56
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO DỰ ÁN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM UNICEF VIỆT NAM TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI CHIẾN LƯỢC DẠY HỌC VÀ HỖ TRỢ HỌC SINH KHIẾM THÍNH HỌC HÒA NHẬP CẤP TIỂU HỌC (Tài liệu hướng dẫn giáo viên các trường tiểu học có học sinh khiếm thính học hòa nhập) Người biên soạn: Ths.GVC. Trần Thị Thiệp Ths. Trần Tuyết Anh Nội, tháng 06 năm 2015

CHIẾN LƯỢC DẠY HỌC VÀ HỖ TRỢ HỌC SINH KHIẾM THÍNH … · nhĩ, màng nhĩ rung động. Sự rung động này vào tai giữa làm cho 3 xương nhỏ: xương

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO

DỰ ÁN GIÁO DỤC CHO TRẺ EM

UNICEF VIỆT NAM TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI

CHIẾN LƯỢC DẠY HỌC VÀ HỖ TRỢ

HỌC SINH KHIẾM THÍNH

HỌC HÒA NHẬP CẤP TIỂU HỌC

(Tài liệu hướng dẫn giáo viên các trường tiểu học

có học sinh khiếm thính học hòa nhập)

Người biên soạn: Ths.GVC. Trần Thị Thiệp

Ths. Trần Tuyết Anh

Hà Nội, tháng 06 năm 2015

1

MỤC LỤC

Mô đun 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỌC SINH KHIẾM THÍNH ......... 2

1.1. Cấu tạo tai và quá trình dẫn truyền âm thanh ................................................ 2

1.2. Khái niệm điếc – khiếm thính ........................................................................ 2

1.3. Các loại điếc ................................................................................................... 3

1.4. Các mức độ điếc ............................................................................................. 5

1.5. Đặc điểm tâm lý của học sinh khiếm thính .................................................... 9

Mô đun 2. HỖ TRỢ THÍNH HỌC CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH ............ 16

2.1. Phát hiện và kiểm tra sức nghe .................................................................... 16

2.2. Máy trợ thính ................................................................................................ 20

2.3. Ốc tai điện tử ................................................................................................ 24

2.4. Hệ thống FM ................................................................................................ 27

Mô đun 3. MỘT SỐ KỸ NĂNG DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC SINH KHIẾM

THÍNH ................................................................................................................ 29

3.1. Các phương tiện giao tiếp của học sinh khiếm thính, lựa chọn cách tiếp cận

giao tiếp trong giáo dục học sinh khiếm thính .................................................... 29

3.2. Phát triển ngôn ngữ lời nói cho học sinh khiếm thính ................................. 30

3.3. Phát triển khả năng sử dụng chữ cái ngón tay và ngôn ngữ kí hiệu cho học

sinh khiếm thính .................................................................................................. 37

3.4. Tổ chức thực hiện dạy học hoà nhập học sinh khiếm thính ........................ 45

3.5. Đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thính .................................... 53

2

MÔ ĐUN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỌC SINH KHIẾM

THÍNH

1.1. Cấu tạo tai và quá trình dẫn truyền âm thanh

1.1.1. Hoạt động

Xem băng video “Hearing and How it Works” cấu tạo tai và quá trình dẫn

truyền âm thanh. Ghi lại tóm tắt quá trình dẫn truyền âm thanh.

1.1.2. Thông tin phản hồi

Cấu tạo tai và quá trình dẫn truyền âm thanh

Tai gồm 3 phần chính: Tai ngoài - Tai giữa - Tai trong

Hãy tưởng tượng, quá trình dẫn truyền âm thanh trong tai được diễn ra

như sau:

- Sóng âm thanh từ ngoài đi vào ống tai tới màng nhĩ. Khi âm thanh tới màng

nhĩ, màng nhĩ rung động. Sự rung động này vào tai giữa làm cho 3 xương nhỏ:

xương búa (d), xương đe (e) và xương bàn đạp (f) bắt đầu rung động, chúng

khuếch đại âm thanh lớn lên.

- Khi âm thanh vào tới tai trong, chúng đi vào ốc tai (g). Sự rung động của âm

thanh làm cho chất dịch ở các ống bên trong ốc tai chuyển động, hàng ngàn tế

1. Tai ngoài

2. Tai giữa

3. Tai trong

4. Bộ phận dẫn

truyền

5. Bộ phận tiếp nhận

6. Dây thần kinh

thính giác

2

bào lông trong đó cũng bị tác động. Chúng chuyển những rung động thành

những tín hiệu điện tử rồi được dẫn truyền lên não. Não giải mã các tín hiệu, lúc

đó chúng ta nghe được âm thanh.

1.2. Khái niệm điếc – khiếm thính

1.2.1. Hoạt động: Tìm hiểu học sinh khiếm thính

Thầy/cô đã từng gặp gỡ, tiếp xúc hoặc được nghe ai đó kể về người khiếm

thính/ HSKT, thầy/cô hiểu thế nào là người khiếm thính/ HSKT?

1.2.2. Thông tin phản hồi

Khái niệm khiếm thính – điếc

Học sinh khiếm thính là trẻ giảm ít hay nhiều, hoặc toàn bộ sức nghe,

khiến trẻ không thể nghe được ở khoảng cách và cường độ âm thanh bình

thường có thể dẫn tới khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp, ảnh hưởng đến quá

trình nhận thức, và các chức năng tâm lý khác.

Trong ngôn ngữ phổ thông, điếc thường được hiểu là mất thính giác hoàn

toàn, không nghe được chút nào cả hoặc giảm sút nhiều về thính giác, nghe

không rõ. Đó cũng là định nghĩa trong các từ điển phổ thông.

Trong ngành y, điếc có nghĩa là suy giảm hoặc mất toàn bộ hay một phần sức

nghe. Trong giáo dục đặc biệt ta cũng sẽ sử dụng thuật ngữ này. Thay cho thuật

ngữ điếc ta còn gặp những thuật ngữ như khiếm thính hay khuyết tật thính giác.

Trung bình trong 1.000 trẻ sinh ra thì có 2 trẻ bị điếc bẩm sinh từ mức

nặng đến mức sâu, trong số 1.000 trẻ đó có thêm 2 trẻ bị điếc mắc phải (điếc sau

khi sinh). Đây là tỷ lệ trung bình, ở mỗi xã hội tỷ lệ trẻ bị điếc có thể cao hay

thấp hơn.

Đối với một số trẻ bị giảm sức nghe, âm thanh mà trẻ nghe được chỉ bị

nhỏ hơn so với bình thường. Đối với một số trẻ bị giảm sức nghe khác, âm

thanh mà trẻ nghe được có thể vừa bị nhỏ hơn và vừa bị méo mó.

Chỉ có một số rất ít trẻ bị điếc sâu mà không còn nghe được chút nào cả

(con số này nhỏ hơn 5% tổng số trẻ khiếm thính).

3

Một trẻ bị giảm sức nghe có thể: Mức độ giảm sức nghe ở hai bên tai là

như nhau; Mức độ giảm sức nghe ở hai bên tai khác nhau; Một tai bị giảm sức

nghe và một tai nghe được bình thường.

1.3. Các loại điếc

1.3.1. Hoạt động

Hãy mô tả các trường hợp học sinh khiếm thính/ người khiếm thính mà

thầy cô đã gặp.

1.3.2. Thông tin phản hồi

Các loại điếc

Thông thường chia ra làm 3 loại điếc (1) Điếc dẫn truyền (2) Điếc tiếp

nhận và (3) Điếc hỗn hợp.

(1) Điếc dẫn truyền

Nếu việc giảm sức nghe là do bị tổn thương ở phần tai ngoài hay tai giữa

thì ta gọi đó là điếc dẫn truyền.

Tai ngoài có thể có những vấn đề sau:

+ Mất vành tai hoặc vành tai dị dạng

+ Ống tai nhỏ hoặc hẹp (hẹp lỗ tai)

+ Ống tai bị bịt kín. Ví dụ: ráy tai,

vật lạ bên ngoài rơi vào

+ Các vấn đề này ngăn chặn các sóng âm đến màng nhĩ và tai trong.

Tai giữa có thể có các vấn đề sau:

+ Chất dịch nhày

4

+ Nhiễm trùng tai (viêm tai giữa)

+ Cholesteatoma (viêm tai giữa mãn tính có khối u)

+ Vết sẹo ở màng nhĩ

+ Có một lỗ ở màng nhĩ

+ Các dây chằng giữa các xương con ở tai giữa bị cứng.

+ Hệ thống xương con không kết nối hoặc bị gãy hoặc bị thiếu.

Các vấn đề xảy ra ở tai ngoài và tai giữa gây ra điếc dẫn truyền. Âm thanh

không được “dẫn truyền” vào trong tai trong. Tai trong CÓ THỂ bình thường

vì vậy khi âm thanh đủ lớn, nó có thể nghe được bình thường.

Điếc dẫn truyền có thể là tạm thời hoặc mãi mãi. Điếc dẫn truyền thường có

thể được trị liệu bằng y tế hoặc phẫu thuật. Ví dụ dùng thuốc cho bệnh viêm tai,

“hút ống tai” đối với trường hợp có dịch nhầy và phẫu thuật viêm tai để phục hồi

các xương con…

(2) Điếc tiếp nhận

Nếu việc giảm sức nghe là do bị tổn thương ở phần tai trong thì ta gọi đó là

điếc tiếp nhận.

Các vấn đề ở tai trong: Vấn đề phổ biến nhất xảy ra ở tai trong là bị tổn

thương hoặc mất các tế bào lông trong ốc tai. Khi đó âm thanh không được dây

thần kinh thính giác đón nhận. Khả năng nghe bị giảm hoặc âm thanh bị méo

mó. Tổn thường của tai trong có thể bị gây ra bởi:

+ Sốt quá cao

+ Ngộ độc thuốc

+ Thiếu oxy

+ Viêm màng não

+ Tiếng ồn quá lớn

+ Bị Rubella trong khi mang thai

+ Các yếu tố về Rh

+ Các yếu tố về gen

5

Điếc tiếp nhận bị gây ra bởi các vấn đề ở tai trong, bao gồm ốc tai và dây

thần kinh thính giác. Điếc tiếp nhận là mãi mãi. Tai ngoài và tai trong có thể

vẫn bình thường.

(3) Điếc hỗn hợp

Một số trẻ có thể vừa bị điếc tiếp nhận và vừa bị điếc dẫn truyền. Trong

trường hợp này ta gọi là điếc hỗn hợp.

1.4. Các mức độ điếc

1.4.1. Hoạt động: Nghiên cứu các trường hợp

- Trường hợp 1: Bạn Lan năm nào cũng đạt danh hiệu học sinh tiên tiến, bạn

học khá đều tất cả các môn. Nhưng trong giờ học đôi khi Lan nghe không rõ lời

giảng bài của cô giáo, Lan thường quay sang bạn bên cạnh nhờ bạn nhắc lại nội

dung cô giáo vừa giảng.

- Trường hợp 2: Hoa gặp nhiều khó khăn trong học tập hơn vì em tiếp thu

thông tin cần sự hỗ trợ tích cực của thị giác. Hoa giao tiếp của Hoa cũng có

phần hạn chế vì Hoa phải sử dụng kí hiệu hỗ trợ lời nói thì người khác mới hiểu

thông tin Hoa muốn trao đổi.

- Trường hơp 3: Mẹ nói Ngọc không hiểu, nhưng Ngọc có thể hiểu khi mẹ

sử dụng kí hiệu hay cử chỉ điệu bộ. Khi Ngọc có nhu cầu giao tiếp Ngọc cũng

thường dùng kí hiệu hay cử chỉ điệu bộ để biểu đạt mong muốn của mình.

Thầy/cô có nhận xét gì từng trường hợp trên?

