151
i LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành luận án này tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban lãnh đạo Viện Hải dương học. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của hai thầy PGS.TS. Võ Sĩ Tuấn và TS. Nguyễn Văn Long, đã định hướng nghiên cứu, giúp đỡ hết sức tận tâm trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Đà Nẵng, lãnh đạo Đại học Đà Nẵng đã cấp kinh phí cho tôi thực hiện các đề tài hỗ trợ cho quá trình thực hiện luận án này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS Nguyễn Ngọc Lâm đã tạo mọi điều kiện và luôn động viên để tôi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh. Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Văn Quang chủ nhiệm đề tài VAST06.05/14- 15 đã tạo điều kiện để tôi tham gia nội dung điều tra nguồn giống cá mú ở Quảng Nam và Đà Nẵng, Tiến sĩ Jean-Dominique Durand, Centre pour la biodiversité marine, l’ exploitation et la conservation (MARBEC)-France, đã giúp đỡ tôi giải mã trình tự gen của cá Dìa và TS. Nguyễn Thị Thu Thủy đã hướng dẫn tôi phân tích kết quả giải mã trình tự gen. Hoàn thành công trình này tôi xin chân thành cảm ơn KS. Hứa Thái Tuyến, Thạc sĩ Phạm Bá Trung, Thạc sĩ Lê Thị Thu Thảo và các đồng nghiệp trong phòng Nguồn lợi Thủy sinh vật biển, phòng Động vật có xương sống biển, phòng Sinh vật phù du biển và các phòng chuyên môn thuộc Viện Hải dương học đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình thực hiện luận án. Cảm ơn gia đình đã động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án này. Nha Trang, tháng 9 năm 2017 Nguyễn Thị Tƣờng Vi

LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

i

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành luận án này tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban

lãnh đạo Viện Hải dương học.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của hai thầy PGS.TS. Võ Sĩ

Tuấn và TS. Nguyễn Văn Long, đã định hướng nghiên cứu, giúp đỡ hết sức tận tâm

trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án.

Xin cám ơn lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Đà Nẵng, lãnh đạo

Đại học Đà Nẵng đã cấp kinh phí cho tôi thực hiện các đề tài hỗ trợ cho quá trình thực

hiện luận án này.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới GS.TS Nguyễn Ngọc Lâm đã tạo mọi điều kiện và

luôn động viên để tôi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh.

Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Võ Văn Quang chủ nhiệm đề tài VAST06.05/14-

15 đã tạo điều kiện để tôi tham gia nội dung điều tra nguồn giống cá mú ở Quảng Nam

và Đà Nẵng, Tiến sĩ Jean-Dominique Durand, Centre pour la biodiversité marine, l’

exploitation et la conservation (MARBEC)-France, đã giúp đỡ tôi giải mã trình tự gen

của cá Dìa và TS. Nguyễn Thị Thu Thủy đã hướng dẫn tôi phân tích kết quả giải mã

trình tự gen.

Hoàn thành công trình này tôi xin chân thành cảm ơn KS. Hứa Thái Tuyến, Thạc

sĩ Phạm Bá Trung, Thạc sĩ Lê Thị Thu Thảo và các đồng nghiệp trong phòng Nguồn

lợi Thủy sinh vật biển, phòng Động vật có xương sống biển, phòng Sinh vật phù du

biển và các phòng chuyên môn thuộc Viện Hải dương học đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ

nhiệt tình trong quá trình thực hiện luận án.

Cảm ơn gia đình đã động viên tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án này.

Nha Trang, tháng 9 năm 2017

Nguyễn Thị Tƣờng Vi

Page 2: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên

cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở

bất kỳ học vị nào. Công trình này là kết quả nghiên cứu của tác giả đã trực tiếp tham

gia thực hiện với sự cộng tác của các đồng nghiệp và được sự đồng ý cho phép sử

dụng trong luận án.

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám

ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Nguyễn Thị Tƣờng Vi

Page 3: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

iv

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... vii

DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... vii

DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. x

MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1

ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN ........................................................................................ 6

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 7

1.1. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá ...................................................................... 7

1.1.1. Trên thế giới ................................................................................................................... 7

1.1.1.1. Nguồn lợi và hiện trạng khai thác ............................................... 7

1.1.1.2. Liên kết sinh thái ....................................................................... 11

1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................................... 15

+ Biển Cù Lao Chàm ............................................................................. 19

+ Cửa sông Thu Bồn .............................................................................. 20

+ Biển Đà Nẵng .................................................................................... 22

1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn, địa hình và trầm tích vùng biển ven bờ Quảng

Nam và Đà Nẵng ......................................................................................................... 23

1.2.1. Khí hậu .......................................................................................................................... 23

1.2.2. Đặc điểm thủy văn ....................................................................................................... 24

1.2.3. Đặc điểm địa hình và trầm tích biển .......................................................................... 25

1.2.3.1. Đặc điểm địa hình đáy biển ...................................................... 25

1.2.3.2. Đặc điểm trầm tích tầng mặt đáy biển ...................................... 26

CHƢƠNG 2. TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 29

2.1. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU........................... 29

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................................. 29

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 29

2.1.3. Thời gian thực hiện ...................................................................................................... 30

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 30

2.2.1. Nghiên cứu đặc trƣng cơ bản của các hệ sinh thái và nguồn lợi cá liên quan. ....... 30

Page 4: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

v

2.2.1.1. Đặc điểm sinh cư (habitat) ........................................................ 30

2.2.1.2. Thành phần loài cá .................................................................... 31

2.2.1.3. Đặc trưng nguồn lợi cá ............................................................. 34

2.2.2. Phân tích và so sánh đặc trƣng nguồn lợi cá giữa các hệ sinh thái ......................... 39

2.2.2.1. Phân tích chỉ số đa dạng sinh học ............................................ 39

2.2.2.2. Phân tích đặc tính sinh thái ...................................................... 40

2.2.2.3. Đặc trưng nguồn lợi .................................................................. 41

2.2.3. Nghiên cứu liên kết sinh thái ...................................................................................... 42

2.2.3.1. Thu mẫu nghiên cứu cấu trúc kích thước cá Dìa công (Siganus

guttatus) ........................................................................................................................ 42

2.2.3.2. Thu mẫu phân tích ADN ............................................................ 44

2.2.4. Tài liệu về hiện trạng khai thác .................................................... 46

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 47

3.1. ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA CÁC HỆ SINH THÁI VÀ NGUỒN LỢI CÁ

LIÊN QUAN ............................................................................................................... 47

3.1.1. Đà Nẵng ....................................................................................................................... 47

3.1.1.1. Đặc điểm sinh cư ....................................................................... 47

3.1.1.2. Thành phần loài cá .................................................................... 48

3.1.1.3. Đặc trưng nguồn lợi cá ............................................................. 51

3.1.2. Cù Lao Chàm ............................................................................................................... 57

3.1.2.1. Đặc điểm sinh cư ....................................................................... 57

3.1.2.2. Thành phần loài cá .................................................................... 60

3.1.2.3. Đặc trưng nguồn lợi cá ............................................................. 61

3.1.3. Cửa sông Thu Bồn ....................................................................................................... 65

3.1.3.1. Đặc điểm sinh cư ....................................................................... 65

3.1.3.2. Thành phần loài cá .................................................................... 67

3.1.3.3. Đặc trưng nguồn lợi cá ............................................................. 70

3.2. PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƢNG NGUỒN LỢI CÁ GIỮA CÁC HỆ

SINH THÁI ................................................................................................................. 75

3.2.1. Tính chất thành phần loài ........................................................................................... 75

3.2.1.1. Thành phần loài cá giữa ba khu vực ........................................ 75

3.2.1.2. Đặc trưng thành phần và độ giàu có loài giữa 3 khu vực ....... 77

Page 5: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

vi

3.2.1.3. Đặc tính thích nghi theo độ mặn và môi trường sống ............... 79

3.2.2. Đặc trƣng nguồn lợi ..................................................................................................... 82

3.2.2.1. Thành phần nguồn lợi chính ..................................................... 82

3.2.2.2. Nguồn giống nguồn lợi .............................................................. 84

3.2.2.3. Kích thước khai thác một số nguồn lợi cá liên quan đến các sinh

cư ven bờ ...................................................................................................................... 86

3.3. LIÊN KẾT SINH THÁI CỦA QUẦN THỂ CÁ DÌA CÔNG (Siganus

guttatus) TRONG CÁC SINH CƢ VEN BỜ ........................................................... 89

3.3.1. Cấu trúc kích thƣớc ..................................................................................................... 89

3.3.2. Quan hệ di truyền của quần thể cá Dìa công giữa các hệ sinh thái ......................... 94

3.3.3. Liên kết sinh thái của cá Dìa công trong các sinh cƣ ven bờ ................................... 97

3.4. PHÂN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG VÀ BẤT CẬP TRONG KHAI THÁC VÀ

QUẢN LÝ NGHỀ CÁ HIỆN NAY ......................................................................... 101

3.4.1. Hiện trạng khai thác nguồn lợi cá ............................................................................ 101

3.4.1.1. Năng lực tàu thuyền và cơ cấu ngành nghề khai thác ............ 101

3.4.1.2. Xu thế thay đổi sản lượng thủy sản trong những năm gần đây103

3.4.2. Các tác động đối với nguồn lợi ................................................................................. 105

3.4.3. Các bất cập trong công tác quản lý nghề cá ............................................................ 106

3.4.3.1. Những kết quả đạt được của công tác quản lý nghề cá .......... 106

3.4.3.2. Các bất cập trong hoạt động khai thác và quản lý nghề cá hiện

nay .............................................................................................................................. 108

3.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN

LỢI CÁ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC HỆ SINH THÁI .............................................. 110

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 115

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 115

KIẾN NGHỊ .............................................................................................................. 116

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................................. 117

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 118

Page 6: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

vii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADN (hay ADN) : Axit đêoxyribonucleic.

CLC : Cù Lao Chàm

COI : Vùng 5’ của cytochrome oxidase I (COI) là vị

trí tiêu chuẩn của mã di truyền.

CSTB

cs.

: Cửa sông Thu Bồn

: Cộng sự

FL (Fork length) : Chiều dài thân từ mút đầu tới chẻ đuôi.

KBTB : Khu bảo tồn biển

Nxb. : Nhà xuất bản

NTB : Nam Trung Bộ

NE (North East) : Đông Bắc

NCS : Nghiên cứu sinh

NSTB : Năng suất trung bình

PCA

: Phân tích thành phần chính (Principal

component analysis).

TL (Total length) : Chiều dài toàn thân (từ mút đầu đến hết chiều

dài đuôi).

SW (South West) : Tây Nam

Taxon : Đơn vị phân loại

VĐN : Vịnh Đà Nẵng

Ecological Connectivity: Liên kết sinh thái.

Page 7: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Công trình nghiên cứu của các tác giả về đặc điểm sinh cư vùng

biển ven bờ Đà Nẵng, Cù Lao Chàm và cửa sông Thu Bồn từ năm 2004-2009 30

Bảng 2.2. Công trình nghiên cứu về thành phần loài cá ở vùng biển Đà

Nẵng, Cù Lao Chàm từ năm 1997-2010 ............................................................. 31

Bảng 2.3. Thời gian và địa điểm thu mẫu bổ sung danh lục thành phần

loài cá .................................................................................................................. 33

Bảng 2.4. Địa điểm và thời gian tổ chức tham vấn cộng đồng ................ 36

Bảng 2.5. Địa điểm và thời gian tổ chức các đợt khảo sát thu mẫu nguồn

lợi ......................................................................................................................... 39

Bảng 2.6. Số lượng cá thể cá Dìa công (Siganus guttatus) thu mẫu nghiên

cứu cấu trúc kích thước ....................................................................................... 43

Bảng 2.7. Địa điểm, số trạm, số mẫu và thời gian tổ chức thực hiện các

hoạt động thu mẫu ............................................................................................... 45

Bảng 2.8. Nguồn số liệu về ngành nghề khai thác hải sản và sản lượng

hàng năm từ các cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương. ....................... 46

Bảng 3.1. Cấu trúc theo các bậc taxon cá vùng biển Đà Nẵng ................. 49

Bảng 3.2. Thành phần nguồn lợi chính ở vùng biển ven bờ Đà Nẵng ..... 52

Bảng 3.3. Ước tính sản lượng và doanh thu của nguồn lợi chính vùng biển

ven bờ ĐN năm 2011 .......................................................................................... 53

Bảng 3.4. Danh sách thành phần loài cá con liên quan rạn san hô được bắt

gặp vùng ven bờ Đà Nẵng ................................................................................... 56

Bảng 3.5. Thành phần loài cá giống được khai thác ven bờ Đà Nẵng ..... 56

Bảng 3.6. Diện tích phân bố các sinh cư vùng biển Đà Nẵng và Cù Lao

Chàm. .................................................................................................................. 59

Bảng 3.7. Cấu trúc theo các bậc taxon cá vùng biển Cù Lao Chàm ........ 60

Bảng 3.8. Thành phần nguồn lợi chính vùng biển Cù Lao Chàm ............ 63

Page 8: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

ix

Bảng 3.9. Mùa vụ, ước tính sản lượng và doanh thu của nguồn lợi chính

vùng biển CLC năm 2011 ................................................................................... 63

Bảng 3.10. Cấu trúc theo các bậc taxon cá vùng cửa sông Thu Bồn ....... 69

Bảng 3.11. Thành phần nguồn lợi chính vùng cửa sông Thu Bồn ........... 71

Bảng 3.12. Các loại nghề và năng suất, mùa vụ khai thác nguồn lợi chính

vùng cửa sông Thu Bồn năm 2011 ..................................................................... 71

Bảng 3.13. Thành phần nguồn lợi cá giống được khai thác vùng cửa sông

Thu Bồn ............................................................................................................... 73

Bảng 3.14. Sản lượng, doanh thu, mùa vụ khai thác nguồn lợi giống cửa

sông Thu Bồn ...................................................................................................... 73

Bảng 3.15: Cấu trúc theo các bậc taxon thành phần loài cá ở 3 khu vực

nghiên cứu. .......................................................................................................... 76

Bảng 3.16. Các họ cá rạn san hô có số lượng chiếm ưu thế ở 3 khu vực

nghiên cứu ........................................................................................................... 78

Bảng 3.17. Độ giàu có loài theo bậc bộ và họ của 3 khu vực. ................. 78

Bảng 3.18. Số lượng loài cá chung và riêng cho các khu vực .................. 79

Bảng 3.19. Các nhóm nguồn lợi chính ở 3 khu vực nghiên cứu .............. 82

Bảng 3.20. Thành phần, sản lượng và doanh thu nguồn giống cá ở vùng

biển Đà Nẵng và cửa sông Thu Bồn ................................................................... 84

Bảng 3.21. Tỉ lệ % các loài cá Mú khai thác ở ba khu vực nghiên cứu ... 87

Bảng 3.22. Tóm tắt kích thước của đàn cá Dìa công (Siganus guttatus) ở

ba khu vực nghiên cứu từ tháng 07/2014 đến tháng 06/2015 ............................. 90

Bảng 3.23. Tần số các kiểu gien COI ở ba địa điểm thu mẫu và các tham

số đa dạng nucleotide, số kiểu gien, đa dạng kiểu gien và số nucleotide thay đổi

trong từng quần đàn ............................................................................................. 95

Bảng 3.24. Mức độ khác nhau giữa các quần đàn dựa trên tần số kiểu gien

của gien COI (Số trong ngoặc là P-value của “exact test”) ................................ 96

Bảng 3.25. Khoảng cách di truyền giữa các kiểu gien COI tìm thấy ở các

mẫu thu được trong nghiên cứu này .................................................................... 96

Page 9: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

x

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Bản đồ địa hình đáy biển từ Đà Nẵng-Thăng Bình (Quảng Nam)

(Nguồn: Đề tài KH06.08-Lê Phước Trình, 2002) ............................................... 27

Hình 1.2. Sơ đồ phân bố trầm tích tầng mặt từ Đà Nẵng-Thăng Bình

(Nguồn: Đề tài KH06.08-Lê Phước Trình, 2002) ............................................... 28

Hình 2.1. Sơ đồ phạm vi vùng biển nghiên cứu ....................................... 29

Hình 2.2. Vị trí các điểm thu mẫu cá phân tích tính đa dạng loài vùng cửa

sông Thu Bồn ...................................................................................................... 32

Hình 2.3. Trạm vị thu mẫu cá giống vùng biển Đà Nẵng ........................ 37

Hình 2.4. Sơ đồ trạm vị khảo sát, thu mẫu nguồn giống cá .................... 38

Hình 2.5. Sơ đồ trạm vị khảo sát, thu mẫu cá Dìa công vùng cửa sông TB

............................................................................................................................. 42

Hình 3.1. Kích thước trung bình của cá Hố hột Trichiurus lepturus khai

thác bằng nghề giã cào và lưới rùng tại Đà Nẵng ............................................... 54

Hình 3.2. Kích thước cá Dìa cana khai thác bằng nghề lưới bén ở vùng

biển Đà Nẵng ....................................................................................................... 54

Hình 3.3. Chiều dài thân trung bình (mm) của con giống các loài cá liên

quan đến rạn san hô vùng biển Đà Nẵng ............................................................ 57

Hình 3.4. Kích thước một số loài cá liên quan rạn san hô khai thác vùng

biển CLC ............................................................................................................. 64

Hình 3.5. Sơ đồ vùng phân bố chính của các sinh cư quan trọng vùng biển

ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng .............................................................................. 68

Hình 3.7. Tính thích nghi độ mặn của các nhóm cá ở 3 khu vực ............. 80

Hình 3.8. Tính thích nghi theo môi trường sống của các nhóm cá thuộc 3

khu vực ................................................................................................................ 81

Hình 3.9. Sơ đồ vùng phân bố nguồn giống cá mú, cá Dìa công và cá

hồng hạ lưu sông Thu Bồn theo kết quả tham vấn cộng đồng ............................ 85

Page 10: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

xi

Hình 3.10. Phân bố bãi giống cá Dìa công (S. guttatus) trong thảm cỏ biển

Gò Hí ................................................................................................................... 86

Hình 3.11. Chiều dài toàn thân trung bình của một số loài thuộc họ cá Mú

ở ba khu vực nghiên cứu ..................................................................................... 88

Hình 3.12. Kích thước trung bình theo tháng của cá Dìa công S. guttatus ở

3 khu vực ............................................................................................................. 91

Hình 3.13. Cấu trúc các nhóm kích thước theo tháng của cá Dìa công khai

thác ở ba vùng biển: Cù Lao Chàm, cửa sông Thu Bồn và Đà Nẵng ................. 93

Hình 3.14. Quan hệ tiến hóa giữa các loài thuộc giống Siganus dựa trên

chuỗi ADN của một phần gien COI (có tham khảo chuỗi COI ở các khu vực

khác để xây dựng quan hệ tiến hóa) .................................................................... 98

Hình 3.15. Số lượng tàu cá qua các năm 2012-2015 tại ba khu vực ...... 101

Hình 3.16. Cơ cấu ngành nghề khai thác cá tại 3 khu vực ..................... 102

Hình 3.17. Sản lượng khai thác thủy sản từ năm 2010-2015 của 3 khu vực

nghiên cứu ......................................................................................................... 104

Hình 3.18. Khu duy trì nguồn giống cá Dìa công vùng cửa sông Thu Bồn

........................................................................................................................... 114

Page 11: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

1

MỞ ĐẦU

Vùng biển ven bờ là nơi có năng suất sinh học vượt trội, được ước tính chỉ

chiếm 10% diện tích đại dương nhưng chứa đến 90% số loài sinh vật biển. Đây là nơi

phân bố nhiều kiểu sinh cư, đa dạng về loài và phong phú về nguồn gen, tuy nhiên

cũng là nơi dễ bị tổn thương nhất dưới tác động của tự nhiên và con người [87].

Thống kê của FAO (2013) cho thấy sản lượng cá biển của nghề cá ven bờ trên thế

giới trước những năm 1950 gia tăng liên tục trung bình 6%/năm, sau đó tỉ lệ gia tăng

suy giảm còn 1,5% và từ năm 1995-1996 đến nay giảm dưới 0,6%/năm mặc dù số

lượng tàu thuyền tăng và kỹ thuật khai thác ngày càng cải tiến, trong đó nguyên nhân

được cho là do sức ép khai thác quá mức, sử dụng các nghề đánh bắt mang tính hủy

diệt và sự mất mát các sinh cảnh ven bờ (FAO, 2013). Ở vùng biển nhiệt đới, các rạn

san hô, rừng ngập mặn và thảm cỏ biển là các sinh cư ven bờ đặc trưng có năng suất

sinh học cao, là nơi hội tụ chất dinh dưỡng giàu có của đại dương, cho nên sinh vật ở

đây chiếm ưu thế bậc nhất về trữ lượng và đa dạng về chủng loại. Vì vai trò quan

trọng đối với nghề cá thế giới mà nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ven bờ cho đến

nay đã được nhiều nước quan tâm, đặc biệt là cá rạn, do đặc thù vòng đời và tương

tác sinh thái mà nguồn lợi cá rạn rất dễ bị tổn thương dưới tác động khai thác quá

mức của con người [117]. Trên thế giới công tác quản lý nghề cá ngày càng tập trung

vào việc bảo vệ các hệ sinh thái cũng như các nhóm nguồn lợi cá riêng rẽ [150, 156,

170]. Ý tưởng đầu tiên về quản lý nghề cá dựa vào hệ sinh thái được đề cập trong

tuyên bố Stockholm từ năm 1972, nhưng mãi đến năm 2003, FAO mới chính thức

xuất bản ấn phẩm có nội dung về cách tiếp cận hệ sinh thái trong quản lý nghề cá

(Ecosystem Approach to Fisheries-EAF) hay quản lý nghề cá dựa vào hệ sinh thái

(Ecosystem-Based Fishery Management-EBFM) [184]. Đây là phương thức quản lý

mới và hiệu quả. Một trong những khái niệm được đưa vào sử dụng là liên kết sinh

thái. Sheaves (2009) [180] định nghĩa liên kết sinh thái là hiện tượng di chuyển của

sinh vật từ sinh cư này đến sinh cư khác theo mùa vụ để hoàn thành vòng đời của

chúng. Với cách tiếp cận quản lý nghề cá dựa trên hệ sinh thái thì hiểu biết về liên kết

sinh thái của các đối tượng nguồn lợi sẽ tăng cường khả năng quản lý các hệ sinh

Page 12: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

2

thái, vì dữ liệu này chỉ ra rằng để công tác bảo tồn có hiệu quả thì trong một khu bảo

tồn biển nhất thiết phải bao gồm nhiều sinh cư [83],[121].

Vùng ven bờ Việt Nam có sự phân bố của các hệ sinh thái đặc thù của vùng

nhiệt đới như rạn san hô, rừng ngập mặn và thảm cỏ biển. Tương tự như nhiều quốc

gia khác trên thế giới, tình trạng suy thoái các hệ sinh thái và giảm sút nguồn lợi ven

bờ đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh ở nhiều nơi trong vài thập kỷ trở lại đây.

Nguyên nhân là do hoạt động khai thác quá mức cùng với sự thiếu hiểu biết về các hệ

sinh thái biển cũng như chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà không chú ý đến hậu

quả sinh thái lớn về lâu dài. Đã có nhiều nghiên cứu về nguồn lợi cá trong các hệ sinh

thái ven bờ làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý, tuy nhiên các nghiên cứu thường

tập trung đánh giá cơ cấu ngành nghề khai thác, năng suất, sản lượng, các nhóm loài

nguồn lợi chính và sự thay đổi nguồn lợi dưới tác động của con người. Trong những

năm gần đây cũng đã có một số vùng biển áp dụng cách tiếp cận quản lý nghề cá dựa

vào hệ sinh thái như Phú Quốc hay một số sinh cư ven bờ ở Biển Đông [192], tuy

nhiên cách tiếp cận này vẫn chưa phổ biến do vẫn còn thiếu cơ sở khoa học, đặc biệt

là các dữ liệu về mối liên kết sinh thái hay di truyền quần thể của các đối tượng

nguồn lợi. Có thể nói cho đến nay tại Việt Nam chưa có giải pháp quản lý nguồn lợi

nào dựa trên cơ sở khoa học là các dữ liệu về liên kết sinh thái. Chính vì vậy mà

nhiều văn bản quản lý nghề cá hiện nay chủ yếu là qui định kích thước cá khai thác,

kích thước mắc lưới hay mùa vụ khai thác (không trùng với mùa vụ sinh sản), cấm

khải thác bằng các nghề hủy diệt chứ hầu như chưa có các qui định rõ ràng, cụ thể về

việc bảo vệ các bãi đẻ, bãi ương dưỡng hay các sinh cư đóng vai trò quan trọng trong

vòng đời của những đối tượng nguồn lợi quan trọng.

Vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng có sự phân bố đa đạng của các hệ sinh

thái biển đặc thù như vùng đáy mềm, thảm cỏ biển, rạn san hô, cửa sông, rừng ngập

mặn.... tuy nhiên hiện nay các hệ sinh thái này cũng đang chịu áp lực lớn từ hoạt động

khai thác nguồn lợi quá mức và khai thác bằng các ngư cụ mang tính hủy diệt của con

người [8],[26]. Việc bảo vệ và quản lý nguồn lợi vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà

Nẵng ở phạm vi từng hệ sinh thái riêng rẽ đã và đang gặp nhiều khó khăn do việc phân

Page 13: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

3

chia ranh giới quản lý trên biển chỉ dựa vào các đặc điểm địa lý, hành chính hơn là các

đặc điểm sinh thái, sinh học, hơn nữa việc xác định ranh giới giữa các vùng biển hiện

nay vẫn chưa thật rõ ràng. Do đó, nghiên cứu về đặc trưng nguồn lợi cá và liên kết

sinh thái của các đối tượng nguồn lợi trong vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng là

cơ sở khoa học vững chắc để đề xuất các giải pháp quản lý nghề cá dựa trên hệ sinh

thái tại vùng biển này, chính vì vậy chúng tôi thực hiện luận án: “Nguồn lợi cá trong

các hệ sinh thái ở vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng”.

Mục tiêu luận án

- Mục tiêu chung

Cung cấp bộ tư liệu tương đối đầy đủ về hiện trạng khai thác và đặc trưng nguồn

lợi cá cũng như mối liên quan về nguồn lợi giữa các hệ sinh thái, làm cơ sở đề xuất các

giải pháp quản lý nghề cá trong vùng biển ven bờ Quảng Nam – Đà Nẵng.

- Mục tiêu cụ thể

Cung cấp bộ tư liệu tương đối đầy đủ về:

Đặc trưng cơ bản của nguồn lợi cá (thành phần loài, sản lượng) trong mối

quan hệ với các hệ sinh thái ven bờ ờ vùng biển Quảng Nam – Đà Nẵng, chú

trọng đến các loài cá kinh tế quan trọng.

Mối liên quan về nguồn lợi cá kinh tế quan trọng (cá Dìa công (Siganus

guttatus)) giữa các hệ sinh thái (liên kết sinh thái).

Nguồn tư liệu này được kết hợp với kết quả phân tích hiện trạng khai thác nguồn

lợi làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý nghề cá dựa trên hệ sinh thái trong vùng

biển ven bờ Quảng Nam – Đà Nẵng.

Nội dung nghiên cứu của luận án

1 - Đặc trưng cơ bản của các hệ sinh thái và nguồn lợi cá liên quan.

2 - Phân tích và so sánh đặc trưng nguồn lợi cá giữa các hệ sinh thái.

3 - Liên kết sinh thái của quần thể cá Dìa công Siganus guttatus trong các sinh cư

ven bờ.

Page 14: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

4

4 - Phân tích các tác động và bất cập trong khai thác và quản lý nghề cá hiện nay.

5 - Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý nguồn lợi cá liên quan đến

các hệ sinh thái.

Ý nghĩa của luận án

- Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp đầy đủ các dẫn liệu

về nguồn lợi và tình hình sử dụng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái ở vùng biển ven

bờ Quảng Nam-Đà Nẵng.

- Ý nghĩa thực tiễn: Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, luận án đề xuất được

các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng bền vững nguồn lợi cá

ở trong các hệ sinh thái vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng.

Page 15: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

5

NGUỒN LỢI CÁ TRONG CÁC HỆ

SINH THÁI Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ

QUẢNG NAM – ĐÀ NẴNG.

Đặc trƣng cơ bản của các hệ sinh thái và

nguồn lợi cá liên quan: Các chỉ tiêu thể hiện đặc trưng của hệ sinh thái

và nguồn lợi cá bao gồm:

1. Đặc điểm sinh cư.

2. Thành phần loài cá

3. Đặc trưng nguồn lợi cá

Phân tích và so sánh đặc trƣng nguồn lợi

cá giữa các hệ sinh thái : Phân tích và so sánh 2 chỉ tiêu thể hiện đặc trưng

nguồn lợi cá giữa các hệ sinh thái, gồm có:

1. Tính chất thành phần loài (thành phần loài, độ

giàu có, tính thích nghi theo độ mặn và môi trường

sống)

2. Đặc trưng nguồn lợi (nguồn lợi chính, nguồn

giống, kích thước khai thác).

Từ đặc trưng của các nhóm nguồn lợi trong các hệ

sinh thái chọn ra một loài có ý nghĩa kinh tế để tìm hiểu

sự phát triển vòng đời của loài này có liên hệ như thế

nào với cả 3 hệ sinh thái trên (gọi là liên kết sinh thái ).

Liên kết sinh thái của quần thể cá Dìa

công (Siganus guttatus) trong các sinh cƣ ven bờ: Các chỉ tiêu thể hiện mối liên kết sinh thái của

quần thể trong các sinh cư gồm:

1. Liên kết về cấu trúc kích thước

2. Quan hệ di truyền quần thể.

Phân tích

các tác động và

bất cập trong

khai thác và quản

lý nghề cá hiện

nay.

Phân tích các nội

dung:

1.Hiện trạng khai

thác nguồn lợi cá.

2. Các tác động đối

với nguồn lợi.

3. Các bất cập trong

công tác quản lý

nghề cá.

Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý

nguồn lợi cá liên quan đến các hệ sinh thái.

Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu

Page 16: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

6

ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN

1. Luận án được xem là công trình đầu tiên tổng hợp và phân tích đầy đủ nhất về các

đặc trưng hệ sinh thái, tính đa dạng loài và hiện trạng khai thác nguồn lợi cá liên

quan đến các hệ sinh thái ở vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng.

2. Đáng chú ý, luận án là công trình đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này nghiên

cứu và phát hiện có sự liên kết quần thể của nguồn lợi cá Dìa công (Siganus

guttatus) giữa các hệ sinh thái thông qua phát thảo vòng đời của loài cá này từ con

non đến con trưởng thành, trong đó nguồn lợi con giống ở vùng cửa sông Thu Bồn

và các cá thể trưởng thành trên rạn san hô ở Đà Nẵng và Cù Lao Chàm là cùng một

quần thể. Đây chính là cơ sở khoa học để đề xuất giải pháp quản lý nghề cá dựa vào

hệ sinh thái.

3. Là công trình đầu tiên đề xuất các giải pháp quản lý nghề cá dựa vào hệ sinh thái

cho vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng.

Page 17: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

7

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá

1.1.1. Trên thế giới

1.1.1.1. Nguồn lợi và hiện trạng khai thác

Nguồn lợi thủy sản biển đóng vai trò quan trọng đối với các quốc gia. Tổng sản

lượng đánh bắt thủy sản (biển và nội địa) năm 2012 là 91.336.230 tấn, trong đó thủy

sản biển là 79.705.910 tấn, các nhóm cá chiếm hơn 50% sản lượng [110]. Hoạt động

đánh bắt cá nói riêng và nghề cá nói chung diễn ra từ rất sớm, hơn 4.000 năm trước

Công nguyên, đánh bắt cá là hình thức săn bắn với mục đích phục vụ nhu cầu thức ăn

của con người. Hoạt động của nhà khoa học về ngư loại học thời đó là học cách làm

thế nào để đánh bắt được nhiều cá và các loài hải sản khác [178, 181]. Nhu cầu về số

lượng và chất lượng thực phẩm tăng cao cùng với sự phát triển của công nghệ khai

thác, trong khi năng lực quản lý chưa theo kịp đã làm cho sản lượng cá trên thế giới có

giai đoạn phát triển rất chậm hoặc không tăng, thậm chí bị suy giảm, đặc biệt từ năm

1996 đến nay [110, 166].

Trong tiến trình phát triển lịch sử loài người, việc nghiên cứu về nguồn lợi cá và

các loài thủy sản được quan tâm, nhằm hiểu biết các quy luật để phục vụ nhu cầu con

người. Tại Na Uy vào những năm đầu của thế kỷ XVIII (1714s) và giữa thế kỷ XIX

(1850s), khi chính phủ Na Uy muốn biết tại sao việc đánh bắt cá tuyết và cá trích hàng

năm lại thay đổi thất thường [124, 173]. Tại Châu Âu, Bắc Mỹ thời gian này cũng đã

có những chuyến khảo sát để thăm dò và đánh giá nguồn lợi [80]. Đến năm 1900, hầu

hết các nước phát triển đều có những nhà khoa học nghiên cứu về nghề cá nhưng phải

đến những năm 1960 thì khoa học nghề cá trên thế giới mới thật sự tiến bộ. Các nghiên

cứu nguồn lợi cá trên thế giới trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào hiện trạng

khai thác, gồm có các hướng chính sau: (1) Thống kê sản lượng, ước tính trữ lượng và

biến động nguồn lợi cá biển từng khu vực, (2) Các nhóm loài nguồn lợi chính, (3) Sinh

học các đối tượng nguồn lợi và (4) Quản lý nghề cá [177, 178].

Page 18: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

8

Trong các hướng nghiên cứu trên, thống kê sản lượng và ước tính trữ lượng là

một trong những hướng nghiên cứu nguồn lợi cá chủ đạo, được thực hiện để đánh giá

hiện trạng khai thác nguồn lợi cá biển từng khu vực để từ đó đưa ra các so sánh hay dự

báo, cảnh báo xu hướng nghề cá thế giới nhằm đảm bảo nguồn lợi được khai thác hợp

lý. Các phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu trữ lượng là phương pháp

thủy âm, phương pháp diện tích kéo lưới, phương pháp qui đổi năng suất đánh bắt

hoặc phương pháp thiết lập mối quan hệ giữa sản lượng và năng suất sinh học [100,

105]. Có thể kể một số nghiên cứu ở vùng biển Đông Nam Á của Dalzell và Pauly

(1990) [101], trong nghiên cứu này nhóm tác giả đã thiết lập mối quan hệ giữa sản

lượng và năng suất sinh học để đánh giá nguồn lợi cá vùng biển Đông Nam Á, kết quả

cho thấy trữ lượng nguồn lợi cá nổi nhỏ vùng vịnh Papua (Papua New Guinea) là 2,75

tấn/km2 nhưng sản lượng khai thác chỉ khoảng 0,38 tấn/km

2. Nguyên nhân được cho là

do dân số ít và việc kinh doanh cá trên thị trường tại đây chưa phát triển, trong khi các

vùng biển khác ở Đông Nam Á (Sulu, vịnh Thái Lan, vùng biển đông Indonexia)

nguồn lợi cá nổi nhỏ đang được khai thác ở mức đáng cảnh báo. Những nơi không thể

sử dụng lưới kéo đáy để tính trữ lượng có thể tính bằng các ngư cụ khai thác khác.

Yasook (2008) [198] khi đánh giá trữ lượng nguồn lợi cá đáy ở các vùng biển Đông

Nam Á từ năm 2004-2007 bằng nghề câu vàng thẳng đứng tầng đáy, cho rằng trữ

lượng nguồn lợi cá đáy có giá trị kinh tế cao ở những vùng nước không thể khai thác

bằng lưới kéo đáy còn rất phong phú, nguyên nhân được cho rằng tại đây các công

nghệ khai thác hiện đại vẫn còn chưa phát triển.

Có thể nói các nghiên cứu thống kê sản lượng và ước tính trữ lượng nguồn lợi cá

tại các vùng biển trên thế giới hiện nay đã được công bố rất nhiều, đặc biệt trong các

ấn phẩm của FAO. Thống kê sản lượng khai thác trung bình giai đoạn 2005-2009 cho

thấy khu vực có năng suất khai thác cao nhất là vùng Tây Bắc Thái Bình Dương với

sản lượng cá nổi đóng góp 25% sản lượng cá toàn cầu, tiếp theo là khu vực Đông

Nam Thái Bình Dương (16%), Trung Thái Bình Dương (14%), Đông Bắc Đại Tây

Dương (11%) và Đông Ấn Độ Dương (7%) (FAO, 2011). Thống kê mới nhất của FAO

năm 2014 về sản lượng cá biển khai thác trên thế giới cho thấy nghề cá toàn cầu đã

phát triển mạnh mẽ trong 60 năm qua, thể hiện bằng sự gia tăng lớn của sản lượng cá

Page 19: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

9

đánh bắt với chỉ 16,7 triệu tấn vào năm 1950 lên mức đỉnh điểm 87,7 triệu tấn vào

năm 1996, và sau đó giảm ổn định ở mức khoảng 79,6 triệu tấn trong năm 2009 đến

năm 2012 (FAO, 2014). Các nghiên cứu cho rằng có sự tăng vọt sản lượng như vậy là

nhờ mở rộng đóng tàu sau chiến tranh vào những năm 1950, ứng dụng các công nghệ

mới như máy hơi nước và động cơ tàu thuyền đánh cá trong những năm 1960 và nhờ

mở rộng vùng đặc quyền kinh tế 12-200 hải lý cho hầu hết các nước ven biển [106,

176]. Xu thế sản lượng thủy sản khai thác toàn cầu duy trì và không tăng từ trước năm

1990 đến nay [110].

Bên cạnh hướng nghiên cứu Thống kê sản lượng, ước tính trữ lượng và biến

động nguồn lợi cá, hướng nghiên cứu Các nhóm loài nguồn lợi chính cũng nhận được

sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Công bố của FAO (2011) [109] về sản lượng các

nhóm loài nguồn lợi chính cho thấy nhóm cá nổi nhỏ như cá trích, cá mòi, cá cơm,…

chiếm sản lượng cao nhất trong tổng sản lượng khai thác toàn cầu, đóng góp 22%

(19,9 triệu tấn) vào tổng sản lượng năm 2009, nhóm cá nổi lớn như họ cá Thu Ngừ

(Scombridae), cá Kiếm (Xiphiidae) và cá tạp khác chiếm 19% (16,6 triệu tấn). Nhóm

cá đáy như cá Bơn cát, cá Lưỡi Trâu, cá thu, cá tuyết, cá Tuyết chấm đen và cá tạp

khác chiếm 12%. Sản lượng nhóm cá tạp ven bờ có xu hướng gia tăng nhẹ từ 7-8%

năm 2009. Thành phần sản lượng các loài cá trong các nhóm loài nguồn lợi cũng có sự

khác biệt lớn, trong 221 loài cá nổi nhỏ được ghi nhận, 10 loài là nguồn lợi chính với

sản lượng đánh bắt thường cao nhất là cá trỏng, cá Trích Đại Tây Dương, cá thu, cá

Ngừ Chù, cá Cơm Chile, cá Mòi Nhật Bản (Japanese pilchard), cá Mòi Nam Mỹ

(South American pilchard), cá Capelin, cá Ngừ California, cá Mòi Châu Âu và cá Cơm

Nhật Bản, 10 loài cá này chiếm 50% tổng sản lượng cá nổi nhỏ năm 2009 và 22,5%

tổng sản lượng toàn cầu, tuy nhiên 10 loài cá này cũng đã từng trải qua thời kỳ suy

giảm sản lượng nghiêm trọng (ngoại trừ cá Cơm Chile), riêng cá Ngừ sọc dưa là loài

duy nhất có sự gia tăng sản lượng liên tục từ năm 1950-2009 [109]. Khai thác thủy sản

quá mức đã trở nên phổ biến ở các vùng biển châu Á-Thái Bình Dương, từ năm 1998,

đã có những cảnh báo về sự suy giảm của sản lượng khai thác thủy sản và tác động

đến bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái biển [165]. Các nghiên cứu đã chỉ ra tình trạng

khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản ở các vùng biển và các nhóm loài có giá trị kinh

Page 20: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

10

tế cao [119, 123, 175], trong đó nguồn lợi thủy sản Biển Đông đã suy giảm nhanh

chóng [95].

Các nghiên cứu Thống kê sản lượng, ước tính trữ lượng và biến động nguồn lợi

cá và Các nhóm loài nguồn lợi chính được thực hiện nhằm đưa ra các chính sách Quản

lý nghề cá sao cho khai thác hợp lý, đảm bảo nguồn lợi được phát triển bền vững. Các

nghiên cứu về quản lý và các chính sách của nghề cá đã cho thấy mặc dù có sự khác

nhau giữa các nước phát triển và đang phát triển nhưng tất cả đều có cùng một mục

tiêu quản lý tương tự nhau, các nước phát triển thường phải đối mặt với hiện trạng khai

thác tới hạn hoặc khai thác quá mức, vì vậy mục tiêu quản lý tập trung vào phục hồi lại

các quần đàn cá bị khai thác quá mức. Mục tiêu cấp bách nhất hiện nay là quy mô và

cơ cấu của đội tàu khai thác để phù hợp với khai thác bền vững nguồn lợi, công tác

quản lý cũng ngày càng nhận ra sự cần thiết của một chính sách quản lý vùng ven

biển. Ngược lại, các nước đang phát triển có xu hướng tập trung vào các đối tượng

nguồn lợi và công nghệ mới. Mặc dù thừa nhận rằng một số quần đàn bị đánh bắt quá

mức, nhưng mục tiêu của công tác quản lý ở những nước đang phát triển không phải

là phục hồi những quần đàn cá bị suy giảm do khai thác mà vẫn tập trung vào việc

tăng cường và đa dạng hóa nguồn lợi thủy sản. Đây có thể là do mối quan tâm cơ bản

của nhiều quốc gia đang phát triển là nguồn lợi thủy sản đóng vai trò quan trọng trong

việc làm và an ninh lương thực cho phần lớn cộng đồng cư dân nghèo ven biển. Mục

tiêu cụ thể bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm xung đột xã hội, không chỉ giữa các

nhóm nguồn lợi khác nhau mà còn giữa ngành thủy sản và các ngành nghề khác. Sự

suy giảm sản lượng đánh bắt thủy sản đã được phân tích bởi Pauly và cộng sự (2008)

[165] với bằng chứng về tác động của khai thác thủy sản đến bậc dinh dưỡng (trophic

level) của các hệ sinh thái biển. Các nghiên cứu đã chỉ ra tình trạng khai thác quá mức

nguồn lợi thủy sản đang diễn ra ở nhiều vùng biển trên thế giới [166, 195]. Hiện nay,

công tác quản lý ngày càng tập trung vào việc bảo vệ các hệ sinh thái cũng như các

nhóm nguồn lợi cá riêng rẽ [150, 156, 170].

Page 21: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

11

1.1.1.2. Liên kết sinh thái

Cho đến nay, ngoài những kết quả nghiên cứu về hiện trạng khai thác nguồn lợi

thể hiện sự lo ngại về mức độ suy giảm nguồn lợi cá của nhiều vùng biển trên thế giới,

ngày càng có nhiều sự quan tâm đến các hệ sinh thái và tác động của việc đánh bắt cá

đến cấu trúc và chức năng của hệ sinh thái, đặt biệt là hệ sinh thái trong vùng ven bờ.

Ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, sự hiện diện của các vùng đất ngập nước, rừng

ngập mặn, thảm cỏ biển, cửa sông và rạn san hô đã góp phần tạo sự đa dạng và phong

phú khu hệ sinh vật trong vùng ven bờ, có vai trò quan trọng bậc nhất trong việc bảo

tồn và phát triển nguồn lợi sinh vật biển. Tuy nhiên, nghiên cứu về nguồn lợi cá trong

các hệ sinh thái biển ven bờ chỉ mới được quan tâm trong vài thập niên gần đây, khi

con người nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của nguồn lợi mà nó đem lại đối

với sự phát triển kinh tế của thế giới [78, 119, 128, 151]. Nguồn lợi cá trong các hệ

sinh thái trong vùng ven bờ đã cung cấp cho xã hội những lợi ích khổng lồ, từ nguồn

thu nhập, thực phẩm cho đến nghề nghiệp, nhưng ngược lại hoạt động của nghề cá

trong vùng nước này thường không bền vững và đe dọa môi trường. Trong gần 50 năm

qua, nhiều hệ sinh thái trong vùng biển ven bờ quan trọng như rừng ngập mặn, rạn san

hô và thảm cỏ biển được xem là những nơi ương dưỡng nguồn giống của các nhóm

nguồn lợi sinh vật biển đang dần biến mất ở mức đáng báo động. Diện tích rừng ngập

mặn trên thế giới tùy từng khu vực đã giảm từ 5-80%, cùng với áp lực khai thác quá

mức, khai thác bằng các công cụ không hợp lý không chỉ làm cạn kiệt nguồn lợi thủy

sản, trong đó một số loài cá có sản lượng khai thác giảm mạnh, một số loài biến mất, tỉ

lệ cá có kích thước nhỏ, ít có giá trị kinh tế tăng rõ rệt mà còn làm thay đổi tính chất

thành phần loài nguồn lợi và biến đổi cấu trúc sinh học của các hệ sinh thái trong vùng

biển [113].

Từ hiện trạng trên, ý tưởng quản nghề cá dựa trên hệ sinh thái đã có từ những

năm 1972 nhưng mãi đến năm 2003 FAO mới chính thức xuất bản cách tiếp cận hệ

sinh thái trong quản lý nghề cá. Một trong những nguồn dữ liệu quan trọng làm cơ sở

cho cách tiếp cận này chính là hiểu biết về mối liên hệ vòng đời của các đối tượng

nguồn lợi trong các hệ sinh thái-liên kết sinh thái (Ecological connectivity) [111]. Khi

xác định các thành phần cấu trúc nên một khu bảo tồn biển thì sự hiểu biết về mối liên

Page 22: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

12

hệ sinh thái của các loài nguồn lợi có ý nghĩa vô cùng quan trọng, sự hiểu biết này cho

ta thấy rằng để công tác bảo tồn thật sự hiệu quả thì trong một khu bảo tồn biển nhất

thiết phải có nhiều sinh cư [121].

