16
1 MT SBIN PHÁP GIÚP HC SINH KHIM THÍNH LP 1B1 HC TT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tập đọc là mt phân môn có vtrí quan trọng hàng đầu trong chươngtrình Tiếng Vit Tiu hc. Dy tt phân môn Tập đọc không nhng rèn luyncho học sinh kĩ năng đọc mà còn phát trin cho các em vn tngphong phú tạođiều kiện để các em hc tốt các phân môn khác. Đọc giúp các em lĩnh hội đượcngôn ng, dùng trong giao tiếp và hoạt động hc tập. Nó là điều kiện để cho hc sinh có khnăng thc và tinh thn hc tp cho cđời. Phân môn Tập đọc còn trau di cho hc sinh kiến thc tiếng Vit, kiến thức văn học, kiến thức đời snggiáo dc tình cm, thm mĩ. Tập đọc là môn khởi đầu, đồng thời cũng là công chc tp không chtrong nhà trường mà còn trong cuc sng nói chung. Qua việcđọc, hc sinh chiếm lĩnh được tri thức văn hóa của dân tc, tiếp thu nền văn minhca loài người thông qua sách v, biết đánh giá cuộc sng xã hi.Qua hoạt động đọc tình cm thẩm mĩ của các em được nâng cao nên tm hiu biết đểnhìn ra thế gii xung quanh và quá trình nhn thc ca các em có chiều sâu hơn, bên cạnh đó đọc còn giáo dctình cm, đạo đức cao đẹp cho hc sinh. Tập đọc là môn hc vô cùng quan trọng đối vi học sinh như vậy đó. Làm thế nào để dy cho các em học sinh bình thường biết đọc đúng, đọc hay và hiu ni dung mình vừa đọc ngay tlp một đã khó, đối vi các em hc sinh khiếm thính còn khó hơn nhiều. Do nhng khiếm khuyết trên cơ thể mà khnăng ngôn ngữ ca các em bhn chế. Phát âm không tròn tiếng, đọc bng ngôn ngkí hiu thì hthng ngôn ngkí hiệu chưa được xây dựng đầy đủ. Để đọc được bng kí hiu ngôn nghc sinh phi hiểu được ý nghĩa của t, câu cần đọc. Thế nhưng với khnăng ngôn ngữ rt hn chế ca hc sinh khiếm thính lp Mt làm sao các em có thhiu hết các t, các câu trong bài tập đọc để mà đọc chính xác bng kí hiu ngôn ngcác bài tập đọc lp Mt. Vy làm thế nào để các em hc sinh khiếm thính đọc đúng, đọc din cm, hiu chính xác ni dung các bài tập đọc trong chương trình lớp Mt là vấn đề mà tt cnhững người đang làm công tác giáo dục trkhiếm thính và các bc phhuynh đang rất quan tâm, trăn trở. Là mt giáo viên dy hc sinh khiếm thính lp Mt nhiều năm, tôi luôn băn khoăn với môn tập đọc. Làm thế nào để các em có thhc tt, làm thế nào phhuynh có thhtrtt cho giáo viên vic chun bbài nhà cho con. Sau nhi u năm tìm tòi, nghiên cứu năm học 2011- 2012 tôi mnh dn áp dng “Một sbin pháp giúp hc sinh khiếm thính lp 1B hc tt phân môn tập đọc”. www.huongdanvn.com

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP · PDF fileđược tri thức văn hóa của dân tộc, ... đặc biệt khi đọc bài (Tập ... Thính giác là

Embed Size (px)

Citation preview

1

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH KHIẾM THÍNH LỚP 1B1

HỌC TỐT PHÂN MÔN TẬP ĐỌC

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tập đọc là một phân môn có vị trí quan trọng hàng đầu trong chươngtrình Tiếng

Việt ở Tiểu học. Dạy tốt phân môn Tập đọc không những rèn luyệncho học sinh kĩ

năng đọc mà còn phát triển cho các em vốn từ ngữ phong phú tạođiều kiện để các

em học tốt các phân môn khác. Đọc giúp các em lĩnh hội đượcngôn ngữ, dùng

trong giao tiếp và hoạt động học tập. Nó là điều kiện để cho học sinh có khả năng

tự học và tinh thần học tập cho cả đời. Phân môn Tập đọc còn trau dồi cho học sinh

kiến thức tiếng Việt, kiến thức văn học, kiến thức đời sốnggiáo dục tình cảm, thẩm

mĩ. Tập đọc là môn khởi đầu, đồng thời cũng là công cụ học tập không chỉ trong

nhà trường mà còn trong cuộc sống nói chung. Qua việcđọc, học sinh chiếm lĩnh

được tri thức văn hóa của dân tộc, tiếp thu nền văn minhcủa loài người thông qua

sách vở, biết đánh giá cuộc sống xã hội.Qua hoạt động đọc tình cảm thẩm mĩ của

các em được nâng cao nên tầm hiểu biết đểnhìn ra thế giới xung quanh và quá trình

nhận thức của các em có chiều sâu hơn, bên cạnh đó đọc còn giáo dụctình cảm,

đạo đức cao đẹp cho học sinh.

