). Điều này cũng là thách thức đối với chúng ta do ta đã quen với kế toán dựa trên các quy định bắt buộc (rule-based accounting).

- IFRS đang hướng tới việc ghi nhận theo giá trị hợp lý (fair value) hơn là ghi nhận theo giá gốc (historical cost). Chính vì vậy, IFRS đã đồng bộ và phát triển theo thị trường. Trong khi các CMKT của Việt Nam được xây dựng trên nền tảng của CMKT quốc tế (IAS), và nó còn mang nặng chuẩn mực nguyên tắc giá gốc. Theo ý kiến của nhiều chuyên gia kế toán thì việc áp dụng kế toán theo giá trị hợp lý là rất khó đối với Việt Nam do giá trị hợp lý đòi hỏi phải xác định theo thị trường, trong khi thị trường của chúng ta chưa rõ ràng.

Theo định hướng chính sách của Bộ Tài chính, việc xem xét áp dụng IFRS vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường chuyển đổi, đòi hỏi cần có lộ trình phù hợp trước khi tiến tới áp dụng hoàn toàn IFRS. Định hướng trên của Bộ Tài chính là hợp lý, bởi điểm khác biệt lớn là CMKT Việt Nam là hạch toán theo nguyên tắc giá gốc, còn

Page 155: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

155

IFRS theo nguyên tắc giá trị hợp lý. IFRS được xây dựng để áp dụng cho các nền kinh tế phát triển, khi mà các yếu tố thị trường đã phát triển đồng bộ, có thị trường thuận lợi cho định giá các loại tài sản theo giá thị trường. Các yếu tố này chưa có được đầy đủ ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, nên trong giai đoạn ban đầu mà áp dụng nguyên vẹn ngay bộ Chuẩn mực IFRS sẽ gặp không ít khó khăn với nước ta, nhất là nếu quá trình chuẩn bị các yếu tố cần thiết không được thúc đẩy quyết liệt, đồng bộ.

Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Kế toán 2015 và đưa vào nguyên tắc giá trị hợp lý. Đó chính là điều kiện tiền đề rất quan trọng, để Việt Nam áp dụng IFRS vào trong thời gian tới. Sau khi Luật Kế toán 2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, dự kiến, Việt Nam sẽ bắt đầu áp dụng IFRS trong giai đoạn 2017 – 2018, đầu tiên áp dụng cho các DN niêm yết trên sàn chứng khoán.

Cần có những nghiên cứu chuyên sâu về những yếu tố tác động đến xu hướng áp dụng IFRS như các tác giả nước ngoài đã nghiên cứu tại các quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi (Theo Rahman và cộng sự(2002); Merve Kiliç Ali Uyar Başak Ataman , (2016); Vinícius Simmer de Lima, Gerlando Augusto Sampaio Francode Lima, L. Nelson Guedes de Carvalho, Iran Siqueira Lima (2015). Từ đó, Nhà nước có cơ sở định hướng chính sách phù hợp cho quá trình hòa hợp với IFRS.

Bên cạnh đó, các trường Đại học cần sớm đưa IFRS vào giảng dạy. Đặc biệt, là có những giải pháp nâng cao chuyên môn của giảng viên giảng dạy IFRS và có những chính sách động viên tinh thần giảng dạy của giảng viên. Kết luận

IFRS mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia và các DN áp dụng như tăng khả năng thu hút vốn, tăng tính minh bạch và so sánh thông tin tài chính,... Xu thế hội nhập toàn cầu yêu cầu Việt Nam phải áp dụng IFRS để mang lại nhiều lợi ích như thế. Việc áp dụng IFRS cũng có nhiều khó khăn, đòi hỏi nỗ lực của phía Nhà nước, DN và trường đại học.Nhà nước cũng đã có lộ trình cụ thể, để từng bước xây dựng và áp dụng IFRS cho từng đối tượng DN trong từng khoảng thời gian, tiến tới áp dụng rộng rãi cho tất cả các DN. Với kế hoạch đó, cộng với sự nỗ lực từ phía DN, trường học thì chắc chắn Việt Nam sẽ áp dụng IFRS trong tương lai không xa. Giới hạn của bài viết và hướng nghiên cứu sắp tới

Bài viết chủ yếu đi vào khái quát tổng quan những công trình nghiên cứu về IFRS ở thị trường mới nổi ở nước ngoài, những công trình đã công bố ở Việt Nam. Bài viết đánh giá khái quát tình hình hiện tại ở Việt Nam và đưa ra giải pháp hàm ý về điều kiện và phương hướng áp dụng IFRS tại Việt Nam. Bài viết chưa đi sâu vào đánh giá các yếu tố tác động đến việc áp dụng IFRS. Trong tương lai thì sẽ tiếp tục hướng nghiên cứu này.

-----------------------------

Tài liệu tham khảo - Trần Hồng Vân, Sự hòa hợp giữa kế toán Việt Nam và quốc tế trong việc lập và trình bày BCTC hợp nhất, từ chuẩn mực đến thực tiễn - LATS kinh tế Đại học kinh tế TP.HCM, 2014 - Trần Quốc Thịnh, Định hướng xây dựng chuẩn mực BCTC Việt Nam -LATS kinh tế Đại học kinh tế TP.HCM, 2014 - “10 năm áp dụng CMKT IFRS và bình luận” (http://www.hoiketoanhcm.org.vn/vn/trao-doi/10-nam-ap-dung-chuan-muc-ke-toan-ifrs-va-binh-luan)

Page 156: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

156

- Trần Thị Cẩm Thanh, Hoàn thiện hệ thống BCTC của các DN Việt Nam trong thời kỳ hội nhập, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán (http://hoiketoanhcm.org.vn/vn/trao-doi/hoan-thien-he-thong-bctc-cua-cac-dn-viet-nam-trong-thoi-ky-hoi-nhap) - Mahesh Joshi Prem W. Senarath Yapa Diane Kraal,2016,IFRS adoption in ASEAN countries- Perceptions of professional accountants from Singapore, Malaysia and Indonesia, International Journal of Managerial Finance, Vol. 12 Iss 2 pp. 211 – 240 - Merve Kiliç Ali Uyar Başak Ataman , 2016, Preparedness of the entities for the IFRS for SMEs: an emerging country case, Journal of Accounting in Emerging Economies, Vol. 6 Iss 2 pp. 156 - 178 - Vinícius Simmer de Lima, Gerlando Augusto Sampaio Francode Lima, L. Nelson Guedes de Carvalho, Iran Siqueira Lima, 2015, Toward IFRS: economic consequences of accounting convergence in an emerging economy, Research in Accounting in Emerging Economies. 2015; 251-295. - Abdulaziz Alzeban, (2016), Factors influencing adoption of the international financial reporting standards (IFRS) in accounting education, Journal of International Education in Business, Vol. 9 Iss 1 pp. 2 – 16 - Malcolm Smith (2003). Reseach methods in Accounting. - Trang web của IFRS.

Page 157: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

157

DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VỚI VIỆC VẬN DỤNG IFRS ĐỂ LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH

PGS.TS Mai Thị Hoàng Minh - TS.Trần Ngọc Hùng - NCS Ths. Bùi Quang Hùng Đại học Kinh tế TP.Hồ Chí Minh

Nhằm nâng cao hiệu quả công cụ quản lý kinh tế. Chính phủ đã phê duyệt và ban hành một chiến lược cho sự phát triển kế toán – kiểm toán (KT-KT) đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Việt Nam. Với mục tiêu: Tạo lập hệ thống KT - KT hoàn chỉnh; Xây dựng hệ thống khuôn khổ pháp lý KT- KT phù hợp với thông lệ quốc tế; Tăng cường quan hệ hợp tác và thừa nhận lẫn nhau trong lĩnh vực KT - KT với các tổ chức quốc tế về KT- KT trong khu vực và thế giới. Việc hướng các doanh nghiệp (DN) Việt Nam áp dụng Chuẩn mực BCTC quốc tế (IFRS) cho việc lập báo cáo tài chính (BCTC) cũng không nằm ngoài những mục tiêu trên. Đây chính là tiền đề và động lực quan trọng để nâng tầm hoạt động KT- KT nói riêng và góp phần nâng cao hiệu quả, minh bạch hóa nền kinh tế nước nhà nói chung. Bài viết chỉ đề cập một số vấn đề sau đây: (1) Tầm quan trọng của việc áp dụng IFRS cho việc lập BCTC; (2) Kinh nghiệm quốc tế áp dụng IFRS; (3) Thực trạng cơ sở pháp lý cho việc lập BCTC ở Việt Nam hiện nay; (4) Những lợi ích và thách thức khi áp dụng IFRS; (5) Kết luận.

Tầm quan trọng của việc áp dụng IFRS cho việc lập BCTC

Trong bối cảnh kinh tế đang toàn cầu hóa như hiện nay, việc tìm ra một ngôn ngữ chung cho các DN trong việc lập và trình bày BCTC là hết sức cấp thiết. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt giữa các quốc gia trong việc lập và trình bày BCTC. Sự khác biệt này, đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho người sử dụng trong việc đánh giá chất lượng BCTC ở một quốc gia khác cũng như khi so sánh các Báo cáo trên toàn cầu. Trước đây, trong giai đoạn những năm 1970 hầu hết các công ty trên thế giới có xu hướng theo US GAAP của Hoa Kỳ, do đây là quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển nhất thế giới. Nhưng hiện nay US GAAP không còn là xu hướng nữa vì các quốc gia phát triển đã dần dần tìm được tiếng nói chung thông qua IFRS. Nguyên nhân dẫn đến điều này là US GAAP quá phức tạp và dựa quá nhiều vào các quy định cụ thể, thay vì các nguyên tắc chung, và không được chấp thuận ở một số quốc gia bởi lý do chính trị. Bên cạnh đó, cho đến trước 2007, việc sử dụng các BCTC mang tính địa phương rồi sau đó chuyển đổi sang chuẩn GAAP vẫn còn rất phổ biến. Việc làm này tốn kém nhiều thời gian và cả chi phí cho đến khi IFRS được ban hành với mục tiêu cốt lõi là giúp các DN trên toàn cầu có thể tuân theo một chuẩn chung chấp nhận được khi lập BCTC.

Việc nâng cao chất lượng thông tin KT-KT ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới là rất cấp thiết.

Chiến lược KT- KT đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được đặt ra trong bối cảnh trên, hướng đến tạo lập hệ thống KT- KT Việt Nam đáp ứng được yêu cầu quản lý của nền kinh tế

Page 158: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

158

thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, dần hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế. Phấn đấu đến 2030, Việt Nam có một hệ thống KT-KT thực sự của kinh tế thị trường, tương đồng với thông lệ quốc tế.

Đồng thời, khi áp dụng IFRS sẽ đóng góp giá trị lớn đối với tính bền vững của nền kinh tế toàn cầu, vì IFRS gia tăng sự minh bạch, đồng thời giúp nâng cao trách nhiệm giải trình của DN, từ đó giảm bớt độ chênh lệch thông tin giữa nội bộ và bên ngoài DN. Ngoài ra, IFRS giúp các DN và thị trường hoạt động hiệu quả hơn nhờ có một chuẩn mực thống nhất trên phạm vi toàn cầu và đáng tin cậy, áp dụng cho cả các nền kinh tế phát triển và đang phát triển.

Kinh nghiệm quốc tế áp dụng IFRS

Thống kê của IASB cho thấy tính đến tháng 4/2016 đã có khoảng trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ đã và đang trên lộ trình áp dụng IFRS. Theo dữ liệu mà IASB cung cấp (bảng 1), hầu hết các quốc gia có thị trường chứng khoán hàng đầu thế giới đều đã thực hiện theo IFRS. Gần như toàn bộ các quốc gia Châu Âu đều đã áp dụng IFRS, kể cả Nga. Tại Đông Nam Á, chỉ có Lào, Đông Timor và Việt Nam là chưa áp dụng, thậm chí những nền kinh tế kém phát triển hơn Việt Nam rất nhiều như Myanmar và Cambodia đều đã áp dụng IFRS trong thời gian qua và được IASB công nhận. Tương tự, những nền kinh tế đang phát triển như ở Châu Phi, chẳng hạn Kennya, Sierra Leone, đặc biệt là quốc gia có tỉ lệ lạm phát cao nhất thế giới Zimbabwe cũng đã bước đầu áp dụng IFRS. Ở châu Mỹ, ngay cả quốc gia có hệ thống chuẩn mực riêng rất đặc thù như Hoa Kỳ cũng đã có thỏa thuận với IASB về việc bước đầu áp dụng IFRS từ 2014. Hay như các đối tác lớn của quốc gia này như: Canada và Mexico cũng đã dần dần từ bỏ chuẩn mực kế toán riêng của mình để áp dụng IFRS. Cụ thể, tại Canada và Mexico, các công ty niêm yết và các công ty đa quốc gia đã chuyển sang IFRS lần lượt từ đầu năm 2011 và 2012.

Bảng 1: Các quốc gia tiêu biểu đã áp dụng IFRS

Châu Á Châu Mỹ Châu Âu Đông Nam Á Phần còn lại Bắc Mỹ Phần còn lại

Châu Phi

Albania Brunei Bahrain Canada Argentina Botswana Austria Cambodia Bangladesh USA Bahamas Egypt Bulgaria Indonesia Bhutan Bolivia Kennya Cyprus Malaysia China Brazil Ghana Czech Myanmar Hong Kong Chile Rwanda Denmark Thailand India Colombia Sierra

Leone France Singapore Iraq Costa Rica South

Africa Germany Israel El Salvador Suriname Italy Japan Honduras Uganda Russia Korea Mexico Zimbabwe

Nguồn: tổng hợp của tác giả từ website IFRS.org

Page 159: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

159

Theo Ủy ban chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB), với trên 10 năm gần đây, việc áp dụng các IFRS đã phát triển nhanh chóng và được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Trong số 140 quốc gia được IASB khảo sát, có 116 nước yêu cầu toàn bộ hoặc hầu hết những DN nội địa áp dụng IFRS. Đa số những quốc gia còn lại cho phép áp dụng IFRS. Tất cả các tổ chức có tác động quan trọng đến nền kinh tế thế giới như G20, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Hội đồng ổn định tài chính quốc tế (FSB), Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO)… đều ủng hộ và hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên toàn cầu.

Thực trạng cơ sở pháp lý và việc lập BCTC ở Việt Nam hiện nay

Khuôn khổ pháp lý đó là Luật Kế toán và Luật Kiểm toán độc lập. Cả hai luật này đều bao gồm các quy định cụ thể chỉ có trong các quy chế hướng dẫn đi kèm, như chế độ kế toán; các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán. Luật Kế toán yêu cầu các DN tuân thủ áp dụng một hệ thống kế toán thống nhất, song song đó là các cơ chế về kiểm tra, giám sát của công chúng hỗ trợ cho các yêu cầu về BCTC DN đối với thị trường tài chính và thị trường vốn; Các khuôn khổ chính sách cho quá trình hiện đại hóa việc đào tạo kế toán ở các trường đại học; Các tổ chức nghề nghiệp kế toán cung cấp các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn liên tục. Có thể nói, với quy định áp dụng thống nhất một hệ thống kế toán chỉ có thể phù hợp với các DN trong hệ thống ngân sách Nhà nước. Do đó, không nhất thiết yêu cầu các công ty đại chúng hay DN tư nhân phải áp dụng thống nhất điều này sẽ dẩn đến thiếu linh hoạt.

Về chuẩn mực kế toán: Hiện tại Việt Nam vẫn ưu tiên áp dụng các quyết định, hướng dẫn trước VAS nghĩa là đang tồn tại sự thiếu nhất quán trong cơ sở pháp lý để xây dựng BCTC. Điều này làm ảnh hưởng đến tính tin cậy và khả năng so sánh của các thông tin tài chính được trình bày trong BCTC theo VAS. Đồng thời, DN lập BCTC cũng DN kiểm toán phải chịu áp lực tuân thủ rất lớn. Điều này làm ảnh hưởng đến tính tin cậy và khả năng so sánh của các thông tin tài chính được trình bày trong BCTC theo VAS.

Hiện nay, phần lớn DN đang áp dụng các chuẩn mực Việt Nam (VAS) trong việc lập BCTC theo luật định. Gần đây, Việt Nam cũng đã cho phép (không bắt buộc) các công ty niêm yết trên thị truờng chứng khoán của họ sử dụng IFRS khi lập và trình bày BCTC theo giá thị trường. Như vậy, thực chất chỉ một số DN lập BCTC theo IFRS nếu có vốn đầu tư nước ngoài hoặc niêm yết trên thị trường quốc tế. Với thực tế là tất cả các DN đều phải lập BCTC với các yêu cầu về kiểm toán và công khai dành riêng cho từng loại hình DN. Cách tiếp cận này chưa thật sự phù hợp, các loại hình báo cáo khác nhau chưa phân định rõ giữa BCTC và các yêu cầu về kiểm toán theo quy định đối với các công ty đại chúng, các DN tư nhân lớn và các DN nhỏ.

Theo đánh giá từ tổ chức nghề nghiệp thì thực trạng về yêu cầu và nhận thức về chất lượng của BCTC DN tại Việt Nam hiện còn thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do những yếu kém trong quản trị DN và thực tế là đa phần các đối tượng tham gia thị trường là nhà đầu tư cá nhân cũng như sự thiếu minh bạch, đặc biệt trong khu vực DNNN, đã khiến việc tiếp cận của công chúng đối với các BCTC được kiểm toán rất hạn chế. Người sử dụng thường cho rằng các BCTC được các hãng kiểm toán lớn là thành viên của mạng lưới quốc tế kiểm toán thì có

Page 160: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

160

tiêu chuẩn BCTC cao hơn. Trong khi đó, phần lớn BCTC của các công ty niêm yết và DNNN được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán trong nước.

Những lợi ích và thách thức khi áp dụng IFRS

Với chiến lược cho sự phát triển KT- KT đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Việt Nam thì việc áp dụng IFRS sẽ giúp Việt Nam đi đúng hướng các chính sách của ASEAN cũng như theo kịp đà phát triển của những nền kinh tế thành công khác trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam hội nhập kinh tế sâu rộng trên thị trường phẳng toàn cầu với việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC). Thông qua áp dụng IFRS, nền kinh tế Việt Nam nói chung và các DN Việt Nam nói riêng sẽ được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế, ví dụ như tiếp cận nguồn vốn, duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển một cách bền vững, phát triển đội ngũ nhân sự kiểm toán... Ở khía cạnh tác động tích cực của triển khai rộng rãi IFRS đến sự phát triển của thị trường tài chính, kinh nghiệm triển khai IFRS ở nhiều quốc gia cho thấy, sau khi áp dụng IFRS, thì mức độ tin cậy về thông tin của các công ty niêm yết, cũng như thị trường tài chính nói chung, thị trường chứng khoán nói riêng ở các nước đó được giới đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Điều này không chỉ giúp các thị trường này cải thiện khả năng thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài, mà còn giúp cho nền kinh tế và DN của các nước này giảm đáng kể chi phí phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn, do định mức tín nhiệm tăng cao. Kể từ khi các nước này áp dụng IFRS thì không còn mối ngờ này, vì cùng với thông tin minh bạch hơn, trách nhiệm giải trình của DN rõ ràng hơn. IFRS được ví như “ngôn ngữ tài chính toàn cầu” giúp đảm bảo tính so sánh, thống nhất và minh bạch, sẽ “chắp thêm cánh” cho DN tận dụng cơ hội tiếp cận nguồn vốn quốc tế, đồng thời giúp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam.

Khi hiểu biết về IFRS sẽ giúp DN có những thông tin hữu ích về các DN khác trong cùng ngành, có mức độ hoạt động tương đương ở các nước khác; Riêng đối với DN FDI mà công ty mẹ sử dụng IFRS thì việc biết và áp dụng IFRS là một yêu cầu bắt buộc để nhằm phục vụ cho việc hợp nhất báo cáo ở công ty mẹ. Việc áp dụng IFRS giúp tăng cường khả năng so sánh và tính minh bạch của hoạt động BCTC. Các BCTC có liên quan, có thể so sánh và phản ánh trung thực tình hình tài chính của tổ chức là điều mà các nhà đầu tư đang tìm kiếm trong việc đưa ra quyết định đầu tư của mình. IFRS giúp đảm bảo tính thống nhất toàn cầu của chuẩn mực BCTC áp dụng cho các tổ chức trên các khu vực pháp lý khác nhau. Các BCTC lập theo IFRS được chấp nhận rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Các yếu tố này là điều kiện tiên quyết để Việt nam tiếp cận thị trường vốn quốc tế.

Thông qua áp dụng IFRS, các công ty ở Việt Nam sẽ có thể được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế ví dụ như tiếp cận nguồn vốn, duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển một cách bền vững. Điều này củng cố sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, thách thức đầu tiên là xây dựng một đội ngũ nhân viên tài chính kế toán có năng lực. Đây không phải là một công việc dễ dàng vì IFRS được xem là rất phức tạp, ngay cả ở những nền kinh tế phát triển. Các chuyên gia tài chính Việt Nam sẽ gặp nhiều khái niệm mới và các phương pháp hạch toán mới chưa quen áp dụng.

Page 161: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

161

Thay vào đó, phương pháp hạch toán các giao dịch theo IFRS dựa trên bản chất của giao dịch, do đó yêu cầu phải có xét đoán và đánh giá mang tính phân tích của cán bộ quản lý, những người sẽ tham vấn nhân viên kế toán của mình. Các DN cần thiết lập hệ thống và qui trình để đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán áp dụng. Việc quản lý công tác BCTC, trong đó có yêu cầu tuân thủ và kiểm toán nội bộ, cần được tăng cường nhằm đảm bảo tính trung thực của BCTC.

Gần đây sau bao nhiêu lần lỗi hẹn, Bộ Tài chính đã mạnh dạn bước đầu triển khai việc đào tạo các chuyên gia kế toán với định hướng vận dụng các IFRS cho các DN Việt Nam thời gian sắp tới. Rõ rang, việc áp dụng chung một chuẩn mực sẽ giúp cho các DN nói chung và Việt Nam nói riêng nâng cao tính minh bạch không chỉ trong các DN mà còn trong các cơ quan ban ngành Chính phủ. Điều này, sẽ giúp cho việc nâng cao hạng mức tín nhiệm của Việt Nam nói chung trong mắt bạn bè quốc tế, bên cạnh đó còn giúp cho các DN Việt Nam tiếp xúc với các nguồn tín dụng quốc tế như ADB, World Bank… dễ dàng hơn. Đặc biệt, đối với các loại báo cáo hợp nhất áp dụng cho các công ty đa quốc gia với công ty con là DN Việt Nam, việc hoà hợp IFRS giúp cho việc hội nhập càng trở nên dễ dàng, thuận lợi hơn bao giờ hết. Khi tiến hành giao thương, các DN Việt Nam dùng chung một ngôn ngữ chuẩn về kế toán với các DN trên thế giới sẽ mang lại nhiều thuận lợi hơn trong công tác hạch toán ghi nhận các nghiệp vụ.

Trong quá trình hội nhập toàn diện với quốc tế, các DN Việt Nam phải tuân thủ các luật chơi mới đầy thách thức và khó khăn. Và một trong những thách thức DN phải đối diện hiện nay là xu hướng vận dụng IFRS trong việc lập BCTC. Tuy nhiên trong thực tế để vận dụng được IFRS là cả một quá trình gian khó đòi hỏi sự nỗ lực từ nhiều phía. Khó khăn thách thức đầu tiên phải đề cập đến là sự thiếu hụt về nguồn nhân lực. Với rào cản ngôn ngữ là tiếng Anh và các thuật ngữ khó hiểu mang tính học thuật, ước lệ của từ vựng chuyên ngành kế toán gây không ít khó khăn cho người dạy lẫn người học. Ngoài ra, với đặc thù ngành kế toán ít nhiều đòi hỏi người dịch, chuyển tải nội dung các chuẩn mực kế toán cần phải có trải nghiệm kiến thức thực tế. Từ đó dẫn đến hiện tượng là cho đến nay chỉ có một vài trường đại học lớn trong cả nước là đã mạnh dạn triển khai dạy các khoá về kế toán quốc tế theo nội dung của IFRS … Điều này dẫn đến việc ngay chính bản thân Bộ Tài chính cũng cảm thấy quan ngại khi đưa ra yêu cầu hội nhập với một thời hạn ấn định vận dung IFRS cụ thể do sợ thiếu hụt lực lượng lao động đáp ứng đủ tiêu chuẩn công tác tại các cơ quan thuế. Thách thức thứ hai là vấn đề thiếu hụt các tổ chức định chế uy tín trong việc đánh giá giá trị các loại tài sản, do đó vận dụng các khái niệm về giá trị hợp lý (fair value) sẽ gặp nhiều khó khăn trong khâu định giá theo giá trị thị trường. Thách thức thứ ba là những khác biệt về luật cũng như góc nhìn về một số tài sản đặc thù, mà cụ thể là đất đai. Do đến nay Việt Nam vẫn mới chỉ công nhận quyền sử dụng đất chứ chưa công nhận đất đai như là một loại tài sản, nên việc vận dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế ít nhiều còn khoảng cách.

Tuy nhiên, bên cạnh những khó khăn thách thức nêu trên thì Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi khi vận dụng các IFRS. Đầu tiên, phải kể đến việc thừa kế những thay đổi cập nhật mới nhất của hệ thống các chuẩn mực qua quá trình vận dụng thực tế lâu dài trên thế giới. Từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm cho các DN Việt Nam trong quá trình vận dụng IFRS vào thực tiễn. Thuận lợi phải kể đến tiếp theo chính là làn sóng mua bán và sát nhập

Page 162: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

162

(M&A) nổi lên rầm rộ những năm gần đây. Bên cạnh tiếp thu được nguồn vốn ngoại từ bên ngoài, các DN Việt Nam cũng đồng thời tiếp thu được các kiến thức, kỹ thuật kế toán mới từ các chuyên gia đến từ công ty mẹ, nơi mà việc trang bị các kiến thức về chuẩn mực kế toán IFRS đã trở thành bắt buộc. Ngoài ra, chính sự dễ dàng và thuận lợi trong việc di chuyển trong khối cộng đồng chung ASEAN gần đây cũng tạo điều kiện cho một lực lượng lao động quốc tế được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên nghiệp du nhập vào Việt Nam, tham gia ngày càng đông vào lực lượng lao động nói chung và các chuyên gia tài chính, kế toán nói riêng. Bản thân xét về nội lực thì Việt Nam cũng là một quốc gia với lực lượng lao động đang ở độ tuổi vàng thuận lợi cho việc học tập và nâng cao kiến thức không ngừng. Và cuối cùng hiện nay Việt Nam ngày càng có nhiều sự hiện diện của các tổ chức hiệp hội kế toán chuyên nghiệp như ACCA, CIMA … Chính điều này tạo nên sự thuận lợi trong việc cập nhật kiến thức cũng như hệ thống bằng cấp, chứng chỉ chuyên nghiệp quốc tế và từ đó tạo nên động lực để nguồn nhân lực kế toán Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu trong nghề nghiệp.

Kết luận

IFRS chính thức áp dụng trên toàn thế giới từ 1/1/2015 và đến nay đã có trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng. Cũng còn nhiều vấn đề tranh luận gay gắt, thậm chí còn nhiều bất đồng liên quan đến một số nội dung cụ thể. Ví dụ như các quy định về công cụ tài chính, tổn thất tài sản, trình bày kế toán… nhưng không thể phủ nhận được lợi ích to lớn mà IFRS mang lại. Dưới các góc nhìn khác nhau, từ phía cơ quan quản lý và người hành nghề, thì áp dụng IFRS đem lại nhiều lợi ích trong đó có lợi ích to lớn về tăng tính minh bạch và tính có thể so sánh, và tăng hiệu quả thị trường, giảm chi phí vốn và tăng tính cạnh tranh của DN. Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, việc áp dụng IFRS là rất cần thiết. Việc ban hành khung pháp lý đầy đủ về kế toán phù hợp với thông lệ phổ biến của quốc tế là vô cùng quan trọng. Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm 10 năm áp dụng IFRS từ 2005 đến 2015 của các quốc gia trên thế giới, thì Việt Nam đang sẽ có những bước đi vững chắc hơn trong việc áp dụng IFRS.

-----------------------

Tài liệu tham khảo

1. Daske, H., Hail, L., Leuz, C. & Verdi, S. (2008). Mandatory IFRS Reporting Around the World: Early Evidence on the Economic Consequences. Journal of Accounting Research, 46 (5): 1085-42.

2. Li, S. (2010). Does Mandatory Adoption of International Financial Reporting Standards in the European Union Reduce the Cost of Equity Capital. The Accounting Review. 85 (2): 607-36.

3. Trần Mạnh Dũng (2009). Chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS). Tạp chí Kinh tế & Phát triển. Tháng 11; pp. 69-74.

4. Trần Mạnh Dũng, Đào Mạnh Huy & Nguyễn Thị Thanh Diệp (2011). Kinh nghiệm lần đầu tiên áp dụng chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS). Tạp chí Kinh tế & Phát triển. Số 165 (II). Tháng 3. pp. 95-97.

Page 163: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

163

ÁP DỤNG IFRS TẠI VIỆT NAM – NHỮNG THÁCH THỨC

Ths. Trần Thị Hồng Vân - Ths. Phùng Thị Hiền Khoa Kế toán, Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

IFRS là hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế được Hội đồng Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB) ban hành lần đầu tiên vào năm 2000, nhằm mục tiêu hình thành một hệ thống chuẩn mực kế toán chung, có chất lượng cao và có thể áp dụng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, khi mà nền kinh tế đang bước vào giai đoạn hội nhập mạnh mẽ thì việc áp dụng IFRS là cần thiết và tất yếu. Việc sử dụng IFRS mang lại những lợi ích khá rõ, như: Tiết kiệm chi phí soạn thảo chuẩn mực và nhanh chóng hòa nhập vào chuẩn mực kế toán quốc tế được chấp nhận; sự hội nhập về kế toán giúp cho các doanh nghiệp (DN) mở rộng khả năng huy động vốn trên thị trường quốc tế. Bên cạnh những lợi ích, để áp dụng IFRS tại Việt Nam các DN phải đối mặt với những khó khăn, thách thức không nhỏ. Việc nhìn nhận được những khó khăn, thách thức sẽ giúp chúng ta cùng tìm ra giải pháp hiệu quả để sớm đưa IFRS vào áp dụng tại Việt Nam. Những thách thức đối với Việt Nam khi triển khai áp dụng IFRS

Thứ nhất, năng lực nguồn nhân sự: Xây dựng một đội ngũ nhân viên có năng lực không phải DN nào cũng có thể đáp ứng được, việc áp dụng IFRS được coi là rất phức tạp. Kế toán viên Việt Nam sẽ gặp nhiều khái niệm mới và các phương pháp hạch toán mới không có trong hệ thống kế toán Việt Nam vốn được biết đến là hệ thống kế toán tuân theo quy định. Thay vào đó, phương pháp hạch toán các giao dịch theo IFRS dựa trên bản chất của giao dịch, do đó yêu cầu phải có xét đoán và đánh giá mang tính phân tích của cán bộ quản lý.

Thứ hai, hạ tầng cơ sở thông tin: Đại đa số các DN tại Việt Nam là các DN vừa và nhỏ, phần mềm kế toán của DN còn mang tính thủ công nhiều, hệ thống kết nối thông tin chưa đủ mạnh để có thể cập nhật các thông tin tài chính kịp thời và đầy đủ.

Thứ ba, cơ chế chính sách còn chưa hoàn thiện, hành lang pháp lý chưa mở, chưa có các cơ chế khuyến khích DN áp dụng. Các chỉ tiêu trong IFRS thay đổi khá thường xuyên, nên khiến các DN tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí để có thể đáp ứng. Một số kỹ thuật đặc biệt của IFRS còn chưa có căn cứ pháp lý để thực hiện, ví dụ việc ghi nhận tổn thất tài sản, việc kế toán các công cụ phái sinh cho mục đích phòng ngừa rủi ro, việc ghi nhận giá trị hợp lý của một số tài sản tài chính, bất động sản đầu tư hoặc tài sản sinh học đều chưa được hướng dẫn chi tiết, cụ thể.

Thứ tư, vấn đề nội tại của IFRS: Một thách thức lớn khác từ bài học kinh nghiệm của châu Âu là, nhiều quốc gia ngần ngại áp dụng IFRS bởi sự phức tạp trong mỗi yêu cầu của nó. Việc áp dụng IFRS cũng làm thay đổi kế toán của từng nước và việc áp dụng kế toán dựa trên nguyên tắc là thách thức đối với một số quốc gia do họ đã quá quen với kế toán dựa trên các quy định bắt buộc. Hơn nữa, nhiều chuẩn mực kế toán trong IFRS đang hướng tới việc ghi nhận theo giá trị hợp lý hơn là ghi nhận theo giá gốc.

Page 164: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

164

Thứ năm, các cơ sở đào tạo tại Việt Nam hiện chưa có chương trình đào tạo IFRS một cách hệ thống. Mới chỉ có một số các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như ACCA, CPA Australia, ICAEW có chương trình đào tạo IFRS cho một số học viên. Một số công ty kiểm toán cũng mới chỉ đào tạo chủ yếu cho nhân viên công ty. Tuy nhiên, đại bộ phận kế toán viên tại các DN là những người trực tiếp lập BCTC đều chưa được đào tạo và tiếp cận IFRS. Hầu như các trường đại học chưa triển khai việc đào tạo IFRS cho sinh viên. Hơn nữa, một thách thức cơ bản trong giảng dạy kế toán trên phạm vi toàn cầu là việc người dạy kế toán phải có kiến thức tốt để giảng dạy IFRS bằng việc sử dụng phương pháp dựa trên các nguyên tắc.

Thứ sáu, thị trường hoạt động: Việc thực hiện các mô hình đánh giá của IFRS trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở Việt Nam cũng là một trong những thách thức phải kể đến. Tại Việt Nam chưa tồn tại thị trường hoạt động thực sự cho các loại tài sản nên việc xác định Giá trị hợp lý của tài sản làm cơ sở áp dụng mô hình đánh giá lại sẽ gặp nhiều khó khăn và có thể độ tin cậy chưa cao. Ngoài ra, không phải tất cả các DN đều có khả năng đánh giá lại tài sản cố định. Nguyên nhân đầu tiên đó là do chi phí để thực hiện việc này khá tốn kém và ở Việt Nam còn thiếu các tổ chức định giá độc lập có uy tín để có thể thực hiện việc định giá các tài sản cố định.

Thứ bảy, rào cản ngôn ngữ, sự khác biệt về văn hóa: DN Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế và giao thương quốc tế thường gặp phải nhiều trở ngại, một trong số đó là sự bất đồng ngôn ngữ, sự khác biệt về văn hóa. Hiện nay IFRS được soạn thảo và ban hành bằng tiếng Anh, trong khi không phải kế toán và ngay cả người quản lý DN nào cũng biết và hiểu rõ các nội dung, thuật ngữ được sử dụng trong IFRS. Đây là một trong những nguyên nhân mà chính bản thân nó đã chứa đựng các rủi ro tiềm ẩn do các bên liên quan không thể hiểu hoặc hiểu không đúng về nhau. Trở ngại tuy nhỏ mà lớn, nhưng không có nhiều DN Việt Nam coi việc giải quyết sự bất đồng ngôn ngữ là một kế hoạch lớn cần phải được đầu tư giải quyết từ gốc.

Bên cạnh đó, một trong những lý do các DN vẫn chưa sẵn sàng áp dụng IFRS đó là chi phí cho việc áp dụng IFRS. Mặc dù, IFRS làm tăng tính minh bạch tài chính cho người sử dụng BCTC trên toàn thế giới, một số DN cho rằng hệ thống kế toán IFRS là quá phức tạp. Đối với một số DN vừa và nhỏ, việc đầu tư vào hệ thống kế toán IFRS khá tốn kém, bao gồm chi phí đào tạo nhân viên, tuyển chuyên viên kế toán có trình độ, cũng như các chi phí nâng cấp công nghệ nhằm hỗ trợ với các tiêu chuẩn BCTC mới.

Ngoài ra, việc chưa có thị trường trái phiếu phát triển và các công cụ hỗ trợ, chi phí chuyển đổi (đào tạo, kinh phí hỗ trợ, phí kiểm toán và tư vấn), thời gian chuyển đổi và áp dụng, thời gian thực hiện báo cáo theo IFRS… cũng là những thách thức gặp phải khi tiến hành áp dụng IFRS tại Việt Nam hiện nay. Một số đề xuất, kiến nghị áp dụng IFRS tại Việt Nam

Với sức ép và sự giám sát ngày càng cao của các nhà đầu tư và các cơ quan quản lý, trong khi việc chuyển đổi sang IFRS cần nhiều thời gian, DN không thể bỏ qua vấn đề này nếu muốn thành công trong môi trường cạnh tranh. Việc lập lộ trình để áp dụng IFRS, bao gồm chuẩn bị nhân lực, đào tạo và xây dựng hệ thống... là cấp bách và bắt buộc.

Như đã đề cập ở trên, DN cần xây dựng đội ngũ nhân viên kế toán có năng lực và trình độ. Các DN cần phải đầu tư vào việc đào tạo chuyên môn cho nhân viên kế toán theo

Page 165: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

165

hướng tiếp cận sâu rộng tới các IFRS, cũng như tạo điều kiện để nhân viên kế toán thường xuyên học tập, bồi dưỡng cập nhật kiến thức, nâng cao năng lực chuyên môn. Bên cạnh đó, các DN cần thiết lập hệ thống và qui trình để đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kế toán áp dụng. Việc quản lý công tác BCTC, trong đó có yêu cầu tuân thủ và kiểm toán nội bộ, cần được tăng cường nhằm đảm bảo tính trung thực của BCTC.

Tiếp đến là việc chuẩn bị hạ tầng cơ sở thông tin. Hệ thống lưu trữ thông tin trong DN phải đảm bảo có thể lưu trữ toàn bộ dữ liệu liên quan của các giao dịch, đảm bảo việc xử lý giao dịch đầy đủ, chính xác và chi tiết.

Về hoàn thiện cơ chế, chính sách: Trên thực tế, Việt Nam đã và đang có những bước đi tích cực, để sẵn sàng tiến tới áp dụng rộng rãi IFRS. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, công cụ kế toán và kiểm toán của Việt Nam đã được cải cách và hoàn thiện phù hợp, trong đó đặc biệt là việc áp dụng chuẩn mực kế toán về kế toán, kiểm toán đã được luật hóa. Mặt khác, chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030 đã khẳng định Việt Nam quyết tâm áp dụng IFRS. Luật Kế toán 2015 có hiệu lực từ 01/1/2017 đã bổ sung nguyên tắc giá trị hợp lý. Đây là bước chuẩn bị chủ động, cần thiết để tiến tới áp dụng rộng rãi IFRS tại Việt Nam. Tuy nhiên, kỹ thuật tính toán, đánh giá như thế nào lại cần được làm rõ, có ví dụ cụ thể, dễ hiểu hơn.

Việc thực hiện theo IFRS thực sự là một thách thức về mức độ phát triển của thị trường, trình độ, năng lực của kiểm toán viên, kế toán viên và cả các nhà đầu tư trên thị trường. Đối với thị trường chứng khoán, việc lập và trình bày BCTC theo IFRS sẽ hỗ trợ nâng cao tính công khai, minh bạch và bền vững của thị trường. Tuy nhiên, việc chuyển đổi BCTC được lập theo VAS sang IFRS đòi hỏi nỗ lực không nhỏ từ các DN và những người làm công tác tài chính kế toán.

Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo tại Việt Nam hiện cần có chương trình đào tạo IFRS một cách hệ thống. Người dạy cũng phải tự tích lũy các kiến thức về IFRS. Các cơ sở đào tạo và người dạy kế toán cần thay đổi chương trình đào tạo theo hướng giảng dạy, dựa trên chuẩn mực chung và sử dụng nguồn tài liệu đa dạng cho giảng dạy IFRS. Để đạt được mục tiêu này, người dạy kế toán cần phải tiếp cận đến các phương pháp giảng dạy sáng tạo như mô phỏng, đóng vai, học dựa trên giải quyết vấn đề, phân tích trường hợp điển hình với nhiều giải pháp thay thế, trình bày trên lớp...

Cánh cửa hội nhập đã rộng mở, song rào cản lớn của các DN Việt Nam đang gặp phải là ngôn ngữ, cũng là rào cản của các DN nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Các trường đại học và các cơ sở giáo dục khác cần thiết đẩy mạnh việc đào tạo ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh để đáp ứng yêu cầu hội nhập. Khuyến nghị ít nhất 20% các môn học chuyên ngành sẽ được dạy bằng tiếng Anh, sinh viên bắt buộc phải thi đỗ mới có thể tốt nghiệp.

Nhà nước và các cơ quan liên quan cần từng bước hoàn chỉnh hệ thống thị trường hoạt động, đồng bộ và minh bạch hóa hành lang pháp lý kinh doanh. Thị trường hàng hóa và thị trường tài chính Việt Nam phải được xây dựng ngày càng hoạt động để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm các dữ liệu tham chiếu trong đo lường Giá trị hợp lý làm cơ sở áp dụng mô hình định giá tài sản tại Việt Nam.

Page 166: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

166

Thêm một vấn đề đặt ra đó là ban hành chuẩn mực cần phải dễ hiểu, phù hợp và cập nhật với các ngôn ngữ khác nhau chứ không chỉ là tiếng Anh. Việc dịch tài liệu và các vấn đề thể chế như các rào cản chính trị, văn hóa và luật pháp là những vấn đề cần quan tâm trong lĩnh vực đào tạo, khi hệ thống chuẩn mực kế toán được chấp nhận toàn cầu được áp dụng. Bộ Tài chính cần Việt hóa các IFRS một cách dễ hiểu, đơn giản hóa, làm rõ thêm các nội dung trong IFRS để các DN dễ dàng hơn trong việc triển khai nghiên cứu, áp dụng chuyển đổi các nội dung kế toán, cũng như lập BCTC theo chuẩn mực chung của quốc tế.

Ngoài ra, các DN nên tập trung vào những lợi ích lâu dài chứ không nên quá chú trọng đến chi phí ngắn hạn không thể tránh khỏi và những thách thức về mặt thực hiện. Hơn nữa, Nhà nước và các tổ chức liên quan cần tích cực thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tăng cường các hội thảo nhằm nâng cao nhận thức tới DN về áp dụng IFRS. Kết luận

Việc áp dụng IFRS giúp tăng cường khả năng so sánh và tính minh bạch của hoạt động BCTC. Các BCTC lập theo IFRS được chấp nhận rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới. Các yếu tố này là điều kiện tiên quyết để tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Thông qua áp dụng IFRS, các công ty ở Việt Nam sẽ có thể tăng khả năng hội nhập kinh tế thế giới như mở rộng tiếp cận nguồn vốn, duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển một cách bền vững. Điều này củng cố sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam.

Hiện tại, Việt Nam chỉ mới có một số ngân hàng thương mại cổ phần, các công ty niêm yết quy mô lớn và tổ chức có giao dịch với những đối tác quốc tế đã thực hiện áp dụng IFRS. Tuy nhiên, con đường tiến tới IFRS là con đường tất yếu của Việt Nam, đòi hỏi sự nỗ lực của các DN để bảo đảm có đội ngũ nhân lực phù hợp nhằm hỗ trợ việc chuẩn bị BCTC theo chuẩn IFRS. Việc nhìn nhận được những khó khăn, thách thức sẽ giúp các chúng ta cùng tìm ra giải pháp để sớm đưa IFRS vào áp dụng và áp dụng có hiệu quả tại Việt Nam.

----------------------------- Tài liệu tham khảo

1. Deaconu Adela, Principles and Rules-based Accounting Debate: Implications for an Emergent Country, The Journal of the Faculty of Economics, 1 (1): 602-608, (2011). 2. Trần Mạnh Dũng & Nguyễn Thúy Hồng, IFRS: 10 năm áp dụng và bình luận, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, Số 143, trang 27-29, (2015). 3. Thông cáo báo chí Hội thảo chuẩn mực BCTC quốc tế - Những thách thức và kinh nghiệm áp dụng. 4. Báo cáo Hội thảo kinh nghiệm triển khai IFRS tại các nước đang phát triển. 5. http://www.ifrs.org/use-around-the-world/pages/analysis-of-the-ifrs-jurisdictional-profiles.aspx

Page 167: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

167

TIẾN TRÌNH HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM THEO XU THẾ HỘI TỤ VỚI KẾ TOÁN QUỐC TẾ

 Nguyễn Hồng Nga Bộ môn Kế toán tài chính - Đại học Thương mại

Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, việc lập Báo cáo tài chính (BCTC) theo Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) ngày càng nhận được sự ủng hộ của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tại Việt Nam, yêu cầu lập BCTC theo IFRS ngày càng trở nên phổ biến do yêu cầu từ phía công ty mẹ, các chủ nợ và nhiều tập đoàn kinh tế trong nước. Có thể thấy rằng, việc áp dụng các Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) trong lập BCTC, giúp nâng cao tính công khai, minh bạch trong BCTC của doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các DN niêm yết đồng thời còn đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế trong việc thu hút các nguồn vốn nước ngoài. Tuy nhiên, việc chuyển đổi BCTC được lập theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang IFRS luôn là một thách thức lớn đối với các DN, đặc biệt với những người làm công tác kế toán. Bài viết sau sẽ nghiên cứu lý thuyết của sự hội tụ (HT). kế toán, nghiên cứu những điểm khác biệt giữa VAS và IFRS, từ đó có những định hướng hoàn thiện hệ thống BCTC Việt Nam theo xu thế HT với kế toán quốc tế.

Lý thuyết về hòa hợp kế toán

Dưới góc độ tổng quát nhất, “HH kế toán” (thường gọi tắt là “HH” (harmonization)), “CMH kế toán” (thường gọi tắt là “CMH”(standardization)), “HT kế toán” (thường gọi tắt là “HT” (convergence)) được một số nhà nghiên cứu phác họa như sau:

Hòa hợp (HH) là một tiến trình loại bỏ sự khác biệt hoàn toàn trong thực tế. Tiến trình HH không thể chia tách khỏi tiến trình chuẩn mực hóa (CMH). Nói cách khác, trạng thái HH có thể là bất cứ điểm nào giữa hoàn toàn khác biệt và đồng nhất (Tay & Parker, 1990). HH có thể được xem là giai đoạn đầu tiên của tiến trình thiết lập chuẩn mực. Mục tiêu của HH là giảm sự khác biệt trong thực tế kế toán, từ đó tăng tính có thể so sánh được. CMH dẫn đến sự đồng nhất hoàn toàn, kết quả là chỉ còn một nguyên tắc kế toán duy nhất áp dụng trên phạm vi toàn cầu (Barbu, 2004).

HT là tiến trình chuyển động hướng về một điểm, đặc biệt là chuyển động hướng đến sự đồng nhất. Tiến trình HT với IAS cũng chính là tiến trình CMH. HH và HT chỉ là những giai đoạn phát triển khác nhau của tiến trình toàn cầu hóa kế toán (Qu & Zhang, 2008).

Như vậy, về bản chất, HH kế toán là tiến trình loại bỏ sự khác biệt hoàn toàn giữa hai hay nhiều đối tượng (các đối tượng ở đây bao gồm: Các nguyên tắc và luật lệ được quy định trong luật, trong chuẩn mực kế toán (CMKT), trong các văn bản khác có tính chất tương tự của các quốc gia; các nguyên tắc được quy định trong các IAS/IFRS; Và các nguyên tắc được áp dụng trong thực tế kế toán tại các DN). Trạng thái HH được nhận biết, thông qua sự tập trung vào một hoặc vài phương pháp có thể lựa chọn của các đối tượng được nghiên cứu. HH,

Page 168: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

168

HT/CMH chỉ là các giai đoạn khác nhau của tiến trình HH kế toán. Trạng thái HH giữa các đối tượng nghiên cứu có thể là bất cứ điểm nào giữa hoàn toàn khác biệt và đồng nhất.

HH kế toán được chia thành HH CMKT (formal/de – jure harmonization) và HH thực tế kế toán (material/de – facto harmonization). TheoVan der Tas (1988), Tay & Parker (1990), Qu & Zhang (2008):

+ HH CMKT là HH về nguyên tắc và luật lệ đã được quy định trong luật, trong CMKT, và trong các văn bản khác có tính chất tương tự.

+ HH thực tế kế toán là HH trong nguyên tắc lập và trình bày BCTC được tiến hành tại các DN.

Từ năm 1960 đến nay, tiến trình HH kế toán trên phạm vi toàn cầu có thể chia thành ba giai đoạn:

(1) Từ năm 1960 đến năm 1989 - Giai đoạn làm cho HH;

(2) Từ năm 1989 đến năm 2001- Giai đoạn tiến tới HT;

(3) Từ sau năm 2001 đến nay - Giai đoạn HT.

HT kế toán là đòi hỏi mang tính tất yếu với tất cả các quốc gia. Mỗi một quốc gia có quá trình và phương thức HT khác nhau. Song tựu chung lại, có 3 phương thức HT kế toán quốc tế chủ yếu: Mô hình HT toàn bộ, mô hình HT theo hướng tiệm cận và mô hình HT từng phần.

- Mô hình HT toàn bộ

Đây là mô hình mà các quốc gia chuyển hẳn sang sử dụng hệ thống IFRSvà chấp nhận hệ thống khuôn mẫu lý thuyết này cho việc lập và trình bày BCTC. Mô hình này, giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho việc soạn thảo và ban hành chuẩn mực, thông tin tài chính cung cấp sử dụng được trên phạm vi toàn cầu. Từ đó, nâng cao chất lượng thông tin và khả năng tiếp cận với thị trường quốc tế. Tuy nhiên, mô hình này gây cản trở vì sự khác biệt ngôn ngữ và mức độ phù hợp giữa các quốc gia khác nhau là không như nhau.

- Mô hình HT theo hướng tiệm cận

Đây là mô hình HT kế toán mà các quốc gia không vận dụng toàn bộ IFRSmà tiến hành sửa đổi, bổ sung chuẩn mực BCTC cho phù hợp với quốc gia mình. Mô hình này hạn chế được những nhược điểm của mô hình HT toàn phần, là mức độ phù hợp với điều kiện thực tiễn của các quốc gia cao hơn. Tuy nhiên, áp dụng mô hình HT này, các quốc gia phải mất một khoảng thời gian khá dài và tốn kém chi phí.

- Mô hình HT từng phần

Theo mô hình này, việc vận dụng chuẩn mực BCTC quốc tế được quy định áp dụng đối với các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các công ty có quy mô lớn hoặc các DN hoạt động trong lĩnh vực Tài chính, Bảo hiểm,... Còn lại các DN có quy mô vừa và nhỏ áp dụng hệ thống CMKT quốc gia. áp dụng mô hình này, hệ thống kế toán quốc gia chịu

Page 169: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

169

sự ảnh hưởng của Chuẩn mực BCTC quốc tế, song vẫn tồn tại hệ thống CMKT quốc gia, đã dẫn đến thực trạng HT kế toán không đồng đều. Tuy nhiên, đây là mô hình phù hợp với xu thế HT kế toán quốc tế hiện nay.

Những điểm khác biệt giữa IFRS và VAS

Việt Nam đã ban hành 26 VAS và các thông tư hướng dẫn chuẩn mực được xây dựng dựa trên các IAS (IAS) theo nguyên tắc phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và tình hình các DN tại Việt Nam. Năm 2014, với việc ban hành TT200/2014/TT-BTC, về chế độ kế toán DN thay thế QĐ15/2006, ngày 20/03/2006 và đặc biệt là TT202/2014/TT-BTC, về hướng dẫn lập BCTC hợp nhất đã đưa chế độ kế toán và lập BCTC của Việt Nam tiến lại gần hơn với các tiêu chuẩn quốc tế trong IAS và IFRS.

Tuy nhiên, cho dù được xây dựng dựa trên IAS/IFRS nhưng VAS vẫn có nhiều điểm khác biệt với IAS/IFRS chủ yếu như sau:

- Các chuẩn mực về trình bày BCTC và các vấn đề liên quan: VAS không có chuẩn mực về “Lần đầu áp dụng các Chuẩn mực BCTC Quốc tế”, “Công cụ tài chính công bố”. IAS 1 quy định hệ thống BCTC của DN bao gồm cả báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, VAS 21 lại không quy định báo cáo này thành một báo cáo riêng biệt mà chỉ yêu cầu trình bày ở phần thuyết minh BCTC.

- Các chuẩn mực về các khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo tình hình tài chính/ bảng cân đối kế toán: VAS không có chuẩn mực “ Phúc lợi cho người lao động”, “Kế toán các khoản trợ cấp của chính phủ và trình bày các khoản hỗ trợ của chính phủ”, “Công cụ tài chính trình bày”, “Công cụ tài chính:ghi nhận và xác định giá trị”, “Các tài khoản hoãn lại theo luật định”. IAS 16 cho phép DN đánh giá lại tài sản theo giá thị trường và ghi nhận phần tổn thất tài sản hàng năm. Tuy nhiên, VAS 3 chỉ cho phép đánh giá lại tài sản cố định là bất động sản, nhà xưởng và thiết bị trong trường hợp có quyết định của cơ quan Nhà nước, đưa tài sản đi góp vốn liên doanh, liên kết, chia tách, sáp nhập và không được ghi nhận phần tổn thất tài sản hàng năm.

- Các chuẩn mực về ngành nghề hoặc hoạt động đặc thù: VAS không có chuẩn mực về kế toán và báo cáo quỹ hưu trí, ngành nông nghiệp, thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản.

- Các chuẩn mực về sự kiện hoặc giao dịch cụ thể: VAS không có chuẩn mực về BCTC trong điều kiện siêu lạm phát, tổn thất tài sản, thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, hay tài sản nắm giữ để bán và hoạt động không liên tục. IFRS 3 yêu cầu DN phải đánh giá giá trị lợi thế thương mại tổn thất nhưng VAS 11 cho rằng, lợi thế thương mại được phân bổ dần trong không quá 10 năm kể từ ngày mua trong giao dịch hợp nhất kinh doanh.

- Các chuẩn mực về đo lường: VAS không có chuẩn mực về đo lường giá trị hợp lý.

- Các chuẩn mực về hợp nhất, công ty con và/ hoặc hợp nhất các đơn vị khác: VAS không có chuẩn mực “BCTC riêng”, “ Thuyết minh lợi ích từ các đơn vị khác”.

Page 170: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

170

Có thể thấy rằng, VAS và IAS/IFRS vẫn còn tồn tại một khoảng cách đáng kể ảnh hưởng đến quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Việc thực hiện lập BCTC theo IFRS thực sự là một thách thức về mức độ phát triển của thị trường, trình độ, năng lực của kiểm toán viên, kế toán viên và cả các nhà đầu tư trên thị trường.

Nguyên nhân của sự khác biệt

- Về mặt khách quan:

IAS/IFRS ngày càng hướng tới đo lường tài sản dựa trên cơ sở giá trị hợp lý đối với các đối tượng sử dụng, trong khi đó giá gốc vẫn là cơ sở đo lường chủ yếu được qui định bởi VAS.

IAS/IFRS cho phép sử dụng xét đoán và ước tính nhiều hơn so với VAS, dẫn đến IAS/IFRS yêu cầu khai báo thông tin liên quan đến sử dụng xét đoán và ước tính nhiều hơn.

- Về mặt chủ quan:

Việt Nam là một nước theo hướng điển chế luật (code law) hay luật thành văn (civil law), khác với các nước theo hướng thông luật (common law). Trong các nước theo hướng điển chế luật, nhìn chung, sự bảo vệ quyền cổ đông và yêu cầu về tính minh bạch của thông tin thấp hơn trong các nước theo hướng thông luật.

Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia mà cơ sở, nguyên tắc kế toán được quy chiếu vào chế độ kế toán quốc gia. Theo đó, Nhà nước có vai trò kiểm soát kế toán về phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày báo cáo. Việc soạn thảo, ban hành các CMKT và các hướng dẫn thực hiện phải do các cơ quan nhà nước thực hiện. Trong khi đó, tại các quốc gia phát triển IAS/IFRS, các cơ sở, nguyên tắc kế toán không quy chiếu vào chế độ kế toán quốc gia, các hiệp hội hành nghề kế toán được phép tham gia và ban hành hệ thống kế toán phục vụ cho mục đích của thị trường.

Định hướng hoàn thiện hệ thống BCTC ở Việt Nam theo xu hướng HT với kế toán quốc tế

- Định hướng chung

Thứ nhất, Việt Nam nên lựa chọn mô hình HT kế toán quốc tế từng phần. Đây là mô hình HT phù hợp với điều kiện kinh tế, khả năng ngoại ngữ, trình độ của thị trường lao động và sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Với mô hình này, Việt Nam có khả năng thực hiện được song song 2 hệ thống chuẩn mực: IFRSvà CMKT quốc gia. Đối với các công ty niêm yết, các công ty đại chúng, các công ty bảo hiểm, tổ chức tín dụng, tổng công ty Nhà nước cần quy định bắt buộc áp dụng IFRStrong việc lập và trình bày BCTC.

Thứ hai, Việt Nam cần nâng cao vai trò của các Hiệp Hội ngành nghề kế toán, kiểm toán. Theo thông lệ quốc tế, việc ban hành các CMKT được chuyển giao cho các tổ chức, hội hành nghề kế toán, kiểm toán. Việc làm này sẽ có hiệu quả hơn, bởi đây là những người có kinh nghiệm thực tiễn và là người trực tiếp triển khai, vận dụng các CMKT vào cuộc sống.

