34
1 LUẬT GIỐNG VÀ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG NHẬT BẢN (Luật số 83 ngày 29 tháng 05 năm 1998) được sửa đổi bằng Luật số 49/2007. *Bản dịch tiếng được cung cấp bởi các nhà chức trách Nhật Bản- số 101, tháng 12/2007 * Dịch sang tiếng Việt bởi Đỗ Thanh Tùng (phần tô màu là tự giải thích của người dịch) CHƯƠNG I: CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG Điều 1 (Mục đích) Mục đích của Luật này là nhằm thúc đẩy công tác chọn tạo giống cây trồng, xúc tiến sự phân phối hợp lý “vật liệu nhân giống” bằng các thiết lập cơ sở pháp lý cho một hệ thống liên quan đến công nhận các giống cây trồng nhằm bảo hộ những giống cây trồng mới và lập ra các quy định liên quan đến việc chỉ dẫn về “giống được chứng nhận”, và nhằm góp phần vào sự phát triển của ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản. Điều 2 (Các định nghĩa) (1) Khái niệm “Cây trồng nông lâm nghiệp và thủy sinh” được sử dụng trong Luật này là gồm thực vật có hạt, dương sỉ, rêu, tảo đa bào và các loại cây trồng khác được quy định trong Nghị định Chính phủ (Cabinet Order). Các loại thực vật này được trồng trọt nhằm sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sinh. Khái niệm “cây” có nghĩa là một cá thể của một quần thể cây trồng nông, lâm nghiệp và cây thủy sinh. (2) Khái niệm “Giống” trong Luật này nghĩa là một quần thể cây trồng mà sự biểu hiện của toàn bộ hay nhiều đặc tính quan trọng (dưới đây được nhắc đến là “các tính trạng ”) của quần thể đó có thể phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác và toàn bộ “các tính trạng” của giống vẫn được duy trì không đổi khi nhân giống mới. (khái niệm này được hiểu là Giống cây trồng) (3) Khái niệm ““vật liệu nhân giống”” được sử dụng trong Luật này nghĩa là các cây hoàn chỉnh hoặc các bộ phận của chúng mà sử dụng được để nhân giống mới. (Tiếng việt không có từ nào chung: bao gồm hạt giống, cây giống, mầm giống … ) (4) Khái niệm “Các sản phẩm chế biến” được sử dụng trong Luật này nghĩa là các sản phẩm được làm ra trực tiếp từ “vật liệu thu hoạch” được thông qua việc sử dụng “vật liệu nhân giống” được định rõ trong Nghị định Chính phủ. (5) Khái niệm “Khai thác” liên quan đến một giống khi được sử dụng trong Luật này phải nghĩa là những hành vi sau: (i) Sản xuất, bảo quản, mời chào chuyển giao, chuyển giao, xuất khẩu, nhập khẩu “vật liệu nhân giống” của một giống hoặc lưu trữ vật liệu đó nhằm đạt được mục đích của bất kỳ hành vi nào trong những hành vi này. (Chuyển giao ở đây có nghĩa rộng bao gồm cả bán, kinh doanh giống) (ii) Sản xuất, mời chào chuyển giao hoặc cho thuê, chuyển giao, cho thuê, xuất khẩu, nhập khẩu “vật liệu thu hoạch” thu được từ việc sử dụng “vật liệu nhân giống” của một giống

LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

  • Upload
    others

  • View
    13

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

1

LUẬT GIỐNG VÀ BẢO HỘ GIỐNG CÂY TRỒNG NHẬT BẢN

(Luật số 83 ngày 29 tháng 05 năm 1998)

được sửa đổi bằng Luật số 49/2007.

*Bản dịch tiếng được cung cấp bởi các nhà chức trách Nhật Bản- số 101, tháng 12/2007

* Dịch sang tiếng Việt bởi Đỗ Thanh Tùng (phần tô màu là tự giải thích của người dịch)

CHƯƠNG I: CÁC ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1

(Mục đích)

Mục đích của Luật này là nhằm thúc đẩy công tác chọn tạo giống cây trồng, xúc tiến sự phân phối hợp lý “vật liệu nhân giống” bằng các thiết lập cơ sở pháp lý cho một hệ thống liên quan đến công nhận các giống cây trồng nhằm bảo hộ những giống cây trồng mới và lập ra các quy định liên quan đến việc chỉ dẫn về “giống được chứng nhận”, và nhằm góp phần vào sự phát triển của ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản.

Điều 2

(Các định nghĩa)

(1) Khái niệm “Cây trồng nông lâm nghiệp và thủy sinh” được sử dụng trong Luật này là gồm thực vật có hạt, dương sỉ, rêu, tảo đa bào và các loại cây trồng khác được quy định trong Nghị định Chính phủ (Cabinet Order). Các loại thực vật này được trồng trọt nhằm sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sinh. Khái niệm “cây” có nghĩa là một cá thể của một quần thể cây trồng nông, lâm nghiệp và cây thủy sinh.

(2) Khái niệm “Giống” trong Luật này nghĩa là một quần thể cây trồng mà sự biểu hiện của toàn bộ hay nhiều đặc tính quan trọng (dưới đây được nhắc đến là “các tính trạng ”) của quần thể đó có thể phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác và toàn bộ “các tính trạng” của giống vẫn được duy trì không đổi khi nhân giống mới. (khái niệm này được hiểu là Giống cây trồng)

(3) Khái niệm ““vật liệu nhân giống”” được sử dụng trong Luật này nghĩa là các cây hoàn chỉnh hoặc các bộ phận của chúng mà sử dụng được để nhân giống mới. (Tiếng việt không có từ nào chung: bao gồm hạt giống, cây giống, mầm giống … )

(4) Khái niệm “Các sản phẩm chế biến” được sử dụng trong Luật này nghĩa là các sản phẩm được làm ra trực tiếp từ “vật liệu thu hoạch” được thông qua việc sử dụng “vật liệu nhân giống” và được định rõ trong Nghị định Chính phủ.

(5) Khái niệm “Khai thác” liên quan đến một giống khi được sử dụng trong Luật này phải nghĩa là những hành vi sau:

(i) Sản xuất, bảo quản, mời chào chuyển giao, chuyển giao, xuất khẩu, nhập khẩu “vật liệu nhân giống” của một giống hoặc lưu trữ vật liệu đó nhằm đạt được mục đích của bất kỳ hành vi nào trong những hành vi này. (Chuyển giao ở đây có nghĩa rộng bao gồm cả bán, kinh doanh giống)

(ii) Sản xuất, mời chào chuyển giao hoặc cho thuê, chuyển giao, cho thuê, xuất khẩu, nhập khẩu “vật liệu thu hoạch” thu được từ việc sử dụng “vật liệu nhân giống” của một giống

Page 2: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

2

hay lưu trữ “vật liệu thu hoạch” đó nhằm đạt được mục đích của bất kỳ hành vi nào trong những hành vi này (giới hạn đối với những trường hợp nếu người sở hữu quyền tác giả hoặc quyền khai thác độc quyền không có cơ hội hợp lý để thực hiện quyền người đó đối với các hành vi quy định ở mục trước). (vật liệu thu hoạch ví dụ như hạt thóc thu hoạch được sau khi gieo trồng một giống nào đó)

(iii) Sản xuất, mời chào chuyển giao hoặc cho thuê, chuyển giao, cho thuê, xuất khẩu, nhập khẩu các “các sản phẩm chế biến” của giống nào đó hay lưu trữ các sản phẩm đó nhằm đạt được mục đích của bất kỳ hành vi nào trong những hành vi này (giới hạn đối với những trường hợp mà người sở hữu quyền tác giả hoặc quyền khai thác độc quyền không có cơ hội hợp lý để thực hiện quyền của người đó đối với các hành vi quy định ở hai mục trước).

(6) Khái niệm ““giống được chứng nhận”” sử dụng trong Luật này phải có nghĩa là giống (không bao gồm các loại cây lâm nghiệp) như được quy định bởi Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản, hiện diện dưới các dạng hạt, bào tử, thân, rễ, mầm, cây con, mắt ghép, gốc ghép, sợi nấm hoặc các bộ phận khác của cây trồng mà được chỉ rõ bởi Nghị định Chính phủ về yêu cầu đối với các nội dung nhất định phải được gắn nhãn khi bán nhằm tạo thuận lợi để nhận biết chất lượng của giống. Khái niệm “Tổ chức, cá nhân kinh doanh giống” sử dụng trong Luật này phải có nghĩa là bất kể người nào liên quan đến hoạt động bán “vật liệu nhân giống” được chứng nhận với mục đích thương mại. (khái niệm giống ở đây là vật liệu nhân giống”; “giống được chứng nhận = “vật liệu nhân giống được chứng nhận”)

(7) Sau khi lắng nghe các ý kiến của Ủy ban nguyên vật liệu Nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản phải xác định và thông báo công khai “các tính trạng” quan trọng được nhắc đến trong khoản (2) Điều này đối với mỗi chủng loại cây trồng nông, lâm nghiệp hoặc cây thủy sinh chỉ rõ bởi Thông tư (Ordinance) của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản.

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG CÔNG NHẬN GIỐNG.

PHẦN I: CÔNG NHẬN GIỐNG VÀ ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN GIỐNG

Điều 3

(Điều kiện để công nhận giống)

(1) Bất kỳ người nào chọn tạo được một giống (nghĩa là sự cố định hoặc xác định rõ của các tính trạng xuất hiện như là kết quả của biến dị nhân tạo hay tự nhiên; nghĩa tương tự như thế phải được áp dụng dưới đây) mà giống đó đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi được quy định dưới đây hoặc bất kỳ người nào là người kế thừa quyền của người đó (dưới đây được nhắc đến là “tác giả”) đều có thể giành được sự công nhận đối với giống đó (dưới đây được nhắc đến là “công nhận giống”)

(i) Giống có thể phân biệt được rõ ràng về toàn bộ hoặc phần nhiều các tính trạng của nó so với bất kỳ một giống nào khác đang hiện hữu công khai tại Nhật Bản hoặc tại bất kỳ một Quốc gia nào khác ở tại thời điểm đệ trình đơn đề nghị công nhận giống.

(ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng giai đoạn sinh sản của giống đó là tương đồng nhau một cách đầy đủ về toàn bộ các tính trạng của giống đó.

(iii) Toàn bộ các tính trạng của giống đó duy trì không đổi sau khi được nhân giống lại.

(2) Nếu việc đệ trình một đơn đề nghị công nhận giống hoặc một đơn đề nghị tương tự tại một Quốc gia nước ngoài đối với một giống mà dẫn đến việc cấp bảo hộ cho quá trình chọn tạo của giống đó, thì sự hiện diện của giống đó phải được xem là một sự việc hiện hữu công khai kể từ thời điểm đệ trình đơn đề nghị đó trở về trước.

Page 3: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

3

Điều 4

(1) Một giống có thể không được công nhận nếu tên của giống liên quan đến đơn đề nghị công nhận giống (dưới đây được nhắc đến là “giống nộp đơn”) rơi vào bất kỳ mục nào sau đây:

(i) Nếu có nhiều hơn một tên gọi đối với giống đó;

(ii) Nếu tên giống trùng hoặc tương tự như một nhãn hiệu thương mại đã đăng ký liên quan đến “vật liệu nhân giống” của giống đó hoặc một nhãn hiệu thương mại đã đăng ký liên quan đến các loại hàng hóa tương tự như “vật liệu nhân giống” nói trên.

(iii) Nếu tên giống trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu thương mại đã đăng ký liên quan đến các dịch vụ của “vật liệu nhân giống” của giống đó hay các loại hàng hóa tương tự như “vật liệu nhân giống” nói trên.

(iv) Nếu tên giống có thể gây sự nhầm lẫn nhận dạng về giống đó hoặc gây ra sự mập mờ về nhận dạng nó (không bao gồm các trường hợp đã nêu ra ở hai mục trước).

(2) Một giống có thể không được công nhận khi “vật liệu nhân giống” hoặc “vật liệu thu hoạch” của giống đó đã được chuyển giao với mục đích thương mại ở Nhật Bản sớm hơn 1 năm trước ngày của đơn đề nghị công nhận giống hoặc ở bất kỳ một Quốc gia nào khác sớm hơn trước ngày của đơn đề nghị công nhận giống như vậy 4 năm (hoặc sớm hơn trước 6 năm đối với các trường hợp mà giống đó thuộc về chi hay loài cây trồng nông, lâm nghiệp hoặc cây thủy sinh lâu năm được chỉ rõ bởi Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản). Tuy nhiên, điều khoản này không được áp dụng nếu việc chuyển giao như vậy chỉ được thực hiện với mục đích thí nghiệm hay nghiên cứu, hoặc nếu việc chuyển giao như vậy được thực hiện theo nguyện vọng của tác giả.

Điều 5

(Đơn đề nghị công nhận giống)

(1) Một người dự định giành được sự công nhận một giống phải đệ trình một đơn đề nghị cho Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản nêu rõ những nội dung như sau, chiểu theo các điều khoản tại Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản.

(i) Tên và chỗ ở của người nộp đơn đề nghị công nhận giống;

(ii) Chi hoặc loài của cây trồng nông lâm nghiệp hoặc cây thủy sinh của giống nộp đơn đó;

(iii) Tên của giống nộp đơn;

(iv) Tên và chỗ ở của người đã chọn tạo ra giống nộp đơn đó; và

(v) Các nội dung được quy định trong Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản thêm vào những nội dung đã liệt kê ở các mục trước.

(2) Đơn đề nghị được nêu ra trong khoản (1) Điều này phải được gửi kèm với một văn bản giải thích nêu rõ các nội dung quy định tại Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản và cũng với các hình ảnh cây trồng của giống nộp đơn đó, chiểu theo các điều khoản tại Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản.

(3) Nếu có hai hay nhiều người cùng nhau chọn tạo một giống, thì những người đó phải đệ trình một đơn đề nghị công nhận liên quan đến một giống chung nhau.

Page 4: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

4

Điều 6

(Lệ phí Đơn đề nghị)

(1) Đối tượng nộp đơn đề nghị phải trả một khoản phí đơn đề nghị với giá trị được chỉ rõ tại Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản, nhưng không vượt quá 47.200 yên trên đơn đề nghị.

