29
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ Mã số:………………… (Do HĐKH Sở GD - ĐT ghi) …………………………………….. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠNG BÀI DIỄN BIẾN LỊCH SỬ” Người thực hiện: Trần Minh Vương Tổ chuyên môn: Sử - Địa - GDCD Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lí giáo dục: - Phương pháp dạy học bộ môn: - Phương pháp giáo dục:

LỜI GIỚI THIỆU - WordPress.com · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LỜI GIỚI THIỆU - WordPress.com · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

TRƯỜNG THPT XUÂN THỌ

Mã số:…………………(Do HĐKH Sở GD - ĐT ghi)

……………………………………..

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM“VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

NÊU VẤN ĐỀ TRONG DẠNG BÀI

DIỄN BIẾN LỊCH SỬ”

Người thực hiện: Trần Minh Vương Tổ chuyên môn: Sử - Địa - GDCD Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lí giáo dục: - Phương pháp dạy học bộ môn: - Phương pháp giáo dục: - Lĩnh vực khác:...............................

Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác

Năm học: 2011 - 2012

Page 2: LỜI GIỚI THIỆU - WordPress.com · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần

Trường THPT Xuân Thọ Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến…

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN- Họ và tên: Trần Minh Vương- Ngày, tháng, năm sinh: 15.09.1985- Giới tính: Nam- Địa chỉ: Ấp Phượng Vỹ - Suối Cao – Xuân lộc – Đồng Nai- Điện thoại: 0988 175 882- Email: [email protected] Chức vụ: Giáo viên- Đơn vị công tác: Trường THPT Xuân ThọII. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO- Học vị cao nhất: Cử nhân- Năm nhận bằng: 2007- Chuyên ngành đào tạo: Sư phạm Lịch sửIII. KINH NGHIỆM KHOA HỌC- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học môn Lịch sử- Số năm có kinh nghiệm: 4 năm- Sáng kiến kinh nghiệm đã có trong thời gian gần đây: Chưa thực hiện

Trang 1 Người thực hiện: Trần Minh Vương

Page 3: LỜI GIỚI THIỆU - WordPress.com · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần

Trường THPT Xuân Thọ Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến…

MỤC LỤCMục lục..........................................................................................................................Trang 2Lời giới thiệu............................................................................................................................3MỞ ĐẦU...................................................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................4 2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiệnđề tài.........................................................4 2.1 Thuận lợi.......................................................................................................................4 2.2 Khó khăn.......................................................................................................................5 3. Mục tiêu.............................................................................................................................5 4. Nhiệm vụ............................................................................................................................5 5. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................................5NỘI DUNG...............................................................................................................................6 1. Cơ sở lý luận......................................................................................................................6 2. Cơ sở thực tiễn..................................................................................................................6 3. Thực trạng dạy – học bộ môn lịch sử tạo trường THPT Xuân Thọ.............................6 3.1 Ưu điểm.........................................................................................................................6 3.2 Hạn chế.........................................................................................................................7 4. Giải pháp thực hiện việc vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử........................................................................................................................7 4.1 Xác định tình huống có vấn đề trong diễn biến lịch sử............................................7 4.1.1 Tình huống mâu thuẫn..........................................................................................8 4.1.2 Tình huống giả định – tình huống nhập vai........................................................9 4.2 Những yêu cầu cần thiết khi vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề...........10 4.3 Quy trình dạy học nêu vấn đề...................................................................................11 4.4 Ví dụ cụ thể.................................................................................................................11 5. Kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài (sáng kiến kinh nghiệm)............................13 6. Bài học kinh nghiệm.......................................................................................................13KẾT LUẬN.............................................................................................................................15 1. Kết luận............................................................................................................................15 2. Một số kiến nghị..............................................................................................................15Tài liệu tham khảo.................................................................................................................17

Trang 2 Người thực hiện: Trần Minh Vương

Page 4: LỜI GIỚI THIỆU - WordPress.com · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần

Trường THPT Xuân Thọ Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến…

LỜI GIỚI THIỆULịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần

thiết về lịch sử xã hội loài người, giúp cho học sinh có thể hệ thống hóa, khái quát hoá những hiểu biết căn bản nhất về lịch sử, đồng thời qua những bài học lịch sử, người giáo viên bên cạnh việc truyền đạt những kiến thức sử học cho học sinh thì phải giáo dục tư tưởng tình cảm đúng đắn, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống…

Môn lịch sử có nhiều khả năng bồi dưỡng tư duy (khắc hoạ biểu tượng lịch sử, hình thành khái niệm lịch sử, hệ thống hoá các sự kiện lịch sử…) rèn luện cho học sinh những kĩ năng có thể áp dụng trong cuộc sống.

Cùng với các môn học khác, bộ môn lịch sử trong trường THPT góp phần bồi dưỡng cho học sinh ý thức, trách nhiệm, tự giác tìm hiểu, khám phá khoa học; giáo dục lòng tự hào dân tộc, tình yêu thiên nhiên, con người, tình yêu quê hương đất nước.

Vì vậy, có thể nói môn lịch sử là một bộ môn không thể thiếu trong các trường THPT. Tuy nhiên hiện nay việc dạy-học bộ môn lịch sử đang gặp nhiều vấn đề nan giải. Vậy làm thế nào để tiết học lịch sử trở nên thú vị? Học sinh hứng thú tìm hiểu, khám phá, giáo viên hăng say, nhiệt tình truyền đạt kiến thức? Sau thời gian giảng dạy, mặc dù mới được một thời gian ngắn nhưng suốt thời gian giảng dạy, tiếp xúc với nhiều học sinh khác nhau và được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy cô đồng nghiệp đi trước, tôi cũng đúc kết cho mình một vài kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn lịch sử trong trường phổ thông theo hướng tích cực hơn. Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan và qua kinh nghiệm thực tế bản thân tôi mạnh dạn một đề xuất một yếu tố có thể tạo được hứng thú học tập lịch sử cho học sinh THPT đó là “Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử”.

