226
ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGUYỄN THANH HÙNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN Ở TỈNH THỪA THIN HUẾ LUN ÁN TIẾN S KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUẾ, NĂM 2017

LU N ÁN TIӂN S KINH Tӂ NÔNG NGHIӊPhueuni.edu.vn/sdh/attachments/article/1177/LUAN_AN.pdf · 2019-11-18 · i LӠI CAM ĐOAN 7ôi cam đoan /uận án tiến sĩ kinh tế này

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THANH HÙNG

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN

Ở TỈNH THỪA THI N HUẾ

LU N ÁN TIẾN S

KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

HUẾ, NĂM 2017

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THANH HÙNG

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN

Ở TỈNH THỪA THI N HUẾ

CHUY N NGHÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Mã số: 62 62 01 15

LU N ÁN TIẾN S

KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

NGƢỜI HƢ NG D N: PGS TS HOÀNG H U H A

HUẾ, NĂM 2017

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Luận án tiến sĩ kinh tế này do chính tôi nghiên cứu và

thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án này hoàn toàn

trung thực và chính xác. Tất cả những sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án

này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ

nguồn gốc.

Tác giả luận án

Nguyễn Thanh Hùng

i

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các cơ

quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả

tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn

thành luận án.

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc Đại học Huế, Ban

Đào tạo Sau đại học – Đại học Huế, Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế, Phòng

Đào tạo Sau đại học, Khoa Kinh tế và phát triển, các phòng ban chức năng và tập

thể các nhà Khoa học của trường Đại học Kinh tế đã hỗ trợ, tạo điều kiện và giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hoàng Hữu Hòa đã tận tình

giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo Sở NN & PTNT, Cục Thống kê tỉnh

Thừa Thiên Huế, Chi cục Thú y, Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông - Lâm - Ngư

nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng Nông nghiệp và Phòng Thống kê thị xã Hương

Thủy, huyện Quảng Điền và Nam Đông và các hộ gia đình chăn nuôi lợn trên địa

bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu và thông

tin cần thiết để tôi hoàn thành luận án này.

Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của

gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua.

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận án

Nguyễn Thanh Hùng

ii

DANH MỤC CÁC CH VIẾT TẮT

BQ Bình quân

BCN Bán công nghiệp

CN Chăn nuôi

CN – XD Công nghiệp – Xây dựng

CP Cổ phần

DT Diện tích

DKQH Dự kiến quy hoạch

ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng

ĐNB Đông Nam Bộ

ĐVT Đơn vị tính

GT Giá trị

GTSX Giá trị sản xuất

HQ Hiệu quả

HQKT Hiệu quả kinh tế

HTX Hợp tác xã

MC Móng Cái

NQ Nghị quyết

NLN Nông lâm nghiệp

NC Nghiên cứu

NN Nông nghiệp

NN & PTNT Nông nghệp và phát triển nông thôn

TĐPT BQ Tốc độ phát triển bình quân

SX Sản xuất

TACN Thức ăn chăn nuôi

TG Thời gian

TP Thành phố

TS Thủy sản

TT Truyền thống

TT.Huế Thừa Thiên Huế

TW Trung ương

TX Thị xã

UBND Ủy ban nhân dân

XD Xây dựng

VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm

iii

MỤC LỤC

Lời cam đoan ............................................................................................................... i

Lời cảm ơn .................................................................................................................. i

Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... ii

Mục lục ...................................................................................................................... iii

Danh mục các bảng ................................................................................................... vi

Danh mục các biểu đồ, sơ đồ .................................................................................. viii

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ............................................................................... 2

3. Các câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3

5. Những đóng góp mới của luận án ........................................................................... 4

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LU N VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN

NUÔI LỢN ................................................................................................................. 7

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn ............................................................ 7

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 7

1.1.2. Vai trò của phát triển chăn nuôi lợn ................................................................ 10

1.1.3. Đặc điểm của phát triển chăn nuôi lợn ............................................................ 12

1.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn ................................................ 16

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn ................................... 19

1.2. Tổng quan nghiên cứu về phát triển chăn nuôi lợn ............................................ 24

1.2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................................ 24

1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam .................................................................................. 28

1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn ....................................................... 34

1.3.1. Tình hình phát triển và kinh nghiệm chăn nuôi lợn trên thế giới ................... 34

1.3.2. Tình hình phát triển và kinh nghiệm chăn nuôi lợn ở Việt Nam .................... 37

1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ phát triển chăn nuôi lợn .................................. 41

iv

CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU ..... 44

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội ở Thừa Thiên Huế ................................... 44

2.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 44

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................ 45

2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 48

2.2.1. Tiếp cận nghiên cứu ........................................................................................ 48

2.2.2. Khung phân tích .............................................................................................. 49

2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin ...................................................................... 51

2.2.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý và tính toán tài liệu .......................................... 55

2.2.5. Phương pháp phân tích .................................................................................... 55

2.2.6. Phương pháp chuyên gia ................................................................................. 56

2.2.7. Phương pháp ma trận SWOT .......................................................................... 56

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn (Phụ lục 2) ................... 56

CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN Ở TỈNH

THỪA THI N HUẾ ............................................................................................... 57

3.1. Đánh giá sự phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế ........................... 57

3.1.1. Quy mô, tăng trưởng và cơ cấu chăn nuôi lợn ................................................ 57

3.1.2. Mối quan hệ phát triển giữa CN lợn với ngành chăn nuôi và ngành NN ....... 67

3.1.3. Quy hoạch và cơ sở hạ tầng phát triển chăn nuôi lợn ..................................... 70

3.1.4. Thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm ....................................... 81

3.1.5. Hiệu quả chăn nuôi lợn ................................................................................... 88

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn ......................................... 101

3.2.1. Nhóm yếu tố bên ngoài ................................................................................. 101

3.2.2. Nhóm yếu tố bên trong .................................................................................. 108

3.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và vấn đề cần ưu tiên giải

quyết trong phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế ................................. 114

3.3.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi lợn ở

Thừa Thiên Huế ...................................................................................................... 114

v

3.3.2. Những vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa

Thiên Huế ................................................................................................................ 117

CHƢƠNG 4 ĐỊNH HƢ NG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI

LỢN Ở TỈNH THỪA THI N HUẾ .................................................................... 119

4.1. Các quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa

Thiên Huế ................................................................................................................ 119

4.1.1. Quan điểm ..................................................................................................... 119

4.1.2. Định hướng.................................................................................................... 120

4.1.3. Mục tiêu ........................................................................................................ 121

4.2. Các giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế ......... 123

4.2.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch ....................................................................... 123

4.2.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật .......................................................................... 125

4.2.3. Nhóm giải pháp thị trường tiêu thụ ............................................................... 131

4.2.4. Nhóm giải pháp về chính sách ...................................................................... 132

4.2.5. Nhóm giải pháp về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ...................... 136

KẾT LU N VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 139

1. Kết luận ............................................................................................................... 139

2. Kiến nghị ............................................................................................................. 141

2.1. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương ................................................. 141

2.2. Đối với các cơ sở chăn nuôi ............................................................................. 142

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 143

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHI N CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG

BỐ LI N QUAN ĐẾN LU N ÁN ....................................................................... 151

PHỤ LỤC

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Số lượng và cơ cấu mẫu khảo sát ........................................................ 54

Bảng 3.1. Quy mô và tăng trưởng đàn lợn tỉnh TT. Huế giai đoạn 2005-2015 .. 58

Bảng 3.2. Sản lượng và giá trị sản lượng thịt lợn tỉnh Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2005-2015 ............................................................................ 60

Bảng 3.3. Năng suất chăn nuôi lợn thịt tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng Bắc Trung bộ

và cả nước giai đoạn 2010-2015 ......................................................... 62

Bảng 3.4. Cơ cấu đàn lợn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2015 ................ 64

Bảng 3.5. Số lượng gia trại, trang trại chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2010-2015 ............................................................................ 65

Bảng 3.6. Số lượng và cơ cấu đàn lợn tỉnh Thừa Thiên Huế theo v ng sinh thái

giai đoạn 2005-2015 ............................................................................ 67

Bảng 3.7. Quy mô và cơ cấu GO của ngành chăn nuôi lợn trong ngành nông

nghiệp và chăn nuôi T.T. Huế giai đoạn 2005-2015 ........................... 68

Bảng 3.8. Mối quan hệ giữa chăn nuôi lợn và sản xuất lương thực .................... 70

Bảng 3.9. Tỷ lệ về số lượng đàn lợn thực tế so với dự kiến quy hoạch năm 2015

ở tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................................................ 71

Bảng 3.10. Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn ở Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2010-2015 ............................................................................ 76

Bảng 3.11. Số lượng các cơ sở dịch vụ chăn nuôi ở Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2005-2015 ............................................................................ 77

Bảng 3.12. Tác động vốn đầu tư NN, LN TS đến tăng trưởng GTSX chăn nuôi

lợn ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2015 ....................................... 80

Bảng 3.13. Nguồn cung giống lợn của các cơ sở điều tra ..................................... 81

Bảng 3.14. Nguồn cung thức ăn của các cơ sở điều tra trong chăn nuôi lợn ........ 82

Bảng 3.15. Tình hình nhập, xuất và giết mổ lợn thịt ở Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2010- 2015 ........................................................................... 83

Bảng 3.16. Mức sản suất và tiêu d ng thịt lợn ở Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2010 - 2015 .......................................................................... 84

vii

Bảng 3.17. Đóng góp của ngành chăn nuôi lợn trong phát triển kinh tế

của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2015................................... 88

Bảng 3.18. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra

phân theo quy mô chăn nuôi .............................................................. 90

Bảng 3.19. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân

theo phương thức chăn nuôi ............................................................... 91

Bảng 3.20. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản phân theo quy mô .... 92

Bảng 3.21. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản phân theo phương thức

chăn nuôi ............................................................................................. 93

Bảng 3.22. Kết quả chăn nuôi nái sinh sản với các suất chiết khấu khác nhau ..... 94

Bảng 3.23. Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập của các cơ sở điều tra ........... 96

Bảng 3.24. Tình hình giảm nghèo ở tỉnh Thừa Thiên Huế .................................... 97

Bảng 3.25. Quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại các cơ sở điều tra ........................ 99

Bảng 3.26. Kiểm định giả thuyết không có sự tồn tại phi hiệu quả kỹ thuật

trong hàm sản xuất biên ngẫu nhiên .................................................. 108

Bảng 3.27. Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm sản xuất biên Cobb-

Douglas và hàm phi hiệu quả kỹ thuật .............................................. 109

Bảng 3.28. Phân tổ mức hiệu quả kỹ thuật của các cơ sở chăn nuôi lợn thịt ...... 112

Bảng 3.29. Kết quả đánh giá xếp hạng khó khăn ................................................ 118

Bảng 4.1. Dự kiến chỉ tiêu phát triển chăn nuôi lợn của Thừa Thiên Huế đến

năm 2020 ........................................................................................... 121

Bảng 4.2. Số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi lợn tỉnh Thừa Thiên Huế đến

năm 2020 ........................................................................................... 122

viii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1. Sản xuất và tiêu thụ thịt lợn trên thế giới năm 2010 – 2015 ............. 34

Biểu đồ 1.2. Thị phần các quốc gia xuất, nhập khẩu thịt lợn trên thế giới

năm 2015 ........................................................................................... 35

Biểu đồ 1.3. Số lượng và tốc độ phát triển số lượng lợn của Việt Nam

giai đoạn 2005-2015 .......................................................................... 37

Biểu đồ 1.4. Sản lượng và tốc độ phát triển sản lượng thịt lợn của Việt Nam

giai đoạn 2005-2015 .......................................................................... 38

Biểu đồ 1.5. Phân bố đàn lợn ở Việt Nam ............................................................. 38

Biểu đồ 2.1. Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2005-2015 .......................................................................... 48

Biểu đồ 3.1. Sản lượng thịt lợn hơi bình quân đầu người tỉnh Thừa Thiên Huế,

v ng Bắc Trung bộ và cả nước giai đoạn 2005-2015 ....................... 60

Biểu đồ 3.2. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2005-2015 .......................................................................... 61

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu sản lượng sản phẩm gia súc, gia cầm tỉnh Thừa Thiên Huế . 69

Biểu đồ 3.4. Đội ng cán bộ thú ý tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 -2015 ... 73

Biểu đồ 3.5. Ý kiến đánh giá về mức độ xuất hiện và thiệt hại của các loại

dịch bệnh ở lợn .................................................................................. 75

Biểu đồ 3.6. Biến động giá thịt lợn hơi ở thị trường TT Huế qua các

năm 2011-2014................................................................................ 106

Biểu đồ 3.7. Phân phối tần suất chỉ số hiệu quả kỹ thuật .................................... 112

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1. Khung phân tích phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế .......... 50

Sơ đồ 3.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm lợn con của các cơ sở điều tra ........................... 85

Sơ đồ 3.2. Kênh tiêu thụ sản phẩm lợn thịt của các cơ sở điều tra ........................... 86

Sơ đồ 3.3. Tình hình xử lý và sử dụng chất thải CN lợn tại các cơ sở điều tra ........ 99

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Nền nông nghiệp Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời với 2 ngành sản

xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi. Hai ngành này luôn gắn bó mật thiết với nhau,

c ng thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển. Để có một nền nông nghiệp tiên

tiến, hiện đại cần phát triển đồng thời cả 2 ngành cân đối và bền vững. Trong cơ cấu

ngành nông nghiệp Việt Nam, giá trị sản xuất sản phẩm chăn nuôi chiếm trên 24,6%.

Đối với ngành chăn nuôi, chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 72,4% tổng sản

lượng sản phẩm thịt [94].

Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng luôn

nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Cụ thể, trong chiến lược phát triển

chăn nuôi đến năm 2020 là: “Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất

hàng hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất

khẩu...” [7], trong đó nhấn mạnh mục tiêu “Phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại

theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh

và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù

hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng” [7]. Bên cạnh đó Đề án

đổi mới chăn nuôi lợn giai đoạn 2007-2020 của Bộ NN PTNT, mục tiêu chung được

xác định là: “Phát triển chăn nuôi lợn phù hợp với sự phát triển chăn nuôi các vật nuôi

khác trong tổng thể các hoạt động chăn nuôi ở nước ta, đáp ứng nhu cầu ngày càng

tăng về thịt lợn trong nước và hướng tới xuất khẩu; nâng cao hiệu quả chăn nuôi cùng

với năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm; phát triển chăn nuôi lợn

bền vững gắn với sự khai thác hợp lý các lợi thế vùng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã

hội” [8]. Đây là cơ sở pháp lý để Bộ NN PTNT, các Bộ ngành, Hội, Hiệp hội nghề

nghiệp liên quan, các UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm tổ chức

thực hiện, cụ thể hóa chiến lược, đề án cho ngành và địa phương mình.

Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển

chăn nuôi một cách toàn diện. Đó là nguồn nguyên liệu tại chỗ để chế biến thức ăn

gia súc như gạo, ngô, khoai, sắn và sản phẩm thủy sản rất lớn và đa dạng. Sản lượng

lương thực có hạt hàng năm đạt trên 30 vạn tấn, sản lượng cây có củ lấy bột trên 15

2

vạn tấn. Sản lượng lương thực tăng đã góp phần giải quyết nhu cầu lương thực của

người dân, đồng thời góp phần quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi của tỉnh.

Sản lượng lương thực bình quân đầu người 285 kg, sản lượng thịt lợn hơi bình quân

đầu người là 17,7 kg, so với bình quân chung cả nước là 38,1 kg hơi/người/năm

[16][55]. Theo quy hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi của tỉnh Thừa Thiên Huế

đến năm 2020 giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi đạt 40% giá trị sản phẩm ngành

nông nghiệp, tổng số đầu lợn đạt 296.000 con, tổng sản lượng thịt hơi là 31.986 tấn

[40]. Việc đẩy mạnh phát triển cả về số lượng c ng như chất lượng đàn lợn là vô

c ng quan trọng, vì thịt lợn chiếm trên 76,8% sản lượng thịt hơi hàng năm của tỉnh.

Tuy vậy, sản xuất chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng trên địa

bàn Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn như: qui mô sản xuất còn

nhỏ lẻ, số hộ có quy mô chăn nuôi dưới 10 con chiếm 94,52% [17], trình độ thâm

canh chăn nuôi còn thấp; nguồn lực đầu tư, chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn

nuôi còn hạn chế; thị trường đầu vào và đầu ra cho chăn nuôi không ổn định; sản

xuất gặp nhiều rủi ro; nguy cơ dịch bệnh đang tiềm ẩn; vấn đề ô nhiễm môi

trường,…; thu nhập của hộ chăn nuôi lợn chưa cao.

Vì thế, việc phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã thu hút sự

quan tâm nghiên cứu của các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà khoa học.

Trong những năm qua đã có các kết quả nghiên cứu về chăn nuôi lợn đã được công

bố như Lê Đình Ph ng [32], Ph ng Thăng Long [31], chủ yếu tập trung nghiên cứu

về kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nguyễn Thị Minh Hòa [23], đã nghiên cứu về nhận thức

của người tiêu d ng đối với an toàn thực phẩm trong tiêu thụ thịt lợn. Nhìn chung,

các nghiên cứu này chỉ đề cập từng khía cạnh, tập trung nhiều là kỹ thuật chăn nuôi

lợn và an toàn thực phẩm, chưa có một nghiên cứu toàn diện và hệ thống về phát

triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế.

Xuất phát từ đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển chăn nuôi

lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận án tiến sĩ kinh tế.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung

Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn

trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

3

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chăn

nuôi lợn;

- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển

chăn nuôi lợn;

- Đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh TT. Huế đến năm 2020.

3. Các câu hỏi nghiên cứu

Đề tài luận án này sẽ tập trung làm rõ các vấn đề sau:

- Nội hàm lý luận về phát triển chăn nuôi lợn cần được xem xét trên các

phương diện nào?

- Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế ra sao?

- Đâu là yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn?

- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển chăn nuôi lợn

là gì?

- Giải pháp nào bảo đảm cho sự phát triển hiệu quả và bền vững chăn nuôi lợn

ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới?

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4 1 Đối tƣợng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận,

thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Đối tượng khảo sát, điều tra:

+ Các trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi lợn; các đơn vị (tổ chức, cá nhân) liên

quan đến đầu vào và đầu ra của các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu

phân bố theo các v ng đại diện: đồi núi, đồng bằng, đầm phá ven biển;

+ Các cán bộ địa phương tham gia công tác quản lý phát triển chăn nuôi lợn

trên địa bàn (cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).

4.2. Phạm vi nghiên cứu

4.2.1. Về nội dung

Phát triển chăn nuôi lợn là vấn đề có phạm vị nội dung rộng. Tuy nhiên,

phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về

4

phát triển chăn nuôi lợn; đánh giá sự phát triển chăn nuôi lợn trên các khía cạnh: quy

mô, tăng trưởng và cơ cấu; mối quan hệ phát triển giữa chăn nuôi lợn với ngành chăn

nuôi và ngành nông nghiệp; quy hoạch và cơ sở hạ tầng phát triển chăn nuôi; thị trường

đầu vào và tiêu thụ sản phẩm; hiệu quả chăn nuôi lợn về kinh tế, xã hội và môi trường;

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn (chủ yếu là các yếu

tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật và phi hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt); làm

rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải pháp phát triển chăn

nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Những vấn đề liên quan khác ngoài giới hạn phạm

vi nghiên cứu có thể xem như hạn chế khó tránh khỏi của luận án.

4.2.2. Về không gian

Đề tài được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tuy nhiên trong quá

trình nghiên cứu, ngoài những nội dung phản ánh tổng hợp chung của tỉnh, đề tài còn

khảo sát một số nội dung chuyên sâu tại 3 huyện, thị xã đại diện cho 3 vùng sinh thái là

huyện Nam Đông, thị xã Hương Thủy và huyện Quảng Điền.

4.2.3. Về thời gian

Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn trong giai đoạn 2005-

2015 và đề xuất giải pháp phát triển đến năm 2020. Số liệu thứ cấp được thu thập từ

năm 2005 đến năm 2015, số liệu sơ cấp được điều tra trong năm 2014.

Tóm tắt đối tượng, phạm vi, mục tiêu, phương pháp và nội dung nghiên cứu

của đề tài luận án được trình bày ở sơ đồ 1, trong đó, phương pháp nghiên cứu được

trình bày chi tiết ở chương 2.

5 Những đóng góp mới của luận án

- Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ được những vấn đề lý luận và thực tiễn

về phát triển chăn nuôi lợn, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn. Trên

cơ sở đó xác định các nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn; lựa chọn cách

tiếp cận, xây dựng khung phân tích và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ph hợp.

- Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh

Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2015 về quy mô, tăng trưởng và cơ cấu chăn nuôi

lợn trong tương quan với ngành nông nghiệp và ngành chăn nuôi, với v ng Bắc

5

Trung bộ và cả nước; quy hoạch và cơ sở hạ tầng phát triển chăn nuôi lợn; thị

trường đầu vào và tiêu thụ sản phẩm; hiệu quả chăn nuôi lợn trên các mặt kinh tế,

xã hội và môi trường.

- Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn; lượng

hóa các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt bằng hàm sản

xuất biên ngẫu nhiên, dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas và chỉ ra các yếu tố ảnh

hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật đối với các hộ chăn nuôi và các gia trại trong phát

triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế.

- Làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và những vấn đề đặt ra đối

với phát triển chăn nuôi lợn; đề xuất 5 nhóm giải pháp lớn và nhiều giải pháp cụ thể

mang tính hệ thống, đồng bộ, góp phần phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế

đến năm 2020.

6

Sơ đồ 1 Tóm tắt đối tƣợng, phạm vi, mục tiêu, phƣơng pháp và nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài luận án

Mục tiêu

nghiên cứu

Phƣơng pháp

nghiên cứu

Nội dung

nghiên cứu

Phát

triển

chăn

nuôi

lợn ở

tỉnh

Thừa

Thiên

Huế

Đánh giá thực

trạng phát triển

chăn nuôi lợn

Phân tích các yếu

tố ảnh hưởng đến

phát triển CN lợn

Đề xuất giải pháp

phát triển chăn

nuôi lợn

Phát triển chăn

nuôi lợn ở TT.Huế

2005-2015.

- Hàm sản xuất biên

ngẫu nhiên: dạng

hàm sản xuất cobb-

douglas

Các yếu tố bên

trong và bên ngoài

ảnh hưởng đến phát

triển chăn nuôi lợn

- Ma trận SWOT;

- Chuyên gia;

- Điểm mạnh, điểm

yếu, cơ hội, thách

thức

- Giải pháp phát

triển CN lợn

Làm rõ cơ sở lý

luận và thực tiễn

phát triển CN lợn

- Hệ thống hóa, tổng

hợp các kết quả NC

liên quan

- Tổng quan NC

- Nội dung phát

triển chăn nuôi lợn

Đối tƣợng và

phạm vi NC

Đối tượng NC:

Những vấn đề lý

luận, thực tiễn và

giải pháp phát triển

CN lợn

Phạm vi không gian

- Tỉnh TT Huế

- Khảo sát chuyên

sâu 3 v ng sinh thái:

Đối núi, đồng bằng,

đầm phá ven biển

Phạm vi thời gian:

- Phân tích đánh giá

thực trạng: 2005-

2015

- Giải pháp đề xuất

đến năm 2020

- Thu thập thông tin

- Thống kê mô tả;

- Chuỗi dữ liệu TG;

- Hạch toán kinh tế;

- Đầu tư dài hạn

- Chuỗi cung ứng

7

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LU N VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN

CHĂN NUÔI LỢN

1 1 Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1. Phát triển

Phát triển được hiểu là một phạm tr triết học d ng để chỉ quá trình vận động

tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện

hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của

cái mới thay thế cái c . Quan điểm này c ng cho rằng, “Sự phát triển là kết quả của

quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra

theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng

ở cấp độ cao hơn” [30].

Từ khái niệm về phát triển, có thể rút ra khái niệm về phát triển sản xuất: Phát

triển sản xuất là quá trình vận động của đối tượng sản xuất từ trình độ thấp đến

trình độ cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn; nó

cũng là sự gia tăng về số lượng, thay đổi về chất lượng và hoàn thiện về cơ cấu.

1.1.1.2. Phát triển kinh tế

Mục tiêu của mỗi quốc gia là tạo ra sự tiến bộ toàn diện, mà tăng trưởng kinh

tế chỉ là một điều kiện quan trọng. Sự tiến bộ của quốc gia trong một giai đoạn nhất

định được xem xét trên hai mặt: sự gia tăng về kinh tế và sự tiến bộ về xã hội. Sự

gia tăng về kinh tế được thay bằng thuật ngữ tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh

tế tác động thúc đẩy sự tiến bộ về mọi mặt xã hội, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý

là nội dung của phát triển kinh tế [28].

Phát triển kinh tế bao hàm ý nghĩa rộng hơn. Nó không chỉ bao gồm những

thay đổi về số lượng như tăng trưởng kinh tế, mà còn bao gồm cả những thay đổi về

chất lượng cuộc sống. Như vậy, phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình tăng

tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả

8

sự tăng thêm về quy mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội. Đó là sự

tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn [5].

Phát triển kinh tế là phạm tr kinh tế - xã hội rộng lớn, xuất phát từ những

quan điểm khác nhau các nhà kinh tế đưa ra những khái niệm khác nhau, song tất cả

các khái niệm đó đều phản ánh được nội dung cơ bản sau:

- Sự tăng lên về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượng của cải vật

chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp

lý có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và nước ngoài.

- Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện

đời sống dân cư, giảm bớt đói nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các tầng lớp dân

cư, bảo đảm công bằng xã hội.

- Sự phát triển là quy luật tiến hóa, song nó chịu tác động của nhiều nhân tố,

trong đó nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, còn nhân tố bên

ngoài có vai trò quan trọng.

1.1.1.3. Phát triển nông nghiệp

Thuật ngữ phát triển nông nghiệp được d ng nhiều trong đời sống kinh tế và

xã hội. Theo GS.TS. Đỗ Kim Chung: “Phát triển nông nghiệp thể hiện quá trình

thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường

đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất. Nền nông nghiệp phát triển là một

nền sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm và dịch vụ)

đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và

thể chế, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về nông nghiệp. Trước hết, phát triển

nông nghiệp là một quá trình, không phải trong trạng thái tĩnh. Quá trình thay đổi

của nền nông nghiệp chịu sự tác động của quy luật thị trường, chính sách can thiệp

vào nền nông nghiệp của Chính phủ, nhận thức và ứng xử của người sản xuất và

người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp [12].

1.1.1.4. Phát triển chăn nuôi

Hiện nay chưa có khái niệm về phát triển chăn nuôi, trong các văn bản, tài

liệu của Chính phủ Việt Nam c ng đã đề cập đến một số hàm ý về phát triển nông

9

nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng được thể hiện ở các quan điểm, định

hướng, mục tiêu phát triển, cụ thể như:

Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2020 đã xác

định“Phát triển chăn nuôi theo lợi thế của từng vùng sinh thái nhằm đáp ứng nhu

cầu thị trường trong nước theo hướng sản xuất tập trung công nghiệp, đảm bảo vệ

sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường” [6].

Quan điểm về phát triển chăn nuôi được nêu rõ trong chiến lược phát triển chăn

nuôi đến năm 2020 là: “Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng

hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu...”

[6], với mục tiêu chung: “Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất

phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo

chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu” [7]; “Phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại

theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh

và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản phù

hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng” [7].

1.1.1.4. Phát triển chăn nuôi lợn

Khái niệm “Chăn nuôi lợn bền vững” c ng được nêu rõ trong một nghiên

cứu của Honeyman: Chăn nuôi lợn bền vững (Sustainable Swine Production) là một

sự kết hợp kỹ thuật chăn nuôi nhằm nâng cao lợi nhuận và cải thiện điều kiện về

môi trường và kinh tế - xã hội của một vùng” [80].

Theo Đề án đổi mới chăn nuôi lợn giai đoạn 2007-2020 của Bộ NN PTNT,

mục tiêu chung được xác định là: “Phát triển chăn nuôi lợn phù hợp với sự phát

triển chăn nuôi các vật nuôi khác trong tổng thể các hoạt động chăn nuôi ở nước ta,

đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thịt lợn trong nước và hướng tới xuất khẩu;

nâng cao hiệu quả chăn nuôi cùng với năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của

sản phẩm; phát triển chăn nuôi lợn bền vững gắn với sự khai thác hợp lý các lợi thế

vùng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội” [8].

Trên cở sở tổng quan các kết quả nghiên cứu liên quan và hệ thống cơ sở lý

luận về phát triển, phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi

10

nói riêng; các quan điểm, mục tiêu, định hướng về chăn nuôi lợn ở Việt Nam, tác

giả cho rằng:

Phát triển chăn nuôi lợn là một quá trình tăng trưởng về số lượng và chất lượng

với cơ cấu tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển ngành nông nghiệp nói chung và quy

hoạch phát triển ngành chăn nuôi nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người

tiêu dùng trên thị trường về sản phẩm chăn nuôi lợn và đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội

và môi trường.

1.1.2. Vai trò của phát triển chăn nuôi lợn

Ở Việt Nam, bên cạnh hoạt động sản xuất lúa nước, chăn nuôi lợn là hợp

phần sản xuất của ngành NN xuất hiện sớm nhất và trở thành ngành sản xuất truyền

thống của các nông hộ ở hầu khắp các v ng, các địa phương cả nước. Chăn nuôi lợn

được coi là quan trọng nhất trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam. Eprecht (2005)

chứng minh được rằng, chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng nhất trong ngành chăn

nuôi khi tính theo khía cạnh thu nhập. Ngoài ra thịt lợn lại được tiêu thụ nhiều nhất

trong các loại thịt, chiếm tới trên 70% [76]. Đối với mỗi một quốc gia, chăn nuôi

lợn giữ một vị trí rất quan trọng trong hệ thống sản xuất NN và trong tổng thể nền

kinh tế quốc dân [79][89]. Điều này được thể hiện ở các khía cạnh như sau:

- Chăn nuôi lợn tạo ra sản phẩm thịt lợn cho con người, là nguồn cung cấp thực

phẩm dinh dưỡng cho đời sống con người. Thịt lợn là nguồn thực phẩm quan trọng

nhất không chỉ ở nước ta mà còn ở cả trên thế giới [53]. Các sản phẩm từ thịt lợn đều là

sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein cao và giá trị sinh vật học của

protein cao hơn các thức ăn có nguồn gốc thực vật. Theo kết quả nghiên cứu của Harris

và cộng sự (1956) cho biết, cứ 100g thịt lợn nạc có 376 kcal, 22g protein [19]. Vì vậy,

thực phẩm từ thịt lợn luôn là các sản phẩm quý trong dinh dưỡng con người. Năm

2015, tổng sản lượng thịt lợn sản xuất trên thế giới đạt 111,46 triệu tấn, tăng 0,8% so

với năm 2014. Việt Nam đứng thứ 6 thế giới với 3,49 triệu tấn [1].

- Chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp

chế biến. Hiện nay, thịt lợn là nguyên liệu chính cho các ngành công nghiệp thịt

xông khói (bacon), xúc xích, thịt hộp, thịt lợn xay, các món ăn truyền thống của

người Việt Nam như giò nạc, giò mỡ,… c ng đều được làm từ thịt lợn. Trong

11

ngành công nghiệp chế biến, các doanh nghiệp ở những nước phát triển như Mỹ,

Canada đã sớm nhìn nhận sự thiếu kinh nghiệm, kỹ năng và công nghệ của ngành

chế biến thực phẩm, trong đó có lợn thịt ở những nước đang phát triển sẽ là cơ hội

lớn để họ tham gia [47].

- Chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp phân bón cho cây trồng. Trong sản xuất

nông nghiệp hướng tới canh tác bền vững không thể không kể đến vai trò của phân

bón hữu cơ từ lợn, phân lợn là một nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng

cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Nếu chúng ta chỉ sử dụng các chất

vô cơ để bón cho đất thì sẽ làm mất độ tơi xốp của đất, làm ảnh hưởng đến sinh

trưởng phát triển và khả năng cho sản phẩm của cây trồng, làm giảm năng suất các

vụ sau, năm sau. Một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5 – 4kg phân,

ngoài ra còn có hàm lượng nước tiểu chứa photpho và nitơ cao [33].

- Chăn nuôi lợn có thể giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi

và con người. Trong nghiên cứu môi trường nông nghiệp, lợn là loài vật quan trọng

và là một thành phần quan trọng không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp.

- Chăn nuôi lợn còn khai thác tối đa sử dụng các nguồn lực như vốn, lao

động, đất đai, nhất là nguồn lao động nhàn rỗi trong nông thôn, hạn chế được tính

thời vụ trong nông nghiệp.

- Phát triển chăn nuôi lợn sẽ tận dụng các sản phẩm phụ của trồng trọt, của

công nghiệp chế biến. Trong trồng trọt, sản phẩm phụ rất lớn, nó là nguồn thức ăn

to lớn phục vụ cho chăn nuôi. Việc phát triển chăn nuôi lợn cho phép tận dụng hết

các sản phẩm phụ trong nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp

để tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có giá trị cho xã hội [53].

- Phát triển CN lợn góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Ngoài thu

nhập từ trồng trọt thì chăn nuôi sẽ giúp người nông dân tăng thu nhập của mình, bởi

chăn nuôi không phụ thuộc vào m a vụ, có thể thực hiện quanh năm, xen c ng trồng

trọt và các ngành khác mà vẫn đạt năng suất và hiệu quả cao. Chăn nuôi lợn là ngành

sản xuất đem lại lợi nhuận cao do có chu kỳ sản xuất ngắn, giá trị sản phẩm ngành

CN cao. Tuy nhiên, người CN lợn sẽ không mấy có lãi với hình thức chăn nuôi quy

mô nhỏ, tận dụng, do chi phí sản xuất cao, nông dân không thể có thu nhập cao [11].

12

- Phát triển chăn nuôi lợn góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát

triển toàn diện và vững chắc. Trên thực tế, các v ng sản xuất nông nghiệp có điều

kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế thuận lợi, nếu chỉ chú ý đến phát triển trồng trọt mà

không quan tâm đến chăn nuôi thì tốc độ phát triển nông nghiệp ở địa phương đó sẽ

bị mất cân đối trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó sự lãng phí trong

việc sử dụng các nguồn lực đất đai, lao động, vốn,... không được sử dụng triệt để.

Do vậy, việc phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn càng phải được chú trọng

và quan tâm hơn nữa trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo nên sự cân đối và phát

triển ngành nông nghiệp toàn diện và vững chắc.

1.1.3. Đặc điểm của phát triển chăn nuôi lợn

1.1.3.1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi lợn

a. Khả năng sản xuất trong chăn nuôi lợn

Lợn công nghiệp ngày nay là những cỗ máy chuyển hóa thức ăn có hiệu quả, có

tốc độ sinh trưởng cao. Một con lợn nái có thể dễ dàng sản xuất 8 đến 12 lợn con/lứa

sau khoảng thời gian có chửa là 114 ngày và trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt

thì có thể có hai lứa/năm. Khả năng sản xuất thịt c ng khá cao, một con lợn có trọng

lượng xuất chuồng khoảng 100 kg sẽ có khoảng 42 kg thịt, 30 kg đầu, máu, nội tạng và

28 kg mỡ, xương... [53]. Điều này đã rút ngắn thời gian nuôi và có ý nghĩa quan trọng

trong việc quay vòng vốn, thực hiện tái sản xuất trong phát triển chăn nuôi lợn. Về mặt

lý thuyết, thì điều này sẽ là nhân tố hạn chế được rủi ro về vốn.

b. Chăn nuôi lợn có khả năng đa dạng hóa nguồn thức ăn

Lợn là loài gia súc ăn tạp, trong mọi giai đoạn khác nhau có thể thích hợp

với nhiều loại thức ăn khác nhau. Một số giống có thể thích hợp với khẩu phần ăn

có chất lượng thấp và nhiều xơ. Những giống lợn như thế này có vai trò quan trọng

trong các hệ thống chăn nuôi quảng canh. Điều này đã được chứng minh trong thực

tế ở một số quốc gia mà ở đó người ta sử dụng rau xanh nhiều và bổ sung một

lượng nhỏ protein để nuôi lợn. Tuy nhiên, trong các hệ thống chăn nuôi hiện đại

những thuận lợi này không còn được ứng dụng nữa. Lợn thương phẩm được cung

cấp thức ăn một cách cân đối, có chất lượng cao [51].

13

c. Chăn nuôi lợn có thể phát triển ở các vùng sinh thái khác nhau

Khả năng thích nghi cao là một trong những yếu tố góp phần phát triển chăn

nuôi lợn ở những v ng sinh thái khác nhau. Lợn là một trong những giống vật nuôi

có khả năng thích nghi cao, chịu đựng kham khổ tốt, đồng thời nó là một con vật

thông minh và dễ huấn luyện. Từ các đặc điểm đó đã tạo cho lợn có khả năng sinh

tồn cao trong các điều kiện môi trường địa lý khác nhau: nó rất năng động trong

việc khám phá các môi trường mới và tìm kiếm các loại thức ăn mới. Trong trường

hợp cần thiết lợn có thể chống chọi một cách dữ dội để bảo vệ lãnh thổ của mình

c ng như chống lại dịch hại. Lợn có khả năng thích nghi tốt với mọi điều kiện khí

hậu khác nhau, vì vậy địa bàn phân bố của đàn lợn rộng rãi khắp nơi [53].

d. Sản phẩm từ chăn nuôi lợn qua chế biến đa dạng

Hầu hết thân thịt lợn đều sử dụng để chế biến hoặc làm thức ăn cho con

người, da của lợn có thể làm thức ăn hoặc cung cấp cho ngành thuộc da, lông có thể

được d ng để làm bàn chải, bút vẽ,.... Sự phát triển của công nghệ chế biến thịt

hông khói, lên men đã tạo nên một số lượng sản phẩm rất đa dạng từ thịt lợn, các

công nghệ này đã giúp cho quá trình bảo quản, nâng cao tính đa dạng, hương vị và

nâng cao phẩm chất khẩu phần ăn cho con người [53]. Do đó tính đa dạng hóa sản

phẩm từ chăn nuôi lợn tương đối cao, đây là đặc điểm góp phần thúc đẩy thị trường

tiêu thụ thịt lợn. Qua đây c ng cho thấy công nghiệp chế biến góp phần quan trọng

trong quá trình phát triển ngành CN nói chung và phát triển CN lợn nói riêng.

e. Phát triển chăn nuôi lợn luôn đối diện với nguy cơ ô nhiễm môi trường,

sức khỏe và cạnh tranh thức ăn

Nguy cơ ô nhiễm môi trường: Lợn là động vật có nhu cầu protein cao cho nên

phân thải từ quá trình CN lợn có thể gây ô nhiễm cho môi trường và cộng đồng. Nếu

chúng ta không xử lý một cách hợp lý phân và nước tiểu, có thể gây ô nhiễm nguồn

nước và đất đai. M i của phân và nước tiểu có thể gây khó chịu cho cộng đồng sống

gần trang trại lợn đặc biệt sự phát xạ của Nitơ trong nước tiểu. Đã có nhiều thành phố

thực hiện chính sách cấm CN lợn trong thành phố như sử dụng phân lợn để sản xuất

khí meltan (qua Biogas) và thực tế này đã được tiến hành ở nhiều nước như Đài loan,

Philippines, Việt Nam và một số nước khác. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất chỉ đơn

giản đưa các chất thải này ra theo con đường nhanh nhất và đơn giản nhất.

14

Sức khoẻ: Lợn có thể là một yếu tố truyền bệnh qua con người như bệnh

nhiệt thán và các bệnh truyền nhiễm khác [53]. Thực tế cho thấy, có nhiều dịch

bệnh ở lợn có khả năng lây lan sang người rất cao, đặc biệt như bệnh liên cầu lợn,

sán lá gan, uốn ván... Điều đáng quan tâm là những mầm mống của các dịch bệnh từ

lợn không chỉ tồn tại trong thịt hay máu lợn đã giết mổ mà còn lưu hành ở bụi,

không khí trong nhiều ngày. Bên cạnh đó khả năng vi khuẩn này lây nhiễm nhiều

nhất sang người là thông qua các vết thương trên da hay niêm mạc của m i,

miệng... khi con người tiếp xúc với thịt và máu lợn nhiễm bệnh. Do đó, vấn đề sức

khỏe con người c ng cần quan tâm trong phát triển chăn nuôi lợn.

Cạnh tranh lương thực: Ở nhiều nước có thu nhập thấp thì có thể không có đủ

lương thực cho con người, trong khi đó hệ thống chăn nuôi công nghiệp hiện đại lại

sử dụng nhiều thức ăn có chất lượng tốt như ng cốc cho chăn nuôi. Do vậy lợn có

thể cạnh tranh lương thực với con người. Chăn nuôi lợn công nghiệp đã tạo ra sự tăng

nhảy vọt về hiệu quả sản xuất, điều này đã làm cho nó trở thành một ngành có tính

cạnh tranh cao, nhiều công ty chăn nuôi có thể có lợi nhuận lớn. Các hộ nông dân nhỏ

phải nâng cao hiệu quả sản xuất để duy trì tính lợi nhuận quá trình sản xuất đó. Như

vậy, CN lợn càng phát triển thì việc sử dụng nguồn lương thực càng nhiều [53].

1.1.3.2. Các hình thức tổ chức chăn nuôi lợn

a. Theo quy mô chăn nuôi

+ Quy mô nhỏ (Hộ gia đình) là quy mô chăn nuôi thường gắn liền với

phương thức chăn nuôi truyền thống của hộ gia đình nông dân. Đó là các hộ có quy

mô chăn nuôi lợn nái thường xuyên có dưới 10 con hoặc thường xuyên có dưới 30

con lợn thịt. Đây là hình thức chăn nuôi khá phổ biến và chiếm tỷ lệ cao hiện nay.

+ Quy mô vừa (Gia trại) là cơ sở có quy mô CN lợn nái có thường xuyên từ 10

con đến dưới 20 con hoặc số lợn thịt thường xuyên có từ 30 con đến dưới 100 con

hoặc chăn nuôi hỗn hợp có số con quy đổi tương ứng được coi là quy mô vừa. Đây là

quy mô chăn nuôi gia trại và đang có xu hướng phát triển nhanh trong giai đoạn hiện

nay. Gia trại là hộ CN lợn hoặc gia cầm trong kỳ điều tra chưa đạt tiêu chí trang trại

song có nuôi thường xuyên từ 30 con lợn hoặc từ 1.000 con gà hoặc vịt hoặc ngan

hoặc ngỗng hoặc chim cút (riêng chim cút từ 10.000 con) trở lên; số lần xuất chuồng

trong năm từ 2 lần (đối với lợn) hoặc 3 lần trở lên (đối với gia cầm) [2].

15

+ Quy mô lớn (Trang trại) là quy mô chăn nuôi gắn liền với sự đầu tư lớn về

chuồng trại, lao động, vốn,... và chủ cơ sở chăn nuôi lợn là những người năng động,

số lợn nái thường xuyên có từ 20 con trở lên hoặc số lợn thịt thường xuyên có từ

100 con trở lên (không kể lợn sữa) [50]. Những cơ sở chăn nuôi quy mô lớn này

chủ yếu là các trang trại chăn nuôi. Cơ sở đạt tiêu chí trang trại là cơ sở đạt giá trị

sản lượng hàng hóa từ 1 tỷ đồng/năm trở lên (Giá trị sản phẩm bán ra chủ yếu lớn

hơn hoặc bằng 50% là sản phẩm lợn và gia cầm) [9]. Đây là hình thức chăn nuôi

chưa được phổ biến nhiều nhưng đang được nhà nước khuyến khích phát triển.

b. Theo phương thức chăn nuôi

+ Phương thức CN truyền thống, tận dụng: là phương thức CN khá phổ biến

nhất ở những v ng kinh tế khó khăn, ít có điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật, chủ

yếu tập trung vào những hộ có thu nhập thấp, họ ít đầu tư vào CN nên yêu cầu

chuồng trại đơn giản, nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng thức ăn dư thừa hoặc các phế,

phụ phẩm của ngành trồng trọt và chế biến thực phẩm là chính, thức ăn công nghiệp

chỉ được sử dụng một tỷ lệ rất ít để phối trộn với các loại thức ăn sẵn có khác [20].

+ Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp (BCN): là phương thức CN kết

hợp giữa kinh nghiệm nuôi truyền thống với áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến,

phần lớn thức ăn được pha chế theo kiểu công nghiệp. Tuy nhiên, người chăn nuôi

chỉ sử dụng một phần thức ăn công nghiệp dạng đậm đặc, còn lại họ phối trộn thức

ăn công nghiệp đậm đặc với các loại thức ăn khác như cám gạo, ngô, bột cá,… [20].

+ Phương thức chăn nuôi công nghiệp: chủ yếu tập trung vào các cơ sở chăn

nuôi lớn như trang trại và một số gia trại, đây là phương thức chăn nuôi dựa trên cơ

sở thâm canh tăng năng suất sản phẩm, sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp đã

được chế biến sẵn, chuồng trại chăn nuôi đảm bảo quy trình về mật độ, vệ

sinh,…[20].

c. Theo loại hình (đối tượng) chăn nuôi

+ Chăn nuôi lợn thịt: là những cơ sở chuyên chăn nuôi lợn thịt, sản phẩm của

nó là trọng lượng thịt hơi xuất chuồng được đem bán cho lò mổ, công ty chế biến,

chủ buôn lợn hơi hoặc các đối tượng khác.

16

+ Chăn nuôi lợn nái: là những cơ sở chuyên chăn nuôi lợn nái sinh sản, sản

phẩm của quá trình chăn nuôi là trọng lượng lợn con bán cho người chăn nuôi sử

dụng làm giống hoặc bán cho lái buôn, cơ sở chế biến lợn sữa đông lạnh xuất

khẩu,... t y thuộc vào điều kiện chăn nuôi và thị trường tiêu thụ ở từng địa phương.

+ Chăn nuôi lợn hỗn hợp là loại hình chăn nuôi mà trong đó hộ chăn nuôi

theo đuổi 2 hướng chăn nuôi trở lên.

T y theo từng điều kiện tự nhiên, kinh tế và tập quán sản xuất của mỗi v ng,

mỗi địa phương mà hình thức chăn nuôi lợn cụ thể khác nhau. Tuy nhiên phương

hướng chung trong phát triển chăn nuôi lợn là chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo

hướng giảm dần tỷ trọng phương thức chăn nuôi truyền thống với quy mô nhỏ,

manh mún, kỹ thuật lạc hậu, tăng dần tỷ trọng phương thức chăn nuôi bán công

nghiệp và công nghiệp với quy mô ph hợp.

1.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn

Nội hàm của khái niệm phát triển chăn nuôi lợn được thể hiện tương ứng với các

luận điểm cốt lõi sau:

Thứ nhất, phát triển chăn nuôi lợn là quá trình tăng trưởng về quy mô và

hoàn thiện về cơ cấu. Nghĩa là phát triển chăn nuôi lợn xét cả về mặt số lượng và

chất lượng trong một thời kỳ nhất định.

Tăng trưởng về số lượng trong chăn nuôi lợn được thể hiện ở các khía cạnh

như: Quy mô đàn lợn tăng lên ở một v ng, miền, địa phương hay trong phạm vi của

một quốc gia, châu lục và trên phạm vi toàn cầu; Sản lượng thịt lợn thu được trong

chu kỳ chăn nuôi; Giá trị sản xuất chăn nuôi lợn được tạo ra trong nền kinh tế. Ngoài

ra, tăng trưởng về số lượng còn phản ánh quá trình chuyển đổi từ chăn nuôi quy mô

nhỏ, phân tán ở cấp nông hộ sang quy mô vừa và lớn (gia trại, trang trại), trong đó

phát triển theo hướng trang trại là con đường tất yếu để nâng cao năng suất và tạo ra

khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tăng trưởng về chất lượng trong chăn nuôi lợn là một khái niệm rất rộng, có

thể được hiểu theo nhiều phương diện khác nhau:

Trước hết phải khẳng định rằng, tăng trưởng chất lượng trong chăn nuôi lợn

là sự tăng lên về sản lượng thịt lợn trên cơ sở đầu tư về vốn, ứng dụng các tiến bộ

17

khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào hoạt động sản xuất CN, kết hợp với hệ cơ

sở hạ tầng CN hiện đại (quy hoạch v ng nuôi; hệ thống giao thông, điện, nước; ...).

Tăng trưởng chất lượng trong chăn nuôi lợn c ng được hiểu là sự tăng lên về

sản lượng với cơ cấu chăn nuôi hợp lý, sản phẩm có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu

ngày càng cao của người tiêu d ng. Nghĩa là hoàn thiện cơ cấu chăn nuôi lợn theo

hướng tích cực, tiến bộ tạo ra sự thay đổi về chất của sự phát triển.

Như vậy, khi phân tích sự tăng trưởng chất lượng trong chăn nuôi lợn, cần

phải xem xét, đánh giá mức độ hợp lý về cơ cấu chăn nuôi hay nói cách khác là cấu

trúc của hệ thống chăn nuôi lợn theo: Chức năng chăn nuôi (lợn thịt – lợn giống);

Giống lợn (lợn địa phương - lợn lai – lợn ngoại); Hình thức chăn nuôi (hộ chăn nuôi

– gia trại – trang trại); Phương thức chăn nuôi (truyền thống – bán CN – công

nghiệp); Vùng nuôi (đồi núi – đồng bằng – đầm phá ven biển).

Thứ hai, phát triển chăn nuôi lợn phải đặt trong tổng thể phát triển ngành chăn

nuôi và ngành nông nghiệp.

Theo văn bản quy định của Chính phủ Việt Nam về hệ thống ngành kinh tế,

nông nghiệp là ngành cấp 2 thuộc nhóm ngành Nông nghiệp - Lâm nghiệp - Thủy sản

(ngành cấp 1) và được chia làm hai ngành chính, bao gồm: chăn nuôi và trồng trọt

(nhóm ngành cấp 3) [52]. Trong đó, ngành chăn nuôi được cấu thành bởi nhiều ngành

cấp 4 như: chăn nuôi lợn; trâu, bò; gia cầm.v.v.. Như vậy, chăn nuôi lợn là sản phẩm

của ngành chăn nuôi và nằm trong hệ thống ngành nông nghiệp của nước ta. Do đó

phát triển chăn nuôi lợn phải đặt trong sự phát triển của ngành nông nghiệp. Chính vì

thế, khi nghiên cứu sự phát triển chăn nuôi lợn, trước hết cần phải đặt trong xu thế và

mối quan hệ phát triển ngành chăn nuôi và ngành nông nghiệp.

Thứ ba, phát triển chăn nuôi lợn phải dựa vào quy hoạch phát triển kinh tế -

xã hội và quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi; đồng thời với hệ thống cơ sở hạ

tầng được phát triển đồng bộ, ph hợp.

Quy hoạch góp phần tập trung đầu tư cho các v ng có điều kiện phát triển

chăn nuôi theo phương thức thâm canh, theo hướng hiện đại và bền vững; chuyển

đổi mạnh từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ sang quy mô vừa và lớn (gia trại, trang

trại) theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp trên cơ sở quy hoạch v ng chăn nuôi

18

tập trung. Do đó, lập các dự án quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung đối với các

địa phương là cần thiết nhằm bảo đảm phát triển chăn nuôi ổn định, bền vững [29].

Trong quy hoạch v ng chăn nuôi tập trung, vấn đề xử lý chất thải chăn nuôi cần

phải đặt ra ngay từ đầu, bên cạnh đó c ng cần có những giải pháp để tháo gỡ cho

các khu dân cư có quy mô chăn nuôi lớn, mật độ chăn nuôi cao. Điều này ph hợp

tiến trình thực hiện phát triển chăn nuôi của Việt Nam, trong đó có vai trò của Nhà

nước và các tổ chức, các ngành và sự tham gia của người dân [18].

Hệ thống cơ sở hạ tầng phải được phát triển mạnh mẽ, đồng bộ ở cấp độ địa

phương và cơ sở chăn nuôi nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ hao

hụt, giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh ở trên thị trường. Ở cấp độ cơ

sở chăn nuôi lợn (cấp độ vi mô), các điều kiện về cơ sở hạ tầng thiết yếu để phục vụ

sản xuất như hệ thống chuồng trại, hầm Biogas, v.v.. cần phải được đầu tư xây dựng

đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, ph hợp với điều kiện nguồn lực của cơ sở chăn

nuôi. Một khu chuồng trại xây dựng ở nơi có đường giao thông thủy hoặc đường bộ

thuận tiện sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí và thời gian vận chuyển (tuy nhiên

c ng cần cách đường giao thông chính từ 100 - 150m để tạo sự yên tĩnh c ng như

tránh lây lan dịch bệnh) [53]. Xét ở cấp độ địa phương (cấp độ vĩ mô), hệ thống cơ

sở hạ tầng bao gồm v ng chăn nuôi tập trung được quy hoạch tổng thể và chi tiết; hệ

thống giao thông, hệ thống giết mổ, điện, cấp thoát nước; chợ tiêu thụ, v.v.. Nguồn

lực để đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng này là rất lớn, do đó cần có vai trò của Nhà nước

trong việc hỗ trợ các địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng kể trên [29].

Thứ tư, phát triển chăn nuôi lợn phải gắn liền với thị trường đầu vào và đầu ra.

Sự phát triển hệ thống các dịch vụ đầu vào (giống, thức ăn, vốn, thú y,

khuyến nông) và thị trường tiêu thụ sản phẩm thịt lợn có vai trò quyết định, nó thúc

đẩy và làm chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi lợn theo hướng hàng hoá. Vì vậy, để

ngành chăn nuôi lợn phát triển cần phải chú trọng đến công tác nghiên cứu thị

trường, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tạo lập chuỗi

giá trị sản phẩm thịt lợn mang tính bền vững. Theo cách tiếp cận tổng hợp của

Micheal Porter (1985) [87], Kaplinsky và Morris (2001) [81] có thể hiểu chuỗi giá

trị sản phẩm chăn nuôi lợn là tập hợp các hoạt động từ người sản xuất đến người

19

tiêu d ng cuối c ng, gồm các tác nhân sau: người sản xuất (hộ gia đình, trang

trại,…); người thu gom (thương lái); người chế biến (giết, mổ, chế biến); người bán

buôn; người bán lẻ; người tiêu d ng.

Thứ năm, phát triển chăn nuôi lợn phải đảm bảo hiệu quả về kinh tế, xã hội và

môi trường, trong đó, hiệu quả về kinh tế là yếu tố then chốt của hoạt động CN lợn.

Về kinh tế: đạt được sự tăng trưởng ổn định về số lượng đàn lợn, sản lượng

và chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm thịt lợn, mang lại kết quả,

hiệu quả chăn nuôi cao và nguồn thu nhập vững chắc cho người chăn nuôi; từng

bước đáp ứng yêu cầu về sản phẩm chăn nuôi lợn của người tiêu d ng.

Về xã hội: người tiêu d ng được sử dụng các sản phẩm đảm bảo vệ sinh an

toàn thực phẩm; tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần nâng cao đời sống người

sản xuất, xóa đói giảm nghèo,…

Về môi trường: giảm thiểu tác động gây ô nhiễm môi trường, sử dụng tiết

kiệm và hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên.

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn

1.1.5.1. Nhóm yếu tố bên ngoài

* Điều kiện tự nhiên

Đối với ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn chịu ảnh hưởng lớn bởi thời tiết,

khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) tác động trực tiếp và gián tiếp đến vật nuôi. Nhiệt

độ và độ ẩm ảnh hưởng chủ yếu đến năng suất thịt, ngoài ra còn ảnh hưởng không nhỏ

đến phẩm chất thịt khi lợn được nuôi ở nhiệt độ và độ ẩm không thích hợp [53].

- Nếu nhiệt độ cao quá tác động tới quá trình trao đổi chất của lợn như: kém ăn,

ăn không ngon, vì thế ảnh hưởng tới tăng trọng và sức khoẻ của con vật. Nếu nhiệt độ

thấp quá làm cho lợn mất thân nhiệt c ng ảnh hưởng tới sự phát triển của lợn. Vì thế

người ta nhận định rằng nhiệt độ từ 23-330C là lợn phát triển tốt nhất [33]. Khi nghiên

cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất chăn nuôi lợn nái, Kunavongkrit và

Tantasuparuk (1995) đã chỉ ra rằng nhiệt độ cao sẽ làm rối loạn khả năng động dục và

sinh sản của lợn nái [93].

- Độ ẩm cao c ng cản trở sự thoát hơi từ hệ thống hô hấp của lợn, vì vậy

càng làm tăng thân nhiệt trung tâm, ảnh hưởng tới sự phát triển của lợn,… Từ đó,

20

người chăn nuôi phải có biện pháp ph hợp điều hoà nhiệt độ, độ ẩm cho từng

giống lợn để chúng tăng trưởng, phát triển bình thường.

- Đất đai là yếu tố quan trọng để đàn lợn phát triển, vì có đất thì mới mở rộng

được quy mô sản xuất theo kiểu trang trại hay chăn nuôi tập trung. Do đó, đất đai là khâu

then chốt trong việc phát triển chăn nuôi lợn nhất là chăn nuôi theo hướng tập trung.

* Chính sách

Để phát triển CN lợn mạnh mẽ, ngoài các yếu tố kỹ thuật, Nhà nước cần có

những chính sách tích cực trên các mặt như hỗ trợ vốn hoặc cho vay vốn với lãi suất

ưu đãi; đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất và bảo quản giống, có các chính sách trợ

giống để giữ và nhân giống cao sản chất lượng tốt; tạo điều kiện tăng cường các dịch

vụ phục vụ CN lợn như nguồn thức ăn, công tác thú y, khuyến nông,… nhằm hỗ trợ

chăn nuôi lợn phát triển. Vì vậy, chính sách của Nhà nước rất quan trọng để khuyến

khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào cuộc với người dân trong việc phát triển

CN lợn. Thông qua các chính sách tác động trực tiếp hay gián tiếp đều ảnh hưởng tới

cung và cầu của sản phẩm hàng hóa như các chính sách giá cả, thuế, tín dụng, xuất

nhập khẩu, đầu tư. Tốc độ tăng giá liên tục của thức ăn chăn nuôi chủ yếu do sự biến

động của giá cả nguyên liệu trên thị trường thế giới c ng như tỷ lệ lạm phát và cơ chế

điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua [47].

* Thị trường

- Giá bán sản phẩm: là yếu tố tác động trực tiếp đến số lượng hàng hoá và dịch

vụ cung cấp ra thị trường. Sự chênh lệch giữa giá bán và giá thành sản phẩm chính là

lợi nhuận của người sản xuất, lợi nhuận của người sản xuất cao thấp tuỳ thuộc vào

khoảng cách chênh lệch đó. Vì vậy chăn nuôi lợn chịu ảnh hưởng rất lớn tới giá cả đầu

ra, nếu giá cao thì người sản xuất sẽ có được lợi nhuận cao, họ quyết định sản xuất với

quy mô lớn hơn, nếu giá giảm người sản xuất thua lỗ, họ sẽ thu hẹp quy mô sản xuất.

- Giá các yếu tố sản xuất (đầu vào): Giá của các yếu tố đầu vào sẽ quyết định

đến chi phí của quá trình SX. Nếu giá của các yếu tố đầu vào quá cao sẽ làm cho giá

thành SX sản phẩm hàng hoá - dịch vụ tăng lên làm giảm lợi nhuận của đơn vị sản

phẩm. Trên thị trường người mua luôn muốn mua rẻ, do vậy nếu giá thành cao dẫn

tới sản phẩm hàng hoá khó tiêu thụ, hàng hoá ứ đọng kìm hãm SX phát triển.

21

* Hội nhập kinh tế quốc tế

Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2006 và Hiệp

định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ mở ra nhiều cơ hội nhưng c ng kèm

theo những thách thức không nhỏ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các

ngành hàng. Đối với ngành hàng lợn ở những quốc gia phát triển, tổ chức ngành

hàng này đã ngày một hoàn thiện làm gia tăng chuỗi giá trị toàn cầu và họ được

hưởng lợi lớn. Bên cạnh đó năng suất - chất lượng - hiệu quả trong tất cả các khâu

sản xuất - chế biến - tiêu thụ c ng vượt trội, kiểm soát VS TTP c ng thuận lợi hơn

rất nhiều so với các nước đang và chậm phát triển. Khi hàng rào thuế quan ở mức

thấp và dỡ bỏ thì sẽ xãy ra nguy cơ rất cao đối với sự phát triển của ngành chăn

nuôi lợn, trong đó có Việt Nam. Có thể thấy, ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam có

sức cạnh tranh thấp, có đặc điểm nổi bật là: hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ là chủ yếu,

phụ thuộc phần lớn vào việc nhập khẩu giống và thức ăn từ nước ngoài; tình trạng

bệnh tật còn phổ biến, khả năng và ý thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và

bảo vệ môi trường còn nhiều yếu kém. Những đặc điểm này khiến cho năng suất và

sản lượng của ngành chăn nuôi lợn thấp, phụ thuộc ngày càng nhiều vào nhập khẩu

từ các nước TPP, đặc biệt là Mỹ, c, New Zealand, Canada. Ngành chăn nuôi lợn

trong nước sẽ còn phải đối diện với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn của hàng

ngoại nhập khi Việt Nam hội nhập sâu hơn kinh tế thế giới và khu vực và đặc biệt là

khi TPP có hiệu lực [67].

1.1.5.2. Nhóm yếu tố bên trong

* Kỹ thuật chăn nuôi lợn:

- Con giống: Con giống là điều kiện đầu tiên và tiên quyết ảnh hưởng đến sự

phát triển của chăn nuôi lợn. Có con giống tốt thì người chăn nuôi mới có cơ sở để

đạt được hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi lợn. Việc nuôi lợn ngoại ở nước ta

c ng đạt kết quả rất tốt, chúng ta đã xây dựng được đàn lợn nái nền York Shire,

Landrace, Duroc,… ở nhiều tỉnh, tổ chức nhân thuần và tạo điều kiện cho lai kinh tế

có con lai tỷ lệ và chất lượng cao. Lợn Ỉ, Móng Cái nuôi 10 tháng tuổi trung bình

22

đạt khoảng 60 kg trong khi đó lợn ngoại (York Shire, Landrace,…) nuôi tại Việt

Nam có thể dạt 90-100 kg lúc 6 tháng tuổi [53].

- Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn: Lợn là loài phàm ăn và có khả

năng chuyển hoá thức ăn từ cây trồng thành thịt hiệu quả hơn các loại gia súc khác.

Thành phần dinh dưỡng chính cho nhu cầu của lợn bao gồm năng lượng, protein,

các loại vitamin và khoáng chất. Có cung cấp đủ thức ăn và dinh dưỡng cho lợn thì

đàn lợn mới phát triển và đạt hiệu quả kinh tế cao. Mức độ cho ăn cao sẽ làm tăng

tốc độ sinh trưởng và chất lượng thịt xẻ khi lợn đạt khối lượng 90 kg. Bên cạnh đó,

nhóm lợn ăn khối lượng khẩu phần bằng 70% định mức thì mức tăng khối

lượng/ngày giảm từ 638 xuống 513 gam, tiêu tốn thức ăn giảm 0,11 kg [53].

- Chuồng trại: Hệ thống chuồng trại và chế độ chăm sóc c ng ảnh hưởng rất

lớn đến sự phát triển của đàn lợn. Những yêu cầu cơ bản về một chuồng trại hiện

đại bao gồm thoáng mát về m a hè, ấm áp về m a đông, tránh gió l a, thích hợp với

sinh lý, sinh trưởng, sinh sản của lợn, có tường ngăn vững chắc, nền chuồng không

quá nhẵn nhưng c ng không quá nhám vừa dễ cọ rửa, vừa không làm cho lợn hay

trượt ngã. Số lượng trong một ngăn chuồng và diện tích mỗi ô chuồng không nên

vượt quá tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, chuồng trại phải dễ vệ sinh và thuận tiện cho việc

chăm sóc đàn lợn của người chăn nuôi [49].

- Dịch bệnh và công tác thú y: Trong những năm qua, ngành chăn nuôi lợn ở

Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong

nước c ng như một phần phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, từ năm 2005 trở lại đây số

lượng lợn nuôi trong cả nước có xu hướng giảm hoặc tăng chậm do hậu quả của các

đợt dịch tai xanh và một số bệnh dịch khác xảy ra ở nhiều nơi trong toàn quốc khiến

cho nhiều cơ sở chăn nuôi phải tiêu hủy một phần hay cả đàn lợn [48]. Khi dịch

bệnh xảy ra sẽ gây tác hại và hậu quả nghiêm trọng không những cho ngành chăn

nuôi mà còn cho nền kinh tế - xã hội và sức khỏe của con người. Để đảm bảo cho

đàn lợn khỏe mạnh, tăng trọng nhanh, tiêu tốn ít thức ăn mà vẫn đạt hiệu quả cao

cần giữ gìn tốt vệ sinh chuồng trại, thường xuyên theo dõi, chăm sóc, nuôi dưỡng

theo đúng các quy trình kỹ thuật; công tác thú y, đặc biệt là việc tiêm ph òng và điều

23

trị các dịch bệnh cho lợn cần được tiến hành kịp thời và giám sát chặt chẽ nhằm

giảm thiểu rủi ro để người chăn nuôi yên tâm mở rộng quy mô chăn nuôi.

