20
Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 100 Khi nghe tin Đức Cha sẽ ghé Oregon thì chúng tôi, anh chị Hùng và anh chị Chuẩn cùng bàn luận sắp xếp chương trình tiếp Đức Cha Từ tối hôm kia, tôi và chị Bích thường xuyên liên lạc với nhau, cứ như là đang trong tình trạng “di tản chiến thuật 1975” vậy. Tôi hỏi Bích: - Đức cha đến đâu rồi? - Mình còn chưa biết rõ Bố ở đâu nữa. - Bố đã đến Seattle chưa? - Tối nay vợ chồng Yến ra phi trường đón Bố về nhà Yến nghỉ. Ngày mai trên này sẽ mời Bố đi ăn trưa rồi thẳng đường đến nhà anh chị đấy. Một lúc sau, Bích gọi điện báo tin: - Chị Căn ơi, Yến vừa phone cho biết Bố đang ngồi chơi ở phi trường bên Boston vì tuyết, máy bay delay hai tiếng nữa mới bay. Tội cho chồng Yến phải đi làm đêm nếu Bố đến quá trễ! - Tội Đức Cha và chồng Yến nhưng hy vọng ngài đến đúng giờ sau khi delay. Nhớ cho mình biết đường đi nước bước của Bố nhé. Chương trình ở đây, các anh chị và tụi này đã định như bạn biết: Lên nhà mình nghỉ ngơi, nói chuyện. Đến 5 giờ đi ăn buffet, và phái đoàn Seattle đưa Đức Cha trở về Tacoma để ngài nghỉ, và sáng hôm sau tiếp tục cuộc hành trình mục vụ. - Ừ, tụi mình tính như vậy nhưng chả biết Bố có thay đổi gì không: Bố hay có những thay đổi như chong chóng vào phút chót do thiên hạ níu kéo … - Sao mình nghe thấy cái gì loảng xoảng, như bạn đang rửa nồi xoong vậy? Rồi tiếng cháu nào khóc nữa vậy? - Ừ, mình đang làm Osin đây: gấp quần áo cho cháu nội. Ôi, coi chừng ngã, con!. - Thôi, để bạn lo làm tròn bổn phận Osin, coi chừng cháu ngã. Hẹn gặp ngày mai. Nhớ phone thường xuyên nhé…. Mình đi tắm đây. Lúc tắm ra thì ông xã nói “lúc nãy có phone của chị Bích cho biết Đức Cha đã đến Seattle, đang nghỉ ngơi ở nhà vợ chồng Yến rồi. Ngày mai chương trình không thay đổi”. Chúng tôi sửa soạn lại nhà cửa cho tươm tất để đón Bố rồi lên giường ngủ mà cứ thao thức, chờ đợi… nhưng rồi cũng ngủ được 6 tiếng ngon lành. Lạy Chúa cho con ngủ nhiều để gặp Bố và bạn bè con ngày mai tha hồ mà hàn huyên tâm sự. Qua điện thoại, được biết Đức Cha và đoàn tùy tùng gồm anh chị Thi-Bích, Yến lái xe (bác tài gái) đã lên đường để đến Portland. - Em ơi, có phone của chị Bích này …. Sao ạ? Sao, tất cả đang ở nhà Cún à? Em nói chuyện với chị Bích đi! (Cún là con gái út của chúng tôi tên Trang Đài, nhưng sinh năm Tuất 1970 nên gọi yêu là Cún) - Hả?! Sao bạn lại đến nhà Cún? Mình đã dặn là đến nhà Trụ rồi mà! Bây giờ bảo Cún chỉ đường đến đây ngay nhé,,, Tội Đức Cha quá! Con cái nó hành hạ bố tơi bời như thế! - Khỉ quá! Cho mình lại địa chỉ nhà Trụ đi! Yến sẽ chở tất cả đến ngay… OK lên đường! Cô đến bố mẹ, nghe con, bye… bye … Lại đợi thêm 30 phút nữa! Rõ cái bà Bích vớ vẩn thiệt, đã dặn rồi mà lại cứ quên!!! - Ủa, anh còn tính đi đâu mà diện veste vậy, Đức Cha sắp đến rồi. - Ồ, người ta sửa soạn đàng hoàng để đón Đức Cha chứ! Lại đây em gài cái nút áo veste ở giữa này, cái áo chemise ở trong nữa kéo lên chứ!... Nhớ đón Đức Cha thì mời vào cửa trước đấy nhé…(vì thói quen trên xe xuống là mở cửa garage để vào nhà cho nhanh và đỡ lạnh)… Sửa soạn cái máy hình để lát nữa chụp gửi cho thiên hạ coi chứ… - Bà nội ơi, sao ông nội lại ra ngoài đường đứng vậy? Trời lạnh ra đường là ho và sổ mũi đấy! - Ông nội đón Đức Cha và các ông bà. - Đức Cha là ai ạ? - Là bố của ông bà nội. - Ông già lắm, hả bà nội? - Xe đến rồi. Để bà nội xuống tiếp khách. Con nhớ phải vòng tay chào mọi người nhé. - Dạ. Tôi phóng xuống nhà, mang theo cái máy hình, mở cửa trước, bấm ngay hình Bố đang tươi cười bước vào nhà, phía sau Căn, Thi, Bích và Yến. Mọi người lao xao vui mừng hội ngộ. Những cái bắt tay và ‘bic huc’ (big hug) ấm áp quá sau mấy năm mới gặp lại nhau… - Mời an tọa. Thưa Bố dùng nước cam hay trà sen nóng? - Chị cho tôi nước lọc, Đức Cha đằng hắng như bị khan tiếng muốn ho… - Đức Cha bị ho à? Con có kẹo ngậm cho đỡ khan tiếng. Để con lên lấy đưa Đức Cha dùng. - Cám ơn chị, tôi có trong túi đây. Mt thoáng k nim Nguyễn Khuê Các

Một thoáng kỷ niệm - iiNetmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 6.pdf · 2010-05-19 · một câu, tôi quên không nhớ Bố đã kể chuyện Cái Máy Và Cục

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Một thoáng kỷ niệm - iiNetmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 6.pdf · 2010-05-19 · một câu, tôi quên không nhớ Bố đã kể chuyện Cái Máy Và Cục

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 100

Khi nghe tin Đức Cha sẽ ghé Oregon thì chúng tôi, anh chị Hùng và anh chị Chuẩn cùng bàn luận sắp xếp chương trình tiếp Đức Cha

Từ tối hôm kia, tôi và chị Bích thường xuyên liên lạc với nhau, cứ như là đang trong tình trạng “di tản chiến thuật 1975” vậy.

Tôi hỏi Bích: - Đức cha đến đâu rồi?

- Mình còn chưa biết rõ Bố ở đâu nữa.

- Bố đã đến Seattle chưa? - Tối nay vợ chồng Yến ra phi

trường đón Bố về nhà Yến nghỉ. Ngày mai trên này sẽ mời Bố đi ăn trưa rồi thẳng đường đến nhà anh chị đấy.

Một lúc sau, Bích gọi điện báo tin:

- Chị Căn ơi, Yến vừa phone cho biết Bố đang ngồi chơi ở phi trường bên Boston vì tuyết, máy bay delay hai tiếng nữa mới bay. Tội cho chồng Yến phải đi làm đêm nếu Bố đến quá trễ!

- Tội Đức Cha và chồng Yến nhưng hy vọng ngài đến đúng giờ sau khi delay. Nhớ cho mình biết đường đi nước bước của Bố nhé.

Chương trình ở đây, các anh chị và tụi này đã định như bạn biết: Lên nhà mình nghỉ ngơi, nói chuyện. Đến 5 giờ đi ăn buffet, và phái đoàn Seattle đưa Đức Cha trở về Tacoma để ngài nghỉ, và sáng hôm sau tiếp tục cuộc hành trình mục vụ.

- Ừ, tụi mình tính như vậy nhưng chả biết Bố có thay đổi gì không: Bố hay có những thay đổi như chong chóng vào phút chót do thiên hạ níu kéo …

- Sao mình nghe thấy cái gì

loảng xoảng, như bạn đang rửa nồi xoong vậy? Rồi tiếng cháu nào khóc nữa vậy?

- Ừ, mình đang làm Osin đây: gấp quần áo cho cháu nội. Ôi, coi chừng ngã, con!.

- Thôi, để bạn lo làm tròn bổn phận Osin, coi chừng cháu ngã. Hẹn gặp ngày mai. Nhớ phone thường xuyên nhé…. Mình đi tắm đây.

Lúc tắm ra thì ông xã nói “lúc nãy có phone của chị Bích cho biết Đức Cha đã đến Seattle, đang nghỉ ngơi ở nhà vợ chồng Yến rồi. Ngày mai chương trình không thay đổi”.

Chúng tôi sửa soạn lại nhà cửa cho tươm tất để đón Bố rồi lên giường ngủ mà cứ thao thức, chờ đợi… nhưng rồi cũng ngủ được 6 tiếng ngon lành. Lạy Chúa cho con ngủ nhiều để gặp Bố và bạn bè con ngày mai tha hồ mà hàn huyên tâm sự.

Qua điện thoại, được biết Đức Cha và đoàn tùy tùng gồm anh chị Thi-Bích, Yến lái xe (bác tài gái) đã lên đường để đến Portland.

- Em ơi, có phone của chị Bích này …. Sao ạ? Sao, tất cả đang ở nhà Cún à? Em nói chuyện với chị Bích đi! (Cún là con gái út của chúng tôi tên Trang Đài, nhưng sinh năm Tuất 1970 nên gọi yêu là Cún)

- Hả?! Sao bạn lại đến nhà Cún? Mình đã dặn là đến nhà Trụ rồi mà! Bây giờ bảo Cún chỉ đường đến đây ngay nhé,,, Tội Đức Cha quá! Con cái nó hành hạ bố tơi bời như thế!

- Khỉ quá! Cho mình lại địa chỉ nhà Trụ đi! Yến sẽ chở tất cả đến ngay… OK lên đường! Cô đến bố mẹ, nghe con, bye… bye …

Lại đợi thêm 30 phút nữa! Rõ cái bà Bích vớ vẩn thiệt, đã dặn rồi

mà lại cứ quên!!! - Ủa, anh còn tính đi đâu mà diện

veste vậy, Đức Cha sắp đến rồi. - Ồ, người ta sửa soạn đàng

hoàng để đón Đức Cha chứ! Lại đây em gài cái nút áo veste ở giữa này, cái áo chemise ở trong nữa kéo lên chứ!... Nhớ đón Đức Cha thì mời vào cửa trước đấy nhé…(vì thói quen trên xe xuống là mở cửa garage để vào nhà cho nhanh và đỡ lạnh)…

Sửa soạn cái máy hình để lát nữa chụp gửi cho thiên hạ coi chứ…

- Bà nội ơi, sao ông nội lại ra ngoài đường đứng vậy? Trời lạnh ra đường là ho và sổ mũi đấy!

- Ông nội đón Đức Cha và các ông bà.

- Đức Cha là ai ạ? - Là bố của ông bà nội. - Ông già lắm, hả bà nội? - Xe đến rồi. Để bà nội xuống

tiếp khách. Con nhớ phải vòng tay chào mọi người nhé.

- Dạ. Tôi phóng xuống nhà, mang

theo cái máy hình, mở cửa trước, bấm ngay hình Bố đang tươi cười bước vào nhà, phía sau Căn, Thi, Bích và Yến. Mọi người lao xao vui mừng hội ngộ. Những cái bắt tay và ‘bic huc’ (big hug) ấm áp quá sau mấy năm mới gặp lại nhau…

- Mời an tọa. Thưa Bố dùng nước cam hay trà sen nóng?

- Chị cho tôi nước lọc, Đức Cha đằng hắng như bị khan tiếng muốn ho…

- Đức Cha bị ho à? Con có kẹo ngậm cho đỡ khan tiếng. Để con lên lấy đưa Đức Cha dùng.

- Cám ơn chị, tôi có trong túi đây.

Môt thoáng ky niêm Nguyễn Khuê Các

Page 2: Một thoáng kỷ niệm - iiNetmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 6.pdf · 2010-05-19 · một câu, tôi quên không nhớ Bố đã kể chuyện Cái Máy Và Cục

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 101

- Kẹo này tốt lắm, Đức Cha dùng ạ.

- Bố lấy kẹo để dùng cho mau khỏi đi, Bích nói, cứ làm khách với con cái…

- Ừ thì xin. Cám ơn chị Căn. - Anh chị Thi Bích và Yến uống

gì, mình lấy? - Nước trà nóng là nhất. - Vào salon ăn miếng cam, quả

quít, miếng bánh, và hỏi thăm sức khỏe của nhau. Đức Cha và tôi nhờ Yến chụp hình. Thứ sáu, các cháu kẻ đi làm người đi học. Lát nữa sẽ qua chào Đức Cha nếu về kịp, còn không là không gặp được Đức Cha. Khuê Đài mong gặp Yến ngay từ ngày mới đến Mỹ, mà mới hôm kia đi nhận job nên không biết có về để được gặp Đức Cha và Yến là bạn học trường Phaolồ cũ mà cũng là hàng xóm Pleiku không?

- Chị Căn năm nay 50 chưa? Tôi giật bắn mình tưởng nằm

mơ khi nghe Đức Cha hỏi, cười hớn hở:

- Thưa Bố, con gái đầu lòng của con đã 45 rồi. Con 65, Bố ơi, thế là Bố bớt của con đến 15 tuổi: thật là sung sướng được ‘trẻ mãi không già’!

- Reng reng, phone của anh VMHùng… Anh Chuẩn muốn gặp chị nói đôi lời… Dạ vâng, Đức Cha đến rồi. Mời các anh chị lại ngay.

- Chị Căn ơi, ngập ngừng ở đầu giây bên kia, chúng tôi đến anh chị là xa quá. Bây giờ đã 4:30 rồi. Vậy xin lỗi anh chị, Đức Cha và cả nhà, chúng tôi đến thẳng Buffet Palace và đón quí vị ở đó, được không ạ?

- Xin anh nói chuyện với Đức Cha đây ạ.

- Alô! Thày Chuẩn hả… Ừ khỏe… Được rồi. Như thế cho tiện… Hẹn gặp nhau nhé.

- Em ơi, hơn 4:30 rồi. Phải lên đường ngay, vì đây đến đó cũng phải hơn 45 phút đấy.

- Dạ. Xong hết đi ngay đây…

Các con cháu chào Đức Cha và cô chú Bích Thi, chị Yến, bịn rịn chia tay…

- Ai đi xe nào, hả anh? - Đức cha và anh Thi đi xe anh

lái. Chị Bích và em ngồi xe Yến lái nhé.

Đến Buffet gặp lại nhau - Mấy năm rồi nay mới gặp lại

Đức Cha… Mừng….Mừng quá. - Ông Hùng không thấy già

hơn. Cả ông Chuẩn nữa… Chào chị Chuẩn.