Tập đọc là môn học vô cùng quan trọng đối với học sinh như vậy đó. Làm thế

nào để dạy cho các em học sinh bình thường biết đọc đúng, đọc hay và hiểu nội

dung mình vừa đọc ngay từ lớp một đã khó, đối với các em học sinh khiếm thính

còn khó hơn nhiều. Do những khiếm khuyết trên cơ thể mà khả năng ngôn ngữ của

các em bị hạn chế. Phát âm không tròn tiếng, đọc bằng ngôn ngữ kí hiệu thì hệ

thống ngôn ngữ kí hiệu chưa được xây dựng đầy đủ. Để đọc được bằng kí hiệu

ngôn ngữ học sinh phải hiểu được ý nghĩa của từ, câu cần đọc. Thế nhưng với khả

năng ngôn ngữ rất hạn chế của học sinh khiếm thính lớp Một làm sao các em có

thể hiểu hết các từ, các câu trong bài tập đọc để mà đọc chính xác bằng kí hiệu

ngôn ngữ các bài tập đọc lớp Một. Vậy làm thế nào để các em học sinh khiếm

thính đọc đúng, đọc diễn cảm, hiểu chính xác nội dung các bài tập đọc trong

chương trình lớp Một là vấn đề mà tất cả những người đang làm công tác giáo dục

trẻ khiếm thính và các bậc phụ huynh đang rất quan tâm, trăn trở.

Là một giáo viên dạy học sinh khiếm thính lớp Một nhiều năm, tôi luôn băn

khoăn với môn tập đọc. Làm thế nào để các em có thể học tốt, làm thế nào phụ

huynh có thể hỗ trợ tốt cho giáo viên việc chuẩn bị bài ở nhà cho con. Sau nhiều

năm tìm tòi, nghiên cứu năm học 2011- 2012 tôi mạnh dạn áp dụng “Một số biện

pháp giúp học sinh khiếm thính lớp 1B học tốt phân môn tập đọc”.

www.huongdanvn.com

2

II. NỘI DUNG

1. Cơ sở lý luận.

1.1. Tập đọc là gì?

Môn Tập đọc ở trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động

ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực này được thể hiện thống nhất trong 4 hoạt động

tương ứng với chúng là 4 chức năng: nghe, nói, đọc, viết. Như vậy, đọc là một hoạt

động ngôn ngữ là quá trình chuyển dạng chữ viết sang lời nói có âm thanh và

thông hiểu chúng. Đọc không chỉ là công việc giải quyết một bộ mã (gồm 2 phần)

chữ viết và âm thanh nghĩa là nó không phải chỉ là sự đánh vần lên thành tiếng

theo đúng như kí hiệu chữ viết, mà còn là quá trình nhận thức, để có kĩ năng thông

hiểu những gì đọc được. Thông qua môn Tập đọc rèn chocác em kĩ năng đọc như:

Đọc đúng, đọc nhanh, đọc chính xác, rõ ràng, diễn cảmđể học sinh có những hiểu

biết về kiến thức văn học, ngôn ngữ và ngược lại.

1.2. Ý nghĩa của việc đọc.

Phần lớn những tri thức, kinh nghiệm của đời sống những thành tựu văn hoá

khoa học, tư tưởng, tình cảm của các thế hệ trước và của cả những người đương

thờiđược ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp

thu được nền văn minh của loài người. Không thể sống một cuộc sống bình

thường, không thể làm chủ trong xã hội hiện đại. Ngược lại, biết đọc con người có

thể dễ dàng tiếp thu nền văn minh của nhân loại. Vì thế, đọc để có những hiểu biết,

có khả năng chế ngự một phương tiện văn học cơ bản giúp cho họ giao tiếp với thế

giới bên trong của người khác, đặc biệt khi đọc bài (Tập đọc, học thuộc lòng), con

người không chỉ thức tỉnh về nhận thức, mà còn rung động tình cảm nảy nở những

ước mơ cao đẹp. Đọc khơi dậy tiềm lực hành động, sức sáng tạo, cũng như được

bồi dưỡng tâm hồn. Không biết đọc, con người sẽ không có điều kiện tiếp cận

những kiến thức giáo dục mà xã hội dành cho họ. Họ chỉ hình thành một nhân cách

toàn diện khi họ có thể biết đọc để tự cập nhật những thông tin, những tiến bộ về

văn hóa, khoa học ngày càng phát triển trên thế giới. Đặc biệt trong thời buổi bùng

nổ thông tin, biết đọc ngày càng quan trọng vì nó sẽ giúp con người ta sử dụng các

nguồn thông tin. Đọc chính là học nữa, học mãi đọc để tự học, học cả đời. Chính vì

vậy Tập đọc là một phân môn có ý nghĩa to lớn ở tiểu học. Nó trở thành một đòi

hỏi cơ bản, đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ phải học đọc sau đó đọc

để học. Đọc giúp trẻ chiếm lĩnh được ngôn ngữ trong giao tiếp và học tập nó cũng

là một công cụ để học các môn học khác nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập.

Đồng thời nó tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học. Tập đọc là khả năng

không thể thiếu của con người trong thời đại văn minh. Biết đọc sẽ giúp các em

www.huongdanvn.com

3

hiểu biết nhiều hơn, hướng các em tới cái thiện, cái đẹp, dạy cho học sinh biết cách

suy nghĩ lôgic, tư duy có hình ảnh. Như vậy, việc dạy đọc có một ý nghĩa vô cùng

quan trọng. Vì nó bao gồm nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển con người.

