20
Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 140 Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình bằng xe đò để nhậm nhiệm sở mới thì đúng là... ngoại truyện! Trước khi xuôi về miền Gió Cát, ông đến chào từ biệt và báo mộng cho tôi biết là người bị sút khỏi Pleiku sau ông có thể là... tôi!. Nghĩa là tôi sẽ bị ngưng chức vụ hiện hành và chuyển đi đơn vị khác như ông, vì tôi và ông cùng... phe cánh! Lời báo mộng của ông chưa hiện thực thì ngày 30 tháng 4 ập xuống. Chúng tôi gặp nhau ở Sài Gòn mấy bận, an ủi vỗ về nhau rồi sau đó cùng rủ rê nhau vào rọ. Chúng tôi cùng chung trại Suối Máu Biên Hòa thời gian đầu, sau đó mỗi người bị chuyển ra Bắc và mất liên lạc. Thời ở Long Giao, thỉnh thoảng gặp ông ở trần, mặc xà lỏn đi lại trong trại, phía trên xà lỏn ông nhét một vật điêu khắc mỹ thuật do ông tự đẽo từ một khúc gỗ màu đỏ, giống y chang cái của quý (hay nợ?) của ông Adam. Ai thấy cái của quý nầy cũng đều tức cười! Ông ở tù mười năm và ra trại trước tôi ba năm. Khi tôi ra trại thì nghe ông ở đâu đó ở Bình Thạnh. Tôi có ý chờ ông đến thăm người bạn tù ra sau (như thường lệ). Chờ mãi không thấy bèn hỏi thăm nhà và ghé thăm ông. Rất tiếc cả hai lần đều không được gặp ông. Cả hai lần đều để lời nhắn mà vẫn biệt âm vô tín. Mãi đến khi tham dự đám tang KQ Nguyễn Minh Công tại Tân Định vào năm 1991 thì chúng tôi mới gặp nhau. Dịp này ông móc túi lấy ra một cọc tiền hồ, ông giữ lại một phần, còn một phần trao cho tôi và nói: - Moa mới lãnh lương, moa lấy một phần, còn một phần xin gởi biếu toa! Tôi không nhận ân tình nầy mà lòng cứ tiếc!. Tiếc là tại sao lại từ chối ân tình của một cấp chỉ huy xưa, một bạn tù và một đồng đội đã từng chia sẻ biết bao nguy khốn thời Pleiku lửa đạn và gió bụi mưa sình? Từ đó đến nay cũng đã trên mười năm dư (1991-2005), thời gian đã phôi pha, mong ông hiểu được lòng tôi lúc bấy giờ. Còn bây giờ, tuổi đời ngày càng chồng chất, tâm tưởng của tôi càng xích lại thuở xa xưa, càng trân trọng một thời dọc ngang biên trấn, nên khi nghe tin ông... thác, lòng tôi thật sự bàng hoàng, thật sự không đủ kiên nhẫn để hỏi han cho ra lẽ, cứ thế mà phóng tin buồn cho đồng đội anh em cùng ngậm ngùi chia sẻ. Cũng may, chỉ là Tin Thất Thiệt sau khi đã kiểm chứng. Đến nay thì nguyên nhân về Tin Đồn Chết Người đã có giải đáp. Chúng tôi xin phép trích đăng ra đây vài bằng chứng điện thư tiêu biểu chung quanh tin đồn chết người này: Ngày 2 tháng 8 năm 2005 Voy thân mến, Tôi gọi điện thoại nhưng không được. Muốn thông báo cho bạn biết là LBĐ đã từ trần tại VN, nhưng không rõ chi tiết. Bạn cho biết Không Đoàn ở Pleiku là K Đ số mất thuộc SĐ6KQ? Thân mến, Tarin Kính Anh, (thư phúc đáp) Thật sững sờ nghe hung tin KQ LBĐ đã từ trần tại VN. KQ LBĐ là Trung tá Phi Đoàn Trưởng PĐ530 Thái Dương và Không Đoàn Trưởng KĐ72 Chiến Thuật thuộc SĐ6KQ. Xin thông báo đến anh Tarin và các Thái Dương vài chi tiết về cố KQ LBĐ. Thân kính, voy Ngay sau đó, chúng tôi gởi điện thư về VN, nhờ các KQ Thế Phong (nhà văn, thuộc phòng báo chí Bộ Tư Lệnh KQ, hiện ở Tân Định), Minh Mẫn (PĐ229 Kingbee, hiện ở Quận 3), và Bắc Đẩu Nguyễn Thành Bích (PĐ118 Bắc Đẩu Pleiku, hiện ở Bình Thạnh, như sau: Thân gởi Anh TP và Minh Mẫn, Được tin KQ LBĐ đã từ trần tại Bình Thạnh. 1/ Mong hai anh cố gắng tìm thăm gia đình KQ LBĐ ở số xxx, đường Nguyễn Thiện Thuật, Phường xx, quận Bình Thạnh. 2/ Nhờ MM thông báo cho Bắc Đẩu Nguyễn Thành Bích và anh em KQ trước đây ở Pleiku, thay mặt anh em Pleiku xa xôi, đến thắp nén nhang tưởng niệm KQ LBĐ. 3/ Nhờ các anh, nếu được, chụp hình và ghi vài dòng về sự ra đi của KQ LBĐ. Chân thành cám ơn, voy Nhờ vào nhiệt tình của các KQ Minh Mẫn, Thành Bích và Thế Phong ở quê nhà đã bỏ công sức tìm kiếm và đã khéo dọ hỏi nên cuối cùng các anh ấy đã đối diện được nhân vật chính của một tin đồn: Ngày 4 tháng 8 năm 2005 Kính thăm anh voy, Trưa nay lúc 11 giờ, em và anh Bích đã đến gặp anh LBĐ. Người anh trắng trẻo đẹp lão và ăn nói từ tốn. Lúc đầu gặp Mẫn và Bích, anh LBĐ có vẻ ngại ngùng, nói chuyện rất cẩn thận và chỉ nói về thời gian dạy học và thời gian bị bịnh. Sau khi nghe Mẫn và Bích nói những chuyện ngày xưa, lúc đó anh rất vui vẻ và cởi mở. Cách nói chuyện của anh làm cho Bích và Mẫn say mê bằng cái tình thầy trò, bằng cái tình năm xưa. Anh ấy có những ngôn ngữ tế nhị vừa để dạy dỗ chúng em vừa để cho chúng em hiểu về Anh.

Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình thời Pleiku lửa đạn và ...members.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 8.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 141 Thật

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình thời Pleiku lửa đạn và ...members.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 8.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 141 Thật

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 140

Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình bằng xe đò để nhậm nhiệm sở mới thì đúng là... ngoại truyện!

Trước khi xuôi về miền Gió Cát, ông đến chào từ biệt và báo mộng cho tôi biết là người bị sút khỏi Pleiku sau ông có thể là... tôi!. Nghĩa là tôi sẽ bị ngưng chức vụ hiện hành và chuyển đi đơn vị khác như ông, vì tôi và ông cùng... phe cánh!

Lời báo mộng của ông chưa hiện thực thì ngày 30 tháng 4 ập xuống. Chúng tôi gặp nhau ở Sài Gòn mấy bận, an ủi vỗ về nhau rồi sau đó cùng rủ rê nhau vào rọ. Chúng tôi cùng chung trại Suối Máu Biên Hòa thời gian đầu, sau đó mỗi người bị chuyển ra Bắc và mất liên lạc.

Thời ở Long Giao, thỉnh thoảng gặp ông ở trần, mặc xà lỏn đi lại trong trại, phía trên xà lỏn ông nhét một vật điêu khắc mỹ thuật do ông tự đẽo từ một khúc gỗ màu đỏ, giống y chang cái của quý (hay nợ?) của ông Adam. Ai thấy cái của quý nầy cũng đều tức cười!

Ông ở tù mười năm và ra trại trước tôi ba năm. Khi tôi ra trại thì nghe ông ở đâu đó ở Bình Thạnh. Tôi có ý chờ ông đến thăm người bạn tù ra sau (như thường lệ). Chờ mãi không thấy bèn hỏi thăm nhà và ghé thăm ông. Rất tiếc cả hai lần đều không được gặp ông. Cả hai lần đều để lời nhắn mà vẫn biệt âm vô tín. Mãi đến khi tham dự đám tang KQ Nguyễn Minh Công tại Tân Định vào năm 1991 thì chúng tôi mới gặp nhau. Dịp này ông móc túi lấy ra một cọc tiền hồ, ông giữ lại một phần, còn một phần trao cho tôi và nói:

- Moa mới lãnh lương, moa lấy một phần, còn một phần xin gởi biếu toa!

Tôi không nhận ân tình nầy mà lòng cứ tiếc!. Tiếc là tại sao lại từ chối ân tình của một cấp chỉ huy xưa, một bạn tù và một đồng đội đã từng chia sẻ biết bao nguy khốn

thời Pleiku lửa đạn và gió bụi mưa sình?

Từ đó đến nay cũng đã trên mười năm dư (1991-2005), thời gian đã phôi pha, mong ông hiểu được lòng tôi lúc bấy giờ. Còn bây giờ, tuổi đời ngày càng chồng chất, tâm tưởng của tôi càng xích lại thuở xa xưa, càng trân trọng một thời dọc ngang biên trấn, nên khi nghe tin ông... thác, lòng tôi thật sự bàng hoàng, thật sự không đủ kiên nhẫn để hỏi han cho ra lẽ, cứ thế mà phóng tin buồn cho đồng đội anh em cùng ngậm ngùi chia sẻ.

Cũng may, chỉ là Tin Thất Thiệt sau khi đã kiểm chứng. Đến nay thì nguyên nhân về Tin Đồn Chết Người đã có giải đáp. Chúng tôi xin phép trích đăng ra đây vài bằng chứng điện thư tiêu biểu chung quanh tin đồn chết người này:

Ngày 2 tháng 8 năm 2005Voy thân mến,

Tôi gọi điện thoại nhưng không được. Muốn thông báo cho bạn biết là LBĐ đã từ trần tại VN, nhưng không rõ chi tiết. Bạn cho biết Không Đoàn ở Pleiku là K Đ số mất thuộc SĐ6KQ?

Thân mến,Tarin

Kính Anh, (thư phúc đáp)Thật sững sờ nghe hung tin KQ

LBĐ đã từ trần tại VN. KQ LBĐ là Trung tá Phi Đoàn Trưởng PĐ530 Thái Dương và Không Đoàn Trưởng KĐ72 Chiến Thuật thuộc SĐ6KQ.

Xin thông báo đến anh Tarin và các Thái Dương vài chi tiết về cố KQ LBĐ.

Thân kính,voy

Ngay sau đó, chúng tôi gởi điện thư về VN, nhờ các KQ Thế Phong (nhà văn, thuộc phòng báo chí Bộ

Tư Lệnh KQ, hiện ở Tân Định), Minh Mẫn (PĐ229 Kingbee, hiện ở Quận 3), và Bắc Đẩu Nguyễn Thành Bích (PĐ118 Bắc Đẩu Pleiku, hiện ở Bình Thạnh, như sau:

Thân gởi Anh TP và Minh Mẫn,Được tin KQ LBĐ đã từ trần tại

Bình Thạnh. 1/ Mong hai anh cố gắng tìm

thăm gia đình KQ LBĐ ở số xxx, đường Nguyễn Thiện Thuật, Phường xx, quận Bình Thạnh.

2/ Nhờ MM thông báo cho Bắc Đẩu Nguyễn Thành Bích và anh em KQ trước đây ở Pleiku, thay mặt anh em Pleiku xa xôi, đến thắp nén nhang tưởng niệm KQ LBĐ.

3/ Nhờ các anh, nếu được, chụp hình và ghi vài dòng về sự ra đi của KQ LBĐ.

Chân thành cám ơn,voy

Nhờ vào nhiệt tình của các KQ Minh Mẫn, Thành Bích và Thế Phong ở quê nhà đã bỏ công sức tìm kiếm và đã khéo dọ hỏi nên cuối cùng các anh ấy đã đối diện được nhân vật chính của một tin đồn:

Ngày 4 tháng 8 năm 2005Kính thăm anh voy,

Trưa nay lúc 11 giờ, em và anh Bích đã đến gặp anh LBĐ. Người anh trắng trẻo đẹp lão và ăn nói từ tốn. Lúc đầu gặp Mẫn và Bích, anh LBĐ có vẻ ngại ngùng, nói chuyện rất cẩn thận và chỉ nói về thời gian dạy học và thời gian bị bịnh. Sau khi nghe Mẫn và Bích nói những chuyện ngày xưa, lúc đó anh rất vui vẻ và cởi mở. Cách nói chuyện của anh làm cho Bích và Mẫn say mê bằng cái tình thầy trò, bằng cái tình năm xưa. Anh ấy có những ngôn ngữ tế nhị vừa để dạy dỗ chúng em vừa để cho chúng em hiểu về Anh.

Page 2: Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình thời Pleiku lửa đạn và ...members.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 8.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 141 Thật

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 141

Thật đúng là một con người có mẫu mực và đầy kiến thức. Cái hiểu biết của Anh bao la thật.

Rồi đến lúc Mẫn và Bích xin về, Anh đã cố cầm nước mắt. Em thấy Anh xúc động rõ ràng, đôi mắt đỏ hoe như chợt muốn khóc và chúng em lại ngồi với Anh một lát nữa. Em xin chụp hình nhưng Anh không đồng ý. Em có xin thỉnh thoảng được ghé thăm Anh, Anh nói được nhưng có khi Anh không có nhà thì cứ hỏi thăm Chị về Anh là được rồi.