* Nguồn lực sản xuất

- Vốn cho chăn nuôi lợn: Trong điều kiện chăn nuôi tận dụng của các hộ gia

đình thì vốn không phải là yếu tố ảnh hướng lớn đến tình hình phát triển chăn nuôi.

Tuy nhiên, khi chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, tập trung, quy

mô lớn thì vốn lại là vấn đề hết sức cần thiết và nhiều khi có tính quyết định đối với

sản xuất. Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tập trung quy mô lớn đòi hỏi

cần một lượng vốn đầu tư lớn nên cần phải có chính sách ph hợp nhằm hỗ trợ, giải

quyết vốn cho phát triển chăn nuôi ở các địa phương hiện nay. Như vậy, vốn là yếu

tố rất cần thiết cho phát triển chăn nuôi lợn.

- Lao động: Đối tượng của ngành chăn nuôi là những sinh vật sống nên lao

động là một yếu tố hết sức quan trọng. Trong điều kiện chăn nuôi quy mô lớn, theo

hướng công nghiệp đòi hỏi những người lao động phải có hiểu biết về kỹ thuật, kỹ

năng trong chăn nuôi, đặc biệt là khâu chăn nuôi lợn nái sinh sản, chăm sóc lợn

con,… Trong điều kiện chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, người chăn nuôi

còn phải có kiến thức quản lý, hiểu biết về thị trường mới có khả năng đảm bảo thu

được hiệu quả cao trong chăn nuôi. Hiện nay, lao động nông nghiệp ở nông thôn

còn thiếu nhiều việc làm, song lực lượng lao động có trình độ tay nghề, có kỹ thuật

chăn nuôi theo phương pháp công nghiệp lại ít. Vì vậy, để phát triển chăn nuôi

trong tương lai cần phải đào tạo để có được một đội ng lao động có đủ kiến thức

về quản lý và kỹ thuật để phát triển chăn nuôi trong tình hình mới.

* Hình thức tổ chức chăn nuôi

Lựa chọn một hình thức tổ chức sản xuất hợp lý với một phương thức chăn

nuôi ph hợp sẽ tạo ra những điều kiện tốt cho chăn nuôi phát triển. Việc nuôi dưỡng

lợn theo các cách khác nhau sẽ ảnh hưởng đến cả năng suất và phẩm chất thịt [49].

Hiện nay, về quy mô và phương thức chăn nuôi ở kinh tế hộ có những thay đổi đáng

kể, nhiều mô hình chăn nuôi trang trại với phương thức chăn nuôi công nghiệp đã ra

đời, tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao. Trong những

24

điều kiện nhất định, việc định hình tổ chức sản xuất, áp dụng phương pháp chăn nuôi

tiên tiến có ý nghĩa quan trọng với việc phát triển chăn nuôi. Như vậy, hình thức tổ

chức chăn nuôi vừa là nội dung vừa là yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn

của một địa phương, một v ng và một quốc gia.

1 2 Tổng quan nghiên cứu về phát triển chăn nuôi lợn

Chăn nuôi lợn là một trong những hoạt động sản xuất giữ một vị trí vô c ng

quan trọng trong cơ cấu ngành chăn nuôi và ngành nông nghiệp của mỗi một quốc

gia. Do đó hoạt động kinh tế này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà

khoa học trong nhiều năm vừa qua trên phương diện khoa học kỹ thuật và kinh tế.

Trong phạm vi nội dung nghiên cứu luận án, chúng tôi hệ thống hóa các kết quả

nghiên cứu chủ yếu liên quan đến chủ đề lựa chọn.

1.2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài

1.2.1.1. Nghiên cứu hiệu quả chăn nuôi lợn

- Năm 1996, Khem R. Sharma và cộng sự đã thực hiện đề tài “Hiệu quả chăn

nuôi lợn công nghiệp ở Hawaii, Hoa Kỳ” [82]. Mục tiêu chung của NC này nhằm

đánh giá hiệu quả CN lợn công nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao

hiệu quả chăn nuôi lợn đối với các nhà chăn nuôi c ng như ngành chăn nuôi lợn

công nghiệp ở địa bàn nghiên cứu. Theo tác giả, chỉ số hiệu quả sản xuất có thể

được đo lường bằng cách ước lượng giới hạn khả năng sản xuất của một hãng hay

còn gọi là kỹ năng thực hành tốt (best – practice). Tác giả cho rằng, tính phi hiệu

quả của một nhà sản xuất được bắt nguồn nhiều nguyên nhân: (1) do không đạt tối

ưu đầu ra từ một mức đầu vào nhất định (phi hiệu quả kỹ thuật); (2) tỷ số giữa sản

phẩm biên của 2 yếu tố đầu vào nào đó không bằng với tỷ số giá cả giữa chúng (phi

hiệu quả phân bổ); (3) không đạt tối ưu quy mô sản xuất (phi hiệu quả theo quy

mô). Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DE và

phương pháp hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để tính toán chỉ số hiệu quả chăn nuôi

lợn trên cở sở bộ số liệu điều tra từ 60 cơ sở chăn nuôi lợn thương mại ở Hawaii

trong năm 1994. Kết quả nghiên cứu của Khem R. Sharma và cộng sự đã tính toán

đầy đủ cả 3 chỉ tiêu đo lường hiệu quả sản xuất (hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ

và hiệu quả kinh tế). Điểm mạnh của NC này chính là phương pháp ước lượng chỉ

25

số hiệu quả chăn nuôi. Tác giả sử dụng cả 2 phương pháp (phi tham số - DEA và

tham số - hàm sản xuất biên ngẫu nhiên) để ước lượng, đồng thời kết hợp kiểm định

NOV để xem xét và phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố ảnh hưởng đến

hiệu quả chăn nuôi. Tuy nhiên, nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất

định, cụ thể là: tác giả chưa giải thích được lý do chọn dạng hàm sản xuất Cobb-

Douglas để xây dựng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để ước lượng chỉ số

hiệu quả kỹ thuật; phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DE định hướng đầu

vào và đầu ra có thể nhạy cảm với phép đo lường đơn vị của biến đầu vào và đầu ra.

- C ng với hướng nghiên cứu này, Marina Petrovska (2011) đã thực hiện đề

tài: “Hiệu quả sản xuất của các trang trại chăn nuôi lợn ở Cộng hòa Macedonia”

[85]. Nội dung đề tài này tập trung phân tích hiệu quả kỹ thuật CN lợn của các trang

trại ở Cộng hòa Macedonia nhằm trả lời được 5 câu hỏi: (1) Hoạt động sản xuất của

các trang trại chăn nuôi lợn đạt ở mức hiệu quả nào? (2) Hiệu quả sử dụng đầu vào?

(3) Hiệu quả đầu ra? (4) Các trang trại chăn nuôi quy mô lớn có đạt hiệu quả lớn

hơn so với các trang trại quy mô nhỏ? (5) Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả?

Tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DE (Data

Envelopment Analysis) theo hai mô hình DEACRS (không biến đổi theo quy mô) và

DEAVRS (biến đổi theo quy mô) để đo lường chỉ số hiệu quả kỹ thuật. Điểm nổi bật

của nghiên cứu này chính là việc tác giả đã phân tích mô hình màng bao dữ liệu

định hướng đầu vào và đầu ra với 2 giả thiết là biến đổi và không biến đổi theo quy

mô. Do đó, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được về mức đầu tư tối ưu các yếu tố đầu

vào hoặc ngược lại đạt được đầu ra tối đa với tập hợp đầu vào nhất định.

Bên cạnh những ưu điểm, đề tài của Marina Petrovska tồn tại một số hạn chế

nhất định: (1) quy mô mẫu điều tra nhỏ (21 trang trại) nên không phản ánh đầy đủ và

chính xác về tính hiệu quả của hoạt động chăn nuôi lợn ở Cộng hòa Macedonia; (2)

điểm yếu của phương pháp DE là giả định các trang trại có c ng điều kiện sản xuất

giống nhau, một giả thiết khó đạt được trong thực tế, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất

nông nghiệp; (3) Nghiên cứu này vẫn chưa đánh giá tác động của các yếu tố thuộc về

điều kiện kinh tế - xã hội của các chủ trang trại đến hiệu quả chăn nuôi lợn.

- Khác với cách tiếp cận phi tham số của Marina Petrovska, nghiên cứu của

26

Adetunji M. O và Adeyemo K. E (2012) với đề tài“Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn ở

bang Oyo, Nigeria: Tiếp cận hàm sản xuất biên ngẫu nhiên” [68]. Nghiên cứu này tập

trung phân tích hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn ở v ng Ogbomoso thuộc Bang Oyo,

Nigeria trên cơ sở bộ số liệu điều tra 110 hộ chăn nuôi lợn trong năm 2009, phương

pháp thống kê mô tả, phân tích lợi ích – chi phí và phân tích hàm sản xuất biên ngẫu

nhiên được sử dụng trong nghiên cứu.

Theo quan điểm của Adetunji M. O và Adeyemo K. E có 2 phương pháp để

đo lường hiệu quả sản xuất, bao gồm phương pháp cổ điển (dựa vào tỷ số giữa đầu

ra và đầu vào sản xuất) và phương pháp giới hạn khả năng sản xuất (kinh tế lượng

và chương trình tuyến tính). Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây của Coelli

(1995, 1996), Inoni (2006), woniyi và Omonona (2006), tác giả nghiên cứu cho

rằng, hiệu quả kinh tế có thể được đo lường bằng cách sử dụng các biến giá trị đầu

ra và đầu vào trong mô hình hàm sản xuất.

So với nghiên cứu của Marina Petrovska, các tác giả đã tiếp cận phương pháp

hàm sản xuất (tham số) để ước lượng hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn. Vì

vậy, các kết quả ước lượng được kiểm định thống kê và có tính thuyết phục cao. Kết

quả nghiên cứu đã trả lời được 2 câu hỏi quan trọng, đó là: các yếu tố kinh tế - xã hội

của các nông hộ chăn nuôi lợn có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế hay không? Những

yếu tố nguồn lực nào được các hộ chăn nuôi lợn sử dụng có hiệu quả?

Có thể cho rằng, các nghiên cứu kể trên là những tài liệu tham khảo quan trọng

đối với đề tài Luận án mà tôi đã lựa chọn. Hiệu quả sản xuất là một trong những chỉ

tiêu giải thích được một phần nội hàm của chủ đề nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn.

Chính vì thế, Luận án nghiên cứu của tôi sẽ sử dụng đồng thời cả phương pháp cổ điển

và phương pháp kinh tế lượng (theo cách biện luận của Adetunji M. O và Adeyemo

K. E) để giải quyết vấn đề nghiên cứu về khía cạnh hiệu quả chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa

Thiên Huế, Việt Nam đúng như mục tiêu đặt ra của Luận án.

1.2.1.2. Nghiên cứu tiềm năng phát triển chăn nuôi lợn

- Công trình nghiên cứu được xuất bản vào năm 2012 của Simon Riedel và

cộng sự, với đề tài “Cơ hội và thách thức đối với hệ thống chăn nuôi lợn quy mô nhỏ

ở vùng núi Tây Song Bản Nạp, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc” [90]. Nghiên cứu này

27

được thực hiện nhằm phân tích những đặc trưng chung và cách thức quản lý sản xuất

của các hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ, từ đó đưa ra các chiến lược hỗ trợ phát triển

chăn nuôi bền vững về kinh tế và môi trường. Bằng việc sử dụng phương pháp phân

tích thành phần chính dạng danh mục C TPC (Categorical principal component

analysis) và phân tích cụm dữ liệu (Cluster nalysis), nghiên cứu đã xác định được 3

hệ thống chăn nuôi lợn kết hợp chủ yếu, bao gồm: (1) chăn nuôi lợn – trồng ngô; (2)

chăn nuôi lợn - cao su; (3) chăn nuôi lợn. Điểm mới trong nghiên cứu của Simon

Riedel và cộng sự đó chính là phân cụm các loại hình chăn nuôi lợn nhằm tìm ra

được những đặc trưng của hệ thống chăn nuôi quy mô nhỏ, trên cơ sở đó tác giả có

những kết luận khá thuyết phục về cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi lợn

quy mô nhỏ ở v ng núi Tây Song Bản Nạp, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.

- Một nghiên cứu gần đây được công bố trong năm 2013 của Liborio S.

Cabanilla và cộng sự với đề tài “Tăng trưởng năng suất của ngành chăn nuôi lợn

và gia cầm công nghiệp ở Philipin” [83]. Nghiên cứu này tập trung phân tích sự

tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp TFP (total factor productivity) trong

ngành lĩnh vực CN lợn và gia cầm công nghiệp. Đối với CN lợn, dựa trên bộ số liệu

điều tra ở tỉnh Batangas và Laguna trong năm 2003 và 2008, các nhà nghiên cứu đã

tiến hành đo lường sự tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp qua 2 bước: bước

1, sử dụng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên để ước lượng các tham số ảnh hưởng đến

kết quả sản xuất và chỉ số hiệu quả kỹ thuật; bước 2, sử dụng công thức tổng quát

do Kumbhakar và cộng sự đề xuất để đo lường và phân tích sự tăng trưởng TFP.

Như vậy, phương pháp NC của tác giả là rất thích hợp trong việc đánh giá thực

trạng và tiềm năng chăn nuôi lợn theo hướng tiếp cận kết quả đầu ra chăn nuôi.

Việc sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá năng suất CN lợn đã giúp tác giả

có các kết luận trong NC hoàn toàn có sức thuyết phục và đảm bảo độ tin cậy. Tuy

vậy, phương pháp này đòi hỏi nguồn số liệu điều tra phải chính xác, đảm bảo quy

mô mẫu đủ lớn và có tính đại diện thì kết quả NC mới có ý nghĩa về mặt thống kê.

1.2.1.3. Nghiên cứu về thị trường chăn nuôi lợn

- Năm 2014, Michael Levy đã công bố kết quả nghiên cứu với đề tài “Cơ hội và

thách thức trong sản xuất và phân phối lợn thịt của các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ ở

28

Miền Tây Kenya” [86]. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt

động phân phối lợn thịt ở cấp độ thị trường địa phương và những thách thức đối với

các hộ kinh doanh thịt lợn và hộ chăn nuôi lợn ở các v ng nông thôn và ngoại ô của

Miền Tây Kenya.

Michael Levy đã khái quát được hệ thống marketing ngành chăn nuôi ở các

nước đang phát triển, từ đó làm cơ sở khoa học để giải quyết vấn đề nghiên cứu. Thông

qua việc mô tả và phân tích các tác nhân trong chuỗi marketing chăn nuôi lợn, tác giả

đã chỉ ra được những cơ hội và thách thức đối với người chăn nuôi và các tác nhân

tham gia vào thị trường sản phẩm thịt lợn. Theo quan điểm chúng tôi, cách tiếp cận và

giải quyết vấn đề nghiên cứu của Michael Levy có thể được kế thừa để nghiên cứu về

nội dung phát triển chăn nuôi lợn, cụ thể là ở khía cạnh chuỗi giá trị sản phẩm lợn thịt.

1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

Có rất nhiều các nghiên cứu liên quan đến ngành chăn nuôi lợn đã được tiến

hành trên quy mô toàn quốc hoặc trong phạm vi nhỏ hơn. Các nghiên cứu đã làm rõ

thực trạng ngành chăn nuôi Việt Nam về sản xuất, tiêu thụ và c ng đã đưa ra những

giải pháp thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi lợn ở nước ta. Có thể

kể ra một số công trình tiêu biểu sau:

1.2.2.1. Nghiên cứu về hiệu quả chăn nuôi lợn

- Nguyễn Quế Côi và cộng sự (2006), “Nghiên cứu xác định mô hình chăn

nuôi lợn hướng nạc có hiệu quả kinh tế cao trong nông hộ khu cực đồng bằng Sông

Hồng”. Nghiên cứu tập trung vào 2 tỉnh là Nam Định và Bắc Ninh nhằm xác định

hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn theo quy mô gia trại và trang trại; bằng phương

pháp phân tích hồi quy tương quan giữa một số thông số chi phí với tỷ suất lợi

nhuận/chi phí đã xác định yếu tố chi phí đầu tư như: con giống, thú y có tỷ lệ thuận,

chi phí thức ăn có tỷ lệ nghịch. Như vậy muốn phát triển chăn nuôi lợn thì cần phải

đầu tư con giống tốt và công tác thú y phải tốt đồng thời giảm chi phí thức ăn thì

mới có thể tăng lợi nhuận trong chăn nuôi lợn [13].

- Nguyễn Ngọc Xuân, Nguyễn Hữu Ngoan (2014), “Hiệu quả kinh tế chăn

nuôi lợn tập trung theo hướng thực hành tốt (VietGHAP) của hộ nông dân ngoại

thành Hà Nội”. Chăn nuôi lợn theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (VietGHAP)

29

là phương thức chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường, đáp ứng

yêu cầu thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Hộ nông dân các huyện ngoại

thành Hà Nội đã và đang áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt tập trung

theo tiêu chuẩn VietGH P. Tuy vậy, để ứng dụng rộng rãi phương thức chăn nuôi

này cần phải đánh giá một cách khoa học và phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng đến

phát triển chăn nuôi lợn tập trung theo hướng VietGH P, làm cơ sở để các cơ quan

chỉ đạo sản xuất nông nghiệp và người chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội lựa chọn và

phát triển chăn nuôi một cách bền vững [65].

- Võ Trọng Thành, V Đình Tôn (2006), “Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn

trong nông hộ vùng đồng bằng Sông Hồng”. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả

CN lợn c ng như những phương cách tự chủ của người CN lợn tại 4 huyện thuộc 4

tỉnh v ng ĐB Sông Hồng (Trực Đinh – Nam Định, Hoài Đức – Hà Tây, Văn Giang

– Hưng Yên, n Dương – Hải Phòng) trước những biến động thị trường. Tác giả đã

đặt sổ theo dõi một số chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật và sử dụng phương pháp hạch toán

để đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, lợn choai. Kết quả nghiên cứu cho

thấy, mặc d giá thức ăn và giá sản phẩm thịt lợn trong nước có những biến động

mạnh nhưng năm 2004 người chăn nuôi lợn tại v ng ĐBSH đều có lãi. Chăn nuôi

lợn choai xuất khẩu đang có tiềm năng để phát triển nhờ có thị trường tiêu thụ [46].

1.2.2.2. Nghiên cứu về thị trường, chuỗi cung lợn thịt

- B i Văn Trịnh (2007), “Xác định và hoàn thiện kênh tiêu thụ sản phẩm lợn

thịt trên địa bàn tỉnh Cần Thơ”. Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng kênh tiêu

thụ sản phẩm lợn thịt từ người CN lợn qua các thành viên trung gian tiêu thụ để đến

người tiêu d ng, sử dụng cách tiếp cận cấu trúc, điều hành và thực hiện để phân tích

kênh phân phối lợn thịt ở tỉnh Cần Thơ, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm

hoàn thiện kênh tiêu thụ sản phẩm lợn thịt ở Cần Thơ. Tuy niên, NC chưa so sánh kết

quả kinh doanh giữa các tác nhân để thấy rõ hơn về lợi ích giữa các tác nhân [56].

- Nguyễn Thị Minh Hoà (2010), đã nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu chuỗi

cung thịt lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An”. Nội dung nghiên cứu tập trung phân tích

chuỗi cung thịt lợn ở tỉnh Nghệ n nhằm đưa ra giải pháp giúp người chăn nuôi

nâng cao thu nhập, cụ thể là nghiên cứu cấu trúc chuỗi cung lợn thịt, nghiên cứu chi

30

phí, doanh thu và lợi nhuận của các tác nhân tham gia trong chuỗi cung thịt lợn, các

mối quan hệ qua lại giữa các tác nhân trong chuỗi cung thịt lợn, đề xuất những giải

pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng thịt lợn ở tỉnh Nghệ n [22].

- Lê Ngọc Hướng (2012), “Nghiên cứu ngành hàng lợn thịt trên địa bàn tỉnh

Hưng Yên”. Luận án tập trung NC về sản xuất lợn thịt, cung ứng và tiêu dùng thịt lợn

trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, phân tích những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh

hưởng trong SX, chế biến, tiêu thụ lợn thịt, đi sâu phân tích tài chính, phân tích kinh

tế, kết quả và hiệu quả của các tác nhân tham gia vào ngành hàng lợn thịt và đề xuất

các giải pháp kinh tế, xã hội và môi trường để phát triển ổn định ngành hàng. Tác giả

đã sử dụng 3 phương pháp: tiếp cận hệ thống, tiếp cận theo chuỗi cung ứng và tiếp

cận có sự tham gia để phân tích ngành hàng. Tác giả đã sử dụng mô hình logic để NC

các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định, ứng xử của các tác nhân. Tuy nhiên NC chỉ

mới đề cập liên kết dọc, chưa đề cập đến liên kết ngang, chưa đề cập rõ về cầu ngành

hàng. Nghiên cứu chưa chỉ ra được tác nhân gây ảnh hưởng chính và thiệt hại lớn

nhất trong chuỗi ngành hàng để có giải pháp tác động vào từng tác nhân [27].

1.2.2.3. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi lợn

- Akter. S, Jabbar M.A and Ehui S.K (2003) đã thực hiện nghiên cứu ở Việt

Nam với đề tài, “Cạnh tranh và hiệu quả chăn nuôi gia cầm và chăn nuôi lợn ở

Việt Nam” [70]. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh

và hiệu quả chăn nuôi gia cầm và lợn ở Việt Nam. Nhóm tác giả đã sử dụng phương

pháp phân tích ma trận chính sách (P M) ở cấp độ trang trại nhằm đánh giá khả

năng cạnh tranh của các con giống khác nhau trong sản xuất chăn nuôi gia cầm và

chăn nuôi lợn. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên

để đo lường mức hiệu quả kỹ thuật và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu

quả kỹ thuật chăn nuôi lợn và gia cầm. Kết quả phân tích ma trận chính sách P M

cho thấy chăn nuôi ở quy mô nhỏ có tính cạnh tranh thấp nhất, đặc biệt là những hộ

chăn nuôi gia cầm giống địa phương (lấy thịt và sản xuất trứng) do năng suất thấp

và chi phí sản xuất cao. Nghiên cứu c ng chỉ ra rằng, có nhiều yếu tố ảnh hưởng

đến hiệu quả kinh tế và năng lực cạnh tranh trong chăn nuôi lợn như chi phí thức

ăn, giống, lao động, quy mô chăn nuôi, khả năng tiếp cận dịch vụ thú y.

31

Nghiên cứu của Akter. S và cộng sự là công trình khoa học mang tính cấp

thiết, phản ánh đúng hiện trạng phát triển của ngành chăn nuôi lợn và gia cầm ở

Việt Nam. Đề tài nghiên cứu được thực hiện khá công phu, có ý nghĩa khoa học cao

được thể hiện qua bộ số liệu điều tra các cơ sở chăn nuôi với quy mô mẫu rất lớn

(1118 cơ sở chăn nuôi gà và 1962 cơ sở chăn nuôi lợn) và được thu thập trên không

gian rộng lớn, bao gồm các v ng sinh thái sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.

Chính vì vậy, phương pháp nghiên cứu của đề tài này sẽ được chúng tôi kế thừa và

vận dụng trong việc đề xuất, xây dựng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên nhằm

đo lường chỉ số hiệu quả kỹ thuật và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả

kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Lê Ngọc Hướng [26], Phạm Xuân Thanh [44] đã sử dụng hàm Logit trong

nghiên cứu các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định nuôi lợn. Nghiên cứu đã sử

dụng phương pháp thống kê để chọn điểm nghiên cứu, phân tổ thống kê các nông hộ,

lựa chọn các tiêu thức so sánh và phân tích. Phương pháp PR để phỏng vấn người

dân và xếp hạng ma trận một số yếu tố. Phương pháp hàm logit, tác giả chạy hàm

logit bằng phần mềm LIMDEP 7.0. Kết quả nghiên cứu cho thấy hộ quyết định có

nuôi lợn hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, tuy nhiên các yếu tố có ảnh

hưởng chủ yếu đến quyết định này là: có đủ tự tin về kỹ thuật nuôi lợn, thu nhập của

hộ, số năm đi học của chủ hộ, chuồng trại.

- Đinh Xuân T ng và cộng sự (2009), “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng

đến hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và lợi thế so sánh trong chăn nuôi lợn thịt ở Việt

Nam”. Đề tài đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về hiệu quả kinh tế - kỹ thuật,

lợi thế so sánh và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và xu

hướng đầu tư trong chăn nuôi lợn, c ng như một số chính sách chăn nuôi nói chung

và chăn nuôi lợn nói riêng. Nghiên cứu đã áp dụng các phương pháp phân tích kinh

tế, mô hình cực biên ngẫu nhiên, hàm logit, ma trận phân tích chính sách. Kết quả

nghiên cứu cho thấy chăn nuôi lợn ở các v ng sinh thái đều mang lại thu nhập đáng

kể cho người chăn nuôi, tuy nhiên có sự khác nhau rõ rệt về hiệu quả kinh tế giữa

các vùng miền, giữa các quy mô sản xuất và giữa các hệ thống chăn nuôi khác nhau.

Đây là cở sở lý thuyết cơ bản làm căn cứ cho việc tính toán, phân tích hiệu quả kinh

tế - kỹ thuật, lợi thế so sánh trong chăn nuôi lợn ở nước ta [57].

32

1.2.2.4. Nghiên cứu về phát triển chăn nuôi lợn

- Công trình nghiên cứu của Clem Tisdell (năm 2009), Trường Kinh tế - Đại

học Queensland, c với đề tài: “Khuynh hướng nguồn cung và đặc điểm cơ cấu

ngành hàng lợn ở Việt Nam”[74]. Nghiên cứu tập trung phân tích và dự báo khuynh

hướng nguồn cung thịt lợn thông qua các chỉ tiêu: số đầu lợn, sản lượng thịt lợn hơi

và số lượng trang trại và các loại hình chăn nuôi. Số liệu trong nghiên cứu này là số

liệu thứ cấp được thu thập, tổng hợp qua nhiều năm (1996-2006) từ Tổng Cục

Thống kê và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Việt Nam. Bằng việc sử

dụng phương pháp thống kê mô tả, tác giả Clem Tisdell đã làm rõ khuynh hướng

nguồn cung thịt lợn của Việt Nam, đồng thời chỉ ra được sự khác nhau về phát triển

chăn nuôi lợn giữa các v ng, miền ở Việt Nam. Theo kết quả nghiên cứu, các hộ

chăn nuôi lợn quy mô nhỏ là thành phần sản xuất quan trọng và đóng góp phần lớn

vào nguồn cung thịt lợn ở Việt Nam trong giai đoạn 1996-2006. Chăn nuôi quy mô

nhỏ vẫn chiếm tỷ lệ cao, trong khi chăn nuôi quy mô lớn phát triển chậm. Mặc d

năng suất chăn nuôi lợn đã được cải thiện từ những năm 1990, nhưng tốc độ tăng

trưởng sản lượng thịt vẫn còn chậm. C ng giống như nghiên cứu của Akter .S,

nghiên cứu của Clem Tisdell chỉ ra rằng tính cạnh tranh quốc tế của ngành chăn

nuôi lợn ở Việt Nam là không cao. Các sản phẩm thịt lợn của các nước Canada, Mỹ

vẫn được nhập khẩu với khối lượng ngày càng tăng, đặc biệt là sau khi Việt Nam

gia nhập WTO. Theo Clem Tisdell, các chính sách phát triển hiện tại của Chính phủ

Việt Nam vẫn chưa phát huy hiệu quả và không có tác động khuyến khích sự phát

triển của ngành chăn nuôi lợn.

Nghiên cứu của Clem Tisdell là tài liệu tham khảo hữu ích đối với luận án.

Các phương pháp thống kê, cách thức lập luận và tính toán số liệu thứ cấp ở trong

nghiên cứu sẽ được chúng tôi vận dụng để phân tích hiện trạng và xu hướng phát

triển ngành chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặc d số liệu trong nghiên cứu

này được thu thập trong giai đoạn 1996-2006, nhưng các kết luận của tác giả là

những thông tin quan trọng, cụ thể là cung cấp cơ sở thực tiễn khi nghiên cứu thực

trạng phát triển ngành chăn nuôi lợn ở Việt Nam và tỉnh Thừa Thiên Huế.

33

- Phạm Xuân Thanh và cộng sự (2014), “Phát triển chăn nuôi lợn thịt trên địa

bàn tỉnh Thanh Hóa”. Nghiên cứu được tiến hành dựa trên quá trình tổng hợp, phân

tích những số liệu thống kê từ các báo cáo chuyên ngành, số liệu thống kê đã được

công bố về tình hình CN lợn nói chung và CN lợn thịt nói riêng, qua đó nhằm đánh

giá đúng thực trạng và xác định những thuận lợi, khó khăn trong phát triển CN thịt

ở địa bàn nghiên cứu. Từ những đánh giá đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp

phát triển CN lợn thịt trong thời gian tới. Tuy nhiên nghiên cứu còn mang tính chất

mô tả và phản ánh biến động các chỉ tiêu liên quan đến phát triển CN lợn thịt, chưa

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn thịt [45].

- Nguyễn Ngọc Xuân (2015), “Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo quy

trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội”. Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm

rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình

VietG HP; đây là xu hướng phát triển tất yếu và bền vững, góp phần nâng cấp và

hoàn thiện chuỗi giá trị ngành chăn nuôi lợn ở nước ta. Nghiên cứu đã phân tích,

đánh giá được thực trạng chăn nuôi lợn theo quy trình VietG HP tại thành phố Hà

Nội. Sử dụng mô hình hồi quy để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định của

người chăn nuôi có theo quy trình VietG HP hay không; sử dụng phương pháp

phân tích nhân tố khám phá để chỉ ra những nội dung của quy trình VietG HP thực

sự ảnh hưởng đến khả năng áp dụng tiêu chuẩn VietG HP vào trong chăn nuôi lợn.

Những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng phát triển chăn nuôi lợn theo quy trình

VietG HP; đề xuất được các nhóm giải pháp: kinh tế - tổ chức, kỹ thuật chăn nuôi

và hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn theo quy

trình VietG HP tại thành phố Hà Nội trong giai đoạn tới. Đây là tài liệu tham khảo

có giá trị cho Luận án đánh giá sự phát triển chăn nuôi lợn [66].

Tóm lại, trong thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về

lĩnh vực chăn nuôi lợn. Tuy nhiên, phần lớn các công trình này đều giải quyết các

khía cạnh về hiệu quả, thị trường, marketing, các nhân tố ảnh hưởng, phát triển

trong chăn nuôi lợn. Ở Thừa Thiên Huế chưa có một công trình nào nghiên cứu một

cách có hệ thống và toàn diện về phát triển chăn nuôi lợn để trả lời những vấn đề

mà trong phần mở đầu đã nêu lên. Vì thế đề tài được lựa chọn để làm luận án là

công trình độc lập, chưa được ai công bố ở bất kỳ đâu.

34

1.3 Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn

1.3.1. Tình hình phát triển và kinh nghiệm chăn nuôi lợn trên thế giới

1.1.3.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn trên thế giới

Theo Bộ Nông nhiệp Mỹ (USD ), tổng sản lượng thịt lợn sản xuất trên thế

giới năm 2015 đạt 111,46 triệu tấn, tăng 0,80% so với năm 2014, trong khi tiêu thụ

thịt lợn toàn cầu đạt 110,94 triệu tấn, tăng 0,88% so với năm trước [1].

Triệu tấn

Biểu đồ 1 1 Sản xuất và tiêu thụ thịt lợn trên thế giới năm 2010 – 2015

(Nguồn: USDA )

Trung Quốc vẫn là quốc gia chăn nuôi lợn lớn nhất thế giới, với đàn lợn năm

2015 chiếm khoảng 56% tổng đàn lợn toàn cầu, cho sản lượng thịt lợn hơi chiếm

50,6% tổng sản lượng thịt toàn cầu. Trong khi đó, sản lượng thịt lợn của toàn khu

vực EU chỉ chiếm 20,6%, cho sản lượng thịt 23,0 triệu tấn; sản lượng thịt lợn của

Mỹ đạt 11,16 triệu tấn, chiếm 10,0% toàn cầu. Còn lại 18,8% thị phần sẽ chia đều

cho các quốc gia còn lại, trong đó có Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 2,2% [1].

Về tiêu thụ thịt lợn, Trung Quốc tiêu thụ 51,6% tổng lượng tiêu thụ thịt lợn

toàn cầu, đạt 57,2 triệu tấn, tiếp đến là EU (18,6%), Mỹ (8,4%). Các nước còn lại tỷ

trọng tiêu thụ mỗi nước chỉ chiếm dưới 3% tổng lượng thịt lợn tiêu thụ toàn cầu [1].

Năm 2015, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 6 về sản xuất thịt lợn trên thế giới

với sản lượng sản xuất 2,45 triệu tấn thịt lợn, xếp sau Trung Quốc, EU, Mỹ, Nga và

Braxin và đứng thứ 7 về tiêu thụ thịt lợn toàn cầu với sản lượng tiêu thụ 2,41 triệu

tấn, xếp sau Trung Quốc, EU, Mỹ, Nga, Braxin và Nhật Bản [1].

98

100

102

104

106

108

110

112

114

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Sản lượng

Tiêu thụ

35

Về thương mại, trong năm 2015, xuất khẩu thịt lợn toàn cầu đạt 7,15 triệu

tấn, xuất khẩu thịt lợn chỉ tập trung vào một số quốc gia có lợi thế, những quốc gia

này phần lớn đều có nền nông nghiệp tiên tiến, mức độ chuyên môn hóa cao, áp

dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất với hàm lượng khoa học cao. Hiện nay, nguồn

cung cấp thịt lợn chính của thế giới tập trung vào 3 quốc gia/khu vực là Mỹ, EU và

Canada, với tỷ trọng xuất khẩu gộp cả ba nước chiếm tới hơn 81,6% tổng lượng

xuất khẩu thịt lợn toàn cầu. Một số quốc gia cung cấp thịt lợn đáng chú ý khác là

Braxin (565 nghìn tấn, chiếm 7,9%) và Trung Quốc (250 nghìn tấn, chiếm 3,5%).

Năm 2015, Việt Nam đứng thứ 8 trong các quốc gia xuất khẩu thịt lợn lớn nhất, với

40 nghìn tấn, chủ yếu sang thị trường Hồng Kông, Trung Quốc [1].

Biểu đồ 1.2 Thị phần các quốc gia xuất, nhập h u thịt lợn trên thế giới

năm 2015

(Nguồn: USDA)

Về nhập khẩu, các thị trường đáng chú ý lần lượt là Nhật Bản, Mexico,

Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Mỹ, Hồng Kông. Trong đó, Trung Quốc mặc d là

quốc gia chăn nuôi lợn lớn nhất thế giới vẫn phải nhập siêu trên 600 nghìn tấn thịt

lợn để phục vụ nhu cầu tiêu d ng rất lớn của trên 1,35 tỷ dân [1].

1.3.1.2. Kinh nghiệm chăn nuôi lợn ở một số nước trên thế giới

* Trung Quốc: Tổng đàn lợn thịt của Trung Quốc năm 2015 đạt khoảng 750

triệu con, tăng 57,5 % so với 470,96 triệu con năm 2011 nhờ hỗ trợ trực tiếp của

Chính phủ nhằm nhanh chóng kích thích sản xuất và hạ giá thịt lợn tiêu d ng. Sản

lượng thịt lợn Trung Quốc chiếm 51% tổng sản lượng thịt lợn thế giới và có xu

EU

32,9%

Mỹ

31,7%

Canada 16,9%

Trung

Quốc

3,5%

Brazil 7,9%

Chi lê 2,6%

Mexico 1,8%

Khác

2,6%

Xuất h u

Nhật

20,9%

Nga 8,1%

Khác

25,9%

Mỹ

7,2%

Hàn Quốc

7,5%

Mexico 12,9%

Trung

Quốc

12,0%

Hồng Kông 5,5%

Nhập h u

36

hướng tăng đáng kể từ 50,6 triệu tấn năm 2011 lên 56,4 triệu tấn năm 2015 và dự

báo sản lượng năm 2016 sẽ đạt 56,5 triệu tấn nhờ chi phí đầu vào được kỳ vọng sẽ

giảm và nhu cầu giá tăng [1].

Hiện nay chăn nuôi lợn ở Trung Quốc tồn tại 3 loại hình chăn nuôi: Trang

trại chăn nuôi đô thị, các hộ gia đình và trang trại thương mại. Thông thường các

trang trại chăn nuôi đô thị thường chăn nuôi khoảng dưới 50 con lợn/ lứa, các hộ gia

đình chăn nuôi lợn từ 50 đến 3.000 con lợn và trang trại thương mại nuôi hơn 3.000

con lợn. Các tỉnh sản xuất thịt lợn lớn nhất ở Trung Quốc tập trung chủ yếu ở Tứ

Xuyên, Hà Nam, Sơn Đông, Hồ Nam, Hồ Bắc và Quảng Đông [95].

Xu hướng của các trang trại là sự liên kết chặt chẽ giữa các trang trại với

nguồn cung ứng giống, thức ăn, người giết mổ - chế biến và phân phối. Phần lớn

lợn thịt sản xuất tại các trang trại được bán tại các siêu thị, nhà hàng và người tiêu

d ng là các tổ chức như trường học, nhà trẻ,… và thị trường xuất khẩu như Hồng

Kông, Nga, Trung Đông và các nước Châu Á khác. Lợn thịt sản xuất từ các hộ chủ

yếu đi tới các lò mổ, người bán buôn, bán lẻ tại chợ [77].

* Mỹ: Ngành chăn nuôi lợn của Mỹ đã phát triển từ rất lâu và ổn định, sản

lượng thịt lợn năm 2015 đạt 11,2 triệu tấn tăng 8,7% so với năm 2011. Chăn nuôi lợn

thịt ở Mỹ chủ yếu tập trung trong các trang trại lớn, 80% sản lượng thịt lợn sản xuất

ra bởi các trang trại có quy mô lớn hơn 2000 con [84]. Các trang trại chăn nuôi c ng

phát triển theo hướng chuyên môn hóa hơn, chuyển từ sản xuất khép kín từ con giống

tới lợn thịt xuất chuồng, sang chuyên môn hóa theo từng khâu sản xuất chuyên biệt.

Lợn thịt được bán từ các trang trại tới nhà chế biến theo các hợp đồng, sau đó phân

phối tới các nhà bán buôn, bán lẻ như các siêu thị (chiếm 78% sản lượng tiêu thụ),

nhà hàng (17%), người tiêu d ng tập thể (5%). Có sự liên kết chặt chẽ bằng hợp đồng

từ người cung cấp đầu vào, dịch vụ thú y,… cho tới nhà phân phối cuối c ng, không

có các trung gian thu gom và thương lái.

*Philippines: Chăn nuôi lợn thịt tại Philipines c ng có xu thế tương tự như

Trung Quốc và có nét tương đồng với Việt Nam. Chăn nuôi quy mô trang trại đang

chiếm ưu thế hơn. Năm 2015 sản lượng thịt lợn ở Philippines đạt 1,37 triệu tấn tăng

37

6,2% so với năm 2011, trong khi đó tiêu thu thịt lợn 1,58 triệu tấn lớn hơn sản xuất

nên phải nhập khẩu thịt lợn khoảng 210 triệu tấn năm 2015 [1]. Theo Stanton, các

hộ chăn nuôi nhỏ lẽ sản xuất khoảng 71% tổng sản lượng thịt lợn, phần còn lại được

cung cấp bởi các trang trại. Các trang trại chăn nuôi quy mô lớn tập trung chủ yếu ở

hai v ng Central Luzon và Southern Tagalog. Các trang trại có xu hướng liên kết

chặt chẽ với nhà chế biến và phân phối để bán tại các siêu thị nhà hàng và người

tiêu d ng tập thể, các hộ chăn nuôi bán cho người thu gom, giết mổ, bán buôn và

bán lẽ tại các chợ. Hệ thống marketing thịt lợn tại Philippines, Việt Nam, Lao và

Campuchia khá tương đồng, thường bao gồm 5 tác nhân chính: người chăn nuôi,

thương lái, người mua buôn, lò mổ/chế biến và người bán lẻ. Người chăn nuôi có

thể bán lợn trực tiếp cho thương lái hoặc lò mổ, hoặc thậm chí bán thẳng cho người

tiêu dùng [92].

1.3.2. Tình hình phát triển và kinh nghiệm chăn nuôi lợn ở Việt Nam

1.3.2.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở Việt Nam

Trong những năm qua (Từ năm 2005 đến 2015) chăn nuôi lợn vẫn chiếm vị trí

số một về giá trị trong ngành chăn nuôi duy trì mức tăng trưởng bình quân hàng năm

0,1% (Phụ lục bảng 1.1). Tổng đàn lợn trong cả nước trong giai đoạn 2005-2015

tăng, giảm lên xuống không ổn định và có tốc độ phát triển chậm, không tăng nhiều

do b ng phát dịch tai xanh và dịch lỡ mồm long móng trên diện rộng.

Biểu đồ 1.3 Số lƣợng và tốc độ phát triển số lƣợng lợn của Việt Nam

giai đoạn 2005-2015

Nguồn: Tổng cục thống kê [54] [55]

27

.43

5,0

26

.85

5,3

26

.56

0,7

26

.70

1,6

27

.62

7,7

27

.37

3,1

27

.05

6,0

26

.49

4,0

26

.26

1,4

26

.76

1,4

27

.75

0,7

104,9

97,9 98,9

100,5

103,5

99,1 98,8 97,9 99,1

101,9 103,7

90,00

95,00

100,00

105,00

110,00

25.500

26.000

26.500

27.000

27.500

28.000

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tốc độ phát triển (%)

Số lƣợng (nghìn con)

Số lƣợng (1.000 con) Tốc độ phát triển hàng năm (%)

38

Tuy số lượng đàn lợn không tăng những sản lượng thịt lợn có tốc độ tăng

bình quân hàng năm trong giai đoạn 2005-2015 là 4,3% (Phụ lục bảng 1.1). Điều

này thể hiện công tác phát triển giống lợn ở nước ta trong thời gian vừa qua đã chú

trọng đến mặt chất lượng.

Biểu đồ 1.4 Sản lƣợng và tốc độ phát triển sản lƣợng thịt lợn của Việt Nam

giai đoạn 2005-2015

Nguồn: Tổng cục thống kê [54] [55]

Mặt khác, sự phân bố đàn lợn ở nước ta không đồng đều giữa các v ng, miền

và được tập trung nuôi chủ yếu ở khu vực đồng bằng Sông Hồng, chiếm 25,4% tổng

số đàn lợn cả nước, với mật độ nuôi trên 200 con/km2; đứng thứ 2 là khu vực Trung

du miền núi phía Bắc, chiếm 24,7%; đứng thứ 3 là Bắc Trung bộ và Duyên hải miền

Trung, chiếm 19,3% [55].

Biểu đồ 1.5 Phân bố đàn lợn ở Việt Nam

Nguồn: Tổng cục thống kê [54] [55]

2.2

88

,3

2.5

05

,0

2.6

62

,7

2.7

82

,8

3.0

35

,9

3.0

36

,4

3.0

98

,9

3.1

60

,0

3.2

28

,7

3.3

51

,2

3.4

91

,6

113,7 109,5

106,3 104,5

109,1

100,0 102,1 102,0 102,2

103,8 104,2

90

95

100

105

110

115

-

1.000

2.000

3.000

4.000

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tốc độ phát triển (%)

Sản lƣợng (nghìn tấn)

Sản lƣợng (1.000 tấn) Tốc độ phát triển hàng năm (%)

ĐBSH

28,4%

TD &

MNPB

19,9%

BTB &

DHMT

23,8%

TN

5,8%

ĐNB

8,2%

ĐBSCL

14,0%

Năm 2005

ĐBSH

25,4%

TD &

MNPB

24,7% BTB &

DHMT

19,3%

TN

6,5%

ĐNB

11,1%

ĐBSCL

12,9%

Năm 2015

39

Chăn nuôi lợn của Việt Nam thời gian qua đã đạt được những tiến bộ rất

đáng kể, nhiều phương thức và công nghệ tiên tiến đã được áp dụng trong sản xuất.

Tuy chăn nuôi trang trại và gia trại đã có nhiều phát triển, nhưng hình thức chăn

nuôi lợn truyền thống, phân tán nhỏ lẻ trong các nông hộ vẫn là chủ yếu chiếm

khoảng 70% về đầu con [8].

Những năm gần đây, trong chăn nuôi lợn đã hình thành một số loại hình tổ

chức sản xuất như: Hợp tác xã chăn nuôi, đây là mô hình HTX kiểu mới được

thành lập trên cơ sở tự nguyện. Các xã viên HTX là các hộ gia đình chăn nuôi

lợn có quy mô vừa (bình quân 10-20 lợn nái và 50-70 lợn thịt/hộ). HTX hoạt

động theo Luật Hợp tác xã và tổ chức nghề nghiệp, tự đóng góp vốn làm dịch vụ

đầu vào (con giống, thức ăn, thú y, ...), tổ chức sản xuất theo quy trình kỹ thuật

chung, tổ chức tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch và hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Hiệu quả từ việc sản xuất có tổ chức, tiết kiệm các chi phí dịch vụ trung gian đã

đem lại cho các xã viên trong HTX lãi từ 1,0-1,2 triệu đồng/hộ/tháng và giá bán

thường cao hơn từ 1.500đ-2.000đ/1kg sản phẩm so với hộ chăn nuôi ngoài HTX.

Mô hình sản xuất này phổ biến tại các tỉnh ĐBSH [98].

Chăn nuôi gia công, là mô hình liên kết giữa các cá nhân với công ty. Mô

hình này được thực hiện nhiều tại các v ng có chăn nuôi lớn như ĐBSH, ĐNB

và Đồng bằng sông Cửu Long. Phần lớn là các hộ gia đình có tiềm lực tài chính,

điều kiện đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi có quy mô từ 300-500 con trở lên

(hoặc nái, hoặc lợn thịt). Về hình thức tổ chức, các công ty cung cấp con giống,

thức ăn, thuốc thú y, vắc xin đến hộ nuôi gia công, đồng thời hướng dẫn, chỉ đạo

kỹ thuật hộ nuôi gia công; thu hồi sản phẩm và thanh toán tiền nuôi gia công

theo kết quả chăn nuôi. Hình thức chăn nuôi gia công này c ng đem lại lợi nhuận

khá lớn cho người chăn nuôi, sau khi trừ các chi phí trực tiếp đạt 120 ngàn

đồng/1 lợn thịt trong 3,5-4 tháng, hoặc 2,5-3,0 triệu đồng/1 nái/năm [98].

Tình hình tiêu thụ thịt lợn của nước ta hiện nay vẫn chủ yếu là thị trường

trong nước khoảng 98-99%, giá tiêu thụ thịt lợn tại thị trường trong nước thường

cao hơn so với các nước trong khu vực, điều này c ng là cơ hội thúc đẩy phát triển

40

chăn nuôi lợn, nhưng lại khó khăn cho việc cạnh tranh với thị trường xuất khẩu. Sản

phẩm thịt lợn xuất khẩu năm 2015 là 40 nghìn tấn, chủ yếu thịt lợn sữa và thịt lợn

choai, một số nhỏ thịt lợn mảnh. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hồng Kông,

Trung Quốc và Malaysia, với tỷ trọng kim ngạch lần lược 58,8%, 18,9% và 10,6%.

Bên cạnh đó, hàng năm nước ta phải nhập khẩu thêm khoảng 12-15 nghìn tấn thịt

lợn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu d ng ở trong nước [1].

1.3.2.2. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn ở một số tỉnh thành ở Việt Nam

* Đồng Nai là tỉnh có ngành chăn nuôi phát triển dẫn đầu cả nước, với 2 loại

vật nuôi chính là lợn và gia cầm. Năm 2015, tổng đàn lợn trên địa bàn là 1.536,9

nghìn con, với sản lượng thịt lợn hơi 215,6 nghìn tấn trong đó chăn nuôi trang trại

chiếm gần 70% so với v ng Đông Nam Bộ và chiếm gần 15% so với cả nước. Năm

2014 giá trị của trang trại chăn nuôi lợn chiếm 70% trong tổng giá trị ngành chăn

nuôi toàn tỉnh và chiếm 18,82% giá trị so với giá trị toàn ngành nông nghiệp của

tỉnh [25]. Các trang trại đã được hỗ trợ khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi nên thu

được hiệu quả khá cao. Để theo dõi chặt ngành chăn nuôi tránh dịch bệnh xảy ra đột

biến, ngành nông nghiệp của tỉnh đã tiến hành cấp phát sổ theo dõi chăn nuôi trang

trại, tiếp nhận báo cáo định kỳ hàng tháng từ các trang trại, tổng hợp dữ liệu chăn

nuôi, thú y, xử lý môi trường trong chăn nuôi. Tính đến nay, tỉnh đã cấp được hơn

2.864 sổ theo dõi chăn nuôi các loại cho các trang trại. Trong đó có 2.228 sổ chăn

nuôi lợn; 628 sổ theo dõi chăn nuôi gia cầm. Toàn tỉnh đã xây dựng hàng nghìn

công trình khí sinh học, góp phần xử lý hữu hiệu chất thải chăn nuôi, tạo nguồn

năng lượng sạch phục vụ sinh hoạt hoặc sản xuất. Theo khảo sát, mô hình trên tiết

kiệm 2,2 triệu đồng tiền chất đốt/hộ và mỗi tháng tiết kiệm được từ 300.000 đến

400.000 đồng đối với hộ chạy máy phát điện. Chất thải chăn nuôi qua xử lý từ công

nghệ khí sinh học còn tạo ra khối lượng lớn phân hữu cơ tốt để bón cho cây trồng,

cải tạo đất đai. Đặc biệt, mô hình ứng dụng chăn nuôi an toàn sinh học và “đệm lót

sinh học” giúp mỗi hộ chăn nuôi tiết kiệm chi phí sản xuất từ 250.000 đến 300.000

đồng/con lợn sau chu kỳ 3 tháng nuôi. Nhằm hướng tới xây dựng thương hiệu thịt

lợn sạch cho Đồng Nai, hiện nay địa bàn tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi

41

thực hiện chuỗi liên kết chăn nuôi lợn ở một số địa phương, đây là các hộ chăn nuôi

lớn có đủ khả năng để cung cấp lượng thịt lợn lớn cung ứng cho thị trường. Việc

xây dựng chuỗi liên kết nhằm thu gọn tất cả các khâu từ chăn nuôi, thu mua cho tới

giết mổ, giúp người chăn nuôi ổn định được giá thành sản phẩm khi mua vào c ng

như khi đưa ra thị trường. Đồng thời ngành chức năng dễ dàng kiểm soát được chất

lượng, từng bước tạo được thương hiệu cho sản phẩm [97].

* Nghệ n là tỉnh có tiềm năng, điều kiện để phát triển chăn nuôi (nhất là chăn

nuôi đại gia súc). Hiện nay Nghệ n là tỉnh có tổng đàn trâu, bò lớn nhất cả nước,

tổng đàn lợn 964,9 nghìn con đứng đầu v ng Bắc Trung bộ, tỷ trọng chăn nuôi trong

nông nghiệp ngày càng cao, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi chiếm 41,5% tổng giá trị

sản xuất nông nghiệp. Năm 2015 tổng sản lượng thịt lợn là 125,8 nghìn tấn. Các dự

án hỗ trợ phát triển chăn nuôi triển khai trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 5 xã thực

hành chăn nuôi tốt (G HP) tại 4 huyện Diễn Châu, Nam Đàn, Nghi Lộc, Đô Lương

với 10 nhóm G HP 200 hộ tham gia trong đó xây dựng 10 mô hình mẫu thực hành

chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học tạo sản phẩm sạch. Công tác quản lý giết mổ

và kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm đang gặp nhiều khó khăn bất cập. Mặc d có cơ

sở giết mổ gia súc tập trung tại Đô Lương, Nam Đàn, Diễn Châu, Yên Thành nhưng

nhìn chung tình trạng giết mổ gia súc trên địa bàn toàn tỉnh vẫn không kiểm soát

được, chủ yếu người dân vẫn giết mổ tại nhà, lò mổ tập trung chưa phát huy hiệu quả

nên công tác kiểm tra vệ sinh thú y còn nhiều hạn chế. Việc kiểm tra vệ sinh thú y

hầu hết chỉ diễn ra tại các chợ, tụ điểm mua bán sản phẩm động vật, việc kiểm tra

được động vật trước khi giết mổ hầu như không xảy ra [96].

1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ phát triển chăn nuôi lợn

- Phát triển chăn nuôi lợn phải theo quy hoạch và kế hoạch, đồng thời phải

hình thành hệ thống chính sách tín dụng, đầu tư, bảo hiểm để khai thác tiềm năng

của mỗi v ng một cách có hiệu quả, tránh tình trạng phát triển t y tiện, thiếu kế

hoạch và quy hoạch dẫn đến ô nhiễm môi trường, suy thoái đất đai đang diễn ra khá

phổ biến hiện nay ở nhiều địa phương.

42

- Phát triển chăn nuôi lợn phải gắn với việc nghiên cứu và giải quyết tốt mối

quan hệ giữa sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt, phải xác định được

thị trường mục tiêu, yêu cầu chất lượng sản phẩm và làm tốt công tác xúc tiến

thương mại. Việc sản xuất phải theo hướng tạo ra các sản phẩm ph hợp, đáp ứng

với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu d ng trong nước và ngoài nước.

- Xuất phát từ những đặc th về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của

mỗi v ng cần có sự kết hợp của 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp

và nhà nông thì vấn đề sử dụng các nguồn lực mới có hiệu quả và bền vững. Tuy

nhiên, để có thể kết hợp được đòi hỏi phải có chính sách và cơ chế nhằm giải quyết

tốt mối quan hệ lợi ích của các bên tham gia.

- Phát triển chăn nuôi lợn cần phải mạnh dạn đầu tư quy mô lớn, trang trại

công nghiệp, khép kín, hiện đại để hạn chế dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nhằm

đem lại hiệu quả và bảo đảm tính bền vững.

Những bài học kinh nghiệm về phát triển CN lợn của một số nước và một số

tỉnh thành trong nước là một trong những cơ sở để xem xét đánh giá những thành

công, hạn chế trong phân tích thực trạng và đề xuất định hướng, giải pháp phát triển

CN lợn ở tỉnh TT. Huế.

Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn, những bài

học kinh nghiệm phát triển chăn nuôi lợn của một số nước trên thế giới và nước ta

có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

- Phát triển chăn nuôi lợn nhằm khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi v ng, tạo

việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư và bộ mặt nông thôn, đồng thời

phát triển CN lợn làm thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa

phương, của v ng và của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.

- Phát triển CN lợn đòi hỏi phải kết hợp giữa mở rộng quy mô chăn nuôi hợp

lý, nâng cao chất lượng và chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo hướng tiến bộ và khai

thác được tiềm năng lợi thế của mỗi v ng, lựa chọn các hình thức tổ chức, quản lý và

phương thức chăn nuôi ph hợp theo đặc điểm cụ thể của từng v ng, địa phương, chú

ý đến việc duy trì và bảo vệ môi trường. Phát triển CN lợn cần nhìn nhận và đánh giá

43

khách quan những nhân tố tác động đến quá trình tăng trưởng của nó, từ đó phối hợp

các yếu tố đầu vào một cách hợp lý nhất để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

- Trong những năm qua nhiều nước trên thế giới c ng như ở nước ta đã khai

thác tiềm năng lợi thế của mỗi v ng để phát triển chăn nuôi lợn nhằm đáp ứng nhu

cầu thị trường. Tuy nhiên, sự phát triển chăn nuôi lợn không theo quy hoạch, lạm

dụng quá mức kỹ thuật và chất kích thích để nâng cao năng suất và tăng nhanh sản

lượng đã để lại nhiều bài học về an toàn sản phẩm, ô nhiễm nguồn nước, suy thoái

đất đai. Vì vậy, phát triển chăn nuôi lợn cần bảo đảm hiệu quả cả về kinh tế, xã hội

và môi trường, đó c ng chính là phát triển chăn nuôi lợn theo hướng bền vững.

Tóm tắt chƣơng 1

Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển CN lợn,

vai trò của phát triển CN lợn, đặc điểm của phát triển CN lợn, đặc biệt là làm rõ nội

dung nghiên cứu phát triển CN lợn, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển CN lợn.

Đồng thời bằng cách tiếp cận các công trình NC trong và ngoài nước, tác giả đã hệ

thống hóa các kết quả nghiên cứu, phân tích, đánh giá những luận cứ khoa học và

thực tiễn quan trọng cần được vận dụng, kế thừa và phát triển. Ngoài ra, Luận án

còn nêu lên khái quát tình hình và kinh nghiệm phát triển CN lợn ở trên thế giới và

Việt Nam; rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển CN lợn ở tỉnh TT. Huế. Những

vấn đề trên đây là cơ sở khoa học và khung nghiên cứu định hướng cho nội dung

nghiên cứu ở các chương tiếp theo của luận án.

44

CHƢƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU

2 1 Đặc điểm tự nhiên, inh tế và xã hội ở Thừa Thiên Huế

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Thừa Thiên Huế là một tỉnh duyên hải miền Trung nằm ở phía Bắc đèo Hải

Vân có toạ độ địa lý là 160đến 16,8

0 vĩ bắc và 107,8

0đến 108,2

0 kinh đông. Về ranh

giới hành chính: phía Đông tiếp giáp biển Đông; phía Tây tiếp giáp Cộng hòa dân

chủ nhân dân Lào; phía Nam tiếp giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam; phía

Bắc tiếp giáp tỉnh Quảng Trị. Thừa Thiên Huế có 9 đơn vị hành chính là Phú Lộc,

Phú Vang, Nam Đông, Lưới, Phong Điền, Quảng Điền, thị xã Hương Trà, Hương

Thủy và Thành phố Huế. Thừa Thiên Huế có tổng diện tích tự nhiên là 503.320,5

ha, dân số 1.135.568 người, chiếm khoảng 1,52% về diện tích và 1,27% về dân số

của Việt Nam [16]. Thừa Thiên Huế nằm trên các trục đường giao thông quan trọng

Quốc lộ 1 , tuyến đường sắt Bắc Nam, trục hành lang Đông Tây nối Thái Lan,

Lào, Việt Nam theo đường 9, đường Hồ Chí Minh, cảng hàng không quốc tế Phú

Bài, cảng biển Thuận n, cảng nước sâu Chân Mây nối với hệ thống cảng của cả

nước và quốc tế. Vì thế, Thừa Thiên Huế có điều kiện hết sức thuận lợi để mở rộng

sản xuất, giao lưu kinh tế với các tỉnh trong nước và nước ngoài, đồng thời là một

trong những trung tâm phát triển kinh tế Miền Trung trong tương lai gần, đây là

những tiềm năng và lợi thế lớn trong phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và ngành

nông nghiệp nói riêng trong đó có chăn nuôi.

2.1.1.2 Một số đặc điểm khí hậu, thuỷ văn

Thừa Thiên Huế nằm trong v ng khí hậu nhiệt đới gió m a, có hai m a mưa

nắng rõ rệt, m a mưa bắt đầu từ tháng 9 năm trước và kết thúc tháng 01 năm sau;

đồng thời chịu ảnh hưởng của hai loại gió m a chính là gió đông bắc hoạt động từ

tháng 10 và kết thúc vào tháng 3 năm sau, thường gây mưa, lụt vào tháng 10, tháng

11; gió tây nam hoạt động từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 8, thường gây nóng và

khô hạn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và các loại vật nuôi [40].

45

* Các yếu tố khí hậu thời tiết:

Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên hải Bắc Trung bộ và thuộc

v ng nội chí tuyến nên thừa hưởng nền nhiệt độ cao, đặc trưng cho khí hậu nhiệt

đới gió m a nóng ẩm. Mặt khác, do bị dãy núi trung bình Bạch Mã án ngữ theo

phương Á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu mang đậm nét v ng chuyển tiếp giữa

hai miền Nam – Bắc nên chịu tác động của chế độ gió m a khá đa dạng. M a mưa

tr ng với m a bão lớn từ tháng 8 đến tháng 11 thường gây ra l lụt, ngập úng

nghiêm trọng. M a khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7, mưa ít, nước bốc hơi nhiều,

gây nên hạn hán, nhiễm mặn. Sự thất thường của khí hậu, thời tiết là một trong

những khó khăn cho nghề chăn nuôi [40].

Do địa hình bị chia cắt và ảnh hưởng của mưa ẩm nhiệt đới, khí hậu ven

biển, nên Thừa Thiên Huế có nhiều tiểu v ng khí hậu khác nhau, tạo nên đa dạng về

loài động thực vật, phong phú về loài là cơ sở cho sự phát triển cây trồng và vật

nuôi. Song c ng gây nhiều khó khăn, bất lợi cho sản xuất nông nghiệp nói chung và

chăn nuôi gia súc, gia cầm nói riêng.

* Thủy văn Thừa Thiên Huế:

Hệ thống sông ngòi ở TT. Huế được phân bố tương đối đều. Do ảnh hưởng

của địa hình, đại bộ phận sông ở TT. Huế chảy theo hướng Nam - Tây Nam, Bắc -

Đông Bắc, chiều dài dòng chảy thường ngắn, độ dốc dòng chảy thường cao, nhất là

từ v ng trung lưu đến thượng nguồn. Lưu vực sông không lớn, độ dốc địa hình các

lưu vực sông ở trung thượng nguồn cao trên 15º, lượng mưa tập trung từ tháng 9

đến tháng 12 với cường độ mưa cao, có khi đạt đến 400-500 mm/ngày [40].

Với lượng mưa và hệ thống sông ngòi nói trên là điều kiện thuận lợi trong

việc giải quyết nước ngầm cho chăn nuôi lợn và tưới tiêu; đồng thời chủ động trong

việc sản xuất các loại cây trồng phục vụ chăn nuôi c ng như bố trí đa dạng vật nuôi

nhưng c ng dễ gây ngập úng, l lụt, ẩm ướt nên dễ phát sinh và lây lan dịch bệnh.

2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.1.2.1. Dân số và lao động

Theo thống kê năm 2015, dân số của tỉnh có 1.143.572 người (567.253

nam; 576.319 nữ) tăng 67.550 người so với năm 2005, tức tăng 6,3%. Về phân bố,

có 556.056 người sinh sống ở thành thị chiếm 48,6% và 587.516 người sinh sống ở

46

v ng nông thôn, chiếm 51,4%. So với năm 2005, dân số thành thị tăng lên đáng kể,

tăng 62,9%, tức tăng 214.786 người (Phụ lục bảng 2.1). Mật độ dân số 228,0

người/km2 [16].

Năm 2015, lực lượng lao động của tỉnh 623.480 người, chiếm 54,5% dân số

toàn tỉnh, trong đó lao động nông thôn chiếm 47,2%. Tổng lao động của tỉnh năm

2015 so với năm 2005 tăng 21,0% (Phụ lục bảng 2.1). Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo

ở thành phố là 31,3% còn ở nông thôn là 14,9% [16].

2.1.2.2. Tình hình sử dụng đất đai

Thừa Thiên Huế có tổng diện tích đất tự nhiên là 502.629,5 ha, trong đó diện

tích đất nông nghiệp năm 2015 là 412.084,9 chiếm 82,0% trong tổng diện tích đất

tự nhiên, so với năm 2005 tăng 43,0%, chủ yếu DT đất lâm nghiệp tăng 42,4% và

diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng 46,5% (Phụ lục bảng 2.2). Trong tổng DT

đất tự nhiên, DT đất sản xuất NN chiếm 13,9% và phân bố chủ yếu ở các xã đồng

bằng huyện Phong Điền, Phú Vang, Hương Trà, Phú Lộc và Quảng Điền (các

huyện này chiếm trên 70% DT đất sản xuất NN toàn tỉnh).

Diện tích đất chưa sử dụng năm 2015 chiếm tỷ trọng 1,5%, trong đó đất bằng

của tỉnh chưa sử dụng còn rất lớn hơn 5.355,9 ha. Đây là tiềm năng to lớn để địa

phương có thể mở rộng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi khác có giá trị. Tuy

nhiên, công tác quy hoạch quỹ đất phát triển chăn nuôi chưa được các cấp, ngành

quan tâm, do đó quỹ đất này đến nay hầu như không đáng kể. Đây là một trong

những khó khăn cho việc quy hoạch v ng chăn nuôi trang trại, gia trại để phát triển

chăn nuôi lợn trong những năm tới.