1.3. Thế nào là trẻ khiếm thính hay trẻ khuyết tật thính giác.

Trẻ khuyết tật thính giác là trẻ bị phá hủy cơ quan thính giác ở mức độ này hay

mức độ khác. Do cơ quan thính giác bị phá hủy nên trẻ không tri giác được bằng

thế giới âm thanh nên không nghe được tiếng nói. Vì thế không hình thành được

tiếng nói dẫn đến câm. Như vậy điếc là nguyên nhân còn câm là hậu quả.

1.4. Ảnh hưởng của sự phá hủy cơ quan phân tích thính giác đến hoạt động

của trẻ:

Thính giác là một cơ quan vô cùng quan trọng đối với một con người. Chức

năng của thính giác vô cùng phong phú..

Thính giác giúp ta tri thức được thế giới xung quanh, hết sức cần thiết cho hoạt

động thực tiễn của con người và để phát triển hài hòa về tâm lý và tình cảm.

Trẻ bị mất khả năng tiếp nhận thế giới âm thanh phải sống trong môi trường yên

lặng “yên lặng tuyệt đối” dẫn đến rối loạn các chức năng tâm lý, trẻ trở nên cục

cằn, thô lỗ, thiếu tự tin và lúc nào cũng cảm thấy thiếu an toàn khi tiếp xúc với

cộng đồng.

Nói đến chức năng của thính giác, chúng ta chú ý đến đặc điểm nhu cầu nghe và

nói của những trẻ có khó khăn về nghe.

Thực tiễn cho ta thấy những trẻ không nghe được không nói được nhu cầu nghe

và nói của những trẻ này càng lớn.

Trẻ bị khiếm khuyết trong các chức năng tâm lý vì sự rối loạn chức năng thính

giác làm cho trẻ trở nên nhút nhát, sợ sệt, thiếu tự tin, thiếu những cảm xúc tinh tế

… đó là những vấn đề đặt ra cho chúng ta trong kế hoạch giáo dục cần phải đề cập

đến. Làm như thế nào để trẻ điếc có thể giao tiếp với thế giới.

1.5. Cơ sở tâm lý học của việc dạy học cho trẻ khiếm thính.

Tất cả những trẻ em bình thường khi đến trường các em đều có vốn ngôn ngữ

nhất định (ngôn ngữ tiền học đường). Nhưng đối với trẻ khiếm thính thì hầu như là

không có. Ngôn ngữ của các em là những cử chỉ, hành động tự nhiên nhằm truyền

tải những nhu cầu, mong muốn của mình với mọi người xung quanh. Tuy nhiên,

những cử chỉ đó cũng chỉ giúp mọi người hiểu được những nhu cầu đơn giản. Dạy

học cho trẻ khiếm thính là dần trao cho các em công cụ giao tiếp quan trọng nhất

với mọi người xung quanh.

www.huongdanvn.com

4

Về tri giác: Ở học sinh khiếm thính, thị giác có xu thế đảm nhận những chức

năng thay thế cho thính giác. Khả năng quan sát sự vật, hiện tượng khá nhanh

nhạy, chính xác và thường rất phát triển. Khi quan sát học sinh khiếm thính thường

chú ý và nắm bắt được điểm nổi bật của hiện tượng, sự vật, nhưng không theo một

trình tự nhất định và gặp khó khăn khi phải tìm ra một điểm chung giữa chúng.

Học sinh khiếm thính khó có thể hiểu và nhận thức được sự vật, hiện tượng cho dù

đơn giản, cụ thể nếu các em không nhìn thấy tận mắt. Khả năng “học bằng mắt” là

một đặc điểm cơ bản giáo viên cần chú ý.

Về trí nhớ: Khả năng nhớ của học sinh khiếm thính phụ thuộc vào các đặc điểm

và cách thức thực hiện nhiệm vụ. Trẻ nhớ tốt những thông tin khi đã hiểu rõ bản

chất của thông tin và thông tin đó có ý nghĩa với mình. Trẻ có thế mạnh về trí nhớ

hình ảnh, hành động. Trẻ thường lấy cử chỉ tự nhiên và kí hiệu ngôn ngữ làm điểm

tựa để nhớ.

Về tư duy: Ngôn ngữ của trẻ khiếm thính chậm phát triển làm ảnh hưởng đến tư

duy. Phần lớn trẻ khiếm thính có chiều hướng thiên về tư duy trực quan hành động

và tư duy trực quan hình tượng. Các em ít gặp khó khăn khi so sánh, phân tích sự

vật, hiện tượng, nhưng lại gặp khó khăn nhiều khi tổng hợp, khái quát hóa, trừu

tượng.

1.6.Học tập đọc đối với học sinh khiếm thính lớp 1B:

Như đã trình bày ở trên, chúng ta thấy được rằng thực tế học sinh khiếm thính có

vốn ngôn ngữ tiếng Việt vô cùng hạn chế. Các em học tiếng việt như học một thứ

ngoại ngữ mà học ngoại ngữ trong thế giới im lặng. Ngôn ngữ được coi như tiếng

mẹ đẻ của các em chính là ngôn ngữ kí hiệu. Chính vì lẽ đó mà ngay từ những năm

đầu thành lập Trung tâm Nuôi dạy Trẻ khuyết tật Đồng Nai đã lựa chọn hình thức

giao tiếp tổng hợp là hình thức để giao tiếp và để dạy cho học sinh khiếm thính.