Ở vùng biển ven bờ nhiệt đới và cận nhiệt đới, cửa sông là nơi chịu tác động của

nguồn nước đổ ra từ sông và lên xuống của thủy triều được xem là một trong những hệ

sinh thái có năng suất sơ cấp cao nhất, đa dạng và phong phú nhưng cũng nhạy cảm và

dễ tổn thương nhất [120], đây được ghi nhận như là bãi ương dưỡng của các loài thủy

sinh vật [140, 186]. Ở mức độ sinh thái, có thể xem rạn san hô và rừng ngập mặn vùng

cửa sông là một phức hợp sinh cư mà trong đó rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng,

ngoài những khu vực mà san hô chiếm ưu thế, còn lại là các vùng đáy cát, đáy bùn,

đáy đá, thảm cỏ biển, thảm rong biển,… đã cùng tạo nên sức sản xuất lớn cho rạn,

trong đó đầu ra là hướng biển của rạn, năng lượng được nhận từ đầu vào chính là rừng

ngập mặn vùng cửa sông, rừng ngập mặn là cái bẫy trầm tích và nguồn chất dinh

dưỡng làm tăng cường sự giàu có nguồn vật chất hữu cơ và đưa nơi này trở thành

vườn ươm sinh vật biển then chốt, không chỉ làm giàu cho chính mình mà còn làm

giàu và duy trì sự ổn định đối với rạn san hô, từ đó cho nghề cá và nguồn lợi biển xa

bờ [117]. Trong phức hệ sinh thái này nhiều loài cá sử dụng các sinh cư khác nhau

trong vòng đời của chúng [88, 96, 119, 147, 151, 153]. Nghiên cứu sự di cư của các

loài cá có vòng đời liên quan đến các sinh cư ven bờ như rạn san hô, thảm cỏ biển và

rừng ngập mặn,… có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tìm ra môi trường sống cần

thiết của cá cũng như sự liên kết sinh thái của các đối tượng nguồn lợi [151]. Vai trò

của rạn san hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn khác nhau theo từng giai đoạn phát

triển cá thể trong vòng đời của chúng. Vài loài cá liên quan đến rạn san hô di cư đến

bãi đẻ vùng ven bờ, nơi chúng phát tán trứng vào môi trường nước, thường thì phía

đầu ra của rạn (phía hướng biển) sau đó trứng và ấu trùng trôi nổi vào vùng nước nông

định cư trên thảm cỏ biển, các lạch nước trong rừng ngập mặn [125]. Nghiên cứu liên

kết sinh thái giữa rạn san hô và thảm cỏ biển ở khu bảo tồn biển Karimunjawa

(Indonesia) [89] cho biết có 66/212 loài cá chia làm 4 nhóm sinh thái: cá thảm cỏ biển,

cá ương dưỡng, cá phân bố rộng và cá rạn san hô. Cá rạn san hô và cá ương dưỡng

được tìm thấy trên rạn san hô và có sự chuyển đổi giữa hai sinh cư rạn san hô và thảm

Page 23: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

13

cỏ biển. Cá phân bố rộng có mật độ giảm dần từ rạn san hô đến thảm cỏ biển. Honda

và cs. (2013) [121] nghiên cứu liên kết sinh thái của các loài cá trong các hệ sinh thái

ven bờ ở Phillipine từ năm 2010-2012 cho thấy, có đến 85,6% số loài cá sử dụng 2

sinh cư trong vòng đời, vài loài sử dụng nhiều sinh cư như cá Hồng (Lutjanus

monostigma) hay cá Phèn hồng (Parupeneus barberinus) sử dụng cả 3 sinh cư rạn san

hô, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn trong vòng đời của chúng.

Việc di cư kiếm ăn, trong đó cá có vai trò vận chuyển các chất hữu cơ và chất

dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong các hệ sinh thái [97, 143, 144]. Nhiều loài

cá sống trong các rạn san hô ở vùng nhiệt đới thường có quan hệ mật thiết với các môi

trường khác nhau thông qua việc di cư kiếm mồi vào ban đêm đến các vùng lân cận.

Myer và cộng sự (1983) [144] cho rằng có ít nhất 15 họ cá khác nhau rời rạn san hô để

kiếm ăn ở các vùng xung quanh. Cá Sạo (Haemulidae) và cá Hồng (Lutjanidae) ở vùng

biển Caribê thường rời nơi sinh sống ban ngày là rạn san hô và rừng ngập mặn vào

buổi chiều tối để di chuyển đến các thảm cỏ biển hoặc vùng đáy cát để kiếm ăn rồi trở

về nơi cư trú trước khi trời sáng [118, 145, 152, 162, 174]. Các thảm cỏ biển là nơi có

nhiều thức ăn cho cá và cũng là nơi trú ngụ thích hợp trong điều kiện ít ánh sáng, vì

vậy nó có chức năng hỗ trợ cho các loài sống trong nhiều môi trường khác nhau [167,

168, 169]. Vinagre (2011) nghiên cứu liên kết sinh thái trong bãi ương dưỡng nguồn

lợi cá Bơn Solea senegalensis vùng cửa sông thông qua lưới thức ăn và dòng chảy của

sông Tagus (Thổ Nhĩ Kỳ) cho thấy giai đoạn con non cá có thể di cư với khoảng cách

16-21 km theo dòng chảy vào mùa mưa từ bãi ương dưỡng này đến đến bãi ương

dưỡng khác để tìm thức ăn. Nhiều loài cá sống ở một khu vực với điều kiện môi

trường phù hợp cho sự phát triển của chúng, trong khi đó ở một giai đoạn nào đó trong

vòng đời chúng lại di cư đến một môi trường khác để kiếm ăn hoặc sinh sản.

Berkström và cộng sự (2013) nghiên cứu liên kết sinh thái của hai loài cá Hồng

Lutjanus fulviflamma và L. ehrenbergii trong các sinh cư ven bờ là rừng ngập mặn,

rạn san hô và thảm cỏ biển tại đảo Mafia (Tanzania) dựa trên mẫu thức ăn trong dạ

dày, tác giả cho thấy có sự di cư giữa rừng ngập mặn, rạn san hô và thảm cỏ biển của

hai loài cá này. Di cư của cá là đường dẫn của các chất vô cơ và hữu cơ giữa rạn san

hô, rừng ngập mặn và các vùng xung quanh [143, 164, 179]. Đây là vấn đề cần nghiên

Page 24: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

14

cứu vì cá chứa nguồn carbon hữu cơ và chất dinh dưỡng quan trọng trong các hệ sinh

thái biển nhiệt đới [87, 163].

Trong nghiên cứu liên kết sinh thái thì di truyền quần thể là công cụ thường được

sử dụng để xác định mối liên kết quần thể. Trong vài thập kỷ trở lại đây, sự tiến bộ

trong nghiên cứu di truyền phân tử đã có ảnh hưởng không nhỏ đến nghiên cứu di

truyền quần thể, góp phần giải quyết vấn đề về quản lý nguồn lợi. Trước khi có các kỹ

thuật giải mã ADN thế hệ mới (next generation sequencing), các nghiên cứu về di

truyền quần thể thường sử dụng các chỉ thị (markers) trung tính, nghĩa là các chỉ thị

không bị ảnh hưởng bởi quá trình chọn lọc. Có rất nhiều loại chỉ thị, thông dụng nhất

là chuỗi ADN của một số vùng gien của ADN ty thể (mitochondrial ADN) và

microsatellites của ADN trong chromosomes [85]. Trong quản lý nghề cá, di truyền

quần thể có rất nhiều ứng dụng, một trong những ứng dụng quan trọng là chỉ thị phân

tử (ADN markers) có thể giúp phân biệt các quần đàn (đơn vị tiến hóa và đơn vị quản

lý) mà việc dùng các chỉ tiêu hình thái đơn thuần không phân biệt được. Thông tin về

cấu trúc quần đàn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược quản lý bền

vững nguồn lợi biển [194]. Hiện nay có rất nhiều nghiên cứu sử dụng di truyền phân tử

để tìm hiểu cấu trúc quần đàn để giúp đưa ra chính sách bảo vệ nguồn lợi. Theo sự

phát triển của công nghệ di truyền phân tử, trong thập kỷ 1950s cấu trúc quần đàn

được xác định dựa trên sự khác biệt về proteins (allozymes), và dần sau đó khi Kary

Mullis phát minh phản ứng chuỗi polymerase (polymerase chain reaction) và thành

công trong việc giải trình tự chuỗi ADN thì hàng loạt các nghiên cứu tập trung vào

việc tìm cấu trúc quần thể dùng chuỗi ADN của các gien thuộc ty thể [149]. Dẫn đầu

trong các nghiên cứu ứng dụng di truyền quần thể để tìm hiều cấu trúc quần đàn rồi

đưa ra chính sách quản lý và bảo tồn cho các loài thủy sản là các nghiên cứu về nhóm

cá hồi Salmonidae [86, 133, 146].

Ablan và cs. (1999) [74] nghiên cứu đơn vị phân vùng quản lý nguồn lợi cá rạn

san hô vùng biển Đông Nam Á bằng cách dùng điện di protein của quần thể cá Thia ba

chấm (Dascyllus trimaculatus), kết quả đã phân chia ra 4 khu vực quản lý các quần thể

cá: (1) Nhóm cá Tây Thái Bình Dương đến Đông Philippine và Đông Nam Đài Loan;

Page 25: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

15

(2) Nhóm Trung Bắc kết hợp với Tây Bắc Đài Loan, Bắc Việt Nam và Tây Bắc

Philippine; (3) Nhóm Tây Nam bao gồm Nam Việt Nam và vùng ven bờ Đông dãy núi

Malaysia; (4) Nhóm miền Nam gồm Nam và Trung Philippine, Đông Malaysia và

miền Trung Indonesia. Chen và cộng sự (2004) [94] cũng đã phát hiện cấu trúc quần

thể và sự biến đổi về mặt di truyền của cá Bàng Chài (Thalassoma hardwicke) vùng

Bắc Biển Đông dựa trên trình tự của vùng D-loop của ADN ty thể (mitochondrial

ADN) và phân chia về mặt địa lý thành 3 nhóm cá chính: Nhóm Trung Bắc gồm Tây

Bắc Đài Loan và Bắc Việt Nam; (2) Nhóm Tây Nam bao gồm Nam Việt Nam và

Nhóm Nam là miền Trung Philippine. So và cộng sự (2006) [182] khi phân tích kiểu

gien của 567 cá thể cá Tra (Pangasianodonhy pophthalmus) thu từ 10 khu vực địa lý

khác nhau trên sông Mê Kông bằng cách dùng 7 microsatellite markers đã tìm thấy các

cá thể cá Tra này đến từ 3 quần đàn hay đơn vị sinh sản khác nhau. Nguyen và cộng sự

(2006) [159] giải mã chuỗi ADN ty thể vùng 16S rRNA để so sánh hai loài cá nước

ngọt ở Malaysia, Tor tambroides và Tor douronensis và so sánh giữa các quần đàn

trong mỗi loài ghi nhận cá ở các hệ thống sông khác nhau thuộc các quần đàn khác

nhau và như vậy cần quản lý riêng rẽ, tránh thả cá cho sinh sản từ cá bố mẹ thuộc sông

này vào sông khác để bảo tồn đa dạng di truyền. Nguyen (2008) [158] tiếp tục nghiên

cứu các quần đàn của loài cá T. douronensis dùng 7 microsatellite markers đã củng cố

kết quả của Nguyen và cộng sự (2006) [159]. Các kết quả này đã giúp đưa ra các biện

pháp quản lý hai loài cá này ngoài tự nhiên cũng như cá bố mẹ trong nuôi trồng thủy

sản.

1.1.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, những nghiên cứu đầu tiên về nguồn lợi cá biển ở vùng Đông

Dương được thực hiện bởi tác giả Pellegrin (1905) [206], nghiên cứu về nguồn lợi cá

biển vịnh Bắc Bộ và đã ghi nhận 103 loài. Sau đó là các chuyến khảo sát của tàu “De

lanessan” thực hiện từ vịnh Bắc Bộ đến vịnh Thái Lan vào tháng 4 năm 1925. Các kết

quả được công bố trong các báo cáo khoa học và kỹ thuật của Viện Hải dương học

[199, 200, 201, 202, 203, 204, 205]. Thống kê những công trình nghiên cứu về nguồn

lợi cá biển ở Việt Nam có thể chia thành các giai đoạn sau:

Page 26: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

16

Trước năm 1975: Các nghiên cứu trong giai đoạn này chủ yếu là các chương

trình hợp tác của Chính phủ Việt Nam với các nước bạn (Nhật, Đức, Liên Xô cũ,

Trung Quốc,…) với mục tiêu tìm hiểu ngư trường, bãi đẻ, đặc điểm sinh học và sản

lượng đánh bắt một số loài cá kinh tế tại vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái Lan, vùng biển

Trường Sa, Hoàng Sa hoặc trong toàn vùng biển Việt Nam. Các kết quả cũng đã đánh

giá được trữ lượng và sự đa dạng của khu hệ cá vịnh Bắc Bộ và xác định các loài cá

kinh tế [11, 20, 29, 40].

Từ 1975 đến nay: Việc nghiên cứu nguồn lợi cá biển đã được chú trọng hơn. Có

thể thấy rằng giai đoạn này có các hướng nghiên cứu sau:

- Tìm hiểu ngư trường, xác định năng suất, sản lượng, trữ lượng và khả năng khai

thác bằng các phương pháp như: thủy âm đối với cá nổi nhỏ, diện tích kéo lưới (được

sử dụng rộng rãi nhất) và qui đổi năng suất đánh bắt,… [3, 6, 7, 10, 13, 15, 66, 157].

- Phân bố và biến động số lượng cá trong mối quan hệ với một số đặc trưng môi

trường [30, 31], biến động về năng suất và thành phần loài cá đánh bắt được [5, 39].

- Sinh học các loài cá kinh tế và cơ sở khoa học khai thác hợp lý [17, 36, 38, 41].

- Đánh giá hiện trạng nguồn lợi cá dưới tác động của tự nhiên và con người [61,

71].

- Đánh giá tổng hợp về nguồn lợi, tình hình khai thác cá ở các thủy vực khác

nhau và đưa ra danh sách thành phần loài cá thuộc vùng biển Việt Nam [4].

Một số tác giả đã công bố các công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn lợi

nhưng bước đầu chỉ mới thống kê số lượng loài, thành phần loài cá kinh tế trong một

vùng biển mà chưa nghiên cứu sản lượng cũng như phân bố hay mùa vụ của các đối

tượng nguồn lợi [12, 19, 21, 22, 42, 43, 44, 47, 48, 49, 50, 53].

Khi hướng nghiên cứu nguồn lợi cá ngày càng được quan tâm, các nghiên cứu về

sự phân bố, mùa vụ và sản lượng hoặc xác định trữ lượng nguồn lợi cá trên một đối

tượng nguồn lợi cá cũng đã được tiến hành ở Việt Nam. Nguyễn Phi Đính (1991) [9],

Nguyễn Phi Đính và Nguyễn Lâm Anh (1998) [10] nghiên cứu về sự phân bố và di cư,

xác định trữ lượng và dự báo sản lượng cá Nục sò (Decapterus maruadsi) ở vùng biển

Việt Nam dựa trên năng suất, sản lượng, kích cỡ cá khai thác của lưới kéo đáy;

Page 27: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

17

Nguyễn Bá Thông (2006) [66], Nguyễn Bá Thông và Mai Công Nhuận (2006) [67]

nghiên cứu về biến động nguồn lợi của cá Phèn khoai (Upeneus bensasi) và cá Trác

vây đuôi ngắn (Priacanthus macracanthus) ở biển Đông Nam Bộ; Vũ Việt Hà và cộng

sự (2006) [14] nghiên cứu về hiện trạng nguồn lợi cá nóc ở biển Việt Nam. Các nghiên

cứu này chủ yếu đánh giá trữ lượng, nghiên cứu phân bố của nguồn lợi cá (chủ yếu là

cá nổi nhỏ) và năng suất, sản lượng cá trong toàn vùng biển.

Từ các thống kê về tình hình nghiên cứu nguồn lợi cá biển ở Việt Nam như đã

nêu trên có thể thấy phần lớn các kết quả chỉ tập trung đánh giá chung về các loại

nguồn lợi, một số công trình nghiên cứu nguồn lợi nhưng hầu như chỉ mới liệt kê

thành phần loài và nêu một vài nhận xét về các loại nguồn lợi chung. Mặc dù cũng có

một số nghiên cứu đã được tiến hành cho từng đối tượng nguồn lợi riêng rẽ, tuy nhiên

các kết quả này chủ yếu tập trung vào việc đánh giá năng suất và sản lượng khai thác

của các đối tượng cá nổi nhỏ trong toàn vùng biển.

Nghiên cứu về các hệ sinh thái biển ở Việt Nam được quan tâm muộn hơn so với

các nghiên cứu về nguồn lợi và chỉ thực sự được điều tra, nghiên cứu từ sau ngày miền

Bắc hoàn toàn giải phóng (1954). Sau khi nhận thức được vai trò quan trọng của các

hệ sinh thái, đặt biệt là các hệ sinh thái ven bờ như rừng ngập mặn, rạn san hô và thảm

cỏ biển thì các nghiên cứu về nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái cũng được quan tâm.

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn lợi cá rạn san hô.

Những nghiên cứu đầu tiên đề cập đến nguồn lợi cá trong rạn san hô cũng chỉ mới có

từ những năm 1990, có thể kể đến Nguyễn Hữu Phụng (1989,1991) sơ bộ nghiên cứu

cá rạn ở quần đảo Trường sa, Nguyễn Văn Long (1997) [52], Nguyễn Hữu Phụng

(1997b) [27] nghiên cứu về thành phần loài, nguồn lợi và một số đặc điểm sinh học

của quần xã cá rạn san hô ở vùng biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam) và Cù Lao Cau

(Bình Thuận), kết quả khảo sát đã ghi nhận thành phần loài cá ở vùng biển nghiên cứu

và các nhận xét chung về mức độ phong phú của loài. Đỗ Văn Khương và cộng sự

(2006) [25], Nguyễn Quang Hùng và cs. (2007) [16] nghiên cứu nguồn lợi cá rạn tại 8

vị trí thiết lập khu bảo tồn biển đã thống kê được tổng số khoảng 340 loài thuộc 115

giống, 47 họ phân bố tại 8 vùng dự kiến thiết lập KBTB, trong đó số lượng cá thể của

Page 28: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

18

các loài cá kinh tế (15%) chiếm tỷ lệ thấp hơn so với nhóm cá cảnh (75%) và các

nhóm cá khác (10%), trong đó Bạch Long Vĩ có trữ lượng lớn nhất (248,6 tấn), trữ

lượng cá rạn thấp nhất tại Cô Tô (11,1 tấn) và Cù Lao Chàm (11,1 tấn). Nguyễn Văn

Quân (2010) [57] nghiên cứu nguồn lợi cá trong rạn san hô Hải Vân-Sơn Chà (Thừa

Thiên-Huế) hay Nguyễn Văn Quân (2013) [58] nghiên cứu nguồn lợi cá trong rạn san

hô Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) đã ghi nhận 58 loài cá thuộc 2 nhóm nguồn lợi: nhóm

nguồn lợi cá thương phầm và cá cảnh, tác giả cũng đánh giá hiện trạng khai thác và sử

dụng nguồn lợi cá trong hệ sinh thái này. Có thể nói, những nghiên cứu nguồn lợi cá

trong rạn san hô trước đây chủ yếu chỉ là thống kê thành phần loài và nêu một số đặc

điểm sinh học, sinh thái cơ bản của một số loài có giá trị kinh tế

[51],[52],[45],[57],[58],[27],[26],[28].

Ngoài khá nhiều công trình nghiên cứu nguồn lợi cá trong rạn san hô còn có một

số nghiên cứu nguồn lợi cá trong các đầm phá, rừng ngập mặn hay thảm cỏ biển, như

Nguyễn Văn Quân (2009) [56] bước đầu nghiên cứu nguồn lợi cá trong thảm cỏ biển

Cửa Đại và đảo Phú Quí, đã xác định được 72 loài cá thuộc 55 giống và 41 họ có trong

thảm cỏ biển tại hai nơi, hoặc Nguyễn Văn Quân (2014) [59] nghiên cứu biến động

nguồn lợi cá khai thác vùng rừng ngập mặn Phù Long, Cát Hải (Hải Phòng), kết quả

đã thống kê được 63 loài cá thuộc 42 giống và 25 họ, và đánh giá sự biến động nguồn

lợi cá dựa trên sản lượng khai thác qua các năm. Nguyễn Văn Lục (2003) [33] cập

nhật về nguồn lợi cá Chình (Anguillidae) ở một số đầm phá ven biển tỉnh Bình Định,

kết quả cũng ghi nhận thành phần loài, sản lượng đánh bắt họ cá này ở đầm Trà Ổ và

một số nhận định về xu hướng suy giảm nguồn lợi qua các năm.

Có thể thấy rằng các nghiên cứu về nguồn lợi cá có từ năm 1905, nhưng các

nghiên cứu về nguồn lợi liên quan đến các hệ sinh thái trong vùng biển ven bờ ở Việt

Nam chỉ mới được quan tâm trong vài chục năm gần đây và hiện cũng có rất ít. Các

nghiên cứu này chủ yếu là ghi nhận sự có mặt của một số đối tượng cá kinh tế, phân

tích tính đa dạng loài, thời gian gần đây bắt đầu đề cập đến hiện trạng khai thác và

đánh giá mức độ suy giảm nguồn lợi [34, 43] và những giải pháp để sử dụng bền vững

[35, 54, 55, 62, 185], chưa thấy các nghiên cứu đầy đủ về nguồn lợi cá (các đối tượng

Page 29: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

19

nguồn lợi chính, sản lượng, năng suất đánh bắt, mùa vụ khai thác, phân bố,…) trong

các hệ sinh thái. Đặc biệt cho đến nay hầu như chưa thấy công trình nghiên cứu nào đề

cập đến liên kết sinh thái (Ecological connectivity) của nguồn lợi cá trong các sinh cư

ven bờ tại Việt Nam.

Ngoài các kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái học và hiện trạng

khai thác nguồn lợi được sử dụng làm cơ sở khoa học trong công tác quản lý nghề cá,

trên thế giới sự tiến bộ trong nghiên cứu di truyền phân tử trong vài thập kỷ gần đây đã

bắt đầu ảnh hưởng đến Việt Nam. Đặng Thúy Bình (2014) [2] nghiên cứu cấu trúc

quần thể của cá Trích Sardinella gibbosa tại vùng biển Việt Nam đã cho thấy có sự kết

nối rõ ràng giữa các quần thể ở vùng biển phía Bắc (Cát Bà, Đà Nẵng), miền Trung

(Khánh Hòa), nhưng có sự phân tách của quần thể ở phía Nam (đảo Phú Quốc). Tuy

nhiên việc ứng dụng di truyền phân tử trong các nghiên cứu quần thể ở Việt Nam hiện

nay đang còn khá mới mẻ và rất hạn chế.

- Vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng

+ Biển Cù Lao Chàm

Quần đảo Cù Lao Chàm thuộc xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, Quảng Nam

gồm 8 đảo nằm cách cửa sông Thu Bồn 15 km. Vùng nước nông xung quanh các đảo

có sự phân bố của các sinh cư (habitats) nhiệt đới điển hình như rạn san hô, thảm cỏ

biển, thảm rong biển, bãi triều cát và bờ đá với khoảng 311,2 ha rạn san hô phân bố

thành từng mảng xung quanh hầu hết các đảo chính [161]. Nghiên cứu đầu tiên về

nguồn lợi cá vùng biển Cù Lao Chàm là của Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Văn

Long (1997) [52] về thành phần loài, nguồn lợi và một số đặc điểm sinh học của quần

xã cá rạn. Đến năm 2004, công trình nghiên cứu đầy đủ và toàn diện nhất về hệ sinh

thái và nguồn lợi vùng biển Cù Lao Chàm là đề tài: Điều tra nghiên cứu các hệ sinh

thái và tài nguyên biển của khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm, Tình Quảng Nam, Việt

Nam của Viện Hải dương học thực hiện dưới sự tài trợ của Dự án Hỗ trợ Mạng lưới

Khu bảo tồn biển Việt Nam DANIDA [72], kết quả nghiên cứu này ghi nhận sự có

mặt của một số loài cá có giá trị thực phẩm, bao gồm 9 loài cá Dìa (Siganus

argenteus, S. canaliculatus, S. corallinus, S. fulvus, S. guttatus, S. sp, S. spinus và S.

Page 30: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

20

virgatus), 8 loài cá Mú (Aethoperca rogaa, Cephalopholis argus, C. boenak, C.

bifasciatus, Diploprion coralicola, Epinephelus fasciatus, E. merra, E. maculatus), 5

loài cá Hồng (Lutjanusar gentimaculatus, L. fulviflamma, L. fulvus, L. lemniscatus, L.

sp), 2 loài cá Hè (Gáy), 1 loài cá Kẽm. Bước đầu cũng nhận định xu hướng suy giảm

của một số đối tượng nguồn lợi của các loài thuộc họ cá Mú (Serranidae), cá Hồng

(Lutjanidae), cá Hè (Lethrinidae), cá Mó (Scaridae) và cá Dìa (Siganidae). Năm

2008, Nguyễn Văn Long và cs. (2008) [28] tiếp tục khảo sát hiện trạng và xu hướng

thay đổi chất lượng nước và tài nguyên đa dạng sinh học vùng biển Cù Lao Chàm so

với năm 2004, trong đó có tính mật độ một số đối tượng cá kinh tế và nhận định

nguồn lợi cá của các họ thuộc nhóm cá thực phẩm có xu thế tăng nhẹ theo thời gian.

Bên cạnh nghiên cứu về đa dạng sinh học, Đỗ Văn Khương và cs. (2006) [25],

Nguyễn Quang Hùng và cs. (2007) [16] cũng đánh giá trữ lượng cá rạn san hô tại 10

trạm rạn Cù Lao Chàm dao động từ 2,58-7,30kg/500m2, trữ lượng tức thời là 11,1

tấn.

Có thể thấy rằng từ khi chuẩn bị thiết lập khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm cho đến

nay vùng biển này đã được quan tâm nghiên cứu nhưng chủ yếu tập trung vào khía

cạnh đa dạng sinh học, trong khi đó các nghiên cứu về nguồn lợi chỉ mới dừng lại ở

việc ghi nhận sự có mặt của các nhóm nguồn lợi cá, mật độ một số đối tượng nguồn lợi

và nhận định chung về xu thế biến động, chưa có nghiên cứu đầy đủ nào về nguồn lợi

cá, đặc biệt nghiên cứu về đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái hay liên hệ

sinh thái của nguồn lợi cá với các sinh cư lân cận thì hầu như vẫn còn là một khoảng

trống cần lấp đầy để hoàn thành bức tranh cân đối về sinh thái và nguồn lợi ở quần đảo

xinh đẹp này.

+ Cửa sông Thu Bồn

Hạ lưu sông Thu Bồn tiếp giáp với vùng biển Cù Lao Chàm ở phía Đông Bắc, là

vùng đất ngập nước rộng lớn, nhất là khu vực xã Cẩm Thanh, Cẩm Kim và vùng lân

cận với hơn 500 ha diện tích mặt nước [68]. Các nhánh sông Ba Chươm, sông Cổ Cò,

sông Đình, sông Đò, nối với sông Thu Bồn tạo ra nhiều cồn, gò như Thuận Tình, cồn

Tiến, cồn Ba Xã, gò Hí, gò Già,… có sự hiện diện của rừng ngập mặn và thảm cỏ biển.

Page 31: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

21

Trong đó, đáng chú ý là rừng dừa nước dọc bờ các kênh rạch, quanh năm xanh tốt, tạo

cho khu vực đất ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn có cảnh quan rất đặc biệt mà điều

này chỉ có thể tìm gặp ở miền Tây Nam Bộ [8]. Công trình nghiên cứu đầu tiên liên

quan đến nguồn lợi cá vùng cửa sông Thu Bồn và vùng đất ngập nước ven biển Quảng

Nam là đề tài “Đánh giá hiện trạng tài nguyên đất ngập nước (chủ yếu là dừa nước) ở

hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam) và các giải pháp quản lý, bảo vệ, phục hồi” của

Nguyễn Hữu Đại, tác giả đưa ra danh mục các đối tượng cá kinh tế gồm 18 loài trong

9 họ được đánh bắt chủ yếu ở vùng cửa sông Thu Bồn gồm các họ cá Đối (Mugilidae),

cá Dìa (Siganidae), cá Liệt (Leiognathidae), cá Căng (Terapontidae), cá Bống trắng

(Gobiidae), cá Hồng (Lutjanidae), cá Mú (Serranidae), cá Rô Phi (Cichlidae), cá Kìm

(Hemirhamphidae), trong đó nguồn lợi cá Đối quan trọng nhất, sau đó đến cá Dìa và

cá Liệt,...[8]. Nguồn lợi con giống cũng được đề cập đến, trong đó tác giả ghi nhận

nguồn giống chính được khai thác vùng hạ lưu sông Thu Bồn là cá mú, cá dìa và cá

hồng. Nguyễn Văn Quân (2009) nghiên cứu nguồn lợi cá trong thảm cỏ biển Cửa Đại

và đảo Phú Quí đã ghi nhận có 51 loài cá trong thảm cỏ biển Cửa Đại với sự phân bố

của các nhóm cá có kích thước nhỏ như cá Căng bốn sọc Pelates quadrilineatus và các

đàn cá Dìa trơn Siganus fuscescens. Cũng liên quan đến nguồn lợi cá vùng cửa sông

Thu Bồn là đề tài Khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ, phục hồi các hệ

sinh thái đất ngập nước ven biển tỉnh Quảng Nam của Phạm Viết Tích (2009) [68].

Cho đến nay đây là đề tài toàn diện và đầy đủ nhất về sinh thái và tài nguyên sinh vật

đất ngập nước vùng biển này, kết quả khảo sát nguồn lợi cá đã đưa ra cơ cấu, thu nhập

của ngành nghề khai thác thủy sản và danh mục thành phần loài cá vùng đất ngập nước

tỉnh Quảng Nam (trong đó có cửa sông Thu Bồn) gồm có 128 loài thuộc 91 giống, 54

họ, 15 bộ.

Trở lại nghiên cứu liên quan đến nguồn lợi cá vùng hạ lưu sông Thu Bồn của

Nguyễn Hữu Đại và Macintosh (2008) [8], tác giả nhận định: có những mối quan hệ

nhất định và gắn kết về nguồn lợi vùng hạ lưu sông Thu Bồn với vùng biển Cù Lao

Chàm, vùng hạ lưu sông Thu Bồn được xem như vùng đệm của khu bảo tồn biển. Các

thảm cỏ biển vùng hạ lưu sông Thu Bồn là vườn ươm và cung cấp giống cho vùng

biển Cù Lao Chàm. Sự suy giảm của hệ sinh thái vùng cửa sông Thu Bồn có ảnh

Page 32: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

22

hưởng đến sự suy giảm các hệ sinh thái xung quanh khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm

[8]. Đây là nhận định rất đáng quan tâm, tuy nhiên chưa có những tư liệu hoặc kết quả

nghiên cứu nào minh họa và củng cố cho nhận định này. Có thể thấy, cho đến nay các

nghiên cứu liên quan đến nguồn lợi cá tại vùng biển này chỉ dừng lại ở mức độ đưa ra

danh mục các đối tượng cá kinh tế và cơ cấu ngành nghề khai thác, chưa có các nghiên

cứu về đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái hay liên hệ sinh thái của nguồn lợi

cá giữa các sinh cư trong khu vực.

Từ năm 2009 Cù Lao Chàm-Hội An được UNESSCO công nhận là khu dự trữ

sinh quyển thế giới, trong đó vùng lõi diện tích 11.560 ha và vùng đệm là 32.220 ha

(theo QĐ 04/2015/QĐ-UBND thành phố Hội An ngày 25/5/2015), vùng đệm bao gồm

vùng cửa sông Thu Bồn và dọc theo sông Thu Bồn đến đô thị cổ Hội An. Việc nghiên

cứu liên kết sinh thái của nguồn lợi cá giữa các sinh cư của khu dự trữ sinh quyển có ý

nghĩa vô cùng quan trọng, cho thấy rằng, trong một khu bảo tồn hay khu dự trữ sinh

quyển thì cần phải có đa dạng các sinh cư.

+ Biển Đà Nẵng

Vùng biển Đà Nẵng có chiều dài bờ biển 89 km, tiếp giáp với phía Bắc quần đảo

Cù Lao Chàm (Võ Sĩ Tuấn, 2006). Các hoạt động khai thác thủy sản là sinh kế của đa

phần người dân ven biển nơi đây, với vùng khai thác chính là vịnh Đà Nẵng và Nam

bán đảo Sơn Trà. Không như Cù Lao Chàm và cửa sông Thu Bồn, các nghiên cứu về

sinh thái và nguồn lợi ở vùng biển Đà Nẵng tương đối ít. Công trình nghiên cứu về

nguồn lợi đầu tiên ở vùng biển này là của Võ Sĩ Tuấn (2002) [69], kết quả đã thống kê

được một số nguồn lợi chính vùng vịnh Đà Nẵng, các nghề khai thác và xu hướng suy

giảm nguồn lợi. Công trình nghiên cứu đầy đủ nhất về hệ sinh thái và nguồn lợi vùng

biển ven bờ Đà Nẵng là đề tài của Nguyễn Văn Long (2006) [26] về Điều tra nghiên

cứu rạn san hô và các hệ sinh thái liên quan vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam đèo Hải

Vân và bán đảo Sơn Trà. Trong đó nhóm tác giả đã đánh giá khá đầy đủ các hoạt động

nghề cá và ghi nhận tại đây có thành phần loài cá khá đa dạng, riêng vùng biển phía

Nam bán đảo Sơn Trà đã xác định 164 loài [1]. Có thể nói rằng nguồn lợi cá vùng biển

Page 33: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

23

ven bờ Đà Nẵng-sinh kế cho đa phần các hộ dân ven biển cho đến nay vẫn chưa được

điều tra nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện.

Từ các thống kê và phân tích tình hình nghiên cứu liên quan đến nguồn lợi cá tại

vùng biển Quảng Nam-Đà Nẵng như trên, có thể thấy rằng các nghiên cứu chỉ dừng lại

ở mức đánh giá hiện trạng khai thác và liệt kê các nhóm loài nguồn lợi chính ở từng

khu vực Cù Lao Chàm, cửa sông Thu Bồn và vùng biển Đà Nẵng. Thực tế hiện nay,

việc phân chia ranh giới đối với các vùng biển ven bờ chủ yếu dựa vào các yếu tố vật

lý và hành chính nhiều hơn là yếu tố sinh học, trong khi đó trong môi trường biển các

ranh giới tồn tại không thật sự rõ ràng giữa các hệ sinh thái. Do đó, việc nghiên cứu

đặc trưng nguồn lợi và liên hệ sinh thái trong vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng

sẽ phác họa được một bức tranh đầy đủ hơn về nguồn lợi cá, góp phần nâng cao hiệu

quả quản lý các hệ sinh thái và nguồn lợi liên quan, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan

trọng trong việc khoanh vùng những khu bảo tồn phải bao gồm nhiều sinh cư.

1.2. Đặc điểm khí hậu, thủy văn, địa hình và trầm tích vùng biển ven bờ Quảng

Nam và Đà Nẵng

1.2.1. Khí hậu

Khu vực Đà Nẵng-Quảng Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao và ít

biến động, là khu vực chuyển tiếp của khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam. Nhiệt

độ trung bình năm 25-26,9ºC, mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới

20oC, mùa hè có thể trên 30

oC. Độ ẩm trung bình khoảng 83,4-84%. Mỗi năm có 2

mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7.

- Chế độ mưa: Sự khác biệt về chế độ mưa không chỉ thể hiện ở lượng mưa mà

còn cả ở sự phân bố lượng mưa trong năm. Mưa chỉ tăng bắt đầu từ tháng 8 và đạt mức

cực đại vào đầu mùa đông tức là vào các tháng 10-11 kéo dài đến tháng 12 có khi đến

tháng 1 năm sau. Lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở

miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9-12, chiếm 80% lượng

mưa cả năm; mùa mưa trùng với mùa bão. Đặc điểm nổi bật của khí hậu ở đây là sự

chuyển dịch mưa lớn sang cuối Thu, đầu mùa Đông. Lượng mưa trung bình năm

Page 34: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

24

khoảng 2800-3000 mm/năm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11 trung bình 550-

1000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4 trung bình từ 20-40 mm/tháng.

- Chế độ gió: Chế độ gió vùng ven biển Việt Nam không nằm ngoài chế độ gió

mùa Đông Nam Á và chịu ảnh hưởng mạnh của yếu tố địa hình khu vực. Nhìn chung,

gió mùa đông bắc chiếm ưu thế hơn gió mùa tây nam cả về cường độ và hướng. Gió

cũng có sự biến động cả hướng và tốc độ đối với vùng ngoài biển và vùng bờ. Thống

kê chuỗi số liệu gió tại trạm khí tượng thủy văn Đà Nẵng (1977-1997) cho thấy đặc

điểm chế độ gió tại khu vực ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng như sau: Vùng biển Đà

Nẵng-Quảng Nam chịu sự chi phối của 2 hệ thống gió mùa đông bắc (NE) và gió mùa

tây nam (SW). Gió mùa NE hoạt động trong khu vực này từ tháng 10 đến tháng 5 năm

sau, gió mùa SW chỉ hoạt động trong khoảng tháng 7, tháng 8. Chế độ gió tại khu vực

Quảng Nam biến đổi cả về hướng và tốc độ theo thời gian. Mùa gió NE, tốc độ gió lớn

hơn đáng kể so với mùa gió SW. Thời gian thịnh hành của gió mùa NE trong khu vực

dài hơn nhiều so với thời gian thịnh hành của gió mùa SW. Gió mùa NE mạnh nhất từ

tháng 11 đến tháng 3 năm sau.

1.2.2. Đặc điểm thủy văn

Dòng chảy: Vùng biển ven bờ Quảng Nam nằm trong khu vực NTB, do vậy, các

đặc trưng hoàn lưu qui mô lớn (hoàn lưu ven bờ Tây Biển Đông) đại diện cho cả dải

ven bờ NTB trong đó có vùng biển Đà Nẵng-Quảng Nam. Dòng chảy bị chi phối bởi

gió mùa và đặc điểm địa hình. Từ tháng 1-4 và từ tháng 10-12 dòng chảy có hướng tây

nam, từ tháng 5-9 dòng chảy có hướng đông bắc với tốc độ 25-75 cm/s. Tốc độ dòng

chảy mặt mùa gió tây nam thấp (v=10-25 cm/s), vào mùa gió đông bắc đạt 50-70 cm/s.

Dòng tầng mặt: Theo sự biến đổi không gian, khu vực phía bắc Quy Nhơn - Đà

Nẵng, tốc độ dòng chảy thường nhỏ hơn khu vực phía nam. Vào mùa gió đông bắc,

hướng dòng chảy tầng mặt trong khu vực này thường có hướng theo hướng gió tức có

xu thế chảy từ bắc xuống nam. Vào mùa gió tây nam, do khu vực phía bắc Quy Nhơn

ít chịu ảnh hưởng của gió tây nam, đặc biệt là khu vực gần bờ, nên hướng dòng chảy ở

khu vực này có thể có hướng đông nam hoặc đông.

Page 35: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

25

Dòng chảy tầng sâu: dòng chảy có tốc độ cực đại trong khu vực Đà Nẵng-Quảng

Ngãi là 61,6 cm/s, trung bình 23 cm/s vào thời kỳ gió mùa đông bắc. Thời kỳ gió mùa

tây nam, tốc độ dòng chảy cực đại là 52 cm/s, trung bình là 27,8 cm/s. Tại khu vực Đà

Nẵng-Quảng Nam, dòng chảy các tầng sâu có hướng chủ yếu là tây bắc và bắc tây bắc

trong mùa gió tây nam (chiếm gần 47%); hướng đông nam và nam đông nam trong

mùa gió đông bắc (chiếm hơn 49%). Tốc độ dòng chảy chủ yếu tập trung trong khoảng

dưới 30 cm/s.

1.2.3. Đặc điểm địa hình và trầm tích biển

1.2.3.1. Đặc điểm địa hình đáy biển

Địa hình có tính phân dị rõ nhất là theo hướng Tây-Đông. Theo hướng này, địa

hình phân bậc, xen kẽ giữa phần dốc và phần thoải tạo thành các bậc thềm và vách dốc

đan xen với nhau trãi dài theo hướng Nam-Bắc. Địa hình có sự phân bậc như sau: 0-30

m, 30-60 m, 70-100 m (Hình 1.1).

+ Bậc thềm 0-30m: Bậc thềm này được giới hạn là đường bờ chạy dài theo

hướng Đông Nam-Tây Bắc từ Thăng Bình tới Đà Nẵng, vịnh Đà Nẵng tương đối thoải

với thành phần vật liệu chủ yếu là cát bùn, độ sâu trung bình 10-17 m được bao bọc

bởi Hải Vân, còn khu vực từ bán đảo Sơn Trà-Thăng Bình địa hình đáy tương đối

thoải, có nhiều khối địa hình dương nhô lên, trong đó có những khối vượt qua mức

nước biển tạo thành các đảo: đảo Cù Lao Chàm, Hòn Lá, Hòn Cụ, Hòn Khô, Hoàn

Dài, Hòn Mồ, Hòn Tai, Hòn Ông. Các đảo Cù Lao Chàm,… là dạng địa hình bóc mòn,

ngoài ra các bãi cạn tập trung ở khu vực Cửa Đại Hội An, có độ sâu 2-4 m, 4-6 m, và

bãi cạn ở phía Đông Nam Hòn Mồ, có diện tích khoảng 10-12 km2, độ sâu trung bình

12-15 m, rãnh sâu từ 25-30 m ở một số nơi có địa hình dốc như bán đảo Sơn Trà (0-30

m), khu vực đảo Cù Lao Chàm, Hòn Ông (0-60 m).

+ Bậc thềm 30-60 m: Bậc thềm này được giới hạn là đường bờ chạy song song

dài theo hướng Đông Nam-Tây Bắc từ Thăng Bình tới Đà Nẵng địa hình tương đối

dốc, ở phần phía nam từ hòn Tai đến Thăng Bình và phần phía bắc từ Hòn Lá đến bán

đảo Sơn Trà bề rộng của bậc thềm khoảng 10-12 km với thành phần vật liệu chủ yếu là

Page 36: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

26

bùn cát, và phần hẹp nhất của bậc thềm này là ở phần đông nam-tây bắc của đảo Cù

Lao Chàm, có chiều dài 2-3 km địa hình rất dốc.

+ Bậc thềm 70-100 m: Bậc thềm này có hướng đông nam-tây bắc chạy song song

bờ, địa hình tương đối thoải đều so với bậc thềm 30-60 m, chiều rộng trung bình của

bậc thềm 15-20 km, nơi rộng nhất ở phía tây bắc bán đảo Sơn Trà có chiều rộng

khoảng 40 km,với thành phần vật liệu chủ yếu là cát bùn.

1.2.3.2. Đặc điểm trầm tích tầng mặt đáy biển

Trầm tích trong vùng được phủ bởi chủ yếu các loại trầm tích thô hạt: Cát, cát

chứa bùn sét, bùn sét chứa cát và bùn sét. Diện phân bố của chúng được thể hiện ở

(Hình 1.2). Trên hình 1.2, cho thấy kiểu trầm tích chiếm ưu thế về diện tích phân bố ở

đây là kiểu trầm tích bùn cát, cát bùn là chính, còn các kiểu trầm tích khác như: cát, cát

chứa bùn sét, graven chứa cát chiếm một diện tích nhỏ ở trong khu vực nghiên cứu.

Các kiểu trầm tích cát chỉ phân bố ở phần sát bờ ra tới độ sâu 10-12 m, cũng có nơi tới

20-30 m, hay phân bố thành dạng vệt, dạng gò sót ở các độ sâu khác nhau.

Kiểu trầm tích cát chứa bùn sét, bùn sét chứa cát: là kiểu trầm tích có diện tích

phân bố chiếm ưu thế trong vùng nghiên cứu, chủ yếu ở phía đông Cù Lao Chàm kéo

dài xuống đến đảo Lý Sơn.

Kiểu trầm tích bùn sét phân bố ở giữa lạch Cù Lao Chàm và Cửa Đại (độ sâu 20-

40 m). Bùn sét thường có màu xám xanh, độ ướt và độ dính cao.

Kiểu trầm tích cát phân bố dọc bờ từ Đà Nẵng đến Quãng Ngãi ra đến độ sâu

khoảng 20 m. Trầm tích cát thường có màu vàng, màu trắng.