(2) Điều khoản quy định trong khoản trước không được áp dụng nếu đối tượng nộp đơn là cơ quan chính quyền nhà nước (bao gồm Cơ quan Hành chính Độc lập theo quy định của Luật về Các nguyên tắc chung của Cơ quan Hành chính Độc lập (Luật số 103 năm1999) tại Điều 2 khoản (1) các cơ quan này được quy định trong Nghị định Chính phủ là đơn vị có các hoạt động liên quan đến việc chọn tạo các giống cây trồng; điều khoản tương tự như vậy phải được áp dụng cho khoản (3) Điều này, cho Điều 45 khoản (2) và (3) và Điều 54 khoản (2)).

(3) Bất kể điều khoản nào trong khoản (1) Điều này, nếu cơ quan chính quyền nhà nước và một người khác cùng nhau đệ trình một đơn đề nghị công nhận giống và giữa họ đã có một thỏa thuận về phân chia quyền tác giả được cấp khi công nhận giống, thì mức lệ phí đơn đề nghị nêu ra trong khoản (1) Điều này bằng giá trị lệ phí đơn đề nghị được chỉ rõ bởi Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản chiểu theo khoản (1) Điều này nhân với tỷ lệ phần trăm cổ phần của người khác đó và người khác đó phải tự trả phần của mình.

(4) Nếu số tiền phí nộp đơn lẻ dưới 10 yên khi được tính toán theo điều khoản của khoản (3) Điều này, thì số lẻ như vậy phải được xóa bỏ.

Điều 7

(Chuyển giao Quyền của Đối tượng nộp đơn đề nghị)

(1) Quyền của đối tượng nộp đơn đề nghị có thể được chuyển giao.

(2) Bất kỳ sự chuyển giao quyền của đối tượng nộp đơn đề nghị nào đều không có hiệu lực nếu không có một thông báo đến Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản, chiểu theo các điều khoản của Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản, ngoại trừ trong trường hợp thừa kế hoặc kế thừa khác.

(3) Nếu quyền của đối tượng nộp đơn đề nghị đã được chuyển giao dưới dạng thừa kế hoặc kế thừa khác, thì người kế thừa quyền phải thông báo ngay cho Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản, chiểu theo các điều khoản tại Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản.

Điều 8

(Giống do “các đối tượng làm công…” chọn tạo như một phần của các nhiệm vụ, bổn phận của họ)

(1) Đối với một giống được chọn tạo bởi một người làm công, một nhân viên của một thực thể pháp nhân hoặc một quan chức chính quyền cấp trung ương hay địa phương (dưới đây được nhắc đến là “các đối tượng làm công…”), thì bất kỳ điều khoản hợp đồng, nội quy làm việc hay bất kỳ quy định nào khác mà thiết lập cơ sở hợp pháp rằng người sử dụng lao động, pháp nhân hay cơ quan chính quyền đó (dưới đây được nhắc đến là “các đối tượng sử dụng lao động…”) phải đệ trình một đơn đề nghị công nhận giống hoặc có quyền của đối tượng nộp đơn đề nghị được chuyển giao, hoặc, nếu “các đối tượng làm công…” đó giành được công nhận giống, thì là có quyền tác giả được chuyển giao hoặc quyền khai thác độc quyền được cấp đều là không còn giá trị nữa (điều khoản, nội quy, quy định …trên). Tuy nhiên, điều khoản này không được áp dụng nếu về mặt bản chất, việc chọn tạo giống đó rơi vào đúng với phạm vi hoạt động kinh

Page 5: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

5

doanh của “các đối tượng sử dụng lao động…” đó và hơn nữa, những hành vi dẫn đến việc chọn tạo nói đến ở trên rơi vào các nhiệm vụ, bổn phận của “các đối tượng làm công…” đó (dưới đây được nhắc đến là “Giống do “các đối tượng làm công…” chọn tạo như một phần của các nhiệm vụ, bổn phận của họ”)

(2) Một người thuộc “các đối tượng làm công...” có thể đòi “các đối tượng sử dụng lao động...” chi trả một khoản bù đắp được xác định dựa trên việc tính toán lợi nhuận thu được của “các đối tượng sử dụng lao động...” từ “Giống do “các đối tượng làm công…” chọn tạo như một phần của các nhiệm vụ, bổn phận của họ” và mức độ đóng góp của “các đối tượng sử dụng lao động...” đối với việc chọn tạo giống đó, đòi bù đắp phù hợp với một hợp đồng, nội quy làm việc hoặc bất kỳ một quy định nào khác khi mà “các đối tượng sử dụng lao động...” đã nộp đơn đề nghị công nhận đối với “Giống do “các đối tượng làm công…” chọn tạo như một phần của các nhiệm vụ, bổn phận của họ” như đã nói ở trên hoặc có quyền của đối tượng nộp đơn được chuyển giao, hoặc sau khi “các đối tượng làm công...” đã được công nhận giống, thì có quyền tác giả được chuyển giao hoặc một quyền khai thác độc quyền được cấp.

(3) Nếu một người thuộc “các đối tượng làm công...” hoặc người kế thừa quyền của họ được công nhận một giống liên quan đến “Giống do “các đối tượng làm công…” chọn tạo như một phần của các nhiệm vụ, bổn phận của họ”, thì “các đối tượng sử dụng lao động...” hoặc người kế thừa của họ phải được cấp một quyền khai thác không độc quyền đối với giống đó.

Điều 9

(Quy tắc Ưu tiên đệ trình trước)

(1) Nếu có hai hay nhiều hơn đơn đề nghị công nhận giống đã được đệ trình liên quan đến cùng một giống hoặc đến nhiều giống mà giữa chúng không thể phân biệt được với nhau bằng các tính trạng cơ bản, thì chỉ đối tượng nộp đơn đề nghị công nhận giống trước tiên là có được quyền nhận được công nhận giống.

(2) Nếu một đơn đề nghị công nhận giống được rút hoặc bị bác bỏ, thì đơn đề nghị đó phải được xem là chưa bao giờ được được cho mục đích như ở khoản (1) Điều này.

(3) Một đơn đề nghị công nhận giống mà được đệ trình bởi một người không phải là tác giả của giống đó thì không được xem là một đơn đề nghị công nhận giống cho mục đích như ở khoản (1) Điều này.

Điều 10

(Hưởng các Quyền bởi những công dân nước ngoài)

(1) Một người nước ngoài mà không có cả chỗ ở lẫn nhà (không có trụ sở đăng ký, trong trường hợp của một pháp nhân) ở Nhật Bản, thì có thể không được hưởng quyền tác giả hay bất kỳ quyền nào liên quan đến quyền tác giả ngoại trừ các trường hợp rơi vào bất kỳ mục sau đây:

(i) Nếu Quốc gia mà người đó là công dân hoặc có chỗ ở hoặc nhà ở đó (trường hợp pháp nhân thì là trụ sở đăng ký) là một Quốc gia tham gia Công ước Quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng mới ngày 02/12/1961, sửa đổi tại Geneva vào ngày 10/11/1972, ngày 23/10/2978 và ngày 19/03/1991 (dưới đây được nhắc đến là “quốc gia tham gia”) hoặc là một Quốc gia thành viên của một tổ chức liên chính phủ được giới hạn bởi Công ước nói trên (dưới đây được nhắc đến là một “ tổ chức liên chính phủ”; “Các quốc gia tham gia và Quốc gia thành viên của một tổ chức liên chính phủ” dưới đây được gộp vào nhắc đến là “các bên tham gia giao kết”).

Page 6: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

6

(ii) Nếu Quốc gia mà người đó là công dân hoặc có chỗ ở hay nhà ở đó (trường hợp pháp nhân thì là có trụ sở đăng ký) là một Quốc gia tham gia Công ước Quốc tế về Bảo hộ giống cây trồng mới ngày 02/12/1961, sửa đổi tại Geneva vào ngày 10/11/1972, ngày 23/10/2978 (bao gồm các Quốc gia liên quan đến những nội dung mà Nhật Bản áp dụng Công ước này chiểu theo điều khoản của Điều 34 (2) của Công ước nói trên, dưới đây được nhắc đến là một “Quốc gia thành viên”) và nếu Quốc gia nói trên cấp bảo hộ cho loài hoặc chi cây trồng của giống nộp đơn của người đó (trừ trường hợp được quy định tại mục trước).

(iii) Nếu Quốc gia mà người đó là công dân cấp bảo hộ cho các giống của người quốc tịch Nhật Bản theo cùng các điều kiện như ở nước quốc tịch gốc (bao gồm cả các Quốc gia cấp bảo hộ cho người quốc tịch Nhật Bản dưới điều kiện như là nước Nhật cho phép người quốc tịch nước đó được hưởng quyền tác giả và những quyền khác liên quan đến quyền tác giả) và nếu Quốc gia nói trên cấp bảo hộ cho loài hoặc chi cây trồng của giống nộp đơn của người đó (trừ trường hợp được quy định tại hai mục trước).

Điều 11

(Quyền Ưu tiên)

(1) Bất kỳ người nào được liệt kê ở bất kỳ mục nào dưới đây, nếu đáp ứng được các điều kiện đã quy định trong từng các mục đó, đều có thể đòi một quyền ưu tiên tại thời điểm đệ trình đơn đề nghị liên quan đến từng mục đó, chiểu theo các điều khoản của Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản.

(i) Một người đã đệ trình một (hay nhiều) đơn tương tự như đơn đề nghị công nhận giống ở một “Quốc gia tham gia”, một “Tổ chức liên chính phủ” hoặc ở một “Quốc gia thành viên” (dưới đây được gộp vào nhắc đến là “nộp đơn ở một Quốc gia tham gia”) hoặc người kế thừa quyền của người đó (giới hạn đối với một người quốc tịch Nhật Bản, một người thuộc một “Bên tham gia giao kết” hoặc một “Quốc gia thành viên” hay người có một chỗ ở hoặc nhà (trường hợp pháp nhân thì là trụ sở đăng ký) ở Nhật Bản, ở một “Bên tham gia giao kết” hoặc ở một “Quốc gia thành viên”): Nếu người đó hoặc người kế thừa quyền của người đó đệ trình một đơn đề nghị công nhận giống đối với một giống liên quan đến việc nộp đơn nói trên ở một “Quốc gia tham gia”, thì là (có thể đòi quyền ưu tiên) trong vòng 1 năm kể từ ngày đệ trình đơn đề nghị đầu tiên đó ở một “Quốc gia tham gia” (dưới đây được nhắc đến là “ngày nộp đơn ở một Quốc gia tham gia”); hoặc

(ii) Một người đã đệ trình một (hay nhiều) đơn tương tự như đơn đề nghị công nhận giống ở một Quốc gia quy định tại mục 3 của Điều 10, mà quốc gia đó cho phép người quốc tịch Nhật Bản đòi quyền ưu tiên với cùng các điều kiện như nước Nhật Bản thực hiện (không bao gồm “Quốc gia thành viên” và “Quốc gia tham gia”; dưới đây được nhắc đến là một “Quốc gia đã định”) hoặc người kế thừa quyền của người đó (Giới hạn đối với một công dân Nhật Bản hoặc một người thuộc một ” Quốc gia đã định”): Nếu người đó hoặc người kế thừa quyền của người đó đệ trình một đơn đề nghị công nhận giống đối với một giống liên quan đến đơn đề nghị nói trên ở một “Quốc gia đã định”, thì là trong vòng 1 năm kể từ ngày đệ trình đơn đề nghị đầu tiên đó ở một “Quốc gia đã định” (dưới đây được nhắc đến là “ngày nộp đơn ở một Quốc gia đã định”)

(2) Nếu đối tượng nộp đơn đề nghị mà đòi quyền ưu tiên liên quan đến một “giống nộp đơn” chiểu theo các điều khoản của khoản (1) Điều này, thì đối với bất kỳ một đơn đề nghị công nhận giống, một bản công bố, một sự chuyển giao hoặc bất kỳ một hành vi nào khác được thực hiện liên quan đến bất kỳ giống nào trùng nhau hay khác nhau không rõ ràng về các tính trạng cơ bản so với giống nộp đơn, trong khoảng thời gian từ ngày đệ trình đơn đề nghị cho

Page 7: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

7

một “Quốc gia tham gia” hoặc vào một “Quốc gia đã định” đến ngày đệ trình đơn đề nghị công nhận giống liên quan đến giống đã nộp đơn nói trên, đều không bị thiết lập lý do ngăn cản việc công nhận “giống nộp đơn” đó.

Điều 12

(Hiệu chỉnh đúng đơn đề nghị công nhận giống)

(1) Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản có thể lệnh cho đối tượng nộp đơn đề nghị hiệu chỉnh đúng đơn đề nghị công nhận giống đó trong bất kỳ trường hợp nào sau đây và định rõ một khoảng thời gian đủ để hoàn thành:

(i) Nếu đơn đề nghị công nhận giống không tuân thủ các yêu cầu chính thức quy định trong Luật này hoặc trong các Nghị định và Thông tư dưới luật; hoặc

(ii) Nếu đối tượng nộp đơn đề nghị không trả lệ phí đơn đề nghị theo các điều khoản của khoản (1) Điều 6.

(2) Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản có thể bác đơn đề nghị công nhận giống nếu người được yêu cầu hiệu chỉnh đơn đề nghị công nhận giống đó, chiểu theo các điều khoản của khoản (1) Điều này đã không hiệu chỉnh đơn đề nghị đó trong một khoảng thời gian đã định, chiểu theo điều khoản ở khoản đã nói trên.

PHẦN 2: CÔNG BỐ ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Điều 13

(Công bố đơn đề nghị)

(1) Khi một đơn đề nghị công nhận giống đã được chấp nhận (hoặc khi một đơn đề nghị công nhận giống đã hiệu chỉnh được đã chấp nhận chiểu theo điều khoản của khoản (1) Điều 12 về hiệu chỉnh đơn đề nghị công nhận giống theo lệnh), thì Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản phải công bố ngay đơn đề nghị công nhận giống đó bằng cách thông báo công khai các nội dung sau:

(i) Số hiệu đơn đề nghị và ngày đệ trình đơn đề nghị công nhận giống;

(ii) Tên và chỗ ở hay nhà của đối tượng đề nghị công nhận giống;

(iii) Chi hay loài của cây trồng nông lâm nghiệp hoặc cây thủy sinh của giống nộp đơn đó;

(iv) Tên của giống nộp đơn;

(v) Ngày công bố đơn đề nghị đó; và

(vi) Các nội dung cần thiết khác bổ sung vào những nội dung đã liệt kê ở các mục trước.