Giao tiếp tổng hợp là kết hợp giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ kí hiệu. Sử dụng hình

thức giao tiếp này có nhiều thuận lợi cho các em nhưng chúng ta cũng gặp không ít

những khó khăn với cha mẹ và mọi người xung quanh. Đa số các bậc phụ huynh

đều không hiểu và ít tìm hiểu về ngôn ngữ kí hiệu. Đây chính là rào cản lớn nhất

trong các mối quan hệ giữa trẻ với gia đình cũng như cộng đồng xã hội.

Đặc điểm của dạy tập đọc ở lớp Một là bước chuyển tiếp từ dạy học vần sang

tập đọc. Giờ tập đọc ở lớp Một vận dụng cả phương pháp học vần và phương pháp

tập đọc. Yêu cầu của giờ tập đọc lớp Một là củng cố hệ thống âm vần đã học (nhất

là các vần khó), đọc đúng tiếng, liền tiếng trong từ, trong câu, đoạn bài, bước đầu

biết ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, biết lên giọng và xuống giọng. Riêng đối với học

sinh lớp 1B khiếm thính, đặc điểm của dạy tập đọc cũng là bước chuyển tiếp từ học

www.huongdanvn.com

5

âm vần sang tập đọc. Trong giờ tập đọc, phương pháp chủ yếu được vận dụng là

phương pháp tập đọc theo giao tiếp tổng hợp (phương pháp giao tiếp tổng hợp: kết

hợp giữa lời nói với kí hiệu ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ …) Yêu cầu của giờ tập đọc

ở lớp 1B khiếm thính là củng cố hệ thống vốn từ, vốn kí hiệu ngôn ngữ đã biết; đọc

được kí hiệu ngôn ngữ cả bài tập đọc, đọc liền mạch từ, cụm từ (học sinh điếc sâu),

đọc tròn câu (đối với học sinh điếc nhẹ), bước đầu biết ngắt nghỉ hơi ở các dấu

câu.Đọc được kí hiệu ngôn ngữ một bài văn ngắn theo khoảng thời gian quy định

của giáo viên (tùy theo khả năng của học sinh mà giáo viên quy định thời gian

đọc).Đọc hiểu được bài văn, bài thơ (thông qua kí hiệu ngôn ngữ) có nội dung đơn

giản, gần gũi với lứa tuổi;Làm được các bài tập trắc nghiệm tìm hiểu nội dung bài

đọc.

Trên thực tế, vốn ngôn ngữ của học sinh khiếm thính có được sau phần học vần

còn rất hạn chế. Các em chỉ có khả năng phát âm từng từ, hoặc cụm từ, nhưng chưa

có khả năng tích hợp ngôn ngữ thành những câu dài. Hơn nữa, về khả năng ghi nhớ

của học sinh khiếm thính cũng có nhiều hạn chế. Các em chỉ nhớ được những từ

ngữ có hình ảnh trực quan, các em chưa có khả năng liên kết từ thành câu. Như

vậy, trong bài tập đọc các em có thể đọc được các từ có hình ảnh cụ thể, còn các từ

trừu tượng thì hầu như các em không nhớ. Đặc biệt khi các từ ấy được liên kết

thành câu mang một nghĩa khác thì các em lại không hiểu được nghĩa của câu văn

đó.

2. C ề

- Công tác chuẩn bị cho một giờ Tập đọc:

Điều chỉnh nội dung bài dạy phù hợp với từng trình độ, khả năng của học sinh

trong lớp.

Đồ dùng trực quan to, rõ, đẹp, hấp dẫn và lôi cuốn học sinh, giáo viên học thuộc

bài tập đọc trước khi lên lớp.

Lựa chọn các hình thức, phương pháp lên lớp phù hợp với từng nội dung, từng

hoạt động và phù hợp với đối tượng học sinh.

Soạn bài theo phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm.

- Tiến hành giờ Tập đọc:

Sắp xếp vị trí chỗ ngồi cho phù hợp với đặc điểm tâm lý, dạng tật của học sinh.

Sử dụng, khai thác trang thiết bị, đồ dùng một cách triệt để, hiệu quả: phối hợp

linh hoạt đa dạng các hình thức, phương pháp dạy học thông qua các trò chơi học

tập trong giờ dạy.

Luôn có những hình thức thi đua giữa các học sinh trong lớp để kích thích các

em cố gắng chú ý tham gia tốt các hoạt động học tập.

www.huongdanvn.com

6

Giáo viên cần thể hiện được: bản thân là một diễn viên, đạo diễn tài ba để lôi

cuốn và thu hút học sinh, làm cho các em tích cực chủ động cùng tham gia vào các

hoạt động trong giờ học.

2.1. Hỗ trợ phụ huynh trong việc chuẩn bị bài cho con ở nhà:

Thực tế phụ huynh có con bị khiếm thính có rất nhiều người muốn chuẩn bị bài

cho con. Nhưng ở các môn khác như toán, chính tả phụ huynh còn có thể giúp các

em làm bài tập. Còn ở phân môn tập đọc, đa số các phụ huynh đều nói: “Chúng tôi

không biết phải giúp cháu như thế nào? Đọc bài thì cháu không đọc được, đọc

bằng kí hiệu ngôn ngữ thì chúng tôi thật không biết các cháu nói gì, cũng không

biết phải hỏi cháu như thế nào cho cháu hiểu. Vậy nên chỉ còn cách bắt cháu viết

bài vào vở là xong”. Việc viết bài vào vở khi trẻ không hiểu gì về nội dung mình

viết thì việc viết bài ấy hoàn toàn không có ý nghĩa.