Trong quá trình thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình, tôi không tránh khỏi những thiếu sót, mong được sự đóng góp từ quý thầy cô đồng nghiệp và tập thể sư phạm nhà trường.

Tôi chân thành cám ơn!

Trang 3 Người thực hiện: Trần Minh Vương

Page 5: LỜI GIỚI THIỆU - WordPress.com · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần

Trường THPT Xuân Thọ Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến…

MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài

Để nâng cao chất lượng dạy học phù hợp với mục tiêu mới của giáo dục hiện nay,một yêu cầu được đặt ra cho đội ngũ giáo viên là phải đổi mới phương pháp dạy học, chuyển đổi từ phương thức lấy giáo viên làm trung tâm sang hướng lấy học sinh làm trung tâm.

Bộ môn lịch sử ở trường THPT cũng phải đáp ứng yêu cầu đó. Đổi mới phương pháp dạy học trong bộ môn lịch sử thực chất là giải quyết vấn đề: làm thế nào để phát huy tính tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức lịch sử của học sinh? Muốn kĩ năng học tập bộ môn của học sinh hình thành và phát triển, giáo viên cần đặt cho học sinh trước tình huống có vấn đề một cách sinh động, lý thú nhằm kích thích sự tìm tòi, sang tạo của học sinh trong học tập lịch sử. đây là kiểu dạy học nêu vấn đề, nó có thể đáp ứng được phần nào yêu cầu của giáo dục hiện tại.

Người thầy giữ vai trò là người hướng dẫn, học sinh hoàn toàn chủ động, tự giác trong việc học tập. Với một bài soạn được thiết kế theo nhiều tình huống khác nhau xoay quanh một vài đơn vị kiến thức, giáo viên sẽ điều khiển toàn bộ quá trình, diễn biến tiết học, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào việc tự tìm hiểu và chiếm lĩnh kiến thức, đồng thời cũng tự chịu trách nhiệm, tự đánh giá về những kết quả thu được của bản thân.

Đây là phương pháp được vận dụng nhiều không chỉ riêng bộ môn lịch sử mà còn trong các môn học khác. Nhưng trong thực tế giảng dạy, giáo viên lại gặp phải nhiều khó khăn khi vận dụng kiểu dạy học này:

- Thứ nhất, đâu là tình huống có vấn đề cần đưa ra giải quyết trong bài học?- Thứ hai, dạng bài diễn biến lịch sử có thể vận dụng được kiểu dạy học này không?Bởi lịch sử là những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ, nên khi dạy diễn biến

lịch sử, giáo viên phải dung phương pháp tường thuật, kể chuyện để tái hiện lại lịch sử theo một trình tự thời gian xảy ra các sự kiện một cách liền mạch; như vậy việc dừng lại, ngắt quãng diễn biến để nêu vấn đề có làm giảm sút sự hứng thú của học sinh và hiệu quả của tiết học hay không?

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận đổi mới phương pháp dạy học và kinh nghiệm của bản thân trong thực tế giảng dạy, tôi mạnh dãn được góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy – học lịch sử ở trường THPT với sang kiến “Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử”.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài

2.1 Thuận lợiVới kiến thức bộ môn của mình cũng như kinh nghiệm của 5 năm giảng dạy bộ môn lịch

sử ở trường THPT, tôi đã tương đối nắm vững kiến thức của chương trình dạy học bộ môn, trên cơ sở đó, nhận định được đâu là những kiến thức trọng tâm, cơ bản của từng bài học để từ đó rút ra được những vấn đề có tính gợi mở nhưng không kém phần thú vị để kích thích khả năng tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức của học sinh.

Trang 4 Người thực hiện: Trần Minh Vương

Page 6: LỜI GIỚI THIỆU - WordPress.com · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần

Trường THPT Xuân Thọ Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến…Đa số học sinh tích cực trong học tập, chịu khó tìm hiểu, khám phá lịch sử nên cũng rất

hứng thú để tự mình giải đáp được những thắc mắc về một vấn đề lịch sử nào đó.Hiện nay, phương tiện thong tin rất gần, nhất là Internet, học sinh sẽ dễ dàng tiếp cận với

những kiến thức lịch sử thời quá khứ cũng như quá trình gắn kết giữa quá khứ - hiện tại – tương lai của bộ môn lịch sử.

2.2 Khó khănDo xu hướng phát triển của xã hội hiện nay, đa phần học sinh, kể cả có những bậc phụ

huynh luôn xem môn lịch sử là một môn phụ nên ít quan tâm đến.Về khách quan mà nói, tình hình học sinh chưa có sự đồng bộ, tỷ lệ học sinh yếu kém còn

tương đối nhiều, khả năng tư duy, sang tạo của học sinh còn rất hạn chế.3. Mục tiêu

Bằng việc áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào trong quá trình dạy – học bộ môn lịch sử, giáo viên dẫn dắt học sinh học tập một cách tích cực, chủ động, áang tạo, nắm vững những kiến thức cơ bản, từ đó xoá dần cái tâm lý chán nản khi học lịch sử, học sinh không còn cảm thấy lịch sử là một môn học quá khô khan, “khó nuốt”, không còn mơ hồ về kiến thức lịch sử. Đó là cơ sở giúp người học có sự tò mò, hứng thú để tìm hiểu học tập lịch sử.

Giúp giáo viên nhận thấy được tầm quan trọng của việc vận dụng hợp lý, linh hoạt các phương pháp dạy học vào trong bài lịch sử nói chung và phương pháp “dạy học nêu vấn đề” nói riêng.4. Nhiệm vụ

Nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng hợp lý phương pháp “dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử” để có thể tạo được hứng thú học tập cho học sinh, từ đó giúp các em tự khám phá ra những kiến thức lịch sử cần thiết, quan trọng, cơ bản nhất góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn lịch sử ở trường THPT, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.5. Phạm vi nghiên cứu

Với thời gian có hạn, sáng kiến “vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử” của tôi có giới hạn trong phạm vi là một số bài học lịch sử thuộc chương trình lịch sử lớp 10 – cơ bản.