- Em xin giới thiệu, đây là anh Hùng và anh chị Chuẩn. Đây là anh chị Thi-Bích và cháu Yến, cô tài xế lái xe.

Anh Hùng sắp xếp chỗ ngồi: Bố ngồi giữa, vợ chồng Căn ngồi hai bên tả hữu, Bích và Yến. Phía bên kia, anh Thi ngồi đầu bàn (chắc để chàng ta chạy ra chạy vào nhiều lần lấy thức ăn cho dễ, lại còn phải lấy cả phần cho bà xã nữa mới đau khổ!), anh Hùng và anh chị Chuẩn.

- Dạ, thưa Đức Cha, anh Hùng nói, thức ăn họ mới đem ra, toàn đồ biển còn nóng hổi. Mời Đức Cha và các anh chị ra lấy ạ… Hay để con lấy thức ăn cho Đức Cha…

Yến đã dành phần “lấy thức ăn cho Đức Cha” mất rồi. Cô bé nhanh nhẩu đủ thứ, dành cả phần “pay off” bữa ăn nữa, thế có hay không? Khi anh Hùng ra hỏi cô Cashier thì được biết đã có ”cô kia” trả tiền rồi.

Trở về bàn, anh cằn nhằn tôi: “Chị Căn, như email tôi đã mời Đức Cha và tất cả phái đoàn ăn. Tại sao cháu Yến lại trả? Như thế là không được”. Dằng co… Đành chấp nhận tỷ lệ 1/1, hẹn lần sau nhé…

Chuyện trò rôm ra bắt đầu… Hai anh Thi và Hùng nhận ra hồi xưa làm ở QĐ2 Pleiku… thêm bạn bớt thù… CTCT và BĐQ gặp nhau, đổ lỗi cho nhau “vì ai mà chúng ta phải lưu vong ở xứ người?” cười “huề cả làng”…

Tại thời thế thế thời phải thế!

Bích cho biết Bố sẽ qua Houston tháng 6 này nữa? Thế là lại có đề tài mới để hạch hỏi ngài:

- À, thì ra ngài vẫn còn ‘con yêu con ghét’ quí vị ạ… Ngài cứ dành phần ưu tiên cho quí vị bên đó nhiều quá… Chắc ‘tại hạ’ sẽ dọn nhà đến Houston ở cho rồi.. Ờ hờ… nhưng mà làm gì có nhà mà dọn nhỉ? Vô gia cư, vô nghè nghiệp, từ ngày chàng của tôi về hưu cách đây 3 năm nay rồi! Nhà thì ở nhờ con cái… tiền tiêu thì của chồng cho…hic…hic… :

- Thưa Đức Cha, KC hỏi Bố, tim đức cha đặt máy có cục pin, mà Đức Cha đi quá chừng hết vùng sâu lại vùng xa như thế thì có khi nào pin nó rơi ra không ạ?

- Ấy để tôi kể cho mà nghe chuyện cái máy và pin có vấn đề như chị hỏi đây…

Rồi người này một câu, người kia một câu, tôi quên không nhớ Bố đã kể chuyện Cái Máy Và Cục Pin như thế nào. Có ai còn nhớ làm ơn kể lại cho tôi nghe với. Nhưng xin đừng có mách Bố, nghen, vì Bố vừa khen tôi mới có 50 mà sao lại lú lẫn như bà lão 90 thì nhà em chết mất, quí vị ạ. Anh Hùng thắc mắc hỏi tôi:

- Anh chị Bích-Thi và anh chị đều không Công Giáo mà sao lại thân với Đức Cha đến như vậy? Tôi thấy thật là quí vô cùng.

- Thưa anh, các con của em đều đã rửa tội cả rồi. Các cháu theo Công Giáo lâu rồi ạ.

- Hay quá! Thế tại các cháu theo đạo của vợ hoặc chồng?

- Dạ không. Ngày xưa các cháu học trường Đạo từ bé. Nguyện ước của các cháu theo Đạo là nguyện ước của chúng em. Để khi nào rảnh rỗi em xin kể cho các anh chị nghe ạ.

Hồi chúng em mới lên lập nghiệp ở Pleiku, thành phố tuy nhỏ bé ‘đi năm phút đã về chốn cũ’, nghèo nàn ‘gió bụi mưa mùa’ lạnh lẽo, nhưng

Page 3: Một thoáng kỷ niệm - iiNetmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 6.pdf · 2010-05-19 · một câu, tôi quên không nhớ Bố đã kể chuyện Cái Máy Và Cục

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 102

“tình người” thì cho đến bây giờ đã tứ tán đi khắp năm châu mà hễ có dịp gặp nhau là vẫn thân thiết, ấm áp như ngày nào ạ.

Chạy ra chạy vào lấy thức ăn mấy lần, chuyện trò mỗi lúc mỗi thân thiết hơn… thì lại nhìn đồng hồ xem… giờ phải chia tay. Ôi cái phút chia tay sao buồn thế! Lại xiết tay mà không muốn rời. Lại big hug chuyền hơi ấm đến nhau.

- Đức Cha bảo trọng sức khỏe và nhớ thỉnh thoảng meo cho chúng con nhé.

- Cám ơn. Các anh các chị ở lại mạnh khỏe. Hẹn có ngày gặp lại,

Bố, Bích, Thi lên xe Yến. Anh chị Chuẩn lên xe. Anh Hùng vào xe. Vợ chồng tôi vào xe mà lòng còn luyến tiếc, luyến tiếc một cái gì mà mới đó đã chia tay, hẹn ngày tái ngộ.

Nhìn xe Bố xa dần trong bóng tối và gió lạnh, tôi thấy hình như… mắt có cái gì cay cay: lại “mít ướt” rồi!

Các bạn Pleiku thân thương của tôi ơi, dù ở gần hay xa cách ngàn trùng, tôi luôn hướng về Pleiku, nơi mà gia đình tôi đã xây dựng ở đấy từ thuở thanh xuân với tình bạn và tình người, những chia sẻ ngọt bùi với nhau, lúc khá giả cũng như lúc khốn khổ… Qua những bể dâu biến đổi và những thăng trầm của cuộc đời…

Tôi luôn cầu nguyện đến tất cả mọi người có cuộc sống AN BÌNH VÀ SỨC KHỎE để chúng ta còn có dịp gặp lại nhau hoặc meo chia sẻ với nhau trong cái tuổi xế chiều này…

Mặt trời có lúc lên cao và lúc lặn…Nắng mưa cũng thế thôi… nhưng TÌNH BẠN VÀ TÌNH NGƯỜI của chúng ta thì mãi mãi và mãi mãi BỀN VỮNG nhé.

Khuê Các – Oregon (*) 27/02/2009

__________________

(*) Đôi dòng giới thiệu của Mai Văn Doanh:

(Nguyễn Thị) Khuê Các là phu nhân bác sĩ Bùi Trọng Căn, nguyên Trưởng Ty Y Tế và Giám Đốc bệnh viện Pleiku. Cuối niên khóa 1973-74, bà có đưa cho tôi một chìếc hộp sơn mài nhỏ rất đẹp và dặn rất kỹ:

“Đây là phần thưởng tôi muốn gửi đến cho em nữ sinh Minh Đức nào đức hạnh nhất. Ông nhớ kỹ dùm tôi là tôi không tặng phần thưởng cho học sinh giỏi nhất hay hạnh kiểm tốt nhất trường, mà là cho em nữ sinh đức hạnh nhất trường. ĐỨC HẠNH NHẤT, xin ông nhớ kỹ cho!”.

Tôi cám ơn, đem về và đưa cho linh mục hiệu trưởng Trần Sơn Nam cùng với lời dặn kỹ càng của bà. Tôi cũng đề nghị em Nguyễn Thị Cang, học sinh lớp 12A như là một ứng sinh. Phần thưởng của bà đã được trao cho em Ngô Thị Hồng Vân, học sinh lớp 12A.

Bác sĩ Bùi Trọng Căn cũng không xa lạ gì đối với trường Minh Đức: Trong niên khóa 1970-71, bác sĩ và linh mục hiệu trưởng (Hoàng Đức Oanh) đã phối hợp tổ chức khám bệnh cho từng học sinh. Tôi nghĩ Minh Đức là trường trung học duy nhất ở Pleiku, và có lẽ trên toàn quốc đã tổ chức cho học sinh được khám bệnh tổng quát.

Ông bà bác sĩ Bùi Trọng Căn hiện định cư tại tiểu bang Oregon. Tất cả các con cũng đều định cư chung quanh ông bà, thật là một đại phúc. Ai muốn, có thể liên lạc qua meo theo địa chỉ [email protected] mà ông bà đã cho phép tôi phổ biến ở đây.

Mộng Pleiku

Lê Kim Oanh

Mến tặng Pleiku, dù chưa một lần ghé thăm

Chưa lần viếng phố Pleiku Nghe trong tâm tưởng hồn du núi đồi

Ngập ngừng rung nhẹ bờ môi Má hồng e thẹn tim côi thấm tình

Cõng nắng một sớm bình minh Tiếng cười khúc khích nguyên trinh học trò

Trên đường đến lớp thầm dò Liếc nhìn lữ khách âu lo ngại ngần

Vào lớp một thoáng bâng khuâng Dấu yêu một thuở ân cần xinh sao

Pleiku phố núi tình trao Lòng côi lữ khách đậm màu đất hung

Kim Oanh

Australia 24-9-2009

Page 4: Một thoáng kỷ niệm - iiNetmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 6.pdf · 2010-05-19 · một câu, tôi quên không nhớ Bố đã kể chuyện Cái Máy Và Cục

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 103

Cho những ngày xưa thân ái

Chín... tám... bảy... sáu... năm...

Cả bọn chúng tôi nhìn đồng hồ đếm rập ràng cho tới giây phút giao thừa. Chị Thanh ở dưới bếp chạy vội lên, ra dấu bảo nói nhỏ bớt lại. Chúng tôi giả vờ không hiểu, càng la lớn thêm: ... bốn... ba... hai... một... zéro.o o..

Tiếng vỗ tay, tiếng cười ngặt nghẽo trộn vào nhau tạo thành một âm thanh trẻ vui, quyến rũ lạ lùng. Chị Thanh vẫn kiên nhẫn làm dịu bớt sự hăng hái của đám sinh viên trẻ:

- Này, này, ở chung quanh đây toàn là Mỹ hết đó... Không phải là người Việt mình đâu nhé, ồn quá họ kêu lính bắt hết bây giờ...

Chúng tôi nhao lên đòi quyền sống:

- Tết mà chị...- Đầu năm mà chị... - Đừng nói “bị lính bắt” … xui

lắm đó - Một năm mình mới có một lần

mà, kệ họ đi!Chị Thanh không biết nói sao.Chợt có một giọng Bắc thật dễ

thương từ đâu vang lên:- Chúng ta nói khẽ thôi... khuya

thật rồi đấy.Chúng tôi cùng quay lại nhìn

làm cô bé vừa nói xong bỗng như hơi ngượng, lính quýnh giải thích:

- ... Ngày xưa... mẹ em... cũng không cho nói lớn trong ngày đầu năm đâu...

Câu nói nhẹ như một câu nhạc, hát vào tâm tư bọn tôi. Ừ nhỉ, ngày xưa mình đâu có “ăn Tết” như vầy.

MỘT CHÚT XUÂN

Giờ giao thừa ở quê hương mình thiêng liêng lắm, lắng đọng lắm, riêng tư lắm, chứ đâu có ồn ào nghịch ngợm như vầy...

Chị Thanh ngồi phịch xuống chiếc ghế nệm dài, quơ tay chỉ xuống những chỗ chung quanh:

- Thôi được, ngồi xuống, ngồi xuống... Mình ăn Tết như thường… ồn chút cũng không sao…

Chị Thanh là chim đầu đàn của bọn sinh viên xa nhà chúng tôi. Những weekend cô đơn, đói bụng, chúng tôi thường kéo đến nhà chị ăn cơm và nằm ngủ lăn lóc trên sàn nhà. Những mùa thi thường có đứa bị đau chúng tôi ráng lết đến nhà chị để được cạo gió và cho húp cháo tiêu. Những ngày Tết thế này bọn tôi kéo hết đến đây như kéo về nhà của cha mẹ mình năm xưa vậy.

Ngọn lửa vui nhộn lúc nãy tự dưng được vặn xuống cho vừa đủ với hoàn cảnh và thực tế chung quanh. Dường như những tiếng la ó lúc nãy không phải là tiếng vui thật sự mà chỉ là những tiếng la cố gắng che lấp sự trống không và nỗi nhớ nhà của bọn tôi.

Chị Thanh bày bánh mứt, hạt dưa... đầy trước mặt, nói nhanh như

sợ đám sinh viên “đàn em” nhớ nhà rồi mất vui:

- Này, dùng đi... dùng đi... à… năm nay năm con gì nhỉ, ai biết không?

- Cọp ạ !- Cọp !- Cọp !...Tự nhiên chúng tôi cùng trả

lời một lúc giống nhau, rồi bỗng phá lên cười. Một anh trong bọn nói lớn:- Vậy mà tôi tưởng là năm khỉ

chứ.- Tưởng gì kỳ dậy. Bộ anh tuổi

khỉ sao mà nhớ khỉ hả?- Đâu phải. Tại lúc nãy nghe

bấm chuông, tôi ra mở cửa, thấy người nào bước vào gặp tôi cũng rùng mình còn mặt mày thì nhăn như khỉ.

Cả bọn phá lên cười. Một anh khác bào chữa:

- Đâu phải… đầu năm mà… ai muốn nhăn. Tại đi ngoài trời lạnh quá mà, … chủ nhà thông cảm chút chớ.

Không khí thân mật lại trở về với chúng tôi.

Phải đó, Tết bên này lạnh quá. Đã biết rằng đầu năm mà nhăn mặt, co người, cắm đầu đi lũi lũi - nếu không nghèo thì cũng ‘mạt’ suốt năm - thế mà tránh không được.

Một anh phê bình:- Thật, Tết gì mà lạnh như khỉ...- Anh nói đúng đó, thôi chúc anh

năm nay vui như... khỉ.Một anh la lên:- Mấy anh nầy... khỉ thật. Đã nói

năm nay là năm Cọp mà. Sao lại cứ nhắc đến khỉ hoài vậy ?

Anh kia cãi bướng:- Chớ không lẽ chúc anh dui như

Page 5: Một thoáng kỷ niệm - iiNetmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 6.pdf · 2010-05-19 · một câu, tôi quên không nhớ Bố đã kể chuyện Cái Máy Và Cục

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 104

Cop hay… giỏi… như Trâu sao ?- Ừ… không lẽ lại chúc em

“chằng” như cọp

Thế là chúng tôi phá lên cười. Dường như chúng tôi thèm cười lắm, đợi ai nói điều gì hơi vui một tí là muốn cười rồi. Cười cho đỡ buồn, vì sống đời sinh viên tỵ nạn, vào những ngày Xuân như thế này, làm sao mà tâm tư không khỏi thấm buồn.