Page 37: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

27

Hình 1.1. Bản đồ địa hình đáy biển từ Đà Nẵng-Thăng Bình (Quảng Nam) (Nguồn: Đề tài KH06.08-Lê Phước Trình, 2002)

Page 38: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

28

Hình 1.2. Sơ đồ phân bố trầm tích tầng mặt từ Đà Nẵng-Thăng Bình (Nguồn: Đề tài KH06.08-Lê Phước Trình, 2002)

Page 39: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

29

CHƢƠNG 2. TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Nguồn lợi cá và tình hình quản lý, khai thác sử dụng.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào 3 hệ sinh thái chính trong vùng

biển ven bờ từ Đà Nẵng đến Quảng Nam, khoảng cách theo hướng từ biển đến bờ

được xác định theo Chương trình Quản lý tổng hợp vùng bờ của địa phương. Ranh

giới phía Bắc giáp với vùng biển Thừa Thiên-Huế từ Hòn Chảo (Nam Hải Vân) kéo

dài về phía nam hết vùng biển Duy Xuyên tiếp giáp với huyện Thăng Bình, bao

gồm cả phần hạ lưu sông Thu Bồn. Ba hệ sinh thái chính là: vùng ven bờ Đà Nẵng

(bao gồm bán đảo Sơn Trà và vịnh Đà Nẵng), quần đảo Cù Lao Chàm và cửa sông

Thu Bồn (Hội An và Duy Xuyên). Luận án thực hiện với các nội dung về nguồn lợi

cá nhưng không đánh giá trữ lượng cá vì kinh phí và nguồn lực để thực hiện luận án

còn hạn chế, hơn nữa trữ lượng không phải là nội dung trọng tâm của luận án.

Hình 2.1. Sơ đồ phạm vi vùng biển nghiên cứu

Biển Đà Nẵng

Hạ lưu sông

Thu Bồn

Biển Cù Lao Chàm

Page 40: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

30

2.1.3. Thời gian thực hiện

Luận án được thực hiện từ tháng 02/2011 đến tháng 9/2016.

2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1. Nghiên cứu đặc trƣng cơ bản của các hệ sinh thái và nguồn lợi cá liên

quan.

2.2.1.1. Đặc điểm sinh cư (habitat)

Đặc điểm sinh cư tại vùng biển nghiên cứu được tổng hợp từ các nghiên cứu

của các tác giả. Có thể nói rằng các nghiên cứu về các hệ sinh thái ven bờ trong dải

ven biển Nam Trung Bộ mới chỉ được quan tâm từ những năm 1993 cho đến nay.

Vì vậy, nguồn tài liệu sử dụng trong luận án chủ yếu được tập hợp và tổng quan từ

các công trình công bố và kết quả của các chuyến điều tra, nghiên cứu của các đề

tài, dự án chủ yếu được tiến hành tại các khu vực trong những năm gần đây. Tại

vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng, luận án sử dụng nguồn tài liệu của các đề

tài và công trình công bố của các tác giả về sinh thái các vùng biển Cù Lao Chàm,

sông Thu Bồn và Đà Nẵng từ năm 2004-2009 (Bảng 2.1) để phân tích đặc điểm sinh

cư và đặc trưng các hệ sinh thái.

Bảng 2.1. Công trình nghiên cứu của các tác giả về đặc điểm sinh cư vùng biển ven bờ

Đà Nẵng, Cù Lao Chàm và cửa sông Thu Bồn từ năm 2004-2009

TT Tên đề tài Ngƣời chủ trì Nội dung phân tích

1

Điều tra nghiên cứu các hệ sinh thái và

tài nguyên biển của khu bảo tồn biển

Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam, Việt

Nam.

Võ Sĩ Tuấn, 2004

Rạn san hô, thảm cỏ biển,

thảm rong biển, vùng

triều vùng biển CLC.

2

Điều tra, nghiên cứu rạn san hô và các

hệ sinh thái liên quan vùng biển từ Hòn

Chảo đến nam đèo Hai Vân và bán đảo

Sơn Trà

Nguyễn Văn

Long, 2006

Rạn san hô, thảm cỏ biển,

thảm rong biển, vùng

triều vùng biển Đà Nẵng.

3

Đánh giá hiện trạng tài nguyên đất ngập

nước (chủ yếu là dừa nước) ở hạ lưu

sông Thu Bồn (Quảng Nam) và các

giải pháp quản lý, bảo vệ, phục hồi.

Nguyễn Hữu Đại,

2007

Rừng ngập mặn và thảm

cỏ biển hạ lưu sông Thu

Bồn.

4

Đa dạng sinh học và chất lượng môi

trường khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm:

2004-2008.

Nguyễn Văn

Long, 2008

Rạn san hô, thảm cỏ biển,

thảm rong biển, vùng

triều vùng biển CLC.

5

Khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải

pháp bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái

đất ngập nước ven biển Quảng Nam.

Phạm Viết Tích,

2009

Rừng ngập mặn và thảm

cỏ biển vùng hạ lưu sông

Thu Bồn.

Page 41: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

31

2.2.1.2. Thành phần loài cá

Xây dựng danh lục thành phần loài cá tại vùng biển nghiên cứu từ hai nguồn:

từ nguồn tài liệu thứ cấp và từ kết quả khảo sát nghiên cứu bổ sung thành phần loài

cá của chính tác giả.

- Nguồn tài liệu thứ cấp

Kế thừa nguồn tài liệu của các tác giả đã công bố về thành phần loài cá thuộc

vùng biển Đà Nẵng và Cù Lao Chàm từ năm 1997-2015 (Bảng 2.2).

Bảng 2.2. Công trình nghiên cứu về thành phần loài cá ở vùng biển Đà Nẵng, Cù Lao

Chàm từ năm 1997-2010

TT Nội dung và thời gian nghiên cứu Nguồn

1 Thành phần loài cá rạn san hô vùng biển Cù

Lao Chàm, 1997 (187 loài, 77 giống, 31 họ).

Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn

Văn Long (1997)

2 Thành phần loài cá vùng biển Đà Nẵng,

2001 (43 loài, 33 giống).

Osman M., Mansor M. I., Chu

Tien Vinh, Mohd T. M. N. &

Azanan Z., (2001)

3 Thành phần loài cá rạn san hô vùng biển Cù

Lao Chàm, 2004 (197 loài, 85 giống, 40 họ). Nguyễn Hữu Phụng (2004)

4 Thành phần loài cá rạn san hô vùng biển Cù

Lao Chàm, 2005 (308 loài).

Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn

Văn Quân (2005)

5 Thành phần loài cá vùng ven bờ Đà Nẵng,

2004-2006 (194 loài, 70 họ). Nguyễn Văn Long (2006)

6 Thành phần loài cá rạn san hô vùng biển Cù

Lao Chàm, 2008 (270 loài). Nguyễn Văn Long (2008)

7

Thành phần loài cá vùng biển Nam bán đảo

Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, 2009 (164 loài,

111 giống, 65 họ và 14 bộ).

Đinh Thị Phương Anh, Phan

Thị Hoa (2010)

8

Dẫn liệu về thành phần loài cá ở hệ thống

sông Thu Bồn-Vu Gia tỉnh Quảng Nam (197

loài, 121 giống, 48 họ và 15 bộ).

Vũ Thị Phương Anh, Võ Văn

Phú (2010)

9

Thành phần loài động vật khai thác ở vùng

hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam, 2015

(114 loài, 121 giống, 48 họ vạ bộ).

Võ Văn Phú, Lưu Thị Mỹ

Huyền (2015)

Ngoài ra còn một công bố về thành phần loài cá của của Nguyễn Thành

Nam và cộng sự (2012): “ Composition of fish species at Cua Dai estuary, Vu Gia

Page 42: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

32

– Thu Bon river system, Quang Nam province”, nhưng vì luận án chỉ giới hạn trong

phạm vi ba vùng biển Đà Nẵng, quần đảo Cù Lao Chàm và cửa sông Thu Bồn (Hội

An và Duy Xuyên). Còn bài báo này phạm vi thu mẫu khá rộng bao gồm cả vùng

Cửa Đại, hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn, và trong bài báo tác giả đã công bố 110

loài cá thuộc 90 giống, 62 họ và 15 bộ, nhưng tác giả không ghi chú loài cá nào

thuộc vùng cửa sông Thu Bồn và có một số loài là cá biển sâu nên NCS không có

cơ sở chắc chắn để ghi nhận loài cho mục đích tham khảo của luận án.

- Tổ chức khảo sát thu mẫu cá

+ Tại vùng cửa sông Thu Bồn: Tiến hành thu theo 04 đợt bằng các nghề câu và

lưới bén từ tháng 01 đến tháng 05/2013 ở khu vực cửa sông thuộc các xã Cẩm

Nam, Cẩm Thanh, các nhánh sông Thu Bồn ra đến cửa Đại (Hình 2.2).

Hình 2.2. Vị trí các điểm thu mẫu cá phân tích tính đa dạng loài vùng cửa sông

Thu Bồn

Kết hợp với thu thập mẫu vật trực tiếp từ tất cả các loại nghề khai thác trong

vùng cửa sông tại điểm lên cá của các tàu đánh bắt.

+ Tại vùng biển Đà Nẵng và Cù Lao Chàm: Thu mẫu vật trực tiếp từ tất cả các

loại nghề khai thác tại điểm lên cá của các tàu đánh bắt.

Tại mỗi điểm lên cá, bước đầu tiên là xác định và ghi nhận vùng và ngư cụ

khai thác thông qua người đánh bắt, tiếp theo nhận diện số loài cá của các loại ngư

Page 43: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

33

cụ đánh bắt. Với mỗi loài cá có thể nhận diện bằng mắt thường thì thu 2-3 mẫu mỗi

loài để định loại tại phòng thí nghiệm. Các loài cá khó phân biệt thì thu 4-5 mẫu

mỗi loài.

Thời gian và địa điểm thu mẫu thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Thời gian và địa điểm thu mẫu bổ sung danh lục thành phần loài cá

Khu vực

nghiên cứu

Địa điểm

khảo sát

Thời gian

thực hiện

Nghề

khai thác

Tổng số

mẫu thu

Vùng biển

Đà Nẵng

Điểm lên cá Thọ

Quang, Mân Thái,

Thuận Phước

T1-12/2013

Giã cào, lưới

426 cá thể

Biển

Cù Lao Chàm Điểm lên cá CLC T1-12/2013 Lưới rê, câu 457 cá thể

Cửa sông

Thu Bồn

Bố trí 11 trạm vị thu

mẫu và thu tại điểm lên

cá.

T1-12/2013

Lưới bén, lưới

thệ, câu, lờ, rớ.

582 cá thể

* Định loại cá

- Việc định loại cá dựa vào đặc điểm hình thái theo các tài liệu của: Nguyễn

Khắc Hường (2001) [18], Nguyễn Khắc Hường và Trương Sĩ Kỳ (2007) [23],

Vương Dĩ Khang (1963) [24], Nguyễn Văn Lục và cs. (2007) [32]. Đỗ Thị Như

Nhung (2007) [37], Nguyễn Nhật Thi (2000, 2008) [63],[65], Nguyễn Hữu Phụng

(2001) [48], Allen (1985) [77], Allen và cs. (1997, 2003) [76],[79], Carpenter và

Niem (1999a; 1999b; 2001a; 2001b) [90],[91],[93],[92], Kuiter và Helmut (2007)

[130], Kuiter & Tonozuka (2001) [132], Heemstra và Randall (1993) [116],

Matsuura & cs. (2000) [142], Kimura và Matsuura (2003) [129], Matsuura và

Kimura (2005) [141], Nakabo (2002) [154], Randall và cs. (1990) [172], 沈世杰

(Shen) (1993) [207].

- Sắp xếp hệ thống phân loại bậc bộ, họ theo Nelson (2006) [155]; bậc giống

và loài theo thứ tự của bảng chữ cái.

- Thống kê và tổng hợp danh sách thành phần loài cá đã được các tác giả công

bố ở 3 khu vực Đà Nẵng, cửa sông Thu Bồn và Cù Lao Chàm, sau đó cập nhật tên

khoa học để loại bỏ các synonym trên cở sở dữ liệu Eschmeyer (1998) [107]; Froese

và Pauly (2015) [208].

Page 44: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

34

- Đối chiếu, xác định tên tiếng Việt theo Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn

Nhật Thi (1994) [46]; Nguyễn Hữu Phụng, Trần Hoài Lan (1994) [53]; Nguyễn

Hữu Phụng & cs. (1995, 1997) [49], [50]; Nguyễn Hữu Phụng (1999) [47]; [18],

Nguyễn Khắc Hường (2001) [18] Nguyễn Khắc Hường và Trương Sĩ Kỳ (2007)

[23], Nguyễn Văn Lục và cs. (2007) [32]. Đỗ Thị Như Nhung (2007) [37], Nguyễn

Nhật Thi (2000, 2008) [63], [65], Nguyễn Hữu Phụng (2001) [48].

* Định loại mẫu cá giống

+ Khái niệm con giống trong luận án

Con giống cá là những cá thể sau giai đoạn trôi nổi bắt đầu định cư, được

người dân khai thác cung cấp cho các hộ nuôi thủy sản ương nuôi thành cá thương

phẩm. Tuy nhiên tại vùng biển Đà Nẵng hoặc cửa sông Thu Bồn ngư dân vẫn khai

thác cá con cỡ lớn nhưng chưa trưởng thành để cung cấp cho các hộ nuôi thủy sản

tiếp tục nuôi đến giai đoạn cá thương phẩm. Trong luận án, cá con cỡ lớn này cũng

được gọi là con giống. Đối với cá Dìa công, con giống có cỡ dưới 60 mm. Con

giống cá mú tùy từng loài mà cỡ cá cũng khác nhau, cỡ cá lớn nhất được ngư dân

làm giống là 148 mm.

Phân loại cá giống được tiến hành theo phương pháp chuỗi dùng cho cá bột,

cá con được mô tả bởi Leis và cs. (1983, 1989) [136, 137].

Mẫu cá được đo các chỉ tiêu hình thái để phân loại như chiều dài toàn thân

(TL), chiều dài thân chuẩn (SL). Kiểu sắc tố, màu sắc cũng được quan sát mô tả và

so sánh. Các tài liệu dùng phân loại cá giống theo Leu và cs. (2005) [139],

Heemstra và Randall (1993) [116], Nakabo (2002) [154],, Duray (1998) [104] và

Nguyễn Nhật Thi (2008) [65]. Sắp xếp hệ thống phân loại bậc bộ và họ theo Nelson

(2006) [155].

Định loại cá thương phẩm và cá giống dưới sự hỗ trợ của TS. Võ Văn Quang

và ThS. Lê Thị Thu Thảo - Phòng ĐVCXS biển, Viện Hải dương học.

2.2.1.3. Đặc trưng nguồn lợi cá

Xây dựng danh sách nguồn lợi cá chủ yếu (nguồn lợi chính), năng suất và

sản lượng của nguồn lợi cá bằng phương pháp tham vấn cộng đồng, kết hợp với

khảo sát thu mẫu thực địa.

Page 45: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

35

- Tham vấn cộng đồng

+ Nội dung và kỹ thuật tham vấn

Thông tin về nguồn lợi được thu thập bằng phương pháp "Điều tra nguồn lợi

vùng bờ có sự tham gia của cộng đồng" [193], [70](Walters và cs., 1998; Võ Sĩ

Tuấn; 2013). Tại mỗi buổi tham vấn, mời 20-30 ngư dân chuyên khai thác cá đại

diện cho nhiều loại nghề khai thác khác nhau tại vùng biển nghiên cứu, mỗi loại

nghề ít nhất 2 ngư dân; ngoài ra cũng mời thêm những người thu mua (nậu, vựa) và

cán bộ quản lý thủy sản tại 3 khu vực Cù Lao Chàm, cửa sông Thu Bồn và vịnh Đà

Nẵng tham gia.

Các thông tin về hiện trạng khai thác nguồn lợi cá gồm các nội dung: (1) Đối

tượng nguồn lợi chính, cỡ cá khai thác; (2) Ngư cụ và mùa vụ khai thác; (3) Số

tháng khai thác trên một năm, số ngày khai thác trung bình trên một tháng cho từng

loại đối tượng và ngư cụ đánh bắt; (4) Năng suất trung bình trên một ngày cho từng

loại ngư cụ; (5) Giá bán tại bến. Đối với nội dung tham vấn nguồn giống sẽ thu thập

thêm các thông tin về bãi ương dưỡng nguồn giống.

Trong buổi tham vấn, ngư dân và các nhà sinh học cùng nhau thảo luận các

nội dung, các thông tin được chọn là những thông tin có sự đồng thuận cao nhất.

+ Phân tích số liệu tham vấn để ước tính sản lượng và doanh thu

Chỉ thu thập các số liệu được hầu hết ngư dân đồng thuận. Số liệu được tính

toán và thống kê bằng phần mềm Excel và trình bày ở dạng bảng hoặc đồ thị.

Ước tính sản lượng khai thác và doanh thu nguồn lợi chính (Walters và cs,

1998) và Võ Sĩ Tuấn (2013):

Sản lượng khai thác của từng đối tượng nguồn lợi/năm = Năng suất khai thác

(kg hoặc con)/phương tiện khai thác (ghe, tàu, thúng...)/ngày x Số lượng phương

tiện khai thác x Số ngày khai thác trung bính/tháng x Số tháng khai thác/năm.

Doanh thu từ hoạt động khai thác của từng đối tượng nguồn lợi/năm = Sản

lượng khai thác của đối tượng nguồn lợi/năm x Giá bán thực tế tại bến.

+ Một số khái niệm được sử dụng trong quá trình tham vấn

Page 46: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

36

Khái niệm nguồn lợi chính: là nguồn lợi được cộng đồng xác nhận hiện đang

được ngư dân tập trung khai thác bằng một hoặc nhiều loại nghề khác nhau, đồng

thời có doanh thu hoặc có số lượng người tham gia khai thác cao và sản lượng lớn,

do đóng vai trò quan trọng đối với đời sống cộng đồng địa phương.

Các loài cá trong họ cá Dìa (Siganidae) ngư dân gọi theo tên địa phương như

sau: Cá Dìa công (Siganus guttatus) được gọi là cá Dìa. Các loài cá khác như cá Dìa

cana (Siganus canaliculatus) hay cá Dìa trơn (Siganus fuscescens) ngư dân gọi là cá

giò.

Kích thước cá cỡ hột dưa: ngư dân gọi cá con Siganus spp. có chiều dài từ 20-

30 mm là cá cỡ hột dưa.

+ Địa điểm và thời gian tổ chức tham vấn

Đã tổ chức 9 cuộc tham vấn cộng đồng từ tháng 12/2011 đến tháng 10/2012,

thời gian và địa điểm thể hiện ở bảng 2.4.

Bảng 2.4. Địa điểm và thời gian tổ chức tham vấn cộng đồng

Nội dung

nghiên cứu

Khu vực

khảo sát

Xã(phƣờng) Thời gian

thực hiện

Số ngƣ dân

tham gia

Tham vấn

cộng đồng

Đà Nẵng

Nại Hiên Đông 28/12/2011 20

Thọ Quang 05/01/2012 27

Mân Thái 06/01/2012 25

Thuận Phước 07/01/2012 27

Cù Lao Chàm Tân Hiệp 25/06/2012 30

Thu Bồn

Cẩm Thanh 25/9/2012 30

Cẩm Nam 26/9/2012 20

Duy Hải 19/10/2012 21

Duy Nghĩa 20/10/2012 22

- Khảo sát thực địa

+ Thu mẫu xác định nguồn lợi chính

Từ danh sách nguồn lợi chính có được từ kết quả tham vấn cộng đồng sẽ tiến

hành xác định tên loài bằng cách đi cùng ngư dân thu mẫu tại điểm lên cá. Tại đây

cũng đồng thời xác định nghành nghề khai thác, mẫu sau khi được ngư dân xác định

là nguồn lợi chính được chụp ảnh và thu thập đưa về phòng thí nghiệm để phân loại.

Page 47: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

37

+ Thu mẫu nguồn giống và xác định bãi giống

Quá trình tham vấn cho biết chỉ có vùng biển Đà Nẵng và cửa sông Thu Bồn

mới có hoạt động khai thác cá giống, do đó chỉ tiến hành thu mẫu cá giống tại Đà

Nẵng và cửa sông Thu Bồn.

Biển Đà Nẵng

Bố trí trạm vị thu mẫu: Vì đối tượng nghiên cứu là nguồn giống cá liên quan

đến rạn san hô, nên vị trí thu mẫu được bố trí tại 10 điểm tương ứng với các khu

vực rạn san hô ở xung quanh bán đảo Sơn Trà (Hình 2.3). Tọa độ vị trí khảo sát

được xác định bằng máy định vị Garmin GPS map 76CSx. Tại mỗi trạm khảo sát,

dùng thước dây dài 100m rải trên nền đáy để định hướng. Thợ lặn dùng vợt vớt các

cá thể cá con xuất hiện trong phạm vi 2 m mỗi bên mặt cắt, tổng diện tích đánh giá

là 400 m2. Đã tổ chức 12 đợt khảo sát tương ứng với 12 tháng: từ tháng 04/2012-

04/2013. Tổng số mẫu thu là 105 cá thể.

Hình 2.3. Trạm vị thu mẫu cá giống vùng biển Đà Nẵng

Page 48: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

38

Cửa sông Thu Bồn

* Trạm vị thu mẫu: thu mẫu tại 5 trạm vị (2 trạm vị trong thảm cỏ biển Gò

Hí, 2 trạm vị trong rừng dừa Bảy Mẫu và 1 trạm vị ngay giữa dòng chảy hạ lưu

sông Thu Bồn (Hình 2.4).

Hình 2.4. Sơ đồ trạm vị khảo sát, thu mẫu nguồn giống cá

Xác định bãi giống cá dựa vào thông tin tham vấn ngư dân và thuê ghe cùng

với ngư dân đến khu vực khai thác giống, xác định tọa độ ranh giới bãi giống bằng

máy định vị Garmin GPS map 76CSx.

Thu thập mẫu nguồn giống tại vùng vịnh Đà Nẵng, cửa sông Thu Bồn là các

loài thuộc họ cá Mú (Serranidae), cá Hồng (Lutjanidae) và cá Dìa (Siganidae).

Địa điểm và thời gian tổ chức các đợt khảo sát thu mẫu nguồn lợi thể hiện ở

bảng 2.5.

Page 49: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

39

Bảng 2.5. Địa điểm và thời gian tổ chức các đợt khảo sát thu mẫu nguồn lợi

S

TT

Nội dung

thu mẫu

Địa điểm

khảo sát

Thời gian

thực hiện

Nghề

khai thác

Tổng số

mẫu thu

2

1

Thu mẫu xác

định nguồn lợi

chính (cá

thương phẩm)

Đà Nẵng T1- 6/2013 Câu, lưới rê,

lưới vây 75 cá thể

Cù Lao Chàm T1- 6/2013 Câu, Lưới rê,

lưới trích 88 cá thể

Thu Bồn T1- 6/2013 Lưới bén, lưới

thệ 92 cá thể

32

Thu mẫu xác

định nguồn lợi

giống

Đà Nẵng: Bố trí 10 trạm

vị thu mẫu ngay RSH

bán đảo Sơn Trà.

T4/2012-

T4/2013

Lặn

105 cá thể

Thu Bồn T7- 9/2013 Trủ, rớ, lờ 82 cá thể

2.2.2. Phân tích và so sánh đặc trƣng nguồn lợi cá giữa các hệ sinh thái

2.2.2.1. Phân tích chỉ số đa dạng sinh học

Phân tích cấu trúc của các khu hệ cá thông qua các chỉ số đa dạng bằng phần

mềm Primer 6.0 Clarke và Gorley (2006) [98].

- Chỉ số giống nhau (Similarity index) theo công thức của Bray-Curtis (1957):

( ∑ | |

∑ | |

)

Trong đó: Yij và Yik là số lượng loài thứ i trong trạm (khu hệ cá) thứ j và k, (số

lượng loài p = 1, 2, 3, ...i; số lượng trạm (khu hệ cá) n = 1, 2, 3, ...j).

- Độ giàu có loài (Margalef’s index) (Margalef, 1958):

Trong đó: S là số lượng loài, N là tổng số loài.

- Chỉ số tương đồng Sorensen, 1948 (Ks) để đánh giá sự tương đồng về thành

phần loài giữa 3 khu vực nghiên cứu.

Ks =

*100

Trong đó: KS là chỉ số tương đồng, dao động từ 0-100

c: Số loài giống nhau giữa 2 khu vực

Page 50: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

40

a: Số loài của khu vực A

b: Số loài của khu vực B

Phân tích PCA (Principal component analysis) bằng phần mềm CANOCO ver.

4.5 theo hướng dẫn phân tích quần xã sinh vật Legendre và Legendre (1998) [135],

Lepš và Šmilauer (2003) [138], Ter Braak và Smilauer (2002) [189]. Trong đó xác

định số loài chung của 3 khu vực hoặc cho 2 khu vực và số loài chỉ bắt gặp riêng

trong từng khu vực.

Các phân tích sử dụng số liệu thành phần loài được chuyển sang dạng (1/0-

presense/absense) loài có mặt tại khu vực có giá trị là 1 và không có mặt là 0.

2.2.2.2. Phân tích đặc tính sinh thái

Phân chia các nhóm sinh thái cá dựa theo tính thích nghi về độ mặn và theo

môi trường sống Froese và Pauly (2015) [208] cụ thể như sau:

+ Theo độ mặn chia thành 6 nhóm:

1. Cá chỉ thích nghi ở nước ngọt (fresh)

2. Cá chỉ thích nghi ở nước lợ (brackish)

3. Cá chỉ thích nghi ở biển (marine)

4. Cá chỉ thích nghi ở nước lợ và ngọt (brackish, fresh)

5. Cá chỉ thích nghi ở nước lợ, biển (brackish, marine)

6. Cá chỉ thích nghi ở biển, lợ và ngọt (marine, brackish, fresh)

+ Theo môi trường sống chia làm 5 nhóm:

1. Cá đáy (Demersal)

2. Cá đáy và gần đáy (Benthopelagic)

3. Cá nổi khơi (Pelagic-oceanic)

4. Cá nổi ven bờ (Pelagic-neritic)

5. Cá có đời sống gắn liền với rạn san hô (Reef-associated)

Page 51: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

41

2.2.2.3. Đặc trưng nguồn lợi

Phân tích, so sánh, đánh giá đặc điểm một số nguồn lợi cá khai thác tại 3 hệ

sinh thái trong vùng biển nghiên cứu và thu mẫu tìm hiểu hiện trạng kích thước

một số nhóm cá liên quan đến các sinh cư ven bờ.

- Thu mẫu tìm hiểu hiện trạng kích thước khai thác của một số nhóm cá:

+ Cá Dìa cana (Siganus canaliculatus): Thu 360 cá thể cá Dìa cana khai thác

từ nghề lưới bén từ tháng 7-10/2013 tại Đà Nẵng.

+ Cá Hố hột (Trichiurus lepturus): Thu 400 cá thể cá Hố hột từ nghề giã cào

và nghề lưới rùng ở vùng biển Đà Nẵng từ tháng 7-10/2013.

+ Mẫu vật các loài thuộc họ cá Mú (Serranidae) điều tra thu tại vùng biển

Đà Nẵng, Cù Lao Chàm và Cửa sông Thu Bồn trong năm 2014 và năm 2015 thuộc

đề tài: “Điều tra, đánh giá nguồn cá bố mẹ và con giống tự nhiên của họ cá Mú

(Serranidae) ở vùng biển Nam Trung Bộ (từ Đà Nẵng đến Bình Thuận) và đề xuất

biện pháp khai thác bền vững”.

- Phân tích số liệu về cấu trúc kích thước:

Đối với cá mú, so sánh chiều dài trung bình và lớn nhất của cá mú khai thác

với chiều dài thường gặp và lớn nhất được ghi nhận trên thế giới của các loài cá mú

[99, 112, 116, 134, 208]. Chiều dài cá Dìa cana và cá Hố hột được phân tích theo

tháng thu mẫu cho từng vùng biển.

- Thời gian và địa điểm thu mẫu:

Thời gian và địa điểm thu mẫu thể hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Thời gian và địa điểm thu mẫu tìm hiểu hiện trạng kích thước khai

thác một số nhóm cá.

Nội dung

thu mẫu

Địa điểm

khảo sát

Thời gian

thực hiện

Nghề

khai thác

Tổng số

mẫu thu

Thu mẫu nghiên

cứu kích thước

khai thác một số

nguồn lợi (cá Dìa

cana, cá Hố hột, cá

mú)

Đà Nẵng

T7-10/2013

Cá Dìa cana:

lưới bén.

Cá Hố hột: giã

cào

360 cá thể cá Dìa

cana.

400 cá thể cá Hố

hột.

Đà Nẵng, Cù lao

Chàm, Thu Bồn

3/2014-

2/2015

Cá mú: Lưới

rạn, lặn (CLC

và ĐN), lờ (TB)

361 cá thể cá mú

Page 52: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

42

2.2.3. Nghiên cứu liên kết sinh thái

2.2.3.1. Thu mẫu nghiên cứu cấu trúc kích thước cá Dìa công (Siganus guttatus)

- Trạm vị thu mẫu:

Tháng 7 thu 3 trạm (2 trạm trong thảm cỏ biển Gò Hí, 1 trạm vị trong rừng

dừa Bảy Mẫu), tháng 8 thu 3 trạm (1 trạm trong thảm cỏ biển Gò Hí, 2 trạm vị trong

rừng dừa Bảy Mẫu), Tháng 9 thu 4 trạm (2 trong rừng dừa Bảy Mẫu và 2 trạm vị

gần bờ), Tháng 10, 11, 12/2014 và tháng 01/2015 thu 2 trạm ở giữa dòng sông phía

ngoài câu Cửa Đại (Hình 2.5).

Hình 2.5. Sơ đồ trạm vị khảo sát, thu mẫu cá Dìa công vùng cửa sông TB

Page 53: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

43

Mẫu thu từ các nghề khai thác cá Dìa công ở 3 khu vực: vùng biển Cù Lao

Chàm và Đà Nẵng thu từ nghề lưới rạn, nghề câu và lặn, trong đó có yêu cầu thợ lặn

thu tất cả kích thước cá bắt gặp. Vùng cửa sông Thu Bồn từ tháng 7-9 thu từ nghề

trủ, nhũi và lờ, rớ (các nghề khai thác giống), từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau thu

từ nghề lờ, đăng, đáy và lưới bén.

- Số lƣợng mẫu

Tổng số cá thể thu được là 3.878 con. Số lượng mẫu chi tiết từng vùng thể

hiện ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Số lượng cá thể cá Dìa công (Siganus guttatus) thu mẫu nghiên cứu cấu trúc

kích thước

Tháng-năm

Khu vực thu mẫu (số cá thể)

Tổng Cù Lao

Chàm Đà Nẵng

Cửa sông Thu

Bồn

7-2014 71 48 627 746

8-2014 70 49 627 746

9-2014 82 38 546 666

10-2014 85 36 324 445

11-2014 91 40 320 451

12-2014 59 40 193 292

1-2015 54 34 127 215

2-2015 24 31 0 55

3-2015 25 33 0 58

4-2015 30 32 0 62

5-2015 32 34 0 66

6-2015 38 38 0 76

Tổng 661 453 2.764 3.878

Đo chiều dài toàn thân tất cả các mẫu cá thu để nghiên cứu kích thước bằng

thước đo đơn vị cm sai số ±1 mm. Chiều dài thân cá được đo từ mút mõm khi đóng

kín miệng cho đến hết chiều dài đuôi theo hướng dẫn của Sparre và Venema (1998)

[183].

- Phân tích số liệu về cấu trúc kích thƣớc

Chiều dài cá Dìa công phân tích từng tháng cho từng vùng theo nhóm kích

thước với khoảng cách nhóm là 20 mm.

Thống kê và quản lý các bảng dữ liệu trên phần mềm Excel.

Page 54: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

44

2.2.3.2. Thu mẫu phân tích ADN

Phân tích ADN nhằm mục đích đánh giá đặc điểm di truyền của quần thể cá

Dìa công thông qua nguồn gen của các cá thể ở 3 vùng biển: cửa sông Thu Bồn, Cù

Lao Chàm và vịnh Đà Nẵng.

- Trạm vị thu mẫu và số lƣợng mẫu :

Đã tiến hành thu 35 mẫu cá Dìa công tại 3 vùng biển trên bao gồm: 10 cá thể

cá Dìa công cỡ cá giống (20-40 mm) tại vùng cửa sông Thu Bồn vào tháng 8/2014;

12 cá thể vùng biển Cù Lao Chàm và 13 cá thể Đà Nẵng với kích thước trưởng

thành (100-150 mm) vào tháng 12/2014.

Để phân tích ADN, dùng kéo lấy 1cm2 vây bụng mỗi cá thể cá Dìa công ngâm

vào cồn 80C. Vây bụng của từng cá thể được giữ trong từng lọ riêng biệt, mỗi lọ

được dán nhãn và ghi rõ các thông tin về nguồn gốc mẫu.

- Phân tích ADN

Mẫu vây cá được gửi đến Trung tâm đa dạng sinh học biển (MARBEC)-Đại

học Université Montpellier II, France phân tích.

ADN được chiết xuất dùng Kit PureLink® Genomic ADN (Life Techomogies,

USA) theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Một đoạn của vùng gien COI được nhân

bản dùng phản ứng chuỗi polymerase (polymerase chain reaction, gọi tắt là PCR).

Phản ứng PCR được thực hiện dùng hai đoạn ADN mồi FishF1 (5’-

TCAACCAACCACAAAGACATTGGCAC-3’) và FishR1 (5’-

TAGACTTCTGGGTGGCCAAAGAATCA-3’), Durand và cs. (2012) [103]. Thể

tích phản ứng PCR là 50µL, trong đó có 5 µL dung dịch đệm và 1 đơn vị enzyme

GoTaq ADN polymerase (Promega), 2µL dNTPs (5 mM), 0.5 µL mỗi ADN mồi

(10mM), 1.5 µL MgCl2 (25 mM) và khoảng 50 ng ADN. Điều kiện nhiệt độ cho

phản ứng PCR như sau: Tách chuỗi ADN ở 92°C trong 3 phút, 35 vòng lặp của tách

chuỗi 92°C trong 1phút, gắn mồi ADN ở 52°C trong 45 giây và tổng hợp ADN ở

72°C trong 1,5 phút; và kết thúc tổng hợp ADN ở 72°C trong 5 phút [103].

Page 55: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

45

- Phân tích số liệu mã di truyền ADN

Dùng phần mềm MEGA phiên bản 6.0 Tamura và cs. (2013) [188] để xem và

sắp xếp vị trí của các nucleotides. MEGA cũng được dùng để tính mức độ khác

nhau và xây dựng mối quan hệ tiến hóa giữa các kiểu gien.

Sự khác nhau giữa các quần đàn được kiểm tra dùng “exact test” dựa trên tần

số kiểu gien và so sánh giữa từng cặp quần đàn dùng phân tích sai khác di truyền

phân tử (analysis of molecular variance, hay AMOVA) Excoffier và cs. (1992)

[108] dùng 1.000 lần hoán vị của số liệu có được.

Ngoài số mẫu phân tích trong nghiên cứu này, chuỗi COI của một số mẫu cá

Dìa công Siganus guttatus từ Philippine, Trung Quốc và Thái Lan cũng được tải về

từ Ngân hàng gien (GenBank) để so sánh. Ngoài ra, chuỗi COI của một số loài

thuộc giống Siganus khác cũng dùng để xây dựng mối quan hệ tiến hóa giữa các

loài. Các ký tự trong ngoặc là GenBank Accession Number. Các số ở nhánh của cây

tiến hóa là bootstrap support.

- Địa điểm, số trạm và thời gian tổ chức các hoạt động thu mẫu nghiên cứu cấu

trúc kích thƣớc và phân tích AND của cá Dìa công

Địa điểm, số trạm và thời gian tổ chức thực hiện các hoạt động thu mẫu thể

hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Địa điểm, số trạm, số mẫu và thời gian tổ chức thực hiện các hoạt động thu

mẫu

S

TT

Nội dung

thu mẫu

Địa điểm

khảo sát

Thời gian

thực hiện

Nghề

khai thác

Tổng số

mẫu thu

5

5

1

Thu mẫu

nghiên cứu cấu

trúc kích thước

cá Dìa công

(Siganus

guttatus)

Đà Nẵng

T7/2014-

6/2015

Lưới rạn, câu 453 cá thể

Cù Lao Chàm Lưới rạn, câu 661 cá thể

Thu Bồn

T7,8: Trủ,

nhũi, rớ.

T9,10,11,12,1:

rớ, lờ, đăng,

đáy, lưới bén

2.764 cá thể

7

6

Thu mẫu phân

tích ADN

Thu Bồn 25/8/2014 Trủ 10 cá thể

Cù Lao Chàm 27/10/2014 Lưới rạn 12 cá thể

Đà Nẵng 29/10/2014 Lưới rạn 13 cá thể

Page 56: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

46

2.2.4. Tài liệu về hiện trạng khai thác

Nguồn số liệu về số lượng tàu thuyền và công suất máy, sản lượng khai thác

hàng năm được thu thập từ báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành địa

phương (Bảng 2.8).

Bảng 2.8. Nguồn số liệu về ngành nghề khai thác hải sản và sản lượng hàng năm từ các

cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương.

TT Cơ quan quản lý Thủy sản địa phƣơng Nội dung

1 Chi cục Thủy sản Thành phố Đà Nẵng

Báo cáo kết quả thống kê số liệu nghề

khai thác hải sản năm 2011, 2012,

2013, 2014, 2015

2 Phòng kinh tế Hội An-Quảng Nam

Báo cáo kết quả thống kê số liệu nghề

khai thác hải sản tại Hội An và Cù Lao

Chàm năm 2011, 2012, 2013, 2014,

2015

Ngoài ra, thông tin về hiện trạng khai thác được tác giả thu thập qua tham vấn

cộng đồng và các đợt khảo sát thực địa tại vùng biển nghiên cứu.

Page 57: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

47

Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA CÁC HỆ SINH THÁI VÀ NGUỒN LỢI CÁ

LIÊN QUAN

3.1.1. Đà Nẵng

3.1.1.1. Đặc điểm sinh cư

Vùng biển ven bờ Quảng Nam và Đà Nẵng có chiều dài tổng cộng 211 km với

các khu vực khai thác chính là ven bờ Đà Nẵng (vịnh Đà Nẵng và Nam bán đảo Sơn

Trà), cửa sông Thu Bồn và Cù Lao Chàm. Tại đây có các sinh cư quan trọng có

năng suất sinh học cao đặc trưng cho vùng biển nhiệt đới như rừng ngập mặn, rạn

san hô, thảm cỏ biển và thảm rong biển.

Vùng biển Đà Nẵng có chiều dài khoảng 89 km, có thể chia làm 2 vùng địa lý

tương ứng với hai vùng khai thác chính là vịnh Đà Nẵng và Nam bán đảo Sơn Trà.

Phía Bắc được che chắn bởi núi Hải Vân, phía Nam là vùng biển Nam bán đảo Sơn

Trà tiếp giáp với vùng biển Quảng Nam. Vịnh Đà Nẵng là vùng biển nông với diện

tích mặt nước 119 km2, phần trong của Vịnh chịu ảnh hưởng lớn của sông Hàn và

sông Cu Đê, đáy có trầm tích chủ yếu là cát bùn sét, dọc sát bờ ra 10-12 m là trầm

tích cát. Phía Nam bán đảo Sơn Trà không chịu ảnh hưởng của sông, đáy có trầm

tích cát sát bờ 10-30 m và cát bùn sét (Hình 1.2). Tại đây có các sinh cư quan trọng

là rạn san hô, thảm cỏ biển và thảm rong biển.

Rạn san hô vùng biển Đà Nẵng có diện tích không lớn, phân bố hẹp từ vùng

triều đến độ sâu không quá 12 m. Tồng cộng có 191 loài san hô cứng tạo rạn thuộc

47 giống 15 họ và 3 giống san hô mềm được ghi nhận. San hô sống chủ yếu phân bố

trên các rạn san hô vùng phía Bắc và Nam bán đảo Sơn Trà, trong khi đó vùng phía

Tây và Nam đèo Hải Vân chủ yếu là san hô chết. Diện tích các rạn san hô vùng ven

bờ Đà Nẵng có thể ước tính vào khoảng 104,6 ha, trong đó 2 ha còn trong tình trạng

rất tốt; 8,1 ha trong điều kiện tốt; 9,2 ha trung bình và 85,3 ha trong điều kiện xấu

và rất xấu, có thể nói chất lượng của các rạn san hô vùng ven bờ Đà Nẵng không

được tốt lắm và nhiều nơi đã và đang bị suy thoái [26].

Page 58: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

48

Thảm cỏ biển duy nhất được thấy phân bố ở Bãi Nồm (vùng biển phía Nam

bán đảo Sơn Trà) với diện tích khoảng hơn 10 ha. Cho đến nay đã xác định 3 loài cỏ

biển phân bố trong thảm cỏ biển ở Bãi Nồm là Halophila decipiens, Halophila

ovalis và Halodule pinifolia. Trong đó, loài Halophila ovalis hầu như chiếm ưu thế

hoàn toàn trong thảm cỏ, chúng phân bố từ độ sâu khoảng 1m đến hơn 6m với độ

phủ từ 15- 30% [26].

Các thảm rong biển phân bố tập trung dọc theo vùng triều các bờ đá hoặc rạn

san hô từ Mũi Nhồi đến phía Nam Làng Vân, phía Tây Bắc (Mũi Lố) và Nam bán

đảo Sơn Trà, thành phần ưu thế là các giống rong mơ Sargassum và Rosenvingea.

Phần lớn các thảm rong biển có phân bố hẹp và chỉ tập trung ở vùng ven bờ ra đến

độ sâu 3-4 m tùy thuộc vào khu vực và độ trong của nước. Chiều rộng trung bình

của các thảm rong dao động 10-20 m. Có thể ước tính có khoảng 26,2 ha thảm rong

biển vùng ven bờ Đà Nẵng [26].

Vùng biển Đà Nẵng có sự đa dạng các sinh cư ven bờ nhiệt đới như rạn san hô

và thảm cỏ biển, nhưng diện tích các sinh cư không lớn. Sự đa dạng các sinh cư ven

bờ tạo nên sự đa dạng thành phần loài. Vì diện tích không lớn nên các sinh cư này

không đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra năng suất sinh học cho vùng biển Đà

Nẵng. Có thể nói đặc trưng sinh thái vùng biển Đà Nẵng chính là vùng vịnh đáy

mềm, sự có mặt các sinh cư rạn san hô và thảm cỏ biển làm cho vùng vịnh có tính

đa dạng cao về các sinh cư ven bờ nhiệt đới.

3.1.1.2. Thành phần loài cá

Kết quả tổng hợp các danh mục loài của các tác giả công bố đã xác định thành

phần loài cá ở vùng biển Đà Nẵng bao gồm 394 loài thuộc 215 giống, 93 họ và 18

bộ (Phụ lục 1).

Phân tích 426 mẫu vật thu được của các đợt khảo sát bổ sung, đã xác định

thành phần loài cá ở vùng biển Đà Nẵng bao gồm: 158 loài thuộc 109 giống 63 họ

và 15 bộ (Phụ lục 2).

Page 59: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

49

Kết hợp thành phần loài cá của các đợt khảo sát bổ sung và danh mục loài của

các tác giả đã công bố trước đây ở vùng biển này, luận án tổng hợp được thành phần

loài cá vùng ven biển Đà Nẵng bao gồm 425 loài thuộc 230 giống, 95 họ và 18 bộ.

Như vậy, kết quả của các đợt khảo sát của luận án đã bổ sung cho vùng ven biển Đà

Nẵng 29 loài, 24 giống, 20 họ và 7 bộ (Phụ lục 3).

Trong số 425 loài cá ở vùng ven biển Đà Nẵng, bộ cá Vược Perciformes có số

lượng họ, giống và loài đa dạng nhất 58 họ chiếm 61,1% tổng số họ, 147 giống

chiếm 63,9%, 303 loài chiếm 71,3% tổng số loài; tiếp đến là bộ cá Trích

Clupeiformes: 4 họ (4,2%), 16 giống (7,0%), 22 loài (5,2%); bộ cá Bơn: 4 họ

(4,2%), 11 giống (4,8%), 19 loài (4,5%); bộ cá Nóc: 6 họ (6,3%), 15 giống (6,5%),

18 loài (4,2%); bộ cá Chình 14 loài (3,3%); bộ cá Nhói 13 loài (3,1%); bộ cá Mù

Làn 11 loài (2,6%); các bộ còn lại có số lượng họ, giống và loài rất ít (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Cấu trúc theo các bậc taxon cá vùng biển Đà Nẵng

TT Lớp và Bộ Họ Giống Loài

n % n % n %

I Lớp cá sụn (Chondrichthyes)

1 Cá Đuối điện Torpediniformes 1 1,1 1 0,4 1 0,2

2 Cá Đuối ó Myliobatiformes 2 2,1 3 1,3 4 0,9

II Lớp cá xƣơng (Osteichthyes)

3 Cá Cháo biển Elopiformes 1 1,1 1 0,4 1 0,2

4 Cá Chình Anguilliformes 4 4,2 7 3,0 14 3,3

5 Cá Trích Clupeiformes 4 4,2 16 7,0 22 5,2

6 Cá Sữa Gonorhynchiformes 1 1,1 1 0,4 1 0,2

7 Cá Nheo Siluriformes 1 1,1 1 0,4 1 0,2

8 Cá Mối Aulopiformes 1 1,1 3 1,3 4 0,9

9 Cá Nhái Lophiiformes 1 1,1 1 0,4 1 0,2

10 Cá Đối Mugiliformes 1 1,1 2 0,9 2 0,5

11 Cá Suốt Atheriniformes 1 1,1 2 0,9 3 0,7

12 Cá Nhói Beloniformes 3 3,2 7 3,0 13 3,1

13 Cá Tráp mắt vàng Beryciformes 2 2,1 3 1,3 5 1,2

14 Cá Gai Gasterosteiformes 1 1,1 1 0,4 2 0,5

15 Cá Mù Làn Scorpaeniformes 3 3,2 8 3,5 11 2,6

16 Cá Vược Perciformes 58 61,1 147 63,9 303 71,3

17 Cá Bơn Pleuronectiformes 4 4,2 11 4,8 19 4,5

18 Cá Nóc Tetraodontiformes 6 6,3 15 6,5 18 4,2

Tổng 95 100,0 230 100,0 425 100,0

Page 60: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

50

Từ Bảng 3.1 cho thấy, cấu trúc và tính đa dạng thành phần loài cá ở đây như

sau:

- Tính đa dạng về bậc bộ: Trong tổng số 18 bộ cá đã xác định, bộ cá Vược

chiếm ưu thế cả số lượng về họ, giống và loài: 58 họ chiếm 61,1% tổng số họ; với

147 giống chiếm 63,9% tổng số giống và 303 loài chiếm 71,3% tổng số loài.