Trang 5 Người thực hiện: Trần Minh Vương

Page 7: LỜI GIỚI THIỆU - WordPress.com · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần

Trường THPT Xuân Thọ Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến…

NỘI DUNG1. Cơ sở lý luận

Dạy học nêu vấn đề vốn dĩ không phải là một đề tài quá mới mẻ đối với giáo viên. Phương pháp này đã được đề cập đến trong nhiều tài liệu:

- “Đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học môn văn, lịch sử, địa lý, giáo dục công dân, ngoại ngữ” (tài liệu tham khảo cho giáo viên) của PGS – TS Trần Kiều (chủ biên) – viện khoa học giáo dục – 1977. Nhưng tài liệu chỉ trình bày ở dạng lý luận chung và định hướng mục đích, nên khi vận dụng vào thực tế thì giáo viên còn gặp nhiều lung túng và khó khăn.

- “Phương pháp dạy học lịch sử” của Phan Ngọc Liên (chủ biên) – NXB Giáo dục – 2003 cũng đã đề cập rất cụ thể đến phương pháp dạy học nêu vấn đề.

Trên những cơ sở đã có và kinh nghiệm giảng dạy bộ môn của cá nhân, tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến “vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử” (thực nghiệm trong các bài học lịch sử thuộc chương trình lịch sử lớp 10 – cơ bản).2. Cơ sở thực tiễn

Lịch sử là những sự kiện, hiện tượng đã lùi xa trong quá khứ, để dạy dạng bài diễn biến lịch sử thường dùng phương pháp diễn giải, tường thuật diễn biến lịch sử và đặt những kết luận có sẵn. Phương pháp dạy học này đã làm cho học sinh tiếp nhận tri thức dưới dạng một truyện kể lịch sử nên chỉ nhận thức được những hiện tượng bên ngoài một cách phiếm diện, hời hợt, chủ quan. Với học sinh, lịch sử kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc là sự lập lại đơn thuần của các đơn vị kiến thức: địch mạnh – ta yếu, ta thắng – địch thua mà không thấy được tính chất ác liệt của từng cuộc kháng chiến bởi quân thù không giống nhau trong từng giai đoạn lịch sử, lúc nào chúng cũng hung bạo, đông đảo, mạnh hơn ta gấp nhiều lần và đều có dã tâm xâm chiếm nước ta. Với phương pháp dạy học một chiều: thầy nói – trò nghe, thầy đọc – trò chép, giáo viên đã dẫn học sinh đến cách học tương ứng: học thuộc long nội dung ghi trong sách giáo khoa hoặc vở là đủ, các em chỉ cần có trí nhớ tốt để ghi nhớ các sự kiện đã học không cần nắm bắt bản chất và quy luật lịch sử.

Để khắc phục tình trạng xem nhẹ lịch sử, nắm bắt bản chất sự kiện, hiểu các quy luật lịch sử tạo ra những cảm xúc, thái độ học tập lịch sử đúng đắn và sử dụng các kiến thức lý luận đã học để tự mình phân tích các hiện tượng xã hội của quá khứ và hiện tại, tôi đã vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy dạng bài diễn biến lịch sử để đặt các em vào trong một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, vào vị trí của một nhân vật lịch sử cụ thể, một tình huống lịch sử cụ thể để các em vận dụng khả năng tư duy của mình giải quyết những tình huống có vấn đề, góp phần tạo dựng lại đúng bản chất bức tranh lịch sử thế giới và dân tộc.3. Thực trạng dạy – học lịch sử ở trường THPT Xuân Thọ

3.1 Ưu điểma. Về phía giáo viên

Trang 6 Người thực hiện: Trần Minh Vương

Page 8: LỜI GIỚI THIỆU - WordPress.com · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần

Trường THPT Xuân Thọ Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến…- Cả 4 giáo viên giảng dạy lịch sử đều còn rất trẻ, nhiệt tình và tâm huyết trong việc

truyền đạt kiến thức lịch sử cho học sinh.- Các giáo viên đều cố gắng tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm trong việc đổi mới phương

pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh trong việc học tập lịch sử.- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cố gắng kết hợp tốt, hợp lý những phương pháp

dạy học mới theo hướng tích cực giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức…b. Về phía học sinh- Đa số học sinh chú ý nghe giảng, chịu khó tiếp thu bài mới, cố gắng trả lời những câu

hỏi mà giáo viên đưa ra.- Học sinh tham gia tích cực những tiết thảo luận nhóm, cố gắng nắm vững kiến thức

được những kiến thức trọng tâm, cơ bản của bài học.3.2 Hạn chế

a. Về phía giáo viên- Xét ở một góc độ nào đó, việc thay đổi phương pháp dạy học của giáo viên vẫn chưa

hoàn toàn phát huy được tính tích cực của học sinh.- Giáo viên chịu áp lực về thành tích môn học, từ đó luôn suy nghĩ phải bắt buộc học sinh

học sử, thuộc sử một cách cứng nhắc, giáo khoa, không tạo được hứng thú học tập cho học sinh.

- Cả 4 giáo viên còn rất trẻ nên knih nghiệm giảng dạy chưa nhiều, nhiều tình huống sư phạm không xử lý hợp lý khiến học sinh càng lúc càng cảm thấy chán học sử, căng thẳng khi học tiết sử…

b. Về phía học sinh- Ngay từ khi mới vào lớp 10 nhưng các em đã sớm định hướng con đường học vấn của

mình, các em luôn xem bộ môn lịch sử là một môn phụ nên không thật sự chịu tìm hiểu, học tập một cách nghiêm túc.

- Học sinh yếu kém đạt tỷ lệ tương đối cao nên chỉ có khả năng trả lời các câu hỏi của giáo viên như đọc lại bài trong sách giáo khoa, khả năng tư duy của các em còn rất hạn chế.

- Đa số học sinh luôn áp đặt cho mình một suy nghĩ rằng sử là một môn học quá dài dòng, khô khan và khó nhớ, khó thuộc nên không mấy hứng thú tìm hiểu.4. Giải pháp thực hiện việc vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử.

