34
1 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG (GIAI ĐOẠN 2011-2015) TS.Nguyễn Minh Phong Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội Vthực chất, phân cấp đầu tư (PCĐT) giữa trung ương và địa phương ở Việt Nam là sphân chia quyền lực và trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các cơ quan trung ương (Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành…) với các cấp chính quyền địa phương (Hội đồng nhân dân, UBND và các đơn vị sở, ngành, cơ quan liên quan ở địa phương…), mà trọng tâm là phân cấp nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) đối với các hoạt động đầu tư từ mọi nguồn vốn, trong các lĩnh vực và trên các địa bàn khác nhau của cả nước, cũng như từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. 1. Sự cần thiết và thực tiễn của phân cấp đầu tư trung ương và địa phương PCĐT là một trong các nội dung phân cấp quản lý nhà nước về KT-XH và quá trình này được triển khai sớm, ngay từ đầu những năm 60 của thế kỷ 20, khi miền Bắc Việt Nam đang còn đồng thời thực hiện cả 2 nhiệm vụ chiến đầu và xây dựng, kiến thiết đất nước. Thực tế cho thấy, PCĐT thường có nhiều bước chuyển mạnh gắn liền với những thay đổi lớn về tư duy, nhận thức và tổ chức thực hiện chiến lược, cũng như cơ chế phát triển, quản lý kinh tế đất nước từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Nghị quyết của Chính phủ số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã khẳng định: Để đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước hiện nay, cần tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương, tập trung vào phân cấp nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên các lĩnh vực chủ yếu nhất: quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển; ngân sách nhà nước; đất đai, tài nguyên; doanh nghiệp nhà nước; hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công; tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức. Trên cơ sở đó, để tiếp tục phân cấp quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương các cấp (tỉnh - huyện - xã). Trên thực tế, cùng với phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương, PCĐT đã từng bước được tăng cường đáng kể cả bề rộng, lẫn bề sâu. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp đã được tăng thêm thẩm quyền, trách nhiệm trong việc quyết định: quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương; các dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; phân bổ và điều hành ngân sách địa phương; quản lý đất đai,

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

1

MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG

(GIAI ĐOẠN 2011-2015)

TS.Nguyễn Minh Phong

Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội

Về thực chất, phân cấp đầu tư (PCĐT) giữa trung ương và địa phương ở Việt Nam là sự phân chia quyền lực và trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các cơ quan trung ương (Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành…) với các cấp chính quyền địa phương (Hội đồng nhân dân, UBND và các đơn vị sở, ngành, cơ quan liên quan ở địa phương…), mà trọng tâm là phân cấp nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) đối với các hoạt động đầu tư từ mọi nguồn vốn, trong các lĩnh vực và trên các địa bàn khác nhau của cả nước, cũng như từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

1. Sự cần thiết và thực tiễn của phân cấp đầu tư trung ương và địa phương

PCĐT là một trong các nội dung phân cấp quản lý nhà nước về KT-XH và quá trình này được triển khai sớm, ngay từ đầu những năm 60 của thế kỷ 20, khi miền Bắc Việt Nam đang còn đồng thời thực hiện cả 2 nhiệm vụ chiến đầu và xây dựng, kiến thiết đất nước. Thực tế cho thấy, PCĐT thường có nhiều bước chuyển mạnh gắn liền với những thay đổi lớn về tư duy, nhận thức và tổ chức thực hiện chiến lược, cũng như cơ chế phát triển, quản lý kinh tế đất nước từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Nghị quyết của Chính phủ số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã khẳng định: Để đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý, thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của đất nước hiện nay, cần tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Trung ương và địa phương, tập trung vào phân cấp nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên các lĩnh vực chủ yếu nhất: quản lý quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển; ngân sách nhà nước; đất đai, tài nguyên; doanh nghiệp nhà nước; hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công; tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức. Trên cơ sở đó, để tiếp tục phân cấp quản lý nhà nước giữa chính quyền địa phương các cấp (tỉnh - huyện - xã).

Trên thực tế, cùng với phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương, PCĐT đã từng bước được tăng cường đáng kể cả bề rộng, lẫn bề sâu. Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp đã được tăng thêm thẩm quyền, trách nhiệm trong việc quyết định: quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương; các dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; phân bổ và điều hành ngân sách địa phương; quản lý đất đai,

Page 2: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

2

tài nguyên, doanh nghiệp; quản lý các hoạt động sự nghiệp và quyết định một số vấn đề về tổ chức bộ máy, cán bộ công viên chức. Thủ đô Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã được thí điểm phân cấp nhiều hơn trong một số lĩnh vực, từ đó rút ra những bài học bổ ích để tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh…

Những kết quả đạt được về phân cấp những năm vừa qua đã góp phần phát huy được tính chủ động, sáng tạo của chính quyền địa phương; tăng cường khai thác các nguồn lực xã hội cả trong và ngoài NSNN, trong nước và quốc tế; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển KT-XH của địa phương, phục vụ tốt hơn nhu cầu của tổ chức và lợi ích của nhân dân, cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, PCĐT hiện hành đang bộc lộ một số bất cập và tác động mặt trái, cần được đánh giá và điều chỉnh cần thiết và kịp thời, trong đó nổi bật là:

- Chưa bảo đảm quản lý thống nhất, còn biểu hiện phân tán, cục bộ; kỷ luật, kỷ cương hành chính chưa nghiêm; chưa chú trọng việc thanh tra, kiểm tra đối với những việc đã phân cấp cho địa phương; Hầu hết việc phân cấp hiện nay chỉ dừng lại ở việc phân cấp nhiệm vụ, chưa đồng bộ giữa phân cấp nhiệm vụ, phân cấp quyền lực, tài chính, phân cấp về quản lý nhân sự;

- Chưa phân định rõ ràng, cụ thể nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của mỗi cấp chính quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, tổ chức cung cấp dịch vụ công, đại diện chủ sở hữu đối với các tổ chức kinh tế nhà nước và tài sản nhà nước. Chưa xác định rõ trách nhiệm của mỗi cấp, của tập thể và cá nhân đối với những nhiệm vụ đã được phân cấp.

- Chưa bảo đảm tương ứng các điều kiện cần thiết để thực hiện, còn thiếu sự ăn khớp, đồng bộ giữa các ngành, các lĩnh vực có liên quan, chưa tạo điều kiện thực tế cho địa phương chủ động cân đối các nguồn lực và các nhu cầu cụ thể của mình.

- Một số nội dung phân cấp đã được pháp luật quy định nhưng chậm được triển khai thực hiện hoặc thực hiện không triệt để. Mặt khác, các quy định phân cấp hiện hành chưa phù hợp với thực tiễn của mỗi khu vực, vùng lãnh thổ, chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa đô thị và nông thôn.

- Đặc biệt, cơ chế phân cấp quản lý đầu tư hiện nay cũng bộc lộ khá rõ những tác động tiêu cực. Điều đó được thể hiện rõ nét trong thời gian gần đây, số lượng các dự án được cấp phép tăng đột biến chủ yếu trong các lĩnh vực đòi hỏi nhiều năng lượng, sử dụng nhiều tài nguyên, ít tạo ra hàng hóa, nhất là dự án sân golf, thép, lọc dầu, bất động sản và khai thác tài nguyên không tái tạo; đồng thời với nó cũng có xu hướng ở nhiều địa phương đang diễn ra “làn sóng” rút giấy phép đầu tư hàng loạt dự án (tỉnh Bắc Ninh có 46 dự án bị rút giấy phép, Tây Ninh có 22 dự án, Lâm Đồng 29 dự án, Ninh Thuận 12 dự án, Phú Quốc-Kiên Giang 12 dự án, và ở Dung Quất-Quảng Ngãi 23 dự án... “làn sóng” rút phép đầu tư hiện nay trái ngược hẳn với phong trào “trải thảm đỏ”, “trải chiếu hoa”,

Page 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

3

tranh thủ hấp dẫn, thu hút đầu tư bằng mọi giá trước đây. Vì thế mới có tình trạng “cắt” đất nông nghiệp làm sân golf quá dễ dãi nay lại phải thu hồi. Ở khu kinh tế Dung Quất, để chuẩn bị triển khai dự án thép Tycoon (Đài Loan) mà hơn 3 năm qua chưa “động đậy” gì, tỉnh Quảng Ngãi đã phải di dời 12 nhà máy đã được xây dựng tại đây... Ở hầu hết các địa phương, lý do đưa ra khi rút giấy phép các dự án là do các chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính, các mục tiêu trong giấy phép đã cấp không được thực hiện, tiến độ bị ngưng trệ, kéo dài hoặc doanh nghiệp lập dự án với mục đích chiếm dụng đất, chuyển nhượng để hưởng lợi. Việc không phải thẩm định nguồn vốn thực hiện dự án là một sự cải cách đáng kể, nhưng điều đó khiến các địa phương có thể lúng túng trước các dự án đăng ký hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD vốn và đi kèm theo đó là áp lực hậu kiểm. Dù thủ tục đầu tư đã thông thoáng hơn, nhưng nhiều địa phương cho biết, họ đang phải chịu áp lực khác trong việc tiền kiểm các dự án, khi mà mức độ phức tạp về công nghệ, tính chất của dự án ngày càng tăng, trong khi nhân lực của các ban quản lý lại thiếu, yếu…

Hơn nữa, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện cả nước có trên 32.000 dự án đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước đang được thực hiện. Mức độ lệ thuộc vào vốn đầu tư để tăng trưởng của Việt Nam ngày càng tăng, trong khi hiệu quả sử dụng vốn giảm rất nhanh (giai đoạn 1991-1995, vốn chỉ đóng góp 29,8% vào tăng trưởng GDP, nhưng đến giai đoạn 2001-2005 đã tăng lên tới 60% và vẫn tiếp tục tăng lên). Điều đáng quan tâm là hiệu quả sử dụng vốn đầu tư lại giảm ngược với tiến trình tăng phân cấp đầu tư của Chính phủ. Hiện nay, việc thẩm định đầu tư dự án sử dụng ngân sách hầu hết do các cơ quan quản lý nhà nước đảm nhận, chưa có cơ chế để các tổ chức tư vấn độc lập tham gia và mang ý nghĩa như một thủ tục hành chính cần phải có hơn là thực chất. Đó là chưa kể sự dễ dãi, xuê xoa để đôi bên cùng có lợi. Riêng với doanh nghiệp nhà nước, việc thẩm định gần như do doanh nghiệp tự quyết định, trừ những dự án có quy mô tầm cỡ quốc gia..

Sự phân cấp theo kiểu mạnh ai nấy làm tạo ra một cuộc chạy đua tự phát giữa các địa phương vì lợi ích nhóm, cục bộ và ngắn hạn trong khi làm giảm trách nhiệm cá nhân, dễ phá vỡ toàn bộ quy hoạch, kế hoạch thống nhất, gây tổn hại cả về kinh tế-tài nguyên-môi trường và sức cạnh tranh,cũng như các lợi ích chung, quốc gia và dài hạn khác …

Tình trạng trên đây có nhiều nguyên nhân khác nhau, về cả nhận thức, quan điểm về các chủ trương, tổ chức chỉ đạo, thể chế, chính sách và các giải pháp phân cấp quản lý nhà nước thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng với yêu cầu của phát triển KT-XH của đất nước trong tình hình mới.