- Thôi hát bài gì cho vui đi - một anh đề nghị

- Năm Chậu đâu?... Cả bọn la lên kiếm anh chàng đàn guitar nghề nhất trong đám

Châu rất bực mình vì cái nick name này nhưng đành phải chịu. Vì một hôm tự nhiên anh có ngẫu hứng đàn một khúc vọng cổ thật mùi, thế là được nâng cấp lên thành nghệ sĩ Năm Châu. Nhưng có đứa phá bảo rằng như thế là phạm húy, phải đổi đi một chút mới đúng. Thế là nghệ sĩ Năm Chậu ra đời

“ Như hoa đem tin ngày buồn… Như chim đau quên mùa Xuân…” Châu búng vài nốt nhạc và hát với giọng thật ấm.

Ê, gì kỳ dậy… đầu năm mà… Năm Chậu này… hát buồn quá. Bị ngắt thình lình Châu mất hứng, loay hoay đổi nhịp, đổi bài cho vui hơn.

- Trong khi chờ đợi, mình kể chuyện vui đi - Một anh đề nghị như thế.

- Phải đó ! (Chúng tôi hưởng ứng) Đi một vòng tròn, tới phiên ai nấy kể... Rồi, anh Hiệp kể trước đi !

Hiệp giật mình phản đối:- Sao lại là tôi. Người điều khiển

chương trình phải đi trước chớ- Thôi được, tôi có câu đố, - Đố đi, đố đi- Năm nay là Canh Dần. Vậy

có ai biết Canh Dần nghĩa là gì không?

Cả bọn đang lơ ngơ ráng nhớ xem bố mẹ ngày xưa giải thích thế nào thì anh điều khiển chương trình lớn tiếng giải thích:

- Là soup cọp đó. Canh là soup, Dần là cọp

- Ê… đâu được… dô duyên đó nha.

- Rồi, giờ tới phiên anh HiệpHiệp ngó quanh cầu cứu, nhưng

ai cũng lắc đầu. Có người góp ý:- Chuyện gì cũng được, nếu

không thì anh hát... hát bài... khỉ gì cũng được, miễn là có chữ... “cọp” trong đó là được rồi.

Anh điều khiển chương trình cứu bồ:

- Thôi được, vậy thì ai tuổi gì thì kể con đó. Như vậy dễ hơn là nhất thiết phải kể chuyện cọp

Cả bọn vỗ tay tán thành. Anh quay sang Hiệp:

- Anh tuổi con gì?- Tôi không rõCả bọn la lên: Ủa sao kỳ dậy?

Tuổi gì mà cũng không biết sao?Hiệp liền kể: Tôi nghĩ mình là tuổi cọp… Ai

cũng bảo tuổi cọp rất thông minh và thường hay thành công trong sự nghiệp. Ấy thế mà sao tôi thấy mình càng ngày càng cực, còn thi cử thì cứ truân chuyên. Một hôm tôi hỏi mẹ: Tại sao con tuổi cọp mà không có thông minh như tử vi nói hả mẹ. Mẹ nói: Chính ra con là tuổi trâu chứ không phải cọp.

- Ủa sao vậy? cả bọn giật mình - Tại vì bà đẻ tôi xong, cả năm

sau mới bế ra cơ quan để làm giấy khai sanh.

Cả bọn rú lên cười. Một chị nổi tiếng là hơi… chậm trong bọn tôi lại gặn hỏi:

- Vậy thì… chính ra là anh tuổi gì?

Sợ cả đám chọc quê, chị Thanh bênh vực:

- Thôi, tuổi gì cũng được, miễn có chữ “cọp” là được rồi.

Chúng tôi thay phiên nhau kể chuyện. Có chuyện vui, có chuyện không vui. Có chuyện buồn man mác vì đã nhắc đến những kỷ niệm Tết hồi xưa.

- Rồi, tới phiên anh Huy!Bị anh điều khiển chương trình

gọi tên tôi giật thót người. Nãy giờ tôi đã ráng tìm trong ký ức một câu chuyện gì ít... vô duyên hơn chuyện Canh Dần để giúp vui, nhưng thật khó. Với trí óc hao mòn sau những tháng ngày vật lộn với cuộc sống ở đây tôi cố vá víu lại từng hình ảnh. May quá, tôi nhớ lại những ngày ngồi ngáp ruồi trong giờ Triết, thầy tôi đã làm cho chúng tôi tỉnh lại với một câu chuyện của Tề Thiên Đại Thánh. Đây là dịp may để ôn lại với bạn bè...

- Anh Huy, tới phiên anh !- Phải, có “ta” đây - tôi đổi giọng

cải lương hồ quảng - Xin Ngài xưng tuổi của mình- Chính là Khỉ đây… Tại hạ xin

thất lễ…- Không dám, không dám...Cả bọn đồng thanh đáp lại, cười

lăn.Tôi còn lăng nhăng giải thích:- Chuyện này bắt nguồn từ tích

Tề Thiên Đại Thánh, nhưng tại hạ xin mạn phép thêm thắt lại đôi chút cho hợp với triết lý của tại hạ, xin quí huynh đệ thứ lỗi lo.

- Đã nói là “không dám” rồi mà… đầu năm... đừng làm lôi thôi mất thì giờ... dô đề đi.

Cả bọn lại cười ồ.- Tại hạ xin bắt đầu... Có một con khỉ kia, nhờ tu luyện

lâu năm nên võ công vô cùng thâm hậu, được tôn lên tới chức Tề Thiên. Tề Thiên đã thí võ khắp nơi và luôn luôn trăm trận trăm thắng. Tề Thiên có một ao ước là muốn thí võ với Thượng Đế, nhưng đã bao lần đề nghị, Thượng Đế chỉ cười, không

Page 6: Một thoáng kỷ niệm - iiNetmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 6.pdf · 2010-05-19 · một câu, tôi quên không nhớ Bố đã kể chuyện Cái Máy Và Cục

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 105

đáp ứng lời mời. Điều này khiến cho Tề Thiên bực mình lắm vì võ công của ông tuy bách chiến bách thắng khắp nơi, nhưng nếu chưa đấu với Thượng Đế thì chưa thể gọi là đệ nhất võ công được.

Đến một ngày kia, Tề Thiên nghĩ ra được một cách, ông nói với Thượng Đế:

- Thôi được, Ngài không chịu thí võ với tôi, nhưng ít ra Ngài cũng có thể coi tôi biểu diễn thuật Cân Đẩu Vân của tôi chứ? Nhất là xin Ngài cho biết ý kiến của Ngài về nội lực của tôi?

Thượng đế cười, gật đầu. Tề Thiên mừng rỡ quá, nói:

- Cám ơn Ngài... xin Ngài đứng ngay đây, đừng đi đâu hết. Tôi sẽ phi thân một cái rất xa và trở lại trong tích tắc.

Và Tề Thiên đã làm như vậy, chỉ trong tích tắc ông đã đến một chân trời bao la, nhìn quanh thấy có 5 trụ mây khổng lồ. Ông không biết làm cách nào để Thượng Đế tin là ông đã phóng đến đó. Muốn để lại cây gậy để làm dấu, nhưng sợ mất, nên ông bèn dùng cây gậy để khắc vào trụ mây mấy chữ: “Ta đã qua mặt được Thượng Đế” và quay trở lại tức khắc. Tề Thiên với nét mặt hân hoan, nói cùng Thượng Đế:

- Bây giờ xin Ngài hãy cùng tôi đi lại đó để xem tôi đã phóng xa đến đâu. Tôi đã có khắc mấy chữ ở đó làm bằng chứng.

Thượng Đế cười không nói, chỉ xòe bàn tay ra và chỉ cho Tề Thiên thấy những nét chữ của ông trên ngón tay út của Ngài. Tề Thiên chợt giật mình, giác ngộ, và thấy từ bấy lâu nay mình thật chỉ đã làm trò khỉ trước mặt Thượng Đế. Nhảy múa cho lắm cũng không qua khỏi bàn tay của Trời.

- ... hay... hay...Anh em vỗ tay nhiệt liệt- Chà, triết lý quá xá hả...- Kể nữa đi anh Huy... Bây giờ

anh kể chuyện…- Khoan đã... giờ tới phiên người

đẹp... Anh điều khiển chương trình

ngắt ngang:- Đi hết một ‘tua’ đã rồi mới trở

lại - Rồi, Diệp Thu bắt đầu đi.Thì ra cô bé Bắc kỳ nho nhỏ

hồi nãy là Diệp Thu, cô bé nhìn tôi khâm phục:

- Anh kể chuyện hay quá !- Đâu có, anh chỉ nhớ ngày xưa

thầy giảng và ghép chuyện lại để kể cho vui thôi.

- Không đâu, anh nói đúng lắm. Thu cũng đã có nghe Bố của Thu từng nói thế. Đôi khi mình sống, tính toán, và âm thầm xây cất những dự định riêng tư, tưởng đâu là to lớn vĩ đại lắm, nhưng thực ra chỉ là những trò... khỉ đối với Chúa mà thôi...

Cả bọn la nhoi lên, nháy mắt cho tôi:

- Thôi chứ, Thu kể gì kể lớn lớn chút cho mọi người nghe với chứ... Đâu có thể kể riêng cho một mình anh Huy được… Anh Huy nữa, … đừng có làm trò khỉ đó nghe.

Câu chọc làm Diệp Thu thoáng ngượng ngùng. Vâng, … dạ… tới phiên em

- Xin cho biết tuổi con gì?- Dạ. CọpMột anh phá: Dễ thương quá,

chắc là cọp nhỏ… Thu sửa lại dáng ngồi ngay ngắn,

sẵn sàng kể chuyện:- Em vẫn còn nhớ 1 chuyện trong

sách bách khoa. Một hôm Cọp thấy Trâu cày bừa mệt nhọc với bác nông phu, Cọp hỏi: Này, trông ngươi khỏe mạnh thế kia mà sao lại bị anh nông phu ốm yếu gầy gò điều khiển? Trâu bảo: Anh nông phu ấy tuy ốm yếu nhưng hắn có 1 cái mà mình không có. Cọp hỏi: Đó là cái gì? “Sự thông minh” Trâu đáp. Cọp lại hỏi: Sự thông minh nó ra làm sao mà đáng sợ thế. Trâu bảo: Thì anh lại hỏi anh

nông phu ấy đi, hắn sẽ chỉ cho. Cọp nghe lời lại hỏi. Anh nông phu bảo: Đợi tí, tôi sẽ về nhà mang nó ra cho ông coi. Nhưng làm sao tôi biết chắc là ông còn ở đây khi tôi trở ra? Hay là để tôi buộc ông vào gốc cây này rồi sẽ trở về đem “sự thông minh” ra cho ông xem. Cọp bằng lòng để cho anh nông phu buộc lại. Sau đó anh nông phu về nhà lấy roi ra đánh cọp đến ngất xỉu mới thôi. Bởi thế mà trên lưng cọp đầy những vết lằn…

- Ôi chu choa ơi... hay quá xá, không thua gì anh Huy đâu... không biết anh Huy có chia bài tủ không đó... Thôi được, tha cho Thu

Anh điều khiển chương trình la lớn: Lát nữa chị Thanh sẽ có phần thưởng…

Cả bọn la ồ lên nhao nhao: phần thưởng?… cho ai… phần thưởng gì.

Anh điều khiển chương trình la tiếp: chị Thanh sẽ chấm chuyện nào hay nhất và sẽ cho phép người đó… muốn… hôn ai thì hôn

Cả bọn ồ lên nhốn nháo - một anh ưỡn ẹo la lớn: Đâu có được, lỡ tui hổng chịu rồi sao.

Ha ha ha tiếng cười tiếng nói xôn xao thật hồn nhiên trong những ngày xuân lẻ loi không cha mẹ, không gia đình.

Một anh khác lớn tiếng nhất, la lên:

- Thôi, chúng mình quyết định như thế nhé, năm nay là năm cọp nên không ai cần làm... trò khỉ hết - chỉ cần… bạo một chút thôi… lén vô hang cọp… là hy vọng sẽ bắt được cọp nhỏ.

Mọi người lại cười rộ lên, thay nhau sinh hoạt văn nghệ chờ mồng một sáng. Riêng tôi với Thu, dường như giữa chúng tôi đã có một chút gì để bắt đầu, và một chút gì để nhớ trong mùa Xuân ấm áp này rồi.

Pm Grace VănHưng

Page 7: Một thoáng kỷ niệm - iiNetmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 6.pdf · 2010-05-19 · một câu, tôi quên không nhớ Bố đã kể chuyện Cái Máy Và Cục

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 106

Có Môt Thời Trên CaoTrong những năm tháng xa quê

hương, nhiều lần tôi dự định viết về một vùng đất gắn liền với thời mới lớn của mình nhưng vì lý do này hoặc trở ngại kia đã không thực hiện được. Bạn bè thường nhắc nhở với lý do là tôi có trí nhớ tốt (trước kia quả thật như thế còn bây giờ ngược lại). Việc viết lách này tôi trân trọng lắm vì nếu ngày hôm nay con người của tôi có chút gì đáng được xem là “tôi” thì ít nhất trong quãng thời gian mình lớn lên trên vùng đất cao mà những kỷ niệm gắn bó sâu xa trong đó gia đình, bạn bè, người thân chung quanh và ngay cả bối cảnh lịch sử không thể phủ nhận được đã hình thành phần nào cái gọi là “tôi” ấy. Tuy nhiên, bây giờ bắt đầu viết những dòng này thực sự tôi tự bảo đã muộn lắm rồi! Có những mảng hồi ức gần như trở thành sương khói trong khi đó cùng lứa tuổi tôi có những người bạn đã vĩnh viễn ra đi.

