50
Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) Đầu tư khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm lúa gạo tại ĐBSCL

Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình)

Đầu tư khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm lúa gạo tại ĐBSCL

Page 2: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Chân dung doanh nghiệp

43 Công ty Nguyên liệu Giấy miền Nam - Bài toángiữ rừng, nâng cao hiệu quả rừng trồng

NguyễN Hữu TruNg

37 Công ty Cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái - Doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩulớn nhất tỉnh

Kim yếN - VâN Hà

33 Hiệu quả bước đầu của dự án Nhà máy chế biến lâm sản Bảo Thắng

NHư HiềN

29 Vinafor Gia Lai - Thành công của mô hình"từ trồng rừng đến sản phẩm"

KiêN QuyếT

TỔNG BIÊN TẬP:ThS. Đào Dung Anh

NộI DuNG:Bộ phận Chuyên đề

BIÊN TẬP:Phòng TKBT

THIẾT KẾ:Phạm Huy Cường

ĐỊA CHỈ TÒA SOẠN:27 Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội.Tel: 043. 355 4481Fax: 043. 355 4482Email: [email protected]: www.vdb.gov.vn

Cơ Chế - Chính sáCh

Thông Tin dự án

hiệu quả đầu Tư

Giấy phép xuất bản: Số 56/GP-XBĐSdo Bộ Thông tin và Truyền thôngcấp ngày 25 tháng 6 năm 2012.

09 Giải pháp triển khai nghiệp vụ cho vay chi phí thức ănnuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu

Lê VăN KHaNH

02 Cơ chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với các dự án trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp

Ths. NguyễN ĐìNH THàNH

12 Một số dự án nông - lâm - ngư nghiệp sử dụngvốn tín dụng đầu tư của Nhà nước

BPCĐ Và CHi NHáNH NHPT PHú THọ

22 Cho rừng cao su xanh mãi

Đỗ NgọC Và PHòNg TíN dụNg ii

24 Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩuNam Định - Mở rộng thị trường nội địa và xuất khẩu

TruNg NguyễN

Vốn tdđt của nhà nước góp phần thực hiệnchính sách phát triển nông - lâm - ngư nghiệp

1Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

Page 3: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Ngày 28/10/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông

nghiệp, nông dân và nông thôn. Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn áp dụng đối với các dự án đầu tư nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng được thực hiện theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ đã được triển khai trong những năm qua có nhiều cách làm sáng tạo và vận dụng cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tiễn đã tạo tiền đề phát triển và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua đã được Ngân hàng Phát triển Việt Nam quan tâm thực hiện, đặc biệt đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp. Chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước hiện nay đang được triển khai theo

Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 và Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ. Xin giới thiệu những nội dung chủ yếu về cơ chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước đối với các dự án trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp.

1. Về đối tượng vay vốn:

1.1. Theo lĩnh vực đầu tư:

Chủ đầu tư có dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (không phân biệt địa bàn đầu tư) được quy định tại Phụ lục số 1 Danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư, Nghị định số 75/2011/NĐ-CP, cụ thể:

- Dự án nuôi, trồng thủy, hải sản gắn với chế biến công nghiệp thuộc nhóm A, B (có quy mô vốn đầu tư từ 40 tỷ đồng trở lên);

- Dự án phát triển giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp thuộc nhóm A, B (có quy mô vốn đầu tư từ 40 tỷ đồng trở lên);

Cơ Chế Cho vay vốN TíN dụNG Đầu Tư Của Nhà NướC Đối với

Ths. NguyễN ĐìNH THàNH

CÁC dỰ ÁN TRoNG LĨNh vỰC NôNG - LÂM - NGư NGhiỆP

Công tác an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đảng ta và Nhà nước ta trong nhiều năm qua. Chăm sóc vườn ươm cây giống cao su tại Công ty Quang Đức (Gia Lai)

Ảnh: TL

2 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

C ơ C h ế - C h í n h s á C h

Page 4: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

- Dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm gắn với chế biến công nghiệp thuộc nhóm A, B (có quy mô vốn đầu tư từ 40 tỷ đồng trở lên).

1.2. Theo địa bàn đầu tư:

Chủ đầu tư có dự án thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc Khơ - me sống tập trung, các xã thuộc Chương trình 135, các xã vùng bãi ngang.

1.3. Một số lĩnh vực, dự án thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ:

- Chính sách hỗ trợ đầu tư Dự án đầu tư tôn nền vượt lũ để xây dựng các cụm, tuyến dân cư vùng ngập sâu Đồng bằng sông Cửu Long theo Quyết định số 1548/QĐ-TTg ngày 05/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ;

- Cho vay vốn tín dụng đầu tư Dự án đầu tư kho chứa lương thực của Tổng công ty Lương thực miền Bắc và Tổng công ty Lương thực miền Nam theo văn bản số 78/TB-VPCP ngày 09/3/2009 của Văn phòng Chính phủ;

- Cho vay các chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn giai đoạn 2009-2015 theo Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg ngày 21/01/2009 và Quyết định số 56/2009/QĐ-TTg ngày 15/4/2009 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 13/2009/QĐ-TTg; Thông tư số 156/2009/TT-BTC ngày 03/8/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn;

- Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2012, theo đó việc phát triển rừng theo kế hoạch được phê duyệt theo quyết định trên được áp dụng cơ chế chính sách theo Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng;

- Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020…

2. Về cơ chế cho vay:

Chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước trong thời gian qua được thực hiện theo quy định của Chính phủ tại các Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 về tín dụng đầu tư và

tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19/9/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP và hiện nay đang thực hiện theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011 và Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ bổ sung Nghị định số 75/2011/NĐ-CP.

2.1. Về mức vốn cho vay:

Theo quy định hiện nay, mức vốn vay tối đa không quá 70% tổng mức vốn đầu tư tài sản cố định của dự án. Mức vốn cho vay cụ thể đối với từng dự án do Tổng Giám đốc NHPT quyết định phù hợp với khả năng huy động vốn trong từng thời kỳ. Đồng thời khống chế dư nợ cho vay đối với mỗi chủ đầu tư (bao gồm các khoản vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, số vốn bảo lãnh theo chứng thư đã ký còn hiệu lực và các khoản vay khác trừ các khoản cho vay từ nguồn ODA do NHPT nhận ủy thác, ủy quyền cho vay lại) không vượt quá 15% vốn điều lệ thực có của NHPT).

2.2. Lãi suất cho vay:

Lãi suất cho vay đầu tư được xác định không thấp hơn lãi suất bình quân các nguồn huy động cộng phí hoạt động của NHPT. Mức lãi suất cho vay trong từng thời kỳ thực hiện theo quyết định của Bộ Tài chính (hiện tại là 11,4%/năm).

Lãi suất cho vay được ghi trong hợp đồng tín dụng, mức lãi suất sẽ được điều chỉnh theo từng lần giải ngân theo lãi suất cho vay được công bố.

Lãi suất nợ quá hạn đối với mỗi khoản vay bằng 150% lãi suất cho vay trong hạn đối với từng khoản giải ngân.

Riêng các khoản vay thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn được áp dụng lãi suất 0%.

2.3. Thời hạn cho vay:

Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của dự án nhưng không quá 12 năm.

Riêng các khoản vay thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn, thời hạn trả vốn vay thực hiện theo quy định tại Thông tư số 156/2009/TT-BTC ngày 03/8/2009 của Bộ Tài chính: Sau 12 tháng (kể từ ngày giải ngân khoản vốn vay đầu tiên) bắt đầu trả nợ. Thời gian trả nợ là 4 năm; riêng đối với các tỉnh miền núi, các tỉnh có nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn (thu nội địa) chỉ đảm bảo dưới 30% nhiệm vụ chi ngân sách địa phương, thời gian trả nợ là 5 năm.

3Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

C ơ C h ế - C h í n h s á C h

Page 5: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

3. Điều kiện cho vay:

- Chủ đầu tư là Doanh nghiệp, Tổ chức kinh tế có dự án đầu tư phù hợp với đối tượng tại điểm 1 nêu trên;

- Dự án phải được thực hiện đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật;

- Chủ đầu tư có dự án, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo trả được nợ vay. Phương án tài chính, phương án trả nợ được NHPT thẩm định và chấp thuận cho vay;

- Chủ đầu tư phải có tối thiểu 20% vốn chủ sở hữu tham gia đầu tư vào dự án; phải bảo đảm đủ nguồn vốn để thực hiện dự án với các điều kiện tài chính cụ thể của phần vốn đầu tư ngoài phần vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước;

- Chủ đầu tư thực hiện đảm bảo tiền vay theo các quy định của pháp luật;

- Chủ đầu tư phải mua bảo hiểm tài sản tại một doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động hợp pháp tại Việt Nam đối với tài sản hình thành từ vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc trong suốt thời hạn vay vốn;

- Chủ đầu tư phải thực hiện chế độ hạch toán kế toán, báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Báo cáo tài chính hàng năm phải được kiểm toán bởi cơ quan kiểm toán độc lập (Danh sách đơn vị kiểm toán độc lập đủ điều kiện thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm do NHPT công bố).

4. Hồ sơ vay vốn:

4.1. Giấy đề nghị vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước kèm bảng kê danh mục hồ sơ vay vốn - bản chính theo mẫu quy định công bố tại Bộ Thủ tục giải quyết công việc của NHPT (đăng trên website: www.vdb.gov.vn).

4.2. Hồ sơ dự án:

a. Dự án đầu tư kèm phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay - bản chính;

b. Giấy chứng nhận đầu tư - bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư;

c. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về các nội dung liên quan đến dự án theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, bao gồm các tài liệu sau:

- Ý kiến tham gia về thiết kế cơ sở của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc đối tượng phải lấy ý kiến về

thiết kế cơ sở theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 - bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.

- Kết quả thẩm định tổng mức đầu tư - bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.

- Thỏa thuận của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về địa điểm xây dựng dự án - bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.

- Hợp đồng thuê đất hoặc chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có) - bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.

d. Đối với dự án đang được triển khai thực hiện đầu tư, yêu cầu bổ sung các tài liệu sau:

- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư - bản chính.

- Báo cáo tình hình thực hiện đầu tư dự án - bản chính.

- Giấy phép xây dựng công trình - bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.

4.3. Hồ sơ Chủ đầu tư:

Hồ sơ Chủ đầu tư thực hiện theo quy định hiện hành của NHPT, cụ thể theo quy định công bố tại Bộ Thủ tục giải quyết công việc của NHPT (đăng trên website: www.vdb.gov.vn). Cụ thể như sau:

a. Hồ sơ pháp lý:

- Hồ sơ hợp lệ về việc thành lập và đăng ký kinh doanh của chủ đầu tư

+ Quyết định thành lập doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Đối với chủ đầu tư được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, (bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Đối với chủ đầu tư được thành lập theo Luật Doanh nghiệp (Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân); Tổ chức kinh tế thành lập theo Luật Hợp tác xã (bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).

+ Giấy phép đầu tư: Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không đăng ký lại theo quy định của Luật Doanh nghiệp (bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).

4 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

C ơ C h ế - C h í n h s á C h

Page 6: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

- Điều lệ hoạt động của doanh nghiệp.

- Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc); Trưởng Ban quản trị, Chủ nhiệm Hợp tác xã (đối với Hợp tác xã); Kế toán trưởng hoặc phụ trách kế toán (bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).

- Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc được đơn vị cấp trên giao làm chủ đầu tư dự án (hoặc làm đại diện của chủ đầu tư) thì phải có văn bản uỷ quyền của cấp trên có thẩm quyền.

- Các tài liệu liên quan khác do chủ đầu tư gửi kèm theo (nếu có).

b. Hồ sơ tài chính:

- Đối với chủ đầu tư đang hoạt động sản xuất kinh doanh:

+ Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật trong 2 năm liền kề và báo cáo nhanh tình hình tài chính doanh nghiệp đến quý gần nhất. (Nếu doanh nghiệp có thời gian hoạt động dưới 2 năm thì gửi báo cáo tài chính các năm đã hoạt động và báo cáo nhanh tình hình tài chính doanh nghiệp các quý gần nhất). Trường hợp báo cáo tài chính của chủ đầu tư phải kiểm toán bắt buộc theo quy định và báo cáo tài chính đã được kiểm toán, chủ đầu tư phải gửi báo cáo tài chính đã được kiểm toán kèm theo kết luận của doanh nghiệp kiểm toán độc lập (bản chính).

Trường hợp chủ đầu tư là công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty.

Trường hợp công ty con hạch toán độc lập vay vốn với sự bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của công ty mẹ, báo cáo tài chính bao gồm báo cáo tài chính của công ty con, báo cáo tài chính của công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất của nhóm công ty.

- Đối với chủ đầu tư là đơn vị mới thành lập:

Nghị quyết của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, chủ sở hữu vốn (đối với công ty TNHH một thành viên), Nghị quyết Đại hội xã viên (đối với HTX) về việc góp vốn đầu tư xây dựng dự án, phương án góp vốn phù hợp với nghị quyết được thông qua, (bản sao có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền).

c. Báo cáo về quan hệ tín dụng với NHPT và các tổ chức cho vay khác của chủ đầu tư, của Người đại diện theo pháp luật, cổ đông sáng lập hoặc thành viên góp vốn đến thời điểm gần nhất: Bảng kê các hợp đồng tín dụng đã ký và tình hình thực hiện vay, trả nợ đối với các hợp đồng tín dụng...

4.4. Hồ sơ bảo đảm tiền vay: Thực hiện theo quy định của pháp luật về tài sản đảm bảo tiền vay và theo hướng dẫn của NHPT

Chú ý đối với trường hợp dùng tài sản khác để bảo đảm tiền vay:

- Chứng thư định giá hoặc biên bản thỏa thuận giữa các bên về xác định giá trị tài sản bảo đảm - Bản chính;

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng, quản lý tài sản bảo đảm - Bản chính;

- Hợp đồng bảo hiểm của tài sản (nếu có) - Bản chính;

- Quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (nếu có) (đối với bên bảo đảm là người thứ ba) - Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của chủ đầu tư;

- Văn bản của cấp có thẩm quyền trong doanh nghiệp quy định về quyền hạn, trách nhiệm của Người đại diện theo pháp luật trong giao dịch với NHPT (đối với bên bảo đảm là người thứ ba) - Bản chính.

4.5. Một số văn bản quy định dưới đây nếu Chủ đầu tư chưa gửi kèm theo hồ sơ đề nghị vay vốn thì phải nộp cho NHPT trước khi ký Hợp đồng tín dụng:

- Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của dự án - bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.

- Văn bản xác nhận đăng ký bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường - bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao tự xác nhận của khách hàng/chủ đầu tư.

- Quyết định giao đất, cho thuê đất của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc hợp đồng cho thuê đất hoặc chứng nhận quyền sử dụng đất - bản chính.

Trong giai đoạn hiện nay, thực hiện chủ trương của NHPT nhằm lựa chọn được dự án đầu tư phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và lĩnh vực, ngành nghề đầu tư, khách hàng có nhu cầu vay vốn tín dụng đầu tư phải cung cấp những thông tin chính về chủ đầu tư và dự án đầu tư để NHPT thẩm định sơ bộ theo văn bản số 4748/NHPT-TĐ ngày 30/12/2011 của NHPT về hướng dẫn thẩm định sơ bộ đối với dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước. Sau khi có thông báo chủ trương tiếp nhận thẩm định đối với dự án, chủ đầu tư mới lập hồ sơ đề nghị vay tín dụng đầu tư gửi đến NHPT để tổ chức thẩm định và quyết định việc cho vay đối với dự án theo quy định./.

5Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

C ơ C h ế - C h í n h s á C h

Page 7: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Việc quản lý vốn tín dụng đầu tư đối với phát triển rừng

Ngày 10/9/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015, theo đó với mục tiêu trồng 2 triệu ha rừng sản xuất, bình quân mỗi năm trồng 250 nghìn ha; giải quyết việc làm, tăng thu nhập nhằm ổn định đời sống cho đồng bào miền núi; Thúc đẩy hình thành thị trường nghề rừng phát triển ổn định lâu dài, bao gồm thị trường cung cấp giống, dịch vụ kỹ thuật, thị trường chế biến và tiêu thụ lâm sản. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư

trồng rừng và chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Các dự án trồng rừng được vay vốn tín dụng đầu tư (TDĐT) của Nhà nước. Bên cạnh nguồn vốn khác thì nguồn vốn TDĐT của Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc trồng, khoanh nuôi tái sinh, làm giàu rừng đầu nguồn, rừng sản xuất, bảo vệ và trồng rừng phòng hộ. Vốn TDĐT của Nhà nước góp phần thực hiện mục tiêu theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg, ngoài ra còn đóng góp vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc phòng.

Đến thời điểm 30/6/2013, tổng số các khách hàng thuộc lĩnh vực cho vay phát triển rừng có quan hệ tín

vốn TdĐT của Nhà nướcPHòNg TH-Cs

BaN TíN dụNg Đầu Tư, NHPT

Bên cạnh các nguồn vốn khác thì nguồn vốn TDĐT của Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển rừng, phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh quốc phòng.

Chăn nuôi gia súc theo chu trình khép kín, ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm

Ảnh: TL

6 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

C ơ C h ế - C h í n h s á C h

Page 8: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam khoảng 80 dự án, dư nợ khoảng 2.000 tỷ đồng tập trung ở khu vực trung du miền núi phía Bắc và tập trung chủ yếu vào rừng sản xuất, cây ăn quả, cây công nghiệp. Trong đó có 76 dự án cho vay rừng trồng mới (chiếm tỷ lệ cao nhất 97%), phần còn lại tập trung cho vay tái sinh rừng và một phần nhỏ đầu tư chăm sóc rừng.

Biểu 1: Dư nợ cho vay phát triển rừng phân theo mục đích vay vốn:

- Phân theo loại rừng:

Các dự án phát triển rừng vay vốn TDĐT chủ yếu tập trung vào rừng sản xuất (61%) và cây ăn quả, cây công nghiệp (cà phê, cao su, tiêu, điều) (39%)

Biểu 2: Dư nợ cho vay phát triển rừng phân theo loại rừng

Cơ cấu phát triển cây công nghiệp (cà phê, cao su, tiêu, điều) được phân bổ tập trung chủ yếu vào các dự án cao su (dư nợ 1.071 tỷ đồng).

Biểu 3: Cơ cấu phát triển cây công nghiệp

Đến cuối tháng 6/2013, có 67 dự án do doanh nghiệp làm chủ đầu tư, 9 dự án do các hộ gia đình tự thực hiện và 2 dự án do nông, lâm trường quản lý.

Hiệu quả của nguồn vốn TDĐT với các dự án trồng rừng

Đầu tư phát triển lâm nghiệp nói chung, phát triển rừng nói riêng đòi hỏi nguồn vốn lớn, do đó việc huy động vốn từ nhiều nguồn là yêu cầu tất yếu khách quan. Tuy nhiên, trong lĩnh vực đầu tư phát triển lâm nghiệp khó có thể thu hút được nguồn vốn tư nhân bởi đầu tư lâm nghiệp mang lại lợi nhuận thấp, thời gian thu hồi vốn kéo dài, khê đọng vốn lớn. Do đó, vốn tín dụng đầu tư ưu đãi của Nhà nước mang ý nghĩa hết sức quan trọng trong cho vay trồng, chăm sóc, bảo vệ, tái sinh rừng.

Thực hiện chính sách TDĐT của Nhà nước, thời gian qua NHPT đã cho vay các doanh nghiệp để phục vụ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng. Các dự án này đều thuộc địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn và tập trung chủ yếu ở địa bàn miền Trung và khu vực Tây Nguyên, Bình Phước… Theo số liệu năm 2012 từ Tổng cục Thống kê, ngành lâm nghiệp Việt Nam đóng góp 0,7% tổng thu nhập quốc nội và góp phần tạo công ăn việc làm cho 3,9% lực lượng lao động. Ngoài ra, vốn TDĐT góp phần trồng mới, chăm sóc, quản lý bảo vệ gần 300.000 ha rừng; trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả khoảng gần 50.000 ha. Ngoài ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội địa phương, các dự án trồng cao su của Binh đoàn 15, các dự án trồng rừng và cây công nghiệp tuyến biên giới Việt Nam-Lào-Cam pu chia còn có ý nghĩa về đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Như vậy, có thể nói, nhờ nguồn vốn của NHPT đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn tạo công ăn việc làm cho các hộ nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, bảo vệ an ninh vùng biên giới.

Một số khó khăn

Bên cạnh những kết quả đạt được thì hiện nay một số dự án đã phát sinh nợ quá hạn và tập trung chủ yếu ở các dự án trồng mới thuộc loại rừng sản xuất.

Trong những năm qua, việc phát triển rừng sản xuất gặp nhiều khó khăn do điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt. Ngoài ra, do thời gian khai thác rừng lâu, năng suất trồng rừng thấp và giá thu mua sản phẩm trồng rừng thấp trong khi chi phí đầu tư lớn nên ngoài nguồn vốn TDĐT, việc thu hút các nguồn vốn khác còn hạn chế. Trong tổng số vốn đầu tư phát triển rừng hiện nay thì nguồn vốn tự có của chủ đầu tư tham gia vào các dự án chiếm tỷ trọng thấp nhất. Nhưng đây mới thực sự là nguồn vốn mang lại hiệu quả cao, là nguồn nội lực giữ vai trò quyết định phát triển vững chắc.

Một số dự án vẫn tồn tại các khó khăn như hoàn thiện giấy chứng nhận sử dụng đất và thực hiện mua bảo hiểm cho dự án theo quy định do đặc thù của các dự án trồng cây công nghiệp nhiều rủi ro nên không có nhiều cơ quan bảo hiểm chấp nhận bán bảo hiểm cho

7Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

C ơ C h ế - C h í n h s á C h

Page 9: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

lĩnh vực này. Một số dự án đang gặp khó khăn đối với việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để hoàn tất hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định. Đồng thời việc kiểm tra, giám sát tài sản đảm bảo tiền vay cũng như nguồn thu từ khai thác cà phê, cao su, hồ tiêu sẽ rất khó khăn do diện tích đất trồng quá rộng và chủ yếu nằm trên địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Ngoài ra, lĩnh vực trồng rừng phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên, thời gian trồng và chăm sóc cho đến khi thu hoạch kéo dài (8 - 15 năm), các dự án trồng rừng gặp nhiều rủi ro trong việc hoả hoạn, thiên tai, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay các dự án này chưa được các tổ chức bảo hiểm bán bảo hiểm, điều này cũng gây nhiều khó khăn đối với người trồng rừng, cũng như các tổ chức cho vay khi các dự án trồng rừng gặp thiên tai, hoả hoạn.

Nguồn vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào vốn ngân sách Nhà nước, tín dụng đầu tư ưu đãi của Nhà nước, chưa huy động hết các nguồn lực khác của xã hội.

+ Về cơ chế cho vay: Năm 2002-2003, Chính phủ có văn bản quy định mức cho vay vốn Tín dụng Nhà nước tối đa cho 1 ha rừng sản xuất là 10 triệu đồng. Đến nay suất đầu tư 1 ha rừng đã tăng lên nhiều nhưng quy định trên vẫn chưa được điều chỉnh, do vậy mức vốn cho vay này không còn phù hợp.

