155
Lời nói đầu ---- Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo văn bản đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 25 tháng 11 năm 2002, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định số 510/GP-BVHTT, cấp giấy phép hoạt động báo chí cho Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng. Ngày 10 tháng 8 năm 2006, Cục Báo chí Bộ Văn hoá - Thông tin đã có Công văn số 816/BC đồng ý cho phép Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng được tăng kỳ xuất bản từ 03 tháng/kỳ lên thành 02 tháng/kỳ. Ngày 6 tháng 2 năm 2007, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Công văn số 44/TTKHCN-ISSN đồng ý cấp mã chuẩn quốc tế: ISSN 1859-1531 cho Tạp chí “Khoa học và Công nghệ”, Đại học Đà Nẵng. Ngày 5 tháng 3 năm 2008, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số 210/CBC cho phép Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng, ngoài ngôn ngữ được thể hiện là tiếng Việt, được bổ sung thêm ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Anh và tiếng Pháp. Ngày 15 tháng 9 năm 2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 1487/GP-BTTTT cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung cho phép Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng được tăng kỳ hạn xuất bản từ 02 tháng/kỳ lên 01 tháng/kỳ và tăng số trang từ 80 trang lên 150 trang. Ngày 07 tháng 01 năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 07/GP-BTTTT cấp Giấy phép hoạt động báo chí in cho Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng được xuất bản 15 kỳ/01 năm (trong đó, có 03 kỳ xuất bản bằng ngôn ngữ tiếng Anh). Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng ra đời với mục đích: Công bố, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giảng dạy và đào tạo; Thông tin các kết quả nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường; Tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ. Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng ra đời là sự kế thừa và phát huy truyền thống các tập san, thông báo, thông tin, kỷ yếu Hội thảo của Đại học Đà Nẵng và các trường thành viên trong gần 40 năm qua. Ban Biên tập rất mong sự phối hợp cộng tác của đông đảo các nhà khoa học, nhà giáo, các cán bộ nghiên cứu trong và ngoài nhà trường, trong nước và ngoài nước để Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” của Đại học Đà Nẵng ngày càng có chất lượng tốt hơn. BAN BIÊN TẬP

Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

  • Upload
    others

  • View
    4

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

Lời nói đầu

----

Căn cứ vào quy hoạch báo chí đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, theo văn bản đề nghị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 25 tháng 11 năm 2002, Bộ Văn hoá - Thông tin đã ra Quyết định số 510/GP-BVHTT, cấp giấy phép hoạt động báo chí cho Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng.

Ngày 10 tháng 8 năm 2006, Cục Báo chí Bộ Văn hoá - Thông tin đã có Công văn số 816/BC đồng ý cho phép Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng được tăng kỳ xuất bản từ 03 tháng/kỳ lên thành 02 tháng/kỳ.

Ngày 6 tháng 2 năm 2007, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ đã có Công văn số 44/TTKHCN-ISSN đồng ý cấp mã chuẩn quốc tế: ISSN 1859-1531 cho Tạp chí “Khoa học và Công nghệ”, Đại học Đà Nẵng.

Ngày 5 tháng 3 năm 2008, Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Công văn số 210/CBC cho phép Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng, ngoài ngôn ngữ được thể hiện là tiếng Việt, được bổ sung thêm ngôn ngữ thể hiện bằng tiếng Anh và tiếng Pháp.

Ngày 15 tháng 9 năm 2011, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 1487/GP-BTTTT cấp Giấy phép sửa đổi, bổ sung cho phép Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng được tăng kỳ hạn xuất bản từ 02 tháng/kỳ lên 01 tháng/kỳ và tăng số trang từ 80 trang lên 150 trang.

Ngày 07 tháng 01 năm 2016, Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 07/GP-BTTTT cấp Giấy phép hoạt động báo chí in cho Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng được xuất bản 15 kỳ/01 năm (trong đó, có 03 kỳ xuất bản bằng ngôn ngữ tiếng Anh).

Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng ra đời với mục đích:

Công bố, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực giảng dạy và đào tạo;

Thông tin các kết quả nghiên cứu khoa học ở trong và ngoài nước nhằm phục vụ cho công tác đào tạo của nhà trường;

Tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học, công nghệ.

Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” Đại học Đà Nẵng ra đời là sự kế thừa và phát huy truyền thống các tập san, thông báo, thông tin, kỷ yếu Hội thảo của Đại học Đà Nẵng và các trường thành viên trong gần 40 năm qua.

Ban Biên tập rất mong sự phối hợp cộng tác của đông đảo các nhà khoa học, nhà giáo, các cán bộ nghiên cứu trong và ngoài nhà trường, trong nước và ngoài nước để Tạp chí “Khoa học và Công nghệ” của Đại học Đà Nẵng ngày càng có chất lượng tốt hơn.

BAN BIÊN TẬP

Page 2: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa
Page 3: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

MỤC LỤC ISSN 1859-1531 - Tạp chí KHCN ĐHĐN, Số 4(101).2016

KHOA HỌC XÃ HỘI

Dạy học lập trình theo tiếp cận quy trình phát triển phần mềm trên môi trường B-learning nhằm nâng cao năng lực của người học Teaching programming by approaching the software development process in B-learning environment to improve learners’competence Nguyễn Thế Dũng 1

Qui trình thiết kế và sử dụng bài tập thực hành trong dạy học nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên Đại học Sư phạm Kĩ thuật The process of designing and using practical exercises in pedagogic profession teaching for University students of Pedagogical Techniques Nguyễn Văn Hạnh 5

Tăng cường ứng dụng thực tiễn trong dạy học toán cao cấp cho sinh viên khối ngành kinh tế ở Trường Đại học Lạc Hồng hướng đến đáp ứng chuẩn đầu ra Strengthening practical applications in teaching advanced mathematics for students who major in Economics at Lac Hong University in order to meet the standard learning outcomes Trần Văn Hoan 11

Trải nghiệm và thái độ của sinh viên Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng về quấy rối tình dục phụ nữ và trẻ em gái tại nơi công cộng Experience and attitude of student of University of Education, The University of Danang about sexual harassment with women and girls at public places Lê Thị Lâm 16

Tác động của đô thị hóa đến nguồn lao động của thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ 2005 đến nay The impact of urbanisation on labour resources of Danang city from 2005 till now Nguyễn Đặng Thảo Nguyên 20

Tác động của việc đánh giá thường xuyên đến kết quả học tập môn toán cao cấp của sinh viên tại Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên The impact of regular formal assessments on students’ outcome of advanced Mathematics at Banking Academy – Phu Yen Branch Trần Thị Nhất 25

Hình ảnh dưới góc nhìn giáo học pháp – từ lý thuyết đến thực tiễn A methodological perspective on using images: from theory to practice Đào Thanh Phượng 29

Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế Division of housework and child care by sex at Phu Vang distrist, Thua Thien Hue province Lê Nữ Minh Phương 33

Thực trạng và giải pháp nâng cao nhận thức về môi trường, quản lí tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng dân cư ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế Actual state and measures to raise awareness of the nvironment and natural resource management of communities in the coastal areas of Thua Thien Hue province Nguyễn Hoàng Sơn, Lê Văn Tin, Phan Anh Hằng, Nguyễn Ngọc Chương 38

Mô hình thực tập tốt nghiệp ở nước ngoài cho cử nhân kinh tế của Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kontum Overseas graduation practice models for bachelors of economics of Danang University, Kontum Division Đinh Thị Thanh 43

Sự dụng hệ thống bài tập như một phương tiện hữu hiệu trong việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp Using exercise system as an effective way of forming and developing communicative competence Nguyễn Văn Tụ 47

Nghiên cứu tích hợp facebook vào học phần marketing điện tử - một giải pháp nhằm tăng cường học tập cộng tác Integrating facebook into e-marketing module: a measure to enhance collaborative learning Nguyễn Thị Thúy Vân 51

KHOA HỌC NHÂN VĂN

Về triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh On Ho Chi Minh’s philosophy of "Making invariables respond to numerous variables" Trần Ngọc Ánh 56

Từ ghép tiếng Việt nhìn từ triết lí âm dương Vietnamese compounds viewed from the yin - yang philosophy Nguyễn Ngọc Chinh, Mai Thị Xí 60

Page 4: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

Syntactic features of recreation actvities advertisements in English versus Vietnamese Các đặc điểm cú pháp của các quảng cáo về hoạt động giải trí trong tiếng Anh và tiếng Việt Nguyen Thi Quynh Hoa, Nguyen Thi Dieu Hao 63

Vấn đề tự do trong học thuyết về xã hội công dân của G.W.F Hegel Freedom issues in G.W.F. Hegel’s theory of civil society Phan Thành Nhâm 68

Ẩn dụ tri nhận về mùa đông trong những bài hát tiếng Việt ở thế kỷ XX Conceptual metaphor of winter in twentieth century Vietnamese songs Sỹ Thị Thơm 73

Thiên tính nữ trong tiểu thuyết 1981 và nhiều cách sống của Nguyễn Quỳnh Trang Female inborn character in the novels "1981" and "ways of life" of Nguyen Quynh Trang Nghiêm Thị Hồ Thu, Đỗ Thị Thu Sinh, Đoàn Đức Hải 78

Nghiên cứu đặc điểm ngữ nghĩa của biện pháp tu từ phóng đại trong một số tác phẩm văn học Pháp và Việt A study of semantic features of hyperbole - a rhetorical device - in literary works in French and Vietnamese Nguyễn Thị Thu Thủy 81

Truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao từ góc nhìn diễn ngôn thể loại Nam Cao’s short story Chi Pheo from the perspective of genre discourse Nguyễn Thanh Trường 86

KHOA HỌC KINH TẾ

Nghiên cứu việc vân dung kê toan quan tri trong cac doanh nghiệp trên đia ban Tây Nguyên Adoption of management accounting practices in enterprises in Central Highlands, Vietnam Đoàn Ngọc Phi Anh, Vương Thị Nga 91

Phân tích hành vi sử dụng thuốc trừ sâu của nông hộ theo hướng tiếp cận tăng trưởng xanh: nghiên cứu tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam Research on farmers’ pesticide use with the green growth approach: the case of Dien Ban, Quang Nam province Đoàn Gia Dũng, Lương Tình, Bùi Thị Mai Trúc 96

Phát triển du lịch Đà Nẵng theo hướng bền vững: nhân tố ảnh hưởng và các giải pháp Sustainable tourism development in Da Nang city: relevant factors and solutions Lê Thế Giới, Lê Đức Viên 102

Một số gợi ý chính sách từ thực trạng dân số già trong quá trình già hóa dân số ở Việt Nam hiện nay Policy recommendations from the status quo of elderly population in the population ageing process in Vietnam Nguyễn Thị Thu Hà 107

Giải pháp triển khai nghiệp vụ giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam Measures for implementing professional agreement transaction of future of stock index in Vietnam stock market Nguyễn Văn Hân 112

A theoretical basis for formulating a firm valuation model Cơ sở lý thuyết của việc thiết lập mô hình định giá doanh nghiệp Duong Nguyen Hung 118

Ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 The effect of monetary policy on inflation in Viet Nam in 2000 – 2012 Trần Viết Quang Khánh, Phan Trần Minh Hưng 123

Sử dụng phần mềm crystal ball phân tích định lượng dự án đầu tư áp dụng vào dự án trồng cao su của tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai Using crystal ball software for quantitative analysis of investment projects applied in rubber plantation project of Hoang Anh Gia Lai group Ninh Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Hoài 128

Các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp – nghiên cứu thực nghiệm tại ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Determinants of capital structure - an empirical analysis of listed food companies on Vietnam's stock market Bùi Ngọc Toản 133

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch tỉnh Kon Tum Improving competitiveness of tourism businesses in Kon Tum province Phan Thị Thanh Trúc 137

Các tiêu chí đánh giá phát triển du lịch Đà Nẵng theo hướng bền vững Evaluation criteria for sustainable tourism development in Da Nang city Lê Đức Viên 142

Tạo động lực cho người lao động trong quá trình hoàn thiện quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay Creating motivation for workers in the process of improving relations of production in Vietnam today Lê Thị Vinh 147

Page 5: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 1

DẠY HỌC LẬP TRÌNH THEO TIẾP CẬN QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM TRÊN MÔI TRƯỜNG B-LEARNING NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC

CỦA NGƯỜI HỌC

TEACHING PROGRAMMING BY APPROACHING THE SOFTWARE DEVELOPMENT PROCESS IN B-LEARNING ENVIRONMENT TO IMPROVE LEARNERS’COMPETENCE

Nguyễn Thế Dũng

NCS Viện Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội; [email protected]

Tóm tắt - Dạy học lập trình đóng một phần quan trọng trong việcđào tạo giáo viên Tin học. Tuy vậy, qua khảo sát trên nhiều sinhviên ngành Sư phạm Tin học và kinh nghiệm giảng dạy của bảnthân, chúng tôi nhận thấy việc học lập trình của người học cònnhiều khó khăn và thiếu hiệu quả. Khi học lập trình, người họcthường không hình dung được yêu cầu của bài toán mà chươngtrình cần giải quyết là gì? kết quả thực hiện đoạn code của chươngtrình mà người học vừa học sẽ có kết quả như thế nào? Trong bàibáo, chúng tôi trình bày việc tổ chức dạy học lập trình theo tiếp cậnquy trình phát triển phần mềm với mô hình lớp học đảo ngượctrong B-learning. Bên cạnh đó tình huống học tập minh họa và mộtsố kết quả khảo sát minh chứng bước đầu cũng được đưa ra.

Abstract - Teaching programming plays an important part in thetraining of informatics teachers. However, through the surveys ofmany informatics teacher students and from our own teachingexperience, we find that there still exist much difficulty andinefficiency in the learning of programming. When learningprogramming, students do not often figure out the requirements ofproblems to be solved via a program and the results of the codeimplementation of the program that they have just learned. In thispaper, we present the organization of programming teaching byapproaching the software development process based on areversed classroom model in B-learning. Besides, we also presentillustrative learning situations and some initial survey results.

Từ khóa - dạy học lập trình; quy trình phát triển phần mềm; lớphọc đảo ngược; mô hình hóa; dự án; năng lực của người học.

Key words - programming teaching; software development process;reversed classroom; modeling; project; learner’s competence.

1. Mở đầu

Lập trình có thể hiểu là quá trình ra lệnh cho máy tính thực hiện một công việc. Tuy nhiên thường thì người dạy minh họa các công việc của việc lập trình qua ngôn ngữ lập trình bằng tiếng Anh, trong khi người học – người sẽ ra lệnh cho máy tính thực hiện công việc vẫn chưa thể mô tả công việc cần thực thi, thậm chí bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ của mình.

Việc học tốt môn học lập trình cơ bản giúp sinh viên có một nền tảng để học tốt các môn học khác và đặc biệt là các môn học lập trình mang tính chuyên sâu công nghệ hơn. Tuy vậy qua khảo sát trên nhiều người học và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, chúng tôi nhận thấy việc học lập trình của người học còn nhiều khó khăn và thiếu hiệu quả. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan đến từ người học cũng như phương pháp giảng dạy của giảng viên. Có thể tham khảo một số nguyên nhân khá cốt lõi từ phía chủ quan của người học được phân tích khá sâu sắc trên [4].

Qua các kết quả khảo sát người học, chúng tôi nhận thấy người học thường không hình dung được yêu cầu của bài toán mà chương trình cần giải quyết là gì? Kết quả phần chương trình có đoạn code vừa thực hiện sẽ như thế nào? Do đó, nếu giảng viên thực hiện giảng dạy theo phương pháp truyền thống bao gồm trình bày lý thuyết, minh họa bằng các ví dụ và tiến hành cho sinh viên làm bài tập qua giờ thực hành, các kiến thức tiếp thu được trong giờ học lý thuyết ở trên lớp thường rời rạc và khó kết ghép thành một chương trình hoàn thiện, điều này làm người học nản chí khi học lập trình và gây ra hệ quả tiêu cực cho việc học các học phần có liên quan đến lập trình nâng cao về sau. Hơn nữa, như chúng ta đã biết, các công cụ lập trình bậc cao hiện nay đều đưa các chương trình cụ thể thành các dự án (project), vì vậy khi dạy học lập trình ở bước nhập môn

cũng cần cho người học làm quen dần với công việc thực hiện một dự án phần mềm. Một trong những giải pháp để khắc phục các khó khăn nêu trên, đó là cách tiếp cận quy trình phát triển phần mềm trong dạy học lập trình.

Trong bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cách vận dụng mô hình dạy học này xem như một giải pháp trong tổ chức dạy học lập trình, kết hợp với tiếp cận quy trình phát triển phần mềm, nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học lập trình, nâng cao năng lực lập trình cho người học.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Dạy học lập trình ở mức độ nhập môn

Xét từ phía phương pháp dạy học, dạy học lập trình ở mức độ nhập môn lập trình cần đạt được ở các mức độ sau:

- Mức độ ngôn ngữ: Người học cần nắm được ngôn ngữ lập trình ở mức ngôn ngữ để có thể diễn đạt, như cú pháp, ý nghĩa của các câu lệnh, các cấu trúc điều khiển cơ bản, cấu trúc cơ bản của một văn bản chương trình…

- Mức độ khái niệm: Người học cần hiểu được các khái niệm cơ bản có trong lập trình như các cấu trúc dữ liệu cơ bản tiền định của ngôn ngữ lập trình, hàm, thủ tục, module, dự án …

- Mức độ kỹ thuật: Người học cần làm chủ môi trường tích hợp để phát triển chương trình – IDE (Integrated Development Environment), cach tım lôi (Debug)…

- Mức độ giải quyết bài toán cụ thể: Người học cần nắm được các thuật toán cơ bản, giải quyết trọn vẹn một bài toán cụ thể…

Nêu lên các mức độ cần đạt nói trên để cho thấy, người dạy cần phân mức độ đạt được của môn học để thiết kế bài dạy và các yêu cầu cần đạt được đến người học ở các mức khác nhau.

Page 6: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

2 Nguyễn Thế Dũng

2.2. Dạy học lập trình với tiếp cận quy trình phát triển phần mềm

Một chương trình, xét ở góc độ người sử dụng thì đây là một công cụ hỗ trợ người dùng thực hiện các nghiệp vụ nào đó. Ở góc độ người lập trình thì chương trình bao gồm một hệ thống các đơn vị dữ liệu và các đơn vị xử lý dữ liệu để thực hiện nghiệp vụ.

Với mô hình lập trình có cấu trúc, kỹ thuật lập trình cơ bản bao gồm việc mô hình hóa bài toán ([3]), phân chia bài toán và thiết kế các bước giải. Quy trình chuẩn để thực hiện lập trình giải quyết bài toán là: đặc tả yêu cầu phân tích yêu cầu thiết kế cài đặt chương trình kiểm thử hoàn thiện chương trình.

Ở bước phân tích yêu cầu, chúng ta xác định được các thành phần của chương trình. Ở bước thiết kế, cần xác định được các đơn vị dữ liệu và các đơn vị xử lý. Quá trình cài đặt là bước sử dụng các công cụ IDE để mô tả các đơn vị dữ liệu và đơn vị xử lý đã được thực hiện ở bước thiết kế bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao để có được chương trình.

Việc làm rõ các bước của quy trình phát triển phần mềm nói trên, giúp cho người học lập trình dễ hình dung ra tiến trình chính yếu của công việc lập trình và khắc phục được những khó khăn đã nói trong phần mở đầu.

Hơn nữa, cách tiếp cận dạy học lập trình theo quy trình phát triển phần mềm không chỉ hữu ích trong dạy học lập trình cho sinh viên ngành Sư phạm Tin học hiện tại, mà còn rất hữu dụng trong việc dạy học lập trình của chính những sinh viên này ở trường phổ thông trong tương lai. Dạy học lập trình với cách tiếp cận này, sẽ giúp sinh viên thấy rõ qui trình công nghệ phần mềm và có định hướng nghề nghiệp với lĩnh vực chuyên môn Tin học tốt hơn trong tương lai, giúp họ xác định rõ dự án phần mềm sẽ bao gồm nhiều giai đoạn với nhiều thành phần tham gia khác nhau, chứ không chỉ đơn thuần bao gồm các chuyên viên code với việc nắm vững ngôn ngữ lập trình.

Cách tiếp cận này sẽ được làm rõ trong tình huống học

tập minh họa trong phần 2.4 dưới đây.

2.3. Dạy học lập trình với mô hình lớp học đảo ngược trong B-learning

Chúng tôi khuyến khích sinh viên sử dụng các trang web sau [http://hocdai.com/sql-can-ban; http://hocdai.com/CSharp-Can-Ban… hoặc của http://codecademy.com để tham khảo thêm các module kiến thức về lập trình có liên quan. Trong các trang web này, kiến thức được chia nhỏ ra từng đoạn có minh họa giúp cho người học vừa đọc kiến thức, vừa tiến hành thực hành từng phần một. Các đoạn source code mà trang web kèm theo cho từng bài toán thực tiễn sẽ được dùng làm các case study trong dạy học, đối với người học có năng lực chưa cao. Các bài toán thực tiễn tương ứng với source code cũng là dự án (project) được đặt ra trong chương để những sinh viên khá có thể tự giác thực hiện nhằm nâng cao năng lực lập trình của mình.

Tư liệu video ghi lại các bài giảng, sinh viên có thể tham khảo trên [1], để có thể hiểu rõ hơn kiến thức đã học.

Tiến trình một giờ học ở lớp cũng được thực hiện đảo ngược, gồm các giai đoạn cơ bản như sau: [2]

- Giai đoạn 1: Giảng viên trao nhiệm vụ, mục đích, yêu cầu của tiết học.

- Giai đoạn 2: Sinh viên báo cáo kết quả thực hiện dự án hay trình bày các kết quả thực hành theo nhóm, các nhóm góp ý, nhận xét, nêu thắc mắc.

- Giai đoạn 3: Giảng viên nhận xét, thể chế hóa kiến thức, giao nhiệm vụ, mục đích, yêu cầu cho công việc học trực tuyến cũng như thực hành trên phòng máy tính và báo cáo trong giờ học trên lớp tiếp theo.

Trong giờ học thực hành, người học tiến hành thực hành cài đặt các đoạn code đã học. Giảng viên có thể sử dụng qua phần mềm Netop School để theo dõi tiến trình thực hành và trợ giúp người học.

Hình 1. Tiến trình phát triển phần mềm và việc dạy học lập trình với mô hình lớp học đảo ngược trong B-learning

Xác định yêu cầu của bài toán

Thiết kế (dữ liệu, chức năng, giao diện)

Phân tích yêu cầu

Chi tiết hóa giải thuật

Cài đặt chương trình

Trên lớp hay trực

tuyến

Giảng viên trình bày,

hướng dẫn, giám sát,

nhận xét, thể

chế hóa kiến

thức…

Giảng viên trao

nhiệm vụ, mục đích, yêu cầu của tiết học.

Phòng máy

tính, ở nhà, trực

tuyến

Kiểm thử

Hoàn thiện chương trình

Sinh viên báo cáo kết

quả thực hiện dự án hay

trình bày các kết

quả thực hành theo

nhóm, các

nhóm góp ý, nhận

xét, nêu thắc mắc.

Page 7: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 3

2.4. Tình huống học tập minh họa

Trong phần này, chúng ta sẽ minh họa qua một tình huống học tập cụ thể, mặc dù ví dụ minh họa là hết sức đơn giản, ở đây chỉ muốn làm rõ hơn việc dạy học lập trình theo tiếp cận quy trình phát triển phần mềm và cách thức tổ chức dạy học cho từng bước của quy trình này dựa trên mô hình lớp học đảo ngược trong B-learning.

Khi dạy ví dụ về hàm và thủ tục trong ngôn ngữ lập trình, xét ví dụ sau: Liệt kê tất cả các số nguyên tố nhỏ hơn 1000.

Với ví dụ trên, người dạy cần trình bày và hướng dẫn:

Bước 1: Xác định yêu cầu của bài toán

Các câu hỏi có thể đặt ra cho người học là: Yêu cầu của bài toán là? Cho trước gì? Cần tìm gì? Dữ liệu của bài toán Input và Output? Chức năng của chương trình cần làm gì để đưa ra kết quả mong muốn?

Bước 2: Phân tích bài toán

Số nguyên tố là số như thế nào?

Cần in ra tất cả các số nguyên tố nhỏ hơn 1000.

Bước 3: Thiết kế

- Thiết kế dữ liệu

Sử dụng bao nhiêu biến và kiểu dữ liệu của biến?

- Thiết kế chức năng xử lý

Nhập dữ liệu?

Chương trình sẽ bao gồm nhưng hàm và thủ tục nào?

Xuất kết quả?

Đoạn chương trình xác định một số là số nguyên tố đã được học trong các phần trước, có thể vận dụng thành một hàm?

Sử dụng sơ đồ chức năng để mô tả kiến trúc của chương trình như thế nào?

- Thiết kế giao diện

Cho trước giới hạn của việc xác định số nguyên tố là 1000 hay nhập vào từ bàn phím?

In ra màn hình hay in ra file hay ra giấy các số nguyên tố?

Bước 4: Chi tiết hóa giải thuật

Mô tả chi tiết giải thuật xác định một số nguyên là số nguyên tố.

Trong phần này, ngoài phương pháp mô tả giải thuật bằng phương pháp liệt kê với mã giả (pseudo code), giảng viên có thể sử dụng phần mềm Crocodile ICT để mô tả giải thuật một cách tường mình bằng việc mô hình hóa qua ngôn ngữ sơ đồ khối.

Các bước xác định, phân tích yêu cầu của bài toán, thiết kế dữ liệu, chức năng, giao diện và giải thuật chi tiết được giảng viên thực hiện trong giờ học giáp mặt hay qua bộ câu hỏi nội dung, câu hỏi bài học, khi hướng dẫn thực hiện dự án cho người học với hình thức học trực tuyến.

Bước 6: Cài đặt chương trình hoàn chỉnh

Phần này, người học sẽ dựa vào các phân tích thiết kế của giảng viên ở trên để tự thực hiện vào giờ thực hành hay giờ học ở nhà.

+ Kiểm thử

Giảng viên đưa ra một số bộ dữ liệu mẫu thử cho người học kiểm tra.

Khi thực hiện minh họa các khái niệm cơ bản như hàm, thủ tục khi dạy học giảng viên cũng cần minh họa tính xác thực thông qua thực hiện chương trình trên máy tính với các dữ liệu thử, thay vì chỉ minh họa trên bản trình chiếu bằng powerpoint.

Bước 7: Hoàn thiện chương trình

Người học tiếp tục hoàn thiện chương trình và nộp sản phẩm qua hình thức nộp bài trực tuyến, các nhóm sinh viên và giảng viên cho nhận xét. Việc nhận xét và giao nhiệm vụ cho bài học tiếp theo được thực hiện trên giờ học giáp mặt.

Qua phần minh họa trên, với cách tiếp cận theo quy trình phát triển phần mềm, ta thấy để thực hiện dạy một ví dụ đơn giản, người dạy cũng cần vận dụng uyển chuyển cách thức tổ chức dạy học và tiến trình lên lớp để làm rõ các bước cơ bản của quy trình phát triển phần mềm, nhằm giúp người học hình dung được vấn đề lập trình được tốt hơn.

Nhằm nâng cao năng lực tự học, thực hành lập trình và thực hiện dự án của người học, đối với các nhóm sinh viên khá, giảng viên có thể đưa ra các dự án là các bài toán thực tiễn mà khi giải quyết nó cần vận dụng nhiều các kiến thức của lập trình để giải quyết nó, nhằm qua đây người học vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

Các dự án được các nhóm sinh viên báo cáo trong các giờ học trên lớp, thực hiện với sự giám sát, hướng dẫn của giảng viên trong giờ thực hành trên phòng máy tính.

Việc báo cáo dự án có thể phát triển dần theo các module kiến thức của môn học, qua đó chúng ta thực hiện việc truyền đạt và thể chế hóa kiến thức cho từng module kiến thức cần trang bị cho người học.

Cũng như quy trình phát triển phần mềm, việc báo cáo dự án của sinh viên có thể được tiến hành theo từng bước tiến hóa của phần mềm. Cách làm này giúp giảng viên có thể theo sát từng bước phát triển của các nhóm và phù hợp với các dự án lớn, các kiến thức của người học có thể được vận dụng và phát triển dần qua các bước lặp của dự án. Tuy vậy, cũng cần rà soát từng phần kiến thức theo từng giai đoạn của tiến trình dạy học môn học.

3. Kết quả nghiên cứu và khảo sát

3.1. Nội dung, phương pháp, mục tiêu đánh giá và đối tượng khảo sát

Với mục tiêu đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng các phương pháp dạy học nói trên vào học phần Lập trình hướng đối tượng với C++, sau khi tác động phương pháp với giảng viên phụ trách bộ môn trong suốt học phần, chúng tôi tiến hành khảo sát trên các đối tượng là sinh viên năm thứ 2 Khoa Tin học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, với phương pháp và thời điểm khảo sát như sau:

- Đối tượng khảo sát: Các sinh viên năm thứ 2 của Khoa Tin học, Trường Đại học Sư phạm Huế. Số phiếu có dữ liệu sạch dùng cho thống kê trong cuộc khảo sát là 45.

- Phương pháp, thời điểm khảo sát: Giảng viên triển khai công việc khảo sát vào cuối buổi thi lý thuyết học phần. Các phiếu lấy ý kiến được phát cho người học trả lời và thu hồi lại sau khi trả lời xong trong buổi này hoặc người

Page 8: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

4 Nguyễn Thế Dũng

học có thể lấy phiếu khảo sát trên website.

- Công cụ và nội dung khảo sát đánh giá: Bộ phiếu khảo sát gồm 18 câu hỏi, trong đó có 17 câu hỏi với thang đo Likert 5 mức độ: 1 = hoàn toàn đồng ý, 2 = đồng ý, 3= không có ý kiến, 4 = không đồng ý, 5 = hoàn toàn không đồng ý; câu hỏi số 18 là câu hỏi mở, yêu cầu người học cho ý kiến khác về phương pháp dạy học mà giảng viên đã sử dụng.

3.2. Kết quả khảo sát

Phần lớn người học hoàn toàn đồng ý và đồng ý với các ý kiến đưa ra, trong đó tỉ lệ % hoàn toàn đồng ý và đồng ý cao ở các ý kiến quan trọng: Dạy học lập trình với quy trình phát triển phần mềm giúp người học vận dụng linh hoạt được kiến thức của bài học vào một bài toán cụ thể (83,8%); Phương pháp dạy học áp dụng cho học phần đã giúp cho sinh viên dễ dàng hơn trong việc nắm bài toán trong thực tế (81,7%); Giúp sinh viên dễ hình dung hơn về kết quả thực hiện của chương trình (82%). Chi tiết về phiếu khảo sát và kết quả khảo sát có thể tham khảo tại địa chỉ website: https://sites.google.com/site/nguyenthedunghue/Home/trang_danh_cho_sinhvien qua file khaosatlaptrinh.zip.

Ngoài ra theo đánh giá của giảng viên phụ trách môn học này, kết quả học tập của sinh viên đã được nâng cao (Tuy vậy, do chỉ có một nhóm lớp ở mỗi niên khóa, nên việc so sánh kết quả học tập để đối chứng ở hai niên khóa khác nhau có thể chưa thực sự khách quan). Bên cạnh đó, thái độ học tập và nhận thức của người học về quy trình phát triển phần mềm, về định hướng nghề nghiệp, cũng như

các kỹ năng về hoạt động nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng lập trình, năng lực giải quyết vấn đề… của người học đã được nâng lên khá cao.

4. Kết luận

Qua nghiên cứu và khảo sát thực nghiệm ban đầu có thể thấy, dạy học lập trình theo tiếp cận qui trình phát triển phần mềm với mô hình lớp học đảo ngược trên môi trường B-learning mà bài báo đề xuất đã có những hiệu quả nhất định, khắc phục được các khó khăn mà chúng ta đã đề cập trong phần mở đầu. Ngoài ra theo chúng tôi, cách thức tổ chức dạy học qua dự án, qua các tính huống nghiên cứu (case study) với mô hình lớp học đảo ngược kết hợp với việc vận dụng các trang web, các video ghi hình bài giảng… có sẵn ở trên mạng qua lựa chọn của người dạy đã nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, cũng như năng lực thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm… của sinh viên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Học viện NIIT IPMAC (2014), Video bài giảng C#, 2014.

[2] Ngô Tứ Thành, Nguyễn Thế Dũng (2015), “Dạy học theo dự án với mô hình lớp học đảo ngược trong B-learning”, Tạp chí Khoa học – ĐHSP Hà Nội, Tập 60, Số 8A, tr 222-230

[3] Nguyễn Xuân Lạc (2014), Bài giảng “Nhập môn Lý luận và công nghệ dạy học hiện đại”, Viện Sư phạm Kỹ thuật – ĐHBK Hà Nội.

[4] Jan Erik Moström (2011), A Study of Student Problems in Learning to Program, Printed by Print & Media - Umea University, ISBN 978-91-7459-293-1.

(BBT nhận bài: 28/03/2016, phản biện xong: 22/04/2016)

Page 9: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 5

QUI TRÌNH THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC HÀNH TRONG DẠY HỌC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT

THE PROCESS OF DESIGNING AND USING PRACTICAL EXERCISES IN PEDAGOGIC PROFESSION TEACHING FOR UNIVERSITY STUDENTS

OF PEDAGOGICAL TECHNIQUES

Nguyễn Văn Hạnh

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên; [email protected]

Tóm tắt - Để nâng cao chất lượng dạy học nghiệp vụ sư phạm(NVSP) cho sinh viên đại học sư phạm kĩ thuật (ĐHSPKT) theohướng đáp ứng yêu cầu của các cơ sở dạy nghề, giảng viên cầnphải nhìn nhận nội dung các môn học NVSP dưới góc độ là mônhọc nhằm rèn luyện kĩ năng sư phạm; trong quá trình dạy học,giảng viên cần chú trọng tới dạy mẫu, làm mẫu để giúp sinh viênrèn kĩ năng sư phạm. Vấn đề đặt ra là giảng viên phải thiết kế vàsử dụng các bài tập thực hành NVSP làm cơ sở cho việc dạy họcnhằm phát triển các kĩ năng sư phạm cho sinh viên. Nội dung bàibáo sẽ tập trung phân tích các tiêu chí của bài tập thực hành NVSP,xây dựng qui trình thiết kế và sử dụng bài tập thực hành trong dạyhọc NVSP, minh họa thiết kế và sử dụng bài tập thực hành trongdạy học bài “trình diễn kĩ năng dạy nghề” cho sinh viên ĐHSPKT,tiến hành thực nghiệm dạy học để đánh giá kết quả nghiên cứu.

Abstract - To improve the quality of pedagogical teaching foruniversity students of pedagogical techniques in the direction ofmeeting the requirements of vocational schools, teachers need torecognize the contents of pedagogical subjects as a subject forpedagogical skill training for students to help them develop pedagogyskills. The question is to design and use practical pedagogicalexercises as the basis for learning in order to develop pedagogicalskills for students. This article will focus on analyzing the criteria ofpractical pedagogical exercises, propose how to design and usepractical exercises in pedagogical teaching, design and illustrate usingpractical exercises in teaching the subject "Performing vocational skills"for University students of pedagogical techniques. In addition, teachingpractice are conducted to assess the results of the study. The resultsshow that the use of practical exercises in pedagogical teaching has apositive impact on results and the learning process of students.

Từ khóa - bài tập; bài tập thực hành; bài tập thực hành nghiệp vụsư phạm; nghiệp vụ sư phạm; dạy học nghiệp vụ sư phạm; sinhviên đại học sư phạm kĩ thuật.

Key words - exercise; practical exercise; exercises of pedagogic;pedagogy profession; teaching pedagogy profession; universitystudents pedagogical techniques.

1. Đặt vấn đề

Những nghiên cứu về thực trạng nghiệp vụ sư phạm (NVSP) của giáo viên kĩ thuật [5], [7] cho thấy: Trình độ NVSP của giáo viên kĩ thuật còn yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của giáo dục nghề nghiệp trong điều kiện mới; kiến thức và kĩ năng sư phạm còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là các kĩ năng sư phạm. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, hiện nay việc dạy học NVSP cho sinh viên đại học sư phạm kĩ thuật (ĐHSPKT) còn nặng về lí thuyết, ít thực hành nên sinh viên ra trường còn yếu về năng lực sư phạm, chưa đáp ứng yêu cầu mục tiêu dạy nghề.

Các nghiên cứu gần đây về đổi mới dạy học NVSP [1] [3] đều khẳng định: 1/ Giảng viên cần phải nhìn nhận nội dung môn học NVSP dưới góc độ như là một môn học nhằm rèn luyện kĩ năng sư phạm cho sinh viên; 2/ Dạy học cần chú trọng tới dạy mẫu, làm mẫu để giúp sinh viên rèn kĩ năng sư phạm. Dạy học NVSP hướng đến việc phát triển các kĩ năng sư phạm, điều này sẽ mang lại giá trị hơn việc hướng vào phát triển lí thuyết, cho phép sinh viên trải nghiệm công việc thực tiễn của nhà giáo. Chỉ có như vậy thì việc dạy học NVSP mới đảm bảo chuẩn bị đầy đủ những hành trang nghề, kĩ năng sư phạm cho sinh viên ĐHSPKT thích ứng với thực tiễn giáo dục nghề nghiệp. Vấn đề đặt ra là phải thiết kế và sử dụng các bài tập thực hành NVSP làm cơ sở cho việc rèn luyện các kĩ năng sư phạm cho sinh viên. Bài tập thực hành trong quá trình dạy học NVSP sẽ tạo ra môi trường luyện tập an toàn cho sinh viên. Chính trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ của bài tập thực hành, sinh viên sẽ học được cách xử lí, ra quyết định trước các tình huống của nghề nghiệp trong tương lai [2], [4], [6].

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Các tiêu chí chung của bài tập thực hành trong dạy học NVSP cho sinh viên ĐHSPKT

Trong quá trình dạy học NVSP, bài tập thực hành đóng vai trò quan trọng, là công cụ để sinh viên luyện tập, rèn luyện nhằm phát triển kĩ năng sư phạm, giúp giảng viên đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu dạy học tại các cơ sở dạy nghề. Thông qua việc giải quyết các bài tập thực hành gắn liền với bối cảnh, tình huống giáo dục kĩ thuật trong thực tiễn, sinh viên sẽ được trải nghiệm (làm việc và nghiên cứu) nhằm giải quyết những vấn đề, thách thức xuất hiện trong bài tập, mỗi cá nhân sẽ nỗ lực để đóng góp vào thành tích chung của nhóm, qua đó sinh viên được rèn luyện các kĩ năng sư phạm. Do đó, các bài tập thực hành trong dạy học NVSP cần phải đạt các tiêu chí chung sau:

2.1.1. Tạo ra được cơ hội cho sinh viên học bằng cách làm việc và nghiên cứu

Bài tập thực hành NVSP không chỉ cung cấp cách thức thực hiện có sẵn trong các tài liệu sư phạm, mà phải tạo cơ hội cho sinh viên tự tìm tòi, chiếm lĩnh cách thức giải quyết vấn đề bằng sự chủ động, độc lập sáng tạo của bản thân. Bài tập thực hành như là một phương tiện để tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên, thúc đẩy họ kiến tạo tri thức bằng cách làm việc và nghiên cứu chủ động, sáng tạo.

2.1.2. Phát triển được các kĩ năng sư phạm của giáo viên kĩ thuật

Bài tập thực hành là một tập hợp các yêu cầu về hoạt động của nghề dạy học mà sinh viên ĐHSPKT phải thực hành để đạt được hiệu quả trong giáo dục. Nếu các hoạt động của nghề dạy học được lặp lại nhiều lần thì sẽ phát

Page 10: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

6 Nguyễn Văn Hạnh

triển các kĩ năng sư phạm tương ứng. Thông qua việc thực hiện các bài tập thực hành, sinh viên rèn luyện được các kĩ năng sư phạm bằng việc thực hành các hoạt động của nghề dạy học gắn liền với các đặc trưng của nội dung kĩ thuật/ công nghệ. Ví dụ như việc thực hành hoạt động dạy học các khái niệm kĩ thuật, nguyên lí kĩ thuật, quá trình kĩ thuật, sự kiện kĩ thuật, qui trình kĩ thuật... sẽ rèn luyện cho sinh viên các kĩ năng tương ứng.

2.1.3. Đòi hỏi nỗ lực của cá nhân nhằm phát triển các năng lực tự học, tư duy và sáng tạo

Bài tập thực hành phải chứa đựng hoàn cảnh có vấn đề, chứa đựng những mâu thuẫn giữa lí thuyết giáo dục với bối cảnh thực tế, đòi hỏi sinh viên phải suy nghĩ, tìm tòi kiến tạo, vận dụng tri thức để tìm ra phương án giải quyết, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra của bài tập. Giảng viên sử dụng bài tập nhằm đưa sinh viên vào tình huống có vấn đề, làm xuất hiện nhu cầu học tập, buộc sinh viên phải tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, phán đoán, suy luận) để nỗ lực tìm ra phương án giải quyết vấn đề dựa vào tri thức giáo dục và những kinh nghiệm của bản thân. Như vậy, bài tập thực hành phải kích thích và định hướng sự chú ý, rèn thói quen nỗ lực và kiên trì trong thực hành, thói quen tuân thủ những hướng dẫn thực hành trong giáo dục đối với mỗi cá nhân.

2.1.4. Đòi hỏi làm việc hợp tác

Bài tập thực hành phải thúc đẩy, khuyến khích sinh viên học tập hợp tác theo nhóm. Thông qua việc thực hiện các bài tập thực hành, các sinh viên sẽ cùng nhau xây dựng một sản phẩm hoặc ý tưởng sư phạm, cùng nhau suy nghĩ về một chủ đề hoặc giải quyết vấn đề nào đó, qua đó, sinh viên có cơ hội được trải nghiệm, thực hành để hoàn thành bài tập khi làm việc theo nhóm và đem lại sự thành công cho mỗi người. Vì vậy, giảng viên cần dành tối đa thời gian cho quá trình thực hiện bài tập theo nhóm, nhờ vậy việc học tập hợp tác sẽ trở lên hiệu quả và có giá trị.

2.2. Qui trình thiết kế bài tập thực hành NVSP

Dựa trên các tiêu chí đề xuất ở trên, chúng tôi đề xuất qui trình thiết kế bài tập thực hành NVSP như sau:

2.2.1. Lựa chọn chủ đề bài tập, xác định mục tiêu bài học

Qui trình lựa chọn chủ đề của bài tập gồm các bước sau:

Bước 1. Xác định mục tiêu của bài học

Xác định mục tiêu kiến thức, kĩ năng và thái độ là cơ sở quan trọng cho việc lựa chọn chủ đề các bài tập đi đúng hướng, thuận lợi cho quá trình giáo dục đạt được mục tiêu của bài học.

Bước 2. Nghiên cứu nội dung của bài học

Nghiên cứu các nội dung tri thức, kĩ năng nhằm định hướng lựa chọn các bài tập thực hành phù hợp để phát triển cho sinh viên những kĩ năng dạy học cần thiết trong quá trình dạy học NVSP.

Bước 3. Xác định các nội dung thực hành NVSP gắn liền với quá trình giáo dục kĩ thuật/công nghệ

Phân tích mối quan hệ giữa nội dung tri thức sư phạm trong bài học đối với quá trình giáo dục kĩ thuật/công nghệ nhằm xác định được nội dung cần thực hành NVSP. Từ đó, định hướng lựa chọn bài tập, nội dung và số lượng bài tập sử dụng cho từng bài học.

Bước 4. Lựa chọn các chủ đề của bài tập thực hành

Xác định về mặt lí thuyết các dạng chủ đề của bài tập cần cung cấp cho sinh viên trong quá trình dạy học NVSP. Từ đó, đề xuất ý tưởng của bài tập và cách thức triển khai các hoạt động thực hiện bài tập cho sinh viên.

2.2.2. Thiết kế nội dung thực hiện bài tập

Qui trình thiết kế nội dung thực hiện bài tập gồm các bước sau:

Bước 1. Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến bài học

Nghiên cứu các giáo trình, tạp chí, đề cương, sách chuyên khảo, thư viện... có liên quan tới kiến thức của bài học nhằm tìm hiểu hệ thống các bài tập thực hành đã được thiết kế sẵn phù hợp với mục tiêu dạy học, có thể sử dụng và phát triển.

Bước 2. Nghiên cứu thực tiễn giáo dục kĩ thuật/công nghệ ở các cơ sở dạy nghề

Nghiên cứu thực tiễn giáo dục kĩ thuật/công nghệ để có cơ sở cho việc thiết kế bài tập NVSP gắn liền với bối cảnh thực tiễn, giải quyết những vấn đề sư phạm điển hình nảy sinh trong quá trình giáo dục nghề nghiệp ở các cơ sở dạy nghề.

Bước 3. Thu thập các tình huống giáo dục điển hình ở các cơ sở dạy nghề có liên quan đến bài học

Thu thập các tình huống giáo dục, các thông tin có liên quan đến bài học từ cán bộ quản lí, giáo viên và học sinh ở các cơ sở dạy nghề.

Bước 4. Lựa chọn các bài tập thực hành, đề tài nghiên cứu dạy học

Lựa chọn và phát triển các bài tập thực hành đã có trong một số tài liệu liên quan, bổ sung những dạng bài tập mới cho bài học.

Bước 5. Soạn thảo các bài tập thực hành, đề tài nghiên cứu dạy học

Tiến hành soạn thảo từng bài tập cụ thể theo các dạng bài tập đã xác định. Đây là bước quyết định chất lượng của bài tập thực hành, đảm bảo sự tiêu biểu, đại diện và phù hợp với mục tiêu, nội dung dạy học NVSP. Từ đó, xây dựng phương án trả lời cho các bài tập nhằm định hướng việc tổ chức, hướng dẫn sinh viên giải quyết bài tập.

2.2.3. Lập hệ thống tư liệu cần thiết

Bước 1. Thu thập, xử lí và sắp xếp các tài liệu lí thuyết, văn bản liên quan đến việc thực hiện bài tập thực hành từ những giáo trình, tài liệu tham khảo, tạp chí, băng đĩa, internet, văn bản giấy tờ liên quan, nhật kí học tập, sổ ghi chép... phục vụ cho việc nghiên cứu của sinh viên, là tiền đề cho việc triển khai công việc tiếp theo. Các tư liệu này cần phải được thẩm định về giá trị khoa học, nguồn gốc, thời gian, tác giả nhằm đảm bảo tính xác thực.

Bước 2. Thiết lập các phương tiện, đồ vật chứa đựng những thông tin, dữ liệu có giá trị cho chủ đề bài tập nhằm phục vụ cho việc quan sát của sinh viên như: quan sát quang cảnh, hiện trạng; quan sát các hoạt động của giáo viên và học sinh; quan sát các đồ vật...

3. Thiết lập môi trường xã hội và cho phép sinh viên thực hiện phỏng vấn nhằm tái hiện các sự kiện xảy ra qua lời kể của người chứng kiến, đóng vai tái hiện tình huống của nhân vật...

Page 11: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 7

2.2.4. Thiết kế các hoạt động học tập của sinh viên

Trước hết, giảng viên cần phải xác định các bài tập nào được sử dụng trong quá trình dạy học trên lớp, bài tập nào sinh viên tự học và tự nghiên cứu, bài tập nào được sử dụng trong hoạt động ngoại khóa môn học, trong các hoạt động rèn luyện NVSP. Giảng viên phải căn cứ vào quĩ thời gian, tỉ trọng lí thuyết và thực hành trong bài học nhằm tạo mọi điều kiện và cơ hội cho sinh viên học tập bằng cách thực hiện bài tập thực hành như một hình thức luyện tập trước khi bước vào thực tiễn giáo dục ở các cơ sở dạy nghề. Giảng viên sử dụng các kĩ thuật dạy học phù hợp để hướng dẫn sinh viên thực hiện các nhiệm vụ sau:

Nhiệm vụ 1. Đọc nội dung bài tập thực hành để hiểu các vấn đề, nhiệm vụ học tập cần thực hiện, xử lí;

Nhiệm vụ 2. Phân tích các dữ liệu của bài tập và tìm kiếm phương án giải quyết vấn đề;

Nhiệm vụ 3. Lập kế hoạch tìm kiếm và xử lí thông tin, liên hệ với kinh nghiệm đã có;

Nhiệm vụ 4. Thực thi giải pháp đã lựa chọn cho bài tập;

Nhiệm vụ 5. Phát biểu, báo cáo kết quả.

2.2.5. Thiết kế tiêu chí đánh giá kết quả học tập

Khi đánh giá kết quả thực hiện bài tập thực hành, giảng viên có thể sử dụng các hình thức đánh giá khác nhau, kết hợp cả đánh giá của giảng viên và đánh giá của sinh viên. Việc đánh giá có thể diễn ra tại nhiều thời điểm khác nhau trong quá trình học tập nhằm đưa ra tác động điều chỉnh dạy học phù hợp. Qui trình thiết kế tiêu chí đánh giá kết quả học tập bao gồm các bước sau:

Bước 1. Xác định chuẩn đánh giá (kiến thức, kĩ năng và thái độ);

Bước 2. Xây dựng thang đánh giá (thông thường áp dụng thang điểm 10);

Bước 3. Xác định hình thức đánh giá: Tùy thuộc vào tính chất, nội dung của bài tập thực hành mà giảng viên lựa chọn hình thức đánh giá cho phù hợp như: tiểu luận, báo cáo, vấn đáp, sản phẩm thực hành....

2.3. Minh họa bài tập thực hành NVSP cho sinh viên ĐHSPKT

Qua những phân tích ở trên, chúng tôi minh họa các bước thiết kế bài tập thực hành NVSP và quá trình học tập trong dạy học bài học “Trình diễn kĩ năng dạy nghề”của môn Phương pháp dạy học kĩ thuật.

1. Lựa chọn chủ đề của bài tập thực hành

- Mục tiêu của bài học: Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng:

+ Lập được kế hoạch và quy trình thực hiện trình diễn kĩ năng dạy nghề có hiệu quả;

+ Trình diễn được kĩ năng dạy nghề đảm bảo các yêu cầu sư phạm;

+ Đề xuất được các ý tưởng, giải pháp trình diễn các dạng kĩ năng nghề khác nhau thuộc chuyên ngành;

+ Phân tích được giá trị của phương pháp trình diễn kĩ năng dạy nghề để áp dụng trong dạy học chuyên ngành của bản thân.

- Nội dung của bài học: Bài học này bao gồm các nội dung chính sau: 1/ Mục đích và ý nghĩa của trình diễn kĩ

năng dạy nghề; 2/ Quy trình thực hiện trình diễn kĩ năng dạy nghề; 3/ Một số lưu ý khi trình diễn kĩ năng dạy nghề.

- Xác định các nội dung thực hành NVSP gắn liền với quá trình giáo dục kĩ thuật/công nghệ: Trình diễn kĩ năng dạy nghề là một kĩ thuật dạy học, trong đó nhà giáo biểu diễn cách thực hiện một kĩ năng nghề (ví dụ: vận hành một cỗ máy như thế nào, sử dụng một dụng cụ ra sao...); cho người học quan sát, sau đó người học tiến hành luyện tập và ứng dụng kĩ năng nghề nghiệp vào thực tế. Vì vậy, nội dung bài tập thực hành phải liên quan đến việc trình diễn một kĩ năng nghề về kĩ thuật/công nghệ.

- Lựa chọn các chủ đề của bài tập thực hành: Cá nhân và nhóm sinh viên lựa chọn một kĩ năng nghề trong chương trình đào tạo, thực hiện lập kế hoạch và trình diễn kĩ năng đó.

2. Thiết kế nội dung thực hiện bài tập

Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu (giáo trình, tạp chí, đề cương...) liên quan đến bài học “Trình diễn kĩ năng dạy nghề”, nghiên cứu đặc trưng của các kĩ năng về kĩ thuật/công nghệ trong chương trình đào tạo nghề, các tình huống trình diễn kĩ năng dạy nghề điển hình của giáo viên tại các cơ sở dạy nghề, chúng tôi tiến hành soạn thảo nội dung các bài tập thực hành cho bài học này. Nội dung các bài tập thực hành này cụ thể như sau:

- Bài tập thực hành số 1:

PHIẾU BÀI TẬP THỰC HÀNH

Hình thức học tập

Hoạt động nhóm: Lập kế hoạch và trình diễn kĩ năng dạy nghề.

Nhiệm vụ học tập

Mỗi nhóm lựa chọn một kĩ năng nghề trong chương trình đào tạo và thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Lập kế hoạch dạy học, biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hành, bảng qui trình thực hiện và các vật chất phục vụ cho trình diễn kĩ năng đó;

- Xây dựng tiêu chí đánh giá kĩ năng nghề;

- Đại diện nhóm trình diễn kĩ năng, các thành viên khác quan sát, thu thập minh chứng để đưa ra thông tin phản hồi.

Kết quả mong đợi

- Bản kế hoạch trình diễn kĩ năng;

- Tài liệu hướng dẫn thực hiện kĩ năng;

- Bảng tiêu chí đánh giá kĩ năng;

- Phương tiện vật chất phục vụ cho phần trình diễn kĩ năng.

- Bài tập thực hành số 2:

PHIẾU BÀI TẬP THỰC HÀNH

(Giao nhiệm vụ thực hiện ngoài giờ lên lớp)

Hình thức học tập

Hoạt động cá nhân: Lập kế hoạch và trình diễn kĩ năng dạy nghề.

Nhiệm vụ học tập

Mỗi cá nhân lựa chọn một kĩ năng nghề trong chương trình đào tạo và thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Lập kế hoạch dạy học, biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hành, bảng qui trình thực hiện, tiêu chí đánh giá kĩ năng đó;

- Tự trải nghiệm trình diễn kĩ năng dạy nghề và đúc rút kinh nghiệm.

Kết quả mong đợi

- Nộp báo cáo cho giảng viên các văn bản kế hoạch trình diễn kĩ năng, tài liệu hướng dẫn thực hiện kĩ năng, bảng tiêu chí đánh giá kĩ năng;

- Rèn luyện trình diễn kĩ năng dạy nghề đảm bảo các yêu cầu sư phạm.

Page 12: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

8 Nguyễn Văn Hạnh

3. Lập hệ thống tư liệu cần thiết

Các tài liệu phục vụ cho việc thực hiện bài tập thực hành bao gồm: đề cương bài giảng trình diễn kĩ năng dạy nghề; tài liệu kĩ năng nghề nghiệp trong chương trình đào tạo; các biểu mẫu thiết kế giáo án; tư liệu để thảo luận như giấy A0, bút dạ, thước...

Các phương tiện, đồ vật, máy móc, thiết bị... phục vụ cho việc trình diễn kĩ năng dạy nghề mà nhóm/cá nhân lựa chọn như: điện trở, tụ điện, đồng hồ vạn năng, bo mạch, nguồn điện...

4. Thiết kế hoạt động thực hiện bài tập

Hoạt động của sinh viên Hoạt động của giảng viên

- Đọc nội dung bài tập và hiểu các nhiệm vụ học tập cần thực hiện.

- Phân tích các nhiệm vụ trong bài tập thực hành.

- Thảo luận nhóm lựa chọn kĩ năng trong chương trình đào tạo.

- Biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện kĩ năng, bảng qui trình thực hiện kĩ năng.

- Lập kế hoạch trình diễn kĩ năng.

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả chuẩn bị và lập kế hoạch trình diễn.

- Nhóm cử một đại diện trình diễn kĩ năng trước lớp.

- Người đánh giá và các thành viên khác dự giờ quan sát.

- Sinh viên tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về phần trình diễn kĩ năng.

- Đúc rút kinh nghiệm về kết quả thực hiện bài tập.

- Giao bài tập, gợi ý và khuyến khích sinh viên tham gia.

- Hướng dẫn sinh viên phân tích bằng các câu hỏi gợi mở.

- Tư vấn, gợi ý lựa chọn kĩ năng phù hợp về thời gian, có thể trình diễn.

- Giảng viên di chuyển giữa các nhóm để quan sát, hướng dẫn và giúp đỡ.

- Hướng dẫn thiết kế giáo án.

- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- Tổ chức cho cá nhân trong nhóm trình diễn kĩ năng.

- Thống nhất các tiêu chí đánh giá và hướng dẫn dự giờ quan sát.

- Tổ chức cho sinh viên tự đánh giá và đánh giá theo cặp.

- Nhận xét và đánh giá kết quả thực hiện bài tập của các nhóm.

5. Thiết kế tiêu chí đánh giá kết quả học tập

Dựa vào mục tiêu và nội dung của bài học, chúng tôi thiết kết được tiêu chí đánh giá kết quả học tập như sau:

- Tiêu chí đánh giá sản phẩm thực hiện:

Thang đánh giá sản phẩm

Tên kĩ năng:..................................................................

Tên học viên: Ngày:

Hướng dẫn: Cho điểm vào ô thích hợp từ 1-5 cho thấy người học đã đạt được các tiêu chí như thế nào.

Điểm 5: Xuất sắc; Điểm 4: Khá – Giỏi; Điểm 3: Trung bình; Điểm 2: Yếu; Điểm 1: Kém.

Các tiêu chí 5 4 3 2 1

1. Văn bản kế hoạch trình diễn kĩ năng dạy nghề đảm bảo yêu cầu sư phạm.

2. Tài liệu hướng dẫn thực hiện kĩ năng đảm bảo tính khoa học.

3. Bảng qui trình thực hiện kĩ năng mô tả đầy đủ các bước, tiêu chí và yêu cầu cần đạt được.

4. Bản tiêu chí đánh giá kĩ năng (sản phẩm và qui trình) đầy đủ và chi tiết.

Tiêu chuẩn hoàn thành kĩ năng: Tất cả các tiêu chí phải đạt từ điểm 3 trở lên.

- Tiêu chí đánh giá quá trình thực hiện kĩ năng:

Thang kiểm tra đánh giá quá trình

Tên kĩ năng:................................................................

Tên học viên: Ngày:

Hướng dẫn: Đánh dấu (X) vào ô tương ứng Có/Không để kiểm tra xem người học có thực hiện đúng từng bước công việc được ghi dưới đây hay không. Nếu bước nào có thực hiện thì đánh giá điểm chất lượng đạt được tương ứng.

Tiêu chí thực hiện Điểm chuẩn

Điểm đánh giá

Có Không

Trước khi trình diễn:

1. Sắp xếp lại môi trường vật lí *.

0,5

2. Tập hợp toàn bộ các dụng cụ, thiết bị, đồ dùng, giáo cụ trực quan*.

0,5

3. Lập bản hướng dẫn thực hiện kĩ năng*. 0,5

4. Để các dụng cụ dạy học ở gần đó. 0,5

5. Tập trình diễn trước. 0,5

Trong khi trình diễn:

6. Nêu rõ kĩ năng cần được trình diễn*.

0,5

7. Phát bản hướng dẫn thực hiện kĩ năng*. 0,5

8. Gắn kĩ năng đang học với các kĩ năng học trước.

0,5

9. Đảm bảo tất cả mọi người đều nghe và nhìn thấy*.

0,5

10. Nói với người học, không nói với thiết bị*.

0,5

11. Thao tác các bước một cách chậm rãi*. 1,0

12. Mỗi lần chỉ trình bày một qui trình*. 0,5

13. Trình diễn các bước theo đúng trình tự*.

1,0

14. Sử dụng giáo cụ trực quan để giải thích rõ những bước phức tạp.

0,5

15. Nhấn mạnh những điểm phải kiểm tra an toàn và những điểm quan trọng *.

1,0

16. Thu hút người học bằng cách đặt các câu hỏi tổng hợp.

0,5

17. Lặp lại toàn bộ hoặc từng phần cuộc trình diễn, nếu cần.

0,5

Tổng điểm 10

Tiêu chuẩn hoàn thành kĩ năng: Tất cả các bước quan trọng (có dấu *) phải được đánh dấu “Có”. Tổng điểm đạt 5/10

điểm trở lên.

2.4. Thực nghiệm dạy học và bàn luận

Mục đích: Đánh giá tác động của việc sử dụng các bài tập thực hành trong dạy học NVSP đến kết quả học tập, quá trình học tập của sinh viên ĐHSPKT.

Đối tượng và qui mô thực nghiệm: 60 sinh viên ĐHSPKT khóa K10 đang học tập tại trường ĐHSPKT Hưng Yên tại địa bàn tỉnh Hưng Yên. Tiến hành chọn mẫu thực nghiệm theo cách dùng bảng số ngẫu nhiên (lập danh sách đánh số các sinh viên, nhắm mắt và chỉ tay ngẫu nhiên để chọn từng đối tượng cho đến khi đủ 60 SV). Những sinh viên này được chia đều thành các lớp thực nghiệm và đối chứng. Thời gian thực nghiệm tiến hành trong năm học 2014-2015.

Lựa chọn và bồi dưỡng giảng viên tham gia thực nghiệm đảm bảo sự tương đồng về trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm ở cả lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Page 13: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 9

Tổ chức tập huấn cho giảng viên dạy lớp thực nghiệm trong việc sử dụng bài tập thực hành, còn ở lớp đối chứng vẫn giảng dạy theo phương pháp quen thuộc, thông lệ.

Nội dung thực nghiệm: Triển khai sử dụng bài tập trong dạy học bài “Trình diễn kĩ năng dạy nghề”, thời lượng 5 giờ tín chỉ.

Kĩ thuật đo nghiệm và đánh giá kết quả: Đánh giá kết quả học tập bằng các bài tập kiểm tra trước và sau thực nghiệm trên 3 lĩnh vực nhận thức, thái độ và kĩ năng mô tả theo thang đánh giá do B. Bloom đề xuất. Các số liệu kết quả học tập được xử lí bằng thống kê toán học dựa vào phần mềm MS. Excel. Đánh giá quá trình học tập thông qua việc lấy ý kiến phản hồi của sinh viên lớp thực nghiệm và lớp đối chứng dựa vào thang đo 5 mức độ.

Phân tích kết quả thực nghiệm và bàn luận

- So sánh kết quả trước thực nghiệm

Hình 1. Kết quả khảo sát đầu vào ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Kết quả mô tả tại biểu đồ Hình 1 cho thấy, chất lượng học tập ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm là tương đương nhau. Tỉ lệ phân bố các điểm số là tương đương nhau, mặc dù có sự chênh lệch nhỏ ở một số điểm, tuy nhiên sự chênh lệch này không đáng kể, không ảnh hưởng đến kết quả thực nghiệm tiến hành sau đó.

Kết quả kiểm định sự khác biệt về giá trị điểm trung bình bằng z-Test: Two Sample for Means và kiểm nghiệm phương sai bằng ANOVA trong MS. Excel cho thấy: điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 5,93 điểm và lớp đối chứng là 5,9 điểm. Trị số của Z kiểm định (Z=0,09) nhỏ hơn Z lí thuyết (Zlt = 1,96); trị số kiểm định giả thuyết nhỏ hơn trị số kiểm định tiêu chuẩn (F = 0,01 < F crit = 4,01), nên khẳng định chất lượng kết quả học tập đầu vào ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm là tương đương nhau, không có sự khác biệt.

- So sánh kết quả học tập lớp đối chứng và lớp thực nghiệm

Hình 2. Tần suất hội tụ tiến kết quả học tập

Theo biểu đồ Hình 2, đường tần suất hội tụ tiến của lớp thực nghiệm cũng luôn nằm bên trên và phía phải đường

tần suất hội tụ tiến của lớp đối chứng. Điều đó cho thấy, kết quả điểm số của sinh viên lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Tỉ lệ điểm khá, giỏi (từ 7 trở lên) của lớp thực nghiệm (70%) cao hơn so với lớp đối chứng (40%).

Kết quả kiểm định sự khác biệt về giá trị điểm trung bình bằng z-Test: Two Sample for Means và kiểm nghiệm phương sai bằng ANOVA trong MS. Excel cho thấy: điểm trung bình của lớp thực nghiệm là 7,07 điểm và lớp đối chứng là 6,17 điểm. Trị số của Z kiểm định (Z=2,77) lớn hơn Z lí thuyết (Zlt = 1,96); trị số kiểm định giả thuyết lớn hơn trị số kiểm định tiêu chuẩn (F = 7,66 > F crit = 4,01), nên khẳng định việc sử dụng bài tập thực hành trong dạy học NVSP có ảnh hưởng đến sự gia tăng kết quả học tập của sinh viên ĐHSPKT so với dạy học truyền thống.

- So sánh đầu vào và đầu ra ở lớp thực nghiệm

Hình 3. Kết quả đầu vào và đầu ra ở lớp thực nghiệm

Biểu đồ ở Hình 3 cho thấy, sau thực nghiệm thì kết quả học tập của lớp thực nghiệm có sự thay đổi rõ rệt. Có sự gia tăng đáng kể tỉ lệ sinh viên đạt điểm Khá, Giỏi, Xuất sắc, không còn sinh viên bị điểm Yếu, tỉ lệ sinh viên có điểm Trung bình đã giảm đáng kể. Điều đó chứng tỏ, việc sử dụng bài tập thực hành trong dạy học NVSP có tác động tích cực đến chất lượng học tập của sinh viên.

Kết quả kiểm định sự khác biệt về giá trị điểm trung bình đầu vào và đầu ra ở lớp thực nghiệm bằng t-Test: Paired Two Sample for Means cho thấy: điểm trung bình đầu ra là 7,07 điểm và đầu vào là 5,93 điểm. Trị số của “t Stat” kiểm định (t=12,23) lớn hơn t lí thuyết (tlt = 2,05) cho phép khẳng định, sự khác biệt về điểm trung bình đầu vào và đầu ra ở lớp thực nghiệm là có giá trị, có ý nghĩa về mặt thống kê. Vậy mức độ ảnh hưởng, tác động của việc sử dụng bài tập thực hành trong dạy học NVSP là có ý nghĩa đối với việc nâng cao kết quả học tập cho sinh viên ĐHSPKT.

Kết quả khảo sát lấy ý kiến phản hồi của sinh viên lớp thực nghiệm và đối chứng về quá trình học tập cho thấy, việc sử dụng bài tập thực hành trong dạy học NVSP có tác động rất tích cực và hiệu quả đến quá trình học tập của sinh viên, điều đó thể hiện ở mức điểm đánh giá phản hồi tất cả các tiêu chí ở lớp thực nghiệm đều cao hơn lớp đối chứng. Thông qua hoạt động dự giờ, lấy ý kiến của giảng viên giảng dạy và ý kiến của đồng nghiệp cho thấy: sinh viên ở lớp thực nghiệm có biểu hiện rõ rệt về tính chủ động, tính sáng tạo trong học tập, tự giác rèn luyện các kĩ năng sư phạm, thực hiện các nhiệm vụ học tập trong các bài tập. Sinh viên thể hiện sự tự tin được bày tỏ quan điểm cá nhân, lập luận của chính mình trong các vấn đề học tập. Những hoạt động học tập chủ động này thường ít được biểu hiện trong các lớp học truyền thống.

Page 14: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

10 Nguyễn Văn Hạnh

3. Kết luận

Nghiên cứu đã làm sáng tỏ các tiêu chí chung của bài tập thực hành NVSP, qui trình thiết kế bài tập thực hành NVSP cho sinh viên ĐHSPKT là phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đề ra. Sử dụng qui trình thiết kế và áp dụng bài tập thực hành trong dạy học NVSP cho sinh viên ĐHSPKT đã đề xuất ở trên đã có tác động tích cực đến kết quả học tập và quá trình học tập của sinh viên ĐHSPKT.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Thị Kim Anh (2011), “Đổi mới rèn luyện nghiệp vụ sư phạm – Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên”, Tạp chí Giáo dục, số 267, tr. 17-23.

[2] Cao Cự Giác (2011), “Thiết kế và sử dụng bài tập hóa học thực nghiệm trong dạy học hóa học ở trường phổ thông”, Tạp chí Giáo

dục, số 259, tr. 52-54.

[3] Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Hữu Hợp (2014), “Phát triển năng lực dạy học cho sinh viên thông qua học tập dựa trên kinh nghiệm”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học cán bộ trẻ các trường sư phạm toàn quốc lần thứ 4, Đại học Hải Phòng, NXB Đại học Sư phạm, tr. 691 - 696.

[4] Đỗ Thị Thu Hương (2011), Xây dựng và sử dụng bài tập thực hành môn giáo dục học ở trường cao đẳng sư phạm Quảng Ninh, Luận án tiến sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Thái Nguyên.

[5] Phan Văn Kha và cộng sự (2009), Thực trạng NVSP giáo viên TCCN và những đề xuất xây dựng chuẩn NVSP giáo viên TCCN, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

[6] Nguyễn Thị Tính (2010), “Xây dựng và sử dụng bài tập thực hành trong dạy học đạo đức – Một biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học”, Tạp chí Giáo dục, số 232, tr. 20-21.