Trong trí nhớ khi hồi tưởng lại

vùng đất miền cao mang tên Pleiku mà tôi đặt chân đến năm 1961 là một màn sương mù huyền ảo. Đó là thực tế chứ không phải kiểu nói duy mỹ vì lúc bấy giờ buổi sáng và buổi tối sương mù dày đặc bao trùm khu phố nhỏ chợ mới mà thời tiết lại khắc nghiệt vô cùng. Sáng và tối lạnh cắt da, buổi trưa bụi đỏ mù mịt khi có cơn gió hay chiếc xe chạy qua. Những tháng đầu tiên sống ở Pleiku, kẽ tay, chân tôi bị nứt nẻ chảy máu phải bôi kem mỗi tối trước khi đi ngủ và lúc ấy khu chợ mới còn hoang vu với những mảng rừng cây rải rác khắp nơi. Chung quanh nhà tôi đầy cỏ dại cao ngập

đầu người, ban đêm xen vào tiếng côn trùng rả rích còn có tiếng chim rừng kêu khiến cảnh vật thêm hoang dã thê lương. Tuy thế, tốc độ phát triển thành phố nhỏ này rất nhanh,

lúc bấy giờ Pleiku còn gọi là đệ tam quân khu và vì là vùng đất chiến lược nên nhiều đợt người di dân đến lập nghiệp theo nhịp độ hình thành từng bước của bộ tư lệnh quân đoàn 2. Khu chợ mới phát triển khang trang dần và sang năm 1962 nét hoang dã hoàn toàn biến mất. Tôi năm ấy học lớp tiếp liên tại trường nam tiểu học với thầy Hoàng. Thầy người Bắc và lớn tuổi so với các thầy Lộc, Phó, Long... dạy lớp nhất… Mỗi buổi sáng đến trường tôi đạp xe đạp với tay mặt nắm ghi đông, tay trái thu ra sau lưng vì lạnh dù đã mặc hai lần áo len. Đến trường sớm tôi và đám bạn tranh nhau leo cây trứng cá trồng rất nhiều chung quanh sân để hái trái chín ăn. Lúc bấy giờ phía sau trường mặt đông nam là khu nội trú cho học sinh người Thượng. Đám học trò chúng tôi thỉnh thoảng chơi đùa rượt đuổi nhau sang khu nội trú thường thấy các học sinh người Thượng ăn cơm với trứng vịt luộc. Tôi, Hùng, Trạng, Hảo, Thuận học cùng lớp. Sau kỳ thi đệ thất năm ấy chúng tôi đều lên trung học và học

đệ thất tại trường trung học dưới chợ cũ sau lưng dân y viện trên đường đi ra biển hồ và quân đoàn 2 sau này.

Ký ức về năm duy nhất của tôi

học trường này bây giờ mờ nhạt lắm (năm sau trường dời lên khu chợ mới) chỉ nhớ trường là dãy nhà hình chữ U với khoảng hơn mười lớp học. Nhìn sang bên kia đường là rừng thông trong khuôn viên mênh mông của bệnh viện dân y. Năm ấy tôi học Pháp văn với thầy Tính và cô Vân, thầy Quang dạy toán, cô Cúc dạy Lý hóa, thầy Vinh dạy nhạc và thầy Lập, thầy Duy mới ra trường về dạy Việt văn. Cuối

năm học đệ thất trường này tôi quen với Tín và Cường. Có một số bạn bè trong những năm tháng ở Pleiku không được lâu bền vì cha mẹ là quân nhân nên chuyển đổi thường xuyên. Không hiểu với các bạn cùng tuổi cảm nghĩ thế nào chứ với tôi thời gian lớn lên và bắt đầu trưởng thành tại Pleiku đầy nét lãng mạn. Đến cuối năm đệ tam tôi về Sàigòn học, lúc ấy xa Pleiku mới thấy nhớ và dù Sài gòn đầy những quyến rũ tuổi trẻ, Pleiku luôn cho tôi bao hồi tưởng dịu dàng êm ái mỗi khi nhớ lại. Sau này tôi cho rằng phải chăng những ly hợp ngắn ngủi của những người sống trong một thành phố chiến tranh đã hình thành cái cảm giác mơ hồ lãng đãng ấy? Chiến tranh mang đến nhiều bất trắc cho đời sống thế nên những người sống tại thành phố này dù tham dự trực tiếp hoặc gián tiếp vào cuộc chiến tranh cùng chia sẻ chung một cảm xúc và nó trở thành thói quen hằng ngày không ai hay! Với tôi Pleiku là thành phố của những dang dở số

Page 8: Một thoáng kỷ niệm - iiNetmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 6.pdf · 2010-05-19 · một câu, tôi quên không nhớ Bố đã kể chuyện Cái Máy Và Cục

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 107

mệnh do đó không phải là không có lý do nhiều sáng tác văn nghệ hình thành ở đây và dù rất nhiều người làm thơ, viết văn, viết nhạc từ thành phố miền cao này nhưng chỉ khi Vũ hữu Định viết “Còn một chút gì để nhớ” mà Phạm Duy phổ nhạc bài thơ này lúc bấy giờ Pleiku khôi phục hình dáng dân sự đầy nét thơ mộng lãng mạn của nó. Tuy vậy cảm xúc của Vũ hữu Định khi viết “Em Pleiku má đỏ môi hồng... ” chỉ là mượn không gian và thời gian cốt nói lên cái bấp bênh và cô đơn của đời lính chiến. Thơ nhạc Kim Tuấn, Cao thoại Châu, Hương Tử, Y Vân, Lâm hảo Dũng, Triều hoa Đại, Nguyễn Phan Thịnh, Lê Phương Châu... cũng không khác.

Năm 1964 tôi về học đệ lục

tại trường trung học mới trên khu đất cao giáp ranh ấp Thanh An sau này. Trường công lập Pleiku khang trang hai tầng lầu nằm giữa hai trường tư thục Phao Lồ phía trên và Tuyên Đức phía dưới. Vì là nơi tập trung ba trường lớn của thị xã nên mỗi buổi sáng hay buổi tan trường con đường dốc cao Hoàng Diệu nối dài đầy tà áo trắng của nữ sinh và quần xanh áo trắng của nam sinh. Thời gian này thầy Nguyễn Duy Luật làm hiệu trưởng. Tôi nhớ trong ba năm đệ lục, đệ ngũ, đệ tứ các thầy cô chuyển đổi thường xuyên và đa số còn rất trẻ. Ấn tượng sâu sắc về những người thầy trẻ điển hình bấy giờ là thầy Lưu văn Nhu dạy Lý hóa, Lâm bá Chí dạy địa lý, Ngô tôn Long dạy Sử. Trông các thầy như những cậu học sinh trung học, chỉ khác do thường xuyên mặc complet hoặc sơ mi cà vạt hẳn hoi. Vì chuyển đổi thường nên có khi một môn học trong một niên khóa đến hai, ba thầy cô dạy. Sau này có những thầy cô sinh cơ lập nghiệp tại thành phố miền cao này

như cô Mỹ, thầy Đàm, thầy Trung, thầy Duy, thầy Lập, thầy Thành, cô Dương, thầy Phong, thầy Hàn, thầy Vinh... Bởi Pháp Văn là sinh ngữ chính nên tôi không được học với thầy Thành dạy Anh Văn, nhưng thầy được đám học trò nam hâm mộ vì lúc bấy giờ thầy có nét hao hao tổng thống Kennedy. Lên năm đệ tam tôi học Toán với thầy Mai thanh Phong, Lý với thầy Tôn thất Hàn, Pháp văn với thầy Lê tấn Phước (từ năm đệ lục đến đệ tứ, cô Cúc, thầy Viêm dạy Pháp văn, thầy Quang, Khuê dạy toán lý, cô Mỹ dạy hóa,

cô Hạnh, thầy Ánh dạy công dân), và dạy nhạc cho đệ nhất cấp bao giờ cũng là thầy Nguyễn văn Vinh. Khi lên đệ nhị cấp, năm tôi học, trường chỉ có hai ban A Vạn Vật và B Toán, ai muốn học ban C văn chương phải đi đến những tỉnh lớn. Trường trung học Pleiku đặc biệt có thầy người Mỹ dạy Anh văn là thầy Jim Bigelow, trong đoàn thanh niên chí nguyện Mỹ đến dạy từ năm 1965 và rời Pleiku năm 1968. Lên đệ nhị cấp tôi học thêm sinh ngữ hai là Anh văn với thầy Jim Bigelow. Ấn tượng giờ còn lại với tôi là thầy Jim chụp hình chung với lớp đệ tam ban B của tôi tại biển Hồ và dù thầy Jim rất cao nhưng thầy vẫn thấp hơn Nguyễn quốc Kỳ học sinh cùng lớp. Tôi và Trần mạnh Hùng giã từ Pleiku vào sáng sớm ngày 2 tháng 8 năm 1968

lên chuyến máy bay C130 vào Sài gòn để học. Trên chuyến máy bay nầy thầy Jim Bigelow cũng vào Sài gòn để trở về Mỹ. Đến Sàigòn thầy Jim, Hùng và tôi đi ăn cơm trưa tại một quán cơm bình dân trên ngã tư Bảy Hiền và đến chiều chúng tôi từ giã thầy để về nhà người bà con tại Bàn Cờ. Ngày hôm sau lại hẹn thầy đi ăn cơm trưa tại quán Thanh Bạch. Tôi còn nhớ hôm ấy chúng tôi gọi mỗi người một đĩa cơm Hoa Kỳ. Cơm Hoa Kỳ là cơm chiên với khoai tây và thịt bò. Lúc ăn thấy chúng tôi bỏ dở khoai tây, thầy Jim

bảo: Người Mỹ có thể bỏ lại thịt bò chứ không ai bỏ khoai tây bao giờ!. Hỏi lý do tại sao, thầy nói khoai tây là món nuôi sống người Mỹ từ lúc lập quốc. Hôm ấy là hôm cuối cùng chúng tôi gặp thầy Jim Bigelow ở VN để rồi 37 năm sau tôi mới gặp lại thầy tại Mỹ trong dịp hội ngộ liên trường Pleiku tại nhà hàng ở Santa Ana-Orange County tháng 9 năm 2005 còn Hùng đã chết vào năm 1976 tại Sài gòn.

Như đề cập ở trên, tôi được trực

tiếp học với các thầy cô vừa kể chứ còn nhiều thầy cô hơn nữa dạy tại trường trung học công lập Pleiku. Trường có cả nam nữ học chung và đến năm 1966 thành phố có thêm trường nữ trung học Pleime. Tên Pleime hình như lúc bầy giờ kỷ niệm chiến thắng Pleime năm 1965 do tướng Vĩnh Lộc lúc làm tư lệnh quân đoàn đặt cùng lúc ra tờ nguyệt san Cao Châu thế nên lúc ấy trên báo chí thường gọi Pleiku là “Cao Châu gió lạnh mưa mùa”. Còn ba trường tư thục đại biểu cho Thiên Chúa giáo và Phật Giáo là Minh Đức, Phao Lồ và Bồ Đề. Riêng trường Tuyên Đức của người Hoa thành lập. Trường Pleime nằm trên đồi cao đường ra biển hồ mặt hướng ra phi trường Cù Hanh, trường Minh

Page 9: Một thoáng kỷ niệm - iiNetmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 6.pdf · 2010-05-19 · một câu, tôi quên không nhớ Bố đã kể chuyện Cái Máy Và Cục

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 108

Đức nằm trong Khu Nhà Thờ Chính chợ Cũ và Trường Bồ Đề nằm trên đường Sư Vạn Hạnh trong khuôn viên chùa Tỉnh Hội. Sinh hoạt học đường tương đối đầy đủ và dù ảnh hưởng chiến tranh, thành phố Pleiku vẫn an toàn trong việc học hành của các em học sinh từ mẫu giáo cho đến trung học. Bên cạnh đó còn có sinh hoạt hướng đạo hay sinh hoạt tôn giáo như Thanh Sinh Công, Gia đình Phật tử. Pleiku là vùng đồi núi nên rất tốt cho việc cắm trại hay du ngoạn, nói chung là những sinh hoạt ngoài trời. Tôi không bao giờ quên những đêm lửa trại của trường hay của đoàn hướng đạo. Nếu không có chiến tranh, Pleiku có thể nói là thành phố lý tưởng cho sinh hoạt học đường. Và là một thành phố nhỏ nên tình cảm thầy trò gần gũi khắng khít. Đây cũng là lý do mà dù mấy mươi năm sau, qua bao chuyện vật đổi sao dời tình thầy trò của những người có một thời sống ở đó vẫn luôn sâu đậm.

Nếu có kể đến thầy cô ở

Pleiku tôi cũng không thể không nhắc đến tình bạn. Cuộc đời với tôi là cuộc đi rong. Trên dặm đường đời rong đuổi này vô số những địa phương và con người liên hệ trực tiếp với mình. Địa phương là tình đất nói rộng ra là tình quê hương còn con người là tình yêu và tình bạn. Nhưng tình yêu, tình bạn như Trịnh công Sơn viết “Bạn bè rồi xa, người tình rồi quên” thì phải biết ông ta đánh giá cao tình bạn như thế nào! Tôi cũng đồng ý như thế, tình yêu không thể chia sẻ được nên mất là hết, nhưng tình bạn ngược lại vẫn còn mãi. Ngày hôm nay bạn bè Pleiku của tôi ngay cả những người đã mất, tôi không quên một ai. Một Phan quốc Cường tận bên trời Đức quốc vẫn làm tôi bật cười khi nhớ lại những ngày hè đệ lục tranh nhau hái

trái mề gà chín vàng trên vạt rừng sau lưng Tòa Án mới trên đường Lý thái Tổ. Một Trần quang Thành khóc mếu máo khi bị thầy Luật hiệu trưởng phạt cột tay bằng giây thừng vì kết oan tội hút thuốc lá bởi trời buổi sáng Pleiku lạnh ai cũng thở ra khói lúc xếp hàng chào cờ trước khi vào lớp. Rồi Hồ Tín, Trần mạnh Hùng và tôi với những đêm không ngủ làm báo xuân Liên trường dịp Tết Mậu Thân. Những Phạm tự Cường, Lê đình Quang, Nguyễn văn Thi, Nguyễn đức Tri Tân, Liêu quí Hiển, Trần văn Phúc, Tôn thất Đông Hải, Triệu xuân Quang v.v...và v.v… chia sẻ bao vui buồn những ngày tuổi trẻ Pleiku-Sàigòn… và còn vô số bằng hữu văn nghệ và không văn nghệ tí nào của tôi gắn liền một thời trên vùng cao châu gió lạnh mưa mùa ấy. Hôm nay viết những dòng này, tôi tự động nối dài vùng đất nhỏ bé của một quê hương xa xăm Pleiku sang đến Hoa kỳ và

những nơi khác trên thế giới để mọi người có dịp thấy lại bóng mình trong khung trời cũ.