(2) Nếu đơn đề nghị công nhận giống bị ngăn cấm, rút bỏ hay bác bỏ sau khi công bố đơn đề nghị đó hoặc sau khi đơn đề nghị công nhận giống đã bị đánh trượt, thì Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản phải thông báo công khai hiệu lực của việc đó.

Điều 14

(Hiệu lực vv… của việc Công bố đơn đề nghị)

(1) Sau khi công bố đơn đề nghị, nếu đối tượng nộp đơn đề nghị được cảnh báo phải đệ trình một báo cáo công bố các đặc tính của giống nộp đơn đó, thì trong thời gian sau khi được cảnh báo

Page 8: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

8

đến trước khi công nhận giống đó, đối tượng nộp đơn đề nghị có thể đòi người đã khai thác thương mại một giống mà các tính trạng cơ bản của nó không thể phân biệt được rõ ràng so với giống nộp đơn hoặc một giống mà các điều khoản của mỗi mục trong Điều 20 khoản (2) có thể áp dụng được một khoản đền bù tương đương với giá trị mà đối tượng nộp đơn đề nghị đó có thể có quyền nhận được nếu giống nộp đơn đó được công nhận. Thậm chí ngay cả khi không có cảnh báo như vậy, thì điều khoản tương tự như trên cũng phải được áp dụng cho người đã khai thác thương mại một giống nộp đơn (bao gồm cả giống có các tính trạng cơ bản không phân biệt được rõ ràng so với giống nộp đơn và cả một giống mà điều khoản của mỗi mục của điều 20 khoản (2) có thể áp dụng nếu giống nộp đơn đó đã được công nhận) mà người khai thác đã biết rằng giống được người đó khai thác là một giống nộp đơn liên quan đến việc công bố đơn đề nghị được tiến hành trước khi công nhận giống đó.

(2) Quyền đòi đền bù quy định trong khoản (1) Điều này chỉ có thể được thực hiện sau khi giống liên quan được công nhận giống.

(3) Việc thực hiện quyền đòi đền bù quy định trong khoản (1) Điều này phải không được loại trừ việc thực hiện quyền tác giả.

(4) Nếu đơn đề nghị công nhận giống đã bị ngăn cấm, rút bỏ hay bác bỏ sau khi công bố đơn đề nghị hoặc nếu đơn đề nghị công nhận giống đã bị đánh hỏng và bị xóa chiểu theo các điều khoản của mục 1 hoặc 4 của Điều 49 khoản 1, hoặc nếu một quyết định xóa bỏ công nhận giống đã là quyết định cuối cùng và bắt buộc xác nhận lý do một đề nghị phản đối công nhận giống đó chiểu theo Luật kháng cáo hành chính (Luật số 160 năm 1962), hoặc nếu một phán quyết của tòa hủy bỏ hoặc xác nhận sự vô hiệu của việc công nhận giống trở thành phán quyết cuối cùng và bắt buộc, thì quyền đòi hỏi bồi thường theo khoản (1) của Điều này phải được xem là chưa bao giờ được thành lập.

(5) Điều 36, 37, 38, 40, 41, 42 và 43 của Luật này cùng với Điều 719 và 724 của Bộ luật dân sự (Luật số 89 năm 1896) phải được áp dụng với những sửa đổi hợp lý nhằm thi hành quyền đòi hỏi bồi thường như đã quy định ở khoản (1) của Điều này. Trong trường hợp này, nếu một người sở hữu quyền đòi hỏi bồi thường đã biết sự việc là giống nộp đơn liên quan đến công nhận giống đã được khai thác trước khi công nhận và người khai thác giống đó, thì khái niệm “ Thời điểm mà nạn nhân hoặc người đại diện pháp lý của nạn nhận đó trở thành kẻ nhận thức được nguy hại và thủ phạm” trong Điều 724 của Bộ luật nói trên phải được xem là đã thay thế bằng “Ngày công nhận giống”.

PHẦN 3: KIỂM TRA

Điều 15

(Kiểm tra Giống nộp đơn)

(1) Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản có thể lệnh cho đối tượng nộp đơn đề nghị đệ trình các cây trồng hoàn chỉnh hoặc các bộ phận cây trồng của giống nộp đơn hay vật liệu khác cần thiết để kiểm tra giống nộp đơn đó.

(2) Trong quá trình kiểm tra giống nộp đơn, Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản phải phân công các nhân viên của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản thực hiện các hoạt động thanh tra tại chỗ hoặc phân công Trung tâm giống và cây giống Quốc gia (dưới đây được nhắc đến là “NCSS”) thực hiện các khảo nghiệm gieo trồng. Tuy nhiên, điều khoản này không được áp dụng nếu thấy không cần thiết phải làm như vậy đối với việc kiểm tra giống nộp đơn.

(3) Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản có thể yêu cầu các cơ quan hành chính, các tổ chức đào tạo liên quan hoặc các nhân sự khác mà Bộ trưởng thấy phù hợp thực hiện việc thanh tra tại chỗ như quy định tại khoản (2) Điều này.

Page 9: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

9

(4) Các hạng mục được khảo nghiệm, các phương pháp khảo nghiệm và các nội dung cần thiết khác để tiến hành các khảo nghiệm gieo trồng nêu ra tại khoản (2) Điều này phải được chỉ dẫn rõ bởi Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản.

(5) Với sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản, NCSS có thể yêu cầu các cơ quan hành chính, tổ chức đào tạo liên quan hoặc các nhân sự khác mà Bộ trưởng thấy phù hợp thực hiện các khảo nghiệm gieo trồng như nêu ra tại khoản (2) Điều này.

(6) Nếu thấy cần thiết nhằm đảm bảo thực hiện khảo nghiệm gieo trồng phù hợp, Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản có thể ấn hành những quy định cho NCSS liên quan đến các khảo nghiệm gieo trồng như nêu ra ở khoản (2) Điều này.

Điều 16

(Lênh thay đổi tên gọi)

(1) Nếu tên của giống nộp đơn rơi vào bất kỳ mục nào của Điều 4 khoản (1), thì Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản có thể lệnh cho đối tượng nộp đơn thay đổi bằng tên khác không vi phạm các mục Điều 4 khoản (1) trong một khoảng thời gian đủ để thực hiện.

(2) Sau khi công bố đơn đề nghị, nếu tên gọi được thay đổi chiểu theo điều khoản của khoản trước, thì Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản phải thông báo công khai thông tin hiệu lực của việc đó.

Điều 17

(Bác đơn đề nghị công nhận giống)

(1) Nếu một đơn đề nghị công nhận giống rơi vào bất kỳ các mục sau đây, thì bằng văn bản, Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản phải bác đơn đề nghị công nhận giống đó:

(i) Giống nộp đơn không thể công nhận được chiểu theo các điều khoản của Điều 3 khoản (1), Điều 4 khoản (2), Điều 5 khoản (3), Điều 9 khoản (1) hay Điều 10;

(ii) Đối tượng nộp đơn đề nghị không tuân thủ lệnh quy định tại Điều 15 khoản (1) mà không có các lý do hợp pháp, từ chối việc thanh tra tại chỗ như quy định trong khoản (2) Điều 15 hoặc không tuân thủ lệnh quy định trong khoản (1) Điều 16.

(2) Khi Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản định bác một đơn đề nghị công nhận giống phải bị bác chiểu theo điều khoản của khoản (1) Điều này, thì Bộ trưởng phải thông báo lý do bác đến đối tượng nộp đơn đề nghị đó và dành cho người đó một cơ hội đệ trình một văn bản các ý kiến tranh luận của người đó, định rõ một khoảng thời gian giới hạn đủ để kiến nghị.

Điều 18

(Công nhận giống)

(1) Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản phải công nhận giống trừ phi đơn đề nghị công nhận giống đó bị bác chiểu theo điều khoản của khoản (1) Điều 17.

(2) Việc công nhận một giống phải được kết thúc dựa trên việc ghi vào Danh mục các Giống cây trồng những nội dung sau:

(i) Số hiệu công nhận và ngày công nhận giống.

(ii) Tên loài hoặc chi của cây trồng Nông lâm nghiệp hoặc cây thủy sinh của giống đó;

(iii) Tên giống;

Page 10: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

10

(iv) Các đặc tính của giống đó;

(v) Thời hạn quyền tác giả;

(vi) Tên và chỗ ở hoặc nhà của người được công nhận giống; và

(vii) Thêm vào các nội dung liệt kê ở các mục trước những nội dung được quy định bởi Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản.

(3) Khi một người đã được công nhận một giống chiểu theo các điều khoản trong khoản (1) của Điều này, thì Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản phải thông báo cho người được công nhận giống nói trên và thông báo công khai các nội dung theo quy định tại Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản.

PHẦN 4: QUYỀN TÁC GIẢ

Điều 19

(Cấp quyền và thời hạn của Quyền tác giả)

(1) Quyền tác giả phải có hiệu lực vào lúc công nhận một giống.

(2) Thời hạn của một quyền tác giả phải là 25 năm kể từ ngày công nhận giống (30 năm đối với trường hợp của các giống quy định ở Điều 4 khoản (2)).

Điều 20

(Hiệu lực của Quyền tác giả)

(1) Người sở hữu một quyền tác giả phải có một quyền độc quyền khai thác thương mại đối với giống đã được công nhận (dưới đây được nhắc đến là “giống công nhận”) và những giống mà các tính trạng cơ bản của chúng không thể phân biệt được rõ ràng so với “giống công nhận”. Tuy nhiên, nếu một quyền khai thác độc quyền đã cấp có liên quan đến một quyền tác giả, thì điều khoản này phải không được áp dụng đến mức độ nào đó nếu người sở hữu một quyền khai thác độc quyền được đã được cấp một quyền độc quyền khai thác các giống đó.

(2) Người sở hữu quyền tác giả đối với một “giống công nhận” cũng phải có một quyền độc quyền liên quan đến các giống được mô tả trong các mục sau đây. Phạm vi của quyền này phải tương tự như quyền của các tác giả của các giống (được mô tả) đã nêu được cấp, nếu giống đó được công nhận. Trong trường hợp này, thì khoản (1) của Điều này phải được áp dụng với những điều chỉnh thích hợp.

(i) Các giống được chọn tạo bằng cách làm thay đổi một số tính trạng của “giống công nhận” nào đó, trong khi vẫn giữ các tính trạng chủ yếu của giống đó bằng việc sử dụng những phương pháp như chọn lọc một thể đột biến, lai hồi giao, biến đổi bằng công nghệ gen hoặc bằng những phương pháp khác được ghi rõ tại Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản và những giống này có thể phân biệt được rõ ràng so với “giống công nhận” ban đầu bởi các tính trạng cơ bản.

(ii) Các giống mà việc sản xuất chúng đòi hỏi việc sử dụng nhắc lại một “giống công nhận”.

(3) Nếu một “giống công nhận” được chọn tạo bằng cách làm thay đổi một số tính trạng của một giống không phải là “giống công nhận” trong khi vẫn giữ lại các tính trạng chủ yếu của nó bằng việc sử dụng các phương pháp được ghi rõ tại Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản được quy định trong mục 1 khoản (2) Điều này, đối với mục đích áp dụng của khoản (2) Điều này và khoản (2) Điều 21, thì cụm từ “các mục sau đây” trong khoản (2) Điều này và cụm từ

Page 11: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

11

“mỗi mục trong khoản (2) Điều 20” phải được xem là bị thay thế bằng cụm từ “mục 2” và cụm từ “mục 2 khoản (2) Điều 20”.

Điều 21

(Giới hạn Hiệu lực của Quyền tác giả)

(1) Hiệu lực của một quyền tác giả phải không được mở rộng đến các hành vi sau đây:

(i) Khai thác giống đó cho mục đích chọn tạo các giống mới hoặc cho các mục đích thí nghiệm và nghiên cứu khác;

(ii) Việc sản xuất “vật liệu nhân giống” của “giống công nhận” được thực hiện bởi một người có một quyền sáng chế đối với quá trình chọn tạo “giống công nhận” đó (bao gồm cả những giống mà các tính trạng cơ bản của chúng không thể phân biệt được rõ ràng so với “giống công nhận”; dưới đây nội dung tương tự như vậy phải được áp dụng trong khoản này) hoặc được thực hiện bởi một người được cấp một giấy phép độc quyền hay không độc quyền trên quyền sáng chế nói trên, dưới các hình thức sản xuất liên quan đến sáng chế nói trên hoặc bảo quản, mời chào chuyển giao, chuyển giao, xuất, nhập khẩu hoặc lưu trữ phục vụ các mục đích của những hành vi này đối với “vật liệu nhân giống” nói trên.

(iii) Việc sản xuất “vật liệu nhân giống” của “giống công nhận” sau khi hết hiệu lực của quyền sáng chế như nêu ra trong mục (ii) khoản này, thực hiện bởi bất kỳ người nào, bởi các hình thức sản xuất liên quan đến sáng chế nói trên hoặc bảo quản, mời chào chuyển giao, chuyển giao, xuất, nhập khẩu hoặc lưu trữ phục vụ các mục đích của những hành vi này đối với “vật liệu nhân giống” nói trên.

(iv) Việc sản xuất, mời chào chuyển giao, chuyển giao, cho thuê, xuất, nhập khẩu hoặc lưu trữ phục vụ mục đích của các hành vi này đối với “vật liệu thu hoạch” có được từ việc sử dụng “vật liệu nhân giống” nêu ra ở các mục (ii) và (iii) của khoản này.

(v) Việc sản xuất, mời chào chuyển giao, chuyển giao, cho thuê, xuất, nhập khẩu hoặc lưu trữ phục vụ mục đích của các hành vi này đối với các “các sản phẩm chế biến” liên quan đến “vật liệu thu hoạch” nêu ra ở mục (iv) của khoản này.