Page 171: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

171

Thứ ba, Việt Nam cần không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo kế toán. Để có thể hội nhập với quốc tế về kế toán, thì yếu tố đầu tiên mà Việt Nam cần quan tâm đặc biệt tới chính là nguồn nhân lực kế toán. Một trong những lý do Việt Nam không phù hợp với các mô hình HT khác chính là hạn chế về năng lực của đội ngũ kế toán viên. Việc vận dụng IAS yêu cầu người lao động kế toán phải có kiến thức tốt, trình độ tiếng Anh giỏi, có bằng cấp và trình độ chuyên môn sâu.

- Định hướng cụ thể:

Cần sớm ban hành các CMKT như: Công cụ tài chính, Các khoản tài trợ của Chính phủ, Tổn thất tài sản, Tài sản nắm giữ để bán và hoạt động kinh doanh không liên tục; Phúc lợi cho người lao động; Nông nghiệp; Thăm dò và khai thác tài nguyên, Đo lường giá trị hợp lý. Đây là nhiệm vụ hết sức cấp thiết vì môi trường hoạt động đã có, các thông tư hướng dẫn ghi chép cũng đã ban hành nhưng lại chưa có CMKT chi phối gây khó khăn cho các DN trong quá trình nhận diện và xử lý.

Cần nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp vận dụng “Nguyên tắc giá trị hợp lý” để vừa phù hợp với điều kiện cụ thể và vừa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Kết luận

Bài viết trên đã đóng góp một cách nhìn toàn cảnh, dựa trên sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống BCTC theo IFRS. Tuy nhiên, đây là giai đoạn khó khăn do tính đa dạng, phức tạp của các thông tin tài chính kế toán được phản ánh trên BCTC, nếu tuân thủ theo IFRS khối lượng khổng lồ về mọi khía cạnh có liên quan đến tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, luồng tiền, chính sách kế toán và các giả định đều phải được phản ánh. Hiện nay, CMKT Việt Nam vẫn chưa HH hoàn toàn với IAS. Sự khác biệt chủ yếu giữa VAS và IAS/IFRS là khác biệt về cơ sở đo lường tài sản, dựa trên cơ sở giá trị hợp lý và vấn đề khai báo thông tin. Sự chưa HH giữa VAS và IAS/IFRS có những nguyên nhân trực tiếp và những nguyên nhân thuộc về yếu tố xã hội, kinh tế và pháp luật. Nhìn chung, việc Việt Nam nên lựa chọn mô hình vận dụng có chọn lọc IAS/IFRS làm cơ sở chủ yếu để xây dựng hệ thống CMKT cho mình là một sự lựa chọn hợp lý.

---------------------------- Tài liệu tham khảo

1. Barbu, E., 2004. Tracing the Evolution of Research on International Accounting Harmonization.Working paper [pdf] No 2004 - 3. Laboratoire Orléanais de Gestion - université d'Orléans. 2. Qu, X. and Zhang, G., 2008. Measuring the convergence of nationalaccounting standards with international financial reporting standards 3. Tay, J.S.W. and Parker, R.H., 1990. Measuring International Harmonizationand Standardization.Abacus [e-journal] 26(1): 71-88. 4. Deloitte, 2015, So sánh tóm tắt IFRS(IFRS) và CMKT Việt Nam 5. Phạm Hoài Hương, Mức độ hài hòa giữa CMKT Việt Nam và IAS, Tạp chí Khoa học và công nghệ, ĐH Đà Nẳng số 5(40), 2010. 6. PGS.TS Võ Văn Nhị & Ths. Lê Hoàng Phúc, Sự hoà hợp giữa CMKT Việt Nam và IAS - Thực trạng, nguyên nhân và định hướng phát triển, Tạp chí Kiểm toán số 12/2011.

Page 172: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

172

ÁP DỤNG HOÀN TOÀN IAS /IFRS BƯỚC TIẾN DÀI TRONG PHÁT TRIỂN KẾ TOÁN Ở VIỆT NAM

Th.s Nguyễn Thị Diệu Thúy Khoa Kinh tế - Đại học Vinh

Trong xu thế hội nhập toàn cầu, vấn đề cung cấp thông tin trên các báo cáo tài chính (BCTC) mang tính chuẩn mực, có thể so sánh được và được thế giới chấp nhận là yêu cầu cấp thiết. Trong xu thế phát triển của thị trườngVAS đã bộc lộ nhiều bất cập trong quá trình thực hiện. Áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS ở Việt Nam hiện nay chính là bước tiến dài trong quá trình hội nhập và phát triển nghề kế toán cũng như nền kinh tế.

Hiện nay IFRS được áp dụng trên toàn cầu, với khoảng 131 nước cho phép hoặc bắt

buộc. IFRS tạo ra sự minh bạch về thông tin tài chính, đặc biệt là các doanh nghiệp niêm yết, qua đó hấp dẫn các dòng vốn đầu tư nước ngoài. Việc áp dụng IFRS là tất yếu nếu các doanh nghiệp Việt Nam muốn hội nhập trên thị trường quốc tế. Việt Nam chưa áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS

Theo Hiến pháp Điều 15, nền kinh tế hiện nay ở Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự tham gia quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Tuy nhiên, khái niệm, mô hình nền kinh tế này cũng được Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư- Nguyễn Chí Dũng trong hội thảo “Xây dựng thể chế nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam” cho rằng: “Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được”. Thực tế đến nay Hoa Kỳ & EU vẫn chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường. Điều này khiến cho các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều bất lợi trong các vụ kiện tụng quốc tế về tranh chấp thương mại, bán phá giá, trợ cấp giá của Nhà nước về cá tra, tôm… vì chúng ta không được thừa nhận là nền kinh tế thị trường nên Luật Thương mại Quốc tế không thể giải quyết và bảo vệ quyền lợi cho Việt Nam. Là thành viên TPP, AEC ngoài những thuận lợi, chúng ta sẽ phải đối mặt với các vấn đề trong tranh chấp thương mại phát sinh. Trong quá trình nghiên cứu IFRS/IAS được phát triển từ các quốc gia có nền kinh tế phát triển, việc xây dựng hệ thống chuẩn mực hoàn toàn thị trường dựa nền tảng vào giá trị hợp lý và hỗ trợ cho thị trường vốn, phục vụ cho lợi ích chung, thuận lợi cho người sử dụng thông tin ở các thị trường vốn khác nhau. Việc vận dụng hoàn toàn IAS và IFRS vào nền kinh tế đang phát triển và chưa được coi là nền kinh tế thị trường ở Việt Nam sẽ có nhiều hạn chế và bất cập đặc biệt là về xác định giá trị hợp lý (yếu tố nền tảng của IFRS) yêu cầu về kỹ thuật cao khi xác định giá trị hợp lý (cần một thị trường giao dịch tài sản đủ lớn, minh bạch, cơ quan quản lý đủ cơ sở dữ liệu để cung cấp, giá cả được xác định theo quy luật cung cầu không có sự can thiệp của Nhà nước).

Về thị trường vốn: Theo TS. Cấn Văn Lực- chuyên gia tài chính ngân hàng thị trường vốn đang thể hiện sự bất cân xứng, tập trung chủ yếu ở hệ thống ngân hàng. Theo thống kê của UBCKNN thị trường chứng khoán cuối năm 2014 mới chiếm 32%GDP. Năm 2015, quy mô niêm yết tăng tích cực với mức vốn hóa thị trường đạt mức 1.360 nghìn tỷ đồng (tương đương 34% GDP). Thị trường chứng khoán vẫn là kênh huy động vốn quan trọng của các

Page 173: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

173

doanh nghiệp và chính phủ. Sức mua của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tăng và tác động không nhỏ đến xu hướng chung của thị trường. Bên cạnh những đổi mới về chính sách quản lý của Nhà nước, những thay đổi về quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài, đầu tư không hạn chế và những quy định trong hoạt động của sàn giao dịch chứng khoán… đã nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi thì thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Đứng trên góc độ doanh nghiệp, thông tin cung cấp trên thị trường vẫn chưa đảm bảo công khai, minh bạch và kịp thời. Chất lượng công bố thông tin của hầu hết các doanh nghiệp còn kém, chưa kịp thời, nhiều doanh nghiệp còn sai về biểu mẫu, báo cáo thường niên chỉ nộp mang tính hình thức. Hạn chế về thông tin, một phần nguyên nhân cũng do việc áp dụng nguyên tắc giá gốc trong kế toán hiện nay chưa thực sự phù hợp khi cung cấp thông tin cho người sử dụng như các khoản cho vay và các khoản phải thu, các khoản đầu tư đến ngày đáo hạn, hay tài sản tài chính sẵn sàng để bán. Các công cụ tài chính phái sinh cũng đang được quy định khá mờ nhạt. Chất lượng thông tin còn kém khiến cho các nhà đầu tư khó khăn khi thực sự đưa ra các quyết định. Bên cạnh đó khi các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên thị trường quốc tế thì việc cung cấp thông tin cần tuân theo quy định quốc tế là IAS/IFRS, điều này dẫn đến doanh nghiệp trong nước mặc dù lập theo IFRS vẫn phải lập theo VAS theo yêu cầu của cơ quan quản lý NN như cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra…

Về kế toán ở Việt Nam: Văn bản cao nhất là Luật Kế toán 2015, đã có sự thay đổi mới đặc biệt là về giá trị hợp lý (tuy nhiên vẫn giới hạn được Bộ Tài chính cho phép và xác định đáng tin cậy). Về chuẩn mực kế toán VAS đã xây dựng và ban hành 26 chuẩn mực kế toán. Khi xây dựng VAS, quan điểm xuyên suốt của Việt Nam vẫn là tuân thủ theo IAS/IFRS. Tuy nhiên, nhiều thay đổi của IAS/IFRS vẫn chưa được Việt Nam cập nhật cho VAS. Bên cạnh đó hiện đang tồn tại song song của hệ thống VAS và chế độ kế toán (TT200/2014/TT-BTC và TT133/2016/TT-BTC). Do trình độ kế toán của Việt Nam nhìn chung là chưa cao, trong quá trình đào tạo các giáo trình kế toán tài chính đều được xây dựng và dạy dựa trên Chế độ kế toán cũng như tâm lý ngại thay đổi, thích sự chắc chắn nên kế toán phần lớn thiếu sự xét đoán phân tích, xu hướng dựa dẫm hoàn toàn theo chế độ kế toán. Mỗi nghiệp vụ kế toán đều xác định đối ứng Nợ/Có cụ thể nên chuẩn mực kế toán vẫn chưa thực sự đi vào lối tư duy của người làm kế toán trong doanh nghiệp.

Hội nhập quốc tế: Việt Nam đã tham gia ký kết hiệp định TPP và AEC, các doanh nghiệp Việt Nam muốn hấp dẫn các dòng vốn đầu tư nước ngoài cần niêm yết trên thị trường quốc tế với yêu cầu bắt buộc là áp dụng IFRS. Ngoài ra, trong khuôn khổ AEC, kế toán là một trong tám ngành được tự do di chuyển, bên cạnh cơ hội nghề nghiệp mở rộng là khả năng thất nghiệp trên chính sân nhà đối với bộ phận lao động kế toán không đáp ứng trình độ theo thỏa thuận đã đặt ra của AEC. Ngoài vấn đề ngoại ngữ, Việt Nam chỉ đứng hạng 4/5 so với khu vực, thì vấn đề chuẩn mực kế toán đang nhiều bất cập chưa áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế cũng là rào cản lớn cho nhân lực nghề kế toán di chuyển sang các nước khác trong khu vực. Lợi ích cho Việt Nam khi áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS

Theo ông Hans Hoogervorst, Chủ tịch Ủy ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB): “Những khó khăn mà Việt Nam phải vượt qua để mở rộng phạm vi áp dụng IFRS, không đáng gì so với những lợi ích mà IFRS mang lại cho nền kinh tế, cũng như các doanh nghiệp về dài hạn. Quan trọng là Nhà nước và doanh nghiệp hãy đổi mới mạnh mẽ… Việt Nam nên

Page 174: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

174

áp dụng nguyên vẹn chuẩn mực IFRS, thay vì áp dụng từng phần, có điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam”. Việt Nam sẽ đạt được nhiều lợi ích khi áp dụng IAS/IFRS:

Tiết kiệm được chi phí soạn thảo chuẩn mực và nhanh chóng hòa nhập chuẩn mực kế toán quốc tế. Thực tế IFRS thay đổi liên tục để phù hợp với yêu cầu thị trường trong khi việc cập nhật các thay đổi của chúng ta vẫn còn khá trễ, gây nên những bất cập trong quá trình áp dụng. Chế độ kế toán, VAS đang hụt hơi trước sự thay đổi của IFRS, nhiều giao dịch mới của nền kinh tế phát sinh chưa được VAS giải quyết thấu đáo như ghi nhận đánh giá tài sản, công cụ tài chính phái sinh… đều chưa có hướng dẫn cụ thể. Hàng năm chúng ta luôn cập nhật, thay đổi và ban hành thêm các thông tư hướng dẫn sửa đổi cho phù hợp tình hình thực hiện của doanh nghiệp kéo theo đó là chi phí phát sinh trong quá trình ra các quyết định, thông tư hướng dẫn mà hiệu quả thực tế còn chưa cao. Việc áp dụng hoàn toàn IFRS/IAS, ban đầu có thể gặp nhiều khó khăn do sự chưa tương thích của cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp, nhưng cái được cho chúng ta chính là đi tắt đón đầu, thích nghi nhanh với sự thay đổi chóng mặt của thị trường quốc tế, dễ dàng hòa nhập với chuẩn mực chế độ kế toán quốc tế.

Khả năng tiếp cận và thu hút thị trường vốn quốc tế: IFRS chính là tấm vé thông hành cho bản thân các doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia vào thị trường quốc tế. Việc áp dụng hoàn toàn IFRS giúp các doanh nghiệp cung cấp được thông tin minh bạch, tăng cường khả năng so sánh và nâng cao được trách nhiệm giải trình của ban giám đốc. Hiện tại có 116 nước yêu cầu toàn bộ hoặc hầu hết các doanh nghiệp nội địa áp dụng IFRS. Doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hoàn toàn IFRS, có chung tiếng nói với các doanh nghiệp quốc tế, chắc chắn rằng khả năng tiếp cận các nguồn vốn đầu tư cũng được đẩy nhanh hơn, kéo theo đó chính là sự phát triển mạnh mẽ và ổn định của nền kinh tế Việt Nam, sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng được hưởng khá nhiều lợi ích khi áp dụng hoàn toàn IFRS, có thể ban đầu doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí xây dựng lại hệ thống, nâng cao trình độ cho chính bản thân kế toán, thay đổi thói quen, nâng cao khả năng xét đoán và đánh giá mang tính phân tích của nhà quản lý tư vấn cho kế toán. Tuy nhiên về lâu dài, doanh nghiệp cung cấp thông tin ra bên ngoài được minh bạch hơn, nâng cao được năng lực cạnh tranh, hỗ trợ cải cách trong quản lý, tài chính và tạo nhiều cơ hội trong tiếp cận và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Nâng cao chất lượng cho nhân lực trong ngành kế toán, tăng cường cơ hội việc làm, kinh nghiệm và học tập. Việc áp dụng hoàn toàn IFRS, không chỉ đưa kế toán Việt Nam đứng ngang hàng với các quốc gia trên thế giới mà còn thúc đẩy cho nguồn nhân lực kế toán Việt Nam phát triển không ngừng để đáp ứng yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, nâng cao thu thập của người lao động trong ngành. Ngoài ra, trong tương lai cơ hội việc làm của nhân lực kế toán Việt Nam sẽ tăng lên trong khu vực ASEAN, tăng thêm cơ hội bồi dưỡng kỹ năng, cũng như học tập các kinh nghiệm của các nước trong khu vực.

Sự công nhận của các quốc gia về nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Việc áp dụng hoàn toàn IFRS ở Việt Nam, trong ngắn hạn chúng ta chưa chắc đã được Hoa Kỳ hay EU công nhận là nền kinh tế thị trường, nhưng trong dài hạn đây là một điều kiện tiên quyết sẽ thúc đẩy sự công nhận của các quốc gia về nền kinh tế thị trường của chúng ta. Để áp dụng được hoàn toàn IFRS chúng ta phải thay đổi mạnh mẽ cách quản lý, xây dựng hệ thống thông tin để xác định giá trị hợp lý của tài sản… Cơ chế quản lý Nhà nước cũng sẽ mềm dẻo hơn,

Page 175: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

175

giảm dần sự phụ thuộc vào chế độ kế toán, giảm dần sự can thiệp của Nhà nước trong các doanh nghiệp và nền kinh tế. Giải pháp nhằm thúc đẩy Việt Nam tiến tới áp dụng hoàn toàn IAS/IFRS

Về phía Nhà nước: Nhận thức rõ tầm quan trọng của IFRS, cần hoàn thiện hệ thống văn bản luật về kế toán, các quy định có liên quan nhằm tạo tiền đề áp dụng IFRS. Tiến tới xây dựng một bộ phận chuyên trách cập nhập những thay đổi của IAS/IFRS nhằm kịp thời hướng dẫn cho các doanh nghiệp thực hiện. Cần tranh thủ sự hợp tác của IASB và các chuyên gia của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như ACCA, ICAEW. Ngoài ra, cần xây dựng kênh thông tin về thị trường tài sản để các doanh nghiệp thuận lợi trong đánh giá giá trị hợp lý của tài sản. Đây là vấn đề minh bạch thông tin, sự chắc chắn trong quá trình đánh giá tài sản theo giá trị hợp lý với giá niêm yết trên thị trường. Ngoài ra, chúng ta cũng cần tiếp thu các kinh nghiệm của các nước khác trong quá trình áp dụng IFRS để vận dụng vào quá trình thực hiện ở Việt Nam.

Nâng cao vai trò của các tổ chức hiệp hội nghề nghiệp VAA, VACPA, VICA… trong các vấn đề quản lý chất lượng kế toán viên, kiểm toán viên hành nghề, trong quản lý thi đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế. Kịp thời tổ chức và cập nhật kiến thức cho các hội viên. Kiểm soát chất lượng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán. Hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc cập nhật cho kế toán các doanh nghiệp nâng cao và sẵn sàng theo đúng tiêu chuẩn của IFRS sẽ thực sự khó khăn. Cần có sự hỗ trợ lớn của cơ quan quản lý Nhà nước trong đào tạo cũng như hỗ trợ về chi phí trước mắt trong việc thực hiện theo IFRS (có thể thuê doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán xây dựng hệ thống và tư vấn cho doanh nghiệp) Theo lộ trình các tổ chức nghề nghiệp sẽ có trách nhiệm kịp thời đào tạo, giám sát chất lượng.

Cơ sở đào tạo: Tiến hành xây dựng lại chương trình đào tạo theo hướng phù hợp với nhu cầu của xã hội, các môn học kế toán cần theo IAS/IFRS tăng cường dựa trên các nguyên tắc và các bài tập tình huống, tránh đi vào lối mòn chỉ dạy theo chế độ kế toán. Tăng cường khả năng ngoại ngữ cho sinh viên. Xây dựng cho bản thân người học các kỹ năng phân tích, xét đoán trong quá trình áp dụng công việc sau này. Và trên hết Nhà nước cùng với các cơ sở đào tạo cần đầu tư tiền bạc, hỗ trợ cho các giảng viên nâng cao chuyên môn theo chuẩn quốc tế. Mở rộng sự liên kết với các trường đại học quốc tế, tranh thủ sự hợp tác của các tập đoàn doanh nghiệp lớn, tổ chức nghề nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với thực tế công việc, nhận được các học bổng và cơ hội việc làm trong quá trình đang học và sau khi ra trường.

Nhân lực kế toán: Bản thân chính mỗi người tham gia vào công việc kế toán cần bản lĩnh, trau dồi kinh nghiệm và kiến thức kế toán thường xuyên. Luôn chủ động trau dồi các kỹ năng mềm, nâng cao trình độ tiếng Anh giao tiếp và chuyên ngành.

----------------------------- Tài liệu tham khảo

1. Luật Kế toán Việt Nam số 88/2015/QH13 2. Các VAS. 3. QĐ480/QĐ-TTg về Chiến lược kế toán- kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ngày 18/03/2013. 4. TS.Đinh Thị Kim Xuyến (2016), Hài hòa hóa chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán doanh nghiệp, Kỷ yếu Kế toán, Kiểm toán Việt Nam. 5. TS.Nguyễn Thị Mai Hương- PGS.TS Trần Thị Cẩm Thanh (2016), Nguồn nhân lực nghề kế toán ở Việt Nam- Những bước chuyển trong quá trình hội nhập TS, Kỷ yếu Kế toán, Kiểm toán Việt Nam. 6. http://www.ifrs.org

Page 176: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

176

ĐỀ XUẤT LỘ TRÌNH ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (IFRS) TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Th.s Nguyễn Thị Kim Tuyến Khoa Kinh tế & Kế toán - Đại học Quy Nhơn

Khi các quốc gia ngày càng gia tăng mở cửa với nền kinh tế thế giới, thúc đẩy hoạt động thượng mại và thị trường vốn quốc tế thì việc sử dụng thông tin tài chính với nhu cầu so sánh, minh bạch, phù hợp, đáp ứng cho nhiều đối tượng sử dụngtrên toàn cầu ngày càng trở nên cần thiết. Ra đời từ năm 2001, Chuẩn mực Báo cáo tài chính (BCTC) Quốc tế (IFRS) ngày càng được chấp nhận rộng rãi trên thế giới, đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Viêt Nam cũng không nằm ngoài ngoại lệ đó, xu hướng sử dụng ngôn ngữ kế toán quốc tế như IFRS trong thực hành kế toán của các công ty nước ngoài, tập đoàn đa quốc gia,…. trên lãnh thổ Việt Nam ngày một gia tăng. Dựa trên nghiên cứu tổng quan về IFRS theo phương pháp nghiên cứu tại bàn, bài viết trình bày những lợi ích, khó khăn khi thực hiện IFRS và lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam.

Từ khóa: IFRS, VAS, Thông tin BCTC. Lợi ích, khó khăn áp dụng IFRS Lợi ích áp dụng IFRS

IFRS đã được thông qua bởi nhiều quốc gia bởi chính nó có những lợi ích sau: Tăng cường tính minh bạch, nâng cao tính so sánh và chất lượng của thông tin kế toán mang lại lợi ích lâu dài hơn cho các doanh nghiệp, cho các quốc gia đáp ứng sự phát triển bền vững với hoạt động quản lý tài chính tốt. Tính minh bạch tăng qua yêu cầu công bố thông tin IFRS, từ đó thúc đẩy toàn bộ thị trường và giảm lũng đoạn thị trường (IAS PLUS, 2010).Yêu cầu công khai của IFRS cũng góp phần vào việc cải thiện chất lượng của thông tin kế toán (Langendijk et al., 2003). Đây là điều rất quan trọng trong sự phát triển và hoạt động hiệu quả của thị trường vốn (Zeghal và Mhedhbi, 2006). Ngoài ra, việc áp dụng IFRS sẽ giúp chính phủ và các nhà quản lý khác, chẳng hạn như quản trị chứng khoán giảm chi phí giám sát liên quan đến BCTC công ty (Rodrigues & Craig, 2007), khuyến khích dòng chảy vốn quốc tế vượt qua biên giới các quốc gia chẳng hạn thu hút và tăng mức độ hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) (Munap, 2000) bằng cách cung cấp các tín hiệu tích cực đáng kể có chất lượng cao hơn cho các nhà đầu tư từ hệ thống BCTC (Roberts, Weetman, & Gordon, 2002) từ đó cải thiện khả năng cạnh tranh các nguồn lực kinh tế của các nước hoặc các công ty. IFRS còn thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế, có thể giúp tăng cường và nâng cao hình ảnh và uy tín của một quốc gia ở cấp độ quốc tế và làm cho việc củng cố và hòa giải BCTC dễ dàng hơn.

Khó khăn áp dụng IFRS

Áp dụng IFRS sẽ mang lại nhiều lợi ích nhưng cũng không ít khó khăn. Hơn nữa, nó có tác động khác nhau đến các nước phát triển và các nước đang phát triển, bởi lẽ, IFRS được ban hành và phát triển bởi các nước phát triển trong khi các nước đang phát triển có thể không tạo ra các mối quan hệ tương tự vì môi trường kinh tế, chính trị và xã hội khác nhau. IFRS là

Page 177: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

177

không thích hợp cho tất cả các nền kinh tế, vì thực hành BCTC không chỉ định hình bởi các CMKT mà còn bị chi phối bởi những thể chế của các quốc gia áp dụng. Mặc dù được chấp nhận rộng rãi ở cấp quốc tế nhưng IFRS vẫn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi giữa lợi ích và khó khăn đối mặt khi thực hiện. Các nước áp dụng đầy đủ hoặc một phần IFRS hoặc đã không thông qua IFRS. Đây là khó khăn khi IASB muốn hài hòa IFRS với tiêu chuẩn kế toán quốc gia, khi điều chỉnh IFRS trong tất cả các quốc gia với CMKT được phát triển trong bối cảnh các yếu tố văn hóa, luật pháp (Hail et al, 2009; Masca và Gall, 2008) và mức độ tham gia chính trị (Pilcher, 2004) khác nhau của các quốc gia khác nhautrong quá trình thiết lập tiêu chuẩn. Quá trình thực hiện và chuyển đổi sang IFRS cũng có thể rất tốn kém chi phí, phức tạp và nặng nề cho cả quốc gia và công ty đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi thiếu hướng dẫn thực hiện và giải thích thống nhất (Jermakowicz và Gornik-Tomaszewski, 2006) xuất phát từ tính chất phức tạp của một số chuẩn mực IFRS (Jermakowicz, 2004) như giá trị hợp lý, LTTM,… và bản chất kế toán dựa trên nguyên tắc (principle-based accounting) của IFRS (Hồng, 2008) sẽ là thách thức đối với một số quốc gia khi đã quá quen với kế toán dựa trên các quy định bắt buộc (rule-based accounting). Lo ngại đào tạo nguồn nhân lực như kế toán, kiểm toán để hiểu và đánh giá chuyên môn khi thực hiện IFRS (Zabihollah Rezaeea, 2010) hay ngôn ngữ cũng sẽ là rào cản cho việc chuyển tiếp sang IFRS (Tokar 2005, Irvine và Lucas, 2006; Zhang et al, 2007) vì tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính của IFRS. Việc áp dụng IFRS cũng khó có khả năng cải thiện hệ thống kế toán, thông tin BCTC trừ khi có những thay đổi sâu sắc trong chính sách phát triển kinh tế, cơ chế quản trị doanh nghiệp, tính thực thi của pháp luật và thị trường tài chính.

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS

Xu hướng thực hành BCTC của các nước trên thế giới đã không ngừng hướng tới các tiêu chuẩn dựa trên nguyên tắc như IFRS, khi số lượng các quốc gia hài hòa CMKT của mình với IFRS ngày càng gia tăng. IFRS giờ đây đã trở thành một chuẩn mực hợp lý được xem và sử dụng như một điểm chuẩn để tham khảo, là một phương tiện để nâng cấp các hệ thống kế toán của nhiều quốc gia. Ding et al. (2007) đã xác định hai yếu tố chính, góp phần quan trọng cho sự gia tăng chấp nhận IFRS ở nhiều nơi trên thế giới, đó là:

- Thứ nhất là, việc bắt buộc áp dụng IFRS của EU.

- Thứ hai là, dự án hội tụ US GAAP với IFRS của Hội đồng CMKT tài chính Mỹ (FASB) và IASB.

IFRS có thể có tác động khác nhau lên các nước phát triển và các nước đang phát triển, vì sự khác biệt về môi trường thể chế. Trong bối cảnh của sự khuyếch tán IFRS, hầu hết các nước đang phát triển đang dần hài hòa với IFRS, xuất phát từ các nguyên nhân sau:

- Hầu hết, các nước đang phát triển đang bị áp lực bởi các tổ chức quốc tế để đáp ứng sự cần thiết phải có các CMKT chất lượng cao cấp và hiện đại khi các CMKT quốc gia được xem là không đầy đủ, cần phải nâng cấp đến một mức độ nhất định một phần bi hạn chế về khả năng thiết lập một bộ CMKT mới một phần là do sự phụ thuộc vào các tổ chức quốc tế khi thúc đẩy toàn cầu hóa và hợp tác đa quốc gia, đó là: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân

Page 178: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

178

hàng Thế giới (WB) (Rodrigues & Craig, 2007) và Liên minh châu Âu (EU), Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO), và Liên Hợp Quốc (LHQ) (Wyatt, 1997, tr. 10,15).

- Các nước đang phát triển quyết định áp dụng IFRS có liên quan đến sức ép xã hội trong thay đổi đẳng cấu (DiMaggio và Powell, 1983; Lasmin, 2011).

- Lý thuyết kinh tế của hiệu ứng mạng lưới của Ramanna và Sletten (2009) đã xác định rằng, một đất nước có nhiều khả năng áp dụng IFRS nếu các đối tác thương mại hoặc các nước trong khu vực địa lý đã chấp nhận IFRS, chẳng hạn: Malaysia phải hội tụ về IFRS để cạnh tranh với các nước láng giềng ASEAN (Hanefah và Singh, 2012, một số nước ASEAN đã thông qua IFRS để tích hợp với nền kinh tế thế giới (Yapa et al., 2015).

- Những quốc gia đang phát triển có một tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ có trọng lượng trong nền kinh tế quốc tế, trình độ giáo dục tiên tiến, một mức độ cao về phổ biến pháp luật, mức độ mở cửa nền kinh tế và sự phát triển thị trường vốn đi liền với sự tuân thủ các CMKT quốc tế IAS/IFRS (Larson, 1993; Zeghal & Mhedhbi, 2006, Al-Akra, Jahangir & Marashdeh, 2009; Fatma Zehria và Jamel Chouaibib, 2013).

- Hofstede,1980; Doupnik & Taylor, 1985; Hope, 2003; Ding, Jeanjean, & Stolwy, 2005; Zeghal & Mhedhbi, 2006, Zeghal & Mhedhbi, 2006, Nurunnabi, 2015 và Herbert et al.,2013 nhấn mạnh các yếu tố phi kinh tế như: Văn hóa, xã hội đóng một ảnh hưởng rất quan trọng trong việc thực hiện IFRS ở các nước đang phát triển vì các tổ chức (các quốc gia hoặc các công ty) không chỉ là những nhà sản xuất hàng hoá, dịch vụ mà còn là những thực thể xã hội và văn hóa tượng trưng (Meyer & Rowan, 1977). Các giá trị văn hóa có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của kế toán và hệ thống BCTC (Doupnik và Tsakumis, 2004; Perera, 1989). Các nước đang phát triển có tỷ lệ biết chữ cao, có văn hóa Anh-Mỹ có nhiều khả năng áp dụng IFRS (Zeghal và Mhedhbi, 2006).

Thực trạng áp dụng IFRS tại Việt Nam

Một bộ CMKT là kết quả của một hệ thống các yếu tố phức tạp như chính trị, kinh tế, văn hóa pháp lý, hệ thống pháp luật, giáo dục, tôn giáo,…. (Iqbal, Melcher, & Elmallah, 1997; Roberts, Weetman, & Gordon, 2002; Nobes & Parker, 2008) chịu tác động trong môi trường lịch sử khác nhau đã tạo nên sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn kế toán của các quốc gia.

Việt Nam trải qua 1000 năm đô hộ giặc Tàu, 100 đô hộ giặc Tây, hơn 30 năm mở cửa cải cách nền kinh tế sau khi giành được độc lập nên hệ thống kế toán Việt Nam đã chịu sự tác động trong lịch sử, phản ánh sự thay đổi kinh tế, chính trị, xã hội,…và mang một bản sắc riêng. Do tác động của thực dân Pháp, mô hình kế toán Việt Nam là mô hình kế toán lục địa Châu Âu (Narayan & Godden 2000) với những quy định chặt chẽ từ cơ quan chính phủ và Nhà nước. Nhà nước giữ vai trò quyết định trong hệ thống kế toán quốc gia, văn bản pháp lý cao nhất là Luật Kế toán được Quốc hội ban hành, các chế độ tài chính được ban hành bởi thủ tướng chính phủ và các CMKT, chế độ kế toán, thông tư hướng dẫn thực hiện do Bộ Tài chính ban hành. Bên cạnh đó, hệ thống kế toán Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tuân thủ theo luật lệ (rules-based accounting standards) với quy định chặt chẽ, ít linh hoạt và bị chi phối bởi các qui định của thuế. Hệ thống kế toán được qui định thống nhất từ chứng từ, tài khoản, sổ kế toán đến các BCTC. Văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn từ Trung Quốc phản

Page 179: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

179

ánh văn hóa Á Đông với bản chất thận trọng được đề cao, hạn chế những vấn đề mang tính xét đoán, tránh rủi ro không chắc chắn, nhấn mạnh đến sự tuân thủ các qui định điều lệ được quy định chi tiết từng bước một trong các hướng dẫn thực hiện (rule- based approach) hơn là thực hành kế toán dựa trên các nguyên tắc theo tinh thần xây dựng IFRS (principles- based approach). Kể từ năm 1986, khi thực hiện chính sách mở cửa và chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường, Việt Nam đã và đang thực hiện cải cách quan trọng về thực hành kế toán (Bùi 2011), có nhiều nỗ lực cải cách pháp luật kế toán để thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với hy vọng thu hút đầu tư nước ngoài (Phuong & Richard 2011).

Xuất phát từ đặc điểm nội tại của nền kinh tế, trình độ quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam mà từ năm 2001 đến 2005, Bộ Tài chính đã chia thành 5 đợt ban hành được 26 CMKT Việt Nam (VAS) trên cơ sở chọn lọc các thông lệ quốc tế phù hợp. Tất cả 26 VASs được Bộ Tài chính Việt Nam soạn thảo dựa trên các IASs đã được ban hành trước năm 2003 (Phan 2010). Vì vậy, tất cả các phiên bản tiếp theo của IAS và IFRS mới được IASB ban hành sau năm 2003 chưa được cập nhật trong các VASs hiện hành với ngoại lệ là VAS 19 được ban hành vào năm 2005 được dựa trên IFRS 4 ban hành trong năm 2004, dẫn đến có sự khác biệt đáng kể trong xử lý kế toán và công bố giữa các VASs và IASs/ IFRSs do IASB ban hành (PWC 2008). Mức độ hội tụ tổng quát giữa VASs với các CMKT IASB là khoảng 66%, trong đó hội tụ đo lường 75,8% và hội tụ công bố là 61,9% (Phạm, Tháp & Scully, 2011) thể hiện rõ nét nhất là cho đến nay nguyên tắc giá gốc từ nền kinh tế kế hoạch tập trung trong lịch sử vẫn thống trị ở hầu hết các báo cáo kế toán của các công ty Việt Nam, vấn đề “giá trị hợp lý” điển hình của IFRS vẫn còn khá mới mẽ đối với giới chuyên môn và môi trường định giá tại Việt Nam còn chưa phát triển, để xác định giá các loại tài sản theo giá thị trường. Ngoài ra, hệ thống kế toán Việt Nam không có bản giải thích kế toán tương đương với các giải thích về CMKT được ban hành bởi Ủy ban Quốc tế hướng dẫn Chuẩn mực BCTC Quốc tế, để giải thích những điểm chưa rõ hoặc những tình huống không có trong chuẩn mực (Yang & Nguyễn 2003).

Hiện nay, ở Việt Nam, IFRS được yêu cầu cho các ngân hàng Nhà nước và cho phép các ngân hàng thương mại. Tất cả các công ty của Việt Nam, niêm yết hoặc không niêm yết phải BCTC theo VASs, chỉ một số doanh nghiệp lập BCTC theo IFRS nếu có vốn đầu tư nước ngoài hoặc niêm yết trên thị trường quốc tế.

Đề xuất về lộ trình triển khai áp dụng IFRS tại Việt Nam

Chuẩn mực BCTC Quốc tế -IFRS được xem là chuẩn mực đặc trưng cho tính toàn diện, tính minh bạch, tính so sánh nhằm cung cấp chất lượng thông tin tài chính kế toán cao. Số lượng các quốc gia trên thế giới chấp nhận IFRS ngày càng gia tăng. Việc triển khai và thực hiện IFRS ở các quốc gia khác nhau sẽ khác nhau, nhưng đó đều là một hành trình dài đầy thách thức khi muốn chuyển hóa CMKT quốc tế thành CMKT quốc gia. Việc hội tụ với IFRS đòi hỏi các nước phải có cách tiếp cận phù hợp và cần một nỗ lực chung của chính phủ, các cơ quan thiết lập tiêu chuẩn, các nhà quản lý thị trường chứng khoán, người sử dụng BCTC và các bên liên quan khác (Street, 2002) đi kèm với đó là sự thay đổi văn hóa, quan điểm quản lý, trình độ chuyên môn cho phù hợp với bối cảnh kinh tế, chính trị, pháp luật,…

Page 180: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

180

Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế đang phát triển và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng trong cả phạm vi khu vực và quốc tế. Việc áp dụng IFRS trên lãnh thổ Việt Nam, là điều tất yếu trong ánh sáng hội tụ toàn cầu của IFRS. Khi triển khai thực hiện IFRS, Việt Nam cần có lộ trình phù hợp đồng thời xem xét các nhân tố ảnh hưởng, cụ thể:

- Xuất phát từ yếu tố văn hóa Phương Đông trong lịch sử thì Việt Nam nên lựa chọn một lộ trình phù hợp, đó là “"Thích ứng thận trọng và dần dần" dựa trên nhu cầu và ứng dụng của quốc gia (Lan, 2008). Lộ trình áp dụng IFRS cần chia thành nhiều giai đoạn tiến tới hội tụ toàn bộ IFRS trong tương lai, phù hợp với các đối tượng khác nhau trước hết triển khai IFRS trên các doanh nghiệp niêm yết, doanh nghiệp lớn sau đó mới đến doanh nghiệp không niêm yết, doanh nghiệp nhỏ và vừa để phù hợp với nền kinh tế Việt Nam.

- Cần có sự đồng lòng, nỗ lực chung sức thúc đẩy quá trình hội tụ IFRS từ Chính phủ, cơ quan thiết lập chuẩn mực, các tổ chức nghề nghiệp, các kế toán chuyên môn cũng như cộng đồng doanh nghiệp để đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi nhằm đạt những lợi ích to lớn mà IFRS mang lại. Bộ Tài chính đã thể hiện quyết tâm áp dụng IFRS khi nghiên cứu, sửa đổi 26 CMKT đang áp dụng, bổ sung các quy định riêng về áp dụng IFRS cho các doanh nghiệp quy mô lớn, doanh nghiệp niêm yết trên TTCK, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, bổ sung nguyên tắc giá trị hợp lý vào Luật Kế toán 2015 tiến tới triển khai IFRS vào đầu năm 2017. Bên cạnh đó, hơn 80% các kiểm toán viên, kế toán viên và viện nghiên cứu kế toán rất lạc quan về những lợi ích mà IFRS mang lại khi áp dụng vào Việt Nam (Duc Phan, Bruno Mascitelli & Meropy Barut, 2013). Đây là yếu tố hết sức quan trọng, để đạt được thành công khi hội tụ IFRS.

-. Bên cạnh lộ trình phù hợp để tiến tới áp dụng hoàn toàn IFRS trong tương lai, Việt Nam cần có bản hướng dẫn thống nhất cùng với sự tư vấn, hỗ trợ của IASB, các công ty kiểm toán quốc tế như ICAEW, CPA Úc, các tổ chức nghề nghiệp,… trong từng giai đoạn triển khai để áp dụng IFRS được hiệu quả hơn.

- Chất lượng nguồn nhân lực cũng là một nhân tố ảnh hưởng đối với sự thành công trong lộ trình áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam vì bản chất IFRS là phức tạp, kế toán dựa trên nguyên tắc khác biệt lớn với kế toán dựa trên luật lệ của Việt Nam. Do đó, chính phủ cần có chiến lược phát triển chuyên nghiệp nguồn nhân lực trong lĩnh vực kế toán và tài chính để chuẩn bị cho quá trình áp dụng IFRS, các học viện, các trường đại học cần có chương trình đào tạo phù hợp với tiêu chuẩn IFRS ví như đo lường ghi nhận tài sản và nợ phải trả đến giá trị hợp lý. Các tổ chức nghề nghiệp cần tổ chức các khóa huẩn luyện IFRS cho kiểm toán, kế toán của các doanh nghiệp.

------------------------------ Tài liệu tham khảo

1/ Lasmin (2011),An Institutional Perspective on International Financial Reporting Standards Adoption in Developing Countries. Academy of Accounting and Financial Studies Journal, Volume 15, Special Issue, Number 2, 2011, 61-71. 2/ Hj. Hamdan andPatrick Low (2013), ‘Is Brunei Ready to Adopt the International Accounting System (IAS)?’ Business Journal for Entrepreneurs, Vol. 2013 Issue 1, p. 12 – 48. 3/ Duc Phan, Bruno Mascitelli and Meropy Barut (2013), Perceptions of Accounting Professionals towards

Page 181: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

181

International Financial Reporting Standards (IFRS) in Developing Country: Evidence from Vietnam, Proceedings of 3rd Global Accounting, Finance and Economics Conference, Rydges Melbourne, Australia, ISBN: 978-1-922069-23-8 4/ Duc Hong Thi Phan (2010), Proceedings of the 2nd Engaging with Vietnam: An Interdisciplinary Dialogue” Conference, Hanoi, Vietnam. 5/ Mahesh Joshi, Prem Yapa and Diane Kraal (2016), IFRS adoption in ASEAN countries: Perceptions of professional accountants from Singapore, Malaysia and Indonesia, International Journal of Managerial Finance. 6/ Fatma Zehria and Jamel Chouaibib (2013), Adoption determinants of the International Accounting Standards IAS/IFRS by the developing countries, Journal of Economics, Finance and Administrative Science 18, 56-62. 7/ http://www.iasplus.com

Page 182: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

182

THẬN TRỌNG – CÁCH NHÌN MỚI TỪ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ

TS. Nguyễn Thục Anh Trường Đại học Ngoại thương

Thận trọng là một yêu cầu cơ bản được nhắc đến khá nhiều trong kế toán và ảnh hưởng đến việc ghi nhận, xác định giá trị, trình bày các yếu tố trong báo cáo tài chính (BCTC). Trong gần ba thập niên qua, cách hiểu về nội hàm cũng như vị trí, vai trò của Thận trọng trong hệ thống Chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế có nhiều thay đổi, tác động lớn đến việc xây dựng cũng như áp dụng các quy định kế toán. Với nỗ lực làm cho thông tin kế toán ngày càng trở nên hữu ích cho người sử dụng, năm 2015, Ủy ban CMKT quốc tế đã công bố Dự thảo Khuôn khổ Khái niệm ED/2015/03, đưa ra một cách nhìn nhận mới về Thận trọng trong kế toán, tạo ra một nền tảng mới cho việc xây dựng cũng như áp dụng các chính sách kế toán. Bài viết này, làm rõ sự thay đổi trong quy định của Ủy ban CMKT quốc tế về khái niệm Thận trọng cũng như tác động của nó đến việc thay đổi các quy định hiện tại của kế toán Việt Nam, trong quá trình cân nhắc đưa CMKT quốc tế vào áp dụng.

Trong hệ thống CMKT Việt Nam, Thận trọng được quy định trong CMKT số 01 –

Chuẩn mực chung là một trong những nguyên tắc cơ bản của kế toán, để xác định cách xử lý kế toán trong điều kiện không chắc chắn. Theo CMKT Việt Nam, “Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi: (i) Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn; (ii) Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập; (iii) Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí; (iv) Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận, khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí”. Trên cơ sở nguyên tắc chung đã được xác định như trên, các quy tại các chuẩn mực và hướng dẫn kế toán cụ thể ở Việt Nam không ghi nhận là tài sản trong một số trường hợp không chắc chắn về lợi ích kinh tế tương lai (LTTM, chi phí nghiên cứu và phát triển) cũng như yêu cầu xác định lại giá trị của tài sản khi có dấu hiệu giảm giá (thông qua trích lập dự phòng tổn thất tài sản), ghi nhận chi phí và nợ có khả năng xảy ra (ghi nhận các khoản nợ tiềm tàng, các chi phí có thể phát sinh trong tương lai) nhưng không xác định lại giá trị của tài sản khi có dấu hiệu tăng cũng như ghi nhận các khoản thu nhập và tài sản tiềm tàng. Cách quy định này của Việt Nam đồng nhất với quan điểm của CMKT Quốc tế (CMKTQT) được quy định trong Khuôn khổ Lập và Trình bày BCTC tồn tại từ năm 1989 đến năm 2010.

Trong quá trình phát triển của CMKTQT, Thận trọng là một trong các yêu cầu gây khá nhiều tranh cãi, thể hiện ở việc thay đổi, chỉnh sửa, đưa vào cũng như loại bỏ nguyên tắc này trong các ấn bản khác nhau của Khuôn khổ Khái niệm trong Hệ thống CMKTQT. Trong Khuôn khổ Lập và Trình bày BCTC được ban hành lần đầu của Ủy ban CMKTQT năm 1989, Thận trọng được coi là một yêu cầu cơ bản của thông tin kế toán. Tuy nhiên, sau những cân nhắc về những tác động của Thận trọng đối với tính đáng tin cậy của thông tin kế toán, Ủy ban CMKTQT đã loại bỏ yêu cầu này, trong khi sửa đổi Khuôn Khổ khái niệm năm 2010. Mặc dù, không còn là một yêu cầu cơ bản nhưng sự hiện diện của Thận trọng trong các

Page 183: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

183

CMKT cụ thể cũng như trong thực tiễn kế toán cho thấy, sự cần thiết của nguyên tắc Thận trọng trong việc lập và cung cấp BCTC. Chính vì vậy, trong Dự thảo sửa đổi Khuôn khổ khái niệm mới năm 2015, Ủy ban CMKTQT lại đề xuất đưa Thận trọng là một yêu cầu cơ bản của thông tin kế toán nhưng với một sự chỉnh sửa về nội hàm yêu cầu này, sao cho tránh các xung đột với các yêu cầu cơ bản.

Vậy Thận trọng được hiểu như thế nào trong cách nhìn của Ủy ban CMKTQT, tác động của Thận trọng đối với chất lượng thông tin kế toán cũng như ảnh hưởng của việc thay đổi nội hàm Thận trọng đối với các xử lý kế toán như thế nào trong tương lai? Quá trình thay đổi quy định về Thận trọng trong CMKTQT

Trong Khuôn khổ Lập và Trình bày BCTC được ban hành năm 1989, Thận trọng được coi là một yêu cầu cơ bản nhằm đảm bảo Tính đáng tin cậy (Reliability) của thông tin kế toán. Tính đáng tin cậy được hiểu là thông tin không có sai sót và không thiên lệch, phản ánh đúng nội dung dự định truyền tải. Tuy nhiên, trong quá trình lập BCTC có thể xảy ra một số trường hợp không chắc chắn, ví dụ như nợ phải thu có thể không thu hồi được hoặc, tài sản cố định có thể không mang lại lợi ích như dự kiến…. Trong những trường hợp đó, để đảm bảo thông tin đáng tin cậy, việc ghi nhận cũng như xác định giá trị của các khoản mục trên BCTC, đòi hỏi phải có sự cân nhắc cẩn thận. Chính vì vậy, Khuôn khổ mà Ủy ban CMKTQT đưa ra năm 1989 quy định yêu cầu để đảm bảo Tính đáng tin cậy của BCTC đòi hỏi người cung cấp BCTC phải cẩn trọng trong việc xem xét đánh giá trong điều kiện không chắc chắn. Sự “cẩn trọng” này được giải thích cụ thể hơn là sự cẩn trọng để sao cho tài sản và thu nhập không bị thổi phồng và chi phí và nợ phải trả không bị đánh giá thấp nhưng cũng không cho phép việc tạo lập các quỹ chìm hoặc lập dự phòng quá mức để “cố tình” đánh giá thấp tài sản, thu nhập hoặc thổi phồng chi phí và nợ phải trả. Việc “cố tình” tạo quỹ chìm hoặc dự phòng quá mức được coi như giảm tính “trung lập” của thông tin kế toán và do đó ảnh hưởng đến tính đáng tin cậy của thông tin.

Hình 1: Yêu cầu cơ bản của BCTC theo quy định của CMKTQT từ 1989-2010

 

(Nguồn: Framework for the Preparation and Presentation of Financial Statement, IASC 1989 được IASB công nhận năm 2001)

Dễ hiểu Thích hợp Đáng tin cậy Có thể so sánh

Có giá trị dự báo 

Có giá trị xác nhận

Trọng yếu

Phản ánh trung thực

Nội dung hơn hình thức

Trung lập

Thận trọng

Đầy đủ

Page 184: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

184

Như vậy, có thể thấy, khái niệm Thận trọng theo cách hiểu của Khuôn khổ Khái niệm 1989 thể hiện một sự bất cân xứng khi cung cấp thông tin vì nó chỉ cho phép ghi nhận sự giảm xuống của giá trị tài sản thuần trong điều kiện không chắc chắn, trong khi không cho phép ghi nhận giá trị tài sản thuần tăng lên. Lý do của sự bất cân xứng này, là để hạn chế xu hướng tự nhiên là các nhà quản lý doanh nghiệp thường thông tin quá lạc quan về hoạt động của mình và cảnh báo sớm cho nhà đầu tư về những rủi ro mất vốn, vì thông thường, đây là loại rủi ro mà các nhà đâu tư lo lắng hơn so với rủi ro tăng vốn. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ lý thuyết trong Khuôn khổ Khái niệm, sự bất cân xứng này được coi là xung đột với yêu cầu về tính trung lập của thông tin kế toán. Yêu cầu về tính trung lập đòi hỏi doanh nghiệp có xử lý kế toán như nhau, không thiên lệch đối với các trường hợp ghi nhận những sự kiện có lợi hoặc bất lợi đối với tài sản, nợ phải trả, thu nhập cũng như chi phí. Một câu hỏi đặt ra là, nếu như mục đích của thông tin kế toán hướng tới việc cung cấp thông tin hữu ích cho chủ sở hữu vốn (bao gồm cổ đông và chủ nợ) như định hướng sử dụng BCTC hiện nay thì việc tạo ra một sự bất cân xứng trong thông tin khi các xử lý kế toán theo nguyên tắc thận trọng dẫn đến việc định giá thấp tài sản và thu nhập do không ghi nhận sự tăng giá của tài sản cũng như không ghi nhận lãi chưa thực hiện khi có những bằng chứng xác thực về khả năng thu được những khoản lãi như vậy liệu có tác động đến nhà đầu tư, trong việc nắm giữ cổ phần của công ty hay không? Liệu những thông tin về tài sản thuần thấp hơn giá trị thực tế có tác động bất lợi đến quyết định đầu tư và khuyến khích nhà đầu tư bán cổ phần của công ty hay không? Việc trì hoãn ghi nhận lãi có ảnh hưởng đến tính hữu ích của thông tin không. Nếu như việc trì hoãn này, làm cho người sử dụng không phân biệt được một công ty thực sự hoạt động kém hiệu quả với một công ty bị đánh giá là kém hiệu quả chỉ bởi vì lợi nhuận tiềm năng chưa được ghi nhận? Nếu trường hợp đó xảy ra, thì tính đáng tin cậy của thông tin kế toán thực sự bị ảnh hưởng và làm cho thông tin kế toán trở nên không hữu ích, không đảm bảo yêu cầu cơ bản đặt ra. Thận trọng với yêu cầu như quy định tại Khuôn khổ Khái niệm 1989, có thể gây ra một sự thiên lệch trong BCTC.

Chính vì sự xung đột này, mà trong quá trình sửa đổi Khuôn khổ Khái niệm, đặc biệt là trong dự án thực hiện cùng với Ủy ban CMKT Hoa Kỳ bắt đầu từ năm 2004, Uỷ ban CMKTQT đã cân nhắc việc loại bỏ Thận trọng như là một yêu cầu cơ bản, tương đương với Trung lập. Việc quy định Thận trọng trong các đánh giá, xem xét và cân nhắc làm cho thông tin thiên lệch và do đó ảnh hưởng đến tính Trung lập, một yêu cầu cơ bản của thông tin mà Uỷ ban CMKTQT đánh giá là cần thiết để đảm bảo tính hữu ích. Hơn nữa, Uỷ ban CMKTQT cho rằng, việc quy định Thận trọng để phản ánh giá trị tài sản và thu nhập thấp hơn thực tế ở kỳ này, cũng có thể dẫn đến giá trị tài sản và thu nhập bị thổi phồng ở kỳ sau và như vậy cũng không hẳn là Thận trọng. Kết quả là, trong bản sửa đổi Khuôn Khổ Khái niệm năm 2010, Ủy Ban CMKTQT đã đưa Thận trọng khỏi các yêu cầu cơ bản của kế toán. Thay vì yêu cầu thông tin Đáng tin cậy, Uỷ ban CMKTQT đã thay bằng Phản ánh Trung thực, với yêu cầu rằng, thông tin phải Đầy đủ, Trung lập và Không sai sót (Hình 2).

Sửa đổi này của Ủy ban CMKTQT nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Một số câu hỏi đã được đặt ra như sau:

- Trước hết, liệu có đúng là thông tin mà người sử dụng mong muốn luôn là thông tin không thiên lệch? Trong các mối quan hệ hợp đồng giữa một bên là người ủy thác và một bên

Page 185: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

185

là người đại lý như quan hệ giữa cổ đông (người ủy thác) và nhà quản lý (người đại diện), quan hệ giữa chủ nợ và (người ủy thác) và người chủ sở hữu (người đại diện), do sự bất cân xứng về thông tin cũng như trách nhiệm hữu hạn của người đại diện, người ủy thác cần những thông tin mang tính cảnh báo sớm tình hình bất lợi, để họ có thể thực hiện các biện pháp kiểm soát ngay khi có dấu hiệu rủi ro. Trong trường hợp này, thông tin thận trọng có vẻ như hữu ích hơn là thông tin không thiên lệch.

- Việc loại bỏ Thận trọng có thể dẫn đến sự “thiếu thận trọng” và thổi phồng lợi nhuận, định giá thấp nợ phải trả như việc áp dụng giá hợp lý dẫn đến việc ghi nhận lợi nhuận chưa thực hiện một cách không hợp lý hay không?

Hình 2: Yêu cầu cơ bản của BCTC trong Khuôn Khổ Khái niệm của CMKTQT năm 2010

(Nguồn: Conceptual Framework for Financial Reporting 2010, IASB 9/2010)

- Trên thực thế thì, Thận trọng hiện diện rất nhiều trong quy định các CMKTQT cụ thể, dẫn đến sự không nhất quán giữa Khuôn khổ Khái niệm – nền tảng để ban hành các CMKTQT cụ thể và bản thân các CMKTQT đó. Sự thận trọng được thể hiện trong việc ghi nhận, xác định giá trị cũng như công bố thông tin. Việc ghi nhận tài sản trong các CMKT cụ thể chặt chẽ hơn so với ghi nhận nợ phải trả, vì thông thường tài sản chỉ được ghi nhận khi có khả năng (gần như chắc chắn) thu được lợi ích kinh tế, giá trị được xác định một cách đáng tin cậy trong khi nợ phải trả có thể được ghi nhận khi có thể xác định một cách đáng tin cậy giá trị nợ phải trả. Trong xác định giá trị, các quy định về đánh giá tổn thất tài sản (impairment test) để xác định lại giá trị tài sản khi có dấu hiệu suy giảm giá trị (impairment loss) hiện diện trong rất nhiều CMKTQT như IFRS 4- Hợp đồng bảo hiểm, IFRS 5 – Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và chấm dứt hoạt động, IFRS 9 – Công cụ tài chính, IAS 2 – Hàng tồn kho, IAS 19 – Tài sản cố định hữu hình, IAS 39 – Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị, IAS 36 – Tổn thất tài sản, IAS 40 – Bất động sản đầu tư; quy định ghi nhận nợ phải trả tiềm tàng nhưng không ghi nhận tài sản tiềm tàng trong IAS 37 – Dự phòng, Nợ phải trả và Tài sản tiềm tàng, ghi nhận nợ khi chưa thực sự tồn tại trong IFRS 2 – Thù lao bằng cổ phiếu; IAS 19 – Lợi ích của Nhân viên…. Thận trọng cũng thể hiện trong các quy định về công bố thông tin như công bố giá trị suy giảm trong Báo cáo kết quả kinh doanh nhưng giá trị tăng lên trong Báo cáo Thu nhập tổng hợp (IAS 16), quy định công bố thông tin về lỗ tiềm tàng nhưng không quy định công bố thông tin về lãi tiềm tàng (IFRS 7 – Công cụ tài chính: Công bố thông tin)…

Thích hợp Phản ánh trung thực

Có giá trị dự báo 

Có giá trị xác nhận

Đầy đủ Trung lập Không sai sót

Có thể so sánh

Có thể xác minh

Kịp thời Dễ hiểu

Yêu cầu cơ bản

Yêu cầu bổ sung

Page 186: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

186

Nhằm đảm bảo tính thống nhất trong Khuôn khổ Khái niệm cũng như sự nhất quán giữa Khuôn khổ Khái niệm và các CMKTQT cụ thể, năm 2015, Uỷ ban CMKTQT đã công bố Dự thảo sửa đổi Khuôn khổ Khái niệm năm 2015, với những thay đổi cơ bản, trong cách hiểu về tính Trung lập cũng như Thận Trọng.

- Tính Trung lập: Trung lập bao gồm 2 khía cạnh, trung lập trong lựa chọn chính sách kế toán sao cho có thể phản ánh trung thực bức tranh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của doanh nghiệp và trung lập trong việc áp dụng chính sách kế toán đã lựa chọn.