4.1 Xác định những tình huống có vấn đề trong diễn biến lịch sửPhương pháp dạy học lịch sử tốt cần phải chú ý phát huy tính độc lập, sang tạo của học

sinh (kiên quyết chống việc học nhồi nhét, học vẹt, học tủ) để các em có thể ứng phó với mọi tình huống và tự giải quyết các vấn đề được đặt ra. Người giáo viên không chỉ có nhiệm vụ truyền thụ những kết luận có sẵn mà nêu ra quá trình học tập có vấn đề theo mô hình sau:

Trang 7 Người thực hiện: Trần Minh Vương

Page 9: LỜI GIỚI THIỆU - WordPress.com · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần

Trường THPT Xuân Thọ Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến…

Tình huống có vấn đề chính là sự mâu thuẫn giữa những tri thức đã biết với những tri thức chưa biết, mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết được nhờ vào những sang tạo tư duy logic của học sinh. Trong mỗi chương, bài, đề mục đều ẩn chứa các tình huống có vấn đề, bản thân vấn đề bao gồm vấn đề lớn, trung bình và nhỏ, vấn đề phức tạp hay đơn giản. Việc xác định được các tình huống có vấn đề trong bài dạy giữ vai trò quyết định sự thành công của giáo viên khi thực hiện kiểu dạy học nêu vấn đề.

Các tình huống có vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử thường gặp là:4.1.1 Tình huống mâu thuẫn* Là tình huống giáo viên đưa ra hai vấn đề có chứa đựng sự mâu thuẫn với nhau, dưới

sự hướng dẫn của giáo viên học sinh sẽ từng bước giải quyết mâu thuẫn này và qua đó các em sẽ thấy rõ bản chất của vấn đề, nắm vững kiến thức.

Ví dụ: Bài 38: Quốc tế thứ nhất và công xã Pari 1871: Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp ngày càng phát triển mạnh mẽ làm cho mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản ngày càng quyết liệt, để giải quyết tình huống này tư sản Pháp đã gây chiến tấn công xâm lược nước Đức.

Tình huống có vấn đề được đặt ra ở đây là: Vì sao lại tạo ra một mâu thuẫn mới để giải quyết một mâu thuẫn đã có? (mâu thuẫn mới tạo ra là mâu thuẫn giữa Pháp và Đức, mâu thuẫn vốn có là mâu thuẫn giữa tư sản với vô sản Pháp).

- Hướng giải quyết vấn đề: cuộc chiến tranh Pháp – Đức sẽ làm kinh tế Pháp suy yếu, đời sống nhân dân khó khăn, phong trào công nhân suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho tư sản Pháp đàn áp, dập tắt phong trào công nhân trong nước. Dùng mâu thuẫn dân tộc để giải quyết mâu thuẫn giai cấp, hy sinh quyền lợi dân tộc để bảo vệ quyền lợi giai cấp, biện pháp giải quyết này đã thể hiện rõ bản chất phản động của giai cấp tư sản càng làm cho mâu thuẫn giai cấp trở nên sâu sắc hơn.

* Tình huống có vấn đề thường gặp trong dạng bài diễn biến lịch sử còn là sự mâu thuẫn giữa tương quan lực lượng và kết quả của các cuộc chiến. Giải quyết mâu thuẫn này, học sinh sẽ hiểu rõ được bản chất sự kiện lịch sử, tài năng của các anh hung dân tộc, vai trò của người chỉ huy trong cuộc kháng chiến.

Ví dụ 1: Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỷ X – XV. Ở mục II – các cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thế kỷ XIII.

Trang 8 Người thực hiện: Trần Minh Vương

THÔNG TIN NHỮNG KIẾN THỨC ĐÃ BIẾT

VẤN ĐỀ CHƯA BIẾT

TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀTÌM CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT

Page 10: LỜI GIỚI THIỆU - WordPress.com · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần

Trường THPT Xuân Thọ Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến…- Vấn đề được đặt ra là: Vì sao vào thế kỷ XIII, đế quốc Mông – Nguyên, một đế quốc

mạnh nhất thế giới thống trị nhiều nước châu Âu, châu Á nhưng ba lần sang xâm lược Đại Việt đều bị thất bại?

- Giải quyết vấn đề: Cho học sinh tìm những mặt mạnh, mặt yếu của quân Mông Cổ, tìm cách hạn chế những mặt mạnh của địch và tìm cách tấn công vào những điểm yếu của giặc như đánh lâu dài, thực hiện “vườn không nhà trống” làm cho địch thiếu lương thực phải rút quân…

Ví dụ 2: Bài 23: Phong trào Tây Sơn. Trong mục II – Những cuộc kháng chiến cuối thế kỷ XVIII.

- Vấn đề được đặt ra là: nhà Thanh bên Trung Quốc là một triều đại phong kiến cực thịnh đem 29 vạn quân sang xâm lược Đại Việt là nước nhỏ nhưng lại bị thất bại.

- Hướng giải quyết vấn đề: Quang Trung đã chọn đúng thời cơ thuận lợi, đánh bất ngờ, đồng loạt nhanh chóng nên chỉ trong vòng 5 ngày, dù lực lượng rất mạnh 29 vạn quân Thanh đã trở tay không kịp, thất bại một cách nhanh chóng.

Cách giải quyết mâu thuẫn trong tình huống này là sự thay đổi tương quan thế và lực của đôi bên. Người chỉ huy đã huy động sức lực toàn dân làm thay đổi tương quan về lực, biết đánh giá đúng quân giặc để đề ra kế hoạch đúng đắn thích hợp, kẻ thù ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau nên đường lối chỉ huy cũng khác nhau không rập khuôn máy móc thể hiện tài năng quân sự của từng người: + Lý Thường Kiệt với cách chủ động tiến công để tự vệ. +Trần Hưng Đạo với cách đánh lâu dài, “vườn không nhà trống”. +Quang Trung đánh bí mật, thần tốc , bất ngờ.