2. Những nguyên tắc và mục tiêu cần quán triệt trong phân cấp đầu tư trung ương và địa phương giai đoạn 2011-2015

Mục tiêu cao nhất và cuối cùng của PCĐT trong bối cảnh tăng cường Đổi mới, mở cửa, hội nhập toàn diện và với nhiều thách thức, cùng cơ hội đan xen phức tạp của quá trình toàn cầu hóa hiện nay, thì - như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thức XI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển KT-XH giai đoạn 2011-2020 chỉ ra,

Page 4: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

4

là trên cơ sở phân định rõ, cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền nhà nước, PCĐT phải nhằm tiếp tục giải phóng và phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt của Chính phủ; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính và thực hiện những đột phá thể chế cần thiết, trước hết là thể chế kinh tế thị trường, góp phần tạo lập và duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh, cơ chế quản lý đầu tư phù hợp, để ngày càng nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và các nguồn lực, bảo đảm an ninh quốc gia, cải thiện hiệu quả các hoạt động đầu tư cả về kinh tế-văn hóa-xã hội và bảo vệ môi trường, nâng cao sức cạnh tranh và đẩy mạnh công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, phục vụ tốt hơn nhu cầu và lợi ích của nhân dân, thúc đẩy phát triển KT-XH ở từng địa phương theo yêu cầu phát triển bền vững.

Các nguyên tắc và nội dung cần quán triệt cả trong nhận thức, chỉ đạo và triển khai thực tế các hoạt động phân cấp đầu tư giữa trung ương và địa phương là tiếp tục và có chỉnh sửa những quy định có liên quan đã thể hiện trong Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 của Chính phủ về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cụ thể như sau:

Thứ nhất, bảo đảm việc kết hợp quyền lực nhà nước là thống nhất, liên tục với tăng cường năng lực, tính chủ động và năng động của cơ sở, địa phương.

PCĐT cần bảo đảm quản lý thống nhất của các cơ quan nhà nước trung ương về thể chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, thanh tra, kiểm tra; đồng thời, phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, năng động và sáng tạo của chính quyền cấp tỉnh trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật; phân cấp phải đi đôi với phân công rõ ràng, phải xác định rõ thẩm quyền và trách nhiệm trong công tác quản lý Nhà nước, và phải gắn với tăng cường năng lực và kiểm tra giám sát thực hiện của địa phương, cơ sở. Đặc biệt, cần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra của cơ quan hành chính, chuyên trách; hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử, cũng như các tổ chức giám sát và kiểm toán độc lập và khuyến khích người dân tham gia vào quản lý; sử dụng công nghệ mới để xác lập một hệ thống giám sát - đánh giá độc lập của cơ quan hành chính cấp trên đối với việc thực hiện của các cơ quan trực thuộc.

Thứ hai, kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ và phù hợp với xu hướng tái cấu trúc kinh tế theo yêu cầu hiện đại và phát triển bền vững.

Phân định rõ những nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ, ngành với nhiệm vụ quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh đối với các hoạt động của Chính phủ trên địa bàn lãnh thổ; phải bảo đảm phối hợp chặt chẽ giữa ngành và cấp trong triển khai; các ngành phải ban hành đồng bộ, kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện, gắn với đổi mới cơ chế và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị cơ sở.

Page 5: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

5

Bảo đảm nguyên tắc hiệu quả tối ưu và toàn diện, việc nào, cấp nào sát thực tế hơn, giải quyết kịp thời và phục vụ tốt hơn các yêu cầu của tổ chức và nhân dân thì giao cho cấp đó thực hiện; phân cấp phải rõ việc, rõ địa chỉ, rõ trách nhiệm, gắn với chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp; bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm với nguồn lực tài chính, tổ chức, nhân sự và các điều kiện cần thiết khác; phải đồng bộ, ăn khớp giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan trong sự phù hợp với xu hướng tái cấu trúc kinh tế theo yêu cầu hiện đại và phát triển bền vững.

Thứ ba, bảo vệ hữu hiệu các lợi ích quốc gia, hạn chế tối đa sự lạm dụng vì các lợi ích nhóm ngắn hạn, cục bộ và cực đoan; đặc biệt, PCĐT phải trong sự phối hợp đồng bộ với các nội dung phân cấp quản lý nhà nước tương ứng.

PCĐT không phải là công việc làm một lần và duy trì mãi, bất chấp cơ sở thực tế đã có những thay đổi căn bản. Trong quá trình PCĐT, cần có cơ chế bảo vệ và sự giám sát thường xuyên sự vẹn toàn lãnh thổ, chủ quyền và an ninh quốc gia cả về quốc phòng, KT-XH, nhân lực và tài nguyên và môi trường.

Phối hợp PCĐT với phân cấp quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH, theo hướng:

- Chính phủ thống nhất quản lý công tác quy hoạch trên phạm vi cả nước, bao gồm: quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của cả nước, của các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương; quy hoạch các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng có ý nghĩa chiến lược; quy hoạch tổng thể phát triển ngành, vùng kinh tế; quy hoạch chung xây dựng các đô thị (từ loại II trở lên); quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Các bộ quản lý ngành phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy hoạch phát triển ngành, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Bộ trưởng Bộ quản lý ngành quyết định quy hoạch cụ thể phát triển nội bộ ngành, lĩnh vực theo phân công của Chính phủ.

- Trên cơ sở quy hoạch tổng thể của cả nước, của ngành, của vùng kinh tế, Chủ tịch UBND cấp tỉnh xây dựng các quy hoạch cấp địa phương, bao gồm: quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, của các tiểu vùng lãnh thổ thuộc tỉnh và của các đơn vị hành chính trực thuộc; quy hoạch cụ thể phát triển ngành trên địa bàn; quy hoạch xây dựng các đô thị (từ loại III trở xuống), nông thôn của tỉnh trình HĐND cùng cấp phê chuẩn, trước khi quyết định.

- Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm và hàng năm của cấp nào do cấp đó quyết định. Chính phủ lập, trình Quốc hội quyết định kế hoạch phát triển KT-XH của cả nước; UBND cấp tỉnh lập, trình HĐND cùng cấp quyết định kế hoạch phát triển KT-XH trên địa bàn.

PCĐT về nguồn vốn tiếp tục theo hướng:

Page 6: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

6

- Không lệ thuộc vào nhóm A, B hoặc C, không áp dụng cơ chế uỷ quyền của cấp trên cho cấp dưới.

- Chính quyền cấp tỉnh được quyền quyết định các dự án đầu tư từ ngân sách địa phương và cấp giấy phép cho các dự án đầu tư nước ngoài phù hợp với trình độ phát triển KT-XH và khả năng quản lý của địa phương.

- Chính phủ điều hành đầu tư từ ngân sách trung ương do Quốc hội phê chuẩn. UBND cấp tỉnh lập dự toán, điều chỉnh, phân bổ, quyết toán các dự án đầu tư từ ngân sách địa phương trình HĐND cùng cấp phê duyệt. Căn cứ Nghị quyết của HĐND, UBND cấp tỉnh quyết định một số chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu đầu tư ngân sách trong trường hợp không trái quy định của pháp luật; quyết định một số loại, mức lệ phí và các khoản đóng góp của chủ đầu tư và nhân dân phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của địa phương.

- Để tăng vốn đầu tư cho địa phương, tiếp tục điều chỉnh lại các nguồn thu và tăng tỷ lệ để lại cho địa phương theo hướng để các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đạt mức phát triển trung bình của cả nước tự cân đối được chi thường xuyên theo định mức của Chính phủ.

Phối hợp PCĐT với phân cấp quản lý đất đai và tài nguyên quốc gia theo hướng:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đất đai trong phạm vi cả nước, quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp tỉnh.

- Chính quyền địa phương các cấp trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cụ thể về quản lý nhà nước đối với đất đai, tài nguyên trên địa bàn (trừ những trường hợp có quy định riêng của Chính phủ); chịu trách nhiệm quản lý sự biến động đất đai và thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch, quyết định kế hoạch sử dụng đất; quyết định hạn mức giao đất, cho thuê đất, thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng đất của địa phương trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ phê duyệt; quyết định giá đất cụ thể theo khung giá các loại đất do Chính phủ quy định.

- Đặc biệt, để bảo đảm an ninh toàn vẹn lãnh thổ (nhất là vùng biên giới, hải đảo) và sử dụng tiết kiệm tài nguyên đất, cùng các tài nguyên quốc gia khác trong quá trình đầu tư, cần kiên quyết nghiêm túc thực hiện rà soát và không cho phép chính quyền địa phương các tỉnh biên giới và có hải đảo ký quyết định đầu tư giao đất và rừng, đảo và thực hiện các dự án khai thác tài nguyên khoáng sản khác cho các nhà đầu tư nước ngoài; có biện pháp xử lý dứt điểm thỏa đáng để dừng và sớm chấm dứt những dự án đầu tư loại đó đã ký và đang triển khai.

PCĐT cần gắn với phân định rõ quyền quản lý, sử dụng tài sản có được do đầu tư của các cấp (gắn với trách nhiệm), theo hướng:

Page 7: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

7

- Phân loại tài sản cấp quốc gia, có loại tài sản cấp tỉnh, có loại tài sản cấp huyện, có loại tài sản cấp xã.

- Tài sản của cấp nào do cấp đó quyết định và chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng, định đoạt theo quy định của pháp luật.

PCĐT cũng cần gắn với phân cấp quyền và trách nhiệm quản lý nhà nước và đại diện chủ sở hữu nhà nước của mỗi cấp chính quyền đối với phần vốn và tài sản nhà nước đầu tư trong các doanh nghiệp theo hướng:

- Thủ tướng Chính phủ thông qua đề án thành lập công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước; quyết định thành lập các tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp đặc biệt quan trọng.

- Chính quyền cấp tỉnh quyết định việc thành lập và sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước do địa phương trực tiếp quản lý theo đề án tổng thể đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trực thuộc.

PCĐT cũng cần gắn với phân cấp quản lý các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công, theo hướng:

- Chính phủ thống nhất quản lý chiến lược, quy hoạch, thể chế, chính sách và thanh tra, kiểm tra các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công; chỉ đạo các bộ, ngành tổ chức cung ứng các dịch vụ công thiết yếu nhất, quan trọng trên phạm vi cả nước và những dịch vụ công mà chính quyền địa phương không có khả năng, điều kiện thực hiện.

- Chính quyền cấp tỉnh quyết định: Quy hoạch mạng lưới tổ chức, quyết định thành lập và quản lý các đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công trên địa bàn như: giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, văn hoá, thể dục thể thao, dịch vụ công ích vệ sinh, môi trường, nước sạch... và các dịch vụ phục vụ sản xuất (khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công...); Các chủ trương, biện pháp cụ thể để khuyến khích phát triển và đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công ở các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, văn hoá, thể dục thể thao... để phục vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân địa phương. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức, đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công về kế hoạch, tài chính, nhân lực, tổ chức, cán bộ.

- Chuyển giao cho chính quyền cấp tỉnh trực tiếp quản lý các đơn vị sự nghiệp hiện do các bộ, ngành đang quản lý, trừ một số đơn vị sự nghiệp đặc thù, phức tạp, có tính chất quan trọng, chính quyền địa phương chưa đủ khả năng, điều kiện quản lý.

- Chính quyền các thành phố chịu trách nhiệm quản lý các dịch vụ công cộng trên địa bàn đô thị; trực tiếp thực hiện các hoạt động đầu tư, xây dựng, khai thác, sử dụng, duy tu, bảo dưỡng, kiểm tra theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt; bảo đảm trật tự an toàn

Page 8: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

8

giao thông, vệ sinh môi trường...; quyết định chủ trương khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và phát triển các loại hình dịch vụ vận tải hành khách công cộng trên địa bàn.

