145
ỦY BAN CHÂU ÂU TỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm soát thủy sản Ref: Mare A4/PS D(2009) A/12880 Sổ tay hướng dẫn Áp dụng thực tiễn Quy định của Hội đồng (EC) Số. 1005/2008 ngày 29/9/2008 về thiết lập một hệ thống trong Cộng đồng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Quy định IUU)

Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

ỦY BAN CHÂU ÂUTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN

PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁCChính sách kiểm soát thủy sản

Ref: Mare A4/PS D(2009) A/12880

Sổ tay hướng dẫn

Áp dụng thực tiễn Quy định của Hội đồng (EC) Số. 1005/2008 ngày 29/9/2008 về thiết lập một hệ thống

trong Cộng đồng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp,

không báo cáo và không theo quy định

(Quy định IUU)

Page 2: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

Phiên bản 1 - 10/2009

2

MUC LỤC

1. GIỚI THIỆU…… ...................................................................................................... 5

2. THÔNG TIN CHUNG………………………... ........................................................ 6

Khai thác thủy sản IUU – một vấn đề toàn cầu.......................................................... 6

Khai thác thủy sản IUU và Cộng đồng Châu Âu....................................................... 6

Khung pháp lý……. ................................................................................................... 6

Quy định IUU và hệ thống kiểm soát của Cộng đồng................................................ 7

Liên hệ với các nước thứ ba và các bên liên quan...................................................... 8

3. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ PHẠM VI CỦA QUY ĐỊNH IUU.............. 8

Hợp tác với các nước thứ ba…… .............................................................................. 10

Phạm vi của Quy định IUU và các định nghĩa............................................................ 10

4. NHỮNG QUY ĐỊNH NÀO ÁP DỤNG ĐỐI VỚI THANH TRA TÀU CÁ VÀ SẢN PHẨM THỦY SẢN CÁC NƯỚC THỨ BA TẠI CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN EU... 13

Thông báo trước (Điều 6) ......................................................................................... 14

Chuyển tàu ................................................................................................................. 14

Quyền vào các cảng thuộc Cộng đồng (Điều 7) ........................................................ 15

Ghi lại các hoạt động cập cảng và chuyển tàu (Điều 8) ............................................ 15

Thanh tra các tàu cá (các Điều 9 và 10) .................................................................... 15

Trong trường hợp vi phạm (Điều 11) ....................................................................... 16

5. QUY TRÌNH CẤP CHỨNG NHẬN KHAI THÁC (CÁC ĐIỀU TỪ 12 – 22) ........ 16

5.1 Mục đích.......................................................................................................... 18

5.2 Các sản phẩm có liên quan….......................................................................... 18

5.3 Các sản phẩm không thuộc phạm vi Quy định IUU……................................ 19

Chương 03 và các Đề mục Thuế quan 1604 và 1605 ..................................... 19

Các sản phẩm loại trừ khác.............................................................................. 19

5.4 Các dòng thương mạic có liên quan................................................................. 19

Nhập khẩu vào EC…....................................................................................... 20

Xuất khẩu từ EC……….................................................................................. 20

Tái xuất khẩu................................................................................................... 20

5.5 Quy trình cấp chứng nhận khai thác và phương tiện vận tải........................... 20

5.6 Nhập khẩu gián tiếp các sản phẩm thủy sản từ một Nước treo cờ vào Cộng đồng thông qua một nước thứ ba khác (Điều 14)……............................................. 20

Nhập khẩu gián tiếp không qua chế biến tại một nước thứ ba khác (Điều 14(1))........................................................................................................... 20

Page 3: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

3

Phiên bản 1 - 10/2009

Nhập khẩu gián tiếp đã qua chế biến trước tại một nước thứ ba khác (Điều 14(2))........................................................................................................... 21

5.7 Nhập khẩu các lô hàng trộn lẫn…... ............................................................... 21

5.8 Ngày thực hiện quy trình cấp chứng nhận khai thác……............................... 21

5.9 Quan hệ với các quy trình cấp chứng nhận khác............................................ 22

5.10 Sử dụng các phương tiện điện tử (Điều 12(4))................................................ 22

5.11 Quy trình cấp chứng nhận được đơn giản hóa đối với các sản phẩm thủy sản có các đặc điểm cụ thể - các sản phẩm khai thác từ tàu cá nhỏ........................... 22

5.12 Vai trò của các bên khác nhau có liên quan trong quy trình cấp chứng nhận.. 23

(A) Vai trò của ngư dân và các đơn vị hoạt động........................................... 24

(B) Các đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt (Điều 16(2) và (3)) ............... 24

(C) Vai trò của các cơ quan chức năng nước thứ ba....................................... 26

(D) Vai trò của các cơ quan chức năng Nước thành viên EU ........................ 28

(E) Vai trò của Ủy ban Châu Âu…….. ...........................................................

30

5.13 Thủ tục cấp chứng nhận.................................................................................. 30

(A) Các mẫu và số……............................................................................... 30

(B) Xây dựng giấy chứng nhận khai thác ....................................................... 31

(C) Phê chuẩn giấy chứng nhận khai thác.................................................... 32

(D) Trao đổi thông tin về một giấy chứng nhận khai thác đã được phê chuẩn

của đơn vị xuất khẩu……………………………………………….............. 32

(E) Kiểm soát và xác minh giấy chứng nhận khai thác (các Điều 16 và 17).. 33

(F) Yêu cầu giữ giấy chứng nhận khai thác…................................................. 34

5.14 Các quy trình của RFMO được công nhận (Điều 13) ...................................... 34

5.15 Sử dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử dưới sự kiểm soát của các nước thứ ba/ những dàn xếp đặc biệt giữa một nước thứ ba và Ủy ban Châu Âu............. 35

5.16 Cách điền giấy chứng nhận khai thác và tờ khai Chế biếnement ................... 36

5.17 Dòng giấy chứng nhận khai thác..................................................................... 49

5.18 Các câu hỏi thường gặp về áp dụng quy trình cấp chứng nhận khai thác….. 52

(A) Phạm vi, hình thức, phân chia nhiệm vụ.............................................. 52

(B) Các lô hàng, chế biến, tái xuất………................................................. 59

(C) Thất bại và hậu quả của việc không tuân thủ............................................ 64

5.19 Các câu hỏi cụ thể về nhiệm vụ và trách nhiệm của các bên khác nhau có liên quan………….. ............................................................................................... 66

(A) Thuyền trưởng các tàu cá của EC............................................................ 66

(B) Đơn vị xuất khẩu của EC….................................................................. 67

(C) Đơn vị nhập khẩu của EC ....................................................................... 69

(D) Các cơ quan chức năng Nước thành viên EU........................................... 71

Page 4: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

4

Phiên bản 1 - 10/2009

(E) Thuyền trưởng các tàu cá thuộc nước thứ ba............................................. 73

(F) Các đơn vị nhập khẩu/chế biến thuộc nước thứ ba................................... 75

(G) Các đơn vị xuất khẩu thuộc nước thứ ba.............................................. 76

(H) Các cơ quan chức năng thuộc nước thứ ba............................................... 78

6. HỆ THỐNG CẢNH BÁO CỦA CỘNG ĐỒNG (CÁC ĐIỀU 23 VÀ 24)................ 79

7. DANH SÁCH TÀU IUU CỦA CỘNG ĐỒNG (CÁC ĐIỀU TỪ 27 – 30) ............... 80

8. DANH SÁCH CÁC NƯỚC THỨ BA KHÔNG HỢP TÁC (ĐIỀU 31 – 35)………82

9. CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP (ĐIỀU 36) ............................................................. 83

10. CÁC CƯ DÂN EC (ĐIỀU 39) ….............................................................................. 83

11. CÁC GIAO DỊCH (CÁC ĐIỀU TỪ 44 – 46) .......................................................... 84

12. THEO DÕI TRÊN BIỂN (CÁC ĐIỀU 48 VÀ 49) ................................................... 84

13. HỖ TRỢ LẪN NHAU (ĐIỀU 51) ............................................................................ 85

14. KẾT LUẬN……....................................................................................................... 85

15. THÔNG TIN BỔ SUNG........................................................................................... 86

16. CÁC PHỤ LỤC......................................................................................................... 87

Page 5: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

5

Phiên bản 1 - 10/2009

Sổ tay hướng dẫn

Áp dụng thực tiễn Quy định của Hội đồng (EC) Số. 1005/2008 ngày 29/9/2008 về thiết

lập một hệ thống trong Cộng đồng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt

động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định

(Quy định IUU)

1. GIỚI THIỆU

Đây là lần xuất bản đầu tiên Sổ tay hướng dẫn Áp dụng thực tiễn Quy định của Hội đồng (EC) Số. 1005/2008 ngày 29/9/2008 về thiết lập một hệ thống trong Cộng đồng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (sau đây gọi là Quy định IUU)1 của Tổng cục Biển và Thủy sản (dưới đây gọi là DG MARE).

Tài liệu này chỉ nhằm mục đích cung cấp chỉ dẫn kỹ thuật cho các cơ quan quản lý và các đơn vị hoạt động cũng như trả lời các câu hỏi thường gặp nhất. Tài liệu đưa ra cái nhìn tổng quan về nội dung của tất cả các chương thuộc Quy định IUU và giải đáp các câu hỏi cụ thể về quy trình cấp chứng nhận khai thác. Với mục đích này, phần 5 của tài liệu gồm một số mục nhỏ để mỗi người sử dụng tài liệu có thể tìm thấy thông tin quan trọng nhất về lĩnh vực cụ thể của mình. Từ ngữ trong sổ tay hướng dẫn này nên được hiểu theo các định nghĩa trong Điều 2 của Quy định IUU (ví dụ: tàu cá). Để dễ hiểu, ngôn ngữ được đơn giản hóa và ít mang tính pháp lý được sử dụng và các tham khảo đến những văn bản pháp luật được hạn chế đến mức tối đa.

Tuy nhiên, sổ tay hướng dẫn này KHÔNG thay thế hoặc bổ sung bất kỳ điều gì và các điều khoản của Hội đồng (EC) Số. 1005/2008 và Quy định của Ủy ban (EC) Số. 1010/2009 ngày 22/9/2009 nêu rõ các quy định thực hiện chi tiết2, tạo cơ sở pháp lý để áp dụng.

Nội dung của tài liệu này có thể được tự do sử dụng miễn sao nguồn tài liệu được ghi lại đầy đủ: Ủy ban Châu Âu, Tổng cục Biển và Thủy sản, Brussels, Bỉ (2009), Sổ tay hướng dẫn Áp dụng thực tiễn Quy định của Hội đồng (EC) Số. 1005/2008 ngày 29/9/2008 về thiết lập một hệ thống trong Cộng đồng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Quy định IUU).

Cách sử dụng sổ tay hướng dẫn này

Tài liệu này không cần phải đọc theo thứ tự. Các phần độc lập với nhau, vì thế bạn có thể đọc trực tiếp bất cứ chủ đề nào bạn quan tâm. Vì lý do đó mà có một số phần trùng lặp các câu hỏi và giải thích. Các phần 3 tới 13, đề cập đến việc thực hiện Quy định IUU, gồm các câu hỏi và trả lời đã được đưa ra trước đó.

Một phiên bản điện tử của sổ tay hướng dẫn này và tất cả các Quy định cùng tài liệu có liên quan dưới dạng file pdf sẵn có trên website của Ủy ban Châu Âu:

1 OJ L286, 29.10.2008, p.1

2 OJ L280, 27.10.2009, p.5

Page 6: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

6

Phiên bản 1 - 10/2009http://ec.europa.eu/fisheries/iuu

2. THÔNG TIN CHUNG

Khai thác thủy sản IUU – một vấn đề toàn cầu

Ước tính mỗi năm các hoạt động IUU chiếm tới xấp xỉ 10 tỉ Euros trên toàn thế giới, chiếm 19% giá trị sản lượng đánh bắt được báo cáo trên thế giới3. Khai thác thủy sản IUU có tác động nguy hại về cả kinh tế xã hội và môi trường trên toàn thế giới. Các nước đang phát triển phải trả giá đắt cho tai họa này do thiếu các nguồn lực để kiểm soát các vùng nước. Rất nhiều các cộng đồng ven biển chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào nghề cá để sinh sống. Khai thác thủy sản IUU cũng gây ra một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với khai thác thủy sản bền vững và đa dạng sinh học biển, cũng như gây ra các thiệt hại đối với môi trường biển thông qua việc khai thác thủy sản quá mức và các hoạt động cùng kỹ thuật khai thác thủy sản thiếu trách nhiệm.

Suy giảm trữ lượng thủy sản và giảm khả năng tăng trữ lượng trong tương lai đã làm giảm kích thước và chất lượng của các sản phẩm khai thác, góp phần gây ra khả năng sinh lợi thấp và cuối cùng gây mất việc làm, không chỉ ảnh hưởng tới ngành khai thác và ngành chế biến mà còn ảnh hưởng tới các ngành có liên quan khác.

Khai thác thủy sản IUU cũng góp phần vào sự cạnh tranh không công bằng giữa những ngư dân và các đơn vị hoạt động tuân thủ quy định và những đối tượng không tuân thủ quy định.

Khai thác thủy sản IUU và Cộng đồng Châu Âu

Các con số chung cho thấy các hoạt động khai thác thủy sản IUU chiếm tới xấp xỉ 10 tỉ Euros mỗi năm trên toàn thế giới, khiến cho khai thác thủy sản IUU trở thành đối tượng sản xuất thủy sản lớn thứ hai trên thế giới. Cộng đồng là một mục tiêu có giá mà các đơn vị hoạt động IUU nhắm tới do đây là đơn vị nhập khẩu sản phẩm thủy sản lớn nhất trên thế giới và là một trong những nhà sản xất và xuất khẩu chính trên thế giới. Cộng đồng cũng có nhiều đối tác thương mại ở tất cả các châu lục trong cả lĩnh vực xuất khẩu và nhập khẩu. Năm 2007, Cộng đồng nhập khẩu gần 16 tỉ Euros các sản phẩm thủy sản . Nhập khẩu có nguồn gốc từ các sản phẩm khai thác IUU được ước tính thấp hơn thực tế vào khoảng 1.1 tỉ Euros trong năm 2005. Các sản phẩm đã qua chế biến chiếm xấp xỉ một nửa tổng sản lượng nhập khẩu của Cộng đồng. Chính nhu cầu lớn đối với các sản phẩm có giá trị cao và/hoặc đã qua chế biến đã khiến Cộng đồng trở thành một thị trường hấp dẫn đầy tiềm năng đối với các đơn vị hoạt động IUU, do thiếu các cơ chế kiểm soát dựa vào truy xuất nguồn gốc và giám định tàu cá, và vì các sản phẩm khai thác IUU có thể dễ dàng được tẩy rửa, kể cả thông qua chế biến.

Khung pháp lý

Quy định IUU là kết quả của một loạt các hoạt động của Ủy ban Châu Âu trong cuộc chiến chống lại khai thác thủy sản IUU. Điểm cốt lõi trong chính sách của Ủy ban bắt nguồn từ Kế hoạch Hành động IUU năm 2002 của Ủy ban Châu Âu, lấy ý tưởng trực tiếp từ Kế hoạch Hành động Quốc tế của FAO được thông qua năm 2001 nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác thủy sản IUU4. Đề xuất đối với Quy định

3 Nghiên cứu phát triển đại dương, 2007, http://ec.europa.eu/fisheries/publications/studies_reports_en.htm

4 htt p ://www.fao.org/DOCREP/003/ y 1224e/ y 1224e00.htm

Page 7: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

7

Phiên bản 1 - 10/2009

IUU được Ủy ban Châu Âu giới thiệu cùng với Thông tin công bố vào tháng 10 năm 2007 dựa trên các đóng góp và kết quả tham khảo ý kiến công khai được đưa ra vào tháng 1 năm 2007. Đề xuất đã nhận được đánh giá cao và hỗ trợ từ Quốc hội Châu Âu và Ủy ban Kinh tế Xã hội Châu Âu. Trong đề xuất, Hội đồng Bộ trưởng Thủy sản Châu Âu đã đạt được thỏa thuận nhất trí về chính trị vào ngày 24 tháng 6 năm 2008, chính thức thông qua Quy định IUU ngày 29 tháng 9 năm 2008. Quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2010.Như đã dự kiến trước trong Quy định IUU, Ủy ban Châu Âu đã thông qua Quy định Thực hiện (Quy định của Ủy ban (EC) Số. 1010/2009 ngày 22/10/2009) trình bày rõ các thông tin chi tiết về kỹ thuật trong những lĩnh vực sau:

• Thông báo trước việc cập cảng, chuyển tàu và các lô hàng (các Điều 1, 2);• Các khai báo cập cảng và chuyển tàu (Article 3);• Các tiêu chí chuẩn đối với các hoạt động thanh tra tại cảng (các Điều 4, 5);• Quy trình cấp chứng nhận khai thác được đơn giản hóa đối với các sản phẩm thủy sản

có đặc điểm cụ thể (các sản phẩm khai thác từ các tàu cá nhỏ, Điều 6); • Danh sách các quy trình cấp chứng nhận khai thác được công nhận tại các Tổ chức Quản

lý Nghề cá Khu vực (Điều 7);• Các thời hạn nộp giấy chứng nhận khai thác (Điều 8);• Các đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt (các Điều từ 9-30);• Các tiêu chí quản lý nguy cơ đối với các xác minh liên quan đến các chứng nhận khai thác (các Điều 31, 32);• Hợp tác hành chính với các nước thứ ba về giấy chứng nhận khai thác (Điều 33);• Các báo cáo theo dõi (Điều 34);• Hỗ trợ lẫn nhau (các Điều từ 35 – 52);• Sửa đổi danh sách các sản phẩm nằm ngoài quy định (Điều 53).

Quy định IUU và hệ thống kiểm soát của Cộng đồng

Quy định IUU là một trong ba vấn đề cơ bản của hệ thống kiểm soát thủy sản mới trong Cộng đồng Châu Âu. Vấn đề cơ bản thứ hai là Quy định của Hội đồng (EC) Số. 1006/2008 ngày 29/9/2008 về các quyền hạn đối với các hoạt động khai thác thủy sản của các tàu cá thuộc Cộng đồng ngoài các vùng nước của Cộng đồng và tàu cá của các nước thứ ba tiếp cận các vùng nước thuộc Cộng đồng 5. Vấn đề cơ bản thứ ba liên quan đến kiểm soát việc tuân thủ các quy định trong Chính sách Thủy sản Chung của Cộng đồng của các tàu cá EC và các tàu cá thuộc nước thứ ba trong vùng nước của Cộng đồng. Với mục đích này, Ủy ban Châu Âu đã thông qua một đề xuất về quy định của Cộng đồng liên quan đến việc thiết lập một hệ thống kiểm soát trong Cộng đồng đảm bảo tuân thủ các quy định của Chính sách Thủy sản Chung vào ngày 14/11/2008, có hiệu cùng thời điểm với Quy định IUU, ngày 01/01/2010.Cùng với Quy định về các quyền hạn khai thác thủy sản, cải cách quan trọng của hệ thống kiểm soát Chính sách Thủy sản Chung hiện nay sẽ bổ sung cho Quy định IUU để đảm bảo không phân biệt đối xử giữa ngành thủy sản của Cộng đồng và của nước thứ ba .

5 OJ L286, 29.10.2008, p. 33

Page 8: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

8

Phiên bản 1 - 10/2009

Liên hệ với các nước thứ ba 6 và các bên liên quan

Với quá trình hoạt đông, người ta dự đoán Quy định IUU sẽ áp dụng với 4.500.000 tấn sản phẩm thủy sản nhập khẩu và 1.200.000 tấn sản phẩm xuất khẩu.Do quy định IUU được thông qua năm 2008, nên tất cả các nước thứ ba đã được liên hệ để được tư vấn về công cụ mới này, tiếp nối các hoạt động cung cấp thông tin đã được thực hiện ngay sau khi thông qua Đề xuất của Ủy ban Châu Âu . Một số hội thảo cấp khu vực và cuộc họp song phương đã được tổ chức nhằm cung cấp thông tin chi tiết về Quy định và trả lời các câu hỏi liên quan đến việc thực hiện Quy định trong tương lai. Khi các cơ quan của nước thứ ba yêu cầu, các đại diện trong ngành cũng sẽ tham gia vào những cuộc họp và hội thảo này.Bộ thông tin chi tiết bằng 3 ngôn ngữ cũng đã được chuyển đến tất cả các nước trước khi xuất bản Quy định IUU.Ngoài ra, Quy định đã được trình bày và thảo luận ở nhiều diễn đàn quốc tế như ASEAN, ASEAN-SEAFDEC, ACP, CTA, FAO, APEC etc.Nhằm thông báo trực tiếp cho các bên liên quan của EC và nước thứ ba về nội dung của Quy định, Ủy ban Châu Âu trong Hội chợ Hải Sản Brussels tháng 4 năm 2009 đã giới thiệu các bài trình bày. Bên cạnh đó, một mội thảo đã được tổ chức vào tháng 5 năm 2009 tại Brussels để hoàn thiện thông tin đã cung cấp cho các cơ quan tư vấn có liên quan của EC.Thông tin liên quan được đăng tải trên website của DG MARE:

http://ec.europa.eu/fisheries/iuu

3. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUNG VÀ PHẠM VI CỦA QUY ĐỊNH IUU

Quy định IUU là một công cụ minh bạch và không phân biệt đối xử áp dụng cho tất cả các tàu cá, treo cờ bất kỳ quốc gia nào, nhằm tìm kiếm biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ hoạt động khai thác thủy sản IUU, tại tất cả các vùng biển, đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ khai thác thủy sản IUU được trao đổi thương mại với Cộng đồng hoặc các công dân thuộc Cộng đồng có liên quan đến khai thác thủy sản IUU.Để đảm bảo rằng không có sản phẩm nào có nguồn gốc từ hoạt động khai thác thủy sản IUU xuất hiện trên thị trường của Cộng đồng hoặc các thị trường được cung cấp sản phẩm từ Cộng đồng, Quy định tìm kiếm sự đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc đầy đủ đối với tất cả các hải sản được trao đổi thương mại với Cộng đồng, bằng một quy trình cấp chứng nhận khai thác. Quy trình này là một phần thiết yếu của Quy định IUU cũng sẽ cải thiện và tạo điểu kiện thuận lợi cho việc kiểm soát và và tuân thủ các quy định về quản lý và bảo tồn, với sự hợp tác của các nước thứ ba. Quy trình cấp chứng nhận khai thác cũng có thể áp dụng với các sản phẩm khai thác từ các tàu cá của Cộng đồng được xuất khẩu, nếu nước cuối cùng mà sản phẩm xuất khẩu đến yêu cầu một giấy chứng nhận khai thác.Về khía cạnh này, Quy định IUU dựa trên trách nhiệm và các cam kết của các nước thứ ba. Quy định dựa trên các tiêu chí khách quan, như các biện pháp quản lý và bảo tồn của quốc gia và/hoặc quốc tế có thể áp dụng và không đưa ra bất kỳ biện pháp quản lý và bảo tồn mới nào. Hơn nữa, Quy định tạo khả năng thích ứng với các yêu cầu chung để xem xét các trường hợp cụ thể (v.d. với nghề cá quy mô nhỏ).Quy định IUU cũng bao gồm các điều khoản về kiểm soát các nước có cảng dành cho tàu cá của các nước thứ ba7, giám định các tàu IUU của nước thứ ba hoặc của EC, các nước thứ ba không hợp tác và các công dân EC liên can tới khai thác thủy sản IUU treo cờ của bất kỳ

6 "third countries" means all countries which are not an EU Member State

Page 9: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

9

Phiên bản 1 - 10/2009

nước nào. Các điều khoản được bổ sung bằng một hệ thống hỗ trợ lẫn nhau nhằm tạo điều kiện trao đổi thông tin giữa các cơ quan chức năng tại các nước thứ ba, các Nước thành viên EU và Ủy ban Châu Âu cùng với hệ thống Cảnh báo của Cộng đồng, được xây dựng riêng để tập trung vào các xác minh các trường hợp nguy cơ.Để đảm bảo thực thi hiệu quả, Quy định cũng bao gồm một hệ thống hài hòa các biện pháp trừng phạt công bằng và có tính chất can ngăn đối với các vi phạm nghiêm trọng của cá nhân con người tự nhiên và pháp nhân.

EU đã thông báo Quy định IUU cho WTO (Tham khảo: WT/L/747 ngày 10/02/2009). Việc thực hiện các điều khoản, kể cả giấy chứng nhận khai thác, sẽ không trở thành một rào cản thương mại; ngược lại, sẽ tạo điều kiện trao đổi thương mại hợp pháp và ngăn chặn sự cạnh tranh không lành mạnh từ các sản phẩm bất hợp pháp.Quy trình cấp chứng nhận khai thác lấy ý tưởng trực tiếp từ các công cụ đã được thông qua trước đó, ở cấp khu vực, đã chứng minh được tính hiệu quả trong việc chống lại khai thác thủy sản IUU và tạo thuận lợi cho trao đổi thương mại hợp pháp các sản phẩm thủy sản. Cuối cùng, Quy định IUU dựa trên các tiêu chí khách quan, do hiện nay EC không áp dụng các tiêu chuẩn riêng. Quy định có tham khảo các luật và Quy định đã được các nước thứ ba thông qua, kể cả các biện pháp quản lý và bảo tồn.

– Q.: Liệu có khả năng Quy định sẽ có hiệu lực từ từ và linh hoạt để cho phép các nước đang phát triển thích nghi với tình hình mới?

– A.: Hội đồng Châu Âu đã thông qua Quy định này với sự đồng thuận mà không đưa ra giai đoạn chuyển đổi hoặc khả năng có đối xử đặc biệt hoặc trường hợp ngoại lệ đối với bất kỳ quốc gia nào. Quy định IUU sẽ chỉ áp dụng cho các sản phẩm từ biển được khai thác từ ngày 01/01/2010. Do đó, các sản phẩm có nguồn gốc từ các sản phẩm khai thác trước ngày này không cần phải kèm theo một chứng nhận khai thác. Vì những lý do hiển nhiên này, Quy định sẽ áp dụng trước tiên cho các sản phẩm tươi sống và sau đó mới áp dụng cho tất cả các sản phẩm, phụ thuộc vào ngành đánh bắt chứ không phải ngày xuất khẩu hay nhập khẩu. Do đó, cơ quan chức năng có thẩm quyền của các Nước thành viên EU có thể yêu cầu các tài liệu thích hợp từ các đơn vị nhập khẩu hoặc các đơn vị hoạt động khác có liên quan khi các sản phẩm được nhập khẩu có nguồn gốc từ sản phẩm khai thác trước ngày 1.1.2010 (không cần một giấy chứng nhận khai thác), để quyết định liệu các hoạt động khai thác có thực sự diễn ra trước ngày đó.

– Q.: Các Nước và Lãnh thổ bên ngoài (e.g. Quần đảo Falkland, Polynesia thuộc Pháp) có tư cách đặc biệt theo Quy định IUU không?

– A.: Các Nước và Lãnh thổ bên ngoài không phải là một phần của lãnh thổ thuộc Cộng đồng Châu Âu và do đó được coi như các nước thứ ba theo Quy định IUU. Do đó, các Lãnh thổ bên ngoài phải thực hiện Quy định IUU giống như bất kỳ nước thứ ba nào khác để các sản phẩm đánh bắt của họ tuân theo các quy định về quản lý và bảo tồn có liên quan, được trao đổi thương mại, trực tiếp hoặc gián tiếp với EC.

7 Các tàu cá của EC chấp nhận các biện pháp kiểm soát cụ thể và nghiêm ngặt hơn theo Quy định (vui lòng nêu chi tiết), hiện đang được xem xét để cải thiện năng suất (xem Đề suất của Ủy ban ngày 14/11/2008 được trích dẫn ở trên)

Page 10: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

10

Phiên bản 1 - 10/2009

Hợp tác với các nước thứ ba

Quan hệ hợp tác được cải thiện giữa các Nước thành viên EU và các nước thứ ba trong cuộc chiến chống lại khai thác thủy sản IUU là một yếu tố cốt lõi của Quy định IUU không hạn chế đối với các khía cạnh cụ thể liên quan đến quy trình cấp chứng nhận khai thác.

Khai thác thủy sản IUU là một vấn đề toàn cầu ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển ven biển nơi một số cộng đồng nhất định đôi khi hoàn toàn phụ thuộc vào ngành khai thác thủy sản. Do đó, việc xây dựng các cơ chế hợp tác giữa các Nước thành viên EU và các nước thứ ba nhằm hạn chế khai thác thủy sản IUU và tạo cơ hội cho các đơn vị hoạt động thực hiện tuân thủ các biện pháp quản lý và bảo tồn là hết sức quan trọng.

Những cơ chế này sẽ phát huy đầy đủ tác dụng chỉ với điều kiện các nước thứ ba có các bước tiến nhằm hợp tác với Cộng đồng Châu Âu và thực hiện hiệu quả việc tuân thủ Quy định IUU. Cả Cộng đồng Châu Âu và các nước thứ ba cùng được hưởng lợi ích như nhau trong cuộc chiến chống lại các hoạt động khai thác thủy sản IUU. Sinh kế của ngư dân, môi trường và thương mại toàn cầu là những lĩnh vực đã bị ảnh hưởng và sẽ còn bị hủy hoại hơn nữa nếu khai thác thủy sản IUU vẫn tiếp tục không giảm sút.

Quy trình cấp chứng nhận khai thác bao gồm cả sản phẩm thủy sản đã qua chế biến và chưa được chế biến và sẽ cải thiện hợp tác giữa các Nước treo cờ, Nước thị trường và Nước chế biến. Nếu có những nghi ngờ có căn cứ về tính hiệu lực của các giấy chứng nhận khai thác hoặc về các biện pháp quản lý và bảo tồn, các Nước thành viên EU sẽ thông báo với nước thứ ba có liên quan và yêu cầu nước đó tiến hành tất cả các xác minh thích hợp, các kết quả thu được từ xác minh sẽ cho phép đưa ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối cho hàng hóa vào thị trường EC.

Tuy nhiên, Hợp tác với các nước thứ ba sẽ không chỉ giới hạn trong duy nhất một mục đích là kiểm tra các giấy chứng nhận khai thác và các tài liệu có liên quan. Sự hợp tác này cũng phục vụ cho những hoàn cảnh cụ thể, do sự đa dạng của các nước thứ ba và các dòng thương mại có liên quan đồng thời việc hợp tác nhằm cung cấp một cơ sở pháp lý cho việc trao đổi thông tin nhằm chống lại khai thác thủy sản IUU.

Phạm vi của Quy định IUU và các định nghĩa

Quy định IUU nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ các hoạt động khai thác thủy sản tại bất kỳ vùng biển nào có liên quan đến Cộng đồng Châu Âu thông qua các dòng thương mại, hoặc cờ của các tàu cá hay quốc tịch của các đơn vị hoạt động. Do đó Quy định áp dụng cho tất cả các trao đổi thương mại các sản phẩm hải sản, đã hoặc chưa qua chế biến, có nguồn gốc từ tàu cá của các nước thứ ba và xuất khẩu sang Cộng đồng bằng bất kỳ phương tiện vận tải nào, và áp dụng với sản phẩm khai thác có nguồn gốc từ các tàu cá của Cộng đồng được xuất khẩu sang các nước thứ ba. Phạm vi của quy định được nêu rõ tại Điều 1(3) của Quy định IUU . Tuy nhiên một số sản phẩm nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của Quy định IUU. Danh sách này có thể được tìm thấy trong Phụ lục I của Quy định, được sửa đổi hàng năm.

Theo định nghĩa “tàu cá” trong Điều 2(5) của Quy định IUU, các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác được bốc dỡ bởi thợ lặn hoặc từ bẫy đặt trên các tàu hỗ trợ, cũng nằm trong phạm vi Quy định IUU. Tương tự với các sản phẩm ngoài cá bột và cá hương có nguồn gốc từ biển và được nuôi lớn tại một trang trại trước khi đem bán. Do đó, tất cả những sản phẩm khai thác này được yêu cầu có giấy chứng nhận khai thác như đã nêu tại Chương III của Quy định IUU.

Page 11: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

11

Phiên bản 1 - 10/2009

Tương tự định nghĩa về khai thác thủy sản IUU trong Kế hoạch Hành động Quốc tế nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, và xóa bỏ khai thác thủy sản IUU do FAO thông qua năm 2001, việc giải thích một số định nghĩa khác như “nhập khẩu”, “xuất khẩu”, “tái xuất”, “lô hàng” v.v…cũng có ý nghĩa quan trọng. Tất cả những định nghĩa này có thể được tìm thấy trong Điều 2(1) của Quy định IUU được gắn kèm với sổ tay hướng dẫn này trong phần phụ lục.Phạm vi của Quy định IUU để phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ khai thác thủy sản IUU bao gồm:- những vi phạm các quy định về quản lý và bảo tồn các nguồn lợi thủy sản tại các vùng nước của quốc gia và quốc tế;- các hoạt động khai thác thủy sản tại các vùng ngài khơi chịu sự quản lý của một Tổ chức Quản lý Nghề cá Khu vực (RFMO) được tiến hành bởi các tàu cá không có quốc tịch hoặc đăng ký quốc tịch của một Nước treo cờ khác mà không phải là Bên hợp tác hoặc Bên ký kết với RFMO và có hình thức hoạt động trái với các quy định của tổ chức này;- các hoạt động khai thác thủy sản được tiến hành tại các vùng biển ngoài khơi không chịu sự quản lý của một RFMO dưới hình thức không thống nhất với các trách nhiệm của quốc gia về bảo tồn các nguồn lợi thủy sản theo luật pháp quốc tế.- các hành vi sẽ bị coi là các hoạt động khai thác thủy sản IUU. Theo quy định IUU, một tàu cá sẽ bị coi là có tham gia vào các hoạt động khai thác thủy sản IUU nếu có bằng chứng cho thấy các đơn vị hoạt động thuộc tàu đã tiến hành các hoạt động vi phạm các biện pháp quản lý và bảo tồn có thể áp dụng tại khu vực có liên quan, như khai thác thủy sản không có giấy phép còn giá trị, trong khu vực đóng cửa, ngoài độ sâu cấm đánh bắt hoặc vào mùa cấm đánh bắt, hay sử dụng ngư cụ bị cấm sử dụng, cũng như không thực hiện các nghĩa vụ báo cáo, làm giả nhận dạng, hoặc cản trở công việc của thanh tra.

– Q.: Quy định IUU có áp dụng cho các sản phẩm khai thác trước ngày 01/01/2010 ?– A.: Không, Quy định IUU sẽ chỉ ảnh hưởng đến các sản phẩm hải sản khai

thác kể từ ngày 01/01/2010. Quy định IUU sẽ không áp dụng cho các sản phẩm được chế biến từ các sản phẩm khai thác trước ngày 01/01/2010. Những sản phẩm này không cần kèm theo một giấy chứng nhận khai thác thậm chí nếu chúng được nhập khẩu vào EU sau 01/01/2010. Điều này có nghĩa là một số lô hàng sẽ vào thị trường EC sau ngày này mà không có giấy chứng nhận khai thác do các sản phẩm được đánh bắt trước thời hạn này. EC hiểu rằng các nguyên liệu được dùng để chế biến các sản phẩm và bản thân các sản phẩm được chế biến có thể được bảo quản trong kho trong một khoảng thời gian nào đó, phụ thuộc vào các nhân tố khác nhau, trước khi được trao đổi thương mại với EC. Không có thời hạn cụ thể hoặc các khoảng thời gian chuyển đổi được đưa ra khi Quy định IUU áp dụng cho tất cả các sản phẩm dưới hình thức không phân biệt đối xử. Nếu phát hiện có vi phạm và các khai báo sai theo Quy định IUU, đơn vị nhập khẩu tại Nước thành viên EU sẽ phải chịu trách nhiệm. Để tránh khỏi bất kỳ sự trì hoãn nào ở giai đoạn nhập khẩu, chúng tôi khuyên các bạn đưa ra các tài liệu phù hợp về ngày đánh bắt cho các cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU khi xuất khẩu các sản phẩm có nguồn gốc từ hoạt động khai thác trước 1.1.2010 không yêu cầu một giấy chứng nhận khai thác.

– Q.: Quy định này sẽ được thực hiện như thế nào trên thực tế – các cơ quan có thẩm quyền tại các Nước thành viên EU sẽ kiểm tra thế nào đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ hoạt động khai thác trước hoặc sau ngày 01/01/2010 ? Nên đưa ra những tài liệu nào để chứng minh ngày khai thác thủy sản?

Page 12: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

12

Phiên bản 1 - 10/2009

– A.: Có một số trường hợp cụ thể rất rõ ràng khi quyết định liệu hoạt động khai thác được tiến hành trước hoặc sau ngày 01/01/2010. Ví dụ như thủy sản tươi sẽ được xếp vào sản phẩm thuộc những ngày nộp đơn yêu cầu đầu tiên. Thời gian vận chuyển cũng là một yếu tố quyết định khác ảnh hưởng đến ngày thực hiện có hiệu lực của Quy định IUU tại EC đối với các lô hàng nhập khẩu. Đánh dấu bằng ngày 01/01/2010, điều này có nghĩa là các sản phẩm không có quy trình cấp chứng nhận khai thác có thể được nhập khẩu mà không có giấy chứng nhận khai thác nếu các sản phẩm này có nguồn gốc từ sản phẩm khai thác trước ngày 01/01/2010. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là những sản phẩm này không phải tuân thủ các biện pháp quản lý và bảo tồn có liên quan. Trong trường hợp nghi ngờ về ngày tiến hành khai thác thủy sản, cơ quan có thẩm quyền tại một Nước thành viên EU có thể tìm kiếm bất kỳ thông tin thích hợp nào cho thấy thời gian những sản phẩm này được khai khai thác. Điều 17(1)của Quy định IUU nêu rõ "Các Nước thành viên EU có thể tiến hành tất cả các xác minh họ cho là cần thiết để đảm bảo rằng những điều khoản của Quy định này được áp dụng chính xác".

– Q.: Danh mục Tổng hợp nêu trong định nghĩa về sản phẩm thủy sản tại Điều 2(8) có nghĩa là gì?