2.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

- Giao thông: Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc Nam chạy xuyên suốt chiều dài

của tỉnh tạo thành trục xương sống của hệ thống giao thông trong tỉnh. Các hệ thống

đường tỉnh, đường huyện, đường xã đan xen nhau tạo thành mạng lưới giao thông

khá hợp lý, 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã [3]; tỷ lệ nhựa, bê tông

ngày càng tăng 94,6% số xã có đường trục xã, liên xã; 97,3% xã có đường trục thôn

được nhựa và bê tông hóa. Tuy nhiên, giao thông đường ngõ, xóm ở nông thôn chất

lượng còn hạn chế. Đáng chú ý là hệ thống giao thông đến tận cấp thôn được chú

trọng phát triển mạnh với 98,3% số thôn ô tô đi đến được [17]. Đây là điều kiện hết

47

sức thuận lợi về cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn phục vụ sản xuất nông nghiệp,

dịch vụ và sinh hoạt của người dân nông thôn, xây dựng nông thôn mới.

- Thủy lợi: Nhà nước đã ưu tiên đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ thống

các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản. Bình quân 1 xã

có 17,5 km kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp; trong đó kênh

mương đã được kiên cố hóa bình quân 6,5 km/xã, tỷ lệ xã có hệ thống thủy lợi cơ

bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh 58,6%; toàn tỉnh có 300 trạm bơm nước,

bình quân 1 xã có 2,7 trạm bơm nước [60].

- Hệ thống điện: Toàn tỉnh có 100% số xã có điện, số hộ nông thôn sử dụng

điện đạt tỷ lệ 99,96%. Chất lượng cung cấp điện ngày càng ổn định, giá điện ở v ng

nông thôn từng bước được cải thiện [16].

2.1.2.4. Phát triển kinh tế - xã hội

Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, c ng với sự phát triển chung của

cả nước, TT. Huế c ng đã đạt được những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực.

Thời kỳ 2005 -2015 kinh tế TT. Huế tăng trưởng cao và liên tục, BQ hàng năm tăng

10,52%. Tốc độ tăng cao nhất là ngành CN-XD, bình quân hàng năm tăng 12,4%, thứ

đến là dịch vụ tăng 11,92% và cuối c ng là NLN & TS 2,77% (Phụ lục bảng 2.3).

Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch đáng kể, tỷ trọng của nhóm

ngành CN-XD tăng lên và sự giảm đi tương đối của nhóm ngành NLN &TS. Mặc

d tỷ trọng trong GDP giảm nhưng giá trị tuyệt đối nhòm ngành NLN & TS tăng

rõ rệt, So với năm 2005, GDP ngành NLN TS năm 2015 tăng 859,91 tỷ đồng,

tuy nhiên, quá trình chuyển dịch còn chậm và thiếu ổn định (Phụ lục bảng 2.4).

Giá trị sản xuất ngành NLN và TS giai đoạn 2005 đến năm 2015 ngày càng

tăng, với tốc độ tăng bình quân là 3,7%/năm (Phụ lục bảng 2.5), trong đó sản xuất

nông nghiệp tăng với tốc độ tăng bình quân 2,9%/năm. Giá trị sản xuất nông nghiệp

năm 2015 so với năm 2005 (theo giá cố định 2010) tăng 907,73 tỷ đồng, trong đó

GTSX chăn nuôi tăng 167,25 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2005-2015 mỗi năm tăng

16,73 tỷ đồng. Năm 2015, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tỉnh TT. Huế chiếm

23,8% tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp thuần túy (Phụ lục bảng 2.6).

Mặc d mức tăng không lớn, nhưng kinh tế nông nghiệp, nông thôn của tỉnh trong

48

những năm gần đây đã đạt được những thành tựu đáng kể và chuyển biến rõ nét,

một bộ phận SX nông nghiệp tự cung tự cấp chuyển sang SX hàng hoá; cơ cấu cây

trồng, vật nuôi có sự chuyển biến mạnh, bước đầu đã hình thành một số v ng

chuyên canh cây công nghiệp, một số mô hình chăn nuôi có hiệu quả.

Biểu đồ 2 1. Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2005-2015

Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế [14][15] [16]

2 2 Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Tiếp cận nghiên cứu

2.2.1.1. Tiếp cận phát triển CN lợn trong mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất

Xem xét mối quan hệ giữa tăng (giảm) quy mô sản xuất CN lợn (quy mô

đàn, sản lượng, GTSX,…) với chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi (đối tượng nuôi, hình

thức nuôi, vùng sinh thái). Sự thay đổi về lượng của từng bộ phận (tăng trưởng) cần

tạo ra sự thay đổi về chất (cấu trúc) của chăn nuôi lợn (theo hướng tiến bộ: năng

suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, hiệu quả). Đây c ng chính là quan điểm nhất

quán trong việc đánh giá sự phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh TT. Huế.

2.2.1.2. Tiếp cận phát triển chăn nuôi lợn theo quan điểm hệ thống

Nghiên cứu sự phát triển chăn nuôi lợn cần đặt trong tổng thể phát triển

ngành nông nghiệp và ngành chăn nuôi. Chăn nuôi lợn là một bộ phận không thể

tách rời của hệ thống nông nghiệp và chăn nuôi với những chức năng, vai trò nhất

định; đồng thời đặt sự phát triển CN lợn ở tỉnh TT. Huế trong tương quan so sánh

với vùng Bắc Trung bộ và cả nước. Xem xét CN lợn trong mối quan hệ với công tác

802,6 826,8 858,5 839,7 854,2 887,3 889,5 900,1 869,7 930,8 969,8

- 500

1.000 1.500 2.000 2.500 3.000 3.500 4.000

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tỷ đồng

Tổng Trồng trọt Dịch vụ Chăn nuôi

49

quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng, với hệ thống tiêu thụ (cả đầu vào và đầu ra và

hệ thống phân phối sản phẩm CN lợn). Mặt khác, hoạt động CN lợn chịu ảnh hưởng

của các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài. Sự thay đổi của chính sách vĩ mô,

điều kiện tự nhiên hay thị trường đều ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất

CN lợn dẫn đến những thay đổi trong định hướng phát triển chăn nuôi lợn.

2.2.1.3. Tiếp cận phát triển chăn nuôi lợn theo quan điểm toàn diện

Sự phát triển CN lợn ở tỉnh TT. Huế cần được nhìn nhận dưới nhiều góc độ

như: mục đích chăn nuôi, giống lợn, hình thức tổ chức chăn nuôi, phương thức trình

độ chăn nuôi, vùng nuôi. Cách tiếp cận này sẽ cho chúng ta vừa thấy rõ bức tranh

chung, vừa nắm bắt được xu hướng, vai trò của từng bộ phận trong sự phát triển CN

lợn, từ đó có thể tìm ra các giải pháp phát triển phù hợp.

2.2.1.4. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia

Tiếp cận có sự tham gia được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung

nghiên cứu của đề tài. Với cách tiếp cận này, thông tin để phân tích đánh giá thực

trạng phát triển chăn nuôi lợn, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn và

các giải pháp đề xuất đều có sự tham gia chia sẻ, trao đổi của các chủ thể sản xuất,

cán bộ quản lý ở các địa phương các cấp và các chuyên gia.

Tóm lại, nghiên cứu phát triển CN lợn ở tỉnh TT. Huế được tiếp cận theo

quan điểm biện chứng, hệ thống, toàn diện và khách quan.

2.2.2. Khung phân tích

Dựa trên các vấn đề lý luận về phát triển chăn nuôi lợn được trình bày ở

phần trước, luận án đề xuất khung phân tích phát triển chăn nuôi lợn được thể hiện

qua sơ đồ 2.1. Khung phân tích này mô tả và giải thích một cách logic về các mối

quan hệ phụ thuộc, tương tác và quy định lẫn nhau giữa các thành phần (khái niệm,

biến số) của nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn.

50

Sơ đồ 2 1 Khung phân tích phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế

(Nguồn: Tác giả đề xuất)

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN

CHĂN NUÔI LỢN

YẾU TỐ

B N NGOÀI

- Điều kiện tự

nhiên

- Chính sách

- Giá cả thị trường

- Hội nhập kinh tế

quốc tế

YẾU TỐ

BÊN TRONG

- Nhóm yếu tố kỹ

thuật

- Nhóm yếu tố

nguồn lực sản

xuất

- Hình thức chăn

nuôi

NÔI DUNG PHÁT TRIỂN

CHĂN NUÔI LỢN

- Quy mô, tăng trưởng và cơ cấu (Số lượng và chất

lượng)

- Sự ph hợp với phát triển của ngành chăn nuôi và

ngành nông nghiệp

- Quy hoạch; cơ sở hạ tầng

- Thị trường đầu vào, đầu ra

- Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN

51

Quan sát ở khung phân tích cho thấy, nội dung “Phát triển chăn nuôi lợn ở

tỉnh Thừa Thiên Huế” được xem là vấn đề nghiên cứu khá phức tạp được giải thích

bởi nhiều khái niệm, bao gồm: tăng trưởng số lượng, chất lượng và hoàn thiện cơ

cấu về phát triển chăn nuôi lợn; đặt trong tổng thể ngành chăn nuôi và ngành nông

nghiệp; quy hoạch, cơ sở hạ tầng; thị trường đầu vào, đầu ra và hiệu quả trên các

góc độ kinh tế, xã hội và môi trường. Bên cạnh đó, phát triển chăn nuôi lợn chịu tác

động trực tiếp hay gián tiếp của các biến số hay còn gọi là các yếu tố bên trong và

bên ngoài, bao gồm nhóm yếu tố kỹ thuật (giống, thức ăn, thú ý,...); nguồn lực sản

xuất (trình độ, lao động, vốn,…); hình thức chăn nuôi; điều kiện tự nhiên; chính

sách; thị trường giá cả; hội nhập kinh tế quốc tế.

Mục tiêu cuối c ng của nghiên cứu là đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh

phát triển chăn nuôi lợn ở địa bàn nghiên cứu theo hướng hiệu quả và bền vững.

2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.3.1. Thông tin thứ cấp

Các tài liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm:

- Các thông tin thứ cấp từ Tổng cục Thống kê, Bộ Nông Nghiệp và PNNT,

Cục Chăn nuôi, UBND tỉnh, Cục thống kê, Sở nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa

Thiên Huế, Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp các huyện, số liệu tổng hợp của

các cuộc tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn, thủy sản năm 2011; số liệu từ năm

2005 đến năm 2015.

- Thông tin từ các Hội nghị, Hội thảo về phát triển chăn nuôi lợn giúp chúng

tôi năm rõ hơn những thuận lợi, khó khăn trong thời gian qua và những định hướng,

giải pháp phát triển chăn nuôi lợn trong thời gian tới.

- Các luận án, luận văn, sách, tạp chí, báo cáo tổng kết... trong và ngoài nước

liên quan đến phát triển kinh tế, hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp nói chung và

chăn nuôi lợn nói riêng tại các trường Đại học, Thư viện Quốc gia, Cục Chăn nuôi,

các trang web chuyên ngành trong và ngoài nước.

Những thông tin này được sử dụng chủ yếu để nghiên cứu những vấn đề

mang tính hệ thống và tổng quan về kinh tế chăn nuôi trong và ngoài nước và của

tỉnh Thừa Thiên Huế.

52

2.2.3.2. Thông tin sơ cấp

a. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Thừa Thiên Huế là tỉnh có ngành chăn nuôi lợn phát triển nhất trong các loại

hình chăn nuôi. Đề tài luận án sẽ căn cứ vào tình hình phát triển chăn nuôi lợn của

tỉnh để lựa chọn các khu vực tập trung nghiên cứu nhằm tiếp cận được toàn diện các

loại hình, quy mô và phương thức chăn nuôi trên địa bàn. Vì vậy, để đảm bảo tính

đại diện của điểm nghiên cứu, luận án vận dụng phương pháp chọn mẫu nhiều cấp

(phân tầng) như sau:

- Đơn vị mẫu cấp 1: chọn ra các huyện (thị xã) đại diện. Việc lựa chọn huyện

(thị xã) nghiên cứu dựa vào các tiêu chí sau:

+ Đại diện về quy mô, phương thức, loại hình chăn nuôi lợn;

+ Đại diện về v ng sinh thái (v ng đồi núi, đồng bằng trung du, đầm phá ven biển);

+ Đại diện về vị trí địa lý so với Thành phố Huế.

- Đơn vị mẫu cấp 2: trong mỗi huyện (thị xã) được chọn, chọn ra 03 xã đại

diện để thu thập số liệu thực tế về tình hình chăn nuôi lợn. Các xã đại diện có đầy

đủ các loại hình, quy mô và phương thức chăn nuôi khác nhau. Các huyện (thị xã)

và các xã đại diện cụ thể như sau:

Huyện Nam Đông

Tỉnh Thừa Thiên Huế có 2 huyện v ng đồi núi là Nam Đông và Lưới, hoạt

động chăn nuôi lợn ở hai huyện này phát triển tương đương nhau, năm 2014 số

lượng đàn lợn của huyện Nam Đông là 8.875 con và huyện Lưới là 10.345 con,

chiếm tương ứng là 4,40% và 5,13% tổng đàn lợn của cả tỉnh [16]. Trong hai huyện

này chúng tôi chọn huyện Nam Đông để khảo sát vì vừa đại diện cho huyện có số

lượng đàn lợn ít và có đầy đủ các quy mô chăn nuôi khác nhau, mặt khác giao thông

đi lại thuận lợi hơn. Trong huyện Nam Đông chúng tôi chọn 3 xã đại diện là Hương

Phú, Hương Hoà và Thượng Long.

Thị xã Hương Thuỷ

V ng đồng bằng trung du của tỉnh Thừa Thiên Huế gồm các huyện, thị xã

Phong Điền, Hương Trà, Hương Thuỷ, Phú Lộc và Thành phố Huế. Trong đó

53

Hương Thuỷ là một trong những địa bàn đồng bằng, ở cạnh trung tâm đô thị Huế có

hoạt động chăn nuôi lợn phát triển với đầy đủ loại hình, quy mô và số lượng; năm

2014 đàn lợn của huyện là 28.642 con, chiếm 14,20% trong tổng đàn lợn của tỉnh

[16]. Trong thị xã Hương Thuỷ chúng tôi chọn 3 xã Thủy Vân, Thủy Ph và Thủy

Phương đại diện cho các tiểu v ng sinh thái khác nhau để điều tra các đơn vị chăn

nuôi lợn quy mô trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi.

Huyện Quảng Điền

V ng đầm phá, ven biển của tỉnh bao gồm 2 huyện đặc trưng là Quảng Điền

và Phú Vang. Số lượng đàn lợn ở hai huyện này có sự khác nhau đáng kể, năm 2014

đàn lợn của huyện Quảng Điền là 25.735 con, chiếm 12,76% trong tổng đàn lợn [16],

ít hơn rất nhiều so với đàn lợn huyện Phú Vang nhưng có đầy đủ trang trại lợn nái,

lợn thịt và đại diện cho huyện nằm ở phía Đông Bắc của Thành phố Huế. Ở huyện

Quảng Điền hoạt động chăn nuôi lợn chỉ phát triển ở một số xã có đất đai rộng, mật

độ dân cư thấp như xã Quảng Vinh, Quảng Thái và Quảng Lợi, vì thế 3 xã này đã

được lựa chọn để khảo sát.

b. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

- Chọn mẫu khảo sát: Trên cơ sở các huyện (thị xã), các xã đại diện và tham

vấn ý kiến các cán bộ quản lý tại địa phương, cán bộ thú y xã cho thấy hoạt động

chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế tương đối đa dạng về quy mô, đối tượng, trình

độ thâm canh và phương thức chăn nuôi. Đồng thời, dựa vào số liệu thống kê về số

lượng các cơ sở chăn nuôi, số lượng đàn lợn, đối tượng chăn nuôi lợn,… đã được

cung cấp bởi các cơ quan quản lý, chúng tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu phân

loại (phân tổ). Sau đó từ các loại (tổ) chọn ra các đơn vị mẫu điều tra một cách ngẫu

nhiên không theo tỷ lệ (cơ cấu tổng thể mẫu không hoàn toàn tương ứng với cơ cấu

của tổng thể chung theo các tiêu thức nghiên cứu). Phân bố số mẫu khảo sát của

từng loại (tổ) ở các huyện (thị xã) đại diện được trình bảy ở bảng 2.1 (có thể tham

khảo thêm ở phụ lục bảng 2.7). Tổng số mẫu chúng tôi tiến hành khảo sát là 330

mẫu, trong đó: nếu phân theo địa bàn thì huyện Quảng Điền và thị xã Hương Thủy

khảo sát mỗi huyện, thị xã là 120 mẫu (chiếm 36,4%) và huyện Nam Đông khảo sát

54

90 mẫu (chiếm 27,2%); nếu phân theo quy mô nuôi thì quy mô trang trại 11 mẫu

(chiếm 3,3%), gia trại 56 mẫu (chiếm 17,0%) và hộ chăn nuôi 263 mẫu (chiếm

79,7%); nếu phân theo đối tượng nuôi thì chăn nuôi lợn thịt 93 mẫu (chiếm 28,2%),

chăn nuôi lợn nái 60 mẫu (chiếm 18,2%), chăn nuôi hỗn hợp 177 mẫu (chiếm

53,6%); nếu phân theo phương thức nuôi thì công nghiệp 15 mẫu (chiếm 4,5%), bán

công nghiệp 157 mẫu (chiếm 47,6%) và truyền thống 158 mẫu (chiếm 47,9%). Về

mặt thống kê, quy mô và cơ cấu điều tra như vậy là đảm bảo tính chất đại biểu và

ph hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án.

Bảng 2 1 Số lƣợng và cơ cấu mẫu hảo sát

Địa bàn Số

mẫu

Theo quy mô Theo đối tƣợng

nuôi

Theo phƣơng

thức nuôi

Trang

trại

Gia

trại

Hộ

CN

CN

lợn

thịt

CN

lợn

nái

CN

hỗn

hợp

CN BCN TT

Nam Đông 90 2 6 82 29 10 51 2 39 49

Hương Thủy 120 5 18 97 34 25 61 7 56 57

Quảng Điền 120 4 32 84 30 25 65 6 62 52

Tổng số 330 11 56 263 93 60 177 15 157 158

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014

Bên cạnh đó, chúng tôi c ng tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý địa phương có

liên quan đến công tác phát triển chăn nuôi lợn tại các điểm khảo sát. Mỗi huyện chúng

tôi phỏng vấn 20 cán bộ, trong đó có 15 cán bộ xã và 5 cán bộ huyện. Cán bộ cấp tỉnh

chúng tôi phỏng vấn và xin ý kiến 10 cán bộ. Những thông tin thu thập được từ cán bộ

quản lý địa phương được sử dụng để làm căn cứ rút ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,

thách thức và đề xuất các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn trong thời gian tới.

- Chọn mẫu tham gia đánh giá: Bên cạnh việc khảo sát các cơ sở chăn nuôi

lợn, để có thông tin toàn diện hơn về tình hình sản xuất c ng như những thuận lợi,

khó khăn trong quá trình sản xuất chăn nuôi lợn. Tại mỗi xã, chúng tôi tiến hành tổ

chức 1 buổi thảo luận nhóm với sự tham gia của các cơ sở chăn nuôi lợn, cán bộ thú

y, cán bộ khuyến nông, cán bộ quản lý ngành chăn nuôi tại xã.

55

c. Thông tin khảo sát

Thông tin sơ cấp được thu thập trong năm 2014 bằng phương pháp phỏng

vấn trực tiếp các cơ sở chăn nuôi lợn theo mẫu phiếu điều tra được lập sẵn. Tài liệu

sơ cấp được tổ chức điều tra để đánh giá mức độ đầu tư, chi phí, trình độ kỹ thuật

sản xuất, hiệu quả kinh tế của các đối tượng nuôi, phương thức nuôi, các trang trại,

gia trại và hộ gia đình trong chăn nuôi lợn. Tiếp cận thông tin và dịch vụ cung cấp

thức ăn, giống, dịch vụ thú y và tín dụng…Bên cạnh đó, đề tài c ng tiến hành phỏng

vấn các cán bộ địa phương có liên quan đến công tác quản lý phát triển chăn nuôi

lợn trên địa bàn các điểm khảo sát. Mẫu phiếu khảo sát được thiết kế thành 2 mẫu:

mẫu thứ nhất dành cho người chăn nuôi (hộ gia đình, gia trại, trang trại); mẫu thứ

hai dành cho cán bộ quản lý (phụ lục 4).

2.2.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý và tính toán tài liệu

D ng phương pháp phân tổ để hệ thống hoá tài liệu điều tra theo các tiêu

thức đáp ứng yêu cầu nghiên cứu. Việc xử lý, tính toán số liệu được tiến hành trên

máy tính theo phần mềm thống kê ứng dụng SPSS.

Sau khi thu thập số liệu, chúng tôi tiến hành kiểm tra đánh giá và điều tra bổ

sung, thay thế một số phiếu điều tra không đạt yêu cầu. Số liệu điều tra được nhập

vào máy tính (Excel) để xử lý theo nội dung đã được xác định.

2.2.5. Phương pháp phân tích

2.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng các chỉ tiêu số tuyết đối, số tương đối,

số bình quân, … kết hợp với việc so sánh giữa các nhóm để phân tích, nêu lên mức

độ của hiện tượng (quy mô, cơ cấu đàn lợn, năng suất sản phẩm,…) trong điều kiện

lịch sử cụ thể của địa bàn nghiên cứu.

2.2.5.2. Phương pháp hạch toán: được sử dụng để tính toán chi phí, kết quả và hiệu quả

chăn nuôi lợn bằng việc tính toán các chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO), chi phí sản xuất

(TC), Chi phí trung gian (IC), Giá trị gia tăng (V ), thu nhập hỗn hợp (MI), GO/IC,

VA/IC, MI/IC.

2.2.5.3. Phương pháp phân tích đầu tư dài hạn: được thực hiện nhằm dự đoán dòng

tiền thu nhập trong tương lai và tỷ lệ hoàn vốn nội bộ để phân tích đánh giá hiệu

quả kinh tế của chăn nuôi lợn nái sinh sản trong cả chu kỳ sản xuất, bao gồm các chỉ

tiêu NPV, BCR, IRR.

56

2.2.5.4. Phương pháp chuỗi dữ liệu thời gian: được vận dụng để phân tích động thái

(biến động theo thời gian) về quy mô, cơ cấu, hiệu quả,… chăn nuôi lợn.

2.2.5.5. Phương pháp phân tích chuỗi cung: được thực hiện nhằm xác định mạng

lưới các tác nhân trong chuỗi và mối liên kết ngang, liên kết dọc trong chuỗi cung

sản phẩm thịt lợn;

2.2.5.6. Phương pháp toán kinh tế: sử dụng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên

với dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas để phân tích hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn

thịt (Phụ lục 1).

2.2.6. Phương pháp chuyên gia

Khảo sát ý kiến chuyên gia (chủ cơ sở chăn nuôi có kinh nghiệm, các nhà

khoa học, chuyên môn kỹ thuật, cán bộ khuyến nông, cán bộ quản lý,...) về những

vấn đề liên quan đến phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên cứu, làm cơ sở tư

vấn, phản biện cho các đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp.

2.2.7. Phương pháp ma trận SWOT

Được sử dụng để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với

phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế, làm cơ sở cho việc đề xuất định hướng,

mục tiêu và các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

Tất cả các phương pháp trên đây đều dựa trên cơ sở phương pháp luận duy

vật biện chứng, tiếp cận đối tượng nghiên cứu theo quan điểm: khách quan, toàn

diện, phát triển và hệ thống.

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn (Phụ lục 2)

Tóm tắt chƣơng 2

Trong chương 2, luận án đã trình bày khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế

- xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm làm sáng tỏ thêm cơ sở thực tiễn của đề tài;

đồng thời làm rõ các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu, kết hợp giữa

phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại, giữa phương pháp định tính và

phương pháp định lượng; xây dựng khung phân tích và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

phát triển chăn nuôi lợn để tiếp cận mục tiêu và nội dung nghiên cứu đề tài luận án.

57

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN

Ở TỈNH THỪA THI N HUẾ

3.1. Đánh giá sự phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế

3.1.1. Quy mô, tăng trưởng và cơ c u chăn nuôi lợn

3.1.1.1. Quy mô và tăng trưởng chăn nuôi lợn trong thời kỳ 2005-2015

* Về quy mô đàn:

Theo số liệu thống kế cho thấy, tổng đàn lợn năm 2015 là 202.167 con,

giảm so với năm 2005 là 62.620 con. Tốc độ tăng trưởng năm 2015 so với năm

2005 cho thấy: tổng đàn lợn và lợn thịt giảm, trong khi đó đàn lợn nái và lợn đực

giống tăng. Tuy nhiên nếu xét từng loại giống thì lợn thịt ngoại tăng rất lớn (10,5

lần), tiếp đến lợn nái ngoại tăng 13,8 lần. Đây là xu hướng tích cực góp phần nâng

cao chất lượng, năng suất đàn lợn.

Trong giai đoạn 2005-2015 quy mô đàn lợn của tỉnh giảm bình quân hàng

năm là 6.262 con, tốc độ giảm bình quân là 2,7%, đàn lợn thịt giảm 3,8% (Bảng

3.1) do bị tiêu huỷ gần 20 nghìn con trong đợt dịch tai xanh xảy ra năm 2007-

2008 [17]. Bên cạnh đó, một thời gian dài giá thức ăn chăn nuôi và con giống

tăng trong lúc giá thị trường đầu ra thịt lợn hơi giảm làm cho chăn nuôi lợn bị

thua lỗ và người nông dân chỉ nuôi cầm chừng, thiếu vốn đầu tư , tốc độ phát

triển bình quân hàng năm các huyện, thị xã đều giảm, chỉ riêng 2 huyện miền núi

Nam Đông và Lưới tăng (Phụ lục bảng 3.1).

Số liệu ở bảng 3.1 còn cho thấy: đối với đàn lợn thịt, đàn lợn nội và lợn lai

giảm bình quân hàng năm tương ứng -1,7% và -9,1%, nhưng lợn ngoại lại tăng cao

26,5%. Rõ ràng, chăn nuôi lợn thịt ngoại đang là xu hướng được người dân lựa

chọn nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu d ng của thị trường. Đối với lợn nái bình quân

hàng năm tăng 4,5%, song lợn nái Móng Cái giảm 5,9% trong khi lợn nái F1 tăng

45,2%, nái ngoại tăng 30,0%. Đàn lợn đực giống c ng biến động tương tự, tăng

trưởng chung hàng năm đạt 7,5%, trong khi đực ngoại tăng 9,4% thì đực Móng Cái

giảm hoàn toàn và không còn nuôi nữa [38].

58

Bảng 3 1 Quy mô và tăng trƣởng đàn lợn tỉnh TT. Huế giai đoạn 2005-2015

TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2010 2015 BQ

I Tổng đàn (con) 264.787 246.962 202.167

Tăng trưởng so với năm 2005 % -6,73 - 23,65

Tăng trưởng hàng năm % 2,01 1,80 0,23 - 2,70

1 Lợn thịt (con) 238.095 203.362 160.842

Tăng trưởng so với năm 2005 % - 14,59 - 32,45

Tăng trưởng hàng năm % 1,00 2,22 0,44 - 3,80

1.1 Lợn ngoại (con) 5.698 6.888 59.762

Tăng trưởng so với năm 2005 % 20,88 948,82

Tăng trưởng hàng năm % 24,52 - 11,27 6,66 26,50

1.2 Lợn lai (con) 206.629 159.036 79.407

Tăng trưởng so với năm 2005 % - 23,03 - 61,57

Tăng trưởng hàng năm % 5,83 4,99 - 2,60 - 9,10

1.3 Lợn nội (con) 25.768 37.438 21.637

Tăng trưởng so với năm 2005 % 45,29 - 15,89

Tăng trưởng hàng năm % - 28,27 - 5,73 - 3,98 - 1,70

2 Lợn nái (con) 26.647 43.540 41.232

Tăng trưởng so với năm 2005 % 63,40 54,73

Tăng trưởng hàng năm % 12,49 - 0,03 - 0,69 4,50

2.1 Nái MC (con) 25.761 37.434 14.057

Tăng trưởng so với năm 2005 % 45,31 - 45,43

Tăng trưởng hàng năm % 12,22 - 5,72 - 37,72 - 5,90

2.2 Nái F1 (con) 539 5.469 22.396

Tăng trưởng so với năm 2005 % 914,66 4.055,10

Tăng trưởng hàng năm % 15,17 57,79 42,36 45,20

2.3 Nái ngoại (con) 347 637 4.779

Tăng trưởng so với năm 2005 % 83,57 1.277,23

Tăng trưởng hàng năm % 30,94 67,63 48,55 30,00

3 Lợn đực giống (con) 45 60 93

Tăng trưởng so với năm 2005 % 33,33 106,67

Tăng trưởng hàng năm % 12,50 - 34,07 66,07 7,50

3.1 Đực ngoại (con) 38 56 93

Tăng trưởng so với năm 2005 % 47,37 144,74

Tăng trưởng hàng năm % 11,76 - 34,88 69,09 9,40

3.2 Đực MC (con) 7 4 0

Tăng trưởng so với năm 2005 % - 42,86 - 100,00

Tăng trưởng hàng năm % 16,67 - 20,00 - 100,00 -100,00

(Nguồn: Sở NN PTNT tỉnh TT. Huế và tính toán của tác giả)

59

Quy mô đàn lợn của các cơ sở điều tra: ta thấy quy mô BQ đàn lợn thịt là

53,6 con/cơ sở/năm, trong đó ở các trang trại là 341,1 con, gia trại là 114,3 con và

hộ chăn nuôi là 28,5 con. Phần lớn các cơ sở đều nuôi lợn F1 và F2, lợn ngoại đa số

được nuôi ở các trang trại. Sở dĩ tồn tại thực trạng này là do vốn sản xuất của các

gia trại và nông hộ chăn nuôi còn thiếu, cộng với khả năng tiếp cận các tiến bộ kỹ

thuật còn kém nên không đủ khả năng để nuôi lợn nái ngoại. Quy mô đàn lợn nái

BQ1 cơ sở chăn nuôi là 3,7 con, trong đó trang trại có quy mô cao nhất 20,4 con,

gia trại là 11,2 con, chủ yếu là lợn nái F1 và nái ngoại (Phụ lục bảng 3.2). Lợn nái

F1 c ng đang phổ biến dần nhờ giống lợn này có khả năng thích nghi tốt điều kiện

môi trường và cho năng suất khá. Giống lợn nái ngoại chủ yếu là Landrace và

Yorkshire, số cơ sở nuôi nái ngoại đang có xu hướng tăng lên do lợn thịt thương

phẩm từ nái ngoại tạo ra có tỷ lệ nạc và mức tăng trọng cao, thị trường ưa chuộng.

Phần lớn các cơ sở CN lợn nái ngoại để tự túc nguồn lợn giống cho chính họ và chỉ

có những hộ có kỹ thuật chăn nuôi khá, có tiềm lực về kinh tế thì mới đầu tư nuôi

lợn nái ngoại.

Tóm lại, trong thời kỳ 2005-2015: quy mô tổng đàn và đàn lợn thịt đều giảm,

trong khi đàn lợn nái và lợn đực giống tăng. Đồng thời, về đối tượng nuôi thì quy

mô đàn lợn thịt ngoại và đàn lợn nái F1, nái ngoại đều tăng, trong khi đàn lợn thịt

nội, lợn lai và lợn nái MC ngày càng giảm dần và giảm nhanh. Sự tăng trưởng trên

là xu hướng khách quan, ph hợp với nhu cầu thị trường về số lượng và chất lượng

sản phẩm chăn nuôi vừa góp phần chuyển dịch cơ cấu CN lợn theo hướng tích cực.

* Về sản lượng và giá trị sản lượng chăn nuôi lợn

Số liệu ở bảng 3.2 cho biết: sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng năm 2015 so với

năm 2005 giảm 758,6 tấn, tốc độ giảm BQ hàng năm 0,4% tập trung chủ yếu ở các địa

phương là: TP. Huế, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Lộc (Phụ lục bảng 3.3). Tuy nhiên,

xét cả quá trình thì giai đoạn 2005-2010 sản lượng vẫn tăng 2,9% nhưng giai đoạn

2010-2015 lại giảm 6,3%, nên cả giai đoạn 2005-2015 vẫn giảm 3,6%. Như vậy, sản

lượng thịt lợn hơi xuất chuồng biến động tăng (giảm) không ổn định do nhiều tác động,

nhưng chủ yếu là do quy mô đàn lợn thịt trong thời kỳ này giảm gần 32,5%.

60

Bảng 3 2 Sản lƣợng và giá trị sản lƣợng thịt lợn tỉnh Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2005-2015

TT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2010 2015 BQ

1 Sản lƣợng thịt lợn hơi xuất

chuồng tấn 20.967,0 21.572,0 20.208,4

- Tăng trưởng so với năm 2005 % - 2,9 - 3,6

- Tăng trưởng hàng năm % 3,6 2,6 1,8 - 0,4

2 Giá trị sản xuất ngành chăn

nuôi lợn

tỷ

đồng 510,4 595,9 596,0

- Tăng trưởng so với năm 2005 - 16,8 16,8

- Tăng trưởng hàng năm

0,9 1,8 0,9 1,6

(Nguồn: Niên giám thống kê và tính toán của tác giả)

Năm 2015, Bình quân sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tính trên đầu người ở

tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ ở mức 17,7 kg/người, thấp hơn so với bình quân chung cả

nước (38,1 kg/người) và thấp nhất trong các tỉnh Bắc Trung Bộ (37,6 kg/người) [59].

Biểu đồ 3 1 Sản lƣợng thịt lợn hơi bình quân đầu ngƣời tỉnh Thừa Thiên Huế,

vùng Bắc Trung bộ và cả nƣớc giai đoạn 2005-2015

(Nguồn: Niêm giám thống kê và tính toán của tác giả)

Trong những năm gần đây, bằng việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật về con

giống, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng nên năng suất và chất lượng thịt lợn tăng lên

đáng kể, c ng với sự gia tăng giá bán các sản phẩm chăn nuôi lợn đã đóng góp phần

lớn vào sự tăng lên của GTSX ngành chăn nuôi của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổng giá

27,8 30,1 31,6 32,7

35,3 34,9 35,3 35,6 36,0 36,7 38,1

26,2 28,1

30,5 31,4 32,9 33,9 34,2 34,8 34,2 36,5

37,6

19 20 20 18 19 20 19 18 17 17

18

-

05

10

15

20

25

30

35

40

45

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Kg/ngƣời

Cả nƣớc

Bắc Trung Bộ

Thừa Thiên Huế

61

trị sản xuất ngành chăn nuôi và GTSX chăn nuôi lợn tính theo giá cố định giai đoạn

2005-2015 có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2015, GTSX ngành chăn nuôi đạt

969,8 tỷ đồng trong đó giá trị sản xuất chăn nuôi lợn là chủ yếu chiếm 61,5%, gia

cầm chiếm 28,6%, trâu, bò chiếm 7,5%. Tốc độ phát triển GTSX bình quân hàng

năm của ngành chăn nuôi lợn là 1,6% (Phụ lục bảng 3.4). Trong cả giai đoạn 2005-

2015 giá trị sản xuất chăn nuôi lợn tăng 16,8%, bình quân hàng năm tăng 1,6%.

Biểu đồ 3 2 Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2005-2015

(Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế)[16],[17],[18]

* Về năng suất và chất lượng đàn lợn thịt

Hầu hết người chăn nuôi lợn thịt đang sử dụng giống F1 (♀Móng cái x ♂ngoại)

nên năng suất và chất lượng thịt còn thấp. Trọng lượng lợn xuất chuồng bình quân của

tỉnh TT. Huế có xu hướng giảm mạnh từ 70,1 kg năm 2010 xuống 59,6 kg năm 2013 và

có xu hướng tăng trở lại đến 61,7 kg năm 2015. Nếu so với v ng Bắc Trung bộ thì trọng

lượng lợn xuất chuồng ở TT. Huế cao hơn nhưng so với cả nước thì ngược lại.

Năm 2010, tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai Đề án phát triển đàn lợn giống

chất lượng cao và được người chăn nuôi hưởng ứng triển khai ở các địa phương và

mang lại hiệu quả cao, đến năm 2015 đàn lợn nái ngoại và nái F1 có 18.836 con, tăng

hơn gấp 21,3 lần so với năm 2005 (886 con), chiếm 45,7% tổng đàn lợn sinh sản, tuy

nhiên vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất của người chăn nuôi.

Việc nuôi lợn thịt có tỷ lệ nạc cao (75% máu ngoại trở lên) có xu hướng phát

triển mạnh trong thời gian gần đây, đàn lợn ngoại nuôi thịt có mặt thường xuyên

trên địa bàn tỉnh tăng đáng kể, năm 2015 là 59.762 con, tốc độ phát triển bình quân

802,6 826,8 858,5 839,7 854,2 887,3 889,5 900,1 869,7 930,8 969,8

510,4 600,3 594,2 578,6 585,4 595,9 569,1 589,0 556,0 590,6 596,0

-

200

400

600

800

1.000

1.200

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tỷ đồng

Tổng Trâu, Bò Gia cầm Chăn nuôi hác Lợn

62

giai đoạn 2005-2015 là 26,5%. Song tỷ lệ này còn rất thấp so với tổng đàn lợn của

tỉnh (chiếm 29,6%), so với đàn lợn thịt của tỉnh (chiếm 35,0%).

Bảng 3.3. Năng suất chăn nuôi lợn thịt tỉnh Thừa Thiên Huế,

vùng Bắc Trung bộ và cả nƣớc giai đoạn 2010-2015

STT Chỉ tiêu Địa bàn 2010 2011 2013 2014 2015

1

Số đàn lợn

thịt xuất

chuồng (nghìn

con)

Cả nước 49.350,1 45.765,3 48.045,4 48.930,6 49.393,2

Bắc TB 6.932,6 6.009,3 6.640,8 6.783,6 6.917,0

TT. Huế 307,5 299,8 322 327,2 341,0

2

Sản lượng thịt

lợn hơi xuất

chuồng (nghìn

tấn)

Cả nước 3.027,3 3.098,9 3.228,7 3.330,6 3.491,6

Bắc TB 337,9 334,6 355,0 382,2 394,4

TT. Huế 21,6 20,8 19,2 19,8 20,2

3 Trọng lượng

XCBQ (kg) Cả nước

61,3 67,7 67,2 68,1 70,7

- Tăng trưởng

hàng năm (%)

- 10,4 2,4 1,3 -

0,4

4 Trọng lượng

XCBQ (kg) Bắc TB

48,7 55,7 53,5 56,3 57,0

- Tăng trưởng

hàng năm (%)

- 14,4 - 2,7 5,3 -

2,1

5 Trọng lượng

XCBQ (kg) TT. Huế

70,1 69,3 59,6 60,7 61,7

- Tăng trưởng

hàng năm (%)

- - 1,1 - 0,2 1,8 1,6

(Nguồn: Cục thống kê TTH, thống kê chăn nuôi VN và tính toán của tác giả)

Đối với các cơ sở điều tra, các giống lợn được đưa vào nuôi thịt có các chỉ

tiêu kinh tế kỹ thuật khác nhau. Đối với giống lợn ngoại tuổi nuôi thịt và trọng

lượng nhập chuồng cao hơn nhiều so với các giống lợn khác. Mặt khác, sự gia tăng

đầu tư thức ăn công nghiệp, đặc biệt một số trang trại sử dụng thức ăn chế phẩm

sinh học nhằm tăng hệ thống miễn dịch, cộng với quy trình nuôi khép kín nên khả

năng tăng trọng của lợn ngoại cao (0,69 kg/ngày), góp phần rút ngắn thời gian nuôi.

Các giống lợn F1 với phương thức chăn nuôi truyền thống chủ yếu được nuôi ở các

hộ chăn nuôi nhỏ, chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc không tốt nên mức tăng trọng

chậm, thời gian nuôi một lứa kéo dài (3,69 tháng), trọng lượng xuất chuồng thấp

(Phụ lục bảng 3.5)

63

Chăn nuôi lợn nái đòi hỏi kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc lợn con phức tạp

hơn so với lợn thịt, rủi ro cao nên nuôi lợn nái quy mô trang trại đòi hỏi chủ cơ sở

phải có kinh nghiệm, có vốn lớn, có trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng nắm bắt

thị trường. Kết quả khảo sát cho thấy số con đẻ ra bình quân/lứa ở lợn ngoại là cao

nhất 12,67 con và thấp nhất là ở lợn nái MC 11,93 con. Tỷ lệ lợn con nuôi sống trên

lứa ở các giống lợn rất cao, điều này chứng tỏ kỹ thuật chăn nuôi của người dân

hiện nay đã được nâng cao (Phụ lục bảng 3.6).

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng đàn lợn của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời

gian qua đạt được rất thấp và có xu hướng giảm xuống. Kết quả này bắt nguồn từ

nhiều nguyên nhân, trong đó chăn nuôi quy mô nhỏ chiếm tỷ lệ cao trong ngành

chăn nuôi lợn là nguyên nhân chủ yếu. Hơn thế nữa, giá cả thị trường trong những

năm gần đây không ổn định, dịch bệnh thường xuyên xảy ra nên người chăn nuôi đã

thu hẹp quy mô sản xuất. Đây chính là nguyên nhân của sự sụt giảm về số lượng và

sản lượng thịt lợn của tỉnh trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, tốc độ giảm của

tổng đàn lớn hơn rất nhiều so với sản lượng, điều đó chứng tỏ năng suất, chất

lượng đàn lợn đã có đóng góp nhất định cho sự phát triển của chăn nuôi lợn, như là

yếu tố chủ đạo làm GTSX ngành chăn nuôi lợn tăng bình quân hàng năm 1,6%. Đó

là sự phát triển hợp lý và cần thiết theo hướng đầu tư thâm canh, quy mô lớn trong

phát triển chăn nuôi lợn ở T.T. Huế trong giai đoạn 2005-2015.

3.1.1.2. Cơ cấu đàn lợn

Trong cơ cấu đàn lợn, giai đoạn 2005-2015, đàn lợn thịt chiếm tỷ trọng chủ

yếu (79,6% - 89,9%), đàn lợn nái chiếm 10,1%-20,4%, đực giống chỉ chiếm 0,02%

- 0,05%. Như vậy, CN lợn thịt vẫn là ngành sản phẩm chủ yếu trong CN lợn.

* Cơ cấu đàn lợn theo đối tượng nuôi

Về cơ cấu đàn lợn thịt, các giống lợn lai đã dần thay thế giống lợn nội, do đó

năng suất và phẩm chất thịt đã được cải thiện đáng kể. Hiện nay, hầu hết người chăn

nuôi lợn thịt đang sử dụng giống lợn lai là chủ yếu chiếm 49,4%, tiếp đến là lợn

ngoại chiếm 37,2%, lợn nội chiếm tỷ lệ 13,5%. Năm 2015, tổng số lợn ngoại được

người dân đưa vào nuôi với số lượng là 59.762 con tăng 10,5 lần so với năm 2005,

điều đó cho thấy xu hướng chăn nuôi lợn ngoại là rất lớn. Đối với chăn nuôi lợn lai

và lợn nội đang ngày càng giảm dần.

64

Về giống lợn: Hiện nay đàn lợn nái chiếm 20,4% tổng đàn, phần lớn vẫn là

giống Móng Cái chiếm 54,3% tổng đàn lợn nái, đàn lợn giống ít được chọn lọc, do

đó chất lượng con giống và năng suất sinh sản không cao. Tổng đàn lợn nái ngoại

chiếm 11,6% tổng đàn lợn nái; lợn nái F1 chiếm 34,1% tổng đàn lợn nái. Ngoài đàn

nái ngoại bố mẹ 300 con do tỉnh hỗ trợ đầu tư chăn nuôi công nghiệp tại xã Phong

Hiền (Phong Điền), hầu hết đàn lợn nái ngoại và nái F1 trong các gia trại, nông hộ

được hỗ trợ đầu tư thông qua Đề án Phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao, các mô

hình khuyến nông và các dự án khác.

Bảng 3 4 Cơ cấu đàn lợn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2015

ĐVT: %

TT Chỉ tiêu 2005 2010 2015

Tổng đàn 100,0 100,0 100,0

1 Lợn thịt 89,92 82,35 79,56

1.1 Lợn ngoại 2,39 3,39 37,16

1.2 Lợn lai 86,78 78,20 49,37

1.3 Lợn nội 10,82 18,41 13,47

2 Lợn nái 10,06 17,63 20,40

1.1 Nái MC 96,68 85,98 54,32

1.2 Nái F1 2,02 12,56 34,09

1.3 Nái ngoại 1,30 1,46 11,59

3 Lợn đực giống 0,02 0,02 0,05

1.1 Đực ngoại 84,44 93,33 100,0

1.2 Đực MC 15,56 6,67 -

(Nguồn: Sở NN PTNT và tính toán của tác giả)

Trong giai đoạn 2005-2015, chăn nuôi lợn thịt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, giữ

vai trò ngành sản phẩm chính trong chăn nuôi lợn, nhưng cơ cấu chăn nuôi lợn đã

có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng chăn nuôi thịt và tăng tỷ trọng

chăn nuôi giống; trong chăn nuôi thịt, tỷ trọng lợn lai giảm xuống, còn tỷ trọng lợn

ngoại và lợn nội tăng lên, đáng chú ý nhất là lợn ngoại từ dưới 2,5% đã vươn lên

chiếm hơn 1/3 đàn lợn thịt; trong cơ cấu chăn nuôi lợn nái sinh sản, đàn lợn ngoại

tăng lên rõ rệt còn lợn nội giảm đáng kể, đây là xu hướng tích cực.

65

* Theo hình thức tổ chức chăn nuôi lợn

Theo kết quả tổng điều tra nông nghiệp nông thôn và thủy sản ở TT. Huế

năm 2011, số hộ tham gia chăn nuôi lợn là 51.905 hộ, trong đó có 49.060 hộ chăn

nuôi lợn dưới 10 con chiếm 94,5%, 2.285 hộ chăn nuôi lợn từ 10-19 con chiếm

4,4% và 1,1% hộ chăn nuôi lợn từ 20 đến 99 con. Trong những hộ chăn nuôi lợn

dưới 10 con thì có 44.924 hộ chăn nuôi với quy mô dưới 6 con chiếm 86,55%, (Phụ

lục bảng 3.7). Điều này chứng tỏ chăn nuôi lợn theo hình thức nhỏ lẻ, phân tán ở

cấp nông hộ rất phổ biến ở tỉnh TT. Huế.

Trong những năm gần đây, các nông hộ có điều kiện ở trên địa bàn tỉnh đã

chuyển dần sang hướng chăn nuôi gia trại và trang trại, trong đó gia trại là loại hình tổ

chức chăn nuôi đang được đẩy mạnh phát triển, ph hợp với năng lực sản xuất và quy

mô vốn đầu tư của các cơ sở chăn nuôi lợn thịt trong bối cảnh hiện nay. Năm 2015,

số lượng gia trại chăn nuôi lợn thịt với quy mô từ 30 đến dưới 100 con là 464 gia trại.

Các địa phương có số lượng gia trại lợn thịt phát triển tương đối nhanh là Phong

Điền, Hương Trà, Quảng Điền, Hương Thuỷ [42].

Bảng 3 5 Số lƣợng gia trại, trang trại chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2010-2015

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2013 2014 2015

Tổng số trang trại, gia trại (Cơ sở) 462 377 488 466 533

(%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

1 Trang trại chăn nuôi lợn thịt (Cơ sở) 11 14 12 29 34

(%) 2,38 3,71 2,46 6,22 6,38

2 Trang trại chăn nuôi lợn nái (Cơ sở) 17 16 21 26 35

(%) 3,68 4,24 4,30 5,58 6,57

3 Gia trại chăn nuôi lợn thịt (Cơ sở) 434 347 455 411 464

(%) 93,94 92,04 93,24 88,20 87,05

(Nguồn: Sở NN PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế)

Đối với loại hình trang trại có quy mô từ 100 con lợn thịt hoặc 20 con lợn nái

trở lên có xu hương tăng lên nhưng số lượng còn ít. Nguyên nhân chủ yếu là do

nguồn vốn sản xuất của người chăn nuôi còn thấp, cộng với tâm lý sợ rủi ro nên các

chủ cơ sở không mạnh dạn đầu tư để mở rộng quy mô sản xuất.

66

Mặc d số lượng gia trại và trang trại ở trên địa bàn tỉnh phát triển chưa

nhiều, nhưng thực tế cho thấy hai loại hình tổ chức chăn nuôi này đã khai thác và sử

dụng có hiệu quả các nguồn lực như đất đai, vốn và lao động, đồng thời khắc phục

được tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi lợn gây ra và mang lại

thu nhập cho người chăn nuôi.

Trong giai đoạn 2010-2015, tổng số trang trại, gia trại của tỉnh TT. Huế có

xu hướng tăng lên nhưng số lượng chưa nhiều (462-533 cơ sở), hình thức chủ yếu là

gia trại lợn thịt (trên 87,1%). Tuy nhiên, tỷ trọng các trang trại tăng lên rõ rệt từ

6,1% năm 2010 tăng lên 12,9% năm 2015, đặc biệt trang trại lợn thịt tăng từ 2,4%

lên 6,4%. Như vậy, cơ cấu CN lợn theo loại hình tổ chức chăn nuôi đang có thay

đổi từ chủ yếu là gia trại lợn thịt sang các loại hình trang trại chăn nuôi tập trung

quy mô lớn hơn, ph hợp với xu thế CN lợn tập trung, năng suất và chất lượng đáp

ứng nhu cầu thị trường.

* Theo v ng sinh thái

Hoạt động chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng phát triển không

đồng đều ở các huyện của tỉnh TT Huế. Bên cạnh đó, địa hình tỉnh TT Huế được

chia thành 3 v ng sinh thái tương đối rõ ràng, đó là v ng đồi núi (huyện Nam Đông,

Lưới), v ng đồng bằng trung du (TP. Huế, TX Hương Trà, TX Hương Thủy,

huyện Phú Lộc, huyện Phong Điền) và v ng đầm phá ven biển (huyện Phú Vang,

Quảng Điền), mỗi v ng sinh thái này đều có những điều kiện thuận lợi và hạn chế

khác nhau đối với hoạt động chăn nuôi lợn. Quy mô đàn lợn ở các v ng sinh thái

khác nhau rất lớn, v ng đồng bằng trung du tập trung nhiều đơn vị hành chính nên

quy mô đàn lợn chiếm trên 55,3% tổng đàn và có xu hướng giảm dần từ trên 64,5%

năm 2005 xuống 55,3% năm 2015 do quá trình đô thị hóa, v ng đồi núi và vùng

đầm phá ven biển có xu hướng tăng dần tổng đàn với tỷ lệ tương ứng từ 5,2% và

30,4% năm 2005 lên 10,1% và 34,6% năm 2015. Đây là sự chuyển dịch hợp lý

nhằm khai thác tối đa lợi thế các vùng và phát triển ngành chăn nuôi lợn toàn diện.

67

Bảng 3.6. Số lƣợng và cơ cấu đàn lợn tỉnh Thừa Thiên Huế theo vùng sinh thái

giai đoạn 2005-2015

Năm

Toàn

tỉnh

Vùng Đồi n i Vùng Đồng b ng

trung du

Vùng Đầm phá ven

biển

SL

(con) (%)

SL

(con) (%) SL (con) (%)

2005 264.787 13.633 5,15 170.657 64,45 80.497 30,40

2010 246.962 17.680 7,16 143.886 58,26 85.396 34,58

2015 202.167 20.383 10,08 111.836 55,32 69.948 34,60

(Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế và tính toán của tác giả)

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác tổ chức sản xuất CN lợn còn bộc lộ

nhiều hạn chế: sự hợp tác, gắn kết hỗ trợ lẫn nhau giữa các hình thức tổ chức sản

xuất trong quá trình kinh doanh còn kém; sản xuất CN lợn quy mô hộ gia đình gây

ô nhiễm môi trường, trình độ kỹ thuật và công nghệ chăn nuôi còn thấp, nhất là hộ

nông dân. Nhìn chung trình độ quản lý sản xuất CN lợn còn thiếu năng động, chưa

theo kịp với sự biến đổi nhanh chóng của cơ chế thị trường. Những hạn chế này đã

làm giảm tốc độ tăng trưởng và phát triển ngành CN lợn và đặt ra yêu cầu cần tiếp

tục nghiên cứu và tháo gỡ.

Tóm lại, chăn nuôi lợn ở TT. Huế được hình thành bởi hai hợp phần đó là

chăn nuôi lợn thịt và lợn nái sinh sản. Trong đó, chăn nuôi lợn thịt được xem là

hướng sản xuất chủ lực và giữ một vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi lợn,

chăn nuôi lợn nái sinh sản chủ yếu tự cung tự cấp con giống để nuôi thịt. Cơ cấu

chăn nuôi lợn đã có sự chuyển dịch theo hướng nâng cao chất lượng, giảm tỷ trọng

chăn nuôi thịt và tăng tỷ trọng chăn nuôi giống; giảm tỷ trọng lợn lai, lợn nội , tăng tỷ

trọng lợn ngoại. Sự thay đổi cơ cấu chăn nuôi lợn trong giai đoạn 2005-2015 là xu

hướng khách quan phù hợp với tăng trưởng chung và tăng trưởng của từng bộ phận

cấu thành ngành chăn nuôi lợn, phản ánh sự thay đổi về chất trong phát triển phù hợp

với chủ trương phát triển ngành này của tỉnh TT. Huế.

3.1.2. Mối quan hệ phát triển gi a CN lợn với ngành chăn nuôi và ngành NN

Chăn nuôi lợn là ngành sản phẩm của ngành chăn nuôi và nằm trong hệ

thống ngành nông nghiệp, vì vậy phát triển chăn nuôi lợn phải đặt trong mối quan

hệ phát triển với ngành chăn nuôi và ngành nông nghiệp.

68

Qua bảng 3.7 ta thấy, GO ngành chăn nuôi lợn giai đoạn 2005-2015 tăng

nhưng còn chậm. Năm 2005 GO ngành chăn nuôi lợn 510,4 tỷ đồng đến năm 2015

là 596,0 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trong thời kỳ này là 1,6%/năm,

thấp hơn so với ngành chăn nuôi là 1,9% và ngành nông nghiệp là 2,6%. Tuy nhiên,

trong thời kỳ 2005-2015, tỷ trọng chăn nuôi trong GO nông nghiệp có xu hướng

giảm từ 25,3% năm 2005 xuống 23,8% năm 2015. Nếu xét trong nội bộ ngành chăn

nuôi lợn thì tỷ trọng GO của ngành chăn nuôi lợn chiếm chủ yếu (63,6% năm 2005,

67,2% năm 2010 và 61,5% năm 2015). Những con số trên chứng tỏ rằng chăn nuôi

lợn giữ vị trí quan trọng nhất trong ngành chăn nuôi của tỉnh Thừa Thiên Huế trong

suốt giai đoạn, từ 2005 đến 2015.

Bảng 3 7. Quy mô và cơ cấu GO của ngành chăn nuôi lợn trong ngành nông

nghiệp và chăn nuôi T T Huế giai đoạn 2005-2015 (Theo giá so sánh 2010)

Chỉ tiêu

2005 2010 2015 TĐPT

BQ (%

năm)

SL

(Tỷ

đồng)

%

SL

(Tỷ

đồng)

%

SL

(Tỷ

đồng)

%

1. Ngành Nông nghiệp 3.169,37 100,0 3.695,29 100,0 4.077,1 100,0 102,6

2. Ngành chăn nuôi 802,60 25,32 887,28 24,01 969,85 23,79 101,9

3. Ngành chăn nuôi lợn 510,39 16,10 595,92 16,13 596,04 14,62 101,6

4. Tỷ trọng GO ngành

chăn nuôi lợn trong

ngành CN

- 63,6 - 67,2 - 61,5 -

Nguồn: Niêm giám thông kê TT Huế và tính toán của tác giả

Năm 2005, tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi tính theo giá so sánh

đạt 802,60 tỷ đồng đến năm 2015 tăng lên là 969,85 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng

bình quân hàng năm là 1,9%.

Xét về số lượng gia súc có xu hưởng giảm dần do tốc độ đô thị hóa ngày

càng nhanh nên diện tích đồng cỏ bị thu hẹp lại, giá cả thức ăn ngày càng tăng

trong lúc giá bán không tăng phần nào ảnh hưởng đến việc nên số lượng tổng đàn.

Về sản lượng thịt, chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cầm đạt được mức sản

lượng cao nhất trong số các loại vật nuôi. Năm 2015 sản lượng thịt lợn hơi đạt 20,2

nghìn tấn và sản lượng thịt gia cầm là 4,1 nghìn tấn, bình quân hàng năm về sản

69

lượng thịt lợn hơi trong giai đoạn 2005-2015 giảm 0,37%/năm và sản lượng thịt gia

cầm giết mổ tăng bình quân là 5,6%/năm (Phụ lục bảng 3.8). Sự tăng trưởng sản

lượng thịt gia cầm khá nhanh trong giai đoạn này được giải thích bởi nguyên nhân

là do nhu cầu tiêu d ng về thịt gia cầm ngày càng tăng, đồng thời giá bán liên tục

tăng qua các năm nên các hộ chăn nuôi đã mở rộng quy mô sản xuất. Sản lượng thịt

trâu, bò có xu hướng tăng, bình quân trong giai đoạn 2005-2015 sản lượng thịt trâu

hơi xuất chuồng tăng chậm 0,63%/năm, còn thịt bò hơi tăng khá nhanh 4,1%/năm.

Trong cơ cấu sản lượng sản phẩm thịt gia súc, gia cầm thì thịt lợn chiếm 76,9%

trong tổng sản lượng thịt các loại trong tỉnh, còn lại thịt gia cầm chiếm 15,7%, thịt

trâu chiếm 3,4%, thịt bò 4,0%.

Biểu đồ 3.3 Cơ cấu sản lƣợng sản ph m gia s c, gia cầm

tỉnh Thừa Thiên Huế

( Nguồn: Cục thống kê Thừa Thiên Huế) [16],[18]

Trong quan hệ với sản xuất lương thực, ta thấy sản lượng lương thực có hạt

bình quân đầu người qua các năm có xu hướng tăng từ 267 kg năm 2010 lên 285 kg

năm 2015, tốc độ tăng trưởng biến động lên xuống qua các năm. Trong khi đó sản

lượng thịt lợn bình quân đầu người có xu hưởng giảm từ 19,8 kg năm 2010 xuống

17,0 kg năm 2013 và tăng lên 17,7 kg năm 2014, tốc độ tăng trưởng biến động c ng

không ổn định. Như vậy, trong điều kiện cụ thể của tỉnh Thừa Thiên Huế tăng trưởng

của sản xuất lượng thực vẫn cao hơn tăng trưởng sản phẩm thịt lợn hơi. Nghĩa là, việc

phát triển chăn nuôi không kìm hãm sản xuất lượng thực mà trái lại vẫn đảm bảo

quan hệ cân đối cho sự phát triển của ngành nông nghiệp.

Sản

lượng

thịt trâu

hơi

3,4%

Sản

lượng

thịt bò

hơi

2,8%

Sản

lượng

thịt lợn

hơi

84,2 %

Sản

lượng

thịt gia

cầm

9,6%

Năm 2005

Sản

lượng

thịt trâu

hơi

3,4%

Sản

lượng

thịt bò

hơi

4,0%

Sản

lượng

thịt lợn

hơi

76,9%

Sản

lượng

thịt gia

cầm

15,7%

Năm 2015

70

Bảng 3.8 Mối quan hệ giữa chăn nuôi lợn và sản xuất lƣơng thực

TT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2013 2014 2015

1 Sản lượng lượng thực có hạt BQ đầu

người Kg 267 277 258 285 285

2 Tăng trưởng sản lượng lương thực có

hạt BQ đầu người % 0,9 3,7 - 5,8 10,5 -

3 Sản lượng thịt lợn hơi BQ đầu người Kg 19,8 18,8 17,0 17,5 17,7

4 Tăng trưởng sản lượng thịt lợn hơi BQ

đầu người % 2,4 - 4,7 - 6,6 2,9 1,1

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh TT Huế và tính toán của tác giả)

Tóm lại, ngành chăn nuôi lợn chiếm vị trí quan trọng trong ngành chăn nuôi,

năm 2015 sản lượng thịt lợn hơi chiếm 76,9% tổng sản lượng thịt hơi toàn tỉnh, giá

trị sản xuất ngành chăn nuôi lợn chiếm 61,5% tổng giá trị sản xuất ngành chăn

nuôi và chiếm 14,6 % giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.

3.1.3. Quy hoạch và cơ sở hạ t ng phát triển chăn nuôi lợn

3.1.3.1. Quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn

* Về quy hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm

2015 được ban hành theo quyết định số 803/QĐ-UBND, tổng đàn lợn 332.700 con,

lợn ngoại chiếm 16,9%; sản lượng thịt hơi 35.932 tấn [58]. Thực tế năm 2015 tổng

đàn lợn trong toàn tỉnh chỉ đạt 60,8% so với dự kiến quy hoạch, trong đó đạt cao

nhất là các huyện Lưới (93,6%) và đạt thấp nhất là Quảng Điền (41,5%). Số

lượng đàn lợn thịt trên 75% máu ngoại đạt 117,9% so với dự kiến quy hoạch, chiếm

35,1% so với tổng đàn dự kiến quy hoạch; đạt cao nhất là Phong Điền (186,2%) và

thấp nhất là Quảng Điền (77,9%). Đối với lợn nái ngoại thực hiện so với dự kiến

quy hoạch đạt 96,9% nhưng lợn nái F1 đã đạt 134,7% so với DKQH; hầu hết các

địa phương đều có số lượng lợn nái F1 vượt so với DKQH; các huyện chưa đạt là

Phú Vang (75,1%) và Nam Đông (57,2%) [40].

71

Bảng 3.9. Tỷ lệ về số lƣợng đàn lợn thực tế so với dự iến quy hoạch năm 2015 ở tỉnh Thừa Thiên Huế

ĐVT: %

TT Chỉ tiêu

Tên đơn vị (huyện, thị xã, thành phố) Toàn

tỉnh Phong

Điền

Quảng

Điền

Hƣơng

Trà

Phú

Lộc

Phú

Vang

Hƣơng

Thuỷ

Nam

Đông

A

Lƣới

TP

Huế

Tổng đàn lợn 50,57 41,54 75,63 61,90 61,49 69,88 59,76 93,60 84,37 60,77

1 Lợn thịt ≥ 75%

máu ngoại 186,21 77,92 116,47 100,00 142,37 103,69 113,97 96,44 119,57 117,92

2 Lợn nái 67,53 64,16 94,92 162,32 44,33 114,18 66,69 69,00 262,90 74,64

2.1 Nái MC 27,62 57,11 66,91 19,44 23,68 41,10 86,67 67,35 540,00 41,72

2.2 Nái F1 196,07 106,07 156,53 270,67 75,13 241,11 57,20 149,13 234,78 134,75

2.3 Nái ngoại 44,44 12,56 80,26 576,00 71,79 74,56 66,00 - 16,67 96,94

(Nguồn: Sở NN PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế)

72

Theo đề án rà soát bổ sung Quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2020,

tổng đàn lợn là 296.000 con; trong đó tổng đàn lợn thịt trên 75% máu ngoại chiếm

74,9% tổng đàn; số lợn nái ngoại khoảng 15.450 con chiếm 25,2% tổng đàn lợn nái,

số lợn nái F1 có 31.700 con, chiếm 51,7%; sản lượng thịt hơi 31.968 tấn; tỷ trọng

chăn nuôi năm 2020 chiếm 40% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; tổng diện

tích đất quy hoạch cho phát triển chăn nuôi tập trung của tỉnh là 3.639,8 ha [40].

* Về quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh TT. Huế giai đoạn

2012-2020 nhằm quản lý tốt việc giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn, đảm bảo vệ

sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu d ng; phòng ngừa dịch bệnh lây lan cho gia

súc, gia cầm và từ gia súc, gia cầm sang người; hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm

môi trường; nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh

giết mổ gia súc, gia cầm. Đến năm 2020, toàn tỉnh có 43 cơ sở giết mổ gia súc, gia

cầm tập trung, diện tích đất sử dụng là 81.720 m2; công suất giết mổ hàng ngày

4.092 con lợn, 157 trâu bò, 13.200 gia cầm và 30 con dê. Trong đó, xóa bỏ 51 điểm

giết mổ nhỏ lẻ tại hộ gia đình, di chuyển 11 cơ sở, xây mới 20 cơ sở (bao gồm cơ sở

phải di chuyển đến địa điểm mới), cải tạo nâng cấp 23 cơ sở. Tổng nguồn vốn dự

kiến khoảng 44.980 triệu đồng, trong đó ngân sách nhà nước đầu tư là 15.160 triệu

đồng [62]. Năm 2014 và năm 2015 tỉnh đã ban hành quyết định 2463/QĐ-UBND

ngày 19/11/2014 và QĐ số 1677/QĐ-UBND ngày 26/8/2015 điều chỉnh quy hoạch

cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung với nội dung là không quy hoạch điểm xây

dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố Huế; di dời các cơ sở

giết mổ gia súc gia cầm trong địa bàn Thành phố Huế đến các điểm quy hoạch mới

tại Làng Chía, phường Hương n, thị xã Hương Trà và tại phường Thủy Phương, thị

xã Hương Thủy; chấm dứt hoạt động giết mổ gia súc gia cầm tại các cơ sở giết mổ

trên địa bàn Thành phố Huế từ năm 2016; bổ sung xây dựng các cơ sở giết mổ mới

tại thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy [63], [64].