[7] Trần Trung, Nguyễn Đức Trí, Đỗ Thế Hưng (2013), Quản lí nhà trường giáo dục nghề nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế, Công ty CP Sách đại học - dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

(BBT nhận bài: 17/03/2016, phản biện xong: 21/04/2016)

Page 15: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 11

TĂNG CƯỜNG ỨNG DỤNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC TOÁN CAO CẤP CHO SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KINH TẾ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

HƯỚNG ĐẾN ĐÁP ỨNG CHUẨN ĐẦU RA

STRENGTHENING PRACTICAL APPLICATIONS IN TEACHING ADVANCED MATHEMATICS FOR STUDENTS WHO MAJOR IN ECONOMICS AT LAC HONG

UNIVERSITY IN ORDER TO MEET THE STANDARD LEARNING OUTCOMES

Trần Văn Hoan

Trường Đại học Lạc Hồng; [email protected]

Tóm tắt - Xây dựng chuẩn đầu ra với yêu cầu cao là một nội dungđổi mới quan trọng trong công tác giáo dục và đào tạo ở TrườngĐại học Lạc Hồng. Tuy nhiên, một câu hỏi lớn được đặt ra “Dạyhọc các môn thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản và kiến thức đạicương như thế nào để đảm bảo chuẩn đầu ra?”. Dựa trên cơ sởphân tích thực trạng dạy học môn học Toán Cao cấp ở trường, tácgiả trình bày nghiên cứu đề xuất cách thức dạy học môn Toán Caocấp cho sinh viên khối ngành Kinh tế theo hướng tăng cường vậndụng vào thực tiễn nghề nghiệp nhằm mục đích đáp ứng chuẩnđầu ra đã xây dựng. Cụ thể trả lời hai câu hỏi: Dạy cái gì? và Dạynhư thế nào? đối với môn học Toán Cao cấp cho sinh viên khốingành kinh tế ở Trường Đại học Lạc Hồng.

Abstract - Constructing standard learning outcomes with highdemands is an important innovative content in the education andtraining at Lac Hong University. However, a big question arises“How to teach the subjects of basic sciences and generalknowledge to ensure the standard learning outcomes?”. Based onthe analysis of the actual conditions of teaching AdvancedMathematics at the college, the author offers suggestions on howto teach Advanced Mathematics for students who major ineconomics by increasing their professional practice in order tomeet the standard learning outcomes that have been built.Specifically, the author answers two questions: what to Teach andhow to teach For Advanced Mathematics to students in theeconomics studies at Lac Hong University.

Từ khóa - chuẩn đầu ra; kinh tế; kỹ năng nghề nghiệp; ứng dụngthực tiễn; môn Toán Cao cấp.

Key words - standard learning outcomes; economy; career skill;practical applications; Advanced Mathematics course.

1. Mở đầu

Nâng cao chất lượng, đổi mới trong giáo dục và đào tạo là tiêu chí sống còn đối với một trường đại học trong thời đại khoa học công nghệ hiện nay. Việc đổi mới là xu thế tất yếu của thời đại và theo chiến lược phát triển giáo dục được báo cáo tại Đại hội Đảng lần thứ XI “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế” [2, tr.1].

Hướng theo đó, một trong những nội dung đổi mới quan trọng ở Trường Đại học Lạc Hồng thực hiện trong thời gian qua là xây dựng chuẩn đầu ra với yêu cầu cao. Nhưng làm thế nào để sinh viên (SV) khi ra trường đạt được chuẩn đầu ra như đã xây dựng - luôn là vấn đề cần nghiên cứu và phải cụ thể hóa ở từng ngành, từng lĩnh vực. Bài báo bước đầu đề cập việc dạy học Toán Cao cấp (TCC) cho SV khối ngành Kinh tế ở Trường Đại học Lạc Hồng theo hướng tăng cường ứng dụng thực tiễn trong đào tạo nghề nhằm mục đích đáp ứng chuẩn đầu ra, dựa trên cơ sở phân tích thực trạng dạy học môn học này.

2. Môn học Toán Cao cấp đối với yêu cầu của chuẩn đầu ra ở Trường Đại học Lạc Hồng

2.1. Những nội dung trong chuẩn đầu ra với yêu cầu cao

Một trong những công việc quan trọng nhất được thực hiện trong thời gian qua ở trường đó là xây dựng chuẩn đầu ra với yêu cầu cao của mỗi chuyên ngành đào tạo. Qua nhiều lần chỉnh sửa, đến nay chuẩn đầu ra của nhà trường

được hoàn thiện với sự góp ý của nhiều doanh nghiệp, sở, ban ngành trên địa bàn. Từ sứ mạng của nhà trường và các cuộc khảo sát hàng năm, nhà trường xây dựng “Chuẩn đầu ra 2012” [5, tr.23], bao gồm:

- Kiến thức; - Kỹ năng; - Thái độ; - Vị trí và khả năng công tác sau khi tốt nghiệp; - Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt

nghiệp.

Như vậy, trong chuẩn đầu ra này đã nêu rõ các nội dung kiến thức Toán cần phải trang bị cho SV khối ngành kinh tế: Toán Cao cấp, Xác suất – Thống kê, Quy hoạch tuyến tính, Thống kê Toán, các chỉ tiêu phân tích kinh tế chủ yếu,... Nhưng để đạt được các yêu cầu về kỹ năng trong chuẩn đầu ra đã xây dựng thì việc dạy học Toán cần phải hướng đến trang bị các kiến thức Toán áp dụng vào chuyên ngành Kinh tế để SV có thể sử dụng trong học tập các học phần tiếp theo cũng như học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường. Để đạt được các yêu cầu trên, cần thực hiện nghiên cứu một số vấn đề cụ thể sau:

Đề xuất chương trình các học phần Toán phục vụ cho chuyên ngành Kinh tế.

Xây dựng đề cương với các yêu cầu cụ thể cần đạt được so với chuẩn đầu ra.

Cách thức dạy học các môn Toán nhằm đạt được các yêu cầu đó.

Page 16: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

12 Trần Văn Hoan

Hình 1. Sơ đồ vai trò Bộ môn Cơ bản đối với chuẩn đầu ra của Trường Đại học Lạc Hồng

2.2. Vai trò của môn học Toán Cao cấp đối với chuẩn đầu ra

Môn học TCC là một môn thuộc khối kiến thức cơ bản và ngày nay các kiến thức thuộc về mảng này đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực và các ngành khoa học khác nhau. Các tri thức về TCC đã được ứng dụng một cách rộng rãi. Đây là một trong những học phần quan trọng của khối kiến thức cơ bản mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định là môn học bắt buộc đối với SV khối ngành Kinh tế, Kỹ thuật, Y Dược, Hóa, Môi trường…

Hơn nữa, bên cạnh việc trang bị các kiến thức cơ bản cho nhiều môn học cơ sở và chuyên ngành của khối Kinh tế như: Kinh tế vi mô, Kinh tế vĩ mô, Kinh tế lượng,… và rèn luyện các kỹ năng cơ bản mang tính toán học như: khái quát hóa, đặc biệt hóa, mô hình hóa, phát hiện và giải quyết vấn đề… thì việc học TCC còn cung cấp công cụ giúp SV phát triển kỹ năng nghề nghiệp, vận dụng các kiến thức và phương pháp Toán học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn ngành nghề của mình. Nhưng, nên dạy học TCC như thế nào để có thể góp phần đáp ứng chuẩn đầu ra ở Trường Đại học Lạc Hồng thì hiện nay vẫn còn là câu hỏi chưa có câu trả lời.

Từ đó cho thấy cần phải có những nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu “Dạy học TCC theo hướng đáp ứng chuẩn đầu ra cho SV khối ngành Kinh tế ở Trường Đại học Lạc Hồng”.

2.3. Thực trạng dạy học môn học Toán Cao cấp ở Trường Đại học Lạc Hồng

Chương trình học phần TCC ở nhà trường có số tín chỉ là 3, trong đó phần Phép tính vi tích phân chiếm 2/3 nội dung, còn lại là Đại số tuyến tính. Trong [4, tr.3] đã chỉ ra rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng dạy học môn TCC chưa gắn với mục tiêu ứng dụng trong lĩnh vực đào tạo nghề cho SV. Trong đó có vấn đề nội dung giảng dạy còn nặng về tính khoa học hàn lâm của toán học, khiến cả người dạy và người học đều gặp khó khăn, ít liên hệ được với các môn học khác, hạn chế thực hành vận dụng công cụ toán học vào thực tiễn nghề nghiệp của SV kinh tế. Chưa gắn việc

kiểm tra, đánh giá với nội dung thực tiễn môn học. Chẳng hạn các đề kiểm tra, thi cuối kì vẫn mang nhiều tính chất của toán học và được áp dụng cho tất cả các chuyên ngành đào tạo, chưa có sự cài đặt các bài toán mang tính ứng dụng trong thực tiễn nghề nghiệp cho SV đối với các ngành nghề cụ thể.

Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi nghiên cứu đề xuất cách thức dạy học môn TCC cho SV khối ngành Kinh tế theo hướng tăng cường vận dụng vào thực tiễn nghề nghiệp nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra đã xây dựng.

3. Các biện pháp dạy học Toán Cao cấp theo định hướng tăng cường ứng dụng trong thực tiễn nghề nghiệp cho sinh viên khối ngành kinh tế

3.1. Những định hướng xây dựng các biện pháp

Thứ nhất, các biện pháp sư phạm được đề xuất phải dựa vào nền tảng nội dung, chương trình học phần TCC ở Trường Đại học Lạc Hồng.

Thứ hai, các biện pháp sư phạm đề xuất phải phù hợp với mục tiêu dạy học, phù hợp với quan điểm dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, xu thế đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

Thứ ba, các biện pháp sư phạm đề xuất phải tạo ra những khó khăn, chướng ngại, mang tính vừa sức để SV có thể tham gia vào quá trình giải quyết từ vấn đề thực tiễn gắn với kinh tế dẫn đến hình thành tri thức mới và rèn luyện kỹ năng.

Thứ tư, hệ thống các biện pháp sư phạm phải đảm bảo tính kích thích hứng thú học tập của SV, nhằm phát huy tính tích cực và năng lực trí tuệ của SV.

Thứ năm, các biện pháp sư phạm đề xuất cần dựa vào vốn tri thức đã có của SV, có tính khả thi và thông qua hệ thống các biện pháp SV phải thấy được vai trò của mình trong việc tạo ra cũng như tiếp thu và áp dụng tri thức mới.

3.2. Biện pháp thực hiện

3.2.1. Biện pháp 1

Dạy học các nội dung kiến thức mới thông qua xây

Page 17: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 13

dựng các bài toán mở đầu liên quan đến kinh tế.

a. Mục đích, ý nghĩa

Trước một bài toán hay một tình huống cụ thể giáo viên (GV) đặt ra, hoạt động giải quyết vấn đề của SV sẽ được thực hiện. Họ phải tìm hiểu, suy nghĩ để nhận diện vấn đề, tìm cách giải quyết những vấn đề đó. Từ đó SV sẽ tự rút ra công thức, tự chứng minh định lí, tìm cách ghi nhớ tích cực những vấn đề cần lĩnh hội, tự tìm ra cách giải hay và gọn những bài toán lí thuyết hay thực hành,… Kết quả là SV lĩnh hội được tri thức toán học và học được cách tự khám phá.

b. Cách thực hiện

Trong giảng dạy môn học, mỗi nội dung kiến thức mới được trình bày bắt đầu bằng một tình huống hay một bài toán cụ thể liên quan đến kinh tế. Việc phân tích tình huống thông qua các câu hỏi gợi vấn đề sẽ làm kích thích suy nghĩ của SV và giúp SV tự tìm ra các kiến thức, qua đó có thể tiếp thu dễ dàng. Chẳng hạn các tình huống dạy học sau:

Dạy học hệ phương trình tuyến tính ứng dụng trong kinh tế

GV nêu bài toán. Một nhà máy sản xuất 3 loại sản phẩm A, B và C. Mỗi sản phẩm phải qua 3 công đoạn cắt, lắp ráp và đóng gói với thời gian (giờ) yêu cầu cho mỗi công đoạn được liệt kê ở bảng sau đây:

Bảng 1. Bảng yêu cầu về thời gian sản xuất sản phẩm

SP A SP B SP C

Cắt 1,6 1,0 1,5

Lắp ráp 0,6 0,9 1,2

Đóng gói 0,2 0,3 0,5

Các bộ phận cắt, lắp ráp và đóng gói có số giờ công nhiều nhất trong mỗi tuần lần lượt là 380, 330 và 120 giờ công. Hỏi nhà máy phải sản xuất số lượng mỗi loại sản phẩm là bao nhiêu trong mỗi tuần để nhà máy hoạt động hết năng lực?

GV đặt ra các câu hỏi gợi ý sau:

1. Hãy xác định yêu cầu của bài toán?

Câu trả lời mong đợi (CTLMĐ): Số lượng sản phẩm mỗi loại trong mỗi tuần.

GV gợi ý SV đặt ẩn cho bài toán: Gọi 1 2 3, ,x x x lần lượt

là số lượng mỗi loại sản phẩm A, B, C nhà máy cần sản xuất trong mỗi tuần.

2. Để sản xuất số sản phẩm như trên thì số giờ công cần sử dụng cho mỗi công đoạn cắt, lắp ráp và đóng gói lần lượt là bao nhiêu?

CTLMĐ: Số giờ cắt: 1 2 3

1,6 1, 0 1,5x x x (giờ);

Số giờ lắp ráp: 1 2 3

0,6 0, 9 1,2x x x (giờ);

Số giờ đóng gói: 1 2 3

0,2 0, 3 0,5x x x (giờ).

3. Để đảm bảo nhà máy hoạt động hết năng lực thì số giờ công cắt, lắp ráp và đóng gói phải thỏa mãn yêu cầu gì?

CTLMĐ:

Cắt: 1 2 3

1,6 1, 0 1,5 380x x x ;

Lắp ráp: 1 2 3

0,6 0,9 1,2 330x x x ;

Đóng gói: 1 2 3

0,2 0, 3 0, 5 120x x x .

GV củng cố: Yêu cầu bài toán trở thành tìm 1 2 3, ,x x x

thỏa mãn hệ phương trình 1 2 3

1 2 3

1 2 3

1,6 1, 0 1,5 380

0,6 0,9 1,2 330

0,2 0, 3 0,5 120

x x x

x x x

x x x

và hệ phương trình này được gọi là một hệ phương trình tuyến tính.

Dạy học ứng dụng hàm số và cực trị hàm số trong kinh tế

GV nêu bài toán. Một cửa hàng sách mua sách từ nhà xuất bản với giá là 20 ngàn đồng/cuốn. Cửa hàng bán sách với giá là 30 ngàn đồng/cuốn, tại giá bán này mỗi tháng sẽ bán được 120 cuốn. Cửa hàng có kế hoạch giảm giá để kích thích sức mua, và họ ước tính rằng cứ mỗi 1 ngàn đồng mà giảm đi trong giá bán thì mỗi tháng sẽ bán nhiều hơn 15 cuốn. Hãy biểu diễn lợi nhuận hàng tháng của cửa hàng từ việc bán sách này bằng một hàm theo giá bán và tìm giá bán tối ưu?

GV đặt ra các câu hỏi gợi ý sau:

1. Hãy xác định yêu cầu của bài toán trên?

CTLMĐ: Tìm hàm lợi nhuận nhuận theo giá bán và xác định giá bán tối ưu.

GV gợi ý SV đặt ẩn cho bài toán: Gọi x là giá bán mới một cuốn sách, điều kiện: 20 30x , khi đó ( )P x là hàm

lợi nhuận tương ứng.

2. Hãy nêu công thức tính hàm lợi nhuận ( )P x ?

CTLMĐ: Lợi nhuận được tính bằng: (số sách bán được). (lợi nhuận/ cuốn)

3. Hãy tìm số sách bán được tương ứng với giá bán mới?

CTLMĐ:

120 + 15 (số tiền giảm đi) 120 15(30 ) 570 15x x

4. Lợi nhuận một cuốn sách tương ứng với giá bán mới? CTLMĐ: 20x .

5. Hãy tìm hàm lợi nhuận ?

CTLMĐ: 2( ) (570 15 )( 20) 15 870 11400P x x x x x

GV củng cố: Như vậy yêu cầu bài toán trở thành tìm điểm cực đại và giá trị cực đại của parapol:

2( ) 15 870 11400P x x x

3.2.2. Biện pháp 2

Tăng cường các ví dụ và bài tập theo hướng vận dụng TCC giải quyết các vấn đề cụ thể đặt ra trong kinh tế.

a. Mục đích, ý nghĩa

Thực tiễn đóng vai trò quyết định của quá trình nhận thức, là tiêu chuẩn chân lí của Toán học cũng như các khoa học khác. Tính thực tiễn của Toán học thể hiện qua ứng dụng của Toán học vào trong thực tiễn đời sống. Thực tiễn còn có vai trò quan trọng trong việc hình thành cho SV kỹ năng giải quyết vấn đề vì nó là môi trường rất thuận lợi cho SV rèn luyện, phát triển kỹ năng, kỹ xảo và nắm vững kiến thức đã học.

b. Cách thực hiện

Trong quá trình giảng dạy, GV đưa ra các ví dụ và bài

Page 18: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

14 Trần Văn Hoan

tập ứng dụng theo hướng vận dụng từng nội dung kiến thức giải quyết các bài toán đặt ra cụ thể về kinh tế. Điều này không những giúp SV hứng thú hơn trong học tập mà còn cho SV thấy được các kiến thức về TCC như công cụ được sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến thực tiễn nghề nghiệp của họ sau này. Chẳng hạn các ví dụ áp dụng cụ thể sau:

Ứng dụng hàm số vào bài toán: Xây dựng hàm số biểu thị quan hệ giữa hai đại lượng tuyến tính; Tìm hàm lợi nhuận, hàm doanh thu…

Ví dụ minh họa. Vào đầu năm, giá của sản phẩm P trên thị trường nội địa đang tăng với tốc độ không đổi. Vào đầu tháng 6, giá sản phẩm P là 80 000 đồng/đvsp va vao đâu thang 11, gia san phâm P la 100 nghın đông/đvsp. Hãy biểu diễn giá của sản phẩm P bằng một hàm theo thời gian va vẽ đồ thị. Xác định giá sản phẩm P lúc đầu năm.

Ứng dụng đạo hàm, cự trị hàm số vào các bài toán: Tính tốc độ và lượng thay đổi của một hàm; Tính giá trị cận biên; Cho hàm cận biên, tính hàm ban đầu; Tìm chi phí nhỏ nhất, doanh thu lớn nhất trong bài toán quan hệ cung cầu và giá; Tìm số lượng đặt hàng trong mỗi đợt để tổng chi phí nhỏ nhất; Bài toán tiền lãi liên tục.

Ví dụ minh họa. 1) Một khách sạn có 50 phòng. Quản lý khách sạn tính rằng nếu mỗi phòng cho thuê với giá 400 ngàn đồng một ngày thì tất cả các phòng đều được thuê hết. Biết rằng cứ mỗi lần tăng giá phòng lên 20 ngàn đồng thì sẽ có thêm 2 phòng trống. Hỏi người quản lý khách sạn phải quyết định giá phòng là bao nhiêu để thu nhập trong ngày của khách sạn là lớn nhất?

2) Giả sử bây giờ bạn gửi vào ngân hàng 200 triệu đồng với lãi suất hàng năm không đổi là 12%. Hãy tính số tiền mà bạn nhận được sau 4 năm nếu tiền lãi được trả: a) Vào cuối mỗi quý; b) Liên tục.

Ứng dụng tích phân xác định vào bài toán: Biết tốc độ thay đổi của đại lượng ( )Q t là ( )Q t . Tính lượng thay đổi

của Q khi t thay đổi từ a đến b.

Ví dụ minh họa. Một người bán tạp hóa nhận một kiện hàng gồm 10.000 kg gạo và số gạo sẽ bán hết trong vòng 5 tháng với tốc độ không đổi 2000 kg/tháng. Nếu chi phí lưu trữ là 1000 đồng/kg/tháng thì người đó phải trả bao nhiêu chi phí lưu trữ trong vòng 5 tháng tới?

Ứng dụng phương trình vi phân trong kinh tế

Ví dụ minh họa. Người ta ước tính rằng nhu cầu về dầu đang tăng theo quy luật hàm mũ với tốc độ 10% /năm. Nếu hiện tại nhu cầu về dầu là 30 tỷ thùng/năm thì nhu cầu về dầu của khách hàng là bao nhiêu trong 10 năm tới?

Ứng dụng ma trận, phép toán ma trận, hệ phương trình tuyến tính vào bài toán lập kế hoạch sản xuất, bài toán tối ưu…

Ví dụ minh họa. Công ty chế biến thực phẩm cần chế biến một loại thức ăn nhanh chứa đủ 3 loại dưỡng chất là protein, carbonhydrate và Fat. Chúng được lấy từ 3 loại thực phẩm: A, B, C. Số lượng dưỡng chất có trong 100g mỗi loại thực phẩm và nhu cầu của mỗi loại dưỡng chất được cho trong Bảng 2.

Hãy tìm số lượng mỗi loại thực phẩm A, B, C để chế biến được một đơn vị thức ăn nhanh, đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất đã đặt ra.

Bảng 2. Bảng nhu cầu dưỡng chất

Dưỡng chất Hàm lượng dưỡng chất Nhu

cầu A B C

Protein 36 51 13 33

Carbonhydrat 52 34 74 45

Fat 0 7 1,1 3

3.2.3. Biện pháp 3

Tăng cường trang bị tri thức phương pháp dưới dạng quy trình ba bước giải các bài toán thực tiễn.

a. Mục đích, ý nghĩa

Giải bài tập là một trong những hoạt động có vai trò quan trọng trong dạy học Toán. Do đó GV cần có những biện pháp sư phạm hợp lý để tổ chức có hiệu quả việc dạy bài tập. Như vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập, cũng như giúp cho SV rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, mà vấn đề ở đây cụ thể là yêu cầu đặt ra của bài toán.

b. Cách thực hiện

Từ việc nghiên cứu tình hình thực tiễn trong dạy học các môn khoa học cơ bản (Toán học, Vật lí, …) và các môn đặc thù nghề nghiệp ở Trường Đại học Lạc Hồng, cụ thể là SV thường được yêu cầu giải ngay các bài toán thực tế, đồng thời tham khảo quy trình các bước “toán học hóa thực tế” của chương trình PISA… vận dụng vào dạy học TCC cho SV, chúng tôi hướng đến việc xây dựng quy trình để tổ chức cho SV sử dụng công cụ toán học vào việc giải quyết bài toán thực tế như sau:

Bước 1. Mô hình hóa toán học: SV chuyển bài toán thực tế sang mô hình toán học, đưa về dạng ngôn ngữ thích hợp với kiến thức, công cụ toán học.

Bước 2. Xử lí mô hình toán học: SV giải bài toán bằng kiến thức và công cụ toán học.

Bước 3. Chuyển đổi kết quả: Trả lời câu hỏi thực tiễn.

Ví dụ minh họa. Một cửa hàng bán 200 chiếc Iphone trong một tuần với giá 350 đô la mỗi chiếc. Một nhà khảo sát thị trường cho biết, nếu giảm 10 đô la mỗi chiếc thì mỗi tuần bán thêm 20 chiếc. Tìm hàm doanh thu, cửa hàng cần giảm giá bao nhiêu để doanh thu cao nhất.

Bước 1: Xây dựng mô hình toán học

Gọi x là giá bán mới một chiếc Iphone. Và P(x) là hàm doanh thu tương ứng.

Doanh thu: (số Iphone bán được).(giá bán/1Iphone)

Giá đã giảm so với ban đầu: (350 )x (USD)

Số Iphone bán thêm: 20(350 )

700 210

xx

(cái)

Tổng số Iphone bán được với giá mới:

200 700 2 900 2x x (cái)

Ham doanh thu là: 2( ) (900 2 ) 900 2P x x x x x

Bước 2: Xử lí mô hình

Bài toán trở thành tìm cực đại của hàm số 2( ) 900 2P x x x

Ta có: ( ) 900 4 ; ( ) 0 225P x x P x x

Bước 3: Chuyển đổi kết quả trả lời câu hỏi thực tiễn

Gia ban tôi ưu la 225x USD/1 Iphone. Khi đo, doanh

Page 19: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 15

thu lơn nhât la: max

101250P USD và giá giảm so với ban

đầu là: 125 USD.

4. Kết luận

Với mục đích tăng cường vận dụng công cụ TCC trong thực tiễn đào tạo nghề ở Trường Đại học Lạc Hồng, xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu dạy nghề cho SV khối ngành Kinh tế được quy định trong chuẩn đầu ra của nhà trường, chúng tôi đã tiến hành chọn lọc, điều chỉnh và đề xuất cách thức dạy học TCC nhằm giúp SV định hướng được ứng dụng môn học trong thực tiễn nghề nghiệp của mình.

Những kết qủa bước đầu cho thấy SV học TCC một cách tích cực hơn, đặc biết khả năng ứng dụng Toán vào thực tế nghề nghiệp được nâng lên rõ rệt. Điều đó giúp

chúng tôi có căn cứ hoàn thiện, đồng bộ hóa mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy TCC gắn với mục tiêu đào tạo nghề hướng đến đáp ứng chuẩn đầu ra đã xây dựng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Kỷ yếu Hội thảo “Tập huấn quốc gia về phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm qua hệ thống trường thực hành”, Nxb Giáo dục Việt Nam.

[2] Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 (Quyết định số 711/QĐ – TTg ngày 16-6-2012), Hà Nội.

[3] James Stewart (2008), Calculus, 6th edition, Broods/Cole.

[4] Trần Văn Hoan (2016), “Thực trạng dạy học môn Toán Cao cấp so với chuẩn đầu ra ở Trường Đại học Lạc Hồng”, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Tây Bắc.

[5] Trường Đại học Lạc Hồng (2012), Báo cáo thực hiện quy chế công khai của Trường Đại học Lạc Hồng năm học 2012 – 2013.

(BBT nhận bài: 26/02/2016, phản biện xong: 24/3/2016)

Page 20: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

16 Lê Thị Lâm

TRẢI NGHIỆM VÀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VỀ QUẤY RỐI TÌNH DỤC PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI TẠI NƠI CÔNG CỘNG

EXPERIENCE AND ATTITUDE OF STUDENT OF UNIVERSITY OF EDUCATION, THE UNIVERSITY OF DANANG

ABOUT SEXUAL HARASSMENT WITH WOMEN AND GIRLS AT PUBLIC PLACES

Lê Thị Lâm

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, [email protected]

Tóm tắt - Cùng với nhiều thách thức khác trong xã hội hiện đại, quấyrối tình dục phụ nữ và trẻ em gái tại nơi công cộng hiện nay đang cóchiều hướng gia tăng mạnh mẽ với những biểu hiện phức tạp, gây ảnhhưởng đến thể chất, tâm lý và cuộc sống của người bị quấy rối, hạn chếsự phát triển của xã hội. Tuy nhiên điều lo ngại là cộng đồng và dư luậnchưa nhận thức được đầy đủ và chưa có thái độ, ứng xử phù hợp vớivấn đề này. Nghiên cứu này nhằm tìm câu trả lời về các vấn đề: Trảinghiệm của sinh viên Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng vềvấn đề quấy rối tình dục ở nơi công cộng, thái độ của các em khi gặpphải hoặc chứng kiến vấn đề này ra sao, các em đã có những ứng phónhư thế nào trước tình huống bị hoặc chứng kiến hành vi quấy rối tìnhdục nơi công cộng.

Abstract - In the modern society, with other social problems, sexualharassment with women and girls at public places is increasing. Itaffects physical, psychological life of the victims. However, thecommunity is not fully aware of importance of this issue and has nothad proper behavior.The research answers three questions. Firstly,what is experience of students of University of Education, theUniversity of Danang about sexual harassment with women and girlsat public places. Secondly, what is attitude of students of University ofEducation, the University of Danang toward sexual harassment withwomen and girls at public places?. And lastly, what is the behavior ofstudents of University of Education, the University of Danang aboutsexual harassment with women and girls at public places?.

Từ khóa - quấy rối tình dục; phụ nữ và trẻ em gái; công cộng;sinh viên.

Key words - sexual harrasment; women and girls; public places;student.

1. Đặt vấn đề

Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn các công ước quốc tế nghiêm cấm hành vi bạo lực đối với phụ nữ ở những nơi riêng tư cũng như công cộng, như Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị. Điều này thể hiện sự đồng tình và cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc tuân thủ các qui định quốc tế nhằm đảm bảo đối xử công bằng đối với phụ nữ, từ đó thúc đẩy các quyền của phụ nữ trong xã hội.

Ngoài những thành tựu đạt được, Phụ nữ Việt Nam vẫn rất dễ bị tổn thương trước những thành thức hàng ngày do bạo lực, sự phân biệt đối xử và tình trạng thiếu các cơ hội kinh tế gây ra. Trong đó đặc biệt lo ngại việc phụ nữ phải chịu mức độ bạo lực và quấy rối tình dục cao ở nơi công cộng và nơi làm việc. Theo số liệu thống kê từ Báo cáo 2010 của UNIFEM (nay là UN Women) có 87% phụ nữ và trẻ gái đã từng bị quấy rối tình dục nơi cộng cộng và nơi làm việc. Có tới 89% nam giới và những người chứng kiến đã thấy các hành vi này. Đáng lưu ý là phần lớn người bị hại khi phải đối mặt với tình huống bị quấy rối tình dục hoàn toàn bị động và những người chứng kiến hoàn toàn thờ ơ. 66% phụ nữ và trẻ em gái được phỏng vấn không có bất kỳ hành động phản ứng nào và 65% nam giới và người chứng kiến không hề có các hành động can thiệp. Điều này không chỉ đồng nghĩa với việc những kẻ thủ phạm vẫn đang tự do ngoài vòng công lý mà nghiêm trọng hơn, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái đã trở thành một vấn đề bình thường và được “chấp nhận” bởi đại bộ phận xã hội [2, tr 5].

Nếu Hà Nội được UNESCO công nhận là Thành phố vì Hòa bình, và Thành phố Hồ Chí Minh là Hòn ngọc Viễn Đông thì Đà Nẵng được ca ngợi là thành phố đáng sống,

đều là miền đất hứa thu hút hàng triệu người tới sinh sống, và họ mong muốn có một môi trường sống an toàn cho bản thân và cho con em. Lao động nữ nhập cư rời bỏ quê hương tới những thành phố này với hy vọng tìm kiếm việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống. Đây cũng là những điểm đến được rất nhiều du khách mong muốn khám phá và thưởng thức trong kỳ nghỉ của họ. Thành phố cũng là nơi tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên nữ được tự do tìm hiểu, học hỏi, trau dồi kiến thức và kỹ năng cần thiết để phát huy hết tiềm năng của bản thân. Tuy nhiên, thực tế vẫn cho thấy nhiều phụ nữ và trẻ em gái chưa thật sự an toàn trước thực trạng quấy rối tình dục nơi cộng cộng.

Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng có đặc thù như nhiều trường sư phạm khác, sinh viên nữ trong các khoa, ngành học chiếm số lượng rất lớn. Các bạn sinh viên nói chung và sinh viên nữ nói riêng của trường đến từ nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước, trong quá trình sống và học tập các em gặp vô vàn những khó khăn khác nhau. Sống xa gia đình, trẻ tuổi, kinh nghiệm sống còn ít, sử dụng nhiều dịch vụ công cộng…, các em trở thành đối tượng dễ có nguy cơ gặp phải các vấn đề xã hội, trong đó có tình trạng quấy rối tình dục nơi công cộng. Tình trạng này diễn ra khiến nhiều em bị tổn thương cả về thể chất và tâm lý, ảnh hưởng lớn đến hoạt động học tập, cuộc sống của nữ sinh. Trải nghiệm của các em về vấn đề quấy rối tình dục ở nơi công cộng như thế nào, thái độ của các em khi gặp phải hoặc chứng kiến vấn đề này ra sao, các em đã có những ứng phó như thế nào trước tình huống bị/ chứng kiến hành vi quấy rối tình dục nơi công cộng. Khảo sát “Trải nghiệm và thái độ của sinh viên trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng với quấy rối tình dục nơi công cộng” phần nào giúp chúng ta hình dung được câu trả lời cho vấn đề đặt ra.

Page 21: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 17

2. Phần nội dung

2.1. Một số khái niệm liên quan

2.1.1. Quấy rối tình dục

Quấy rối tình dục (QRTD) là một khái niệm có phạm trù tương đối phức tạp, trừu tượng. Hiện nay, luật pháp Việt Nam vẫn chưa có một cách hiểu chính thức về vấn đề này. Ủy ban về xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử chống phụ nữ của Liên hợp quốc trong khuyến nghị chung số 19 năm 1992 định nghĩa: QRTD bao gồm hành vi tình dục không được mong muốn như đụng chạm và tán tỉnh về thể xác, những bình luận mang sắc màu gợi dục, đưa cho xem sách báo khiêu dâm và bày tỏ đòi hỏi tình dục, dù bằng lời nói hay hành động. Hành vi như vậy có thể là hành vi làm nhục và có thể tạo thành một vấn đề về an toàn và sức khỏe; hành vi này là phân biệt đối xử khi một người phụ nữ có những lý do hợp lý để tin tưởng rằng sự phản đối của người phụ nữ đó sẽ gây bất lợi cho mình, bao gôm cả tuyển dụng và thăng tiến hoặc khi hành vi này tạo ra một môi trường làm việc thù địch [4].

Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), có khoảng 50 quốc gia đã trực tiếp cấm QRTD trong hệ thống pháp luật của mình. Trong đó, QRTD bị cấm theo luật Hình sự ở một số nước. Ít nhất 8 hệ thống tư pháp ở cấp quốc gia đã ban hành các điều khoản hình sự, gồm: Bangladesh, Costa Rica, Mauritius, Tây Ban Nha, Sri Lanka, Cộng hòa thống nhất Tanzania và Venezuela. Ngoài ra, cấm QRTD cũng được đưa vào pháp luật quốc gia về quyền con người tại 3 nước: Canada, Fiji và New Zealand. Những luật này cấm quấy rối trong một loạt lĩnh vực giáo dục, nhà ở, nhưng đề cập cụ thể đến QRTD tại nơi làm việc [1].

Trong Liên minh châu Âu, xuất phát từ một đề nghị của Ủy ban châu Âu, quấy rối tình dục được định nghĩa như sau: Khi một thái độ có liên quan đến giới tính thể hiện ở hình thức có từ ngữ, không từ ngữ hay bằng cơ thể có mục đích hay có tác động làm tổn thương đến phẩm giá của một người hay tạo nên một môi trường mang nhiều dọa dẫm, thù địch, hạ thấp, lăng nhục, xúc phạm hay bối rối [3].

Trong nghiên cứu này, các thuật ngữ “quấy rối tình dục”, “xâm hại tình dục”, “nơi công cộng”, “an toàn” được tiếp cận theo giải thích được đưa ra trong cuộc khảo sát nhanh về bạo lực giới đối với phụ nữ và trẻ em gái nơi công cộng do Action Aid Việt Nam thực hiện trong tháng 5/2013 tại Hà nội và TP Hồ Chí Minh. Theo đó, quấy rối tình dục bao gồm các cử chỉ, hành vi khiến đối phương cảm thấy khó chịu về mặt tâm lý và tình dục như việc nam giới nhìn chằm chằm, cố ý để lộ các bộ phận sinh dục, huýt sáo, trêu ghẹo, bình phẩm các hình thức bên ngoài hay ve vãn, tán tỉnh bằng các tin nhắn gợi dục [2].

2.1.2. Xâm hại tình dục

Bao gồm các tác động thể xác gây ảnh hưởng xấu đến thể chẩt và tinh thần của đối phương như sàm sỡ, hiếp dâm và quan hệ tình dục [2, tr.7].

2.1.3. Lạm dung tình dục

+ Nơi công cộng: được hiểu là những không gian bên ngoài ngôi nhà, nơi mọi người gặp gỡ, học tập, thư giãn và tham gia các hoạt động xã hội, ví dụ như đường phố, bến xe buýt, bến xe khách, công sở, nhà máy, chợ, siêu thị,

trường học, bệnh viện, khu triển lãm, nhà hàng, công viên, sân vận động và rạp chiếu phim [2, tr7].

2.2. Đối tượng khảo sát

Nghiên cứu thực hiện khảo sát trực tuyến 66 sinh viên (50 nữ sinh viên và 16 nam sinh viên) và phỏng vấn sâu trực tiếp 10 sinh viên, phân bố ngẫu nhiên ở 6 lớp thuộc hai chuyên ngành Tâm lý học và Công tác xã hội, trực thuộc Khoa Tâm lý - Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.

2.3. Kết quả nghiên cứu

2.3.1. Những rủi ro tiềm tàng đối với phụ nữ và trẻ em gái ở nơi công cộng tại Đà Nẵng

Theo kết quả khảo sát, 88% số sinh viên cho rằng quấy rối tình dục là vấn đề có khả năng xảy ra cao nhất, là rủi ro mà rất nhiều phụ nữ và trẻ em gái gặp phải ở nơi cộng cộng. Những phương án khác như tai nạn giao thông, bị cướp giật, bạo lực giới cũng là những mối lo lớn của phụ nữ và trẻ em gái hiện nay. Đánh giá về mức độ nghiêm trọng của tình trạng quấy rối tình dục nơi công cộng hiện nay, theo kết quả thông kê, hầu hết sinh viên đều đồng tình rằng đây là một vấn đề rất nghiêm trọng (35,4%), nghiêm trọng (52,1%), một số ít bạn chọn phương án “bình thường” (10,4%) (Hình 1).

Hình 1. Những rủi ro tiềm tàng với phụ nữ và trẻ em gái ở các vùng đô thị

2.3.2. Những hình thức quấy rối tình dục với phụ nữ và trẻ em gái nơi công cộng

Một con số ấn tượng khác, từ khảo sát này cho thấy con số các bạn sinh viên có trải nghiệm thực tế về vấn đề này cũng không nhỏ, trong đó có 39,3% sinh viên nói răng mình đã từng chứng kiến, nhìn thấy người khác bị quấy rối tình dục nơi công cộng, 21,3% những bạn khác cho biết đã từng bị quấy rối tình dục. Các hình thức, hành vi quấy rối tình dục thường thấy bào gồm: liếc mắt đưa tình, bị huýt sáo, trêu ghẹo, bình phẩm thô tục về hình thức bề ngoài, nhìn chằm chằm vào một bộ phận cơ thể, tán tỉnh, quấy rối bằng email, tin nhắn, gợi ý ép quan hệ tình dục để được thăng chức, giữ công việc, bị người khác phô bày bộ phận sinh dục, bị cưỡng hiếp,… Đặc biệt có tới 88,5% số khách thể khảo sát chọn phương án “bị sờ mó, đụng chạm một cách cố ý vào các bộ phận trên cơ thể ”.

2.3.3. Những địa điểm diễn ra hành vi quấy rối tình dục

Nghiên cứu liệt kê các địa điểm công cộng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, bao gồm: Bến xe trung tâm, ga tàu, bờ biển, đường phố, nhà vệ sinh công cộng, sân chơi/ trung tâm thể thao, công viên, chợ/ siêu thị, khu mua sắm, các vùng ven khu công nghiệp và khuôn viên các trường đại học. Theo đó, địa điểm ở thành phố Đà Nẵng được cho là

54,1

88,5

75,4

44

41

1,6

0 20 40 60 80 100

tai nạn giao thông

bị quấy rối tình dục nơi công …

bị cướp giật và móc túi

bị bạo lực gia đình

khó khăn trong xin việc làm

ý kiến khác

Page 22: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

18 Lê Thị Lâm

“điểm nóng” của tình trạng quấy rối tình dục phụ nữ và trẻ em gái đó là công viên (63,3%), nhà vệ sinh công cộng (53,3%), khu vực vùng ven các khu công nghiệp (46,7%), bến xe trung tâm (46,7%). Như vậy, những khu vực không an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái trước tình trạng quấy rối tình dục gồm cả nơi đông dân cư, nhưng cũng không thể loại trừ những nơi vắng người qua lại.

2.3.4. Thời gian và tần suất xảy ra các vụ quấy rối tình dục

Từ số liệu trong Hình 2 cho thấy phần lớn thời điểm diễn ra hành vi QRTD xảy ra vào buổi tối (86,5%) và buổi trưa (38,5%), vốn là những khoảng thời gian tương đối nhạy cảm trong ngày, thuận lợi cho những đối tượng có hành vi QRTD “ra tay” hành động. Về tần suất diễn ra các vụ QRTD (Hình 3), phụ nữ và trẻ em gái từng bị quấy rối tình dục nhiều nhất từ 2 đến 5 lần (46,8%), khá nhiều sinh viên khác từng trải qua một lần bị QRTD (37,1%).

Hình 2. Thời gian diễn ra các vụ QRTD

Hình 3. Tần suất diễn ra các vụ QRTD

2.3.5. Phản ứng của sinh viên khi chứng kiến hành vi quấy rối tình dục

Đa số sinh viên khi được hỏi về phản ứng khi chứng kiến hành vi QRTD đã lựa chọn phương án “kể hoặc nhờ người khác giúp đỡ” (60,3%), “cảnh báo cho người khác về vấn đề” (66,7%). Một số ý kiến khác có lựa chọn “Trình báo sự việc qua số điện thoại nóng” (31,8%), “trình báo với thầy cô, đoàn trường hoặc lãnh đạo cao hơn” (28,6%). Phương án “Không làm gì” cũng có sinh viên lựa chọn, tuy chỉ chiếm số lượng nhỏ (7,9%). Lý giải nguyên nhân tại sao có một số người chứng kiến hành vi quấy rối mà không có phản ứng gì, một số sinh viên đưa ra lí do, bao gồm:

+ Những hành vi như “huýt sáo trêu ghẹo” hoặc “liếc mắt đưa tình”, “bình phẩm thô tục về cơ thể” đơn thuần chỉ là hành vi trêu chọc bình thường, nhiều khi thể hiện đặc tính nam giới của người đàn ông. “Theo em, đã là đàn ông, thanh niên thì thỉnh thoảng chọc ghẹo đàn bà, con gái là chuyện thường tình. đàn ông ai chẳng thế, chỉ “liếc mắt”,

nhìn vào các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể phụ nữ đặc biệt là phụ nữ đẹp thì chưa đến mức qui vào hành vi quấy rối tình dục”, một nam sinh chia sẻ.

+ Một số hành vi khác, biểu hiện của sự QRTD, theo ý kiến của những sinh viên được phỏng vấn thì chưa thật sự nghiêm trọng để báo công an, hay trình báo với thầy cô, ví dụ như “sờ mông, véo má, cố tình đụng chạm vào ngực, đùi”… Mà nếu ai đó chứng kiến, báo cho cơ quan chức năng thì cũng không thay đổi được gì, thủ tục khai báo thì rườm rà, phức tạp, mất thời gian, nhiều khi “rước họa vào thân”. Qua cách lí giải này cho thấy, sự thiếu tin tưởng đối với lực lượng chức năng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bị động, thờ ơ của những người xung quanh trước hành vi QRTD. Một số bạn nữ giải thích ở góc độ tâm lý, một trong những rào cản khiến cho phụ nữ hoặc trẻ em gái ngại chia sẻ khi bị QRTD là vì tâm lý “xấu hổ”, sợ người khác bình phẩm, đàm tiếu, ảnh hưởng đến tình yêu, sợ mang tiếng. Thậm chí nếu nói ra nhiều khi lại bị mọi người đổ lỗi ngược lại, cho rằng người phụ nữ hoặc em gái đó không đứng đắn, “ăn mặc hở hang”.

2.3.6. Cách ứng phó của sinh viên khi bị quấy rối tình dục nơi công cộng

Theo số liệu thu được, khá nhiều sinh viên lựa chọn phương án “nhờ người khác giúp đỡ” (63,5%), “chống lại kẻ tấn công” (44,4%), “trình báo qua số điện thoại nóng” (42,9%), số ít chọn giải pháp “không làm gì” (11,1%) và “bỏ đi” (15,9%).

Trả lời câu hỏi “Theo anh/ chị phụ nữ và trẻ em gái nên làm gì để tư vệ đối với những hành vi quấy rối tình dục nơi công cộng ?”, các bạn sinh viên đã đề xuất nhiều biện pháp khác nhau như: đi học võ để tự vệ, chú ý cách ăn mặc, la lên nếu bị xâm hại, tuyệt đối không im lặng, nên đi chung với bạn bè khi đến những nơi nhạy cảm, mang theo vật dụng bảo vệ, chạy đi chỗ khác, mở các lớp huấn luyện. Nhìn chung, những biện pháp ứng phó của sinh viên tương đối đa dạng. Thay vì im lặng, chấp nhận, các em đã có những thái độ, hành vi ứng phó tương đối tích cực với QRTD nơi công cộng.

3. Kết luận

Quấy rối và bạo lực tình dục gây ra những tác động vô cùng lớn cho toàn xã hội nói chung và cho bản thân phụ nữ và trẻ em gái nói riêng - làm giảm hiệu quả công việc, gây mất tự tin và ảnh hưởng xấu tới thể chất và tinh thần của những người bị hại. Do đó, đảm bảo môi trường sống an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái khỏi các nguy cơ bị quấy rối và bạo lực tình dục là một việc làm hết sức cấp thiết.

Khảo sát này bước đầu cho thấy, quấy rối tình dục phụ nữ và trẻ em gái tại nơi công cộng là vấn đề cần được quan tâm. Những nơi như công viên, phương tiện giao thông công cộng còn tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sự an toàn của phụ nữ, tiềm ẩn rủi ro trẻ em gái bị xâm hại cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc thiếu hoặc không đảm bảo chất lượng của các dịch vụ công cơ bản như giáo dục, vận chuyển, an ninh, hệ thống chiếu sáng hay nhà vệ sinh công cộng ở một số nơi có thể làm tăng thêm sự yếu thế của họ. Tình trạng này có thể càng trầm trọng hơn bởi những khó khăn trong tiếp cận các dịch vụ công có nhạy cảm giới cũng như việc thiếu các chương trình thiết thực nhằm mục đích khắc phục tình

15,7

37,3

25,5

86,5

0 20 40 60 80 100

Buổi sáng

Buổi trưa

Buổi chiều

Buổi tối

37,1

46,8

12,9

3,2

Chỉ một lần

2 đến 5 lần

Hơn 5 lần

Thường xuyên

Page 23: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 19

trạng bạo lực với phụ nữ ở nơi công cộng. Quan trọng hơn, thái độ và hành vi của cộng đồng cũng như thái độ coi thường pháp luật của một bộ phận thanh niên cần phải được thay đổi thông qua việc Nhà nước đảm bảo thực thi luật hiệu quả. Cũng cần có cơ chế giám sát và có các chính sách hỗ trợ xây dựng môi trường để thành phố thực sự là nơi người dân được sinh sống và hưởng thụ cuộc sống an lành.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cục phòng chống tệ nạn xã hội và Trung tâm nghiên cứu về giới, gia

đình và phát triển CEFACOM (12/2009), Khảo sát thực trạng lạm dụng tình dục trẻ em và bóc lột tình dục trẻ em tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Đồng Tháp và Thành phố Hồ Chí Minh”.

[2] Tổ chức Actionaid quốc tế tại Việt Nam (2013), Báo cáo khảo sát “Thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái: Nơi giấc mơ thành sự thật”.

[3] Tô Thị Hương Giang (2015), Hỗ trợ trẻ nam bị lạm dụng tình dục tại tổ chức trẻ em Rồng xanh, Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[4] Websize Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, <http://vass.gov.vn/noidung/tintuc/lists/khoahoccongnghe/View_Detail.aspx?ItemID=6>, ngày truy cập 8/3/2016.

(BBT nhận bài: 11/03/2016, phản biện xong: 29/04/2016)

Page 24: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

20 Nguyễn Đặng Thảo Nguyên

TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN NGUỒN LAO ĐỘNG CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN TỪ 2005 ĐẾN NAY

THE IMPACT OF URBANISATION ON LABOUR RESOURCES OF DANANG CITY FROM 2005 TILL NOW

Nguyễn Đặng Thảo Nguyên

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Đô thị hóa là quá trình tăng dân số thành thị và phổbiến lối sống đô thị. Quá trình đô thị hóa sẽ tác động mạnh mẽđến nhiều yếu tố trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, có thểcó những tác động tích cực (nếu quá trình đô thị hóa phù hợp vớisự phát triển kinh tế - xã hội), cũng có thể có nhiều tác động tiêucực (nếu quá trình đô thị hóa chưa phù hợp với sự phát triển kinhtế - xã hội). Thành phố Đà Nẵng đang trong quá trình đô thị hóamạnh, nhanh chóng và cũng đã tác động tới nhiều khía cạnh kinhtế xã hội của thành phố. Đô thị hóa giúp thành phố thay đổi cơbản theo hướng bền vững. Trong bài báo này, chúng tôi đi sâunghiên cứu tác động của đô thị hóa đến nguồn lao động, phântích những tác động tích cực và những hạn chế đến nguồn laođộng của thành phố.

Abstract - Urbanisation involves a process of urban populationgrowth and the popularity of urban lifestyles. The process ofurbanisation has significant impacts on many factors of socio-economic development. These impacts will be positive ifurbanisation process is suitable for the socio-economicdevelopment. However, if the process is unsuitable for the socio-economic development, it will have negative effects. Danang cityis experiencing rapid and strong urbanisation, which affects manysocio-economic aspects and changes the city in some significantways. In this article, we will thoroughly investigate into theimpacts of urbanisation on labour resources in general and alsoanalyse positive and negative effects of urbanisation on thelabour resources of Danang in particular.

Từ khóa - đô thị hóa; đô thị hóa Đà Nẵng; nguồn lao động ĐàNẵng; đô thị hóa và việc làm; tác động của đô thị hóa.

Key words - urbanisation; Danang urbanisation; Danang's labourresources; urbanisation and occupation; impacts of urbanisation.

1. Đặt vấn đề

“Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những đô thị lớn của cả nước, là trung tâm kinh tế - xã hội của miền Trung với vai trò là trung tâm dịch vụ; là thành phố cảng biển, đầu mối giao thông quan trọng về vận tải và trung chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế; trung tâm bưu chính viễn thông và tài chính - ngân hàng; một trong những trung tâm y tế, văn hoá - thể thao, giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ cao của miền Trung; là địa bàn giữ vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh của khu vực miền Trung và cả nước” – Đó là mục tiêu xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng [4].

Đô thị hóa là tất yếu trong tiến trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Đô thị hóa làm gia tăng dân số đô thị, mức độ đô thị hóa ảnh hưởng đến “chuyển dịch cơ cấu nội bộ” và “mở rộng địa lý ngoại vi”.

Dân số với đặc trưng là nguồn lao động, là động lực, trung tâm của sự tăng trưởng và phát triển. Nâng cao chất lượng, ổn định số lượng là mục tiêu hướng tới. Tuy nhiên nguồn lao động chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có đô thị hóa. Trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng, đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng và tác động mạnh mẽ lên nguồn lao động. Nắm bắt được bản chất, tác động, mối quan hệ giữa đô thị hóa và nguồn lao động là điều kiện cần thiết để đưa ra những giải pháp phù hợp. Đây cũng là lí do mà chúng tôi đề cập đến “Tác động của đô thị hóa đến nguồn lao động của thành phố Đà Nẵng từ 2005 đến nay” trong bài báo này.

2. Khái quát về quy hoạch xây dựng và cải tạo đô thị của thành phố Đà Nẵng

Quy hoạch đô thị là một khoa học liên ngành rộng lớn

và phức tạp. Đối tượng khảo sát, nghiên cứu liên quan đến một vùng tài nguyên to lớn, nhằm tổ chức một cỗ máy sản xuất khổng lồ gồm hàng trăm xí nghiệp công nghiệp, sử dụng hàng vạn lao động cùng hoạt động đời sống nhiều mặt của một cộng đồng cư dân từ hàng trăm nghìn đến hàng triệu người [1].

Quá trình xây dựng và hoạt động đô thị là dài lâu, ảnh hưởng đến môi trường và cảnh trí thiên nhiên. Đô thị còn là một thực thể xã hội rộng lớn, vận động không ngừng với những quy luật đặc thù theo đặc điểm từng địa phương, từng thời kỳ, từng giai đoạn. Mỗi đô thị là một sản phẩm riêng biệt, không thể trộn lẫn, chắp vá, lắp ghép. Việc nghiên cứu quy hoạch đô thị là một quá trình nghiên cứu dày công về nhiều mặt, cần sử dụng một khối lượng tri thức liên ngành rộng rãi.

Trên thế giới vấn đề quy hoạch đô thị diễn ra từ rất sớm, tuy nhiên quy hoạch đô thị hiện đại mới bắt đầu từ giữa thế kỷ 19 và trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, theo chiều hướng khác nhau trên cơ sở mục đích quy hoạch đô thị. Xu hướng quy hoạch đô thị hiện nay trên thế giới hướng đến những đô thị xanh và đô thị thông minh, vừa đảm bảo mỹ quan vừa thân thiện với môi trường, vừa phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất kinh doanh và cuộc sống của con người.

Đà Nẵng là một đô thị quan trọng của miền Trung, đặc biệt sau khi tách từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương ngày 1-1-1997. Đà Nẵng đã có những điều chỉnh quy hoạch phù hợp nhằm tạo đà thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội hướng tới xây dựng thành phố văn minh, hiện đại.

Từ năm 1997 cho đến nay, thành phố đã có 3 lần điều chỉnh quy hoạch vào các năm 2002, 2010 và 2013. Sau mỗi lần quy hoạch được điều chỉnh, diện mạo đô thị có những biến đổi sâu sắc, nhiều khu đô thị mới đã được hình thành

Page 25: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 21

trở thành động lực chính cho sự phát triển, đáp ứng nhu cầu về ở, sinh hoạt và kinh doanh của người dân. Trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2010, thành phố đã phê duyệt 1.200 đồ án quy hoạch mới, chọn 334 địa điểm xây dựng công trình, phủ kín quy hoạch chi tiết 1/2000 và 1/500 với tổng diện tích là 8000 ha, triển khai 1.300 dự án với diện tích đất phải thu hồi, giao và cho thuê là 17.000 ha.

Đề án quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 xác định quận Liên Chiểu là trung tâm đô thị mới của thành phố. Điểm nhấn là nhà ga đường sắt mới, tạo xúc tác cho các khu công nghiệp và các khu dân cư mới phát triển. Quận Liên Chiểu sẽ xây dựng các nhà chung cư cao tầng, trung tâm mua sắm vừa và nhỏ, khu dân cư và các khu biệt thự. Cụ thể, các tòa nhà chung cư phục vụ nơi ở cho công nhân khu công nghiệp, các tòa nhà văn phòng phát triển dọc hai bên tuyến đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Sinh Sắc và các tuyến đường song song với tuyến đường sắt mới. Quy mô xây dựng các tòa nhà từ 6 -15 tầng theo mật độ dân cư từ 1.000 - 2.000 người/ha, chiếm tỷ trọng lớn trong diện tích đất xây dựng nhà ở tương lai tại quận Liên Chiểu để hình thành cụm dân cư có mật độ dân cư cao. Khu vực có mật độ dân cư vừa và nhỏ phát triển dọc theo hướng đông bắc của quận Liên Chiểu. Trong phân khu này chủ yếu phát triển các tòa nhà đa mục đích với các loại hình kinh doanh mua sắm, bán lẻ, dịch vụ; có các hạ tầng đô thị công viên vừa và nhỏ kết hợp với không gian mở ở phía biển. Quy mô phát triển nhà ở có nhà ở liền kề, chung cư cao từ 3 - 6 tầng với mật độ dân số từ 300 - 1.000 người/ha. Khu mật độ dân cư thấp với 100 người/ha được hình thành bởi các dự án đô thị sinh thái vùng hạ lưu sông Cu Đê.

Bên cạnh việc đầu tư các khu đô thị mới theo đúng quy hoạch đã được duyệt, thành phố cũng đặc biệt quan tâm đến việc quản lý và cải tạo các khu đô thị cũ: Các tuyến đường trong các khu dân cư được bê tông hóa, hệ thống thoát nước được cải tạo, đấu nối tương đối đồng bộ. Mạng lưới chiếu sáng kiệt, hẻm được quan tâm đầu tư. Tình trạng tắc nghẽn giao thông, ngập nước, đổ rác thải bừa bãi, lấn chiếm không gian công cộng trong các khu đô thị cũ từng bước được cải thiện và giảm đi rõ rệt. Khoảng cách về chất lượng hạ tầng giữa khu đô thị mới đã được thu hẹp đáng kể. Tuy nhiên, sự tồn tại của các khu đô thị cũ vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Hiện nay các khu đô thị cũ ở khu vực trung tâm đang chịu một áp lực rất lớn về điều kiện hạ tầng, chỗ ở, giáo dục và y tế do sự tăng trưởng quá “nóng” về dân số. Trong vòng 10 năm (2005 – 2014) dân số Đà Nẵng đã tăng từ 777,1 nghìn người lên 1007,425 nghìn người, mật độ dân cư ở các quận trung tâm năm 2014 đạt ngưỡng 3582 người/km2. Đây chính là thách thức mà chính quyền thành phố Đà Nẵng cần phải giải quyết.

3. Tác động của đô thị hóa đến nguồn lao động của thành phố Đà Nẵng

3.1. Đô thị hóa làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Quá trình đô thị hóa trong những năm qua đã diễn ra nhanh chóng ở thành phố Đà Nẵng, kéo theo đó là sự thay đổi về mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội. Quá trình đó tác động trực tiếp đến sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế thành

phố theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Về ngành: Tỷ trọng các nhóm ngành có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp và nhóm ngành công nghiệp xây dựng và tăng tỷ trọng nhóm ngành dịch vụ. Năm 2005 giá trị sản xuất của ngành nông - lâm - ngư đạt 923,664 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,4%. Đến năm 2014 giá trị sản xuất đạt 950 tỷ đồng, tỷ trọng giảm xuống còn 2,3%. Năm 2005 giá trị ngành công nghiệp - xây dựng đạt 7948,672 tỷ đồng, chiếm 46,6%. Đến năm 2014 giá trị đạt 15096 tỷ đồng, tỷ trọng giảm xuống 36,1%. Giá trị và tỷ trọng sản xuất ngành ngành dịch vụ tăng nhanh. Năm 2005 giá trị sản xuất đạt 8189,46 tỷ đồng, chiếm 48%. Đến năm 2014 giá trị sản xuất đạt 25733 tỷ đồng, chiếm 61,6% tổng sản phẩm.

Tỷ lệ (%)

Hình 1. Biểu đồ cơ cấu tổng sản phẩm theo giá so sánh năm 2010, phân theo khu vực kinh tế của thành phố Đà Nẵng giai

đoạn 2005 - 2014 (đơn vị: %)

Trong nội bộ từng ngành cũng có sự thay đổi về cơ cấu. Các ngành nông nghiệp có xu thế thay đổi từ sản xuất các loại cây lương thực sang trồng rau màu thực phẩm, các loại cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc gia cầm. Có sự chuyển dịch này là do tác động của quá trình đô thị hóa, làm cho nhu cầu về các loại thực phẩm cung cấp cho thành phố tăng nhanh, hiệu quả kinh tế từ các loại này lại cao hơn và có điều kiện thuận lợi hơn.

Trong công nghiệp, dưới tác động của đô thị hóa các ngành trong nhóm ngành công nghiệp cũng có sự thay đổi theo hướng dịch chuyển sự phát triển từ các ngành công nhiệp cơ bản cần nhiều nhân công sang các ngành công nghiệp công nghệ cao cần lao động có trình độ cao, phù hợp với nhu cầu về hàng hóa và sự phát triển của khoa học công nghệ.

Trong dịch vụ: Đa dạng hóa nhiều ngành dịch vụ và hình thành các ngành dịch vụ chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống ngày càng cao của con người. Trong đó có các ngành dịch vụ phát triển nhanh như tài chính - ngân hàng, bưu chính viễn thông, du lịch, dịch vụ logistics...

Về cơ cấu thành phần kinh tế: Có sự chuyển biến khá rõ nét, thể hiện sự tham gia ngày càng sâu rộng của khu vực ngoài nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của thành phố thông qua việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh, tiếp cận đất đai; ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư; triển khai các chưong trình hỗ trợ doanh nghiệp, đổi mới công nghệ,

3.4 3 3.2 2.7 2.6

44 41.3

37.440.7 40.3 40.4

38.636.1

52.2 53.6

59.256 56.7 56.5

58.761.3

3.8 5.1 3.3 2.35.4

36.1

46.6

61.6

48

0%

10%

20%

30%

40%

50%

60%

70%

80%

90%

100%

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Nông - Lâm - Ngư Công nghiệp - Xây dựng Dịch vụ Năm

Page 26: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

22 Nguyễn Đặng Thảo Nguyên

nâng cao năng lực cạnh tranh… đã huy động được các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, khuyến khích người dân và các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Đến nay, thành phố có trên 11.800 doanh nghiệp dân doanh, tổng vốn đăng ký đạt 28,5 ngàn tỷ đồng và 300 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 3,98 tỷ USD, đứng thứ 16/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Bình quân 1 dự án là 13,27 triệu USD, vốn thực hiện đạt trên 50%. Từ đó tạo nên những giá trị gia tăng mới cho nền kinh tế thành phố phát triển lâu dài và bền vững.

3.2. Đô thị hóa làm chuyển dịch cơ cấu lao động

Năm 2014 lực lượng động từ 15 tuổi trở lên của thành phố Đà Nẵng có 541.181 người, tốc độ tăng bình quân hàng năm 1,2 %, hàng năm có khả năng cung cấp thêm hơn 6.500 lao động. Trong đó lực lượng lao động nam chiếm 51,6 %, nữ chiếm 49,4%.

Trong những năm qua, dưới tác động của quá trình đô thị hóa, thành phố Đà Nẵng đã mở rộng về phạm vi, hình thành các khu vực sản xuất công nghiệp, hình thành và mở rộng nhiều ngành dịch vụ, thu hẹp đất nông nghiệp... đã làm cho cơ cấu lao động có những sự thay đổi.

Cơ cấu lao động thành thị và nông thôn: Tỷ trọng giữa lao động thành thị và nông thôn trong thời gian qua có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động thành thị và giảm tỷ trọng lao động nông thôn. Năm 2005 lao động nông thôn có 20.563 người, chiếm tỷ lệ 23,4%, lao động thành thị 660.633 người, chiếm tỷ lệ 76,6%. Đến năm 2014 lao động động thôn có 78.010 người, chiếm tỷ lệ 14,41%, lao động thành thị có 463.171 người, chiếm 85,59% (tăng 8,99% so với năm 2005). Tuy nhiên, trong những năm gần đây sự chuyển dịch về cơ cấu lao động giữa thành thị và nông thôn đã dần tới ổn định.

Ở khu vực nông thôn, cơ cấu lao động cũng có những sự thay đổi, chuyển dịch lao động hoạt động trong các ngành trồng lương thực sang các loại cây rau màu thực phẩm, các cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc gia cầm, làm nghề thủ công.

Cơ cấu về thành phần lao động theo ngành kinh tế cũng có sự thay đổi: Có sự gia tăng tỷ trọng lao động trong ngành dịch vụ và giảm tỷ trọng lao động trong nhóm ngành nông - lâm - ngư và các ngành thuộc nhóm ngành công nghiệp - xây dựng. Năm 2005 tỷ trọng lao động trong nông - lâm - ngư chiếm 19,4%, đến năm 2014 đã giảm xuống 7,7%; ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 37,2%, đến năm 2014 giảm xuống còn 28 %; ngành dịch vụ tăng nhanh, từ 43,4% năm 2005 lên 64,3 % năm 2014 [3].

Sự chuyển dịch cơ cấu lao động như trên là phù hợp với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng. Sự chuyển dịch đó là kết quả của quá trình đô thị hóa nhanh chóng, phù hợp của thành phố, tạo điều kiện thuận lợi để thành phố đề ra những quyết sách phát triển kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, sự chuyển dịch cơ cấu lao động cũng đặt ra nhiều vấn đề: sự mất cân đối về cơ cấu lao động, tình trạng thiếu lao động ở nông thôn, vấn đề giải quyết việc làm ở thành phố... Đó là những hạn chế cần phải giải quyết.

3.3. Đô thị hóa tác động đến chất lượng nguồn lao động

Trong những năm qua, Đà Nẵng đã có nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn, doanh nghiệp từ khắp nơi đến sản xuất kinh doanh. Họ đến Đà Nẵng mang theo nhiều máy móc, công nghệ mới, nhiều kỹ sư, chuyên gia. Tạo ra nhiều việc làm đòi hỏi những người lao động phải có tay nghề, tri thức cao. Để thích ứng và có được việc làm tốt, đòi hỏi người lao động phải tìm tòi, học hỏi nâng cao trình độ tay nghề, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nhân nguồn nhân lực.

Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế tạo điều kiện thuận lợi để Đà Nẵng có nhiều chính sách phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng tốt, để đáp ứng lại nhu cầu phát triển kinh tế trong giai đoạn mới. Hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 8 trường đại học, 16 trường cao đẳng, 59 trường trung cấp chuyên nghiệp, đào tạo ra trường mỗi năm hơn 33 nghìn sinh viên. Ngoài ra còn có một số lượng lớn các trường và cơ sở dạy nghề cho người lao động. Hàng năm đào tạo cung ứng một số lượng lớn lao động có chất lượng.

Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao đã làm năng suất lao động xã hội trên đầu người cũng tăng lên đáng kể. Năm 2014 năng suất lao động tính theo GRDP đạt 52,201 triệu đồng/người/năm, cao hơn bình quân cả nước (43,402 triệu đồng).

Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, ngoài việc đào tạo nguồn nhân lực, công tác thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cũng luôn được lãnh đạo thành phố quan tâm, chú trọng. Đến nay, Đà Nẵng đã tiếp nhận được 844 người, trong đó có 10 tiến sỹ, 144 thạc sỹ. Ngoài ra, còn lượng lớn cán bộ được cử đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở nước ngoài theo Đề án 393 của thành phố và đối tượng đào tạo lãnh đạo, quản lý cho các chức danh chủ chốt tại phường xã theo Đề án 89, đề án 922, đào tạo viên chức giáo dục với đề án 911. Vấn đề đào tạo cũng như thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là chiến lược lâu dài nhằm góp phần đảm bảo sự phát triển nhanh chóng và bền vững của thành phố [5].

Bảng 1. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đang làm việc tại Đà Nẵng (Đơn vị: %) [2]

2006 2009 2011 2013 2014

Tỷ lệ lao động

qua đào tạo 25,3 32,4 33,2 42.6 55

(Nguồn: Đề án giải quyết việc làm, lao động Đà Nẵng 2012 - 2015)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ở Đà Nẵng ngày càng tăng, từ mức 25,3% năm 2006 đã tăng lên 33,2% trong năm 2011 và 55% năm 2014. Đây là tỷ lệ khá cao so với trung bình chung của cả nước (51%) và các địa phương khác, được các doanh nghiệp đánh giá là một trong 3 yếu tố quan trọng giúp Đà Nẵng dẫn đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong thời gian qua. Tuy nhiên so với tiềm năng thì tỷ lệ này vẫn còn thấp.

3.4. Đô thị hóa tác động đến sự phân bố dân cư và nguồn lao động

Sự tập trung các hoạt động kinh tế sôi nổi, có nhiều điều kiện thuận lợi để sinh sống đã biến thành thị trở thành nơi sinh sống hấp dẫn. Hiện nay Đà Nẵng có 6 quận nội

Page 27: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 23

thành gồm: Liên Chiểu, Thanh Khê, Hải Châu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn, Cẩm Lệ và 2 huyện ngoại thành: Hòa Vang, Hoàng Sa.

Các quận nội thành có tổng diện tích 245,54 km2, chiếm 19,1% diện tích toàn thành phố, có số dân 879.524 người, chiếm 87,3% tổng số dân, mật độ dân số đạt 3.582 người/km2. Trong đó dân số tập trung đông nhất là quận Hải Châu, 205.380 người. Các huyện ngoại thành có tổng diện tích 1.039,89 km2, chiếm 80,9% diện tích thành phố, có số dân 127.901 người, mật độ dân số đạt 123 người/km2 [4].

Mật độ dân cư ở các quận trung tâm cao gấp nhiều lần các huyện ngoại thành là do ở đây tập trung nhiều các xí nghiệp, doanh nghiệp, các tổ chức cơ quan, cơ sở hạ tầng phát triển, các hoạt động kinh tế diễn ra sôi nổi, hoạt động công nghiệp và dịch vụ đều chủ yếu tập trung ở đây. Vì thế các quận này có nhiều điều kiện thuận lợi để làm việc và sinh sống, nên đã thu hút dân cư ở các huyện ngoại thành và các địa phương khác về làm việc và sinh sống. Còn ở các huyện ngoại thành điều kiện kinh tế khó khăn hơn, cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại chưa tốt, điều kiện sinh sống và làm việc không thuận lợi nên dân cư thưa thớt.

3.5. Những hạn chế do tác động của đô thị hóa đến nguồn lao động và hướng giải quyết

3.5.1. Những hạn chế

- Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng đã dẫn tới sự di cư lao động từ khu ngoại thành vào nội thành, từ các địa phương lân cận về tìm kiếm việc làm, làm tăng áp lực về vấn đề giải quyết việc làm.