– A.: Danh mục Tổng hợp (CN) là một công cụ pháp lý để xác định các loại hàng hóa được xây dựng để đáp ứng ngay lập tức và đồng thời các yêu cầu của cả Biểu thuế Hải quan Chung và thống kê thương mại bên ngoài của Cộng đồng. Quy định cơ sở chính là Quy định của Hội đồng (EEC) Số 2658/87 về biểu thuế và danh mục thống kê và về Biểu thuế Hải quan Chung. Một phiên bản cập nhật của Phụ lục I thuộc Quy định Danh mục Tổng hợp đã được xuất bản thành một Quy định của Ủy ban hàng năm trong loạt Tạp chí Chính thức của Cộng đồng Châu Âu. Danh mục Tồng hợp được cấu trúc thành các nhóm hàng hóa được xác định bằng một mã 8 số dựa trên mã 6 số của Hệ thống Hài hòa ký hiệu và mã hóa hàng hóa (HS) của Tổ chức Hải quan Thế giới, hiện đang được thực hiện ở gần 150 quốc gia.

– Q.: Các tàu công-ten-nơ có thuộc phạm vi định nghĩa tàu cá theo Điều 2(5) không?

– A.: Không, các tàu công-ten-nơ nằm ngoài phạm vi các tàu cá và do đó không phải thông báo trước như quy định nêu tại Điều .Tuy nhiên,tất cả các sản phẩm hải sản phải kèm theo một giấy chứng nhận khai thác hải sản bất kể theo hình thức vận tải nào sang EC (bằng tàu biển, đường hàng không, đường bộ).

– Q.: "Lô hàng" có nghĩa là gì?– A.: "Lô hàng" được định nghĩa trong Điều 2(23) và đề cập đến các

sản phẩm hoặc được vận chuyển đồng thời từ một đơn vị xuất khẩu tới một bên nhận, hoặc được ghi trong một chứng từ vận đơn đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa từ đơn vị xuất khẩu đến bên nhận, bất kể kích thước từ một đến một vài công-ten-nơ.

– Q.: Những sản phẩm nào thuộc phạm vi của Quy định IUU?– A.: Tất cả các sản phẩm được liệt kê trong chương 03 và các và các đề mục

Thuế quan 1604 và 1605 của Danh mục Tổng hợp đều nằm trong phạm vi của Quy định, trừ những sản phẩm được liệt kê trong Phụ lục I của Quy định (những sản phẩm loại trừ).

Page 13: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

13

Phiên bản 1 - 10/2009

– Q.: Cơ sở hợp lý để loại trừ một số sản phẩm nào đó theo phụ lục I là gì?– A.: Một số sản phẩm thủy sản nhất định đã được loại trừ khỏi phạm vi

của Quy định theo Phụ lục I do những sản phẩm này không được khai thác từ các vùng biển hoặc ít quan trọng xét theo khía cạnh các biện pháp quản lý và bảo tồn và trao đổi thương mại với EC.

– Q.: Do các sản phẩm có nguồn gốc từ nuôi trồng có được từ cá bột và cá hương không thuộc phạm vi Quy định, có thể phân biệt những sản phẩm này với các sản phẩm thuộc phạm vi quy định bằng cách nào (đặc biệt nếu chúng cùng loài)? Trên thực tế , những hoạt động hay biện pháp nào được sử dụng để phân biệt các sản phẩm đó?

– A.: Đây sẽ là một vấn đề đối với các cơ quan chức năng của các Nước thành viên EU trong việc kiểm soát và phân biệt các lô hàng thuộc phạm vi Quy định IUU. Do, khi xem xét khía cạnh hành chính và pháp lý, đơn vị xuất khẩu biết bản chất chính xác của sản phẩm đem xuất khẩu, họ biết khi nào phải yêu cầu một giấy chứng nhận khai thác. Việc kiểm soát sẽ được thực hiện tại các Nước thành viên EU và nếu phát hiện thấy các sản phẩm thuộc phạm vi Quy định IUU được công bố là sản phẩm có nguồn gốc từ nuôi trồng từ các bột hoặc cá hương, các Nước thành viên EU sẽ áp dụng các biện pháp theo Quy định IUU và sẽ yêu cầu đơn vị nhập khẩu phải chịu trách nhiệm vì khai báo sai và các cơ quan chức năng tương ứng của các nước thứ ba sẽ được thông báo về việc này. Trong trường hợp có nghi ngờ, việc phân tích sản phẩm có thể được tiến hành tại nơi cũng có thê yêu cầu các thông tin của nước thứ ba tương ứng. Các nước thứ ba đã được mời để trao đổi thông tin chi tiết về các loài có nguồn gốc từ nuôi trồng cá bột hoặc cá hương. Thông tin chi tiết này sẽ được các cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU sử dụng để tạo điều kiện giám định các sản phẩm có hoặc không nằm trong quy trình cấp chứng nhận khai thác. Những chi tiết này có thể có giá trị nhưng lại không tạo thành thông tin ràng buộc về pháp lý đối với các cơ quan có thẩm quyền để biết nên và không nên kiểm tra những sản phẩm nào. Về điểm này, chúng ta cần nhớ rằng các cơ quan chức năng của nước xuất khẩu là lượt kiểm tra độ chính xác của thông tin đầu tiên đối với các sản phẩm được xuất khẩu liên quan đến chủ đề cụ thể này.

4. NHỮNG QUY ĐỊNH NÀO ĐƯỢC ÁP DỤNG CHO HOẠT ĐỘNG THANH TRA TÀU CÁ CỦA NƯỚC THỨ BA VÀ CÁC SẢN PHẨM THỦY SẢN TẠI CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN EU?

Quy định IUU cung cấp một khung cơ sở cao hơn cho việc kiểm soát Quốc gia có cảng, cho phép các cơ quan Nước thành viên EU quản lý và giám sát tốt hơn các tàu cá và các sản phẩm khai thác của các tàu này. Do đó, việc tiếp cận với các dịch vụ tại cảng, cập cảng và chuyển tàu của tàu cá các nước thứ ba sẽ chỉ được cấp phép tại các cảng được các Nước thành viên EU chỉ định. (xem Điều 5). Chủ các tàu cá của Nước thứ ba cũng phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU sở hữu các cơ sở vật chất trên cảng mà họ muốn sử dụng ít nhất 3 ngày làm việc trước thời gian đến dự kiến. Thời hạn này sẽ giúp các cơ quan tổ chức tốt hơn các hoạt động thanh tra và kiểm tra và tránh tắc nghẽn tại cảng. Các trường hợp ngoại lệ đối với khoảng thời gian thông báo này có xem xét đến loại sản

Page 14: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

14

Phiên bản 1 - 10/2009phẩm thủy sản được nêu trong Quy định Thực hiện của Ủy ban. Ngoài ra, thuyền trưởng tàu cá các nước thứ ba (hoặc các đại diện của họ) sẽ nộp cho cơ quan chức năng của Nước thành viên EU một tờ khai nêu rõ số lượng sản phẩm thủy sản theo loài và ngày cũng như nơi khai thác trước khi cập cảng hoặc chuyển tàu.

Đối với sản phẩm khai thác được cập cảng hoặc chuyển tàu tại EC, một giấy chứng nhận khai thác có hiệu lực phải đi kèm theo thông báo trước này (xem phần 5 trên chứng nhận khai thác).

Như đã đề cập trong đoạn trên, việc tiếp cận với các dịch vụ cảng và quản lý các hoạt động cập cảng hoặc chuyển tàu của tàu cá các nước thứ ba chỉ được cho phép tại các quốc gia có cảng của Nước thành viên EU. Do đó, danh sách tất cả các cảng mà một Nước thành viên EU đã chỉ định hàng năm phải được gửi cho Ủy ban Châu Âu, nơi sẽ xuất bản danh sách này trên Tạp chí Chính thức và trên website của EU.

Thông báo trước (Điều 6)

Thuyền trưởng tàu cá các nước thứ ba phải thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của một Nước thành viên EU có các phương tiện tại cảng (được chỉ định) mà họ muốn sử dụng ít nhất 3 ngày làm việc trước thời gian đến dự kiến, nếu không việc vào cảng có thể bị từ chối.

Các thời hạn ngắn hơn có thể áp dụng nếu cần thiết, khi xem xét loại sản phẩm (v.d. thủy sản tươi). Các điều khoản chi tiết về những thời hạn này cùng với một mẫu thông báo được trình bày trong Phụ lục I và II của Quy định Thực hiện của Ủy ban.

Cũng nên chú ý rằng những thời hạn khác nhau đối với việc thông báo trước được thống nhất song phương với bất kỳ nước thứ ba nào trong một thỏa thuận quốc tế vẫn được áp dụng.

Việc thông báo sẽ đảm bảo kiểm soát hiệu quả và tránh những trì hoãn không cần thiết tại các cảng.

Thông báo trước việc cập cảng phải bao gồm những thông tin sau đây:- nhận dạng tàu cá;- tên của cảng được chỉ định và mục đích cập cảng hoặc các họa động khác;- quyền khai thác hoặc nếu thích hợp, quyền chuyển tàu;- những ngày của chuyến hành trình khai thác;- thời gian tới cảng dự tính;- số lượng các loài và sản phẩm khai thác;- khu vực tiến hành khai thác hoặc đánh bắt; và,- số lượng được cập cảng hoặc chuyển tàu

Chuyển tàu

Các hoạt động chuyển tàu, vốn được coi là một cách để tẩy rửa các sản phẩm khai thác bất hợp pháp sẽ phải tuân theo các quy định kiểm soát cao hơn. Tất cả các hoạt động chuyển tàu tại các vùng nước của EC đều bị cấm và chỉ có thể diễn ra tại các cảng được chỉ định tại các Nước thành viên EU. Ngoài các vùng nước thuộc Cộng đồng, các tàu cá treo cờ của một Nước thành viên EU không được phép chuyển tàu các sản phẩm trên biển từ các tàu cá của nước thứ ba nếu các tàu cá đó không đăng ký là tàu chở hàng dưới sự bảo trợ của một RFMO (Điều 4(3) và (4)).

Ngoài ra, mỗi lần chuyển tàu phải được ghi lại trong giấy chứng nhận khai thác. Những biện pháp này sẽ cho phép các cơ quan có thẩm quyền giám sát việc chuyển tàu tốt hơn.

Page 15: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

15

Phiên bản 1 - 10/2009

– Q.: Điều gì sẽ xảy ra nếu một tàu cá chuyển tàu các sản phẩm thủy sản không khai báo sang một tàu cá khác, và sau đó tàu cá thứ hai này chuyển hàng đến Cộng đồng?

– A.: Các sản phẩm này sẽ không được coi là kèm theo một giấy chứng nhận khai thác có giá trị và sản phẩm sẽ không thể vào được thị trường EC. Do đó việc nhập khẩu sẽ bị từ chối thậm chí ngay cả khi bản thân sản phẩm khai thác được phê duyệt hoặc/và hoạt động chế biến đã được điền chính xác.

– Q.: Nếu vì lý do hậu cần mà phải tiến hành chất hàng lại trong khi vận chuyển một lô hàng từ một tàu sang tàu khác, thì có bị coi là chuyển tàu không?

– A.: Không, chất lại các công-ten-nơ vì lý do hậu cần sẽ không bị tính là chuyển tàu miễn là các lô hàng không bị thay đổi hoặc bao gói không bị mở, vì các giấy chứng nhận khai thác kèm theo liên quan đến các lô hàng cụ thể và các phần phụ lục trong Phần 10 đã cung cấp chi tiết vận tải.

Quyền vào cảng thuộc Cộng đồng (Điều 7)

Các tàu cá của nước thứ ba sẽ được phép cập cảng hoặc chuyển tàu tại nơi đã gửi một thông báo trước hoàn thiện và các sản phẩm thủy sản có kèm theo một giấy chứng nhận khai thác có hiệu lực. Các Nước thành viên EU có thể cho phép tàu vào cảng nếu các sản phẩm thủy sản không kèm theo một giấy chứng nhận khai thác, nhưng sẽ giữ những sản phẩm này trong kho đến khi hoàn thành quá trình kiểm tra. Nếu quá trình này không được hoàn thành trong vòng 14 ngày sau khi đến cảng, Nước thành viên EU có thể tịch thu các sản phẩm thủy sản. Những tàu cá xuất hiện trong danh sách tàu IUU của Cộng đồng sẽ không được phép vào cảng của các Nước thành viên EU (ngoại trừ có lý do bất khả kháng hoặc sự cố), xem Điều 37 (5).

Ghi lại các hoạt động cập cảng và chuyển tàu (Điều 8)

Chủ các tàu cá của nước thứ ba (hoặc người đại diện của họ) phải nộp cho cơ quan quản lý cảng của Nước thành viên EU, trước khi cập cảng hoặc chuyển tàu, một tờ khai nêu rõ:

- số lượng các sản phẩm thủy sản theo loài được cập cảng hoặc chuyển tàu, và- ngày và địa điểm mỗi sản phẩm khai thác.

Các mẫu tờ khai cập cảng và chuyển tàu được trình bày trong Phụ lục III của Quy định Thực hiện của Ủy ban.

Thanh tra tàu cá (các Điều 9 và 10)

Các Nước thành viên sẽ tiến hành thanh tra ít nhất 5% các hoạt động cập cảng và chuyển tàu của các tàu cá nước thứ ba hàng năm và bằng cách sử dụng các chuẩn dựa trên tiêu chí hài hòa hóa để quản lý nguy cơ. Tuy nhiên, các tàu sẽ được thanh tra một cách có hệ thống trong trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện thấy không tuân thủ các biện pháp quản lý và bảo tồn. Những tàu cá sau đây sẽ luôn luôn bị thanh tra:

- nếu không thông báo trước hoặc thông báo trước bị muộn đối với việc cập cảng (Điều 6);- nơi các giấy chứng nhận khai thác chưa được phê duyệt hợp lệ (Điều 18 (1) c);- các tàu cá bị theo dõi đã tiến hành các hoạt động IUU;

Page 16: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

16

Phiên bản 1 - 10/2009

- các tàu được báo cáo theo Hệ thống Cảnh báo của Cộng đồng;- các tàu được xác định bởi Ủy ban Châu Âu bị coi như đã tiến hành các hoạt động IUU và- các tàu được liệt kê trong các danh sách tàu IUU mà các RFMO đã thông qua.

Các hoạt động thanh tra sẽ được tổ chức dưới hình thức tránh những sự trì hoãn không cần thiết tại cảng.

Trong trường hợp vi phạm (Điều 11)

Sẽ không được quyền cập cảng hoặc chuyển tàu các sản phẩm tại một cảng của Nước thành viên EU nếu việc thanh tra cho thấy bằng chứng tàu cá có liên can tới các hoạt động khai thác thủy sản IUU.

Ngoài ra, cơ quan có thẩm quyền của Nước treo cờ sẽ được thông báo về báo cáo thanh tra để họ tự thanh tra và tiếp tục theo dõi. Đối với các vi phạm xảy ra tại Khu đặc quyền kinh tế (EEZ) của một Nước ven biển, nước này cũng sẽ được thông báo để điều tra. Nếu có liên quan, các Nước treo cờ của tàu donor vessel sẽ được thông báo về vi phạm và thông báo cũng được chuyển tới RFMO có thẩm quyền đối với việc vi phạm các biện pháp quản lý và bảo tồn.

Nếu hoạt động bị nghi ngờ là IUU được tiến hành ở ngoài khơi hoặc tại các vùng nước thuộc Quốc gia ven biển, các Nước thành viên EU thực hiện thanh tra sẽ hợp tác với các Nước treo cờ hoặc Nước ven biển có liên quan trong khi tiến hành thanh tra và nếu được sự cho phép của nước đó, tàu cá sẽ bị trừng phạt.

– Q.: Nghĩa vụ của Nước ven biển đối với việc thanh tra tàu cá (treo cờ nước khác) tại cảng cập cảng tại quốc gia đó?

– A.: Không có các nghĩa vụ cụ thể đối với các nước thứ ba, kể cả các Nước ven biển theo Quy định IUU. Tuy nhiên, nếu kiểm tra của Nước thành viên EU cho thấy một tàu cá nước ngoài tiến hành các hoạt động khai thác thủy sản tại EEZ của Nước ven biển không tuân theo các biện pháp quản lý và bảo tồn có thể áp dụng của nước đó, thông tin về những hoạt động này sẽ được chuyển tới cả Nước ven biển và Nước treo cờ. Những Nước này sau đó có thể có hành động tiếp tục theo luật pháp quốc gia.

– Q.: EC làm gì để kiểm soát các tàu của chính mình?– A.:Các tàu của EC được kiểm soát thông qua một Quy định khác {insert no. and ref. when available} đang trong quá trình xét duyệt và gồm những điều khoản nghiêm ngặt tương thích hoàn toàn với các điều khoản của Quy định IUU. Quy định mới này sẽ có hiệu lực vào ngày 01/01/2010.

5. QUY TRÌNH CẤP CHỨNG NHẬN KHAI THÁC (Các Điều từ 12 – 22)

Quy trình cấp giấy chứng nhận khai thác của Cộng đồng Châu Âu là một phần quan trọng của Quy định IUU nhằm cải thiện việc truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm hải sản đuợc trao đổi thương mại với Cộng đồng Châu Âu và kiểm soát việc tuân thủ các quy định về quản lý và bảo tồn, cùng với sự hợp tác của các nước thư ba. Quy định IUU quy định rằng việc mua bán các sản phẩm thủy sản với Cộng đồng Châu có nguồn gốc từ khai thác thuỷ sản

Page 17: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

17

Phiên bản 1 - 10/2009IUU sẽ bị cấm. Để đảm bảo hiệu quả của lệnh cấm này, các sản phẩm thủy sản chỉ được phép nhập khẩu vào thị trường Châu Âu khi kèm theo giấy chứng nhận khai thác thủy sản.

Thông qua công cụ này, các cơ quan có thẩm quyền của Nước treo cờ có tàu khai thác có thể chứng nhận rằng việc đánh bắt đã tuân thủ pháp luật, quy định và các biện pháp quản lý và bảo tồn quốc tế ví dụ như luật quốc gia, luật khu vực và quốc tế mà nước đó thông qua. Giấy phép này sẽ bị cơ quan có thẩm quyền của nước treo cờ phê chuẩn, và nếu cần thiết, kể cả những tài liệu thuộc quy trình cấp chứng nhận trong trường hợp nhập khẩu gián tiếp sau khi vận chuyển hoặc xử lý các sản phẩm tại nước thứ ba.

Việc thực hiện quy trình này góp phần làm giảm đáng kể lỗ hổng trong thời điểm hiện nay khi chưa có một hệ thống pháp lý cấp quốc tế để đảm bảo rằng sản phẩm khai thác được trao đổi thương mại quốc tế bắt nguồn từ việc đánh bắt phi IUU tuân theo việc bảo tồn và quản lý, an toàn cho các loài thuộc các quy trình tài liệu khai thác của các Tổ chức Quản lý Nghề cá Khu vực. Do vậy các sản phẩm có nguồn gốc từ việc khai thác IUU có thể có được mà không bị bất cứ một hạn chế nào từ các sản phẩm khai thác hợp pháp. Việc thực hiện quy trình cấp chứng nhận đánh bắt cho sản phẩm khai thác của các tàu của EC

Sản phẩm đánh bắt của các tàu EC phải chịu những cơ chế kiểm soát nghiêm ngặt , điều này sẽ đươc tăng cường mạnh mẽ với Quy định Kiểm soát mới {insert no. and ref. when available}

Theo điều 15, khi sản phẩm đánh bắt của Cộng đồng Châu  được xuất khẩu đến nước thứ ba, chúng cũng được áp dụng quy trình cấp giấy chứng nhận tương tự, nếu các nước thứ ba có yêu cầu và nước này nằm trong khuôn khổ hợp tác tại Điều 20 (4).

Tuy nhiên, sản phẩm đánh bắt của EC khi xuất khẩu sang nước thứ 3 và nhập khẩu vào EC sau khi được chế biến phải có giấy chứng nhận đánh bắt như quy trình áp dụng với các sản phẩm không chưa qua và đã được chế biến được nhập khẩu vào EC bất kể quốc tịch tàu đánh cá chịu trách nhiệm với sản phẩm khai thác.

Trong cả hai cơ cấu, các giấy chứng nhận khai thác trong bất kỳ trường hợp nào sẽ không được phê duyệt bởi cơ quan chức năng của Nước thành viên đối với các sản phẩm khai thác từ tàu cá của EC không tuân theo Quy định Kiểm soát và các biện pháp quản lý và bảo tồn.

Theo định nghĩa của “khai thác”, việc phê chuẩn cho giấy chứng nhận khai thác cho các sản phẩm thủy sản của EC đến nước thứ 3 có yêu cầu giấy chứng nhận hoặc một nước thứ ba khác để chế biến với sản phẩm được nhập khẩu lại EC sẽ phải áp dụng cho các sản phẩm thủy sản như sau:

- Vận chuyển từ lãnh thổ của EC tới những nước này, hoặc- Cập cảng hoặc chuyển tàu tại nước thứ ba khác và vận chuyển từ đó tới những nước này hoặc- Vận chuyển trực tiếp từ nơi đánh bắt tới những nước này bằng các tàu cá hoặc các tàu khác trong khi chuyển tàu trên biển .Quy trình cấp chứng nhận khai thác hoạt động theo phương thức không phân biệt đối xử với tất cả các sản phẩm đánh bắt chế biến và chưa chế biến, loại trừ, trong số các thứ khác như cá nước ngọt, cá cảnh, sản phẩm có nguồn gốc từ nuôi trồng từ cá bột, cá hương và các loài nguyễn thể. Chúng ta có thể tìm thấy danh sách đầy đủ các sản phẩm được miễn trừ tại phụ lục I của Quy định IUU được sửa đổi hàng năm.

Page 18: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

18

Phiên bản 1 - 10/2009Từ các quy trình tài liệu khai thác của RFMO đã chứng minh được tính hiệu quả, quy trình cấp chứng nhận khai thác là một công cụ linh hoạt quan tâm đến các trường hợp khác nhau của như tính chất của sản phẩm, loại thủy sản, các hệ thống kiểm soát hiện có và các yếu tố khác. Bằng cách đảm bảo truy xuất nguồn gốc của sản phẩm từ lưới đánh bắt thủy sản đến bữa ăn, bao gồm cả các hoạt động chế biến, quy trình cấp chứng nhận khai thác nhằm mục đích tăng cương tuân thủ các quy định quản lý và bảo tồn và nhằm hỗ trợ hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống lại khai thác thủy sản IUU.

5.1 Mục đích

Tất cả các sản phẩm hải sản được trao đổi thương mại với ECbao gồm các sản phẩm được chế biến phải có giấy chứng nhận khai thác được phê chuẩn. Nếu không sẽ bị từ chối nhập khẩu.

Việc phê chuẩn này chứng minh rằng việc khai thác tuân thủ theo các điều luật áp dụng, các biện pháp quản lý và bảo tồn quốc tế.

Mục đích của quy trình cấp giấy chứng nhận khai thác gồm 3 phần như sau:

- đảm bảo truy xuất nguồn gốc của sản phẩm trong tất cả các giai đoạn sản xuất, từ khai thác đến marketing, bao gồm chế biến và vận chuyển;

- Cho phép cho Nước treo cờ có thể quản lý tốt hơn hoạt động khai thác của các tàu đánh cá và hỗ trợ cho việc tuân thủ theo những quy định về quản lý và bảo tồn; và

- Cung cấp căn cứ pháp lý cho sự hợp tác giữa Nước treo cờ và nước chế biến và nước chào bán và quảng bá thông tin.

The provisions on the catch certification scheme can be found in Chapter III of the IUU Regulation whilst models of the catch certificate and the re-exportation certificate are set out in Annexes II to the IUU Regulation. The form of the statement to be used for the indirect importation of fisheries products to the EC with prior processing in another third country than the flag State is attached in Annex IV to the IUU Regulation.

Các điều khoản trong quy trình cấp giấy chứng nhận khai thác được trình bày ở Chương III của Quy định IUU, trong khi mẫu giấy chứng nhận khai thác và giấy chứng nhận tái xuất nằm ở Phụ lục II của Quy định IUU. Mẫu tờ khai sử dụng trong nhập khẩu sản phẩm thủy sản gián tiếp vào EC mà chế biến trước ở nước thứ 3 không phải Nước treo cờ nằm ở Phụ lục IV của Quy định IUU.

5.2 Các sản phẩm có liên quan

Quy trình cấp giấy chứng nhận khai thác được áp dụng cho tất cả cho các sản phẩm thủy sản được đánh bắt từ 1/1/2010. Tuy nhiên, cũng có Một số sản phẩm không nằm trong phạm vi của Quy định IUU. Chi tiết danh sách các sản phẩm được loại trừ nằm ở phụ lục I của Quy định IUU và được Ủy ban Châu Âu sửa đổi hàng năm.

Định nghĩa về các sản phẩm thủy sản có liên quan nằm ở Điều 2(8) của Quy định IUU trích tham khảo đến các tiêu chí được công nhận rộng rãi. Mô tả chi tiết về những sản phẩm này nằm ở Chương 3, và Đề mục Thuế quan 1604 và 1605 thuộc Danh mục Tổng hợp của Cộng đồng. Danh mục Tổng hợp được thiết lập bởi Quy định Cộng đồng Số 2658/87 về thuế quan và Biểu thuế Hải quan chung. Số liệu này được cập nhật hàng năm và được xuất bản thành Quy định của Cộng đồng trong tạp chí chính thức của Cộng đồng Châu Âu, L series. Phiên

bản mới nhất là 1/1/2009 về Quy định (EC) số 1031/2008 tại tạp chí chính thức L291 ngày 31

Page 19: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

19

Phiên bản 1 - 10/2009tháng 10 năm 2008. Để tham khảo, Mã 8 số của Danh mục Tổng hợp được dựa vào mã 6 số của Mô tả Hàng hóa và Hệ thống mã hóa của Tổ chức Hải Quan Thế giới, được thực hiện ở trên 150 quốc gia và liên đoàn kinh tế.

Cần chú ý rằng Đối với việc nhận dạng và mô tả hàng hóa trong chứng nhận khai thác (Phần 3- Mã sản phẩm), các nước thứ 3 nên sử dụng mã riêng của họ (dựa vào Hệ thống mã HS) vì cơ quan có thẩm quyền của EU sẽ tiếp cận nó và các sản phẩm mô tả tương ứng.

5.3 Sản phẩm không thuộc phạm vi Quy định IUU

Chương 3 và Đề mục Biểu thuế 1604 và 1695

Một số sản phẩm thuộc Chương 3 và Đề mục Biểu thuế 1604 và 1605 được loại trừ khỏi phạm vi Quy định IUU và quy trình cấp chứng nhận khai thác như là các sản phẩm nuôi trồng từ cá bột hoặc cá hương, cá nước ngọt, cá cảnh, con trai, con hàu, con sò, ốc sên và một số sản phẩm chiếm tỷ lệ nhỏ. Danh sách chi tiết của các sản phẩm bị loại trừ nằm tại Phụ lục A, I của Quy định IUU và có thể sưa đổi hàng nằm bởi Hội Đồng Châu Âu

Các sản phẩm loại trừ khác

Các sản phẩm gồm hoặc xuất phát từ các sản phẩm khai thác thì không được phân loại tại Chương II hoặc tiêu để 1604 và 1605 của Danh mục Tổng hợp thì cũng bị loại trừ khỏi phạm vi của Điều lẹ IUU và quy trình cấp chứng nhận khai thác. Các sản phẩm này bao gồm các sản phẩm được phân loại ở chương 5 (cá thải hoặc cá không dùng được cho tiêu dùng của con người…) ở Chương 15 ( dầu mỡ cá….), ở tiêu đề 1603 (chiết xuất và nước ép của cá, loài giáp xát, loài thân mềm và các loài động vật thủy sinh không xương sống khác…), ở Chương 19 (mỳ ống đóng hộp bao gồm hơn 20% trọng lượng là thủy sản, giáp xác, thâm mềm và các loại thủy sản không xương sống khác…), ở chương 23 (bột mỳ, viên cá, loài giáp xát và các động vật thủy sinhkhông xương sống khác, cá hòa tan, cá làm thức ăn v.v…).

5.4 Các dòng thương mại có liên quan

Quy định IUU áp dụng cho tất cả trao đổi thương mại của các sản phẩm thủy sản, chế biến hay chưa qua chế biến, có nguồn gốc từ tàu cá nước thứ 3 được xuấtt khẩu sang Cộng đồng Châu Âu bằng bất lỳ phương tiện nào. Thêm vào đó, Quy định IUU áp dụng cho sản phẩm khai thác có nguồn gốc từ các tàu cá của Cộng đồng Châu Âu được xuất khẩu sang các nước thứ 3. Chuyển tàu và chế biến các sản phẩm thủy sản nằm trong phạm vi của quy trình cấp chứng nhận.

Nhập khẩu vào EC

Quy trình cấp chứng nhận khai thác được áp dụng đối với việc nhập khẩu các loại thủy sản như trên. Quy trình này cũng bao gồm cả các sản phẩm được nhập khẩu gián tiếp từ nước thứ 3 ngoài Nước treo cờ, gồm cả sản phẩm đã chế biến và chưa chế biến (theo Điều 12(2) và 14 của Quy định IUU)

Xuất khẩu từ EC

Sản phẩm khai thác từ các tàu cá của EC- trừ các sản phẩm được liệt kê ỏ Phụ đính 1 của Quy định IUU – cũng phụ thuộc vào sự phê chuẩn giấy chứng nhận khai thác của các Nước thành viên EU trước khi xuất khẩu, nếu các nước thứ 3 yêu cầu. Phải chú ý rằng sản phẩm

khai thác của các tàu cá của EC sau khi xuất khẩu được nhập khẩu gián tiếp vào Cộng đồng dưới dạng đã chế biến và chưa chế biến từ nước thứ 3 phải có giấy chứng nhận khai thác phê chuẩn

Page 20: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

20

Phiên bản 1 - 10/2009bởi Nước thành viên EU treo cờ. Nếu không thì việc nhập khẩu sản phẩm thủy sản vào Cộng đồng sẽ không được cho phép. Điều này đảm bảo được truy xuất nguồn gốc của các sản phẩm thủy sản được trao đổi thương mại với Cộng đồng và đảm bảo đối xử công bằng trong quan hệ thương mại với các nước thứ 3.

Tái xuất

Quy định IUU áp dụng cho việc tái xuất tất cả các sản phẩm thủy sản đã được nhập khẩu trước đó vào Cộng đồng (Điều 21). Khi tái xuất, các cơ quan có thẩm quyền có liên quan của các Nước thành viên EU phải phê chuẩn phần “tái xuất” của giấy chứng nhận khai thác, được trình bày tại Phụ lục II của Quy định IUU. Các thuật ngữ như “ nhập khẩu”, “ xuất khẩu” và “ tái xuất” được định nghĩa tại Điều 2(11), (13). Phần 3 sẽ giới thiệu chi tiết hơn.

5.5 Quy trình cấp chứng nhận khai thác và phương tiện vận tải

Quy trình cấp chứng nhận khai thác áp dụng cho tất cả các sản phẩm thủy sản được đề cập tại điều 2(8) được nhập khẩu, xuất khẩu, tái xuất tới và từ Cộng đồng Châu Âu, bất kể bằng phương tiện vận tải nào (tàu cá, các loại tàu khác, đường hàng không và đường bộ).

5.6. Nhập khẩu gián tiếp các sản phẩm thủy sản từ một Nước treo cờ vào Cộng đồng Châu Âu thông qua một nước thứ ba khác (Điều 14)

Nhập khẩu gián tiếp không qua chế biến ở nước thứ ba khác (Điều 14(1))

Để đảm bảo truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm, quy trình cấp giấy chứng nhận cũng áp dụng trong những trường hợp khi các sản phẩm thủy sản được nhập khẩu từ một nước khác không phải là Nước treo cờ. Kết quả là, những sản phẩm được vận chuyển tới một nước thứ ba trước khi đến Cộng đồng Châu Âu phải kèm theo giấy chứng nhận khai thác được phê chuẩn và những bằng chứng trên giấy tờ cho thấy sản phẩm không trải qua bất kỳ hoạt động nào ngoại trừ việc bốc, dỡ, và bất kỳ hoạt động nào được chỉ định để bảo quản sản phẩm trong điều kiện tốt và tự nhiên.

Những bằng chứng trên giấy tờ đó bao gồm:

• Một tài liệu vận tải đơn, bao gồm quyền đi từ một Nước treo cờ tời Cộng đồng Châu Âu thông qua nước thứ ba (nhập khẩu gián tiếp); hoặc,

• Một tài liệu do cơ quan chức năng tại nước thứ ba cấp có đủ thẩm quyền giám sát những hoạt động như:

- Các sản phẩm thủy sản và - Ngày bốc/dỡ và - Tên của các tàu hoặc các phương tiện vận tải khác và - Điều kiện trong đó các sản phẩm được bảo quản giữ nguyên tình trạng không thay

đổi tại nước thứ ba cho đến khi tái xuất vào Cộng đồng, hoặc• Nếu phù hợp, giấy chứng nhận tái xuất của một Tổ chức Quản lý Nghề cá Khu vực, phải tuân

thủ theo Điều 13 của Quy định IUU.

Nhập khẩu gián tiếp sản phẩm đã qua chế biến tại nước thứ ba (Điều 14(2))

Page 21: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

21

Phiên bản 1 - 10/2009

Khi các sản phẩm được chế biến tại một nước khác ngoài Nước treo cờ, đơn vị nhập khẩu tại Cộng đồng sẽ nộp tờ khai lập bởi nhà máy chế biến tại nước thứ ba đó, quy định tại Phụ lục IV của Quy định IUU. Tờ khai này phải đưa ra được những mô tả chi tiết về sản phẩm và chỉ ra rằng sản phẩm bắt nguồn từ khai thác kèm theo chứng nhận. Tờ khai được đính kèm với bản sao về giấy chứng nhận khai thác. Cơ quan có thẩm quyền tại nước chế biến phải phe chuẩn vào tờ khai.

N.B Quá trình làm đông lạnh không được coi là chế biến mà thiên về bảo quản. Đông lạnh các sản phẩm (Điều 14) áp dụng như đã giải thích ở đoạn trên. Tuy nhiên, những phương pháp bảo quản khác, như sấy khô, muối hoặc xông khói đều thuộc chế biến, vì cấu trúc của sản phẩm đã bị thay đổi đáng kể khi trải qua những biện pháp xử lý này.

5.7 Nhập khẩu các lô hàng trộn lẫn

Mỗi lô hàng đều phải kèm theo một giấy chứng nhận khai thác. Những lô hàng mà gồm các sản phẩm có nguồn gốc từ những sản phẩm khai thác khác nhau, mỗi sản phẩm khai thác đều phải gồm một giấy chứng nhận khai thác nếu như không có một tiêu chí cụ thể nào cho sản phẩm khai thác từ các tàu cá nhỏ được đáp ứng và áp dụng giấy chứng nhận khai thác được đơn giản hóa.

Do vậy, khi các sản phẩm được nhập khẩu trong một lô hàng trộn lẫn, thì phải đảm bảo rằng tất cả các giấy chứng nhận khai thác phù hợp với lô hàng, để đảm bảo tính xuất xứ nguồn gốc cho tất cả các sản phẩm. Nếu lô hàng gồm nhiều sản phẩm được chế biến bởi nhiều nhà máy chế biến, mỗi nhà mày cần phải cung cấp một tờ khai như tại Phụ lục IV. Điều này có nghĩa là một lô hàng có thế đi kèm nhiều tờ khai và các giấy chứng nhận khai thác có liên quan.

5.8 Ngày thực hiện quy trình cấp chứng nhận khai thác

Do Quy định IUU có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Quy định này không áp dụng cho những sản phẩm thủy sản được đánh bắt và chế biến trước ngày 1/1/2010 thậm chí nếu việc nhập khẩu vào thị trường Châu Âu (kể cả sau khi đã chế biến) diễn ra sau đó. Nguyên tắc tương tự cũng áp dụng cho quy trình cấp chứng nhận khai thác . Do đó, các sản phẩm thủy sản không cần kèm theo giấy chứng nhận khai thác thậm chí nếu chúng được nhập khẩu vào EU sau ngày 1/1/2010 (xem 3- Phạm vi của Quy định IUU và các định nghĩa).

5.9 Mối quan hệ với những quy trình cấp giấy chứng nhận khác

Quy định luật pháp khác với các hệ thống cấp chứng nhận đối với việc trao đổi thương mại các sản phẩm, bao gồm các sản phẩm thủy sản, như các quy định sức khỏe hoặc quy định về nguồn gốc, vẫn không ảnh hưởng đến Quy định IUU và ngược lại.

Thực tế là giấy chứng nhận sức khỏe được ban hành cho việc cung cấp thủy sản từ một cơ sở hoặc tàu đã được phê duyệt, thêm vào đó, giấy chứng nhận nguồn gốc, không thể hiện được rằng các sản phẩm thủy sản có liên quan tuân thủ theo quy định về quản lý và bảo tồn. Do vậy sự tồn tại của các loại giấy chứng nhận này không liên quan đến mục đích phê chuẩn các loại giấy chứng nhận khai thác, mà phụ thuộc vào sự tuân thủ các quy định về quản lý và bảo tồn.

Page 22: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

22

Phiên bản 1 - 10/2009

Ngược lại, giấy chứng nhận khai thác được sử dụng theo Quy định IUU sẽ không thay thế giấy chứng nhận sức khỏe và/hoặc giấy chứng nhận xuất xứ. Tuy nhiên, phải chú ý rằng các loại tài liệu khác nhau (giấy chứng nhận khai thác, giấy chứng nhận sức khỏe, giấy chứng nhận xuất xứ) không thể chứa các thông tin trái ngược nhau.

5.10 Sử dụng các phương tiện điện tử (Điều 12(4))

Giấy chứng nhận khai thác phải có phê chuẩn của Nước treo cờ. Tuy nhiên, sẽ có những tình huống mà việc sử dụng phương tiện điện tử được khuyến khích, như trường hợp các tàu cá không ở cảng của Nước treo cờ vì tàu đang hoạt động ở những vùng biển ngoài khơi xa.

Theo điều 12(4), việc sử dụng các phương tiện điện tử được cho phép để thiết lập, phê chuẩn hoặc nộp giấy chứng nhận khai thác có thế được thực hiện bởi một đại diện của Nước treo cờ và/hoăc được truyền qua phương tiện điện tử. Việc sử dụng phương tiện điện của Nước treo cờ phải được thông báo cho Cộng đồng Châu Âu theo điều 20(4). Thông tin này phải thật sự thích phù hợp để đảm bảo rằng giấy chứng nhận khai thác khi sử dụng các phương tiện điện tử phải có giá trị pháp lý như các giấy chứng nhận khai thác khác.