1.4.2. Thông tin phản hồi

Các mức độ điếc

Thính lực đồ và các âm thanh quen thuộc:

6

Dựa vào kết quả đo sức nghe, chia làm 4 mức độ:

Độ điếc trung bình = Trung bình cộng ngưỡng nghe tại 3 tần số 500 Hz,

1000 Hz và 2000 Hz

7

+ Mức 1 (điếc nhẹ): độ điếc trung bình từ 20 - 40 dB

+ Mức 2 (điếc vừa): độ điếc trung bình từ 41 - 70 dB

+ Mức 3 (điếc nặng): độ điếc trung bình từ 71 - 90 dB

+ Mức 4 (điếc sâu): độ diếc trung bình trên 90 dB

(1) Điếc nhẹ

- Có thể mất 25 đến 40% âm thanh lời nói.

- Sẽ gặp khó khăn trong điều kiện ồn ào.

- Không có sự khuếch đại âm thanh thì thường có thể mất ít nhất 50% các cuộc

thảo luận, diễn giảng trên lớp học.

- Thường xuyên bị đổi lỗi là “chỉ nghe khi muốn”, “mộng mị”, hoặc “không chú ý.”

(2) Điếc vừa

- Nếu không có sự khuếch đại âm thanh, lượng lời nói có thể bị mất 50% đến

75% với mức độ điếc 40 dB và 80% đến 100% với mức độ điếc 50 dB.

- Sẽ cần sự hỗ trợ để phát triển ngôn ngữ tiếp nhận và diễn đạt.

- Đòi hỏi cần có những điều chỉnh về lớp học và sự hỗ trợ về học tập.

- Sẽ gặp khó khăn với sự phát triển lời nói và các kĩ năng cho lời nói rõ ràng.

(3) Điếc nặng

- Bị trì hoãn ngôn ngữ đáng kể

- Thiếu hụt về ngữ pháp và ngữ nghĩa

- Dùng quá nhiều các danh từ

- Thiếu các trạng từ, đại từ, và trợ từ

- Gặp nhiều khó khăn trong việc hiểu các từ đa nghĩa.

- Câu ngắn

- Chất lượng phát âm

- Âm mũi, chói tai, yếu, giọng đều đều, thấp, đứt quãng

- Có thể nói quá nhỏ hoặc quá to, nói dốc sức

- Ảnh hưởng đáng kể đến quá trình học tập.

- Sự cô lập về xã hội

(4) Điếc sâu

8

- Có thể cảm nhận được độ rung, phụ thuộc vào tri giác

- Lời nói và ngôn ngữ sẽ không phát triển một cách tự nhiên.

- Cần trao đổi về các lựa chọn giao tiếp và trị liệu hành vi và hỗ trợ cho việc

học tập. Máy trợ thính hay cấy ốc tai điện tử, hệ thống FM. Trị liệu nghe – nói

hay ngôn ngữ kí hiệu.

Xem minh hoạ các mức độ điếc:

http://facstaff.uww.edu/bradleys/radio/hlsimulation/

Điếc tần số cao mức nhẹ (40dB) Điếc tần số cao mức trung bình (60dB)

Điếc sâu, còn nghe được ở tần số trầm Điếc tần số trung

9

Điếc nhẹ do viêm tai Điếc tần số trầm, mức nhẹ

1.5. Đặc điểm tâm lý của học sinh khiếm thính

1.5.1. Hoạt động

Hãy tìm hiểu đặc điểm của tâm lý của học sinh khiếm thính và nêu kết luận sư

phạm:

- Đặc điểm về cảm giác, tri giác của học sinh khiếm thính

- Đặc điểm trí nhớ của học sinh khiếm thính

- Đặc điểm về tưởng tượng của học sinh khiếm thính

- Đặc điểm của tư duy ở học sinh khiếm thính

- Đặc điểm ngôn ngữ và giao tiếp của học sinh khiếm thính

1.5.2. Thống tin phản hồi

Một số đặc điểm tâm lý của học sinh khiếm thính

a. Đặc điểm về cảm giác, tri giác của học sinh khiếm thính

Học sinh khiếm thính không bị mất cảm giác thính giác hoàn toàn, ngay cả ở

trẻ điếc sâu vẫn còn lại một phần thính lực và khả năng nghe còn lại đáng kể. Theo

N.M Lagopxki, nếu được luyện tập, cảm giác còn lại này có thể được tăng cường.

Đối với học sinh khiếm thính, do sự thiếu hụt về thính giác nên cảm giác, tri

giác nhìn đóng vai trò quan trọng giúp trẻ nhận thức thế giới xung quanh và đặc biệt

quan trọng trong việc tiếp nhận và lĩnh hội ngôn ngữ. Thậm chí, học sinh khiếm

thính có thể tiếp nhận ngôn ngữ chỉ dựa trên tri giác nhìn.

10

Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng cảm giác và tri giác nhìn ở học sinh

khiếm thính không kém hơn so với trẻ bình thường thậm chí còn nhanh nhạy,

tích cực hơn. Học sinh khiếm thính có thể phân biệt một cách tinh tế các màu

sắc gần giống nhau, nhanh chóng nhận ra từng chi tiết trên người khách trẻ được

tiếp xúc.

Tri giác phân tích ở học sinh khiếm thính thường nổi trội hơn tri giác tổng

hợp.

Sự mất thính lực ở học sinh khiếm thính không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự

vận động của bộ máy hô hấp mà còn ảnh hưởng đến sự phối hợp các động tác

của cơ thể do bộ máy tiền đình và điểm cuối dây thần kinh của cơ quan vận

động bị tổn thương. Do vậy, học sinh khiếm thính thường rất khó khăn với

những kỹ năng lao động đòi hỏi sự phối hợp tinh tế và thăng bằng của các động

tác.

Đối với học sinh khiếm thính, cảm giác vận động là phương thức duy nhất

giúp trẻ điếc tự kiểm tra sự phát âm dựa trên cảm giác rung nhận được từ bộ

máy phát âm; là cơ sở hình thành ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ và việc đọc hình

miệng.

Trong các loại cảm giác xúc giác thì cảm giác xúc giác – rung thể hiện khá

độc đáo và là phương tiện quan trọng giúp trẻ tiếp nhận ngôn ngữ.

Kết luận sư phạm

Cần tận dụng sức nghe còn lại của học sinh khiếm thính vào thực tiễn giáo

dục, nó giúp học sinh khiếm thính tiếp thu ngôn ngữ tốt hơn. Đồng thời tạo điều

kiện cho chức năng nghe còn lại của trẻ được vận động tích cực.

Thị giác của học sinh khiếm thính có thể được bù trừ, luyện tập làm cho nó

trở nên tích cực, nhanh nhạy hơn.

Cảm giác, tri giác thị giác là phương tiện quan trong giúp học sinh khiếm

thính nhận thức thế giới xung quanh, nên giữ gìn vào bảo vệ thị lực cho học

sinh khiếm thính là nhiệm vụ không thể thiếu của nhà giáo dục trong quá trình

dạy học và giáo dục học sinh khiếm thính.

11

Để quá trình hình thành ngôn ngữ nói của học sinh khiếm thính đạt kết quả

tốt, ngoài việc tận dụng khả năng nghe còn lại và tri giác thị giác, cần có sự kết

hợp với cảm giác, tri giác vận động và đặc biệt là cảm giác xúc giác – rung.

b. Đặc điểm trí nhớ của học sinh khiếm thính

Ghi nhớ có chủ định ở học sinh khiếm thính về vị trí của các đối tượng

không thua kém trẻ bình thường.

Trong quá trình ghi nhớ tư liệu: trẻ ít sử dụng thủ thuật so sánh mà trẻ ghi

nhớ dựa trên sự thiết lập mối liên hệ ý nghĩa giữa các đồ vật mới tri giác và hệ

thống hình ảnh đã có. Nhưng bù lại, học sinh khiếm thính thường ghi nhớ tư liệu

trực tiếp bằng thị giác tốt hơn trẻ nghe được vì chúng có kinh nghiệm thị lực

phong phú hơn.

Khả năng ghi nhớ từ và câu: Học sinh khiếm thính so với trẻ bình thường

ghi nhớ không thua kém những từ trong phạm vi ghi nhớ bằng mắt, ghi nhớ

kém những từ biểu thị hiện tượng âm thanh và ghi nhớ tốt hơn những từ biểu thị

chất lượng đồ vật được tiếp nhận nhờ xúc giác. Khi ghi nhớ từ, học sinh khiếm

thính thường thay thế bằng từ khác gần nghĩa nhưng sự thay thế này thường

không hoàn thiện. Câu đối với trẻ không phải là một cấu trúc hoàn chỉnh mà là

mớ từ ngữ riêng lẻ đặt cạnh nhau. Trẻ thường tái tạo từ tốt hơn tái tạo câu.

Với loại tư liệu khó biểu thị bằng lời, học sinh khiếm thính ghi nhớ kém

hơn, nhưng khi chúng có thể sử dụng chữ viết để biểu thị thì mức độ ghi nhớ của

chúng không thua kém gì so với trẻ nghe được. Hơn nữa học sinh khiếm thính

không chỉ sử dụng cách biểu thị bằng lời mà còn bằng cử chỉ điệu bộ. Điều này

cũng có ý nghĩa tích cực đối với sự ghi nhớ của chúng.

Kết luận sư phạm

Dạy trẻ sử dụng những biện pháp ghi nhớ và tái tạo có chủ định như thao

tác phân tích, đặt tiêu đề, so sánh.

Tư liệu cho học sinh khiếm thính ghi nhớ phải dễ hiểu. Cần nhắc lại tài liệu

theo dàn bài, có thay đổi về chi tiết ở các lần nhắc lại.

12

Chú ý dạy học sinh khiếm thính cách truyền đạt nội dung theo ngôn ngữ của

mình.

c. Đặc điểm về tưởng tượng của học sinh khiếm thính

Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng phát triển tư duy trừu tượng và trí

tưởng tượng của con người. Những thiếu hụt về ngôn ngữ và tư duy trừu tượng ở

học sinh khiếm thính gây cho trẻ nhiều khó khăn trong việc hình dung những

điều mà trẻ chưa tri giác được, làm hạn chế vốn hiểu biết của trẻ về kinh nghiệm

xã hội. Vì thế trẻ mất đi nguồn tư liệu giúp cho việc xây dựng những biểu tượng

mới.

Mặc dù hình tượng thị giác của trẻ điếc đạt mức độ cao và sống động,

nhưng sự hình thành tư duy trừu tượng của trẻ quá chậm làm cho trẻ khó thoát

ra khỏi những ý nghĩa cụ thể của từ, điều đó làm khó khăn cho sự hình thành

hình thành hình tượng mới.

Kết luận sư phạm

Hình thành và nâng cao khả năng tưởng tượng tái tạo của học sinh khiếm

thính bằng việc giúp các em minh hoạ những điều đã học bằng tranh vẽ, hình

nặn.

Tổ chức các trò chơi đóng vai, chuyển câu chuyện thành kịch bản.

Tạo cho trẻ ham muốn tự đọc các tác phẩm văn học, kể chuyện sáng tạo

bằng ngôn ngữ của mình.

Chú ý phát triển ngôn ngữ và hình thành ở học sinh khiếm thính tư duy sáng

tạo. Đó là cơ sở, chất liệu cơ bản cho quá trình xây dựng các hình tượng/biểu tượng

mới.

d. Đặc điểm của tư duy ở học sinh khiếm thính

- Tư duy trực quan- hành động: chiếm ưu thế trong hoạt động nhận thức và hoạt

động thực tế của học sinh khiếm thính do sự tham gia của ngôn ngữ vào dạng tư

duy này là rất nhỏ. Tư duy trực quan hành động của học sinh khiếm thính có liên

hệ trực tiếp với hoạt động, với tri giác của nó và thể hiện trong quá trình thao tác

13

thực hành với vật thể khi đứa trẻ chia cắt, lắp đặt các bộ phận của vật thể được tri

giác.