- Quan hệ cung cầu của nguồn lao động ngày càng mất cân đối, nguồn lao động thành phố ngày càng tăng, trong khi đó khả năng giải quyết việc làm còn hạn hẹp. Cung lao động không phù hợp với cầu lao động về chất lượng và cơ cấu: nguồn lao động của thành phố hiện nay phần lớn là chưa qua đào tạo, nhưng nhu cầu về nguồn lao động lại đang cần những lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Hạn chế về chất lượng lao động này dẫn đến hậu quả trực tiếp là vừa thừa vừa thiếu lao động, làm cho tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, trở thành lực cản quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

- Cơ cấu kinh tế thay đổi không cùng với cơ cấu lao động, số lượng lao động nông nghiệp giảm đi rõ rệt gây nên tình trạng thiếu lao động ở nông thôn và nạn thất nghiệp ở thành thị, kéo theo các tệ nạn xã hội.

- Thu nhập của người lao động đã tăng nhưng vẫn còn thấp, chưa đủ trang trải các chi phí sinh hoạt ở thành phố, người lao động đang còn gặp nhiều khó khăn, chưa được tiếp cận các phúc lợi xã hội.

- Một số bộ phận lao động thuộc diện thu hồi đất phục vụ quá trình xây dựng thành phố không tìm việc được việc làm và không có khả năng tạo việc làm. Cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, dễ bị tổn thương.

- Nguồn lao động có chất lượng cao vẫn còn thiếu, năng suất lao động xã hội thấp, tình trạng thừa thầy thiếu thợ vẫn còn phổ biến

Nguyên nhân:

- Sự hấp dẫn của cuộc sống đô thị, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn đã thu hút người lao động đổ về

thành phố tìm kiếm việc làm.

- Một số lượng lớn lao động còn chưa được đào tạo ngành nghề, một số đào tạo chưa tốt, chưa có đủ tay nghề làm việc, dẫn tới không đáp ứng được các yêu cầu của nhà tuyển dụng, hiệu quả làm việc của lao động còn thấp nên thu nhập thấp.

- Một số lao động làm nông nghiệp, buôn bán, khi địa phương thực hiện thu hồi đất, họ chưa có thời gian để thích nghi với yêu cầu công việc mới.

- Giáo dục đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nóng của nền kinh tế, chưa có đủ điều kiện và kinh phí cho đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Một số chương trình đào tạo chưa sâu sát với nhu cầu thực tiễn của xã hội về việc làm, nên khi ra trường người lao động gặp không ít khó khăn.

3.5.2. Hướng giải quyết

- Đối với các trường hợp thu hồi đất phục vụ quá trình xây dựng phát triển thành phố: Tổ chức hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, miễn giảm học phí, đầu tư cơ sở hạ tầng, hướng dẫn cách làm ăn, ưu tiên vào làm việc trong các nhà máy máy, xí nghiệp xây dựng trên chính đất đai của họ… nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho đối tượng lao động này.

- Đối với lực lượng lao động di cư từ nông thôn ra thành thị: Tiếp tục có những chính sách cụ thể, tạo điều kiện để các vùng nông thôn làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ các hộ nghèo vay vốn để chuyển đổi ngành nghề; hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các chính sách xã hội đối với lao động nhập cư. Các chính sách xã hội, chiến lược phát triển và quản lý xã hội cần phải có tầm nhìn xa hơn, toàn diện hơn, cần gắn với xu hướng di dân, tiến tới ổn định đời sống, giảm thiểu khó khăn, rủi ro mà người dân và lao động di cư phải gánh chịu. Tạo cơ hội cho họ tiếp cận với các phúc lợi xã hội tốt nhất có thể.

- Đối với vấn đề quy hoạch các khu đô thị: Cần có những tính toán cụ thể, lâu dài phù hợp với xu thế phát triển kinh tế - xã hội chung và đáp ứng nhu sinh sống của dân cư và nhu cầu sản xuất của các tổ chức, doanh nghiệp, đồng thời nhất thiết phải giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc của địa phương. Quy hoạch các khu công nghiệp phải gắn với quy hoạch các công trình hạ tầng cho dân cư, đồng thời tính đến quy mô và xu hướng di dân.

- Đối với việc nâng cao chất lượng nguồn lao động: Rà soát lại nhu cầu và dự báo nhu cầu lao động trong giai đoạn sắp tới, từ đó có đề ra các kế hoạch ngắn hạn và dài hạn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng các biện pháp như: mở rộng các cơ sở đào tạo nghề, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp; đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn lao động chất lượng cao. Nâng cao chất lượng dạy và học trong các trường đào tạo lao động, gắn hoạt động dạy học lý thuyết với thực tiễn công việc của lao động sau khi ra trường. Tăng cường gắn kết giữa doanh nghiệp và người lao động, đào tạo theo nhu cầu lao động của doanh nghiệp, giúp lao động có thể tiếp cận tốt với thị trường lao động. Liên kết hợp tác với các trường đại học, các viện nghiên cứu trên thế giới gửi đi đào tạo các cán bộ, chuyên gia để sau này trở về phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương....

Page 28: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

24 Nguyễn Đặng Thảo Nguyên

4. Kết luận

Đô thị hóa là một vấn đề đã tồn tại từ rất sớm ở nước ta, nhưng việc nhận thức đúng và giải quyết tốt quá trình đô thị hóa vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn cả về lý luận và thực tiễn. Mặc dù vậy, chúng ta không thể xóa bỏ quá trình này bằng ý chí chủ quan hay bằng mệnh lệnh hành chính, mà phải thừa nhận nó như một hiện thực tồn tại hợp lý trong đời sống xã hội, một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển. Ở những nước đang phát triển kể cả Việt Nam, hiện tượng này là tất yếu, là quy luật chung. Việc nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến nguồn lao động ở Đà Nẵng có ý nghĩa quan trọng, góp phần đánh giá những tác động tích cực và hạn chế, góp phần giúp các cơ quan chính quyền có cái nhìn khoa học, đúng đắn, từ đó đề ra các quyết sách hợp lí nhằm xây dựng thành phố Đà Nẵng phát triển bền vững theo hướng công nghiệp hóa -

hiện đại hóa, trở thành một thành phố văn minh, hiện đại của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bùi Quang Bình, “Di dân và phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng”, Phát triển Kinh tế, Số 7/2010.

[2] Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, Niên giám thống kê 2014, NXB Đà Nẵng.

[3] Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Đề án“Giải quyết việc làm cho người lao độngtrên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2012 - 2015”.

[4] Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo cáo Tình hình thực hiện kế hoạch 2011- 2015 và kế hoạch phát triển 5 năm 2016-2020 ngành Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng.

[5] Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2014.

(BBT nhận bài: 28/03/2016, phản biện xong: 04/04/2016)

Page 29: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 25

TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ THƯỜNG XUYÊN ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN CAO CẤP CỦA SINH VIÊN

TẠI HỌC VIỆN NGÂN HÀNG - PHÂN VIỆN PHÚ YÊN

THE IMPACT OF REGULAR FORMAL ASSESSMENTS ON STUDENTS’ OUTCOME OF ADVANCED MATHEMATICS AT BANKING ACADEMY – PHU YEN BRANCH

Trần Thị Nhất

Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên; [email protected]

Tóm tắt - Đánh giá thường xuyên có vai trò hết sức quang trọngtrong quá trình học Toán [4]. Để kiểm tra tác động của việc đánh giáthường xuyên đối với thái độ, phương pháp học tập và kết quả họctập của sinh viên, hai nhóm sinh viên: nhóm thực nghiệm (37 sinhviên) và nhóm đối chứng (40 sinh viên) được chọn để tham gia vàonghiên cứu này. Điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc giamôn Toán và điểm thi kết thúc học phần môn Toán cao cấp được sửdụng để so sánh tác động của phương pháp đánh giá thường xuyên.Bên cạnh đó,10 sinh viên cũng được chọn ngẫu nhiên từ 2 nhóm đểphóng vấn. Kết quả cho thấy, điểm thi kết thúc học phần môn Toáncao cấp của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Hơn nữa,thái độ và phương pháp học tập của sinh viên ở nhóm thực nghiệmcũng tích cực và hiệu quả hơn.

Abstract - Regular formal assessment is very important in theprocess of learning mathematics. To measure the impact of regularformal assessment on students’ attitudes, learning approaches andoutcomes, two groups of students: experimental group (37students) and control group (40 students) participate in this study.High school graduation math examination scores and advanced-math-course completion test scores are used to test the effects ofregular assessment. Besides, ten students are selected randomlyfor the interview. The results shows that the average test scores ofthe experimental group are higher than those of the control groupand students’ attitudes and learning approaches in theexperimental group are more positive and effective.

Từ khóa - đánh giá thường xuyên; đánh giá; toán cao cấp; sinhviên không chuyên; phương pháp học tập.

Key words - regular formal assessment; assessment; advancedmath course; non-majored students;learning approaches.

1. Đặt vấn đề

Có nhiều phương pháp để đánh giá chất lượng học tập của sinh viên như: kiểm tra thường xuyên, đồ án, giao bài tập về nhà và thu lại, bài thi, cuộc thảo luận,… [6]. Đánh giá trở thành đánh giá thường xuyên, nếu giáo viên sử dụng thông tin đánh giá đó để thay đổi kịp thời phương pháp dạy và học, đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên một cách thường xuyên [4].

Đánh giá thường xuyên có liên quan đến cách đánh giá chất lượng hoạt động học tập của sinh viên như thế nào để có thể sử dụng kết quả đánh giá đó làm cơ sở và phát triển năng lực của sinh viên [3]. Bằng hình thức đánh giá thường xuyên, giáo viên sẽ xác định rõ được năng lực thực sự của mỗi sinh viên [1]. Từ đó, giáo viên có thể lựa chọn những cách thức tác động đến sinh viên để mang lại hiệu quả dạy và học tốt nhất có thể. Đánh giá thường xuyên có tác dụng giúp sinh viên nắm bắt rõ tiến độ học tập, giúp họ kết hợp với giáo viên giám sát quá trình học trên lớp [5].

Tại Việt Nam, hiện nay có khá ít nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh tác động của đánh giá thường xuyên đến động lực và kết quả học tập của sinh viên trong môn Toán. Đồng thời, có rất ít nghiên cứu về tính hiệu quả của phương pháp đánh giá thường xuyên bằng cách áp dụng kiểm tra theo chương đối với sinh viên. Bài báo này sẽ đề cập đến tính hiệu quả của phương pháp đánh giá thường xuyên trên đối với sinh viên thông qua việc kiểm tra thực nghiệm hai nhóm sinh viên không chuyên Toán tại Học viện Ngân hàng - Phân viện Phú Yên.

2. Giải quyết vấn đề

Hiện nay, tại Học viện Ngân hàng, môn Toán cao cấp gồm 6 chương và được tiến hành giảng dạy trong 16 ca

(1 ca = 3 tiết), thực hiện trong 16 tuần. Đánh giá kết quả môn học đối với sinh viên được áp dụng bằng hai hình thức là đánh giá thường xuyên (40%) và đánh giá cuối kỳ (60%). Trong đánh giá thường xuyên, điểm chuyên cần chiếm 10% và điểm hai bài kiểm tra có tỉ trọng 30%. Đánh giá cuối kỳ thực hiện bằng một bài thi kết thúc học phần môn học. Tuy nhiên đối với sinh viên không chuyên, môn Toán được xem là môn phụ, sinh viên không chú trọng đến việc học tập môn Toán và luôn chờ đến ngày kiểm tra hoặc ngày thi, sinh viên mới bắt đầu việc học của mình. Điều này đã tác động đến kết quả cũng như thái độ học tập và phương pháp học tập của sinh viên.

Nhằm giúp sinh viên có thái độ tốt hơn đối với môn Toán cũng như tạo cho sinh viên động lực học tập môn Toán thường xuyên hơn và nâng cao hiệu quả học tập, tôi đã thực hiện phương pháp đánh giá thường xuyên đối với sinh viên. Để xem xét tác động của việc đánh giá thường xuyên đối với sinh viên như thế nào, tôi đã chọn hai nhóm sinh viên đại học không chuyên Toán gồm: Nhóm thực nghiệm gồm 37 sinh viên, và nhóm đối chứng gồm 40 sinh viên, nhóm 40 sinh viên trong 1 lớp và nhóm còn lại 37 sinh viên trong 1 lớp. Hai nhóm này có điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia môn Toán tương đương với nhau (Bảng 1).

Dựa vào Bảng 1, điểm thi trung bình tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia môn Toán của nhóm đối chứng là 6,375 và nhóm thực nghiệm là 6,507. Qua kết quả kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể trường hợp mẫu độc lập đối với điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia môn Toán trong SPSS (Bảng 2) cho thấy, điểm thi trung bình tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia môn Toán của hai nhóm trên là không có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê với độ tin cậy 95%.

Page 30: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

26 Trần Thị Nhất

Bảng 1. Số liệu về điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia môn Toán của hai nhóm sinh viên

Nhóm sinh viên Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

Số sinh viên 37 40

Điểm trung bình 6,507 6,375

Độ lệch chuẩn 1,033 0,638

Sai số chuẩn 0,170 0,101

(Nguồn số liệu từ Phòng Đào tạo và Quản lý Khoa học, Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên).

Bảng 2. Kết quả kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể trường hợp mẫu độc lập đối với điểm thi tốt nghiệp

Trung học phổ thông quốc gia môn Toán

F Sig. t df Sig.

(2-đuôi)

Sai phân trung bình

Sai số chuẩn của sai phân

5,388 0,023 -0,667 59,086 0,507 -0,132 0,198

Việc thực hiện kiểm tra đối với 2 nhóm như sau: Đối với nhóm thực nghiệm, bài kiểm tra số 1 được chia thành 3 bài kiểm tra và mỗi bài kiểm tra được thực hiện sau khi kết thúc mỗi chương học. Đối với nhóm đối chứng, cách kiểm tra vẫn như cũ. Nghĩa là, sau khi sinh viên học xong 3 chương đầu tiên, sinh viên sẽ làm một bài kiểm tra và bài kiểm tra đó sẽ kiểm tra nội dung kiến thức của 3 chương mà sinh viên đã học. Thời gian và lượng kiến thức trong bài kiểm tra của nhóm đối chứng là sự tổng hợp về thời gian và lượng kiến thức trong ba bài kiểm tra tương ứng của nhóm thực nghiệm (Bảng 3). Điểm số kiểm tra lần 1 của nhóm thực nghiệm bằng trung bình cộng của ba bài kiểm tra của ba chương đầu. Bài kiểm tra số 2 cũng tiến hành một cách tương tự đối với hai nhóm sinh viên (Bảng 3).

Sau khi môn học kết thúc, sinh viên hai nhóm tham gia vào kỳ thi kết thúc học phần các môn học do Học viện Ngân hàng tổ chức. Với mục đích nhằm đảm bảo cho kỳ thi diễn ra nghiêm túc và công bằng, sinh viên tất cả các lớp của cùng một khóa học được trộn chung lại với nhau, sắp xếp tên theo thứ tự từ A đến Z và tiến hành đánh số báo danh cho kỳ thi. Bên cạnh điểm thi kết thúc học phần được sử dụng để đánh giá hiệu quả của tác động của phương pháp đánh giá kiểm tra theo chương đến kết quả học tập của sinh viên nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, 5 sinh viên cũng được chọn ngẫu nhiên từ mỗi nhóm để tiến hành phỏng vấn. Mục đích nhằm kiểm tra phương pháp đánh giá thường xuyên trên có tác động gì đến thái độ và phương pháp học tập của sinh viên.

Bảng 3. Tiến trình kiểm tra thực nghiệm đối với hai nhóm sinh viên

TT Nội dung Kiểm tra đối với nhóm đối

chứng

Kiểm tra đối với nhóm thực

nghiệm

Chương 1

Hàm số và giới hạn hàm số

Bài kiểm tra số 1

(45 phút)

Bài kiểm tra số 1

(15 phút) 1 câu / 1 bài

kiểm tra

Chương 2

Đạo hàm và vi phân hàm số

Bài kiểm tra số 2

(15 phút) 1 câu / 1 bài

kiểm tra

Chương 3 Hàm số nhiều

biến Bài kiểm tra

số 3 (15 phút) 1 câu / 1 bài

kiểm tra

Chương 4 Tích phân

Bài kiểm tra số 2

(45 phút)

Bài kiểm tra số 4

(15 phút) 1 câu / 1 bài

kiểm tra

Chương 5

Phương trình vi phân

Bài kiểm tra số 5

(15 phút) 1 câu / 1 bài

kiểm tra

Chương 6

Phương trình sai phân

Bài kiểm tra số 6

(15 phút) 1 câu / 1 bài

kiểm tra

3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận

Kết quả tính toán từ điểm thi kết thúc học phần môn Toán cao cấp của hai nhóm sinh viên trong Bảng 4 cho thấy: điểm thi trung bình kết thúc học phần môn học của nhóm thực nghiệm là 6,189 và nhóm đối chứng là 4,950.

Bảng 4. Số liệu về điểm thi kết thúc học phần môn Toán cao cấp của hai nhóm sinh viên

Nhóm sinh viên Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

Số sinh viên 37 40

Điểm trung bình 6,189 4,950

Độ lệch chuẩn 2,319 2,099

Sai số chuẩn 0,381 0,332

(Nguồn số liệu từ Phòng Đào tạo và Quản lý Khoa học, Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên)

Kết quả thống kê cho thấy, có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống kê đối với điểm thi trung bình kết thúc học phần môn Toán cao cấp của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm có điểm trung bình cao hơn (6,189) trong khi nhóm đối chứng điểm trung bình lại thấp hơn (4,950). Qua kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể trường hợp mẫu độc lập đối với điểm thi kết thúc học phần môn Toán cao cấp trong SPSS cho thấy, hằng số mức ý nghĩa là 0,016 với độ tin cậy là 95% (Bảng 5).

Bảng 5. Kết quả kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể trường hợp mẫu độc lập đối với điểm thi kết thúc

học phần môn Toán cao cấp

F Sig. t df Sig.

(2-đuôi)

Sai phân trung bình

Sai số chuẩn củasai phân

0,871 0,354 -2,461 75 0,016 -1,239 0,504

Bên cạnh đó, kết quả từ việc phỏng vấn 5 sinh viên mỗi nhóm cho thấy: Sinh viên trong nhóm thực nghiệm có sự thay đổi rõ rệt cả về thái độ và phương pháp học tập, các sinh viên này lên kế hoạch học tập để đáp ứng yêu cầu kiểm tra theo chương: “Trước khi học một bài mới, em coi sách Toán cao cấp, coi bài giảng của cô. Nếu có cái gì thiếu thì em mở sách Toán cao cấp. Sau khi đọc xong, em làm những bài tập trong sách bài tập”.

Các sinh viên trong nhóm thực nghiệm học bài cũ, chuẩn bị bài mới, làm bài tập trước, nộp bài tập cho giảng viên: “Em chuẩn bị bài cũ, làm bài tập, nộp bài tập cho cô trước để là quen các dạng, sau khi nghe cô giảng xong tối về lại chữa lại”

Các sinh viên trong nhóm thực nghiệm thực hiện việc chuẩn bị bài trước khi lên lớp một cách thường xuyên, chứ

Page 31: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 27

không phải đến khi gần kiểm tra các sinh viên mới học: “Kiểm tra xong là em làm bài chương tiếp theo liền”.

Tiến trình lên lớp, nội dung giảng dạy và giảng viên đảm nhiệm đối với hai nhóm sinh viên là như nhau. Tuy nhiên, với tinh thần học tập chuẩn bị cho bài kiểm tra cuối chương, sinh viên nhóm thực nghiệm đã có sự tập trung nhất định trong học tập. Do đó, sinh viên nhóm này nhận định rằng, với phương pháp đánh giá thường xuyên kiểm tra theo chương, quá trình kiểm tra và ôn thi cho kỳ thi kết thúc học phần môn học của sinh viên thuận lợi hơn. “Trước khi thi học phần thì có thời gian ôn thi một tuần, mà trong mỗi lần kiểm tra một chương, mình đã ôn chương đó rồi, nên lúc ôn thi học phần em thấy dễ chịu hơn”. Bên cạnh đó, bằng việc tích cực học ngay từ đầu, chăm chú nghe giảng trên lớp, tự làm bài tập, trao đổi kết quả với bạn bè và giảng viên, sinh viên nhóm thực nghiệm dễ dàng tự phát hiện ra lỗi sai của mình và củng cố lại kiến thức. “Mỗi lần em làm bài tập, em photo ra, nộp lại cho giáo viên, so sánh đáp án trên lớp, sau đó hoàn thiện lại bài tập lần nữa. Em chỉ so đáp án, cách trình bày không giống nhau vì em làm lại chứ em không chép lại. Cách học như thế dễ phát hiện ra cái sai của bài trước”. Từ việc phát hiện ra những sai sót và củng cố lại kiến thức sau mỗi lần kiểm tra, sinh viên nhóm thực nghiệm nhận thấy hiệu quả học tập của họ càng ngày càng được cải thiện tốt hơn. “Sau mỗi lần kiểm tra thì em thấy việc học tập của em có hiệu quả hơn”.

Ngoài ra, với cách đánh giá thường xuyên kiểm tra theo chương, sinh viên nhóm thực nghiệm cho rằng áp lực học tập và áp lực kiểm tra của họ được giảm xuống rất nhiều. “Kiểm tra nhiều lần là việc rất có lợi, học xong kiến thức này là kiểm tra luôn, vì nếu để lâu lâu kiểm tra thì có khi sẽ bị quên”, “kiểm tra nhiều lần thì do học xong kiểm tra luôn nên cũng dễ dàng học hơn”. Hơn thế nữa, mặc dù số lần kiểm tra của nhóm thực nghiệm nhiều hơn nhóm đối chứng, nhưng thái độ của sinh viên trong nhóm thực nghiệm đối với cách đánh giá kiểm tra theo chương này vẫn rất tích cực.“Mới đầu thì không thích nhưng rồi thấy cũng thích”, “mới đầu thì em sợ nhưng càng về sau thì em càng thích”. Và khi những sinh viên trong nhóm thực nghiệm được đề nghị thay đổi hình thức kiểm tra từ nhiều lần theo chương sang hai lần đối với học phần môn học, câu trả lời của đa số sinh viên là: “Em cũng hỏi nhiều bạn, cô nói cho kiểm tra khác các bạn không thích như vậy ”.

Ngược lại, phần lớn sinh viên trong nhóm đối chứng không lên kế hoạch học tập “thời gian đầu thì em chơi”, “trước lúc kiểm tra thì em học cũng sàng sàng”, “cứ để từ từ, đến khi nào gần kiểm tra thì coi lại”. Đa phần sinh viên nhóm này chỉ thật sự ý thức được việc học của mình sau bài kiểm tra thứ nhất: “Sau khi kiểm tra bài thứ nhất thì em học nhiều hơn, em đầu tư thời gian nhiều hơn và để ý học hơn”, và “sau khi có bài kiểm tra thứ nhất thì em học tích cực hơn”.

Tuy nhiên, một tín hiệu rất đáng mừng rằng, khi sinh viên thuộc nhóm đối chứng được hỏi: Nếu giảng viên thay đổi hình thức đánh giá từ 2 lần đối với môn học sang đánh giá, kiểm tra theo chương thì cách học của bạn có thay đổi không? Câu trả lời đa phần là “có thay đổi, học nhiều hơn do mỗi lần kiểm tra cần phải ôn bài”.

Về phía giảng viên, vì nội dung và thời gian trong 1 bài

kiểm tra của sinh viên nhóm đối chứng là tổng hợp nội dung và thời gian của ba bài kiểm tra tương ứng của sinh viên nhóm thực nghiệm, nên tổng nội dung kiểm tra và thời gian kiểm tra của hai nhóm là không thay đổi. Do đó, mặc dù khi áp dụng phương pháp đánh giá kiểm tra theo chương, số bài kiểm tra của nhóm thực nghiệm tăng lên rất nhiều so với số bài kiểm tra của nhóm đối chứng, nhưng tổng thời gian chấm bài bài kiểm tra của hai nhóm là tương đương nhau.

Như vậy, việc đánh giá thường xuyên đã có tác động đến thái độ, phương pháp học tập và kết quả học tập của các sinh viên. Giống với kết luận trong nghiên cứu của Black và William (1998): So sánh điểm trung bình được cải thiện qua các bài thi của sinh viên trong các nhóm là cách đánh giá hiệu quả tác động của những nổ lực đẩy mạnh đánh giá thường xuyên và nó đã đưa đến những thành tích học tập đáng khích lệ [2]. Nghiên cứu của Vanderhye và Zmijewski (2008) cũng khẳng định rằng: Thông qua đánh giá thường xuyên, sinh viên phát hiện những lỗi sai của mình, tiến hành sữa chữa và tiếp tục quá trình học tập tốt hơn [7]. Tương tự như thế, ERIC Development Team cũng phát biểu: Đánh giá thường xuyên giúp sinh viên tin tưởng rằng họ có thể học tốt hơn và đẩy lùi lối suy nghĩ rằng những thành tích không tốt của họ là do họ thiếu khả năng và từ đó dẫn đến sự chán nãn và không muốn đầu tư vào việc học thêm nữa [4].

4. Kết luận

Phương pháp đánh giá thường xuyên, kiểm tra theo chương là một trong những nổ lực đã cải thiện được thái độ, phương pháp học tập và kết quả học tập của sinh viên không chuyên Toán trong môn Toán cao cấp tại Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên. Việc thực hiện hình thức đánh giá thường xuyên này mang lại rất nhiều lợi ích cho sinh viên và giảng viên:

Về phía sinh viên:

- Sinh viên giảm áp lực trong kiểm tra, vì không phải nắm bắt quá nhiều kiến thức. Đồng thời, giảm áp lực trong quá trình ôn thi học phần vì mỗi phần kiến thức của mỗi chương sinh viên đã học khá chắc trước đó để chuẩn bị cho bài kiểm tra.

- Sinh viên ý thức được họ cần phải chủ động tích cực học ngay từ đầu để chuẩn bị cho bài kiểm tra khi kết thúc chương.

- Sinh viên nhận thức được bản thân cần điều chỉnh như thế nào trong phương pháp học tập để học tốt hơn sau mỗi lần kiểm tra.

- Sinh viên phát hiện ra những sai sót của mình sau mỗi bài kiểm tra, từ đó củng cố lại kiến thức và rút ra những kinh nghiệm cho những bài kiểm tra tiếp theo cũng như bài thi kết thúc học phần.

Về phía giảng viên:

- Giảng viên hiểu rõ được lực học và cách thức học của mỗi sinh viên, từ đó có biện pháp tác động thích hợp để giúp sinh viên học tốt hơn.

- Giảng viên nhận biết được bản thân cần phải điều chỉnh phương pháp dạy học như thế nào để phù hợp với từng đối tượng sinh viên đang theo học.

Page 32: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

28 Trần Thị Nhất

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Black, P., Harrison, C., Lee, C., Marshall, B., & William, D., “Assessment for learning: Putting its into practice”, Maidenhead, Berkshire, England: Open University Press, 2003.

[2] Black, P., & William, D., “Assessment and classroom learning”, Assessment in Education, 5(1), 1998, 7-74.

[3] Sadler, D.R., “Formative assessment and the design of instructional systems”, Instructional science, 18(2), 1989, 119-144.

[4] ERIC Development Team, “The Concept of Formative Assessment.

ERIC Digest”, ERIC Clearninghouse on Assessment and Evaluation college Park MD, 2002.

[5] Adabor, J. K., “Harnessing Formative and Summative Assessments to Promote Mathematical Understanding and Proficiency”, AURCO Journal, 19(1), 2013.

[6] Frejd, P., “Modes of modeling assessment – a literature review”, Educational Studies in Mathematics, 84(3), 2013, 413-438.

[7] Vanderhye, C.M., & Zmijewski Demers, C.M., “Assessing Student’ Understanding through Conversations”, Teaching Children Mathematics, 14(5), 2008, 260-264.

(BBT nhận bài: 22/03/2016, phản biện xong: 13/04/2016)

Page 33: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 29

HÌNH ẢNH DƯỚI GÓC NHÌN GIÁO HỌC PHÁP – TỪ LÝ THUYẾT ĐẾN THỰC TIỄN

A METHODOLOGICAL PERSPECTIVE ON USING IMAGES: FROM THEORY TO PRACTICE

Đào Thanh Phượng

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Hình ảnh là một loại hình văn bản đặc biệt, mặc dù khiếmkhuyết thành tố ngôn ngữ, nhưng chính yếu tố phi ngôn ngữ lạichuyển tải một khối lượng lớn nội dung và kiến thức văn hóa, xãhội, ngôn ngữ mà bản thân hình ảnh thể hiện… Với đặc trưng này,hình ảnh trở thành một nguồn tài liệu quí giá trong dạy học, đặcbiệt là trong giảng dạy ngoại ngữ. Từ tổng quan các công trìnhnghiên cứu liên quan đến hình ảnh trên góc độ lý thuyết, đến cácnghiên cứu thực tiễn về đặc trưng, vai trò, chức năng của hình ảnhdưới góc độ sư phạm, bài báo làm rõ sự cần thiết của việc sử dụngnguồn tài liệu này trong dạy và học ngoại ngữ. Bài báo trình bàylần lượt 3 nội dung: thứ nhất là tổng quan các nghiên cứu liên quanđến hình ảnh dưới góc độ giáo học pháp; thứ hai là vai trò của hìnhảnh trong dạy và học ngoại ngữ; thứ ba là đề xuất mô hình khaithác hình ảnh trong giảng dạy ngoại ngữ.

Abstract - The image is a special type of text, although defectivecomponent, but the main language non-verbal elements to conveya large amount of cultural knowledge, social, language thatrepresents the image itself... this characteristic makes the imagebecome a valuable resource in teaching, especially in foreignlanguage teaching. From an overview of research related to theimage on a theoretical perspective to the study of specificpractices, roles and functions of the image in view of pedagogy, thearticle makes clear the need the use of these resources in teachingand learning foreign languages. Therefore, we would like to presentthe 3 contents: an overview of research related to image legalperspective school teachers; the role of images in languageteaching and learning; proposition of model image in foreignlanguage teaching.

Từ khóa - hình ảnh; lý thuyết; thực tiễn; giảng dạy; ngoại ngữ. Key words - image; theory; pratice; teaching; foreign language.

1. Đặt vấn đề

Đầu những năm 2000, nghiên cứu về hình ảnh trong giáo học pháp là một xu hướng mạnh mẽ, trong khi đó những năm 1980 lại xem như một phạm trù đóng băng [5]. Thật vậy, hướng phát triển này không phải là một cách đặt vấn đề mới, mà là phát hiện ra mối tương quan mật thiết giữa các nghiên cứu trước đây về hình ảnh với sự sáng tạo. Hình ảnh được xem là cầu nối giữa hiện thực và trí thức, là vật trung gian giữa hai yếu tố cấu thành nên ý tưởng là cảm nhận và suy nghĩ. Trên lý thuyết, văn bản hình ảnh không phải là một văn bản hoàn chỉnh, nhưng nó vẫn có khả năng chuyển tải thông tin và truyền đạt ý nghĩa, chưa kể đến nó còn khơi gợi khả năng sáng tạo và nâng cao động lực học tập ở người học. Từ những đặc tính trên, hình ảnh chiếm một vị trí quan trọng trong dạy học. Tuy nhiên, hình ảnh trong giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy ngoại ngữ được sử dụng như thế nào, khai thác ra sao, yếu tố nào cần khai thác (ngữ pháp, từ vựng, ngữ nghĩa…), các phương pháp đọc nào thường được sử dụng khi đọc hình ảnh (đọc lướt, đọc nhanh, đọc phân tích…)? Để trả lời cho các câu hỏi ban đầu này, trong phạm vi bài báo, chúng tôi trình bày: thứ nhất là tổng quan các nghiên cứu trước đây về hình ảnh trong giáo học pháp; thứ hai là làm rõ khái niệm, chức năng, đặc trưng và vai trò của hình ảnh trong môi trường giao tiếp và thực tiễn dạy học ngoại ngữ; và thứ ba là đưa ra một mô hình khai thác hiệu quả hình ảnh trong giảng dạy ngoại ngữ qua ba bước: quan sát hình ảnh, xác định hình ảnh, diễn giải hình ảnh và các phương pháp đọc phù hợp với từng bước trên. Mỗi cách đọc này tương ứng với những yêu cầu thực hiện, năng lực cần có và các hoạt động cụ thể mà người dạy có thể đặt ra cho người học trong lớp học.

2. Tổng quan nghiên cứu về hình ảnh trong giáo học pháp

Từ thế kỷ XVII, nhà giáo học pháp Tiệp khắc Komensky [5] đã nhận định về tiềm năng của hình ảnh trong giảng dạy.

Ông đã nhấn mạnh vai trò của ngữ nghĩa trong ký ức. Việc sử dụng một cách có hệ thống hình ảnh thường đi kèm với các hàm ý sư phạm. Thật vậy, giáo trình “Voix et Image de France” xuất bản vào năm 1958, “De vive voix” do Crédif biên soạn vào năm 1972 cũng đã đặt ra vấn đề về tiềm năng của hình ảnh trong giáo trình dạy ngoại ngữ. Năm 1975, số đặc biệt của tạp chí “Études linguistiques appliquées” được dành riêng cho chủ đề hình ảnh trong giáo học pháp. Daniel Coste [1] đã nghiên cứu về tính xác thực của việc sử dụng hình ảnh trong giảng dạy nhằm thúc đẩy việc tiếp cận nghĩa và hiểu tình huống. Theo Margerie, C [7] có một sự khác biệt lớn giữa chức năng của hình ảnh trong giảng dạy và trong thực tế cuộc sống.

Tiếp đến, Muller [8] đã suy nghĩ đến khả năng sáng tạo thông qua việc mô phỏng. Trong phạm vi này, Pauzet [10] đã đề xuất những hoạt động sáng tạo từ tranh ảnh, mô phỏng công trình của các nhà tâm lý học. Người học phải thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình học tập như xác định, mô tả, tưởng tượng, kể lại, lập luận. Khác xa với những tình huống giao tiếp thường nhật, nhiệm vụ yêu cầu người học tính sáng tạo cao và kích thích việc tạo lời. Cũng trong thời gian này, Maley [6] dựa vào các công cụ hỗ trợ hình ảnh khác nhau để phát huy tính sáng tạo của người học ngoại ngữ.

Trong thời gian sau này, những nghiên cứu về lựa chọn tài liệu hình ảnh được chú trọng nhiều hơn. Theo Goldstein (2008), nếu như hình ảnh thu hút sự chú ý của người dạy thì đối với người học nó cũng là đối tượng tạo nên nhiều suy nghĩ và cảm nhận. Vấn đề kế tiếp được đặt ra là việc thiết kế các hoạt động dạy học từ hình ảnh. Courtine.J (2011) đã đặt hình ảnh trong môn ký hiệu học truyền thống và cho người học nhận diện các thành tố của hình ảnh qua việc học từ vựng và ngữ pháp hình ảnh. Một số tác giả khác lại nhấn mạnh đến góc độ văn hóa của hình ảnh (Pauzet [10]; Muller [8]).

Page 34: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

30 Đào Thanh Phượng

3. Hình ảnh trong giảng dạy ngoại ngữ

3.1. Khái niệm hình ảnh

Thuật ngữ “hình ảnh” là từ vay mượn từ tiếng la-tinh phản ảnh một dạng thức của sự tưởng tượng. Theo tiếng Pháp cổ, khái niệm “hình ảnh” ban đầu mang nghĩa “trạng thái” và “hiện tượng” trong một giấc mơ, sau đó mở rộng nghĩa thành “biểu hiện của một vật hay một cá nhân”. Trên thực tế “hình ảnh” mang nhiều ý nghĩa ở các lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của bài báo là phương pháp giảng dạy ngoại ngữ, chúng tôi chọn định nghĩa của R. Galisson làm nền tảng cho mọi giải pháp sư phạm: “Hình ảnh là tài liệu hỗ trợ trực quan thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, gồm hình ảnh tĩnh và hình ảnh động” [4]. Trong cuộc sống thường nhật, hình ảnh có thể được nhận diện qua nhiều loại và dạng thức tồn tại: tranh, ảnh, quảng cáo, truyện tranh…

3.2. Chức năng và đặc điểm của hình ảnh trong giảng dạy

Trong phạm vi giáo pháp học ngoại ngữ, 4 chức năng của hình ảnh, đó là: chức năng tâm lý về động cơ; chức năng minh họa; chức năng dẫn dắt hoặc suy diễn; chức năng trung gian liên kết ký hiệu.

Theo quan điểm của Demougin [3], bốn chức năng này lại được đặt ra dưới góc độ dân tộc - xã hội - văn hóa. Hình ảnh không đơn giản chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà nó còn định hướng ngôn ngữ - văn hóa của một cá nhân hay một tập thể. Ngôn ngữ - văn hóa ở đây bao hàm sự liên kết giữa những ràng buộc ngôn ngữ, những qui tắc giao tiếp, những thực hành xã hội của ngôn ngữ. Từ 4 chức năng trên, hình ảnh mang những đặc trưng sau:

- Hình ảnh là tài liệu mang tính hình mẫu, đặc biệt có hiệu quả trong việc mở ra một trường tiếp cận mới ngoài những phát ngôn vô ý thức ở tiếng mẹ đẻ, trong việc nhận ra những dấu hiệu nghĩa đa dạng (ngôn ngữ, phi ngôn ngữ, văn hóa xã hội).

- Hình ảnh có khả năng kể lại lịch sử, chính phạm vi tường thuật này có thể khai thác ở nhiều góc độ sư phạm.

- Hình ảnh mang đặc trưng định hướng văn hóa. Ở điểm này, hình ảnh được xem như là một tài liệu quí hiếm làm rõ nét giá trị của các chuẩn mực sử dụng ngôn ngữ.

- Hình ảnh cho phép cảm nhận ngôn ngữ trên mọi góc độ (ngôn ngữ và phi ngôn ngữ).

- Hình ảnh phát hiện ra người khác và cả người chụp ảnh, phát hiện ra ý thức nổi trội mà con người ở thời điểm đó trong mối quan hệ với mọi người và thế giới.

3.3. Vai trò của hình ảnh trong giảng dạy ngoại ngữ

- Hình ảnh là tác nhân tạo lời:

Maley [6] đã nhấn mạnh khả năng thúc đẩy việc tạo lời của hình ảnh. Không như một ngôn bản hoàn chỉnh khác, đặc tính phi diễn ngôn (non-discursif) của hình ảnh tạo ra nhiều cách diễn giải và sáng tạo khác nhau. Ông cũng đã nhấn mạnh quyền năng của hình ảnh trong việc kích thích tạo ra ý tưởng và tranh luận. Nhờ những đặc tính trên mà trong phạm vi lớp học các tài liệu hình ảnh khuyến khích người học phải diễn đạt bằng lời. D. Coste [1] đã đề xuất việc sử dụng hình ảnh có những tình huống mở, có thể cho ra nhiều cách diễn đạt và có thể khai thác hình ảnh trên nhiều cấp độ khác nhau. Đúng như những gì đã nêu ra trên đây,

loại tài liệu này chứa đựng nhiều yếu tố để khai thác từ sự đa nghĩa của hình ảnh. Chính sự bí ẩn, sự đa nghĩa này đã tạo nên những tình huống để thảo luận sôi nổi trong môi trường học tập, tạo nên thông điệp chính trong quá trình tiếp xúc và giải mã hình ảnh. Hình ảnh lạ có thể thúc đẩy phản ứng hoặc tự tìm hiểu, dò hỏi của người học qua việc tự tìm cách giải thích của mình và phát triển thành lời. Đặc điểm lạ của hình ảnh cũng giúp tăng cường khả năng diễn đạt, thúc đẩy nhiều phản ứng khác nhau và kích thích tính sáng tạo của người học. Khai thác hình ảnh đặc biệt phù hợp cho các hoạt động cặp hoặc nhóm. Nó tạo nên những điều kiện thích hợp cho sự tham gia của người học và thúc đẩy học tiếp cận tương tác với những người khác. Theo Margrie [7], nghĩa của hình ảnh sẽ được xác định bởi người học, để thúc đẩy hứng thú của sinh viên trước tính độc đáo của hình ảnh.

- Tính tương tác của hình ảnh:

Cảm nhận hình ảnh thường dựa trên nguyên tắc “so sánh”: “giải mã và xây dựng hình ảnh được thực hiên trong mối tươg quan với những hình ảnh cũ hơn đã có trước” (Pauzet, 2005). Tài liệu hình ảnh được hiểu phụ thuộc vào hình ảnh in trong đầu người tiếp nhận có sẵn từ trước. Chính mô hình không có ý thức của người tiếp nhận xác định cảm nhận và đánh giá của họ về hình ảnh. Mỗi khi quan sát hình ảnh thì một hình ảnh khác lại nổi lên trong đầu họ, một phần hình ảnh này có thể có trong tài liệu và một phần khác họ phải nhờ đến hình ảnh đã có trước. “Ký ức về hình ảnh, có thể là ký ức về hình ảnh bên ngoài, những cũng có thể là ký ức bên trong trỗi lên nhờ cảm nhận bên ngoài của một hình ảnh” [2]. Chính vì thế mà người học khi tiếp xúc với một bức tranh thì họ thường đặt lại mối quan hệ hình ảnh này với những thể thức diễn ngôn và phi diễn ngôn khác dựa trên việc tìm kiếm so sánh (Muller, [8]). Thuật ngữ tính tương tác của hình ảnh được sử dụng trên nền tảng liên văn bản để làm rõ đặc trưng diễn ngôn của hình ảnh. Bởi vì ý tưởng kí ức diễn ngôn cho rằng không có diễn ngôn nào không được diễn giải mà không qui chiếu đến một ký ức nào đó.

4. Thiết kế mô hình khai thác hình ảnh trong giảng dạy ngoại ngữ

Theo định nghĩa và các loại hình thể hiện của hình ảnh, chúng tôi chọn văn bản quảng cáo làm tài liệu đại diện minh họa cho những đề xuất dưới đây trong khai thác hình ảnh.

Từ nhận định văn bản quảng cáo “là sự hợp nhất của các ký hiệu tạo hình, ký hiệu hình ảnh và ký hiệu ngôn ngữ” [9]. Các ký hiệu mối này có quan hệ với nhau, tạo nên một sự bổ sung cho nhau để tạo nên nghĩa của văn bản quảng cáo. Có hai quan hệ ký hiệu thông thường là: quan hệ giữa ký hiệu tạo hình và ký hiệu hình ảnh, quan hệ giũa ký hiệu hình ảnh và ký hiệu ngôn ngữ. Chúng tôi đề xuất cách phân tích ký hiệu hình ảnh từ điểm xuất phát là phân tích hình ảnh thành nhiều thành tố nhỏ: thành tố hình ảnh (hình ảnh đại diện, hình nền), yếu tố bổ sung nhãn mác (ký hiệu, chữ ký).

Để hiểu được hình ảnh quảng cáo, chúng tôi đề xuất 3 bước trong phân tích hình ảnh, đó là: quan sát, xác định, diễn giải.

Quan sát hình ảnh: đó là chỉ ra những dấu hiệu hình thức, cấu trúc tổ chức hình ảnh, màu sắc. Bảng tổng hợp dưới đây làm cơ sở cho việc phân tích các thành tố hình ảnh.

Page 35: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 31

Bảng 1. Bảng phân tích tổng quát hình ảnh

Định dạng Vuông, tròn hay hình khác

Màu sắc Đen và trắng? Nhiều màu? Màu tối hay màu sáng?

Ánh sáng Ngày, đêm, trong nhà, ngoài trời, tự nhiên, nhân tạo

Cách bố trí Ngang, thẳng, nghiên, cong…

Khung Người hoặc vật được chụp ở trung tâm, lệch tâm, bên phải, bên trái…

Góc nhìn Trực diện, nghiêng…

Độ sâu Cạn, sâu

Xác định hình ảnh: Đây là công việc quan sát nhằm đến việc phân tích nghĩa đen của hình ảnh. Công việc này có thể thực hiện theo chủ quan của người học, có nghĩa là mô tả bằng cách thống kê các yếu tố xuất hiện trong hình ảnh theo từng nhóm nhỏ 4 hoặc 5 sinh viên. Mỗi nhóm đưa ra giả thiết và giáo viên tập hợp. Chúng tôi gợi ý 2 giải pháp thông thường đối với việc mô tả hình ảnh, đó là: hình ảnh người và hình ảnh cảnh vật. Bảng tổng hợp dưới đây sẽ là gợi ý cho tất cả các hình ảnh trên hai đối tượng.

Bảng 2. Bảng phân tích chi tiết hình ảnh

Người Chân dung một người/ nhiều người?

Phần bức ảnh nào giúp nhận biết vai trò của người/ cảnh?

Ánh nhìn Hướng về phía người xem hình?

Cử chỉ Biểu hiện gương mặt

Vật Đếm những vật trong bức ảnh? Đóng vai trò chính/phụ?

Trang trí Bên trong/ bên ngoài? Cảnh thiên nhiên/ nhân tạo?

Hình ảnh có thật/ giả?

Màu sắc Sống động hay trung tính, nóng hay lạnh, màu sắc chủ đạo

Diễn giải hình ảnh: Hình ảnh luôn chứa đựng các yếu tố văn hóa, vì vậy cần phải làm rõ được các ý nghĩa này, cụ thể là tìm ra nghĩa bóng của hình ảnh. Công việc này đòi hỏi tính cá nhân, tính sáng tạo, loại suy và chủ quan của người đọc. Bảng 3 dưới đây chỉ ra một số yếu tố cần thiết cho việc diễn giải ý nghĩa trên.

Bảng 3. Bảng tổng hợp

Quan hệ giữa các thành tố Hài hước, gây sốc

Tính mạch lac Lô gic

Khung cảnh Chủ động, thụ động

Bố trí Phân bố giữa chữ viết và hình ảnh

Từ bảng tổng hợp trên chúng ta có thể đặt ra một số câu hỏi giúp cho việc hiểu nghĩa tổng quát của hình ảnh:

- Từ những dấu hiệu quan sát được, giả thiết nào có thể được đặt ra?

- Nhân vật hoặc sự kiện lịch sử nào liên quan đến?

- Giá trị của nó là gì?

Từ ba bước phân tích hình ảnh trên, chúng tôi đề xuất năm phương pháp đọc gồm đọc ngầm, đọc tâm lý, đọc ký hiệu, đọc suy ngẫm, đọc suy diễn. Mỗi cách đọc này tương ứng với những yêu cầu thực hiện, năng lực cần có và các hoạt động cụ thể mà người dạy có thể đặt ra cho người học

trong lớp học.

Hai hình thức đầu thường được người học tiếp thu một cách đơn giản, dễ dàng và người dạy cũng sử dụng thường xuyên. Phương thức đọc ngầm đơn thuần là đưa ra các yếu tố của hình ảnh theo các tiêu chí ở Bảng 1, trong đó từ vựng về không gian được chú trọng nhiều nhất. Phương thức đọc tâm lý là bước mô tả và định danh một cách hợp lý, người học phải thực hiện được việc giải thích hình ảnh. Hình thức thứ ba - đọc ký hiệu - là một chỉ báo hiệu quả cho việc đánh giá sự hòa nhập và sự thích ứng của người học trong buổi học, có khả năng hòa trộn giữa hình ảnh và cái nhìn cá nhân. Cách đọc này nằm ngoài những tưởng tưởng thực tế, những tham chiếu minh bạch. Phức tạp hơn sau khi đã thực hiện được bước thứ ba, cách thức thứ tư - đọc suy ngẫm đặt người học vào việc bản thân tự tạo thành lời nói hoặc viết. Hình ảnh được đọc như một ký hiệu đã trở thành điểm khởi đầu cho việc suy nghĩ cá nhân. Người học phải phát hiện ra được hình ảnh mình đọc với những gì đằng sau đó.

Bảng 4. Các phương pháp đọc hình ảnh

Đọc ngầm

Yêu cầu

Năng lực

Hoạt động

Thấy gì ở hình ảnh?

Ngôn ngữ

Xác định các thành tố cơ bản của hình ảnh

Đọc tâm lý

Yêu cầu

Năng lực

Hoạt động

Hiểu gì về hình ảnh?

Ngôn ngữ, ngữ dụng, văn hóa

Mô tả và gọi tên vật thể

Đọc ký hiệu

Yêu cầu

Năng lực

Hoạt động

Hình ảnh nói lên điều gì?

Ngôn ngữ, văn hóa

So sánh/ kết hợp giữa kiến thức và hình ảnh

Đọc suy ngẫm

Yêu cầu

Năng lực

Hoạt động

Hình ảnh khiến suy nghĩ điều gì?

Ngôn ngữ

Suy nghĩ cá nhân về hình ảnh

Đọc suy diễn

Yêu cầu

Năng lực

Hoạt động

Bình luận về hình ảnh?

Văn hóa

Nhận thức

5. Kết luận

Hình ảnh là một loại hình văn bản đặc biệt, mặc dù khiếm khuyết thành tố ngôn ngữ, nhưng chính yếu tố phi ngôn ngữ lại chuyển tải một khối lượng lớn kiến thức văn hóa, xã hội, ngôn ngữ mà bản thân hình ảnh thể hiện… Chính đặc trưng này đã làm cho hình ảnh trở thành một nguồn tài liệu quí giá trong dạy học, đặc biệt là trong giảng dạy ngoại ngữ. Từ tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến hình ảnh trên góc độ lý thuyết đến các nghiên cứu thực tiễn về đặc trưng, vai trò, chức năng của hình ảnh dưới góc độ sư phạm, bài báo đã làm rõ sự cần thiết của việc sử dụng nguồn tài liệu này trong giảng dạy và học ngoại ngữ. Mô hình khai thác hình ảnh từ văn bản quảng cáo được chọn là đại diện điển hình cho văn bản hình ảnh đã đưa ra các bước khai thác hình ảnh: quan sát, xác định, diễn giải; mỗi bước đều ứng với các tiêu chí chọn lựa để đưa đến nghĩa hình ảnh nhanh và chính xác nhất; từ đó có thể khái quát hóa mô hình khai thác giảng dạy này cho tất cả các loại hình văn bản hình ảnh khác như truyện tranh, tranh, ảnh…

Page 36: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

32 Đào Thanh Phượng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Coste.D, ‘Les piétinements de l’image’, Étude de linguistique appliquée, no 17.

[2] Courtine.J (2011), Déchiffrer le corps, Grenoble.

[3] Demougin F, Langue, culture et stéréotypes, Presses universitaires

[4] Galison R và Coste.D, (1976), Dictionnaire de didactiques des langues, Hachette, Paris p271.

[5] Komensky.J, (2003), La grand didactique ou l’art universel de tout enseigner à tout, Paris.

[6] Maley.A, Using Pictures in Language Learning, Cambridge University Presse.

[7] Margerie, C, L’image dans l’enseignement audio-visuel des langues, CLE International.

[8] Muller.C, (2011), La photographie, un outil anthropologique en classe de FLE, Berne.

[9] Nguyễn Kiên Trường (2004), Quảng cáo và ngôn ngữ quảng cáo, NXB KHXH

[10] Pauzet.A, (2003), ‘De l’utilisation de l’images picturales en classe de français langue étrangere’, Étude de linguistique appliquée, no 138.

[11] Tardy.M, ‘La fonction semantique des images’, Études de linguistique appliquée.

(BBT nhận bài: 05/04/2016, phản biện xong: 28/04/2016)

Page 37: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 33

PHÂN CHIA CÔNG VIỆC GIA ĐÌNH THEO GIỚI Ở HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

DIVISION OF HOUSEWORK AND CHILD CARE BY SEX AT PHU VANG DISTRIST, THUA THIEN HUE PROVINCE

Lê Nữ Minh Phương

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế; [email protected]

Tóm tắt - Sự bất bình đẳng trong phân công công việc gia đình vẫncòn tồn tại từ trước cho đến nay, mặc dù Đảng và Chính phủ đã banhành nhiều điều luật nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của nam vànữ. Nghiên cứu sử dụng “thời gian” như là biến định lượng để đolường sự khác biệt thời gian của vợ và chồng dành cho công việcgia đình bằng phương pháp hồi qui OLS và hồi qui phân vị. Thời giandành cho công việc nội trợ và chăm sóc con cái dẫn đến sự khácbiệt trong cơ cấu quỹ thời gian ngủ nghỉ và cũng ảnh hưởng đến thờigian làm việc tạo thu nhập. Để người phụ nữ đóng góp nhiều hơncho gia đình và xã hội, cần có sự phối hợp và chia sẻ của các thànhviên trong gia đình, đặc biệt cần có sự thay đổi quan điểm việc nhàvà sự chia sẻ của người chồng

Abstract - The inequality in division of housework and child care hasexisted from the past to now although our Communist Party and theGovernment have released many articles of laws to protect theequality between men and women. This research uses variable ‘time’as a quantitative variable to measure the difference in time which thewife and the husband reserve for their family. This research appliesOLS and quantile regression. Time for housework and child careleads to the difference in time spending for sleeping and relaxing andeven time for earning money. Women contribute more and more tothe family and the society, it is necessary to cooperate and to sharehousework and child care among all members in a family andespecially the husband needs to change the point of view ofhousework and his share of housework.

Từ khóa - giới; công việc nội trợ; chăm sóc con cái; mức đóng gópthu nhập; thời gian làm việc tạo thu nhập.

Key words - Gender; housework; child care; income contribution;time for earning money.

1. Đặt vấn đề

Việt Nam là nước nông nghiệp, có dân số ở nông thôn chiếm gần 70%. Nông nghiệp ngày càng đóng góp tích cực vào tiến trình phát triển, hội nhập của kinh tế cả nước và nền kinh tế thế giới, mặc dù cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch đúng hướng, nhưng còn chậm. Hiện nay cả nước có khoảng 25 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm 55,7% tổng lao động của cả nước [7].

Lao động nữ nông thôn chiếm 58,29% lực lượng lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và sản xuất ra hơn 60% sản phẩm nông nghiệp [9]. Phụ nữ nông thôn là một trong hai chủ thể kinh tế quan trọng mang lại thu nhập cho các hộ gia đình và họ, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn. Ngoài lao động để tạo ra thu nhập họ còn nhiều gánh nặng khác như nội trợ gia đình, nuôi con cái và chăm sóc người già, người ốm ở các gia đình… Phụ nữ nông thôn thường phải lao động quá sức, không có thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức lao động đã bị ảnh hưởng đến sức khỏe. Lao động nữ đang đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn.

So với phụ nữ thành thị, thông thường phụ nữ nông thôn phải dành nhiều thời gian cho công việc gia đình hơn. Vì vậy nghiên cứu này chọn huyện Phú Vang làm địa bàn nghiên cứu để xác định sự khác biệt phân công công việc gia đình của vợ và chồng.

Theo các nghiên cứu xã hội học về sự phân chia công việc gia đình thì mặc nhiên người ta cho rằng công việc nội trợ thuộc về phụ nữ trong gia đình. Nghiên cứu của Fuwa (2006) đã chỉ ra rằng: (1) những người vợ sống ở các quốc gia có chủ nghĩa quân bình về giới nhiều hơn thì thường được phân công công việc gia đình ít bất bình đẳng hơn; (2) những đặc điểm cụ thể ở cấp độ cá nhân có ảnh hưởng đến sự đóng góp tương đối của người vợ; (3) ảnh hưởng của tính

cách người chồng đến sự chia sẻ của người vợ tăng lên cùng với sự trao quyền của người phụ nữ.

Có nhiều nghiên cứu liên quan đến bất bình đẳng về giới và đặc biệt bất bình đẳng giới về thu nhập. Thông thường đối tượng các nghiên cứu là các tổ chức lao động sử dụng lao động. Nghiên cứu này khác với các nghiên cứu trước là so sánh sự khác nhau về mặt thời gian liên quan đến phân công công việc gia đình giữa chồng và vợ.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra chọn mẫu, phỏng vấn trực tiếp dùng bảng hỏi. Phú Vang có 20 xã, thị trấn với 18 xã thuộc khu vực nông thôn, chia làm 3 vùng địa lý gồm vùng cát ven biển, vùng đầm phá và vùng đồng bằng. Vì vậy nghiên cứu chọn 3 vùng để tiến hành điều tra chọn mẫu với số lượng khách thể là 150 hộ thuộc: xã Phú Mậu (đại diện cho vùng đồng bằng), xã Phú Xuân (đại diện cho vùng đầm phá), xã Phú Thuận (đại diện cho vùng ven biển).

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp, mỗi xã chọn ngẫu nhiên 50 hộ trên 3 xã. Nội dung phiếu điều tra chủ yếu tập trung vào (1) thông tin cơ bản về hộ gia đình; (2) thông tin phân bổ thời gian cho công việc gia đình; (3) thông tin tình hình việc làm và thu nhập của các thành viên hộ gia đình.

2.2. Phương pháp phân tích

Có rất nhiều các nghiên cứu về giới, đặc biệt là các nghiên cứu chú ý đến sự phân biệt đối xử đối với lao động nam và nữ; nghiên cứu sự ảnh hưởng trình độ đến việc làm lao động nam và nữ; sự bất bình đẳng về giới và mức độ thỏa mãn cuộc sống, vị thế người vợ trong gia đình… Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng phương pháp thống kê mô

Page 38: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

34 Lê Nữ Minh Phương

tả để nghiên cứu. Một số nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi qui OLS, logit [6], [1], [2].

Nghiên cứu này sử dụng hàm hồi qui OLS và hồi quy phân vị để xác định các yếu tố tác động đến thời gian nội trợ và chăm sóc con cái. Việc phối hợp giữa hàm hồi qui OLS và hồi qui phân vị để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian nội trợ và chăm sóc con cái ở các phân vị khác nhau.

Phương pháp hồi quy phân vị được xây dựng để xác định những biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc của các phân vị khác nhau. Hàm hồi qui phân vị tuyến tính có điều kiện của Y theo X ở phân vị ký hiệu q.

Hàm hồi qui tuyến tính cổ điển:

�� = �� + ��� + �� �� thỏa mãn �(��|�)= 0

Chúng ta định nghĩa q là các phân vị tương ứng hàm y cho biết x khi đó Qq(y|x) có ý nghĩa như �(��|�). Hồi qui phân vị được viết:

��(��|��)= �� + �� �� + ����� (�)

Trong đó ��� là hàm phân phối của ui. Tương ứng với

từng phân vị giá trị �� , �� đạt được tương ứng.

Ước lượng OLS là ước lượng tuyến tính không chệch tốt nhất khi các giả thiết của OLS được thỏa mãn. Tuy nhiên OLS chỉ nghiên cứu các tác động đến giá trị trung bình của biến phụ thuộc. Hồi qui phân vị khắc phục được nhược điểm của OLS, cho phép xác định các yếu tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc theo các phân vị khác nhau từ 1% đến 99%.

2.3. Diễn giải các biến

Cả nam và nữ đều đóng nhiều vai trò trong xã hội. Tuy nhiên, vai trò của phụ nữ bao gồm các vai trò sản xuất, tái sản xuất và quản lý cộng đồng, trong khi vai trò của nam giới bao gồm vai trò sản xuất và hoạt động chính trị. Phụ nữ phải cùng một lúc thực hiện nhiều vai trò, trong khi đó nam giới có thể tập trung vào một vai trò sản xuất, sau đó có thể thực hiện lần lượt các vai trò của mình.

“Việc nhà” là một khái niệm quen thuộc, nhưng khó xác định về mặt khối lượng. Việc nhà liên quan đến việc tổ chức và đảm bảo những quá trình cần thiết nhằm duy trì đời sống và tái sản xuất cuộc sống và duy trì những công việc ngoài gia đình. Việc nhà mang đặc điểm sau: rất đa dạng, lặp đi lặp lại, làm tại nhà, không được trả thù lao, thiết yếu nhằm duy trì hộ gia đình và mang định kiến xã hội. Việc nhà có thể chia làm 2 loại chính: (1) những hoạt động thiết yếu nhằm duy trì sự tồn tại của một gia đình bao gồm nấu cơm, mua thức ăn, giặt giũ, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa…; (2) những hoạt động nhằm duy trì tình cảm gia đình và tình cảm với các thành viên khác trong cộng đồng như sinh đẻ, chăm sóc con cái, chăm sóc người ốm, người già, thăm hỏi người thân, dự đám hiếu, hỉ. Phân công lao động theo giới còn được phân chia theo những quan điểm “việc của đàn ông” và “việc của đàn bà”. Xem xét phạm vi gia đình, nội trợ là một công việc không phải chỉ dành riêng cho người vợ. Người chồng ngoài công việc xã hội còn có trách nhiệm với công việc gia đình. Tùy theo công việc cụ thể của từng người trong gia đình mà công việc nội trợ được phân công thích hợp.

Mỗi nghiên cứu có các cách thức phân chia thời gian khác nhau. Phạm Ngọc Nhàn và các cộng sự (2014) khảo sát vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ phân

bố thời gian theo: công việc tạo thu nhập, công việc nội trợ, chăm sóc sức khỏe, dạy con học, tham gia công tác xã hội, giải trí, ngủ nghỉ. Nguyễn Minh Tuấn (2012) nghiên cứu sự phân công lao động và quyền quyết định các vấn đề của đời sống gia đình giữa vợ và chồng. Tác giả đã chi tiết hóa trong phân loại phân công công việc gia đình thành các khoản: nội trợ, chăm sóc sức khỏe trẻ em và người già, người ốm, dạy con học, thăm viếng họ hàng, ma chay, cưới xin, thờ cúng tổ tiên, tham gia công việc xã hội, sửa chữa đồ dùng trong gia đình. Ngoài thời gian lao động tạo thu nhập, nghiên cứu này phân chia thời gian còn lại dành cho các hoạt động: (1) thời gian làm các công việc nội trợ bao gồm nấu ăn, đi chợ, mua lương thực, dọn dẹp nhà cửa, làm việc vặt; (2) thời gian chăm sóc con cái; (3) thời gian tự do, bao gồm các hoạt động giải trí, giao tiếp bạn bè, gia đình, tự học, xem tivi, đài báo; (4) thời gian nghỉ ngơi thỏa mãn các nhu cầu sinh lý như ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân …

Nghiên cứu này sử dụng các biến trong Bảng 1 để xác định các yếu tố tác động đến thời gian nội trợ và chăm sóc con cái. Vì không thể đưa vào mô hình nhiều biến nên trong mô hình nghiên cứu gộp chung biến nội trợ và chăm con thành 1 biến là “ntroccon”. Biến ngủ nghỉ – “ngunghi” bao gồm thời gian tự do cho các hoạt động giải trí, giao tiếp và thời gian nghỉ ngơi thỏa mãn nhu cầu sinh lý. Ngoài 2 biến thời gian quan trọng ảnh hưởng đến thời gian nội trợ và chăm sóc con cái là thời gian làm việc tạo thu nhập “tgianlviec” và thời gian ngủ nghỉ, còn có các biến khác có khả năng ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là số nhân khẩu, mức thu nhập, mức đóng góp thu nhập trong hộ gia đình, lĩnh vực làm việc, vị trí gia đình là vợ hoặc chồng.

Bảng 1. Định nghĩa biến

STT Tên biến Định nghĩa biến

1 ntroccon Số giờ làm công việc nội trợ và chăm con trong 1 ngày

2 vchong 1: chồng; 2: vợ 3 snkhau Số nhân khẩu trong hộ gia đình

4 ngunghi Số giờ thỏa mãn nhu cầu sinh lý và thời gian tự do giải trí … trong 1 ngày

5 muctnhap 1: <1 triệu; 2: 1-2 triệu; 3: 2-3 triệu; 4: 3-4 triệu; 5: > 4 triệu

6 linhvuc 1: Nông lâm nghiệp; 2: Công nghiệp – xây dựng; 3: Thương mại – dịch vụ

7 tgianlviec Số giờ làm việc bình quân 1 ngày 8 mucdgop Tỷ lệ đóng góp trong hộ gia đình

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Thống kê mô tả về quỹ thời gian và công việc thu nhập theo giới

3.1.1. Phân quỹ thời gian của chồng và vợ ngoài thời gian lao động tạo thu nhập

Hình 1 cho thấy phân công công việc gia đình theo vợ và chồng có sự khác biệt đáng kể. Sự khác biệt lớn nhất là thời gian dành cho công việc nội trợ và thời gian dành cho chăm sóc con cái và người già, người phụ nữ vẫn dành nhiều thời gian hơn. Ngược lại, thời gian dành cho xem tivi, đài báo cũng như nghỉ ngơi của vợ luôn thấp hơn chồng. Trung bình thời gian nội trợ và chăm sóc con cái của chồng và vợ là 1,3 giờ và 4,1 giờ tương ứng. Khoảng cách chênh lệch của vợ và chồng là 2,8 giờ. So với nghiên cứu của Võ Thị Hồng Loan (2009), thời gian lao động trong gia đình của nữ giới thường

Page 39: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 35

cao hơn nam giới 3-4 tiếng mỗi ngày, thì sự chênh lệch này đã được cải thiện. Nếu so sánh trong phạm vi gia đình, thời gian nội trợ và chăm sóc con cái của nữ chiếm 75% và của nam chiếm 25%. Theo kết quả điều tra xã hội học của Trung tâm Nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ tiến hành năm 2002, người vợ ở nông thôn Việt Nam làm các loại công việc nhà với tỷ lệ so với chồng như sau: nấu ăn: 80,1%; mua thực phẩm: 89,3%; giặt quần áo: 82,8%; chăm sóc con: 51,4%. Như vậy, so sánh với các nghiên cứu trước công việc gia đình đã được chia sẻ nhiều hơn. Đây là một dấu hiệu tốt trong quá trình bình đẳng về giới.

Hình 1. Quỹ thời gian theo giới

3.1.2. Nghề nghiệp và thu nhập theo giới

Theo số liệu khảo sát, lao động nữ trong độ tuổi lao động của huyện chiếm 49,65%. Tuy tỷ lệ tham gia lao động tương đương nhau, nhưng do đặc thù nghề nghiệp lao động nam và lao động nữ vẫn tập trung vào những nhóm nghề khác biệt nhau.

Ở nông thôn, lao động nữ tập trung nhiều vào các công việc làm nông, công nhân viên, tiểu thương buôn bán, dịch vụ. Chỉ có một số ít lao động nữ là công nhân viên chức nhà nước. Như vậy chỉ có 14,42% số lao động nữ tham gia hoạt động kinh tế có công việc trả lương so với 31,65% số lao động nam (Bảng 2).

Bảng 2. Tỷ lệ công việc theo giới (Đvt: %)

Nghề nghiệp Nam Nữ

Nông dân 44,05 55,95

Công nhân viên 35,0 65,0

Ngư dân 100 0

Làm thuê 63,64 36,36

Công chức viên chức 70,59 29,41

Tiểu thương buôn bán 15,56 84,44

Dịch vụ 37,21 62,79

Tiểu thủ công nghiệp 52,08 47,79

Xây dựng, nghế khác, thất nghiệp 55,05 44,95

Sự khác nhau về công việc phần nào đã dẫn đến sự khác nhau về mức thu nhập của lao động nam và nữ. Số liệu khảo sát tổng hợp theo mức thu nhập và giới tính được trình bày trong Hình 2. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ phần trăm lao động nữ có thu nhập từ nhiều hơn 4 triệu chiếm chỉ hơn ½ của nam, trong khi đó tỷ lệ lao động nữ có thu nhập ít hơn 2 triệu gấp đôi so với nam. Sự khác nhau về mức thu nhập của nam và nữ phản ánh sự kết hợp của các yếu tố, trong đó có sự khác nhau về trình độ văn hóa, chuyên môn, kinh nghiệm công tác và còn có các nhân tố khác. Nếu so sánh mức đóng góp thu nhập trong gia đình thì chồng đóng góp nhiều hơn vợ 19%. Nếu tính giá trị trung bình thu nhập, thì thu nhập của nam và nữ lần lượt là 3,4 triệu và 2,9 triệu,

như vậy thu nhập của lao động nữ chỉ bằng 85% thu nhập của lao động nam.

Hình 2. Mức thu nhập theo giới tính

3.2. Mô hình thời gian nội trợ chăm con

3.2.1. Mô hình chung về thời gian nội trợ và chăm con của cả chồng và vợ

Mô hình chung về thời gian nội trợ và chăm con đưa biến “vchong” vào để thấy sự khác biệt của của chồng và vợ. Kết quả hồi qui thời gian nội trợ và chăm sóc con cái thực hiện theo phương pháp OLS và hồi qui phân vị ở các phân vị 0,1; 0,25; 0,5; 0,75; 0,90 được thể hiện ở Bảng 3. Quỹ thời gian nội trợ và chăm sóc con cái tùy thuộc vào thời gian làm việc tạo thu nhập, thời gian nghỉ ngơi. So sánh trong mối quan hệ ở phạm vi gia đình thì thời gian nội trợ và chăm sóc con cái bị ảnh hưởng bởi mức thu nhập, mức thu nhập đóng góp trong gia đình và lĩnh vực đang làm việc.