PCĐT gắn với phân cấp quản lý về tổ chức bộ máy và cán bộ công, viên chức theo hướng:

- Trên cơ sở các quy định khung của Chính phủ, chính quyền cấp tỉnh quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh (trừ một số cơ quan chuyên môn do Chính phủ quy định thống nhất) và các cơ quan chuyên môn của UBND cấp huyện, phù hợp với tình hình, đặc điểm cụ thể của mỗi địa phương; quyết định việc điều chỉnh một số nhiệm vụ cụ thể giữa các sở, ban, ngành của cấp tỉnh và cấp huyện (không phải là những nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu theo chức năng của mỗi cơ quan chuyên môn).

- Căn cứ vào các định mức, tiêu chuẩn biên chế do Chính phủ quy định, chính quyền cấp tỉnh xác định tổng biên chế hành chính của địa phương trình Chính phủ quyết định; quyết định tổng biên chế sự nghiệp của tỉnh; quyết định phân bổ chỉ tiêu biên chế cán bộ, công chức hành chính cho từng cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh và UBND cấp huyện; quyết định các chế độ khuyến khích, thu hút nhân tài, nhân lực có trình độ cao về làm việc tại địa phương; quyết định cụ thể số lượng cán bộ chuyên trách, công chức thuộc UBND cấp xã theo quy định khung của Chính phủ; quyết định số lượng và mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã phù hợp với đặc điểm, tính chất và khả năng ngân sách của mỗi địa phương.

- Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn chức danh và quy trình cán bộ, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, từ chức đối với người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc UBND và đơn vị sự nghiệp thuộc cấp tỉnh, không phải thoả thuận với các bộ, ngành liên quan.

- Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với những việc được phân cấp quản lý nhà nước…

Thứ tư, không cào bằng, cố định và biệt lập chính sách PCĐT.

PCĐT phải phù hợp với trình độ phát triển KT-XH trong từng giai đoạn, đặc thù của ngành, lĩnh vực, điều kiện và khả năng phát triển của từng khu vực, vùng lãnh thổ, với từng loại hình đô thị, nông thôn, với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế; đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong PCĐT, từ hệ thống thể chế, văn bản quy phạm pháp luật và Bảo đảm quyền và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của HĐND, UBND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong việc quyết định, thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp; chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính; đồng thời, phát huy dân chủ rộng rãi, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị cơ sở trong quản lý nhà nước.

Page 9: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

9

Phân cấp trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật, các văn bản của trung ương và phù hợp với đặc thù của địa phương, nhất là cần phân biệt đô thị với nông thôn, thành phố trực thuộc trung ương với các tỉnh và thành phố khác. Các nội dung phân cấp khác với quy định phải trình cấp có thẩm quyền xem xét chấp thuận, nếu không được phép thì đề nghị được làm thí điểm; đồng thời, thực hiện phân cấp theo lộ trình đối với các lĩnh vực mà điều kiện để triển khai thực hiện quản lý sau phân cấp còn có nhiều khó khăn, bất cập; quá trình phân cấp phải đảm bảo yêu cầu kế thừa có chọn lọc, phân cấp trên cơ sở năng lực và điều kiện triển khai cụ thể của từng địa phương để tiến tới triển khai phân cấp toàn diện.

Trước mắt, đề nghị cho phép Hà Nội và TP.HCM có các cơ chế đặc thù, cụ thể về:

1). Khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng, phát triển Thủ đô;

2). Phát triển một số ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, tạo ra sản phẩm có hàm lượng tri thức cao, có giá trị gia tăng lớn, phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực gắn liền với lợi thế so sánh của địa phương và cả nước; thành lập cơ sở đào tạo đại học trong nước; thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa (không phân biệt nguồn vốn và quy mô vốn đầu tư);

3). Thành phố được chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt các dự án phát triển đô thị không phân biệt quy mô và nguồn vốn, phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô do Quốc hội thông qua và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

4). Đối với các dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật của Trung ương trên địa bàn Thành phố cần sử dụng quỹ đất, quỹ nhà tái định cư, đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP Hà Nội chủ động chuẩn bị quỹ đất có đủ hạ tầng kỹ thuật, xây dựng quỹ nhà ở tái định cư và được hạch toán bằng nguồn vốn riêng trực tiếp từ ngân sách Trung ương (không sử dụng thông qua vốn giải phóng mặt bằng của dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật)...

5). Đầu tư các dự án khu đô thị có quy mô lớn từ 300 ha trở xuông (hiện nay Nghị định 02/2006/NĐ-CP và Thông tư 04/2006/TT-BXD quy định dự án phát triển khu đô thị mới có quy mô sử dụng đất từ 200 ha trở lên thuộc diện phải trình Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép đầu tư).

6). Quyết định các nội dung liên quan đến quy hoạch điều chỉnh cục bộ một số khu vực và với loại hình dự án đặc thù trên cơ sở có các tiêu chí chung được Bộ Xây dựng quy định (như việc điều chỉnh mật độ xây dựng và tầng cao của các công trình cải tạo nhà ở chung cư cũ) - tránh tình trạng xin đơn lẻ các dự án như hiện nay.

7). Sửa đổi Luật Ngân sách, cho phép UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Page 10: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

10

được quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương sau khi xin ý kiến Thường trực HĐND tỉnh, thành phố; sửa đổi quy trình và rút ngắn thời gian lập, giao dự toán ngân sách Nhà nước từ Trung ương xuống địa phương.

8). Hiện nay, việc phân bổ tỷ lệ điều tiết theo từng sắc thuế giữa Trung ương và địa phương khá phức tạp và không khuyến khích địa phương thu các sắc thuế do Trung ương được hưởng hoặc có tỷ lệ phân bổ cho địa phương thấp. Do đó, nên sử dụng tỷ lệ điều tiết chung giữa Trung ương và địa phương tính trên tổng số thu từ tất cả các loại thuế. Tỷ lệ này có thể được điều chỉnh theo từng vùng để tạo ra sự phân bổ ngân sách hợp lý giữa các vùng phù hợp với định hướng phát triển của vùng đó.

9). Nâng dần tỷ lệ điều tiết ngân sách cho địa phương trong từng giai đoạn ổn định 3 năm (trước mắt tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho Hà Nội từ 45% lên 50-55%); ưu tiên bố trí nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và đảm bảo vốn đối ứng cho các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật và xã hội Thủ đô;

10). Theo khoản 3, điều 8, Luật ngân sách Nhà nước, HĐND cấp tỉnh được quyết định huy động vốn trong nước để đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách tỉnh đảm bảo. Đối với Hà Nội, mức dư nợ này không được vượt quá 100% vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách Thành phố hàng năm.1 Tuy nhiên, trong điều kiện nhu cầu tập trung đầu tư cho một số dự án hạ tầng khung của Hà Nội để xứng đáng là Thủ đô của một nước 100 triệu dân là rất lớn, đề nghị nghiên cứu sửa đổi Luật Ngân sách theo hướng: cho phép Hà Nội được huy động vốn của các tổ chức nước ngoài, hợp tác đầu tư nhà nước – tư nhân (cả trong nước và nước ngoài) để triển khai các dự án hạ tầng lớn có nhu cầu bức thiết khi xác định được khả năng cân đối của ngân sách địa phương để chủ động trả nợ, đồng thời đề nghị bỏ hạn chế về mức dư nợ này.

11). Sửa đổi phân cấp bộ máy quản lý thu ngân sách và có quy định rõ các mối quan hệ phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương trong việc rà soát, xử lý các khoản nợ đọng thuế nhằm tăng tính tự chủ, tích cực trong công tác thu ngân sách.

12). Thể chế hóa quan hệ giữa Kiểm toán nhà nước với HĐND và UBND các cấp về cơ chế cung cấp thông tin nhằm tăng tính liên tục, đồng bộ, hệ thống và cập nhật.

13). Thành phố được chủ động phát triển một số công trình giải quyết dân sinh bức xúc, công trình phúc lợi công cộng ở địa bàn ngoài đê trên cơ sở đảm bảo thoát lũ, an toàn đê điều và an toàn tính mạng, tài sản của người dân.

14). Quy định rõ việc phân cấp đầu tư và quản lý các tuyến đường giao thông giữa Trung ương (Bộ Giao thông vận tải) và thành phố; chuyển giao cho Thành phố quản lý

1 Theo quy định của Nghị định 123/2004/NĐ-CP của Chính phủ

Page 11: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

11

các công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố hiện nay do Trung ương đang quản lý; ví dụ: Rừng Quốc gia Ba Vì, những đoạn tuyến đường giao thông (quốc lộ) nằm trên địa bàn thành phố.

15). Tăng cường quyền hạn và năng lực của địa phương về quản lý môi trường và xử lý ô nhiễm (nước thải, không khí,…): Phân cấp cho địa phương trong việc giám sát, kiểm tra các chỉ tiêu môi trường đối với tất cả các dự án trên địa bàn, không phân biệt trung ương-địa phương; đồng thời, tăng cường bộ máy, nhân lực, kinh phí cho địa phương phục vụ việc tổ chức giám sát môi trường trên địa bàn. Trung ương hỗ trợ địa phương đầu tư các cơ sở vật chất phục vụ công tác giám sát, kiểm tra các chỉ số môi trường (mạng quan trắc, phòng thí nghiệm- phân tích, các thiết bị đo đạc….).../.

Page 12: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

12

Phụ lục:

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------- Số: 11/2011/QĐ-UBND Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2011

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC MỘT SỐ LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Bộ Luật Lao động ngày 23/6/1994 kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa IX; các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động vào năm 2002, 2006, 2007; Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa số 23/2004/QH11; Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11; Căn cứ Luật Giáo dục số 38/2005/QH11; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009; Căn cứ Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11; Căn cứ Luật Đê điều số 79/2006/QH11; Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12; Căn cứ Luật di sản Văn hóa số 28/2001/QH10; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản Văn hóa số 32/2009/QH12; Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô số 29/2000/PL-UBTVQH10 ngày 28/12/2000; Căn cứ Nghị định số 92/2005/NĐ-CP ngày 12/07/2005 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thủ đô; Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 và Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Căn cứ Nghị định số 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê Điều; Căn cứ Nghị quyết của Chính phủ số 08/2004/NQ-CP ngày 30/6/2004 về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 32/TTr-KH&ĐT ngày 18/01/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Page 13: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

13

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.

1. Quyết định này thay thế các quyết định:

a. Quyết định số 51/2008/QĐ-UBND ngày 16/12/2008 của UBND thành phố Hà Nội về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 – 2010;

b. Quyết định số 79/2009/QĐ-UBND ngày 11/6/2009 của UBND thành phố Hà Nội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 51/2008/QĐ-UBND về việc phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội.

2. Các quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội do UBND Thành phố ban hành trái với nội dung quy định tại Quyết định này đều bãi bỏ.