- Thận trọng: Ủy ban CMKTQT phân chia Thận trọng thành hai dạng: (i) Thận trọng mang tính cẩn trọng (cautious prudence) trong đánh giá, xem xét và cân nhắc trong điều kiện không chắc chắn nói chung, không phân biệt việc đánh giá, xem xét và cân nhắc đó liên quan đến việc tạo nên tài sản hay nợ phải trả, lợi nhuận hay thua lỗ; (ii) Thận trọng bất cân xứng (asymmetric prudence) liên quan đến việc ghi nhận lỗ sớm hơn so với việc ghi nhận lãi. Thận trọng mang tính cẩn trọng, không những không ảnh hưởng đến tính Trung lập mà còn cần thiết để đảm báo tính trung lập trong việc áp dụng các chính sách kế toán, hạn chế những lạc quan thái quá của doanh nghiệp khi áp dụng các chính sách kế toán. Trong khi đó, Thận trọng bất cân xứng, khi được sử dụng để lựa chọn chính sách kế toán (tức là khi Ủy ban CMKTQT áp dụng để xây dựng các CMKTQT cụ thể) cũng sẽ không tác động đến tính trung lập của các chính sách kế toán. Tuy nhiên, Thận trọng bất cân xứng không phải là một đặc điểm mong muốn của thông tin tài chính.

Với những cân nhắc như trên, Ủy ban CMKTQT đã quyết định đưa Thận trọng trở lại là một trong những yêu cầu cơ bản của thông tin kế toán hỗ trợ tính Trung lập với một cách hiểu mới là “Sự cẩn trọng trong việc nhận định, đánh giá và cân nhắc trong điều kiện không chắc chắn”. Yêu cầu này, nhằm đảm bảo cho tài sản, thu nhập không bị thổi phồng, nợ phải trả và chi phí không bị đánh giá thấp, nhưng đồng thời cũng nhằm để tài sản và thu nhập không bị đánh giá thấp và nợ phải trả, chi phí không bị đánh giá cao. Điều đó có nghĩa là, kế toán mang tính trung lập. Đây là điểm thay đổi lớn trong cách hiểu về thận trọng, đảm bảo sự cân xứng trong xử lý kế toán, khi mà các điều kiện không chắc chắn thay đổi tác động thuận chiều và ngược chiều đối với tài sản, nợ phải trả, doanh thu, chi phí của doanh nghiệp. Hình 3: Yêu cầu cơ bản của BCTC trong Dự thảo Khuôn Khổ Khái niệm của CMKTQT

năm 2015

(Nguồn: Exposure Draft ED/2015/3, www.ifrs.org)

Thích hợp Phản ánh trung thực

Có giá trị dự báo 

Có giá trị xác nhận

Đầy đủ Trung lập Không sai sót

Có thể so sánh

Có thể xác minh

Kịp thời Dễ hiểu Thận trọng

Yêu cầu cơ bản

Yêu cầu bổ sung

Page 187: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

187

Tác động của quan điểm mới về Thận trọng trong CMKTQT tới các quy định về kế toán hiện hành của Việt Nam và một số lưu ý khi áp dụng

Như đã phân tích ở trên, quan điểm về Thận trọng trong hệ thống CMKTVN đồng nhất với quan điểm về Thận trọng của Ủy ban CMKTQT năm 1989, hay nói cách khác là, Thận trọng bất cân xứng. Sự thay đổi các quan điểm về Thận trọng trong quá trình sửa đổi CMKTQT cho thấy, Thận trọng bất cân xứng có thể gây ảnh hưởng đến tính hữu ích của thông tin kế toán, đặc biệt là khi áp dụng các chính sách kế toán. Việc thay đổi cách hiểu về Thận trọng theo hướng là “Sự cẩn trọng trong việc xem xét, cân nhắc trong điều kiện không chắc chắn nói chung, không phân biệt việc đánh giá, xem xét và cân nhắc đó liên quan đến việc tạo nên tài sản hay nợ phải trả, lợi nhuận hay thua lỗ” sẽ có những tác động lớn đến hệ thống kế toán hiện tại. Đòi hỏi phải có sự cân nhắc, chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt quy định cũng như môi trường, để đảm bảo duy trì tính hữu ích của thông tin kế toán trong trường hợp đưa CMKTQT vào áp dụng:

- Khuôn khổ Khái niệm trong CMKTQT cũng như CMKTVN số 01 tạo ra một cơ sở lý thuyết để xây dựng các chuẩn mực cụ thể và xử lý kế toán trong trường hợp chưa có chuẩn mực cụ thể. Hệ thống kế toán Việt Nam hiện tại được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc Thận trọng bất cân xứng và do đó, chưa thực sự phù hợp với cách hiểu mới về Thận trọng. Điều này cũng là thực trạng của một số CMKTQT hiện nay. Như giải thích của UBCMKTQT thì, cách hiểu mới về Thận trọng chủ yếu được ứng dụng trong việc áp dụng chính sách kế toán hơn là lựa chọn chính sách kế toán. Điều đó có nghĩa là, việc ban hành các quy định về kế toán trên cơ sở Thận trọng bất cân xứng vẫn có thể xảy ra và không bị coi là trái ngược với nguyên tắc đưa ra trong Khuôn khổ Khái niệm. Vì vậy, để đảm bảo tính nhất quán và rõ ràng trong khi xây dựng hệ thống kế toán, cần phải làm rõ phạm vi áp dụng cách hiểu về Thận trọng mang tính cẩn trọng và trường hợp có thể áp dụng Thận trọng bất cân xứng.

- Do kết quả áp dụng nguyên tắc Thận trọng (bất cân xứng) mà các quy định về kế toán hiện nay đang ghi nhận tài sản và thu nhập chậm hơn ghi nhận nợ phải trả và chi phí. Cách ghi nhận này có những tác dụng nhất định làm giảm chi phí người đại diện (agency costs) do những tác động mang tính cảnh báo sớm rủi ro cho cổ đông, chủ nợ. Khi áp dụng Thận trọng theo cách hiểu mới, những tác dụng trên có thể mất đi, đòi hỏi phải có những biện pháp khác để bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư, ví dụ như tăng cường thêm các quy định về công bố thông tin khi ghi nhận tài sản, thu nhập hoặc quy định rõ ràng hơn các tiêu chí ghi nhận tài sản, thay vì tiêu chí tương đối khó đánh giá là “có khả năng” thu được lợi ích kinh tế.

- Việc thay đổi khái niệm Thận trọng là tiền đề để đưa giá trị hợp lý vào trong quy định về xác định giá trị. Tuy nhiên, việc xác định giá trị tài sản, nợ phải trả theo giá trị hợp lý vấp phải một khó khăn là khả năng xác minh tính hợp lý của giá trị này. Ngoài trường hợp tồn tại thị trường hoạt động thì việc xác định giá trị hợp lý không đơn giản. Chính vì vậy, để có thể áp dụng CMKTQT đòi hỏi cần có sự hướng dẫn rất sát sao, cụ thể về việc xác định giá trị hợp lý đảm bảo nguyên tắc thận trọng.

Kết luận

Áp dụng CMKTQT là một xu hướng hiện nay của hầu hết các nước trên thế giới, để tăng cường chất lượng thông tin kế toán, tăng cường khả năng so sánh tình hình tài chính và

Page 188: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

188

hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh doanh, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực. Tuy nhiên, để có thể áp dụng thành công CMKTQT đòi hỏi phải nắm bắt được quan điểm của Ủy ban CMKTQT, sự thay đổi quan điểm trong quá trình xây dựng CMKTQT để có những chuẩn bị phù hợp cũng như áp dụng đúng tinh thần của các Chuẩn mực.

----------------------------

Tài liệu tham khảo 1. Framework for the Preparation and Presentation of Financial Statement, IASC 1989, www.ifrs.org 2. Conceptual Framework for Financial Reporting 2010, IASB 9/2010, www.ifrs.org 3. Exposure Draft ED/2015/3, Conceptual Framework for Financial Reporting, IASB 5/2015, www.ifrs.org 4. Basis for Conclusion, Exposure Draft ED/2015/3, Conceptual Framework for Financial Reporting, IASB 5/2015, www.ifrs.org

5. ACCA (08/2014). "Prudence and IFRS." ACCA Global Forum for Corporate Reporting.

6. Barker, R. and A. McGeachin (2015). "An Analysis of Concept and Evidence on the Question of whether IFRS Should be Conservative." Abacus 51(2): 39.

Page 189: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

189

HỆ THỐNG CHUẨN MỰC IAS/IFRS VỀ BÁO CÁO MÔI TRƯỜNG

Ths. Dương Hoàng Ngọc Khuê Trường Đại học Tài chính – Marketing

Báo cáo môi trường (MT) trình bày các thông tin về MT, các tác động MT, các sáng kiến được thực hiện để giảm thiểu tác động đến MT, và những tác động kinh tế, xã hội của doanh nghiệp (DN). Có nhiều hướng dẫn có liên quan đến việc lập báo cáo MT, trong đó có hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS, tuy nhiên không có một chuẩn mực IAS/IFRS dành riêng cho lập báo cáo MT, mà được quy định rải rác trong hệ thống chuẩn mực IAS/IFRS, bài viết trình bày những quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về báo cáo MT trong hệ thống chuẩn mực IAS/IFRS như hướng dẫn IFRIC 3 liên quan đến quyền phát thải (emission rights), IFRS 6 – Thăm dò và đánh giá các tài nguyên khoáng sản, IFRS 8 về báo cáo bộ phận,… với mục đích hệ thống hóa các quy định về MT trong hệ thống chuẩn mực IAS/IFRS. Từ khóa: chuẩn mực kế toán quốc tế, IAS/IFRS, báo cáo MT. Giới thiệu

Báo cáo MT trình bày các thông tin liên quan đến MT, trong đó DN mô tả tác động MT, các sáng kiến được thực hiện để giảm thiểu tác động đến MT và những tác động kinh tế, xã hội của DN (Environmental Reporting Guidelines, 2012). MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên." (Luật Bảo vệ MT, Việt Nam). Mục đích của báo cáo MT là cung cấp thông tin hữu ích về MT vật chất và MT xã hội của DN cho các nhà đầu tư. Báo cáo MT thường không được trình bày riêng mà được trình bày tích hợp trong báo cáo thường niên của DN. Để giúp người sử dụng hiểu về hoạt động kinh doanh, DN phải lựa chọn thông tin có liên quan và báo cáo phù hợp với mục đích của người sử dụng. Cách hiệu quả nhất để báo cáo một bức tranh quản lý tổng thể về tác động MT, kinh tế và xã hội là lập báo cáo MT. Trong đó, bao gồm các thông tin chi tiết và phân tích MT cũng như các thông tin kinh tế và xã hội liên quan, là cách tốt nhất để giúp người sử dụng thông tin hiểu hơn về hoạt động kinh doanh của bộ phận kinh doanh, khu vực, và cơ sở. Như vậy, báo cáo MT là một công cụ giao tiếp quan trọng mà một DN dùng để giải thích các hoạt động kinh doanh và tác động MT của DN, cùng với các thông tin kinh tế và xã hội có liên quan (Goyal, 2013)

Việc lập các báo cáo MT được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, thể hiện được trách nhiệm của DN đối với xã hội, đối với cộng đồng. Có nhiều hướng dẫn có liên quan đến việc lập báo cáo MT, hệ thống chuẩn mực IAS/IFRS cũng có hướng dẫn các nội dung có liên quan đến báo cáo MT, tuy nhiên không có một chuẩn mực riêng cho lập báo cáo MT, mà được quy định rải rác trong hệ thống chuẩn mực IAS/IFRS. Vì vậy, nội dung tiếp theo sẽ trình bày những quy định trực tiếp hoặc gián tiếp về báo cáo MT trong hệ thống chuẩn mực IAS/IFRS.

Page 190: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

190

Hệ thống chuẩn mực IAS/IFRS liên quan đến báo cáo MT: Hệ thống chuẩn mực kế toán IAS/IFRS là do Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

(IASB - The international Accounting Standard Board) ban hành, tiền thân là Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC - International Accounting Standard Committee). Trước năm 2001, IASC ban hành hệ thống các chuẩn mực kế toán quốc tế (IASs), đến khi IASC tái cấu trúc và thành lập IASB thì các chuẩn mực kế toán quốc tế hiện hành còn phù hợp vẫn giữ nguyên tên gọi chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS – International Accounting Standard) và được ban hành mới với tên gọi Chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế (IFRS – International Financial Reporting System). Đến thời điểm này, hệ thống chuẩn mực IAS/IFRS gồm 25 Chuẩn mực IASs, 16 Chuẩn mực IFRSs, 23 Giải thích IFRICs, và 5 SICs (Theo Redbook IFRS, 2016). Tuy nhiên, trong hệ thống chuẩn mực IAS/IFRS không có chuẩn mực riêng dành cho việc lập báo cáo MT, mà nó được quy định rải rác trong các chuẩn mực.

IAS1 - Chuẩn mực chung, quy định các cơ sở trình bày BCTC theo mục đích chung, để đảm bảo tính có thể so sánh của BCTC của đơn vị ở các kỳ trước và BCTC của các đơn vị khác. Chuẩn mực đặt ra yêu cầu tổng thể cho việc trình bày BCTC, hướng dẫn về cấu trúc và các yêu cầu tối thiểu về nội dung của báo cáo (Đoạn 1). Chuẩn mực khuyến khích DN công bố các thông tin phi tài chính như mục tiêu, chính sách quản lý rủi ro tài chính của đơn vị. Liên quan đến báo cáo MT, chuẩn mực cũng khuyến khích các DN trình bày các thông tin ngoài BCTC như báo cáo MT và báo cáo giá trị gia tăng, đặc biệt các DN trong ngành công nghiệp có ảnh hưởng đến MT rất quan trọng và người lao động trong các DN này được xem là nhóm sử dụng quan trọng. Báo cáo trình bày bên ngoài BCTC vượt ra ngoài phạm vi của IFRS (Đoạn 14).

Chuẩn mực IAS 8- Chính sách kế toán, sự thay đổi các ước tính kế toán và sai sót, đã quy định các tiêu chí lựa chọn và thay đổi chính sách kế toán, cùng với việc xử lý kế toán và công bố những thay đổi trong chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và xử lý sai sót (đoạn 3). Phạm vi của IAS 8 xem xét các lỗi cơ bản, điều chỉnh hồi tố của BCTC, và xem các sai sót như thế nào là trọng yếu hay không trọng yếu để xem xét và điều chỉnh. Kết quả của hoạt động kinh doanh không chắc chắn, nhiều khoản mục trên BCTC không được đo lường chính xác mà được ước tính. Ước tính liên quan đến những đánh giá trên cơ sở những thông tin đáng tin cậy hiện có và mới nhất. Ví dụ, ước tính cho khoản dự phòng chi phí dọn dẹp, dự phòng những khoản chi phí khác liên quan về MT như: Ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, khí thải độc hại và chất thải nguy hại, dự phòng mua sắm các thiết bị kiểm soát ô nhiễm (Goyal, 2013).

IAS 2 – Hàng tồn kho, quy định có liên quan đến các ngành công nghiệp ô nhiễm cao, chẳng hạn như khai thác khoáng sản gây ô nhiễm, ghi nhận bãi thải như là tài sản với giá trị còn lại. Chuẩn mực này, yêu cầu bãi thải của các công ty mỏ phải được ghi nhận như hàng tồn kho nếu phát sinh chi phí để bãi thải chuyển thành hàng hoá có thể bán được (Elena Barbu…. 2012).

IAS 10 - Sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ, mô tả các bước công việc đơn vị cần thực hiện để công bố các sự kiện có liên quan xảy ra sau ngày kết thúc năm tài chính, những sự kiện này, sự kiện tác động MT và mô tả những nguyên nhân gây ra tác động MT. Một đơn vị có thể phát hiện ngay sau khi kết thúc niên độ của một sự cố ô nhiễm, ví dụ,

Page 191: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

191

sự rò rỉ hóa chất không được phát hiện trong một thời gian (trước ngày lập báo cáo). Cho tới khi có sự tác động tài chính trước thời điểm khóa sổ và các TK điều chỉnh được dùng ghi nhận sự kiện này. Ngoài ra, còn có những sự cố ảnh hưởng đến MT, ví dụ như một sự cố tràn dầu ngoài khơi, xảy ra sau ngày kết thúc niên độ không được ghi nhận cho dù ảnh hưởng lớn hay nhỏ. Với những sự kiện không điều chỉnh là trọng yếu và không công bố có thể ảnh hưởng đến người sử dụng thông tin thì đơn vị cần phải trình bày bản chất của sự kiện và có thể ước tính hoặc không ước tính khoản thiệt hại (Goyal, 2013).

IAS 16- Tài sản, nhà xưởng và máy móc thiết bị, quy định về tài sản, thiết bị có thể được mua sắm vì an toàn hay lý do MT. Việc mua sắm các tài sản này có thể không mang lại lợi ích kinh tế tương lai nhưng việc phải có tài sản này là cần thiết cho sự hoạt động liên tục của đơn vị, như vậy trong trường hợp mua sắm tài sản này nằm ngoài phạm vi định nghĩa của tài sản. Ví dụ, một nhà sản xuất hóa chất có thể cài đặt các quá trình xử lý hóa học mới để tuân thủ các yêu cầu về MT đối với sản xuất và kho chứa hóa chất nguy hiểm. Cải tiến nhà máy liên quan được ghi nhận là tài sản vì nếu không có hệ thống này đơn vị không thể sản xuất và bán hóa chất.

IAS 20 - Kế toán các khoản trợ cấp của Chính phủ và trình bày các khoản hỗ trợ của Chính phủ. Theo chuẩn mực này bất kỳ khoản trợ cấp thương mại phát thải từ chính phủ phải được coi là khoản trợ cấp từ chính phủ. Tuy nhiên, trợ cấp của chính phủ, bao gồm các khoản trợ cấp phi tiền tệ theo giá trị hợp lý, chỉ được ghi nhận khi đảm bảo chắc chắn rằng: (a) DN sẽ tuân thủ các điều kiện đi kèm; và (b) Chắc chắn sẽ nhận được khoản trợ cấp này. Chuẩn mực quy định một tham chiếu, liên quan đến việc phân bố ban đầu của quyền phát thải và việc ghi nhận trên BCTC.

IAS 36 - Tổn thất tài sản, quy định nếu đơn vị có bằng chứng về sự giảm giá trị tài sản, đơn vị phải đánh giá và xác định giá trị có thể thu hồi của tài sản. Tổn thất tài sản có thể do một sự kiện gây ra và làm sụt giảm giá trị của một tài sản cố định. Điều này có thể là do sự cố MT, sự thay đổi trong luật pháp về MT. Những tài sản này phải được phản ảnh ngay khi có sự tác động của MT. Tổn thất tài sản này được ghi nhận như một khoản giảm trừ giá trị còn lại của tài sản và một khoản chi phí được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh.

IAS 37 – các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng. Một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi thoả mãn các điều kiện sau: (a) DN có nghĩa vụ nợ (trách nhiệm pháp lý hoặc trách nhiệm liên đới) do kết quả từ một sự kiện đã xảy ra trong quá khứ (b) Có khả năng để thanh toán nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm. (c) Được xem xét và điều chỉnh tại mỗi thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm, để phản ánh ước tính chính xác nhất tại thời điểm hiện tại. Như vậy, trong trường hợp các hoạt động của đơn vị gây ra ô nhiễm MT, đơn vị không có nghĩa vụ pháp lý để xử lý ô nhiễm nhưng chuẩn mực IAS 37 về dự phòng hướng dẫn đơn vị có nghĩa vụ ghi nhận nếu đơn vị hành động có trách nhiệm về MT.

IAS 38 - Tài sản vô hình, cũng liên quan đến báo cáo MT. Để giảm phát thải, Liên minh châu Âu đã vận hành hệ thống đầu tiên về hạn chế và kinh doanh khí thải CO2. (a cap and trade emissions program) theo Nghị định thư Kyoto, chấp nhận một hệ thống cho phép thương mại hóa lượng khí thải cắt giảm, nhằm giúp các nước phát triển tham gia Nghị định thư một cách linh hoạt hơn khi tiến hành các biện pháp cắt giảm khí gây hiệu ứng nhà kính. Mỹ cũng đã vận hành thành công hệ thống này cho các khí thải dioxit sulfur và nitơ oxit.

Page 192: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

192

Theo đó, các DN chỉ được thải khí trong hạn mức ở một thời gian cho phép. Các DN thải nhiều hơn hạn mức cho phép phải mua hạn mức hoặc quyền thải khí từ các DN thải ít hơn. Vì thế, thị trường mua bán hạn mức giúp các DN giảm được lượng khí thải đáng kể. IAS 38 trình bày tài sản vô hình, xem xét việc ghi nhận và đo lường quyền phát thải trong trường hợp này.

IAS 41 - Nông nghiệp, quy định về kế toán hoạt động nông nghiệp - quản lý sự chuyển đổi các tài sản sinh học (cây trồng và vật nuôi) thành các sản phẩm nông nghiệp. Chuẩn mực này không đề cập đến MT nhưng lại là một ngành có ảnh hưởng đến MT. Các tài sản sinh học được ghi nhận theo giá trị hợp lý trừ đi các chi phí ước tính để bán tài sản đó tại ngày lập bảng cân đối kế toán, trừ khi giá trị hợp lý không thể xác định được một cách đáng tin cậy. Ví dụ, sự phát triển của thị trường tín dụng carbon rừng sẽ tác động giá trị rừng và được ghi nhận trong báo cáo.

Thị trường tín dụng carbon được xem là công cụ chính để giảm phát thải CO2, một trong 4 loại khí gây hiệu ứng nhà kính. Hoạt động của thị trường carbon được hỗ trợ bởi 4 cơ chế chính được nêu ra trong Nghị định thư Kyoto, đó là cơ chế buôn bán sự phát thải, cơ chế phát triển sạch (CDM) và cơ chế đồng thực hiện (JI) cơ chế giảm phát thải do phá rừng và thoái hóa rừng (REDD).

IFRS 3 - Hợp nhất kinh doanh, cung cấp các hướng dẫn về công nợ tiềm tàng bao gồm cả trách nhiệm pháp lý liên quan đến MT tồn tại tại thời điểm hợp nhất kinh doanh. Các tài sản và các khoản nợ khi hợp nhất kinh doanh phải được đánh giá theo giá trị hợp lý, điều này có liên quan đến việc xem xét sự tác động MT đến tài sản và các khoản nợ. Giá trị hợp lý là giá sẽ nhận được khi bán một tài sản hoặc thanh toán một khoản nợ phải trả trong một giao dịch thị trường có trật tự giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị. Giá trị hợp lý của các khoản dự phòng cần thiết cho việc khắc phục hậu quả đối với các vấn đề MT liên quan đến tài sản, yêu cầu việc xác định các vấn đề MT và ước tính các khoản chi phí khắc phục.

IFRS 6 – Thăm dò và đánh giá các tài nguyên khoáng sản. Quy định việc trình bày BCTC đối với DN hoạt động thăm dò và đánh giá các tài nguyên khoáng sản cho đến khi IASB hoàn thành các quy định hoàn thiện về lĩnh vực này. Chuẩn mực này, liên quan đến ngành có tác động lớn đến MT vì có hoạt động khai khoáng. Chuẩn mực hướng dẫn việc ghi nhận chi phí khai khoáng cũng như cách ghi nhận đối với tài sản là nguồn tài nguyên. IFRS 6 không bao gồm các khoản chi phí phát sinh trước hoặc sau giai đoạn thăm dò và đánh giá. Vì vậy, đơn vị ghi nhận chi phí thăm dò phù hợp với IAS và IFRS khác.

IFRS 8 - Bộ phận kinh doanh, áp dụng đối với BCTC riêng biệt cho các bộ phận của một DN (và đối với BCTC hợp nhất của một tập đoàn theo mô hình công ty mẹ - công ty con), yêu cầu các đơn vị báo cáo về sản phẩm, dịch vụ, khu vực địa lý đơn vị đang hoạt động. Chuẩn mực đưa ra hướng dẫn về bộ phận kinh doanh cần phải lập báo cáo bộ phận (giới hạn thông thường là 10%). Những quy định của IFRS 8 có ý nghĩa đối với các công ty có bộ phận kinh liên quan với dịch vụ MT và bảo vệ MT như tái chế, công nghệ xanh và năng lượng sạch,… Kết luận

Hệ thống chuẩn mực kế toán quốc tế IAS/IFRS không dành riêng một chuẩn mực về trình bày báo cáo MT, nhưng nhiều nội dung trong IAS/IFRS hướng dẫn DN ghi nhận và

Page 193: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

193

trình bày thông tin về MT. Trên cơ sở phân tích các chuẩn mực IAS/IFRS liên quan đến thông tin MT, cho thấy việc lập BCTC MT đang là yêu cầu bắt buộc. Các DN cần tăng cường phạm vi của báo cáo về MT, thống nhất về phương pháp tiếp cận, nhận dạng và đo lường chi phí MT, lợi ích MT, tài sản MT và trách nhiệm pháp lý về MT.

-------------------------. Tài liệu tham khảo

Ansari, Firoz Mohammad (2010), Environmental Accounting and International Financial Reporting Standards (IFRS), International Journal Business and Management. Vol 5, No. 10, October 2010 Elena Barbu, Pascal Dumontier, Niculae Feleag˘a, Liliana Feleag˘a (2012), Mandatory environmental disclosures by companies complying with IAS/IFRS: The case of France, Germany and the UK, <halshs-00658409> Goyal Neeraj (2013), Integrating Corporate Environmental Reporting & IFRS/IAS: Need of the hour, International Journal of Management and Social Sciences Reporting Reporting (IJMSSR) ISSN: 2319-4421 Hải Hà (2012), Thị trường carbon và cơ hội, http://www.misa.com.vn/tin-tuc/chi-tiet/newsid/14868/Thi-truong-carbon-va-co-hoi, truy cập ngày 9/12/2016 IASB (2016), IFRS 2016 Blue book, IFRS Foundation Publications Department, Copyright © 2016 IFRS Foundation,13/1/2016 IASB (2016), IFRS 2016 Red book, IFRS Foundation Publications Department, Copyright © 2016 IFRS Foundation,13/1/2016 Ministry of the Environment, Government of Japan (2012), Environmental Reporting Guidelines, Fiscal Year 2012 Version Quốc hội (2014), Luật bảo vệ MT 55/2014/QH13, ngày 23/6/2014 Sun & Shield (2008), IFRSs & VASs, S&S Auditing and Consulting Co., Ltd, tháng 1/2008

Page 194: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

194

BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ĐỐI SÁNH GIỮA VAS 25 VÀ IAS 27/IFRS 10

TS. Nguyễn Thị Mai Hương, Đại học Ngân hàng Tp.HCM

Hiện tại, việc xây dựng chuẩn mực kế toán (CMKT), chế độ kế toán và các quy định kế toán dựa trên nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo hệ thống CMKT Việt Nam góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong báo cáo tài chính (BCTC) của các doanh nghiệp (DN), phản ánh được các giao dịch của nền kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Mặc dù CMKT của chúng ta đã có những thay đổi rất lớn nhưng vẫn còn những điểm khác nhau rất đáng kể giữa VAS và IAS/IFRS gây khó khăn khi lập BCTC. Tình trạng nộp các báo cáo chậm trễ, thuyết minh báo cáo chưa đầy đủ và chuẩn xác thường xuyên xảy ra với các DN Việt Nam. Bài viết tập trung bàn luận những khác biệt về BCTC hợp nhất giữa CMKT Việt Nam (VAS 25) so với quốc tế (IAS 27/IFRS 10) để Việt Nam cần phải sửa đổi nhằm đáp ứng với xu hướng của thế giới nhưng vẫn đảm bảo thực hiện theo đúng chuẩn mực Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Từ khóa: BCTC hợp nhất, chuẩn mực BCTC,…

Các tập đoàn lớn sát nhập, liên kết lại với nhau để hình thành các tập đoàn đa quốc gia có nhiều lợi thế lớn trong cạnh tranh nhằm thống trị nền kinh tế toàn cầu đang là một xu hướng kinh tế lớn trên thế giới. Tuy nhiên, việc các công ty lớn sát nhập đã phát sinh ra nhiều vấn đề thuộc khía cạnh kế toán, tài chính, và một trong số ấy chính là BCTC hợp nhất. Báo cáo hợp nhất ra đời nhằm cung cấp cho người đọc các thông tin hữu ích về hoạt động tập đoàn như nguồn lực kinh tế do tập đòan kiểm soát, các nghĩa vụ và khả năng sinh lời... Sự chuyển động mãnh liệt của các tập đoàn kinh tế lớn tại Việt Nam đã và đang đặt ra sự cần có một chuẩn mực báo cáo hợp nhất chuẩn tắc, đầy đủ và hoàn thiện để trình bày tình hình hoạt động của đơn vị. Trên thực tế, Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chuẩn mực, thông tư hướng dẫn thực hiện báo cáo hợp nhất ( VAS 11, VAS 23, VAS 25 ) tuy nhiên vẫn chưa đi sâu vào hết các khía cạnh của báo cáo hợp nhất và thiếu các dẫn chứng cụ thể, hay BCTC hợp nhất của nhiều công ty được niêm yết, các khoản đầu tư vẫn chưa được ghi nhận đúng theo quy định. Trong khi đó, IASB đã ban hành lại một số CMKT quốc tế về hợp nhất kinh doanh và BCTC hợp nhất cụ thể năm 2010 (IFRS 3), năm 2011 (IFRS 10, IFRS 11, IFRS 12, IAS 27 VÀ IAS 28) để phản ánh trung thực và hợp lí hơn về quy trình hợp nhất .Mặc dù chúng ta thừa nhận những giá trị tích cực mà IFRS mang lại tính minh bạch cao, gia tăng niềm tin cho nhà đầu tư trên toàn cầu về những thông tin trong BCTC của các DN…, nhưng theo định hướng chính sách của Bộ Tài chính, việc xem xét áp dụng IFRS vào điều kiện cụ thể của Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế thị trường chuyển đổi đòi hỏi cần có lộ trình phù hợp trước khi tiến tới áp dụng hoàn toàn IFRS. Đối sánh giữa Việt Nam và quốc tế về BCTC hợp nhất - ghi nhận theo CMKT

Về mặt pháp lý, công ty mẹ và các công ty con hoàn toàn độc lập với nhau. Tuy nhiên, mục đích của BCTC hợp nhất là thông tin tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của tập

Page 195: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

195

đoàn như một đơn vị kinh doanh duy nhất, trong đó phản ảnh toàn bộ tài sản do tập đoàn kiểm soát và các nghĩa vụ đi kèm cũng như doanh thu và lợi nhuận mà tập đoàn đã thực hiện đối với bên ngoài. Vì vậy, BCTC hợp nhất sẽ giúp người sử dụng có được thông tin hữu ích về nguồn lực mà tập đoàn đang nắm giữ, cơ cấu tài chính cũng như khả năng sinh lợi thực sự của tập đoàn. Cụ thể là:

- Tài sản và cơ cấu tài sản của các công ty con. Qua đó, người đọc đánh giá được các nguồn lực kinh tế của tập đoàn và khả năng quản lý chúng;

- Các khoản nợ mà các công ty con đang gánh chịu, bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Thông tin này rất quan trọng cho việc đánh giá tình trạng tài chính và khả năng thanh toán của tập đoàn;

- Doanh thu và lợi nhuận đạt được của toàn bộ tập đoàn giúp người đọc hiểu được quy mô kinh doanh, tính hữu hiệu và hiệu quả trong việc sử dụng vốn của tập đoàn;

- Kết quả hoạt động của các công ty con trong quá khứ đóng góp vào lợi nhuận chưa phân phối của tập đoàn;

- Ngoài ra, với cách hợp nhất để trình bày toàn bộ tình hình tài chính và kết quả hoạt động như một DN duy nhất, tất cả các công nợ và giao dịch nội bộ trong tập đoàn đều bị loại bỏ, giúp người đọc BCTC không bị đánh giá sai lệch do những quan hệ nội bộ và thiếu khách quan giữa các thành viên trong tập đoàn.

Quy trình hợp nhất BCTC theo quy định của VAS 25 nói chung đã tuân thủ những quy định của IAS 27/IFRS 10. Quy trình hợp nhất khá rõ ràng, các phương pháp kế toán sử dụng để hợp nhất đi theo xu hướng mới của IAS và theo đó qui trình hợp nhất BCTC trong mô hình công ty mẹ - công ty con được thực hiện qua bốn giai đoạn: đồng hóa, kết hợp, loại trừ, phân bổ vốn chủ sở hữu. Cụ thể:

- Về phương pháp hợp nhất áp dụng: Ở Việt Nam mọi trường hợp hợp nhất đều sử dụng phương pháp mua. Đây là phương pháp thông dụng trên thế giới và phù hợp với xu hướng quốc tế.

- Về phương pháp xác định lợi ích cổ đông thiểu số: Lợi ích cổ đông thiểu số được xác định theo phương pháp thay thế, tức là được xác định thông qua lợi ích của công ty mẹ. Việc lựa chọn phương pháp này là phù hợp với CMKT quốc tế.

- Hợp nhất BCTC tại thời điểm mua và thanh lí: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con bị thanh lí cũng được đưa vào báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất cho tới ngày thanh lý công ty con (ngày mà công ty mẹ thực sự chấm dứt quyền kiểm soát công ty con). Số chênh lệch giữa khoản thu về thanh lý công ty con và giá trị ghi sổ còn lại của tài sản trừ đi nợ phải trả của công ty con này tại ngày thanh lý được ghi nhận trong BCKQKD hợp nhất như khoản lỗ/lãi thanh lý công ty con.

- Về đồng hóa chính sách kế toán và ngày lập BCTC: BCTC hợp nhất được lập phải áp dụng các chính sách kế toán một cách thống nhất cho các giao dịch, sự kiện cùng loại trong những hoàn cảnh tương tự. Nếu không sử dụng chính sách kế toán một cách thống nhất khi hợp nhất BCTC thì công ty mẹ phải giải trình vấn đề này cùng với các khoản mục đã được hạch toán theo các chính sách khác nhau trong BCTC hợp nhất. Thông thường ngày lập báo cáo công ty mẹ trùng với công ty con, tuy nhiên đối với BCTC dùng để hợp nhất được lập ở các ngày khác nhau phải thực hiện việc điều chỉnh cho những giao dịch hay những sự kiện

Page 196: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

196

quan trọng xảy ra giữa báo cáo đó và BCTC của công ty mẹ. Trong bất kì trường hợp nào, sự khác biệt về thời điểm lập BCTC không được quá 3 tháng.

- Về lợi ích cổ đông thiểu số: Các khoản lỗ tương ứng với phần vốn của cổ đông thiểu số trong công ty con được hợp nhất có thể lớn hơn vốn của họ trong tổng vốn chủ sở hữu của công ty con. Khoản lỗ vượt trội cũng như bất kì khoản lỗ thêm nào khác được tính vào phần lợi ích của cổ đông đa số trừ khi cổ đông thiểu số có nghĩa vụ ràng buộc và có khả năng bù đắp các khoản lỗ đó. Nếu sau đó công ty con có lãi, khoản lãi đó sẽ được phân bổ vào phần lợi ích của cổ đông đa số cho tới khi phần lỗ trước đây do các cổ đông đa số gánh chịu được bồi hoàn đầy đủ.

Bên cạnh điểm tương đồng, công tác lập và trình bày BCTC tại các quốc gia cũng có những khác biệt như nguyên tắc đo lường, nội dung chi tiết của hệ thống BCTC, và thậm chí cả về thuật ngữ được sử dụng để mô tả các khoản mục trên báo cáo… đặc biệt là trong phạm vi tập đoàn đa quốc gia. Chẳng hạn, một công ty có trụ sở tại nước ngoài có cơ sở tại Việt Nam, vì hai hệ thống kế toán khác nhau nên bên cạnh việc lập BCTC riêng cho công ty mẹ ở nước ngoài và cơ sở tại Việt Nam, họ còn phải chuyển đổi BCTC theo quy định của Việt Nam sang báo cáo theo các quy tắc của quốc gia nơi đặt trụ sở của công ty mẹ để lập báo cáo hợp nhất. Việc làm này gây tốn kém về mặt thời gian và công sức, gây trở ngại cho người sử dụng khi đọc hiểu và đánh giá chất lượng BCTC ở một quốc gia khác, đặc biệt là khi so sánh với BCTC của các quốc gia khác không chỉ trong khu vực mà còn trên cả thế giới, ảnh hưởng rất lớn trong việc ra quyết định đầu tư quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay. Cụ thể là:

VAS 25 IAS 27 IFRS 10 1. Mục tiêu Kế toán các khoản đầu tư vào Cty con trong

BCTC riêng của Cty mẹ. Đồng thời loại bỏ các khoản đầu tư vào các Cty liên kết và Cty liên doanh ra khỏi phạm vi áp dụng (các khoản đầu tư này được điều chỉnh bởi VAS 07 và VAS 08)

Mục đích của chuẩn mực này chỉ đề cập đến BCTC riêng (Điều 1- IAS 27).Mục tiêu của IAS 27 là các quy định kế toán và yêu cầu công bố thông tin đối với các khoản đầu tư vào các Cty con, liên doanh, liên kết khi Cty mẹ hoặc tập đoàn chuẩn bị BCTC riêng biệt.

Thiết lập các nguyên tắc trình bày và lập BCTC hợp nhất khi một thực thể kiểm soát một hoặc nhiều đơn vị khác

2. Đối tượng, phạm vi áp dụng

Kế toán các khoản đầu tư vào Cty con trong BCTC riêng của Cty mẹ. Đồng thời loại bỏ các khoản đầu tư vào các Cty liên kết và Cty liên doanh ra khỏi phạm vi áp dụng (các khoản đầu tư này được điều chỉnh bởi VAS 07 và 08)

Áp dụng cho một Cty mẹ và Cty con trong tập đoàn chịu sự kiểm soát của Cty mẹ.

Áp dụng cho một đơn vị là Cty mẹ và cho tất cả những đơn vị khác ngoại trừ: + Đáp ứng các điều kiện miễn trừ theo quy định tại IFRS10. + Các quỹ phúc lợi, hưu trí dài hạn cho người lao động thuộc phạm vi của IAS 19.

3.Xác định quyền kiểm soát

Các Cty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở Cty con. Trong các trường hợp sau đây, quyền kiểm soát còn được thực hiện ngay cả khi Cty mẹ nắm giữ ít hơn 50% quyền biểu quyết: a) Các nhà đâu tư khác thỏa thuận dành cho Cty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết; b) Cty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thỏa thuận; c) Cty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lí tương đương; d) Cty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lí tương đương.

Quyền kiểm soát chủ yếu dựa vào tỉ lệ biểu quyết, mô hình kiểm soát kết hợp giữa quyền lực (quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của một đơn vị) và lợi ích (các lợi ích thu được từ các hoạt động).

IFRS đưa ra khái niệm mới về quyền kiểm soát so với IAS 27. Quyền kiểm soát được đánh giá thông qua việc xác định các hoạt động liên quan và đánh giá quyền lực (khả năng hiên tại để chỉ đạo các hoạt động có liên quan), đánh giá lợi nhuận (liệu nhà đầu tư có chịu rủi ro hoặc có quyền lợi đối với các khoản lợi nhuận biến đổi từ mối quan hệ với bên nhận đầu tư mô hình kiểm soát dựa trên mối quan hệ giữa quyền lực và lợi nhuận.

4.Điều kiện Cty mẹ được miễn lập BCTC hợp

Cty mẹ đồng thời là một Cty con bị một Cty khác sở hữu toàn bộ hoặc gần như toàn bộ và nếu được các cổ đông thiểu số trong Cty

Tương tự như VAS 25, tuy nhiên điều kiện nghiêm ngặt hơn, các phần vốn góp thiểu số nêu trên không có quyền biểu quyết, được thông báo và không phản đối quyết định; các công nợ hoặc vốn của Cty mẹ không được giao dịch trên thị

Page 197: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

197

nhất chấp thuận thì không phải lập và trình bày BCTC hợp nhất.

trường tài chính; Cty mẹ không nộp hoặc không đang quá trình nộp BCTC cho Ủy ban chứng khoán hoặc cơ quan quản lí Nhà nước khác nhằm mục đích phát hành công cụ tài chính trên thị trường.

5.Thời gian lập BCTC hợp nhất

Các BCTC chỉ bắt buộc vào cuối năm, các báo cáo giữa niên độ không bắt buộc mà chỉ khuyến khích lập BCTC hợp nhất, các tập đoàn chỉ phải công bố báo cáo riêng của Cty mẹ.

Các BCTC hợp nhất phải được lập cho BCTC năm cũng như giữa niên độ.

6. Khái niệm BCTC riêng và phương pháp giá vốn

Chúng ta không đề cập nội dung này BCTC hợp nhất là BCTC được trình bày bởi một Cty mẹ (là nhà đầu tư vào một Cty liên kết hoặc Cty đồng kiểm soát) trong đó các khoản đầu tư này được hạch toán trên cơ sở phần vốn góp trực tiếp chứ không phải trên cơ sở phần vốn ròng của các đơn vị được đầu tư. Phương pháp giá vốn là phương pháp hạch toán đầu tư qua đó khoản đầu tư được ghi nhận theo giá vốn.

7.Chính sách kế toán đồng nhất

Nếu việc sử dụng các chính sách kế toán đồng nhất trong việc lập BCTC hợp nhất là không khả thi thì tính đồng nhất này nên được thuyết minh cùng với tỷ lệ các khoản mục trong BCTC hợp nhất chịu ảnh hưởng bởi các chính sách kế toán khác nhau.

Loại bỏ tình huống này.

8.Lợi ích của cổ đông không nắm quyền kiểm soát

Yêu cầu trình bày tách biệt với các khoản nợ phải trả và Vốn CSH của các cổ đông Cty mẹ.

Trình bày trong mục vốn CSH, tách riêng khỏi vốnCSH của các cổ đông Cty mẹ trong Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

9.Các khoản lỗ trong giao dịch nội bộ

Lỗ chưa thực hiện phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn được loại bỏ trừ khi giá vốn không thể thu hồi được.

Các khoản lỗ trong nội bộ tập đoàn có thể ám chỉ một sự giảm giá trị mà đòi hỏi phải được ghi nhận trong BCTC hợp nhất, không được loại bỏ các khoản lỗ trong giao dịch nội bộ của tập đoàn.

10. Quy tổng thunhập toàn diện cho các CSH củaCty mẹ và cho các phần vốn góp không nắm quyền kiểm soát/ thiểu số

Khoản dôi ra và bất kì khoản lỗ thêm nào được quy định cho phần vốn góp thiểu số đều được phân bổ cho phần vốn góp đa số trừ khi bên vốn góp thiểu số có nghĩa vụ ràng buộc và có khả năng đầu tư bổ sung để bù lỗ. Tuy nhiên, thông tư 23.2005/TT-BTC không cho phép việc phân bổ mà dẫ đến việc phần vốn góp thiểu số có số dư âm.

Yêu cầu sự phân bổ này ngay cả khi việc này dẫn đến việc phần vốn góp không nắm quyền kiểm soát có số dư âm.

11.Ghi nhận khoản đầu vào Cty con trong BCTC riêng của Cty mẹ

Cho phép ghi theo giá gốc các khoản đầu tư đó.

Trình bày theo phương pháp giá gốc hoặc “ Tài sản tài chính sẵn có để bán” theo IAS 39 IFRS 9.

12.DN mất quyền kiểm soát Cty con

Không có hướng dẫn cụ thể; Không được phép ghi nhận lại theo giá trị hợp lí của khoản đầu tư được giữ lại.

Yêu cầu DN hủy ghi nhận các tài sản và nợ phải trả các cấu phần CSH có liên quan ở Cty con cũ. Bất kì khoản lãi hoặc lỗ đều được ghi nhận trong báo cáo lãi lỗ. Bất kì khoản đầu tư nào được giữ lại trong Cty con cũ đều đo lường theo giá trị hợp lý tại ngày mất quyền kiểm soát.

13.Về việc loại trừ một Cty con khỏi việc hợp nhất BCTC

Một Cty con được loại trừ một Cty con khỏi việc hợp nhất BCTC khi: a) Quyền kiểm soát của Cty mẹ chỉ là tạm thời vì Cty con này chỉ được mua và nắm giữ cho mục đích bán lại trong tương lai gần (dưới 12 tháng); b) Hoạt động của Cty con bị hạn chế trong thời gian dài và điều này ảnh hưởng đáng kể tới khả năng chuyển vốn cho Cty mẹ. Cty mẹ kế toán khoản đầu tư vào Cty con loại này theo quy định tại CMKT "Công cụ tài chính".

Một Cty con được loại trừ khỏi việc hợp nhất BCTC khi: a) Các Cty con bị mua và giữ để sau đó thanh lí trong tương lai gần; b) Các Cty con hoạt động theo những hạn chế nghiêm ngặt lâu dài và làm tổn hại đáng kể đến khả năng chuyển giao vốn.

13.Thay đổi về quyền sở hữu của Cty mẹ

Không đề cập nội dung này Yêu cầu thay đổi phần vốn góp sở hữu của một Cty mẹ trong một Cty con mà không dẫn đến việc mất quyền kiểm soát sẽ được hạch toán trong phạm vi vốn CSH, làm giảm hoặc tăng phần vốn góp không nắm quyền kiểm soát. Các thay đổi về quyền sở hữu của Cty mẹ sẽ hạch toán trong tài khoản lãi/lỗ.

Trao đổi của tác giả

Trước đây, quan niệm cho rằng kế toán là công việc ghi chép trên sổ sách của đơn vị. Tuy nhiên, thông tin công bố ra công chúng lại nằm ở BCTC, sổ kế toán chỉ là phương tiện tập hợp dữ liệu để lập BCTC và BCTC mới là sản phẩm cuối cùng của công tác kế toán. Vì vậy, những thuật ngữ như ghi nhận, dừng ghi nhận, xác định giá trị… đều được hiểu theo

Page 198: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

198

cách mới là cho BCTC chứ không phải chỉ là công việc ghi chép đơn thuần trên sổ kế toán. Đồng thời, theo Ủy ban CMKT quốc tế (IASB), trong 10 năm gần đây, việc áp dụng các Chuẩn mực IFRS đã phát triển nhanh chóng và được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới. Trong số 140 quốc gia được IASB khảo sát, có 116 nước yêu cầu toàn bộ hoặc hầu hết những DN nội địa áp dụng IFRS và đa số những quốc gia còn lại cho phép áp dụng IFRS. Tất cả các tổ chức có tác động quan trọng đến nền kinh tế thế giới như G20, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Hội đồng ổn định tài chính quốc tế (FSB), Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO)… đều ủng hộ và hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên toàn cầu.

Như vậy, hợp nhất BCTC theo chuẩn mực BCTC quốc tế là xu hướng tất yếu đối với các DN Việt Nam. Việc thực hiện không đầy đủ và không tuân thủ quy trình hợp nhất của CMKT dẫn đến thông tin không trung thực, cung cấp các thông tin thiếu chính xác, ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng thông tin, và cũng đồng nghĩa chúng ta tự từ bỏ cơ hội “marketing” cho chính mình. Để hoàn thiện BCTC hợp nhất cho các DN, vai trò của Bộ Tài chính rất quan trọng, song cũng rất cần có sự đồng hành của DN, các trường đại học để tạo nên những động thái kết hợp đồng bộ từ khâu soạn thảo đến khâu đào tạo chế độ kế toán và thực hiện công tác kế toán, chẳng hạn:

- Xác định rõ mức độ “hội nhập” hay “hội tụ” của hệ thống kế toán Việt Nam trước khi xây dựng, chuẩn hóa và ban hành văn bản về quy trình thực hiện BCTC hợp nhất cho DN; hoàn thiện hệ thông chuẩn mực BCTC hơp nhất;

- Tiến hành lấy ý kiến của các DN khi triển khai thực hiện BCTC tại đơn vị, nhằm có giải pháp nâng cao trình độ hiểu biết của nhà quản lý tại DN khi nhận được thông tin trình bày trên BCTC hợp nhất để các đối tượng này sử dụng BCTC hợp nhất thành một công cụ hữu ích cho việc kiểm soát và ra quyết định liên quan đến hướng hoạt động của toàn DN;

- Phối hợp giữa các trường đại học, hội nghề nghiệp,… thực hiện đào tạo, hướng dẫn để đảm bảo tính chính xác và khoa học của quy trình;

- Hướng dẫn xây dựng mô hình tổ chức kế toán phù hợp với tình hình tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh và đặc điểm hoạt động để có được những thông tin thích hợp khi đánh giá các Cty con và phục vụ cho việc lập BCTC hợp nhất;

- Tổ chức các buổi hội thảo khoa học để thu nhận, tổng hợp các ý kiến từ nhiều bên liên quan như nhà hoạch định chính sách, nhà DN, trường đại học,… nhằm nhanh chóng nhận ra những bất cập, khác biệt để có giải pháp hoàn thiện chuẩn mực BCTC hợp nhất Việt Nam nhanh chóng, hiệu quả.

Kết luận Việc nghiên cứu chuyển đổi sang IFRS là hết sức cấp thiết trong bối cảnh CMKT Việt

Nam chưa giải quyết được các vấn đề phức tạp về kế toán và chưa dáp ứng đầu đủ nhu cầu ngày càng cao trong việc lập và trình bày BCTC của các DN không chỉ FDI mà còn cả DN trong nước. IFRS không chỉ giúp làm tăng tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh của các DN mà còn cung cấp thêm nhiều thông tin hữu ích cho người sử dụng. Việc lập và trình bày BCTC hợp nhất theo chuẩn chung của quốc tế sẽ thu hẹp khoảng cách chất lượng BCTC của

Page 199: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

199

Việt Nam và các quốc gia trên toàn cầu, qua đó góp phần hạn chế những rào cản trong quá trình đầu tư vào Việt Nam của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như việc đầu tư ra thị trường quốc tế của các DN trong nước, đặc biệt là các DN niêm yết.

-------------------------------

Tài liệu tham khảo André at al (2012). Voluntary Adoption of IFRS: A Study of Determinants for UK Unlisted Firms. Available at SSRN: http://ssrn.com/abstract=1978986 Alp, A., & Ustuntag, S., 2009.Financial reporting transformation the experience of Turkey.Critical Perspective on Accounting, 20, 680-699. Bộ Tài chính (2000a), Quyết định 276/2000 QĐ-BTC về Quy định chức năng và nhiệm vụ của Hội đồng quốc gia về kế toán. Bộ Tài chính (2000b), Quyết định 489/2000 QĐ-BTC về quy trình xây dựng CMKT. Bộ Tài chính (2005), Quyết định về việc chuyển giao cho Hội nghề nghiệp thực hiện một số nội dung công việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán. Bộ Tài chính (2005). Thông tư 23/2005/BTC Hướng dẫn những nội dung của chuẩn mực 25 liên quan đến lập BCTC hợp nhất Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014 TT-BTC Hướng dẫn chế độ kế toán DN. Cascino, S. & Gassen, J., 2009. Comparability effects of mandatory IFRS adoption. SFB 649 Economic Risk Berlin Davidson, R. & Chrisman, H., Interlinguistic Comparison of International Accounting Standards: The Case of Uncertainty Expressions. The International Journal of Accounting 28, 1–16. Djatej, A. et al, 2012. Critical factors of IFRS adoption in the US: an empirical study. Journal of Finance and Accountancy, Vol 9, pp 1-14. Doupnik, T. & Richter, M., 2003. Interpretation of Uncertainty Expressions: A Cross-National Study. Accounting, Organizations and Society, 15–35. IFRS Foundation (2016).Structure of IFRS. Quốc hội (2015). Luật Kế toán Việt Nam. VAA (2015). Hoạt động Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam.

Page 200: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

200

TÍNH PHỨC TẠP KHI ÁP DỤNG IFRS: NGHIÊN CỨU VỀ TỔN THẤT LỢI THẾ THƯƠNG MẠI

PGS. TS. Trần Mạnh Dũng (CPA) Đại học Kinh tế quốc dân

Trong trường hợp giá trị có thể thu hồi của tài sản thấp hơn giá trị ghi sổ thì kế toán xuất hiện chi phí tổn thất tài sản. Giá trị có thể thu hồi được xác định là giá lớn hơn giữa giá trị hợp lý (GTHL) trừ đi chi phí để bán và giá trị sử dụng. Việc xác định GTHL và giá trị sử dụng thực sự là một thách thức cho các doanh nghiệp (DN) lần đầu áp dụng chuẩn mực do dựa quá nhiều vào các sự kiện không chắc chắn trong tương lai, xét đoán của các nhà quản lý và sự ước tính chủ quan. Với trường hợp minh chứng của Hồng Kông, nghiên cứu chỉ ra rằng trong năm đầu áp dụng IAS 36 thì tính tuân thủ rất thấp do nhiều lý do khác nhau. Theo đó, nhiều hàm ý đưa ra cho Việt Nam trong việc ban hành và thực hiện chuẩn mực tổn thất tài sản trong tương lai.

Từ khóa: IFRS, tổn thất tài sản, tổn thất lợi thế thương mại (LTTM), Việt Nam

Giới thiệu về tổn thất của LTTM

Để đạt được mục tiêu không ghi nhận tài sản cao hơn giá trị có thể thu hồi, LTTM có được trong hợp nhất kinh doanh được coi là tài sản cần được đánh giá hàng năm để xem xét giảm giá trị. Thực hiện kiểm tra giảm giá trị của LTTM là một quá trình phức tạp, dựa trên nhiều giả định mang tính chủ quan như nhận diện đơn vị tạo tiền; phân bổ LTTM cho đơn vị tạo tiền; đo lường giá trị của đơn vị tạo tiền; xác định chi phí giảm giá trị của LTTM; thời gian kiểm tra giảm giá trị của LTTM; và các trình bày.

Một là, Xác định đơn vị tạo tiền

Theo đoạn 6 của chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế số 36 (IAS 36), đơn vị tạo tiền là nhóm tài sản nhận diện nhỏ nhất mà nó tạo ra luồng tiền vào độc lập với luồng tiền vào từ những tài sản khác hoặc nhóm các tài sản khác.

CMKT số 36 tuyên bố rằng xác định đơn vị tạo tiền liên quan đến phán xét nghề nghiệp. Theo đó, có hai việc cần thực hiện. Thứ nhất là nhận diện nhóm tài sản nhỏ nhất mà luồng tiền vào có thể được chỉ ra. Nhóm những tài sản này có thể là các đơn vị tạo tiền nếu luồng tiền vào không bị tác động bởi các tài sản khác. Thứ hai, nếu luồng tiền được tạo ra bởi nhóm tài sản không độc lập lớn với các tài sản khác thì các tài sản khác được cộng vào nhóm tài sản đó, để tạo ra nhóm tài sản nhỏ nhất mà có thể tạo ra luồng tiền vào độc lập.

Sự tồn tại thị trường cho tài sản hoặc đơn vị tạo tiền cũng là đặc điểm quan trọng trong xác định đơn vị tạo tiền. Đoạn 70 trình bày nếu có thị trường tồn tại cho nhóm tài sản thì nhóm tài sản đó được coi như một đơn vị tạo tiền. Nguyên tắc cơ bản đó là tồn tại thị trường

Page 201: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

201

hoạt động minh chứng rằng một tài sản hay đơn vị tạo tiền có thể tạo ra luồng tiền độc lập thông qua bán sản phẩm trên thị trường.

Quy mô hay mức độ tổng hợp ở mức mà đơn vị tạo tiền được xác định cho mục đích kiểm tra giảm giá trị được xác định. Theo đoạn 80, mỗi đơn vị hay nhóm các đơn vị mà LTTM được phân bổ sẽ phản ánh mức nhỏ nhất mà ở mức đó LTTM bị kiểm soát cho mục đích quản trị nội bộ và không lớn hơn bộ phận kinh doanh được xác định theo chuẩn mực bộ phận kinh doanh. Cũng theo IAS 36, các đơn vị tạo tiền sẽ được xác định nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác cho các tài sản hoặc các loại tài sản.

Hai là, Phân bổ LTTM cho các đơn vị tạo tiền

LTTM không tạo ra luồng tiền độc lập với các tài sản khác hoặc nhóm các tài sản vào thường gắn liền với luồng tiền của nhiều đơn vị tạo tiền. Do đó, LTTM được kiểm tra giảm giá trị bằng việc phân bổ cho các đơn vị tạo tiền hoặc nhóm các đơn vị tạo tiền.

Đối với quá trình kiểm tra giảm giá trị của LTTM, LTTM có được từ hợp nhất kinh doanh sẽ được phân bổ cho các đơn vị tạo tiền hoặc nhóm các đơn vị tạo tiền. Tuy nhiên, không phải tất cả các đơn vị hoàn thành việc phân bổ trước kỳ hàng năm. Trong trường hợp này, đoạn 84 quy định rằng “nếu phân bổ ban đầu của LTTM không thể hoàn thành trước kỳ kết thúc năm tài chính mà hợp nhất kinh doanh bị ảnh hưởng, thì phân bổ ban đầu sẽ được hoàn thành trước khi kết thúc kỳ năm đầu tiên sau ngày mua bán sáp nhập”.

Việc phân bổ LTTM cho các đơn vị tạo tiền hay nhóm đơn vị tạo tiền là công việc quan trọng mà những người lập báo cáo tài chính phải tuân thủ. Vấn đề này cũng để lại nhiều tranh luận và tạo cho các nhà quản lý có những giải thích riêng, phán xét chủ quan và thiên vị khi thực hiện phương pháp kiểm tra giảm giá trị của LTTM. Kết quả là nếu phân bổ LTTM cho các đơn vị tạo tiền không đúng sẽ ảnh hưởng đến chi phí giảm giá trị trong quá trình kiểm tra giảm giá trị của LTTM.

Ba là, Đo lường giá trị có thể thu hồi của các đơn vị tạo tiền

Tài sản của đơn vị bình thường được ghi nhận theo giá gốc tại thời điểm mua. Sau đó, tài sản bị đánh giá lại để phản ánh theo GTHL và ghi nhận trên báo cáo tài chính (BCTC). Nếu tài sản bị giảm giá trị, về nguyên tắc, giá trị ghi sổ sẽ bị ghi giảm xuống giá trị có thể thu hồi.

