20
Mc lc SOÁ 05 T03-2016 m m m m m m Tin trong tænh Thò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaàn Xuaát nhaäp khaåu Saûn xuaát kinh doanh Doanh nghieäp caàn bieát Hoäi chôï trieån laõm Trang 01 : Bìa, Mục lục Trang 02-07 : Tin trong tỉnh Trang 07-09 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm Trang 09-11 : Xuất nhập khẩu Trang 12-13 : Sản xuất kinh doanh Trang 14-16 : Doanh nghiệp cần biết Trang 17-20 : Hội chợ triển lãm

m Mục lục tin 2016/KY 05 2016.pdf · năm 2016, trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: m Mục lục tin 2016/KY 05 2016.pdf · năm 2016, trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu

Muc luc

SOÁ 05T03-2016

m

m

m

m

m

m

Tin trong tænhThò tröôøng haøng hoùa ñaùng quan taâm trong tuaànXuaát nhaäp khaåuSaûn xuaát kinh doanhDoanh nghieäp caàn bieátHoäi chôï trieån laõm

Trang 01 : Bìa, Mục lục

Trang 02-07 : Tin trong tỉnh

Trang 07-09 : Thị trường hàng hóa đáng quan tâm

Trang 09-11 : Xuất nhập khẩu

Trang 12-13 : Sản xuất kinh doanh

Trang 14-16 : Doanh nghiệp cần biết

Trang 17-20 : Hội chợ triển lãm

Page 2: m Mục lục tin 2016/KY 05 2016.pdf · năm 2016, trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu

Soá 05 thaùng 03 naêm 2016

TIN TRONG TỈNH

TIN TRONG TÆNHHoạt động ngành

Công Thương Ninh Thuận tháng 02/2016

Tháng 02 là tháng khởi đầu năm mới tết Nguyên đán Bính Thân 2016; ngành Công Thương đã tập trung triển khai nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện phát triển kinh tế-xã hội năm 2016, trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong dịp Tết, xây dựng kế hoạch dự trữ đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, bình ổn giá cả thị trường trong dịp tết Nguyên đán Bính Thân, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm hạn chế tình trạng khan hiếm hàng hóa, sốt giá vào các ngày trước, trong và sau Tết.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh ủy và UBND tỉnh về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Bính Thân năm 2016. Sáng ngày 15/02/2016 (Mùng 8 Tết) ngày làm việc đầu tiên sau thời gian nghỉ Tết nguyên đán Bính Thân 2016, đồng chí Phạm Văn Hậu-Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch Ủy ban

nhân dân tỉnh đã đến thăm và chúc Tết đầu năm với Lãnh đạo và toàn thể công chức Sở Công Thương; đồng thời tiếp theo chương trình thăm và chúc Tết đầu năm, đồng chí Phạm Văn Hậu-Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cùng với Lãnh đạo Sở Công Thương đến thăm và tặng quà các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và thương mại trong tỉnh sau thời gian nghỉ tết Nguyên đán Bính Thân 2016, gồm một số doanh nghiệp như: Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa Phan Rang, Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn – Ninh Thuận, Công ty Cổ phần Thương mại Bia Sài Gòn Nam Trung Bộ, Nhà máy Nước Tháp Chàm thuộc Công ty Cổ phần cấp nước Ninh Thuận, Công ty Cổ phần FOCOCEV Ninh Thuận, Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ông và Công ty Cổ phần Thủy điện Quảng Sơn.

Kết quả hoạt động ngành Công Thương trong tháng 02/2016 nhìn chung các chỉ tiêu chủ yếu tiếp tục tăng trưởng so cùng kỳ năm 2015, cụ thể:

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) dự kiến tăng 13,1% so cùng kỳ; giá

trị sản xuất công nghiệp (Giá so sánh 2010) ước đạt 389,37 tỷ đồng, tăng 12,9% so cùng kỳ. Nhìn chung hoạt động sản xuất công nghiệp sau thời gian nghỉ Tết nguyên đán, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chủ lực đã tổ chức đi vào hoạt động sản xuất sớm, với không khí sôi nổi nên nhiều sản phẩm sản xuất tăng cao hơn so với cùng kỳ.

Trong lĩnh vực thương mại: nhu cầu mua sắm hàng hóa phục vụ Tết của người dân tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm 2015, giá cả một số hàng hóa tăng như lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, văn hóa, giải trí và du lịch. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2016 tăng 1,71% so với tháng cùng kỳ và tăng 0,5% so với tháng 12/2015.

Đặc biệt, trong tháng 02/2016 về tình hình lưu thông hàng hóa, Sở đã tập trung triển khai thực hiện tốt chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND tỉnh về thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường các tháng cuối năm 2015 và tết Nguyên đán; đồng thời UBND tỉnh

Page 3: m Mục lục tin 2016/KY 05 2016.pdf · năm 2016, trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu

Soá 05 thaùng 03 naêm 2016

TIN TRONG TỈNH

đã quyết định tạm ứng Quỹ dự trữ tài chính tỉnh 18 tỷ đồng cho 04 doanh nghiệp tham gia Chương trình bình ổn dự trữ hàng hóa phục vụ Tết; do đó hàng hóa trên thị trường rất đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã chất lượng được đảm bảo với giá cả hợp lý. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tháng 02/2016 ước đạt 1.370,5 tỷ đồng, tăng 13,3% so cùng kỳ.

Về hoạt động xuất-nhập khẩu: Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,631 triệu USD,

tăng 5,61% so cùng kỳ; chủ yếu với 2 mặt hàng xuất khẩu: Nhân điều và hàng thủy sản. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 0,32 triệu USD, giảm 69,9% so cùng kỳ; chủ yếu nhập khẩu tôm giống để phục vụ sản xuất.

Trong tháng 02/2016 Chi cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan: Tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định về đăng ký kinh doanh, niêm yết giá, bán theo giá niêm yết đối với các mặt hàng thiết yếu; kiểm tra

việc vận chuyển hàng lậu, hàng cấm nhất là mặt hàng pháo nổ, súng, đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực,… tập trung chủ yếu trên tuyến quốc lộ 1A, quốc lộ 27; triển khai Kế hoạch về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp tết Nguyên đán;... Kết quả: trong tháng, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra xử lý được 107 vụ, giảm 31,4% so cùng kỳ; thu nộp ngân sách nhà nước trên 205,5 triệu đồng, tăng 23,6% so cùng kỳ./.

PHÒNG QLCN

Một số hình ảnh hoạt động ngành Công Thương tháng 02/2016

Page 4: m Mục lục tin 2016/KY 05 2016.pdf · năm 2016, trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu

Soá 05 thaùng 03 naêm 2016

TIN TRONG TỈNH

Tình hình giá cả thị trường, lưu thông hàng hóa tháng 02/2016

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02 năm 2016 tăng 0,62% so tháng trước và tăng 0,50% so với tháng 12 năm 2015; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 1.370,491 tỷ đồng, tăng 13,3% so cùng kỳ.

Tết Nguyên đán Bính Thân diễn ra trong tháng 02/2016 nên nhu cầu mua sắm hàng hóa phục vụ Tết của người dân tăng so với tháng trước và cùng kỳ năm 2015, giá cả một số hàng hóa tăng như lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, văn hóa, giải trí và du lịch. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02/2016 tăng 0,62% so với tháng trước (khu vực thành thị tăng 0,54%, khu vực nông thôn tăng 0,69%) và tăng 0,50% so với tháng 12 năm 2015. Chỉ số giá ở một số nhóm hàng hóa so với tháng 12 năm 2015 cụ thể như sau: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,87%; đồ uống và thuốc lá tăng 3%; may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,7%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,45%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,36%; giáo dục tăng 0,06%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 3,96%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,07%. Nhóm giao thông; và nhóm bưu chính viễn thông giảm, mức giảm lần lượt là 6,06% và 0,43%.