Bảng 3. Thời gian nội trợ chăm con theo mô hình OLS và hồi qui phân vị

Biến độc lập

OLS Hồi qui phân vị

0,10 0,25 0,50 0,75 0,90

vchong 2,44*** [9,34]

2,13*** [3,58]

2,33*** [7,04]

2,72*** [8,25]

2,80*** [5,24]

3,04*** [10,40]

ngunghi -0,88*** [-4,43]

-0,82** [-1,82]

-0,89*** [-3,79]

-0,77*** [-3,15]

-0,88** [-2,44]

-0,48** [-2,25]

tglviec -1,58*** [-3,32]

-1,06 [0,143]

-1.34** [-2,55]

-2,15*** [-3,54]

-1,67* [-1,62]

-0,94 [-1,27]

muctnhap -0,08

[-0,74] -0,01

[-0,06] -0,07

[-0,61] 0,02

[0,11] -0,10

[-0,39] -0,06

[-0,33]

linhvuc 0,11

[0,54] -0,16

[-0,45] 0,03

[0,15] 0,28

[1,07] 0,24

[0,56] 0,16

[0,60]

mucdgop 0,647* [1,62]

1,42 [1,5]

0,87* [1,84]

1,25** [2,55]

0,27 [0,31]

-0,42 [-0,82]

cons 9,59*** [3,84]

7,09*** [1,21]

8,88*** [2,94]

7,35** [2,39]

10,08** [2,15]

6,20 [2,33]

n 203 203 203 203 203 203 R2 56,79% 21,44% 33,79% 37,73% 38,44% 38,96%

Số liệu ở Bảng 3 cho thấy thời gian nội trợ và chăm sóc con cái của nữ nhiều hơn nam là 2,44 giờ. Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy mức chênh lệch thời gian nội trợ và chăm sóc con cái càng cao đối với phân vị càng lớn. Thời gian nội trợ và chăm con giữa nữ và nam biến thiên từ 2,13 đến 3,04 giờ, tương ứng với phân vị biến thiên từ 10% đến 90%. Điều này có nghĩa là ở phân vị càng cao, tác động của biến giới tính đến thời gian nội trợ và chăm con càng tăng.

Ngoài vai trò là vợ hoặc chồng tác động khác biệt đến thời gian nội trợ và chăm con còn có biến thời gian ngủ

00,5

11,5

22,5

33,5

Nội trợ Con cái Ti vi Nghỉ ngơi

Nữ Namgiờ

3.804%

10.33%

38.04%26.63%

21.2%

7.784%

20.36%

35.93%

23.35%

12.57%

nam nu

< 1 trieu 1-2 trieu

2-3 trieu 3-4 trieu

>4 trieu

Graphs by gioi tinh

Page 40: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

36 Lê Nữ Minh Phương

nghỉ có ý nghĩa và tác động đến thời gian nội trợ và chăm con. Dựa trên hệ số của mô hình OLS có thể thấy cứ tăng 1 giờ ngủ nghỉ thì thời gian dành cho nội trợ và chăm con giảm đi 0,88 giờ. Hệ số hồi qui ở các phân vị đều có mối tương quan giống như hồi qui OLS.

Tương tự như vậy, thời gian làm việc kiếm tiền càng nhiều thì thời gian dành cho nội trợ và chăm con càng giảm. Mối quan hệ này đúng với cả mô hình OLS và mô hình hồi qui phân vị. Theo mô hình OLS cứ tăng 1 giờ làm việc lên thì số giờ nội trợ chăm con giảm 1,58 giờ. Nếu so sánh thời gian làm việc của chồng và vợ thì thời gian làm việc hằng ngày của vợ cao hơn của chồng và đặc biệt thời gian nội trợ và chăm sóc gia đình của vợ (>4 giờ/ngày) cao khác biệt so với chồng (<1,5 giờ/ngày).

Theo giả thiết, mức đóng góp thu nhập của gia đình càng cao thì thời gian dành cho việc nhà càng giảm, nhưng kết quả mô hình cho kết quả ngược lại. Kết quả mô hình cho thấy cứ tăng 10% thu nhập đóng góp thì thời gian làm việc nhà tăng 0,0647 giờ. Khác với biến giới tính và thời gian ngủ nghỉ, hệ số ước lượng mức đóng góp thu nhập của hàm hồi qui với các phân vị 10%, 25%, 50%, 75% và 90% có sự khác nhau đáng kể về dấu và về giá trị. Sự biến thiên các giá trị cũng phần nào giải thích mức ý nghĩa 90% của hàm OLS.

Các biến còn lại là mức thu nhập và lĩnh vực không có ý nghĩa thống kê. Cả hai biến này đều là biến phân loại, nên trong hàm hồi qui OLS cần xác định hệ số ước lượng của từng giá trị của hai biến này theo Bảng 4.

Hệ số β tương ứng với các mức thu nhập 1-2 triệu, 2-3 triệu, 3-4 triệu và lớn hơn 4 triệu cho thấy thu nhập càng tăng, thời gian làm việc nhà càng giảm, nhưng mức giảm không đều nhau tương ứng với từng mức thu nhập. Đối với mức thu nhập từ 2 - 3 triệu và 3 - 4 triệu, thời gian chăm sóc và nội trợ không có sự khác biệt lớn. Tuy vậy có một sự khác biệt lớn giữa nhóm người có thu nhập dưới 1 triệu, 1 - 2 triệu và 2 - 3 triệu, chênh lệch giữa từng mức thu nhập

làm giảm thời gian nội trợ và chăm sóc con cái khoảng 0,121 giờ và 0,218 giờ. Đặc biệt đối với nhóm thu nhập trên 4 triệu có thời gian nội trợ, chăm sóc con ít khác biệt. Giả sử các thông tin khác giống nhau, thời gian nội trợ và chăm sóc con cái của nhóm thu nhập lớn hơn 4 triệu ít hơn so với nhóm thu nhập 3 - 4 triệu là 1,2 giờ.

Bảng 4. Hệ số ước lượng

Muctnhap β

1 - 2 triệu - 0,121

2 - 3 triệu - 0,339

3 - 4 triệu - 0,099

> 4 triệu - 0,321

Linhvuc

CNXD - 0,246

TMDV 0,737

So sánh hệ số β giữa 3 lĩnh vực nông lâm ngư, công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ cho thấy lao động trong lĩnh vực nông nghiệp dành nhiều thời gian chăm sóc gia đình nhất, sau đó là lao động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ và cuối cùng là nhóm lao động trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng có thời gian nội trợ chăm sóc con cái thấp nhất. Vì nhóm lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng tập trung chủ yếu là nam giới, nên thời gian nội trợ và chăm sóc con cái thấp khác biệt so với 2 lĩnh vực khác.

3.2.2. Mô hình phân tách thời gian nội trợ và chăm sóc con cái của vợ và chồng

Bảng 5 trình bày thời gian nội trợ và chăm sóc con cái của chồng và vợ. Các biến số nhân khẩu, thời gian ngủ nghỉ, thời gian làm việc có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến thời gian nội trợ và chăm sóc con cái của chồng. Trong khi đó, thời gian nội trợ và chăm sóc con cái của vợ bị ảnh hưởng bởi thời gian ngủ nghỉ, thời gian làm việc hằng ngày, mức đóng góp thu nhập trong gia đình.

Bảng 5. Thời gian nội trợ và chăm sóc con cái của chồng và vợ

Biến độc lập Thời gian nội trợ chăm sóc con cái của chồng Thời gian nội trợ chăm sóc con cái của vợ

OLS Hồi qui phân vị

OLS Hồi qui phân vị

0,25 0,50 0,75 0,25 0,50 0,75

snkhau -0,20*** [-2,18]

-0,13** [-2,07]

-0,20** [-1,56]

-0,35*** [-2,69]

-0,12 [-0,09]

0,13* [-0,69]

-0,05 [-0,32]

-0,06 [-0,53]

ngunghi -0,60*** [-2,46]

-0,27** [-1,45]

-0,75** [-2,18]

-1,12*** [-3,59]

-1,28*** [-3,83]

-1,54** [-2,37]

-0,93** [-2,19]

-0,93*** [3,08]

tglvngay -1,21** [-2,11]

-0,46* [-1,39]

-1,45** [-1,87]

-1,38** [-1,96]

-1,99** [-2,53]

-1,82 [-1,34]

-2,44*** [-2,33]

-3,22*** [-4,39]

muctnhap -0.09

[-0,70] -0,003 [-0,03]

-0,22 [-1,16]

-0,12 [-0,67]

-0,1 [-0,52]

0,07 [0,21]

0,08 [0,32]

0,07 [0,34]

linhvuc 0,10

[0,49] 0,031 [0,23]

0,10 [0,37]

0,136 [0,49]

0,13 [0,53]

-0,21 [-053]

0,25 [0,78]

0,71*** [1,08]

mdgop 0,36

[0,77] 1,22*** [3,36]

0,46 [0,68]

-0,97* [-1,41]

0,77** [1,23]

1,12* [1,02]

1,50*** [1,86]

0,04*** [0,06]

Cons 9,89*** [3,28]

3,95** [1,69]

11,91*** [0,68]

16,84*** [4,41]

17,94*** [1,23]

18,54*** [1,02]

14,81*** [2,93]

16,29*** [3,45]

N 102 102 102 102 101 101 101 101 R2 40,78 25,43 27,38 28,20 45,44 41,72 37,89 29,43

Biến số nhân khẩu của hàm OLS có ý nghĩa thống kê đối

với thời gian nội trợ và chăm sóc con cái. Nếu số nhân khẩu trong gia đình càng đông thì thời gian nội trợ và chăm sóc con cái càng giảm. Hệ số ước lượng là (- 0,2) có nghĩa nếu số nhân

khẩu tăng lên 1 thì thời gian nội trợ và chăm sóc con cái của chồng giảm đi 0,2 giờ. Tương tự như đối với vợ, số nhân khẩu tăng lên 1 thì thời gian nội trợ và chăm sóc con cái giảm đi 0,1 giờ. Kết quả hồi qui của chồng và vợ cho thấy, thời gian nội

Page 41: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 37

trợ chăm sóc con cái của chồng giảm nhiều hơn so với vợ là 0,1 giờ nếu có thêm 1 nhân khẩu. Tuy nhiên hệ số này lại không có ý nghĩa thống kê với vợ. Chỉ với phân vị thấp 25% thì hệ số này có ý nghĩa thống kê đối với vợ.

Biến thời gian ngủ nghỉ có ý nghĩa thống kê đối với cả vợ và chồng. So sánh hệ số ước lượng của chồng và vợ cho thấy, thời gian ngủ nghỉ ảnh hưởng lớn đối với vợ hơn so với chồng. Cứ 1 giờ dành cho thời gian ngủ nghỉ của vợ làm giảm thời gian nội trợ và chăm sóc con cái đi 1,54 giờ, trong khi đó đối với chồng cứ tăng 1 giờ ngủ nghỉ thì giảm đi 0,6 giờ. Tương tự như vậy, đối với các phân vị 25%, 50% và 75% các hệ số ước lượng của chồng đều thấp hơn so với vợ.

Biến thời gian làm việc để tạo thu nhập của chồng và vợ đều có ý nghĩa thống kê, ảnh hưởng đến thời gian nội trợ và chăm sóc con cái đối với hàm OLS và cả hồi qui phân vị. Thời gian làm việc tạo ra thu nhập càng lớn thì thời gian dành cho nội trợ và chăm sóc con cái càng giảm. Thời gian làm việc tạo thu nhập ảnh hưởng đến thời gian nội trợ và chăm sóc con cái của vợ lớn hơn của chồng, ở các phân vị hệ số ước lượng của vợ đều lớn hơn chồng. Có thể nói, người chồng chỉ đóng vai trò kiếm tiền cho gia đình, nên họ được tập trung thời gian và công sức cho công việc ngoài gia đình. Ngược lại, người vợ phải sắm nhiều vai trò trong gia đình và lao động tạo thu nhập, vì vậy thời gian làm việc ngoài gia đình càng cao thì ảnh hưởng trực tiếp đến công việc nội trợ và chăm sóc con cái càng lớn.

Thu nhập được xem là thước đo để làm giảm bất bình đẳng trong vị thế gia đình. Các giao dịch trong gia đình để giải quyết nhu cầu cuộc sống đều bằng tiền, nên việc đóng góp thu nhập bằng tiền của vợ và chồng có ý nghĩa quan trọng trong việc chứng thực vị thế của vợ và chồng trong gia đình. Kết quả từ hàm hồi qui cho kết quả ngược với dự đoán, mức thu nhập không có ý nghĩa thống kê ảnh hưởng đến thời gian nội trợ và chăm sóc gia đình đối với cả chồng và vợ. Tuy nhiên mức đóng góp thu nhập của hộ gia đình lại có ảnh hưởng đến thời gian nội trợ và chăm sóc gia đình đối với vợ và ít có ý nghĩa thống kê đối với chồng. Đồng thời hệ số ước lượng của vợ cao hơn so với chồng, hệ số ước lượng cho thấy, nếu thu nhập tăng 10% thì thời gian nội trợ và chăm sóc gia đình tăng lên 0,077 giờ đối với vợ.

Đặc biệt số hạng tung độ gốc của vợ cao hơn chồng rất nhiều cho thấy rằng, nếu các các biến độc lập của vợ và chồng giống nhau thì thời gian nội trợ và chăm sóc con cái của vợ nhiều hơn chồng. Cả chồng và vợ làm việc ở lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp hay dịch vụ không có ý nghĩa ảnh hưởng đến thời gian chăm sóc con cái và nội trợ.

4. Kết luận, kiến nghị

Từ kết quả mô hình nghiên cứu cho thấy rằng, thời gian nội trợ và chăm sóc con cái của cả chồng và vợ bị ảnh hưởng bởi thời gian ngủ nghỉ, thời gian làm việc tạo thu nhập, mức thu nhập đóng góp và số nhân khẩu trong gia đình. Ngoài ra, thu nhập của vợ hay chồng và lĩnh vực làm việc đều không ảnh hưởng đến thời gian nội trợ và chăm sóc con cái. Công việc gia đình vẫn tập trung ở vai trò người vợ, mức độ chia sẻ của chồng rất thấp. Sự bất bình đẳng giới trong phân công

công việc gia đình của vợ và chồng bị ảnh hưởng bởi những quan điểm truyền thống và những tư tưởng định kiến trong các xã hội về sự trọng nam khinh nữ. Tuy nhiên nếu so sánh với các nghiên cứu trước thì có sự điều chỉnh bất bình đẳng trong phân công công việc gia đình giữa chồng và vợ. Thu nhập của vợ bằng 85% so với chồng, nhưng thời gian làm việc gia đình phụ nữ gấp gần 3,2 lần của chồng vì vậy áp lực công việc đối với người phụ nữ quá cao. Để người vợ phát huy được vai trò của mình cho gia đình và xã hội, sự giúp đỡ của chồng và con cái là điều kiện rất quan trọng. Tạo điều kiện để phụ nữ phát triển không chỉ mang lại lợi ích cho gia đình, mà còn cho cả xã hội. Từ thực trạng về phân công công việc gia đình của vợ và chồng, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị làm hài hòa cân đối công việc gia đình như sau:

Nâng cao nhận thức cho các thành viên trong gia đình về công việc gia đình, xem đó là công việc chung; tổ chức công việc gia đình hợp lý, khuyến khích sự quan tâm chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình.

Để có được sự bình đẳng giới, phụ nữ cần có nhiều cơ hội việc làm tạo thu nhập, giảm sự bất cân đối thu nhập đóng góp trong gia đình. Ở nông thôn, thành lập các tổ thủ công, nghề truyền thống. Tạo điều kiện cho lao động nữ nông thôn tách ra khỏi gia đình, có thu nhập ngoài gia đình. Trong công tác tuyên truyền về giới, cần có sự tham gia của nam giới để thúc đẩy dần quá trình bình đẳng giới, phương tiện thông tin đại chúng nên góp phần hỗ trợ.

Hoàn thiện mạng lưới nhà trẻ, mẫu giáo nhằm giảm nhẹ gánh nặng gia đình. Gia tăng các hoạt động dịch vụ công việc gia đình, tạo điều kiện cho người phụ nữ có năng lực có điều kiện tham gia công việc bên ngoài tạo thu nhập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Thị Tuấn Anh, “Phân tích tác động của bằng cấp đến tiền lương ở Việt Nam bằng phương pháp hồi quy phân vị”, Tạp chí phát triển kinh tế, 26(1), 2014, 95-116.

[2] Christian Bjornskov, On gender inequality and life satisfaction: Does discrimination matter? SSE/EFI Working Paper Series in Economics and Finance No. 657, 2007.

[3] Fuwa. M, N.C. Philip, Housework and social policy, Social Science Research, 36(2007), 512-530.

[4] Võ Thị Hồng Loan, “Bình đẳng giới trong gia đình đồng bằng sông Hồng”, Tạp chí Dân số và Phát triển, 2007, số 7.

[5] Nguyễn Thị Nguyệt, Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động ở Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách, Đề tài khoa học cấp Bộ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương).

[6] Phạm Ngọc Nhàn và các cộng sự, “Khảo sát vai trò của phụ nữ nông thôn trong phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Phụng Hiệp – Tỉnh Hậu Giang”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, Phần D: Khoa học Chính trị, Kinh tế và Pháp luật 30 (2014): 106-113.

[7] Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia, Vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Việt Nam hiện nay, 2015, http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/vandedaotaonghecho-nd-15916.html.

[8] Nguyễn Minh Tuấn (2012) “Bình đẳng giới trong gia đình người dân tộc ÊĐê ở Đăk Lăk”, Tạp chí Xã hội học số 2 (118), 81-89.

[9] Nông nghiệp – Nông thôn Việt Nam, Trang tin xúc tiến thương mại – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bình đẳng giới và phát triển trong nông nghiệp, nông thôn, Bản tin lãnh đạo/phần 2, Số 04-2012, http://xttm.agroviet.gov.vn/Site/vi-vn/76/tapchi/69/107/3669/Default.aspx

(BBT nhận bài: 24/03/2016, phản biện xong: 19/04/2016)

Page 42: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

38 Nguyễn Hoàng Sơn, Lê Văn Tin, Phan Anh Hằng, Nguyễn Ngọc Chương

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG, QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA CỘNG ĐỘNG DÂN CƯ VEN BIỂN

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ACTUAL STATE AND MEASURES TO RAISE AWARENESS OF THE NVIRONMENT AND NATURAL RESOURCE MANAGEMENT OF COMMUNITIES IN THE COASTAL

AREAS OF THUA THIEN HUE PROVINCE

Nguyễn Hoàng Sơn1, Lê Văn Tin1, Phan Anh Hằng2, Nguyễn Ngọc Chương3 1Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế; [email protected]

2Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 3Sở Giáo dục và Đào tạo Thừa Thiên Huế

Tóm tắt - Qua kết quả khảo sát nhận thức về môi trường và quản lýtài nguyên của 350 hộ dân cư ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế chothấy: hầu hết (89%) người dân cho rằng tài nguyên vùng ven biển cóvai trò rất quan trọng đối với đời sống của họ. Phần lớn người dânđịa phương nhận thức được những lợi ích trực tiếp liên quan đếnsinh kế hay liên quan đến sự an toàn của bản thân. Tuy nhiên, vẫncòn một bộ phận không nhỏ cộng đồng dân cư ít quan tâm đến vấnđề môi trường và tài nguyên ven biển bị suy giảm. Có rất ít ngườidân thực sự tham gia vào các hoạt động quản lý (21,2%), bảo vệ(13,9%) và khai thác bền vững (6,7%) tài nguyên ven biển. Vì vậy,nâng cao nhận thức môi trường và quản lý tài nguyên vùng ven biểntỉnh Thừa Thiên Huế là một nhu cầu cần thiết nhằm trang bị chongười dân những kiến thức về các giá trị và thách thức đối với vùngven biển cũng như các biện pháp sử dụng, quản lý bền vững chúng.

Abstract - Results of a survey of the awareness of the environmentand resource management among 350 households living in thecoastal areas of Thua Thien Hue province reveal that most of localpeople (89%) say that coastal resources play an important part intheir lives. Most of them are aware of direct benefits related to theirlivelihood or their own safety. However, few of them take interestin the degraded environment and coastal resources. Very few ofthem truly participate in activities of coastal resource management(21.2%), protection (13.9%) and sustainable exploitation (6.7%).Hence, an orientation to raise the awareness of the environmentand coastal resource management in Thua Thua Thien Hueprovince is a necessity to equip people with knowledge of valuesand challenges to coastal areas as well as methods for sustainableuse and management.

Từ khóa - thực trạng nhận thức; môi trường; tài nguyên; cộngđồng dân cư; vùng ven biển.

Key words - awareness; environment; resources; communities;coastal areas.

1. Đặt vấn đề

Vùng ven biển rất quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội. Nơi đây cung cấp các tài nguyên phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Con người sử dụng các nguồn tài nguyên cho sự sống, cho các hoạt động kinh tế và cho nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa ở nhiều nơi đã làm tăng xói mòn, lũ lụt, mất các vùng đất ngập nước, ô nhiễm, gia tăng việc khai thác bừa bãi đất đai và nguồn nước ven bờ [2]. Liên hợp quốc đã xây dựng các chiến lược, biện pháp nhằm đấu tranh chống suy thoái môi trường trong sự phát triển bền vững đối với môi trường ở tất cả các nước. Các quốc gia và chính phủ của họ đã nhất trí các công ước về vấn đề môi trường toàn cầu, áp dụng các biện pháp, chương trình quản lý tổng hợp vùng ven biển. Chương trình này đến nay được thừa nhận là chương trình thích hợp nhất để giải quyết các thách thức tại vùng ven biển hiện tại cũng như lâu dài. Quản lý tổng hợp vùng ven biển tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững, cho phép tính đến các giá trị tài nguyên, lợi ích hiện nay và trong tương lai để có thể cung cấp quy trình thúc đẩy sự phát triển kinh tế.

Vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế trải dài trên 21 xã, thị trấn [1] thuộc các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc. Đây là vùng có tài nguyên phong phú và đa dạng, cho phép phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế quan trọng như giao thông - cảng, du lịch - dịch vụ, công nghiệp, khai khoáng, nông lâm nghiệp, ngư nghiệp... Đây cũng là nơi tập trung đông dân cư, tốc độ đô thị hoá nhanh làm gia tăng dân số cơ học. Phát triển mạnh

cơ sở hạ tầng đã làm gia tăng áp lực đối với tài nguyên và môi trường. Tuy nhiên, tại nhiều địa phương ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế, cộng đồng dân cư ít quan tâm và hầu như họ không có những thông tin tối thiểu cần thiết về phương thức quản lý tài nguyên hoặc những khuyến cáo khác về môi trường sinh thái ven biển... [3]. Vì vậy, trên cơ sở đánh giá nhận thức môi trường và tài nguyên để trang bị cho cộng đồng dân cư những kiến thức về các giá trị và thách thức đối với vùng ven biển cũng như các biện pháp sử dụng, quản lý bền vững là việc làm có ý nghĩa thiết thực đối với địa phương.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Phương pháp điều tra - khảo sát

Đối với việc đánh giá nhận thức môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng dân cư vùng ven biển thì việc khảo sát - điều tra thực tế từ chính quyền xã, thôn và hộ dân ở địa bàn nghiên cứu để thấy được mức độ nhận thức của người dân là rất quan trọng. Chúng tôi chọn 10 xã đại diện cho các địa phương ven biển ở Thừa Thiên Huế để điều tra gồm: Vinh Hiền, Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc), Vinh Thanh, Vinh Xuân, Phú Thuận (huyện Phú Vang), Hải Dương (huyện Hương Trà), Quảng Công, Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền), Phong Hải, Điền Hương (huyện Phong Điền). Đây là các xã ven biển, phần đông người dân có sinh kế phụ thuộc biển, đồng thời là các xã được đánh giá là dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu nhất trong các xã ven biển ở Thừa Thiên Huế. Ở mỗi xã, chúng tôi chọn 35 hộ ngẫu nhiên để điều tra thông qua bảng hỏi đã được chuẩn bị trước.

Page 43: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 39

2.2. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA - Participatory Rural Appraisal)

PRA là phương pháp khuyến khích, lôi cuốn người dân nông thôn cùng tham gia chia sẻ, thảo luận và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện thực tế để lập kế hoạch hành động và thực hiện. Thông qua PRA, mỗi thành viên trong cộng đồng nhận thấy tiếng nói của chính mình được lắng nghe, được ghi nhận để cùng thúc đẩy sự đóng góp chung. Điều quan trọng trong PRA là thu hút những người nghèo, người bị thiệt thòi, ít được học hành trong cộng đồng tham gia vào việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát và đánh giá, tạo ra sự công bằng, dân chủ trong việc tham gia lấy ý kiến để đưa ra quyết định và phát triển cộng đồng. Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp PRA như là một công cụ chính để tiến hành làm việc với người dân địa phương nhằm tìm hiểu nhận thức và hiểu biết của cộng đồng về các vấn đề môi trường, tài nguyên ở vùng ven biển, nguyên nhân và hậu quả; xác định các hành vi chủ chốt có ảnh hưởng rõ ràng đến tài nguyên tại địa phương, và đề xuất các giải pháp giáo dục nâng cao nhận thức để giải quyết các vấn đề theo phương pháp tiếp cận thay đổi hành vi cộng đồng.

2.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu

Thông tin thu thập được từ hoạt động phỏng vấn theo bảng hỏi được lưu trữ và phân tích bằng chương trình Excel. Các số liệu phân tích dưới dạng tần suất theo thống kê mô tả, kết hợp với phân tích tổ hợp nhóm chéo (crosstab) để xem xét mối quan hệ giữa mức độ nhận thức và thái độ đối với các yếu tố đặc trưng về giới tính, độ tuổi, học vấn, nghề nghiệp…

3. Kết quả

3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu

Từ ngày 15 đến 24 tháng 12 năm 2015, nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn ngẫu nhiên các hộ dân ở các xã Vinh Hiền, Vinh Mỹ (huyện Phú Lộc), Vinh Thanh, Vinh Xuân, Phú Thuận (huyện Phú Vang), Hải Dương (huyện Hương Trà), Quảng Công, Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền), Phong Hải, Điền Hương (huyện Phong Điền). Nhóm nghiên cứu đã thu được 350 mẫu (n=350), tương đương với 350 người đại diện cho 350 hộ dân sinh sống tại 5 huyện ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế đã tham gia trả lời phỏng vấn. Các mẫu nghiên cứu về cộng đồng dân cư thể hiện các chỉ số về giới tính, độ tuổi, dân tộc, trình độ học vấn, thời gian sinh sống tại địa phương, nghề nghiệp, nguồn thu nhập chính, mức độ giàu nghèo theo xếp hạng của thôn. Đặc điểm của các đối tượng cộng đồng địa phương tham gia trả lời phỏng vấn cụ thể như sau: Tỷ lệ nam giới tham gia trả lời phỏng vấn là 67,2%, cao hơn tỷ lệ phụ nữ trả lời phỏng vấn (chỉ chiếm 32,8%). Sự khác biệt này là do việc tiếp cận để phỏng vấn nam giới tại địa phương dễ dàng hơn so với phụ nữ. Rất nhiều phụ nữ nhóm nghiên cứu gặp mặt thường tỏ ra e ngại khi tiếp xúc với người lạ. Ở địa bàn nghiên cứu, nam giới thường là lao động chính của gia đình, với các công việc hàng ngày như đi biển, nuôi trồng thủy sản, làm nước mắm, làm ruộng và đi làm thuê. Trong khi đó, phụ nữ thường ở nhà nội trợ và buôn bán nhỏ. Độ tuổi của những người tham gia phỏng vấn từ 17 đến 60 tuổi (khoảng 85.2%), trong đó nhóm người tham gia tích cực nhất vào các hoạt động khai thác tài nguyên ven biển chiếm 48,5% có độ tuổi từ 17 đến 40 tuổi. Số người mù chữ,

không biết đọc, viết tiếng phổ thông còn tương đối cao (16,9%), chủ yếu là phụ nữ. Sinh kế, thu nhập chủ yếu của người dân địa phương chủ yếu dựa vào việc khai thác nguồn lợi tài nguyên ven biển; trong đó làm ruộng chiếm 36,4%, khai thác đánh bắt thủy sản 32,7%, nuôi trồng thủy hải sản 16,3%, còn lại là các nghề làm vườn, buôn bán nhỏ, dịch vụ, làm thuê... Gần 106 hộ phỏng vấn thuộc diện nghèo (chiếm 30,3%), chỉ có 17,2% đối tượng tham gia phỏng vấn xếp gia đình của họ ở mức kinh tế giàu và 52,5% - ở mức trung bình.

3.2. Nhận thức cộng đồng về vai trò và tầm quan trọng của tài nguyên ven biển

Hầu hết những người dân trả lời phỏng vấn đều cho rằng tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển có vai trò rất quan trọng đối với cuộc sống của họ. Có đến hơn 89% số người trả lời phỏng vấn đồng ý với điều này. Trong số những người còn lại, có khoảng 7,8% cho rằng nguồn tài nguyên ven biển không có giá trị gì và một tỷ lệ nhỏ khác (3,2%) không bày tỏ ý kiến khi được hỏi về nội dung này. Như vậy, vẫn có 11% số người dân sống tại vùng ven biển nhưng chưa nhận ra được tầm quan trọng của các loại tài nguyên đối với cuộc sống của họ. Khi được hỏi về việc họ có khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên ven biển hay không, thì có đến 3/4 số người trả lời phỏng vấn khẳng định rằng họ trực tiếp khai thác các loại tài nguyên ven biển, số còn lại cho rằng họ không khai thác và sử dụng các loại tài nguyên đó. Khi trao đổi về quan niệm của cộng đồng về các tài nguyên ven biển mà họ khai thác và sử dụng, kết quả cho thấy, có rất ít người có thể nêu ra trên 4 loại tài nguyên ven biển quen thuộc ở địa phương mình như: đất ngập nước ven biển, tài nguyên nước, thủy hải sản, bãi bồi và rừng ngập mặn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 85,3% người dân địa phương được hỏi chỉ có thể nêu ra 01 loại tài nguyên ven biển là hiện họ đang khai thác. Tài nguyên mà họ nêu ra được chủ yếu là thủy sản hoặc tài nguyên nước mặt. Còn lại, gần 15% những người được hỏi có thể nêu ra từ 2 - 4 loại tài nguyên ven biển, như nguồn lợi thủy sản, nguồn nước, đất đai (đồng ruộng, bãi bồi, bãi triều ven biển) hoặc rừng ngập mặn. Kết quả tìm hiểu nhận thức của người dân địa phương về lợi thế của vùng ven biển nơi họ sinh sống cho thấy, có khoảng 7,2% số người được hỏi có thể nêu ra được hơn 5 lợi thế của vùng ven biển, như: cung cấp nguồn thủy sản; cung cấp nguyên liệu xây dựng nhà cửa; là khu vực phù hợp cho nuôi trồng thủy sản; là khu vực phù hợp để sản xuất lúa, lượng thực, cây ăn quả và các loại cây trồng khác; phù hợp để phát triển cảng biển, và ngăn cản tác động phá hủy của triều cường. Nghiên cứu cũng cho thấy có đến 18,4% số người trả lời phỏng vấn có thể nêu được từ 3-5 lợi ích của vùng ven biển. Còn lại, đa số những người trả lời phỏng vấn, chiếm đến 74,4%, chỉ nêu được 1 hoặc 2 lợi ích của vùng ven biển, phổ biến nhất là các lợi ích về sự sẵn có của nguồn lợi thủy sản tự nhiên, chức năng bảo vệ của rừng ngập mặn chống lại tác động của triều cường và sự xâm nhập mặn. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy không có cá nhân nào chỉ ra được những lợi ích liên quan đến các giá trị giải trí (như du lịch) hoặc như khả năng tạo ra những nguồn thu khác từ vùng ven biển.

Có thể nói rằng, phần lớn người dân địa phương nhận thức được những lợi ích trực tiếp liên quan đến sinh kế như nguồn lợi thủy sản và đất đai nông nghiệp, hay liên quan đến sự an toàn như lợi ích môi trường về phòng chống thiên tai. Trên thực tế, nhiều người dân phản ánh rõ vai trò của

Page 44: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

40 Nguyễn Hoàng Sơn, Lê Văn Tin, Phan Anh Hằng, Nguyễn Ngọc Chương

dải rừng ven biển đã giúp giảm thiểu rất nhiều thiệt hại do gió bão gây ra trong những năm trước đây. Khi được hỏi về giá trị và tầm quan trọng của rừng ven biển, gần 4% số người được hỏi cho rằng chúng không có vai trò hay giá trị gì, và khoảng 6% người dân không phản hồi gì (hay không có ý kiến gì) khi được hỏi về nội dung này. Nhìn chung, gần 90% số người được hỏi có thể nêu được ít nhất 01 vai trò của rừng ven biển, trong đó gần 41% nêu được 1-2 vai trò; 35,5% nêu được 3-5 vai trò và có 15,5% có thể nêu trên 5 vai trò của rừng ven biển.

3.3. Nhận thức về sự thay đổi của môi trường và tài nguyên tại địa phương

Nhận thức của cộng đồng địa phương về sự thay đổi của nguồn lợi thủy sản tự nhiên trong vòng 10 năm qua, nghiên cứu cho thấy 89,5% người được hỏi cho rằng so với 10 năm trước đây, nguồn thủy sản này giảm rất nhiều; còn lại, có gần 10,5% trả lời không có nhiều thay đổi hoặc họ không biết gì về những thay đổi liên quan đến nguồn thủy sản này. Đề cập đến tương lai của nguồn lợi thủy sản tự nhiên địa phương trong 10 năm tới, có 9,4% người trả lời tin rằng nguồn lợi này sẽ tăng lên, 3,7% cho rằng nguồn lợi thủy sản sẽ không đổi và 19,7% những người được hỏi không thể dự đoán được. Trong khi đó, một tỷ lệ lớn hơn, khoảng 67,2% số người dân đuợc hỏi, cho rằng nguồn lợi này sẽ tiếp tục suy giảm trong vòng 10 năm tới. Giải thích cho dự đoán “bi quan” của mình, rất nhiều người dân cho rằng cuộc sống nghèo khó chính là động lực chính thúc đẩy hoạt động khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Về tương lai của rừng ven biển ở địa phương trong 10 năm tới, 63,2% số người được hỏi tin rằng diện tích rừng sẽ tăng lên. Những người lạc quan cho rằng diện tích rừng sẽ tăng lên chủ yếu là do được bảo vệ tốt, diện tích bãi bồi tăng lên, và có chương trình trồng rừng của các dự án. Ngược lại, khoảng 19,4% số người được hỏi lại cho rằng diện tích rừng có thể sẽ giảm xuống do những tác động của xói lở bờ biển và hành động phá hủy rừng ven biển. Bên cạnh đó, 6,6% số người được hỏi lại cho rằng diện tích này sẽ không thay đổi trong 10 năm tới, và 10,5% còn lại không hình dung ra được những thay đổi của diện tích rừng ven biển trong những năm tới.

Khi tìm hiểu về sự thay đổi của diện tích đất nông nghiệp trong 10 năm qua, nhóm nghiên cứu đã nhận được rất nhiều các phản hồi đa dạng. Gần 32% số người được hỏi cho rằng diện tích đất nông nghiệp ở địa phương đã tăng lên, hơn 29% số người lại nói diện tích này đã giảm đi; 17,8% cho rằng không có sự thay đổi đáng kể nào về diện tích đất nông nghiệp; còn lại 21,2% số người được hỏi không biết gì về điều này. Nghiên cứu cũng nhận thấy người dân địa phương không biết nhiều thông tin từ chính quyền hoặc không được thông báo về diện tích đất nông nghiệp cũng như quy hoạch sử dụng đất tại địa phương. Nghiên cứu cũng tìm hiểu ý kiến của người dân về hiện trạng đất nông nghiệp trong 10 năm tới. Khoảng 34,2% số người được hỏi không thể dự đoán được, trong khi đó 21% số người lại cho rằng diện tích đất nông nghiệp sẽ không thay đổi trong tương lai. Ngoài ra, số người dự đoán diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm ít hơn so với những người hi vọng diện tích này sẽ tăng, tương đương với tỷ lệ 35,2% và 9,6%.

Về sự biến động diện tích nuôi trồng thủy sản ở địa phương trong 10 năm qua, phần lớn những người được hỏi cho rằng diện tích này đã tăng lên và mở rộng hơn trong

những năm qua. Hơn 67% người được hỏi đồng ý với nhận định này, trong khi có 13,4% số người được hỏi trả lời không biết về sự thay đổi của diện tích nuôi trồng thủy sản này ở địa phương. Một tỷ lệ rất nhỏ, khoảng 4,5% cho rằng diện tích nuôi trồng thủy hải sản đã giảm xuống; và 15,1% còn lại cho rằng diện tích này không thay đổi trong vòng 10 năm qua. Trải nghiệm với những rủi ro và thất bại của nghề nuôi trồng thủy sản trong những năm vừa qua, số người lạc quan với nghề này không còn nhiều. Điều này thể hiện ở 44,9% số người được hỏi trả lời họ không thể dự đoán được diện tích nuôi trồng thủy sản ở địa phương sẽ tăng lên hay giảm đi trong 10 năm tới, bởi họ cũng không chắc chắn được về khả năng kiểm soát được các nguồn dịch bệnh, chất lượng nước, điều kiện thời tiết hay nhu cầu cũng như giá cả tiêu thụ của các sản phẩm thủy sản trên thị trường. Có 12,7% số người được hỏi cho rằng diện tích nuôi trồng thủy sản sẽ giảm xuống trong tương lai bởi ngay từ hiện tại, họ đang phải đối mặt với những vấn đề về năng suất nuôi trồng giảm sút, chi phí đầu tư quá cao, giá bán tôm trên thị trường thấp và cả những khoản nợ tín dụng mà nhiều hộ đã không có khả năng chi trả. Ngược lại, tỷ lệ những người được hỏi lạc quan hi vọng vào việc mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản chiếm khoảng 31% và còn lại 11,4% trả lời rằng sẽ không có sự thay đổi về diện tích này trong vòng 10 năm tới.

Bãi bồi, bãi triều có vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống và sinh kế của cộng đồng các xã ven biển và vùng cửa sông. Chính vì vậy, kết quả phỏng vấn cho thấy phần đông người dân địa phương được hỏi (53,7%) cho rằng diện tích bãi bồi ngày càng giảm trong 10 năm qua. Người dân biết rằng các bãi bồi xâm thực hàng năm là do tác động xâm lấn chủ yếu từ biển. Đồng thời, họ cũng nhận thức được việc bảo vệ và trồng rừng ngập mặn đóng vai trò quan trọng trong quá trình mở rộng bãi bồi ở địa phương. Khoảng 16,8% cho rằng diện tích bãi bồi đã tăng trong 10 năm qua và 29,5% cho rằng không biết. Bên cạnh đó, 67,2% số người được hỏi cho rằng diện tích bãi bồi tiếp tục giảm trong 10 năm tới, 21,6% không dự đoán được và 11,2% cho rằng diện tích bãi bồi sẽ tăng lên.

Về chất lượng nước sạch cho sinh hoạt ở địa phương, gần 49% số người dân cho rằng không có sự thay đổi đáng kể nào trong 10 năm qua và 11,2% lại trả lời không biết nguồn tài nguyên này có thay đổi gì hay không. Chỉ có 27,6% số người được hỏi khẳng định rằng chất lượng nước sinh hoạt mà họ đang sử dụng đã được cải thiện đáng kể trong 10 năm qua, 12,3% cho rằng chất lượng nước đang suy giảm. Đồng thời, có một tỷ lệ khá cao số người được hỏi, khoảng 46,8% không biết chất lượng nước sinh hoạt tại địa phương trong 10 năm tới sẽ cải thiện hơn hay giảm đi; trong khi một tỷ lệ khác thấp hơn, 22,5%, tin rằng chất lượng nước sẽ không thay đổi trong tương lai. Chỉ có một số ít người được hỏi, khoảng 8,7%, khẳng định rằng chất lượng nước sinh hoạt sẽ giảm trong tương lai; cùng với đó, số người tin rằng chất lượng chất lượng nước sẽ được cải thiện chỉ chiếm 22%.

3.4. Nhận thức về hậu quả của việc hủy hoại tài nguyên thiên nhiên

Nhóm nghiên cứu đã hỏi về những hậu quả có thể xảy ra, nếu tài nguyên thiên nhiên nơi đây bị phá hủy nghiêm trọng. Phần lớn những người được hỏi (71,8%) có thể đưa ra 1 hoặc 2 hậu quả, phổ biến là “ruộng đồng, đầm tôm, bãi

Page 45: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 41

bồi, nguồn nước ngọt bị nhiễm mặn” hoặc “sạt lở bờ biển”. Số người dân có thể nêu ra từ 03 hậu quả trở lên chiếm tỷ lệ khá ít, khoảng 25,2%. Tuy nhiên, trong nhóm này, chỉ có một số ít người để cập đến hậu quả phá hủy rừng ven biển sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, như cá, tôm giống... Còn lại một tỷ lệ rất nhỏ người dân không rõ về những hậu quả do mất rừng (1,7%) hoặc thậm chí còn cho rằng không có hậu quả gì (1,3%).

Khi đề cập những ảnh hưởng tới sản xuất và sinh kế do sự thay đổi cơ bản (theo hướng suy giảm) của các nguồn tài nguyên ven biển tại địa phương, hơn 31% số người dân trả lời không biết sự suy giảm tài nguyên ven biển có ảnh hưởng gì đến năng suất và sản lượng nuôi trồng thủy sản tại địa phương hay không. Những người có câu trả lời này, phần lớn đều không trực tiếp nuôi trồng thủy sản mà chủ yếu là làm ruộng, đánh bắt cá và buôn bán, dịch vụ. Trong khi đó, có hơn 19,2% số người trả lời phỏng vấn cho rằng năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản có tăng lên, còn gần 49,8% lại cho rằng giảm xuống.

Đề cập đến ảnh hưởng của biến động tài nguyên ven biển đối với từng hộ gia đình những năm qua. Số người trả lời rằng đời sống kinh tế và sức khỏe của họ trở nên xấu hơn chiếm tỷ lệ cao nhất, với 43,7%, tỷ lệ thấp hơn (31,4%) cho rằng không thay đổi. Chỉ có 16% số người được hỏi cho rằng đời sống của họ tốt hơn lên. Còn lại một tỷ lệ nhỏ 8,9% không biết có sự liên quan giữa thay đổi tài nguyên tới đời sống và sinh kế của họ.

3.5. Nhận thức và sự tham gia của cộng đồng về bảo vệ rừng ven biển

Khi đề cập đến quan điểm về sự cần thiết của việc bảo vệ diện tích rừng ven biển ở địa phương, có tới 91,1% số người được hỏi cho rằng cần phải giữ các vùng rừng này, ngược lại, chỉ có 7,2% không đồng tình với yêu cầu này và có 1,7% số người không đưa ra câu trả lời.

Còn vấn đề có nên tiếp tục khuyến khích hoặc cho phép người dân và doanh nghiệp khai phá môi trường tự nhiên ven biển và chuyển đổi đất nông nghiệp sang nuôi trồng thủy sản, thì có tới 72,7% số người được hỏi trả lời không nên như vậy, bởi họ cho rằng rừng ven biển rất cần thiết để bảo vệ bờ biển khỏi xói lở. Nhưng ngược lại, một số người khác lại đề nghị nên khuyến khích vì tin rằng mở rộng nuôi trồng thủy sản thì doanh nghiệp sẽ giúp họ có thêm việc làm, và từ đó có thêm thu nhập.

Nghiên cứu cũng đã thống kê được hoạt động được người dân tham gia nhiều nhất là các cuộc họp bàn về quản lý, bảo vệ tài nguyên địa phương. Hơn 68% số người được hỏi trả lời rằng họ sẵn sàng tham gia vào hoạt động này khi chính quyền địa phương tổ chức. Một số hoạt động khác ít được người dân địa phương tham gia, được xếp theo tỷ lệ từ thấp đến cao như sau: Hướng dẫn khách tham quan về cảnh quan và phong tục tập quán địa phương: 6,7%; Thúc đẩy nuôi tôm sinh thái: 13,2%; Cung cấp thông tin và hợp tác cùng chính quyền địa phương ngăn chặn khai thác thủy sản bằng các biện pháp hủy diệt và chặt phá rừng ngập mặn: 13,9%; Tham gia các khóa tập huấn về nuôi trồng thủy sản bền vững: 18,1%; Hợp tác cùng cán bộ địa phương tuần tra bảo vệ tài nguyên ven biển: 21,2%; Tham gia trồng rừng ven biển: 26,9%.

4. Thảo luận

4.1. Quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên thiên nhiên ven biển

Hiện đã có một số vụ tranh chấp và xung đột giữa người dân địa phương và các cộng đồng xung quanh, giữa người dân với nhà nước (chính quyền, biên phòng, kiểm lâm…) về quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên ven biển tại địa phương. Khái niệm “quyền” ở đây hoàn toàn không rõ ràng, minh bạch và không được thông tin đầy đủ đến những cư dân bản địa có sinh kế phụ thuộc hoàn toàn vào các hoạt động khai thác thủy sản, các tài nguyên từ các vùng đất ngập nước hoặc rừng ven biển. Tuy nhiên, hiện nay quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên này đã bị giới hạn, bị cấm hoặc hoặc chưa xác định và công bố rõ ràng, nên đã ảnh hưởng đến sinh kế của người dân.

4.2. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất, sinh kế và xung đột

Quá trình chuyển đổi quyền và mục đích sử dụng đất ở các xã nghiên cứu trong khoảng 20 năm qua đã phản ánh “vòng luẩn quẩn” của việc thực hành sinh kế của người dân nhằm duy trì cuộc sống. Quá trình này được bắt đầu bằng việc người dân chuyển đổi đất trồng lúa sang làm đầm nuôi trồng thủy sản từ giữa những năm 1990. Tuy nhiên, do nuôi tôm cần mức đầu tư cao, phải vay vốn ngân hàng, nên nhiều hộ gia đình nghèo không thể tham gia. Vì thế họ phải bán hoặc đem đất ruộng của mình cho các chủ đầm tôm sử dụng. Do yêu cầu về diện tích rộng, nên các chủ đầm tôm, chủ yếu là người giàu từ nơi khác đến, đã tích tụ ruộng đất nông dân để mở rộng ao nuôi kết hợp với lấn phá đất rừng phòng hộ ven biển. Trước năm 2000, phong trào nuôi tôm công nghiệp (thâm canh) phát triển rầm rộ vì mang lại nhiều lợi nhuận. Vì thế, rất nhiều hộ gia đình tận dụng đất lúa của mình, xây bờ bao nuôi tôm. Từ năm 2000 đến 2004, do gặp nhiều rủi ro về dịch bệnh, thời tiết và thị trường, nên nuôi tôm bị thua lỗ trầm trọng, rất nhiều người dân trở thành “con nợ” của ngân hàng và đến nay không có khả năng chi trả. Do nợ nần và nghèo khó, nên rất nhiều hộ dân đã bán ao và chuyển sang làm thuê cho các chủ đầm tôm khác. Để duy trì cuộc sống, một số hộ khác tiếp tục cải tạo hồ nuôi kém hiệu quả thành đất trồng rau, hoặc đưa nước vào ao để nuôi tôm quảng canh, năng suất thấp, thu nhập kém và nhiều rủi ro, hoặc chuyển sang khai thác tự nhiên. Từ những người có quyền sở hữu đất sản xuất, nhiều nông dân trở thành trắng tay, thất nghiệp, rất nhiều mâu thuẫn và tranh chấp đã xảy ra để giữ đất, đòi thêm lợi ích, giành khai thác bãi bồi. Một số hộ khác muốn cải tạo lại ao tôm để trồng lúa như trước đây, tuy nhiên do đất đã bị nhiễm mặn nên họ phải mất công khoảng 5 năm để rửa ngọt, dẫn nước vào ruộng thì mới có thể đảm bảo cho trồng lúa được. Việc chuyển đổi đất sang nuôi trồng thủy sản thiếu quy hoạch cũng dẫn đến nhiều mâu thuẫn và thiệt hại cho nghề nuôi tôm do thiếu hệ thống kênh mương dẫn nước, lọc nước đưa vào ao, và không thể xử lý nước thải đưa trực tiếp ra kênh thải, dễ lan truyền dịch bệnh. Hiện tượng đất nuôi trồng thủy sản bị chuyển qua nhiều chủ sở hữu, quản lý nhờ mua đi bán lại hoặc cho thuê đã làm cho đất đai, nguồn nước bị khai thác cạn kiệt, tích lũy nhiều rủi ro và ô nhiễm, làm mất khả năng phục hồi của tài nguyên.

Page 46: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

42 Nguyễn Hoàng Sơn, Lê Văn Tin, Phan Anh Hằng, Nguyễn Ngọc Chương

4.3. Tác động của thị trường và sự yếu kém của chính sách, quy hoạch

Nhu cầu thị trường về xuất khẩu tôm nuôi sang Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ chính là động lực lớn nhất dẫn đến phong trào “người người nuôi tôm, nhà nhà nuôi tôm” ở các xã nghiên cứu trong hơn 15 năm qua. Do chính quyền thiếu quy hoạch nuôi trồng thủy sản hợp lý, cũng như chính sách ưu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản đã gây ra hệ lụy thất bại hàng loạt, làm cho nhà nước bị thất thu (do dân không có khả năng trả nợ và sản xuất bị đình trệ) và cuộc sống của người dân càng khó khăn hơn. Sự đổ vỡ của hệ thống sản xuất và sinh kế là do Nhà nước không theo kịp, không quản lý kịp với những vận động về chuyển đổi mục đích sử dụng đất của nhân dân. Trong khi đó, bản thân khả năng của người dân lại không đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật, tài chính cũng như cam kết về đảm bảo môi trường an toàn cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Tác động của thị trường, thiếu hướng dẫn và quản lý của Nhà nước, tâm lý chấp nhận may rủi của người dân là phức hợp của những yếu tố gây ra sự thay đổi về sinh kế và tài nguyên như đã nói ở trên.

4.4. Nâng cao nhận thức môi trường và quản lý tài nguyên vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế

Dựa trên kết quả điều tra hiện trạng nhận thức của cộng đồng địa phương, một chương trình nâng cao nhận thức môi trường và quản lý tài nguyên vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế cần được thiết kế hoàn chỉnh, đồng bộ, bao gồm các biện pháp can thiệp phù hợp, đảm bảo tính khả thi cho từng đối tượng. Tình trạng nghèo khó và ưu tiên phát triển kinh tế của địa phương là một rào cản để có thể thực hiện một chương trình nâng cao nhận thức hiệu quả. Yêu cầu thay đổi hành vi của cộng đồng và các đối tượng khác đối với môi trường, tài nguyên ven biển trong thời gian ngắn là một thách thức. Vì thế, chương trình nâng cao nhận thức nên xác định mục tiêu ở các mức như sau: Tăng cường nhận thức, hiểu biết về tài nguyên ven biển, các vấn đề môi trường của địa phương, nguyên nhân và hậu quả của các vấn đề môi trường; Thúc đẩy sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng đối với yêu cầu bảo vệ môi trường, quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên ven biển; Tạo cơ hội, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương thực hiện các biện pháp, hành động bảo vệ môi trường và quản lý, sử dụng tài nguyên ven biển hợp lý.

Chương trình nâng cao nhận thức này nên được thiết kế thành các hợp phần khác nhau, mỗi hợp phần dành cho một nhóm đối tượng với các hoạt động phù hợp như sau: (1) Hợp phần 1: Chương trình giáo dục và truyền thông môi trường cộng đồng về quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên ven biển; (2) Hợp phần 2: Chương trình thông tin và vận động môi trường dành cho cán bộ chính quyền địa phương cấp tỉnh, huyện, xã; (3) Hợp phần 3: Chương trình vận động doanh nghiệp thủy sản tham gia bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng sản xuất. Trong mỗi hợp phần sẽ thiết kế các hoạt động cụ thể như các chiến dịch môi trường, các chương trình lồng ghép giáo dục môi trường, phát triển và sản xuất tài liệu nâng

cao nhận thức, vận động sự tham gia của cơ quan truyền thông; và hỗ trợ xây dựng các mô hình thí điểm về quản lý và sử dụng tài nguyên ven biển bền vững tại cộng đồng dân cư.

5. Kết luận

Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn người dân địa phương đã nhận thức được vai trò quan trọng của tài nguyên ven biển, cũng như thực trạng và xu hướng suy giảm của tài nguyên trong những năm qua. Trong đó, nguồn lợi thủy sản, lợi ích phòng chống thiên tai luôn được họ nhấn mạnh và đề cao. Người dân nhận thức tốt về mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và sinh kế, cũng như các hậu quả môi trường sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống nhân dân, đặc biệt là mối liên hệ giữa mất rừng ngập mặn, sạt lở đồng ruộng, đầm nuôi hay ô nhiễm nguồn nước và dịch bệnh cho tôm. Hầu hết người dân đều ý thức rằng việc khai thác lâm sản, thủy sản tự phát và không có giới hạn ở dải ven biển là bị cấm hoặc không hợp pháp. Họ nêu rõ vai trò, trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài nguyên ven biển là trách nhiệm của chính quyền địa phương, bộ đội biên phòng và lực lượng kiểm lâm. Nghiên cứu cũng khẳng định những người dân sống vùng ven biển - gần gũi với tài nguyên luôn gắn liền với sản xuất nông nghiệp, thủy sản thường có nhận thức đúng đắn hơn so với những người dân ở khu vực thị trấn hoặc làm nghề khác. Tuy nhiên, kết quả khảo sát thể hiện những vấn đề cơ bản cần thay đổi như sau: Nhìn chung, cộng đồng địa phương ít quan tâm đến vấn đề môi trường và tài nguyên ven biển bị suy giảm; Có rất ít người dân thực sự tham gia vào các hoạt động quản lý, bảo vệ và khai thác bền vững tài nguyên ven biển; Cộng đồng địa phương không biết và chưa nhận thức được vai trò của mình như là chủ thể quan trọng để quản lý tài nguyên ven biển. Họ cũng hoàn toàn không biết quyền tiếp cận và sử dụng tài nguyên rừng của mình như thế nào; Cộng đồng địa phương hầu như không có thông tin hay hiểu biết gì về chính sách và quy hoạch sử dụng tài nguyên ven biển (rừng, bãi bồi, đất đai, thủy sản) của chính quyền địa phương; Không có nhiều người dân có thông tin và hiểu biết về vấn đề biến đổi khí hậu cũng như phương pháp áp dụng kỹ thuật nuôi trồng thủy sản bền vững; Người dân ít được huấn luyện, trang bị kỹ năng thực hành sinh kế thích ứng với điều kiện môi trường biến đổi, suy thoái để đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cục Thống Kê Thừa Thiên Huế (2015), Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2014, Huế.

[2] Dự án FLC 10-04 (2010), Thích ứng với Biến đổi khí hậu cấp cộng đồng và các chính sách liên quan ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội thảo tập huấn Tăng cường hiểu biết về biến đổi khí hậu và khả năng lồng ghép các biện pháp thích ứng vào các chương trình/chính sách phát triển kinh tế xã hội, (Huế, 11/2010).

[3] Lê Văn Thăng (2015), Luận cứ khoa học cho việc lựa chọn và hoàn thiện các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng ở Miền Trung và đề xuất nhân rộng, Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện Nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ, Cấp Nhà nước, Mã số: BĐKH-18, Huế.

(BBT nhận bài: 23/01/2016, phản biện xong: 23/03/2016)

Page 47: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 43

MÔ HÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Ở NƯỚC NGOÀI CHO CỬ NHÂN KINH TẾ CỦA PHÂN HIỆU ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TẠI KON TUM

OVERSEAS GRADUATION PRACTICE MODELS FOR BACHELORS OF ECONOMICS OF DANANG UNIVERSITY, KONTUM DIVISION

Đinh Thị Thanh

Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum, [email protected]

Tóm tắt - Thực tập tốt nghiệp, trong đó có thực tập tốt nghiệpnước ngoài là hoạt động giáo dục đặc thù nhằm góp phần hìnhthành, phát triển phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cần thiếtcủa sinh viên theo mục tiêu đào tạo đã đề ra. Đối với sinh viêncác trường đại học nói chung, sinh viên các trường thành viêncủa Đại học Đà Nẵng nói riêng, hoạt động thực tập tốt nghiệp cóvai trò quan trọng không chỉ với quá trình học tập mà còn với cảsự nghiệp của sinh viên sau này. Bài báo này trình bày mô hìnhthực tập tốt nghiệp hiện nay tại Tập đoàn Đào Hương, nướcCộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào của một số sinh viên Khoa Kinhtế, chuyên ngành Quản trị Kinh doanh của Phân hiệu Đại học ĐàNẵng tại Kon Tum với những yêu cầu, nội dung chi tiết, cụ thể vàbước đầu đã có những kết quả khích lệ.

Abstract - Graduation practice, including graduate internshipsabroad are specific educational activities aimed at contributing tothe formation, development of qualities and necessaryprofessional capacity of students according to training objectives.For students of the university in general and for students ofmember schools of the University in particular, graduationpractice activities have an important role not only in the learningprocess but also in careers of students later. This paper presentsthe model of graduation practice today in Dao Heaung Group,People's Democratic Republic of Laos by some students ofEconomics, majoring in Business Administration of the UD - KonTum Division .With detailed and specific requirements, the initialresults have been encouraging.

Từ khóa - thực tập tốt nghiệp; thực tập tốt nghiệp nước ngoài;hoạt động giáo dục đặc thù; Tập đoàn Đào Hương; Phân hiệuĐHĐN tại Kon Tum.

Key words - Graduation practice; foreign graduation practice;individualized education activities; Dao Heaung Group; UDKontum Division.

1. Đặt vấn đề

Thực tập tốt nghiệp (TTTN) nói chung, thực tập nước ngoài (TTNN) nói riêng là một công đoạn quan trọng trong chương trình đào tạo kỹ sư, cử nhân, giáo viên của bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Sinh viên cần được thử thách trong môi trường thực tập nhiều thách thức trước khi chính thức trở thành kỹ sư, cử nhân, giáo viên [2].

Thực tập tốt nghiệp luôn là một học phần thiết yếu, là cầu nối giữa lý thuyết và thực hành, là thời gian mà sinh viên được trực tiếp tiếp xúc với thế giới sinh động của hoạt động nghề nghiệp nhằm củng cố, nâng cao, mở rộng kiến thức, kỹ năng đã học ở nhà trường. Trong các trường sư phạm thực tập sư phạm (TTSP) là điều kiện cần thiết để hình thành khuynh hướng nghề nghiệp, hình thành nhân cách của người giáo viên tương lai, đó cũng là điều kiện để nhà trường sư phạm (SP) kiểm tra mức độ khuynh hướng nghề nghiệp của sinh viên (SV) [1]. Ngoài ra, thông qua thực tập tốt nghiệp nhà trường có thể đánh giá, kiểm tra được mức độ chuẩn bị về lý luận và thực hành của sinh viên cho công việc tương lai của họ [2].

2. Thực tập tốt nghiệp của sinh viên các cơ sở giáo dục của Đại học Đà Nẵng

Cũng như các cơ sở giáo dục đại học khác trên phạm vi cả nước, hàng năm các trường thành viên của Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) đều khuyến khích và gửi một số sinh viên những năm cuối đi thực tập ở nước ngoài, như Trường Đại học Bách khoa gửi sinh viên đi thực tập tốt nghiệp tại Hàn Quốc (sinh viên chuyên ngành Điện tử Viễn thông), thực tập tại Nhật Bản (sinh viên chuyên ngành Công nghệ Môi trường) [5]. Gần đây, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHĐN đã: 1/ Làm việc với Trường Đại học Malaysia Sabah (tháng 6/2015) về thực tập sư phạm

Chương trình giảng dạy học phần Ngữ pháp giao tiếp cơ bản; 2/ Gửi 09 sinh viên tới Đại học Sakon Nakhon Rajabhat, Thái Lan thực tập; 3/ Làm việc với Trường Đại học Ubon (Ubon Ratchatthani Rajabhat University) về việc thực tập sư phạm của sinh viên [6]… Tuy số lượng sinh viên cũng như các đợt thực tập tại nước ngoài chưa nhiều, nhưng đó là những tín hiệu tích cực làm cơ sở cho việc xúc tiến xây dựng mô hình thực tập tốt nghiệp ở nước ngoài cho sinh viên các nhà trường, trước hết ở các nước Đông Nam Á và sau đó là các khu vực khác.

3. Thực tập tốt nghiệp của sinh viên Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum

3.1. Thực tập trong nước

Là một cơ sở giáo dục đại học thành viên của ĐHĐN, Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum hàng năm đều tổ chức thực tập tốt nghiệp theo kế hoạch đào tạo cho sinh năm cuối các ngành thuộc khối Kinh tế, khối Sư phạm, khối Kỹ thuật, Nông nghiệp,… Nơi thực tập tốt nghiệp của sinh viên Phân hiệu là các cơ quan, xí nghiệp, công ty, các ngân hàng thương mại, hợp tác xã, trường học. Tuy nhiên các địa điểm gửi sinh viên đi thực tập tốt nghiệp từ trước đến nay đều ở trên địa bàn tỉnh Kon Tum hoặc một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Trước năm 2016 chưa có sinh viên khóa nào được Phân hiệu gửi đi thực tập tốt nghiệp ở nước ngoài. Đó là điều mà Lãnh đạo Phân hiệu luôn suy nghĩ, trăn trở và đã đi đến quyết định đầu tư vào hướng thực tập này trong thời gian gần đây.

3.2. Thực tập nước ngoài

3.2.1. Tập đoàn Đào Hương

Tập đoàn Dao Heuang (thường gọi là “Đào Hương”) được thành lập từ năm 1991. Hơn 23 năm hình thành và

Page 48: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

44 Đinh Thị Thanh

phát triển tại Lào, Dao Heuang đã cung cấp cho thị trường trong nước và quốc tế những sản phẩm tiêu chuẩn chất lượng theo công nghệ Châu Âu. Tập đoàn đã góp phần nâng cao giá trị cuộc sống cho cộng đồng địa phương tại Lào thông qua các hoạt động hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, xúc tiến phát triển nông nghiệp, cam kết thu mua nguyên liệu theo giá tốt nhất theo sàn quốc tế. Thành công của Tập đoàn không chỉ ở lĩnh vực cà phê mà còn mở rộng đến nhiều ngành nghề đa dạng khác, như: ngành thực phẩm, trái cây sấy khô: “Dao food”, nước trà xanh “Dao Tea”, nước khoáng “Dao water” và cà phê hòa tan xuất khẩu “Dao coffe”; ngành kinh doanh chuỗi bán lẻ: hệ thống chuỗi quán Dao Coffe và The Room, hệ thống chợ và trung tâm mua sắm, các cửa khẩu miễn thuế dọc theo biên giới Lào; ngành xây dựng, bất động sản và dược phẩm. Thành công của Dao Heuang đã đóng góp cho sự phát triển kinh tế đất nước Lào và góp phần nâng cao đời sống người dân. Tập đoàn Dao Heuang định hướng phát triển mở rộng, chinh phục người tiêu dùng trong nước và thị trường quốc tế như: Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu. Với những lợi thế trên Đào Hương là một địa chỉ lý tưởng để gửi sinh viên tới thực tập tốt nghiệp và Lãnh đạo Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum đã năm bắt được thời cơ đó trong năm qua [7].

3.2.2. Thực tập tại Dao Heuang

Bắt đầu từ năm 2015, được sự giúp đỡ của Ủy ban chính quyền tỉnh Chămpasak, Sở Giáo dục và Thể thao Chămpasak, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, Lãnh đạo Đại học Đà Nẵng, Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum đã có buổi thăm và làm việc với Tập đoàn Dao Heuang, đồng thời tìm hiểu thị trường tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Tập đoàn Đao Heuang đã đồng ý nhận 04 sinh viên Khoa Kinh tế, chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Phân hiệu đến thực tập dưới sự hướng dẫn của Phòng Đào tạo và một giảng viên phụ trách [3], [4]. Các sinh viên trên thực tập thời gian là 3 tháng (từ 15/3/2016 đến 15/6/2016) với những nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển, thành tựu, mục tiêu, định hướng phát triển của tập đoàn Đao Heuang;

- Tìm hiểu thị trường, các sản phẩm đang kinh doanh tại tập đoàn;

- Tìm hiểu cách thức tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn;

- Làm việc theo sự phân công của đơn vị thực tập các lĩnh vực như: quản lý nhân sự, kinh doanh, marketing, sản xuất, quản trị chất lượng….

Đây là lần đầu tiên Phân hiệu gửi sinh viên đi thực tập tại doanh nghiệp ở nước ngoài, nên Lãnh đạo Phân hiệu rất chú ý công tác tư tưởng và yêu cầu sinh viên phải tuyệt đối tuân thủ những quy định của đơn vị, cụ thể:

1. Sinh viên có mặt tại doanh nghiệp trong suốt thời gian thực tập, thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế của Phân hiệu, doanh nghiệp và yêu cầu của giáo viên hướng dẫn (GVHD), tuân thủ lịch trình thực tập.

2. Sinh viên phải nắm bắt được tình hình hoạt động cụ thể tại đơn vị mà mình đang thực tập, tham gia thực hiện

các công việc ở doanh nghiệp theo đúng yêu cầu về nội dung và tiến độ, viết và nộp báo cáo thực tập định kỳ cho GVHD làm cơ sở để giám sát, đánh giá quá trình thực tập.

Hình 1. Trụ sở Công ty Đào Hương (Dao Heuang Group)

tại thành phố Pakse, tỉnh Champasak, nơi sinh viên Phân hiệu thực tập tốt nghiệp năm 2016

4. Kết quả ban đầu

Bốn sinh viên thực tập ở Tập đoàn Đào Hương ở các bộ phận khác nhau: Bộ phận Filling & Packing (FP); Bộ phận Nhân sự; …. Hàng tuần theo quy định, các sinh viên phải báo cáo kết quả thực tập và kế hoạch của tuần tiếp theo có xác nhận của cơ quan nơi thực tập.

Tới thời điểm này, bốn sinh viên của Phân hiệu đã thực tập tại Tập đoàn Đào Hương được gần một tháng rưỡi, nửa thời gian. Trong quá trình thực tập, các em đã có những báo cáo rất đều đặn và kịp thời công việc từng tuần của mình tại các phân xưởng. Các báo cáo đó đều được Lãnh đạo các công ty của Tập đoàn xác nhận. Các công việc trong tuần được các em mô tả chi tiết và đầy đủ. Sau đây là ví dụ cụ thể về báo cáo công việc tuần thứ 5 của một sinh viên trong nhóm, làm việc tại Phân xưởng đóng gói cà phê, với những nhiệm vụ rất cụ thể trong một tuần (từ 18 tháng 4 đến 23 tháng 04 năm 2016):

Nhiệm vụ 1: Thực hành tại Bộ phận Filling & Packing (FP – điền và đóng gói), Nhà máy Dao Coffee.

Nhiệm vụ 2: Tổng hợp tất cả các báo cáo, form mẫu tại bộ phận FP nhà máy Dao Coffee.

Nhiệm vụ 3: Nộp báo cáo cho Trưởng phòng và người trực tiếp quản lý.

Tương ứng với nhiệm vụ thứ nhất sinh viên phải đạt được những kết quả sau:

1/ Nắm rõ các tiêu chuẩn kiểm tra tình trạng nguyên liệu coffee trước khi đưa vào tiếp liệu;

2/ Nhận biết tất cả các loại lưới sàng tại bộ phận FP nhà máy Dao Coffee;

3/ Biết được phương pháp xử lý bột tái chế (Rework);

4/ Biết ghi nhãn coffee Rework, coffee xả từ hopper, coffee do metal đánh ra;

5/ Nhận biết và so sánh được nhãn bột với nhãn pallet;

6/ Biết được thời gian và các bước trộn coffee;

7/ Hiểu được mục đích, quá trình, thời gian và tần suất

Page 49: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 45

thử metal trong máy; biết các điểm kiểm soát tới hạn CCP và cách xử lý bột đánh ra từ máy dò kim loại;

8/ Nắm rõ quá trình chuyển đổi sản phẩm tại khu vực Mixing và phòng máy (từ sản phẩm có hương sang không có hương, có sữa sang không có sữa, có đường sang không có đường và ngược lại);

9/ Thực hiện tất cả công việc trong xưởng theo đúng quy trình chuẩn để tạo ra sản phẩm chất lượng:

In code lên sản phẩm: 30 bag;

Bắn box: 500 box;

Kiểm tra netweight: 42 stick & 30 sachet;

Cân bag: 60 bag;

Bốc gói coffee: 50 bag;

Dán sticker: 50 jar;

Thử xì: 42 stick & 30 sachet;

10/ Tính toán giá trị Min/ Max của bag và carton cho sản phẩm:

Espresso bag sachet 600g;

Turbo bag stick 600g (Thái Lan).

11/ Biết được những hành động khắc phục và các biện pháp phòng ngừa khi không đạt KPI;

12/ Biết cách tra tên các sản phẩm, mã sản phẩm, pack size trong danh mục Item Code;

13/ Nắm rõ số lượng nhân công trong 1 line sản xuất (Sanko 1, 2, 3, 4, 6, 7, Volpack);

14/ Biết rõ phương pháp thử xì, tần suất và thời gian thực hiện;

15/ Nắm được các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng và khối lượng netweight của sản phẩm (stick/ sachet, bag/ box; thùng carton);

16/ Biết cách xử lý và khắc phục sự cố: “Phòng sạch bị nhiễm”.