Giá trị có thể thu hồi được xác định là giá cao hơn giữa GTHL trừ đi chi phí để bán và giá trị sử dụng. Trong đó, GTHL trừ đi chi phí để bán (gọi tắt là GTHL) được xác định theo bằng chứng dựa trên thị trường và giá trị sử dụng được xác định theo mô hình chiết khấu luồng tiền. Để đo lường giảm giá trị, giá trị ghi sổ của một tài sản hoặc đơn vị tạo tiền so sánh với giá trị có thể thu hồi.

GTHL trừ đi chi phí để bán

GTHL được hiểu là số tiền có thể thu được từ việc bán tài sản hoặc đơn vị tạo tiền trên cơ sở trao đổi ngang giá. Như vậy, đặc điểm quan trọng để ước tính GTHL là dựa vào thị trường. Theo đó, có thể dựa vào giá trong hợp đồng bán tài sản hay đơn vị tạo tiền sau khi

Page 202: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

202

điều chỉnh chi phí tăng thêm; hoặc dựa vào giá tài sản được trao đổi trên thị trường; hoặc dựa vào giá của các nghiệp vụ gần nhất …

Giá trị sử dụng

Tính toán giá trị sử dụng của một tài sản hay đơn vị tạo tiền liên quan đến ước tính luồng tiền trong tương lai dự định phát sinh từ tài sản hay đơn vị tạo tiền và được chiết khấu về giá trị hiện tại. Theo đó, 5 thành phần sau phải được xác định, đó là (i) Ước tính luồng tiền trong tương lai dự định phát sinh từ việc sử dụng tài sản; (ii) Kỳ vọng về sự thay đổi về số tiền và thời gian của luồng tiền tương lai; (iii) Giá trị thời gian của tiền; (iv) Giá về phương diện không chắc chắn tiềm tàng trong tài sản; và (v) Các nhân tố khác như không có khả năng thanh toán.

Chi tiết về các thành phần để xác định giá trị sử dụng (giá trị có thể thu hồi) của các đơn vị tạo tiền. Thứ nhất, thành phần “uớc tính luồng tiền trong tương lai/Future cash flow”. Công ty cần ước tính luồng tiền vào từ việc tiếp tục sử dụng tài sản đó và ước tính luồng tiền ra mà nó tạo ra luồng tiền vào. Xác định luồng tiền nhận được hoặc chi ra do thanh lý bán tài sản. Các thành phần từ (ii), (iv) và (v) có thể được sử dụng để điều chỉnh luồng tiền tương lai hoặc điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu. Theo IAS 36, bất cứ phương pháp nào mà đơn vị áp dụng để phản ánh kỳ vọng về sự thay đổi về số tiền và thời gian của luồng tiền tương lai, kết quả sẽ để phản ánh giá trị hiện tại của luồng tiền trong tương lai.

Về tỷ lệ chiết khấu (Discount rate), IAS 36 có quy định tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ trước thuế mà tỷ lệ đó phản ánh việc đánh giá thị trường hiện tại về giá trị thời gian của tiền và rủi ro cụ thể của từng loại tài sản có tạo ra luồng tiền trong tương lai. Khi xác định tỷ lệ chiết khấu, có thể xem xét tỷ lệ của chi phí vốn, tỷ suất lãi vay hoặc tỷ lệ nào khác được cho là hợp lý. Tỷ lệ (lãi suất) này phải được điều chỉnh để phản ánh theo cách mà thị trường sẽ đánh giá rủi ro cụ thể liên quan đến luồng tiền ước tính trong tương lai và cần xem xét cân nhắc rủi ro của quốc gia, rủi ro ngoại tệ và rủi ro về giá cả.

Bốn là, Xác định chi phí tổn thất của LTTM

Theo CMKT, đơn vị tạo tiền mà LTTM phân bổ sẽ được kiểm tra hàng năm hoặc thường xuyên hơn nếu có dấu hiệu đơn vị đó bị giảm giá trị. Trong quá trình kiểm tra giảm giá trị, điều này liên quan đến việc so sánh giá trị ghi sổ của đơn vị tạo tiền, bao gồm cả LTTM với giá trị có thể thu hồi.

Khi giá trị có thể thu hồi cao hơn giá trị ghi sổ, khi đó không xuất hiện chi phí giảm giá trị của tài sản và chi phí giảm giá trị của LTTM. Trong trường hợp này, LTTM vẫn giữ nguyên trên Bảng cân đối kế toán. Nếu giá trị có thể thu hồi đơn vị tạo tiền thấp hơn giá trị ghi sổ, chi phí giảm giá trị sẽ xuất hiện và ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh. Khi đó, chi phí giảm giá trị sẽ được ghi nhận theo thứ tự đó là: (i) Đầu tiên giảm giá trị ghi sổ của bất cứ LTTM nào đã phân bổ cho đơn vị tạo tiền; (ii) Sau đó giảm giá trị ghi sổ cho các tài sản khác trong đơn vị tạo tiền theo tỷ lệ % của nguyên giá tài sản trong nhóm đơn vị tạo tiền.

Page 203: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

203

Năm là, Thời gian kiểm tra giảm giá trị của LTTM

Theo quy định của chuẩn mực, giá trị có thể thu hồi của LTTM được kiểm tra hàng năm cho dù có dấu hiệu giảm giá trị hay không. Kiểm tra giảm giá trị nên được thực hiện cùng thời gian qua các năm theo quy định IAS 36.

Sáu là, Ghi giảm chi phí giảm giá trị LTTM

Theo quy định trong đoạn 124 của CMKT, chi phí giảm giá trị của LTTM đã ghi nhận thì sẽ không được ghi giảm trong kỳ tiếp theo.

Bảy là, Trình bày thông tin

IAS 36 không tạo ra nhiều sự thay đổi trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh nhưng nó yêu cầu đơn vị phải trình bày trên thuyết minh BCTC như trình bày các loại tài sản, thông tin bộ phận, đơn vị tạo tiền, các trình bày khác và trình bày chi tiết về các ước tính đã sử dụng để xác định giá trị có thể thu hồi của đơn vị tạo tiền đối với các phương pháp GTHL và giá trị sử dụng.

Các thông tin liên quan đến quy trình đánh giá giảm giá trị của LTTM được trình bày trên Thuyết minh BCTC được quy định trong đoạn 134 của IAS 36 như sau: (i) Giá trị ghi sổ của LTTM phân bổ cho các CGUs; (ii) Giá trị ghi sổ của tài sản vô hình không xác định thời hạn hữu ích phân bổ cho các CGUs; (iii) Cơ sở xác định giá trị có thể thu hồi (theo phương pháp giá trị sử dụng hay GTHL).

Trong trường hợp các công ty niêm yết áp dụng phương pháp giá trị sử dụng để xác định giá trị có thể thu hồi của CGUs thì phải trình bày thêm các thông tin theo quy định của đoạn 134 d như sau: (i) Mô tả chi tiết từng giả định mà các nhà quản lý dựa vào để dự đoán luồng tiền; (ii) Mô tả phương pháp xác định giá trị liên quan đến từng giả định, cho dù các giá trị này phản ánh kinh nghiệm trước đây, nếu có, thì phải nhất quán với nguồn thông tin bên ngoài; nếu không thì giải thích khác biệt với kinh nghiệm trước đây và thông tin bên ngoài lý do vì sao và như thế nào; (iii) Thời kỳ dự đoán luồng tiền tương lai. Nếu thời kỳ lớn hơn 5 năm thì giải thích lý do; (iv) Tốc độ tăng trưởng để ngoại suy luồng tiền và giải thích khi tốc độ tăng trưởng vượt quá tốc độ tăng trưởng bình quân của sản phẩm, ngành, quốc gia mà DN hoạt động; (v) Tỷ lệ chiết khấu để chiết khấu luồng tiền tương lai về giá trị hiện tại.

Trong trường hợp công ty niêm yết áp dụng phương pháp GTHL để xác định giá trị thu hồi của CGUs thì trình bày theo quy định trong đoạn 134e như sau:

(e) GTHL được xác định dựa trên giá thị trường của tài sản hoặc CGUs. Nếu không xác định được giá thị trường thì trình bày các thông tin sau:

(i) Mô tả từng giả định mà các nhà quản lý dựa vào để xác định GTHL. Các giả định chủ chốt là các giả định mà giá trị có thể thu hồi là nhạy cảm nhất;

(ii) Mô tả phương pháp xác định liên quan đến từng giả định như dựa vào hợp đồng bán tài sản; hay dựa vào giá đấu thầu; hay dựa vào giá của các nghiệp vụ gần nhất; hay theo giá đánh giá của các tổ chức độc lập …

Page 204: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

204

Kết quả thực hiện áp dụng tổn thất LTTM

Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên dữ liệu trên BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Hồng Kông trong năm đầu tiên áp dụng CMKT số 36 “Giảm giá trị của tài sản”. Dựa trên dữ liệu được thu thập và phân tích, kết quả của việc áp dụng tổn thất LTTM như sau:

Thứ nhất, Phân bổ đơn vị tạo tiền

Nhiều công ty trong mẫu (60%) có số dư LTTM bằng với số liệu LTTM phân bổ cho các đơn vị tạo tiền. Các đơn vị này được đánh giá là tuân thủ đầy đủ theo yêu cầu của chuẩn mực. Bởi vậy, giá trị ghi sổ của các đơn vị tạo tiền trong mẫu sẽ được thu thập, và sau đó so sánh với giá trị có thể thu hồi của các đơn vị tạo tiền để xác định độ lớn của chi phí giảm giá trị trong quá trình kiểm tra giảm giá trị của LTTM.

Khoảng 39% các công ty trong mẫu là không tuân thủ so với yêu cầu cơ bản của CMKT số 36 bởi vì các đơn vị này không trình bày giá trị LTTM phân bổ cho các đơn vị tạo tiền.

Thứ hai, Bộ phận kinh doanh và đơn vị tạo tiền

Chỉ có 13% trong mẫu xác định số đơn vị tạo tiền cao hơn số bộ phận kinh doanh. Nếu số đơn vị tạo tiền lớn hơn số lượng bộ phận kinh doanh, điều này chỉ ra có rủi ro thấp hơn trong việc tổng hợp đơn vị tạo tiền và có nhiều khả năng tuân thủ yêu cầu của chuẩn mực. Dữ liệu cũng chỉ ra tỷ lệ lớn các đơn vị trình bày số đơn vị tạo tiền ít hơn bộ phận kinh doanh; và một tỷ lệ lớn các đơn vị không trình bày đơn vị tạo tiền. Số lớn các công ty xác định đơn vị tạo tiền ít hơn bộ phận kinh doanh có rủi ro cao hơn trong việc tổng hợp đơn vị tạo tiền trong quá trình kiểm tra giảm giá trị của LTTM do có khả năng lớn rằng một số đơn vị tạo tiền liên quan đến hơn một bộ phận kinh doanh hoặc một vài bộ phận kinh doanh không có bất cứ đơn vị tạo tiền nào liên quan.

Các công ty lần đầu xác định đơn vị tạo tiền ít hơn bộ phận kinh doanh hoặc không trình bày bất cứ thông tin nào chiếm tỷ lệ cao trong tổng thể. Điều này chỉ ra rằng có tỷ lệ lớn không tuân thủ liên quan đến IAS 36. Do đo, độ tin cậy của quá trình kiểm tra giảm giá trị của LTTM đáng nghi ngờ.

Thứ ba, Phương pháp áp dụng

Phương pháp chủ yếu được áp dụng để ước tính giá trị có thể thu hồi của đơn vị tạo tiền là phương pháp giá trị sử dụng, mà nó chiếm chi phối trong năm đầu áp dụng và tiếp tục chi phối năm sau đó. Cụ thể, 82% công ty áp dụng phương pháp giá trị sử dụng trong năm đầu tiên áp dụng IAS 36. Điều này nhất quán với kết quả nghiên cứu liên quan đến phương pháp ưa chuộng áp dụng trong môi trường luật pháp khác như tại Úc, New Zealand; các nước Châu Âu; các nước Châu Á như Malaysia, Thái Lan và Singapore.

Trong trường hợp giá trị sử dụng được lựa chọn là cơ sở để đo lường giá trị có thể thu hồi của đơn vị tạo tiền, các công ty phải cung cấp các thông tin tài chính chi tiết liên quan đến tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ tăng trưởng và thời kỳ dự đoán như là các biến của mô hình chiết khấu

Page 205: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

205

luồng tiền (DCF) để hỗ trợ cho việc đo lường giá trị sử dụng. Mỗi biến có ảnh hưởng đến kết quả của giá trị có thể thu hồi.

Một số lượng ít các công ty áp dụng phương pháp hỗn hợp (cả phương pháp GTHL và giá trị sử dụng) và chỉ dùng GTHL trong mẫu. Thách thức duy nhất đối với các công ty lựa chọn phương pháp GTHL là trong việc lựa chọn danh mục tài sản chuẩn tắc với giá hiện tại có thể được quan sát tin cậy. Các công ty này ít gánh nặng hơn trong việc trình bày và tránh việc cung cấp thông tin chi tiết liên quan đến các giả định tỷ lệ chiết khấu, tốc độ tăng trưởng và thời kỳ dự đoán trong mô hình chiết khấu luồng tiền.

Thực tế là, các công ty thường không trình bày phương pháp áp dụng để đo lường giá trị có thể thu hồi của tài sản. Hơn nữa, tỷ lệ % các công ty không trình bày phương pháp áp dụng trong năm đầu tiên áp dụng IAS 36 là 13%. Các công ty lần đầu áp dụng đã cố tình phớt lờ khung quy định nghề nghiệp và được đánh giá là không tuân thủ IAS 36. Điều này hàm ý rằng, các công ty có thể kháng cự không tuân thủ kế toán tổn thất LTTM trong năm đầu áp dụng IAS 36. Một lần nữa, những người sử dụng BCTC lại không có cơ hội để đánh giá tính đúng đắn của kiểm tra giảm giá trị của tài sản cũng như tổn thất của LTTM.

Thứ tư, Tỷ lệ chiết khấu

19,8% các công ty trong mẫu không trình bày (no disclosure) liên quan đến tỷ lệ chiết khấu liên quan đến các đơn vị tạo tiền. Các công ty này dường như không quan tâm đến việc xác định giá trị có thể thu hồi của các đơn vị tạo tiền cũng như kiểm tra giảm giá trị của LTTM.

8,2% các công ty trình bày tỷ lệ chiết khấu theo khoảng (range). Do vậy rất khó đánh giá chính xác giá trị có thể thu hồi của các đơn vị tạo tiền cũng như chi phí giảm giá trị của LTTM trong trường hợp này.

60% các công ty trình bày duy nhất tỷ lệ chiết khấu cho tất cả các đơn vị tạo tiền (single discount rate) cho dù từng đơn vị tạo tiền có mức độ rủi ro khác nhau. Do vậy, quả thật cũng rất khó đánh giá tính đúng đắn trong việc kiểm tra giảm giá trị của tài sản nói chung cũng như LTTM nói riêng. Khoảng 10% các công ty trình bày tỷ lệ chiết khấu (multiple discount rate) cho từng đơn vị tạo tiền và các công ty này được đánh giá là tuân thủ CMKT.

Cũng qua quá trình phân tích % tỷ lệ chiết khấu, tác giả nhận thấy mức độ không tuân thủ liên quan đến tỷ lệ chiết khấu là cao; chủ yếu trình bày duy nhất một tỷ lệ chiết khấu cho các đơn vị tạo tiền và có nhiều đơn vị trình bày quá thấp tỷ lệ chiết khấu dẫn đến trì hoãn ghi nhận chi phí giảm giá trị của LTTM trong năm tài chính hiện tại.

Hàm ý cho Việt Nam khi áp dụng IAS 36 và VAS 36 trong tương lai

Dựa vào kết quả của nghiên cứu này về mức độ tuân thủ phương pháp áp dụng tổn thất tài sản (hay giảm giá trị của tài sản) trong ngữ cảnh của Hồng Kông, một nước mà khung pháp lý về kế toán còn đầy đủ và khoa học hơn Việt Nam, cho thấy mức tuân thủ thấp và chất lượng trình bày nghèo nàn các vấn đề liên quan đến áp dụng tổn thất của tài sản nói chung và LTTM nói riêng.

Page 206: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

206

Theo Quyết định số 480/QD-TTg ngày 18/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược kế toán, kiểm toán đến 2020 và triển vọng đến 2030 thì trong giai đoạn 2012-2015, Bộ Tài chính sẽ sửa đổi và cập nhật 26 CMKT đã phát hành trước đây. Trong thời kỳ từ 2016-2020, các chuẩn mực còn lại sẽ tiếp tục được nghiên cứu và ban hành trong đó có CMKT Việt Nam số 36 “Giảm giá trị của tài sản” hay “Tổn thất tài sản” hay “Suy giảm tài sản”.

Dựa vào kết quả nghiên cứu trong ngữ cảnh Hồng Kông đối với các công ty lần đầu áp dụng chuẩn mực lập BCTC quốc tế, tác giả nhận thấy rằng hoàn toàn không dễ dàng áp dụng ý tưởng vào thực tế đối với giảm giá trị của LTTM. Do vậy, trên con đường thiết kế và ban hành CMKT vào thực tế của Việt Nam, từ kết quả của nghiên cứu này có thể rút ra một số hàm ý cho Việt Nam. Cụ thể:

+ Nhanh chóng dịch IAS 36 sang tiếng Việt và mời các chuyên gia cả trong và ngoài nước trao đổi, giới thiệu về các nội dung của chuẩn mực này trước hết cho những người ban hành chuẩn mực; sau đó đến những người hành nghề; các giảng viên tại các trường đại học.

+ CMKT giảm giá trị của tài sản, bao gồm cả LTTM và giảm giá trị của nó nên đơn giản hóa và cụ thể hóa và cần đưa nhiều ví dụ minh họa hơn cho các nội dung trong chuẩn mực.

+ Cần công bố các nghiên cứu có liên quan đến tổn thất tài sản; tổn thất của LTTM để qua đó hiểu được và rút kinh nghiệm các nước đã áp dụng IAS 36 khi họ phải đương đầu với những khó khăn và thách thức khi áp dụng chuẩn mực.

+ Ban hành VAS 36 và áp dụng thí điểm tại một số các Tổng Công ty và Tập đoàn kinh tế lớn để qua đó đưa ra những đánh giá, nhận định để ban hành chính thức và áp dụng đồng loạt cho tất cả DN được tốt hơn.

+ Tăng cường vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp; các trường đại học; các công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán trong việc trợ giúp, hướng dẫn các DN thực hiện tốt VAS 36 trong tương lai.

+ Cần tăng cường kiểm tra giám sát nên được thực hiện thường xuyên đặc biệt trong những năm đầu áp dụng các chuẩn mực mới để bảo đảm tính tuân thủ cao và tính hiệu lực của các CMKT ban hành.

Kết luận

Nghiên cứu này thu thập bằng chứng về tính tuân thủ và chất lượng trình bày liên quan đến giảm giá trị của LTTM của các công ty lần đầu tiên áp dụng IAS 36 trong ngữ cảnh Hồng Kông. Kết quả chỉ ra rằng, tỷ lệ không tuân thủ rất cao với CMKT số 36 tồn tại trong số các công ty lần đầu có LTTM áp dụng IAS 36; theo đó dẫn đến nghi ngờ với giả thuyết rằng tính tuân thủ lỏng lẻo là đặc điểm trong năm đầu áp dụng CMKT. Sai phạm xảy ra trong mọi công việc của kiểm tra giảm giá trị của LTTM. Điều này có thể được giải thích đơn giản như là đặc điểm của năm đầu áp dụng mà nó liên quan đến các quy trình mới, đặc biệt hơn khi có những yêu cầu phức tạp tồn tại trong IAS 36; hoặc do kế toán viên không đủ năng lực hoặc do có sự kháng cự miễn cưỡng thực hiện khung pháp lý lập báo cáo bắt buộc; hoặc phức tạp hoặc các

Page 207: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

207

điều khoản thách thức khó áp dụng trong chuẩn mực mà không hy vọng các đơn vị tuân thủ đầy đủ.

IFRS chính thức có hiệu lực từ 1/1/2005 trên toàn thế giới và đến nay đã có hơn 130 nước và vùng lãnh thổ áp dụng. Hy vọng rằng, qua nghiên cứu này, VAS 36 “Tổn thất tài sản” sẽ sớm được nghiên cứu và ban hành để đáp ứng lòng mong đợi của công chúng để tài sản của DN không được ghi cao hơn giá trị có thể thu hồi; qua đó phản ánh đúng thực trạng tình tình tài chính của đơn vị tại một thời điểm.

--------------------------

Tài liệu tham khảo 1. Alfredson, K., Leo, K., Picker, R., Pacter, P. & Radford, J., (2005), Applying International Accounting Standards, John Wiley & Sons Australia, Ltd.

2. Berger, P. & Hann, R., (2007), "Segment Profitability and the Proprietary and Agency Costs of Disclosure", The Accounting Review, vol. 82, pp. 906-969.

3. Carlin, T. M. & Finch, N., (2010a), Evidence on IFRS Goodwill Impairment Testing by Australian and New Zealand Firms. The University of Sydney.

4. Davis, M., (1992), "Goodwill Accounting: Time for an overhaul", Journal of Accountancy, vol. 173, iss. 6, pp. 75-83.

5. Gibson, R. & Francis, J., (1975), "Accounting for Goodwill – A Study in Permissiveness", Abacus, vol. 11, iss. 2, pp. 167-171.

6. Hoogendoorn, M., (2006), "International Accounting Regulation and IFRS Implementation in Europe and Beyond - Experiences with First-time Adoption in Europe", Accounting in Europe, vol. 3.

7. Icaew, (2005), Audit Quality. The Institute of Chartered Accountants in England and Wales.

8. Laili, N. H., (2008), "IFRS Adoption & Organizational Change - Evidence from Malaysia", Journal of Law & Financial Management, vol. 7, iss. 2, pp. 8-25.

9. Lonergan, W., (2007), "AIFRS - A Practitioner's Viewpoint", The Journal of Applied Research in Accounting and Finance, vol. 2, iss. 1, pp. 9-19.

10. Massoud, M. F. & Raiborn, C. A., (2003), "Accounting for Goodwill? Are We Better Off?", Review of Business, vol. 24, iss. 2, pp. 26-33.

11. Schuetze, W., (1992), Relevance and Credibility in Financial Accounting and Reporting, in Wolnizer, P. (eds.), Mark to Market Accounting – True North in Financial Reporting, Routledge, London.

12. Seetharaman, A., Sreenivasan, J. & Yee, T. Y., (2006), "Managing Impairment of Goodwill", Journal of Intellectual Capital, vol. 7, iss. 3, pp. 338-353.

13. Wang, L., (2005), The Effect of SFAS No. 142 on Earnings Persistence. 2005 AAA Annual Meeting. San Francisco.

Page 208: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

208

XÂY DỰNG BỘ CHUẨN MỰC KẾ TOÁN CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM THEO HƯỚNG TIẾP CẬN (IFRS FOR SMEs)

PGS.TS. Võ Văn Nhị - TS. Trần Thị Thanh Hải Trường Đại học Kinh tế TP.HCM

Đặt vấn đề

Hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra ngày càng sâu rộng trên nhiều phương diện, trong đó có hội nhập trong lĩnh vực kế toán. Hội nhập về kế toán theo định hướng hội tụ kế toán quốc tế, sẽ tạo ra được nhiều thông tin hữu ích được công nhận rộng rãi trên phạm vi khu vực và toàn cầu. Vấn đề tạo ra thông tin hữu ích là vấn đề rất được các doanh nghiệp (DN) quan tâm, trong đó có các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).

Ở Việt Nam, các DNNVV chiếm hơn 95% trong tổng số DN đang hoạt động trong nền kinh tế, do vậy việc nghiên cứu quá trình hoà hợp và hội tụ kế toán quốc tế đối với DNNVV là một yêu cầu có tính cấp thiết cả về mặt học thuật lẫn ứng dụng.

Xuất phát từ tình hình này và cũng xuất phát từ thực tế công tác kế toán của DNNVV trong thời gian qua, bài viết này tập trung trao đổi một số vấn đề có liên quan đến việc xây dựng bộ chuẩn mực kế toán cho DNNVV ở Việt Nam theo hướng tiếp cận chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế cho DNNVV (IFRS for SMEs).

Tổng quan nghiên cứu

Trong những năm trở lại đây, đặc biệt là từ khi có chuẩn mực BCTC quốc tế cho DNNVV (IFRS for SMEs) vào năm 2009, kế toán DNNVV được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Theo đó, IFRS for SMEs được cho sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cả bản thân DN áp dụng và người sử dụng thông tin kế toán. IFRS for SMEs đã giúp khôi phục và xây dựng lòng tin cho các đối tượng sử dụng về nghề nghiệp kế toán, cải thiện khả năng so sánh và tính minh bạch của BCTC (Fazeena Fazneen Hussain et al, 2012), giúp làm giảm chi phí và thời gian kiểm toán, thông tin kế toán minh bạch hơn và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của các đối tượng sử dụng thông tin (LJ Stainbank, 2010; Grosu Veronica & Bostan Ionel, 2010; Hana Bohusova, 2011). Không những thế, việc áp dụng IFRS for SMEs còn góp phần giúp nghề nghiệp kế toán phát triển và cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút vốn đầu tư, cải thiện khả năng cạnh tranh (Adela Deaconu et al, 2012; Kaya, D., & Koch, M., 2015). Chính điều này, mà sau hai năm chính thức ban hành IFRS for SMEs, đã gần 80 quốc gia áp dụng hoặc xây dựng lộ trình áp dụng (Pacter, 2011).

Tuy nhiên, việc áp dụng IFRS for SMEs ở nhiều quốc gia cũng phải đối mặt với không ít thách thức, có những yêu cầu trình bày của IFRS for SMEs khó áp dụng cho những nước đang phát triển cũng như việc hướng dẫn IFRS for SMEs chưa thật đầy đủ đã gây nhiều khó khăn cho DN (Fazeena Fazneen Hussain et al, 2012). Bên cạnh đó, vẫn tồn tại nhiều điểm không tương đồng cả về chuẩn mực lẫn thực tiễn vận dụng ở nhiều quốc gia nên việc triển khai áp dụng IFRS for SMEs tại các quốc gia không phải là vấn đề dễ dàng (Cătălin Nicolae

Page 209: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

209

Albu et al, 2010). Do vậy, nhiều nhà nghiên cứu cảnh báo cần cẩn trọng trong việc quyết định vận dụng IFRS for SMEs cho các nước đang phát triển.

Trên các diễn đàn hiện nay, đang xuất hiện hai luồng quan điểm trái chiều: Một luồng quan điểm cho rằng, việc ban hành IFRS for SMEs là một hướng đi đúng và các quốc gia nên đưa vào áp dụng (Ha Van Wyk & J Rossouw, 2009; Asuman Atik, 2010; C.E. Anton & A.Trifan, 2011); Một luồng quan điểm trái chiều cho rằng, IFRS for SMEs vẫn còn phải rút gọn, đơn giản hoá hơn nữa mới phù hợp với các đặc điểm của các DNNVV (Ha Van Wyk & J Rossouw, 2009; Stefan Bunea et al, 2012; Gregory Kenneth Laing, 2012).

Ở Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến việc vận dụng IFRS for SMEs vào các DNNVV ở Việt Nam cũng được một số học giả đề cập. Nhìn chung, các nghiên cứu đều cho rằng cần thiết phải ban hành một bộ chuẩn mực kế toán riêng áp dụng cho DNNVV trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế (Chúc Anh Tú, 2010; Mai Ngọc Anh, 2011; Lưu Đức Tuyên, 2012; Mai Ngọc Anh & Trần Thị Phương Thảo, 2013). Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ đưa ra những nhận định thông qua phương pháp tổng hợp, suy luận mà chưa có những luận cứ một cách chắc chắn nên các vấn đề đưa ra chưa có tính thuyết phục cao. Bên cạnh đó, có một vài nghiên cứu cũng đưa ra một số định hướng về việc lập và trình bày hệ thống BCTC theo nhiều cấp độ quy mô DN, nhưng chưa dựa trên nền tảng của của chuẩn mực kế toán mà chỉ mới dựa vào mới quan hệ giữa lợi ích và chi phí (Trần Đình Khôi Nguyên, 2011; Võ Văn Nhị & Nguyễn Hữu Phú, 2012). Sở dĩ, nghiên cứu ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, là do việc thực hiện kế toán nói chung và kế toán DNNVV nói riêng, còn chịu sự tác động của nhiều nhân tố thuộc tầm vĩ mô, mà những nhân tố này hiện đang là những rào cản cho việc vận dụng hoặc áp dụng IFRS for SMEs và những rào cản này, được xác định là khó vượt qua trong giai đoạn hiện nay.

Qua lược khảo các nghiên cứu cho thấy, trước áp lực hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội tụ kế toán quốc tế nói riêng, thông qua tìm hiểu, đánh giá thực trạng kế toán DNNVV ở Việt Nam. Để từ đó, đưa ra những định hướng có thể vận dụng và tiến tới áp dụng IFRS for SMEs đang là một vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa hết sức quan trọng, không chỉ về mặt học thuật mà còn về mặt ứng dụng, trong điều kiện Việt Nam đang tham gia nhiều tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế, với một số cam kết tuân thủ theo quy định của kế toán quốc tế.

Đánh giá thực trạng kế toán tại các DNNVV ở Việt Nam

Hiện nay, DNNVV ở Việt Nam chưa có một bộ chuẩn mực kế toán riêng để áp dụng. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã căn cứ vào bộ chuẩn mực kế toán áp dụng cho DN nói chung, để giới hạn một số nội dung nhất định cho DNNVV và xem đó là một trong những nền tảng pháp lý quan trọng, để thực hiện công tác kế toán tại các DNNVV. Dẫu rằng, việc đưa ra những giới hạn để áp dụng cho DNNVV còn nhiều khiên cưỡng và chưa thật sự phù hợp với điều kiện hoạt động của các DN này, nhưng dù sao nội dung các chuẩn mực đã có những tác dụng nhất định đối với việc thực hành kế toán ở các DNNVV Việt Nam.

Thực tế cho thấy, các DNNVV ở Việt Nam, phần lớn là những DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, hầu như thực hành kế toán không dựa vào các chuẩn mực đã được ban hành mà chủ

Page 210: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

210

yếu được thực hiện theo hình thức cầm tay, chỉ việc thông qua việc áp dụng Chế độ kế toán cho DNNVV. Các nhà quản lý cũng như người làm kế toán ở DNNVV hầu như không quan tâm đến chuẩn mực kế toán mà họ chỉ quan tâm đến việc lập ra các báo cáo kế toán được cơ quan chức năng chấp nhận là coi như hoàn thành nhiệm vụ, dù rằng những báo cáo này có tuân thủ quy định trong chuẩn chuẩn mực, chế độ kế toán hay không. Ngay cả việc đào tạo kế toán cho DNNVV ở các cơ sở đào tạo, cũng chỉ dựa vào chế độ kế toán để giảng dạy và hướng dẫn thực hành kế toán chứ chưa gắn với các chuẩn mực kế toán đã được ban hành. Tất cả những điều lý giải trên cho thấy, tại sao đại bộ phận DNNVV ở Việt Nam chỉ biết đến chế độ kế toán và dựa vào chế độ kế toán, để thực hiện công tác kế toán chứ chưa quan tâm nhiều đến chuẩn mực kế toán.

Từ thực tế này cho thấy, để có thể ban hành bộ chuẩn mực kế toán cho DNNVV ở Việt Nam tiến đến áp dụng IFRS for SMEs, còn là một chặng đường dài phải qua nhiều giai đoạn với nhiều cản ngại liên quan đến tập quán thực hành kế toán, không dựa vào quy định và hướng dẫn của chuẩn mực mà chỉ dựa vào những hướng dẫn chi tiết của chế độ kế toán. Điều này, phù hợp với trình độ của các nhà quản lý và người làm kế toán tại các DNNVV ở Việt Nam hiện nay và tình trạng đó, sẽ còn kéo dài trong nhiều năm. Do vậy, việc nghiên cứu để xây dựng bộ chuẩn mực kế toán cho DNNVV trên cơ sở vận dụng IFRS for SMEs tiến đến áp dụng toàn diện IFRS for SMEs đang trở thành một thách thức lớn với các cơ quan chức năng Nhà nước về kế toán, kiểm toán cũng như đối với các nhà nghiên cứu.

Thật vậy, DNNVV có rất nhiều cấp độ quy mô, đa dạng về hoạt động kinh doanh, cơ cấu sở hữu chủ yếu là người Việt Nam, đối tượng sử dụng thông tin chỉ tập trung vào các đối tượng cấp tín dụng và cơ quan thuế, yêu cầu kiểm toán không được coi trọng nên việc áp dụng IFRS for SMEs về thực tiễn là không phù hợp vì sẽ gây nhiều trở ngại cho nhà quản lý, người làm kế toán và cũng chưa thật sự cần thiết cho các đối tượng sử dụng khác nhau trong nền kinh tế. Đây là một thực tế, sẽ còn diễn ra trong nhiều năm ở Việt Nam. Tuy nhiên, đứng trước xu thế hội nhập sâu rộng về mọi lĩnh vực trong đó có kế toán, thì việc thực hiện công tác kế toán vận dụng, áp dụng theo chuẩn mực kế toán quốc tế về lâu dài đang là một vấn đề không thể không thực hiện. Vì thông qua việc áp dụng IFRS for SMEs, sẽ góp phần giúp cho các DNNVV ở Việt Nam tăng cường được năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập để phát triển hoạt động kinh doanh. Chính điều này, tạo ra mâu thuẫn cần phải có giải pháp giải quyết một cách thoả đáng, để trước mắt DNNVV vẫn thực hiện công tác kế toán theo chuẩn mực riêng của Việt Nam, nhưng về lâu dài các DN này tiến tới thực hiện kế toán theo bộ chuẩn mực mới với nội dung áp dụng từng phần và đi đến áp dụng toàn bộ IFRS for SMEs.

Giải pháp định hướng

Để có thể từng bước áp dụng IFRS for SMEs cho các DNNVV ở Việt Nam trong thời gian tới, theo chúng tôi cần phải thực hiện một số giải pháp có tính định hướng như sau:

- Trước mắt, nên chọn một số chuẩn mực của IFRS for SMEs phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam kết hợp với các chuẩn mực hiện tại đang được áp dụng cho DNNVV, để làm căn cứ xây dựng bộ chuẩn mực riêng cho DNNVV.

Page 211: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

211

- Cần ban hành cơ chế quản lý DNNVV theo hướng lấy thông tin kế toán là một trong những cơ sở quan trọng, để đánh giá chất lượng và hiệu quả quản lý kinh doanh. Thông qua cơ chế này sẽ ràng buộc các nhà quản lý DNNVV cũng như người làm kế toán tuân thủ việc lập, trình bày và công bố BCTC theo đúng quy định, để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế.

- Song song với việc hình thành bộ chuẩn mực kế toán cho DNNVV cũng như việc xây dựng cơ chế quản lý thông tin kế toán DNNVV cần chuyển đổi hệ thống kế toán áp dụng cho DNNVV theo hướng tích hợp, để áp dụng chung cho các loại hình DN trong nền kinh tế, nhưng có những hướng dẫn cụ thể về phạm vi và mức độ áp dụng cho DNNVV một cách thích ứng.

- Bộ Tài chính cần phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng một chiến lược phát triển kế toán theo hướng hội nhập, trong đó có việc chú trọng công tác đào tạo kế toán cho DNNVV. Dựa trên chiến lược này, cần có sự phối hợp với các trường Đại học, các tổ chức nghề nghiệp và các cơ quan hỗ trợ DNNVV tổ chức thực hiện các lớp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về kế toán theo tinh thần của bộ chuẩn mực kế toán được ban hành và theo hướng tiếp cận với IFRS for SMEs.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc Hội thảo khoa học liên quan đến việc tìm hiểu kinh nghiệm về nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng IFRS for SMEs của các nước trên thế giới, để làm cơ sở cho việc nghiên cứu và ban hành chuẩn mực kế toán theo hướng tiếp cận IFRS for SMEs như đã nói trên phục vụ cho việc giảng dạy cũng như tổ chức thực hiện kế toán cho các DNNVV trong dài hạn. Đồng thời, cần chuẩn bị cho việc biên dịch bộ chuẩn mực IFRS for SMEs để phục vụ cho việc nghiên cứu, soạn thảo và ban hành bộ chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV ở Việt Nam theo hướng tiếp cận và tiến tới áp dụng toàn bộ IFRS for SMEs. Theo chúng tôi, để việc áp dụng toàn bộ IFRS for SMEs có thể thực hiện được cần một khoảng thời gian khá dài, để tiến hành các bước đệm nói trên và chỉ khi nền kinh tế đã có những chuyển đổi cơ bản phù hợp với đặc tính của nền kinh tế thị trường như hầu hết các quốc gia khác trên thế giới.

Một số kiến nghị

Để đưa công tác kế toán tại các DNNVV ở Việt Nam vào nền nếp, từng bước tiếp cận và đi đến áp dụng IFRS for SMEs thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan Nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo trong việc soạn thảo các văn bản pháp lý về kế toán nói chung và bộ chuẩn mực áp dụng cho DNNVV nói riêng; Phối hợp trong công tác đào tạo nhân lực về kế toán, bồi dưỡng và cập nhật kiến thức kế toán để người làm kế toán cũng như các nhà quản lý DNNVV có được những am hiểu cần thiết, để phục vụ tốt cho quá trình quản lý và điều hành DN.

- Bộ Tài chính cần sớm tổng kết và đánh giá tình hình kế toán ở các DNNVV trên phạm vi quốc gia để có căn cứ xây dựng chiến lược đào tạo kế toán, chuyển đổi hệ thống kế toán theo hướng tích hợp vào chung một chế độ kế toán áp dụng cho DN, tiến hành xây dựng bộ chuẩn mực kế toán xây dựng cho DNNVV theo hướng tiếp cận IFRS for SMEs.

Page 212: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

212

- Các tổ chức nghề nghiệp trong nước và nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, cần có nhiều hoạt động thiết thực để giúp Bộ Tài chính có những cơ sở cần thiết cho việc xây dựng bộ chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV, soạn thảo và ban hành chế độ kế toán tích hợp cho các DN, đồng thời phải hỗ trợ cho các DNNVV trong việc tiếp cận những thay đổi trong thực hành kế toán theo chế độ kế toán đã được tích hợp và áp dụng bộ chuẩn mực kế toán cho DNNVV được ban hành.

- Các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các trường đại học, cần dành một tỷ lệ thích đáng trong nội dung chương trình đào tạo kế toán cho DNNVV, để người được đào tạo có đủ năng lực làm việc tại các DNNVV sau khi tốt nghiệp. Đồng thời, các trường đại học cũng phải hỗ trợ cho Bộ Tài chính trong việc nghiên cứu IFRS for SMEs, để làm căn cứ biên soạn và ban hành bộ chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV, cũng như việc chuyển đổi hệ thống kế toán theo hướng tích hợp chung trong một chế độ kế toán.

- Các cơ quan hỗ trợ DNNVV cần có những hỗ trợ thiết thực đối với các nhà quản lý DN trong việc tiếp cận những đổi mới về kế toán áp dụng cho DNNVV, để các nhà quản lý DNNVV có nhận thức đúng về IFRS for SMEs và thật sự quan tâm đến chất lượng thông tin kế toán cung cấp cho các đối tượng sử dụng có liên quan.

Kết luận

Xây dựng bộ chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV theo hướng tiếp cận IFRS for SMEs, sau đó tiến đến áp dụng toàn bộ IFRS for SMEs là một yêu cầu thực tế, phù hợp với xu thế hội nhập và hội tụ kế toán quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh việc xây dựng bộ chuẩn mực kế toán cho DNNVV, thì việc nghiên cứu để xây dựng một chế độ kế toán tích hợp cho các loại hình DN trong nền kinh tế cũng là một yêu cầu có tính bức thiết trong giai đoạn hiện nay để đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo và thực hành kế toán ở Việt Nam trong giai đoạn trước mắt cũng như về lâu dài.

Để thực hiện được các công việc nói trên thì cần phải có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về kế toán, kiểm toán, các tổ chức nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo, các cơ quan hỗ trợ DNNVV. Tạo được sự phối hợp này thì chắc chắn trong một tương lai không xa, chúng ta hoàn toàn có đủ điều kiện và cơ sở để thực hiện kế toán ở các DN Việt Nam nói chung và DNNVV nói riêng, theo đúng lộ trình hội nhập về kế toán mà Nhà nước Việt Nam đã cam kết với các tổ chức quốc tế.

---------------------------

Tài liệu tham khảo 1. Asuman Atik (2010): SME’s Views on the Adoption and Application of IFRS for SMEs in Turkey, European Research Studies, Volume XIII, Issue (4):19-31. 2. C.E. Anton & A.Trifan (2011), Opinions of the managers of the SMEs in Brasov concerning the need of accounting information offered by the companies that provide accounting services, Bulletin of the Transilvania University of Brasov, Vol.4 (53) No.2: 181-186. 3. Cătălin Nicolae Albu and Nadia Albu, Szilveszter Fekete (2010): The context of the possible IFRS for SMEs implementation in Romania, An exprolatory Study. Accounting And Management Information Systems, vol 9, No.1: 45-71.

Page 213: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

213

4. Fazeena Fazneen Hussain, Priyashni Vandana Chand, Prena Rani (2012), The impact of IFRS for SMEs on the accounting profession: evidence from Fiji, Accounting & Taxation, Vol. 4 No. 2: 107-118. 5. Gregory Kenneth Laing (2012), The Relevance of International Financial Reporting Standards for Small and Medium-sized entities: an Australian case study, International Journal of Accounting and Financial Reporting, ISSN 2162-3082, 2012 Vol.2 No.1:75-82. 6. Hana Bohusova (2011), Adoption of IFRS for SMEs over the world, The Business Review * Cambridge ,Vol.18 No.2, December 2011: 208-214. 7. Ha Van Wyk & J Rossouw (2009): IFRS for SMEs in South Africa: a giant leap for accounting, but too big for smaller entities in general, Meditari Accountancy Research Vol.17 No.1: 99-116. 8. Kaya, D., & Koch, M. (2015). Countries’ adoption of the International Financial Reporting Standard for Small and Medium-sized Entities (IFRS for SMEs)–early empirical evidence. Accounting and Business Research, 45(1), 93-120. 9. LJ Stainbank (2010), An examination of the due process in South Africa which led to the adoption of the draft International Financial Reporting Standard for Small and Medium-sized Entities, Meditari Accountancy Research Vol. 18 No. 2: 57-71. 10. Stefan Bunea, Marian Săcărin & Mihaela Minu (2012), Romanian professional accountants’ perception on the differential financial reporting for small and medium-sized enterprises, Accounting and Management Information Systems, Vol.11, No.1: 27-43. 11. Mai Ngọc Anh (2011), Chuẩn mực kế toán áp dụng cho các DNNVV theo thông lệ quốc tế và định hướng vận dụng ở Việt Nam, Tạp chí Kiểm toán, Số 2, Năm 2011. 12. Mai Ngọc Anh & Trần Thị Phương Thảo (2013), Xây dựng chuẩn mực kế toán áp dụng cho các DNNVV – Kinh nghiệm quốc tế và định hướng phát triển cho Việt Nam, Tạp chí Kinh tế đối ngoại, Số 60 Năm 2013. 13. Đường Nguyễn Hưng (2012), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống kế toán Việt Nam, Tạp chí kế toán và kiểm toán, Số 10/2012 (109):21-22 & 25. 14. Chúc Anh Tú (2010), Chuẩn mực kế toán áp dụng cho DNNVV, Tạp chí Kế toán, số tháng 10/2010. 15. Lưu Đức Tuyên (2012): Áp dụng chuẩn mực kế toán cho các DNNVV, Tạp chí nghiên cứu Tài chính Kế toán, Số 11 (112), 2012: Trang 41-44. 16. Trần Đình Khôi Nguyên (2011), Cân đối chi phí và lợi ích của thông tin kế toán: Từ chuẩn mực kế toán quốc tế đến thực tiễn Việt Nam, Tạp chí kế toán & kiểm toán, số 12/2011 (99):10-12,34. 17. Võ Văn Nhị & Nguyễn Hữu Phú (2012), Xây dựng hệ thống báo cáo kế toán áp dụng cho DNNVV ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, Trường Đại học kinh tế TP.HCM.

Page 214: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

214

VẬN DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ SỐ 13 TRONG VIỆC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

SAU GHI NHẬN BAN ĐẦU

Phạm Thanh Hương Đại học Thương mại

Xuất phát từ xu hướng chung của thế giới về việc sử dụng mô hình giá trị hợp lý (GTHL) làm cơ sở đo lường chủ yếu trong kế toán, kết hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam nơi mà mô hình giá gốc đang được sử dụng như là mô hình định giá chủ đạo trong hệ thống CMKT hiện hành (VAS). Bài viết sẽ tập trung hệ thống hóa lý luận liên quan đến đo lường GTHL của chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế số 13 (IFRS 13) - Đo lường GTHL, đánh giá thực trạng vận dụng mô hình giá gốc đối với việc xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu bất động sản đầu tư theo VAS 05 - Bất động sản đầu tư. Từ đó, đề xuất một số trao đổi trong việc xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu của bất động sản đầu tư theo định hướng áp dụng mô hình GTHL đối với kế toán bất động sản đầu tư tại Việt Nam.

Từ khóa: Chuẩn mực BCTC quốc tế, bất động sản đầu tư, GTHL

 Đặt vấn đề

Định giá chính là công việc đo lường các giao dịch bằng đơn vị tiền tệ, nó có vai trò hết sức quan trọng trong kế toán. Định giá cung cấp thông tin về tài sản và nghĩa vụ của doanh nghiệp (DN), cũng đồng thời làm căn cứ xác định tài sản thuần hay vốn chủ của DN tại một thời điểm nhất định. Mặt khác định giá làm căn cứ xác định doanh thu, chi phí và từ đó tính ra lợi nhuận cho DN.

Trong lịch sử phát triển của kế toán, những mô hình định giá khác nhau đã hình thành và có tác động nhất định đến thực tiễn kế toán như: Giá gốc, mức giá chung, giá hiện hành, giá đầu ra và GTHL. Quá trình nghiên cứu các hệ thống định giá này đã tạo lập những nền tảng lý thuyết quan trọng cho các khái niệm tài sản, lợi nhuận,... của kế toán và đây là những tiền đề cho quá trình tiếp tục tìm kiếm các phương pháp định giá khác bổ sung hoặc thay thế cho giá gốc. Tuy nhiên, các mô hình định giá này vẫn chưa thuyết phục hoàn toàn được xã hội và các tổ chức lập quy, nên phần lớn chúng chỉ tồn tại trong một giai đoạn nhất định ở một số quốc gia.

Trong những năm 1990 và những năm đầu thế kỷ 21, xu hướng sử dụng mô hình GTHL ngày càng rộng rãi bởi các tổ chức lập quy về kế toán, tiêu biểu là Hội đồng CMKT tài chính Mỹ (FASB) và Hội đồng CMKT quốc tế (IASB) hai tổ chức lập quy kế toán có ảnh hưởng nhất hiện nay. Năm 2002, hai tổ chức này bắt đầu dự án hội tụ kế toán với mục đích hướng đến hài hòa các quy định về kế toán trên phạm vi toàn cầu. Trong đó, việc sử dụng GTHL là một quan điểm được cả hai bên thống nhất và định hướng chủ yếu cho việc áp dụng cơ sở tính giá này trong tương lai. Với nỗ lực thực hiện dự án xây dựng và ban hành IFRS của hội đồng CMKT quốc tế, tháng 5 năm 2011, Hội đồng CMKT quốc tế ban hành IFRS 13 - Đo

Page 215: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

215

lường GTHL có hiệu lực từ ngày 01/01/2013, nhằm thống nhất việc xác định và sử dụng GTHL trong khuôn khổ IAS/IFRS.

Như vậy, cho đến hiện tại, rất nhiều các nghiên cứu chỉ tập trung vào sử dụng mô hình GTHL thay thế mô hình giá gốc. Các mô hình định giá khác đã không còn thực sự phù hợp với điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Các nghiên cứu này đều kết luận việc sử dụng mô hình GTHL trong kế toán là một xu hướng tất yếu song phải thận trọng, tránh việc lạm dụng GTHL trong việc “thổi phồng” kết quả kinh doanh và “làm đẹp” BCTC của DN.

Kế toán bất động sản đầu tư cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng này, việc sử dụng mô hình định giá nào để xác định giá trị bất động sản đầu tư sẽ là ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính và lợi nhuận của DN. Để xác định mô hình định giá phù hợp nhất đối với bất động sản đầu tư, bài viết sẽ tập trung vào hệ thống hóa lý luận đo lường GTHL theo IFRS 13, đánh giá kế toán bất động sản đầu tư theo mô hình giá gốc và GTHL. Để từ đó, phân tích những ưu nhược điểm trong từng mô hình và đưa ra những đề xuất về phương pháp kế toán áp dụng mô hình GTHL cho việc xác định giá trị bất động sản đầu tư sau ghi nhận ban đầu.

Lý thuyết về đo lường GTHL

Theo IFRS 13, Đoạn 09, GTHL là mức giá có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc thanh toán một khoản nợ phải trả trong một giao dịch thị trường có trật tự giữa các bên tham gia thị trường tại ngày xác định giá trị.

GTHL được đo lường dựa trên các yếu tố thị trường, không phải dựa theo phương pháp xác định riêng của mỗi đơn vị. Với mỗi tài sản và nợ phải trả, các giao dịch thị trường có thể quan sát được hoặc các thông tin trên thị trường có thể có sẵn, nhưng cũng có những tài sản hay nợ phải trả khác, các thông tin có thể không có sẵn, không quan sát được.

Để xác định GTHL, đơn vị sử dụng các kỹ thuật định giá phù hợp với hoàn cảnh và có đủ dữ liệu đầu vào. IFRS 13 đưa ra 3 kỹ thuật định giá được sử dụng rộng rãi là: Phương pháp tiếp cận thị trường, phương pháp tiếp cận chi phí và phương pháp tiếp cận thu nhập.

Phương pháp tiếp cận thị trường là phương pháp sử dụng giá và các thông tin liên quan khác được tạo ra từ giá giao dịch thị trường của tài sản đó hoặc tài sản tương tự, nợ phải trả hoặc cả nhóm tài sản và nợ phải trả (IFRS 13, Đoạn B5).

Phương pháp tiếp cận chi phí là phương pháp phản ánh chi phí cần thiết hiện tại, để thay thế được toàn bộ năng lực dịch vụ của tài sản (thường được gọi là chi phí thay thế hiện hành) (IFRS, đoạn B8).

Phương pháp tiếp cận thu nhập là phương pháp chiết khấu toàn bộ dòng tiền trong tương lai về hiện tại với cùng một tỷ lệ chiết khấu nhất định. Khi sử dụng phương pháp này, GTHL đã phản ánh giả định của thị trường hiện tại về dòng tiền tương lai (IFRS 13, Đoạn B10).

Để tăng cường tính nhất quán và khả năng so sánh trong việc xác định GTHL, IFRS 13 thiết lập một hệ thống phân cấp các yếu tố đầu vào của các kỹ thuật xác định GTHL theo

Page 216: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

216

ba cấp độ ưu tiên.

Cấp độ ưu tiên 1: Dữ liệu thuộc nhóm ưu tiên 1, bao gồm giá cả được niêm yết đối với các tài sản và nợ phải trả hoàn toàn giống trên thị trường hoạt động mà đơn vị có thể tiếp cận tại ngày xác định GTHL. Giá cả được niêm yết trên thị trường hoạt động cho phép đo lường GTHL một cách tin cậy nhất, vì vậy, nếu dữ liệu này sẵn có thì đây chính là những bằng chứng đáng tin cậy nhất cần được ưu tiên sử dụng như các dữ liệu đầu vào của các kỹ thuật xác định GTHL.

Cấp độ ưu tiên 2: Dữ liệu được ưu tiên ở cấp độ 2, là các dữ liệu đầu vào quan sát được không được phân loại vào cấp độ ưu tiên 1. Dữ liệu cấp độ 2 bao gồm: Giá niêm yết của tài sản hoặc nợ phải trả tương tự trên thị trường hoạt động; Giá niêm yết của tài sản hoặc nợ phải trả giống hệt hoặc tương tự trên thị trường không phải là thị trường hoạt động; Các dữ liệu không phải là giá trị niêm yết nhưng có thể quan sát được cho tài sản và nợ phải trả trên thị trường hoạt động. (IFRS , Đoạn 82).

Cấp độ ưu tiên 3: Dữ liệu ưu tiên 3, bao gồm các dữ liệu không quan sát được đối với tài sản và nợ phải trả. Các dữ liệu này có thể được sử dụng để đo lường GTHL khi không sẵn các dữ liệu quan sát được từ thị trường.

Sau khi IFRS 13 được ban hành, một số quốc gia đã công bố việc chính thức áp dụng hoặc lộ trình xây dựng CMKT về GTHL. Tại Việt Nam, Luật Kế toán (sửa đổi) số 88/2015/QH13 đã được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2015 có hiệu lực từ 01/01/2017 thay thế Luật kế toán số 03/2003/QH11 bổ sung khái niệm GTHL tại điều 3. Theo đó, GTHL là giá trị được xác định phù hợp với giá thị trường, có thể nhận được khi bán một tài sản hoặc chuyển nhượng một khoản nợ phải trả tại thời điểm xác định giá trị.

Tuy nhiên, Việt Nam chưa có chuẩn mực nào hướng dẫn về GTHL. Hiện tại, Việt Nam cũng chưa có hệ thống thị trường hoạt động hoàn chỉnh, các quy định và hướng dẫn về GTHL còn chưa đầy đủ. Đối với kế toán bất động sản đầu tư, mặc dù VAS 05 - Bất động sản đầu tư cũng đã yêu cầu DN trình bày GTHL, nhưng vì nhiều lý do khác nhau như: Không có thị trường giao dịch, giá BĐS không đủ tin cậy,... cũng như cũng chưa có thông tư nào hướng dẫn cụ thể cách xác định GTHL nên hầu như BCTC của các DN có bất động sản đầu tư cũng không trình bày nội dung này.

Đánh giá về việc vận dụng mô hình giá gốc, mô hình GTHL đối với kế toán bất động sản đầu tư.

Theo quy định của VAS 05, việc xác định giá trị ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu của bất động sản đầu tư tuân thủ theo nguyên tắc giá gốc.

Theo IAS 40 - Bất động sản đầu tư, việc xác định giá trị tại thời điểm ghi nhận ban đầu sử dụng mô hình giá gốc. Việc xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, DN “Có thể lựa chọn chính sách kế toán theo mô hình GTHL hoặc mô hình giá gốc và cần áp dụng chính sách đó cho tất cả bất động sản đầu tư trong đơn vị” (IAS 40 - BĐSĐT, Đoạn 30).

Khi DN áp dụng mô hình GTHL để xác định giá trị bất động sản đầu tư sau ghi nhận ban đầu, DN cần xác định giá trị toàn bộ bất động sản đang nắm giữ theo GTHL theo nguyên

Page 217: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

217

tắc: Nếu có thị trường hoạt động, giá hợp lý được xác định theo giá trao đổi trên thị trường, nếu không có thị trường hoạt động doanh nghiệp có thể sử dụng các kỹ thuật định giá phù hợp để xác định giá trị hợp lý.

- Đánh giá về việc vận dụng mô hình giá gốc đối với kế toán bất động sản đầu tư

Theo mô hình giá gốc, kế toán bất động sản đầu tư được thực hiện như sau:

Xác định giá trị tại thời điểm ghi nhận ban đầu: Một bất động sản đầu tư phải được xác định giá trị ban đầu theo nguyên giá. Nguyên giá của bất động sản đầu tư bao gồm cả các chi phí giao dịch liên quan trực tiếp ban đầu.

Xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu: Trong thời gian nắm giữ bất động sản đầu tư được xác định theo nguyên giá, số khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại.

Dừng ghi nhận: Một bất động sản đầu tư không còn được trình bày trong Bảng cân đối kế toán sau khi đã bán, chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc sau khi bất động sản đó không còn được nắm giữ lâu dài và xét thấy không thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc thanh lý bất động sản đầu tư đó. Khi đó, kế toán sẽ ghi giảm bất động sản đầu tư theo giá gốc ghi nhận ban đầu. Phần lãi lỗ bất động sản đầu tư khi bán kế toán ghi nhận vào doanh thu hoặc chi phí trong kỳ phát sinh nghiệp vụ dừng ghi nhận bất động sản đầu tư.

Trình bày bất động sản đầu tư: Kế toán trình bày trong Bảng cân đối kế toán chỉ tiêu bất động sản đầu tư theo giá gốc. Các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh từ việc bán bất động sản đầu tư được xác định bằng số chênh lệch giữa doanh thu với chi phí bán và giá trị còn lại. Số lãi hoặc lỗ này được ghi nhận là thu nhập hay chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.

Có thể thấy, kế toán bất động sản đầu tư theo mô hình giá gốc khá đơn giản, trình bày BCTC bất động sản đầu tư theo mô hình giá gốc được cho là không quá phức tạp. Việc không đánh giá lại bất động sản đầu tư để trình bày trên BCTC, có thể đảm bảo tính khách quan cao hơn so với mô hình giá hợp lý.