3. Các nội dung phân cấp quản lý trong các lĩnh vực khác, không quy định tại quyết định này, thực hiện theo quy định của luật pháp và các quy định liên quan của UBND Thành phố.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận: - Như điều 3; - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - VP Chính phủ (để báo cáo); - Các Bộ: NN&PTNT, GTVT, XD, VH-TT-DL, GDĐT, LĐ-TB-XH, TP (để báo cáo); - Thường trực Thành ủy; - Thường trực HĐND TP; - Cục Kiểm tra văn bản Bộ Tư pháp; - Trung tâm Công báo; - Đoàn ĐBQH HN: Báo KTĐT: Báo HNM; - Cổng GTDT TP; - Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN CHỦ TỊCH

Nguyễn Thế Thảo

QUY ĐỊNH

Page 14: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

14

PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC MỘT SỐ LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 – 2015

(Ban hành kèm theo Quyết định số 11/2011/QĐ-UBND ngày 02/3/2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh

1. Đối tượng áp dụng: UBND Thành phố và các cơ quan chuyên môn giúp việc cho UBND Thành phố (sau đây gọi tắt là Thành phố), UBND cấp quận, huyện, thị xã và các cơ quan chuyên môn giúp việc (sau đây gọi tắt là quận, huyện, thị xã), UBND cấp xã, phường, thị trấn và các bộ phận chuyên môn giúp việc (sau đây gọi tắt là cấp xã).

2. Phạm vi điều chỉnh: Quy định này quy định một số nội dung phân cấp quản lý giữa các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong 03 lĩnh vực: kinh tế, hạ tầng kỹ thuật, văn hóa – xã hội.

Điều 2. Mục tiêu, nguyên tắc phân cấp quản lý kinh tế - xã hội

1. Mục tiêu: phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cấp trong bộ máy chính quyền địa phương, vừa tăng cường quyền hạn, trách nhiệm cho cơ sở, vừa bảo đảm sự quản lý tập trung, thống nhất và thông suốt của chính quyền Thành phố, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước.

2. Nguyên tắc phân cấp:

a) Tuân thủ các quy định của pháp luật, hướng dẫn của Trung ương, phù hợp với đặc thù của Hà Nội.

b) Bảo đảm hiệu quả quản lý, cấp nào làm tốt hơn thì giao cho cấp đó thực hiện.

c) Đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa ngành và cấp trong triển khai.

d) Đẩy mạnh phân cấp quản lý gắn với tăng cường thông tin, kiểm tra, giám sát thực hiện sau phân cấp.

Chương 2.

NỘI DUNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC MỘT SỐ LĨNH VỰC KINH TẾ - XÃ HỘI

MỤC 1. PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC MỘT SỐ LĨNH VỰC KINH TẾ

Điều 3. Quản lý thủy lợi

Page 15: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

15

1. Thành phố quản lý hệ thống công trình thủy lợi đầu mối, hệ thống kênh trục chính và các kênh nhánh có quy mô lớn, các công trình điều tiết nước quy mô vừa và lớn thuộc hệ thống công trình thủy lợi liên tỉnh (trừ các công trình do Bộ NN&PTNT quản lý), công trình thủy lợi liên huyện và liên xã, các công trình đầu mối độc lập bao gồm:

a) Các hồ chứa nước có dung tích trên 500.000 m3; hoặc có chiều cao đập trên 12m, phục vụ trong phạm vi 2 xã trở lên;

b) Các đập dâng có chiều cao đập trên 10m, có phục vụ tưới cho 2 xã trở lên;

c) Các trạm bơm điện phục vụ cho 2 xã trở lên.

2. Quận, huyện, thị xã quản lý các công trình thủy lợi, hệ thống kênh mương phục vụ trong phạm vi 1 phường/xã, các công trình đầu mối độc lập có đặc điểm, tính chất kỹ thuật đơn giản, quy mô như sau:

a) Các hồ chứa nước có dung tích từ 500.000m3 trở xuống; hoặc có chiều cao đập từ 12 m trở xuống, phục vụ trong phạm vi 1 xã;

b) Các đập dâng có chiều cao đập từ 10m trở xuống, phục vụ tưới trong phạm vi 1 xã;

c) Các trạm bơm điện phục vụ trong phạm vi 1 xã.

Điều 4. Quản lý đê điều

1. Thành phố quản lý về quy hoạch, kỹ thuật toàn bộ hệ thống đê điều của Thành phố; trực tiếp quản lý đầu tư, duy tu, sửa chữa các tuyến đê từ cấp III trở lên trên địa bàn, các tuyến đê bao, đê bối của các sông Hồng, sông Đà, sông Đuống.

2. Quận, huyện, thị xã quản lý khai thác, sử dụng, bảo vệ (bao gồm cả công tác phát hiện vi phạm, xử lý vi phạm) các tuyến đê trên địa bàn; trực tiếp quản lý và đầu tư, duy tu, sửa chữa các tuyến đê cấp IV trở xuống, các tuyến đê bao, đê bối của các sông nội địa thuộc địa bàn (không bao gồm các tuyến đê bao, đê bối của các sông Hồng, sông Đà, sông Đuống).

3. Cấp xã thực hiện việc quản lý bảo vệ đê điều trên địa bàn.

Điều 5. Quản lý rừng

1. Thành phố quản lý: rừng đặc dụng Hương Sơn (huyện Mỹ Đức), một phần rừng phòng hộ Sóc Sơn (phần do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển lâm nghiệp Sóc Sơn quản lý).

2. Quận, huyện, thị xã quản lý: rừng sản xuất, rừng phòng hộ còn lại trên địa bàn.

MỤC 2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC MỘT SỐ LĨNH VỰC THUỘC HẠ TẦNG KỸ THUẬT

Điều 6. Quản lý đường bộ

Page 16: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

16

1. Thành phố

a) Thống nhất quản lý công tác tổ chức giao thông và điều khiển giao thông trên các hệ thống đường bộ thuộc địa bàn Thành phố.

b) Quản lý, bảo trì hệ thống đường tỉnh, hệ thống các đường đô thị trên địa bàn các quận nội thành và các thị trấn Cầu Diễn, Văn Điển (trừ các đường ngõ, xóm và đường nội bộ khu ở) cùng các công trình đường bộ trên tuyến gồm: cầu đường bộ, hầm đường bộ, cầu đi bộ, bến phà đường bộ (nếu có) và các công trình đường bộ khác. Thống nhất quản lý cả đường và hè đường của một số tuyến giao thông quan trọng, các tuyến vành đai, các trục hướng tâm để phục vụ công tác tổ chức giao thông và chống ùn tắc giao thông (danh mục cụ thể các tuyến đường này do Chủ tịch UBND Thành phố quyết định).

c) Thống nhất quản lý các trạm thu phí, trạm kiểm tra trọng tải xe, hệ thống điều khiển giao thông bằng tín hiệu đèn.

d) Cấp phép sử dụng tạm lòng đường, cấp phép đào lòng đường để thi công các công trình trên các tuyến đường Thành phố quản lý và cấp phép sử dụng tạm hè đường, cấp phép đào hè đường để thi công các công trình trên các tuyến đường giao thông quan trọng theo danh mục Thành phố quyết định.

2. UBND các quận (sau đây gọi tắt là quận), UBND thị xã Sơn Tây:

a) Quận quản lý, bảo trì các đường ngõ, xóm và đường nội bộ khu ở trên địa bàn. Thị xã Sơn Tây quản lý, bảo trì toàn bộ các tuyến đường trên địa bàn thị xã (trừ các tuyến quốc lộ, các tuyến đường tỉnh do Trung ương và Thành phố quản lý).

b) Quản lý, bảo trì hè đường trên địa bàn (trừ các tuyến quan trọng do Thành phố thống nhất quản lý cả hè và đường).

c) Cấp phép đào lòng đường, hè đường để thi công các công trình trên các tuyến đường và trên các hè phố do quận, thị xã quản lý.

3. UBND các huyện:

a) Quản lý, bảo trì hệ thống đường huyện và các công trình đường bộ khác trên tuyến.

b) Quản lý, bảo trì các đường đô thị trên địa bàn huyện và các công trình đường bộ trên tuyến. Quản lý, bảo trì hè đường trên địa bàn.

c) Cấp phép đào lòng đường, hè đường để thi công các công trình trên các tuyến đường và trên các hè phố do huyện quản lý.

4. UBND các xã: quản lý, bảo trì hệ thống đường xã và các công trình đường bộ khác trên tuyến.

5. UBND các phường, thị trấn quản lý và cấp phép sử dụng tạm thời hè đường trên địa bàn cho việc cưới, việc tang.

Page 17: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

17

(Việc phân loại đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 39 – Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008).

Điều 7. Quản lý bến xe ô tô, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ

1. Thành phố thống nhất quản lý toàn bộ trạm dừng nghỉ trên tuyến đường thuộc hệ thống đường địa phương; quản lý toàn bộ bến xe hàng hóa, bến xe khách trên địa bàn Thành phố; quản lý các bãi đỗ xe công cộng tập trung.

2. Quận, huyện, thị xã quản lý: bãi đỗ, điểm đỗ xe tại các khu dân cư, trung tâm thương mại và khu vực công cộng khác trên địa bàn, các bãi đỗ xe trên hè phố theo danh mục do Sở Giao thông vận tải ban hành.

Điều 8. Quản lý bãi, bến cảng

1. Thành phố:

a) Quản lý và cấp giấy phép hoạt động bến thủy nội địa đối với cảng, bến hàng hóa, bến hành khách thuộc đường thủy nội địa địa phương, đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương;

b) Cấp giấy phép hoạt động đối với các bến khách ngang sông trên địa bàn Thành phố, trực tiếp quản lý hoạt động của các bến khách ngang các sông Hồng, sông Đà và sông Đuống thuộc địa giới hành chính của Thành phố;

2. Quận, huyện, thị xã: quản lý hoạt động đối với bến khách ngang các sông còn lại thuộc địa giới hành chính của quận, huyện, thị xã.

Điều 9. Quản lý vận tải hành khách công cộng

Thành phố thống nhất quản lý vận tải hành khách công cộng và toàn bộ kết cấu hạ tầng phục vụ cho vận tải hành khách công cộng trên toàn Thành phố.

Điều 10. Quản lý công viên, vườn hoa, cây xanh, hồ nước

1. Thành phố quản lý:

a) Vườn hoa, cây xanh trên các trục đường chính đô thị, đại lộ, trục đường liên huyện, trên các đường phố thuộc các quận nội thành;

b) Công viên lớn và hồ nước lớn trong công viên (Thủ Lệ, Thống nhất, Bách Thảo, Yên Sở, Hòa Bình) và một số công viên xây dựng mới cấp Thành phố theo quy hoạch.

2. Quận, huyện, thị xã quản lý, duy trì tuyến cây xanh dọc theo các tuyến đường, các hồ, công viên còn lại theo địa giới hành chính.

Điều 11. Quản lý chiếu sáng công cộng

Page 18: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

18

1. Thành phố quản lý, đầu tư và duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng dọc các tuyến đường, trong các vườn hoa, công viên do Thành phố quản lý; quản lý việc cấp điện cho hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn các quận nội thành.

2. Quận quản lý, đầu tư và duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng dọc các tuyến đường, trong các vườn hoa, công viên do quận quản lý, chiếu sáng công cộng tại các ngõ xóm trong khu dân cư trên địa bàn quận.

3. Quận Hà Đông, thị xã Sơn Tây: quản lý, đầu tư và duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn.

4. Huyện quản lý, đầu tư và duy trì toàn bộ hệ thống chiếu sáng công cộng trên hệ thống đường huyện.

5. Xã, thị trấn quản lý, đầu tư và duy trì hệ thống chiếu sáng công cộng trên hệ thống đường xã, thị trấn.

Điều 12. Quản lý vệ sinh môi trường

1. Thành phố quản lý công tác vệ sinh môi trường:

a) Duy trì vệ sinh môi trường trên 4 quận nội thành: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa.

b) Duy trì phun rửa, quét hút, thu gom rác trên các trục đường chính, trục đường liên huyện.

c) Quản lý các khu xử lý rác thải, bãi chôn lấp rác thải, đất thải tập trung phục vụ việc xử lý chất thải cho địa bàn 2 quận/huyện trở lên.