Phương tiện điện tử có thể được sử dụng như sau:

- Bởi đơn vị hoạt động của nước thứ ba để xây dựng giấy chứng nhận khai thác nộp cho cơ quan có thẩm quyền chờ phê chuẩn; - Bởi cơ quan chức năng phê chuẩn giấy chứng nhận khai thác và gửi trở lại cho đơn vị hoạt động của nước thứ ba;- Bởi đơn vị hoạt động nước thứ ba để gửi giấy chứng nhận khai thác đã được phê chuẩn tới đơn vị nhập khẩu thuộc Công đồng;- Bởi đơn vị hoạt động của EC nhằm xây dựng giấy chứng nhận khai thác để chờ sự phê chuẩn từ phía các cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU;- Bởi các cơ quan có thẩm quyền EC để phê duyệt giấy chứng nhận khai thác và gửi lại cho đơn vị hoạt động thuộc EC;- Bởi đơn vị hoạt động của EC để gửi giấy chứng nhận được phê chuẩn tới đơn vị nhập khẩu/chế biến tại nước thứ ba.

5.11 Quy trình cấp chứng nhận khai thác được đơn giản hóa cho các sản phẩm thủy sản có đặc điểm cụ thể - các sản phẩm khai thác từ tàu cá nhỏ

Trường hợp cụ thể đối với nghề cá quy mô nhỏ trong thương mại xuất khẩu được quan tâm tới trong quy trình cấp chứng nhận khai thác . Yêu cầu cấp chứng nhận phải linh hoạt để tạo điều kiện cho yêu cầu phê chuẩn sẽ được thực hiện bởi đơn vị xuất khẩu theo những tiêu chí dựa vào trường hợp cụ thể. Những tiêu chí này được nêu ra tại Quy định Thực hiện của Ủy ban. Quy trình cấp chứng nhận khai thác đơn giản hóa sẽ được áp dụng cho các sản phẩm khai thác của các tàu cá nhỏ.

- Có tổng chiều dài dưới 12m không kèm theo ngư cụ hoặc- Có tổng chiều dài dưới 8m kèm theo ngư cụ hoặc- Không kèm theo cấu trúc tầng hoặc- dưới 20 GT.

Page 23: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

23

Phiên bản 1 - 10/2009

Nếu sản phẩm khai thác của những con tàu này chỉ được cập cảng tại Nước treo cờ và tạo thành một lô hàng xuất khẩu sang Cộng đồng, đơn vị xuất khẩu có thể yêu cầu phê chuẩn cho giấy chứng nhận khai thác được đơn giản hóa mà người đánh bắt không phải ký vào. Tuy nhiên, đơn vị xuất khẩu phải cung cấp thông tin về tàu cá và sản phẩm khai thác (loại, số lượng). Mẫu của giấy chứng nhận được đơn giản được đính kèm Phụ lục IV của Quy định Thực hiện của Ủy ban.

5.12 Vai trò của các bên khác nhau có liên quan trong quy trình cấp chứng nhận

Tại các nước thứ ba, quy trình cấp chứng nhận khai thác sẽ có liên quan đến:

- Các đơn vị hoạt động chịu trách nhiệm cho các hoạt động của tàu cá, hoạt động chế biến và xuất khẩu nhằm cung cấp thông tin về các tài liệu cần có cho quy trình cấp chứng nhận khai thác;

- (Các) cơ quan có thẩm quyền có thẩm quyền được Nước treo cờ chỉ định để phê chuẩn các giấy chứng nhận khai thác, để phải kiểm tra và xác thực tính hợp lệ và thông tin cung cấp bởi người hoạt động kinh doanh việc tuân thủ các biện pháp quản lý và tuân thủ áp dụng cho các sản phẩm được liệt kê ở giấy chứng nhận khai thác. Nước treo cờ phải thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền của Cộng đồng Châu Âu theo điều 20(1) đến (3). Danh sách của các quốc gia treo cờ và cơ quan có thẩm quyền sẽ đuợc EC công bố trên trang web và trong Tạp chí Chính thức của Liên minh Châu Âu (Điều 22(2)).

- Và các cơ quan có thẩm quyền, trong phạm vi thẩm quyền của họ theo luật pháp quốc gia, có thể kiểm soát các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào nước họ và tái xuất khi chưa qua chế biến hoặc sau khi đã chế biến để đưa ra bằng chứng trên giấy tờ được đề cập đến trong Điều 14(1)(b) (ii) và để thông qua tờ khai của các nhà mày chế biến được đề cấp đến trong Điều 14(2), tại phụ lục IV của Quy định IUU.

Tại các Nước thành viên EU, quy trình cấp giấy chứng nhận có liên quan như sau:

(a) đối với dòng thương mại đến các nước thứ ba (bao gồm tái xuất cuối cùng tới EU)

- Các đơn vị hoạt động chịu trách nhiệm về các sản phẩm khai thác của tàu cá thuộc Cộng đồng treo cờ của Nước thành viên EU và dự định xuất khẩu sang nước thứ ba.

- Các cơ quan chức năng có liên quan được chỉ định bởi các Nước thành viên EU để phê chuẩn các tài liệu có thể áp dụng trong việc kiểm tra và xác minh tính hợp lệ và thông tin mà các đơn vị hoạt động cung cấp và việc tuân thủ các biện pháp quản lý và bảo tồn có thể áp dụng đối với các sản phẩm liệt kê trong tài liệu.

(b) đối với dòng thương mại từ các nước thứ ba

- Đơn vị nhập khẩu các sản phẩm thủy sản phải nộp giấy chứng nhận khai thác cho các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu là thành viên của EU, giấy chứng nhận này được phê chuẩn bởi cơ quan có thẩm quyền của Nước treo cờ của tàu cá, và nếu cần thiết, những tài liệu khác nằm trong quy trình cấp giấy chứng nhận trong trường hợp nhập khẩu gián tiếp sau khi chuyển tàu hoặc chế biến sản phẩm tại nước thứ ba khác. Giới hạn chung để nộp tài liệu này cho các cơ quan chức trách của các nước nhập khẩu là thành viên EU là 3 ngày làm việc trước ngày lô hàng được dự kiến cập cảng tại Nước thành viên EU đó.

- Thời hạn này nhằm mục đích để tạo điều kiện cho việc kiểm tra các tài liệu để tránh trì hoãn không cần thiết trong dòng thương mại. Tuy nhiên thời hạn này có thể tùy theo loại sản phẩm thủy sản, khoảng cách đến nơi đánh bắt hoặc loại hình chuyên chở (đường biển, đường bộ, đường hàng không) trong Quy định Thực hiện

Page 24: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

24

Phiên bản 1 - 10/2009của Ủy ban;

- Các cơ quan hữu quan được Nước thành viên EU chỉ định phải kiểm tra và xác minh những tài liệu này và những sản phẩm liên quan, khi thích hợp trong việc hợp tác với các nước thứ ba, để chắc chắn rằng thông tin là chính xác và xác thực và sản phẩm được thu hoạch tuân theo những quy định về quản lý và bảo tồn có thể áp dụng.

(A) Vai trò của ngư dân và các đơn vị hoạt động

Đơn vị xuất khẩu có quyền yêu cầu một giấy chứng nhận khai thác đối với các sản phẩm khai thác sẽ được trao đổi thương mại với EC, hoàn thành giấy chứng nhận đó và gửi tới cơ quan có thẩm quyền của Nước treo cờ để phê duyệt. Cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lại giấy chứng nhận khai thác đã phê duyệt cho đơn vị xuất khẩu.

Đơn vị nhập khẩu của EC phải đảm bảo rằng lô hàng được nhập khẩu sẽ kèm theo một giấy chứng nhận khai thác hợp lệ nhận từ đơn vị xuất khẩu ở nước thứ ba trước khi xuất khẩu vào EC.

(B) Đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt (Điều 16(2) và (3))

Đi ngược lại quy định chung, những nhà nhập khẩu EU được lợi từ tư cách “ các đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt” sẽ không bắt buộc phải nộp giấy chứng nhận khai thác được phê chuẩn cho các cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu là thành viên EU trước ngày đến dự kiến đến của lô hàng có liên quan. Tuy nhiên, họ phải thông báo cho các cơ quan này về việc cập cảng của các sản phẩm dưới hình thức giống như những các đơn vị hoạt động khác và giữ sẵn các chứng nhận khai thác cùng các tài liệu có liên quan khác vì mục đích kiểm tra và xác minh.

Chỉ có đơn vị hoạt động được thành lập trong EC mới có thể được coi là đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt theo Điều 16(3). Tư cách đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt sẽ không áp dụng bất kỳ đối xử ưu đãi nào đối với một đơn vị nhập khẩu nhưng sẽ giảm giảm được số lượng tài liệu cần phải nộp cho các cơ quan có thẩm quyền của các đơn vị thành viên EU.

Xác minh các lô hàng nhập khẩu của các đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt sẽ diễn ra tại cơ sở của đơn vị nhập khẩu thay vì cửa khẩu vào lãnh thổ EC đê tránh phải tiến hành quá nhiều các xác minh. Tư cách “đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt” chỉ được cấp cho các đơn vị đạt được những tiêu chí liệt kê tại Điều 16(3) và những tiêu chí bổ sung của những đơn vị đã đạt được tư cách Đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt theo Bộ luật Hải quan được nêu ra trong Quy định ủy ban thi hành.

Thực tế là đơn vị nhập khẩu của Cộng đồng là một “đơn vị kinh tế được duyệt” không có bất kỳ liên hệ nào với đơn vị xuất khẩu ở nước thứ ba vì nó không ảnh hưởng tới điều kiện phê chuẩn của giấy chứng nhận khai thác.

Những đơn vị nhập khẩu muốn trở thành một Đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt phải đăng ký xin tư cách tại Nước thành viên tương ứng. Đơn đăng ký được quy định tại Phụ lục VII của Quy định Thực hiện của Ủy ban. Thành viên EU phải thông báo cho Ủy ban Châu Âu khi nào họ được cấp tư cách Đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt. Ủy ban Châu Âu sẽ sẵn sàng cung cấp thông tin này cho tất cả các Nước thành viên EU. Sau khi được công nhận, danh sách các Đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt sẽ được công bố rộng rãi trên Internet.Thêm vào các tiêu chí đề cập ở trên, Quy định Thực hiện của Ủy ban cũng chỉ ra chi tiết như sau:

Page 25: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

25

Phiên bản 1 - 10/2009

¾ Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận APEO ¾ Thủ tục ban hành giấy chứng nhận APEO ¾ Tư cách một APEO ¾ Thủ tục tạm đình chỉ và rút giấy chứng nhận APEO ¾ Trao đổi thông tin theo quy trình

– Q.: Danh sách các đơn vị kinh tế được duyệt có được xuất bản không?– A.: Các Nước thành viên EU phải thông báo cho Ủy ban Châu Âu bất cứ khi

nào họ được cấp tư cách đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt. Ủy ban Châu Âu sẽ công bố thông tin này cho các Nước thành viên EU khác. Sau khi đã thống nhất trước về các Đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt, danh sách về cá đơn vị này sẽ được công bố trên Internet. Thông tin chi tiết hơn được t Quy định trình bày trong Quy định Thực hiện của Ủy ban

– Q.: Bằng cách nào đơn vị nhập khẩu EC có thể trở thành Đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt (APEO)?

– A.: Đơn vị nhập khẩu phải đăng ký tư cách này tại nước thành viên EU tương ứng của họ, mẫu đăng ký quy định tại Phụ lục VII của Quy định Thực hiện của Ủy ban. Nếu tất cả các tiêu chí đều được đáp ứng, thì các Nước thành viên EU sẽ có được tư cách này và được cấp chứng nhận như tại Phụ lục VIII của Quy định Thực hiện của Ủy ban và danh sách đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt sẽ được công bố trên trang web. Tiêu chí để đơn vị hoạt động kinh tế được phê chuẩn và thủ tục cấp tư cách được trình bày ở Điều 16 (3) của Quy định IUU và trong Chương II của Quy định Thực hiện của Ủy ban.

Những tiêu chí này dựa vào khối lượng hàng nhập khẩu và việc tuân thủ các quy định của những đơn vị hoạt động và hệ thống quản lý cũng như cơ sở vất chất của họ. Để đảm bảo tính thống nhất với các thủ tục hải quan, điều kiện tiên quyết cho tư cách APEO này là bên nộp đơn phải là đơn vị hoạt động kinh tế được cấp phép theo bộ luật hải quan.

(C) Vai trò của các cơ quan chức năng của nước thứ ba

Mỗi nước thứ ba muốn buôn bán các sản phẩm thủy sản với Cộng đồng phải thông báo cho Ủy ban Châu Âu về các cơ quan có thẩm quyền của nước đó. Thông tin này sẽ EC được xác minh. Các thông báo là một phần cơ bản của Quy định IUU. Việc chấp nhận các giấy chứng nhận khai thác được phê chuẩn bởi một Nước treo cờ nào theo Quy định này sẽ phải phụ thuộc vào điều kiện trong đó EC đã nhận được thông báo từ Nước treo cờ có liên quan chứng nhận rằng:

(a) có sự chuẩn bị của quốc gia trong việc thi hành, kiểm soát và thực thi luật lệ, quy định và các biện pháp quản lý và bảo tồn phải được các tàu cá tuân thủ và thực hiện.

(b) các cơ quan chức năng của nhà nước được trao quyền để kiểm tra tính xác thực của các thông tin trong giấy chứng nhận khai thác và tiến hành xác minh khi có yêu cẩu của các Nước thành viên EU. Thông báo sẽ gồm các thông tin cần thiết để xác định những cơ quan chức năng này.

Các thông báo này phải bao gồm chi tiết về các nhà cơ quan có thẩm quyền:

Page 26: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

26

Phiên bản 1 - 10/2009

- Quản lý việc đăng ký đánh cá của các tàu cá theo cờ quốc gia;- Phát hành, tạm đình chỉ hoặc rút giấy phép khai thác thủy sản;- Xác minh việc tuân thủ các quy định về quản lý và bảo tồn của các tàu cá;- Phê chuẩn và xác minh giấy chứng nhận khai thác.

Trong khuôn khổ của thủ tục thông báo, các quốc gia treo cờ được yêu cầu gửi mẫu giấy chứng nhận khai thác của riêng nước đó theo mẫu ở Phụ lục 2 của Quy định IUU.Thông tin chi tiết trong thông báo có thể được tìm thấy ở phụ lục III của Quy định IUU.

Ủy ban Châu Âu phải sẵn sàng cung cấp cho các Nước thành viên EU chi tiết thông tin về các thông báo được Nước treo cờ nộp (và có thể cập nhật) bằng phương tiện điện tử. Ủy ban này cũng phải xuất bản một danh sách các Nước treo cờ đã nộp các thông báo, tên và thông tin liên hệ của các cơ quan có thẩm quyền trong Tạp chí Chính thức của EU và trên trang web DG MARE.Chỉ có các giấy chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền đã được thông báo và xuất bản mới được chấp nhận cho nhập khẩu và EC. Các thông báo được nhận và công bố bởi Ủy ban trước ngày 1/1/2010 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2010. Công bố được nhận sau sẽ có hiệu lực từ này được công bố. Thông báo sẽ được xuất bản ngay khi Uy ban thông báo với Nước treo cờ rằng Ủy ban đã nhận được thông báo hoàn thiện của nước đó. Thông báo trên trang web và trên Tạp chí Chính thức cảu Ủy ban Châu Âu có giá trị ngang nhau.

Bản thông báo, bao gồm việc gửi các mẫu giấy chứng nhận khai thác nhằm mục đích ngăn chặn việc sử dụng sai quy trình giấy chứng nhận khai thác (ví dụ việc phê chuẩn giấy chứng nhận khai thác bởi cơ quan không có thẩm quyền hoặc không được thông báo) và tạo điều kiện xác định những giấy chứng nhận giả mạo.

Việc công bố trên Tạp chí Chính thức của EU và trên trang web của DR MARE cũng là một dấu hiệu thông báo cho các nước khác và các bên liên quan rằng một nước áp dụng quy trình cấp chứng nhận khai thác.

Nước treo cờ được tùy ý chỉ định cơ quan có thẩm quyền theo các cơ cấu tổ chức của quốc gia, miễn sao đó là một cơ quan nhà nước có quyền kiểm tra thông tin trên giấy chứng nhận khai thác. Yêu cầu về thông báo của cơ quan có thẩm quyền nằm tại Phụ lục III. Cơ quan có thẩm quyền được chỉ định dựa vào cơ cấu tổ chức của quốc gia đó, có thể là một hoặc một vài cơ quan trên toàn quốc, vùng hoặc cấp địa phương, miễn là cơ quan công.

Nhu cầu thông báo đến các cơ quan có thẩm quyền được chuyển tới các nước thứ ba vào tháng 2/2009. Bản thông báo có thể được nộp hoặc chỉnh sửa vào bất cứ lúc nào, thậm chí sau khi Quy định IUU có hiệu lực. Tuy nhiên phải chú ý rằng giấy chứng nhận khai thác chỉ có thể đươc phê chuẩn bởi cơ quan có thẩm quyền được liệt kê trên Tạp chí Chính thức của EU và trên trang web DG MARE theo như điều 22 (3) của Quy định IUU.

Phê chuẩn

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể phê duyệt giấy chứng nhận khai thác cho các sản phẩm khai thác của các tàu cắm cờ của chính nước đó, nếu tại thời điểm yêu cầu phê chuẩn không có thông tin mâu thuẫn cho thấy sản phẩm khai thác không tuân thủ theo các biện pháp quản lý và bảo tồn. Nếu trong thời gian đơn vị xuất khẩu nộp giấy chứng nhận khai thác, cơ quan có thẩm quyền của Nước treo cờ không có tất cả các yếu tố cho phép đảm bảo độ tin cậy của thông tin trên giấy chứng nhận và/hoặc sự tuân thủ các biện pháp về quản lý và bảo tồn hoặc cơ quan có thẩm quyền không có nghi ngờ về việc tuân thủ, họ sẽ tiến hành

Page 27: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

27

Phiên bản 1 - 10/2009

kiểm tra và xác minh để quyết định xem sản phẩm khai thác có hợp pháp hay không và quyết định có phê chuẩn tài liệu hay không. Nếu có chứng cứ rằng sản phẩm khai thác không tuân thủ theo các biện pháp quản lý và bảo tồn thì giấy chứng nhận sẽ không được duyệt. Tuy nhiên Quy định IUU sẽ không áp đặt bất cứ một nghĩa vụ nào về cách thức thực hiện phê chuẩn. Tổ chức cấp giấy chứng nhận phê chuẩn là cơ quan có thẩm quyền của các nước thứ ba và phụ thuộc vào luật quốc gia và hệ thống kiểm soát của nước đó. Hệ thông kiểm soát nội bộ của quôc gia có thể hữu ích trong việc thu thập và xác minh thông tin cần thiết.

– Q.: Tất cả các nước thứ ba có tiến hành quy trình cấp chứng nhận khai thác vào năm 2010 không?

– A.: Tất cả các nước được mời đến để thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền với mục đích thực hiện quy trình cấp chứng nhận khai thác của Quy định IUU. Tuy nhiên, điều này có thể không ép buộc. Thông tin trên Quy định IUU sẵn sàng cung cấp cho tất cả các nước thứ ba. Điều này có nghĩa là tất cả các quốc gia đều có cơ hội thực hiện quy trình này nếu họ mong muốn, gồm cả các đơn vị hoạt động và ngành công nghiệp.

– Q.: Hậu quả sẽ như thế nào nếu một nước thư ba không thông báo về cơ quan có thẩm quyền để thực hiện quy trình cấp chứng nhận khai thác ?

– A.: Vì các nước này không tiến hành phê chuẩn cho giấy chứng nhận khai thác, EC sẽ không chấp nhận trao đổi thương mại trực tiếp và/hoặc gián tiếp các sản phẩm thủy sản bởi các tàu cá treo chính cờ nước đó

– Q.: Có danh sách các nước đăng ký quy trình cấp chứng nhận khai thác không?

– A.: Thông tin này có thể có từ danh sách các cơ quan có thẩm quyền được Ủy ban Châu Âu công bố.

(D) Vai trò của các cơ quan chức năng Nước thành viên EU

(a) Nguyên tắc chung để phê chuẩn

Áp dụng bất kể phương tiện vận tải nào được sử dụng để đưa các sản phẩm thủy sản vào biên lãnh thổ EU (tàu cá, các loại tàu khác, các loại tàu khác, đường không, đường bộ v.v…)

Các sản phẩm thủy sản nhập khẩu có thể được xác minh bởi cơ quan có thẩm quyền của các Nước thành viên EU cùng với quy trình cấp chứng nhận khai thác và các tài liệu liên quan. Việc xác minh sẽ được tiến hành dựa trên những tiêu chí về quản lý nguy cơ chung trừ những trường hợp đặc biệt bắt buộc phải xác minh được liệt kê trong Quy định IUU. Việc xác minh có thể bao gồm kiểm tra các sản phẩm thuỷ sản, công bố dữ liệu và tính hợp lệ của tài liệu, việc thanh tra các phương tiện vận tải, công-ten-nơ và khu vực kho bãi..

Vì mục đích xác minh, các cơ quan có thẩm quyền của Các Nước thành viên EU sẽ yêu cầu hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền của Nước treo cờ hoặc của nước thứ ba khi các Nước thành viên EU thực sự có căn cứ để nghi ngờ tính hợp lệ của giấy chứng nhận khai thác hoặc sự tuân thủ các quy định về quản lý và bảo tồn, thủ tục này sẽ không vượt quá 15 ngày và chi phí kho bãi do đơn vị nhập khẩu EC chịu.

Phải tiến hành việc kiểm tra và xác minh trước khi sản phẩm được nhập khẩu vào thị trường của Cộng đồng.

Page 28: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

28

Phiên bản 1 - 10/2009

Liên quan đến các sản phẩm thuỷ sản được chuyển tới EU, cơ quan chức năng của Các Nước thành viên EU có quyền xác minh và điều tra, cả thời điểm hiện tại và trước đó- đặc biệt theo Hệ thống Cảnh báo của Cộng đồng (theo chương 6 của Hướng dẫn này).

(b) Tiến hành như thế nào

Trước khi bật đèn xanh cho việc nhập khẩu các sản phẩm thuỷ sản vào Cộng đồng, phải tiến hành một một vài các biện pháp sau, nếu có thể áp dụng:

- Nếu sản phẩn được cập cảng bởi một tàu cá, thì phải kiểm tra xem sản phẩm thủy sản đó có giấy chứng nhận khai thác kèm theo không (xem Chương II).

- Ngoài ra, tất cả các sản phẩm, dù dùng phương tiện vận chuyển gì, thì phải tiến hành kiểm tra sơ bộ giấy chứng nhận khai thác theo Điều 16 của Quy định IUU.

Thủ tục khi các sản phẩm thuỷ sản được nhập khẩu đầu tiên phải kiểm tra sơ bộ giấy chứng nhận khai thác. Cụ thể phải kiểm tra xem giấy chứng nhận đó có được phê chuẩn bởi một cơ quan có thẩm quyền của nước thư ba không. Trong trường hợp này nên sử dụng cơ sở dữ liệu tại điều 22.

Nếu giấy chứng nhận thoả mãn và không cần phải tiến hành xác minh thêm hoặc không có mô thuẫn nào với kết quả điều tra về tàu cá, thì việc nhập khẩu có thể được tiếp tục. Tuy nhiên, theo như Điều 17 của Quy định IUU, có thể tiến hành việc xác minh trong trường hợp thực sự cần thiết. Nên nếu cần, sẽ tiến hành xác minh trước khi cho phép các sản phẩm được vào thị trường Châu âu.

(c) Nhập khẩu bởi các đơn vị kinh tế được duyệt

Thủ tục tương tự cũng được áp dụng cho những sửa đổi nhỏ thích đáng cho lô hàng và các giấy chứng nhận khai thác có liên quan được nhập khẩu bởi một đơn vị kinh tế được duyệt.

(d) Thời hạn ngắn hơn cho việc nộp giấy chứng nhận khai thác

Những nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng với những lô hành chuyên chở bằng đường không, đường bộ hoặc đường sắt. Trong những trường hợp này, các Nước thành viên EU phải kiểm tra các tài liệu trong khoảng thời gian ngắn hơn vì thời hạn ít hơn 3 ngày làm việc (ví dụ khoảng 4 h đối với đường không, xem phụ lục VI của Quy định Uỷ ban thi hành). Tuy nhiên, Những sản phẩm như vậy sẽ không xuât hiện trên thị trường nếu như chưa tiến hành kiểm tra các tài liệu.

(e) Tàu cá

Khi tàu cá một nước thứ ba cập một cảng được chỉ định bởi Nước thành viên EU và các sản phẩm được công bố đủ tiêu chuân cho tiêu dùng tại thời điểm vào Nước thành viên EU cần

Page 29: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

29

Phiên bản 1 - 10/2009

phải được cho phép cập cảng. Do vậy, thuyền trưởng của tàu cần phải thông báo trước đi kèm với giấy chứng nhận khai thác đã được phê chuẩn. Hơn nữa, sau khi cho phép cập cảng, một tờ khai chuyển tàu hoặc cập cảng phải được nộp lại.

(f) Tàu cá cập cảng để quá cảnh sang Nước thành viên khác hoặc chuyển tàu để đến Nước thành viên khác

Nếu việc cập cảng hoặc chuyển tàu diễn ra tại một Nước thành viên EU chỉ để quá cảnh hoặc để chuyên chở bằng đường biển và điểm đến cuối cùng của các sản phẩm là một Nước thành viên EU khác, thì bắt buộc phải có thông báo trước vì tàu cá cần được cấp phép cập cảng hoặc quá cảnh và do vậy cơ quan có thẩm quyền của EU phải điều tra việc cập cảng và quá cảnh đó. Việc cập cảng được cho phép trên cơ sở Điều 7(1) khi có giấy thông báo trước kèm theo giấy chứng nhận khai thác được phê chuẩn. Theo điều 7(3), việc cập cảng có thể được thông qua nhưng sản phẩm có thể bị từ chối nếu thông tin trên giấy thông báo bị thiếu. Thêm vào đó, tuyên bố cập cảng hoặc chuyển tàu cũng cần thiết trong trường hợp quá cảnh. Khai báo cập cảng phải bao gồm các số giấy chứng nhận khai thác nhưng có thể không cần kèm theo giấy chứng nhận thật sự.

Cơ quan tại cửa khẩu phải đảm bảo rằng có giấy chứng nhận khai thác nhưng không cần thiết phải xác minh vì việc xác minh là trách nhiệm của các Nước thành viên EU là điểm đến cuối cùng. Trong trường hợp này các cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU đó cần nhận giấy chứng nhận khai thác được phê chuẩn vì giấy này có tác dụng quyết định xem sản phẩm đó có thể được đưa ra thị trường hay không. Trong các trường hợp quá cảnh, thì tuỳ vào mỗi nước thành viên, họ có thể quyết định xem có tiến hành xác minh tại cảng hoặc tại nơi đến cuối cùng và gửi quyết định này tới Cộng đồng nơi có trách nhiệm công bố trên trang web. Trong trường hợp chuyển tàu, việc xác minh giấy chứng nhận khai thác sẽ diễn ra tại nước là điểm đến cuối cùng, nước sẽ được các nước thành viên có hoạt động chuyển tàu cung cấp thông tin chi tiết về vận tải.

Thực tế là sản phẩm thủy sản được cập cảng hoặc chuyển tàu từ một tàu cá để quá cảnh hoặc để vận chuyển tiếp tới một nước thành viên khác thì không có ảnh hưởng gì tới việc thanh tra tại cảng theo Điều 9 đến 11.

Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng cho quá trình quá cảnh đối với sản phẩm vần chuyển bởi phương tiện chuyên chở khác (đường không, bộ hoặc sắt).

Danh sách các quyết định của Nước thành viên EU về nơi xác minh được công bố trên trang web của Cộng đồng trước khi Quy định có hiệu lực

Giấy chứng nhận khai thác phải nộp 3 ngày trước theo như Điều 16(1) trừ khi được quy định tại Quy định Thực hiện của ủy ban cho lô hàng đến Cộng đồng bằng đường không, đường bộ hoặc đường sắt.

(g) Các giấy chứng nhận khai thác đối với các sản phẩm của EC xuất khẩu

Các sản phẩm khai thác của cộng đồng được xuất khẩu sang các nước thứ ba phải kèm theo một giấy chứng nhận khai thác của Cộng đồng nếu nước thứ ba là điểm đến yêu cầu và được thống nhất theo Điều 20 (4).

Tuy nhiên, nếu sản phẩm khai thác của Cộng đồng được chế biến tại nước thứ ba là điểm đến

Page 30: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

30

Phiên bản 1 - 10/2009

và sau đó tái xuất các sản phẩm trở lại EC, một giấy chứng nhận khai thác phải được phê chuẩn, thậm chí khi không có yêu cầu trước của nước đó. Nếu không, các sản phẩm đã chế biến sẽ không được phép nhập khẩu do thiếu một giấy chứng nhận khai thác được phê duyệt (xem phần 5.4).

Các yêu cầu trước tương tự đối với các sản phẩm của nước thứ ba được nhập khẩu vào Cộng đồng do vậy được áp dụng với việc phê chuẩn tính hợp pháp của các sản phẩm khai thác được xuất khẩu sang một nước thứ ba bởi cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU treo cờ. Danh sách các nước thứ ba muốn nhận các giấy chứng nhận khai thác với các sản phẩm khai thác của EC sẽ được xuất bản và cập nhậ trên trang web của Cộng đồng.

(E) Vai trò của Ủy ban Châu Âu

Ủy ban Châu Âu chịu trách nhiệm đối với các hoạt động nhằm đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện và hoạt động thực tế của quy trình cấp chứng nhận khai thác của Cộng đồng. Những hoạt động này bao gồm:

- phân phát thông tin về Quy định IUU tới các nước thứ ba và các cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU cũng như hỗ trợ các dự án nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc tuân thủ Quy định IUU (các khóa đào tạo, hội thảo, v.v…);

- hợp tác với các nước thứ ba trong xây dựng các thủ tục chi tiết nhằm tạo thuận lợi trong việc thực hiện Quy định IUU, có xem xét đến các trường hợp cụ thể như hồ sơ một nghề cá nào đó, hệ thống kiểm soát quốc gia, sử dụng các hệ thống máy tính, sắp xếp và thời hạn nộp các tài liệu v.v....;

- giám sát các thông báo của nước thứ ba và các Nước thành viên EU về các cơ quan được chỉ định có thẩm quyền áp dụng Quy định IUU công bố thông tin này;

- thiết lập, giám sát và công bố danh sách các tài liệu khai thác thuộc quy trình cấp chứng nhận khai thác của RFMO đã được công nhận;

- hiệu chỉnh hàng năm và công bố danh sách các sản phẩm thủy sản không thuộc phạm vi Quy định IUU;

- trao đổi thông tin với các Nước thành viên về tên và địa chỉ của các đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt và

- công bố trên tran web về các thông báo từ các Nước thành viên đối với các biện pháp được áp dụng để thực hiện Điều 19(1) về hoạt động quá cảnh.

Các hoạt động khác của Cộng đồng, mà không trực tiếp liên quan đến thực hiện quy trình cấp chứng nhận khai thác, được mô tả trong các phần khác của sách hướng dẫn.

5.13 Thủ tục cấp chứng nhận

(A) Các mẫu và số

Page 31: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

31

Phiên bản 1 - 10/2009Các mẫu giấy chứng nhận khai thác được một nước thứ ba sử dụng sẽ phải giống với mẫu được gửi đi trong thông báo của nước thứ ba tới EC. Để đảm bảo tính hợp lệ của tài liệu và ngăn chặn bất kỳ sự bóp méo hoặc giả mạo nào, tất cả các giấy chứng nhận khai thác phải được phê chuẩn bởi cơ quan có thẩm quyền của Nước treo cờ. Do đó, việc đánh số các tài liệu cũng rất quan trọng. Mỗi Nước treo cờ được tự do thông qua cấu trúc đánh số đối với các giấy chứng nhận khai thác, nhưng EC đề nghị một số thành phần sau:

- Mã ISO đối với mỗi Nước treo cờ;

- Mã nhận dạng đối với cơ quan có thẩm quyền;

- Năm phê duyệt;

- Số trong xê-ri nối tiếp.

Trong trường hợp có vài cơ quan có thẩm quyền tại một Nước treo cờ (cấp quốc gia hoặc khu vực) được chỉ định, mỗi cơ quan sẽ được xác định bằng một mã riêng biệt để trao đổi trong các thông báo.

Mẫu trong Phụ lục II của Quy định IUU gồm 2 phần, chứng nhận khai thác và chứng nhận tái xuất. Chứng nhận khai thác liên quan trực tiếp đến các Nước treo cờ. Chứng nhận tái xuất chỉ liên quan đến các Nước thành viên EU và sẽ được các cơ quan có thẩm quyền của những nước này sử dụng để phê chuẩn nếu các sản phẩm được nhập khẩu vào Cộng đồng và được tái xuất, kèm theo một giấy chứng nhận khai thác được phê chuẩn bởi Nước treo cờ. Xét về khối lượng và sự đa dạng của sản phẩm xuất khẩu từ Cộng đồng, cần tránh các dòng thương mại có khả năng được sử dụng để tẩy rửa các sản phẩm thủy sản trái phép của các nước thứ ba. Do đó, chứng nhận tái xuất nhằm mục đích ngăn chặn các sản phẩm bất hợp pháp có thể vào thị trường EC bất kể các xác minh về bên phía nhập khẩu sẽ trao đổi thương mạ với các nước thứ ba sau đó.

(B) Xây dựng giấy chứng nhận khai thác

- Phần 1 của giấy chứng nhận khai thác và các ô "số tài liệu" và "cơ quan phê duyệt" được sử dụng để xác định tài liệu và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tài liệu đó. Do vậy tài liệu được dành riêng cho mục đích này và phải được điền bởi cơ quan có thẩm quyền.

- Thông tin chi tiết về tàu, sản phẩm và các biện pháp có thể áp dụng phải được điền vào các phần từ 2 đến 5, bao gồm cả chữ ký của thuyền trường tàu cá (hoặc người đại diện), t r ừ ô "Trọng lượng cập cảng được kiểm tra (kg) n ế u t h í c h h ợ p " trong Phần 3, nên được điền bởi cơ quan phê duyệt trong các trường hợp tiêu chí này được kiểm soát. Nước thứ ba được tự do quyết định ai là người có thể đại diện cho thuyền trưởng và ai có thể điền thông tin vào các phần 2 đến 4, vì, phụ thuộc vào ai chịu trách nhiệm đối với việc xuất khẩu, đó có thể là chủ tàu hoặc thuyền trưởng hoặc người đại diện, nếu khác với chủ tàu, trên cơ sở thông tin có liên quan do chủ tàu cung cấp :.

- Phần 6 (khai báo chuyển tàu trên biển) phải được điền chung bởi các thuyền trưởng (hoặc đại diện của họ) của tàu cá và của thuyền nhận. Phần này chỉ áp dụng khi thích hợp.

- Phần 7 (quyền chuyển tàu trong phạm vi một khu vực cảng) nên được điền bởi cơ quan chức năng chịu trách nhiệm kiểm soát việc chuyển tàu. Phần này gồm một kịch bản thay thế đối với việc chuyển tàu trên biển và chỉ được điền nếu thích hợp.

Page 32: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

32

Phiên bản 1 - 10/2009- Phần 8 phải được điền bởi đơn vị xuất khẩu lô hàng vào Cộng đồng, đơn vị này cũng phải cung cấp các thông tin vận tải thuộc phần 10 trong Phụ đính I tới Phụ lục II trong Quy định IUU.

Băng cách cung cấp thông tin được đề cập đến trong các phần 2, 8 à 10, các đơn vị hoạt động có liên quan chịu trách nhiệm về độ chính xác và toàn diện của dữ liệu họ cung cấp.

Để biết thêm chi tiết, xem giấy chứng nhận khai thác đã được chú giải trong phần 5.16.

(C) Phê chuẩn giấy chứng nhận khai thác

Đơn vị xuất khẩu phải nộp giấy chứng nhận khai thác, bao gồm tất cả các thông tin được yêu cầu trong các phần từ 2 đến 8 và 10 trong Phụ đính I (và các phần 6 và/hoặc 7 trong trường hợp chuyển tàu) cho cơ quan có thẩm quyền của Nước treo cờ. Nếu cơ quan chức năng hài lòng với thông tin trong giấy chứng nhận khai thác và không có căn cứ để nghi ngờ tính toàn diện và chính xác của chứng nhận cũng như việc tuân thủ các biện pháp quản lý và bảo tồn

có thể áp dụng, có thể hoàn thành xong phần 1 ("Số Tài liệu" và "Cơ quan phê duyệt") cùng phần 9 ("Phê chuẩn của cơ quan chức năng Nước treo cờ"). Do vậy giấy chứng nhận khai thác được phê chuẩn và có thể được trả lại cho đơn vị xuất khẩu. Cơ quan phê chuẩn giữ một bản sao của giấy chứng nhận, cùng với bất kỳ tài liệu nào được xác minh và sử dụng để phê chuẩn, trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm kể từ ngày phê chuẩn. Thời gian này có thể kéo dài hơn theo các quy định của quốc gia.

Nếu, vào thời điểm đơn vị xuất khẩu nộp giấy chứng nhận khai thác, cơ quan có thẩm quyền của Nước treo cờ không có tất cả các yếu tố cho phép đảm bảo độ tin cậy của thông tin xuất hiện trên giấy chứng nhận và/hoặc sự tuân thủ các biện pháp quản lý và bảo tồn có thể áp dụng, cơ quan này nên tiến hành bất kỳ xác minh hoặc xác minh nào mà họ cho là thích hợp để quyết định liệu có thể phê chuẩn giấy chứng nhận hay không.