4.1.2 Tình huống giả định – tình huống nhập vaiTình huống có vấn đề trong lịch sử còn xuất hiện khi giáo viên đặt học sinh vào vị trí

người trực tiếp tham gia trận đánh, giữ vai trò người chỉ huy. Được đặt vào vị trí của người chỉ huy, trên cơ sở các sử liệu được giáo viên cung cấp: thời gian, không gian, địa hình, đặc điểm tình hình quân giặc...các em tự lập ra các giả thuyết, suy nghĩ, phán đoán để đưa ra một phương án, một kế hoạch đối phó để xử lý các thông tin được giáo viên cung cấp. Có như thế mới tạo ra sự hứng thú, tích cực trong học sinh và các em đã tự tạo ra cho mình những hình ảnh lịch sử cụ thể, tự mình khám phá ra bản chất, quy luật, xu hướng vận động...của các sự kiện hiện tượng, tự mình đánh giá chúng chứ không phải là ghi nhớ những điều đó từ sự trình bày của giáo viên nên sẽ nhớ lâu, hiểu kĩ sự kiện lịch sử hơn.

Ví dụ 1: Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỷ X – XV. Mục IV – Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh. Khởi nghĩa Lam Sơn, khi dạy về khởi nghĩa Lam Sơn.

- Vấn đề được đặt ra là: Khi 15 vạn viện binh của Liễu Thăng sang hỗ trợ cho quân của Vương Thông đang cố thủ ở thành Đông Quan, theo em ta phải đối phó như thế nào?

- Giải quyết vấn đề:+ Để học sinh thảo luận, được tự do trình bày những ý kiến riêng của mình.+ Tranh luận tự do dân chủ.

Trang 9 Người thực hiện: Trần Minh Vương

Page 11: LỜI GIỚI THIỆU - WordPress.com · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần

Trường THPT Xuân Thọ Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến…- Câu trả lời của học sinh sẽ có nhiều ý kiến khác nhau, có thể đúng hoặc sai nhưng điều

có ý nghĩa tăng cường tính tích cực tự lực xây dựng kiến thức .Vì nội dung trả lời không có sách giáo khoa mà buộc học sinh phải tư duy dưới nhiều góc độ dễ, khó đã làm cho các em hứng thú say mê tham gia vào tiết học.

- Chứng minh thực nghiệm để khẳng định hay bác bỏ các dự đoán đã đưa ra:+ Trường hợp 1: Tập trung lực lượng đánh quân cố thủ trong thành trước thì địch sẽ cố

thủ, địch cố thủ ta không chiếm được thành cuộc chiến kéo dài, quân lính mệt mỏi tinh thần chán nản lúc đó viện binh giặc lại kéo đến nơi bao vây tấn công ta quân trong thành mở cổng đánh ra quân ta rơi vào tình thế khó khăn sẽ thất bại.

+ Trường hợp 2: Bao vây thành, tập trung lực lượng đánh viện binh. Viện binh từ xa đến không người làm nội ứng, không quen địa hình, quân lính mệt mỏi lại bị ta phục kích sẽ thất bại nhanh chóng. Viện binh bị đánh tan, quân trong thành không đánh nhưng mất tinh thần tất sẽ đầu hàng. Như vậy đánh một trận mà thắng hai trận.

4.2 Những yêu cầu cần thiết khi vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đềXác định kiến thức cơ bản của từng chương, từng bài học để thầy và trò tập trung thì giờ

và trí tuệ vào đó nhằm giải quyết được mâu thuẫn hiện nay của chương trình là: Nội dung tài liệu học tập không tương ứng với thời gian học tập của học sinh. Khi xây dựng chương trình tri thức đã được lựa chọn cho phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh ở mức độ chung nhất, nên trong quá trình giảng dạy, giáo viên trên cơ sở hiểu rõ trình độ nhận thức của các em biết rõ các em đã có cái gì, cần có cáigì để lựa chọn những kiến thức cơ bản phù hợp vớinhững đối tượng cụ thể, trong những tình huống sư phạm cụ thể.

Xác định và nắm vững những vấn đề sẽ giao cho học sinh giải quyết. Những vấn đề tương ứng với những tri thức khoa học nào cần được truyền đạt? Vấn đề khi đưa ra phải có một phần kiến thức học sinh đã biết và một phần chưa biết phải thông qua họat động tư duy của học sinh vấn đề mới được giải quyết chứ không phải tìm thấy câu trả lời từ trong sách giáo khoa hay sách tham khảo. Khi nêu một sự kiện lịch sử làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết cần nêu rõ hoàn cảnh, thời gian, không gian ra đời, phát triển của sự kiện.

Xây dựng câu hỏi nêu tình huống có vấn đề: đây là phương tiện quan trọng để giáo viên định hướng hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình tổ chức tình huống dạy học.Vấn đề có sẵn trong các đơn vị bài học nhưng để chuyển từ vấn đề trở thành tình huống có vấn đề phải có câu hỏi có vấn đề, nhờ vào câu hỏi mà giáo viên sẽ đưa học sinh vào các tình huống có vấn đề cần được giải quyết đã nêu ở mục 1. Hệ thống câu hỏi bao gồm các câu hỏi cơ bản và 3đến 5 câu hỏi dẫn dắt, trong trường hợp này giáo viên đặt câu hỏi để học sinh huy động những kiến thức cần thiết đã thu nhận được trong quá trình học tập, trong hoạt động thực tiễn (quan sát, nhận xét...) để so sánh, để đối chiếu các sự kiện lịch sử bằng suy đoán lôgich và tự tìm ra câu trả lời cho vấn đề đặt ra. Trao đổi tìm tòi phát hiện bao gồm một chuỗi các câu hỏi lần lượt tìm hiểu những vấn đề nhỏ, bộ phận liên quan với nhau, hợp thành vấn đề lớn cơ bản.Việc giải quyết các câu hỏi nhỏ có tính chất gợi ý, bổ trợ sẽ dẫn đến giải quyết vấn đề chính.