2. Quận, huyện, thị xã (trừ 4 quận: Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng) quản lý:

a) Quản lý thu gom, vận chuyển rác thải, duy trì vệ sinh môi trường trên địa bàn.

b) Chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác, đất thải cấp huyện và khu tập kết rác tại các xã trên địa bàn; quản lý bãi chôn lấp rác thải trên địa bàn phục vụ việc xử lý chất thải trong địa bàn 1 quận/huyện…

Điều 13. Quản lý cấp nước sạch

1. Thành phố quản lý cấp nước sạch tại các quận và tại các khu vực có sử dụng nguồn nước tập trung của Thành phố.

2. Huyện quản lý nước sạch nông thôn, nước sạch thị trấn đối với các mạng cấp nước độc lập.

3. Thị xã Sơn Tây quản lý hệ thống cấp nước trên địa bàn Thị xã.

Điều 14. Quản lý thoát nước

Page 19: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

19

1. Thành phố quản lý thoát nước đô thị trên địa bàn các quận (trừ hệ thống thoát nước trong các ngõ, xóm, khu vực dân cư không tiếp giáp đường do Thành phố quản lý), các công trình thoát nước của Thành phố qua các huyện và các công trình tiêu thoát nước do Thành phố quản lý nằm trên địa bàn các huyện.

2. Quận quản lý thoát nước ngõ, xóm và trong khu vực dân cư không tiếp giáp đường do Thành phố quản lý.

3. Huyện quản lý các công trình thoát nước còn lại trên địa bàn ngoài các công trình Thành phố quản lý.

4. Thị xã Sơn Tây quản lý hệ thống thoát nước trên địa bàn Thị xã (trừ các công trình thoát nước do Thành phố quản lý trên địa bàn).

5. Xã trực tiếp quản lý thoát nước trong khu dân cư nông thôn (trừ các công trình thoát nước của Thành phố và của huyện đi qua xã).

MỤC 3. PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC MỘT SỐ LĨNH VỰC VĂN HÓA – XÃ HỘI

Điều 15. Quản lý văn hóa – thể thao

1. Thành phố quản lý:

a) 12 di tích tiêu biểu gồm: Thành cổ Hà Nội, Khu di tích Cổ Loa, khu tưởng niệm Bác Hồ ở Vạn Phúc – Hà Đông, Nhà lưu niệm Nhà tù Hỏa Lò, Nhà lưu niệm 48 Hàng Ngang, Nhà lưu niệm 5D Hàm Long, Đền Bà Kiệu, Nhà lưu niệm 90 Thợ Nhuộm, Di tích đền Ngọc Sơn và Khu tượng đài Vua Lê, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Chùa Làng, Bích Câu đạo quán.

b) Các Trung tâm văn hóa, Nhà văn hóa và Nhà thi đấu thể thao cấp Thành phố. Cung Văn hóa thể thao thanh niên Thành phố; Nhà văn hóa học sinh, sinh viên; Cung thiếu nhi Hà Nội.

c) Cấp phép tổ chức biểu diễn nghệ thuật, quảng cáo, triển lãm, vũ trường; tổ chức lễ hội cấp Thành phố.

2. Quận, huyện, thị xã quản lý:

a) Các di tích còn lại ngoài các di tích trọng điểm Thành phố quản lý.

b) Các Nhà văn hóa, các Trung tâm văn hóa thể thao, Nhà thi đấu thể thao, Nhà văn hóa Thanh, thiếu nhi cấp quận, huyện.

c) Tổ chức lễ hội quy mô quận, huyện.

3. Xã, phường, thị trấn quản lý:

a) Các di tích do quận, huyện ủy quyền (trừ các di tích đã được xếp hạng).

Page 20: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

20

b) Nhà văn hóa, Trung tâm văn hóa thể thao xã, phường, thị trấn; Nhà văn hóa thôn, xóm, khu dân cư; Khu vui chơi cộng đồng, các sân đá bóng của thôn, làng.

Điều 16. Quản lý giáo dục – đào tạo

1. Thành phố quản lý khối trường phổ thông trung học; 2 trường trung học cơ sở và 01 trường tiểu học đặc biệt (THCS Nguyễn Đình Chiểu, Trường câm điếc Xã Đàn, Trường tiểu học Bình Minh); 02 trường Mầm non là cơ sở thực hành sư phạm (Bán công Mầm non B, bán công Việt Triều); các Trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp tổng hợp; các trường trung học chuyên nghiệp; trường dạy nghề; các trường cao đẳng; Trường dân tộc nội trú.

2. Quận, huyện, thị xã quản lý khối trường mầm non (trừ 02 trường thuộc Thành phố quản lý); Nhóm trẻ; Lớp mẫu giáo độc lập; khối trường phổ thông: tiểu học, trung học cơ sở (trừ 3 trường đặc biệt thuộc Thành phố quản lý); Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận/huyện; các Trung tâm dạy nghề trên địa bàn; Trung tâm Tin học, Trung tâm Ngoại ngữ, Trung tâm giáo dục cộng đồng của Phường.

Điều 17. Quản lý y tế

1. Thành phố quản lý y tế dự phòng; an toàn vệ sinh thực phẩm; các bệnh viện (bao gồm cả bệnh viện quận, huyện, thị xã); cấp phép hoạt động cho các cơ sở y tế tư nhân, dược tư nhân.

2. Quận, huyện, thị xã quản lý; các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã (bao gồm cả phòng khám đa khoa, nhà hộ sinh, trạm y tế phường, xã, thị trấn); Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đình cấp quận, huyện, thị xã; cấp giấy chứng nhận cơ sở vệ sinh an toàn thực phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế; phối hợp quản lý y tế, dược tư nhân trên địa bàn; quản lý Ban dân quân y.

Điều 18. Quản lý lao động – chính sách xã hội

1. Thành phố: Xác nhận thang, bảng lương của các doanh nghiệp sử dụng từ 50 lao động trở lên.

2. Quận, huyện, thị xã:

a) Xác nhận thang, bảng lương của các doanh nghiệp sử dụng từ 50 lao động trở xuống. Xác nhận đăng ký thỏa ước lao động tập thể của các doanh nghiệp trên địa bàn quận, huyện.

b) Xét duyệt trợ cấp một lần mua sách vở, đồ dùng học tập cho học sinh thuộc đối tượng trợ cấp trên địa bàn.

c) Xác nhận danh sách cựu chiến binh được thực hiện mua, cấp thẻ BHYT; xác nhận đối tượng là người có công hoặc thân nhân người có công được miễn giảm khi đi cai nghiện tại các Trung tâm giáo dục LĐXH thuộc Thành phố quản lý.

Điều 19. Quản lý công tác phục vụ tang lễ

1. Thành phố quản lý:

Page 21: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

21

a) Các nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang liệt sỹ cấp Thành phố (Văn Điển, Yên Kỳ, Mai Dịch, Thanh Tước, Sài Đồng, Nhổn, Ngọc Hồi, Minh Phú, Vĩnh Hằng – phần ngân sách Thành phố đầu tư, các nghĩa trang Thành phố xây dựng mới theo quy hoạch), nghĩa trang cho người nước ngoài.

b) Cơ sở hỏa táng, các nhà tang lễ cấp Thành phố.

c) Tiếp nhận an táng hài cốt liệt sỹ được di chuyển về nghĩa trang Thành phố và thanh toán kinh phí theo quy định đối với thân nhân liệt sỹ.

2. Quận, huyện, thị xã quản lý các nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang liệt sỹ cấp quận, huyện, thị xã (bao gồm nhà tang lễ trong khuôn viên nghĩa trang quận, huyện, thị xã quản lý).

3. Xã, phường, thị trấn quản lý: nghĩa trang nhân dân, nghĩa trang liệt sỹ cấp xã; nghĩa trang dòng họ (bao gồm nhà tang lễ trong khuôn viên nghĩa trang xã, phường quản lý); nhà bia tưởng niệm các Liệt sỹ trên địa bàn phường, xã.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Phân công trách nhiệm

1. Thủ trưởng các sở, ngành Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận (huyện, thị xã), Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã (phường, thị trấn) có trách nhiệm củng cố tổ chức, phân công trách nhiệm cho các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ quy định và nội dung cụ thể về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội tại quy định này.

2. Ngoài trách nhiệm đã giao tại Khoản 1 của điều này, các sở: Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Xây dựng thực hiện thêm nhiệm vụ sau:

a. Sở Nội vụ nghiên cứu, hướng dẫn quận, huyện hoàn chỉnh bộ máy tổ chức cán bộ đảm bảo đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp; hướng dẫn và bổ sung biên chế cho quận, huyện để tương xứng với nhiệm vụ phân cấp.

b. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập danh mục các tuyến đê cấp 4 trở xuống, các tuyến đê bao, đê bối giao cấp huyện quản lý; lập danh mục các công trình thủy lợi giao cấp huyện quản lý, trình UBND Thành phố phê duyệt.

c. Sở Giao thông vận tải lập danh mục các tuyến đường giao thông quan trọng, các tuyến vành đai, các trục hướng tâm mà Thành phố thống nhất quản lý cả đường và hè để phục vụ công tác tổ chức giao thông và chống ùn tắc giao thông trình UBND Thành phố phê duyệt; lập và phê duyệt danh sách các bãi đỗ xe, điểm đỗ xe giao cấp huyện quản lý.

d. Sở Xây dựng lập danh mục các vườn hoa, cây xanh trên các trục đường chính đô thị, đại lộ… do Thành phố quản lý trình UBND Thành phố phê duyệt.

Page 22: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

22

3. Các nhiệm vụ giao ở Khoản 1 và Khoản 2 của điều này phải hoàn thành trong quý I năm 2011.

4. Các sở, ngành Thành phố hướng dẫn, tổ chức tập huấn thường xuyên, tạo điều kiện để quận, huyện thực hiện nhiệm vụ phân cấp tốt hơn. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm sát, giám sát sau phân cấp theo chức năng, nhiệm vụ.

Điều 21. Chế độ báo cáo

Định kỳ vào ngày 10/11 hàng năm, các sở, ngành, UBND các quận, huyện có trách nhiệm báo cáo với UBND Thành phố về kết quả thực hiện phân cấp quản lý kinh tế - xã hội trong lĩnh vực và địa bàn được giao quản lý. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố.

Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định này, nếu cơ quan nhà nước cấp trên ban hành văn bản có quy định khác nội dung quy định tại quyết định này thì thực hiện theo văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên ban hành. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị cần phản ánh kịp thời về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, giải quyết./

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ ******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

********

Số: 94-CP Hà Nội, ngày 27 tháng 08 năm 1962

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA DO ỦY BAN HÀNH CHÍNH TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Chính phủ ngày 14 tháng 07 năm 1960, Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp Thường vụ của Hội đồng Chính phủ trong ngày 10 tháng 03 năm 1962,

NGHỊ ĐỊNH:

Page 23: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

23

Điều 1. – Nay ban hành kèm theo nghị định này những quy định về phân cấp quản lý kinh tế và văn hóa do Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Điều 2. - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ, các Ủy ban hành chính tỉnh (kể cả các tỉnh thuộc khu tự trị), thành phố trực thuộc trung ương, khu Hồng Quảng và khu vực Vĩnh Linh chịu trách nhiệm thi hành nghị định này.