- Tư duy trực quan - hình tượng/ hình ảnh: được đặc trưng ở chỗ nó phụ thuộc

vào tri giác. Kiểu tư duy này dựa trên tư liệu trực quan, cảm tính - cụ thể, phản

ảnh những nét cụ thể, đơn nhất và cá biệt của sự vật. Ở học sinh khiếm thính, tr-

ước thời gian tiếp nhận ngôn ngữ và trong cả quá trình thu nhận ngôn ngữ còn

có một thời gian dài dừng lại ở mức độ tư duy trực quan - hình tượng. Sự diễn

đạt bằng hình tượng được học sinh khiếm thính tri giác với nội dung sự vật theo

nghĩa đen của nó, gây khó khăn cho việc đi sâu vào ý nghĩa khái niệm của nó và

cho việc nhận thức ý nghĩa khái quát của nó. Học sinh khiếm thính khó hiểu

được những ý nghĩa tiềm ẩn.

- Tư duy trừu tượng: đặc trưng ở chỗ nó diễn ra trong những khái niệm trừu

tượng, nó phản ánh những nét chung nhất, bản chất nhất của các sự vật, các hiện

tượng của hiện thực. Sự khiếm khuyết về ngôn ngữ, và ngay cả việc tiếp nhận

ngôn ngữ muộn cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự hình thành các khái niệm và

do đó ảnh hưởng đến cả tư duy trừu tượng. Những nghiên cứu của

I.M.Xôlôviep, G.I.Siphơ đã chỉ ra rằng trẻ điếc chậm phát triển cả những thao

tác tư duy khác: trừu tượng hoá, khái quát hoá.

Kết luận sư phạm

Việc giáo dục học sinh khiếm thính để hình thành tư duy bậc cao đòi hỏi

thời gian tương đối dài, sự chuẩn bị kiên trì và công phu.

Phát triển ngôn ngữ góp phần hình thành và phát triển tư duy.

Chú ý tạo môi trường giúp trẻ học các thao tác tư duy, hình thành và phát

triển thao tác khái quát hoá, trừu tượng hoá.

e. Đặc điểm ngôn ngữ và giao tiếp của học sinh khiếm thính

Tật điếc ảnh hưởng đầu tiên tới khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ nói của

trẻ. Tuy nhiên, mức độ phát triển ngôn ngữ nói của trẻ bị ảnh hưởng phụ thuộc

vào những yếu tố sau:

14

- Mức độ điếc: Thông thường, điếc càng nặng thì càng ảnh hưởng tới sự phát

triển ngôn ngữ nói của trẻ.

- Thời điểm bị điếc: Trẻ bị điếc bẩm sinh hay trước thời kỳ phát triển ngôn ngữ

thì sự phát triển ngôn ngữ nói sẽ khó khăn hơn so với trẻ bị điếc sau khi đã có

ngôn ngữ nói.

- Việc can thiệp sớm hay muộn: nếu trẻ được phát hiện và can thiệp sớm trước 6

tháng tuổi thì ngôn ngữ của trẻ có thẻ phát triển tương được với trẻ bình thường

bất luận trẻ điếc ở mức độ nào. Nếu can thiệp muộn, ngôn ngữ của trẻ sẽ bị ảnh

hưởng, điếc càng nặng thì càng khó phục hồi chức năng nghe nói và lời nói của

trẻ có thể có những đặc điểm sau:

+ Giọng: phần lớn học sinh khiếm thính phát âm với giọng không bình

thường, khó nghe. Trẻ hay nói giọng mũi, giọng cao, giọng yếu, giọng khàn,...

Chất lượng giọng nói của học sinh khiếm thính phụ thuộc vào mức độ giảm

thính lực (nếu trẻ không được đeo máy trợ thính và can thiệp sớm).

+ Phát âm: lỗi về phát âm của học sinh khiếm thính thường mắc trong giai

đoạn hình thành ngôn ngữ (2-3 tuổi). Ngoài ra trẻ còn phát âm không đúng,

không phân biệt những âm gần nhau (nghe gần giống nhau) như t/đ, b/m. Nhìn

chung phần lớn trẻ phát âm sai phụ âm.

+ Thanh điệu: hầu hết học sinh khiếm thính nói khó đúng các thanh điệu

của tiếng Việt, thường trẻ chỉ sử dụng đựơc 2-3 thanh cơ bản, dễ (thanh không,

sắc, huyền)

+ Ngữ pháp: Học sinh khiếm thính thường nói không theo ngữ pháp tiếng

Việt mà thường nói theo tư duy của mình, theo ý hiểu của mình. Điều này tạo

cho người nghe khó đoán được nội dung của câu nói (ví dụ: “ăn cơm-tôi”- tôi ăn

cơm).

+ Ngữ điệu: Học sinh khiếm thính hay nói rời rạc, ngắt từng tiếng một, lên

xuống tuỳ hứng.

+ Từ vựng: Vốn từ ngữ ở học sinh khiếm thính rất nghèo nàn, ít hơn nhiều

so với trẻ bình thường cùng lứa tuổi. Tuy nhiên số vốn từ bằng ngôn ngữ kí hiệu

15

ở học sinh khiếm thính thì lại khác. Những học sinh khiếm thính có cha mẹ

khiếm thính, những người luôn giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ cử chỉ điệu

bộ, số vốn từ bằng kí hiệu ở học sinh khiếm thính phát triển rất nhanh, không

thua kém học sinh nghe.

Kết luận sư phạm

Tạo môi trường cho học sinh khiếm thính phát triển ngôn ngữ và khả năng

giao tiếp.

Sử dụng các phương tiện giao tiếp phù hợp với khả năng của trẻ, không nên

quá cố gắng dạy trẻ kĩ năng phát âm.

Hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ nói/kí hiệu để trẻ cảm thấy thoải mái khi giao

tiếp.

16

MÔ ĐUN 2. HỖ TRỢ THÍNH HỌC CHO HỌC SINH KHIẾM THÍNH

2.1. Phát hiện và kiểm tra sức nghe

2.1.1. Hoạt động 1: Phát hiện học sinh khiếm thính

2.1.1.1. Yêu cầu

Liệt kê các dấu hiệu nghi ngờ học sinh khiếm thính (biểu hiện bên ngoài

quan sát được, những biểu hiện khi giao tiếp)

2.1.1.2. Thông tin phản hồi

Những dấu hiệu nghi ngờ học sinh khiếm thính

(1) Những biểu hiện bên ngoài:

- Mất vành tai

- Tắc ống tai do vieem hoặc ráy tai

- Chảy mủ tai

- Những cấu trúc tai bất thường khác

(2) Những biểu hiện khi tiếp nhận âm thanh:

- Không có những phản ứng (giật mình) với những tiếng độn mạnh bất thình lình

- Không có phả ứng khó chịu với những tiếng ồn lớn, tiếng nói quá to, tiếng

nhạc ầm ĩ…

- Khi nghe hay để tay lên tai hưỡng về phía âm thanh hoặc nghiêng đầu về phía

âm thanh phát ra.

- Nhìn chăm cú vào người đối thoại.

- Các hành động của trẻ thường gây ra tiếng động lớn

(3) Những biểu hiện khi biểu đạt thông tin:

- Hay dùng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi giao tiếp

- Hay bắt chước làm theo.

- Hay đáp ứng không đúng những câu hỏi bằng lời

- Thường xuyên yêu cầu nhắc lại.

- Không hay nói (ngai nói chuyện)

- Hay nói nhát gứng từng từ một, phát âm sai nhiều.

- Hay nói to hơn mức cần thiết.

17

Những trẻ có các dấu hiệu trên cần được gửi tới các trung tâm ý tế, khoa

tai mũi họng, thính học để được đo sức nghe và chẩn đoán điếc chính xác

2.1.2. Hoạt động 2: Hiểu về kết quả đo sức nghe

2.1.2.1. Yêu cầu

Hãy tìm hiểu kết quả đo sức nghe của trẻ.

2.1.2.2. Thông tin phản hồi

Với đa số học sinh khiếm thính ở độ tuổi tiểu học thì có thể đo được bằng

phép đo đơn âm. Kết quả đó sức nghe được biểu diễn trên thính lực đồ.

Âm thanh có thể được miêu tả là âm thanh to hay âm thanh nhỏ và âm

thanh có tần số cao hay tần số thấp. Chẳng hạn, tiếng đàn Viôlon hay tiếng chim

hót là âm thanh có tần số cao, tiếng chó sủa hay tiếng ồn giao thông là những

âm thanh có tần số thấp.

Nhà thính học có thể đo sức nghe cho con bạn. Có một số phương pháp đo

khác nhau. Tùy vào độ tuổi và khả năng cộng các của con bạn mà nhà thính học sẽ

quyết định dùng phương pháp đo nào. Đo điếc, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ không

thể chỉ thực hiện một lần. Thông thường có thể phải thực hiện đo vài lần để xác

định chính xác mức độ điếc.

Bằng những âm thanh phát ra khác nhau từ máy đo sức nghe, nhà thính

học xác định mức độ âm thanh nhỏ nhất mà con bạn có thể nghe được. Kết quả

được đánh dấu trên một biểu đồ gọi là thính lực đồ.

Thính lực đồ cho biết con bạn có thực sự bị điếc hay không, nếu có thì là

loại điếc gì và mức độ như thế nào. Kết quả này giúp nhà chuyên môn quyết

định cách giải quyết nào cho con bạn là tốt nhất, nếu cần đeo máy trợ thính thì

đeo máy trợ thính nào là phù hợp. Đương nhiên, cha mẹ cũng phải tham gia vào

quá trình quyết định này.

Mức độ điếc có thể chia làm 4 nhóm sau:

- Điếc nhẹ: (độ điếc trung bình từ 21 - 40 dB HL)

- Điếc vừa: (độ điếc trung bình từ 41 - 70 dB HL)

- Điếc nặng: (độ điếc trung bình từ 71 - 90 dB HL)

18

- Điếc sâu: (độ điếc trung bình trên 90 dB HL)

Thính lực đồ

Bạn hãy cố gắng học cách đọc thính lực đồ! Biết đọc thính lực đồ sẽ

giúp bạn hiểu rằng bạn có thể kỳ vọng những âm thanh nào mà trẻ có thể

nghe được.

K í hiệu “o” chỉ mức độ nghe được của tai phải, kí hiệu “x” chỉ mức độ

nghe được của tai trái. Thính lực đồ dưới đây thể hiện sức nghe của một trẻ

điếc từ mức độ điếc nhẹ tới mức độ điếc vừa, dốc dần từ tần số trầm đến tần

số cao.

ỜN

G Đ

Ộ d

B

HL

TẦN SỐ Hz

19

Bạn hãy vẽ thính lực đồ của trẻ bạn vào hình này.

Hãy thực hành, lấy thính lực đồ của trẻ và vẽ lại vào hình vẽ. Hình vẽ này

biểu diễn một số âm thanh nhất định trên một biểu đồ âm thanh và cho bạn biết

những âm thanh nào mà trẻ có thể nghe thấy được khi không đeo máy trợ thính.

Điếc sâu

Điếc nặng

Ngưỡng nghe Bình thường

Điếc nhẹ

Điếc vừa

20

Những âm thanh có tần số cao ở bên phải của 1.000 Hz trong hình vẽ,

những âm thanh có tần số trầm ở bên trái của 1.000 Hz. Vùng màu đen gọi là

“phổ lời nói”. Nó cho ta biết mức độ mà bạn cần thiết để nghe hiểu được người

khác nói gì khi người đó nói bình thường (không nói nhỏ quá hay nói to quá).

Thính lực đồ này cho ta biết:

- Với mức điếc nhẹ tới điếc vừa, khó có thể hiểu được phần lớn lời nói ngay cả

trong khi điều kiện nghe tốt (không có tiếng ồn).

- Với mức điếc trung bình đến điếc nặng, lời nói phải rất to thì mới có thể hiểu được.

- Với điếc sâu, giao tiếp có thể rất khó khăn kể cả khi có máy trợ thính.

2.2. Máy trợ thính

2.2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về máy trợ thính

2.2.1.1. Yêu cầu

Hãy miêu tả máy trợ thính mà thầy/ cô biết?