(D) Trao đổi thông tin về một giấy chứng nhận khai thác đã được phê chuẩn của đơn vị xuất khẩu

Khi đơn vị xuất khẩu đã nhận được giấy chứng nhận khai thác được phê duyệt từ cơ quan có thẩm quyền, họ phải đảm bảo rằng có sẵn bản gốc cho đơn vị nhập khẩu tại Cộng đồng vì đơn vị này sẽ phải nộp bản gốc cho các cơ quan chức năng của Nước thành viên EU nhập khẩu, bất kể lô hàng có liên quan được gửi đi bằng cách nào. Đơn vị xuất khẩu được khuyến nghị nên giữ bản sao của giấy chứng nhận khai thác đã chuyển đi trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm. Lô hàng có thể được định hướng:

(a) trực tiếp tới Cộng đồng hoặc

(b) sang một nước thứ ba khác, mà từ đó lô hàng được tái xuất sang Cộng đồng mà không thay đổi gì cũng như không trải qua công đoạn chế biến hoặc

(c) sang một nước thứ ba khác nơi lô hàng sẽ được chế biến trước khi tái xuất sang Cộng đồng.

Theo đó, giấy chứng nhận khai thác phải sẵn có cho đơn vị nhập khẩu về đường vận chuyển

Page 33: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

33

Phiên bản 1 - 10/2009của lô hàng. Các phương tiện chính xác mà qua đó đơn vị xuất khẩu đảm bảo rằng giấy chứng nhận khai thác được phê duyệt (bản gốc) có thể sẵn có, không được quyết định trong Quy định IUU. Đây là một vấn đề cá nhân, phụ thuộc vào cách lô hàng được gửi (xem a), b) và c) ở trên) và/hoặc từ bản chất của giao dịch thương mại (bán trực tiếp, có sự tham gia của một bên thứ ba, v.v…). Trong tất cả những trường hợp này, đơn vị nhập khẩu của Cộng đồng có nghĩa vụ nộp những giấy chứng nhận khai thác đó cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU nhập khẩu ít nhất 3 ngày làm việc trước thời gian tới dự tính

của lô hàng (Điều 16(1)). Thời hạn ngắn hơn được trình bày chi tiết trong Quy định Thực hiện của Ủy ba và sẽ áp dụng đối với các lô hàng vào Cộng đồng băng đường hàng không, đường bộ hoặc đường sắt.

Trong những trường hợp b) và c) nói trên, đơn vị nhập khẩu cũng sẽ phải nộp các tài liệu được nêu trong Điều 14 (1) và (2) mà sẽ được sử dụng để đảm bảo truy xuất nguồn gốc đầy đủ bằng cách quyết định liệu sản phẩm được nhập khẩu vào Cộng đồng có tương thích với (các) giấy chứng nhận khai thác hay không .

Các điều kiện để cấp những tài liệu này được mô tả trong Điều 14(1) và (2). Các nguyên tắc cơ bản tương tự liên quan đến các giấy chứng nhận khai thác cũng được áp dụng, v.d. các đơn vị hoạt động có liên quan có trách nhiệm với về tính toàn diện và chính xác của thông tin họ cung cấp trong những tài liệu này và các cơ quan chức năng có thể thực hiện bất kỳ sự kiểm tra hoặc xác minh nào mà họ thấy cần thiết trước khi cấp những tài liệu này.

(E) Kiểm soát và xác minh giấy chứng nhận khai thác (Các Điều 16 và 17)

Nguyên tắc chung là việc Kiểm soát và xác minh sẽ được tiến hành bởi các cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU là điểm hàng vào đầu tiên. Tuy nhiên, các điều khoản cụ thể được trình bày chi tiết đối với các hoạt động quá cảnh và chuyển tàu để không ảnh hưởng đến lưu lượng giao thông.

Trong trường hợp các sản phẩm thủy sản đang quá cảnh từ một Nước thành viên là điểm hàng đến đầu tiên sang một Nước thành viên khác, việc kiểm soát và xác minh có thể được thực hiện bởi Nước thành viên là điểm hàng đến đầu tiên hoặc điểm đến cuối cùng. Các thủ tục sẽ được xây dựng để đảm bảo lưu lượng thông tin về các lô hàng có liên quan giữa những Nước thành viên EU là điểm hàng đến đầu tiên này và những nước là điểm đến hiệu quả. Thông tin về các thủ tục do các Nước thành viên quyết định sẽ được Ủy ban xuất bản trên trang web. Mặc dù những thủ tục này sẽ không liên quan đến các cơ quan chức năng tại các nước thứ ba, nhưng cần đề cập đến những điều khoản này để tránh bất kỳ sự nhầm lẫn nào đối với các đơn vị xuất khẩu, về đơn vị hoạt động trong Cộng đồng, đơn vị sẽ cần có sẵn các giấy chứng nhận khác thác để nộp cho cơ quan chức năng của Nước thành viên EU là điểm đến cuối.

Trong trường hợp sản phẩm thủy sản được chuyển tàu tại Nước thành viên là điểm hàng đến đầu tiên với điểm đến cuối cùng tại một Nước thành viên khác, việc kiểm soát và xác minh sẽ được tiến hành tại Nước thành viên đó.

Kiểm tra tài liệu

Các cơ quan có thẩm quyền của các Nước thành viên EU sẽ kiểm tra các giấy chứng nhận khai thác đã phê duyệt cùng với các thành phần nội dung cung cấp trong thông báo của Nước

treo cờ. Những phương pháp kiểm soát mang tính chất giấy tờ thuần túy sẽ được xác định

Page 34: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

34

Phiên bản 1 - 10/2009trên cơ sở quản lý nguy cơ để đảm bảo cân đối và tránh những trì hoãn không cần thiết trong các dòng thương mại.

Xác minh

Các cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU có thể tiến hành tất cả các xác minh bổ sung cần thiết nếu kiểm tra ban đầu giấy chứng nhận khai thác đơn giản không thể cho phép nhập khẩu các sản phẩm. Những xác minh này sẽ được tổ chức và sẽ được dựa trên các tiêu chí quản lý nguy cơ của quốc gia và Cộng đồng để đảm bảo cấn đối và hài hòa tại tất cả các Nước thành viên EU.

Tương tự, Quy định cụ thể hóa các trường hợp trong đó việc xác minh là bắt buộc, và các phương pháp hợp tác với các nước thứ ba có liên quan (các Nước treo cờ hoặc các Nước khác trong trường hợp quá cảnh hoặc hoạt động chế biế tại nước thứ ba khác). Quyền tiếp cận thị trường sẽ bị tạm đình chỉ trong khi đợi các kết quả kiểm tra.

(F) Yêu cầu giữ giấy chứng nhận khai thác

Các bản gốc của giấy chứng nhận khai thác phải được lưu giữ tối thiểu 3 năm bởi cơ quan có thẩm quyền tại Cộng đồng. Các cơ quan phê duyệt tại các nước thứ ba, đơn vị xuất khẩu và đơn vị nhập khẩu cũng cần lưu một bản sao những tài liệu này trong khoảng thời gian tương ứng.

5.14 Các quy trình RFMO được công nhận (Điều 13)

Các giấy chứng nhận khai thác, giấy chứng nhận tái xuất và các tài liệu liên quan được phê duyệt theo các quy trình tai liệu khai thác đã được các RFMO thông qua và tuân theo các yêu cầu của Quy định IUU, có thể được chấp nhận đối với các loài có liên quan. Danh sách những quy trình tài liệu này phải được quyết định bởi Ủy ban Châu Âu. Danh sách này được bao gồm trong Phụ lục V của Quy định Thực hiện của Ủy ban và hiện bao gồm những quy trình sau:

- Quy trình Tài liệu Khai thác Dissostichus spp. như đã nêu trong Quy định của Hội đồng Số 1035/2001 ngày 22/5/2001 thiết lập một quy trình tài liệu khai thác đối với Dissostichus spp.

- Chương Tài liệu Khai thác cá ngừ vây xanh của ICCAT như đã nêu tại Kiến nghị ICCAT 08-12 sửa đổi 07-10 về Chương Tài liệu Khai thác cá ngừ vây xanh của ICCAT.

- CCSBT (Ủy ban Bảo tồn Cá ngừ Vây xanh Phương Nam) for the Conservation of Southern Bluefin Tuna) – Nghị quyết về thực hiện một quy trình Tài liệu Khai thác của CCSBT (thông qua tại cuộc Họp thường niên lần thứ 15 – 14-17 tháng 10 năm 2008), dưới điều kiện mà ngoài các tài liệu khai thác và bất kỳ tài liệu liên quan nào khác được phê duyệt theo quy trình Tài liệu Khai thác CCSBT, đơn vị nhập khẩu nộp cho các cơ quan chức năng của Nước thành viên EU nhập khẩu các thông tin về vận tải, được nêu cụ thể trong Phụ đính về thông tin vận tải trong Phụ lục II của Quy định IUU.

Những quy trình này cũng sẽ áp dụng đối với trao đổi thương mại các sản phẩm khai thác

Page 35: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

35

Phiên bản 1 - 10/2009của Cộng đồng sang các nước thứ ba với các loài tương ứng thuộc các RFMO liên quan.

Các quy định phải tuân theo để điền và phê chuẩn những giấy chứng nhận khai thác này là những quy định được nêu chi tiết trong quy trình tài liệu khai thác của RFMO có liên quan.

Các điều khoản có thể áp dụng để kiểm soát, kiểm tra và chấp nhận các giấy chứng nhận khai thác cũng như hợp tác, là các điều khoản chung của Quy định IUU.

5.15 Sử dụng các hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử dưới sự kiểm soát của các nước thứ ba/ những dàn xếp đặc biệt giữa một nước thứ ba và Ủy ban Châu Âu

Quy định IUU cho phép Ủy ban Châu Âu hợp tác hành chính với một nước thứ ba trong các lĩnh vực liên quan đến thực hiện Quy định theo Điều 20(4), vì hợp tác với các nước thứ ba không nên bị giới hạn trong mục đích duy nhất là phê chuẩn các giấy chứng nhận khai thác hoặc các tài liệu liên quan. Loại hình hợp tác này chỉ có thể được xây dựng ở cấp độ song phương, có xem xét đến các trường hợp cụ thể như các hệ thống kiểm soát hiện có, hồ sơ thương mại hoặc thủy sản. Các lĩnh vực hợp tác có thể phụ thuộc vào nhu cầu và các trường hợp được xác định và thảo luận với các nước thứ ba đương sự và có thể bao gồm

- sử dụng các phương tiện điện tử để xây dựng, phê duyệt hoặc nộp các giấy chứng nhận khai thác,

- thay thế giấy chứng nhận khai thác bằng các hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử thay thế hoặc truy xuất nguồn gốc sản phẩm dưới sự kiểm soát của các cơ quan chức năng thuộc nước thứ ba, theo các phương pháp đã thống nhất với các Nước treo cờ đương sự;

- hỗ trợ lẫn nhau và trao đổi thông tin.

Tuy nhiên, hợp tác hành chính không thể tạo ra cơ hội vi phạm Quy định IUU, như miễn trừ khỏi quy trình cấp chứng nhận khai thác. Hợp tác theo Điều 20(4) cũng sẽ không được hiểu là điều kiện trước hết để áp dụng Chương III đối với các hàng nhập khẩu có nguồn gốc từ các sản phẩm khai thác của tàu cá treo cờ bất kỳ Quốc gia nào . Nói cách khác, những sự hợp tác này có thể được xây dựng trước hoặc sau ngày thực hiện Quy định IUU, nếu nhu cầu hợp tác được cùng xác định và trình bày chi tiết trong một hồ sơ thỏa thuận.

Thông tin về các nước thứ ba đã tham gia vào các hợp tác hành chính nói trên và nội dung của nó sẽ được Ủy ban Châu Âu công bố.

5.16 Cách điền giấy chứng nhận khai thác và tờ khai chế biến

Việc giải thích các trường khác nhau của giấy chứng nhận khai thác và tờ khai chế biến nên đưa ra sự trợ giúp và hỗ trợ điền và các mẫu. Nên nhớ rằng mẫu đưa ra trong Phụ lục II của Quy định IUU là tài liệu duy nhất bao gồm tất cả các trường hợp có thể xảy ra để cấp một giấy chứng nhận khai thác. Do đó không cần thiết phải điền vào tất cả các ô trong tất cả các trường hợp.

– Q.: Mối quan hệ giữa Phụ lục II và Phụ lục IV là gì?

Page 36: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

36

Phiên bản 1 - 10/2009– A.: Phụ lục II là một mẫu giấy chứng nhận khai thác với thông tin

chi tiết vê sản phẩm khai thác và xuất khẩu , cần phải được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền của Nước treo cờ. Phụ lục IV không phải là một giấy chứng nhận nhưng là một tờ khai về các sản phẩm được sử dụng để chế biến tại quốc gia khác ngoài Nước treo cờ có các sản phẩm, và phải được cung cấp bởi một đơn vị chế biến trong đó một giấy chứng nhận khai thác được phê duyệt (hoặc một bản sao) đối với các sản phẩm được sử dụng phải được đính kèm theo. Phụ lục IV chỉ nên được hoàn thành đối với việc chế biến các sản phẩm khai thác được nhập khẩu . Chế biến các sản phẩm khai thác từ cùng một quốc gia sẽ được khai báo trong Phụ lục II bằng cách sử dụng cả hai ô "loài" và "mã sản phẩm".

Page 37: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

37

Phiên bản 1 - 10/2009

GIẤY CHỨNG NHẬN KHAI THÁC CỦA CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU

Số tài liệu Cơ quan phê chuẩn

1. Tên Địa chỉ Điện thoại. Fax

2. Tên tàu cá Cờ - Cảng trong nước và Số đăng ký Hô hiệu IMO/Số Lloyd(nếu được cấp)

Giấy phép Khai thác Số. – Có giá trị đến

Số Inmarsat Số fax Số Điện thoại Địa chỉ E-mail (nếu được cấp)

3. Mô tả sản phẩm Loại chế biến được cấp phép trên tàu:

4. Tham khảo các biện pháp quản lý và bảo tồn

Loài Mã sản phẩm(Các) Khu

vực và ngày khai

thác

Trọng lượng sống ước tính (kg)

Trọng lượng cập cảng ước tính (kg)

Trọng lượng cập cảng được kiểm tra (kg) nếu thích hợp

5. Tên thuyền trưởng tàu cá – Chữ ký – Con dấu:

6. Khai báo chuyển tàu trên biểnTên thuyền trưởng tàu cá

Chữ ký và Ngày

Ngày/Khu vực/Vị trí Chuyển tàu

Trọng lượng ước tính (kg)

Thuyền trưởng tàu nhận Chữ ký

Tên Tàu Hô hiệu IMO/Số Lloyds(nếu được cấp)

7. Quyền chuyển tàu trong phạm vi một khu vực cảng:

Tên Cơ quan Chữ ký Địa chỉ

Điện thoại

Cảng đến Ngày cập cảng Con dấu (Dấu)

8. Tên và địa chỉ đơn vị xuất khẩu

Chữ ký Ngày Con dấu

9. Phê chuẩn của cơ quan chức năng Nước treo cờ

Tên/Chức vụ Chữ ký Ngày Con dấu (Dấu)

10. Thông tin vận tải : Xem Phụ lục I

11. Khai báo của đơn vị nhập khẩu:

Tên và địa chỉ của Đơn vị nhập khẩu

Chữ ký Ngày Con dấu Mã CN của sản phẩm

Các tài liệu theo Điều 14(1), (2) của Quy định (EC) số …/…

Tham khảo

12. Kiểm soát nhập khẩu: cơ quan

Vị trí Nhập khẩu được cấp phép*

Nhập khẩu bị tạm đình chỉ*

Kiểm tra được yêu cầu – ngày

Tờ khai hải quan (nếu được cấp) Số Ngày Vị trí

* Đánh dấu tích nếu phù hợp.

Page 38: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

38

Phiên bản 1 - 10/2009

Phần 1 của giấy chứng nhận khai thác và các trường "Số tài liệu" và "Cơ quan phê chuẩn" được sử dụng để xác định tài liệu và cơ quan phê chuân giấy chứng nhận này. Do đó chúng phải được điền bởi cơ quan phê chuẩn.

“số tài liệu” có thể bao gồm “mã ISO giành cho mỗi Nước treo cờ”, “Mã xác định dành cho cơ quan có thẩm quyền”, “Năm phê chuẩn” và “Số trong sê-ri liên tục”. Tuy nhiên, không có mẫu cố định có thể áp dụng vì cấu trúc của số tài liệu có thể thay đổi theo các yếu tố khác nhau tại các Quốc gia treo cờ khác nhau (một hoặc nhiều cơ quan có thẩm quyền, số lượng giấy chứng nhận, v.v.). Mỗi quốc gia được tự quyết định cấu trúc của số tài liệu. Có gợi ý rằng mỗi cơ quan sẽ được xác định bởi một mã cụ thể do quốc gia nước đó cung cấp. Như mô tả sau:

Mã ISO/mã cơ quan/năm/số trong sê-ri liên tục (số các chữ số do mỗi nước quyết định so với số các giấy chứng nhận dùng trước)Thông tin được yêu cầu như “Tên”, “Địa chỉ”, “Điện thoại” “Fax” đề cập đến cơ quan phê chuẩn và phải do cơ quan này cung cấp.

N.B.: Số tham khảo của giấy chứng nhận sức khỏe hoặc một giấy chứng nhận nguồn gốc có thể được sử dụng như số tài liệu, vì đây là một tài liệu riêng biệt, được xây dựng để phục vụ những mục đích khác nhau.

Các phần từ 2 đến 5

- Thông tin chi tiết về tàu cá, về sản phẩm và về các biện pháp có thể áp dụng phải được điền vào các phần từ 2 đến 5, bao gồm cả chữ ký của thuyền trưởng tàu (hoặc người đại diện của thuyền trưởng tàu), trừ ô "Trọng lượng cập cảng được kiểm tra (kg) nếu thích hợp" trong Phần 3, nên do cơ quan phê chuẩn điền trong các trường hợp thông tin này đã được kiểm soát. Các nước thứ ba có quyền quyết định ai có thể đóng vai trò làm đại diện cho một thuyền trưởng tàu và ai có thể điền thông tin trong các phần từ 2 đến 4, phụ thuộc vào ai chịu trách nhiệm xuất khẩu, có thể là chủ tàu hoặc người đại diện hay đơn vị xuất khẩu, nếu khác với chủ tàu, trên cơ sở thông tin có liên quan do chủ tàu cung cấp. Trong Phần 2 (thông tin chi tiết về tàu cá) một số ô chỉ được điền nếu thích hợp (IMO/Số Lloyd, Số Inmarsat)

Phần 3 (mô tả sản phẩm): Sản phẩm được mô tả bằng cách sử dụng tên các loài và mã sản phẩm chính là mã hải quan được sử dụng trong danh mục đã được thực hiện bởi nước thứ ba; tất cả dựa trên một mã 6 số của Hệ thống Hài hòa hóa và EC đã công bố trực tuyến tất cả các danh mục của quốc gia trên trang web về "Cơ sở dữ liệu biểu thuế được áp dụng" http:// m kaccdb.eu.int . Nếu có thông tin chi tiết hơn (v.d. đối với các sản phẩm đã chế biến) các trường có thể được mở rộng hoặc một phần đính kèm có thể gắn thêm làm phụ lục của giấy chứng nhận. Mẫu giấy chứng nhận khai thác phải do nước thứ ba tự xây dựng. Do đó, hình thức giấy chứng nhận có thể được thiết kế dựa theo nhu cầu của quốc gia.

Các loài: Thông tin cũng phải sẵn sàng cung cấp cho các đơn vị hoạt động để phục vụ các mục đích khác, v.d. kiểm soát chất lượng, thỏa thuận giá cả và các loài thường có thể xác định được. Phần này của giấy chứng nhận khai thác phải do đơn vị hoạt động điền, không phải cơ quan chức năng. Trong các trường hợp sản phẩm chế biến, một vài loài có thể được đề cập đến.

Mã sản phẩm: Mã chỉ được đề cập đến đối với các sản phẩm sẽ xuất khẩu. Thông tin này phải do đơn vị hoạt động cung cấp. Về phần mình, EC sẽ sử dụng Danh mục Tổng hợp mã 8 số (CN) dựa trên các mã 6 số của mô tả Hàng hóa Hài hòa và Hệ thống Mã hóa (HS) đối với các giấy chứng nhận khai thác được phê chuẩn đối với các sản phẩm khai thác của EC được xuất khẩu. Có gợi ý rằng mỗi nước sử dụng các mã hải quan quốc gia do chúng thường dựa trên HS. Đó sẽ là cách dễ hiểu nhất đối với sản phẩm được đề cập đến trong giấy chứng nhận khai thác.

Page 39: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

39

Phiên bản 1 - 10/2009

(Các) khu vực khai thác: do đơn vị hoạt động đề cập đến theo các định nghĩa trong luật pháp quốc gia của nước thứ ba phê chuẩn hoặc ở cấp độ quốc tế. Khu vực khai thác là mã EEZ của quốc gia (hoặc bất kỳ hệ thống mã hóa quốc gia nào), mã của RFMO hoặc mã của FAO. Không có chỉ định cụ thể được dự kiến trước về khu vực khai thác trong Quy định IUU.

Trọng lượng sống ước tính, Trọng lượng cập cảng ước tính: thông tin này phải do đơn vị hoạt động cung cấp, nhưng chỉ là những ước tính.

Trọng lượng cập cảng đã kiểm tra: do các cơ quan phê chuẩn cung cấp, nếu các sản phẩm khai thác tính theo trọng lượng khi cập cảng. Nước treo cờ có quyền quyết định liệu có có chấp nhận một sự sai lệch nào đó trong các trọng lượng ước tính và trọng lượng đã kiểm tra nêu trong giấy chứng nhận khai thác.

N.B.: Loại trọng lượng (trọng lượng tịnh/trọng lượng thô) chưa được quyết định, do phần này của giấy chứng nhận có thông tin mà các cơ quan của Nước treo cờ đã phê duyệt do đó sẽ phụ thuộc vào các quy định quốc gia của Nước treo cờ. Trọng lượng ở đây không nhất thiết phải là trọng lượng của sản phẩm được nhập khẩu. Nên nhớ: giấy chứng nhận khai thác phải kèm theo các tài liệu hải quan trong đó phải nêu rõ trọng lượng chính xác của sản phẩm được nhập khẩu.

Phần 4 (Tham khảo các biện pháp quản lý và bảo tồn có thể áp dụng) đề cập đến các biện pháp quản lý và bảo tồn liên quan đến các loài được cấp giấy chứng nhận khai thác, mà Nước treo cờ có liên quan đã thông qua. Đó có thể là các biện pháp của quốc gia mà các tàu phải tuân thủ, các biện pháp do một RFMO thông qua v.v. Nên đưa ra một mô tả ngắn gọn về các biện pháp (v.d. phải có giấy phép khai thác, hạn ngạch, ngư cụ bị hạn chế). Các tham khảo cần được trích dẫn theo luật pháp quốc gia. Thông tin này phải do đơn vị hoạt động cung cấp;

Phần 5 (tên thuyền trưởng/chữ ký/con dấu): Giấy chứng nhận khai thác phải được ký và đóng dấu bởi thuyền trưởng tàu cá. Trong các trường hợp các sản phẩm khai thác không được cập cảng tại một cảng của Nước treo cờ và do đó không thể kèm theo một giấy chứng nhận khai thác, một người đại diện của thuyền trưởng có thể ký vào giấy chứng nhận khai thác và yêu cầu phê chuẩn. Việc ai có thể đại diện cho thuyền trưởng sẽ được quyết định theo từng trường hợp tại các quốc gia. Chữ ký điện tử có thể được chấp nhận miễn sao Ủy ban Châu Âu được thông báo về việc đó. Điều này cũng áp dụng đối với việc chuyển các tài liệu. Có thể chuyển tài liệu bằng phương tiện điện tử, nhưng EC cần được báo về việc này để các Nước thành viên EU theo đó cũng được thông báo. Con dấu hoặc dấu bảo đảm cần thiết để xác nhận người ký giấy chứng nhận khai thác.

Phần 6 và phần 7 chỉ được điền nếu thích hợp. Mỗi phần đề cập đến một trường hợp cụ thể, và do đó có thể dùng thay thế lẫn nhau.

Phần 6 (khai báo chuyển tàu trên biển) do cả thuyền trưởng tàu cá và thuyền trưởng tàu nhận cùng điền (hoặc các đại diện của họ).

Phần 7 (quyền chuyển tàu trong phạm vi một khu vực cảng) phải được điền bởi một cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm kiểm soát việc chuyển tàu, theo cơ cấu tổ chức quốc gia của nước đó. Nếu một nước không cho phép chuyển tàu, phần ô tương ứng sẽ không được sử dụng. Nếu việc chuyển tàu được cấp phép, sẽ phụ thuộc vào nước thứ ba trong tổ chức kiểm soát và thủ tục phê duyệt và thông báo (các) cơ quan có thẩm quyền liên quan cho Ủy ban Châu Âu. Cơ quan có thẩm quyền được thông báo về việc kiểm soát phải ký vào phần này của giấy chứng nhận khai thác.

Phần 8 phải được điền, ký và đóng dấu hoặc dán tem của đơn vị xuất khẩu lô hàng, người cũng phải cung cấp các chi tiết vận tải thuộc phần 10 trong Phụ lục I của Giấy chứng nhận khai thác. Đơn vị xuất khẩu chính là đơn vị hoạt động của nước thứ ba chịu trách nhiệm xuất khẩu sản phẩm thủy sản khai báo trong ô 3 sang một nước khác.

Page 40: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

40

Phiên bản 1 - 10/2009

Phần 9 (Phê chuẩn của cơ quan chức năng nước treo cờ): Cơ quan có thẩm quyền của nước treo cờ có trách nhiệm phê chuẩn một giấy chứng nhận khai thác đối với các sản phẩm được xuất khẩu vào Cộng đồng và các sản phẩm có nguồn gốc từ khai thác tuân thủ các quy định quản lý và bảo tồn đúng chỗ. Do đó cơ quan này có đủ thẩm quyền để thực hiện những nhiệm vụ đã nêu. Trong các trường hợp sản phẩm khai thác không được cập tại cảng của một Nước treo cờ và do đó không thể kèm theo một giấy chứng nhận khai thác , một người đại diện chủ chủ tàu có thể yêu cầu phê chuẩn một giấy chứng nhận khai thác hoặc việc trao đổi thông tin và truyền thông tin có thể được tiến hành bằng phương tiện điện tử. Việc các cơ quan của Nước treo cờ sử dụng các phương tiện điện tử được nêu tại Điều 12 phải được thông báo cho Ủy ban Châu Âu. Cơ quan phê chuẩn ở đây được xem như cơ quan có thẩm quyền như đã được đề cập đến trong phần I cần được thông báo cho Ủy ban Châu Âu.

Đơn vị xuất khẩu phải nộp giấy chứng nhận khai thác, bao gồm tất cả các thông tin được yêu cầu trong các phần từ 2 đến 8 và phần 10 cùng Phục lục I (và các phần 6 và/hoặc 7 trong trường hợp chuyển tàu) cho cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn của Nước treo cờ. Nếu cơ quan chấp nhận các thông tin trong giấy chứng nhận khai thác và không có cơ sở để nghi ngờ tính toàn diện, chính xác của giấy chứng nhận và tuân thủ các quy định về quản lý và bảo tồn có thể áp dụng, có thể hoàn thành phần 1 (số tài liệu, cơ quan phê chuẩn ) và phần 9 (phê chuẩn của cơ quan chức năng nước treo cờ). Giấy chứng nhận khai thác hiện được phê chuẩn và có thể được trả lại cho đơn vị xuất khẩu. Cơ quan phê chuẩn giữ một bản sao của giấy chứng nhận, cùng với bất kỳ tài liệu nào đã được kiểm tra và sử dụng để phê chuẩn, trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm bắt đầu từ ngày phê chuẩn. Thời gian này có thể dài hơn tùy theo các quy định của quốc gia.

Nếu vào thời điểm đơn vị xuất khẩu nộp giấy chứng nhận khai thác, cơ quan có thẩm quyền của Nước treo cờ không có tất cả các căn cứ để đảm bảo độ tin cậy của thông tin xuất hiện trên giấy chứng nhận đó và/hoặc đảm bảo tính tuân thủ các quy định quản lý và bảo tồn, cơ quan đó sẽ tiến hành các kiểm tra họ cho là thích hợp để quyết định có hoặc không phê chuẩn tài liệu.

Phần 11 (khai báo của đơn vị nhập khẩu) do đơn vị nhập khẩu trong Cộng đồng điền trước khi nộp giấy chứng nhận khai thác cho cơ quan có thẩm quyền được chỉ định bởi Nước thành viên EU nhập khẩu có liên quan. Quy định IUU không nhất thiết yêu cầu số ID VAT hoặc số chứng minh khác của đơn vị nhập khẩu. Tuy nhiên, các đơn vị nhập khẩu nên cung cấp số này nếu Nước thành viên EU nào đó yêu cầu.

Trong trường hợp nhập khẩu gián tiếp đã hoặc chưa qua chế biến trước, các tài liệu được đề cập đến trong Điều 14(1) và (2) của Quy định IUU phải được nộp cùng với giấy chứng nhận khai thác. Theo đó các tham khảo phải được xây dựng có liên quan tới các tài liệu đã cung cấp.

Phần 12 (kiểm soát nhập khẩu – cơ quan) phải do cơ quan chức năng của Nước thành viên EU điền. Cơ quan này sẽ phải kiểm tra giấy chứng nhận và nếu thích hợp, sẽ tiến hành kiểm tra như đã nêu rõ tại các Điều 16 (1) và 17.

Page 41: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

41

Phiên bản 1 - 10/2009

CHỨNG NHẬN TÁI XUẤT CỦA CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU

Số chứng nhận Ngày Nước thành viên

1. Mô tả sản phẩm tái xuất: Trọng lượng (kg)

Loài Mã sản phẩm Cân đối từ tổng số lượng được khai báo trong giấy chứng nhận khai thác

2. Tên đơn vị tái xuất khẩu Địa chỉ Chữ ký Ngày

3. Cơ quan chức năng :

Tên/Chức vụ Chữ ký Ngày Đóng dấu/dán tem

4. Kiểm soát tái xuất:

Địa điểm: Tái xuất được cấp phép* Phê chuẩn được yêu cầu* Số và ngày khai báo tái xuất

* Đánh dấu tích nếu thích hợp

Phần này của giấy chứng nhận khai thác chỉ áp dụng đối với tái xuất các sản phẩm từ Cộng đồng tới một nước thứ ba như đã đề cập đến trong Điều 21 của Quy định IUU và chỉ dành cho các đơn vị hoạt động và các cơ quan của EC điền vào. Điều này đảm bảo truy xuất đầy đủ các sản phẩm có liên quan. Đơn vị xuất khẩu phải chứng minh rằng các sản phẩm sẽ xuất khẩu đã được nhập khẩu với một giấy chứng nhận khai thác có hiệu lực.

Các cơ quan có thẩm quyền tại Nước thành viên EU mà từ đó sản phẩm được tái xuất sẽ có quyền cấp phép tái xuất. Không cần có sự phê chuẩn của một nước thứ ba trong giai đoạn này.

Các phần 1 và 2 phải do đơn vị tái xuất khẩu tại EC điền.

Số giấy chứng nhận: trùng với số trong phần đầu tiên của giấy chứng nhận khai thác.

Nước thành viên: Nước thành viên EU từ đó sản phẩm được tái xuất.

Phần 1 (mô tả sản phẩm): Sản phẩm được mô tả bằng cách sử dụng tên loài và mã sản phẩm như được đề cập trên giấy chứng nhận khai thác được phê chuẩn bởi Nước treo cờ. Các mã hải quan quốc gia được thực hiện tại các nước thứ ba thường dựa trên mã HS 6 số giống như mã CN được thực hiện tại EC. Mã hải quan của các của các nước thứ ba được công bố trực tuyến (xem trang "Các Cơ sở dự liệu biểu thuế được áp dụng" của trang web http:// m kaccdb.eu.int). Nếu thông tin chi tiết hơn đư cung cấp (v.d. đối với các sản phẩm được chế biến) các trường có thể được mở rộng hoặc đính kèm làm phụ lục cho giấy chứng nhận.

Trọng lượng (kg): là trọng lượng của các sản phẩm sẽ được tái xuất.

Cân đối từ tổng số lượng được khai báo trong giấy chứng nhận khai thác: cũng cần phải được đơn vị tái xuất khẩu đề cập đến, do không cần thiết toàn bộ số lượng của lô hàng được cơ quan chức năng của nước thứ ba phê chuẩn trong giấy chứng nhận khai thác phải được tái xuất hết.

Các phần 3 và 4 phải được điền bởi cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU từ đó sản phẩm được tái xuất.

Phần 3 (cơ quan chức năng): Thông tin cụ thể về cơ quan thuộc Nước thành viên EU tương ứng (tên, chữ ký, ngày, con dấu hoặc dấu xác nhận).

Phần 4 (kiểm soát tái xuất): Thông tin phải được cung cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp phép tái xuất.

Page 42: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

42

Phiên bản 1 - 10/2009

Các trường "tái xuất được cấp phép" và "kiểm tra được yêu cầu" chỉ được điền nếu có thể áp dụng.

Trường "số và ngày khai báo tái xuất" đề cập đến số và ngày tờ khai hải quan được đưa ra để tái xuất sản phẩm. Cần lưu ý rằng trường này áp dụng cho tất cả các mẫu xuất khẩu và không hạn chế đối với bất kỳ thủ tục xuất khẩu hải quan cụ thể nào.

Phụ lục I THÔNG TIN VẬN TẢI

1. Nước xuất khẩu

Cảng/sân bay/các địa điểm xuất phát khác

2. Chữ ký đơn vị xuất khẩu:

Tên tàu và cờ

Số chuyến bay/số vận đơn hàng không

Quốc tịch xe chở hàng và số đăng ký

Số vận đơn đường sắt

Tài liệu vận tải khác:

(Các) số công-ten-nơ:

Danh sách đính kèm

Tên Địa chỉ Chữ ký

Phụ lục này nhằm mục đích ngăn chặn việc một giấy chứng nhận khai thác có hiệu lực đối với một số sản phẩm thủy sản nhất định được xuất khẩu có thể bị lạm dụng để sử dụng cho các sản phẩm khác không nằm trong giấy chứng nhận khai thác, bằng cách đảm bảo truy xuất nguồn gốc đầy đủ. Phụ lục này phải được điền và ký bởi đơn vị xuất khẩu.

Thông tin được cung cấp trong phụ lục này có liên quan đến các thông tin vận tải các sản phẩm thủy sản từ nước thứ ba có giấy chứng nhận khai thác có hiệu lực sang địa điểm đến kế tiếp, một Nước thành viên EU trong trường hợp nhập khẩu trực tiếp hoặc một nước trung gian trong trường hợp nhập khẩu gián tiếp sang Cộng đồng.

Nếu tất cả các sản phẩm được vận chuyển trực tiếp sang địa điểm đến này từ biển bằng tàu cá đã thực hiện hoạt động khai thác hoặc một tàu nhận dẫn theo khi chuyển tàu trên biển (tại nơi những hoạt động này được cho phép bởi Nước treo cờ có quyền phê chuẩn) thông tin trong Phần 1 phải là tên và cờ của tàu cá trong Phần 2 hoặc của tàu nhận trong Phần 6 của giấy chứng nhận khai thác, nếu thích hợp).

Tên, địa chỉ và chữ ký trong Phần 2 đề cập đến đơn vị xuất khẩu yêu cầu phê chuẩn giấy chứng nhận khai thác.

Page 43: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

Commission européenne, B-1049 Bruxelles / Europese Commissie, B-1049 Brussel - Belgium. Telephone: (32-2) 299 11 11.

Draft v24/09/09 PSTờ khai theo Điều 14(2) của Quy định của Hội đồng (EC) Số 1005/2008 ngày 29/9/2008 về thiết

lập một hệ thống trong Cộng đồng nhằm phòng ngừa, ngăn chănj và xóa bỏ khai thác thủy sản

bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định

Tôi khẳng định rằng các sản phẩm thủy sản đã qua chế biến: (mô tả sản phẩm và mã Danh mục Tổng hợp)có nguồn gốc từ những sản phẩm khai thác được nhập khẩu theo (những) giấy chứng nhận khai thác sau đây:

Số giấy chứng nhận khai thác

Tên tàu cá và cờ Ngày phê

duyệtMô tả sản phẩm khai thác

Tổng trọng lượng cập cảng (kg)

Sản phẩm khai thác được chế biến (kg)

Sản phẩm thủy sản được chế biến (kg)

Tên và địa chỉ của nhà máy chế biến

………………………………………..

……………………………………….

Tên và địa chỉ của đơn vị xuất khẩu (nếu khác với nhà máy chế biến)

……………………………………….

……………………………………….

Số lượng phê duyệt của nhà máy chế biến ………… …………………

Số giấy chứng nhận sức khỏe và ngày

……………………………………….

Người chịu trách nhiệm

của nhà máy chế biến:

Chữ ký: Ngày: Địa điểm:

Phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền: …7………………………………..

Nhân viên:

8

Chữ ký và con dấu:

8

Ngày: Địa điểm:

Page 44: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

Phiên bản 1 - 10/2009

44

Tờ khai trong Phụ lục IV của Quy định IUU phải được cung cấp đối với các loại nhập khẩu gián tiếp vào Cộng đồng đã qua chế biến trước. Tờ khai này phải do đơn vị chế biến ở nước thứ ba chứ không phải Nước treo cờ điền. Phụ lục IV được dùng như một mẫu, các ô cho sẵn có thể được mở rộng nếu cần. Đơn vị nhập khẩu không cò gì để khai báo trong tờ khai Phụ lục IV.

1 Mô tả và mã các sản phẩm đã qua chế biến tuân theo giấy chứng nhận khai thác với mã Danh mục tổng hợp (xem tham khảo trong phục lục của sổ tay hướng dẫn).

Thông tin được lấy từ giấy chứng nhận khai thác có liên quan

Số lượng của sản phẩm khai thác được nhập khẩu sử dụng cho chế biến

Số lượng sản phẩm đã chế biến

Các tham khảo theo danh sách SANCO của các nhà máy chế biến đã được duyệt và giấy chứng nhận sức khỏe.

Đến phần này tờ khai chế biến phải do nhà máy chế biến điền vào. Người có trách nhiệm phải cung cấp tên và chữ ký.