T.M. HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ K.T. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

PHÓ THỦ TƯỚNG

Lê Thanh Nghị

NHỮNG QUY ĐỊNH

VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ VĂN HÓA CHO ỦY BAN HÀNH CHÍNH TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Miền Bắc nước ta đang đứng trước một nhiệm vụ to lớn: “Ra sức thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của công nghiệp, nhằm củng cố quan hệ sản xuất mới đẩy mạnh sản xuất phát triển, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân và tăng cường củng cố quốc phòng”. (Trích nghị quyết hội nghị lần thứ bảy của Trung ương Đảng). Nhiệm vụ to lớn và nặng nề ấy đòi hỏi Nhà nước phải cải tiến và tăng cường công tác tổ chức, công tác quản lý kinh tế và văn hóa để động viên, khai thác triệt để và sử dụng hợp lý mọi lực lượng, mọi khả năng vào công cuộc xây dựng nước nhà. Do đó, việc phân cấp quản lý là một vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Đại hội lần thứ III của Đảng đã quyết nghị: “Trên cơ sở tăng cường sự lãnh đạo tập trung và thống nhất của Chính phủ trung ương, phải tiến hành từng bước việc phân cấp quản lý, phát huy tính chủ động, tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc quản lý công tác của địa phương hay của ngành mình”.

Trong việc tiến hành phân cấp quản lý, cần tính toán đến hoàn cảnh và điều kiện của miền Bắc nước ta. Nến kinh tế của ta hiện nay vẫn còn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp mới bắt đầu phát triển, còn non yếu, khả năng tự cung cấp về thiết bị và nguyên liệu, vật liệu còn rất hạn chế, cán bộ kỹ thuật còn thiếu và yếu, trình độ quản lý kinh tế còn kém. Những đặc điểm trên đây đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo tập trung thống nhất của Nhà nước trong việc quản lý kinh tế và văn hóa. Sự lãnh đạo tập trung thống nhất ấy có điều kiện thuận lợi là diện tích miền Bắc nước ta không lớn lắm, đường giao thông liên lạc có phần thuận tiện. Mặt khác, chúng ta cũng có những điều kiện thuận lợi để tiến hành phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương do công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đã căn bản hoàn thành, nền kinh tế quốc dân phát triển với tốc độ nhanh và dần dần đi vào kế hoạch hóa có nề nếp.

Căn cứ vào hoàn cảnh và điều kiện như trên, để chấp hành Nghị quyết của Đảng, để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, nay quy định những nguyên tắc về phân cấp quản lý kinh tế và văn hóa giữa Chính phủ trung ương với các Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương như sau:

Page 24: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

24

Chương 1:

NGUYÊN TẮC CHUNG

Điều 1. - Việc phân cấp quản lý giữa Chính phủ trung ương (Hội đồng Chính phủ, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan trực thuộc Hội đồng Chính phủ) với các Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhằm tăng cường sự lãnh đạo tập trung và thống nhất của Chính phủ trung ương, đồng thời mở rộng một cách thích đáng nhiệm vụ và quyền hạn của các Ủy ban hành chính địa phương và các ngành của địa phương, phát huy tính tích cực, tính chủ động sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của chính quyền địa phương để đẩy mạnh công cuộc xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa, cải thiện đời sống.

Trong việc tổ chức, quản lý kinh tế và văn hóa, quyền lãnh đạo tập trung đối với tất cả các địa phương thuộc về Chính phủ trung ương, quyền lãnh đạo tập trung trong mỗi tỉnh, thành phố thuộc về Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố. Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác của mình trước Hội đồng nhân dân địa phương và trước Hội đồng Chính phủ.

Điều 2. - Quyền lãnh đạo tập trung thống nhất của Chính phủ trung ương thực hiện chủ yếu về mặt quản lý và chính sách, chế độ, thể lệ của Nhà nước, quản lý kế hoạch và ngân sách Nhà nước. Chính phủ quy định các chính sách chế độ, thể lệ áp dụng chung cho các ngành, các địa phương, xét duyệt kế hoạch, ngân sách Nhà nước của các ngành, các địa phương, bảo đảm sự phát triển cân đối giữa các ngành kinh tế quốc dân.

Các Ủy ban hành chính địa phương có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, trực tiếp tổ chức, quản lý mọi hoạt động kinh tế, văn hóa của địa phương mình theo đúng các chính sách, chế độ, thể lệ đã được quy định, bảo đảm trong phạm vi trách nhiệm của mình, hoàn thành và hoàn thành vượt mức toàn bộ các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước.

Hội đồng Chính phủ, các Bộ, các ngành ở trung ương, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các địa phương chấp hành các chính sách, chế độ, thể lệ, thực hiện kế hoạch và ngân sách Nhà nước.

Điều 3. - Việc phân quyền cho các Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện chủ yếu về mặt quản lý các hoạt động kinh tế và văn hóa, theo phương hướng như sau:

- Về nông nghiệp: Ủy ban hành chính địa phương chịu trách nhiệm lãnh đạo phát triển sản xuất nông nghiệp trong địa phương mình, trừ các nông trường mà hiện nay do Bộ chủ quản trực tiếp quản lý. Dưới sự chỉ đạo chung của Hội đồng Chính phủ và sự chỉ đạo về kỹ thuật, nghiệp vụ của các Bộ các ngành ở trung ương, các Ủy ban hành chính địa phương lãnh đạo việc củng cố và phát triển phong trào hợp tác hóa nông nghiệp, phát huy triệt để mọi khả năng của địa phương mình để phát triển sản xuất nông nghiệp một cách toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu của kế hoạch Nhà nước (yêu cầu về lương thực, thực phẩm của nhân dân địa phương và các chỉ tiêu thu mua của trung ương).

Page 25: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

25

- Về công nghiệp và xây dựng cơ bản: Các Bộ, các ngành ở trung ương trực tiếp quản lý những xí nghiệp, những công trình có tính chất mấu chốt, quy mô lớn, đòi hỏi nhiều vốn, trình độ kỹ thuật cao, hoặc đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong phạm vi toàn ngành.

Các Ủy ban hành chính địa phương tận dụng mọi khả năng của địa phương mình để phát triển công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp nhằm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu phát triển nông nghiệp, nhu cầu về vật phẩm tiêu dùng của nhân dân địa phương và một phần cho kế hoạch trung ương. Ủy ban hành chính địa phương xây dựng và quản lý những xí nghiệp, công trường của địa phương dưới sự chỉ đạo chung của Hội đồng Chính phủ và sự chỉ đạo về kỹ thuật, nghiệp vụ và kế hoạch của các Bộ, các ngành ở trung ương.

Tùy theo điều kiện và khả năng của từng địa phương, và trong phạm vi không ảnh hưởng đến việc thực hiện kế hoạch Nhà nước, các Bộ, các ngành chủ quản ở trung ương có thể giao cho Ủy ban hành chính địa phương quản lý một số xí nghiệp (kể cả xí nghiệp lâm nghiệp) thuộc Bộ, ngành mình xây dựng, bằng hai cách:

Hoặc giao hẳn xí nghiệp cho địa phương, sát nhập xí nghiệp đó vào công nghiệp địa phương.

Hoặc nói chung giao cho địa phương quản lý xí nghiệp, nhưng Bộ, ngành chủ quản còn tiếp tục quản lý những chỉ tiêu chủ yếu (như: giá trị tổng sản lượng sản lượng các mặt hàng chủ yếu, vốn, lãi…). Trong trường hợp này, ngân sách địa phương được hưởng một tỷ lệ lãi và một tỷ lệ sản phẩm vượt mức kế hoạch (quy thành tiền) – do Hội đồng Chính phủ quy định theo từng loại xí nghiệp – góp với ngân sách địa phương để sử dụng vào việc phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương.

Danh sách những xí nghiệp giao (giao hẳn hoặc giao từng phần) cho các Ủy ban hành chính địa phương quản lý do các Bộ, các ngành ở trung ương đề nghị, Hội đồng Chính phủ quyết định.

- Về công tác giáo dục, văn hóa, xã hội: Các Bộ, các ngành ở trung ương trực tiếp quản lý những đơn vị sự nghiệp quy mô lớn, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, phục vụ chung cho các ngành và các địa phương.

Dưới sự chỉ đạo chung của Hội đồng Chính phủ và sự chỉ đạo về kỹ thuật, nghiệp vụ của các Bộ, các ngành ở trung ương, các Ủy ban hành chính địa phương mình, lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội của địa phương, xây dựng và quản lý các đơn vị sự nghiệp phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế ở địa phương và nhu cầu của nhân dân địa phương.

Điều 4. - Đối với mọi hoạt động kinh tế, văn hóa của địa phương, các Bộ, các ngành ở trung ương, trong phạm vi trách nhiệm của ngành mình, có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

a) Giúp đỡ, chỉ đạo việc lập quy hoạch, kế hoạch, chỉ đạo về kỹ thuật, nghiệp vụ.

b) Nhận báo cáo và theo dõi tình hình sản xuất, hoạt động của các ngành kinh tế, văn hóa của địa phương; giám đốc việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, kiểm tra việc chấp hành các chính sách, chế độ, thể lệ của Nhà nước.

c) Giúp đỡ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ, công nhân chuyên nghiệp.

Page 26: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

26

d) Cung cấp các thiết bị, nguyên liệu, vật liệu do Nhà nước thống nhất quản lý và giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm theo chỉ tiêu đã ghi trong kế hoạch Nhà nước, và theo đúng hàng hóa đã ký kết giữa các Bộ, các ngành ở trung ương với địa phương.

Điều 5. - Đối với hững xí nghiệp, đơn vị sự nghiệp, công trường, nông trường do các Bộ, các ngành ở trung ương trực tiếp quản lý mà hoạt động ở địa phương, thì Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sở tại có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

a) Tham gia ý kiến vào việc xây dựng kế hoạch và giám đốc việc thực hiện kế hoạch của những đơn vị đó trong phạm vi những vấn đề cần thiết tùy theo tính chất từng xí nghiệp, đơn vị sự nghiệp, góp ý kiến với thủ trưởng đơn vị và với Bộ, ngành chủ quản ở trung ương về những biện pháp cải tiến công tác quản lý và sản xuất nhằm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch Nhà nước.

b) Kiểm tra các đơn vị đó về mặt chấp hành các chính sách chế độ, thể lệ của Nhà nước và các thể lệ của địa phương.

c) Tham gia ý kiến vào việc thiết lập, mở rộng, thu hẹp, bãiu bỏ những đơn vị ấy, vào việc thay đổi kế hoạch hay phương thức sản xuất, công tác của những đơn vị ấy mỗi khi những thay đổi đó có ảnh hưởng đến việc sử dụng nhân lực, cung cấp nguyên liệu, vật liệu, đến hoạt động kinh tế, văn hóa của địa phương hoặc đến tình hình sức khỏe và đời sống của nhân dân địa phương (trong những trường hợp kể trên, thủ trưởng đơn vị hoặc Bộ, ngành chủ quản ở trung ương cần hỏi ý kiến Ủy ban hành chính địa phương).

d) Cung cấp nhân lực, nguyên liệu, vật liệu lương thực, thực phẩm, bảo vệ vật tư, an ninh và bằng mọi cách giúp đỡ các đơn vị ấy hoàn thành nhiệm vụ.

e) Bàn bạc với các đơn vị ấy để tận dụng mọi khả năng vật chất, và kỹ thuật của các đơn vị ấy (kể cả những phế liệu phế phẩm không thuộc loại vật tư mà Nhà nước thống nhất quản lý) nhằm phục vụ lợi ích phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương, với điều kiện là không ảnh hưởng đến kế hoạch Nhà nước.

g) Tham gia ý kiến vào việc sử dụng quỹ xí nghiệp và quỹ phúc lợi tập thể của các đơn vị ấy, nhằm phục vụ tốt đời sống của cán bộ, công nhân, viên chức của đơn vị.

h) Chỉ đạo phong trào thể dục, thể thao, văn hóa quần chúng, vệ sinh phòng bệnh trong các đơn vị ấy.