- Tính đa dạng về bậc họ: Trong tổng số 95 họ, họ cá Khế (Carangidae) có số

lượng giống nhiều nhất 17 giống (7,4%); tiếp đến là họ cá Bống trắng (Gobiidae),

cá Rô Biển Pomacentridae mỗi họ 12 giống (5,2%), họ cá Bàng Chài Labridae: 11

giống (4,8%); họ cá Trích Clupeidae: 10 giống (4,3%); cá Liệt Leiognathidae: 7

giống (3,0%); họ cá Sơn Apogonidae, cá Đù Sciaenidae, cá Thu Ngừ Scombridae,

cá Bò giấy Monacantidae mỗi họ 5 giống (2,2%); các họ Engraulidae,

Scorpaenidae, Scaridae, Scombridae, Bothidae, Soleidae, và Tetraodontidae mỗi họ

4 giống (1,7%); Ophichthidae, Synodontidae, Belonidae, Serranidae, Sparidae,

Lethrinidae, Haemulidae và Platycephalidae mỗi họ 3 giống (1,3%); các họ còn lại

mỗi họ chỉ 1-2 giống.

- Tính đa dạng ở bậc giống: Trong tổng số 230 giống, giống Chaetodon có 15

loài (3,5%); giống Epinephelus: 10 loài (2,4%); Lutjanus: 8 loài (1,9%);

Pomacentrus, Scarus mỗi giống 7 loài; các giống Parupeneus, Upeneus,

Nemipterus, Siganus, Plectorhinchus và Halichoeres mỗi giống 6 loài; giống

Gymnothorax, Lethrinus, Scolopsis, và Cynoglossus mỗi giống 5 loài; giống

Stolephorus, Ambassis, Decapterus, Johnius, Abudefduf, Chromis, Sphyraena,

Apogon, Ostorhinchus, Scomberoides, Gerres và Oxyurichthys mỗi giống 4 loài;

các giống còn lại mỗi giống 1-3 loài.

- Tính đa dạng về bậc loài: Trong số 425 loài, đa dạng nhất là bộ cá Vược với

303 loài chiếm 71,3% tổng số loài; tiếp theo là bộ cá Trích: 22 loài (5,2%); bộ cá

Bơn: 19 loài (4,5%); bộ cá Nóc 18 loài (4,2%); bộ cá Chình 14 loài (3,3%); bộ cá

Nhói 13 loài (3,1%); bộ cá Mù Làn 11 loài (2,6%); các bộ còn lại có số loài, giống

và họ không đáng kể.

Page 61: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

51

3.1.1.3. Đặc trưng nguồn lợi cá

a. Nguồn lợi cá thương phẩm

Kết quả tham vấn cộng đồng và khảo sát thực địa về nguồn lợi cá vùng biển

Đà Nẵng cho thấy: thành phần nguồn lợi cá nơi đây khá đa dạng, những nhóm cá

thường được đánh bắt gồm cá nổi nhỏ (cá cơm, cá nục, cá trích), cá đáy (cá bơn, cá

đuối, cá lưỡi trâu,...), cá nổi lớn (cá thu, cá ngừ, cá rựa, cá dũa,...), cá Hố hột, cá

Dưa thường (ngư dân gọi là cá Lạc vàng),... và nhóm cá rạn san hô (cá mú, cá dìa,

cá giò, cá mó,...). Ngoài ra nhóm cá có kích thước vừa và nhỏ, đặc trưng của nghề

cá ven bờ Việt Nam như cá phèn, cá nhồng, cá liệt, cá chét, cá căng, cá đổng,…

luôn chiếm một tỉ trọng đáng kể trong các chuyến khai thác. Có 18 loài cá trong 6

họ được cho là nguồn lợi chính đối với cộng đồng ngư dân Đà Nẵng, theo thứ tự giá

trị kinh tế nhóm cá hố trong nhiều năm luôn đem lại thu nhập cao nhất, sau đó đến

lạc, cá cơm, cá khế, cá thu, cá ngừ và cá dìa, giò (Bảng 3.2). Riêng cá Dìa công

trước đây 8-10 năm là nguồn lợi quan trọng có ý nghĩa với ngư dân Đà Nẵng (Võ Sĩ

Tuấn, 2002), tuy nhiên những năm gần đây sản lượng đối tượng này đã bị suy giảm.

Trong họ cá Dìa (Siganidae) nguồn lợi có doanh thu cao và ổn định là cá Dìa cana

(Siganus canaliculatus), còn cá Dìa trơn (Siganus fuscescens) có tỉ lệ sản lượng

không nhiều-ngư dân gọi chung hai loài cá này là cá giò.

Trong 6 họ cá ở bảng 3.2, có 2 họ: họ cá Hố (Trichiuridae) và họ cá Dưa

(Muraenesocidae) đã xác định mỗi họ có một loài là nguồn lợi chính, 4 họ cá còn lại

ngư dân cho rằng không có loài nào chiếm ưu thế vượt trội mà mỗi họ đều có 3-5

loài đóng góp vào doanh thu của cả nhóm nguồn lợi.

Mùa vụ khai thác tại Đà Nẵng cũng tương tự như các tỉnh Miền Trung, trong

năm có 2 vụ: vụ gió mùa Đông Bắc- trùng với mùa mưa (từ tháng 10 đến tháng 3

năm sau) và vụ gió mùa Tây Nam- trùng với mùa khô (từ tháng 4 đến tháng 9).

Nhóm cá nổi như cá nục, cá cơm,... có mùa khai thác chính từ giữa mùa gió Tây

Nam kéo dài đến giữa mùa gió Đông Bắc. Cá hố, cá dưa được khai thác chủ yếu

vào mùa gió Đông Bắc, tuy nhiên vào mùa gió Tây Nam cá hố vẫn được khai thác

nhưng đa phần có kích thước nhỏ được thu bằng lưới giã cào, lưới rùng. Nhóm cá

Page 62: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

52

thu, ngừ một năm có hai vụ khai thác: vụ chính từ tháng 4 đến tháng 8 và vụ phụ từ

tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Tùy theo năm, có thể do sự thay đổi thời tiết hay

nguồn dinh dưỡng,… mà mùa vụ khai thác cũng có thay đổi sớm hơn hay muộn

hơn, và thậm chí có khi cuối vụ nhưng ngư dân vẫn có những chuyến khai thác

được sản lượng lớn. Cá rạn được khai thác quanh năm trên các rạn san hô với các

đối tượng được khai thác triệt để như cá mú, cá dìa (cá giò) bằng các nghề lặn, câu

và lưới rạn.

Bảng 3.2. Thành phần nguồn lợi chính ở vùng biển ven bờ Đà Nẵng

TT Tên khoa học Tên tiếng Việt

(1) Muraenesocidae Họ cá Dƣa

1 Muraenesox bagio (Hamilton, 1822) Cá Dưa thường

(2) Engraulidae Họ cá Trỏng

2 Encrasicholina heteroloba (Rüppell, 1837) Cá Cơm mõm nhọn

3 Encrasicholina punctifer Fowler, 1938 Cá Cơm đỏ

4 Stolephorus commersonnii Lacepède, 1803 Cá Cơm thường

(3) Carangidae Họ cá Khế

5 Atule mate (Cuvier, 1833) Cá Tráo

6 Caranx ignobilis (Forsskål, 1775) Cá Khế vây vàng

7 Decapterus kurroides Bleeker, 1855 Cá Nục đỏ

8 Decapterus macrosoma Bleeker, 1851 Cá Nục thuôn

9 Decapterus maruadsi (Temminck & Schlegel, 1843) Cá Nục sò

(4) Siganidae Họ cá Dìa

10 Siganus canaliculatus (Park, 1797) Cá Dìa cana

11 Siganus fuscescens (Houttuyn, 1782) Cá Dìa trơn

12 Siganus guttatus (Bloch, 1787) Cá Dìa công

(5) Trichiuridae Họ cá Hố

13 Trichiurus lepturus Linnaeus, 1758 Cá Hố hột

(6) Scombridae Họ cá Thu Ngừ

14 Auxis rochei (Risso, 1810) Cá Ngừ ồ

15 Rastrelliger kanagurta (Cuvier, 1816) Cá Bạc má Ấn Độ

16 Scomberomorus commerson (Lacepède, 1800) Cá Thu vạch

17 Scomberomorus guttatus (Bloch & Schneider,1801) Cá Thu chấm

18 Thunnus tonggol (Bleeker, 1851) Cá Ngừ bò

Page 63: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

53

Ước tính sản lượng và doanh thu của nguồn lợi chính năm 2011 cho thấy,

nguồn lợi từ cá hố và cá lạc đem lại doanh thu lớn nhất, sau đó là cá nục, cá cơm, cá

thu, ngừ và nhóm cá dìa (Bảng 3.3).

Bảng 3.3. Ước tính sản lượng và doanh thu của nguồn lợi chính vùng biển ven bờ ĐN

năm 2011

TT Nguồn lợi chính

Nghề

khai thác

chính

Mùa vụ

chính

(Âm

lịch)

Số

lƣợng

ghe

khai

thác

NS

(kg/ghe/

ngày

đêm)

Sản lƣợng Doanh thu

Tấn % Triệu

đồng %

1 Cá Hố hột (Trichiurus

lepturus) Câu T8-T11 100 20 378 13 45.360 35

2 Cá Dưa thường

(Muraenesox bagio) Câu T8-T11 100 20 260 9 23.400 18

3 Cá Khế (Carangidae) Rớ, mành T4-T7 300 30 1.140 40 17.100 13

4 Cá Trỏng

(Engraulidae) Rớ T4-T7 300 10 670 24 16.750 13

5 Cá Thu Ngừ

(Scombridae) Lưới rê T9-T2 300 15 176 6 16.720 13

6 Cá Dìa

(Siganidae)

Cá giò

rớ, lưới

bén, lưới

rạn, lặn

T4-T10

60

25

190

6,7

9.500

7,3

Cá Dìa

công

lưới rạn,

câu, lặn,

Quanh

năm

20

2

8

0,3

1.093

0,7

Tổng cộng 2.822 129.923 100

*Giá bán một số loại cá năm 2011: cá hố:120.000đ/kg; cá dưa: 90.000đ/kg; cá nục:

20.000đ/kg; cá cơm: 22.000đ/kg; cá giò: 50.000đ/kg; cá Dìa công: 140.000đ/kg; cá thu,

ngừ: 150.000đ/kg.

Từ bảng 3.3 có thể thấy cá Hố hột đem lại nguồn thu cao nhất cho ngư dân Đà

nẵng với tỉ lệ 35%, sau đến cá Lạc vàng (18%); các nhóm cá cơm, cá nục và cá thu,

ngừ cho tỉ lệ doanh thu tương đương nhau chiếm 18%. Thấp nhất là nhóm cá liên

quan đến rạn san hô là cá dìa, doanh thu chỉ chiếm 8% tổng doanh thu từ các nhóm

nguồn lợi chính.

Về kích thước khai thác các nhóm nguồn lợi chính, kết quả tham vấn và khảo

sát ban đầu cho thấy: nhóm cá nổi nhỏ ven bờ (cá cơm, cá nục) có kích cỡ tương đối

đồng đều. Nhóm cá thu, ngừ kích thước không đồng đều nhưng hầu như không có

Page 64: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

54

cá cỡ quá nhỏ. Riêng cá Hố hột Trichiurus lepturus ngoài nghề câu khai thác được

cá cỡ lớn, cá cũng được khai thác bằng lưới giã cào hoặc lưới rùng với lượng cá

kích thước nhỏ chiếm tỉ trọng đáng kể.

Kết quả khảo sát kích thước cá Hố hột khai thác bằng nghề giã cào và nghề

lưới rùng (Hình 3.1) cho thấy kích thước cá khá bé, từ 12-42,6 mm. Ước tính có

khoảng 3-4 kg cá Hố hột cỡ rất nhỏ này trong mỗi mẻ lưới, cá được bán làm thức ăn

cho cá nuôi hoặc cho gia súc với giá chỉ 10.000 đ/kg.

Hình 3.1. Kích thước trung bình của cá Hố hột Trichiurus lepturus khai thác

bằng nghề giã cào và lưới rùng tại Đà Nẵng

Đã tiến hành thu mẫu cá Dìa cana từ nghề lưới bén để đánh giá sơ bộ về kích

thước cá khai thác, kết quả thể hiện ở hình 3.2.

Hình 3.2. Kích thước cá Dìa cana khai thác bằng nghề lưới bén ở vùng biển

Đà Nẵng

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

T7 T8 T9 T10

Chiề

u d

ài (m

m)

Tháng

Giã cào Lưới rùng

95

100

105

110

115

120

T7 T8 T7 T10

Chiề

u d

ài (m

m)

Tháng

Page 65: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

55

Từ Hình 3.2 cho thấy kích thước cá Dìa cana được khai thác có chiều dài trung

bình trong khoảng 105-120 mm, so với chiều dài trung bình thường thấy của loài cá

này là 200 mm (theo Froeser và Pauly (2015)) [208] thì đây là kích thước khá nhỏ.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy vùng biển sát chân bán đảo Sơn Trà là bãi

ương dưỡng cá giò (Siganus spp.). Theo ngư dân, cá giò con cỡ hạt dưa tập trung

dày đặc vào khoảng cuối tháng 4 đến giữa tháng 5 âm lịch, có thể khai thác 700-800

kg mỗi ghe/đêm, được bán làm mắm với giá 15.000 đ/kg.

b. Nguồn giống

Tại Đà Nẵng có một số loài cá được khai thác để cung cấp cho nuôi trồng thủy

sản, tuy nhiên kích cỡ cá đã lớn hơn cỡ cá giống thông thường được ương nuôi và

sản lượng không nhiều. Con giống trong trường hợp này được hiểu là cá con chưa

trưởng thành được các hộ nuôi thả chung vào các ao hoặc bè nuôi tiếp tục nuôi lớn

thành cá thương phẩm.

Kết quả thu mẫu trực tiếp tại 10 vị trí khảo sát năm 2012 được 105 cá thể. Đã

xác định vùng rạn san hô ven bờ Đà Nẵng có 12 loài cá cỡ cá con chưa trưởng thành

thuộc 3 họ của bộ cá Vược (Perciformes). Trong đó, họ cá Mú (Serranidae): 8 loài,

họ cá Dìa (Siganidae): 1 loài, họ cá Hồng (Lutjanidae): 3 loài (Bảng 3.4).

Trong số 12 loài cá được ghi nhận tại vùng biển Đà Nẵng như ở bảng 3.4, chỉ

có 7 loài được ngư dân khai thác để bán cho các hộ nuôi cá thương phẩm (Bảng 3.5).

Có thể thấy tất cả các loài cá trên đều có đời sống liên quan đến rạn san hô-

sinh cảnh này phân bố quanh bán đảo Sơn Trà, tập trung nhiều ở phía nam bán đảo.

Hiện có khoảng 15 ghe lặn các đối tượng hải sản khác kết hợp khai thác cá giống,

chủ yếu là cá mú, sản lượng không nhiều, ước tính chỉ 5.500 con với doanh thu 55

triệu/năm. Khảo sát tại các bến cá và chợ cá thường bắt gặp cá mú con kích cỡ 10-

15 cm được bán làm thức ăn khi không bán làm giống được, lượng bán ra chợ gây

tổn thất đáng kể cho nguồn lợi cá mú vùng ven bờ Đà Nẵng.

Kết quả khảo sát kích thước cho thấy cá giống được khai thác vùng rạn san hô

ven bờ Đà Nẵng có chiều dài khác nhau tùy theo từng loài và dao động từ 44-148

mm (Hình 3.3).

Page 66: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

56

Bảng 3.4. Danh sách thành phần loài cá con liên quan rạn san hô được bắt gặp vùng ven

bờ Đà Nẵng

TT Loài Giá trị

con giống

I Bộ cá vƣợc Perciformes

1 Họ cá Mú Serranidae

1 Cá Mú kẻ mờ Cephalopholis boenak (Bloch, 1790) +

2 Cá Song gio Epinephelus awoara (Temminck & Schlegel, 1842) +++

3 Cá Mú mè Epinephelus coioides (Hamilton, 1822) +++

4 Cá Mú sọc ngang đen Epinephelus fasciatus (Forsskål, 1775) +

5 Cá Mú điểm gai Epinephelus malabaricus (Bloch & Schneider, 1801) +++

6 Cá Mú lưng dày Epinephelus fasciatomaculosus (Peters, 1865) +

7 Cá Mú sao Epinephelus trimaculatus (Valenciennes, 1828) ++

8 Cá Mú Epinephelus sp. +

2 Họ cá Hồng Lutjanidae

9 Cá Hồng ánh vàng Lutjanus fulviflamma (Forsskål, 1775) +

10 Cá Hồng vảy ngang Lutjanus johnii (Bloch, 1792) ++

11 Cá Hồng chấm đen Lutjanus russellii (Bleeker, 1849) ++

3 Họ cá Dìa Siganidae

12 Cá Dìa công Siganus guttatus (Bloch, 1787) +++

Ghi chú: +: Loài có giá trị kinh tế; ++: Loài có giá trị kinh tế và có triển vọng đưa vào nuôi

trồng; +++: Loài có giá trị kinh tế và được nuôi trồng phổ biến.

Bảng 3.5. Thành phần loài cá giống được khai thác ven bờ Đà Nẵng

TT Tên khoa học Tên tiếng Việt

(1) Serranidae Họ cá Mú

1 Epinephelus awoara (Temminck & Schlegel, 1842) Cá Song gio

2 Epinephelus coioides (Hamilton, 1822) Cá Mú mè

3 Epinephelus malabaricus (Bloch & Schneider, 1801) Cá Mú điểm gai

4 Epinephelus trimaculatus (Valenciennes, 1828) Cá Mú sao

(3) Siganidae Họ cá Dìa

5 Siganus guttatus (Bloch, 1787) Cá Dìa công

(4) Lutjanidae Họ cá Hồng

6 Lutjanus johnii (Bloch, 1792) Cá Hồng vảy ngang

7 Lutjanus russellii (Bleeker, 1849) Cá Hồng chấm đen

Page 67: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

57

Hình 3.3. Chiều dài thân trung bình (mm) của con giống các loài cá liên quan đến

rạn san hô vùng biển Đà Nẵng

Nhóm có chiều dài lớn nhất là cá Mú sọc ngang đen (Epinephelus fasciatus),

với chiều dài trung bình 142 mm. Con giống cá Dìa công thu được có chiều dài nhỏ

nhất là 60 mm, trung bình 85 mm, nhóm kích thước 90mm chiếm ưu thế, cá thể lớn

nhất thu được có kích thước 140 mm. Kết quả tham vấn cộng đồng và khảo sát kích

thước đều chưa thấy nhóm cá Dìa công hay cá mú, cá hồng kích thước nhỏ cỡ cá

bột hay cá hương (dưới 40 mm) ở vùng biển Đà Nẵng.

3.1.2. Cù Lao Chàm

3.1.2.1. Đặc điểm sinh cư

Quần đào Cù Lao Chàm cách cửa sông Thu Bồn 17 km bao gồm 8 đảo, lớn

nhất là đảo Cù Lao Chàm với diện tích 1.317 ha. Vùng biển xung quanh Cù Lao

Chàm có địa hình đáy dốc (hình 1.1), trầm tích bề mặt chủ yếu là bùn sét, quanh

hòn Dài và hòn Mồ là cát bùn sét (hình 1.2). Tại đây có sự đa đạng các sinh cư như

các rạn san hô, thảm cỏ biển, bờ đá và vùng đáy mềm. Trong đó các rạn san hô và

các thảm cỏ biển được xem là các hệ sinh thái có năng suất sinh học cao nhất [72].

0

20

40

60

80

100

120

140

160

Chiề

u d

ài th

ân c

huẩn (

mm

)

Loài

± Sai số chuẩn (SE)

Page 68: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

58

Rạn san hô là môi trường sống quan trọng và phổ biến nhất tại khu bảo tồn

biển Cù Lao Chàm. San hô tại đây chủ yếu có dạng rạn riềm với tổng cộng 277 loài

san hô cứng tạo rạn thuộc 40 giống và 17 họ, phân bố ở phía Tây và Tây Nam của

đảo chính Cù Lao Chàm và hầu hết các đảo nhỏ với hình thái cấu trúc thay đổi tùy

thuộc vào sự chi phối của các yếu tố vật lý. Diện tích các rạn san hô ước tính vào

khoảng 311,2 ha, trong đó các khu vực có diện tích lớn gồm phía Tây và Tây Nam

của đảo lớn Cù Lao Chàm (141,9 ha), tiếp theo là khu vực Hòn Tài (44,8 ha) và

Hòn Lá (29,4 ha). Bên cạnh các rạn san hô phân bố khá rộng trong vùng nước nông

ven bờ, vùng biển Cù Lao Chàm còn được đặc trưng bởi sự tồn tại của nhiều rạn đá

ngầm (Submersed Rocky Reefs) ở vùng nước sâu từ 25-40 m mà trên đó có nhiều

san hô không tạo rạn. Ở khu vực Đá Trắng và Mũi Thờ có các rạn đá ngầm với diện

tích khoảng 6 ha (Nguyễn Văn Long và cs., 2008) [28].

Thảm cỏ biển chỉ phân bố tại bờ phía Tây của đảo Cù Lao Chàm, trên các

vùng cát, chủ yếu tập trung tại Bãi Bắc, Bãi Ông, Bãi Chồng, Bãi Bìm, Bãi Hương

và một vùng rất nhỏ tại Bãi Nần. Có 5 loài cỏ biển gồm Halophila decipiens,

Halophila ovalis, Cymodocea rotundata, Halodule pinifolia và Halodule uninervis

trong đó loài cỏ lá xoan Halophila được xem là phổ biến nhất. Tổng diện tích cỏ

biển phân bố là 50 ha, trong đó thảm lớn nhất nằm ở Bãi Ông (20 ha). Cỏ biển

thường mọc ở các vùng cạn nước từ 2-10 m. Độ phủ và sinh khối cỏ biển thay đổi

từ 10-25% và 9,8-24,6 g/m2 [72],[28].

Các thảm rong biển phân bố tại vùng biển Cù Lao Chàm gồm 76 loài thuộc 4

ngành rong, trong đó Sargassum và Rosenvingea được xem là môi trường sống

quan trọng đối với cá, đặc biệt là cá dìa (rabbitfish). Hầu hết Sargassum phân bố

dọc theo bờ Hòn Lá và Hòn Khô, Hòn Tai và Cù Lao Chàm. Sargassum chủ yếu

phát triển trên nền đá và vách từ vùng triều thấp đến độ sâu 4 m. Tại những vị trí

nước nông dưới 2 m sâu, Sargassum hình thành những đai hẹp có độ phủ rất cao so

với những vùng sâu hơn 2 m. Sargassum phát triển từ tháng 1 đến tháng 7 hay

tháng 8 hàng năm. Trên cơ sở phân bố và sinh khối, ước tính có khoảng 10 tấn

Sargassum khô trên tổng số 8 thảm rong biển tại Cù Lao Chàm [72].

Page 69: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

59

Không như vùng biển Đà Nẵng, Cù Lao Chàm chỉ cách đất liền 17 km nhưng

ít chịu ảnh hưởng của đất liền, với độ muối dao động từ 32-34‰ và ít được che

chắn trước gió bão (Võ Sĩ Tuấn, 2004). Cả hai vùng biển Đà Nẵng và Cù Lao Chàm

đều có sự hiện diện của các sinh cư quan trọng nhưng diện tích phân bố các sinh cư

khác nhau ở mỗi vùng biển. Có thể so sánh diện tích phân bố các sinh cư ven bờ của

Cù Lao Chàm với Đà Nẵng qua Bảng 3.6.

Bảng 3.6. Diện tích phân bố các sinh cư vùng biển Đà Nẵng và Cù Lao Chàm.

Sinh cư

Vùng biển

Rạn san hô

(ha)

Thảm cỏ

biển (ha)

Thảm rong

biển (ha)

Bãi rạn

ngầm (ha)

Rãnh sâu

(m)

Đà Nẵng 104,6 10 55 tấn khô 0-30

Cù Lao Chàm 311,2 50 10 tấn khô* 6 0-60

* Thiếu số liệu (10 tấn Sargassum); Nguồn: Võ Sĩ Tuấn và cs. (2004) [72],

Nguyễn Văn Long và cs. (2008) [28]

Với diện tích phân bố rạn san hô gấp 3 lần Đà Nẵng, các rạn san hô bao quanh

các đảo của quần đảo Cù Lao Chàm đóng vai trò quan trọng bậc nhất tạo nên năng

suất sinh học cho cả vùng biển, ngoài ra còn có sự tồn tại của một số bãi rạn ngầm

có độ sâu vươn đến 30-40 m mà trên đó có nhiều san hô không tạo rạn với diện tích

6 ha, tại chân bán đảo có các rãnh sâu 0-60 m. Các bãi rạn ngầm này và các rãnh

sâu tạo thành nơi cư trú, ẩn nấp khá lý tưởng cho các loài cá có kích thước lớn mà

vùng biển Đà Nẵng không có. Ngoài sinh cư rạn san hô tạo nên sức sản xuất lớn

nhất cho vùng biển Cù Lao Chàm thì sự có mặt của 50 ha thảm cỏ biển, cùng các

thảm rong biển, các vùng đáy bùn cát, đáy cát và các bãi triều đá xung quanh phần

lớn đường bờ của tất cả các đảo đã cùng tạo nên sức sản xuất lớn cho rạn, trong đó

đầu ra là hướng biển của rạn, năng lượng được nhận từ đầu vào chính là rừng ngập

mặn vùng cửa sông Thu Bồn.

Có thể nói vùng biển Cù Lao Chàm là vùng chịu tác động trực tiếp của biển

khơi có rạn san hô là sinh cư quan trọng bậc nhất tạo nên đặc trưng sinh thái cho

toàn vùng biển, quyết định đến đặc trưng quần xã sinh vật cũng như nguồn lợi của

vùng biển này.

Page 70: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

60

3.1.2.2. Thành phần loài cá

Tổng hợp danh mục loài của các tác giả công bố đã xác định thành phần loài

cá ở Cù Lao Chàm bao gồm 446 loài thuộc 176 giống, 66 họ và 15 bộ (Phụ lục 1).

Phân tích 457 mẫu cá thu được của các đợt khảo sát bổ sung, đã xác định

thành phần loài cá ở Cù Lao Chàm bao gồm: 70 loài thuộc 57 giống, 44 họ và 14 bộ

(Phụ lục 2). Kết hợp thành phần loài cá của các đợt khảo sát bổ sung và danh mục

loài của các tác giả công bố đã ghi nhận thành phần loài cá ở Cù Lao Chàm bao

gồm 452 loài thuộc 178 giống, 66 họ và 15 bộ. Như vậy, luận án đã bổ sung cho

vùng biển Cù Lao Chàm 5 loài thuộc 4 giống, 3 họ và 2 bộ (Phụ lục 3).

Trong số 452 loài cá ở vùng biển Cù Lao Chàm, bộ cá Vược có số lượng họ,

giống và loài đa dạng nhất với 38 họ chiếm 57,6% tổng số họ, 131 giống chiếm

73,6% tổng số giống và 374 loài chiếm 82,7% tổng số loài; tiếp đến là bộ cá Nóc: 5

họ (7,6%), 15 giống (8,4%), 24 loài (5,3%); bộ cá Tráp mắt vàng, cá Mù Làn mỗi

bộ 8 loài (1,8%); bộ cá Nhói, cá Gai mỗi bộ 7 loài (1,5%); bộ cá Chình 6 loài

(1,3%); bộ cá Mối 5 loài (1,1%); bộ cá Trích: 4 loài (0,9%); các bộ còn laị mỗi bộ

chỉ 1-2 loài (Bảng 3.7).

Bảng 3.7. Cấu trúc theo các bậc taxon cá vùng biển Cù Lao Chàm

TT Bộ Họ Giống Loài

n % n % n %

1 Cá Mập mắt trắng Carcharhiniformes 1 1,5 1 0,6 1 0,2

2 Cá Đuối ó Myliobatiformes 1 1,5 1 0,6 1 0,2

3 Cá Chình Anguilliformes 3 4,5 3 1,7 6 1,3

4 Cá Trích Clupeiformes 3 4,5 3 1,7 4 0,9

5 Cá Mối Aulopiformes 1 1,5 2 1,1 5 1,1

6 Cá Chồn rắn Ophidiiformes 1 1,5 1 0,6 1 0,2

7 Cá Đối Mugiliformes 1 1,5 2 1,1 2 0,4

8 Cá Suốt Atheriniformes 1 1,5 2 1,1 2 0,4

9 Cá Nhói Beloniformes 3 4,5 5 2,8 7 1,5

10 Cá Tráp mắt vàng Beryciformes 1 1,5 3 1,7 8 1,8

11 Cá Gai Gasterosteiformes 3 4,5 3 1,7 7 1,5

12 Cá Mù Làn Scorpaeniformes 2 3,0 4 2,2 8 1,8

13 Cá Vược Perciformes 38 57,6 131 73,6 374 82,7

14 Cá Bơn Pleuronectiformes 2 3,0 2 1,1 2 0,4

15 Cá Nóc Tetraodontiformes 5 7,6 15 8,4 24 5,3

Tổng cộng 66 100,0 178 100,0 452 100,0

Page 71: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

61

Từ Bảng 3.7 cho thấy, cấu trúc và tính đa dạng thành phần loài cá ở đây như

sau:

- Tính đa dạng về bậc bộ: Trong tổng số 15 bộ cá đã xác định, bộ cá Vược

chiếm ưu thế cả số lượng về họ, giống và loài: 38 họ chiếm 57,6% tổng số họ; với

131 giống chiếm 73,6% tổng số giống và 374 loài chiếm 82,7% tổng số loài.

- Tính đa dạng về bậc họ: Trong tổng số 66 họ, họ cá Bàng Chài (Labridae) có

số lượng giống nhiều nhất 21 giống (11,8%); tiếp đến là họ Pomacentridae: 15

giống (8,4%); họ cá Khế (Carangidae): 10 giống (5,6%); Blenniidae: 8 giống

(4,5%); Apogonidae, Monacanthidae, Serranidae mỗi họ 6 giống (3,4%); họ

Chaetodontidae, Balistidae mỗi họ 5 giống (2,8%); họ Acanthuridae, Leiognathidae,

Gobiidae, Scaridae, Scombridae mỗi họ 4 giống (2,2%); các họ còn lại mỗi họ chỉ

1-3 giống (Phụ lục 3).

- Tính đa dạng ở bậc giống: Trong tổng số 178 giống, giống Chaetodon có 25

loài; giống Pomacentrus: 17 loài; giống Acanthurus, Scarus mỗi giống 16 loài;

Halichoeres: 15 loài; Chromis: 13 loài; Lutjanus, Siganus: 12 loài; Epinephelus: 9

loài; Parupeneus, Lethrinus: 8 loài; Plectorhinchus, Thalassoma, Scolopsis,

Abudefduf mỗi giống 7 loài; Heniochus, Amphirion, Sargocentron mỗi giống 6 loài;

Cephalopholis, Pterocaesio, Dischistodus, Bodianus mỗi giống 5 loài; giống

Cheilinus, Pomacanthus mỗi giống 4 loài; các giống còn lại mỗi giống 1-3 loài (Phụ

lục 3).

- Tính đa dạng về bậc loài: Trong số 452 loài, đa dạng nhất là bộ cá Vược với

374 loài chiếm 82,7%; tiếp theo là bộ cá Nóc: 24 loài (5,3%); cá Tráp mắt vàng, cá

Mù Làn mỗi bộ 8 loài (1,8%); bộ cá Nhói, cá Gai mỗi bộ 7 loài (1,5%); bộ cá

Chình: 6 loài (1,3%); bộ cá Mối: 5 loài (1,1%); cá Trích: 4 loài (0,9%); các bộ còn

laị mỗi bộ chỉ 1-2 loài.

3.1.2.3. Đặc trưng nguồn lợi cá

a. Nguồn lợi cá thương phẩm

Page 72: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

62

Kết quả tham vấn và khảo sát nguồn lợi cá vùng biển Cù Lao Chàm cho thấy:

ngoài cá hố và cá lạc có sản lượng cao và ổn định, những nhóm cá thường được

đánh bắt tại đây cũng gồm cá nổi nhỏ (cá cơm, cá nục, cá trích), cá đáy (cá bơn, cá

đuối, cá lưỡi trâu,...), cá nổi lớn (cá thu, cá ngừ, cá rựa, cá dũa,...), hay nhóm cá dìa..

như vùng biển Đà Nẵng. Tuy nhiên vai trò cùa mỗi nhóm cá đối với cộng đồng ngư

dân địa phương cũng có nhiều sai khác, nhóm cá có ý nghĩa kinh tế quan trọng nhất

tại đây cũng là cá Hố hột và cá Lạc vàng, sau đó là các loài thuộc họ cá Dìa, cá Liệt

lớn, cá khế và cá thu, ngừ. Đã xác định được 14 loài trong 6 họ cá là nguồn lợi

chính vùng biển Cù Lao Chàm (Bảng 3.8). Ngoài ra cá nục và cá cơm cũng là

nguồn lợi quan trọng chỉ sau các nhóm cá này.

Trong 6 họ cá ở bảng 3.8, có 3 họ: họ cá Hố (Trichiuridae), họ cá Dưa

(Muraenesocidae) và họ cá Liệt (Leiognathidae) mỗi họ đã xác định chỉ có một loài

cho sản lượng và doanh thu cao, 3 họ cá còn lại ngư dân cho rằng không có loài nào

chiếm ưu thế vượt trội mà mỗi họ đều có 3-5 loài đóng góp vào doanh thu của cả

nhóm nguồn lợi, họ có nhiều loài nhất là họ cá Thu Ngừ Scombridae. Trước đây cá

mú cũng được khai thác nhiều với nguồn doanh thu đáng kể, tuy nhiên 5-10 năm trở

lại đây sản lượng cá mú suy giảm, nguyên nhân được cho là do ngư dân ở Lý Sơn

hay Núi Thành đến khai thác quá mức.

Ở Cù Lao Chàm không có hoạt động khai thác cá giống, các thợ lặn chỉ ghi

nhận có cá dìa con và cá mú con ven các đảo nhưng cỡ nhỏ nhất cũng đã bằng 2-3

ngón tay, chiều dài ước chừng 6-7 cm. Tuy nhiên vùng biển này lại là bãi ương

dưỡng cá giò (Siganus spp.), tại đây cá giò con cỡ hạt dưa xuất hiện dày đặc khoảng

cuối tháng 4 đến đầu tháng 5 ở vùng nước sát chân các đảo tương tự như ở vùng

bán đảo Sơn Trà của Đà Nẵng, nhưng ngư dân tại đây không khai thác cá dò con

như ở Đà Nẵng.

Kết quả ước tính sản lượng và doanh thu của 6 nhóm nguồn lợi chính ở vùng

biển Cù Lao Chàm thể hiện ở bảng 3.9.

Page 73: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

63

Bảng 3.8. Thành phần nguồn lợi chính vùng biển Cù Lao Chàm

TT Tên khoa học Tên tiếng Việt

(1) Muraenesocidae Họ cá Dƣa

1 Muraenesox bagio (Hamilton, 1822) Cá Dưa thường

(2) Clupeidae Họ cá Trích

2 Sardinella gibbosa (Bleeker, 1849) Cá Trích xương

3 Spratelloides delicatulus (Bennett, 1832) Cá Lầm tròn

4 Spratelloides gracilis (Temminck & Schlegel,1846) Cá Lầm tròn nhẳng

(3) Leiognathidae Họ cá liệt

5 Leiognathus equulus (Forsskål, 1775) Cá Liệt lớn

(4) Siganidae Họ cá Dìa

6 Siganus canaliculatus (Park, 1797) Cá Dìa cana

7 Siganus fuscescens (Houttuyn, 1782) Cá Dìa trơn

8 Siganus guttatus (Bloch, 1787) Cá Dìa công

(5) Trichiuridae Họ cá Hố

9 Trichiurus lepturus Linnaeus, 1758 Cá Hố hột

(6) Scombridae Họ cá Thu Ngừ

10 Auxis rochei (Risso, 1810) Cá Ngừ Ồ

11 Rastrelliger kanagurta (Cuvier, 1816) Cá Bạc Má Ấn Độ

12 Scomberomorus commerson (Lacepède, 1800) Cá Thu vạch

13 Scomberomorus guttatus (Bloch & Schneider,1801) Cá Thu chấm

14 Thunnus tonggol (Bleeker, 1851) Cá Ngừ Bò

Bảng 3.9. Mùa vụ, ước tính sản lượng và doanh thu của nguồn lợi chính vùng biển CLC

năm 2011

TT Nguồn lợi chính Nghề khai

thác chính

Mùa vụ

chính

Số lƣợng

ghe khai

thác

NSTB

(kg/ghe/

chuyến)

Sản lƣợng Doanh thu

Tấn

%

Triệu

đồng

%

1 Cá Hố hột

(Trichiurus lepturus) Câu T8-T11 65 22 198,6 39 23.832 61

2 Cá Dưa thường

(Muraenesox bagio) Câu

T8-T11

65 8 58,4 12 5.256 13

3 Cá Dìa

(Siganidae)

Cá giò

Rớ, lưới

bén, lưới

rạn, lặn, câu

T4-T10

16

30

82,2 16 4.932 12

Cá Dìa

công

lưới rạn,

lặn, câu

Quanh

năm 12 2 6 1 900 2

4 Cá Liệt lớn

(Leiognathus equulus )

Lưới rê

T8-T11 40 15 57,5 11 1.725 4

5 Cá Thu Ngừ

(Scombridae)

Lưới rê

T9-T2 15

10

22 4

1.710 4

6 Cá Trích (Clupeidae) Lưới trích T4-T7 30 100 96,4 17 964 2

Tổng cộng 516,7 100 40.172 100

Page 74: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

64

*Giá bán năm 2011: cá Liệt lớn: 80.000 đ/kg; cá Giò: 60.000 đ/kg; cá Dìa công:

150.000 đ/kg.

Từ Bảng 3.9 cho thấy cá Hố hột cho sản lượng 39% với doanh thu 61% tổng

sản lượng và doanh thu của 6 nhóm cá. Như vậy đối với vùng biển Cù Lao Chàm,

cá Hố hột là nguồn lợi có ý nghĩa đặt biệt quan trọng vượt trội hẳn những nhóm còn

lại. Cá Lạc vàng và nhóm cá Dìa có doanh thu gần tương đương nhau, chiếm 12 và

13% tổng doanh thu. Cá nhóm còn lại chiếm tỉ trọng nhỏ, từ 2-4%.

Mùa vụ khai thác nguồn lợi cá vùng biển Cù Lao Chàm cũng tương tự Đà

Nẵng và các tỉnh Trung Bộ, ngoại trừ nhóm cá liên quan đến rạn san hô hầu như

được đánh bắt quanh năm.

Kết quả tham vấn và khảo sát kích thước cá khai thác tại các điểm lên cá cho

thấy các nhóm cá trích hay cá Liệt lớn có cỡ cá khai thác tương đối đồng đều.

Nhóm cá thu ngừ có kích thước không đồng đều tùy từng loài, tuy nhiên không thấy

cỡ quá nhỏ so với kích thước trung bình thường thấy của loài. Cá Hố hột khai thác

bằng nghề câu nên cũng không có cá nhỏ.

Đề tài đã tiến hành thu 96 cá thể một số loài cá liên quan đến rạn san hô (cá

Dìa cana, cá Dìa công và cá mú) từ điểm lên cá để đánh giá sơ bộ kích thước khai

thác (Hình 3.4).

Hình 3.4. Kích thước một số loài cá liên quan rạn san hô khai thác vùng biển CLC

0

50

100

150

200

250

300

Chiề

u d

ài th

ân c

huẩn (

mm

)

Loài

Page 75: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

65

Hình 3.4 cho thấy chiều dài khai thác các loài cá mú nhìn chung đều tập trung

ở nhóm loài có kích thước nhỏ, một số ít loài có kích thước lớn cũng đánh bắt được

như cá Song gio (Epinephelus awoara), cá Mú mè (E. coioides). Cá Dìa công và

Dìa cana có kích thước trung bình 175 mm, tương đối nhỏ hơn kích thước trung

bình thường gặp của loài. Kích thước trung bình của cá Dìa công là 25cm, cá Dìa

cana là 20cm [196].

3.1.3. Cửa sông Thu Bồn

3.1.3.1. Đặc điểm sinh cư

Hạ lưu sông Thu Bồn đã tạo nên một vùng đất ngập nước cửa sông ven biển

rộng lớn ở Quảng Nam với hơn 1200 ha diện tích mặt nước (Nguyễn Hữu Đại,

2007). Tại đây có các sinh cư nhiệt đới đặc sắc, quan trọng nhất là rừng ngập mặn

và thảm cỏ biển.

Rừng ngập mặn là sinh cư điển hình vùng hạ lưu sông Thu Bồn với cây ngập

mặn ưu thế tuyệt đối là Dừa nước (Nippa fructicans) thuộc họ Cọ Palmae. Cây mọc

thành dãy hẹp ven sông lạch nước lợ, rộng từ 3-20 m. Khu vực Dừa nước phân bố

tập trung quan trọng là khu Rừng Dừa Bảy Mẫu thuộc thôn 2 và 3 xã Cẩm Thanh.

Nơi đây Dừa nước làm thành thảm rộng, thảm Dừa nước này mọc tiếp giáp ra mũi

đất bồi của thôn 2 về phía Cửa Đại, vành đai ngoài mọc xen kẽ với cỏ biển tạo ra

sinh cư các sinh cư đan xen vào nhau rất đặc sắc. Diện tích rừng Dừa Bảy Mẫu và

các vùng phân bố rải rác này khoảng 65 ha. Ngoài khu vực tập trung kể trên, hầu

như dừa nước phân bố rải rác thành các cụm, dãy, khắp các kênh rạch và các triền

sông của xã Cẩm Thanh, Cẩm Nam đến các xã Duy Nghĩa, Duy Thành và Duy

Vinh thuộc huyện Duy Xuyên, với diện tích khoảng 18 ha. Trong đó quan trọng

nhất là thảm dừa nước ở Thôn 3 (còn được gọi là thôn Trà Vinh), Duy Vinh. Tổng

diện tích phân bố của dừa nước hiện nay ở hạ lưu sông Thu Bồn khoảng hơn 80 ha

[8],[68]. Trong các vùng có cây dừa nước thì chất đáy chủ yếu là bùn sét và cát màu

đen chứa nhiều mùn bã hữu cơ, dần ra các lòng sông hạ lưu sông Thu Bồn, sông

Hội An, sông Đế Võng (Túy Loan) thì chất đáy có sự thay đổi, hàm lượng cát tăng

lên, chuyển từ bùn sét cát sang bùn cát và cát bùn, một số nơi là cát.

Page 76: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

66

Các thảm cỏ biển vùng hạ lưu sông Thu Bồn phân bố chủ yếu ở các cồn gò và

ven triền sông thuộc các thôn 1, 2, 3, 7, 8 của xã Cẩm Thanh và chỉ có hai loài: Cỏ

Xoan gân song song Halophila beccarii và Cỏ Lươn Nhật Bản Zostera japonica.

Các thảm cỏ Lươn là quan trọng nhất, chiếm hầu hết các cồn gò, mọc dày thành

thảm cao 30-40 cm, độ bao phủ cao, ngược lại cỏ Xoan có kích thước nhỏ, có nơi

chỉ mọc rãi rác và dễ bị giẫm đạp vùi lấp. Diện tích phân bố chung cho toàn vùng

khoảng 30 ha, trong đó vùng phân bố tập trung và quan trọng nhất nằm ở thôn 2, Gò

Hí và cồn Bà Bốn thuộc xã Cẩm Thanh. Chúng phát triển rất tốt vào mùa nắng khi

độ mặn >15‰. Vào mùa mưa lũ, phần thân đứng của cỏ bị thối rữa, chỉ còn phần

thân bò tồn tại [8],[68].

Có thể thấy rừng ngập mặn là sinh cư quan trọng nhất vùng cửa sông Thu

Bồn, bởi nhờ dòng chảy của sông vận chuyển các chất hữu cơ từ trong đất liền cung

cấp chất dinh dưỡng tạo nên năng suất sinh học cao và ổn định cho chính vùng cửa

sông và cho các hệ sinh thái lân cận như rạn san hô Cù Lao Chàm hay các thảm cỏ

biển, các bãi triều, vùng đáy mềm,... thông qua nhóm sinh vật nổi và sinh vật đáy.