Tương đương với nhiệm vụ thứ hai, sinh viên phải đạt được các kết quả sau: Nắm rõ tất cả các báo cáo, form mẫu tại mỗi quy trình; mục đích, yêu cầu và phương pháp lập của từng báo cáo (∑ 64 form).

Tương đương với nhiệm vụ cuối cùng, sinh viên phải đạt được kết quả như sau:

- Xem xét và hoàn thiện toàn bộ quy trình sản xuất sản phẩm tại bộ phận FP nhà máy Dao Coffee (bao gồm tất cả các khâu: Mixing, Filling, Packing), vẽ quy trình trên phần mềm Visio;

- Biết cách lập các báo cáo tại bộ phận FP trên phần mềm Excel:

Báo cáo nguyên liệu sử dụng cho trộn 3in1;

Báo cáo thành phẩm và bao bì sử dụng.

Ba công việc trên với sự giúp đỡ của Lãnh đạo nhà máy sinh viên đã hoàn thành được. Kết quả thực tập được Lãnh đạo nhà máy xác nhận.

5. Mô hình gửi sinh viên đi thực tập nước ngoài

Từ kết quả ban đầu đã nêu, chúng tôi đề xuất mô hình sinh viên thực tập nước ngoài như sau:

5.1. Chuẩn bị

- Thành lập Ban Chỉ đạo thực tập tại đơn vị đào tạo;

- Đề cử giảng viên hướng dẫn;

- Sinh viên đăng ký công ty thực tập tại khoa chuyên ngành;

- Tuyển chọn và lập danh sách sinh viên cử đi thực tập nước ngoài;

- Kết nối với cơ sở thực tập tại nước ngoài, thỏa thuận các nội dung thực tập và tiến hành các thủ tục pháp lý và hành chính gửi sinh viên sang cơ sở thực tập.

5.2. Các bước thực hiện

Bước 1: Đơn vị thực hiện chương trình báo cáo cấp quản lý trực tiếp của đơn vị đào tạo (ví dụ Phân hiệu báo cáo Đại học Đà Nẵng) bằng văn bản (thông qua Ban Hợp tác quốc tế) gồm:

- Văn bản đề nghị (Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế của đơn vị đào tạo thực hiện);

- Thỏa thuận hợp tác giữa 2 đơn vị;

- Danh sách đề cử sinh viên dự kiến (Phòng Đào tạo và Khoa lập);

- Các tài liệu về chương trình.

Bước 2: Sau khi nhận được ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý trực tiếp, nhà trường thông báo cho sinh viên được đề cử chuẩn bị hồ sơ gửi về Phòng Đào tạo, gồm:

- Đơn xin thực tập ở nước ngoài (sinh viên tự viết);

- Bản cam kết thực hiện nghĩa vụ (theo mẫu);

- Bản cam kết thu xếp kinh phí (theo mẫu; ngoài các chi phí đi lại, sinh hoạt cá nhân nơi lưu trú, sinh viên phải chi trả thêm lệ phí cho cơ sở thực tập trên cơ sở thỏa thuận giữa Phân hiệu cử đi thực tập và cơ sở tiếp nhận);

- Sơ yếu lý lịch (theo mẫu).

Bước 3: Phân hiệu ra quyết định cử sinh viên đi thực tập.

Bước 4: Sinh viên liên hệ Khoa quản lý sinh viên và Phòng Đào tạo thực hiện thủ tục xin phép bảo lưu kết quả học tập trong thời gian thực tập ở nước ngoài (nếu cần).

Sinh viên liên hệ Phòng Đào tạo để nhận các hồ sơ thực tập.

Giảng viên hướng dẫn giao nhiệm vụ chuyên môn cho sinh viên trước khi đi thực tập.

Bước 5: Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế hướng dẫn sinh viên thực hiện thủ tục xuất nhập cảnh (nếu có).

Sinh viên lên đường đi thực tập.

Bước 7: Sinh viên kết thúc thời gian thực tập ở nước ngoài, làm thủ tục nhập học trở lại và nộp báo cáo kết quả thực tập tại nước ngoài cho Phân hiệu (bắt buộc) và các đơn vị liên quan (nếu có yêu cầu) trong thời hạn 01 tuần kể từ khi về nước.

Những điều trình bày trên có thể khái quát bằng Hình 2.

Mô hình gửi sinh viên đi thực tập tốt nghiệp nước ngoài cần tối thiếu hai công đoạn: Chuẩn bị và Thực hiện. Mỗi công đoạn có những nhiệm vụ cụ thể khác nhau và các công đoạn có mối liên hệ khăng khít, biện chứng. Công đoạn Chuẩn bị tốt giúp Thực hiện đạt kết quả tốt và ngược lại, Thực hiện tốt sẽ minh chứng, hỗ trợ cho công tác Chuẩn bị tốt hơn cho những đợt, loại hình thực tập tốt

Page 50: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

46 Đinh Thị Thanh

nghiệp tiếp theo.

Hình 2. Mô hình gửi sinh viên đi thực tập tốt nghiệp nước ngoài

Hình 3. Báo cáo tuần của một sinh viên thực tập tốt nghiệp tại Tâp đoàn Đào Hương có xác nhận của đơn vị thực tập

6. Lợi ích của việc gửi sinh viên đi thực tập tại các công ty ở nước ngoài

Tuy mới chỉ gửi sinh viên đi thực tập tốt nghiệp tại một tập đoàn ở nước ngoài với thời gian không lâu, nhưng chúng tôi cũng có một số nhận xét bước đầu về lợi ích của việc gửi sinh viên đi thực tập nước ngoài như sau:

- Tạo hứng thú cho sinh viên trong học tập;

- Giúp sinh viên nhận thức về sự cần thiết phải học tập ngoại ngữ (ít ra là tiếng Anh) để đáp ứng nhu cầu công việc thực tập ở nước ngoài;

- Qua thời gian thực tập, sinh viên được lĩnh hội, học hỏi được từ các doanh nghiệp, công ty ở nước ngoài về phong cách làm việc, hiệu quả công việc, sắp xếp quỹ thời

gian, xây dựng kế hoạch làm việc, học tập;

- Tạo điều kiện để sinh viên ứng dụng các kỹ năng mềm vào thực tế: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp…;

- Nâng cao lòng yêu nghề, yêu công việc tại các công ty, xí nghiệp;

- Nâng cao hiểu biết về đất nước và con người nơi đến thực tập, làm việc...

7. Kết luận và kiến nghị

- Gửi sinh viên đi thực tập ở nước ngoài là một hình thức tốt đối với sinh viên. Đây là loại hình học tập hiệu quả trong quá trình đào tạo của trường đại học. Mô hình thực tập này của sinh viên cần được nhân rộng: thành nhiều nhóm thực tập, đa dạng hóa nước tới thực tập;

- Khuyến khích các đơn vị liên hệ thực tập cho sinh viên bằng nhiều kênh khác nhau. Tìm nơi thực tập có thể do Phòng Đào tạo, Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế hoặc có thể do khoa chuyên môn thực hiện;

- Tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên đi thực tập nước ngoài, như: giấy tờ, kinh phí, phương tiện đi lại, …

Trên đây là nhận xét ban đầu của chúng tôi về việc cử sinh viên Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum đi thực tập tốt nghiệp nước ngoài (Tập đoàn Đào Hương, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào). Các kết quả cụ thể, mô hình và những bài học kinh nghiệm về thực tập nước ngoài của sinh viên Phân hiệu sẽ được trình bày tiếp tục trong bài viết sau.

TÀI LIEU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế thực tập sư phạm, Tài liệu ban hành ngày 10/4/1986.

[2] Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, Đại học Đà Nẵng – Trường Đại học Ngoại ngữ, Xây dựng mô hình thực tập ở nước ngoài cho cử nhân sư phạm tiếng Anh, Đà Nẵng, 11/2015.

[3] Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum, Kế hoạch đào tạo năm học 2015-2016.

[4] Phân hiệu ĐHĐN tại Kon Tum, Kế hoạch thực tập của sinh viên năm học 2015-2016.

[5] Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN, Kế hoạch đào tạo giai đoạn 2010-2015.

[6] Trường Đại học Ngoại ngữ, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nội dung các văn bản ghi nhớ, chương trình hợp tác với các đối tác nước ngoài giai đoạn 2010 – 2015.

[7] www.daocoffee.vn/vi/introduction.

(BBT nhận bài: 15/04/2016, phản biện xong: 29/04/2016)

Thực tập nước ngoài

Thực hiệnBước 1 -> Bước 2 -> Bước 3 -> Bước 4 -> Bước 5 -> Bước 6 ->

Bước 7

Chuẩn bị- Thành lập Ban Chỉ đạo; đề cử GVHD; lập DSSV thực tập; kết nối với CSTT

nước ngoài

Page 51: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 47

SỰ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP NHƯ MỘT PHƯƠNG TIỆN HỮU HIỆU TRONG VIỆC HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP

USING EXERCISE SYSTEM AS AN EFFECTIVE WAY OF FORMING AND DEVELOPING COMMUNICATIVE COMPETENCE

Nguyễn Văn Tụ

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế; [email protected]

Tóm tắt - Trong những năm gần đây phương pháp hiện đại dạy -học ngoại ngữ đã khẳng định quan điểm giao tiếp - cá thể hóa làquan điểm chủ đạo của dạy - học ngoại ngữ và mục đích cơ bản củaviệc dạy - học là nắm vững và sử dụng ngoại ngữ như một phươngtiện giao tiếp, hay nói cách khác, cái đích cuối cùng của dạy - họcngoại ngữ là năng lực giao tiếp. Không phải ngẫu nhiên mà giáo họcpháp ngoại ngữ đã khẳng định: Mục đích cơ bản, mục đích cuối cũngcủa việc dạy - học ngoại ngữ đối với bất kỳ đối tượng nào là hìnhthành và phát triển ở người học một năng lực giao tiếp. Thực tiễn đãcho thấy điều đó là hiển nhiên. Như vậy để hiện thực hóa mục đíchnói trên thì cần phải có phương tiện hữu hiệu mà phương tiện hữuhiệu ấy không phải có gì đó trừu tượng mà chính là hệ thống bài tậpvà phương pháp tối ưu để sử dụng hệ thống bài tập đó.

Abstract - In recent years, modern methods of teaching - learningforeign languages have confirmed that the position ofcommunication - personalization is a key point of teaching -learning a foreign language and the basic purpose of the teaching- learning is to know and use language as a means ofcommunication. In other words, the basic purpose, the ultimatepurpose of teaching-learning a foreign language for any targetedperson is forming and developing in the learner a communicativecompetence. Reality has shown that is obvious. Thus, in order toactualize the above purpose, there should be an effective means,which is not something abstract but an exercises system and anoptimal method to use that system.

Từ khóa - bài tập; phương tiện hữu hiệu; hình thành; năng lực;giao tiếp.

Key words - exercise; effective way; form; competence;communicate.

1. Đặt vấn đề

Sự phát triển khách quan của ngành giáo học pháp ngoại ngữ tất nhiên luôn dẫn tới sự tìm kiếm một phương pháp dạy - học mới, có hiệu quả cao hơn. Trong thực tế, phương pháp dạy học ngoại ngữ đã trải qua một chặng đường dài trên con đường tìm kiếm một phương pháp có hiệu quả cao hơn nhằm góp phần thiết thực nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc dạy - học ngoại ngữ. Trên con đường tìm kiếm ấy, các phương pháp sau không những không phủ nhận mà còn kế thừa một cách biện chứng những thành tựu đã đạt được của các công trình trước đó.

Trong những năm gần đây phương pháp hiện đại dạy - học ngoại ngữ đã khẳng định quan điểm giao tiếp - cá thể hóa là quan điểm chủ đạo của dạy - học ngoại ngữ và mục đích cơ bản của việc dạy - học là nắm vững và sử dụng ngoại ngữ như một phương tiện giao tiếp, hay nói cách khác, cái đích cuối cùng của dạy - học ngoại ngữ là năng lực giao tiếp. Bởi vậy hệ thống bài tập (HTBT) đóng vai trò rất quan trọng. Nó là nội dung cơ bản nhất trong hoạt động dạy - học ngoại ngữ. Từ đó suy ra muốn dạy - học ngoại ngữ đạt kết quả cao cần có hai điều kiện tối cần thiết: a) Phải có một HTBT đáp ứng được những nhu cầu của giáo học pháp ngoại ngữ hiện đại - HTBT phù hợp với những điều kiện khách quan và chủ quan của một đối tượng người học cụ thể; b) Phải có một phương pháp tối ưu để sử dụng HTBT ấy [8-5].

Để giải quyết những vấn đề nêu trên, theo quan điểm của chúng tôi, trước hết phải xác định được vai trò và bản chất của HTBT nói chung và các bài tập nói riêng với những yêu cầu về mặt giáo học pháp. Trên cơ sở đó xây dựng được một HTBT dưới ánh sáng của phạm trù mục đích và quan điểm giao tiếp - cá thể hóa gắn với một đối tượng cụ thể, trong một giai đoạn học tập cụ thể, bởi lẽ chỉ

khi có một HTBT thỏa đáng thì mới có thể đưa ra được những kiến giải hợp lí để sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Đây cũng chính là những vấn đề mà chúng tôi muốn đưa ra cùng trao đổi trong khuôn khổ nội dung bài viết này.

2. Tại sao hệ thống bài tập là phương tiện hữu hiệu để hình thành và phát triển năng lực giao tiếp?

Sở dĩ không phải là một yếu tố nào khác mà chính HTBT là phương tiện đáng tin cậy để rèn luyện các kĩ năng giao tiếp vì:

- Trong lí luận dạy - học và ngay cả giáo học pháp người ta gọi sách giáo khoa là phương tiện dạy - học. Vậy ta thử hỏi nếu việc dạy - học ngoại ngữ thiếu sách giáo khoa thì liệu điều đó có nghĩa là việc dạy - học ngoại ngữ không sử dụng phương tiện hay không? Tất nhiên là không vì nếu thiếu phương tiện thì không thể đạt được mục đích. Từ đó suy ra sách giáo khoa không phải là phương tiện mà chỉ là một trong những yếu tố để tổ chức giờ học trong đó có chứa đựng cả phương tiện dạy - học. Phương tiện đích thực của dạy - học ngoại ngữ là bài tập hay nói đứng hơn là HTBT. Chỉ có việc hoàn thành các bài tập mới dẫn tới mục đích, còn sự thiếu vắng các bài tập là sự thiếu vắng một định hướng có mục đích của việc dạy - học [1-36].

- Theo quan điểm tâm lí học, điều chủ yếu của dạy - học ngoại ngữ không phải là nắm vững kiến thức lí thuyết về ngôn ngữ bằng con đường học thuộc các quy tắc ngôn ngữ khác nhau và cũng không phải ở chỗ hình thành các kĩ năng, kĩ xảo lời nói này hay lời nói khác bằng con đường lặp lại nhiều lần cùng một hiện tượng ngôn ngữ mà ở chỗ phát triển ở người học khả năng hiểu lời nói và diễn đạt tư tưởng của mình bằng tiếng nước ngoài. Để làm được việc đó thì phần lớn thời gian và sực lực chủ yếu trong giờ học ngoại ngữ phải dành cho những bài tập tương ứng nhằm

Page 52: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

48 Nguyễn Văn Tụ

vào một mục đích cụ thể.

- Bài tập là thành tố chủ yếu - thành tố quyết định hiệu quả của việc dạy - học hoạt động lời nói bởi vì trong các bài tập hoạt động đã được mô hình hóa và kĩ năng, kĩ xảo lời nói cũng được hình thành và phát triển.

- Trong giáo học pháp ngoại ngữ hiện đại, người ta đánh giá cao vai trò trội hơn hẳn của các bài tập ở tất cả các cấp độ, trong tất cả các lĩnh vực của việc dạy học. Đó là một nguyên tắc, mà bản chất của nó nằm ở chỗ bất kì một sự giảng giải ngữ liệu mới nào cũng cần phải được kết thúc bằng bài tập, bởi lẽ chính các bài tập đã chỉ ra cho ta thấy hiện tượng ngôn ngữ ấy được chức năng hóa và được sử dụng trong lời nói để giải quyết những nhiệm vụ giao tiếp như thế nào.

- Việc sử dụng ngôn ngữ như một công cụ giao tiếp trước hết gắn liền với các bài tập phong phú đa dạng trong chừng mực phương tiện của một hoạt động nào đó được lĩnh hội trên cơ sở tâm lý học và được tự động hóa chỉ trong quá trình tham gia vào hoạt động đó và trong quá trình vận dụng nó nhiều lần [5-54].

Những điều phân tích trên đây cho phép chúng ta đi đến kết luận: Mục đích của việc dạy - học ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp - cá thể hóa là năng lực giao tiếp, mà muốn có năng lực giao tiếp thì phải luyện tập. Luyện tập không chỉ bằng một bài tập, vì nếu chỉ một bài tập không thể cho ta một kết quả như mong muốn, thậm chí ngay khi chỉ để đạt được một mục đích riêng nào đó trong một khoảng thời gian nhất định nào đó. Bởi vậy cần phải có HTBT, hay nói cách khác các bài tập cần nằm trong một hệ thống nhất định. Điều kiện cần thiết và phương tiện quan trọng nhất để hiện thực hóa tính giao tiếp như một khuynh hướng chủ đạo của dạy - học ngoại ngữ hiện đại là hệ thống bài tập bằng tiếng nước ngoài [9-45]. Để làm sáng tỏ kết luận trên, ở đây chúng tôi không có tham vọng bàn nhiều về những vấn đề cụ thể như tiêu chí để phân loại bài tập, các loại và các dạng bài tập cũng như những yêu cầu cụ thể đối với từng loại, dạng bài tập… mà chỉ đưa ra và làm rõ hai trong nhiều vấn đề mang tính khái quát như sau:

- Hệ thống bài tập là gì? Những điều kiện cần và đủ để hình thành HTBT?

- Những yêu cầu cơ bản về mặt giáo học pháp đối với việc sử dụng HTBT ấy.

3. Khái niệm “hệ thống bài tập” và “bài tập” trong dạy - học ngoại ngữ hiện đại

3.1. Khái niệm “hệ thống bài tập”

Tính quan trọng của hệ thống bài tập là ở chỗ nó đảm bảo cho việc tổ chức quá trình dạy học. Theo K. D. USINSKI: “Tính hệ thống của bài tập là cơ sở đầu tiên và quan trọng nhất đảm bảo cho hiệu quả của chúng…” Việc lựa chọn và biên soạn hệ thống bài tập có hiệu quả cao hơn là một trong những vấn đề trọng tâm của giáo học pháp ngoại ngữ.

Trong tâm lí học, vấn đề bài tập được xem xét trong mối quan hệ trực tiếp với thuyết hoạt động, với quá trình rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo lời nói. Trong lĩnh vực sử dụng và nghiên cứu khái niệm “hệ thống bài tập” không có sự thống nhất hoàn toàn. Có nhiều thuật ngữ khác nhau như

“tổ hợp bài tập”, “ hệ thống bài tập nhỏ”, “hệ thống bài tập riêng”, “hệ thống bài tập chung”…[4-63]. Rõ ràng trong trường hợp này khái niệm “hệ thống bài tập” không phải là một. Và điều đó hoàn toàn có thể giải thích được vì sau mỗi thuật ngữ ấy có đối tượng thực tế khác nhau. Trong quá trình dạy - học chúng ta thường tổ chức:

- Tự động hóa một thuật ngữ riêng biệt nào đó (một lượng từ nhất định, một dạng ngữ pháp, hay nâng cao chất lượng một kĩ năng lời nói…)

- Một mặt nào đó của hoạt động lời nói.

- Nắm một mặt nào đó của hoạt động lời nói.

- Nắm giao tiếp một cách tổng thể.

Việc sử dụng tất cả các trường hợp trên cùng một thuật ngữ “hệ thống” không chỉ dẫn tới sự lẫn lộn về mặt thuật ngữ mà còn dẫn tới khả năng không thể giải quyết được những vấn đề thuần túy về mặt thực hành. Ví dụ, thiết lập những yêu cầu đối với cấp độ này hay cấp độ khác của hệ thống mà những yêu cầu thì không còn nghi ngờ gì nữa sẽ khác nhau, bởi vì mỗi cấp độ có mục đích riêng. HTBT hiểu theo N.I.GES, đó là việc tổ chức các hành động học tập có liên quan chặt chẽ với nhau theo trình tự tăng lên của sự phức tạp về mặt ngôn ngữ và thao tác, đồng thời có tính đến sự liên tục hình thành các kĩ năng, kĩ xảo lời nói và đặc điểm của các hành vi lời nói tồn tại trong thực tế.

HTBT không phải được vận dụng như nhau cho những khóa học, những điều kiện, những giai đoạn học tập… khác nhau. Những thông số chủ yếu của hệ thống bài tập như tính liên tục, điều kiện qua lại, liều lượng, mối quan hệ và tính chu kì… nhận được những nội dung khác nhau.

HTBT nói chung, HTBT khẩu ngữ nói riêng cần phải đảm bảo:

a. Việc lựa chọn những bài tập cần thiết phải phù hợp với đặc tính của kĩ năng này hay kĩ năng khác.

b. Xác định trình tự cần thiết của các bài tập: Việc nắm ngôn ngữ trải qua các giai đoạn trên cơ sở những nguyên tắc của tâm lý học và những quy tắc giáo học pháp nhất định.

c. Xác định rõ mối quan hệ giữa các bài tập ở dạng này hay dạng khác vì điều đó giúp ta xác định hiệu quả rõ ràng hơn so với trình tự đúng của các bài tập.

d. Tính thông dụng của ngữ liệu cần thiết.

e. Mối quan hệ qua lại hợp lí (mối quan hệ và sự tác động qua lại) trên tất cả các cấp độ của hệ thống (giữa các dạng của hoạt động lời nói, trong chúng và giữa các kĩ năng giao tiếp tổng thể).

3.2. Khái niệm “bài tập”

Bài tập là gì? Liệu có phải bất kì “sự làm” một cái gì đó đều là bài tập hay không? Tất nhiên là không vì:

- Thứ nhất, trong các bài tập luôn có mục đích. Điều quan trọng hơn cả vẫn là xác định được mục đích chính của mỗi bài tập.

- Thứ hai, bài tập không phải là “sự làm” không có trật tự mà nó phải được tổ chức một cách đặc biệt.

- Thứ ba, bài tập luôn luôn hướng tới sự hoàn thiện, ở mức độ tối thiểu hay là hướng tới sự lặp lại nhiều lần các hành động. Nhưng trong việc học nếu chỉ một bài tập thì

Page 53: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 49

không thể cho ta kết quả cuối cùng. Vì vậy, các bài tập cần phải đưa vào các hệ thống. Bài tập là “sự thực hiện nhiều lần các hành động nhất định hay những dạng hoạt động lời nói với mục đích nắm vững chúng, dựa trên sự hiểu biết có kèm theo việc kiểm tra và điều chỉnh một cách có ý thức (Theo A.V. Petropski).

Từ những quy luật chung của quá trình luyện tập - những quy luật được thể hiện mang tính đặc trưng trong phương pháp dạy - học ngoại ngữ ta thấy điều quan trọng là phải nhấn mạnh những điểm như sự bắt buộc phải có kiến thức, sự hiểu biết những nguyên tắc chung của hành động, sự đa dạng của hành động, sự đa dạng của khối lượng và trình tự giới thiệu các ngữ liệu để luyện tập, những tình huống đa dạng trong khi vận dụng những kỹ xảo cần rèn luyện.

Tiếp xúc với những công trình của giáo học pháp ngoại ngữ, chúng ta gặp sự phong phú và đa dạng của các thuật ngữ đặc trưng cho bài tập: bài tập ngôn ngữ và bài tập lời nói, bài tập luyện tập và bài tập sáng tạo, bài tập phân tích và bài tập tổng hợp, bài tập tiền giao tiếp và bài tập giao tiếp, bài tập giao tiếp giả định và bài tập giao tiếp thực… [4-72].

Tính đa dạng của thuật ngữ, mặt khác giải thích lịch sử phát triển của vấn đề, một mặt giải thích được những quan niệm khác nhau về quá trình dạy học ngoại ngữ. Nó đồng thời cũng chỉ ra những cơ sở để phân loại các bài tập. Đó là cơ sở ngôn ngữ học, cơ sở tâm lí học và cơ sở giáo học pháp thuần túy.

Những yêu cầu chung đối với tất cả các dạng bài tập:

a. Tất cả các bài tập cần phải phù hợp với giai đoạn học tập nhất định, chúng cần thực hiện chức năng minh họa, chức năng giảng giải và chức năng kiểm tra.

b. Tất cả các bài tập cần nhằm vào một mục đích nhất định.

c. Các bài tập cần đa dạng, tránh đơn điệu về hình thức và nghèo nàn về số lượng.

d. Tỷ lệ các bài tập lời nói và bài tập ngôn ngữ cũng như trật tự giữa chúng cần phải được phân bố hợp lí trên cơ sở chú ý tới cả nội dung, cả hình thức ngôn ngữ và ưu tiên phát triển cả kĩ năng lời nói.

e. Chúng cần phải là phương tiện tin cậy để nâng cao hiệu quả của việc dạy - học ngoại ngữ nói chung và khẩu ngữ nói riêng.

4. Những yêu cầu cơ bản về mặt giáo học pháp đối với việc sử dụng HTBT trong quá trình hình thành và phát triển kĩ năng giao tiếp

Xem xét từ thực tế của việc dạy - học ngoại ngữ hiện nay và dựa trên cơ sở lí luận của phương pháp hiện đại dạy - học ngoại ngữ có thể đưa ra một số yêu cầu sau đối với việc sử dụng HTBT:

- Phải có mối quan hệ qua lại về sự hiểu biết lẫn nhau giữa tác giả biên soạn sách giáo khoa, trong đó có HTBT, với thầy và sinh viên - những người trực tiếp sử dụng HTBT ấy. Nghĩa là để sử dụng HTBT có hiệu quả thì thầy và sinh viên cần phải hiểu được những ý đồ và những yêu cầu của tác giả đối với cả cuốn sách cũng như đối với HTBT trong cuốn sách ấy.

- Vai trò và nhiệm vụ của người thầy trong việc hướng dẫn sinh viên thực hiện các bài tập. Những phương thức và

thủ thuật mà thầy đưa ra phải phù hợp với những phương thức và thủ thuật của sinh viên nhằm giúp họ tự giác, độc lập và sáng tạo khi giải các bài tập.

- Việc ra các bài tập, ra đề kiểm tra, đề thi của thầy cũng phải phù hợp với những điều kiện học tập của sinh viên. Cần tránh giảng giải những lí thuyết dài dòng hoặc luyện tập một cách máy móc, không mang nội dung thông báo.

- Phải tính đến tính cá thể và tính vừa sức của sinh viên trong khi ra các bài tập và giải các bài tập. Từ việc hiểu được những đặc điểm tâm lý - cá thể và trình độ cũng như năng lực của sinh viên, người thầy có thể chia sinh viên của lớp ra thành các nhóm khác nhau. Trên cơ sở đó đưa ra những bài tập vừa sức và những thủ thuật hợp lí đối với từng nhóm sinh viên.

- Vai trò và nhiệm vụ của sinh viên khi thực hiện các bài tập dưới sự hướng dẫn của thầy. Nghĩa là sinh viên cần xác định chính bản thân mình là trung tâm của giờ học và của quá trình dạy - học. Bởi vậy, họ luôn luôn phải chủ động sáng tạo trong việc thực hiện các bài tập ở nhà cũng như ở trên lớp dưới sự hướng dẫn và gợi ý của thầy.

- Xác định mục đích yêu cầu của mỗi nhóm, mỗi loại bài tập. Mỗi nhóm bài tập cần phải hướng tới một năng lực nhất định (Năng lực ngôn ngữ, năng lực lời nói, năng lực giao tiếp, năng lực đất nước học…)

- Cần phải đưa ra được các phương thức và các thủ thuật để giới thiệu cũng như thực hiện các bài tập của mỗi nhóm và mỗi loại. Trước khi tiến hành công việc trên, cần phải phân loại các bài tập theo những tiêu chí nhất định và chọn ra các bài tập điển hình cho mỗi nhóm, mỗi loại.

- Tiến hành miêu tả những bước và những thao tác cụ thể khi thực hiện các bài tập.

- Đưa các dạng và các loại bài tập dạy khẩu ngữ (gồm có bài tập để rèn luyện kĩ năng giao tiếp và tỷ lệ giữa chúng) để minh họa bằng các phương thức và thủ thuật đã đưa ra ở trên.

- Dùng các phương thức và thủ thuật để giải các bài tập dạy bút ngữ (bao gồm các bài tập ngôn ngữ và bài tập giao tiếp).

Trong những năm gần đây, tại Khoa Tiếng Nga của Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế, các giảng viên của chúng tôi đã vận dụng 10 yêu cầu về mặt giáo học pháp với việc sử dụng hệ thống bài tập để hình thành và phát triển các kỹ năng lời nói: nghe, nói, đọc viết. Sau khi đưa vào vận dụng, chúng tôi đã họp và rút kinh nghiệm để vận dụng và bổ sung cho phù hợp với đối tượng là sinh viên chuyên tiếng Nga ở năm thứ nhất và năm thứ hai. Kết quả bước đầu cho thấy các kỹ năng giao tiếp được hình thành và rèn luyện ở sinh viên có vận dụng những yêu cầu về mặt giáo học pháp nêu trên trở nên bền vững hơn, nhất là đối với khẩu ngữ.

Cụ thể là từ năm học 2014-2015, để đáp ứng những yêu cầu thiết thực của sinh viên chuyên tiếng Nga sau khi ra trường có nhiều cơ hội tìm việc làm, Hội đồng chuyên môn của Khoa Tiếng Nga đã quyết định thay đổi giáo trình dạy học. Chúng tôi đã sử dụng giáo trình “Con đường vào nước Nga” do Nhà xuất bản “Tiếng Nga” phát hành tại Matxcơva, nhưng đưa thêm vào nhiều chủ điểm liên quan

Page 54: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

50 Nguyễn Văn Tụ

trực tiếp đến du lịch Việt Nam như: Địa lý du lịch Việt Nam, Nền văn minh sông Hồng, Ẩm thực Việt Nam,… Cùng với sự thay đổi giáo trình, giảng viên đã áp dụng triệt để 10 yêu cầu về giáo học pháp trong hướng dẫn sinh viên thực hiện các bài tập nói chung, đặc biệt là bài tập dạy nói.

Do việc thay đổi giáo trình, vận dụng những kiến giải mới về giáo học pháp chỉ mới thực hiện được trong thời gian 3 học kỳ, nên chúng tôi chưa thể đưa ra một kết luận đầy đủ trên cơ sở thực nghiệm về mặt khoa học, nhưng bước đầu có thể nói sự lựa chọn này là đúng hướng và có nhiều triển vọng.

5. Kết luận

Việc biên soạn một HTBT nói chung và HTBT dạy từng dạng của hoạt động lời nói (nghe, nói, đọc, viết) nói riêng cho một đối tượng riêng biệt và cho từng giai đoạn học tập cụ thể là việc làm cần thiết không chỉ đối với những người biên soạn sách giáo khoa mà còn cả với những người thầy trực tiếp đứng lớp. Thực tế đã chỉ ra rằng chất lượng và hiệu quả của việc dạy - học ngoại ngữ sẽ thực sự được nâng cao khi và chỉ khi có được một HTBT cần và đủ cũng như một phương pháp tối ưu để sử dụng HTBT ấy. Đây là một việc làm, theo chúng tôi, hoàn toàn không đơn giản, nó đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ của tác giả biên soạn giáo trình với những người thầy, những sinh viên, học sinh - những người trực tiếp làm nên thành bại của quá trình

dạy học ngoại ngữ. Việc làm này cũng cần nhận được sự chỉ giáo của các nhà chuyên môn cũng như sự cố vũ động viên, đóng góp những ý kiến xác đáng của tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực dạy học ngoại ngữ của nước nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đỗ Đình Tống, “Phạm trù mục đích dưới ánh sáng của phương pháp giao tiếp - cá thể hóa trong việc dạy - học ngoại ngữ”, Đại học Ngoại ngữ - ĐHQG Hà Nội, Số 1 (1996).

[2] Kasevich V.B, Những yếu tố cơ sở của Ngôn ngữ học đại cương, NXB Giáo dục, 1998 (bản dịch do Trần Ngọc Thêm chủ biên và hiệu đính).

[3] F.D. Saussure. Những cơ sở ngôn ngữ học đại cương (bản dịch), NXB Giáo dục, Hà Nội (1970).

[4] Idarencốp D.I, “Bộ bài tập trong hệ thống miêu tả”, Tiếng Nga ở nước ngoài, M, số 1 (1994).

[5] Lê-ôn-chép A. N (chủ biên), Phương pháp dạy học tiếng Nga, M. (1998).

[6] Mitrôphanôva O. Đ, Côxtômarôp V.G, Phương pháp giảng dạy tiếng Nga như một ngoại ngữ, M. (1990).

[7] Paxxốp E.I., Những cơ sở của giáo học pháp giao tiếp dạy - học tiếng nước ngoài, Matxcova, 1989.

[8] Nguyễn Đình Luận, “Vấn đề phân loại bài tập theo việc hình thành kĩ năng lời nói giao tiếp bằng tiếng nước ngoài”, Nga ngữ học Việt Nam, số 9 (1999).

[9] Nguyễn Văn Tụ, Hệ thống bài tập dạy nói cho sinh viên chuyên tiếng Nga theo định hướng giao tiếp và phương pháp sử dụng chúng ở Đại học Huế, Tóm tắt luận án tiến sĩ, Hà Nội (2001).

(BBT nhận bài: 21/03/2016, phản biện xong: 04/04/2016)

Page 55: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 51

NGHIÊN CỨU TÍCH HỢP FACEBOOK VÀO HỌC PHẦN MARKETING ĐIỆN TỬ - MỘT GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HỌC TẬP CỘNG TÁC

INTEGRATING FACEBOOK INTO E-MARKETING MODULE: A MEASURE TO ENHANCE COLLABORATIVE LEARNING

Nguyễn Thị Thúy Vân

Đại học Huế; [email protected]

Tóm tắt - Trên cơ sở nghiên cứu tình hình áp dụng Facebook vàohọc phần marketing điện tử nhằm tăng cường hiệu quả hình thứchọc tập cộng tác được thực hiện dựa trên kết quả điều tra và thuthập số liệu từ 69 sinh viên K46 Truyền thông và Marketing – KhoaDu lịch, Đại học Huế, kết quả chỉ ra rằng hình thức này đã mang lạihiệu quả khá cao về mặt động lực, tương tác và thành tựu cho sinhviên trong quá trình học, tuy nhiên lợi ích về mặt tương tác giữa giáoviên với sinh viên lại chưa được thể hiện tốt. Bên cạnh đó, hình thứcnày còn gặp khá nhiều khó khăn trong việc áp dụng, điển hình là dosự thiếu ổn định về Internet và sự mới lạ của hình thức này. Từ đóhàm ý quản lý và phát triển hình thức này được đưa ra là sinh viêncần nâng cao thái độ học tập tích cực và giáo viên cần nâng cao trìnhđộ và kinh nghiệm để xây dựng bài giảng thêm phong phú, hấp dẫnvà thu hút được sự quan tâm từ sinh viên.

Abstract - Based on the research on integrating Facebook into e-marketing module: a measure to enhance collaborative learningimplemented by interviewing and collecting data from 69 studentsfrom Communications and Marketing class of Hospitality andTourism (Hue University), this paper indicates that this method bringshigh efficiency in terms of motivation, interaction and achievementfor students in learning process. However, the interaction betweenteacher and student does not perform well. Besides, the instability ofthe Internet and the novelty of this kind have caused many difficultiesduring the learning process. Thereby, the implications forcollaborative learning based on Facebook management anddevelopment are given to enhance the students ‘s active learningattitude and improve the teacher’s knowledge and experience toattract the attention from the students.

Từ khóa - học tập cộng tác; giáo dục; marketing điện tử;Facebook; trực tuyến.

Key words - collaborative Learning; education; e-marketing;Facebook; online.

1. Đặt vấn đề

"Học tập cộng tác (Collaborative Learning)" [1] là một thuật ngữ chung chỉ những cách tiếp cận đào tạo khác nhau liên quan đến việc sử dụng trí tuệ chung giữa các học viên với nhau hoặc giữa các học viên với giáo viên nhằm mục đích chung là tăng cường khả năng tiếp thu tri thức, khả năng vận dụng và áp dụng tri thức vào thực tế trên cơ sở có sự hợp tác của nhiều thành viên.

Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin (CNTT) và việc ứng dụng CNTT rộng rãi vào hầu hết các lĩnh vực xã hội như hiện nay, thì việc tích hợp CNTT vào đổi mới các phương pháp dạy học là nhu cầu tất yếu, trong đó hình thức học tập cộng tác cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Một thực tế là, trong số các phương tiện truyền thông xã hội trực tuyến, Facebook được xem là hình thức gần gũi, dễ tiếp cận và mang tính tương tác xã hội cao đối với hầu hết các sinh viên hiện nay. Hình thức này không những giúp nâng cao khả năng tiếp thu, tìm hiểu các kiến thức, mà quan trọng hơn là giúp nhấn mạnh sự tương tác xã hội, giao tiếp giữa các sinh viên với nhau và giữa sinh viên với giáo viên một cách hiệu quả [3]. Thêm vào đó, Facebook cũng đã cung cấp một số công cụ có thể hỗ trợ các hoạt động học tập cộng tác hiệu quả [4].

Ngoài ra, Facebook thực sự đang trở thành xu hướng bởi tính đến đầu năm 2014 đã có hơn 1,3 tỷ người đang sử dụng phương tiện truyền thông xã hội này (theo statisticbrain.com); do đó hình thức học tập cộng tác dựa trên Facebook cũng đang được các nhà nghiên cứu quan tâm [5]. Những nghiên cứu gần đây cho thấy ngoài việc hỗ trợ tương tác xã hội, Facebook còn giúp nâng cao kỹ năng tư duy, đàm phán bằng cách cung cấp các công cụ để tạo điều kiện giao tiếp và tương tác giữa những người học với nhau.

Việc tạo ra một lớp học cộng tác có thể đem lại rất nhiều lợi ích khác nhau, nhưng cũng đặt ra các thách thức không hề nhỏ, đặc biệt là đối với giáo dục nước ta hiện nay. Thực tế, rất ít giảng viên đại học ở nước ta có kinh nghiệm xây dựng các lớp học tập cộng tác, trong khi đa số các bài giảng, phương pháp giảng dạy vẫn theo định hướng lấy giáo viên làm trung tâm. Hơn thế nữa, việc thiết kế lớp học tập cộng tác phải phù hợp với chương trình học, nội dung khóa học và phân bổ thời gian. Nếu thời gian trên lớp được coi là một không gian xã hội hoặc nếu thời gian ngoài lớp học (out-of-class) được dành để học nhóm, vậy làm thế nào để thiết kế phần còn lại của thời gian học trên lớp (bài giảng, bài tập, bài kiểm tra)? Đồng thời, làm thế nào để đảm bảo sinh viên vừa học tập và nắm vững các kỹ năng và tri thức chính trong khóa học, vừa có thể giải quyết tất cả các tài liệu giảng dạy (course material) của khóa học? Đó là những câu hỏi cấp thiết được đặt ra hiện nay.

2. Tổng quan về học tập cộng tác kết hợp với Facebook

Học tập cộng tác là một quan điểm học tập rất phổ biến ở các nước đang phát triển và đem lại hiệu quả giáo dục cao. Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về khái niệm “dạy học cộng tác” hay “học tập cộng tác”. Tuy nhiên, học tập cộng tác nên được xem xét kĩ càng với định nghĩa sau “Học tập cộng tác (Collaborative Learning) là một thuật ngữ chung chỉ những cách tiếp cận đào tạo khác nhau liên quan đến việc sử dụng trí tuệ chung giữa các học viên với nhau hoặc giữa các học viên với giáo viên nhằm mục đích chung là tăng cường khả năng tiếp thu tri thức, khả năng vận dụng và áp dụng tri thức vào thực tế trên cơ sở có sự hợp tác của nhiều thành viên” [1].

Trong khi đó, Facebook ngoài các tính năng nổi bật liên quan đến giải trí, thông tin, chia sẻ nội dung… thì

Page 56: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

52 Nguyễn Thị Thúy Vân

Facebook còn được xem là một trong những công cụ hữu hiệu trong lĩnh vực giáo dục phục vụ quá trình dạy và học cho giáo viên và sinh viên. Cụ thể, Facebook có thể:

• Chia sẻ nội dung và thông tin toàn cầu, giúp mỗi cá nhân tăng cường tính cộng tác và sáng tạo. Trong đó, Facebook có thể được xem như một nền tảng điển hình giúp người học có thể coi trọng lợi ích của việc học tập hợp tác, điều mà không thể xảy ra nếu họ thực hiện một các riêng rẽ.

• Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn cho rằng chính tính năng cho phép tán gẫu theo nhóm đã tạo ra môi trường tương tác cực kì hiệu quả, cụ thể các thắc mắc, câu hỏi của người học đều có thể được giải đáp và trả lời ngay lập tức trên Facebook. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng bất kì học viên nào cũng muốn giao tiếp và kết nối với bạn bè của họ.

• Quan trọng hơn, các học viên còn có thể nhận những phản hồi từ những người bạn – những người có cùng tầng lớp (peers) chứ không phải chỉ là từ phía giáo viên. Các nhà nghiên cứu tin rằng “Facebook Group” có thể cung cấp cho giới trẻ những gì mà họ mong muốn, những gì họ muốn nói bằng các tính năng tương tác, tính năng dễ phản hồi và từ đó tạo ra một môi trường tích cực khuyến khích người học tham gia vào quá trình học tập.

Bên cạnh đó, so với e-learning, học tập cộng tác trên mạng xã hội, cụ thể là Facebook có thể giúp nhà trường và học viên tiết kiệm chi phí (chi phí ban đầu, chi phí duy trì, chi phí nội dung, chi để khuyến khích giảng viên, chi cho trang thiết bị,…) đồng thời kích thích môi trường học tích cực chủ động và gia tăng sự tương tác giữa giáo viên với học viên và giữa các học viên với nhau.

Từ những lợi ích mà Facebook có thể mang lại cho hoạt động dạy và học, việc áp dụng mạng xã hội này vào hình thức học tập cộng tác thực sự sẽ mang tính khả thi cao và đem lại hiệu quả đối với học phần marketing điện tử.

3. Một số nghiên cứu liên quan

Thực tế, việc tích hợp các trang mạng xã hội (như Facebook, Twitter,…) vào phương pháp giáo dục cộng tác đã được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục quan tâm, như:

• Các nghiên cứu của T. M. Farwell và cộng sự (2010), D. Rosen và cộng sự (2008), S. Hazari và cộng sự (2009) [6] dựa trên một công cụ đánh dấu trang xã hội, hoặc phần mềm wiki để thu hút sinh viên vào các mô-đun học tập hợp tác, trong đó khuyến khích người học tự tạo ra, chỉnh sửa và chia sẻ nội dung của bài học.

• Tương tự, K. Silius và cộng sự (2010) [7] cũng đã phát triển một trang web xã hội dành cho sinh viên nhằm tăng cường cả khả năng học cộng tác và tương tác xã hội. Nghiên cứu của họ đã cho thấy rằng việc áp dụng các công cụ truyền thông xã hội vào giáo dục cộng tác là một phương pháp dạy học mới và hấp dẫn đối với cho sinh viên và góp phần thúc đẩy sự tham gia của họ trong quá trình học tập.

• Mohammad Alotaibi và cộng sự (2012) [8] mô tả cách sử dụng Facebook kết hợp với một mô hình người học mở (open learner model) ở các trường đại học nhằm hỗ trợ cho hình thức giáo dục cộng tác.

• Gần đây nhất là nghiên cứu của Farib Ataie và các cộng sự (2015) [9] đã áp dụng các tính năng của Facebook, bao gồm trang chủ Facebook Page và các nhóm (Group) để

tăng cường hình thức giáo dục cộng tác. Kết quả đã cho thấy rằng, hình thức học này đã giúp các học viên nâng cao kiến thức, tăng cường sự thể hiện của mỗi cá nhân trong nhóm cũng như đẩy mạnh sự tương tác và chia sẻ.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm

+ Chia nhóm: Chia lớp thành 12 nhóm, mỗi nhóm từ 4-6 thành viên, có phân bố đồng đều về giới tính, học lực.

+ Trong lớp (in-of-class): Giáo viên kết hợp hình thức dạy học truyền thống (viết bảng, thuyết trình) với hỗ trợ của CNTT qua các phương tiện multimedia (slide, hình ảnh, video), đề xuất các chủ đề thảo luận (case study) và các nhóm học viên chia sẻ, thảo luận và trình bày ý kiến của nhóm.

+ Ngoài lớp (out-of-class): Mỗi nhóm sẽ tham gia một nhóm kín trên Facebook (Closed Group) và những thành viên thuộc một nhóm chỉ được trao đổi và chia sẻ ý kiến trong nhóm của mình. Tính năng này của Facebook có độ an toàn và bảo mật khá cao bởi các thông tin cá nhân của học viên sẽ chỉ được biết bởi giáo viên và các thành viên trong nhóm. Mỗi tuần sẽ có 2 chủ đề được đăng; các thành viên thuộc từng nhóm thảo luận và chia sẻ quan điểm; giáo viên sẽ kết luận vào buổi học kế tiếp.

+ Đánh giá: Dựa trên mức độ tích cực chia sẻ và trao đổi ý kiến về các chủ đề thảo luận trên lớp; tần suất đăng tải và bình luận ý kiến trên Face Group để cho điểm.

4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát

Sau khi học phần kết thúc, một bảng hỏi khảo sát và thu thập ý kiến đánh giá được phát ra cho 69 sinh viên K46 Truyền thông và Marketing, Khoa Du lịch – Đại học Huế.

Cơ cấu đối tượng điều tra bao gồm: 14 nam (20,3%) và 55 nữ (79,7%). Dựa trên kết quả học tập tích lũy, có 8 sinh viên (11,8%) giỏi, 51 sinh viên (75%) khá, 9 sinh viên (13,2%) trung bình khá và không có sinh viên yếu kém.

5. Nội dung và kết quả nghiên cứu

5.1. Thời gian sử dụng Facebook Group

Trên thực tế, các học viên đã rất nghiêm túc tham gia vào hình thức học tập mới này, cụ thể đa số họ đã dành 1-3 giờ cho việc thảo luận nhóm trên Facebook Group (chiếm 68%). Đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy hình thức học có áp dụng mạng xã hội đã nhận được sự ủng hộ và đồng tình khá lớn từ phía người học.

Bảng 1. Thời gian sử dụng Facebook vào học phần marketing điện tử

Thời gian sử dụng Tỷ lệ (%)

< 1 giờ 23,0

1-3 giờ 68,0

3-5 giờ 0,0

>5 giờ 9,0

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2015)

5.2. Mức độ thường xuyên thực hiện các hoạt động trên Facebook Group

Theo Bảng 2, khoảng thời gian sinh viên vào Facebook Group chủ yếu được sử dụng để tìm hiểu thông tin và kiến thức về các chủ đề trước khi bình luận và tham gia bình

Page 57: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 53

luận các nội dung được đăng. Điều này cho thấy rằng các học viên đã nắm được cách thức học và bước đầu thực hiện tốt những yêu cầu đặt ra của phương pháp học tập mới này. Tuy nhiên, người học còn chưa khai thác tối đa các tính năng mà Facebook có thể hỗ trợ để nâng cao tính tương tác giữa các thành viên như đăng hình ảnh, video… Ngoài ra, sinh viên chỉ chú trọng đến việc phản hồi lại câu hỏi của giáo viên mà chưa có ý kiến bình luận hay trao đổi tích cực các vấn đề giữa người học với nhau.

Bảng 2. Mức độ thường xuyên thực hiện các hoạt động trên Facebook Group

Các yếu tố Thang điểm (%)

1 2 3 4 5

1. Bình luận nội dung các chủ đề được đưa lên Facebook

4,3 0,0 10,1 47,8 37,7

2. Bình luận ý kiến của các thành viên khác trong nhóm

0,0 31,9 37,7 26,1 4,3

3. Tìm hiểu thông tin về các chủ đề trước khi bình luận

2,9 4,3 13,0 37,7 42,0

4. Xem bình luận của các thành viên khác

0,0 18,8 42,0 37,7 1,4

5. Sử dụng các tính năng của Facebook để đăng hình ảnh, video…

12,1 7,6 43,9 15,2 21,2

Ghi chú: 1 = rất không thường xuyên; 2 = không thường xuyên; 3 = bình thường; 4 = thường xuyên; 5 = rất thường xuyên

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2015)

5.3. Lợi ích của việc tích hợp Facebook vào học phần marketing điện tử nhằm tăng cường hình thức học tập cộng tác

5.3.1. Về động lực

Hình thức học tập cộng tác kết hợp với Facebook này đã mang lại nhiều lợi ích cho học viên, trong đó ý kiến 3 và 4 được sinh viên đánh giá cao nhất (mean = 4,35 và mean = 4,07). Điều này có thể được giải thích như sau: Các chủ đề được giáo viên đưa lên Facebook Group là những chủ đề hoàn toàn mới và chưa được giải thích ở trên lớp, do đó bắt buộc các học viên phải tự chủ động tìm hiểu và nắm được các kiến thức có liên quan để giải thích và chia sẻ ý kiến nhằm giải quyết chủ đề đã được giáo viên đưa ra. Nếu như các kiến thức tìm hiểu được đã được chia sẻ bởi một thành viên khác trong nhóm, các thành viên còn lại phải tìm một hướng mới hoặc có cách hiểu khác hơn và sâu hơn hoặc chia sẻ ý kiến cá nhân của mình về khối kiến thức đó, sao cho các bình luận được đăng không trùng lặp và bị sao chép. Đây chính là điểm thú vị của hình thức học này, nó không những bắt người học phải tự tìm hiểu, nghiên cứu, mà còn phải chia sẻ những hiểu biết của mình về một chủ đề nhất định, từ đó tăng tính thú vị và hấp dẫn của việc học lên gấp nhiều lần.

Bảng 3. Lợi ích về mặt động lực khi học học phần marketing điện tử kết hợp với Facebook

Thực hiện các hoạt động Mean

1. Giúp người học có thêm động lực tiếp thu kiến thức 3,93

2. Giúp người học tăng cường mức độ tham gia vào quá trình học

4,03

3. Giúp người học chủ động hơn trong việc tìm kiếm tài liệu liên quan đến các chủ đề thảo luận

4,35

4. Giúp việc học tập trở nên hấp dẫn và thú vị hơn 4,07

Ghi chú: 1 = rất không đồng ý; 2 = không đồng ý; 3 = bình thường; 4 = đồng ý; 5 = rất đồng ý

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2015)

5.3.2. Về tương tác

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, ý kiến 3 nhận được sự đồng tình cao hơn so với ý kiến 2 (mean=4,07> mean=3,88) trên Facebook Group của các nhóm. Nếu như trong lớp sự tương tác giữa các đối tượng này hoàn toàn có thể dễ dàng được thực hiện (trong trường hợp áp dụng hình thức học tập cộng tác), thì sau giờ học, điều này lại không hề dễ dàng chút nào bởi thách thức về mặt thời gian, công sức và tiền bạc. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của Facebook và môi trường trực tuyến, không những những thách thức đó đã được loại bỏ, mà sự tương tác giữa sinh viên với nhau được tăng lên rất nhiều lần. Cụ thể, học viên không cần gặp mặt trực tiếp hay gọi điện thoại cho nhau, mà có thể đăng bình luận của mình trên Facebook Group để đặt câu hỏi hoặc chia sẻ quan điểm của mình và các câu trả lời sẽ được phản hồi ngay trên Facebook Group của nhóm (mean = 3,96). Tuy nhiên sự tương tác giữa giáo viên với sinh viên còn thấp là do sinh viên còn ngại trao đổi và đặt câu hỏi ngược lại cho giáo viên, thay vào đó sinh viên lại chủ động bình luận và thảo luận ý kiến giữa các thành viên trong nhóm bởi họ cảm thấy tự tin hơn khi trao đổi với các thành viên ngang hàng (mean = 4,06).

Bảng 4. Lợi ích về mặt tương tác khi học học phần marketing điện tử kết hợp với Facebook

Thực hiện các hoạt động Mean

1. Sinh viên (SV) được thảo luận về nội dung chủ đề một cách ngang hàng (peer to peer) với nhau

4,06

2. Phân chia và thảo luận nhóm giúp tăng cường sự tương tác giữa Giáo viên (GV) và SV

3,88

3. Phân chia và thảo luận nhóm giúp tăng cường sự tương tác giữa SV và SV

4,07

4. Có thể đặt câu hỏi và nhận phản hồi bất kì lúc nào 3,96

Ghi chú: 1 = rất không đồng ý; 2 = không đồng ý; 3 = bình thường; 4 = đồng ý; 5 = rất đồng ý

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2015)

5.3.3. Về thành tựu

- Ý kiến 4 là ý kiến được các học viên tán thành cao nhất trong tất cả các lợi ích về mặt thành tựu mà hình thức giáo dục này mang lại (mean = 4,28). Các bình luận và ý kiến của học viên được đăng trên Facebook Group được đưa ra sau quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, do đó các thành viên khác có thể học hỏi và nâng cao kiến thức ngoài những những kiến của bản thân đã dày công tự tìm hiểu. Hơn thế nữa, bản thân người học chưa chắc đã tự tìm ra được câu trả lời hoặc thậm chí nếu tìm ra được cũng chưa chắc là đã đúng và phù hợp với nội dung chủ đề, vì vậy các ý kiến của các thành viên khác sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng và giải quyết vấn đề.

- Ngược lại, lợi ích về mặt thành tựu là “Giúp phát triển kỹ năng phản biện một cách khoa học”(mean = 3,74) lại được đánh giá thấp nhất bởi các học viên đối với hình thức

Page 58: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

54 Nguyễn Thị Thúy Vân

giáo dục này. Điều này có thể giải thích như sau: Các học viên dường như chỉ mới dừng lại ở việc tìm hiểu và đưa ra kiến thức, hoặc nếu có bình luận ngược lại các ý kiến của các thành viên khác cũng chỉ dừng lại ở việc nêu ý kiến chứ chưa hình thành kỹ năng phản biện, đặc biệt là kỹ năng phản biện khoa học. Do đó, vai trò của giáo viên trong hoạt động này là quan trọng, cần tạo ra các chủ đề có tính phản biện và khuyến khích hơn nữa khả năng này của học viên thông qua các hình thức khen thưởng phù hợp.

Bảng 5. Lợi ích về mặt thành tựu khi học học phần marketing điện tử kết hợp với Facebook

Thực hiện các hoạt động Mean

1. Giúp nâng cao sự ảnh hưởng của mỗi cá nhân SV trong nhóm (trong trả lời câu hỏi và bình luận các ý kiến trên Facebook Group)

3,94

2. Giúp nâng cao sự tự tin của SV trong quá trình học 3,88

3. Giúp tăng khả năng hiểu bài 4,12

4. Giúp học thêm kiến thức thông qua những bình luận và ý kiến của từ các thành viên trong nhóm trên Facebook.

4,28

5. Giúp giải đáp các thắc mắc một các rõ ràng thông qua những bình luận và ý kiến của từ các thành viên trong nhóm trên Facebook.

3,93

6. Giúp phát triển kỹ năng phản biện một cách khoa học (thông qua thảo luận phản biện nhóm….)

3,74

Ghi chú: 1 = rất không đồng ý; 2 = không đồng ý; 3 = bình thường; 4 = đồng ý; 5 = rất đồng ý

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2015)

5.4. Khó khăn khi tham gia vào học phần marketing điện tử dưới sự hỗ trợ của Facebook

Bảng 6. Khó khăn học viên gặp phải khi học marketing điện tử kết hợp với Facebook

Thực hiện các hoạt động Mean

1. Phải có Internet mới có thể tham gia được 4,10

2. Tốn nhiều thời gian 2,86

3. Có thể ảnh hưởng đến sự riêng tư 2,54

4. Không đảm bảo độ tin cậy (về thông tin, kiến thức trao đổi….)

2,91

5. Hình thức học còn khá mới mẻ 3,58

6. Thời gian thảo luận các chủ đề trên Facebook còn hạn chế

3,23

Ghi chú: 1 = rất không đồng ý; 2 = không đồng ý; 3 = bình thường; 4 = đồng ý; 5 = rất đồng ý

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2015)

Dựa trên kết quả của Bảng 6, mặc dù hình thức học tập cộng tác với sự kết hợp của Facebook đã đem lại rất nhiều lợi ích cho học viên trong quá trình học học phần marketing điện tử, tuy nhiên hình thức này cũng gặp không ít thách thức khi áp dụng, cụ thể:

- Khó khăn lớn nhất cũng là điều kiện tiên quyết để ứng dụng hình thức giáo dục kết hợp với Facebook chính là phải có Internet thì các hoạt động học tập cộng tác trên Facebook mới có thể diễn ra. Điều này xuất phát từ thực tế là 42,6% học viên đến từ nông thôn, trong đó các điều kiện để kết nối Internet như các thiết bị máy tính cá nhân, máy tính để bàn hay đường truyền và băng thông còn hạn chế.

Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chậm trễ của các học viên trong quá trình đưa ra cập nhật các chủ đề và bình luận các nội dung liên quan. Đây cũng là một trong những hạn chế chung của hoạt động giảng dạy trong môi trường điện tử so với trong môi trường truyền thống.

- Ngược lại, hầu hết các học viên lại không cho rằng hình thức này có thể ảnh hưởng đến sự riêng tư của họ (mean = 2,54). Điều này có thể dễ dàng được giải thích là do sự bảo mật thông tin của các cá nhân tham gia vào các nhóm kín trên Facebook Group là khá tốt, do đó sinh viên khá yên tâm trong việc tham gia vào học trên Facebook.

5.5. So sánh mức độ hiệu quả của giáo dục cộng tác dựa vào Facebook với phương pháp giáo dục truyền thống

Bảng 7. Mức độ hiệu quả của phương pháp giáo dục cộng tác dựa vào Facebook so với giáo dục truyền thống

Các yếu tố Tỷ lệ (%)

1. Về mặt động lực Có 64,2

Không 35,8

2. Về mặt tương tác Có 44,0

Không 56,0

3. Về mặt thành tựu Có 59,5

Không 40,5

Ghi chú: 1 = rất không đồng ý; 2 =không đồng ý; 3 =bình thường; 4 =đồng ý; 5 =rất đồng ý

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2015)

Dựa vào số liệu Bảng 7 ta thấy, nhìn chung sinh viên có đánh giá khá tích cực mức độ hiệu quả của hình thức giáo dục cộng tác mang lại so với hình thức giáo dục truyền thống. Cụ thể hình thức này đã giúp sinh viên nâng cao động lực học và thành tựu đạt được sau khi kết thúc học phần với sự trợ giúp mạng xã hội Facebook. Mặc dù học viên vẫn đánh giá cao hơn hiệu quả của hình thức giáo dục truyền thống đối với mặt tương tác, tuy nhiên sự chênh lệch này là không quá cao. Do đó ta có thể kết luận giáo dục cộng tác kết hợp với Facebook thật sự phát huy hiệu quả hơn so với hình thức giáo dục truyền thống.

6. Đề xuất giải pháp

Lần đầu tiên giảng viên và sinh viên Khoa Du lịch ứng dụng Facebook vào học phần marketing điện tử với một phương pháp giảng dạy mới – học tập cộng tác, do đó cả giảng viên và sinh viên đều gặp khó khăn trong việc thực hiện và hoàn thiện hình thức này. Tuy nhiên, từ những khó khăn và hạn chế đó, một số giải pháp sau đây được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng Facebook vào học phần marketing điện tử, từ đó tăng cường hình thức học tập cộng tác:

6.1. Đối với sinh viên

Nâng cao tình thần học tập tự giác, tích cực, không ngại tiếp cận những phương pháp giáo dục mới

Tăng tính tự giác và học tập tích cực của học viên thông qua việc phổ biến các lợi ích về kiến thức cũng như các kỹ năng có thể đạt được khi tiếp cận với các phương pháp giáo dục mới. Hoạt động này có thể được thực hiện trước khi buổi học đầu tiên được bắt đầu, giáo viên có thể chủ động đặt câu hỏi để biết được những nhu cầu và mong muốn của sinh viên, đồng thời khuyến khích sinh viên tự giác, tích

Page 59: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 55

cực trả lời câu hỏi và trao đổi ý kiến với giáo viên để góp phần giúp quá trình dạy – học học phần marketing điện tử theo phương pháp mới được diễn ra một các thuận lợi.

Nâng cao tinh thần thảo luận và tích cực trao đổi ý kiến trên lớp và trong Facebook Group

Đối với quá trình học trên lớp, giáo viên cần tăng cường khuyến khích sinh viên thảo luận nhóm, mỗi thành viên cần nâng cao tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhóm. Trên thực tế, việc phân chia và thảo luận nhóm sẽ giúp nâng cao sức ảnh hưởng của mỗi cá nhân, đồng thời tăng cường sự tương tác và trao đổi ý kiến, do đó mỗi một thành viên của nhóm cần phải thể hiện bản thân thông qua các ý tưởng và đảm nhận các nhiệm vụ và trọng trách trong nhóm. Giáo viên cũng nên đưa ra các hình thức khen thưởng để nâng cao tinh thần và sự cố gắng, nỗ lực của sinh viên học tập. Bên cạnh đó, cần thường xuyên nhắc nhở đối với những nhóm còn chưa bắt kịp với nhịp học so với các nhóm khác.

Đa số sinh viên cho rằng Facebook cho phép họ cảm thấy thoải mái hơn trong việc thể hiện và thảo luận về ý tưởng, và tương tác với các bạn học và các giáo viên. Chính vì vậy, giảng viên nên khơi gợi các ý kiến, sự sáng tạo của sinh viên sinh viên bằng cách thu thập các ý kiến đóng góp/nhận định/cách nhìn của sinh viên trên Facebook về các vấn đề liên quan đến môn học. Từ đó vừa có thể tạo cơ hội cho sinh viên thể hiện bản thân mình, bày tỏ các ý kiến, sự mong muốn đóng góp để hoàn thiện bản thân, đồng thời giảng viên và sinh viên có thể kết nối và tương tác với nhau tốt hơn khi các giờ giảng trên lớp bị hạn chế mặt thời gian và không gian.

Đối với trường hợp sinh viên chưa thích nghi kịp thời với phương pháp áp dụng Facebook vào giảng dạy dẫn đến tình trạng thiếu tập trung và chú ý trong giờ học (do không bắt kịp nhịp học), vai trò của giáo viên là rất quan trọng trong việc quan tâm chú ý và điều khiển những đối tượng này, cũng như yêu cầu sự hỗ trợ, giúp đỡ từ các thành viên khác trong nhóm.

Do còn chịu ảnh hưởng của phương pháp giảng dạy truyền thống, nên việc phát triển kỹ năng phản biện một cách khoa học (thảo luận phản biện nhóm….) của các học viên chưa cao. Do vậy, giáo viên cần phải đưa ra nhiều chủ đề thảo luận có tính phản biện hơn cũng như đưa ra các hình thức khuyến khích (điểm cộng,…) nhằm tăng cường và phát huy kỹ năng này của sinh viên.

6.2. Đối với giáo viên

Đối với các hoạt động thảo luận và bài tập nhóm trên lớp, giáo viên chỉ đóng vai trò là người giám sát và đưa ra ý kiến tư vấn, bên cạnh đó, cần quán triệt với sinh viên về cách thức thực hiện, cụ thể các nội dung và quá trình thực hiện thảo luận đều do sinh viên chủ động nắm bắt và tiến hành. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sinh viên không đặt câu hỏi, trình bày quan điểm cũng như yêu cầu sự tư vấn từ giáo viên. Từ kết quả điều tra cho thấy rằng, hoạt động thảo luận giữa sinh viên với sinh viên khá tích cực, nhưng giữa sinh viên với giáo viên còn khá thấp, do đó giáo viên cần chủ động hơn nữa trong việc khuyến khích sinh

viên tương tác và trao đổi với mình thông qua hình thức cộng điểm, khen thưởng… nhằm tạo động lực và tiền đề để sinh viên nỗ lực và phấn đấu trong quá trình học.

Đây là một hình thức giảng dạy còn khá mới đối với giáo viên, đặc biệt là đối với giảng viên đại học, do đó giảng viên cũng cần nâng cao trình độ, tìm hiểu và nghiên cứu thêm các cách thức giảng dạy, tài liệu giảng dạy, các ví dụ điển hình, các bài tập phù hợp nhằm tạo cho bài giảng thêm phong phú, hấp dẫn và thu hút được sự quan tâm từ phía sinh viên.

7. Kết luận

Facebook thật sự là một công cụ hiệu quả đảm bảo tính khả thi và hiệu quả trong công tác đổi mới giáo dục tại các cơ sở đào tạo đại học, trong đó có Khoa Du lịch – Đại học Huế. Mặc dù việc áp dụng hình thức này vào giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn như phải có Internet thì các hoạt động trên Facebook mới có thể diễn ra, hình thức này còn khá mới mẻ và chưa được áp dụng rộng rãi do đó nhiều sinh viên còn khá bỡ ngỡ và chưa tiếp thu một cách triệt để, tuy nhiên những lợi ích mà nó đem lại là những điều mà chúng ta không thể bàn cãi. Chính vì vậy, việc áp dụng Facebook vào đổi mới giáo dục là cần thiết và cần được xem xét nhằm áp dụng một cách rộng rãi hơn trong tương lai tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Anne Goodsell, Michelle Maher, Vincent Tinto, Barbara Leigh Smith and Jean MacGregor (1992). “What Is Collaborative Learning? in Collaborative Learning: A Sourcebook for Higher Education”. National Center on Postsecondary Teaching, Learning, and Assessment at Pennsylvania State University.

[2] Kreijns, K., Kirschner, P., Jochems, W., & van Buuren, H. (2007). “Measuring Perceived Sociability of Computer-Supported Collaborative Learning Environments”. Computers & Education 49(2), 176-192.

[3] Kreijns, K., Kirschner, P., & Jochems, W. (2002). “The Sociability of Computer-Supported Collaborative Learning Environments”. Educational Technology & Society, 5(1), 8-22.

[4] Ellison, N. B., Steinfield, C., & Lampe, C. (2007). “The Benefits of Facebook ‘Friends’: Social Capital and College Students' Use of Online Social Network Sites”. J. of Computer-Mediated Communication 12, 1143–1168.

[5] Lampe, C., Ellison, N., & Steinfield, C. (2008). “Changes in Use and Perception of Facebook”. Proceedings of ACM Conference on Computer Supported Cooperative Work, New York, 721–730.

[6] T. M. Farwell and R. D. Waters (2010). “Exploring the use of social bookmarking technology in education: an analysis of students’ experiences using a course-specific Delicious.com account”. Journal of Online Learning and Teaching, vol. 6, pp. 398-408.

[7] K. Silius, T. Miilumäki, J. Huhtamäki, T. Tebest, J.Meriläinen, and S. Pohjolainen (2010). “Students’ motivations for social media enhanced studying and learning,” Knowledge Management & E-Learning: An International Journal, vol. 2, pp. 51-67, 2010.

[8] Mohammad Alotaibi, Susan BULL (2012). “Combining Facebook and Open Learner Models to Encourage Collaborative Learning”. ICCE, the 20th International Conference on Computers in Education.

[9] F.Ataie (2013), “Social Interaction Via Learning Management System(LMS) in IIUM Social Constructivist Learning Environment,” Proc. The first YRU International Conference In Islamic Education. (YRU-ICIE).

(BBT nhận bài: 17/02/2016, phản biện xong: 11/04/2016)

Page 60: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

56 Trần Ngọc Ánh

VỀ TRIẾT LÝ “DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN” CỦA HỒ CHÍ MINH

ON HO CHI MINH’S PHILOSOPHY OF "MAKING INVARIABLES RESPOND TO NUMEROUS VARIABLES"

Trần Ngọc Ánh

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Biện chứng giữa cái bất biến và cái vạn biến là một tưtưởng quan trọng trong minh triết Hồ Chí Minh. Đó là cơ sở lý luậnquan trọng giúp Hồ Chí Minh có những chủ trương, quyết sáchchính trị mau lẹ nhưng lại cực kỳ chính xác, linh hoạt và khôn khéokhông chỉ trong cách mạng giải phóng dân tộc, mà còn trong xâydựng chủ nghĩa xã hội. Phép biện chứng giữa cái bất biến và cáivạn biến của Hồ Chí Minh là sự kế thừa, phát triển và nâng caophép biện chứng phương Đông cổ đại trên cơ sở phép biện chứngduy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin. Việc nghiên cứu và làm rõ biệnchứng giữa cái bất biến và cái vạn biến là cơ sở quan trọng trongnghiên cứu tư tưởng triết học Hồ Chí Minh và góp phần lý giảinhiều sự kiện lịch sử có tính bước ngoặt của cách mạng Việt Nam.