Anh Voy ơi, bịnh của anh LBĐ là bịnh tim và đã mổ lần thứ ba rồi và đã được thay van tim bằng một chất liệu hóa học nhưng hay làm đau đớn vì thế phải thường xuyên dùng thuốc giảm đau. Anh nói chuyện không được nhiều và phải hít thở nhiều..., hơi mệt nhưng Anh có vẻ vui. Anh nói không muốn để cho các anh bên hải ngoại lo lắng nhiều tội nghiệp họ.

Anh không còn đi dạy học được nữa vì đứng lớp không được, đi lại rất khó khăn vì mệt, nhưng các đàn em học trò bây giờ là Tiến sĩ và Phó tiến sĩ họ có giúp Anh bằng cách đem những tài liệu đã được dịch sẵn bằng tiếng Anh Pháp Tây Ban Nha để Anh sửa lại lời văn cho hợp với ngôn ngữ người ở xứ đó và gột tẩy hết các lối văn còn dính chút nước mắm hay mắm tôm...Và họ trả thù lao để đền ơn...

Và sinh hoạt của Anh LBĐ như thế, em báo để các anh yên tâm...

KQ Minh Mẫn

Hậu Phi

Cùng với cố gắng của các bạn bên quê nhà, anh Tarin cũng đã cố gắng gọi điện về nhà KQ LBĐ hai lần giữa khuya ngày 3 tháng 8, xin được nói chuyện với ông LBĐ. Cả hai lần đều có người bắt ống nghe nhưng chỉ alô rồi cúp máy. Điều

này đã không làm anh Tarin bớt ái ngại. Cũng may, ngay trưa hôm sau, chúng tôi thật vui mừng nhận mẫu điện thư nêu trên. Chúng tôi vội vàng chuyển Tin Vui đến anh Tarin và các KQ liên hệ, trong đó có Cơ quan Truyền thông của KQ, các Niên trưởng Khóa 58KQ và các Thái Dương 530 trên khắp thế giới.

Nhớ lại, ngay sau khi nghe Tin Buồn... Dỏm, Thái Dương Nguyễn Tài Cơ đã thông báo ngay cho Gia

Đình 530 Thái Dương tin quan trọng này. Nhận được tin khẩn, nhà quý tộc Thái Dương Vĩnh Thuận đã gọi ngay chúng tôi ở sở làm để cho địa chỉ của Thái Dương 01 LBĐ ở Sàigòn để nhờ kiểm chứng. Còn Thái Dương Hiệp VC (Vũ Công Hiệp) thì chuẩn bị các cái cho một... lễ tang! KQ Lưu Huy Cảnh, tức ông Thiên Lôi Cỏ Đầu Bành (xin đọc lái) từ DC gọi điện qua báo cho biết là trang web Cánh Thép đăng lời Chia Buồn, biết ngay là của mày (voy), càng làm chúng tôi thêm bối rối về “cái hố” của mình.

Cũng may, nhờ vào tình Quân chủng, tình Đơn vị, tình huynh đệ chi binh của những cánh chim cùng chung một bầu trời một lý tưởng trước kia, đã biết chia sẻ lo lắng cho nhau nên mới có kết quả nhặm lẹ và đầy hân hoan nầy.

Ngay khi nhận Tin Vui, KQ Võ Trung Nhơn liền phóng ngay một email đến NT Tarin và các KQ liên hệ như sau:

Ngày 08/04/05 8:29:30 AM Central Dayligh Time

Xin lỗi ông thầy, anh võ ý và tất cả quí anh!

Không biết từ đâu nhưng anh N.V. Ch emailed cho tôi tin thất thiệt này! Riêng tôi rất mừng vì người bạn của mình vẫn còn trên dương thế.

LBĐ là người bạn đồng khóa mà tôi phục nhất về bay bổng, về ăn

nói, về khả năng, về tánh tình, tư cách...

Xin bái tạKính chào và chúc sức khỏe

Quí vị .KQ Võ Trung Nhơn

Và chúng tôi cũng rất muốn đánh đu theo email của KQ Võ Trung Nhơn, xin nói lời Tạ Lỗi với các Cơ quan Truyền thông

KQ, Gia đình Thái Dương 530 và tất cả những KQ còn chút quan hoài đến nhau, về việc đưa tin thiếu kiểm chứng này...

Riêng với KQ LBĐ, cấp chỉ huy xưa đã từng nâng đỡ tôi, cũng là một đồng đội đã từng thông cảm cũng như đã từng chịu đựng trong khi phục vụ, tôi xin gởi lời Tạ Lỗi đến Anh và Gia đình về sự bộp chộp mang xui xẻo của tôi, qua bài viết Tin Đồn Chết Người này...

Bắc Đẩu võ ý

Saint Louis, MO, hè 2005Corona, CA, thu 2009

_______________

(1) Đập helmet ra tìm lấy bóngXếp phi bào lại để dành hơi(Hình như do NT KQ Phùng

Ngọc Ẩn nhại lại thơ cổ)

Page 3: Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình thời Pleiku lửa đạn và ...members.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 8.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 141 Thật

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 142

Đi làm mệt!Về nhà ôm trăng ngủ Mộng cũng vừa tầm nhắm của uyên ươngHôm không méo thì trăng tròn khuôn đậmChuyện thì thầm Thỏa kiếp ly hương.Đi lâu quá!Để quê nhà xa thăm thẳmGốc khế giàLiệu còn mấy trái chua?Mai ra chợ Mua anh chùm khế ngọt Kẻo đôi mìnhCòn vị đắng trên môi.

NGUYỄN VÕ

Houston, ngày 31/1/2010 (tặng TĐ)

Sao em không là mùa Xuân?

Sao em không là mùa Hạ?

Để Xuân nồng trên môi thắm

Để Hạ lồng tóc gió bay

Sao em không là trời xanh?

Của những ngày xưa xa cũ

Thuở đất trời mới giao duyên

Sao em không là mùa Thu?

Sao em không là mùa Đông?

Để Thu vàng phai mắt biếc

Để Đông về ngập nhớ thương

Sao em không là... sao?

Để anh ngồi đây hối tiếc

Nhớ phương trời... rất xa!

Nguyễn Võ 12/09

NGUYỆT

Page 4: Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình thời Pleiku lửa đạn và ...members.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 8.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 141 Thật

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 143

Tặng Lân và Hạ

Minh Hương đã hai lần “tâm sự đời tôi”, đau khổ hay hạnh phúc, tự hào khi ừ đại nhận lời Thu Đào làm lớn tới chức Thủ quỹ (chỉ có nàng biết)!. Võ Ngọc Lân cũng tội gì không bày tỏ “tâm sự đời mình”, cũng lỡ dại nghe lời đường mật của Ả Đào, xin lỗi lộn, Thu Đào làm tới chức Ban tổ chức, tưởng vác ngà voi không ngờ vác cả con voi!.

Thu Đào vẫn còn ấm ức chưa dụ được tôi và Tâm qua Mỹ dự đại hội. Nhưng đã khích tướng được tôi khi nói rằng có người nói tôi viết ngắn quá, gợi ý cho tôi viết chuyện vui về Hướng đạo và viết dài dài…

Riêng tôi “chơi nổi lấy le” chứ không lấy chức như Minh Hương và Lân, “tâm sự đời… chúng mình” dù chưa bao giờ sống chung với Lân lấy một ngày. Tôi xin long trọng đính chính là chúng tôi đồng thuận chứ không đồng giường hay đồng tình… luyến ái.

Tôi giỡn với Lân “khi Thu Đào khóc ( nước mắt cá sấu ), anh hùng còn nhụt chí huống chi là mi với tau”. Thu Đào qua Houston họp ban tổ chức. Tới nhà Lân liên lạc với người cần gặp chưa được. Buồn, lo và tức quá đành… khóc. Lân chịu hết nổi ca bài “tam thập lục kế tẩu vi thượng sách”, chạy đi đâu không chạy, chui vào… rest room… gọi điện thoại!.

Tôi, Lân là bạn nối khố từ lớp đệ thất 1 (niên khóa 65-66) Trung học Pleiku. Gia nhập Hướng đạo, đạo Gia Lai đoàn Bông lau do Thiếu trưởng Tiến, rồi Trưởng Hy. Trưởng Hy là bạn với ba Lân, cùng đơn vị. Lân đội Sóc, anh Vệ đội trưởng. Tôi

đội Hổ, anh Hoạt đội trưởng, Minh cao (thất 2) đội phó, Thìn “lộn số” (thất 2)… Anh Tôn Thất Đông Hải đội trưởng đội Trâu.

Một người Mỹ bạn ba Lân tặng cho Lân một bộ đồng phục thiếu Hoa kỳ và chiếc xe đạp. Lân hãnh

diện lắm, mặc hoài và khoe với tôi. Thú thật tôi cũng mê chiếc xe này, đẹp, lạ, khi đạp ngược là thắng. Hồi đó tôi thường chọc Lân có tư tưởng vọng ngoại. Giỡn tí nha Lân, đừng “quạu”. Điều luật thứ 6 “HĐS gặp “chọc quê” vẫn vui tươi“ mà!

Chơi Hướng đạo có cái khổ trong cái sướng. Cắm trại tại Biệt điện, đang cùng đội nấu ăn. Ba tôi ghé thăm, cười và nói: “Ở nhà có người nấu không chịu, xin ra rừng tập nấu. Chơi Hướng đạo chưa thấy khôn đâu nhưng đã thấy dại”. Tôi đành cười trừ. Nhiều cái sướng lắm như được học hỏi, tự tu thân, sống vô biên là sống cùng tạo vật. Cứ nhớ lại nằm trong lều nghe tiếng mưa rơi và nhìn… lén mấy o Pleime đội

TÂM SỰ ĐỜI… CHÚNG MÌNHmưa đi qua, ”phỏng đời người như ta được bao?” ( Bài ca nhảy lửa ).

Lân và bạn bè đặt cho tôi biệt danh “ khỉ đột “ cũng không có chi là ầm ĩ vì tôi và Tâm lông và râu nhiều hơn bạn bè. Mặc đồng phục với đôi chân giống khỉ tôi mắc cỡ lắm! Nhưng trong cái rủi có cái may khi lên Kha. Mặc quần dài ( tôi khoái lắm, che được đôi chân ), đội mũ ca-lô, đeo khăn quàng lụa màu huyết dụ. Trông oai hùng… rơm chi lạ ! Hướng đạo không có đội khỉ vì cho rằng loài khỉ sống vô tổ chức, vô kỷ luật. Nếu không dám tôi được bầu làm “ khỉ trưởng” lắm à!

Nhắc đến khỉ tôi xin kể một chuyện vui thiệt vui do Lân sưu tầm. Bầy khỉ rủ Tarzan đi tắm, Lúc lên bờ chúng cứ nhìn Tarzan cười sặc sụa. Tarzan hỏi chúng bay cười cái chi? Bầy khỉ đồng thanh trả lời mi có cái đuôi phía trước khác bọn tau!.

Nhà cháy khu chợ mới. Anh Tôn Thất Đông Hải ở trần, chạy tới nhà tôi. Tôi và anh Tân rất ngạc nhiên. Hóa ra, anh làm việc thiện, cởi phăng áo nhảy vào cứu người và khiêng đồ giúp. Nào ngờ dân chúng xung quanh bắt giữ vì nghi là chạy vào “chôm của”, mất toi cái áo. Đúng là oan Thị Kính. Thiện tai! Thiện tai!. Tôi học được kinh nghiệm muốn chắc ăn nhớ mặc đồng phục khi làm việc thiện?!.

Có lần đi trại đoàn trưởng đang thao thao bất tuyệt giải thích điều luật thứ 6: “HĐS thương yêu các sinh vật”. Bỗng đâu một con rắn bò tới, Cả đoàn xúm lại đập chết. Thương yêu sinh vật ở chỗ nào?!

Tôi tự do hơn Lân. Ba Lân ít cho đi chơi sợ hư. Ba Lân là quân cảnh tư pháp rồi chuyển ngành cảnh sát. Tôi đùa Lân tránh trời không khỏi

Page 5: Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình thời Pleiku lửa đạn và ...members.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 8.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 141 Thật

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 144

nắng. Hết bị cảnh sát kềm kẹp khi đi học lại bị quân cảnh khi đi lính.

Tôi, Lân đều học võ, luôn nhịn nhục nhưng chúng tôi cứ bị Cư (hung thần thời đó) hù dọa hoài. Nhịn hết nỗi, tôi hẹn Cư trước cổng trường Trung học. Tôi nhào vô đập cho Cư một trận để đời. Đó là lần đầu tiên tôi uýnh lộn. Lân “đục” Yến học cùng lớp vì tội thách thức và khoe khoang có võ Bình định. Nhờ có võ tôi và Lân thoát được những vụ bao vây, mãnh hổ nan địch quần hồ.

Thời gian trôi nhanh quá! Cuối năm đệ tứ tôi ra Đà nẵng học. Lân cũng về Qui nhơn năm sau. Tưởng đã lạc nhau, Lân đi lính, tôi học xong cùng về lại Pleiku. Chiều chiều Lân lái xe hơi (ngon lành) chở tôi ra cầu số 3 nơi gia đình Lân buôn bán. Rồi Lân quen Mỹ. Chúng tôi thường ra nhà chị O…, chị của Mỹ, mở bàn bi-da trong cư xá gia binh sư đoàn 6 không quân, ngoài cổng phi trường Cù hanh. Chúng tôi thọt bi-da, uống cà phê nghe Christophe hát.