Điều băn khoăn trăn trở đó của rất nhiều phụhuynh trong những năm qua đã

thôi thúc tôi phải có cách nào đó để hỗ trợ phụ huynh giúp họ làm tốt công tác

chuẩn bị bài cho con. Đây cũng là cách giúp các cháu học tốt hơn, nhanh hơn,

hiệu quả hơn trong những giờ trên lớp. Năm học vừa qua tôi đã mạnh dạn tư vấn,

trang bị cho phụ huynh trong lớp 1B1 của tôi mỗi gia đình quyển sách kí hiệu

ngôn ngữ gồm hơn 1000 từ do viện khoa học phiểu chiến lược đã xây dựng vào

những năm 1999 đến 2004. Tuy quyển sách còn thiếu rất nhiều từ, song từ quyển

sách này phụ huynh có vốn ngôn ngữ kí hiệu cơ bản để giao tiếp và phần nào hiểu

được con của mình. Cũng từ quyển sách này các em học sinh cũng có thể học

thêm một lượng từ ngữ trong những giờ ở nhà học cùng cha mẹ. Thông qua việc

này, vốn ngôn ngữ kí hiệu của các em tăng lên đáng kể, giúp các em học tốt hơn

trong các môn học ở trường.

Sách kí hiệu ngôn ngữ của người khiếm thính

www.huongdanvn.com

7

Bên cạnh việc trang bị sách kí hiệu ngôn ngữ cho phụ huynh ngay từ đầu năm

học, giáo viên đã tiến hành việc chuyển dịch bài tập đọc sang ngôn ngữ kí hiệu.

Mỗi bài tập đọc dịch sang kí hiệu ngôn ngữ và photo cho học sinh mang về nhà

đọc trước. Đây là một trong những biện pháp mang lại hiệu quả rất cao khi các em

mang bài đã dịch về nhà đa số các em đọc bài trước rất tốt. Phụ huynh coi theo

hình dịch có thể giúp đỡ được các em. Từ những hình dịch kí hiệu ngôn ngữ giúp

em các em hiểu được phần nào nội dung bài.

Bên cạnh những bài dịch kí hiệu ngôn ngữ giáo viên soạn trước hệ thống, câu

hỏi trắc nghiệm tìm hiểu nội dung bài tập đọc. Cho các em tìm hiểu, nghiên cứu

trước ở nhà. Khi đến tiết dạy giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học

sinh. Kiểm tra thường xuyên phần chuần bị ở nhà giúp cho các em có thói quen

chuẩn bị bài từ đó các em có cơ sở nắm bắt tốt hơn trong các giờ học.

Bài: B ư ư(SGK/ 136)

Khoanh tròn vào chữ đặt trước ý đúng theo nội dung bài đọc.

1. Bác đưa thư trao cho Minh thứ gì?

a. Một món quà.

b. Một bó hoa.

c. Một bức thư.

2. Đó là thư của ai gửi cho Minh?

a. Thư của bố.

b. Thư của mẹ.

c. Thư của bạn.

3. Minh định chạy vào nhà khoe với mẹ. Nhưng Minh chợt thấy điều gì?

a. Bác đưa thư cười rất tươi.

b. Bác đưa thư mồ hôi nhễ nhại.

c. Mẹ đã ra tới.

4. Minh đã chạy vào nhà làm việc gì?

a. Rót một cốc nước mát, hai tay bưng ra mời bác uống.

b. Lấy quạt ra quạt cho bác đưa thư.

c. Lấy trái cây mời bác ăn

5. Tìm 2 tiếng (từ) có vần inh?

-…………..

-………..

Câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu bài

www.huongdanvn.com

8

2.2. Đọc mẫu ở trên lớp và luyện đọc cho học sinh:

Tuy việc phát bài dịch cho các em chuẩn bị trước ở nhà là bước quan trọng

nhưng chỉ dựa vào những hình ảnh đó học sinh cũng chưa thể đọc đúng hết và

Tặng cháu

Vở này tặng cháu ta yêu ta

Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là

Mong cháu ra công mà học tập

Mai sau cháu giúp nước non nhà

Dịch bài tập đọc sang kí hiệu ngôn ngữ

www.huongdanvn.com

9

diễn cảm được bài đọc. Một trong những bước rất quan trọng là phần đọc mẫu của

giáo viên. Để có thể đọc mẫu tốt, đọc diễn cảm cả về giọng đọc cả về nét mặt, cử

chỉ, điệu bộ một yêu cầu quan trọng là giáo viên luôn phải học thuộc bài đọc, đọc

đi đọc lại nhiều lần ở nhà. Đối với học sinh khiếm thính lớp Một thì giáo viên

luôn là một hình mẫu chuẩn mực cả về hình ảnh, cử chỉ, hành động đối với các

em. Sự ảnh hưởng của thầy cô đối với các em là rất lớn. Nếu người giáo viên đọc

tốt, thể hiện tốt trước mặt các em. Các em sẽ cố gắng phấn đấu làm sao giống với

hình ảnh giáo viên. Sự diễn cảm bằng cử chỉ điệu bộ rất quan trọng giúp các em

hiểu sâu hơn ý nghĩa của từ ngữ, nội dung bài đọc.