Abstract - The dialetics between invariables and numeousvariables is a crucial thought in Ho Chi Minh’s philosophicalwisdom. It is an important theoretical basis which helps Ho ChiMinh to put forward prompt but extremely accurate, versatile andclever political decisions not only in the national liberationrevolution but also in the construction of socialism. Ho Chi Minh’sdialetics between invariables and numeous variables is theinheritance, development and enhancement of the dialectics of theancient Orient based on the materialistic dialectics of Marxism -Leninism. Studying and clarifying the dialectics betweeninvariables and numeous variables is an important foundation inthe study of Ho Chi Minh’s philosophical thoughts, thereby helpingto explain turning-point historical events of Vietnam’s revolution.

Từ khóa - Hồ Chí Minh; triết học; bất biến; vạn biến; lịch sử; cáchmạng.

Key words - Ho Chi Minh; philosophy; invariable; numerousvariables; history; revolutionary.

1. Đặt vấn đề

Trong lịch sử tư tưởng triết học phương Đông, triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” là một tư tưởng biện chứng sâu sắc. Triết lý đó xuất phát từ quan niệm vạn vật sinh hóa đều do lý (có thể hiểu là quy luật) chi phối. Theo đó, nếu nắm được lý của vũ trụ thì có thể thuận theo trời đất, thích ứng được với mọi sự biến hóa của vạn vật. Đó là cơ sở triết lý của phương châm: lấy tĩnh chế động, lấy nhu thắng cương, lấy bất biến chế ngự vạn biến.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, có những giai đoạn, Người đã vận dụng cực kỳ tài tình và uyển chuyển đối sách chính trị theo phương châm “Dĩ bất biến ứng vạn biến” đưa cách mạng Việt Nam vượt qua những tình thế cực kỳ hiểm nghèo, chưa từng có trong lịch sử. Có thể nói chính phép biện chứng giữa cái bất biến và cái vạn biến trên cơ sở kết hợp nhuần nhuyễn giữa phép biến dịch phương Đông với biện chứng mác xít đã giúp Hồ Chí Minh đạt được sự kết hợp không ai có thể bắt chước nổi, giữa tính mềm dẻo với tính cương nghị, giữa tính linh hoạt về chính trị với tính cứng rắn về nguyên tắc, giữa việc vận dụng truyền thống yêu nước với sự phân tích khoa học mác xít.

2. “Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh không có tác phẩm riêng bàn về phương pháp. Nhưng trong thực tế lãnh đạo và chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Người đã vận dụng sáng tạo và nhuần nhuyễn các nguyên lý của phép biện chứng duy vật mác xít kết hợp với các yếu tố biện chứng của triết học phương Đông, qua đó tạo nên một hệ thống phương pháp riêng của mình, rất mác xít mà cũng rất Hồ Chí Minh, có thể gọi là biện chứng Hồ Chí Minh. Phương pháp biện chứng của Hồ Chí Minh, vẫn là phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, nhưng đã được vận dụng và chuyển hoá vào thực tiễn cách mạng Việt Nam để xử lý thành công những vấn đề rất khó khăn, phức tạp do thực tiễn cách mạng đặt ra. Biện

chứng đó in đậm màu sắc Việt Nam - Hồ Chí Minh và là cái riêng đặc sắc hiếm có, nhờ đó, Hồ Chí Minh đã làm phong phú thêm cái chung, phát triển thêm cái chung là phép biện chứng duy vật mác xít.

“Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong minh triết phương Đông

Trong tư tưởng triết học cả phương Đông và phương Tây, biện chứng giữa cái bất biến và cái vạn biến thực chất là mối quan hệ giữa cái bản thể (không thay đổi) và cái hiện tượng (thường xuyên thay đổi), giữa cái một và cái nhiều. Trong triết học phương Đông, bản thể là cái bất biến, không sinh không diệt, không thể thêm, bớt, còn cái hiện tượng thì biến chuyển không ngừng, nay còn mai mất. “Dĩ bất biến ứng vạn biến” là lấy cái bất biến (cái không thay đổi) ứng phó với cái vạn biến (cái luôn thay đổi). Bởi mọi sự vật, hiện tượng dù có thiên sai vạn biệt, phong phú, đa dạng thay đổi khôn lường thì cũng vẫn xoay quanh trục của nó – tức bản thể của nó, cái mà người xưa gọi là “chốt của đạo”. Bậc thánh nhân xưa, luôn luôn đứng ở cái bất biến mà quan sát cái vạn biến, dùng cái bất biến ứng phó với cái vạn biến. Nếu không nắm được cái bất biến mà cứ suốt đời chạy theo cái vạn biến thì theo không nổi, công việc không hiệu quả. Điều đó cũng hàm nghĩa, trong cuộc sông xã hội, cần nắm giữ cái lớn lao, đừng có sa vào những cái vụn vặt, chạy theo những cái nhất thời. Con người nên đứng ở cái “chốt của đạo” (cái bất biến) mà quan sát, từ đó dung hòa, quân bình vạn vật, nhận ra cái bản thể trong cái hiện tượng, nắm cái toàn thể trong cái cục bộ, cái không thay đổi trong cái thay đổi. Xưa Lý Thánh Tông, khi đi lo việc biên cương ở phương nam, dẹp loạn Chiêm Thành, có dặn lại nhiếp chính Ỷ Lan: “Vạn biến như lôi, nhất tâm thiền định”, ý nói cứ lấy nhất tâm bất biến (một lòng lo giữ việc nước) thì có thể đối phó với vạn biến (dù có dữ dội như sấm sét). Điều đó cho thấy, biện chứng giữa cái bất biến và cái vạn biến - tư tưởng biện chứng hết sức sâu sắc của triết học phương Đông, đã in sâu trong triết lý hành động của nhiều bậc cầm quyền uyên bác một số

Page 61: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 57

nước Á Đông, trong đó có Việt Nam.

Biện chứng giữa “bất biến” và “vạn biến” trong triết học Mác – Lê Nin

Triết học Mác - Lê nin tuy không sử dụng cặp phạm trù “bất biến” và “vạn biến”, nhưng có thể nhận thấy biện chứng giữa “bất biến” và “vạn biến” hiện diện phổ biến trong nội dung lý luận của nó. Chẳng hạn, trong chủ nghĩa duy vật biện chứng, bản thể là vật chất nhưng vật chất lại luôn luôn vận động, biến đổi, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Trong phép biện chứng duy vật, mối quan hệ giữa vận động và đứng im, giữa hiện tượng và bản chất, cái chung và cái riêng, mâu thuẫn và hình thức thể hiện của mâu thuẫn… đều ẩn chứa biện chứng giữa cái bất biến và cái vạn biến. Theo lý luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, các chế độ xã hội đều lần lượt thay đổi, nhưng trong xã hội nào thì con người cũng vẫn cần đến ăn, uống, mặc, ở... tức là vẫn phải có sản xuất và phân phối. Như vậy cái bất biến là những hằng số xã hội, còn cái vạn biến, như C.Mác nói, chỉ là về cách thức sản xuất và cách thức phân phối: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào” [3; tr. 268].

Trong vũ trụ mà khoa học đã khám phá, vốn tồn tại phạm trù “bất biến” và “vạn biến”. Hoá học được xây dựng trên cơ sở định luật bảo toàn trọng lượng. Công thức có thể biến hoá, nhưng trị số thì không đổi. Năng lượng học dựa trên định luật bảo toàn năng lượng, dù có thể chuyển đổi từ dạng này sang dạng khác, nhưng tổng thể năng lượng luôn luôn được bảo toàn. Toán học có những hằng số, hằng đẳng thức không đổi, dù biểu hiện của chúng có nhiều dạng khác nhau. Vậy là, biện chứng giữa bất biến và vạn biến có tính phổ quát trong vũ trụ.

“Dĩ bất biến ứng vạn biến” Hồ Chí Minh

Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, đó là quan điểm cốt lõi nhất của nhận thức luận mác xít và cũng là nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật. Theo quan điểm của C.Mác: Ở mỗi dân tộc, lý luận bao giờ cũng chỉ được thực hiện theo mức độ mà nó thực hiện (phản ánh) được những nhu cầu lịch sử của dân tộc ấy. Nói cách khác, lý luận chỉ được coi là đúng đắn khi nó đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của mỗi dân tộc. Hồ Chí Minh cũng khẳng định: Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận. “Lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy đủ tính sáng tạo; lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh động” [6; tr. 496].

Theo quan niệm đó, Hồ Chí Minh luôn luôn lấy thực tiễn, lấy sự kiện thực tế đời sống xã hội của dân tộc và thời đại làm căn cứ chủ yếu cho tư duy và hành động, lấy mục tiêu độc lập và phát triển của dân tộc làm căn cứ để xem xét lý luận, để lựa chọn con đường và bước đi phù hợp cho cách mạng Việt Nam, nhờ đó mà tránh được giáo điều, rập khuôn, đồng thời cũng tránh để không rơi vào cơ hội, xét lại (do quá nhấn mạnh cái riêng, cái đặc thù). Đánh giá về những quyết sách chính trị linh hoạt và chính xác của Hồ Chí Minh thời kỳ 1945 – 1946, đồng chí Lê Duẩn đã viết: “Những biện pháp cực kỳ sáng suốt đã ghi vào lịch sử cách

mạng nước ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lêninnít về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về sự nhân nhượng có nguyên tắc” [1; tr. 45].

Trên thực tế, trước khi sang Pháp đàm phán, Người chỉ dặn lại cụ Huỳnh có một câu: Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở cụ cùng anh em giải quyết cho. “Mong cụ ở nhà: dĩ bất biến ứng vạn biến”. Vậy cần hiểu “dĩ bất biến ứng vạn biến” mà Hồ Chí Minh nói đến là gì? Về phương diện triết học, có thể hiểu “bất biến” là quy luật, vì chỉ có quy luật (tự nhiên, xã hội, tư duy) là tồn tại lâu dài, là hầu như bất biến, còn “vạn biến” là hiện tượng - sự biểu hiện đa dạng của quy luật, cho nên có thể dựa vào quy luật mà lý giải hiện tượng hay ngược lại, từ phân tích vô vàn hiện tượng có thể tìm ra quy luật tương ứng. Với Hồ Chí Minh, biện chứng giữa “bất biến” và “vạn biến” là xử lý khôn khéo linh hoạt mối quan hệ giữa mục tiêu và phương pháp, nguyên tắc và sách lược. Mục tiêu bất di bất dịch của chúng ta là độc lập, thống nhất của Tổ quốc, tự do hạnh phúc của nhân dân. Đó là cái bất biến. Còn phương pháp – sách lược có thể tuỳ tình hình mà biến hoá đa dạng, thay đổi linh hoạt, nhưng không được xa rời cái bất biến. Người nói: “Mục đích của ta trước sau vẫn là hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì phải linh hoạt” [5; tr. 319]. Về bản chất, đó là phương pháp biện chứng duy vật mac xít được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam, có sự kết hợp với tư duy biện chứng phương Đông, in đậm dấu ấn Việt Nam. Đó là sự kết hợp tính cương nghị về nguyên tắc với tính mềm dẻo, linh hoạt về sách lược, lấy cái đại đồng để khắc phục cái tiểu dị. Đó là luôn luôn đặt vấn đề dân tộc lên hàng đầu, trên hết và trước hết, thực hiện mục tiêu đại đoàn kết dân tộc, đồng thời phân hoá và cô lập kẻ thù, tập trung lực lượng đấu tranh vào kẻ thù chính. Đó là nghệ thuật thắng từng bước, có thể chấp nhận những bước lùi tạm thời nhằm tạo điều kiện để củng cố lực lượng, sau đó tiến lên, cuối cùng giành thắng lợi cho độc lập dân tộc để từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Trong thực tiễn của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh luôn vận dụng một cách tài tình, linh hoạt và nhuần nhuyễn triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Với Hồ Chí Minh, triết lý không phải để triết lý, mà triết lý là để làm, triết lý hành động. Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát huy trên thực tế tinh thần của triết học Mác: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới” [2; tr. 12]. Phương châm của Hồ Chí Minh là “độc thư bất vong cứu nước, cứu nước bất vong độc thư” (đọc sách không quên cứu nước, cứu nước không quên đọc sách). Ở Hồ Chí Minh, người cách mạng và người trí thức hòa quyện, thống nhất với nhau làm một, người cách mạng phải có trí tuệ, người trí thức phải phục vụ cách mạng, phụng sự tổ quốc và nhân dân. Bởi thế, triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” Hồ Chí Minh là triết lý hành động. Trong bối cảnh hiểm nghèo ở tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” của lịch sử dân tộc thời kỳ sau Cách mạng Tháng 8/1945, Hồ Chí Minh đã ứng phó rất tài tình phương châm “Dĩ bất biến ứng vạn biến” và góp phần đưa cách mạng Việt Nam vượt qua những thời điểm lịch sử ngặt nghèo tưởng như không thể vượt nổi. Chúng ta đều biết, theo quyết định của Đồng minh tại Hội nghị Pốtxđam (tháng 7/1945), gần 20 vạn quân Tưởng đổ vào bắc Đông Dương (từ vĩ tuyến 16 trở

Page 62: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

58 Trần Ngọc Ánh

ra) và hàng vạn quân Anh - Ấn Độ đổ vào nam Đông Dương đều với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật và đều có những âm mưu, thủ đoạn nhằm bóp chết cách mạng Việt Nam. Nguy hiểm hơn, núp dưới bóng quân đội Anh, thực dân Pháp cũng đem quân trở lại trắng trợn xâm lược hòng nô dịch nước ta thêm lần nữa. Nếu kể cả quân đội Nhật tuy đã đầu hàng nhưng chưa bị tước vũ khí, thì vào lúc đó, có gần nửa triệu quân nước ngoài đóng trên đất nước ta. Cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù, tình thế cách mạng Việt Nam thực sự lâm nguy trước thử thách tồn vong. Để bảo vệ thành quả cách mạng, Hồ Chí Minh chủ trương giữ bằng được chính quyền cách mạng và khối đại đoàn kết dân tộc (cái bất biến), còn biện pháp và đối sách với kẻ thù thì phải “vạn biến”, cực kỳ linh hoạt và khôn khéo. Đó là cơ sở của đối sách “Dĩ bất biến ứng vạn biến” lúc “hòa Tưởng, đánh Pháp”, lúc “hòa Pháp, gạt Tưởng” tạo lập không gian và thời gian để củng cố, xây dựng lực lượng cách mạng, vượt qua tình thế khó khăn, hiểm nghèo và tiếp tục tiến lên. Ngay cả phương châm “hòa Tưởng, đánh Pháp”, hay “hòa Pháp, gạt Tưởng” cũng phải “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Chẳng hạn, “hòa Tưởng là phương châm có tính tình thế, nhưng biện pháp thì linh hoạt trên cơ sở phân hoá kẻ thù và khai thác mâu thuẫn trong hàng ngũ của chúng. Quân đội Tưởng vào miền Bắc có ba thế lực: cánh Lư Hán thuộc Đệ nhất chiến khu Vân Nam, cánh Tiêu Văn thuộc Đệ tứ chiến khu Quảng Tây, cánh Chu Phúc Thành thuộc quân khu Trung ương Trùng Khánh. Chúng giống nhau về mục tiêu “diệt cộng, cầm Hồ” để dựng lên chính quyền tay sai, phục vụ cho mưu đồ lâu dài của chúng, nhưng mâu thuẫn với nhau về lợi ích cá nhân. Biết Lư Hán vốn có tư thù sâu sắc với Tưởng Giới Thạch và cả với Pháp (Pháp từng tịch thu của Lư Hán mấy chuyến hàng lớn trên tuyến đường sắt Hải Phòng - Côn Minh), Hồ Chí Minh đã chủ động tới thăm chúng nhằm tranh thủ Lư Hán, đồng thời, nhượng bộ cho vợ chồng Tiêu Văn một số đặc quyền kinh tế để cô lập cánh Chu Phúc Thành... Nhờ đó, chúng ta buộc họ phải thay đổi thái độ đối với Chính phủ Hồ Chí Minh và đã lợi dụng được lực lượng quân đội Tưởng làm bình phong, ngăn chặn quân đội Pháp đang lăm le ra miền Bắc.

Trong xây dựng đất nước, cái “bất biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa xã hội, cái “vạn biến” là bước đi, phương pháp, hình thức, biện pháp xây dựng chủ nghĩa xã hội phải phù hợp với đặc điểm tình hình đất nước và nhu cầu, khả năng thực tiễn của nhân dân. Khi miền Bắc từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, tiền tư bản bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đặt vấn đề: Chúng ta phải dùng những phương pháp gì, hình thức gì, đi theo tốc độ nào để tiến lên chủ nghĩa xã hội? Và nhắc nhở: Tuy chúng ta đã có những kinh nghiệm dồi dào của các nước anh em, nhưng chúng ta cũng không thể áp dụng những kinh nghiệm ấy một cách máy móc, bởi vì nước ta có những đặc điểm riêng của ta. “Phải kiên nhẫn bắc những nhịp cầu nhỏ và vừa, phải chọn những giải pháp trung gian và quá độ” [5; tr. 538]; “Phải trải qua nhiều bước, dài, ngắn là tùy hoàn cảnh. Mỗi bước, chớ ham làm mau, ham rầm rộ. Làm ít mà chắc, đi bước nào, vững bước ấy tiến tới dần dần” [5; tr. 540]. Người viết: “Mấy năm kháng chiến, ta chỉ có nông thôn, bây giờ mới có thành thị... nếu muốn công nghiệp hóa gấp là chủ quan... Ta cho nông nghiệp là quan trọng và ưu tiên, rồi tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp

nhẹ, sau mới đến công nghiệp nặng” [7; tr. 180]. Lúc bấy giờ, các nước đều coi Liên Xô là hình mẫu đi lên chủ nghĩa xã hội, nhưng Hồ Chí Minh vẫn chỉ rõ: Chúng ta “không thể giống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử, địa lý khác”, “làm trái với Liên Xô cũng là macxit” [5; tr.319].

Nhìn một cách tổng thể, cái “bất biến” xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh là lợi ích tối cao của tổ quốc và dân tộc trên nền tảng các giá trị: độc lập, tự do, hạnh phúc, dân chủ. Cái “bất biến” đó thể hiện rõ trong câu đầu tiên trên mọi văn bản từ khi Hồ Chí Minh khai sinh ra nhà nước mới: Việt Nam dân chủ cộng hòa/ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. Nước Việt Nam là một nước độc lập, một nước dân chủ, mọi người đều được hưởng quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Trong bốn yếu tố “bất biến” đó thì độc lập cho Tổ quốc là cái bất biến số một, bởi chỉ có độc lập mới có tự do, dân chủ và hạnh phúc. Bởi thế, Hồ Chí Minh khẳng định: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [6; tr. 227]. Mặt khác, Hồ Chí Minh luôn luôn gắn liền độc lập với tự do hạnh phúc của nhân dân, bởi “Nếu nước được độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì” [4; tr. 161]. Như vậy, độc lập vừa là mục tiêu vừa là tiền đề để thực hiện mục đích cao cả nhất của cách mạng là đem lại tự do, hạnh phúc cho tất cả mọi người. Người chỉ rõ: Thắng đế quốc, phong kiến còn tương đối dễ nhưng thắng bần cùng, lạc hậu còn khó hơn nhiều. Đó “là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi. Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân” [8; tr. 510].

3. Kết luận

Từ thực tiễn đấu tranh cách mạng nhằm cứu dân, cứu nước, Hồ Chí Minh đã đi tìm một con đường cách mạng mới để giải phóng dân tộc và phát triển đất nước theo con đường tiến bộ. Người đã tìm đến nhiều học thuyết Đông - Tây, trên hết là chủ nghĩa Mác - Lê nin, đã học hỏi, tiếp thu, dung hợp, tích hợp và phát triển nhiều tinh hoa tư tưởng của những người đi trước. Từ đó, Hồ Chí Minh đã hình thành cho mình một thế giới quan duy vật khoa học và phương pháp biện chứng mac xít, tạo nền tảng triết học vững chắc để xây dựng lý luận, đường lối và phương pháp cho cách mạng Việt Nam. Triết học Hồ Chí Minh là triết học thực tiễn, biện chứng Hồ Chí Minh là biện chứng thực hành, trong đó Biện chứng giữa “bất biến” và “vạn biến” giữ vai trò cực kỳ quan trọng và nó được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp và trước tác của Hồ Chí Minh.

Sự nghiệp đổi mới đất nước toàn diện, đồng bộ, sâu sắc gắn với mở cửa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng đang đặt ra trước chúng ta nhiều vấn đề khó khăn, phức tạp cả về lý luận và thực tiễn. Thực tiễn đổi mới 30 năm qua chứng tỏ rằng: Công cuộc đổi mới càng đi vào chiều sâu, càng đối diện với nhiều vấn đề nan giải, phức tạp thì càng cần phải trở về với những tư tưởng “gốc” của Hồ Chí Minh

Page 63: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 59

từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, giáo dục, đạo đức… Với tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta phải quán triệt quan điểm vừa kế thừa vừa phát triển. Như vậy, một mặt chúng ta phải trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh, với lý tưởng và con đường cách mạng mà Người đã lựa chọn, mặt khác chúng ta phải vận dụng quan điểm và phương pháp Hồ Chí Minh, nhất là triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” vào việc lý giải những vấn đề mới do thực tiễn thời kỳ đổi mới đặt ra để từ đó có được nhận thức mới, quan điểm mới, cách làm mới… và đưa sự nghiệp đổi mới tiếp tục vững chắc tiến lên.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb ST, HN, 1970.

[2] C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1995

[3] C.Mác và Ăngghen, Toàn tập, Tập 23, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 1993

[4] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2000

[5] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2000

[6] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2000

[7] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2000

[8] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, HN, 2000

(BBT nhận bài: 27/01/2016, phản biện xong: 04/3/2016)

Page 64: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

60 Nguyễn Ngọc Chinh, Mai Thị Xí

TỪ GHÉP TIẾNG VIỆT NHÌN TỪ TRIẾT LÍ ÂM DƯƠNG

VIETNAMESE COMPOUNDS VIEWED FROM THE YIN - YANG PHILOSOPHY

Nguyễn Ngọc Chinh1, Mai Thị Xí2 1Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

2HVCH K29, Chuyên ngành Ngôn ngữ học, Đại học Đà Nẵng

Tóm tắt - Triết lí âm dương đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnhvực của đời sống người phương Đông nói chung và của ngườiViệt nói riêng. Dân tộc nào cũng va chạm với những cặp đối lậpchỉ khái niệm âm – dương [2, tr 52]. Điều đó được phản ánh trongngôn ngữ, trong từ vựng và cú pháp. Ngày nay, triết lí âmdương không chỉ được nhiều người tìm hiểu, ứng dụng màcòn tưng bươc lí giải và vận dụng nó dựa trên cơ sở khoa học.Bài viết nhằm lí giải sự ảnh hưởng của triết lí âm dương đến cấutạo từ ghép đẳng lập tiếng Việt ở hai vấn đề chính: thứ nhất, mỗitừ ghép đẳng lập đều mang yếu tố âm – dương; thứ hai, triết líâm dương chi phối cấu tạo (hay cách sắp xếp) các từ tố trong từghép đẳng lập.

Abstract - The yin-yang philosophy plays an important role in allareas of the life of Oriental people in general and of Vietnamesepeople in particular. Every nation has been involved in pairs ofcontrasting concepts related to yin – yang [2, tr 52]. This is reflected inlanguage, vocabulary and syntax. Today, the yin – yang philosophyhas not only been the focus of investigation and application for manypeople but also explained step by step and manipulated based onscientific grounds. This paper is aimed at explaining the influence ofthe yin – yang philosophy on the formation of Vietnamese symmetriccompound words in two major aspects: first, every compound has itsyin – yang character; second, the yin-yang philosophy governs thestructure (or arrangement) of the components in a compound word.

Từ khóa - triết lý âm dương; người phương Đông; sự ảnhhưởng; từ ghép đẳng lập; chi phối cấu tạo.

Key words - yin-yang philosophy; Oriental people; influence;symmetric compounds; governing structure.

1. Đặt vấn đề

Đối với người phương Đông nói chung và người Việt nói riêng, từ xưa hai thái cực âm dương đã ăn sâu và trở thành cái hồn thiêng trong tâm thức. Nó không chỉ đơn thuần là một quan niệm mà đã trở thành triết lí của người Á Đông. Theo dòng thời gian, những biểu hiện sinh động của triết lí âm dương đã hằn sâu trong nếp nghĩ truyền thống và hiện đại. Điều này minh chứng cho sức ảnh hưởng không cùng của của triết lí này cả trên chiều rộng lẫn chiều sâu của một nền văn hóa. Triết lí âm dương đã được vận dụng vào mọi lĩnh vực, từ lĩnh vực y học cho đến lối sống quân bình của con người, từ văn hóa ẩm thực cho đến trang phục… nhưng cho tới nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nói đến sự ảnh hưởng của triết lí này đến ngôn ngữ.

Hơn nữa, theo quan điểm của hai nhà ngôn ngữ học người Mỹ E. Sapir (1884 – 1939) và B. L. Whorf (1879 – 1941), ngôn ngữ là chỉ dẫn cho hiện thực xã hội, mỗi ngôn ngữ đồ họa lại thực tại thế giới một cách khác nhau. Tức là, những đặc điểm về môi trường sống, về thiên nhiên, về văn hóa phong tục, tập quán, triết lí … của một dân tộc sẽ được phản ánh vào ngôn ngữ của mình. Chính vì vậy, khi người Việt dùng ngôn ngữ để phản ánh và tri nhận thế giới hiện thực khách quan, triết lí âm dương đã ăn sâu trong tiềm thức và có những ảnh hưởng không nhỏ.

Chúng ta khó có thể lý giải được tại sao sự vật này định danh thế này và sự vật kia được định danh thế khác. Chẳng hạn, trong định lượng không gian tại sao người Việt dùng: bàn ghế, ấm chén, nồi niêu… mà không có trường hợp ngược lại ghế bàn, chén ấm, niêu nồi… Trong định lượng thời gian thì có: sớm trưa, chiều tối, tối khuya... không có trường hợp ngược lại là khuya sớm, tối chiều, hay trưa sớm.

Để làm sáng tỏ vấn đề, chúng tôi thử tìm hiểu từ ghép đẳng lập trong cách định danh sự vật hiện tượng qua một số truyện ngắn của một nhà văn cụ thể - nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Khảo sát từ ghép đẳng lập qua những truyện

ngắn của Nguyễn Huy Thiệp minh chứng cho sức ảnh hưởng khôn cùng của triết lí này từ trong tiềm thức dùng ngôn ngữ của người Việt.

2. Ảnh hưởng của triết lí âm dương đến cấu tạo từ ghép đẳng lập tiếng Việt

Từ ghép là những từ do hai từ tố ghép lại. Từ ghép có nhiều loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

Từ ghép chính phụ là từ ghép giữa hai từ tố có quan hệ chính phụ, tiếng đứng đầu là chính, tiếng thứ hai là phụ nhằm làm rõ nghĩa cho tiếng thứ nhất [1, tr.48]. Trật tự này bất biến. Đảo lại trật tự, nghĩa của chúng thay đổi hoàn toàn. Ví dụ: Nhà gạch, nhà hàng, nhà máy,…

Từ ghép đẳng lập là từ ghép trong đó hai từ tố bình đẳng với nhau, không có từ tố nào là chính, không có từ tố nào là phụ, cả hai từ tố ghép với nhau để tạo ra một từ cùng loại nhưng có ý nghĩa khái quát hơn [1, tr.54]. Ví dụ: Nhà cửa, đường sá, vợ chồng, chợ búa, ăn chơi, phải trái, trước sau, trên dưới, đi lại, thắng thua, được mất….

Phương thức cấu tạo từ ghép đẳng lập trong tiếng Việt chịu sự chi phối khá rõ bởi thuyết âm dương. Cách nhìn âm dương đối với các sự vật hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan chính là cách tri nhận thế giới. Triết lí âm dương giải thích mọi sự vật hiện tượng theo nguyên tắc: sự vật nào cũng phải chứa âm và dương, đó là đối lập nhưng không phải đối lập tuyệt đối mà có sự chuyển hóa. Theo nguyên tắc này, bất cứ sự vật hiện tượng nào không thể tồn tại đơn nhất mà phải tồn tại trong mối quan hệ nhất định. Việc hình thành nên một đơn vị từ ghép cụ thể là cả một quá trình tri nhận của người Việt về hiện thực được quy chiếu vào tư duy, tạo nên các ánh xạ được biểu hiện bằng các kí hiệu ngôn ngữ. Trong từ ghép đẳng lập, triết lí âm dương được thể hiện ở 2 điểm: thứ nhất, mỗi từ ghép đẳng lập đều mang yếu tố âm – dương; thứ hai, triết lí âm dương chi phối cấu tạo (hay cách sắp xếp) các từ tố trong từ ghép đẳng lập.

Page 65: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 61

2.1. Từ ghép đẳng lập được cấu tạo từ một từ tố mang tính dương và một từ tố mang tính âm

Do ảnh hưởng của triết lí âm dương nên cách nhìn của người Việt đối với các sự vật hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan chính là cách tri nhận thế giới được hình thành theo nguyên tắc quan hệ, cặp đôi có âm có dương. Bởi vậy nên từ ghép đẳng lập luôn được cấu tạo từ một từ tố mang tính dương và một từ tố mang tính âm.

2.1.1. Xét trên phương diện từ loại

- Trường hợp từ ghép đẳng lập là danh từ: trời đất, ngày đêm, núi sông, nhà cửa, ruộng đồng…. Các từ tố: trời, ngày, núi, nhà, ruộng mang ý nghĩa là dương, còn lại các từ tố đất, đêm, sông, cửa, đồng mang ý nghĩa là âm.

VD: Khiêm vái ba vái, nói: "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Năm thứ...". Tốn đốt pháo. Cả ba nét mặt rạng rỡ. Trời đất giao hòa, lòng người cảm động.

(Không có vua)

Chiều hôm ấy sốt li bì. Thiều Hoa một lòng săn sóc Phong, ngày đêm tận tụy bên cạnh không lúc nào rời.

(Giọt máu)

Chàng chán ngấy chuyện khoe khoang nhà cửa, ngựa xe, áo quần của họ.

(Chút thoáng Xuân Hương)

- Trường hợp từ ghép đẳng lập là động từ: ăn uống, giặt giũ, đi đứng, sống chết, thu chi…. Các từ tố: ăn, đi, sống, thu là dương, còn lại uống, đứng, về, chết, chi là âm.

Tốn đói, ăn ba bốn bát liền, sợi miến lòng thòng vương ra đất. Khiêm dắt xe ra cửa, không ăn uống gì.

(Không có vua)

Thiều Hoa có một đứa con với ông Tân Dân, thằng bé tên là Hạnh, đầu to tướng, có tật ở chân, đi đứng cứ nhảy như con cào cào.

(Giọt máu)

- Trường hợp từ ghép đẳng lập là tính từ: đen tối, nóng nực, tạnh ráo, trắng đen, cao thấp, lợi hại…. Các từ tố: đen, nóng, tạnh, trắng, cao, lợi là dương, còn lại tối, nực, ráo, đen, thấp, hại là âm.

VD: Tưởng như có tiếng ong bay đâu đây. Thời tiết nóng nực, một thứ nóng uể oai, rất dễ làm người ngủ gật.

(Nguyễn Thị Lộ)

Dân ta cực khổ. Tôi trông vào đâu cũng thấy xót xa. Phải lấy lý lẽ văn chương và sự công bằng pháp luật hướng đạo dân mình.

(Chút thoáng Xuân Hương)

2.1.2. Xét trên phương diện ngữ cố định chứa từ ghép đẳng lập

Cặp âm dương tương đối luôn luôn nằm sẵn trong sự vật gây ra những mâu thuẫn, như mặt trái với mặt phải, nên trong ngữ cố định ta luôn bắt gặp từ ghép là hai yếu tố âm dương cùng tồn tại: đứng ngồi (đứng ngồi không yên); đen bạc (lòng người đen bạc); lui tới (biết đường lui tới); đất đai (đất đai khô cằn)..v.v....

VD: Khi ăn cơm, Ấm Sắc cứ thấy Chiểu đứng ngồi không yên, mới hỏi:

"Bác bị nhọt hạch à?".

Chiểu bảo: "Tôi bị bệnh hoa liễu".

(Giọt máu)

Về quê làm gì? Ông khách cười khẽ. - Tôi còn đi nữa... Đời thế mà vui.

Về quê làm gì? Lòng người đen bạc, đất đai khô cằn...

(Đời thế mà vui)

Chúng ta thấy rằng, sự xuất hiện của từ ghép đẳng lập dưới bất kì hình thức nào (danh từ, động từ, tính từ) hay dù ở trong cương vị nào thì nó cũng mang trong mình hai yếu tố âm và dương.

2.2. Từ ghép đẳng lập thường được sắp xếp: từ tố mang tính dương đứng trước từ tố mang tính âm

Theo triết lí âm dương thì cái gì cao là dương, thấp là âm (trời là dương, đất là âm), cái gì có trước là dương, có sau là âm, nguyên nhân là dương kết quả là âm, tốt là dương xấu là âm, tích cực là dương tiêu cực là âm, chính là dương phụ là âm, to là dương nhỏ là âm, mạnh là dương, yếu là âm… Tính dương luôn là thuộc tính nổi trội nên chúng ta thấy rằng từ tố mang tính dương thường được đặt trước từ tố mang tính âm.

- Trong định lượng không gian, yếu tố nào lớn hơn, cao hơn, rộng hơn sẽ mang tính dương nên được đặt trước: bàn ghế, giường chiếu, ấm chén, nồi niêu, xoong chảo.

Chỗ ở của Hạnh chỉ kê vừa cái giường một, tất cả sách vở cộng với nồi niêu xoong chảo nhét dưới gầm giường.

(Huyền thoại phố phường)

Tôi không muốn như thế, năm ấy tôi mới hai mươi mốt tuổi đầu, chưa biết tí ti gì về chuyện giường chiếu phong hoa tuyết nguyệt.

(Huyền thoại phố phường)

- Trong định lượng thời gian, yếu tố thời gian nào sớm hơn thì mang tính dương và xuất hiện trước: sớm khuya, chiều tối, tối khuya... không có trường hợp ngược lại là khuya sớm, tối chiều, hay khuya tối.

Chiều tối, cỗ bàn vừa xong thì bà Hợp bên hàng xóm đến kéo theo mấy bà mấy cô bên đội cấy. Bà Hợp gào thét từ ngoài ngõ.

(Những bài học nông thôn)

Khi ông bệnh nặng, con trưởng là Phạm Ngọc Gia làm nghề mổ thịt lợn, túc trực bên giường sớm khuya gần một tháng trời, mắt sâu hoắm, râu mọc tua tủa.

(Giọt máu)

- Giữa hai yếu tố trái nghĩa, người Việt cảm nhận yếu tố tích cực, dương tính quan trọng hơn nên được đặt trước, bởi vậy mới có trường hợp: giàu nghèo, sang hèn, trắng đen, cao thấp, thật giả, thực hư …

Vũ chợt nhớ đến nhận xét của một triết gia. Thực ra, toàn bộ những bí mật của thế giới này loanh quanh cũng chỉ ở một vài dạng thức cơ bản mà thôi: thiện ác, trước sau, phải trái, đúng sai, xấu tốt, già trẻ, trên dưới... Con người mãi mãi vướng vào các sợi dây của những mối quan hệ không cân bằng, tất yếu sẽ nhầm lẫn và rối bòng bong.

(Bài học tiếng Việt)

Giới quý tộc cung đình mới qua được một đời còn hết sức quê mùa về lối sống, chưa có được đời sống tinh thần vương giả, luôn nhầm lẫn thật giả, thực hư.

(Nguyễn Thị Lộ)

Page 66: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

62 Nguyễn Ngọc Chinh, Mai Thị Xí

- Giữa hai yếu tố có quan hệ nhân quả: suy sụp, sụp đổ, đổ vỡ, bệnh tật, cổ kính, giàu sang… lại do quan hệ nhân quả giữa hai yếu tố quy định, nguyên nhân là dương kết quả là âm theo kiểu vì A nên B: vì suy nên sụp, do sụp mà đổ, có cổ thì mới kính…

Những ngày ở nhà cô Phượng khiến tôi suy sụp. Tôi kiệt sức. Tôi phải tiếp từ một đến ba quý bà, quý cô một ngày.

(Con gái thủy thần)

Mây luồn chạy ra ngoài sân. Tôi thấy mái nhà sập xuống đầu tôi, bầu trời sập xuống đầu tôi. Tất cả là đổ vỡ và tan nát.

(Con gái thủy thần)

Có tiếng đổ vỡ chai lọ, tiếng kéo lê sền sệt, tiếng nhai xương rau ráu.

(Đời thế mà vui)

- Từ ghép đẳng lập chỉ bộ phận cơ thể người: mặt mũi, răng lợi, tóc tai, mắt mũi, tay chân… thì từ tố nào đóng vai trò quan trọng hơn sẽ là yếu tố dương và được đặt trước: mặt mũi (mặt là thể diện của con người), răng lợi, tóc tai (hàm răng, mái tóc một góc con người), mắt mũi, tay chân (Giàu hai con mắt, khó hai bàn tay)…

Khiêm cầm xà beng phá khóa. Cửa mở ra. Tốn tay chân, mặt mũi đen nhẻm đang nhe răng cười.

(Không có vua)

Cả bốn chúng tôi mệt lả, bủn rủn hết cả chân tay. Anh Bường mặt mũi tái mét, há miệng cười như mếu.

(Những người thợ xẻ)

- Yếu tố đứng sau giải thích nghĩa cho yếu tố đứng trước trong một số trường hợp: đường sá, chợ búa, tre pheo, làng mạc, đất đai… Các nhà Việt ngữ học đã chứng minh rằng trong những từ trên đây yếu tố đứng sau là tiếng Việt cổ đồng nghĩa với yếu tố đứng trước: sá là đường, búa là chợ, pheo là tre… Có thể thấy từ đứng sau dùng để giải thích từ đứng trước. Hay nói cách khác từ đứng trước có vai trò chính nên mang tính dương, còn từ đứng sau đóng vai trò phụ nên mang tính âm.

Phong hỏi: "Chợ búa dạo này thế nào?". Bà Vân bảo: "Thời khó khăn, chúng em làm ăn cơ cực lắm".

(Giọt máu)

Tôi đi qua rất nhiều làng mạc, vừa đi vừa làm thuê kiếm ăn. Những làng quê mà tôi đi qua đều buồn tẻ, tiêu điều.

(Con gái thủy thần)

Ta ở trên đất đai của tổ tiên ta

Và quăng lưới trên dòng sông của tổ tiên ta

Những khao khát của ta

Hướng về tuyệt đối...

Ta là Trương Chi.

(Trương Chi)

Về quê làm gì? - ông khách cười khẽ. - Tôi còn đi nữa... Đời thế mà vui. Về quê làm gì? Lòng người đen bạc, đất đai khô cằn...

(Đời thế mà vui)

- Trong từ ghép chỉ quan hệ thân tộc, yếu tố quan trọng hơn đóng vai trò tính dương nên được đứng trước: anh chị, cha mẹ, ông bà, anh em, ông cháu, chồng con… Nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ: vợ chồng, cô chú… đây là dấu vết còn sót lại của chế độ mẫu hệ.

Bường là một tay anh chị khét tiếng.

(Những người thợ xẻ)

Chiều hôm ấy, Phong cho gọi một tên anh chị khét tiếng tên là Tước sẹo đến bảo: "Việc thế này... thế này... Bao nhiêu tiền?".

(Giọt máu)

Ông phủ Vĩnh Tường bảo Thặng:

- Dân ta tốt lắm. Bậc cha mẹ dân phải nêu được nghĩa công bằng.

(Chút thoáng Xuân Hương)

Việc hình thành ra một từ ghép là quá trình tri nhận của người Việt về các mối quan hệ được quy chiếu vào tư duy. Các ánh xạ hình ảnh này sẽ ưu tiên đặc tính nào nổi trội hơn và đương nhiên xét trong nhiều mối quan hệ, tính dương luôn là thuộc tính nổi trội nên dương luôn đứng trước âm trong cấu tạo từ ghép đẳng lập là vậy.

3. Kết luận

Bài viết trên đây chỉ nêu một vấn đề nhỏ của sự ảnh hưởng triết lí âm dương đến ngôn ngữ, đó là cấu tạo từ ghép đẳng lập tiếng Việt. Triết lí âm dương nếu được vận dụng một cách triệt để có thể giải thích được nhiều vấn đề về hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt. Chẳng hạn, trong danh từ chỉ loại, chúng ta khó có thể giải thích được khi nào dùng con, khi nào dùng cái, tại sao nói con sông, con thuyền, con đò, con đường, con suối, con dao mà không dùng cái thuyền, cái dao, cái suối?

Câu trả lời thỏa đáng cho trường hợp này nằm ở triết lí âm dương. Mọi sự vật trong trời đất theo quan niệm của người Việt đều được quy về mô hình lưỡng phân là dương và âm, có âm thì có dương, có dương thì có âm. Cho nên, những sự vật gắn với phạm trù động, mang tính dương sẽ đi kèm với “con”, ngược lại những sự vật gắn với phạm trù tĩnh, mang tính âm nên đi kèm với “cái”. Hoặc từ hai hướng phát triển của triết lí âm dương (thuyết tam tài và thuyết ngũ hành), chúng ta có thể lí giải được cấu trúc ngữ âm tiếng Việt. Hoặc luật bằng trắc trong thơ cũng xuất phát từ nguyên lí âm dương hài hòa.

Có thể thấy việc nghiên cứu một cách có hệ thống triết lí âm dương sẽ mở ra nhiều hướng tiếp cận và lí giải được nhiều hiện tượng trong ngôn ngữ tiếng Việt.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đỗ Hữu Châu (2006), Giáo trình từ vựng học tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm.

[2] Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

[3] Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.

[4] Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (2002), NXB Văn hóa Thông tin.

(BBT nhận bài: 21/03/2016, phản biện xong: 03/04/2016)

Page 67: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 63

SYNTACTIC FEATURES OF RECREATION ACTVITIES ADVERTISEMENTS IN ENGLISH VERSUS VIETNAMESE

CÁC ĐẶC ĐIỂM CÚ PHÁP CỦA CÁC QUẢNG CÁO VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ TRONG TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

Nguyen Thi Quynh Hoa1, Nguyen Thi Dieu Hao2 1The University of Danang, University of Foreign Language Studies; [email protected]

2Master Student of the English Language Course 28, The University of Danang

Abstract - With important functions and characteristics, syntacticfeatures play crucial roles in the formation of sentences, phrases,and clauses, etc. Thanks to syntactic features, advertisers canmake advertisements clear, informative, appealing, and easy tounderstand. In an attempt to show the importance of syntacticfeatures in recreation activity advertisements and their effects oncustomers, I thoroughly conduct an analysis of three main featuresincluding the passive voice, conditional sentences and imperativesentences. These findings not only help English learners clearlyunderstand how advertisements are created, but they also offerexplanation for the impressiveness of recreation activityadvertisements which always attract the attention of customers.

Tóm tắt - Với chức năng và những đặc tính quan trọng, những đặcđiểm về ngữ pháp đóng vai trò thiết yếu trong việc hình thành nêncấu trúc câu, đoạn, mệnh đề, … Nhờ vào những đặc điểm ngữpháp, các nhà quảng cáo có thể viết những bài quảng cáo rõ ràng,đầy đủ thông tin và dễ hiểu. Nhằm mục địch làm rõ sự quan trọngvà tầm ảnh hưởng của các đặc điểm ngữ pháp trong quảng cáohoạt động giải trí, ba đặc tính cơ bản của ngữ pháp như câu bịđộng, câu điều kiện và câu mệnh lệnh được phân tích rõ trong bàibáo. Các phát hiện của nghiên cứu này không chỉ giúp cho nhữngngười học tiếng Anh hiểu rõ những bài quảng cáo được hình thànhnhư thế nào mà còn lý giải cho vai trò ấn tượng của quảng cáohoạt động giải trí trong việc thu hút sự chú ý của khách hàng.

Key words - syntactic features; advertisements; recreation activities;passive voice sentences; conditionals; imperative sentence.

Từ khóa - đặc điểm ngữ pháp; quảng cáo; các hoạt động giải trí;câu bị động; câu điều kiện; câu mệnh lệnh.

1. Rationale

Recreation activities are performed solely for the enjoyment, pleasure and amusement of individuals. Recreation activities can range from physical activities such as team sports, playing in the park or taking a hike in nature, to spiritual activities. These activities allow people to activate their bodies and increase their levels of personal fitness for health-related reasons. Besides, recreation activities often boost a person's confidence due to the feelings of accomplishment and pride which are obtained from excelling at a chosen sport or certain type of leisure activities. Moreover, when joining in recreation activities, people not only feel relaxed, but they also have chance to build closer relationships with others. Because of the benefits of recreation activities and their effects on people’ lives, in recent years, many kinds of recreation activity advertisements have been developed to attract and meet customers’ requirements. In order to make the recreation activity advertisements become informative, authentic, persuasive and impressive, syntactic features are mainly focused on because with clear advertisements, customers can easily read, understand and choose what they wish to take part in. Hence, the aim of this paper is to analyze the syntactic features employed in recreation activity advertisements in English versus in Vietnamese and their effects on customers with the hope that it can provide significant knowledge to teachers and students about recreation advertisements.

2. Theoretical background

2.1. Syntax and syntactic features

Generally, syntax is the study of the structural rules of language and the bodies of rules themselves. Chomsky, N [2] stated, “syntax is the study of the principles and

processes by which sentences are constructed in particular languages”.

In addition, according to Quirk, R. et al. [5], while lexicology deals with the study of words, syntactic features play important roles in “the regularities in their formation” which “are similar in kind to the regularities of grammar and are closely connected to them”.

2.2. Syntactic Features Categories

2.2.1. Passive Voice

The passive voice is used to show interest in the person or object that experiences an action rather than the person or object that performs the action. In other words, the most important thing or person becomes the subject of the sentence.

There are three main types of passive voice listed by Quirk, R. et al [5] as follows:

- Central Passives is defined as “a direct active-passive relation”.

E.g. - Coal has been replaced by oil

- Semi-passives represents a “mixed or semi-passive class whose members have both verbal and adjectival properties”. According to Quirk, R. et al [5], the adjectival properties include the possibility of:

(a) The participle with an adjective.

E.g. - Peter was interested in English.

(b) The participle with quite, very, rather, etc; or the adjective with be can be replaced by feel or seem

E.g. - I feel rather encouraged and happy

- Pseudo-passives has neither an active transform nor a possibility of agent addition

Page 68: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

64 Nguyen Thi Quynh Hoa, Nguyen Thi Dieu Hao

E.g. - The house is already built

Besides, in Vietnamese language, Diệp Quang Ban [3] divides the subject functions in the passive voice into six types including:

(a) The goal: Nó bị (cảnh sát) phạt.

(b) The recipient: Chủ nợ đã được (con nợ) trả tiền.

(c) The arrival: Thùng được (người ta) đổ đầy nước.

(d) The beneficiary: Em bé được mẹ rửa chân cho.

(e) The maleficiary: Nhà bị (bão) tốc mái.

(d) The place: Tường được (chủ nhà) treo đầy tranh.

2.2.2. Conditional Sentences

Murcia, M. et al. [4] divide conditional sentences into three main types including factual conditional sentences, future or predictive conditional and imaginative conditional sentences

- Factual conditional sentences are used in everyday speaking and writing. Factual conditionals are divided into timeless and time-bound. Timeless conditional sentences are used to express habits; especially, they are also used in scientific writing.

E.g. If you heat water to 100 degrees Celsius, it boils. In time-bound conditional sentences, the result clause in takes modals such as ‘must’ or ‘should’

E.g. If someone works for you, you must pay them.

- Future or predictive conditional sentences comprise an if-clause in the simple present tense and the main clause with will or shall to express future time.

Besides, the future conditional sentences are also used to express a prediction with modal verb such as may, might or should

- Imaginative conditional sentences include: hypothetical and counterfactual conditionals. Hypothetical conditionals refer to events unlikely and impossible to happen; the counterfactual express impossible events which are stated in the if-clause. Counterfactual conditionals can refer to the present as well as the past.

Besides, Beaumont, D. and Granger, C. [1] also point out that “we also use the imperative in the main clause”.

2.2.3. Imperative sentences

According to Quirk, R. et at. [4] “Imperative sentences are used for a wide range of illocutionary acts” because illocutionary depends on the relation as well as on the benefits of the action between the speakers and the hearers.

3. Research methods

The study makes use of descriptive, analytical and comparative methods for the syntactic feature analysis of recreation activity advertisements in English versus Vietnamese.

While the descriptive method is used to find out the syntactic features of recreation activity advertisements, the analytical method extends the descriptive approach to suggest or explain why or how syntactic features affect recreation activity advertisements. Besides, the contrastive method is used to compare the syntactic features of

recreation activity advertisements in English versus Vietnamese to find out the similarities and differences between them.

4. Findings and discussion

4.1. The syntactic features of ERAds and VRAds

4.1.1. Passive Voice

In ERAds and VRAds, the passive voice is used not only to emphasize the activities’ features, but it also offers an impression that the readers will be able to fully experience the activities that they are involved in.

a. Passive Voice in highlighting the impression of activities’ features

In English

Subject (passive) + Verb (be + P.P) + Optional Agent (by-Phrase).

(3.1) It is equipped with an easy swim platform, a large bathroom, sun and shade areas, and a fresh water rinse. [6]

(3.2) Racing through the launch station, momentum sends you on a lightning fast series of ascents and descents, rocking forwards and backwards on the gigantic loop before the ride car is caught in mid-air and lowered back to the base. [7]

The example (3.1) provides a description of “scuba diving” while example (3.2) evokes an exhilarating and thrilling image of the car ride to the readers, who will experience the ride that “is caught in mid-air and lowered back to the base”.

In Vietnamese

According to Diệp Quang Ban’s categorization about the passive voice [3], I took the goal, the recipient and the beneficiary to analyze the passive voice in Vietnamese recreation activities advertisements

(3.3) Mẹo nhỏ cho bạn: nhớ chú ý các combo, package được phát hành thường xuyên tại các quầy lễ tân giúp bạn chơi nhiều hơn, chi trả ít hơn! [8]

(3.4) Nhà banh được thiết kế để phù hợp cho trẻ từ 4 đến 12 tuổi với đa dạng các địa hình kết hợp để trẻ thỏa sức chơi, thỏa sức khám phá. [ 9]

In the examples above, example (3.3) explains that the packages promotion offers reasonable price and benefits to the readers while example (3.4) shows the purpose of the recreational activity

b. Passive Voice in highlighting the benefit for the customers

In English

Subject (passive) + modal verb (will) + V (be + P.P)+ Optional Agent (by-Phrase).

(3.5) At full speed you’ll be propelled at over 50kph down a 63m long wave-like track that plunges and climbs. [10]

(3.6) When you arrive you will be greeted by the friendly skydive team. [11]

In example (3.6), the advertiser lets the readers feel pleased when they read the expression “you’ll be greeted”.

Page 69: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 65

The readers are more likely to understand that they not only have chance to try the thrilling ride but they will also be able to release stress and enjoy happy moments with the “friendly skydive team”. The example (3.5) illustrates the pieces of advertisements which entail multiple nuances that can make the riders feel scared, excited and curious about the thrilling activities.

In Vietnamese

(3.7) Trên tầm cao 10 mét so với mặt đất, bạn sẽ được quay tròn. [12]

The example (3.7) shows the experiences the customers can get when they join in the activities. They can be very pleased when reading the advertisement and that feeling can make them decide quickly the activities they like the most.

In short, I realize that in ERAds, the passive voice highlighting the benefits the customers can obtain in Table 1 is higher than that highlighting the impression of activities’ features, which accounts for 47.8%. However, Table 2 shows that the passive voice in VRAds which highlights the activities’ features is used at higher rate than that used to highlight the benefits for customers, which is at 32.4%.

In English

Table 1. Frequency of the passive voice in ERAds

The Passive Voice ERAds

Occurrence Rate (%)

Highlighting the activities’ features

32 47.8

Highlighting the customers’ benefits

35 52.2

Total 67 100

In Vietnamese

Table 2. Frequency of the passive voice in VRAds

The Passive Voice VRAds

Occurrence Rate (%)

Highlighting the activities’ features

23 67.6

Highlighting the customers’ benefits

11 32.4

Total 34 100

4.1.2. Imperative Sentences

In ERAds and VRAds, imperative sentences used not only to persuade the customers to try their activities, but also guide them what or what not do to have good experiences from the activities.

In English

There are two main forms of imperative sentences:

- Affirmative imperative: V(base form of the verb).

- Negative imperative: Do not + V (base form).

(3.8) Jump on the train for a light-hearted, breezy ride through the rambling trails of the desert. [13]

(3.9) Don’t plan on staying dry! [14]

As we can see from the examples above, the affirmative imperatives in example (3.8) shows the readers what to do when they participate in the activities. When the readers

read the verb “jump”, they can have a strong feeling about the thrilling activities. In example (3.9), the negative imperatives is used to alert or warn the readers what they should not do.

In ERAds, the affirmative imperative form is used at a rate of 91.5%, which is roughly 10 times higher than the rate of 8.5% in negative imperative form.

Table 3. Distribution of affirmative imperative and negative imperative sentences in ERAds

Imperative sentences ERAds

Occurrence Rate (%)

Affirmative Imperative 130 91.5

Negative Imperative 12 8.5

Total 142 100

In Vietnamese

Like English, the Vietnamese language makes use of imperative sentences for giving direct suggestions or other purposes such as giving instructions or advices.

According to Diệp Quang Ban [3], hãy is used in affirmative imperatives and đừng, chớ are commonly used in negative imperative sentences.

(3.10) Đến Helio Center trượt băng mỗi tuần vì một cơ thể khỏe mạnh hơn! [15]

(3.11) Đừng ngần ngại! Hãy đến với Khu trò chơi cảm giác mạnh tại Công viên Văn hóa Đầm Sen, bạn sẽ được chơi thỏa thích.! [16]

As we can see, with the affirmative imperatives and negative imperatives such as “hãy đến”,“đến Helio Center”, “Đừng ngần ngại” in the examples above, the advertisers are advising as well as suggesting the readers to choose their activities because of their benefits.

Like ERAds, the affirmative imperative sentences in VRAds are used more than the negative ones, which only make up 13.8%.

Table 4. Distribution of affirmative imperative and

negative imperative sentences in VRAds

Imperative sentences VRAds

Occurrence Rate (%)

Affirmative Imperative 50 86.2

Negative Imperative 8 13.8

Total 58 100

4.1.3. Conditional Sentences

Conditional sentences are the crucial syntactic features that need to be analyzed in ERAds and VRAds. The purposes of conditional sentences in recreation advertisements are varied, including giving offers or giving recommendations or warnings to the customers. Here are some examples to illustrate this:

In English

a. Giving offers to meet the customers’ needs

(3.12) If you want to be tied up & thrown off with a friend, then this is the Bungy Site for you, as it offers Queenstown’s only Tandem Bungy Jump. [17]

Page 70: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

66 Nguyen Thi Quynh Hoa, Nguyen Thi Dieu Hao

In example (3.12), the customers will be very curious about the “Bungy site” because the challenging and thrilling characteristics shown clearly in the advertisements satisfy their hobby and requirement.

b. Giving guidance or warning to customers

(3.13) There are 2 ways to get up and down this beast. If you ride the “lift” tower, it will blast you nearly instantly to the top. [18]

In example (3.13), the advertiser lets the reader have a strong feeling because when reading, they can imagine what will happen to them if they join in the activity.

Table 5. Distribution of conditional sentences’ purposes in ERAds

Conditional sentences ERAds

Occurrence Rate (%)

Giving offers to customers

16 59.3

Giving guidance and warning to customers

11 40.7

Total 27 100

It is interesting to see that in ERAds, the conditional sentences used to give offers to customers constitute 59.3%, which is higher than those used to give guidance and warning to customers, which is at 40.7%

In Vietnamese

In Vietnamese, Diệp Quang Ban [3] states that the compound conditional sentence is a sentence in which the subordinate clause is called the conditional clause with the words such as nếu, hễ, miễn, giá như… and the main clause is called as the consequence clause with the word thì. This sentence can be recognized by following structures:

Nếu…………………thì……………..

Hễ…………………..thì……………..

Miễn (là)…………...thì……………..

Giá như/ giả sử……thì……………..

However, in VRAds, the structure mainly used is Nếu….thì…. in normal sentences or in reverse sentences. Sometimes, the word thì is eliminated or the main clause is imperative

a. Giving offers to meet the customers’ needs

(3.14) Nếu bạn đang tìm kiếm cảm giác tốc độ, hãy thử môtô trượt nước của chúng tôi. [19]

(3.15) Nếu là một fan hâm mộ các cuộc đua kì thú trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng ‘Cars” và muốn trải nghiệm cảm giác phấn khích qua các trò chơi tốc độ, bạn không nên bỏ qua trò chơi Xe điện đụng tại Sông Hồng Resort. [20]

While the imperative conditional sentence with “hãy thử” in example (3.14) persuades customers to try the activity, the example (3.15) raises the curiosity of the customers because when they join in the activity, they can do the things they want.

b. Giving guidance or warning to customers

(3.16) Nếu là lần đầu, người chơi phải đi trên sân có mặt phẳng để làm quen. [21]

In example (3.16), the advertiser asks the customers who first join in the activities that they should “đi trên sân có mặt phẳng để làm quen” to ensure the safety for them,

Table 6. Distribution of conditional sentences’ purposes in VRAds

Conditional sentences VRAds

Occurrence Rate (%)

Giving offers to customers

9 47.4

Giving guidance and warning to customers

10 52.6

Total 19 100

As we can see in the table above, the occurrence of conditional sentences giving offers or guidance to customers are approximately equal. While the rate of conditional sentences used to give offers to customers takes up to 47.4%, the conditional sentences used to give guidance or warnings to customers have a rate of 52.6%.

4.2. Frequency of Syntactic Features used in Recreation Activities Advertisements in English versus Vietnamese

As we can see in the analysis above, the passive voice, imperative sentences and conditional sentences play crucial parts in ERAds and VRAds. They are not only used to highlight the activities’ features, but they also emphasize the benefits the customers can have from them. Here are the comprehensive tables showing the distributions of sentences types in ERAds and VRAds respectively.

In English

Table 7. Distribution of sentences types in ERAds

Sentences Types ERAds

Occurrence Rate (%)

The Passive Voice (P.A) 67 28.4

The Imperative Sentences 142 60.2

The Conditional Sentences 27 11.4

Total 236 100

In Vietnamese

Table 8. Distribution of sentences types in VRAds

Sentences Types VRAds

Occurrence Rate(%)

The Passive Voice (P.A) 34 30.6

The Imperative Sentences 58 52.3

The Conditional Sentences 19 17.1

Total 111 100

As shown in Table 7 and Table 8, imperative sentences in ERAds and VRAds cover the highest portion at 60.2% and 52.3% respectively. In Table 7 and 8, the passive voice sentences hold the second highest rates compared to other types of sentences. These rates are 28.4% for ERAds and 30.6% for VRAds. The smallest component in VRAds and ERAds is conditional sentences, which is at 11.4% and 17.1% respectively.

5. Conclusions

From the result of the study, I find that the analysis of the syntactic structures of English and Vietnamese

Page 71: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 67

recreation activity advertisements is applied. With respect to the syntactic features, there are some similarities between the two languages. Firstly, the passive voice is considered to be important because it focuses on enabling readers to get clear information about features of recreation as well as clearly understand the benefits they can get from each activity. Secondly, in two languages, while if – clause is used to raise the customers’ needs or the chances for the customers to try the activities, the main clause is the advertisers’ persuasion for them. Thirdly, with respect to imperative sentences, the advertisers would like to give offers, guidance or warning to the customers to make them clearly understand the advertisements. As for the rate of syntactic features, the highest rate of both ERAds and VRAds is the imperative sentences, which account for 60.2% and 52.3% respectively. In addition, both ERAds and VRAds have the same lower rate in the passive voice, which takes up to 28.4% and 30.6% and the lowest rate belongs to the conditional sentences, which is at 11.4% in ERAds and 17.1% in VRAds. However, the occurrences of sentences types in ERAds are higher than those in VRAds.

With the clear illustration and analysis of syntactic features in recreation activity advertisements in English and Vietnamese, the teachers as well as the English learners can understand the importance of syntactic features in showing the impression of advertisements and the benefits the customers can obtain from them.

REFERENCES

[1] Beaumont, D. and Granger, C.,Heinemann English Grammar, Heinemann, 1992.

[2] Chomsky, N.,Syntactic Structures, London, 1957.

[3] Diệp Quang Ban, Ngữ Pháp Tiếng Việt, Nxb Giáo Dục, 2004.

[4] Murcia, M. et al, The Grammar Book: An ESL/EFL Teacher's Course, Heinle & Heinle, 1999.

[5] Quirk, R. et al, A Comprehensive Grammar of the English Language, Longman,1985.

[6] http://www.waterplayusa.com/tour/438/snuba-go-scuba-diving-without-being-certified/

[7] https://www.dreamworld.com.au/rides/thrill-rides/buzzsaw

[8] http://helio.vn/vie/play-s/tro-choi-cam-giac-manh/tornado-voi-rong.html

[9] http://helio.vn/vie/play-s/tro-choi-van-dong/ballocity-nha-banh.html

[10] https://www.dreamworld.com.au/rides/family-rides/shockwave

[11] http://www.tigermothworld.com.au/skydive/

[12] http://damsenpark.com.vn/vi/super-swing

[13] https://www.sixflags.com/magicmountain/attractions/road-runner-express

[14] https://www.sixflags.com/magicmountain/attractions/roaring-rapids

[15] http://helio.vn/vie/play-s/tro-choi-van-dong/ice-skating-san-truot-bang.html

[16] http://damsenpark.com.vn/vi/tro-chi-cm-giac-mnh

[17] http://www.ultimatequeenstown.com/thrill/air/kawarau-bridge-bungy.3/

[18] https://www.sixflags.com/greatescape/attractions/sasquatch

[19] http://picnic.whitesanddoclet.com/water-sports/

[20] http://songhongresort.com/phongnghi/show/34/Xe-Dien-Dung.html

[21] http://www.aseanresort.vn/vui-choi/hang-muc-vui-choi/truot-pa-tanh.html

(The Board of Editors received the paper on 14/12/2015, its review was completed on 26/04/2016)

Page 72: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

68 Phan Thành Nhâm

VẤN ĐỀ TỰ DO TRONG HỌC THUYẾT VỀ XÃ HỘI CÔNG DÂN CỦA G.W.F HEGEL

FREEDOM ISSUES IN G.W.F. HEGEL’S THEORY OF CIVIL SOCIETY

Phan Thành Nhâm

Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội; [email protected]

Tóm tắt - Trong triết học pháp quyền của Hegel, ý niệm về ý chítự do đã trải qua những thang bậc phát triển khác nhau, từ phápquyền trừu tượng đến pháp quyền trong lĩnh vực luân lý và cuốicùng là pháp quyền của đời sống đạo đức (gia đình, xã hội côngdân và Nhà nước). Xã hội công dân là giai đoạn trung gian giữagia đình và Nhà nước, là nơi mà những cá nhân được tự do theođuổi mục đích và những lợi ích riêng tư của mình, và việc thừanhận sự tự do chủ quan của các cá nhân là một đặc trưng quantrọng của xã hội công dân. Trong phạm vi bài viết này, tác giảnghiên cứu khái quát khái niệm về tự do trong triết học Hegel;những nội dung cơ bản của học thuyết về xã hội công dân, đặcbiệt là khái niệm xã hội công dân; tập trung nghiên cứu quan niệmcủa Hegel về tự do chủ quan trong xã hội công dân.

Abstract - In Hegel's philosophy of law, the notion of freedom hasgone through different development scales, from abstractjurisdiction to jurisdiction in morality field and finally the law ofmoral life (family, civil society and the State). Civil society is theintermediate stage between the family and the State, where theindividual is free to pursue their own purpose and benefits , and therecognition of subjective freedom of individuals is an importantfeature of civil society. Within the scope of this article, the authorstudies the generalized concept of freedom in Hegel's philosophy;the basic content of the theory of civil society, especially theconcept of civil society and Hegel's concept of subjective freedomin civil society.

Từ khóa - tự do; xã hội công dân; triết học; pháp quyền; Hegel. Key words - Freedom; civil society; philosophy; law; Hegel.

1. Đặt vấn đề

Học thuyết về xã hội công dân trong triết học pháp quyền của Hegel không chỉ là sản phẩm thuần túy của tư duy tư biện mà là sự phản ánh một cách sâu sắc thời đại và dân tộc Đức vào cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, là sự kế thừa và phát triển những quan niệm khác nhau về xã hội công dân trong lịch sử triết học phương Tây, từ những ý tưởng về nhà nước và xã hội công dân thời kỳ Hy Lạp cổ đại cho đến thời đại của Hegel, nhất là các ý tưởng về xã hội dân sự của Aristotle, Hobbes, Locke, Montesquieu, Rousseau, Kant, Fichte, Adam Fuguson, Adam Smith,... . Vì vậy, học thuyết về xã hội công dân chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống khoa học triết học về pháp quyền của Hegel, bao hàm những nội dung tư tưởng phong phú về nhiều lĩnh vực, chứa đựng nhiều giá trị tư tưởng quý báu đáng để nghiên cứu, khai thác và vận dụng, nhất là quan niệm của Hegel về tự do trong xã hội dân sự.

2. Kết quả nghiên cứu

2.1. Khái niệm tự do trong triết học Hegel

Tư tưởng về tự do là tư tưởng xuyên suốt triết học Hegel. Trong triết học Hegel, quan niệm về tự do mang nhiều sắc thái khác nhau, tùy những trường hợp cụ thể và riêng biệt. Tiếp thu những quan niệm về tự do trong lịch sử triết học phương Tây, nhất là những ý tưởng về tự do trong tư tưởng Kitô giáo, Hegel đã mở rộng và làm sâu sắc thêm khái niệm về tự do, ông đã xác lập mối quan hệ biện chứng giữa tự do và mặt đối lập với nó là tất yếu. Theo Hegel, tất yếu có sức mạnh cưỡng chế, đóng vai trò là cái hạn chế sự tự do của con người. Tuy nhiên, tự do bị hạn chế thực chất là không tự do, đó là sự sợ hãi tất yếu. Vì vậy, Hegel đã đưa ra những giải pháp cho mối quan hệ giữa tự do và tất yếu. Theo Hegel,

Trong các bản dịch của Bùi Văn Nam Sơn thuật ngữ Bürgerliche Gesellschaft được dịch là xã hội dân sự; còn trong bộ C.Mác và Ph.Ănghen toàn tập, thuật ngữ Bürgerliche Gesellschaft được dịch là xã hội công dân. Xã hội công dân và xã hội dân sự là những khái niệm không đồng nhất với nhau. Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung tư tưởng triết học pháp quyền của Hegel, trong bài viết này tác giả thống nhất sử dụng thuật ngữ xã hội công dân.

không nên loại bỏ tất yếu ra khỏi tự do, mà phải đồng hóa nó với tự do. Khởi đầu cho sự đồng hóa này là nhận thức cái tất yếu, từ đó con người có khả năng bắt cái tất yếu phục tùng lợi ích và nhu cầu của mình. Song, điều này chỉ khả quan với điều kiện là tự do hiện diện trong bản thân tất yếu, cho dù là dưới dạng bị che đậy. Với Hegel, chân lý của bản thân tất yếu là tự do. Tất yếu ở Hegel không phải là tất yếu mù quáng mà là một loại tất yếu đặc biệt, là tính quy luật của thế giới, hay với tên gọi khác là “lý tính thế giới”.

Như vậy, tự do trong triết học Hegel luôn gắn liền với tất yếu. Nhưng, khác với các nhà triết học macxit thường nhấn mạnh tất yếu và sự tuân phục của con người trước cái tất yếu thì Hegel lại tin tưởng vững chắc vào sự thống trị và thắng lợi ngày càng lớn hơn của lý tính và tự do. Theo Hegel, tự do chỉ là khả thể với tư cách thống trị trên cái tất yếu, tự do chiến thắng tất yếu không phải bằng con đường loại bỏ, mà là bằng con đường đồng hóa giữa chúng thông qua sự chuyển hóa.