Trang 10 Người thực hiện: Trần Minh Vương

Page 12: LỜI GIỚI THIỆU - WordPress.com · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần

Trường THPT Xuân Thọ Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến…Nghiên cứu những phương án giải quyết vấn đề, xác định những khó khăn, về trình độ tư

duy, vốn kiến thức của học sinh để dự kiến khả năng học sinh sẽ giải quyết vấn đề được giao đến đâu và dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề phù hợp với năng lực, trình độ học sinh. Có thể hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề bằng cách nêu những bản chất cơ bản đặc trưng của sự kiện và so sánh với các sự kiện khác hoặc nêu các mặt đối lập, những mâu thuẫn trong sự kiện, quy luật phát triển của sự kiện, liên hệ thực tế...

Đầu tư thích hợp cho nội dung của phần củng cố, dặn dò bài mới của tiết học. Để giải quyết một tình huống có vấn đề trong lớp học, học sinh sẽ vận dụng những hiểu biết của mình, những kiến thức liên quan nằm trong bàicũ nên giáo viên phải có hệ thống bài tậpvề nhả phù hợp liên quan đến vấn đề sẽ học trên lớp buộc học sinh phải đọc sách giáo khoa, khơi gợi trí nhớ từ bài cũ, sách tham khảo....ở nhà trước khi đến lớp có như vậy mới tránh được tình trạng “lệch pha” giữa thầy và trò trên lớp học: giáo viên nêu vấn đề, hoc sinh không chuẩn bị đầy đủ kiến thức để suy luận để giải quyết nên kéo dài thời gian sẽ dẫn đến hậu quả giáo viên sợ “cháy giáo án “ nên nhanh chóng quay lại phương pháp cũ : thuyết giảng một chiều. Để thực hiện tốt khâu dặn dò trên lớp giáo viên phải chuẩn bị trước những vấn đề cụ thể: hệ thống câu hỏi, hướng dẫn cách giải quyết, điều kiện cơ sở để giải quyết một cách cụ thể tránh hình thức dặn dò chung chung: đọc trước bài mới, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa...Đồng thời giáo viên phải tiến hành đồng thời biện pháp kiểm tra phần bài soạn cuả học sinh trong từng tiết học một cách có hiệu quả.

Dạy học nêu vấn đề là con đường tích cực hóa hoạt động học tập chủ động sáng tạo của người học nhưng nó không phải là một phương pháp dạy học cụ thể mà là nguyên tắc chỉ đạo việc tiến hành của nhiều phương pháp dạy học liên kết với nhau, trong đó giáo viên tạo ra tình huống có vấn đề , nêu vấn đề và tổ chức, thúc đẩy hoạt động tìm tòi sáng tạo của học sinh nhằm giải quyết vấn đề.

4.3 Quy trình của dạy học nêu vấn đềXác định kiến thức trọng tâm của bài học. Trên cơ sở mục đích yêu cầu của từng bài học

giáo viên sẽ xác định những kiến nào là trọng tâm mà thầy và trò cùng giải quyết trên lớp. Những yêu cầu nào học sinh sẽ tự giải quyết ở nhà, đọc ở sách giáo khoa.

Xác định các tình huống có vấn đề.Xây dựng hệ thống câu hỏi tình huống có vấn đề. Hệ thống câu hỏi bao gồm câu hỏi tái

hiện, so sánh, phân tích, khái quát hóa, tìm tòi phát hiện....để dẫn dắt học sinh giải quyết vấn đề do giáo viên đặt ra

Học sinh nêu ra những dự đoán giải quyết tình huống có vấn đê. Giáo viên ghi lên bảng và cho học sinh chứng minh hay bác bỏ các dự đoán đưa ra.

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh sẽ đối chiếu dự đoán với kết quả cuối cùng để kết luận kiến thức đúng, ghi nhận chính thức kiến thức mới vào vở.

4.4 Ví dụ cụ thểTrong dạng bài diễn biến lịch sử, mỗi bài đều có những vấn đề khác nhau cần được giải

quyết, tôi chỉ xin được trình bày minh họa ở một bài cụ thể .Nội dung trình bày không theo

Trang 11 Người thực hiện: Trần Minh Vương

Page 13: LỜI GIỚI THIỆU - WordPress.com · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần

Trường THPT Xuân Thọ Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến…tình tự các bước lên lớp của một giáo án mà trình bày theo quy trình của dạy học nêu vấn đề nhằm minh họa cho đề tài đã trình bày ở trên.

Lịch sử lớp 10: PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC, BẢO VỆ TỔ QUỐC CUỐI THẾ KỈ XVIII.

- Yêu cầu: Giúp học sinh thấy được âm mưu xâm lược nham hiểm của nhà Thanh, đồng thời nắm được những sự kiện lớn trong chiến dịch đại phá quân Thanh, những tài ba về quân sự của Quang Trung. Lập bảng niên biểu về quá trình hoạt động của nghĩa quân Tây Sơn từ khi khởi nghĩa đến chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa qua đó thấy được sức mạnh quật khởi của cha ông thuở trước.

Quá trình thực hiện:+ Bước 1: Kiến thức trọng tâm: Tài chỉ huy quân sự của Quang Trung và nguyên nhân

thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII.+ Bước 2: Xác định tình huống có vấn đề: Vì sao quân Thanh rất mạnh nhưng lại bị thất

bại một cách nhanh chóng?+ Bước 3: Xây dựng hệ thống câu hỏi:1. Hành động của quân Thanh và Tôn Sỹ Nghị khi kéo sang nước ta?2. Thái độ của nhân dân Bắc Hà đối với quân Thanh và Lê Chiêu Thống? Vì sao? (Phát

họa lại hoàn cảnh xã hội ở miền Bắc nước ta với mâu thuẫn xã hôi vừa mới xuất hiện)3. Vì sao Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế trước khi xuất binh ra Bắc?4. Quang Trung làm được gì trên đường hành quân ra Bắc? (Câu hỏi nêu vấn đề)5. Lời dụ của Quang Trung tại Vĩnh Doanh có ý nghĩa gì?6. Lời tuyên thệ đã thể hiện tinh thần của Quang Trung như thế nào?7. Vì sao Quang Trung lại quyết định tấn công quân Thanh ngay trong tết Kỷ Dậu?