Ví dụ: Khi đọc câu thơ:

“Cái mỏ tí hon

Cái chân bé xíu”

Về kí hiệu ngôn ngữ của từ tí hon, nhỏ xíu cùng là một kí hiệu của từ nhỏ,

nhưng khi đọc hai từ này giáo viên phải lưu ý thể hiện trên nét mặt để học sinh

hiểu được cái nhỏ ở đây là nhỏ xíu. Đó là một cách diễn cảm của ngôn ngữ kí

hiệu.

Ví dụ: Từ khổng lồ trong bài Hồ Gươm: Về kí hiệu từ này có ý nghĩa là to, khi

đọc giào viên cần phải thể hiện trên nét mặt để học sinh thấy được to ở đây là rất

to, to khổng lồ. Sự kết hợp giữa hình miệng nét mặt, ánh mắt, cử chỉ điệu bộ diễn

tả cho học sinh thấy được những cung bậc cảm xúc của ngôn ngữ giống như sự

lên giọng, xuống giọng khi chúng ta đọc diễn cảm bằng âm thanh.

Như vậy, đọc mẫu của giáo viên rất quan trọng giúp các em cảm nhận tốt hơn

nội dung ý nghĩa của bài tập đọc, bên cạnh đó còn thu hút được sự chú ý của các

em khi theo dõi giáo viên đọc mẫu.

Ngoài việc đọc mẫu hay, diễn cảm giáo viên còn phải lưu ý đến quá trình luyện

đọc cho học sinh. Trong một bài tập đọc các bước luyện đọc như sau: luyện đọc

từ, luyện đọc câu, luyện đọc đoạn, luyện đọc cả bài. Ở phần luyện đọc từ nếu giáo

viên giải nghĩa và đưa ra kí hiệu của từng từ khó cho học sinh thấy và đọc tốt ở

phần từ thì sang phần câu, đoạn học sinh thực hiện rất tốt và không mất nhiều thời

gian.

www.huongdanvn.com

10

Ví dụ: Trong bài “Bàn tay mẹ” khi luyện đọc từ giáo viên đưa ra từ sau:

Từ: “tã lót” - Giáo viên giải thích từ bằng hình ảnh- đưa ra kí hiệu- hướng dẫn

đọc.

2.3. Sử dụng nhiều hình ảnh trực quan liên kết giữa hình ảnh, nội dung bài

và kí hiệu ngôn ngữ:

Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, nhất là học sinh lớp Một, khả năng tư duy trừu

tượng kém, phần lớn các em phải dựa trên những mô hình vật thật, tranh ảnh.Do

vậy, trong các giờ học việc yêu cầu giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học là không

thể thiếu kể cả đồ dùng do giáo viên tự làm.Đồ dùng dạy học là phương tiện

chuyển tải thông tin và là nội dung truyền thụ kiến thức giáo dục tư cách, rèn luyện

kỹ năng thực hành cho học sinh, nó có tác dụng điều khiển hoạt động của học sinh

từtrực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, kích thích hứng thú cho học sinh học

tập. Có nhà giáo dục trẻ cho rằng trẻ không sợ học mà chỉ sợ những tiết học đơn

tã lót

www.huongdanvn.com

11

điệu nhàm chán. Vì thế đồ dùng dạy học có tác dụng rất lớn trong quá trình dạy

môn Tiếng Việt cho học sinh, nhất là các em học sinh khiếm thính.

Tôi cho rằng đối với học sinh khiếm thính của chúng ta, đồ dung trực quan

không chỉ cần thiết với môn học Tiếng Việt mà nó cần thiết với tất cả các môn học.

Ở phân môn tập đọc khi sử dụng đồ dùng trực quan để mang lại hiệu quả, giáo viên

phải biết khai thác triệt để đúng với nội dung bài học. Bên cạnh đó, giáo viên còn

phải biết liên kết giữa hình ảnh với từ ngữ và kí hiệu. Điều này giúp cho học sinh

ghi nhớ khắc sâu hơn từ ngữ, nội dung bài học.

Ví dụ: Trong bài tập đọc “Bàn tay mẹ”:

Khi giáo viên đưa tranh, ảnh lên cho học sinh quan sát đồng thời hướng dẫn học

sinh khai thác nội dung tranh. Mỗi nội dung mà học sinh khai thác được giáo viên

đưa ra những cụm từ, câu trong tập đọc và hướng dẫn học sinh đọc kí hiệu ngay

sau khi học sinh hiểu rõ nội dung. Cách làm này giúp cho học sinh ghi nhớ tốt từ,

kí hiệu và nội dung bài đọc.

2.4.Thường xuyên thiết kế bài bằng phần mềm powerpoint

Đặc điểm tâm lý của học sinh Tiểu học đặc biệt hơn là học sinh khiếm thính cấp

tiểu học, các em luôn thích thú với những gì mới lạ, đẹp mắt. Dạy học theo phương

pháp truyền thống đã trở thành quá quen thuộc với các em. Sử dụng bài giảng điện

tử là một trong những hình thức thu hút được sự chú ý cao và sự say mê môn học

của hầu hết các học sinh khiếm thính lớp Một mà chúng tôi nhận thấy.Giáo án điện

Bàn tay mẹ

giặt một

chậu tã lót

tắm cho em

đi chợ

nấu cơm

www.huongdanvn.com

12

tử mang đến cho học sinh một phương tiện học tập rất lý thú, sinh động, giúp giải

quyết khâu chính trong học tập là hiểu bài, tăng cường củng cố khắc sâu kiến thức

bằng nhiều thủ thuật ấn tượng, đặc biệt rèn luyện tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ

năng, phát huy tính tích cực chủ động trong học tập của tất các học sinh trong lớp.