2.2. Nội dung cơ bản của học thuyết về xã hội công dân và quan niệm của Hegel về tự do trong xã hội công dân

Nội hàm của khái niệm xã hội công dân trong triết học pháp quyền của Hegel đã sớm được định hình trong tác phẩm đầu tay của ông về phương pháp nghiên cứu triết học pháp quyền tự nhiên (1802). Trong tác phẩm này, Hegel đã xem “thế giới công dân” là thế giới xã hội của những cá nhân theo đuổi những lợi ích riêng tư của mình, độc lập với Nhà nước, với tư cách là “công việc” của một tầng lớp nhất định, khác với “tầng lớp phổ biến” như là tầng lớp tự do và có tính đạo đức đích thực. Đến tác phẩm “Bách khoa toàn thư các khoa học triết học 3: Triết học tinh thần (1817)”, Hegel đã xem xã hội công dân cùng với gia đình và nhà nước là những momen cấu thành tổng thể đời sống đạo đức hay đạo đức xã

Page 73: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 69

hội. Khác với gia đình như là bản thể đạo đức của tinh thần trực tiếp hay tự nhiên và cũng khác với Nhà nước là bản thể tự ý thức, là tinh thần phát triển tới một thực tại hữu cơ, xã hội dân sự là tổng số “tương đối” của các mối quan hệ “tương đối” giữa các cá nhân với tư cách là những cá thể độc lập với nhau trong tính phổ biến hình thức [xem 2, tr. 278]. Những ý tưởng về xã hội công dân trong “Triết học tinh thần” đã được Hegel tiếp tục phát triển và hoàn thiện trong tác phẩm “Các nguyên lý của triết học pháp quyền” (1821). Trong tác phẩm này, Hegel đã coi “xã hội công dân” là lĩnh vực nằm ngoài Nhà nước và ngoài gia đình, ông coi đây là lĩnh vực hoạt động kinh tế - xã hội của những cá nhân với nhau, trong khi Nhà nước có mục đích cao hơn nhiều so với sự điều tiết những quan hệ giữa các cá nhân trong xã hội công dân. Như vậy, ở đây, xã hội công dân được Hegel xem xét chủ yếu như là một lĩnh vực kinh tế hay như là một lĩnh vực chính trị thực hành. Điểm chung của cả Marx và Hegel là các ông đã sử dụng thuật ngữ Bürgerliche Gesellschaft để chỉ xã hội công dân. Trong Lời tựa – Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, Marx cho rằng, Hegel đã theo gương những người Anh và người Pháp ở thế kỷ XVIII, gọi những điều kiện vật chất sinh tồn dưới cái tên “xã hội công dân”, và việc giải phẫu xã hội công dân, đến lượt nó, cần được tìm thấy trong môn kinh tế học chính trị [5, tr.14].

Với Hegel, xã hội công dân là một hiện tượng có tính lịch sử, bởi nó chính là sản phẩm của thế giới hiện đại, thế giới lần đầu tiên và nơi đầu tiên con người trở thành những công dân tự do. Hegel viết: “Trong pháp quyền [trừu tượng], đối tượng là nhân thân; trong quan điểm luân lý đó là chủ thể; trong gia đình là thành viên của gia đình; còn trong xã hội công dân (trong bản dịch của Bùi Văn Nam Sơn là xã hội dân sự) nói chung là người công dân (Bürger) (theo nghĩa là người tư sản (bourgeois)). Ở đây, từ quan điểm hay cấp độ của nhu cầu là cái cụ thể của biểu tượng mà ta gọi là con người; do đó, đây cũng là lần đầu tiên và nơi đầu tiên ta thực sự bàn về con người theo nghĩa này” [4, tr. 557].

Như vậy, sự tồn tại của xã hội công dân, một lĩnh vực mà mọi người được tự do theo đuổi những lợi ích đặc thù của mình, và đây là lĩnh vực rất quan trọng cho sự phát triển toàn diện của công dân, vì nó cho phép mọi người có ý thức về mình như một cá nhân với những nhu cầu không giới hạn và độc lập với Nhà nước. Sự xuất hiện xã hội công dân của những cá nhân tự do chính là đặc tính đặc biệt của tính hiện đại và của chủ nghĩa tư bản. Trong tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền, Hegel viết: “Xã hội công dân là sự dị biệt ở giữa gia đình và nhà nước, cho dù sự phát triển đầy đủ của nó diễn ra muộn hơn sự phát triển của Nhà nước, bởi, với tư cách là sự dị biệt, nó lấy Nhà nước làm tiền đề như cái gì độc lập, tự tồn để bản thân nó tồn tại. Vả lại, việc sáng tạo nên xã hội công dân thuộc về thế giới hiện đại, là thế giới lần đầu tiên cho phép mọi sự quy định của Ý niệm đạt được quyền của chúng” [4, tr. 543].

Tuy nhiên, điều quan trọng, cần lưu ý rằng, cách giải thích của Hegel về thế giới hiện đại (thế giới đương thời với Hegel) bao gồm cả sự diễn tả và sự quy chuẩn về nó. Vì vậy, cấu trúc xã hội hay cấu trúc của đời sống đạo đức như gia đình, xã hội công dân, Nhà nước là sự diễn tả cho tính hiện đại, bởi vì chúng là những tổ chức đặc trưng của tính hiện đại, kể từ khi cấu trúc này là những biểu hiện của

Tinh thần tuyệt đối trong hình thức hoàn hảo nhất của nó.

Trong quan niệm của Hegel, mọi người trong xã hội công dân là Bürger như là sự đối lập với citoyen. Bürger đề cập đến cuộc sống của con người như là những cá nhân cụ thể, tức những người theo đuổi lợi ích của mình, trong khi citoyen đề cập đến đại diện trừu tượng bởi Nhà nước. G.W.F. Hegel viết: “Những cá nhân, với tư cách là những công dân (Bürgers) của nhà nước này, là những nhân thân riêng tư có lợi ích riêng của mình như là mục đích của mình. Vì lẽ mục đích này được trung giới bởi cái phổ biến, nên cái phổ biến xuất hiện ra cho những cá nhân như là phương tiện; họ chỉ có thể đạt được mục đích của mình trong chừng mực bản thân họ xác định việc biết, việc muốn và việc làm của mình bằng một cách phổ biến và biến thành một mắt xích trong chuỗi của sự nối kết này” [4, tr. 550]. Như vậy, trong triết học pháp quyền, Hegel đã nhận thấy đặc trưng cơ bản nhất của xã hội công dân chính là nơi những cá nhân có quyền tự do theo đuổi những mục đích riêng tư và có phần vị kỷ của mình. Theo quan điểm của Hegel, trong xã hội công dân, mỗi cá nhân là mục đích của chính mình, còn mọi người khác không có ý nghĩa gì hết. Song, nếu không có quan hệ với những người khác thì cá nhân không thể thực hiện được toàn bộ phạm vi của những mục đích đặc thù của mình. Nhưng, thông qua quan hệ với những người khác, mục đích đặc thù lại mang lại hình thức của tính phổ biến, thỏa mãn những nhu cầu của chính mình và đồng thời thỏa mãn sự an lạc của những người khác. Như vậy, với phương pháp triết học tư biện, Hegel đã xem xã hội công dân vừa là một mômen của đời sống đạo đức, vừa là cái toàn bộ có sự thống nhất giữa tính đặc thù và tính phổ biến, giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung của cộng đồng, trong đó tính phổ biến là thước đo duy nhất, qua đó những cá nhân thúc đẩy sự an lạc của mình. Vì vậy, theo Hegel, trong xã hội công dân luôn có sự thống nhất của hai nguyên tắc cơ bản: nguyên tắc thứ nhất – tính đặc thù của xã hội công dân, được thể hiện ở chỗ, trong xã hội dân sự những cá nhân tồn tại với tư cách là những nhân thân đặc thù, theo đuổi những mục đích và lợi ích vị kỷ của mình nhằm đáp ứng những nhu cầu của bản thân; nguyên tắc thứ hai - tính phổ biến của xã hội công dân, tức những cá nhân với tư cách là những nhân thân cụ thể ở trong mối quan hệ với những nhân thân đặc thù khác, vì chỉ có như vậy mới thỏa mãn được những nhu cầu và mục đích của mình.

Thực chất, trong xã hội công dân, việc thiết lập các mối quan hệ (kinh tế) giữa các cá nhân đã trở thành tất yếu và phổ biến là bởi xã hội công dân chính là sản phẩm riêng có của thế giới hiện đại, một xã hội được hình thành trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sự cạnh tranh tự do với trình độ chuyên môn hóa ngày càng cao, tức nền kinh tế hàng hóa đã có những bước phát triển vượt bậc so với sản xuất chủ yếu mang tính tự cung - tự cấp của phương thức sản xuất phong kiến. Trong nền kinh tế hàng hóa, mỗi cá nhân với tư cách là chủ thể kinh tế, vừa là người bán vừa là người mua, và quá trình trao đổi thông qua quan hệ thị trường là tất yếu và phổ biến. Vì vậy, trong xã hội công dân, những cá nhân không thể tự mình thỏa mãn hết những nhu cầu phong phú và đa dạng của mình nếu không thông qua các mối quan hệ xã hội – kinh tế với những cá nhân khác.

Trong triết học pháp quyền của Hegel, xã hội công dân

Page 74: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

70 Phan Thành Nhâm

là hiện thân của xã hội mới, xã hội hiện đại với cách thức biểu đạt mới về chất, về cái tự do mang cả tính chủ quan và tính khách quan: đây là một xã hội hậu phong kiến, định hướng bởi thị trường. Trong triết học pháp quyền của Hegel, xã hội công dân bao gồm ba mômen: “A. Sự trung giới của nhu cầu và sự thỏa mãn của cái cá biệt thông qua lao động của mình và thông qua lao động và sự thỏa mãn nhu cầu của mọi người khác: hệ thống của những nhu cầu; B. Hiện thực của cái phổ biến của sự tự do bao hàm trong đó, việc bảo vệ sở hữu bằng sự quản trị và thực thi công lý; C. Sự dự phòng chống lại sự ngẫu nhiên bất tất vẫn còn có mặt trong các hệ thống nói trên, và chăm lo cho những lợi ích đặc thù như một cái chung, bằng cảnh sát và hiệp hội” [4, tr. 553 - 554].

Trong mômen Hệ thống những nhu cầu, Hegel đã đề cập đến vấn đề tự do chủ quan của cá nhân như là một đặc trưng quan trọng của xã hội công dân, đề cập đến các phương diện kinh tế - xã hội và sự phân tầng giai cấp trong xã hội công dân. Trong lý luận về xã hội công dân của Hegel, vấn tự do chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng. Đây cũng là một trong những khái niệm được Hegel nhắc đến nhiều nhất trong hệ thống triết học pháp quyền của ông. Ngay trong phần Dẫn nhập của tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền, Hegel đã dành phần lớn sự quan tâm của mình đến khái niệm ý chí và tự do. Ở Hegel, ý chí và tự do luôn có sự thống nhất với nhau, do đó, cái gì là tự do thì đó là ý chí và ý chí không có tự do là một từ trống rỗng, cũng như tự do chỉ là hiện thực với tư cách là ý chí, là chủ thể.

Trong tác phẩm Các nguyên lý của triết học pháp quyền, Hegel đã xem Pháp quyền trừu tượng, Luân lý và Đời sống đạo đức như là sự phát triển của Ý niệm về ý chí tự do trải qua các thang bậc phát triển khác nhau của nó: ý chí trực tiếp tương ứng với lĩnh vực Pháp quyền trừu tượng; ý chí phản tư vào trong mình từ sự tồn tại hiện có bên ngoài – đó là lĩnh vực của Luân lý; ý chí được phản tư vào trong mình và trong thế giới bên ngoài, khiến cho sự tự do, với tư cách là bản thể, vừa hiện hữu như là hiện thực và sự tất yếu, vừa như là ý chí chủ quan, Ý niệm trong sự hiện hữu phổ biến tự mình và cho mình – đó là lĩnh vực Đời sống đạo đức. Như vậy, trong triết học pháp quyền của Hegel, Ý niệm về ý chí tự do đã trải qua những thang bậc phát triển của nó, trong đó Đời sống đạo đức là nơi thể hiện tự do ở trạng thái hoàn hảo nhất. Hegel viết: “Đời sống đạo đức là Ý niệm về sự tự do như là cái Thiện sống thật, tức cái Thiện có cái biết và cái muốn ở trong Tự ý thức và có hiện thực của nó thông qua hành động tự giác. Cũng thế, chính trong sự tồn tại đạo đức mà Tự ý thức có được mục đích [thúc đẩy] vận động của mình và có một cơ sở tồn tại tự mình và cho mình. Theo đó, đời sống đạo đức là Khái niệm về sự tự do đã trở thành thế giới hiện tồn và đã trở thành bản tính [tự nhiên] của Tự ý thức” [4, tr. 469].

Tuy nhiên, theo tiến trình phát triển của tự do, của Tinh thần, Đời sống đạo đức lại được phân chia thành các thang bậc khác nhau, bao gồm ba mômen: Tinh thần tự nhiên - gia đình; Tinh thần trong sự phân đôi và hiện tượng - xã hội công dân; Tinh thần hiện thực và hữu cơ - Nhà nước. Trong đó, xã hội công dân với tư cách là một xã hội tư sản hiện đại, con người sống trong xã hội ấy về cơ bản đã thoát khỏi trạng thái tự nhiên, bởi mỗi cá nhân đều có ý thức về sự tự do. Vì vậy, sự khác biệt cơ bản giữa trạng thái tự

nhiên và xã hội công dân là chỗ, trong xã hội công dân cá nhân có tự do, còn trong trạng thái tự nhiên thì không. Trong trạng thái tự nhiên, những nhu cầu tự nhiên, xét như những nhu cầu tự nhiên, được thỏa mãn trực tiếp ắt chỉ là một trạng thái trong đó tính tinh thần đã bị chìm đắm ở trong tự nhiên, và, do đó, là một trạng thái của sự hoang dã và không tự do; trong khi đó, sự tự do chỉ có duy nhất ở trong sự phản tư của cái tinh thần vào trong chính mình, ở trong sự phân biệt chính mình với cái tự nhiên và trong sự phản tư của mình về cái tự nhiên.

Như vậy, với Hegel, con người hoàn toàn không có tự do trong trạng thái tự nhiên (xã hội nguyên thủy), bởi tất cả các thành viên của xã hội ấy đều không có ý thức về tự do và sự phản tư về chính mình, họ đều chấp nhận sự nô dịch của cái tất yếu mù quáng. Do đó, tuy “tự do là tài sản có giá trị nhất và thiêng liêng nhất của con người” [4, tr. 590], nhưng không phải ngay từ đầu con người đã có tự do, bởi vậy, việc quan niệm tự do hay quyền tự do như là đặc tính bẩm sinh của con người đều là những quan niệm sai lầm trong nhận thức mà nhiều triết gia thời cận đại đã mắc phải. Dù con người là tự do theo bản chất của mình, nhưng khi con người chưa nhận thức về tự do của chính mình, thì khi đó thực chất vẫn chưa có tự do.

Trong triết học pháp quyền của Hegel, tự do trải qua những thang bậc phát triển khác nhau của nó, trong đó xã hội công dân là nơi sự tự do chủ quan của cá nhân được thể hiện rõ nhất. Tuy cấu trúc xã hội công dân bao gồm ba mômen: Hệ thống những nhu cầu, Sự quản trị và thực thi công lý, Cảnh sát và Hiệp hội, nhưng, những ý tưởng về tự do chủ quan trong xã hội công dân được Hegel trình bày tương đối tập trung trong mômen Hệ thống những nhu cầu. Hệ thống này liên quan đến đời sống kinh tế của xã hội, đặc trưng bởi sự phân chia và cơ giới hóa lao động tạo ra sự phụ thuộc vào trao đổi và sự tương tác lẫn nhau của con người trong việc thỏa mãn những nhu cầu của cá nhân. Kể từ khi diễn ra quá trình phân công lao động, dường như không cá nhân nào có thể tự thỏa mãn tất cả các nhu cầu của mình, và lợi ích của mỗi cá nhân đều được gắn chặt với lợi ích của những cá nhân khác. Vì vậy, trong triết học pháp quyền, Hegel đã mô tả xã hội công dân trên thực tế như một quy định hay là một thiết chế để không người nào có thể thúc đẩy lợi ích của mình, mà không đồng thời thúc đẩy lợi ích của những cá nhân khác, cũng giống như “không ai có thể ăn hay uống mà không mang lại lợi ích cho người khác”. Từ khẳng định đó, chúng ta có thể thấy rằng xã hội công dân là không thể thiếu trong lý luận của Hegel về tự do chủ quan với các nhu cầu mà chủ thể có thể đạt được sự thỏa mãn với tính đặc thù của nó dưới hình thức của lợi ích cá nhân.

Trong xã hội công dân, sự phụ thuộc, sự tương tác lẫn nhau giữa lao động và việc thỏa mãn những nhu cầu mang tính vị kỷ chủ quan đã chuyển hóa thành một sự đóng góp vào việc thỏa mãn những nhu cầu của người khác. Như vậy, trong Hệ thống những nhu cầu, những cá nhân dù được tự do theo đuổi mục đích của riêng mình, nhưng những cá nhân chỉ đạt được hiện thực khi đi vào sự tồn tại hiện có nói chung, theo đó, cá nhân phải tự giới hạn chính mình một cách duy nhất vào một trong những lĩnh vực đặc thù của nhu cầu. Vì vậy, tâm thế đạo đức bên trong hệ thống này là tâm thế của sự tôn trọng pháp luật và danh dự của

Page 75: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 71

tầng lớp mình, khiến cho mỗi cá nhân biến mình thành một thành viên của xã hội công dân thông qua hoạt động, sự chăm chỉ, kỹ năng cũng như giữ vững được năng lực ấy, và chỉ thông qua sự trung giới này với cái phổ biến mà cá nhân lo liệu được cho mình và nhận được sự thừa nhận trong mắt mình cũng như trong mắt những người khác. Mỗi cá nhân trong việc thu hoạch, sản xuất và hưởng thụ cho riêng mình thì cũng thu hoạch và sản xuất cho sự hưởng thụ của những người khác. Chính vì vậy, “khi thừa nhận quyền của sự tự do lựa chọn của cá nhân như là cái trung giới giữa cá nhân với những gì là tất yếu và hợp lý tính trong xã hội công dân và trong Nhà nước, thì ta có được sự quy định gần gũi nhất với điều mà ta gọi chung là sự tự do” [4, tr. 574].

Trong lý luận về xã hội công dân, đặc biệt là trong mômen Hệ thống những nhu cầu, Hegel đã đưa ra một số thử nghiệm đối với các quan niệm về tính tất yếu. Trên thực tế, ông đã đề cập đến hệ thống của những nhu cầu của chính bản thân nó và cho xã hội công dân nói chung như là “tính tất yếu của Nhà nước”. Điều này có ý nghĩa quan trọng, bởi vì quan điểm về tính tất yếu dường như đối lập với tự do, có nghĩa là vì nó mà các cá nhân phải chịu sức ép từ bên trên, chịu sự kiểm soát và hạn chế hoạt động của họ, thậm chí chống lại ý chí của chính mình. Tuy nhiên, trong triết học pháp quyền, Hegel thường tìm cách để dung hòa quan điểm về tính tất yếu với vấn đề tự do của con người. Hegel viết: “Bên trong những nhu cầu xã hội như là sự kết hợp giữa những nhu cầu trực tiếp hay tự nhiên với những nhu cầu tinh thần của tư duy biểu tượng, nhưng nhu cầu tinh thần như là cái phổ biến – chiếm vai trò thượng phong. Theo đó, mômen [có tính] xã hội này chứa đựng phương diện của sự giải phóng, bởi vì sự tất yếu có tính tự nhiên nghiêm ngặt của nhu cầu bị che giấu đi và con người hành xử với tư kiến của mình – và tư kiến là phổ biến, và với một sự tất yếu do chính mình tạo ra, nghĩa là thay vì với một sự tất yếu đơn thuần ngoại tại, thì với sự bất tất nội tại, với sự tùy tiện”[4, tr. 560].

Trong học thuyết về xã hội công dân của mình, Hegel đã đề cập đến cách thức giúp con người có thể làm tăng thêm nhu cầu của chính mình, cũng như các phương tiện để đáp ứng nhu cầu của họ thông qua lao động và thị trường. Trong khi đó, các nhu cầu của động vật là có giới hạn, bởi các phương tiện đáp ứng những nhu cầu của chúng thuộc về vấn đề bản năng. Thay vào đó con người có khả năng riêng biệt đối với các nhu cầu của mình. Ví dụ, con người có thể phân chia nhu cầu cơ bản là quần áo, nhưng nhu cầu cơ bản này lại có thể được phân biệt hóa theo nghĩa là một người nghĩ rằng anh ta cần một cách sắp xếp đặc biệt đối với quần áo phục vụ cho công việc, một tập hợp quần áo để mặc vào ngày nghỉ và một tập hợp quần áo dành riêng cho các bữa tiệc tối. Các nhu cầu phổ biến và riêng biệt cùng với các phương tiện đáp ứng nhu cầu của những cá nhân, phụ thuộc vào các quan niệm của con người về những nhu cầu này cũng như phương tiện để đáp ứng sự thỏa mãn của họ. Về mặt này, sự can thiệp yếu tố chủ quan của con người cho phép họ vượt qua tính quy định tự nhiên của tất cả các loài động vật khác và chứng minh tính phổ biến của mình. Sự giải phóng được đề cập ở trên phải được hiểu như là sự giải phóng nhanh khỏi tự nhiên và các hành vi bản năng đặc trưng cho loài động vật - đó là sự giải phóng khỏi tính tất yếu bên ngoài. Đối với Hegel, phù hợp

với bản chất cơ bản của con người là tự do và ý chí.

Như vậy, trong triết học pháp quyền, Hegel đã triển khai Ý niệm về ý chí tự do trải qua những thang bậc phát triển của nó. Trong đó, xã hội công dân là một giai đoạn phát triển của Ý niệm về ý chí tự do. Ở giai đoạn này, ý chí và tự do có sự thống nhất với nhau và được thể hiện ra ở sự tự do chủ quan từ phía các cá nhân. Theo Hegel, việc thừa nhận tự do chủ quan, tức sự tự do theo đuổi mục đích và lợi ích vật chất vị kỷ của mỗi cá nhân là một thành tựu quan trọng và là tính ưu việt của xã hội công dân trong tương quan so sánh với trạng thái tự nhiên hay các giai đoạn xã hội trước đó. Vì vậy, ông đã nhấn mạnh rằng, “sự tự do chủ quan – là cái phải được tôn trọng, đòi hỏi phải có sự tự do lựa chọn về phía những cá nhân” [4, tr. 692]. Xã hội công dân tuy đã có sự tự do chủ quan, nhưng đây không phải là trạng thái tự do hoàn hảo nhất. Do đó, “quyền của những cá nhân với vận mệnh chủ quan của họ hướng đến sự tự do được thực hiện trọn vẹn trong chừng mực họ thuộc về một hiện thực đạo đức” [4, tr. 483]. Hiện thực đạo đức được Hegel nhắc đến ở đây chính là Nhà nước, là cái hợp lý tính tự mình và cho mình, và trong Nhà nước, “sự tự do đi đến quyền hạn cao nhất của nó, cũng giống như mục đích tối hậu này có quyền hạn cao nhất trong quan hệ với những cá nhân riêng lẻ, mà nghĩa vụ tối cao của họ là thành viên của Nhà nước” [4, tr. 674]. Như vậy, theo Hegel, Ý niệm về sự tự do chỉ có thể là hiện thực trong tính toàn bộ của nó bên trong nhà nước, do vậy, mỗi cá nhân chỉ có thể đạt được tự do hiên thực khi trở thành công dân hay thành viên của một Nhà nước tốt - Nhà nước hợp lý tính. Và Nhà nước hợp lý tính là trạng thái phát triển cao nhất của tự do, ở đó có sự thống nhất giữa tự do khách quan (tức, ý chí thực thể phổ biến) và sự tự do chủ quan (như là sự tự do nhận thức của cá nhân và ý chí khi theo đuổi mục đích đặc thù).

3. Đánh giá

Tư tưởng về tự do của Hegel là một bước tiến vượt bậc trong lịch sử triết học. Những đóng góp của Hegel trong việc làm sáng tỏ khái niệm tự do là một điều không thể phủ nhận. Trong quan niệm của Hegel, tự do và tất yếu đã có sự gắn kết và không tách rời nhau, chân lý của tất yếu là tự do, tự do và tất yếu thường chuyển hóa lẫn nhau. Quan niệm của Hegel về tự do chủ quan của cá nhân trong xã hội công dân là đáng để quan tâm nghiên cứu, bởi những giá trị lý luận và thực tiễn của nó. Thực tế, việc thừa nhận tự do chủ quan trong xã hội công dân và quyền tự do ngôn luận chính là đặc trưng và cũng là thành tựu của sự phát triển của lịch sử nhân loại. Vì vậy, trong thời đại ngày nay, các quốc gia cần phải coi trọng quyền tự do ngôn luận và thấy được sức mạnh của công luận. Chính Hegel đã cho rằng, “công luận thời nào cũng có một sức mạnh khổng lồ, nhất là trong thời đại chúng ta, khi nguyên tắc về sự tự do chủ quan đã có một tầm quan trọng và một ý nghĩa lớn lao đến như thế. Ngày nay, muốn đạt được sự thừa nhận thì không thể bằng vũ lực như trước kia, và ngoại trừ một phạm vi hẹp thông qua thói quen và tập tục, còn chủ yếu phải thông qua sự thức nhận và lý lẽ hợp lý tính” [4, tr. 801].

Nhận định trên của Hegel đến nay vẫn còn có giá trị và ý nghĩa. Ngày nay, công luận được xem như một phương tiện hay một giải pháp để qua đó những cá nhân có thể đóng góp ý kiến của mình đối với công việc của Nhà nước. Tuy

Page 76: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

72 Phan Thành Nhâm

nhiên,“sự hiện hữu của công luận là một sự tự mâu thuẫn, là hiện tượng bên ngoài của sự nhận thức; trong đó, cái bản chất cũng như cái không bản chất đều đồng thời có mặt” [4, tr. 800]. Công luận chứa đựng những mâu thuẫn và hạn chế, nhưng việc thừa nhận tự do ngôn luận là thực sự cần thiết trong thế giới hiện đại, bởi sự tự do ngôn luận bao giờ cũng được xem là ít nguy hiểm hơn so với sự im lặng, bởi nếu nhân dân im lặng, sợ rằng họ sẽ giữ mãi trong lòng sự chống đối, trong khi việc tự do lý sự sẽ mở lối thoát và mang lại cho họ một mức độ thỏa mãn nào đó, khiến công việc được tiến hành dễ dàng hơn. Hegel luôn khẳng định sức mạnh của công luận và sự cần thiết phải thừa nhận tư do ngôn luận, sự tự do của truyền thông công cộng, nhưng với ông tự do của ngôn luận và tự do của báo chí không phải là sự tự do tha hồ nói và viết những gì mình thích, mà sự tự do này “cũng được đảm bảo một cách gián tiếp bởi sự vô hại của nó nhờ chủ yếu vào tính hợp lý tính của hiến pháp và sự vững mạnh của chính quyền cũng như tính công khai của các hội nghị đại diện cho các tầng lớp” [4, tr. 805]. Vì vậy, trong xã hội công dân, luật pháp đóng vai trò như là một phương tiện quan trọng để đảm bảo tự do, sự an toàn và quyền sở hữu của các cá nhân trong xã hội dân sự, hệ thống pháp luật chính là “vương quốc của sự tự do đã được hiện thực hóa, là Tinh thần do Tinh thần tạo ra từ chính mình như một giới tự nhiên thứ hai” [4, tr. 130]. Pháp quyền hay pháp luật được thiết định trong xã hội công dân là nhằm bảo vệ cho những lợi ích đặc thù của những cá nhân, bảo vệ cho sự tự do chủ quan và quyền sở hữu của họ. Những ý tưởng của Hegel về nhà nước pháp quyền, về sự phân biệt và gắn kết giữa nhà nước và xã hội công dân đã được thể hiện ngay trong quan niệm của ông về sự phát

triển của tự do, về tự do chủ quan trong xã hội công dân.

4. Kết luận

Nhìn chung, trong triết học pháp quyền của Hegel, tư do của cá nhân được xem như là một trong những đặc trưng quan trọng của xã hội công dân xã hội hiện đại – xã hội tư sản. Xã hội công dân chính là nơi mà tự do của cá nhân được thừa nhận, quyền tự do cá nhân được hiện thực hóa, được tôn trọng và đảm bảo bằng các thiết chế xã hội, nhất là bằng luật pháp và hiến pháp. Những ý tưởng của Hegel về tư do cá nhân và những cơ chế bảo vệ quyền tự do trong xã hội công dân thực sự đã cung cấp những gợi ý quan trọng cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Điều quan trọng của nhà nước pháp quyền, là phải có cơ chế để quyền con người được mở rộng, được đảm bảo và hiện thực hóa trên thực tế, luật pháp được đề cao và luật pháp không phải là sự hạn chế đối với tự do, mà ngược lại luật pháp chính là hiện thân của sự tự do, quyền lực tư pháp thực sự thể hiện như là công lý và sự công bằng đối với tất cả các thành viên trong xã hội công dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Trọng Chuẩn, Đỗ Minh Hợp, Triết học pháp quyền Hegel, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002.

[2] G.W.F. Hegel, Philosophy of Mind, Oxford Clarendon Press, 1894.

[3] G.W.F. Hegel, Bách khoa thư các khoa học triết học I - Khoa học lôgíc, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2008.

[4] G.W.F.Hegel, Các nguyên lý của triết học pháp quyền, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2010.

[5] K. Marx và F.Engels, Lời tựa – Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị, Toàn tập, tập 13, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993.

(BBT nhận bài: 02/12/2015, phản biện xong: 11/01/2016)

Page 77: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 73

ẨN DỤ TRI NHẬN VỀ MÙA ĐÔNG TRONG NHỮNG BÀI HÁT TIẾNG VIỆT Ở THẾ KỶ XX

CONCEPTUAL METAPHOR OF WINTER IN TWENTIETH CENTURY VIETNAMESE SONGS

Sỹ Thị Thơm

Trường Sỹ quan Đặc công - Binh chủng Đặc công; [email protected]

Tóm tắt - Trong một vài thập niên gần đây, không chỉ ở nướcngoài, ngôn ngữ học tri nhận đã phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam,đặc biệt ở lĩnh vực nghiên cứu ẩn dụ tri nhận. Tính đến nay đã cómột số nghiên cứu về vấn đề này như ẩn dụ tri nhận về tình yêu,con người, cuộc đời v.v. Đặc biệt năm 2015 vừa qua đã có một sốnghiên cứu về ẩn dụ tri nhận trong số đó có thể kể đến nghiên cứuliên quan đến ẩn dụ tri nhận về mùa xuân trong những bài thơ tiếngAnh và tiếng Việt của Bạch Thị Thanh Phượng [2]. Đề tài này đãcó những phát hiện khá thú vị. Khác với những nghiên cứu trước,bài viết này mô tả và phân tích ấn dụ tri nhận về mùa đông từ 40bài hát Việt ở thế kỉ XX. Nghiên cứu này có thể giúp thính giả nghenhạc hiểu sâu sắc hơn về nội dung của những ca khúc, đồng thờigiúp các nhà sáng tác trẻ có thể vận dụng biện pháp ẩn dụ tri nhậnnày một cách hiệu quả.

Abstract - In the past few decades, cognitive linguistics in generaland conceptual metaphor in particular have been thriving not only inforeign countries but also in Vietnam. Up to now, there have beenresearches into conceptual metaphor of love, human beings, life, etc.Especially, in 2015 some studies of conceptual metaphor werecarried out; among these, “An Investigation into ConceptualMetaphors of Spring/ Xuan Denoting Seasons in English andVietnamese Poems” by Bach Thi Thanh Phuong [2] from theUniversity of Danang has had interesting findings. Different frompreviously related studies, this paper describes and analysesconceptual metaphor related to winter from 40 Vietnamese songs inthe 20th century. This research could help music listeners get a betterinsight into the songs’ lyrics. In addition, it is aimed at helping youngcomposers make use of conceptual metaphor more effectively.

Từ khóa - ẩn dụ ý niệm; ần dụ cấu trúc; ẩn dụ bản thể; ẩn dụ địnhhướng; miền đích; miền nguồn.

Key words - conceptual metaphors; structural metaphor;ontological metaphor; orientational metaphor; target domain;source domain.

1. Đặt vấn đề

Âm nhạc ra đời và gắn liền với đời sống xã hội của con người trong suốt quá trình lịch sử và phát triển, trong đó thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhạc sĩ trên thế giới nói chung và các thi sĩ, nhạc sĩ ở Việt Nam nói riêng. Đặc biệt, trong đó bốn mùa xuân, hạ, thu, đông luôn là chủ đề của biết bao ca khúc ở mọi thời đại. Nhằm đạt hiệu quả trong nghệ thuật biểu đạt, người sáng tác đã vận dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ trong những ca khúc của mình; trong đó, đặc biệt là ẩn dụ tri nhận - như trong nghiên cứu Ẩn dụ mùa xuân trong những bài thơ tiếng Anh và tiếng Việt của Bạch Thị Thanh Phượng đã chỉ ra rằng: mùa xuân là hạnh phúc:

Xin chúc em những mùa xuân hạnh phúc

Có những con đường ngan ngát mùi hương

Hòa nguyện nhau theo niềm vui phía trước

Như tiếng chim quê mãi hót trong vườn. [2, p.14]

(Mùa Xuân thứ nhất - Phạm Quốc Ca)

Xét từ phương diện ẩn dụ tri nhận, mùa đông là gì? Bài viết này với hy vọng sẽ tìm hiểu về biện pháp tu từ: Ẩn dụ trị nhận về mùa đông qua ca từ trong những bài hát thế kỉ XX để trả lời cho câu hỏi trên.

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Cơ sở lí luận

2.1.1. Khái niệm về ẩn dụ tri nhận

Trong thời kì tiền tri nhận, các nhà nghiên cứu đại diện là Aristotle quan niệm ẩn dụ chỉ được dùng phổ biến trong thơ ca hay các tác phẩm văn học, không dùng trong cuộc sống thường ngày. Cho đến thời kì tri nhận được đánh dấu bằng tác phẩm Metaphors we live by của Lakoff và Johnson

[3] hay Ẩn dụ trong đời sống của chúng ta [8, p.89], các tác giả này đã khẳng định rằng ẩn dụ tri nhận đã và đang đi sâu vào đời sống thường nhật của con người, không chỉ trong ngôn ngữ mà còn trong cả tư duy và hành động [4, p.3].

Theo Kovesces [3], ẩn dụ tri nhận là sự hiểu biết một miền tri nhận này thông qua miền tri nhận khác.

2.1.2. Phân loại ẩn dụ tri nhận

Theo Lakoff and Johnson [4], ẩn dụ tri nhận được chia thành 3 loại như sau dựa vào chức năng:

a. Ẩn dụ cấu trúc (Structural Metaphor)

Ẩn dụ cấu trúc là những ẩn dụ tri nhận khi một ý niệm này được cấu trúc hóa về mặt ẩn dụ trong thuật ngữ của một ý niệm khác. Nói cách khác, ẩn dụ cấu trúc là hiện tượng cấu trúc lại ý niệm ở miền ĐÍCH về mặt nghĩa sau khi nhận được những tri thức mới do ý niệm ở miền NGUỒN gán cho. Ví dụ thời gian là tiền bạc [4] là một ẩn dụ cấu trúc. Ý niệm tiền bạc - miền NGUỒN - đã cấu trúc hóa ý niệm thời gian - miền ĐÍCH - làm cho hai khách thể thời gian và tiền bạc trở nên tương đồng ở một bộ phận nào đó, cụ thể qua những ví dụ sau:

Bạn đang làm lãng phí thời gian của tôi.

Tiện ích này sẽ tiết kiệm thời gian của bạn.

Tôi không có thời gian cho bạn.

Đích Nguồn

Time

Thời gian

Ánh xạ

is

là Money

Tiền

Page 78: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

74 Sỹ Thị Thơm

Tôi đã đầu tư rất nhiều thời gian vào cô ta.

Tôi không có đủ thời gian dành cho việc đó.

Anh đang cạn kiệt thời gian. [4]

b. Ẩn dụ bản thể (Ontological Metaphor)

Ẩn dụ bản thể thực chất là quá trình thực thể hóa những bản thể trừu tượng. Nói cách khác, ẩn dụ bản thể là loại ẩn dụ mà trong đó những khái niệm trừu tượng như hoạt động, tình cảm, ý tưởng được biểu hiện như những thực thể; chẳng hạn như vật thể, vật chất, vật chứa hay con người.

Ví dụ lạm phát có thể được xem như một thực thể dưới góc nhìn của ẩn dụ tri nhận bản thể, từ đó có những ẩn dụ bản thể: chống lạm phát, chiến đấu với lạm phát … như được dẫn trong các ví dụ dưới đây của Lakoff và Johnson:

Lạm phát đang làm giảm mức sống của chúng ta.

Nếu lạm phát tăng hơn nữa thì chúng ta sẽ không bao giờ còn tồn tại.

Chúng ta cần chiến đấu với lạm phát. [4]

c. Ẩn dụ định hướng (Orientational metaphor)

Cũng theo Lakoff và Johnson [4], ẩn dụ định hướng là ẩn dụ liên quan đến việc định hướng trong không gian như TRÊN - DƯỚI, TRONG - NGOÀI, TRƯỚC - SAU, LÊN -XUỐNG v.v. Những định hướng không gian này phát sinh từ thực tế rằng chúng ta có một thân thể và thân thể ấy có chức năng hoạt động tương tác với môi trường vật chất của chúng ta. Những ẩn dụ định hướng mang lại cho ý niệm một sự định hướng không gian, ví dụ, ẩn dụ HẠNH PHÚC LÀ LÊN (HAPPY IS UP) [4]. Trên thực tế, ý niệm HẠNH PHÚC được định hướng bởi LÊN đã dẫn tới một biểu thức tiếng Anh như “Hôm nay tôi cảm thấy phấn chấn lên.” (I’m feeling up today) [4].

2.1.3. Phóng chiếu ẩn dụ

Lakoff và Turner [4] đã khẳng định rằng suy đến cùng ẩn dụ không phải là một biểu thức ngôn ngữ mà nó là sự phóng chiếu từ miền tri nhận này tới miền tri nhận khác thông qua một cầu nối hay một phương tiện nối kết.

Ví dụ: Trong tình yêu là một cuộc hành trình (Love is a journey) [5], phóng chiếu của ẩn dụ tri nhận này như sau:

Miền đích – tình yêu (love) Miền nguồn – chuyến đi (journey)

Hai người yêu nhau Hai lữ khách

Quan hệ tình cảm Phương tiện

Mục đích chung cả hai hướng tới Điểm đến của cuộc hành trình

Khó khăn trong tình yêu Trắc trở trong chuyến đi

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Mô tả là phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu này. Ngoài ra phương pháp định tính, kết hợp với phương pháp định lượng cũng được dùng trong quá trình tổng hợp và phân tích dữ liệu.

Dữ liệu nghiên cứu là 120 ví dụ về ẩn dụ tri nhận về mùa đông qua 40 ca khúc của các nhạc sĩ nổi tiếng Việt Nam ở thế kỉ XX.

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1. Kết quả nghiên cứu

Qua thu thập và phân tích 120 mẫu ẩn dụ từ các bài hát tiếng Việt ở thế kỉ XX, chúng tôi có thể thấy từ Bảng 1 rằng

ẩn dụ tri nhận về mùa đông được thể hiện dưới hình thức là ẩn dụ bản thể, ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ kết hợp giữa hai loại này. Tuy nhiên, ẩn dụ định hướng không xuất hiện trong những ca khúc về mùa đông ở tiếng Việt.

Bảng 1. Các loại ẩn dụ tri nhận về mùa đông trong những ca khúc tiếng Việt

Việc phân tích số liệu thu thập được cũng đã chỉ ra 12 trường nghĩa ẩn dụ tri nhận chính về mùa đông trong những bài hát tiếng Việt được thống kê ở Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2. Các trường nghĩa ẩn dụ tri nhận về mùa đông trong những ca khúc tiếng Việt

TT Các trường nghĩa ẩn dụ tri nhận Tần số Tần suất

(%)

1 Mùa đông là thực thể sống

Mùa đông là người yêu 11 9,2%

Mùa đông là con người 12 10%

2 Mùa đông là tình yêu 7 5,8%

3 Mùa đông là sự chia xa 9 7,5%

4 Mùa đông là sự cô đơn 15 12,5%

5 Mùa đông là nỗi buồn 6 5%

6 Mùa đông là nỗi nhớ 10 8,3%

7 Mùa đông là sự hoài niệm 13 10,8%

8 Mùa đông là sầu đau 6 5%

9 Mùa đông là sự hoang vắng 5 4,2%

10 Mùa đông là sự lạnh giá 12 10%

11 Mùa đông là vật thể cụ thể 9 7,5%

12 Mùa đông là vật chứa 5 4,2%

Tổng 120 100%

3.1.1. Mùa đông là thực thế sống

a. Mùa đông là người yêu

Ẩn dụ tri nhận mùa đông là người yêu được dùng khá phổ biến trong các ca khúc với tần số là 11 tương đương với tần suất 9,2%.

(3.1) Mùa đông gặp nhau, khát khao được gần nhau hơn.

(Mùa đông yêu dấu - Đỗ Bảo)

(3.2) Anh yêu em một ngày và xa em trọn kiếp

Nên anh yêu mùa đông, ôi mùa đông của anh!

(Mùa đông của anh - Trần Thiện Thanh)

b. Mùa đông là con người

Tương tự như trên, ẩn dụ tri nhận mùa đông là con người xuất hiện khá nhiều trong các ca khúc về mùa đông (N=12 # 10%).

0

10

20

30

40

50

Ẩn dụ cấu trúc

Ẩn dụ bản thể

Ẩn dụ định

hướng

Ẩn dụ kết hợp

4843

0

29

Page 79: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 75

(3.3) Thôi đành ru lòng mình vậy

Vờ như mùa đông đã về.

(Nỗi nhớ mùa đông - Phú Quang)

(3.4) Em có biết không?

Khi mùa đông đưa nắng qua sông.

(Chiếc lá cuối cùng - Đoàn Chuẩn)

(3.5) Yêu thêm yêu thêm một chút thôi

Tàn chiếc hôn sâu ly biệt nhau cho vừa

Mùa đông đang già đấy.

(Mấy mùa đông - Quốc Bảo)

3.1.2. Mùa đông là tình yêu

So với ẩn dụ mùa đông là người yêu hay mùa đông là con người thì mùa đông là tình yêu kém phổ biến hơn (N= 7 # 5,8%).

(3.6) Nào ta hãy hát khúc hát về mùa đông yêu thương đi.

(Mùa đông yêu thương - Huỳnh Lợi)

(3.7) Mùa đông ai đem áo gửi đi

Mùa đông ai đang ước lời mặn nồng

Lúc chim chiều về cố đô.

(Chuyện tình người đan áo - Trường Sa)

3.1.3. Mùa đông là sự chia xa

Ẩn dụ mùa đông là sự chia xa cũng được các nhạc sỹ sử dụng khá phổ biến (N= 9 # 7,5%).

(3.8) Giờ đây anh biết anh biết đã mất em rồi đấy

Ngày mùa đông đến nghe vắng xa tiếng mưa phùn rơi.

(Một ngày mùa đông - Bảo Chấn)

(3.9) Bao nhiêu mùa đông qua, em còn đi mãi xa

Em đi về phương ấy không biết chừng nào mình thấy nhau

(Mùa đông về chưa em - Nguyễn Vũ)

(3.10) Giờ mùa đông đã qua và tình xa đã xa

Tiếng yêu xưa giờ đã nhạt nhòa.

(Còn mãi mùa đông - Nguyễn Nam)

3.1.4. Mùa đông là sự cô đơn

Ẩn dụ tri nhận mùa đông là sự cô đơn xuất hiện với tần số lớn nhất so với các loại khác (N=15 # 12,5%).

(3.11) Ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông

Ta còn em nóc phố mồ côi mùa đông

Mảnh trăng mồ côi mùa đông.

(Em ơi Hà Nội phố - Phú Quang)

(3.12) Đêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương

Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà.

(Đêm đông - Nguyễn Văn Thương)

(3.13) Ngồi đây mình anh chìm trong đêm lạnh giá

Một mùa đông cô đơn đang trôi qua đời anh.

(Mùa đông yêu thương - Huỳnh Lợi)

3.1.5. Mùa đông là nỗi buồn

Mùa đông không chỉ là sự cô đơn mà mùa đông còn là nỗi buồn. Loại ần dụ tri nhận này ít phổ biến (N=6 # 5%).

(3.14) Trong cơn mưa mùa đông, em là câu hát buồn

Mưa bay đi và câu tình ca mãi chỉ buồn như thế.

(Cửa sổ mùa đông - Dương Thụ)

(3.15) Biết xa em mùa đông phố thêm buồn, gió bấc mưa phùn.

(Mùa đông sẽ qua - Đức Huy)

3.1.6. Mùa đông là nỗi nhớ

Ngoài sự chia xa, sự cô đơn, nỗi buồn; mùa đông còn là nỗi nhớ. Ẩn dụ mùa đông là nỗi nhớ cũng được dùng khá phổ biến (N=10 # 8,3%).

(3.16) Hà Nội mùa này lòng bao nỗi nhớ

Ta nhớ đêm nào lạnh đôi tay

Hơi ấm trao em tuổi thơ ngây

Tưởng như, tưởng như còn đây.

(Hà Nội mùa vắng những cơn mưa -Trương Quý Hải)

(3.17) Đêm mùa đông đi trên con đường quen

Nghe tiếng rao bồi hồi nỗi nhớ.

(Đêm mùa đông Hà Nội - Hoàng Phúc Thắng)

(3.18) Ôi dòng sông, bây giờ tóc gió thôi bay

Ôi mùa đông, môi hồng chợt nhớ cơn say.

(Xa rồi mùa đông - Nguyễn Nam)

3.1.7. Mùa đông là sự hoài niệm

Ẩn dụ tri nhận mùa đông là sự hoài niệm cũng xuất hiện khá nhiều trong các ca khúc mùa đông trong tiếng Việt (N=13 #10,8%).

(3.19) Còn lại trong tôi những mùa đông yêu dấu

Mùa bao kí ức cho mình nhớ thương

Những giấc mơ không thành

Những hạnh phúc ngọt lành

(Những mùa đông yêu dấu - Đỗ Bảo)

(3.20) Làm sao về được mùa đông

Dòng sông đôi bờ cát trắng

Làm sao về được mùa đông

Để nghe chuông chiều xa vắng?

(Nỗi nhớ mùa đông - Phú Quang)

(3.21) Trời lại thêm mùa đông cho tuyết than trên đầu non

Kỷ niệm giăng ngập đêm nay trong mưa.

(Tình ca mùa đông - Trầm Tử Thiêng)

3.1.8. Mùa đông là sầu đau

Tương tự mùa đông là nỗi buồn, mùa đông là sầu đau cũng có tần số là N= 6 # 5%.

(3.22) Mùa đông đến cho lòng anh thêm quặn đau.

(Mùa đông yêu thương - Huỳnh Lợi)

(3.23) Ngày mùa đông đến nghe vắng xa tiếng mưa buồn rơi

Lòng anh đau đớn nhưng trái tim vẫn như thầm nói: còn yêu mãi.

(Một ngày mùa đông - Bảo Chấn)

(3.24) Ôi những câu chuyện lòng từ lâu vẫn như mùa đông

Anh ơi, yêu đi nếm thử thương đau.

(Trên đỉnh mùa đông - Trần Thiện Thanh)

Page 80: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

76 Sỹ Thị Thơm

3.1.9. Mùa đông là sự hoang vắng

Mùa đông còn là sự hoang vắng. Loại ẩn dụ này tuy không phổ biến nhưng nó cũng góp phần tạo nên sự đa dạng trong trường nghĩa ẩn dụ tri nhận về mùa đông (N=5 # 4,2%).

(3.25) Hà nội mùa này chiều không buông nắng,

Phố vắng nghiêng nghiêng cành cây khô.

(Hà Nội mùa vắng những cơn mưa - Trương Quý Hải)

(3.26) Chiều đông sương giăng phố vắng

Hàng cây câm lặng, tháp cổ mặc trầm

(Lãng đãng chiều đông Hà Nội - Phú Quang)

(3.27) Chiều nay gió đông về, dừng chân trên bến xưa

Đời trai gió sương, về thăm cố hương

Tìm bao nhớ thương, mà sao phố phường vắng.

(Sầu đông - Khánh Băng)

3.1.10. Mùa đông là sự lạnh giá

Ẩn dụ mùa đông là sự lạnh giá cũng rất phổ biến như ẩn dụ mùa đông là con người (N= 12 # 10%).

(3.28) Ai đi trong giá lạnh, chẳng nghĩ chuyện người đan áo

Một vầng trăng xẻ bóng chia đôi

Áo đan chưa rồi, lỡ mưa đông về giá lạnh người đi.

(Chuyện tình người đan áo - Trường Sa)

(3.29) Dường như ai đi ngang cửa,

Gió mùa đông bắc se lòng

(Nỗi nhớ mùa đông - Phú Quang)

(3.30) Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa

Cái rét đầu đông khăn em bay hiu hiu gió lạnh

(Hà Nội mùa vắng những cơn mưa -Trương Quý Hải)

3.1.11. Mùa đông là vật thể cụ thể

Với tần số sử dụng là N= 9 tương đương với tần suất là 7,5%, trường nghĩa ẩn dụ mùa đông là vật thể cụ thể cũng được tác giả của các ca khúc về mùa đông trong tiếng Việt thường xuyên sử dụng.

(3.31) Em ăn năn khâu lành mùa đông

Thế là bao giờ em nhớ ra

Rồi mùa tàn là sẽ luyến tiếc.

(Mấy mùa đông - Quốc Bảo)

(3.32) Mùa đông trên thung lũng xa như một tiếng kinh cầu

Làm sao để ta quên đi một cơn bão lớn.

(Chiếc lá mùa đông - Khúc Lan)

3.1.12. Mùa đông là vật chứa

Mùa đông còn là vật chứa với các vật được chứa như mây, mưa, gió bấc, sương. So với ẩn dụ mùa đông là sự cô đơn, mùa đông là sự hoài niện thì trường nghĩa ẩn dụ này ít khi xuất hiện (N= 5 # 4.2%).

(3.33) Đường vào tim em ôi băng giá

Trời mùa đông mây vẫn hay đi về

Vẫn mưa, mưa rơi trên đường thầm thì.

(Người tình mùa đông - Anh Bằng)

(3.34) Đành thôi nhớ mong

Gửi theo gió đông.

(Sầu đông - Khánh Băng)

3.2. Thảo luận

Theo Brown [1], ngôn ngữ và văn hóa luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngoài ra, theo Trần Ngọc Thêm [6, p.22], Việt Nam thuộc nền văn hóa nông nghiệp lúa nước nên con người gắn bó mật thiết và sống hòa đồng với thiên nhiên; trong đó, thời tiết và khí hậu là một phần thiết yếu luôn gắn bó và chi phối mọi hoạt động, suy nghĩ và cách tư duy của con người. Điều đó giải thích tại sao mùa đông được xem là con người thậm chí là người yêu trong các ca khúc ở thể kỉ XX. Trường nghĩa ẩn dụ tri nhận này được dùng khá phổ biến trong những ca khúc tiếng Việt. Thêm vào đó, Việt Nam nằm ở vị trí địa lý thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông giá lạnh. Do vậy, mùa đông (vật chứa) thường gắn liền với những hình ảnh quen thuộc (vật được chứa) như: mây giăng, gió bấc, cây khô, mưa phùn… khi mùa đông đến.

Ẩn dụ tri nhận mùa đông là những cảm giác tiêu cực (negative emotions) như buồn, sầu đau, chia ly lại xuất hiện rất nhiều và chiếm đến 2/3 trên tổng số loại ẩn dụ tri nhận đã được phân tích. Theo Trần Ngọc Thêm [7, p.53], triết lý âm dương của Phương Đông cho rằng mùa đông lạnh là âm. Chính vì vậy mà mùa đông thường gắn liền với những cảm giác tiêu cực như cô đơn, buồn, chia ly, sầu đau…

Tuy nhiên, cũng theo Trần Ngọc Thêm [7, p.54] về quy luật âm dương thì trong âm có dương, trong dương có âm; âm và dương gắn kết với nhau và ràng quyện lẫn nhau. Từ quy luật này có thể luận ra rằng giữa mùa đông lạnh giá, con người thường có cảm giác tiêu cực, đan xen với những cảm giác tích cực. Chẳng hạn, dẫu mùa đông thường mang đến cảm giác cô đơn, lạnh giá, con người vẫn có khi cảm thấy ấm áp:

(3.35) Nhớ mùa đông tới, em ngồi đan áo ấm ra xa trường.

Áo tuy không dày nhưng lòng thêm ấm những khi hành quân

........

Áo đan xong rồi, nhớ cho em gửi muôn vàn niềm thương.

(Chuyện tình người đan áo - Trường Sa)

Hay như trong phân tích ở tiểu mục 3.1.3, mùa đông gắn với sự chia ly, dang dở nhưng cũng chính mùa đông lại là sự đoàn tụ, là cái kết hạnh phúc viên mãn của một cuộc tình:

(3.36) Ta quen biết nhau khi xuân tàn

Ta yêu nhau thiết tha khi hè sang

Và khi thu đến anh gom ánh sao

Cho đêm đêm kết thành vương miện

Để mùa đông đám cưới đôi mình.

(Chờ đông - Ngân Giang)

4. Kết Luận

Nhìn chung, qua việc mô tả và phân tích về ần dụ tri nhận mùa đông qua các ca khúc tiếng Việt ở thế kỉ XX, chúng ta có thể có được cái nhìn sâu sắc hơn về nội dung những ca khúc khi mà tác giả đã làm tăng giá trị của chúng qua việc sử dụng ẩn dụ tri nhận một cách tinh tế. Hơn nữa, nghiên cứu cũng giúp độc giả, người nghe nhạc và người

Page 81: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 77

sáng tác nhạc có thêm kiến thức về văn hóa Việt Nam để cảm thấy yêu hơn đất nước này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Brown, H.D., Principles of Language Learning and Teaching, Third Edition, Prentice Hall Regents, New Jersey, (1994).

[2] Bạch Thị Thanh Phượng, An Investigation into Conceptual Metaphor of Spring and Xuan Denoting Seasons in English and Vietnamese Poems, the University of Danang, Danang, (2015).

[3] Kovecses, Z., Metaphor: A Practical Introduction, Second Edition,

Oxford University Press, Oxford, (2010).

[4] Lakoff, G. & Johnson, M., Metaphor We Live by, University of Chicago Press, Chicago, (1980).

[5] Lakoff, G. & Turner, M., “More than Cool Reason” - A Field Guide to Poetic Metaphor, University of Chicago Press, Chicago, (1989).

[6] Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, (1999).

[7] Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, (2004).

[8] Trần Văn Cơ, Khảo luận ẩn dụ tri nhận, NXB Lao động Xã hội, (2009).

(BBT nhận bài: 22/02/2016, phản biện xong: 29/03/2016)

Page 82: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

78 Nghiêm Thị Hồ Thu, Đỗ Thị Thu Sinh, Đoàn Đức Hải

THIÊN TÍNH NỮ TRONG TIỂU THUYẾT 1981 VÀ NHIỀU CÁCH SỐNG CỦA NGUYỄN QUỲNH TRANG

FEMALE INBORN CHARACTER IN THE NOVELS "1981" AND "WAYS OF LIFE" OF NGUYEN QUYNH TRANG

Nghiêm Thị Hồ Thu1, Đỗ Thị Thu Sinh1, Đoàn Đức Hải2 1Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, [email protected]

2Đại học Thái Nguyên; [email protected]

Tóm tắt - Nguyễn Quỳnh Trang là một cây bút nữ đã góp phần làmnên diện mạo mới của văn học Việt Nam đương đại. Trong tác phẩmcủa chị, hình ảnh người phụ nữ cùng với thiên tính nữ là một trongnhững biểu hiện phong phú, xúc cảm và nhiều suy tư. Xây dựng nênnhững nhân vật nữ cùng với ý thức khắc sâu thiên tính nữ trong tácphẩm của mình, Nguyễn Quỳnh Trang đã tái hiện lại một cách tựnhiên phần nào bối cảnh của thời đại. Mặt khác, tác giả gửi gắm vàođó những suy tư, day dứt, sự cảm thông cho số phận của nhữngngười phụ nữ. Qua đó, lên tiếng khẳng định vị thế của họ và thể hiệnkhát khao mong những người phụ nữ được hưởng một cuộc sốnghạnh phúc xứng đáng với thiên chức cao quý của mình.

Abstract - Nguyen Quynh Trang is a female writer who hascontributed to a new face of Vietnam contemporary literature. Inher works, the image of women with female inborn character is oneof rich expressions, emotions and reflections. Forming femalecharacters with conscious innate feminnity inculcated in theirworks, Nguyen Quynh Trang replays context of the times naturally.On the other hand, the author sends thoughts into it, torments andsympathises with the fate of the women. Thereby, she asserts theirposition and expresses her strong desire that women can enjoy ahappy life that is worthy of their noble vocation.

Từ khóa - văn học Việt Nam đương đại; Nguyễn Quỳnh Trang;thiên tính nữ; 1981; nhiều cách sống.

Key words - Vietnam contemporary Literature; Nguyen QuynhTrang; inborn female characters; 1981; ways of life.

1. Đặt vấn đề

Nguyễn Quỳnh Trang là một trong những cây bút nữ trẻ trong làng văn Việt Nam đương đại. Cá tính sáng tạo, ý thức nữ quyền cùng sự chi phối của bối cảnh xã hội, lịch sử đã khiến các nhà văn nữ đương đại tạo nên diện mạo mới cho nền văn học - một nền văn học mang tính dân chủ và có xu thế khẳng định nữ quyền. Cùng với các nhà văn nữ tiêu biểu khác như: Y Ban, Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài, Thuận, Dạ Ngân, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy,… ngòi bút của Nguyễn Quỳnh Trang đã và đang góp phần làm nên diện mạo mới của văn học Việt Nam đương đại. Trong tác phẩm của chị, hình ảnh người phụ nữ cùng với thiên tính nữ là một trong những biểu hiện phong phú, xúc cảm và gợi nhiều suy tư. Đã có nhiều cuộc tọa đàm và bài viết giới thiệu khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật các sáng tác của Nguyễn Quỳnh Trang, trong đó có tác phẩm “1981” và “Nhiều cách sống”. Tuy nhiên, thiên tính nữ trong hai tác phẩm này là vấn đề hấp dẫn, thú vị, nhưng chưa có bài viết hay công trình nghiên cứu chuyên biệt về vấn đề này.

2. Giải quyết vấn đề

Tìm hiểu thiên tính nữ trong tiểu thuyết “1981” và “Nhiều cách sống” của Nguyễn Quỳnh Trang, chúng tôi đã phối hợp sử dụng các phương pháp chính như: Phương pháp nghiên cứu lịch sử - xã hội, phương pháp loại hình học, phương pháp thi pháp học, phương pháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp phân tâm học và một số phương pháp khác.

Thiên tính nữ là những thuộc tính sẵn có mà trời ban người phụ nữ. Đó là những đặc tính giúp ta có thể khu biệt và định dạng những nét đặc trưng trong tính cách và tâm hồn của người phụ nữ. Là đặc trưng thiên phú mà tạo hóa dành cho người phụ nữ, và làm mẹ chính là một trong

những phạm trù thể hiện rõ nhất thiên tính nữ. Do đó thiên tính nữ gắn liền với thiên tính mẹ.

Nguyễn Quỳnh Trang đã lấy bối cảnh nghệ thuật theo dòng thời đại là cuộc sống thời bao cấp với nhiều khó khăn, vất vả và cuộc sống thời hiện đại. Với tiểu thuyết “1981” và “Nhiều cách sống” của nhà văn Nguyễn Quỳnh Trang, các nhân vật nữ dù ít hay nhiều đều ẩn chứa thiên tính mẹ. Mở đầu tác phẩm “1981”, ta có thể nhận ra thiên chức cao cả của người phụ nữ là được làm mẹ với khát khao sinh được những đứa con: “Quỳnh cất tiếng khóc chào đời và sau đó mẹ Quỳnh sinh thêm một người em trai tên Bin” [1; 10].

Còn người phụ nữ thứ hai xuất hiện trong cuộc đời bố Quỳnh thì: “Người đàn bà cô độc… Một hôm nào đó, giữa mùa mưa não nùng, người đàn bà quỳ xuống xin ông một đứa con” [1; 243]. Hay nhân vật Nhi cũng khao khát mình có một đứa con: “Nhi từng muốn có gia đình riêng. Mơ ước làm mẹ” [1; 125]. Và nhân vật Lâm Lâm cũng từng mơ ước có một đứa con: “Tôi nói: Em muốn có một đứa con” [2; 221]. Và trong cuộc tình với Du thì Lâm Lâm đã muốn có một đứa con với cậu ta: “… tôi bảo: Mình có con nhé? Du nhìn tôi, … anh nằm xuống bên cạnh, vuốt má tôi và gật đầu” [2; 240].

Và hầu như người phụ nữ nào cũng vậy, họ luôn luôn khao khát mình có một đứa con, có một mái ấm gia đình: “Tôi cần tìm lại những gì đã thiếu trong tôi. Đó là hơi ấm gia đình. Trời ơi! Tôi khát khao có một gia đình đến nhường nào” [1; 303]. Người đàn ông cũng vậy, dù họ có thành đạt đến đâu, dù chức cao quyền lớn đến thế nào thì vẫn muốn mình có một mái ấm gia đình: “Khi tuổi già ngấp nghé ông mới nhận ra mình đang thiếu một thứ rất quan trọng. Đó là một gia đình riêng. Nơi ấy có người vợ ngày ngày chờ ông về ăn chung bữa cơm đầm ấm. Có tiếng con thơ nắc nẻ vui đùa bồng bế trên tay. Ông thả công tìm kiếm và quả là khó khăn” [1; 270]. Đặc biệt trong xã hội hiện đại thường chỉ có

Page 83: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 79

hai thế hệ sống cùng nhau thì đứa con càng có vai trò quan trọng biết nhường nào. Từ đây, ta nhớ đến bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương: “Chân phải bước tới cha/ Chân trái bước tới mẹ/ Một bước chạm tiếng nói/ Hai bước chạm tiếng cười…”. Đó là bức tranh của một gia đình với hạnh phúc viên mãn khi có đứa con. Như vậy, chúng ta thấy thiên chức cao cả của người phụ nữ là được làm mẹ, làm vợ và hạnh phúc gia đình chỉ viên mãn khi có những đứa con. Chúng chính là sợi dây gắn kết bền chặt nhất của cuộc sống.

Thiên tính mẹ được thể hiện rõ nét qua những suy nghĩ và hành động mà người mẹ đã làm cho con. Người phụ nữ có thể hi sinh tất cả để con mình được hạnh phúc. Họ có thể chịu mọi cực khổ để con mình được sung sướng. Và người mẹ trong tiểu thuyết “1981” của Nguyễn Quỳnh Trang là một người như thế. Hiện thân đầy đủ cho hình ảnh người phụ nữ truyền thống Việt Nam, đó là mẹ của Quỳnh- một người phụ nữ giàu đức hi sinh vì chồng vì con. Cuộc sống thời bao cấp với nhiều khó khăn, cực nhọc, vì vậy mẹ Quỳnh phải bươn trải, tất tả lo toan sao cho con cái được ăn no, mặc ấm. Vậy nên, kể cả khi đi làm, mẹ của Quỳnh đã chịu đói để dành xuất ăn của bản thân cho hai đứa con đang ngóng ở nhà: “Gắp đồ ăn vào báo, gói kỹ, mang về cho các con” [1; 201]. Những buổi tối trời oi bức, mẹ của Quỳnh không ngủ mà bàn tay cứ đều đều quạt mát cho Quỳnh và Bin. Cuộc sống dù khó cực, chật vật, nhưng mẹ của Quỳnh vẫn phải gắng chịu, hi sinh tất cả vì con ngày này qua tháng khác, mùa này sang mùa kia: “Mùa hè vác rá sang nhà hàng xóm vay gạo. Mùa thu vay tiền cho con mua vở, đóng học ngày nhập trường. Mùa đông, mẹ ngồi tháo áo len của mình để đan lại cho con. Mình chịu lạnh để con thêm ấm. Mùa xuân ngồi cầu đừng bao giờ tới, đỡ thắc thỏm lo toan tiền trả nợ cuối năm…” [1; 203].

Có lần hai chị em Quỳnh và Bin bỏ nhà đi. Sáu giờ sáng, mẹ Quỳnh hớt hải đạp xe vào bệnh viện, quần áo vương đầy bùn và nước mưa. Cả đêm mẹ Quỳnh đi khắp nơi tìm con.“Cặp mắt trũng sâu, hoe đỏ. Mẹ bảo bọn con dại lắm. Sao lại bỏ nhà đi? Nhỡ đâu có chuyện gì… Mẹ chết mất…”[1; 160]. Mẹ dành tất cả tình yêu thương, vắt kiệt mồ hôi và nước mắt cho hai chị em Quỳnh và Bin. Cuộc sống cực khổ hằn lên hình dáng của người phụ nữ ấy: “Dáng người mẹ thấp, gầy nhỏ, da nâu, tóc uốn lọn xoăn túm chặt phía sau bằng chiếc cặp ba lá. Trên mặt, xương gò má nhô cao để lại phía dưới hai khoảng da lõm sâu vào phía trong làm khuôn mặt càng tăng thêm vẻ gầy gò khắc khổ. Mẹ bước nhanh thoăn thoắt. Cử chỉ lúc nào cũng có vẻ vội vàng” [1; 26]. Đức hi sinh của mẹ Quỳnh còn được hiện lên qua những đêm: “Mẹ không ngủ. Làn gió mát tỏa ra từ bàn tay mẹ xua bớt đi không khí nóng nực oi người. Mẹ nhìn ba bố con nằm, từ khóe mắt mờ mờ xuất hiện vết chân chim, có dòng nước tuôn chảy nghẹn ngào” [1; 44]. Cuộc sống vất vả khiến cho mẹ Quỳnh ngày càng hao gầy. Rồi đến một ngày gia đình Quỳnh, nhất là mẹ Quỳnh lại phải chịu một cực hình lớn khi người chồng của bà, người cha của những đứa trẻ bị vào tù. Mẹ Quỳnh phải gửi hai chị em sang nhờ bà ngoại trông nom giúp, thỉnh thoảng mới ghé thăm được: “Mặt mày hốc hác lộ rõ vẻ sầu thảm. Có lúc nào đó, Quỳnh nghe thấy bà và mẹ to tiếng với nhau. Bà kêu lên, “bỏ nó đi, cái thằng tù ấy”. Lời bà sắc như lưỡi dao. Đâm nát tim óc Quỳnh” [1; 92]. Không chỉ khi sống,

những người mẹ luôn hết lòng cho con cái mà đến khi sắp lìa xa cõi đời họ vẫn lo cho đứa con của mình. Đó là người đàn bà thứ hai trong cuộc đời người bố của Quỳnh, trước khi rời xa cõi đời: “Câu cuối cùng dì để lại là lời sám hối. Dì bảo,… dì mong tôi nhận lấy đứa em không cùng cha, không cùng mẹ côi cút” [1; 273]. Như vậy, có thể nói dù cuộc sống có đổi thay thế nào đi nữa thì mẹ luôn là người hi sinh tất cả cho con cái và mong những điều tốt đẹp nhất cho con, cho tổ ấm của mình.

Mẹ Quỳnh không chỉ là một người phụ nữ truyền thống giàu đức hi sinh, mà còn là người phụ nữ cam chịu, nhẫn nại.“Giống như những người phụ nữ sinh sống trên đất nước này, hàng ngàn năm khó có thể thay đổi bản tính. Ôi! Cái bản tính nhẫn nại đầy vẻ chịu đựng ấy…” [1; 16-17]. Sau thời gian dài ở tù về, bố Quỳnh – ông Tô, suốt ngày rượu chè, say triền miên, rồi đánh đập mẹ Quỳnh và người phụ nữ ấy cứ thế mà nén chịu: “Bố ngồi khề khà bên chén rượu, lảm nhảm nhiều lời vô nghĩa. Mẹ dựa lưng vào tường thở dốc. Muốn khóc mà không thể. Cứ rên lên như con thú bị thương sau trận đòn đau… Hình ảnh quen thuộc hàng ngày diễn ra, cứ diễn ra, rồi lặp lại. Can ngăn có ích gì. Người đàn ông cứ tàn nhẫn trút hận, người đàn bà oằn mình chịu đựng” [1; 132].

Cuộc sống của người phụ nữ cứ thế chảy trôi; dù có chồng mà mẹ của Quỳnh vẫn phải trong cảnh cô đơn, lẻ bóng, bà buồn cho cuộc đời mình, và rồi cũng có lúc bà cất lên những câu hát như than thân: “Quỳnh nhìn mẹ ngồi khâu bên cửa sổ. Bóng đàn bà cô đơn hắt lên vách tường bợt màu vôi. Mẹ hát khe khẽ…Giọng hát của mẹ cứ trầm trầm, buồn buồn u uất. Tay mẹ không ngừng khâu kim gút chỉ. Mẹ khâu quần cho bố hằng đêm. Không xong, tháo ra, làm lại từ đầu. Một vòng tròn tẻ ngắt” [1; 194]. Dù ở thời đại nào đi chăng nữa, trong chiến tranh hay thời bình, thì người phụ nữ với bản tính của mình vẫn khát khao có được hạnh phúc ấm êm và luôn thủy chung, đợi chờ người chồng với những tình cảm thiêng liêng êm đẹp nhất. Đó cũng là thiên tính nữ mang nét đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam.