Tôi quen Hạ, bạn chị Mỹ. Mỗi chiều thứ bảy tôi đón Hạ tại nhà chị Hiệp (bạn anh Tân, Hải), chị của Phan Đình Minh (bạn tôi, mất năm 75) đi ăn bún bò, bánh bèo, bánh nậm, bột lọc… tiệm người Huế đường Trần Quý Cáp. Xem xi-nê, uống cà phê Văn, Băng… nghe nhạc tình. Khuya tôi đưa Hạ về nhà chị Mỹ.

Trước 16/3/75, Hạ từ giã tôi về Phan rang. Di tản 17/3/75, gia đình tôi may mắn nhảy lên C 130 về Qui nhơn, rồi đi đường bộ vô Nha trang. Tôi ghé thăm Hạ, ra ngắm biển và cùng lo âu thời cuộc. Ngày 1/4/75 Hạ tiễn tôi xuống thuyền vào Vũng tàu rồi Sài gòn. Chúng tôi nghĩ rằng

sẽ cắt đất từ Phan rang. Riêng tôi, bốn câu thơ “Đôi bờ” của Quang Dũng thật thấm thía:

“Xa quá rồi em người mỗi ngảBên này đất nước nhớ thương

nhauEm đi áo mỏng buông hờn tủiGiòng lệ thơ ngây có dạt dào”. Tháng 5/75 tôi về Nha trang tìm

dấu vết anh Tân. Ghé thăm nhưng không gặp, Hạ đang dạy học ở Tuy hòa. Tôi với nỗi nhớ lẫn ngậm ngùi lên Pleiku. Năm 76 tôi nghe tin Hạ lấy chồng. Tôi mất Hạ từ đó. Bây giờ tôi thầm hát “Chiều Hạ vàng” của Hoàng Phương:

“Giòng sông này nhớ mãi em xa

Nhìn Hạ về cây lá rưng buồn”Những tháng năm dài sống với

Pleiku chứng kiến bao đổi thay. Mỗi năm về Sài gòn thăm Mẹ. Gặp lại Lân đang hạnh phúc bên Mỹ và con. Cùng nhau uống bia và dự tính vượt biển. Giòng đời trôi, Lân đi Mỹ, tôi đến Úc. Lân thường gọi cho tôi. Gần đây liên lạc qua yahoo messenger hay skype hàng giờ. Tôi luôn ủng hộ Lân tổ chức thành công mỹ mãn đại hội liên trường kỳ 4 nơi Lân ở.

Vì hoàn cảnh bất khả kháng tôi không thể tham dự đại hội. Tôi tiếc “đứt đuôi nòng nọc”. Tôi đánh mất dịp may ngàn năm một thuở, nhưng chắc chắn tôi không bao giờ mất Lân, người bạn tri kỷ, tri bỉ thời thơ ấu.

Melbourne, 15/1/2010Nguyễn Đức Tri Ân - Trung học

Pleiku.

NĐTT Trong Ngăn Kỷ Niệm

Ngày đầu tiên xa Anh… Tôi nằm,thu mình nghe niềm đau nứt rễ nghe máu tim đứt mạch vỡ địa đàng nghe khuôn yêu thương cầu nguyện nghe hộc tình câm lặng xin van nghe sự chờ mong cúi đầu chịu đựngnghe hồn buốt rát mênh mông Sau một tháng xa Anh... Tôi vẫn,dật dờ thức ngủtheo cơn say vời vợi núi mơ hồ tình trôi dạt trên biển sông nước mắtsáng và chiều tìm mãi...ngẩn ngơ Tôi Sau một năm xa Anh… Tôi vẫn,là Tôi mùa chung thủydù Anh - nay - vạn dặm, mới cùng… NgườiTôi vẫn,là Tôi ngàn yêu cũkhóc và cười trong nỗi nhớ… thương ơi!!! Rồi,thêm những tháng đến và ngày đi sau đó… Tôi vẫn,là Tôi mùa muôn thuở Ngu ngơ! LêXuânHảoTặng NTyd

Page 6: Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình thời Pleiku lửa đạn và ...members.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 8.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 141 Thật

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 145

Tôi trở lại Pleiku vào một ngày trời nắng ấm. Lòng bồi hồi xúc động khi xe chạy qua con đường mà ngày xưa bọn học trò Nông Lâm Súc chúng tôi đã đặt cho nó một cái tên rất là thân thương “Con đường Hoàng Hoa Lộ của tôi.”

Pleiku vào những ngày đầu xuân, khi cây lá đâm chồi nẩy lộc, cũng là lúc hai bên đường hai hàng cây muỗng vàng cũng nở hoa khoe sắc cùng các chú bướm bay nhẹ nhàng trong gió lúc chiều lên.

Con đường đó, con đường mang tên một danh tướng đời Trần đã ba lần chiến thắng giặc Nguyên Mông, con đường Trần Hưng Đạo, mà một thời trong đám học trò Nông Lâm Súc chúng tôi, đã có không ít anh chàng ôm mộng trồng cây si, khi ngày ngày theo sau những bước chân của các cô nàng áo dài trường nữ trung học Pleime.

Để rồi, khi đêm về ôm đàn gẩy hát lên những bản tình ca như bài “Ngày xưa Hoàng Thị” của Phạm Duy. Bây giờ con đường Hoàng Hoa Lộ đó đã được đổi thay, nó đã được mở rộng thêm ra và hai hàng muỗng vàng cũng không còn nữa, thay vào đó là hai hàng thông xanh vừa mới được trồng, để phố núi này còn có chút gì gọi là một khoảng không gian xanh, sạch, đẹp.

Còn cái bệnh viện đa khoa cũ ngày xưa, cũng được đập bỏ đi lấy mặt bằng xây dựng lên một quảng trường 17/3 rộng lớn, dùng làm nơi tập thể dục dưỡng sinh, nơi vui chơi giải trí cho mọi người khi đến đây. Và đây cũng là nơi Tỉnh tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa hằng năm để chúc mừng năm mới.

Ký Ức Không Bao Giờ QuênĐối với tôi Pleiku hôm nay

đẹp và đã đổi thay nhiều. Các con đường nhỏ ngày nào, nay đã được nâng cấp thành những con đường thênh thang rộng lớn, để xứng tầm với một thành phố được nhà nước công nhận là thành phố loại 2. Cũng theo đà phát triển này, các nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi, các ngân hàng, khu công nghiệp, cao ốc, cũng thi nhau mọc thêm lên. Rồi

đến một ngày nào đó, nếu có dịp trở về hoặc có lần bạn đến thăm Pleiku, bạn sẽ thấy một thành phố Pleiku hoàn toàn đổi mới và khác hẳn xưa nhiều lắm. Bây giờ Pleiku là một thành phố của các công trình thủy điện mang tầm cỡ quốc gia như thủy điện Yaly, Sesan 3, Sesan 4, một xứ sở của cà phê, chè, cao su, tiêu và gỗ… Pleiku bây giờ không còn là một phố núi của “đi năm phút đã về chốn cũ” như ngày nào trong bài hát của Phạm Duy, mà không chừng khi bạn muốn đi đến một nơi nào đó

trong thành phố, có khi bạn phải cần dùng đến các phương tiện đi lại như ô tô, xe máy, xe taxi, và xe du lịch nữa.

Và bây giờ xe đưa tôi trở lại chốn xưa, “Thung Lũng Nâu”, cái tên thân yêu ngày nào mà chúng tôi đã đặt cho ngôi trường Nông Lâm Súc, nơi chúng tôi đã mài đũng ghế nhà trường, mà thấy lòng sao bồi hồi xúc cảm. Các phòng học năm nào

chúng tôi vẫn thường ngày lên lớp, nay là nơi làm việc của các phòng, ban của cơ quan Chi Cục Thú Y. Và dưới kia vẫn là con suối mà chúng tôi vẫn thường xuống tắm, rửa chân tay sau những giờ thực hành nông trại, nó vẫn theo thời gian róc rách chảy dài cùng năm tháng. Tất cả ở đây như vẫn còn hiện hữu nhưng bóng dáng thầy Bùi Cần, bạn Nguyễn Công Minh, Trần Như Quý, Nguyễn Văn Thoàn, Nguyễn Hải thì mãi mãi ‎đã đi về với cát bụi. Còn các thầy cô, bạn bè khác thì lâu lắm mới có dịp gặp lại nhau, hàn huyên tâm sự xong rồi mỗi người mỗi hướng.

Trên đường về, tôi lại lần đến ngôi trường một thời nổi

tiếng có nhiều người đẹp hoa khôi: Trường nữ trung học Pleime, một ngôi trường đặc biệt duy nhất trong tỉnh lúc bấy giờ, học sinh trong trường tất cả đều là chị em phụ nữ, một ngôi trường về học tập thì cũng hơi siêu, về nghịch ngợm thì cũng không thua kém gì các bạn học sinh trường khác. Vì vậy, không may cho anh chàng trai nào có việc liên hệ lại đi vào đây có một mình, tôi cam đoan chắc chắn với các bạn rằng, anh chàng đó sẽ là cái đinh để cho các nàng tha hồ trêu ghẹo. Hiện

Page 7: Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình thời Pleiku lửa đạn và ...members.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 8.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 141 Thật

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 146

nay ngôi trường này là trường tiểu học cơ sở Nguyễn Văn Trỗi, thuộc quyền quản lý của Phòng Giáo Dục thành phố Pleiku. Nhìn thoáng qua tất cả đều đã thay đổi, các phòng lớp cũ năm xưa giờ đã được thay bằng dãy lầu hai tầng, cao, rộng, thoáng. Ngôi trường cũ này tuy rằng không phải là nơi tôi theo học, không phải vì tôi là nam, mà với tôi trong tận đáy lòng, tôi có thể nói với các bạn rằng, đây cũng là nơi đã cất giấu bao kỷ niệm đẹp thời niên thiếu, cũng như cảm tình của tôi, nơi tôi đã dành cho những người chị, người em trong trường, những người có một tâm hồn, một trái tim nhân ái, một tấm lòng vàng và một nghĩa cử cao đẹp vì cộng đồng, xã hội, một tình cảm chân thành của các em gái hậu phương dành cho các anh trai nơi tiền tuyến xa xôi bằng một tấm lòng quý mến.

Bởi vì sao tôi nói vậy, vì cứ mỗi độ xuân về, trường chúng tôi dưới sự chỉ đạo dẫn dắt của thầy Hiệu Trưởng Ngô Xuân Biên và thầy Nguyễn Văn Hoa dậy ngoại ngữ, chúng tôi thường đến trường Pleime để giao lưu cùng các chị em, đồng thời kêu gọi chị em mua ủng hộ Đặc San báo Xuân “Vỡ Đất” để nhằm gây quỹ ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung và quỹ ủng hộ Cây Mùa Xuân Chiến Sĩ. Lần nào cũng vậy chúng tôi đều nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu nhà trường, ban Đại diện học sinh, và toàn thể chị em học sinh các khối. Đối với chúng tôi, đây có lẽ là phần thưởng tuyệt vời, khích lệ chúng tôi tiếp tục trên con đường công tác xã hội.

Rời ngôi trường một thời vang bóng ấy, tôi lại ghé qua thăm ngôi trường Tiểu Học cơ sở Võ Thị Sáu, nằm trên con đường Lê Lợi, nơi chúng tôi đã tổ chức một đêm thơ nhạc trữ tình, với những bài thơ hay, nổi tiếng một thời của các thi nhân: Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu,

TTKH, Nguyễn Bính. Cùng các bài hát đang lên cơn sốt lúc bấy giờ như: Love Story, A time for us, Mùa thu lá bay, Ngày xưa Hoàng Thị... Đây đúng là một đêm thơ nhạc đáng nhớ nhất trong đời, mà bây giờ ngồi viết lại, tôi vẫn còn nổi da gà vì sợ.

Số là đêm đó, sau khi buổi giao lưu thơ nhạc vừa xong, ban tổ chức chúng tôi chỉ còn lại có ba người, tôi, Sanh và Dũng. Chúng tôi dọn dẹp xong đâu vào đấy, rồi tôi bảo Sanh về nhà lấy chăn màn để tối ngủ lại đó mai đi trả. Sau khi Sanh đi về trong phòng chỉ còn lại tôi và Dũng, thì lúc đó chốt cửa gài như có người muốn giật bung ra, tôi cứ ngỡ là Sanh đến nên chạy ra và nói: “Đến thì gọi cửa để tao mở, chứ giật hư hết chốt cửa mai các cô la đó”, vừa nói tôi vừa đến mở cửa, nhưng nhìn ra ngoài thì không có ai, đồng thời lúc đó bóng đèn trong phòng cứ vừa vụt tối, vụt sáng

Tôi bảo nhỏ với Dũng: “Hay là có ma?”, và cả hai đứa chúng tôi bắt đầu thấy sợ, nhưng tôi vẫn thu hết can đảm để nói to nhằm trấn an tinh thần cho Dũng và cũng cảnh cáo kẻ nào có ý đồ muốn hù nhát cho chúng tôi sợ bỏ về, để lén vào phòng lấy trộm đồ, nên tôi nói: “Này đừng có ý định lấy bất cứ cái gì trong này nhé, bọn tao có vũ khí đó”. Khi tôi vừa nói dứt lời thì cánh cửa như càng bị ai đó giật mạnh hơn, và trên nóc nhà các tấm tôn như có những cơn bão lớn thổi đến bay đập ầm ầm như tốc mái.