Nhằm phục vụ tốt nhu cầu mua sắm tăng cao của người dân trong dịp Tết, các doanh nghiệp đã xây dựng kế hoạch dự trữ, chủ động nguồn hàng. Bên cạnh nguồn vốn tự chủ của doanh nghiệp, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã quyết định tạm ứng Quỹ dự trữ tài chính tỉnh 18 tỷ đồng cho 04 doanh nghiệp (Công ty TNHH MTV TM&DV Sài Gòn Phan Rang, Chi nhánh Công ty Cổ phần Lương thực Nam Trung Bộ tại Ninh Thuận, Công ty TNHH TM&DV Trúc Nguyên, Công ty TNHH Dược phẩm – Thương mại Thy Thy) tham gia Chương trình bình ổn dự trữ hàng hóa phục vụ Tết. Nguồn hàng hóa phong phú, đa dạng đảm bảo đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm của nhân dân. Là tháng diễn ra tết Nguyên đán, nên nhu cầu hàng hóa, dịch vụ của người dân có tăng, nhất là đối với hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, văn hóa, giải trí và du lịch; bên cạnh

đó, trong những ngày áp Tết, nhiều chương trình khuyến mại như bốc thăm, quà tặng, phiếu mua hàng, chiết khấu cho khách hàng… được các doanh nghiệp tổ chức đã góp phần làm cho thị trường hàng hóa có phần sôi động hơn. Tổng mức bán lẻ hóa và doanh thu dịch vụ tháng 02/2016 ước đạt 1.370,491 tỷ đồng, tăng 1,86% so với tháng trước, tăng 13,3% so với tháng 02/2015. Trong đó, phân theo loại hình kinh tế: Khu vực kinh tế Tư nhân đạt 499,124 tỷ đồng, tăng 11,57%; Khu vực kinh tế Cá thể đạt 775,444 tỷ đồng, tăng 12,72% và Khu vực kinh tế Nhà nước đạt 89,148 tỷ đồng, tăng 19,97%. Khu vực kinh tế tập thể đạt 1,521 tỷ đồng và Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 5,254 tỷ đồng. Lũy kế 2 tháng đầu năm 2016 đạt trên 2.715,921 tỷ đồng, tăng 14,12% so cùng kỳ, đạt 16,87% kế hoạch năm.

Hữu Tinh – P.QLTM

Cửa hàng bán hàng bình ổn thị trường tết Nguyên đán Bính Thân 2016

Page 5: m Mục lục tin 2016/KY 05 2016.pdf · năm 2016, trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu

Soá 05 thaùng 03 naêm 2016

Nghị định về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Công thương

Ngày 14/12/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 127/2015/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Công Thương

Theo đó, cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Công Thương gồm cơ quan thanh tra nhà nước và các cơ quan thanh tra được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Cụ thể:

- Cơ quan thanh tra nhà nước bao gồm: Thanh tra Bộ Công Thương (Thanh tra Bộ); Thanh tra Sở Công Thương (Thanh tra Sở).

- Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành gồm: Tổng cục Năng lượng; Cục Quản lý thị trường; Cục Hóa chất; Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp; Cục Điều tiết điện lực; Cục Xúc tiến thương mại; Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin; Cục Quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Công Thương (Tổng cục và Cục); Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương (Chi cục).

Trong đó, thanh tra Bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra và Điều 7 Nghị định 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra và các nhiệm vụ quyền hạn: Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện

quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận nội dung tố cáo, biện pháp xử lý tố cáo của Bộ trưởng và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Công Thương; chủ trì Đoàn thanh tra liên ngành hoặc tham gia các Đoàn thanh tra liên ngành do Bộ, ngành thành lập; thường trực tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật...

Thanh tra Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật Thanh tra và Điều 13 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể: Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị thuộc Sở Công Thương thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Công Thương thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng...

Tổng cục, Cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 10 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 9/2/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể: Thanh

tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực do Bộ trưởng giao; thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng và Chánh Thanh tra Bộ giao; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình...

Chi cục được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 10 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể: Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực do Giám đốc Sở giao; thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật và những vụ việc khác khi được Giám đốc Sở giao; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của mình..

Nghị định cũng quy định cụ thể nội dung của một số hoạt động thành tra chuyên ngành như sau:

- Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực an toàn kỹ thuật công nghiệp;

- Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực cơ khí, luyện kim, công nghiệp hỗ trợ;

- Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực năng lượng;

TIN TRONG TỈNH

Page 6: m Mục lục tin 2016/KY 05 2016.pdf · năm 2016, trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu

Soá 05 thaùng 03 naêm 2016

- Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực hóa chất;

- Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực an toàn thực phẩm

- Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực thương mại điện tử

- Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực khai thác mỏ và chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng và sản xuất xi măng);

- Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực xuất nhập khẩu;

- Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực xúc tiến thương mại;

- Nội dung thanh tra chuyên ngành về hoạt động thương mại;

- Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực cạnh tranh;

- Nội dung thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực phòng vệ thương mại;

Xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra:

Trong trường hợp kế hoạch thanh tra của Bộ Công Thương và kế hoạch thanh tra của Sở Công Thương có chồng chéo thì thực hiện theo kế hoạch thanh tra của Bộ Công Thương.

Chánh Thanh tra Bộ xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra của Thanh

tra Bộ, Tổng cục, Cục thuộc Bộ Công Thương được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trình Bộ trưởng xem xét quyết định; phối hợp với Chánh Thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Công Thương với cơ quan thanh tra của địa phương.

Trong trường hợp kế hoạch thanh tra của Thanh tra Sở và kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Sở có chồng chéo thì thực hiện theo kế hoạch thanh tra của Thanh tra Sở. Chánh Thanh tra Sở báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra với các cơ quan thanh tra của địa phương.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2016 và thay thế Nghị định số 117/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Công nghiệp và Nghị định số 103/2004/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2004 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Điện lực./.

Huỳnh Chơn Thành

Thanh tra Sở Công Thương

Phổ biến Thông tư số 59/2015/TT-BCT Quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị động

Ngày 31/12/2015, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 59/2015/TT-BCT nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều về quản lý hoạt động thương mại qua ứng dụng trên thiết bị di động được quy định tại Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử.

Thông tư này áp dụng với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam thông qua các ứng dụng di động bao gồm:

- Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu ứng dụng bán hàng;

- Thương nhân, tổ chức sở hữu ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

- Thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử bán hàng hóa, dịch vụ;

- Tổ chức, cá nhân thực hiện việc phản ánh trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.

Thương nhân, tổ chức, cá nhân là thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam; cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam; Thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh

TIN TRONG TỈNH

Page 7: m Mục lục tin 2016/KY 05 2016.pdf · năm 2016, trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu

Soá 05 thaùng 03 naêm 2016

Giá mía đường tăng cao

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk các nhà máy đường đã thu mua giá mía cây từ 860 đến 935 đồng/kg mía (với 10 chữ đường), tăng từ 210 đến 286 đồng/kg mía cây so với niên vụ năm 2015. Giá mía cây tăng cao giúp nông dân các dân tộc trồng mía trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phấn khởi tập trung ra đồng thu hoạch

để bán mía cho các doanh nghiệp thu mua.

Tại huyện M’Đrắk, trong vài năm trở lại đây, đồng bào các dân tộc đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng đầu tư chuyển đổi đất trồng màu kém hiệu quả, đất hoang hoá sang trồng mía. Đặc biệt, người dân còn chuyển hàng ngàn ha đất xám bạc màu, đất gò đồi sang trồng mía mang lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện

nay, diện tích trồng mía của huyện đã tăng lên 6.100 ha; trong đó, tập trung nhiều nhất ở xã vùng sâu Ea Pin, Cư Prao. Nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa mỗi năm thu lãi từ trồng mía hàng chục triệu đồng. Đây cũng là địa phương có diện tích mía nhiều nhất so với các huyện, thị xã khác trong tỉnh Đắk Lắk.

Vụ mía đường năm nay,

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

hoặc văn phòng đại diện.Thông tư này không áp

dụng đối với các ứng dụng di động trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, các ứng dụng mua bán, trao đổi tiền, vàng, ngoại hối và các phương tiện thanh toán khác, các ứng dụng thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán và dịch vụ tài chính, ứng dụng trò chơi trực tuyến, ứng dụng đặt cược hoặc trò chơi có thưởng. Các ứng dụng này chịu sự điều chỉnh của pháp luật quản lý chuyên ngành tương ứng.

Theo Thông tư, các thương nhân, tổ chức, cá nhân cần thực hiện các trách nhiệm của mình với cơ quan quản lý nhà nước theo từng loại hình như sau:

- Sở hữu ứng dụng bán hàng: Thông báo với Bộ Công

thương quy định tại Mục 1 Chương II của Thông tư;

- Sở hữu ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: Đăng ký Bộ Công Thương theo quy định tại Mục 2 Chương II của Thông tư;

- Sử dụng ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ: Thực hiện theo Điều 7 Chương I của Thông tư.

- Giao kết hợp đổng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến qua ứng dụng di động: Thực hiện theo Điều 8 Chương I của Thông tư.

Quy trình, thủ tục, hồ sơ: Thông báo; đăng ký; sữa đổi; hủy bỏ của Thương nhân, tổ chức, cá nhân được quy định cụ thể tại Chương II của thông tư.

Cục Thương mại điển tử và Công nghệ thông tin

tiếp nhận và giải quyết các thủ tục thông báo, đăng ký ứng dụng di động và công bố thông tin trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điển tử theo các quy định tại Thông tư.