(2) Nếu những nông dân như được quy định bởi Nghị định Chính phủ mà thu được “vật liệu thu hoạch” từ việc sử dụng “vật liệu nhân giống” của một “giống công nhận”, của những giống mà các tính trạng cơ bản của chúng không phân biệt được rõ ràng so với “giống công nhận” đó hoặc của những giống đươc liệt kê trong mỗi mục của khoản (2) Điều 20 liên quan đến “giống công nhận” đó (dưới đây được gộp lại và được nhắc đến là “các giống công nhận…”) mà các giống đó đang được chuyển giao bởi người sở hữu quyền tác giả, người sở hữu quyền khai thác độc quyền hoặc người sở hữu quyền khai thác không độc quyền và các sử dụng khác, khi thuộc sở hữu của người nông dân mà “vật liệu thu hoạch” nói trên là “vật liệu nhân giống” cho chu kỳ sản xuất kế tiếp, thì hiệu lực của quyền tác giả không được mở rộng đối với “vật liệu nhân giống” đã nói được sử dụng cho cho kỳ sản xuất kế tiếp đó, đến “vật liệu thu hoạch” thu được từ việc sử dụng nó và đến “các sản phẩm chế biến” liên quan đến “vật liệu thu hoạch” như vậy, trừ phi đã được giao kết trước bằng hợp đồng.

(3) Điều khoản của khoản (2) Điều này phải không được áp dụng nếu những nông dân sử dụng “vật liệu nhân giống” của các giống của bất kỳ một trong nhữngloài hay chi nào được quy định bởi Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản là các giống có thể được nhân vô tính.

(4) Nếu “vật liệu nhân giống”, “vật liệu thu hoạch” hay “các sản phẩm chế biến” của một giống thuộc “các giống công nhận…” đang được chuyển giao bởi người sở hữu quyền tác giả, người sở hữu quyền khai thác độc quyền hoặc người sở hữu quyền khai thác không độc quyền, hoặc là kết quả của các hành vi đã liệt kê trong bất kỳ mục nào của khoản (1) Điều này, thì hiệu lực

Page 12: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

12

của quyền tác giả đối với “giống công nhận” nói trên không được mở rộng tới việc khai thác “vật liệu nhân giống”, “vật liệu thu hoạch” hoặc “các sản phẩm chế biến” đã đã chuyển giao đó. Tuy nhiên, điều khoản này không được áp dụng với những hành vi bao gồm nhân thêm “các giống công nhận…” nói trên cũng như không áp dụng đối với việc xuất khẩu “vật liệu nhân giống” nói trên đến một Quốc gia mà Quốc gia đó không cấp bảo hộ cho loài, chi cây trồng của “giống công nhận” nói trên, hoặc cũng không áp dụng đối với việc xuất khẩu “vật liệu thu hoạch” đến một Quốc gia như nói trên với một mục đích không phải là sử dụng tiêu dùng cuối cùng.

Điều 22

(Nghĩa vụ sử dụng tên gọi)

(1) Khi bất kỳ người nào mời chào chuyển giao hoặc chuyển giao “vật liệu nhân giống” của một “giống công nhận” với mục đích thương mại (bao gồm cả các giống mà thời hạn công nhận giống đã hết; điều tương tự như vậy phải được áp dụng trong Điều này dưới đây), thì người đó bị buộc phải sử dụng tên của “giống công nhận” đã nói (nếu tên đã bị thay đổi theo điều khoản của Điều 48 khoản (2), thì tên giống là tên đã đổi).

(2) Khi có bất kỳ người nào mời chào chuyển giao hoặc chuyển giao “vật liệu nhân giống” của một giống chưa được công nhận với mục đích thương mại, thì người đó bị cấm sử dụng tên của bất kỳ “giống công nhận” nào thuộc loài hoặc chi cây trồng Nông lâm nghiệp hoặc thủy sinh tương tự để đặt cho giống đã nói trên.

Điều 23

(Đồng sở hữu Quyền tác giả)

(1) Mỗi một người đồng sở hữu một quyền tác giả đều không thể chuyển giao cổ phần của người đó hoặc không thể thế chấp nếu không có sự đồng ý của những người đồng sở hữu khác.

(2) Trừ phi đã được giao kết bởi hợp đồng, mỗi người đồng sở hữu một quyền tác giả mới có thể khai thác “các giống công nhận…” đó mà không cần sự đồng ý của những người đồng sở hữu khác.

(3) Mỗi một người đồng sở hữu một quyền tác giả đều không thể cấp một quyền khai thác độc quyền cũng như một quyền khai thác không độc quyền trên một quyền tác giả đó mà không có sự đồng ý của những người đồng sở hữu khác.

Điều 24

(Chấm dứt một Quyền tác giả do sự giải tán của một pháp nhân)

Một quyền tác giả phải bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

(i) Nếu một pháp nhân sở hữu một quyền tác giả giải tán, thì quyền tác giả đó phải giao cho ngân khố Quốc gia chiểu theo các điều khoản của Điều 73 khoản (3) Bộ luật dân sự hoặc các bộ luật tương tự khác; hoặc

(ii) Nếu một thể nhân (tổ chức tư nhân hoặc công ích) sở hữu một quyền tác giả mất đi, thì quyền tác giả đó phải giao cho ngân khố Quốc gia chiểu theo các điều khoản của Điều 559 Bộ luật dân sự.

Page 13: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

13

Điều 25

(Quyền khai thác độc quyền)

(1) Người sở hữu một quyền tác giả có thể cấp một quyền khai thác độc quyền trên quyền tác giả của người đó.

(2) Người sở hữu một quyền khai thác độc quyền phải có quyền độc quyền khai thác “các giống công nhận…” đó với mục đích thương mại trong phạm vi của hợp đồng về quyền đó.

(3) Một quyền khai thác độc quyền có thể được chuyển giao chỉ khi nó được chuyển giao cùng với hoạt động kinh doanh để khai thác giống đó và nếu có sự đồng ý của người sở hữu quyền tác giả hoặc nếu quyền đó là được thừa kế hay kế thừa khác.

(4) Người sở hữu một quyền khai thác độc quyền có thể thế chấp hoặc cấp một quyền khai thác không độc quyền chỉ khi có sự đồng ý của người sở hữu quyền tác giả.

(5) Các điều khoản quy định trong Điều 23 phải được áp dụng với sự điều chỉnh phù hợp đối với các quyền khai thác độc quyền.

Điều 26

(Quyền khai thác không độc quyền)

(1) Người sở hữu một quyền tác giả có thể cấp một quyền khai thác không độc quyền trên quyền tác giả của người đó.

(2) Người sở hữu một quyền khai thác không độc quyền phải có quyền khai thác “các giống công nhận…” với mục đích thương mại đến một mức độ nhất định chiểu theo điều khoản của Luật này hoặc đến mức độ đã được thừa nhận khi thiết lập hành vi đó.

Điều 27

(Quyền khai thác không độc quyền do ưu tiên chọn tạo trước)

Một người đã chọn tạo được một giống sớm hơn tác giả của một “giống công nhận” mà giống đó có các tính trạng cơ bản tương đồng hoặc không thể phân biệt được rõ ràng so với “giống công nhận” đó phải có một quyền khai thác không độc quyền trên quyền tác giả liên quan đến “giống công nhận” nói trên.

Điều 28

(Trọng tài)

(1) Nếu một giống thuộc “các giống công nhận…” không được khai thác một cách đầy đủ và liên tục tại Nhật Bản tròn 2 hoặc nhiều hơn năm hoặc nếu việc khai thác một giống thuộc “các giống công nhận...” là đặc biệt cần thiết cho lợi ích cộng đồng, thì một người có ý định khai thác “các giống công nhận…” nói trên với mục đích thương mại có thể yêu cầu người sở hữu quyền tác giả hoặc người sở hữu quyền độc quyền khai thác “giống công nhận” nói trên tổ chức bàn bạc liên quan đến việc cấp một quyền khai thác không độc quyền theo đó.

(2) Nếu không một thỏa thuận nào đạt được qua việc bàn bạc quy định tại khoản (1) Điều này hoặc nếu sự thỏa thuận đó không thể thực hiện được, thì người được quy định trong khoản nói trên có thể nộp đơn đề nghị ra một quyết định trọng tài với Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản.

Page 14: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

14

(3) Nếu một đơn đề nghị ra quyết định trọng tài quy định trong khoản (2) Điều này đã được đệ trình, thì Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản phải thông báo bằng văn bản cho người sở hữu quyền tác giả, người sở hữu quyền khai thác độc quyền hoặc những người khác người mà có bất kỳ quyền nào liên quan đến “giống công nhận” mà liên quan đến việc đơn nộp đề nghị ra quyết định nói trên và phải cho họ một cơ hội để nói rõ ý kiến của họ và phải xác nhận một thời hạn đủ để nói rõ.

(4) Trừ phi Bộ trưởng thấy rằng việc khai thác một giống thuộc “các giống công nhận…” là đặc biệt cần thiết cho lợi ích cộng đồng, thì Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản không được đưa ra một quyết định trọng tài lệnh cho cấp một quyền khai thác không độc quyền nếu không có bất kỳ một cơ sở pháp lý nào giải thích tại sao “các giống công nhận…” đó chưa được khai thác đầy đủ.

(5) Trước khi đưa ra một quyết định trọng tài như đã quy định tại khoản (2) Điều này, thì Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản phải lắng nghe các ý kiến của Ủy ban Nguyên vật liệu Nông nghiệp.

(6) Một quyết định trọng tài ra lệnh cấp một quyền khai thác không độc quyền phải quy định phạm vi của quyền khai thác không độc quyền đó cũng như cân nhắc về khối lượng và hình thức chi trả của quyền đó.

(7) Khi Bộ trưởng đưa ra một quyết định trọng tài phù hợp với khoản (2) Điều này, thì Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản phải thông báo cho các bên và các cá nhân khác có quyền lợi liên quan đến “giống công nhận” đó.

(8) Dựa trên việc một bản thông báo của quyết định trọng tài quy định khoản (6) Điều này đã được thông báo cho các bên chiểu theo các điều khoản của khoản (7) Điều này, thì thỏa thuận phải được xem là đã đạt được giữa các bên liên quan như quy định trong quyết định trọng tài đó.

Điều 29

(Chuyển nhượng một Quyền khai thác không độc quyền)

(1) Một quyền khai thác không độc quyền, loại trừ quyền như vậy mà được cấp bởi một quyết trọng tài quy định tại khoản (2) Điều 28, có thể được chuyển nhượng chỉ khi nó được chuyển nhượng cùng với sự chuyển nhượng hoạt động kinh doanh liên quan đến việc khai thác giống đó và khi có sự đồng ý của người sở hữu quyền tác giả đó (trong trường hợp mà một quyền khai thác không độc quyền thuộc một quyền khai thác độc quyền, thì cả người sở hữu quyền tác giả và người sở hữu quyền khai thác độc quyền phải cùng đồng ý; điều khoản tương tự như vậy phải được áp dụng ở khoản (2) Điều này) hoặc nếu nó là kết quả của sự thừa kế hay kế thừa khác.

(2) Người sở hữu một quyền khai thác không độc quyền, loại trừ quyền như vậy mà được cấp bởi một quyết định trọng tài được nêu ra tại khoản (2) Điều 28 chỉ có thể thế chấp quyền khai thác không độc quyền đó khi có sự đồng ý của người sở hữu quyền tác giả đó.

(3) Một quyền khai thác không độc quyền được cấp bởi một quyết định trọng tài được nêu ra tại khoản (2) Điều 28 chỉ có thể được chuyển nhượng khi được chuyển nhượng cùng với việc kinh doanh giống đó.

(4) Khoản (1) và (2) Điều 23 phải được áp dụng có chỉnh sửa phù hợp đối với các quyền khai thác không độc quyền.

Page 15: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

15

Điều 30

(Thế chấp)

(1) Khi một thế chấp được lập trên một quyền tác giả hoặc một quyền khai thác độc quyền hoặc không độc quyền thì người đi thế chấp không được khai thác “các giống công nhận…” đó nữa trừ phi bằng cách khác đã được thỏa thuận theo hợp đồng.

(2) Một thế chấp đối với một quyền tác giả, một quyền khai thác độc quyền hoặc không độc quyền có thể được thực hiện dựa trên một khoản tiền được trả cho quyền tác giả hoặc quyền khai thác độc quyền hay không độc quyền đó hoặc trên một khoản tiền hay hàng hóa khác mà người sở hữu quyền tác giả hoặc quyền khai thác độc quyền sẽ có quyền được nhận đối với việc khai thác “các giống công nhận…” đó. Tuy nhiên, một bản quy định kèm theo phải được chấp nhận trước khi chi trả tiền hay trả bằng hàng hóa.

Điều 31

(Từ bỏ quyền tác giả)

(1) Nếu có bất kỳ một người sở hữu một quyền độc quyền khai thác, người thế chấp hoặc người sở hữu quyền không độc quyền khai thác nào theo Điều 8 khoản (1), Điều 25 khoản (4), hay Điều 26 khoản (1) liên quan đến một quyền tác giả, thì người sở hữu quyền tác giả chỉ có thể từ bỏ quyền tác giả của người đó khi có sự đồng ý của tất cả những người này.

(2) Nếu có bất kỳ người thế chấp hoặc người sở hữu quyền khai thác không độc quyền nào theo Điều 25 khoản (4) liên quan đến một quyền khai thác độc quyền, thì người sở hữu quyền khai thác độc quyền đó chỉ có thể từ bỏ quyền khai thác độc quyền của người đó khi có sự đồng ý của tất cả những người này.

(3) Nếu có bất kỳ người thế chấp nào liên quan đến một quyền khai thác không độc quyền, thì người sở hữu quyền khai thác không độc quyền đó chỉ có thể từ bỏ quyền khai thác không độc quyền của người đó với sự đồng ý của người thế chấp.

Điều 32

(Hiệu lực của việc Đăng ký)

(1) Các nội dung sau đây không có hiệu lực trừ phi chúng được đăng ký.

(i) Chuyển giao (thay vì bằng cách thừa kế hoặc dạng kế thừa khác), chấm dứt bằng cách từ bỏ, hoặc hạn chế chuyển giao một quyền tác giả;

(ii) Cấp, chuyển giao (thay vì bằng cách thừa kế hoặc dạng kế thừa khác), sửa đổi, chấm dứt (trừ khi là một kết quả của sự sáp nhập hoặc chấm dứt quyền tác giả), hoặc hạn chế chuyển giao một quyền khai thác độc quyền hoặc;

(iii) Thực hiện, chuyển giao (thay vì bằng cách thừa kế hoặc dạng kế thừa khác), sửa đổi, chấm dứt (trừ khi là một kết quả của sự sáp nhập hoặc chấm dứt bảo lãnh tín dụng) hoặc hạn chế chuyển giao của một thế chấp của một quyền tác giả hoặc quyền khai thác độc quyền.