Tôi và Dũng thật sự bắt đầu sợ, tôi vội cầm khúc cây trên tay, còn Dũng thì thủ cái ghế và tiến sát đến cửa ra hiệu nếu có kẻ nào giật cửa, chúng tôi sẽ mở chốt chạy ra tấn công ngay. Vừa đúng lúc chúng tôi định mở thì cánh cửa tự bật ra một cách mạnh mẽ, và không ai bảo ai cả hai đứa đều la lên “Ma!” và bỏ chạy một mạch ra đường không dám quay đầu ngó lại.

Khi chúng tôi chạy đến nhà Sanh, thì thấy Sanh đang ngồi xem tivi, tôi vội hỏi: “Lúc nãy mày có qua bên chỗ bọn tao không?”; Sanh trả lời:

“Không, nãy giờ tao vẫn ở nhà và tính xem xong chương trình tao sẽ qua”. Tôi liền kể lại cho Sanh nghe câu chuyện. Đêm đó tôi và Dũng ngủ lại nhà Sanh, chờ cho đến sáng hôm sau mới dám trở lại trường để kiểm tra xem đồ còn hay mất.

Khi đến trường thấy mọi thứ vẫn còn nguyên, nhìn lên mái nhà thấy tôn không bay tốc mái, nhìn xuống đất thấy cái chốt cửa bị gẫy đang nằm lăn lóc trên nền nhà, tôi bắt đầu tin đêm qua là có ma thật. Rồi tôi đi đến phòng cô Hiệu Trưởng gởi lời cám ơn cô về những gì cô đã giúp cho chúng tôi.

Nhìn đôi mắt mất ngủ của tôi cô nói “Đêm qua chắc em mệt lắm phải không?”, lúc đó tôi mới dám kể cho cô nghe những gì tôi đã thấy, và cô nói: “Chết, cô quên nhắc các cô là cho các em mượn phòng nào cũng được ngoại trừ phòng đó vì nó trước đây là nhà xác của bệnh viện, dùng để chứa xác những người đã bị chết trong trận tết Mậu Thân năm 1968, phòng đó hay có ma lắm”. Tôi không biết cô nói thật lòng hay là nói đùa nữa.

Vậy mà, thấm thoát đã 36 năm trôi qua, và cứ mỗi lần có dịp đi qua đây, tôi vẫn nhớ như in cái ngày chúng tôi đã “bỏ của chạy lấy người” đêm ấy. Và tôi ước ao mong sao có một ngày, các bạn của tôi sẽ quay về, lúc đó chúng tôi sẽ cùng nhau đi thăm lại chốn xưa, cùng ngồi bên nhau ôn lại bao kỷ niệm đẹp của tuổi học trò và cùng kể cho nhau nghe biết bao chuyện xảy ra sau bao năm dài xa cách!

Tạ Đình Thiên VũPleiku, tháng giêng 2010

Page 8: Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình thời Pleiku lửa đạn và ...members.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 8.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 141 Thật

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 147

Page 9: Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình thời Pleiku lửa đạn và ...members.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 8.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 141 Thật

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 148

NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 2009

Một ngày tình cờ nhặt được tấm hình rơi ra từ cuốn sách úa vàng, bị gián nhấm nháp nham nhở… khiến tôi, một kẻ hoài cổ, cứ phải ngẩn ngơ bồi hồi cả nửa tháng.

Vậy là một kẻ như tôi mãi rong ruổi tháng ngày chợt muốn trở về chốn xưa mong tìm lại chút dư hương của một ngày xa xăm mù khơi ấy…

Chốn xưa - hình ảnh cái phố núi nhỏ tí tị thường ngập tràn sương mù vào mỗi tối cho đến sáng hôm sau, đến lớp rồi mà còn thả hồn thơ thẩn với đám sương như tiếc nuối ngày qua không chịu tan kia…

Thật lãng mạn hết biết khi được khoác áo manteau đi lang thang quanh phố một mình trong những tối sương mù như vậy, lúc ấy chẳng thấy mình dị hợm tí nào bởi nhiều cái “MỘT MÌNH ĐI LANG THANG LẮM” (dĩ nhiên phải về nhà trước 8:30PM), kẻo không má lại cho một trận và một bài morale bất tận.

Tôi lặng người nghe lòng rưng rức khi nhìn tấm hình chụp mấy con bé đang cười nham nhở với đồi thông trong buổi picnic của lớp, tôi còn thấy một nhóm khác đang ngồi nhổ cỏ may dính đầy quần, những cái quần ống loe hippy model năm ấy. Cả bọn nhí nhố chúng tôi sao mà

vô tư sáng ngời trên đồi cỏ may màu tím hồng, như những nàng tiên rong chơi xuống trần bằng chính những đám mây đang la đà chờ rước các nàng về trời ấy.

Vậy là bài thơ của anh chàng lãng tử kể về phố núi không khác sự thật lắm, có khác chăng là bọn thiếu nữ chúng tôi nhìn có vẻ nhem nhuốc hơn mấy cô nàng trong những dòng thơ ấy...

Cái phố núi gần trời kia mới tinh khiết làm sao khi vò trong tay mùi đắng ngắt của lá cúc quì. Cây cúc

quì tới mùa nở hoa, sẽ thấy 1 màu vàng rực rỡ dại khờ khoe sắc dọc theo những con đường bụi đỏ tung mịt mù khi có một chiếc xe chạy qua hoặc dọc theo những con đường trải nhựa hun hút tận chân trời mênh mông và buồn hắt hiu...

Buồn như những cái thiệp tự làm với những nét vẽ vụng về nào là cành thông, hoa trạng nguyên, nào hoa dại, nào mây và núi v.v… dịp Noel về.

Buồn như những chiếc mũ len

tự đan, tự móc khoe sắc trên các ngõ phố, trong sân trường...

Và buồn như những dòng chữ ấy của con người ấy - là cái đuôi bao lâu rồi chẳng nhớ, lang thang trên đường Trịnh Minh Thế thơ mộng rợp bóng cây. Ngày ngày lặng lẽ liếc trộm nhau - Hắn học trường Pleiku, còn tôi - Pleime, đọc tên trường nghe cùng âm như anh em một nhà phải không ? Trường hắn không có con gái còn trường tôi không có con trai - vậy thì “ hãy tìm nhau trong cõi người ta !”…

Cái úa vàng gián nhấm trong tay dần nhạt nhòa rơi xuống khoảng lặng trong tôi mặn chát môi. Ôi cái phố NÚI đầy sương kia phải nhìn từ TRỜI bằng ống nhòm hồng ngoại mới chiêm ngưỡng được hình hài những con dốc dài mệt ơi là mệt khi phải dắt chiếc xe đạp sau giờ tan trường, bụng đói meo, lúc ấy không còn “ đi dăm phút về chốn cũ “ nữa mà chỉ thấy con đường dốc - than ôi vô tận !

Khiến tôi chợt nhớ câu thơ của ai đó tôi đã quên mất tên:

“em như bờ dốc đứng,

anh - chiếc xe đò nổ bánh bơ vơ“.

Chiếc xe đò ngày xưa ấy đã chở mọi thứ ra đi mãi mãi…

P L - nữ sinh Pleime thuở ấy

GÓC NHÌN TỪ TRỜI

Page 10: Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình thời Pleiku lửa đạn và ...members.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 8.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 141 Thật

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 149

Houston, Texas May 2005

Viết cho con,

Thúy Quỳnh yêu thương của mẹ,

Tháng năm, tháng của ngày lễ cho những người mẹ, cũng là tháng sinh nhật của mẹ, qua đi tuổi năm mươi, mẹ cảm ơn các con của mẹ, đã cho mẹ hai ngày của tình yêu thương gia đình thật ý nghĩa và hạnh phúc này, hạnh phúc của một người được làm mẹ.

Trong niềm hạnh phúc vô biên, làm hân hoan tâm hồn, làm dịu dàng ý nghĩ, mẹ nghĩ đến con Thúy Quỳnh ạ, viết cho con lần đầu tiên, và không biết sẽ đến bao giờ viết trở lại, như ngày xưa xa xôi đó. Mẹ nhìn tấm hình của mẹ thuở mười lăm mười bẩy, làm cô bé học trò, viết những tùy bút, những đoản văn ngắn, làm những bài thơ để đăng trên bích báo của trường, của thời con gái ngây thơ tóc mây, áo trắng lụa là, chân sáo ngày hai buổi đến trường, môi cười và tiếng hát tươi vui, ngọt ngào, tâm tư hồn nhiên không một chút vấn vương, và rất yêu thơ của những nhà thơ viết về tuổi học trò:

“…. Ôi êm ái là thời gian cắp sách, ôi vui tươi là lúc hãy còn thơ, đời đẹp đẽ như trong một giấc mơ, và êm ái như một mùa xuân mới….”

“…Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong, hôm xưa em đến mắt như lòng….”

“…Bước rất nhẹ như mùa thu

con gái, như bàn tay khẽ hái tiếng đàn tranh, em đi ngang xin hãy bước cho êm, đừng đánh thức thời gian đang ngủ kỹ, có đi qua xin em đừng đánh phấn, tóc buông rèm lứa tuổi thích ô mai, mắt vương tơ của những phút học bài….”.

Sáng sớm hôm nay, một sáng cuối tuần mùa hạ, khi ánh nắng ban mai lấp lánh bên ngoài khung cửa sổ, gió mơn man lay nhẹ những chiếc lá xanh non, vài con chim sẻ đang bay nhảy vô tư trên cành cây với đôi mắt thật tinh anh, mẹ nhớ đến đôi mắt thật trong sáng, long lanh và đôi hàng mi dài cong vút của Thúy Quỳnh, con gái của mẹ.

Khi mẹ để tâm tư trải dài trên những giòng chữ này, thì con đang cùng các bạn bè vui chơi, nghỉ ngơi, thăm thắng cảnh đây đó bên vòm trời Europe, London, Paris, Venice, Rome, sau những ngày tháng làm việc. Mẹ cũng đã được con cho xem cuốn video về chuyến sang du lịch bên Nhật Bản của con năm ngoái, và con đã nói với mẹ, chuyến du

lịch cho kỳ nghỉ hè lần sau, có thể con sẽ sang thăm Việt Nam, thủ đô Sài Gòn, nơi con sanh ra đời, và sẽ có Cát Tường, em trai của con cùng đi.

Mẹ rất mừng khi con thay đổi những kỳ nghỉ hè trong chương trình như hiện tại, không như những lần nghỉ hè của những năm trước, đến Toronto, Canada hay Denver, Colorado để trượt tuyết, dù rằng chuyến đi rất đông bạn bè, nhưng lòng mẹ luôn mang những băn khoăn lo lắng… triền dốc cao vời vợi, rừng thông chập chùng, tảng đá băng, mênh mông tuyết trắng…và con đã hiểu vì sao phải không?

Cũng như mẹ đã từng nói với con về quê hương Việt Nam của chúng ta, thế mà từ ngày rời xa, đã ba mươi năm qua chưa một lần mẹ có dịp trở về, nhất là thành phố Nha Trang, “Là miền

quê hương cát trắng” nơi mẹ sống từ thuở bé, từ tiểu học đến trung học, “Nữ Trung Học Nha Trang” ban C, thời con gái áo trắng học trò, mẹ cũng giải thích sơ qua cho con hiểu tại sao trường học lại có sự liên kết của hai tên Võ Tánh và Nữ Trung Học, vì những năm đầu tiên 55-65 thành phố Nha Trang chỉ có một trường Võ Tánh, học sinh nam nữ học chung, qua đến năm 65-75 thành lập thêm trường Nữ Trung Học, và vì thế nữ sinh bên VT phải chuyển sang NTH để trường VT chỉ dành cho nam học sinh, như thế có những nữ sinh là học sinh của cả hai trường, thời của mẹ là học sinh của NTH, trường của con gái tự do vui chơi sau giờ học, ăn quà vặt, chè đậu xanh đậu đỏ mà không sợ bị con trai

Viết cho con Phạm Dung Mỹ Quỳnh

Page 11: Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình thời Pleiku lửa đạn và ...members.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 8.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 141 Thật

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 150

cười trêu ghẹo.

Và giờ đây mẹ xin được gửi tâm tình này đến cho con, trong đặc san VT-NTH kỷ niệm ba mươi năm xa quê hương, nay bạn bè xưa có cơ hội gặp lại nhau, được trân trọng đón tiếp quý thầy cô tuổi đã cao, trong ngày đại hội Võ Tánh - Nữ Trung Học Nha Trang tại thành phố Houston, thuộc tiểu bang Texas, nơi mẹ và con sống hai mươi sáu năm, sau bốn năm ở thành phố Columbia, South Carolina.

Tháng tám năm ngoái, mẹ cũng đã đến tham dự họp mặt của trường VT-NTH Nha Trang tại thành phố San Jose, thuộc tiểu bang California, mẹ đã vui vì được gặp lại thầy cô, những vị giáo sư đã rèn luyện giáo dục cho những người học trò, trở thành những con người hữu dụng trong xã hội, sau công ơn cha mẹ sinh dưỡng là công ơn thầy cô, đã giúp cho trí tuệ, kiến thức được minh mẫn, mẹ vẫn nhớ đến câu: “Không thầy đố mầy làm nên”, để luôn tôn kính và biết ơn quý thầy cô con ạ.