Cũng chính sự ổn định của thủy triều nhờ gốc của cây ngập mặn và sự giàu có

nguồn vật chất hữu cơ dưới dạng trầm tích hay các mảnh vụ mà rừng dừa nước cửa

sông Thu Bồn là nơi ương dưỡng nguồn giống thủy sinh vật cung cấp cho các vùng

biển lân cận. Sự có mặt của các thảm cỏ biển với diện tích 30 ha phân bố khắp các

cồn gò và ven triền sông xã Cẩm Thanh làm tăng thêm tính đặc sắc và trù phú cho

hệ sinh thái cửa sông. Sức sản xuất của thảm cỏ biển nhờ lá của cây cỏ biển phân

hủy tạo thành nguồn vật chất hữu cơ cho nhiều đối tượng nguồn lợi sử dụng. Đặc

điểm các thảm cỏ biển ở hạ lưu sông Thu Bồn là có sự biến động rất lớn theo mùa,

các thảm cỏ biển phát triển rất tốt vào mùa nắng khi độ mặn lớn hơn 15‰, vào mùa

mưa lũ phần thân đứng sẽ bị thối rửa (Nguyễn Hữu Đại, 2008), do đó các sinh vật

liên quan đến thảm cỏ biển cũng sẽ có biến động theo mùa. So sánh với cửa sông

Hàn có thể thấy, cả hai cửa sông đều nhận nước từ hệ thống sông Vu Gia-Thu Bồn,

tuy nhiên sự có mặt của rừng ngập mặn ở hạ lưu sông Thu Bồn đã tạo cho hệ sinh

thái cửa sông nơi đây những sinh cư đặc sắc có năng suất sinh học cao, là nơi trú

ngụ, kiếm ăn của nhiều sinh vật nguồn lợi biển, nước ngọt hoặc cửa sông.

Page 77: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

67

Từ các kết quả tổng hợp và phân tích các nghiên cứu về các sinh cư quan

trọng có thể tích hợp bản đồ vùng phân bố chính của các sinh cư rạn san hô, rừng

ngập mặn và thảm cỏ biển trong vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng (Hình 3.5).

3.1.3.2. Thành phần loài cá

Kết quả tổng hợp các danh mục loài của các tác giả công bố đã xác định thành

phần loài cá ở cửa sông Thu Bồn bao gồm 113 loài thuộc 71 giống, 39 họ và 13 bộ

(Phụ lục 1).

Kết quả phân tích 583 mẫu vật ở vùng cửa sông Thu Bồn, đã xác định thành

phần loài cá nơi đây bao gồm 134 loài thuộc 92 giống, 52 họ và 15 bộ (Phụ lục 2).

Kết hợp thành phần loài cá của các đợt khảo sát bổ sung và danh mục loài của

các tác giả công bố đã ghi nhận thành phần loài cá ở vùng cửa sông Thu Bồn bao

gồm 182 loài thuộc 110 giống, 55 họ và 15 bộ (Phụ lục 3). Trong đó, bộ cá Vược có

số lượng họ, giống và loài đa dạng nhất là với 28 họ chiếm 50,9% tổng số họ và 62

giống chiếm 56,4% tổng số giống và 112 loài chiếm 61,5% tổng số loài; tiếp đến là

bộ cá Bơn Pleuronectiformes: 4 họ (7,3%), 8 giống (7,3%), 15 loài (8,2%); bộ cá

Trích Clupeiformes: 2 họ (3,6%), 7 giống (6,4%), 10 loài (5,5%); bộ cá chình: 4 họ

(7,3%), 6 giống (5,5%), 9 loài (4,9%); bộ cá Đối: 8 loài (4,4%); cá Nóc 7 loài

(3,8%); bộ cá Nhói 6 loài (3,3%); cá Nheo 4 loài (2,2%); cá Mù Làn: 3 loài (1,6%);

các bộ còn laị mỗi bộ chỉ 1-2 loài (Bảng 3.10).

Trong đó, luận án đã bổ sung 70 loài thuộc 57 giống, 37 họ và 12 bộ cho vùng

cửa sông Thu Bồn.

Page 78: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

68

Hình 3.5. Sơ đồ vùng phân bố chính của các sinh cư quan trọng vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng

Page 79: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

69

Bảng 3.10. Cấu trúc theo các bậc taxon cá vùng cửa sông Thu Bồn

TT Bộ Họ Giống Loài

n % n % n %

1 Cá Cháo biển Elopiformes 1 1,8 1 0,9 1 0,5

2 Cá Chình Anguilliformes 4 7,3 6 5,5 9 4,9

3 Cá Trích Clupeiformes 2 3,6 7 6,4 10 5,5

4 Cá Sữa Gonorhynchiformes 1 1,8 1 0,9 1 0,5

5 Cá Nheo Siluriformes 2 3,6 2 1,8 4 2,2

6 Cá Mối Aulopiformes 1 1,8 2 1,8 2 1,1

7 Cá Nhái Lophiiformes 1 1,8 1 0,9 1 0,5

8 Cá Đối Mugiliformes 1 1,8 5 4,5 8 4,4

9 Cá Suốt Atheriniformes 1 1,8 1 0,9 2 1,1

10 Cá Nhói Beloniformes 3 5,5 4 3,6 6 3,3

11 Cá Gai Gasterosteiformes 1 1,8 1 0,9 1 0,5

12 Cá Mù Làn Scorpaeniformes 2 3,6 3 2,7 3 1,6

13 Cá Vược Perciformes 28 50,9 62 56,4 112 61,5

14 Cá Bơn Pleuronectiformes 4 7,3 8 7,3 15 8,2

15 Cá Nóc Tetraodontiformes 3 5,5 6 5,5 7 3,8

Tổng 55 100,0 110 100,0 182 100,0

Từ bảng 3.10 cho thấy, cấu trúc và tính đa dạng thành phần loài cá ở đây như

sau:

- Tính đa dạng về bậc bộ: Trong tổng số 15 bộ cá đã xác định, bộ cá Vược

chiếm ưu thế cả số lượng về họ, giống và loài: 28 họ chiếm 50,9% tổng số họ; với

62 giống chiếm 56,4% tổng số giống và 112 loài chiếm 61,5% tổng số loài.

- Tính đa dạng về bậc họ: Trong tổng số 55 họ, họ cá Bống trắng Gobiidae có

số lượng giống nhiều nhất 10 giống (9,1% tổng số giống); tiếp đến là họ cá Khế

Carangidae: 8 giống (7,3%); cá Liệt Leiognathidae: 6 giống (5,5%); họ cá Trích

Clupeidae, cá Đối Mugilidae mỗi họ 5 giống (4,5%); họ cá Đù Sciaenidae, cá Căng

Terapontidae và họ cá Nóc Tetraodontidae mỗi họ 4 giống (3,6%); họ cá Sơn

Apogonidae, cá Tráp Sparidae, cá Bống đen Eleotridae, cá Bơn sọc Soleidae mỗi họ

3 giống (2,7%); các họ còn lại mỗi họ chỉ 1-2 giống (Phụ lục 3).

- Tính đa dạng ở bậc giống: Trong tổng số 110 giống, giống Lutjanus có 7

loài; giống Epinephelus, Gerres mỗi giống 6 loài; giống Ambassis: 5 loài; giống

Page 80: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

70

Acentrogobius, Oxyurichthys, Brachirus mỗi giống 4 loài; giống Arius, Moolgarda,

Carangoides, Caranx, Acanthopagrus, Terapon, Eleotris, Siganus, Sphyraena,

Pseudorhombus, Cynoglossus mỗi giống 3 loài; các giống còn lại mỗi giống 1-2

loài (Phụ lục 3).

- Tính đa dạng về bậc loài: Trong số 182 loài, đa dạng nhất là bộ cá Vược với

112 loài chiếm 61,5% tổng số loài; tiếp đến là bộ cá Bơn: 15 loài (8,2%); bộ cá

Trích: 10 loài (5,5%); cá Chình: 9 loài (4,9%); cá Đối: 8 loài (4,4%); cá Nóc: 7 loài

(3,8%); bộ cá Nhói: 6 loài (3,3%); bộ cá Nheo 4 loài (2,2%); Mù Làn: 3 loài

(1,6%); các bộ còn laị mỗi bộ chỉ 1-2 loài (Bảng 3.10).

3.1.3.3. Đặc trưng nguồn lợi cá

a. Nguồn lợi cá thương phẩm

Hầu hết các loài cá thường được khai thác vùng cửa sông Thu Bồn có cỡ nhỏ

như cá ve, cá đối, cá móm, cá sơn, cá đục, cá liệt, cá bống, cá tráp,... Kết quả tham

vấn và khảo sát đã xác định được 15 loài, trong đó 3 họ thuộc bộ cá Vược

(Perciformes) và 1 họ thuộc bộ cá Đối Mugiliformes là nguồn lợi chính vùng cửa

sông Thu Bồn (Bảng 3.11).

Bốn nhóm cá Bống, cá Đối, cá Móm và cá Tráp đóng vai trò quan trọng và ổn

định đối với ngư dân vùng cửa sông Thu Bồn trong nhiều năm qua cho đến nay.

Mỗi họ cá trong nhóm đều có nhiều loài đóng góp vào sản lượng khai thác và doanh

thu của nguồn lợi. Số loài nhiều nhất thuộc họ cá Bống trắng gồm 6 loài, sau đó là

họ cá Móm, cá Đối và cá Tráp.

Sản lượng và doanh thu ước tính của 4 nhóm cá này năm 2012 là 24.295 tỉ,

trong đó đứng đầu là cá Bống, tiếp sau là cá Đối, cá Móm và cá Tráp (Bảng 3.12).

Page 81: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

71

Bảng 3.11. Thành phần nguồn lợi chính vùng cửa sông Thu Bồn

TT Tên khoa học Tên tiếng Việt

(1) Mugilidae Cá Đối

1 Chelon melinopterus (Valenciennes, 1836) Cá Đối vảy cồ, cá Đối bạc

2 Moolgarda pedaraki (Valenciennes, 1836) Cá Đối

3 Moolgarda cunnesius (Valenciennes, 1836) Cá Đối đầu nhọn

(2) Gerreidae Họ cá Móm

4 Gerres erythrourus (Bloch, 1791) Cá Móm lưng xanh

5 Gerres japonicus Bleeker, 1854 Cá Móm Nhật Bản

6 Gerres longirostris (Lacepède, 1801) Cá Móm

7 Gerres oyena (Forsskål, 1775) Cá Móm chỉ bạc

(3) Sparidae Họ cá Tráp

8 Acanthopagrus berda (Forsskal, 1775) Cá Tráp đuôi xám

9 Acanthopagrus latus (Houttuyn, 1782) Cá Tráp vây vàng(cá hanh)

(4) Gobiidae Cá Bống trắng

10 Acentrogobius caninus (Cuvier & Valenciennes, 1837) Cá Bống tro

11 Acentrogobius nebulosus (Forsskål, 1775) Cá Bống vân mây

12 Glossogobius giuris (Hamilton, 1802) Cá Bống cát

13 Oxyurichthys ophthalmonema (Bleeker, 1856) Cá Bống

14 Oxyurichthys papuensis (Valenciennes, 1837) Cá Bống vảy nhỏ

15 Oxyurichthys tentacularis (Valenciennes, 1837) Cá Bống van mắt (Bống thệ)

Bảng 3.12. Các loại nghề và năng suất, mùa vụ khai thác nguồn lợi chính vùng cửa sông

Thu Bồn năm 2011

TT Nguồn lợi

chính

Nghề khai

thác

Mùa vụ

(Âm lịch)

Số

lƣợng

ghe

khai

thác

Năng suất

trung

bình

(kg/ghe/

đêm)

Sản lƣợng Doanh thu

Tấn

Tỉ lệ

%

Triệu

đồng

Tỉ lệ

%

1 Cá Bống trắng

(Gobiidae)

Lờ Quanh năm 300 1 102 42 8.670 36

Lưới thệ Quanh năm 10 0,8

2 Cá Đối

(Mugilidae)

Rớ T1-T8 100 5 65 27 8.125 33

Lưới bén T1-T8 30 2

3 Cá Móm

(Gerreidae)

Rớ T1-T7 100 10 60 24 4.800 20

Lưới rà Quanh năm 15 2

4 Cá Tráp

(Sparidae)

Rớ T1-T7 100 1

18 7 2.700 11 Lưới rà,

Câu

Quanh năm 50 1

Tổng 245 100 24.295 100

*Giá cá bán tại gốc: Cá Bống: 70-100.000đ/kg; cá Đối: 90.000-160.000 đ/kg; cá

Móm: 70.000-90.000 đ/kg; cá Tráp: 140.000-160.000 đ/kg.

Từ bảng 3.12 cho thấy nguồn lợi cá bống có sản lượng và doanh thu cao nhất,

tiếp theo là cá đối, đây là 2 nhóm nguồn lợi chiếm tỉ trọng đến gần 69% tổng sản

lượng và doanh thu của 4 nhóm cá. Trong mỗi họ cá tỉ lệ sản lượng và doanh thu

Page 82: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

72

của mỗi loài cũng khác nhau, luôn có một loài chủ đạo có doanh thu vượt trội các

loài còn lại. Họ cá Bống trắng, sản lượng và doanh thu từ cá Bống cát nhiều nhất, từ

50-70% tùy từng năm. Họ cá Đối doanh thu lớn nhất thuộc cá Đối cồi, nhờ sản

lượng lớn và giá thành cao.

Mùa vụ khai thác nguồn lợi cá vùng cửa sông Thu Bồn thường diễn ra quanh

năm hay kéo dài trong vài tháng, không chia làm 2 vụ chính và phụ hay mùa gió

Đông Bắc, mùa gió Tây Nam. Cá Đối được khai thác trong vòng 8 tháng (từ tháng

1-8) bởi nghề rớ và lưới bén với sản lượng thu từ nghề rớ chiếm đến 95%. Cá Móm,

cá Bống và cá Tráp được khai thác quanh năm bởi nghề rớ và nghề lưới rà, trong đó

nghề rớ chỉ hoạt động 6 tháng trong năm (từ tháng 1-7 âm lịch), nghề lưới rà hoạt

động quanh năm.

Kích thước khai thác của các nhóm cá Đối, cá Bống, cá Móm và cá Tráp

không đồng đều, trong một chuyến khai thác vẫn có cá kích thước nhỏ nhưng hầu

như không có cá quá nhỏ cỡ cá hương hay cá giống. Riêng các loài thuộc họ cá

Bống được khai thác bằng nghề lờ thường cho cá đủ mọi kích cỡ, tất cả các cỡ cá

này đều được bán với giá cá thương phẩm làm thức ăn cho con người.

b. Nguồn lợi cá giống

Kết quả tham vấn ngư dân vùng cửa sông Thu Bồn cho thấy, vùng cửa sông là

nơi ương dưỡng nhiều đối tượng nguồn lợi cá quan trọng như cá Bống, cá Đối, cá

Móm, cá Dìa công, cá Mú, cá Hồng, cá Nâu, cá Căng và cá Tráp; trong đó nhiều

nhất là cá Bống, cá Đối và cá Dìa công, tiếp đến là cá Mú, cá Hồng, cá Nâu, cá

Móm và cá Tráp. Tuy nhiên hiện nay nghề nuôi trồng thuỷ sản chỉ có nhu cầu đối

với nguồn giống cá Dìa công, cá Mú, cá Hồng và cá Nâu, do đó ngư dân chỉ khai

thác con giống của các loài cá này. Đã xác định được 5 loài thuộc 4 họ trong bộ cá

Vược (Perciformes) là nguồn giống cá chủ yếu được khai thác vùng cửa sông Thu

Bồn (Bảng 3.13).

Họ cá Mú hiện có 3 loài được khai thác phổ biến, trong đó loài cá Mú mè

hay cá Mú chấm cam Epinephelus coioides (ngư dân gọi là cá Mú đen) chiếm trên

Page 83: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

73

90% sản lượng cá Mú khai thác vùng cửa sông Thu Bồn, cá Mú Blee-ker và cá Mú

điểm gai chiếm gần 10%, còn lại là các loài cá mú khác chỉ thỉnh thoảng mới bắt

gặp. Một số loài thuộc họ cá Dìa, cá Hồng và cá Nâu mỗi họ chỉ có 1 loài đang

được khai thác làm giống.

Bảng 3.13. Thành phần nguồn lợi cá giống được khai thác vùng cửa sông Thu Bồn

TT Tên khoa học Tên tiếng Việt

(1) Serranidae Họ cá Mú

1 Epinephelus coioides (Hamilton, 1822) Cá Mú mè, (chấm cam)

2 Epinephelus malabaricus (Bloch & Schneider, 1801) Cá Mú điểm gai

3 Epinephelus bleekeri (Vaillant, 1878) Cá Mú Bleekeri

(2) Lutjanidae Họ cá Hồng

4 Lutjanus argentimaculus (Forsskal, 1775) Cá Hồng bạc

(3) Siganidae Họ cá Dìa

5 Siganus guttatus (Bloch, 1787) Cá Dìa công

(4) Scatophagidae Họ cá Nâu

6 Scatophagus argus (Linnaeus, 1766) Cá Nâu

Sản lượng và doanh thu ước tính từ nguồn lợi cá giống năm 2012 vùng cửa

sông Thu Bồn thể hiện ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Sản lượng, doanh thu, mùa vụ khai thác nguồn lợi giống cửa sông Thu Bồn

TT Nguồn lợi

chính

Nghề khai

thác

Mùa vụ

(Âm lịch)

Năng suất

trung bình (kg

(kg

(con)/ghe/đêm)

Sản lƣợng

(tấn)

Doanh thu

Triệu

đồng

Tỉ lệ

%

1 Cá Dìa công

(Siganus

guttatus)

Trủ, nhũi T6-T8 2 kg 0,75 tấn

3.600

94 Rớ, lờ, đăng,

đáy

T9/2011-

T1/2012 5 kg 5 tấn

2 Cá Mú

(Serranidae)

Nhũi T3-T8 30 con 23.000con

95

2 Rớ, lờ T3-T8 8 con 3.000con

3 Cá Hồng bạc

(Lutjanus

argentimaculus

Nhũi T3-T8 28 con 22.000con

70

2 Rớ T3-T8 6 con 3.000con

4 Cá Nâu

(Scatophagus

argus)

Soi T3-T8 15 con 6.000

50

1 Rớ T3-T8 4 con 4.000

Tổng cộng 3.815 100

*Giá bán tại gốc: cá Dìa công giống cỡ hạt dưa: 1.400.000 đ/kg (một kg cá Dìa công có từ

5.000-7.000 con); Cá Dìa công giống (cỡ 40-70 mm): 1.000 đ/con. Cá mú cỡ hạt dưa:

2.500 đ/con; cá hồng: 2.000đ/con;cá mú và cá hồng từ 35-70 mm và cá nâu: 3.000-7.000

đ/con tùy thuộc vào kích cỡ cá.

Page 84: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

74

Từ bảng 3.14 cho thấy nguồn giống cá Dìa công chiếm ưu thế vượt trội về

doanh thu (94%) và sản lượng (5,75 tấn) so với các nhóm cá còn lại. So với thập kỷ

90, khi nghề nuôi cá mú bắt đầu phát triển ở các tỉnh Duyên hải miền Trung, cá mú

giống được khai thác khá rầm rộ, đến năm 2010 mới có nhu cầu con giống cá Dìa

công trên thị trường và ngày càng tăng, thì cá mú không còn là nguồn giống được

quan tâm khai thác nữa, sản lượng và doanh thu của cá mú khai thác ở vùng cửa

sông Thu Bồn sụt giảm đến 70%, chỉ còn khoảng 26.000 con năm 2012 với doanh

thu ước tính 105 triệu đồng.

Mùa vụ khai thác phụ thuộc vào thời gian xuất hiện giống. Một năm chỉ có

một mùa khai thác, vùng cửa sông Thu Bồn từ tháng 3-4 âm lịch đã bắt đầu xuất

hiện cá mú cỡ hột dưa (20-30mm), sau đó là cá Hồng bạc và cá Nâu. Đến tháng 6

âm lịch, sau vài đợt xuất hiện thưa thớt, cá Dìa công cỡ hột dưa xuất hiện rộ ở cả

vùng biển Cửa Đại. Mùa khai thác cá Dìa công cỡ hột dưa kéo dài trong vòng 2

tháng, đến cuối tháng 8 âm lịch là hết mùa khai thác rộ. Tuy nhiên từ tháng 9 đến

tháng 12 cá con của các loài cá trên lớn lên vẫn tiếp tục được khai thác làm giống

hoặc bán chợ làm thực phẩm. Tùy từng năm mà thời gian xuất hiện nguồn giống có

thể sớm hay muộn từ khoảng nửa tháng đến dưới 1 tháng so với những năm trước

đó.

Các loại nghề khai thác giống như: trủ, nhũi, rớ, lờ được sử dụng tùy thuộc

vào đặc điểm của vùng nước và kích cỡ cá giống. Nghề trủ khai thác ở các vùng

nước nông sát bờ, nghề nhũi hoạt động trong các thảm cỏ biển, nghề rớ thường

khai thác ở vùng nước sâu, còn nghề lờ cả vùng nước nông và sâu. Cùng tùy từng

loại nghề mà cỡ cá khai thác cũng khác nhau: nghề trủ, nhũi thường khai thác cỡ cá

nhỏ nhất (hột dưa), sau đến nghề rớ. Nghề lờ (lồng) thường khai thác cá mú và cá

hồng với cỡ cá giống lớn nhất trong các loại nghề.

Nguồn lợi cá Dìa công giống được bán trên thị trường có thể chia làm hai

nhóm kích thước, nhóm kích thước nhỏ là cá cỡ 20-30 mm (ngư dân gọi là cỡ hạt

dưa) và nhóm cá có kích thước từ 30mm đến 110 mm. Hầu như chưa bao giờ ngư

dân thu được các loài thuộc họ cá Mú, cá Hồng, cá Dìa công và cá Nâu có kích

Page 85: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

75

thước lớn cỡ cá thương phẩm. Cá Mú hay cá Hồng lớn nhất ngư dân đánh bắt được

vùng biển này cũng chỉ 100-200 g.

3.2. PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH ĐẶC TRƢNG NGUỒN LỢI CÁ GIỮA CÁC

HỆ SINH THÁI

3.2.1. Tính chất thành phần loài

3.2.1.1. Thành phần loài cá giữa ba khu vực

Từ các nghiên cứu về thành phần loài cá trong vùng biển Đà Nẵng, Cù Lao

Chàm và cửa sông Thu Bồn của các tác giả đã công bố, kết hợp với kết quả khảo sát

bổ sung của luận án có được bảng tổng hợp thành phần loài cá ở 3 khu vực nêu trên,

bao gồm 747 loài thuộc 318 giống, 106 họ, 20 bộ (Phụ lục 3). Trong đó, bộ cá Vược

có số lượng loài nhiều nhất 552 loài (chiếm 73,9% tổng số loài); tiếp đến là bộ cá

Nóc 36 loài (4,8%); bộ cá Bơn 27 loài (3,6%); bộ cá Trích 25 loài (3,3%); bộ cá

Chình 20 loài (2,7%); bộ cá Nhói 19 loài (2,5%); bộ cá Mù Làn 17 loài (2,3%); bộ

cá Tráp mắt vàng 10 loài (1,3%); bộ cá Đối 8 loài (1,1%); các bộ cá còn lại có số

lượng loài rất ít chiếm 0,1-0,9% (Bảng 3.15).

So với tổng số loài cá ở 3 khu vực, Cù Lao Chàm có thành phần loài đa dạng

nhất, với 452 loài (chiếm 60,5% tổng số loài) thuộc 178 giống (56,0% tổng số

giống), 66 họ (62,3% tổng số họ) và 15 bộ (75,0% tổng số bộ); Đà Nẵng: 425 loài

(56,9%), 230 giống (72,3%), 95 họ (89,6%), 18 bộ (90,0%); cửa sông Thu Bồn: 182

loài (24,4%), 110 giống (34,6%), 55 họ (51,9%), 15 bộ (75,0%). Như vậy thành

phần loài cá vùng biển Cù Lao Chàm đa dạng nhất và vùng cửa sông Thu Bồn có số

loài cá thấp hơn cả. Từ kết quả phân tích các đặc trưng cơ bản của hệ sinh thái ở cả

ba vùng biển có thể thấy vùng biển Cù Lao Chàm và Đà Nẵng đều có sự đa dạng

các sinh cư như rạn san hô, thảm cỏ biển, thảm rong biển, vùng triều bờ đá và vùng

triều bờ cát, vùng đáy mềm (đáy bùn cát, đáy cát),... Tuy nhiên diện tích phân bố

các sinh cư của vùng biển Cù Lao Chàm lớn hơn gấp nhiều lần vùng biển Đà Nẵng

(Bảng 3.6), hơn nữa vùng biển Cù Lao Chàm có độ sâu lớn (30-40 m) và các bãi rạn

ngầm mà biển Đà Nẵng không có, điều này làm cho vùng biển Cù Lao Chàm có sự

đa dạng, phong phú các sinh cảnh hơn biển Đà Nẵng dẫn đến sự đa dạng loài cũng

Page 86: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

76

cao hơn. So với vùng cửa sông Thu Bồn với 2 sinh cư đặc trưng là rừng ngập mặn

và thảm cỏ biển có thể thấy vùng biển Cù Lao Chàm và Đà Nẵng có sự đa dạng cá

sinh cảnh hơn vùng cửa sông Thu Bồn (Hình 3.5), chính sự đa dạng các sinh cảnh

quyết định đến tính đa dạng loài.

Bảng 3.15: Cấu trúc theo các bậc taxon thành phần loài cá ở 3 khu vực nghiên cứu.

TT Bộ Họ Giống Loài

n % N % N %

1 Cá Mập mắt trắng Carcharhiniformes 1 0,9 1 0,3 1 0,1

2 Cá Đuối điện Torpediniformes 1 0,9 1 0,3 1 0,1

3 Cá Đuối ó Myliobatiformes 2 1,9 4 1,3 5 0,7

4 Cá Cháo biển Elopiformes 1 0,9 1 0,3 1 0,1

5 Cá Chình Anguilliformes 6 5,7 11 3,5 20 2,7

6 Cá Trích Clupeiformes 4 3,8 17 5,3 25 3,3

7 Cá Sữa Gonorhynchiformes 1 0,9 1 0,3 1 0,1

8 Cá Nheo Siluriformes 2 1,9 2 0,6 4 0,5

9 Cá Mối Aulopiformes 1 0,9 3 0,9 6 0,8

10 Cá Chồn rắn Ophidiiformes 1 0,9 1 0,3 1 0,1

11 Cá Nhái Lophiiformes 2 1,9 2 0,6 2 0,3

12 Cá Đối Mugiliformes 1 0,9 5 1,6 8 1,1

13 Cá Suốt Atheriniformes 1 0,9 2 0,6 4 0,5

14 Cá Nhói Beloniformes 4 3,8 9 2,8 19 2,5

15 Cá Tráp mắt vàng Beryciformes 2 1,9 4 1,3 10 1,3

16 Cá Gai Gasterosteiformes 3 2,8 3 0,9 7 0,9

17 Cá Mù Làn Scorpaeniformes 3 2,8 10 3,1 17 2,3

18 Cá Vược Perciformes 60 56,6 206 64,8 552 73,9

19 Cá Bơn Pleuronectiformes 4 3,8 12 3,8 27 3,6

20 Cá Nóc Tetraodontiformes 6 5,7 23 7,2 36 4,8

Tổng 106 100 318 100 747 100

So sánh với một số vùng cửa sông Việt Nam có thể thấy vùng biển Quảng

Nam-Đà Nẵng có thành phần loài cá khá đa dạng, độ đa dạng cao hơn khu hệ cá

vùng cửa sông Việt Nam (đã ghi nhận 615 loài) [62] và vùng biển ven bờ Bắc

Trung Bộ (388 loài) [64]. Có thể thấy rằng chính sự đa dạng các sinh cư đã tạo nên

sự đa dạng thành phần loài: dọc vùng biển từ Đà Nẵng đến Quảng Nam đều có sự

phân bố của các sinh cư ven bờ nhiệt đới, đó là rạn san hô, thảm cỏ biển, thảm rong

biển ở Đà Nẵng và Cù Lao Chàm, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn đặc sắc ở hạ lưu

Page 87: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

77

sông Thu Bồn mà các cửa sông ven bờ Bắc Trung Bộ không có được, chính sự đa

dạng này đã tạo nên đa dạng loài cá trong khu vực.

3.2.1.2. Đặc trưng thành phần và độ giàu có loài giữa 3 khu vực

Chỉ số giống nhau Bray-Curtis về thành phần loài của 3 khu vực cho thấy,

vùng biển Đà Nẵng và Cù Lao Chàm có mức tương đồng cao nhất 44,2%, tiếp đến

là Thu Bồn và Đà Nẵng 36,2%, Thu Bồn và Cù Lao Chàm thấp nhất chỉ 15,8%.

Phân tích nhóm cho thấy thành phần loài thuộc 3 khu vực hình thành nên 2 nhóm:

Cù Lao Chàm và Đà Nẵng, Thu Bồn hình thành riêng 1 nhóm (Hình 3.6).

Phân tích chỉ số tương đồng Sorensen (1948) cũng cho thấy, mức độ gần gũi

về thành phần loài ở khu vực Đà Nẵng và Cù Lao Chàm cao nhất đạt 44,2%; tiếp

đến là Đà Nẵng và Thu Bồn 36,2% và khu vực Cù Lao Chàm và Thu Bồn là thấp

nhất 15,8%.

Hình 3.6. Chỉ số giống nhau (%) ở 3 khu vực

Page 88: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

78

Bảng 3.16. Các họ cá rạn san hô có số lượng chiếm ưu thế ở 3 khu vực nghiên cứu

TT Họ

Số lượng loài theo vùng (loài)

Biển Cù Lao

Chàm

Cửa sông

Thu Bồn Biển Đà Nẵng

1 Pomacentridae 63 0 29

2 Labridae 57 0 22

3 Chaetodontidae 34 0 18

4 Acanthuridae 24 0 4

5 Scaridae 21 0 10

6 Serranidae 19 6 12

7 Lutjanidae 14 7 9

8 Mullidae 12 1 12

9 Siganidae 12 3 6

10 Apogonidae 11 3 11

11 Lethrinidae 10 0 7

12 Haemulidae 8 4 10

13 Pomacanthidae 8 0 2

14 Tetraodontidae 8 5 7

15 Holocentridae 8 0 4

16 Balistidae 7 0 2

17 Monacanthidae 6 1 5

18 Pinguipedidae 3 0 1

Phân tích độ giàu có loài của 3 khu vực cho thấy, chỉ số độ giàu có về loài của

vùng cửa sông Thu Bồn thấp nhất 34,8; Cù Lao Chàm là cao nhất 73,8; Đà Nẵng

70,1%. Mặc dù độ giàu có về loài vùng cửa sông Thu Bồn chỉ đạt mức thấp nhất,

tuy nhiên nếu so sánh độ giàu có của 3 khu vực trên theo bậc bộ và họ thì khu vực

cửa sông Thu Bồn khá đa dạng và phong phú so với 2 khu vực còn lại (Bảng 3.17).

Bảng 3.17. Độ giàu có loài theo bậc bộ và họ của 3 khu vực.

TT Khu vực Độ giàu có loài

Bậc bộ Bậc họ

1 Biển Cù Lao Chàm 3,6 13,1

2 Cửa sông Thu Bồn 3,8 12,0

3 Biển Đà Nẵng 4,2 18,2

Phân tích thành phần cá ở 3 khu vực bằng PCA, cho thấy có 42 loài cá phân

bố ở cả 3 khu vực như Lutjanus russelli, Siganus guttatus, Gerress japonicus,

Page 89: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

79

Nemipterus japonicus,.... (Phụ lục 4). Ngược lại có rất nhiều loài chỉ phân bố trong

một khu vực, không gặp ở các khu vực khác, ví dụ vùng biển Cù Lao Chàm có tới

250/747 loài (chiếm 33,5 tổng số loài) không phân bố ở 2 khu vực còn lại. Tương tự

như vậy, vùng biển Đà Nẵng có 163 loài (21,8%), vùng cửa sông Thu Bồn 64 loài

(8,6%). Tổng số loài phân bố hẹp như vậy là 477 loài (chiếm 63,9% tổng số loài)

(Bảng 3.18).

Bảng 3.18. Số lượng loài cá chung và riêng cho các khu vực

Chỉ tiêu Số lƣợng loài

Số loài chung cho 3 khu vực CLC-TB-ĐN 42

Số loài chung cho khu vực CLC và ĐN 194

Số loài chung cho khu vực CLC và TB 50

Số loài chung cho khu vực ĐN và TB 110

Số loài chỉ bắt gặp ở CLC 250

Số loài chỉ bắt gặp ở ĐN 163

Số loài chỉ bắt gặp ở TB 64

Tổng số loài ở 3 khu vực CLC-TB-ĐN 747

3.2.1.3. Đặc tính thích nghi theo độ mặn và môi trường sống

Đặc tính thích nghi theo độ mặn của cá ở vùng biển Cù Lao Chàm, Đà Nẵng

và cửa sông Thu Bồn có sự sai khác rõ rệt, thành phần loài cá ở vùng cửa sông Thu

Bồn và Đà Nẵng hình thành nhiều nhóm cá thích nghi rộng muối gồm 4 nhóm:

nước mặn, lợ-ngọt, lợ-mặn và ngọt-lợ-mặn; Cù Lao Chàm chỉ 3 nhóm (mặn, lợ-mặn

và ngọt-lợ-mặn), riêng nhóm cá chỉ thích nghi nước lợ không tồn tại ở cả 3 khu vực

(Hình 3.7).

Page 90: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

80

Hình 3.7. Tính thích nghi độ mặn của các nhóm cá ở 3 khu vực

Hình 3.7 cho thấy nhóm cá thích nghi nước mặn chiếm ưu thế ở cả 3 khu vực:

Cù Lao Chàm (81,0%), Đà Nẵng (61,2%) và Thu Bồn (25,8%); tiếp đến là nhóm lợ-

mặn: Thu Bồn (37,9%), Đà Nẵng (28,2%), Cù Lao Chàm (15,5%); nhóm ngọt-lợ-

mặn: Thu Bồn (32,4%), Đà Nẵng (9,9%), Cù lao Chàm (3,5%) và nhóm lợ-ngọt chỉ

tồn tại ở vùng cửa sông Thu Bồn và Đà Nẵng. Điều này cũng có thể giải thích như

sau: vùng biển Cù Lao Chàm là một trong những vùng phân bố tập trung của cá rạn

san hô biển Việt Nam, vì thế thành phần loài cá thích nghi nước mặn luôn chiếm ưu

thế và chiếm tỉ lệ cao nhất trong 3 khu vực; vùng cửa sông là hệ quả của quá trình

tương tác sông biển, bị ngọt hóa vào mùa mưa lũ và mặn hóa vào mùa khô hạn, do

đó tính thích nghi độ mặn của các nhóm cá ở vùng cửa sông Thu Bồn đa dạng hơn

so với 2 vùng còn lại (tập trung chủ yếu nhóm cá ngọt-lợ-biển và lợ biển), bên cạnh

đó đặc trưng của sinh vật vùng cửa sông là quá trình phát triển trong các điều kiện

không ổn định của môi trường, mức độ cao của đa dạng sinh học và các nguồn lợi

sinh vật (Vũ Trung Tạng, 1994) [60]. Như vậy tính thích nghi độ mặn của các nhóm

cá ở vùng cửa sông Thu Bồn đa dạng hơn so với vùng biển Cù Lao Chàm, Đà Nẵng

61,2

81,0

25,8

0,7 0,0 3,8

28,2

15,5

37,9

9,9

3,5

32,4

0

20

40

60

80

100

Đà Nẵng Cù Lao Chàm Thu Bồn

Tín

h th

ích

ng

hi đ

ộ m

ặn

củ

a c

ác n

m c

á (

%)

Mặn

Lợ và ngọt

Lợ và biển

Biển, lợ và ngọt

Page 91: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

81

và nhóm cá thích nghi ở biển chiếm ưu thế ở Cù Lao Chàm và Đà Nẵng, còn khu

vực cửa sông Thu Bồn nhóm cá lợ-mặn lại chiếm ưu thế.

Đặc tính thích nghi theo môi trường sống ở 3 khu vực nêu trên cũng có sự

khác biệt rõ rệt giữa các nhóm cá, thành phần loài cá ở vùng biển Cù Lao Chàm, Đà

Nẵng và Thu Bồn thể hiện rõ tính thích nghi theo môi trường sống khá rộng với sự

hiện diện cả 5 nhóm cá (cá đáy, đáy ven bờ, nổi khơi, nổi ven bờ và cá có đời sống

gắn liền với rạn san hô) (Hình 3.8).

Hình 3.8. Tính thích nghi theo môi trường sống của các nhóm cá thuộc 3 khu vực

Hình 3.8, cho thấy ở vùng biển Cù Lao Chàm nhóm cá có đời sống gắn liền

với rạn san hô chiếm ưu thế (92,9% tổng số loài) và Đà Nẵng (63,3%); trong khi

vùng cửa sông Thu Bồn nhóm cá sống đáy lại chiếm tỉ lệ ưu thế (43,4%), Đà Nẵng

(22,8%), Cù Lao Chàm (3,5%); đứng thứ 3 trong 5 nhóm thuộc về nhóm cá đáy ven

bờ, Thu Bồn chiếm tỉ lệ cao nhất (8,8%), Đà Nẵng (5,2%), Cù Lao Chàm rất thấp

chỉ đạt 0,9% tổng số loài; nhóm cá nổi ven bờ đạt tỉ lệ cao nhất ở khu vực Thu Bồn

22,8

3,5

43,4

5,2

0,9

8,8

1,2 0,2 0,5

7,5

2,4

8,2

63,3

92,9

39,0

0

20

40

60

80

100

Đà Nẵng Cù Lao Chàm Thu Bồn

Tín

h t

híc

h n

gh

i m

ôi tr

ườ

ng

số

ng

củ

a c

ác n

m c

á (

%)

Cá đáy

Cá đáy ven bờ

Cá nổi khơi

Cá nổi ven bờ

Cá có đời sống gắn liền với RSH

Khu vực

Page 92: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

82

(8,2%) Đà Nẵng (7,5%) và Cù Lao Chàm (2,4%). Điều này là do sự khác nhau về

môi trường sinh thái giữa vùng gần bờ với vùng biển khơi, tầng mặt và tầng đáy,

vùng biển gồm có các đảo (Cù Lao Chàm), bán đảo (Sơn Trà-Đà Nẵng),... đã hình

thành nên 5 nhóm cá khác nhau và mỗi nhóm cá đặc trưng riêng cho từng khu vực.

Có thể nói tính thích nghi theo môi trường sống thể hiện ở nhóm cá có đời sống gắn

liền với rạn san hô chiếm ưu thế ở Cù Lao Chàm, Đà Nẵng và nhóm cá sống đáy, cá

nổi ven bờ lại chiếm ưu thế ở vùng cửa sông Thu Bồn.

3.2.2. Đặc trƣng nguồn lợi

3.2.2.1. Thành phần nguồn lợi chính

Từ kết quả nghiên cứu thành phần nguồn lợi chính 3 khu vực: Cù Lao Chàm,

cửa sông Thu Bồn và Đà Nẵng ở mục 3.2 đã tổng hợp danh sách các nhóm nguồn

lợi chính vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng (Bảng 3.19).

Bảng 3.19. Các nhóm nguồn lợi chính ở 3 khu vực nghiên cứu

TT Biển Cù Lao Chàm Cửa sông Thu Bồn Biển Đà Nẵng

1 Cá Dưa thường

(M. bagio) Cá Đối (Mugilidae)

Cá Dưa thường

(Muraenesox bagio)

2 Cá Dìa (Siganidae) Cá Móm (Gerreidae) Cá Trỏng (Engraulidae)

3 Cá Liệt lớn

(Leiognathus equulus) Cá Tráp (Sparidae) Cá Khế (Carangidae)

4 Cá Trích (Clupeidae) Cá Dìa (Siganidae)

5 Cá Hố hột (T. lepturus) Cá Bống trắng (Gobiidae)

Cá Hố hột (Trichiurus

lepturus)

6 Cá Thu Ngừ

(Scombridae) -

Cá Thu Ngừ

(Scombridae)

Từ bảng 3.19 có thể thấy có sự tương đồng về thành phần nguồn lợi chính

giữa hai vùng biển Đà Nẵng và Cù Lao Chàm: hai vùng có 4 trên 6 nhóm nguồn lợi

giống nhau, đó là cá Hố hột, cá Dưa thường, cá Dìa và cá Thu Ngừ; trong đó cá Hố

hột và cá Dưa thường cũng là hai đối tượng nguồn lợi quan trọng nhất ở cả 2 vùng

biển. Tiếp sau là các nhóm thuộc họ cá Thu Ngừ và cá Dìa. Mặc dù một số loài

thuộc họ cá Trỏng và cá Khế không thuộc 6 nhóm có doanh thu cao nhất của Cù

Page 93: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

83

Lao Chàm nhưng cũng là những nguồn lợi quan trọng chỉ đứng ngay sau các đối

tượng nguồn lợi trên. Cá trích cũng có vai trò quan trọng với ngư dân Đà Nẵng.

Như vậy chỉ có hai điểm khác biệt về thành phần nguồn lợi chính của hai khu

vực Đà Nẵng và Cù Lao Chàm, đó là: (1) Sự có mặt của nhóm cá Liệt lớn trong

thành phần nguồn lợi Cù Lao Chàm và (2) Nhóm cá Dìa có vai trò quan trọng đối

với Cù Lao Chàm hơn Đà Nẵng (đứng vị trí thứ 3 ở Cù Lao Chàm so với thứ 6 ở Đà

Nẵng). Điều này được giải thích như sau: Cá Liệt lớn (Leiognathus equulus) là loài

có đời sống liên quan đến vùng cửa sông trong các sinh cư ven bờ như rừng ngập

mặn đáy bùn. Con trưởng thành sống ở vùng đáy mềm có độ sâu 10-70m. Cá con

được tìm thấy trong rừng ngập mặn cửa sông và đôi khi vào sâu trong các lạch nhỏ

nước lợ [131], [75]. Như vậy các sinh cư quan trọng trong vòng đời của cá Liệt lớn

không có ở vùng biển Đà Nẵng, trong khi vùng cửa sông Thu Bồn với rừng dừa

nước đáy bùn hay bùn cát phân bố rộng khắp vùng cửa sông, nối kết với vùng biển

Cù Lao Chàm có đáy mềm và độ sâu trên 10 m đã tạo nên những sinh cư lý tưởng

cho vòng đời cá Liệt lớn. Chính điều này làm sản lượng của cá Liệt lớn tại vùng

biển Cù Lao Chàm luôn luôn cao và ổn định, đứng vị trí thứ 4 trong nhóm 6 đối

tượng nguồn lợi chính. Cá Dìa ở vùng biển Cù Lao Chàm là đối tượng quan trọng

thứ 3 chỉ sau cá Hố hột và cá Dưa thường vì đặc trưng sinh thái của vùng biển Cù

Lao Chàm là các rạn san hô bao quanh các đảo và các thảm cỏ biển, rong biển phân

bố dọc ven bờ- là nơi cư trú, kiếm ăn ở giai đoạn trưởng thành của cá Dìa. Vùng

biển Đà Nẵng có rạn san hô và thảm cỏ biển nhưng diện tích cũng như độ phủ

không đủ lớn để tạo nên môi trường sống trù phú cho cá Dìa bằng Cù Lao Chàm.

Hạ lưu sông Thu Bồn có 4 nhóm nguồn lợi chính là các loài thuộc họ cá Bống

trắng, cá Đối, cá Móm và cá Tráp vì đây là những loài cá cửa sông thật sự, thích

hợp với vùng cửa sông Thu Bồn.

Như vậy có thể nói sự đa dạng loài liên quan đến sự đa dạng các sinh cư,

nhưng đặc trưng nguồn lợi lại phụ thuộc vào đặc trưng hệ sinh thái.

Page 94: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

84

3.2.2.2. Nguồn giống nguồn lợi

So sánh thành phần, sản lượng và doanh thu nguồn giống của hai khu vực

cửa sông Thu Bồn và Đà Nẵng cho thấy đặc điểm nguồn giống có sự khác biệt lớn

(Bảng 3.20).

Bảng 3.20. Thành phần, sản lượng và doanh thu nguồn giống cá ở vùng biển Đà Nẵng và

cửa sông Thu Bồn

Khu vực Nguồn lợi giống

Sản lƣợng

Doanh thu

(triệu đồng)

Doanh thu

tổng cộng

(triệu đồng)

Biển

Đà Nẵng

Cá Mú (Serranidae) 5.500 con 50 50

Cửa sông

Thu Bồn

Cá Dìa công (Siganus guttatus) 24 tấn 3.600

3.815

Cá Mú (Serranidae) 26.000 con 95

Cá Hồng bạc (Lutjanus

argentimaculus) 22.000 con 70

Cá Nâu (Scatophagus argus) 10.000 con 50

So với vùng hạ lưu sông Thu Bồn thì sản lượng và doanh thu nguồn lợi

giống vùng biển Đà Nẵng hầu như không đáng kể, chỉ 1,3% (50 triệu/3.815 triệu).

Do cửa sông Thu Bồn là một hệ sinh thái nước lợ với các sinh cư điển hình của

vùng nhiệt đới như rừng ngập mặn và thảm cỏ biển. Trong các sinh cư này, một số

loài cá sống trong nhiều môi trường khác nhau trong vòng đời sử dụng để kiếm ăn

hoặc định cư ở giai đoạn con non, thiên nhiêu đã ưu đãi cho vùng biển này có được

đặc điểm môi trường phù hợp, đặc trưng nhất là rừng dừa nước- sinh cư lý tưởng

cho nguồn giống các loài trong họ cá Mú, cá Dìa và cá Hồng mà vùng biển Cù Lao

Chàm và Đà Nẵng không có.