7 Tên của cơ quan chức năng tại nước thứ ba tiến hành hoạt động chế biến có đủ thẩm quyền phê duyệt tờ khai (cần được điền bởi cơ quan có thẩm quyền)

Nhân viên phê duyệt tờ khai phải ghi tên và ký cũng như đóng dấu hoặc dán tem vào tài liệu.

– Q.: Làm thế nào một nhà máy chế biến có thể hoàn thành Phụ lục IV nếu nhà máy đó sử dụng các loài khác nhau từ những sản phẩm khai thác khác nhau để chế biến?

– A.: Trong trường hợp này, tất cả các loài và các sản phẩm khai thác được sử dụng phải được đề cập đến trong tờ khai của Phụ lục IV. Vì thế, bảng theo mẫu có thể được mở rộng .

– Q.: Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tờ khai trong Phụ lục IV có thể là cơ quan cấp giấy chứng nhận sức khỏe không?

– A.: Điều này phụ thuộc vào tổ chức của quốc gia tuy nhiên đó phải là cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm giám sát các nguyên liệu thô nhập khẩu dùng cho chế biến và tái xuất khẩu.

– Q.: Phải làm gì nếu một lô hàng các sản phẩm đã chế biến bao gồm các sản phẩm được chế biến bởi vài nhà máy chế biến khác nhau từ sản phẩm thủy sản nhập khẩu?

– A.: Mỗi nhà máy phải lập một tờ khai theo Phụ lục IV.

Page 45: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

45

Phiên bản 1 - 10/2009

Giấy chứng nhận Khai thác của Cộng đồng Châu Âu

Mẫu được đơn giản hóa dành cho các sản phẩm thủy sản thực hiện các yêu cầu tại Điều 6 thuộc

Quy định Thực hiện của Ủy ban

(i) GIẤY CHỨNG NHẬN KHAI THÁC CỦA CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU – Mẫu được đơn giản hóa dành cho các sản phẩm thủy sản thực hiện các yêu cầu tại Điều 6 của Quy định này

Số tài liệu Cơ quan phê duyệt (tên, địa chỉ, điện thoại, fax)

1. Mô tả Sản phẩm 2. Tham khảo các biện pháp quản lý và bảo tồn

Loài Mã sản phẩm Trọng lượng cập cảng đã kiểm tra (kg)

3. Danh sách các tàu cung cấp sản phẩm khai thác và số lượng theo từng tàu (tên, số đăng ký, v.v… được thêm vào làm phụ lục):

4. Tên, địa chỉ , điện thoại và fax của Đơn vị xuất khẩu

Chữ ký Ngày Đóng dấu (dán tem)

5. Phê chuẩn của cơ quan chức năng Nước treo cờ:

Tên/Chức vụ Chữ ký Ngày Đóng dấu(Dán tem)

6. Thông tin vận tải : (xem Phụ lục )

7. Khai báo của Đơn vị nhập khẩu:

Tên và địa chỉ Đơn vị nhập khẩu Chữ ký Ngày Đóng dấu(Dán tem)

Mã CN của sản phẩm

8. Kiểm soát nhập khẩu: Cơ quan Địa điểm

Nhập khẩu được cấp phép*

Nhập khẩu bị tạm ngưng*

Kiểm tra được yêu cầu- ngày

Tờ khai hải quan (nếu được cấp) Số Ngày Địa điểm

(*) Đánh dấu tích nếu thích hợp

Page 46: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

46

Phiên bản 1 - 10/2009

Quy định Thực hiện của Ủy ban giới thiệu một mẫu giấy chứng nhận được đơn giản hóa có thể được sử dụng cho các sản phẩm khai thác từ các tàu cá của nước thứ ba đáp ứng các tiêu chí sau: (a) có tổng chiều dài dưới 12 m không kèm theo ngư cụ hoặc

(b) có tổng chiều dài dưới 8 m kèm theo ngư cụ hoặc

(c) không có kết cấu bên trên hoặc

(d) dưới 20 GT.

Chỉ có các sản phẩm khai thác từ những tàu loại nêu trên, những sản phẩm chỉ được cập cảng tại Nước treo cờ của những tàu các này và những sản phẩm kết hợp với nhau tạo thành một lô hàng được xuất khẩu sang EC thì giấy chứng nhận khai thác theo Phụ lục II của Quy định IUU mới có thể được thay thế bằng giấy chứng nhận khai thác được đơn giản hóa này. Điểm thuận lợi chính là đơn vị xuất khẩu có thể yêu cầu phê chuẩn giấy chứng nhận được đơn giản hóa mà ngư dân không phải ký vào đó. Tuy nhiên, đơn vị xuất khẩu phải cung cấp thông tin về tàu cá và các sản phẩm khai thác (loài, số lượng). Cần lưu ý rằng cơ quan phê chuẩn của nước thứ ba có trách nhiệm kiểm tra xem liệu các điều kiện để sử dụng giấy chứng nhận khai thác được đơn giản hóa có được thực hiện đầy đủ. Tuy nhiên, danh sách các tàu kèm theo có thể cung cấp các chỉ số để các cơ quan có thẩm quyền tại các Nước thành viên EU tiếp tục kiểm tra.

Các ô "số tài liệu" và "cơ quan phê duyệt" được dùng để xác định tài liệu và cơ quan phê duyệt tài liệu đó, do vậy chúng phải được điền bởi cơ quan phê duyệt. Những ô này cũng tương tự như các ô trong giấy chứng nhận tại Phụ lục II.

“số tài liệu” có thể gồm “mã ISO đối với mỗi Nước treo cờ”, “mã xác định đối với cơ quan có thẩm quyền”, “Năm phê duyệt” và “Số trong sê-ri liên tục”. Tuy nhiên, không có mẫu cố định vì cấu trúc của số tài liệu có thể thay đổi theo các yếu tố khác nhau tại các Nước treo cờ khác nhau (một hoặc nhiều cơ quan có thẩm quyền, số lượng giấy chứng nhận, v.v…). Mỗi nước có quyền quyết định cấu trúc của số tài liệu. Có gợi ý rằng mỗi cơ quan sẽ được xác định bởi một mã cụ thể do quốc gia nước đó cung cấp. Như mô tả sau:

Mã ISO/mã cơ quan/năm/số trong sê-ri liên tục (số các chữ số do mỗi nước quyết định so với số các giấy chứng nhận dùng trước)Thông tin được yêu cầu như “Tên”, “Địa chỉ”, “Điện thoại” “Fax” đề cập đến cơ quan phê chuẩn và phải do cơ quan này cung cấp.

N.B.: Số tham khảo của giấy chứng nhận sức khỏe hoặc một giấy chứng nhận nguồn gốc có thể được sử dụng như số tài liệu, vì đây là một tài liệu riêng biệt, được xây dựng để phục vụ những mục đích khác nhau

Phần 1 (mô tả sản phẩm): Phần này tương ứng với phần 3 của giấy chứng nhận theo Phụ lục II, nhưng đơn giản hơn một chút. Sản phẩm vẫn được mô tả bằng cách sử dụng tên loài và mã sản phẩm chính là mã hải quan được sử dụng trong danh mục mà nước thứ ba đã thực hiện; tất cả dựa trên một mã 6 số của Hệ thống Hài hòa hóa và EC đã công bố trực tuyến tất cả các danh mục của quốc gia trên trang web về "Cơ sở dữ liệu biểu thuế được áp dụng" http:// m kaccdb.eu.int . Nếu có thông tin chi tiết hơn (v.d. đối với các sản phẩm đã chế biến) các trường có thể được mở rộng hoặc một phần đính kèm có thể gắn thêm làm phụ lục của giấy chứng nhận. Mẫu giấy chứng nhận khai thác phải do nước thứ ba tự xây dựng. Do đó, hình thức giấy chứng nhận có thể được thiết kế dựa theo nhu cầu của quốc gia.

Loài: Thông tin cũng phải cung sẵn sàng cung cấp cho các đơn vị hoạt động để phục vụ các mục đích khác, v.d. kiểm soát chất lượng, thỏa thuận giá cả và các loài thường có thể

Page 47: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

47

Phiên bản 1 - 10/2009xác định được. Phần này của giấy chứng nhận khai thác phải do đơn vị hoạt động điền, không phải cơ quan chức năng. Trong các trường hợp sản phẩm chế biến, một vài loài có thể được đề cập đến.

Mã sản phẩm: Mã chỉ được đề cập đến đối với các sản phẩm sẽ xuất khẩu. Thông tin này phải do đơn vị hoạt động cung cấp. Về phần mình, EC sẽ sử dụng Danh mục Tổng hợp mã 8 số (CN) dựa trên các mã 6 số của mô tả Hàng hóa Hài hòa và Hệ thống Mã hóa (HS) đối với các giấy chứng nhận khai thác được phê chuẩn đối với các sản phẩm khai thác của EC được xuất khẩu. Có gợi ý rằng mỗi nước sử dụng các mã hải quan quốc gia do chúng thường dựa trên HS. Đó sẽ là cách dễ hiểu nhất đối với sản phẩm được đề cập đến trong giấy chứng nhận khai thác.

Trọng lượng cập cảng đã kiểm tra: do các cơ quan phê chuẩn cung cấp, nếu các sản phẩm khai thác tính theo trọng lượng khi cập cảng. Nước treo cờ có quyền quyết định liệu có có chấp nhận một sự sai lệch nào đó trong các trọng lượng ước tính và trọng lượng đã kiểm tra nêu trong giấy chứng nhận khai thác.

N.B.: Loại trọng lượng (trọng lượng tịnh/trọng lượng thô) chưa được quyết định, do phần này của giấy chứng nhận có thông tin mà các cơ quan của Nước treo cờ đã phê duyệt do đó sẽ phụ thuộc vào các quy định quốc gia của Nước treo cờ. Trọng lượng ở đây không nhất thiết phải là trọng lượng của sản phẩm được nhập khẩu. Nên nhớ: giấy chứng nhận khai thác phải kèm theo các tài liệu hải quan trong đó phải nêu rõ trọng lượng chính xác của sản phẩm được nhập khẩu.

Phần 2 (Tham khảo các biện pháp quản lý và bảo tồn có thể áp dụng) tương ứng với phần 4 của giấy chứng nhận tại Phụ lục II và đề cập đến các biện pháp quản lý và bảo tồn liên quan đến các loài được cấp giấy chứng nhận khai thác, mà Nước treo cờ có liên quan đã thông qua. Đó có thể là các biện pháp của quốc gia mà các tàu phải tuân thủ, các biện pháp do một RFMO thông qua v.v. Nên đưa ra một mô tả ngắn gọn về các biện pháp (v.d. phải có giấy phép khai thác, hạn ngạch, ngư cụ bị hạn chế). Các tham khảo cần được trích dẫn theo luật pháp quốc gia. Thông tin này phải do đơn vị hoạt động cung cấp;

Phần 3 (Danh sách các tàu cung cấp sản phẩm khai thác và số lượng theo từng tàu ): Thông tin này phải do đơn vị xuất khẩu cung cấp và thay thế các phần (2) và (5) của giấy chứng nhận tại Phụ lục II. Đơn vị xuất khẩu phải cung cấp tất cả các thông tin sẵn có về các tàu có liên quan, như tên, số đăng ký, v.v… cùng với số lượng sản phẩm tương ứng của mỗi tàu. Nếu cần, thông tin này có thể được trình bày trong một bảng riêng biệt gắn kèm làm phụ lục của giấy chứng nhận khai thác được đơn giản hóa này. Điều quan trọng cần lưu ý là giấy chứng nhận khai thác được đơn giản hóa không cần chữ ký của thuyền trưởng các tàu cá có liên quan.

Phần 4 tương ứng với phần 8 của giấy chứng nhận tại Phụ lục II và phải được điền, ký và đóng dấu hoặc dán tem bởi đơn vị xuất khẩu lô hàng, người cũng chịu trách nhiệm cung cấp các thông tin vận tải thuộc phần 6 trong Phụ lục I của giấy chứng nhận khai thác được đơn giản hóa. Đơn vị xuất khẩu chính là đơn vị hoạt động của nước thứ ba, chịu trách nhiệm xuất khẩu sản phẩm thủy sản được khai báo trong ô 1 sang nước khác.

Phần 5: (Phê chuẩn của cơ quan chức năng nước treo cờ): Cơ quan có thẩm quyền của nước treo cờ có trách nhiệm phê chuẩn một giấy chứng nhận khai thác đối với các sản phẩm được xuất khẩu vào Cộng đồng và các sản phẩm có nguồn gốc từ khai thác tuân thủ các quy định quản lý và bảo tồn đúng chỗ. Do đó cơ quan này có đủ thẩm quyền để thực hiện những nhiệm vụ đã nêu. Như đã giải thích từ trước, cơ quan có thẩm quyền hoàn toàn có quyền quyết định liệu tất cả các điều kiện để sử dụng giấy chứng nhận khai thác được đơn giản hóa có được đáp ứng hay không .

Page 48: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

48

Phiên bản 1 - 10/2009Đối với giấy chứng nhận tại Phụ lục II đơn vị xuất khẩu phải nộp giấy chứng nhận khai thác được đơn giản hóa, bao gồm tất cả các thông tin yêu cầu trong các phần 1 đến 4 và 6 và trong Phụ lục I cho cơ quan phê duyệt có thẩm quyền của Nước treo cờ. Nếu cơ quan này chấp nhận thông tin trong giấy chứng nhận khai thác được đơn giản hóa và không có cơ sở để nghi ngờ tính toàn diện, chính xác của giấy chứng nhận và tuân thủ các quy định về quản lý và bảo tồn có thể áp dụng, họ có thể hoàn thành các trường “số tài liệu”, “cơ quan phê chuẩn” và phần 5 (phê chuẩn của cơ quan chức năng nước treo cờ). Giấy chứng nhận khai thác hiện được phê chuẩn và có thể được trả lại cho đơn vị xuất khẩu. Cơ quan phê chuẩn giữ một bản sao của giấy chứng nhận, cùng với bất kỳ tài liệu nào đã được kiểm tra và sử dụng để phê chuẩn, trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm bắt đầu từ ngày phê chuẩn. Thời gian này có thể dài hơn tùy theo các quy định của quốc gia.

Nếu vào thời điểm đơn vị xuất khẩu nộp giấy chứng nhận khai thác, cơ quan có thẩm quyền của Nước treo cờ không tất cả các căn cứ để đảm bảo độ tin cậy của thông tin xuất hiện trên giấy chứng nhận đó và/hoặc đảm bảo tính tuân thủ các quy định quản lý và bảo tồn, cơ quan đó sẽ tiến hành các kiểm tra họ cho là thích hợp để quyết định có hoặc không phê chuẩn tài liệu.

Phần 7 (khai báo của đơn vị nhập khẩu) tương ứng với phần 11 của giấy chứng nhận thuộc Phục lục II và do đơn vị nhập khẩu trong Cộng đồng điền trước khi nộp giấy chứng nhận khai thác cho cơ quan có thẩm quyền được chỉ định bởi Nước thành viên EU nhập khẩu có liên quan. Quy định IUU không nhất thiết yêu cầu số ID VAT hoặc số chứng minh khác của đơn vị nhập khẩu. Tuy nhiên, các đơn vị nhập khẩu nên cung cấp số này nếu Nước thành viên EU nào đó yêu cầu.

Trong trường hợp nhập khẩu gián tiếp đã hoặc chưa qua chế biến trước, các tài liệu được đề cập đến trong Điều 14(1) và (2) của Quy định IUU phải được nộp cùng với giấy chứng nhận khai thác. Theo đó các tham khảo phải được xây dựng có liên quan tới các tài liệu đã cung cấp.

Phần 8 (kiểm soát nhập khẩu – cơ quan) tương ứng với phần 12 của chứng nhận thuộc Phụ lục II và phải do cơ quan chức năng của Nước thành viên EU điền. Cơ quan này sẽ phải kiểm tra giấy chứng nhận và nếu thích hợp, sẽ tiến hành kiểm tra như đã nêu rõ tại các Điều 16 (1) và 17.

Giấy chứng nhận tái xuất và thông tin vận tải trong Phụ đính 1 không thay đổi so với giấy chứng nhận thuộc phụ lục II.

Page 49: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

49

Phiên bản 1 - 10/2009

5.17 Dòng giấy chứng nhận khai thác

Đơn vị xuất khẩu có trách nhiệm nộp giấy chứng nhận khai thác, gồm tất cả các thông tin được yêu cầu để phê duyệt trong các phần từ 2 đến 8 và 10 và trong phụ lục I (và các phần 6 và/hoặc 7 trong trường hợp chuyển tàu) cho cơ quan có thẩm quyền của Nước treo cờ. Đơn vị xuất khẩu là đơn vị hoạt động của nước thứ ba chịu trách nhiệm xuất khẩu các sản phẩm được khai báo trong phần 3 của giấy chứng nhận khai thác sang một nước khác. Các đơn vị xuất khẩu nên biết rằng thậm chí nếu các sản phẩm được xuất khẩu sang các nước không thuộc EU nhưng đích đến cuối cùng vẫn là thị trường EU ở giai đoạn sau (nhập khẩu gián tiếp), một giấy chứng nhận khai thác đã được phê chuẩn bởi Nước treo cờ là rất cần thiết.

Dưới đây dòng giấy chứng nhận khai thác được mô tả theo từng bước. Các ví dụ nên được xem như những hướng dẫn. Đơn vị xuất khẩu có thể điền vào các ô có liên quan đến mình trước hoặc sau thuyền trưởng hoặc người đại diện của tàu cá. Đơn vị xuất khẩu có trách nhiệm đảm bảo rằng giấy chứng nhận khai thác được phê duyệt đi kèm theo các sản phẩm tương ứng và được chuyển tới cho đơn vị nhập khẩu đúng thời hạn.

Bước 1

Đơn vị xuất khẩu yêu cầu thuyền trưởng tàu cá (hoặc người đại diện) điền vào các phần từ 2 đến 5 và trong trường hợp chuyển tàu trên biển phần 6. Nếu chuyển tàu diễn ra tại cảng, thuyền trưởng hoặc người đại diện của tàu nên đảm bảo rằng các cơ quan chức năng tại cảng điền vào phần 7. Sau đó thuyền trưởng hoặc người đại diện trả lại giấy chứng nhận khai thác cho đơn vị xuất khẩu.

Bước 2

Sau đó, đơn vị xuất khẩu điền vào phần 8 à phần 10 bao gồm Phụ lục 1 và nộp giấy chứng nhận khai thác cần phê duyệt cho cơ quan có thẩm quyền của Nước treo cờ. Cơ quan có thẩm quyền của Nước treo cờ điền vào phần 1 và các ô "số tài liệu" và "cơ quan phê duyệt" đồng thời phê duyệt giấy chứng nhận khai thác vào phần 9 nếu thông tin do đơn vị xuất khẩu cung cấp cho phép thực hiện điều đó. Nếu không có đủ thông tin yêu cầu cho Phụ lục I vào thời điểm nộp giấy chứng nhận khai thác để phê duyệt (ví dụ, nếu chưa biết số lượng công-ten-nơ hoặc các tham khảo tài liệu vận tải), việc phê chuẩn và trả lại giấy chứng nhận khai thác đã phê chuẩn nên được hoãn lại đến khi hoàn thành xong Phụ lục I.

Giấy chứng nhận khai thác đã phê duyệt sau đó được trả lại cho đơn vị xuất khẩu. Cơ quan phê duyệt giữ một bản sao của giấy chứng nhận, cùng với bất cứ tài liệu nào đã được kiểm tra và sử dụng để phê duyệt, trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm kể từ ngày phê duyệt. Khoảng thời gian này có thể dài hơn tùy theo các quy định của mỗi quốc gia.

Bước 3

Khi đơn vị xuất khẩu đã nhận lại giấy chứng nhận khai thác đã phê duyệt, họ phải gửi giấy chứng nhận này cùng với các thông tin vận tải đến đơn vị nhập khẩu thuộc Cộng đồng hoặc gửi đến đơn vị nhập khẩu thuộc nước thứ ba khác trong trường hợp nhập khẩu gián tiếp. Trong các trường hợp nếu các sản phẩm được

Page 50: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

50

Phiên bản 1 - 10/2009cập cảng trực tiếp tại một cảng của Nước thành viên EU, không cần điền vào phần 1 và Phụ đính 1. Đơn vị xuất khẩu được khuyến nghị giữ một bản sao giấy chứng nhận khai thác đã được gửi đi trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm.

Trường hợp A: Xuất khẩu trực tiếp từ Nước treo cờ sang EC bằng việc tàu cá khai thác cập cảng tại một cảng của Nước treo cờ hoặc của Nước thành viên EU, hoặc bằng bất kỳ phương tiện vận tải nào khác.

Bước 4A

Đơn vị nhập khẩu EC điền vào phần 11 và nộp giấy chứng nhận kèm Phụ đính 1 cho cơ quan có thẩm quyền tại Nước thành viên nhập khẩu thuộc EU, cơ quan sẽ kiểm tra giấy chứng nhận, điền vào phần 12 và cấp phép hoặc tạm đình chỉ việc nhập khẩu.

Trường hợp B: Xuất khẩu gián tiếp không qua chế biến trước sang EC từ một nước thứ ba ngoài Nước treo cờ

Bước 4B

Đơn vị xuất khẩu tại nước thứ ba ngoài Nước treo cờ phải nộp cho đơn vị nhập khẩu của EC giấy chứng nhận khai thác cùng với Phụ đính 1 và bằng chứng trên giấy tờ cho thấy sản phẩm thủy sản đã không trải qua khâu nào khác ngoài bốc dỡ hoặc bất kỳ hoạt động nào được xây dựng nhằm mục đích bảo quản sản phẩm trong tình trạng tốt và tự nhiên. Tài liệu sau có thể là một tài liệu do các cơ quan chức năng tại nước thứ ba cấp hoặc một tài liệu vận tải riêng, như một vận đơn kết hợp, trong đó thông tin chi tiết về các tàu khác nhau sẽ được nộp để vận chuyển sản phẩm từ Nước treo cờ sang EC thông qua một nước thứ ba khác đã được biết đến từ giai đoạn đầu của hoạt động vận tải.

Bước 5B

Đơn vị nhập khẩu của EC điền vào phần 11 và nộp giấy chứng nhận cùng với Phụ đính 1 và bằng chứng trên giấy tờ cho cơ quan có thẩm quyền tại Nước thành viên nhập khẩu thuộc EU, cơ quan sẽ kiểm tra giấy chứng nhận, điền vào phần 12 và cấp phép hoặc tạm đình chỉ nhập khẩu.

NB. Trong trường hợp các sản phẩm khai thác của EC được vận chuyển vào Cộng đồng từ một nước thứ ba nơi các sản phẩm này không trải qua khâu nào khác ngoài bốc dỡ hoặc bất kỳ hoạt động nào được xây dựng nhằm mục đích bảo quản sản phẩm trong tình trạng tốt và tự nhiên, và dưới sự kiểm soát của các cơ quan có thẩm quyền tại nước thứ ba đó, thủ tục T2M tiếp tục áp dụng theo các Điều từ 325 đến 336 thuộc Quy định của Hội đồng (EC) Số 2454/93 để khẳng định các sản phẩm thuộc cộng đồng.

Trường hợp C: Xuất khẩu gián tiếp đã qua chế biến trước sang EC từ một nước thứ ba ngoài Nước treo cờ

Bước 4C

Đơn vị chế biến của nước thứ ba phải đảm bảo rằng một tờ khai chế biến theo Phụ lục IV thuộc Quy định IUU được xây dựng dành cho các sản phẩm thủy sản đã qua chế biến trước khi xuất khẩu sang EC. Đơn vị chế biến điền vào tờ khai đến

Page 51: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

51

Phiên bản 1 - 10/2009phần “người chịu trách nhiệm của nhà máy chế biến/chữ ký/ngày/địa điểm”. Sau đó người này nộp tờ khai cùng với các bản sao hoặc bản gốc (các) giấy chứng nhận khai thác kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tại nước thứ ba phê chuẩn trước khi xuất khẩu sang EC.

Bước 5C

Nếu cơ quan có thẩm quyền của nước thứ ba tại nước chế biến không có thông tin mâu thuẫn, cơ quan này sẽ phê chuẩn tờ khai bằng cách điền vào phần "phê chuẩn của cơ quan có thẩm quyền" và gửi trở lại cho đơn vị xuất khẩu/đơn vị chế biến.

Bước 6C

Đơn vị xuất khẩu tại nước thứ ba tiến hành hoạt động chế biến ngoài Nước treo cờ phải chuyển cho đơn vị nhập khẩu thuộc EC tờ khai chế biến đã được phê chuẩn cùng với các bản sao hoặc bản gốc của (các) giấy chứng nhận khai thác tương ứng đúng thời gian để nộp cho các cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên đúng thời hạn 3 ngày làm việc hoặc ít hơn như đã trình bày rõ trong Quy định Thực hiện.

Bước 7C

Đơn vị nhập khẩu EC điền vào phần 11 trong mỗi giấy chứng nhận ở phụ lục và nộp tờ khai chế biến cùng với tất cả các giấy chứng nhận khai thác ở phụ lục cho cơ quan có thẩm quyền tại Nước thành viên nhập khẩu thuộc EU, cơ quan sẽ kiểm tra các tài liệu, điền vào phần 12 của các giấy chứng nhận khai thác và cấp phép hoặc tạm đình chỉ nhập khẩu.

N.B. Theo đó cũng áp dụng cho trường hợp C, nếu các sản phẩm đã chế biến từ một phần hoặc toàn bộ các sản phẩm khai thác của EC. Trong trường hợp này, các giấy chứng nhận khai thác phải được cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên treo cờ thuộc EU phê duyệt.

Trường hợp D: Tái xuất khẩu từ EC các sản phẩm thủy sản đã được nhập khẩu trước đó từ một nước thứ ba

Nhập khẩu ban đầu sẽ tuân theo các kịch bản nêu trên. Khi các sản phẩm thủy sản chuẩn bị được tái xuất, đơn vị tái xuất thuộc EC sẽ điền vào các phần 1 và 2 của giấy chứng nhận tái xuất và nộp để xin cấp phép cho cơ quan có thẩm quyền tại Nước thành viên EU nơi mà từ đó sẽ tiến hành xuất khẩu.

Cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU sẽ điền vào các phần 3 và 4 và cấp phép hoặc tạm đình chỉ tái xuất khẩu.

Page 52: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

52

Phiên bản 1 - 10/2009

5.18 Các câu hỏi thường gặp về việc áp dụng quy trình cấp chứng nhận khai thác

(A) Phạm vi, hình thức và phân chia nhiệm vụ

– Q.: Ủy Ban Châu Âu có thể xem xét v iệc giới thiệu một bản hướng dẫn từng bước cho quy tr ình này theo loài , khu vực hay quốc gia không? Có trường hợp nào được miễn khỏi quy trình cấp chứng nhận khai thác của Cộng đồng không?

– A.: Quy định IUU sẽ được áp dụng hoàn toàn từ ngày01 tháng 01 năm 2010 mà không có một ngoại lệ nào. Quy định này dựa theo loài, khu vực hay quốc gia cụ thể, một bản hướng dẫn từng bước sẽ không tránh khỏi gây ra những hiểu nhầm về thương mại và nguy cơ thâm nhập của các sản phẩm có nguồn gốc từ các hoạt động khai thác IUU vốn gây bất lợi cho các đơn vị hoạt động tuân theo các quy định quản lý và bảo tồn. Quy trình cấp chứng nhận khai thác đã được thông qua nhằm hỗ trợ về mặt pháp lý trong kiểm tra việc tuân thủ các biện pháp quản lý và bảo tồn theo từng lô hàng. Quy định này không cho phép đưa ra bản hướng dẫn "thỏa thuận miễn chứng nhận khai thác" cho "những ngư dân có trách nhiệm" hay "đối tác kinh doanh có trách nhiệm” hoặc “quốc gia có trách nhiệm”.

– Q.: Chi phí phát sinh trong quy trình cấp chứng nhận khai thác bao gồm những gì?

– A.: Vì quy trình cấp chứng nhận khai thác dựa trên các thông tin sẵn có đối với các bên liên quan và các cơ quan chức năng và quy trình này được họ sử dụng trong hoàn cảnh hoạt động riêng và tự chi trả các chi phí, nên nếu có, các chi phí nên ở mức tối thiểu.

– Q.: Ngôn ngữ nào được sử dụng trong chứng nhận khai thác?– A.: Chứng nhận khai thác phải sử dụng một trong các

ngôn ngữ chính thức của Cộng đồng. Tuy nhiên Nước treo cờ có thể tự do lập các phiên bản song ngữ và thông báo với Ủy Ban Châu Âu.

– Q.: Chứng nhận khai thác của EU trong phần Phụ lục II của Quy định IUU có phải là một mẫu bắt buộc hay có thể sử dụng một mẫu khác miễn là vẫn cung cấp đủ thông tin?

– A.: Phụ lục II mang tính bắt buộc về mặt pháp lý đối với nội dung trong khi bố cục của chứng nhận khai thác tùy theo quyết định của cơ quan chức năng nước thứ ba và Nước thành viên EU dựa trên mẫu được thiết kế theo nhu cầu của quốc gia. Tuy nhiên, điều quan trọng là tất cả thông tin được nêu trong Phụ lục II đều được cung cấp và trình tự của thông tin được giữ nguyên. Nước thứ ba được yêu cầu nộp mẫu chứng nhận khai thác cho Ủy Ban Châu Âu để báo cho Nước thành viên EU theo khung thủ tục thông báo tại Điều 20 (1) và (3) của Quy định IUU. Các đơn vị hoạt động không được quyền thay đổi hoặc chỉnh sửa mẫu này.

Page 53: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

53

Phiên bản 1 - 10/2009

– Q.: Chứng nhận khai thác có phải là một phần không tách rời của Tài l iệu Hải quan không?

– A.: Chứng nhận khai thác là một phụ lục của Tài liệu Hải Quan (Tài liệu Hành chính đơn, Điều 205 và 215 của Quy định EC2454/93), như trường hợp của chứng nhận CCAMLR hay ICCAT. Sẽ áp dụng một mã cụ thể cho chứng nhận khai thác và mã này được coi là tài liệu hỗ trợ cho tờ khai hải quan khi nhập khẩu. Điều này sẽ được áp dụng cho chứng nhận khai thác theo quy trình cấp chứng nhận khai thác của EC cũng như quy trình tài liệu khai thác trong RFMOs.

– Q.: Các yêu cầu cấp chứng nhận khai thác có áp dụng với tất cả các sản phẩm thủy sản, bao gồm cả những sản phẩm trong quy tr ình tài l iệu của RFMO không?

– A.: Quy định IUU là một công cụ không phân biệt đối xử và do đó quy trình cấp chứng nhận được áp dụng với tất cả các sản phẩm thủy sản (ngoại trừ các sản phẩm được liệt kê trong Phụ Lục I của Quy định IUU) có liên hệ với EC qua trao đổi thương mại. Quy trình tài liệu khai thác được RFMOs và các tổ chức quốc tế thông qua có thể được coi như một lựa chọn thay thế cho chứng nhận khai thác của EC được cung cấp trong Phụ lục II của Quy định IUU đối với các loài phù hợp. Danh sách quy trình tài liệu khai thác đã công nhận cũng nằm trong Quy định Thực hiện của Ủy Ban.

– Q.: Các quy trình cấp chứng nhận khai thác quốc gia có được công nhận không?

– A.: Theo điều 12 (4) của Quy định IUU, các hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử đảm bảo mức kiểm soát tương đương có thể được công nhận nếu chúng đáp ứng tất cả mục tiêu và yêu cầu của quy trình cấp chứng nhận khai thác. Với mục đích đó, một thỏa thuận dưới dạng bản ghi theo Điều 20 (4) nên được kí kết giữa Ủy Ban Châu Âu và nước thứ ba liên quan, và sẽ được đưa vào Quy Định Thực hiện của Ủy ban để báo cho Nước thành viên EU và các bên liên quan. Đây là một thủ tục mở có thể được đưa ra bất kì lúc nào.

– Q.: C á c t à u E C h o ạ t đ ộ n g t r o n g v ù n g n ư ớ c E C c ó c ầ n c h ứ n g n h ậ n k h a i t h á c k h ô n g ?

– A.: Không yêu cầu chứng nhận khai thác đối với các sản phẩm tại EU. Tuy nhiên, việc khai thác này đặt dưới sự kiểm soát của Chính sách Thủy sản Chung vốn khắt khe hơn các điều khoản trong Quy định IUU. Đối với việc xuất khẩu các sản phẩm khai thác trong khu vực Cộng đồng, có hai trường hợp sau:1) Nếu các sản phẩm khai thác được xuất khẩu là đối tượng chế biến ở nước thứ ba và các sản phẩm qua chế biến sẽ được xuất khẩu lại sang Cộng đồng: sẽ cần chứng nhận khai thác cho dù nước thứ ba có yêu cầu hay không. Nếu sản phẩm khai thác không đi cùng chứng nhận khai thác, các lô hàng xuất khẩu từ quốc gia đó sẽ không được nhập trở lại Cộng đồng.2) Nếu các sản phẩm khai thác được xuất khẩu để tiêu thụ ở nước thứ ba: chứng nhận khai thác chỉ cần khi nước thứ ba yêu cầu. Nếu họ yêu cầu, các Nước thành viên EU sẽ được biết về điều đó. Về điểm này, trong khuôn khổ hợp tác đã nêu rõ tại Điều 20 (4), Ủy ban yêu cầu tất cả nước thứ ba cho biết có cần một chứng nhận khai thác theo Điều 15 hay không.

Page 54: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

54

Phiên bản 1 - 10/2009

– Q.: Ai sẽ xử lý giấy chứng nhận khai thác và ở giai đoạn nào?– A.: Chứng nhận khai thác được đơn vị xuất khẩu hoàn thành theo

từng lô hàng trước khi xuất khẩu. Đơn vị xuất khẩu sẽ nộp chứng nhận khai thác bao gồm các thông tin yêu cầu trong các phần từ 2 tới 8 và 10 và trong Phụ lục I (và các phần 7 và/hoặc 8 khi chuyển tàu) tới cơ quan có thẩm quyền của Nước treo cờ. Nếu cơ quan đó hài lòng với thông tin trong chứng nhận khai thác và không nghi ngờ tính toàn diện và chính xác cũng nhự sư tuân thủ các biện pháp bảo tồn và quản lý, có nghĩa là có thể hoàn thành phần 1 ("Số tài liệu” và "Cơ quan chức năng phê chuẩn") và phần 9 ("Cơ quan chức năng Nước treo cờ phê chuẩn"). Chứng nhận khai thác do đó có hiệu lực và có thể được chuyển lại cho các đơn vị xuất khẩu. Khi đã nhận được chứng nhận khai thác hợp lệ từ cơ quan có thẩm quyền, đơn vị xuất khẩu phải đảm bảo rằng giữ bản gốc cho đơn vị nhập khẩu thuộc Cộng đồng Châu Âu- họ sẽ phải nộp lên cơ quan chức năng Nước Thành viên EU về nhập khẩu, bất kể các lô hàng liên quan được gửi đi bằng cách nào.

Nếu, tại thời điểm nộp chứng nhận khai thác của các đơn vị xuất khẩu, cơ quan có thẩm quyền nước treo cờ không có tất cả các yếu tố cho phép đảm bảo độ tin cậy của thông tin và/hoặc độ tin cậy của việc tuân thủ các biện pháp quản lý và bảo tồn, cơ quan có thẩm quyền phải thực hiện bất kì kiểm tra hoặc xác minh phù hợp để quyết định có thể phê chuẩn tài liệu đó không.

– Q.: Chứng nhận khai thác được phê chuẩn tại thời điểm nào?

Làm thế nào để thực hiện đối với các tàu hoạt động xa khỏi Nước treo cờ của tàu hoặc ở vùng biển ngoài?

– A.: Chứng nhận khai thác được phê chuẩn bởi Nước treo cờ ngay khi các thông tin cần thiết được cung cấp, gồm các thông tin và tài liệu về xuất khẩu. Khi việc sản phẩm khai thác không diễn ra tại cảng của Nước treo cờ và do đó có thể không cần chứng nhận khai thác đi kèm, thì đại diện thuyền trưởng có thể yêu cầu phê chuẩn chứng nhận khai thác hoặc truyền thông tin phê chuẩn qua các phương tiện điện tử. Việc sử dụng các phương tiện điện tử được cho phép theo Điều 12, đối với hợp tác hành chính với nước thứ ba theo Điều 20 (4).

– Q.: Cơ quan chức năng nào phê chuẩn chứng nhận khai thác đối với sản phẩm khai thác của các tàu nước ngoài trong EEZ của nước khác?

– A.: Việc phê chuẩn giấy chứng nhận khai thác luôn thuộc về Nước treo cờ. Tuy nhiên, Quy định IUU không đưa ra bất kì bắt buộc nào đối với việc thực hiện phê chuẩn. Việc tổ chức quy trình phê chuẩn là thẩm quyền của nước thứ ba và tùy thuộc vào các hệ thống kiểm soát quốc gia.

Page 55: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

55

Phiên bản 1 - 10/2009

– Q.: Chứng nhận khai thác có thể được thông tin hoặc truyền qua các thiết bị điện tử không?

– A.: Có, chứng nhận khai thác có thể được giao trực tiếp hoặc truyền phát qua các phương tiện điện tử (giữa đơn vị xuất khẩu và nhập khẩu) như đã nêu tại Điều 12 (4) của Quy định. Việc sử dụng các thiết bị điện tử của các cơ quan có thẩm quyền thuộc Nước treo cờ phải được thông báo cho Ủy ban Châu Âu.

– Q.: Thuyền trưởng có cần phải kí vào chứng nhận khai thác không và đại diện tàu có thể thực hiện việc này không?

– A.: Đại diện hợp pháp của thuyền trưởng có thể yêu cầu phê chuẩn chứng nhận khai thác và có thể kí vào giấy chứng nhận đó.

– Q.: Chứng nhận khai thác có phải kèm theo sản phẩm thủy sản thực tế như chứng nhận sức khỏe không?

– A.: Không, chứng nhận khai thác bao gồm các thông tin về sản phẩm, nhưng không phải đi kèm các sản phẩm thực tế. Những thông tin đó cần đưa tới các cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU về nhập khẩu ba ngày trước khi sản phẩm tới. Những thời hạn ngắn hơn cho các sản phẩm tới bằng các phương tiện khác ngoài tàu thủy đã được nêu rõ trong Quy định Thực hiện của Ủy ban.