+ Quy hoạch ngành công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu còn chưa đồng bộ, manh mún, chưa tạo được sản phẩm có sức cạnh tranh tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, cho nên hạn chế việc phát triển rừng sản xuất. Hiện nay, tuy diện tích rừng sản xuất chưa nhiều nhưng đã có hiện tượng thừa nguyên liệu do thiếu thị trường, giá bán thấp, trồng rừng không có lãi nên không khuyến khích được các thành phần kinh tế tham gia.

Một số đề xuất, kiến nghị

Để nâng cao hiệu quả dự án trồng rừng, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia trồng rừng như

chính sách nêu tại Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì cần có nhiều sự quan tâm, đồng thuận từ nhiều phía và các Bộ, ngành. Đối với TDĐT của Nhà nước cho phát triển trồng rừng, cần tập trung giải quyết một số nội dung sau:

+ Đề nghị các Bộ, ngành nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế bảo hiểm đối với cà phê, cao su, hồ tiêu, điều... để giảm bớt thiệt hại đối với chủ đầu tư và cơ quan cho vay khi có thiên tai, hoả hoạn xảy ra.

+ Để có thể giảm bớt những rủi ro khi giá sản phẩm của cây nông nghiệp dài ngày biến động trên thị trường thế giới, đề nghị các cấp có thẩm quyền nghiên cứu xem xét thành lập quỹ dự phòng rủi ro đối với sản phẩm cây nông nghiệp dài ngày (cà phê, cao su, điều...) để có chính sách hỗ trợ với các chủ dự án, tổ chức cho vay khi gặp những rủi ro biến động của thị trường thế giới đối với các sản phẩm này.

+ Phải đẩy nhanh tiến độ giao đất lâm nghiệp, cần đơn giản hóa thủ tục và rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng cây công nghiệp dài ngày.

+ Cần tiếp tục nghiên cứu các mô hình đa dạng hóa sở hữu và phương thức sản xuất trong lâm trường, đồng thời khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia. Để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, đề nghị các Bộ, ngành liên quan cần nghiên cứu việc liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp trồng cây công nghiệp dài ngày gắn liền với xây dựng các nhà máy chế biến, doanh nghiệp xuất khẩu tạo thành một dây chuyền khép kín để đẩy nhanh quá trính từ khâu thu hoạch, chế biến đến xuất khẩu đạt hiệu quả cao.

+ Cần có chính sách thu mua tạm trữ và thực hiện lâu dài để điều hòa sản lượng tiêu thụ trong năm, đảm bảo mặt hàng cà phê, điều không để các nhà đầu tư kinh doanh nước ngoài chi phối./.

Khảo sát rừng trồng dự ánẢnh: TL

8 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

C ơ C h ế - C h í n h s á C h

Page 10: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Từ năm 2010 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã đứng Top 10 trong các nước xuất khẩu thủy sản, đến năm 2012 giá trị xuất khẩu thủy sản đã đạt 6,134 tỷ USD, trong đó 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực là tôm đạt

2,15 tỷ USD và cá tra đạt 1,74 tỷ USD.

Với những gì đã đạt được cho thấy vai trò quan trọng của ngành thủy sản đối với nền kinh tế của Việt Nam trong những năm qua. Tuy nhiên, lợi nhuận mang lại ngày càng giảm do chi phí sản xuất ngày càng tăng, trong khi giá bán không ổn định; nguồn nguyên liệu còn phụ thuộc vào người chăn nuôi mà các nhà máy chế biến thủy sản trước đây chỉ thu mua nguyên liệu thủy sản trong dân, chất lượng sản phẩm không đồng đều và chưa có sự bảo hộ của các tiêu chuẩn xuất khẩu như GlobalGAP, BAP, ASC, VietGAP.

Trước thực trạng trên đây, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam luôn đứng trước những nguy cơ tổn thất rất lớn. Vì vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần phải chủ động tạo nguồn nguyên liệu

bằng cách trực tiếp nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu, bảo đảm chất lượng an toàn sản phẩm xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo được truy xuất nguồn gốc sản xuất theo yêu cầu của nhà nhập khẩu; đồng thời đảm bảo được giá đầu vào và nguồn sản xuất ổn định là sự sống còn của doanh nghiệp.

Việc cho các doanh nghiệp có nhà máy chế biến được vay vốn để mua thức ăn nuôi thủy sản rất quan trọng và cần thiết để tạo được nguồn nguyên liệu xuất khẩu vì thức ăn chăn nuôi chiếm 85% giá thành sản phẩm thu hoạch sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển vững mạnh, có năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, tạo việc làm cho hàng chục vạn công nhân, nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngày 11/6/2013, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã có văn bản số 1883/NHPT-TDXK về việc giao cho Chi nhánh Ngân hàng Phát triển khu vực Đồng Tháp - An Giang (Chi nhánh Đồng Tháp - An Giang) thực hiện việc cho vay tín dụng xuất khẩu đối với chi phí mua

Giải pháp triển khai nghiệp vụ cho vayChi Phí ThỨC ĂN Nuôi Thủy SẢN PhụC vụ XuẤT KhẨu

Năm 2012 sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 156 thị trường (VASEP, 2013) trong đó sản phẩm tôm có mặt ở 92 thị trường (VASEP, 2012a) và cá tra 142 thị trường (VASEP, 2012b).

Lê VăN KHaNH CHi NHáNH NHPT KHu VỰC ĐỒNg THáP - aN giaNg

Ảnh: TL

9Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

C ơ C h ế - C h í n h s á C h

Page 11: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

thức ăn nuôi cá tra phục vụ xuất khẩu theo Nghị định số 54/2013/NĐ-CP ngày 22/5/2013 của Chính phủ. Qua quá trình triển khai, Chi nhánh đã đúc kết một số kinh nghiệm sau đây:

Một là, chủ động thông tin đầy đủ và kịp thời cho cộng đồng doanh nghiệp về sản phẩm tín dụng mới (nghiệp vụ cho vay…)

Sau khi có văn bản hướng dẫn của NHPT, Chi nhánh Đồng Tháp - An Giang thực hiện ngay việc ban hành thông báo số 20/TB-NHPT ngày 14/6/2013 về nghiệp vụ này nhằm thông tin với các khách hàng là doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu, có vùng nuôi cá tra và đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi cá tra ít nhất là 02 năm. Nội dung thông báo gồm: đối tượng cho vay, điều kiện cho vay, nguyên tắc cho vay, hồ sơ vay vốn, mức vốn vay, thời hạn cho vay và thu hồi nợ vay và về đảm bảo tiền vay, (Việc triển khai nghiệp vụ này được tách bạch với nghiệp vụ cho vay tín dụng đầu tư trước đó), địa chỉ liên hệ, số điện thoại đường dây nóng. Sau đó, Chi nhánh cử cán bộ nghiệp vụ đến các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản thâm nhập, tìm hiểu, xác định đối tượng đủ điều kiện để cho vay nghiệp vụ này. Không nhất thiết phải tổ chức hội nghị triển khai vì đây là nghiệp vụ mới được Hội sở chính giao cho Chi nhánh thực hiện thí điểm nhằm thực hiện các hợp đồng xuất khẩu với các nhà nhập khẩu có truyền thống, uy tín (thí điểm là lựa chọn sao cho hoàn thành tốt, không được xảy ra rủi ro, thực sự phát huy hiệu quả vốn vay).

Việc thông báo có tác động giúp cho doanh nghiệp thủy sản hiểu rõ về đối tượng, các điều kiện vay vốn sẽ giúp cho các doanh nghiệp này chuẩn bị tốt khi quan hệ làm việc với Ngân hàng, tạo điều kiện cho các cán bộ nghiệp vụ của Chi nhánh tiếp cận thuận lợi. Đồng thời tác động đối với cấp chính quyền địa phương, sở ngành, hiệp hội liên quan trên 02 địa bàn An Giang và Đồng Tháp nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, tạo vùng nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu, từ đó tạo được công ăn việc làm của các nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản xuất khẩu đây là yêu cầu bức thiết góp phần giải quyết khó khăn trong sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong tình hình suy thoái kinh tế thất nghiệp hiện nay.

Hai là, lựa chọn các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có tình hình tài chính lành mạnh, có uy tín với các tổ chức tín dụng, có nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu, có vùng nuôi đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, ASC, VietGAP, hoặc tuân thủ theo quy định của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Việc đánh giá các doanh nghiệp dựa trên những thông tin khách hàng qua giới thiệu của UBND địa phương, hiệp hội ngành nghề, qua thông tin CIC của Ngân hàng Nhà nước, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của VASEP, đánh giá qua báo cáo tài chính của các

doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu trong 02 năm 2011 và 2012 để lựa chọn một số doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn, sản xuất ổn định. Ví dụ các công ty Anvifish xuất khẩu cá tra năm 2012 > 82 triệu USD, Công ty Vĩnh Hoàn xuất khẩu năm 2012 là 155 triệu USD, Công ty Navico xuất khẩu năm 2012 là > 58 triệu USD, Công ty IDI xuất khẩu >58 triệu USD, Công ty Hùng Cá > 43 triệu USD… các doanh nghiệp này có uy tín nhiều năm và có điều kiện ký được các hợp đồng xuất khẩu nguyên tắc với đối tác nước ngoài mà không bị rủi ro từ chối khi giao hàng với giá cả theo thị trường thế giới. Đối với những khách hàng ngưng sản xuất, hàng tồn kho chưa tiêu thụ được và bị lỗ 02 năm liên tiếp thì không được xem xét lựa chọn.

Ba là, đánh giá qua khảo sát vùng nuôi thủy sản của doanh nghiệp trước khi cho vay chi phí thức ăn tạo vùng nguyên liệu thủy sản.

Khi lựa chọn doanh nghiệp cho vay chi phí thức chăn nuôi thủy sản phải đi thực tế khảo sát vùng nuôi thủy sản của các doanh nghiệp này bởi vì việc nuôi thủy sản không đơn thuần như việc thu mua chế biến để xuất khẩu mà còn liên quan đến vị trí địa điểm nuôi, kỹ thuật chăn nuôi và quản lý nuôi. Điều kiện doanh nghiệp phải có kinh nghiệm nuôi cá ít nhất là 02 năm để bảo đảm người nuôi có kỹ thuật chăn nuôi thủy sản đã sản xuất ổn định và nền nếp. Cần đối chiếu xác định ao/vùng nuôi không được thế chấp nơi khác ngoài NHPT, nếu có điều kiện thì thế chấp ao/vùng nuôi cho Chi nhánh. Qua khảo sát vùng nuôi cá của doanh nghiệp để đánh giá việc tuân thủ về quy định đảm bảo chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn GlobalGAP, ASC hoặc VietGAP.

Bốn là, việc cho vay TDXK chi phí thức ăn nuôi cá tra phục vụ xuất khẩu gắn với việc cho vay thu mua chế biến xuất khẩu trước đó của doanh nghiệp (ưu tiên cho vay nuôi cá đối với doanh nghiệp đang vay TDXK hoặc vay vốn TDĐT nhà máy chế biến thuỷ sản).

Các doanh nghiệp có nhà máy chế biến xuất khẩu cần phải có vùng nuôi cá tra để đáp ứng 30% công suất

Ảnh: TL

10 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

C ơ C h ế - C h í n h s á C h

Page 12: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

nhà máy và nếu có điều kiện thì sẽ nuôi cá tra tạo vùng nguyên nguyên liệu đáp ứng 50% công suất nhà máy. Tuy nhiên việc cho vay TDXK chi phí thức ăn nuôi cá tra không thể thay thế ngay việc thu mua cá tra của hộ dân nuôi hiện nay mà phải được triển khai dần việc thay thế lượng cá tra mua của dân phù hợp với khả năng cho phép trong việc quản lý nuôi trồng, phòng chống dịch bệnh và nhân sự cho việc nuôi cá. Do đó, Chi nhánh Đồng Tháp - An Giang đã triển khai đối với các doanh nghiệp có điều kiện quản lý tốt, có nguồn nhân sự là cán bộ kỹ thuật chăn nuôi thủy sản giỏi mà không phát triển tràn lan ngay, nhanh; có bước thận trọng để đảm bảo an toàn nên chỉ từng bước phấn đấu cho vay tạo nguồn nguyên liệu 30% đối với doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản và sẽ tăng dần nếu doanh nghiệp quản lý phát triển vùng nuôi có hiệu quả. Khi doanh nghiệp mua cá của mình nuôi không có hiện tượng ép giá theo thời vụ như thu mua tự do, đồng thời tránh được tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất đảm bảo hoạt động sản xuất của nhà máy chế biến đông lạnh thủy sản.

Năm là, xây dựng Quy chế phối hợp với Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn địa phương, hiệp hội doanh nghiệp đối với việc cho vay (có tổ chức kỹ thuật chuyên môn hỗ trợ thông qua quy chế phối hợp mà chúng ta không có kỹ năng về nuôi nhất là khi dịch bệnh xảy ra, rủi ro do thời tiết, thiên tai).

- Xem xét vùng nuôi phù hợp với quy hoạch phát triển nuôi thủy sản của tỉnh.

- Phối hợp kiểm tra khảo sát các điều kiện nuôi, điều kiện ao đầm, cơ sở sản xuất cung ứng và tiêu thụ sản phẩm: để thẩm định cho vay.

- Phối hợp kiểm tra tình hình chăn nuôi sản xuất của doanh nghiệp định kỳ 02 tháng/01 lần.

- Kiểm tra dịch bệnh, các tiêu chuẩn kỹ thuật, về kích cỡ, chất lượng giống.

- Phối hợp khảo sát hiện trường và xác định dịch bệnh khi có phát sinh dịch bệnh trong quá trình sản xuất chăn nuôi.

Quy chế này được xây dựng làm cơ sở thống nhất phối hợp liên ngành ưu tiên cho vay đối với các doanh nghiệp vay vốn mua thức ăn để nuôi thủy sản xuất khẩu góp phần tái cơ cấu sản xuất, theo hướng khép kín ổn định vùng nguyên liệu cho sản xuất chế biến xuất khẩu thủy sản.

Sáu là, xác định định mức đối với nuôi thủy sản xuất khẩu: khâu cốt lõi mà ngân hàng cần quản lý xác định tính hiệu quả của phương án - Mức trần định mức để xác định giá thành sản xuất thì mới có cơ sở xác định hiệu quả cho việc hoàn vốn vay.

Chi nhánh yêu cầu Sở chuyên ngành địa phương cung cấp định mức đối với nuôi thủy sản xuất khẩu để làm cơ sở mức trần tính toán lượng thức ăn cho doanh nghiệp nuôi thủy sản, thí dụ như đối với cá tra:

- Định mức tiêu hao nguyên liệu thức ăn cho cá theo thời gian. Giai đoạn từ cá bột lên cá giống: hệ số chuyển hóa thức ăn 1,0 kg TA/01kg cá tăng trọng; thức ăn 40 độ đạm; Giai đoạn từ cá giống lên cá thương phẩm: hệ số chuyển hóa thức ăn 1,7 kg TA/01 kg cá tăng trọng; thức ăn từ 26 - 28 độ đạm; Tỉ lệ tăng trưởng bình quân trên hệ số thức ăn (FCR): 1,7 Kg TA/01 kg cá tăng trọng.

- Sản lượng nuôi: xác định mật độ nuôi bình quân 40 con/m2, hao hụt bình quân 17 - 20%.

- Tỉ lệ thức ăn nuôi cá trên giá thành cá tra: chiếm 85% giá thành nguyên liệu cá thu hoạch.

- Thời gian nuôi: từ 7 - 8 tháng.

Bảy là, tuân thủ nguyên tắc giải ngân, phương thức giải ngân và kiểm tra sau giải ngân:

- Việc xác định trước khi giải ngân rất quan trọng nên cán bộ của Chi nhánh phải phối hợp với đơn vị kiểm tra sổ nhật ký ao nuôi để xác định tuổi cá hoặc trọng lượng cá tối thiểu hoặc kích cỡ cá (do 02 tháng đầu doanh nghiệp bỏ vốn tự có để mua con giống và chi phí thức ăn) để từ đó dự kiến các chi phí cần thiết đầu tư tiếp cho vùng nuôi cá nguyên liệu xuất khẩu trong đó xác định rõ nhu cầu thức ăn cần NHPT hỗ trợ vốn. Việc thẩm định lại sổ nhật ký và báo cáo của khách hàng nhằm xác định mức vốn cho vay phù hợp với định mức tiêu hao thức ăn cho cá và sản lượng cá thu hoạch.

- Trong và sau giải ngân: kiểm tra đơn vị cung cấp thức ăn cho doanh nghiệp để xác minh nguồn cung thức ăn và công nợ giữa doanh nghiệp và cơ sở cung cấp thức ăn.

- Phương thức giải ngân: thực hiện giải ngân trực tiếp vào tài khoản của đơn vị cung cấp thức ăn.

- Đến thời điểm thu hoạch, Chi nhánh bố trí cán bộ trực tiếp kiểm tra sản lượng ao nuôi đã vay vốn tại NHPT đảm bảo cá thu hoạch đưa vào chế biến xuất khẩu theo phương án đề nghị vay vốn.

Ngoài những vấn đề nêu trên, chúng ta cần phải quan tâm đến việc yêu cầu doanh nghiệp mua bảo hiểm đối với nuôi thủy sản để hạn chế rủi ro khi xảy ra dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, thiên tai, những rủi ro bất ngờ ngoài tầm kiểm soát nhằm tạo sự an tâm, tránh những rủi ro bất ngờ và chú ý đến sự cần thiết của việc áp dụng theo tiêu chuẩn an toàn chất lượng nuôi trồng thủy sản có chứng nhận GlobalGAP, BAP, ASC, VietGAP… đối với vùng nuôi thủy sản là điều kiện bắt buộc./.

11Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

C ơ C h ế - C h í n h s á C h

Page 13: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

NHÓM CÁC DỰ ÁN TRỒNG RỪNG

1/ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN TRỒNG RỪNG NGUYÊN LIỆU GIẤY KONTUM

- Tên dự án: Dự án phát triển trồng rừng nguyên liệu giấy Kon Tum giai đoạn 2000 - 2010.

Chủ đầu tư: Tổng Công ty Giấy Việt Nam, Công ty Nguyên liệu giấy miền Nam là đơn vị được ủy quyền thực hiện dự án.

Địa điểm thực hiện: tỉnh Kon Tum.

Tổng mức đầu tư: 1.025 tỷ đồng.

Tổng vốn vay NHPT: 284,6 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2000 - 2010.

Dự án trồng 17.000 ha rừng, góp phần thúc đẩy trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, thay đổi tập quán cũng như nhận thức đối với đồng bào dân tộc Tây Nguyên về công tác trồng rừng và góp phần làm thay đổi tập quán canh tác lạc hậu cho đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa.

2/ DỰ ÁN TRỒNG RỪNG, CHĂM SÓC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG 2006 -2013 (PHÚ THỌ)

- Tên dự án: Dự án trồng, chăm sóc rừng nguyên liệu giấy năm 2006 - 2013 do các lâm trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc thực hiện.

Chủ đầu tư: Tổng Công ty Giấy Việt Nam.

Địa điểm thực hiện: tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

Tổng mức đầu tư: 62, 08 tỷ đồng.

MỘT Số dỰ ÁN NôNG - LÂM - NGư NGhiỆP SỬ dụNG vốN TíN dụNG Đầu Tư Của Nhà NướC

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc rừngẢnh: Thu Phương

12 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

T h ô n g T i n d ự á n

Page 14: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Tổng vốn vay NHPT: 23,32 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2006 - 2013.

Dự án trồng và chăm sóc quản lý bảo vệ 2.332 ha rừng nguyên liệu giấy, bảo đảm ổn định việc làm cho gần 1.000 công nhân lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và giải quyết việc làm cho người dân lao động trong vùng, tăng thu nhập, ổn định, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, đồng thời đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho các nhà máy sản xuất giấy, bột giấy…

3/ DỰ ÁN TRỒNG, CHĂM SÓC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG NGUYÊN LIỆU GIẤY NĂM 2007 (PHÚ THỌ)

- Tên dự án: Trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng nguyên liệu năm 2007 do các công ty lâm nghiệp, viện nghiên cứu cây nguyên liệu giấy trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc thực hiện.

Chủ đầu tư: Tổng Công ty Giấy Việt Nam.

Địa điểm thực hiện: tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

Tổng mức đầu tư: 58,7 tỷ đồng.

Tổng vốn vay NHPT: 24,1 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2007 - 2014.

Dự án trồng và chăm sóc và quản lý bảo vệ 2.417 ha rừng nguyên liệu giấy, bảo đảm ổn định việc làm cho gần 1.000 công nhân lâm nghiệp tại địa phương, tăng thu nhập, ổn định cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, đồng thời đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định cho các nhà máy sản xuất giấy, bột giấy… góp phần tăng sản phẩm cho xã hội, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng thiết thực, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần phát triển tăng trưởng kinh tế.

4/ DỰ ÁN TRỒNG, CHĂM SÓC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG NGUYÊN LIỆU GIẤY NĂM 2008 (PHÚ THỌ)

- Tên dự án: Trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng nguyên liệu giấy năm 2008 do các công ty lâm nghiệp, viện

nghiên cứu cây nguyên liệu giấy trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc thực hiện.

Chủ đầu tư: Tổng Công ty Giấy Việt Nam.

Địa điểm thực hiện: tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc.

Tổng mức đầu tư: 68,3 tỷ đồng.

Tổng vốn vay NHPT: 23,3 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2008 - 2015.

Dự án trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ 2.337 ha rừng nguyên liệu giấy. bảo đảm ổn định việc làm cho gần 1.000 lao động tại địa phương, tăng thu nhập, ổn định cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Đồng thời, Dự án cũng góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XVII, tăng độ che phủ rừng đạt trên 52%, là nhân tố tác động tích cực ngăn cản bụi, cát bay, làm giảm nồng độ một số khí ô nhiễm do hoạt động công nghiệp.

5/ DỰ ÁN TRỒNG, CHĂM SÓC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG NGUYÊN LIỆU GIẤY NĂM 2009 (PHÚ THỌ)

- Tên dự án: Trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng nguyên liệu giấy năm 2009.

Chủ đầu tư: Tổng Công ty Giấy Việt Nam.

Địa điểm thực hiện: tỉnh Phú Thọ.

Tổng mức đầu tư: 53,4 tỷ đồng.

Tổng vốn vay NHPT: 16,1 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2009 - 2016.

Dự án trồng và chăm sóc và quản lý bảo vệ trên 1.000 ha rừng nguyên liệu giấy. Dự án thực hiện góp phần giảm thiểu tình trạng xói mòn đất, lũ ống, lũ quét, bồi lắng dòng chảy. Nâng cao độ phì của đất, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong quá trình thực hiện các hoạt động trồng rừng, cải thiện tốt chất lượng môi trường sinh thái trong khu vực.

6/ DỰ ÁN TRỒNG, CHĂM SÓC QUẢN LÝ BẢO VỆ RỪNG NGUYÊN LIỆU GIẤY NĂM 2010 (PHÚ THỌ)

- Tên dự án: Trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng nguyên liệu giấy năm 2010.