Phân bố nguồn giống vùng cửa sông Thu Bồn được xác định qua tham vấn và

khảo sát thực địa. Kết quả tham vấn cho thấy từ khoảng tháng 3-4 âm lịch tại đây đã

bắt đầu xuất hiện cá mú cỡ hột dưa, sau đó là cá hồng, cá nâu; đến tháng 6 âm lịch,

sau vài đợt xuất hiện thưa thớt, cá Dìa công cỡ hột dưa xuất hiện rộ ở cả vùng biển

Cửa Đại, từ cầu Cẩm Nam xuống đến phía trong cầu Cửa Đại, ở vùng nước sát bờ

đến vùng nước sâu ở giữa lòng sông, càng lên xa về phía thượng nguồn mật độ cá

thưa dần. Vùng nước có cá giống phân bố nhiều là từ cầu Cửa Đại đến ngay cửa

Page 95: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

85

sông Thu Bồn đổ ra biển, đặc biệt là các vùng nước có rừng dừa Bảy Mẫu trải rộng

trên địa bàn các thôn 1,2,3 và 8 của xã Cẩm Thanh, khu vực thôn Thanh Tam Đông,

khu vực Hói Lăng và cồn sóng bên ngoài Hói Lăng, thôn Vạn Lăng, rừng dừa thưa

dọc sông Đế Võng, là nơi có cá giống phân bố nhiều nhất. Vào những ngày cao

điểm tại những vùng này con giống cá dìa, cá mú, cá hồng xuất hiện rất nhiều, nhất

là hai bên mép bờ sông, do rừng dừa nước phân bố chủ yếu ở mép bờ, đặc biệt nơi

mật độ cá dìa giống tập trung cao nhất là thảm cỏ biển Gò Hí nằm ngay bên ngoài

rừng dừa nước (Hình 3.9).

Hình 3.9. Sơ đồ vùng phân bố nguồn giống cá mú, cá Dìa công và cá hồng hạ lưu

sông Thu Bồn theo kết quả tham vấn cộng đồng

Kết quả khảo sát thực địa xác định vị trí phân bố cho thấy khu vực có nhiều

con giống thuộc họ cá Hồng, cá Mú và cá Dìa công là các cồn bãi, các thảm cỏ biển

và rừng dừa nước, đặc biệt khu vực xuất hiện dày đặc cá Dìa công là thảm cỏ biển

Gò Hí nằm ngay bên ngoài rừng dừa nước (Hình 3.10).

Page 96: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

86

Hình 3.10. Phân bố bãi giống cá Dìa công (S. guttatus) trong thảm cỏ biển Gò Hí

3.2.2.3. Kích thước khai thác một số nguồn lợi cá liên quan đến các sinh cư ven bờ

Kết quả thu mẫu 361 cá thể trong họ cá Mú bằng các nghề khai thác khác nhau

(lặn, lờ, lưới rạn) ở vùng biển Đà Nẵng, cửa sông Thu Bồn và Cù Lao Chàm cho

thấy, trong số 15 loài bắt gặp, loài có tần số bắt gặp cao là cá Mú kẻ mờ

(Cephalopholis boenak) chiếm 45%, cá Song gio (Epinephelus awoara): 19%, cá

Mú (E. stictus): 13% và cá Mú mè (E. coioides): 5%. Các loài cá Mú sao (E.

trimaculatus), cá Mú lưng dày (E. fasciatomaculosus), cá Mú Bleekeri (E. bleekeri),

Page 97: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

87

cá Mú điểm gai (E. malabaricus) cũng thường gặp, trong đó hai loài cá Mú sao và

cá Mú lưng dày thường bắt gặp trong rạn; cá Mú mè, cá Mú điểm gai và cá Mú

Blee-ker gặp ở vùng ven bờ, cửa sông (Bảng 3.21).

Bảng 3.21. Tỉ lệ % các loài cá Mú khai thác ở ba khu vực nghiên cứu

Loài Tên tiếng Việt

Biển Cù Lao

Chàm

Cửa sông Thu

Bồn

Biển Đà

Nẵng

Số

mẫu %

Số

mẫu %

Số

mẫu %

Cephalopholis boenak Cá Mú kẻ mờ 4 14,81

45,03 159 48,62

C. formosa Cá Mú vân sóng

0,28 1 0,31

Epinephelus areolatus Cá mú chấm 1 3,70

0,83 2 0,61

E. awoara Cá Song gio 1 3,70 1 18,78 66 20,18

E. bleekeri Cá mú Bleekri

3 1,93 4 1,22

E. coioides Cá Mú mè 4 18,52 2 3,87 12 3,67

E. fasciatus Cá mú sọc ngang

1,38 5 1,53

E. malabaricus Cá Mú điểm gai 2 1,93 5 1,53

E. stictus Cá Mú 13 48,15

12,98 34 10,40

E. trimaculatus Cá Mú sao 1 3,70

7,18 25 7,65

E. bruneus Cá Mú nâu

0,55 2 0,61

E. chlorostigma Cá Mú chấm xanh

0,28 1 0,31

E. fasciatomaculosus Cá Mú lưng dày 2 7,41

2,21 6 1,83

E. latifasciatus Cá Mú sọc dọc

0,28 1 0,31

Triso dermopterus Cá Mú vây đen

0,28 1 0,31

Epinephelus sp. Cá Mú

0,83 3 0,92

Tổng 26 100 8 100 327 100

Phần lớn các loài thuộc họ cá Mú được đánh bắt có chiều dài nhỏ hơn chiều

dài thành thục lần đầu đã được ghi nhận trên thế giới và nhiều loài có kích thước

đánh bắt được chỉ bằng 50% chiều dài thành thục lần đầu như cá Song gio, cá Mú

Blee-ker, cá Mú mè, cá Mú điểm gai, cá Mú nâu. Chỉ có 3 loài là cá Mú kẻ mờ, cá

Mú vân sóng và cá Mú chấm xanh có chiều dài trung bình lớn hơn (nhưng cá Mú

vân sóng và cá Mú chấm xanh mỗi loài chỉ thu được 1 mẫu) (Hình 3.11).

Page 98: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

88

Hình 3.11. Chiều dài toàn thân trung bình của một số loài thuộc họ cá Mú ở ba

khu vực nghiên cứu

Hình 3.11 cho thấy cá mú khai thác vùng biển này có kích thước phân bố tập

trung ở nhóm cỡ 150-250 mm. Cá mú vùng cửa sông Thu Bồn có kích thước khá

nhỏ, chưa thu được các cá thể cá mú có chiều dài trên 140 mm. Ở Cù Lao Chàm

kích thước cá mú khai thác được là lớn nhất so với hai vùng biển còn lại, tại đây chỉ

có nghề lặn và câu; cá mú khai thác bằng nghề lặn đã đạt cỡ thương phẩm, thường

thì 0,5 kg trở lên, chỉ có nghề câu thỉnh thoảng có cá mú nhỏ nhưng tỉ lệ không

đáng kể và đôi khi ngư dân gỡ thả lại xuống biển. Cỡ cá lớn chỉ bắt gặp ở vùng biển

Đà Nẵng và Cù Lao Chàm, đặc biệt ở Cù Lao Chàm cá mú lớn cỡ trên 10 kg/con

ngư dân thường khai thác được ở phía đông Hòn Lao thuộc vùng biển Cù Lao

Chàm, nơi nước sâu, cá cỡ 20-70 kg thường ở xa bờ từ 30-50 hải lý, tại các vùng

biển này có năm khai thác được cá mú 80 kg, ngư dân cho rằng những vùng biển

sâu có cá mú cỡ lớn chính là nơi đẻ của cá mú.

Đánh giá sơ bộ kích thước cá mú và cá Dìa công khai thác có thể thấy sự khác

biệt rõ ràng về kích thước cá khai thác giữa 3 vùng biển. Ở vùng biển Đà Nẵng và

Cù Lao Chàm kích thước cá mú và cá Dìa công nhỏ nhất thu được cũng đã trên 60

0

100

200

300

400

500

600

700

800

Chiề

u d

ài to

àn t

hân (

mm

)

Loài

Đà Nẵng

Cửa sông Thu Bồn

Cù Lao Chàm

± Sai số chuẩn (SE)

Page 99: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

89

mm, trong khi tại hạ lưu sông Thu Bồn nguồn giống tập trung cỡ 20-30 mm (cỡ hạt

dưa). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Cá Dìa công là loài sử dụng đa sinh cư, có đời

sống liên quan đến rạn san hô và các sinh cư rừng ngập mặn ở cửa sông, chịu đựng

được nồng độ muối thấp. Cá mẹ vào ra cửa sông theo thủy triều, cá con định cư trên

thảm cỏ biển [82],[187]. Hạ lưu sông Thu Bồn cùng với các rạn san hô vùng biển

Cù Lao Chàm và Đà Nẵng hội tụ đầy đủ các sinh cư thiết yếu trong vòng đời của cá

Dìa công, do đó việc tìm hiểu liên kết sinh thái của loài cá này trong các sinh cư ven

bờ Quảng Nam-Đà Nẵng là cần thiết. Trong bối cảnh hiện nay khi việc nghiên cứu

di cư của cá Dìa công ở trên thế giới còn rất khó khăn thì thông qua nghiên cứu cấu

trúc kích thước và liên kết di truyền là công cụ hữu hiệu để tìm hiểu liên kết sinh

thái của nguồn lợi quan trọng bậc nhất của vùng biển này.

3.3. LIÊN KẾT SINH THÁI CỦA QUẦN THỂ CÁ DÌA CÔNG (Siganus

guttatus) TRONG CÁC SINH CƢ VEN BỜ

3.3.1. Cấu trúc kích thƣớc

Kết quả phân tích cấu trúc kích thước cá Dìa công ở 3 vùng biển Đà Nẵng, Cù

Lao Chàm và cửa sông Thu Bồn cho thấy kích thước cá Dìa công phân bố từ

18mm (Thu Bồn) đến lớn nhất là 334 mm (Cù Lao Chàm) (Bảng 3.22).

Phân tích kích thước cá Dìa công theo tháng có thể thấy trong 3 khu vực Đà

Nẵng, Cù Lao Chàm và Thu Bồn thì cá Dìa công khai thác ở Thu Bồn có kích thước

nhỏ nhất (Hình 3.12), với chiều dài tăng dần từ tháng 07/2014 đến tháng 01/2015 và

kích cỡ cá khai thác khá đồng đều (sai số chuẩn thấp: 0,3-1,3), cỡ cá đồng đều nhất

ở tháng 7 là tháng bắt đầu xuất hiện con giống dày đặc, cá giống khai thác có chiều

dài trung bình 25 mm với sai số chuẩn 0,3, sau đó mức độ đồng đều giảm dần (sai

số chuẩn tăng từ 0,3-1,3). Điều này cho thấy có những đợt cá bổ sung vào mùa xuất

hiện con giống và có thể có sự tăng trưởng không đồng đều giữa các cá thể trong

cùng một đàn.

Page 100: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

90

Bảng 3.22. Tóm tắt kích thước của đàn cá Dìa công (Siganus guttatus) ở ba khu vực nghiên cứu từ tháng 07/2014 đến tháng 06/2015

Vùng

biển

Tham số

mẫu T7/2014 T8/2014 T9/2014 T10/2014 T11/2014 T12/2014 T1/2015 T2/2015 T3/2015 T4/2015 T5/2015 T6/2015

Cửa

sông

Thu

Bồn

Số

mẫu(n) 730 727 631 314 308 193 127

Kttb

(mm) 25,0 ± 0,3 28,2 ± 0,5 61,2 ± 0,8 86,2 ± 1,2 93,1 ± 1,0 100,4 ± 1,0 104,8 ± 1,3

Ktnn

(mm) 18 18 22 44 46 63 74

Ktln

(mm) 60 73 137 157 162 141 141

Biển

Lao

Chàm

Số

mẫu(n) 70 69 81 84 90 58 53 23 26 29 31 37

Kttb

(mm) 203,2±2,9 207,1±3,8 200,1±4,6 199,1±6,4 191,3±6,7 210,7±8,1 213,3±7,6 223,3±8,6 226,1±7,2 215,1±5,1 221,6±4,9 220,7±4,1

Ktnn

(mm) 157 98 87 68 68 68 71 165 155 163 176 164

Ktln

(mm) 288 294 301 327 334 334 329 301 322 268 299 282

Biển

Đà

Nẵng

Số

mẫu(n) 46 46 35 36 40 40 34 31 33 32 34 38

Kttb

(mm) 199,7±6,72 202,4±6,10 202,2±8,7 168,7±9,88 140,0±7,99 160,3±8,34 170,7±8,67 163,0±6,62 183,9±6,29 196,3±7,48 211,9±7,54 206,5±4,89

Ktnn

(mm) 64 92 77 69 87 85 102 97 119 121 100 112

Ktln

(mm) 267 265 271 250 258 246 271 235 253 283 288 279

Chú thích: Ktnn: kích thước nhỏ nhất (min) Ktln: Kích thước lớn nhất (max) Kttb: kích thước trung bình

Page 101: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

91

Hình 3.12. Kích thước trung bình theo tháng của cá Dìa công S. guttatus ở 3 khu vực

Kích thước cá Dìa công khai thác tại Cù Lao Chàm khá lớn so với Đà Nẵng ở

hầu hết các tháng. Điều này có thể do hai nguyên nhân: thứ nhất là tại Cù Lao Chàm

ngoài rạn san hô phân bố rộng với diện tích gấp 3 lần Đà Nẵng còn có một số bãi rạn

ngầm có độ sâu vươn đến 30-40 m và các rãnh sâu 0-60 m. Các bãi rạn ngầm này và

các rãnh sâu tạo thành nơi cư trú, ẩn nấp an toàn giúp cá dễ lẩn trốn để tiếp tục sinh

trưởng; nguyên nhân thứ hai là do số lượng ghe tàu khai thác ven bờ của Đà Nẵng lớn

hơn nhiều lần so với Cù Lao Chàm, cỡ cá Dìa công khai thác tại Đà Nẵng nhỏ hơn thể

hiện mức độ cạn kiệt nguồn lợi tại vùng biển Đà Nẵng lớn hơn Cù Lao Chàm. So với

chiều dài thường bắt gặp của loài cá này trên thế giới là 250 mm, thì kích thước cá Dìa

công khai thác vùng biển Quảng Nam-Đà Nẵng cũng tương đối nhỏ, cá có chiều dài

lớn nhất thu được là 334 mm cũng nhỏ hơn khá nhiều so với kích cỡ lớn nhất của loài

là 420 mm [197].

Xem xét tỉ lệ các nhóm kích thước của quần đàn cá Dìa công khai thác theo thời

gian, từ tháng đầu tiên xuất hiện con giống vùng cửa sông Thu Bồn (tháng 07/2014)

cho đến tháng 06/2015 ở cả ba khu vực: cửa sông Thu Bồn, Cù Lao Chàm và Đà Nẵng

có thể thấy được xu thế tăng trưởng và sự di chuyển của các nhóm kích thước (hình

3.13).

Hình 3.13 cho thấy tháng 7 bắt đầu xuất hiện cỡ cá nhỏ nhất vùng cửa sông Thu

Bồn (21-40 mm), chiếm ưu thế trên 70% số lượng con giống, tiếp tục đến tháng 8.

Ngoài nhóm kích thước này là nhóm kích thước 41-60 mm và dưới 20 mm nhưng

0

50

100

150

200

250

7-2

014

8-2

014

9-2

014

10

-2014

11

-2014

12

-2014

1-2

015

2-2

015

3-2

015

4-2

015

5-2

015

6-2

015

Kíc

h t

ớc (

mm

)

Tháng

Cù Lao Chàm

Đà Nẵng

Sông Thu Bồn

Địa điểm vùng biển

± Sai số chuẩn (SE)

Page 102: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

92

chiếm tỉ lệ nhỏ. Điều này cho thấy đã có những đợt cá đẻ rải rác trước thời kỳ đẻ rộ là

tháng 7 và tháng 8. Đến tháng 9 tỉ lệ nhóm cá cỡ 21-40 mm giảm đột ngột, từ trên

70% giảm xuống dưới 20%, thể hiện kết quả của hoạt động khai thác giống tập trung

vào nhóm kích thước này; nhóm kích thước 41-60 mm chiếm tỉ lệ cao nhất, báo hiệu

chấm dứt thời kỳ đẻ rộ, tuy nhiên cũng vẫn còn những đợt đẻ muộn thể hiện ở nhóm

kích thước 21-40 mm chiếm tỉ lệ dưới 20% vẫn còn trong quần đàn cá khai thác. Từ

tháng 10 đến tháng 1 năm sau hầu như không còn cá cỡ hạt dưa nữa, chiếm tỉ lệ cao

nhất và có kích thước lớn nhất là nhóm 81-100 mm. Đây là những cá còn sót lại sau

hoạt động khai thác giống tiếp tục lớn lên.

Từ tháng 9 vùng biển Đà Nẵng và Cù Lao Chàm đã xuất hiện cá kích thước 61-

120 mm nhưng tỉ lệ rất thấp (dưới 5%), đây cũng là cỡ cá nhỏ nhất thu được ở 2 vùng

biển, sang tháng 10,11,12 tỉ lệ nhóm cá cỡ này tăng dần ở 2 vùng biển Cù Lao Chàm

và Đà Nẵng, còn tại Thu Bồn mặt dù được bổ sung từ nhóm kích thước nhỏ hơn (41-

60 mm) nhưng tỉ lệ cá kích thước 61-140 mm hầu như không tăng. Sang tháng 3,4,5,6

của năm sau hầu như không còn hoạt động khai thác cá giống ở Thu Bồn nữa. Điều

này có thể được giải thích như sau: cá giống hạ lưu sông Thu Bồn đạt đến cỡ 61 mm

thì bắt đầu di cư từ hạ lưu sông Thu Bồn đến các sinh cư tiếp theo trong vòng đời là

rạn san hô và thảm rong biển để tiếp tục sinh trưởng. Đặc điểm tự nhiên của cửa sông

thời gian này tạo điều kiện thuận lợi cho sự di cư của cá. Lúc này là tháng 10 và 11 bắt

đầu thời gian cao điểm mùa mưa của Quảng Nam, mực nước sông Thu Bồn cao tạo

dòng chảy mạnh ra biển, nhiều đợt có lũ về, cá con cỡ 61 mm đã có thể theo dòng

nước lũ sông Thu Bồn đổ ra để đến được các sinh cư rạn san hô và thảm rong biển ở

Đà Nẵng và Cù Lao Chàm để tiếp tục sinh trưởng. Những tháng này ngư dân khai thác

bằng cách chặn đường di chuyển của cá ra biển bằng các ngư cụ đăng và đáy. Đến

tháng 01/2015 là cuối mùa mưa, số cá Dìa công còn sót lại được thu lẫn trong lưới bén

khai thác cá móm, cá tráp và cá đối. Tháng 2 hầu như không còn hoạt động khai thác

cá Dìa công vùng cửa sông Thu Bồn nữa.

Page 103: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

93

Hình 3.13. Cấu trúc các nhóm kích thước theo tháng của cá Dìa công khai thác ở

ba vùng biển: Cù Lao Chàm, cửa sông Thu Bồn và Đà Nẵng

Page 104: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

94

Tại vùng biển Đà Nẵng và Cù Lao Chàm vào mùa mưa (các tháng 10,11,12) xuất

hiện nhiều cá thể cá Dìa công có cỡ 61-140 mm tương đồng với nhóm cá khai thác

trong thời gian này vùng cửa sông Thu Bồn, phổ biến nhất là nhóm có chiều dài 81-

100 mm, đặt biệt đến tháng 10, 11 và 12 tỉ lệ các nhóm này càng cao trong quần đàn cá

khai thác. Như vậy có thể nói rằng vùng hạ lưu sông Thu Bồn đã bổ sung nguồn lợi cá

Dìa công từ các nhóm cá kích thước 61-100 mm vào vùng biển Đà Nẵng và Cù Lao

Chàm. Tuy nhiên để có thêm sơ sở khoa học củng cố quan điểm này thì thông tin về di

truyền phân tử là công cụ bổ ích để tìm hiểu mối liên kết hoặc khác biệt giữa các quần

đàn, vì việc theo dõi trực tiếp cá con di cư trong điều kiện hiện nay hầu như không

thực hiện được.

3.3.2. Quan hệ di truyền của quần thể cá Dìa công giữa các hệ sinh thái

Đã tiến hành thu 35 mẫu cá Dìa công tại 3 vùng biển trên bao gồm: 10 cá thể cá

Dìa công cỡ cá giống (20-40 mm) tại vùng cửa sông Thu Bồn vào tháng 8/2014; 12 cá

thể vùng biển Cù Lao Chàm và 13 cá thể Đà Nẵng với kích thước trưởng thành (100-

150 mm) vào tháng 12/2014. Trong số 35 mẫu phân tích, 34 mẫu được giải trình tự

thành công đoạn gien COI dài 629 basepairs (bp) (Phụ lục 5). Một mẫu từ Biển Đà

Nẵng chỉ giải trình tự được 419 bp và mẫu này không dùng trong các phân tích tiếp

theo. Trong số mẫu giải trình tự thành công, có tổng cộng 9 kiểu gien, và có 11 vị trí

có nucleotide thay đổi. Thành phần nucleotide trung bình là A = 24,8%, C = 27,4%, T

= 29,1% và G = 18,7%.

Sự khác nhau giữa 9 kiểu gien ở 11 vị trí có nucleotide thay đổi và phân bố kiểu

gien ở các quần đàn được trình bày ở bảng 3.23 (xem phụ lục 5 về chuỗi ADN của một

phần gien COI được giải mã trong nghiên cứu này). Kiểu gien 1 và 4 khá phổ biến

(41,7% và 25,0%) ở quần đàn Cù Lao Chàm, trong khi đó kiểu gien 1 và 5 lại phổ biến

(mỗi kiểu gien chiếm 25%) ở quần đàn biển Đà Nẵng. Các Kiểu gien 4, 5, 6 nhìn thấy

nhiều ở quần đàn Cửa sông Thu Bồn. Kiểu gien 9 chỉ phát hiện ở quần đàn Cửa sông

Thu Bồn với tần suất thấp (10,0%). Trong ba quần đàn, Cù Lao Chàm có ít số kiểu

gien và biến đổi nucleotide nhất (Bảng 3.23).

Page 105: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

95

Bảng 3.23. Tần số các kiểu gien COI ở ba địa điểm thu mẫu và các tham số đa dạng

nucleotide, số kiểu gien, đa dạng kiểu gien và số nucleotide thay đổi trong từng quần đàn

Kiểu gien

Vị trí Biển

Cù Lao

Chàm

Biển

Đà

Nẵng

Cửa

sông

Thu

Bồn

3

4

7

3

1

6

9

2

2

0

2

6

2

2

6

8

3

1

3

3

1

9

5

4

7

5

5

6

6

2

2

Kiểu gien 1 A C C C T A G A A G G 0.417 0,250 0,100

Kiểu gien 2 . . . . . . . . . . A 0.167 0,100

Kiểu gien 3 G . . . C . . G . . . 0.083 0,083

Kiểu gien 4 G . T . . G . . G . . 0.250 0,083 0,200

Kiểu gien 5 G . . T C . . G . . . 0.083 0,250 0.200

Kiểu gien 6 G T T . . G . . G . . 0,083 0,200

Kiểu gien 7 . . . . . . . . . A . 0,167 0,100

Kiểu gien 8 G . . . C . A G . . . 0,083

Kiểu gien 9 G . T . . . . . G . . 0,100

Số kiểu gien 5 7 7

Số vị trí

nucleotide

thay đổi

8 10 10

(Các con số viết dọc là vị trí nucleotide thay đổi. Dấu chấm có nghĩa là nucleotide

giống với Kiểu gien 1)

Mức độ khác nhau giữa các quần đàn thông qua chỉ số được thể hiện ở bảng

3.24. Giữa 3 quần đàn thì khoảng cách di truyền giữa quần đàn Cù Lao Chàm và Cửa

sông Thu Bồn là lớn nhất ( =0,025). Kiểm định kết quả thống kê bằng exact test cho

thấy không có sự khác nhau giữa các quần đàn của loài cá này ở 3 khu vực nghiên cứu

nói trên (P>0,05; Bảng 3.24).

Mối quan hệ tiến hóa giữa các loài thuộc giống Siganus và các mẫu cá Dìa công

S. guttatus thu được trong nghiên cứu này được trình bày ở hình 3.14. Khoảng cách di

truyền giữa các kiểu gien COI được tóm tắt ở bảng 3.25. Nhìn chung về mặt di truyền,

loài cá Dìa công S. guttatus có hai nhóm: nhóm 2 có ba kiểu gien 3, 5 và 8, các kiểu

gien còn lại thuộc nhóm 1 (hình 3.14), tuy nhiên sự phân chia này không hoàn toàn rõ

ràng do tỷ lệ bootstrap support thấp (30%). Khoảng cách di truyền trung bình giữa hai

nhóm này là 0,007. Nhóm 1 cũng được chia làm hai nhóm với tỷ lệ bootstrap cao

(84%): Nhóm 1.1 và nhóm 1.2, và khoảng cách di truyền trung bình giữa hai nhóm

này cũng là 0,007. Giữa các nhóm 1.1, 1.2 và 2 thì khoảng cách di truyền giữa nhóm

1.1 và 2 là lớn nhất (0,009) (Bảng 3.25).

Page 106: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

96

Bảng 3.24. Mức độ khác nhau giữa các quần đàn dựa trên tần số kiểu gien của gien COI (Số

trong ngoặc là P-value của “exact test”)

Quần đàn Biển Cù Lao Chàm Biển Đà Nẵng Cửa sông Thu Bồn

Biển Cù Lao Chàm -

Biển Đà Nẵng 0,002 (0,34) -

Cửa sông Thu Bồn 0,025 (0,32) 0,016 (0,80) -

Bảng 3.25. Khoảng cách di truyền giữa các kiểu gien COI tìm thấy ở các mẫu thu được

trong nghiên cứu này

Kiểu gien 1 2 3 4 5 6 7 8

2 0,002

3 0,005 0,006

4 0,006 0,008 0,008

5 0,006 0,008 0,002 0,010

6 0,008 0,010 0,010 0,002 0,011

7 0,002 0,003 0,006 0,008 0,008 0,010

8 0,006 0,008 0,002 0,010 0,003 0,011 0,008

9 0,005 0,006 0,006 0,002 0,008 0,003 0,006 0,008

Thông thường các quần đàn phân bố ở các vùng địa lý khác nhau của các loài ở

biển không khác biệt nhiều. Đây là do đặc tính đẻ trứng trôi nổi hoặc khả năng di cư

của cá làm cho các quần đàn cá có thể di chuyển qua lại giữa các khu vực khác nhau.

Khá nhiều nghiên cứu nhận thấy không có sự khác biệt giữa các quần đàn cách nhau

cả hàng trăm đến hàng nghìn km [102, 148, 191].

Kết quả của nghiên cứu này cho thấy các quần đàn cá Dìa công S. guttatus ở các

vùng Cù Lao Chàm, biển Đà Nẵng và cửa sông Thu Bồn không có sự khác nhau về

mặt di truyền. Nghiên cứu của Bernardi và cs. (2001) [84] công bố rằng các quần đàn

của loài Dascyllus trimaculatus phân bố cả vùng biển Indo -Tây Thái Bình Dương

không có sự khác biệt dù chúng sống ở các vùng đảo cách xa nhau đến 750 km. Đây là

loài cá sống ở rạn san hô, phân bố ở vùng nước không sâu lắm sau khi trải qua 22-26

ngày trôi nổi ở giai đoạn cá bột. Loài S. guttatus có đến 24 ngày trôi nổi phát triển cá

bột [127] và như vậy có thể giải thích vì sao không có sự khác nhau giữa các quần đàn

trong các khu vực cách nhau 17-35km (cửa sông Thu Bồn-Cù Lao Chàm: 17km; Cù

Lao Chàm-vịnh Đà Nẵng: 35 km; cửa sông Thu Bồn-vịnh Đà Nẵng: 35 km).

Page 107: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

97

Nghiên cứu của Iwamoto và cs. (2012) [122] cho rằng S. guttatus chỉ có khả

năng di cư ngắn nên dẫn đến sự khác nhau giữa các quần đàn vùng tây bắc Thái Bình

Dương. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Iwamoto và cs. (2012) [122] có hai quần đàn

cách nhau khoảng 120 km thì không khác nhau. Như vậy sự phát tán của S. guttatus có

thể đến hàng trăm ki lô mét và do đó các quần đàn trong nghiên cứu này (Cù Lao

Chàm, vịnh Đà Nẵng, cửa sông Thu Bồn) có thể chỉ thuộc một quần thể di truyền. Tuy

nhiên, kết luận này chỉ dựa trên quan sát bước đầu và số mẫu nhỏ (10-12 cá thể/vị trí

thu mẫu), hơn nữa để củng cố giả thuyết của Iwamoto và cs. (2012) [122] cũng như

đưa ra biện pháp quản lý phù hợp nguồn lợi S. guttatus cần tiến hành thu mẫu với quy

mô rộng hơn. Việc nghiên cứu trên quy mô rộng sẽ giúp có thêm thông tin tổng thể về

loài cá quý này ở Việt Nam. Hơn thế nữa, hiện nay giống cá Dìa công đang được thu

mua ở vùng cửa sông Thu Bồn và bán ở các tỉnh phía nam miền Trung để nuôi cá thịt,

việc di chuyển giống như thế có thể gây ảnh hưởng không tốt đối với nguồn lợi hiện có

nếu quần đàn tự nhiên nơi nhập giống khác với quần đàn nơi xuất giống.

3.3.3. Liên kết sinh thái của cá Dìa công trong các sinh cƣ ven bờ

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cá Dìa công trưởng thành vào ra cửa sông theo

thủy triều [131, 197], tuy nhiên kết quả tham vấn cho thấy cho đến nay hầu như chưa

ngư dân nào đánh bắt được cá Dìa công cỡ lớn vùng cửa sông Thu Bồn, cỡ cá lớn nhất

đề tài đã thu được tại vùng biển này là 162 mm, ngư dân gọi là cá cỡ bàn tay. Tại Đà

Nẵng và Cù Lao Chàm cỡ cá nhỏ nhất thu được là 64 mm (bảng 3.23), hai vùng biển

này thường có cá cỡ lớn, đã thu được nhiều cá có kích thước trên 250 mm, những cá

thể lớn nhất đều thu được ở Cù Lao Chàm với chiều dài 334mm. Trong điều kiện nuôi

cá Dìa công đực thành thục sinh dục khoảng 10 tháng tuổi với chiều dài 19 cm (FL),

con cái thành thục sinh dục 12 tháng tuổi với chiều dài 210 cm [126], do đó vùng biển

Đà Nẵng và Cù Lao Chàm đều có nguồn cá có khả năng sinh sản.

Page 108: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

98

Hình 3.14. Quan hệ tiến hóa giữa các loài thuộc giống Siganus dựa trên chuỗi

ADN của một phần gien COI (có tham khảo chuỗi COI ở các khu vực khác để xây

dựng quan hệ tiến hóa)

Page 109: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

99

Hiện nay các nghiên cứu về nơi đẻ của cá Dìa công trong tự nhiên còn khá hạn

chế, vì loài cá này đẻ trứng dính và bám đáy nên khó thu được mẫu nhưng mùa vụ sinh

sản của chúng thì có thể dự đoán được. Susilo và cs. (2009) [187] nghiên cứu chu kỳ

sinh sản của cá Dìa công trong rạn san hô ở Karimunjawa Archipelago (Indonesia) dựa

trên sự phát triển của tuyến sinh dục cho thấy cá Dìa công tại đây mỗi năm có hai mùa

sinh sản, từ tháng 3-5 và từ tháng 9-10; ở Okinawa có một mùa sinh sản từ tháng 6-7

[171]. Chu kỳ sinh sản liên quan đến nhiệt độ nước và cường độ chiếu sáng. Tại

Karimunjawa chu kỳ sinh sản xảy ra đồng thời với sự chuyển đổi giữa mùa mưa và

mùa khô và liên quan đến chu kỳ trăng, cá thường đẻ giữa kỳ trăng non và trăng tròn,

thường 2-5 ngày trước khi trăng tròn. Ở Philippin mùa sinh sản kéo dài suốt năm

[114]. Ấu trùng mới nở có kích thước 1,72 mm (TL), ấu trùng đạt đến giai đoạn ấu

niên khi các đặc điểm của vây và tia vây giống như con trưởng thành của loài, đối với

cá Dìa công giai đoạn này là 22 mm sau 45 ngày trong điều kiện nuôi [115]. Sự di cư

về phía bờ của ấu trùng dường như cũng theo chu kỳ mùa trăng như chu kỳ đẻ trứng.

Khoảng cách di chuyển của cá Dìa công trong điều kiện thí nghiệm trung bình 58,2

cm/phút. Loài này có đến 24 ngày trôi nổi phát triển cá bột [127]. Hầu hết cá con bị lôi

cuốn bởi những dòng nước có độ muối 12-15‰. Như vậy chúng di cư về vùng nước

lợ. Cá Dìa công con xuất hiện vùng cửa sông trong thời gian có thể dự đoán được với

kích thước dao động tùy loài, thường thì trong khoảng 10 mm. Cá Dìa công con 21

mm khoảng 47 ngày tuổi [81].

Từ kết quả phân tích thông tin tham vấn cộng đồng, phân tích cấu trúc kích thước

và liên kết di truyền của quần thể, kết hợp với các tư liệu về đặc điểm sinh học của cá

Dìa công có thể phác thảo được liên kết sinh thái của cá Dìa công trong các sinh cư

ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng như sau: cá Dìa công bố mẹ đẻ ở vùng nước bên ngoài

rạn san hô Cù Lao Chàm, cá đẻ rải rác trước khi tập trung vào 1 đợt kéo dài 2 tháng,

đó là thời điểm giữa kỳ trăng non và trăng tròn của tháng 5-6 âm lịch, trứng và ấu

trùng trải qua 24 ngày trôi nổi phát triển cá bột chúng di cư dần vào vùng nước lợ cửa

sông Thu Bồn và định cư vào các thảm cỏ biển ngay bên ngoài rừng ngập mặn, nhiều

nhất là thảm cỏ biển Gò Hí thuộc xã Cẩm Thanh (Hình 3.10). Tại đây điều kiện sinh

thái phù hợp với nền đáy bùn cửa sông chứa nhiều vật chất hữu cơ lắng đọng giàu vi

Page 110: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

100

khuẩn và tảo, là nguồn thức ăn quan trọng cho cá Dìa công con, chính những điều kiện

này tạo cho nơi đây thành một bãi ương dưỡng lý tưởng cho nguồn giống cá Dìa công.

Sau khi đạt kích cỡ 20 mm cá con từ thảm cỏ biển tỏa ra kiếm ăn trong rừng ngập

mặn, lúc này tại vùng hạ lưu sông Thu Bồn cá Dìa con xuất hiện dày đặc, cá con di

chuyển ngược lên tới đầu cầu Cẩm Nam, từ vùng nước sâu giữa dòng sông cho đến

vùng nước sát bờ, tương ứng thời kỳ cao điểm của mùa khai thác con giống (tháng 6-7

âm lịch). Giai đoạn này cá con được khai thác triệt để bằng các ngư cụ trủ và rớ,

những cá còn sót lại tiếp tục lớn lên. Lượng vật chất hữu cơ rất giàu ở cửa sông đã

ương dưỡng cá con trong khoảng thời gian từ 3-4 tháng, lúc này cá đạt cỡ 70-90 mm

đủ cứng cáp đúng vào thời kỳ cao điểm của mùa mưa lũ tháng 10 ở vùng Trung bộ

cũng đồng thời với sự tàn lụi của các thảm cỏ biển vùng cửa sông, cá theo nước lũ

sông Thu Bồn hướng ra vùng nước có độ mặn cao hơn và tìm đến sinh cư tiếp theo

trong vòng đời là rạn san hô ở Cù Lao Chàm và Đà Nẵng nơi có điều kiện sinh thái

phù hợp với nguồn thức ăn là tảo và mùn bã hữu cơ trong rạn để tiếp tục sinh trưởng

và phát triển. Nhờ giàu dinh dưỡng và tương đối ít vật dữ, cửa sông trở thành nơi nuôi

dưỡng nguồn giống cá Dìa công để khi trưởng thành chúng lại di cư ra vùng biển có

rạn san hô bên ngoài để kiếm ăn, sinh trưởng thành cá trưởng thành.

Để hoàn thiện bức tranh về vòng đời của cá Dìa công tại vùng biển Quảng Nam

và Đà Nẵng cần phải thu mẫu bổ sung cá bố mẹ để nghiên cứu quá trình thành thục

tuyến sinh dục, nghiên cứu bãi đẻ, tuy nhiên thời gian và kinh phí hạn chế nên luận án

chỉ dừng ở giai đoạn cá trưởng thành của cá Dìa công. Như vậy có thể nói vùng cửa

sông Thu Bồn là nơi ương dưỡng nguồn giống cá Dìa công để cung cấp cho các vùng

biển Cù Lao Chàm và Đà Nẵng, góp phần tái tạo nguồn lợi cá Dìa công trong vùng

biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng và những vùng biển lân cận khác. Ngược lại vùng

biển Cù Lao Chàm và Đà Nẵng lại cung cấp nguồn cá bố mẹ để tái sản xuất nguồn

giống cho vùng cửa sông Thu Bồn. Chính vì vậy nguồn lợi cá ở 3 vùng biển có mối

liên quan chặt chẽ với nhau, hoạt động khai thác quá mức ở vùng biển này đều ảnh

hưởng đến 2 vùng biển còn lại. Thàm cỏ biển và rừng ngập mặn vùng cửa sông Thu

Bồn là những sinh cư thiết yếu trong giai đoạn nhạy cảm (ương dưỡng) của vòng đời

cá Dìa công, đây là cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp quản lý dựa trên hệ sinh

thái.

Page 111: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

101

3.4. PHÂN TÍCH CÁC TÁC ĐỘNG VÀ BẤT CẬP TRONG KHAI THÁC VÀ

QUẢN LÝ NGHỀ CÁ HIỆN NAY

3.4.1. Hiện trạng khai thác nguồn lợi cá

3.4.1.1. Năng lực tàu thuyền và cơ cấu ngành nghề khai thác

Đánh bắt hải sản là nghề truyền thống của ngư dân Quảng Nam, Đà Nẵng theo

qui mô nhỏ lẻ, hộ gia đình với trên 50% tổng số tàu thuyền là ghe và thúng máy công

suất dưới 20 CV, vùng khai thác chủ yếu từ độ sâu dưới 30m. Từ nhiều năm trở lại đây

ngành thủy sản ở Quảng Nam và Đà Nẵng đã thực hiện chính sách chuyển đổi ngành

nghề có hiệu quả nhằm giảm áp lực khai thác thủy sản ven bờ nên cho đến nay số

lượng tàu cá giảm rõ rệt (Hình 3.15).

Hình 3.15. Số lượng tàu cá qua các năm 2012-2015 tại ba khu vực

Số lượng tàu cá ở cả 3 khu vực đều giảm, chủ yếu ở nhóm ghe tàu công suất nhỏ

dưới 20 CV, do đó mặc dù số lượng giảm nhưng công suất bình quân mỗi tàu lại tăng.

Tại Đà Nẵng, công suất bình quân tăng từ 46,75 CV/tàu năm 2012 đến 64,84 CV/tàu

năm 2014 và 76,24 CV/tàu năm 2015. Ở Cù Lao Chàm hầu hết là ghe thuyền nhỏ, khai

thác ven bờ, công suất dưới 20 CV chiếm 95,5%, ghe lớn nhất cũng chỉ 45 CV, ngoài

ra còn một số lượng lớn các phương tiện khai thác thô sơ không gắn máy như thuyền

thúng và mủng. Sự biến động tàu thuyền tại Cù Lao Chàm thể hiện ở việc giảm mạnh

nhóm tàu dưới 10 CV, tăng mạnh nhóm tàu (10-20 CV), công suất bình quân đã tăng

nhưng cũng chỉ ở mức 12,07 CV/chiếc năm 2015 so với 9,9 CV/chiếc năm 2010. Tại

0

200

400

600

800

1000

1200

1400

1600

2012 2013 2014 2015

Số

ợn

g (

ch

iếc)

Năm

Đà Nẵng Thu Bồn Cù Lao Chàm

Page 112: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

102

hạ lưu sông Thu Bồn đa phần là ghe thủ công (ghe chèo, ghe bơi), một số ít là ghe gắn

máy công suất nhỏ từ 20 CV trở xuống chiếm 78,4% tổng số tàu thuyền, những năm

gần đây số lượng tàu thuyền đánh bắt thủy sản có xu hướng giảm, tuy nhiên số lượng

ghe thuyền có công suất < 20 CV vẫn còn khá lớn. Từ phân tích trên có thể thấy trong

3 vùng biển Cù Lao Chàm, cửa sông Thu Bồn và Đà Nẵng, năng lực tàu thuyển của

Đà Nẵng lớn nhất.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng đến năm

2015 có 5 họ nghề khai thác: câu, lưới kéo, lưới rê, lưới vây và các nghề khác. Số liệu

thống kê của địa phương không phản ánh đầy đủ các nghề khai thác ven bờ, đặc biệt

các nghề khai thác sử dụng phương tiện là thúng bơi, thúng máy hay ghe công suất

dưới 20 CV. Kết quả thống kê của tác giả về các ngành nghề khai thác trong vùng

nước ven bờ (từ vùng lộng trở vào) thì hiện Đà Nẵng có khoảng 17 loại nghề khai thác

thủy sản chính, trong đó có 11 nghề khai thác cá là lưới rê, lưới vây, lưới quây, lưới

rùng, lưới bén, giã cào, mành, rớ, lờ, câu, lặn; hạ lưu sông Thu Bồn có 8 nghề khai

thác cá là lưới bén, lờ, rớ, đáy, trủ, nhũi, lưới thệ và câu; vùng biển Cù Lao Chàm có 5

loại nghề: họ nghề lưới rê (gồm có lưới dày, lưới thưa, lưới thanh hai, lưới thanh ba),

nghề câu, nghề mành, nghề lặn và lưới bén (Hình 3.16).

Hình 3.16. Cơ cấu ngành nghề khai thác cá tại 3 khu vực

0

10

20

30

40

50

60

70

Phân b

ổ c

ác loại nghề (

%)

Loại nghề

Đà Nẵng

Cù Lao Chàm

Thu Bồn

Page 113: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

103

Có thể thấy tùy thuộc vào đặc điểm sinh thái của từng vùng biển mà cơ cấu

ngành nghề khai thác hải sản có sự khác nhau. Chỉ có 2 nghề câu và lưới bén có thể

khai thác được ở cả 3 vùng biển, các nghề còn lại đều đặc trưng cho từng vùng. Vùng

biển Cù Lao Chàm và Đà Nẵng có các sinh cư rạn san hô, phía đông tiếp giáp biển

đông, nên các nghề khai thác nơi đây chủ yếu là nghề cá rạn và nghề cá ven bờ. Chiếm

tỉ lệ cao nhất là lưới rê, đây cũng là nghề khai thác chủ yếu trong các họ nghề ở vùng

biển Việt Nam. Nghề giã cào có ở vùng biển Đà Nẵng vì đặc trưng hệ sinh thái của

vùng biển này là vùng vịnh đáy mềm nên nghề giã cào có thể hoạt động được, tuy

nhiên theo qui định, nghề giã cào khai thác ở vùng lộng nhưng qua khảo sát cho thấy

vẫn còn nhiều ngư dân làm nghề giã cào tại ven bờ và ngay bên ngoài các rạn san hô.

Vùng biển Cù Lao Chàm có các rạn san hô phân bố rộng cùng những rạn ngầm hoặc

các sinh cư đáy đá nên không phù hợp cho nghề giã cào. So với nghiên cứu của Phạm

Viết Tích (2007) thì cơ cấu ngành nghề khai thác cá vùng biển CLC đến năm 2014 hầu

như ít thay đổi, khác biệt lớn nhất là tỉ lệ nghề lặn giảm (từ 3% năm 2007 đến năm

2014 chỉ còn 1%). Tương tự như ở Đà Nẵng, một số ngư dân làm nghề lặn ở CLC đã

chuyển nghề vì cho rằng nghề này khá vất vả, hơn nữa nguồn lợi cá rạn đã suy giảm

nhiều trong những năm vừa qua.

Vùng cửa sông Thu Bồn là vùng nước lợ với các sinh cảnh bãi triều, rừng ngập

mặn và thảm cỏ biển nên các hình thức khai thác thủy sản khá đa dạng với đặc thù là

ghe thuyền và ngư cụ có kích thước nhỏ, như các nghề rớ, lưới bén, lưới thệ, lưới rà,...

với nghề rớ chiếm ưu thế; cùng với nghề đáy khai thác theo kiểu chặn cá xuôi dòng

sông thì nghề rớ là nghề truyền thống của ngư dân vùng Cửa Đại. Nghề trủ và nghề

nhũi phát triển từ khi hoạt động khai thác cá giống trở nên rầm rộ, là nghề chỉ khai

thác được nơi nước cạn như thảm cỏ biển và rừng ngập mặn cửa sông. Tuy nhiên, hiện

nay số lượng nghề nhũi cũng đã giảm nhiều, các hộ làm nghề nhũi đã chuyển dần qua

làm nghề trủ nên nghề nhũi chỉ còn 2%, đây là tín hiệu đáng mừng vì hoạt động của

nghề nhũi nhổ tận gốc các thảm cỏ biển.

3.4.1.2. Xu thế thay đổi sản lượng thủy sản trong những năm gần đây

Trong tổng sản lượng khai thác hải sản hàng năm, cá luôn chiếm tỉ trọng lớn

trên 70% tổng sản lượng khai thác. Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và phát

Page 114: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

104

triển nông thôn Đà Nẵng và Phòng kinh tế Hội An, sản lượng khai thác thủy sản tại 3

vùng biển từ năm 2010 đến 2015 không những không tăng mà còn suy giảm (Hình

3.17).

Hình 3.17. Sản lượng khai thác thủy sản từ năm 2010-2015 của 3 khu vực nghiên cứu

Sự suy giảm sản lượng thấy rõ nhất ở vùng biển Cù Lao Chàm, từ 930 tấn năm

2010 giảm dần đến năm 2015 chỉ còn 600 tấn (giảm 35,5%). Vùng cửa sông Thu Bồn

trong vòng 5 năm kể từ năm 2010 sản lượng khai thác cũng suy giảm 3,61%.