2.2.1.2. Thông tin phản hồi

Có ba loại máy thông dụng nhất hiện nay ở Việt Nam là: Máy trợ thính sau

tai, máy trợ thính trong tai và máy trợ thính hộp. Cả ba loại máy này có các

thành phần chính như sau:

- Một micrô - thu nhận âm thanh.

- Một bộ mạch xử lí - làm cho âm thanh lớn lên và thay đổi âm sắc.

- Một loa- chuyển âm thanh tới tai.

(1) Máy trợ thính sau tai

Máy trợ thính đeo sau tai phù hợp với các loại điếc. Âm

thanh sẽ đi qua ống nhựa trong tới núm tai- núm tai phải

được làm riêng để khít với tai trẻ.

Máy trợ thính đeo sau tai nhỏ và gần như được vành tai

che lấp. Vỏ máy có các màu khác nhau và gần giống

màu tóc. Nhưng cũng có những mầu sắc sặc sỡ, hấp dẫn

và phù hợp với trẻ nhỏ.

21

(2) Máy trợ thính trong tai

Loại máy này đặt bên trong tai. Thông thường máy trợ thính này phù hợp

với điếc nhẹ và điếc vừa, đôi khi với điếc nặng. Loại máy này phải đặt để làm

vừa khít với tai của người đeo máy.

Máy trợ thính có các kích cỡ khác nhau và thường không được chỉ định

đeo cho trẻ nhỏ vì tai trẻ quá bé và đang phát triển. Nếu máy trợ thính đeo sau

tai phù hợp với mức độ điếc của con bạn thì đến 8 - 10 tuổi có thể đeo được.

(3) Máy trợ thính hộp

Là loại máy trợ thính được thiết kế để đeo trên ngực trẻ, đặt trong một cái

túi có dây đeo vào cổ.

1. Nút điều chỉnh âm lượng

2. Micrô

3. Nút tắt mở

4. Kẹp gài

5. Dây

6. Loa tai

7. Núm tai

8. Nơi tiếp nhận âm thanh từ dụng cụ

khác

22

Máy trợ thính hộp có thể được sử dụng cho những trẻ còn rất nhỏ, thời

gian nằm trong ngày rất nhiều. Thân máy có thể cài vào nôi hay ghế ở gần chỗ

trẻ để mọi người có thể “nói chuyện” với trẻ.

Máy trợ thính hộp có thể thích hợp với các mức độ điếc. Tuy nhiên người ta ít

đầu tư công nghệ cao vào máy trợ thính hộp.

2.2.2. Hoạt động 2: Bảo quản máy trợ thính

2.2.2.1. Yêu cầu

Xem băng video, kiểm tra máy trợ thính và cách khắc phục một số lỗi đơn giản

2.2.2.2. Thông tin phản hồi

Bảo quản máy trợ thính

Được chăm sóc thường xuyên, máy trợ thính sẽ bền hơn và cho những âm

thanh tốt hơn.

Sau đây là những hướng dẫn để giữ máy trợ thính được tốt:

- Hãy để máy trợ thính cách xa những thiết bị điện tử như tủ lạnh và tivi.

- Không để máy trợ thính quá nóng hay quá lạnh.

- Giữ máy trợ thính khô ráo - mồ hôi hay nước sẽ làm hỏng máy. Mỗi ngày, hãy

lau máy nếu có mồ hôi hay máy bị ẩm. Tháo máy trợ thính trước khi đi tắm,

bơi hay khi trời mưa. Ban đêm, cho máy trợ thính vào trong hộp có chứa những

hạt hút ẩm. Không xịt nước hoa hay những dung dịch khác vào máy trợ thính.

- Lau máy: Hãy dùng miếng vải khô, mềm để lau máy trợ thính. Không dùng

bất cứ nước lau rửa nào.

- Núm tai:

+ Thường xuyên kiểm tra ráy tai trong núm tai.

+ Rửa núm tai bằng nước ấm.

- Pin:

+ Để dùng pin được lâu hơn, hãy tắt máy trợ thính khi trẻ không đeo.

+ Giữ cho pin sạch sẽ, tháo pin ra khi trẻ không dùng máy trong một thời

gian dài - ví dụ như ban đêm lúc trẻ đang ngủ.

23

+ Cần phải thay pin thường xuyên. Nên kiểm tra xem đã đến lúc phải thay

pin chưa, vặn nút điều chỉnh âm lượng tới số cao nhất. Nếu có tiếng rít có nghĩa

là pin vẫn dùng được. Nếu không thì phải thay pin. Nếu pin hay hết hơn bình

thường thì có lẽ máy trợ thính đã có vấn đề.

+ Hãy cất pin ở những nơi mát và khô ráo. Nếu cất pin ở tủ lạnh thì trước

khi dùng phải làm cho pin ấm lên bằng nhiệt độ trong phòng.

- Cố gắng kiểm tra máy trợ thính định kỳ ở những cửa hàng máy trợ thính.

Cách khắc phục một số lỗi thông thường của máy trợ thính

Máy trợ thính “không hoạt động”

- Đã bật ON chưa?....................................... BBật máy.

- Pin hết hoặc pin yếu? ............................... Thay pin.

- Pin đặt đúng chiều không?........................ Kiểm tra những kí hiệu (+) và (-) trên

pin khớp với kí hiệu đó trong máy.

- Dây có bị đứt không?................................ Thay dây.

- Núm tai bị bít kín? .................................... Rửa núm tai cho sạch.

- Máy trợ thính có nước? ............................ Thay pin, lau sạch, cho máy vào hộp

hút ẩm.

Âm thanh không đủ lớn

- Pin yếu không? ......................................... Thay pin.

- Để nút âm lượng quá nhỏ không? ............ Đặt số to lên.

- Núm tai lỏng không? ................................ Gắn núm tai cẩn thận

- Núm tai bị bít kín không? ......................... Rửa núm tai cho sạch.

- Có quá nhiều ráy tai trong núm tai ko? … Lấy ráy tai ra

- Liệu sức nghe của trẻ thay đổi ? ............... Đo sức nghe.

Lúc nghe được lúc không

- Pin yếu không ? ........................................ Thay pin.

- Dây đứt không ? ....................................... Thay dây.

Âm thanh „rè, rè‟

- Pin yếu không ? ........................................ Thay pin.

Nếu âm thanh nghe không rõ hay bị nhiễu

- Pin yếu không? ......................................... Thay pin.

24

- Dây có bị đứt không? ............................... Thay dây.

- Micro bị áo che lấp không ? ..................... Cho micro hở ra.

- Micro có nhiều bụi không? ....................... Lau bằng vải mềm hoặc bàn chải.

Nếu máy trợ thính vẫn không hoạt động tốt thì phải mang máy đi chữa.

2.3. Ốc tai điện tử

Một vài trường hợp trẻ bị điếc hoàn toàn - khi đeo máy trợ thính vẫn không

có tác dụng. Có một lựa chọn khác, đó là: cấy điện cực ốc tai. Có nghĩa: Trẻ cần

được phẫu thuật để đặt thiết bị nghe vào bên trong tai, thiết bị cao cấp này sẽ

thu nhận âm thanh và chuyển thành những tín hiệu điện tử.

Trước khi cấy điện cực ốc tai, trẻ cần phải được xem xét và kiểm tra kĩ

lưỡng những điều kiện có liên quan. Để biết thêm thông tin về cấy điện cực ốc

tai, bạn hãy liên hệ với nhà thính học, chuyên gia can thiệp sớm.

Cấu tạo: ốc tai điện tử gồm 3 phần chính

1. Bộ phận tiếp nhận và chuỗi

các điện cực.

Bộ phận tiếp nhận được đắt dưới lớp da phía sau

tai. Chuỗi các điện cực được cấy vào trong ốc tai.

2. Bộ phận dẫn truyền và

Micro.

Micro móc lên vành tai và bộ phận dẫn truyền được

đặt trên phần tiếp nhận. Bộ phận dẫn truyền được

25

áp vào da do có nam châm của bộ phận tiếp nhận.

3. Bộ phận xử lý lời nóivà pin

cung cấp năng lượng.

Bộ phận xử lý lời nói được đeo vào một chiếc túi.

Ốc tai điện tử làm việc như thế nào?

26

1. Micro thu nhận những âm thanh và lời nói.

2. Micro chuyển những thông tin thu được tới

bộ phận xử lý lời nói.

3. Bộ phận sử lý lời nói phân tích những thông

tin thu được và chuyển thành những tín hiệu

điện tử.

4. Những tín hiệu đã được mã hoá được truyền

vào bộ phận dẫn truyền nằm bên trong đầu.

5. Những tín hiệu được mã hoá.

6. Một lượng thích hợp của dòng điện được

chuyển tới các điện cực.

7. Vị trí các điện cực cấy trong ốc tai sẽ quyết

định tần số và cao độ của âm thanh. Lượng

điện sẽ quyết định độ lớn của âm thanh.

8. Cuối cùng dây thần kinh ốc tai được kích

thích, các tín hiệu được truyền lên não. Não

làm nhiệm vụ phân tích các tín hiệu thành

các âm thanh có ý nghĩa

27

2.4. Hệ thống FM

Thiết bị trợ thính (máy trợ thính, cấy điện cực ốc tai...) là bước đầu tiên để học

sinh khiếm thính nghe được tốt hơn. Trong môi trường ồn như lớp học, nơi

đông người việc nghe của học sinh khiếm thính có thể được cải thiện bằng thiết

bị bổ sung, đó là hệ thống FM.

Môi trường trong lớp học rất khó nghe, ngay cả đối với trẻ nghe được bình

thường. Điều này là do giọng nói của giáo viên phải truyền đi xa trong khi âm

nền cũn cao - đó là tiếng nói chuyện, tiếng va đập của bàn ghế... hay cả cách

thiết kế phòng học và cách sắp xếp bàn ghế cũng có thể làm cho điều kiện nghe

trong lớp không được tốt.

A = Độ lớn giọng nói của giáo viên.

B = Độ lớn của âm nền.

Tăng khoảng cách từ giáo viên tới học

sinh làm giảm sự hiểu lời nói.

A = Giọng nói của giáo viên

qua hệ thống FM.

B = Âm nền.

Ngồi ở bất kì vị trí nào của lớp học,

học sinh đều có thể nghe được giọng nói

của giáo viên rõ ràng như đang ngồi bên

cạnh cô giáo.

28

C = Tỉ lệ tín hiệu và âm nền

được tăng 15- 20 dB.

Hệ thống FM có thể giúp học sinh khiếm thính nghe được tốt hơn. Trong lớp

học, giáo viên đeo micro, giọng nói của giáo viên được truyền vào bộ phận tiếp

nhận của thiết bị trợ thính. Bằng việc truyền trực tiếp giọng nói của giáo viên

vào thiết bị trợ thính, tiếng ồn trong lớp sẽ không làm ảnh hưởng đến việc nghe

của học sinh khiếm thính.

29

MÔ ĐUN 3. MỘT SỐ KỸ NĂNG DẠY HỌC HÒA NHẬP HỌC

SINH KHIẾM THÍNH

3.1. Các phương tiện giao tiếp của học sinh khiếm thính, lựa chọn cách tiếp

cận giao tiếp trong giáo dục học sinh khiếm thính

Hoạt động 1. Các phương tiện giao tiếp của của học sinh khiếm thính

Bạn hãy truyền đạt và tiếp nhận những thông tin sau đây bằng các cách khác

nhau: “Ngày mai tôi đi tham quan ở Lạng Sơn” , “Hôm qua tôi đi Hội thảo về

Quyền trẻ em”… và trả lời câu hỏi học sinh khiếm thính sẽ giao tiếp thế nào?