Chủ đầu tư: Tổng Công ty Giấy Việt Nam.

Địa điểm thực hiện: tỉnh Phú Thọ.

Tổng mức đầu tư: 57,8 tỷ đồng.

Ảnh: TL

13Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

T h ô n g T i n d ự á n

Page 15: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Tổng vốn vay NHPT: 23,9 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2010 - 2017.

Dự án trồng, chăm sóc và quản lý bảo vệ trên 1.000 ha rừng nguyên liệu giấy. Dự án thực hiện đảm bảo ổn định việc làm cho gần 1.000 công nhân lâm nghiệp tại địa phương, đồng thời làm tăng độ che phủ rừng, tác động tích cực đến việc chống lũ, cải thiện môi trường.

7/ DỰ ÁN TRỒNG TRỒNG RỪNG NGUYÊN LIỆU BA TƠ QUẢNG NGÃI

- Tên dự án: Dự án trồng rừng nguyên liệu Ba Tơ 5.200 ha.

Chủ đầu tư: Lâm trường Ba Tơ.

Địa điểm thực hiện: huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi.

Tổng mức đầu tư: 50 tỷ đồng.

Tổng vốn vay NHPT: 42,3 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2002 - 2014.

Dự án trồng rừng nguyên liệu đảm bảo ổn định việc làm cho lao động tại địa phương, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường trong quá trình thực hiện các hoạt động trồng rừng, cải thiện tốt chất lượng môi trường sinh thái trong khu vực.

8/ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN CÁC XÃ (KON TUM)

- Tên dự án: Phát triển cao su trên địa bàn các xã của Công ty 732.

Chủ đầu tư: Công ty 732.

Địa điểm thực hiện: huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.

Tổng mức đầu tư: 73,8 tỷ đồng.

Tổng vốn vay NHPT: 51,36 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2005 - 2012.

Dự án trồng rừng phòng hộ diện tích 806,8ha trên địa bàn tỉnh Kon Tum nhằm tăng thu nhập, ổn định cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, tác động tích cực ngăn cản bụi, cát bay, làm giảm nồng độ khí ô nhiễm.

9/ DỰ ÁN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CAO SU TẠI MORAY KON TUM

- Tên dự án: Dự án trồng và chăm sóc cao su tại Moray, Sa Thầy, Kon Tum.

Chủ đầu tư: Tổng Công ty 15.

Địa điểm thực hiện: xã Moray, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

Tổng mức đầu tư: 235,4 tỷ đồng.

Tổng vốn vay NHPT: 128,7 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2005 - 2012.

Dự án trồng và chăm sóc 1297,5 ha cao su góp phần tạo ra một vùng sản xuất tập trung, có giá trị, hàng năm nộp ngân sách hàng nghìn tỷ đồng, giải quyết việc làm và tạo ra vùng dân cư mới.

10/ DỰ ÁN TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CAO SU TẠI 02 TIỂU KHU 746, 754 TỈNH KON TUM

- Tên dự án: Dự án trồng và chăm sóc cao su tại 02 tiểu khu 746 và 754 thuộc phía nam xã Moray, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

Chủ đầu tư: Công ty 78.

Địa điểm thực hiện: huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.

Tổng mức đầu tư: 108,38 tỷ đồng.

Tổng vốn vay NHPT: 53,39 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2010 - 2017.

Với 676 ha rừng cao su, dự án góp phần tạo ra một vùng sản xuất tập trung, có giá trị, nộp ngân sách hàng nghìn tỷ đồng, giải quyết việc làm và tạo ra vùng dân cư mới.

Ảnh: TL

14 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

T h ô n g T i n d ự á n

Page 16: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

11/ DỰ ÁN TÁI CANH VƯỜN CÂY CAO SU 1977 - 1980 (GIA LAI)

- Tên dự án: Dự án Tái canh vườn cây cao su 1977 - 1980.

Chủ đầu tư: Tổng Công ty 15.

Địa điểm thực hiện: huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai.

Tổng mức đầu tư: 44,5 tỷ đồng.

Tổng vốn vay NHPT: 26,7 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2002 - 2012.

Dự án góp phần tái canh lại vườn cây cao su 713 ha tại huyện Đức Cơ tỉnh Gia Lai. Đồng thời, dự án góp phần tạo vùng nguyên liệu phục vụ các nhà máy chế biến nguyên liệu trong vùng.

12/ DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CAO SU TẠI IAO, IAGRAI, GIA LAI

- Tên dự án: Dự án đầu tư phát triển cao su tại xã Iao, huyện Iagrai, tỉnh Gia Lai.

Chủ đầu tư: Công ty 715 - Bộ Quốc phòng.

Địa điểm thực hiện: xã Iao, huyện Iagrai, tỉnh Gia Lai.

Tổng mức đầu tư: 78,9 tỷ đồng.

Tổng vốn vay NHPT: 51,5 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2010 - 2017.

Dự án trồng 430 ha rừng cao có ý nghĩa thiết thực trong việc tạo việc làm cho đồng bào dân tộc trên địa bàn, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho địa phương.

13/ DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CAO SU TẠI TIỂU KHU 1000 VÀ 1007 (GIA LAI)

- Tên dự án: Dự án đầu tư phát triển cao su tại 02 tiểu khu 1000, 1007 thuộc xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Chủ đầu tư: Tổng Công ty 15.

Địa điểm thực hiện: huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Tổng mức đầu tư: 163,4 tỷ đồng.

Tổng vốn vay NHPT: 103 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2010 - 2017.

Dự án trồng 897 ha rừng cao su, tạo vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến cao su trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho lao động địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.

14/ DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CAO SU TẠI TIỂU KHU 1000, 1005, 1006 (GIA LAI)

- Tên dự án: Dự án đầu tư phát triển cao su tại tiểu khu 1000, 1005, 1006 xã Ia Mơ huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Cao su Chư Păh.

Địa điểm thực hiện: xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Tổng mức đầu tư: 111,5 tỷ đồng.

Tổng vốn vay NHPT: 52,5 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2011 - 2017.

Dự án trồng 702 ha rừng cao su tạo vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến cao su trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho đồng bào tại chỗ, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.

15/ DỰ ÁN TRỒNG CAO SU TẠO VIỆC LÀM CHO ĐỒNG BÀO TẠI CHỖ (GIA LAI)

- Tên dự án: Dự án trồng cao su, tạo việc làm cho đồng bào tại chỗ.

Chủ đầu tư: Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức.

Địa điểm thực hiện: huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Tổng mức đầu tư: 519,7 tỷ đồng.

Ảnh: TL

15Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

T h ô n g T i n d ự á n

Page 17: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Tổng vốn vay NHPT: 252,6 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2008 - 2019.

Dự án trồng 3.483 ha rừng, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến cao su trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho đồng bào tại chỗ, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.

16/ DỰ ÁN TRỒNG MỚI, CHĂM SÓC VÀ KHAI THÁC CAO SU TỈNH ĐẮK LẮK

- Tên dự án: Dự án trồng mới, chăm sóc và khai thác cao su.

Chủ đầu tư: Doanh nghiệp tư nhân Thuận Thiên.

Địa điểm thực hiện: xã Ea H’Leo, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk lắk.

Tổng mức đầu tư: 106,5 tỷ đồng.

Tổng vốn vay NHPT: 69,6 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2009 - 2016.

Trồng mới, chăm sóc và khai thác 880 ha rừng cao su, tạo vùng nguyên liệu cho các nhà máy chế biến cao su trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho đồng bào tại chỗ.

17/ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG MỚI VÀ CHĂM SÓC CAO SU (ĐẮK LẮK)

- Tên dự án: Dự án Đầu tư trồng mới và chăm sóc cao su.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đắk Nguyên.

Địa điểm thực hiện: xã Ea H’Leo, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk lắk.

Tổng mức đầu tư: 109,3 tỷ đồng.

Tổng vốn vay NHPT: 69,6 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2009 - 2016.

Trồng mới, chăm sóc và khai thác 860 ha cao su, góp phần thay đổi đời sống cho người dân địa phương đồng thời góp phần giúp dân làng chuyển đổi cây trồng - vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

18/ DỰ ÁN TRỒNG MỚI VÀ PHÁT TRIỂN VƯỜN CÂY CAO SU (BÌNH PHƯỚC)

- Tên dự án: Trồng mới và phát triển vườn cây cao su.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Cao su Bình Phước.

Địa điểm thực hiện: huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.

Tổng mức đầu tư: 36,1 tỷ đồng.

Tổng vốn vay NHPT: 10 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2003 - 2010.

Dự án trồng mới và phát triển vườn cây cao su diện tích 1.000 ha trên địa bàn, góp phần tạo việc làm, từng bước ổn định và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân trong vùng dự án.

Hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây cao su giốngẢnh: Thu Phương

16 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

T h ô n g T i n d ự á n

Page 18: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

19/ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỒNG CAO SU VÀ TRỒNG RỪNG NĂM 2007 (BÌNH PHƯỚC)

- Tên dự án: Đầu tư trồng cao su và trồng rừng năm 2007.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Cao su Bình Phước.

Địa điểm thực hiện: huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.

Tổng mức đầu tư: 92,98 tỷ đồng.

Tổng vốn vay NHPT: 35 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2007 - 2014.

Dự án đầu tư trồng cao su và trồng rừng giai đoạn 2007 - 2014 với tổng diện tích 1.250 ha góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn, đồng thời góp phần thúc đẩy sản xuất và nâng cao cuộc sống của người dân trong vùng dự án.

20/ DỰ ÁN TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RỪNG KINH DOANH (TUYÊN QUANG)

- Tên dự án: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng kinh doanh năm 2008.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơn Dương.

- Địa điểm thực hiện: Các xã trên địa bàn huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

- Tổng vốn đầu tư: 5,86 tỷ đồng.

- Tổng vốn vay NHPT: 2,2 tỷ đồng.

- Thời gian thực hiện: 2008 - 2017.

Dự án trồng và chăm sóc 220ha rừng, sau 10 năm thực hiện, dự án cung cấp khoảng 20.000m3 gỗ nguyên liệu, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đồng bào dân tộc trong vùng dự án, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải tạo môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai, lũ lụt cho vùng hạ lưu, góp phần hoàn thành chương trình trồng 5 triệu ha rừng của Chính phủ, tăng thu ngân sách Nhà nước.

21/ DỰ ÁN TRỒNG, CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RỪNG KINH DOANH NĂM 2009 (TUYÊN QUANG)

- Tên dự án: Trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng kinh doanh năm 2009.

- Chủ đầu tư của dự án: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chiêm Hoá.

- Địa điểm thực hiện: Các xã trên địa bàn huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang

- Tổng vốn đầu tư: 10.718 triệu đồng.

- Tổng vốn vay NHPT: 1.280 triệu đồng.

- Thời gian thực hiện: 2009-2018.

Dự án trồng, chăm sóc và bảo vệ 332,1ha rừng. Sau 10 năm cung cấp khoảng 35.000m3 gỗ nguyên liệu, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đồng bào dân tộc trong vùng dự án, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải tạo môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai, lũ lụt cho vùng hạ lưu, góp phần hoàn thành chương trình trồng 5 triệu ha rừng của Chính phủ, tăng thu ngân sách Nhà nước.

NHÓM CÁC DỰ ÁN CHẾ BIẾN SẢN PHẨM LÂM NGHIỆP

1/ DỰ ÁN VÁN SỢI ÉP TÂN AN - HÒA BÌNH

- Tên dự án: Nhà máy Ván sợi ép tỷ trọng trung bình MDF Vinafor Tân An - Hòa Bình.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MDF Tân An - Hòa Bình.

Địa điểm thực hiện: Tân An - Hòa Bình.

Tổng mức đầu tư: 200 tỷ đồng.

Tổng vốn vay NHPT: 68,4 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2011-2012.

Công suất dự án: 54.000 m3 ván MDF/năm.

Dự án sản xuất ván sợi ép tỷ trọng trung bình MDF ứng dụng công nghệ cao tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường là mục tiêu lớn nhất mà Công ty đặt ra. Với những tiêu chí như trên, khi Nhà máy đi vào hoạt động sẽ khai thác tối đa tiềm năng các nguồn nguyên liệu sẵn có, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường, đáp ứng yêu cầu trong nước và hướng tới xuất khẩu, đóng góp đáng kể cho Ngân sách nhà nước.

2/ DỰ ÁN SẢN XUẤT SẢN PHẨM VÁN MDF VÀ VENEER

- Tên dự án: Nhà máy sản xuất sản phẩm ván MDF và Veneer.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần kỹ nghệ gỗ MDF Long Việt.

Địa điểm thực hiện: Ngã ba Quốc lộ 14 và 14C, xã Thuận Hạnh, huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông.

17Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

T h ô n g T i n d ự á n

Page 19: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Tổng mức đầu tư: 403,5 tỷ đồng.

Tổng vốn vay NHPT: 133 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2008-2012.

Công suất thiết kế: Ván MDF 120.000m3/năm và Veneer gỗ 1.300.000m2/năm.

Sản phẩm ván ép MDF và Veneer của Nhà máy được chế biến từ gỗ rừng trồng, góp phần giải quyết đầu ra cho trên 10.000 ha rừng trồng tại các tỉnh Tây Nguyên, từng bước xây dựng và ổn định mạng lưới bán hàng trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường các nước châu Âu, Mỹ. Đồng thời, giải quyết công ăn việc làm cho trên 200 lao động địa phương.

3/ DỰ ÁN TRỒNG RỪNG NGUYÊN LIỆU VÀ XÂY DỰNG NHÀ MÁY VÁN SỢI CƯỜNG ĐỘ TRUNG BÌNH MDF - GIA LAI

- Tên dự án: Trồng rừng nguyên liệu và xây dựng nhà máy ván sợi cường độ trung bình MDF - Gia Lai.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Vinafor - Gia Lai.

Địa điểm thực hiện: tỉnh Gia Lai.

Tổng mức đầu tư: 515,4 tỷ đồng.

Tổng vốn vay NHPT: 464,4 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2000 - 2007.

Công suất dự án: 54.000m3 sản phẩm/năm.

Dự án tạo vùng rừng nguyên liệu có diện tích trồng thực 17.000 ha trên diện tích đất quy hoạch 28.157 ha. Sản phẩm ván nhân tạo sử dụng gỗ rừng trồng tạo nguồn thay thế gỗ rừng tự nhiên ngày càng cạn kiệt, làm thay đổi dần thói quen dùng gỗ tự nhiên trước đây, hạn chế chặt phá rừng tự nhiên, góp phần tạo cảnh quan thiên nhiên, giữ gìn môi trường sinh thái.

4/ DỰ ÁN CHẾ BIẾN LÂM SẢN XUẤT KHẨU BẢO THẮNG

- Tên dự án: Xây dựng Nhà máy Chế biến lâm sản huyện Bảo Thắng, Lào Cai.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Công nghiệp rừng Lào Cai.

Địa điểm thực hiện: xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

Tổng mức đầu tư: 100,6 tỷ đồng.

Tổng vốn vay NHPT: 39,2 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2008-2012.

Công suất chế biến mỗi năm: trên 7.000m3 sản phẩm gỗ ghép thanh và 5.000 m3 gỗ ván ép.

Dự án giải quyết công ăn việc làm cho hơn 450 lao động địa phương, đồng thời, góp phần cải thiện công tác bảo vệ, trồng mới rừng nguyên liệu.

5/ DỰ ÁN XÂY DỰNG XƯỞNG CHẾ BIẾN MỦ CỐM CAO SU - BÌNH PHƯỚC

- Tên dự án: Dự án xây dựng xưởng chế biến mủ cốm cao su - Bình Phước.

Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh.

Quy mô dự án: 9.000 tấn/năm.

Địa điểm thực hiện: xã Lộc Hiệp, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

Tổng mức đầu tư: 65,7 tỷ đồng.

Tổng vốn vay NHPT: 41,5 tỷ đồng.

Thời gian thực hiện: 2009-2010.

Dự án khi đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu nguồn nguyên liệu sản xuất của Công ty TNHH MTV Cao su Lộc Ninh. Đồng thời, giải quyết việc làm, cải thiện cuộc sống cho nhiều lao động địa phương.

NHÓM CÁC DỰ ÁN CHẾ BIẾN SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP

1/ DỰ ÁN NHÀ MÁY SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU BÌNH PHƯỚC

- Tên dự án: Nhà máy sơ chế và bảo quản hàng Nông sản xuất khẩu Bình Phước.

- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Long Hải - Bình Phước.

- Quy mô dự án: 8.500 tấn sản phẩm/năm.

- Địa điểm thực hiện: Quốc lộ 14, xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.

- Tổng mức đầu tư: 36,4 tỷ đồng.

- Tổng vốn vay NHPT: 16,5 tỷ đồng.

- Thời gian thực hiện: 2009 - 2011.

Dự án góp phần nâng cao giá trị hàng nông sản xuất khẩu. Sơ chế, bảo quản tốt giúp hàng nông sản Việt Nam cạnh tranh được trên thị trường thế giới, góp phần đẩy mạnh xuất khẩu hiệu quả và bền vững.

18 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

T h ô n g T i n d ự á n

Page 20: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

2/ DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN GẠO XUẤT KHẨU PX6 - GR - KIÊN GIANG

- Tên dự án: Xây dựng Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu PX6 - GR - Kiên Giang.

- Chủ đầu tư: Công ty Du lịch Thương mại Kiên Giang.

- Địa điểm thực hiện: xã Thạnh Hưng, huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang.

- Tổng mức đầu tư: 15,2 tỷ đồng.

- Tổng vốn vay NHPT: 10,5 tỷ đồng.

- Thời gian thực hiện: 2007-2008.

Dự án xây dựng mới Nhà máy chế biến gạo xuất khẩu với công suất 84.000 tấn gạo thành phẩm/năm. Dự án này góp phần giải quyết việc tiêu thụ lúa của bà con nông dân, đặc biệt là nông dân huyện Giồng Riềng, Kiên Giang. Dự án cũng có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất và nâng cao giá trị lúa gạo Việt Nam.

3/ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC XUẤT KHẨU VĨNH THẮNG - KIÊN GIANG

- Tên dự án: Đầu tư xây dựng xí nghiệp chế biến lương thực xuất khẩu Vĩnh Thắng - Kiên Giang.

- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Kiên Giang.

- Địa điểm thực hiện: xã Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang.

- Tổng mức đầu tư: 53,6 tỷ đồng.

- Tổng vốn vay NHPT: 26,8 tỷ đồng.

- Thời gian thực hiện: 2009-2010.

Dự án gồm 1 dây chuyền xay xát công suất 10 tấn lúa/

giờ và 2 dây chuyền lau bóng gạo công suất 12 tấn gạo nguyên liệu/giờ/dây chuyền. Dự án này tạo ra những sản phẩm ổn định, chất lượng cao cho khách hàng, góp phần xây dựng thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường thế giới.

4/ DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN CHÈ HẠNH LÂM

- Tên dự án: Xây dựng Nhà máy chế biến chè Hạnh Lâm - Nghệ An.

- Chủ đầu tư: Nhà máy chế biến Chè Hạnh Lâm.

- Địa điểm thực hiện: xã Thanh Đức, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

- Tổng mức đầu tư: 18,1 tỷ đồng.

- Tổng vốn vay NHPT: 7 tỷ đồng.

- Thời gian thực hiện: 2005 - 2007.

Với quy mô chế biến 12 tấn chè tươi/ngày, dự án nhằm nâng cao chất lượng, công suất chế biến chè. Góp phần đem lại doanh thu cho đơn vị hàng năm 12,7 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 100 lao động địa phương.

5/ DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN XUẤT KHẨU NGHỆ AN

- Tên dự án: Xây dựng Nhà máy sản xuất tinh bột sắn xuất khẩu Nghệ An.

- Chủ đầu tư: Công ty Xuất nhập khẩu Intimex.

- Địa điểm thực hiện: xã Thanh Ngọc, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

- Tổng mức đầu tư: 62,2 tỷ đồng.

- Tổng vốn vay NHPT: 40 tỷ đồng.

- Thời gian thực hiện: 2002 - 2004.

Dự án có quy mô 50 tấn sản phẩm/ngày, góp phần giải quyết việc làm cho 100 lao động địa phương có việc làm và thu nhập ổn định và hàng ngàn lao động nông thôn qua việc trồng, thu hoạch và vận chuyển sắn nguyên liệu; đồng thời, dự án cũng đem lại doanh thu bình quân cho doanh nghiệp khoảng 40 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách Nhà nước khoảng 3 tỷ đồng/năm.

6/ DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT TINH BỘT SẮN XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN II - LÀO CAI

- Tên dự án: Xây dựng Nhà máy sản xuất tinh bột sắn xuất khẩu giai đoạn II - Lào Cai.

Ảnh: TL

19Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

T h ô n g T i n d ự á n

Page 21: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Chế biến nông sản thực phẩm Hiếu Hưng.

- Địa điểm thực hiện: xã Tân An, huyện Văn Bàn, tỉnh Yên Bái.

- Tổng mức đầu tư: 67,6 tỷ đồng.

- Tổng vốn vay NHPT: 23 tỷ đồng.

- Thời gian thực hiện và hoàn thành: Trong năm 2008.

Dự án có quy mô 250 tấn sản phẩm/năm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho đồng bào trong vùng dự án thông qua việc tiêu thụ sắn củ tươi cho bà con, tạo việc làm cho hơn 100 lao động địa phương và hàng trăm hộ nông dân. Đồng thời, sản phẩm của dự án được xuất khẩu góp phần làm tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ về cho đất nước.

7/ DỰ ÁN NHÀ MÁY SẮN VĂN YÊN

- Tên dự án: Xây dựng nhà máy sắn Văn Yên - Yên Bái.

- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần chế biến lâm nông sản thực phẩm Yên Bái.

- Địa điểm thực hiện: xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.

- Tổng mức đầu tư: 52,9 tỷ đồng.

- Tổng vốn vay NHPT: 41,5 tỷ đồng.

- Thời gian thực hiện: 2001 - 2004.

Dự án có công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm, góp phần tạo công ăn việc làm, đóng góp lớn phát triển vùng nguyên liệu sắn, giúp nông dân, người dân có được thu nhập, đời sống ổn định.

NHÓM CÁC DỰ ÁN CHẾ BIẾN SẢN PHẨM THỦY HẢI SẢN

1/ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRẠI GIỐNG THỦY SẢN CHẤT LƯỢNG CAO PHÚ THỊNH - VĨNH LONG

- Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng trại giống thủy sản chất lượng cao Phú Thịnh - Vĩnh Long.

- Chủ đầu tư: Công ty TNHH BIOFEED.

- Địa điểm thực hiện: ấp Phú Thịnh, xã Phú An, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

- Tổng mức đầu tư: 171,6 tỷ đồng.

- Tổng vốn vay NHPT: 100 tỷ đồng.

- Thời gian thực hiện: 2008 - 2011.

Với quy mô 32 ha, dự án giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa giống thủy sản, hình thành các mạng lưới sản xuất giống trên địa bàn tỉnh, cung cấp giống tại chỗ, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ngành.