Hiện nay, tại Việt Nam mô hình giá gốc được sử dụng như là mô hình định giá chủ đạo và được coi như là tương đối an toàn và dễ làm với người làm kế toán và sử dụng thông tin kế toán. Tuy nhiên, trong thực tế, đơn vị khi áp dụng mô hình giá gốc gặp một số hạn chế như, đối với bất động sản đầu tư là toà nhà văn phòng cho thuê hoạt động, được theo dõi theo ba chỉ tiêu là: Nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại. Nhưng khi gần kết thúc thời gian hoạt động của toà nhà theo ước tính ban đầu, giá trị của toà nhà có thể còn cao hơn cả nguyên giá (giá gốc) ban đầu, do nhiều nguyên nhân như giá đất và giá trị xây lắp tăng cao,... Lúc này, giá trị còn lại khi theo dõi theo mô hình giá gốc sẽ nhỏ hơn rất nhiều so với giá trị thực tế của bất động sản đó trên thị trường. Trong trường hợp này, việc áp dụng mô hình GTHL lại trở nên phù hợp hơn mô hình giá gốc.

- Đánh giá về việc vận dụng mô hình GTHL đối với kế toán bất động sản đầu tư

Theo IAS 40, kế toán bất động sản đầu tư vẫn sử dụng mô hình giá gốc tại thời điểm ghi nhận ban đầu. Sau ghi nhận ban đầu, đơn vị được phép lựa chọn mô hình Giá gốc hoặc mô hình GTHL để ghi nhận.

Page 218: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

218

Khi DN áp dụng mô hình GTHL để ghi nhận bất động sản đầu tư sau ghi nhận ban đầu, DN cần xác định giá trị toàn bộ bất động sản đầu tư đang nắm giữ theo GTHL theo nguyên tắc: Nếu có thị trường hoạt động, giá hợp lý được xác định theo giá trao đổi trên thị trường, nếu không có thị trường hoạt động DN có thể sử dụng các kỹ thuật định giá phù hợp để xác định giá trị hợp lý.

Các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh từ việc thay đổi GTHL của bất động sản đầu tư phải được hạch toán vào báo cáo lãi lỗ trong kỳ phát sinh.

Trình bày báo cáo tài chính: Các DN áp dụng mô hình GTHL đối với BĐSĐT tại thời điểm sau ghi nhận ban đầu yêu cầu trình bày BĐSĐT theo giá hợp lý. Trình bày thuyết minh từng bất động sản đầu tư, phương pháp xác định giá trị hợp lý, thuyết minh bản đối chiếu giữa giá trị ghi sổ của bất động sản đầu tư tại thời điểm đầu và cuối kỳ kế toán và các thuyết minh khác.

Kế toán bất động sản đầu tư theo mô hình GTHL trong điều kiện có thị trường hoạt động sẽ đảm bảo thông tin tài chính được cung cấp, phản ánh trung thực mặt bằng giá thị trường hiện tại. Do vậy, thông tin tài chính đảm bảo tính thích hợp hơn so với các chính sách kế toán thay thế hiện hành. Kế toán theo mô hình GTHL chú trọng đến các thuyết minh kèm theo đảm bảo thông tin có tính minh bạch cao.

Đồng thời, ngay cả khi GTHL chưa được chính thức sử dụng thì việc xác định giá trị bất động sản theo giá trị thị trường cũng đã được sử dụng trong phân tích tài chính cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó có mục đích thẩm định cho vay và xác định hạn mức tín dụng. Việc sử dụng GTHL trong kế toán sẽ tăng cường tính thống nhất và tính so sánh của thông tin tài chính trong hệ thống tài chính.

Khi kế toán bất động sản đầu tư theo mô hình GTHL, thông tin về các khoản biến động GTHL được ghi nhận vào báo cáo lãi/lỗ trong kỳ, điều này thích hợp cho các phân tích, đánh giá rủi ro của hệ thống kế toán - tài chính. Mô hình giá hợp lý được xem như là mô hình thích hợp nhất đáp ứng được yêu cầu đánh giá tài sản thuần theo giá thị trường, khắc phục được những nhược điểm của mô hình giá gốc. Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay chưa có hệ thống thị trường hoạt động hoàn chỉnh, các quy định và hướng dẫn về GTHL còn chưa đầy đủ, việc áp dụng ngay mô hình GTHL là điều khó thực hiện và cần được tính toán thận trọng.

Đề xuất giải pháp hoàn thiện kế toán xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu về bất động sản đầu tư theo mô hình GTHL

Về nguyên tắc, việc áp dụng mô hình GTHL phải phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện tại Việt Nam. VAS tiến tới việc sử dụng GTHL là tất yếu nhưng cần phải có lộ trình hợp lý.

Thứ nhất: Xây dựng và ban hành CMKT Việt Nam về đo lường GTHL và hoàn chỉnh hệ thống CMKT áp dụng GTHL làm cơ sở đo lường chủ yếu.

Vận dụng IFRS 13 - Đo lường GTHL có hiệu lực từ ngày 01/01/2013, Bộ Tài chính nên ban hành VAS về đo lường GTHL. Chuẩn mực này được xây dựng theo hướng tiếp cận và phù hợp IFRS 13. Từ đó, hoàn chỉnh hệ thống CMKT áp dụng GTHL làm cơ sở đo lường

Page 219: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

219

chủ yếu. Đối với kế toán bất động sản đầu tư, cần sửa đổi VAS 05, trong đó quy định rõ các DN kế toán có thể lựa chọn chính sách kế toán theo mô hình GTHL hoặc mô hình giá gốc trong việc ghi nhận giá trị của bất động sản đầu tư sau khi nhận ban đầu. Đồng thời, bổ sung yêu cầu tất cả các đơn vị xác định GTHL của bất động sản đầu tư cho mục đích xác định giá trị (nếu đơn vị sử dụng mô hình GTHL) hoặc cho mục đích trình bày (nếu đơn vị sử dụng mô hình giá gốc).

Thứ hai: Xây dựng dữ liệu đầu vào theo cấp độ ưu tiên, để xác định GTHL bất động sản đầu tư.

Bất kỳ một đơn vị nào khi sử dụng mô hình GTHL, thì vấn đề xác định GTHL bất động sản đầu tư như thế nào là vấn đề khó khăn nhất. Do đó, cần có các hướng dẫn cụ thể để DN có thể thực hiện được việc xác định GTHL nhằm giảm thiểu tính chủ quan nâng cao tính khách quan cho các khoản mục trình bày. Với 3 phương pháp kỹ thuật được áp dụng trong việc định giá, vấn đề quan trọng là phải lựa chọn các dữ liệu đầu vào để vận hành các mô hình này. Do tầm quan trọng của các dữ liệu đầu vào ảnh hưởng có tính quyết định đến chất lượng của thông tin kế toán bất động sản đầu tư. Căn cứ để đo lường GTHL bất động sản đầu tư có thể chia là ba cấp độ như sau:

Cấp độ 1: Dữ liệu đầu vào cấp độ 1, là giá niêm yết của các bất động sản giống hệt trên các thị trường tích cực mà DN có thể tiếp cận tại ngày xác định GTHL, thường không cần điều chỉnh. Giá niêm yết của bất động sản giống hệt trên thị trường tích cực cung cấp bằng chứng đáng tin cậy nhất của GTHL và được sử dụng mà không cần điều chỉnh, để xác định GTHL bất cứ khi nào có sẵn.

Cấp độ 2: Dữ liệu đầu vào cấp độ 2, không phải là giá niêm yết được phân loại là dữ liệu đầu vào cấp độ 1 mà là giá của bất động sản, có thể quan sát một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trên thị trường.

Dữ liệu đầu vào cấp độ 2 bao gồm: Giá niêm yết của các bất động sản tương tự trên thị trường tích cực hoặc giá niêm yết của các bất động sản giống hệt, tương tự trên thị trường không tích cực sau đó điều chỉnh theo các yếu tố cụ thể liên quan đến bất động sản như điều kiện hoặc vị trí của tài sản, khối lượng hoặc mức độ hoạt động trên thị trường nơi mà dữ liệu đầu vào quan sát được,.. . Ngoài ra, trong trường hợp các dữ liệu không phải là giá trị niêm yết nhưng có thể quan sát được cho bất động sản như các mức biến động ngầm định, biên độ rủi ro tín dụng, lãi suất hoặc đường cong lãi suất thu thập được ở khoảng giá niêm yết phổ biến.

Ví dụ như, bất động sản nắm giữ và đang được sử dụng, dữ liệu đầu vào cấp độ 2 là giá của mỗi mét vuông đất có thể lấy từ thị trường tích cực với giao dịch bất động sản tương tự đã diễn ra trước đó. DN xác định GTHL của bất động sản đầu tư, thông qua việc điều chỉnh các yếu tố cụ thể liên quan đến bất động sản như bản chất, địa điểm và điều kiện (hoặc các hợp đồng bán hoặc cho thuê tài sản khác), sau đó điều chỉnh cho những khác biệt đó.

Cấp độ 3: Dữ liệu đầu vào đối với bất động sản không quan sát được trên thị trường. Đây là trường hợp xảy ra, khi có rất ít các hoạt động thị trường liên quan đến bất động sản đầu tư cần tính giá. Các dữ liệu thuộc cấp độ này được hình thành trên cơ sở DN sẽ xây dựng

Page 220: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

220

các yếu tố đầu vào không quan sát được, sử dụng các thông tin sẵn có tốt nhất trong các trường hợp, có thể bao gồm dữ liệu của chính DN, dựa trên giả định của DN về cách thức các đối tượng tham gia thị trường sẽ định giá tài sản/nợ phải trả.

Thứ ba: Đề xuất phương pháp kế toán bất động sản đầu tư theo mô hình GTHL sau ghi nhận ban đầu.

Đơn vị lựa chọn mô hình GTHL đối với bất động sản đầu tư sau ghi nhận ban đầu cần xác định toàn bộ bất động sản đầu tư đang nắm giữ theo GTHL, trừ những trường hợp GTHL không thể xác định được một cách đáng tin cậy. Khi ghi nhận bất động sản đầu tư theo GTHL, nếu phát sinh lãi hoặc lỗ từ việc thay đổi của giá hợp lý của bất động sản đầu tư, đơn vị được hạch toán vào báo cáo lãi hoặc lỗ trong kỳ phát sinh.

Ví dụ về việc ghi nhận sự thay đổi của GTHL bất động sản đầu tư: Công ty Z mua một bất động sản đầu tư với giá 300.000 và chi phí giao dịch phát sinh là 5.000. Tại ngày lập báo cáo, công ty xác định GTHL của bất động sản đầu tư này là 302.000. Do vậy, kế toán sẽ ghi nhận một khoản giảm GTHL là 3.000 (305.000 – 302.000). Khoản giảm này là không phải là một khoản suy giảm giá trị của BĐSĐT, mà là một khoản điều chỉnh GTHL của bất động sản đầu tư.

“Nếu trước đây DN đã xác định giá trị một bất động sản đầu tư theo GTHL, DN cần tiếp tục xác định theo GTHL cho tới khi thanh lý bất động sản, hoặc cho tới khi bất động sản chuyển thành BĐS chủ sở hữu sử dụng hoặc DN chuyển bất động sản đầu tư sang mục đích bán trong chu kỳ kinh doanh thông thường, bất kể các giao dịch so sánh trên thị trường là không thường xuyên hoặc giá thị trường khó xác định được một cách chắc chắn”. (IAS 40, Đoạn 55).

Khi chuyển đổi từ bất động sản đầu tư được ghi nhận theo mô hình GTHL sang hàng hóa BĐS, DN ghi nhận giá gốc hàng hóa BĐS theo GTHL của bất động sản đầu tư tại ngày chuyển đổi mục đích sử dụng.

Khi chuyển đổi từ bất động sản đầu tư được ghi nhận theo mô hình GTHL sang bất động sản chủ sở hữu sử dụng, DN ghi nhận nguyên giá của BĐS chủ sở hữu sử dụng theo GTHL của bất động sản đầu tư tại ngày chuyển đổi mục đích sử dụng.

Đối với trường hợp bất động sản do chủ sở hữu sử dụng chuyển đổi thành bất động sản đầu tư và được ghi nhận theo giá hợp lý, DN vẫn ghi nhận bất động sản đó là tài sản cố định cho tới thời điểm chuyển đổi, DN khấu hao tài sản và ghi nhận mọi khoản lỗ phát sinh do tổn thất tài sản. Khi chuyển đổi, kế toán ghi nhận bất động sản đầu tư theo GTHL tại ngày chuyển đổi mục đích sử dụng. Đồng thời, ghi nhận khoản chênh lệch đánh giá lại giữa giá trị ghi sổ của bất động sản chủ sở hữu sử dụng và GTHL của bất động sản đầu tư tại ngày chuyển đổi. Như vậy, kế toán phải làm những bước sau:

- Vẫn ghi nhận bất động sản đó theo quy định của CMKT về tài sản cố định cho đến ngày chuyển đổi.

- Xác định GTHL của bất động sản tại ngày chuyển đổi.

Page 221: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

221

- Xử lý các khoản chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của bất động sản và GTHL của bất động sản tại ngày chuyển đổi.

(1) Nếu GTHL của bất động sản tại ngày chuyển đổi thấp hơn giá trị ghi sổ của tài sản, tài sản này được ghi nhận theo mô hình giá gốc theo quy định của chuẩn mực liên quan đến tài sản chủ sở hữu sử dụng thì kế toán sẽ ghi nhận khoản chênh lệch vào báo cáo lãi, lỗ. Ví dụ, nếu giá trị ghi sổ của tài sản là 200 và GTHL của tài sản là 180 thì kế toán sẽ ghi nhận 20 vào báo cáo lãi, lỗ.

(2) Nếu GTHL của bất động sản cao hơn so với giá trị ghi sổ, khoản chênh lệch này được xử lý như sau:

+ Khoản chênh lệch này, sẽ được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ trong phạm vi khoản lỗ tổn thất tài sản trước đó DN đã ghi nhận. Giá trị được ghi nhận vào báo cáo lãi lỗ, sẽ không được vượt quá giá trị cần để hoàn nhập giá trị ghi sổ trở về giá trị ghi sổ mà đã được xác định (chưa bao gồm việc trích khấu hao) như chưa có bất kỳ khoản lỗ tổn thất nào được ghi nhận.

+ Phần còn lại của khoản chênh lệch được ghi nhận vào tài sản thuần như là một khoản thặng dư do đánh giá lại giá trị tài sản thuộc vốn chủ sở hữu của DN.

Kết luận

Kế toán theo GTHL đã trở thành một xu hướng chủ đạo đối với hệ thống chuẩn mực báo báo Tài chính quốc tế, CMKT quốc tế. Dưới sức ép của yêu cầu hội nhập và cả sức ép của yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường đã chỉ rõ rằng, trong tương lai không xa, việc đưa mô hình GTHL vào hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và bất động sản đầu tư nói riêng là một lộ trình tất yếu. Bài viết trên đây là một số ý kiến trao đổi kế toán xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu của bất động sản đầu tư theo mô hình GTHL, dù không thể phản ánh tất cả mọi vấn đề phát sinh, nhưng với mong muốn đóng góp chia sẻ với người làm kế toán tại các DN, để thông tin trên BCTC phản ánh trung thực và hợp lý.

----------------------------

Tài liệu tham khảo - Bộ Tài chính, Nội dung và hướng dẫn 26 CMKT Việt Nam. - Mai Ngọc Anh, Các mô hình tính giá của kế toán – mô hình giá đầu ra và GTHL, Một số chuyên đề về lý thuyết kế toán, NXB Tài chính, 2014. - Trần Quang Trung, Vũ Thị Lan Hương, Bàn về việc vận dụng chuẩn mực IFRS 13 trong việc đo lường GTHL của công cụ vốn chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số đặc biệt, tháng 10/2013, - Vũ Hữu Đức, Những vấn đề cơ bản của lý thuyết kế toán, NXB Lao động năm 2010. - Vũ Đình Hiển, GTHL, cơ sở đo lường giá trị trong hoạt động BCTC, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số đặc biệt tháng 12/2015 - Ernst & young, Applying IFRS 13, October 2012. - Grant Thornton International Ltd (2011), IFRS News Special Edition October, United Kingdom. - IASB, CMKT quốc tế (IAS) 40 - Bất động sản đầu tư - IASB, Chuẩn mực BCTC kế toán quốc tế (IFRS) 13 – Đo lường GTHL. - PWC (2013), A practical guide to IFRS 13 disclosures, United Kingdom.

Page 222: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

222

ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

TS. Nguyễn Đăng Huy Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, các chuẩn mực kế toán (CMKT) Việt Nam (VAS) ngày càng được sửa đổi, hoàn chỉnh và hòa nhập vào các CMKT quốc tế (IAS/IFRS). Bài viết trình bày kinh nghiệm vận dụng IFRS của các nước và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ở lĩnh vực ngân hàng.

Từ khóa: Báo cáo tài chính (BCTC); IFAC: Liên đoàn kế toán quốc tế; IAS/IFRS: CMKT quốc tế.

Áp dụng IFRS trên phạm vi toàn cầu

Hiện nay, các thành viên của Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC) đều cam kết xây dựng hệ thống CMKT quốc gia phù hợp với CMKT quốc tế. Hội đồng CMKT Quốc tế (IASB) có cách tiếp cận chủ động trong việc điều chỉnh các IAS/IFRS cho gần hơn với hệ thống kế toán ở các nước. Những năm gần đây, quá trình hài hòa và tiêu chuẩn hóa ở cấp độ quốc tế trong lĩnh vực kế toán diễn ra mạnh mẽ. Các CMKT Mỹ (US GAAP) được nhiều quốc gia sử dụng, chủ yếu ở Bắc Mỹ. Tuy nhiên, IAS/IFRS được lựa chọn phổ biến hơn tại các quốc gia Châu Âu, Châu Á, Châu Phi. Hiệp hội các nhà kế toán ASEAN (Việt Nam là thành viên từ năm 1998) đã khuyến khích các thành viên thực hiện hài hòa CMKT, dựa trên các nguyên tắc chỉ đạo do IASB đề ra.

IFRS được Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) làm cơ sở cho việc trình bày các BCTC của những khách hàng sử dụng các khoản tín dụng của mình. Ngoài ra, IFRS cũng có thêm sự hỗ trợ của Ủy ban chứng khoán Quốc tế (IOSCO), Ủy ban giám sát hoạt động ngân hàng của ngân hàng thanh toán quốc tế BIS và được cộng đồng Liên minh Châu Âu (EU) áp dụng.

IFRS đã và đang được các quốc gia vận dụng theo 4 mô hình sau:

- Mô hình 1, vận dụng 100% IFRS. Nếu có CMKT không thể áp dụng được thì xây dựng CMKT riêng.

- Mô hình 2, vận dụng 100% các IFRS nhưng có thêm phần phụ lục, để thêm hoặc bớt một số phần vào chuẩn mực.

- Mô hình 3, vận dụng có chọn lọc các nội dung của IFRS có sửa đổi, bổ sung một số điểm nội dung cho phù hợp với đặc điểm nền kinh tế quốc gia và ban hành thêm CMKT quốc gia.

- Mô hình 4, không sử dụng IFRS.

Page 223: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

223

Áp dụng IAS/IFRS trong khu vực Á, Âu và một số quốc gia khác

Quy định số 1606/2002 của EC, ban hành ngày 11/9/2002, quy định bắt buộc áp dụng hoặc tuân thủ theo IFRS từ năm 2005 đối với các BCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán EU. Các nước thành viên có quyền lựa chọn, áp dụng đối với các BCTC công ty riêng biệt và các nhóm chưa niêm yết. Các biện pháp chuyển đổi có thể áp dụng trong năm 2007 đối với các công ty mà trái phiếu của họ chưa được niêm yết hoặc sẽ sử dụng US GAAP như một CMKT.

Ở Anh, Luật công ty quy định BCTC phải phù hợp với các CMKT của Anh. Cuối năm 2002, chính phủ Anh quy định mọi doanh nghiệp (DN) Anh có thể áp dụng IFRS nếu muốn.

Kinh nghiệm của các nước châu Âu cho thấy, việc áp dụng IAS/IFRS giúp làm giảm sự tùy tiện trong quản lý. Điều đó cũng có thể làm giảm lợi ích cá nhân của cán bộ trong công ty, giảm các vụ bê bối tài chính của các công ty. Trên cơ sở đó, IAS/IFRS là phương tiện để Nhà nước bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và tạo điều kiện để nhà đầu tư tiếp cận thị trường trong và ngoài nước.

Tại khu vực Châu Á, một số nước điển hình như: Hàn Quốc (tháng 3/2007, Uỷ ban giám sát tài chính Hàn Quốc và Viện Kế toán Hàn Quốc, đã thông báo một lộ trình cho việc chấp nhận IAS/IFRS vào hệ thống khuôn mẫu BCTC quốc gia, thường được gọi là IFRS Hàn Quốc hay “K-IFRS”. Hàn Quốc cũng cho phép các công ty niêm yết được áp dụng IAS/IFRS vào năm 2009, ngoại trừ các tổ chức tài chính. Năm 2011, tất cả các công ty niêm yết được yêu cầu áp dụng IAS/IFRS trong việc lập BCTC); Trung Quốc (năm 2006, Trung Quốc đã quyết định kết hợp IAS/IFRS vào hệ thống luật pháp của mình và đã ban hành một hệ thống CMKT DN Trung quốc (ASBE), về cơ bản là phù hợp với IAS/IFRS trong những nguyên tắc chủ yếu về soạn thảo và trình bày BCTC. Năm 2010, Bộ Tài chính Trung Quốc đã ban hành lộ trình tiếp tục hội tụ hệ thống CMKT Trung Quốc với IAS/IFRS. Hiện nay, các công ty niêm yết áp dụng theo ASBE, vốn đang hòa hợp với IAS/IFRS trong một lộ trình do Nhà nước quản lý. Trong khi đó, các DN không niêm yết của Trung Quốc vẫn áp dụng hệ thống kế toán DN được ban hành năm 2001). Bên cạnh đó, nhiều quốc gia Châu Á đang xây dựng lộ trình tiến tới áp dụng IFRS và một số đã tuyên bố áp dụng, ví dụ: Ấn Độ đã chính thức tuyên bố áp dụng IFRS từ ngày 01/04/2011. Đặc biệt, đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á, về cơ bản các thành viên của Liên đoàn Kế toán các nước ASEAN (AFA) tán thành, ủng hộ việc phát triển CMKT quốc gia hài hòa với IAS/IFRS và tích cực hoạt động để chuẩn bị và thực hiện tiến trình này (Singapore áp dụng gần như toàn bộ IFRS; Malaysia đã áp dụng cho các công ty có vốn đầu tư nước ngoài; Philippines áp dụng IFRS có điều chỉnh cho phù hợp...).

Áp dụng IFRS trong lĩnh vực ngân hàng

Lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực chuyên ngành mà việc áp dụng IFRS hay không áp dụng sẽ ánh hưởng trọng yếu đến quản trị điều hành ngân hàng, tính minh bạch của BCTC và việc quản lý, giám sát của cơ quan Nhà nước. Theo các chuyên gia ngân hàng, IFRS về công cụ tài chính có vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng, trong đó phạm vi

Page 224: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

224

chuẩn mực IAS 39 bao gồm gần 80% tổng tài sản có của ngân hàng và là phần quan trọng của các khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán.

Ủy ban giám sát hoạt động ngân hàng của ngân hàng thanh toán quốc tế BIS đã dựa trên hệ thống kế toán ngân hàng theo nội dung IAS/IFRS để phát triển các nguyên tắc về quản trị kinh doanh ngân hàng về tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ và về các tiêu chuẩn giám sát an toàn hoạt động ngân hàng. Đồng thời, Ủy ban giám sát hoạt động ngân hàng BIS cũng cảnh báo về việc các chỉ tiêu giám sát an toàn ngân hàng theo hướng dẫn sẽ không còn nhiều ý nghĩa nếu việc hạch toán kế toán của ngân hàng không tuân thủ theo IFRS.

Bài học kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam

Vấn đề đặt ra khi phát sinh cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ và toàn cầu

- Các cuộc khủng hoảng tín dụng gần đây đã xảy ra với năm đầu tiên của các ứng dụng bắt buộc của IFRS 7. Việc này đã cung cấp một cơ hội để thử nghiệm với những tiêu chuẩn mới, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu cần thiết phải tăng cường sự minh bạch trong BCTC DN. Một nghiên cứu gần đây của Công ty kiểm toán quốc tế Ernst & Young đối với 24 ngân hàng lớn Châu Âu, đã phát hiện một số vấn đề nảy sinh gồm:

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu phải công bố đầy đủ, chi tiết các thông tin có liên quan đến công cụ tài chính và yêu cầu không nên công bố quá nhiều thông tin. Nhiều DN cho rằng, việc công bố quá nhiều thông tin có thể dẫn đến nguy cơ rủi ro cao. Ngược lại, nhiều tổ chức tài chính tăng cường việc công bố thông tin như là những công cụ để cải thiện chất lượng quản trị DN, tạo niềm tin cho nhà đầu tư.

- Tính so sánh về số liệu, thông tin kế toán giữa các DN (đặc biệt là ngân hàng) không mang nhiều ý nghĩa do mô hình đo lường các rủi ro tài chính không giống nhau, nguồn dữ liệu đầu vào mô hình để xác định GTHL của công cụ tài chính không giống nhau giữa các DN.

Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Với Việt Nam, từ những năm 1990 trở về trước, Việt Nam đã có những chính sách tài chính riêng biệt quy định đối với các DN Nhà nước mà không quy định đối với DN cổ phần và trách nhiệm hữu hạn, còn kế toán chỉ là công cụ để ghi chép các hoạt động tài chính theo quy định của Nhà nước, mà chủ yếu để quyết toán thuế, do vậy, các BCTC phản ánh số liệu kế toán rất khác nhau giữa doanh ngiệp Nhà nước và DN thuộc các thành phần khác (đặc biệt là đối với các DN nước ngoài), không tạo ra môi trường bình đẳng và sự đồng nhất, có thể so sánh được. Điều này đi ngược với chủ trương mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, làm giảm sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào phát triển kinh tế.

Nhưng từ những năm 1993-1994, Việt Nam đã bắt đầu tiếp cận với các IFRS và được nghiên cứu một cách đầy đủ từ giai đoạn năm 1996 – 1998, khi thực hiện dự án kế toán kiểm toán của cộng đồng Châu Âu (EURO - TAPVIET). Kể từ năm 1999, Bộ Tài chính bắt đầu soạn thảo và xây dựng VAS trên cơ sở IAS/IFRS. Đến tháng 12/2001, Bộ

Page 225: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

225

Tài chính đã ban hành được 04 VAS đầu tiên và liên tiếp cho đến nay đã ban hành được 26 VAS, dự kiến năm 2014 – 2015 ban hành thêm 8 VAS nữa.

Theo Bộ Tài chính, về cơ bản các VAS được đánh giá là phù hợp với IAS/IFRS, thể hiện sự thừa nhận của Nhà nước Việt Nam đối với các CMKT Quốc tế được áp dụng ở Việt Nam. Đồng thời, Bộ Tài chính nhận định các CMKT sẽ góp phần tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư ở Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong nước và DN nước ngoài, tạo đà cho việc hội nhập kinh tế quốc tế. Việc tiếp cận với các IFRS là tương đối phức tạp và còn khó khăn đối với Việt Nam, đặc biệt là đối với nghiệp vụ mới phát sinh trong hoạt động kinh tế. Bộ Tài chính cũng không vội vàng ban hành tất cả các VAS với số lượng lớn, khiến đối tượng áp dụng bị rối do phức tạp và khó tiếp cận. Mặt khác, một số CMKT đòi hỏi khắt khe (yêu cầu đối tượng áp dụng phải có nền tảng công nghệ thông tin hiện đại) về thời điểm thích hợp đưa ra áp dụng với nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, qua phân tích kinh nghiệm quốc tế về áp dụng IAS/IFRS trong nền kinh tế nói chung và trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

- Thứ nhất, chấp nhận và áp dụng IAS/IFRS (đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng) để nâng cao tính minh bạch của BCTC DN, bảo vệ quyền lợi các nhà đầu tư. Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và năng lực quản trị DN.

- Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong tổ chức hạch toán kế toán và hoạt động kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi để tuân thủ toàn diện nội dung IAS/IFRS. Đối với ngân hàng, cần phải có cơ sở dữ liệu tập trung, đầy đủ, chi tiết các thông tin tài chính, phi tài chính và được tổ chức theo chuẩn mực quốc tế.

- Thứ ba, việc triển khai áp dụng IAS/IFRS là công việc khó và phức tạp, cần sự phối hợp của cơ quan quản lý Nhà nước, hiệp hội kế toán kiểm toán và ban lãnh đạo các DN. Quá trình này cần có định hướng, lộ trình cụ thể để phấn đấu thực hiện, kiểm tra đánh giá.

- Thứ tư, nâng cao năng lực quản lý, giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực tài chính ngân hàng cả trên phương diện vi mô và vĩ mô, nhằm phát huy hiệu quả và lợi ích của cơ chế thị trường, của công cụ tài chính phái sinh và của IAS/IFRS. Đồng thời, hạn chế những mặt trái của các nhân tố này đến tài chính DN, đến sự ổn định, bền vững của hệ thống tài chính ngân hàng.

Đối với lĩnh vực ngân hàng, việc lập và trình bày BCTC theo IAS/IFRS là rất cần thiết vì những lý do sau:

- Kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập với nền kinh tế thế giới. Việc áp dụng IAS/IFRS không chỉ hiện hữu tại các công ty con của các tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam mà bắt đầu có ảnh hưởng đến các công ty và đặc biệt là các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam.

Page 226: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

226

- Việc lập BCTC theo IAS/IFRS phản ánh GTHL của ngân hàng. Các ngân hàng vẫn áp dụng VAS nhưng việc hiểu biết IAS/IFRS giúp Ban lãnh đạo ngân hàng đánh giá toàn diện hơn về giá trị DN đặc biệt trong các trường hợp mua bán, sáp nhập, tìm đối tác chiến lược và các cổ đông mới…

- Đối với các nghiệp vụ phức tạp, VAS và các quy định có liên quan có thể chưa có hướng dẫn cụ thể. Việc hiểu biết IAS/IFRS giúp ngân hàng có cách áp dụng hợp lý hơn.

- Cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Tài chính) cũng cập nhật IAS/IFRS và ban hành VAS theo chiều hướng hội nhập với quốc tế.

- IAS/IFRS là ngôn ngữ tài chính chung được sử dụng phổ biến trên thế giới. Việc hiểu biết IAS/IFRS giúp ngân hàng có những thông tin hữu ích về các ngân hàng khác trong nước cũng như các ngân hàng có mức hoạt động tương đương ở các nước khác.

- IAS/IFRS là “thước đo” tương đối chính xác thực trạng tình hình tài chính của ngân hàng, góp phần hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước có biện pháp quản lý phù hợp và kịp thời.

Tóm lại: Từ sự phân tích trên, có thể thấy tiến trình hội tụ kế toán quốc tế là hướng đi tích cực đáp ứng xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, nhưng quá trình đó cũng đầy cam go và phức tạp. Trước tình hình đó, một quốc gia đang phát triển như Việt Nam không thể đứng ngoài dòng chảy hội nhập quốc tế, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, ngân hàng tài chính. Song, Việt Nam cần phải nhận định đúng đắn tình hình để có những lộ trình thích hợp, đáp ứng phát triển kinh tế và hội nhập sâu rộng với quốc tế.

--------------------------

Tài liệu tham khảo 1. Hệ thống CMKT Quốc tế (IAS)

2. Hệ thống CMKT Việt Nam (VAS)

3. Hệ thống TK kế toán áp dụng cho các TCTD

4. www.mof.gov.vn Bộ Tài chính; www.sbv.com.vn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Page 227: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

227

ÁP DỤNG CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

TS. Lê Hoàng Phúc – Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Vĩnh Long Ths. Nguyễn Thị Thanh Thủy - Đại Học Trà Vinh

Bài viết trình bày việc áp dụng IFRS tại một số quốc gia ở châu Á, châu Âu và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Đồng thời, đưa ra một số khuyến nghị cho Việt Nam, trong quá trình hội nhập với IFRS. Theo đó, tùy theo điều kiện, các quốc gia lựa chọn việc áp dụng đầy đủ hoặc một phần IFRS và cần có một lộ trình nhất định. Do đặc điểm của các yếu tố môi trường, Việt Nam khó có thể áp dụng ngay và đầy đủ IFRS. Cần có một lộ trình phù hợp, trong đó, mục tiêu hội nhập phải được ưu tiên.

Khái quát về chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế (IFRS)

Các chuẩn mực BCTC quốc tế do IASB ban hành bao gồm ba phần chính:

- Khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC (The Conceptual Framework);

- Các chuẩn mực BCTC quốc tế (IAS/IFRS);

- Hướng dẫn giải thích chuẩn mực (IFRIC/SIC).

The Conceptual Framework được IASB phê duyệt và phát hành tháng 09/2010, thay thế cho Framework năm 2001. Conceptual Framework đặt ra các khái niệm cơ sở cho việc chuẩn bị và trình bày BCTC cho người sử dụng bên ngoài. Mục đích chính của I Conceptual Framework là hỗ trợ IASB, trong việc phát triển các chuẩn mực BCTC quốc tế trong tương lai và xem xét các chuẩn mực hiện có; Thúc đẩy việc hài hòa các nguyên tắc, chuẩn mực và các thủ tục liên quan đến việc soạn thảo và trình bày BCTC.

Các IAS/IFRS do IASC (Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế) và IASB (Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế) ban hành. IASB thay thế IASC vào năm 2001. Kể từ thời điểm đó, IASB đã thực hiện sửa đổi một số IAS và kiến nghị thêm các sửa đổi khác, thay thế một số IAS bằng các IFRS. Đến 30/11/2016, có 41 IAS/IFRS (sau đây gọi chung là IFRS) đang và sắp có hiệu lực, trong đó có 25 IAS và 16 IFRS .

Các hướng dẫn giải thích chuẩn mực (IFRIC/SIC) do Ủy Ban hướng dẫn báo BCTC quốc tế (IFRIC) xây dựng, đưa ra lấy ý kiến công chúng và sau đó được IFRIC gửi tới IASB soát xét và chuẩn y trở thành các hướng dẫn, giải thích chính thức.

Áp dụng IFRS tại một số quốc gia Á, Âu

Việc sử dụng IFRS được nhiều ý kiến ủng hộ. Jones and Belkaoui (2010) cho rằng, việc sử dụng IFRS mang lại nhiều lợi ích, như: Các nước sử dụng IFRS có thể tiết kiệm chi phí soạn thảo chuẩn mực, nhanh chóng hòa nhập vào IFRS; Sự hội nhập về kế toán giúp cho các công ty huy động vốn trên thị trường quốc tế,…

Page 228: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

228

Tuy nhiên, việc áp dụng IFRS cũng gặp trở ngại. Để áp dụng IFRS đơn vị phải bỏ ra chi phí ban đầu khá lớn xây dựng lại hệ thống thu thập, xử lý và trình bày các thông tin tài chính. Cũng có ý kiến cho rằng, IFRS về cơ bản được xây dựng theo mô hình Anglo-America, vì vậy có thể không phù hợp với các nước đang phát triển vốn có sự khác biệt về văn hóa và môi trường kinh tế với các nước phát triển,…

Dù vậy, những đòi hỏi của quá trình toàn cầu hóa, ưu thế về lợi ích mang lại của việc sử dụng IFRS, cùng với nỗ lực của IASB, đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hội nhập với IFRS của nhiều quốc gia trên thế giới.

Tại Pháp Pháp là một quốc gia châu Âu có vị thế về kinh tế và chính trị trên thế giới. Trung tâm

của hệ thống kế toán Pháp là Tổng hoạch đồ kế toán (PCG), một hệ thống kế toán thống nhất. Trong giai đoạn 2002 - 2004, căn cứ các quy định của EU về thúc đẩy quá trình hội nhập với IFRS, hệ thống kế toán Pháp được điều chỉnh thông qua các quy định của Hội đồng kế toán quốc gia Pháp (CRC).

Từ năm 2005, các công ty niêm yết của Pháp lập BCTC hợp nhất theo IFRS. Năm 2009, Cơ quan chuẩn mực kế toán Pháp (ANC) được thành lập, với chức năng chính là thiết lập CMKT dưới hình thức các quy định cho khu vực tư nhân và tham gia các hoạt động của tổ chức kế toán quốc tế, bao gồm việc chấp nhận các IFRS tại Châu Âu.

Từ năm 2011 đến nay, tại Pháp, tồn tại song song: PCG áp dụng cho BCTC riêng và IFRS áp dụng cho BCTC hợp nhất của những công ty đại chúng (và những công ty khác tự nguyện áp dụng IFRS).

Liên minh Châu Âu Ngày 13/2/2001, EC (Ủy ban châu Âu) chấp nhận một đề nghị về việc yêu cầu các

công ty niêm yết của EU phải lập BCTC hợp nhất theo IFRS kể từ năm 2005 (đạo luật được Nghị viện phê chuẩn vào ngày 19/07/2002 và được công bố thành luật vào ngày 11/09/2002). Quy định này cho phép các công ty không niêm yết cũng áp dụng IFRS. Năm 2003, Ủy ban chứng khoán châu Âu đã thông qua một chuẩn mực bao gồm 21 nguyên tắc nhằm phát triển và thực hiện một cách tiếp cận chung để thực thi IFRS.

EU đã luôn tạo ra mối quan hệ với IASB và đóng một vai trò tích cực trong quá trình thiết lập các CMKT quốc tế. Từ ngày 1/1/2005, EU yêu cầu các công ty niêm yết lập BCTC hợp nhất theo IFRS và được sự ủng hộ và tán thành mạnh mẽ, hơn 7.000 công ty niêm yết đã thực hiện yêu cầu này. Tuy nhiên, do còn một số vấn đề chưa thống nhất giữa EU và IASB, nên EU đã không chấp nhận toàn bộ các IFRS và yêu cầu các công ty niêm yết chỉ sử dụng những IFRS nào đã được sự chấp nhận của EU. Ngoài ra, một nghiên cứu độc lập gần đây của Kvaal và Nobe tại 5 quốc gia Úc, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh cho thấy, việc áp dụng IFRS trong thực tế còn những khác biệt giữa các quốc gia khác nhau.

Như vậy, hiện nay, trên nguyên tắc chung, EU áp dụng nguyên bản IFRS nhưng không chấp nhận toàn bộ IFRS mà phê duyệt từng chuẩn mực để áp dụng. EU và IASB vẫn tiếp tục các cuộc thảo luận để giải quyết những vấn đề còn tồn tại giữa hai bên nhằm đạt đến sự thống nhất.

Page 229: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

229

Trung Quốc, Hàn Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á

Tại Trung Quốc Tháng 6/2005, Trung Quốc đã đồng ý với IASB một kế hoạch hành động để đạt tới

một hệ thống CMKT chất lượng cao. Tháng 11/2005, Ủy ban CMKT Trung Quốc (CASC) và IASB đã tổ chức thành công một cuộc họp về vấn đề hội tụ CMKT. Năm 2006, Trung Quốc đã quyết định kết hợp IFRS vào hệ thống luật pháp của mình và đã ban hành một Hệ thống CMKT doanh nghiệp Trung quốc (ASBE), về cơ bản là phù hợp với IAS/IFRS trong những nguyên tắc chủ yếu.

Tháng 04/2010, Bộ Tài chính Trung Quốc đã ban hành lộ trình tiếp tục hội tụ ASBE với IFRS. Trên thực tế, ASBE nhìn chung còn một khoảng cách nhất định với IFRS.

Ngày 18/ 11/2015, The IFRS Foundation và Bộ Tài chính Trung Quốc công bố việc thành lập một nhóm làm việc chung, để tìm ra cách thức và các giai đoạn nhằm đẩy mạnh áp dụng IFRS ở Trung Quốc.

Như vậy, Trung Quốc đã áp dụng hệ thống CMKT doanh nghiệp, cơ bản là phù hợp với IFRS trong những nguyên tắc chủ yếu. Hiện nay, các công ty niêm yết áp dụng theo ASBE, trong khi các doanh nghiệp không niêm yết vẫn áp dụng hệ thống kế toán doanh nghiệp được ban hành năm 2001.

Phương thức hòa hợp với IFRS của Trung Quốc phản ảnh sự lựa chọn trong bối cảnh vừa phải đáp ứng xu thế toàn cầu hóa, vừa đảm bảo những yêu cầu riêng của nền kinh tế cũng như sự quản lý của Nhà nước.

Tại Hàn Quốc Tháng 3/2007, Uỷ ban giám sát tài chính Hàn Quốc và Viện Kế toán Hàn Quốc đã

thông báo một lộ trình cho việc chấp nhận IFRS vào hệ thống khuôn mẫu BCTC quốc gia (thường được gọi là IFRS Hàn Quốc hay “K-IFRS”).

Năm 2009, Hàn Quốc cho phép các công ty niêm yết được áp dụng IFRS, ngoại trừ các tổ chức tài chính.

Hiện nay, tất cả các công ty niêm yết ở Hàn Quốc được yêu cầu áp dụng IFRS.

Tại hầu hết các quốc gia Đông Nam Á có điều kiện kinh tế- xã hội có mức độ tương đồng nhất định với Việt Nam, như Malaysia, Philippines, Thái Lan, Indonesia,… cũng có lộ trình cho việc áp dụng IFRS.

Tại Malaysia Tháng 8/2008, Hội đồng chuẩn mực kế toán Malaysia (MASB) công bố kế hoạch hội

tụ chuẩn mực BCTC Malaysia (MFRS) với IFRS vào năm 2012.

Tháng 11/2011, MASB ban hành các MFRS mà nó tương thích gần như hoàn toàn với bộ IFRS có hiệu lực từ tháng 01/ 2012.

Ngày 02/9/2014, MASB thông báo rằng, ngày có hiệu lực bắt buộc đối với việc áp dụng MFRS là ngày 01/01/2017.

Page 230: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

230

Như vậy, Malaysia đã áp dụng IFRS và và cả IFRS for SMEs cho tất cả các công ty. Hiện nay, các BCTC được lập theo MFRS được yêu cầu phải công bố một cách rõ ràng, minh bạch về sự tương thích với IFRS.

Tại Philippines

Philippines quyết định chấp nhận IFRS từ năm 2005. Hội đồng Chuẩn mực BCTC Philippines (FRSC) là cơ quan ban hành các chuẩn mực BCTC (PFRS). Các PFRS có một vài sửa đổi không đáng kể so với IFRS.

Đến nay, Philippines gần như áp dụng đầy đủ IFRS cho các công ty niêm yết. Chuẩn mực BCTC cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (IFRS for SMEs ) cũng được áp dụng mà hầu như không có sự điều chỉnh.

Tại Thái Lan

Đến năm 2008, Liên đoàn Kế toán Thái Lan (FAP) đã ban hành 29 Chuẩn mực kế toán, dựa phần lớn trên nền tảng IFRS. Năm 2010, Thái Lan công bố các giai đoạn hội nhập với IFRS.

Đến tháng 01/2014, chuẩn mực BCTC Thái Lan (TFRS) đã được ban hành gần như tương tự các IFRS (2012), ngoại trừ các nội dung về Hợp đồng bảo hiểm, Nông nghiệp và Công cụ tài chính.

Theo lộ trình do FAP công bố, các IFRS ban hành năm 2015 sẽ có hiệu lực tại Thái Lan từ tháng 01 năm 2016 (ngoại trừ chuẩn mực về công cụ tài chính), các IFRS ban hành năm 2016 sẽ có hiệu lực tại Thái Lan từ tháng 01 năm 2017. Đối với các IFRS về công cụ tài chính, FAP có kế hoạch áp dụng IFRS 9, IAS 32 và IFRS 7, có hiệu lực từ năm 2019. Một trong những lý do làm cho việc áp dụng các IFRS tại Thái Lan bị chậm là sự cần thiết phải dịch IFRS sang ngôn ngữ Thái Lan.

Tại Indonesia

Nhìn chung, Indonesia ủng hộ việc áp dụng IFRS, tuy nhiên, Indonesia chưa công bố kế hoạch cho việc áp dụng đầy đủ IFRS.

Năm 2008, Indonesia công bố ủng hộ việc áp dụng IFRS. Các CMKT tài chính Indonesia (SAK) do Hội đồng CMKT Indonesia (DSAK) ban hành đều hướng tới các IFRS. Các SAK ban hành năm 2012, cơ bản phù hợp với các bộ IFRS có hiệu lực từ năm 2009, song, vẫn tồn tại khá nhiều khác biệt, cũng như một số IFRS không có SAK tương đương.

Hiện tại, DSAK đang triển khai giai đoạn thứ hai của quá trình hội nhập với IFRS. Mục tiêu của giai đoạn này là để giảm thiểu hơn nữa khoảng cách giữa SAK và IFRS, từ ba năm đến một năm.

Như vậy, sự ra đời của IFRS đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hòa hợp và hội tụ kế toán quốc tế. Đến nay, đã có hơn 130 quốc gia trên thế giới thực hiện việc yêu cầu (bắt buộc) hoặc cho phép (không bắt buộc) các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán của họ áp dụng IFRS khi lập và trình bày BCTC. Trong đó, số quốc gia yêu cầu sử dụng toàn bộ hoặc một

Page 231: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

231

phần IFRS cho các công ty niêm yết tăng lên qua các năm. Nếu năm 2013, số quốc gia này là 103 thì đến 2016 là 106 quốc gia (Xem Bảng 1).

Bảng 1: Áp dụng IFRS tại các quốc gia trên thế giới tính đến tháng 30/11/2016.

Áp dụng IFRS Số quốc gia/vùng lãnh thổ

Đối với các công ty niêm yết

Yêu cầu sử dụng toàn bộ IFRS 96

Yêu cầu sử dụng một phần IFRS 10

Cho phép sử dụng IFRS 25

Không cho phép sử dụng IFRS 23

Không có thị trường chứng khoán 20

Tổng số quốc gia 174

Đối với các công ty không niêm yết

Yêu cầu sử dụng toàn bộ IFRS 28

Yêu cầu sử dụng một phần IFRS 37

Cho phép sử dụng IFRS 47

Không cho phép sử dụng IFRS 30

Không có thông tin 32

Tổng số quốc gia 174

(Nguồn: http://www.iasplus.com/en/resources/ifrs-topics/use-of-ifrs)

Kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hội nhập với IFRS

Quá trình áp dụng IFRS tại các quốc gia diễn ra khá mạnh mẽ. Qua khảo sát một số quốc gia, nhận thấy, quá trình này diễn ra theo một trong các mô hình chủ yếu sau:

- Mô hình 1: Áp dụng toàn bộ IFRS, sửa đổi gần như không đáng kể. Đại diện cho mô hình này là Malaysia, Philippines, Singapore,... Ở các quốc gia này, IFRS được hiệu chỉnh tối thiểu khi thiết lập hệ thống chuẩn mực BCTC quốc gia.

- Mô hình 2: Các quốc gia chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường (như Trung Quốc, Đông Âu), hay các quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Lào,… đã sử dụng IFRS làm cơ sở chủ yếu, để xây dựng hệ thống chuẩn mực BCTC cho quốc gia mình. Ảnh hưởng của IFRS cũng tương tự như các quốc gia theo mô hình 1, tuy nhiên, các quốc gia này không vận dụng toàn bộ mà chỉ vận dụng một phần, có điều chỉnh, sửa đổi.

- Mô hình 3: Áp dụng tại các quốc gia mà hệ thống CMKT ra đời trước khi có sự ra đời của IAS, nên họ chỉ cần sửa đổi để hòa hợp với IFRS. Đây là trường hợp của các quốc gia phát triển, có nền kế toán lâu đời, thuộc trường phái Anglo – Saxon và Châu Âu lục địa.

Page 232: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

232

Quá trình áp dụng IFRS tại các quốc gia cũng chỉ ra rằng:

(1) Hội nhập với IFRS là một xu thế tất yếu khách quan;

(2) Áp dụng đầy đủ IFRS cho một quốc gia không phải là vấn đề dễ dàng. Không đơn giản là sử dụng nguyên bản theo IFRS, vấn đề là chúng có áp dụng được hay không trong điều kiện thực tế.

(3) Tùy theo điều kiện của từng quốc gia, việc hòa hợp với IFRS đòi hỏi một lộ trình nhất định.

Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế thị trường còn khá non trẻ. Thị trường tài chính Việt Nam trong những năm gần đây có những chuyển biến, đặc biệt là thị trường chứng khoán đã có những bước phát triển nhất định, song trình độ phát triển và quy mô còn khá hạn chế. Hệ thống pháp luật Việt Nam dựa trên điển luật, do vậy, Nhà nước giữ vai trò quyết định trong hệ thống kế toán quốc gia. Thuế và các chính sách tài chính vẫn có chi phối nhất định đến kế toán. Về văn hóa, Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều theo văn hóa Á Đông, trong một chừng mực nào đó, tính thận trọng, sự tuân thủ các quy định được đề cao, hạn chế những vấn đề mang tính xét đoán.

Từ đặc điểm của các mô hình, kinh nghiệm của các quốc gia, cũng như đặc điểm của các yếu tố môi trường, Việt Nam có thể lựa chọn mô hình 2 trong xác định phương thức và lộ trình hội nhập với IFRS. Khi lựa chọn mô hình này, cần lưu ý một số điểm sau:

Thứ nhất, không thể áp dụng ngay đầy đủ IFRS cho hệ thống kế toán Việt Nam, do những điều kiện về chế độ chính trị, hệ thống pháp luật và mức độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, cần xây dựng một chiến lược, xác định lộ trình cho quá trình hội nhập với IFRS. Trong đó, hội nhập phải là mục tiêu được ưu tiên, bên cạnh việc áp dụng có chọn lọc IFRS. Trước mắt, cần ban hành ngay Khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC Việt Nam (Vietnamese Conceptual Framework) phù hợp với IFRS Framework.

Thứ ba, đối với thị trường vốn và thị trường chứng khoán, việc sử dụng VAS đã được điều chỉnh so với IFRS sẽ không phản ánh đầy đủ và xác thực thông tin hoạt động của các chủ thể hoạt động trong thị trường này. Do vậy, các chuẩn mực liên quan đến thị trường này cần sử dụng nguyên bản IFRS, có thể có hướng dẫn áp dụng phù hợp trong từng giai đoạn.

Thứ tư, một số điều kiện “xúc tác” của quá trình hội nhập với IFRS cần phải được tính đến và thực hiện quyết liệt từ nhiều phía.

Từng bước xây dựng hệ thống thị trường tích cực (active market); đồng bộ và minh bạch hóa hành lang pháp lý về kinh doanh. Thị trường giao dịch tài sản thiếu “minh bạch”, thiếu “tích cực” thì khó mà “đo lường GTHL” được,...

Từng bước thay đổi sứ mệnh của Chế độ kế toán doanh nghiệp. Có thể nói, Chế độ kế toán doanh nghiệp là một dạng văn bản lập quy đặc thù của Việt Nam. Trong một tương lai không xa, khi việc áp dụng IFRS được đẩy mạnh, sứ mệnh của Chế độ kế toán doanh nghiệp phải thay đổi. Nó có thể sẽ không tồn tại nữa, hoặc sẽ trở thành một loại Sổ tay hướng dẫn,

Page 233: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

233

thay vì là một văn bản quy phạm pháp luật dài lê thê như hiện nay. Đây cũng là một nhân tố quan trọng của quá trình hội nhập với chuẩn mực và thông lệ quốc tế của kế toán doanh nghiệp Việt Nam.

Việc đào tạo kế toán cũng cần được thay đổi một cách căn bản, nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình áp dụng IFRS. Việc sa đà vào nghiệp vụ chi tiết, vào Nợ - Có mà bỏ quên các nguyên tắc kế toán, các CMKT, quan trọng hơn là việc vận dụng nguyên tắc kế toán, CMKT sao cho phù hợp với bản chất giao dịch, sẽ tạo ra một rào cản không nhỏ cho việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Kết luận

Những đòi hỏi của quá trình toàn cầu hóa, ưu thế về lợi ích mang lại của việc sử dụng IFRS, cùng với nỗ lực của IASB, đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình hòa hợp và hội nhập với IFRS của nhiều quốc gia trên thế giới. Đến nay, đã có hơn 130 quốc gia trên thế giới thực hiện việc yêu cầu (bắt buộc) hoặc cho phép (không bắt buộc) các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán của họ áp dụng IFRS khi lập và trình bày BCTC. Tùy theo điều kiện, các quốc gia ở châu Âu và châu Á lựa chọn việc áp dụng đầy đủ hoặc một phần IFRS, và thường có một lộ trình nhất định. Việt Nam cũng không thể nằm ngoài dòng chảy hội nhập này. Với những đặc điểm của các nhân tố môi trường và điều kiện Việt Nam, khó có thể áp dụng ngay toàn bộ IFRS cho hệ thống kế toán Việt Nam. Cần có một lộ trình phù hợp, trong đó, mục tiêu hội nhập phải được ưu tiên.

-------------------------- Tài liệu tham khảo

(1) Deloitte (2016), Use of IFRS by jurisdiction, <http://www.iasplus.com/en/resources/ifrs-topics/use-of-ifrs> (2) Erlend Kvaal and Christopher Nobe (2009), International differences in IAS/IFRS policy choice (3) Frederic D.S. Choi, Gary K. Meek (2011), International Accounting, Pearson / Prentice Hall , 7th edition, New Jersey, USA. (4) IASB (2010), The Conceptual Framework for Financial Reporting, was approved by the IASB. (5) IFRS (2016), Global Standards for the world economy, <http://www.ifrs.org/IFRSs/Pages/ IFRS.aspx>. (6) IFRS (2016), IFRS appplication around the world, <http://www.ifrs.org/Use-around-the-world/Documents/Jurisdiction-profiles>. (7) Jones.S. and A. R. Belkaoui ( 2010), Financial accounting theory, Melbourne: Cengage Learning. Point of view <www.iasplus.com>

Page 234: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

234

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP VỚI CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ KẾ TOÁN

TS. Trần Quốc Thịnh Khoa Kế toán - Kiểm toán, Đại học Ngân hàng Tp.HCM

Trong xu hướng hội nhập tiến tới hội tụ kế toán quốc tế, việc áp dụng hệ thống chuẩn mực quốc tế về kế toán (IAS/IFRS) đã đem lại những lợi ích thiết thực nhằm hình thành ngôn ngữ kinh doanh toàn cầu chất lượng cao, tuy nhiên tiến trình này cũng gặp những trở ngại nhất định bởi những nguyên do khác nhau. Bài viết đã tổng quan những nhận định về những cơ hội và thách thức trong quá trình áp dụng IAS/IFRS của các quốc gia. Từ đó đề xuất một số kinh nghiệm cho Việt Nam nhằm có những định hướng và chiến lược đúng đắn theo lộ trình nhất định, áp dụng IAS/IFRS theo từng khu vực phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như đảm bảo lợi ích quốc gia. Điều này giúp Việt Nam đẩy nhanh tiến trình phát triển và nâng tầm vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Từ khóa: cơ hội và thách thức, hệ thống IFRS, kế toán quốc tế

Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi sử dụng ngôn ngữ kinh tế chung do đó việc phát triển hệ thống IAS/IFRS là xu thế tất yếu, khách quan trong tiến trình phát triển. Sự tạo dựng hệ thống ngày được sự quan tâm của nhiều quốc gia và hưởng ứng áp dụng ngay từ những năm đầu và là dấu hiệu tích cực cũng như thuận lợi trong xu hướng phát triển nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức bởi xu hướng tiếp cận những cách thức khác nhau của một số quốc gia (IFRS Foundation, 2016). Quá trình này đang đặt ra nhiều thách thức cần phải giải quyết và theo một số nhà nghiên cứu nhìn nhận việc phát triển hệ thống IAS/IFRS bên cạnh những thuận lợi cũng đã bộc lộ một số tồn tại trong việc ứng dụng của các quốc gia (Tymothy Doupnik & Hector Perera (2007). Điều này đã cản trở tiến trình thống nhất áp dụng hệ thống chất lượng cao IAS/IFRS của nhiều quốc gia. Do vậy, viễn cảnh này đòi hỏi cần có thời gian và là thách thức trong đó vai trò của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) để dung hòa khác biệt giữa các quốc gia, tạo sự đồng thuận và thống nhất trong các nguyên tắc chung để tiến tới sử dụng một ngôn ngữ toàn toàn IAS/IFRS.

Sự hình thành và phát triển chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế

Kế toán đã xuất hiện trong hoạt động thương mại cách đây hàng ngàn năm dưới những hình thức giản đơn. Qua thời gian, hoạt động kế toán phát triển thành các qui tắc mang tính ước lệ của mỗi quốc gia để dần hình thành IAS và nay là IFRS. Tiến trình phát triển này được chia thành các giai đoạn cơ bản như sau:

- Giai đoạn hình thành

Những nỗ lực để hướng đến tiếp cận toàn cầu của kế toán đã được thực hiện từ đầu thế kỷ 20. Các quốc gia nhận thấy nhu cầu cần phải có ngôn ngữ chung kế toán trên bình diện quốc tế và đã thống nhất thành lập Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC). Trong thời

Page 235: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

235

gian đầu và có 10 quốc gia tham gia, IASC đã ban hành các IAS chủ yếu là thu hẹp sự khác biệt kế toán các quốc gia bằng việc đưa ra nhiều lựa chọn kế toán (ICAEW, 2007).

- Giai đoạn hoàn chỉnh

IASC đã điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu chung trong việc xây dựng IAS bằng việc giảm dần sự lựa chọn kế toán và IASC chỉ cho phép sử dụng phương pháp chuẩn hoặc phương pháp thay thế và nhờ vậy tính so sánh thông tin trên BCTC đã được nâng cao (ICAEW, 2007). Việc chấp nhận áp dụng IAS của các quốc gia bắt đầu gia tăng như châu Âu (EU), Úc... và một trong những thành công phải kể đến trong giai đoạn này là IASC được Tổ chức quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) chấp nhận hệ thống IAS áp dụng đối với các công ty niêm yết của các quốc gia trên thị trường chứng khoán (TTCK) trong hệ thống IOSCO. Tính đến 2000, IASC đã ban hành Khuôn mẫu lý thuyết kế toán và các IAS được đánh số từ 1 đến 41 (Foundation, 2016).