Sử dụng bài giảng điện tử còn mang lại nhiều lợi ích cho giáo viên như: Chuẩn

bị kỹ tiến trình cũng như các hoạt động dạy học trong một giờ dạy, thiết kế đa dạng

các hoạt động, đặc biệt có thể phát huy được hiệu quả các hoạt động trò chơi củng

cố kiến thứcgiúp cho tiết dạy trở lên nhẹ nhàng, sinh động. Đặc biệt hơn khi sử

dụng bài giảng điện tử đó chính là tiết kiệm được nhiều thời gian, tiền bạc cho việc

chuẩn bị đồ dùng nhưng lại có được những hình ảnh đa dạng, phong phú, đẹp mắt

và cực kì sinh động. Đây là một trong những ưu điểm nổi bật nhất, mang lại hiệu

quả tối ưu nhất đối với học sinh khiếm thính khi sử dụng bài giảng điện tử.

Thực tế trong quá trình dạy tập đọc có nhiều bài cần sử dụng nhiều hình ảnh trực

quan. Nếu không soạn bài bằng phần mềm powerpoint thì việc chuẩn bị đồ dùng sẽ

mất rất nhiều thời gian và kinh phí mà những hình ảnh đưa lên chưa chắc đã đẹp và

sinh động. Trong giai đoạn phát triển về công nghệ thông tin, việc thiết kế bài

giảng điện tử đã là một phương tiện hỗ trợ tích cực dành cho giáo viên.

Ví dụ trong bài: Kể cho bé nghe(bài giảng chép trong đĩa CD)

2.5. Sắp xếp vị trí chỗ ngồi phù hợp cho học sinh

Đối với học sinh bình thường đây là một trong những yếu tố không mấy được

quan tâm, coi trọng. Nhưng với học sinh khiếm thính đây là một vấn đề không

được xem nhẹ. Vị trí ngồi của học sinh rất quan trọng, giáo viên sắp xếp vị trí ngồi

như thế nào để đảm bảo các em có thể quan sát được giáo viên, quan sát được bạn

khi bạn đọc bài. Sau nhiều lần thay đổi vị trí ngồi cho học sinh trong lớp, chúng tôi

nhận thấy vị trí phù hợp với học sinh khiếm thính nhất là: ngồi hình vòng cung.

Học sinh ngồi hình vòng cung

www.huongdanvn.com

13

2.6. Tổ chức phong trào học tập “Đôi bạn cùng tiến” để học sinh hỗ trợ lẫn

nhau.

Dân gian có câu “Học thầy không tày học bạn”, thật đúng như vậy. Là giáo

viên chủ nhiệm lớp, ngay từ đầu năm học giáo viên đã nhìn thấy được năng lực học

tập của từng em trong lớp. Căn cứ từ đây giáo viên phát động phong trào giúp bạn

học tốt. Giáo viên cho các em tự nguyện giúp đỡ nhau đăng kí phong trào “Đôi bạn

cùng tiến”. Hàng tuần giáo viên tổng kết trong các giờ sinh hoạt lớp,khen thưởng

động viên khuyến khích những đôi bạn giúp đỡ nhau có hiệu quả, có tiến bộ, nhắc

nhở phê bình những đôi bạn chưa phối hợp tốt, chưa giúp đỡ nhau có hiệu quả.Đây

là một trong những phong trào học tậpmang lại hiệu quả cao trong những năm qua

đặc biệt với môn tập đọc.

Ví dụ: Đôi bạn Ngọc Trang và Ngọc Hân.

Trang là học sinh giỏi còn Hân là học sinh yếu. Từ khi Trang và Hân là đôi

bạn cùng tiến, Trang đã giúp đỡ cho Hân tiến bộ nhiều. Hàng ngày Trang kiểm tra

bài cũ cho Hân, mỗi khi có bài nào Hân chưa hiểu hoặc chưa làm được thì Trang

lại hướng dẫn Hân trong giờ ra chơi. Vì vậy,lực học của Hân ngày càng tiến bộ.

Hoạt động phong trào “Đôi bạn cùng tiến”

www.huongdanvn.com

14

Để học sinh có khả năng đọc đúng, hay, diễn cảm thì người giáoviên phải dạy

cho học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm ngay từ những lớp đầu cấp.Nhưng không

phải bằng cách tăng thời gian luyện đọc mà phải coi trọng chất lượngđọc, phải xác

định nội dung đọc, hiểu như nhau. Bên cạnh sự chuẩn bị tốt của giáo viên việc huy

động các nguồn lực hỗ trợ, cộng tác cho việc học của học sinh, đặc biệt là sự hỗ trợ

của phụ huynh trong việc chuẩn bị bài cho các em trước khi đến lớp. Trong quá

trình lên lớp, giáo viên phải là người đọc mẫu chuẩn, hay. Dạy phải tỉmỉ, kiên trì,

nhẹ nhàng, khai thác tốt đồ dùng dạy học. Việc đưa ra hệ thống bài tập trắc nghiệm

cho các em phải đảm bảo tính vừa sức, phải thực hiện được mục đích bài học. Phải

vận dụng linh hoạt các hình thức phương pháp dạy học giúp phát huy tính tích cực

chủ động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh.