2/ DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRẠI GIỐNG THỦY SẢN VŨNG LIÊM - VĨNH LONG

- Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng trại giống thủy sản Vũng Liêm - Vĩnh Long.

- Chủ đầu tư: Công ty TNHH BIOFEED.

- Địa điểm thực hiện: ấp Phú An và ấp Đại Nghĩa, xã Trung Thành Đông, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

- Tổng mức đầu tư: 197,8 tỷ đồng.

- Tổng vốn vay NHPT: 120 tỷ đồng.

- Thời gian thực hiện: 2009 - 2011.

Với quy mô 31,67 ha, dự án giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương, góp phần đẩy mạnh xã hội hóa giống thủy sản, hình thành các mạng lưới sản xuất giống trên địa bàn tỉnh, cung cấp giống tại chỗ, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ngành.

3/ DỰ ÁN ĐẦU TƯ NUÔI CÁ TRA XUẤT KHẨU - BẾN TRE

- Tên dự án: Đầu tư nuôi cá tra xuất khẩu - Bến Tre.

- Chủ đầu tư: Doanh nghiệp tư nhân Bảo Hiếu.

- Địa điểm thực hiện: xã Tân Xuân, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.

- Tổng mức đầu tư: 14,8 tỷ đồng.

- Tổng vốn vay NHPT: 8,8 tỷ đồng.

- Thời gian thực hiện: năm 2009.

Dự án thực hiện với quy mô 45,105 ha, tạo ra các sản phẩm phục vụ cho các nhà máy chế biến thủy sản, giải quyết lượng lao động nhàn rỗi, chưa tìm được phương án làm ăn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp phát triển theo hướng công nghiệp toàn diện của tỉnh Bến Tre.

20 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

T h ô n g T i n d ự á n

Page 22: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

4/ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ SẢN XUẤT NƯỚC MẮM KHẢI HOÀN - KIÊN GIANG

- Tên dự án: Đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất nước mắm Khải Hoàn - Kiên Giang.

- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Thương mại Khải Hoàn.

- Địa điểm thực hiện: xã Dương Tơ, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

- Tổng mức đầu tư: 39 tỷ đồng.

- Tổng vốn vay NHPT: 19 tỷ đồng.

- Thời gian thực hiện: 2008 - 2010.

Doanh nghiệp Khải Hoàn là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất nước mắm, có số lượng nhà thùng lớn nhất đảo Phú Quốc, với trên 700 thùng nước mắm và chiếm 25% sản lượng nước mắm toàn đảo. Sản phẩm của Công ty luôn được người tiêu dùng trong và ngoài nước tin dùng bởi chất lượng tốt. Hàng năm, doanh nghiệp cũng luôn thực hiện tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

5/ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY CHẾ BIẾN BỘT CÁ - KIÊN GIANG

- Tên dự án: Đầu tư xây dựng Nhà máy chế biến bột cá - Kiên Giang.

- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Nông - Lâm sản Kiên Giang.

- Địa điểm thực hiện: xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang.

- Tổng mức đầu tư: 25,7 tỷ đồng.

- Tổng vốn vay NHPT: 18 tỷ đồng.

- Thời gian thực hiện: 2009 - 2010.

Dự án xây dựng mới nhà máy công suất 90 tấn nguyên liệu/ngày, tạo điều kiện cho bà con ngư dân trong vùng tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc.

6/ DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN XUẤT KHẨU ĐỒNG THÁP

- Tên dự án: Nhà máy chế biến thủy hải sản xuất khẩu Đồng Tháp.

- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Thủy hải sản An Phú - Bình Dương.

- Địa điểm thực hiện: ấp An Phú, xã An Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp.

- Tổng mức đầu tư: 365,1 tỷ đồng.

- Tổng vốn vay NHPT: 230 tỷ đồng.

- Thời gian thực hiện: 2007 - 2009.

Dự án đóng góp vào ngân sách địa phương hàng năm trên 4,6 tỷ đồng. Tạo việc làm cho hơn 900 lao động địa phương và các khu vực lân cận với mức thu nhập bình quân trên 1,5 triệu đồng/tháng.

BPCĐ Và CHi NHáNH NHPT PHú THọ (THỰC HiệN)

Dây chuyền chế biến thức ăn thủy sản của Công ty thủy sản Trisedco - Đồng ThápẢnh: Kiên Quyết

21Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

T h ô n g T i n d ự á n

Page 23: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam là tổ chức hoạt động theo mô hình Công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ theo Quyết định số 981/QĐ-TTg ngày 25/6/2010, gồm 24 công ty con do Tập

đoàn giữ cổ phần và góp vốn chi phối và 36 công ty liên kết và công ty liên doanh. Các công ty này có số diện tích cao su chiếm hơn ½ tổng diện tích cao su toàn ngành cả nước. Hiện nay, Tập đoàn có kết quả kinh doanh tốt, tỷ suất sinh lời cao và tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Việc mở rộng diện tích trồng cao su là một trong những ưu tiên hàng đầu của kế hoạch thực hiện chính sách đa dạng hóa nông nghiệp. Chương trình quốc gia trồng cao su năm 2005 có diện tích cao su từ 400.000 ha lên 500.000 ha và năm 2012

diện tích trồng mới khoảng 50.903ha, trong đó tái canh khoảng 11.055 ha.

Dự án “Chương trình phát triển cao su quốc doanh khu vực Tây Nguyên” do Tổng Công ty Cao su Việt Nam (nay là Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam- VRG) làm chủ đầu tư là dự án trọng điểm đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khả thi tại Quyết định số 550/QĐ-TTg ngày 07/5/2001. Theo thỏa ước tài trợ vốn vay ODA CVN 1045 01 E ký ngày 28/9/2001 thì Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đã dành cho Chính phủ Việt Nam khoản tín dụng 35 triệu Euro để tài trợ cho chương trình phát triển 8 công ty cao su ở Tây Nguyên thuộc Tập đoàn Cao su Việt Nam. Dự án sử dụng nguồn vốn vay Cơ quan Phát triển Pháp (AFD)

Với mục tiêu phát triển trồng rừng, phủ xanh đất bằng cây công nghiệp có hiệu quả đầu tư cao, thời gian qua, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) đã triển khai các chương trình, dự án lớn tại các vùng miền, trong đó có Dự án “Chương trình phát triển cao su quốc doanh khu vực Tây Nguyên” vay nguồn vốn ODA tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Đỗ NgọC Và PHòNg TíN dụNg ii, sgdii (THỰC HiệN) xanh mãiCho rừng cao su

22 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

h i ệ u q u ả đ ầ u T ư

Page 24: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

ban đầu rút xuống 7 công ty do Công ty Chư Sê II sáp nhập vào Công ty Mang Yang. Tính đến thời điểm hiện nay, VRG luôn giữ chữ “tín” với các ngân hàng bằng việc thanh toán đầy đủ nợ lãi, nợ gốc đến kỳ thanh toán.

Đây là dự án gồm hai hợp phần: một hợp phần nông nghiệp và một hợp phần công nghiệp, xây dựng cơ bản để phát triển và nâng cao công suất chế biến ban đầu và nâng cấp hệ thống đường nội đồng và một số công trình xử lý nước, thiết bị văn phòng… Hợp phần nông nghiệp bao gồm đầu tư trồng mới tối đa 15.000 ha cao su trong khoảng 8 năm. Một phần vốn của dự án cũng được dùng tài trợ toàn bộ hạ tầng cơ sở, các vườn cây (không tính phần lao động sống), phần hỗ trợ kỹ thuật nước ngoài và đầu tư 50% nhân lực cần thiết cho trồng mới và chăm sóc trước khi các vườn cây cho thu hoạch.

Từ tháng 8/2008, dự án đã hoàn thành xong và đưa vào khai thác sử dụng, cho những kết quả khả quan về mọi mặt. Tại các công ty cao su thuộc VRG trên mảnh đất Tây Nguyên có diện tích khai thác các vườn được trồng trước năm 1998 đã đến kỳ khai thác và các vườn cây đầu tiên trong dự án được đưa vào cạo mủ đã tăng lên 25.500ha (tính đến hết năm 2008) với năng suất bình quân 1,4 tấn/ha. Tổng sản lượng năm 2012 đạt khoảng hơn 15.000 tấn/năm. Các kỹ sư của VRG cũng nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào việc cải tạo giống, thay đổi quy trình cạo mủ, chăm sóc cây cao su để góp phần tăng năng suất vườn cây để có thể đạt bình quân gần 2 tấn/ha. Bên cạnh đó, các nhà máy chế biến có thể đảm bảo xử lý toàn bộ sản lượng hiện có để bán ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Dự án hoàn thành cũng góp phần đưa vào khai thác một số nhà máy mới để đáp ứng nhu cầu chế biến mủ cao su của các vườn cây mới trồng, đồng thời với việc sử dụng thiết bị tiên tiến nâng cao chất lượng mà thị trường thế giới yêu cầu. Bên cạnh đó, dự án cũng tạo ra sự ổn định lâu dài cho hàng ngàn người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương trong quá trình các vườn cây đang trong thời kỳ chăm sóc và khai thác.

Lãnh đạo VRG cho biết, sản phẩm thu hoạch của Tập đoàn và từ dự án cho chất lượng tốt, được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu ra hơn 40 quốc gia trên thế giới với số lượng khách hàng ổn định. Hiện nay, Tập đoàn đã tạo công việc và góp phần ổn định đời sống cho hơn 130.000 người lao động, trong đó có gần 25.000 người lao động là đồng bào dân tộc thiểu số. Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam cũng kỳ vọng vào việc áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến để tăng chất lượng cao su và năng suất cao su đạt 2,5 triệu tấn/năm trở lên vào năm 2020 và cùng với sự tăng trưởng và phát triển, giá bán của sản phẩm cũng sẽ ổn định, tăng lên trong thời gian tới, góp phần phát triển ngành cao su trong nước và nâng cao chất lượng đời sống của người lao động ./.

tại Hợp đồng ủy quyền cho vay lại vốn số 12/2001/UQ/BTC-TCĐN giữa Bộ Tài chính và Quỹ Hỗ trợ Phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam). Tổng mức đầu tư vốn của dự án là 72.00 triệu Euro, trong đó vay AFD là 27.5 triệu Euro giải ngân qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam, vốn vay các ngân hàng thương mại và vốn tài trợ của tập đoàn là 44.6 triệu Euro. Tổng thời gian vay của dự án là 25 năm, thời gian trả nợ vay là 17 năm, bắt đầu giải ngân từ tháng 12/1998 đến tháng 10/2008 và thời gian bắt đầu trả nợ gốc từ 15/4/2009. Các kỳ trả nợ gốc là 6 tháng 1 lần vào các ngày 15/4 và 15/10 hàng năm với mức trả nợ gốc và lãi của mỗi kỳ được trả đều nhau và được xác định trên tổng số vốn thực rút chia đều cho 34 kỳ. Hiện nay, từ 8 công ty thuộc VRG được xác định

Trao đổi kỹ thuật khai thác mủ cao suẢnh: Ma Linh

Ảnh: Ma Linh

23Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

h i ệ u q u ả đ ầ u T ư

Page 25: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Bước sang thời kỳ kinh tế thị trường, muốn phát triển thị phần ra các nước Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ; đòi hỏi các công ty này phải có những thay đổi, nâng cấp đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn. Để đạt được các chuẩn

mực này, ngoài việc tuân thủ quy trình sản xuất, chế biến, cần phải đầu tư nâng cấp dây chuyền thiết bị chế biến, bảo quản.

Hiểu rõ những đòi hỏi từ thực tế, từ năm 2000, Khi Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam) chính thức đi vào hoạt động, Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định đã chủ động liên hệ với Chi nhánh Quỹ Hỗ trợ phát triển Hà Nội (nay là Sở Giao dịch I - Ngân hàng Phát triển Việt Nam) để tiếp cận nguồn vốn tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước. Chi nhánh Quỹ và Công ty đã ký hợp đồng tín dụng đầu tư trị giá 4,5 tỷ đồng để mua mới dây chuyền bảo quản gồm 04 kho lạnh và 01 tủ đông của Nhật Bản. Thiết bị mới góp phần quan trọng đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như chất lượng sản phẩm đông lạnh của Công ty, đảm bảo công suất chế biến, xuất khẩu 5.000 tấn/năm.

Cùng với nguồn vốn trung hạn đầu tư dây chuyền bảo quản, Công ty thường xuyên được cấp hạn mức tín dụng xuất khẩu khoảng 10 tỷ đồng. Đó chính là nguồn lực tài chính cơ bản để hoạt động của Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam

Định ổn định và phát triển. Đánh giá về hiệu quả nguồn vốn ông Nguyễn Trung Kiểm, Chủ tịch HĐQT, nguyên Giám đốc công ty cho biết: Từ nguồn vốn vay Quỹ Hỗ trợ phát triển đầu những năm 2000 và sau này tiếp tục vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam, liên tục hơn 10 năm qua, Công ty hoạt động ổn định và có lãi từ 1 - 2 tỷ đồng/năm, quy mô sản xuất không ngừng được mở rộng. Chỉ tính riêng 3 năm trở lại đây, tổng doanh thu của Công ty đã tăng 1,7 lần (từ 75,3 tỷ đồng năm 2010 lên 124 tỷ đồng năm 2012), nộp ngân sách Nhà nước trên 1 tỷ đồng/năm. Thu nhập của người lao động luôn được đảm bảo.

Không chỉ chú trọng khâu sản xuất hàng xuất khẩu, trong vài năm trở lại đây, Công ty đã thử nghiệm phân phối sản phẩm lợn sữa đông lạnh trên thị trường trong nước. Chỉ tính riêng năm 2012, doanh thu nội địa đã chiếm trên 10% tổng doanh thu của Công ty. Từ đó hé mở tiềm năng phát triển mới cho hoạt động của Công ty trong chiếm lĩnh thị trường nội địa những năm tới.

Được biết, theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ nay đến năm 2020, Nam Định sẽ ưu tiên đầu tư 27 dự án trong ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản trên địa bàn tỉnh. Cụ thể: Dự án Đầu tư mới cơ sở giết mổ gia súc, sản xuất thịt hun khói, xúc xích, lạp sườn, công suất 4.000-6.000 tấn/năm; Đầu tư mới cơ sở chế biến thịt lợn, gia cầm đóng hộp, công suất 2.000-3.000 tấn/năm tại thành phố Nam Định;

Chế biến thực phẩm đông lạnh xuất khẩu, trong đó mặt hàng lợn sữa đông lạnh vốn là thế mạnh của các công ty nông sản Nam Định, có lịch sử hình thành phát triển từ những năm chiến tranh với bạn hàng truyền thống là các nước Đông Âu và Liên Xô cũ.

Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩmnông sản xuất khẩu Nam Định:Mở RỘNG Thị TRườNG NỘi Địa và XuẤT KhẨu

Bài Và ảNH: TruNg NguyễN

24 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

h i ệ u q u ả đ ầ u T ư

Page 26: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Đầu tư xưởng đông lạnh, sơ chế thịt lợn, gà, vịt... tại các huyện phía nam của tỉnh, công suất 2.000-3.000 tấn/năm; Đầu tư xây dựng 3 cụm chế biến gạo tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, công suất mỗi cụm 3.000-4.000 tấn/năm; Đầu tư, mở rộng sản xuất nước mắm, cá khô và bột cá khô tại các xã ven biển Hải Hậu, Giao Thủy; Xây dựng phân xưởng chế biến nước mắm, cá khô ở Khu công nghiệp Rạng Đông; Xây dựng dây chuyền chế biến rau quả tại Lạc Quần, công suất 10.000 tấn/năm; Đầu tư dây chuyền sản xuất mỳ ăn liền, phở ăn liền, cháo ăn liền, công suất 3.000 tấn/năm tại thành phố Nam Định… Ngoài ra, tỉnh cũng đang nỗ lực đổi mới cơ chế chính sách, tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển ngành chế biến nông sản, nhất là các chính sách đất đai, tín dụng, thị trường... Thực hiện quy hoạch đồng bộ các

ngành hàng nông sản tại vùng sản xuất nông sản tập trung gắn với chế biến công nghiệp. Tăng cường công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để nâng cao chất lượng và hiệu quả ngành công nghiệp chế biến. Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường phân phối các sản phẩm nông sản chế biến do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Tăng cường công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…

Hy vọng rằng, với quy hoạch đồng bộ của tỉnh Nam Định cho ngành sản xuất, chế biến nông sản, Công ty Cổ phần Chế biến thực phẩm nông sản xuất khẩu Nam Định sẽ có nhiều thuận lợi trong công tác thu mua, chế biến, xuất khẩu mặt hàng truyền thống của mình; giữ vững tốc độ phát triển./.

25Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

h i ệ u q u ả đ ầ u T ư

Page 27: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

KIGIFAC được thành lập ngày 22/10/1992 theo Quyết định số 760/UB-QĐ của UBND tỉnh Kiên Giang với tên gọi ban đầu là Công ty Lâm sản Kiên Giang với chức năng chế biến, sản xuất các mặt hàng gỗ và trồng

rừng nguyên liệu giấy. Đến năm 1997, Công ty đổi tên thành Công ty Nông Lâm sản Kiên Giang (Quyết định số 2349/QĐ-UB ngày 29/11/1997 của UBND tỉnh) đồng thời bổ sung thêm một số chức năng: chế biến, kinh doanh, xuất khẩu nông sản (chủ yếu là gạo), xây dựng, kinh doanh bất động sản… Từ năm 2006, Công ty được cổ phần hóa với tên gọi Công ty Cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang (KIGIFAC), đồng thời mở rộng, bổ sung thêm ngành hàng bột cá.

Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, nhờ không ngừng đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, KIGIFAC liên tục tăng sản lượng nông sản xuất khẩu, đặc biệt là mặt hàng gạo.

Ngay từ buổi đầu đi vào hoạt động, KIGIFAC đã đề ra chính sách luôn cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, đảm bảo tiến độ giao hàng, thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng. KIGIFAC không ngừng tiến hành cải tiến, đổi mới trang thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Cách thức sử dụng lao động bốc xếp thực hiện các công đoạn vận chuyển hàng từ ghe, qua cân, chuyển vào xếp kho tại các nhà máy chế biến gạo xuất khẩu trực thuộc Công ty dần được thay thế bằng hệ thống băng chuyền tự động, sử dụng cân điện tử, tự động hóa hệ thống vận chuyển. Nhờ đó, không những đảm bảo an toàn cho người lao động, giảm 10% chi phí điện năng, giảm 30% chi phí nhân công mà còn tăng năng suất lao động, tăng sức chứa của kho hàng. Không những thế, Công ty còn phát động cán bộ công nhân viên phát huy nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm cho Công ty gần 500 triệu đồng.

Hiện nay, với 6 đơn vị trực thuộc là Công ty TNHH Liên Hiệp, Nhà máy chế biến gạo Mong Thọ, Nhà máy chế biến gạo Rạch Sỏi, Đội xây dựng cầu đường Nông Thôn, Nhà máy chế biến gạo Mỹ Lâm và Nhà máy chế biến bột cá Tắc Cậu, Công ty có 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo và thức ăn gia súc được làm từ bột cá

đem lại hiệu quả kinh tế cao. Năm 2011, Công ty đã xuất khẩu hơn 170.000 tấn gạo các loại và hơn 8.000 tấn bột cá ra thị trường, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 74 triệu USD.

Có thể nói, một trong những nguyên nhân của thành công trên là nhờ nguồn vốn hỗ trợ tích cực từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang. Dự án Đầu tư xây dựng mới Nhà máy chế biến Bột cá công suất 90 tấn nguyên liệu/ngày tại ấp An Bình, xã Bình An, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang. Đối với dự án này, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã cho vay 18 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư 25,7 tỷ đồng trong thời gian 2 năm 2009 - 2010.

Không dừng ở các thị trường truyền thống, KIGIFAC tập trung nghiên cứu thị trường tiêu thụ, mở rộng thị trường trên quan điểm hợp tác đôi bên cùng có lợi. Hiện nay, các thị trường phân phối chính của KIGIFAC gồm: châu Á (Philippine, Iran, Malaysia, Singapore), châu Phi (Bờ Biển Ngà, Algieria, Angola, Tanzania…), châu Âu (Nga, Ba Lan…), Trung Đông.

Bên cạnh đó, Công ty cũng luôn chủ trương xây dựng và phát triển thương hiệu KIGIFAC thông qua việc cung ứng cho thị trường các sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo quyền lợi cổ đông, lợi ích chính đáng của khách hàng, luôn có ý thức bảo vệ môi trường, phát huy lao động sáng tạo… KIGIFAC còn là doanh nghiệp luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội như đóng góp ủng hộ Quỹ vì người nghèo, xây dựng Nhà đại đoàn kết.

Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, KIGIFAC ngày càng khẳng định được vị thế. Năm 2008, Công ty xếp hạng 6 trong các đơn vị xuất khẩu gạo uy tín do Hiệp Hội Lương thực Việt Nam bình chọn và Bộ Công thương bình chọn “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín”. Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500), Top 500 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam Năm 2009, danh hiệu Doanh nghiệp xuất sắc toàn quốc năm 2009. Top ten thương hiệu hàng đầu Đồng bằng Sông Cửu Long, Top 500 Viet Trademark 2010. Top 50 nhãn hiệu cạnh tranh Việt Nam được cấp quyền sử dụng dấu hiệu thương hiệu Việt uy tín năm 2011./.

CôNG Ty CỔ PhầN NôNG LÂM SẢN KiÊN GiaNG vỮNG BướC PhÁT TRiỂN THùy LiNH, Hà Nội

Phát huy thế mạnh về tiềm năng kinh tế của tỉnh Kiên Giang, trong những năm qua, Công ty Cổ phần Nông Lâm sản Kiên Giang (KIGIFAC) luôn tập trung hướng đến thị trường xuất khẩu với những mặt hàng có chất lượng cao. Công ty luôn chủ động và linh hoạt ký kết các hợp đồng thương mại, đồng thời duy trì bạn hàng chiến lược, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu cũng như doanh thu năm sau luôn cao hơn năm trước.

Ảnh: TL

26 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

h i ệ u q u ả đ ầ u T ư

Page 28: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Ông Đinh Cao Khuê, Giám đốc Công ty khẳng định: Việc mở hệ thống các siêu thị mini cung cấp các sản phẩm nông sản an toàn là chiến lược chiếm lĩnh thị trường nội địa của Công ty trong tương lai.

Nếu như khoảng 5 năm trước, thị phần trong nước của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao chỉ chiếm khoảng 5-10%, còn lại trên 90% sản phẩm sản xuất tại Công ty để phục vụ xuất khẩu, thì khoảng 2 năm trở về đây thị phần trong nước đã tăng 30-35%, đặc biệt sản phẩm ngô ngọt của Công ty đã chiếm 75% thị phần trong nước. Điều này chứng tỏ sản phẩm của

Công ty đã nhanh chóng được người tiêu dùng trong nước biết đến với thương hiệu của Doveco.