- Giai đoạn phát triển

Để đáp ứng sự thay đổi, năm 2001 IASC đã tái cấu trúc để hình thành Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB). Ngay những năm đầu 2005, IFRS đã được áp dụng một cách phổ biến với 65 quốc gia chấp nhận (Ole-Kristian Hope et al, 2006). Từ năm 2001 đến nay, IASB đã ban hành Khuôn mẫu lý thuyết kế toán (thay thế một phần Khuôn mẫu lý thuyết kế toán năm 1989 được ban hành bởi IASC) và 16 IFRS. Ngoài ra, năm 2009, IASB đã ban hành chuẩn mực BCTC quốc tế cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (IFRS for SMEs) và được bổ sung chỉnh sửa theo phiên bản mới vào năm 2015 (IFRS Foundation, 2016).

Xu hướng vận dụng IFRS của một số quốc gia trên thế giới

Trong khảo sát của Deloitte (2015) với 174 quốc gia, kết quả cho thấy so với những năm trước các quốc gia áp dụng IFRS ngày càng gia tăng đáng kể, cụ thể 96 quốc gia bắt buộc áp dụng toàn bộ IFRS; 10 quốc gia bắt buộc áp dụng IFRS đối với một số doanh nghiệp; 25 quốc gia yêu cầu áp dụng IFRS; 23 quốc gia không yêu cầu áp dụng IFRS; 20 quốc gia không có TTCK. Việc áp dụng IFRS của các quốc gia ngoài những quốc gia bắt buộc hay yêu cầu áp dụng, có 29 trường hợp cần lưu ý, điển hình như:

- Những quốc gia thuộc thành viên EU bắt buộc áp dụng toàn bộ IFRS. Tuy nhiên EU gần đây có chậm trễ về thời gian đối với sửa đổi Công cụ tài chính: Ghi nhận và đánh giá (IAS 39). EU cũng đề nghị BCTC của các công ty không niêm yết thực thi theo IFRS khi EU giải quyết những khác biệt trong BCTC hợp nhất và BCTC riêng (IAS 27).

- Úc và New Zealand áp dụng chuẩn mực quốc gia mà những chuẩn mực này được thể hiện tương đương IFRS;

- Tất cả công ty của Uruguayan phải áp dụng IFRS từ ngày 31/07/2007 đồng thời kết hợp một vài chuẩn mực của quốc gia để thực hiện;

- Những công ty niêm yết Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị áp dụng theo IFRS với một trong hai cách là các công ty niên yết áp dụng hoàn toàn IFRS theo phiên bản tiếng Anh và những công ty niêm yết còn lại áp dụng IFRS theo bản dịch theo ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ;

Page 236: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

236

- Tất cả các ngân hàng và các công ty bảo hiểm của Croatian khi niêm yết trên thị trường chứng khoán Saudi phải sử dụng IFRS;

- Cananda áp dụng toàn bộ IFRS từ ngày 01/01/2011. Các công ty có thể sử dụng sớm từ 2008 theo những điều khoản của luật chứng khoán;

- Bộ Tài chính Ấn độ thông báo lộ trình áp dụng IFRS đến 2017;

- Chuẩn mực báo cáo tài chính được qui định bởi Viện kế toán công chứng Bangladesh (ICAB). Từ tháng 1/2013 ICAB đã chuyển đổi chuẩn mực quốc gia để áp dụng tương đương IFRS ngoại trừ IAS 29 và IFRS 9.

- Cơ quan dịch vụ tài chính của Nhật đồng ý cho các công ty niêm yết của bắt đầu từ cuối năm tài chính 31/3/2010 áp dụng theo IFRS.

- Singapore áp dụng hầu hết theo IFRS. Tuy nhiên, Singapore thay đổi điều kiện ghi nhận và nguyên tắc đo lường trong một vài nội dung IFRS. Chính phủ Singapore thông báo chuẩn mực BCTC Singapore sẽ hội tụ hoàn toàn IFRS vào năm 2012.

- Hong Kong áp dụng chuẩn mực quốc gia và những chuẩn mực này đồng nhất IFRS, bao gồm tất cả điều kiện ghi nhận, đo lường nhưng thời hạn hiệu lực và giai đoạn quá độ thì khác. Tuy nhiên, các công ty của Hong Kong nhưng hợp tác với các quốc gia khác thì yêu cầu áp dụng BCTC theo IFRS hơn là Hong Kong GAAP.

- CMKT mới của Trung Quốc được ban hành 2006 và có hiệu lực từ 1/1/2007 về cơ bản phù hợp với IFRS ngoại trừ không đề nghị ghi đảo đối với tổn thất tài sản dài hạn bởi những đặc thù riêng của quốc gia. Tháng 4/2010 BTC Trung Quốc đã công bố lộ trình hội tụ với IFRS theo đó những doanh nghiệp lớn và vừa áp dụng CMKT mới Trung Quốc vào năm 2012. Tháng 12/2010 TTCK Hong Kong đề nghị các công ty niêm yết có thể sử dụng CMKT Trung Quốc trong việc lập BCTC. Ngoài ra, EC đã đồng ý cho các doanh nghiệp Trung Quốc sử dụng CMKT của quốc gia khi vào thị trường Châu Âu không phải điều chỉnh BCTC.

- Tổ chức giám sát tài chính Đài Loan thông báo lộ trình áp dụng đầy đủ IFRS theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, các công ty niêm yết và công ty tài chính bắt buộc áp dụng IFRS từ 2013 và có thể sớm hơn từ 2012. Giai đoạn 2, các công ty chưa niêm yết bắt buộc áp dụng IFRS vào năm 2015 và có thể sớm hơn từ 2013.

Cơ hội và thách thức

Hệ thống IFRS bên cạnh những ưu việt vẫn tồn tại song song những bất cập nhất định trong quá trình áp dụng. Điều này được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm điển hình như Paul Diaconu & Nicoleta Coman (2006), Tymothy Doupnik & Hector Perera (2007), Anna Jordan (2013), Ray Bal (2016).

Những cơ hội

Nghiên cứu của Paul Diaconu & Nicoleta Coman (2006) về viễn cảnh toàn cầu trong kế toán tác giả nhìn nhận áp dụng IFRS sẽ giúp:

Page 237: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

237

- Các công ty sẽ giảm các khoản chi phí trong quá trình hợp nhất BCTC đặc biệt đối với các công ty đa quốc gia;

- Các thông tin mang tính so sánh được trên phạm vi toàn cầu;

- Đẩy mạnh tiến trình toàn cầu hóa bởi sự phát triển của các công ty đa quốc gia.

Tymothy Doupnik & Hector Perera (2007) nhận định rằng, những thuận lợi trong việc áp dụng IFRS có thể kể đến như:

- Khi tiến tới hội tụ kế toán quốc tế, các quốc gia sẽ thuận lợi trong việc tiếp cận với thị trường vốn quốc tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế, làm gia tăng tiến trình toàn cầu hóa kinh tế thế giới;

- Quá trình hội tụ thúc đẩy việc mua bán, sáp nhập công ty ở phạm vi quốc gia lẫn phương diện quốc tế được thuận lợi, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của các quốc gia;

- Hệ thống kế toán chung sẽ được thống nhất và các thông tin kế toán có thể so sánh giữa các quốc gia khi đó các nhà đầu tư sẽ hạn chế được những rủi ro cũng như giảm được những sự không chắc chắn trong việc xử lý thông tin kế toán;

- Các công ty đa quốc gia sẽ giảm bớt các khoản chi phí và thời gian khi lập và trình bày thông tin trên BCTC hợp nhất;

- Các quốc gia đang phát triển sẽ tiếp cận được hệ thống kế toán được chuẩn hóa và giảm đến mức thấp nhất những chi phí của quốc gia để thực hiện quá trình soạn thảo, ban hành;

Anna Jordan (2013) cho rằng việc áp dụng IFRS sẽ đạt được những kết quả trên nhiều mặt như:

- Hữu ích thông tin cho người sử dụng, đặc biệt là các nhà đầu tư;

- Việc ghi nhận và đánh giá được thống nhất;

- Đảm bảo tính so sánh của thông tin kế toán;

- Chuẩn hóa trong về chất lượng thông tin;

- Cải thiện tính minh bạch và hợp lý của thông tin;

- Việc áp dụng sẽ góp phần thu hút đầu tư nước ngoài.

Trong nghiên cứu của Ray Bal (2016) đã chỉ ra những lợi ích của nhà đầu tư trong quá trình áp dụng IFRS gồm:

- Giúp nhà đầu tư tiếp cận thị trường vốn và giảm thiểu những rủi ro;

- Nhà đầu tư có được những thông tin minh bạch và tốt hơn trong việc ra quyết định;

- Nhà đầu tư sẽ giảm những chi phí trong việc xử lý thông tin và giảm những chi phí trong quá trình đầu tư xuyên quốc gia;

Page 238: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

238

Những thách thức

Paul Diaconu & Nicoleta Coman (2006) cho rằng những bất cập có thể phát sinh trong quá trình áp dụng IFRS như:

- Những khác biệt trong thực tế kế toán của các quốc gia;

- Thiếu tính chuyên nghiệp trong kế toán cũng là những trở ngại cho quá trình áp dụng.

Tymothy Doupnik & Hector Perera (2007) nhận định rằng:

- Các quốc gia còn nhiều khác biệt về các yếu tố môi trường kinh doanh, pháp lý và văn hóa nên rất khó khăn để đạt được sự thống nhất chung;

- Các quốc gia còn bị tác động và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi lợi ích chính trị;

- Ngoài ra, một số quan điểm hoài nghi về những lợi ích sẽ mang lại và cho rằng phải chăng đó là sự quá tải đối với doanh nghiệp nếu phải thực thi những nguyên tắc, phương pháp phức tạp mà bản thân doanh nghiệp không thể áp dụng.

Anna Jordan (2013) nhìn nhận một vài bất lợi trong việc áp dụng IFRS gồm:

- Chi phí chuyển đổi và vận hành để áp dụng sẽ tốn kém nhiều khoản phí phát sinh liên quan về nhân sự, đào tạo;

- Nhiều nội dung của chuẩn mực khá phức tạp khi xử lý các nghiệp vụ, đặc biệt liên quan đến GTHL;

- Khoảng cách về ngôn ngữ và trình độ của quản lý và nhân viên trong quá trình áp dụng.

Ray Bal (2016) đã chỉ ra những bất lợi trong việc áp dụng IFRS như:

- Những tiềm ẩn bất lợi phát sinh khi một số quốc gia áp dụng IFRS nhưng thực tế bởi tính chính trị và kinh tế, một số quốc gia đã chi phối và ảnh hưởng đến thông tin BCTC bằng các qui định riêng của quốc gia. Điều này làm thông tin không còn minh bạch và ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư.;

- Vấn đề “nhãn hiệu IFRS” của một số quốc gia. Theo đó, một số quốc gia bên ngoài tuyên bố áp dụng IFRS nhưng thực tế không áp dụng trên cơ sở các nguyên tắc và qui định của IFRS mà chi phối bởi các qui định thuế và các Luật liên quan.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Từ việc nhận định và đánh giá xu hướng vận dụng IFRS của một số quốc gia trên thế giới cũng như những cơ hội và thách thức đối với hệ thống IFRS, Việt Nam quá trình hội nhập chuẩn mực kế toán của các quốc gia trong khu vực và quốc tế cần có những phương cách thích hợp nhằm đáp ứng xu hướng hội nhập sâu về kế toán trong khu vực cũng như quốc tế:

Page 239: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

239

Thứ nhất, Xây dựng lộ trình hội nhập thích hợp

Quá trình hội tụ kế toán quốc tế là cả một sự thử thách bởi thực trạng việc vận dụng IAS/IFRS vào chính các quốc như trên đã trình bày mỗi quốc gia có những cách thức tiếp cận riêng. Do đó, lộ trình còn đầy gian nan để thống nhất hình thành chuẩn mực toàn cầu. Vì vậy, Việt Nam cũng cần áp dụng theo lộ trình hội nhập thích hợp để phù hợp xu hướng tình hình chung.

Thứ hai, Áp dụng theo từng khu vực

Mỗi quốc gia có những đặc điểm riêng về kinh tế, pháp lý, văn hóa và chính trị, điều này gây khó khăn cho các quốc gia khác khi áp dụng. Với những đặc điểm của quốc gia Việt Nam nên khó chấp nhận áp dụng toàn bộ theo IAS/IFRS cho các doanh nghiệp mà cần tiếp cận theo thông lệ quốc tế là áp dụng theo từng khu vực. Đối với khu vực các công ty niêm yết cần áp dụng toàn bộ IAS/IFRS vì những công ty này cần phải đáp ứng đầy đủ tất cả thông tin cho số đông người sử dụng. Trong khi đó, khu vực các doanh nghiệp còn lại có thể hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hàng (VAS) theo hướng giảm lược những nội dung phức tạp như (hợp đồng bảo hiểm, hợp nhất kinh doanh…) để thuận lợi trong việc áp dụng. Song song đó, cần có lộ trình chuyển dần để tương thích với IFRS cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (IFRS for SMEs).

Thứ ba, Đảm bảo sự thích nghi để bảo vệ lợi ích của quốc gia

Các quốc gia đều lựa chọn phương thức thích nghi để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế. Do đó, Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế cũng cần tận dụng cũng cơ hội này để để thu hút nguồn vốn cho phát triển. Do đó, việc lựa chọn theo phương thức thích nghi một mặt vẫn đảm bảo hội nhập kế toán quốc tế, nhưng mặt khác vẫn đảm bảo sự ổn định, đem lại những lợi ích cho sự phát triển của quốc gia.

Kết luận

Những ưu điểm vượt trội không thể phủ nhận, viễn cảnh hội tụ kế toán đặt ra nhiều thách thức, những “chông gai” phía trước. Tuy nhiên, phải nhìn nhận việc phát triển hệ thống chuẩn mực quốc tế về kế toán là xu hướng tất yếu khách quan nhưng cần phải có thời gian để tạo sự thống nhất và đồng bộ. Do đó, việt Nam cần có định hướng và chiến lược phù hợp theo lộ trình nhất định, áp dụng theo từng khu vực theo thông lệ quốc tế cũng như đảm bảo lợi ích quốc gia. Đây là điều kiện để Việt Nam tận dụng cơ hội cho phát triển và nâng tầm vị thế của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

-------------------------

Tài liệu tham khảo Anna Jordan .(2013). Advantages and Disadvantages of IFRS compared to GAAP. http://research-methodology.net/advantages-and-disadvantages-of-ifrs-compared-to-gaap/.

Bocqueraz et al. (2006). Creating a supranational regulator, the role of the individual and the mode of the time. A case study of change in accounting. Accounting History, Vol. 11 No. 3.

Deloitre .(2015). Use of IFRS by jurisdiction. http://www.iasplus.com/en/resources/ifrs-topics/use-of-ifrs

Page 240: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

240

ICAEW .(2007). EU implementation of IFRS and the fair value directive. A report for the European Commission.

IFRS Foundation .(2016). Access the unaccompanied Standards. http://www.ifrs.org/IFRSs/Pages/IFRS.aspx

Ole-Kristian Hope et al. (2006). Empirical Evidence on Jurisdictions that Adopt IFRS. Journal of International Accounting Research

Paul Diaconu and Nicoleta Coman .(2006). Accounting Research from the Globalization Perspective. http://ssrn.com/abstract=949431

Ray Ball .(2016). International Financial Reporting Standards (IFRS): Pros and Cons for Investors. Accounting and Business Research 36(sup1).

Trần Quốc Thịnh. (2014). Định hướng xây dựng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế. Luận án tiến sỹ, Đại học Kinh Tế Tp.HCM

Trần Quốc Thịnh. (2015). Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam đáp ứng xu thế hội nhập kế toán quốc tế. Đề tài NCKH cấp cơ sở, Đại học Ngân hàng Tp.HCM Tymothy Doupnik & Hector Perera .(2007). International Accounting. In Print

Yannick et al .(2008). International congresses of accountants in the twentieth century: a French perspective. Accounting, Business & Financial History , volume 18, issue 2.

Page 241: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

241

ĐÀO TẠO CHUẨN MỰC QUỐC TẾ VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH (IFRS) CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM

PGS. TS Mai Ngọc Anh

Khoa Kế toán – Học viện Tài chính Bộ Tài chính đang xây dựng đề án áp dụng hệ thống chuẩn mực quốc tế (CMQT) về Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) ở Việt Nam. Một trong những vấn đề cấp thiết được đặt ra trong quá trình xây dựng lộ trình áp dụng đề án là công tác đào tạo (ĐT) chuyên NKT, kiểm toán theo IFRS ở các trường đại học (ĐH). Bài viết này, nhằm đánh giá tổng quan tình hình tiếp cận ĐT KTQT tại các cơ sở ĐT, các trường ĐH hiện nay. Phân tích các cơ hội, thách thức đặt ra và khuyến nghị về triển khai ĐT CMQT về Báo cáo tài chính ( BCTC) ở các trường ĐH thời gian tới.

Từ khóa: ĐT KTQT, ĐT IFRS. Tổng quan về tình hình ĐT KTQT ở các trường ĐH Việt Nam hiện nay

ĐT bậc ĐH đối với ngành kế toán (NKT) đã có lịch sử phát triển 60 năm ở Việt Nam. Một số trường ĐH có truyền thống ĐT về kế toán, phải kể đến là Học viện Tài chính (Trường ĐH Tài chính Kế toán Hà Nội trước đây); ĐH Kinh tế Quốc dân. Những năm 2000 trở về trước, NKT chủ yếu được ĐT ở một số trường ĐH khối kinh tế với lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm khoảng 8.000 đến 10.000 sinh viên. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng doanh nghiệp (DN) mới thành lập tăng nhanh khiến nhu cầu lao động về kế toán tăng mạnh, dẫn đến việc các trường ĐH ngoài khối kinh tế cũng triển khai tổ chức ĐT NKT. Cho đến nay, đã có khoảng 300 cơ sở ĐT ĐH có ĐT NKT ở bậc ĐH. Hàng năm, có từ 50.000 đến 60.000 sinh viên tốt nghiệp NKT ra trường, tham gia vào thị trường lao động. * Định hướng ĐT ĐH NKT ở các trường ĐH

Mặc dù chưa có đánh giá, phân loại một cách chính thức, tuy nhiên, các trường ĐH có ĐT NKT ở Việt Nam hiện nay được chia thành 2 khuynh hướng: ĐT cử nhân kế toán định hướng hàn lâm/nghiên cứu (Học viện Tài chính; ĐH KTQD; ĐH Kinh tế TPHCM,...) và ĐT cử nhân kế toán định hướng thực hành (các trường ĐH mới ĐT NKT: ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Kinh tế - Kỹ thuật CN, ĐH Quản lý KD và CN,...). Việc lựa chọn định hướng ĐT chi phối mạnh đến nhận thức, chủ trương, xác định mục tiêu, phương pháp tổ chức ĐT và đặc biệt là chương trình ĐT NKT. Qua đó, chi phối mạnh đến việc ĐT KTQT ở các trường ĐH thời gian qua. * Nhận thức và thiết kế học phần KTQT trong chương trình ĐT

Nhận thức và quan điểm về ĐT kế toán dựa trên thông lệ kế toán quốc tế (KTQT) (Theo chuẩn mực KTQT hoặc thông lệ kế toán một số nước phát triển) kể từ khi Việt Nam đổi mới hệ thống kế toán theo hệ thống kế toán kinh tế thị trường (Từ đầu những năm 1990 đến nay) có thể được phân chia thành 2 giai đoạn:

Page 242: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

242

- Giai đoạn từ đầu những năm 1990 đến đầu những năm 2000: Đây là giai đoạn mà Việt Nam thực hiện cải cách căn bản hệ thống kế toán, chuyển sang thực hiện hệ thống kế toán DN theo nền kinh tế thị trường. Các trường ĐH ĐT kế toán cũng đã tích cực đổi mới nội dung, chương trình ĐT. Sau 3 – 4 năm, về cơ bản các vấn đề của kế toán trong điều kiện kinh tế thị trường đã được truyền tải đầy đủ trong chương trình ĐT của các trường ĐH. Trong giai đoạn này, một số trường ĐH lớn có truyền thống ĐT kế toán cũng đã ĐT KTQT (Kế toán Mỹ, Kế toán Pháp) trong chương trình ĐT. Tuy nhiên, các môn học KTQT chỉ chiếm khoảng 5% dung lượng ĐT nghiệp vụ kế toán. Các trường ĐH mới tổ chức ĐT NKT hầu như ít quan tâm dến ĐT KTQT trong chương trình.

- Giai đoạn từ sau năm 2000 đến nay: Đây là giai đoạn Hệ thống Kế toán Việt Nam thực hiện cải cách khá mạnh mẽ theo nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Việc ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) trên nền tảng nghiên cứu, kế thừa và vận dụng CMQT đặt ra yêu cầu nghiên cứu, học tập về chuẩn mực KTQT (IAS, IFRS). Ngoài ra, sự xuất hiện của các tổ chức Hiệp Hội nghề nghiệp quốc tế về kế toán cũng đã thúc đẩy nhận thức, tư duy hội nhập về kế toán và ĐT kế toán tại Việt Nam. Giới học thuật Việt Nam đã có hơn một thập kỷ tìm hiểu/nghiên cứu về kế toán các nước phát triển và đặc biệt là hệ thống chuẩn mực kế toán/CMQT về BCTC. Kết quả của quá trình này là nhận thức về yêu cầu ĐT KTQT trở nên rõ nét hơn, nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng ĐT, ĐT nhân lực chất lượng cao NKT cho các hãng kiểm toán, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Có thể khẳng định, hiện nay, chương trình ĐT của các trường ĐH Việt Nam đều có các môn học về KTQT ở các mức độ khác nhau, tên gọi và dung lượng khác nhau (Tên môn học/học phần có thể là: KTQT/chuẩn mực KTQT,... với dung lượng khoảng 2-3 tín chỉ, chiếm từ 5% đến 10% dung lượng ĐT các môn học cơ sở ngành và chuyên NKT). Các trường ĐT theo định hướng nghiên cứu có xu hướng quan tâm đầu tư/triển khai ĐT KTQT/chuẩn mực KTQT sớm hơn, mạnh mẽ hơn các trường ĐT theo định hướng thực hành. * Cách tiếp cận và công nghệ ĐT của các trường ĐH hiện nay

Mặc dù đã có nhiều chuyển biến tích cực trong thời gian qua, tuy nhiên, thực tế là cách tiếp cận ĐT kế toán ở các trường ĐH Việt Nam vẫn thiên về ĐT “kĩ thuật” tuyệt đối hóa các quy định của chế độ kế toán, đặc biệt là quá coi trọng việc ĐT các kĩ thuật hạch toán, ghi sổ. Việc ĐT các nguyên tắc/chuẩn mực kế toán đã được một số trường tiếp cận song chưa mang tính phổ biến. Theo đó, cách thức đánh giá kết quả trong các kì thi liên quan thường thiên về kĩ thuật và kĩ năng học thuộc. Vì vậy, ngay cả khi đưa các môn học/học phần KTQT vào giảng dạy, với công nghệ và cách tiếp cận ĐT như hiện nay cũng sẽ làm hạn chế nội dung, hiểu biết và khả năng nghiên cứu của người học. * Nguồn lực cho ĐT các môn học KTQT/Chuẩn mực KTQT

Nguồn nhân lực giảng viên ĐT các môn học KTQT đã được các trường ĐH xây dựng trong thời gian qua, bao gồm các giảng viên được ĐT bài bản ở trình độ ĐH và trên ĐH tại các nước phát triển và các giảng viên được ĐT theo các chương trình ĐH/trên ĐH nước ngoài liên kết ĐH trong nước hoặc được ĐT theo chương trình của các hiệp hội nghề nghiệp quốc tế. Tuy nhiên, tùy theo từng cơ sở đào tạo, số lượng giảng viên có khả năng ĐT chuyên sâu về KTQT/chuẩn mực KTQT (ĐT bằng tiếng Anh) hiện chưa nhiều, chiếm không quá 20% số lượng giảng viên của các trường.

Page 243: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

243

Nguồn lực đầu tư về cơ sở vật chất của các trường đại học còn khá hạn chế, hệ thống học liệu định hướng theo KTQT tương đối nghèo nàn. Các trường ĐH chủ yếu tự biên soạn học liệu mang tính tổng quan về kế toán các nước phát triển như kế toán Pháp – Mỹ/hoặc CMQT về BCTC. Hiếm có trường ĐH nào nhập khẩu/sử dụng toàn bộ giáo trình chuẩn, nguyên bản của các trường ĐH nước ngoài có uy tín. ĐT kế toán theo IFRS là cơ hội tốt cho các trường ĐH Việt Nam

Việc Bộ Tài chính xây dựng đề án và đưa ra chủ trương, lộ trình áp dụng IFRS ở Việt Nam có thể nhìn nhận như công cuộc cải cách kế toán lần thứ ba, đánh dấu một bước quyết định trong quá trình hội nhập toàn diện của kế toán Việt Nam với thế giới. Đồng thời, đặt ra áp lực rất lớn đối với nguồn nhân lực kế toán Việt Nam trước sự cạnh tranh từ nguồn nhân lực kế toán các nước trong cộng đồng kinh tế AEC vốn đã được ĐT bài bản về KTQT và có kĩ năng chuyên nghiệp. Vấn đề tổ chức ĐT chuyên sâu về KTQT tại các trường đại học được đặt ra như một tất yếu khách quan, để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Trong phần tiếp theo, chúng tôi phân tích các cơ hội và những điều kiện tiền đề cho việc triển khai ĐT IFRS ở các trường ĐH Việt Nam:

- Như đã bước đầu đề cập ở trên, ngay từ khi bước vào giai đoạn cải cách hệ thống kế toán Việt Nam đầu những năm 2000, nhận thức của giới học thuật Việt Nam về nghiên cứu thông lệ KTQT/kế toán ở các nước phát triển rất rõ ràng, tạo nên một xu hướng học tập và nghiên cứu trong suốt hơn 10 năm qua. Vì vậy, chủ trương, tư tưởng tiếp nhận và đưa nội dung IFRS vào giảng dạy ở các trường ĐH chắc chắn sẽ nhận được sự đồng thuận cao từ các cấp quản lý, lãnh đạo đến lực lượng cán bộ khoa học, cán bộ giảng dạy trực tiếp. Đây là một tiền đề thuận lợi lớn cho việc các trường ĐH ở Việt Nam đưa IFRS vào giảng dạy đại trà, đặc biệt là đối với các trường có truyền thống ĐT NKT với quy mô ĐT lớn.

- Việc đưa IFRS vào giảng dạy là một cơ hội tốt để đổi mới nội dung, chương trình ĐT, đổi mới công nghệ ĐT ở các trường ĐH Việt Nam. Phân tích các diễn biến lịch sử có thể thấy gắn với các giai đoạn cải cách hệ thống kế toán Việt Nam từ những năm 1990 đến nay, mỗi khi có những thay đổi, cải cách căn bản về hệ thống kế toán, các cơ sở ĐT cũng có những thay đổi quan trọng trong nội dung, chương trình và cách thức ĐT. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, việc IFRS có lộ trình áp dụng ở Việt Nam sẽ tạo ra cú hích mạnh mẽ để cải cách hệ thống ĐT kế toán hiện nay bao gồm tất cả các yếu tố cơ bản của hệ thống, từ mục tiêu, chương trình ĐT, lực lượng giảng viên, phương tiện và công nghệ ĐT.

- Trong điều kiện hiện nay, việc đưa IFRS vào giảng dạy trên diện rộng ở các trường ĐH có tính khả thi cao, đặc biệt tại các trường ĐT có truyền thống về kế toán và một số trường mới đào tạo nhưng có sự chuẩn bị tốt, đi tắt đón đầu xu hướng một cách hợp lý. Trên thực tế, nhiều trường ĐH hiện nay đã và đang triển khai các chương trình ĐT ĐH/sau ĐH liên kết với các trường ĐH ở nước ngoài về NKT. Ngoài ra, một số trường ĐH hiện nay đã và đang triển khai các chương trình ĐT chất lượng cao, chương trình ĐT tiên tiến NKT. Theo đó, các chương trình này đều ĐT nghiệp vụ kế toán theo định hướng KTQT/CMQT về BCTC. Vì vậy, kinh nghiệm, lực lượng giảng viên và công nghệ ĐT của các chương trình này hoàn toàn có thể nhân rộng và áp dụng một cách phổ biến.

Page 244: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

244

Một số thách thức đối với các trường ĐH khi ĐT IFRS Bên cạnh các yếu tố mang tính thời cơ và các điều kiện thuận lợi đã phân tích, việc

giảng dạy bậc ĐH NKT theo hệ thống IFRS cũng sẽ gặp không ít thách thức, khó khăn cản trở như:

- Nhận thức và quyết tâm giảng dạy các môn kế toán trên cơ sở IFRS của các cơ sở ĐT ĐH NKT không đồng đều dẫn đến sự phân tầng trong việc xây dựng chương trình đào tạo, cách thức tiếp cận ĐT. Hơn nữa, sự đòi hỏi về nguồn nhân lực của thực tiễn hiện nay khá đa dạng, phân thành nhiều tầng khác nhau. Thực tế, ngay cả khi IFRS được áp dụng ở Việt Nam theo đúng lộ trình, nguồn sử dụng nhân lực kế toán chủ yếu vẫn đến từ các DN nhỏ và vừa, là lực lượng chiếm đến 90% số lượng các DN và sử dụng khoảng 70% đến 80% lực lượng lao động kế toán. Phân khúc thị trường lao động chất lượng cao kế toán tương đối hẹp, tính cạnh tranh cao vì vậy không phải trường ĐH nào ĐT kế toán cũng hướng đến mục tiêu ĐT theo CMQT cho sinh viên.

- Nguồn lực sẵn sàng đầu tư vào chương trình ĐT kế toán theo IFRS còn khá hạn chế: Một, nguồn lực về giảng viên dù đã được đầu tư song có thể nói, các giảng viên được ĐT bài bản ở nước ngoài hoặc các chương trình quốc tế chiếm tỷ trọng khiêm tốt trong tổng lực lượng giảng viên hiện có. Hơn nữa, số giảng viên này tập trung chủ yếu ở một số trường ĐH khối kinh tế có truyền thống ĐT NKT: Học viện Tài chính, ĐH KTQD, ĐH Kinh tế TP HCM... và một số trường mới triển khai ĐT như: ĐH Ngoại Thương/ĐH Hà Nội. Hai, nguồn lực tài chính của các trường ĐH hiện cũng rất khó khăn, nhiều trường đã thực hiện tự chủ tài chính nên việc đầu tư nguồn lực lớn cho một chương trình ĐT cần có thời gian chuẩn bị và tích lũy tài chính.

- ĐT kế toán trên nền tảng áp dụng IFRS đòi hỏi sự đổi mới công nghệ ĐT, cách tiếp cận ĐT, cách học và đánh giá một cách triệt để. Đây là một thách thức không nhỏ và cần có thời gian để giải quyết từng bước. Quá trình ĐT kế toán phải chuyển từ tập trung vào các vấn đề kĩ thuật hạch toán, ghi sổ như hiện nay sang đặt trọng tâm vào các nguyên tắc, kĩ năng phân tích nghiệp vụ, ghi nhận, trình bày và thuyết minh.

- Ngoài ra, rào cản về ngoại ngữ đối với cả người dạy và người học cũng là một thách thức đáng kể khi tiếp cận, nghiên cứu và học tập kế toán theo định hướng IFRS. Thực tế, các học liệu tốt về kế toán theo IFRS đều được xuất bản bằng tiếng Anh, đòi hỏi trình độ ngoại ngữ của người sử dụng phải đạt đến mức độ thành thạo. Với trình độ ngoại ngữ còn hạn chế như hiện nay, thách thức này cần có thời gian khá dài để vượt qua. Một số khuyến nghị triển khai ĐT IFRS

Như đã phân tích ở trên, chủ trương ĐT kế toán ở các trường ĐH theo định hướng IFRS là một cơ hội tốt đồng thời đặt ra nhiều thách thức đối với các cơ sở ĐT ĐH ở Việt Nam. Đây là một xu hướng mang tính tất yếu, trong quá trình hội nhập của kế toán Việt Nam với khu vực và trên thế giới. Để việc ĐT kế toán theo IFRS sớm được thực hiện và đạt kết quả tốt, chúng tôi có một số khuyến nghị sau: * Đối với các trường ĐH

Một, việc áp dụng IFRS ở Việt Nam là cơ hội lớn để các trường ĐH Việt Nam cải tiến chương trình ĐT theo hướng đạt chuẩn quốc tế về ĐT kế toán của IFAC, nâng tầm chất lượng

Page 245: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

245

ĐT tiệm cận với các trường ĐH của các nước trong khu vực. Tuy nhiên, trong lộ trình triển khai, các trường đại học cần xác định rõ phân khúc của mình trong thị trường lao động kế toán: Đối với các trường đại học được xác định thuộc top đầu về quy mô và chất lượng ĐT, cần chuẩn bị và triển khai sớm các chương trình ĐT theo định hướng IFRS. Thông thường, để triển khai một chương trình ĐT mới cần thời gian khoảng 2-3 năm để nghiên cứu, chuẩn bị và triển khai. Như vậy, nếu tiến hành ngay công tác chuẩn bị chương trình ĐT theo định hướng IFRS thì dự kiến phải tới năm 2022 hoặc 2023 mới có lớp sinh viên đầu tiên ra trường, bắt kịp với lộ trình áp dụng IFRS ở Việt Nam.

Hai, tùy theo điều kiện thực tế của từng trường, mục tiêu ĐT và phân khúc thị trường lao động kế toán, có hai phương án triển khai để tăng cường nội dung kế toán theo IFRS vào chương trình ĐT:

- Có lộ trình bổ sung thêm một số môn học/học phần liên quan đến IFRS thay thế cho một số môn học/học phần theo chương trình ĐT hiện hành; Lồng ghép các nội dung IFRS vào các môn học kế toán. Phương án này phù hợp với các trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong ĐT KTQT và xác định phân khúc ĐT kế toán theo IFRS không phải là mục tiêu trọng tâm. Sản phẩm của chương trình ĐT này là sinh viên tốt nghiệp vẫn chủ yếu nắm vững chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam và có những hiểu biết căn bản, ban đầu về IFRS. Tuy nhiên, sinh viên tốt nghiệp chưa thể thích ứng ngay với môi trường làm việc áp dụng đầy đủ IFRS.

- Thiết kế một chương trình ĐT theo định hướng KTQT hoàn toàn mới, có tính chất như các chương trình ĐT tiên tiến, chất lượng cao hiện nay. Phương án này có thể áp dụng ở các trường đã có truyền thống ĐT kế toán lâu năm, có nguồn lực tốt về giảng viên, tài chính và có mặt bằng chất lượng sinh viên tốt. Đối với các trường ĐH này, phân khúc thị trường lao động kế toán chất lượng cao, có khả năng hội nhập quốc tế được xác định là trọng tâm. Sinh viên tốt nghiệp phải thành thạo ngoại ngữ, có hiểu biết sâu về IFRS và có thể thích ứng với môi trường làm việc áp dụng đầy đủ IFRS.

Ba, bên cạnh việc đưa nội dung IFRS vào giảng dạy, một vấn đề quan trọng khác cần lưu ý là cần nhanh chóng đổi mới cách tiếp cận và công nghệ ĐT; Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, nguyên cứu của sinh viên theo hướng chuyển mạnh từ cách thức ĐT thiên về kĩ thuật hạch toán, sổ sách kế toán sang cách ĐT coi trọng các nguyên tắc, phân tích bản chất nghiệp vụ và trình bày thông tin tài chính. * Đối với Bộ Tài chính

Để IFRS đi vào thực tiễn công tác kế toán ở các đối tượng áp dụng theo đề án, công tác tuyên truyền cần đi trước một bước. Một mặt, công tác tuyên truyền được thực hiện thông qua các hiệp hội nghề nghiệp, mặt khác thông qua các cơ sở ĐT. Muốn thực hiện công tác tuyên truyền hiệu quả cần nâng cao tính minh bạch trong quá trình nghiên cứu, hoạch định chính sách, trong đó lưu ý một số khía cạnh sau:

- Công bố lộ trình rõ ràng về cập nhật hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và lộ trình áp dụng, mô hình áp dụng IFRS ở Việt Nam. Chỉ khi có lộ trình được công bố rõ ràng thì công tác chuẩn bị của các đối tượng áp dụng, các cơ sở ĐT mới có thể tiến hành một cách kịp thời và hiệu quả.

- Tạo điều kiện để các đối tượng liên quan gồm các chuyên gia kế toán từ các DN, hiệp hội nghề nghiệp, giảng viên và nhà nghiên cứu tham gia tích cực vào quá trình nghiên

Page 246: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

246

cứu, hoạch định các chính sách liên quan đến việc áp dụng IFRS ở Việt Nam (như xây dựng các thông tư hướng dẫn, các văn bản giải thích,...).

- Phối hợp với các hiệp hội nghề nghiệp quốc tế (ACCA, ICAEW, CPA Australia,...) triển khai các chương trình ĐT căn bản, ĐT nâng cao, cập nhật IFRS cho các đối tượng liên quan. Với lộ trình dự kiến áp dụng IFRS trong khuôn khổ 5 năm tới, công tác đào tạo cần được triển khai sớm và tích cực mới có thể xây dựng được một lực lượng kế toán viên, giảng viên, chuyên gia tư vấn cơ bản đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

- Bộ Tài chính cần sớm phối hợp với các Hiệp hội nghề nghiệp, cơ sở ĐT xây dựng chương trình ĐT chuẩn IFRS của Việt Nam, hoặc thừa nhận các chứng chỉ ĐT IFRS của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như ACCA hoặc ICAEW.

------------------------

Tài liệu tham khảo

[1]. Bộ Tài chính (2005), Hệ thống VAS, NXB Tài chính

[2]. Chính phủ (2013), Chiến lược Kế toán, Kiểm toán Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

[3]. Ngô Thế Chi, Phạm Văn Đăng (2012, 2013), Kế toán Việt Nam – Quá trình hình thành và phát triển, NXB Tài chính.

[4]. Quốc Hội (2015) Luật Kế toán Việt Nam, năm 2015.

[5]. Các Kỷ yếu Hội thảo Khoa học về Nâng cao chất lượng ĐT NKT trong thời kì hộp nhập AEC và TPP của ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Tài chính, năm 2016.

Page 247: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

247

GIỚI THIỆU IFRS VÀO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM

TS. Nguyễn Cửu Đỉnh; Ths. Doanh Thị Ngân Hà, Ths. Nguyễn Thị Bích Tuyền Khoa Kế toán – Kiểm toán, Đại học Văn Lang

International Financial Report Standards (IFRS) là một bộ các chuẩn mực kế toán (CMKT) quốc tế, được phát triển bởi Ủy ban CMKT quốc tế (IASB). Mục tiêu của IFRS là cung cấp bộ khuôn mẫu lý thuyết có tính toàn cầu cho các công ty đại chúng để lập và trình bày BCTC (BCTC). Việt Nam đang trong lộ trình hội nhập về kinh tế quốc tế, định hướng của Chính phủ là sẽ áp dụng IFRS trong thời gian tới. Bài viết này nghiên cứu cách thức đưa IFRS vào Chương trình đào tạo (CTĐT) ngành kế toán của các trường đại học Việt Nam, thông qua việc tìm hiểu cách thức đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán của một số quốc gia như Mỹ, Ấn Độ, Hong Kong. Đồng thời, bài viết mô tả thực trạng công tác đào tạo kế toán tại các trường đại học Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải phát để đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán của các trường đại học Việt Nam. Các đề xuất cụ thể là: thay đổi quan điểm tiếp cận và phương pháp dạy-học; hạn chế sự chồng chéo về nội dung các môn học; mục tiêu của mỗi môn học cần được xác định rõ ràng, cụ thể; lồng ghép các học phần IFRS vào CTĐT và bắt đầu giảng dạy cho sinh viên năm thứ 2; tuyên truyền cho sinh viên thấy được lợi ích của việc áp dụng IFRS vào nghề nghiệp.

Từ khoá: IFRS, IASB, VAS, trường đại học Việt nam (Vietnam University), chương trình đào tạo ngành kế toán (Accounting curriculum)

Giới thiệu

Tại Hội thảo: “Kinh nghiệm triển khai IFRS tại các nước đang phát triển” tổ chức ngày 8/3/2016 tại Hà Nội, Ông Hans Hoogervorst - Chủ tịch Ủy ban CMKT Quốc tế (IASB-International Accounting Standards Board) - cho biết: “Trong 10 năm gần đây, các IFRS đã và đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát 140 quốc gia, trong đó có 116 quốc gia và hầu hết các doanh nghiệp nội địa của họ yêu cầu áp dụng toàn bộ IFRS. Những quốc gia còn lại cho phép áp dụng IFRS. Tất cả các tổ chức có tác động quan trọng đến nền kinh tế thế giới như G20, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Hội đồng Ổn định Tài chính Quốc tế (FSB) và Tổ chức Quốc tế các Ủy ban Chứng khoán (IOSCO) đều ủng hộ và hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên toàn cầu.”

Cũng trong Hội thảo này, ông Đặng Thái Hùng, Vụ trưởng Vụ Chế độ Kế toán và Kiểm toán, Bộ Tài chính, phát biểu:“Chiến lược phát triển kế toán, kiểm toán Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, đã khẳng định Việt Nam quyết tâm áp dụng IFRS, đồng thời Luật Kế toán 2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, cũng đã bổ sung “nguyên tắc giá trị hợp lý”. Đó chính là sự chuẩn bị chủ động, cần thiết để áp dụng IFRS của Việt Nam. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, trong điều kiện nền kinh tế thị trường chuyển đổi, đòi hỏi cần có lộ trình phù hợp để từng bước tiến tới áp dụng hoàn toàn IFRS là các vấn đề rất quan trọng, cần có

Page 248: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

248

sự tư vấn, hỗ trợ của IASB và chuyên gia của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế.”

Như vậy, trong xu thế đổi mới và hội nhập của Việt Nam, việc áp dụng hoàn toàn hoặc cho phép áp dụng IFRS chỉ còn là thời gian, và chắc chắn rằng sau khi Luật Kế toán bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 thì IFRS có thể chính thức được phép áp dụng tại Việt Nam. Vậy, khi áp dụng IFRS, Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam được lợi gì? Theo phát biểu của Ông Hans Hoogervorst tại hội thảo trên: “IFRS tạo sự minh bạch, đồng thời giúp nâng cao trách nhiệm giải trình bằng cách giảm bớt lỗ hổng thông tin giữa nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp. IFRS còn giúp các doanh nghiệp và thị trường hoạt động hiệu quả hơn nhờ có một bộ chuẩn mực đáng tin cậy ở phạm vi toàn cầu, được áp dụng cho cả các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế mới nổi. IFRS làm chi phí sử dụng vốn thấp hơn và giúp giảm thiểu chi phí báo cáo”. Cũng tại hội thảo này, bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch HĐTV Deloitte Việt Nam, chia sẻ: “Trong giai đoạn toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, thông qua áp dụng IFRS, nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng có thể được hưởng lợi từ hội nhập kinh tế, ví dụ như tiếp cận nguồn vốn, duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển một cách bền vững, phát triển đội ngũ nhân sự kiểm toán,...”

Như vậy, khi IFRS được áp dụng, Việt Nam phải chủ động chuẩn bị các nguồn lực để triển khai thực hiện mới có hiệu quả, nhưng trong nhiều yếu tố tác động đến việc thực thi, chúng tôi cho rằng yếu tố con người là vô cùng quan trọng, từ sự nhận thức cho đến kiến thức và năng lực chuyên môn về IFRS đều phải thông qua quá trình phổ biến và đào tạo của Chính phủ, của các tổ chức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán, và đặc biệt là các trường đại học có đào tạo ngành kế toán.

Việc chuẩn bị một lực lượng lao động trẻ có kiến thức và kỹ năng vận dụng IFRS là nhiệm vụ của các trường đại học và cao đẳng có đào tạo ngành kế toán đang hoạt động tại Việt Nam. Từ trước đến nay, các môn học kế toán tài chính trong CTĐT ngành kế toán của các trường đại học phần lớn chỉ giảng dạy CMKT Việt Nam. Mặc dù VAS được soạn thảo trên nền tảng của CMKT quốc tế, nhưng khả năng hoà hợp quốc tế của VAS còn nhiều hạn chế. Vậy khi IFRS được phép áp dụng tại Việt Nam, các đơn vị đào tạo sẽ tiếp cận như thế nào? Cách thức triển khai để giới thiệu các khái niệm, nội dung IFRS trong CTĐT của ngành kế toán như thế nào? Đây cũng chính là mục tiêu của bài viết này nhằm đề xuất cách thức để đưa các IFRS vào CTĐT của các trường đại học thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm từ các quốc gia khác trên thế giới.

Kinh nghiệm đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán của một số quốc gia trên thế giới

Vai trò của IFRS được công nhận trên toàn cầu và có rất nhiều quốc gia đã khởi đầu việc ứng dụng IFRS vào công việc kế toán bằng cách từng bước đưa IFRS vào đào tạo tại các trường đại học. Dưới đây là một số kinh nghiệm trong việc giới thiệu IFRS vào CTĐT đại học ở một số quốc gia.

Tại Ấn Độ

Theo nghiên cứu của Archana Patro (2012), kết quả khảo sát gần 1.000 sinh viên các trường đại học đã khẳng định tính cấp thiết của việc giới thiệu IFRS vào CTĐT ngành kế

Page 249: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

249

toán. Các trường đại học ở Ấn Độ cho rằng chìa khóa thành công của việc phổ biến IFRS chính là thu hút sự quan tâm của sinh viên vào các quyền lợi mà IFRS mang lại, như cơ hội nghề nghiệp, và nhấn mạnh vào các kỳ thi lấy chứng chỉ nghề nghiệp được công nhận.

Đồng thời, nghiên cứu này cũng cho thấy hơn 90% sinh viên được khảo sát đã đề nghị nên đưa IFRS vào CTĐT chính khóa, nhưng chỉ đưa vào dưới dạng các môn học tự chọn, không nên bắt buộc và không xem đó là các môn học cốt lõi. Những cơ sở đào tạo về quản lý, đào tạo về luật và các trường đại học đã đưa những môn IFRS vào CTĐT ở học phần kế toán cấp độ trung cấp. Như vậy, cùng với các CMKT chung của Ấn Độ (GAAP Ấn độ), sinh viên cần phải học những kiến thức nhất định về IFRS. Trong những học phần kế toán cấp độ cao cấp (advanced accounting), sinh viên tiếp tục được yêu cầu cao hơn về kiến thức IFRS như so sánh, phân tích sự khác nhau và sự hài hòa giữa IFRS và GAAP Ấn Độ.

Cùng với việc đưa IFRS vào CTĐT, các trường đại học ở Ấn Độ cũng luôn xem xét phương pháp sư phạm liên quan đến việc chuyển đổi các môn mang tính thực tiễn nghề nghiệp thành các môn được giảng dạy hàn lâm. Họ linh hoạt áp dụng các phương pháp sư phạm như xen kẽ các lớp chuyên đề, phân tích tình huống thực tế bên cạnh các buổi giảng lý thuyết. Theo Archane Patro thì Ấn Độ vẫn là một quốc gia “còn trong trứng nước” trong việc đưa IFRS vào CTĐT của các trường đại học.

Tại Hồng Kông

Các trường đại học và cao đẳng ở Hồng Kông áp dụng IFRS vào CTĐT ở các học phần Kế toán tài chính. Những tài liệu tham khảo về IFRS được đưa vào sử dụng. Hiệp hội Kiểm toán công chứng Hồng Kông đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi và kết hợp giữa IFRS và Chuẩn mực BCTC Hồng Kông (HKFRS).

Theo Uỷ ban chuẩn mực giáo dục kế toán quốc tế (IAESB-International Accounting Education Standards Board) (2010), để trở thành chuyên gia, mỗi cá nhân phải hội tụ đầy đủ các kỹ năng như: kỹ năng chuyên môn, kỹ năng vận dụng, kỹ năng giao tiếp và truyền đạt, kỹ năng tổ chức và quản lý. Để giúp người học có được những kỹ năng theo yêu cầu của IAESB, nền giáo dục Hồng Kông đã áp dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau như phân tích tính huống thực tế, viết báo cáo, mô phỏng thực tiễn… Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tiến sĩ Wong (2013), đa phần sinh viên thích phương pháp thuyết giảng hơn là các phương pháp sư phạm khác trong việc học IFRS.

Giống như Ấn Độ, ở Hồng Kông, việc phổ biến cho sinh viên biết được lợi ích của việc đưa IFRS vào CTĐT như việc sẵn sàng cho các kỳ thi nghề nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh trong tuyển dụng cũng góp phần cho sự thành công của việc áp dụng IFRS. Hồng Kông đã làm rất tốt việc này, bằng chứng là có hơn 97% sinh viên hoàn toàn đồng ý việc các trường đại học và cao đẳng đưa IFRS vào CTĐT. Theo nghiên cứu của Wong (2013), đối với sinh viên, việc áp dụng IFRS vào CTĐT cho các ngành được thực hiện như nhau, không có sự khác biệt giữa ngành kế toán, tài chính với các ngành kinh tế khác, ngay cả chương trình chính quy hay các hệ đào tạo khác. Do vậy, IFRS được đưa vào CTĐT của các ngành kinh tế của hầu hết các trường đại học và cao đẳng.

Page 250: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

250

Tại Mỹ

Hiệp hội kế toán công chứng Mỹ ủng hộ mạnh mẽ việc áp dụng IFRS vào các doanh nghiệp theo lộ trình từ 3 đến 5 năm. Các doanh nghiệp kế toán kiểm toán lớn phải sẵn sàng cho việc hòa hợp giữa GAAP Mỹ và IFRS. Một trong những giải pháp đó là các doanh nghiệp hỗ trợ các viện đào tạo để đưa IFRS vào CTĐT. Vài ví dụ điển hình như viện đào tạo IFRS thuộc tập đoàn Deloitte; các bản tin nội bộ về IFRS được Ernst & Young phát hành 2 tháng một lần; các hướng dẫn giải thích cho các chuẩn mực bất kỳ, hay nguồn tài liệu trực tuyến bao gồm những cập nhật mới nhất do KPMG cung cấp hàng kỳ; hay nguồn tài liệu do Pricewaterhouse&Coopers cung cấp bao gồm những hướng dẫn các chuẩn mực IFRS qua các chủ đề hàng kỳ, so sánh với GAAP Mỹ và các minh họa bằng BCTC trong các ngành công nghiệp khác nhau…

Năm 2010, Katherine tìm hiểu và đưa ra kinh nghiệm về việc đưa IFRS vào đào tạo tại trường đại học Morgan State (Katherin, 2010). (1) Thứ nhất, trường Morgan tập trung phát triển và tối ưu hóa các kỹ năng cho sinh viên. Họ sẽ cung cấp cho sinh viên cơ hội nắm kiến thức cơ bản và giải quyết các vấn đề phức tạp bằng cách vận dụng những hiểu biết của cá nhân kết hợp tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn và làm việc nhóm. Sinh viên có thể phát triển sự hiểu biết của mình qua việc giải quyết các tình huống của môn học đưa ra bằng cách tương tác và trao đổi với các thành viên khác, đồng thời tương tác với giảng viên, giúp kiến thức của sinh viên phát triển hơn mức mong đợi. (2) Thứ hai, trường Morgan chú trọng đến phương pháp giảng dạy hướng đến sự hợp tác giữa các cá nhân trong lớp học, cụ thể là phương pháp giảng dạy và học tập thông qua các tình huống cụ thể, sử dụng các mô hình thực tế. (3) Thứ ba, trường Morgan đặt ra câu hỏi IFRS sẽ được đưa vào CTĐT ở các cấp độ nào là hợp lý? Họ cho rằng IFRS nên được đưa vào CTĐT ngay tại cấp độ kế toán trung cấp ở năm đầu tiên,vớilý do là khi sinh viên cần phải có kiến thức cơ bản về IFRS khi tiếp tục học cấp độ cao hơn. Ở cấp độ cao cấp, sinh viên có thể giải quyết những chủ đề phức tạp hơn như phân tích BCTC, các hình thức phức tạp của BCTC,… Còn những ngành đào tạo kinh tế khác không chuyên về kế toán, việc giới thiệu IFRS ở năm đầu tiên sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức về kế toán quốc tế, và có thể đây là lần duy nhất sinh viên không chuyên kế toán tiếp cận môn kế toán, nên họ cần kiến thức chung nhất để đọc hiểu BCTC của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Do vậy, IFRS nên được đưa vào học kỳ đầu tiên của CTĐT cho các ngành dù là chuyên hay không chuyên về kế toán.

Bên cạnh nghiên cứu trên, còn có rất nhiều nghiên cứu khác về việc kết hợp IFRS vào CTĐT của các khóa học kế toán cấp độ trung cấp. Theo nghiên cứu của Fay (2008), về việc đưa IFRS vào CTĐT tại trường đại học công nghệ Virginia, việc kết hợp giảng dạy IFRS ở các khóa học kế toán ở cấp độ trung cấp là hoàn toàn hợp lý. Trong rất nhiều khía cạnh, họ nhấn mạnh tính chuyên nghiệp trong ngành nghề cần được đào tạo cho sinh viên một cách cơ bản cho dù trong tương lai IFRS có được áp dụng hay không. Nghiên cứu này cũng cho rằng, tại thời điểm hiện tại, IFRS vẫn chưa thay thế GAAP Mỹ trong khi cả thế giới đang sử dụng IFRS, cho nên họ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán.Đồng thời, Fay cũngđề xuất phải đưa IFRS vào CTĐT của năm học đầu tiên theo 3 cách:(1) kết hợp trực tiếp các IFRS vào từng bài giảng kế toán;(2) thiết kế IFRS thành một bài giảng riêng biệt vào cuối năm học; và (3) trình bày các nghiên cứu và mở các buổi hội thảo

Page 251: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

251

thường xuyên để giới thiệu và thảo luận các chủ đề IFRS.Theo cách (1), việc kết hợp trực tiếp IFRS vào bài giảng các môn kế toán và giảng dạy trong học kỳ đầu tiên của năm thứ nhất sẽ có những khó khăn nhất định vì sinh viên chưa thật sự làm quen với các hình thức lẫn chức năng của BCTC, sinh viên chưa hình dung được ý nghĩa và tác dụng mà thông tin kế toán mang lại. Theo cách (2), việc thiết kế IFRS thành một bài giảng riêng biệt và giảng dạy vào cuối học kỳ của năm nhất, lúc đó sinh viên đã có những kiến thức cơ bản về GAAP,nên họ có thể thảo luận sự khác nhau giữa GAAP Mỹ và IFRS ở mức độ cơ bản theo sự hướng dẫn của giảng viên. Hơn nữa, sinh viên cần có ý thức tự trang bị thêm cho mình những kiến thức khác để có thể đăng ký thi lấy chứng chỉ nghề nghiệp theo IFRS. Như vậy, việc giới thiệu IFRS thành một môn học riêng vào cuối học kỳ đầu của năm nhất là hợp lý để sinh viên có thể ôn luyện lại các kiến thức đã học theo GAAP Mỹ và so sánhvới IFRS. Phương pháp đưa IFRS thành một môn học ở cuối năm học thứ nhất được đánh giá là đem lại lợi ích tối ưu để sinh viên hoàn thiện kiến thức và phân tích được các khái niệm theo khung GAAP Mỹ, sẵn sàng cho việc phân tích theo IFRS. Còn cách (3) cũng được triển khai để hỗ trợ cho cách (2) thêm hiệu quả và được thực hiện ở những thời điểm thích hợp.

Lớp học có thể được linh hoạt tổ chức thành các lớp nhỏ hơn để tiến hành các buổi thảo luận nhóm, các buổi thuyết trình nhỏ, các dự án nhóm, hoặc các hội thảo, nghiên cứu nhỏ. Với cách tổ chức lớp học như vậy, sinh viên có thời gian để hoàn thiện kiến thức về khái niệm cũng như phát triển tư duy của mình bằng việc luyện tập các kỹ năng một cách nhuần nhuyễn và nhận được các nhận xét từ người hướng dẫn lẫn bạn học. Trong tương lai, kế toán sẽ có rất nhiều luật lệ, quy định mới nênviệc truyền đạt cho sinh viên những kiến thức cùng cách tiếp cận vấn đề bằng nhiều phương pháp khác nhau như trên sẽ giúp sinh viên có kỹ năng tự nghiên cứu cái mới, tạo nhiều cơ hội thành công trong lĩnh vực kế toán chuyên nghiệp.