(2) Việc thừa kế hoặc kế thừa khác nói đến ở mỗi mục của khoản (1) Điều này phải được thông báo ngay đến Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản, chiểu theo các điều khoản của Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản.

(3) Ngay khi một quyền khai thác không độc quyền được đăng ký trên một quyền tác giả hoặc một quyền khai thác độc quyền, thì quyền đó cũng phải có hiệu lực đối với bất kỳ người nào

Page 16: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

16

sau đó mà giành được quyền tác giả hoặc quyền khai thác độc quyền hay đối với bất kỳ người nào sau đó mà được cấp quyền khai thác độc quyền trên quyền tác giả sau đó.

(4) Một quyền khai thác không độc quyền theo Điều 8 khoản (3) hoặc Điều 27 phải có cùng hiệu lực như quy định tại khoản (3) Điều này mà không cần đăng ký.

(5) Việc chuyển giao, sửa đổi, hủy bỏ hoặc hạn chế chuyển giao một quyền khai thác không độc quyền, hoặc sự thiết lập, chuyển giao, sửa đổi, chấm dứt, hạn chế chuyển giao một thế chấp trên một quyền phân phối không độc quyền có thể không cần đòi hỏi xác nhận đúng lúc của bất kỳ bên thứ ba nào mà không có đăng ký.

PHẦN 5: VI PHẠM

Điều 33

(Lệnh huấn thị)

(1) Người sở hữu một quyền tác giả hoặc một quyền khai thác độc quyền có thể yêu cầu một người mà vi phạm hoặc được xem như vi phạm quyền tác giả hoặc quyền khai thác độc quyền của người đó chấm dứt hoặc dừng việc vi phạm đó.

(2) Người sở hữu một quyền tác giả hoặc một quyền khai thác độc quyền, khi thực hiện yêu cầu theo quy định tại khoản (1) Điều này ,thì có thể yêu cầu hủy “vật liệu nhân giống”, “vật liệu thu hoạch” hoặc “các sản phẩm chế biến” là vật chứng của hành vi vi phạm hoặc là mục đích sử dụng của can phạm của hành vi vi phạm hoặc dùng các biện pháp cần thiết khác để ngăn ngừa sự vi phạm đó.

Điều 34

(Giả định giá trị thiệt hại)

(1) Nếu người sở hữu một quyền tác giả hoặc một quyền khai thác độc quyền đòi một người cố ý hoặc vô tình vi phạm quyền tác giả hoặc quyền khai thác độc quyền của người đó một khoản đền bù thiệt hại gây ra cho người đó, nếu người vi phạm đã chuyển giao “vật liệu nhân giống”, “vật liệu thu hoạch” hoặc các “các sản phẩm chế biến” là vật chứng của hành vi vi phạm, thì giá trị thiệt hại của người sở hữu một quyền tác giả hoặc một quyền khai thác độc quyền có thể được giả định trong phạm vi giới hạn của giá trị có thể thu được bởi người sở hữu quyền tác giả hoặc quyền độc quyền khai thác đó khi xem xét khả năng khai thác các “vật liệu nhân giống”, “vật liệu thu hoạch” hoặc “các sản phẩm chế biến” của người đó, phải là giá trị được tính bằng khối lượng “vật liệu nhân giống”, “vật liệu thu hoạch” hoặc “các sản phẩm chế biến” đã được chuyển giao bởi người vi phạm (sau đây được nhắc đến trong khoản này là “khối lượng chuyển giao”) nhân với lợi nhuận trên đơn vị của “vật liệu nhân giống”, “vật liệu thu hoạch” hoặc “các sản phẩm chế biến” có thể được bán bởi người sở hữu quyền tác giả hoặc quyền độc quyền khai thác trong trường hợp giả định không có sự vi phạm xảy ra như trên. Tuy nhiên, nếu hiện diện bất kỳ tình huống nào mà người sở hữu quyền tác giả hoặc quyền độc quyền khai thác không thể bán toàn bộ hoặc một phần “số lượng chuyển giao ‘’ đó, thì một giá trị phù hợp với số lượng không bán được trong tình huống như vậy phải bị trừ bớt đi.

(2) Nếu người sở hữu một quyền tác giả hoặc một quyền khai thác độc quyền đòi một người cố ý hoặc vô tình vi phạm quyền tác giả hoặc quyền khai thác độc quyền của người đó một khoản đền bù thiệt hại gây ra cho người đó từ sự vi phạm nói trên, mà nếu người vi phạm đã thu được bất kỳ khoản lợi nhuận nào từ hành vi vi phạm, thì khoản lợi nhuận nói trên phải được giả định là khoản thiệt hại phải chịu của người sở hữu một quyền tác giả hoặc một quyền khai thác độc quyền.

Page 17: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

17

(3) Người sở hữu một quyền tác giả hoặc một quyền khai thác độc quyền có thể đòi một người cố ý hoặc vô tình vi phạm quyền tác giả hoặc quyền khai thác độc quyền của người đó một khoản bồi thường thiệt hại gây ra cho người đó do bị vi phạm bằng cách tham khảo giá trị khoản tiền mà người đó hưởng quyền có thể nhận được từ việc khai thác “các giống công nhận…” đó như là giá trị thiệt hại gây ra cho người đó.

(4) Điều khoản của khoản (2) Điều này không loại trừ một việc đòi hỏi bồi thương thiệt hại với giá trị lớn hơn giá trị đã quy định ở khoản nói trên. Trong những trường hợp như vậy, nếu người vi phạm quyền tác giả hoặc quyền khai thác độc quyền không cố ý hoặc không hoàn toàn vô tình thực hiện hành vi vi phạm, thì tòa án có thể dùng các tình huống như vậy để xem xét xác định giá trị thiệt hại.

Điều 35

(Sự giả định vô tình)

Một người đã vi phạm một quyền tác giả hoặc một quyền khai thác độc quyền của một người khác phải được giả định là đã vô tình phạm phải hành vi vi phạm nói trên.

Điều 36

(Buộc làm rõ tình cảnh cụ thể)

Trong tranh chấp liên quan đến vi phạm một quyền tác giả hoặc một quyền khai thác độc quyền, để ngăn việc thu giữ của “vật liệu nhân giống”, “vật liệu thu hoạch” hoặc “các sản phẩm chế biến” mà người sở hữu một quyền tác giả hoặc một quyền khai thác độc quyền đòi coi như là vật chứng của hành vi vi phạm, thì phía bên đối diện phải làm rõ tình cảnh cụ thể của hành vi của người đó. Tuy nhiên, điều khoản này không được áp dụng nếu phía bên đối diện có lý do hợp lý để không thể làm như vậy.

Điều 37

(Đệ trình các văn bản)

(1) Trong tranh chấp liên quan đến vi phạm một quyền tác giả hoặc một quyền khai thác độc quyền, tòa án có thể dựa trên kiến nghị của một bên, ra lệnh cho bên kia đệ trình các văn bản cần thiết để chứng mình hành vi vi phạm nói trên hoặc để tính toán thiệt hại gây ra bởi hành vi vi phạm nói trên. Tuy nhiên, điều khoản này không được áp dụng nếu người sở hữu các văn bản đó có lý do hợp pháp để từ chối việc đệ trình các văn bản nói trên.

(2) Kể cả khi có những lý do hợp pháp như quy định trong khoản trên, thì tòa án vẫn có thể yêu cầu người sở hữu các văn bản phải đệ trình các các văn đó. Trong trường hợp này, không ai được yêu cầu tiết lộ ra các văn bản đã được trình.

(3) Trong trường hợp nhắc đến theo khoản trước, nếu tòa án thấy cần thiết phải nghe ý kiến liên quan đến sự hiện diện của các lý do hợp pháp như quy định trong khoản (1) thông qua việc tiết lộ các văn bản như quy định tại câu văn thứ hai của khoản trước, thì tòa án có thể tiết lộ các văn bản đó cho “các bên, vv ...” (Các bên … (hoặc trong trường hợp các pháp nhân thì là những người đại diện trước pháp luật của họ) gồm cả những người đại diện của họ (không bao gồm luật sư và trợ lý), các nhân viên hoặc bất kỳ nhân công nào khác của họ; điều tương tự như thế phải được áp dụng dưới đây) và các luật sư và trợ lý.

(4) Ba khoản trước phải được được áp dụng với sự chỉnh sửa hợp lý đối với việc đệ trình các vật

Page 18: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

18

chứng cần thiết phải bị thanh tra để chứng minh hành vi vi phạm trong một tranh chấp liên quan đến việc vi phạm một quyền tác giả hoặc một quyền khai thác độc quyền.

Điều 38

(Ý kiến chuyên gia để tính toán thiệt hại)

Trong tranh chấp liên quan đến việc vi phạm một quyền tác giả hoặc một quyền khai thác độc quyền, dựa vào bản kiến nghị của một bên, tòa án ra lệnh về việc có một ý kiến của chuyên gia cần thiết để tính toán thiệt hại gây ra bởi hành vi vi phạm nói trên, thì phía bên kia phải giải trình với nhân chứng là chuyên gia đó về các nội dung cần thiết để lấy ý kiến chuyên gia.

Điều 39

(Xác định một giá trị thiệt hại hợp lý)

Trong tranh chấp liên quan đến vi phạm một quyền tác giả hoặc một quyền khai thác độc quyền, nếu tòa án đã xác định rằng thực sự có phát sinh thiệt hại và nếu việc xác định giá trị thiệt hại đó là rất khó đối với người sở hữu một quyền tác giả hoặc một quyền khai thác độc quyền do bản chất của sự việc, để chứng minh giá trị thiệt hại đó, thì tòa án có thể xác định một giá trị thiệt hại hợp lý dựa trên sự tranh tụng bằng lời và kết quả của việc thẩm tra bằng chứng.

Điều 40

(Lệnh bảo hộ)

(1) Trong tranh chấp liên quan đến việc vi phạm một quyền tác giả hoặc một quyền khai thác độc quyền, nếu có bằng chứng hiển nhiên của vụ việc mà trong đó có các bí mật thương mại sở hữu bởi một bên mà thỏa mãn tất cả các điều kiện sau đây (tham khảo theo các bí mật thương mại được quy định tại Điều 2 (6) của Luật phòng tránh cạnh tranh không công bằng (Luật số 47 năm 1993); điều tương tự như vậy phải được áp dụng dưới đây), thì tòa án có thể dựa trên kiến nghị của một bên ra lệnh bằng một quyết định không cho phép “các bên, vv ...”, các luật sư hoặc trợ lý luật sư được sử dụng các bí mật thương mại đó với bất kỳ mục đích nào khác hơn là các mục đích của vụ kiện tranh chấp đó và không được tiết lộ các bí mật thương mại đó đến bất kỳ người nào ngoài những người nhận lệnh liên quan đến các bí mật thương mại nhắc đến ở điều khoản này. Tuy nhiên, điều khoản này không được áp dụng nếu trước khi đệ trình một kiến nghị, “các bên, vv ...”, các luật sư hoặc trợ lý đã giành được hoặc sở hữu được các bí mật thương mại đó bằng một cách thức khác hơn là thông qua việc đọc trong hồ sơ tóm tắt tranh chấp theo quy định ở mục (i) dưới đây hoặc thông qua sự kiểm tra hoặc sự tiết lộ bằng chứng theo mục nói trên.

(i) Nếu các bí mật thương mại sở hữu bởi một bên nào đó đã chứa đựng trong bản hồ sơ tóm tắt mà đã được đệ trình hoặc phải đệ trình hoặc có trong bằng chứng đã được thẩm vấn hoặc đã bị thẩm vấn (bao gồm các văn bản đã đươc tiết lộ chiểu theo điều khoản của Điều 37 khoản (3) hoặc Điều 43 khoản (4)) và;

(ii) Nếu thấy cần thiết thì phải hạn chế việc sử dụng hoặc tiết lộ của các bí mật thương mại quy định ở mục trước để phòng tránh bất kỳ ảnh hưởng có thể nào đến hoạt động kinh doanh dựa vào các bí quyết thương mại của bên đó, mà những ảnh hưởng này có thể phát sinh nếu các bí quyết đó được sử dụng cho bất kỳ mục đích nào khác hơn đối với vụ kiện tranh chấp đó hoặc nếu bí mật thương mại nói trên đã bị tiết lộ.

Page 19: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

19

(2) Một bản kiến nghị yêu cầu ra lệnh theo khoản trước (dưới đây được nhắc đến là một “lệnh bảo hộ”) phải được soạn thành văn bản cụ thể theo các nội dung sau:

(i) Người hoặc nhiều người bị ấn hành “lệnh bảo hộ”;

(ii) Các vụ việc mà nhận biết rõ ràng các bí mật thương mại đó phải được bảo hộ bằng “lệnh bảo hộ” đó; và

(iii) Các vụ việc phù hợp với các lý do mà mỗi mục ở khoản trước có thể được áp dụng.

(3) Nếu “lệnh bảo hộ” được ấn hành, thì một bản quyết định (lệnh) như vậy phải được cung cấp đến người (những người) bị ấn hành “lệnh bảo hộ” đó.

(4) “lệnh bảo hộ” có hiệu lực kể từ ngày bản quyết định đó được gửi đến cho người (những người) bị ấn hành “lệnh bảo hộ” đó.

(5) Quyết định bác một bản kiến nghị yêu cầu ra “lệnh bảo hộ” phải được kháng án ngay lập tức.

Điều 41

(Hủy bỏ Lệnh bảo hộ)

(1) Một người (nhiều người) đệ trình một bản kiến nghị yêu cầu ra một “lệnh bảo hộ” hoặc bị ấn hành một “lệnh bảo hộ” đều có thể đệ trình một bản kiến nghị lên tòa án nơi giữ hồ sơ của vụ việc (hoặc trong trường hợp không có tòa án nào giữ hồ sơ vụ việc, thì đệ trình lên tòa án ấn hành “lệnh bảo hộ” đó) để yêu cầu hủy bỏ ‘’lệnh bảo hộ ‘’ đó với lý do là các yêu cầu theo quy định tại khoản (1) Điều trước không hoặc chưa được đáp ứng.

(2) Nếu một quyết định dựa trên một bản kiến nghị yêu cầu hủy bỏ một “lệnh bảo hộ’’ được đưa ra, thì theo đóm ột văn bản phải được gửi đến người đã nộp kiến nghị và người phía bên đối diện của vụ kiện đó.