Đưa chúng tôi đi thăm nông trường và khu chế biến, Giám đốc Đinh Cao Khuê tâm sự: Không có lý do gì mà những sản phẩm đảm bảo chất lượng do chính người nông dân Việt Nam làm ra bấy lâu nay được cả thế giới tin dùng mà người dân Việt Nam, nhất là người Ninh Bình lại không được sử dụng.

Ninh Bình đang là một tỉnh phát triển du lịch với tốc độ rất nhanh. Các nhà hàng, khách sạn được đầu tư lớn, trong đó có nhiều khách sạn được xếp hạng từ 1-5 sao.

Siêu thị mini tại thành phố Ninh Bình khai trương đúng dịp kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, là siêu thị thứ 3 của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao mở tại miền Bắc. Mục đích của siêu thị là cung cấp các sản phẩm nông sản đảm bảo an toàn do Công ty sản xuất đến tay người tiêu dùng.

ĐồNG Giao và chiến lượcchiếm lĩnh thị trường trong nước

HoàNg THu THaNH, Hà Nội

Chế biến dưa chuột xuất khẩu ởCông ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao

Ảnh: Kiên Quyết

27Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

h i ệ u q u ả đ ầ u T ư

Page 29: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Tuy nhiên, thực phẩm mà thị trường cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn lớn thông thường vẫn là ở các chợ đầu mối, chưa có trang trại nào cung cấp nguồn thực phẩm như: rau, củ, thịt, trứng… đảm bảo an toàn được các cơ quan quản lý Nhà nước cấp giấy chứng nhận. Trong khi đó, Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao lại có đủ điều kiện để mở rộng sản xuất, đảm bảo cung cấp đủ thực phẩm an toàn cho thị trường trong tỉnh.

Trong các năm qua, ở Ninh Bình, nhiều dự án lớn thuộc các chương trình trọng điểm lần lượt được đầu tư xây dựng, đi vào vận hành, phát huy hiệu quả, giải quyết được những cân đối quan trọng về kinh tế - xã hội, tạo thêm việc làm cho hàng chục ngàn lao động, đóng góp cho ngân sách địa phương, phát huy được tiềm năng lợi thế của tỉnh. Đó là hàng loạt các dự án sản xuất xi măng đã và sẽ đi vào vận hành, với tổng công suất hàng chục triệu tấn xi măng/năm; nhà máy cán thép chất lượng cao 360.000 tấn thép cán/năm; nhà máy chế biến hoa quả Đồng Giao và nhà máy chế biến tinh bột sắn, hàng năm tiêu thụ nông sản cho nông dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận với thu nhập cao gấp nhiều lần trồng những cây trồng truyền thống như ngô, khoai, lúa từ những vùng đất trống, đồi núi trọc… trong đó phải kể đến một phần đóng góp không nhỏ từ nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, tín dụng xuất khẩu, bảo lãnh, hỗ trợ sau đầu tư từ Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Ninh Bình. Riêng với Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, những nguồn vốn đó có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc chuyển đổi hoạt động từ mô hình nông trường sang công ty cổ phần và có vai trò hết sức đặc biệt trong quá trình xây dựng, hình thành thương hiệu Doveco.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, chiến lược chiếm lĩnh thị trường trong nước đã được Công ty chuẩn bị từ nhiều năm nay thông qua việc mở rộng diện tích trồng rau và chăn nuôi lợn. Chiến lược này có sự tham gia của các kỹ sư Viện rau quả Việt Nam qua việc trực tiếp tổ chức, chỉ đạo sản xuất và chịu trách nhiệm từ khâu chọn giống, chăm sóc đến thu hoạch và đưa ra thị trường. Sản phẩm sau khi đưa ra thị trường sẽ được gắn tem bảo đảm của Viện Rau quả Việt Nam. Để người tiêu dùng tin tưởng vào sản phẩm của Công ty cung cấp, Công ty cũng đã có hệ thống máy đo độ an toàn của các loại rau bán tại siêu thị.

Trước mắt, hệ thống siêu thị của Công ty sẽ chuyên kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp an toàn được sản xuất tại Công ty Đồng Giao như: rau muống, rau cải, rau chân vịt, đậu quả, thịt lợn, thịt dê Tam Điệp; các loại quả như: vải, lạc tiên, dứa… và các loại rau, quả thực phẩm nhập khẩu an toàn cho thị trường trong nước. Sau khi ổn định sản xuất, kinh doanh trên thị trường Ninh Bình, mục tiêu lớn của Công ty là cung cấp sản phẩm nông nghiệp an toàn đến tận bếp ăn cho các nhà hàng, khách sạn trong tỉnh và tiếp theo sẽ vươn ra các tỉnh lân cận.

Hiện Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đã mở được 3 siêu thị mini tại Hà Nội, Tam Điệp và thành phố Ninh Bình. Sắp tới, Công ty sẽ mở rộng hệ thống siêu thị tại các tỉnh lân cận như: Thanh Hoá, Hà Nam, Nam Định và Thái Bình.

Để thực hiện chiến lược chiếm lĩnh thị trường trong nước, Giám đốc Đinh Cao Khuê cũng cho biết: Ngoài việc đầu tư vào công nghệ máy móc để chế biến, bảo quản thực phẩm an toàn thì Công ty đang tích cực bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ kỹ sư nông nghiệp và nhân viên kinh doanh. Khi có đầy đủ điều kiện về nhân lực, vật lực, Công ty sẽ tiến vào thị trường miền Nam dưới hình thức mở rộng hệ thống siêu thị mini chuyên cung cấp những sản phẩm rau quả, thực phẩm sạch./.

Một số sản phẩm của Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng GiaoẢnh: Kiên Quyết

Chế biến dứa xuất khẩu ởCông ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao

Ảnh: Kiên Quyết

28 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

h i ệ u q u ả đ ầ u T ư

Page 30: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Với mô hình “từ trồng rừng đến sản phẩm”, đây là một trong những dự án đầu tư trọng điểm mang tính chiến lược nhằm phát triển kinh tế bền vững đối với khu vực Tây Nguyên của Chính phủ. Chính vì

vậy, sự hình thành và phát triển Công ty MDF Vinafor Gia Lai thuộc Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam mang ý nghĩa to lớn, góp phần vào việc cải thiện đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Chi nhánh Tổng Công ty Lâm Nghiệp Việt Nam - Công ty MDF Vinafor Gia Lai được thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ Công ty TNHH MTV MDF Vinafor Gia Lai theo Quyết định số 260/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 13/02/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quyết định số 120/QĐ/HĐTV-TCLĐ ngày 06/3/2012 của Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam.

Tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty MDF Vinafor Gia Lai được thực hiện bằng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001-2008.

Công ty MDF Vinafor Gia Lai thực hiện trồng, quản lý, bảo vệ, chăm sóc trên 3.300 ha rừng thuộc các huyện Đăk Pơ, K’Bang, Kông Chro, Mang Yang, Đăk Đoa, Ia Grai. Dự án trồng mới giai đoạn từ 1998 - 2008 và Dự án xây dựng Nhà máy MDF cường độ trung bình của Công ty đã nhận được nguồn vốn tài trợ 550 tỷ đồng từ Quỹ Hỗ trợ Phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam - VDB).

Ông Phạm Văn Quế, Phó giám đốc Công ty MDF Vinafor Gia Lai cho biết: Năm 2004 là năm bắt đầu khai thác. Hiện Công ty sử dụng công nghệ ép khô ván sợi của Thụy Điển, sản xuất 8 loại ván tiêu chuẩn E0 và E2, có độ dày từ 6 mm đến 30 mm đạt tiêu xuất vào các thị trường Mỹ, Nhật và EU. Với các rừng trồng là bạch đàn, keo; Công ty đang tổ chức khai thác hiệu quả rừng nguyên liệu và sử dụng 70% gỗ bạch đàn 30% keo để làm nguyên liệu ván MDF.

Theo tính toán cứ 1m3 ván MDF cường độ trung bình, cần 1,5 - 1,6m3 gỗ. Theo công suất hiện nay 54.000m3/năm (vượt công suất thiết kế 10.000m3 ván MDF/năm), mỗi năm Nhà máy MDF Gia Lai cần 81.000 đến gần 87.000m3 gỗ tròn. Với chu kỳ rừng 7 - 8 năm cho khai thác, diện tích rừng hiện có của Công ty MDF Vinafor Gia Lai mới đáp ứng được 45 - 50% nguyên liệu đầu vào; số còn lại Công ty tổ chức thu mua của các lâm trường, của dân trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và vùng phụ cận. Ván MDF của Vinafor Gia Lai luôn có sức tiêu thụ mạnh; song hiện nay sản phẩn này vẫn phải xuất qua các đầu mối kinh doanh gỗ xuất khẩu ở Gia Lai và Thành phố Hồ Chí Minh.

Cũng theo ông Quế, với ngành nghề kinh doanh trồng và quản lý bảo vệ rừng nguyên liệu, chế biến ván nhân tạo và tiêu thụ sản phẩm từ nguyên liệu rừng

Năm 1999, Chính phủ phê duyệt thí điểm Dự án xây dựng Nhà máy MDF cường độ trung bình song hành trồng rừng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của nhà máy. Công trình được khởi công xây dựng từ tháng 9/1999, khánh thành tháng 6/2002 và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 10/2002, công suất 44.000m3/năm.

vinafor Gia Lai Thành công của mô hình “từ trồng rừng đến sản phẩm”

Bài Và ảNH: KiêN QuyếT, Hà Nội

29Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

h i ệ u q u ả đ ầ u T ư

Page 31: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

trồng, hàng năm Công ty phải thanh toán tiền điện lên đến con số gần 20 tỷ đồng, kèm theo đó là hệ thống mô tơ điện trên 100 cái có tổng công suất 5.927 kW, hệ thống đèn chiếu sáng, đèn bảo vệ bố trí khắp các nhà máy, phân xưởng… do đó, Công ty luôn cho rằng việc đầu tư, thay thế các thiết bị tiết kiệm điện trên là hoạt động đầu tư không có rủi ro và sinh lợi ngay tại chỗ. “Là doanh nghiệp nên việc tìm mọi giải pháp để giảm thiểu chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm làm ra là yêu cầu tất yếu nhằm tăng doanh thu và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và là sự tồn tại của doanh nghiệp chúng tôi”.

Và chính quan điểm chú trọng đúng mức đến vấn đề tiết kiệm điện trong sản xuất và tiêu dùng của Công ty đã góp phần quan trọng vào chuỗi giá trị sinh lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh, đóng góp vào việc thực hiện có hiệu quả chủ trương tiết kiệm điện của Chính phủ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Hàng tháng, quý, năm, Nhà máy đã rà soát lại toàn bộ hệ thống điện chiếu sáng, qua đó cho thay thế tất cả bóng đèn có công suất lớn bằng hệ thống bóng compact có công suất nhỏ hơn nhưng vẫn đảm bảo cường độ ánh sáng để làm việc; chuyển đổi hệ thống khởi động mô tơ từ khởi động trực tiếp sang khởi động và điều khiển bằng biến tần; xây dựng lịch làm việc của các phân xưởng phụ thuộc (8 giờ/ngày) tránh những giờ cao điểm; cải tiến thiết bị băm dăm, thiết kế để băm tận dụng dăm có kích thước khác quy cách; cải tiến hệ thống chuyển bột chà nhám và vụn gỗ làm nhiên liệu cho lò hơi cung cấp năng lượng cho dây chuyền; cải tiến hệ thống chuyển sợi về thùng chứa - tiết kiệm được điện năng tiêu thụ; sử dụng bột trấu đốt thay thế dầu FO cho nồi hơi, giảm bớt tiêu thụ dầu FO. Bằng hàng loạt các giải pháp hữu hiệu nêu trên, trong năm 2012, đơn vị đã tiết kiệm được trên 1 tỷ đồng tiền điện. Để có được con số ấn tượng này, lãnh đạo Nhà máy

đã triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 171/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Biên bản cam kết sử dụng điện với điện lực Gia Lai.

Trong năm qua, Công ty đã có nhiều đề tài sáng kiến cải tiến kỹ thuật được áp dụng thành công, công tác vận hành máy, sản xuất an toàn, tiết kiệm, sử dụng 100% công suất máy cũng được chú trọng.

Với những biện pháp tiết kiệm điện và phát huy năng lực, sáng kiến trong cán bộ, công nhân, Nhà máy MDF Vinafor Gia Lai đã góp phần vào công tác tiết kiệm điện, giải quyết một phần khó khăn về việc thiếu điện hiện nay bằng những con số thiết thực như điện năng tiêu thụ trên 1m3 sản phẩm giảm 9 kWh so với năm 2011.

Trong những năm qua, mặc dù tình hình kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, nhưng Công ty MDF Vinafor luôn đảm bảo doanh thu ổn định (năm 2011: 297 tỷ đồng, năm 2012: 240,5 tỷ đồng và 7 tháng đầu năm 2013 là 170 tỷ đồng); thu nhập của người lao động đảm bảo mức 4,5 - 5 triệu đồng/tháng.

Với những kết quả hoạt động đó, năm 2012 Công ty MDF Vinafor Gia Lai được xét tặng Giải thưởng Bông lúa Vàng Việt Nam - Giải thưởng giành cho sản phẩm có chất lượng cao, thương hiệu uy tín.

Giải thưởng Bông lúa Vàng Việt Nam là giải thưởng duy nhất của Bộ NN&PTNT, được tổ chức 2 năm một lần nhằm ghi nhận, biểu dương và tôn vinh các tập thể, cá nhân có sản phẩm chất lượng cao, các mô hình phát triển nông nghiệp, nông thôn mới, các công trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được áp dụng vào sản xuất và đời sống, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và hội nhập kinh tế quốc tế./.

30 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

h i ệ u q u ả đ ầ u T ư

Page 32: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Cảm giác đầu tiên của chúng tôi khi đặt chân đến trung tâm huyện lỵ là sự sầm uất của phố thị. Những ngôi nhà cao tầng hoành tráng không kém bất cứ một trung tâm huyện lỵ nào của vùng xuôi. Trên

một góc phố, cạnh những đại lý điện máy, cửa hàng thời trang, salon tóc là những cửa hàng bán hoa tươi. Ở Kông Chro, ngoài màu xanh của ngô, của mía, mì (sắn) còn có một màu xanh thẳm ngút ngàn của rừng. Hầu như đi đâu ta cũng gặp rừng, với tổng diện tích tự nhiên 144.313 ha, trong đó đã có đến 90.725,2 ha đất có rừng với 85.470,9 ha rừng tự nhiên và 5.254,3 ha rừng trồng.

Chúng tôi được biết những thông tin lạc quan trong báo cáo của UBND huyện: “Trước tình hình cả nước bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế nhưng năm 2012 tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện Kông Chro vẫn đạt 868 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 1994), tăng 14,1% so với năm 2011.

Trong đó, lĩnh vực nông - lâm nghiệp, thủy sản đạt 410 tỷ đồng, công nghiệp - xây dựng đạt 272 tỷ đồng, dịch vụ đạt 186 tỷ đồng. Là địa bàn của một huyện đặc thù nông nghiệp, trong năm 2012 có tổng diện tích gieo trồng là 35.155 ha, các loại cây trồng chủ lực như lúa, bắp lai, mì, đậu, mía đều đạt diện tích ổn định. Riêng 3 tháng đầu năm 2013, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của cơ quan chuyên môn, nông dân đã xuống giống cây trồng đảm bảo diện tích. Minh chứng cho một điều từ một huyện nghèo có diện tích rừng lớn, nhiều hộ dân Kông Chro chỉ biết sống dựa vào rừng và tình trạng phá rừng diễn ra thường xuyên nhưng bây giờ biết hướng đến sản xuất nông nghiệp phù hợp với thổ nhưỡng.

Đến nay, 13/13 xã, thị trấn của huyện Kông Chro đều đã có đường ô tô đến trung tâm, tỷ lệ cứng hóa đường giao thông ở các thôn, làng đã được nâng lên hàng năm tạo tiền đề cho việc giao thương hàng hóa dễ dàng. Trong năm 2012, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu thụ đạt 200 tỷ đồng và 3 tháng đầu năm 2013 đạt 58 tỷ đồng; việc thu hút vốn đầu tư phát triển năm 2012

Đường Đông Trường Sơn vắt ngang qua quốc lộ 19 ở đoạn Đak Pơ rồi tiếp tục xuôi về phía Tây Nam được trải nhựa phẳng lỳ, thênh thang quanh co ôm lấy những ruộng bắp, ruộng mía xanh mướt mát mùa mưa dẫn chúng tôi đến Kông Chro - một huyện được coi là nghèo nhất tỉnh Gia Lai, đã thành lập tròn 25 năm.

Đến Kông Chro xem thủy điện Đaksrông Bài Và ảNH: HoàNg giaNg - Đào HuyềN

31Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

h i ệ u q u ả đ ầ u T ư

Page 33: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

đạt 351 tỷ đồng (vốn ngân sách 79 tỷ đồng, vốn kinh tế ngoài nhà nước 160 tỷ đồng và vốn dân cư 61 tỷ đồng); 14 công trình thủy lợi và nhiều kênh mương nội đồng hàng năm phát huy hiệu quả thiết thực phục vụ sản xuất, tưới tiêu.

Anh Nguyễn Đức Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đaksrông hồ hởi khoe với chúng tôi: thủy điện Đaksrông cũng góp một phần nhỏ trong phát triển sản xuất nông nghiệp của Kông Chro. Hồ thủy điện Đaksrông, mặc dù nhỏ nhưng đã tạo ra vùng tiểu khí hậu cho khu vực thị trấn huyện, cải thiện môi trường hết sức khắc nghiệt nơi đây, hỗ trợ thêm nguồn nước sản xuất và sinh hoạt cho người dân.

Sông Ba - một trong những dòng sông lớn của nước ta, bắt nguồn từ cao nguyên Kon Plong - Kon Tum với độ cao 1.549m, dòng sông Ba có độ dài 374 km, chảy theo hướng Bắc - Nam từ Kon Tum qua các huyện thuộc tỉnh Gia Lai như K'Bang, An Khê, Đăk Pơ, Kông Chro, Ia Pa, Ayun Pa, sau đó xuôi về Phú Yên và đổ ra biển Đông qua cửa biển Đà Rằng. Nhà máy thuỷ điện Đaksrông nằm trên dòng sông Ba, thuộc địa phận thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro tỉnh Gia Lai. Nhà máy thuỷ điện Đaksrông khởi công vào ngày 22/6/2006 với công suất 18MW, gồm 03 tổ máy, do Công ty Cổ phần Đaksrông làm chủ đầu tư. Sau hơn 4 năm thi công xây dựng, lắp máy và vận hành chạy thử, tháng 8/2010, Nhà máy thủy điện Đaksrông chính thức phát điện lên lưới quốc gia, mở ra trang mới, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của một huyện nghèo, có khí hậu vào loại khắc nghiệt nhất nước, đặc biệt là sự khan hiếm về nước, đang chịu nhiều thiệt thòi khi thủy điện Kanak chuyển nước sông Ba về sông Côn.

Nhà máy thủy điện Đaksrông là một dự án có suất đầu tư thấp nhất - xấp xỉ 17,5 tỷ đồng/1MW - trong khi đa số các dự án khác có suất đầu tư từ 20 - 30 tỷ đồng/1MW (tính theo đơn giá 2006). Tổng quyết toán của dự án là 316 tỷ đồng, trong đó vay nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước từ Chi nhánh Gia Lai - Ngân hàng Phát triển Việt Nam 152 tỷ đồng, vốn ODA của Chính phủ Ấn Độ 605.000 USD thông qua nhập thiết bị điều khiển bảo vệ, vay ngân hàng thương mại 56 tỷ đồng, còn lại là vốn tự có của đơn vị 94 tỷ đồng, đây cũng là dự án đầu tư khi quyết toán không vượt tổng dự toán (tổng dự toán của dự án 321 tỷ đồng).

Nhà máy thủy điện Đaksrông đã vận hành phát điện. Trong quý IV/2010, quý đầu tiên hòa lưới quốc gia, doanh thu của nhà máy đã đạt 18 tỷ đồng; năm 2011 doanh thu đạt 64 tỷ đồng và năm 2012, do những diễn biến khắc nghiệt của thiên nhiên, cả vùng Tây Nguyên bị hạn hán, doanh thu chỉ đạt 55 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2013, doanh thu mới đạt trên 30 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ các năm trước. Hàng năm, Công ty Cổ phần Đaksrông nộp ngân sách Nhà nước xấp xỉ 8 tỷ đồng.

Đánh giá hiệu quả của dự án, chị Lê Lương Hảo, Phó trưởng phòng Tín dụng, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Gia Lai cho biết: Nhà máy Thủy điện Đaksrông là dự án thủy điện nhỏ và vừa sử dụng hiệu quả vốn vay từ nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước và nguồn ODA từ Chính phủ Ấn Độ. Gần ba năm vận hành khai thác, Nhà máy thủy điện Đaksrông đã đảm bảo hoạt động ổn định có hiệu quả, thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết đã ký trong hợp đồng tín dụng, quản lý và sử dụng vốn chặt chẽ hiệu quả, trả nợ đúng hạn.

Để dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, theo anh Tuấn: các khâu khảo sát, tư vấn thiết kế, thẩm định, thi công xây dựng… chủ đầu tư phải quản lý chặt chẽ từ hồ sơ đến thi công trên công trường, đồng thời dự án cũng phải nhận được sự quan tâm hỗ trợ, hợp tác, ủng hộ từ phía chính quyền và nhân dân địa phương, Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Gia Lai. Khi có những khó khăn nảy sinh, các bên kịp thời trao đổi để giải quyết nhanh, dứt điểm, tạo sự đồng thuận nhất trí cao. Đặc biệt phía chủ đầu tư đã luôn chủ động và thực hiện tốt khâu quản lý, chuẩn bị hồ sơ, tuân thủ theo yêu cầu quy trình, quy chế của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Giữa cái nắng gắt buổi trưa 37 - 38 độ, anh Tuấn dẫn chúng tôi đi thăm đập bê tông trọng lực, khu vực lòng hồ rồi xuống nhà máy. Anh giới thiệu về nhà máy và chúng tôi được biết một phần thiết bị cơ điện nhà máy được thí điểm sản xuất trong nước. Khoát tay về phía rừng xa, anh Tuấn tự hào nói: đây là một dự án thủy điện “độc” của Việt Nam bởi khi quy hoạch dự án, chúng tôi hoàn toàn sử dụng mặt sông tự nhiên để làm lòng hồ, Nhà máy xây dựng không phải “đụng” đến 1ha rừng nào cả, làm thủy điện nhưng phải giữ được rừng, không làm ảnh hưởng tiêu cực nhiều hơn đến môi trường sống của người dân.

Cái nắng trưa Kông Chro dường như gay gắt hơn, dữ dội hơn, tôi thầm nghĩ: bây giờ mình mới hiểu thấu đáo thế nào là “nắng như đổ lửa”. Tôi chợt nhớ câu hát về miền cao nguyên huyền thoại của nhạc sĩ Nguyễn Cường, nhớ về những bài dân ca Bahnar, J’rai, Ê đê, H’rê qua lời hát của nghệ nhân dân gian H’Ben. Bữa cơm trưa với măng, rau, cá suối… chúng tôi lại phát hiện thêm nhiều điều thú vị, mộc mạc của con người nơi đây. Một kỹ sư trẻ của nhà máy nói vui: hôm nay, chúng em đãi nhà báo đặc sản Kông Chro là nắng và gió; muốn được tặng đặc sản này, xin mời tất cả cùng nâng ly… uống 50% kiểu Kông Chro, mừng cho thủy điện Đaksrông vận hành thông suốt.