Thực trạng đào tạo kế toán tại các trường ĐH Việt Nam hiện nay

Hiện nay, cả nước có hơn 200 trường đang đào tạo ngành kế toán và kiểm toán ở nhiều cấp bậc khác nhau, từ trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học và tiến sĩ với đủ các hệ chính quy và không chính quy. CTĐT bậc đại học của một số trường trong những năm gần đây có nhiều cải tiến căn bản về cả nội dung lẫnhình thức, kể cả quốc tế hoá CTĐT bằng cách lồng ghép các môn học kế toán quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh hoặc liên kết với CTĐT của các trường đại học trên thế giới. Tuy nhiên, phần lớn nội dung các môn học kế toán trong CTĐT của các trường vẫn hoàn toàn dựa trên VAS và các Chế độ kế toán Việt Nam. Mặc dù VAS được soạn thảo trên nền tảng tham khảo IAS, nhưng VAS vẫn còn khoảng cách khá lớn để có thể hòa hợp với quốc tế. Bên cạnh đó, cách triển khai giảng dạy các môn học kế toán tại các trường đại học hiện nay nặng về mặt kỹ thuật, chủ yếu là kỹ thuật tính toán, ghi chép tỉ mỉ các nghiệp vụ kinh tế vào sổ sách kế toán và cuối cùng lập các BCTC. Vì vậy, nếu IFRS được phép áp dụng tại Việt Nam thì việc đưa IFRS vào CTĐT của các trường sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Đầu tiên, chúng tôi bàn luận về phương pháp giảng dạy và học tập các môn kế toán ở đa số các trường đại học hiện nay. Vấn đề này liên quan đến nội dung các môn học về kế toán mà chủ yếu dựa vào VAS và các Chế độ kế toán cụ thể. Cách giảng dạy các môn kế toán hiện nay của các trường là thiên về dạy văn bản pháp luật về kế toán, như các thông tư, nghị

Page 252: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

252

định,… do Nhà nước ban hành. Sinh viên được dạy các quy định cụ thể trong văn bản và vận dụng các phương pháp kế toán cơ bản để ghi sổ từng nghiệp vụ cụ thể sao cho đúng với các quy định hiện hành, nhất là làm sao tuân thủ đúng với những hướng dẫn chi tiết trongChế độ kế toán hiện tại. Áp lực đó dẫn tới tâm lý là người dạy chỉ dạy cho sinh viên biết được các quy định hiện hành, còn sinh viên chỉ học với mục tiêu là phải nhớ và biết vận dụng văn bản, từ đó dễ dàng dẫn đến tình trạng sinh viên học một cách thụ động, học thuộc lòng và vận dụng một cách máy móc chứ không có thói quen nghiên cứu để hiểu sâu bản chất vấn đề. Vì thế, sinh viên sẽ thiếu tính linh hoạt, không biết xử lý tình huống khi gặp phải những vấn đề mới phát sinh mà chưa có quy định hướng dẫn chi tiết, hoặc có nhưng chưa rõ ràng.

Trong khi đó, nếu áp dụng IFRS là áp dụng chuẩn mực dựa trên nguyên tắc, nghĩa là, các quy định cụ thể sẽ không còn được chú trọng mà chỉ đưa ra các nguyên tắc cho những người làm kế toán vận dụng xử lý tình huống. IFRS đưa ra các mục tiêu quan trọng để lập BCTC cùng với các ví dụ cụ thể để hướng dẫn và giải thích cho các mục tiêu đó. Việc vận dụng chuẩn mực dựa trên nguyên tắc như vậy đòi hỏi người làm kế toán phải có hiểu biết sâu và có kỹ năng xét đoán nghề nghiệp cao. Điều này dẫn tới việc dạy kế toán theo IFRS phải tập trung vào các nguyên tắc, các khái niệm và các kỹ năng về phán xét nghề nghiệp khi lập BCTC, sao cho sinh viên có thể áp dụng các khái niệm này để giải quyết các vấn đề thực tế một cách linh hoạt. Như vậy, việc đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán ở Việt Nam đồng nghĩa với việc thay đổi cách dạy – học kế toán từ mục tiêu vận dụng một cách máy móc thụ động sang mục tiêu phải hiểu biết chuyên sâu để vận dụng một cách chủ động linh hoạt.

Vấn đề thứ hai, chúng tôi nhận thấy nội dung các môn học liên quan trực tiếp đến kiến thức kế toán trong CTĐT của các trường còn nhiều điểm chưa hợp lý, tồn tại sự trùng lắp về nội dung và chưa thực hiện đúng vai trò của từng môn học. Xem xét các CTĐT thì thấy tất cả được thiết kế theo kiểu hình tháp với các môn học chia theo từng cấp độ nội dung từ kiến thức cơ bản đến kiến thức chuyên ngành. Bậc kiến thức cơ bản là tiền đề, nền tảng trang bị cho sinh viên các kiến thức chung để tiếp tục học các kiến thức chuyên ngành.

Xin đề cập đến 2 môn học Nguyên lý kế toán và Kế toán tài chính, là các môn học bắt buộc, trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng cần thiết nhất cho nghề kế toán, kiểm toán. Môn Nguyên lý kế toán là môn học trong khối kiến thức cơ sở ngành có vai trò quan trọng giúp sinh viên biết được các khái niệm, thuật ngữ, nguyên tắc và phương pháp cơ bản nhất về kế toán. Đó là nền móng để sinh viên tiếp tục nghiên cứu sâu về kế toán. Môn Kế toán tài chính là môn học trong khối kiến thức chuyên ngành, chủ yếu đề cập đến cách thức xử lý thông tin kế toán theo từng loại nghiệp vụ cụ thể để có thể trình bày các thông tin đó trên BCTC. Khi nghiên cứu kỹ nội dung giảng dạy hai môn học này, chúng tôi thấy rõ có sự trùng lắp một phần về nội dung và chưa rõ về vai trò khác nhau của hai môn học này, trong đó cách tiếp cận của môn Nguyên lý kế toán là chưa phù hợp với thực tiễn.

- Nội dung của môn Nguyên lý kế toán hiện nay được giảng dạy ở đa số các trường đại học theo cấu trúc là giới thiệu kiến thức tổng quan về kế toán và phương pháp xử lý thông tin kế toán liên quan đến các đối tượng cơ bản trong một quy trình sản xuất kinh doanh. Cách tiếp cận này chú trọng đến việc giảng dạy các phương pháp kế toán cơ bản một cách rời rạc để phục vụ cho mục tiêu xử lý các nghiệp vụ cụ thể. Do mục tiêu đặt nặng trọng tâm vào việc

Page 253: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

253

tuân thủ đúng quy định hiện hành, nên nội dung môn học cũng chú trọng đến cách ghi sổ, tức định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh như thế nào là đúng, chứ ít quan tâm đến bản chất, nguyên tắc và khái niệm cơ bản của kế toán một cách sâu sắc, kể cả chu trình (các bước) để thực hiện công việc kế toán cũng không rõ ràng, bài bản. Vì vậy, sinh viên học xong chỉ giỏi kỹ năng định khoản kế toán là chủ yếu.

- Đối với môn Kế toán tài chính, nội dung được chia thành nhiều học phần theo cách tiếp cận các khoản mục trên BCTC, với yêu cầu sinh viên phải nắm và vận dụng các quy định trong VAS và các thông tư hướng dẫn các Chế độ kế toán cụ thể để xử lý nghiệp vụ. Học phần 1 chủ yếu tập trung kế toán các khoản mục cơ bản trên BCTC như: tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản cố định, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu. Học phần 2 liên quan đến các loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù ở các doanh nghiệp, như: doanh nghiệp thương mại – dịch vụ, xây lắp, đầu tư xây dựng cơ bản, giao dịch ngoại tệ, bất động sản đầu tư, thuê tài sản, công ty cổ phần… Học phần thứ 3 liên quan đến các nội dung về kế toán thuế, lập BCTC, các hoạt động điều chỉnh, sửa sai kế toán…

Như vậy, cả hai môn học Nguyên lý kế toán và Kế toán tài chính giống nhau về mục tiêu là chú trọng kỹ năng xử lý nghiệp vụ cụ thể, ví dụ kỹ năng định khoản kế toán sao cho đúng quy định hiện hành, trong khi kiến thức nền tảng về lý luận, nguyên tắc cơ bản lại ít chú trọng. Ưu điểm của cách tiếp cận này là giúp sinh viên có kỹ năng tốt trong việc thực hiện đúng quy định khi làm kế toán, còn nhược điểm là khiến cho sinh viên làm kế toán một cách máy móc, thiếu linh hoạt, không hiểu rõ bản chất của vấn đề. Vớitình trạng này, khả năng hoà hợp của kế toán Việt Nam với kế toán quốc tế sẽ rất hạn chế và càng khó khăn hơn nếu muốn áp dụng IFRS.

Vấn đề thứ 3 cần đề cập là việc giới thiệu IAS trong CTĐT của các trường đại học hiện nay. Với xu hướng hội nhập quốc tế, vấn đề này đã và đang được các trường đại học quan tâm nhiều, thể hiện qua những hành động cụ thể như các trường đã lồng ghép các môn kế toán quốc tế vào CTĐT của ngành kế toán; hoặc có trường có những chương trình liên kết hoàn toàn với nước ngoài để giảng dạy. Tuy vậy, các trường đều phải dạy kế toán Việt Nam để sinh viên ra trường có thể làm việc tại môi trường doanh nghiệp Việt Nam. Việc lồng ghép các môn kế toán quốc tế vào CTĐT nhằm giúp sinh viên tiếp cận được thông lệ kế toán theo IAS, hoặc CMKT của một số quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Nhật Bản… đều tùy vào lựa chọn của các trường. Cách triển khai là phần lớn các trường sử dụng tài liệu, giáo trình bằng tiếng Anh, nhờ vậy mà sinh viên có cơ hội làm quen với các thuật ngữ chuyên ngành. Tuy nhiên, việc làm này cũng chưa có hiệu quả cao vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố kể cả khách quan và chủ quan.

Ngoài các môn học kế toán quốc tế được đưa vào CTĐT chính khóa, các trường còn thực hiện giới thiệu IAS đến sinh viên bằng các chương trình ngoại khoá có liên kết với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như ACCA, LCCI, CPA Úc, CPA Mỹ, ICAEW… có cấp chứng chỉ và thu học phí cao. Thậm chí, một số trường xem việc giảng dạy kế toán quốc tế là một tiêu chí để cạnh tranh trong tuyển sinh nhằm thu hút sinh viên. Tuy nhiên, số lượng các trường thực hiện chưa nhiều bởi sự quan tâm, khả năng để tham gia vào các chương trình như vậy của sinh viên còn rất hạn chế. Nguyên nhân ở đây có thể là sinh viên chưa nhận thức được vai

Page 254: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

254

trò của việc hội nhập với CMKT quốc tế một cách sâu sắc, đồng thời CTĐT của các trường vẫn thiên về kế toán Việt Nam nên sinh buộc phải học và không đủ thời gian, năng lực tài chính để tiếp cận các chương trình kế toán quốc tế này.

Tóm lại, CTĐT ngành kế toán của các trường đại học hiện nay vẫn nặng về kế toán Việt Nam và các môn học kế toán có nội dung và cách tiếp cận chưa phù hợp với hội nhập quốc tế. Một số trường có lồng ghép các môn kế toán quốc tế vào CTĐT, hoặc có các chương trình kế toán quốc tế liên kết với các trường và các hiệp hội nghề nghiệp kế toán quốc tế. Như vậy, nếu IFRS được phép áp dụng tại Việt Nam thì các trường đại học cũng sẽ đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn khi mong muốn sinh viên mình phải đạt được các chuẩn về kế toán quốc tế như chuẩn đầu ra đã công bố.

Đề xuất một số giải pháp để đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán đối với các trường đại học Việt Nam

Nhìn vào thực trạng công tác đào tạo kế toán của các trường đại học Việt Nam hiện nay và dựa trên kinh nghiệm của các nước đã đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán, chúng tôi đề xuất một số giải pháp để có thể từng bước đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán như sau:

Một là, cần thay đổi ngay quan điểm tiếp cận và phương pháp dạy - học hiện nay. Giảng viên nên giúp sinh viên nhận thức việc hiểu biết kiến thức căn bản về khái niệm, chu tŕnh, phương pháp, nguyên tắc trong kế toán, cũng như khả năng giải thích bản chất các vấn đề quan trọng hơn là chỉ biết thực hiện theo các quy định cứng nhắc như cách dạy – học hiện nay. Muốn như vậy, giảng viên các trường phải áp dụng nhiều hình thức giảng dạy, trong đó quan trọng nhất là tổ chức hoạt động dạy học làm sao để đẩy thế chủ động về phía sinh viên, kết hợp đưa nhiều tình huống thực tế về kế toán vào công tác giảng dạy. Đồng thời, sinh viêncũng cần nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu thì khả năng tiếp cận IFRS sau này mới hiệu quả.

Hai là, rà soát lại nội dung của từng môn học, học phần và hạn chế sự chồng chéo về nội dung các môn học,mục tiêu của mỗi môn học, học phần cần được xác định rõ ràng, cụ thể. Nếu thực hiện đúng vai trò thì môn Nguyên lý kế toán là môn nền tảng về khoa học kế toán, nó trang bị những kiến thức cơ bản nhất về khái niệm, nguyên tắc, phương pháp và chu trình kế toán; giúp người học hiểu được căn nguyên, bản chất và ý nghĩa kinh tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nội dung của môn Nguyên lý kế toán không cần phải đưa quá nhiều những quy định của văn bản pháp luật vào và không nên quá coi trọng kế toán phải tuân thủ đúng các quy định đó.Tiếp theođó, khi sinh viên học môn Kế toán tài chính, họ mới bắt đầu xử lý tình huống dựa vào những quy định trên cơ sở hiểu rõ những nguyên tắc và bản chất của kế toán đã được học ở môn Nguyên lý kế toán. Điều này dẫn tới việc cần thiết phải thay đổi cách thức và phương pháp triển khai môn Kế toán tài chính theo hướng là để sinh viên tự nghiên cứu và giải thích ý nghĩa và nguyên nhân của những quy định cụ thể, thay vì chỉ biết tuân thủ đúng quy định như hiện nay..

Ba là, khi xây dựng CTĐT của ngành kế toán, các trường cần xem xét lồng ghép các học phần kế toán quốc tế có liên quan đến IFRS vào CTĐT. Học hỏi kinh nghiệm từ Mỹ, các môn IFRS nên được thiết kế riêng từng chuyên đề, hay từng học phần tách biệt với VAS và áp

Page 255: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

255

dụng ngay cho sinh viên năm thứ hai sau khi học xong môn Nguyên lý kế toán. Đồng thời, các môn IFRS nên đượchọc song song với các học phần kế toán Việt Nam (VAS). Các chuyên đề của IFRS phải được nghiên cứu kỹ để phân loại theo cấp độ, từ cơ bản đến nâng cao phù hợp với tiến trình học tập của sinh viên theo khóa học. Đối với các trường đã ký kết hợp tác đào tạo với các tổ chức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán quốc tế như ACCA, ICAEW, CPA Úc … sẽ có nhiều thuận lợi khi lồng ghép các môn học của các tổ chức này vào CTĐT vì sinh viên được học theo giáo trình quốc tế do các tổ chức trên cung cấp và các giáo trình này luôn được cập nhật theo IFRS. Tuy nhiên, các trường cần có những phương pháp dạy-học phù hợp để đảm bảo kết hợp tính hàn lâm trong khoa học và tính thực tiễn khi thực hành nghề nghiệp trong quá trình áp dụng các môn học của các tổ chức nghề nghiệp này. Nếu các trường làm được như vậy, sinh viên sẽ có kiến thức song song của VAS và IFRS sau khi tốt nghiệp.

Bốn là, các trường đại học, các doanh nghiệp và các hiệp hội nghề nghiệp cần tăng cường việc tuyên truyền cho sinh viên ý thức được tính cấp thiết và lợi ích của việc áp dụng IFRS vào nghề nghiệp của mình sau này, thông qua các hình thức như tổ chức hội thảo chuyên môn, báo cáo chuyên đề, sinh hoạt nhóm để tuyên truyền cho sinh viên hiểu và ý thức được thái độ học tập của mình. Song song đó, các trường cũng cần đẩy mạnh hoạt động hợp tác đào tạo với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như ACCA, ICAEW…., để tổ chức các chương trình hoặc khóa học về IFRS cho sinh viên và hỗ trợ họ để có thể tham gia các khóa học này.

Năm là, Chính phủ Việt Nam phải có những chính sách về kinh tế - xã hội phù hợp để tạo môi trường thuận lợi cho tất cả các thành phần, các đối tượng trong xã hội có điều kiện thuận lợi để tiếp cận và áp dụng IFRS. Cụ thể, đối với các trường đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần giao quyền tự chủ cho các trường trong việc xây dựng CTĐT để họ tự lựa chọn phương án tối ưu trong việc thiết kế nội dung môn học, học phần, thiết kế CTĐT phù hợp với xu thế hoà nhập và hoà hợp với quốc tế.

Kết luận

Việc áp dụng hoặc cho phép áp dụng IFRS vào Việt Nam chỉ là vấn đề thời gian, nhất là sau khi Luật Kế toán có hiệu lực vào ngày 01/01/2017. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế xã hội của Việt Nam như hiện nay, việc áp dụng IFRS sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp, cũng như các vấn đề vĩ mô khác. Tuy nhiên, nhiều khó khăn và thách thức cũng sẽ gia tăng đối với Việt Nam.

Qua kinh nghiệm của các quốc gia, chúng ta cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong việc đưa IFRS vào CTĐT ngành kế toán của các trường đại học.

- Phần lớn các trường đại học trên thế giới cho rằng chìa khóa thành công của việc phổ biến IFRS chính là thu hút sự quan tâm của sinh viên vào các quyền lợi mà IFRS mang lại, như cơ hội nghề nghiệp, và nhấn mạnh vào các kỳ thi lấy chứng chỉ nghề nghiệp được công nhận. Việc áp dụng IFRS vào CTĐT ngành kế toán là gia tăng khả năng cạnh tranh trong tuyển dụng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

- Ở Mỹ, mặc dù GAAP của Mỹ có ảnh hưởng rất lớn đến công tác kế toán, tài chính của hầu hết các doanh nghiệp, nhưng nhiều trường đại học ở Mỹ vẫn đưa IFRS vào CTĐT

Page 256: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

256

ngành kế toán bằng nhiều hình thức rất đa dạng. Trường đại học công nghệ Virginia đã kết hợp giảng dạy IFRS ở các khóa học kế toán cấp độ trung cấp cho dù tương lai IFRS có được áp dụng hay không. Trường đại học Morgan State đưa IFRS vào học kỳ đầu tiên của năm nhất ngành kế toán cho dù đó là ngành học chuyên hay không chuyên về kế toán.

Thực tế công tác đào tạo kế toán của các trường đại học Việt nam cho thấy các trường chỉ chú trọng đào tạo theo VAS và các Chế độ kế toán cụ thể của Việt Nam. Như vậy, nếu không có những thay đổi và cách tiếp cận mới thì khi Việt Nam áp dụng IFRS, sinh viên của các trường sẽ rất khó khăn để tiếp cận IFRS, từ đó sẽ chịu thiệt thòi trong môi trường cạnh tranh về nguồn lực lao động trong khu vực và thế giới.

Bài viết cũng đưa ra một số giải pháp cho các trường đại học Việt Nam để đưa IFRS vào CTĐT, trong đó việc thay đổi tư duy và cách tiếp cận theo thông lệ quốc tế là biện pháp cốt lõi mà các trường nên chú trọng. Những vấn đề kỹ thuật có thể được giải quyết ổn thỏa, nhưng vấn đề con người thực sự rất phức tạp và cần nhiều thời gian cũng như tâm sức để hoàn thiện. Các trường đại học Việt Nam cũng phải cần nhiều sự giúp đỡ của các chuyên gia giàu kinh nghiệm trên thế giới trong quá trình đưa IFRS vào các trường đại học.  

‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐ 

Tài liệu tham khảo

1. Archana, P., Gupta, V.K., (2012), Adoption of International Financial Reporting Standards (IFRS) in Accounting Curriculum in India - An Empirical Study, Procedia Economics and Finance, 227-236. 2. IASB Publication,Who WeAre andWhatWeDo(2009). 3. Fay. RG, Brozovsky. JA, Edmonds. JH, and Lobingier. PG., (2008),DeloitteIncorporatingInternationalFinancialReportingStandards(IFRS)intoIntermediateAccountingIASB Standards. Review of VirginiaTech. 4. Hans Hoogervorst - Chairman, International Accounting Standards Board, 8 March 2016, IFRS Standards and Vietnam, Hanoi, Vietnam 5. Katherine K., Peter H., John M., (2010), Introducing IFRS into introductory financial accounting courses, 1, (2), 39-47. 6. Wong, H. and Wong, KH., (2013), An Empirical Study - Adoption of International Financial Reporting Standards (IFRS) in Hong Kong Education, 5, (4), Journal of Management Research, 98-107. 7. Nguyễn Thu Hà, Trần Đình Tuân (2016), Rút ngắn khoảng cách giữa CMKT Việt Nam với CMKT quốc tế, Tạp chí Tài Chính Kỳ 2 số tháng 4/2016, 49 – 50. 8. Trần Mạnh Dũng & Nguyễn Thúy Hồng (2015), IFRS: 10 năm áp dụng và bình luận, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, 143: 27-29. 9. TS. Trần Mạnh Dũng & ThS. Nguyễn Thúy Hồng (2016), Giảng IFRS trong đào tạo kế toán.http://vaa.net.vn/Tin-tuc/Tin-chi-tiet/newsid/3951/GIANG-IFRS-TRONG-DAO-TAO-KE-TOAN 10. www.deloitte.com/dtt/section_node/0,1042,sid%253D49563,00.html 11. www.deloitte.com/dtt/article/0,1002,cid%253D184083,00.html 12. www.ey.com/global/content.nsf/International/Assurance__IAS_-_Tools_and_Resources 13. www.kpmgifrg.com/pubs/index.cfm 14. www.kpmgifrsinstitute.com/Events.aspx?CallFrom=ONDEMAND 15. www.pwc.com/extweb/pwcpublications.nsf/docid/D7ECA7B0D78F3C7E8025699E0071ACBE

Page 257: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

257

ĐÀO TẠO KẾ TOÁN ĐÁP ỨNG NHU CẦU THỰC HIỆN IFRS

Trần Thị Thu Trâm Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum

Bài viết trình bày những khía cạnh liên quan đến hoạt động đào tạo kế toán, trong bối cảnh áp dụng chuẩn mực lập báo cáo tài chính quốc tế (IFRS), thông qua phân tích những điểm cơ bản của kế toán, dựa trên nguyên tắc – nền tảng của IFRS. Đồng thời, chỉ rõ những điểm khác nhau giữa kế toán dựa trên nguyên tắc và kế toán dựa trên quy tắc, cũng như hàm ý của hai cách tiếp cận kế toán này trong đào tạo kế toán nói chung và giảng dạy IFRS nói riêng. Từ đó, liên hệ với hoạt động giảng dạy IFRS tại Việt Nam.

Đặt vấn đề

IFRS hiện đang áp dụng toàn bộ hoặc gần như toàn bộ tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có các nước ở khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, khi nền kinh tế đang bước vào giai đoạn hội nhập mạnh mẽ trong cả phạm vi khu vực và quốc tế, IFRS càng trở thành đề tài nóng và thu hút nhiều hơn sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong nước cũng như cộng đồng doanh nghiệp (DN), đặc biệt là các DN niêm yết trên sàn chứng khoán – những DN đầu tiên được yêu cầu tiên phong áp dụng IFRS. Điều này cũng đồng thời tác động đến hoạt động đào tạo kế toán tại các nước áp dụng bộ chuẩn mực này. Một điểm đáng chú ý đối với IFRS đó là các chuẩn mực này được xây dựng trên nền tảng kế toán nguyên tắc. Trong khi đó, kế toán Việt Nam cũng như một số quốc gia khác lại đang vận hành dựa trên các quy tắc. Do đó, đối với hoạt động đào tạo cũng như những người hành nghề kế toán, thấu hiểu được kế toán dựa trên nguyên tắc là điều kiện quan trọng để thực hiện IFRS.

Kế toán dựa trên quy tắc và kế toán dựa trên nguyên tắc.

Kế toán dựa trên quy tắc (rules-based accounting) về cơ bản dựa trên các quy tắc cụ thể được tuân thủ khi lập báo cáo tài chính (BCTC). Nhiều kế toán viên thích sử dụng chuẩn mực dựa trên quy tắc vì nếu thiếu vắng các quy tắc này, họ sẽ gặp nhiều khó khăn trong kiện tụng nếu phán xét hay đánh giá của họ về BCTC là không chính xác. Khi có những quy tắc chặt chẽ được tuân thủ, khả năng xảy ra các tranh chấp là rất thấp. Sự tồn tại của bộ quy tắc giúp gia tăng độ chính xác và giảm đi sự mơ hồ khi thực hiện quyết định báo cáo.

Hệ thống chuẩn mực kế toán (CMKT) dựa trên quy tắc, đưa ra các giải pháp cụ thể cho hầu hết các tình huống kế toán, trong đó cho biết khi nào các tình huống được vận dụng và vận dụng như thế nào. Lợi ích chủ yếu của CMKT dựa trên quy tắc đó là tăng cường tính có thể so sánh được các thông tin tài chính, hỗ trợ kiểm toán viên xác minh, kiểm tra các TK. Tuy nhiên, vì tính nghiêm ngặt, chặt chẽ của nó mà kế toán viên hoặc kiểm toán viên lại gặp nhiều hạn chế trong đưa ra nhận định, đánh giá.

Page 258: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

258

Ngược lại, kế toán dựa trên nguyên tắc(principles-based-accounting) được sử dụng như là một cơ sở khái niệm cho kế toán viên. Đặc điểm phổ biến nhất và quan trọng nhất của IFRS, đó là IFRS được thiết kế dựa trên các nguyên tắc. Một tập hợp các mục tiêu cơ bản được thiết lập để đảm bảo cho lập BCTC. Thuận lợi cơ bản của kế toán dựa trên nguyên tắc đó là sự hướng dẫn đa dạng của nó có thể được áp dụng cho nhiều tình huống khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại trong các hướng dẫn dựa trên nguyên tắc đó là sự thiếu hụt các hướng dẫn có thể tạo ra các thông tin không phù hợp và không đáng tin cậy, điều này gây nên khó khăn trong đánh giá thông tin giữa các tổ chức với nhau. Khi xem xét phương pháp kế toán nào là tốt nhất, chắc chắn phải luôn đảm bảo thông tin trên BCTC là phù hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh được giữa các thời kỳ và giữa các đơn vị kế toán.

Hệ thống CMKT dựa trên nguyên tắc có nền tảng bao quát và linh hoạt, hỗ trợ người hành nghề đưa ra nhận định, đánh giá và giải quyết tình huống. Nhưng có ý kiến cho rằng, chính sự linh hoạt này có thể được dùng để bóp méo thông tin kế toán thông qua kỹ thuật điều chỉnh lợi nhuận.

Nguyên tắc và quy tắc trong đào tạo kế toán

Mặc dù sự phân biệt kế toán dựa trên quy tắc và kế toán dựa trên nguyên tắc không mang nhiều ý nghĩa trong quy định kế toán, nhưng trái lại nó mang tầm quan trọng đáng kể trong đào tạo kế toán. Những nước theo kế toán “Quy tắc” đối mặt với rủi ro rằng hệ thống giáo dục nhấn mạnh vào kỹ thuật ghi sổ kế toán và học vẹt các quy tắc mang tính chất tạm thời(Carmona, S. & Trombetta, M, 2010).Bài tập được thiết kế theo hướng lựa chọn phương án “đúng” và “sai” và chỉ có một đáp án đúng cho một nghiệp vụ kinh tế cụ thể. (Sunder, 2010) cũng đã chỉ ra ảnh hưởng của sự gia tăng các quy tắc đến đào tạo kế toán. Một khi phạm vi các CMKT được mở rộng, bài giảng được thiết kế theo hướng để sinh viên ghi nhớ một cách máy móc các quy tắc và dễ dàng truy xuất trong quá trình làm bài kiểm tra. Bên cạnh đó, giáo viên muốn phát triển năng lực phân tích của người học sẽ gặp nhiều áp lực, để chuyển tải hết các chuẩn mực được mở rộng đó. Với lượng thời gian đã được quy định trước cho từng môn học, những quy tắc được viết ra rõ ràng sẽ được ưu tiên xem xét hơn so với các quy tắc không được viết ra và so với việc phát triển các đánh giá chủ quan.

Giảng dạy một bộ các quy tắc chi tiết, giúp giảng viên và người học cảm thấy an tâm nhưng cũng đưa đến một số trở ngại, chẳng hạn như, những cá nhân xuất sắc sẽ không bị lôi cuốn bởi sự khuôn mẫu, cứng nhắc củanghề kế toán ((Barth, 2008); (Sunder, 2010)). Đào tạo kế toán theo hướng xem trọng “Học vẹt” hơn là am hiểu, gây ra tình trạng “Tê liệt” trong việc ra quyết định khi sinh viên hay người hành nghề xem xét tình huống không dựa trên quy tắc mà họ đã được học hoặc khi các quy tắc còn mơ hồ.

Khi hệ thống kế toán chuyển từ “Nền tảng quy tắc” sang “Nền tảng nguyên tắc” mở ra cơ hội để người dạy đánh giá lại mô hình được sử dụng để thiết kế và giới thiệu chương trình giảng dạy (CTGD) kế toán. Tập trung vào “Nguyên tắc” sẽ định hướng sự chú ý của người dạy và người học vào tìm hiểu các khái niệm của BCTC và phát triển các kỹ năng thực hành đánh giá nghề nghiệp, cho phép sinh viên vận dụng các khái niệm này để giải quyết các vấn đề thực tế: (Barth, 2008), (Carmona, S. & Trombetta, M, 2010), (Wells, 2011). Hiểu các nguyên tắc cơ bản lập BCTC và cách mà chúng được vận dụng, cho phép sinh viên đạt được

Page 259: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

259

kiến thức và kỹ năng quan trọng và các kiến thức, kỹ năng này sẽ được vận dụng phù hợp khi các chuẩn mức kế toán và nghiệp vụ kinh tế thay đổi qua thời gian (Barth, 2008) (Carmona, S. & Trombetta, M, 2010) (Sunder, 2010).

Bên cạnh đó, giảng dạy kế toán cần gắn với các bối cảnh của các lý thuyết cơ bản, chẳng hạn như kinh tế học, khái niệm và kỹ thuật đinh giá, và quản trị kinh doanh. Ví dụ, muốn ghi chép nghiệp vụ về sản phẩm tài chính thì cần hiểu các đặc điểm, bản chất của sản phẩm tài chính đó, hoặc muốn phản ánh nghiệp vụ hợp tác kinh doanh thì kế toán cần nắm được chiến lược hoặc mục đích của hoạt động hợp tác đó của DN.

Tóm lại, vận dụng IFRS với các chuẩn mực dựa trên nguyên tắc mở ra các cơ hội cho đào tạo kế toán để xem xét lại mô hình giảng dạy, rằng sinh viên đang được đào tạo theo các khái niệm hay các quy tắc?

Đào tạo kế toán khi vận dụng IFRS sẽ không như nhau ở các nước có xuất phát điểm khác nhau. Ở các nước mà IFRS là bắt buộc, đơn vị đào tạo kế toán được mong đợi thiết kế CTGD lập BCTC xoay quanh IFRS. Chi phí của việc này phụ thuộc vào mức độ “Phân kỳ” giữa chuẩn mực hoặc chế độ kế toán quốc gia với IFRS và thời gian quy định chuyển tiếp từ GAAP quốc gia và IFRS. Từ đó, giúp người dạy có thêm thời gian để tìm hiểu sự khác nhau, thay đổi, sau đó sẽ điểu chỉnh tài liệu giảng dạy. Nếu người dạy nhận định rằng sự “Phân kỳ” này là không nhiều thì cơ hội thay đổi phương pháp giảng dạy sẽ rất khó xảy ra. Nhiều giảng viên vẫn tiếp tục với cách tiếp cận dựa trên quy tắc để giảng dạy các CMKT, trong đó tập trung vào việc ghi sổ, nhất là ởgiai đoạn giới thiệu ban đầu.

Một thất bại nữa trong thay đổi phương pháp giảng dạy là do tính chất của các khóa học về kế toán trong năm học đại cương tại các trường đại học. Theo đó, giảng viên thường xây dựng bài giảng cho cả ngành chuyên và không chuyên kế toán, nên không thấy được nhu cầu giảng dạy theo IFRS. Thêm vào đó, các giáo trình kế toán đang được sử dụng, trong đó có các giáo trình của Mỹ, lại tập trung nhấn mạnh vào cách tiếp cận dựa trên quy tắc.

Tại một số nước chuyển tiếp qua IFRS hoặc đang cân nhắc quá trình này, đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về việc nên hay không đưa các nội dung về IFRS vào CTGD, điển hình là Mỹ. Tại đây, Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (SEC) cho phép các công ty nước ngoài nộp BCTC theo IFRS mà không cần phải cung cấp bản hòa hợp với GAAP Mỹ, nhưng vẫn chưa quyết định rằng các công ty Mỹ có được lập BCTC theo IFRS cho mục đích giao dịch trong nước hay không? Vấn đề này dẫn đến sự không chắc chắc trong một bộ phận các đơn vị đào tạo tại Mỹ về việc giảng dạy IFRS. Vì vậy, các quốc gia đang đối mặt với tình trạng trên như Mỹ cần xem xét các vấn đề sau đây: (i) Sự tồn tại song song giữa các hệ thống CMKT, sự khác biệt giữa chúng cần được chỉ rõ trong CTGD, (ii) Sự “Hóa già” trong đội ngũ giảng dạy dẫn đến một số ít sẽ xem xét lại hoạt động giảng dạy và một vấn đề nữa là “Tre già khó uốn”, (iii) Các đơn vị đào tạo không được trang bị hợp lý, để tạo ra sự thay đổi cần thiết cho chương trình đào tạo vì các bộ phận và người quản lý tại đây không hiểu được ảnh hưởng tiềm năng của ứng dụng IFRS. Từ quan điểm tích cực, các công ty Big 4 tại Mỹ lại tạo động lực cho các đơn vị đào tạo để đưa IFRS vào nội dung giảng dạy bằng cách, một là đưa tài liệu giảng dạy lên website của họ, hai là thực hiện chính sách tuyển dụng ưu tiên đối với các ứng viên có quan điểm toàn cầu (có hiểu biết về IFRS).

Page 260: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

260

Hàm ý của IFRS đối với giảng dạy kế toán trong tương lai

Số lượng các quốc gia vận dụng IFRS ngày một gia tăng. Điều này đồng nghĩa với việc, cần xem lại vai trò của người hành nghề kế toán trong hình thành một tập hợp các kỹ năng nghề nghiệp bao gồm kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và tương tác, kỹ năng quản trị kinh doanh và đánh giá nghề nghiệp. Kết quả là, những người dạy kế toán cần chuyển đổi sự tập trung của họ từ việc chuyển tải kiến thức sang phát triển các kỹ năng và nguyên tắc phù hợp hơn cho thực tế kinh doanh và kế toán. Do vậy, người dạy cần áp dụng phương pháp giảng dạy dựa trên nguyên tắc, nền tảng chính của IFRS. Theo đó, cần thay đổi CTGD theo hướng phát triển kỹ năng sâu rộng, là phương tiện phát triển đánh giá nghề nghiệp – yếu tố được xem là tiêu chí nghề nghiệp. Khi có bất cứ sự mập mờ nào thì đánh giá là kỹ năng nghề nghiệp cần phải có. Khi tập trung vào thực hành đánh giá nghề nghiệp, cách tiếp cận dựa theo nguyên tắc trong đào tạo kế toán mở ra cơ hội cho phép sinh viên có thể học tập cách đối đầu với sự không rõ ràng, hiểu tại sao có nhiều hơn một phương án giải quyết cho một câu hỏi kế toán, phát triển khả năng sáng tạo và biện hộ cho quyết định của họ về chính sách kế toán. Việc nhấn mạnh giảng dạy dựa vào các khái niệm cơ bản, thay vì quy tắc tạo ra tiềm năng giải phóng các năng lực khan hiếm, vì người dạy cung cấp cho người học khả năng tự khám phá giải pháp mà không cần phải học từng quy tắc.

Một thách thức lớn cho đào tạo kế toán toàn cầu đó là, đảm bảo người dạy được trang bị phù hợp để dạy IFRS theo cách tiếp cận dựa vào nguyên tắc. Để sửa lại CTGD, (Wells, 2011) đã luận giải việc dạy dựa vào khuôn mẫu (Framework-based teaching) trong mối quan hệ với các khái niệm trong khung khái niệm của IASB cho từng yêu cầu IFRS cụ thể. Bởi vì, giảng dạy dựa trên khuôn mẫu đã ăn sâu vào các khái niệm làm nền tảng cho IFRS, việc giảng dạy như thế này đặt nền tảng cố kết và vững chắc để có thể am hiểu, nắm bắt các yêu cầu của IFRS. Vì khung khái niệm thiết lập các khái niệm làm nền tảng cho ước tính, đánh giá và mô hình hóa khi IFRS được vận dụng để lập BCTC. Giảng dạy dựa trên khung khái niệm giúp phát huy khả năng của sinh viên để thực hành năng lực đánh giá, điều mà rất cần thiết để ứng dụng IFRS bằng cách liên kết các khái niệm này với các yêu cầu của IFRS được giảng dạy.

Thêm vào đó, đào kế toán cần thực hiện hai việc: (i) Biên soạn chương trình giảng dạy IFRS trên nền tảng khung mẫu; (ii) Sử dụng nhiều tài liệu để giảng dạy IFRS. Để làm được việc này, (Coetzee và Schmulian, 2012) chỉ ra rằng, giáo viên cần thực hiện một số phương pháp giảng dạy đổi mới như mô phỏng và đóng vai, học tập dựa trên vấn đề, phân tích tình huống với nhiều phương án khác nhau và thuyết trình. Ngoài ra, chuyển đổi từ đào tạo tập trung vào người dạy sang tập trung vào người học, giúp sinh viên chịu trách nhiệm nhiều hơn trong các tình huống học tập của mình. Tuy nhiên, cơ hội truy cập tài liệu để hỗ trợ và phát triển dạy IFRS bị hạn chế ở các nền kinh tế mới nổi và ở các nước mà việc dịch thuật tài liệu còn hạn chế. Thách thức này cũng tồn tại ở các nước phát triển liên quan đến việc đào tạo lại người dạy về phương pháp giảng dạy dựa trên nguyên tắc theo IFRS, cụ thể là ở nơi mà cách tiếp cận dựa trên quy tắc đã được thực hiện lâu dài.

Bên cạnh đó, đào tạo kế toán cũng gặp nhiều khó khăn để đáp ứng mục tiêu của IASB trong việc phát triển các “Chuẩn mực BCTC chất lượng cao, có thể hiểu được, có thể thi hành được và được thừa nhận chung cho toàn cầu”. Dịch thuật và các vấn đề về thể chế như chính

Page 261: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

261

trị, văn hóa, rào cản pháp luật đã vạch ra những cản trở trong giảng dạy kế toán khi một bộ CMKT chung được chấp nhận thực hiện. Người dạy kế toán cần nhận thấy các khác biệt này trong việc dạy các chuẩn mực lập BCTC, điều chỉnh việc dạy để các khác biệt chính yếu này, nếu có thể, sẽ được xác định trong phân tích và ứng dụng IFRS.

Sự thiếu hụt các nghiên cứu về đào tạo kế toán gắn với vận dụng IFRS càng củng cố cho quan điểm rằng, các đơn vị đào tạo chưa thực sự quan tâm đến sự cần thiết của các chuẩn mực dựa trên nguyên tắc. Nói cách khác, sự vận dụng IFRS chưa tạo ra sự thay đổi trong quá trình, lộ trình giảng dạy kế toán ngày nay (Jackling và Natoli, 2013). Đào tạo kế toán trong tương lai cần được đảm bảo nhắm đến các cách tiếp cận trong dạy IFRS, đánh giá nguồn lực trong giảng dạy IFRS và đánh giá việc gia tăng những người tốt nghiệp sử dụng cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc đã được học. Tác động của sự khác biệt về văn hóa, chính trị và luật pháp đến giảng dạy IFRS cũng cần được nghiên cứu bởi các chuyên gia hoặc các đơn vị ban hành quy định.

Một bước rất quan trọng đối với đào tạo kế toán và chuẩn bị hành nghề trong tương lai đó là các đơn vị đào tạo tiến hành rà soát và sửa đổi CTGD, thông qua việc sử dụng các tài liệu giảng dạy của IFRS và tham gia các hoạt động phát triển nghề nghiệp được liên kết với cách tiếp cận trong giảng dạy. Bên cạnh đó, cần sự hỗ trợ tương tác của đơn vị thiết lập chuẩn mực và đơn vị tuyển dụng trong giúp đỡ các kế toán viên tiềm năng, để họ ý thức được thách thức mà họ sẽ đối mặt trong phân tích và ứng dụng IFRS như là kết quả của sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ khi mà hai vấn đề này ảnh hưởng đến tính so sánh được của IFRS giữa các quốc gia, trong điều kiện như nhau của các yếu tố còn lại. Một bộ phận các chuyên gia hành nghề kế toán đóng vai trò quan trọng, trong cải thiện chất lượng giảng dạy IFRS. Đó là việc sử dụng tình huống gắn với đánh giá trong các đợt tuyển dụng, cho phép kiểm tra năng lực đánh giá các yêu cầu hiện hành của IFRS.

Tóm lại, cần củng cố cam kết với cách tiếp cận dựa trên nguyên tắc đối với IFRS, ưu tiên sử dụng tài liệu giảng dạy và nghiên cứu kế toán gắn với IFRS để nâng cao chất lượng giảng dạy IFRS.

Liên hệ đào tạo kế toán theo IFRS tại Việt Nam

Trong quyết định về việc phê duyệt Chiến lược Kế toán – Kiểm toán đến năm 2010, tầm nhìn 2030, do Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 18/3/2013, đã đưa ra các giải pháp thực hiện chiến lược này. Một trong số đó là “Xây dựng, ban hành CMKT và Kiểm toán của Việt Nam, phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam”. Đối với lĩnh vực kế toán, cần cập nhật và xây dựng mới các CMKT DN. Trong đó, giai đoạn 2016- 2020, xây dựng và ban hành đầy đủ các CMKT còn lại, ngoài 26 chuẩn mực hiện có. Từ đó, phải thừa nhận rằng, khuôn khổ pháp lý về kế toán của nước ta đang còn thiếu hụt, dẫn đến đào tạo kế toán theo IFRS sẽ rất khó có cơ hội thực hiện. Bên cạnh đó, Chiến lược cũng đưa ra giải pháp để phát triển nguồn nhân lực kế toán. Đó là, nâng cao chất lượng nhân viên, chất lượng dịch vụ thông qua đẩy mạnh tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức theo các hình thức phù hợp trên cơ sở tiếp thu thông lệ quốc tế, điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được việc này, nhân lực kế toán Việt Nam cần được đào tạo phù hợp về tiếng Anh – ngôn ngữ chính của IFRS. Bên cạnh đó, các đơn vị ban hành chính sách cần hoàn thiện các yếu tố về thể

Page 262: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

262

chế, để giảm bớt rào cản khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và hội nhập kế toán nói riêng.

------------------------

Tài liệu tham khảo

Barth, M. E., 2008. Global financial reporting: Implications for U.S Academics. The Accounting Review, 83 (5), 1159-1179. Carmona, S. & Trombetta, M, 2010. The IASB and FASB convergence process and the need for "concep-based" accounting teaching. Advances in Accounting, 26, 1-5. Coetzee, S.A. and Schmulian, A, 2012. A critical analysis of the pedagogical approach employed in an introductory course to IFRS. Issues in Accounting Education, 27 (1), 83-100. Jackling, B., de Lange, P. and Natoli, R, 2013. Transitioning to IFRS in Australian classrooms: Impact on teaching approaches. Issues in Accounting Education, 28 (2), 263-275. Quyết định 480/QĐ-TTg ngày 18/03/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Schipper, K., 2003. Principles-based accounting standards. Accounting Horizons, 17 (1), 61-72. Sunder, S., 2010. Adverse effects of uniform written reporting on accounting practice, education, and research. Journal of Accounting and Public Policy, 29 (2), 99-114. Wells, M., 2011. Framework-based approach to teaching principle-based accounting Standards. Accounting Education: An International Journal, 20 (4), 303–316.

Page 263: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

263

ĐÀO TẠO KẾ TOÁN KHI ÁP DỤNG IFRS TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Thị Phương Thảo Khoa kinh tế, Đại học Tây Bắc

Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính (BCTC) quốc tế đã trở thành một tất yếu trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Việc áp dụng IFRS được xây dựng dựa trên nguyên tắc sẽ gây ra nhiều thách thức cho đào tạo kế toán Việt Nam – khi mà CMKT quốc gia được xây dựng dựa trên quy tắc. Những khó khăn được chỉ rõ và những đề xuất bao gồm: Thay đổi mô hình đào tạo lấy người học làm trung tâm, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, tài liệu học tập và dịch thuật là những lưu ý khi áp dụng IFRS ở Việt Nam. Bài viết còn phân tích cho thấy, nên tích hợp IFRS vào chương trình đào tạo ở các cấp học sẽ có nhiều ưu điểm hơn là những khóa học độc lập và yếu tố quan trọng, để tích hợp thành công IFRS vào chương trình đào tạo là giúp người học và cả người dạy hiểu được lợi ích của việc áp dụng IFRS, tạo động lực cho quá trình dạy và học.

Chuẩn mực lập BCTC quốc tế (IFRS) được áp dụng chính thức từ 01/01/2005 và hiện

tại, có trên 100 quốc gia áp dụng. Tác động của việc áp dụng IFRS tới nền kinh tế đã được chỉ rõ qua nhiều nghiên cứu và là khác nhau với mỗi quốc gia. Với đào tạo kế toán cũng vậy, sự khác biệt về kinh tế, chính trị, văn hóa, mức độ phát triển của nghề nghiệp kế toán,… đòi hỏi những yêu cầu khác nhau khi áp dụng IFRS – được thiết kế dựa trên nguyên tắc. Song, việc tích hợp IFRS nên tiến hành theo cách thức như thế nào tại Việt Nam - một đất nước mà hệ thống Chuẩn mực kế toán (CMKT) được thiết kế dựa trên quy tắc vốn, đã được áp dụng và đưa vào đào tạo từ lâu.

Tích hợp IFRS vào chương trình đào tạo kế toán ở các cấp đào tạo Trong quá trình áp dụng IFRS trên toàn cầu, nhiều trường đại học đang gặp khó khăn

khi đì tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Như thế nào, khi nào, những gì” trong việc tích hợp IFRS vào chương trình giảng dạy kế toán hiện nay (Nilsen, 2008). Các lớp học về IFRS riêng biệt được cho là thiết thực và đơn giản. Sẽ dễ dàng hơn để thiết kế nội dung khi tách biệt hoàn toàn với các quy định kế toán quốc gia, lựa chọn giáo viên có kiến thức và kinh nghiệm cùng với tài liệu học tập phù hợp, đầy đủ từ IASB và nhiều tổ chức khác. Tuy nhiên, những khóa học như thế này chỉ phù hợp với những người thuộc chuyên ngành kế toán. Nó không thể thực hiện được với những nhà quản lý, nhà đầu tư, người làm kinh doanh,… khi chưa có những hiểu biết cơ bản về BCTC và các thông tin cơ bản liên quan đến IFRS. Ngoài ra, thì khóa học này sẽ không chỉ ra được sự tương đồng và khác biệt cơ bản giữa quy định quốc gia và quốc tế, và như vậy thì rõ ràng là chưa đủ để thực hiện quá trình hội tụ.

Thay vì những khóa học IFRS riêng biệt thì việc tích hợp IFRS trên toàn bộ chương trình đào tạo (trung cấp, cao đẳng, đại học hoặc chỉ giới hạn chương trình đào tạo đại học) sẽ cho phép người học tổng hợp tốt hơn và củng cố các khái niệm IFRS và ứng dụng của nó, phân biệt những sự khác biệt giữa IFRS với quy định kế toán quốc gia. Đây là những điều kiện cần thiết cho quá trình hội tụ, về lâu dài là tốt cho sự phát triển của nghề nghiệp kế toán.

Page 264: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

264

Song, bất lợi của việc lồng ghép IFRS vào chương trình đào tạo là sự tốn kém khi đầu tư về thời gian và tiền bạc. Trước những áp lực về thời gian, sự ràng buộc về ngân sách và khan hiếm về các nguồn tài nguyên phương án này cần sự cân nhắc kỹ càng hơn. Những đầu tư cần có như: Thay đổi chương trình đào tạo, xây dựng bài giảng, tài liệu học tập, giáo trình, sách tham khảo, trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên,…

Câu hỏi IFRS sẽ được tích hợp trong chương trình đào tạo các cấp và/hoặc trong một khóa học riêng biệt là rất quan trọng, vì nó liên quan đến các mục tiêu và mục tiêu này sẽ được giải quyết trong chương trình giảng dạy. Nhưng theo cách nào thì người học cũng cần phải thu nhận được kiến thức về nguyên tắc của IFRS, chuẩn bị và cung cấp thông tin trên BCTC dựa trên IFRS và có thể phân tích các BCTC quốc tế lập theo IFRS để có thể thực hành như những chuyên gia thực sự về kế toán.

Thời gian đầu chuẩn bị cho áp dụng IFRS, có thể mở các khóa học riêng biệt, nhằm vào các kế toán chuyên nghiệp đang công tác tại những công ty khả năng cao sẽ phải áp dụng IFRS, những kiểm toán viên, những cán bộ giảng dạy nghiên cứu. Đây là đội ngũ có kiến thức nền khá cơ bản về BCTC và tiêu chuẩn BCTC. Việc tiếp cận sẽ dễ dàng hơn và là bước đệm để nhân rộng những kiến thức về IFRS, tạo điều kiện thuận lợi chuẩn bị cho sự tích hợp IFRS vào các cấp học. Ví dụ: Giảng viên thông qua các khóa học này có điều kiện để sớm thay đổi về tài liệu giảng dạy, phương pháp giảng dạy cần thiết,…

Người học và dạy cần hiểu rõ về lợi ích của IFRS, có động lực để tìm hiểu về nó Sự thành công của việc tích hợp IFRS vào chương trình kế toán phụ thuộc vào động

lực của học sinh để tìm hiểu về IFRS (Marianne L. James, 2011). Muốn vậy, cần cho người học hiểu rõ lợi ích của IFRS và hiểu biết về IFRS sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động như thế nào.

Sinh viên kế toán và các chuyên gia kế toán phải nhận thức được những thay đổi dự kiến khi BCTC được lập theo nguyên tắc của IFRS, ý nghĩa sự thay đổi đó đối với những doanh nghiệp và người sử dụng BCTC. Nhiều công ty kế toán lớn, "Big Four" cũng nhận thức được tầm quan trọng của IFRS, đã chi hàng triệu đô la để đào tạo các chuyên gia của họ, cung cấp nguồn lực cho các tổ chức và các bên liên quan khác, và thông qua các cơ sở của họ thực hiện những tài trợ cho giáo dục. Sinh viên tốt nghiệp kế toán và các chương trình kinh doanh khác, có am hiểu về IFRS sẽ được hưởng một lợi thế cạnh tranh so với những người không có kiến thức như vậy. Trước khi Việt Nam đưa ra quyết định khi nào, bằng cách nào để áp dụng IFRS thì những nội dung như: Các Dự án hội tụ FASB / IASB, kế hoạch tích hợp IFRS vào kỳ thi chứng chỉ chuyên sâu về tài chính – kế toán – kiểm toán, sự phổ biến toàn cầu của IFRS, và tác động tích cực của kiến thức về IFRS đến cơ hội nghề nghiệp của sinh viên cũng cần được phổ biến tới người học.

Việc các trường chủ động tích hợp IFRS vào chương trình giảng dạy, cũng sẽ nâng cao danh tiếng của trường với người học và những nhà tuyển dụng.

Mô hình lấy người học làm trung tâm của hoạt động dạy và học Việt Nam là một trong số nhiều nước chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo. Nho

giáo tôn trọng quyền con người và đề cao sự khiêm tốn. Điều đó dẫn đến một đặc trưng trong môi trường học tập là giáo viên trở thành trung tâm. Người học sẽ dựa vào kiến thức và kỹ năng của giáo viên, để phát triển những kiến thức và kỹ năng tương tự của mình.

Page 265: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

265

Việc giảng dạy kế toán theo quy tắc trong một thời gian dài cũng làm lớn thêm khoảng cách giữa lý thuyết và thực tế. Sinh viên được tiếp cận bài giảng dưới dạng đưa ra những quy tắc, yêu cầu được ghi nhớ và áp dụng quy tắc đó giải quyết những vấn đề có tính chất tương tự. Khi bị giới hạn bởi thời gian, người giáo viên thường giới thiệu những khái niệm quan trọng và làm việc với 1 vài bài tập điển hình. Ít có thời gian cho những bài tập nâng cao, để sinh viên phát triển sự sáng tạo thông qua khám phá ý nghĩa của những bài tập đó. Vì thế mà nó không cung cấp cho sinh viên kế toán những kỹ năng cần có để thành công trong nghề nghiệp. Khi phải đối mặt với những vấn đề thực tế, cụ thể hay những bài tập dạng khác, thường sinh viên phải tra cứu các quy tắc tương ứng. Hoặc sẽ lúng túng khi gặp phải những tình huống mà quy tắc không rõ ràng.

Trong khi đó, đào tạo theo nguyên tắc sẽ tập trung làm rõ những khái niệm cơ bản, sẽ hướng cả người dạy và người học tập trung vào các khái niệm và các kỹ năng về phán xét nghề nghiệp, cho phép người học áp dụng các khái niệm này, giải quyết các vấn đề thực tế rất đa dạng. Có nhiều cách khác nhau để tích hợp IFRS vào chương trình giảng dạy. Tuy nhiên, bất kể dưới hình thức nào cũng cần phải cung cấp cho sinh viên một cấu trúc lý thuyết thống nhất trong đó nhấn mạnh những nguyên tắc của IFRS. Khi nắm được những nguyên tắc, đòi hỏi sinh viên phải lập luận để đưa ra những phương pháp kế toán cụ thể trong một tập hợp các nghiệp vụ, các tình huống khác nhau. Điều này sẽ làm cho giáo dục kế toán theo quy tắc mang tính thụ động trở nên tích cực hơn, đòi hỏi người học chủ động hơn.

Các phương pháp học tập cũng cần phải phù hợp, để giúp người học phát triển những kỹ năng quan trọng đối với sự thành công của một chuyên gia kế toán hiện đại. Gồm: Kỹ năng trí tuệ, kỹ năng kỹ thuật và chức năng, kỹ năng cá nhân, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và quản lý kinh doanh. Một số phương pháp nhằm phát triển các kỹ năng này như: Mô phỏng, học theo vấn đề, học tập dựa trên tương tác, phân tích trường hợp với các giải pháp thay thế và thuyết trình bằng miệng. Qua đó, sinh viên được tham gia tranh luận, thảo luận về cách xử lý trong những giao dịch hay ngữ cảnh cụ thể hoặc những bài tập nhóm, được tham gia các trò chơi tình huống, được trình bày bằng văn bản hoặc báo cáo miệng giúp phát triển nhiều kỹ năng cần thiết.

Nâng cao kiến thức và kinh nghiệm cho đội ngũ giảng viên về IFRS Trong quá trình tích hợp IFRS vào chương trình đào tạo vấn đề nổi bật cần sự đầu tư

không nhỏ về thời gian, công sức và tiền bạc đó là nâng cao hiểu biết, trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ giảng dạy. Việc chuyển từ đào tạo kế toán theo quy tắc sang kế toán theo nguyên tắc sẽ gặp phải khó khăn do thiếu hụt những chuyên gia những giảng viên thiếu kinh nghiệm thực tế về thực hành IFRS. Phải mất một thời gian để đội ngũ này tích lũy kinh nghiệm thực tế về thực hành IFRS, khi đó việc đào tạo mới có thể gắn kết được giữa lý thuyết và thực tiễn.

Sự thay đổi này cũng sẽ gặp phải một trở ngại lớn, nhất là từ phía những cán bộ giảng dạy đã lớn tuổi, sắp nghỉ hưu. Sự e ngại trong cập nhật những quy định mới, thay đổi cấu trúc bài giảng, thay đổi tài liệu nghiên cứu có liên quan, thay đổi phương pháp giảng dạy truyền thống giáo viên làm trung tâm sang phương pháp giảng dạy đòi hỏi sự tích cực hơn từ phía người học như mô phỏng, tình huống, thảo luận,…

Page 266: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

266

Khi đó, rất cần sự hỗ trợ từ phía các chuyên gia về IFRS, sự quyết tâm tích hợp IFRS vào chương trình đào tạo của các trường cũng như cảm nhận rõ ràng về những hiệu ứng tích cực trong tương lai khi áp dụng IFRS, cũng là một yếu tố để thúc đẩy sự nỗ lực thay đổi từ phía giáo viên.

Trước khi Việt Nam quyết định khi nào? Sẽ thực hiện IFRS như thế nào? Thì cũng cần quan tâm bồi dưỡng những nền tảng về IFRS như: Sự phát triển của BCTC và các dự án hội tụ của FASB và IASB; Những kế hoạch và hoạt động của Bộ Tài chính liên quan đến áp dụng IFRS; Những thuận lợi và thách thức của việc áp dụng IFRS; Một số khác biệt lớn giữa IFRS và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành; Dự kiến hiệu quả tổng thể của IFRS trên BCTC của các công ty. Chính những thông tin nền tảng, sẽ giúp giảng viên có hiểu biết cơ bản và cảm nhận rõ ràng hơn về những hiệu ứng tích cực trong tương lai khi áp dụng IFRS, chính nó sẽ giúp quá trình thảo luận, tiếp cận với các nguyên tắc IFRS được nhanh và hiệu quả hơn. Đây cũng là những nội dung cần quan tâm khi phổ biến những kiến thức nền cho người học, để quá trình tiếp cận những nguyên tắc của IFRS được hiệu quả hơn.