Khi nói đến Pleiku, tôi vẫn

thường bâng khuâng về một thời thơ dại ở đó. Tình yêu lúc bấy giờ tuy mơ hồ nhưng đủ cho tôi cảm giác say say khi nhớ lại. Có thể tôi đa cảm quá chăng nhưng không gian ấy với những bước chân ngày mới lớn trải dài theo con đường Quang

Trung từ chợ cũ lên dốc đi qua phía trước hoặc Yersin phía sau lưng câu lạc bộ Phượng hoàng để đến đầu đường Hai Bà Trưng rồi đi ngang qua Biệt điện dưới hàng thông già mát lạnh. Suốt năm đệ thất tôi đi lại trên con đường ấy với những người bạn mà hôm nay có kẻ đã khuất bóng nhưng với tôi không gian ấy là bóng mát thời thơ ấu, nhắc nhở một chặng đời hạnh phúc của mình. Qua khỏi biệt điện đến khu dinh điền với những dãy nhà mái tôn hình tròn úp xuống đãt và trước khu nhà có những trụ bơm dầu xăng ICA cho xe quân đội. Trong khu dinh điền này đến năm 1965 có quán cà phê nổi tiếng mang tên cà phê Dinh Điền và giới văn nghệ thường gọi là cà phê Thoại vì có cô Thoại em chồng của bà chủ quán. Cô Thoại trắng trẻo đẹp gái sau này lấy chồng là một cán bộ xây dựng nông thôn. Tôi bắt đầu vào quán ấy tập tành uống café từ cuối năm học đệ ngũ và nghe tình

ca Trịnh Công Sơn. Cà phê dinh điền của vợ chồng ông Kỳ pha rất ngon. Ly café phin đen sánh thơm nồng uống buổi sáng hay chiều tối trong cái rét lạnh bốn mùa của Pleiku thú vị biết bao! Tôi nhớ mãi những buổi chiều ngồi trên ghế thấp của quán nhấm nháp café nhìn sang rừng thông mênh mông biệt điện nghe đĩa 45 tour do Lệ Thu và Khánh Ly hát “Tuổi đá buồn”, “Diễm Xưa”, “Biển nhớ”, “Còn

Tuổi Nào Cho Em”, “Nhìn Những Mùa Thu Đi” và chìm đắm trong nỗi buồn ngây ngất của tuổi mới lớn. Café Dinh Điền tuy lụp xụp nhưng lúc nào cũng đông khách. Tôi nghĩ ngày hôm nay nhắc đến Pleiku không ai không nhớ đến quán café kỷ niệm này.

Như Vũ hữu Định viết: “Phố xá

không xa nên phố tình thân…”, khi so sánh với các thị xã tỉnh lỵ khác,

Page 10: Một thoáng kỷ niệm - iiNetmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 6.pdf · 2010-05-19 · một câu, tôi quên không nhớ Bố đã kể chuyện Cái Máy Và Cục

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 109

phố xá Pleiku nhỏ như bàn tay thế nên “…Đi dăm phút đã về chốn cũ…” mà tôi vẫn thường lang thang trên con đường Hoàng Diệu từ chợ mới xuống chợ cũ qua đường Trịnh minh Thế trước Bưu Điện và đi qua khỏi ty công chánh đầy cây cao su vào thu lá vàng sậm màu thơ mộng biết bao nhiêu! Con đường ấy dẫn tôi đi ra khỏi thành phố và đến Dân Y viện có con đường rẽ trái lên cao rồi xuống thấp là một vạt rừng thông theo triền thung lũng, thấp thoáng các mái nhà ngói đỏ của khu Cư xá sĩ quan Trần quí Cáp. Vào mùa mưa đứng trên đồi cao nhìn xuống một màu trắng xóa đất trời để rồi ý niệm cô đơn lưu đày của những người xa xứ hình thành đậm nét. Từ nơi này mới có bài thơ năm chữ cũa anh Kim Tuấn:

“…Rặng thông già lặng câmEm yêu gì xa vắngCho trời mây ướp buồnTừng bước từng bước thầmmưa giữa mùa tháng năm tay đan sầu kỷ niệm gió rét về lạnh cămtừng bước chân âm thầm…” và suốt năm tháng thời mới lớn

của tôi tại đây là những cuộc đi rong buổi sáng buổi chiều không mỏi với bước chân âm thầm trên các con đường mòn nhẵn trí nhớ Pleiku. Bài thơ trên được Y Vân phổ thành bài “Những bước chân âm thầm” khá nổi tiếng. Nếu thành phố này gắn liền với chiến tranh tự nó cũng gắn liền với nhiều sáng tác văn nghệ và những người làm văn nghệ đa số là những quân nhân đồn trú ở nơi này như Vũ hữu Định, Triều hoa Đại, Lâm hảo Dũng, Hương Tử v.v... Pleiku cũng là thành phố của những quán café. Mỗi lần về nhà dịp nghỉ hè hoặc tết lại thấy thêm nhiều quán

café mới. Giải trí đối với tôi lúc bấy giờ là cùng bạn bè cũ đi uống café, la cà hết quán này đến quán khác. Tôi còn nhớ quán café Tay Trái trước sân nhà thờ quân đội Chợ mới, quán Văn, Băng, Thiên Lý và vô số những quán khác ở khu chợ cũ. Đến năm 1970, Pleiku bắt đầu có vũ trường và quán rượu phục vụ

đa số quân nhân. Trước đó có câu lạc bộ Phượng Hoàng nhưng hình như nơi này chỉ phục vụ cho sĩ quan cao cấp.

Pleiku còn có thắng cảnh biển

hồ phía đông bắc thị xã trên đường đi KonTum. Cấu trúc địa chất có thể là miệng núi lửa thời xa xưa và bây giờ là một hồ lớn. Mênh mông nước, chu vi hồ có thể lên đến cả chục kilomét. Nơi này thu hút người dân cũng như quân nhân mang gia đình du ngoạn cuối tuần. Đám học sinh trung học cũng thường có những buổi cắm trại hoặc du ngoạn ở đây. Suốt những năm trung học, vào mùa hè tôi và bạn bè thường ra biển hồ để tắm hay thám hiểm đám rừng cây chung quanh hồ. Về phía đông trên quốc lộ 19 có hai xã Phú Thọ, An Mỹ cách thị xã khoảng 12 cây số cũng rất thơ mộng vì nơi này tuy là vùng quê nhưng mang đủ cả hai đặc tính vừa đồng bằng vừa cao nguyên. Tôi đi hướng đạo ngành thiếu lúc bấy giờ và thường có những chuyến viễn thám Phú Thọ hoặc An Mỹ. Về phía đông nam có quốc lộ 14 đi

Ban mê Thuột (còn gọi là quốc lộ 19 kép). Đi hướng này chúng ta sẽ đến núi Hàm Rồng và đi ngang giáo xứ La Sơn có hồ Gia Băng nơi lý tưởng đi săn vịt trời. Xa hơn nữa các bạn sẽ đến quận Lệ Thanh và đồn điền trà Cateka nổi tiếng từ thời Pháp.

Viết bài tùy bút này đại để

Pleiku trong trí nhớ của tôi có thế. Một Pleiku vừa buồn bã cay đắng bởi đạn bom vừa ngọt ngào êm đềm trong tình thầy trò bè bạn và tôi thực sự không nhớ được rõ ràng hoặc chính xác những thông tin về nó thế nên các bạn thấy có sự sai sót nào hãy tha lỗi cho tôi. Tôi viết mục đích để gợi lại cho chính mình hay bạn bè một tình cảm mà ai ai cũng

có nhưng có thể tùy mỗi người cất nó ở nơi nào đó trong ngăn tủ ký ức của mình. Chúng ta ngày hôm nay, tôi nhấn mạnh nơi những người xa quê hương như luôn luôn cảm thấy mình đánh mất một cái gì đó và muốn tìm thấy lại. Những ngày tháng sống ở Pleiku là một trong những thứ dường như bị đánh mất ấy vì trong chúng ta ai không khỏi có giây phút cảm giác mình mất mát quê hương. Quê hương là phần đời, phần thân thể của mình. Đời vẫn trôi, thân thể vẫn còn đó nhưng quê hương sao xa xăm vô cùng! Bây giờ quê hương trong mỗi chúng ta là những mảnh đời khô cằn lưu lạc và chỉ có thể cảm nhận rõ rệt từ tương quan với bạn bè hoặc người thân chung quanh. Mong rằng bài viết này dù không đầy đủ cũng có thể cho chúng ta chút niềm vui, niềm an ủi khi nhớ về một vùng trời xa xăm dường như đã mất tự bao giờ.

3/2008Lê tấn Hà

Page 11: Một thoáng kỷ niệm - iiNetmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 6.pdf · 2010-05-19 · một câu, tôi quên không nhớ Bố đã kể chuyện Cái Máy Và Cục

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 110

Ai lên Pleiku, thể nào cũng được người ở đây một lần dắt đi ăn Phở khô Gia Lai, như muốn nhắc rằng Phố núi cũng có đặc sản ẩm thực chứ thua ai! Mà thật thế, cứ ăn một lần Phở Khô Gia Lai là sẽ “còn chút gì để nhớ” ngay thôi.

Bây giờ, Phở Khô GL trở thành thương hiệu rồi. Đường phố nào ở Pleiku cũng có tiệm ăn bán món này. Sài Gòn thì có ít nhất hai quán, một ở Hoàng hoa Thám, một ở 194 Đặng văn Ngữ, quận Phú Nhuận, trưng bảng rõ ràng “Phở khô Gia Lai, hai tô một xuất”.

Năm 1959, khi Pleiku mới còn là một thị trấn sơn cước, hổ còn về kiếm ăn tận ngã ba Khách Sạn Hoàng Anh thì đã có tiệm ăn Đại Hưng ở số 41 Hoàng Diệu, (bây giờ là tiệm làm tóc Vĩnh Hoàng, 140 Hùng Vương) của ông Nguyễn thành Mỹ mở bán Phở khô gà và chỉ bán Phở khô với thịt gà, chưa có những biến tấu tái, tái xương, bò viên như ngày nay. Mà chuyện Phở khô có thịt bò và xương heo cũng có giai thoại của nó: Tiệm buôn bán đắt khách, hàng ngày phải trực tiếp sát sinh vài chục mạng gà, ông Mỹ khuyên con cái không làm phở gà nữa, chuyển qua làm Phở bò, Phở heo cho đỡ mang tội. Rồi Phở khô tái, Phở khô tái xương cũng có công chúng riêng khá đông của nó.

Tiệm Ngọc Sơn, mở cửa vào những năm cuối của thập niên 1960 tại chính vị trí hiện nay, góc Hùng Vương - Nguyễn thái Học của ông Nguyễn văn Phan. Ban đầu bán Phở bò nước thông thường. Sau thấy Đại Hưng có nhiều khách cũng chuyển

qua làm Phở khô gà và thật lý thú, những hậu duệ của hai ông trở thành đại diện hai trường phái Phở Khô Gia Lai cho đến nay: Phở khô tái xương ở quán Hồng, đường Nguyễn văn Trỗi do chị Hồng, con gái thứ tám của ông Mỹ điều hành; Phở Khô gà do hai con trai của ông Phan đứng bán, một tại quán cũ, một ở đầu dốc cầu Hội Phú.

Có thể nói ông Nguyễn thành Mỹ là người phát minh ra Phở Khô Gia Lai, nâng chất và cùng ông Nguyễn văn Phan đưa Phở Khô của mình thành một sản phẩm ẩm thực

độc đáo của Phố Núi. Vào quán, bạn có gọi: “cho một

tô phở khô” thì người ta vẫn cứ bưng cho bạn hai tô (thế mới có biệt danh là Phở hai tô). Một tô đựng bánh phở làm từ bột gạo xay. Bánh phở khi trụng nóng để làm phở không khô cứng như mường tượng mà còn mềm dai, nên cũng như phở tươi, bánh phở khô làm hôm nào phải bán hết hôm đó, để qua đêm là thiu chua ngay.

Chỉ có Phở Khô Gà người ta mới bày thịt hoặc lòng gà xé hay xắt nhỏ lên bánh phở, còn nếu dọn với thịt bò tái, xương heo, bò viên

thì các thành phần này nằm trong tô thứ hai. Rưới lên trên cùng là nước béo lẫn với thịt heo bằm nhỏ hoặc tóp mỡ, thế là xong tô thứ nhất. Tô thứ hai để đựng nước lèo được ninh từ xương gà, xương bò, lửa riu riu, hớt bọt kỹ bảo đảm để nước trong, chỉ nêm nếm với muối và bột ngọt, không có một loại gia vị nào nữa.

Có người ăn thử nước lèo của Phở Bắc với đầy đủ gia vị thảo quả, quế, hồi, gừng… cùng Phở Khô đã cho rằng cứ như quần Jean mặc với áo Bà Ba, phô lắm! Ngập trong tô nước lèo là thịt bò tái, xương heo,

hoặc bò viên. Nổi trên mặt bây giờ mới là hành ngò xắt nhỏ. Rau ăn kèm với Phở Khô Gia Lai cũng đơn giản chỉ có xà lách, húng quế và giá trụng. Ngổ hay Ngò gai đi theo cũng không hợp.

Ăn Phở Khô Gia Lai phải đúng quy trình mới cảm nhận hết cái ngon của nó, bạn gia giảm mặn nhạt bằng tương nâu làm từ đậu nành và đường vàng, cùng xì dầu, chứ không thể là nước mắm được. Dùng

muỗng xắn tư để sợi bánh ngắn lại, trộn đều. Nhai từ tốn sao cho bánh, thịt, nước béo, gia vị thành một hỗn hợp thắm đượm, giàu chất dinh dưỡng. Trước khi đưa hỗn hợp này xuống bao tử, bạn chiêu thêm một muỗng nước lèo, nhai thêm vài cái. Lúc này, mới thấy Phở khô Gia Lai là gì. Mà không phải ngẫu nhiên, người ta dọn riêng bánh phở với nước lèo. Bạn đã hiểu tại sao lại là PHỞ HAI TÔ chứ?

Nguyễn Sơn

Phở khô Gia Lai

Nguyễn Sơn

Page 12: Một thoáng kỷ niệm - iiNetmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 6.pdf · 2010-05-19 · một câu, tôi quên không nhớ Bố đã kể chuyện Cái Máy Và Cục

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 111

Nhận được tin nhắn từ một người bạn thân gốc Pleiku cho biết tin về cuộc hội ngộ kỳ 4 của Liên trường Học sinh Pleiku và thân hữu vào tháng ba 2010 tới đây, qua lời giới thiệu của bạn Mạc Khoa, người cùng cư trú tại tiểu bang giá lạnh tình nồng mang tên xứ Van Hồ với Tâm Hiền, mình lại liên lạc được với Nguyễn Võ rồi Thu Đào và kế đến là chị Song, tuy rằng chưa hề biết mặt nhau dù một lần nhưng qua những cuộc điện đàm mình lại thấy gần gũi hơn, nhất là mối liên hệ thân nhân của những người bạn mới nầy với mình là cùng một đơn vị, trên mảnh đất mới miền Trung xa xôi đó, Phòng Tổng Quản Trị Quân Đoàn II với Pleiku nắng bụi mưa bùn lạnh giá và rét mướt.