Vâng đặc sản “50% kiểu Kông Chro ấy chính là 50% phía dưới ly” và những cái xiết tay thật chặt, nồng ấm, chất phác. Tôi đã thấy ở các kỹ sư và công nhân nhà máy thủy điện Đaksrông một tình yêu gắn bó thân thiết với mảnh đất đầy nắng và gió này. Hình như men rượu nồng không chỉ gọi nắng, gọi gió ngoài kia về để tô điểm thêm nét duyên cho màu xanh ngút ngàn ở Kông Chro, mà còn muốn gọi nguồn nước mát về làm ra dòng điện sáng./.

32 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

h i ệ u q u ả đ ầ u T ư

Page 34: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Dự án xây dựng Nhà máy chế biến lâm sản huyện Bảo Thắng được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2006, nhưng do ảnh hưởng về tài chính và một số lý do khác, nên chính thức từ năm 2010 trở lại đây tiến

độ xây dựng mới được đẩy mạnh. Đầu tháng 3/2012, Nhà máy chính thức đưa vào hoạt động. Công suất của Nhà máy được điều chỉnh giảm xuống còn 12.000m3 sản phẩm/năm. Trong đó có trên 7.000m3 sản phẩm gỗ ghép thanh và 5.000m3 gỗ ván ép. Theo đó, mỗi tháng, Nhà máy sẽ tiêu thụ khoảng 5.000m3 gỗ tròn gồm gỗ mỡ, gỗ bồ đề, keo, gỗ tạp… Tổng mức đầu tư tăng lên 120 tỷ đồng (trong đó sử dụng 39,2 tỷ đồng vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Lào Cai). Trên diện tích mặt bằng 3,3 ha, Nhà máy xây dựng 3 phân xưởng, 2 dây chuyền chế biến gỗ, các thiết bị máy móc đều được nhập mới 100% từ Đài Loan (Trung Quốc).

Nguyên liệu chế biến chính gồm gỗ mỡ, gỗ bồ đề, keo, gỗ tạp… sản xuất, chế biến theo dây chuyền khép kín, đồng bộ được áp dụng công nghệ tiên tiến của thị trường Đài Loan và Đức. Sản phẩm đồ gỗ của Nhà máy không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu sang châu Âu, Nhật Bản và Mỹ với kim ngạch xuất khẩu dự kiến từ 10 đến 12 triệu USD/năm.

Để có đủ nguyên liệu chế biến, trước đó, Nhà máy đã ký hợp đồng thu mua gỗ trong nhân dân tại các huyện Bảo Thắng, Văn Bàn và thành phố Lào Cai. Riêng nguồn nguyên liệu gỗ keo, Nhà máy hợp tác với Lâm trường Quang Bình (Hà Giang) để thu mua với giá trên 1 triệu đồng/m3. Hiện tại, một số công nhân trong lớp công nhân kỹ thuật đầu tiên gồm hơn 200 người được cử đi đào tạo ngoài tỉnh đã trở về Nhà máy làm việc. Nhà máy cũng đã xây dựng 150 phòng ở khép kín cho công nhân và tổ chức ăn giữa ca cho hơn 200 lao động. Bên cạnh đó, Nhà máy cũng quan tâm mở rộng vùng nguyên liệu bằng việc hỗ trợ nông dân cây giống và phân bón mỗi hécta 2.000 cây giống và mỗi cây giống được hỗ trợ 4 lạng phân NPK.

Việc đưa vào hoạt động Nhà máy chế biến lâm sản huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai có ý nghĩa quan trọng đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Không những tạo được nguồn sản phẩm thay thế gỗ tự nhiên phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu mà còn giải quyết việc làm cho công nhân lao động là con em các dân tộc địa phương và hàng vạn hộ dân trồng rừng trên địa bàn và các vùng lân cận./.

Ngày 02/3/2012, Công ty Cổ phần Công nghiệp rừng Lào Cai đã đưa vào hoạt động Nhà máy chế biến lâm sản huyện Bảo Thắng công suất 12.000m3/năm. Đây là nhà máy chế biến lâm sản có công suất lớn nhất trên địa bàn Lào Cai, đặt trên địa bàn thôn Vàng, xã Xuân Giao, huyện Bảo Thắng, thuận lợi về giao thông đường sắt, đường bộ giữa các địa phương có vùng nguyên liệu trong tỉnh và việc tiêu thụ sản phẩm với các tỉnh miền xuôi cũng như xuất khẩu.

hiệu quả bước đầu của dự ánNhà máy chế biến lâm sản huyện Bảo Thắng

NHư HiềN, Hà Nội

Ảnh: Như Hiền

33Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

h i ệ u q u ả đ ầ u T ư

Page 35: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Những kết quả quan trọng trong thời gian qua

Trên địa bàn Tiền Giang, chính sách hỗ trợ phát triển từ nguồn vốn tín dụng đầu tư (TDĐT) dành cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Tiền Giang tổ chức thực hiện thống nhất và đồng bộ theo đúng quy định của Ngành, gắn với 10 chương trình kinh tế trọng điểm đã được xác định trong chương trình toàn khoá của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá VII. Kết quả đã có hơn 60 dự án đầu tư vào các lĩnh vực ngành nghề được khuyến khích đầu tư thuộc 06/10 chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh được sử dụng vốn từ TDĐT thông qua NHPT với số vốn trên 907,7 tỷ đồng. Trong đó có 36 dự án, chương trình đầu

tư trọng tâm, trọng điểm thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã được Chi nhánh ký hợp đồng cho vay với tổng số vốn gần 727,71 tỷ đồng, chiếm 72% về số dự án và 65% về vốn cho vay của Chi nhánh. Nếu xét về cơ cấu vốn cho vay hỗ trợ theo từng ngành nghề thì hỗ trợ phát triển hạ tầng (bao gồm giao thông nông thôn, hạ tầng làng nghề, hạ tầng nuôi trồng thủy sản) chiếm tỷ trọng trên 80%; xây dựng các nhà máy chế biến nông thủy sản hàng hoá xuất khẩu chiếm 11%; chương trình đánh bắt xa bờ chiếm 05%; còn lại là xây dựng vùng nguyên liệu, sản xuất con giống thủy sản…

Có thể điểm lại những dự án gắn với từng chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh trong thời gian qua được đầu tư bằng nguồn vốn TDĐT, đó là:

Nông nghiệp, nông thôn Tiền Giang

Tiền Giang là một trong 13 tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng thời là một trong 08 thành viên của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, với dân số trên 1,68 triệu người; được xem là một tỉnh thuần nông với tỷ trọng khu vực nông lâm ngư nghiệp chiếm 44,6% trong GDP của tỉnh năm 2010 (tỷ trọng này của cả nước là 20,58%).

Lê NgọC CHâu

trên đà phát triển

Thu hoạch lúa ở ĐB SCLẢnh: TL

34 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

h i ệ u q u ả đ ầ u T ư

Page 36: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

quan tâm cho triển khai làm mẫu tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Chương trình phát triển kinh tế vườn: Chủ trương của tỉnh tiếp tục tập trung đầu tư phát triển những vùng cây ăn trái đặc sản, vùng nguyên liệu phục vụ cho chế biến. Chi nhánh đã cho vay trên 04 tỷ đồng để đầu tư 02 dự án xây dựng vùng chuyên canh nguyên liệu dứa ở huyện Tân Phước do Công ty Rau quả Tiền Giang làm chủ đầu tư, vừa giúp công ty chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, vừa góp phần thúc đẩy nhanh chương trình khai thác phát triển vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh.

Chương trình phát triển chăn nuôi: Chủ trương của tỉnh là phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, vừa thoả mãn nhu cầu tiêu dùng nội địa, vừa cung cấp cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. Chi nhánh cho vay hơn 14 tỷ đồng để Công ty Chăn nuôi Tiền Giang triển khai thực hiện dự án nhà máy chế biến thức ăn gia súc Mỹ Tường và dự án nâng cấp chuồng trại để phát triển đàn heo hướng nạc xuất khẩu. Ngoài ra, còn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với 03 dự án đầu tư cải tạo chuồng trại, mở rộng quy mô đàn heo giống ở thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành. Đây là những dự án góp phần tạo động lực phát triển ngành chăn nuôi trong cơ cấu sản xuất chung của ngành nông nghiệp tỉnh.

Chương trình phát triển kinh tế thủy sản: Chi nhánh cho vay đầu tư mở rộng Trại tôm giống Đăng Tín ở huyện Cái Bè và nâng cấp Trại Cá Bống Tượng giống ở huyện Châu Thành. Mặc dù chỉ với số vốn hơn 100 triệu đồng nhưng đây thực sự là nguồn vốn mồi của Nhà nước, khuyến khích phát triển giống Thủy sản theo Quyết định số 103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 45/2003/QĐ-UB ngày 30/6/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Chương trình phát triển Công nghiệp chế biến: Chi nhánh đã cho vay trên 94 tỷ đồng đầu tư 18 dự án, trong đó chế biến nông - thủy sản có 09 dự án đầu tư với vốn vay trên 31 tỷ đồng. Điển hình như: (i) Dự án Đầu tư trang thiết bị chế biến rau quả sản xuất đồ hộp giai đoạn II của Công ty Cổ phần Rau quả Tiền Giang, có công suất 12.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 36 tỷ đồng, Chi nhánh cho vay hơn 80% vốn cố định; (ii) Dự án đầu tư Đổi mới trang thiết bị sản xuất thức ăn gia súc (Nhà máy Mỹ Tường) của Công ty Chăn nuôi Tiền Giang, công suất 50.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư 301 tỷ đồng, Chi nhánh cho vay 53% vốn cố định… Tất cả các dự án đều thực hiện đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, tiến tới hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển các vùng chuyên canh cây ăn quả vốn là thế mạnh của Tiền Giang; tạo thêm nhiều công việc làm mới cho người lao động; sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hợp lý có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, đảm bảo sự tăng trưởng có chất lượng và hiệu quả, chủ động trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Chương trình phát triển lúa gạo: Mục tiêu của tỉnh là ổn định diện tích sản xuất lúa từ 82 đến 85 ngàn ha, nâng cao chất lượng sản phẩm đạt giá trị tương đương 1,3 triệu tấn lúa, xuất khẩu mỗi năm trên 300 ngàn tấn gạo; đẩy mạnh chế biến nội địa. Chi nhánh cho vay hơn 08 tỷ đồng để đầu tư 04 dự án cải tạo mở rộng nhà xưởng, đổi mới thiết bị thuộc lĩnh vực chế biến lương thực. Cho vay hơn 30% vốn cố định đối với dự án đầu tư xây dựng Chợ trung tâm nông sản Phú Cường ở huyện Cai Lậy (tổng mức đầu tư là 31 tỷ đồng), chợ đầu mối về lúa gạo có quy mô lớn đầu tiên được đầu tư xây dựng trên vùng trọng điểm sản xuất lúa gạo của Tiền Giang và là một trong ba dự án xây dựng chợ lúa gạo mang tính chiến lược cả về kinh tế lẫn xã hội được Chính phủ

Chăm sóc rau xanhẢnh: TL

35Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

h i ệ u q u ả đ ầ u T ư

Page 37: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Ngoài ra, thực hiện chương trình đánh bắt hải sản xa bờ theo Quyết định số 393/TTg và Quyết định số 159/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chi nhánh cho vay trên 13 tỷ đồng để đầu tư đóng mới và cải hoán 10 tàu đánh bắt xa bờ có công suất lớn với đầy đủ trang thiết bị hàng hải, đã góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập cho ngư dân; vừa cung cấp nguyên liệu cho việc phát triển ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản của địa phương; góp phần khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn và chỉnh trang đô thị: trong những năm qua, Chi nhánh đã cho ngân sách tỉnh vay trên 667,71 tỷ đồng để đầu tư vào việc xây dựng, phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như: (i) Cho vay trên 160,719 tỷ đồng để thực hiện chương trình tôn nền vượt lũ và xây dựng hạ tầng thiết yếu trong các cụm tuyến dân cư theo Quyết định số 105/2002/QĐ-TTg ngày 02/8/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả đã có 100% cụm tuyến (15/15), 73% tuyến bờ bao được xây dựng xong (79/108), 71% nhà ở đưa vào sử dụng (2.019/2.855 căn), 91% hộ dân được đảm bảo an toàn (41.637/45.886) qua mỗi mùa mưa lũ. Không chỉ tạo điều kiện ổn định cuộc sống của hàng chục ngàn người dân vùng thường xuyên ngập sâu của tỉnh, kết quả của chương trình còn góp phần sắp xếp, bố trí lại dân cư, phát triển những cụm đô thị nông thôn trong tương lai. (ii) Cho vay 507 tỷ đồng để đầu tư các chương trình kiên cố hoá kênh mương, phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, hạ tầng làng nghề, hạ tầng nuôi trồng thủy sản theo Quyết định số 230/2003/QĐ-TTg ngày 12/11/2003 của Thủ tướng Chính phủ, góp phần phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển nông thôn trên địa bàn.

Từ nguồn vốn TDĐT của Nhà nước, nhiều dự án đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến

trong lĩnh vực công nghiệp đã hỗ trợ doanh nghiệp có điều kiện thích ứng, tồn tại và phát triển trong xu hướng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Đây cũng chính là việc làm góp phần thúc đẩy tiến trình nghiên cứu, ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ vào thực tiễn sản xuất, tạo động lực khuyến khích phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật và công nhân lành nghề của tỉnh.

Có thể nói rằng, trong những năm qua nguồn vốn TDĐT thông qua NHPT đã góp phần tạo tiền đề, nền tảng quan trọng để phát triển lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng; góp phần phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Tiền Giang theo đúng tinh thần các nghị quyết của Đảng.

Định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới

Mục tiêu tổng quát trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang trong giai đoạn 2011-2015, đã được xác định: “Phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, hợp lý và bền vững; chuyển dịch mạnh mẽ, đồng bộ cơ cấu kinh tế nông - công nghiệp và thương mại dịch vụ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên cơ sở công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn…”. Tốc độ tăng trưởng kinh tế phấn đấu đạt bình quân 11-12%/năm; GDP bình quân đầu người từ 2.130 đến 2.230 USD; tỷ trọng nông lâm ngư nghiệp chiếm khoảng 32,1-33,5% trong GDP;... tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 110-120 ngàn tỷ đồng, trong đó vốn tín dụng Nhà nước dự kiến 3.700 tỷ đồng, chiếm 03% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, bằng 19% trong nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước trên địa bàn. Đây là sự kỳ vọng, mong đợi của tỉnh đối với NHPT với vai trò là một ngân hàng chính sách của Chính phủ trên lĩnh vực kinh tế; nhưng đồng thời cũng là một sức ép, một gánh nặng không nhỏ đối với Chi nhánh NHPT Tiền Giang trong vai trò tổ chức thực thi chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu trên địa bàn.

Trong bối cảnh cả nước đang tiến hành khẩn trương quá trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng; hệ thống NHPT đang tích cực triển khai thực hiện Chiến lược phát triển Ngân hàng Phát triển Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ, chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước nói chung, chính sách tín dụng đầu tư nói riêng, chắc chắn sẽ có những điều chỉnh mang tính tổng thể để thích ứng và phù hợp với tình hình mới. Chi nhánh sẽ tiếp tục năng động, nỗ lực nhiều hơn để tham mưu, đề xuất với lãnh đạo NHPT, lãnh đạo tỉnh trong việc xây dựng cơ chế chính sách, cũng như tổ chức thực hiện để khai thác, phát huy có hiệu quả nguồn vốn TDĐT cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, đóng góp thiết thực cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang./.

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩuẢnh: TL

36 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

h i ệ u q u ả đ ầ u T ư

Page 38: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Những năm gần đây, một trong những ngành nghề kinh doanh mang lại hiệu quả của Công ty Cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái là sản xuất tinh bột sắn. Với sản lượng tinh bột sắn hàng năm khoảng

13.000 tấn, năm 2012, sản lượng tăng lên đạt gần 17.000 tấn. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh có 03 nhà máy chế biến tinh bột sắn lớn với tổng công suất khoảng 1.600 tấn nguyên liệu/ngày; tương đương 400 tấn sản phẩm/ngày.

Sau khi cổ phần hoá, xác định rõ hướng đi của ngành chế biến Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái, Công ty đã mạnh dạn đầu tư thêm nhiều máy móc, dây chuyền thiết bị sản xuất mới, nâng cấp nhà xưởng, tập trung vào nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, đổi mới công nghệ, bước đi đầu tiên này đã mở ra cho Công ty một chặng đường phát triển mạnh mẽ, số lượng mặt hàng sản xuất dần tăng lên, chất lượng sản phẩm từ đó cũng phát huy được hết ưu điểm, sản lượng sản xuất cũng tăng nhanh đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng. Dự án xây dựng Nhà máy sắn Văn Yên thực hiện tại xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái là một trong những dự án có hiệu quả của Công ty. Dự án có công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm. Vùng nguyên liệu được xây dựng tập trung tại 17 xã trên địa bàn tỉnh Yên Bái với tổng mức đầu tư 52,9 tỷ đồng trong đó sử dụng vốn vay Quỹ Hỗ trợ phát triển Chi nhánh Yên Bái 41,5 tỷ đồng từ tháng 9/2001 đến tháng 3/2004. Với hệ thống thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến của Hà Lan, Đài Loan và vùng nguyên liệu ổn định, quy hoạch tập trung, chất lượng tốt, đảm bảo; sản phẩm tinh bột sắn của Công ty ngày càng khẳng định được vị trí trên thị trường trong và ngoài nước.

Có được thành công đó phải kể đến đội ngũ lãnh đạo giàu tâm huyết, giàu năng lực, có kinh nghiệm và tinh thần đoàn kết khắc phục khó khăn của Công ty. Công ty cũng đã chú trọng xây dựng đội ngũ công nhân trẻ, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, đáp ứng được yêu cầu của quá trình đổi mới, tạo được môi trường làm việc văn hoá, hiện đại, bình đẳng và được tôn trọng.

Với đặc thù là các nhà máy của Công ty nằm rải rác ở các huyện trong tỉnh nên cơ chế khoán quản lý đã được Ban giám đốc áp dụng nhiều hình thức quản lý linh hoạt, hiệu quả. Trong đó đã giao quyền chủ động cho lãnh đạo các nhà máy để độc lập điều hành sản xuất, tự xây dựng phương án sản xuất, giao dịch trực tiếp với khách hàng, chăm lo đời sống cho người lao động và phải chịu trách nhiệm trước Công ty về các chỉ

tiêu pháp lệnh được giao. Về phía Công ty, tuy không trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng thường xuyên quản lý các đơn vị bằng cơ chế kiểm tra - hướng dẫn. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của các đơn vị đều được giao ban, báo cáo qua mạng thông tin về Công ty trước 7h30 sáng.

Công tác báo cáo tài chính được công khai, minh bạch theo quy định của đơn vị niêm yết được thực hiện định kỳ hàng quý. Hàng tháng, hội đồng thi đua khen thưởng công ty thực hiện chấm điểm các đơn vị theo cơ chế kiểm tra - hướng dẫn. Kết quả chấm điểm là cơ sở để thanh toán lương cho các bộ phận quản lý tại các đơn vị và văn phòng công ty đồng thời cũng là cơ sở để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các cán bộ quản lý.

Về phía Công ty, ngoài việc giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh, tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch còn hỗ trợ các đơn vị định hướng và tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại; giải quyết các yêu cầu về vốn, tư vấn sản xuất kinh doanh, bổ sung nhân lực, giúp đỡ chuyên môn trong quản lý tài chính, đầu tư thiết bị, đẩy mạnh các hoạt động thi đua trong toàn Công ty.

Công ty Cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái tiền thân là Nhà máy Giấy Yên Bái, được thành lập từ năm 1972, đến năm 1994 được thành lập lại và đổi tên thành Công ty chế biến Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái. Từ năm 2004 Công ty chế biến Lâm nông sản thực phẩm chính thức chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần theo Quyết định số 276/QĐ-UB của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái ngày 27/8/2004.

Bài Và ảNH: Kim yếN - VâN Hà

Công ty Cổ phần Lâm nông sản thực phẩm yên Báidoanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất tỉnh

37Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

h i ệ u q u ả đ ầ u T ư

Page 39: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Trong những năm qua, nhờ mạnh dạn áp dụng cơ chế quản lý mới, trong bối cảnh khó khăn do ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái kinh tế thế giới; chi phí đầu vào tăng cao; thị trường tiêu thụ luôn có sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá bán; áp lực về vốn... Song, Công ty Cổ phần Nông lâm sản thực phẩm Yên Bái đã vượt qua tất cả, khẳng định được vị trí và xây dựng được thương hiệu của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Các sản phẩm của Công ty đang được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường quốc tế như Đài Loan, Trung Quốc…

Bên cạnh đó, Công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh

doanh năm sau đều cao hơn năm trước. Năm 2012: Tổng doanh thu đạt: 275,7 tỷ đồng, vượt kế hoạch đề ra trên 70 tỷ đồng; nộp ngân sách 14 tỷ đồng; Năm 2013, Công ty Cổ phần Lâm nông sản Thực phẩm Yên Bái đặt chỉ tiêu doanh thu 270 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế trên 8 tỷ đồng. Tập thể cán bộ, nhân viên, Công nhân Công ty Cổ phần Nông lâm sản thực phẩm Yên Bái đang hoàn toàn tự tin triển khai thực hiện kế hoạch năm 2013. Quý I/2013, doanh thu của Công ty đã thực hiện được trên 85 tỷ đồng đạt 31,5% kế hoạch, trong đó doanh thu xuất khẩu đạt gần 39 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 3 tỷ đồng.

Mỗi năm cán bộ công nhân viên Công ty đã có hàng chục sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, làm lợi cho doanh nghiệp hàng tỷ đồng. Những sáng kiến này đều được khen thưởng xứng đáng và kịp thời, góp phần tạo thêm yếu tố nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Với tổng số 40 cán bộ, nhân viên, Công ty đã đảm bảo thu nhập bình quân đạt xấp xỉ 4 triệu đồng/người/tháng. Các chế độ với công nhân như trang bị bảo hộ lao động, ăn giữa ca, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… đều được Công ty quan tâm, chú trọng.

Ngày 1/8/2013, tại Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động xuất nhập khẩu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 của tỉnh, Công ty Cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái được xếp vào nhóm đóng góp nhiều nhất vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh cùng với các mặt hàng đá CaCO3 bột + hạt và

đá block, tinh dầu quế, gỗ rừng trồng chế biến. Kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đạt trên 46 triệu USD, bằng 115,7% so với kế hoạch, tăng 28,89% so với cùng kỳ năm 2011.