Thông tư có hiệu lực thi hành kề từ ngày 31/3/2016. Các ứng dụng di động được thành lập và hoạt động trước ngày Thông tư có hiệu lực phải thực hiện thông báo đăng ký theo quy định trong vòng 60 ngày kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

Thông tin chi tiết về Thông tư được đăng tải tại website Bộ Công Thương, Sở Công Thương Ninh Thuận (www.moit.gov.vn; www.ninhthuan.gov.vn.chinhquyen/soct tại chuyên mục Văn Bản Pháp Quy)

PNT

Page 8: m Mục lục tin 2016/KY 05 2016.pdf · năm 2016, trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu

Soá 05 thaùng 03 naêm 2016

THỊ TRƯỜNG HÀNG HÓA

đồng bào dân tộc cũng đã đưa vào trồng đại trà chủ yếu bằng các giống như K88-92, K95-84, K833.. là các giống chịu hạn, cho năng suất, hàm lượng đường cao. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năng suất mía năm nay đạt từ 70 đến 90 tấn mía cây/ha, nhiều gia đình thâm canh tốt đạt từ 100 tấn mía cây/ha trở lên.

Các nhà máy đường cũng đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, hỗ trợ giống, vật tư phân bón, tập huấn kỹ thuật thâm canh mía…cho nông dân. Các nhà máy cũng đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm mía cây để nông dân các dân tộc yên tâm đầu tư sản xuất.

Giá dưa hấu tăng trở lạiTừ Tết Nguyên đán đến

nay, dưa hấu ở Ninh Thuận bắt đầu tăng giá trở lại đã làm cho không khí mua bán trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Với giá dao động từ 4.500 - 4.800 đồng/kg loại dưa hoàng hậu và 3.000 - 3.500 đồng/kg loại dưa trái dài 386, người trồng dưa hấu ở Ninh Thuận rất phấn khởi, lạc quan về một năm mới để duy trì, mở rộng sản xuất loại cây trồng này.

Tại xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, nhiều điểm dưa được người trồng chở đến bán lúc nào cũng đông

lái buôn chờ sẵn tranh nhau chọn lựa, mua với số lượng lớn để đưa ra thị trường tiêu thụ. So với giống dưa trái dài 386 thì giống dưa hoàng hậu (loại dưa tròn, vỏ mỏng) đã thu hút đông các thương lái đến mua hơn và không cần mặc cả hay chèn ép giá người trồng vì diện tích trồng loại dưa này ít hơn so với các loại giống dưa khác do trước Tết người trồng đã thu hoạch khá nhiều.

Nhiều thương lái mua dưa cho rằng, mặc dù giống dưa hoàng hậu có yếu điểm là trái nhỏ, vỏ mỏng, không thể vận chuyển đường dài ra thị trường Trung Quốc tiêu thụ, nhưng với đặc tính giòn và ngọt nên thị trường trong nước rất ưa chuộng. So với trước Tết, giá loại dưa này chỉ trên dưới 2.000 đồng/kg thì nay đã tăng lên hơn gấp đôi, còn giống dưa dài 386, giá cũng tăng lên gần gấp 2 lần so với trước đây. Dù giá bán có tăng nhưng vẫn không có hàng để mua.

Do giá tăng trở lại nên đã không còn cảnh người trồng dưa chở dưa bán dạo như trước, thay vào đó là bán tại chỗ. Nhiều hộ trồng dưa ở thôn La Chữ, xã Phước Hữu cho biết, không như trước là thương lái cứ trả giá lên xuống, nay thương lái không bớt giá mà còn phải tranh mua. Với đà này, người trồng dưa sẽ không

Thiếu nguồn cung, hoa cúc Đà Lạt tăng giá

Những ngày đầu năm mới, người dân các vùng trồng hoa trọng điểm của thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) tiếp tục bắt tay vào thu hoạch vụ hoa sau Tết trong không khí phấn khởi, tươi vui. Lý do là trong dịp này, các loại hoa đều được giá, đặc biệt giá hoa cúc cao kỷ lục hơn cả giá bán dịp Tết vừa qua.

Sau đợt nghỉ Tết, tại làng hoa Thái Phiên (phường 12), làng hoa Hà Đông (phường 8) và làng hoa Xuân Thành (xã Xuân Thọ, Đà Lạt) đã nhộn nhịp người thu hoạch hoa để kịp thời cung cấp ra thị trường. Đây là “cữ” hoa trúng đợt rằm tháng Giêng nên hoa cúc được ưa chuộng hơn cả nên có giá cao nhất trong các loại hoa của Đà Lạt.

Hiện giá hoa cúc bán tại vườn dao động từ 2.500 – 3.000 đồng/cành tuỳ loại; trong đó cúc kim cương cắt cành có mức cao nhất 3.000 đồng/cành (giá bán trong dịp Tết chỉ 2.400 đồng/cành). Kế đến là các loại cúc saphia 2.500 đồng/cành, tua xanh và kim cương lưới 2.700 đồng/cành. Không chỉ các loại cúc cắt cành được giá, cúc chùm nhiều màu hiện cũng được bán với giá tăng gấp đôi so với ngày thường, lên 10.000 đồng/bó 5 cành.

Page 9: m Mục lục tin 2016/KY 05 2016.pdf · năm 2016, trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu

Soá 05 thaùng 03 naêm 2016

XUẤT NHẬP KHẨU

Trung tâm TTCN&TM

Với giá hoa cao giữ vững suốt nhiều ngày qua đã giúp nông dân Đà Lạt bội thu trong vụ thu hoạch này, người trồng hoa đang rất phấn khởi với niềm vui được mùa ngay trong dịp đầu năm mới.

Bà Trần Thị Lộc (làng hoa Thái Phiên, Đà Lạt) cho biết, sau nhiều năm trồng hoa cúc năm nay bà mới thấy giá hoa sau

Tết tăng cao như hiện tại. Với mức giá này, nhà vườn có thể lãi khoảng 70 triệu đồng/sào (1.000m2) hoa cúc sau khi trừ tất cả chi phí đầu tư, công thuê người làm.

Ngoài hoa cúc, nhiều loại hoa khác hiện cũng được giá, cao gần bằng giá bán dịp Tết. Cụ thể như hoa cát tường 70.000 đồng/kg, đồng tiền 60.000 đồng/bó,

layơn 35.000 đồng/bó 10 cành… Theo một số người dân, nguyên nhân giá hoa tăng mạnh trong dịp này là do sản lượng hoa các loại đang khan hiếm trong khi nhu cầu thị trường hiện đang rất lớn. Trước đó hầu hết diện tích hoa đều đã được người dân thu hoạch phục vụ thị trường Tết Nguyên đán

Năm 2015 - Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật BảnXuất khẩu (XK) tôm sang Nhật Bản – thị trường nhập khẩu (NK) tôm lớn thứ 2 của

Việt Nam – đạt trên 584 triệu USD trong năm 2015, giảm 21,4% so với năm 2014. Đồng yên mất giá, kinh tế khó khăn hơn làm giảm giá trị XK tôm Việt Nam sang thị trường này.

So với các tháng trong năm 2015, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản tăng đều từ tháng 6 đến tháng 10 nhờ nhu cầu tăng phục vụ các lễ hội cuối năm; XK đạt cao nhất trong tháng 10 với 61,4 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2014, XK tôm Việt Nam sang Nhật Bản trong tháng 5/2015 giảm ít nhất so với các tháng còn lại trong năm.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), năm 2015, NK tôm vào Nhật Bản đạt 213,7 nghìn tấn, trị giá 2,3 tỷ USD, giảm 4% về khối lượng và 18% về giá trị so với năm 2014.

NK tôm vào Nhật Bản năm nay giảm do suy thoái kinh tế, đồng yên mất giá, giá NK tôm cao hơn khiến các nhà NK Nhật Bản phải cân nhắc giảm các đơn hàng. Do đồng yên mất giá, các nhà kinh doanh tôm ở Nhật Bản phải trả đắt hơn so với các năm trước cho cùng một khối lượng hàng nhập về để chế biến. Họ cũng gặp khó khăn khi bán những sản phẩm chế biến do người tiêu dùng không sẵn sàng trả giá cao trong bối cảnh kinh tế chung giảm đi.

Giá trung bình NK tôm vào Nhật Bản năm 2015 giảm 14,5% xuống còn 10,6 USD/kg. Trong 5 nguồn cung cấp tôm chính cho Nhật Bản, giá trung bình NK tôm từ Việt Nam đạt cao nhất 11,4 USD/kg; giá tôm NK từ Trung Quốc đạt thấp nhất.

Theo số liệu của ITC, năm 2015, Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản, chiếm 25% tổng NK tôm vào thị trường này. Thái Lan đứng thứ 2 với 16,6%. Indonesia và Ấn Độ lần lượt giữ vị trí thứ 3 và 4 với 16% và 13,3%.