Trong số tất cả những người đến, gần bẩy trăm thầy cô và bạn bè các niên khóa cùng gia đình tham dự, ở đây mẹ chỉ gặp lại một số bạn bè cùng lớp thời con gái, có những người bạn vẫn còn nét duyên dáng lịch lãm xưa, dù có người đã có cháu nội hay ngoại, đáng lẽ ra mẹ cũng có thể thành một bà ngoại nếu con đã lập gia đình ở tuổi ba mươi, nhưng có thể mẹ sẽ là bà nội trước vì em con, Cát Tường sẽ làm lễ đính hôn tháng mười một năm nay, và đám cưới sẽ thực hiện trong năm 2006, mẹ mong như thế Thúy Quỳnh nhỉ?

Thúy Quỳnh của Mẹ, ở tuổi con ngày xưa, mẹ đã có bốn người con, đó là con và ba cậu em trai Cát Tường, Duy Anh và Duy Long của con, thế nhưng con gái yêu của mẹ, sẽ ở tuổi ba mươi hai, trong ngày

sinh nhật mười bẩy tháng mười một năm nay 2005, con vẫn vô tư và vẫn rất ngây thơ như một cô bé ngày xưa làm bạn với búp bê vì không có em gái, và bây giờ cũng chỉ như cô gái hồn nhiên, vui đùa với hai con chó Bear và Beegee.

Năm con vừa tròn mười tám, lần đầu tiên xa gia đình bước chân vào khuôn viên trường đại học University of Texas at Austin, con đứng hạng thứ ba trong danh sách mười học sinh ưu tú, với tổng số hơn hai trăm học sinh trong lễ ra trường, được học bổng học ở Austin, thành phố cách nơi gia đình đang cư ngụ khoảng năm giờ đồng hồ lái xe, lòng mẹ mênh mang nỗi nhớ thương, và biết rằng con gái của mẹ rất ngoan và cố gắng học hành cho nên người, và nếu cho dù có điều không được như ý muốn đi chăng nữa, con luôn luôn có mẹ bên cạnh, và vòng tay mẹ luôn luôn mở rộng chờ đón con, bởi vì dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong cuộc đời này mẹ chỉ có mỗi một mình con là con gái duy nhất, và ngược lại con cũng chỉ có một người mẹ là mẹ, nhưng suốt những năm dài đi học ở đây, mẹ mừng vì con đã không gặp bất cứ trở ngại nào.

Sáu năm sau đó, năm con hai mươi bốn tuổi, con vẫn xa gia đình để tiếp tục theo đuổi việc học trên thành phố Dallas. Baylor College of Dentistry, (The Texas A&M University System Health Science Center) và đầu tháng sáu của năm 2001, con đã trở thành một cô Nha Sĩ rất yêu nghề và làm việc tại Dallas, vì trong những năm ở đại học Austin, song song với ngành học Biomedical Engineering con đã thực tập trong hai năm, và làm việc trong ngành Nha, chính con đã khuyến khích em con, Cát Tường, vào học cùng ngành để hai chị em có thể cộng tác về sau, mẹ rất cảm

kích và lòng dạt dào mang ơn con, con yêu quí của mẹ.

Mẹ vô cùng hãnh diện khi thấy con đứng trên khán đài lãnh văn bằng danh dự, trong tất cả chín sinh viên tốt nghiệp, chỉ duy nhất con là phái nữ, lại là người Việt Nam, con đứng nhỏ bé bên cạnh tám nam sinh viên cao lớn, và Bố cũng như Mẹ, xúc động vô cùng khi cũng trên khán đài này, khi những sinh viên bạn bè cùng lớp của con, “áo mũ cân đai” chỉnh tề để nhận văn bằng từ những vị giáo sư giảng dạy của trường, thì con lại nhận văn bằng này từ một vị giáo sư, trao qua tay em trai con, Vũ Hữu Cát Tường, chỉ mới ra trường, The University of Texas Health Science Center at San Antonio (UTHSCSA) The Dental School, chỉ một tháng trước đó, và vì em con với vóc dáng cao lớn, mọi người ai cũng tưởng đó là anh trai của con.

Theo truyền thống của trường Baylor College of Dentistry con theo học, trong gia đình nếu có những người cùng trong ngành y hoặc nha khoa, trong ngày ra trường văn bằng này sẽ được tự tay chuyển trao, con đã nhận văn bằng từ chính tay em trai của con, đứa em mà con đã hướng dẫn và dìu dắt thay mẹ ở tuổi trưởng thành, đứa em mà ngày lễ ra trường của những năm trung học, đã xếp hạng thứ hai (Salutatorian) trong số hai trăm nam nữ học sinh tốt nghiệp, nghiêm trang đứng trên bục đọc diễn văn trước cả ngàn người tham dự.

Ôi!….hai con, hai con của mẹ, con của “Mẹ Việt Nam” mẹ đã đạt được ước nguyện của tiền nhân, ông bà, cha mẹ giao phó, qua công sức của hai con, “Con rồng cháu tiên” giống Lạc Hồng, nhất là khi phải rời bỏ quê hương đất nước ra đi, nay được sinh sống trên một đất nước có tự do, thanh bình, có cơ hội thuận

Page 12: Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình thời Pleiku lửa đạn và ...members.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 8.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 141 Thật

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 151

tiện cho sự giáo dục, kiến thức.

Đó là bổn phận, trách nhiệm cho gia đình và cho xã hội, là những điều quan trọng trong đời sống của con người, hai con đã giúp cho ước nguyện của một người mẹ như mẹ được mỹ mãn, cho dù mẹ luôn luôn nhắc nhở với các con rằng: “Hãy kiên tâm và cố gắng tự tạo cho đời sống và tương lai, tương lai của chính mình, thực hiện những điều thích hợp với khả năng và mơ ước cho mình, chứ không phải cho cha mẹ hay bất cứ riêng ai, để mai sau có nuối tiếc, có thể thời gian cũng đã muộn màng, nhưng cho dù có muộn màng…., mẹ lại muốn nói với các con rằng, thà muộn nhưng còn hơn không bao giờ, có phải thế không con yêu?”

Và rồi cũng như con, Cát Tường theo chân chị đến trường University of Texas at Austin, sự thành công và đạt được mọi điều tốt đẹp, cho đời sống và công việc ngày nay của hai chị em con, tất cả là do lòng kiên nhẫn và sự hy sinh tột bực của con và đã dìu dắt em con, cho đến bây giờ, đã qua tuổi ba mươi, con vẫn chưa có ý định gì đến chuyện tạo lập một gia đình cho riêng mình.

Mẹ rất cảm kích và cám ơn con vô vàn Thúy Quỳnh yêu thương của mẹ. Và lòng mẹ bồi hồi nhớ lại thuở sinh con ra đời năm 1973 tại Sài Gòn, đứa con đầu lòng và mẹ chỉ ao ước là con gái, thâm tâm và trí óc mẹ khi đi mua sắm những quấn áo và những thứ cần dùng cho con, mẹ chỉ lựa chọn hai mầu sắc hồng và trắng, tượng trưng cho sự dịu dàng và tinh khiết của con gái, và trời phật đã ban thưởng cho mẹ đã được như ý nguyện. Đó là Vũ Thúy Quỳnh, tên con, tên một loài hoa với những cánh thon dài, loài hoa trân quý,

trắng nuốt chỉ nở vào ban đêm, hoa quỳnh, Thúy Quỳnh, con của mẹ.

Con giống Bố và tính tình như con trai với những sợi tóc quăn loăn soăn thông minh ở gáy, chỉ có đôi mắt tròn xoe long lanh, rất tình cảm như đôi mắt của mẹ, con nhỏ nhắn và xinh xắn như một con búp bê, con búp bê không phải bằng nhựa như ngày xưa còn bé bà ngoại mua cho, và mẹ gọi con là con bé Ti Ti, vì con chỉ thích bú sữa mẹ, và nhất định không chịu bú sữa bằng bình, cho dù chai sữa có mầu sắc bông hoa đẹp như thế nào đi chăng nữa.

Con sinh ra vào lúc mười hai giờ

đêm năm Quý Sửu, mẹ không hiểu nhiều về tử vi, nhưng các bậc ông bà cha mẹ bảo tuổi con rất tốt, “trai Nhâm gái Quý” con trâu quý và số phận an nhàn, (trâu ban đêm được nghỉ ngơi) mẹ nhận thấy điều này đã đúng với cuộc đời của con, mẹ chưa từng thấy con vất vả bao giờ, chung quanh luôn có bạn bè quí mến, giúp đỡ.

Tháng tư 1975, những ngày

tháng không thể quên cho cuộc đổi đời của miền nam Việt Nam, Cộng sản từ miền bắc vào xâm chiếm, Bố con là một quân nhân trong quân đội Hải Quân, ngày 30 tháng tư, cộng quân tấn công, pháo kích ngay tại căn cứ nơi bố con đang làm việc, căn cứ Cát Lái, ngay bên là nơi chứa bom đạn thành Tuy Hạ, đạn pháo nổ tung trời, mẹ và con cũng đang ở ngay tại căn cứ này.

Bố đưa hai mẹ con xuống một chiếc tầu của Hải quân, Bố đã ở lại trên căn cứ và trấn thủ đến giờ phút cuối cùng, cũng trong những giây phút trận chiến giao tranh, hai

mẹ con đã thoát chết chỉ trong đường tơ kẽ tóc, khi một trái đạn pháo nổ chỉ cách con tầu trong gang tấc, rơi xuống vùng nước biển mênh mông hất tung mẹ và con, lăn từ khoang tầu trên xuống hấm dưới, con sợ hãi ngơ ngác ôm chặt lấy mẹ, và từ lúc đó không lúc nào con chịu rời vòng tay mẹ, ngày cũng như đêm trong chuyến di tản tránh bom đạn, lúc đó cũng không thể biết là con tầu sẽ đưa mẹ và con đi về đâu?

Trong những hiểm nguy như cuộc di tản từ đất nước Việt Nam thời chiến tranh lúc bấy giờ, Bố con ở trong cương vị của người lính ở lại với đồng ngũ và đơn vị, tranh thủ chiến đấu đến giờ phút sau cùng, và chỉ có hai mẹ con trong cơn

hiểm nguy bảo vệ lẫn cho nhau, cũng như ngày con sanh ra đời, cũng chỉ một mình mẹ và con ở Sài Gòn, bác sĩ định ngày sanh là 22 tháng mười, Bố đã lấy phép nghỉ chờ đón con, nhưng rồi ngày phép đã hết, bố trở về đơn vị ở thành phố Nha trang, đến 17 tháng mười một mẹ sinh con, không một người trong gia đình bên cạnh.

Bố con, bà ngoại và các bác dì

Page 13: Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình thời Pleiku lửa đạn và ...members.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 8.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 141 Thật

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 152

út Như Mai ở Nha Trang, bà nội ở ngay bên cạnh thì bà lo lắng kiêng cữ cho mẹ, bà nội nói bà tuổi Dần, không tốt cho tuổi của mẹ để đưa mẹ đi sanh, sợ khó sanh nhất lại là sanh con so, con đầu lòng, bà nhờ bà cụ bạn thân của bà đưa mẹ đến nhà bảo sanh, con trai của bà cụ đã lái xe đưa mẹ đi, đó là bác Nguyễn Thanh Phong, cũng là bạn của bác con, ngày xưa học ở Quốc Gia Hành Chánh, hiện tại cũng ở thành phố Houston, ơn này mẹ không bao giờ quên, chắc chắn rằng ngày con lập gia đình, trong tiệc cưới sẽ có sự hiện diện của bác Phong con nhỉ, dù ở cùng thành phố, con chưa có dịp gặp bác bao giờ.

Con ra đời vào giữa đêm, bình thường khỏe mạnh, cân nặng 3 kí lô 300, tóc rất ít như con trai, khóc tiếng vang như chuông vỡ, bác sĩ nói mẹ “chửa trâu”, bác sĩ đã nói đúng, con mãi không chịu rời lòng mẹ, nơi đã êm ấm che chở nuôi dưỡng con hơn chín tháng mười ngày, con gái yêu quý, con ”trâu quý” của mẹ.

Ngày xa rời Việt Nam con chỉ mới mười bảy tháng tuổi, bé nhỏ, ngây thơ. Bốn vật kỷ niệm về con mẹ luôn giữ bên mình là chiếc lắc vàng tây được đeo vào cổ tay ngày con đầy tháng, cái găng tay bọc bàn tay nhỏ bé của con lúc mới sinh vì sợ móng tay cào xước lên mặt, bây giờ thì để vào đó cái cuống rốn khô của con, mẹ treo lên ngọn đèn đêm như bà ngoại vẫn bảo, ngày sau con sẽ rất thông minh, sáng dạ, bà ngoại đã nói đúng con nhỉ?

Chiếc áo đầm trắng thật dễ thương mà con rất thích, do chính tay mẹ đan móc ngày con tròn một tuổi, và chai nước hoa Chanel N5, quà của Bố mang từ Mỹ sau lần đi tu nghiệp về, vẫn xức nhẹ vào những sợi tóc loăn xoăn thông minh nơi gáy mỗi lần con tắm mát.