Qua nhiều năm áp dụng đồng thời bổ sung hoàn thiện cơ chế quản lý mới đã chứng minh giải pháp này thực sự phù hợp với yêu cầu thực tế, tạo sự chủ động về mọi mặt cho các đơn vị trực tiếp sản xuất. Đây cũng là cơ sở, là vấn đề mấu chốt để các đơn vị thể hiện sự năng động, phát huy tối đa các sáng kiến, nâng cao tinh thần thi đua và ý thức trách nhiệm của toàn thể cán bộ công nhân với Công ty./.

38 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

h i ệ u q u ả đ ầ u T ư

Page 40: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Bắc Kạn có tổng diện tích rừng là gần 421.000 ha, trong đó, rừng trồng là 39.300 ha, đất chưa có rừng là 157.400 ha, sản lượng gỗ khai thác hàng năm đạt trên 63.000m3. Trong số diện tích đất trống, đồi núi trọc, có 80.000 ha

có khả năng đưa vào trồng rừng sản xuất. Để khai thác tiềm năng, tỉnh Bắc Kạn khuyến khích người dân trồng rừng nguyên liệu để phát triển kinh tế, đồng thời tạo điều kiện mời gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến sản phẩm từ lâm nghiệp.

Đầu những năm 2000, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã tài trợ trên 7 tỷ đồng qua hợp đồng tín dụng giai đoạn 2001-2007 với Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn để trồng mới và chăm sóc 1.029 ha keo phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tạo nguyên liệu cho các nhà máy gỗ ván thanh, ván dăm và MDF. Với chu kỳ trồng và khai thác 8 năm, từ năm 2009 đến nay diện tích rừng trồng của dự án đang được khai thác phục vụ cho Nhà máy ván thanh của Công ty Cổ phần SaHaBak - một dự án cũng nhận được sự tài trợ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (đã được chúng tôi phản ánh trong Đặc san Tài trợ dự án số 7, tháng 2/2013). Đến năm 2008, hợp đồng tín dụng thứ hai trị giá 5 tỷ đồng cho giai đoạn 2008 - 2015, tiếp tục trồng và chăm sóc trên 500 ha keo trên địa bàn.

Đây là quyết tâm của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn và Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ X: đến năm 2015, phấn đấu trồng mới 60.000 ha rừng.

Ông Lê Viết Thắng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn cho biết: trong 6 tháng đầu năm 2013, trước những khó khăn của nền kinh tế nói chung, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn mới chỉ khai thác tiêu thụ gỗ đạt 6.235m3, bằng 25,06% kế hoạch năm, nộp ngân sách 184,3 triệu đồng. Do đó, trong 6 tháng cuối năm, đơn vị đặt ra mục tiêu đến cuối năm tổ chức khai thác, làm dịch vụ đạt ít nhất 25.000m3 gỗ các loại; sản xuất, làm dịch vụ 9.200.000 cây giống lâm nghiệp; đẩy mạnh hoạt động chế biến gỗ với chỉ tiêu sản lượng đạt 8.000m3 sản phẩm các loại và 4.500 tấn dăm nguyên liệu; đẩy mạnh hoạt động khai thác, làm dịch vụ một số mặt hàng lâm sản phụ, phấn đấu đạt doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 30 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Công ty tổ chức trồng 410 ha rừng nguyên liệu đảm bảo thời vụ, đúng quy trình kỹ thuật, đạt chất lượng cao; thực hiện trồng dặm, chăm sóc, bảo vệ tốt 1.010 ha rừng nguyên liệu đã trồng năm 2011, 2012 để đảm bảo rừng sinh trưởng, phát triển tốt; chú trọng công tác bảo vệ quản lý rừng; áp dụng các biện pháp cần thiết để phát hiện và ngăn chặn các hành vi, vụ việc khai thác rừng trái phép, tuyệt đối không để xảy ra các điểm nóng về công tác bảo vệ quản lý rừng trong phạm vi rừng và đất rừng được giao.

Tìm hiểu về đầu ra cho rừng, chúng tôi được ông Thắng cho biết: Rừng Bắc Kạn - nguồn nguyên liệu cơ bản để tỉnh phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ; do đó khi có “cơ duyên” bốn doanh nghiệp: Tổng Công ty Lâm nghiệp Sài Gòn, Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn,

Mỗi héc ta rừng sau một chu kỳ 7 - 8 năm cho thu trên 100 triệu đồng từ gỗ, chưa kể đến thu nhập tăng thêm từ trồng xen canh cây ngắn ngày trên diện tích rừng mới trồng. Hiện nay Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn đang triển khai liên kết trồng rừng và ứng vốn ban đầu cho người dân. Từ đó mở ra hướng làm giàu cho người dân từ rừng.

Liên kết trồng rừng - mở hướng làm giàu cho người dân Bắc Kạn

Bài Và ảNH: PHươNg LiNH, Hà Nội

39Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

h i ệ u q u ả đ ầ u T ư

Page 41: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội và Công ty Cổ phần Bất động sản Sài Gòn - Đông Dương đã bắt tay hợp tác đầu tư xây dựng Công ty Cổ phần SaHaBak với ngành nghề chế biến gỗ thanh, gỗ dăm và ván MDF.

Để chuẩn bị cho nhà máy MDF, năm 2010, SaHaBak đã quyết định đầu tư 28 tỷ đồng, xây dựng một nhà máy chế biến gỗ thanh chi tiết cho sản phẩm mộc ngoài trời và ván thanh nguyên liệu, công suất thiết kế 3.000m3 sản phẩm tinh chế/năm, trong đó sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh Khu vực Bắc Kạn - Thái Nguyên là 10,8 tỷ đồng. Từ tháng 01/2011, Nhà máy sản xuất ván thanh đã chính thức đi vào hoạt động. Trong quá trình sản xuất, Nhà máy đã mở rộng dây chuyền, nâng công suất và đầu tư thêm dây chuyền bào nghiền để tận dụng phế liệu của quá trình sản xuất ván thanh, cho ra đời sản phẩm dăm gỗ xuất khẩu. Tổng mức đầu tư của Nhà máy đến thời điểm hiện tại đã được nâng lên 38 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có và kết quả thu được trong sản xuất ván thanh. Đến nay, công suất của Nhà máy đã đạt mức 880m3 sản phẩm tinh chế/tháng, tương đương 10.500m3/năm, gấp 3 lần công suất thiết kế ban đầu và 4.500 tấn dăm gỗ/năm. Chất lượng sản phẩm luôn đảm bảo; thị trường đầu ra thuận lợi; hiệu quả sản xuất từng bước được khẳng định; người lao động có việc làm và thu nhập ổn định.

Nguồn nguyên liệu phục vụ cho Công ty SaHaBak được huy động theo định hướng chiến lược gồm: nguyên liệu khai thác từ rừng trồng trong nhân dân và khai thác trên phạm vi đất thuộc Công ty Lâm nghiệp Bắc Kạn gồm: Chương trình trồng rừng nguyên liệu giấy (2004 - 2007), Chương trình trồng rừng vay vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2001 - 2007; 2008 - 2015). Nguyên liệu phục vụ cho chế biến gỗ mà SaHaBak sử dụng hoàn toàn là các loại gỗ được quy hoạch rừng trồng, trong đó chủ đạo là cây keo với độ tuổi khai thác từ 7- 8 năm. Do nhu cầu sử dụng gỗ nguyên liệu lớn với hơn 200.000m3/năm, hàng năm

SaHaBak sẽ khai thác khoảng 3.000ha rừng trồng. Do đó, tổng diện tích đất rừng mà quy hoạch phục vụ cho các nhà máy của Công ty SaHaBak là 24.000ha.

Để có được vùng cung cấp nguyên liệu ổn định và lâu dài cho SaHaBak, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn đã và đang triển khai dự án trồng rừng nguyên liệu tại 5 huyện, thị trên địa bàn Bắc Kạn là: Thị xã Bắc Kạn, huyện Chợ Mới, Bạch Thông, Na Rì, Chợ Đồn, với quy mô khoảng 10.000ha, tổng mức đầu tư 175 tỷ đồng. Hình thức đầu tư của công ty là liên kết với nông dân trồng rừng, cho nông dân vay không lãi vào năm thứ nhất với mức 3 triệu đồng/ha. Mặt khác, Công ty cũng cam kết sẽ bao tiêu toàn bộ sản phẩm từ rừng trồng cho người dân trên cơ sở giá thị trường tại thời điểm khai thác, số tiền cho dân vay được khấu trừ vào sản phẩm.

Thực hiện chiến lược Phát triển và mở rộng vùng nguyên liệu trong dân, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn đã tổ chức liên kết hỗ trợ ban đầu đối với những khu vực trọng điểm, tập trung và cam kết sẽ bao tiêu sản phẩm. Từ đó, Công ty đã tạo dựng và phát triển được vùng nguyên liệu ổn định trước mắt cũng như lâu dài. Tuy nhiên, thực tế Công ty cũng còn gặp nhiều khó khăn trong việc vận chuyển nguyên liệu, do địa hình của tỉnh chủ yếu là núi cao, nhiều đường đồi dốc, nhỏ hẹp. Để khắc phục khó khăn trên, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bắc Kạn hiện đang xây dựng kế hoạch, chuẩn bị cho việc đầu tư, mở mới một số tuyến đường lâm nghiệp tại các khu vực có rừng trồng tập trung, đảm bảo các điều kiện sẵn sàng cho việc khai thác, vận chuyển gỗ, góp phần giảm chi phí trung gian, nâng cao giá trị sản phẩm cho người trồng rừng, góp phần tích cực vào việc phát triển nền công nghiệp của tỉnh, là đối tác tin cậy giúp người dân làm giàu từ nghề rừng. Ước tính chi phí cho một chu trình trồng rừng (khoảng 7- 8 năm) là 18 triệu/ha, thu được khoảng 80 - 100m3 gỗ, trị giá trên 100 triệu đồng./.

40 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

h i ệ u q u ả đ ầ u T ư

Page 42: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chiêm Hóa tiền thân là Lâm trường Chiêm Hóa được chuyển đổi theo Nghị quyết số 28-NQ/T.Ư ngày 16/6/2003 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm

trường quốc doanh. Sau 10 năm chuyển đổi, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chiêm Hóa đã tạo được thế chủ động trong tổ chức lực lượng sản xuất, sản xuất kinh doanh hiệu quả; góp phần cùng với địa phương duy trì và phát triển vùng sản xuất hàng hóa, tăng hiệu quả sử dụng đất, đồng thời phát huy tốt việc huy động nguồn vốn của cán bộ trong nông, lâm trường và trong dân.

Phát huy nguồn lao động sẵn có tại địa phương để phát triển kinh tế từ nghề rừng, năm 2005 Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chiêm Hóa đã chủ trương thực hiện trồng rừng liên doanh. Đây là hình thức ăn chia theo tỷ lệ: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chiêm Hóa chịu trách nhiệm đầu tư quỹ đất, vật tư phân bón, cây

giống và hướng dẫn kỹ thuật; các hộ trồng rừng đầu tư công lao động trồng, chăm sóc và tỉa thưa. Sau từ 8 đến 10 năm khi cây cho khai thác, sản lượng gỗ được tính bình quân 100m3/1ha, thì hộ gia đình được hưởng 76%, tương đương 76m3 gỗ nguyên liệu, còn Công ty Lâm nghiệp sẽ thu 24% khối lượng sản phẩm. Với cách làm này, trong vài năm trở lại đây, Công ty MTV Lâm nghiệp Chiêm Hóa đã có thêm hàng ngàn ha rừng nguyên liệu, trở thành một trong những đơn vị sản xuất kinh doanh có lãi, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động.

Năm 2009, Dự án trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng kinh doanh của Công ty MTV Lâm nghiệp Chiêm Hóa đã được Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Tuyên Quang cho vay 1.280 triệu đồng trên tổng vốn đầu tư của dự án là 10.718 triệu đồng. Với thời gian thực hiện dự án là 10 năm từ năm 2009 đến hết năm 2018, quy mô 332,1 ha đất rừng trên các xã thuộc địa bàn huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang.

Như nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh ngành lâm nghiệp trên toàn quốc hiện nay, Công ty TNHH một thành viên (MTV) Lâm nghiệp Chiêm Hóa (Tuyên Quang) đang phải đối mặt với không ít khó khăn. Việc không ngừng đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tổ chức có hiệu quả công tác trồng rừng liên doanh với các hộ dân trên địa bàn đã giúp Công ty vững bước phát triển.

Trồng rừng liên doanh ở Chiêm hóaNhiỀu hỘ NGười dÂN TỘC ThiỂu Số ĐưỢC hưởNG LỢi

Bài Và ảNH: THaNH HuyềN, Hà Nội

41Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

h i ệ u q u ả đ ầ u T ư

Page 43: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Hiện Công ty MTV Lâm nghiệp Chiêm Hóa đang quản lý trên 7.130 ha rừng tại các xã trên địa bàn huyện. Cùng với việc tích cực ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật và đưa những giống cây có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, Công ty đặc biệt quan tâm nhiều giải pháp về phát triển vùng nguyên liệu. 100% diện tích rừng trồng của Công ty sau khi trưởng thành đều được khai thác một cách khoa học và có kế hoạch liên doanh với các hộ gia đình trồng rừng tái sản xuất ngay. Bên cạnh đó, Công ty cũng triển khai trồng rừng thử nghiệm bằng phương pháp tái sinh tự nhiên sau khai thác rừng keo tai tượng, tiết kiệm được 30% kinh phí tạo rừng. Nhờ vậy, hầu hết diện tích đất đồi đã được phủ kín màu xanh. Cách làm này không những hạn chế được tình trạng xói mòn đất, mà còn giúp cho không ít hộ gia đình nông dân có thêm việc làm nâng cao thu nhập cải thiện đời sống.

Cùng với việc khai thác rừng nguyên liệu, trong năm 2012, Công ty MTV Lâm nghiệp Chiêm Hóa đã tiến hành thiết kế và trồng mới được 525,5 ha rừng; gieo ươm, xuất vườn trên 1 triệu cây giống phục vụ trồng

rừng. Năm 2013 và những năm tiếp theo Công ty tiếp tục thực hiện liên doanh trồng, chăm sóc rừng trồng với các hộ dân trên địa bàn, từng bước thiết thực mang lợi ích từ rừng đến người dân. Đồng thời với chủ trương đúng đắn này đã tạo điều kiện để các hộ gia đình được trực tiếp tham gia và yên tâm gắn bó lâu dài với trồng và chăm sóc, bảo vệ rừng tại địa phương.

Đến hết tháng 6 năm 2013, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Chiêm Hóa đã gieo ươm trên 1.200.000 cây keo giống, hơn 300 ha đất của Công ty đã được phát dọn thực bì, cuốc hố, chuẩn bị xuống giống. Cây giống ươm tại Công ty năm nay có chất lượng rất tốt, loại keo giống được ươm là keo tai tượng hạt nhập ngoại có ưu điểm khi trồng đạt tỷ lệ sống cao, phát triển nhanh, phù hợp với địa hình đồi núi, đảm bảo cho kế hoạch trồng mới 550 ha rừng của Công ty và cung cấp một phần cho nhân dân Chiêm Hóa trồng rừng năm 2013.

Sau gần 8 năm triển khai thực hiện, chương trình trồng rừng liên doanh đã đem lại hiệu quả rất thiết thực cho cả Công ty MTV Lâm nghiệp Chiêm Hóa, cũng như các hộ tham gia trồng rừng. Đặc biệt với hình thức Công ty đầu tư vốn thông qua việc cung cấp quỹ đất, cây giống, phân bón và kỹ thuật đã góp phần tạo điều kiện cho hàng nghìn lượt hộ gia đình trên địa bàn huyện tham gia trồng rừng, trong đó có cả các hộ nghèo. Điều này đem lại nguồn lợi cho Công ty cũng như các hộ tham gia trồng rừng, góp phần tích cực vào công tác giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương.

Tính từ năm 2005 đến năm 2013, toàn huyện Chiêm Hóa đã có trên 1.000 hộ gia đình tham gia trồng rừng liên doanh, với tổng diện tích lên tới gần 3.000 ha. Năm 2012, Công ty MTV Lâm nghiệp Chiêm Hóa đã tiến hành khai thác 748 ha rừng, tiêu thụ gần 13.730m3 gỗ nguyên liệu, chủ yếu là gỗ keo, doanh thu từ sản xuất kinh doanh đạt gần 9 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước trên 1,8 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 129 lao động, với thu nhập 4 triệu đồng/người/tháng.

Hiện tại Công ty đã thực hiện giao đất, giao rừng cho 1.000 hộ trồng rừng trên diện tích 3.000 ha. Ngoài các hộ thành viên là công nhân của Công ty, còn có 50% số hộ là đồng bào các dân tộc thiểu số, sống ở các xã Tân An, Hùng Mỹ, Nhân Lý... Do đó Công ty cũng rất quan tâm, chú trọng đến việc phổ biến cụ thể đến các hộ trồng rừng về trách nhiệm của Công ty cũng như trách nhiệm và quyền lợi của các hộ thành viên. Từ đó tạo được tâm lý phấn khởi để các hộ yên tâm với công việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng. Đồng thời góp phần tận dụng và phát huy nguồn lực địa phương, giải quyết việc làm cho người lao động, đồng bào dân tộc trong vùng dự án, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải tạo môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai, lũ lụt cho vùng hạ lưu, góp phần hoàn thành chương trình trồng 5 triệu ha rừng của Chính phủ, tăng thu ngân sách Nhà nước./.

42 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

h i ệ u q u ả đ ầ u T ư

Page 44: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Chúng tôi về Kon Tum vào những ngày cuối cùng của mùa khô 2013, nắng lửa Tây Nguyên như dịu lại bởi màu xanh bạt ngàn của rừng thông đang kỳ khép tán.

Ông Nguyễn Trung Trực, Kế toán trưởng Công ty Nguyên liệu giấy miền Nam tự hào cho biết: Với trên 10.000 ha rừng nguyên liệu, trong đó gần phần lớn diện tích là thông ba lá, còn lại là keo lai giâm hom trải rộng trên địa bàn 43 xã, 08 huyện, thành phố, Công ty hiện là doanh nghiệp sở hữu diện tích rừng trồng nguyên liệu giấy lớn nhất trong tỉnh.

Chúng tôi được biết, để có được con số trên 10.000 ha rừng hiện nay, tập thể cán bộ công nhân của Công ty Nguyên liệu giấy miền Nam đã phải trải qua không ít khó khăn, thử thách.

Ông Tống Hữu Chân, Giám đốc Công ty Nguyên liệu giấy miền Nam chỉ tay vào những bức hình trong phòng truyền thống của Công ty, nói: như các anh đã biết, trong kháng chiến, Kon Tum là bãi chiến trường ác liệt, hàng triệu tấn bom đạn của kẻ thù được rải xuống mảnh đất này; một phần trong số đó còn sót lại cho đến hôm nay. Để có màu xanh của rừng hôm nay, chúng tôi không chỉ đổ mồ hôi, công sức, tiền bạc mà còn phải đổ cả máu xương giữa thời bình.

Thực hiện Quyết định số 1070/QĐ-TTg ngày 20/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án khả thi đầu tư xây dựng vùng rừng nguyên liệu giấy Kon Tum giai đoạn 2000 - 2010, Tổng Công ty Giấy Việt Nam làm chủ đầu tư bắt tay vào công việc phủ xanh đất Kon Tum bằng các dự án trồng rừng.

Thử nghiệm các năm trước đó với cây keo cho thấy loại cây này không phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây; chỉ có loài thông ba lá đã được người Pháp trồng thành công tại Kon Tum, nếu phát triển rừng theo hướng khai thác dầu thông thì không hiệu quả, chất lượng và sản lượng dầu không đạt yêu cầu, nhưng

nếu trồng thông với mục đích lấy gỗ và nguyên liệu giấy thì tính khả thi rất cao.

Từ nguồn vốn trồng, chăm sóc rừng vay từ Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam) và nỗ lực quyết tâm của Công ty, diện tích rừng nguyên liệu giấy được hình thành và không ngừng phát triển.

Cái khó về vốn trồng và chăm sóc rừng đã cơ bản được giải quyết, việc rà phá bom mìn cũng nhận được sự phối hợp, giúp đỡ từ các đơn vị quân đội; duy thủ tục pháp lý cho hơn 15.000 ha đất được giao theo dự án xây dựng vùng rừng nguyên liệu giấy Kon Tum giai đoạn 2000 - 2010 thì mãi đến 2012 mới hoàn thành thủ tục pháp lý cho trên 12.000 ha, còn hơn 2.000 ha đến nay chưa được cấp sổ đỏ. Do đó, những năm qua ngoài việc trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, Công ty còn phải trực tiếp giải quyết nhiều vụ tranh chấp với các hộ dân lấn chiếm, các hộ dân có sổ đỏ chồng trên đất quy hoạch trồng rừng; đặc biệt là công tác phòng chống cháy rừng hết sức quan trọng và đòi hỏi nguồn nhân lực lớn… để tự đảm đương khối lượng công việc khổng lồ ấy với 134 cán bộ công nhân của Công ty là điều không tưởng.

Ông Chân cho biết: Đến nay, đơn vị đã hoàn thành việc làm các đường băng cản lửa thủ công với tổng diện tích trên 10 triệu m2; mở rộng, nối dài hệ thống đường băng cản lửa cơ giới lên trên 1.500.000m2; củng cố xây dựng được 186 bể chứa nước, 33 chòi canh lửa, 12 máy bơm cao áp và nhiều loại dụng cụ phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy khác, như: nhà chỉ huy, bình xịt nước, bồn nhựa, can nhựa chứa nước... Hiện tại, Công ty đã tiến hành đốt có điều khiển các loại vật liệu cháy, đồng thời hợp đồng thêm gần 150 lao động bên ngoài làm công tác trực phòng cháy, ký hợp đồng trách nhiệm với lực lượng bộ đội của Đoàn Đắc Tô trong công tác chữa cháy. Bên cạnh việc triển khai nhiều biện pháp tích cực với quyết tâm mùa khô này không để xảy ra cháy rừng, đơn vị cũng đồng thời chủ động xây dựng nhiều phương án chữa cháy khi có tình huống xấu xảy ra.

Để trồng và giữ được rừng, Công ty đã phối hợp tốt với các cấp chính quyền, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Công ty hiện có 4 Ban nghiệp vụ và 10 Ban trồng

Công ty Nguyên liệu giấy miền Nam

NguyễN Hữu TruNgTrong kháng chiến, Kon Tum là bãi chiến trường ác

liệt, hàng triệu tấn bom đạn của kẻ thù được rải xuống mảnh đất này; một phần trong số đó còn sót lại cho đến hôm nay. Để có màu xanh của rừng hôm nay, chúng tôi không chỉ đổ mồ hôi, công sức, tiền bạc mà còn phải đổ cả máu xương giữa thời bình.