Trong 5 nguồn cung tôm lớn nhất cho Nhật Bản năm 2015, NK tôm từ Việt Nam,

Page 10: m Mục lục tin 2016/KY 05 2016.pdf · năm 2016, trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu

Soá 05 thaùng 03 naêm 2016

XUẤT NHẬP KHẨU

Thái Lan và Trung Quốc giảm cả về khối lượng và giá trị so với năm 2014 trong khi NK tôm từ Indonesia và Ấn Độ giảm về giá trị nhưng lại tăng về khối lượng. Do kinh tế khó khăn, các nhà NK Nhật Bản đang có xu hướng tìm tới nguồn cung tôm giá rẻ từ Ấn Độ, Indonesia.

Với các biện pháp kích thích kinh tế của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, kinh tế nước này dự kiến phục hồi trong năm 2016. Theo đó, XK tôm sang Nhật Bản có thể đạt được những kết quả khả quan trong năm nay.

Xuất khẩu hàng hóa sang Thái Lan tăng trưởng trong tháng đầu nămThái Lan là đối tác thương mại, đầu tư quan trọng của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu

hàng hóa của Việt Nam sang Thái Lan tăng dần từng năm. Theo số liệu thống kê, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Thái Lan trong tháng 1/2016 đạt 277,39 triệu USD, tăng 32,4% so với tháng 12/2015 và tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2015.

Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan những nhóm hàng chủ yếu gồm: điện thoại các loại và linh kiện; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng; phương tiện vận tải và phụ tùng; hạt tiêu; cà phê; hàng thủy sản; sắt thép các loại…

Trong tháng đầu năm 2016, nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất là điện thoại các loại và linh kiện với 82,18 triệu USD, tăng 47,4% so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 19,8% tổng trị giá xuất khẩu.

Đứng thứ hai trong bảng xuất khẩu là nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng, trị giá đạt 26,52 triệu USD, giảm 8,0% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 9,2% tổng kim ngạch xuất khẩu sang Thái Lan.

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện là nhóm hàng có trị giá xuất khẩu đứng thứ ba trong tháng 1/2016, đạt 25,41 triệu USD, chiếm 8,8% tổng trị giá xuất khẩu sang Thái Lan, tăng 63,5% so với cùng năm 2015.

Một số nhóm hàng xuất khẩu sang Thái Lan trong tháng đầu năm 2016 có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm ngoái gồm: hàng dệt may tăng 77,5%; hàng rau quả tăng 64,5%; giày dép các loại tăng 42,4%; đáng chú ý là nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu, tuy kim ngạch chỉ đạt 5,11 triệu USD nhưng có mức tăng trưởng cao nhất, với mức tăng 909,3%.

Tuy nhiên, một số nhóm hàng lại có kim ngạch sụt giảm so với cùng kỳ như: kim loại thường khác và sản phẩm giảm 55,3%; hóa chất giảm 37,5%; sắt thép các loại giảm 35,2%; sản phẩm từ cao su giảm 32,3%.

Thống kê xuất khẩu hàng hóa sang Thái Lan tháng 1 năm 2016ĐVT: USD

Mặt hàng xuất khẩu T01/2016So T1/2016

với T12/2015 (% +/- KN)

T1/2015So T01/2016 với

cùng kỳ 2015 (% +/- KN)

Tổng kim ngạch 287.388.050 32,4 275.457.589 4,3Điện thoại các loại và linh kiện 82.188.133 369,3 55.756.304 47,4Phương tiện vận tải và phụ tùng 26.522.145 1,0 28.824.694 -8,0

Page 11: m Mục lục tin 2016/KY 05 2016.pdf · năm 2016, trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu

Soá 05 thaùng 03 naêm 2016

XUẤT NHẬP KHẨU

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 25.418.764 -25,5 15.548.644 63,5

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 25.021.525 17,1 21.236.962 17,8

Hàng thủy sản 22.999.056 6,9 18.753.888 22,6Sắt thép các loại 8.025.280 21,0 12.389.350 -35,2Hàng dệt, may 6.980.914 2,5 3.933.005 77,5Sản phẩm từ sắt thép 6.131.066 14,1 8.791.568 -30,3Hàng rau quả 5.340.835 31,1 3.246.027 64,5Sản phẩm hóa chất 5.273.780 25,9 4.621.013 14,1Thức ăn gia súc và nguyên liệu 5.114.019 113,0 506.665 909,3

Xơ, sợi dệt các loại 4.869.385 -17,4 5.634.509 -13,6Hạt điều 4.699.683 24,0 4.522.295 3,9Giày dép các loại 4.356.114 58,7 3.057.608 42,5Sản phẩm gốm, sứ 3.354.710 32,4 3.851.725 -12,9Sản phẩm từ chất dẻo 3.180.836 -8,3 3.845.379 -17,3Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 2.523.861 -5,0 2.642.800 -4,5

Chất dẻo nguyên liệu 2.304.279 13,9 2.742.348 -16,0Gỗ và sản phẩm gỗ 1.989.269 -11,4 2.089.554 -4,8Vải mành, vải kỹ thuật khác 1.975.260 26,2 2.627.023 -24,8Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 1.883.104 22,6 1.816.781 3,7

Dây điện và dây cáp điện 1.796.797 2,7 1.679.981 7,0Hạt tiêu 1.663.413 -9,9 2.069.908 -19,6Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù 1.471.936 65,3 1.613.814 -8,8Kim loại thường khác và sản phẩm 1.216.965 -55,7 2.723.358 -55,3

Phân bón các loại 905.240 -12,1 1.017.900 -11,1Sản phẩm từ cao su 848.448 20,4 1.253.372 -32,3Hóa chất 721.506 12,7 1.155.111 -37,5Giấy và các sản phẩm từ giấy 686.371 26,0 660.619 3,9Cà phê 621.635 15,1 670.289 -7,3Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh 244.890 -44,6 447.483 -45,3

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm 101.968 -35,5 164.586 -38,0

(Nguồn số liệu: TCHQ)

Trung tâm TTCN&TM

Page 12: m Mục lục tin 2016/KY 05 2016.pdf · năm 2016, trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu

Soá 05 thaùng 03 naêm 2016

SẢN XUẤT KINH DOANH

Nguồn cung cua ghẹ tăng, giá tiếp tục giảm

10 tháng đầu năm 2015, nguồn cung cua ghẹ trên thế giới tăng chủ yếu là do nạn khai thác bất hợp pháp tại Nga, đẩy giá xuống thấp hơn.

Nguồn cungTrên thế giới, có gần

40 loài cua ghẹ được khai thác để trao đổi thương mại. Tuy nhiên, số liệu thống kê lại không chi tiết cụ thể từng loài. Trong số các loài cua ghẹ XK, ghẹ xanh là quan trọng nhất, chiếm 7% tổng sản lượng cập cảng, cua da – 4% và cua Dungeness - 2%.

Hoạt động khai thác cua Alaska tương đối ổn định ở mức 35.000 – 40.000 tấn cập cảng mỗi năm. Tuy nhiên, năm 2012, một năm đặc biệt, tổng sản lượng cập cảng của loài này đạt 47.220 tấn. Trong năm 2013, lượng cập cảng đã giảm xuống còn 38 nghìn tấn.

Rất khó ước tính lượng cua của Nga cập cảng tại khu vực phía Bắc Thái Bình Dương do hoạt động khai thác bất hợp pháp tại khu vực này rất lớn. Một nguồn tin của Mỹ cho biết, hoạt động sản xuất cua ghẹ bất

hợp pháp của Nga đã giảm từ năm 2007, khiến giá cua trên thị trường thế giới tăng. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2012, hoạt động khai thác bất hợp pháp đã tăng trở lại, và ước tính sản lượng khai thác bất hợp pháp của Nga hiện vượt quá tổng sản xuất cua alaska. Nếu khai thác bất hợp pháp thực sự gia tăng, giá sẽ bị ảnh hưởng xấu.

Thị trườngThị trường cua tuyết, loài

đang có giá thấp trong cả mùa khai thác, đã có dấu hiệu hồi phục trong tháng 5/2015. Giá cua cỡ lớn đang có xu hướng tăng lên sau khi tụt xuống mức thấp trong mùa khai thác ở Alaska. Xu hướng này đã làm nhiều người ngạc nhiên, tuy nhiên điều này cũng dễ thấy nếu xem xét tới các yếu tố, như mùa khai thác ở Canada bắt đầu muộn, lượng tồn kho từ năm ngoái, nhu cầu tiêu thụ tại Nhật Bản thấp và tỷ giá hối đoái đồng đô la. Do băng tuyết, nên lượng cập cảng tại Newfoundland thấp hơn trong những tháng cuối xuân. Tỷ giá đồng yên không thuận lợi đã khiến nhu cầu tiêu dùng tại Nhật Bản ở mức thấp.