Thông tin phản hồi hoạt động 1.1. Ph­¬ng tiÖn giao tiÕp

Cã lêi Kh«ng lêi

Ph­¬ng tiÖn giao tiÕp

Nãi

(KHNN)

Ra KH

theo trËt

tù cña lêi

nãi

(NNKH)

Ra KH víi

trËt tù cña

KH

ký hiÖu®äc viÕt CCNT

Cö chØ

nhiªn

Tranh

¶nh

KÞch

Phi ng«n ng÷Ng«n ng÷

Học sinh khiếm thính sử dụng rất nhiều phương tiện giao tiếp khác nhau. Do

đặc điểm khó khăn về giao tiếp, đặc biệt là đối với những trẻ điếc-câm thì

phương tiện giao tiếp chủ yếu là phương tiện không lời. Trong giao tiếp không

lời, cử chỉ điệu bộ, nét mặt, các kí hiệu là những yếu tố quan trọng nhất. Học

sinh khiếm thính không sử dụng đơn nhất một phương tiện giao tiếp mà kết hợp

30

nhiều phương tiện với nhau. Đối với học sinh khiếm thính, có rất nhiều cách sử

dụng và kết hợp các phương tiện giao tiếp.

Hoạt động 2. Dạy học sinh khiếm thính theo phương pháp nghe nói – kí hiệu

hay giao tiếp tổng hợp?

Hãy liệt kê các ưu nhược điểm khi bạn dạy học sinh khiếm thính bằng các

phương pháp:

- Nghe – Nói

- Ngôn ngữ kí hiệu

- Giao tiếp tổng hợp

Thông tin phản hồi hoạt động 3.2.

Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, lựa chọn phương

pháp nào suy đến cùng là lựa chọn một ngôn ngữ cho học sinh khiếm thính học

và sử dụng. Người ta cho rằng không có phương pháp đơn lẻ nào có thể thích

hợp với tất cả trẻ điếc: do cá tính của mình, một số trẻ điếc cần có phương pháp

tiếp cận ngôn ngữ nói thuần khiết, một số cần cả ngôn ngữ nói và cả kí hiệu;

một số cần ngôn ngữ kí hiệu như là ngôn ngữ đầu tiên, một số lại cần những

phương pháp khác nhau trong từng giai đoạn phát triển khác nhau. Điều này

phụ thuộc vào đặc điểm của từng trẻ (mức độ điếc, việc can thiệp sớm hay

muộn, thời điểm bị điếc, điều kiện gia đình…), phụ thuộc vào việc các chuyên

gia, giáo viên và cha mẹ trẻ nhìn nhận như thế nào về nhu cầu và cá tính của trẻ

cũng như phụ thuộc vào các dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của trẻ.

3.2. Phát triển ngôn ngữ lời nói cho học sinh khiếm thính

Hoạt động 1. Tìm hiểu cách nói chuyện với học sinh khiếm thính

Theo thầy/cô chúng ta phải nói chuyện với học sinh khiếm thính nhu thế nào để

trẻ có thể tiếp thu được thông tin?

Thông tin phản hổi hoạt động 1.

CÁCH NÓI CHUYÊN VỚI TRẺ

(1) Nói chuyện với trẻ vào lúc nào?

31

Có thể nói chuyện với trẻ ở mọi lúc, mọi nơi nên tận dụng mọi tình huống, mọi

cơ hội để nói chuyện với trẻ. Tốt nhất chúng ta hãy là trẻ con và cùng chơi,

cùng sinh hoạt, cùng làm việc với trẻ. Đó là cơ hội tốt nhất để có thể nói chuyện

với trẻ, tạo cơ hội để trẻ giao tiếp với mình.

(2) Nói chuyện như thế nào để trẻ có thể tiếp thu được?

- Nói chuyện với trẻ một cách bình thường như nói với trẻ bình thường.

- Nói chuyện với trẻ nên đối diện và ở khoảng cách gần trẻ để giúp trẻ nghe rõ lời nói

và đọc được hình miệng.

- Trẻ cần đeo máy trợ thính

- Tốt nhất nên nói chuyện trong môi trường yên tĩnh. Nên tránh xa những nơi ồn ào:

tiếng xe cộ, chỗ đông người, tiếng nhạc ầm ỹ,...

- Cần tận dụng những tình huống cụ thể đang xảy ra để nói chuyện với trẻ.

- Khi cần, nên kết hợp tiếng nói, cử chỉ điệu bộ để làm cho trẻ hiểu mình và ngược

lại cần hiểu trẻ qua cách diễn đạt của trẻ.

- Thường xuyên khen, động viên trẻ kịp thời.

Hoạt động 2. Dạy học sinh khiếm thính phát âm tiếng Việt

Theo thầy/ cô dạy học sinh khiếm thính phát âm như thế nào?

Thông tin phản hồi hoạt động 2.

(1) Những điều cần lưu ý khi dạy trẻ phát âm

- Dạy trẻ phát âm qua họ vần, Tiếng Việt và các phân môn khác.

- Dạy cá nhân ở lớp và ơt nhà

- Trẻ cần được đeo máy trợ thính/ thiết bị trợ thính

- Trẻ cần được học phát âm và nói hàng ngày

(2) Dạy trẻ những gì?

- Luyện thở

32

Tập cho trẻ biết cách thở đúng, nghĩa là hít vào thật sâu và thở ra từ từ (biết tiết

kiệm hơi khi thở ra). Học sinh khiếm thính nói chung có dung lượng hô hấp

thấp hơn trẻ nghe được cùng lứa tuổi. Trẻ nghe trong quá trình hình thành tiếng

nói và nhất là trong khi nói thường xuyên được luyện tập thở qua tập nói.

Ngược lại, học sinh khiếm thính rất ít nói và có thể chưa bao giờ nói nên trẻ

không có cơ hội để hình thành những kỹ năng thở đúng cách.

Tập cho trẻ có thói quen vừa thở vừa nói. Tiếng nói ở học sinh khiếm thính

thường bị nhát gừng, khi nói trẻ nhịn thở nhất là đối với trẻ mới bắt đầu học nói.

Vì vậy cần làm cho trẻ biết cách và có khả năng nói một hơi dài, vừa thở vừa nói.

Luyện cho trẻ biết ngắt hơi khi nói câu dài, biết ngừng nghỉ đúng chỗ, biết tách

một câu dài thành những cụm từ.

- Luyện giọng

Nội dung của luyện giọng là hình thành ở trẻ khả năng tự điều chỉnh giọng nói của

mình khi phát âm: bình thường về độ cao, bình thường về cường độ.

Ở học sinh khiếm thính, giọng là một trong những vấn đề nan giải. Hầu hết học sinh

khiếm thính không nói được với giọng bình thường, trẻ hay nói với giọng cao, giọng

mũi hay giọng đầu. Phần lớn trẻ nói với giọng đều đều rất khó nghe. Cho nên có thể

trẻ phát âm đúng âm và vần nhưng giọng không bình thường nên làm giảm tính dễ

hiểu của câu nói.

- Luyện phát âm âm và vần

Nội dung phần này là tập cho trẻ phát âm đúng hoặc gần đúng những âm vị và

vần trong tiếng Việt (trừ những vần khó và ít dùng).

Về các nguyên âm: trong tất cả 16 nguyên âm của tiếng Việt, học sinh khiếm

thính có thể dễ dàng phân biệt, nhận biết và phát lại đúng hoặc gần đúng 9

nguyên âm dài: i, ê, e, ư, ơ, a, u, ô, o.

Với 4 nguyên âm ngắn: e, ă, â, o, có thể khó nhận biết và do đó phát âm sai. Còn

đối với 3 nguyên âm đôi: iê, ươ, uô, trẻ chỉ có thể phát âm được một trong các âm

tạo thành.

Về hệ thống các phụ âm: Nhìn chung hệ thống phụ âm tiếng Việt là nội dung rất

khó đối với học sinh khiếm thính. Trẻ không thể phát âm đúng tất cả các phụ âm.

33

Thường trẻ chỉ có thể phát âm đúng 9 đến 10 phụ âm (phụ âm môi, đầu lưỡi),

những phụ âm quặt: tr, s, r thường lẫn sang các phụ âm bẹt: t, x, d. Đặc biệt

những phụ âm xát gốc lưỡi trẻ thường phát âm sai nhiều.

Về các vần: Chú trọng dạy cho trẻ phát âm phân biệt đối với các vần mở và nửa

mở. Đối với vần kín và nửa kín thì cần rèn luyện để trẻ có khả năng phát âm gần

đúng hoặc phát âm phân biệt hai loại khép vần này.

- Luyện phát âm từ ngữ

Nội dung này nhằm luyện cho trẻ điếc phát âm liền hơi, đúng âm, đúng vần, đúng

thanh điệu của từ, phát âm không mất âm đầu, không thêm âm phụ vào âm đầu.

- Luyện nói đúng cụm từ và câu

Nội dung này nhằm luyện cho trẻ phát âm liền hơi một cụm từ, một câu, nói với

nhịp độ bình thường, không nhát gừng.

Hoạt động 3. Luyện nghe cho học sinh khiếm thính

Thông tin phản hồi hoạt động 3.

Luyện theo 4 mức độ của kỹ năng nghe: Phát hiện, phân biệt, nhận diện và hiểu.

- Phát hiện: trẻ chỉ cần phát hiện có âm thanh hay không có âm thanh.

- Phân biệt: trẻ phân biệt sự giống nhau và khác nhau của các âm nghe được.

- Nhận diện âm thanh: trẻ phân biệt âm thanh nghe được là âm thanh gì (có

tình huống).

- Hiểu lời nói: trẻ phải thể hiện là mình hiểu lời nói qua kênh thính giác. Để

làm như vậy, trẻ không nhắc lại câu/lời nói mà sẽ phản hồi bằng hành động hay

đưa ra câu trả lời nếu đó là một câu hỏi.

Một số điểm cần lưu ý:

- Lưu ý tới những âm thanh xung quanh. Một số trẻ sẽ nhầm lẫn khi có những

âm thanh như tiếng kéo ghế, bút rơi, gọi nhau...

- Luôn luôn bắt đầu với những âm dễ nhất đối với mỗi trẻ. Bạn có thể dựa vào

thính lực đồ. Thông thường đó là những âm trầm.

34

- Giáo viên động viên trẻ sau mỗi lần luyện nghe. Giáo viên không nên khen

những trẻ nghe được nhiều nhất mà nên khen mỗi trẻ khi trẻ thể hiện được kết

quả tốt nhất so với chính bản thân khả năng của trẻ.

- Trẻ cần được đeo máy suốt cả ngày vì trẻ cần có những cơ hội luyện lại

những bài mà bạn đã dạy tại trường và có những cơ hội nghe được những âm

thanh và ngôn ngữ ngoài giờ học nữa. Thế giới âm thanh quanh trẻ rất phong

phú. Nếu giáo viên để trẻ tham gia trò chơi mà không đeo máy trợ thính thì âm

thanh mà trẻ nghe được sẽ rất nghèo nàn nên trẻ khó mà có thể khám phá được

thế giới. Cuối cùng dẫn đến trẻ bị điếc hoàn toàn bởi vì chúng không có cơ hội

phát triển khả năng nghe.

- Nên tổ chức luyện nghe dưới dạng các trò chơi. Hãy cho trẻ những cơ hội lặp

lại những trò chơi luyện nghe với cô giáo và các bạn trong lớp mà bạn đã thực hiện

với trẻ.

- Hàng ngày mỗi trẻ đến trường phải được luyện nghe. Điều này có thể thực

hiện với một nhóm.

- Nếu luyện nghe không đúng trình độ, nếu quá dễ đối với trẻ sẽ luôn luôn đạt

điểm cao nhất, làm như vậy trẻ sẽ không tiến tới trình độ cao hơn mà trẻ có thể

(phân biệt và hiểu ngôn ngữ thông qua nghe); còn nếu bài luyện nghe quá khó

đối với trẻ thì trẻ sẽ luôn luôn bị thất bại và không thích luyện nghe nữa, cuối

cùng trẻ sẽ không muốn đeo máy trợ thính nữa.

Hoạt động 4. Tìm hiêu kĩ năng luyện đọc hình miệng cho học sinh khiếm

thính

Theo thầy/ cô luyện đọc hình miệng là gì? Vai trò của việc luyện đọc hình miện/

Giúp học sinh khiếm thính đọc hình miệng như thế nào?