Công tác quy hoạch góp phần thúc chuyển đổi mạnh từ chăn nuôi phân tán,

quy mô nhỏ sang quy mô vừa và lớn (gia trại, trang trại) theo hướng sản xuất hàng

hoá, bán công nghiệp và công nghiệp trên cơ sở có quy hoạch khu vực chăn nuôi tập

73

trung ở từng địa phương; đảm bảo phát triển bền vững, an toàn dịch bệnh và mang lại

hiệu quả cao. Tuy nhiên, một số địa phương không bám sát quy hoạch để chỉ đạo và

hỗ trợ cho nông dân phát triển chăn nuôi; việc vay vốn và xin thuê đất mở trang trại,

gia trại còn khó khăn; chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi còn ít nên chưa khuyến

khích phát triển chăn nuôi theo kế hoạch đã đề ra.

3.1.3.2. Cơ sở hạ tầng chủ yếu phục vụ phát triển chăn nuôi lợn

a. Công tác thú ý và phòng trừ dịch bệnh

Hệ thống tổ chức mạng lưới thú y tại tỉnh TT. Huế được tổ chức từ Chi cục

Thú y cho tới các nhân viên thú y cấp xã, ngoài ra còn có sự tham gia của đội ng

cộng tác viên. Hệ thống cán bộ thú y cấp xã là hết sức cần thiết, đây là những đầu

mối quan trọng giúp các cấp, các ngành chủ động hơn trong việc nắm bắt, tổng hợp

thông tin để có kế hoạch phòng chống dịch bệnh. Các cộng tác viên là các hộ nông

dân giỏi, tư nhân làm nghề thú y, các nhân viên kỹ thuật của các công ty kinh doanh

T CN, kinh doanh thuốc thú y.

Về đội ng cán bộ thú y, tính đến cuối năm 2015 toàn tỉnh có 535 thú y viên

được cấp thẻ hành nghề. Nhìn chung, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ng

thú y viên còn rất thấp, số lượng thú y viên cơ sơ cấp chiếm tỷ lệ rất lớn (74,21%),

trong khi đó, chỉ có 19 thú y viên có trình độ đại học, cao đẳng, số lượng thú y viên

có trình độ trung cấp chiếm 22,24% (Phụ lục bảng 3.9).

Biểu đồ 3 4 Đội ng cán bộ th ý tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 -2015

(Nguồn: Chi cục Thú y, Sở NN PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế)

0

100

200

300

400

500

Năm 2010 Năm 2013 Năm 2015

13 12 19

92 90 119

494 437

397

Số lƣợng

(ngƣời)

Đại học, Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp

74

Năm 2010, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt Đề án tăng cường

năng lực hệ thống quản lý nhà nước chuyên ngành thú y tỉnh Thừa Thiên Huế giai

đoạn 2010-2015[61]. Kết quả thực hiện đề án đã củng cố về mặt tổ chức và hoạt

động mạng lưới thú y cơ sở từ trưởng thú y đến ban chăn nuôi thú y phường, xã, thị

trấn. Thú y cơ sở có trình độ ĐH, CĐ và Trung cấp tăng 40 người so với trước khi

thực hiện đề án. Đã tổ chức 4 lớp đào tạo thanh tra viên, 54 lớp tập huấn cán bộ thú

y huyện và 10 đợt tham quan học tập mô hình phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi.

Tuy nhiên cán bộ biên chế còn thiếu, các trạm thu y các huyện còn thiếu nhân lực

nên việc thực thi nhiệm vụ chuyên môn còn gặp nhiều khó khăn [10]. Với chất

lượng đội ng làm công tác thú y như hiện nay thì chưa thể đáp ứng được nhu cầu

phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ở tỉnh TT. Huế.

Về tình hình dịch bệnh, đặc trưng cơ bản của hoạt động chăn nuôi lợn ở tỉnh

TT. Huế là chăn nuôi nhỏ lẻ, do đó dịch bệnh ở lợn thường xuyên xảy ra hàng năm,

gây thiệt hại đáng kể đến người chăn nuôi. Trong giai đoạn 2005-2009, tình hình

dịch bệnh ở lợn diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt trong đợt dịch tai xanh xảy ra

năm 2007-2008 số lợn bị tiêu huỷ gần 20 nghìn con [17]. Đây là loại dịch bệnh có

khả năng lây lan nhanh, khó kiểm soát, tỷ lệ lợn bị chết thường rất cao và làm giảm

khả năng tái tạo đàn sau các đợt dịch. Giai đoạn từ 2010-2015, ý thức của người dần

về an toàn dịch bệnh rất cao nên tình hình dịch bệnh không còn phức tạp nữa. Ngoài

ra, còn có các loại bệnh thường xuyên xảy ra hàng năm như tụ huyết tr ng, phó

thương hàn, tiêu chảy, đóng dấu, viêm phổi…Tuy nhiên, tỷ lệ chết do các loại bệnh

này gây ra là khá thấp, dễ khống chế và kiểm soát được bệnh.

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của người CN về mức độ xuất hiện của các

loại dịch bệnh ở lợn và thiệt hại mà chúng gây ra được thể hiện qua màn hình ra-đa,

cho ta thấy: phần lớn người CN đều cho rằng bệnh tiêu chảy, phó thương hàn và tụ

huyết tr ng là 3 loại bệnh có tần suất xuất hiện rất lớn ở lợn, nhưng mức độ thiệt hại

đối với 3 loại bệnh này thì không đáng kể. Trong khi đó, mặc d mức độ xuất hiện

dịch tai xanh là tương đối thấp nhưng thiệt hại mà nó gây ra là rất lớn, với mức

điểm được đánh giá là 4,96 điểm. Theo nhận định của các chủ cơ sở sở CN, dịch tai

75

xanh là loại dịch bệnh rất nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động CN

lợn; còn các loại bệnh thường xuyên xảy ra hàng năm như tụ huyết tr ng, phó

thương hàn, tiêu chảy, đóng dấu, viêm phổi…, tỷ lệ chết do các loại bệnh này gây ra

là khá thấp, dễ khống chế và kiểm soát được bệnh.

Biểu đồ 3 5 Ý iến đánh giá về mức độ xuất hiện và thiệt hại của các loại

dịch bệnh ở lợn

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Để giảm thiểu các rủi ro do dịch bệnh ở lợn gây ra, hàng năm ngành thú y tỉnh

TT. Huế triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn rất tích cực.

Công tác tiêm phòng được tổ chức thường xuyên và được người chăn nuôi tích cực

thực hiện, đáp ứng trên 70% tổng đàn lợn đối với các bệnh truyền nhiễm như tụ huyết

tr ng, dịch tả, phó thương hàn; trên 99% đối với bệnh lở mồm long móng góp phần

hạn chế sự b ng phát các dịch bệnh nguy hiểm; công tác vệ sinh tiêu độc khử tr ng

được thực hiện tại các hộ chăn nuôi tập trung định kỳ 1 tháng 1 lần, đối với các lò mổ

thì được khử tr ng hàng ngày. Hoạt động vận chuyển, mua bán và giết mổ gia súc

được Trạm thú y kiểm tra khá chặt chẽ, phát hiện và xử lý kịp thời các trường vi

phạm nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh ở trên địa bàn tỉnh.

Công tác kiểm dịch được cán bộ quan tâm thực hiện đúng quy trình, chú trọng

đến việc kiểm dịch tận gốc, luôn thực hiện việc thông tin hai chiều nơi xuất và nơi

nhập; đặc biệt là lợn giống để chăn nuôi nhằm cách ly theo dõi, kiểm tra lâm sàng,

tiêu độc khử tr ng, tiêm phòng vắc xin kịp thời, xử lý các trường hợp vi phạm quy

trình kiểm dịch. Công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra các cơ sở dịch vụ thuốc thú y

luôn được coi trọng.

76

Bảng 3 10 Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn ở Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2010-2015

STT Vắc xin tiêm phòng ĐVT 2010 2011 2013 2014 2015

1 Tam liên lợn

1.1 Vụ Xuân % 86,7 75,7 71,3 71,1 92,9

1.2. Vụ Thu % 78,2 67,9 61,2 74,4 93,0

2 Lỡ mồn lông móng

2.1 Vụ Xuân % 99,3 99,3 99,0 100,0 100,0

2.2 Vụ Thu % 99,5 99,5 100,0 100,0 100,0

3 Tai xanh

(lợn nái + đực giống) Liều

1.390 2.020 3.350 2.000

(Nguồn: Chi cục Thú y, Sở NN PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế)

Qua điều tra chúng tôi nhận thấy, hầu hết các cơ sở chăn nuôi lợn đều đã quan

tâm đến việc tắm rửa, vệ sinh chuồng trại cho đến việc tiêm phòng dịch bệnh cho đàn

lợn. Số lần tiêm phòng lợn thịt và lợn nái của các cơ sở chăn nuôi của các trang trại

tương ứng là 2,76 và 2,89 lần/lứa/năm cao hơn các hộ chăn nuôi nhỏ là 1,98 và 2,21

lần/lứa/năm. Nhiều cơ sở chăn nuôi lợn có trình độ kỹ thuật cao, được đào tạo nghề,

tập huấn nên các cơ sở có thể tự chữa trị các bệnh thông thường, còn lại khi lợn mắc

bệnh các cơ sở phải thuê dịch vụ ngoài hoặc gọi cán bộ thú ý cơ sở. Tỷ lệ tiêm phòng

đối với lợn nái trên 97% và lợn thịt là trên 71%, do các cơ sở ý thức cao về tác dụng

của tiêm phòng khi chăn nuôi lợn với số lượng, quy mô lớn và theo hướng sản xuất

hàng hoá. Chất lượng dịch vụ thú y được đánh giá tốt trên 53% (Phụ lục bảng 3.10).

Chăn nuôi theo quy mô lớn với yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm của thị trường

nếu cơ sở không quan tâm đến tiêm phòng sẽ khó có thu nhập cao từ chăn nuôi.

b. Hệ thống cơ sở hạ tầng và các cơ sở dịch vụ

*Về hệ thống giao thông, TT.Huế đã có nhiều nỗ lực trong công tác phát

triển hệ thống giao thông toàn tỉnh nhằm phục vụ tối đa cho quá trình phát triển,

kinh tế, xã hội nói chung và góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn nói riêng.

Đầu tư cho hệ thống giao thông phục vụ sản xuất nói chung và chăn nuôi lợn nói

riêng trên địa bàn tỉnh TT. Huế trong những nhằm qua đã đạt được những kết quả

quan trọng: năm 2010 toàn tỉnh chỉ có 765,5 km đường cấp huyện, trong đó có

77

46,7% được kiên cố hóa thì đến năm 2014 đã mở thêm được trên 362,1 km nâng

tổng số km đường cấp huyện lên 1127,6 km và nâng tỷ lệ đường được kiên cố hóa

lên 51,7%. Đối với tuyến đường cấp xã c ng tương tự, năm 2010 toàn tỉnh có 2.604

km đường cấp xã và tỷ lệ kiên cố hóa đạt 35,2%, đến năm 2014 các con số trên đã

tăng lên 3.272,9 km và 40,1% [36] (Phụ lục bảng 3.11). Bên cạnh đó, c ng với

chính sách hỗ trợ của Trung ương từ các chương trình mục tiêu quốc gia giảm

nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015, chương trình 135, chương trình xây dựng

nông thôn mới giai đoạn 2011-2015 đã xây dựng mới và nâng cấp mở rộng nhiều

công trình giao thông, bê tông hóa đường giao thông nông thôn.

*Các cơ sở dịch vụ, theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh hiện nay các cơ sở

giết mổ thủ công, nhỏ lẻ ở các hộ gia đình đã được giải thể hoàn toàn và thay vào đó

là khuyến khích phát triển các cơ sở giết mổ gia súc tập trung nên số lượng cơ sở

giết mổ nhỏ dưới 20 con/ngày có xu hướng giảm xuống qua các năm, còn số cơ sở

giết mổ có công suất từ 21 con trở lên thì có xu hướng tăng. Năm 2015 toàn tỉnh có

27 điểm giết mổ có công suất dưới 20 con/ngày, 18 cơ sở giết mổ tập trung với công

suất trên 20 con lợn/ngày và 7 cơ sở giết mổ trên 50 con. Các cơ sở giết mổ trên 50

con/ngày tập trung chủ yếu ở Phong Điền (2 cơ sở), Quảng Điền (1 cơ sở), Phú

Vang (1 cơ sở), Lưới (1 cơ sở), TP. Huế (2 cơ sở).

Bảng 3 11. Số lƣợng các cơ sở dịch vụ chăn nuôi ở Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2005-2015

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2013 2014 2015

1 Dịch vụ thức ăn chăn nuôi và

thuốc th y (Cơ sở) 75 83 99 102 108

1.1 Thức ăn chăn nuôi (*) 35 38 62 64 69

1.2 Thuốc Thú y 40 45 37 38 39

2 Cơ sở giết mổ lợn 85 83 78 52 52

2.1 Nhỏ hơn 20 con (con/ngày) 70 68 57 27 27

2.2 Từ 20 đến 50 con (Con/ngày) 12 12 17 18 18

2.3 Trên 50 con (Con/ngày) 3 3 4 7 7

Ghi chú: (*) Các đại lý cấp 1 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và PTNN tỉnh Thừa Thiên Huế)

78

Số lượng gia súc gia cầm ở các cơ sở giết mổ tập trung chiếm hơn 90% thị

phần, công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y được triển khai

thường xuyên và rộng khắp nên hầu hết các sản phẩm động vật đưa ra thị trường đã

được cơ quan thú y kiểm tra chặt chẽ. Việc này đã góp phần tích cực vào việc phòng

chống lây lan dịch bệnh, an toàn thực phẩm cho người tiêu d ng. Tuy nhiên ở các điểm

giết mổ tập trung mới chỉ quản lý dịch bệnh, về cơ sở vật chất hầu hết các cơ sở giết

mổ được đầu tư sơ sài, chưa đảm bảo kỹ thuật; việc tu sửa và nâng cấp chưa được chú

trọng thường xuyên nên còn gặp nhiều vấn đề về vệ sinh thú y và môi trường xung

quanh. Các khu vực nhốt gia súc sống và khu vực giết mổ liền kề nhau, hoạt động giết

mổ được thực hiện trên sàn bê tông, không có kho lạnh bảo quản, sản phẩm giết mổ

được tư thương chờ sẵn chuyển ngay về các chợ bằng phương tiện là xe gắn máy.

Hệ thống dịch vụ thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi đáp ứng đủ nhu cầu của

người chăn nuôi. Nguồn thức ăn chăn nuôi chủ yếu được nhập từ các công ty sản

xuất thức ăn chăn nuôi lớn thông qua các đại lý cấp 1, cấp 2 do các hãng cung cấp

như: công ty CP Thái Lan, Cargill, Con cò, Biomin, Vifoco... Hiện nay có 108 đại

lý cấp 1 cung cấp thức ăn chăn nuôi rải đều trên tất các các huyện, đáp ứng đủ nhu

cầu nguồn cung thức ăn chăn nuôi cho đàn gia súc gia cầm trong tỉnh, nhiều lúc còn

dư thừa do giá sản phẩm chăn nuôi hạ, giá thức ăn gia súc cao. Hệ thống phân phối

thức ăn gia súc có nhiều phương thức, các hãng sản xuất lớn có hệ thống các đại lý

ở các địa bàn và chuyên viên kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn chuyển giao

kỹ thuật sử dụng thức ăn cho người chăn nuôi sử dụng thức ăn của hãng. Các đơn vị

sản xuất nhỏ thường không xây dựng mạng lưới tiếp thị mà tiêu thụ tại chỗ và

không có tiêu chuẩn chất lượng đăng ký rõ ràng. Chính loại hình này thường dẫn

đến tình trạng nhái nhãn hiệu, chất lượng thức ăn thấp, thậm chí sử dụng các chất bổ

sung gây hại cho người tiêu thụ thịt.

c. Nguồn lực và điều kiện sản xuất

Trong chăn nuôi lợn, các yếu tố sản xuất như lao động, vốn, kiến thức, kinh

nghiệm, thị trường,…. là rất cần thiết. Những yếu tố này rất khác nhau ở mỗi cơ sở

chăn nuôi lợn và có ảnh hưởng lớn đến các quyết định, kết quả và hiệu quả SXKD.

79

Nguồn lực lao động của tỉnh Thừa Thiên Huế rất dồi dào chiếm 54,2% dân số

của toàn tỉnh, trong đó lao động nông thôn chiếm 50,4%. Tỷ lệ lao động nông thôn đã

qua đào tạo là 14,6%. Bên cạnh đó, Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

đến năm 2020” của Chính phủ, toàn tỉnh có 20.085 lao động nông thôn được đào tạo

nghề, trong đó lĩnh vực nông nghiệp là 3.768 lao động (chiếm tỷ lệ 18,76%), phi

nông nghiệp là 16.317 lao động (chiếm tỷ lệ 81,24%) đã giúp lao động nông thôn tiếp

cận những kiến thức, những ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất [4].

Đối với các cơ sở chăn nuôi lợn, bình quân chung nhân khẩu tương đối cao

5,38 người và không có sự khác biệt lớn về bình quân nhân khẩu giữa 3 nhóm. Mặc

d bình quân nhân khẩu cao, nhưng bình quân lao động gia đình chỉ ở mức 2,54 lao

động. Bên cạnh đó, độ tuổi của các chủ cơ sở chăn nuôi lợn là tương đối trẻ, tập

trung ở tuổi 43-47. Phần lớn các chủ cơ sở tham gia vào hoạt động chăn nuôi lợn đã

học hết lớp 7 (Phụ lục bảng 3.12). So với khu vực nông thôn ở nước ta hiện nay thì

chỉ tiêu này là khá cao và có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tiếp cận các tiến bộ

kỹ thuật trong chăn nuôi lợn.

Nguồn vốn đầu tư của Tỉnh và Trung ương đến phát triển CN lợn ở TT. Huế

rất hạn chế, chỉ là tác động gián tiếp. Cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển các ngành

trong lĩnh vực nông nghiệp chưa hợp lý. Phần lớn số lượng vốn đầu tư tập trung ưu

tiên cho phát triển xây dựng các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương và đầu

tư cho các công trình đê, kè sông, biển theo các chương trình của tỉnh và Trung ương.

Qua số liệu ta thấy vốn đầu tư NN, LN TS qua các năm có tăng, tốc độ

tăng vốn cao hơn tốc độ tăng GO nông nghiệp, GO chăn nuôi và GO lợn. Năm

2010, để tăng 1% GO nông nghiệp, GO chăn nuôi và GO lợn thì vốn đầu tư cho

NN, LN TS tăng tương ứng 3,46%, 2,37% và 5,10%. Điều nay cho thấy ngành

chăn nuôi lợn có nhu cầu vốn lớn hơn các ngành nông nghiệp và chăn nuôi. Đến

năm 2015 việc đầu tư vốn NN, LN TS có giảm, để tăng 1% GO nông nghiệp, GO

chăn nuôi và GO lợn thì vốn đầu tư cho NN, LN TS giảm tương ứng 3,19%,

2,42% và 11,05%. Trong những năm qua nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi lợn rất ít

chủ yếu tập trung cho đề án phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao giai đoạn 2009-

2015 với nguồn kinh phí ngân sách cấp là 12.582 triệu đồng và đã giải ngân hỗ trợ

80

đạt tỷ lệ cao gần 97% với số tiền là 12.202,59 triệu đồng [39]. Nguồn vốn chương

trình này đã góp phần nâng cao chất lượng đàn lợn giống, chủ động sản xuất nguồn

giống tỷ lệ nạc cao, tạo sự an toàn và ổn định cho người chăn nuôi.

Bảng 3.12. Tác động vốn đầu tƣ NN, LN TS đến tăng trƣởng GTSX chăn

nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2015 (theo giá so sánh 2010)

ĐVT: %

STT Chỉ tiêu 2010 2011 2013 2014 2015

1 Tăng trưởng Vốn NN, LN TS 9,18 -16,92 28,98 -11,43 -10,17

2 Tăng trưởng GO Nông nghiệp 2,65 3,05 -1,84 4,27 3,19

3 Tăng trưởng GO Chăn nuôi 3,87 0,25 -3,38 7,02 4,2

4 Tăng trưởng GO Lợn 1,8 -4,49 -5,6 6,24 0,92

5 Hệ số quan hệ (1)/(2) 3,46 -5,55 -15,75 -2,68 -3,19

6 Hệ số quan hệ (1)/(3) 2,37 -67,68 -8,57 -1,63 -2,42

7 Hệ số quan hệ (1)/(4) 5,10 3,77 -5,18 -1,83 -11,05

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2015)

Kết quả điều tra các cơ sở chăn nuôi lợn ta thấy, BQ nguồn vốn của các cơ

sở điều tra là 38,81 triệu đồng, trong đó nguồn vốn tự có chiếm tỷ trọng cao

72,09%. Đối với các trang trại, bình quân nguồn vốn dành cho hoạt động CN lợn là

405 triệu đồng, trong đó vốn vay chiếm 29,3%; các gia trại là 90,52 triệu đồng, các

hộ CN là 12,80 triệu đồng và chủ yếu được hình thành từ vốn tự có (Phụ lục bảng

3.12). Như vậy có hai vấn đề được đặt ra là: tiềm năng về vốn tự có của các cơ sở

CN rất dồi dào? Hay nhu cầu vay vốn cho sản xuất của họ là rất lớn? Thực tế các cơ

sở CN lợn có nhu cầu vay vốn là rất lớn, tuy nhiên, do tâm lý sợ rủi ro và thủ tục

vay vốn thường phức tạp, lãi suất còn cao nên vốn vay còn hạn chế.

Diện tích chuồng trại của các cơ sở điều tra là khá lớn, bình quân là 93,71m2,

trong đó chỉ tiêu này ở các trang trại là 518,75m2, cao gấp 1,92 lần so với các gia

trại và 14,33 lần so với các hộ chăn nuôi nhỏ. Hầu hết chuồng trại chăn nuôi lợn

được xây kiên cố, đặc biệt một số gia trại và trang trại đều trang bị hệ thống uống

nước tự động cho lợn. Chính vì vậy, kinh phí xây dựng chuồng trại khá cao, BQ là

30,04 triệu đồng, trong đó quy mô chăn nuôi trang trại là 162,50 triệu đồng, gia trại

là 82,07 triệu đồng và hộ chăn nuôi nhỏ là 12,77 triệu đồng (Phụ lục bảng 3.12).

81

Nhìn chung, quy hoạch và cơ sở hạ tầng phát triển chăn nuôi lợn là điều kiện

cần thiết để chuyển đổi từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ sang chăn nuôi quy mô

vừa và lớn (gia trại, trang trại) theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp trên cơ

sở quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung. Tuy nhiên công tác quy hoạch triển khai

chậm, cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế. Để thực hiện quy hoạch và phát triển cơ sở

hạ tầng thì cần phái có nguồn vốn đầu tư rất lớn từ nhà nước và nhân dân. Do đó

việc đẩy mạnh công tác quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng là rất cần thiết nhằm

đảm bảo phát triển chăn nuôi lợn ổn định, bền vững.

3.1.4. Thị trường đ u vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm

3.1.4.1. Thị trường đầu vào

* Con giống: nguồn cung giống lợn để nuôi lợn chủ yếu là tự túc con giống

chiếm 53,63% số cơ sở chăn nuôi, số lượng giống mua ngoài chiếm 46,4%, trong đó

mua từ các cơ sở chăn nuôi khác chiếm 23,6%, mua từ trại lợn giống chiếm 7,0%,

mua từ thương lái 15,8%. Các cơ sở chăn nuôi lợn chủ động được nguồn giống sẽ

tiếp kiệm được chi phí giống so với giống lợn mua ngoài. Đặc biệt, chất lượng giống

được kiểm soát tốt, hạn chế được dịch bệnh và môi trường sống của lợn không bị

thay đổi nên khả năng tăng trọng nhanh. Đối với giống lợn mua ngoài chất lượng con

giống khó kiểm soát hơn và nguy cơ dịch bệnh cao hơn con giống tự túc.

Bảng 3 13 Nguồn cung giống lợn của các cơ sở điều tra

ĐVT: %

Chỉ tiêu Trang trại Gia trại Hộ CN BQ chung

Con giống tự sản xuất 54,5 69,6 50,2 53,6

Mua từ cơ sở chăn nuôi khác 18,2 14,3 25,9 23,6

Mua từ trại lợn giống 27,3 12,5 4,9 7,0

Mua từ thương lái - 3,6 19,0 15,8

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

* Thức ăn: Thừa Thiên Huế là tỉnh có nguồn nguyên liệu từ ngành trồng trọt

và thủy sản dồi dào, bình quân giai đoạn 2005-2015 sản lượng cây lương thực có hạt

tăng 3,1%, trong đó lúa tăng 3,1%, ngô tăng 2,2%; sản lượng sắn tăng 2,3%; sản

lượng thủy sản tăng 6,7% đáp ứng được một phần nhu cầu nguyên liệu cho chế biến

82

thức ăn gia súc trên địa bàn. Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2015 đạt 325,7

nghìn tấn, tăng 85,5 nghìn tấn so với năm 2005 và 34,5 nghìn tấn so với năm 2010

(Phụ lục bảng 3.13).

Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên Huế chưa có nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi

gia súc. Người chăn nuôi chủ yếu mua thức ăn chăn nuôi từ các nguồn chính: mua

thông qua các đại lý cấp I của công ty là 46,1% số cơ sở chăn nuôi, mua qua đại lý

cấp II do tư nhân mở ra tại địa phương là 29,4% số cơ sở chăn nuôi. Mỗi địa phương

với vị trí địa lý và hình thức chăn nuôi khác nhau thì cách lựa chọn người cung cấp

thức ăn chăn nuôi khác nhau, với mỗi nhà cung cấp sẽ có mức giá và các ưu đãi khác

nhau cho người sản xuất, các cơ sở chăn nuôi mua thức ăn trực tiếp từ các đại lý cấp I

sẽ phải trả tiền ngay, nhưng sẽ mua được sản phẩm với giá thấp hơn và được hỗ trợ tư

vấn kỹ thuật từ phía công ty. Ngược lại nếu mua thức ăn từ các đại lý cấp II thì được

mua theo phương án trả chậm tới khi bán lợn sẽ thanh toán tiền tuy nhiên các cơ sở

chăn nuôi sẽ phải chịu mức giá cao hơn từ 10 -15 nghìn đồng/1 bao thức ăn và không

được hỗ trợ tư vấn kỹ thuật. Đây là một hạn chế lớn đối với việc phát triển chăn nuôi

lợn vì thức ăn chiếm tỷ lệ rất lớn trên 60% trong chi phí chăn nuôi.

Bảng 3.14.Nguồn cung thức ăn của các cơ sở điều tra trong chăn nuôi lợn

ĐVT %

Các chỉ tiêu Trang trại Gia trại Hộ chăn

nuôi Bình quân

Thức ăn tự sản xuất - 5,4 29,7 24,5

Mua từ đại lý cấp 1 90,9 82,1 36,5 46,1

Mua từ đại lý cấp 2 9,1 12,5 33,8 29,4

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Kết quả khảo sát ở các cơ sở chăn nuôi cho thấy, có 3 cách thức chủ yếu

trong sử dụng thức ăn chăn nuôi lợn, các trang trại sử dụng 100% thức ăn công

nghiệp, sử dụng thức ăn tận dụng tập trung chủ yếu ở những hộ gia đình chăn nuôi

với quy mô nhỏ lẻ chiếm 52,5%, còn gia trại sử dụng thức ăn kết hợp giữa cám

công nghiệp và các phụ phẩm trong trồng trọt như: rau, ngô, lạc, khoai ... để phối

trộn chiếm 46,3% (Phụ lục bảng 3.14)

83

Như vậy, có thể thấy rằng CN lợn ở quy mô lớn hay chăn nuôi theo hình thức

tổ chức trang trại thường sử dụng thức ăn công nghiệp, từ đó rút ngắn thời gian

nuôi, đảm bảo chất lượng nạc đáp ứng nhu cầu thị trường, tránh lãng phí, giảm

thiểu rủi ro, mang lại hiệu quả thiết thực cho người chăn nuôi.

3.1.4.2. Thị trường đầu ra

Chăn nuôi lợn của tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua chủ yếu phục vụ nhu

cầu trong tỉnh (chỉ đáp ứng được khoảng gần 70%) và số lợn xuất ra thị trường

ngoài tỉnh rất ít. Hàng năm, các cơ sở giết mổ lợn phải nhập lợn thịt ở ngoài tỉnh

như Nghệ n, Quảng Nam, Bình Định,… khoảng trên 157.000 con lợn thịt/năm để

đáp ứng nhu cầu tiêu d ng trong tỉnh. Lợn giống hàng năm nhập dưới 900 con,

riêng năm 2015 số lượng lợn giống nhập tăng đột biến do có một số trang trại CN

lợn thịt mới đưa vào hoạt động ở Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền,…

Số lượng lợn xuất đi ra ngoài tỉnh rất ít, bình quân hàng năm lợn thịt xuất ra

7.689 con, riêng năm 2015 xuất hơn 27.000 con lợn thịt và hơn 22.000 con lợn

giống do chủ yếu là ở các trang trại lớn mới liên doanh với các công ty cung cấp

đầu vào và bao tiêu đầu ra.

Bảng 3.15. Tình hình nhập, xuất và giết mổ lợn thịt ở Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2010- 2015

ĐVT: Con

Năm

Nhập Xuất Giết mổ

Lợn

thịt

Lợn

giống

Lợn

thịt

Lợn

sữa

Lợn

giống

Lợn

thịt

Lợn

sữa

2010 115.000 896 1.950 13.325

469.694 20.407

2011 120.000 759 3.480 8.500 128 426.045 7.065

2012 127.227 670 5.219 6.365

455.699 21.262

2013 198.972 570 3.739 7.200

533.526 19.834

2014 189.632 7.212 4.356 2.870

561.420 12.901

2015 193.190 21.262 27.391 10.090 22.176 595.252 11.108

BQ/năm 157.337 5.228 7.689 8.058 3.717 506.939 15.430

(Nguồn: Chi cục Thú y tỉnh TT Huế)

84

Qua bảng 3.16 ta thấy sản lượng thịt lợn sản xuất bình quân đầu người qua

các năm có xu hướng giảm và ở mức thấp, trong khi sản lượng thịt lợn tiêu d ng

BQ đầu người qua các năm có xu hướng tăng lên, điều đó chứng tỏ nhu cầu tiêu

d ng thịt lợn ở Thừa Thiên Huế ngày càng nhiều. Hệ số quan hệ giữa tăng trưởng

sản lượng thịt lợn sản xuất bình quân đầu người với tăng trưởng sản lượng thịt lợn

tiêu d ng bình quân đầu người cho thấy, tương ứng với 1% tăng trưởng sản lượng

thịt lợn tiêu d ng trong năm 2010 thì sản lượng thịt lợn sản xuất chỉ tăng 0,12%,

năm 2013 tăng trưởng tiêu d ng giảm 1% thì sản xuất giảm chậm hơn (giảm

0,43%), nhưng đến năm 2015 quan hệ so sánh thay đổi khi 1% tăng trưởng tiêu

d ng lại tương ứng với 0,15% tăng trưởng sản xuất. Như vậy, trong giai đoạn 2010-

2013, sản xuất chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mặc d năm 2015 tăng trưởng sản

xuất đã vượt tiêu d ng thịt lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Điều này có thể giải thích vì

sao quy mô chăn nuôi lợn thịt trong giai đoạn 2010-2015 có xu hướng giảm sút trên

địa bàn nghiên cứu (như đã trình bày ở mục 3.1.1).

Bảng 3 16 Mức sản suất và tiêu dùng thịt lợn ở Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2010 - 2015

TT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2013 2014 2015

1 Sản lượng thịt lợn sản xuất BQ

đầu người (Thịt xẻ) Kg/người 13,84 13,19 11,91 12,24 12,37

2 Tăng trưởng sản lượng thịt

lợn sản xuất BQ đầu người % 2,41 - 4,75 - 6,58 2,77 1,09

3 Sản lượng thịt lợn tiêu d ng

BQ đầu người Kg/người 21,22 18,76 19,80 21,04 22,52

4 Tăng trưởng sản lượng thịt lợn

tiêu d ng BQ đầu người % 20,06 - 11,56 15,42 6,28 7,04

5 Hệ số quan hệ (2)/(4) % 0,12 0,41 - 0,43 0,44 0,15

(Nguồn: Niên giám thống kê, Chi cục thú y và tính toán của tác giả)

Đối với các cơ sở điều tra ta thấy thị trường tiêu thụ sản phẩm lợn ở Thừa

Thiên Huế như sau:

Đối với lợn thịt: các cơ sở chăn nuôi với quy mô chăn nuôi khác nhau có sự

lựa chọn đối tác tiêu thụ sản phẩm và tỷ lệ bán sản phẩm cho các đối tượng mua khác

85

nhau. Các trang trại với khối lượng sản phẩm lớn lựa chọn bán sản phẩm cho cơ sở

giết mổ lớn và người thu gom là chủ yếu, 56,03% số lượng lợn thịt được trang trại

bán cho cơ sở giết mổ lớn, 26,71% số lượng lợn thịt bán cho người thu gom, không

có trang trại nào bán lẻ sản phẩm cho làng xóm. Các gia trại và hộ chăn nuôi chủ yếu

bán lợn thịt cho người thu gom và cho người giết mổ (từ 45% đến 47% số lượng lợn

thịt bán cho người thu gom; từ 39% đến 43% số lượng lợn thịt bán cho người giết

mổ), các gia trại bán sản phẩm cho các lò mổ lớn rất ít (Phụ lục bảng 3.15).

Đối với lợn con: lợn con xuất chuồng chủ yếu bán cho người chăn nuôi lợn

thịt và người thu gom là chủ yếu, đó là các trang trại (trên 35% số lượng lợn con),

gia trại (trên 40% số lượng lợn con). Đối với hộ chăn nuôi bán chủ yếu cho người

thu gom (trên 49% số lượng lợn con) (Phụ lục bảng 3.15).

Sản xuất chăn nuôi lợn ở Thừa thiên Huế chủ yếu là sản xuất trên quy mô nhỏ

cho nên ngành hàng CN lợn khá phức tạp và khó kiểm soát. Nhiều người CN lợn nái

và lợn thịt gặp khó khăn trong bán và phân phối sản phẩm. Hiện nay, khâu quản lý

của nhà nước chưa thực sự chặt chẽ vì vậy việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm đang là

vấn đề được quan tâm. Chính vì không biết được nguồn gốc sản phẩm nên tiêu thụ

đôi khi rất khó khăn và dẫn đến chăn nuôi có hiệu quả thấp. Hiện nay ở TT. Huế có

hai loại ngành hàng lợn chính là ngành hàng lợn con và ngành hàng lợn thịt.

* Tiêu thụ lợn con

Ngành hàng lợn con ở Thừa Thiên Huế có thể tóm tắt ở sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 3 1 Kênh tiêu thụ sản ph m lợn con của các cơ sở điều tra

45%

40% 30%

15% 60% 10%

Người

nuôi lợn

nái

Người

nuôi lợn

thịt

Người thu

gom lợn

con

Cơ sở chế

biến lợn

sữa

Thị trường

ngoài tỉnh

86

Như vậy có nhiều tác nhân khác nhau tham gia ngành hàng lợn con tùy theo

kênh tiêu thụ. Ở đây có ba kênh chính đó là kênh từ người sản xuất lợn con đến

người nuôi lợn thịt (Kênh 1); kênh từ người sản xuất lợn con đến thị trường ngoài

tỉnh (kênh 2) và kênh từ người sản xuất lợn con đến cơ sở chế biến lợn sữa.

Kênh 1: Từ người chăn nuôi lợn nái đến người chăn nuôi lợn thịt

Đây là kênh ngành hàng quan trọng nhất của sản xuất lợn con. Sản phẩm của

kênh này là lợn con, người chăn nuôi lợn thịt có thể mua trực tiếp lợn con từ người

nuôi lợn nái (trong c ng 1 v ng), có thể mua gian tiếp thông qua người thu gom.

Kênh 2: Từ người chăn nuôi lợn nái đến thị trường ngoài tỉnh

Lợn con được người thu gom mua trực tiếp của người chăn nuôi lợn nái và

xuất đi ra thị trường ngoài tỉnh nhưng với số lượng rất ít.

Kênh 3: Từ người chăn nuôi lợn nái đến cơ sở chế biến lợn sữa

Sản phẩm của kênh này là lợn sữa được cơ sở chế biến mua trực tiếp từ

người CN lợn nái hoặc thông qua người thu gom để chế biến lợn sữa bán cho người

tiêu dùng.

* Tiêu thụ lợn thịt

Ngành hàng lợn thịt phức tạp hơn so với ngành hàng lợn con do có rất nhiều

tác nhân tham gia. Tùy theo kênh ngành hàng mà số tác nhân tham gia khác nhau.

Sơ đồ ngành hàng lợn thịt được trình bày như sau:

Sơ đồ 3 2 Kênh tiêu thụ sản ph m lợn thịt của các cơ sở điều tra

2,5%

%%

60% 45%

30%

70% 40% 97,5%

30%

Người

nuôi lợn

thịt

Người giết

mổ (Cơ sở

giết mổ lớn)

Người bán

lẽ Người

tiêu

dùng

trong

tỉnh

Người thu

gom lợn

thịt

Người bán

buôn

Cơ sở

giết

mổ

ngoài

tỉnh

25%

87

Trong ngành hàng lợn thịt ở Thừa Thiên Huế từ người sản xuất đến người

tiêu d ng có ba kênh phân phối chính: Từ người chăn nuôi lợn thịt đến người tiêu

dùng nông thôn (kênh 1); từ người chăn nuôi lợn thịt đến người tiêu d ng thành phố

(kênh 2) và từ người chăn nuôi lợn thịt đến cơ sở giết mổ ngoài tỉnh.

Kênh 1: Từ người chăn nuôi lợn thịt đến người tiêu dùng nông thôn

Đây là kênh tiêu thụ chính của thịt lợn. Với kênh tiêu thụ này thì sản phẩm

chủ yếu qua tác nhân trung gian là người giết mổ và người bán lẻ. Sản phẩm được

chuyển qua ít tác nhân trong chuỗi ngành hàng nên giá sản phẩm thường rẻ hơn.

Kênh 2: Từ người chăn nuôi lợn thịt đến người tiêu dùng thành phố

Sản phẩm có nhiều con đường khác nhau để đến tay người tiêu d ng thành

phố theo như sơ đồ 3.2. Con đường đến tay người tiêu d ng thành phố ngắn nhất là

từ người chăn nuôi lợn thịt được thu gom tới cơ sở giết mổ lớn thông qua người thu

gom sau đó thịt được bán cho người bán lẻ thành thị và phân phối cho người tiêu

d ng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một lượng lớn thịt lợn được giết mổ tại các lò

mổ ở huyện sau đó được người bán buôn và người bán lẻ đến mua và đem bán ở

thành phố. Thực tế cho thấy số lượng lợn thịt chỉ đáp ứng khoảng 70% tiêu d ng

trong tỉnh nên các cơ sở giết mổ qui mô lớn họ nhập lợn thịt từ nhiều nguồn khác

nhau để giết mổ và cung cấp cho người tiêu d ng. Để đảm bảo đủ khối lượng lợn

thịt giết mổ hàng ngày, giai đoạn 2010-2015 các cơ sở giết mổ thành phố phải nhập

lợn từ các tỉnh khác về với số lượng bình quân 157.337 con lợn thịt/năm để giết mổ

(Bảng 3.15).

Kênh 3: Từ người chăn nuôi lợn thịt đến cơ sở giết mổ ngoài tỉnh

Đối với thị trường ngoài tỉnh, người thu gom lợn thịt đóng vai trò quan trọng.

Lợn thịt bán đi các tỉnh, thành phố khác đều qua người thu gom lợn thịt. Theo thống

kê bình quân số lượng lợn thịt từ năm 2010 đến 2015 xuất ra ngoài tỉnh là 7.689

con/năm (Bảng 3.15).

Nhìn chung, thị trường giá cả đầu vào, đầu ra biến động liên tục, không ổn

định khiến người chăn nuôi gặp phải khó khăn. Sản phẩm chăn nuôi lợn của tỉnh

TT. Huế thời gian qua chủ yếu đáp ứng nhu cầu trong tỉnh (gần 70%). Tiêu thụ sản

88

phẩm CN lợn ở các cơ sở chăn nuôi khá phức tạp và thông qua nhiều tác nhân

trung gian, khó kiểm soát làm hạn chế sự phát triển ngành hàng chăn nuôi lợn.

3.1.5. Hiệu quả chăn nuôi lợn

Hiệu quả chăn nuôi lợn được xem xét trên các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

3.1.5.1 Về kinh tế

* Xét ở góc độ vĩ mô: Phát triển chăn nuôi lợn góp phần tích cực chuyển

dịch cơ cấu ngành chăn nuôi. Thừa Thiên Huế là tỉnh có số hộ gia đình chăn nuôi

lợn khá lớn (51.905 hộ) chiếm 34,7% số hộ nông thôn và chiếm 78,9% hộ nông

nghiệp [17]. Thu nhập tính trên ngày công lao động còn thấp nhưng tổng lợi ích

kinh tế của ngành hàng lợn đem lại cho tỉnh Thừa Thiên Huế là không nhỏ.

Số liệu ở bảng 3.17 cho thấy, từ năm 2005 đến năm 2015 GTSX ngành CN

lợn luôn đóng góp vào GTSX ngành NN của tỉnh khá lớn (từ 14,66%- 18,53%).

Bảng 3 17 Đóng góp của ngành chăn nuôi lợn trong phát triển inh tế

của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2015

Năm

Giá trị sản xuất

CN lợn theo giá

hiện hành

(triệu đồng)

Tỷ lệ GTSX CN

lợn trong GTSX

ngành chăn nuôi

(%)

Tỷ lệ giá trị sản

xuất CN lợn

trong giá trị SX

NN (%)

Tỷ lệ GTSX

ngành chăn nuôi

lợn trong tổng

GTSX (%)

2005 252.045 58,30 17,28 2,00

2006 272.980 58,40 16,88 1,89

2007 330.390 58,60 16,94 1,90

2008 512.256 58,95 17,50 2,25

2009 489.640 59,73 16,28 1,79

2010 541.909 61,08 14,66 1,46

2011 935.733 69,43 18,48 1,91

2012 889.998 68,51 18,35 1,54

2013 803.495 65,17 16,93 1,22

2014 983.779 66,61 18,53 1,35

2015 1.016.778 64,26 18,27 1,28

BQ 702.901 62,64 17,28 1,69

(Nguồn: Niêm giám thống kê Thừa Thiên Huế và tính toán của tác giả)

89

Bình quân trong khoảng thời gian trên, GTSX chăn nuôi lợn đã đóng góp

17,28% GO ngành nông nghiệp hay 1,69% trong tổng GTSX của tỉnh. Qua đó cho

thấy sự phát triển của CN lợn là nhân tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế của

tỉnh TT. Huế. Phát triển CN lợn đạt hiệu quả, ổn định và bền vững chính là yếu tố

quan trọng góp phần vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Với sản lượng thịt lợn hơi của tỉnh Thừa Thiên Huế bình quân giai đoạn 2005-

2015 là trên 20.600 tấn, nếu với giá bình quân là 45 nghìn đồng/kg thì tổng giá trị ban

đầu của ngành chăn nuôi lợn đạt gần 1.000 tỷ đồng, đây là một con số không nhỏ.

Nếu qua lưu thông, phân phối và tăng tỷ lệ sản phẩm qua chế biến, con số trên sẽ tăng

lên đáng kể. Theo dự báo, giá thịt lợn trong những năm tiếp theo còn có khả năng

tăng cao do giá T CN thế giới có xu hướng tăng mạnh, đây là một điểm đáng lưu ý

trong hoạch định chính sách phát triển ngành hàng này trong thời gian tới.

* Xét ở góc độ vi mô:

Kết quả và hiệu quả của các cơ sở luôn là mục tiêu cuối c ng của hoạt động

chăn nuôi lợn. Thông qua chỉ tiêu này, chúng ta có thể đánh giá được mức độ đầu tư

c ng như năng lực sử dụng và quản lý các nguồn lực của cơ sở chăn nuôi lợn.

- Kết quả và hiệu qủa chăn nuôi lợn thịt

Qua bảng số liệu 3.18 ta thấy, bình quân chung giá trị sản xuất của 100 kg

lợn hơi xuất chuồng là 4,46 triệu đồng và có sự khác biệt lớn giữa các quy mô chăn

nuôi, cụ thể ở trang trại là 5,14 triệu đồng, gia trại là 4,71 triệu đồng và hộ chăn

nuôi là 4,38 triệu đồng. Trong khi đó, tổng chi phí sản xuất BQ 100 kg lợn thịt xuất

chuồng là 3,78 triệu đồng, trong đó chi phí trung gian chiếm 97,0%, các chi phí

khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ (Phụ lục bảng 3.16). Thu nhập hỗn hợp giữa quy mô gia

trại và trang trại không có sự khác biệt, cụ thể thu nhập hỗn hợp của gia trại là

930,33 nghìn đồng, trang trại là 926,57 nghìn đồng; còn thu nhập hỗn hợp hộ chăn

nuôi là thấp nhất 613,97 nghìn đồng.

Chỉ số GO/IC bình quân của các cơ sở điều tra là 1,22 lần, tức là cứ 1 đồng

chi phí trung gian bỏ ra thì đem lai 1,22 đồng giá trị sản xuất, điều này phản ánh tốc

độ tăng giá trị sản xuất tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng chi phí trung gian. Như

90

vậy, trong số 3 nhóm cơ sở chăn nuôi lợn thịt thì chăn nuôi theo quy mô gia trại (từ

30 đến dưới 100 con) cho hiệu quả cao nhất. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng

chi phí sản xuất của các gia trại hiệu quả hơn so với các trang trại và hộ chăn nuôi.

Thực hiện phép kiểm định NOV từng cặp cho thấy, đa số các chỉ tiêu được kiểm

định từng cặp đều có ý nghĩa thống kê, riêng cặp trang trại và gia trại chỉ có chỉ tiêu

GTSX là có ý nghĩa thống kê còn các chỉ tiêu khác không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3 18 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra

phân theo quy mô chăn nuôi (Tính BQ 100 g lợn hơi xuất chuồng)

Chỉ tiêu ĐVT Trang

trại (I)

Gia

trại (J)

Hộ CN

(K) BQ chung

Phân tích phƣơng sai

(ANOVA:Post Hoc Multiple

Comparisons)

I-J I-K J-K

1. GO 1000đ 5.137,50 4.707,00 4.379,72 4.462,78 430,50***

757,78***

327,28***

(0,000) (0,000) (0,000)

2. VA 1000đ 1.093,49 1.063,30 720,62 795,13 30,19ns

372,86***

342,68***

(0,922) (0,000) (0,000)

3. MI 1000đ 926,57 930,33 613,97 681,82 -3,75ns

312,60***

316,35***

(0,999) (0,000) (0,000)

4. GO/IC Lần 1,27 1,29 1,20 1,22 -0,02ns

0,07***

0,09***

(0,700) (0,004) (0,000)

5. VA/IC Lần 0,27 0,29 0,20 0,22 -0,02ns

0,07***

0,09***

(0,700) (0,004) (0,000)

6. MI/IC Lần 0,23 0,26 0,17 0,19 -0,02ns

0,06**

0,09***

(0,555) (0,022) (0,000)

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Ghi chú:***, **, *, ns: Chênh lệch giá trị trung bình có ý nghĩa thống kê tương ứng 1%,

5%, 10% và không có ý nghĩa TK

Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo

phương thức chăn nuôi được thể hiện qua bảng 3.19.

Ta thấy chi phí sản xuất tính bình quân cho 100 kg lợn hơi ở các phương

thức chăn nuôi có sự khác biệt lớn, ở phương thức công nghiệp thường nuôi chủ yếu

giống lợn F2 và lợn ngoại nên giá bán sản phẩm cao hơn các giống lợn khác nên thu

nhập hỗn hợp của phương thức này là cao nhất (949,02 nghìn đồng/100 kg lợn hơi)

chỉ tiêu này thấp nhất là ở phương thức truyền thống (561,83 nghìn đồng/100 kg lợn

91

hơi) (Phụ lục bảng 3.17). Vì vậy hiệu quả thu nhập hỗn hợp trên 1 đồng chi phí bỏ

ra của phương thức chăn nuôi công nghiệp là cao nhất và có sự khác biệt giữa các

phương thức chăn nuôi, điều này đúng với kết quả thực hiện phép kiểm định

NOV từng cặp cho thấy, đa số các chỉ tiêu được kiểm định từng cặp đều có ý

nghĩa thống kê từ 90% đến 99%.

Bảng 3 19 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra

phân theo phƣơng thức chăn nuôi (Tính BQ 100 g lợn hơi xuất chuồng)

Chỉ tiêu ĐVT Công nghiệp (I)

Bán công nghiệp (J)

Truyền thống (K)

BQ chung

Phân tích phƣơng sai (ANOVA:Post Hoc Multiple

Comparisons)

I-J I-K J-K

1. GO 1000đ 5.181,82 4.551,22 4.324,63 4.462,78 630,60***

857,19***

226,59***

(0,000) (0,000) (0,000)

2. VA 1000đ 1.166,41 885,38 683,48 795,13 281,03***

482,93***

201,90***

(0,000) (0,000) (0,000)

3. MI 1000đ 949,02 790,59 561,83 681,82 158,43* 387,19

*** 228,76

***

(0,052) (0,000) (0,000)

4. GO/IC Lần 1,29 1,24 1,19 1,22 0,05**

0,10***

0,05***

(0,044) (0,000) (0,000)

5. VA/IC Lần 0,29 0,24 0,19 0,22 0,05**

0,10***

0,05***

(0,044) (0,000) (0,000)

6. MI/IC Lần 0,24 0,22 0,16 0,19 0,02ns

0,08***

0,06***

(0,546) (0,000) (0,000)

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Ghi chú: ***, **, *, ns: Chênh lệch giá trị trung bình có ý nghĩa thống kê tương ứng 1%,

5%, 10% và không có ý nghĩa TK

Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân theo loại

hình chăn nuôi cho thấy chăn nuôi lợn theo loại hình tự túc con giống đạt hiệu quả

kinh tế cao hơn so với 2 loại hình còn lại do chủ động được nguồn giống nên chi phí

con giống tự túc thấp hơn nhiều so với con giống mua ngoài. Đặc biệt, chất lượng

giống được kiểm soát tốt, hạn chế được dịch bệnh và môi trường sống của lợn thịt

không bị thay đổi nên khả năng tăng trọng nhanh (Phụ lục bảng 3.18). Đối với chăn

nuôi giống lợn ngoại cho hiệu quả cao hơn so với lợn F2 và lợn F1 và có sự khác

biệt lớn giữa giống lợn F1 và giống lợn F2, ngoại. Do nhu cầu tiêu d ng, sử dụng

lợn thịt ngoại với tỷ lệ nạc cao để chế biến giò chả, nem là rất lớn, do đó giá cả đầu

ra rất thuận lợi cho những cơ sở chăn nuôi lợn ngoại (Phụ lục bảng 3.19).

92

- Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn nái

Hiệu quả chăn nuôi lợn nái cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: chất

lượng con giống, chi phí các đầu vào (thức ăn, thuốc thú y), kỹ thuật chăm sóc lợn nái

và lợn con, giá bán lợn con. Tổng chi phí sản xuất tính BQ 1 kg lợn con xuất chuồng là

34,93 nghìn đồng, trong đó chi phí trung gian chiếm 91,7% (Phụ lục bảng 3.20).

Qua bảng số liệu 3.20 ta thấy, chăn nuôi lợn nái theo quy mô trang trại đạt

kết quả và hiệu quả cao nhất ở chỉ tiêu GO, VA, GO/IC và VA/IC. Bình quân chung

GO của 1 kg lợn con xuất chuồng là 50.840 đồng và có sự khác biệt lớn giữa quy

mô trang trại (58.200 đồng), gia trại (54.170 đồng) và hộ chăn nuôi (49.600 đồng).

Bảng 3 20 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản phân theo quy mô

(Tính BQ1kg lợn con xuất chuồng)

Chỉ tiêu ĐVT

Trang

trại

(I)

Gia

trại

(J)

Hộ

CN

(K)

BQ

chung

Phân tích phƣơng sai

(ANOVA:Post Hoc Multiple

Comparisons)

I-J I-K J-K

1. GO 1000đ 58,20 54,17 49,60 50,84 4,033ns

8,599***

4,565*

(0,412) (0,001) (0,093)

2. VA 1000đ 24,72 22,62 17,60 18,81 2,102ns

7,118***

5,017**

(0,731) (0,002) (0,026)

3. MI 1000đ 15,71 16,31 15,03 15,90 -0,602ns

0,675ns

1,277ns

(0,971) (0,936) (0,753)

4. GO/IC Lần 1,74 1,71 1,55 1,59 0,024ns

0,187**

0,163**

(0,958) (0,013) (0,019)

5. VA/IC Lần 0,74 0,71 0,55 0,59 0,024ns

0,187**

0,163**

(0,958) (0,013) (0,019)

6. MI/IC Lần 0,47 0,51 0,47 0,50 -0,044ns

-0,002ns

0,042ns

(0,852) (0,999) (0,737)

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Ghi chú: ***; **; *; ns: Chênh lệch giá trị trung bình có ý nghĩa thống kê tương ứng 1%;

5%; 10%; không có ý nghĩa TK

Theo kết quả phân tích phương sai NOV , chăn nuôi lợn nái theo quy mô

trang trại và gia trại mang lại kết quả cao hơn nhiều so với chăn nuôi theo quy mô

với mức ý nghĩa thống kê khá cao. Trong khi đó, chúng ta chưa có đủ cơ sở khoa

học để kết luận rằng chăn nuôi lợn nái theo quy mô trang trại mang lại kết quả và

hiệu quả lớn hơn so với các gia trại. Số liệu bảng 3.20 còn cho thấy, chỉ tiêu thu

93

nhập hỗn hợp ở trang trại thấp hơn so với các gia trại. Điều này có thể được giải

thích bởi lý do chi phí lao động và khấu hao tài sản ở các trang trại cao hơn nhiều so

với các gia trại và hộ chăn nuôi.

Kết quả và hiệu quả CN lợn nái của các cơ sở điều tra phân theo phương

thức CN cho thấy: chi phí sản xuất tính BQ cho 1kg lợn con xuất chuồng ở các

phương thức nuôi có sự khác biệt lớn (Phụ lục bảng 3.21), ở phương thức công

nghiệp thường nuôi chủ yếu giống lợn F2 và lợn ngoại nên giá bán sản phẩm cao

hơn các giống lợn khác nên giá trị gia tăng V thu được của phương thức này là

cao nhất (22.230 đồng/1kg) chỉ tiêu này thấp nhất là ở phương thức truyền thống

(16.900 đồng/1kg lợn hơi). Vì vậy hiệu suất chi phí trung gian theo giá trị tăng thêm

(V /IC) của phương thức công nghiệp là cao nhất và có sự khác biệt giữa các

phương thức nuôi.

Bảng 3 21 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản phân theo phƣơng

thức chăn nuôi (Tính BQ1 g lợn con xuất chuồng)

Chỉ tiêu ĐVT

Công

nghiệp

(I)

Bán

công

nghiệp

(J)

Truyền

thống

(K)

BQ

chung

Phân tích phƣơng sai

(ANOVA:Post Hoc Multiple

Comparisons)

I-J I-K J-K

1. GO 1000đ 54,56 52,77 48,29 50,84 1,783ns

6,268***

4,484***

(0,625) (0,004) (0,000)

2. VA 1000đ 22,23 20,18 16,90 18,81 2,047ns

5,331***

3,284***

(0,472) (0,008) (0,000)

3. MI 1000đ 13,51 17,47 14,51 15,90 -3,953**

-0,995ns

2,958***

(0,040) (0,812) (0,000)

4. GO/IC Lần 1,69 1,62 1,54 1,59 0,066ns

0,146**

0,080***

(0,455) (0,025) (0,006)

5. VA/IC Lần 0,69 0,62 0,54 0,59 0,066ns

0,146**

0,080***

(0,455) (0,025) (0,006)

6. MI/IC Lần 0,42 0,54 0,46 0,50 -0,120* -0,047

ns 0,073

***

(0,052) (0,633) (0,006)

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Ghi chú: ***; **; *; ns: Chênh lệch giá trị trung bình có ý nghĩa thống kê tương ứng 1%;

5%; 10%; không có ý nghĩa TK

Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn nái theo giống lớn cho thấy, lợn giống

ngoại có giá bán luôn cao hơn so với lợn lai và lợn Móng Cái. Tại các địa bàn

94

nghiên cứu, giá dao động trong khoảng 45 nghìn đồng/kg đến 61 nghìn đồng/kg tùy

giống lợn và t y vào thời điểm bán. Vì vậy, mặc d chi phí cao song thu nhập hỗn

hợp mà các hộ nuôi nái ngoại vẫn cao nhất (18.640 đồng/kg lợn con xuất bán), chỉ

tiêu này thấp nhất là ở giống lợn Móng Cái (13.940 đồng/kg) (Phụ lục bảng 3.22)

Kết quả và hiệu quả đầu tư tài chính chăn nuôi lợn nái sinh sản: Theo số liệu

điều tra, thời gian nuôi lợn nái bình quân gần 7 năm là phổ biến, trong đó năm đầu

là đầu tư cơ bản, lợn nái bắt đầu sinh con từ năm thứ hai trở đi. Tổng hợp kết quả

ước lượng về giá trị sản xuất và chi phí hàng năm theo giá hiện hành (Phụ lục bảng

3.23), với lãi suất chiết khấu danh nghĩa thay đổi từ 8%/năm đến 26%/năm. Giá trị

hiện tại ròng (NPV), tỉ suất nội hoàn vốn (IRR), thu nhập hỗn hợp thu được bình

quân hàng năm cho thấy cả hai chỉ tiêu NPV và IRR đều thể hiện hiệu quả của việc

nuôi lợn nái. NPV đạt 4.404,61 nghìn đồng/con với lãi suất chiết khấu là 12%

(tương ứng với mức lãi suất mà nhiều hộ phải trả) và IRR = 27,91% lớn hơn so với

lãi suất vay ngân hàng hiện tại.

Bảng 3 22 Kết quả chăn nuôi nái sinh sản với các suất chiết hấu hác nhau

(Phƣơng pháp đầu tƣ dài hạn)

Suấtchiết hấu

(%)

NPV

(1000đ/con/năm)

BCR

(Lần)

8 6.330,09 1,12

10 5.308,49 1,11

12 4.404,61 1,10

14 3.603,40 1,09

16 2.891,97 1,07

18 2.259,26 1,06

20 1.695,72 1,05

22 1.193,11 1,04

24 744,29 1,02

26 343,05 1,01

IRR = 27,91%

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 và tính toán của tác giả)

95

Tóm lại, qua phân tích hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn ở tỉnh TT. Huế

có thể rút ra nhận xét sau:

- Chăn nuôi lợn nái mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn chăn nuôi lợn thịt,

các loại hình, phương thức chăn nuôi và giống nuôi khác nhau cho kết quả và hiệu

quả kinh tế khác nhau. Chăn nuôi gia trại cho hiệu quả cao nhất (cả lợn nái và lợn

thịt); chăn nuôi công nghiệp (đối với lợn thịt) và bán công nghiệp (đối với lợn nái)

cho hiệu quả kinh tế cao hơn chăn nuôi phương thức truyền thống, quy mô nhỏ.

- Chăn nuôi lợn thịt vẫn chiếm chủ yếu, chăn nuôi lợn nái góp phần cung

cấp nguồn giống lợn cho chăn nuôi lợn thịt. Chăn nuôi lợn thịt theo loại hình tự túc

con giống đạt hiệu quả kinh tế cao, vì vậy cần phát triển đồng thời chăn nuôi lợn

thịt và lợn nái song song. Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn nái ngoại và nái lai

theo phương thức trang trại, gia trại để có thể đủ cung ứng con giống tại chỗ trên địa

bàn tỉnh. Phát triển CN lợn thịt theo phương thức công nghiệp, hợp tác, liên kết trong

sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

3.1.5.2. Về xã hội

Phát triển chăn nuôi lợn góp phần tăng thu nhập cho người lao động, giải

quyết việc làm, nhất là lao động nhàn rỗi trong nông thôn, hạn chế được tính thời vụ

trong nông nghiệp.

* Giải quyết việc làm cho người lao động: toàn tỉnh có 51.905 hộ chăn nuôi

lợn, nếu tính bình quân 1 hộ dành thời gian để chăm sóc lợn bằng 0,5 lao động thì

ngành chăn nuôi lợn đã tạo công ăn việc làm thường xuyên ổn định cho khoảng trên

25.000 lao động, ngoài ra còn hàng ngàn hộ khác tham gia ở các tác nhân giết mổ,

bán lẻ, bán buôn, thu gom, chế biến,… Điều này đã góp phần rất lớn vào vấn đề tạo

công ăn việc làm cho người dân khu vực nông thôn, đặc biệt là có thể dễ dàng sử

dụng lao động phụ, lao động chưa qua đào tạo.

* Tăng thu nhập cho người chăn nuôi lợn: ta thấy thu nhập bình quân hộ đạt

59,0 triệu đồng, trong đó, thu nhập từ chăn nuôi lợn chiếm đến 43,4% tương ứng

25,6 triệu đồng/hộ, 4,3 triệu đồng/nhân khẩu và 17,1 triệu đồng/lao động. Đối với

các trang trại và gia trại thì thu nhập từ chăn nuôi lợn là chủ yếu, chiếm tỷ lệ tương

ứng là 86,7% và 60,4%, còn hộ chăn nuôi thì ngược lại.

96

Bảng 3 23 Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập của các cơ sở điều tra

(Tính BQ hộ/năm)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Trang trại Gia trại Hộ

chăn nuôi

BQ

chung

Giá

trị %

Giá

trị %

Giá

trị %

Giá

trị %

1 Thu nhập BQ hộ 263,9 100,0 109,2 100,0 39,5 100,0 59,0 100,0

1.1 Thu nhập từ CN lợn 228,7 86,7 66,0 60,4 8,4 21,4 25,6 43,4

1.2. Thu nhập khác 35,2 13,3 43,2 39,6 31,0 78,6 33,4 56,6

2 Thu nhập BQ CN lợn

2.1. Bình quân nhân khẩu 39,8 - 11,6 - 1,6 - 4,3 -

2.2. Bình quân lao động 171,9 - 37,7 - 5,9 - 17,1 -

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Nhìn chung thu nhập từ CN lợn của các hộ đóng góp một phần quan trọng

trong tổng thu nhập của hộ. Tuy nhiên việc tổng hợp kết quả nghiên cứu này chỉ

trong một năm nên kết quả chỉ mới phản ánh một phần nào đó vai trò của ngành CN

lợn với phát triển CN lợn về mặt xã hội mà chưa thấy hết một cách tổng thể tầm

quan trọng của ngành CN lợn với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh TT. Huế.

* Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế: phát triển

chăn nuôi lợn trong những năm gần đây của tỉnh TT. Huế đã đem lại những lợi ích

không nhỏ, đặc biệt trong nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và mang lại công ăn

việc làm cho nhiều thành viên tham gia ngành hàng lợn, góp một phần trong việc

giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 11,16% năm 2010 xuống còn 4,1% năm 2015. Từ năm 2011

đến 2015, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, tại TT. Huế, hơn

57 nghìn lượt hộ nghèo đã được vay vốn ưu đãi với hơn 794 tỷ đồng để phát triển

sản xuất, làm kinh tế gia đình trong đó có chăn nuôi lợn. Số lao động thuộc hộ

nghèo được đào tạo nghề ngắn hạn miễn phí với gần 1.500 lao động; trong đó, có

hơn 1.260 lao động thuộc hộ nghèo có việc làm [37].Hệ số quan hệ giữa tăng

trưởng GO lợn với tỷ lệ giảm nghèo cho thấy, để giảm 1% hộ nghèo thì năm 2010

cần tăng trưởng GO chăn nuôi lợn 1,4% (thực tế tăng 1,8%), đến năm 2015 GO

chăn nuôi lợn cần tăng 0,96% (thực tế tăng 0,92%). Điều đó chứng tỏ tăng trưởng

CN lợn có tác động nhất định đến việc giảm tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh T.T. Huế.