Riêng vùng biển Đà Nẵng, mặt dầu năng lực tàu thuyền tăng đến 60% (Báo cáo

Sở NN&PTNT Thành phố Đà Nẵng năm 2011 và 2015) mà sản lượng khai thác thủy

sản từ năm 2010 đến 2015 chỉ tăng nhẹ 1,57% (từ 34.943 tấn đến 35.500 tấn). Kết quả

tham vấn ngư dân cho rằng năng suất khai thác của hầu hết các loại nghề đều suy

giảm, trong đó nghề lặn năng suất suy giảm đến 60%, chính vì vậy số lượng ngư dân

làm nghề lặn cũng giảm mạnh ở cả 2 vùng biển Đà Nẵng và Cù Lao Chàm. Có thể

thấy sản lượng thủy sản từ năm 2010 đến nay không nằm ngoài xu thế chung của cả

nước đó là có sự suy giảm nguồn lợi rõ rệt. Hình 3.17 cũng thể hiện tổng sản lượng

khai thác thủy sản ở Cù Lao Chàm rất thấp so với hai vùng biển còn lại, đó là do công

suất tàu thuyền tại Cù Lao Chàm thấp (12,07 CV/chiếc/năm 2015), vùng khai thác

0

5000

10000

15000

20000

25000

30000

35000

40000

2010 2011 2012 2013 2014 2015

Sản lư

ợng (

tấn)

Năm

Đà Nẵng Cù Lao Chàm Thu Bồn

Page 115: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

105

hẹp (chỉ sát ven bờ các đảo của Cù Lao Chàm) và số lượng ghe ít: dưới 200 chiếc

(năm 2015) so với 1.200 chiếc ở Đà Nẵng và trên 800 chiếc vùng cửa sông Thu Bồn.

3.4.2. Các tác động đối với nguồn lợi

Tình trạng khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản ở Việt Nam đã được cảnh báo,

nhất là vùng biển ven bờ [73]. Tuy nhiên, vẫn chưa có các công trình công bố các số

liệu cụ thể cho các nhóm loài có giá trị kinh tế. Kết quả tham vấn ngư dân Đà Nẵng và

Cù Lao Chàm cho thấy sản lượng khai thác cá rạn đã suy giảm mạnh trong nhiều năm

gần đây, đặc biệt ở nhóm có giá trị kinh tế cao như cá loài thuộc họ Hồng, cá Mú và

loài cá Dìa công. Sản lượng cá mú đã suy giảm đến 80% so với 7-10 năm trước đây, cá

Dìa công giảm khoảng 60%. Nguyên nhân được cho là do khai thác quá mức, mất nơi

cư trú và ô nhiễm môi trường. Mặt dầu chưa có các nghiên cứu về biến đổi khí hậu có

ảnh hưởng đến sự suy giảm nguồn lợi tại vùng biển Quảng Nam-Đà Nẵng hay không

và ảnh hưởng như thế nào, cũng không loại trừ nguyên nhân biến đổi khí hậu cũng góp

phần làm suy giảm nguồn lợi vùng biển này.

- Khai thác quá mức: Khai thác quá mức nguồn lợi các vùng biển nghiên cứu thể

hiện ở hoạt động khai thác nhằm tận thu mọi kích cỡ của đối tượng nguồn lợi ở mọi

giai đoạn trong vòng đời bằng các ngư cụ không phù hợp. Kết quả tham vấn ngư dân

cho thấy một số đối tượng cá có giá trị kinh tế như cá Mú sản lượng suy giảm đến 80%

so với 10 năm trước đây, sản lượng cá Dìa công ở hai vùng biển Cù Lao Chàm và Đà

Nẵng giảm khoảng 60% so với 5 năm trước, kích thước khai thác các đối tượng này

cũng nhỏ dần. Cấu trúc các nhóm cá Hố hột, cá giò, cá Dìa công, cá mú khai thác cho

thấy các đối tượng này được khai thác quanh năm và hầu như suốt cả vòng đời (Hình

3.1, Hình 3.2, Hình 3.4). Ngoài ra, một lượng không nhỏ các tàu thuyền của các địa

phương khác (Quảng Ngãi, Bình Định, Núi Thành,…) cũng đến khai thác nguồn lợi tại

vùng biển Cù Lao Chàm và khai thác bằng các ngư cụ không phù hợp (lưới kéo đáy)

làm suy giảm nguồn lợi, việc khai thác nguồn lợi trong thời kỳ mang trứng cũng là tác

nhân chủ yếu làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ. Tại Đà Nẵng và Cù Lao

Chàm ngày càng có nhiều hoạt động cho khách du lịch ra tham quan câu cá quanh

các rạn bao gồm cả cá con của cá mú, cá hồng, cá dìa,... đã làm nguồn lợi cá rạn san

Page 116: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

106

hô suy giảm. Sự gia tăng lượng khách du lịch trong những năm gần đây cũng làm cho

nhu cầu sử dụng hải đặc sản gia tăng gây áp lực lên nguồn lợi thủy sản.

- Mất nơi cư trú: Mặc dù vùng rạn san hô bán đảo Sơn Trà đã được thả phao

khoanh vùng bảo vệ, việc kiểm soát còn nhiều hạn chế, vẫn còn hiện tượng thả neo

neo đậu tàu thuyền và các hoạt động đánh bắt cá ngay trên rạn phá hỏng san hô-nơi cư

trú của các loài sinh vật biển. Các nghề lưới kéo đáy của các ngư dân các nơi đến khai

thác vùng biển Cù Lao Chàm cũng tác động xấu đến nền đáy và thảm cỏ biển, thảm

rong biển. Nghề nhũi khai thác cá giống trên các thảm cỏ biển cũng làm trốc gốc và

cào xới gây suy thoái thảm cỏ biển-sinh cư quan trọng trong vòng đời của nhiều loài

cá kinh tế quan trọng.

3.4.3. Các bất cập trong công tác quản lý nghề cá

3.4.3.1. Những kết quả đạt được của công tác quản lý nghề cá

Tại Quảng Nam và Đà Nẵng cơ quan trực tiếp quản lý hoạt động khai thác thủy

sản (quản lý nghề cá) là Chi cục Thủy sản trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn. Từ năm 2006 đến nay tùy đặc điểm kinh tế và xã hội của từng vùng mà

UBND tỉnh và cơ quan quản lý nghề cá địa phương đã có nhiều hoạt động tích cực

nhằm giảm thiểu các tác động của nghề cá và các hoạt động kinh tế khác đến nguồn lợi

và các hệ sinh thái ven bờ.

- Ứng dụng khoa học và công nghệ: Xác định việc ứng dụng khoa học kỹ thuật

vào sản xuất là yếu tố quan trọng thúc đẩy nghề khai thác phát triển, trong thời gian

qua, ngành nông nghiệp Quảng Nam và Đà Nẵng đã tích cực đưa các mô hình công

nghệ mới áp dụng cho tàu khai thác xa bờ như: công nghệ lưới chụp cá mực bốn tăng

gông khai thác mực đại dương ở vùng biển xa bờ, chuyển đổi nghề vây rút chì sang

câu cá ngừ đại dương,... Năm 2013 ngành đã tham mưu tiếp tục hỗ trợ, phát triển nâng

cao năng lực khai thác hải sản cho ngư dân, tổ chức sản xuất khai thác trên biển theo

tổ, đội khai thác và nghiệp đoàn nghề cá.

- Thực hiện các đề tài, dự án và hợp tác quốc tế: Tại Đà Nẵng, năm 2008 đã bắt

đầu thực hiện Dự án Điểm trình diễn quốc gia về quản lý tổng hợp vùng bờ, kết quả

đánh giá bước đầu đã nâng cao được ý thưc và hiểu biết của người dân về bảo vệ môi

Page 117: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

107

trường, hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản. Năm 2009, UBND thành phố ban hành Đề

án bảo vệ san hô và các hệ sinh thái khu vực bán đảo Sơn Trà. Sau 02 năm thực hiện,

đã hình thành nên mô hình đồng quản lý bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô Sơn Trà, qua

phản ảnh của các cơ quan du lịch thì san hô có dấu hiệu phục hồi, một số vùng đã thu

hút được lượng khách tham quan, lặn ngắm. Tại vùng cửa sông Thu Bồn, những năm

qua, công tác quản lý nghề khai thác thủy sản ven bờ cũng được tăng cường. Hàng

năm, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh đều tổ chức các lớp tập huấn

về công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho ngư dân địa phương. Một số dự án, chương

trình nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học, hệ sinh thái vùng cửa sông cũng đã được

triển khai như đề tài: “Khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ, phục hồi các

hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Quảng Nam” do Sở Thủy sản Quảng Nam chủ trì

năm 2007; Dự án “Xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá và nuôi trồng thủy sản

dựa vào cộng đồng cho dân cư sống ở vùng đất ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn” do

Chi cục Nuôi trồng thủy sản (Sở NN-PTNT) Quảng Nam thực hiện, sau đó là dự án

“Tăng cường năng lực địa phương và quản lý bền vững đất ngập nước (WAP)” do Sở

Tài nguyên-Môi trường QN chủ trì thực hiện từ năm 2009 đến nay và dự án “Phục hồi

và bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh phục vụ du lịch sinh thái và phát triển bền

vững” do Quỹ Môi trường toàn cầu tài trợ, thực hiện từ 2009-2013. Mục tiêu chung

của các dự án nêu trên là nâng cao nhận thức, năng lực quản lý của cộng đồng và các

bên liên quan trong việc giảm thiểu những tác động bất lợi (từ khai thác, nuôi trồng

thủy sản,...) đến hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản ở vùng cửa sông Thu Bồn.

- Giải quyết sinh kế cho ngư dân: Nhằm giảm áp lực khai thác ven bờ, năm 2015

UBND Đà Nẵng thành phố cũng đã phê duyệt chương trình hổ trợ vốn chuyển đổi

ngành nghề khai thác của các phương tiện thúng bơi, thúng máy hoặc ghe máy công

suất dưới 10 CV, đây là dấu hiệu tích cực cho hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản

của ngành.Tại Cù Lao Chàm, nhằm tạo điều kiện cho các hộ khai thác thủy sản bị ảnh

hưởng bởi công tác khoanh vùng bảo tồn biển, Khu Bảo tồn biển cũng đã triển khai

nhiều chương trình về sinh kế để chuyển đổi nghề nghiệp khai thác thủy sản, nâng cao

thu nhập cho người dân tại xã đảo.

Có thể thấy Ủy ban nhân dân và cơ quan quản lý tại địa phương đã hết sức cố

gắng trong công tác quản lý nghề cá, thể hiện qua nhiều đề tài, dự án và chương trình

Page 118: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

108

quản lý hay bảo tồn tài nguyên biển, chương trình chuyển đổi ngành nghề khai thác để

giảm áp lực lên vùng biển ven bờ,… do đó đã có một số kết quả đáng ghi nhận, ghi

nhận đầu tiên là từ năm 2006 đến nay một số nghề khai thác hải sản mang tính hủy

diệt gây ảnh hưởng, tác động rất lớn đến nguồn lợi thủy sản ven bờ như nghề giã cào,

đánh cá bằng xung điện,... đã giảm đáng kể, nghề khai thác bằng chất nổ không còn.

Số lượng tàu thuyền khai thác ven bờ cũng giảm nhờ chương trình hỗ trợ chuyển đổi

cơ cấu ngành nghề. Nhờ công tác tuyên truyền mà nhận thức về bảo vệ các hệ sinh

thái, đa dạng sinh học và nguồn lợi biển của đại bộ phận nhân dân được thay đổi rõ rệt.

Một khái niệm đã được tiếp cận trong công tác bảo vệ nguồn lợi đó là “Đồng quản lý”

đây là cách tiếp cận quản lý mới và có tính thay thế đầy triển vọng mới nổi lên trong

những năm gần đây trong quản lý nghề cá. Đầu năm 2012, do tác động tích cực của

các chính sách hỗ trợ ngư dân số tàu cá đóng mới và thay máy tàu có công suất từ 90

CV trở lên phát triển rất nhanh, giảm áp lực khai thác của tàu thuyền có công suất nhỏ

lên vùng biển ven bờ.

3.4.3.2. Các bất cập trong hoạt động khai thác và quản lý nghề cá hiện nay

- Một số văn bản chưa phù hợp: Thông tư 02/2006/TT-BTS ngày 20/3/2006 của

Bộ Thủy sản qui định điều kiện sản xuất, kinh doanh và một số ngành nghề thủy sản

còn có một số điểm chưa hợp lý, đó là ở phụ lục 7 của thông tư 02/2006/TT-BTS qui

định kích thước tối thiểu của các đối tượng thủy sản có danh mục các đối tượng cá hạn

chế kích thước khai thác trong phụ lục còn quá ít (chỉ có 26 loài cá), trong đó một số

chỉ tiêu về kích thước tối thiểu được phép khai thác không phù hợp, ví dụ như kích

thước tối thiều được khai thác của cá Hố hột là 200 mm (20 cm), tác giả cho rằng kích

thước cho phép như thế này là quá bé, cỡ cá hương, cần điều chỉnh tăng kích thước

khai thác tối thiểu của cá hố.

- Năng lực hạn chế: Lực lượng thanh tra viên chuyên ngành quá mỏng, hoạt động

lại kém hiệu quả và tính thực thi pháp luật của ngư dân chưa cao nên hoạt động khai

thác quá mức vẫn diễn ra thường xuyên, thể hiện ở cấu trúc kích thước nhiều quần đàn

cá khai thác tại vùng biển ven bờ Quảng Nam và Đà Nẵng còn quá nhỏ (như cá Hố

hột, cá giò, cá mú,…). Các hoạt động khai thác bằng các ngư cụ không phù hợp gây

ảnh hưởng đến hệ sinh thái, thể hiện ở việc nhiều phương tiện đánh bắt nhỏ với nhiều

nghề như rê đáy, lưới kéo đáy (giã cào) (Đà Nẵng), vây ánh sáng (Cù Lao Chàm và Đà

Page 119: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

109

Nẵng), trong đó nghề lưới kéo mặc dù được qui định khai thác ở vùng lộng nhưng vẫn

vào khai thác trong vùng bờ làm nguy hại đến nền đáy, rạn san hô, các thảm rong và

cỏ biển. Vào mùa khai thác con giống nghề te, nhũi, trủ điện vùng cửa sông Thu Bồn

hoạt động ngay trên thảm cỏ biển gây tróc gốc, cào xới thảm cỏ biển. Bên cạnh đó,

những năm gần đây nghề lờ xuất hiện với kích thước mắt lưới nhỏ cũng làm cạn kiệt

nguồn lợi. Theo quy định, các hoạt động khai thác, nuôi trồng và nhiều hình thức sử

dụng khác làm tổn hại đến rạn san hô đều được nghiêm cấm, tuy nhiên vẫn còn hiện

tượng ngư dân lặn bắt thuỷ sinh vật trong các vùng bảo vệ. Trước thực trạng trên, lực

lượng thanh tra hoạt động vẫn kém hiệu quả, cho đến nay hầu như chưa có ngư dân

nào bị xử lý vì khai thác cá có kích thước dưới qui định cho phép hoặc khai thác bằng

các ngư cụ gây suy thoái hệ sinh thái. Nguyên nhân được cho là do thiếu kinh phí và

các chính sách cho hoạt động thanh tra bảo vệ nguồn lợi.

- Cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan chưa thống nhất: Chưa có sự phối hợp

thực sự của các ngành để giải quyết hài hòa lợi ích các bên và đảm bảo quản lý, bảo

tồn đa dạng sinh học. Chưa giải quyết được các mâu thuẫn lợi ích trong công tác bảo

tồn, hiện nay vẫn đang tồn tại mâu thuẩn giữa ngư dân tại vùng biển Cù Lao Chàm và

các nơi khác, ngư dân Cù Lao Chàm vẫn đang rất bức xúc về hoạt động lặn bắt cạn

kiệt nguồn lợi trong rạn san hô Cù Lao Chàm của các ngư dân đến từ nhưng nơi khá

như Lý Sơn hay Núi thành khi chưa được phép của cơ quan chức năng. Mâu thuẫn này

đến nay vẫn chưa được giải quyết hài hòa khiến cho hiệu quả công tác bảo vệ nguồn

lợi thủy sản còn thấp.

- Thiếu những chính sách và chủ trương cụ thể đối với các tổ chức quản lý cộng

đồng. Có thể làm cho ngư dân hiểu được lợi ích của mô hình đồng quản lý nhưng để

cho họ thực hiện việc làm này là điều vô cùng khó khăn trong bối cảnh nguồn lợi thuỷ

sản ngày một cạn kiệt, sinh kế của ngư dân lại phụ thuộc chính vào nghề thuỷ sản, vấn

đề lại càng trở lên khó khăn khi không còn nguồn kinh phí hổ trợ cho các mô hình này

hoạt động. Do đó một số mô hình đồng quản lý tại vùng biển Quảng Nam-Đà Nẵng

hoạt động thiếu hiệu quả (tổ cộng đồng quản lý hệ sinh thái rạn san hô bán đảo Sơn

Trà) và có nguy cơ tan rã.

Page 120: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

110

- Thiếu cơ sở khoa học cho các giải pháp quản lý nghề cá dựa trên hệ sinh thái:

Phân tích các giải pháp quản lý nghề cá vùng biển Đông Nam Á cho thấy có những rào

cản cho việc quản lý hiệu quả nghề cá khu vực, đó là:

+ Thiếu thông tin liên quan đến vòng đời và các mối liên kết các loài cá kinh tế

với các sinh cư thiết yếu, do đó dẫn đến sự thiếu hiểu biết giữa các bên liên quan, bao

gồm cả ngư dân, các nhà khoa học, nhà làm chính sách, các nhà sản xuất về các mối

liên kết giữa cá và môi trường sống.

+ Do thiếu kinh nghiệm của cơ quan quản lý nghề cá quốc gia trong việc quản lý

nghề cá theo cách tiếp cận dựa trên hệ sinh thái [190].

Không ngoài hạn chế chung của khu vực, công tác quản lý nghề cá vùng biển ven

bờ Quảng Nam-Đà Nẵng cho đến nay cũng chưa tiếp cận với các giải pháp quản lý

dựa trên hệ sinh thái, thể hiện ở các số liệu thống kê nghề cá của địa phương hầu như

cung cấp rất ít hoặc không có các dữ liệu liên quan đến các sinh cư trong khai thác

thủy sản hay địa điểm cụ thể trong đó các loài cá kinh tế được khai thác. Sự thiếu

thông tin về vai trò của các sinh cư hay các loài cá kinh tế trong khai thác thủy sản

không chỉ cản trở sự xác định các lĩnh vực ưu tiên cho việc quản lý, mà còn hạn chế

gia tăng sự hiểu biết của các bên liên quan về tầm quan trọng của các sinh cư và liên

kết vòng đời của các đối tượng cá kinh tế quan trọng.

Chính vì những bất cập còn tồn tại như vậy mà công tác quản lý nghề cá tại địa

phương hiện nay vẫn chưa hiệu quả dẫn đến những dấu hiệu về suy thoái các hệ sinh

thái, suy giảm nguồn lợi thủy sản ở vùng biển ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng.

3.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ NGUỒN

LỢI CÁ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC HỆ SINH THÁI

Trước thực trạng suy giảm sản lượng thủy sản tại vùng biển Quảng Nam và Đà

Nẵng, trong những năm gần đây đã có nhiều giải pháp của cơ quan quản lý hay từ các

dự án, đề tài, chương trình nghiên cứu đề xuất nhằm quản lý khai thác và bảo vệ nguồn

lợi thủy sản tại địa phương, các đề xuất thường tập trung vào các nhóm giải pháp về

thể chế và chính sách, giải pháp khoa học công nghệ, giải pháp đào tạo tuyên truyền

nâng cao nhận thức, hợp tác quốc tế,... Việc ứng dụng các giải pháp cũng đã đạt được

Page 121: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

111

một số kết quả nhất định, nhưng cho đến nay sản lượng thủy sản vẫn tiếp tục suy giảm

và một số đối tượng nguồn lợi cá có nguy cơ mất dần khả năng tự tái tạo, phục hồi.

Trong khuôn khổ luận án, trên cơ sở phân tích hiện trạng công tác quản lý nghề

cá tại địa phương, phân tích các thông tin tham vấn cộng đồng, các kết quả nghiên cứu

và các nguồn tài liệu khoa học liên quan, luận án đề xuất hai nhóm giải pháp nhằm bổ

sung vào các nhóm giải pháp trên, gồm: (1) Bổ sung một số qui định nhằm tăng

cường hiệu quả công tác quản lý nguồn lợi); (2) Giải pháp quản lý nghề cá trên quan

điểm tiếp cận hệ sinh thái.

3.5.1. Bổ sung một số qui định nhằm tăng cƣờng hiệu quả công tác quản lý

Bổ sung lại các văn bản quản lý khai thác: Bổ sung kích thước khai thác tối

thiểu của các loài cá kinh tế: Cần bổ sung vào Thông tư 02/2006/TT-BTS (ban hành

ngày 20 tháng 3 năm 2006) hai nội dung sau: (1) Phần phụ lục 4 (qui định khu vực

cấm khai thác có thời hạn) với khu vực cấm là thảm cỏ biển Gò Hí (Hình 3.18).

(2) Phần phụ lục 7 (kích thước tối thiểu của các loài thủy sản kinh tế sống trong các

vùng nước tự nhiên được phép khai thác) điều chỉnh kích thước khai thác tối thiểu của

cá hố là 500 mm thay vì 200 mm. Điều chỉnh lại kích thước khai thác tối thiểu của

từng loài trong họ cá Mú (Serranidae) thay vì nêu chung kích thước khai thác tối thiểu

của cá mú là 250 mm.

Có chính sách và chủ trƣơng cụ thể đối với các tổ chức quản lý cộng đồng

nhằm duy trì hoạt động của tổ chức này, đặt biệt là các tổ cộng đồng bảo vệ san hô tại

Đà Nẵng. Cần có chính sách cụ thể tạo điều kiện cho con em của các thành viên trong

tổ cộng đồng được hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến vùng biển địa phương

như các khu nghĩ dưỡng, nhà hàng, khách sạn ven bờ biển.

Có chính sách và nguồn ngân sách phù hợp cho lực lƣợng thanh tra chuyên

ngành hoạt động nhằm tăng cường công tác xử lý vi phạm.

Ngoài các giải pháp kể trên, từ các nghiên cứu về liên kết sinh thái của nguồn lợi

cá trong các sinh cư ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng có thể thấy rằng sinh cư thảm cỏ

biển có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nơi ương dưỡng, nơi kiếm ăn, nghỉ ngơi

cho nhiều loài cá rạn, là nơi ở của một giai đoạn trong vòng đời của nhiều loài cá kinh

tế, tuy nhiên trong công tác quản lý đa dạng sinh học và bảo tồn biển thường người ta

chỉ chú trọng đến rạn san hô mà ít quan tâm đến thảm cỏ biển như là một sinh cư quan

Page 122: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

112

trọng, đóng góp đáng kể vào lưới thức ăn của rạn san hô, và đặt biệt là nơi ương dưỡng

cho nhiều nguồn lợi cá kinh tế. Chính vì vậy cần có những giải pháp bảo tồn và phục

hồi sinh cư thảm cỏ biển, cụ thể như sau:

3.5.2. Giải pháp quản lý nghề cá dựa trên quan điểm tiếp cận hệ sinh thái

Xác định loài mục tiêu gắn với các hệ sinh thái ven bờ để phát triển chiến lược

quản lý phù hợp với sinh học thủy sản của loài Nguyen Van Long và Vo Si Tuan

(2014) [160]: Kết quả nnghiên cứu cho thấy nguồn lợi chính trong vùng biển ven bờ

Quảng Nam-Đà Nẵng thuộc 3 nhóm: (1) nhóm cá liên quan đến các sinh cư ven bờ

bao gồm: cá dìa, cá mú; (2) Nhóm cá nổi ven bờ: cá hố, cá Lạc, cá cơm, cá nục, cá thu,

ngừ, cá trích; (3) Nhóm cá đặc trưng vùng nước lợ cửa sông: cá bống, cá đối, cá móm,

cá tráp. Quản lý khai thác bền vững nên tập trung vào những nhóm nguồn lợi này để

đảm bảo sinh kế bền vững và tăng trưởng kinh tế cho địa phương. Hiện nhóm cá Dìa

công và cá mú sản lượng suy giảm 60-80% trong 5-10 năm qua, do đó cần có chiến

lược quản lý quần thể cá Dìa công thông qua quản lý kích thước cá khai thác và quản

lý sinh cư thiết yếu trong vòng đời cá Dìa công là thảm cỏ biển.

Phục hồi hệ sinh thái thảm cỏ biển: Cần có những qui chế, chính sách về quản

lý các thảm cỏ biển tự nhiên và trồng phục hồi, cũng cần lập kế hoạch đào tạo cán bộ

nghiên cứu cũng như quản lý cỏ biển. Tại cửa sông Thu Bồn cần tập trung quản lý và

phục hồi thảm cỏ biển Gò Hí. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng tái tạo hệ sinh thái sẽ tốn

kém kinh phí và lao động.

Thiết lập khu duy trì nguồn giống thủy sản (Fisheries refugia): Quan điểm

thành lập khu duy trì nguồn giống mục tiêu là quản lý nguồn lợi dựa trên sinh cư quan

trọng mà quần thể cá kinh tế sử dụng trong vòng đời, làm giảm đến mức thấp nhất ảnh

hưởng của hoạt động khai thác lên các loài cá kinh tế trong một giai đoạn thiết yếu của

vòng đời (sinh sản, ương dưỡng). Phú Quốc là nơi đầu tiên được chọn để thiết lập khu

duy trì nguồn giống thủy sản tại Việt Nam năm 2008. Nguyễn Văn Long (2014) cũng

đã nhận định tiềm năng thiết lập khu duy trì nguồn giống thủy sản trong vùng biển ven

bờ Nam Trung Bộ là công cụ hữu ích trong việc nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên.

Việc thiết lập khu duy trì nguồn giống là thảm cỏ biển Gò Hí thuộc xã Cẩm Thanh,

Hội An là giải pháp có khả năng bảo tồn nguồn lợi cá Dìa công hiệu quả hiện nay.

Page 123: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

113

Có đến 20% loài cá ven bờ nhiệt đới cần sử dụng cả 2 sinh cư rạn san hô và thảm

cỏ biển trong cả vòng đời, do đó trong một khu bảo tồn biển nên có nhiều sinh cư

(Honda, 2013). Tại Quảng Nam, khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm được thiết lập năm

2006 có diện tích 3.425,97 km2, đến năm 2009 được UNESSCO chính thức công

nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, trong đó vùng đệm bao gồm vùng cửa sông

Thu Bồn và dọc theo sông Thu Bồn đến Đô thị cổ Hội An. Trên cơ sở phân tích liên

kết sinh thái của nguồn lợi cá Dìa công trong các sinh cư ven bờ Quảng Nam-Đà Nẵng

luận án đề xuất đưa thảm cỏ biển Gò Hí thuộc vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển

Cù Lao Chàm vào bảo tồn bằng cách thiết lập khu duy trì nguồn giống thủy sản dựa

theo kinh nghiệm của các nước và các tổ chức quốc tế cũng như trong nước đã áp dụng

trong những năm gần đây (SEAFDEC,UNEP, 2007).

Kết quả khảo sát định vị bãi nguồn giống cá Dìa công khu vực Gò Hí và rừng

dừa nước vùng cửa sông Thu Bồn được thể hiện ở hình 3.18.

Vấn đề tiếp theo đặt ra ở đây là sau khi thiết lập khu duy trì nguồn giống cần phải

có văn bản, thể chế hài hòa để quản lý khu duy trì nguồn giống nguồn lợi cá Dìa công

tại vùng cửa sông Thu Bồn thuộc khu dự trữ sinh quyển Cù Lao Chàm sao cho vẫn

đảm bảo nguồn thu từ cá giống cung cấp cho nuôi trồng thủy sản được ổn định và bền

vững đồng thời đảm bảo cung cấp con giống tái tạo nguồn lợi loài cá kinh tế này cho

các vùng biển lân cận.

Đồng thời với thiết lập khu duy trì nguồn giống, cơ quan quản lý cần phải có kế

hoạch cung cấp những hiểu biết về liên kết sinh cư của những loài cá kinh tế quan

trọng (ở đây là cá Dìa công) cho các bên liên quan, bao gồm: những nhà đầu tư, nhà

khoa học, nhà hoạch định chính sách và ngư dân trong khu vực để nâng cao ý thức

bảo vệ nguồn lợi. Các thống kê về nghề cá hằng năm cũng nên cập nhật các thông tin

về các hoạt động nguồn lợi trong các hệ sinh thái để tăng cường hiệu quả công tác

quản lý.

Page 124: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

114

Hình 3.18. Khu duy trì nguồn giống cá Dìa công vùng cửa sông Thu Bồn

Page 125: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

115

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Tính đa dạng loài: Vùng biển Quảng Nam-Đà Nẵng có sự đa dạng các hệ

sinh thái ven bờ nhiệt đới như rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, thảm rong

biển,.... nên thành phần loài cá cũng khá đa dạng, bao gồm 747 loài thuộc 318 giống,

106 họ, 20 bộ. Trong đó vùng biển Cù Lao Chàm có độ đa dạng cao nhất, tiếp đến là

biển Đà Nẵng và vùng cửa sông Thu Bồn.

2. Đặc trưng phân bố các hệ sinh thái: Đặc trưng sinh thái biển Đà Nẵng chính

là vùng biển đáy mềm. Vùng biển Cù Lao Chàm là vùng chịu tác động trực tiếp của

biển khơi có rạn san hô là sinh cảnh quan trọng bậc nhất tạo nên đặc trưng sinh thái

cho toàn vùng biển. Đặc trưng sinh thái của vùng cửa sông Thu Bồn chính là vùng

nước lợ cửa sông với sinh cảnh quan trọng bậc nhất là rừng ngập mặn và thảm cỏ biển.

3. Đặc trưng nguồn lợi cá trong các hệ sinh thái: Nguồn lợi chính vùng biển

Đà Nẵng và Cù Lao Chàm là các nhóm cá Hố hột, cá Dưa thường, cá nổi nhỏ (cá cơm,

cá nục, cá trích), cá nổi lớn (nhóm cá Thu, Ngừ) và nhóm cá liên quan đến rạn san hô

là cá dìa. Khác biệt giữa đặc trưng nguồn lợi của Đà Nẵng và Cù Lao Chàm chính là ở

vai trò của nhóm cá Dìa (Siganus spp.) và cá Liệt lớn. Nhóm nguồn lợi đặc trưng vùng

cửa sông Thu bồn là các họ cá Bống trắng, cá Đối, cá Móm, cá Tráp và nguồn giống

các loài cá liên quan đến rạn san hô như Dìa công, cá mú, cá hồng và cá Nâu.

4. Liên kết sinh thái của nguồn lợi cá giữa các hệ sinh thái: kết quả phân tích

cấu trúc kích thước và di truyền quần thể cá Dìa công (Siganus guttatus) ở 3 vùng

biển Cù Lao Chàm, Đà Nẵng và cửa sông Thu Bồn đã phát hiện ra rằng: cá Dìa công ở

3 vùng biển đều cùng một quần thể. Liên kết sinh thái của cá Dìa công ở 3 vùng biển

thể hiện ở việc sử dụng các sinh cư thảm cỏ biển và rạn san hô trong các giai đoạn

khác nhau của vòng đời, trong đó thảm cỏ biển vùng cửa sông Thu Bồn đóng vai trò

ương dưỡng nguồn giống cung cấp cho vùng biển Cù Lao Chàm và Đà Nẵng. Đây là

dữ liệu quan trọng để đề xuất giải pháp quản lý nghề cá dựa vào hệ sinh thái.

Page 126: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

116

5. Các tác động và những bất cập trong quản lý nghề cá: Phân tích các bất cập

trong khai thác và quản lý nguồn lợi tại vùng biển Quảng Nam-Đà Nẵng có thể nhận

định rằng các cơ quan quản lý tại địa phương đã rất tích cực hoạt động để giảm áp

lực khai thác lên vùng ven bờ, tuy nhiên hiện nay sản lượng khai thác thủy sản vùng

ven bờ vẫn có dấu hiệu suy giảm, do đội ngũ thanh tra còn mỏng, một số văn bản quản

lý không phù hợp và thiếu cập nhật, chưa giải quyết được các mâu thuẩn lợi ích trong

khu bảo tồn, thiếu các chính sách và chủ trương cho các tổ chức “đồng quản lý” và

chưa có các giải pháp quản lý nghề cá dựa trên hệ sinh thái.

6. Các giải pháp đề xuất để nâng cao hiệu quả quản lý: Ngoài các giải pháp

quản lý các loài mục tiêu, quản lý kích thước khai thác, bổ sung và sửa đổi Thông tư

02/2006/TT-BTS và phục hồi hệ sinh thái thảm cỏ biển thì Thiết lập khu duy trì nguồn

giống (Fisheries refugia) cá Dìa công tại thảm cỏ biển Gò Hí- hạ lưu sông Thu Bồn là

giải pháp khả thi và cần thiết để bảo tồn nguồn lợi cá kinh tế hiệu quả hiện nay.

KIẾN NGHỊ

1. Nghiên cứu liên kết sinh thái của một số nguồn lợi có giá trị kinh tế như họ

cá Mú (chú trọng đến loài cá Mú mè Epinephelus coioides) hoặc cá Hồng để thấy

được vai trò của thảm cỏ biển và rừng ngập mặn là nơi ương dưỡng lý tưởng cho

nguồn giống của nhiều nguồn lợi quan trọng và có giải pháp bảo tồn những loài cá có

giá trị kinh tế cao này.

2. Đồng thời với thiết lập khu duy trì nguồn giống cá Dìa công tại thảm cỏ biển

Gò Hí phải xây dựng các định chế hài hòa hợp lý giữa lợi ích của người dân và công

tác bảo tồn.

3. Cần có kế hoạch đưa các kết quả nghiên cứu của luận án đến được với cơ

quan quản lý chuyên ngành tại địa phương để từ có thể áp dụng vào công tác quản lý

bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương.

Page 127: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

117

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Nguyễn Thị Tƣờng Vi, 2012. Hiện trạng khai thác nguồn lợi thủy sản vùng

biển ven bờ Đà Nẵng. Kỷ yếu Hội nghị Biển Đông. Tập 1. Viện Hải dương học. tr.

368-377.

2. Nguyễn Thị Tƣờng Vi, Lê Thị Thu Thảo, Bùi Thị Ngọc Nở, Võ Văn

Quang, 2015. Kết quả bước đầu nghiên cứu khu hệ cá cửa sông Thu Bồn, tỉnh

Quang Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 15, số 1: 55-66

3. Nguyễn Thị Tƣờng Vi, Võ Văn Quang, 2015. Nguồn giống cá ở rạn san hô

vùng bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 15, số

4: 355-363

4. Nguyen Thi Tuong Vi, Vo Van Quang, Le Thi Thu Thao, Tran Thi Hong

Hoa, Tran Cong Thinh, 2015. Availability of grouper (Serranidae) fingerlings ADN

seed in the coral reef of Son Tra Peninsula, central Viet Nam. Aquaculture Asia,

XX (1): 15-20.

5. Võ Văn Quang, Lê Thị Thu Thảo, Nguyễn Thị Tƣờng Vi, Trần Thị Hồng

Hoa, Nguyễn Phi Uy Vũ và Trần Công Thịnh, 2016. Đa dạng thành phần loài và

hiện trạng khai thác họ cá Mú (Serranidae) vùng biển ven bờ Đà Nẵng và Quảng

Nam.Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển.Tập 16, số 4: 405-417.

Page 128: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

118

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

[1]. Đinh Thị Phương Anh và Phan Thị Hoa (2010), "Thành phần loài cá ở vùng

biển nam bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng". Tạp chí Khoa học và Công

nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 36, Tr. 56-64.

[2]. Đặng Thúy Bình, Nguyễn Thị Bảo Châu và Bùi Kim Lý (2014), "Nghiên cứu

cấu trúc quần thể loài cá trích Sardinella gibbosa Bleeker, 1849 (Clupeiformes:

Clupeidae) tại vùng biển Việt Nam". Tạp Chí Sinh Học, Tập 36,Số 1SE, Tr.

180-188.

[3]. Đoàn Bộ, Bùi Thanh Hùng và Nguyễn Văn Hướng (2015), "Dự báo khai thác

năm 2015 nguồn lợi cá ngừ vằn ở vùng biển xa bờ miền Trung". Tạp chí Khoa

học ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Tập 31, Số 3S, Tr. 14-19.

[4]. Bộ Thủy Sản (1996), Nguồn lợi Thủy sản Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, 616

trang.

[5]. Bùi Đình Chung, Chu Tiến Vĩnh và Nguyễn Hữu Đức (1991), "Sự biến động

thành phần và sản lượng cá biển Việt Nam". Tuyển tập báo cáo khoa học, Hội

nghị khoa học toàn quốc về biển lần thứ III, Hà Nội, Tập I, Viện Khoa học Việt

Nam, Tr. 28-32.

[6]. Bùi Đình Chung, Chu Tiến Vĩnh và Nguyễn Hữu Đức (2001), "Nguồn lợi cá

biển- cơ sở phát triển của nghề cá biển Việt Nam". Tuyển tập các công trình

nghiên cứu nghề cá biển, Tập II . Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 199-

210.

[7]. Bùi Đình Chung, Chu Tiến Vĩnh, Nguyễn Hữu Đức và Đào Như Ý (1991),

"Hoàn thiện đánh giá trữ lượng cá biển Việt Nam". Tuyển tập báo cáo khoa

học, Hội nghị khoa học toàn quốc về biển lần thứ III, Hà Nội, Tập I, Viện Khoa

học Việt Nam, Tr. 33-43.

[8]. Nguyễn Hữu Đại và Donald Mcintosh (2008), "Hiện trạng tài nguyên đất ngập

nước (chủ yếu là dừa nước) ở hạ lưu sông Thu Bồn (Quảng Nam) và vấn đề

quản lý, bảo vệ, phục hồi”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ biển, Tập 8, số 4.

Tr. 51-66.

Page 129: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

119

[9]. Nguyễn Phi Đính (1991), "Sự phân bố và di cư của cá nục sò Decapterus

maruadsi trong vùng biển Việt Nam". Tuyển tập báo cáo khoa học Hội nghị

khoa học toàn quốc về biển lần thứ III. Hà Nội, Tập I, Viện Khoa học Việt

Nam, Tr. 104-111.

[10]. Nguyễn Phi Đính và Nguyễn Lâm Anh (1998), "Xác định trữ lượng và dự báo

sản lượng cá nục sò Decapterus maruadsi Temm.Schlegel. ở vùng biển Việt

Nam theo VPA và Thompson-Bell". Tuyển tập Nghiên cứu biển. Tập VIII, Tr.

204-222.

[11]. Nguyễn Phi Đính, Trần Nho Xy và Hoàng Phi (1971), Cá kinh tế vịnh Bắc Bộ,

Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

[12]. Nguyễn Văn Hoàng và Nguyễn Hữu Dực (2012), "Nghiên cứu cấu trúc thành

phần loài khu hệ cá phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên - Huế". Tạp chí

Sinh học, Tập 34, Số 1 , Tr. 20-30.

[13]. Vũ Việt Hà (2011), "Trữ lượng tức thời và phân bố nguồn lợi cá chỉ vàng

(Selaroides leptolepis) ở vùng biển phía nam Việt Nam dựa trên kết quả điều tra

bằng phương pháp thủy âm". Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập 11, Số

3, Tr. 85-86.

[14]. Vũ Việt Hà, Nguyễn Hoài Nam và Đặng Văn Thi (2006), "Hiện trạng nguồn lợi

cá nóc ở biển Việt Nam". Tuyển tập các công trình nghiên cứu Nghề cá biển,

Tập IV. Nxb. Nông nghiệp, Tr. 85-120.

[15]. Vũ Việt Hà Và Trần Văn Cường (2009), "Thành phần loài, phân bố và trữ

lượng nguồn lợi cá nhám vùng biển Việt Nam". Tuyển tập Hội nghị Khoa học

toàn quốc về sinh học biển và phát triển bền vững. Viện Tài nguyên và Môi

trường Biển, Hải Phòng. Tr. 66 - 72.

[16]. Nguyễn Quang Hùng, Đỗ Văn Khương và Lại Duy Phương (2007), "Nguồn lợi

cá rạn san hô tại một số vùng dự kiến thiết lập khu bảo tồn biển ở Việt Nam".

Tạp chí Thủy sản, Số 5, Tr. 23-26.

[17]. Nguyễn Xuân Huấn (1996), Đặc điểm sinh trưởng, biến động trữ lượng và dự

báo khả năng khai thác một số loài cá kinh tế ở vùng biển Bình Thuận- Ninh

Thuận. Luận án Tiến sĩ Sinh học, Khoa Sinh học, Đại học Tổng hợp Hà Nội,

150 trang.

Page 130: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

120

[18]. Nguyễn Khắc Hường (2001), Động vật chí Việt Nam. Lớp cá Sụn, Tập 12. Nxb.

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, trang 23-151.

[19]. Nguyễn Khắc Hường (1973), Cá Biển Việt Nam, Phần I, Ủy Ban Khoa học và

Kỹ thuật Nhà nước, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 151 trang.

[20]. Nguyễn Khắc Hường (1974), "Nghiên cứu bộ cá Đối Mugilligormes ở biển

miền Bắc Việt Nam. Hệ thống phân loại, đặc trưng khu hệ địa lý và ý nghĩa

kinh tế". Tuyển tập các công trình nghiên cứu Viện nghiên cứu biển Hải phòng,

Tr. 3-38.

[21]. Nguyễn Khắc Hường (1980), "Họ cá Trổng (Engraulidae) ở vịnh Bắc Bộ".

Tuyển tập Nghiên Cứu Biển, Tập II, Phần I, Tr. 265 - 286.

[22]. Nguyễn Khắc Hường (1991), Cá biển Việt Nam, Tập II. Quyển I, , Nxb. Khoa

học và Kỹ thuật, Hà Nội, Tr. 85-97.

[23]. Nguyễn Khắc Hường và Trương Sĩ Kỳ (2007), Động vật chí Viêt Nam. Cá biển,

Tập 20, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 327 trang.

[24]. Vương Dĩ Khang (1963), Ngư loại phân loại học, Nxb. Nông thôn, Hà Nội.

(Nguyễn Bá Mão dịch), 660 trang.

[25]. Đỗ Văn Khương, Lại Duy Phương và Nguyễn Văn Quân và cs. (2006), "Một số

đặc điểm về khu hệ cá rạn san hô tại khu bảo tồn Cù Lao Chàm". Tuyển tập

Nghiên cứu nghề cá biển, Tập IV, Tr.158-168.

[26]. Nguyễn Văn Long (2006), Điều tra nghiên cứu rạn san hô và các hệ sinh thái

liên quan vùng biển từ Hòn Chảo đến Nam đèo Hải Vân và bán đảo Sơn Trà.

Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Hải dương học, 184 trang.

[27]. Nguyễn Văn Long và Nguyễn Hữu Phụng (1997), "Nguồn lợi cá rạn san hô

xung quanh đảo Cù Lao Cau - tỉnh Bình Thuận". Tuyển tập báo cáo Khoa học

Hội nghị Sinh học biển toàn quốc lần thứ nhất, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Tr.

141-151.

[28]. Nguyễn Văn Long, Võ Sĩ Tuấn, Hoàng Xuân Bền, Phan Kim Hoàng, Hứa Thái

Tuyến, N. X. Vỵ và Dương Trọng Kiểm (2008), Đánh giá đa dạng sinh học và

chất lượng môi trường khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm 2004 – 2008. Báo cáo

tổng kết, Viện Hải dương học, 106 trang.

Page 131: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

121

[29]. Trần Ngọc Lợi và Nguyễn Cháu (1964), Cá có giá trị thương mại ở vùng biển

Miền Nam, Việt Nam, Hải học viện Nha Trang, phân bản số 79, Tr. 5-6.

[30]. Nguyễn Văn Lục (1994), Sự phân bố và biến động số lượng cá trong mối quan

hệ với một số đặc trưng môi trường và sinh học ở vùng biển Ninh Thuận - Cà

Mâu, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Sinh học, Viện Hải dương học, 147 trang.

[31]. Nguyễn Văn Lục (1997), "Một vài đặc trưng sinh học cá biển vùng nước trồi

mạnh Nam Trung Bộ". Tuyển Tập Nghiên cứu vùng nước trồi Nam Trung Bộ

(Võ Văn Lành biên tập.) Nxb. Khoa học và Kỹ Thuật, Tr. 192-203.

[32]. Nguyễn Văn Lục (Chủ biên), Lê Thị Thu Thảo và Nguyễn Phi Uy Vũ (2007),

Động vật chí Việt Nam. Cá biển (Bộ cá Vược) Perciformes: họ cá Bướm

Chaetodontidae và họ cá Bàng Chài Labridae, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật. Tr.

7-263.

[33]. Nguyễn Văn Lục và Nguyễn Phi Uy Vũ (2003), "Cập nhật về nguồn lợi Cá

Chình (Anguillidae) ở một số đầm phá ven biển tỉnh Bình Định”. Tuyển tập

Nghiên cứu biển, Tập XIII, Tr. 186-196.

[34]. Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Tác An, Nguyễn Phi Uy Vũ, Lê Thị Thu Thảo, Trần

Văn Lang và Nguyễn Thị Liên (2004), "Nguồn lợi cá và khả năng khai thác ở

đầm Đề Gi tỉnh Bình Định". Tuyển tập Nghiên cứu biển, Tập XIV, Tr. 119-128.

[35]. Bùi Quang Mạnh và Nguyễn Quang Hùng (2009), "Đa dạng thành phần loài và

nguồn lợi cá tại một số vùng rừng ngập mặn". Tuyển tập Hội nghị Khoa học

toàn quốc về Sinh học biển và Phát triển bền vững, Nxb. Khoa học Tự nhiên và

Công nghệ, Tr. 115-122.