Nhớ ngày con hân hoan nắm bàn tay mẹ, tưởng được đi chơi đây đó cùng mẹ, nào ngờ con òa lên khóc nức nở khiến lòng mẹ xót xa, khi phải mang con đến vườn trẻ của ngày đầu tiên, và thật ngây thơ, con khóc gọi “Mẹ ơi! Mẹ ơi!” trong ngày đấu tiên mẹ gửi con đến The Children’s Center của University of South Carolina, là nơi Bố của con đang là sinh viên năm thứ nhất của trường đại học này năm 1976, lúc đó con chỉ biết nói tiếng Việt Nam, hát những bài hát mẹ đã tập:

“Bóng trăng trắng ngà, có cây đa to, có thằng cuội già, ôm một mối mơ, lặng yên ta nói cuội nghe, ở cung trăng mãi làm chi…….” vào những đêm trăng sáng, mẹ bế con ra nhìn ánh trăng đêm, hay bài “Bà ơi cháu rất yêu bà…” khi mẹ đưa con về thăm bà nội, ngoại, và bài “Tuổi thần tiên nép trong tay mẹ hiền, một dòng sữa thơm xa xôi còn truyền, tuổi thần tiên đến khi em vừa lớn….” Con vẫn hay bi bô hát thật dễ thương.

Cô giáo Mỹ, bạn bè người Mỹ không một ai hiểu ý con muốn nói điều gì, khiến lòng mẹ thương cảm rơi nước mắt, mỗi lần phải đành rời xa con để đến nơi làm việc, từ một đứa bé không biết một tiếng ngoại ngữ nào, thế mà trong những năm từ tiểu học đến trung học, con đều dẫn đầu trong lớp của môn học Anh văn, và bạn bè con tất cả là người Mỹ.

Thúy Quỳnh, ngay cả khi mẹ đang viết cho con những giòng chữ nay, cũng là lúc con vẫn chưa chịu ngưng nghỉ trong việc trau dồi nghề nghiệp, vẫn đi vào con đường học vấn và nghiên cứu thêm trong ngành nha khoa ở thành phố Indianapolis, thuộc tiểu bang Indiana, con sẽ chỉ chuyên môn về chỉnh nha, (specialist in Orthodontics) con sẽ làm đẹp cho môi cười xinh với hàm răng ngà ngọc “Nghìn vàng đổi lấy nụ cười”.

Con di chuyển lên đi học ở Indianna College of Dentistry, con ở một thành phố xa Houston, nơi mẹ và ba em trai con đang cư ngụ, kể từ sau khi cư ngụ ở thành phố Austin rồi đến Dallas, con sẽ ở đây trong hai năm, những di chuyển bây giờ khi con về thăm gia đình sẽ chỉ là bằng phương tiện máy bay…. thêm một lần nữa, lòng mẹ lại băn khoăn.

Mẹ con mình sẽ gặp khi con trở lại Houston trong tháng mười một, mùa lễ tạ ơn, cũng là sinh nhật thứ ba mươi hai của con, và cũng là dịp lễ đính hôn của em trai con, Cát Tường năm nay đã ba mươi và cô bạn gái tên Phúc Minh hai mươi bảy, mẹ rất thương Phúc Minh, và mẹ nghĩ con cũng yêu thương cô em dâu tương lai như mẹ, như ngày xưa con vẫn ao ước có một cô em gái, cô em gái dịu dàng và dễ thương như Phúc Minh phải không con? Có điểm đặc biệt là tên của cả hai “Cát Tường-Phúc Minh” là biểu tượng cho sự hạnh phúc, tươi sáng, trường thọ con nhỉ! Mẹ rất vui mừng cho hạnh phúc của em con, cả hai đã quen nhau hơn năm năm, con là chị cả và chắc chắn con phải cùng mẹ, hiện diện trong buổi tiệc này phải không con thương yêu của mẹ?

Thúy Quỳnh của mẹ,

Con có một thói quen rất đáng yêu mà mẹ vẫn không hiểu, có phải vì con giống bố về sắc diện và đền bù lại con đã có những cá tính như mẹ, đó là ở bên cạnh con bao giờ cũng có một hay vài cuốn sách mang theo để đọc, trên xe, trong phòng ngủ để đầu giường nằm, khi đi đây đi đó luôn luôn trong cặp sách, và ngay cả lúc ngồi bàn ăn cũng có một cuốn sách bên cạnh, (và dĩ nhiên, bên cạnh những quyển sách này luôn luôn là chai nước lọc tinh khiết) những sách này mẹ để ý gồm nhiều thể loại, khi thì chuyện tình cảm tâm lý, lúc thì sách nghiên cứu về khoa

Page 14: Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình thời Pleiku lửa đạn và ...members.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 8.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 141 Thật

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 153

học, hoặc sưu tầm những “hoa thơm cỏ lạ” hoặc danh ngôn, những danh tài trên thế giới v.v…

Và thói quen này con đã có ngay từ lúc biết cầm quyển sách khi bắt đầu vào lớp mẫu giáo, con không còn thích những con búp bê thật dễ thương mẹ mua, hay những con gấu trắng, mèo nâu bằng bông thật xinh xắn. Thêm một nét của con rất đặc biệt mà mẹ cảm thấy hạnh phúc vô vàn, và nhớ ngày xa xưa khi cầm bàn tay nhỏ bé của con ngày đầu tiên tập cầm bút, đó là chữ viết của con, vừa phóng khoáng lịch lãm của con trai, vừa lả lướt lẫn văn hoa của con gái, không kém phần nét khuôn phép của sự có giới hạn, như thể có một nhận xét hay một sự nhìn, có những điều rất chính xác.

Đề cập đến những bản chất tương tự như mẹ, mẹ cũng phải nhắc đến một điều hoàn toàn khác biệt của con với mẹ, con không mất thì giờ nhiều cho vấn đề trang điểm phấn son, rất tự nhiên đơn sơ, nhưng con chú trọng hơn ở điều thể dục, đánh tennis, chạy xe đạp, đi bộ, những hoạt động ngoài trời.

Còn mẹ là một người phụ nữ trong xã hội hiện tại, ngay từ những ngày đầu tiên đến Hoa kỳ, sự học vấn và công việc làm đã tạo cho mẹ phải tiếp xúc với mọi người mỗi ngày, những hoạt động bên trong, và vì là một y tá trong ngành điều dưỡng, cộng thêm ngành thẩm mỹ, mẹ luôn nghiên cứu về cách giữ gìn sức khoẻ, tập thể dục thường xuyên ở trung tâm thể dục, nhất là tập yoga mỗi buổi sáng sớm, bơi lội và khiêu vũ cũng là những điều kiện giúp cho thân thể thon gọn, một nhân dáng phụ nữ cho đúng cách, thích hợp trong công việc. Mẹ cũng để thì giờ nghiên cứu những loại thức ăn có tính chất dinh dưỡng, nước uống

cũng vô cùng quan trọng cho cơ thế con người, và thuốc bổ (vitamin) các loại, xử dụng tùy theo tuổi tác và trường hợp cũng rất cần thiết, như cổ nhân ta vẫn thường nói “Sức khoẻ lành mạnh trong một thân thể tráng kiện”.

Trên bàn trang điểm của mẹ đủ loại mỹ phẩm, từ phấn son đến nước hoa, từ kem dưỡng da, kem chống nắng, cho đến các loại thuốc gội đầu nuôi dưỡng tóc, “Cái răng cái tóc là góc con người”. Mẹ xử dụng những phẩm chất có tính chất thiên nhiên, và không mấy tin tưởng vào vấn đề giải phẫu thẩm mỹ và không thấy cần thiết cho chính mình, chỉ một điều mà mẹ luôn tự hào với chính mình, là đã biết xử dụng đúng cách và đúng lúc, đó là nguồn sữa tươi bổ trong thân thể đầy đủ chất dinh dưỡng của mẹ, đã nuôi dưỡng chính con và các em của con lúc sơ sinh, sữa của mẹ đã tạo cho các con ngày nay có những điều kiện rất tốt về sức khỏe, từ bé đến tuổi trưởng thành, mẹ chưa bao giờ thấy các con đau ốm gọi là đáng kể.

Một điều cũng quan trọng không kém, là luôn giữ cho thần trí và tâm hồn luôn được thanh thản bình yên, vì thế mà không bao giờ mẹ la mắng hay đánh đòn các con, chỉ luôn ngọt

ngào khuyên bảo hay dỗ dành, và vì thế mẹ không đồng ý với câu của cổ nhân “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi..” hình như câu này chỉ có thể áp dụng đối với người xa lạ, không có liên hệ gia đình, mẹ nghĩ thế con ạ! Bằng chứng là các

con của mẹ ngày nay rất ngoan ngoãn và nên người, mẹ là một người được may mắn nhất phải không Thúy Quỳnh của mẹ?

Miên man mãi, mẹ trở lại điều mẹ nói đến ở phần đầu, điều mà con gái của mẹ, từ thuở bé, con vẫn trèo lên bàn phấn của mẹ, lấy cây bút chì kẻ lông mày vẽ nguệch ngoạc lên mắt, lấy lọ thuốc sơn móng tay đòi mẹ tô mầu sắc lên chân tay, lấy chuỗi hạt trai đeo vào cổ, cùng với đôi giầy cao gót của mẹ làm con lao chao suýt ngã nếu không có mẹ đỡ, tất cả những điều này không tạo ra đặc tính của con ngày nay,

con thật giản dị không mấy khi dùng son phấn, trang điểm để đi đâu cũng chỉ năm ba phút, quần áo mầu sắc thật trang nhã, gọn gàng.

Thêm điểm đặc biệt con rất yêu thú vật, yêu Beegee, Beannie mỗi lần về thăm nhà, và mẹ vẫn còn nhớ có một lần, con đã có giọng nói xúc cảm khi kể cho mẹ nghe, về điều con phải làm khi còn thực tập ở trường nha, ngoài những giờ phải thực tập trên những xác người đã được ướp lạnh trong phòng thực nghiệm, như những lần mẹ đến thăm hai con ở trường học, đứng bên ngoài khung cửa kính nhìn vào quan sát…Còn có lần phải chích thuốc ngủ cho một con chó nhỏ lúc nó còn sống, sau đó cùng các bạn trong trường giải phẫu mổ xẻ tim để nghiên cứu sự phản ứng, ảnh hưởng như thế nào của nhịp tim, trong khi chữa trị chích thuốc giải phẫu về phần răng hàm trong miệng, và vì điều giảo nghiệm này làm con chó nhỏ đã không thể

Page 15: Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình thời Pleiku lửa đạn và ...members.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 8.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 141 Thật

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 154

Trên đỉnh núi hồng

Chiều nao phố núi mù sươngĐồi cao, dốc đá mây vương nắng sầuBâng khuâng cát bụi về đâuNgười trai chinh chiến dãi dầu nắng mưaTình yêu sông núi hy sinhChàng đi để lại buồn lo người tìnhHồn nhiên áo trắng học trò Mắt huyền đen mươt hẹn hò đón đưaAnh người lính trận đồn xaChư Pao* đêm ấy máu pha biên thùyNgười tình chết lịm từ khiQuân thù đột pháo chia ly cuộc tìnhNàng ôm xác chết trên tayHồn chàng quấn quít tóc bay bụi mờNhơ xưa cũng dạo xuân nàyCó người con gái chẳng may lỡ làng

Mây ngàn

* Nhớ về người bạn cũng là chiến hữu thuộc cấp, Thiếu Úy Phan hồng Anh, Tiểu đoàn 205, đã hy sinh trên đồi Chư Pao, người tình xinh đẹp có tên của một loài hoa..., làng An Mỹ Quận Lệ Trung.

MN hy vọng sẽ gặp lại Nàng trong ngày hội ngộ Pleiku.

sống, và mẹ thấy khoé mắt con long lanh thương cảm.

Quỳnh của mẹ, khi con đọc hết những dòng chữ này của mẹ viết cho con, và con thấy mẹ để tên Mỹ Quỳnh con sẽ hiểu vì sao, đáng lý khi sinh con mẹ đã định đặt tên con là Vũ Mỹ Quỳnh, bởi tên của mẹ là Phạm Dung Mỹ, bố con họ Vũ, và một trong những người bác của con là chị của mẹ rất thương yêu quí con, và các em con như mẹ, bác tên là Phạm Thúy Hạnh, năm 1975 tình cờ tìm được bác của con trên một chuyến tầu lúc di tản từ Sài Gòn sang đến Hoa kỳ.

Thời gian đó ở Việt Nam, dù mẹ là vai em của bác Thúy Hạnh, nhưng lại lập gia đình trước, khi sinh con mẹ đã lấy tên Thúy của bác làm chữ đệm và mẹ rất thích hoa Quỳnh, nghĩ rằng khi có em con, mẹ sẽ đặt tên Mỹ Quỳnh, nào đâu biết rằng con sẽ chỉ có em trai, thôi thì mẹ tên là Mỹ Quỳnh nhé, tên Dung Mỹ ông bà ngoại đã đặt cho mẹ thật tuyệt mỹ khi còn ở Việt Nam, “dung nhan mỹ miều” thế mà sang nước Mỹ này, cả hai tên đều khó sử dụng, con đã hiểu lý do vì sao phải không con?.