97

Bảng 3 24 Tình hình giảm nghèo ở tỉnh Thừa Thiên Huế

TT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2013 2014 2015

1 Tỷ lệ hộ nghèo % 11,16 9,16 6,5 5,06 4,1

2 Tỷ lệ giảm nghèo % -1,29 -2,0 -1,5 -1,44 -0,96

3 Giá trị sản lượng lợn Tỷ đồng 595,9 569,1 556,0 590,6 596,0

4 Tăng trưởng GO lợn % 1,8 -4,49 -5,6 6,24 0,92

5 Hệ số quan hệ (4)/(2) % 1,40 2,25 3,73 4,33 0,96

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh TT Huế 2015)

Phát triển chăn nuôi lợn trong những năm gần đây của tỉnh đã đem lại những

lợi ích không nhỏ về mặt xã hội, tuy nhiên bên cạnh đó đã bắt đầu nảy sinh không ít

những vấn đề trong quan hệ cộng đồng. Đối với v ng chăn nuôi quy mô trang trại,

gia trại với quy mô đàn lợn lớn, mật độ chăn nuôi cao, phát sinh ô nhiễm nguồn

nước, tiếng ồn và m i khó chịu đã nảy sinh những mâu thuẫn, va chạm giữa người

chăn nuôi và không chăn nuôi lợn, giữa người nuôi nhiều và người nuôi ít.

Tóm lại, chăn nuôi lợn đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi,

tăng thu nhập, tạo việc làm và góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thừa

Thiên Huế trong những năm qua.

3.1.5.3. Về môi trường

Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã góp phần

quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo và cải thiện sinh kế cho cho người

dân ở khu vực nông thôn. Bên cạnh những lợi ích kinh tế, chăn nuôi lợn c ng đang

nảy sinh vấn đề về chất lượng môi trường suy giảm, đe dọa đến sức khỏe của cộng

đồng dân cư địa phương và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên.

Chất thải chăn nuôi gây ra ô nhiễm môi trường là rất lớn nếu không có biện

pháp xử lý thích hợp, bình quân một cá thể lợn có thể thải 1,2 đến 3kg chất thải

rắn/ngày và 4 đến 6 kg chất thải lỏng/ngày (được quy đổi từ đơn vị lít). Hàng năm

đàn gia súc, gia cầm của tỉnh ước tính thải ra môi trường khoảng 700.000 tấn phân

hữu cơ và 1,2 triệu mét khối nước tiểu [41]. Do truyền thống chăn nuôi phân tán,

nhỏ lẻ; chuồng trại chưa đảm bảo nên việc xử lý các chất thải từ chăn nuôi ít được

người dân quan tâm, dẫn đến tình trạng báo động ô nhiễm về môi trường đất, nước

98

và không khí, tạo điều kiện cho các loại vi sinh vật phát triển dẫn đến lây lan dịch

bệnh cho người và vật nuôi. Như vậy, một vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là làm

sao để kết hợp được hài hòa giữa tăng trưởng và phát triển chăn nuôi lợn với vấn đề

bảo vệ môi trường sinh thái, hay nói cách khác phát triển chăn nuôi lợn phải hướng

đến phát triển bền vững. Một trong những biện pháp tối ưu hiện nay để xử lý chất

thải chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng là ứng dụng công nghệ khí sinh

học Biogas.

Trong những năm gần đây, TT. Huế đã có những nỗ lực trong việc khuyến

khích các cơ sở chăn nuôi ở trên địa bàn sử dụng công nghệ khí sinh học - Biogas

để xử lý chất thải và được người dân hưởng ứng tích cực, do đó một số công trình

Biogas được đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng. Đặc biệt là giai đoạn 2003 -

2015 với sự hỗ trợ kinh phí của Bộ Hợp tác Phát triển Quốc tế Hà Lan được thực

hiện thông qua Dự án Khí sinh học đã xây dựng được 3.573 công trình (chủ yếu là

gia trại, trang trại) sử dụng biện pháp xử lý chất thải bằng hầm khí sinh học (biogas)

(Phụ lục bảng 3.24). Ngoài ra với sự tài trợ của cơ quan phát triển Cộng hòa Séc

thực hiện dự án “Năng lượng bền vững ở cấp địa phương tại tỉnh Thừa Thiên Huế”

từ năm 2011 đến năm 2013 đã xây dựng được 700 công trình Biogas[41]. Hiệu quả

của việc xử lý chất thải bằng hầm khí sinh học thời gian qua được rất nhiều người

dân quan tâm (chất thải của vật nuôi sau khi xử lý ít gây ô nhiễm môi trường và tận

dụng được khí thải d ng làm chất đốt), biện pháp này đang được khuyến khích nhân

rộng và trở thành phong trào. Bên cạnh đó, thời gian gần đây, việc sử dụng đệm lót

sinh học trong chăn nuôi đã có 125 hộ tham gia góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm

môi trường, không có m i hôi, hạn chế ruồi, muỗi, không còn làm phiền hàng xóm.

* Xử lý và sử dụng chất thải

Kết quả khảo sát các cơ sở CN lợn tại các địa bàn nghiên cứu cho thấy khối

lượng chất thải CN lợn được các cơ sở chăn nuôi đưa vào xử lý chiếm 50,47% và

phần còn lại không được xử lý chiếm 49,53%. Công tác xử lý chất thải được thực

hiện bằng 2 phương pháp, đó là xử lý bằng công nghệ khí sinh học (Biogas) và

phương pháp ủ. Theo kết quả điều tra tại 330 cơ sở CN, tỷ lệ chất thải được xử lý

bằng Biogas chiếm 43,59% và phương pháp ủ chiếm 56,41% (Phụ lục bảng 3.25).

99

Sơ đồ 3.3 Tình hình xử lý và sử dụng chất thải CN lợn tại các cơ sở điều tra

(Nguồn: Thông tin điều tra năm 2014)

Theo bảng số liệu 3.25, chất thải chăn nuôi lợn tại các trang trại và gia trại đã

được xử lý 100% bằng công nghệ khí sinh học Biogas. Đối với các hộ chăn nuôi, tỷ

lệ chất thải được xử lý chỉ chiếm 40,19%, trong đó xử lý bằng Biogas chiếm

28,85% và phương pháp ủ là 11,34%. Như vậy, quy mô chăn nuôi càng lớn thì vấn

đề xử lý chất thải càng được coi trọng và ngược lại.

Bảng 3 25 Quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại các cơ sở điều tra

ĐVT: %

Chất thải Trang trại Gia trại Hộ chăn nuôi

1 Xử lý 100,00 100,00 40,30

- Biogas 100,00 100,00 28,79

- Ủ 0,00 0,00 11,51

2 Không xử lý 0,00 0,00 59,70

Tổng cộng (1+2) 100,00 100,00 100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

79,39%

20,61%

50,47%

49,53%

Khí gas

8,68%

97,27%

2,73%

43,59%

80,31%

11,01%

Bán

Cơ sở

chăn nuôi

Xử lý

Biogas

Đun bếp

Môi

trường

Không Xử lý

Ủ Trồng trọt

Cho

người thân

Ao cá

Môi trường

Trồng trọt Nước thải

sau Biogas

56,41%

100%

100

Đối với phương pháp Bioga, sau khi qua xử lý thì chất thải tồn tại dưới trạng

thái lỏng. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng và Phạm Khắc Liệu thì

việc sử dụng hầm biogas để xử lý nước thải chăn nuôi lợn đã làm giảm đáng kể

nồng độ các chất ô nhiễm. Trung bình, COD (nhu cầu oxi hóa học) giảm 84,7%,

BOD5 (nhu cầu oxi sinh hóa) giảm 76,3%, SS (chất rắn lơ lửng) giảm 86,1%, VSS

(chất rắn dễ bay hơi) giảm 85,4%, TKN (nitơ Kjeldahl) giảm 11,8%, T-P (tổng

photpho) giảm 7,0% và Fecal coliform giảm 51,2%. Tuy nhiên, nồng độ các chất ô

nhiễm trong nước thải đầu ra vẫn còn khá cao, vượt tiêu chuẩn cho phép (QCVN

24:2009/BTNMT, cột B, TCN 678 - 2006). Đặc biệt đáng quan tâm là nồng độ các

chất dinh dưỡng ở các mẫu này rất cao, tiềm ẩn nguy cơ gây phú dưỡng khi xả thải

vào các vực nước mặt [24].

Đối với phương pháp ủ, toàn bộ chất thải này được sử dụng làm phân bón

cho cây trồng. Đây là loại phân hữu cơ được các hộ chăn nuôi nhỏ sử dụng phổ

biến, có tác dụng rất lớn trong việc cải tạo đất c ng như làm giảm chi phí đầu tư

phân bón trong lĩnh vực trồng trọt. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chủ cơ sở chăn

nuôi, phương pháp này vẫn gây ra ô nhiễm môi trường, tạo ra m i hôi khó chịu và

làm ảnh hưởng sức khỏe của cộng đồng dân cư.

Đối với chất thải không được xử lý, khối lượng thải ra môi trường chiếm tỷ

lệ rất lớn, chủ thể gây ra ô nhiễm chính là các hộ chăn nuôi nhỏ. Kết quả điều tra

cho biết, hầu hết chất thải ở các cơ sở chăn nuôi có quy mô dưới 10 con lợn thịt thì

hầu như không được xử lý và thải trực tiếp ra môi trường (Phụ lục bảng 3.25). Như

vậy, chăn nuôi quy mô nhỏ là chủ thể chính gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm

trọng, bởi lẽ số hộ chăn nuôi nhỏ dưới 10 con của tỉnh chiếm 94,52%.

* Hạn chế ô nhiễm môi trường

Kết quả khảo sát các hộ chăn nuôi lợn tại các địa bàn nghiên cứu, chúng tôi

chia các mức đánh giá về tiếng ồn và m i hôi khó chịu thành 5 mức theo thứ tự từ

đặc biệt nghiêm trọng đến bình thường. Kết quả cho thấy tỷ lệ đánh giá về m i hôi

và tiếng ồn ở mức độ rất nghiêm trọng chiếm lớn nhất, trên 50% số người được hỏi,

sau đó là đánh giá ở mức độ nghiêm trọng (Phụ lục bảng 3.26). Điều đó có thể

101

khẳng định ô nhiễm tiếng ồn do lợn kêu, ô nhiễm do m i hôi thối mang lại c ng đã

trở thành vấn đề cần phải nghiêm túc quan tâm và có những giải pháp kịp thời.

Tóm lại, sự phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2015

đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành ngành chăn nuôi, tạo việc làm, nâng cao

thu nhập, đóng góp 17,28% GO nông nghiệp. Tốc độ phát triển đàn lợn giảm

nhưng chất lượng đàn lợn thương phẩm tỷ lệ nạc cao tăng, đàn lợn nái F1, nái

ngoại tăng cao góp phần chuyển đổi cơ cấu đàn lợn theo hướng nâng cao chất

lượng. Số lượng gia trại, trang trại đang còn ít, cơ sở vật chất phục vụ phát triển

chăn nuôi lợn còn yếu. Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn ở mức trung bình, ô nhiễm

môi trường đang là thách thức lớn trong phát triển chăn nuôi lợn.

3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển chăn nuôi lợn

3.2.1. Nhóm yếu tố bên ngoài

3.2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Đối với ngành chăn nuôi lợn chịu ảnh hưởng lớn bởi thời tiết, khí hậu (nhiệt

độ, lượng mưa, ẩm độ), trong đó nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rõ nét và dễ nhận

thấy nhất. Nếu nhiệt độ cao quá nó tác động tới trao đổi chất của lợn như kém ăn,

bỏ ăn vì thế ảnh hưởng đến tăng trọng và sức khoẻ con vật. Nếu nhiệt độ thấp quá

làm cho lợn mất thân nhiệt c ng ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của lợn.

Qua kết quả nghiên cứu của các nhà chuyên môn về khí hậu thuỷ văn, ở

Thừa Thiên Huế đã hình thành các v ng khí hậu, thuỷ văn khác nhau, bao gồm:

- V ng khí hậu 1: huyện Quảng Điền, Phú Vang, thành phố Huế và phần gò

đồi các huyện Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy; nhiệt độ

trung bình năm 240C, nhiệt độ tối cao 39 - 41

0C; tổng lượng mưa 2.600 – 2.800

mm/năm, độ ẩm trung bình 84,8% - 87,6%; tổng nhiệt độ: 8.000 – 9.0000C/năm. Số

giờ nắng đạt 1.900 giờ/năm, chịu ảnh hưởng của gió bão, thường có l lụt lớn.

- V ng khí hậu 2:

Gồm các v ng có độ cao từ 150m trở lên của các huyện Phong Điền, Lưới,

Nam Đông, thị xã Hương Trà và thị xã Hương Thuỷ; ngoài m a mưa chính từ tháng

9 đến tháng 12, vùng này còn có mưa vào tháng 5 đến tháng 8. Tổng lượng mưa khá

102

cao từ 3.000 – 3.200mm, trong đó mưa từ tháng 01 đến tháng 8 từ 900 – 1.000 mm,

thường có l quét và gây sạc lỡ đất. Nhiệt độ từ 22 - 240C, tổng giờ nắng đạt trên

1.850 giờ.

Từ các thông tin về khí hậu như trên cho thấy, việc phát triển chăn nuôi lợn

gặp những điều kiện bất lợi trong phòng chống dịch bệnh; chế biến và bảo quản

thức ăn; phòng chống nắng nóng cho lợn ở v ng đồng bằng, ven biển; phòng chống

rét cho lợn ở v ng miền núi.

3.2.1.2. Cơ chế, chính sách

Trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai thực hiện các chủ

trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn đã

tác tích cực đến đến ngành chăn nuôi trong đó có ngành chăn nuôi lợn, cụ thể:

* Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền v ng

- Chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi

ngang ven biển và hải đảo trong giai đoạn 2011-2015 đã đầu tư xây dựng 304 công

trình cơ sở hạ tầng, với tổng kinh phí là 178,5 tỷ đồng trong đó xây dựng mới 186

công trình giao thông với khối lượng tăng thêm khoảng 117 km đường giao thông

nông thôn được bê tông hóa; 2,8 km kênh mương được kiên cố hóa, 2 km đê được

nâng cấp, 4 trạm bơm được xây dựng mới, 01 chợ nông thôn,…đồng thời đã duy tu

bảo dưỡng 99 công trình [37].

- Chương trình 135 trong giai đoạn 2011-2015 đã hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng,

hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu,

xây dựng 247 công trình với tổng kinh phí 135,2 tỷ đồng, trong đó xây dựng mới 99

công trình giao thông với khối lượng tăng thêm khoảng 50km đường giao thông

nông thôn, đường thôn bản được bê tông hóa; 16 công trình thủy lợi, 5 công trình

cấp nước sinh hoạt được nâng cấp,… đồng thời duy tu bảo dưỡng 75 công trình và

xây dựng hơn 110 mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản [37].

Kết quả thực hiện chương trình trong 5 năm qua đã góp phần thay đổi diện

mạo các xã v ng khu vực nông thôn, miền núi trên địa bàn tỉnh, tạo an sinh xã hội,

tăng cường thu nhập cho người dân, từng bước xóa đói giảm nghèo các địa phương

vùng nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, mức hỗ trợ của chương trình

103

chưa đáp ứng nhu cầu, mức hỗ trợ còn thấp, vẫn còn xã chưa có đường ô tô đến

trung tâm thôn, bản ... do đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển chăn

nuôi lợn trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các huyện miền núi, v ng sâu, v ng xa.

* Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Sau 5 năm (2010-2014) triển khai thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao

động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Chính phủ,

toàn tỉnh có 20.085 lao động nông thôn được đào tạo nghề, trong đó lĩnh vực nông

nghiệp là 3.768 lao động (chiếm tỷ lệ 18,76%), phi nông nghiệp là 16.317 lao động

(chiếm tỷ lệ 81,24%), tỷ lệ hoàn thành so với kế hoạch là 107.12% [4].

Chương trình đã giúp lao động nông thôn tham gia các khoá học nghề mới,

tạo thêm cơ hội có việc làm, ổn định cuộc sống, tạo điều kiện cho nhiều hộ vươn lên

thoát nghèo bền vững. Đối với lĩnh vực NN, trên 80 % lao động nông thôn sau khi

học xong đã mạnh dạn áp dụng những kiến thức, kỹ năng hoặc những ứng dụng

khoa học – kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng suất,

từng bước được nâng cao chất lượng và hiệu quả trong sản xuất nói chung và trong

chăn nuôi lợn nói riêng; tăng thu nhập cho lao động nông thôn giúp xóa đói giảm

nghèo; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, xây dựng nông

thôn mới. Đây là động lực lớn nhằm nâng cao trình độ kỹ thuật cho người dân trong

chăn nuôi lợn ở địa phương.

* Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn

Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ, từ năm

2010 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có khoảng trên 150 ngàn lượt khách hàng được

vay vốn theo chính sách trên để đầu tư vào sản xuất, chế biến, kinh doanh dịch vụ

thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn, với tổng

doanh số cho vay đạt 8.651 tỷ đồng [35]. Đây có thể nói là động lực rất lớn cho phát

triển nông nghiệp nói chung và phát triển chăn nuôi lợn nói riêng. Chính sách đã tạo

điều kiện cho các hộ chăn nuôi đầu tư theo chiều sâu, hướng tới chăn nuôi quy mô

lớn. Mặc d theo quy định các đối tượng khách hàng là hộ gia đình, hộ sản xuất

kinh doanh ở nông thôn, các hợp tác xã, chủ trang trại, được xem xét cho vay không

104

bảo đảm bằng tài sản theo các mức tối đa đến 50 triệu đồng, tuy nhiên, hầu hết

người chăn nuôi không tiếp cận được với các nguồn vốn trên. Nguyên nhân chủ yếu

do thủ tục để được vay vốn theo hình thức không đảm bảo bằng tài sản rất phức tạp.

Các ngân hàng thường lựa chọn các hộ hoạt động sản xuất, kinh doanh gặp ít rủi ro,

trong khi, chăn nuôi lợn luôn là lĩnh vực chịu nhiều rủi ro, thiên tai…

* Chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế

C ng với chương trình xây dựng nông thôn trong phạm vị cả nước, TT. Huế

đã ban hành các chính sách và cơ chế đặc th riêng. Kết quả thực thi chính sách này

cho thấy, giai đoạn 2011-2015, chương trình nông thôn mới đã bố trí 19.789 triệu

đồng hỗ trợ phát triển sản xuất, xây dựng được 302 mô hình sản xuất bao gồm các

lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ phát triển thương hiệu,....

Bên cạnh đó, ngân sách tỉnh và các huyện thị đã bố trí một phần kinh phí sự nghiệp hỗ

trợ cho người dân để triển khai sản xuất nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, thủy

sản,...có hiệu quả, ph hợp với điều kiện tiềm năng của từng địa phương, góp phần đẩy

nhanh giảm nghèo, nâng cao thu nhập [3].

Chương trình đã đầu tư xây mới và nâng cấp mở rộng 1.104 km đường giao

thông nông thôn, 106 công trình giao thông khác và hơn 1.100 cống các loại với

tổng kinh phí thực hiện: 978,9 tỷ đồng. Đã đầu tư xây dựng mới, sửa chữa nâng cấp

491 km kênh mương nội đồng, 452 công trình khác như: đê bao, hồ chứa, trạm

bơm,... nâng tổng số kênh mương được cứng hóa lên 1.360 km, đảm bảo tưới tiêu

cho 28.630 ha, chiếm tỷ lệ 98% diện tích trồng trọt theo quy hoạch toàn tỉnh với

tổng kinh phí thực hiện 310,2 tỷ đồng. Đã đầu tư cho điện nông thôn trên địa bàn

toàn tỉnh với tổng kinh phí thực hiện là 441 tỷ đồng. Đầu tư xây dựng, nâng cấp trên

20 công trình nước sạch trên địa bàn hơn 30 xã với tổng kinh phí thực hiện 550 tỷ

đồng. Về môi trường có 60/92 xã đạt tiêu chí môi trường, có 60% hộ gia đình có

chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh [3]. Đây có thể coi là một trong những yếu tố quan

trọng góp phần vào phát triển chăn nuôi lợn ở TT. Huế.

105

* Đề án phát triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao của tỉnh Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2009-2015[59]. Kết quả thực hiện đề án trong giai đoạn 2009-2015 được

người chăn nuôi hưởng ứng triển khai ở các địa phương và mang lại hiệu quả cao.

Đã có 10.185 hộ đăng ký và đã thả nuôi được hỗ trợ 13.613 con lợn giống, đạt tỷ lệ

115,09% so với kế hoạch đề ra, trong đó: nái F1 là 10.882 con, nái ngoại nuôi ở

v ng giống nhân dân là 2.151 con, nái ngoại nuôi ở trang trại là 517 con, lợn đực

giống là 63 con. Đã giải ngân 12.202,59 triệu đồng, đạt 97,0% kế hoạch[39].

Đề án đã mang lại hiệu quả kinh tế là khá cao, sau 5 năm đầu tư, nông dân trong

tỉnh đã có lợi nhuận tăng thêm khoảng 110 tỷ đồng. Bình quân lợi nhuận tăng

thêm/năm khoảng 22 tỷ đồng. Như vậy, với việc Nhà nước hỗ trợ đầu tư ngân sách một

lần, nhưng đã góp phần tăng thêm thu nhập cho người chăn nuôi là mười lần [39].

Đề án đã góp phần chuyển đổi phương thức chăn nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao

thông qua các biện pháp cải tiến đồng bộ từ các khâu giống, chuồng trại, thức ăn, kỹ

thuật chăn nuôi đến phòng chống dịch bệnh. Chủ động dần nguồn lợn giống có tỷ lệ

nạc cao, thích hợp với điều kiện TT. Huế, góp phần phòng chống lây lan dịch bệnh và

ô nhiễm môi trường, phục vụ nhu cầu về lợn giống trong sản xuất chăn nuôi lợn của

tỉnh. Tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân, nhiều mô hình

chăn nuôi lợn nái, lợn thịt quy mô gia trại, trang trại đang được nhân rộng.

Kết quả khảo sát cán bộ quản lý các cấp cho thấy 42,8% ý kiến cán bộ đánh

giá chính sách của tỉnh ảnh hưởng đến phát triển CN lợn. Quy hoạch được đánh giá

có mức độ ảnh hưởng từ lớn đến rất lớn cao nhất 70,0%, lý do được đưa ra là việc

chăn nuôi với các các trang trại, gia trại đòi hỏi cần phải xa khu dân cư để tránh ảnh

hưởng đến môi trường sống xung quanh và có điều kiện về đất đai, đầu tư xây dựng

chuồng trại, do đó đòi hỏi vấn đề quy hoạch v ng chăn nuôi tập trung sẽ phải đi

trước và có ảnh hưởng tới việc phát triển (Phụ lục bảng 3.27).

3.2.1.3. Giá cả thị trường

Trong những năm qua giá cả lợn thịt có sự biến động, không ổn định, tăng

giảm mạnh từ 34.300 đồng/kg - 51.700 đồng/kg. Giá thịt lợn hơi thường cao vào

những tháng m a đông và đặc biệt là vào dịp Tết nguyên đán do nhu cầu về thịt lợn

tăng để phục vụ cho m a cưới và dịp tết, còn các tháng m a hè nhu cầu sử dụng thịt

106

thấp dẫn tới giá thịt lợn hơi xuống thấp. Với sự biến động về giá cả đầu vào và giá

thịt lợn hơi trên thị trường thường xuyên thay đổi tăng/giảm thất thường khiến

người chăn nuôi lợn gặp phải khó khăn lớn. Sự khác biệt về giá giữa các quý trong

năm có xu hướng không rõ rệt, tuỳ thuộc vào từng năm, trong khi biến động giá thịt

lợn có sự khác biệt lớn cho từng năm.

Biểu đồ 3 6 Biến động giá thịt lợn hơi ở thị trƣờng TT Huế qua các năm 2011-2014

(Nguồn: Sở tài chính Thừa Thiên Huế)

* Năm 2011: Giá thịt lợn hơi thấp nhất rơi vào thời điểm quý I, với mức bình

quân dao động quanh 34.300 đồng/kg và có xu hướng tăng lên, cao nhất là quý III

và quý IV với mức bình quân 50.000 đồng/kg, nguyên nhân chính vẫn là do thiếu

nguồn cung cục bộ và hậu quả nặng nề của đợt dịch bệnh cuối năm 2010 khiến tổng

đàn giảm gần 4% so với c ng kỳ. Bên cạnh đó giá thịt lợn tăng do thời tiết bất

thường khiến nguồn cung giảm.

* Năm 2012: Giá thịt lợn hơi xuất chuồng ở Thừa Thiên Huế có xu hướng

thấp hơn so với năm 2011, nguyên nhân chủ yếu do năm 2011 có nhiều hộ, trang

trại chăn nuôi có lãi lớn khiến quá trình mở rộng quy mô chăn nuôi và tăng tổng đàn

diễn ra khá nhanh trong những tháng đầu quý II năm 2011. Đến đầu năm 2012 giá

lợn thịt hơi xuất chuồng vẫn ở mức cao 51.700 đồng, đến đầu quý II khi sản lượng

thịt lợn xuất chuồng lớn, giá lợn hơi giảm dần xuống và giảm sâu nhất vào quý IV

với mức giá trung bình chỉ đạt 38.000 đồng/kg khiến người chăn nuôi gặp nhiều

khó khăn.

34,3

43,0

50,0 50,0

44,3

51,7 48,0

46,0

38,0

45,9

39,3 38,0

39,3

39,7

39,1

40,0 39,3 40,0 40,0 39,8

10

20

30

40

50

60

Quý I Quý 2 Quý 3 Quý 4 BQ

Nghìn đồng/ g

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

107

* Năm 2013: Diễn biến chung của giá thịt lợn cả năm 2013 là dao động từ

38.000-39.000 đ/kg, khiến nông dân lo lắng, chăn nuôi cầm chừng, nhiều hộ bỏ

chuồng, không nuôi làm ảnh hưởng đến tổng đàn lợn toàn tỉnh giảm và sản lượng

thịt lợn hơi xuất chuồng giảm.

* Năm 2014: Giá thịt lợn ổn định ở mức 39.000 đ/kg đến 40.000 đ/kg và

không có biến động qua các tháng, giá thịt lợn thấp nên ảnh hưởng đến phát triển

chăn nuôi lợn.

Do diễn biến bất thường của giá cả đầu vào, đầu ra đã gây tâm lý lo lắng cho

người chăn nuôi vì rất khó dự đoán được tình hình. Trong trường hợp giá đầu ra

tăng với mức độ cao hơn đầu vào thì người chăn nuôi có thể thu được lãi tương đối

cao, nhưng ngược lại nếu giá thức ăn tăng quá cao so với giá lợn hơi, người chăn

nuôi sẽ nhanh chóng rơi vào thu lỗ và tạo tâm lý dễ ngừng chăn nuôi, khi giá cao trở

lại c ng ngần ngại quyết định tái đàn, gây nên thiếu hụt cung cầu và tạo yếu tố tâm

lý đối với người tiêu d ng, tư thương dễ đẩy giá thịt lợn tăng cao và chính người

tiêu dùng phải gánh chịu.

Kết quả khảo sát cán bộ quản lý các cấp ta thấy: trong số các yếu tố thuộc

nhóm yếu tố thị trường, yếu tố giá thức ăn chăn nuôi và giá cả thịt lợn trên thị

trường có mức độ ảnh hưởng từ rất lớn đến lớn cao nhất tương ứng là 78,6% và

85,7%. Yếu tố đối tượng thu mua lợn thịt có mức độ ảnh hưởng thấp nhất (45,7% ý

kiến đánh giá ảnh hưởng bình thường và không ảnh hưởng đến sự phát triển chăn

nuôi lợn) lý do là có nhiều người thu mua, các cơ sở chăn nuôi không bán cho đối

tượng này thì bán cho đối tượng khác (Phụ lục bảng 3.27).

3.2.1.4. Hội nhập kinh tế quốc tế

Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế, TPP sẽ làm cho sản lượng ngành

chăn nuôi giảm trong đó lợn bị thiệt hại mạnh cả về phần trăm và giá trị, đồng thời

sản lượng giảm khiến cầu lao động trong các ngành chăn nuôi giảm rỏ rệt. Với năng

suất và sức cạnh tranh thấp như hiện nay của ngành chăn nuôi, người chăn nuôi lợn

sẽ bị thiệt hại nhất về sản lượng và phúc lợi, mặc d thói quen d ng thịt tươi sống

của người Việt có thể trì hoãn tác động này trong ngắn hạn. Xét tổng thể ngành

chăn nuôi, người tiêu d ng sẽ có cơ hội tiếp cận với các sản phẩm giá rẻ hơn và

được lợi, trong khi người sản xuất phần lớn bị thiệt hại do không cạnh tranh được

108

với các mặt hàng từ nước ngoài tràn vào như thịt bò từ c, thịt lợn từ Mỹ. C ng với

đó, mức giảm thu từ thuế nhập khẩu khiến cho phúc lợi ngành chăn nuôi sẽ giảm

sau khi TPP có hiệu lực. Toàn bộ ngành được dự đoán sẽ thu hẹp sau khi tham gia

TPP, nhiều hộ nông dân, các trang trại, doanh nghiệp kém hiệu quả trong ngành sẽ

bị buộc phải rời khỏi thị trường trong khi những hộ, trang trại, doanh nghiệp còn

tồn tại được sẽ phải tái cấu trúc để có thể cạnh tranh [67].

3.2.2. Nhóm yếu tố bên trong

3.2.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến trọng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng

Thực hiện kiểm định giả thuyết H0 (Không có sự tồn tại phi hiệu quả kỹ thuật ở

trong hàm sản xuất biên ngẫu nhiên) cho thấy, giá trị kiểm định LR (Likelihood Ratio)

ở 2 mô hình đều lớn hơn tiêu chuẩn kiểm định, do đó hoàn toàn có đủ cơ sở để bác bỏ

giả thuyết H0. Kết quả này giúp chúng ta càng khẳng định rằng mô hình hàm sản xuất

biên ngẫu nhiên được xây dựng để phân tích hiệu quả kỹ thuật là hoàn toàn hợp lý.

Bảng 3.26 Kiểm định giả thuyết hông có sự tồn tại phi hiệu quả ỹ thuật

trong hàm sản xuất biên ngẫu nhiên

Giả thiết H0 Giá trị iểm định LR

(Statistics LR Test)

Tiêu chu n iểm định

(Critical value) Kết luận

H0: γ = δ1 = δ2 = ...δ6 = 0

Hộ chăn nuôi 78,565 20,09 Bác bỏ H0

Gia trại 42,300 20,09 Bác bỏ H0

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2014 được xử lý bằng Chương trình Frontier 4.1)

Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật (hàm sản xuất biên) và các yếu tố ảnh

hưởng đến hiệu quả kỹ thuật (hàm phi hiệu quả kỹ thuật) được trình bày ở bảng 3.27.

Hệ số gama (γ) ở mô hàm sản xuất biên ngẫu nhiên của các hộ chăn nuôi và các gia

trại đạt giá trị tương ứng bằng 0,878 và 0,884 ở mức ý nghĩa thống kê 1%, có nghĩa

là trên 87% sự khác biệt giữa giá trị thực tế và giá trị ở hàm sản xuất tối đa chủ yếu

là do phi hiệu quả kỹ thuật và cho thấy mô hình tồn tại các yếu tố phi hiệu quả kỹ

thuật. Như vậy, hoạt động chăn nuôi lợn thịt của các hộ gia đình không chỉ ảnh

hưởng bởi việc sử dụng các yếu tố đầu vào mà còn bị chi phối bởi các yếu tố thuộc

về đặc điểm của người chăn nuôi và điều kiện kinh tế - xã hội hay còn gọi là các

yếu tố phi hiệu quả kỹ thuật (technical ineffeciency factors).

109

Bảng 3 27 Kết quả ƣớc lƣợng b ng phƣơng pháp MLE hàm sản xuất biên

Cobb-Douglas và hàm phi hiệu quả ỹ thuật

Ký hiệu Tên biến Hệ số ƣớc lƣợng

Hộ chăn nuôi Gia trại

Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (Stochastic Frontier Production Function)

Hằng số 1,896***

2,279***

(0,534) (0,440)

LnX1 Chi phí giống (tr.đ/hộ) -0,116* 0,161

***

(0,060) (0,050)

LnX2 Chi phí thức ăn (tr.đ/hộ) -0,197***

-0,082**

(0,040) (0,038)

LnX3 Công lao động (công/hộ) 0,304***

0,125*

(0,097) (0,072)

LnX4 Chi phí thú y (tr.đ/hộ) 0,228***

0,289***

(0,036) (0,026)

LnX5 Quy mô đàn lợn thịt (con/hộ) 0,025ns

0,032ns

(0,028) (0,032)

Hàm phi hiệu quả kỹ thuật (Technical inefficiency function)

Hằng số 0,657***

0,701*

(0,136) (0,419)

Z1 Tuổi của chủ hộ 0,006**

0,006ns

(0,003) (0,011)

Z2 Trình độ văn hóa của chủ hộ -0,033***

-0,006ns

(0,006) (0,024)

Z3 Số năm chăn nuôi lợn thịt -0,012***

-0,058**

(0,004) (0,024)

Z4 Số LĐ gia đình -0,015* -0,065

*

(0,008) (0,034)

Z5 Tham gia tập huấn (1 = có; 0=không) -0,058**

-0,356**

(0,028) (0,178)

Z6 Tín dụng (1 = vay vốn; 0 = không

vay vốn) -0,073

** -0,277

*

(0,029) (0,157)

Sigma-squared (δ2) 0,029

*** 0,019

***

(0,003) (0,007)

Gamma (γ) 0,878***

0,884***

(0,141) (0,050)

LR test of the one-sided error 78,565 42,300

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 và được xử lý bằng Chương trình Frontier 4.1)

Ghi chú: Số liệu ở trong ngoặc đơn là sai số chuẩn (Standard-error); ***, ** và *

tương ứng mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%.

110

Theo số liệu ở bảng 3.27, các tham số ước lượng của các biến đưa vào mô hình

phân tích đều có ý nghĩa thống kê khá cao. Trong 5 biến số độc lập và biến hệ số chặn,

thì chỉ có biến quy mô đàn lợn thịt không có ý nghĩa thống kê. Trong thực tế, quy mô

đàn lợn thịt tăng lên sẽ làm gia tăng trọng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng với điều kiện

hệ thống chuồng trại đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích c ng như khả năng đầu tư của các

chủ cơ sở chăn nuôi. Tuy nhiên, qua điều tra khảo sát tại các cơ sở chăn nuôi ở trên địa

bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy, phần lớn hệ thống chuồng trại ở các cơ sở chăn

nuôi, đặc biệt hộ chăn nuôi quy mô nhỏ được xây dựng theo hình thức bán kiên cố và

không đảm bảo về tiêu chuẩn kỹ thuật. Hơn thế nữa, nguồn vốn sản xuất còn hạn chế

nên các hộ không thể tăng đầu tư chi phí cho hoạt động chăn nuôi nếu tăng quy mô đàn

lợn thịt. Chính vì thế, quy mô đàn lợn thịt không giải thích được sự biến động của về

kết quả sản xuất của các hộ chăn nuôi ở địa bàn nghiên cứu.

Xem xét ảnh hưởng cận biên của từng yếu tố đầu vào đến kết quả chăn nuôi

lợn thịt của hộ cho thấy, chi phí thức ăn là biến số có ảnh hưởng tiêu cực đến trọng

lượng thịt lợn hơi xuất chuồng. Tham số ước lượng của biến số này phản ánh đúng

thực tế về thực trạng đầu tư chi phí thức ăn trong chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ

ở địa bàn nghiên cứu. Điều này có nghĩa là chi phí đầu tư thức ăn ở 2 nhóm cơ sở

chăn nuôi là khá cao, nếu càng tăng chi phí này thì trọng lượng thịt lợn hơi xuất

chuồng sẽ giảm. Hiện nay, nguồn thức ăn chăn nuôi lợn thịt ở các gia trại phụ thuộc

hoàn toàn vào thức ăn công nghiệp, do đó các hộ chăn nuôi gặp nhiều khó khăn

trong việc kiểm soát chi phí trong điều kiện giá cả đầu vào ở trên thị trường thường

xuyên biến động theo chiều hướng tăng lên. Đối với các hộ chăn nuôi, mặc d

nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp (rau, khoai, gạo, hèm

rượu, bia...) nhưng kỹ thuật phối trộn không hợp lý, dẫn đến lãng phí trong đầu tư.

Những lý do trên đây đã dẫn đến chi phí đầu tư thức ăn chăn nuôi ở các gia trại và

hộ chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí trung gian, với tỷ lệ tương ứng là

64,89% và 60,64%.

Chi phí giống lợn thịt tác động tiêu cực đến trọng lượng thịt lợn hơi xuất

chuồng của hộ chăn nuôi và tác động tích cực đến kết quả chăn nuôi của gia trại.

Kết quả ước lượng này hoàn toàn ph hợp với điều kiện chăn nuôi lợn thịt hiện nay

111

ở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đối với các hộ chăn nuôi, do không tự túc được

con giống nên các hộ phải mua ngoài với giá thị trường cao, dẫn đến chi phí con

giống chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí trung gian. Ngược lại, hầu hết các gia trại

đều có khả năng tự túc được con giống nên chi phí đầu tư giống chỉ bằng 80% so

với chi phí mua ngoài. Theo kết quả tính toán ở phần trước, nếu như chi phí con

giống của các gia trại chỉ chiếm 31,30% trong tổng chi phí trung gian thì chỉ tiêu

này ở các hộ chăn nuôi chiếm đến 36,83%. Một điều có thể nhận thấy, giống lợn

của các gia trại chủ yếu là lợn cao sản (F2 và lợn ngoại) nhưng bình quân chi phí

con giống tính trên 100 kg thịt lợn hơi xuất chuồng chỉ ở mức 1,140 triệu đồng,

trong khi giống lợn thịt ở các hộ chăn nuôi chủ yếu là lợn F1 mà chi phí con giống

là 1,347 triệu đồng/100 kg.

Công lao động và chi phí thú y là 2 yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến trọng

lượng thịt lợn hơi xuất chuồng. Tác động biên của công lao động đến trọng lượng

thịt lợn hơi của các hộ chăn nuôi lớn hơn so với các gia trại. Điều này có thể được giải

thích bởi lý do là chăn nuôi truyền thống vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn trong các hộ chăn nuôi,

đòi hỏi nhiều công lao động từ khâu chế biến thức ăn đến chăm sóc.

Các tham số ước lượng của biến chi phí thú y ở cả hai mô hình đều mang dấu

dương, với mức độ tác động biên đến trọng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng tương

ứng là 0,228 (hộ chăn nuôi) và 0,289 (gia trại). Với kết quả ước lượng này, chúng ta

càng có cơ sở để khẳng định rằng, công tác thú y giữ vị trí quan trọng trong hoạt

động chăn nuôi lợn thịt. Hiện nay, hoạt động chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn

nói riêng thường đối diện những rủi ro về dịch bệnh là rất lớn, do đó tăng chi phí

thú y đồng nghĩa tăng kết quả chăn nuôi lợn của các nông hộ.

3.2.2.2.Chỉ số hiệu quả kỹ thuật

Kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên cho thấy, chỉ số hiệu quả

kỹ thuật dao động chủ yếu từ 50% đến 99%. Có sự chênh lệch đáng kể giữa chỉ số

hiệu quả kỹ thuật của các hộ chăn nuôi và các gia trại. Hiệu quả kỹ thuật trung bình

của 212 hộ chăn nuôi đạt ở mức 68,9%. Trong khi đó chỉ số hiệu quả kỹ thuật trung

bình của 50 gia trại đạt ở mức 93,5%. Biểu đồ 3.7 còn cho thấy, không có cơ sở

chăn nuôi lợn thịt nào có chỉ số hiệu quả dưới 40%.

112

Biểu đồ 3 7 Phân phối tần suất chỉ số hiệu quả ỹ thuật

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014 được tính toán bởi tác giả)

Chỉ số hiệu quả kỹ thuật thấp bằng 40,9% thuộc về hộ chăn nuôi, và chỉ số

này của các gia trại là 65,7%. Phần lớn các hộ chăn nuôi có chỉ số hiệu quả thấp ở

mức 55% đến 75%, chiếm 78,30%. Đối với các gia trại, số cơ sở chăn nuôi đạt chỉ

số hiệu quả kỹ thuật ở mức 90% đến dưới 100% chiếm đến 88%.

Bảng 3 28 Phân tổ mức hiệu quả ỹ thuật của các cơ sở chăn nuôi lợn thịt

Chỉ số hiệu quả ỹ thuật TE

(%)

Hộ chăn nuôi Gia trại

Số hộ % Số hộ %

<50 7 3,30 0 0,00

50-<60 55 25,94 0 0,00

60-<70 57 26,89 1 2,00

70-<80 54 25,47 4 8,00

80-<90 23 10,85 1 2,00

90-<100 16 7,55 44 88,00

Tổng cộng 212 100,00 50,00 100,00

(Nguồn: số liệu điều tra năm 2014 và được xử lý bằng Chương trình Frontier 4.1)

Kết quả ước lượng chỉ số hiệu quả kỹ thuật trên đây đã phản ánh trình độ sử

dụng yếu tố đầu vào trong chăn nuôi lợn thịt ở các gia trại cao hơn nhiều so với các

hộ chăn nuôi. Điều này hoàn toàn tr ng hợp với các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế ở phần

thống kê mô tả, trong số 3 nhóm cơ sở chăn nuôi lợn thịt thì chăn nuôi theo quy mô

Hộ chăn nuôi

Gia trại

Min=0.409

Max=0.973

Std.Dev.=0.124

Mean=0.689

Min=0.657

Max=0.989

Std.Dev.=0.081

Mean=0.935

113

gia trại (từ 30 – dưới 100 con) cho hiệu quả cao nhất. Hay nói cách khác, các gia

trại sử dụng chi phí sản xuất đạt hiệu quả hơn so với các trang trại và hộ chăn nuôi.

3.2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật

Kết quả ước lượng trong mô hình hồi quy Tobit về ảnh hưởng của các nhân

tố đến phi hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ được thể hiện ở

bảng số liệu 3.27. Theo kết quả ước lượng, các yếu tố thuộc về đặc điểm người sản

xuất và điều kiện kinh tế xã hội đều có ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật của các

cơ sở chăn nuôi lợn thịt.

Các yếu tố như: trình độ văn hóa của chủ hộ, kinh nghiệm chăn nuôi, số

lượng lao động gia đình, tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và tiếp cận dịch vụ tín dụng

đều ảnh hưởng tiêu cực đến phi hiệu quả kỹ thuật, hay nói cách khác là các biến số

đều làm tăng độ lớn chỉ số hiệu quả kỹ thuật. Như vậy, một lần nữa khẳng định hiệu

quả kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt phụ thuộc rất lớn vào năng lực thực hành của các

chủ hộ, những chủ hộ có trình độ văn hóa và kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn thịt

càng cao thì hiệu quả chăn nuôi càng lớn. Các kết quả nghiên cứu trước đây cho

thấy, chỉ số hiệu quả kỹ thuật TE =1 trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp luôn

thuộc về các chủ hộ sản xuất giỏi và kỹ năng thực hành tốt (best - practice).

Quan sát số liệu ở bảng 3.27 cho thấy, mặc d tham số ước lượng của biến

trình độ văn hóa chủ hộ có tác động c ng chiều đến hiệu quả kỹ thuật nhưng không

có ý nghĩa thống kê, trong khi đó biến số kinh nghiệm chăn nuôi quyết định đến

hiệu quả kỹ thuật ở các gia trại, với tác động biên là 5,8%, cao hơn so với hệ số ước

lượng của biến này ở hộ chăn nuôi là 5,6%.

Mặt khác, tham số ước lượng của biến tập huấn và tín dụng đều mang dấu (-)

trong hàm phi hiệu quả kỹ thuật. Biến Z5 cho biết, chỉ số hiệu quả kỹ thuật ở các hộ

chăn nuôi và gia trại có tham gia tập huấn cao hơn so với những hộ không tham gia tập

huấn với tỷ lệ tương ứng là 5,8% và 35,6%. Điều này chứng tỏ việc tổ chức các khóa

tập huấn đã mang lại hiệu quả và người chăn nuôi đã áp dụng khá tốt các kiến thức đã

được học. Tương tự, những hộ tham gia vay vốn từ các tổ chức tín dụng đều đạt được

hiệu quả kỹ thuật cao hơn so với những hộ không tham gia vay vốn. Kết quả ước lượng

này càng thể hiện hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay trong hoạt động chăn nuôi của các

nông hộ, đặc biệt là các gia trại. Những hộ chăn nuôi theo quy mô gia trại có tham gia

114

vay vốn đạt được chỉ số hiệu quả kỹ thuật cao hơn so với những hộ không tham gia vay

vốn là 27,7%. Kết quả ước lượng này ph hợp với nghiên cứu của Liborio S. Cabanilla,

U-Primo E. Rodriguez, Antonio Jesus A. Quillóy (2013) [84].

Ngược lại, tuổi của chủ hộ có tác động dương đến phi hiệu quả kỹ thuật, tức

là làm giảm hiệu quả kỹ thuật. Trong thực tế, chủ hộ là người quyết định chủ yếu

đến các hoạt động SX của gia đình. Khi độ tuổi càng cao thì khả năng tiếp cận các

dịch vụ và kỹ thuật chăn nuôi hạn chế, đặc biệt họ thường có tâm lý sợ rủi ro và

không có động lực để đầu tư chăn nuôi, do đó đã ảnh hưởng phần nào đến hiệu quả

chăn nuôi lợn thịt.

Tóm lại, phát triển CN lợn chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài và bên

trong. Trong đó các yếu tố bên trong có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kỹ thuật

chăn nuôi lợn thịt; các gia trại đạt chỉ số hiệu quả kỹ thuật trên 90% có 44 gia trại

chiếm 88%; còn đối với hộ chăn nuôi nhỏ số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật tập trung chủ

yếu từ trên 50% đến dưới 80%.

3.3 Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và vấn đề cần ƣu tiên giải

quyết trong phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế

3.3.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi lợn

ở Thừa Thiên Huế

Trên cơ sở đánh giá về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa

Thiên Huế, đồng thời thông qua việc phân tích thực trạng phát triển chăn nuôi lợn

trên cả phương diện vĩ mô (ngành) lẫn vi mô (cơ sở chăn nuôi) được đề cập ở

chương 3, có thể rút ra điểm mạnh, điểm yếu c ng như những cơ hội và thách thức

trong phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

3.3.1.1. Điểm mạnh

- Tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng đến công tác quy hoạch phát triển ngành

chăn nuôi. Đã ban hành QĐ số 803/QĐ-UBND quy hoạch phát triển chăn nuôi đến

năm 2015, QĐ số 1590/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch cơ sở giết mổ gia

súc, gia cầm tập trung đến năm 2020;

- Nguồn lực đất đai dồi dào: với tổng diện tích đất tự nhiên 502.629,5 ha,

trong đó diện tích đất bằng chưa sử dụng còn rất lớn hơn 5.355,9 ha, đây là tiềm

năng lớn để địa phương mở rộng phát triển các loại cây trồng, vật nuôi. Bên cạnh

115

đó, có nhiều v ng đất đai tương đối rộng lớn, mật độ dân cư thấp nên thuận lợi cho

phát triển chăn nuôi theo quy mô gia trại, trang trại;

- Nguồn lao động lớn: Lao động của tỉnh chiếm 54,5% dân số toàn tỉnh,

trong đó lao động nông thôn chiếm 52,8%, lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản

chiếm 66,3% lao động nông thôn. Chất lượng lao động nông, lâm, thủy sản ngày

càng được cải thiện, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở nông thôn là 14,9%. Đây là tiền

đề quan trọng thúc đẩy phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế;

- Chính quyền địa phương đang khuyến khích phát triển chăn nuôi lợn theo

hướng gia trại và trang trại tập trung;

- Các cơ sở chăn nuôi lợn đã nhận được sự hỗ trợ của các Chương trình, Dự

án để cải tạo đàn giống và xây dựng hệ thống xử lý chất thải, cụ thể: Đề án phát

triển đàn lợn giống tỷ lệ nạc cao, Dự án khí sinh học và dự án năng lượng bền vững

ở cấp độ địa phương tại Tỉnh Thừa thiên Huế;

3.3.1.2. Điểm yếu

- Quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, chất lượng đàn lợn còn thấp. Hiện nay, số hộ chăn

nuôi quy mô nhỏ dưới 20 con chiếm tỷ lệ rất lớn 98,9%, đàn lợn nái chiếm 20,58%

tổng đàn, phần lớn là nái Móng Cái chiếm 54,37% tổng đàn nái, đàn lợn giống ít

được chọn lọc, do đó chất lượng con giống và năng suất sinh sản không cao;

- Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo: hệ thống giao thông phục vụ sản

xuất còn thấp, tỷ lệ kiên cố hóa đường cấp xã chiếm 40,1%, số xã đạt tiêu chí giao

thông về xây dựng nông thôn mới chỉ đạt 53%. Cơ sở vật chất ở các điểm giết mổ

còn thủ công, sơ sài, chưa đảm bảo kỹ thuật và vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm

bảo yêu cầu, dễ gây ô nhiễm môi trường;

- Nguồn cung thức ăn công nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung

ngoại tỉnh. Trên địa bàn tỉnh chưa có nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, các loại

thức ăn công nghiệp sử dụng chủ yếu mua thông qua đại lý cấp 1, cấp 2, đây là một

bất lợi cho người chăn nuôi lợn;

- Thị trường tiêu thụ chưa phát triển, chỉ tiêu thụ trong nội bộ tỉnh, tính hợp

tác, liên kết giữa các trung gian còn hạn chế, sản phẩm được chế biến thô sơ;

- Trình độ và năng lực trong sản xuất chăn nuôi còn yếu, thiếu các điều kiện

cần thiết như vốn, con giống, kỹ thuật, thông tin về thị trường và chính sách nên

116

chưa mạnh dạn đầu tư, không có kế hoạch chăn nuôi dài hạn;

- Nguồn nhân lực triển khai các hoạt động chăn nuôi còn thiếu và chưa đồng

bộ, việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi (giống, thức ăn, chuồng trại,

chăm sóc nuôi dưỡng, ...) còn chậm, chưa kịp thời, chưa thường xuyên và chưa rộng

khắp làm cho người dân còn lúng túng trong chuyển đổi đầu tư phát triển chăn nuôi

theo hướng sản xuất hàng hoá;

- Nguồn vốn đầu tư cho phát triển chăn nuôi lợn của tỉnh chưa nhiều, việc

tiếp cận các nguồn vốn vay còn nhiều khó khăn.

3.3.1.3. Cơ hội

- Có nhiều chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi, nhất là Chiến lược

phát triển chăn nuôi đến năm 2020, Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính Phủ;

Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số

67/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh;

- Tỉnh đã triển khai thực hiện quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2015,

quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung đến năm 2020. Hiện nay đang ra soát, phân tích,

đánh giá và lập bổ sung quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2020, bổ sung, điều

chỉnh quy hoạch cơ sở giết mổ theo QĐ số 2463/QD-UBND, QĐ số 1677/UBND;

- Người chăn nuôi có thể tiếp cận quy trình chăn nuôi tiên tiến: hiện nay quy

trình chăn nuôi và chế biến công nghiệp bảo đảm mang lại năng suất, chất lượng và

hiệu quả cao, rất ph hợp với chăn nuôi quy mô trang trại. Ngoài ra, quy trình này

còn góp phần hạn chế được dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao

hiệu quả sử dụng lao động;

- Nhu cầu thị trường về sản phẩm thịt lợn ngày càng nhiều: hiện nay sản

lượng thịt lợn xuất chuồng chỉ đáp ứng 70% nhu cầu tiêu thụ trong tỉnh, số còn lại

phải nhập từ ngoại tỉnh.

3.3.1.4. Thách thức

- Ngành chăn nuôi trong nước nói chung và trong tỉnh nói riêng sẽ phải đối

diện với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn với các sản phẩm chăn nuôi ngoại

nhập khi Việt Nam hội nhập sâu hơn kinh tế thế giới, khu vực và khi TPP có hiệu

lực. Đặc biệt là giá cả và vệ sinh an toàn thực phẩm;

117

- Dịch bệnh, biến đổi khí hậu vẫn là mối nguy cơ, công tác vệ sinh phòng

dịch chưa được người dân chú trọng đúng mức, vì vậy một số bệnh dịch nguy hiểm

vẫn có thể xảy ra (lở mồm long móng, tai xanh, ...), ô nhiễm môi trường làm ảnh

hưởng đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi;

- Giá cả thị trường không ổn định, giá thức ăn thường cao nhưng giá bán ra

không ổn định, nhiều lúc thấp hơn giá thành; chưa tạo được chuỗi liên kết trong sản

xuất, tiêu thụ;

- Chất lượng thức ăn công nghiệp khó kiểm soát.

- Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu tiêu thụ dưới dạng tươi sống, được bày bán

khắp nơi, khó kiểm soát VS TTP và lây lan dịch bệnh.

3.3.2. Nh ng v n đề c n ưu tiên giải quyết trong phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa

Thiên Huế

Kết quả khảo sát chuyên sâu 60 hộ chăn nuôi theo phương pháp lựa chọn

ngẫu nhiên, vận dụng phương pháp cho điểm xếp hạng ma trận (thang điểm từ 1 đến

10 cho 10 vấn đề chính được nêu ra đối với các cơ sở CN lợn), những vấn đề khó

khăn đã được nhiều đại diện các cơ sở chăn nuôi lợn và các chuyên gia lựa chọn. Từ

kết quả này cho thấy, có nhiều yếu tố khó khăn cản trợ sự phát triển chăn nuôi lợn ở

TT. Huế, trong số đó các yếu tố cản trở lớn nhất là ô nhiễm môi trường, đối phó

dịch bệnh và quản lý chất lượng giống lợn, tiếp đến là giá cả đầu vào và giá bán sản

phẩm. Các yếu tố khác có gây cản trở sự phát triển CN lợn nhưng ở mức độ thấp

hơn. Có những ý kiến cho rằng vốn và đất đai đang là những vấn đề khó khăn lớn

đối với các cơ sở chăn nuôi, song qua thực tế khảo sát lại không hoàn toàn như vậy.

Đối với lợn giống tại Thừa Thiên Huế, hiện nay cơ bản đáp ứng về số lượng,

hàng năm chỉ nhập một số lượng ít nhưng chất lượng con giống đang còn thấp, đa

số là lợn lai và lợn nội, vì thế nhu cầu giống lợn chất lượng là đang cần thiết của

người chăn nuôi. Dịch bệnh tuy tần suất xảy ra không lớn nhưng hậu quả để lại rất

nặng nề. Nhìn chung ngay cả đối với những người chăn nuôi có kinh nghiệm c ng

đêu lo lắng khi đề cập đến vấn đề này, nhất là đối phó với đại dịch “Tai xanh”. Giá

cả thị trường không ổn định, giá thức ăn thường cao, chất lượng thức ăn ngoài tầm

kiểm soát trong lúc giá bán không ổn định, nhiều lúc thấp hơn giá thành, chưa tạo

được chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ.

118

Bảng 3 29 Kết quả đánh giá xếp hạng hó hăn

Yếu tố hó hăn Tổng điểm đánh giá

(n=60) Xếp hạng

Ô nhiễm môi trường 567 1

Thiếu giống lợn tốt 452 2

Dịch bệnh 436 3

Giá đầu vào cao 375 4

Giá đầu ra thấp 372 5

Dịch vụ thú y chưa đáp ứng 327 6

Thiếu kiến thức chăn nuôi 289 7

Thiếu thông tin thị trường 244 8

Thiếu vốn 176 9

Khác (Đất đai, chuồng trại) 62 10

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Tóm tắt chƣơng 3

Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa

Thiên Huế trong giai đoạn 2005-2015 trên cả bình diện vĩ mô và vi mô: làm rõ quy

mô, tăng trưởng (tổng đàn, lợn thịt, lợn nái, lợn ngoại, lợn lai và lợn nội; sản lượng

thịt lợn hơi xuất chuồng, GO chăn nuôi lợn, năng suất sản phẩm chăn nuôi lợn) và sự

hoàn thiện về cơ cấu đàn lợn (theo đối tượng nuôi: lợn thịt, lợn nái; theo hình thức tổ

chức chăn nuôi lợn: trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi; theo v ng sinh thái: đồi núi,

đồng bằng trung du và đầm phá ven biển) trong mối quan hệ tương quan về phát triển

với ngành chăn nuôi và ngành nông nghiệp, với vùng Bắc Trung bộ và cả nước. Đánh

giá công tác quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng; thị trường đầu vào và đầu ra đối

với chăn nuôi lợn; phân tích hiệu quả chăn nuôi lợn trên các mặt kinh tế, xã hội và

môi trường. Đồng thời, luận án đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển

chăn nuôi lợn, đặc biệt là các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn

thịt. Trên cơ sở đó, rút ra những điểm mạnh, điểm yếu c ng như cơ hội, thách thức

và những vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong phát triển chăn nuôi lợn. Đây là cơ sở

khoa học để tìm ra các giải pháp phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế

trong thời gian tới.

119

CHƢƠNG 4

ĐỊNH HƢ NG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

CHĂN NUÔI LỢN Ở TỈNH THỪA THI N HUẾ

4 1 Các quan điểm, định hƣớng và mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh

Thừa Thiên Huế

Căn cứ vào quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng

Chính phủ về Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020; Quyết định số

86/2009/QĐ-TTH ngày 17/6/2009 về Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh

tế - xã hội tỉnh TT Huế đến năm 2020; Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 21/8/2009

về việc Triển khai thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh uỷ TT Huế (khoá

XIII) nhằm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp,

nông dân, nông thôn; Dự thảo quy hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Sở

NN&PTNT tỉnh TT Huế ngày 27/3/2014, cùng với những kết quả phân tích thực

trạng, dự báo tình hình sản xuất, tiêu thụ lợn; để phát triển ngành CN lợn, những

quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển ngành CN lợn của tỉnh TT Huế như sau:

4.1.1. Quan điểm

- Phát triển chăn nuôi lợn phải phù hợp với quy hoạch chung về phát triển

kinh tế - xã hội của tỉnh và của cả nước. Tỉnh TT Huế cần tập trung đầu tư cho các

v ng có điều kiện thuận lợi phát triển chăn nuôi lợn hàng hoá theo phương thức

thâm canh như Hương Thuỷ, Hương Trà, Phong Điền, Quảng Điền. Chuyển đổi

mạnh từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ sang quy mô vừa và lớn (gia trại, trang trại)

theo hướng sản xuất hàng hoá, bán công nghiệp và công nghiệp trên cơ sở có quy

hoạch khu vực chăn nuôi tập trung ở từng địa phương.

- Phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế theo hướng bền vững. Tổ chức

lại sản xuất ngành chăn nuôi lợn theo hướng gắn sản xuất với thị trường, bảo đảm

an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã

hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Xác định lợn là loại vật nuôi chủ lực của tỉnh, vì vậy cần tập trung phát

triển sản phẩm chăn nuôi lợn về mặt số lượng đi đôi với chất lượng trên cơ sở tiềm

120

năng và thế mạnh của từng huyện trong tỉnh, các nguồn lực sẵn có trong nông hộ để

phát triển chăn nuôi lợn đáp ứng nhu cầu tiêu d ng trong tỉnh và xuất đi ngoài tỉnh.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cá nhân, thành

phần kinh tế tham gia đầu tư vào phát triển chăn nuôi lợn từ cung ứng các yếu tố

đầu vào đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Đồng thời hỗ trợ, tạo điều kiện hộ

chăn nuôi theo phương thức truyền thống chuyển dần sang phương thức chăn

nuôi trang trại, công nghiệp.

4.1.2. Định hướng

- Chuyển dần từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán sang phát triển chăn nuôi

trang trại, gia trại và áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến. Nghiên cứu phát triển

chăn nuôi lợn ở quy mô vừa phải, phù hợp với khả năng tài chính, quản lý và xử lý

môi trường. Các địa phương có định hướng phát triển mạnh đàn lợn là Quảng Điền,

Phong Điền, Lưới và Phú Lộc. Các địa phương có định hướng tăng đàn bình

quân/năm từ 4-5% là Hương Trà, Hương Thủy và Nam Đông. Huyện Phú Vang phát

triển cầm chừng khoảng 1%; thành phố Huế định hướng giảm tổng đàn [40].

- Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, thức ăn chăn nuôi,

thú y… để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

- Nhà nước hỗ trợ đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất giống từ cấp bố mẹ

đến cấp ông bà; khuyến khích và tạo điều kiện chăn nuôi lợn nái ngoại và nái lai

theo phương thức trang trại, gia trại; khuyến khích phát triển sản xuất giống trong

nhân dân để có thể đủ cung ứng con giống tại chỗ trên địa bàn tỉnh. Phát triển chăn

nuôi lợn thịt theo phương thức chăn nuôi công nghiệp, hợp tác, liên kết trong sản

xuất, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

- Thực hiện chính sách đầu tư có trọng điểm, theo từng giai đoạn, phù hợp

với chiến lược phát triển chăn nuôi cho mọi tổ chức, cá nhân, thành phần kinh tế.

- Hình thành dần vùng sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, tận dụng

nguồn thức ăn sẵn có của địa phương (lúa, khoai, sắn, thuỷ sản...) và xây dựng quy

trình chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp với điều kiện của tỉnh.

- Củng cố và tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước về chăn nuôi từ

trung ương đến địa phương, nhất là công tác tiêm phòng và kiểm soát dịch bệnh, ổn

định giá cả đầu vào và đầu ra.

121

4.1.3. Mục tiêu

Căn cứ vào các kết quả phân tích, quan điểm, những định hướng phát triển

chăn nuôi lợn của tỉnh và quy hoạch phát triển chăn nuôi của UBND tỉnh TT Huế,

mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn của tỉnh đến năm 2020 là:

Bảng 4 1 Dự iến chỉ tiêu phát triển chăn nuôi lợn của Thừa Thiên Huế

đến năm 2020

CHỈ TI U ĐVT 2010 2014 2015 2020

Tốc độ PT

BQ năm (%)

2010-

2015

2015-

2020

1 Tổng đàn con 246.962 201.708 213.160 296.000 -2,9 6,79

1.1 Lợn thịt ngoại

và lợn F2 con 6.888 86.032 99.140 221.700 70,46 17,46

1.2. Lợn nái con 43.540 41.519 42.260 61.350 -0,6 7,74

- Nái MC con 37.434 22.570 20.670 14.200 -11,2 -7,23

-Nái F1 con 5.469 15.732 17.560 31.700 26,28 12,54

- Nái ngoại con 637 3.217 4.030 15.450 44,62 30,84

2. Sản lƣợng thịt

lợn hơi Tấn 21.572 19.850,8 23.021,3 31.968,0 1,31 6,79

3. Giá trị sản lƣợng Tỷ

đồng 1.066,88 947,62 1.061,28 1.972,43 -0,11 13,2

(Nguồn: Quy hoạch phát triển chăn nuôi Thừa Thiên Huế đến năm 2020

của Sở Nông nghiệp NN PTNT và tính toán của tác giả)

- Tạo bước đột phá về phương thức tổ chức chăn nuôi lợn, nâng cao chất

lượng đàn lợn. Tạo sự dịch chuyển bền vững từ phương thức chăn nuôi truyền

thống, phân tán, quy mô nhỏ sang phương thức chăn nuôi tiên tiến với quy mô gia

trại, trang trại ngày càng nhiều;

- Ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ kỹ thuật, các hình thức liên kết trong sản

xuất; khai thác triệt để các tiềm năng, thế mạnh sẵn có để nâng cao hiệu quả và tăng

giá trị sản xuất trong chăn nuôi; tăng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông

nghiệp lên 40% năm 2020;

122

- Chủ động kiểm soát và khống chế được các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn

lợn; giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra; đảm bảo vệ sinh môi trường

và an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm thịt lợn.

Mục tiêu về tổng đàn đến năm 2020 là 296.000 con, trong đó lợn có 75%

máu ngoại trở lên là 221.700 con, lợn nái 61.350 con (nái Móng Cái là 14.200 con,

nái F1 là 31.700 con, nái ngoại là 15.450 con) và sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng

là 31.968 tấn [40].