Cuối thập niên sáu mươi, nhận lệnh thuyên chuyển về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II, tôi đặt chân đến miền đất đỏ cao nguyên vào những ngày cuối năm trong không khí lạnh lẽo ban đêm, mây mù giăng kín lối đi mỗi ngày khi tờ mờ sáng. Đứng đón xe vào trình diện cùng một vài anh em quân nhân khác tại ngã ba Hoa Lư. Sau những thủ tục tại phòng Tổng Quản Trị, không ngờ tôi được giữ lại phục vụ ngay tại phòng nầy trong công việc thực hiện các biểu đồ dành cho các buổi thuyết trình ở Quân Đoàn, thế là kể từ đó tôi mặc nhiên trở thành cư dân của thành phố mù sương. Được một tuần phép lang thang tìm chỗ trọ qua sự giúp đỡ của các dân kỳ cựu, tôi tìm mướn được một phòng trọ trên đường Yersin, sau lưng biệt thự của vị tướng Tư Lệnh Phó Quân Đoàn (Dinh Lam Sơn).

Thả bộ dài từ nhà đến rạp Diệp Kính, rồi vòng lên chợ mới theo lời chỉ dẫn của chủ nhà trọ, tôi dọc theo con phố Hoàng Diệu để thử xem tại sao mà có câu hát đi năm phút trở về chốn cũ. Mênh mang với tiếng hát văng vẳng đâu đây phát ra từ một quán cà phê trên con đường dốc Hoàng Diệu như miêu tả sự hiện hữu của thành phố miền cao mà nhiều người dân dịa phương thường ưu ái gắn cho cái tên rất dễ thương “Phố Núi” thật không có gì diễn tả đúng hơn nữa nhất là qua câu hát… “Phố núi cao, phố núi đầy sương, phố núi cây xanh, trời thấp thật gần…” có lẽ từ những vần thơ của Vũ Hữu Định đã mang niềm cảm hứng cho nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc Còn Chút Gì Để Nhớ, và cũng có lẽ kể từ đó thành phố sương mù được đổi thành Phố Núi chăng, câu trả lời xin nhường lại cho những cư dân kỳ cựu chớ Tâm Hiền chỉ lang thang ở đó 5, 6 năm nên không thể am tường lịch

sử và địa dư cho lắm.“Em Pleiku má đỏ môi hồng.

Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông. Nên tóc em ướt và mắt em ướt. Nên em mềm như mây chiều trong…” Thật là em có dễ thương, có mềm mại, mượt mà như lời thơ kia chăng, có làm cho chàng trai miền Tây tha phương bỏ quên con tim lại chăng, lại thêm một chấm hỏi chưa có lời giải đáp, mà sao mình khi vừa đặt chân đến đây thì bạn bè cảnh cáo chớ nên lạng quạng mà… Pleiku đến dễ khó về, trai thời có vợ, gái thì có con. Ôi chu choa sao khó thế, quyết thử một chuyến coi giống như trong kinh không nhé.

Vì là nguyên gốc Họa sĩ nên mình tìm lại thăm anh Họa sĩ lão thành có một phòng tranh gần rạp Diệp Kính đó là Vũ Hối, cùng xuất thân ra từ Mỹ thuật Gia Định nhưng mình là lớp hậu sinh, tuy nhiên được anh giúp đỡ nhiệt tình, nhất là hướng dẫn cặn kẽ về phong tục tập quán ở đây, nên thời gian sau Tâm Hiền thường ghé lại phòng tranh của anh vẽ thêm vài tấm chân dung cho khách hàng kiếm thêm tiền tiêu vặt trước khi về cộng tác với Hòa tại phòng vẽ Sống trước chợ nhỏ.

Càng ngày càng thấy quyến luyến thành phố tình thân nầy như những lời thơ mang nhiều men ấm… “Phố núi cao phố núi trời gần. Phố xá không xa nên phố tình thân. Đi dăm phút đã về chốn cũ. Một buổi chiều nào lòng vẫn bâng khuâng. Xin cảm ơn thành phố có em. Xin cảm ơn một mái tóc mềm. Mai xa lắc trên đồn biên giới. Còn một chút gì để nhớ để quên…” Thế

Tâm Hiền

Page 13: Một thoáng kỷ niệm - iiNetmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 6.pdf · 2010-05-19 · một câu, tôi quên không nhớ Bố đã kể chuyện Cái Máy Và Cục

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 112

rồi sau một buổi cà phê dinh điền, thùng phuy ghế gỗ gần Biệt Điện, chúng tôi những thằng con trai mồ côi vợ, tuổi đời chưa tới ba mươi, dáng người thì cũng dễ coi, độc thân vui tính nhưng nhiều năm lính cùng nhau tìm hiểu xem các em gái Pleiku có thật má đỏ môi hồng như lời ca tụng không. Một trong những người bạn đi cùng rủ tôi tách riêng ra đi thăm bạn gái anh ta ở một quán báo kế bên rạp chiếu bóng Diệp Kính nhưng nằm về phía Hoàng Diệu trên con dốc đổ về phía cầu Hội Phú, nhưng khi đến nơi mới vài câu chuyện thì anh bạn đã rù rì rủ rỉ gì với cô chủ sạp báo và kéo nhau dông mất sau khi dặn dò tôi cùng cô em kế ở lại trông hàng.

Lúc đầu hơi bỡ ngỡ, nhưng vì cô chủ nhỏ cũng tương đối đẹp, tuy không bằng cô chị nhưng khách hàng đến mua báo khá đông nên khiến cho cô trở nên tất bật làm mình cũng cuống quýt như cô nàng, nhờ thế một lúc sau chúng tôi dạn dĩ hơn khi vắng khách mới hỏi tên nhau làm thân chớ không phải làm quen, thì ra cô nàng mang tên Ngọ vì sanh năm Ngọ thế thôi. Cho nên sau nầy mấy người bạn mua tặng tôi nhạc phẩm “Ngày xưa Hoàng thị” rồi bảo tôi nên học thuộc lòng để lâu lâu khe khẽ rên lên… “Em tan trường về. Anh theo Ngọ về. Chân anh nặng nề. Lòng anh nức nở. Mai vào lớp học. Anh còn ngẩn ngơ… ngẩn ngơ”, mà thật sau lần đó về nhà lòng dạ ngẩn ngơ nên khi lại gặp người bạn quen với cô chị, mình đành thú thật rằng muốn đến thăm nàng vì anh ta không tới thì mình khó có cơ hội gặp mặt cô em cho nên phải hối lộ bằng cách mời chàng và nàng cùng cô bạn vừa quen đến quán bún bò nhà xác đãi

một chầu mới có lý do nói chuyện.Sau lần đó, hai chúng tôi gặp gỡ

thường xuyên hơn, cô chị cũng dễ dãi cho chúng tôi nói chuyện riêng

nhưng toàn những chuyện trên mây dưới gió mà không hề tính tới tương lai phải như thế nào, trong khi công việc buôn bán của hai chị em lại được đa số khách anh hùng không gian ghé thăm tận tình, một hôm khi uống cà phê tại quán Cà phê Văn tôi nhắc cho cô nàng nghe một câu vè mà chắc người nào từng sống ở Pleiku đều ít nhất một lần nghe… “Đường nào dài cho bằng đường Hoàng Diệu, lính nào điệu cho bằng lính Không Quân”, thì cô nàng sửa lưng tôi là “Lính nào đểu cho bằng lính Không Quân” rồi cười như đắc ý lắm. Mọi chuyện vẫn bình thường trôi qua không tiến triển thêm chút nào, cứ như hai người bạn thân mặc dù đôi lần tôi ngỏ ý nhưng cô nàng lặng im. Thế rồi năm sau trong một lần về phép thăm gia đình, trở lên lại bận công việc nên khó ghé thăm mãi đến một hôm, người bạn cho hay nàng sắp làm đám cưới với một anh

Không Quân nên tôi vội đến gặp tìm hiểu rõ nhưng cô nàng không tiếp, bèn lủi thủi trở về. Hai tháng sau, anh bạn quen với cô chị được mời dự đám cưới còn riêng tôi thì không, nên ngồi thơ thẩn trên căn gác xếp ở phòng vẽ Sống mở tập thơ ra xem lại những bài thơ viết cho nàng nhưng không gởi, để hôm nay cay đắng viết tiếp bài thơ sau:

Phô nui cam hoai

Tôi, người linh tre một lần ghé lại,

Con dốc sương mù, Phố núi của em

Hờ hững đôi chân, rạng rơ con tim

Dệt ảo mộng, tha phương tìm chỗ trọ

Dáng thướt tha người em mang tuổi Ngọ

Mỗi buổi tan trường, phố nhỏ reo vui

Lẽo đẽo bên em, môi nhoen miệng cười

Thầm ước vọng, đôi chim cùng tung cánh

Nhưng cuộc đời, không như lòng ta tinh

Cuộc tình nào chăng có lúc ly tan

Lên xe hoa, với hạnh phúc giàu sang

Bỏ sau lưng ngơ ngàng, người linh tre

Về gác xưa, một mình ngâm khe khẽ

Thơ cho em, ngần ngại vẫn còn đây

Để hôm nay, ngơ ngẩn trọn đêm dài

Tư thầm trách, ôi Ngày xưa Hoàng Thị…

Kể từ đó, con dường dốc Hoàng Diệu mang thêm nhiều dấu chân của tôi, dấu chân của người tình si âm thầm, lặng lẻ đếm từng nhịp bước trên hè phố nhỏ... từng bước từng bước thầm như lời thơ của thi sĩ Kim Tuấn mà tôi đã nhiều lần gặp gỡ trong các buổi sinh hoạt nghệ thuật ở đây. Thôi thì, cho tôi xin một lần tìm lại giấc mơ cùng Phố Núi.

Tâm Hiền01/05/2010

Page 14: Một thoáng kỷ niệm - iiNetmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 6.pdf · 2010-05-19 · một câu, tôi quên không nhớ Bố đã kể chuyện Cái Máy Và Cục

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 113

Page 15: Một thoáng kỷ niệm - iiNetmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 6.pdf · 2010-05-19 · một câu, tôi quên không nhớ Bố đã kể chuyện Cái Máy Và Cục

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 114

Như Loài Thú ĐóiNhư loài thú đói, trong cơn mêThèm nụ hôn và tình yêu buổi sángMôi em nồng thơm thơm mùi rượu chátCay cay bọt Champagne Mùa Thánh Lễ ta ăn chayĐể Chúa Nhật không phải đi xưng tội Và, Có những lần Em giận anhLẫy hờn không thèm nóiCứng đầu như củi khôCứng lời như xát muối……………………Cứ như hai người lạTa quay lưng về nhauRồi như loài thú đóiTa chụm đầu yêu nhau Lê Xuân HaoTặng Cm

Vê thăm Phô nui

Trơ lai thăm em, Phô Nui tôi ơiHam Rông con đây, buôi sang đep trơi

Lươn dôc quanh co, ghe thăm chôn cuGoc nho điêu hiu, ngươi ây đâu rôi

Phô đa chuyên mau, đôi thit thay daThơ thân nhin quanh, ta la vơi ta

Dôc mơ năm xưa, sao minh lac lôiBe ban ngay nao, tim mai không ra

Hoa Lư vân đây, Pleime con đoĐương hep năm xưa, dân vê phô nho

Ghi bươc chân anh, nghiêt nga cuôc tinhDâu khăc thông gia, mươt xanh ngon co

Xa văng lâu ngay, thăm lai chôn xưaMươi mây năm rôi, Phô Nui chiêu mưa

Ru nhe hôn ta, xac thân viên xưU uân niêm riêng, biêt noi sao vưa

Bươc khe vê tim, ngươi em Phô NuiVương vân tâm hôn, mông du lâm lui

Biên Hô binh yên, chơt thoang như mơXin gơi lai em, ky niêm ngot bui

Nhơ lai chuyên về thăm Phô Nui 1994Tâm Hiền, đâu năm 2010

Page 16: Một thoáng kỷ niệm - iiNetmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 6.pdf · 2010-05-19 · một câu, tôi quên không nhớ Bố đã kể chuyện Cái Máy Và Cục

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 115

Từ đường đèo “M’Drak” đi xuống phía nam, Hùng bỗng dừng bước, nhìn lại đỉnh núi Mẹ Bồng Con cao vòi vọi, còn vương vấn sương mù của buổi ban mai mà nghe lòng lo ngại bao nguy hiểm, gian nan đang chực chờ con người nhỏ bé giữa chốn sơn lâm trùng điệp. Trung đi trước dẫn đường, hối thúc, Hùng vội vã đi theo cho kịp bước chân của chàng “lính rừng” ngày trước đã từng in dấu giày trên dãy Trường Sơn và đã dày dạn nắng mưa khắp bốn Vùng Chiến Thuật

Trung có vóc dáng giống như pho tượng người lính gác nghĩa trang quân đội ngày trước. Chàng rất gan lì và chịu đựng khổ nhọc rất dẻo dai. Ngày xưa, còn là nam sinh của một trường trung học ở xứ biển thơ mộng, chàng đã chiếm nhiều giải điền kinh bơi lội và chạy bộ. Hùng thì có vóc dáng thư sinh và nghệ sĩ, trói gà không chặt, “nắng không ưa, mưa không chịu”. Đôi bạn Hùng và Trung yêu thương nhau như huynh đệ một nhà kể từ khi còn ở bậc tiểu học. Họ khắng khít nhau như hình với bóng nên bạn bè cùng lớp gọi họ là “cặp bài trùng”.

Cả hai đều học hành rất khá nhưng không biết tại sao lại cùng “trợt vỏ chuối” trong kỳ thi tú tài phần 1. Lấy câu “học tài thi mạng” để an ủi nhau, Trung và Hùng cố học lại và dự khoa thi năm sau, nhưng “cặp bài trùng” lại cũng bị “trợt vỏ dưa”! Hai chàng sầu đời, rủ nhau đi lính. Sau khi mãn khóa Hạ sĩ quan ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung, Hùng trở thành hạ sĩ quan Quân Nhu làm việc ở Sài Gòn,

Trung ra đơn vị tác chiến Biệt Động Quân.

Sau những cuộc hành quân, Trung về đô thành, tìm gặp Hùng để cùng nhau đối ẩm ở những phòng trà ca nhạc, có khi tiệc nhậu được tổ chức tại nhà của Trung với vài người bạn thân thương cùng chung

nghiệp lính, uống rượu, ca hát cho quên mọi gian khổ của đời quân nhân kề cận với tử thần. Tình nghĩa kim bằng ngày càng sâu đậm, gắn bó qua bao tháng năm vật đổi, sao dời.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, Hùng về náu nương với Trung ở Bến Hàm Tử - Sài Gòn. Trung chỉ còn một người cha tuổi đã sáu mươi. Mẹ Hùng đã qua đời từ khi Trung đi lính được ba năm. Hùng mồ côi cha mẹ khi còn bé, được ông bà nội nuôi dưỡng. Đến khi Hùng trưởng thành thì ông, bà nội của chàng lần lượt ra đi vĩnh viễn bên kia cuộc đời.

Nghề sống của cha con Trung là sửa xe đạp, xe Honda trên hè phố gần nơi trú ngụ. Hùng thì nương tựa nơi hành nghề của cha con Trung để vá ép, bơm bánh xe, bơm ga hộp quẹt, làm chìa khóa sống qua ngày.