(Quang Trung đã chuẩn bị gì cho cuộc chiến đấu sắp đến: Lực lượng, tinh thần quyết chiến quyết thắng, chọn đúng thời cơ)

8. Trận Ngọc Hồi, Đống Đa diễn ra như thế nào9. Tình thế của Tôn Sỹ Nghị như thế nào? (Cách đánh của Quang Trung trong trận chiến

này: Bí mật, thần tốc, bất ngờ, chớp nhoáng)10. Vì sao quân Thanh mạnh nhưng thất bại nhanh chóng? (Tình huống có vấn đề)

(Do bị tấn công một cách bất ngờ nên trở tay không kịp)11. Mục đích khởi nghĩa của phong trào Tây Sơn?12. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn?13. Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn?

+ Bước 4: Học sinh dự đoán và trả lời. Giáo viên ghi lại các câu trả lời vào bảng phụ và xuất hiện nhu cầu tìm câu trả lời đúng trong học sinh (theo thực tế ) sau đó chứng minh, thực nghiệm để khẳng định hay bác bỏ các dự đoán học sinh đưa ra (diễn ra theo thực tế).

+ Bước 5: Giáo viên hướng dẫn học sinh đối chiếu kết quả và kết luận.+ Bước 6: Học sinh chính thức ghi nhận kiến thức mới.

Trang 12 Người thực hiện: Trần Minh Vương

Page 14: LỜI GIỚI THIỆU - WordPress.com · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần

Trường THPT Xuân Thọ Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến…1. Quân Thanh xâm lược và bè lũ bán nước Lê Chiêu Thống: cướp của, giết người, tàn

ác, hèn hạ.2. Nhân dân Bắc Hà căm thù sâu sắc.3. Quang Trung đã chuẩn bị đầy đủ lực lượng, tinh thần trên đường hành quân nhanh

chóng.4. Ý nghĩa lịch sử: Thể hiện tinh thần đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu

nước sáng tạo của nhân dân ta.5. Nguyên nhân thắng lợi: Sự ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân và người chỉ huy tài

giỏi đặc biệt là Quang Trung.5. Những kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài (sáng kiến kinh nghiệm)

Mặc dù thời gian cho một tiết học lịch sử trên lớp là rất hạn chế nhưng sau khi áp dụng đề tài này vào thực tiễn giảng dạy của mình, tôi cũng đã đạt được một kết quả khả quan. Trước hết bản thân tôi nhận thấy rằng đây là những kinh nghiệm rất phù hợp với việc dạy – học sử trong trường phổ thông hiện nay, nó kích thích được tính tò mò, muốn tìm hiểu lịch sử ngay từ khi bắt đầu vào bài học, chính vì vậy đây có thể xem là một biện pháp góp phần phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh.

Từ đây cũng nhận thấy được rằng thái độ, cách nhìn nhận của học sinh về bộ môn lịch sử đã thay đổi, các em không cảm thấy quá nặng nề, quá nhàm chán mỗi khi vào tiết học lịch sử nữa. Mà ngược lại các em cảm thấy thật thú vị khi được tự mình khám phá những kiến thức lịch sử có liên quan đến cuộc sống hiện nay, bài học lịch sử trở nên gần gũi hơn đối với học sinh.6. Bài học kinh nghiệm

Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này vào bài dạy lịch sử, tôi rút ra được cho bản thân rất nhiều những kinh nghiệm quý báu trong việc dạy – học lịch sử với việc vận dụng phương pháp “dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử”:

- Thứ nhất, với mỗi tiết dạy, giáo viên cần nêu rõ yêu cầu mục tiêu của bài học lịch sử, từ đó biết được đâu là kiến thức trọng tâm mà học sinh cần khắc sâu để đưa ra được phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học, không nên áp dụng cứng nhắc chỉ một phương pháp mà cần kết hợp hợp lý nhiều phương pháp dạy học trong cùng một bài học để tạo hứng thú cho học sinh.

- Thứ hai, tiết học sử có thời lượng rất ngắn (45’) nhưng lượng kiến thức thì tương đối nhiều, vì vậy khi áp dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề, giáo viên cần suy nghĩ để đưa ra những vấn đề tương đối, vừa sức với học sinh, tránh việc vì phải suy nghĩ, giải quyết vấn đề giáo viên đưa ra mà học sinh phải tốn quá nhiều thời gian làm việc nhưng không đem lại hiệu quả cần thiết.

- Thứ ba, giáo viên cần có những gợi mở, định hướng giúp học sinh giải quyết được vấn đề, cần hướng dẫn các em đi đúng hướng, tìm hiểu đúng kiến thức yêu cầu, tránh việc các em đi quá xa so với yêu cầu đặt ra.

Trang 13 Người thực hiện: Trần Minh Vương

Page 15: LỜI GIỚI THIỆU - WordPress.com · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần

Trường THPT Xuân Thọ Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến…- Thứ năm, bên cạnh việc có một cách vào đề hấp dẫn tạo được hứng thú cho học sinh

tìm hiểu, khám phá bài học thì trong quá trình dạy – học lịch sử, giáo viên cần phải biết áp dụng hợp lý đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, như thế có thể phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập lịch sử, đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục hiện nay.