Bảng 4 2 Số lƣợng trang trại, gia trại chăn nuôi lợn tỉnh Thừa Thiên Huế

đến năm 2020

Đơn vị

Năm 2015 Năm 2020

Lợn nái

≥ 20 con

Lợn thịt

30 <100

con

Lợn thịt

≥ 100 con

Lợn nái

≥ 20 con

Lợn thịt

30 <100

con

Lợn thịt

≥ 100 con

1. Phong Điền 2 145 2 4 145 5

2. Quảng Điền 6 90 9 15 150 20

3. Hương Trà 6 45 7 8 50 7

4. TP Huế 0 9 0 0 9 0

5. Hương Thủy 10 45 4 12 50 8

6. Phú Vang 2 35 4 6 40 6

7. Phú Lộc 4 28 1 4 30 3

8. Nam Đông 1 50 2 3 50 2

9. Lưới 0 22 0 1 22 0

Tổng cộng 31 469 29 53 546 51

(Nguồn: Quy hoạch phát triển chăn nuôi Thừa Thiên Huế đến năm 2020

của Sở Nông nghiệp NN PTNT)

Duy trì và phát triển đàn lợn theo hướng khuyến khích đầu tư phát triển các

trang trại, gia trại chăn nuôi lợn tập trung theo phương thức bán công nghiệp, công

nghiệp, chăn nuôi ở những đất đã quy hoạch ngoài khu dân cư, từng bước giảm

chăn nuôi nhỏ lẻ trong dân cư. Mục tiêu đến năm 2020 toàn tỉnh có 53 trang trại lợn

nái, 51 trang trại lợn thịt và 546 gia trại lợn thịt [40].

123

4 2 Các giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi lợn và

căn cứ vào các quan điểm, định hướng; để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh

Thừa Thiên Huế trong thời gian tới cần tập trung vào hệ thống các giải pháp sau:

4.2.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch

a. Mục tiêu giải pháp

- Tạo bước đột phá về phương thức tổ chức chăn nuôi lợn, nâng cao chất

lượng đàn đàn lợn. Tạo sự dịch chuyển bền vững từ phương thức chăn nuôi truyền

thống, phân tán, quy mô nhỏ sang phương thức chăn nuôi tiên tiến với quy mô gia

trại, trang trại ngày càng nhiều;

- Ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ kỹ thuật, các hình thức liên kết trong sản

xuất; khai thác triệt để các tiềm năng, thế mạnh sẵn có để nâng cao hiệu quả và tăng

giá trị sản xuất trong chăn nuôi lợn; tăng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất

nông nghiệp lên 40% năm 2020;

- Chủ động kiểm soát và khống chế được các dịch bệnh nguy hiểm trên đàn

lợn; giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây ra; đảm bảo vệ sinh môi trường

và an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm lợn.

b. Giải pháp thực hiện

* Quy hoạch cơ sở sản xuất giống, vùng giống nhân dân

Trên cơ sở Pháp lệnh Giống vật nuôi và các văn bản quy phạm pháp luật qui

định về điều kiện sản xuất, kinh doanh giống vật nuôi của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp

và PTNT và các chỉ tiêu phát triển chăn nuôi của tỉnh đến năm 2020 để xác định cơ cấu

và qui mô thuộc các mô hình sản xuất giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh như sau:

- Quy hoạch phát triển các trại giống lợn ngoại cấp ông bà với quy mô từ 300

con trở lên và các trại giống bố mẹ có qui mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu giống cho

các cơ sở chăn nuôi ở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đảm bảo đủ số lượng và

chất lượng. Củng cố, phát triển quy mô trang trại lợn ngoại bố mẹ 300 con tại xã

Phong Hiền, huyện Phong Điền.

- Mỗi huyện quy hoạch ít nhất 1 trại giống lợn ngoại cấp bố mẹ với qui mô từ

50 con trở lên để sản xuất được đàn giống thương phẩm. Tăng số lượng hoặc qui mô

các trại lợn bố mẹ cấp huyện lên 200 con/huyện trở lên vào những năm từ 2015 – 2020.

124

- Tăng về qui mô c ng như chất lượng các cơ sở sản xuất tinh dich lợn hiện

có dùng cho thụ tinh nhân tạo, đồng thời hỗ trợ phát triển thêm cơ sở mới sản xuất

tinh lợn nhằm đảm bảo đầy đủ nhu cầu tinh dịch để phát triển chăn nuôi lợn trong

thời gian tới. Qua kết quả điều tra cho thấy, hầu hết các cơ sở chăn nuôi đều phải

mua tinh dịch tại các cơ sở sản xuất ở các địa phương khác trong tỉnh và ngoại tỉnh,

do đó chất lượng không được kiểm soát c ng như giá thành cao.

- Căn cứ các thế mạnh về truyền thống, kinh nghiệm, năng lực trong sản xuất

chăn nuôi c ng như đặc thù về phát triển chăn nuôi lợn của từng v ng, địa bàn, cơ

sở để các huyện, thị xã, thành phố bố trí các vùng giống nhân dân cho từng loại như

vùng lợn giống Móng cái, vùng lợn nái lai F1 và vùng giống lợn nái ngoại.

- Tiến tới hình thành “Trung tâm Giống cây trồng - vật nuôi’’ để quản lý các cơ

sở giống, và điều hành công tác giống vật nuôi trong toàn tỉnh, tiếp cận các thông tin và

chuyển giao cho nông dân những kỹ thuật và công nghệ mới về giống vật nuôi.

* Quy hoạch chăn nuôi lợn trang trại tập trung

- Tiến hành kiểm tra, rà soát lại quỹ đất của các huyện, thị xã, thành phố

nhằm xác định những v ng có điều kiện thuận lợi về phát triển trang trại chăn nuôi

tập trung, chủ yếu là các v ng đất trống chưa sử dụng, đất xa khu vực dân cư tập

trung, đất hoang hóa chưa sử dụng hoặc đất trồng trọt kém hiệu quả để có thể

chuyển đổi sang phát triển chăn nuôi trang trại tập trung.

- Việc tiến hành giao đất lập trang trại chăn nuôi lợn phải có hợp đồng sử

dụng đất chặt chẽ với chủ trang trại. Theo đó, quy định rõ về trách nhiệm đăng ký

với cơ quan quản lý có thẩm quyền để thẩm định điều kiện chăn nuôi; quyền lợi

khai thác, sử dụng đất trong thời gian tới được giao, thuê đất, nghĩa vụ bảo vệ độ

phì nhiêu của đất, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái. Thời gian cấp đất

hoặc cho thuê đất để sử dụng phải lâu dài, tối thiểu là từ 30 – 50 năm. Với quy định

đó mới đủ thời gian đầu tư lâu dài cho người chăn nuôi.

- Để chăn nuôi trang trại phát triển một cách có hiệu quả, các địa phương cần

phải gắn quy hoạch các v ng chăn nuôi tập trung với việc tranh thủ các Chương

trình, Đề án, Dự án… trong và ngoài nước hoặc trích vốn từ ngân sách địa phương

để hỗ trợ một phần kinh phí về xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống

giao thông, điện nước, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường…

125

* Quy hoạch chăn nuôi gia trại, nông hộ

- Chăn nuôi lợn theo quy mô gia trại và nông hộ với kiểu phân tán cần phải

được tổ chức lại trên cơ sở đảm bảo dễ dàng kiểm soát dịch bệnh. Hình thức chăn

nuôi thả rong cần phải xóa bỏ, bố trí chuồng nuôi tách biệt với nơi sinh hoạt, có

tường hoặc hàng rào bao quanh nhằm cách ly với vật nuôi khác và nơi ở.

- Chuyển dần và tiến tới chấm dứt việc chăn nuôi trong các khu đô thị, khu

tập thể, khu công nghiệp và khu vực đông dân cư theo chỉ thị của Thủ tướng Chính

phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT.

4.2.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật

4.2.2.1. Giải pháp về giống

a. Mục tiêu giải pháp

Trong chăn nuôi lợn, giống là khâu then chốt, quyết định phần lớn đến năng

suất và hiệu quả chăn nuôi. Vì vậy, cần có hướng ưu tiên đầu tư để sản xuất đủ con

giống, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trước mắt c ng như lâu dài, hình thành và

phát triển v ng giống nhân dân.

b. Giải pháp thực hiện

- UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch và có chính sách hỗ trợ đầu tư cho

các thành phần kinh tế hình thành các trại giống lợn cấp bố mẹ có quy mô từ 50 –

200 lợn nái để phục vụ nhu cầu giống cho địa phương mình, đồng thời quy hoạch

trọng điểm để hỗ trợ đầu tư về nhiều mặt (cơ sở hạ tầng, nhân lực, con giống, kỹ

thuật, phòng chống dịch bệnh, môi trường,…) nhằm xây dựng các v ng giống nhân

dân ph hợp với điều kiện của mỗi địa phương. Việc hình thành và phát triển các

v ng giống nhân dân phải mang tính hiệu quả, bền vững và đảm bảo môi trường

trong thời gian lâu dài.

- Đối với cơ sở sản xuất giống lợn: Đầu tư hỗ trợ với các cơ chế, chính sách ph

hợp cho các thành phần tham gia sản xuất giống vật nuôi trên địa bàn tỉnh, trước mắt

để sản xuất và dịch vụ cung ứng giống kịp thời nhằm giải quyết một phần nhu cầu

giống tại chỗ, cần có chính sách đầu tư cho những đơn vị chủ lực làm công tác giống

ban đầu (Công ty Cổ phần giống cây trồng vật nuôi, các trại giống có qui mô lớn…).

- Quản lý chặt chẽ và có quy hoạch phát triển các trại lợn nái bố mẹ, cơ sở

126

nuôi nái ngoại và nái F1 thuộc Đề án Phát triển đàn lợn giống chất lượng cao trong

nhân dân để cung cấp đầy đủ và kịp thời nhu cầu nuôi lợn thương phẩm có tỷ lệ nạc

cao trong thời gian tới. Bên cạnh sử dụng lợn ngoại để tăng tỷ lệ nạc của đàn lợn

thịt trên địa bàn tỉnh, c ng cần phải quản lý tốt có chọn lọc đàn lợn Móng Cái có

khả năng sinh sản tốt để tạo ra con lai F1 (nái Móng Cái lai với đực ngoại), việc

d ng lợn cái lai F1 (1/2 máu ngoại) để làm nền tạo ra con lai F2 thương phẩm (3/4

máu ngoại) c ng là bước đi đúng đắn trong việc nâng dần tỷ lệ nạc của đàn giống

thương phẩm hiện nay. Kết quả phân tích và đánh giá hiệu quả chăn nuôi lợn thịt

của các cơ sở điều tra ở chương 3 cho thấy, nuôi lợn F2 cho năng suất cao và mang

lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẵn so với lợn F1 và lợn ngoại, bởi lẽ lợn F2 có tính

thích nghi rộng, chi phí đầu tư ở mức trung bình ph hợp với điều kiện chăn nuôi

của tỉnh Thừa Thiên Huế, thêm nữa là nhu cầu thị trường về sản phẩm lợn thịt F2 là

rất cao. Như vậy, trong thời gian tới ngành chăn nuôi của tỉnh nên bố trí cơ cấu nuôi

3 loại lợn thương phẩm (F1, F2, ngoại), trong đó F2 là đối tượng nuôi chủ lực.

- Tiến hành nhập một số giống ngoại hậu bị cấp bố mẹ về nuôi tại các trang

trại lợn giống, v ng giống nhân dân nhằm chủ động đáp ứng một phần nhu cầu của

người chăn nuôi về giống lợn nái ngoại và lợn thương phẩm hướng nạc trên địa bàn

tỉnh. Mặt khác, tuyên truyền vận động nông dân phát triển lợn nái lai F1 làm nền,

phối giống đực ngoại sản xuất lợn F2 nuôi thương phẩm, tăng tỷ lệ nạc.

4.2.2.2. Giải pháp về chuồng trại

a. Mục tiêu giải pháp

Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn. Phấn đấu

100% cơ sở chăn nuôi phải có chuồng trại được quy hoạch, thiết kế ph hợp đảm

bảo các điều kiện cho sinh trưởng, phát triển của vật nuôi, tiện lợi cho công tác quản

lý và thực hiện các biện pháp an toàn sinh học.

Xây dựng hệ thống chuồng trại phải đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y, có hệ

thống xử lý phân nước thải bằng hầm Biogas hoặc hố xử lý phân, rác thải.

b. Giải pháp thực hiện

- Qua điều tra tại các cơ sở chăn nuôi lợn cho thấy, phần lớn số chuồng trại chăn

nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế không được xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, do đó

127

không ph hợp với sự phát triển và tăng trưởng của đàn lợn, đồng thời dễ phát sinh và

lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Giải pháp về phát triển chuồng trại trong thời

gian tới phải đảm bảo một số nguyên tắc: xây dựng hệ thống chuồng trại phải cách biệt

với nơi sinh hoạt, thông thoáng, an toàn vệ sinh thú y, đảm bảo ph hợp từng giai đoạn

phát triển của lợn, thuận tiện cho việc vệ sinh tiêu độc, có hệ thống xử lý chất thải và

giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đối với các trạng trại, việc xây dựng chuồng trại phải

thực hiện theo các nguyên tắc (hoặc các mẫu thiết kế) và quy định của Bộ NN PTNT.

- Ngành chăn nuôi của tỉnh Thừa Thiên Huế nên phối hợp với Trung tâm

Khuyến nông của tỉnh để tuyên truyền, vận động và hướng dẫn người chăn nuôi xây

dựng các mô hình, mẫu chuồng trại đúng quy cách, hợp vệ sinh và ph hợp với quy

luật phát triển của đàn lợn.

4.2.2.3. Giải pháp về thức ăn

a. Mục tiêu giải pháp

Đầu tư xây dựng mới 1 nhà máy sản xuất, chế biến thức ăn gia súc phục vụ

phát triển chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng lợn.

b. Giải pháp thực hiện

- Hỗ trợ và khuyến khích việc hình thành và phát triển các nhà máy sản xuất,

chế biến thức ăn chăn nuôi. Tìm nguồn đối tác đầu tư để trong thời gian tới xây

dựng các nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp nhằm chủ động dần nguồn thức ăn

tại chỗ phục vụ nhu cầu chăn nuôi trong tỉnh.

- Quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, đa dạng hoá

nguyên liệu, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng nguồn nguyên liệu thức

ăn chăn nuôi. Mở rộng diện tích trồng nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi phục

vụ phát triển đàn lợn, sử dụng các giống có năng suất, chất lượng cao, giống ưu thế

lai và áp dụng quy trình canh tác thâm canh.

- Tăng cường quản lý thức ăn công nghiệp đang lưu hành trên thị trường tỉnh

Thừa Thiên Huế ít nhất 1 năm 2 lần. Kiên quyết xử lý các vi phạm về sản xuất, kinh

doanh thức ăn chăn nuôi lợn, đồng thời tạo điều kiện tốt để khuyến khích việc hình

thành mạng lưới cung ứng, dịch vụ thức ăn có uy tín về chất lượng nhằm đáp ứng

ngày càng đầy đủ về nhu cầu thức ăn công nghiệp cho người chăn nuôi lợn trên địa

bàn tỉnh.

128

- Hàng năm, các địa phương bố trí lại cơ cấu cây trồng, chuyển đổi một số

diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây như ngô, cây họ đậu, khoai

lang, cây thức ăn xanh, ...góp phần chủ động một phần nguyên liệu thức ăn chăn

nuôi, khắc phục dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập từ nơi khác.

- Khuyến cáo hộ nông dân chăn nuôi lợn sử dụng triệt để tận dụng nguồn

nguyên liệu sẵn có trong hộ dân như ngô, cám gạo, bột sắn phối trộn làm giảm giá

thành thức ăn, tăng hiệu quả kinh tế.

4.2.2.4. Giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật, khuyến nông và thông tin tuyên truyền

a. Mục tiêu giải pháp

Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi góp phần nâng

cao trình độ kỹ thuật; giới thiệu các mô hình trình diễn, tập huấn và thông tin tuyên

truyền các hoạt động khuyến nông, cung cấp kịp thời các chủ trương, chính sách

của Nhà nước về phát triển chăn nuôi.

b. Giải pháp thực hiện

- Xây dựng và nhân rộng mô hình, điển hình tiên tiến về tổ chức sản xuất

chăn nuôi lợn đảm bảo an toàn dịch bệnh và có hiệu quả cao.

- Mở rộng và nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, tập huấn về kỹ

thuật chăn nuôi tiên tiến, các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn lợn, gắn

đào tạo với thực tiễn sản xuất. Coi trọng việc đào tạo về quản lý trang trại, doanh

nghiệp cho nông dân.

- Phát triển các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích về sản xuất chăn nuôi

lợn để hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh nghiệm, kiến thức trong sản xuất chăn nuôi,

hình thành mô hình “nông dân học từ nông dân”.

- Tổ chức các buổi thăm quan học tập, mở các buổi Hội thảo trao đổi kinh

nghiệm giữa các cơ sở, địa phương (hợp tác xã, xã,...) về thực hiện các mô hình có

hiệu quả trong chăn nuôi, tiêu thụ,... trong và ngoài tỉnh.

- Tăng cường đầu tư kinh phí khuyến nông có trọng điểm, đặc biệt là trong

việc hình thành các mô hình khuyến nông, dịch vụ khuyến nông có hiệu quả, từ đó

thông qua các kênh thông tin tuyên truyền để nâng cao năng lực thực hành cho nông

dân, hướng dẫn về kỹ thuật, tư vấn thị trường, nguồn vốn, ...để nhân rộng các mô

hình phát triển chăn nuôi lợn.

129

- Bằng nhiều phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp với các cơ quan chức

năng, các đoàn thể để đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, vận động nhằm

chuyển biến sâu sắc nhận thức tập quán của người chăn nuôi lợn, thay đổi dần tập

quán chăn nuôi lạc hậu sang phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.

Phổ biến các chủ trương, chính sách mới của Nhà nước, tuyên truyền những kinh

nghiệm, cách làm có hiệu quả của một số địa phương, chủ trang trại, hộ chăn nuôi

về tổ chức sản xuất và phòng chống dịch bệnh.

4.2.2.5. Giải pháp về thú y và môi trường

a. Mục tiêu giải pháp

- Phòng trừ khi có dịch tránh gây thiệt hại lớn đến chăn nuôi lợn và ảnh hưởng

đến đời sống nhân dân. Phấn đấu 100% đàn trên địa bàn tỉnh trong diện tiêm phòng

được tiêm phòng vaccine phòng chống dịch bệnh theo quy định. Bảo đảm hệ thống

thú y trên địa bàn tỉnh giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, xử lý kịp thời không để

lây lan dịch bệnh. Tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống thú y cơ sở.

- Ngăn ngừa, hạn chế sự ô nhiễm, suy thoái môi trường trong quá trình phát

triển ngành góp phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ sức khỏe

cộng đồng, bảo vệ môi trường sinh thái.

b. Giải pháp thực hiện

* Đối với công tác thú y

- Triển khai thực hiện tốt Đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà

nước chuyên ngành thú y tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2015.

- Đẩy mạnh công tác tiêm phòng cho đàn lợn. Phấn đấu đến năm 2016, mỗi

vụ hàng năm, tiêm phòng vaccine các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm tại các địa

phương (như tụ huyết tr ng, dịch tả...) đạt 90-95% tổng đàn lợn, trong đó 100% đàn

lợn ở các trang trại và gia trại được tiêm phòng.

- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát điều kiện chăn nuôi, thực hiện các

biện pháp an toàn sinh học để đảm bảo điều kiện vệ sinh thú y của các trang trại.

Kiểm tra liên hoàn và nghiêm túc từ sản xuất đến lưu thông tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo

sản phẩm lợn thịt đưa ra thị trường phải được kiểm soát chặt chẽ của cơ quan thú y.

- Phấn đấu đến năm 2016 Thừa Thiên Huế được phê duyệt là v ng an toàn

dịch bệnh đối với dịch tả ở lợn.

130

- Cung ứng đầy đủ về số lượng và chủng loại các loại vaccine, thuốc thú y, hóa

chất để phòng chống các loại dịch bệnh mới ở lợn đang phát triển tại các địa phương.

- Củng cố và phát triển hệ thống mạng lưới thú y cơ sở là “Ban chăn nuôi thú

y cơ sở” (xã, phường, thị trấn). Nâng mức phụ cấp cho cán bộ, kinh phí phòng

chống dịch bệnh hàng năm; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ng cán bộ cơ sở

để đảm bảo phục vụ nhu cầu ngày càng cao trong phát triển chăn nuôi nói chung và

chăn nuôi lợn như hiện nay.

- Tăng cường hệ thống thú y cả về năng lực và trang thiết bị hiện đại để thực

hiện tốt việc kiểm tra, chẩn đoán xét nghiệm và điều trị có kết quả các bệnh thường

gặp ở địa phương và một số bệnh mới phát sinh.

- Đào tạo cán bộ kỹ thuật về thú y chuyên ngành, xây dựng các điểm trình

diễn và nhân rộng có hiệu quả các mô hình về an toàn sinh học trong chăn nuôi.

* Đối với vấn đề môi trường: Để hạn chế ô nhiễm môi trường trong phát

triển chăn nuôi lợn, cần phải chú trọng một số vấn đề sau:

- Quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn gắn với bảo vệ môi trường dưới nhiều

phương thức như chăn nuôi an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, chăn nuôi theo hệ

thống nông nghiệp bền vững.

- Tuyên truyền, vận động người dân áp dụng các mô hình an toàn sinh học

trong chăn nuôi lợn thịt, địa điểm xây dựng chuồng trại đảm bảo cách ly với nơi ở,

nguồn nước sinh hoạt, trồng cây xanh bóng mát tạo môi trường, xây dựng hệ thống

xử lý chất thải, công trình khí sinh học, ...đảm bảo chuồng trại chăn nuôi không gây

ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người.

- Khuyến khích phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại theo mô hình khép kín

từ chuồng trại, con giống, thức ăn, hệ thống xử lý chất thải, phòng chống dịch

bệnh,...để sản phẩm lợn thịt đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thú y.

- Kiên quyết xử lý các trường hợp sản xuất chăn nuôi lợn vi phạm về vệ sinh

thú y và môi trường theo quy định của Nhà nước.

- Hàng năm, ngành Nông nghiệp và PTNT phối hợp chặt chẽ với ngành tài

nguyên và môi trường, chính quyền cấp huyện và các đơn vị có liên quan tiến hành

tổ chức đánh giá các tác động về môi trường trong chăn nuôi lợn để chủ động đưa ra

những biện pháp phòng chống ô nhiễm có hiệu quả và lâu dài.

131

4.2.3. Nhóm giải pháp thị trường tiêu thụ

4.2.3.1. Tổ chức thị trường tiêu thụ

a. Mục tiêu giải pháp

Ổn định và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm lợn cho các cơ sở chăn

nuôi trên địa bàn tỉnh.

b. Giải pháp thực hiện

Xây dựng chính sách nhằm ổn định giá thị trường đầu vào và đầu ra cho sản

phẩm để người chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn thịt nói riêng yên tâm đầu tư

chăn nuôi.

- Tổ chức lại sản xuất trên cơ sở khuyến khích các hộ chăn nuôi hàng hóa

tham gia vào các hợp tác xã chăn nuôi (hoặc tổ liên kết sản xuất, Hội, Hiệp hội,

…). Các tổ chức, đơn vị này có vai trò điều phối, trợ giúp và kiểm soát quy trình

kỹ thuật chung; giúp các xã viên, hội viên hoặc các trang trại, các hộ chăn nuôi

xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; trợ giúp và kiểm soát các dịch

vụ đầu vào (con giống, thức ăn, vốn, thú y,…); tổ chức tiếp cận các nguồn vốn;

giám sát việc phòng chống dịch bệnh.

- Ngành Công thương phối hợp với các cơ quan chức năng, các tổ chức để

xây dựng mối liên kết tiêu thụ sản phẩm giữa các hợp tác xã, cơ sở chăn nuôi lợn và

các điểm buôn bán, cơ sở giết mổ, các siêu thị, nhà hàng trong và ngoài thị xã trên

cơ sở ký kết các hợp đồng kinh tế. Liên kết với các với các tỉnh, các v ng lân cận

phát triển mạnh về chăn nuôi lợn để tiếp cận các thông tin thị trường, xây dựng hệ

thống dự báo thị trường, tìm nguồn đối tác, …để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Sở Nông nghiệp phối hợp chặt chẽ với Cục Thống kê tỉnh để xây dựng cơ

sở dữ liệu về tình hình chăn nuôi lợn của địa phương hàng năm, trong đó coi trọng

đến việc cập nhật và thu thập các thông tin về tình hình xuất và nhập sản phẩm lợn,

giá cả thị trường đầu vào và đầu ra ở trên địa bàn tỉnh. Thực hiện tốt việc làm này là

cơ sở quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác dự báo thị trường, giúp cho các nhà

hoạch định chính sách đưa ra chiến lược phát triển hợp lý.

- Tổ chức thực hiện tốt việc liên kết bốn nhà (Nhà nước, nhà nông, nhà

doanh nghiệp, nhà khoa học) trên phạm vi từng địa phương, toàn tỉnh; coi trọng việc

132

liên kết song phương giữa các nhà với nhau (thí dụ: nhà nông với Nhà nước, nhà

doanh nghiệp,...)

4.2.3.2. Giải pháp giết mổ, chế biến

a. Mục tiêu giải pháp

Quản lý tốt việc giết mổ trên địa bàn, phấn đấu kiểm soát được 90% số gia

súc đưa vào giết mổ và tiêu thụ trên địa bàn tỉnh; đảm bảo vệ sinh an toàn thực

phẩm cho người tiêu d ng; hạn chế đến mức thấp nhất ô nhiễm môi trường; Nâng

cao hiệu lực quản lý của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh giết mổ; phấn đấu

đến năm 2020, có 100 % cơ sở giết mổ tập trung có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu

chuẩn môi trường;

b. Giải pháp thực hiện

- Nghiêm cấm việc hình thành và phát triển các điểm giết mổ phân tán tại các

địa phương ở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Tiếp tục ổn định số lượng cơ sở giết mổ tập trung hiện có, hỗ trợ một phần

kinh phí để cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô giết mổ. Ban hành

quy chế tổ chức giết mổ, theo đó các cơ sở giết mổ tập trung phải xây dựng hệ

thống xử lý chất thải. Việc giết mổ phải được cơ quan thú y thẩm định và cho phép,

tuân thủ nghiêm ngặt về quy định xử lý chất thải, nước thải.

- Rà soát, kiểm tra, thống kê cụ thể các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan

đến việc chế biến sản phẩm thịt lợn như lò quay, chế biến nem chả, quán ăn, nhà

hàng, khách sạn để tổ chức hướng dẫn đăng ký các thủ tục về điều kiện vệ sinh thú

y và vệ sinh thực phẩm đảm bảo an toàn cho người tiêu d ng.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư hình thành và phát triển nhà máy chế

biến sản phẩm thịt lợn với các dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại để nâng cao năng

suất và hạ giá thành sản phẩm, góp phần giải quyết đầu ra cho người chăn nuôi lợn.

4.2.4. Nhóm giải pháp về chính sách

4.2.4.1. Chính sách phát triển nguồn nhân lực

a. Mục tiêu giải pháp

Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi lợn; góp phần

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện

đại hoá nông nghiệp, nông thôn;

133

Phấn đấu đến năm 2020 có 70% số lao động tham gia chăn nuôi lợn được

đào tạo nghề chăn nuôi và có kiến thức cơ bản về phòng trừ dịch bệnh trong chăn

nuôi lợn trên địa bàn toàn tỉnh.

Nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và kỹ thuật hoạt động trong lĩnh vực

chăn nuôi, thú y, khuyến nông, quản lý chất lượng sản phẩm lợn.

b. Giải pháp cụ thể

Để đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi lợn trong bối cảnh hiện nay, đồng

thời hoàn thành kế hoạch phát triển chăn nuôi đến năm 2020, ngành chăn nuôi tỉnh

Thừa Thiên Huế cần ưu tiên phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực chăn nuôi nói

chung và chăn nuôi lợn nói riêng, cụ thể là:

- Tăng cường bổ sung biên chế nguồn cán bộ quản lý, chuyên gia, cán bộ

chuyển giao kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi với cơ cấu đội ng hợp lý.

- Xây dựng chính sách thu hút nguồn nhân lực có chất lượng để thu hút nhân

tài, chuyên gia giỏi trong tỉnh và nơi khác về phục vụ công tác phát triển chăn nuôi

của tỉnh Thừa Thiên Huế. Ban hành chế độ phụ cấp kinh phí và các điều kiện sinh

hoạt khác cho các cán bộ làm công tác chăn nuôi. Đối với lực lượng khuyến nông

viên làm công tác chăn nuôi, thú y cơ sở (xã, phường, thị trấn), có chính sách nâng

cao phụ cấp lương nhằm tạo động lực làm việc, gắn với quyền lợi và trách nhiệm

của đội ng này.

- Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại để không ngừng nâng cao trình độ

chuyên môn c ng như đạo đức nghề nghiệp cho lực lượng cán bộ làm công tác quản

lý và kỹ thuật của của đội ng cán bộ cấp tỉnh, huyện. Tổ chức các lớp tập huấn

nâng cao nghiệp vụ, thăm quan học tập các mô hình liên quan đến tổ chức sản xuất

chăn nuôi mang tính thiết thực và có hiệu quả trong và ngoài nước nhằm áp dụng tốt

trong công tác triển khai chỉ đạo và chuyển giao kỹ thuật.

- Đào tạo, tập huấn thường xuyên các khóa học ngắn hạn về kỹ thuật chăn

nuôi lợn, phòng chống dịch bệnh, nâng cao năng lực khuyến nông chăn nuôi cho

cán bộ làm công tác khuyến nông, chăn nuôi và thú y cơ sở.

134

4.2.4.2. Chính sách về đất đai

a. Mục tiêu giải pháp

Hình thành các v ng chăn nuôi lợn hàng hoá tập trung, với các trang trại chăn

nuôi quy mô lớn và vừa, đưa dần chăn nuôi lợn ra khỏi khu dân cư (tại các đơn vị

hành chính như thôn, xã cần để giành quỹ đất để phát triển thành những khu chăn

nuôi tập trung xa khu dân cư với quy mô mỗi điểm từ 2 - 4 ha; mỗi xã có thể bố trí

nhiều điểm chăn nuôi tập trung) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạn

chế ô nhiễm môi trường và tăng cường khả năng kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.

b. Giải pháp thực hiện

- Vận dụng Điều 82 của Luật đất đai năm 2003, Điều 50, 69, 102 của Nghị định

số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai

và Nghị định số 84/2007/NĐ-CP của Chính phủ về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng và thu hồi đất để quy hoạch v ng chăn nuôi lợn tập trung với quy mô trang trại.

- Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân được thuê đất để đầu tư chăn nuôi

lợn với thời gian ít nhất 30 – 50 năm trở lên. Trong một số trường hợp đất dành cho

nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn mà chưa có nhu cầu sử dụng để xây dựng

các công trình công cộng của địa phương thì UBND xã, phường và thị trấn có thể

cho hộ gia đình, cá nhân thuê lập trang trại chăn nuôi lợn.

- Khuyến khích hộ nông dân dồn điền đổi thửa, hình thành khu chăn nuôi tập

trung xa cư dân cư giúp giảm sức lao động, giảm chi phí sản xuất hoặc chuyển

nhượng ruộng đất cho nhau khi có nhu cầu sản xuất quy mô lớn, tạo điều kiện cho

những người nông dân sản xuất không hiệu quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất

nông nghiệp cho những hộ hoặc trang trại chăn nuôi có nhu cầu và có khả năng đầu

tư phát triển chăn nuôi lợn.

4.2.4.3. Chính sách về cơ sở hạ t ng

a. Mục tiêu giải pháp

Cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát

triển chăn nuôi lợn theo hướng thâm canh công nghiệp. Vì vậy, việc đẩy mạnh xây

dựng cơ sở hạ tầng giao thông như đường tỉnh, đường huyện và giao thông nông

thôn và đầu tư xây dựng v ng cơ sở sản xuất giống, sản xuất chế biến thức ăn,... là

một nhu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay.

135

b. Giải pháp cụ thể

- Tiếp tục hỗ trợ đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng giao thông theo hướng

nhà nước và nhân dân c ng làm. Tiếp tục hỗ trợ đầu tư đường giao thông liên xã và

đường đến các khu chăn nuôi tập trung lớn, ưu tiên đầu tư nâng cấp các tuyến

đường liên huyện, liên tỉnh. Tiếp tục hiện đầu tư quy hoạch giao thông nông thôn

gắn với xây dựng nông thôn mới.

- UBND tỉnh phải là cấp có thẩm quyền cao nhất trong việc đầu tư xây dựng

v ng cơ sở sản xuất giống, sản xuất chế biến thức ăn, xây dựng v ng trang trại tập

trung,…với quy mô và phạm vi lớn theo từng loại hình chăn nuôi.

- Các địa phương cần bố trí hợp lý nguồn ngân sách và các nguồn khác

(chương trình, dự án, …) để xây dựng cơ sở hạ tầng ở những nơi đã quy hoạch phát

triển chăn nuôi của địa phương mình.

4.2.4.4. Chính sách về đầu tư và tín dụng

a. Mục tiêu giải pháp

Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư phát triển chăn nuôi theo chính sách quy định của

Nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi cho các trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi tiếp

cận tốt dịch vụ tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn.

b. Giải pháp cụ thể

- C ng với các chính sách huy động sức dân đầu tư phát triển chăn nuôi,

nguồn vốn được phân bổ từ trung ương, nguồn vốn ngân sách tỉnh, thị xã và các tổ

chức khác phải được sử dụng hợp lý để xây dựng các chương trình trọng điểm về

phát triển chăn nuôi lợn như chương trình phát triển đàn lợn thịt có tỷ lệ nạc cao,

phòng chống dịch bệnh, phát triển chăn nuôi lợn trang trại, thành lập các hợp tác xã

dịch vụ, hỗ trợ kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất cho các lò mổ tập trung,…

- Ưu tiên việc hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách của tỉnh và địa phương để

đầu tư hệ thống chuồng trại, con giống và các thiết bị để nuôi lợn giống ngoại (cấp

ông bà, bố mẹ và đực sản xuất tinh). Giải quyết cho vay vốn và hỗ trợ lãi suất để

xây dựng chuồng trại (đối với chăn nuôi trang trại), hỗ trợ một phần kinh phí (30-

40%) và hướng dẫn kỹ thuật xây dựng công trình khí sinh học Biogas để hạn chế ô

nhiễm môi trường.

136

- Tăng cường vốn ngân sách của của tỉnh, của các địa phương và tranh thủ

nguồn vốn hỗ trợ từ các Chương trình, Dự án…cho việc quy hoạch v ng chăn nuôi

lợn tập trung, cơ sở giết mổ và chế biến sản phẩm lợn thịt. Theo đó, các tổ chức và

cá nhân đều được hưởng chính sách hỗ trợ để giải phóng mặt bằng, xây dựng cơ sở

hạ tầng (các công trình điện, nước, giao thông, thủy lợi, xử lý chất thải,…), hỗ trợ

lãi suất vay vốn trong 2-3 năm đầu, trợ giá giống lần đầu đối với giống lợn cấp ông

bà và bố mẹ.

- Thực hiện chính sách cho người chăn nuôi lợn vay vốn lãi suất thấp với

thời hạn vay theo chu kỳ sản xuất của lợn; chính sách không thu thuế trong 5 năm

đầu đối với tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất chăn nuôi, chế biến sản phẩm lợn thịt

(theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về chính sách

tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn).

- Có các quy định cụ thể về chính sách đầu tư phát triển chăn nuôi lợn theo

phương thức Nhà nước và nhân dân c ng làm để khuyến khích nhân dân mạnh dạn

đầu tư và chủ động phát triển chăn nuôi lợn.

4.2.5. Nhóm giải pháp về phát triển các hình thức tổ chức sản xu t

a. Mục tiêu giải pháp

Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các hộ chăn nuôi chuyển nhanh

từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ thành các gia trại và từ gia trại thành các trang

trại chăn nuôi tập trung với quy mô vừa và lớn. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng,

khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho xây dựng các cơ sở sản xuất chăn nuôi

công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020 số lượng chăn nuôi trang trại lợn thịt 51 cơ

sở, trang trại lợn nái là 53 cơ sở và gia trại lợn thịt là 546 cơ sở.

b. Giải pháp thực hiện

Duy trì và phát triển hình thức chăn nuôi hộ gia đình:

- Tiếp tục phát triển kinh tế hộ lên một bước mới theo hướng chuyên môn

hóa, sản xuất quy mô lớn và ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích và hỗ trợ các

hộ sản xuất áp dụng khoa học công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến để nâng cao

năng suất, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

137

- Hỗ trợ chăn nuôi nông hộ theo phương thức chăn nuôi công nghiệp, áp

dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp để vừa tạo cơ hội sinh kế cho hộ nông dân vừa

hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa bảo đảm an toàn vệ sinh

thực phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi lợn. Phát huy lợi thế

cạnh tranh của từng địa phương, v ng, liên v ng để chăn nuôi lợn đặc sản có giá trị

kinh tế cao ở quy mô nông hộ dựa trên các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi sẵn có tại

địa phương.

Đẩy mạnh và khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, gia trại:

- Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi hơn cho kinh tế trang trại sản xuất

hàng hóa lớn, tập trung với các điều kiện và yếu tố sản xuất theo hướng công

nghiệp, hiện đại.

- Phát triển mạnh kinh tế trang trại làm hạt nhân để đẩy mạnh phát triển kinh

tế hợp tác; phát triển trang trại với quy mô phù hợp với trình độ, năng lực quản lý

của các chủ trang trại; khuyến khích và tạo điều kiện để các trang trại, gia trại cùng

loại hình gắn kết lại với nhau trong tổ chức tiêu thụ nông sản.

- Phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại chăn nuôi lợn là con đường tất yếu

để nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra khối lượng sản phẩm lợn thịt hàng hoá

lớn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chăn nuôi trang trại, gia trại tập trung là

một trong những giải pháp nhằm kiểm soát được dịch bệnh, góp phần giảm thiểu ô

nhiễm môi trường nhất là tại khu vực nông thôn.

- Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững mô hình chăn nuôi lợn theo hình thức

trang trại, gia trại tách khỏi khu dân cư, an toàn dịch bệnh và bảo đảm môi trường

sinh thái.

- Phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại trong vùng quy hoạch chăn nuôi tập

trung hoặc ở các v ng đồi núi, bãi cát ven biển, v ng đất trồng trọt kém hiệu quả,

đất hoang hoá,... dễ thực hiện việc giao đất, thuê đất, thuận lợi cho xử lý môi

trường, nguồn phân sau khi ủ sinh học sử dụng cho cây trồng và cải tạo đất.

Thu hút doanh nghiệp vào phát triển chăn nuôi lợn:

- Thực hiện các giải pháp về vốn, đất đai, cơ chế, chính sách như đã nêu trên

để thu hút doanh nghiệp vào phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh.

138

- Phát triển mạng lưới doanh nghiệp, các trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi

lợn để đẩy mạnh liên kết, tạo thành các chuỗi giá trị sản xuất, chế biến và tiêu thụ,

nâng cao giá trị sản phẩm lợn thịt.

- Tổ chức sản xuất theo hướng liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp; với

phương châm gắn “Người chăn nuôi - Doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi –

Doanh nghiệp sản xuất giống - Doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm”. Khuyến

khích thành lập các hiệp hội chăn nuôi lợn theo hình thức trang trại, hợp tác xã dịch

vụ chăn nuôi, doanh nghiệp chăn nuôi lợn. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ

chức này tiếp cận thuận lợi các nguồn vốn và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Tạo điều kiện và xây dựng chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp và các thành

phần kinh tế đầu tư, nâng cấp toàn diện về công nghệ, máy móc thiết bị, nhân lực,

mở rộng chăn nuôi lợn,...

Tóm tắt chƣơng 4

Dựa trên kết quả nghiên cứu ở chương 3 và quan điểm, định hướng và mục

tiêu phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế, luận án đã đề xuất 05 nhóm giải

pháp lớn và nhiều nhóm giải pháp cụ thể góp phần phát triển chăn nuôi lợn bền

vững đến năm 2020, bao gồm: giải pháp về quy hoạch, giải pháp về kỹ thuật, giải

pháp về thị trường tiêu thụ, giải pháp về chính sách và giải pháp về phát triển các

hình thức tổ chức sản xuất. Đây là hệ thống giải pháp khả thi, ph hợp với điều kiện

cụ thể của địa bàn nghiên cứu.

139

KẾT LU N VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu của luận án “Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh

Thừa Thiên Huế”, có thể rút ra một số kết luận cơ bản như sau:

1. Phát triển chăn nuôi lợn là một quá trình tăng trưởng về số lượng và chất

lượng với cơ cấu tiến bộ, ph hợp với xu thế phát triển phát triển ngành nông

nghiệp nói chung và quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi riêng, đáp ứng nhu cầu

ngày càng cao của người tiêu d ng trên thị trường về sản phẩm chăn nuôi lợn và

đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường. Nội dung phát triển chăn nuôi lợn

được thể hiện với các luận điểm cốt lõi: i) Phát triển chăn nuôi lợn là quá trình tăng

trưởng về quy mô và hoàn thiện về cơ cấu; ii) Phát triển chăn nuôi lợn phải đặt

trong tổng thể phát triển ngành chăn nuôi và ngành nông nghiệp; iii) Phát triển chăn

nuôi lợn phải dựa vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch phát triển

ngành chăn nuôi; đồng thời với hệ thống cơ sở hạ tầng được phát triển đồng bộ, ph

hợp; iv) Phát triển chăn nuôi lợn phải gắn liền với thị trường đầu vào và đầu ra; v)

Phát triển chăn nuôi lợn phải đảm bảo hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường,

trong đó, hiệu quả về kinh tế là yếu tố then chốt của hoạt động chăn nuôi lợn.

2. Về quy mô, tăng trưởng và cơ cấu chăn nuôi lợn trong giai đoạn 2005-

2015: Thừa Thiên Huế có tiềm năng và lợi thế để phát triển chăn nuôi lợn, nhưng

trên thực tế vẫn chưa phát huy và khai thác tốt các lợi thế đó. Cả năng suất, sản

lượng thịt hơi và quy mô đàn lợn (đặc biệt là đàn lợn thịt) đều có xu hướng giảm

mạnh; điểm nhấn ở đây chính là trong xu thế chung đó, số lượng và quy mô đàn lợn

ngoại lại tăng nhanh đóng góp vào sự gia tăng giá trị sản xuất chăn nuôi lợn. Những

nhân tố mới này đã tác động đến chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi lợn theo hướng tích

cực hơn: giảm tỷ trọng lợn nội năng suất, chất lượng thấp và tăng tỷ trọng lợn ngoại

năng suất, chất lượng cao hơn; chuyển từ gia trại lợn thịt sang các loại hình trang

trại nuôi thịt và giống. Tuy nhiên, trong đàn lợn nái, nái nội Móng cái vẫn còn

chiếm tỷ trọng cao (trên 54%), chăn nuôi nông hộ, quy mô nhỏ, phân tán vẫn là chủ

140

yếu, chưa tạo được sự thay đổi thật sự về chất trong phát triển. Trong tổng thể

ngành nông nghiệp và ngành chăn nuôi, giá trị sản xuất chăn nuôi lợn chiếm 61,5%

giá trị sản xuất chăn nuôi và 76,9% sản lượng thịt các loại.

3. Công tác quy hoạch và cơ sở hạ tầng phát triển chăn nuôi lợn đã được

triển khai thực hiện góp phần chuyển dịch từ chăn nuôi phân tán, quy mô nhỏ sang

quy mô vừa và lớn theo hướng công nghiệp, bán công nghiệp. Tuy nhiên, một số

địa phương không bám quy hoạch để chỉ đạo và hỗ trợ cho nông dân phát triển chăn

nuôi, cơ sở hạ tầng còn hạn chế chưa đáp ứng tốt nhu cầu phát triển. Việc vay vốn

và thuê đất mở trang trại, gia trại còn khó khăn, chính sách hỗ trợ chưa khuyến

khích phát triển chăn nuôi lợn theo kế hoạch đề ra. Thị trường giá cả đầu vào, đầu

ra biến động liên tục, không ổn định khiến người chăn nuôi gặp phải khó khăn. Sản

phẩm chăn nuôi lợn của tỉnh Thừa Thiên Huế thời gian qua chủ yếu đáp ứng nhu

cầu trong tỉnh (gần 70%). Tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn ở các cơ sở chăn nuôi

khá phức tạp và thông qua nhiều tác nhân trung gian, khó kiểm soát làm hạn chế sự

phát triển ngành hàng chăn nuôi lợn.

4. Hiệu quả chăn nuôi lợn: Về kinh tế, dưới góc độ vĩ mô phát triển chăn

nuôi lợn đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, ngành nông

nghiệp và ngành chăn nuôi, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu ngành

theo định hướng đã quy hoạch của tỉnh Thừa Thiên Huế; dưới góc độ vi mô, các cơ

sở chăn nuôi đều thu được hiệu quả nhất định d chăn nuôi lợn thịt hay giống, chăn

nuôi hộ, gia trại hay trang trại. Về xã hội, phát triển chăn nuôi lợn góp phần tăng thu

nhập, tạo ra việc làm cho người chăn nuôi và các đối tượng liên quan, góp phần

giảm tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn Thừa Thiên Huế. Về môi trường, nhờ các chính

sách hỗ trợ và dự án hợp tác quốc tế đã xử lý và sử dụng tốt chất thải trong chăn

nuôi bằng công nghệ khí sinh học Biogas và ủ, chế biến phân bón hữu cơ, hạn chế

tác động ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, kết quả phát triển vẫn chưa đáp ứng yêu

cầu, hiệu quả kinh tế, xã hội của CN lợn còn hạn chế, lượng chất thải chưa qua xử

lý vẫn còn lớn.

5. Phân tích làm rõ các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi

lợn; lượng hóa được các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt

141

bằng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên, dạng hàm Cobb-Douglas và chỉ ra các yêu tố

ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật đối với các hộ chăn nuôi và gia trại trong phát

triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

6. Làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và những vấn đề đặt ra

đối với phát triển chăn nuôi lợn; trên cơ sở đó, đề xuất 5 nhóm giải pháp lớn và

những giải pháp cụ thể mang tính hệ thống, đồng bộ, góp phần phát triển chăn nuôi

lợn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, bao gồm: nhóm giải pháp quy hoạch, nhóm

giải pháp kỹ thuật, nhóm giải pháp thị trường tiêu thụ, nhóm giải pháp chính sách,

nhóm giải pháp phát triển các hình thức tổ chức sản xuất. Trong đó, giải pháp quy

hoạch mang tính định hướng, giải pháp kỹ thuật có ý nghĩa then chốt, giải pháp thú

y và môi trường có ý nghĩa phát triển bền vững.

2 Kiến nghị

Để thực hiện tốt các giải pháp nêu trên nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi

lợn ở Thừa Thiên Huế, chúng tôi xin kiến nghị một số vấn đề sau:

2 1 Đối với nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng

- Nhà nước và các cấp chính quyền cần bổ sung và hoàn thiện các chính sách

về phát triển chăn nuôi như: chính sách đất đai, chính sách tín dụng, chính sách trợ

giá cho các yếu tố đầu vào như thức ăn, thuốc thú y.

- Nhà nước cần quy định lại chính sách hạn điền ph hợp với đặc th của

từng lĩnh vực sản xuất, trong đó có chăn nuôi lợn nhằm khuyến khích phát triển các

trang trại chăn nuôi lợn, tiến tới sản xuất hàng hóa quy mô lớn.

- Xây dựng quy hoạch phát triển chăn nuôi lợn phải xuất phát từ thực tiễn,

đồng thời nên tổ chức đánh giá thường xuyên về tình hình thực thực hiện quy hoạch

của từng địa phương trong tỉnh.

- Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút các cán bộ có trình độ chuyên môn

trong lĩnh vực chăn nuôi lợn về công tác tại các huyện, thị xã, phường xã và thị trấn

để họ có thể phổ biến, hướng dẫn kỹ thuật cho người chăn nuôi.

- Ưu tiên phát triển hệ thống giao thông và điện, nước tại các khu quy hoạch

chăn nuôi tập trung. Hỗ trợ một phần kinh phí để cải tạo và nâng cấp các cơ sở giết

mổ tập trung, trong đó đặc biệt coi trọng đến việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải.

142

- Cần có chính sách thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước xây dựng và

phát triển các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và chế biến sản phẩm lợn thịt ở

trên địa bàn tỉnh.

2 2 Đối với các cơ sở chăn nuôi

- Cần bổ sung kiến thức chăn nuôi lợn thông qua các lớp tập huấn hoặc trên

các phương tiện thông tin đại chúng, qua sách, báo nhằm nâng cao hiểu biết về

những tiến bộ khoa học kỹ thuật đồng thời kết hợp với những kinh nghiệm tích l y

được để áp dụng vào thực tiễn sản xuất.

- Chủ động tìm kiếm các mối quan hệ hợp tác trong chăn nuôi c ng như

trong tiêu thụ sản phẩm để hoạt động chăn nuôi lợn và tiêu thụ ổn định, an toàn hơn.

- Thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường về các vấn đề như: giá cả đầu

vào, đầu ra, dịch bệnh,... trong từng giai đoạn để có quyết định đầu tư hợp lý. Cần

phải lựa chọn hình thức nuôi ph hợp với khả năng, điều kiện của bản thân và đặc

điểm của địa phương.

- Tuân thủ quy trình tiêm phòng vaccine và phóng chống dịch bệnh ở lợn.

Cần quan tâm đến công tác vệ sinh chuồng trại và xử lý chất thải trong chăn nuôi.

- Chuyển đổi dần quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, truyền thống sang chăn nuôi quy

mô vừa và lớn, tập trung, hiện đại có áp dụng các giải pháp xử lý chất thải tiên tiến

để nâng cao năng suất, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường và bảo vệ môi trường.

143

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I Tiếng Việt

1. Agroinfo (2016), Báo cáo thường niênNgành thịt và thực phẩm năm 2015

và triển vọng năm 2016, Hà Nội.

2. Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản Trung

Ương (2011). Công văn số 01/BCĐTW - TTT ngày 31 tháng 3 năm 2011 về hướng

dẫn lập bảng kê các loại đơn vị điều tra.

3. Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

(2015), Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng

nông thôn mới tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2015.

4. Ban chỉ đạo đề án 1956 cấp tỉnh TTH (2014), Báo cáo tình hình thực hiện

đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn - giai đoạn 2010-2014; kế hoạch năm

2015 và định hướng giai đoạn 2016-2020.

5. Bộ môn Kinh tế phát triển, Trường ĐH Kinh tế quốc dân (1999), Kinh tế

phát triển, NXB Thống kê, Hà Nội

6. Bộ NN&PTNT (2009), Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn giai

đoạn 2011 – 2020, Hà Nội.

7. Bộ NN PTNT (2008 ), Chiến lược phát triển chăn nuôi Việt Nam đến

2020, Hà Nội.

8. Bộ NN PTNT (2007), Đề án đổi mới chăn nuôi lợn giai đoạn 2007-2020,

Hà Nội.

9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Thông tư số 27/2011/TT-

BNNPTNT ngày 13/04/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy

định tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhạn kinh tế trang trại.

10. Chi cục Thú y Thừa Thiên Huế (2015), Báo cáo kết quả thực hiện đề án

tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà nước chuyên ngành thú y Thừa Thiên

huế giai đoạn 2010-2015.

11. Nguyễn Đình Chính (2004), Báo cáo Đề tài: Xu hướng các yếu tố ảnh

hưởng đến sản xuất lúa và chăn nuôi lợn, Viện Kinh tế nông nghiệp.

12. Đỗ Kim Chung (2005), Giáo trình dự án phát triển nông thôn, Nhà xuất

bản Nông nghiệp, Hà Nội

144

13. Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Quang Minh, Trần Thị Minh Hoàng, B i Minh

Hạnh (2006),“Nghiên cứu xác định mô hình chăn nuôi lợn hướng nạc có hiệu quả

kinh tế cao trong nông hộ khu cực đồng bằng Sông Hồng”,

(http://vcn.vnn.vn/uploads/files/baocaokhoahochangnam/2007/B20_cnsh20.pdf)

14. Cục Thống kê Thừa Thiên Huế (2006), Niên giám Thống kê năm 2005, Huế.

15. Cục Thống kê Thừa Thiên Huế (2011), Niên giám Thống kê năm 2010, Huế.

16. Cục Thống kê Thừa Thiên Huế (2016), Niên giám Thống kê năm 2015, Huế.

17. Cục Thống kê Thừa Thiên Huế (2012), Tổng điều tra nông nghiệp nông

thôn và thủy sản năm 2011 của Thừa Thiên Huế, Huế.

18. Mai Thanh Cúc (2006). “Tiếp cận phát triển bền vững trên thế giới và

quá trình vận dụng ở Việt Nam”,Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp, tập 4 số

3/2006: 283 – 292.

19. Hoàng Nghĩa Duyệt (2008), Bài giảng chăn nuôi lợn, Trường Đại học

Nông lâm – Đại học Huế, Huế.

20. Phạm Vân Đình, Trần Đình Thao, Nguyễn Tuấn Sơn, Ngô Thị Thuận,

Đỗ Trường Lâm (2006), “Nghiên cứu lợi thế so sánh sản phẩm lợn ở v ng đồng

bằng Sông Hồng”. Nghiên cứu lợi thế so sánh của các sản phẩm đặc trưng ở các

vùng sinh thái Việt Nam, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

21. Hoàng Hữu Hòa (2000), Bài giảng Phân tích số liệu thống kê, Trường

Đại học Kinh tế - Đại học Huế, Huế.

22. Nguyễn Thị Minh Hoà (2010), Nghiên cứu chuỗi cung thịt lợn trên địa bàn

tỉnh Nghệ An, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Huế.

23. Nguyễn Thị Minh Hoà (2014), Nghiên cứu nhận thức của người tiêu dùng

đối với an toàn thực phẩm trong tiêu thụ thịt tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng kết

đề tài khoa học và công nghệ cấp Đại học Huế.

24. Nguyễn Thị Hồng, Phạm Khắc Liệu (2012), “Đánh giá hiệu quả xử lý

nước thải chăn nuôi lợn bằng hầm Biogas quy mô hộ gia đình ở Thừa Thiên Huế”,

Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 73, số 4 năm 2012.

25. Lê Thị Mai Hương (2015), “Hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi heo ở

Đồng Nai”, Tạp chí Phát triển Hội nhập, số 25(35), Tháng 11-12/2015.

26. Lê Ngọc Hướng (2007), “Sử dụng hàm Logit trong nghiên cứu các yếu

145

tố chủ yếu ảnh hưởng đến quyết định nuôi lợn của hộ nông dân huyện Vân Giang,

tỉnh Hưng Yên”, Tạp chí khoa học và phát triển, số 3/2007, trang 80-85

27. Lê Ngọc Hướng (2012), Nghiên cứu ngành hàng lợn thịt trên địa bàn

tỉnh Hưng Yên, Luận ấn tiến sĩ kinh tế, ĐHNN Hà Nội.

28. Khoa Kinh tế phát triển (2002), Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí

Minh, Kinh tế phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Phạm Văn Khiên (2003),Báo cáo đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng

cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn thịt ở vùng đồng bằng sông Hồng, Viện

Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn.

30. Nguyễn Ngọc Long, Nguyễn Hữu Vui (2009), Triết học Mác – Lênin (Tái

bản lần thứ 3), NXB Chính trị quốc gia.

31. Ph ng Thăng Long, (2011), “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và sức

xuất thịt của tổ hợp lợn lai ba giống ngoại Pietrain x (Landrace x Yorkshire) ở Thừa

Thiên Huế”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 4 năm 2011.

32. Lê Đình Ph ng, Phan Hữu Tuấn (2008), “Ảnh hưởng của một số yếu tố

đến khả năng sinh sản của lợn Móng Cái nuôi trong nông hộ huyện Hương Thủy,

tỉnh Thừa Huế”, Tạp chí khoa học, Đại học Huế, tập 12.

33. Lê Hồng Mận (2006), Giáo trình kỹ thuật nuôi lợn thịt, NXB Nông nghiệp.

34. Nguyễn Bạch Nguyệt (2000), Lập và Quản lý Dự án Đầu tư, NXB

Thống kê, Hà Nội.

35. Ngân hàng NN PTNT Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế (2014),

Báo cáo tình hình cho vay NNNT theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP.

36. Sở Giao thông vận tải tỉnh TTH (2015), Số liệu báo cáo của Sở GTVT

tỉnh Thừa Thiên Huế.

37. Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh TTH (2015), Báo cáo kết quả thực hiện

chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015.

38. Sở NN PTNT tỉnh TTH, Số liệu báo cáo của Sở NN PTNT tỉnh Thừa

Thiên Huế năm từ năm 2005 đến năm 2015.

39. Sở NN PTNT tỉnh TTH (2016), Báo cáo tổng kết Đề án phát triển đàn

lợn giống tỷ lệ nạc cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2015.

40. Sở NN PTNT tỉnh TTH (2015), Đề án rà soát bổ sung Quy hoạch phát

146

triển chăn nuôi đến năm 2020.

41. Sở NN PTNT tỉnh TTH, Số liệu báo cáo của Trung tâm khuyến nông

tỉnh Thừa Thiên Huế.

42. Nguyễn Hải Thanh (2005), Tin học ứng dụng trong ngành nông nghiệp,

NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

43. Đỗ Thị Nga Thanh và nhóm tác giả (1997), Giáo trình Thống kê Nông

nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

44. Phạm Xuân Thanh, Mai Thanh Cúc (2014), “Các yếu tố ảnh hưởng đến

quyết định lựa chọn phương thức chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”,

Tạp chí khoa học và phát triển, tập 12, số 6/2014.

45. Phạm Xuân Thanh, Lương Thị Dân, Mai Thanh Cúc (2014), “Phát triển

chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí khoa học và phát triển, tập 12,

số 5/2014.

46. Võ Trọng Thành, V Đình Tôn (2006), “Hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn

trong nông hộ v ng Đồng Bằng Sông Hồng”, Tạp chí khoa học và phát triển, số

1/2006.

47. Trần Đình Thao (2013), Quản lý rủi ro trong chăn nuôi lợn: Lý luận và

thực tiễn, NXB Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

48. Trần Đình Thao, Nguyễn Tuấn Sơn, Nguyễn Quốc Chỉnh, Nguyễn Xuân

Trạch, Lê Khắc Bộ, Nguyễn Duy Linh, Lê Ngọc Hướng, Nguyễn Thị Dương Nga,

Nguyễn Thị Minh Thu, Nguyễn Thị Thu Huyễn, Lương Xuân Chính và Trần Quang

Trung (2010), Nghiên cứu chính sách quản lí rủi ro trong ngành chăn nuôi lợn ở

Việt Nam, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ 2010.

49. Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2008),Kỹ thuật chăn nuôi và chuồng

trại nuôi lợn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

50. Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/06/2000 của Bộ

NN PTNT và Tổng Cục Thống kê về việc HD tiêu chí để xác định kinh tế trang trại.

51. Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày

17/8/2004 về việc ban hành Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam

52. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày

23/01/2007về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

147

53. V Đình Tôn (2009), Giáo trình chăn nuôi lợn, NXB Nông nghiệp Hà Nội

54. Tổng Cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê 2005, NXB Thống kê,

Hà Nội.

55. Tổng Cục Thống kê (2016), Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê,

Hà Nội.

56. B i Văn Trịnh (2007), Xác định và hoàn thiện kênh tiêu thụ sản phẩm

lợn thịt trên địa bàn tỉnh Cần Thơ, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Đại học NN I Hà Nội.

57. Đinh Xuân T ng, Nguyễn Đăng Thanh, Đỗ Văn Đức, Trần Thanh Thủy,

Nguyễn Thị Loan, Đỗ Thu Nguyệt, Hàn Anh Tuấn (2009), Nghiên cứu các yếu tố

ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế – kỹ thuật và lợi thế so sánh của chăn nuôi lợn ở Việt

Nam, Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật cấp Bộ, Viện Chăn nuôi

58. UBND tỉnh TT Huế (2007), Quy hoạch phát triển chăn nuôi tỉnh TTH đến

năm 2015.

59. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Đề án phát triển đàn lợn giống tỷ lệ

nạc cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009 – 2015.

60. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2015), Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5

năm 2016-2020.

61. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2010), Quyết định số 1007/QĐ-UBND

ngày 28/5/2010về việc phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống quản lý nhà

nước chuyên ngành thú y tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2015.

62. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), QĐ số 1590/QĐ-UBND ngày

21/8/2013 về việc phê duyệt quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tỉnh

Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2020.

63. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2014), QĐ số 2463/QĐ-UBND ngày

19/11/2014 về việc điều chỉnh bổ sung quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập

trung tỉnh Thừa Thiên Huế.

64. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2015), QĐ số 1677/QĐ-UBND ngày

26/8/2015 về việc điều chỉnh quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung

tỉnh Thừa Thiên Huế.

148

65. Nguyễn Ngọc Xuân, Nguyễn Hữu Ngoan (1014), “Hiệu quả kinh tế chăn

nuôi lợn tập trung theo hướng thực hành tốt (VIETG P) của hộ nông dân ngoại

thành Hà Nội”, Tạp chí khoa học và phát triển, tập 12, số 6/2014.

66. Nguyễn Ngọc Xuân (2014), Nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn theo

quy trình VietGAHP tại thành phố Hà Nội, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện NN

Việt Nam.

67. Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách, Trường Đại học Kinh tế – Đại

học quốc gia Hà Nội (2015), “Tác động của TPP và AEC lên nền kinh tế Việt Nam:

Khía cạnh kinh tế vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi”

II Tiếng Anh

68. Adetunji M. O and Adeyemo K. E (2012), Economic Efficiency of Pig

Production in Oyo State, Nigeria: A Stochastic Production Frontier Approach,

American Journal of Experimental Agriculture2(3): 382-394.

69. igner. D,C. .K.Lovell, P.Schmidt (1977), “Formulation anh Estimation

of Stochastis Frontier production function Models”, Journal of Econometrics (6),

pp. 21-37.

70. Akter. S, Jabbar M.A and Ehui S.K (2003), Competitiveness and

efficiency in poultry and pig production in Vietnam, Socio-economics and Policy

Research, Working Paper 57 (2003), International Livestock Research Institute P.O.

Box 30709, Nairobi, Kenya.

71. rindam Banik (1994), “Technical Efficiency of Irrigated farms in a

Village of Bangladesh”, Indian Journal of Agricultural Economics (49), pp.71-77.

72. Battese G.E. (1992), “Frontier production function anh Technical

efficiency: A aurvey of Empirical Application in Agricultural

Economics”,Agricultural economics (7), pp.185-200.

73. Battese G.E, Coelli T.J, (1996), “Identification of factors which in

fluence the technical inefficiency of Indian farmers”, vol 40, pp.103-128.

74. Clem Tisdell (2009), Trends in Vietnam’s Pork Supply and Structural

Features of its Pig Sector, The Open Area Studies Journal, 2, 52-64, School of

Economics, The University of Queensland, Brisbane, 4072, Australia.

75. Coelli T.J (1996), A guide to DEAP Version 4.1: A Computer Program

149

for Stochastic Frontier Production and Cost Function Estimation, CEPA Working

Papers, 07/96.

76. Eprecht, M. (2005), Geographic dimensions of livestock holdings in

Vietnam: Spatial relationships among poverty, infrastructure and the environment,

Pro-poor Livestock Initiative. PPLPI Working Paper 24. FAO. Rome.

77. Fabiosa jacinto f, Dinghuan Hu, and Cheng Fang (2005), A case study of

China’s Commercial pork Value Chain, MATRIC Research Paper 05-MRP 11.

78. Farrel M.J. (1957), “The measurement of produtive efficiency”, Journal

of The Royal Statistical Society (120), pp.253-281.

79. Harwood D. Schaffer, Pracha Koonnathamdee, Daryll E. Ray, PhD, An

Economic Analysis of the Social Costs of the Industrialized Production of Pork in

the United States, from http://www.ncifap.org/_images/212-

6_pcifap_ecnmics_v5_tc.pdf.

80. Honeyman M.S (1996), Sustainability issues of U.S. Swine Production,

Iowa state University, Ames 50011, J. Anim. Sci. 1996. 74: 1410 – 1417.

81. Kaplinsky, R. and Morris, M (2001), A Handbook for Value Chain

Research, Brighton, United Kingdom, Institute ò Development Studies, University

of Sussex.

82. Khem R. Sharma, PingSun Leung, and Halina M. Zaleski (1996),

Productive efficiency of the swine industry in Hawaii, College of Tropical Agriculture

& Human Resources, University of Hawaii at Manoa, Research Series 077.

83. Liborio S. Cabanilla, U-Primo E. Rodriguez, Antonio Jesus A. Quillóy

(2013), Productivity Growth in Philippine Hog and Poultry Industries, Working

paper 2013, Published by SEARCA, DA-BAR, and PhilRice.

84. Marcy Lowe and Gary Gereffi (2009), A Value Chain Analysis of the

U.S. Pork Industry. http://www.cggc.duke.edu

85. Marina Petrovska (2011), Sciences,Efficiency of pig farm production in

the Republic of Macedonia, Master’s thesis30 hec dvanced level E gricultural

Economics and Management - Master’s Programme Degree thesis No 708.ISSN

1401-4084, Swedish University of Agricultural.