Hằng năm, cứ vào khoảng tháng mười âm lịch, Trung rủ Hùng vào

rừng, tìm hoa phong lan đem về để bán cho những người giàu có, dự cuộc thi trong Đại Hội Hoa Xuân.

Trung còn nhận tìm thảo dược, mộc dược cho ông thầy thuốc nam ở gần nhà và chàng cũng biết cách tìm trầm trong những cánh rừng già.

Do đó, Trung và Hùng đi rừng một công mà hai, ba việc. Ngoài lương khô, nước uống, thuốc men, nồi nấu cơm, tất cả những vật cần thiết để kiếm thức ăn như lưới bén, lưỡi câu, ná dây thun, dây để đánh bẫy thú rừng, võng ni-lông, quần áo… được mang theo trong hai cái ba-lô. Trung thủ trên tay cái rựa để phát bụi rậm, gai gốc cản trở, Hùng mang theo một cái nỏ của người

thượng với mục đích mưu sinh và cái búa đẻo để khi cần hạ cây rừng.

Mấy ngày qua, từ Sài Gòn ra Dục Mỹ, Trung và Hùng đã tìm được một số hoa phong lan và một số cây thuốc nam trong những cánh rừng lân cận, đem về gởi nhà của một người bạn cũ mà hai chàng xin tá túc. Hôm nay, Trung dẫn Hùng leo lên cao độ của dãy Trường Sơn, dùng đỉnh núi Mẹ Bồng Con làm điểm chuẩn để khi bị lạc lối sẽ leo lên cây cao, tìm đỉnh núi ấy mà định hướng, quay về nơi xuất phát. Trước vẻ hùng vĩ, bao la của núi rừng,

Hùng thấy lo sợ sẽ phải đương đầu với thú dữ, rắn độc, sơn lâm chướng khí, Trung thì thản nhiên như người dạo phố, vừa đi vừa ca hát nghêu ngao.

Đi sâu vào phía Tây Nam, rừng càng rậm hơn, cây cao che khuất ánh sáng mặt trời. Trung bảo Hùng

NGƯỜI XƯA Kha Lăng Đa

Page 17: Một thoáng kỷ niệm - iiNetmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 6.pdf · 2010-05-19 · một câu, tôi quên không nhớ Bố đã kể chuyện Cái Máy Và Cục

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 116

dừng lại quan sát, không thấy được bụi hoa phong lan nào bám trên thân cây, hai người tiếp tục đi xa hơn nữa. Qua khoảng rừng già âm u, cây cối thưa hơn, ánh nắng mai đổ xuống trên những tàng lá xanh um, lóng lánh những giọt sương đêm. Tiếng chim hót véo von như chào đón hai người ở thành đô tìm nơi hẻo lánh để làm bạn với cỏ cây.

Hương hoa thoang thoảng trong hơi thở của núi rừng. Trung khám phá ra mấy bụi phong lan ký sinh trên thân cây cao với nhiều loại dây leo. Tức tốc, chàng trèo lên cây, gỡ từng bụi, ném xuống cho Hùng. Mãi mê tìm hoa phong lan, Trung và Hùng đã đi lọt vào một thung lũng, dưới sườn núi phía tây, có suối nước ngọt, rất xa điểm khởi hành.

Hai chàng dừng chân để ăn trưa. Trung đem lưới bén chắn ngang dòng suối bạc bắt được nhiều cá trắng, con nào cũng to bằng ba ngón tay. Hai chàng nhóm lửa, nướng cá bên bờ suối và nấu cơm trưa.

Sau bữa ăn, Trung và Hùng vừa hút thuốc lá vừa tiếp tục đi tìm hoa phong lan. Đến khi nắng ngã về chiều, họ gom tất cả được mười sáu bụi hoa phong lan, có vài bụi đang nở hoa, tỏa hương thơm ngát. Họ chia các bụi hoa ra làm bốn nhóm, buộc dây lại gọn gàng để ngày mai, mỗi người sẽ gánh hai bó. Một số dược thảo tìm được, Trung dồn vào hai bao cát, chàng nhận trách nhiệm gánh luôn cả cây thuốc nam cho Hùng đỡ bớt nặng nhọc. Đêm ấy, họ giăng võng trên cành cây cao, được che chở bởi tàng lá rậm, cẩn thận hơn, họ cột dây phía trên mỗi chiếc võng, phủ hai tấm “Poncho” như mái nhà, đề phòng những trận mưa đêm. Mặt trời vừa khuất thì đêm xuống thật nhanh cho núi rừng chìm đắm dưới màn sương lạnh. Nhạc côn trùng trỗi lên nghe rả rích hòa cùng tiếng kêu oang oác của lũ chim ”Bù-chao ” chưa chịu ngủ yên.

Bỗng rừng nhuộm ánh vàng mông lung của vầng trăng 18 vừa lên giữa bầu trời, rải rác những đám mây trắng trôi bồng bềnh về phương vô định. Tiếng cú xa xa vọng lại giữa đêm trường cô tịch. Trung và Hùng nằm võng, hút thuốc nói chuyện về dự tính tương lai của cuộc đời mình.

Qua hai lần vượt biên bất thành, chạy trối chết mới thoát khỏi tay bọn công an vây “bến hẹn”. Vậy mà họ vẫn nuôi hy vọng, chờ cơ hội để đi tìm tự do. Họ tiếc nuối thời vàng son đã vùi lấp trong quá khứ mịt mùng, bây giờ phải sống cúi mặt bên lề xã hội mà họ không muốn sống, cái xã hội mà loài người văn minh, yêu Dân Chủ, Tự Do không chấp nhận nó.

Hùng nói bằng lời rất chân thành:

_ Tao rất sợ thú dữ và rắn rít, vì chỗ thân tình với mầy nên tao mới đi theo mầy. Không biết tại sao mầy lại thích vào rừng vậy, hả Trung?

Trung cười hồn nhiên:_ Tại vì tao muốn xa lánh cảnh

đời mà mình phải sống bất đắc dĩ, thà lên rừng sống với khỉ còn hơn.

Mầy biết hôn, rừng là người bạn tốt, là ân nhân của mình đó! Lúc mới lọt lòng mẹ, rừng đã cho ta củi, than để sưởi ấm. Cái giường, bộ ván ta nằm, cái tủ đựng quần áo, cái thớt, cái chày giã gạo… vân... vân do rừng cung cấp cho ta, đến khi chết, rừng còn tặng ta một cỗ quan tài để theo ông theo bà về âm phủ.

Đó, mầy thấy rừng đáng ca tụng hay không? Hoa phong lan, thuốc nam mình tìm được, đem về bán lấy tiền cũng nhờ rừng, còn nhiều nữa, tao kể chưa hết đâu. À… à... còn một thứ rất quan trọng với mình nữa, đó là thuyền vượt biển để tìm tự do cũng nhờ có cây rừng để thợ đóng ra nó.

Hùng cảm thấy vui trước lý luận về rừng của Trung. Có lẽ đời lính

phong sương, đã từng vượt núi, băng rừng, san bằng mọi trở lực, gian nan nên Trung coi rừng là bạn.

Mấy chàng Biệt Động Quân ngày trước có sợ gì “Rừng núi, sình lầy”. Hùng là lính thành phố nên sợ núi rừng là lẽ tất nhiên.

Đôi bạn lại kể cho nhau nghe chuyện tình buồn của mình. Trung có người yêu ở hai năm học cuối của cấp Trung Học. Chàng đã cùng nàng hẹn biển thề non, nhưng lúc Trung thi rớt Tú Tài và đi lính thì nàng cất bước sang ngang, theo một anh sĩ quan Mỹ về nước Hoa Kỳ.

Trung ôm mối hận tình đến nay vẫn chưa có người yêu mới. Hùng thì yêu say đắm cô nữ sinh Nguyễn Thị Giáng Hương cùng lớp. Chàng không dám ngỏ lời tha thiết của trái tim mình và cũng không dám gởi thư tỏ tình, dù chàng có nhiều lần đệm đàn Tây Ban Cầm cho nàng ca trong những buổi trình diễn văn nghệ do nhà trường tổ chức. Trung mê giọng hát ngọt ngào, truyền cảm của Giáng Hương, nhứt là khi nàng hát bản “Mộng chiều Xuân”, nhạc bản mà nàng ưng ý nhứt. Cuối năm học Đệ tứ, nàng về quê, chàng ở lại xứ biển nghe lòng buồn như sóng nước mênh mông trong những buổi hoàng hôn, đi lang thang một mình trên bãi biển. Chàng ốm tương tư, trút hết tâm sự như vắt cạn máu tim để viết một lá thư tỏ tình, định đến ngày tựu trường sẽ thu hết can đảm, gởi cho nàng.

Nhưng, năm ấy Giáng Hương không trở lại mái trường xưa nữa. Trung chờ trông mòn mỏi mà bóng nàng vẫn biền biệt ở phương nào.

Đến nay đã chín năm rồi mà Trung vẫn còn cất giữ lá thư tỏ tình để… làm kỷ niệm. Hình ảnh nàng với suối tóc huyền buông xuống ngang lưng, đẹp diễm kiều trong chiếc áo dài trắng nữ sinh luôn in đậm giữa tâm hồn chàng, không bao giờ phai nhạt. Làm sao Hùng quên

Page 18: Một thoáng kỷ niệm - iiNetmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 6.pdf · 2010-05-19 · một câu, tôi quên không nhớ Bố đã kể chuyện Cái Máy Và Cục

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 117

được đôi mắt đẹp và đôi môi hồng tươi thắm khi Giáng Hương nở nụ cười duyên.

Tiếng hát học trò của nàng như còn vọng dư âm trong cuộc đời chàng.

Hùng ngáp dài thành tiếng, Trung bảo:

_ Thôi ngủ đi Hùng ơi! Ngày mai mình trở về Dục Mỹ.

Hùng hút hết điếu thuốc, ném tàn xuống gốc cây rồi nói: _ Nghe nói đi về tao mừng quá Trung ơi! ngủ ngon nhe cưng!

Trung ca nho nhỏ:_ ”Ngủ đi mộng vẫn bình

thường, à… ơ … có tiếng thùy dương

mấy bờ… ” Chỉ trong vài phút sau, trên cây

cao chỉ còn nghe tiếng ngáy đều đều của hai chàng ngủ võng. Bỗng giữa canh khuya, Hùng thức giấc, gọi Trung. Trung giựt mình tỉnh dậy, hỏi:

_ Có chuyện gì vậy?Hùng nói với giọng sợ sệt, mất

bình tĩnh_ Trung ơi! Tao nằm mộng thấy

một chàng phi công mặc áo bay đen, trạc 25 tuổi, khuôn mặt đẹp trai, có đôi mắt buồn. Anh ta nói với tao: ”Ngày mai, hai anh có về Sài Gòn làm ơn cho tôi theo về nhà mẹ tôi, tôi chờ ở đây lâu lắm rồi mà không gặp được ai cả, tôi đói, lạnh lắm! hai anh hãy xuống phía nam khoảng bốn trăm thước thì gặp tôi. Xin hai anh giúp dùm tôi!”

Trung nói lè nhè:_ Mộng mị đó mầy ơi! Không

có gì đâu, ngủ tiếp đi !_ Tao thấy rõ ràng mà Trung!

Người ta báo mộng đó Trung ơi!_ Ngủ đi, mai nói tiếp!Trung lại ngủ. Hùng nằm suy tư

không ngủ được, thầm van vái xin linh hồn người phi công mà chàng thấy, hãy báo mộng cho Trung hết hoài nghi. Hùng nằm trằn trọc, lo

sợ, đến khi chàng mệt mỏi, vừa ngủ thì Trung bỗng gọi chàng dậy và nói với giọng hồi hộp:

_ Đúng rồi Hùng ơi! Tao cũng nằm mộng thấy chàng phi công như mầy diễn tả và anh ta cũng cầu xin tụi mình cho anh ta theo về Sài Gòn.

Trung nghe ớn lạnh xương sống, tim đập dồn dập. Chàng run run nói:

_ Chắc là anh phi công bị tử nạn vì máy bay bị rớt trong khu rừng nầy.

_ Vậy sáng mai, tụi mình đi về phía nam, tìm xác phi cơ.

Hai người đốt thuốc, vừa hút vừa suy luận giấc mộng vừa qua. Họ cố dỗ giấc, nhưng không ngủ được.

Đến khi gà rừng eo óc gáy, họ thiếp đi lúc nào không biết.

Mặt trời lên cao. Chim rừng hót vang, đánh thức Trung và Hùng tỉnh giấc. Họ khui đồ hộp, ăn sáng trên võng xong, thu xếp vật dụng hành nghề, mang ba-lô, gánh hoa phong lan, nhắm hướng nam đi tới. Đi băng rừng được một khoảng ước chừng bốn trăm thước, Trung bảo Hùng dừng lại, tìm một gốc cây lớn, dễ nhận dạng, để tất cả những thứ mang theo ở đó rồi họ cùng nhau đi lục soát, tìm kiếm dấu vết phi cơ lâm nạn. Họ đi dọc, đi ngang, mở rộng bán kính tìm kiếm suốt hai giờ đồng hồ mà không thấy được một mảnh vụn của phi cơ. Trung thất vọng, ngồi dưới gốc một thân cây cổ thụ hút thuốc, Hùng cũng dừng lại nghỉ mệt, miệng phì phà điếu thuốc mà lòng thầm van vái vong linh của người phi công hãy chỉ đường, dẫn lối cho họ tìm được xác máy bay. Họ quay lại gốc cây, nơi để dụng cụ đi rừng để lấy bi-đông nước uống. Trung uể oải, thở dài:

_ Mình tìm quá kỷ mà sao không thấy dấu vết gì cả.

Hùng có vẻ kiên nhẫn hơn:_ Mình nghỉ ngơi một chập rồi

tiếp tục tìm kiếm thêm trong khoảng một giờ đồng hồ nữa, nếu không tìm được, mình đành phải về Dục Mỹ.