Cũng như tên Mỹ, tên Christy con đã chọn để gọi và khi ghi danh ở trường, mẹ cũng hiểu từ đâu, cho dù gia đình chúng ta có đạo Phật, nhưng qua đến Hoa kỳ, được bảo trợ bởi một nhà thờ tin lành, sáng chủ nhật nào gia đình chúng ta đều đi lễ, quen đọc kinh thánh, chúa Ki-tô, và con như bao nhiêu trẻ thơ khác rất thích lễ mừng Chúa giáng sinh, Christmas, mùa Noel và vì thời xa xưa đó cũng chưa có các đền chùa Phật, mẹ không thể giải thích về sự khác biệt giữa hai tôn giáo, nhưng đạo Phật hay Chúa, cũng chỉ cùng một đường hướng tạo cho con người có niềm tin ở đấng tối cao, tin ở sự công bằng bác ái, tạo cho con người

giữ gìn nhân cách, thương yêu nhau, thương yêu nhân loại.

Rồi thuở con còn bé, con hay đòi bú tí mẹ, và con rất ghét cái vú giả bằng ny lông, vứt phăng đi không chịu ngậm khi khóc nhè, và mẹ vừa dỗ dành vừa hôn lên trán, lên tóc và gọi con là con bé ti ti, con cười tươi ngay nét mặt, ngoan ngoãn bế ru con búp bê trên tay, và hát những bài hát mẹ chỉ cho con.

Christy Thúy Quỳnh yêu thương của mẹ, mẹ muốn nói với con gái của mẹ, là mẹ rất cảm ơn tình yêu con dành cho mẹ, những chu đáo con dành cho các em, con là một cô gái có được nhiều điều tốt đẹp mà thượng đế, trời phật đã ban cho mẹ, mẹ cám ơn con và mẹ rất yêu con với một tình yêu vô bờ bến.

Mẹ cầu chúc cho đời sống của con luôn hạnh phúc, được mọi điều như ý nguyện, may mắn thành công trên đường đời, cho dù mai sau khi mẹ tuổi đã cao, cho dù con chỉ có một mình một thân ở bất cứ nơi đâu mẹ vẫn yên tâm, con đã từng chứng tỏ bản năng rất mạnh mẽ và tự lập của con, một ngày nào thế gian này không còn mẹ, không cho mẹ cuộc sống song song với đời sống của con, nhưng trong trái tim nhỏ bé của mẹ, con luôn có một ngôi vị đặc biệt, không điều gì có thể nói lên hết tình yêu mẹ dành cho con gái đầu lòng và duy nhất của mẹ, con tượng trưng cho những điều rất tuyệt mỹ, con rất được yêu quí trong tâm hồn mẹ.

Một nụ hôn nồng ấm, gửi lên trán con dấu yêu!

Mẹ của con,

Phạm Dung Mỹ Quỳnh

Houston. May 2005.

Phạm Dung Mỹ

Page 16: Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình thời Pleiku lửa đạn và ...members.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 8.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 141 Thật

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 155

nghệ, phòng chuẩn bị của ban tiếp tân, v.v. Ở đây tôi đã gặp khoảng gần ba mươi người, trao đổi nhau những kỷ niệm xưa, nhắc nhau mình quen biết từ khi nào, hay chưa biết rồi giờ mới quen. Chị Hương vừa tiếp khách, vừa lo công chuyện với ban tổ chức,

vừa giới thiệu người này người kia, vừa dọn dẹp, vừa lo ẩm thực với món bún bò Huế. Chỉ nghĩ đến những chuyện đó thôi tôi cũng đã chóng mặt và không hiểu sao chị có thể cáng đáng được. Chị Ngọc Anh, tác giả vở kịch “Thi Hoa Hậu” và cũng là MC chính của ngày mai, chạy lên chạy xuống, chạy qua chạy lại, dợt lại vở kịch, xem tới xem lui chương trình, thêm chỗ này, bớt chỗ kia. Ở góc này những ca sĩ phố núi đang tập lại, nơi góc kia vở kịch bắt đầu, trong góc nọ bàn ăn chương trình đang được thảo lại, trong góc này bàn ăn tính toán chương trình MC. Ngoài phòng khách có người, trong phòng ăn nhà bếp có người, phòng gia đình cũng người, ngoài sân cũng người, đâu đâu cũng tiếng cười tiếng nói tiếng la.

Ngày Đại Hội

Thành phố Stanton, hơi lạ cho những người từ xa đến, thuộc Quận Cam California, cách Westminster ba dặm bắc và cách Anaheim năm dặm tây nam; cứ tạm gọi Stanton là vùng phụ cận của Little Saigon. Quang cảnh chung quanh và trong nhà hàng China Feast hơi

Cuộc Hội Ngộ Liên Trường Phố Núi Pleiku 2008

Sau hơn ba mươi lăm năm, đây là lần đầu tiên tôi đi dự buổi họp mặt. Hôm tháng ba ở Pleiku, đến nhìn từng ngôi trường ngày xưa nhưng không gặp gỡ những người có cùng “mẫu số chung”. Những định nghĩa thơ ấu ngày xưa về mẫu số, tử số, và mẫu số chung thật quá đơn giản cho thế giới phẳng hôm nay. Tôi có hứa với bạn bè gần xa sẽ viết bài tường trình cho cuộc hội ngộ này; hơn tuần trôi qua, đầu óc luẩn quẩn, không biết nên viết gì, bắt đầu từ đâu, vì nhiều và nhiều.

Tên chính thức “Ngày Hội Ngộ Liên Trường Phố Núi Pleiku Lần Thứ Ba tại Hải Ngoại”, 31 tháng Tám năm 2008 tại China Feast Restaurant, Thành Phố Stanton, California. Ban Tổ Chức gồm Chị Nguyễn Thị Hương, Chị Lê Thị Ngọc Anh, Anh Nguyễn Cửu Dũng (David), và Anh Nguyễn Văn Thi (Henry). Xin thành thật cám ơn Ban Tổ Chức; sự thành công lớn lao các anh chị làm được là hoàn toàn tự nguyện, sinh hoạt trên tình nghĩa và kỷ niệm, không điều lệ, không ban chấp hành, không bầu bán, không nguyệt liễm, và không hội viên.

Bất cứ ai gặp gỡ và nhìn những người tự nguyện (nhiều và nhiều lắm) làm việc chung với Ban Tổ Chức sẽ phải kết luận là sự thành công đã hiện hữu rõ ràng dẫu cho ngày họp mặt điện có tắt, nước có cúp, hay động đất lớn. Ngoài tên chính thức trên, ta còn thấy hay nghe “Đại Hội Liên Trường Pleiku”, “Họp Mặt Liên Trường Trung Học Phố Núi Pleiku”, “Họp Mặt Học Sinh Liên Trường Trung Học Pleiku năm 2008”, hay “Họp Mặt Giáo Sư Học Sinh Thân Hữu Pleiku”

Với tôi, cuộc hội ngộ tạm bắt đầu lúc 4 giờ sáng thứ bảy (August 30, 2008) khi rời nhà đến đón vợ chồng Giáo Sư Lê Văn Lập bay từ Boston (Logan Airport) đến Los Angeles (LAX) để gặp Vũ Đỗ Mạnh bay từ Denver (DIA) rồi bốn thầy trò cùng lái xe đến Orange County.

Cuộc hội ngộ tiếp tục khi đến nhà Chị Hương (ban tổ chức) chiều thứ bảy. Có lẽ nhà Chị Hương là tổng hành dinh của ban tổ chức, là nơi tập dượt của ban văn

Page 17: Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình thời Pleiku lửa đạn và ...members.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 8.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 141 Thật

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 156

giông giống Pleiku hôm nay nhưng sẽ không gợi được khung cảnh Pleiku ngày xưa.

Bước vào trong nhà hàng ngày hội ngộ, nhắm mắt lại, lắng nghe một tí bạn sẽ nhận ra ngay đây là Pleiku, một loại nhạc hay âm thanh hòa tấu đặc biệt cộng hưởng bởi giọng Huế, Nha Trang, Bắc, Nam, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình-Định, v.v.; đây là giọng Việt muôn miền, đó là tiếng nước tôi. Chỉ những điều này thôi, cho thấy sự thành công đã hiện hữu!

Tí nữa đây, nếu hệ thông âm thanh có hỏng, nếu thức ăn có dở, nếu MC cà lăm, nếu sàn nhẩy đầy dầu ăn; tất cả chỉ là chuyện nhỏ nhoi so với khối năng lượng tình cảm mang đến đây của người Pleiku. Hơn hai trăm “người Việt Pleiku” gần xa đã tụ tập nơi đây hôm này

Tính nhẩm khi nghe MC Ngọc-Anh giới thiệu thì có đến hơn sáu mươi người từ xa đến – Việt Nam, Australia, Denmark, Canada, Florida, Colorado, Illinois, New Jersey New York, Houston, San Jose, Austin, Dallas, Boston, v.v... Thầy cô Trần Đình Thành (San Jose), thầy cô Lê Văn Lập (Boston), cô Vũ Thị Bích (Seattle), thầy Nguyễn Đăng Dự (Québec), cô Ngọc Dung (San Jose), thầy cô Võ Thu Lương (San Jose), Thầy Nguyễn Quảng Cư & Cô Thái Thị Lựu (S. California), Cô Phan Thị Lựu (S. California), Thầy Cô Thái Văn Duy (Florida)...

Đám học sinh bô lão giờ được gặp lại Thầy Cô, câu “Tôn Sư Trọng Đạo” nghe thật xa lạ và khô khan. Thầy trò ôm nhau không biết là để ôn lại những ngày xưa khi câu “Trọng Thầy mới được làm Thầy” là kim chỉ nam; hay là giờ đây chúng em đã “Thành Nhân” cầm tay Thầy Cô không nói nhưng thầm bảo hình như đoạn đường trước mặt mỗi ngày mỗi ngắn, hãy hưởng những giây phút này đi!

Bạn bè anh chị em gặp lại nhau – trông mày vẫn thế, anh vẫn vậy, chị trẻ ra – không phải là câu đầu môi,

dường như mình thấy mình vượt hẳn thời gian và năm giác quan học trong những lớp học đầu đời. Einstein không sai với thuyết tương đối, nhưng Giáo Sư Tôn Thất Hàn đúng hơn khi ứng dụng vào cuộc đời, vẫn nhớ lời Thầy & Trưởng nói “... các em đừng bao giờ đi tìm cái tuyệt đối trong vũ trụ tương đối này...”.

Anh chị em Hướng Đạo, bắt tay trái chào nhau, khi về nắm chéo tay hát lại “Lúc thú vui này lòng càng quyến luyến... rời tay nhau chớ quên nhé...”. Gặp lại những người trong Judo, tinh thần "Võ Sĩ Đạo”, những lúc ngồi thiền luyện chí những khi tập tành luyện thân đã nằm trong từng tế bào.

Tạm gác qua những cảm xúc cá nhân để trở lại “Ngày Đại Hội”, chương trình (5 giờ chiều đến 11:30 đêm) gồm:1. Tiếp tân...2. Lễ khai mạc – lời chào mừng (Nguyễn Cửu

Dũng), giới thiệu MC cho chương trình (chị Ngọc Anh), chào cờ và truy điệu (Hồ Nam), giới thiệu Ban Tổ Chức.

3. Giới thiệu – truyền thông & truyền hình, thân hữu, các binh chủng, hội đoàn, thầy cô, học sinh bạn hữu nơi xa.

4. Lời phát biểu – Giáo Sư và học sinh5. Chụp hình – Phạm Hồng Thái + Phao Lồ + Minh

Đức + Bồ Đề + Nông Lâm Súc, Pleime, Pleiku6. Vào tiệc – cơm chiều & slide show7. Văn nghệ & xổ số8. Dạ VũLiên Hương (Minh Đức) và tôi (Pleiku) được may

mắn làm MC cho chương trình văn nghệ cũng như được

Page 18: Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình thời Pleiku lửa đạn và ...members.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 8.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 141 Thật

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 157

cơ hội đóng góp vào chương trình. Chỉ nhìn qua chương trình văn nghệ thôi cũng đã thấy một sự phong phú đặc biệt. Về số lượng gần hai mươi tiết mục, những Paris by Night hay Asia cũng chỉ trên dưới số lượng này.

Nhìn tên và tuổi tác của những người đóng góp, sự phong phú lại tăng lên gấp bội, từ thầy đến trò, từ Phao Lồ đến Pleime, từ độc thân đến ông bà nội hay ngoại, giọng nam giọng nữ, đơn ca, hợp ca, kịch, vũ, tứ ca, ngâm thơ... Như một “Potluck Party”, từng người, từng nhóm, từng trường mang đến cho nhau những món ăn tình cảm ngọt ngào.

Được nhìn thấy những tập dượt, giờ được giới thiệu chương trình, và nhất là được nghe và hưởng những diễn tả tự nhiên của bao người đóng góp; chợt nhận thấy chương trình không cần MC (master) và ước gì người trình diễn trước là MC (master) hay PC (peer) hay CC (connector) cho người trình diễn sau. Và thể nào tôi cũng bằng được xin làm CC cho bản hợp ca của Ngũ Long Công Chúa -- Phạm Dung Mỹ, Đào Thị Kim-Anh, Phùng Thị Hoa, Phùng Kim-Vân, và Phạm Thị Thu Đào

Một tình cờ đặc biệt nào đó, tôi và mọi người được nghe với bao cảm xúc, hai bản nhạc “Còn Một chút gì để nhớ” và “Một chút quà cho quê hương” liên tiếp trình bầy qua giọng hát, tiếng gào, với nước mắt con tim của Nguyễn Nam (Minh Đức) và Thái Trang (Bồ Đề).