86. Michael Levy (2014), Challenges and opportunities of small-holder pig

150

Production and marketing in Western Kenya, A Thesis presented to The University

of Guelph.

87. Michael Porter (1985), Competive advantage: Creating and sustaining

superior performance, New York Free Press.

88. Nik Hashim Nik Mustapha (2011), “Technical efficiency for rubber

smallholders under risda’s Supervisory system using stochastic frontier analysis”,

Journal of Sustainability Science and Management, Volume 6 Number 1, June

2011: 156-168, ISSN: 1823-8556, Universiti Malaysia Terengganu Publisher.

89. Petrus N. P, Mpofu I, Schneider M. B and Nepembe M (2015), “The

constraints and potentials of pig production among communal farmers in Etayi

Constituency of Namibia”. Livestock Research for Rural Development. Volume 23,

Article 159, Retrieved September 30, 2015.

90. Simon Riedel, Anne Schiborra, Christian Huelsebusch, Mao Huanming,

và Eva Schlecht (2012), Opportunities and challenges for smallholder pig

roduction systems in a mountainous region of Xishuangbanna, Yunnan Province,

China, Trop Anim Health Prod. 2012 Dec; 44(8): 1971–1980.

91. Tran Vo Hung Son, Tim Coelli and Euan Fleming (1993), Analysis of the

technical efficiency of state rubber farms in Vietnam, Agricultural Economics, 9

(1993) 183-201, Elsevier Science Publishers B.V, Amsterdam.

92. Stanton, Emms&Sia (2010), The Philippines Pig Farming Sector: A

Briefing for Canadian Livestock Genetics Suppliers.

93. Wichai Tantasuparuk and Annop Kunavongkrit (2014), Pig Production

in Thailand, Country Report, 2014.

94. www.channuoivietnam.com/thong_ke_chan_nuoi

95.http://www.businessinsider.com/chinese-pork-industry-facts-2013-

5#ixzz2t4MKSzkG

96.

http://sonnptnt.nghean.vn/sonn_new/default/explorer/news/1211?folder_id=92

97. http://www.vaas.org.vn/dong-nai-phat-trien-chan-nuoi-theo-huong-ben-

vung-a14339.html

98. www.Irc.tnu.edu.vn:8080/gsdl/collect/tchicnuo/arcgives/.../doc.pdf

151

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHI N CỨU CỦA TÁC GIẢ

ĐÃ CÔNG BỐ LI N QUAN ĐẾN LU N ÁN

1. Nguyễn Mạnh H ng, Nguyễn Thanh H ng, Hoàng Hữu Hòa (2013),

Đánh giá hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt của các nông hộ ở thị xã Hương

Thủy, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học Đại học Huế, Tập 82, số 4/2013.

2. Nguyễn Thanh H ng (2015), Chuỗi giá trị ngành hàng lợn thịt ở huyện

Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp chí khoa học Đại học Huế, Tập 109, số

10/2015.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

Phƣơng pháp toán inh tế

Sử dụng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên với dạng hàm sản xuất

Cobb-Douglas để phân tích hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt

Như đã trình bày ở phần cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn, hàm ý của

phát triển chăn nuôi lợn là phát triển theo hướng bền vững, trong đó bền vững về

kinh tế là động lực của sự phát triển. Điều này đòi hỏi các cơ sở chăn nuôi lợn phải

có các kỹ năng thực hành tốt (best practice) nhằm đạt được kết quả sản xuất lớn

nhất. Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu nghiên cứu, trong phần này tác giả vận

dụng lý thuyết hiệu quả kỹ thuật nhằm phản ánh đầy đủ hơn về năng lực thực hành

của các cơ sở chăn nuôi lợn thịt.

Khái niệm hiệu quả kỹ thuật (TE-Technical Efficiency) được Farrell đưa ra

vào năm 1957. Theo ông, hiệu quả kỹ thuật phản ánh khả năng của một cơ sở sản

xuất có thể tối đa hóa sản lượng đầu ra với một lượng đầu vào và công nghệ nhất

định [78]. Như vậy, hiệu quả kỹ thuật phản ánh trình độ sử dụng yếu tố đầu vào

trong quá trình sản xuất. Theo cách định nghĩa này, hiệu quả kỹ thuật cho biết một

cơ sở sản xuất (hãng, hộ, ...) có thể tiết kiệm bao nhiêu phần trăm chi phí đầu vào

cho một mức sản lượng nhất định.

Hiện nay, có 2 hướng tiếp cận để đo lường hiệu quả kỹ thuật, bao gồm: (1)

hướng tiếp cận phi tham số (non – Parametric pproach) và (2) tiếp cận tham số

(Parametric Approach) [75]. Theo hướng tiếp cận phi tham số, các nghiên cứu gần

đây đã sử dụng phương pháp phân tích màng bao dữ liệu DE (Data Envelopment

nalysis). Trong khi đó, theo hướng tiếp cận tham số, mô hình hàm sản xuất biên

ngẫu nhiên SFPF (Stochastic Frontier Production Function) được sử dụng để đo

lường hiệu quả kỹ thuật. Mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm khác

nhau. Ưu điểm của phương pháp DE là người nghiên cứu không cần xác định

dạng hàm cụ thể, do đó ít mắc các sai lầm trong kết quả phân tích từ việc định dạng

sai mô hình gây nên. Tuy nhiên, để sử dụng phương pháp DE , các số liệu được

đưa vào mô hình không được phép chứa các sai số ngẫu nhiên do phép đo lường.

Điều đó có nghĩa là các thông tin về sản lượng đầu ra được ghi chép và sử dụng

hoàn toàn chính xác. Trong một số ngành sản xuất, đặc biệt là trong sản xuất nông

nghiệp với quy mô nhỏ như hiện nay, việc ghi chép các thông tin chính xác về sản

lượng và đầu vào thường không được chú trọng. Điều này đồng nghĩa rằng, hầu như

chúng ta không có thông tin chính xác về sản lượng, do đó phương pháp DE trở

nên không ph hợp. Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng mô hình hàm

sản xuất biên ngẫu nhiên để phân tích hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt vì nó có

một số tính chất ưu việt nhất định.

Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên

Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên được đề xuất độc lập bởi các tác giả igner,

Lovell và Schmidt (1977) và Meeusen và Van den Broeck (1977). Hàm số này có

dạng: Yi = f(xi; β) exp(Vi - Ui), i=1,2,...N (1)

Trong đó: Yi là kết quả đầu ra (năng suất hoặc sản lượng) của quan sát thứ i; xi

là ma trận yếu tố đầu vào sản xuất của quan sát thứ i; là tham số cần ước lượng.

Hàm số này khác với hàm sản xuất truyền thống (hàm sản xuất xác định) ở chỗ là sai

số ngẫu nhiên ở trong hàm sản xuất biên ngẫu nhiên được chia làm hai thành phần:

(1) thành phần Vi, đại diện sai số thống kê do tác động bởi các yếu tố ngẫu nhiên và

được giả định có phân phối chuẩn (iid) (v ~ N(0,σv2)) và độc lập với Ui; (2) thành

phần Ui, đại diện cho tình trạng phi hiệu quả kỹ thuật (không đạt được mức sản

lượng tối đa do sử dụng đầu vào không hiệu quả) được giả định lớn hơn hoặc bằng 0

(non-negative) và có phân phối bán chuẩn (u ~|( N (0, 2

u )|). Nếu U=0, hoạt động sản

xuất của hộ nằm trên đường sản xuất biên (frontier), tức đạt mức năng suất hoặc sản

lượng tối đa dựa trên các yếu tố sản xuất và kỹ thuật hiện có. Nếu U > 0, hoạt động sản

xuất của hộ nằm dưới đường sản xuất biên (frontier), tức là kết quả đầu ra thực tế (Yi)

thấp hơn kết quả đầu ra có thể đạt ở mức tối đa (Yi*) và hiệu số giữa Yi

* và Yi là phần

phi hiệu quả kỹ thuật và hiệu số này càng lớn, hiệu quả kỹ thuật càng thấp.

Hiệu quả kỹ thuật (TE) là tỷ số giữa kết quả đầu ra thực và kết quả đầu ra có thể

đạt được ở mức tối đa. TE được ước lượng như sau:

*/ ( ; )exp( ) / ( ; )exp( ) exp( )i i i i i i iTE Y Y f x V U f x V U (2)

Để phân tích hàm sản xuất biên ngẫu nhiên, chúng ta cần phải chọn dạng hàm

f(xi; β). Điều này có nghĩa là phương pháp tiếp cận theo tham số luôn đi kèm với một

số yêu cầu về dạng hàm sản xuất. Một dạng hàm sản xuất tốt phải thỏa mãn các điều

kiện cơ bản như sau: (1) phản ánh được các quy luật kinh tế cơ bản, chẳng hạn như quy

luật năng suất cận biên giảm dần, quy luật chi phí cơ hội ngày càng tăng...Trong đó,

quy luật năng suất cận biên giảm dần là quy luật kinh tế cơ bản nhất trong sản xuất của

các đơn vị kinh tế; (2) tính đơn giản, dễ ước lượng và giải thích được kết quả là yêu cầu

đầu tiên khi chọn dạng hàm; (3) kết quả dự đoán càng gần giá trị thực tế càng tốt; (4)

các tham số ước lượng có thể kiểm định được. Đặc biệt, đối với phương pháp hàm sản

xuất biên ngẫu nhiên, yêu cầu đối với việc chọn dạng hàm càng trở nên quan trọng.

Theo các nhà nghiên cứu, hàm sản xuất Cobb-Douglas hoặc Translog là rất ph

hợp để sử dụng trong phân tích hàm sản xuất biên ngẫu nhiên [69], [88]. Tuy nhiên, so

với dạng hàm Translog, hàm sản xuất Cobb-Douglas thường được sử dụng phổ biến

hơn để đánh giá năng lực sản xuất của các doanh nghiệp và các ngành kinh tế thông

qua chỉ số hiệu quả kỹ thuật [69], [91].

Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nghiên cứu trước đây, đồng thời dựa vào

đặc điểm số liệu trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất mô hình hàm sản xuất biên

ngẫu nhiên với dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas. Mô hình có dạng như sau:

)(

5432154321 ii UV

i eXXXXAXY

(3)

Logarit tự nhiên hai vế của mô hình (3), ta có:

ii

j

jiji UVLnXLnY

5

1

0 (4)

Trong đó:

Yi : tổng trọng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng trong năm của hộ thứ i (tạ/hộ),

X1i : chi phí giống của hộ thứ i (triệu đồng/hộ),

X2i : chi phí thức ăn của hộ thứ i (triệu đồng/hộ),

X3i : công lao động của hộ thứ i (ngày công/hộ),

X4i : chi phí thú y của hộ thứ i (triệu đồng/hộ),

X5i : quy mô đàn lợn thịt trong năm của hộ thứ i (con/hộ),

βj là các tham số cần ước lượng.

- Các giả định về phân phối của Ui và Vi:

Hàm sản xuất biên ngẫu nhiên có yêu cầu chặt chẽ về phân phối của sai số ngẫu

nhiên Ui và Vi như sau [74], [76], [80]:

+ Vi có phân phối chuẩn đối xứng với kỳ vọng bằng 0 và phương sai không đổi

Vi ~ N(0, σ2v)

+ Ui có phân phối chuẩn cụt với kỳ vọng lớn hơn 0 và phương sai không đổi

Ui ~ N+(0, σ

2u) ~ N(U, σ

2u)

+ Ui và Vi độc lập với nhau.

+ Hàm mật độ Ui ≥ 0 được mô tả như sau:

)2

exp(2

1)(

2

2

us

UUf

+ Hàm mật độ của Vi:

)2

exp(2

1)(

2

2

vs

VVf

với σs = (σ2v + σ

2u)

1/2 hay σ

2s = σ

2v + σ

2u đặt 2

2

s

u

0 ≤ γ ≤1

+ Nếu γ ≈ 0, có nghĩa là phần sai số do phi hiệu quả kỹ thuật đóng góp trong

tổng sai số là không đáng kể, và ta có thể kết luận là không có phi hiệu quả kỹ thuật

[76], [79], [80].

+ Nếu γ ≈ 1, có nghĩa là phần phi hiệu quả kỹ thuật thắng thế trong tổng sai số

ngẫu nhiên, và tồn tại tình trạng phi hiệu quả kỹ thuật [76], [79], [80].

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật

Uit trong công thức (4) là hàm phi hiệu quả kỹ thuật (technical inefficiency

function), hàm này được sử dụng để giải thích các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ

thuật hay ngược lại là hiệu quả kỹ thuật. Hàm phi hiệu quả kỹ thuật có dạng sau:

iji

j

ii zUTIE

6

1

0 (4)

Trong đó: TIEi là hệ số phi hiệu quả kỹ thuật của hộ i; Zj (j = 1, 2, …, 6) là

các yếu tố ảnh hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật hoặc ngược lại là hiệu quả kỹ thuật,

bao gồm:

Z1: Tuổi của chủ hộ (năm),

Z2: Trình độ văn hoá của chủ hộ (số năm đến trường),

Z3: Kinh nghiệm nuôi lợn của chủ hộ (năm),

Z4: Số lượng lao động gia đình,

Z5: Tập huấn,

Z5 = 1 nếu hộ có tham gia tập huấn,

Z5 = 0 nếu hộ chưa tham gia tập huấn,

Z6: Tín dụng,

Z6 = 1 nếu hộ có vay vốn; Z6 = 0 nếu hộ không vay vốn.

Số liệu được đưa vào phân tích trong mô hình hàm sản xuất là dạng dữ liệu

chéo (cross-sectional data). Bộ số liệu này là kết quả điều tra từ 262 cơ sở chăn nuôi

lợn thịt, trong đó có 212 hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và 50 hộ chăn nuôi theo quy mô

gia trại. Sự khác nhau về quy mô và tính chất công nghệ nuôi giữa 2 nhóm cơ sở

chăn nuôi sẽ dẫn đến kết quả ước lượng sai lệch (bias estimation) nếu chúng ta xây

dựng c ng một hàm sản xuất biên ngẫu nhiên cho 2 nhóm hộ kể trên. Chính vì vậy,

mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên trong nghiên cứu này được thiết lập cho từng

nhóm cơ sở chăn nuôi. Đối với các trang trại chăn nuôi lợn thịt, do số mẫu điều tra

không đảm bảo phân phối chuẩn (chỉ có 8 trang trại), do đó chúng tôi không đưa

vào phân tích. Hàm sản xuất và hàm phihiệu quả kỹ thuật được ước lượng một bước

(one-stage estimation) bằng phương pháp ước lượng hợp lý tối đa MLE (Maximum

Likelihood Estimations) với sự hỗ trợ Chương trình frontier 4.1 của Tim Coelli (2007).

PHỤ LỤC 2

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn

1 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh quy mô

- Số cơ sở chăn nuôi lợn: là tổng số cơ sở (hộ) có chăn nuôi lợn tại một thời

điểm nhất định [2]. Chỉ tiêu này được sử dụng nhằm mục đích nhận biết sự biến

động về số lượng cơ sở chăn nuôi qua các năm ở địa bàn nghiên cứu dựa trên nguồn

số liệu thứ cấp, đồng thời làm cơ sở điều tra chọn mẫu để thu thập số liệu sơ cấp.

- Số đầu lợn hiện có: Là số lượng đầu lợn có tại một thời điểm nhất định. Số

lượng đầu lợn hiện có là một chỉ tiêu quan trọng trong thống kê chăn nuôi vì nó phản

ánh quy mô, số lượng của đàn lợn ở một địa phương, một cơ sở chăn nuôi hay ở các

thành phần kinh tế tại một thời điểm nhất định. Chỉ tiêu này giúp cho ta đánh giá được

tốc độ phát triển của đàn lợn, mặt khác nó là cơ sở để tính số đầu lợn bình quân [43].

Theo quy định của Tổng Cục Thống kê Việt Nam, số lượng đầu lợn hiện có

thường được xác định vào 2 thời điểm trong năm là 01/04 và 01/10. Số lượng đầu lợn

hiện có ngày 01/10 là cơ sở để xây dựng kế hoạch số lượng đầu lợn cho năm sau.

- Số đầu lợn bình quân: Là số đầu lợn tính bình quân cho một thời kỳ chăn

nuôi nhất định. Có thể tính bình quân cho một tháng, 1 quý hay 1 năm.

- Tổng sản lượng sản phẩm chăn nuôi lợn: là trọng lượng (kg) thịt bán

(thường được gọi là trọng lượng thịt lợn hơi xuất chuồng), thịt giết của đàn lợn

trong kỳ điều tra [2]. Đây là một trong những chỉ tiêu vừa phản ánh quy mô chăn

nuôi vừa thể hiện kết quả chăn nuôi của các hộ trong một thời kỳ nhất định.

- Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt

động sản xuất kinh doanh của ngành chăn nuôi dưới dạng sản phẩm vật chất và dịch

vụ trong một thới gian nhất định, thường là một năm. Giá trị sản xuất ngành chăn

nuôi bao gồm: trâu, bò, lợn, gia cầm và các sản phẩm chăn nuôi khác [16].

2 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu chăn nuôi lợn

Để phân tích cơ cấu chăn nuôi lợn, nghiên cứu này sử dụng số tương đối kết

cấu - là kết quả so sánh trị số tuyệt đối của từng bộ phận với trị số tuyệt đối của cả

tổng thể và thường được tính bằng phần trăm [43]. Chúng ta có thể phân thành các

nhóm cơ cấu chăn nuôi lợn như sau:

* Nhóm cơ c u chung

- Theo chức năng chăn nuôi: tỷ lệ % lợn giống (nái, đực) trong tổng đàn lợn

của một cơ sở chăn nuôi; tỷ lệ % lợn thịt trong tổng đàn lợn của một cơ sở chăn nuôi.

- Theo giống lợn: tỷ lệ % lợn lai F1 hoặc lợn ngoại trong tổng đàn lợn của

một cơ sở chăn nuôi.

- Theo hình thức chăn nuôi: tỷ lệ % hộ (cơ sở) chăn nuôi lợn theo hình thức

gia trại hoặc trang trại trong tổng số hộ chăn nuôi lợn.

- Theo vùng: tỷ lệ % hộ chăn nuôi lợn ở v ng miền núi hoặc đồng bằng trong

tổng số hộ chăn nuôi lợn.

* Cơ c u đàn lợn giống

- Theo chức năng: tỷ lệ % lợn nái hoặc lợn đực giống trong tổng đàn lợn giống.

- Theo giống lợn: tỷ lệ % lợn nái Móng Cái hoặc F1 hoặc ngoại trong tổng

đàn lợn nái của một cơ sở chăn nuôi; tỷ lệ % lợn đực ngoại trong tổng số đàn lợn

đực giống.

- Theo hình thức chăn nuôi: tỷ lệ % lợn nái ngoại, nái F1 theo hình thức gia

trại hoặc trang trại trong tổng số hộ chăn nuôi lợn nái.

* Cơ c u đàn lợn thịt

- Theo giống lợn: tỷ lệ % lợn thịt giống F1 hoặc ngoại trong tổng đàn lợn thịt.

- Theo hình thức chăn nuôi: tỷ lệ % lợn thịt F1, F2, ngoại của các cơ sở chăn

nuôi lợn thịt theo hình thức gia trại hoặc trang trại, hộ chăn nuôi.

3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá quy hoạch, chính sách, cơ sở hạ tầng

- Số tương đối thực hiện quy hoạch phát triển: là tỷ lệ so sánh giữa mức độ

thực tế đạt được trong kỳ nghiên cứu với mức độ quy hoạch phát triển c ng kỳ của

các chỉ tiêu như: số lượng đàn lợn, sản lượng thịt lợn hơi, số lượng trang trại...

- Tỷ lệ % ý kiến đánh giá về mức độ ảnh hưởng của chính sách đến phát triển

chăn nuôi lợn .

- Tỷ lệ % ý kiến đánh giá cơ sở hạ tầng ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn

- Số cơ sở giống lợn, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến thức ăn, cơ sở dịch vụ thú

y và thức ăn chăn nuôi.

4 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tăng trƣởng chăn nuôi lợn

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: là chỉ tiêu đánh giá sự thay đổi tuyệt đối về

mức độ hiện tượng qua thời gian như: số lượng lợn thịt, sản lượng thịt lợn hơi xuất

chuồng, số lượng trang trại và gia trại, các cơ sở dịch vụ,... Đó là hiệu số giữa hai

mức độ của hiện tượng trong dãy số. T y theo chiều hướng phát triển của hiện

tượng mà chỉ tiêu này có thể mang dấu (+) hay (-) [21].

- Tốc độ phát triển: là chỉ tiêu tương đối d ng để nêu lên tốc độ, xu hướng

phát triển của các hiện tượng như: số lượng lợn thịt, sản lượng thịt lợn hơi xuất

chuồng, ... trong một thời gian nhất định. Chỉ tiêu này chính là số tương đối động

thái, được tính bằng cách so sánh giữa hai mức độ của một chỉ tiêu trong dãy số.

- Tốc độ tăng (giảm): chỉ tiêu này phản ánh qua thời gian hiện tượng đã tăng

(giảm) bao nhiêu lần hay bao nhiêu phần trăm. Trong thực tế chỉ tiêu này còn được

gọi là mức tăng trưởng.

Các công thức được sử dụng để tính toán trong quá trình thực hiện đề tài bao

gồm: tốc độ tăng (giảm) liên hoàn, tốc độ tăng (giảm) định gốc và tốc độ tăng

(giảm) bình quân. Nếu biết các tốc độ phát triển, ta có thể tính các tốc độ tăng

(giảm) theo các công thức:

Tốc độ tăng hoặc giảm (%) = Tốc độ phát triển (%) - 100.

5 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh ết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn

* Các chỉ tiêu thể hiện kết quả [43]

- Giá trị sản xuất (GO): là giá trị toàn bộ sản phẩm do chăn nuôi lợn tạo ra

trong năm.

+ Đối với chăn nuôi lợn thịt: GO được tính bằng trọng lượng thịt lợn hơi xuất

bán (Qi) nhân với giá đơn vị sản phẩm tương ứng (Pi): GO =

n

i

QiPi1

+ Đối với chăn nuôi lợn nái: GO được tính bằng trọng lượng lợn con xuất

bán (Qi) nhân với giá đơn vị sản phẩm tương ứng (Pi): GO =

n

i

QiPi1

- Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên

để sản xuất ra sản phẩm trong kỳ. Đối với chăn nuôi lợn, chi phí trung gian được

tính bằng tổng các khoản chi về giống, thức ăn, thuốc thú y, nhiên liệu, công cụ,

dụng cụ sản xuất,…

- Giá trị gia tăng (V ) là chênh lệch giữa giá trị sản xuất và chi phí trung

gian trong chu kỳ nuôi. VA = GO – IC

- Tổng chi phí sản xuất (TC) là toàn bộ các khoản chi phí bằng tiền của chi

phí trung gian (IC) cộng thêm vào khoản chi phí: thuê lao động (W), khoản thuế

phải nộp cho nhà nước (T), chi phí khác về tài chính (FF) và khấu hao tài sản cố

định (D). TC = IC + W+T+FF+D.

- Thu nhập hỗn hợp (MI) là thu nhập thuần tuý của người sản xuất trong một

chu kỳ sản xuất. Đây là phần thu nhập của cơ sở do chăn nuôi lợn bao gồm cả công

lao động và lãi thu được trong kỳ sản xuất.

MI = VA – TC

* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả

- Hiệu quả kỹ thuật: Hiệu quả kỹ thuật là một trong những chỉ tiêu khá phức

tạp, nghiên cứu sử dụng mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên SFPF (Stochastic

Frontier Production Function) để đo lường hiệu quả kỹ thuật và đã được trình bày

cụ thể trong phương pháp toán kinh tế.

+ Trọng lượng thịt tăng: là trọng lượng hơi sản xuất ra trong kỳ chăn nuôi

đó, kết quả của quá trình chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt.

+ Trọng lượng xuất chuồng

bình quân =

Tổng trọng lượng lợn thịt xuất chuồng

Tổng số lợn thịt xuất chuồng

+ Số lứa đẻ bình quân 1 năm

của 1 nái sinh sản = Tổng số lứa đẻ trong năm

Số nái sinh sản bình quân trong năm

+ Số con lợn đẻ ra bình

quân của 1 lứa =

Tổng số lợn con đẻ ra nuôi sống trong năm

Tổng số lứa đẻ trong năm

+ Mức tăng trọng bình quân

1 ngày đêm 1 con lợn thịt

=

Trọng lượng thịt tăng

của đàn lợn thịt trong kỳ

(Tổng số ngày nuôi) x (tổng số đàn lợn thịt)

- Hiệu quả kinh tế:

+ Hiệu suất chi phí trung gian theo giá trị sản xuất (GO/IC): chỉ tiêu này cho biết,

cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất [43].

+ Hiệu suất chi phí trung gian theo giá trị tăng thêm (V /IC): chỉ tiêu này

cho biết, cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng giá trị

tăng thêm. Đây là chỉ tiêu quan trọng để lựa chọn phương án đầu tư tốt nhất trong

giới hạn nguồn lực chi phí [43].

+ Hiệu suất chi phí trung gian theo thu nhập hỗn hợp (MI/IC): chỉ tiêu này

cho biết, cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng thu nhập

hỗn hợp [43].

+ Giá trị hiện tại ròng (NPV): là hiệu số giữa giá trị lợi ích và chi phí thực

hiện hàng năm khi đã chiết khấu để quy về thời gian hiện tại [34]. Chỉ tiêu này được

sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi lợn nái. Giá trị của

NPV càng lớn thì hiệu quả chăn nuôi lợn nái càng cao.

+ Tỷ lệ lợi ích và chi phí (BCR): BCR là tỷ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh

mức độ đầu tư và cho biết mức lợi ích trên một đơn vị chi phí [34]. D ng BCR để

đánh giá hiệu quả đầu tư chăn nuôi lợn nái. BCR càng lớn thì hiệu qủa kinh tế càng

cao và ngược lại.

+ Hệ số hoàn vốn nội bộ (IRR): IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi

vốn [34]. IRR là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0. IRR được tính theo

(%), để đánh giá hiệu quả kinh tế, IRR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.

6 Nhóm chỉ tiêu đánh giá tác động xã hội và môi trƣờng

* Tác động xã hội: chỉ tiêu này được sử dụng để đánh giá tác động của hoạt

động chăn nuôi lợn đến cộng đồng xã hội, cụ thể:

+ Số việc làm được tạo ra từ hoạt động chăn nuôi lợn.

+ Tỷ lệ % giá trị sản xuất (GO) của hoạt động chăn nuôi lợn trong tổng GO

của ngành chăn nuôi hoặc ngành nông nghiệp hoặc của cả địa phương.

+ Tỷ lệ % thu nhập từ hoạt động chăn nuôi lợn trong tổng thu nhập của hộ gia đình.

+ Sản lượng thịt lợn bình quân được tiêu thụ theo đầu người/năm.

+ Hệ số quan hệ giữa tăng trưởng

chăn nuôi lợn và tỷ lệ giảm nghèo

= Tăng trưởng GO lợn (%)

Tỷ lệ giảm nghèo (%)

Hệ số này giải thích việc giảm 1% tỷ lệ nghèo ở nông thôn sẽ tương ứng với

tăng trưởng GO chăn nuôi lợn bao nhiêu %. Từ đó, có thể phản ánh mối quan hệ

của phát triển chăn nuôi lợn đối với quá trình giảm nghèo ở nông thôn.

* Tác động môi trường:

+ Tỷ lệ % cơ sở chăn nuôi lợn xả chất thải chăn nuôi trực tiếp vào môi trường.

+ Tỷ lệ % cơ sở chăn nuôi lợn có đầu tư xây dựng hầm Biogas.

+ Tỷ lệ % ý kiến đánh giá về mức độ ảnh hưởng của tiếng ồn và m i hôi khó

chịu trong chăn nuôi lợn.

7 Nhóm chỉ tiêu về mức sản xuất, tiêu thụ sản ph m thịt lợn

+ Sản lượng thịt lợn sản xuất

bình quân đầu người/năm (kg)

=

Sản lượng thịt lợn sản xuất

Dân số trung bình

+ Sản lượng thịt lợn tiêu d ng

bình quân đầu người/năm (kg)

= Sản lượng thịt lợn tiêu d ng

Dân số trung bình

+ Hệ số quan hệ giữa mức sản xuất

và tiêu dùng thịt lợn

=

Tăng trưởng sản lượng thịt lợn

sản xuất bình quân đầu người (%)

Tăng trưởng sản lượng thịt lợn

tiêu d ng bình quân đầu người (%)

+ Hệ số quan hệ giữa vốn NN, LN

TS và GO lợn

= Tăng trưởng vốn NN, LN TS (%)

Tăng trưởng GO lợn (%)

Hai hệ số quan hệ ở đây cho biết: tương ứng với 1% tăng trưởng của mẫu số

thì tử số tăng trưởng tương ứng bao nhiêu %. Từ đó có thể phản ánh mối quan hệ

giữa sản xuất và tiêu d ng thịt lợn, giữa kết quả chăn nuôi lợn với vốn đầu tư cho

NN, LN & TS.

PHỤ LỤC 3

Phụ lục Bảng 1 1 Tốc độ phát triển số lƣợng lợn và sản lƣợng thịt lợn ở

Việt Namgiai đoạn 2001 – 2015

Năm Số lƣợng

(1.000 con)

TĐPT

hàng năm

(%)

Sản lƣợng

(1 000 tấn)

TĐPT

hàng năm

(%)

2005 27.435,0 104,9 2.288,3 113,7

2006 26.855,3 97,9 2.505,0 109,5

2007 26.560,7 98,9 2.662,7 106,3

2008 26.701,6 100,5 2.782,8 104,5

2009 27.627,7 103,5 3.035,9 109,1

2010 27.373,1 99,1 3.036,4 100,0

2011 27.056,0 98,8 3.098.9 102,1

2012 26.494,0 97,9 3.160,0 102,0

2013 26 261,4 99,1 3 228,7 102,2

2014 26.761,4 101,9 3.351,2 103,8

2015 27.750,7 103,7 3.491,6 104,2

SS 14/01 315,7 101,2 1.203,3 152,6

TĐPT BQ (%) 100,1 104,3

(Nguồn: Tổng cục thống kê và tính toán của tác giả)

Phụ lục bảng 2 1 Dân số, lao động tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2015

STT

CHỈ TIÊU

ĐVT

Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 So sánh

2010/2005 2015/2010

Số lƣợng

(ngƣời)

cấu

(%)

Số lƣợng

(ngƣời)

cấu

(%)

Số lƣợng

(ngƣời)

cấu

(%)

Số lƣợng

(ngƣời) (%)

Số lƣợng

(ngƣời) (%)

I Tổng dân số Ngƣời 1.076.022 100 1.090.879 100 1.143.572 100,0 14.857,0 101,4 52.693,0 104,8

1 Phân theo thành thị,

nông thôn

1.1 Thành thị Người 341.270 31,7 470.907 43,2 556.056 48,6 129.637,0 138,0 85.149,0 118,1

1.2 Nông thôn Người 734.752 68,3 619.972 56,8 587.516 51,4 - 114.780,0 84,4 - 32.456,0 94,8

2 Phân theo giới tính

2.1 Nam Người 531.174 49,4 540.172 49,5 567.253 49,6 8.998,0 101,7 27.081,0 105,0

2.2 Nữ Người 544.848 50,6 550.707 50,5 576.319 50,4 5.859,0 101,1 25.612,0 104,7

II Tổng lao động LĐ 515.248 100 574.316 100 623.480 100 59.068,0 111,5 49.164,0 108,6

1 Phân theo thành thị,

nông thôn

1.1 Thành thị Người 155.960 30,3 248.043 43,2 329.275 52,8 92.083,0 159,0 81.232,0 132,7

1.2 Nông thôn Người 359.288 69,7 326.273 56,8 294.205 47,2 - 33.015,0 90,8 - 32.068,0 90,2

2 Phân theo giới tính

2.1 Nam Người 258.654 50,2 299.893 52,2 317.030 50,8 41.239,0 115,9 17.137,0 105,7

2.2 Nữ Người 256.594 49,8 274.423 47,8 306.450 49,2 17.829,0 106,9 32.027,0 111,7

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh TT Huế năm 2005, 2010, 2015 và tính toán của tác giả

Phụ lục bảng 2 2 Diện tích đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2015

STT CHỈ TI U

Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 So sánh

2010/2005 2015/2010

Diện tích

(ha)

Cơ cấu

(%)

Diện tích

(ha)

Cơ cấu

(%)

Diện tích

(ha)

Cơ cấu

(%)

Diện tích

(ha) (%)

Diện tích

(ha) (%)

Tổng diện tích tự nhiên 505.398,9 100,0 503.320,50 100,0 502.629,5 100,0 - 2.078,4 99,6 - 691,0 99,9

I Đất nông nghiệp 288.188,2 57,0 385.248,1 76,5 412.084,9 82,0 97.059,9 133,7 26.836,8 107,0

1 Đất sản xuất nông nghiệp 47.752,0 9,4 59.143,3 11,8 69.972,8 13,9 11.391,3 123,9 10.829,5 118,3

2 Đất lâm nghiệp có rừng 235.341,2 46,6 319.958,8 63,6 335.070,2 66,7 84.617,6 136,0 15.111,4 104,7

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 5.095,0 1,0 5.848,6 1,2 6.057,9 1,2 753,6 114,8 209,3 103,6

4 Đất nông nghiệp khác

- 297,4 0,1 984,0 0,2 297,4 686,6 330,9

II Đất phi nông nghiệp 35.218,1 7,0 85.567,1 17,0 83.134,7 16,5 50.349,0 243,0 - 2.432,4 97,2

III Đất chƣa sử dụng 181.992,6 36,0 32.505,3 6,5 7.409,9 1,5 - 149.487,3 17,9 - 25.095,5 22,8

1 Đất bằng chưa sử dụng 18.952,3 3,7 6.619,8 1,3 5.355,9 1,1 -12.332,5 34,9 - 1.263,9 80,9

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh TT Huế năm 2005, 2010, 2015 và tính toán của tác giả

Phụ lục bảng 2.3. Tốc độ tăng trƣởng inh tế của Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2015

Đơn vị tính: %

STT CHỈ TI U 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Tốc độ

tăng BQ

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 10,52 11,47 12,58 10,79 12,54 12,49 10,73 9,56 7,89 8,17 9,01 10,52

1 Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 5,28 3,48 1,94 1,06 4,35 2,26 3,87 1,73 0,04 6,41 4.58 2,77

2 Công nghiệp - xây dựng 16,19 10,05 15,37 17,07 16,45 17,22 9,28 11,19 6,84 7,84 8,85 12,40

3 Dịch vụ 9,84 16,03 15,4 10,46 13,03 12,71 13,75 10,37 10,26 8,82 10,4 11,92

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh 2012 và 2015

Phụ lục bảng 2.4. GDP và cơ cấu GDP theo ngành inh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2005-2015

(giá cố định năm 2010)

Năm

GDP

(tỷ đồng)

Trong đó:

Nông, lâm, ngƣ nghiệp Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ -thƣơng mại

Giá trị

(Tỷ đồng) Tỷ trọng

(%) Giá trị

(Tỷ đồng) Tỷ trọng

(%) Giá trị

(Tỷ đồng) Tỷ trọng

(%)

2005 10.844.151 2.513.041 23,17 3.186.416 29,38 5.143.655 47,43

2006 12.132.532 2.600.504 21,43 3.506.670 28,90 5.968.038 49,19

2007 13.659.362 2.650.886 19,41 4.045.769 29,62 6.887.222 50,42

2008 15.133.255 2.678.946 17,70 4.736.219 31,30 7.607.766 50,27

2009 17.030.990 2.795.593 16,41 5.515.542 32,39 8.598.895 50,49

2010 19.157.718 2.867.215 14,97 6.465.212 33,75 9.691.917 50,59

2011 21.212.630 2.978.088 14,04 7.065.432 33,31 11.024.404 51,97

2012 23.239.638 3.029.711 13,04 7.855.936 33,80 12.167.503 52,36

2013 25.074.066 3.030.923 12,09 8.392.912 33,47 13.415.406 53,50

2014 27.148.327 3.225.205 11,88 9.051.092 33,34 14.598.907 53,77

2015 29.566.433 3.372.950 11,41 9.852.453 33,32 16.116.485 54,51

SS 2015/2005 18.722.282 859.909 6.666.037 10.972.830

BQ/năm 1.872.228 85.991 666.604 1.097.283

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh 2012 và 2015

Phụ lục bảng 2 5 Giá trị sản xuất theo ngành tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2015

(theo giá cố định năm 2010)

CHỈ TIÊU Tổng số (triệu

đồng)

Nông lâm nghiệp và TS Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ

Giá trị

(triệu đồng)

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

(triệu đồng)

Tỷ trọng

(%)

Giá trị

(triệu đồng)

Tỷ trọng

(%)

2005 20.152.126 4.502.440 22,3 8.159.687 40,5 7.489.999 37,2

2006 22.420.771 4.842.716 21,6 8.824.313 39,4 8.753.742 39,0

2007 25.216.186 4.936.138 19,6 10.356.598 41,1 9.923.450 39,4

2008 27.752.156 5.044.523 18,2 11.855.383 42,7 10.852.250 39,1

2009 32.149.330 5.301.883 16,5 14.327.949 44,6 12.519.498 38,9

2010 37.223.082 5.433.140 14,6 18.119.122 48,7 13.670.820 36,7

2011 40.802.683 5.632.771 13,8 19.614.924 48,1 15.554.988 38,1

2012 45.403.824 5.786.294 12,7 21.734.301 47,9 17.883.229 39,4

2013 49.134.223 5.797.477 11,8 23.314.895 47,5 20.021.851 40,7

2014 53.408.145 6.172.645 11,6 25.360.242 47,5 21.875.258 41,0

2015 57.807.410 6.479.907 11,2 27.356.105 47,3 23.971.398 41,5

So sánh 15/05 37.655.284 1.977.467 19.196.418 16.481.399

BQ/năm 3.765.528 197.747 1.919.642 1.648.140

Tốc độ PT BQ (%) 111,1 103,7 112,9 112,3

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh TT Huế năm 2010, 2015 và tính toán của tác giả

Phụ lục bảng 2 6 Giá trị sản xuất nông nghiệp Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2015

(theo giá cố định năm 2010)

CHỈ TI U Tổng số

Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ và các hoạt động

khác

Giá trị

(Triệu đồng)

Cơ cấu

(%)

Giá trị

(Triệu đồng)

Cơ cấu

(%)

Giá trị

(Triệu đồng)

Cơ cấu

(%)

2005 3.169.373 2.197.313 69,3 802.599 25,3 169.461 5,3

2006 3.334.898 2.337.312 70,1 826.828 24,8 170.758 5,1

2007 3.408.950 2.369.223 69,5 858.530 25,2 181.197 5,3

2008 3.417.578 2.389.717 69,9 839.731 24,6 188.130 5,5

2009 3.599.939 2.554.124 70,9 854.233 23,7 191.582 5,3

2010 3.695.290 2.615.962 70,8 887.283 24,0 192.045 5,2

2011 3.807.894 2.729.079 71,7 889.520 23,4 189.295 5,0

2012 3.860.585 2.770.481 71,8 900.127 23,3 189.977 4,9

2013 3.789.462 2.725.830 71,9 869.728 23,0 193.904 5,1

2014 3.951.123 2.813.574 71,2 930.770 23,6 206.779 5,2

2015 4.077.099 2.890.706 70,9 969.849 23,8 216.544 5,3

So sánh 15/05 907.726 693.393 167.250 47.083

BQ/năm 90.773 69.339 16.725 4.708

Tốc độ PT BQ (%) 102,5 102,8 101,7 102,2

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh TT Huế năm 2010, 2015 và tính toán của tác giả

Phụ lục bảng 2 7 Số lƣợng tổng thể và cơ cấu tổng thể mẫu hảo sát các cơ sở chăn nuôi lợn

Địa bàn

Tổng thể đối tƣợng

hảo sát

Tổng thể mẫu hảo sát

Tổng cộng

Trang trại Gia trại trại Hộ chăn nuôi

Trang

Trại

(*)

Gia

trại

(*)

Hộ

(**)

Số

mẫu

% so

với

tổng

thể

% so

với

tổng

thể

mẫu

Số

mẫu

% so

với

tổng

thể

% so

với

tổng

thể

mẫu

Số

mẫu

% so

với

tổng

thể

% so

với

tổng

thể

mẫu

Số

mẫu %

Nam Đông 3 19 1.601 2 66,7 2,22 6 31,58 6,67 82 5,12 91.11 90 100,0

Hương Thủy 15 52 5.310 5 33,3 4,17 18 34,62 15,0 97 1,83 80.83 120 100,0

Quảng Điền 9 74 7.849 4 44,4 3,33 32 43,24 26,67 84 1,07 70.00 120 100,0

Cộng 27 145 14.760 11 - 3,3 56 - 16,97 263 - 79,70 330 -

Nguồn: (* ) Sở NN và PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế

(**) Tổng điều tra NNNT và Thủy sản năm 2011 của Thừa Thiên Huế

Phụ lục bảng 3 1 Số lƣợng lợn của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2015

ĐVT: Con

Năm Toàn tỉnh TP Huế Phong

Điền

Quảng

Điền

Hƣơng

Trà

Phú

Vang

Hƣơng

Thủy Ph Lộc

Nam

Đông A Lƣới

2005 264.787 17.432 42.743 34.971 43.534 45.526 31.635 35.313 6.317 7.316

2006 270.536 15.693 42.233 36.014 47.631 45.273 31.772 36.284 6.206 9.430

2007 266.806 14.656 43.053 35.834 46.773 44.576 31.559 35.928 6.261 8.166

2008 222.397 9.496 31.864 28.572 35.056 42.651 31.888 29.669 6.209 6.992

2009 242.591 10.839 37.693 34.396 37.971 45.253 32.111 30.212 6.910 7.206

2010 246.962 9.911 38.816 36.731 36.251 48.665 31.128 27.780 7.790 9.890

2011 232.935 7.552 32.788 36.074 31.183 49.599 34.829 25.219 7.402 8.289

2012 230.092 4.410 34.235 34.561 30.340 47.513 33.596 25.150 8.119 12.168

2013 198.983 6.402 25.668 22.079 32.839 45.838 29.544 15.221 8.779 12.613

2014 201.708 6.534 25.675 25.735 37.414 43.254 28.642 15.234 8.875 10.345

2015 202.167 7.003 30.340 23.909 37.816 40.573 23.914 18.229 8.964 11.419

So sánh

14/05 -62.620,0 - 10.429,0 -12.403,0 - 11.062,0 - 5.718,0 - 4.953,0 - 7.721,0 - 17.084,0 2.647,0 4.103,0

BQ/năm - 6.262,0 - 1.042,9 - 1.240,3 - 1.106,2 - 571,8 - 495,3 -772,1 - 1.708,4 264,7 410,3

TĐ PTBQ

năm (%) 97,3 91,3 96,6 96,3 98,6 98,9 97,2 93,6 103,6 104,6

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh TT Huế năm 2010, 2015 và tính toán của tác giả

Phụ lục bảng 3.2 Quy mô đàn lợn của các cơ sở điều tra (BQ cơ sở/năm)

ĐVT: Con

Chỉ tiêu Trang

trại

Gia

trại Hộ CN

BQ

chung

1 Quy mô đàn lợn nái trong năm 20,40 11,17 2,84 3,70

- Móng Cái 0,00 0,00 1,69 1,69

- F1 20,67 10,00 3,33 4,09

- Ngoại 20,00 17,00 0,00 19,00

2 Quy mô đàn lợn thịt có mặt thƣờng xuyên 107,00 36,38 9,71 17,53

- F1 0,00 9,96 5,10 5,85

- F2 43,25 20,28 4,61 8,66

- Ngoại 63,75 6,14 0,00 3,03

3 Quy mô đàn lợn thịt XC trong năm 341,13 114,28 28,48 53,63

- F1 0,00 31,02 15,02 17,53

- F2 130,38 63,70 13,46 26,23

- Ngoại 210,75 19,56 0,00 9,87

4 Quy mô đàn lợn con XC trong năm 617,00 305,50 73,62 99,14

- F1 0,00 0,00 45,20 45,20

- F2 593,00 262,40 85,80 107,08

- Ngoại 653,00 521,00 0,00 609,00

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Phụ lục bảng 3 3 Sản lƣợng thịt lợn hơi xuất chuồng của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2015

ĐVT: Tấn

Năm Toàn

tỉnh TP Huế

Phong

Điền

Quảng

Điền

Hƣơng

Trà

Phú

Vang

Hƣơng

Thủy Ph Lộc

Nam

Đông A Lƣới

2005 20.967 1.309 3.419 2.717 3.520 3.420 2.964 2.750 500 368

2006 21.631 1.286 3.415 3.156 3.650 3.412 2.987 2.695 520 510

2007 21.529 1.265 3.425 3.056 3.286 3.403 2.975 2.960 639 520

2008 19.541 1.081 3.070 2.419 3.158 3.162 2.781 2.745 491 634

2009 21.030 1.028 3.131 2.835 3.361 3.984 2.836 2.665 563 627

2010 21.572 916 3.412 2.969 3.201 4.289 2.732 2.515 675 863

2011 20.779 718 2.970 3.066 2.783 4.434 3.095 2.302 667 744

2012 20.310 544 3.106 3.116 2.665 4.204 3.033 2.218 632 792

2013 19.184 661 2.605 2.930 2.974 4.245 3.241 1.488 503 537

2014 19.851 781 2692 3144 3496 4070 3243 1450 529 446

2015 20.208 633 2948 2501 4323 4420 2686 1334 535 829

So sánh 14/05 -758,6 - 675,9 - 471,2 - 215,9 802,6 1.000,0 - 278,3 - 1.416,0 35,0 461,1

BQ/năm - 75,9 - 67,6 - 47,1 - 21,6 80,3 100,0 - 27,8 - 141,6 3,5 46,1

TĐ PTBQ năm 99,6 93,0 98,5 99,2 102,1 102,6 99,0 93,0 100,7 108,5

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh TT Huế năm 2010, 2015 và tính toán của tác giả

Phụ lục bảng 3 4 Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2015

(theo giá cố định năm 2010)

NĂM

TỔNG SỐ

TRÂU , BÒ LỢN GIA CẦM CHĂN NUÔI VÀ SP KHÁC

Giá trị

(Triệu

đồng)

cấu

(%)

Giá trị

(Triệu

đồng)

cấu

(%)

Giá trị

(Triệu

đồng)

cấu

(%)

Giá trị

(Triệu đồng)

Cơ cấu

(%)

2005 802.599 55.139 6,9 510.392 63,6 175.902 21,9 61.166 7,6

2006 826.828 63.784 7,7 600.257 72,6 152.299 18,4 10.488 1,3

2007 858.530 63.684 7,4 594.207 69,2 191.443 22,3 9.196 1,1

2008 839.731 61.803 7,4 578.638 68,9 185.607 22,1 13.683 1,6

2009 854.233 62.381 7,3 585.394 68,5 192.719 22,6 13.739 1,6

2010 887.283 63.383 7,1 595.922 67,2 213.095 24,0 14.883 1,7

2011 889.520 64.944 7,3 569.146 64,0 219.222 24,6 36.208 4,1

2012 900.127 58.466 6,5 588.973 65,4 227.413 25,3 25.275 2,8

2013 869.728 57.875 6,7 555.963 63,9 231.140 26,6 24.750 2,8

2014 930.770 66.961 7,2 590.634 63,5 254.299 27,3 18.876 2,0

2015 969.849 73.155 7,5 596.042 61,5 277.705 28,6 22.947 2,4

So sánh 14/05 167.250,0 18.016,0

85.650,0

101.803,0

- 38.219,0

BQ/năm 16.725,0 1.801,6

8.565,0

10.180,3

- 3.821,9

Tốc độ PT BQ (%) 101,7 102,2

101,6

104,2

87,8

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh TT Huế năm 2010, 2015 và tính toán của tác giả

Phụ lục bảng 3 5 Một số chỉ tiêu inh tế - ỹ thuật đàn lợn thịt của các cơ sở

điều tra(Tính bình quân 1 cơ sở)

Chỉ tiêu ĐVT Lợn

ngoại

Lợn

F2

Lợn

F1

BQ

chung

Tuổi nuôi thịt Tháng 1,27 1,15 1,13 1,15

Trọng lượng giống nhập chuồng Kg/con 13,64 10,82 10,68 10,87

Thời gian nuôi thịt Tháng 3,36 3,54 3,69 3,61

Trọng lượng xuất chuồng Kg/con 78,73 67,20 61,14 64,61

Số lứa nuôi trong năm Lứa 2,91 2,61 2,53 2,58

Mức tăng trọng BQ trong ngày Kg/con 0,69 0,57 0,49 0,53

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Phụ lục bảng 3 6. Một số chỉ tiêu inh tế - ỹ thuật đàn lợn nái của các cơ sở

điều tra(Tính bình quân 1 cơ sở)

Chỉ tiêu ĐVT Nái

Móng Cái

Nái

F1

Nái

Ngoại

BQ

chung

Tuổi lợn nái Tháng 31,98 33,63 30,67 33,11

Tuổi đẻ lứa đầu Tháng 12,49 12,94 10,67 12,77

Khoảng cách 2 lứa đẻ Ngày 160,18 160,6 144,67 160,19

Số con đẻ ra bình quân /lứa Con 11,93 11,95 12,67 11,96

Số con nuôi sống/lứa Con 11,6 11,51 12,67 11,56

Số lứa đẻ/nái Lứa 2,29 2,28 2,52 2,29

Tuổi cai sữa Ngày 26,49 27,09 27 26,92

Tuổi bán lợn con Ngày 41,2 42,64 37 42,13

Trọng lượng khi bán lợn con (kg) kg 11,28 11,44 11,67 11,4

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Phụ lục bảng 3.7 Số hộ nuôi lợn phân theo quy mô nuôi và địa phƣơng ở tỉnh Thừa Thiên Huế

STT Địa phƣơng

Tổng số

Chia theo quy mô

% < 10 con 10 - 19 con 20 - 99 con ≥ 100 con

Số hộ % Số hộ % Số hộ % Số hộ %

1 TP. Huế 756 1,5 675 89,3 56 7,4 25 3,3 - -

2 Phong Điền 8.780 16,9 8.307 94,6 377 4,3 94 1,1 2 0,02

3 Quảng Điền 7.932 15,3 7.653 96,5 208 2,6 66 0,8 5 0,06

4 Phú Vang 9.173 17,7 8.683 94,7 402 4,4 88 1,0 - -

5 TX Hương

Thủy 5.377 10,4 5.025 93,5 274 5,1 76 1,4 2 0,04

6 TX Hương Trà 8.108 15,6 7.345 90,6 628 7,7 133 1,6 2 0,02

7 Phú Lộc 8.116 15,6 7.992 98,5 97 1,2 25 0,3 2 0,02

8 Lưới 2.040 3,9 1.844 90,4 170 8,3 26 1,3 - -

9 Nam Đông 1.623 3,1 1.536 94,6 73 4,5 13 0,8 1 0,06

Tổng cộng 51.905 100,0 49.060 94,5 2.285 4,4 546 1,1 14 0,03

Nguồn: Tổng điều tra nông nghiệp nông thôn và thủy sản của tỉnh Thưa Thiên Huế năm 2011)

Phụ lục bảng 3 8 Số lƣợng và sản lƣợng sản ph m chăn nuôi gia s c gia cầm

tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2015

Chỉ tiêu Năm

2005

Năm

2010

Năm

2015

So sánh (%)

2010/

2005

2015/

2010 BQ

Số lƣợng (con)

Trâu 32.241 27.401 21.569 84,99 66,90 96,06

Bò 22.967 23.856 25.333 103,87 110,30 100,99

Lợn 264.787 246.962 202.167 93,27 76,35 97,34

Gia cầm 1.722.000 2.050.200 2.173.300 119,06 126,21 102,35

Sản lƣợng ( Tấn)

Thịt trâu hơi xuất chuồng 836,0 930,0 890,4 111,24 106,51 100,63

Thịt bò hơi xuất chuồng 706,0 959,0 1.054,2 135,84 149,32 104,09

Thịt lợn hơi xuất chuồng 20.967,0 21.572,0 20.208,4 102,89 96,38 99,63

Thịt gia cầm giết bán 2.396,0 3.537,0 4.136,5 147,62 172,64 105,61

Trứng (nghìn quả) 27.483,0 28.108,0 34.411,9 102,27 125,21 102,27

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh TT Huế năm 2005, 2010, 2015 và tính toán của tác giả

Phụ lục bảng 3 9 Số lƣợng đội ng th y cơ sở ở Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2005 - 2015

ĐVT: Người

STT Tiêu chí Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

1 Tổng số đội ng

th y cơ sở 599 574 558 539 517 535

1.1 Đại học, Cao đẳng 13 10 11 12 18 19

1.2 Trung cấp 92 89 91 90 92 119

1.3 Sơ cấp 494 475 456 437 407 397

(Nguồn: Chi cục Thú y tỉnh TT Huế)

Phụ lục bảng 3 10 Tình hình phòng trừ dịch bệnh của các cơ sở chăn nuôi

Chỉ tiêu ĐVT

Chăn nuôi lợn thịt Chăn nuôi lợn nái

Trang

trại

Gia

trại

Hộ chăn

nuôi

Trang

trại

Gia

trại

Hộ chăn

nuôi

1. Công tác tiêm phòng

1.1. Số lần tiêm phòng/lứa/năm lần 2,76 2,49 1,98 2,89 2,70 2,21

1.2. Số lợn mắc bệnh/năm Con 0,42 0,57 0,91 0,23 0,31 0,49

1.3. BQ số lợn chết/năm/hộ Con 0 0,10 0,14 0,05 0,09 1,27

2 Hình thức điều trị bênh

2.1. Tự chữa % 40,5 35,2 31,6 37,8 32,6 29,8

2.2. Thuê thú y % 59,5 64,8 68,4 62,2 67,4 70,2

3. Mức độ tiêm phòng

3.1. Thường xuyên % 96,6 84,8 61,2 99,7 98,6 97,9

3.2. Không thường xuyên % 3,4 15,2 38,8 0,3 1,4 2,1

4 Chất lƣợng dịch vụ th y

4.1. Chất lượng tốt % 65,7 61,9 55,6 67,2 64,1 53,9

4.2. Chất lượng chưa tốt % 34,3 38,1 44,4 32,8 35,9 46,1

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Phụ lục bảng 3 11 Tình hình phát triển hệ thống giao thông phục vụ sản xuất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2010 - 2014

Cấp

đƣờng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Chiều dài

tuyến

(km)

Tỷ lệ

kiên

cố hóa

(%)

Chiều dài

tuyến

(km)

Tỷ lệ

kiên

cố hóa

(%)

Chiều dài

tuyến

(km)

Tỷ lệ iên

cố hóa

(%)

Chiều dài

tuyến

(km)

Tỷ lệ

kiên

cố hóa

(%)

Chiều dài

tuyến

(km)

Tỷ lệ

kiên

cố hóa

(%)

Cấp

huyện 765,5 46,7 830,3 47,9 897,5 48,7 976,2 49,9 1.127,6 51,7

Cấp xã 2.604,0 35,2 2.677,9 36,4 2.896,2 37,6 3.055,2 38,7 3.272,9 40,1

(Nguồn: Sở giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế)

Phụ lục bảng 3 12 Tình hình cơ bản của các cơ sở điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Trang

trại

Gia

trại

Hộ chăn

nuôi

BQ

chung

1 Thông tin về hộ điều tra

1. 1. Nhân khẩu Người 5,75 5,70 5,29 5,38

1. 2. Lao động gia đình LĐ 2,38 2,64 2,52 2,54

1. 3. Tuổi của chủ hộ Tuổi 43,88 46,76 47,18 47,00

1. 4. Số năm đến lớp của chủ hộ Năm 9,75 8,64 7,33 7,65

1. 5. Kinh nghiệm chăn nuôi lợn Năm 9,63 10,94 12,24 11,92

2 Điều iện sản xuất của hộ

2.1. Diện tích chuồng trại m2 518,75 269,56 36,20 93,71

2.2. Số lượng ô Ô 21,88 13,82 3,57 6,01

2.3. Số năm sử dụng Năm 7,75 9,64 9,00 9,09

2.4. Tổng KPXD chuồng trại Tr.đ 162,50 82,07 12,77 30,04

2.5. Phương tiện, dụng cụ Tr.đ 3,12 1,85 1,67 1,75

2.6. Tổng nguồn vốn Tr.đ 405,00 90,52 12,80 38,81

- Nguồn vốn tự có Tr.đ 286,25 60,58 10,54 27,98

- Vốn vay Tr.đ 118,75 29,94 2,26 10,84

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Phụ lục bảng 3 13 Sản lƣợng một số nguyên liệu chính làm thức ăn chăn nuôi

STT Hạng mục

ĐVT 2005 2010 2015

Tăng giảm

BQ/năm (%)

2005

-2010

2010

-2015

2005

-2015

1 Cây lƣơng thực có hạt Tấn 240.154 291.171 325.680 3,9 2,8 3,4

1.1 Lúa 235.029 285.185 319.322 3,9 2,9 3,5

1.2 Ngô 5.105 5.959 6.333 3,1 1,5 2,4

2 Cây công nghiệp Tấn 111.119 143.832 138.983 5,3 -0,9 2,5

2.1 Lạc 8.498 8.732 7.651 0,5 -3,2 -1,2

2.2 sắn 102.621 135.100 131.332 5,7 -0,7 2,8

3 Sản lượng thủy sản 28.460 40.642 54.300 7,4 7,5 7,4

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh TT Huế năm 2005, 2010, 2015 và tính toán của tác giả

Phụ lục bảng 3 14 Cách thức sử dụng thức ăn chủ yếu trong chăn nuôi lợn

ĐVT %

Các chỉ tiêu Trang trại Gia trại Hộ chăn

nuôi Bình quân

Thức ăn tận dụng 0 4,8 52,5 19,1

Thức ăn công nghiệp 100 48,9 20,4 56,4

Kết hợp cả hai 0 46,3 27,1 24,5

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Phụ lục bảng 3 15. Tình hình tiêu thụ lợn của các cơ sở điều tra

ĐVT: %

Chỉ tiêu

Lợn thịt Lợn con

Trang

trại

Gia

trại

Hộ

CN

Trang

trại

Gia

trại

Hộ

CN

Đối tƣợng bán

Làng xóm/người nuôi lợn thịt 0 0 10,20 35,7 43,82 27,56

Người thu gom 26,71 45,68 46,91 37,5 40,56 49,17

Người giết mổ /Cơ sở chế biến 17,26 39,89 42,89 26,8 15,62 23,27

Cơ sở giết mổ lớn 56,03 14,43 0 0 0 0

Hình thức bán

Mối quen 95,6 81,4 69,7 96,7 79,2 61,9

Tự do 4,4 18,6 30,3 3,3 20,8 38,1

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Phụ lục bảng 3 16 Tình hình đầu tƣ chi phí chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở

điều tra (Tính BQ 1 000đ/100Kg lợn hơi xuất chuồng)

Chỉ tiêu Trang trại Gia trại Hộ chăn nuôi BQ chung

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Tổng chi phí (TC) 4.210,93 100,0 3.776,67 100,0 3.765,74 100,0 3.780,96 100,0

1. CP trung gian (IC) 4.044,01 96,04 3.643,70 96,48 3.659,09 97,17 3.667,65 97,00

1.1. Giống 1.452,60 35,92 1.140,46 31,30 1.347,50 36,83 1.312,27 35,78

1.2. Thức ăn 2.407,73 59,54 2.364,38 64,89 2.218,96 60,64 2.251,48 61,39

1.3. Thú y 89,75 2,22 53,28 1,46 24,72 0,68 31,94 0,87

1.4. Nhiên liệu 33,98 0,84 27,39 0,75 23,28 0,64 24,36 0,66

1.5. Chi phí khác 59,96 1,48 58,17 1,60 44,63 1,22 47,60 1,30

2. KH chuồng trại 47,52 1,13 87,22 2,31 91,28 2,42 89,23 2,36

3. Chi phí thuê LĐ 61,37 1,46 11,86 0,31 0,00 0,00 4,01 0,11

4 Trả lãi vay 58,03 1,38 33,90 0,90 15,38 0,41 20,07 0,53

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Phụ lục bảng 3 17 Tình hình đầu tƣ chi phí chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở

điều traphân theo phƣơng thức (Tính BQ 1 000đ/100Kg lợn hơi xuất chuồng)

Chỉ tiêu Công nghiệp Bán CN Truyền thống BQ chung

Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %

Tổng chi phí (TC) 4.232,80 100,0 3.760,63 100,0 3.762,80 100,0 3.780,96 100,0

1. Chi phí trung

gian (IC) 4.015,41 94,86 3.665,84 97,48 3.641,15 96,77 3.667,65 97,00

1.1. Giống 1.430,33 35,62 1.228,61 33,51 1.378,39 37,86 1.312,27 35,78

1.2. Thức ăn 2.384,98 59,40 2.326,86 63,47 2.172,51 59,67 2.251,48 61,39

1.3. Thú y 103,23 2,57 34,85 0,95 23,54 0,65 31,94 0,87

1.4. Nhiên liệu 35,86 0,89 24,12 0,66 23,65 0,65 24,36 0,66

1.5. Chi phí khác 61,01 1,52 51,41 1,40 43,06 1,18 47,60 1,30

2. KH chuồng trại 76,92 1,82 71,83 1,91 105,96 2,82 89,23 2,36

3. Chi phí thuê LĐ 71,17 1,68 2,45 0,07 0,00 0,00 4,01 0,11

4 Trả lãi vay 69,30 1,64 20,52 0,55 15,68 0,42 20,07 0,53

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Phụ lục bảng 3 18 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra

phân theo loại hình chăn nuôi (Tính BQ 100 g lợn hơi xuất chuồng)

Chỉ tiêu ĐVT

Tự t c

con

giống

(I)

Tự t c

và mua

giống

(J)

Mua

giống

(K)

BQ

chung

Phân tích phƣơng sai

(ANOVA: Post Hoc Multiple

Comparisons)

I-J I-K J-K

1. GO 1000đ 4.469,29 4.500,00 4.433,87 4.462,78 -30,71ns

35,42ns

66,13ns

(0,776) (0,604) (0,346)

2. VA 1000đ 909,82 816,43 627,06 795,13 93,39**

282,76***

189,36***

(0,028) (0,000) (0,000)

3. MI 1000đ 795,38 690,45 522,10 681,82 104,93**

273,28***

168,35***

(0,011) (0,000) (0,000)

4. GO/IC Lần 1,26 1,22 1,17 1,22 0,03***

0,09***

0,06***

(0,005) (0,000) (0,000)

5. VA/IC Lần 0,26 0,22 0,17 0,22 0,03***

0,09***

0,06***

(0,005) (0,000) (0,000)

6. MI/IC Lần 0,22 0,19 0,14 0,19 0,04***

0,09***

0,05***

(0,002) (0,000) (0,000)

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Ghi chú: ***, **, *, ns: Chênh lệch giá trị trung bình có ý nghĩa thống kê tương ứng

1%, 5%, 10% và không có ý nghĩa TK

Phụ lục bảng 3 19 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra

phân theo giống lợn (Tính BQ 100 g lợn hơi xuất chuồng)

Chỉ tiêu ĐVT F1

(I)

F2

(J)

Ngoại

(K) BQ chung

Phân tích phƣơng sai

(ANOVA:Post Hoc Multiple

Comparisons)

I-J I-K J-K

1. GO 1000đ 4.260,43 4.560,47 5.390,00 4.462,78 -300,03***

-1129,57***

-829,53***

(0,000) (0,000) (0,000)

2. VA 1000đ 689,39 826,30 1.309,78 795,13 -136,91***

-620,39***

-483,48***

(0,000) (0,000) (0,000)

3. MI 1000đ 583,13 715,22 995,06 681,82 -132,09***

-411,93***

-279,84***

(0,000) (0,000) (0,001)

4. GO/IC Lần 1,20 1,22 1,33 1,22 -0,03***

-0,13***

-0,10***

(0,007) (0,000) (0,000)

5. VA/IC Lần 0,20 0,22 0,33 0,22 -0,03***

-0,13***

-0,10***

(0,007) (0,000) (0,000)

6. MI/IC Lần 0,17 0,19 0,25 0,19 -0,03***

-0,08***

-0,05*

(0,007) (0,002) (0,079)

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Ghi chú: ***; **; *; ns: Chênh lệch giá trị trung bình có ý nghĩa thống kê tương ứng 1%,

5%, 10% và không có ý nghĩa TK

Phụ lục bảng 3.20 Tình hình đầu tƣ chi phí chăn nuôi lợn nái theo quy mô

(Tính BQ 1 000đ/1 g lợn con xuất chuồng)

Chỉ tiêu

Trang trại Gia trại Hộ chăn nuôi BQ chung

Giá

trị % Giá trị %

Giá

trị %

Giá

trị %

Tổng chi phí 42,48 100,0 37,86 100,0 34,57 100,0 34,93 100,0

1. Chi phí trung gian 33,47 78,79 31,55 83,33 32,01 92,59 32,03 91,70

1.1. Thức ăn 30,46 91,01 28,41 90,05 28,85 90,13 28,88 90,17

1.2.Thú y 1,08 3,23 1,07 3,39 1,07 3,34 1,07 3,34

1.3. Nhiên liệu 0,73 2,18 0,76 2,41 0,76 2,37 0,76 2,37

1.4.Phối giống 0,45 1,34 0,5 1,58 0,52 1,62 0,51 1,59

1.5. Chi khác 0,75 2,24 0,81 2,57 0,81 2,53 0,8 2,50

2. Khấu hao 2,40 5,65 1,82 4,81 1,48 4,28 1,52 4,35

2.1.Chuồng trại 1,96 81,67 1,47 80,77 1,1 74,32 1,14 75,00

2.2. Lợn nái 0,44 18,33 0,35 19,23 0,38 25,68 0,39 25,66

3. Chi phí thuê LĐ 3,99 9,39 0 - 0 - 0,12 0,34

4 Trả lãi vay 2,62 6,17 4,49 11,86 1,08 3,12 1,26 3,61

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Phụ lục bảng 3 21 Tình hình đầu tƣ chi phí chăn nuôi lợn nái của các cơ sở

điều traphân theo phƣơng thức (Tính BQ 1 000đ/1 g lợn con xuất chuồng)

Chỉ tiêu

Công nghiệp Bán CN Truyền

thống BQ chung

Giá

trị %

Giá

trị %

Giá

trị %

Giá

trị %

Tổng chi phí 41,05 100,0 35,31 100,0 33,78 100,0 34,93 100,0

1. Chi phí trung gian 32,32 78,73 32,59 92,30 31,39 92,92 32,03 91,70

1.1. Thức ăn 29,21 90,38 29,47 91,18 28,21 87,28 28,88 90,19

1.2.Thú y 1,13 3,50 1,06 3,28 1,07 3,31 1,07 3,34

1.3. Nhiên liệu 0,7 2,17 0,73 2,26 0,76 2,35 0,76 2,37

1.4.Phối giống 0,49 1,52 0,52 1,61 0,54 1,67 0,51 1,59

1.5. Chi khác 0,79 2,44 0,8 2,48 0,81 2,51 0,8 2,50

2. Khấu hao 2,27 5,53 1,55 4,39 1,41 4,17 1,52 4,35

2.1.Chuồng trại 1,87 82,38 1,17 75,48 1,02 72,34 1,14 75,00

2.2. Lợn nái 0,4 17,62 0,38 24,52 0,39 27,66 0,39 25,66

3. Chi phí thuê LĐ 2,22 5,41 0 - 0 - 0,12 0,34

4 Trả lãi vay 4,24 10,33 1,17 3,31 0,98 2,90 1,26 3,61

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Phụ lục bảng 3.22 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản theo giống nuôi

(Tính BQ/1 g lợn con xuất chuồng)

Chỉ tiêu ĐVT

Nái

Móng

cái (I)

Nái

F1 (J)

Nái

ngoại

(K)

BQ

chung

Phân tích phƣơng sai

(ANOVA: Post Hoc Multiple

Comparisons)

I-J I-K J-K

1. GO 1000đ 48,09 51,68 60,33 50,84 -3,59***

-12,24***

-8,65**

(0,001) (0,001) (0,024)

2. VA 1000đ 16,49 19,52 26,75 18,81 -3,04***

-10,27***

-7,23**

(0,002) (0,002) (0,038)

3. MI 1000đ 13,94 16,61 18,64 15,9 -2,67***

-4,70ns

-2,02ns

(0,004) (0,214) (0,740)

4. GO/IC Lần 1,52 1,61 1,8 1,59 -0,09***

-0,28***

-0,19*

(0,006) (0,009) (0,092)

5. VA/IC Lần 0,52 0,61 0,80 0,59 -0,09***

-0,28***

-0,19*

(0,006) (0,009) (0,092)

6. MI/IC Lần 0,44 0,52 0,56 0,50 -0,08**

-0,12 ns

-0,04 ns

(0,011) (0,382) (0,884)

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Ghi chú: ***; **; *; ns: Chênh lệch giá trị trung bình có ý nghĩa thống kê tương ứng 1%,

5%, 10% và không có ý nghĩa TK

Phụ lục bảng 3 23 Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản

(Bằng phương pháp hạch toán kinh tế trong thời kỳ kinh doanh)

Năm Chi phí

(1000 đ/con/năm)

Giá trị sản xuất

(1000 đ/con/năm)

Thu nhập hỗn hợp

(1000 đ/con/năm)

1 7.328,00 0,00 (7.328,00)

2 11.320,67 10.045,89 (1.274,78)

3 10.689,07 14.733,97 4.044,90

4 10.708,21 15.092,12 4.383,91

5 10.208,00 14.764,97 4.556,97

6 9.495,20 14.452,60 4.957,40

7 9.088,20 11.743,80 2.655,60

(Nguồn: Số liệu điều tra và tính toán của tác giả)

Phụ lục bảng 3 24. Số lƣợng các công trình Biogas ở Thừa Thiên Huế

giai đoạn 2005 –2015 (Chƣơng trình hí sinh học)

STT Đơn vị Năm

2010

Năm

2011

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

1 Hương Trà 707 745 779 801 814

2 Hương Thuỷ 456 484 521 532 541

3 Phú Vang 443 477 530 546 552

4 Phong Điền 403 444 457 464 466

5 Quảng Điền 359 390 409 418 431

6 TP Huế 286 303 316 327 331

7 lưới 121 144 157 159 163

8 Phú Lộc 99 119 159 181 198

9 Nam Đông 25 32 62 70 77

Cộng 2.899 3.138 3.390 3.498 3.573

(Nguồn: Trung tâm khuyến nông tỉnh TT Huế)

Phụ lục bảng 3 25 Tình hình sử dụng chất thải trong chăn nuôi lợn của các cơ sở

điều tra

ĐVT: %

Phân loại chất thải Sử dụng Trang trại Gia trại Hộ chăn

nuôi

Sau Biogas

Thải ra môi trường 79,70 77,58 83,64

Tưới cây 0 16,67 16,36

Thải xuống ao cá 20,30 5,75 0

Sau xử lý ủ Trồng trọt 0 0 79,39

Bán 0 0 20,61

Không được xử lý

Thải ra môi trường 0 0 97,27

Cho người thân 0 0 2,73

Thải xuống ao cá 0 0 0

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Phụ lục bảng 3 26 Đánh giá của ngƣời dân về ô nhiễm môi trƣờng trong chăn

nuôi lợntại tỉnh Thừa Thiên Huế

Mức độ Tiếng ồn M i khó chịu

Số ý kiến % Số ý kiến %

Đặc biệt nghiêm trọng 17 5,15 35 10,61

Rất nghiên trọng 166 50,30 173 52,42

Nghiêm trọng 68 20,61 71 21,52

Hơi nghiêm trọng 50 15,15 31 9,39

Bình thường 29 8,79 20 6,06

Tổng cộng 330 100,00 330 100,00

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

Phụ lục bảng 3 27 Đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến phát triển chăn nuôi lợn

Chỉ tiêu

Rất lớn Khá lớn Lớn Bình thƣờng Không tác động

Số

lƣợng

(Ngƣời)

Tỷ lệ

(%)

Số

lƣợng

(Ngƣời)

Tỷ lệ

(%)

Số

lƣợng

(Ngƣời)

Tỷ lệ

(%)

Số

lƣợng

(Ngƣời)

Tỷ lệ

(%)

Số lƣợng

(Ngƣời)

Tỷ lệ

(%)

Quy hoạch v ng chăn nuôi tập trung 25 35,7 10 14,3 14 20,0 11 15,7 10 14,3

Hạ tầng kinh tế xã hội 4 5,7 17 24,3 23 32,9 6 8,6 20 28,6

Chính sách của Nhà nước 15 21,4 11 15,7 16 22,9 15 21,4 13 18,6

Chính sách của địa phương

(Tỉnh/huyện) 11 15,7 11 15,7 8 11,4 28 40,0 12 17,1

Chuồng trại 1 1,4 14 20,0 18 25,7 25 35,7 12 17,1

Trình độ của người chăn nuôi 24 34,3 14 20,0 15 21,4 9 12,9 8 11,4

Giá cả thức ăn chăn nuôi trên thị

trường 25 35,7 14 20,0 16 22,9 8 11,4 7 10,0

Giá cả lợn thịt trên thị trường 40 57,1 9 12,9 11 15,7 6 8,6 4 5,7

Đối tượng thu mua lợn 11 15,7 15 21,4 12 17,1 17 24,3 15 21,4

Điều kiện thời tiết, khí hậu 12 17,1 27 38,6 16 22,9 2 2,9 13 18,6

Vị trí địa lý 6 8,6 30 42,9 24 34,3 3 4,3 7 10,0

Vốn đầu tư cho chăn nuôi 31 44,3 14 20,0 15 21,4 4 5,7 6 8,6

Thức ăn chăn nuôi 30 42,9 13 18,6 16 22,9 3 4,3 8 11,4

Con giống 38 54,3 13 18,6 5 7,1 6 8,6 8 11,4

Dịch bệnh 58 82,9 8 11,4 2 2,9 2 2,9 0 -

Hình thức chăn nuôi 31 44,3 20 28,6 16 22,9 3 4,3 0 -

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2014)

PHỤ LỤC 3

PHIẾU ĐIỀU TRA

(ĐỐI V I CƠ SỞ CHĂN NUÔI)

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Họ và tên chủ cơ sở:.................................................................................................