Lúc hai người đang ngồi nghỉ mệt thì có một đàn chim cu bay đến đậu trên nhánh của một lùm cây rậm rạp. Hùng để ý nhìn lùm cây rất đặc biệt, gốc cây mọc chen chúc như muốn đan lấy nhau, dây leo chằng chịt, nhìn vào bên trong tối om. Một con trong đàn cu đậu trên cành cất tiếng gáy. Trung nhìn cái ngực của nó phơi ra như khiêu khích, vội vàng rút cái ná dây thun, nạp một viên đá ong bằng lóng tay trỏ, nhắm mục tiêu, giương ná bắn. Một tiếng “rẹt” phát ra, con cu trúng đạn, rớt xuống lùm cây rậm, những con còn lại hoảng hốt vỗ cánh, bay đi. Trung lấy cái rựa phát lối đi để vào lùm cây rậm, lượm xác con cu. Hùng đi theo sau lưng Trung. Bỗng Trung reo lên:

_ Xác phi cơ! Hùng ơi!Hùng vội chạy lên, thấy xác một

chiếc phi cơ L.19 nằm ở vị thế đầu cắm xuống đất, hai cánh gãy cụp xuống, chân đáp một bên bị gãy, một bên cong về phía sau, khung phòng móp méo, kiếng bể vụn ra. Thân phi cơ nằm xiên khoảng 45 độ đối với mặt đất. Xác phi công ngồi gục về phía trước, thịt đã tiêu tan từ lâu, chỉ còn lại bộ xương nằm trong chiếc áo bay đen nay đã bạc màu, bị mối, mọt, côn trùng đục khoét nhiều lỗ, cái xương sọ còn nằm trong chiếc “helmet”, khẩu P.38 mang bởi dây nịt đạn đã rỉ sét.

Trung dùng rựa cắt dây choàng bụng và dây choàng vai trên ghế ngồi rồi cùng Hùng đem xác phi công xuống đất. Trung đi lấy cái bao cát để đựng tất cả xương trong chiếc áo bay, trong đôi giày, trong nón bay mà họ đã gom góp được, luôn cả dây thẻ bài kim khí mang tên họ, số quân và loại máu của phi công. Thẻ căn cước quân nhân, thẻ căn cước dân sự, bằng lái xe hạng nhẹ,

Page 19: Một thoáng kỷ niệm - iiNetmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 6.pdf · 2010-05-19 · một câu, tôi quên không nhớ Bố đã kể chuyện Cái Máy Và Cục

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 118

thẻ mang vũ khí cá nhân trong cái bóp da nhiều ngăn vẫn còn nguyên vì có bọc “plastic”, một số tiền cũ, giấy tờ, hình ảnh đã phai màu, loang lổ và bị mối nhấm. Hùng xem căn cước dân sự, biết được địa chỉ của người quá cố ở đường Lê Lai. Hình cá nhân trong thẻ căn cước giống hệt như khuôn mặt chàng phi công trong giấc mộng mà hai người đã thấy.

Hùng và Trung nghe lòng ngậm ngùi, thương xót cho một kiếp trai hùng đã đi đáp lời sông núi, lướt gió, tung mây cho thỏa chí tang bồng, nặng mang lý tưởng cao cả “Bảo Quốc Trấn Không” với lời thề “Đi không ai tìm xác rơi!”. Trung hồi tưởng lại những cuộc hành quân tiếp cận với địch quân, có đơn vị của chàng tham chiến, phi cơ quan sát L.19 đã nhiều lần hướng dẫn những phi tuần khu trục oanh kích mục tiêu rất chính xác, giúp cho quân bạn làm chủ được tình hình và tạo được chiến thắng vẻ vang

Giờ đây chim bằng đã gãy cánh, xác thân nằm cô quạnh, rục rã giữa rừng xanh, oan hồn vất vưởng chốn thâm u, lạnh lẽo, không tìm được lối về quê mẹ. Không biết nguyên do nào anh bị lâm nạn, có lẽ vì giông tố, bão bùng hay vì trục trặc máy móc.

Nghiệt ngã thay! Anh lại rơi xuống giữa lùm cây rậm, chắc chắn là vùng nầy chưa có quân bạn hay quân thù lui tới, nếu có thì chắc cũng không nhìn thấy xác phi cơ.

Hùng nghĩ rằng có lẽ linh hồn của phi công đã xui khiến bầy chim cu bay đến đậu trên lùm cây rậm, nhờ Trung bắn trúng một con chim cu mới tìm ra xác máy bay. Hùng van vái:

_ Nếu anh linh thiêng đã hướng dẫn chúng tôi tìm được hài cốt của anh thì xin anh phù hộ cho chúng tôi đi đường được bình an, không bị bọn công an lục soát đồ đạc. Nếu chúng

nó thấy được hài cốt của anh mà gạn hỏi thì chúng tôi rất khó trả lời. Trung tháo gỡ cái la bàn định hướng gắn trên trần của phòng lái, trước mặt phi công, bỏ vào túi áo. Hùng lấy rựa đào lỗ, chôn xác con chim cu mà chàng vừa tìm được gần cánh phi cơ. Trung xách cái bao cát đựng hài cốt cùng Hùng trở lại gốc cây, gánh hoa phong lan và tất cả đồ đạc, nhắm hướng Bắc đi ra. Họ đi lầm lũi bên sườn núi, thỉnh thoảng Trung lấy la bàn ra xác định lại hướng đi. Hai giờ sau, họ dừng lại để ăn trưa và nghỉ mệt. Trung leo lên một cây cao, nhìn thấy núi Mẹ Bồng Con ở hướng Đông Bắc. Núi nầy có tảng đá lớn, dựng đứng trên đỉnh, trông xa giống như người đàn bà bồng con, mặt hướng ra biển.

Trung nói với Hùng, giọng hăm hở:

_ Gần tới đường đèo rồi Hùng ơi!

Đi theo hướng nầy, mình sẽ lọt ra phía chân đèo, gần Khánh Dương. Mình sẽ đón xe đò về Dục Mỹ kịp chiều nay, nhậu với bạn vàng của tụi mình một chầu, ngày mai sẽ về Sài Gòn.

Hùng thấy phấn chấn như trút hết mọi sự mệt mỏi, nở nụ cười rạng rỡ: _ Tao mừng quá Trung ơi! Thèm nhậu bia với lẩu dê quá đi!

**Tất cả hoa phong lan của Trung

và Hùng tìm kiếm, đem về Sài Gòn đã được một ông nghệ sĩ già giàu sang mua hết với giá cao. Ông ta còn đặt thêm hàng và khuyến khích Trung hãy đem về cho ông ta mười hai bụi hoa phong lan nữa, càng sớm càng tốt. Ông tặng tiền đi xe đò và thưởng tiền ăn nhậu cho hai chàng tìm hoa trong rừng thẳm. Những thứ dược thảo tìm được cũng đã giao cho ông thầy thuốc cùng phường,

Trung và Hùng xách bao hài cốt, mướn xe Taxi chạy đến nhà của anh

phi công quá cố ở đường Lê Lai, theo địa chỉ trong thẻ căn cước dân sự, vào một ngày cuối tuần.

Đến nơi, Hùng hồi hộp gõ cửa căn nhà ở mặt tiền đường phố khá khang trang. Một người đàn bà trạc 50 tuổi, vóc dáng trông rất quí phái, hé cửa hỏi với vẻ hoài nghi, sợ sệt:

_ Hai cậu muốn gặp ai trong nhà nầy?

Trung trấn an và trả lời:_ Xin thím đừng lo sợ, hai cháu

không phải là kẻ xấu, hai cháu vừa tìm được xác máy bay và hài cốt người phi công, giấy tờ tùy thân ghi địa chỉ nhà nầy.

Người đàn bà sửng sốt, mở cửa ra:

_ Mời hai cháu vô nhà rồi mình nói chuyện.

Bà mời chúng tôi ngồi rồi nôn nóng hỏi:

_ Hai cháu tìm được những gì xin cho tôi coi.

Trung mở bao cát lấy thẻ căn cước dân sự và căn cước quân nhân của chàng phi công cho bà ta xem hình. Bà bỗng run rẩy vì xúc động, miệng mếu máo, đôi dòng lệ tuôn trào ra khoé mắt:

_ Trời ơi! Con tôi đây mà!Bà ôm hai cái thẻ căn cước

vào lòng, khóc nức nở. Một cô gái khoảng 25 tuổi từ trong phòng bước ra, giựt lấy hai cái thẻ căn cước trên tay bà, nhìn xem rồi cũng khóc oà theo:

_ Anh ơi! Là anh! Lâu nay em nuôi hy vọng mong manh anh còn sống, nay… quả thật… anh đã… chết rồi!...

Hùng xúc động rươm rướm nước mắt. Trung ngồi cúi mặt. Chờ cho hai người qua cơn bi lụy, Hùng trao thêm cho cô gái dây và hai tấm thẻ bài kim khí. Trung nói với người đàn bà:

_ Thím lấy cho cháu một tấm với sạch, khăn lông cũng được, để cháu lấy hài cốt của ảnh trong bao

Page 20: Một thoáng kỷ niệm - iiNetmembers.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 6.pdf · 2010-05-19 · một câu, tôi quên không nhớ Bố đã kể chuyện Cái Máy Và Cục

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 119

cát ra, sau đó thím gói lại cất giữ, chờ ngày giờ tốt, đem đi mai táng.

Lúc Trung sắp hài cốt trên chiếc khăn lớn trải trên cái bàn, hai mẹ con lại khóc sướt mướt. Để thu ngắn thời gian vì còn lo việc khác, Trung nói

_ Thưa thím và chị, anh em tôi xin kiếu từ vì còn bận việc.

Người mẹ gạt lệ, kề miệng vào tai con gái, nói nhỏ. Cô gái đi vào phòng rồi trở ra, trao cho Trung và Hùng, mỗi người một phong bì, trân trọng nói:

_ Xin hai anh cầm lấy món quà nhỏ nầy gọi là sự biết ơn và nhớ ơn của mẹ con tôi.

Trung và Hùng cầm lấy phong bì, biết là tiền trong ấy nên cả hai trả lại cho cô gái. Cô gái không nhận, hai chàng đặt phong bì trên bàn,

Trung nghiêm nghị, nói:_ Cám ơn thím và chị, hai đứa

con không nhận tiền đâu, tụi con cũng là quân nhân ngày trước. Đó là bổn phận tụi con phải làm, xin thím và chị đừng ái ngại.

Người con gái có vẻ ngậm ngùi:

_ Mẹ tôi rất thành thật, số tiền mà mẹ tôi tặng cho hai anh chỉ có tính cách tượng trưng, ơn nghĩa cao trọng của hai anh, không biết lấy chi đền đáp cho xứng đáng. Nếu hai anh không nhận tiền thì xin nhận một lạy nầy của tôi, xin ghi nhớ công ơn của hai anh trọn đời.

Cô gái xúc động, ứa lệ, quì xuống trước mặt Trung và Hùng. Hai chàng đỡ cô gái đứng dậy. Hùng ôn tồn nói:

_ Cô đừng làm như vậy, anh em tôi rất đau lòng. Chúng tôi đã nói đó là bổn phận của chúng tôi mà. Anh của cô và chúng tôi cùng chung chí hướng với tình thương “huynh đệ chi binh”, chúng tôi không thể làm việc trái với lương tâm được, mong thím và cô thông cảm.

Người đàn bà u buồn, nói:

_ Mẹ con tôi chẳng biết nói lời gì hơn là xin đội ơn hai cháu. Cầu xin ơn trên ban phuớc cho hai cháu và gia đình gặp vạn điều lành. Mời hai cháu ngồi nán lại uống một chén trà, cho tôi hỏi thăm vài việc, được không hai cháu?

Trung nhìn Hùng, nháy mắt rồi trả lời:

_ Dạ thưa được.Người đàn bà bảo con gái:_ Hương ơi! Con hãy mau vô

pha trà, mời hai anh._ Dạ.Cô gái đi ra nhà sau. Hùng trố

mắt nhìn theo với vẻ ngạc nhiên vì cô gái nầy sao giống Giáng Hương quá, chỉ khác là mái tóc của nàng cắt ngắn, uốn úp vào chung quanh cổ và mặt, hình vóc nàng đầy đặn hơn cô nữ sinh mà chàng yêu tha thiết ở Vũng Tàu. Tên của nàng lại là Hương, đâu có sự trùng hợp nào lạ lùng như vậy! Chờ cho cô gái bưng bình trà lên, rót ra chén chung mời khách, Hùng hỏi:

_ Xin lỗi, có phải cô Hương đi học ở Vũng Tàu ngày trước không?

Hương nửa thẹn thùng, nửa vui mừng, nhìn Hùng để nhận dạng xem mình có quen từ trước hay không. Nàng trả lời:

_ Dạ phải, tôi đi học ở Vũng Tàu đến mùa hè năm 67 thì về Sài Gòn, học Trường Trưng Vương. Xin lỗi anh, nhìn anh quen quá mà tôi… không nhớ rõ.

Hùng vui sướng ngập lòng, tưởng chừng cuộc đời mình đang nở đầy hoa hạnh phúc, một thứ hạnh phúc mà từ lâu bị mất đi khiến cho Hùng tuyệt vọng, héo úa cả quãng đời thanh xuân, nay tìm được nó, có khác nào mò được cây kim đã rớt xuống đáy biển sâu. Hùng trách yêu Hương:

_ Hương mau quên quá! Tôi là Hùng học cùng lớp với Hương đây! Tôi đã đệm đàn Tây Ban Cầm cho Hương ca nhiều lần những khi nhà

trường tổ chức trình diễn văn nghệ trong ngày phát phần thưởng cuối năm học và những ngày trường ăn tiệc liên hoan “Cây mùa Xuân”. Những bản nhạc mà Hương ca, tôi còn nhớ hết, cô thích nhứt là bản “Mộng chiều Xuân”!

Hương mừng rỡ, gọi tên và bước tới nắm tay Hùng rồi xúc động nói:

_ Hơn 8 năm rồi, Hương xa anh, xa trường cũ, không một lần trở lại. Trông anh lúc nầy phong trần quá nên Hương nhìn không ra. Xin anh tha lỗi cho Hương.

Trung xen vào:_ Cô Hương cũng không nhận

ra tôi sao? Tôi là Trung, ”cặp bài trùng” của Hùng nè!

Hương nhìn kỷ gương mặt Trung rồi nói:

_ Hương nhớ ra rồi! bây giờ trông anh khác xưa nhiều lắm!

Mẹ Hương ngạc nhiên và rất hân hoan vì hai người ân nhân nầy lại là bạn học cũ của con gái bà. Bà nói lên cảm nghĩ của bà:

_ Thật chuyện nầy do Trời định nên bạn bè cũ xa cách đã lâu được gặp lại nhau. Cháu Trung và cháu Hùng lại có ân nghĩa đối với gia đình của thím, từ nay, mình có tình thân thiện như bà con, dòng họ vậy

Hùng nghe tim mình đập mạnh khi hỏi Hương:

_ Xin lỗi, Hương đã lập gia đình chưa?

Hương ngập ngừng, do dự vài giây mới đáp:

_ Hương có vị hôn phu, trước phục vụ ở Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị, Ảnh đi tháp tùng bạn bè Không Quân ở Tân Sơn Nhứt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, hiện đang ở Santa Ana, thuộc tiểu bang California. Còn hai anh thì sao?

Hùng nghe lòng se thắt khi biết Hương đã có vị hôn phu, mới tìm lại người mình yêu như tìm lại được nguồn hy vọng của cuộc đời, trong phút chốc lại trở thành vô vọng.