Trang 14 Người thực hiện: Trần Minh Vương

Page 16: LỜI GIỚI THIỆU - WordPress.com · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần

Trường THPT Xuân Thọ Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến…

KẾT LUẬN1. Kết luận

Với việc vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề vào dạy diễn biến lịch sử, giáo viên đã làm cho học sinh suy nghĩ, thực hiện tham gia vào sự kiện và tình huống lịch sử, chủ động tìm cách giải quyết vấn đề nên tri thức lịch sử đã trở thành đối tượng suy nghĩ của học sinh. Tri thức lịch sử do tự học sinh tìm ra sẽ được các em ghi nhớ một cách vững chắc và tự giác như là một vốn kiến thức chứ không nhanh chóng bi lãng quên như kiến thức đã được nghe, hiểu qua lời thuyết giảng của thầy, hiệu quả, chất lượng giảng dạy bộ môn được nâng lên rõ rệt, tục ngữ phương Đông có câu:”nghe rồi sẽ quên , nhìn rồi sẽ nhớ ,nhưng làm thì mới hiểu”.

Đề tài được xây dựng trên cơ sở rút ra từ kinh nghiệm áp dụng lý luận dạy học nêu vấn đề vào thực tế giảng dạy và dựa vào đó mà quá trình vận dụng ngày càng đạt hiệu quả. Từ lý luận được kiểm nghiệm qua thực tế và từ thực tế để nâng cao lý luận dạy học.

Đề tài gồm các bước:- Xác định các tình huống có vấn đề trong dạng bài diễn biến lịch sử.- Những yêu cầu cần thiết khi vận dụng kiểu dạy học nêu vấn đề.- Qui trình thực hiện kiểu dạy học nêu vấn đề.Bên cạnh việc áp dụng sáng kiến này vào bài dạy lịch sử thì người giáo viên dạy sử phải

luôn biết rèn luyện, trao dồi thêm kiến thức lịch sử. Luôn chủ động tìm hiểu và nắm bắt những thông tin mới có liên quan đến lịch sử. Tích cực trong việc trao đổi và học hỏi những kinh nghiệm giảng dạy của các đồng nghiệp khác. Có như thế người giáo mới dần tự hoàn thiện bản thân về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm dạy học tích luỹ ngày càng nhiều. Đó sẽ là những kinh nghiệm đáng quý cho tất cả những giáo viên dạy bộ môn lịch sử trong suốt quá trình giáo dục học sinh của mình.2. Một số kiến nghị

Thứ nhất, việc trình bày theo nguyên tắc dạy học nêu vấn đề đòi hỏi giáo viên phải nắm vững sự kiện, biết tạo ra tình huống có vấn đề nhằm phát huy năng lực nhận thức của học sinh, đòi hỏi sự đầu tư cao của giáo viên song nếu tổchức tốt thì nãng lực trí tuệ của học sinh sẽ phát triển, sự hiểu biết về lịch sử dân tộc sẽ sâu sắc, vững chắc và khoa học hơn.

Thứ hai, một thực tế rất rõ ràng là hiện nay nhà trường vẫn còn thiếu một số thiết bị liên quan đến dạy – học lịch sử ở phổ thông như tranh ảnh, tư liệu…chính vì vậy việc áp dụng những đồ dùng trực quan vào dạy học lịch sử còn rất hạn chế.Thứ ba, vì kiến thức lịch sử tương đối dài, đa số giáo viên đều sợ “cháy giáo án” nên thường không dẫn nhập bài mới cho học sinh mà đi trực tiếp bài học, như thế làm học sinh cũng cảm thấy nặng nề và giáo viên thì áp lực về thời gian. Cho nên, tôi nhận thấy rằng với một bài học lcịh sử, người giáo viên cần đặt ra được đâu là kiến thức trọng tâm, cơ bản buộc phải giảng dạy cho học sinh hiểu, đâu là kiến thức bổ trợ học sinh có thể tự tìm hiểu, từ đó phân bổ thời gian thật hợp lý cho một tiết

Trang 15 Người thực hiện: Trần Minh Vương

Page 17: LỜI GIỚI THIỆU - WordPress.com · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần

Trường THPT Xuân Thọ Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến…dạy – học lịch sử, và quan trọng là giáo viên không quên mở đầu bài dạy bằng những sự kiện thật thú vị, luôn gây được hứng thú cho học sinh.

Thứ tư, giáo viên cần có những cuộc thi liên quan đến lịch sử, có thể tổ chức cấp lớp, cấp khối hay cấp trường nhằm hệ thống kiến thức lịch sử đã học của học sinh, có như thế học sinh sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi tiếp cận với bộ môn lịch sử.

Cuối cùng, người giáo viên luôn biết vận dụng tốt các phương pháp dạy học lịch sử, luôn có sự đổi mới trong từng tiết học để không gây tâm lý nhàm chán ở học sinh.

Phạm vi đề tài nghiên cứu nhỏ hẹp gói gọn kinh nghịêm vận dụng lý luận dạy học vào thực tiễn, bản thân đã có sự đầu tư nghiên cứu và áp dụng đạt những thành công nhất định nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại những hạn chế không tránh khỏi rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, xin cảm ơn.

Xuân Thọ, ngày 23 tháng 3 năm 2012 Người viết

Trần Minh Vương

Trang 16 Người thực hiện: Trần Minh Vương

Page 18: LỜI GIỚI THIỆU - WordPress.com · Web viewLỜI GIỚI THIỆU Lịch sử là môn học cung cấp cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản nhất, cần

Trường THPT Xuân Thọ Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề trong dạng bài diễn biến…

TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Sách giáo khoa Lịch sử 10, 11 - NXB GD - 20062. Những mẩu chuyện lịch sử thế giới - Đặng Đức An – NXB Giáo Dục – 20023. Những mẩu chuyện lịch sử Việt Nam - Đặng Đức An – NXB Giáo Dục - 20024. Phương háp dạy học lịch sử- Phan Ngọc Liên – NXB Giáo Dục - 20035. Con đường và biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT - Ngô Minh Oanh – NXB ĐHSP TPHCM - 20066. Sổ tay kiến thức lịch sử (phần lịch sử thế giới, lịch sử Việt Nam) - Phan Ngọc Liên - NXB Giáo Dục - 20037. Thuật ngữ khái niệm lịch sử phổ thông - Phan Ngọc Liên - NXB ĐHQG HN -2005Và một số tài liệu khác

Trang 17 Người thực hiện: Trần Minh Vương