Thông tin phản hồi hoạt động 4.

ĐỌC HÌNH MIỆNG

(1) Khái niệm đọc hình miệng

Đọc hình miệng là cách tiếp thu (hiểu) tiếng nói thông qua những chuyển động

của cơ quan phát âm (chủ yếu là môi và miệng).

35

Đọc hình miệng không phải đọc hình môi của từng âm một mà là đọc hình

miệng của một cụm từ, một câu. Khi nói cụm từ, câu, hình môi sẽ chuyển động

theo một mẫu nhất định, những hình ảnh âm thanh (của từ, của câu) sẽ được

người tiếp thu ghi nhớ và sẽ được tái hiện khi lặp lại ở lần sau.

Khả năng đọc hình miệng ở học sinh khiếm thính phụ thuộc rất nhiều vào năng lực

suy đoán. Trong một câu nói, có thể trẻ chỉ đọc được một phần, phần còn lại trẻ đoán

ý dựa vào kinh nghiệm của bản thân, ngữ cảnh và tình huống lúc đối thoại cùng

những yếu tố khác nữa. Ngoài ra kỹ năng này cũng phụ thuộc vào vốn từ của trẻ. Trẻ

không thể đọc được những từ mới, từ trẻ không biết phát âm và không hiểu nghĩa.

(2) Đặc điểm hình miệng âm tiết Tiếng Việt

- Nguyên âm là đơn vị đọc hình miệng dễ thấy vì nó có thể kéo dài khi phát âm

cũng như khi nói. Hơn nữa trong tiếng Việt, nguyên âm bao giờ cũng đóng vai

trò là âm chính trong âm tiết.

- Đặc điểm đơn âm tiết của tiếng Việt gây không ít khó khăn khi đọc hình miệng,

vì có nhiều trường hợp trùng lặp hình miệng (các thành phần âm vị có cùng vị trí

cấu âm) nên khó đoán. Ví du: toàn, đoàn, thoan, noãn.

- Đặc biệt, tiếng Việt có sáu thanh điệu đóng vai trò quan trọng trong việc biểu

thị ngữ nghĩa của âm tiết, hoàn toàn không thể đọc qua hình miệng được. Ví dụ:

toàn, toán, toản, toan...

- Ta có thể chia các âm trong tiếng Việt theo mức độ dễ nhìn thấy qua hình

miệng như sau:

Dễ nhìn thấy Khó nhìn thấy Không nhìn thấy

1 2 3 4 5 6 7 8 9

a, ă, â,

o, ơ

ô, u,

e

i, ư P, b,

m

ph, v t, ch,

r

s, x n, nh, l h, k, kh, g, ng

(3) Một số điểm cần chú ý giúp trẻ đọc hình miệng được dễ dàng hơn:

- Luôn luôn nói trước mặt học sinh. Không nên nói hoặc gọi trẻ từ phía sau hay

quay lưng lại trẻ cho dù nói to hơn bình thường.

36

- Lời nói, lời giảng của giáo viên cần rõ ràng rành mạch. Tuy nhiên không nên

nói quá chậm, nói nhát gừng mà nên nói với trẻ bằng giọng bình thường, tốc độ

vừa phải.

- Luyện cho trẻ đọc hình miệng cả câu hay một cụm từ có nghĩa, tránh luyện

đọc từng âm, từng từ (trừ luyện tập trong tiết từ ngữ).

- Phương pháp nhận biết qua hình miệng chủ yếu là biết cách xác định điểm mốc

và nhận biết điểm mốc của từng cụm từ, từng câu. Điểm mốc của câu là những

tiếng, những từ có hình miệng rõ ràng và được nhấn mạnh nhất trong câu.

- Việc dùng từ ngữ cũng là một yếu tố giúp trẻ hiểu được nội dung của câu nói.

Giáo viên nên chú ý dùng những từ ngữ dễ đọc hình miệng. Thí dụ: thay vì dùng

cặp từ to/nhỏ (khó phân biệt) ta dùng cặp từ to/bé (dễ phân biệt)

(4) Giúp trẻ đọc hình miệng

- Do có những khó khăn về nghe, nên để hiểu được những lời nói của người

khác, học sinh khiếm thính rất cần sự hỗ trợ thông qua đọc hình miệng.

- Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc đọc hình miệng của học sinh khiếm

thính trong lớp học, trước tiên là vị trí đứng giảng bài của giáo viên. Những vị

trí thuận lợi cho học sinh khiếm thính đọc hình miệng là đối diện với trẻ, không

bị tối hoặc loá và ở vị trí cố định. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh

khiếm thính đọc hình miệng, trong quá trình giảng bài, giáo viên nên đứng hoặc

ngồi đối diện trẻ, chú ý không để sách che miệng khi đọc bài, khi nói, không đi

lại trong lúc đang nói, bởi vì vừa đi vừa nói sẽ làm giọng của giáo viên khó

nghe hơn và trẻ cũng khó nhìn thấy rõ ràng khuôn mặt của giáo viên hơn. Giáo

viên cần thu hút học sinh khiếm thính nhìn về phía mình trước khi nói và ra hiệu

cho trẻ biết ai đang nói khi lớp thảo luận để trẻ có thể nhìn đúng hướng và đọc

hình miệng thuận lợi hơn.

- Bên cạnh vị trí của người nói, ánh sáng trong lớp học cũng là yếu tố quan

trọng hỗ trợ cho việc đọc hình miệng của học sinh khiếm thính. Để đảm bảo

điều kiện ánh sáng phù hợp cho việc đọc hình miệng của trẻ, giáo viên cần chú

ý đến cả độ sáng và vị trí nguồn sáng. Ngoài ra, giáo viên không nên đứng giảng

bài ở vị trí mà ánh sáng chiếu từ phía sau, không nên đứng ngược sáng với đèn

37

hoặc cửa sổ, vì ở những vị trí này, khuôn mặt của giáo viên sẽ bị tối và trẻ rất

khó để nhìn rõ hình miệng.

- Nhu cầu đọc hình miệng của học sinh khiếm thính trong lớp học không chỉ

là nhìn thấy và đọc hình miệng của giáo viên mà còn cần nhìn thấy các bạn học

sinh khác trong lớp, điều đó sẽ giúp học sinh khiếm thính quan sát xem bạn

mình thực hiện yêu cầu của giáo viên như thế nào, nhìn thấy cả giáo viên và các

bạn cùng một lúc. Do vậy, giáo viên nên cố gắng sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh

trong lớp sao cho các em có thể nhìn thấy nhau.

3.3. Phát triển khả năng sử dụng chữ cái ngón tay và ngôn ngữ kí hiệu cho

học sinh khiếm thính

Hoạt động 1: Làm quen với chữ cái ngón tay

Thầy/cô cho biết chữ cái ngón tay là gì?

Theo thầy/cô chữ cái ngón tay được sử dụng khi nào và dạy như thế nào?

Thông tin phản hồi hoạt động 1

(1) Khái niệm chữ cái ngón tay

Chữ cái ngón tay là hệ thống chữ cái được biểu thị bằng các ngón tay. Mỗi chữ

cái được biểu thị bằng một động tác nhất định của các ngón tay (hình dạnggần

giống như chữ viết). Chữ cái ngón tay là dạng chữ viết trên không, tương tự như

cách viết tiếng Việt.

Chữ cái ngón tay là một trong những dạng ngôn ngữ không lời, giúp cho học

sinh khiếm thính học ngôn ngữ, đặc biệt hỗ trợ trẻ trong giai đoạn đầu học nói,

giúp các em đọc và viết chính xác tiếng Việt. Chữ cái ngón tay không phải là

phương tiện giao tiếp chính mà nó chỉ là phương tiện hỗ trợ giao tiếp.

(2) Quy tắc đánh chữ cái ngón tay

- Chỉ dùng một tay (tay phải hoặc tay trái)

- Tầm tay để ngang miệng

- Lòng bàn tay hướng về phía trước

- Chỉ chuyển động các ngón tay, cổ tay, không chuyển động cả cánh tay

38

- Vị trí của các ngón tay phải đúng và chính xác.

- Trình tự đánh chữ cái ngón tay tương tự như viết chữ. Ví dụ khi đánh tiếng

“Hồng”: H - O - N - G - dấu mũ - dấu huyền; hoÆc: H - O - dấu mũ - N - G -

dấu huyền.

Hoạt động 2: Thực hành sử dụng chữ cái ngón tay

- Lần lượt từng học viên đánh chữ cái ngón tay theo bảng chữ cái, người kia

quan sát và đưa ra yêu cầu

- Thực hành: Nêu họ tên, nơi ở và giao tiếp đơn giản bằng chữ cái ngón tay

39

40

Hoạt động 3: Tìm hiểu về ngôn ngữ kí hiệu

Xem băng hình trích đoạn "Khả năng giao tiếp của học sinh khiếm thính".

Thầy/cô hiểu thế nào về ngôn ngữ kí hiệu? Nêu đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ

kí hiệu? Làm thế nào để phát triển kĩ năng sử dụng ngôn ngữ kí hiệu?.

Thông tin phản hồi cho hoạt động 3

(1) Khái niệm ngôn ngữ kí hiệu

Ngôn ngữ kí hiệu (NNKH) là qui ước về một ý nghĩa của sự vật, sự việc…thông

qua bàn tay. Sử dụng thị giác để hiểu nội dung giao tiếp. Nó là hình thức giao

tiếp thuận lợi và hiệu quả nhất đối với người khiếm thính không có ngôn ngữ

nói.

(2) Đặc tính cơ bản một kí hiệu

- Vị trí làm kí hiệu

- Hình dạng bàn tay

- Sự chuyển động

- Chiều hướng của tay

- Sự diễn đạt không bằng tay (của nét mặt, ánh mắt, cơ thể…)

(3) Các loại kí hiệu

Các loại kí hiệu Kí hiệu Nghĩa

Kí hiệu tượng hình: Là những kí hiệu biểu thị giống

như tình cảm, sự việc hay hành động. Ví dụ: “ăn”,

“uống” được biểu thị như hành động ăn uống.

Kí hiệu tượng hình gián tiếp: Là những kí hiệu biểu

thị đặc điểm nổi bật của hiện tượng sự vật, hiện

tượng. Ví dụ: “Con khỉ” được biểu thị bằng kí hiệu

hai tay gãi bụng và mặt (giống con khỉ hay làm)

41

Kí hiệu tự ý: Là những kí hiệu riêng của từng người

hoặc từng nhóm nhỏ. Ví dụ: “mẹ” - Có thể sờ má;

Có thể sờ tay lên đầu; Có thể biểu hiện một đặc

điểm.

Kí hiệu quy ước: chiếm số lượng khá nhiều trong hệ

thống kí hiệu, nó được cả cộng đồng chấp nhận sử

dụng. Ví dụ: “tốt” bàn tay nắm, ngón tay cái giơ

thẳng hướng lên trên.

(5) Cách làm kí hiệu

- Tốc độ làm kí hiệu vừa phải, không quá nhanh, không quá chậm.

- Chú ý đến 5 đặc trưng cơ bản của kí hiệu để thể hiện kí hiệu rõ ràng, chính

xác.

- Luôn kết hợp cùng các cử chỉ, điệu bộ, sự thể hiện trên khuôn mặt và hình

miệng.

(6) Một số đặc trưng ngữ pháp của NNKH

Cấu trúc câu

- Cấu trúc câu trong ngôn ngữ nói:

Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ

(Ví dụ: Tôi / thích/ màu đỏ)

- Trong ngôn ngữ kí hiệu:

Chủ ngữ + bổ ngữ + động từ

(Ví dụ: Tôi/ màu đỏ/ thích)

Cấu trúc cụm từ

- Trong ngôn ngữ nói: Số từ + danh từ

(ví dụ: 2/ người)

- Trong ngôn ngữ kí hiệu: danh từ + số từ

(ví dụ: người/ 2)

Hoạt động 4. Học và thực hành sử dụng một số kí hiệu

42

- Giới thiệu một số KHNN cơ bản dùng trong giao tiếp theo chủ đề (tài liệu kí

hiệu của người Điếc Việt Nam-Trung tâm NCGD Đặc biệt-Viện KHGDVN).