Vấn đề tài liệu học tập và dịch thuật Một loạt các nguồn lực có sẵn, để tạo điều kiện cho việc thực hành IFRS và tích hợp

vào chương trình đào tạo. Các hãng Big-4 có một trang web dành cho IFRS gồm những thông tin và tài liệu có thể hỗ trợ trong quá trình hội nhập. Đáng chú ý Công ty Pricewaterhouse Coopers có một nguồn tài nguyên có sẵn IFRS (www.pwc.com). Nhiều công ty có những hỗ trợ cho các giảng viên tham gia các khóa học để hỗ trợ quá trình hội nhập. AAA có nguồn tài nguyên có sẵn thông qua trang web AAA-Commons của nó (Commons.aaahq.org) hay AICPA có tài liệu sẵn có (IFRS.org)

Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng, chính thái độ của người hướng dẫn và sự sẵn có của tài liệu có ảnh hưởng mạnh nhất tới thời gian giảng dạy IFRS của giáo viên. Hiện nay, các tài liệu về IFRS khá phong phú song những giáo trình, tài liệu giúp cho việc tích hợp IFRS vào chương trình đào tạo ở Việt Nam thì lại chưa có và cần một sự đầu tư lớn về công sức, tiền bạc và thời gian. Chính vì thế, cần một sự hỗ trợ từ phía cơ quan chức năng, Hiệp hội nghề nghiệp để các trường đại học và đội ngũ giảng viên sớm có điều kiện chuẩn bị chương trình đào tạo, thay đổi cần thiết trong tài liệu và phương pháp giảng dạy mà trước hết là một bản dịch IFRS sang tiếng Việt.

Tầm quan trọng đối với chất lượng áp dụng IFRS trên toàn cầu của bản dịch đã được công nhận. Nhất là với Việt Nam, một đất nước mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính thì việc thiếu những tài liệu tham khảo bằng tiếng mẹ đẻ, sẽ là những khó khăn đầu tiên cản trở sự nỗ lực trong việc dạy và học IFRS của giảng viên, sinh viên. Việc dịch thuật không những cần chính xác, diễn đạt trọn vẹn ý nghĩa của các thuật ngữ, dễ hiểu, dễ thực hiện mà còn cần phải được thực hiện liên tục, cập nhật những thay đổi mới nhất của IFRS.

-------------------------- Tài liệu tham khảo

1. Alzeban, Abdulaziz (2016), “Factors influencing adoption of the international financial reporting standards (IFRS) in accounting education”, Journal of International Education in Business, vol.9 No. 1: 2-16.

Page 267: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

267

2. Cevdet Kızıl, Ayşe Tansel Çetin, Ahmed Bulunmaz (2014), “Accounting Education Approach in the Context of New Turkish Commercial Code and Turkish Accounting Standards”, Emerging Markets Journal, Volume 4 No 1: 71-84 3. Hellen Hong Yang (2012), “Western concepts, Chinese context: A note on teaching accounting offshore”, International Journal of Pedagogies and Learning, Volume 7, Issue 1: 20–30. 4. Marianne L. James (2011), “Integrating international finacial reporting standards into the accounting curriculum: strategies, benefits and challenges”, Academy of Educational Leadership Journal, Volume 15, Special Issue: 127 – 142. 5. K Nilsen (2008), "On the Verge of an Accounting Revolution: How IFRS is Affecting Accounting Education", Journal of Accountancy. 6. Robert A. Singer (2012), “How to Integrate International Financial Reporting Standards Into Accounting Programs”, American Journal Of Business Education, Volume 5, Number 3: 287-292. 7. Robert singer (2013), “The Future of Undergraduate Accounting Programs and Curricula”, Management accounting quarterly, vol. 14 No.4: 22-31. 8. William F. Miller and D’Arcy A. Becker (2010), “Why Are Accounting Professors Hesitant to Implement IFRS?”, Theo CPA journal: 63 – 67

 

Page 268: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

268

NHỮNG THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG IFRS TẠI VIỆT NAM VÀ YÊU CẦU ĐẶT RA CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CÁC TỔ CHỨC NGHỀ NGHIỆP

Ths. NCS Nguyễn Ngọc Lan - Ths. Nguyễn Thị Cúc Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp

Áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trên thế giới đang ngày càng trở nên phổ biến. IFRS mang lại những lợi ích to lớn trong việc nâng cao tính minh bạch của thông tin kế toán, góp phần tạo ra ngôn ngữ kế toán mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình áp dụng IFRS của các quốc gia trên thế giới cũng gặp không ít khó khăn. Những khó khăn, thách thức ấy lại càng lớn hơn đối với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Chính vì thế, để thực hiện được quyết tâm, nỗ lực tiến tới vận dụng IFRS trong giai đoạn 2017 – 2020 của Chính phủ Việt Nam, thì công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực kế toán cần phải có bước chuyển mình thật sự. Từ đó, đặt ra yêu cầu đổi mới công tác đào tạo, cập nhật kiến thức của các trường Đại học và các Tổ chức nghề nghiệp kế toán của Việt Nam.

Từ khóa: IFRS, Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế; nhân lực kế toán, tổ chức nghề nghiệp kế toán. Những thách thức khi áp dụng IFRS

Việt Nam là quốc gia đang hội nhập sâu sắc với nền kinh tế thế giới và khu vực. Hệ thống kế toán Việt Nam đã từng bước hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế. Tuy nhiên,Việt Nam vẫn là quốc gia đang áp dụng hệ thống chuẩn mực kế toán nội địa trong khi đã có hơn 130 quốc gia cam kết IFRS là hệ thống chuẩn mực toàn cầu. Đứng trước xu thế đó thì việc tiến tới sử dụng IFRS tại Việt Nam là vấn đề tất yếu.

Ngoài sức ép của xu thế áp dụng IFRS trên thế giới, thì Việt Nam cũng đã nhận thức được lợi ích của việc vận dụng IFRS trong việc nâng cao chất lượng thông tin. Áp dụng IFRS góp phần cải thiện chất lượng, tính minh bạch và tính so sánh của báo cáo tài chính. Đối với các doanh nghiệp, việc áp dụng IFRS sẽ làm tăng cường sự tin cậy của các nhà đầu tư, dẫn đến góp phần nâng cao khả năng huy động vốn, đặc biệt là nguồn vốn nước ngoài. Ngoài ra, việc áp dụng IFRS sẽ làm giảm sự điều tiết thu nhập, ghi nhận các khoản thiệt hại kịp thời hơn và thông tin kế toán có giá trị phù hợp hơn. Việc áp dụng IFRS giúp các nhà đầu tư tiết kiêm chi phí phân tích và xử lý thông tin; có thể dễ dàng nắm bắt được sức khỏe tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán để có các quyết định đầu tư nhanh chóng. Với cộng đồng nghề nghiệp kế toán và kiểm toán thì việc được trang bị kiến thức nghề nghiệp được công nhận toàn cầu sẽ gia tăng cơ hội nghề nghiệp và vị thế.

Phát triển kế toán hướng về IFRS là điều tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa và đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam gia nhập TPP. Tuy nhiên, tham gia quá trình hội tụ kế toán quốc tế không phải là vấn đề dễ dàng cho các quốc gia. Khó khăn, thách thức đó lại càng lớn hơn đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Những rào cản về mặt pháp lý, về văn hóa, về

Page 269: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

269

môi trường kinh doanh, về ngôn ngữ đã trực triếp áp lực lên Chính phủ, các doanh nghiệp, lao động trong lĩnh vực kế toán và các cơ sở đào tạo, hội nghề nghiệp kế toán. Trong đó, những thách thức lớn mà Việt Nam gặp phải trong tiến trình cải cách kế toán theo hướng IFRS trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, hiểu biết và kinh nghiệm về IFRS tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, đây được coi là một trong những thách thức lớn. Cho đến nay, việc hiểu biết và vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, chưa nói đến về kiến thức và kinh nghiệm về IFRS. Theo nghiên cứu, tại Việt Nam mới chỉ có 4 ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức tín dụng Việt Nam (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NHTM cổ phần Á Châu, tập đoàn Bảo Việt) là áp dụng IFRS trong việc lập BCTC. Duy nhất có 1 tổ chức phi tín dụng là Vingroup Joint Stock Company công bố thông tin BCTC theo cả VAS và IFRS. Đây là một con số còn hết sức khiêm tốn.

Thứ hai, mức độ phức tạp của IFRS tương đối cao. IFRS được sử dụng chủ yếu cho các công ty đại chúng, các công ty có quy mô lớn, bàn nhiều về các nghiệp vụ kinh tế phức tạp, như các nghiệp vụ phái sinh và kế toán phòng ngừa rủi ro; kế toán theo phương pháp mua, bao gồm cả sự nhận dạng và đo lường tài sản vô hình tách biệt, kiểm tra giảm giá trị của tài sản. Các thuật ngữ trong IFRS còn gây nhiều khó hiểu, hướng dẫn một cách tổng quát, theo các nguyên tắc chung nhất. Do đó, đòi hỏi người đọc và hiểu IFRS nói riêng và người làm kế toán phải hiểu theo nguyên tắc, bản chất của nghiệp vụ kinh tế hơn là học thuộc các quy tắc ghi chép.

Thứ ba, hạn chế trong công tác hướng dẫn sử dụng IFRS từ các Tổ chức nghề nghiệp kế toán. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của nghề nghiệp kế toán, kiểm toán đã hình thành các tổ chức nghề nghiệp như Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Hội tư vấn thuế Việt Nam, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam, Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, Hiệp hội các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam... Bên cạnh đó, tại Việt Nam cũng có các văn phòng đại hiện của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như: Hội Kế toán công chứng Anh quốc, Hội Kế toán viên công chứng Australia, Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales... Trong đó, các tổ chức nghề nghiệp chưa có chương trình đào tạo IFRS một cách có hệ thống; có chăng chỉ là chương trình đào tạo với số lượng học viên còn rất mỏng. Các tổ chức nghề nghiệp chưa có sự phổ biến tích cực và hỗ trợ hướng dẫn thường xuyên IFRS.

Thứ tư, những rào cản, khó khăn về yếu tố ngoại ngữ. IFRS do được biên soạn bằng tiếng Anh; trong khi đó khả năng đọc, hiểu bằng ngôn ngữ này của Việt Nam còn hết sức hạn chế. Theo đánh giá, trình độ tiếng Anh của người Việt Nam nói chung và lao động hành nghề kế toán nói riêng chỉ ở mức trung bình và do đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận dụng IFRS tại Việt Nam.

Thứ năm, nguồn nhân lực kế toán kế cận chưa được đào tạo về IFRS. Việt Nam có hơn 300 trường Đại học và Cao đẳng có đào tạo về kế toán theo các hệ đại học, cao học và nghiên cứu sinh. Mặc dù, phương pháp cũng như nội dung đào tạo của các trường đào tạo kế

Page 270: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

270

toán luôn được thay đổi và ngày càng hoàn thiện song rất ít trường đại học, cao đẳng giảng dạy hướng về vận dụng IFRS. Gần như, việc dạy và học kế toán tại các trường Đại học và Cao đẳng, chủ yếu là các quy tắc ghi chép mà không quan tâm nhiều đến các chuẩn mực dựa trên các nguyên tắc cũng như khả năng phán xét, suy luận của một kế toán viên.

Ngoài ra, việc áp dụng IFRS còn gặp không ít khó khăn xuất phát từ cơ sở hạ tầng thông tin còn hạn chế, chi phí áp dụng phương pháp kế toán theo IAS/IFRS (chi phí thu thập thông tin định giá tài sản vận hành hệ thống đánh giá …) có thể lớn hơn lợi ích mang lại; nhiều doanh nghiệp (doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán….) chưa có nhu cầu sử dụng. Thói quen của người Việt Nam là thận trọng, ngại rủi ro nên ngại thay đổi.

Với những thách thức đó, Việt Nam cần phải xây dựng lộ trình phù hợp và chủ động chuẩn bị các nguồn lực cần thiết cho việc áp dụng IFRS trong thời gian tới một cách có hiệu quả. Việc tiến tới áp dụng IFRS tại Việt Nam phải được đi cùng với kế hoạch đào tạo kế toán – một vấn đề được coi là chìa khóa cho sự thành công trong quá trình hướng về IFRS.

Yêu cầu đặt ra cho các trường đại học, các tổ chức và hội nghề nghiệp

Với trọng trách đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực kế toán, trong thời gian qua các trường Đại học và các Tổ chức nghề nghiệp kế toán đã có đóng góp to lớn cho sự phát triển của hoạt động kế toán Việt Nam. Tuy nhiên, một thực tế trong công tác đào tạo kế toán đó chính là chất lượng chưa cao. Tại Việt Nam, chưa có trường đại học nào được được xếp hạng về kế toán theo QS World University ranking; số lượng sinh viên ra trường hàng năm rất lớn nhưng tỷ lệ thất nghiệp cao; chưa có Chương trình đào tạo kế toán có bao gồm IFRS và số lượng hội viên của các tổ chức nghề nghiệp kế toán quốc tế còn chưa nhiều. Thực trạng nguồn nhân lực kế toán thể hiện bảng sau:

Bảng 1: Nguồn nhân lực kế toán ở Việt Nam Tiêu chí Việt Nam

Số lượng kế toán chuyên nghiệp (*) 9.350

Yêu cầu về đào tạo Tốt nghiệp đại học

Yêu cầu sát hạch để được công nhận Có

Yêu cầu về số năm kinh nghiệm để được công nhận 5 Yêu cầu về tham gia chương trình phát triển nghề nghiệp (CPE) 40/1

Nguồn: World Bank, 2014 (*) Số lượng nằm trong tổ chức nghề nghiệp quốc gia, không bao gồm những người có chứng chỉ nghề nghiệp nước ngoài.

Chính vì thế, cơ hội tìm kiếm việc làm ở các quốc gia phát triển như Singapore, Thái Lan... hay cạnh tranh với lao động nước ngoài tại chính thị trường lao động Việt Nam trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi mà hướng về IFRS là xu hướng của cả thế giới. Bởi vậy, công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực kế toán, kiểm toán của các trường Đại học và các Tổ chức nghề nghiệp ở Việt Nam cần có sự đổi mới, chuyển mình thật sự.

Page 271: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

271

Các trường Đại học phải thay đổi cách thức tiếp cận trong học tập và giảng dạy kế toán, phải theo hướng dạy và học theo nguyên tắc chứ không phải theo “cách ghi chép” như lâu nay. Trong xu thế IFRS được thiết kế theo nguyên tắc và có sự thay đổi liên tục cũng như sự phức tạp của hoạt động kinh tế thì việc giảng dạy kế toán theo cách ghi chép là không phù hợp. Theo đó, nội dung và chương trình giảng dạy cần được thiết kế bao gồm các học phần về Chuẩn mực kế toán Việt Nam và tiến tới IFRS cả về lý thuyết và thực hành. Người dạy kế toán phải thay đổi cách thức giảng dạy kế toán theo phương pháp dựa trên các nguyên tắc, tăng khả năng phán xét, đánh giá nghề nghiệp. Cần tập trung giảng dạy các khái niệm cơ bản thay vì các quy tắc, giúp cho sinh viên có khả năng phát hiện và tự tìm ra các giải pháp mà không phải thông qua việc học thuộc lòng các quy tắc và bút toán hạch toán kế toán. Cần phải thay đổi phương pháp kiểm tra và đánh giá theo hướng suy luận bản chất của vấn đề, kiểm tra khả năng xét đoán của một người hành nghề kế toán chứ không phải là kiểm tra việc định khoản kế toán. Trong giảng dạy cần khơi dậy sự sáng tạo của người học và khuyến khích người học đưa ra quan điểm xử lý của mình.

Các trường Đại học cần thường xuyên kết hợp với doanh nghiệp và các Hiệp hội nghề nghiệp để tạo ra môi trường trải nghiệm, nắm bắt thực tế cho sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo phải khẩn trương nâng cao nhận thức cho sinh viên về yêu cầu phát triển kế toán hướng về IFRS; từ đó giúp người học có tâm lý sẵn sàng chuẩn bị cho hội nhập quốc tế trong lĩnh vực kế toán. Với kỹ năng ngoại ngữ, Nhà trường cần đưa ra tiêu chuẩn tiếng Anh để xét điều kiện tốt nghiệp của sinh viên cũng như tuyển dụng giáo viên. Đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành cần được chú trọng để có thể hiểu và vận dụng IFRS một cách tốt nhất.

Các Hiệp hội nghề nghiệp cũng như các trường đại học cần phải có chương trình khẩn trương giảng dạy về IFRS. Các Hiệp hội nghề nghiệp cần có sự hỗ trợ đối với các trường đại học trong việc nghiên cứu về IFRS và xây dựng lộ trình giảng dạy hướng về IFRS thông qua việc tổ chức các lớp đào tạo cho các giảng viên các trường đại học, tổ chức các cuộc hội thảo về IFRS. Từ đó sẽ tiến tới nhân rộng việc giảng dạy IFRS cho các đối tượng khác nhau (sinh viên, doanh nghiệp, các nhà đầu tư…)

Bên cạnh đó, các cơ sở đào tạo phải xây dựng tài liệu giảng dạy một cách phù hợp. Tài liệu giảng dạy có thể sử dụng nội dung các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) bao gồm cả bản tiếng Anh và dịch ra tiếng Việt đồng thời xây dựng cả các tài liệu giảng dạy lý thuyết và thực hành kế toán. Các tài liệu cần được biên soạn dễ hiểu để đảm bảo người học và người dạy dễ tiếp cận. Các tài liệu về IFRS cần phải được đăng tải trên phương tiện truyền thông đại chúng; cung cấp miễn phí cho người học.

Người giảng dạy cần phải không ngừng rèn luyện và tích lũy kiến thức, đặc biệt là kiến thức về IFRS thông qua việc học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ; tích cực nghiên cứu IFRS và sáng tạo hơn trong giảng dạy; hướng người học phát triển cả kiến thức và kỹ năng, khả năng đánh giá và khả năng xử lý vấn đề. Đặc biệt, cần sớm có các nghiên cứu về các phương pháp giảng dạy IFRS, nguồn tài liệu giảng dạy, đánh giá sinh viên trong việc hiểu và vận dụng IFRS.

Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của

Page 272: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

272

những người làm nghề kế toán và kiểm toán tại Việt Nam, cần phải tích cực trong việc tham gia với các cơ quan chức năng Nhà nước trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về Tài chính, Kế toán, Kiểm toán và cụ thể hóa, hướng dẫn các chính sách, chế độ kế toán, kiểm toán; tổ chức và tham gia nghiên cứu khoa học về Tài chính, Kế toán và Kiểm toán; tư vấn, và giám định xã hội đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực Tài chính, Kế toán, Kiểm toán khi có yêu cầu; tổ chức thông tin, cập nhật kiến thức cho Hội viên; tập hợp, đoàn kết , giúp đỡ Hội viên nâng cao năng lực công tác, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Tài chính, Kế toán, Kiểm toán. Hội cũng cần tích cực tham gia và đóng góp ý kiến trong việc xây Chiến lược phát triển hệ thống Kế toán, Kiểm toán Việt Nam; phối hợp chủ trì nhiều cuộc hội thảo Kế toán hướng tới IFRS.

Để nâng cao nhận thức về xu thế hội tụ kế toán cũng như giúp Việt Nam xây dựng được lộ trình tiến tới vận dụng IFRS, VAA cần tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc hội thảo bàn về vấn đề này. Bên cạnh đó, Hội cần tổ chức nhiều khóa huấn luyện cập nhật kiến thức về Chuẩn mực kế toán Việt Nam, về kinh nghiệm vận dụng IFRS trên quốc tế cũng như những vấn đề cần chuẩn bị để Việt Nam áp dụng IFRS cho các hội viên, cho các trường Đại học thông qua hội thảo, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, chia sẻ tài liệu, các công trình nghiên cứu hướng về IFRS. VAA cần tích cực hơn nữa trong việc giúp đỡ, tạo điều kiện cho người giảng dạy có cơ hội nhiều hơn trong việc nghiên cứu về IFRS thông qua các khóa đào tạo ngắn, tập huấn cho giảng viên các trường Đại học, tham gia tọa đàm và tổ chức các cuộc thi tìm hiểu IFRS cho sinh viên, tổ chức các chương trình hội thảo, cung cấp và hướng dẫn sử dụng tài liệu về IFRS, thông dịch các tài liệu IFRS tiếng nước ngoài ra tiếng Việt, cập nhật thường xuyên sự thay đổi của IFRS.

Ngoài ra, Hội cần đẩy mạnh một cách có hiệu quả hơn nữa công tác tư vấn nghề nghiệp, phản biện; nâng cao tiêu chuẩn để cấp chứng chỉ hành nghề tiến tới tiêu chuẩn quốc tế. Phải xây dựng kế hoạch tổng thể và toàn diện về việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm cập nhật kiến thức về IFRS như: việc xây dựng chương trình giảng dạy IFRS và tổ chức thi, cấp chứng chỉ cho những người tham gia học tập. Hội cũng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá nhằm giới thiệu về Hội, liên kết với các tổ chức nghề nghiệp quốc tế, tham gia đầy đủ các hoạt động, diễn đàn của các tổ chức nghề nghiệp quốc tế và khu vực từ đó nâng cao hơn nữa vị thế của Hội trong và ngoài nước.

Kết luận

Lợi ích của việc vận dụng IFRS cũng như xu thế chung của các quốc gia trên thế giới trong việc áp dụng IFRS đã đặt ra yêu cầu Việt Nam phải tích cực, khẩn trương chuẩn bị về mọi mặt để tiến tới áp dụng IFRS trong thời gian sắp tới. Chính vì thế, rất nhiều yêu cầu đã đặt ra cho các trường Đại học và Hiệp hội nghề nghiệp kế toán của Việt Nam trong công tác đào tạo và cập nhật kiến thức IFRS, tạo được bước đà quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực kế toán trước thềm vận dụng IFRS tại Việt Nam.

---------------------------

Page 273: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

273

Tài liệu tham khảo 1. Adams H. A. & Đ. Thị Linh (2004), Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam: Dự định và mục tiêu so với chuẩn mực kế toán quốc tế:ACW. 2. Hà Thị Ngọc Hà (2016), Kế toán Việt Nam trong điều kiện hội nhập TPP và AEC, Kỷ yếu hội thảo quốc gia – Đại học Kinh tế quốc dân 3.Vũ Hữu Đức (2016), Năng lực cạnh tranh quốc gia trong lĩnh vực kế toán – nghiên cứu so sánh Singapore và Việt Nam, Kỷ yếu hội thảo quốc gia – Đại học Kinh tế quốc dân 4. Pham Hoai Huong (2010), De-jure convergence between Vietnamese and international accounting standards.Journal of Science and technology (in Vietnamese)(40),155-164. 5.http://vaa.net.vn/Tin-tuc/Tin-chi-tiet 6.http://www.ifrs.org/Alerts/PressRelease/Pages/China-to-explore-further-use-of-IFRS.aspx. 7.http://www.ifrs.org/Use-around-the-world/Pages/Analysis-of-the-IFRS-jurisdictional-profiles.aspx

Page 274: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

274

SỰ CẦN THIẾT ÁP DỤNG VÀ ĐÀO TẠO IFRS TẠI VIỆT NAM

Đàm Bích Hà Khoa Kế toán- Kiểm toán, Đại học Thương mại

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu, rộng với khu vực và thế giới, để cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển bền vững, hỗ trợ thị trường vốn, thị trường chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời, để có thể tiếp cận với các dòng vốn trên thị trường quốc tế, niêm yết tại thị trường nước ngoài, yêu cầu lập báo cáo tài chính (BCTC) theo chuẩn mực BCTC quốc tế - IFRS- đang trở thành nhu cầu ngày càng bức thiết và là xu hướng tất yếu của các tập đoàn, các công ty đại chúng. Để thực hiện được điều đó, vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp (DN) là cần có đội ngũ kế toán đủ năng lực, được trang bị kiến thức cần thiết về IFRS. Bài viết sẽ đưa ra nguyên nhân khách quan cần thiết phải áp dụng và đào tạo IFRS tại Việt Nam.

Năm 1973, Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế - IASC (International Accounting

Standards Comittee) ra đời ở London, nước Anh. Đây là một tổ chức độc lập, bao gồm đại diện của 13 nước thành viên trực thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC - International Federation of Accountants). IASC chịu trách nhiệm ban hành các Chuẩn mực kế toán quốc tế - IAS (Internationnal Accounting Standards), thời kỳ đầu tổ chức này gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì vai trò của mình là tổ chức soạn thảo chuẩn mực kế toán quốc tế duy nhất trên thế giới, cũng như thuyết phục các nước sử dụng chuẩn mực do chính mình tạo ra. Sau đó, IASC có những bước tiến lớn, nhận được sự ủng hộ quan trọng từ Ủy ban chứng khoán Mỹ và sau đó là sự chấp thuận của Tổ chức thế giới các ủy ban chứng khoán và Liên minh Châu Âu vào năm 2000.

Năm 2001 đánh dấu sự ra đời của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế - IASB (International Accounting Standards Board). IASB thay thế cho IASC và tồn tại đến ngày nay, IASB ban hành các Chuẩn mực lập BCTC quốc tế - IFRS (International Financial Reporting Standards), các IAS cũ do IASC ban hành vẫn còn hiệu lực nếu không được thay thế bởi chuẩn mực khác. Sự thay đổi tên gọi từ IAS sang IFRS nghe có vẻ đơn giản nhưng thực sự là một bước đột phá và không chỉ thuần tuý về từ ngữ, mà bản chất là một sự thay đổi lớn về tư duy kế toán. Khái niệm “BCTC” có ý nghĩa bao hàm hơn, tôn vinh hơn vai trò của người làm công tác kế toán. Cán cân nghiêng về việc trình bày thông tin tài chính như thế nào, để đảm bảo lợi ích cao hơn của các đối tượng sử dụng thông tin được lập ra từ kết quả của công việc kế toán. Theo đó, IFRS được áp dụng chính thức từ 1/1/2005 và hiện tại, có trên 100 quốc gia áp dụng. Điều này tác động đáng kể đến đào tạo kế toán, tại những quốc gia áp dụng IFRS, mặc dù IFRS ở các quốc gia được áp dụng tại các thời điểm khác nhau nhưng do có sự khác biệt về kinh tế, thể chế chính trị, văn hóa, tính chuyên nghiệp của nghề nghiệp kế toán,... tại các quốc gia là khác nhau, làm cho khó khăn trong việc đánh giá những tác động của IFRS đến đào tạo kế toán.

Page 275: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

275

Sự cần thiết phải áp dụng IFRS tại Việt Nam Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu,

rộng với khu vực và thế giới, để cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển bền vững, hỗ trợ thị trường vốn, thị trường chứng khoán, bảo vệ nhà đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài, Chính phủ đã có yêu cầu phải nâng cao tính minh bạch của thông tin tài chính. Mặt khác, để có thể tiếp cận với các dòng vốn trên thị trường quốc tế, niêm yết tại thị trường nước ngoài, yêu cầu lập BCTC theo IFRS đang trở thành nhu cầu ngày càng bức thiết và là xu hướng tất yếu của các tập đoàn, các công ty đại chúng.

Bên cạnh đó, cùng với việc ra đời IFRS, đó là sự thay đổi về cơ chế quy định của từng quốc gia về các chuẩn mực cần tuân thủ. Trước đây, các nước thường có các quy định riêng của mình, gọi là nguyên tắc kế toán được chấp nhận (GAAP), ví dụ Canada có Canada GAAP, nước Mỹ có US GAAP. Các nước cộng đồng chung Châu Âu cũng có những quy định chuẩn mực của nước mình và đi theo IAS đối với các công ty được niêm yết. Có hai khó khăn lớn mà ai cũng có thế nhìn thấy là:

Thứ nhất, đối với các công ty được thành lập tại nước này nhưng lại niêm yết tại nước khác: Ví dụ, khi công ty A thành lập tại EU và tuân thủ IAS khi lập BCTC nhưng khi công ty đó niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ, thì việc đầu tiên là phải chuyển đổi sang BCTC theo chuẩn mực US GAAP. Có sự khác biệt không nhỏ giữa hai hệ thống chuẩn mực này và sự khác biệt đó đã làm ảnh hưởng đến các công ty, trong việc bỏ thời gian và chi phí để chuyển đổi BCTC, kiểm toán theo báo cáo mới.

Thứ hai, đối với các công ty có công ty mẹ ở nước này nhưng các công ty thành viên (công ty con) ở nước khác, việc hợp nhất BCTC theo chuẩn mực của công ty mẹ cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, do các công ty con ở các nước khác với công ty mẹ và áp dụng chuẩn mực kế toán khác.Việc chuyển sang một chuẩn mực chung hiển nhiên đã tạo điều kiện rất nhiều cho những người lập và đọc BCTC được viết theo một ngôn ngữ chung cho toàn cầu. Đồng thời, tăng tính minh bạch thông tin cho người sử dụng, từ đó hỗ trợ người sử dụng trong quá trình ra quyết định, tránh được những yếu tố bất lợi gây ra do hạn chế trong việc đọc hiểu thông tin tài chính.

Thêm vào đó, theo khảo sát của Ủy ban kế toán quốc tế - IFAC cuối năm 2007, việc áp dụng IFRS cũng làm thay đổi tư duy và thái độ của Ban giám đốc. Khảo sát cho thấy, ở nhiều DN trước đây, Ban giám đốc không dành nhiều thời gian cho việc đọc hiểu báo cáo, cũng không thực sự hỗ trợ cho các bộ phận tài chính trong việc hoàn thành BCTC đúng hạn. Việc chuyển đổi từ IAS sang IFRS khiến các Giám đốc cảm thấy có trách nhiệm cao hơn, dành nhiều thời gian hơn cho việc nghiên cứu IFRS, cũng vì lẽ đó chất lượng, tính chính xác, tính hợp lý cùa thông tin được nâng lên. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều lớp đào tạo, hội thảo về chuyển đổi từ IAS sang IFRS nhưng nhiều DN vẫn không thể tự làm được theo các quy định mới. Lựa chọn của họ là thuê các công ty kiểm toán hoặc các công ty làm dịch vụ kế toán giúp đỡ. Tuy nhiên, ngay cả các công ty kiểm toán lớn tại các quốc gia nhỏ, đôi khi cũng còn phải cần đến sự viện trợ từ công ty mẹ trong việc diễn giải các chuẩn mực. Và như vậy, mong muốn có được tính nhất quán đã làm giảm tốc độ cung cấp thông tin tài chính.

Theo Ủy ban chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB), trong 10 năm gần đây, việc áp dụng các Chuẩn mực IFRS đã phát triển nhanh chóng và được áp dụng phổ biến trên toàn thế giới.

Page 276: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

276

Trong số 140 quốc gia được IASB khảo sát, có 116 nước yêu cầu toàn bộ hoặc hầu hết những DN nội địa áp dụng IFRS. Đa số những quốc gia còn lại cho phép áp dụng IFRS. Tất cả các tổ chức có tác động quan trọng đến nền kinh tế thế giới như G20, Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Hội đồng ổn định tài chính quốc tế (FSB), Tổ chức quốc tế các Ủy ban chứng khoán (IOSCO)… đều ủng hộ và hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên toàn cầu. IFRS đóng góp giá trị lớn đối với tính bền vững của nền kinh tế toàn cầu, vì IFRS gia tăng sự minh bạch, đồng thời giúp nâng cao trách nhiệm giải trình của DN, từ đó giảm bớt độ chênh lệch thông tin giữa nội bộ và bên ngoài công ty. Ngoài ra, IFRS giúp các DN và thị trường hoạt động hiệu quả hơn nhờ có một chuẩn mực thống nhất trên phạm vi toàn cầu và đáng tin cậy, áp dụng cho cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi,...

Ở Việt Nam hiện nay, đa phần các DN đang áp dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) trong lập BCTC theo luật định, chỉ có một số DN có vốn đầu tư nước ngoài hoặc niêm yết trên thị trường quốc tế lập BCTC theo IFRS. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của các nhà đầu tư nước ngoài, cũng như phục vụ cho mục tiêu kêu gọi vốn đầu tư, các DN cần có một bản BCTC lập theo IFRS đầy đủ, minh bạch, chính xác và có độ tin cậy cao. Mặt khác, Báo cáo Việt Nam 2035 được công bố mới đây đưa ra đề xuất các VAS cần thống nhất với IFRS, nhằm phát triển các thị trường vốn theo chiều sâu và thu hút hơn nữa nhà đầu tư nước ngoài. Sự cần thiết đào tạo IFRS tại Việt Nam

Trên thực tế, Việt Nam đã và đang có những bước đi tích cực, để sẵn sàng tiến tới áp dụng rộng rãi IFRS. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế, công cụ kế toán và kiểm toán của Việt Nam đã được cải cách và hoàn thiện phù hợp, trong đó đặc biệt là việc áp dụng Chuẩn mực quốc tế về kế toán, kiểm toán đã được luật hóa. Mặt khác, “Chiến lược phát triển Kế toán - Kiểm toán Việt Nam đến 2020, tầm nhìn 2030” đã khẳng định Việt Nam quyết tâm áp dụng IFRS. Luật Kế toán 2015, có hiệu lực từ 1/1/2017, đã bổ sung “nguyên tắc giá trị hợp lý”. Đây là những bước chuẩn bị chủ động, cần thiết, để tiến tới áp dụng rộng rãi IFRS tại Việt Nam. Tuy nhiên, để áp dụng được IFRS, các DN Việt Nam phải chuẩn bị rất nhiều thứ từ nhân lực đến vật lực do:

Thứ nhất, không phải DN nào cũng có thể đáp ứng được nhân sự có trình độ cao, để có thể hiểu và áp dụng IFRS ngay lập tức.

Thứ hai, hệ thống kết nối thông tin trong nội bộ và phần mềm kế toán của DN chưa đủ mạnh để có thể cập nhật các thông tin tài chính kịp thời và đầy đủ.

Thứ ba, cơ chế chính sách còn chưa hoàn thiện, do vậy một số kỹ thuật đặc biệt của IFRS còn chưa có căn cứ pháp lý để thực hiện, ví dụ việc ghi nhận tổn thất tài sản, việc kế toán các công cụ phái sinh cho mục đích phòng ngừa rủi ro, việc ghi nhận giá trị hợp lý của một số tài sản tài chính, bất động sản đầu tư hoặc tài sản sinh học đều chưa được hướng dẫn.

Mặt khác, kỹ thuật để thực hiện một số đánh giá là tương đối phức tạp như việc xác định tổn thất LTTM, đánh giá giá trị thu hồi của tài sản, giá trị nội tại, lãi suất hiệu lực,... còn rất nhiều khó khăn.

Bên cạnh đó, một trong những đặc điểm phổ biến nhất và quan trọng nhất của IFRS, là việc IFRS được thiết kế dựa trên các nguyên tắc. Cũng có nhiều nghiên cứu tập trung bàn luận về sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán được thiết kế, dựa trên các nguyên tắc và dựa trên các quy tắc. Theo đó, một khi chuẩn mực được thiết kế dựa trên các nguyên tắc thì chúng yêu cầu

Page 277: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

277

nhiều sự xét đoán nghề nghiệp từ phía những người hành nghề kế toán và các nhà quản lý DN. Tuy nhiên, có một vài chuẩn mực trong IFRS như chuẩn mực kế toán về thuê tài sản không hẳn được thiết kế dựa trên các nguyên tắc, bởi vì nó không nhất quán với các khái niệm được trình bày trong Chuẩn mực chung của Liên đoàn Kế toán Quốc tế. Điều này dẫn tới đặc tính giữa chuẩn mực dựa trên các nguyên tắc và chuẩn mực dựa trên các quy tắc, có thể không rõ ràng trên thực tế. Kết quả là sự nhận thức của những người hành nghề đôi khi còn bị lẫn lộn giữa chuẩn mực theo nguyên tắc và chuẩn mực theo quy tắc.

Chuẩn mực kế toán dựa trên các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán dựa trên các quy tắc, có ảnh hưởng đáng kể đến đào tạo kế toán. Các quốc gia áp dụng Chuẩn mực kế toán dựa trên các quy tắc thường nhấn mạnh vào việc ghi sổ kế toán và học thuộc các quy tắc và khi các quy tắc thay đổi thì cả người dạy và người học lại phải thay đổi và cập nhật. Giảng dạy một hệ thống các quy tắc chi tiết, có thể tạo ra sự thoải mái cho cả người dạy và người học. Về phía người dạy, các quy tắc kế toán được cho là khá dễ hiểu, dễ giải thích và truyền đạt nội dung cho người học. Về phía người học vì thế cũng dễ dàng trong việc tiếp cận, ghi nhớ và thực hiện các quy tắc này. Tuy nhiên, việc áp dụng giảng dạy và học tập theo chuẩn mực kế toán dựa trên các quy tắc cũng tạo ra nhiều hạn chế. Theo đó, có sự lo lắng về việc những người giỏi sẽ không bị hấp dẫn về nghề nghiệp kế toán và lo lắng về chương trình giảng dạy, dựa trên học thuộc và không phù hợp trong cả giáo dục đại học và nghề nghiệp. Giảng dạy kế toán khi đó nhấn mạnh vào học thuộc và không dựa vào nghiên cứu để hiểu rõ về bản chất, sẽ gây cho người học khó khăn trong việc xử lý các vấn đề khi mà các quy tắc không được giảng dạy hoặc các quy tắc không rõ ràng gây nhàm chuẩn mực kế toán trong IFRS. Cung cấp cho các người dạy kế toán cơ hội tốt, để thay đổi chương trình giảng dạy, mà nó giúp cho học viên có được các kỹ năng cần thiết.

Mặt khác, các cơ sở đào tạo (các trường đại học và các công ty đào tạo trong nước) tại Việt Nam, hiện chưa có chương trình đào tạo IFRS một cách hệ thống. Mới chỉ có một số các tổ chức nghề nghiệp quốc tế như ACCA, CPA Australia, ICAEW có chương trình đào tạo IFRS cho một số học viên tuy nhiên số lượng chưa nhiều. Một số công ty kiểm toán như Big 4 cũng mới chỉ đào tạo chủ yếu cho nhân viên công ty. Tuy nhiên, đại bộ phận kế toán viên tại các DN là những người trực tiếp lập BCTC đều chưa được đào tạo và tiếp cận IFRS. Hầu như các trường đại học chưa triển khai việc đào tạo IFRS cho sinh viên, dẫn đến sinh viên khi ra trường chưa biết gì về IFRS. Ngoài ra, bản thân cơ quan thuế cũng như các cán bộ thuế họ cũng chưa thể nắm rõ về các chuẩn mực của IFRS, nên khi làm theo IFRS thì chênh lệch giữa thu nhập chịu thuế thu nhập DN và lợi nhuận kế toán sẽ ngày càng khác biệt. Trong khi đó, để người làm kế toán có thể hiểu và áp dụng IFRS trong quá trình làm việc, cấp thiết cần có các khoá học và chương trình phù hợp, để đào tạo người dạy cũng như người học có kiến thức đủ sâu, rộng trong áp dụng IFRS để hành nghề.

Việc áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế - IFRS sẽ giúp Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh theo hướng minh bạch hơn, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và quản trị DN, hỗ trợ cải cách tài chính và khởi nghiệp quốc tế. Đó là một tất yếu khách quan, tuy nhiên, để có thể áp dụng cần có lộ trình rõ ràng trong việc đào tạo các chuyên gia tư vấn, người dạy cũng như trang bị cho kế toán viên kiến thức đủ sâu, rộng về các nguyên tắc kế toán cũng như nội dung quy định của IFRS để việc áp dụng IFRS được thuận lợi.

Page 278: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

278

------------------------------- Tài liệu tham khảo:

1. Ole-Kristian Hope, Justin Jin, and Tony Kang (2006), "Empirical Evidence on Jurisdictions that Adopt IAS/IFRS", Journal of International accouting research. 2. Deaconu, A (2011), Principles and Rules-based Accounting Debate: Implications for an Emergent Country, The Journal of the Faculty of Economics, 1 (1): 602-608. 3. People's Republic of China (2009), Report on the obvervance of standard and codes - Accouting and auditing. 4. Trần Mạnh Dũng & Nguyễn Thúy Hồng (2015), IFRS: 10 năm áp dụng và bình luận, Tạp chí Kế toán & Kiểm toán, 143: 27-29. 5. Trần Mạnh Dũng (2009). Chuẩn mực lập IFRS. Tạp chí Kinh tế và phát triển, tháng 11; pp. 69-74. 6. Trần Mạnh Dũng, Đào Mạnh Huy và Nguyễn Thị Thanh Diệp (2011). Kinh nghiệm lần đầu tiên áp dụng chuẩn mực lập IFRS. Tạp chí Kinh tế và phát triển, tháng 3; pp. 95-97.

Page 279: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

279

MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG IFRS VÀO KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM

DƯỚI GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI ĐÀO TẠO KẾ TOÁN

PGS.TS Võ Văn Nhị - Ths. Nguyễn Vương Thành Long

Đại học Kinh tế TP.HCM

Hiện nay IFRS đang được nhiều quốc gia trên thế giới. trong đó có nhiều nước láng giềng của Việt Nam áp dụng. Việc áp dụng IFRS được xem như là một điều kiện cần thiết đảm bảo cho sự công nhận rộng rãi của thông tin trình bày trên báo cáo tài chính (BCTC) của các doanh nghiệp (DN) đặc biệt là các công ty niêm yết.

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu để từng bước vận dụng đi đến áp dụng IFRS đã được thực hiện trong nhiều đề tài khoa học, ở nhiều cấp độ nghiên cứu và đào tạo khác nhau. Vấn đề này cũng được cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán, kiểm toán quan tâm nghiên cứu từ khá lâu. Tuy nhiên, cho đến nay, việc đưa IFRS vào áp dụng tại các DN tại Việt Nam vẫn còn nhiều trở ngại trên nhiều phương diện. Do vậy, việc nghiên cứu để tháo dỡ các cản ngại trong việc áp dụng IFRS, đang là vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.

Bài viết này, tập trung trao đổi một số ý kiến liên quan đến những vấn đề cần được thực hiện, để có thể vận dụng đi đến áp dụng IFRS vào các DN Việt Nam trong điều kiện hiện tại. Những cản ngại khi áp dụng IFRS vào DN Việt Nam

Trong thời gian qua, rất nhiều đề tài nghiên cứu về việc vận dụng IFRS cho các DN Việt Nam nói chung và các DN nhỏ và vừa (DNNVV) nói riêng. Các nghiên cứu này đã chỉ ra nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng đi đến áp dụng IFRS vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Các nhân tố được đề cập khá đa dạng, dựa trên nền tảng kế thừa kết quả các nghiên cứu trước và một số nhân tố đặc thù được phát hiện trong quá trình nghiên cứu. Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm các nhân tố vĩ mô lẫn vi mô, trong đó có những nhân tố tạo ra rào cản và thách thức khi vận dụng IFRS vào các DN Việt Nam. Các nhân tố thường được đề cập đến bao gồm: Môi trường chính trị, môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, môi trường văn hóa, áp lực hội nhập và trình độ người làm kế toán. Các nhân tố này, được nhận diện và được kiểm định mức độ ảnh hưởng đến việc vận dụng và áp dụng IFRS ở các DN Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu dù có những khác biệt nhất định trong đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, nhưng đều thống nhất khi nhận định về những những cản ngại, thách thức từ những nhân tố này, khi vận dụng và áp dụng IFRS vào các DN tại Việt Nam.

Những rào cản và thách thức tạo ra từ những nhân tố này, được thể hiện như sau: - Môi trường chính trị: Tạo ra cản ngại cho việc áp dụng rộng rãi IFRS đối với các

loại hình DN khác nhau, đặc biệt là các DN thuộc sở hữu Nhà nước. - Môi trường pháp lý: Tạo ra cản ngại trong việc ban hành và thực thi các quy định

thuộc nội dung của IFRS. - Môi trường kinh doanh: Tạo ra cản ngại về tính tuân thủ của DN khi áp dụng IFRS. - Môi trường văn hóa: Tạo ra cản ngại về nhận thức cũng như tập quán thực hành kế

toán theo cách cầm tay chỉ việc.

Page 280: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

280

- Áp lực hội nhập: Tạo ra thách thức về lộ trình chuyển đổi hệ thống kế toán DN mà Nhà nước Việt Nam đã cam kết thực hiện trong các thoả thuận của các tổ chức quốc tế.

- Trình độ người làm kế toán: Tạo ra cản ngại về năng lực chuyên môn và khả năng thích ứng với những thay đổi có tính chuyên nghiệp cao khi áp dụng IFRS.

Những cản ngại nói trên nếu không tháo gỡ kịp thời và có những giải pháp xử lý thích ứng, thì việc áp dụng IFRS ở Việt Nam sẽ thiếu đồng bộ và chậm tiến độ so với xu thế chung trên thế giới, trong đó có các nước trong khu vực ASEAN.

Điều này sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh và hội nhập của DN Việt Nam trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam, đang trong quá trình của những chuyển đổi và hội nhập sâu rộng. Giải pháp định hướng

Để tháo dỡ những cản ngại nói trên, nhằm từng bước tiếp cận và áp dụng IFRS thì cần phải xác định các giải pháp định hướng. Để thực hiện theo một lộ trình phù hợp, nhằm đến năm 2030 chúng ta có thể áp dụng toàn bộ IFRS:

- Cần phải có một cơ chế quản lý, điều hành một cách thống nhất tất cả các loại hình DN thuộc các hình thức sở hữu khác nhau theo tinh thần công khai, minh bạch hiệu quả kinh tế xã hội trước cộng đồng và được giám sát, công bố bởi những tổ chức chuyên môn có uy tín trong nước và quốc tế. Đồng thời, cần có chính sách khuyến khích các DN trong nền kinh tế mà trước hết là các công ty niêm yết lập BCTC theo IFRS, để cung cấp cho các cơ quan chức năng có quan hệ rộng rãi với công chúng và các nhà đầu tư, để tạo ra niềm tin và thói quen sử dụng thông tin kế toán cho việc ra quyết định kinh doanh, đặc biệt là trong giai đoạn trước khi áp dụng chính thức toàn bộ IFRS.

- Các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động của các DN như: Luật DN, Luật Đầu tư, Luật Thuế, Luật Kế toán,… cần phải có những sửa đổi, thay đổi đồng bộ. Để việc áp dụng IFRS vào các DN Việt Nam được luật hoá một cách đồng bộ, tạo nên một hệ thống ràng buộc không chỉ với những người làm kế toán mà còn đối với tất cả những người quản lý trong quản lý và điều hành DN.

- Việc quản lý hoạt động kinh doanh của DN phải được đặt trọng tâm vào vấn đề thông tin, tính trung thực và thống nhất của thông tin được công bố. Cần đưa chất lượng BCTC của DN là một trong những tiêu chuẩn quan trọng hàng đầu trong việc xếp hạng DN, đặc biệt là các công ty niêm yết để tạo ra tính tuân thủ cao khi áp dụng IFRS.

- Cần phải xây dựng chiến lược đào tạo kế toán theo hướng quốc tế hoá về kỹ năng nghề nghiệp và năng lực ứng xử, để làm căn cứ cho các cơ sở đào tạo tổ chức thực hiện việc đào tạo chuyên ngành phù hợp với điều kiện áp dụng IFRS. Hiện nay, việc đào tạo kế toán đang được thực hiện ở rất nhiều cơ sở đào tạo và hầu như trường đại học nào cũng có đào tạo chuyên ngành kế toán ở bậc đại học. Tuy nhiên, để sinh viên tốt nghiệp Đại học đủ năng lực làm việc trong điều kiện áp dụng IFRS thì Bộ Tài chính nên phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, để đưa ra một số quy định liên quan đến việc xây dựng chương trình đào tạo kế toán, kiểm toán có sự gắn kết giữa IFRS với các quy định của kế toán Việt Nam, để người học vừa có thể làm việc trong điều kiện hiện tại vừa có thể tự nâng cao trình độ, để có thể làm việc khi áp dụng IFRS.

- Phải xác định một cách hợp lý và thực hiện một cách nghiêm túc lộ trình áp dụng IFRS. Theo chúng tôi, lộ trình này nên chia làm hai bước. Bước 1: Áp dụng đầy đủ các chuẩn

Page 281: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

281

mực phù hợp và vận dụng có chọn lọc những chuẩn mực mà Việt Nam chưa đủ điều kiện để thực hiện, bước 1 này có thể kéo dài đến năm 2025. Bước 2: Tiến hành điều chỉnh toàn diện hệ thống kế toán DN để tiến tới áp dụng toàn bộ IFRS, bước 2 có thể kéo từ 2025 đến 2030. Sau năm 2030, áp dụng hoàn toàn IFRS theo phiên bản mới nhất (nếu có). Một số kiến nghị để có thể áp dụng IFRS vào các DN Việt Nam

Để có thể áp dụng IFRS vào Việt Nam thì cần phải giải quyết một số vấn đề có ý nghĩa quan trọng như sau: (1) Chuyển ngữ IFRS sang ngôn ngữ tiếng Việt một cách đúng đắn, sáng sủa để người đọc có thể nghiên cứu một cách thuận lợi; (2) Chuyển hoá nội dung IFRS để trở thành kiến thức chuyên môn, nền tảng cho người học để thực hiện kế toán cho DN; (3) Chuyển tải nội dung IFRS đến các đối tượng tạo lập thông tin và sử dụng thông tin liên quan đến hoạt động của các DN một cách nhanh chóng, rộng rãi và có thể tiếp cận một cách dễ dàng; (4) Chuyển đổi hệ thống kế toán phù hợp với quá trình vận dụng và áp dụng IFRS.

- Việc chuyển ngữ IFRS và IFRS for SMEs sang ngôn ngữ tiếng Việt là việc làm không đơn giản, bởi việc chuyển ngữ này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cảm thụ của người đọc và điều đó ảnh hưởng lớn đến sự hiểu biết tinh thần đúng đắn của IFRS, trong nghiên cứu học thuật cũng như trong thực hành kế toán. Theo chúng tôi, Bộ Tài chính thành lập Ban Chuyển ngữ bao gồm các giảng viên có am hiểu chuyên sâu về kế toán, về IFRS, có nền tảng tiếng Anh cũng như có nhiều kinh nghiệm trong biên soạn giáo trình, tài liệu kế toán. Theo chúng tôi, việc chuyển ngữ này nên giao cho các trường đại học có uy tín thực hiện và sau đó Bộ Tài chính thực hiện việc biên tập lại trước khi phát hành.

- Việc chuyển hoá tinh thần và nội dung của IFRS để chuyển thành kiến thức chuyên ngành cho người học là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến việc áp dụng IFRS, bởi đây chính là lực lượng chủ yếu thực hiện kế toán trong DN. Quá trình chuyển hoá này, phụ thuộc vào trình độ và phương pháp giảng dạy của giảng viên ở các cơ sở đào tạo, đặc biệt là các cơ sở đào tạo đại học. Chỉ khi nào các giảng viên am hiểu đúng và sâu về IFRS thì mới đủ năng lực để chuyển hoá IFRS thành kiến thức cho người học. Theo chúng tôi, Bộ Tài chính cần phối hợp với các trường đại học để tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn về IFRS cho toàn bộ giảng viên chuyên ngành, trước khi ban hành và quy định áp dụng IFRS cho các DN ở Việt Nam.

- Việc chuyển tải nội dung IFRS đến các đối tượng có trách nhiệm tạo lập và sử dụng thông tin cần phải được thực hiện với nhiều hình thức khác nhau như: Viết và phát hành các tài liệu về học thuật dưới dạng giáo trình, tài liệu tham khảo, sách chuyên khảo, thực hiện các bài giới thiệu từng chuẩn mực IFRS, thực hiện việc giải đáp nội dung và việc áp dụng các nội dung của IFRS trong các loại hình DN. Việc giới thiệu này, được thực hiện thông qua các cuộc hội thảo khoa học, các buổi tập huấn IFRS, các buổi tổng kết tình hình nghiên cứu, giảng dạy và thực hiện IFRS. Các nội dung này, cần được chuyển tải qua các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là qua mạng máy tính.

- Việc chuyển đổi hệ thống thông tin kế toán DN theo IFRS là vấn đề quan trọng, để từng bước IFRS đi vào thực tiễn công tác kế toán ở các DN Việt Nam. Việc chuyển đổi này, được thực hiện dần theo lộ trình đã được nêu trên. Trước mắt, cần ban hành ngay những chuẩn mực mà Việt Nam có thể áp dụng hoàn toàn và dựa vào đó, để điều chỉnh chế độ kế toán một cách phù hợp với những quy định của những chuẩn mực này. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu và ban hành những chuẩn mực có thể vận dụng được vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam và ban hành những hướng dẫn, để vận dụng một cách phù hợp. Việc chuyển đổi này,

Page 282: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

282

phải thực hiện song song với việc nghiên cứu IFRS, đồng thời phải được ban hành ngay sau ban hành các chuẩn mực thuộc IFRS mà DN Việt Nam phải áp dụng và được phép vận dụng.

Công việc này thuộc trách nhiệm của các nhà soạn thảo Chế độ kế toán, nhưng cần có sự tham khảo và hỗ trợ từ phía hội nghề nghiệp, cũng như của các khoa chuyên ngành thuộc các trường Đại học lớn có uy tín ở Việt Nam. Vấn đề đào tạo IFRS ở các trường đại học

Tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, có am hiểu sâu rộng về IFRS là vấn đề có ý nghĩa quan trọng, đến việc áp dụng IFRS vào thực tiễn ở Việt Nam trong những năm sắp tới.

Hiện tại, việc đào tạo kế toán cho bậc đại học ở tất cả các trường đại học tại Việt Nam đều dựa vào các quy định về kế toán do Bộ Tài chính ban hành, để giảng dạy, ngoại trừ một số lớp có giới thiệu tổng quát kế toán quốc tế. Điều này là hoàn toàn phù hợp với nhu cầu đào tạo nhân lực để phục vụ cho công tác kế toán trong thời gian qua, cũng như trong giai đoạn trước mắt.

Tuy nhiên, với mục tiêu áp dụng IFRS thì nội dung chương trình giảng dạy kế toán ở các trường đại học cần phải có thay đổi, điều chỉnh dần theo hướng giảng dạy IFRS kết hợp với các tình huống cụ thể theo yêu cầu của Việt Nam. Việc làm này, một mặt sẽ giúp người học vừa tiếp cận được IFRS vừa am hiểu các quy trình kế toán ở Việt Nam, để có thể thực hiện kế toán phù hợp với môi trường thực tế sau khi ra trường và cũng như đặc điểm chuyển đổi theo IFRS, khi có các quy định bắt buộc phải áp dụng.

Một vấn đề khác cũng cần được xem xét là, Việt Nam đã gia nhập AEC. Với việc gia nhập tổ chức kinh tế này, thì việc cạnh tranh nhân lực kế toán có tay nghề cao đang trở nên một vấn đề có tính quyết liệt, giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. Chúng ta phải đào tạo được nhân lực, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước, đồng thời đủ năng lực để xuất khẩu lao động cho các nước trong khu vực. Để làm điều này, thì việc đào tạo đại học chuyên ngành kế toán, kiểm toán phải được thực hiện theo hướng quốc tế hoá về nội dung giảng dạy và kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh. Theo chúng tôi, những trường có điều kiện về nhân lực nên mở ngay chuyên ngành Kế toán quốc tế, giảng dạy bằng tiếng Anh cho sinh viên chính quy và chất lượng cao. Chương trình đào tạo này sẽ học chuyên sâu vào IFRS gắn kết với các tình huống cụ thể ở Việt Nam, đồng thời kết hợp với chương trình của ACCA để một khi tốt nghiệp, sinh viên vừa có bằng đại học về kế toán, vừa có chứng chỉ ACCA. Việc làm này, cần được phát triển và nhân rộng. Thì trong tương lai gần, chúng ta mới có đủ lực lượng để khai phá, gây dựng và phát triển, việc áp dụng IFRS vào các DN của Việt Nam. Kết luận:

Áp dụng IFRS là yêu cầu thực tế, gắn liền với xu thế hội tụ quốc tế. Đại bộ phận các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển đã và đang thực hiện vấn đề này và Việt Nam, không thể nằm ngoài xu thế chung của thế giới.

Tuy nhiên, để áp dụng được IFRS vào kế toán ở các DN Việt Nam thì các cơ quan Nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp, các cơ sở đào tạo mà chủ yếu là các trường đại học phải có sự phối hợp chặt chẽ trong quá trình nghiên cứu, ban hành, triển khai áp dụng IFRS cũng như đánh giá tình hình thực hiện IFRS trong giảng dạy và trong thực hành kế toán ở các DN.

Một khi có sự phối hợp đồng bộ, có hiệu quả theo một lộ trình thích hợp giữa các cơ quan nói trên thì việc vận dụng để đi đến áp dụng IFRS sẽ đi vào lĩnh vực học thuật, cũng như ứng dụng ở Việt Nam một cách thuận lợi, nhanh chóng và chắc chắn.

Page 283: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

283

KỶ YẾU HỘI THẢO

IFRS – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC

KHI ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

CHỦ BIÊN

PGS.TS Đặng Văn Thanh

THAM GIA BIÊN SOẠN

PGS.TS Chúc Anh Tú

TS. Nguyễn Đăng Huy

Đàm Thị Lệ Dung

Đỗ Hải Bình

Phạm Thị Cúc

Page 284: n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Namifrsvietnam.vn/data/files/Che ban IFRS chuan.pdf · hướng đi của Việt Nam Trần Thị Yến 118 26 Thực tiễn

n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam

284

KỶ YẾU HỘI THẢO

IFRS – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC KHI ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

Chịu trách nhiệm xuất bản: PHAN NGỌC CHÍNH, Giám đốc – Tổng biên tập

Chịu trách nhiệm nội dung: PHAN NGỌC CHÍNH

Biên tập: TRẦN THỊ HẢI YẾN

Chế bản vi tính: ĐỖ HẢI BÌNH

Thiết kế bìa: Công ty TNHH In và TM Sông Lam

In 300 cuốn, khổ 19 x 26 tại Công ty TNHH In và TM Sông Lam

Địa chỉ: Số 1 Phùng Chí Kiên, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội

Mã số ĐKXB: 4560 - 2016/CXBIPH/1- 240/TC

Và ISBN: 978 - 604 – 79 - 1528 - 6

Số quyết định xuất bản: 172/QĐ - NXBTC cấp ngày 16/12/2016

In xong và nộp lưu chiểu quý IV năm 2016.