- Địa chỉ:.......................................................................................................................

- Tuổi:...............................Giới tính:...............................Dân tộc:...............................

- Trình độ văn hóa:.......................................................................................................

- Trình độ chuyên môn:................................................................................................

- Thành phần chủ cơ sở chăn nuôi:

Cán bộ, công chức Nông dân Thành phần khác

- Ngành nghề SXKD...................................................................................................

- Số năm kinh nghiệm chăn nuôi lợn thịt:...................................................................

2. Tổng số nhân khẩu:...............người

3. Nguồn lực lao động của cơ sở

Tiêu chí ĐVT Số lƣợng

1 Tổng số lao động gia đình Lao động

- Lao động chính Lao động

- Lao động phụ Lao động

2 Lao động thuê ngoài:

Trong đó: - Lao động thường xuyên LĐ/tháng

- Lao động thời vụ Công/tháng

4. Vốn sản xuất kinh doanh: ĐVT: Triệu đồng

Tiêu chí Giá trị Lãi suất (%)

I Tổng số vốn SXKD

1. Vốn đầu tư cho chăn nuôi lợn

a. Vốn tự có

b. Vốn vay

Trong đó: - Vay tổ chức tín dụng

- Vay Người thân

- Vay khác

5. Tổng diện tích đất của chủ cơ sở

Loại đất ĐVT Diện tích

1. Đất vườn và nhà ở m2

Trong đó: - Đất xây dựng chuồng trại nuôi

lợn m

2

2. Đất trồng cây hàng năm m2

Trong đó: - Đất chuyên lúa m2

- Đất màu m2

3. Đất sử dụng chăn nuôi lợn (*)

m2

(*) Đất dành riêng cho hoạt động chăn nuôi lợn của các trang trại tập trung

6. Tổng thu nhập của gia đình:…………….., trong đó thu từ CN lợn bao nhiêu

%………..

II THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐÔNG CHĂN NUÔI LỢN

1. Chuồng trại:

- Tổng diện tích:.....................m2; Số ô: ..........................; Số năm sử dụng………

- Kiểu chuồng: Chuồng tạm Bán kiên cố Kiên cố

- Chuồng nuôi được xây dựng năm..............; Tổng số vốn đầu tư xây

dựng:.............tr.đồng

2. Tình hình trang bị phương tiện và công cụ, dụng cụ chăn nuôi lợn

Loại phƣơng tiện, CCDC ĐVT Số

lƣợng

Đơn giá

(Triệu đồng)

Thành tiền

(Triệu đồng)

1. Máy bơm nước Cái

2. Xe chuyên chở Cái

3. Xong, Nồi Cái

4. Xô, Chậu Cái

5. Dụng cụ khác Cái

3. Cơ cấu đàn lợn trong năm ĐVT: con

Phân loại lợn nuôi Giống

Số con

hiện có

Tổng số lợn

xuất

chuồng/năm

Hao hụt

Tổng số đầu lợn

1. Lợn nái

2. Lợn con

3. Lợn thịt

- Quy mô chăn nuôi: Nhỏ (Hộ gia đình) Vừa (Gia trại) Lớn (Trang trại)

- Số lứa nuôi trong năm:...............................................................................................

4. Hình thức tổ chức chăn nuôi lợn

- Hình thức 1: Chăn nuôi lợn thịt thuần túy

- Hình thức 2: Chăn nuôi kết hợp lợn nái và lợn thịt

- Hình thức 3: Chăn nuôi lợn nái thuần tuý

5. Phương thức tổ chức chăn nuôi lợn

- Chăn nuôi theo phương thức truyền thống

- Chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp

- Chăn nuôi theo phương thức công nghiệp

6. Hợp tác chăn nuôi lợn

Có hợp tác Không có hợp tác

Nếu có thì cơ sở áp dụng hình thức hợp tác:

HTX Tổ hợp tác Hình thức hợp tác khác

7. Kỹ thuật chăn nuôi

Có tiếp cận kỹ thuật Không tiếp cận kỹ thuật

Nếu có thì cơ sở tiếp cận kỹ thuật thông qua:

+ Tự tìm hiểu, học tập qua sách báo, phương tiện thông tin

+ HTX (nhóm,...) tập huấn

+ Cán bộ khuyến nông xã

+ Cán bộ khuyến nông huyện/tỉnh

+ Bà con, bạn bè, hàng xóm

+ Khác:..................................

8. Hình thức mua vật tư chăn nuôi lợn thịt

Mua bằng tiền Mua chịu

Mua vật tư ở

đâu:………....…………………………………………………………………

9. Một số chỉ tiêu kỹ thuật đối với cơ sở chăn nuôi lợn:

9.1. Một số chỉ tiêu kỹ thuật đối với cơ sở chăn nuôi lợn thịt:

Các chỉ tiêu ĐVT Lợn

Lai F1

Lợn

Lai F2

Lợn

ngoại

Số lợn thịt xuất chuồng Con

Tuổi nuôi thịt Tháng

Trọng lượng giống nhập chuồng Kg/con

Thời gian nuôi thịt Tháng

Trọng lượng xuất chuồng Kg/con

Số lứa nuôi trong năm Lứa

Mức tăng trọng bình quân/ngày Kg/ngày

Giá bán 1kg lợn hơi xuất chuồng 1000 đ

9.2. Một số chỉ tiêu kỹ thuật đối với cơ sở chăn nuôi lợn nái:

Các chỉ tiêu ĐVT Lợn

nội

Lợn

Lai F1

Lợn

Lai F2

Lợn

ngoại

Tuổi nái Tháng

Tuổi đẻ lứa đầu Tháng

Khoảng cách 2 lứa đẻ Ngày

Số con đẻ ra BQ/ lứa Con

Số con nuôi sống BQ/ lứa Con

Số lứa đẻ BQ/ nái Lứa

Thời gian tách mẹ (Tuổi cai sửa) Ngày

Trọng lượng lợn cai sữa Kg/con

Tuổi bán giống Ngày

Trọng lượng lợn bán giống Kg/con

Giá bán 1kg lợn con 1000 đ

10. Tình hình chi phí chăn nuôi lợn

10.1. Chi phí đầu tư cho chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi lợn

ĐVT: triệu đồng

Chỉ tiêu Tổng

chi phí

Năm

đầu tƣ

Số năm

sử dụng

Đầu tư cho hệ thống chuồng trại

Mua sắm thiết bị dụng cụ (xô, chậu, xoong) hàng năm

Chi phí sửa chữa, duy tu chuồng trại hàng năm

10.2. Chi phí về giống (tính trong 1 lứa)

10.2.1. Tự sản xuất giống

a. Thông tin về lợn nái:

- Thời gian sử dụng……năm; Số lứa đẻ/năm:………lứa; Số

son/lứa:……..con

- Tổng Chi phí nuôi lợn nái đến thời kỳ phối giống lần đầu……………..(triệu đồng)

- Tiền bán lợn nái loại thải (dự kiến):………………..(triệu đồng)

- Chi phí phối giống/lứa đẻ:……………….(1000.đồng)

b. Chi phí thức ăn cho lợn nái sinh sản (tính bình quân từ khi mang thai đến khi heo

con tách mẹ) là bao nhiêu?.......…………1000 đ/lứa.

Trong đó: Thức ăn tinh:……………………..

Thức ăn thô xanh:…………………

Thức ăn CN:………………………..

Thức ăn phụ phế phẩm: ……………

Chi phí thức ăn mua ngoài chiếm bao nhiêu %?..........................

c. Chi phí thức ăn cho lợn con (tính bình quân từ khi tách mẹ đến khi bán giống là

bao nhiêu : ………………… 1000.đ/lứa

d. Cơ sở thường mua thức ăn ở đâu ?

Đại lý cấp 1 2 pạc ạl iạĐ

e. Chi phí khác (tính bình quân/lứa nuôi lợn nái)

Chỉ tiêu Thành tiền

(1000 đ)

- Tiêm phòng, chữa bệnh, thú y

- Điện, nước, củi

- Chi mua dụng cụ chăn nuôi

- Chi mua dụng cụ hộ lý lợn con

- Tiền thuê lao động

- Trả lãi vay

10.2.2. Mua giống ngoài

Giống Số lƣợng

(con)

Đơn giá

(1000 đ)

Thành tiền

(1000 đ)

Lợn nội

Lợn lai F1

Lợn lai F2

Lợn ngoại

Chi phí vận chuyển

- Vấn đề gì được cơ sở quan tâm nhất khi mua giống:

+ Chất lượng con giống + Giá cả

+ Lý do khác:................................................................................................................

- Cơ sở thường mua con giống từ đâu?

Cơ sở giống ợhCạạạ ợáạk ạợ ạshơl ihlágnạcơp

Lý do mua giống ở nguồn đó:......................................................................................

10.3. Chi phí thức ăn cho lợn thịt (tính bình quân từ khi bắt đầu nuôi thịt đến khi

xuất bán) là bao nhiêu?......................... (1000 đ/con)

Trong đó: Thức ăn tinh:……………………..

Thức ăn thô xanh:…………………

Thức ăn CN:………………………..

Thức ăn phụ phế phẩm: ……………

- Chi phí thức ăn mua ngoài chiếm bao nhiêu %?..........................

- Cách sử dụng thức ăn của cơ sở : + T tận dụng:………….%

+ T công nghiệp:………….%

+ Kết hợp cả 2:………….%

- Cơ sở thường mua thức ăn ở đâu ?

Đại lý cấp 1 2 pạc ạl iạĐ

10.4. Chi phí khác (tính trong 1 lứa/đàn)

Khoản mục chi phí Thành tiền (1 000 đ)

Tiêm phòng vaccine (bao gồm tiền công)

Chữa bệnh (bao gồm tiền công)

Chi phí dịch vụ khuyến nông, kỹ thuật

Chi phí hóa chất để tẩy chuồng trại

Tiền điện

Tiền nước

Tiền củi

Phí môi trường

Trả lãi vay

Bảo hộ lao động (ủng, khẩu trang…)

10.5. Chi phí lao động

Lao động ĐVT Số lƣợng Đơn giá

(1000 đ)

Thành tiền

(1000 đ)

Lao động thuê thường xuyên Người

Lao động thuê thời vụ Công

10.6. Cơ sở chăn nuôi có đầu tư xây dựng hầm BIOG S không?

Có Không

Nếu có, xin ông bà cho biết thông tin về hầm BIOG S của Cơ sở

- Tổng vốn đầu tư:..........................Triệu đồng, trong đó:

+ Nhà nước hỗ trợ:...................Triệu đồng

+ Gia đình đầu tư:....................Triệu đồng

- Tiết kiệm được tiền mua nhiên liệu đốt:.................. đồng/tháng

- Tiết kiệm được tiền điện:..........................đồng/tháng

- Đánh giá m i hôi từ khu vực nuôi lợn khi có hầm BIOG S

Không có mùi hôi M i hôi giảm xuống Không thay đổi

- So sánh môi trường trước và sau khi có BIOG S:

Hoàn toàn không ô nhiễm Giảm ô nhiễm Không thay đổi

- Theo ông (bà), nuôi bao nhiêu lợn thịt thì nên đầu tư hầm BIOG S?.......................

- Ngoài giải pháp xây hầm BIOG S, còn cách nào khác để hạn chế ô nhiễm môi

trường do chăn lợn gây ra:.........................................................................................

11. Tiêu thụ sản phẩm

11.1. Đối tượng bán

* Lợn thịt * Lợn con

- Bán làng xóm: ………% - Bán cho người nuôi lợn thịt: ……………%

- Bán cho lò mổ: ………% - Bán cho thu gom: ……………………….%

- Bán cho thu gom: … ..% - Bán cho cơ sở chế biến lợn sữa: …………%

- Bán cho người giết mổ: ….…%

11.2. Hình thức bán:

- Bán cho mối quen: : ……… ..%

- Bán tự do: : ………. ..% - Khác: : ……… ..%

Cơ sở có hợp đồng tiêu thụ không?

Có Không

11.3. Nguyên nhân ảnh hưởng đến giá bán lợn

Giống lợn Tỷ lệ nạc Trọng lượng khi bán M a vụ

Lý do khác:.............................................................................................................

11.4. Nguyên nhân ảnh hướng đến tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn thịt

Thiếu sự liên lạc với người mua Thiếu các thông tin về thị trường

Giá bán không ổn định Độc quyền, người mua ép giá Hệ thống giao thông kém

12. Tinh hình xử lý chất và sử dụng chất thải trong chăn nuôi lợn

Cơ sở có xử lý chất thải không: Có Không có

- Nếu có thì cơ sở áp dụng phương pháp nào:

+ Biogas Ủ

Nước thải ra sau biogas được thải đi đâu:

Môi trường iồrgnạTồrT Ao cá

Phân lợn được ủ để làm gì: Bán Trồng trọt

- Chất thải không xử lý thì thải đi đâu:

Môi trường ợhhạgnlưpạThhgạ Ao cá

13. Công tác phòng trừ dịch bệnh trong chăn nuôi lợn

- Số lần tiêm phòng/lứa/năm:………..

- Mức độ tiêm phòng: Thường xuyên Không thường xuyên

- Số lần mắc bệnh/năm:……………. Số lợn chết:……………………….

- Khi lợn bệnh gia đình làm gì: Tự chữa Thuê thú y

- Chất lượng dịch vụ thú y như thế nào: Tốt Không tốt

III Ý KIẾN CỦA CƠ SỞ VỀ CHĂN NUÔI LỢN

1. Ông (bà) đánh giá như thế nào về thị trường dịch vụ đầu vào của hoạt động chăn

nuôi lợn trong thời gian vừa qua (hãy khoanh tròn vào số thích hợp, trong

đó:1=Rất hó tiếp cận; 2=Khó tiếp cận; 3=Bình thƣờng; 4=Dễ dàng tiếp cận;

5=Rất dễ tiếp cận)

- Khả năng tiếp cận nguồn vốn (tín dụng) 1 2 3 4 5

- Khả năng tiếp cận nguồn giống 1 2 3 4 5

- Khả năng tiếp cận nguồn cung thức ăn 1 2 3 4 5

- Khả năng tiếp cận các dịch vụ thú y 1 2 3 4 5

2. Ông (bà) đánh giá như thế nào về tính ổn định của giá cả thị trường đầu vào và

đầu ra của hoạt động chăn nuôi lợn trong thời gian vừa qua (hãy khoanh tròn vào số

thích hợp, trong đó:1=Rất biến động; 2=Biến động; 3=Ít biến động; 4=Ổn định;

5=Rất ổn định)

- Giá đầu vào 1 2 3 4 5

- Giá đầu ra 1 2 3 4 5

3. Ông (bà) đánh giá như thế nào về các điều kiện khung chính sách để phát triển

chăn nuôi lợn trong thời gian vừa qua (hãy khoanh tròn vào số thích hợp, trong

đó:1=Rất ém; 2=Kém; 3=Bình thƣờng; 4=Tốt; 5=Rất tốt)

- Cơ sở hạ tầng 1 2 3 4 5

- Dịch vụ hậu cần, vận chuyển 1 2 3 4 5

- Chính sách khuyến nông 1 2 3 4 5

- Khả năng tiếp cận các tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ 1 2 3 4 5

- Thể chế chính sách, sáng kiến thúc đẩy đầu tư phát triển của chính

quyền 1 2 3 4 5

- Hỗ trợ của Nhà nước 1 2 3 4 5

4. Ông (bà) đánh giá như thế nào về mức độ xuất hiện các loại dịch bệnh ở lợn thịt

(hãy khoanh tròn vào số thích hợp, trong đó:1=Không xuất hiện; 2=Ít hi xuất

hiện; 3=Xuất hiện nhiều; 4=Thƣờng xuyên xuất hiện)

Tụ huyết tr ng 1 2 3 4

Phó thương hàn 1 2 3 4

Tiêu chảy 1 2 3 4

Dịch tai xanh 1 2 3 4

Đóng dấu 1 2 3 4

Viêm phổi 1 2 3 4

5. Ông (bà) đánh giá như thế nào về mức độ thiệt hại trong chăn nuôi lợn do các

loại dịch bệnh gây ra (hãy khoanh tròn vào số thích hợp, trong đó:1=Không có

thiệt hại; 2=Thiệt hại rất nhỏ; 3=Thiệt hại nhỏ; 4=Thiệt hại lớn; 5=Thiệt hại

rất lớn)

Tụ huyết tr ng 1 2 3 4 5

Phó thương hàn 1 2 3 4 5

Tiêu chảy 1 2 3 4 5

Dịch tai xanh 1 2 3 4 5

Đóng dấu 1 2 3 4 5

Viêm phổi 1 2 3 4 5

6. Ông (bà) đánh giá như thế nào về tiếng ồn và m i hôi khó chịu khi chăn nuôi lợn

(hãy khoanh tròn vào số thích hợp, trong đó:1=Đặc biệt nghiêm trọng; 2=Rất

nghiêm trọng; 3=Nghiêm trọng; 4=Hơi nghiêm trọng; 5=Bình thƣờng)

Tiếng ồn 1 2 3 4 5

Mùi hôi 1 2 3 4 5

7. Ông (bà) đánh giá như thế nào về công tác xử lý ô nhiễm môi trường do hoạt

động chăn nuôi lợn gây ra (hãy khoanh tròn vào số thích hợp, trong đó:1=Rất ém;

2=Kém; 3=Bình thƣờng; 4=Tốt; 5=Rất tốt)

Công tác xử lý ô nhiễm môi trường 1 2 3 4 5

8. Định hướng về quy mô chăn nuôi lợn của cơ sở trong thời gian tới

Mở rộng Giữ nguyên Thu hẹp

9. Nhu cầu của cơ sở

Hợp tác Vay vốn Hỗ trợ kỹ thuật Hỗ trợ dịch vụ

Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chăn nuôi Nhu cầu khác

10. Để phát triển chăn nuôi lợn của cơ sở trong thời gian tới, theo ông (bà) cần có

những giải pháp nào? …………………………………………………..…………

.......................................................................................................................................

Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của ông (bà)!

PHIẾU ĐIỀU TRA

(ĐỐI V I CÁN BÔ QUẢN LÝ)

Thông tin về ngƣời trả lời

a) Họ và tên: ............................................................

b) Giới tính: (1. Nam; 2. Nữ) ................

c) Tuổi ...............

d) Dân tộc...............................

e) Đơn vị công tác: ...................................................................

f) Xã........................................................................................ .

g) Huyện....................................................................................

h) Chức vụ công tác hiện tại ..................................................

i) Số năm ở chức vụ công tác này:........... năm;

j) Số năm tham gia công tác ở địa phương .......... năm

XIN ÔNG/BÀ VUI LÒNG CUNG CẤP CHO CHÚNG TÔI MÔT SỐ THÔNG

TIN SAU:

I. Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn ở địa phƣơng

1 Ông/Bà đánh giá nhƣ thế nào về tình hình phát triển chăn nuôi lợn ở địa

phƣơng hiện nay?

Rất tốt [ ] Tốt [ ] Bình thường [ ] Xấu [ ] Rất xấu

[ ]

1.1. Nếu r t tốt hoặc tốt là do:

- Có đội ng cán bộ khuyến nông nhiệt huyết [ ]

- Có đội ng cán bộ thú y có trình độ chuyên môn tốt [ ]

- Được các cấp, các ngành quan tâm [ ]

- Quy hoạch phát triển chăn nuôi tốt và có định hướng [ ]

- Mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân [ ]

- Gặp ít khó khăn trong việc huy động vốn cho phát triển chăn nuôi [ ]

- Khác (ghi rõ).......................................................................................................

1.2. Nếu x u hoặc r t x u là do đâu?

- Cán bộ khuyến nông không nhiệt tình [ ]

- Trình độ đội ng cán bộ thú y hạn chế nhiều mặt [ ]

- Thiếu sự quan tâm chỉ đạo của cấp trên [ ]

- Người dân không muốn chăn nuôi lợn [ ]

- Việc huy động vốn cho phát triển chăn nuôi khó khăn [ ]

- Chủ chương, chính sách thay đổi thường xuyên [ ]

- Khác (ghi rõ) .......................................................................................................

2. Theo ông/bà vấn đề nào khó thực hiện trong việc phát triển chăn nuôi lợn

thịt đối với địa phƣơng hiện nay?

[ ] Quy hoạch v ng chăn nuôi [ ] Huy động vốn

[ ] Điện [ ] Hệ thống thị trường

[ ] Hệ thống giao thông [ ] Thông tin liên lạc

[ ] Các vấn đề môi trường [ ] Khoa học kỹ thuật

[ ] Trình độ chuyên môn của người dân [ ] Khác

- Trong đó, v n đề khó thực hiện nh t là:

...........................................................................

- Khó khăn đó do đâu?

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

3. Số chƣơng trình/dự án/hoạt đồng đã và đang thực hiện nh m phát triển

chăn nuôi lợn ở địa phƣơng?

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

4. Theo Ông/Bà, với đặc thù riêng của địa phƣơng, việc phát triển chăn nuôi

lợn gặp phải những hó hăn nào?

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

5. Theo Ông/Bà, với đặc thù riêng của địa phƣơng, việc phát triển chăn nuôi

lợn có những thuận lợi gì?

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

6. Ông/bà có những yếu tố nào dƣới đây ảnh hƣởng đến việc phát triển chăn

nuôi lợn?

Các yếu tố

Mức độ tác động

Rất lớn Khá

lớn Lớn

Bình

thường

Không

tác

động

Quy hoạch v ng chăn nuôi tập trung

Hạ tầng kinh tế xã hội

Chính sách của Nhà nước

Chính sách của địa phương (huyện/tỉnh)

Hình thức chăn nuôi

Trình độ của người chăn nuôi

Giá cả thức ăn chăn nuôi trên thị trường

Giá cả lợn thịt trên thị trường

Đối tượng thu mua

Điều kiện thời tiết, khí hậu

Vị trí địa lý

Vốn đầu tư cho chăn nuôi

Thức ăn chăn nuôi

Con giống

Dịch bệnh

Khác…..

7. Có khoảng bao nhiêu % lƣợng lợn thịt đƣợc tiêu thụ ngay trên địa

bàn?...........%

8. Ông/bà nhận thấy những lợi ích nào dƣới đây của việc phát triển chăn nuôi

lợn ở địa phƣơng?

- Tạo việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn [ ]

- Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn [ ]

- Tăng thu nhập cho người dân nông thôn [ ]

- Giảm tỷ lệ nghèo đói [ ]

- Bảo đảm an sinh xã hội [ ]

- Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp của địa phương [ ]

- Tỷ lệ người dân được chăm sóc sức khỏe ngày càng cao [ ]

- Môi trường nông thôn được cải thiện [ ]

- Khác (nêu rõ) [ ]

9. Những vấn đề bất cập/không hợp lý trong việc phát triển chăn nuôi lợn ở địa

phƣơng hiện nay là gì?

- Chưa có định hướng [ ]

- Không phù hợp với điều kiện của địa phương [ ]

- Người dân chăn nuôi tràn lan, không có quy hoạch phát triển [ ]

- Cơ chế, chính sách chưa đồng bộ [ ]

- Chưa quan tâm đến vấn đề môi trường [ ]

- Khác (nêu rõ)

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.........

10. Theo ông/bà cần làm gì để việc phát triển chăn nuôi lợn ở địa phƣơng có

hiệu quả cao?

- Cần có quy hoạch phát triển chăn nuôi [ ]

- Tạo điều kiện cho người dân vay vốn [ ]

- Nâng cao trình độ kỹ thuật chăn nuôi cho người dân [ ]

- Tăng cường đội ng khuyến nông có trình độ cao [ ]

- Ổn định giá cả [ ]

- Tăng cường liên kết trong chăn nuôi lợn thịt [ ]

- Phát triển đa dạng các hình thức chăn nuôi lợn thịt (chăn nuôi gia công, trang trại,

hộ...) [ ]

- Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi lợn thịt [ ]

- Khác (nêu rõ)

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

11. Xin Ông /Bà cho biết sự phù hợp của các chính sách, giải pháp có liên quan

đến phát triển chăn nuôi lợn hiện hành?

Các chính sách có liên quan

Mức độ phù hợp của chính sách

Rất

phù

hợp

Phù

hợp

Bình

thường

Chưa

phù

hợp

Rất

không

phù hợp

Quy hoạch v ng chăn nuôi tập

trung

Phát triển hạ tầng kinh tế xã hội

Chuyển dịch cơ cấu đàn

Hỗ trợ vay vốn, tiếp cận nguồn

vốn

Khuyến khích phát triển khoa

học, kỹ thuật

Thu hút doanh nghiệp, trang trại

Đào tạo cán bộ kỹ thuật

Xây dựng hệ thống thị trường tiêu

thụ sản phẩm

Kiểm định và bảo đảm chất lượng

đầu vào (con giống, thức ăn chăn

nuôi, thuốc thú y...)

Phát triển công tác khuyến nông

trong chăn nuôi

Hỗ trợ tiếp cận thị trường cho

nông dân

Thuê đất và cho thuê đất dài hạn

Khác (nêu rõ)......

12. Đ/c có đề xuất gì nh m phát triển chăn nuôi lợn ở địa phƣơng ?

12.1. Về nội dung

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

12.2. Về cách thức thực hiện

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................

Ngƣời trả lời Ngƣời phỏng vấn

(GIATRAI.TXT) Output from the program FRONTIER (Version 4.1c) instruction file = terminal data file = Data2.txt Tech. Eff. Effects Frontier (see B&C 1993) The model is a production function The dependent variable is logged the ols estimates are : coefficient standard-error t-ratio beta 0 0.14077378E+01 0.71984644E+00 0.19556085E+01 beta 1 0.29718123E+00 0.69317166E-01 0.42872675E+01 beta 2 -0.17301409E+00 0.57559871E-01 -0.30058109E+01 beta 3 0.22904640E+00 0.12113862E+00 0.18907794E+01 beta 4 0.25401291E+00 0.54599877E-01 0.46522616E+01 beta 5 0.68209370E-01 0.50337725E-01 0.13550348E+01 sigma-squared 0.12719882E-01 log likelihood function = 0.41363633E+02 the estimates after the grid search were : beta 0 0.15386169E+01 beta 1 0.29718123E+00 beta 2 -0.17301409E+00 beta 3 0.22904640E+00 beta 4 0.25401291E+00 beta 5 0.68209370E-01 delta 0 0.00000000E+00 delta 1 0.00000000E+00 delta 2 0.00000000E+00 delta 3 0.00000000E+00 delta 4 0.00000000E+00 delta 5 0.00000000E+00 delta 6 0.00000000E+00 sigma-squared 0.28322823E-01 gamma 0.95000000E+00 iteration = 0 func evals = 20 llf = 0.46687060E+02 0.15386169E+01 0.29718123E+00-0.17301409E+00 0.22904640E+00 0.25401291E+00 0.68209370E-01 0.00000000E+00 0.00000000E+00 0.00000000E+00 0.00000000E+00 0.00000000E+00 0.00000000E+00 0.00000000E+00 0.28322823E-01 0.95000000E+00 gradient step iteration = 5 func evals = 55 llf = 0.53278659E+02 0.15462560E+01 0.24497095E+00-0.15074956E+00 0.26472313E+00 0.23990875E+00 0.39040675E-01 0.22096878E-02 0.14634261E-01-0.11903905E-01-0.30178552E-01 -0.83596287E-01-0.52393613E-01-0.38367870E-01 0.40921847E-01 0.95990597E+00 iteration = 10 func evals = 74 llf = 0.56019438E+02 0.15814753E+01 0.16474902E+00-0.87057391E-01 0.25948877E+00 0.26914040E+00 0.38143599E-01 0.32067888E-01 0.12913967E-01 0.10733251E-01-0.34299308E-01 -0.60289284E-01-0.16544060E+00-0.12064661E+00 0.31201395E-01 0.96232989E+00 iteration = 15 func evals = 94 llf = 0.58876192E+02 0.25924325E+01 0.99496019E-01-0.39290885E-01 0.98449113E-01 0.29782166E+00 0.51255661E-02 0.48981975E+00 0.84765887E-02-0.13411772E-01-0.44915995E-01 -0.52950328E-01-0.21793254E+00-0.10935012E+00 0.29712494E-01 0.95558009E+00 iteration = 20 func evals = 160 llf = 0.62498199E+02 0.22806170E+01 0.16067641E+00-0.82082821E-01 0.12478457E+00 0.28902130E+00 0.32156728E-01 0.70257586E+00 0.63742252E-02-0.59085828E-02-0.58114830E-01 -0.65179685E-01-0.35341410E+00-0.27547069E+00 0.19363275E-01 0.88493388E+00 iteration = 25 func evals = 192 llf = 0.62513713E+02 0.22791167E+01 0.16077918E+00-0.82100740E-01 0.12495784E+00 0.28898990E+00 0.32203202E-01 0.70130337E+00 0.64286317E-02-0.57840351E-02-0.58285992E-01 -0.65129568E-01-0.35578755E+00-0.27694474E+00 0.19328828E-01 0.88446886E+00

the final mle estimates are : coefficient standard-error t-ratio beta 0 0.22791167E+01 0.44020744E+00 0.51773698E+01 beta 1 0.16077918E+00 0.49958713E-01 0.32182411E+01 beta 2 -0.82100740E-01 0.37828929E-01 -0.21703162E+01 beta 3 0.12495784E+00 0.72175924E-01 0.17312953E+01 beta 4 0.28898990E+00 0.26436277E-01 0.10931566E+02 beta 5 0.32203202E-01 0.32314790E-01 0.99654686E+00 delta 0 0.70130337E+00 0.41901890E+00 0.16736796E+01 delta 1 0.64286317E-02 0.10629232E-01 0.60480678E+00 delta 2 -0.57840351E-02 0.24315294E-01 -0.23787642E+00 delta 3 -0.58285992E-01 0.24148315E-01 -0.24136670E+01 delta 4 -0.65129568E-01 0.34441118E-01 -0.18910410E+01 delta 5 -0.35578755E+00 0.17766399E+00 -0.20025868E+01 delta 6 -0.27694474E+00 0.15659906E+00 -0.17684956E+01 sigma-squared 0.19328828E-01 0.66595747E-02 0.29024118E+01 gamma 0.88446886E+00 0.49979167E-01 0.17696751E+02 log likelihood function = 0.62513697E+02 LR test of the one-sided error = 0.42300127E+02 with number of restrictions = 8 [note that this statistic has a mixed chi-square distribution] number of iterations = 25 (maximum number of iterations set at : 100) number of cross-sections = 50 number of time periods = 1 total number of observations = 50 thus there are: 0 obsns not in the panel covariance matrix : 0.19378259E+00 -0.99153892E-03 -0.69657401E-03 -0.29538337E-01 0.18664250E-02 -0.64121838E-02 0.34949650E-02 -0.19894815E-04 0.47298934E-03 -0.43253213E-03 -0.11957158E-03 0.54041187E-02 0.50032705E-02 0.35726627E-03 0.66838229E-02 -0.99153892E-03 0.24958730E-02 -0.15980614E-02 -0.52737615E-03 -0.45314308E-03 0.44072189E-03 -0.96934798E-04 0.92499084E-05 -0.61507030E-04 -0.73579318E-04 0.19269042E-03 0.24167141E-03 -0.11315924E-02 0.62528565E-04 -0.94498709E-05 -0.69657401E-03 -0.15980614E-02 0.14310279E-02 0.26564637E-03 0.36231724E-03 -0.42924806E-03 0.48258771E-03 -0.15001143E-04 0.35628925E-04 0.50944872E-04 -0.69558000E-04 -0.74128565E-03 0.67259447E-03 -0.61502142E-04 -0.52793725E-04 -0.29538337E-01 -0.52737615E-03 0.26564637E-03 0.52093640E-02 -0.39219467E-03 0.54778846E-03 0.13909319E-03 -0.62802316E-05 -0.19417923E-03 0.98905183E-04 -0.25867579E-04 0.21629701E-03 0.13028589E-03 -0.21814743E-04 -0.83113515E-03 0.18664250E-02 -0.45314308E-03 0.36231724E-03 -0.39219467E-03 0.69887675E-03 -0.79370829E-04 -0.78096043E-03 0.70922537E-05 0.94423498E-04 0.21004955E-04 -0.40795408E-04 -0.20713981E-03 0.23663434E-03 -0.22120759E-04 0.99152405E-04 -0.64121838E-02 0.44072189E-03 -0.42924806E-03 0.54778846E-03 -0.79370829E-04 0.10442456E-02 -0.17421702E-02 0.17051283E-04 0.16053916E-03 0.24385717E-04 -0.38970916E-04 -0.63155923E-03 -0.89700746E-03 -0.29985211E-04 -0.34852011E-03 0.34949650E-02 -0.96934798E-04 0.48258771E-03 0.13909319E-03 -0.78096043E-03 -0.17421702E-02 0.17557684E+00 -0.35572202E-02 -0.41331798E-02 0.17747076E-02 0.13561584E-04 -0.99030276E-02 0.55664089E-02 -0.34535934E-03 -0.38722241E-02 -0.19894815E-04 0.92499084E-05 -0.15001143E-04 -0.62802316E-05 0.70922537E-05 0.17051283E-04 -0.35572202E-02 0.11298058E-03 0.35685407E-04 -0.16149551E-03 -0.39680031E-04 -0.72301295E-04 -0.18981642E-03 0.20561405E-05 -0.79312211E-05 0.47298934E-03 -0.61507030E-04 0.35628925E-04 -0.19417923E-03 0.94423498E-04 0.16053916E-03 -0.41331798E-02 0.35685407E-04 0.59123353E-03 -0.78799348E-04 -0.18769501E-03 -0.23371329E-03 -0.15057731E-02 -0.76848633E-06 0.29913268E-06 -0.43253213E-03 -0.73579318E-04 0.50944872E-04 0.98905183E-04 0.21004955E-04 0.24385717E-04 0.17747076E-02 -0.16149551E-03 -0.78799348E-04 0.58314111E-03 -0.56916318E-04 0.13781667E-02 0.91553176E-03 0.16447758E-04 0.36726495E-03 -0.11957158E-03 0.19269042E-03 -0.69558000E-04 -0.25867579E-04 -0.40795408E-04 -0.38970916E-04 0.13561584E-04 -0.39680031E-04 -0.18769501E-03 -0.56916318E-04

0.11861906E-02 -0.69295305E-03 0.47852024E-03 -0.28130481E-04 -0.25832891E-04 0.54041187E-02 0.24167141E-03 -0.74128565E-03 0.21629701E-03 -0.20713981E-03 -0.63155923E-03 -0.99030276E-02 -0.72301295E-04 -0.23371329E-03 0.13781667E-02 -0.69295305E-03 0.31564493E-01 0.84638356E-02 0.21468985E-03 0.42033006E-02 0.50032705E-02 -0.11315924E-02 0.67259447E-03 0.13028589E-03 0.23663434E-03 -0.89700746E-03 0.55664089E-02 -0.18981642E-03 -0.15057731E-02 0.91553176E-03 0.47852024E-03 0.84638356E-02 0.24523265E-01 0.29502517E-03 0.40641035E-02 0.35726627E-03 0.62528565E-04 -0.61502142E-04 -0.21814743E-04 -0.22120759E-04 -0.29985211E-04 -0.34535934E-03 0.20561405E-05 -0.76848633E-06 0.16447758E-04 -0.28130481E-04 0.21468985E-03 0.29502517E-03 0.44349936E-04 0.22489376E-03 0.66838229E-02 -0.94498709E-05 -0.52793725E-04 -0.83113515E-03 0.99152405E-04 -0.34852011E-03 -0.38722241E-02 -0.79312211E-05 0.29913268E-06 0.36726495E-03 -0.25832891E-04 0.42033006E-02 0.40641035E-02 0.22489376E-03 0.24979171E-02 technical efficiency estimates : firm year eff.-est. 1 1 0.92217655E+00 2 1 0.97248698E+00 3 1 0.97601331E+00 4 1 0.73004112E+00 5 1 0.97269905E+00 6 1 0.96487496E+00 7 1 0.93160300E+00 8 1 0.96231044E+00 9 1 0.94918119E+00 10 1 0.98317688E+00 11 1 0.94190717E+00 12 1 0.97884929E+00 13 1 0.93131167E+00 14 1 0.93997653E+00 15 1 0.98653443E+00 16 1 0.71789026E+00 17 1 0.98903789E+00 18 1 0.97790520E+00 19 1 0.91342930E+00 20 1 0.98028092E+00 21 1 0.91959760E+00 22 1 0.96440511E+00 23 1 0.94634370E+00 24 1 0.97861933E+00 25 1 0.98853570E+00 26 1 0.97895178E+00 27 1 0.97265476E+00 28 1 0.73029950E+00 29 1 0.98655387E+00 30 1 0.98084075E+00 31 1 0.86400885E+00 32 1 0.97702048E+00 33 1 0.94246852E+00 34 1 0.98057586E+00 35 1 0.92818998E+00 36 1 0.97345207E+00 37 1 0.98627846E+00 38 1 0.94373346E+00 39 1 0.97830109E+00 40 1 0.70173407E+00 41 1 0.65693054E+00 42 1 0.97372481E+00 43 1 0.93735133E+00 44 1 0.97071097E+00 45 1 0.94054347E+00 46 1 0.95555525E+00 47 1 0.94960696E+00 48 1 0.98351997E+00 49 1 0.98003083E+00 50 1 0.95106890E+00 mean efficiency = 0.93486588E+00

(HO.TXT)

Output from the program FRONTIER (Version 4.1c) instruction file = terminal data file = Data1.txt Tech. Eff. Effects Frontier (see B&C 1993) The model is a production function The dependent variable is logged the ols estimates are : coefficient standard-error t-ratio beta 0 0.15382191E+01 0.64151424E+00 0.23977941E+01 beta 1 -0.17635929E+00 0.71601567E-01 -0.24630647E+01 beta 2 -0.28790977E+00 0.43971063E-01 -0.65477101E+01 beta 3 0.41858256E+00 0.11651226E+00 0.35926052E+01 beta 4 0.31599414E+00 0.39571783E-01 0.79853401E+01 beta 5 0.12461203E-01 0.30414011E-01 0.40971916E+00 sigma-squared 0.38124561E-01 log likelihood function = 0.48519343E+02 the estimates after the grid search were : beta 0 0.16794988E+01 beta 1 -0.17635929E+00 beta 2 -0.28790977E+00 beta 3 0.41858256E+00 beta 4 0.31599414E+00 beta 5 0.12461203E-01 delta 0 0.00000000E+00 delta 1 0.00000000E+00 delta 2 0.00000000E+00 delta 3 0.00000000E+00 delta 4 0.00000000E+00 delta 5 0.00000000E+00 delta 6 0.00000000E+00 sigma-squared 0.57005532E-01 gamma 0.55000000E+00 iteration = 0 func evals = 20 llf = 0.48932434E+02 0.16794988E+01-0.17635929E+00-0.28790977E+00 0.41858256E+00 0.31599414E+00 0.12461203E-01 0.00000000E+00 0.00000000E+00 0.00000000E+00 0.00000000E+00 0.00000000E+00 0.00000000E+00 0.00000000E+00 0.57005532E-01 0.55000000E+00 gradient step iteration = 5 func evals = 47 llf = 0.66190745E+02 0.16794658E+01-0.17438439E+00-0.28484211E+00 0.41782325E+00 0.31014877E+00 0.20025257E-01 0.11117088E-02 0.19875150E-01-0.42788678E-01-0.34551086E-01 -0.17095451E-01-0.17544435E-01-0.14567906E-01 0.56757668E-01 0.55128733E+00 iteration = 10 func evals = 68 llf = 0.71519384E+02 0.16696151E+01-0.55892365E-01-0.25912988E+00 0.31516619E+00 0.22551262E+00 0.26063360E-01 0.12601966E+00 0.21300217E-01-0.42324385E-01-0.42146672E-01 -0.17196442E-01-0.77528006E-01-0.73898123E-01 0.63556158E-01 0.78482733E+00 iteration = 15 func evals = 97 llf = 0.76716998E+02 0.23056007E+01-0.12901496E+00-0.26843344E+00 0.26384273E+00 0.27978853E+00 0.37564072E-01 0.42234964E+00 0.16939969E-01-0.47623318E-01-0.40535176E-01 -0.22430545E-01-0.10999025E+00-0.76340435E-01 0.49302553E-01 0.76746620E+00 iteration = 20 func evals = 181 llf = 0.87390886E+02 0.19325479E+01-0.83752792E-01-0.22308075E+00 0.28578443E+00 0.22081906E+00 0.23126476E-01 0.60635323E+00 0.63214821E-02-0.32960998E-01-0.14333140E-01 -0.14725249E-01-0.59325479E-01-0.74846454E-01 0.28499043E-01 0.80228560E+00 iteration = 25 func evals = 245 llf = 0.87762660E+02 0.19253673E+01-0.11627564E+00-0.19875451E+00 0.29756667E+00 0.22728668E+00 0.26740466E-01 0.64254433E+00 0.57101726E-02-0.32935742E-01-0.12501078E-01 -0.14891783E-01-0.58573848E-01-0.72276553E-01 0.28560538E-01 0.82538569E+00 iteration = 30 func evals = 352 llf = 0.87801689E+02

0.18987394E+01-0.11648229E+00-0.19758993E+00 0.30436034E+00 0.22789612E+00 0.24825590E-01 0.65705033E+00 0.55054751E-02-0.32868047E-01-0.12008936E-01 -0.15060874E-01-0.58153973E-01-0.73384207E-01 0.28698492E-01 0.87647654E+00 iteration = 35 func evals = 431 llf = 0.87801891E+02 0.18964051E+01-0.11614076E+00-0.19729107E+00 0.30437013E+00 0.22777130E+00 0.24832130E-01 0.65652196E+00 0.55169754E-02-0.32875821E-01-0.11976256E-01 -0.15085045E-01-0.58167616E-01-0.73300177E-01 0.28702302E-01 0.87757731E+00 iteration = 36 func evals = 434 llf = 0.87801891E+02 0.18964051E+01-0.11614076E+00-0.19729107E+00 0.30437013E+00 0.22777130E+00 0.24832130E-01 0.65652196E+00 0.55169754E-02-0.32875821E-01-0.11976256E-01 -0.15085045E-01-0.58167616E-01-0.73300177E-01 0.28702302E-01 0.87757731E+00 the final mle estimates are : coefficient standard-error t-ratio beta 0 0.18964051E+01 0.53354972E+00 0.35543176E+01 beta 1 -0.11614076E+00 0.60414369E-01 -0.19224030E+01 beta 2 -0.19729107E+00 0.39916109E-01 -0.49426428E+01 beta 3 0.30437013E+00 0.97407466E-01 0.31247105E+01 beta 4 0.22777130E+00 0.35680740E-01 0.63835924E+01 beta 5 0.24832130E-01 0.27810586E-01 0.89290205E+00 delta 0 0.65652196E+00 0.13637666E+00 0.48140345E+01 delta 1 0.55169754E-02 0.27177278E-02 0.20299956E+01 delta 2 -0.32875821E-01 0.64082777E-02 -0.51302117E+01 delta 3 -0.11976256E-01 0.44106047E-02 -0.27153319E+01 delta 4 -0.15085045E-01 0.83543761E-02 -0.18056458E+01 delta 5 -0.58167616E-01 0.27816155E-01 -0.20911451E+01 delta 6 -0.73300177E-01 0.29069427E-01 -0.25215556E+01 sigma-squared 0.28702302E-01 0.33777335E-02 0.84975034E+01 gamma 0.87757731E+00 0.14063882E+00 0.62399367E+01 log likelihood function = 0.87801891E+02 LR test of the one-sided error = 0.78565096E+02 with number of restrictions = 8 [note that this statistic has a mixed chi-square distribution] number of iterations = 36 (maximum number of iterations set at : 100) number of cross-sections = 212 number of time periods = 1 total number of observations = 212 thus there are: 0 obsns not in the panel covariance matrix : 0.28467530E+00 -0.15143016E-02 -0.51508792E-02 -0.46226305E-01 -0.14073658E-02 -0.28422564E-03 0.93262455E-03 -0.40341750E-04 0.14126362E-03 -0.33022161E-04 0.17943354E-03 -0.13277008E-02 0.65958870E-03 -0.21503674E-03 -0.12675206E-01 -0.15143016E-02 0.36498960E-02 -0.93581752E-03 -0.18296639E-02 -0.10181626E-02 -0.77705781E-05 -0.45730953E-03 0.21811631E-04 -0.30937326E-04 -0.53367526E-04 0.12781916E-04 -0.25694147E-04 -0.88930027E-04 0.25911142E-04 0.71447214E-03 -0.51508792E-02 -0.93581752E-03 0.15932958E-02 0.53874390E-03 -0.69739417E-04 0.40195744E-04 0.54392199E-03 0.25519624E-05 -0.12833348E-04 0.16055202E-04 -0.39738895E-04 0.52479945E-05 -0.20750712E-03 -0.11228995E-04 0.43343280E-03 -0.46226305E-01 -0.18296639E-02 0.53874390E-03 0.94882145E-02 0.11328883E-02 -0.29613142E-03 0.59663364E-03 -0.27351685E-04 0.17448305E-04 0.66248529E-04 -0.11335572E-04 0.29513683E-03 0.10837781E-03 0.26297714E-04 0.24651262E-02 -0.14073658E-02 -0.10181626E-02 -0.69739417E-04 0.11328883E-02 0.12731152E-02 0.11520415E-04 -0.39058997E-03 -0.84873152E-05 0.52108110E-04 0.92916591E-05 0.11427395E-04 -0.33860175E-04 0.14492501E-03 0.48416274E-05 -0.15176491E-03 -0.28422564E-03 -0.77705781E-05 0.40195744E-04 -0.29613142E-03 0.11520415E-04 0.77342872E-03 -0.10063093E-02 0.26644838E-04 0.94298553E-05 -0.37301977E-04 0.69743399E-05 -0.36983952E-04 -0.77850554E-05 -0.41103218E-05 -0.53947990E-03 0.93262455E-03 -0.45730953E-03 0.54392199E-03 0.59663364E-03 -0.39058997E-03

-0.10063093E-02 0.18598594E-01 -0.30539141E-03 -0.28233964E-03 0.11962920E-03 -0.20459730E-03 -0.34160874E-04 0.30682750E-03 -0.90403595E-05 0.45106032E-02 -0.40341750E-04 0.21811631E-04 0.25519624E-05 -0.27351685E-04 -0.84873152E-05 0.26644838E-04 -0.30539141E-03 0.73860441E-05 0.49898816E-06 -0.60828105E-05 -0.21091555E-07 -0.23646754E-05 -0.80532368E-05 0.84639867E-06 -0.33538271E-04 0.14126362E-03 -0.30937326E-04 -0.12833348E-04 0.17448305E-04 0.52108110E-04 0.94298553E-05 -0.28233964E-03 0.49898816E-06 0.41066023E-04 0.44596882E-05 -0.85713551E-05 -0.34567588E-05 -0.35859646E-05 -0.31013766E-05 0.37691185E-05 -0.33022161E-04 -0.53367526E-04 0.16055202E-04 0.66248529E-04 0.92916591E-05 -0.37301977E-04 0.11962920E-03 -0.60828105E-05 0.44596882E-05 0.19453434E-04 -0.41262477E-07 0.81161037E-05 -0.14523167E-04 -0.22499604E-05 0.13612165E-03 0.17943354E-03 0.12781916E-04 -0.39738895E-04 -0.11335572E-04 0.11427395E-04 0.69743399E-05 -0.20459730E-03 -0.21091555E-07 -0.85713551E-05 -0.41262477E-07 0.69795601E-04 0.42946192E-05 0.53867041E-05 -0.12008439E-05 0.17398330E-04 -0.13277008E-02 -0.25694147E-04 0.52479945E-05 0.29513683E-03 -0.33860175E-04 -0.36983952E-04 -0.34160874E-04 -0.23646754E-05 -0.34567588E-05 0.81161037E-05 0.42946192E-05 0.77373848E-03 -0.20858412E-03 -0.52042636E-05 0.87764705E-04 0.65958870E-03 -0.88930027E-04 -0.20750712E-03 0.10837781E-03 0.14492501E-03 -0.77850554E-05 0.30682750E-03 -0.80532368E-05 -0.35859646E-05 -0.14523167E-04 0.53867041E-05 -0.20858412E-03 0.84503161E-03 -0.68374974E-05 -0.35708510E-03 -0.21503674E-03 0.25911142E-04 -0.11228995E-04 0.26297714E-04 0.48416274E-05 -0.41103218E-05 -0.90403595E-05 0.84639867E-06 -0.31013766E-05 -0.22499604E-05 -0.12008439E-05 -0.52042636E-05 -0.68374974E-05 0.11409084E-04 0.95650434E-04 -0.12675206E-01 0.71447214E-03 0.43343280E-03 0.24651262E-02 -0.15176491E-03 -0.53947990E-03 0.45106032E-02 -0.33538271E-04 0.37691185E-05 0.13612165E-03 0.17398330E-04 0.87764705E-04 -0.35708510E-03 0.95650434E-04 0.19779277E-01 technical efficiency estimates : firm year eff.-est. 1 1 0.57139024E+00 2 1 0.65242932E+00 3 1 0.64934731E+00 4 1 0.49760618E+00 5 1 0.58994543E+00 6 1 0.62312150E+00 7 1 0.67349850E+00 8 1 0.63573087E+00 9 1 0.90536687E+00 10 1 0.74090388E+00 11 1 0.91046905E+00 12 1 0.78794070E+00 13 1 0.62541781E+00 14 1 0.60270042E+00 15 1 0.90701172E+00 16 1 0.70433221E+00 17 1 0.68977482E+00 18 1 0.72083134E+00 19 1 0.60136324E+00 20 1 0.83133528E+00 21 1 0.67796840E+00 22 1 0.56149922E+00 23 1 0.63667988E+00 24 1 0.89811618E+00 25 1 0.71115482E+00 26 1 0.73947021E+00 27 1 0.53039060E+00 28 1 0.70007306E+00 29 1 0.96024009E+00 30 1 0.68799541E+00 31 1 0.75199318E+00 32 1 0.56338729E+00 33 1 0.78141260E+00 34 1 0.78251077E+00 35 1 0.73275338E+00 36 1 0.67108840E+00 37 1 0.51690287E+00 38 1 0.60929443E+00 39 1 0.63975350E+00

40 1 0.66187034E+00 41 1 0.62880835E+00 42 1 0.57377985E+00 43 1 0.80271285E+00 44 1 0.53224220E+00 45 1 0.57379987E+00 46 1 0.64409470E+00 47 1 0.87325454E+00 48 1 0.74598901E+00 49 1 0.95128647E+00 50 1 0.89625397E+00 51 1 0.49387864E+00 52 1 0.81230082E+00 53 1 0.56480435E+00 54 1 0.64221330E+00 55 1 0.77667170E+00 56 1 0.58330269E+00 57 1 0.72902543E+00 58 1 0.51135215E+00 59 1 0.69284049E+00 60 1 0.75075488E+00 61 1 0.55025079E+00 62 1 0.52390154E+00 63 1 0.67334778E+00 64 1 0.83621299E+00 65 1 0.75339570E+00 66 1 0.53788887E+00 67 1 0.53343408E+00 68 1 0.63153436E+00 69 1 0.87987274E+00 70 1 0.87288174E+00 71 1 0.52107220E+00 72 1 0.45017315E+00 73 1 0.75645688E+00 74 1 0.89452900E+00 75 1 0.40889660E+00 76 1 0.58409582E+00 77 1 0.56567871E+00 78 1 0.89837489E+00 79 1 0.90718849E+00 80 1 0.66338640E+00 81 1 0.78616024E+00 82 1 0.74536019E+00 83 1 0.78951571E+00 84 1 0.90989757E+00 85 1 0.68307648E+00 86 1 0.64103485E+00 87 1 0.91293800E+00 88 1 0.74513344E+00 89 1 0.91354413E+00 90 1 0.79406488E+00 91 1 0.91682208E+00 92 1 0.60301274E+00 93 1 0.93810540E+00 94 1 0.81675515E+00 95 1 0.76865979E+00 96 1 0.97281623E+00 97 1 0.83710158E+00 98 1 0.86135451E+00 99 1 0.70589609E+00 100 1 0.56220557E+00 101 1 0.63776088E+00 102 1 0.68719923E+00 103 1 0.70202265E+00 104 1 0.73853963E+00 105 1 0.53420649E+00 106 1 0.72100199E+00 107 1 0.55847441E+00 108 1 0.66889943E+00 109 1 0.75559560E+00 110 1 0.55994159E+00 111 1 0.80245261E+00 112 1 0.79740364E+00

113 1 0.77139909E+00 114 1 0.70477542E+00 115 1 0.58728920E+00 116 1 0.62782498E+00 117 1 0.64184907E+00 118 1 0.68334489E+00 119 1 0.63990689E+00 120 1 0.58414616E+00 121 1 0.79206150E+00 122 1 0.54375189E+00 123 1 0.57084276E+00 124 1 0.90335213E+00 125 1 0.86402841E+00 126 1 0.72014502E+00 127 1 0.68326428E+00 128 1 0.68571524E+00 129 1 0.50389073E+00 130 1 0.82825649E+00 131 1 0.55956296E+00 132 1 0.63420763E+00 133 1 0.75379853E+00 134 1 0.58839028E+00 135 1 0.72865194E+00 136 1 0.52023117E+00 137 1 0.71139177E+00 138 1 0.75892513E+00 139 1 0.55972800E+00 140 1 0.53197289E+00 141 1 0.67537844E+00 142 1 0.81956356E+00 143 1 0.75965859E+00 144 1 0.55236864E+00 145 1 0.53559178E+00 146 1 0.63939808E+00 147 1 0.89090637E+00 148 1 0.88507686E+00 149 1 0.54346613E+00 150 1 0.46326875E+00 151 1 0.77452809E+00 152 1 0.90612508E+00 153 1 0.41704654E+00 154 1 0.57741353E+00 155 1 0.57496469E+00 156 1 0.90439860E+00 157 1 0.90712901E+00 158 1 0.65635204E+00 159 1 0.76098390E+00 160 1 0.72111670E+00 161 1 0.76676971E+00 162 1 0.89118302E+00 163 1 0.68204797E+00 164 1 0.62702963E+00 165 1 0.58391925E+00 166 1 0.71061467E+00 167 1 0.63217567E+00 168 1 0.77750133E+00 169 1 0.59412900E+00 170 1 0.59454536E+00 171 1 0.55695081E+00 172 1 0.78480973E+00 173 1 0.73637273E+00 174 1 0.56058596E+00 175 1 0.80904358E+00 176 1 0.64620596E+00 177 1 0.69739568E+00 178 1 0.55360328E+00 179 1 0.64556898E+00 180 1 0.89354705E+00 181 1 0.69896575E+00 182 1 0.73624896E+00 183 1 0.53960382E+00 184 1 0.69256738E+00 185 1 0.56231317E+00

186 1 0.65832170E+00 187 1 0.76388645E+00 188 1 0.56797332E+00 189 1 0.76366835E+00 190 1 0.77574227E+00 191 1 0.74161873E+00 192 1 0.69995156E+00 193 1 0.52422137E+00 194 1 0.61307595E+00 195 1 0.64661846E+00 196 1 0.66981381E+00 197 1 0.65008094E+00 198 1 0.58176401E+00 199 1 0.78172632E+00 200 1 0.58938500E+00 201 1 0.68732879E+00 202 1 0.54925372E+00 203 1 0.62568904E+00 204 1 0.73280727E+00 205 1 0.58699385E+00 206 1 0.58011944E+00 207 1 0.48184024E+00 208 1 0.56098577E+00 209 1 0.57779865E+00 210 1 0.65104802E+00 211 1 0.72381617E+00 212 1 0.60250500E+00 mean efficiency = 0.68883554E+00