- Thực hành giao tiếp bằng KHNN ở một số chủ đề.

- Vận dụng sử dụng vào bài tập đọc và các bài hát bằng NNKH

Thông tin phản hồi cho hoạt động 4

(Sử dụng tài liệu KHNN của người điếc Việt Nam – TT Nghiên cứu Giáo dục Đặc

biệt – Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)

11 mười một 10 mười

43

Chào bạn, bạn tên là gì?

Tên tôi là Hà

12 mười hai 23 hai mươi ba

100 một trăm 80 tám mươi

40 bốn mươi 33 ba mươi ba

90 chín mươi 1000 một nghìn

44

Bạn bao nhiêu tuổi?

Tôi 23 tuổi

Hoạt động 5. Dạy kí hiệu cho học sinh khiếm thính

Theo thầy/ cô nên dạy kí hiệu cho học sinh khiếm thính thế nào?

Xem băng video minh họa

Thông tin phản hồi hoạt động 5.

(1) Giúp trẻ hiểu các kí hiệu mới

- Làm kí hiệu ở gần đối tượng hoặc chỉ vào đồ vật được làm kí hiệu sẽ giúp trẻ

tạo mối liên hệ giữa sự vật với kí hiệu. Bằng những biểu hiện trên khuôn mặt

bạn, hãy chỉ cho trẻ biết đồ vật, sự việc hay một cái gì đó, một hành động nào

đó quan trọng đang xảy ra.

- Làm kí hiệu tên đồ vật hoặc ai đó một vài lần. Đảm bảo trẻ phải được nhìn

thấy tay và khuôn mặt bạn khi bạn làm kí hiệu với trẻ.

- Hãy quan sát phản ứng của trẻ và khen ngợi trẻ nếu những phản ứng đó cho

thấy trẻ hiểu, dù theo cách nào. Nếu trẻ không phản ứng, hãy lặp lại kí hiệu

thêm một vài lần.

- Hàng ngày, sử dụng các kí hiệu này càng nhiều càng tốt. Hãy khuyến khích cả

gia đình cùng sử dụng kí hiệu.

45

(2) Dạy trẻ học kí hiệu

- Giáo viên muốn dạy trẻ có hiệu quả thì trước hết phải hiểu trẻ thông qua kí

hiệu tự phát của học sinh khiếm thính. Mỗi học sinh khiếm thính đều có cách ra

hiệu riêng, giáo viên phải tìm hiểu và sử dụng được những kí hiệu riêng của trẻ

trước khi dạy trẻ những kí hiệu qui ước.

- Dạy trẻ kí hiệu thông qua giao tiếp với trẻ hằng ngày. Tận dụng những tình

huống cụ thể đang xảy ra để dạy trẻ sử dụng kí hiệu kết hợp với chữ viết và

tiếng nói. Thí dụ: dạy trẻ kí hiệu “quả cam” cần sử dụng bằng kí hiệu, bằng

ngôn ngữ nói, bằng chữ viết và mô hình, tranh ảnh hay vật thật.

- Trong giảng dạy, nhiều từ ngữ, nhiều biểu tượng trẻ không hiểu, giáo viên có

thể giải thích cho trẻ bằng kí hiệu ngôn ngữ. Bằng cách này trẻ sẽ lĩnh hội kiến

thức dễ hơn so với khi ta sử dụng hoàn toàn bằng ngôn ngữ nói, trẻ sẽ học được

cách dùng những kí hiệu mới.

- Dạy trẻ học các loại kí hiệu khác nhau: các kí hiệu hành động; các kí hiệu cảm

xúc; các kí hiệu mô tả; các kí hiệu qui ước tên của một người.

- Sử dụng các tình huống, các trò chơi hoặc cố ý tạo ra các lỗi sai và khuyến

khích trẻ sửa lỗi để dạy trẻ học các kí hiệu.

- Dạy trẻ sử dụng kí hiệu cần được tiến hành song song với việc dạy trẻ học

kiến thức mới bằng ngôn ngữ nói. Do đó, giáo viên có thể dạy trẻ vào những

lúc cần thiết trong suốt quá trình học tập.

3.4. Tổ chức thực hiện dạy học hoà nhập học sinh khiếm thính

Hoạt động 1.

Trong lớp có học sinh khiếm thính học hòa nhập, thầy/cô có thể hỗ trợ gì?

Thông tin phản hồi cho hoạt động 1.

(1) Sắp xếp vị trí học sinh khiếm thính trong lớp

Học sinh khiếm thính rất cần sự hỗ trợ của đọc hình miệng và việc đọc hình

miệng có liên quan chặt chẽ đến việc sắp xếp vị trí của học sinh khiếm thính,

của giáo viên và các thành viên khác trong lớp.

46

Các nghiên cứu về thính học trong giáo dục học sinh khiếm thính đã chỉ ra rằng,

khoảng cách tốt nhất để học sinh khiếm thính nghe được lời nói một cách dễ

dàng là trong khoảng 1mét. Do đó, vị trí thích hợp của học sinh khiếm thính là

ngồi gần giáo viên (không xa quá 3m), ánh sáng chiếu đến trẻ từ hai bên, có thể

nhìn thấy và nghe giáo viên, các bạn trong lớp nói một cách dễ dàng.

Sắp xếp vị trí của học sinh khiếm thính trong lớp hợp lý cũng có thể tạo điều

kiện cho việc hỗ trợ lẫn nhau giữa học sinh khiếm thính và học sinh nghe bình

thường khác trong lớp. Học sinh khiếm thính nên được ngồi xen kẽ với các học

sinh nghe bình thường vì như vậy các học sinh nghe bình thường trong lớp có

thể giúp học sinh khiếm thính hiểu những gì đang diễn ra ở xung quanh và tìm

bài đúng trang, nhắc lại hướng dẫn của giáo viên...

Ngoài ra, ở lớp học hoà nhập, đôi khi còn có sự xuất hiện của các thành viên

khác như giáo viên hỗ trợ, cán bộ công tác xã hội... Sự xuất hiện không thường

xuyên của những thành viên khác này có thể gây ảnh hưởng đến tất cả các học

sinh trong lớp. Do đó, giáo viên hỗ trợ hoặc cán bộ công tác xã hội cần được sắp

xếp ở những vị trí thuận tiện nhất cho việc hỗ trợ học sinh khiếm thính và hạn

chế tối đa ảnh hưởng đến các học sinh khác trong lớp.

(2) Cung cấp các hỗ trợ thị giác cho học sinh khiếm thính

Phương tiện hỗ trợ về thị giác đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiếp thu

thông tin của học sinh khiếm thính. Những hỗ trợ về thị giác đối với học sinh

khiếm thính đó là đồ dùng trực quan như tranh ảnh, mô hình, sơ đồ, vật thật...

và một phương tiện hỗ trợ trực quan quan trọng đối với học sinh khiếm thính là

cử chỉ điệu bộ. Học sinh khiếm thính rất tinh nhạy trong việc nắm bắt thông tin

qua cử chỉ điệu bộ của người nói. Trong ngôn ngữ kí hiệu của học sinh khiếm

thính, các kí hiệu sẽ mang ý nghĩa khác nhau nếu thay đổi điệu bộ, nét mặt của

người thể hiện. Vì vậy, bất kỳ những cử chỉ, điệu bộ hay hình ảnh minh hoạ trực

quan nào cũng đều hỗ trợ cho học sinh khiếm thính để giúp trẻ hiểu điều giáo

viên đang giảng. Điều này cũng có nghĩa là giáo viên cần sử dụng tranh ảnh, sơ

đồ, mô hình và vật thật nhiều hơn thông thường để dạy học cho học sinh khiếm

thính. Việc chỉ vào các đồ dùng trực quan minh hoạ cho điều giáo viên đang nói

sẽ giúp học sinh khiếm thính hiểu được một cách dễ dàng hơn.

47

Giáo viên nên sử dụng kí hiệu, cử chỉ điệu bộ, vẻ mặt và các tài liệu có tranh vẽ

hoặc các tấm thẻ để truyền đạt thông tin cho trẻ.

(3) Điều chỉnh việc sử dụng phương pháp dạy học dùng lời của giáo viên

Do ảnh hưởng của tật điếc, phần lớn học sinh khiếm thính khó đạt được mức độ

phát triển ngôn ngữ nói như trẻ nghe bình thường, mặt khác ngôn ngữ nói của

các em còn bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ kí hiệu. Trong thực tế, ngữ pháp của

ngôn ngữ kí hiệu không giống như ngữ pháp ngôn ngữ nói. Sự ảnh hưởng phức

tạp này đã làm cho học sinh khiếm thính càng gặp khó khăn hơn trong khi giao

tiếp và thu nhận thông tin bằng ngôn ngữ nói. Điều này đòi hỏi giáo viên dạy

học cho học sinh khiếm thính cần phải thực hiện một số điều chỉnh trong việc

sử dụng ngôn ngữ nói và cách nói khi giao tiếp và thiết kế tài liệu viết cho học

sinh khiếm thính.

Với học sinh khiếm thính, những câu ngắn gọn và đơn giản sẽ giúp dễ hiểu hơn

vì vậy giáo viên nên đơn giản hoá ngôn ngữ nói và nhấn mạnh vào ý trọng tâm

của câu nói, nói rõ ràng, truyền cảm. Giáo viên nói với tốc độ vừa phải, tự nhiên

sẽ giúp cho học sinh hiểu đúng nội dung đang được trình bày và điều này lại

càng có lợi hơn đối với học sinh khiếm thính. Giáo viên không nên nói lẩm

nhẩm, nói chậm quá hoặc quá cường điệu giọng nói và hình môi sẽ làm cho học

sinh khiếm thính gặp khó khăn khi nghe và đọc hình miệng khó hơn.

Khi đưa ra lời chỉ dẫn, giáo viên có thể nói chung với cả lớp và nhắc lại điểm

then chốt của lời chỉ dẫn cho học sinh khiếm thính. Giáo viên cần sử dùng hệ

thống câu hỏi, lời chỉ dẫn mạch lạc, dễ hiểu, ngắn gọn và hướng vào những đặc

điểm nổi bật của sự vật, hiện tượng mà trẻ cần phải học và đặt câu hỏi phù hợp

để trẻ trở nên tự tin.

Khi có đủ thời gian, giáo viên nên nhắc lại câu trả lời của học sinh khiếm thính

cho các trẻ khác và hãy nhắc lại câu trả lời của các học sinh khác trong lớp cho

học sinh khiếm thính, điều này sẽ có lợi cho cả lớp lẫn học sinh khiếm thính.

Thông thường, lời nói của phần lớn học sinh khiếm thính không được rõ ràng và

độ lưu loát không cao, do đó nếu phát âm của trẻ không rõ ràng, thì giáo viên

hãy kiên trì dành thời gian nghe xem trẻ đang muốn nói gì và giúp trẻ sử dụng

48

đúng từ để nói và luôn giữ thái độ tích cực, động viên khuyến khích trẻ bởi vì

việc học tập trong lớp đối với các em là rất khó khăn.

(4) Tạo môi trường nghe thích hợp cho học sinh khiếm thính

Đối với trẻ đeo máy trợ thính, chất lượng âm thanh mà trẻ nghe được phụ thuộc

rất nhiều vào yếu tố môi trường.

Nếu lớp học của trẻ là nơi rất ồn ào, máy trợ thính sẽ khuyếch đại tất cả những

âm thanh đó cùng với lời nói mà học sinh khiếm thính cần nghe. Do vậy, tiếng

ồn từ môi trường xung quanh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc nghe của trẻ. Để tạo

môi trường nghe thích hợp cho học sinh khiếm thính, giáo viên hãy cố gắng hạn

chế tiếng ồn trong lớp bằng các cách như:

Sử dụng phòng học ở khu yên tĩnh nhất của trường và giảm bớt tiếng ồn trong

lớp bằng cách trải thảm, khăn trải bàn khi trẻ chơi, sử dụng đệm cao su cho chân

bàn, chân ghế..., việc này có thể giảm đáng kể tiếng ồn trong lớp.