Trên đây là nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban hành chính, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với những xí nghiệp, đơn vị sự nghiệp, công trường, nông trường… do các Bộ, các ngành ở trung ương trực tiếp quản lý và hoạt động ở địa phương. Việc lãnh đạo công tác tư tưởng, chính trị, lãnh đạo phong trào thi đua trong các đơn vị ấy là công việc của cấp ủy Đảng ở địa phương.

Chương 2:

PHÂN CẤP QUẢN LÝ CỤ THỂ CHO ỦY BAN HÀNH CHÍNH TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Page 27: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

27

Các Ủy ban hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu như sau:

Điều 6. - Về kế hoạch và thống kê:

a) Có nhiệm vụ quản lý toàn bộ kế hoạch của địa phương mình. Căn cứ vào sự hướng dẫn và bảng số kiểm tra của Chính phủ, căn cứ vào nhu cầu của địa phương và trên cơ sở tận dụng mọi khả năng về nhân lực, tài nguyên của địa phương, lập dự án kế hoạch dài hạn và hàng năm về phát triển kinh tế, văn hóa của địa phương, trình Chính phủ xét duyệt. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp thuộc quyền thực hiện kế hoạch, ưu tiên thực hiện đầy đủ những chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước thống nhất quản lý.

b) Tham gia xây dựng và giám đốc việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước của các Bộ, các ngành ở trung ương thực hiện tại địa phương.

c) Tổ chức và chỉ đạo công tác thống kê theo sự hướng dẫn của Tổng cục Thống kê, bảo đảm thực hiện đúng các chế độ báo cáo thống kê của Nhà nước.

Điều 7. - Về ngân sách, tài chính:

a) Căn cứ vào sự hướng dẫn của Chính phủ, căn cứ vào dự án kế hoạch Nhà nước và kế hoạch địa phương, lập dự án ngân sách địa phương trình Chính phủ xét duyệt; tham gia xây dựng dự án ngân sách trung ương; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp thuộc quyền chấp hành ngân sách theo đúng chính sách, chế độ, thể lệ của Nhà nước. Quản lý sử dụng ngân sách của địa phương để phát triển kinh tế và văn hóa theo đường lối, chủ trương của Đảng và Chính phủ.

b) Bảo đảm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch thu của ngân sách Nhà nước và của ngân sách địa phương; đôn đốc việc thu các thứ nợ cho Nhà nước (của tài chính và của ngân hàng) ở địa phương.

c) Bảo đảm cấp phát kịp thời vốn và kinh phí đã ghi trong ngân sách cho các xí nghiệp, cơ quan thuộc quyền, bảo đảm chấp hành kỷ luật tài chính, kỷ luật biên chế, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, tham ô.

Quản lý và cấp phát những kinh phí được các Bộ, các ngành ở trung ương ủy nhiệm.

d) Tham gia xây dựng kế hoạch tài vụ của các xí nghiệp, đơn vị sự nghiệp, công trường, nông trường… của trung ương hoạt động ở địa phương, tham gia giám đốc việc chấp hành kế hoạch tài vụ đó.

Điều 8. - Về tín dụng, ngân hàng:

a) Thông qua kế hoạch tiền mặt và kế hoạch tín dụng do Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước ở địa phương xây dựng để trình Chính phủ xét duyệt; giám đốc hoạt động của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trong việc chấp hành các kế hoạch đó, để thực hiện tốt các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất và lưu thông hàng hóa, nhằm giữ vững cân đối giữa tiền và hàng theo kế hoạch Nhà nước; đôn đốc các xí nghiệp, cơ quan, các tổ chức kinh tế và văn hóa hoạt động ở địa phương chấp hành

Page 28: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

28

các chỉ tiêu thu, chi tiền mặt: căn cứ vào tình hình và nhu cầu sản xuất của địa phương, lãnh đạo việc điều hòa một số chỉ tiêu tín dụng trong từng ngành kinh tế theo như thể lệ quy định; lãnh đạo việc chấp hành kỷ luật tín dụng, thanh toán và tiền mặt trong địa phương.

b) Lãnh đạo việc củng cố và phát triển các hợp tác xã tín dụng và quỹ tiết kiệm ở địa phương; căn cứ vào tình hình vật tư ở địa phương, lãnh đạo việc sử dụng một phần (không quá 50%) vốn tiết kiệm huy động vượt mức kế hoạch, nhằm tăng nguồn vốn cho vay ngắn hạn ở địa phương.

c) Kiểm tra việc bảo vệ, bảo quản các kho và quỹ tiền bạc của Nhà nước ở địa phương.

Điều 9. - Về công nghiệp, thủ công nghiệp:

a) Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, trên cơ sở phát huy triệt để khả năng của địa phương, lãnh đạo phát triển công nghiệp địa phương và thủ công nghiệp nhằm phục vụ cho nông nghiệp, cho nhu cầu của địa phương và cho kế hoạch Nhà nước; xây dựng và quản lý những xí nghiệp công nghiệp địa phương (quốc doanh và công tư hợp doanh).

Kiểm tra việc sử dụng, điều hòa, phân phối vật tư trong các xí nghiệp và công trình của địa phương.

b) Tham gia quản lý những xí nghiệp, công trường của trung ương hoạt động ở địa phương theo như quy định ở điều năm trên đây.

c) Lãnh đạo việc củng cố và phát triển các hợp tác xã thủ công nghiệp theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Điều 10. - Về quy hoạch các đô thị và xây dựng cơ bản:

a) Tổ chức khảo sát, thiết kế và xét duyệt quy hoạch các thị trấn thuộc huyện và quy hoạch nông thôn.

Theo yêu cầu của Bộ chủ quản và tùy theo khả năng của địa phương, tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc, thăm dò địa chất để thu thập những tài liệu cần thiết cung cấp cho việc thiết kế những quy hoạch thuộc Bộ phụ trách; dựa vào quy hoạch chung và quy hoạch ngắn hạn đã được xét duyệt, tiến hành thiết kế cụ thể để hướng dẫn, việc xây dựng các thành phố, thị xã theo đúng bản đồ quy hoạch.

b) Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, tổ chức khảo sát, thiết kế và thi công những công trình công nghiệp, công trình công cộng, công trình dân dụng dưới hạn ngạch, quy mô vừa và nhỏ, kỹ thuật ít phức tạp. Tùy theo khả năng, có thể được Bộ chủ quản giao cho phụ trách khảo sát, thiết kế thì công cả những công trình trên hạn ngạch, những đồ án thiết kế phải được Bộ chủ quản xét duyệt.

c) Quản lý những công ty xây dựng, những đội công trình, những xí nghiệp vật liệu của địa phương.

Page 29: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

29

Tham gia quản lý những công ty xây dựng, những đội công trình, những xí nghiệp vật liệu của trung ương hoạt động ở địa phương theo như quy định ở điều 5 trên đây.

Điều 11. - Về nông nghiệp:

a) Phát huy triệt để khả năng của địa phương, lãnh đạo phát triển sản xuất nông nghiệp địa phương một cách toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc, bảo đảm các chỉ tiêu thu mua của Nhà nước, nhu cầu về lương thực, thực phẩm và các nhu cầu khác của địa phương.

b) Lãnh đạo việc củng cố và phát triển các hợp tác xã nông nghiệp theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

c) Áp dụng mọi biện pháp cải tiến kỹ thuật cho thích hợp với hoàn cảnh và điều kiện nông nghiệp của địa phương. Tổ chức và chỉ đạo công tác nghiên cứu, thí nghiệm, tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến về sản xuất nông nghiệp. Tổ chức và quản lý các cơ sở sự nghiệp nông nghiệp của địa phương; đội máy kéo, trại thí nghiệm, trạm kỹ thuật, kho giống, v.v…

d) Tham gia quản lý các nông trường, các trại thí nghiệm và các cơ sở khác của trung ương hoạt động ở địa phương theo như quy định ở điều 5 trên đây.

Điều 12. - Về thủy lợi:

a) Xây dựng và thực hiện quy hoạch trị thủy các dòng sông nhỏ, quy hoạch thủy lợi các vùng trong địa phương.

b) Chỉ đạo xây dựng các công trình thủy lợi loại nhỏ.

Tổ chức khảo sát, thiết kế, thi công các công trình thủy nông loại vừa, nhưng kế hoạch xây dựng phải được Bộ chủ quản xét duyệt.

Tùy theo khả năng, có thể được Bộ chủ quản giao cho phụ trách khảo sát, thiết kế các công trình thủy nông lớn; tổ chức thi công các công trình ấy theo đúng đồ án kỹ thuật và kế hoạch thi công do Bộ chủ quản xây dựng.

Tổ chức quản lý tất cả các công trình thủy nông loại nhỏ, vừa, lớn ở địa phương (trừ các công trình thủy nông lớn, có tính chất đặc biệt).

c) Tổ chức việc xây dựng và quản lý các trạm thí nghiệm tưới nước, trạm thuỷ văn của địa phương, và các trạm của trung ương đặt ở địa phương do Bộ chủ quản khảo sát, thiết kế, trang bị máy móc, cung cấp kinh phí.

d) Tổ chức khảo sát, thiết kế, thi công và quản lý các đê quai, đê bồi, đê biển loại nhỏ thuộc địa phương. Tổ chức khảo sát, thiết kế, thi công, quản lý các hệ thống đê sông lớn, đê biển trong phạm vi địa phương do Bộ chủ quản xét duyệt đồ án kỹ thuật, kế hoạch thi công và cung cấp kinh phí.

e) Tổ chức và chỉ đạo công tác phòng, chống bão, lụt trong địa phương.

Page 30: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

30

Điều 13. - Về thủy sản:

a) Tận dụng khả năng của địa phương, lãnh đạo phát triển nghề cá, phát triển và củng cố các hợp tác xã nghề cá, bảo đảm các chỉ tiêu thu mua, chế biến, phân phối của Nhà nước và nhu cầu của nhân dân địa phương.

b) Tổ chức và quản lý những cơ sở đóng thuyền, đan lưới, khai thác, chế biến thủy sản của địa phương.

c) Chỉ đạo thực hiện các biện pháp cải tiến kỹ thuật về khai thác cá, nuôi cá, chế biến cá, sản xuất công cụ nghề cá ở địa phương.

Điều 14. - Về lâm nghiệp:

a) Tổ chức việc quản lý đất rừng và rừng trong địa phương, việc bảo vệ rừng (phòng chống cháy, sói mòn, sâu bệnh), việc trồng cây gây rừng, cải tạo tu bổ rừng, việc khai thác các loại lâm sản theo đúng chính sách, chế độ và kế hoạch của Nhà nước, bảo đảm cung câấ làm sản cho nhu cầu của kế hoạch trung ương và cho nhu cầu của địa phương theo kế hoạch Nhà nước. Quyết định việc cấp đất rừng cho nhân dân khai hoang và cho các công trình khác trong phạm vi quyền hạn được luật lệ quy định và theo sự hướng dẫn của ngành chủ quản ở trung ương.

b) Tổ chức và quản lý những lâm trường và xí nghiệp lâm nghiệp của địa phương, lãnh đạo các hợp tác xã trồng cây gây rừng, khai thác lâm sản.

Tham gia quản lý những lâm trường của trung ương hoạt động ở địa phương theo như quy định ở điều 5 trên đây.