Một số giám sát viên cho rằng nền kinh tế yếu kém là nguyên nhân chính khiến nhu cầu tiêu thụ cua thấp. Do đó, nền kinh tế cải thiện chính sẽ tốt cho thị trường cua ghẹ.

Thị trường cua ở Bắc Âu đã hưởng lợi từ giá tôm nước lạnh tăng cao. Trong khi mùa cua chính ở Bắc Âu là vào cuối mùa hè và mùa thu, thịt cua có sẵn quanh năm, và với giá ưu đãi so hơn với tôm.

Thương mại quốc tếHoạt động XNK các sản

phẩm cua đã có xu hướng giảm nhẹ trong thập kỷ qua, và hiện tại ở mức khoảng 340.000 tấn mỗi năm. Các nhà nhập khẩu chính là Mỹ, chiếm khoảng 25% tổng NK toàn cầu, và Trung Quốc, chiếm khoảng 15%. Trong khi NK cua của Mỹ đã giảm, NK của Trung Quốc lại tăng trong thập kỷ qua. Tuy nhiên, trong quý đầu tiên của năm 2015, NK của Mỹ tăng nhẹ (tăng 3,4% về khối lượng). Các nhà cung cấp chính cho thị trường Mỹ là Trung Quốc, Indonesia và Nga.

GiáTrong tháng 5/2015, các

nhà NK Nhật Bản đã mua

Page 13: m Mục lục tin 2016/KY 05 2016.pdf · năm 2016, trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu

Soá 05 thaùng 03 naêm 2016

SẢN XUẤT KINH DOANH

cua tuyết từ Newfoundland với mức giá tính bằng đồng yên cao kỷ lục (giá cua ướp muối đông lạnh là 4,65 USD/kg). Tuy nhiên, tính theo đồng đô la, giá thấp hơn so với năm 2014 khoảng 7%.

Sau mùa khai thác ở Alaska, khi giá ở mức thấp, nguồn cung trở nên hạn hẹp hơn, do đó giá cả ngày càng tăng.

Dự báoNguồn cung cua dự kiến

sẽ tăng trong năm nay, và điều này có thể khiến giá thấp hơn.

Giá bán cá trích giảm, giá nguyên liệu tăng

Giám đốc một công ty cá trích châu Âu cho biết, công ty của ông không thể tăng giá bán cá trích cho các khách hàng, mặc dù giá nguyên liệu gần đây cao hơn, vì nhu cầu tiêu thụ ở các thị trường chính giảm, áp lực cạnh tranh tăng.

Năm ngoái, doanh số cá trích ở Ba Lan giảm, chủ yếu dogiá tăng và do sự thay đổi xu hướng tiêu dùng.

Cá trích muối hoặc ướp muối, thường phục vụ như món khai vị cùng với vodka, là món truyền thống tại Ba Lan. Tuy nhiên năm 2013, việc tiêu thụ cá trích trong nước đạt mức thấp kỷ lục trong 20 năm, xuống 1,94 kg/người.

Cho đến năm 2000, tiêu thụ cá trích hàng năm tại Ba Lan đã là hơn 3 kg/người, nhưng trong suốt 13 năm

qua mức độ phổ biến đã giảm dần, do giá cá cao hơn và có nhiều loại cá hơn cho người tiêu dùng Ba Lanlựa chọn — vì vậy cũng làm giảm tiêu thụ vodka.

Tháng 1/2016: Xuất khẩu gạo, cao su đều tăng khá

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo của cả nước từ ngày 1- 28/1 đạt gần 315.000 tấn, trị giá FOB 127 triệu USD, trị giá CIF 135 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2015, sản lượng xuất khẩu gạo đã tăng khoảng 46%, giá trị FOB cũng tăng 39% và CIF tăng 42,5%.

Sự gia tăng này chủ yếu là do các doanh nghiệp vẫn còn “nợ” đơn hàng cung ứng cho Philippines và Indonesia theo hợp đồng ký kết liên Chính phủ từ quý IV/2015. Trong quý I/2016, tính cả hợp đồng thương mại, các doanh nghiệp phải giao hàng lên đến 1,2 triệu tấn gạo các loại. Điều này đã cải thiện giá lúa gạo trong nước cao hơn trong những tháng gần đây.

Ông Huỳnh Thế Năng - Chủ tịch VFA - cho biết, việc giá lúa trong nước cao cũng là vấn đề đáng lo ngại của doanh nghiệp khi muốn ký hợp đồng thương mại mới. Bởi hiện nay lượng tồn kho gạo của cả nước còn ít, sản lượng thu hoạch lại không nhiều, doanh nghiệp muốn mua cung ứng phải chịu

giá cao. Thời gian gần đây, giá lúa gạo trong nước luôn cao hơn gạo Thái Lan, Ấn Độ và Pakistan. Trong khi đó, tính cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới còn khá thấp. Điều này khiến các doanh nghiệp e ngại trong việc ký các hợp đồng thương mại. Nếu tình hình này kéo dài thì các hợp đồng thương mại sẽ khó ký được. Vấn đề này có thể sẽ được cải thiện khi vào chính vụ thu hoạch đông xuân.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cho biết, ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 1/2016 đạt 106 ngàn tấn, với giá trị đạt 120 triệu USD, tăng 13,3% về khối lượng nhưng giảm 10,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015. Trước đó, xuất khẩu cao su năm 2015 đạt 1,14 triệu tấn với 1,53 tỷ USD, tăng 6,7% về khối lượng nhưng giảm 13,9% về giá trị so với năm 2014. Giá cao su xuất khẩu bình quân năm 2015 đạt 1.346 USD/tấn, giảm 19,3% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ vẫn duy trì là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong năm 2015, chiếm 72,8% thị phần. Giá trị xuất khẩu cao su trong năm 2015 ở 10 thị trường chính của Việt Nam đều giảm so với cùng kỳ năm 2014.

Trung tâm TTCN&TM

Page 14: m Mục lục tin 2016/KY 05 2016.pdf · năm 2016, trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu

Soá 05 thaùng 03 naêm 2016

Xây dựng thương hiệu gạo Việt để nâng cao giá trị xuất khẩu

Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, nhưng giá trị gạo xuất khẩu vẫn thấp do chưa xây dựng được thương hiệu.

Đến thời điểm này, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu được hơn 1 triệu tấn gạo. Đây cũng là tín hiệu tích cực trong xuất khẩu gạo năm nay. Thế nhưng gạo xuất khẩu Việt Nam giá trị vẫn thấp và người tiêu dung thế giới ít biết tới.

Ông Bùi Huy Hoàng, tham tán thương mại Việt Nam tại Trung Quốc cho hay, năm 2015, gạo Việt Nam chiếm 54% tổng lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc nhưng khi ông dạo qua các siêu thị và cửa hàng bán lẻ gạo tại đất nước này thì không thể tìm ra gạo có xuất xứ haythương hiệu Việt Nam. Trong khi đó, các đối thủ xuất khẩu gạo của Việt Nam như Thái Lan, Pakixtan, thậm chí là Campuchia đang vượt Việt Nam về xuất khẩu gạo chất lượng cao và xây dựng thương hiệu.

Theo ông Hoàng, vai trò của Hiệp Hội lương thực là nghiên cứu phối hợp với cơ quan thương vụ xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam tại thị trường Trung Quốc.

Định hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ mở rộng thị trường sang Mỹ, Hàn Quốc, châu Âu. Nhưng với cách thức

làm ăn như hiện nay và chất lượng hạt gạo chưa cao, hạt gạo Việt khó thâm nhập được các thị trường này. Đối với 7 hoạt chất cấm trong gạo mà các nước đưa ra Việt Nam chưa có quy định cụ thể về danh mục và hàm lượng cho phép.

Thời gian qua, một số lô gạo xuất khẩu sang Mỹ đã bị trả về do kiểm tra không đạt yêu cầu. Trước tình trạng này, các doanh nghiệp cũng yêu cầu, Bộ Công thương đầu tư xây dựng phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc tế tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Gentraco kiến nghị Hiệp hội Lương thực và các tham tán thương mại tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp các thông tin về các chính sách về quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm, về kiểm dịch thực vật, lộ trình TPP đối với hạt gạo, chính sách thuế quan. Ông Kiên cho rằng cần hỗ trợ doanh nghiệp về tranh chấp thương mại, các rào cản kỹ thuật...

Trong thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp vẫn phải giữ 2 phân khúc thị trường là xuất khẩu sang Trung Quốc và xuất khẩu sang các thị trường cao cấp khác. Hiện nay, gạo chất lượng cao của Việt Nam chiếm 27% sản lượng xuất khẩu. Nhưng để mở rộng đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ, Hàn Quốc, Châu Âu… các doanh nghiệp

và người nông dân Việt Nam cần phải làm nhiều việc như đầu tư: khâu giống, chất lượng gạo sạch, làm cánh đồng mẫu lớn, xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại. Những điều này, doanh nghiệp và nông dân rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước.

Ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực miền Nam, Tổng Giám đốc Công ty lương thực miền Nam cho biết: “Định hướng xây dựng chuỗi giá trị gắn với nâng cao chất lượng hạt gạo và tiến tới xây dựng thương hiệu lúa gạo dự kiến quý 1 năm 2016 sẽ có kế hoạch rất cụ thể để đưa các doanh nghiệp của Hiệp hội ra phía trước để dẫn đắt thị trường gạo của Việt Nam trong thời gian tới.”

Về phía Bộ Công thương, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh khẳng định, thời gian tới tiếp tục tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nâng cao giá trị hạt gạo, giảm rủi ro trong xuất khẩu thông qua việc kết nối các đầu mối xuất khẩu, đổi mới cách xúc tiến thương mại. Bộ cũng phối hợp với các bộ, ngành chức năng tháo gỡ những vướng mắc khó khăn của các doanh nghiệp trong xuất khẩu, đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu hạt gạo Việt.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: “Chúng ta phải kịp thời phối hợp với các nước sở tại thực thi các cam kết hội nhập,

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Page 15: m Mục lục tin 2016/KY 05 2016.pdf · năm 2016, trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu

Soá 05 thaùng 03 naêm 2016

mở cửa thì sẽ có những hướng dẫn cho các doanh nghiệp, sản phẩm của Việt Nam tiếp cận được thị trường này đáp ứng các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng của các quốc gia này”.

Xuất khẩu gạo nếu chỉ tập trung vào một thị trường lớn như Trung Quốc thì về lâu dài không phải là hướng đi bền vững, nhất là khi thị trường có biến động. Nhưng để nâng cao giá trị hạt gạo, xuất khẩu gạo vào các thị trường khó tính thì không cách nào khác nông dân, doanh nghiệp và các bộ ngành chức năng phải đẩy nhanh việc xây dựng thương hiệu gạo Việt./.

Hướng dẫn kiểm tra tính hợp lệ của C/O

Tổng cục Hải quan vừa hướng dẫn các đơn vụ hải quan kiểm tra tính hợp lệ của C/O trong bộ hồ sơ hải quan, để đảm bảo thực hiện đúng quy định trong các Hiệp định thương mại tự do về xuất xứ hàng hóa, các Thông tư của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục cấp và kiểm tra C/O.

Theo đó, khi kiểm tra C/O để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, đối với các lô hàng đăng ký tờ khai hải quan từ ngày 1-1-2016, việc kiểm tra C/O để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt thực hiện theo các quy định tại các Hiệp định, Thông tư của Bộ Công Thương về việc thực hiện quy tắc xuất xứ theo các FTAs và Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính.

Trường hợp tờ khai hải quan đăng ký trước ngày 1-1-2016 mà Cục Hải quan tỉnh, thành

phố đã gửi báo cáo Tổng cục Hải quan để tiến hành xác minh C/O, Cục Hải quan tỉnh, thành phố tiến hành kiểm tra, xem xét tính hợp lệ của C/O theo quy định. Nếu không nghi ngờ về tính hợp lệ của C/O và thông tin khai báo trên C/O thì xem xét chấp nhận C/O. Trường hợp có nghi ngờ về tính hợp lệ của C/O, thông tin khai báo trên C/O hay xuất xứ thực tế của hàng hóa gửi hồ sơ báo cáo về Tổng cục Hải quan để tiến hành xác minh.

Bên cạnh đó, với các trường hợp DN đề nghị nộp bổ sung C/O cho các lô hàng đăng ký tờ khai trước thời điểm hiệu lực của Thông tư 38/2015/TT-BTC (ngày 1-4-2015), các Cục Hải quan tỉnh, thành phố gửi hồ sơ về Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn cụ thể.

Các trường hợp DN đề nghị nộp bổ sung C/O cho các lô hàng đăng ký tờ khai hải quan sau thời điểm hiệu lực của Thông tư 38/2015/TT-BTC, Tổng cục Hải quan yêu cầu xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Các nước châu Phi tìm cách đẩy mạnh hội nhập kinh tế châu lục

Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah El-Sisi ngày 20/2 đã kêu gọi các nước châu Phi thúc đẩy các cơ chế hành động chung của khu vực, hướng tới một mô hình hội nhập, trong đó đặc biệt cần thiết đẩy mạnh các dự án lớn trong khu vực trên các lĩnh vực khác nhau, trong đó có cơ sở hạ tầng.

Phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư châu Phi 2016, đang diễn ra tại Ai Cập, Tổng thống El-Sisi nhấn mạnh: “Để đem lại

sự phát triển cho châu Phi, chúng ta phải thúc đẩy các cơ chế hành động chung nội vùng và theo đuổi một mô hình hội nhập khu vực. Chúng ta cũng cần tăng cường khả năng cạnh tranh của các thị trường khu vực để nâng cao khả năng thu hút đầu tư và thâm nhập vào các thị trường quốc tế, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức.”

Nhà lãnh đạo Ai Cập cho biết Cairo đang hướng tới mục tiêu tăng gấp đối trao đổi thương mại với các nước châu Phi so với mức 5 tỷ USD hiện nay, đồng thời nhấn mạnh rằng dự án mở rộng kênh đào Suez được hoàn thành mới đây của Ai Cập đánh dấu “bước đầu tiên” trong dự án khổng lồ nhằm thúc đẩy giao thương giữa châu Phi và các thị trường quốc tế.

Ông cũng nêu bật sự cần thiết phải phát triển lĩnh vực tiềm năng con người của khu vực, trong đó chú trọng tới giới trẻ vì tương lai của khu vực phụ thuộc vào thế hệ thanh niên hiện nay.

Cũng tại Diễn đàn, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina cho rằng để châu Phi phát triển bền vững, các rào cản tại thị trường nội khu vực cần phải được dỡ bỏ.

Ông Adesina hối thúc các nhà lãnh đạo châu Phi cùng hợp tác để xóa bỏ tất cả các hàng rào thương mại, kinh doanh, cũng như mở ra một thị trường chung thống nhất với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng và thịnh vượng cho tất cả các quốc gia châu Phi.

Về phần mình, Tổng thống

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Page 16: m Mục lục tin 2016/KY 05 2016.pdf · năm 2016, trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu

Soá 05 thaùng 03 naêm 2016

Sudan Omar al-Bashir nhận định khó khăn và thách thức lớn của châu Phi hiện nay là hệ thống hạ tầng liên kết nội khối nghèo nàn và thực trạng kém phát triển của lĩnh vực nguyên liệu thô. Cuộc khủng hoảng kinh tế từ năm 2008 và sự sa sút hiện nay của giá dầu đã ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế của châu lục.

Ông nêu rõ: “Để thúc đẩy tăng trưởng, phải hiện đại hóa lĩnh vực nguyên liệu thô và khuyến khích giao thương nội bộ châu Phi. Châu lục hiện có một thị trường khổng lồ và nếu chúng ta biết tận dụng tốt nhất các lợi thế, thị trường nội khối sẽ đem lại những lợi ích to lớn cho các nước trong khu vực.”

Diễn đàn Đầu tư châu Phi 2016 diễn ra trong hai ngày 20-21/2 tại thành phố Sharm El-Sheikh bên bờ Biển Đỏ của Ai Cập, nhằm tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại của khu vực.

Sự kiện thu hút sự tham gia của khoảng 1.500 đại biểu, trong đó có Tổng thống các nước Sudan, Nigeria, Togo, Gabon, Equatorial Guinea và Thủ tướng Ethiopia, cùng các quan chức hàng đầu khu vực về thương mại, đầu tư và đại diện các doanh nghiệp.

Cảnh báo tình trạng lừa đảo bằng cách giả mạo thư điện tử giao dịch của doanh nghiệp

Trong thời gian gần đây, Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tiếp nhận trường hợp doanh nghiệp Việt Nam bị kẻ gian lừa đảo trong quá trình giao dịch với đối tác tại thị trưởng sở tại.

Cụ thể, kẻ lừa đảo đã biết

về giao dịch giữa hai bên và nhiều khả năng đã giả mạo email của doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ để yêu cầu doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chuyển tiền mua hàng vào tài khoản cá nhân. Ngay sau khi doanh nghiệp Việt Nam chuyển tiền, kẻ gian đã tới ngân hàng và rút toàn bộ số tiền kể trên. Hiện Thương vụ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ đang tư vấn cho doanh nghiệp hai bên xử lý và tìm cách thu hồi số tiền bị chiếm đạt, song đây cũng là bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam khác về bảo mật thông tin khi làm việc với đối tác nước ngoài.