Giáo viên cũng nên chú ý đến các đồ vật phát ra âm thanh như ti vi, radio, quạt,

đèn chiếu... Điều chỉnh âm thanh phát ra từ tivi, radio... nếu giáo viên muốn

học sinh khiếm thính lắng nghe lời hướng dẫn của giáo viên hoặc các bạn khác

trong lớp.

Nếu có tiếng ồn từ bên ngoài có thể hạn chế bằng cách đóng kín cửa. Để giảm

bớt tiếng vang, nên sử dụng các vật liệu hút âm thanh trong phòng như trải

thảm, chiếu trên sàn nhà, tường treo rèm vải dày...

Hoạt động 2.

Xem video minh họa tiết học có học sinh khiếm thính hòa nhập. Trình bày

những vấn đề cần lưu ý trong tiến trình tổ chức dạy học.

Thông tin phản hồi hoạt động 2

Xây dựng mục tiêu dạy học

Cơ sở xây dựng mục tiêu dạy học học sinh khiếm thính

- Khả năng của học sinh

- Nhu cầu cần được đáp ứng

49

- Mục tiêu cấp học, năm học: nội dung bài học, môn học, mục tiêu...

- Điều kiện thực hiện.

Khi xác định mục tiêu học tập, giáo viên lấy trình độ chung của cả lớp làm căn

cứ nhưng phải hình dung thêm yêu cầu phân hoá đối với những nhóm học sinh

có trình độ kiến thức và tư duy khác nhau để mỗi học sinh được làm việc với sự

nỗ lực trí tuệ vừa sức mình. Đối với học sinh khiếm thính có cách tiếp nhận và

diễn đạt thông tin khác so với các học sinh trong lớp, do đó học sinh khiếm

thính cũng có cách biểu hiện hành vi cũng khác, bởi vậy trẻ khiếm thính cần

được xác định mục tiêu học tập riêng.

Xác định mục tiêu học tập càng cụ thể, càng sát với yêu cầu của chương trình,

với hoàn cảnh điều kiện dạy và học thì càng tốt. Mục tiêu được xác định như

vậy sẽ là căn cứ để giáo viên đánh giá kết quả và điều chỉnh hoạt động dạy, để

học sinh tự đánh giá kết quả và điều chỉnh hoạt động học, từng bước thực hiện

các nhiệm vụ, nhằm đạt mục đích dạy học một cách vững chắc.

Lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện, thiết bị dạy học

- Lựa chọn nội dung phù hợp khả năng học sinh khiếm thính

- Phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh khiếm thính:

Hợp tác nhóm, thực hành, thí nghiệm, đóng vai, trò chơi...

- Sử dụng phương tiện dạy học phù hợp đặc điểm nhận thức của học sinh

khiếm thính: tranh ảnh, băng hình, vật thật, sơ đồ, mô hình....

Thiết kế bài dạy học

a) Giới thiệu bài

Thông thường, một giới thiệu bài có hiệu quả cần đáp ứng được 3 tiêu chí

sau:

- Gây được sự chú ý, hứng thú của học sinh

- Mọi học sinh được tham gia, nhiều em được tham gia trực tiếp

- Học sinh thấy được sự cần thiết của bài học

b) Giải quyết vấn đề

* Tổ chức học hợp tác nhóm có học sinh khiếm thính

50

- Về các thành viên trong nhóm

Học sinh khiếm thính thường ít bạn thân. Một trong những nguyên nhân

chính là do cách giao tiếp của học sinh khiếm thính không phải bạn nào cũng có

thể hiểu được. Để giảm bớt khó khăn cho học sinh khiếm thính trong giai đoạn

đầu khi học sinh chưa quen với cách học hợp tác nhóm, giáo viên nên chọn vào

nhóm có học sinh khiếm thính những bạn thân cuả trẻ, những bạn có thể đoán

hiểu được ý kiến, suy nghĩ của bạn.

Khi học sinh khiếm thính đã quen với cách hoạt động nhóm, có thể thay

đổi thành phần nhóm, tập cho học sinh làm quen, giao tiếp với nhiều đối tượng

khác nhau trong những hoạt động khác nhau.

- Phân công nhiệm vụ trong nhóm

Phân công trách nhiệm cho học sinh khiếm thính cần tiến hành công bằng

với các thành viên khác của nhóm. Cần tránh hiện tượng để học sinh khiếm thính

ngồi chơi, "ăn theo" các bạn. Bởi trẻ không hiểu nhiệm vụ của mình chứ không

phải do học sinh không có khả năng thực hiện. Trong trường hợp cần thực hiện nội

dung khó đối với học sinh, giáo viên hoặc nhóm trưởng nên phân công 2 người

cùng đảm nhiệm 1 vai trò.

Nên phân công cho học sinh khiếm thính theo khả năng, như khả năng

minh hoạ bằng hình vẽ, bắt chước v.v...

Khi giải thích, phân công cho trẻ cần rõ ràng, có thể dùng cử chỉ, chữ viết

để giải thích cho học sinh hiểu. Nếu phân công bằng phiếu thì yêu cầu viết câu

ngắn, gọn, dễ hiểu, dùng những từ ngữ quen thuộc.

- Quá trình trao đổi nhóm

Trước hết nên ưu tiên tạo điều kiện cho học sinh khiếm thính phát biểu ý

kiến của mình trước.

Chấp nhận cách diễn đạt của học sinh. Nói cách khác, các thành viên trong

nhóm cần học cách hiểu bạn bằng ngôn ngữ cử chỉ, đồng thời bổ sung, giúp đỡ

bạn thể hiện dần bằng ngôn ngữ nói, viết, vẽ,..

51

Tôn trọng ý kiến của học sinh, tránh chê bai làm học sinh nản chí, tự ti.

Bởi vì, về bản chất có thể học sinh hiểu nhưng cách diễn đạt không rõ ràng làm

mọi người không hiểu được.

- Đánh giá kết quả

Chấp nhận cách đánh giá của học sinh bằng hình thức diễn đạt riêng (cử

chỉ, hình vẽ, động tác,.v.v...)

Động viên khuyến khích học sinh.

- Những kỹ năng cần rèn luyện để học sinh khiếm thính học hợp tác nhóm có

hiệu quả

Kỹ năng hiểu bạn qua nghe, đọc hình miệng, kỹ năng đoán nhận theo tình

huống.

Kỹ năng diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau sao cho các thành viên trong

nhóm hiểu được nội dung thông tin.

Kỹ năng đánh giá kết quả của mình và của bạn trong nhóm.

Kỹ năng ứng xử hợp tác với bạn, lắng nghe ý kiến bạn và chấp nhận, học

hỏi bạn...

Kết thúc bài học

Đảm bảo 3 tiêu chí cơ bản:

- Để học sinh tự biểu đạt những phát hiện chính qua bài học

- Để học sinh tự tóm tắt những thông tin mới lĩnh hội

- Học sinh biết vận dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn

- Xác định các tiêu chí và hình thức đánh giá sau bài học

Tiến hành bài dạy học có hiệu quả

* Sử dụng phương tiện giao tiếp trong giảng dạy phù hợp khả năng học sinh

khiếm thính

Để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khiếm thính tiếp nhận thông tin

tốt nhất và chính xác nhất, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần có sự kết

hợp tiếng nói và những phương tiện khác khi diễn giải một nội dung nào đó. Sự

52

kết hợp này tuỳ thuộc vào từng trường hợp khác nhau, tùy thuộc vào những nội

dung khác nhau mà có thể áp dụng linh hoạt những cách sau đây:

- Kết hợp nói với hình vẽ, tranh ảnh: Giáo viên có thể vừa nói, vừa vẽ lên

bảng, vừa nói vừa chỉ vào tranh ảnh hay đối tượng đang được đề cập đến.

- Kết hợp nói viết: Giáo viên vừa nói vừa viết lên bảng, như vậy học sinh

khiếm thính sẽ theo dõi được bài học và tiếp nhận thông tin tốt hơn do vừa được

đọc hình miệng vừa quan sát, nhìn chữ viết trên bảng.

- Kết hợp nói với cử chỉ điệu bộ: Khi đọc bài tập đọc cần thể hiện nội dung

qua cử chỉ điệu bộ. Điều này giúp cho học sinh khiếm thính cảm nhận được nội

dung cơ bản của bài văn, vì học sinh vừa đọc, vừa nhận biết qua thái độ của

người đọc.

- Kết hợp nói với kí hiệu ngôn ngữ: Đây là cách tốt nhất giúp học sinh

khiếm thính tiếp thu chính xác những kiến thức cần thiết. Trong một câu (có

một ý) thường chỉ có một hoặc hai từ ngữ trọng tâm. Hai từ ngữ này có thể học

sinh đã hiểu một hoặc cả hai. Vì vậy giáo viên có thể đưa ra kí hiệu cho các từ

ngữ trọng tâm này.

* Điều khiển và điều chỉnh quá trình tổ chức hoạt động dạy học

Việc điều khiển, điều chỉnh quá trình giải quyết vấn đề đòi hỏi giáo viên

cần có các kỹ năng:

- Thu nhận phản hồi của trẻ

- Đặt câu hỏi

- Hiểu suy nghĩ của trẻ

- Tạo động cơ học tập cho trẻ

- Khuyến khích việc tham gia học ở trẻ

Đánh giá, rút kinh nghiệm

- Thực hiện việc dạy học

- Đánh giá công việc mình đã làm (những điểm tốt và những điều cần

khắc phục)

- Tìm cách khắc phục

53

Khi đánh giá hoạt động, giáo viên cần nghĩ lại hoạt động của mình và hoạt

động của trẻ em để biết:

- Hoạt động nào được thực hiện tốt? Tại sao?

- Hoạt động nào chưa được thực hiện tốt? Tại sao?

- Có thể thay đổi hoạt động nào cho kế hoạch lần sau?

3.5. Đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thính

Hoạt động 1.

Khi đánh giá kết quả học tập của học sinh khiếm thính, theo thầy/cô cúng ta cần

đánh giá như thế nào?

Thông tin cho hoạt động 1

Đánh giá kết quả học tập một số môn học đối với học sinh khiếm thính

- Đánh giá các kỹ năng xã hội: như học sinh khác.

- Đánh giá kết quả học tập:

+ Môn Thể dục và Nghệ thuật: Đánh giá như học sinh khác.

+ Môn Tự nhiên - Xã hội, môn Đạo đức: Đánh giá như học sinh khác, chỉ

thay đổi phương pháp đánh giá (chủ yếu là biểu đạt bằng ngôn ngữ cử chỉ).

+ Môn Tiếng Việt:

Tập đọc: Chủ yếu kiểm tra khả năng đọc hiểu, chú ý đến nội dung chính,

không quá chú trọng đến từ đơn lẻ không nằm trong ngữ cảnh.

Chính tả: Đối với trẻ không nghe và nói được cần kết hợp nhìn hình miệng,

chữ cái ngón tay, cử chỉ điệu bộ để diễn ý. Đối với học sinh điếc nặng có thể cho

phép học sinh chép bài.

Kể chuyện: Học sinh biểu đạt qua ngôn ngữ cử chỉ

Tập làm văn: Yêu cầu học sinh viết câu, đoạn văn ngắn.

Từ ngữ - ngữ pháp: Việc hiểu nghĩa của từ và vận dụng từ vào quá trình nói,

viết của học sinh khiếm thính rất hạn chế. Giáo viên chỉ đánh giá việc hiểu nghĩa

đen, nghĩa trực tiếp của từ là chính.

54

+ Môn toán: Đánh giá như học sinh bình thường với các phép tính cộng,

trừ, nhân chia đơn giản. Những bài toán có yếu tố hình học, bài toán có lời văn

cần được điều chỉnh phù hợp. Việc viết lời giải của học sinh khiếm thính cũng

cần được châm chước.