Điều 15. - Về thương nghiệp:

a) Lãnh đạo xây dựng thương nghiệp quốc doanh (kể cả nội thương và ngoại thương) và thương nghiệp hợp tác xã; tổ chức màng lưới thương nghiệp trong địa phương theo đúng đường lối, phương châm của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy sản xuất của địa phương, bảo đảm điều hòa, lưu thông hàng hóa, cung cấp kịp thời cho nhu cầu của Nhà nước, cho sản xuất và cho tiêu dùng của nhân dân địa phương.

b) Tổ chức thu mua, bảo quản, vận chuyển các mặt hàng chủ yếu vầ nông sản, lâm sản, lương thực, thực phẩm cho kế hoạch Nhà nước theo đúng chính sách thu mua, chính sách giá cả của Nhà nước, bảo đảm thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu kế hoạch của các Bộ, các ngành ở trung ương về phân phối, điều động, vốn lãi đối với mặt hàng đó.

c) Tổ chức bán lẻ những mặt hàng được trung ương phân phối; tổ chức thu mua, bán buôn và bán lẻ những mặt hàng không ghi trong kế hoạch Nhà nước và kế hoạch của Bộ chủ quản chấp hành đúng chính sách giá cả của Nhà nước theo sự hướng dẫn của Bộ chủ quản.

d) Tổ chức và quản lý các cơ sở kinh doanh thương nghiệp, các cơ sở chế biến do Bộ chủ quản phân cấp hay ủy quyền cho địa phương quản lý. Lãnh đạo các cửa hàng công tư hợp doanh, cửa

Page 31: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

31

hàng hợp tác, tổ hợp tác về mặt quản lý, kinh doanh. Lãnh đạo việc tiếp tục cải tạo tư thương; thực hiện việc quản lý thị trường ở địa phương.

Tham gia quản lý các công ty, các cơ sở sản xuất và chế biến, các trạm thu mua bán buôn của trung ương hoạt động ở địa phương theo như quy định ở điều 5 trên đây.

Điều 16. - Về Giao thông, bưu điện:

a) Phát triển mạng lưới giao thông vận tải, mạng lưới bưu điện, phát hành báo chí trong địa phương theo kế hoạch Nhà nước. Tổ chức việc xây dựng, tu sửa và quản lý các đường bộ, đường sông, cầu cống, bến xe, bến sông… thuộc trách nhiệm của địa phương (kể cả đường nông thôn miền núi và thành phố). Tổ chức việc xây dựng, tu sửa các đường bộ, đường sông và các công trình thuộc trung ương do Bộ chủ quản giao cho địa phương làm.

b) Tổ chức và quản lý các lực lượng vận tải đường bộ, đường sông của địa phương (quốc doanh vận tải, công tư hợp doanh, kể cả các lực lượng vận tải thô sơ và thô sơ cải tiến) bảo đảm khối lượng vận tải của trung ương giao và nhu cầu vận tải của địa phương, huy động và tổ chức lực lượng vận tải của địa phương, phục vụ cho các kế hoạch cấp thiết của trung ương theo yêu cầu của Bộ Giao thông vận tải.

Tham gia quản lý các lực lượng vận tải, các cơ sở giao thông vận tải, thông tin, liên lạc của trung ương hoạt động ở địa phương theo như quy định ở điều 5 trên đây.

c) Lãnh đạo việc củng cố và phát triển các công tự hợp doanh, các hợp tác xã vận tải và sửa chữa phương tiện vận tải.

d) Tổ chức và quản lý các cơ sở bưu điện, các công trình thông tin, liên lạc, truyền thanh thuộc địa phương theo quy định của Tổng cục Bưu điện.

Điều 17. - Về giáo dục:

a) Lãnh đạo phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương theo kế hoạch Nhà nước (mẫu giáo, vỡ lòng, thanh toán nạn mù chữ, phổ thông cấp I, II, III, sư phạm cấp I, II, bổ túc văn hóa, phổ thông công nghiệp và nông nghiệp, chuyên nghiệp trung cấp trừ một số trường có tính chất đặc biệt về chuyên môn như về hóa, về điện…).

b) Lãnh đạo các trường lớp (nhất là các trường phổ thông và bổ túc văn hóa) giảng dạy theo đúng chương trình, tài liệu giáo khoa, chế độ, quy tắc do Bộ chủ quản quy định, bảo đảm trình độ kiến thức cơ bản cho học sinh.

c) Chuẩn bị các mặt: giáo viên, trường sở, và các phương tiện, dụng cụ cho các trường thuộc địa phương trực tiếp quản lý theo đúng quy cách và sự hướng dẫn của Bộ chủ quản.

d) Bảo đảm thực hiện các chính sách, chế độ đối với các loại giáo viên. Tổ chức việc đào tạo giáo viên từ cấp II trở xuống.

Bảo đảm việc thu, chi học phí của học sinh theo chế độ chung.

Page 32: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

32

Điều 18. - Về công tác văn hóa:

a) Lãnh đạo phát triển sự nghiệp văn hóa trong địa phương. Tổ chức và quản lý các cơ sở văn hóa, các đoàn nghệ thuật, các đội chiếu bóng, đội đèn chiếu của địa phương. Lãnh đạo phong trào văn nghệ quần chúng.

b) Lãnh đạo việc xuất bản những tài liệu, sách, báo phục vụ nhu cầu của địa phương. (Việc xuất bản báo, tập san của địa phương phải được ngành chủ quản ở trung ương cho phép và quy định quy mô, số lượng phát hành). Tổ chức công tác phát hành sách, báo ở địa phương, bảo đảm các chỉ tiêu phát hành sách, báo của trung ương.

c) Tổ chức các cuộc triển lãm về sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, về khoa học nghệ thuật…theo nhu cầu của địa phương và những cuộc triển lãm do Bộ chủ quản hướng dẫn và cung cấp hiện vật.

d) Tổ chức bảo vệ và bảo quản những di tích lịch sử, di tích cách mạng, những danh lam thắng cảnh ở địa phương.

e) Tổ chức và lãnh đạo công tác thông tin và truyền thanh ở địa phương.

Điều 19. - Về y tế, thể dục, thể thao:

a) Lãnh đạo phát triển sự nghiệp y tế trong địa phương theo kế hoạch Nhà nước. Lãnh đạo phong trào vệ sinh phòng bệnh, phong trào thể dục thể thao ở địa phương lãnh đạo thực hiện các biện pháp để bảo vệ phụ nữ và nhi đồng.

b) Tổ chức và quản lý các cơ sở y tế và dược phẩm của địa phương: các bệnh viện, nhà điều dưỡng, xí nghiệp dược phẩm, trường y sĩ, lớp đào tạo y tá… của địa phương và các bệnh viện liên tỉnh, nhà điều dưỡng… do Bộ chủ quản giao cho địa phương quản lý. Lãnh đạo phát triển mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh, bán thuốc và cấp thuốc, phát triển các sân vận động, bể bơi…

Bảo đảm thực hiện các chính sách, chế độ đối với cán bộ y tế Nhà nước và dân lập.

Điều 20. - Về sự nghiệp phục vụ lợi ích công cộng:

a) Lãnh đạo phát triển và quản lý những cơ sở phục vụ đời sống của nhân dân địa phương: nhà ăn tập thể, cửa hàng ăn uống, công viên, cống rãnh, điện, nước, giao thông công cộng… trong các thành phố, thị xã, thị trấn.

b) Lãnh đạo việc xây dựng những nhà ở tập thể cho cán bộ, công nhân, viên chức ở địa phương. Quản lý, bảo quản, cho thuê những nhà ở địa phương thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, hoặc địa phương Nhà nước quản lý.

c) Tổ chức và chỉ đạo công tác phòng cháy và chữa cháy, công tác phòng không nhân dân trong địa phương.

d) Tổ chức, bảo quản những nghĩa trang trong địa phương.

Page 33: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

33

Điều 21. - Về lao động tiền lương và an toàn xã hội:

a) Quản lý và điều hòa nhân lực ở địa phương, bảo đảm cung cấp nhân lực cho kế hoạch trung ương và cho nhu cầu của địa phương; đào tạo bồi dưỡng công nhân kỹ thuật cho địa phương và theo yêu cầu của trung ương.

b) Lãnh đạo các ngành, các cấp thuộc quyền thi hành các chính sách, chế độ về lao động tiền lương, về an toàn xã hội (bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội), về kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động, thực hiện các chỉ tiêu lao động và quỹ lương của Nhà nước. Kiểm tra việc chấp hành các chính sách, chế độ ấy trong các xí nghiệp, công trường, nông trường… của trung ương hoạt động ở địa phương.

c) Quản lý biên chế và quản lý tổ chức bộ máy của các cơ sở sản xuất và các ngành, các cấp thuộc quyền, bảo đảm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước.

d) Thực hiện các biện pháp nhằm thu xếp công việc cho những người chưa có việc.

Tổ chức công tác cứu tế xã hội ở địa phương.

Điều 22. - Quản lý cán bộ, công nhân, viên chức theo quy định chung của Đảng và Nhà nước.

Chương 3:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23. - Việc phân cấp quản lý cần tiến hành theo tinh thần mạnh dạn, tích cực, nhưng đồng đời phải thận trọng, có kế hoạch, làm từng bước, có chỉ đạo chặt chẽ, tránh buông lỏng, tránh tập trung quan liêu, cục bộ, địa phương chủ nghĩa. Căn cứ vào những quy định này, các Bộ, các ngành ở trung ương quy định việc phân cấp cụ thể trong ngành mình và trình Hội đồng Chính phủ xét duyệt; cần tùy theo khả năng của từng địa phương mà tiến hành phân cấp cho thích hợp; cần giúp đỡ địa phương có điều kiện cần thiết để làm tròn nhiệm vụ được giao.

Điều 24. - Việc phân cấp quản lý phải đi đôi với việc cải tiến tổ chức là lề lối làm việc phải bảo đảm tổ chức gọn, nhẹ và hợp lý, không bị phân cấp quản lý mà làm cho bộ máy trở nên nặng nề, cồng kềnh.

Các Ủy ban hành chính địa phương khi nhận nhiệm vụ cần xem xét toàn diện, phối hợp các mặt công tác để bố trí tổ chức, cán bộ cho thích hợp, bảo đảm làm tròn nhiệm vụ được giao.

Các Bộ, các ngành ở trung ương cần cải tiến tổ chức, tính giản bộ máy của mình, đồng thời giúp đỡ các Ủy ban hành chính địa phương tăng cường cơ quan chuyên môn cấp dưới thuộc ngành mình. Điều rất quan trọng là các Bộ, các ngành ở trung ương phải ra sức tăng cường cán bộ có năng lực cho địa phương. Phải tinh giản bộ máy và giảm nhẹ cán bộ ở trung ương để tăng cường cho địa phương.

Điều 25. - Những quy định này thi hành đối với tất cả các Ủy ban hành chính tỉnh (kể cả những tỉnh thộc khu tự trị), thành phố trực thuộc trung ương, khu Hồng Quảng, khu vực Vĩnh Linh.

Page 34: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÂN CẤP ĐẦU TƯ TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊAdl.ueb.edu.vn/bitstream/1247/10479/1/Mot so dinh huong phan cap dau tu... · phân chia quyền lực và

34

Trong quá trình thi hành những quy định này, gặp trường hợp cụ thể mà Bộ, ngành chủ quản ở trung ương và Ủy ban hành chính địa phương không thỏa thuận được với nhau thì báo cáo lên Hội đồng Chính phủ quyết định. /.