(3) Quyết định dựa trên một bản kiến nghị yêu cầu hủy bỏ một “lệnh bảo hộ’’ phải chịu kháng cáo ngay lập tức.

(4) Một quyết định có hiệu lực về một “lệnh bảo hộ” phải bị hủy bỏ phải mất hiệu lực trừ phi quyết định đó trở thành quyết định cuối cùng và ràng buộc.

(5) Nếu một quyết định có hiệu lực về một “lệnh bảo hộ” bị hủy bỏ, thì tòa án phải thông báo ngay lập tức cho người (nhiều người) liên quan đến việc tranh chấp mà trong đó “lệnh bảo hộ” nói trên được ấn hành, cho người được nhận “lệnh bảo hộ” liên quan đến các bí mật thương mại, cho người mà nộp một bản kiến nghị yêu cầu hủy bỏ “lệnh bảo hộ” cũng như người phía bên đối diện (nếu có) của sự việc rằng quyết định có hiệu lực về hủy bỏ ““lệnh bảo hộ”” đã được đưa ra.

Điều 42

(Thông báo một Yêu cầu thanh tra hồ sơ)

(1) Nếu một quyết định theo Điều 92 (1) của Luật về thủ tục dân sự (Luật số 109 năm 1996) đã được đưa ra liên quan đến hồ sơ tranh chấp mà trong đó một “lệnh bảo hộ” đã được ấn hành (ngoại trừ tranh chấp mà trong đó tất cả “lệnh bảo hộ” đã bị hủy bỏ), nếu có một bên không bị ấn hành “lệnh bảo hộ” trong tranh chấp mà yêu cầu thanh tra ... một phần hồ sơ trong đó hàm chứa thông tin bí mật ... theo Điều nói trên, thì ngay lập tức sau khi nộp yêu cầu, thư ký tòa phải thông báo cho bên đã nộp bản kiến nghị của vụ việc theo Điều nói trên (về hạn chế xâm nhập hồ sơ) (không bao gồm người đã nộp yêu cầu; tương tự như vậy trong khoản (3))

Page 20: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

20

rằng yêu cầu nói trên đã được đệ trình.

(2) Trong trường hợp của khoản trước, thư ký tòa phải không được cho phép người nộp yêu cầu được thanh tra ...một phần của hồ sơ mà trong đó hàm chứa thông tin bí mật theo Điều 92 (1) của Bộ luật về thủ tục dân sự trước một khoảng thời gian 2 tuần kể từ ngày nộp yêu cầu nói trên (hoặc, nếu một bản kiến nghị yêu cầu một “lệnh bảo hộ” đã được đệ trình trước ngày mà thời gian 2 tuần đã hết hiệu lực đối với người đã đệ trình yêu cầu đó, trước khi quyết định về bản kiến nghị trở thành quyết định cuối cùng và trói buộc).

(3) Hai khoản trên không được áp dụng nếu đã đạt được sự đồng ý của tất cả các bên đã nộp một bản kiến nghị theo Điều 92 (1) của Bộ luật thủ tục dân sự cho phép người đã nộp một yêu cầu theo khoản 1 được thanh tra... một phần hồ sơ mà trong đó hàm chứa thông tin bí mật.

Điều 43

(Cấm thẩm vấn công khai của các bên)

(1) Khi một người thuộc “các bên, vv ...” của tranh chấp liên quan đến vi phạm một quyền sáng chế hoặc một giấy phép độc quyền bị thẩm vấn như là một bên tranh chấp, như là đại diện hợp pháp hoặc như là người làm chứng về các nội dung mà sẽ là một cơ sở để xác định sự tồn tại hoặc không tồn tại của vi phạm nói trên, và các nội dung như vậy là các bí mật thương mại sở hữu bởi một bên, thì bằng một quyết định, tòa án có thể quyết định thẩm vấn kín (không công khai) các nội dung đó nếu tòa án, dựa trên sự đồng lòng của tất cả các thẩm phán, thấy rằng “các bên, vv ...” sẽ không thể tường trình đầy đủ về các nội dung đó bởi vì vụ việc như vây tại một cuộc thẩm vấn công khai sẽ tạo ra các bản tường trình liên quan đến các nội dung mà sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh doanh dựa trên các bí mật thương mại của một bên nào đó và nếu không có những bản tường trình như vậy, thì một quyết định phù hợp về việc tồn tại hay không tồn tại sự vi phạm một quyền sáng chế hoặc một giấy phép độc quyền mà phải được đưa ra dựa trên các nội dung nói trên có thể không đưa ra được khi mà chỉ dựa vào chứng cớ khác.

(2) Tòa án phải lắng nghe các ý kiến của “các bên, vv ...” trước khi đưa ra một quyết định theo quy định ở khoản trước.

(3) Trong trường hợp của khoản trước, nếu cần thiết thì tòa án có thể yêu cầu “các bên, vv ...” phải đệ trình một văn bản nêu rõ nguyên nhân của các nội dung được đã nêu ra. Trong trường hợp như vậy, thì không ai có thể được yêu cầu tiết lộ văn bản đã đệ trình đó.

(4) Khi tòa án thấy cần thiết phải lắng nghe các ý kiến thông qua việc tiết lộ văn bản như quy định tại câu văn sau của khoản trước, thì tòa án có thể tiết lộ văn bản đó cho “các bên, vv ...”, cho luật sư và các trợ lý của họ.

(5) Nếu việc thẩm vấn về các nội dung cụ thể phải tiến hành kín theo khoản (1), thì tòa án phải công bố việc đó và các lý do kèm theo trước khi yêu cầu công chúng rời khỏi tòa. Vào lúc kết thúc thẩm vấn về các nội dung nói trên, tòa án phải cho phép công chúng quay trở lại tòa.

Điều 44

(Các biện pháp để Khôi phục lại uy tín)

Dựa vào yêu cầu của người sở hữu một quyền tác giả hoặc một quyền khai thác độc quyền, thay cho khoản bồi thường các thiệt hại, thì tòa án có thể lệnh cho người đã cố tình hoặc vô ý vi phạm và gây hại uy tín của người sở hữu quyền tác giả hoặc quyền khai thác độc quyền đó thực hiện

Page 21: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

21

các biện pháp cần thiết để phục hồi lại uy tín của người sở hữu quyền tác giả hoặc quyền khai thác độc quyền đó.

PHẦN 6: DUY TRÌ VÀ HỦY BỎ CÔNG NHẬN MỘT GIỐNG

Điều 45

(Phí công nhận)

(1) Người sở hữu một quyền tác giả phải trả một khoản phí công nhận, giá trị của khoản này phải được chỉ rõ trong Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản nhưng không vượt quá 36.000 Yên (khoảng 7,2 triệu đồng) cho mỗi công nhận giống/ mỗi năm cho đến khi hết thời hạn được quy định ở Điều 19 khoản (2)

(2) Điều khoản của khoản (1) Điều này không được áp dụng nếu người sở hữu một quyền tác giả là cơ quan chính quyền.

(3) Bất kể điều khoản của khoản (1) Điều này, nếu cơ quan chính quyền đó và người khác đồng liên kết sở hữu một quyền tác giả và giữa họ có một thỏa thuận về chia sẻ quyền tác giả đó, thì khoản phí công nhận quy định ở khoản (1) Điều này phải là khoản được tính bằng khoản phí ghi rõ tại Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản, chiểu theo khoản (1) Điều này nhân với tỷ lệ phần trăm cổ phần của người khác đó và phải được trả bởi người khác đó.

(4) Nếu có một giá trị lẻ dưới 10 yên trong phí công nhận được tính theo điều khoản của khoản (3) Điều này, thì số tiền lẻ đó phải được xóa bỏ.

(5) Phí công nhận năm đầu tiên quy định ở khoản (1) Điều này phải được trả trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố công khai phù hợp với các điều khoản của Điều 18, khoản (3).

(6) Phí công nhận cho mỗi năm tiếp theo sau năm thứ 2 được quy định ở khoản (1) Điều này phải được nộp vào cuối năm của năm trước đó.

(7) Nếu người sở hữu quyền tác giả không nộp phí công nhận trong thời hạn quy định ở khoản (6) Điều này, thì người đó có thể nộp chậm hơn trong thời hạn 6 tháng kể từ này hết hạn của thời hạn nói trên.

(8) Người sở hữu một quyền tác giả mà chậm nộp phí công nhận theo quy định của khoản (7) Điều này phải trả thêm một khoản phí theo quy định tại khoản (1) Điều này, khoản thêm đó tương đương với giá trị của phí công nhận.

Điều 46

(Trả phí công nhận bởi Những người quan tâm)

(1) Một người quan tâm có thể trả phí công nhận theo nguyện vọng của người sở hữu quyền tác giả.

(2) Người quan tâm mà đã trả phí công nhận chiểu điều khoản của khoản (1) Điều này có thể đòi một khoản bồi hoàn các chi phí đó đến mức giá trị bằng với khoản lợi nhuận thực tế thu được bởi người sở hữu quyền tác giả.

Điều 47

(Kiểm tra một “Giống công nhận”)

(1) Nếu thấy cần thiết để xác minh sự duy trì của các tính trạng của một “giống công nhận”, Bộ

Page 22: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

22

trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản có thể lệnh cho người sở hữu một quyền tác giả hoặc một quyền khai thác độc quyền đệ trình các cây trồng hoàn chỉnh hoặc các bộ phận của cây trồng của “giống công nhận” đó hoặc vật liệu khác.

(2) Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản phải yêu cầu viên chức của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản tiến hành thanh tra tại chỗ hoặc yêu cầu NCSS thực hiện các khảo nghiệm gieo trồng trong trường hợp như đã quy định tại khoản (1) Điều này.

(3) Các điều khoản của khoản (3) đến (6) trong Điều 15 phải áp dụng có chỉnh sửa hợp lý đối với việc thanh tra tại chỗ hoặc các khảo nghiệm gieo trồng đã nêu tại khoản (2) Điều này.

Điều 48

(Thay đổi Tên của một “giống công nhận”)

(1) Khi thấy rằng tên của một “giống công nhận” rơi vào bất kỳ điều khoản nào của mục 2 đến 4 trong Điều 4 khoản (1), dựa vào yêu cầu của một người quan tâm hoặc thẩm quyền, Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản có thể lệnh cho người sở hữu quyền tác giả đệ trình tên khác nữa mà tên đó không rơi vào bất kỳ mục nào của khoản nói trên trong một thời hạn nhất định đủ để đệ trình.

(2) Khi một tên không rơi vào mục nào của Điều 4, khoản (1) được đệ trình chiểu theo các điều khoản của khoản (1) Điều này, thì Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản phải thay đổi tên của “giống công nhận” nói trên thành tên đã được trình trong Danh mục các Giống cây trồng.

(3) Khi Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản đã thay đổi tên của một “giống công nhận” theo điều khoản của khoản (2) Điều này, thì Bộ trưởng phải thông báo cho người sở hữu quyền tác giả của “giống công nhận” nói trên và công bố công khai thông tin về sự hiệu lực đó.

Điều 49

(Hủy bỏ việc công nhận giống)

(1) Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản phải hủy bỏ công nhận một giống trong bất kỳ một trường hợp nào sau đây:

(i) Nếu khám phá ra rằng giống đó đã được công nhận thông qua việc vi phạm các điều khoản của Điều 3 khoản (1), Điều 4 khoản (2), Điều 5 khoản (3), Điều 9 khoản (1) hoặc Điều 10;

(ii) Nếu thấy rằng, sau khi công nhận giống, “giống công nhận” không còn thỏa mãn được các đòi hỏi đã liệt kê trong các mục 2 hoặc 3 của Điều 3 khoản (1) nữa;

(iii) Nếu, sau khi công nhận giống, người sở hữu quyền tác giả trở thành một người mà không thể còn được hưởng quyền tác giả chiểu theo các điều khoản của Điều 10 nữa.

(iv) Nếu phí công nhận năm thứ nhất không được trả trong thời hạn quy định tại Điều 45 khoản (5).

(v) Nếu Phí công nhận và phí thu thêm không được trả trong thời hạn quy định ở Điều 45 khoản (7);

(vi) Nếu người nhận được lệnh đệ trình vật liệu chiểu theo các điều khoản của Điều 47 khoản (1) không tuân thủ lệnh mà không có lý do hợp pháp nào; hoặc

(vii) Khi người nhận được lệnh đệ trình tên gọi khác cho “giống công nhận” chiểu theo các điều

Page 23: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

23

khoản của khoản (1) Điều này không tuân thủ lệnh mà không có các lý do hợp pháp nào.

(2) Một phiên tòa về việc hủy bỏ công nhận giống theo bất kỳ điều khoản nào của các mục 1,2,3,6 hoặc 7 của khoản (1) Điều này phải được tổ chức dựa trên việc ra một thông báo, đủ thời gian trước khi tổ chức phiên tòa đến người sở hữu một quyền khai thác độc quyền hoặc sở hữu bất kỳ quyền nào khác liên quan đến quyền tác giả liên quan đến việc công nhận giống nói trên.

(3) Nếu những người được quy định ở khoản (2) Điều này yêu cầu tham dự phiên tòa nói trên chiểu theo các điều khoản của Điều 17 khoản (1) của Luật thủ tục hành chính (Luật số 88 năm 1993), thì chủ tọa phiên tòa quy định ở khoản (2) Điều này phải cho phép những người đó tham dự.

(4) Khi việc công nhận giống đã bị hủy bỏ theo các điều khoản của khoản (1) Điều này, thì tại thời điểm hủy bỏ, quyền tác giả phải bị xóa bỏ. Tuy nhiên, trong trường hợp của bất kỳ mục nào sau đây, quyền tác giả phải được xem là xóa bỏ kể từ thời điểm quy định ở mỗi mục này trở về trước.

(i) Trường hợp không đúng theo mục 1 hoặc 4 của khoản (1) Điều này: Thời điểm công nhận giống;

(ii) Trường hợp không đúng theo mục 3 của khoản (1) Điều này: Thời điểm khi mục nói trên có thể áp dụng được; hoặc

(iii) Trường hợp không đúng theo mục 5 của khoản (1) Điều này: Thời điểm khi thời hạn quy định ở Điều 45 khoản (6) đã hết hạn.

(5) Khi việc công nhận giống đã bị hủy bỏ chiểu theo các điều khoản của khoản (1) Điều này, thì Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản phải thông báo cho người sở hữu quyền tác giả liên quan đến việc công nhận giống nói trên và thông báo công khai thông tin về hiệu lực của việc đó.