III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Qua một năm áp dụng Một số biện pháp giúp học sinh khiếm thínhlớp 1Bhọc

tốt phân môn tập đọc tôi nhận thấy một số kết quả sau:

So sánh với kết quả học môn tập đọc đầu năm học với sau khi áp dụng một số

biện pháp giúp học sinh khiếm thính học tốt môn tập đọc:

- Thống kê đầu năm về chất lượng môn tập đọc:

Lớ TSHS nữ G ỏ Khá Trung bình Yếu

1B1 9 3 SL % SL % SL % SL %

1 11.1 2 22.2 2 22.2 4 44.5

- Thống kê kết quả cuối năm học:

Lớ TSHS nữ G ỏ Khá Trung bình Yếu

1B1 9 3 SL % SL % SL % SL %

4 44.5 2 22.2 2 22.2 1 11.1

Đề tàiMột số biện pháp giúp học sinh khiếm thínhlớp 1Bhọc tốt phân môn tập

đọc giúp học sinh phát âm đúng hình miệng, đọcđược kí hiệu ngôn ngữ biết ngắt

giọng đúng sau các dấu câu, biết đọc diễn cảm bằng kí hiệu ngôn ngữ. Chất lượng

các bài tập đọc hiểu ngày một nâng cao. Khi dạy giáo viên phảiđầu tư nhiều thời

gian và có đầy đủ sách giáo khoa, đồ dùng dạy học phục vụ cho bài dạy đó thì tiết

học mới có hiêụ quả cao.Mặc dù còn khó khăn trong quá trình thực hiện nhưng

nếukhắc phục được tôi nghĩ đây là một việc làm rất thiết thực trong quá trình

nângcao chất lượng học tập đọc cho học sinh khiếm thính không chỉ ở lớp 1B mà

còn ở tất cả các khối lớp có phân môn tập đọc, góp phần lớn vào mục tiêu nâng cao

chất lượng giáo dục học sinh khiếm thính trong Trung tâm Nuôi dạy Trẻ khuyết tật

Đồng Nai.

www.huongdanvn.com

15

IV ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

1. Đối với giáo viên:

- Cần điều chỉnh nội dung chương trình học tập cho phù hợp với từng trình

độ của học sinh.

-Luôn tìm tòi, sáng tạo, kết hợp linh hoạt các phương pháp, hình thức tổ

chức dạy học làm cho bài giảng phong phú và lôi cuốn học sinh, phát huy tối đa

tính tích cực chủ động của học sinh vào quá trình học tập; Tạo không khí học tập

vui tươi, thoải mái, khuyến khích tinh thần tự học của học sinh.

- Đầu tư, sáng tạo, tích cực trong việc làm đồ dùng dạy học phục vụ cho

công tác giảng dạy.

2. Vớ ìn v ộn ồng:

- Phát hiện sớm và cho các em học sinh khiếm thính được tham gia can thiệp

sớm đúng độ tuổi.

- Hỗ trợ máy trợ thính đầy đủ, chất lượng.

- Quan tâm, hỗ trợ đúng mức về mọi mặt cho sự tiến bộ của học sinh.

- Kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm, nhà trường trong việc giáo dục.

3. Với các cấp qu n lí:

- Đầu tư thêm về cơ sở vật chất, các phòng hỗ trợ phục hồi chức năng cho

học sinh khuyết tật nói chung, các phòng học phù hợp với đặc điểm học sinh

khiếm thính nói riêng.

- Tăng cường phương tiện dạy học.

- Tổ chức các cuộc giao lưu, trao đổi học tập kinh nghiệm với các trường

bạn.

Với đề tài Một số biện pháp giúp học sinh khiếm thínhlớp 1Bhọc tốt phân

môn tập đọc tôi hi vọng rằng giúp các em nâng cao khả năng đọc của mình, từ đó

có tiền đề học tốt các môn học khác. Thực hiện đề tài này dohạn chế về thời gianvà

kinh phí nên tôi chỉ đưa ra một số vấn đề nho nhỏ. Vậy tôi mong được sự đóng

góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn đọc để đề tài nàythêm hoàn chỉnh và

mong muốn chất lượng giáo dục học sinh khiếm thính của chúng ta ngày càng

được nâng cao.

Biên Hòa, ngày 10 tháng 5 năm 2012

N ười thực hiện

Vũ T ị Ngoan

www.huongdanvn.com

16

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nội dung phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật- Viện KHGD Việt Nam,

Trung tâm Tật học- Hà Nội- 1993.

2. Giáo trình tâm lí học Tiểu học – Bùi Văn Huê - Đại học Sư phạm- 2003.

3. Giáo trình phương pháp dạy học Tiếng Việt 1 – Lê Phương Nga, Lê A, Lê

Hữu Tình, Đỗ Xuân Thảo, Đặng Kim Nga- Đại học sư phạm Hà Nội – 2006.

4. Phương pháp dạy lấy học sinh làm trung tâm- Oxfram Anh, Việt Nam- Hà

Nội 2001.

5. Tiếng Việt 1- Bộ Giáo dục và Đào tạo- NXB Giáo dục- 2003.

www.huongdanvn.com