– Q.: Ý nghĩa của đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt– A.: Khái niệm Đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt (APEO) được

nêu rõ tại Điều 16 , Quy định IUU và trong Quy Định Thực hiện của Ủy ban. Khái niệm này chỉ quan tâm tới đơn vị nhập khẩu tại quốc gia Thành viên EU và không phải là đơn vị hoạt động tại Nước thứ ba. Quy trình APEO không cung cấp đặc quyền riêng biệt vì khác biệt duy nhất là địa điểm thực hiện kiểm tra, ngoài việc nộp chứng nhận khai thác trước, APEO phải thông báo cho các cơ quan chức năng về việc tất cả các sản phẩm sắp tới phải theo quy trình có cùng thời hạn với thời hạn nộp chứng nhận khai thác. Tư cách này có thể được cơ quan chức năng nước Thành viên EU cấp dựa trên yêu cầu và được áp dụng cho các đơn vị hoạt động đáp ứng các tiêu chí riêng biệt và người đã có tư cách là một đơn vị hoạt động kinh tế được cấp phép (AEO) phù hợp với Mã Hải quan. Thực tế là đơn vị nhập khẩu Cộng đồng là “một đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt” không liên quan gì tới đơn vị xuất khẩu.

– Q.: Các sản phẩm có nguồn gốc từ nuôi trồng của Cộng đồng và các sản phẩm miễn trừ khác có cần kèm theo bất kỳ tài liệu nào không?

– A.: Không cần tài liệu đi kèm các sản phẩm có nguồn gốc từ nuôi trồng của Cộng đồng hay các sản phẩm khác nằm ngoài Phụ lục I. Tất cả Nước thứ ba liên quan tới sản phẩm nuôi trông của Cộng đồng được EC yêu cầu cung cấp trước thông tin phù hợp nhằm hỗ trợ các cơ quan có thẩm quyền tại Nước thành viên EU trong việc phân biệt các sản phẩm nuôi trồng của Cộng đồng từ cá bột và cá hương và từ các sản phẩm khai thác tự nhiên vì các sản phẩm sau không được miễn trừ. Tuy nhiên, những thông tin nhận được qua tư vấn không ràng buộc về mặt pháp lý và chỉ có thể được xem như thông tin hỗ trợ cho cơ quan có thẩm quyền của Nước Thành viên EU để kiểm tra việc áp dụng đúng quy trình cấp chứng nhận khai thác.

Page 56: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

56

Phiên bản 1 - 10/2009

– Q.: Các sản phẩm đang quá cảnh tại một cảng của Cộng đồng mà không đi vào thị trường Cộng đồng có cần chứng nhận khai thác không?

– A.: Không, chỉ các sản phẩm thủy sản được nhập vào EC mới phải đi kèm chứng nhận khai thác hợp lệ. Không bao gồm các sản phẩm đang quá cảnh tại một cảng EC; vì các sản phẩm này không được nhập vào EC.

– Q.: Đối với sản phẩm khai thác của tàu cá treo cờ một Nước thành viên EU đang quá cảnh tới một nước thứ ba, có cần chứng nhận khai thác không, và có phải đi kèm một mẫu T2M không?

– A.: Bất kì sản phẩm nào của Cộng đồng khi đang quá cảnh tại một nước thứ ba trên đường tới Cộng đồng phải đi kèm một mẫu T2M. Nếu đã có T2M, không cần thêm chứng nhận khai thác vì các sản phẩm này không được bất kì nước thứ ba nào nhập khẩu. Quốc gia hoặc phương tiện và phương thức vận chuyển không phù hợp. Nếu không có T2M thì cần chứng nhận khai thác. Tương tự nếu các sản phẩm tới EU được vận chuyển tới một nước thứ ba yêu cầu chứng nhận khai thác theo Điều 15 hoặc trong bất kì trường hợp nào, nếu sản phẩm tới để tái-nhập khẩu vào EC từ nước thứ ba này ở giai đoạn sau.

– Q.: Trong trường hợp nhập khẩu gián tiếp tới EC, đơn vị nhập khẩu có phải nộp thêm giấy tờ bổ sung nào không?

– A.: Trong trường hợp nhập khẩu gián tiếp tới EC, ngoài chứng nhận khai thác, đơn vị nhập khẩu phải nộp một giấy tờ xác nhận các sản phẩm không trải qua hoạt động nào khác ngoài bốc, dỡ hoặc bất kỳ hoạt động nào được chỉ định để bảo vệ các sản phầm trong điều kiện tốt và tự nhiên, và vẫn nằm trong sự giám sát của cơ quan có thẩm quyền của nước thứ ba đó. Thông tin cụ thể về tài liệu này được nêu rõ tại Điều 14 (1) của Quy định IUU.

Nếu sản phẩm được chế biến ở một nước thứ ba khác Nước treo cờ, cơ quan chức năng phải nộp tờ khai lập bởi nhà máy chế biến tại nước thứ ba và được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền theo mẫu tại Phụ lục IV của Quy định IUU. Thông tin chi tiết được nêu rõ tại Điều 14 (2) của Quy định IUU. Trong cả hai trường hợp, tài liệu này nhằm đảm bảo các sản phẩm được nhập vào EU có nguồn gốc sản phẩm khai thác theo chứng nhận khai thác hợp lệ.

– Q.: Làm thế nào để một đơn vị nhập khẩu chắc chắn có chứng nhận khai thác hợp lệ?

– A.: Vai trò của đơn vị nhập khẩu là đảm bảo các sản phẩm nhập khẩu đi kèm chứng nhận khai thác hợp lệ và nhà nhấp khẩu có thể chứng minh được tính hợp pháp. Thông tin về các cơ quan có thẩm quyền trong việc phê chuẩn chứng nhận khai thác được Ủy ban Châu Âu công bố và do đó được cung cấp sẵn sàng choi đơn vị nhập khẩu.

Page 57: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

57

Phiên bản 1 - 10/2009

Vì chứng nhận khai thác phải có hiệu lực đối với các lô hàng nhất định, đơn vị nhập khẩu phải có tài liệu gốc để nộp cho cơ quan chức năng Nước Thành viên nhập khẩu. Trong trường hợp các sản phẩm được chế biến ở nước thứ ba ngoài Nước treo cờ, các bản sao của (các) chứng nhận khai thác được đính kèm với tờ khai của đơn vị chế biến nếu toàn bộ các sản phẩm khai thác không được dùng cho lô hàng sản phẩm chế biến. Đơn vị nhập khẩu phải chú ý tới chất lượng của các bản sao, và có thể cơ quan có thẩm quyền Nước thành viên sẽ yêu cầu bản gốc.

– Q.: Thời hạn nộp các giấy chứng nhận khai thác?– A.: Chứng nhận khai thác đối với các lô hàng (ngoại trừ thủy sản

tươi) từ các tàu cá phải được nộp trước 3 ngày. Trường hợp lô hàng được vận chuyển bởi đường hàng không hoặc các bất kì phương tiện nào khác ngoài tàu thủy đều phải được xem xét theo Quy định IUU và thời hạn nộp chứng nhận khai thác phải được đề cập trong Quy định Thực hiện Của Ủy ban. Chứng nhận khai thác đối với lô hàng được vận chuyển qua đường hàng không, đường bộ, đường sắt phải được nộp trước 2 hoặc 4 giờ theo thời hạn nộp các khai báo tóm tắt nhập hàng.

– Q.: Các cơ quan chức năng thuộc Nước thành v iên EU kiểm t ra chứng nhận khai thác ở g ia i đoạn nào?

– A.: Theo Điều 16 của Quy định IUU, việc xác minh và kiểm tra tài liệu chứng nhận khai thác của các cơ quan có thẩm quyền thuộc Nước thành viên EU sẽ được thực hiện trước khi các sản phẩm được cho phép hoặc từ chối không cho vào lãnh thổ Cộng đồng.

– Q.: Để phục vụ việc phê chuẩn giấy chứng nhận khai thác, một nước có cần thiết lập thỏa thuận với các nước khác nếu tàu của các nước này cập cảng các sản phẩm khai thác ở nước thứ ba hay không?

– A.: Không, trách nhiệm phê chuẩn chứng nhận khai thác luôn thuộc về Nước treo cờ.

– Q.: Nước nào phê chuẩn chứng nhận khai thác nếu một nước khác thuê tàu?

– A.: Chỉ duy nhất Nước treo cờ có thể phê chuẩn chứng nhận khai thác đối với trao đổi thương mại trực tiếp và/hoặc gián tiếp đối với EC. Trách nhiệm của tất cả các nước treo cờ là thực hiện quyền hạn và kiểm soát tàu cá của mình (UNCLOS, điều 94). Điều này cũng được áp dụng với các tàu được thuê cho nước thứ ba. Điều này có nghĩa là một Nước treo cờ có thể phê chuẩn giấy chứng nhận khai thác bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu từ một đơn vị xuất khẩu ở một quốc gia khác (nơi tàu được thuê hoạt động) và nộp chứng nhận được phê chuẩn lại cho đơn vị xuất khẩu bằng phương tiện điện tử. Có thể tiến hành liên lạc song phương giữa các quốc gia có liên quan nhằm phục vụ việc phê chuẩn theo Quy định IUU.

Page 58: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

58

Phiên bản 1 - 10/2009

– Q.: Có thỏa thuận nào nhắm thẳng vào các nước chế biến và Nước treo cờ vì mục đích phê chuẩn chứng nhận khai thác?

– A.:Ủy ban Châu Âu sẽ không thiết lập thỏa thuận đặc biệt nào giữa Các nước treo cờ và các nước chế biến vì điều này sẽ can thiệp vào các quan hệ thương mại giữa những quốc gia này. Tùy thuộc nước chế biến về việc đảm bảo nguyên liệu thô sẽ được chế biến và trao đổi thương mại với EC có kèm theo chứng nhận khai thác được phê chuẩn dành cho loại sản phẩm thích hợp hay không. Để hoàn thiện thông tin này, nhà máy chế biến phải điền vào tờ khai nêu trong Phụ lục IV được phê chuẩn bởi cơ quan có thẩm quyền tại nước chế biến trước khi sản phẩm được trao đổi thương mại với EC nhằm đảm bảo truy xuất nguồn gốc tất cả các sản phẩm đã chế biến vào EC.

– Q.: Mức độ trách nhiệm pháp lý của cơ quan có thẩm quyền khi phê chuẩn chứng nhận khai thác là gì và làm thế nào để một nước đảm bảo mình sẽ nhận chứng nhận khai thác từ các nước khác đối với các sản phẩm được xuất sang EC?

– A.: Các cơ quan có thẩm quyền có thể phê chuẩn việc sản phẩm khai thác tuân theo các biện pháp quản lý và bảo tồn và, tại thời điểm phê chuẩn, không có thông tin đối lập. Nếu một Nước thành viên EU có bằng chứng chống lại, cơ quan có thẩm quyền của nước thứ ba sẽ được thông báo, nhưng không có trách nhiệm pháp lý. Thông tin về tất cả các nước đã thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước mình vì mục đích phê chuẩn sẽ được công khai vì lợi ích của tất cả các bên liên quan. Bằng cách đó, các nước sẽ biết nước nào có thể phê chuẩn chứng nhận khai thác.

– Q.: Nước thành viên EU sẽ tổ chức phê chuẩn chứng nhận khai thác về nhập khẩu như thế nào?

– A.: Khi một chứng nhận khai thác, chứng nhận tái xuất hay tài liệu liên quan đã được nộp, chúng sẽ được cơ quan có thẩm quyền Nước thành viên EU kiểm tra. Các cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU có thể thực hiện kiểm tra khi thấy cần thiết, theo quản lý nguy cơ hoặc ngẫu nhiên. Việc kiểm tra có thể bao gồm kiểm tra các sản phẩm thủy sản, dữ liệu khai báo và tính xác thực của các tài liệu, thanh tra vận tải, công-ten-nơ và khu vực kho bãi, vv. Vì mục đích kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU có thể yêu cầu hỗ trợ của các cơ quan có thẩm quyền Nước treo cờ hoặc của nước chế biến thứ ba khi có nghi vấn về hiệu lực của chứng nhận khai thác hay việc tuân thủ các quy định quản lý và bảo tồn.

– Q.: Khi nào cơ quan chức năng nước thứ ba phải kiểm tra chứng nhận khai thác?

– A.: Quy định IUU yêu cầu Nước treo cờ phê chuẩn chứng nhận khai thác và thực hiện việc kiểm tra theo yêu cầu của Nước thành viên EU. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mỗi nước thứ ba trong việc tổ chức hệ thống kiểm tra của riêng mình đối với chứng nhận khai thác được phê chuẩn và quyết định nên hành động khi nào và như thế nào. Việc kiểm tra một chứng nhận khai thác đã được phê chuẩn, theo yêu cầu của cơ quan chức năng Nước Thành viên phải được hoàn thành trong vòng 15 ngày sau ngày yêu cầu kiểm tra và có thể yêu cầu thời hạn bổ sung là 15 ngày.

Page 59: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

59

Phiên bản 1 - 10/2009– Q.: Việc kiểm tra sẽ được thực hiện như thế nào nếu một sản phẩm

đang được quá cảnh ở một quốc gia EU nhưng điểm đến cuối cùng là một Nước thành viên EU khác? Việc kiểm tra sẽ được thực hiện ở đâu- tại Nước thành viên mà sản phẩm vào đầu tiên hay Nước cuối cùng?

– A.: Nhìn chung, cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU là điểm đến cuối cùng sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra theo Điều 19. Cơ quan này cũng là nơi nộp chứng nhận khai thác theo Điều 16. Vì các thông tin vận tải phải được đề cập tới, đây sẽ là bằng chứng cho cơ quan có thẩm quyền tại Nước thành viên EU cho lần vào đầu tiên của sản phẩm. Tuy nhiên, khi quá cảnh, có hai trường hợp Nước thành viên EU cần xem xét:

1) Cập cảng của các tàu cá: Số chứng nhận khai thác được đề cập trong khai báo cập cảng và bản thân chứng nhận có thể không được đính kèm. Tuy nhiên, thực tế là các sản phẩm được khai theo cơ chế quá cảnh tại điểm đến đầu tiên sẽ không được giải thích bởi Nước thành viên EU vì nước này không có nghĩa vụ kiểm tra tàu cá. Chứng nhận khai thác là một phần thông tin được yêu cầu theo Điều 7 (1) về cấp phép vào cảng. Thông tin này có thể chịu sự kiểm tra, được quyết định theo Điều 9. Về mặt này, không có sự khác biệt giữa các tàu cá dựa trên cơ chế hải quan (quá cảnh hoặc nhập khẩu trực tiếp tại Nước thành viên EU trong lần vào đầu tiên). Mặt khác, có thể dễ dàng tránh việc thanh tra tàu cá chỉ bằng cách khai báo rằng thủy sản đang được quá cảnh.

2) Chuyển sản phẩm thủy sản đến nơi bằng bất kỳ phương tiên vận tải nào khác : Không có yêu cầu thanh tra tàu cá theo Điều 9 đến 11, và Điều 19 (1) sẽ được áp dụng. Điều này có nghĩa là Nước thành viên EU là điểm đến cuối cùng phải thực hiện các điều khoản tại Điều 16, 17 và 18.

(B) Lô hàng, chế biến và tái xuất khẩu

– Q.: Cách giải quyết các lô hàng gồm các loài khác nhau có nguồn gốc từ cùng đợt khai thác?

– A.: Đơn vị xuất khẩu yêu cầu một giấy chứng nhận khai thác theo từng lô hàng, nghĩa là, nếu có nhiều loài trong một lô hàng có nguồn gốc từ một đợt khai thác các của một tàu cá, thì một chứng nhận khai thác có thể được sử dụng cho một vài loài khác nhau.

– Q.: Đối với lô hàng tổng hợp gồm một vài sản phẩm từ các lần khai thác khác nhau, chứng nhận khai thác phải được điền như thế nào?

Page 60: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

60

Phiên bản 1 - 10/2009

– A.: Chứng nhận khai thác phải được phê chuẩn đối với thủy sản được khai thác bởi một tàu xác định và được xuất sang EC trong một lô hàng. Nếu lô hàng gồm nhiều sản phẩm có nguồn gốc từ sản phẩm khai thác khác nhau từ nhiều tàu, thì phải đính kèm mỗi sản phẩm khai thác một giấy chứng nhận khai thác. Tuy nhiên, nếu lô hàng gồm nhiều nguồn sản phẩm khai thác xuất phát từ các tàu nhỏ khác nhau, có thể sử dụng một chứng nhận khai thác đơn giản hóa bao gồm danh sách một vài tàu cá. Chứng nhận khai thác đơn giản này không yêu cầu cùng loại thông tin chi tiết về tàu cá như Phụ lục II và thuyền trưởng tàu không cần phải kí vào chứng nhận. Chứng nhận khai thác được đơn giản hóa và các tiêu chuẩn áp dụng đã được nêu trong Quy Định Thực hiện của Ủy ban.

– Q.: Sẽ thế nào nếu một lô hàng được bán cho nhiều đơn vị nhập khẩu khác nhau hoặc bị chia nhỏ sau khi nhập khẩu ở một nước thứ ba khác và bán cho các đơn vị chế biến khác nhau?

– A.: Trong trường hợp này, việc nộp chứng nhận khai thác sẽ phụ thuộc vào bản chất cụ thể của giao dịch thương mại. Nếu ngay từ đầu, đơn vị xuất khẩu chia lô hàng và bán cho các đơn vị nhập khẩu khác nhau, họ có thể yêu cầu phê chuẩn cho một chứng nhận khai thác riêng biệt cho mỗi giao dịch tương ứng, vì mỗi giao dịch sẽ tạo thành một lô hàng đơn (xem đinh nghĩa tại Điều 2 (23). Nếu việc bán cho các đơn vị nhập khẩu khác nhau không xảy ra sau đó, đơn vị nhập khẩu có thể cung cấp một bản sao chứng nhận khai thác cho mỗi đơn vị nhập khẩu. Vì tài liệu vận tải sẽ xác định chính xác lô hàng, không có rắc rối nào về mặt phạm vi chứng nhận khai thác. Nếu một đơn vị nhập khẩu ở nước thứ ba một lần nữa chia lô hàng để bán cho các đơn vị chế biến khác nhau, đơn vị nhập khẩu cũng phải cung cấp các bản sao chứng nhận khai thác cho người mua với các thông tin bổ sung về số lượng được bán tương ứng được nêu tại Điều 14(1) (b) của Quy định IUU.

– Q.: Sản phẩm thủy sản được một ngư dân đưa vào bờ có thể được phân phối theo nhiều kênh khác nhau, trộn lẫn với các sản phẩm khai thác khác hoặc được chuyển tới các nhà máy chế biến khác nhau. Vậy có cần một chứng nhận khai thác cho mỗi hộp sản phẩm hoặc cho mỗi số lượng sản phẩm thủy sản được phân phối không?

– A.: Quy định IUU chỉ tập trung vào các sản phẩm khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp được trao đổi thương mại với EC. Với những sản phẩm khai thác này, thông tin chi tiết về các hoạt động khai thác và truy xuất nguồn gốc phải được cấp theo chuỗi. Mỗi lô hàng được xuất phải đi cùng với một hoặc nhiều chứng nhận khai thác tùy theo số tàu cá tham gia giao dịch, các bản sao tương ứng phải được đi cùng nếu lô hàng đó được chia nhỏ thành những số lượng khác nhau để tiếp tục cung cấp hay chế biến. Tuy nhiên, trong trường hợp các lô hàng bao gồm nhiều sản phẩm khai thác khác nhau tất cả có nguồn gốc từ các tàu nhỏ và đáp ứng các tiêu chí nhất định, đơn vị xuất khẩu có quyền yêu cầu phê chuẩn một chứng nhận khai thác được đơn giản hóa duy nhất cho lô hàng. Thông tin hi tiết về quy trình cấp chứng nhận khai thác được đơn giản hóa đối với những sản phẩm khai thác này được trình bày trong Quy Định Thực hiện của Ủy ban.

Page 61: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

61

Phiên bản 1 - 10/2009

– Q.: Sẽ thế nào nếu chỉ một phần sản phẩm thủy sản được đề cập trong giấy chứng nhận khai thác được xuất khẩu?

– A.: Chứng nhận khai thác luôn đề cập tới phần các sản phẩm khai thác được xuất sang EC. Chứng nhận khai thác chỉ toàn bộ việc sản phẩm khai thác được thực hiện nhưng phải được đơn vị xuất khẩu điền vào và chỉ được phê chuẩn cho phần được xuất khẩu. Đơn vị xuất khẩu phải để thuyền trưởng hoặc đại diện tàu công bố trong các ô tương ứng thông tin về tàu và các hoạt động khai thác của tàu, bao gồm số lượng cập cảng đối với các loài được xuất khẩu. Thông tin này được cơ quan phê chuẩn yêu cầu nhằm thực hiện tuân thủ các quy định quản lý và bảo tồn, và do đó dành cho một phần sản phẩm được xuất khẩu. Thông tin về số lượng được xuất khẩu sẵn có về đầu vào xuất khẩu (với Nước treo cờ xuất khẩu), về tài liệu vận tải (đối với Nước treo cờ xuất khẩu và Nước thành viên EU nhập khẩu) và các tài liệu khác cần được nộp cho Nước thành viên EU nhập khẩu đối với việc thực hiện các thủ tục nhập khẩu (chứng nhận sức khỏe, hóa đơn, v.v…). Tương tự với các sản phẩm được chế biến khi tờ khai chế biến phải đi kèm theo phần sản phẩm khai thác được xuất sang EC. Điều này có nghĩa là nếu toàn bộ sản phẩm khai thác được xuất khẩu trong nhiều lô hàng, mỗi lô sẽ kèm theo một chứng nhận khai thác gốc cho lô hàng đó. Các bản sao có thể được sử dụng trong các trường hợp ban đầu toàn bộ sản phẩm khai thác được xuất sang EC theo một lô hàng và chỉ sau đó mới được chia và phân phối tới một vài đơn vị nhập khẩu. Nhiệm vụ của cơ quan chức năng nước thứ ba là phê chuẩn chứng nhận khai thác đi cùng với lô xuất khẩu và đánh giá hạn ngạch của các tàu đã được vượt quá hay chưa..

– Q.: Nếu một lô hàng được chia ra để xuất khẩu, có cần phải có bản sao chứng nhận khai thác không?

– A.: Theo định nghĩa của một lô hàng tại Điều 2 (23), mỗi lần vận chuyển hàng từ một đơn vị xuất khẩu tới một bên nhận hàng được gọi là lô hàng. Tất cả các sản phẩm trong một lô hàng không được miễn trừ khỏi quy trình cấp chứng nhận khai thác phải cần có một hoặc nhiều chứng nhận khai thác hợp lệ tùy thuộc vào số tàu cá chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm khai thác liên quan bởi giao dịch đó. Chỉ khi các sản phẩm được chế biến có nguồn gốc từ nguyên liệu được nhập từ Nước thứ ba khác được vận chuyển sang EC trong một số lô hàng khác nhau, thì mới cần đính kèm các bản sao chứng nhận khai thác gốc đi cùng tờ khai chế biến. Mỗi lượng sản phẩm khai thác được sử dụng cho lô hàng gồm các sản phẩm đã chế biến phải được nêu rõ, để việc kiểm tra có thể được cơ quan phê duyệt tiến hành trong đó tổng lượng sản phẩm khai thác ban đầu không bị vượt quá.

– Q.: Sẽ thế nào nếu việc chế biến thực hiện sử dụng một phần sản phẩm thủy sản được khai thác trong nước và một phần sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ nước khác trước khi được xuất sang EC?

– A.: Các sản phẩm thủy sản được chế biến từ thủy sản khai thác trong nước sẽ bao gồm (các) chứng nhận có liên quan tới (các) tàu cá và được xác định trên (các) chứng nhận khai thác bằng (các) mã sản phẩm và bằng (các) tên loài riêng. Sự cân bằng của lô hàng đạt được từ các xuất khẩu sẽ bao gồm tờ khai được lập bởi

Page 62: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

62

Phiên bản 1 - 10/2009

đơn vị chế biến và được chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền theo Phụ lục IV và các bản sao của (các) chứng nhận khai thác có liên quan do (các) nước treo cờ của (các) tàu cá phê duyệt.

– Q.: Sẽ thế nào nếu việc chế biến thủy sản được thực hiện ở cùng quốc gia với sản phẩm đượ khai thác? Chứng nhận khai thác được hoàn thành như thế nào trong trường hợp này?

– A.: Các hoạt động chế biến tại Nước treo cờ phải được ghi lại trong phần “mô tả sản phẩm” trong chứng nhận khai thác. Các sản phẩm được chế biến từ cùng một quốc gia phải đi kèm với chứng nhận khai thác bao gồm các điều khoản về mô tả sản phẩm dưới bất kì hình thức nào, có thể được tìm thấy tại Phụ lục II. Nếu sản phẩm khai thác có nguồn gốc từ Nước treo cờ khác ngoài nơi thực hiện chế biến, nhà máy chế biến phải hoàn thành tờ khai trong Phụ lục IV và được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền. Phụ lục IY chỉ nên được hoàn thành đối với quá trình chế biến các sản phẩm khai thác được nhập khẩu. Chế biến các sản phẩm khai thác từ cùng một nước sẽ được khai báo trong Phụ lục II bằng cách sử dụng cả hai ô “loài” và “mã sản phẩm”

– Q.: Nếu một lô hàng bao gồm cả các sản phẩm đã chế biến và chưa chế biến, tài liệu sản phẩm khai thác phải được quy định như thế nào?

– A.: Các sản phẩm đã chế biến cần được ghi lại trong chứng nhận khai thác theo mã sản phẩm của chúng. Chứng nhận khai thác có thể bao gồm một số mã khác nhau của cả sản phẩm đã và chưa chế biến. Tuy nhiên, điều này chỉ được áp dụng cho các sản phẩm được chế biến tại Nước treo cờ của tàu cá tiến hành hoạt động khai thác. Trường hợp này khác với thủy sản được chế biến ở một nước khác ngoài Nước treo cờ, kể cả Nước thành viên EU. Trong trường hợp đó, đơn vị chế biến phải đảm bảo nhận được chứng nhận khai thác còn hiệu lực (từ nước treo cờ) cho các sản phẩm sẽ được chế biến và bán cho EC. Ngoài ra, nhà máy chế biến phải hoàn thành tờ khai trong Phụ lục IV của Quy định IUU sẽ được phê chuẩn bởi cơ quan có thẩm quyền tại nước chế biến. Sau đó, đơn vị xuất khẩu phải chuyển (các) chứng nhận khai thác phù hợp và tờ khai Phụ lục IV tới đơn vị nhập khẩu EC trước khi xuất khẩu.

– Q.: Sẽ thế nào nếu Nước treo cờ không thể phê chuẩn chứng nhận khai thác trước khi sản phẩm được xuất sang một nước để chế biến và sau đó đem trao đổi thương mại với EC?

– A.: Nếu thủy sản được chế biến tại một nước khác ngoài Nước treo cờ, đơn vị chế biến phải đảm bảo nhận được chứng nhận khai thác được phê chuẩn bởi Nước treo cờ đối với các sản phẩm sẽ được chế biến và trao đổi thương mại với EC. Ngoài ra, nhà máy chế biến phải hoàn thành tờ khai trong Phụ lục IV của Quy định IUU với sự chứng thực của cơ quan có thẩm quyền tại nước chế biến. Các bản sao của (các) chứng nhận khai thác phải được đi kèm tờ khai này. Nếu đơn vị chế biến không nhận được chứng nhận khai thác đã phê chuẩn/còn hiệu lực, đơn vị chế biến sẽ không thể lập được tờ khai theo Phụ lục IV, để được

Page 63: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

63

Phiên bản 1 - 10/2009cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn và gửi tờ khai đó cùng với (các) chứng nhận khai thác tới đơn vị nhập khẩu. Do đó, lô hàng sẽ không được phép nhập khẩu vào EC.

– Q.: Nếu thủy sản được nhập khẩu từ các nước thứ ba khác nhau để chế biến, các sản phẩm đã chế biến có cần đi kèm chứng nhận khai thác từ tất cả Các nước treo cờ không?

– A.: Với tất cả các sản phẩm được dùng cho chế biến, một bản sao chứng nhận khai thác được phê chuẩn bởi nước treo cờ phải kèm theo tờ khai Phụ lục IV từ nhà máy chế biến. Nếu thủy sản có nguồn gốc từ Các nước treo cờ và/hoặc các lô hàng khác nhau được trộn lẫn khi chế biến, cần có chứng nhận khai thác riêng cho mỗi lô hàng.

– Q.: Có cần phê chuẩn bản sao của chứng nhận khai thác không?– A.: Không, không cần phê chuẩn các bản sao của chứng nhận khai

thác lần nữa. Tuy nhiên, tất cả thông tin về cơ quan phê chuẩn, bao gồm dấu và chữ kí phải rõ nét trên bản sao.

– Q.: Sẽ thế nào nếu các sản phẩm từ một Nước treo cờ được chế biến ở hai quốc gia khác nhau trước khi được xuất sang EC?

– A.: Trong trường hợp này, cơ quan chức năng mỗi nước chế biến phải phê chuẩn một tờ khai chế biến. Điều này có nghĩa là lô hàng sẽ gồm hai tờ khai Phụ lục IV riêng đi kèm với (các) chứng nhận khai thác khi tới EC.

– Q.: Trong trường hợp nhập khẩu gián tiếp mà không qua chế biến, làm thế nào một nước (từ nơi diễn ra nhập khẩu gián tiếp) biết chứng nhận khai thác từ nước treo cờ có hiệu lực hay không?

– A.: Các sản phẩm được trao đổi thương mại với nước thứ ba trước khi tới Cộng đồng phải đi kèm một chứng nhận khai thác có hiệu lực và bằng chứng trên giấy tờ cho thấy sản phẩm này trải qua bất kì hoạt động nào ngoài bốc, dỡ hay bất kì hoạt động nào được chỉ định để bảo vệ sản phẩm trong điều kiện tốt và tự nhiên. Do đó đơn vị nhập khẩu ở nước thứ ba phải đảm bảo nhận được chứng nhận khai thác được phê chuẩn bởi cơ quan có thẩm quyền của Nước treo cờ đối với các sản phẩm sẽ được bán tại Cộng đồng. Danh sách các cơ quan được thông báo phê chuẩn chứng nhận khai thác được công bố trên Tạp chí chính thức của EU và trên website Ủy ban Châu Âu. Chỉ các cơ quan được công bố mới có đủ thẩm quyền để phê chuẩn một chứng nhận khai thác.

– Q.: Làm đông lạnh sản phẩm có được coi là chế biến?– A.: Đông lạnh không được coi là chế biến, nhưng được coi là

bảo quản. Về vấn đề đông lạnh sản phẩm, Điều 14 (1) được áp dụng.

– Q.: Sẽ thế nào nếu sản phẩm thủy sản được nhập khẩu tới Cộng đồng và sau đó được tái xuất khẩu tới nước thứ ba?

– A.: Trong các trường hợp tái xuất khẩu, phần thứ hai của chứng nhận khai thác phải được điền bởi các đơn vị tái xuất khẩu để chứng minh rằng họ nhập các sản phẩm với chứng nhận khai thác hợp lệ. Việc phê chuẩn phải được thực hiện bởi

Page 64: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

64

Phiên bản 1 - 10/2009

Nước thành viên EU liên quan. Không có sự tham gia của Nước treo cờ hoặc nước nhập khẩu là cần thiết trong mối quan hệ với chứng nhận nhập khẩu lại.

(C) Thất bại và hậu quả của việc không tuân thủ

– Q.: Sẽ thế nào nếu một đơn vị hoạt động không có chứng nhận khai thác?

– A.: Nếu một lô hàng không đi kèm chứng nhận khai thác hợp lệ, các sản phẩm sẽ bị từ chối nhập vào EC. Các điều kiện cụ thể về từ chối nhập khẩu được nêu rõ trong Điều 18. Quyền khiếu nại của các đơn vị hoạt động đối với việc từ chối nhập khẩu được áp dụng theo các điều khoản đã có hiệu lực tại Nước thành viên EU có liên quan. Các cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU cũng phải thông báo quyết định từ chối với Nước treo cờ nếu cần thiết, với nước thứ ba liên quan trong trường hợp nhập khẩu gián tiếp.

– Q.: Một tàu cá có bị cho là thực hiện hoạt động IUU nếu sản phẩm khai thác không kèm theo chứng nhận khai thác?

– A.: Không cần thiết, nhưng việc các cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU nhập khẩu thực hiện kiểm tra là bắt buộc. Hoặc đơn vị nhập khẩu sẽ không yêu cầu phê chuẩn hoặc cơ quan chức năng nước treo cờ không cấp phê chuẩn. Tuy nhiên, Nước treo cờ sẽ được thông báo và các sản phẩm không đi kèm một chứng nhận có hiệu lực sẽ không thể được trao đổi thương mại với Cộng đồng Châu Âu.

– Q.: Điều gì xảy ra với các sản phẩm thủy sản nếu có nghi ngờ về hiệu lực của chứng nhận khai thác ?

– A.: Nếu một Nước thành viên EU có nghi ngờ về sự chính xác của chứng nhận khai thác đã phê chuẩn, nước này có thể ngừng không cho các lô hàng có liên quan vào thị trường EC và chờ đợi kết quả kiểm tra.

Một cơ quan có thẩm quyền có thể phê chuẩn chứng nhận khai thác do đơn vị nhập khẩu nộp nếu không có thông tin mâu thuẫn với những điều đã khai trong chứng nhận. Tuy nhiện, dựa trên quyền của mình, cơ quan chức năng được tự do quyết định việc kiểm tra những thông tin khai báo trong trường hợp nghi ngờ trước khi phê chuẩn chứng nhận. Thông tin cần được điền vào là thông tin cơ bản và có thể dễ dàng được hoàn thành. Ngoài ra, thông tin được hoàn thành và phê chuẩn cùng với các tài liệu sản phẩm khai thác có sẵn tại các RFMO. Do đó, cơ quan chức năng có khả năng kiểm tra thông tin về các chứng nhận khai thác. Các sản phẩm được xuất mà không có chứng nhận khai thác hợp lệ sẽ không được cho phép nhập khẩu vào Cộng đồng. Nếu chứng nhận khai thác đã được phê chuẩn khi nhưng nghi ngờ đã nêu ở trên không thể được làm rõ để cho phép phê duyệt, đơn vị hoạt động sẽ có nguy co phải chấp nhận thực tế được tiết lộ qua kiểm tra sẽ dẫn tới tạm đình chỉ nhập khẩu và từ chối nhập khẩu chờ kết quả.

– Q.: Sẽ thế nào nếu lô hàng gồm nhiều sản phẩm thủy sản khác nhau và chỉ một trong số sản phẩm đó thiếu chứng

Page 65: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

65

Phiên bản 1 - 10/2009

nhận hợp lệ? Sẽ từ chối nhập khẩu toàn bộ lô hàng hay chỉ từ chối phần thiếu chứng nhận hợp lệ?

– A.: Nếu lô hàng bao gồm nhiều sản phẩm thủy sản khác nhau, các sản phẩm không có chứng nhận khai thác hợp lệ sẽ bị từ chối, trừ khi kết quả kiểm tra dẫn tới một quyết định tiêu cực/từ chối đối với toàn bộ lô hàng (tức là các sản phẩm khai thác cụ thể không thể được xác định hay toàn bộ lô hàng được sử dụng để che giấu chúng , v.v…).

– Q.: Trong trường hợp các biện pháp bảo tồn và quản lý không được tôn trọng và đã xảy ra vi phạm nhưng không có ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy chứng nhận khai thác có thể được phê chuẩn sau đó không?

– A.: Trong trường hợp các biện pháp bảo tồn và quản lý không được tôn trọng, chứng nhận khai thác sẽ không được phê chuẩn bất kể ảnh hưởng của nó có nghiêm trọng hay không. Nghi vấn về ảnh hưởng hoặc mức độ nghiêm trọng có thể được phản ánh qua các biện pháp thực thi do Nước treo cờ thực hiện đối với các trường hợp vi phạm.

– Q.: Tàu cá thực hiện các hoạt động bất hợp pháp nhưng đã bị xử phạt cho các hoạt động đó có thể có chứng nhận khai thác hợp lệ với các sản phẩm có nguồn gốc ngoài các hoạt động này không?

– A.: Vì các sản phẩm này có nguồn gốc từ các hoạt động IUU, sẽ không có giấy chứng nhận khai thác được phê chuẩn tuyên bố sản phẩm đạt được bằng cách tôn trọng các biện pháp bảo tồn và quản lý có thể được áp dụng, kể cả khi hoạt động IUU đã bị trừng phạt.

– Q.: Các biện pháp nào có thể được thực hiện để chống lại các tàu IUU không được quyền treo cờ một quốc gia nhất định?

– A.: Chứng nhận khai thác đối với các sản phẩm khai thác bởi các tàu không được phê chuẩn, vì vậy không thể trao đổi thương mại các sản phẩm này với EC.

– Q.: Việc một Nước treo cờ không thể phê chuẩn thông tin trên giấy chứng nhận khai thác có thể dẫn đến tình trạng nước thứ ba không hợp tác không?

– A.: Nếu một chứng nhận khai thác không được phê chuẩn bởi một Nước treo cờ đã thông báo các cơ quan có thẩm quyền của nước đó tới Ủy ban Châu Âu theo Điều 20, các sản phẩm liên quan sẽ không thể được trao đổi thương mại với EC (Điều 18). Tuy nhiên, quyết định từ chối phê chuẩn chứng nhận khai thác sẽ không tạo ra tình trạng nước thứ ba không hợp tác. Trong bất kỳ trường hợp từ chối nhập khẩu nào, nước thứ ba liên quan sẽ được thực hiện theo Điều 18(5) nhằm thực hiện các biện pháp thích hợp. Về danh sách quốc gia không hợp tác, một quốc là gia có thể bị coi là không hợp tác nếu không thể hoàn thành các nhiệm vụ hiện thời theo luật pháp quốc tế như Nước treo cờ, Nước có cảng, Nước thị trường hay Nước ven biển thực hiện các hành động nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, hay xóa bỏ khai

Page 66: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

66

Phiên bản 1 - 10/2009thác IUU. Biện pháp này sẽ là một trong những phương sách cuối cùng và sẽ chỉ được thực hiện sau khi tham khảo rất nhiều quốc gia. Việc thiếu chứng nhận khai thác với một lô hàng được nhập từ một nước trong danh sách Nước treo cờ thông báo không thể được hiểu là nước này không thực hiện nghĩa vụ. Ngược lại, điều đó có nghĩa là các cơ quan có thẩm quyền có thể không phê chuẩn chứng nhận do một đơn vị nhập khẩu nộp vì họ có thể chứng minh được rằng việc sản phẩm khai thác đã không tuân theo các biện pháp quản lý và bảo tồn hay đơn vị xuất khẩu không yêu cầu phê chuẩn chứng nhận. Trong trường hợp đó, khi đơn vị nhập khẩu có thể đưa các sản phẩm của mình tới EC, việc từ chối nhập khẩu và quy trình thông tin theo sau sẽ cho phép nước thứ ba liên quan hành động khi thích hợp.