[36]. Nguyễn Đình Mão (1998), Cơ sở sinh học một số loài cá kinh tế ở các đầm phá

ven biển Nam Trung Bộ phục vụ cho việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi. Luận

án Tiến sĩ Ngư loại học, Viện Hải dương học, 168 trang.

[37]. Đỗ Thị Như Nhung (2007), Động vật chí Viêt Nam. Cá biển (Percoidei,

Acanthuroidei), Tập 17, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 391 trang.

[38]. Lê Trọng Phấn (1999), Cơ sở sinh học cá biển nhiệt đới Việt Nam, Phần I: Vịnh

Bắc Bộ, Nxb. Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, 230 Trang.

[39]. Lê Trọng Phấn, Hồ Bá Đỉnh, Hồ Sĩ Bình, Trương Sĩ Kỳ và Nguyễn Thanh

Tùng (1991), "Một số dẫn liệu về kết quả chuyến điều tra nguồn lợi cá ở vùng

Page 132: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

122

biển Minh Hải - Kiên Giang tháng 4-5 năm 1982 ". Tuyển tập Nghiên cứu biển,

Tập III, Tr. 91-98.

[40]. Lê Trọng Phấn, Trần Đôn và Hồ Sĩ Bình (1979), "Tình hình khai thác cá ở vịnh

Bắc bộ từ năm 1931-1971". Tuyển tập Nghiên cứu biển, Tập I, Phần I, Tr. 267-

274.

[41]. Võ Văn Phú (1991), "Dẫn liệu về đặc tính sinh học của một số loài cá kinh tế ở

vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên - Huế”. Tuyển tập báo cáo khoa học, Hội nghị

khoa học toàn quốc về biển lần thứ III, Tr. 212 - 216.

[42]. Võ Văn Phú và Lê Văn Miên (1997), "Thành phần loài cá khu hệ cá đầm phá

Thừa Thiên Huế. Tuyển tập báo cáo khoa học, hội nghị Sinh học biển toàn quốc

lần thứ nhất. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Tr. 152 – 159.

[43]. Võ Văn Phú và Trần Hồng Đỉnh (2000), "Thành phần loài cá đầm Lăng Cô,

tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Sinh học, Tập 22, Số 3b, Tr. 50-55.

[44]. Võ Văn Phú, Nguyễn Duy Chinh và Hồ Thị Hồng (2004), "Cấu trúc thành phần

loài khu hệ cá một số cửa sông ven biển Miền Trung”. Tạp chí Khoa học, Đại

học Huế, Số 25, Tr. 97-103.

[45]. Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Văn Long và Trần Thị Hồng Hoa (2001), "Nguồn

lợi cá rạn san hô ở vịnh Nha Trang". Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tập

2, Số 1, Tr. 16-26.

[46]. Nguyễn Hữu Phụng Và Nguyễn Nhật Thi (1994), Danh mục Cá biển Việt Nam,

Tập II. Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 270 trang.

[47]. Nguyễn Hữu Phụng (1999), Danh mục Cá biển Việt Nam. Tập V, Nxb. Khoa

học và Kỹ thuật, 308 trang.

[48]. Nguyễn Hữu Phụng (2001), Động vật chí Việt Nam. Cá Biển. Tập 10, Nxb.

Khoa Học và Kỹ thuật, Hà Nội, 328 trang.

[49]. Nguyễn Hữu Phụng, Lê Trọng Phấn, Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Phi Đính, Đỗ

Thị Như Nhung và Nguyễn Văn Lục (1995), Danh mục Cá biển Việt Nam. Tập

III, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 608 trang.

[50]. Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Nhật Thi, Nguyễn Phi Đính và Đỗ Thị Như

Nhung (1997), Danh mục Cá biển Việt Nam. Tập IV, Nxb. Khoa học và Kỹ

thuật, 424 trang.

Page 133: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

123

[51]. Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Văn Long (1996), "Một số kết quả nghiên cứu

cá rạn san hô quần đảo An Thới (Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang)". Tuyển tập

nghiên cứu biển, Tập VII, Tr. 84-93.

[52]. Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Văn Long (1997), "Thành Phần Loài, nguồn lợi

và một số đặc điểm sinh học của quần xã cá rạn san hô ở vùng biển Cù Lao

Chàm". Tuyển tập báo cáo Khoa học Hội nghị sinh học biển toàn quốc lần thứ

I, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Tr. 131-140.

[53]. Nguyễn Hữu Phụng và Trần Hoài Lan (1994), Danh mục Cá biển Việt Nam,

Tập I, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 116 trang.

[54]. Võ Văn Quang và Lê Thị Thu Thảo (2013), "Mối quan hệ quần xã cá với đặc

điểm của các đầm phá ven biển Miền Trung. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn. Chuyên đề Hội nghị Khoa học Toàn quốc nghề cá Biển, Hải Phòng,

ngày 10-11/10/2013, Tr. 119-127.

[55]. Võ Văn Quang, Lê Thị Thu Thảo, Nguyễn Phi Uy Vũ và Trần Công Thịnh

(2013), "Đặc điểm quần xã và hiện trạng nguồn lợi cá vùng Bình Cang và Nha

Phu, tỉnh Khánh Hòa”. Kỷ yếu Hội nghị Quốc tế “Biển Đông 2012”. Nha

Trang, 12-14/9/2012, Viện Hải dương học, Tr. 294-304.

[56]. Nguyễn Văn Quân (2009), "Bước đầu nghiên cứu nguồn lợi cá trong thảm cỏ

biển Cửa Đại (Quảng Nam) và đảo Phú Quí (Bình Thuận)”. Tuyển tập Tài

nguyên và Môi trường biển, Tập 14. Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ,

Tr. 213-220.

[57]. Nguyễn Văn Quân (2010), "Nguồn lợi cá rạn san hô vùng biển Hải Vân - Sơn

Chà, tỉnh Thừa Thiên Huế". Tuyển tập tài nguyên và môi trường biển, Tập 15.

Nxb. Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. Tr. 311-320.

[58]. Nguyễn Văn Quân (2013), "Đặc điểm khu hệ và nguồn lợi cá rạn san hô vùng

biển đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng". Hội nghị khoa học toàn quốc

về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5, Hà Nội, Nhà xuất bản Khoa học

Tự nhiên và Công nghệ, Tr. 1184-1190.

[59]. Nguyễn Văn Quân và Nguyễn Thị Hương Liên (2014), "Thành phần loài và

biến động nguồn lợi cá vùng rừng ngập mặn Phù Long, Cát Hải, Hải Phòng".

Tạp chí Khoa học và Phát t riển, Tập 12, Số 3, Tr. 384-391.

Page 134: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

124

[60]. Vũ Trung Tạng (1994), Các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam: khai thác, duy trì

và phát triển nguồn lợi. Nxb. Khoa học và kỹ thuật, 271 trang.

[61]. Vũ Trung Tạng (1999), “Thành phần loài cá đầm Trà Ổ và sự biến đổi của nó

liên quan đến quá trình diễn thế của đầm". Tạp chí Sinh học, Tập 21, Số 4, Tr.

41-48.

[62]. Vũ Trung Tạng (2009), Sinh thái học các hệ cửa sông ven biển Việt Nam (Khai

thác, duy trì và quản lý tài nguyên cho phát triển bền vững. Nxb. Giáo dục Việt

Nam, Hà Nội, 327 trang.

[63]. Nguyễn Nhật Thi (2000), Động vật chí Việt Nam. Cá biển, Tập 2, NXb. Khoa

học và Kỹ thuật, 186 trang.

[64]. Nguyễn Nhật Thi (2002), "Thành phần loài và phân bố của cá vùng biển ven bờ

Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế)". Tạp chí Khoa học và

Công nghệ biển, Tập 3, Số 2, Tr. 41-63.

[65]. Nguyễn Nhật Thi (2008), Cá biển Việt Nam. Bộ cá Vược (Perciformes) bao

gồm các họ: họ cá Song (Serranidae), họ cá Căng (Theraponidae), họ cá Trác

(Priacanthidae) và họ cá Sạo (Haemulidae). Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà

Nội, 244 trang.

[66]. Nguyễn Bá Thông (2006), "Biến động nguồn lợi cá Trác ngắn (Priacanthus

macracanthus, Cuvier,1829) ở vùng biển Đông Nam bộ qua các chuyến điều tra

bằng tàu giã đơn thời kỳ 2000-2005". Tuyển tập các công trình nghiên cứu

Nghề cá biển, Tập IV, NXB.Nông nghiệp, Hà Nội, Tr. 68-75.

[67]. Nguyễn Bá Thông và Mai Công Nhuận (2006), "Biến động nguồn lợi và một số

đặc điểm sinh học chủ yếu của cá phèn khoai (Upeneus bensasi) ở biển Đông

Nam bộ qua các chuyến điều tra bằng tàu giã đơn thời kỳ 2000-2005". Tuyển

tập các công trình nghiên cứu Nghề cá biển, Tập IV, Nxb. Nông nghiệp, Hà

Nội, Tr. 76-84.

[68]. Phạm Viết Tích (2008), Khảo sát, đánh giá và đề xuất các giải pháp bảo vệ,

phục hồi các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Quảng Nam, Báo cáo tổng kết

đề tài. Sở Thủy sản Quảng Nam, Quảng Nam, 160 trang.

[69]. Võ Sĩ Tuấn (2002), Nguồn lợi sinh vật ở một số khu vực ven bờ Đà Nẵng. Báo

cáo điều tra, Viện Hải dương học, 22 trang.

Page 135: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

125

[70]. Võ Sĩ Tuấn (2013), "Tài nguyên hệ sinh thái ở khu bảo tồn biển Phú Quốc và

vấn đề sử dụng bền vững”. Kỷ yếu Diễn đàn thương hiệu biển Việt Nam "Khu

bảo tồn biển với Phát triển bền vững tài nguyên và môi trường biển": 32 - 53.

[71]. Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Huy Yết và Nguyễn Văn Long (2005), Hệ sinh thái rạn

san hô biển Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, 212 trang.

[72]. Võ Sĩ Tuấn, Nguyễn Văn Long, Hứa Thái Tuyến, Phan Kim Hoàng, Nguyễn

Xuân Hòa, Phạm Văn Thơm, Phạm Hữu Tâm, Hans Dilev và Reno Linberg

(2004), Điều tra nghiên cứu các hệ sinh thái và tài nguyên của khu bảo tồn biển

Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam, Việt Nam. Báo cáo tổng kết, Viện Hải dương

học, 81 trang.

[73]. Ronald D. Zweig, Hà Xuân Thông, Lê Thanh Lựu, Jonathan R. Cook và

Michael Phillips (2005), Việt Nam: Nghiên cứu ngành thủy sản, Báo cáo

chương trình Quỹ Ủy thác toàn cầu Nhật Bản và Ngân hàng Thế giới, 49 trang.

Tài liệu tiếng Anh

[74]. Ablan, M. C. A., J. W. Mcmanus, C. A. Chen, K. T. Shao, A. S. Cabanban, V.

S. Tuan, W. I. Arthana and J. W. Bell (1999), Population inter-dependencies in

the South China Sea Ecosystem, Technical Report (submitted to the John D.

Catherine T. MacArthur Foundation), ICLARM - The World Fish Center,

Penang, Malaysia, 55 p.

[75]. Allen, G. (2000), Marine Fishes of South-East Asia, Western Australian

Museum, 292 p.

[76]. Allen, G., R. Swainstom and J. Ruse (1997), Marine Fishes of Tropical

Australia and South-East Asia, Published by the Western Australian Museum,

292 p.

[77]. Allen, G. R. (1985), Snappers of the World: An annotated and illustrated

catalogue of lutjanid species known to date, FAO Fisheries Synopsis, No. 125,

Vol. 6, 208 p.

[78]. Allen, G. R. and M. Adrim (2003), "Coral Reef Fishes of Indonesia”.

Zoological Studies, 42 (1): 1-72.

Page 136: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

126

[79]. Allen, G. R., R. Steen, P. Humann and N. Deloach (2003), Reef Fish

Identification Tropical Pacific, New World Publications US, Printed by Star

Standard Industries Pte Ltd Singapore, 457 p.

[80]. Anderson, E. D. (1998), "The History of Fisheries Management and Scientific

Advice - the ICNAF/NAFO History from the End of World War II to the

Present”. Journal of Northwest Atlantic Fishery Science, 23: 75-94.

[81]. Ayson, F. G. and T. J. Lam (1993), "Thyroxine injection of female rabbitfish

(Siganus guttatus) broodstock: changes in thyroid hormone levels in plasma,

eggs, and yolk-sac larvae, and its effect on larval growth and survival”.

Aquaculture, 109 (1): 83-93.

[82]. Ayson, F. G., O. S. Reyes and E. G. T. D. Jesus-Ayson (2014), Seed production

of rabbitfish Siganus guttatus, Aquaculture Extension Manual No. 59.

Southeast Asian Fisheries Development Center. Aquaculture Department, 18 p.

[83]. Berkström, C., T. Jörgensen and M. Hellström (2013), "Ecological connectivity

and niche differentiation between two closely related fish species in the

mangrove-seagrass-coral reef continuum”. Mar. Ecol. Prog. Ser., 477: 201-215.

[84]. Bernardi, G., S. J. Holbrook and R. J. Schmitt (2001), "Gene flow at three

spatial scales in a coral reef fish, the three-spot dascyllus, Dascyllus

trimaculatus”. Marine Biology, 138: 457-465.

[85]. Bina, M. (2006), Gene Mapping, Discovery, and Expression: Methods and

Protocols. Methods in Molecular Biology. Humana Press, Totowa, New Jersey,

334 p.

[86]. Bradbury, I. R., S. Hubert, B. Higgins, S. Bowman, T. Borza, I. G. Paterson, P.

V. Snelgrove, C. J. Morris, R. S. Gregory, D. Hardie, J. A. Hutchings, D. E.

Ruzzante, C. T. Taggart and P. Bentzen (2013), "Genomic islands of

divergence and their consequences for the resolution of spatial structure in an

exploited marine fish”. Evolutionary Applications, 6: 450-461.

[87]. Bray, R. N., A. C. Miller and G. G. Geesey (1981), "The Fish Connection: A

Trophic Link Between Planktonic and Rocky Reef Communities?”. Science,

214 (4517): 204-205.

Page 137: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

127

[88]. Burke, L., L. Selig and M. Spalding (2002), Reef at Risk in Southeast Asia,

World Resource Institute, 72 p.

[89]. Campbell, S. J., T. Kartawijaya and E. K. Sabarini (2011), "Connectivity in reef

fish assemblages between seagrass and coral reef habitats”. Aquatic Biology, 13

(1): 65-77.

[90]. Carpenter, K. E. and V. H. Niem, (Eds), (1999), The living marine resources of

the Western Central Pacific, Bony fishes (Mugilidae to Carangidae), Vol. 4,

part 2, FAO, Rome: 2069-2790.

[91]. Carpenter, K. E. and V. H. Niem, (Eds), (1999), The living marine resources of

the Western Central Pacific. Batoid fishes, chimaeras and bony fishes

(Elopidae to Linophrynidae), FAO species identification guide for fishery

purposes, Vol. 3, Part 1, FAO, Rome: 1397-2068.

[92]. Carpenter, K. E. and V. H. Niem, (Eds), (2001), The living marine resources of

the Western Central Pacific. Bony fishes (Labridae to Latimeriidae), Vol. 6,

Part 4, FAO, Rome: 3381-4218.

[93]. Carpenter, K. E. and V. H. Niem, (Eds), (2001), The living marine resources of

the Western Central Pacific. Bony fishes (Menidae to Pomacentridae), FAO

species identification guide for fishery purposes, Vol. 5, Part 3, FAO, Rome:

2791-3380.

[94]. Chen, C. A., M. C. Ablan, J. W. Mcmanus, J. Bell, V. S. Tuan, A. S. Cabanban

and K. T. Shao (2004), "Population structure and genetic variability of six bar

wrasse (Thallasoma hardwicki) in Northern South Sea revealed by

mitochondrial control region sequences”. Mar. Biotechnol., 6: 312-326.

[95]. Christensen, V. T., L.R. Garces, G.T. Silvestre and D. Pauly (2003), "Fisheries

Impact on the South China Sea Large Marine Ecosystem: A Preliminary

Analysis using Spatially-Explicit Methodology". Assessment, Management and

Future Directions for Coastal Fisheries in Asian Countries (G. Silvestre, L.

Garces, I. Stobutzki, M. Ahmed, R.A. Valmonte-Santos, C. Luna, L. Lachica-

Aliño, P. Munro, V. Christensen and D. Pauly eds.), WorldFish Center

Conference Proceedings: 51-62

Page 138: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

128

[96]. Christie, M. R., B. N. Tissot, M. A. Albins, J. P. Beets, Y. Jia, D. M. Ortiz, S.

E. Thompson and M. A. Hixon (2010), "Larval Connectivity in an Effective

Network of Marine Protected Areas”. PLoS ONE, 5 (12): e15715.

[97]. Clark, R., M. E. Monaco, R. S. Appeldoorn and B. Roque (2005), "Fish habitat

utilization in a Puerto Rico coral reef ecosystem”. 56th Gulf and Caribbean

Fisheries Institute: 467-485.

[98]. Clarke, K. R. and R. N. Gorley (2006), PRIMER v6: User Manual/Tutorial.

Routines In Multivariate Ecological Research, Plymouth Marine Laboratory,

192 p.

[99]. Craig, M. T., Y. Sadovy De Mitcheson and P. C. Heemstra (2012), Groupers of

the World: A Field and Market Guide, CRC Press, 356 p.

[100]. Cushing, D. H. (1971), "Upwelling and the Production of Fish". Advances in

Marine Biology (S. Russell Frederick and Yonge Maurice eds.), Academic

Press: 255-334.

[101]. Dalzell, P. and D. Pauly (1990), "Assessment of the fish resources of southeast

Asia, with emphasis of the Banda and Arafura seas”. Netherlands Journal of

Sea Research, 25 (4): 641-650.

[102]. Dibattista, J. D., C. Wilcox, M. T. Craig, L. A. Rocha and B. W. Bowen (2011),

"Phylogeography of the Pacific Blueline Surgeonfish, Acanthurus nigroris,

reveals high genetic connectivity and a cryptic endemic species in the Hawaiian

archipelago”. Journal of Marine Biology, 2011: 1-17.

[103]. Durand, J. D., K. N. Shen, W. J. Chen, B. W. Jamandre, H. Blel, K. Diop, M.

Nirchio, F. J. Garcia De León, A. K. Whitfield, C. W. Chang and P. Borsa

(2012), "Systematics of the grey mullets (Teleostei: Mugiliformes: Mugilidae):

molecular phylogenetic evidence challenges two centuries of morphology-

based taxonomy”. Molecular Phylogenetics and Evolution, 64: 73-92.

[104]. Duray, M. N. (1998), Biology and culture of Siganids. Aquaculture Dept.,

Southeast Asian Fisheries Development Center (SEAFDEC). Tigbauan, Iloilo,

Philippines, 54 p.

Page 139: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

129

[105]. Dwiponggo, A. (1987), "Indonesia's marine fisheries resources. Indonesian

marine capture fisheries”. ICLARM Studies and Review (C. Bailey, A.

Dwiponggo and F. Marahudin eds.): 10-63.

[106]. Engelhard, G. H. (2008), "One hundred and twenty years of change in fishing

power of English North Sea trawlers". Advances in fisheries science: 50 years

on from Beverton and Holt (A. Payne, J. Cotter and T. Potter eds.), Blackwell

Publishing Ltd, Oxford, UK.: 1-25.

[107]. Eschmeyer, W. N., (Editor) (1998), Catalog of fishes. Special Publication, Vol.

1-3, California Academy of Sciences, San Francisco, 2905 p.

[108]. Excoffier, L., P. E. Smouse and J. M. Quattro (1992), "Analysis of molecular

variance inferred from metric distances among DNA haplotypes: application to

human mitochondrial DNA restriction data”. Genetics, 131: 479-491.

[109]. FAO (2011), Review of the State of World Marine Fishery Resource. FAO

Fisheries and Aquaculture Technical Paper, No. 569. Rome, 334p.

[110]. FAO (2014), The State of World Fisheries and Aquaculture 2014. Rome, 223 p.

[111]. FAO Fisheries Department (2003), The ecosystem approach to fisheries. FAO

Technical Guidelines for Responsible Fisheries, No. 4, Suppl. 2, Rome, 112 p.

[112]. Froese, R. and D. Pauly, (Eds.) (2004), FishBase 2004: A Global Information

System on Fishes, DVD-ROMs. World Fish Center in collaboration with the

Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO) and many

other partners, and with support from the European Commission (EC). Penang,

Malaysia.

[113]. Grainger, R. J. R. and S. M. Garcia (1996), Chronicles of marine fishery

landings (1950–1994): trend analysis and fisheries potential. FAO Fisheries

Technical Paper 359, Roma, 51 p.

[114]. Hara, S., M. N. Duray, M. Parazo and Y. Taki (1986), "Year-round spawning

and seed production of the rabbitfish, Siganus guttatus”. Aquaculture, 59 (3–4):

259-272.

[115]. Hara, S., H. Kohno and Y. Taki (1986), "Spawning behavior and early life

history of the rabbitfish, Siganus guttatus, in the laboratory”. Aquaculture, 59

(3–4): 273-285.

Page 140: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

130

[116]. Heemstra, P. C. and J. E. Randall (1993), FAO species catalogue. Groupers of

the world (Family Serranidae, Subfamily Epinephelinae). An annotated and

illustrated catalogue of the grouper, rockcod, hind, coral grouper and lyretail

species known to date. FAO Fisheries Synopsis, Vol. 16., FAO, Rome, 522

figs, 531 colour plates, 382 p.

[117]. Helfman, G. S. (2007), "Chapt. 12: Coral Reefs, Fishes, and Fisheries:

Exploitation in Fragile Ecosystems”. Fish Conservation: A Guide to

Understanding and Restoring Global Aquatic Biodiversity and Fishery

Resources (Gene S. Helfman ed.): 334-364

[118]. Helfman, G. S., J. L. Meyer and W. N. Mcfarland (1982), "The ontogeny of

twilight migration patterns in grunts (Pisces: Haemulidae)”. Animal Behaviour,

30 (2): 317-326.

[119]. Hixon, M. A. (2011), "60 Years of Coral Reef Fish Ecology: Past, Present,

Future”. Bulletin of Marine Science, 87 (4): 727-765.

[120]. Hobbie, J. E. (2000), “Chapt. 1: Estuarine Science: The Key to Progress in

Coastal Ecological”, In: Estuarine Science – A synthetic approach to research

and practice (J. E. Hobbie ed.), Island Press, Washington, D.C., p. 1-16.

[121]. Honda, K., Y. Nakamura, M. Nakaoka, W. H. Uy and M. D. Fortes (2013),

"Habitat Use by Fishes in Coral Reefs, Seagrass Beds and Mangrove Habitats

in the Philippines”. PLoS ONE, 8 (8): e65735.

[122]. Iwamoto, K., C.-W. Chang, A. Takemura and H. Imai (2012), "Genetically

structured population and demographic history of the goldlined spinefoot

Siganus guttatus in the north Western Pacific”. Fisheries Science, 78: 249-257.

[123]. Jackson, J. B. C., M. X. Kirby, W. H. Berger, K. A. Bjorndal, L. W. Botsford,

B. J. Bourque, R. H. Bradbury, R. Cooke, J. Erlandson, J. A. Estes, T. P.

Hughes, S. Kidwell, C. B. Lange, H. S. Lenihan, J. M. Pandolfi, C. H. Peterson,

R. S. Steneck, M. J. Tegner and R. R. Warner (2001), "Historical Overfishing

and the Recent Collapse of Coastal Ecosystems”. Science, 293 (5530): 629-637.

[124]. Jakobsen, T. (1987), "Coastal cod in northern Norway”. Fisheries Research, 5

(2): 223-234.

Page 141: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

131

[125]. Johannes, R. (1978), "Reproductive strategies of coastal marine fishes in the

tropics”. Environmental Biology of Fishes, 3 (1): 65-84.

[126]. Juario, J. V., M. N. Duray, V. M. Duray, J. F. Nacario and J. M. E. Almendras

(1985), "Breeding and larval rearing of the rabbitfish, Siganus guttatus

(Bloch)”. Aquaculture, 44 (2): 91-101.

[127]. Juario, J. V., M. N. Duray, V. M. Dwray, J. F. Nacario and J. M. E. Almendras

(1985), "Breeding and larval rearing of the rabbitfish, Siganus guttatus

(Bloch)”. Aquaculture, 44: 91-101.

[128]. Kaiser, M. J., M. J Attrill, S. Jenning, D.N. Thomas, D. K. A. Barnes, A. S.

Brierley, N. V.C. Polunin, D. G Raffaelli and P. J. Le B. Williams (2005),

Marine Ecology: Processes, systems and impact, Oxford, United Kingdom,

501p.

[129]. Kimura, S. and K. Matsuura (2003), Fishes of Bitung, Northern tip of Sulawesi,

Indonesia, Ocean Research Institute, the University of Tokyo, iv+244 p.

[130]. Kuiter, R. H. and D. Helmut ( 2007), World Atlas of Marine Fishes, Ikan-

Unterwasserarchiv, Germany, 728 p.

[131]. Kuiter, R. H. and T. Tonozuka (2001), Pictorial guide to Indonesian reef fishes:

Jawfishes - Sunfishes, Opistognathidae – Molidae. Part 3, Zoonetics, Australia:

623-893.

[132]. Kuiter, R. H. and T. Tonozuka (2001), Pictorial guide to Indonesian reef fishes.

Eels- Snappers, Muraenidae – Lutjanidae. Part 1. Zoonetics, Australia, 302 p.

[133]. Larson, W. A., L. W. Seeb, M. V. Everett, R. K. Waples, W. D. Emplin and J.

E. Seeb (2014), "Genotyping by sequencing resolves shallow population

structure to inform conservation of Chinook salmon (Oncorhynchus

tshawytscha)”. Evolutionary Applications, 7: 355-369.

[134]. Lau, P. P. F. and L. W. H. Li (2000), Identification guide to fishes in the live

seafood trade of the Asia-Pacific region. WWF Hong Kong and Agriculture,

Fisheries and Conservation Department, Hong Kong, 137 p.

[135]. Legendre, P. and L. Legendre (1998), Numerical Ecology. Developments in

Environmental Modelling, Second English edition, Elsevier Science,

Amsterdam, 853 p.

Page 142: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

132

[136]. Leis, J. M. and D. S. Rennis (1983), The larvae of Indo - Pacific coral Reef

Fishes. South Wales University and University of Hawaii Press, 269p.

[137]. Leis, J. M. and T. Trnski (1989), The Larva of Indo - Pacific shore fishes. New

South Wales University press, 850 p.

[138]. Lepš, J. and P. Šmilauer (2003), Multivariate analysis of ecological data using

CANOCO. Cambridge University Press, New York, 269 p.

[139]. Leu, M. Y., C. H. Liou and L. S. Fang (2005), "Embryonic and larval

development of the malabar grouper, Epinephelus malabaricus (Pisces:

Serranidae)”. Journal of the Marine Biological Association of the United

Kingdom, 85 (05): 1249-1254.

[140]. Martinho, F., H. N. Cabral, U. M. Azeiteiro and M. A. Pardal (2012),

"Estuarine nurseries for marine fish: Connecting recruitment variability with

sustainable fisheries management”. Marine environmental quality, 23 (4): 414-

433.

[141]. Matsuura, K. and S. Kimura (2005), Fishes of Libong Island, West coast

Southern Thailand. Ocean Research Institute, University of Tokyo, vii+78 p.

[142]. Matsuura, K., O. K. Sumadhiharga and K. Tsukamoto (2000), Field Guide to

Lombok Island: Indentification Guide to Marine Organisms in Seagrass Beds of

Lombok Island, Indonesia, Ocean Research Institute, University of Tokyo,

viii+449 pages, 1 plate.

[143]. Meyer, J. L. and E. T. Schultz (1985), "Migrating haemulid fishes as a source

of nutrients and organic matter on coral reefs”. Limnology and Oceanography,

30 (1): 146-156.

[144]. Meyer, J. L., E. T. Schultz and G. S. Helfman (1983), "Fish Schools: An Asset

to Corals”. Science, 220 (4601): 1047-1049.

[145]. Monaco, M. E., A. Friedlander, S. D. Hile, S. J. Pittman and R. H. Boulon

(2008), "The coupling of St. John, US Virgin Islands marine protected areas

based on reef fish habitat affinities and movements across management

boundaries”. Proceedings of the 11th

International Coral Reef Symposium, Ft.

Lauderdale, Florida, 2: 1029-1032.

Page 143: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

133

[146]. Moore, J. S., V. Bourret, M. Dionne, I. R. Bradbury, P. O'reilly, M. Kent, G.

Chaput and L. Bernatchez (2014), "Conservation genomics of anadromous

Atlantic salmon across its North American range: outlier loci identify the same

patterns of population structure as neutral loci”. Molecular Ecology, 23: 5680-

5697.

[147]. Mora, C., S. Adrefouet, M. J. Costello, C. Kranenburg, A. Rollo, J. Vernon, K.

J. Gaston and R. A. Myers (2006), "Coral Reefs and the Global Network of

Marine Protected Areas”. Science, 312 (5781): 1750-1751.

[148]. Mukai, T., S. Nakamura and M. Nishida (2009), "Genetic population structure

of a reef goby, Bathygobius cocosensis, in the northwestern Pacific”.

Ichthyology Research, 56: 380-387.

[149]. Mullis, K. B., F. Faloona, S. Scharf, R. Saiki, G. Horn and H. Erlich (1986),

"Specific enzymatic amplification of DNA in vitro: the polymerase chain

reaction”. Cold Spring Harbor Symposium on Quantitative Biology, 51: 263-

273.

[150]. Mumby, P. J., J. Flower, I. Chollett, S. J. Box, Y.-M. Bozec, C. Fitzsimmons, J.

Forster, D. Gill, R. Griffith-Mumby, H. A. Oxenford, A. M. Peterson, S. M.

Stead, R. A. Turner, P. Townsley, P. J. H. V. Beukering, F. Booker, H. J.

Brocke, N. Cabañillas-Terán, S. W. J. Canty, J. P. Carricart-Ganivet, J.

Charlery, C. Dryden, F. C. V. Duyl, S. Enríquez, J. D. Haan, R. Iglesias-Prieto,

E. V. Kennedy, R. Mahon, B. Mueller, S. P. Newman, M. M. Nugues, J. C.

Núñez, L. Nurse, R. Osinga, C. B. Paris, D. Petersen, N. V. C. Polunin, C.

Sánchez, S. Schep, J. R. Stevens, H. Vallès, M. J. A. Vermeij, P. M. Visser, E.

Whittingham and S. M. Williams (2014), Coral Reef Fisheries Management.

Towards Reef Resilience and Sustainable Livelihoods: A handbook for

Caribbean coral reef managers (Peter J Mumby, Jason Flower, Iliana Chollett,

Stephen J Box, Yves-Marie Bozec, Clare Fitzsimmons, Johanna Forster, David

Gill, Rosanna Griffith-Mumby, Hazel A Oxenford, Angelie M Peterson, Selina

M Stead, Rachel A Turner, Philip Townsley, Pieter J H van Beukering,

Francesca Booker, Hannah J Brocke, Nancy Cabañillas-Terán, Steven W J

Canty, Juan P Carricart-Ganivet, John Charlery, Charlie Dryden, Fleur C van

Page 144: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

134

Duyl, Susana Enríquez, Joost den Haan, Roberto Iglesias-Prieto, Emma V

Kennedy, Robin Mahon, Benjamin Mueller, Steven P Newman, Maggy M

Nugues, Jorge Cortés Núñez, Leonard Nurse, Ronald Osinga, Claire B Paris,

Dirk Petersen, Nicholas V C Polunin, Cristina Sánchez, Stijn Schep, Jamie R

Stevens, Henri Vallès, Mark J A Vermeij, Petra M Visser, Emma Whittingham

and Stacey M Williams eds.), University of Exeter, Exeter: 64-93

[151]. Nagelkerken, I. (2009), Ecological Connectivity among Tropical Coastal

Ecosystems. Springer, 615 p.

[152]. Nagelkerken, I., M. Dorenbosch, W. C. E. P. Verberk, E. C. D. L. Morinière

and G. V. D. Velde (2000), "Importance of shallow-water biotopes of a

Caribbean bay for juvenile coral reef fishes: patterns in biotope association,

community structure and spatial distribution”. Marine Ecology Progress Series,

202: 175-192.

[153]. Nagelkerken, I., G. Van Der Velde, M. W. Gorissen, G. J. Meijer, T. Van't Hof

and C. Den Hartog (2000), "Importance of Mangroves, Seagrass Beds and the

Shallow Coral Reef as a Nursery for Important Coral Reef Fishes, Using a

Visual Census Technique”. Estuarine, Coastal and Shelf Science, 51 (1): 31-44.

[154]. Nakabo, T., (Ed.) (2002), Fishes of Japan with pictorial keys to the species.

English edition, Tokai Universty Press, 1750 p.

[155]. Nelson, J. S. (2006), Fishes of the World, 4nd

edition, John Wiley & Sons, New

York, 601 p.

[156]. Newton, K., I. M. Côté, G. M. Pilling, S. Jennings and N. K. Dulvy (2007),

"Current and Future Sustainability of Island Coral Reef Fisheries”. Current

Biology, 17 (7): 655-658.

[157]. Nguyen Phi Dinh (1995), "The biological characteristics of marine fishes in

Vietnam waters (Summary of the main studed results of the Institute of

Oceanography)”. Collection of Marine Research Works, VI: 135-145.

[158]. Nguyen, T. T. T. (2008), "Population structure in the highly fragmented range

of Tor douronensis (Cyprinidae) in Sarawak, Malaysia revealed by

microsatellite ADN markers”. Freshwater Biology, 53: 924-934.

Page 145: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

135

[159]. Nguyen, T. T. T., B. Ingram, S. Sungan, G. Gooley, S. Y. Sim, D. Tinggi and S.

S. De Silva (2006), "Mitochondrial ADN diversity of broodstock of two

indigenous mahseer species, Tor tambroides and T. douronensis (Cyprinidae)

cultured in Sarawak, Malaysia”. Aquaculture, 253: 259-269.

[160]. Nguyen Van Long and Vo Si Tuan (2014), "Establishment and management of

fisheries refugia in Phu Quoc Marine Protected Area, Vietnam”. Journal of the

Marine Biological Association of India, 56 (1): 41-45.

[161]. Nguyen, V. L., S. T. Vo, X. B. Hoang & K. H. Phan (2006), "Conservation of

marine biodiversity: a tool for sustainable management in Cu Lao Cham

Islands, Quang Nam province”. Proceedings of 10th

International Coral Reef

Symposium, Okinawa, Japan: 1249-1258.

[162]. Ogden, J. C. and P. R. Ehrlich (1977), "The behavior of heterotypic resting

schools of juvenile grunts (Pomadasyidae)”. Marine Biology, 42 (3): 273-280.

[163]. Ogden, J. C. and E. H. Gladfelter, (Eds.). (1983), Coral Reefs, Seagrass Beds,

and Mangroves: Their Interaction in the Coastal Zones of the Caribbean.

UNESCO Report in Marine Science 23, Paris, France, 133 p.

[164]. Parrish, J. D. (1989), "Fish communities of interacting shallow-water habitats in

tropical oceanic regions”. Marine Ecology Progress Series, 58 (1): 143-160.

[165]. Pauly, D., V. Christensen, J. Dalsgaard, R. Froese and F. Torres (1998),

"Fishing Down Marine Food Webs”. Science, 279 (5352): 860-863.

[166]. Pauly, D., R. Watson and J. Alder (2005), "Global trends in world fisheries:

impacts on marine ecosystems and food security”. Philosophical Transactions

of the Royal Society B: Biological Sciences, 360 (1453): 5-12.

[167]. Pittman, S. J., C. Caldow, S. D. Hile and M. E. Monaco (2007), "Using

seascape types to explain the spatial patterns of fish in the mangroves of SW

Puerto Rico”. Marine Ecology Progress Series, 348: 273-284.

[168]. Pittman, S. J., J. D. Christensen, C. Caldow, C. Menza and M. E. Monaco

(2007), "Predictive mapping of fish species richness across shallow-water

seascapes in the Caribbean”. Ecological Modelling, 204 (1–2): 9-21.

Page 146: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

136

[169]. Pittman, S. J., C. A. Mcalpine and K. M. Pittman (2004), "Linking fish and

prawns to their environment: a hierarchical landscape approach”. Marine

Ecology Progress Series, 283: 233-254.

[170]. Pomeroy, R. S. (2012), "Managing overcapacity in small-scale fisheries in

Southeast Asia”. Marine Policy, 36 (2): 520-527.

[171]. Rahman, M. S., A. Takemura and K. Takano (2000), "Correlation between

plasma steroid hormones and vitellogenin profiles and lunar periodicity in the

female golden rabbitfish, Siganus guttatus (Bloch)”. Comparative Biochemistry

and Physiology Part B: Biochemistry and Molecular Biology, 127 (1): 113-122.

[172]. Randall, J. E., G. R. Allen and R. C. Steene (1990), Fishes of the Great Barrier

Reef and Coral Sea. University of Hawaii Press Honolulu, 507 p.

[173]. Rollefsen, G. (1965), "Norwegian Fisheries Research”. FiskDir. Skr. Ser.

HaoUnders., 14 (1): 1-36

[174]. Rooker, J. R. and G. D. Dennis (1991), "Diel, Lunar and Seasonal Changes in a

Mangrove Fish Assemblage off Southwestern Puerto Rico”. Bulletin of Marine

Science, 49 (3): 684-698.

[175]. Russ, G. and A. Alcala (1989), "Effects of intense fishing pressure on an

assemblage of coral reef fishes”. Marine Ecology Progress Series, 56 pp. 13-

27.

[176]. Sanchirico, J. N. and J. E. Wilen (2007), "Global Marine fishery resources:

status and prospectus”. International Journal of Global Environmental Issues,

7: 106-118.

[177]. Scheiber, H. N. (1986), "Pacific Ocean Resources, Science, and Law of the Sea:

Wilbert M. Chapman and the Pacific Fisheries, 1945-70”. Ecology Law

Quarterly, 13 (3): 381-534.

[178]. Sfetcu, N. (2014), Fish & Fishing, Great Northern, 472 p.

[179]. Sheaves, M. (2005), "Nature and consequences of biological connectivity in

mangrove systems”. Marine Ecology Progress Series, 302: 293-305.

[180]. Sheaves, M. (2009), "Consequences of ecological connectivity: the coastal

ecosystem mosaic”. Marine Ecology Progress Series, 391: 107-115.

Page 147: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

137

[181]. Smith, T. D. (2002), “Chapter 4. A History of Fisheries and their Science and

Management”, In: Handbook of Fish Biology and Fisheries: Fisheries (Paul J.

B. Hart and John D. Reynolds eds.), Blackwell Science: 61-83.

[182]. So, N., G. E. Maes and F. a. M. Volckaert (2005), "High genetic diversity in

cryptic populations of the migratory sutchi catfish Pangasianodon

hypophthalmus in the Mekong River”. Heredity, 96 (2): 166-174.

[183]. Sparre, P. and S. C. Venema (1998), Introduction to Tropical Fish Stock

Assessment - Part 1: Manual. FAO Fisheries Technical Paper 306/1 Rev. 2. 407

p.

[184]. Staples, D. and S. Funge-Smith (2009), Ecosystem approach to fisheries and

aquaculture: Implementing the FAO Code of Conduct for Responsible

Fisheries, FAO Regional Office for Asia and the Pacific, Bangkok, Thailand,

RAP Publication 2009/11 48 p.

[185]. Strehlow, H. V. (2006), Integrated Natural Resources Management of Coastal

Fisheries: The Case of Nha Phu Lagoon, Vietnam, Doctor Rerum

Agriculturarum Thesis, der Humboldt-Universität zu Berlin, Berlin, 286 p.

[186]. Strydom, N. A. and B. D. D'hotman (2005), "Estuary-dependence of larval

fishes in a non-estuary associated South African surf zone: evidence for

continuity of surf assemblages”. Estuarine, Coastal and Shelf Science, 63 (1–

2): 101-108.

[187]. Susilo, E. S., L. Harnadi and A. Takemura (2009), "Tropical monsoon

environments and the reproductive cycle of the orange-spotted spinefoot

Siganus guttatus”. Marine Biology Research, 5 (2): 179-185.

[188]. Tamura, K., G. Stecher, D. Peterson, A. Filipski and S. Kumar (2013),

"MEGA6: Molecular Evolutionary Genetics Analysis Version 6.0”. Molecular

Biology and Evolution, 30: 2725-2729.

[189]. Ter Braak, C. J. F. and P. Smilauer (2002), CANOCO Reference Manual and

CanoDraw for Windows User’s Guide: Software for Canonical Community

Ordination (version 4.5). Microcomputer Power, Ithaca, New York, 500 p.

[190]. UNEP (2007), Procedure for Establishing a Regional System of Fisheries

Refugia in the South China Sea and Gulf of Thailand in the context of the

Page 148: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

138

UNEP/GEF project entitled: “Reversing Environmental Degradation Trends in

the South China Sea and Gulf of Thailand”. South China Sea Knowledge

Document, 4: 15p.

[191]. Visram, S., M. C. Yang, R. M. Pillay, S. Said, O. Henriksson, M. Grahn and C.

A. Chen (2010), "Genetic connectivity and historical demography of the blue

barred parrotfish (Scarus ghobban) in the western Indian Ocean”. Marine

Biology, 157: 1475-1487.

[192]. Vo, S. T., J. C. Pernetta and C. J. Paterson (2013), "Lessons learned in coastal

habitat and land-based pollution management in the South China Sea”. Ocean

& Coastal Management, 85, Part B: 230-243.

[193]. Walters, J. S., J. Maragos, S. Siar and A. T. White (1998), "Participatory coastal

resource assessment: A handbook for community workers and coastal resource

managers”. Coastal Resource Management Project and Silliman University,

Cebu City, Philippines, 113 p.

[194]. Ward, R. D. and P. M. Grewe (1994), "Appraisal of molecular genetic

techniques in fisheries”. Review of Fish Biology and Fisheries, 4: 300-325.

[195]. Watson, R. and D. Pauly (2001), "Systematic distortions in world fisheries

catch trends”. Nature, 414 (6863): 534-536.

[196]. Woodland, D. (2001), "Siganidae rabbitfishes (Spinefoots). Perciformes:

Acanthuroidei, (Labridae to Latimeriidae), estuarine crocodiles, sea turtles, sea

snakes and marine mammals”. Food and Agriculture Organization of the

United Nations, Bony fishes part 4 (K.E. Carpenter and V. Niem eds.): 3627-

3650

[197]. Woodland, D. J. (1990), Revision of the fish family Siganidae with descriptions

of two new species and comments on distribution and biology, Indo-Pacific

Fishes, Vol.19, Bishop Museum, Honolulu, Hawaii, U.S.A., 136 p.

[198]. Yasook, N. (2008), "Assessing the Abundance of Demersal Fishery Resources

in Southeast Asian Waters”. Fish for the People, 6 (2): 18-22.

Tài liệu tiếng Pháp

[199]. Chevey, P. (1932), Poissons des campagnes du “de Lanessan” (1925-1929), Ire

Partie, l’Institut Océanographique, Saigon, 155 p.

Page 149: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

139

[200]. Krempf, A. (1926), "Rapport sur le fonctionnement du Service

Océanographique des Pêches de L’Indochine pendant l’année 1924-1925”. Note

Service Océanographique des pêches de I'Indochiue station maritime de

Cauda, Province de Nha trang, No. 2. pp. 38-50.

[201]. Krempf, A. (1926), "Rapport sur le fonctionnement du Service

Océanographique des Pêches de L’Indochine pendant l’année 1925-1926”. Note

Service Océanographique des pêches de I'Indochiue station maritime de

Cauda, Province de Nha trang, No. 5. pp. 51-68.

[202]. Krempf, A. (1927), "Rapport sur le fonctionnement du Service

Océanographique des Pêches de L’Indochine pendant l’année 1926-1927”. Note

Service Océanographique des pêches de I'Indochiue station maritime de

Cauda, Province de Nha trang, No. 9. pp. 69-86.

[203]. Krempf, A. (1928), "Rapport sur le fonctionnement du Service

Océanographique des Pêches de L’Indochine pendant l’année 1927-1928”. Note

Service Océanographique des pêches de I'Indochiue station maritime de

Cauda, Province de Nha trang, No. 11. pp. 1-32.

[204]. Krempf, A. (1929), Rapport sur le fonctionnement du Service Océanographique

des Pêches de l’Indochine pendant l’année 1928-1929, Note Service

Océanographique des pêches de l'Indochiue station maritime de Cauda, No. 13,

Province de Nha trang, 1-42 p.

[205]. Krempf, A. (1930), Rapport sur le fonctionnement du Service Océanographique

des Pêches de l’Indochine pendant l’année 1929-1930, Note Service

Océanographique des pêches de l'Indochiue station maritime de Cauda, No. 15,

Province de Nha trang, 1-47 p.

[206]. Pellegrin, L. D. J. (1905), "Mission Permanente Française en Indo-Chine

Poissons de la Baie D'along (Tonkin)”. Bulletin de la Société Zoologique,

Séance du 9 Mai. pp. 82-88.

Tài liệu tiếng Trung

[207]. 沈世杰, (1993), 台湾鱼类志. 台北: 中国台湾国立台湾大学动物学系,960 片

Tài liệu Website

Page 150: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

140

[208]. Froese, R. and D. Pauly, (Eds.) (2016), FishBase. World Wide Web electronic

publication. Available at: http:/fishbase.org/ (1/2016)

Page 151: LỜI CÁM ƠNgust.edu.vn/media/25/uftai-ve-tai-day25981.pdf · trong thời học tập và luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin cám ơn

141