(6) Đối với việc hủy bỏ công nhận giống theo các điều khoản của mục 4 hoặc 5 khoản (1) Điều này, thì các điều khoản của Chương 3 (ngoại trừ Điều 12 và 14) của Luật thủ tục hành chính không được áp dụng.

PHẦN 7

CÁC ĐIỀU KHOẢN KHÁC

Điều 50

(Quyền thực thi pháp lý của một công dân nước ngoài)

Đối với quyền tác giả hoặc bất kỳ các quyền khác liên quan đến một quyền tác giả được sở hữu bởi một người mà không có cả chỗ ở lẫn nhà (không có trụ sở đăng ký, trong trường hợp của một pháp nhân) ở Nhật Bản, thì địa chỉ của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản phải được xem như là trở thành địa chỉ của chỗ ở và nơi cư trú ... của người đó theo Điều 5 khoản (4) của Bộ luật thủ tục Dân sự.

Điều 51

(Các điều khoản đặc biệt để đệ trình một bản phản đối công nhận một giống)

(1) Các điều khoản của Điều 45 Luật kháng cáo hành chính không được áp dụng cho việc đệ trình một bản phản đối công nhận một giống và bất kể điều khoản nào của Điều 48 luật nói trên,

Page 24: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

24

thì điều khoản của Điều 14 khoản (3) Luật nói trên phải không được áp dụng.

(2) Phiên tòa về việc phản đối công nhận một giống theo Luật kháng cáo hành chính phải được tổ chức dựa trên việc đưa ra một thông báo, đủ thời gian trước khi thực hiện phiên tòa đến người sở hữu quyền tác giả hoặc quyền khai thác độc quyền hoặc bất các quyền nào khác đã được đăng ký liên quan đến việc công nhận giống nói trên.

(3) Nếu người nhận được một thông báo chiểu theo các điều khoản của khoản (2) Điều này yêu cầu tham dự vào việc đệ trình phản đối nói trên, thì Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản phải cho phép người đó thực hiện.

Điều 52

(Ghi vào Danh mục các Giống cây trồng)

(1) Các nội dung sau đây phải được ghi vào trong Danh mục các Giống cây trồng lưu giữ tại Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản:

(i) Việc cấp, chuyển giao, xóa bỏ hoặc hạn chế chuyển giao một quyền tác giả;

(ii) Việc cấp, bảo tồn, chuyển giao, sửa đổi, xóa bỏ hoặc hạn chế chuyển giao một quyền khai thác độc quyền hay một quyền khai thác không độc quyền; hoặc;

(iii) Việc thiết lập, chuyển giao, sửa đổi, xóa bỏ hoặc hạn chế chuyển giao một thế chấp về quyền tác giả, về quyền khai thác độc quyền hoặc về một quyền khai thác không độc quyền.

(2) Để thêm vào nội dung được quy định trong Luật này, thì các nội dung cần thiết về công nhận giống và Danh mục các Giống cây trồng phải được quy định bởi Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản.

Điều 53

(Yêu cầu Chứng nhận)

(1) Bất kỳ người nào cũng có thể đệ trình một yêu cầu đối với bất kỳ những gì sau đây từ Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản chiểu theo các điều khoản của Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản:

(i) Chứng nhận liên quan đến một đơn đề nghị công nhận giống hoặc một “giống công nhận”;

(ii) Ấn hành một bản sao hoặc đoạn trích của Danh mục các Giống cây trồng; hoặc

(iii) Thanh tra hoặc sao chép Danh mục các Giống cây trồng hoặc một đơn đề nghị đã đệ trình quy định ở Điều 5 khoản (1), những hình ảnh hoặc vật liệu khác đính kèm (ngoại trừ những gì mà Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản xem xét thấy cần thiết phải giữ bí mật).

(2) Các điều khoản của Luật liên quan đến việc thâm nhập thông tin của các cơ quan hành chính (Luật số 42 năm 1999) không được áp dụng đối với Danh mục các Giống cây trồng, đối với đơn đề nghị đã đệ trình theo Điều 5 khoản (1) cũng như không áp dụng đối với các hình ảnh hoặc vật liệu khác (được nhắc đến trong khoản sau là “Danh mục các giống cây trồng, và vv…”).

(3) Các điều khoản của Chương 4 Luật Bảo vệ thông tin về sở hữu thể nhân bởi các cơ quan hành chính (Luật số 58 năm 2003) không được áp dụng đối với thông tin cá nhân được ghi chép trong “Danh mục các giống cây trồng, và vv…” (nhắc đến theo thông tin cá nhân quy định tại Điều 2 khoản (3) Luật nói trên).

Page 25: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

25

Điều 54

(Các phí)

(1) Người đệ trình một yêu cầu chiểu theo các điều khoản của khoản (1) Điều 46 phải trả khoản phí với một giá trị được ghi rõ trong Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản khi xem xét các chi phí thực tế.

(2) Các điều khoản ở khoản (1) Điều này không được áp dụng nếu người phải trả phí, chiểu theo khoản nói trên là cơ quan chính quyền.

Điều 55

(Nhãn của “giống công nhận”)

Bất kỳ người nào mà chuyển giao “vật liệu nhân giống” với mục đích thương mại đều phải gắn một nhãn lên “vật liệu nhân giống” của một “giống công nhận” mà người đó chuyển giao hoặc lên trên bao gói theo đó, nhãn đó phải chỉ rõ rằng “vật liệu nhân giống” nói trên là của một giống đã được công nhận (dưới đây được nhắc đến là “Nhãn của giống công nhận”), chiểu theo Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản.

Điều 56

(Cấm làm nhãn giả)

Bất kỳ người nào cũng đều bị cấm thực hiện bất kỳ các hành vi nào sau đây:

(i) Gắn một nhãn của “giống công nhận” hoặc một nhãn mập mờ về “giống công nhận” lên “vật liệu nhân giống” của một giống chưa công nhận hoặc bao gói theo đó.

(ii) Chuyển giao hoặc trưng bày với mục đích chuyển giao “vật liệu nhân giống” của một giống chưa công nhận mà gắn một nhãn của “giống công nhận” hoặc nhãn mập mờ về “giống công nhận” trên đó hoặc trên bao gói của nó.

(iii) Quảng cáo với mục đích mục đích chuyển giao “vật liệu nhân giống” của một giống chưa công nhận, đưa ra một chỉ dẫn rằng “vật liệu nhân giống” đó là của một “giống công nhận” hoặc một chỉ dẫn mập mờ về điều đó.

Điều 57

(Hiệu lực của Công ước)

Nếu có các điều khoản liên quan đến bảo hộ các giống cây trồng mới trong bất kỳ một Công ước nào, thì các điều khoản đó phải chiếm giữ ưu thế.

CHƯƠNG III

“GIỐNG ĐƯỢC CHỨNG NHẬN”

Điều 58

(Thông báo bởi các tổ chức, cá nhân kinh doanh giống)

(1) Chiểu theo các điều khoản của Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản, thì một tổ chức, cá nhân kinh doanh giống phải thông báo cho Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản các nội dung sau. Tuy nhiên, điều khoản này không được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh giống đã được chỉ rõ trong Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản.

Page 26: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

26

(i) Tên và chỗ ở của tổ chức, cá nhân kinh doanh giống đó;

(ii) Các chủng loại “giống được chứng nhận” mà tổ chức, cá nhân kinh doanh giống đó buôn bán;

(iii) Các nội dung khác được ghi rõ tại Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản;

(2) Điều tương tự phải được áp dụng nếu có bất kỳ sự thay đổi về các nội dụng quy định tại khoản (1) Điều này.

(3) Nếu việc kinh doanh mới được bắt đầu, thì thông báo theo khoản (1) và (2) Điều này phải được thực hiện trong vòng 2 tuần sau khi bắt đầu đó và phải được thực hiện nếu có bất kỳ sự thay đổi nào về các nội dụng nhắc đến theo khoản (1) Điều này trong vòng 2 tuần kể từ khi thay đổi.

Điều 59

(Chỉ dẫn của “giống được chứng nhận”)

(1) Không được bán “giống được chứng nhận” trừ phi bao gói của nó được gắn với một chỉ dẫn mà hàm chứa các nội dung sau hoặc được đính kèm một thẻ giống ghi rõ các nội dung như vậy. Tuy nhiên, điều khoản này không được áp dụng nếu các nội dung liệt kê ở mục 1 đến 4 và mục 6 của khoản này liên quan đến “giống được chứng nhận” đã được chỉ dẫn bằng một bản thông báo hay bằng các hình thức có thể nhìn thấy được khác, hoặc nếu “giống được chứng nhận” được bán bởi một người không phải là tổ chức, cá nhân kinh doanh giống.

(i) Tên và chỗ ở của tổ chức, cá nhân kinh doanh giống mà cung cấp các nội dung chỉ dẫn đó;

(ii) Chủng loại và tên giống (trong trường hợp cây ghép thì là các chủng loại và tên giống của mắt ghép và gốc ghép);

(iii) Nơi sản xuất;

(iv) Trong trường hợp của hạt giống, thì là ngày sản xuất hoặc thời hạn hiệu lực và tỷ lệ nảy mầm;

(v) Khối lượng; và

(vi) Bất kỳ các nội dung nào khác được ghi rõ bởi Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản.

(2) Phải chỉ dẫn nơi sản xuất theo mục 3 khoản (1) Điều này, trong trường hợp của một sản phẩm nội địa, thì phải thể hiện được tên quận, huyện nơi tiến hành sản xuất và trong trường hợp của sản phẩm nước ngoài, thì phải chỉ ra được Quốc gia nơi đặt địa điểm sản xuất.

(3) Để bổ xung vào những điều khoản được quy định ở khoản (1) và (2) Điều này, đối với các loại “giống được chứng nhận” cụ thể mà Bộ trưởng thấy rằng cần phải có chỉ dẫn cho người sử dụng nhằm nhận biết được vùng canh tác, sử dụng và các đặc điểm khác liên quan đến canh tác hoặc khai thác nhằm lựa chọn dùng các giống phù hợp với các điều kiện tự nhiên và kinh tế nào đó, thì Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản phải xác định và công khai hóa những nội dung phải được chỉ dẫn đối với việc nhận diện nói trên và bất kỳ tiêu chuẩn nào khác liên quan đến chỉ dẫn nói trên mà các tổ chức, cá nhân kinh doanh giống phải tuân thủ.

(4) Nếu bất kỳ một tổ chức, cá nhân kinh doanh giống nào không tuân thủ các tiêu chuẩn quy định theo các điều khoản của khoản (3) Điều này, thì Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản có thể ấn hành đến người đó một bản khuyến cáo liên quan đến các tiêu chuẩn phải tuân thủ.

Page 27: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

27

Điều 60

(Lệnh liên quan đến “giống được chứng nhận”)

(1) Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản có thể lệnh cho bất kỳ tổ chức, cá nhân kinh doanh giống nào vi phạm các điều khoản của khoản (1) và (2) Điều 50 phải chỉ dẫn các nội dung liệt kê trong mỗi mục của khoản (1) Điều trên hoặc phải thay đổi các nội dung chỉ dẫn hoặc có thể cấm bán “giống được chứng nhận” liên quan đến hành vi vi phạm trên.

(2) Nếu bất kỳ tổ chức, cá nhân kinh doanh giống nào không tuân thủ khuyến cáo được ấn hành chiểu theo các điều khoản của khoản (4) Điều 50, thì Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản có thể lệnh cho người đó phải tuân thủ các tiêu chuẩn quy định theo khoản (3) Điều trên trong một thời hạn nhất định

Điều 61

(Các tiêu chuẩn liên quan đến việc sản xuất “giống được chứng nhận”)

(1) Nếu thấy đặc biệt cần thiết nhằm đảm bảo việc phân phối “giống được chứng nhận” có chất lượng tốt, thì Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản phải xác định và công khai hóa các tiêu chuẩn liên quan đến việc sản xuất, bảo quản, trữ kho hoặc đóng gói “giống được chứng nhận” nói trên, những tiêu chuẩn đó phải được tuân thủ bởi những người sản xuất giống với mục đích thương mại nói trên và bởi các tổ chức, cá nhân kinh doanh giống .

(2) Nếu một người sản xuất “giống được chứng nhận” với mục đích thương mại hoặc một tổ chức, cá nhân kinh doanh giống mà không tuân thủ các tiêu chuẩn quy định theo các điều khoản của khoản (1) Điều này, thì Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản có thể ấn hành đến người đó một bản khuyến cáo liên quan đến các tiêu chuẩn phải tuân thủ.

(3) Nếu bất kỳ người nào sản xuất “giống được chứng nhận” với mục đích thương mại hoặc bất kỳ một tổ chức, cá nhân kinh doanh giống nào mà không tuân thủ bản khuyến cáo ấn hành theo khoản (2) Điều này, thì Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản có thể công khai vụ việc không chấp hành đó.

Điều 62

(Lấy mẫu “giống được chứng nhận”)

(1) Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản có thể yêu cầu viên chức của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản lấy mẫu từ các tổ chức, cá nhân kinh doanh giống các khối lượng “giống được chứng nhận” cần thiết để thanh tra. Tuy nhiên, khoản tiền tương đương với giá trị thị trường phải được đền bù lại.

(2) Trong trường hợp nhắc đến theo khoản (1) Điều này, nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh giống yêu cầu, thì các viên chức đó phải xuất trình một giấy chứng nhận chứng tỏ tình trạng công vụ của họ.

Điều 63

(Lấy mẫu “giống được chứng nhận” thực hiện bởi NCSS hoặc Trung tâm chọn tạo vật nuôi Quốc gia)

(1) Khi thấy cần thiết, Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản có thể yêu cầu NCSS hoặc Cơ quan hành chính độc lập- Trung tâm chọn tạo vật nuôi Quốc gia (sau đây được nhắc đến là

Page 28: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

28

“NLBC”) phù hợp với các điều quy định tại Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản, tiến hành lấy mẫu từ các tổ chức, cá nhân kinh doanh giống các khối lượng “giống được chứng nhận” cần thiết để thanh tra. Tuy nhiên, khoản tiền đền bù tương đương với giá trị thị trường phải được chi trả lại.

(2) Nếu việc lấy mẫu được thực hiện bởi NCSS hoặc NLBC chiểu theo các điều khoản của khoản (1) Điều này, thì Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản phải ấn hành một bản hướng dẫn cho NCSS hoặc NLBC để chỉ rõ thông tin về ngày tháng, địa điểm và các mục liên quan khác.