Trong vài năm trở lại đây, các thủ đoạn lừa đảo trong giao thương đã trở nên tinh vi hơn nhiều, với nhiều hình thức như sử dụng tin tặc thâm nhập địa chỉ thư điện tử của hai bên doanh nghiệp đang có giao dịch để đánh cắp thông tin, giả mạo nội dung giao dịch nhằm yêu cầu chuyển tiền thanh toán vào tài khoản của kẻ lừa đảo. Những kẻ lừa đảo lợi dụng sự bất cẩn của các doanh nghiệp Việt Nam trong giao dịch như không không thẩm định các thông tin về doanh nghiệp đối tác, không sử dụng các biện pháp liên lạc trực tiếp khác như điện thoại, fax để xác minh thông tin về tài khoản nhận tiền hàng khi khác với tài khoản ghi trong hợp đồng đã ký, thậm trí tận dụng những khó khăn về ngôn ngữ, thời gian giao dịch, v.v… Cũng phải thẳng thắn thừa nhận các doanh nghiệp cũng mất cảnh giác, không có việc kiểm tra chéo, trao đổi trực tiếp với đối tác, nhất là trong thời gian nghỉ lễ dài ngày

Để hạn chế những sự việc đáng tiếc tương tự trong tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam trước khi thực hiện giao dịch nên chú ý:

- Khi giao dịch với đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam nên dùng email chính thức của công ty thay vì sử dụng các dịch vụ miễn phí từ gmail, yahoo... để tránh bị giả mạo hay gần giống email thật (thay đổi một vài chữ gần giống nhau). Nên chủ động yêu cầu đối tác sử dụng email chính thức trong trường hợp đối tác cung cấp email từ các dịch vụ miễn phí kể trên.

- Trong giao dịch qua email, các doanh nghiệp phải đặc biệt lưu ý địa chỉ người nhận, nhất là các thư gửi những thông tin quan trọng của giao dịch như bản sao bộ chứng từ giao hàng và tài khoản nhận tiền qua điện chuyển tiền.

- Bên cạnh liên lạc qua email, doanh nghiệp cũng cần có những liên hệ trực tiếp với đối tác thông qua các đường khác như điện thoại hay fax chính thức. Nhất là khi đối tác yêu cầu thanh toán vào tài khoản khác với tài khoản đã ghi trong hợp đồng ký kết.

- Doanh nghiệp nên liên hệ với cơ quan đại diện của Việt Nam như Thương vụ tại nước sở tại nhằm xác minh độ tin cậy của đối tác, nhất là các doanh nghiệp không có tiếp xúc trực tiếp hoặc tìm kiếm được qua internet.

- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực làm công tác xuất nhập khẩu, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, kiến thức pháp luật và phương thức thanh toán quốc tế.

Trung tâm TTCN&TM

DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Page 17: m Mục lục tin 2016/KY 05 2016.pdf · năm 2016, trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu

Soá 05 thaùng 03 naêm 2016

HỘI CHỢ TRIỂN LÃM

DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH HỘI CHỢ - TRIỂN LÃM NĂM 2016 DO CỤC XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI TỔ CHỨC

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN: TRUNG TÂM HỖ TRỢ XUẤT KHẨU

Stt Tên hoạt động Ngành hàng Thời gian Địa điểmtổ chức Ghi chú Liên hệ

1Hội chợ Trung Quốc – ASEAN lần thứ 13 (CAEXPO 2016)

Đa ngành 23 – 26/9 Quảng Tây, Trung Quốc

XTTM Quốc gia Nguyễn Đình Thành (0914828229)

2

Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam 2016 (Vietnam Foodexpo 2016)

Nông – thủy sản, thực phẩm chế biến…

16 – 19/11 Hồ Chí Minh, Việt Nam

XTTM Quốc gia Nguyễn Q. Ngọc (0976600355)

3

Hội chợ thương mại quốc tếViệt Nam lần thứ 26 (VIETNAM EXPO 2016)

Đa ngành 13 – 16/4 HàNội, Việt Nam

Hoạt động sự nghiệp

Ngô Khắc Bảo (0915554177)

4

Hội chợ Hàng hóa Trung Quốc (Quảng Tây) 2016 tại Việt Nam

Đa ngành 04 – 06/5 HàNội Hợp tác quốc tế (Ban thư ký CAEXPO)

Nguyễn Đình Thành (0914828229)

5 Hội chợ Thương mại Việt - Lào 2016

Đa ngành 07 – 11/7 Viêng Chăn, Lào

XTTM Quốc gia Ngô Khắc Bảo (0915554177)

6Triển lãm hàng Việt Nam tại Myanmar 2016

Đa ngành T h á n g 12/2016

Y a n g o o n , Myanmar

XTTM Quốc gia Nguyễn Q. Ngọc (0976600355)

7

Hộichợ Trung Quốc- Nam Á và xuất nhập khẩu Côn Minh, Trung Quốc 2016

Đa ngành T h á n g 6/2016

Côn Minh, Trung Quốc

XTTM Quốcgia Nguyễn Đình Thành (0914828229)

8

Triển lãm Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm SIAL Paris 2016 tại Pháp

Nông – thủy sản, thực phẩm chế biến…

T h á n g 10/2016

Paris, Pháp XTTM Quốc gia Nguyễn Thu Trang (0904841188)

9Triển lãm thực phẩm Seoul Food

Nông – thủy sản, thực phẩm chế biến…

T h á n g 5/2016

Seoul, Korea XTTM Quốc gia Đặng N. Phương (0942531091)

10Hội chợ Mua sắm toàn cầu và Đầu tư quốc tế Trùng Khánh

Đa ngành T h á n g 5/2016

Trùng Khánh, Trung Quốc

Hợp tác quốc tế (CCPIT Trùng Khánh)

Nguyễn Đình Thành (0914828229)

11Hội chợ ASEAN – HànQuốc

Nông – thủy sản, thực phẩm chế biến…

T h á n g 11/2016

S e o u l , HànQuốc

HTQT (AKC) Ngô Khắc Bảo (0915554177)

12 Hội chợ Đồ gỗ Trung Quốc – ASEAN

Đồ gỗ, TCMN T h á n g 11/2016

Quảng Tây, Trung Quốc

HTQT (Ban thư ký CAEXPO)

Nguyễn Đình Thành (0914828229)

13

Triển lãm Hàng tiêu dùng ASEAN 2016

Đồ gỗ, TCMN, quà tặng, hàng gia dụng, thiết bị nội thất…

02 – 05/3 Seoul, Hàn Quốc

HTQT (AKC) Đặng N. Phương (0942531091)

HỘI CHỢ TRIỂN LÃM

Page 18: m Mục lục tin 2016/KY 05 2016.pdf · năm 2016, trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu

Soá 05 thaùng 03 naêm 2016

HỘI CHỢ TRIỂN LÃM

Mời doanh nghiệp tham dự Hội chợ Sial Paris 2016 Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống SIAL Paris được tổ chức hàng năm tại Paris

Nord Villepinte, Pháp là một trong những hội chợ lớn nhất và uy tín hàng đầu thế giới về lĩnh vực thực phẩm và đồ uống. Với tổng diện tích mặt bằng là 250.000 m2, mỗi kỳ Hội chợ thu hút khoảng 6.500 doanh nghiệp tham gia trưng bày từ hơn 100 nước trên thế giới tham gia, đón hơn 155.000 lượt khách đến từ hơn 190 quốc gia trên thế giới tới tham quan và làm việc tại Hội chợ.

Năm 2016, Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương phối hợp với Cơ quan Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển của Hà Lan (CBI) tổ chức đoàn doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ này trong Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2016, nội dung cụ thể như sau:

1. Mục tiêu: Quảng bá hình ảnh quốc gia, hình ảnh doanh nghiệp, thương hiệu Việt; Tăng cường xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm của Việt Nam có thế mạnh và khả năng phát triển thị trường xuất khẩu trên Châu Âu; Thúc đẩy mạng lưới tiêu thụ hàng thực phẩm tại thị trường thế giới.

2. Quy mô: khoảng 200 m2 diện tích trưng bày3. Thời gian: từ ngày 16 đến ngày 20 tháng 10 năm 2016.4. Địa điểm: tại Paris Nord Villepinte, Paris – Pháp5. Ngành hàng: rau quả (đóng hộp, đông lạnh, nước ép trái cây), thực phẩm, trong

đó ưu tiên các ngành như gạo, điều, dừa, và mật ong.6. Đối tượng tham gia: các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực rau quả và thực

phẩm.7. Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp: Các doanh nghiệp đăng ký tham gia sẽ được Ban

tổ chức đánh giá lựa chọn dựa trên các tiêu chí sau: (1) Năng lực marketing xuất khẩu của doanh nghiệp đối với thị trường Châu Âu, (2) Chất lượng mẫu mã sản phẩm trưng bày đăng ký, (3) Chứng chỉ chất lượng an toàn thực phẩm quốc tế của doanh nghiệp, (4) Năng lực chuyên môn và ngoại ngữ (tiếng Anh hoặc Pháp) của nhân sự tham gia chương trình. Ngoài ra Ban tổ chức sẽ tính đến sự cân đối giữa các ngành hàng tham gia (số lượng doanh nghiệp mỗi ngành hàng).