Bài toán giữ rừng, nâng cao hiệu quả rừng trồng

43Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

C h â n d u n g d o a n h n g h i ệ p

Page 45: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

rừng và nguyên liệu giấy (tương đương 10 lâm trường). Có Ban trồng rừng quản lý tới gần 2.000 ha rừng, nơi xa nhất rừng tại là huyện Tu Mơ Rông, cách trụ sở Công ty gần 130 km, trong đó nhiều cánh rừng phải mất hàng ngày đi bộ. Để quản lý tốt rừng trồng, ngoài việc tổ chức tuyên truyền pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng cho đồng bào; tổ chức phối hợp với chính quyền các địa phương, kiểm lâm khu vực… Công ty cũng mạnh dạn giao đất, giao rừng đến từng hộ nhận khoán, ký hợp đồng bảo vệ rừng và phòng chống cháy với các hộ đồng bào dân tộc ở gần rừng, các trưởng thôn, bản, thanh niên bản - quyết định đó vừa tạo công ăn việc làm, thu nhập vừa nâng cao ý thức bảo vệ rừng cho đồng bào.

 Nhớ lại những thời điểm khó khăn 2004 - 2005, ông Chân kể: thời điểm đó, có lúc hơn 8 tháng liên tục cán bộ, công nhân không có lương; 100 cán bộ, công nhân của Công ty trong tổng số 232 người đã xin chuyển công tác, trong đó có gần 40 kỹ sư lâm nghiệp và cán bộ kỹ thuật cao... Bởi gắn bó với rừng thì vô cùng khó khăn để đảm bảo cuộc sống gia đình. Trước tình hình đó, Đảng bộ công ty đã tổ chức nhiều cuộc họp, phân tích thế mạnh và tồn tại, hạn chế trong hoạt động; từ đó vạch ra định hướng phát triển, đồng thời động viên cán bộ công nhân là Đảng viên gương mẫu, tiên phong trong nhiệm vụ trồng và bảo vệ rừng. Đồng thời, Công ty tiến hành phương án sắp xếp lại các phòng, ban theo hướng tăng cường nhân lực và tài chính cho những bộ phận trực tiếp quản lý rừng, giải thể một số bộ phận không phù hợp với chức năng hoạt động của Công ty, mạnh dạn thực hiện cơ chế khoán mới, giao trách nhiệm tới từng ban, mỗi ban tự chịu trách nhiệm khoán cho từng nhân công và đối tác. Mỗi cán bộ kỹ thuật, công nhân ở các ban nhận khoán khoảng 100 ha, giữ được thì hưởng trọn theo mức khoán, mất rừng thì phải đền.

Theo sự phân công của Đảng bộ, các đảng viên của Công ty đều bám trụ ở các điểm nóng trong rừng, những nơi có nguy cơ cháy rừng cao như các huyện Đắk Tô, Ngọc Hồi, Sa Thầy… được tập thể cán bộ công nhân ủng hộ, chỉ sau gần một năm đã phát huy hiệu quả rõ rệt: nếu như năm 2004, diện tích rừng cháy trên 1.600 ha thì mùa khô 2005-2006 chỉ có 158 ha bị cháy nhưng đã phục hồi được 132 ha và tính đến 30/5/2007 (thời điểm đã chuyển sang mùa mưa), rừng nguyên liệu giấy Kon Tum chỉ có 138 ha bị thiệt hại bởi lửa rừng. Mặc dù công tác phòng chống cháy và quản lý rừng nguyên liệu hết sức phức tạp, nhưng từ 2007 đến nay, Công ty không để xảy ra cháy lớn, 3 năm qua không để xảy ra hiện tượng chặt phá lấn chiếm.

Chúng tôi được biết biết: để có được trên 10.000 ha rừng hôm nay, những người lao động của Công ty đã phải trải qua bao gian khó để trồng và giữ rừng từ năm 2000 đến nay. Không chỉ hàng trăm tỷ đồng đã đổ vào đất rừng này mà 23 cán bộ, kỹ sư, công nhân của Công ty đã mãi mãi nằm lại với đất rừng Tây Nguyên vì sự

nghiệp trồng rừng do bom mìn của chiến tranh để lại, do nước lũ, mưa nguồn, do muỗi rừng, vắt suối, sốt rét ác tính...

Rừng nguyên liệu giấy Kon Tum từ chỗ có nguy cơ bị tàn phá bởi lửa rừng và không có người chăm sóc vì thiếu vốn, nay đã hồi sinh với màu xanh bạt ngàn, trải dài từ Kon Plông, Sa Thầy, Đắk Tô đến Ngọc Hồi, Tu Mơ Rông, Đắk Hà... thành quả ấy là minh chứng cho tinh thần lao động nhiệt tình, hiệu quả và đầy sang tạo của tập thể cán bộ công nhân của Công ty.

Bên cạnh niềm vui giữ và mở rộng diện tích rừng nguyên liệu giấy đã trồng, ông Chân cũng canh cánh một nỗi niềm: với rừng thông 10 - 13 năm tuổi, đường kính cây 7 - 10 cm, nếu chỉ sử dụng làm nguyên liệu giấy thì hiệu quả kinh tế không cao. Phía Công ty đề xuất chỉ sử dụng gỗ tỉa từ rừng làm nguyên liệu giấy hoặc ván sàn, ván thanh, còn lại tiếp tục chăm sóc trong chu kỳ 25 - 30 năm để thu hoạch gỗ sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn.

Hiện nay, đối với những cánh rừng trồng từ năm 2000 với mật độ 3.300 cây/ha đã đến thời điểm phải tỉa thưa 15 - 20%. Và trong chu kỳ từ nay đến năm 2016, phải tiến hành tỉa thưa 3 đợt để đạt mật độ 3 - 500 cây/ha của rừng nguyên liệu gỗ. Trong khi tỉa thưa rừng, nếu không thu gom, xử lý kịp thời cây đã đốn tỉa rất dễ gây cháy rừng. Để tận thu, Công ty đang tính toán phương án xây dựng nhà máy chế biến gỗ ván thanh, ván sàn xuất khẩu có công suất 5.000m3/năm với tổng mức đầu tư khoảng 25 tỷ đồng.

Nếu đề xuất đó được phê duyệt của Chính phủ, sự đồng ý của các Bộ, ngành và Tổng Công ty Giấy, chu kỳ trồng rừng được kéo dài, rất có thể sẽ mở ra hướng sản xuất kinh doanh mới đầy tiềm năng và hứa hẹn hiệu quả cho Công ty Nguyên liệu giấy miền Nam.

Chia tay những người trồng rừng trên đất Kon Tum, chúng tôi nhận được tin vui: ngày 16/8/2013, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số 34/2013/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020. Theo đó: “…thiết lập hệ thống quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng hiện có; bảo vệ nguồn nước và môi trường sinh thái góp phần tích cực phòng chống thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra; bảo tồn và tăng cường tính đa dạng sinh học của tài nguyên rừng; xây dựng vườn rừng, trại rừng, tiến hành thí điểm, hình thành hệ thống vườn rừng, trang trại rừng trên địa bàn toàn tỉnh: diện tích 1.200 ha; số lượng: 400 vườn rừng, trang trại rừng. Xây dựng kết cấu hạ tầng làm đường lâm nghiệp, hệ thống phòng chống lửa rừng; khối lượng đầu tư đến năm 2020. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp, xây dựng lâm nghiệp phát triển theo hướng bền vững; nâng độ che phủ của rừng đạt trên 68% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020”./.

44 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

C h â n d u n g d o a n h n g h i ệ p

Page 46: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Công ty Lâm nghiệp Xuân Đài (trước đây là Lâm trường Xuân Đài), được thành lập theo Quyết định số 1004/QĐ-UB ngày 15/6/1988 của UBND tỉnh Phú Thọ, là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam có nhiệm vụ chính là: Trồng rừng, chăm sóc rừng, quản lý bảo vệ rừng; Sản xuất và kinh doanh cây giống nguyên liệu giấy và các dịch vụ kỹ thuật liên quan đến trồng rừng; chế biến lâm sản, thu mua kinh doanh các loại lâm sản... Hiện nay, Công ty đang quản lý và sử dụng 2.617 ha rừng và đất rừng, trên địa bàn 10 xã thuộc 2 huyện Tân Sơn và Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Kể từ năm 2007, Công ty được chuyển đổi từ mô hình lâm trường sang hoạt động theo mô hình Công ty lâm nghiệp trên cơ sở sắp xếp, đổi mới cho phù hợp với hội nhập kinh tế quốc tế. Bộ máy tổ chức của Công

ty tương đối gọn nhẹ với 35 cán bộ gián tiếp. Mỗi cán bộ quản lý đều được phân công nhiệm vụ rõ ràng, chất lượng công việc đạt hiệu quả cao. Rừng và đất rừng được quản lý tốt, 100% diện tích rừng trồng của Công ty được giao khoán tới người lao động. Rừng khai thác đến đâu được trồng lại ngay đến đó, không còn đất trống.

Ngay từ năm 2011, lãnh đạo Công ty đã họp bàn, thống nhất kế hoạch năm với những nội dung cụ thể, phù hợp điều kiện thực tế của đơn vị và nhanh chóng bắt tay vào thực hiện trồng mới 200 ha rừng. Công ty đã chủ động xây dựng Quy chế khoán và được Tổng Công ty Giấy Việt Nam phê duyệt. Tùy thuộc từng đối tượng nhận khoán, Công ty lựa chọn hình thức giao đất, khoán rừng cho phù hợp đảm bảo hài hòa lợi ích giữa bên giao khoán và  bên nhận khoán, hiện nay Công ty đang áp dụng chủ yếu theo hình thức khoán công đoạn. Đó là hình thức người nhận khoán làm từng công đoạn sản xuất (trồng rừng, chăm sóc rừng, quản lý bảo vệ rừng). Người lao động làm xong công đoạn nào thì đơn vị tổ chức nghiệm thu và thanh toán cho người lao động công đoạn đó. Sau khi thanh toán hết

công đoạn đó thì rừng trồng là tài sản của Công ty. Đây có thể nói là hình thức phù hợp với điều kiện thực tế tập quán canh tác của nhân dân trong vùng, đồng thời cũng đem lại hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để hỗ trợ người lao động có thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống, Công ty đã giao khoán diện tích phù hợp trồng xen kẽ sắn tại diện tích rừng trồng năm thứ nhất, kết hợp nuôi thả gia cầm và nuôi ong… Nhờ đó nhiều gia đình công nhân có cuộc sống khá giả với nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ông Phạm Mạnh Quỳ - Giám đốc Công ty cho biết: Những năm qua, cùng với việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của Tổng Công ty giao, chúng tôi luôn coi trọng công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động, coi đây là nhân tố quan trọng đảm bảo cho phát triển bền vững. Chế độ chính sách của Nhà nước với người lao động được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ. Đời sống của cán bộ trong Công ty ngày càng được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân của công nhân lâm nghiệp năm 2012 đạt 5,5 triệu đồng/người/tháng. Để tháo gỡ một phần khó khăn về vốn, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã ký các hợp đồng tài trợ vốn từ nguồn tín dụng đầu tư cho trồng rừng. Trong những năm qua, Công ty Lâm nghiệp Xuân Đài nhận được 63.949 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ đầu tư qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam để thực hiện 11 dự án trồng rừng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ với 2.617 ha rừng

XuÂN Đài

Bài Và ảNH: Kim yếN

nỗ lựcvượt khó

45Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

C h â n d u n g d o a n h n g h i ệ p

Page 47: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

trồng. Chỉ tính riêng năm 2012, doanh thu thuần của Công ty đạt 19,8 tỷ đồng trong đó lợi nhuận đạt 396 triệu đồng.

Đặc biệt, tháng 10/2010, Công ty Lâm nghiệp Xuân Đài được Hội đồng quản trị rừng quốc tế cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC, trở thành đơn vị lâm nghiệp quốc doanh đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ rừng. Trên cơ sở đó, Công ty nâng cao hiệu quả  sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng, hình thành các vùng sản xuất lâm sản hàng hóa tập trung gắp với chế biến và thị trường. Chất lượng rừng tự nhiên dần được phục hồi và nâng cao. Từ đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã mang lại hiệu quả kinh tế, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện và nâng cao rõ rệt, cơ sở vật chất được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Các lĩnh vực về kinh tế - xã hội, môi trường và an ninh trật tự xã hội trên địa bàn được giữ vững và ổn định. Mối quan hệ giữa Công ty với chính quyền và nhân dân địa phương ngày càng gắn bó chặt chẽ. Trình độ dân trí được nâng cao, trên địa bàn Công ty không có tệ nạn xã hội, tiêu cực xảy ra. Đơn vị nhiều năm không có đơn thư khiếu nại, tố cáo.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn. Đặc thù của trồng rừng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Khí hậu

diễn biến phức tạp, hạn hán, bão lốc, rét đậm, rét hại, sâu bệnh phá hoại làm ảnh hưởng chất lượng rừng trồng. Khó khăn cho việc tìm nguồn vốn đầu tư cho trồng rừng. Cùng với đó, địa bàn hoạt động trải rộng trên 10 xã của huyện Thanh Sơn, Tân Sơn gây không ít khó khăn cho công tác chỉ đạo, quản lý, bảo vệ tài sản rừng trồng và đất rừng của đơn vị. Hiện trường khai thác ngày càng sâu, xa trong khi hệ thống đường vận chuyển xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều nơi, đơn vị phải đầu tư mở đường mới dẫn đến chi phí đầu tư cao.

Tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh trong chuyến  đi khảo sát tình hình sản xuất kinh doanh  của 2 Công ty Xuân Đài và Tam Sơn ngày 17/01/2013, Công ty Lâm nghiệp Xuân Đài đã kiến nghị với Chính phủ cần có chính sách ưu đãi hỗ trợ vay vốn trồng rừng lên 100% vì các doanh nghiệp rất khó khăn để xoay xở được 30% vốn đối ứng theo yêu cầu. Đồng thời, có chính sách lãi suất ưu đãi hợp lý (có thời điểm lãi suất ưu đãi tín dụng đầu tư của Nhà nước cao hơn lãi suất vay thương mại). Doanh nghiệp cũng mong muốn được vay vốn trong thời hạn 7-8 năm (cả chu kỳ rừng) vì đến khi thu hoạch rừng thì các hộ trồng rừng mới có thể trang trải nợ. Doanh nghiệp cũng đề nghị Nhà nước có chính sách bảo hiểm rừng như các ngành nghề kinh tế khác, xin kinh phí cắm mốc giới đất đai, có chính sách cho CBCNV của các công ty lâm nghiệp được hưởng chính sách phụ cấp thu hút…/.

46 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

C h â n d u n g d o a n h n g h i ệ p

Page 48: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Trong thành quả của dự án đã để lại dấu ấn khá sâu sắc về những tình cảm, tâm huyết, mồ hôi và không ít công sức của một người lính, một thương binh đối với dự án, đó là ông Thái Hồng Nhân - Tổng giám đốc Công

ty kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức (Gia Lai).

Đất rừng Tây Nguyên không phải là nơi chôn nhau cắt rốn của ông, nhưng ông chọn nơi này là quê hương thứ hai vì nó đã giúp ông thực hiện những ước mơ, hoài bão của mình. Sau 21 năm phục vụ trong quân ngũ, có nhiều cơ duyên với cây cao su đã cho ông quyết tâm nuôi dưỡng ý tưởng thành lập doanh nghiệp của riêng mình chuyên trồng và chế biến cao su.

Ngày 23/11/2000, Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức đã được thành lập. Những ngày đầu triển khai dự án trồng cao su tại địa bàn các xã biên giới gặp rất nhiều khó khăn, thách thức. Đặc thù của cây cao su là dự án phải đầu tư trong một thời gian khá dài từ 7-8 năm mới bắt đầu cho sản phẩm nên gặp một số khó khăn về vốn đầu tư. Bên cạnh đó, việc đầu tư dự án tại vùng biên giới trong điều kiện cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế đòi hỏi Công ty phải thực hiện thêm nhiều mục tiêu an sinh xã hội cho nhân dân vùng dự án. Tại thời điểm đó, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn cũng đang có nhiều yếu tố bất ổn, nên không

tránh khỏi có những lúc làm cho ông Nhân hoang mang, dao động về mục tiêu của dự án.

Tuy nhiên, với tình cảm của người lính Binh đoàn 15, đã có thời gian dài gắn bó với mảnh đất và con người Tây Nguyên, có niềm đam mê với nghề trồng và chế biến mủ cao su đã tạo cho ông Nhân sự kiên định và quyết tâm cao độ cho việc triển khai thực hiện dự án. Bên cạnh đó, Dự án được sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng bộ và chính quyền địa phương các cấp tỉnh Gia Lai trong việc giao đất, giải quyết tranh chấp đất đai, tuyên truyền vận động nhân dân ủng hộ dự án; được sự quan tâm tài trợ vốn kịp thời của hệ thống các tổ chức tín dụng, trong đó có Ngân hàng Phát triển Việt Nam... cùng với sự nỗ lực, phấn đấu của tập thể lãnh

Trong chuyến công tác tại Tây Nguyên, chúng tôi ấn tượng về mô hình, hiệu quả của một dự án trồng cao su khu vực biên giới tiếp giáp với Campuchia gắn với việc xây dựng vùng nông thôn mới, tạo việc làm, ổn định đời sống cho nhân dân vùng dự án, đặc biệt là công nhân đồng bào dân tộc thiểu số.

Thái hồng Nhân và niềm đam mê

“vàng trắng” Tây NguyênBài Và ảNH: miNH LoNg, Hà Nội

47Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

C h â n d u n g d o a n h n g h i ệ p

Page 49: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

đạo và công nhân trong đơn vị, Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức đã tạo được điều kiện thuận lợi, có những bước phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành quả trong đầu tư xây dựng và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiện nay, tổng diện tích trồng cao su của Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức đã đạt trên 8.300 ha, trong đó trên 1.500 ha cao su đã đưa vào giai đoạn khai thác kinh doanh và diện tích cao su kinh doanh sẽ liên tục tăng thêm trong những năm tới theo tiến độ đầu tư đã trồng của dự án.

Song song với việc phát triển trồng cao su, ông Thái Hồng Nhân cũng luôn chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng dự án gồm đường giao thông, hệ thống điện, nhà trẻ, sân vận động, trạm y tế, nhà công nhân, công trình sinh hoạt cộng đồng, hệ thống văn phòng làm việc. Dự án đã từng bước xây dựng vùng nông thôn mới xanh - sạch - đẹp, hình thành các làng công nhân của dự án tại vùng biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Đời sống của công nhân lao động vùng dự án đang từng bước được cải thiện, nâng cao. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương vùng biên giới Việt Nam - Campuchia, Công ty đã xây nhà ở để cấp cho mỗi hộ một căn nhà có diện tích 36m2 trên diện tích đất khuôn viên là 600m2. Còn đối với lao động ở các nơi khác đến, Công ty hỗ trợ cho vay 15 triệu đồng/người không tính lãi để làm nhà ở, đến thời kỳ kinh doanh vườn cây mới thu hồi tạm ứng. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nơi vùng dự án đang ngày càng được xây dựng với nền tảng vững chắc. Cho đến nay mặc dù chưa chính thức công bố, nhưng Công ty Quang Đức cũng đã hoạt động theo mô hình của một tập đoàn kinh tế với tổng vốn đầu tư cho các dự án đang thực hiện lên đến trên 1.500 tỷ đồng.

Công ty đã xây dựng được 11 nông trường trực thuộc, 05 công ty con hoạt động trong lĩnh vực: thi công cơ

giới; quản lý, duy tu bảo dưỡng cầu đường, đầu tư công trình giao thông, thủy điện; sản xuất vật liệu xây dựng và đang giải quyết cho khoảng 1.500 lao động tại địa bàn vùng dự án vào làm việc dài hạn, trong đó: trên 50% lao động là đồng bào dân tộc thiểu số.

Những nỗ lực, đóng góp của Công ty kinh doanh hàng xuất khẩu Quang Đức đã và đang được chính quyền địa phương, Đảng, Nhà nước ghi nhận và đánh giá rất cao. Đặc biệt, trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập, Công ty và cá nhân ông Thái Hồng Nhân đã vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba.

Chúng tôi ghé thăm vườn cây cao su đang chuẩn bị đưa vào khai thác, đi đến đâu cũng thấy màu xanh cao su bạt ngàn, thẳng tắp. Cây cao su ở đây như được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, lại được đầu tư chăm sóc đúng quy trình dưới sự tổng chỉ huy của một Tổng giám đốc vừa có tâm, có kiến thức với nghề nên đã cho một vườn cây phát triển như ý muốn, hứa hẹn cho những kết quả bội thu về năng suất, sản lượng.

Tận mắt thấy sức sống mới toàn cảnh vùng dự án, nét mặt hân hoan của đội ngũ công nhân đang lao động trong vườn cây cao su, chúng tôi thấy hân hoan và tự hào về nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước đã và đang phát huy tác dụng tích cực không chỉ về hiệu quả kinh tế mà còn nhiều giá trị an sinh xã hội trong vùng dự án này.

Chia tay với ông Thái Hồng Nhân, chúng tôi trân trọng trước những thành quả của dự án mà ông cùng tập thể cán bộ công nhân viên của Công ty đã làm được. Chúc ông sức khỏe, chiến thắng thương tật, vượt qua những khó khăn hiện tại để tiếp tục lãnh đạo Công ty gặt hái được nhiều thành công hơn nữa, mang thêm nhiều niềm vui, hạnh phúc cho nhân dân vùng biên giới Tây Nguyên./.

48 Đ ặ c s a n s ố 9 - Q u ý I I I / 2 0 1 3

C h â n d u n g d o a n h n g h i ệ p

Page 50: Chế biến mặt hàng nông sản xuất khẩu tại Công ty cổ phần ... · PDF file- Dự án nuôi, trồng thủy, ... - Dự án phát triển giống cây trồng,

Trường. Đây là món quà có ý nghĩa đầu năm học mới của Đoàn TN Chi nhánh NHPT Lào Cai và các Chi đoàn bạn chung tay, chia sẻ phần nào khó khăn với học sinh vùng cao, tiếp sức cho các em học sinh nghèo hiếu học được vững bước tới trường.

Cũng trong dịp này thầy và trò trường Dân tộc bán trú THCS Hoàng Thu Phố vinh dự được ông Giàng Seo Phử, Ủy viên BCH TW Đảng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đến thăm, tặng phần quà là 1 bộ máy vi tính để thầy và trò có điều kiện tiếp xúc với công nghệ hơn.

TiN , ảNH: NguyễN THàNH BắCCHi NHáNH NHPT Lào Cai

Ngày 05/9/2013, Chi đoàn thanh niên Chi nhánh NHPT Lào Cai phối hợp cùng các Chi đoàn thanh niên khối Tài chính-Ngân hàng tỉnh Lào Cai tổ chức thăm hỏi, động viên và tặng quà cho các cháu học sinh

nghèo tại Trường Dân tộc bán trú THCS Hoàng Thu Phố nằm trên địa bàn xã Hoàng Thu Phố, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai (là xã vùng cao đặc biệt khó khăn với 100% đồng bào dân tộc Mông sinh sống chủ yếu bằng nghề nông).

Với 50 phần quà gồm gối, chiếu, 2 thùng sách vở và 1 bộ xoong nồi, tổng trị giá trên 10 triệu đồng từ đóng góp của đoàn viên thanh niên trong khối đã được chuyển tới một số học sinh nghèo đang học tại

Thăm và tặng quà đầu năm học mới tại xã hoàng Thu Phố (Bắc hà - Lào Cai)