– Ủy ban đã mời tất cả nước thứ ba thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền về việc phê chuẩn chứng nhận khai thác, ngay cả khi không có thông tin trước đó về việc sản phẩm khai thác trực tiếp hoặc gián tiếp trao đổi thương mại với EC, để đưa ra thêm một cơ hội cho việc thực hiện các biện pháp quản lý và bảo tồn và để chống lại khai thác IUU. Thông báo là một thủ tục mở, để các Nước treo cờ, không khai báo cho các cơ quan có thẩm quyền trước Ngày 1 tháng 1 năm 2010, có thể thực hiện việc đó sau.

– Q.: Tại sao Điều 18(3) thấy trước rằng trong trường hợp từ chối nhập khẩu, sản phẩm bị tịch thu, phá hủy hay bán cho mục đích từ thiện? Các sản phẩm này có thể nằm trong các trường hợp được quay trở lại cho đơn vị xuất khẩu không?

– A.: Nhập khẩu sẽ chỉ bị từ chối nếu không có chứng nhận khai thác hợp lệ và nếu việc kiểm tra cho thấy các sản phẩm không được khai thác hợp pháp và có nguồn gốc từ các hoạt động IUU. Trong các trường hợp đó, không thể thu hồi các sản phẩm đó vì sản phẩm bất hợp pháp không được vào bất kì thị trường nào và không được trao đổi thương mại. Trong bối cảnh đó, Nước treo cờ được yêu cầu hoàn thành trách nhiệm và phê chuẩn đúng chứng nhận khai thác đồng thời thực thi việc kiểm soát.

– Q.: Thủy sản có thể bị tịch thu bởi cơ quan có thẩm quyền của Nước Thành viên EU vì không tuân theo các biện pháp bảo tồn và quản lý có thể được bán ở nơi nào khác không?

– A.: Không, những sản phẩm đó không được vào thị trường nào cả.

– Q.: Nếu các sản phẩm được bán vì mục dích từ thiện, lợi nhuận từ đó có được sử dụng cho mục đích từ thiện ở nước thứ ba liên quan không?

– A.: Quy định IUU không giới hạn ranh giới cho các mục đích từ thiện trong EC. Lợi nhuận của việc bán các sản phẩm đó sẽ được xem xét theo từng trường hợp và có thể chia cho Nước thành viên EC và nước thứ ba là điểm đến cuối cùng.

Page 67: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

67

Phiên bản 1 - 10/2009

5.19 Các câu hỏi cụ thể về nhiệm vụ và trách nhiệm của các bên khác nhau có liên quan

(A) Các thuyền trưởng các EC

– Q: Tôi có cần chứng nhận khai thác đối với việc sản phẩm khai thác của mình không?

– A.: Với các sản phẩm thủy sản từ tàu cá củaEC, không cần chứng nhận khai thác. Tuy nhiên, cần chú ý tới việc sản phẩm khai thác nằm ngoài quy trình kiểm soát của Chính Sách Thủy sản Chung vốn nghiêm khắc hơn các điều khoản trong Quy định IUU. Có hai trường hợp có thể xảy ra với các đơn vị xuất khẩu của việc sản phẩm khai thác tại Cộng đồng đối với một nước thứ ba:

1) Nếu các sản phẩm khai thác xuất khẩu được chế biến tại một nước thứ ba và các sản phẩm chế biến sẽ được tái-xuất khẩu sang Cộng đồng: chứng nhận khai thác là cần thiết cho dù nước thứ ba có yêu cầu hay không. Nếu sản phẩm khai thác không đi cùng chứng nhận khai thác, lô hàng được xuất từ nước đó sẽ không được phép nhập trở lại vào Cộng đồng.

2) Nếu các lô sản phẩm khai thác được xuất tiêu thụ tại một nước thứ ba: chỉ cần chứng nhận khai thác nếu nước thứ ba yêu cầu. Nếu nước thứ ba yêu cầu, Nước thành viên EU sẽ được biết về điều đó. Về điểm này, trong khuôn khổ hợp tác được nêu tại Điều 20(4), tất cả Nước thứ ba đã được Ủy ban yêu cầu cho biết họ có định yêu cầu chứng nhận khai thác theo Điều 15 không.

– Q: Làm thế nào tôi có thể yêu cầu phê chuẩn chứng nhận khai thác?

– A.: Thuyền trưởng một tàu cá (hoặc người đại diện) phải điền vào các phần 2-4 trong chứng nhận khai thác và kí vào phần 5. Khi phù hợp, cũng phải điền tiếp vào các phần 6 hoặc 7. Sau đó, tùy theo đơn vị xuất khẩu có yêu cầu kiểm tra chứng nhận khai thác. Đơn vị xuất khẩu hoàn thành phần 8 và chuyển chứng nhận tới cơ quan có thẩm quyền Nước treo cờ để thực hiện phê duyệt.

– Q: Phải làm gì khi chứng nhận khai thác đã được phê chuẩn?– A.: Chứng nhận khai thác hợp lệ sẽ được cơ quan có thẩm

quyền chuyển lại đơn vị xuất khẩu chịu trách nhiệm chuyển chứng nhận tới đơn vị nhập khẩu nước thứ ba trong quá trình xuất khẩu.

Page 68: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

68

Phiên bản 1 - 10/2009

– Q: Tôi phải làm gì nếu thấy một tàu cá vi phạm ngoài khơi?

– A.: Việc phát hiện thấy các hoạt động IUU của các tàu cá có thể được báo cho cơ quan chức năng nước thành viên EU và Ủy ban Châu Âu- cơ quan đảm bảo theo sát hoạt động và sẽ thông báo RFMO và Nước treo cờ liên quan. Để tạo điều kiện cho việc truyền thông tin, một mẫu nộp thông tin về các tàu cá được phát hiện và những hướng dẫn hoàn thành mẫu này được nêu trong Quy Định Thực hiện của Ủy ban.

(B) Đơn vị xuất khẩu EC

– Q: Tôi có cần chứng nhận khai thác cho các sản phẩm thủy sản của Cộng đồng có nguồn gốc từ EC không?

– A.: Cần có chứng nhận khai thác với việc nhập khẩu các sản phẩm khai thác được xuất sang nước thứ ba nơi các sản phẩm trải qua một số quy trình chế biến trước khi được bán trở lại cho EC. Nếu các sản phẩm khai thác này không có chứng nhận khai thác hợp lệ, lô hàng tái xuất khẩu từ nước thứ ba sẽ không được phép quay trở lại Cộng đồng. Nếu sản phẩm khai thác được xuất tiêu thụ tại nước thứ ba, chỉ cần chứng nhận khai thác nếu nước thứ ba yêu cầu. Do đó, lô sản phẩm khai thác xuất khẩu được thực hiện bởi các tàu cá EC không tự động chịu quy trình cấp chứng nhận khai thác IUU, mà chỉ theo yêu cầu của nước thứ ba liên quan đối với các sản phẩm khai thác xuất khẩu

– Q: Tôi có thể xin phê duyệt chứng nhận khai thác như thế nào?– A.: Đơn vị xuất khẩu có quyền yêu cầuphê duyệt chứng nhận khai

thác đối với các sản phẩm khai thác liên quan. Đơn vị xuất khẩu phải yêu cầu thuyền trưởng các hoặc đại diện hoàn thành các phần 2-5 (và khi thích hợp các phần 6 hay 7), sau đó đơn vị xuất khẩu hoàn thành phần 8), và chuyển chứng nhận tới cơ quan Nước Thành viên treo cờ EU để phê chuẩn. Tại thời điểm sớm nhất có thể, nhưng trong bất kì trường hợp nào trước khi chuyển chứng nhận khai thác cho đơn vị nhập khẩu, đơn vị xuất khẩu cũng phải cung cấp chi tiết vận tải thuộc phần 10 của Phụ lục I và Phụ lục II trong Quy định IUU.

– Q: Tôi phải làm gì với chứng nhận khai thác đã phê chuẩn?– A.: Chứng nhận khai thác được phê chuẩn sẽ được cơ quan phê

chuẩn trả lại đơn vị xuất khẩu chịu trách nhiệm chuyển chứng nhận tới đơn vị nhập khẩu ở nước thứ ba. Mỗi đơn vị nhập khẩu/chế biến ở nước thứ ba phải đảm bảo lô hàng mình nhận được đi kèm với chứng nhận khai thác. Nếu không họ có thể từ chối các sản phẩm có thể sẽ được bán lại sang EC

– Q: Trao đổi bằng phương tiện điện tử, như các tài liệu được scan trong email có được chấp nhận không?

– A.: Có, chứng nhận khai thác có thể được truyền bằng các phương tiện điện tử (giữa nhà xuất và nhập khẩu) như đã nêu trong Điều 12(4) của Quy định IUU. Cơ quan có thẩm quyền Nước treo cờ

Page 69: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

69

Phiên bản 1 - 10/2009muốn dùng phương tiện điện tử trong việc phê chuẩn chứng nhận khai thác phải thông báo với Ủy ban Châu Âu về điều đó.

– Q: Do I still need other documents serving purposes different to the IUU Regulation?

– A.: Hệ thống pháp luật khác với các hệ thống cấp chứng nhận và các ràng buộc về giấy tờ đối với các sản phẩm, bao gồm cả sản phẩm thủy sản (như quy định sức khỏe hay điều khoản về hải quan) vẫn giữ nguyên mà không ảnh hưởng đến Quy định IUU và ngược lại. Chứng nhận khai thác được sử dụng phù hợp với Quy định IUU sẽ không thay thế cho tư liệu được yêu cầu cho các mục đích khác.

– Q: Phải làm gì trong trường hợp tái xuất khẩu các sản phẩm thủy sản trước đây đã nhập từ một nước thứ ba?– A.: Quy định IUU cũng áp dụng cho việc tái xuất khẩu các sản phẩm thủy sản sang nước thứ ba trước đây đã nhập sản phẩm vào Cộng đồng (Điều 21) . Trong trường hợp này, đơn vị xuất khẩu phải chứng minh sản phẩm có đi kèm chứng nhận khai thác hợp lệ. Do đó, đơn vị xuất khẩu phải điền vào mục 1 và 2 của “chứng nhận tái xuất khẩu” trong Phụ lục II của Quy định IUU và chuyển cho cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn của Nước treo cờ liên quan. Việc cho phép tái xuất khẩu tùy thuộc vào cơ quan có thẩm quyền tại Nước thành viên EU. Không phê chuẩn cho một nước thứ ba trong giai đoạn này là cần thiết.

– Q: Mối quan hệ giữa tờ khai hải quan (SAD) và chứng nhận khai thác là gì?

– A.: Các giấy chứng nhận khai thác là một phần của tờ khai hải quan và phải được đính kèm theo tờ khai hải quan. . Các mã cụ thể được sử dụng cho việc chỉ định những chứng nhận này có trong mục 44 của tờ khai hải quan (C656 với chứng nhận khai thác với lô sản phẩm khai thác xuât khẩu và C671 với phần xuất chứng nhận khai thác trong trường hợp tái xuất khẩu).

(C) Đơn vị nhập khẩu EC

– Q: Việc nhập khẩu tất cả sản phẩm thủy sản đều cần chứng nhận khai thác?

– A.: Các sản phẩm thủy sản của Cộng đồng đã và chưa chế biến được áp dụng trong quy trình cấp chứng nhận khai thác được định nghĩa bằng cách tham khảo tới Chương 3 và các Đề mục Biểu thuế 1604 và 1605 của Danh pháp Tổng hợp, được nhập vào Cộng đồng bằng bất kì phương tiện vận tải nào. Một số sản phẩm được miễn khỏi Quy trình cấp chứng nhận khai thác. Những sản phẩm này được liệt kê tại Phụ lục I của Quy định IUU. Ngoài ra cần có chứng nhận khai thác đối với các sản phẩm thủy sản của Cộng đồng có nguồn gốc sản phẩm khai thác từ các tàu cá của Cộng đồng trước đây đã được xuất sang nước thứ ba, chẳng hạn để chế biến. Do phạm vi định nghĩa, được tìm thấy tại Điều 2(8), các sản phẩm thủy sản phù hợp với các Chương và Đề mục Thuế quan của Danh mục Tổng hợp, không nằm trong phạm vi của quy trình cấp chứng nhận khai thác.

– Q: Tôi có thể nhận giấy chứng nhận khai thác như thế nào?

Page 70: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

70

Phiên bản 1 - 10/2009– A.: Đơn vị nhập khẩu EC phải đảm bảo rằng lô hàng được nhập đi

cùng với chứng nhận khai thác hợp lệ và chứng nhận này phải được đơn vị nhập khẩu nhận được từ đơn vị xuất khẩu ở nước thứ ba trước khi trước khi nhập sang EC.

– Q: Sẽ thế nào nếu đơn vị xuất khẩu từ chối đưa cho tôi chứng nhận khai thác hợp lệ?

– A.: Việc nhập khẩu các sản phẩm thủy sản liên quan sẽ không được cho phép trong Cộng đồng. Khi các sản phẩm này vào lãnh thổ Cộng đồng, các cơ quan có thẩm quyền sẽ từ chối nhập theo Điều 18 (xem câu trả lời dưới đối với câu hỏi từ chối nhập khẩu).

– Q: Tôi phải làm gì khi đã nhận chứng nhận khai thác?– A.: .Khi đơn vị nhập khẩu EC nhận chứng nhận khai thác, đơn

vị nhập khẩu phải có nghĩa vụ điền vào mục 11 (tờ khai nhập khẩu) và nộp chứng nhận khai thác tới cơ quan có thẩm quyền củ Nước thành viên EU về nhập khẩu (Điều 16 (1)). Trong các trường hợp nhập khẩu gián tiếp, đơn vị nhập khẩu sẽ phải nộp các giấy tờ được cung cấp tại Điều 14 (1) và (2)- những điều khoản này được sử dụng để đảm bảo khả năng nhận biết dấu vết bằng cách xác định sản phẩm được nhập trong Cộng đồng có phù hợp với chứng nhận khai thác không. Phải có tài liệu cho các cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU trong 3 ngày làm việc trước khi sản phẩm tới. Thời hạn đến ngắn hơn đối với các phương tiện khác ngoài tàu được nêu rõ trong Quy định Thực hiện của Ủy ban.

– Q: Tôi phải giữ chứng nhận khai thác trong bao lâu?– A.: Bản gốc của chứng nhận khai thác phải được giữ ít nhất

trong khoảng thời gian ba năm tại Cộng đồng.

– Q: Những trao đổi bằng phương tiện điện tử, như các tài liệu được scan quan email, có được chấp nhận không?

– A.: Có, chứng nhận khai thác có thể được thể được truyền qua các phương tiện điện tử (giữa đơn vị nhập khẩu và xuất khẩu) theo quy định tại Điều 12(4) của Quy định IUU. Nếu cơ quan chức năng một nước treo cờ muốn sử dụng phương tiện điện tử cho việc phê chuẩn chứng nhận khai thác, thì phải thông báo với Ủy Ban Châu Âu về việc đó.

– Q: Tôi có phải nộp thêm giấy tờ bổ sung nào theo quy định IUU không (trong trường hợp nhập khẩu gián tiếp)?

– A.: Có, các tài liệu khác được đề cập tới trong quy trình cấp chứng nhận khai thác khi nhập khẩu gián tiếp sau chuyển tàu, quá cảnh hoặc chế biến sản phẩm ở một nước thứ ba. Với nhập khẩu gián tiếp mà không có chế biến trước đó, các bằng chứng như tài liệu vận tải và tờ khai của cơ quan có thẩm quyền là cần thiết để chứng mnh rằng các sản phẩm thủy sản của Cộng đồng không trải qua bất kì công đoạn chế biến nào (Điều 14 (1)). Trong trường hợp nhập khẩu gián tiếp đã qua chế biến ban đầu, phải có tờ khai chế biến trong Phụ lục IV của Quy định IUU. Tờ khai này phải được đơn vị chế biến ở nước thứ ba ngoài Nước treo cờ điền đầy đủ và cơ quan có thẩm quyền của nước thứ ba đó phê chuẩn. Đơn vị nhập khẩu không phải khai gì trong tờ khai Phụ lục IV.

Page 71: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

71

Phiên bản 1 - 10/2009

– Q: Tôi vẫn cần các tài liệu để phục vụ cho các mục đích khác ngoài Quy định IUU?

– A.: Luật pháp khác với các hệ thống cấp chứng nhận và các ràng buộc vef tài liệu đối với các sản phẩm, bao gồm cả sản phẩm thủy sản (v.d. các quy định sức khỏe hoặc các điều khoản hải quan) vẫn tồn tại mà không ảnh hưởng đến quy định IUU và ngược lại. Các giấy chứng nhận khai thác được sử dụng theo Quy định IUU sẽ không thay thế tài liệu phục vụ các mục đích khác .

– Q: Quan hệ giữa tờ khai hải quan (SAD) và chứng nhận khai thác?

– A.: Chứng nhận khai thác là phụ lục và được đi kèm tờ khai hải quan. Sẽ sử dụng một mã cụ thể để chỉ định những chứng nhận này trong ô 44 của tờ khai hải quan.

– Q: Điều gì xảy ra trong trường hợp từ chối nhập khẩu?– A.: Nhập khẩu sẽ chỉ bị từ chối nếu không có chứng nhận khai

thác hợp lệ và việc kiểm tra cho thấy các sản phẩm đã không được khai thác hợp pháp và do đó có nguồn gốc sản phẩm khai thác các IUU. Các trường hợp từ chối cụ thể được nêu tại Điều 18. Cơ quan có thẩm quyền của Nước Thành viên EU có thể tịch thu, phá hủy, hay vứt bỏ hoặc bán các sản phẩm này. Lợi nhuận từ bán hàng có thể được sử dụng mục đích từ thiện. Chú ý rằng trong trường hợp các sản phẩm không được đơn vị xuất khẩu thu hồi, vì sản phẩm bất hợp pháp không được vào bất kì thị trường nào và không được trao đổi thương mại dưới bất kì trường hợp nào. Quyền yêu cầu các đơn vị hoạt động chống lại từ chối nhập khẩu được áp dụng phù hợp với các điều khoản có hiệu lực tại Nước Thành viên EU liên quan. Các cơ quan có thẩm quyền của Nước Thành viên EU cũng phải thông báo quyết định từ chối của mình cho Nước treo cờ và nếu cần cho nước thứ ba liên quan trong trường hợp nhập khẩu gián tiếp.

– Q: Đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt là gì?– A.: Chỉ nhà khai thace EC có thể được coi là đơn vị hoạt

động kinh tế được chấp thuận theo điều 16(3). Tư cách này sẽ không mang lại đối xử khác biệt nào cho đơn vị nhập khẩu nhưng sẽ giảm số tài liệu được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền của Nước Thành viên EU. Đơn vị nhập khẩu EC có lợi từ tư cách“đơn vị hoạt động kinh tế được chấp thuận” ở chỗ không phải bắt buộc nộp chứng nhận khai thác hợp lệ cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU nhập khẩu trước khi lô hàng tới. Tuy nhiên, họ sẽ phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về việc sản phẩm đến như các đơn vị hoạt động khác và sẽ phải giữ chứng nhận khai thác cùng các giấy tờ liên quan khi nhượng lại vì mục đích kiểm tra hoặc xác minh. Việc kiểm tra và xác minh các lô hàng nhập khẩu của đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt sẽ diễn ra tại cơ sở của đơn vị nhập khẩu thay vì tại cảng. Tư cách“Đơn vị hoạt động kinh tế được duyệt” có thể được trao cho những đơn vị hoạt động đáp ứng các tiêu chí liệt kê tại Điều 16(3) và Quy định Thực hiện của Ủy ban. Chi tiết được nêu rõ trong Quy định Thực hiện của Ủy ban.

Page 72: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

72

Phiên bản 1 - 10/2009

(D) Các cơ quan cơ quan chức năng Nước thành viên EU

– Q: Phải làm gì trong trường hợp nhập khẩu sản phẩm thủy sản từ nước thứ ba?

– A.: Với tất cả sản phẩm thủy sản được nhập khẩu vào EC, bằng bất kì phương tiện vận tải nào, việc kiểm tra sơ bộ chứng nhận khai thác cùng các giấy tờ đi kèm phải được thực hiện theo Điều 16 của Quy định IUU. Cơ quan chức năng được chỉ định bởi Nước thành viên EU liên quan phải kiểm tra và xác minh các tài liệu và sản phẩm liên quan. Khi thích hợp, kiểm tra kết hợp với nước thứ ba liên quan, để đảm bảo thông tin chân thực, chính xác và các sản phẩm thu hoạch được tuân thủ theo các biện pháp bảo tồn và quản lý có thể áp dụng được.

– Q: Phải làm gì trong trường hợp tàu cá của nước thứ ba cập cảng?– A.: Hàng năm Nước thành viên EU thực hiện kiểm tra ít nhất

5% tàu Nước thứ ba cập bến và bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn dựa trên tiêu chí hài hòa hóa cho quản lý nguy cơ. Tuy nhiên, các tàu Nước thứ ba sẽ được kiểm tra theo hệ thống trong trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện thấy việc không tuân thủ theo các biện pháp quản lý và bảo tồn. Hơn nữa, Quy định IUU cũng nêu ra một vài trường hợp tàu cá sẽ luôn không bị kiểm tra (Điều 9). Trước khi bật đèn xanh với thủy sản nhập khẩu vào Cộng đồng, phải kiểm tra chứng nhận khai thác được nộp đối với loài các này.

– Q: Phải làm gì trong trường hợp xuất khẩu sản phẩm khai thác từ tàu treo cờ một Nước Thành viên EU ?

– A.: Phải có chứng nhận khai thác đối với việc xuất khẩu nếu các sản phẩm khai thác được chế biến và sau đó được bán trở lại Cộng đồng. Nếu những sản phẩm thủy sản này không đi cùng chứng nhận khai thác hợp lệ, các lô hàng sẽ không được phép quay trở lại Cộng đồng. Nếu sản phẩm khai thác được xuất tiêu thụ ở nước thứ ba, chứng nhận khai thác chỉ cần nếu nước thứ ba yêu cầu. Do đó, việc nhập khẩu các mẻ các do các tàu cá EC bắt không phải là đối tượng của quy trình cấp chứng nhận khai thác IUU, nhưng chỉ vì nhu cầu của nước thứ ba liên quan (nơi các sản phẩm thủy sản được xuất sang). Tùy thuộc vào đơn vị xuất khẩu EC quyết định có cần yêu cầu phê chuẩn chứng nhận khai thác đối với việc xuất khẩu của mình và chuyển tới cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU treo cờ. Cơ quan có thẩm quyền có thể phê chuẩn chứng nhận khai thác với các sản phẩm thủy sản được khai thác bởi tàu cá treo cờ của mình, tại thời điểm yêu cầu phê chuẩn, không có thông tin đối lập rằng việc thực hiện khai thác mà không tuân theo các biện pháp quản lý và bảo tồn có thể áp dụng hay cơ quan có thẩm quyền nghi ngờ về việc chấp hành các iện pháp đó, cơ quan này có thể thực hiện các biện pháp kiểm tra phù hợp để xác định sản phẩm thủy sản đó có hợp pháp không và nếu có thể phê chuẩn chứng nhận khai thác. Nếu có bằng chứng cho thấy việc sản phẩm khai thác không tuân theo các biện pháp quản lý và bảo tồn được áp dụng, cơ quan có thẩm quyền có thể sẽ không phê chuẩn chứng nhận khai thác. Ngược lại, nếu cơ quan có thẩm

Page 73: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

73

Phiên bản 1 - 10/2009 quyền hài lòng với thông tin trong chứng nhận khai thác và không có cơ sở nghi ngờ tính toàn diện và chính xác cũng như việc chấp hành các biện pháp quản lý và bảo tồn áp dụng, thì có thể hoàn thành phần 1 (“Số Tài liệu” và “Cơ quan Phê chuẩn”) và phần 9 (“Phê chuẩn Cơ quan chức năng Nước treo cờ”. Do đó chứng nhận khai thác được phê chuẩn và có thể đưa lại cho đơn vị xuất khẩu.

– Q: Phải làm gì trong trường hợp từ chối nhập khẩu?– A.: Nhập khẩu chỉ bị từ chối khi không có chứng nhận khai thác

hợp lệ hoặc việc kiểm tra cho thấy các sản phẩm được sản phẩm khai thác bất hợp pháp và có nguồn gốc từ hoạt động khai thác IUU. Các trường hợp từ chối nhập khẩu cụ thể được nêu tại Điều 18. Cơ quan có thẩm quyền của Nước Thành viên EU có thể thu hồi, phá hủy, loại bỏ hoặc bán các sản phẩm và lợi nhuận của việc này sẽ được dùng cho mục đích từ thiện. Chú ý rằng trong các trường hợp này, các sản phẩm không thể bị đơn vị xuất khẩu thu hồi lại vì các sản phẩm bất hợp pháp không được vào bất kì thị trường nào và không được trao đổi thương mại dưới bất kì trường hợp nào. Quyền yêu cầu các đơn vị hoạt động chống lại từ chối nhập khẩu được áp dụng phù hợp với các điều khoản có hiệu lực tại Nước Thành viên EU liên quan. Các cơ quan có thẩm quyền của Nước Thành viên EU cũng phải thông báo quyết định từ chối của mình cho Nước treo cờ và nếu cần cho nước thứ ba liên quan trong trường hợp nhập khẩu gián tiếp, và gửi một bản sao thông báo tới Ủy ban.

– Q: Phải làm gì trong trường hợp tái xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của Cộng đồng đã dược nhập trước đây?

– A.: Quy định IUU đồng thời cũng áp dụng cho việc tái xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của Cộng đồng trước đây đã được nhập vào Cộng đồng (Điều 21). Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU liên quan phải phê chuẩn mục “tái-xuất khẩu” của chứng nhận khai thác được chuyển tới bởi đơn vị xuất khẩu EC.

(E) Thuyền trưởng các tàu cá thuộc nước thứ ba– Q: Có việc gì cần làm trước khi cập cảng hoặc chuyển tàu

tại một cảng của Nước thành viên EU?– A.: Trong phạm vi tiếp cận các dịch vụ cảng thuộc EU, hoạt động

cập cảng và chuyển tàu của các tàu cá thuộc nước thứ ba sẽ chỉ được cho phép tại các cảng do Nước thành viên EU chỉ định (Điều 5). Thuyền trưởng các tàu cá thuộc nước thứ ba (hoặc các đại diện của họ) phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên EU là chủ sở hữu của các cơ sở tại cảng mà họ muốn sử dụng ít nhất 3 ngày làm việc trước khi thời gian đến dự kiến. Các trường hợp ngoại lệ đối với khoảng thời gian thông báo này phải xem xét đến các loại sản phẩm thủy sản đơcj trình bày chi tiết trong Quy định Thực hiện của Ủy ban. Ngoài ra, các thuyền trưởng tàu cá thuộc nước thứ ba (hoặc các đại diện của họ) phải nộp cho cơ quan chức năng của Nước thành viên EU một tờ khai chỉ rõ số lượng sản phẩm thủy sản theo loài cũng như ngày và địa điểm khai thác trước khi cập cảng hoặc chuyển tàu.

– Q: Tôi có cần một giấy chứng nhận khai thác đối với các sản phẩm khai thác của tôi không?

Page 74: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

74

Phiên bản 1 - 10/2009

– A.: Quy trình cấp chứng nhận khai thác áp dụng cho tất cả các sản phẩm hải sản được liệt kê tại chương 0 và các đề mục Biểu thuế 1604 và 1605 của Danh mục Tổng hợp, đã chế biến hoặc không, có nguồn gốc từ tàu các nước thứ ba và được xuất khẩu sang Cộng đồng bằng bất kỳ phương tiện vận tải nào. Tuy nhiên, một số sản phẩm được miễn khỏi quy trình cấp chứng nhận khai thác. Những sản phẩm này được liệt kê trong Phụ lục I của Quy định IUU, được xem xét hàng năm và sửa đổi bằng Quy định Thực hiện của Ủy ban.

– Q: Tôi yêu cầu phê chuẩn một giấy chứng nhận khai thác bằng cách nào?– A.: Thuyền trưởng tàu không phải là người yêu cầu phê chuẩn giấy chứng nhận khai thác. Tuy nhiên, thuyền trưởng một tàu cá (hoặc người đại diện của thuyền trưởng) phải điền vào các phần 2-4 của giấy chứng nhận khai thác và ký vào phần 5. Nếu thích hợp, phần 6 và 7 cũng phải được hoàn thành. Sau đó, phụ thuộc vào đơn vị xuất khẩu việc yêu cầu phê chuẩn giấy chứng nhận khai thác. Đơn vị xuất khẩu hoàn thành phần 8 và 10 rồi gửi giấy chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn của Nước treo cờ.

– Q: Có quy định cụ thể đối với các sản phẩm khai thác từ các tàu cá nhỏ không?

– A.: Có, các điều kiện yêu cầu đối với cấp chứng nhận đã được thông qua để tạo thuận lợi cho yêu cầu phê chuẩn của đơn vị xuất khẩu theo các tiêu chí nhất định dựa trên tình hình cụ thể. Những tiêu chí này được xuất bản trọng Quy định Thực hiện của Cộng đồng. Một quy trình cấp chứng nhận được đơn giản hóa có thể áp dụng cho tất cả các sản phẩm khai thác từ các tàu cá- có tổng chiều dài dưới 12 m không kèm theo ngư cụ hoặc- có tổng chiều dà i dưới 8 m kèm theo ngư cụ hoặc- khôg có kết cấu bên trên hoặc- dưới 20 GT.Nếu các sản phẩm khai thác của các tàu cá loại này chỉ được cập cảng tại Nước treo cờ và cùng nhau tạo thành một phần của lô hàng xuất sang Cộng đồng; đơn vị xuất khẩu có thể yêu cầu phê chuẩn mộ giấy chứng nhận khai thác đã được đơn giản hóa mà ngư dân không phải ký vào. Tuy nhiên, đơn vị xuất khẩu phải cung cấp thông tin về các tàu cá và các sản phẩm khai thác (loài, số lượng) Một mẫu giấy chứng nhận khai thác đã được đơn giản hóa được đính kèm trong Phụ lục IV của Quy định Thực hiện của Cộng đồng (xem phần Phụ lục của cuốn sách hướng dẫn này).

– Q: Phải làm gì khi giấy chứng nhận khai thac đã được phê duyệt?– A.: Giấy chứng nhận khai thác đã được phê duyệt sẽ được các cơ

quan có thẩm quyền trả lại cho đơn vị xuất khẩu, bên chịu trách nhiệm chuyển giấy chứng nhận cho nhà nhập khẩu của EC đúng thời gian.

– Q: Những quy định này có thể áp dụng cho tàu cá của tôi trong các vùng nước của Cộng đồng?

– A.: Các tàu cá của nước thứ ba khai thác tại các vùng nước của Cộng đồng phải tuân theo các điều khoản về hệ thống kiểm soát thủy sản của Cộng đồng. Một đề xuất cải cách với mục đích tạo ra

Page 75: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

75

Phiên bản 1 - 10/2009

Một Quy định mới của Hội đồng thiết lập một hệ thống kiểm soát trong Cộng đồng đảm bảo tuân thủ các quy định của Chính sách Thủy sản Chung hiện đang được thảo luận tại Cộng đồng và sẽ có hiệu lực vào cùng thời điểm với Quy định IUU, ngày 01/01/2010.

Ngoài ra, tàu cá nước thứ ba tại các vùng nước thuộc Cộng đồng phải chịu sự quản lý của Hệ thống Giám sát Tàu thuyền (VMS) theo Chương IV thuộc Quy định của Ủy ban 2244/2003 ngày 18 /12/2003. Đặc biệt, căn cứ theo Điều 19 của Quy định đó, các chủ tàu thuộc nước thứ ba sẽ đảm bảo các ô màu xanh có tác dụng đầy đủ ở mọi thời điểm.

(F) Đơn vị nhập khẩu/đơn vị chế biến nước thứ ba

– Q: Tất cả các sản phẩm thủy sản nhập khẩu có yêu cầu chứng nhận khai thác không?

– A.: Các sản phẩm thủy sản được trao đổi thương mại với nước thứ ba khác trước khi xuất khẩu sang Cộng đồng phải kèm theo một giấy chứng nhận khai thác đã phê duyệt và bằng chứng trên giấy tờ cho thấy các sản phẩm đã không tiến hành bất kỳ hoạt động nào khác ngoài bốc, dỡ và bất kỳ hoạt động nào được chỉ định để bảo quản các sản phẩm trong điều kiện tốt và tự nhiên nhất (Điều 14 (1)). Trong trường hợp chế biến trước khi xuất khẩu sản phẩm phải kèm theo một giấy chứng nhận khai thác đã được phê duyệt từ Nước treo cờ và tờ khai chế biến trong Phụ lục IV của Quy định IUU (Điều 14 (2)) từ Nước chế biến. Do đó, đơn vị nhập khẩu tại nước thứ ba phải đảm bảo rằng họ nhận được một giấy chứng nhận khai thác được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền thuộc nước treo cờ đối với các sản phẩm nhập khẩu sau này sẽ được trao đổi thơng mại với Cộng đồng.

– Q: Làm thế nào để có được giấy chứng nhận khai thác?– A.: Mỗi đơn vị chế biến/đơn vị nhập khẩu phải đảm bảo rằng sản

phẩm thủy sản được nhập khẩu kèm theo một giấy chứng nhận khai thác có giá trị mà họ nhận được từ đơn vị xuất khẩu ở nước thứ ba hoặc EC trước khi nhập khẩu hoặc chế biến.

– Q: Điều gì xảy ra nếu đơn vị xuất khẩu từ chối cung cấp một giấy chứng nhận khai thác đã được phê duyệt?

– A.: Nếu thủy sản được tái xuất chưa qua chế biến hoặc sau khi chế biến sang EC mà không kèm theo một giấy chứng nhận khai thác, bằng chứng trên giấy tờ hoặc tờ khai được cung cấp theo Điều 14 có thể không được xây dựng và sẽ không được phép nhập khẩu các sản phẩm thủy sản tại Cộng đồng. Trong trường hợp không được vào lãnh thổ, cơ quan có thẩm quyền sẽ từ chối nhập khẩu theo Điều 18 (xem câu trả lời ở trên đối với câu hỏi về từ chối nhập khẩu).

– Q: Phải làm gì khi tôi đã nhận được giấy chứng nhận khai thác?– A.: Một đơn vị nhập khẩu thuộc nước thứ ba không có thêm ràng

buộc gì liên quan đến phê duyệt các chứng nhận khai thác trong các trường hợp nhập khẩu gián tiếp. Họ chỉ phải đảm bảo rằng đoen vị nhập khẩu có thể đính kèm nó vào các tài liệu được cung cấp trong Điều 14 (1) và (2) sẽ được chuyển tới đơn vị nhập khẩu của EC.

Page 76: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

76

Phiên bản 1 - 10/2009

– Q: Trao đổi bằng phương tiện điện tử, như tài liệu scan qua email có được chấp nhận không?

– A.: Có, chứng nhận khai thác có thể được chuyển đi bằng phương tiện điện tử (giữa đơn vị xuất khẩu và nhập khẩu) như đã trình bày tại Điều 12(4) của Quy định IUU. Nếu một cơ quan có thẩm quyền của Nước treo cờ muốn sử dụng phương tiện điện tử để phê chuẩn một giấy chứng nhận khai thác, họ phải thông báo với Ủy ban Châu Âu.

– Q: Một đơn vị chế biến tại một nước thứ ba ngoài Nước treo cờ có phải nộp bất kỳ tài liệu bổ sung nào theo Quy định IUU không?

– A.: Có, trong trường hợp nhập khẩu gián tiếp sau khi đã chế biến trước tại một nước thứ ba khác, tờ khai chế biến theo Phụ lục IV của Quy định IUU phải được cung cấp. Nó phải được điền bởi đơn vị chế biến thuộc Nước thứ ba ngoài Nước treo cờ và phải được thông qua bởi cơ quan có thẩm quyền. Thông tin chi tiết có thể được tìm thấy tại Điều 14(2) của Quy định IUU.

– Q: Tôi có cần các tài liệu phục vụ các mục đích khác ngoài Quy định IUU không?

– A.: Luật pháp khác với các hệ thống cấp chứng nhận và các ràng buộc vef tài liệu đối với các sản phẩm, bao gồm cả sản phẩm thủy sản (v.d. các quy định sức khỏe hoặc các điều khoản hải quan) vẫn tồn tại mà không ảnh hưởng đến quy định IUU và ngược lại. Các giấy chứng nhận khai thác được sử dụng theo Quy định IUU sẽ không thay thế tài liệu phục vụ các mục đích khác.

(G) Đơn vị xuất khẩu Nước thứ ba

– Q: Khi nào tôi cần một giấy chứng nhận khai thác?– A.: Quy trình cấp chứng nhận khai thác áp đối với tất cả các sản

phẩm hải sản được liệt kê trong Chương 3 và các đề mục 1604 và 1605 của Hệ thống Hài hòa, dù đã chế biến hay chưa, có nguồn gốc từ các tàu cá của nước thứ ba và được xuất khẩu sang Cộng đồng bằng bất kỳ phương tiện vận tải nào. Các sản phẩm được miễn khỏi quy trình cấp chứng nhận khai thác được liệt kê tại Phụ lục I theo Quy định IUU. Đơn vị xuất khẩu có quyền yêu cầu phê chuẩn giấy chứng nhận khai thác the lô hàng trước khi xuất khẩu .