8. Chương trình tham dự Hội chợ:Việc Việt Nam tham dự Hội chợ Quốc tế Thực phẩm và Đồ uống SIAL Paris 2016 do

Cục XTTM phối hợp với CBI Hà Lan thực hiện là một trong những hoạt động nhằm xây dựng thương hiệu quốc gia cho ngành thực phẩm Việt Nam tại thị trường Châu Âu. Cùng với sự hỗ trợ hiệu quả của các chuyên gia nước ngoài, công tác tổ chức cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia Hội chợ lần này sẽ đổi mới để doanh nghiệp có thể tiếp cận hiệu quả và nhiều hơn các nhà nhập khẩu đến từ khắp nơi trên thế giới đặc biệt là khu vực các thị trường châu Âu, Mỹ. Do đó, trong khuôn khổ chương trình này, các doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với:

- Khu gian hàng với không gian mở và nhận diện thống nhất, mang tính chuyên nghiệp cao tạo ấn tượng tới khách tham quan về ngành thực phẩm Việt Nam năng động hướng tới cung cấp các sản phẩm với giá trị gia tăng cao.

Page 19: m Mục lục tin 2016/KY 05 2016.pdf · năm 2016, trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu

Soá 05 thaùng 03 naêm 2016

HỘI CHỢ TRIỂN LÃM

- Dịch vụ tư vấn cho từng doanh nghiệp về các hoạt động marketing cho thị trường Châu Âu nói chung và việc tham dự Hội chợ Sial Paris nói riêng; Hướng dẫn xây dựng chiến lược và kế hoạch marketing tốt hơn và phù hợp hơn với thị trường Châu Âu.

- Các khóa tập huấn về kỹ năng tham dự hội chợ triển lãm như cách trưng bày hàng hóa tại Hội chợ, tập quán làm việc… để giúp các doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với đối tượng mua hàng tại khu vực thị trường Châu Âu.

9. Chi phí và đặt cọca. Hỗ trợ của Nhà nước: 100% chi phí gian hàng; 100% chi phí trang trí tổng thể khu

trưng bày của doanh nghiệp Việt Nam tại Triển lãm; 100% chi phí tuyên truyền quảng bá xuất khẩu, mời khách đến tham quan và giao dịch tại Hội chợ.

b. Chi phí doanh nghiệp phải chịu khi tham gia chương trình:- 100% các chi phí khác như: xuất nhập cảnh, ăn, ở, đi lại;- 100% chi phí liên quan đến các khoản thuế về hàng hoá khi tham gia Hội chợ, chi

phí gửi hàng.- Phí sử dụng các dịch vụ tại Hội chợ: phí dịch vụ thuê thêm thiết bị, thu dọn vệ

sinh... (phát sinh thực tế tại Hội chợ, nếu có).Lưu ý: Phí sử dụng các dịch vụ tại Hội chợ (nếu phát sinh thực tế) của Doanh nghiệp

sẽ được trừ trực tiếp vào tiền đặt cọc của Doanh nghiệp sau khi kết thúc Hội chợ.- Chi phí dịch vụ tổ chức, phục vụ Đoàn 6.000.000 đồng/gian. Trung tâm Hỗ trợ xuất

khẩu – Cục Xúc tiến thương mại (Đơn vị cung cấp dịch vụ tổ chức, phục vụ Đoàn) sẽ thu chi phí trên từ tiền đặt cọc của các doanh nghiệp tham gia Triển lãm và xuất hóa đơn tài chính cho các doanh nghiệp.

c. Đặt cọc để tham gia Hội chợ:- Số tiền đặt cọc: Mỗi doanh nghiệp phải đặt cọc 30 triệu đồng/01 gian hàng ngay

khi nộp hồ sơ đăng ký tham gia.- Tài khoản chuyển tiền đặt cọc:+ Tên tài khoản: Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu+ Số tài khoản: 0011001510883+ Tại Sở giao dịch Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam. Địa chỉ:

33 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm, Hà Nội.- Nội dung chuyển tiền: [Tên doanh nghiệp] đặt cọc tham dự HC Sial Paris 2016.- Phương thức hoàn trả chi phí đặt cọc:+ Đối với các doanh nghiệp không được lựa chọn tham gia chương trình: Trung tâm

Hỗ trợ xuất khẩu – Cục Xúc tiến thương mại sẽ hoàn trả chi phí đặt cọc cho các doanh nghiệp này trong vòng 20 ngày sau khi có quyết định thành lập Đoàn doanh nghiệp tham gia Triển lãm.

+ Đối với các doanh nghiệp được lựa chọn tham gia chương trình: Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu – Cục Xúc tiến thương mại sẽ tiến hành thanh quyết toán chi phí đặt cọc với các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tham gia chương trình.

+ Trường hợp các doanh nghiệp đã được lựa chọn nhưng hủy tham gia Triển lãm vì

Page 20: m Mục lục tin 2016/KY 05 2016.pdf · năm 2016, trong đó tiếp tục đẩy mạnh và phát huy năng lực sản xuất, nhất là các sản phẩm phục vụ nhu cầu

Soá 05 thaùng 03 naêm 2016

Chịu trách nhiệm xuất bản: Sở Công Thương Tỉnh Ninh Thuận

Đc: Đường 16 tháng 4,Phường Mỹ Hải,

TP. Phan Rang Tháp Chàm - Ninh Thuận

Ban biên tập: Nguyễn Thanh Hoan

Tổng biên tập Lê Văn Nguyên: Phó ban

Nguyễn Hoàng Lưu: Phó banPhạm Đăng Thành: Phó ban

* Thành viên: Đinh Thị Tường VânQuảng Thị Như Tâm

Phan Ngọc ThôngNguyễn Huỳnh Lâm

Phan Văn Luông Nguyễn Bá Đoán

Đạo Văn RớtNguyễn Văn HuấnTrần Minh Khoa

Võ Viết HiếuNơi in:

Cty CP In Ninh Thuận Giấy phép xuất bản số:

02/GP-XBBTNgày cấp 8\12\2015

của Sở Thông tin và Truyền thông Ninh Thuận

Số lượng 300 bản/số. Khổ 19x27cm,

Nộp lưu chiểu hàng số

HỘI CHỢ TRIỂN LÃM

Trung tâm TTCN&TM

bất cứ lý do nào sau ngày 02 tháng 05 năm 2016 (tính theo dấu công văn đến) sẽ không được hoàn trả chi phí đặt cọc. Phần chi phí này sẽ được Ban tổ chức sử dụng để bù đắp chi phí Nhà nước đã thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp thuê mặt bằng, dàn dựng gian hàng, trang trí tổng thể và tuyên truyền quảng bá.

10. Các nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tham gia chương trình: Thực hiện nghiêm chỉnh những nội dung trong Bản cam kết tham gia chương trình (mẫu 4 đính kèm).

11. Yêu cầu về hồ sơ đăng ký tham gia chương trình:(1) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (sao y bản

chính, đóng dấu đơn vị);(2) Đơn đăng ký tham dự (mẫu 1);(3) Danh sách nhân sự (mẫu 2);(4) Đăng ký giới thiệu thông tin trên Catalogue của Hội

chợ (mẫu 3);(5) Cam kết tham gia chương trình (mẫu 4). (6) Bản sao các chứng chỉ chất lượng an toàn thực

phẩm quốc tế của doanh nghiệpLưu ý: Doanh nghiệp khi đăng ký tham gia, gửi thêm

01 bản mềm Hồ sơ tham dự về địa chỉ:[email protected][email protected] (bao gồm cả ảnh sản phẩm để đăng trên catalogue của Hội chợ). Hồ sơ đăng ký nếu thiếu một trong những văn bản trên sẽ bị loại.

12. Thời hạn đăng ký tham gia: trước ngày 15 tháng 04 năm 2016. Do số lượng gian hàng có hạn, Cục XTTM sẽ đánh giá, lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình và sẽ thông báo chính thức tới Quý doanh nghiệp ngay sau khi danh sách các doanh nghiệp tham gia được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Các đơn vị quan tâm đề nghị gửi hồ sơ về:Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu (Promocen) - Cục Xúc tiến

thương mạiTầng 5, 20 Lý Thường Kiệt, Hà NộiTel: 04. 39364792 (máy lẻ 121) Fax: 04. 39369491/4793Người liên hệ: Anh Đinh Tường Linh ( linhdt.vietrade@

gmail.com);Chị Nguyễn Thị Thu Trang ([email protected])./.