(3) Cơ quan NCSS hoặc NLBC thực hiện việc lấy mẫu nhắc đến theo khoản (1) Điều này và phù hợp với một bản hướng dẫn quy định tại khoản (2) Điều này phải báo cáo kết quả của việc thanh tra đó đến Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản chiểu theo Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản.

(4) Trong trường hợp nhắc đến theo khoản (1) Điều này, nếu tổ chức, cá nhân kinh doanh giống yêu cầu, thì các viên chức của NCSS hoặc NLBC khi lấy mẫu theo các điều khoản của khoản trên, phải xuất trình một giấy chứng nhận chứng tỏ tình trạng công vụ của họ.

Điều 64

(Các Lệnh đến NCSS hoặc NLBC)

Nếu thấy cần thiết nhằm đảm bảo thi hành đúng việc lấy mẫu theo khoản (1) của Điều 52, Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản có thể ấn hành các Lệnh liên quan đến việc lấy mẫu đến NCSS hoặc NLBC.

Điều 65

(Thu thập các Báo cáo)

Trong giới hạn cần thiết nhằm đảm bảo thực thi Luật này, Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản có thể lệnh cho các tổ chức, cá nhân kinh doanh giống phải đệ trình các báo cáo liên quan đến việc kinh doanh của họ hoặc sổ cái kế toán hay các văn bản khác.

Điều 66

(Ủy quyền đến chính quyền cấp Quận, huyện)

(1) Một phần quyền hành của Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản theo các điều khoản của Điều 59 khoản (4), Điều 60, Điều 61 khoản (2) và (3), Điều 62 và Điều 65 có thể được ủy quyền tới Chính quyền cấp quận, huyện chiểu theo các điều khoản của Nghị Định Chính phủ.

(2) Một phần quyền hành của Bộ trưởng Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản quy định trong Chương này có thể được ủy quyền cho các Cơ quan hành chính Nông nghiệp cấp Vùng chiểu theo các điều khoản của Thông tư của Bộ Nông lâm nghiệp và Thủy sản.

Page 29: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

29

CHƯƠNG 4

CÁC ĐIỀU KHOẢN XỬ PHẠT

Điều 67

(Tội vi phạm)

Bất kỳ cá nhân nào vi phạm quyền tác giả hoặc quyền khai thác độc quyền phải bị phạt tù lao động cải tạo không nhiều hơn 10 năm hoặc một khoản tiền phạt không lớn hơn 10.000.000 Yên hoặc kết hợp cả hai.

Điều 68

(Tội gian lận)

Bất kỳ cá nhân nào mà công nhận được một giống bằng các hình thức sử dụng hành vi gian lận phải bị phạt tù lao động cải tạo không nhiều hơn 3 năm hoặc một khoản tiền phạt không nhiều hơn 3.000.000 Yên.

Điều 69

(Tội làm hàng giả)

Bất kỳ cá nhân nào không tuân thủ điều khoản của Điều 56 phải bị phạt tù lao động cải tạo không nhiều hơn 3 năm hoặc một khoản tiền phạt không nhiều hơn 3.000.000 Yên.

Điều 70

(Tội Vi phạm “lệnh bảo hộ”)

(1) Bất kỳ cá nhân nào mà không tuân thủ “lệnh bảo hộ” phải bị phạt tù lao động cải tạo không nhiều hơn 5 năm hoặc một khoản tiền phạt không nhiều hơn 5.000.000 Yên.

(2) Khởi tố tội theo khoản trên có thể không được bắt đầu tiến hành trừ phi có một đơn kiện được nộp.

(3) Tội quy định ở khoản (1) Điều này cũng phải được áp dụng đối với cá nhân phạm tội đó ở nước ngoài.

Điều 71

(Tội bán “giống được chứng nhận” với nhãn hiện giả)

Bất kỳ cá nhân nào rơi vào bất kỳ mục nào sau đây đều phải bị phạt một khoản tiền không lớn hơn 500.000 Yên.

(i) Một cá nhân bán “giống được chứng nhận” với chỉ dẫn giả liên quan đến các nội dung theo các điều khoản của khoản (1) và (2) Điều 59; hoặc

(ii) Một cá nhân bán “giống được chứng nhận” vi phạm việc thực hiện những biện pháp theo quy định ở các điều khoản của Điều 60 khoản (1) hoặc (2).

Điều 72

Page 30: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

30

(Tội Thông báo sai)

Bất kỳ cá nhân nào rơi vào bất kỳ mục nào sau đây phải bị phạt một khoản tiền không nhiều hơn 300.000 Yên.

(i) Một cá nhân không tuân thủ thông báo theo các điều khoản của Điều 58 hoặc làm thông báo giả;

(ii) Một cá nhận đã từ chối, cản trở hoặc lẩn tránh việc lấy mẫu quy định theo Điều 62 khoản (1) hoặc Điều 63 khoản (1) mà không có các lý do hợp pháp; hoặc

(iii) Một cá nhân không đệ trình một báo cáo hoặc văn bản quy định chiểu theo điều khoản của Điều 65 hoặc đệ trình báo cáo hay văn bản giả mạo.

Điều 73

(Nghĩa vụ pháp lý kép)

(1) Nếu một người đại diện của một pháp nhân hay của một đại lý, của một đối tượng sử dụng lao động hoặc bất kỳ nhân công nào của một pháp nhân hoặc của một tư nhân phạm một hành vi vi phạm theo các điều khoản quy định ở bất kỳ mục nào quy định sau đây, liên quan đến việc kinh doanh của pháp nhân hay cá nhân đó, thì không chỉ người phạm tội phải chịu phạt mà pháp nhân nói trên cũng phải chịu phạt bằng khoản tiền phạt quy định lần lượt ở các mục đó, hoặc tư nhân nói trên cũng phải chịu phạt bằng khoản tiền phạt quy định ở các Điều tương ứng.

(i) Điều 67 hoặc Điều 70 khoản (1): Khoản tiền phạt không quá 300.000.000 Yên;

(ii) Điều 68 hoặc Điều 69: Khoản tiền phạt không quá 100.000.000 Yên;

(iii) Điều 71 hoặc mục 1 hay 3 của Điều 70: Theo khoản tiền phạt theo quy định ở bất kỳ điều nào trong các Điều này.

(2) Trong trường hợp nhắc đến theo khoản trên, thì đơn kiện theo Điều 79 khoản (2) kiện người vi phạm phải có hiệu lực đối với pháp nhân hoặc tư nhân đó và đơn kiện kiện pháp nhân hoặc tư nhân đó cũng có hiệu lực đối với người vi phạm.

(3) Khi một pháp nhân hoặc một tư nhân phải chịu phạt tiền do hành vi vi phạm quy định ở Điều 67 hoặc Điều 70 khoản (1) chiểu theo điều khoản của khoản (1) Điều này, thì kết tội phải là một trong những tội quy định ở các điều khoản đó.

Điều 74

(Khoản tiền phạt dân sự đối với vi phạm Lệnh)

Nếu cơ quan NCSS hoặc NLBC vi phạm lệnh quy định trong Điều 15 khoản (6) (bao gồm các trường hợp nếu được áp dụng với sự chỉnh sửa phù hợp theo Điều 47 khoản (3)) hoặc Điều 64, thì các thành viên vi phạm trực tiếp của cơ quan chức năng đó phải chịu phạt bằng một khoản tiền phạt dân sự không lớn hơn 200.000 Yên.

Điều 75

(Khoản tiền phạt dân sự đối với vi phạm Nghĩa vụ sử dụng một Tên)

Bất kỳ cá nhân nào mà vi phạm các điều khoản của Điều 22 đều phải chịu phạt một khoản tiền phạt dân sự không lớn hơn 100.000 Yên.

Page 31: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

31

CÁC ĐIỀU KHOẢN BỔ XUNG (ĐOẠN TRÍCH)

Các điều khoản bổ xung

(Trích từ Luật số 49 ngày 18/05/2007)

Điều 1

(Ngày hiệu lực)

Luật này có hiệu từ ngày 01 tháng 12 năm 2007. Tuy nhiên, điều khoản của Điều 6 phần các điều khoản bổ xung của Luật này phải có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Điều 2

(Biện pháp chuyển tiếp liên quan đến việc Áp dụng các điều khoản về Vi phạm)

Những điều khoản của Chương 2, Phần 5 của Luật Giống và Bảo hộ giống cây trồng được sửa đổi bằng Luật này (dưới đây được nhắc đến là ““Luật mới””) (bao gồm các trường hợp nếu các điều khoản được áp dụng có chỉnh sửa phù hợp theo Điều 14 khoản (5) của “Luật mới” này) cũng phải được áp dụng đối với các nội dung phát sinh trước khi Luật này có hiệu lực, trừ phi có quy định khác theo Luật này. Tuy nhiên, điều khoản này không làm trì hoãn hiệu lực của các điều khoản của Chương 2, Phần 5 (bao gồm các trường hợp nếu các điều khoản đó được áp dụng có chỉnh sửa phù hợp theo Điều 14 khoản (5) của “Luật cũ”) của Luật Giống và Bảo hộ Giống cây trồng trước khi sửa đổi bằng luật này (sau đây được nhắc đến là ““Luật cũ””).

Điều 3

(1) Trước khi Luật này có hiệu lực, các điều khoản của Điều 34 khoản (1) và Điều 39 của “Luật mới” không được áp dụng đối với các trường hợp trong đó việc tranh tụng bằng miệng ở tòa thượng thẩm hoặc tòa cấp huyện như là vụ án phúc thẩm và các trường hợp mà ở đó, trước khi luật này có hiệu lực một thỏa thuận đã đạt được nhằm duy trì quyền kháng cáo lại phán quyết của Tòa sơ thẩm hoặc phán quyết của Tòa cấp huyện như là một vụ án sơ thẩm.

(2) Các điều khoản của Điều 40 đến Điều 42 của “Luật mới” này không được áp dụng đối với những vụ việc mà trước khi Luật này có hiệu lực thì thủ tục tại tòa đã chấm dứt, các vụ việc mà trước khi luật này có hiệu lực, sự tranh tụng bằng miệng đã kết thúc tại Tòa thượng thẩm hoặc Tòa cấp huyện như là một vụ án phúc thẩm và các trường hợp, trước khi luật này có hiệu lực đã có một thỏa thuận đạt được để duy trì quyền kháng cáo lại phán quyết của Tòa sơ thẩm hoặc phán quyết của Tòa cấp huyện như là một vụ án sơ thẩm.

Điều 4

(Biện pháp chuyển tiếp liên quan đến Tài sản phát sinh từ một Hành vi phạm tội trước khi Luật này có hiệu lực)

Trong vụ án nếu Luật này có hiệu lực sau hiệu lực của Luật sửa đổi từng phần của Bộ luật Xử phạt nhằm ứng phó với sự gia tăng của các tội phạm quốc tế và có tổ chức và Cải tiến về xử lý thông tin (Luật số … năm 2007), thì các điều khoản của Điều 9 khoản (1) đến (3), Điều 10 và Điều 11 của Luật Xử phạt các tội phạm có tổ chức, Kiểm soát sự phát triển tội phạm và Các Vấn đề khác (Luật số 136 năm 1999) cũng phải được áp dụng đối với các hành vi phạm tội sau khi Luật này có hiệu lực mà liên quan đến các tài sản phát sinh từ hoặc chiếm dụng thông qua một hành vi cấu thành

Page 32: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

32

phạm tội của Điều 56 của Luật trước (bao gồm cả một hành vi phạm tội bên ngoài Nhật Bản, mà hành vi đó sẽ cấu thành bất kỳ tội phạm nào tương tự nếu nó được phạm tội ở Nhật Bản và cấu thành một tội phạm theo các luật và quy định của nơi phạm tội) mà được phạm tội trước khi Luật này hiệu lực nhằm chiếm dụng trái phép, hoặc tài sản bị chiếm dụng như là một sự hoàn lại đối với Điều 56 của “Luật cũ”. Trong vụ việc này, thì những tài sản đó phải được xem xét là tài sản phạm tội theo Điều 2 khoản (2) mục (i) của Luật Xử phạt tội phạm có tổ chức.

Điều 5

(Biện pháp chuyển tiếp liên quan đến các điều khoản Xử phạt)

Liên quan đến một thời hiệu của một tội đã phạm phải trước khi Luật này có hiệu lực, thì bất kể điều khoản nào của Điều 73 khoản (3) của “Luật mới” này và các điều khoản có hiệu lực sau đó vẫn phải được áp dụng.

Điều 6

(Ủy thác cho Nghị Định của Chính phủ)

Để bổ xung vào nội dung được quy định trong Điều 2 đến 5 của phần Các điều khoản bổ xung của Luật này, thì các biện pháp chuyển tiếp cần thiết để thi hành Luật này phải được quy định bởi Nghị Định của Chính phủ.

Điều 7

(Tái xét)

Sau 5 năm kể từ khi thi hành , nếu thấy cần thiết phải xem xét hiện trạng thi hành của “Luật mới” này, thì chính phủ phải xem xét lại các điều khoản của “Luật mới” và phải thực hiện các biện pháp cần thiết dựa vào các kết quả của việc xem xét lại.

Điều 8

(Sửa đổi từng phần của Luật về Cơ quan hành chính độc lập - Trung tâm Giống và cây giống Quốc gia và cơ quan hành chính độc lập - Trung tâm chọn tạo vật nuôi Quốc gia)

Khái niệm “Điều 53-2 khoản (1)” trong các điều khoản của các luật sau đây phải được thay thế bằng “Điều 63 khoản (1)”;

(i) Luật về Cơ quan hành chính độc lập- Trung tâm Giống và cây giống Quốc gia (Luật số 184 năm 1999) Điều 11 khoản (2) mục (i);

(ii) Luật về Cơ quan hành chính độc lập - Trung tâm chọn tạo vật nuôi Quốc gia (Luật số 185 năm 1999) Điều 11 khoản (2) mục (ii)

--------------------------------------------

Page 33: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

33

Page 34: LUẬT GIỐNG V ẢO HỘ GIỐNG Y TRỒNG NHẬT ẢNhatgiongvietseed.com.vn/file/ban-dich-japan-seed-act-2007-(sua-doi... · (ii) Toàn bộ các cá thể cây trồng ở cùng

34