– Q: Tôi có thể yêu cầu phê duyệt chứng nhận khai thác thế nào?– A.: Tùy thuộc đơn vị xuất khẩu quyền yêu cầu phê chuẩn một giấy

chứng nhận khai thác đối với các sản phẩm khai thác sẽ được trao đổi thương mại với với EC. Họ phải yêu cầu thuyền trưởng tàu cá hoàn thành các phần từ 2 đến 5 (và phần 6 hoặc 7 nếu thích hợp), sau đó đơn vị xuất khẩu hoàn thành các phần 8 và 10 và chuyển giấy chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền Nước treo cờ. Đơn vị xuất khẩu phải cung cấp thông tin vận tải thuộc phần 10 trong Phụ lục I đến Phụ lục II trong Quy định IUU.

– Q: Có những quy định cụ thể cho các sản phẩm khai thác từ các tàu cá nhỏ không?

Page 77: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

77

Phiên bản 1 - 10/2009

– A.: Có, các yêu cầu cấp chứng nhận đã được đưa vào để tạo điều kiện yêu phê duyệt sẽ được thực hiện bởi đơn vị xuất khẩu theo các tiêu chí nào đó tùy theo điều kiện cụ thể. Những tiêu chí này được xuất bản trong Quy định Thực hiện của Ủy ban. Một quy trình cấp chứng nhận khai thác được đơn giản hóa có thể áp dụng đối với các sản phẩm khai thác từ các tàu cá

- Có tổng chiều dài dưới 12m không kèm theo ngư cụ hoặc- Có tổng chiều dài dưới 8m kèm theo ngư cụ hoặc- Không kèm theo cấu trúc tầng hoặc- dưới 20 GT.

Nếu các sản phẩm khai thác từ những tàu cá loại này chỉ được cập cảng tại các Nước treo cờ và cùng nhau tạo thành một phần của lô hàng được xuất khẩu sang Cộng đồng, đơn vị xuất khẩu có thể yêu cầu phê chuẩn một giấy chứng nhận khai thác đơn giản mà ngư dân không phải ký vào đó. Tuy nhiên, đơn vị xuất khẩu phải cung cấp thông tin về các tàu cá và các sản phẩm khai thác (loài, số lượng). Một mẫu chứng nhận khai thác được đơn giản hóa được đính kèm trong Phụ lục IV của Quy định Thực hiện của Ủy ban(xem Phụ lục của Sách hướng dẫn này).

– Q: Phải làm gì khi giấy chứng nhận khai thác đã được phê duyệt?– A.: Cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lại giấy chứng nhận khai thác

đã được phê duyệt cho đơn vị xuất khẩu, và họ sẽ chịu trách nhiệm chuyển cho đơn vị nhập khẩu của EC.

– Q: Tôi có cần nộp thêm bất kỳ tài liệu bổ sung nào theo Quy định IUU không (v.d. trong trường hợp nhập khẩu gián tiếp)?

– A.: Có, các tài liệu khác phải đưa vào quy trình cấp chứng nhận trong trường hợp nhập khẩu gián tiếp sau khi chuyển tàu, quá cảnh hoặc chế biến sản phẩm tại một nước thứ ba khác. Đối với nhập khẩu gián tiếp không qua chế biến trước, các bằng chứng trên giấy tờ như các tài liệu vận tải và các tờ khai của cơ quan có thẩm quyền là cần thiết để chứng minh sản phẩm thủy sản đã không trải qua bất kỳ hoạt động chế biến nào (Điều 14 (1)). Trong trường hợp nhập khẩu gián tiếp đã qua chế biến trước, phải cung cấp tờ khai chế biến trong Phụ lục IV của Quy định IUU. Tờ khai này phải được điền bởi đơn vị chế biến tại nước thứ ba chứ không phải Nước treo cờ và phải được thông qua bởi cơ quan có thẩm quyền của nước thứ ba khác.

– Q: Tôi có cần các tài liệu khác phục vụ những mục đích khác ngoài Quy định IUU không?

– A.: L uật pháp khác với các hệ thống cấp chứng nhận hoặc ác nghĩa vụ cung cấp tài liệu đối với các sản phẩm, bao gồm cả các sản phẩm thủy sản (v.d. các quy định sức khỏe hoặc các điều khoản hải quan), vẫn giữ nguyên không ảnh hưởng đến Quy định IUU và ngược lại. Các giấy chứng nhận khai thác được sử dụng theo Quy định IUU sẽ không thay thế tài liệu sử dụng cho các mục đích khác.

– Q: Điều gì xảy ra trong trường hợp từ chối nhập khẩu?

Page 78: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

78

Phiên bản 1 - 10/2009

– A.: Nhập khẩu sẽ chỉ bị từ chối nếu không có giấy chứng nhận khai thác có giá trị và nếu việc thẩm tra cho thấy các sản phẩm đã không được khai thác hợp pháp và có nguồn gốc từ các hoạt động IUU. Các điều kiện cụ thể đối với từ chối nhập khẩu được trình bày tại Điều 18. Cơ quan có thẩm quyền của Nước Thành viên EU có thể tịch thu, phá hủy, hay vứt bỏ hoặc bán các sản phẩm này. Lợi nhuận từ bán hàng có thể được sử dụng mục đích từ thiện. Chú ý rằng trong trường hợp các sản phẩm không được đơn vị xuất khẩu thu hồi, vì sản phẩm bất hợp pháp không được vào bất kì thị trường nào và không được trao đổi thương mại dưới bất kì trường hợp nào. Quyền yêu cầu các đơn vị hoạt động chống lại từ chối nhập khẩu được áp dụng phù hợp với các điều khoản có hiệu lực tại Nước Thành viên EU liên quan. Các cơ quan có thẩm quyền của Nước Thành viên EU cũng phải thông báo quyết định từ chối của mình cho Nước treo cờ và nếu cần cho nước thứ ba liên quan trong trường hợp nhập khẩu gián tiếp.

(H) Các cơ quan có thẩm quyền thuộc nước thứ ba

– Q: Phải làm gì trong trường hợp xin phê chuẩn một giấy chứng nhận khai thác?

– A.: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể phê chuẩn các giấy chứng nhận khai thác đối với các sản phẩm khai thác từ các tàu treo cờ nước đó, nếu vào thời điểm yêu cầu phê chuẩn không có thông tin mâu thuẫn cho thấy sản phẩm khai thác không tuân thủ theo các biện pháp quản lý và bảo tồn. Nếu trong thời gian đơn vị xuất khẩu nộp giấy chứng nhận khai thác, cơ quan có thẩm quyền của Nước treo cờ không có tất cả các yếu tố cho phép đảm bảo độ tin cậy của thông tin trên giấy chứng nhận và/hoặc sự tuân thủ các biện pháp về quản lý và bảo tồn hoặc cơ quan có thẩm quyền không có nghi ngờ về việc tuân thủ, họ sẽ tiến hành kiểm tra và xác minh để quyết định xem sản phẩm khai thác có hợp pháp hay không và quyết định có phê chuẩn tài liệu hay không. Nếu có chứng cứ rằng sản phẩm khai thác không tuân thủ theo các biện pháp quản lý và bảo tồn thì giấy chứng nhận sẽ không được duyệt. Mặt khác, nếu cơ quan chức năng hài lòng với thông tin trên giấy chứng nhận khai thác và không có cơ sở để nghi ngờ tính chính xác và sự tuân thủ các biện pháp quản lý và bảo tồn, có thể hoàn thành phần 1 ("Số tài liệu" và "Cơ quan phê chuẩn") và phần 9 ("Phê chuẩn của Cơ quan có thẩm quyền Nước treo cờ"). Do đó, giấy chứng nhận khai thác được phê chuẩn và có thể trả lại cho đơn vị xuất khẩu. Điều này áp dụng cho tất cả các giấy chứng nhận khai thác như đã nêu tại Phụ lục II của Quy định IUU và đối với các giấy chứng nhận được đơn giản hóa cho các sản phẩm khai thac từ các tàu cá nhỏ như trong Quy định Thực hiện của Ủy ban.

– Q: Có cần giữ một bản sao giấy chứng nhận khai thác không?– A.: Các bản gốc của giấy chứng nhận khai thác mà đơn vị nhập

khẩu EC sẽ nộp cho các cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên sẽ được các cơ quan này giữu trong khoảng thời gian tối thiểu là ba năm. Cũng có thể các cơ quan phê duyệt tại nước thứ ba giữ một bản sao của những tài liệu này trong một khoảng thời gian tương ứng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bất kỳ xác minh

Page 79: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

79

Phiên bản 1 - 10/2009nào tiếp theo có thể được các cơ quan Nước thành viên yêu cầu và cũng hỗ trợ các cơ quan tại nước thứ ba trong giám sát hoạt động của các tàu cá và các đơn vị xuất khẩu.

– Q: Phải làm gì trong trường hợp các tàu cá của nước thứ ba khác cập cảng?

– A: Chỉ có một Nước treo cờ có thể phê chuẩn một giấy chứng nhận khai thác đối với các sản phẩm từ các tàu của nước đó và Quy định IUU không áp đặt bất kỳ nghĩa vụ nào cho Quốc gia ven biển trong khía cạnh này. Hơn nữa, Quy định IUU không can thiệp vào các hệ thống thanh tra và kiểm soát của quốc gia, do đó các quy định của quốc gia vẫn có thể áp dụng. Danh sách các Nước treo cờ thông báo sẽ được Ủy ban công bố trên trang web và trên Tạp chí Chính thức của Liên minh Châu Âu, với tên của các cơ quan chức năng được thông báo. Trong trường hợp thủy sản được cập cảng từ một tàu cá nước ngoài là do được tái xuất sang EC, chưa qua chế biến hoặc sau khi đã chế biến, nước thứ ba cập cảng hoặc tái xuất sẽ có thể biết liệu Nước treo cờ có nằm trong danh sách, nhằm thực hiện các điều khoản của Điều 14.

– Q: Cơ quan chức năng một nước thứ ba có phải phê chuẩn một giấy chứng nhận khai thác không?

– A: Quy định IUU yêu cầu các Nước treo cờ phê chuẩn các giấy chứng nhận khai thác và tiến hành xác minh theo yêu cầu của các Nước thành viên EU. Tuy nhiên, mỗi nước thứ ba hoàn toàn có quyền tổ chức hệ thống xác minh của của riêng nước mình nhằm phê chuẩn một giấy chứng nhận khai thác và nhằm quyết định khi nào và bằng cách nào thực hiện những hành động này. Việc xác minh giấy chứng nhận khai thác được phê duyệt theo yêu cầu của các Nước thành viên sẽ được hoàn thành trong thời hạn quy định cụ thể tại Điều 17.6(b).

6. HỆ THỐNG CẢNH BÁO CỦA CỘNG ĐỒNG (ĐIỀU 23 VÀ 24)

Việc phát hiện các hoạt động IUU nên diễn ra ở giai đoạn sớm nhất có thể để giảm tác động tiêu cực lên các nguồn lợi và thương mại hợp pháp. Hệ thống Cảnh báo của Cộng đồng được thiết lập để chia sẻ thông tin về các đơn vị hoạt động và các tàu cá bị cho là tiến hành các hoạt động IUU. Hệ thống sẽ do Ủy ban Châu Âu quản lý và tìm kiếm để hỗ trợ các cơ quan có thẩm quyền xác định các trường hợp rủi ro một cách hiệu quả, cải thiện tính hiệu quả trong kiểm soát và tránh các xác minh không cần thiết. Bên cạnh những hiệu quả ngăn ngừa như dự tính, hệ thống cũng góp phần đảm bảo tính minh bạch do tính chất chung và tạo thuận lợi cho sự hợp tác với các nước thứ ba.

Hệ thống Cảnh báo của Cộng đồng sẽ phân tích và kiểm tra chéo một loạt các thông tin và kiểm soát dữ liệu đồng thời sẽ tạo ra "các thông báo cảnh báo" tại nơi có nghi ngờ có cơ sở về việc tuân thủ các luật, các quy định và các biện pháp quản lý và bảo tồn quốc tế có thể áp dụng đối với các tàu cá hoặc các sản phẩm thủy sản từ các nước thứ ba.

Ủy ban Châu Âu sẽ xuất bản những thông báo cảnh báo này, các thông tin cập nhật và các kết quả cuối cùng của việc xác minh bằng những thông báo trên trang web và trên Tạp chí Chính thức của Liên minh Châu Âu. Các cảnh báo cũng sẽ được gửi tới các nước thứ ba có liên quan(Nước treo cờ, Nước ven biển và/hoặc Nước thị trường). Việc trao đổi thông tin về các thông báo cảnh báo nên nâng cao nhận thức về các tình huống

Page 80: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

80

Phiên bản 1 - 10/2009

rủi ro không tuân thủ các biện pháp quản lý và bảo tồn sẽ có thể tập trung vào các trường hợp tiềm ẩn khả năng gian lận và tránh những xác minh không cần thiết trong hoạt động thương mại các hàng hóa hợp pháp. Các cảnh báo sẽ làm tăng hiệu quả kiểm soát các tàu cá, các sản phẩm thủy sản và các thủ tục xác minh mục tiêu của các giấy chứng nhận khai thác đã được phê duyệt. Kết quả của các xác minh được thực hiện trên cơ sở các thông báo cảnh báo cũng sẽ được chuyển tới các nước thứ ba có liên quan để theo dõi.

Do tính chất chung, các thông báo cảnh báo sẽ mang lại lợi ích cho các đơn vị hoạt động bằng cách hỗ trợ họ tránh không tham gia vào những hoạt động có liên quan đến khai thác thủy sản IUU, như buôn bán, tham gia vào các hoạt động khai thác thủy sản, vận chuyển, chế biến, v.v… Do vậy nên thường xuyên tham khảo trang web của EC hoặc Tạp chí Chính thức của Liên minh Châu Âu (Loạt C).

– Q.: Hệ thống này có giống với Hệ thống cảnh báo Sức khỏe và An toàn không?

– A.: Không, đây là hệ thống cảnh báo mới được xây dựng để phát hiện các trường hợp nguy cơ không tuân thủ các biện pháp quản lý và bảo tồn ở giai đoạn sớm nhất.

– Q.: Các Nước thành viên EU có bắt buộc phải có phản ứng với các thông báo cảnh báo từ EC không?

– A.: Các Nước thành viên EU phải có các biện pháp thích hợp theo các tiêu chí quản lý nguy cơ chung để đảm bảo xác minh được các lô hàng có liên quan bằng thông báo cảnh báo và thanh tra các tàu cá tương ứng. Họ phải thông báo cho EC về kết quả của những biện pháp này.

7. DANH SÁCH CÁC TÀU IUU CỦA CỘNG ĐỒNG (CÁC ĐIỀU 27 – 30)

Danh sách các tàu IUU của EC lấy từ các danh sách IUU mà các RFMO đã thông qua và sẽ đảm bảo rằng các tàu có khả năng tiếp tục tiến hành các hoạt động IUU, khi các Nước treo cờ của tàu đó không áp dụng các biện pháp trừng phạt hiệu quả đối với các hoạt động này sẽ bị ngăn cản không được bán sản phẩm để xuất khẩu sang EC và thu lợi nhuận từ các hoạt động đó. Danh sách này có thể bao gồm các tàu của nước thứ ba và cả tàu của EC. Việc xếp các tàu cá vào Danh sách Tàu IUU của EC là biện pháp cuối cùng để ngăn cản tàu khỏi tiếp tục thu lợi từ các hoạt động IUU. Các tàu sẽ chỉ được xếp vào Danh sách Tàu cá IUU của EC nếu Nước treo cờ của tàu đó không trừng phạt tàu hoặc tiến hành các biện pháp thích hợp theo luật định. Các tàu được liệt kê trong danh sách các tàu IUU do các RFMO thông qua sẽ tự động được đưa vào trong danh sách Tàu IUU của EC (Điều 30).

EC sẽ thông báo cho một Nước treo cờ nếu một tàu cá treo cờ nước đó bị cho là tiến hành các hoạt động IUU. Ngoài ra, EC sẽ chính thức yêu cầu Nước treo cờ điều tra trường hợp đó và có các biện pháp thích hợp để ngăn chặn việc tiếp tục các hoạt động bất hợp pháp. Bất kể treo cờ nước nào, tàu cá sẽ bị EC liệt kê vào danh sách tàu IUU của EC nếu Nước treo cờ từ chối áp dụng các biện pháp thích hợp để đáp ứng yêu cầu chính thức đó và các vụ việc đối lập tiếp theo sau như đã trình bày tại các Điều 26 và 28, trong đó Nước treo cờ và chủ tàu sẽ được tham khảo ý kiến. Chủ tàu và Nước treo cờ sẽ được thông báo về việc lập danh sách và lý do kèm theo. Các tàu cá thuộc danh sách tàu IUU do các RFMO thông qua cũng sẽ được đưa vào danh sách tàu IUU của EC. Các biện pháp hạn chế sẽ được áp dụng cho các tàu được liệt vào danh sách IUU nhằm ngăn chặn việc tiếp tục các hoạt động này. Những biện pháp này bao gồm việc truất quyền

Page 81: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

81

Phiên bản 1 - 10/2009khai thác, cấm buôn bán các sản phẩm có nguồn gốc từ các tàu này với cộng đồng và cấm vào các cảng của Nước thành viên thuộc Cộng đồng (trừ các trường hợp bất khả kháng hoặc sự cố).Cụ thể, các tàu cá được liệt vào danh sách Tàu IUU của EC sẽ:

• không được quyền khai thác và có đặc quyền tại các vùng nước của EC;• chỉ được quyền vào một cảng của EC nếu các sản phẩm khai thác trên tàu và các

ngư cụ bị cấm đã bị tịch thu;• không được cung cấp nhiên liệu hoặc các dịch vụ khác tại cảng, trừ trường hợp bất

khả kháng hoặc sự cố;• không được quyền thay đổi thuyền viên, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc sự cố;• không được quyền buôn bán các sản phẩm thủy sản với EC.

Một tàu sẽ được đưa ra khỏi danh sách nếu đã bị Nước treo cờ trừng phạt thích đáng hoặc khi chủ tàu/đơn vị hoạt động có thể chứng minh được ít nhất đã 2 năm trôi qua kể từ khi bị đưa vào danh sách không có các báo cáo nào thêm về các hoạt động IUU của tàu, và hiện tàu đang hoạt động tuân thủ đầy đủ các biện pháp quản lý và bảo tồn có thể áp dụng và không có mối liên hệ tài chính với các tàu khác hoặc các đơn vị hoạt động được cho là có liên can tới các hoạt động IUU.

– Q.: Dự định đằng sau danh sách tàu IUU của EC là gì khi các danh sách đã tồn tại trong khuôn khổ các RFMO?

– A.: Các RFMO áp dụng các biện pháp của riêng mình để liệt kê các tàu IUU dựa trên cơ sở khu vực có thẩm quyền. Do đó, họ không thể giải quyết hoàn toàn vấn đề xác định các tàu IUU và ngăn chặn hoạt động của những tàu này.

– Q.: Khi lập danh sách tàu IUU của EC, Ủy ban Châu Âu có xem xét các danh sách tàu IUU của các RFMO và các NGO không?

– A.: Danh sách tàu IUU của EC sẽ đưa vào các tàu có liên can tới khai thác thủy sản IUU chỉ khi Nước treo cờ có thẩm quyền không áp dụng các biện pháp thích hợp để ngăn chặn việc tiếp tục những hoạt động này và sau khi đã tham khảo các cơ quan chức năng. Danh sách cũng bao gồm các tàu IUU đã được liệt kê bởi các RFMO. Các danh sách tàu IUU do các NGO xuất bản chỉ có giá trị chỉ dẫn vì chúng không dựa trên những thực tế được xây dựng bởi các cơ quan có thẩm quyền và không được củng cố bằng cách tham khảo Nước treo cờ.

– Q.: Một tàu cá đã được đưa ra khỏi danh sách IUU của một RFMO có thể được đưa ra khoit danh sách tàu IUU của EC không?

– A.: Có, các tàu cá được xóa tên khỏi danh sách tàu IUU do một RFMO thông qua sẽ tự động được xóa tên khỏi danh sách tàu IUU của EC, như đã nêu tại Điều 30 của Quy định.

– Q.: Các tàu cá treo cờ một lãnh thổ bên ngoài Nước thành viên EU có thể bị liệt vào danh sách tàu IUU của EC không?

– A.: Có, danh sách IUU của EC sẽ gồm các tàu cá treo cờ bất kỳ quốc gia nào.

– Q.: Các tàu khác ngoài tàu cá có thể nằm trong danh sách tàu IUU của EC không?

Page 82: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

82

Phiên bản 1 - 10/2009

– A.: Chỉ có các tàu cá theo định nghĩa tại Điều 2(5) của Quy định IUU mới có thể bị đưa vào danh sách tàu IUU, tương tự như các danh sách tàu IUU mà các RFMO đã thông qua.

8. DANH SÁCH CÁC NƯỚC THỨ BA KHÔNG HỢP TÁC (CÁC ĐIỀU TỪ 31 – 35)

EC sẽ xác định các nước thứ ba không hợp tác trong cuộc chiến chống lại khai thác thủy sản IUU, bằng việc không thực hiện các nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế với tư cách là Nước treo cờ, Nước có cảng, Nước ven biển và Nước thị trường cũng như thông báo cị trí của mình và bằng chứng hỗ trợ cho Nước đó. Nếu quốc gia này không đưa ra các biện pháp thích hợp để cải thiện tình hình, EC sẽ thông báo với các nước có liên quan rằng họ có thể bị coi là không hợp tác và cho họ cơ hội để phản ứng lại trước những cáo buộc chưa có căn cứ, hoặc áp dụng các biện pháp thích hợp để cải chính tình hình trong khuôn khổ thời gian thích hợp. Nếu không có hành động nào được thực hiện, Hội đồng Liên minh Châu Âu có thể đưa nước đó vào danh sách nước thứ ba không hợp tác; danh sách sẽ được xuất bản trên Tạp chí Chính thức và trang web của EC. Biện pháp này lấy ý tưởng từ các biện pháp do các RFMO thông qua đã chứng mình được tính hiệu quả trong việc xác định các nước tiếp tục thực hiện không có hiệu quả hệ thống luật pháp có thể áp dụng về các biện pháp quản lý và bảo tồn và đe dọa khai thác bền vững các nguồn lợi thủy sinh và da dạng sinh học biển.

Các nước thứ ba không hợp tác sẽ bị cấm trao đổi thương mại bất kỳ sản phẩm thủy sản nào trực tiếp hoặc gián tiếp với EC. Các hoạt động khai thác chung giữa các tàu cá treo cờ những quôc gia này và các tàu thuộc Cồng đồng sẽ bị cấm, tương tự, việc mua bán tàu sang/từ các đơn vị hoạt động thuộc Cộng đồng cũng sẽ bị cấm. EC cũng sẽ đề nghị hủy bỏ bất kỳ thỏa thuận thủy sản song phương nào hiện có hoặc các Thỏa thuận Đối tác Thủy sản (FPAs) hoặc không tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào dẫn đến thỏa thuận với những quốc gia này.

Những biện pháp này sẽ bị giỡ bỏ chỉ nếu nước thứ ba bị liệt vào danh sách không hợp tác có thể chứng minh được rằng tình hình đã được cải thiện. Một quyết định rỡ bỏ sẽ xem xét đến liệu nước thứ ba được xác định có thực hiện các biện pháp trên thực tế để cải thiện tình hình lâu dài hay không.

– Q.: Thời gian nào là thích hợp để các nước thứ ba áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm tránh bị đưa vào danh sách nước không hợp tác?

– A.: Trước khi coi một nước là không hợp tác, sẽ phải tiến hành thủ tục xác nhận xác minh và trao đổi thông tin, trong khoảng thời gian mà các khó khăn cụ thể sẽ được giải thích để EC có thể cung cấp trợ giúp về mặt kỹ thuật nhằm giải quyết tình hình. Viêc đưa vào danh sách chỉ là kế sách cuối cùng nếu một nước liên tục không hợp tác và cải thiện tình hình. Việc thực hiện những biện pháp này và khoảng thời gian thực hiện phụ thuộc vào trường hợp và khuyết điểm cụ thể. Cần lưu ý rằng EC sẽ xem xét đến năng lực của nước có liên quan trước khi đưa một nước vào danh sách các nước thứ ba không hợp tác.

– Q.: Trách nhiệm thực sự của các nước thứ ba theo luật pháp quốc tế là gì?

Page 83: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

83

Phiên bản 1 - 10/2009

– A.: Về năng lực của các Nước treo cờ, các nước chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp quản lý và bảo tồn đã được thống nhất trên toàn thế giới và chịu trách nhiệm kiểm soát hiệu quả các tàu treo cờ quốc gia mình. Ngoài ra, họ có thể không ngăn các nước khác đã cam kết thực hiện các biện pháp quản lý và bảo tồn để tuân thủ các nghĩa vụ của họ.

– Q.: Một nước thứ ba đã bị Hội đồng Liên minh Châu Âu đưa vào danh sách nước không hợp tác có thể bị coi là không hợp tác ở những nơi khác trên thế giới không, v.d. tại nước Mỹ?

– A.: Trong phạm vi Quy định IUU, "không hợp tác" có nghĩa là không tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết quốc tế có thể áp dụng đối với các biện pháp quản lý và bảo tồn. Do các quốc gia khác như nước Mỹ có các cách tiếp cận khác, họ có thể không cần áp dụng danh sách các nước thứ ba không tuân thủ của EC.

9. CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP (ĐIỀU 36)

Các biện pháp khẩn cấp cũng có thể được áp đặt trong trường hợp các biện pháp do một nước thứ ba thông qua không đúng các biện pháp quản lý và bảo tồn do các RFMO thông qua. Biện pháp này sẽ khéo dài không quá 6 tháng và có thể gồm:

- Từ chối vào các cảng của EC đối với các tàu cá treo cờ nước đó, trừ các trường hợp bất khả kháng hoặc sự cố

- Cấm các hoạt động khai thác liên doanh với các tàu EC- Cấm các tàu EC khai thác tại các vùng nước của nước đó, mà không gây tổn hại

đến tới các điều khoản đã nêu trong các thỏa thuận thủy sản song phương.

10. CÁC CƯ DÂN EC (ĐIỀU 39)

Phải đặc biệt chú ý đến thực tế rằng các cư dân EC sẽ không hỗ trợ hoặc tham gia vào các hoạt động IUU và Nước thành viên EU có liên quan sẽ hợp tác với nước thứ ba có liên quan sẽ hợp tác với nước thứ ba tương ứng để xác định các cư dân hỗ trợ hoặc tham gia vào các hoạt động IUU. Nước thành viên EU có liên quan phải áp dụng các biện pháp cần thiết (không phương hại đến trách nhiệm của Nước treo cờ) chống lại việc các cư dân tham gia vào hoặc hỗ trợ các hoạt động IUU treo cờ bất kỳ nước nào và thậm chí không có trao đổi thương mại với EC.

– Q.: EU giải quyết thế nào với các tàu cá treo cờ một Nước thành viên EU và khai thác tại các vùng nước của các nước thứ ba? Nên áp dụng những biện pháp nào để chống lại những tàu cá này trong trường hợp có hoạt động IUU?

– A.: Quy định về Quyền Khai thác thủy sản Số 1006/2008 được thông qua và xuất bản cùng ngày với Quy định IUU, đã bổ sung cho Quy định IUU về kía cạnh này. Quy định này áp dụng cho tất cả các tàu của EU khai thác tại các vùng nước của Nước thứ ba và bắt buộc những tàu này phải được ủy quyền cụ thể đối với các hoạt động của họ. Bên cạnh những biện pháp đưa ra dựa trên Quy định IUU, nhiều biện pháp hơn và nghiêm khắc hơn áp dụng trong những trường hợp có hoạt động IUU cũng được trình bày trong Quy định Kiểm soát. Ngoài ra, Nước ven biển được hoàn toàn tự do áp dụng các biện pháp và trừng phạt

Page 84: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

84

Phiên bản 1 - 10/2009theo luật pháp quốc gia.

– Q.: Các đơn vị nhập khẩu có thể bị trừng phạt vì nhập khẩu các sản phẩm từ hoạt động IUU không?

– A.: Có, tất cả các đơn vị hoạt động, kể cả các đơn vị nhập khẩu, có thể bị trừng phạt theo quy định IUU.

11. TRỪNG PHẠT (CÁC ĐIỀU 44 – 46)

Các hoạt động khai thác thủy sản IUU chỉ có thể được phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ nếu các Nước có thể truy xuất lại các đơn vị hoạt động IUU một cách hiệu quả. Do đó Quy định IUU bao gồm một hệ thống các biện pháp trừng phạt hiệu quả, phù hợp và thuyết phục với các vi phạm nghiêm trọng đối với các pháp nhân và con người tự nhiên.

Một hệ thống hài hòa toàn diện đối với các trừng phạt hành chính được đưa ra cùng với quy định thực thi và các biện pháp kèm theo đối với các vi phạm nghiêm trọng. Hệ thống này đảm bảo các đơn v ị hoạ t động tham g i a vào hoặc hỗ t rợ kha i t hác t hủy sản IUU , kể cả trao đổi thương mại, có thể bị ngăn chặn khỏi việc thu lợi nhuận từ những hoạt động này và ngăn cản khỏi tham gia vào các hoạt động đó. Đối với mục tiêu này, các Nước thành viên EU sẽ phải áp đặt trừng phạt cao nhất ít nhất 5 lần giá trị các sản phẩm thủy sản có được do vi phạm nghiêm trọng, và 8 lần giá trị sản phẩm thủy sản trong trường hợp lặp lại vi phạm trong khoảng thời gian 5 năm đối với bất kỳ vi phạm nghiêm trọng nào. Giá trị của việc không làm phương hại đến các nguồn lợi thủy sản và môi trường biển cũng sẽ được xem xét đến.

- Q.: Các nước thứ ba có phải áp dụng các mức độ trừng phạt đề nghị trong Quy định IUU không?

- A.: Không, các điều khoản về trừng phạt chỉ được áp dụng bởi các Nước thành viên EU và không can thiệp và hệ thống trừng phạt tại các nước thứ ba.

12. THEO DÕI TRÊN BIỂN (CÁC ĐIỀU 48 VÀ 49)

Các điều khoản về theo dõi trên biển trong Quy định IUU dựa trên những quy định hiện hành về theo dõi trên biển được thông trong phạm vi các RFMO.

Việc theo dõi tàu cá có khả năng tham gia vào các hoạt động IUU có thể được thực hiện bởi các cơ quan chức năng Nước thành viên EU hoặc bởi EC và tàu cá của các nước thứ ba.Việc theo dõi của các cơ quan chức năng cùng với kết quả của các cuộc điều tra sẽ được gửi tới RFMO và các Nước treo cờ liên quan để tiếp tục theo dõi.

Để tạo điều kiện cho việc trao đổi thông tin một mẫu nộp thông tin về các tàu cá bị theo dõi và hướng dẫn điền trong Phụ lục X của Quy định thực hiện của Ủy ban. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng các tàu cá không bắt buộc sử dụng mẫu này.

EC sẽ kiểm tra các thông tin trên giấy tờ thích hợp do các bên cung cấp, như cac công dân, các NGO và các tổ chưc nghề cá.

Page 85: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

85

Phiên bản 1 - 10/200913. HỖ TRỢ LẤN NHAU (ĐIỀU 51)

Các cơ quan hành chính của các Nước thành viên EU cần hợp tác với nhau và với cơ quan quản lý nhà nước của các nước thứ ba đồng thời với Ủy ban châu Âu để đảm bảo thực hiện hiệu quả Quy định IUU. Tuy nhiên việc trao đổi và sử dụng thông tin giữa các cơ quan chức năng ở cấp độ quốc tế yêu cầu một khung pháp lí để xác định phạm vi và những điều kiện của sự hợp tác nói trên, bao gồm sự bảo vệ các dữ liệu cá nhân. Để phục vụ mục đích này, Quy định IUU tạo cơ sở thiết lập sự hợp tác hành chính có hệ thống và tự động đồng thời trao đổi thông tin liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản IUU có nguy cơ và hoạt động IUU đã bị phát hiện bao gồm những lĩnh vực sau:

- Trao đổi thông tin theo yêu cầu

- Trao đổi thông tin tự phát, không có yêu cầu trước

- Yêu cầu các biện pháp thực thi (v.d. xác minh, điều tra hành chính hoặc bất kỳ hành động thực thi thích hợp nào khác)

- Thông báo những cộng cụ và những quyết định theo yêu cầu.

14. KẾT LUẬN

Hỗ trợ các nước thứ ba

Theo Điều 11và 17 sự thanh tra và kiểm tra có thể được yêu cầu bởi một Nước thành viên thuộc EU nếu có những sự nghi ngờ về tính hợp lệ của giấy chứng nhận khai thác. EC có thể (thỏa thuận chưa thực hiện) hợp tác với một Nước treo cờ nếu vi phạm đáng nghi ngờ diễn ra ngoài khơi trong khi tiến hành điều tra vi phạm. Dựa trên yêu cầu của một nước thứ ba, việc tiến hành truy tố có thể được chuyển tới các Nước thành viên EU. Nếu vi phạm xảy ra trong những vùng biển ở một nước thứ ba, Nước thành viên EU có cảng (thỏa thuận chưa thực hiện) có thể hợp tác trong việc thực hiện điều tra vi phạm và nếu được sự đồng ý của các nước treo cờ, sẽ trừng phạt đơn vị hoạt động đó.

Dưới sự hợp tác hành chính, những nước thứ ba mà muốn làm như vậy có thể trao đổi thông tin về các tàu nước ngoài đang hoạt động bất hợp pháp tại các vùng nước với Ủy ban châu Âu. Phương tiện để giải quyết vấn đề này là xác minh các giấy chứng nhận khai thác khi các sản phẩm đã tới biên giới EU. Do thông tin về chuyến khai thác và khu vực khai thác phải được đưa vào trong giấy chứng nhận nên các cơ quan nước thành viên EU sẽ có cơ hội xác minh các giấy chứng nhận khai thác và hợp tác với các Nước ven biển trong trường hợp không thống nhất. Trong trường hợp các hoạt động được quyết định là IUU, việc nhập khẩu sẽ bị từ chối và các sản phẩm sẽ bị tịch thu.

Ngoài ra, Hệ thống Cảnh báo của Cộng đồng sẽ cung cấp cho các nước thứ ba thông tin hữu ích về các trường hợp có thể là chỉ báo cho các hoạt động IUU.Thông tin này có thể được trao đổi có hệ thống để giúp các quốc gia liên quan thực hiện các hoạt động xác minh.

EC sẽ xem xét đến năng lực của các nước đang phát triển và hỗ trợ các nước này trong việc thực hiện Quy định và chiến đấu chống lại khai thác thủy sản IUU. Những ràng buộc của các nước đang phát triển trong kiểm soát và giám sát các hoạt động khai thác cũng sẽ được lưu tâm đến. Tương tự, EC đã phát hành một tờ khai trước khi thông qua Quy định trong đó EC hỗ trợ các nước thứ ba trong thực hiện Quy định, và đáng chú ý là quy trình cấp chứng nhận khai thác của EC.

Page 86: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

86

Phiên bản 1 - 10/2009

– Q.: EC có hộ trợ và giúp xây dựng năng lực cho các nước đang phát triển để thực hiện Quy định IUU không?

– A.: Những nhu cầu cụ thể về việc thực hiện quy định IUU phải được trao đổi bằng văn bản với EC, nơi sẽ đánh giá từng yêu cầu theo giá trị của nước đó. Xây dựng năng lực có thể được đưa ra theo theo các điều khoản chung hơn và dưới dạng các công cụ liên quan đến chính sách phát triển. Việc hỗ trợ hoạt động được đưa ra thông qua các điều khoản của Quy định IUU, như thông báo về thanh tra tàu cá, quy trình cấp chứng nhận khai thác và Hệ thống Cảnh báo của Cộng đồng. Các Nước thành viên EU có liên quan sẽ thông báo kết quả các hoạt động thanh tra và xác minh với Nước treo cờ và Nước ven biển để giúp các nước này có thêm những hành động tập trung vào mục tiêu và sử dụng nguồn lợi tốt hơn. Ngoài ra, Hệ thống Cảnh báo của Cộng đồng sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho các nước thứ ba để có các biện pháp kiểm soát mục tiêu tốt hơn thậm chí nếu có các sản phẩm liên quan không được trao đổi thương mại với EC.

15. THÔNG TIN BỔ SUNG

Theo đường link http://ec.europa.eu/fisheries/iuu vào trang web của Ủy ban Châu Âu (DG MARE) có thể tìm thây thêm thông tin thực tế về việc áp dụng Quy định IUU như:

- danh sách các cảng được chỉ định tại các Nước thành viên EU để tàu cá các nước thứ ba cập cảng;

- danh sách các thông báo của Nước thứ ba về các cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn các giấy chứng nhận khai thác của nước đó;

- Danh sách các thông báo của Nước thành viên EU về các cơ quan có thẩm quyền thực hiện quy định IUU;

- Danh sách các nước thứ ba muốn nhận các giấy chứng nhạn khai thác đối với các sản phẩm khai thác của EC;

- Các thông báo Cảnh báo của Cộng đồng;

- Danh sách tàu IUU của Cộng đồng

- Danh sách các nước thứ ba không hợp tác.

Các thông tin hữu ích khác có thể được tìm thấy theo những đường link sau:

Page 87: Microsoft Word - Handbook IUU Regulation _2_.docm handbook on the... · Web viewTỔNG CỤC BIỂN VÀ THỦY SẢN PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH VÀ HỢP TÁC Chính sách kiểm

87

Phiên bản 1 - 10/2009

- về Danh mục Tổng hợp http://ec.europa.eu/taxation_customs/customs/customs_duties/tariff_aspects/ combined_nomenclature/index_en.htm

- về mã hải quan/sản phẩm của Nước thứ bahttp: // www .madb.europa.eu / m k accdb2 /i ndexPub li .htm

16. PHỤ LỤC

– Quy định IUU

– Quy định Thực hiện của Ủy ban, bao gồm.

– Danh sách các sản phẩm được loại trừ khỏi quy định (Phụ lục I của Quy định IUU)

– Danh sách các quy trình cấp chứng nhận khai thác của RFMO được công nhận

– Mẫu thông báo trước

– Danh sách thông tin yêu cầu đối với các tờ khai cập cảng và chuyển tàu

– Yêu cầu Chứng nhận Đơn vị hoạt động Kinh tế Được duyệt

– Mẫu báo cáo Theo dõi