Gửi về cho chị, má đỏ môi hồng, dăm ba xấp vải... Gửi về cho anh, khách lạ đi lên đi xuống, dăm bao thuốc lá... chị may áo cưới hay chị may áo tang ... anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay.

Giọng nam thét gào với tình yêu, giọng nữ gào thét vói tình người, lãng mạn với thương đau, Minh Đức với Bồ Đề, Nước Chúa cùng Niết Bàn,

Pleiku hôm qua với quê hương hôm nay, tất cả đã mâu thuẫn, hòa hợp, và cô đọng lại trong khoé mắt cay cay của “Một Chút” giây phút này trong ngày họp mặt Liên Trường Phố Núi Pleiku 2008!

Tiếc thay, chương trình văn nghệ phải chấm dứt theo giờ đã định cho chương trình dạ vũ bắt đầu với điệu nhạc slow. Dường như gần mười tiết mục văn nghệ chúng ta chưa được cơ hội thưởng thức.

Từ Phi Trường Cù Hanh vào thành phố ta sẽ thấy ngày xưa đó với Lâm Nông Súc, Phạm Hồng Thái, Pleime, Minh Đức, Bồ Đề, Pleiku, và Phao Lồ. Ngược từ đồi Pháo Binh trở lại phi trường cho một chuyến bay vun vút vào mây trắng có ánh nắng vàng dìu dịu của Pleiku ta trở lại Phao Lồ, Pleiku, Bồ Đề, Minh Đức, Pleime, Phạm Hồng Thái, Lâm Nông Súc – Liên Trường Phố Núi Pleiku – với xanh, trắng, trắng xanh, và nâu.

Ngày sau Đại Hội

Khi chia tay ra về ở China Feast, chỉ một khoảng thời gian ngắn ngủi, gìờ phút đầu của một tháng mới, một tuần mới và một ngày mới đã đến; chợt nhớ đến cô con gái đầu lòng, ngày còn bé, không chịu đi ngủ, nũng nịu “... Bố ơi, Mai - Anh muốn thức để xem khi nào thì ngày mai đến...”. Tôi dậy sớm đi ăn sáng với một người bạn rất thân rồi sau đó cùng vợ chồng GS Lập và Mạnh đến nhà Thầy Cư & Cô Lựu trưa thứ Hai (September 1st, 2008) tiếp tục cuộc hội ngộ. Trong nhà cũng đã đông, trên dưới ba mươi người. Vào đến bếp, những món ăn rất Pleime được bao phủ với âm thanh mười mấy chiều của phụ nữ, với những khuôn mặt quen thuộc của ngày hôm qua hôm kia và ngày xưa, thì ra đây là bộ tổng tham mưu của Nữ Trung Học Pleime.

Page 19: Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình thời Pleiku lửa đạn và ...members.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 8.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 141 Thật

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 158

Quí vị phụ nữ “nói chuyện đời” không dứt, từ màu áo đến kiểu tóc, từ buổi văn nghệ xa xưa đến chuyện đại hội... Theo quý nàng Pleime, sự tham dự đông đảo và đóng góp nỗ lực của dân Pleime trong đại hội kỳ III này là kết quả của Cô Lựu qua “operation motivating” - hằng ngày, ngoài điện thư, dân Pleime điện thoại, gần cháy máy, ơi ới cho nhau; nhờ đó đã có những người quyết định đến tham dự vào giờ thứ mười một. Tôi đang nói chuyện với cô Bích nhắc lại những kỷ niệm xưa thì chợt hình như “họ” ngừng nói và mấy cặp mắt “âu yếm” nhìn tôi bắt đầu mổ xẻ rút kinh nghiệm MC chương trình văn nghệ thì tôi từ từ chuồn ra ngoài sân.

Ba ngày gặp gỡ: ngày đầu (thứ bảy) mọi người chạy tới chạy lui lo cho ngày đại hội; ngày thứ nhì, đại hội (Chủ Nhật), ai có cặp thì đi có cặp ngồi có đôi; ngày thứ ba, hôm nay, phụ nữ ở trong nhà nói chuyện đời và phía nam ở ngoài sân nói chuyện đại sự.

Ra ngoài sân, tôi (PK 67) thấy có Thầy Lương, Thầy Dự, Thầy Cư, Thầy Lập, Thầy Duy, anh Phạm Thị Thu Đào, anh Phùng Thị Hoa, anh Lê Thị Ngọc Anh, anh Nguyễn Cửu Dũng (BTC), anh Đỗ Khắc Hải (website), Trần Phi Hùng (PK 69), Vũ Đỗ Mạnh (PK 76), và vài ba người nữa. Ontario California trời cuối hè còn hơi nóng, những chai bia lạnh rất hợp KBC với bánh bèo, chả giò, gỏi hến, và nem cuốn.

Trên chuyến bay đêm từ Los Angeles trở về Boston, hình ảnh Thầy Cô tôi gặp ngày hôm nay và một vài kỷ niệm nhỏ trở lại trong cơn mơ của giấc ngủ vùi xuyên bang.

Thầy Lương - ngày đầu tiên, đi lên đi xuống giảng chuyện đời làm cả lớp rét run “... tụi bây con trai ngu cũng được, dốt cũng được, nhưng phải làm phải học, tụi bây không học thì tau chửi tau la cho đến khi học, tau không đánh rớt đứa nào hết, tụi bây rớt là... tau thương tụi bây tau thương cha mẹ tụi bây, nghề tau là dậy, nghề tụi bây là học...”.

Cô Bích - giọng Cô chậm rãi nhẹ nhàng. Chưa bao giờ tụi tôi thấy Cô giận hay la mắng ai cả. Những khi lớp ồn ào hay một vài tên nói chuyện hay phá phách, Cô ngừng giảng, chờ một lúc, rồi nhẹ bảo “Hôm nay Cô hơi mệt, không nói to được, hay là mấy em chờ tí nữa hết giờ rồi tha hồ”

Thầy Dự - hôm đó chắc là Thầy giận lắm mới ném

cục phấn xuống đất không nói bước ra khỏi lớp. Trong lớp chắc có ma hay sao mà cả lớp từ A cho đến Y, từng đứa lên bảng và không có đứa nào vẽ đúng được “quang đạo” khi ánh sáng vào và khi rời lăng kính. Hôm sau, Thầy vào lớp ôn tồn “nếu cả lớp không vẽ đúng được thì lỗi là tại tôi, bây giờ tôi giảng lại...”, đến gần cuối giờ Thầy gọi năm sáu đứa lên bảng một lúc vẽ lại, mặt Thầy tươi lên “cám ơn các anh”.

Thầy Cư - đã ít nói, tiếng Việt còn ít hơn, cả năm trời tụi tôi chỉ nhớ “Mấy anh là ban B, sinh ngữ phụ, mỗi tuần một giờ, để khỏi mất thì giờ, tôi không kêu ai lên bảng, điểm danh là việc của trưởng lớp, nhớ đừng để lớp vắng quá không

được”.Thầy Lập - bình thản vào lớp nhìn hết lớp rồi nói

“bữa nay là ngày đầu của tuần lễ kỷ luật, tóc tai mấy em gọn ghẽ, tốt, giờ đứng dậy cho tôi kiểm soát đồng phục”. Cả lớp đứng dậy, Thầy nhìn từ cuối lớp đến đầu lớp rồi nhìn tôi vừa cười vừa nói “... em lộ liễu quá, Thầy là trưởng ban kỷ luật, bữa nay là ngày đầu tuần lễ kỷ luật mà em chơi cái quần Khaki vàng rồi còn ngồi bàn đầu nữa, lộ liễu quá, thôi em xuống bàn chót ngồi rồi cuối giờ lên đây nói chuyện”.

Thầy Duy - được Thầy Tổng Giám Thị viếng lớp là một điều hân hạnh hay bất hạnh lớn. Gìờ Anh Văn Thầy Duy vào lớp, đi từng bàn nhìn từng đứa, rồi lên bục nói “Tôi không rõ các anh đã làm gì trong tuần vừa rồi mà cả hai giáo sư Anh Văn nói với tôi là các anh vô kỷ luật, lười biếng, và bài Mỹ. Tôi muốn dùng giờ Anh Văn này để các anh và tôi nói tiếng Việt với nhau. Các anh cứ tự nhiên phát biểu ý kiến, tôi bảo đảm sẽ không có hình phạt kỷ luật... anh nào bài Mỹ... anh nào ghét tiếng Anh...”. Thầy trò nói chuyện cảm thông nhau!

Đến Logan, bước ra khỏi cửa chiếc Airbus 321, nhìn đồng hồ 5:45AM Wednesday September 3rd, còn bốn ngày nữa là sinh nhật của Mai-Anh, tôi thầm trả lời mình “ngày mai không bao giờ đến”.

Vũ Bình Quảng September 14th, 2008

Page 20: Đoàn Trưởng mà di chuyển gia đình thời Pleiku lửa đạn và ...members.iinet.net.au/~nguyentam/Pho Nui Pleiku 8.pdf · Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 141 Thật

Phoá Nuùi Pleiku Ñaëc San Trang 159

Ngồi nhớ lại những con đường quen thuộc cứ lần lượt hiện ra trong đầu như Phan Đình Phùng, Lê Lợi, Quang Trung, Trịnh Minh Thế, Hoàng Diệu, cầu Hội Phú, Hội Thương, Đức An, trường TH Pleiku, trường Bồ Đề, Biển Hồ Trà, Thánh Phaolô, rạp Diệp Kính v.v… và nhiều lắm. Thấy như mình được quay trở về thời dĩ vãng năm nào, cùng thả bước lang thang với bạn bè trong những buổi chiều dưới tàng cây rợp mát.

Nếu thành phố Đà Lạt sương mù được mệnh danh là từ lâu nổi tiếng với núi Langbian, hồ Xuân Hương, hồ Than Thở, suối Cam Ly, thác Prenn, thác Gougah... một địa danh khác mang trùng danh hiệu phố núi đó là Ban Mê Thuột mà nhiều người hay gọi trại ra là xứ Buồn Muôn Thuở cùng nằm trên cao nguyên Trung Phần, thì thành phố Pleiku mang chung tên phố núi và cũng nổi tiếng với núi Hàm Rồng, hồ Tơ Nưng, thác Yaly, thác Đá... Trước kia được gọi là tỉnh Pleiku, nhưng sau năm 1975 thì đổi tên là tỉnh Gia Lai nhưng thành phố thân yêu vẫn mang tên mỹ miều phố núi Pleiku,

các bạn nhín chút thời gian cùng tôi tìm hiểu về địa danh nầy.

Ngược dòng lịch sử để tìm hiểu về Phố núi giữa Cao nguyên nơi có miệng núi lửa cách đây trên một triệu năm. Theo truyền thuyết cổ, thuở xa xưa ở vùng đất này không có tên gọi. Nhân ngày hội ở một bộ tộc Djarai, đồng bào tụ họp nhau lại ở nhà rông để ông Phaphai Tobal làm lễ. Trong lúc mọi người đang nhảy múa, ca hát theo tiếng cồng, tiếng trống, say sưa bên các ché rượu thơm ngon thì một cuộc xô xát giữa hai người con trai của vị tộc trưởng diễn ra ác liệt. Họ tranh giành quyền lực để kế vị người cha già yếu. Để phân giải, hai người con trai phải dùng sức mạnh bứt đứt đuôi

trâu. Kết quả, người con trưởng thắng.Từ đó, người ta đặt tên cho vùng đất này là Pleiku có nghĩa là làng Đuôi hay Đuôi trâu để nhắc nhở sự tích nầy. Pleiku là tên ghép của 2 chữ Plei- có nghĩa là làng, Ku có nghĩa là cái đuôi. Trước khi thực dân Pháp đặt chân đến đây, trên địa bàn Pleiku có nhiều làng người Djarai ở gần

nhau. Pleiku là một vùng đất cổ hiện nay còn lưu giữ nhiều dấu tích của người xưa như di chỉ Trà Dôm và Biển Hồ. Nhiều hiện vật gốm thu được có những cấu trúc, kiểu dáng gần gũi với các di tích “Tiền Sa huỳnh” phân bố ở vùng ven biển Trung bộ.

Ngoài ra còn có thắng cảnh Biển Hồ (hồ Tơ Nưng, Ia Nueng) nguyên là một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động từ hàng trăm triệu năm qua. Sự rộng lớn mênh mông của hồ nước này tựa như biển khơi nên người dân địa phương đặt tên là Biển Hồ. Dẫu thiên nhiên khắc

nghiệt, nắng hạn đến đâu nhưng từ trước đến giờ nước Biển Hồ này vẫn chưa bao giờ cạn. Biển Hồ là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho hàng chục ngàn người dân phố núi Pleiku. Đây còn là nơi có nhiều tôm cá, phong cảnh xung quanh hồ rất xinh đẹp, hữu tình, mát mẻ quanh năm và là nơi hẹn hò thú vị của nhiều đôi nam nữ yêu đương. Có những bạn tình sau lần đến với Biển Hồ Pleiku đã rất thích thú và viết nên những cảm nhận trên trang nhật ký mang của mình để lưu lại kỷ niệm đẹp.

Tim lai chút gi đê nhớTâm Hiên