Đồng thời, thiên tính nữ ấy cũng được “di truyền” từ mẹ sang Quỳnh - một người con gái, người chị gái đảm đang, tháo vát. Từ nhỏ, hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam truyền thống đã ẩn hiện trong dòng máu của nhân vật Quỳnh. Không chỉ quanh quẩn trong việc bếp núc và phải đi gồng gánh từng chút nước để đảm bảo cho sinh hoạt gia đình, mà mặc dù còn nhỏ tuổi nhưng Quỳnh đã phải thay mẹ chăm sóc cậu em trai. Một thời gian mẹ Quỳnh không có nhà, Quỳnh phải cật lực tìm việc làm thêm thể có tiền trang trải cho cuộc sống của mình và em Bin: “Bóc lạc, đóng quyển sách giáo khoa, khâu giày, rửa bát thuê, quét dọn nhà vệ sinh, của mấy trường học trong phường, xin giúp việc nửa buổi ở tư gia nhà thầy cô giáo,… việc gì cũng làm nhưng không có nghĩa kiếm tiền bằng mọi giá” [1; 230]. Không chỉ thế, Quỳnh còn xin những mẩu vải vụn đem về kiên trì tập may, mặc dù kim máy khâu liên tục bị gẫy, chỉ đứt quấn rối vào nhau; nhưng cũng đến một ngày, Quỳnh may được chiếc quần đùi đầu tiên cho Bin. Hôm ấy, Bin nhoẻn miệng cười, nước mắt Quỳnh trào ra. Quỳnh rất yêu nụ cười của cậu em, bởi nụ cười ấy như thứ ánh sáng rọi xuống từ thiên đường xóa tan mây mù u uẩn đối với Quỳnh. “Quỳnh sẵn lòng vắt kiệt mồ hôi và cả máu của

Page 84: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

80 Nghiêm Thị Hồ Thu, Đỗ Thị Thu Sinh, Đoàn Đức Hải

mình để đổi một nụ cười của Bin” [1; 232].

Quỳnh rất quan tâm, chăm sóc chu đáo cho cậu em trai, cho dù hai chị em chênh lệch nhau rất ít tuổi. Và khi mẹ Quỳnh vắng nhà một thời gian dài, cậu em trai Bin ngày nào cũng khóc ngằn ngặt trên tay chị, cho nên: “Tối tối, để Bin đỡ nhớ mẹ, Quỳnh hì hụi may cho em chiếc gối ôm. Bin nằm còng queo ghì chặt cái gối vào lòng, ú ớ nói mê. Có lẽ, nước mắt của Quỳnh cạn kiệt sau tháng ngày đau khổ ấy” [1; 196]. Có thể nói, Quỳnh mang phẩm chất của người phụ nữ truyền thống Việt Nam hiện lên không chỉ trong công việc bếp núc, nội trợ mà còn nổi bật với đức tính tần tảo, chịu thương, chịu khó với một tình thương yêu rất nữ tính.

Tính nữ không chỉ thể hiện ở thiên tính mẹ mà còn thể hiện ở tính nhạy cảm, vị tha của người phụ nữ. Bản tính của người phụ nữ là dễ xúc động, nhạy cảm và giàu lòng vị tha. Bố Quỳnh uống rượu suốt ngày, rồi lại đánh vợ. Mẹ Quỳnh dù bị đánh đập dã man đến đâu và cứ oằn mình chịu đựng nhưng sau đó lại tha thứ cho chồng. “Người đàn ông cứ tàn nhẫn trút hận, người đàn bà oằn mình chịu đựng. Khi tỉnh ra, ông ta sẽ khóc lóc van xin, người đàn bà sẽ sẵn lòng tha thứ” [1; 132]. Còn Quỳnh đã khóc khi đọc cuốn sách “Không gia đình” và có sự đồng cảm, đau tim, buốt ngực, chảy nước mắt cùng số phận nhỏ nhoi với nhân vật trong tác phẩm. Hay có lúc gửi một bức thư dài cho bố, lời lẽ cảm động. Lần nào cũng khóc khi viết thư… Quỳnh đi học đều đặn.

Mắt chăm chăm nhìn lên bảng, dòng chữ phấn trắng lấp loá. Nước mắt rơi và nức nở khóc… Và sau khi bố Quỳnh được ra tù, “Quỳnh ngồi sát cạnh bố, nắm lấy tay bố. Trên cánh tay gầy, thấy lộ ra một hình xăm đầu lâu và chữ “hận”. Quỳnh thấy đau nhói. Kim đâm vào da thịt, mực ngấm vào da thịt, máu bắn ra thành vụn li ti, rồi đến lúc sưng tấy, mưng mủ, lở loét,…Có lẽ khi xăm cái đó, bố đã rất đau” [1; 121]. Bên cạnh nhân vật mẹ Quỳnh và Quỳnh, trong tác phẩm ta còn thấy nhân vật “tôi” và Nhi cũng dễ xúc động và giàu lòng vị tha. “Tôi” ra đường nhìn thấy mọi người mua bán hoa quả nườm nượp, nên về nhà lấy cuốn lịch ra xem.“ Hóa ra ngày sinh của tôi trùng với lễ Vu Lan. Tự dưng tôi thấy nỗi buồn nào đó len nhẹ qua tim. Rồi nằm im trong ấy” [1; 220]. Với Nhi “Những lời than thở, buồn nản của đàn ông luôn làm cô cảm động. Dù biết thừa là dối trá. Ai muốn xin ít tình vụn chẳng thể hiện mình là người vô cùng bất hạnh. Với bản tính nữ hay chảy nước mắt như cô, vài câu chuyện đẩy đưa là điều quá đơn giản” [1; 125]. Nhân vật Lâm Lâm trong Nhiều cách sống của Nguyễn Quỳnh Trang cũng bộc lỗ cái bản tính nhạy cảm, vị tha rõ nét. Lâm Lâm dễ xúc động và dễ tha thứ. Có thể, vừa cãi nhau với cậu bạn trai tên Du, nhưng lúc sau lại vị tha đến lạ…

3. Kết quả nghiên cứu và bình luận

Như vậy, trong tiềm thức của người phụ nữ ở hai tác phẩm “1981” và “Nhiều cách sống” của Nguyễn Quỳnh Trang luôn ẩn hiện thiên tính mẹ, khát khao được làm mẹ và bản tính nhạy cảm, vị tha cũng luôn tồn tại trong tâm cảm của người phụ nữ. Để làm tròn thiên chức ấy, người phụ nữ, nhất là phụ nữ Việt Nam dù là người phụ nữ truyền thống hay hiện đại, họ đều mang trong mình sự cam chịu, nhẫn nại hi sinh tất cả với tấm lòng yêu thương vô bờ bến vì các con, vì hạnh phúc gia đình. Phải chăng vì thế mà dù ở thời đại nào thì người phụ nữ vẫn luôn là những bông hoa tỏa ngát hương thơm dịu mát và tinh khiết.

Sự thừa tiếp trong cách xây dựng nhân vật nữ trong “1981” và “Nhiều cách sống” của Nguyễn Quỳnh Trang đã tạo nên một hướng đi mới cho văn học đương đại với mẫu hình người phụ nữ vừa mang nét truyền thống vừa mang tính hiện đại. Nhưng dù là người phụ nữ của thời nào, ẩn sâu trong tâm hồn họ vẫn lấp lánh vẻ đẹp của thiên tính nữ đáng trân trọng và cảm thông. Điều đó cũng khẳng định rằng sáng tác nghệ thuật về người phụ nữ luôn là nhu cầu, là tất yếu của mọi thời đại và cũng là những nét đặc sắc mà Quỳnh Trang đã đóng góp cho văn học Việt Nam.

4. Kết luận

Xây dựng nên những nhân vật nữ cùng với ý thức khắc sâu thiên tính nữ trong tác phẩm của mình, Nguyễn Quỳnh Trang đã tái hiện lại một cách tự nhiên phần nào bối cảnh của thời đại. Mặt khác, tác giả gửi gắm vào đó những suy tư, day dứt, sự cảm thông cho số phận của những người phụ nữ. Tác phẩm của Quỳnh Trang cũng góp phần lên tiếng khẳng định vị thế của người phụ nữ với khát khao mong những người phụ nữ có một cuộc sống thuận lẽ thường và hạnh phúc với thiên chức của mình.

Với văn phong đong đầy cảm xúc, tự nhiên và giàu hoài niệm, Nguyễn Quỳnh Trang đã gieo vào lòng người đọc những thiên hướng tư duy mang tính nhân văn và đa cảm. Tác phẩm của chị đã góp thêm một giọng văn làm phong phú thêm cho dòng văn học nữ quyền Việt Nam. Nó khiến ta thêm yêu mẹ nhiều hơn và cao hơn thế là sống tích cực vì mẫu số chung của nhân loại: Người phụ nữ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Quỳnh Trang, Nhiều cách sống, NXB Hội nhà văn, 2008.

[2] Nguyễn Quỳnh Trang, 1981, NXB Văn học, 2009

Nguyễn Văn Long, Lã Nhâm Thìn, Văn học Việt Nam sau 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục, 2009.

(BBT nhận bài: 08/03/2016, phản biện xong: 26/03/2016)

Page 85: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 81

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NGỮ NGHĨA CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ PHÓNG ĐẠI TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC PHÁP VÀ VIỆT

A STUDY Of SEMANTIC FEATURES OF HYPERBOLE - A RHETORICAL DEVICE - IN LITERARY WORKS IN FRENCH AND VIETNAMESE

Nguyễn Thị Thu Thủy

Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Văn học đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sốnghằng ngày. Hiểu rõ và cảm thụ một tác phẩm văn học không phảilà việc đơn giản, mà đòi hỏi kiến thức thấu đáo về cách thức diễnđạt cũng như biện pháp tu từ được sử dụng, trong đó có phóngđại, một biện pháp dùng sự cường điệu quy mô, tính chất, mứcđộ,... của đối tượng nhằm mục đích nhấn mạnh vào một bản chấtnào đó của đối tượng được miêu tả. Bài viết trình bày kết quảnghiên cứu đối chiếu đặc điểm ngữ nghĩa của biện pháp tu từ nàyqua khảo sát gần 300 mẫu trong một số tác phẩm văn học Phápvà Việt. Những kết quả thu được từ việc nghiên cứu cho phépngười dạy - học tiếng Pháp nắm bắt rõ hơn những ý tưởng của tácgiả qua sử dụng phóng đại, từ đó dễ dàng tiếp cận và lĩnh hội ngônngữ “thơ ca” này.

Abstract - Literature plays an important role in our daily life.Understanding and perceiving a literary work thoroughly is not asimple task but requires profound knowledge of expressivetechniques as well as rhetorical devices including hyperbole – awidely used device in literature. Hyperbole is employed toexaggerate the qualities or characteristics of a character, an event,or an object to create emphasis or effect. This article presents theresult of a contrastive study of semantic features of hyperbole inliterary works in French and Vietnamese. The examination andanalysis of 300 samples from French and Vietnamese literaryworks is intended to enable teachers and learners of Frenchlanguage to easily comprehend the messages conveyed by theauthors with the use of hyperbole. This is then hoped to facilitatetheir approach and acquisition of this kind of poetic language.

Từ khóa - biện pháp tu từ; phóng đại; đặc điểm ngữ nghĩa; ngữcảnh; đối tượng.

Key words - rhetorical devices, hyperbole, semantic features,contexts, subject.

1. Đặt vấn đề

Trong văn học, phóng đại được xem như một “hiện tượng tự nhiên”, trong đó tác giả sử dụng từ ngữ hoặc cách diễn đạt để làm cho tác phẩm trở nên hiệu dụng hơn và đôi khi để nhấn mạnh ý nghĩa muốn chuyển tải. Trong tiếng Pháp cũng như tiếng Việt, biện pháp tu từ này được sử dụng để miêu tả nét đẹp, thể hiện tình yêu, nhấn mạnh cảm xúc buồn, vui hay sợ hãi,… Vì vậy, việc nhận dạng, phân tích và diễn giải những từ ngữ phóng đại thật sự không dễ dàng đối với người Việt học tiếng Pháp và người nước ngoài học tiếng Việt. Qua thực tế giảng dạy, chúng tôi nghiệm thấy rằng muốn đạt được hiệu quả giao tiếp với cách diễn đạt tốt nhất, người học phải được trang bị kiến thức về “hiện tượng” này để có thể hiểu rõ và sử dụng chính xác từ ngữ phóng đại.

Xuất phát từ những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn trên, bài viết đặt mục tiêu làm rõ những đặc điểm ngữ nghĩa của phóng đại, qua khảo sát gần 300 mẫu trong một số tác phẩm văn học Pháp và Việt, nhằm giúp người dạy - học tiếng Pháp hiểu rõ và sử dụng những từ ngữ phóng đại.

2. Giải quyết vấn đề

2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Phóng đại, một biện pháp tu từ được sử dụng rất nhiều trong văn học - và trong quảng cáo, báo chí, trong giao tiếp - đặc biệt trong những tác phẩm của đại văn hào Pháp Victor Hugo. Trên thực tế, phép phóng đại được nhiều tác giả nổi tiếng như P. Fontanier, M. Pougeoise, C. Stolz, … hay Đinh Trọng Lạc, Hoàng Tất Thắng, Hữu Đạt,… đề cập trong những tác phẩm của mình. Tính đa dạng về cấu trúc, ngữ nghĩa và tính phức tạp về ngữ dụng của phóng đại xứng đáng được nghiên cứu một cách đầy đủ và cụ thể. Tuy nhiên bài báo chỉ đề cập những đặc điểm ngữ nghĩa của phép phóng

đại trong một số tác phẩm văn học Pháp và Việt.

2.2. Cơ sở lý luận

Bài báo tập trung nghiên cứu những đặc điểm ngữ nghĩa của phép phóng đại trong thể loại văn xuôi, dựa trên những cơ sở lý thuyết sau:

2.2.1. Định nghĩa phép phóng đại

Theo M. Pougeoise [3], phóng đại được định nghĩa như “một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt cường điệu nhằm làm nổi bật một ý tưởng hay một sự thật nào đó.”

Đinh Trọng Lạc [4] định nghĩa rằng: “Phóng đại (còn gọi là khoa trương, thậm xưng, ngoa ngữ, cường điệu) là dùng từ ngữ hoặc cách diễn đạt để nâng lên gấp nhiều lần những thuộc tính của khách thể hoặc hiện tượng nhằm mục đích làm nổi bật bản chất của đối tượng cần miêu tả, gây ấn tượng đặc biệt mạnh mẽ. Khác hẳn với nói điêu, nói khoác về tính chất, động cơ và mục đích, phóng đại không phải là thổi phồng sự thật hay xuyên tạc sự thật để lừa dối. Nó không làm cho người ta tin vào điều nói ra, mà chỉ cốt hướng cho ta hiểu được điều nói lên”.

2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của phép phóng đại

Trong văn học, tác giả sử dụng những từ ngữ phóng đại để truyền tải một hành động hay một tình cảm thường không thực hoặc không thể chấp nhận được, tuy nhiên chính những từ ngữ phóng đại đã góp phần gây được sự chú ý và tác động cao nhất đối với người đọc. Về đặc điểm ngữ nghĩa, phép phóng đại được sử dụng làm tăng lên gấp nhiều lần tính chất đối tượng cần miêu tả để gây cho người đọc ấn tượng đặc biệt mạnh mẽ.

Trong bài báo, chúng tôi đề cập đến những đặc điểm ngữ nghĩa sau đây của phép phóng đại:

- Phóng đại diễn tả sự tán thưởng, sự ngưỡng mộ gồm

Page 86: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

82 Nguyễn Thị Thu Thủy

những trường ngữ nghĩa: ý niệm về vẻ đẹp, sự hạnh phúc, niềm vui, tình yêu,...

Ví dụ: Quand elle regarda son cousin, elle était bien rouge encore, mais au moins ses regards purent mentir et ne pas peindre la joie excessive qui lui inondait le cœur; [5, tr.103]

(Khi nhìn lại phía Sáclơ, má nàng hãy còn ửng đỏ nhưng ít nhất mắt nàng cũng dõi được người ta và không để lộ niềm vui sướng vô biên tràn ngập trong lòng nàng;)

- Phóng đại thể hiện sự chê bai, phê phán như ý niệm về nỗi sợ hãi, sự xấu xí, sự đau lòng,...

Ví dụ: Son cœur se serra, comme il se serre quand, pour la première fois, la compassion, excitée par le malheur de celui qu’elle aime, s’épanche dans le corps entier d’une femme. [5, tr.81]

(Tim nàng đau thắt. Tai biến của người yêu đã làm dậy trong lòng nàng một niềm thương xót mênh mông, nó tràn lên, nó thấm vào mạch máu thớ thịt.)

2.2.3. Ngữ cảnh

Ngữ cảnh là một từ hay một tổ hợp từ trong văn bản, đứng trước hoặc sau từ “chưa biết”, có thể giúp người đọc hiểu được nghĩa của từ này. Frank Marchand [2] cho rằng: “Nghĩa của một từ được chọn lựa qua ngữ cảnh”. Về phần mình, tác giả Christian Baylon [1] cũng khẳng định: “Ngữ cảnh, môi trường ngôn ngữ của một từ, cho phép hiểu từ đó theo một nghĩa nhất định”. Nói cách khác, nghĩa của một từ phải được xem xét trong ngữ cảnh.

Về những biện pháp tu từ, trường hợp phép phóng đại, chính qua ngữ cảnh thì cách diễn đạt nói quá lên mới có thể gây ra ấn tượng mạnh.

Hãy xét ví dụ sau:

“Tenez, cette petite nous coûte les yeux de la tête” [7, tr. 450]

(“Đấy, như cái con bé ấy, thật đến róc tủy róc xương với nó”)

Chắc chắn phải dựa vào ngữ cảnh để suy ra rằng hai vợ chồng Thenardier ác độc, xảo trá, hằng ngày đối xử với cô bé Cosette như đầy tớ, nhưng khi ông Jean Valjean muốn “mua lại” cô bé thì họ đòi phải trả rất nhiều tiền, viện cớ là họ đã chi phí quá nhiều để nuôi cô bé. Cụm từ “coûter les yeux de la tête” (róc tủy róc xương) được sử dụng trong ngữ cảnh trở thành cường điệu quá đáng và gây được tác động mạnh.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi đã chọn phương pháp mô tả và phân tích đối chiếu để tiến hành nghiên cứu. Từ quan sát và phân tích những câu văn chứa từ ngữ phóng đại trong một số tác phẩm văn học Pháp và Việt, chúng tôi mô tả và làm rõ những đặc điểm ngữ nghĩa của biện pháp tu từ này. Và việc phân tích đối chiếu cho phép tìm ra những điểm giống và khác nhau về đặc điểm ngữ nghĩa của phép phóng đại trong hai ngôn ngữ Pháp và Việt.

2.4. Phạm vi nghiên cứu

Chúng tôi nghiên cứu từ ngữ phóng đại trong một số tác phẩm văn học Pháp như Mes amis Mes amours (Marc Levy), Notre-Dame de Paris (Victor Hugo), Eugénie Grandet

(Honoré de Balzac),... và những tác phẩm văn học Việt như Tuyển chọn những truyện ngắn hay – Truyện ngắn chọn lọc (Nguyễn Công Hoan), Truyện Kiều (Nguyễn Du), …

2.5. Nội dung nghiên cứu

Chúng tôi nghiên cứu trên cơ sở sử dụng nguồn dữ liệu có sẵn để phân tích đặc điểm ngữ nghĩa của phép phóng đại trong ngữ cảnh. Cuối cùng chúng tôi đưa những điểm giống nhau và khác nhau giữa những từ ngữ phóng đại được sử dụng trong tiếng Pháp và tiếng Việt.

3. Kết quả nghiên cứu và bình luận

3.1. Về đặc điểm ngữ nghĩa của phóng đại trong tiếng Pháp

Trong tác phẩm văn học, bằng cách sử dụng biện pháp tu từ phóng đại, nhà văn làm tăng lên hay giảm đi sự thật để gây hiệu ứng cao về mặt cảm xúc.

Sau khi nghiên cứu gần 300 mẫu có chứa từ ngữ phóng đại rút ra từ một số tác phẩm văn học Pháp và Việt, chúng tôi đã sắp xếp những “yếu tố” phóng đại theo những trường ngữ nghĩa sau đây:

3.1.1. Ý niệm về vẻ đẹp

(1) L’enfer où tu seras, c’est mon paradis, ta vue est plus charmante que celle de Dieu ! [8, tr.347]

(Địa ngục nơi em ở là thiên đường của ta, ngắm nhìn em còn tươi vui hơn ngắm nhìn Chúa.)

Phép so sánh hơn mà yếu tố so sánh là Chúa, một nhân vật siêu nhiên, được sử dụng trong cụm từ “ngắm nhìn em còn tươi vui hơn ngắm nhìn Chúa”, khi vị linh mục ca ngợi ánh mắt của nàng Esméralda, người bị kết án treo cổ với hình phạt nặng nề của Tòa Án trên đầu. Một lời tán dương dành cho nữ tù nhân chẳng còn chút tia sáng trong đôi mắt, phải chăng đã phát huy cao độ tác dụng tu từ của phóng đại?

(2) mais elle était belle de cette beauté si facile à reconnaître et dont s’éprennent seulement les artistes. [...]; ce peintre, amoureux d’un si rare modèle, eût trouvé tout à coup dans le visage d’Eugénie la noblesse innée qui s’ignore; il eût vu sous un front calme un monde d’amour; et, dans la coupe des yeux, le je ne sais quoi divin. [7, tr.73]

(nhưng nàng có một thứ sắc đẹp rất dễ nhận thấy, một thứ sắc đẹp chỉ có người nghệ sĩ là say mê [...]; nhà họa sĩ khát khao người mẫu hiếm có ấy giá gặp Ơgiêni sẽ nhận thấy ngay trên khuôn mặt nàng cái vẻ cao quý bẩm sinh mà tự nàng không biết; họa sĩ sẽ nhìn thấy dưới vầng trán phẳng lặng cả một đại dương tình cảm, và trong đáy mắt, ngùn ngụt một vẻ gì cao cả thần tiên.)

Bằng từ ngữ phóng đại, nhà văn đã minh họa nét đẹp hiếm có, đã làm nổi bật lên phẩm chất thiên thần của Ơgiêni, một con người thủy chung, kiêu hãnh, hào hiệp, khoan dung. Một con người rất hiếm hoi ở trong cái xã hội mà con người lấy đồng tiền làm lẽ sống, làm hạnh phúc, đồng tiền chà đạp lên tất cả và sai khiến mọi người.

3.1.2. Ý niệm về niềm vui - hạnh phúc

Về những từ ngữ phóng đại diễn tả niềm vui - hạnh phúc, để tăng cường biểu cảm, cường điệu ý tưởng, nhà văn thường sử dụng “fou de joie”, “fou de bonheur” (sướng điên lên hoặc hết sức vui sướng). Xét các ví dụ sau:

(3) Il va être fou de joie, alors même s’il reste une

Page 87: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 83

échelle et deux pots d’enduit par-ci, par-là, ce n’est pas très grave. [9, tr.24]

(Anh ấy chắc phải sẽ thích điên lên, kể cả vẫn còn một cái thang và mấy hộp sơn rải rác đây đó thì cũng chẳng sao cả.)

(4) Mathias et les enfants revinrent fous de joie de leur après-midi. [9, tr.251]

(Mathias và bọn trẻ trở về, hết sức vui sướng về buổi chiều tham quan.)

3.1.3. Ý niệm về tình yêu

Tình yêu là một trong những đề tài hấp dẫn nhất trong văn học. Ngoài ra, đây cũng là một đề tài được quan tâm nhiều trong cuộc sống con người, một nguồn từ ngữ phóng đại phong phú đối với mọi lứa tuổi. Sau đây là những ví dụ minh họa:

(5) Je viens de te dire que j’étais fou amoureux d’elle. [9, tr.10]

(Tớ vừa nói với cậu rằng tớ đã yêu cô ấy phát điên lên.)

Mathias, một ông bố tuổi ba mươi đã tâm sự với Antoine - người bạn thân cùng cảnh ngộ “gà trống nuôi con” - về tình yêu dành cho Caroline, cô bạn học cùng lớp khi xưa, một tình yêu được “phóng đại hóa” qua hai tính từ cùng nghĩa đặt liền kề: “fou” (điên) và “amoureux” (yêu). Chính hiện tượng “sự thừa từ” (pléonasme) đã phát huy cao độ hiệu quả cảm xúc của phóng đại trong “fou amoureux” (yêu say đắm).

(6) Oh ! l’amour ! dit-elle, [...] C’est être deux et n’être qu’un. Un homme et une femme qui se fondent en un ange. [13, tr.122]

(Ồ ! Tình yêu ư ! [...] Đó là hai mà hóa một. Một trai và một gái hòa hợp thành một thiên thần.)

Tác giả đã dùng từ ngữ phóng đại “se fondent en un ange” (hòa hợp thành một thiên thần) để nói về sự hòa hợp của hai trái tim. Cách nói cường điệu này càng quá đáng hơn khi có hình ảnh “un ange” (một thiên thần).

3.1.4. Ý niệm về sự sợ hãi

Trong khuôn khổ dữ liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy nhà văn Pháp sử dụng khá nhiều từ ngữ phóng đại khi diễn tả sự đánh giá tiêu cực: sự sợ hãi, sự xấu xí, sự đau buồn,...

Những từ ngữ miêu tả sự sợ hãi thường được sử dụng là: “mort de terreur”, “mort de peur” (sợ chết khiếp), “être glacé / glacer de terreur” (đờ / làm đờ ra vì khiếp sợ), “trembler de peur” (sợ run lên). Ví dụ:

(7) En ce moment, une plainte sourde, plus lugubre que toutes les autres, retentit dans les greniers et glaça de terreur Eugénie et sa mère. [7, tr.92]

(Lúc ấy, một tiếng rên trầm trầm, thê thảm hơn cái tiếng khác vang lên, làm cho mẹ con bà Grăngđê rợn người.)

(8) Il était glacé de l’idée qu’elle allait peut-être y entrer aussi; si elle l’eut fait, il serait mort de terreur. [13, tr.380]

(Ông lạnh toát người khi nghĩ có thể cô cũng đi theo vào; nếu cô bước vào, ông sẽ sợ đến chết ngất.)

3.1.5. Ý niệm về sự xấu xí

Về trường ngữ nghĩa này, đôi khi chính qua trung gian những từ ngữ hàm ẩn và ngữ cảnh mà lộ ra ý niệm về sự xấu xí của nhân vật. Ví dụ:

(9) L’abbé Cruchot, petit homme dodu, grassouillet, à perruque rousse et plate, à figure de vieille femme joueuse, … [7, tr.48]

(Linh mục Cruysô là một người tròn trĩnh, hơi béo, đầu mang mớ tóc giả bẹp màu nâu đỏ, mặt mày giống một mụ già từng trải.)

Chân dung nhân vật Cruysô - một linh mục quay cuồng trong cơn lốc của đồng tiền, đã mưu với cha xứ mạo quyền ý Chúa để đoạt gia tài cho cháu - được Banzắc vẽ lên trên nền ánh sáng vàng của bức tranh xã hội theo lối vẽ tranh biếm họa: có mặt mày giống một mụ già từng trải.

(10) La face humaine de Javert consistait en un nez camard, avec deux profondes narines vers lesquelles montaient sur ses deux joues d’énormes favoris. On se sentait mal à l’aise la première fois qu’on voyait ces deux forêts et ces deux cavernes. [11, tr.198]

(Cái mặt người ấy ở Giave như sau: mũi Giave tẹt, có hai lỗ sâu hoắm; hai bên má hắn có hai chòm râu rậm mọc ngược lên đến chân mũi. Lần đầu nhìn hai cái rừng ấy và hai cái hang ấy, ai cũng thấy khó chịu.)

Tên sĩ quan cảnh sát Javert, diện mạo khó nhìn với vẻ mặt thấp hèn lẫn vẻ uy quyền, bị xem như một trong những loài động vật của Tạo hóa. Thêm vào đó, cách miêu tả khuôn mặt người của hắn được đẩy lên đến mức cực đoan khi so sánh hai lỗ mũi sâu hoắc với hai cái hang, hai cái má rậm rạp râu với hai cái rừng.

3.1.6. Ý niệm về sự đau buồn

Trong lĩnh vực này, sự hiện diện của từ ngữ phóng đại không chỉ truyền đạt dữ kiện, mà còn tạo cảm xúc đau buồn rất đáng được chú ý. Những cụm từ thường gặp là “fondre de larmes”, “fondre en pleurs” (đầm đìa nước mắt, khóc sướt mướt). Ví dụ:

(11) Quand M. De Bonfons fut parti, Eugénie tomba sur son fauteuil et fondit de larmes. Tout était consommé. [7, tr.185]

(Ông chánh án Đơ Bôngphông đi khỏi, Ơgiêni vật mình trên ghế, tuôn nước mắt đầm đìa. Mọi việc thế là hết.)

(12) Ne parlons plus de cela. Vous me tribouillez les entrailles. [7, tr. 158]

(Ông Cruysô ơi, ông đừng nói chuyện ấy nữa. Ông làm tôi đứt từng khúc ruột đây.)

3.1.7. Ý niệm về số lượng

Phóng đại có thể là một “phát ngôn” có số lượng hàm ẩn cao hơn phát ngôn tương đương không có phóng đại. Trong những ví dụ sau, những tính từ chỉ số lượng “mille” (ngàn), “cent” (trăm) - vốn dĩ mang ý nghĩa toán học - có một giá trị định tính tu từ, và nói chính xác hơn là một giá trị phóng đại trong ngữ cảnh.

(13) Il enfila un trench-coat, ajusta le col de sa chemise devant le miroir de l’entrée, mit un peu d’ordre dans sa chevelure, et la remercia encore mille fois. [9, tr.213]

(Anh khoác một chiếc áo đi mưa có đai, chỉnh lại cổ áo sơ mi trước tấm gương soi bên cửa ra vào, chải lại mái tóc, và còn cảm ơn bà cả nghìn lần nữa.)

(14) D’abord, les rues, croisées et brouillées, faisaient dans le bloc cent figures amusantes. Autour des Halles, c’était comme une étoile à mille raies. [13, tr.151]

Page 88: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

84 Nguyễn Thị Thu Thủy

(Thoạt tiên là cái phố xá dọc ngang hỗn độn, tạo nên hàng trăm khuôn mặt tươi vui cho khu phố. Quanh chợ trông giống ngôi sao nghìn cánh.)

3.2. Về đặc điểm ngữ nghĩa của phóng đại trong tiếng Việt

Người đọc luôn bị cuốn hút nhiều hơn khi thưởng thức một tác phẩm, mà trong đó biện pháp tu từ này được tác giả sử dụng để phóng đại tính cách nhân vật hoặc bản chất đối tượng miêu tả với mục đích gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc. Bài báo đề cập đến những trường ngữ nghĩa sau:

3.2.1. Ý niệm về vẻ đẹp

Trong phần lớn những tác phẩm văn học tiếng Việt, để ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ, phóng đại có thể thể hiện thông qua những thành ngữ như: “đẹp như tiên”, “sắc nước hương trời”, “đẹp tuyệt trần”,.... Nghĩa của thành ngữ rất hàm súc và biểu cảm. Vì vậy, những câu văn chứa thành ngữ phóng đại càng trở nên sinh động và biểu cảm hơn. Xét các ví dụ sau:

(15) Dù đã qua tuổi ngũ tuần nhưng bà ấy luôn đẹp tuyệt trần. [14, tr.3]

Tương tự, bằng phóng đại, nhà thơ Nguyễn Du đã cực tả tài sắc vẹn toàn của nhân vật Thúy Kiều qua ngòi bút đầy suy nghiệm và chọn lọc tinh tế:

(16) Làn thu thủy nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,

Sắc đành đòi một, tài đành họa hai. [12, tr.30]

3.2.2. Ý niệm về niềm vui-hạnh phúc

Liên quan đến trường ngữ nghĩa về đánh giá tích cực như niềm vui-hạnh phúc, đôi khi tác giả sử dụng những từ ngữ “đi xa hơn” để phóng đại thực tế đến mức phi lý nhằm miêu tả các tác động trực tiếp đến tâm lý nhân vật. Trong nguồn dữ liệu, những từ ngữ thường gặp là: “sướng đến hóa điên”, “chết ngạt vì sung sướng”, “cười vỡ bụng”, “cười ngất”,...

(17) Trời ơi, tôi đến chết ngạt vì sung sướng mất. [13, tr. 20]

(18) Triều nói với Hiền những điều đó, Hiền cười ngất. [11, tr.79]

3.2.3. Ý niệm về tình yêu

Trong lĩnh vực này, những từ ngữ thể hiện mức độ cao, mang ý nghĩa mạnh hơn gấp nhiều lần so với tình huống yêu cầu, được sử dụng không ít để phóng đại tầm vóc của sự việc cần miêu tả. Ví dụ:

(19) Bính đẹp trai, ăn mặc đúng mốt và đặc biệt là mái tóc quăn tự nhiên bồng lên vì gió, thảo nào mà nhiều cô chết mê chết mệt cũng đúng. [14, tr.38]

Mặt khác, những “yếu tố” mang giá trị tu từ phóng đại “đứt từng khúc ruột”, “đứt ruột” thể hiện tình yêu, như tình mẫu tử, tuy nói quá sự thật nhưng được xây dựng trên cơ sở của tình cảm chân thật, thiêng liêng.

(20) “... Bây giờ phải đem con đi bán, u đã đứt từng khúc ruột rồi đấy, con ạ” [11, tr.68]

3.2.4. Ý niệm về sự sợ hãi

Trong những tác phẩm tiếng Việt, ngoài những từ ngữ phóng đại ý niệm về sự sợ hãi được dùng trong khẩu ngữ

như: “sợ hết hồn hết vía”, “bạt vía”, “hồn vía lên mây”, tác giả còn gây được sự chú ý và tác động cao nhất qua sử dụng những cụm từ trong ví dụ sau:

(21) Cử chỉ ấy làm cho ông đồ Uẩn cũng sợ xanh mắt. [15, tr.184]

(22) Tôi ngoảnh lại nhìn đằng sau tôi thì mặt ai cũng tái đi, sợ đến chết khiếp. [15, tr.609]

3.2.5. Ý niệm về sự xấu xí

Nhà văn có khuynh hướng sử dụng những từ ngữ phóng đại “sự xấu xí” như một công cụ hiệu quả tạo nên những câu văn lý thú, khôi hài, đem lại cho người đọc tiếng cười sảng khoái. Tuy nhiên, không phải tác giả muốn chế nhạo mà chỉ muốn nhấn mạnh “sự hài hước” trong bài viết, vì khi đẩy cường độ, qui mô của cái xấu lên thì mâu thuẫn sẽ bộc lộ ra rõ nét hơn và sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.

(23) Nhưng người đàn bà ấy lại là thị Nở, một người ngẩn ngơ như một người đần trong cổ tích và xấu ma chê quỷ hờn. [9, tr.28]

(24) Đúng là khuôn mặt ma chê quỉ hờn. [10, tr.23]

3.2.6. Ý niệm về sự đau buồn

Trong văn học, những từ ngữ phóng đại mang nội dung miêu tả các tác động trực tiếp tới tâm lý, tình cảm và bộ phận cơ thể con người như “rầu gan nát ruột”, “héo ruột héo gan”, nẫu cả ruột”, được sử dụng rộng rãi tạo nên cảm xúc mạnh cho người đọc. Trong các ví dụ sau, từ ngữ phóng đại biểu thị sự buồn đau quá to lớn, khó thể chịu đựng của nhân vật, khiến người đọc không thể không đau xót, cảm thương.

(25) Đã hơn tháng nay, cái tiếng rên rĩ của ông cụ hòa lẫn với tiếng rầu rĩ của siêu thuốc mà làm anh Tư Bền rầu gan nát ruột. [13, tr.159]

Hoặc trong Truyện Kiều, khi trao duyên cho Thúy Vân, Kiều khóc, khóc với tất cả sự buồn đau, sầu tủi. Kiều khóc khiến cho nhân vật trong truyện cũng khóc đã đành, mà những người “ngoài cuộc” cũng phải sụt sùi rơi lệ qua tác dụng của từ ngữ phóng đại “Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm”

(26) Đau lòng kẻ ở người đi,

Lệ rơi thấm đá tơ chia rũ tằm. [12, tr.106]

3.2.7. Ý niệm về số lượng

Trong một ngữ cảnh nhất định, từ chỉ số lượng không biểu thị số thực, chính xác mà biểu thị số hư, mơ hồ do phóng đại mà ra. Trong văn học, tác giả thường sử dụng những từ chỉ số lượng “trăm”, “ngàn” với nghĩa “rất nhiều” làm cho tác phẩm hấp dẫn hơn, kích thích trí tưởng tượng của người đọc nhiều hơn. Ví dụ:

(27) Cậu chỉ ngậm hàng ngàn mối sầu trong bụng mà không viết được ra thư. [13, tr.89]

(28) Hàng trăm nỗi mừng nở thành nụ cười trên miệng ông. [13, tr.6]

4. Kết luận

Thông qua kết quả nghiên cứu, trong khuôn khổ dữ liệu thu thập được, chúng tôi có thể kết luận rằng, trong những tác phẩm văn học tiếng Pháp và tiếng Việt, nhà văn đều có khuynh hướng sử dụng những từ ngữ phóng đại diễn tả vẻ đẹp, tình yêu, sự sợ hãi, sự xấu xí,... nhằm làm cho tác

Page 89: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 85

phẩm trở nên hấp dẫn hơn, ấn tượng hơn. Tuy nhiên, họ có quan điểm khác nhau khi nói về sự xấu xí. Trong tiếng Pháp, nhà văn không thường xuyên sử dụng phóng đại về ý niệm này. Theo họ, sự xấu xí hình như là một đề tài nhạy cảm đòi hỏi sự tế nhị khi họ đề cập đến. Trái lại, những từ ngữ phóng đại sự xấu xí để tạo nên hiệu quả gây cười được sử dụng nhiều trong tiếng Việt. Ngoài ra, khái niệm về vẻ đẹp của một người con gái ở những nhà văn phương Tây nói chung, có lẽ bị ảnh hưởng bởi Đạo Cơ đốc (le christianisme), có nghĩa tác giả thường sử dụng yếu tố so sánh là “Dieu” (Thiên chúa), Đấng Tối Cao, đầy quyền lực với sự hoàn hảo tuyệt đối; và trong tác phẩm tiếng Việt, tác giả thường xuyên sử dụng hình ảnh “nàng tiên”, một nhân vật “tưởng tượng” trong những huyền thoại, có một quyền lực siêu nhiên và một vẻ đẹp vô song.

Hy vọng bài báo có thể giúp người học, trong một chừng mực nào đó, vận dụng được linh hoạt từ ngữ phóng đại trong giao tiếp và cảm thụ được tác phẩm văn học một cách sâu sắc hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Baylon, C., Sémantique du langage, Nathan, 1995.

[2] Đinh Trọng Lạc, 99 Phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà nội, 1995.

[3] Marchand, F. et al., Manuel de linguistique appliquée, Delagrave, Évreux, 1979.

[4] Pougeoise, M., Dictionnaire de rhétorique, Paris, Armand Colin, 2004.

[5] Honoré de Balzac, Eugénie Grandet, Garnier Flammarion, Paris, 1964.

[6] Marc Levy, Mes amis Mes amours, Robert Laffont, S.A Paris, 2006.

[7] Nam Cao, Chí Phèo - Tập truyện ngắn, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2006.

[8] Nam Cao, Truyện ngắn Nam Cao, NXB Tổng hợp Đồng Nai, 2000.

[9] Ngô Tất Tố, Tắt đèn, NXB Tổng hợp Đồng Tháp, 1997.

[10] Nguyễn Công Hoan, Tuyển chọn những truyện ngắn hay - Truyện ngắn chọn lọc, NXB Văn học, 2005.

[11] Nguyễn Du, Kiều, NXB Thế giới, 2012.

[12] Nguyễn Thị Ngọc Tú, Hạt mùa sau, NXB Công an nhân dân, 2004.

[13] Victor Hugo, Les Misérables I, Garnier Flammarion, Paris, 1967.

[14] Victor Hugo, Notre-Dame de Paris, Garnier Flammarion, Paris, 1967.

[15] Vũ Trọng Phụng, Tuyển tập Vũ Trọng Phụng Tập I, NXB Văn học Hà nội, 1996.

(BBT nhận bài: 12/01/2016, phản biện xong: 11/03/2016)

Page 90: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

86 Nguyễn Thanh Trường

TRUYỆN NGẮN CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO TỪ GÓC NHÌN DIỄN NGÔN THỂ LOẠI

NAM CAO’S SHORT STORY CHI PHEO FROM THE PERSPECTIVE OF GENRE DISCOURSE

Nguyễn Thanh Trường

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Khung tri thức thể loại trong mỗi thời đại văn chươngđược biểu hiện rõ nhất qua hình thái diễn ngôn thể loại. Dù đượclựa chọn cho một khuôn hình nhất định, trong mỗi thể loại vẫn nẩysinh những dấu chỉ của một số yếu tố thuộc thể loại khác. Đây làhiện tượng tương tác mang tính qui luật của đời sống thể loại. Theođó, truyện ngắn Chí Phèo bên cạnh tính ưu việt độc lập về mặt thểloại, còn có tính đa nguyên trong giao thoa - hợp biến thể loạitruyện ngắn và tiểu thuyết. Diễn giải cho hiện tượng này, ngườinghiên cứu đã khảo sát trên một số phương diện như: tính xuyênthấm giữa hai thể loại; quá trình xây dựng khu vưc tiêp xuc giưathê giơi nghê thuât trong lằn ranh tương tác; và hình thức nối dàicủa phong cach lời nói mang thuộc tính diễn ngôn mỗi thể loại.

Abstract - Knowledge frame of a genre in every literature era ismost clearly expressed by its discourse form. Though chosen for adetermined pattern, a genre still developes some traces of othergenres inside it. This is an interactive phenomenon with regularityof genre activity. Accordingly, besides the distinct superiority of itsown genre, the short story Chi Pheo also has the plurality ofinterference – a combination of short story and novel. To interpretethis phenomenon, the researchers survey some aspects such as:the penetration between the two genres; the construction of contactarea in the art world from the interactive boundaries and extendedform of language style that have discourse properties in eachgenre.

Từ khóa - truyện ngắn; tiểu thuyết; diễn ngôn thể loại; tương tácthể loại; phong cách.

Key words - short story; novel; genre discourse; genre interactive;style.

1. Đặt vấn đề

Bản chất của quá trình vận động văn học cũng là lịch sử hình thành, phát triển của thể loại. Mỗi thể loại, dù được tổ chức theo hình thái diễn ngôn riêng biệt, giữa chúng vẫn nẩy sinh những dấu chỉ hành chức của một số yếu tố thuộc thể loại khác. Chính sự nối dài trong dòng chảy giao thoa mang tính đặc thù này là tác nhân tạo ra những sự chuyển hóa, xâm nhập giữa các thể loại với nhau. Cùng với đó, trong tổ chức cấu trúc mỗi thể loại còn có xu hướng tiếp tục hoàn thiện theo mô hình của “cái khác” trong nhiều biến thể phái sinh phức tạp hơn. Đây là hiện tượng mang tính qui luật, bởi xét về bản chất của đời sống thể loại, diễn ngôn thể loại luôn mang yếu tố động. Theo đó, điều quan trọng để nhận diện, đánh giá một văn bản nghệ thuật cần dựa trên những biểu hiện thuộc về tinh thần bản mệnh trong khung tri thức thể loại. Bởi việc nhà văn sử dụng hỗ trợ nhiều thể loại khác nhau trên trục dẫn thể loại nguyên sinh sẽ luôn tạo hiệu ứng thẩm mĩ tích cực cho tầm đón của tác phẩm.

2. Nội dung nghiên cứu

2.1. Hình thái diễn ngôn thể loại trong truyện ngắn 1930 - 1945

Diễn ngôn thể loại là hình thức tổ chức (cấu trúc) mang tính chiến lược, được vận hành thông qua hệ thống kí hiệu có tính qui ước đặc thù của mỗi thể loại. Diễn ngôn thể loại còn là mạng lưới tạo sinh quyền lực cho cho thể loại trung tâm giao thoa/ tương tác với thể loại ngoại biên trong quá trình tìm kiếm, khám phá, lí giải bản chất thế giới thực tại. Như vậy, từ góc nhìn diễn ngôn thể loại, nhiều truyện ngắn hiện đại 1930 - 1945, bên cạnh tính ưu việt độc lập về mặt thể loại còn có tính giao thoa - hợp biến thể loại trong cùng một sáng tác. Điều đó có nghĩa với sự góp mặt của những thể loại thứ sinh đã tạo nên những sắc màu khu biệt trong đời sống thể loại nguyên sinh. Diễn giải cho hiện tượng này, người nghiên cứu nhận thấy, trong hệ thống thể loại

tự sự, việc hấp thụ các thành tố của thể loại khác trong xây dựng hình tượng là điều cần thiết trong quá trình lạ hóa cho khung thể loại gốc. Hơn nữa, cá tính sáng tạo ở mỗi chủ thể sáng tạo cũng là ưu thế mang tính đột phá cho việc giãn cách khu vực tiếp xúc của thế giới sống trong và ngoài văn bản. Tiếp đó, tính chất giao thoa giữa các phong cách diễn ngôn lời nói còn là biểu hiện của mục đích, chức năng nghệ thuật trong hành trình tạo nên những giá trị thẩm mĩ tồn tại trong tinh thần bản mệnh tác phẩm. Bởi lẽ, theo kiến giải của R.Barthes, văn bản nghệ thuật là một không gian đa bội, với vô số lối đi giao cắt nhau ở bên trong; văn bản là một “mạng lưới”, ở đó, cái trung tâm bị phá vỡ, phái sinh cái “phi trung tâm”. Chính đây là cơ sở lí giải cho những giới hạn từ góc nhìn về hình thái diễn ngôn thể loại tựa trên các trục dẫn “liên văn bản”, thậm chí là “siêu văn bản”.

Từ cách nhận diện về tính năng động của thể loại như vậy, có thể thấy các cây bút viết truyện ngắn hiện đại 1930 -1945 đã bắt nhịp với cách thức tổ chức văn bản trong khung thể loại “không hoàn kết” không ngoài mục đích khai sinh những văn bản đa nguyên, nhiều ngõ vào; liên thông, liên ngành với mong muốn tạo ra một thế giới hiện thực không đóng kín. Hay nói cách khác, trong hệ hình tư duy một số nhà văn đã chạm chân vào trường tương tác thể loại. Trong đó, nhiều tác giả đã vận dụng một cách khá táo bạo kĩ thuật viết này để kiến tạo một “mạng lưới” (chữ dùng của R. Barthes) xã hội. Đó là một không gian “vô đáy” (Bakhtin), có sức dung chứa vô cùng. Chẳng hạn, để tái hiện bức tranh hỗn loạn của đời sống thực tại những năm 1930 - 1945, các tác giả Lan Khai, Nam Cao, Nguyễn Tuân… cần tìm đến với không gian của “một trật tự chưa được tổ chức”. Bởi nó cần một văn bản “liên văn bản”, hay có thể gọi đó là nhu cầu của một kiểu kết cấu văn bản liên ngành: văn bản văn hóa, văn bản hội họa, văn bản đa chức năng, văn bản phân mảnh, văn bản lồng văn bản. Có thể nhận thấy, ở thời văn học này, những dấu chỉ hợp dung thể loại có thể phần nhiều

Page 91: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 87

là sự phái sinh của vô thức sáng tạo. Tuy nhiên, không thể phủ nhận, với sự đột phá trong tư duy nghệ thuật viết truyện ngắn, nhiều nhà văn đã đóng dấu cho mạch thể loại - xây dựng nên những mô hình nghệ thuật phức tạp. Những cấu trúc thể loại “lệch chuẩn” được thiết lập; “ngập ngừng” giữa thể với thể: truyện ngắn - phóng sự - tiểu thuyết (truyện ngắn - phóng sự; truyện ngắn - tiểu thuyết); giữa hư cấu và phi hư cấu: tư duy “truyện ngắn”; tư duy “tiểu thuyết”. Và tất yếu trong sự hợp sinh, tương tác đó, nhà văn một mặt chú trọng mô thức trung tâm, mặt khác tạo ra sự dung hợp với các thể loại ngoại biên để sáng tạo ra những hình hài sinh thể mới. Đây là cuộc thử nghiệm khá thú vị, mở ra nhiều giao thoa trên đường biên thể loại; song chính kết nối sáng tạo đó lại là “ý đồ” giải cấu trúc, một lối tư duy nghệ thuật mang tính chiến lược trong các giao diện diễn ngôn thể loại. Có thể thấy rất rõ điều này khi đi vào khám phá các “khoảng trắng” trong gạch nối tương tác thể loại một cách “có ý thức”, nhằm tạo ra nhiều hơn một “cái khác” trong hành trình sáng tạo của người nghệ sĩ.

2.2. Diễn ngôn thể loại trong truyện ngắn Chí Phèo - sự hợp sinh, tương tác giữa truyện ngắn và tiểu thuyết

Trong nỗ lực tạo ra những khuôn diện mới cho hình thái diễn ngôn thể loại truyện ngắn, nhiều sáng tác của Nam Cao đã thực sự vượt thoát biểu mẫu thể loại trung tâm. Sự hấp thu những thành tố của thể loại khác trong một trục thể loại để tạo nên những cá thể mới là một hiện tượng phổ biến và mang tính quy luật, từng được nhiều nhà văn đương thời ưa chuộng (Nguyễn Tuân, Lan Khai, Vũ Trọng Phụng...). Tương tác thể loại sở dĩ hấp dẫn người viết truyện ngắn là bởi sự xâm lấn ngay trong chính sinh mệnh thể loại. Truyện ngắn là sự dung hợp giữa truyện và nghiên cứu, sự tương giao giữa hư cấu và phi hư cấu. Đúng như quy luật vận động của đời sống thể loại, thường tác động, lan tỏa sang các mô thức của hình hài sinh mệnh khác.

Có nhiều sự biến đổi trong đường dẫn của mạch cấu trúc cho mỗi mô hình tương tác mà chủ thể sáng tạo cần vượt thoát thể loại nguyên sinh để chạm tới nhiều phiên bản mới, phá vỡ tính “tự trị”, tính quy luật nội tại trong sự vận động của thể loại. Xuyên suốt ranh giới của nguyên tắc này là sự phong phú trong hình thức phức tạp của các thể loại ngoại biên chi phối mạch thể loại trung tâm. Theo đó, sự hiện diện của các thành tố khác qua việc xâm thực vòng quỹ đạo của logic thể loại trong truyện ngắn Nam Cao là “nhiều hơn một thể loại”. Tính chất chỉ dẫn về loại đã hướng tới xác lập khung thể loại cho một số truyện ngắn của tác giả này nằm trong giao diện của sự tương tác giữa thể với thể. Bên cạnh đó còn là các kiểu tương tác giữa hư cấu và phi hư cấu; giữa loại với loại… Những dung hoạt trong nhiều mặt cắt của biến thể kép thực sự tạo nên sân chơi cho người nghệ sĩ trong việc phóng túng thể loại. Và tất yếu, đáp ứng cho tính năng “vụ lợi” và “phi vụ lợi” của bản chất văn chương.

Trong truyện ngắn Chí Phèo, biểu hiện rõ nhất là sự hợp sinh giữa truyện ngắn và tiểu thuyết, là những lát cắt cuộc sống hiện thực đầy sôi động. Nam Cao đốt cháy tinh thần người đọc bằng những dư chấn mặt sau của thân phận, cuộc đời mỗi hữu thể; bằng cả cái logic phì đại tiểu tự sự - đại tự sự. Những trường lực sinh thành bào thai nghệ thuật có được bởi sự chuyển hóa tư liệu thông qua hành trình chắt lọc là để “tri ân cuộc đời”, để phục dựng nhân cách

trong nhân thể người. Nhà văn của thời đại đã ghi chép lại những mẩu/mảng sự sống, những trái dấu của thực tại đời sống, xã hội trong khát vọng “hư cấu”. Song quan trọng hơn là những kinh nghiệm cảm giác của chủ thể sáng tạo đã lan truyền sang bạn đọc. Đã xác tín trong băng giá cái chết mòn từ trong hữu thể. Bức tranh hiện thực 1930 - 1945 được tác giả cấp cho nó nhiều giao diện ngữ nghĩa cũng nhờ bởi trục tương tác thể loại. Ở đó - những kí ức tăm tối đã song hành cùng những phẩm chất nội tại của thể loại truyện ngắn đan cài vào tiểu thuyết, một lối viết “truyện ngắn hóa” theo kĩ thuật truyện ngắn hiện đại trên phông nền của tư duy tiểu thuyết. Từ nội tại cấu trúc tác phẩm, một số yếu tố nghệ thuật được nối dài chức năng hành chức của nó trong mạch nghiêng trượt trên bình diện kết cấu - ngôn ngữ - giọng điệu - khoảng cách xâm lấn cái đời sống đương đại… Hàng loạt sự kiện xoay quanh các tình huống khác nhau đã tạo nên các chùm truyện “mini” được đan mở: Chuyện bóp chân cho bà Ba, chuyện Chí đi tù, mối tình Chí Phèo - Thị Nở… Sự phóng túng trong nội dung phản ánh và hình thức biểu hiện đã chứng tỏ nhiều yếu tố nguyên của tiểu thuyết bước vào đời sống truyện ngắn, khiến cho văn bản trở nên nhòe hẳn đường biên thể loại. Lúc này, sự tiếp nhận của bạn đọc không chỉ khơi tìm trong bản chất động của tính năng thể loại mà trượt theo dòng liên tưởng của tính “liên văn bản”. Trở lên, nổi rõ trong trường tương tác thể loại, truyện ngắn Nam Cao không thể đi ra khỏi vùng tiếp nhận của độc giả khi tiếp xúc với một số hằng biến trong giọng điệu theo mô thức loại tương tác loại - chất tiểu thuyết trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao đã sản sinh ra nhiều lớp diễn ngôn khác nhau. Bởi vậy, truyên ngăn “Chı Pheo” cua Nam Cao la môt truyên ngăn đâm chât tiêu thuyêt theo đung ban chât thê loai cua tiêu thuyết. Điều này có nghĩa tác giả của nó đang tìm kiếm cho bản mệnh nghệ thuật những giao diện diễn ngôn thể loại có tính năng gần gũi với “thê loai duy nhât đang biên chuyên va con chưa đinh hınh” [1, tr.21], thể loại tiêu thuyêt.

Như vậy, muốn xác định được hiệu quả thẩm mĩ vốn tiềm tại trong lằn ranh tương tác từ góc nhìn diễn ngôn thể loại, tất yếu không thể châp nhân môt đinh nghıa duy danh vê ban chât thê loai cua no. Trước hết, muôn năm băt đươc đăc trưng tiêu thuyêt, theo Bakhtin chı co môt cưu canh là: xac đinh hat nhân câu truc cua no. Bakhtin đưa ra ba yêu tô câu thanh câu truc tiêu thuyêt, đo la: (1) Tọa đô không gian, thơi gian xây dưng hınh tương; (2) Phong cach lơi noi (nhan quan ngôn tư); (3) Khu vưc tiêp xuc giưa thê giơi nghê thuât trong tiêu thuyêt va thê giơi hiên thưc bên ngoai. Trong nhưng công trınh nghiên cưu cua mınh, đê xac đinh hat nhân câu truc tiêu thuyêt, Bakhtin đa thiêt lâp môt hê quy chiêu giưa tiêu thuyêt vơi sư thi. Vây, đê thây đươc chât tiêu thuyêt trong truyên ngăn “Chı Pheo” cua Nam Cao, ta lân lươt soi sang tac phâm nay qua nhưng luân điêm cơ ban cua Bakhtin.

Thư nhât, vê toa đô không - thơi gian xây dưng hınh tương, Bakhtin đưa ra hai khai niêm: tâm thê thê loai va khoang cach sư thi. Theo ông, tiêu thuyêt xây dưng hınh tương ơ khu vưc không gian, thơi gian cua thưc tai đang tiêp diên, quan trong hơn, ơ tiêu thuyêt, theo Bakhtin không phai la khoang cach thơi gian ma la khoang cach gia tri . Ơ tiêu thuyêt, ngươi kê va đôi tương cung đươc đăt trên môt măt băng gia tri , vı thê tâm thê tiêu thuyêt la tâm thê bỗ ba, thân

Page 92: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

88 Nguyễn Thanh Trường

mât, suông sa. Tiêu thuyêt đa xoa hăn “khoang cach sư thi”. Trong “Chı Pheo”, cai thê giơi ma Nam Cao phan anh la cai thê giơi cua thưc tai đang tiêp diên, cai thê giơi cua môt lang quê nông thôn (lang Vu Đai) vao chınh thơi điêm ma Nam Cao sông va viêt. Ơ đo, ta thây hiên lên nhưng “thi” nhưng “hắn” nhưng “y”, nhưng “thằng cha”, “con me”… Nam Cao không đăt hınh tương Chı Pheo ơ môt thang gia tri khac cao hơn (kiêu sư thi) đê ma nhın lên vơi môt tâm thê ngương mô, thanh kınh. Nam Cao đa keo nhân vât cua mınh lai gân đê soi chiêu tha hô bỗ ba, giêu nhai môt cach suông sa. Ơ “Chı Pheo”, Nam Cao đa xoa bo tân gôc “khoang cach sư thi”. Và trong truyện ngắn này, tọa đô không gian, thơi gian con đươc nhân diên kha dê dang qua mơ đầu, kết thuc truyên. Theo Bakhtin, tiêu thuyêt co kiêu kêt thuc dang dơ, chưa hoan tât. Kêt thuc truyên Chı Pheo không phai ngâu nhiên Nam Cao đê Thi Nơ sau khi chưng kiên cai chêt cua “ngươi tınh” đa nhın nhanh xuông bung va nhın thây xa xa môt cai lo gach cu bo không. Ngươi đoc dê dang suy luân theo logic nôi tai cua no: lai môt Chı Pheo con săp ra đơi, lai môt cuôc đơi, môt sô phân bi kich săp hoai thai. Cuôc sông dương như đang tiêp diên, bi kich lai nay sinh khi no vưa kêt thuc… Đo chınh la cai “dang dơ”, “chưa hoan tât” cua tiêu thuyêt. Trơ lai canh ơ phân mơ đâu cua truyên Chı Pheo “Hăn vưa đi vưa chưi (…). Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại” cung vơi “hınh tương đam đông” - dân lang Vu Đai gơi cho ta liên tương tơi đây giống như “môt lat căt” cua cuôc sông “hiên tai đang tiêp diên” vây. Tư luc bươc vao truyên cho đên luc ra khoi truyên, ngươi đoc như co cam giac bươc vao môt ngôi lang ma canh công luôn luôn mơ.

Tọa đô không gian, thơi gian xây dưng hınh tương liên quan chăt che, hay noi đung hơn nó quy đinh nguyên tăc câu truc cua hınh tương. Nêu nguyên tăc câu truc hınh tương ơ sư thi la hınh tương nguyên khôi, nguyên phiên, trong suôt thı nguyên tăc câu truc hınh tương ơ tiêu thuyêt la nguyên tăc mâu thuân, vênh lêch, trât khơp. Nêu hınh tương sư thi đươc câu thanh bơi phâm chât tınh cach hoăc nhiêu phâm chât tınh cach cung loai thı hınh tương tiêu thuyêt lai đươc cấu thanh bơi nhiêu phâm chât, tınh cach khac loai. Trong đó, nguyên tăc câu truc hınh tương đươc quy đinh bơi điêm nhın: điêm nhın cua ngươi kê đôi vơi nhân vât, điêm nhın cua nhân vât đôi vơi chınh no va điêm nhın cua cac nhân vât khac vê no. Trong sư thi, ba điêm nhın nay la môt, trong tiêu thuyêt ba điêm nhın nay thông nhât nhưng không đông nhât. Trong Chı Pheo, ta dê dang nhân thây điêu đo. Ba Kiên nhın Chı Pheo “la môt thăng đâu bo”; lang Vu Đai nhın Chı Pheo la “môt con quy dư”; Chı Pheo nhın mınh co luc chăng thây gı, co luc thâu tân đay hôn. Trong thê giơi nay, ngươi kê không chı thây Chı Pheo la “môt con quy dư”, “thằng đầu bo” ma con thây đươc môt con ngươi, chất người nơi Chı. Ngươi kê co luc giêu nhai Chı, co luc lai thương Chı, xot xa cho Chı. Tuy nhiên, tính tương tác trong mạch dẫn thể loại đã đã tạo nên những song tuyến kết nối tât ca cac điêm của ngôi kể không ngoài mục đích khắc họa cái thế giới tinh thần cua hınh tương. Từ điềm nhìn này, bạn đọc có thể nhận thấy phâm chât tınh cach cua Chı Pheo không hề đơn nhât, ma la tông hơp cua nhiêu dấu lặng nơi tınh cach, thậm chí cả những tính cách trai dấu: môt con quy dư va môt trai tim khao khat yêu thương, khao khat hoan lương; môt thăng say, thăng

khung, thăng mât trı va môt con ngươi sang suôt; môt ban năng vô thưc va môt ca nhân co y thưc… Ngoai ra, giưa phâm chât tınh cach bên trong va cai ngoai hiên ra bên ngoai cung co luc thông nhât nhưng không đồng nhât trong tinh thần chủ thể. Cai hınh hai gơm ghiêc vơi nhưng hınh xăm kı quai, nhưng vêt seo ngang doc la phu hơp vơi tınh cach quy dư nhưng không phai la “ngoai hiên” cua phâm chât “ngươi” trong Chı Pheo. Cham khăc chân dung Chı Pheo trong tọa độ giãn cách của tính tương tác thể loại như vậy, nhà văn đã tạo nên tınh đa diên trong trương lương diên đôi ngâu tư luc khai triên mach truyên đên luc kêt thuc. Tác giả của nó, không ngoài chủ đích hướng tới “tâm đon” hai chiêu diên ngôn trong diễn ngôn.

Cũng từ cách phối điêm nhın theo tọa độ không - thời gian của tiểu thuyết, nhà văn đã soi chiếu nhân vât trong cái thuộc tính “vô đinh hınh” cua mặt sau diễn ngôn thể loại. Liên đới này đã giúp tác giả hướng tới diễn tả cái thực tại đang diễn ra không thể giới hạn. Từ Chı say va chưi, Chı gặp Thi Nơ… đến Chı tım vê ban chât “ngươi” là chuỗi “xung năng” của dấu chỉ nhiều hơn trong bản chất một thể loại. Như vậy, cái đọng lại đã vượt thoát khỏi khung lí thuyết thể loại truyện ngắn, hòa vào những mạch nguồn để sinh thành ra nhiều biến thể mới và lúc này “tác phẩm như một bức tranh được ghép bởi nhiều mảnh khác nhau, mỗi mảnh là một phần của câu chuyện” [3, tr.146]. Người đọc được thưởng thức nhiều phiến đoạn (séquences) của cảnh lớn - nhỏ, xa - gần, cao - thấp. Trở lên, mỗi góc quay vô hạn định được xen tạo trên nhiều goc đô đã khiến cuôc đơi nhân vật được lật giở trong nhiều “căt đoan hanh đông khi miêu ta” và “mô ta băng hınh anh” [4, tr.414] tư viên canh đên trưc diên cua ngôn ngư điên anh. Những tranh chấp trong dung hợp thể loại cũng là cách tác giả của truyện ngắn nô lưc trong tìm kiếm “cái khác” trong trò chơi thể loại vừa đảm bảo “tính chất lắp ghép của điện ảnh vừa đem đến cho độc giả cảm giác liền mạch” [5, tr.116] như đang được xem môt bô phim ngoài đời thực. Tư tınh chât ghep nối đặc thù vơi nhiều mảnh ghép cach biêt nhau vê không gian va ca thơi gian, Nam Cao đa nối dài đương biên truyên ngăn trong rãnh thấp của thể loại tiểu thuyết, đê qua đó kiên tao nên môt mô hınh sông vơi bưc tranh hiên thưc đa chiêu, gop phân mơ rông phan anh hiên thưc môt cach sâu săc.

Yêu tô hat nhân câu truc thư hai ma Bakhtin đưa ra la phong cach lơi noi - nhan quan ngôn tư tiêu thuyêt. Xuât phat tư quan niêm: Sơ dı ngôn tư (lơi noi) co tınh chât “ma quai” không phai chı vı thưc tiên (đôi tương đươc noi tơi) phong phu hơn khai niêm (lơi noi) ma con vı môi lơi phat ra vưa la lơi đâu tiên, vưa la lơi cuôi cung. Đây thưc chât la sư va siêt, vang vong cua muôn van lơi noi khac ma Bakhtin cho răng, lơi tiêu thuyêt la lơi đa thanh phưc điêu, la tiêng noi phưc điêu, tiêng noi đôi thoai, lơi nôi lơi, tranh biên vơi cac lơi khac, giong khac.

Đoc truyên Nam Cao noi chung va Chı Pheo noi riêng, ta thây Nam Cao dung lơi ban trưc tiêp - lơi ngươi kê đươc hòa trôn vao lơi nhân vât, giong nhân vât, y thưc nhân vât và thái độ của người tiếp nhận. Chẳng hạn, đoan văn sau trong truyên Chı Pheo cho ta thấy sự cộng hưởng của nhiều sắc giong: giong ngươi kê, giong Chı Pheo, giong dân lang Vu Đai và giọng của bạn đọc “Tức thật! Ờ! Thế này thì tức chết đi mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi

Page 93: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 89

nhau với hắn”. Sư hoa trôn nay tao ra cho truyên cua Nam Cao môt thư giong rât tư nhiên. Ông thương tım ra đông cơ cua lơi noi ma tư đo tım cach diên đat no. Ưng vơi quan niêm cua Bakhtin, truyên cua Nam Cao đâm chât tiêu thuyết, song không phai la tiêu thuyêt đa thanh phưc điêu. Măc du, tac phâm cua Nam Cao co nhiêu giong nhưng tât ca cac giong đêu phu thuôc vao môt giong chu (trong âm nhac goi la be chu). Giong chu (giong ngươi kê) giêu nhai tât ca cac giong khac, cac giong khac lai bi giong chu giêu nhai. Ngươi kê chuyên trong Chı Pheo giêu nhai lai giong Ba Kiên, giong Thi Nơ, giong dân lang Vu Đai va giêu nhai lai ca giong cua Chı Pheo. Thêm đó sư hôn dung cua cac giong điêu trong mach truyên kê lại luôn xuât hiên gắn với “hınh tương đam đông”, tao nên môt thê giơi đây hôn loan, xô bô, tràn lấp trong cac lê hôi “cacnaval” hoa. Tât ca không ngoài cái chủ ý phản ánh tận cùng cái bản chất của thực tại đời sống lầm than, tha hóa va cung la nguyên nhân chınh yêu đây con ngươi đên bơ vưc “chấn thương” trên truc ngoai diên - nôi tâm.

Yêu tô hat nhân câu truc thư ba cua tiêu thuyêt, theo Bakhtin, chınh la hê qua đươc rut ra tư hai yêu tô trên. Đo la khu vưc tiêp xuc giưa thê giơi trong tiêu thuyêt va thê giơi ngoai cuôc đơi. Khu vưc tiêp xuc cua tiêu thuyêt, theo Bakhtin, la vô cung rông rai nhiêu khi không phân biêt đươc ranh giơi giưa thê giơi nghê thuât trong tiêu thuyêt vơi thế giơi hiên thưc. Điêu nay hoan toan khac vơi sư thi. Chınh vı sư thi xây dưng hınh tương trong khoang không gian, thơi gian “qua khư tuyêt đôi” [1, tr.35] hoan tât, tư khep kın trong ban thân no; tâm thê sư thi la tâm thê ngương mô, sung kınh, lơi kê sư thi la lơi kê đôc điêu, lơi tiên tri, phan truyên… nên khu vưc tiêp xuc giưa thê giơi nghê thuât trong sư thi vơi thê giơi hiên thưc cuôc đơi rât hep. Thê giơi cua sư thi la thê giơi cua “ban thơ”, thê giơi cua đưc tin, ngươi ta chı tım đên sư thi đê ngương vong chư không thê tro chuyên tâm tınh. Ngươc lai, tiêu thuyêt xây dưng môt thê giơi trong khoang không gian, thơi gian cua hiên tai đang tiêp diên, con ngươi tiêu thuyêt la con ngươi trât khơp, vênh lêch vơi tât ca mâu thuân cua nôi tai, sư phưc tap vôn co cua no trong cuôc đơi, tâm thê tiêu thuyêt la bô ba, thân mât, lơi tiêu thuyêt đâm chât văn xuôi, la lơi đôi thoai, lơi nôi lơi, tranh biên đa thanh, đa giong… Vı vây, khu vưc tiêp xuc giưa thê giơi nghê thuât tiêu thuyêt vơi thê giơi hiên thưc la vô cung rông lơn. Ta kho long tım thây môt Đăm Săn trong thưc tê, nhưng lai dê dang tım thây môt Chı Pheo, môt Ba Kiên, môt Thi Nơ… bơi truyên cua Nam Cao la truyên đơi tư. Nam Cao tiêp cân đơi sông tư goc đô đơi tư, nhưng sô phân cua tưng ca nhân vơi nhưng ca tınh vênh lêch, trât khơp như Chi Pheo, Thi Nơ… trong cai xa hôi Viêt Nam nhưng năm 1930 - 1945 la rât phô biên. Tư nhưng hiên tương phô biên đo, Nam Cao xây dưng thanh môt thê giơi nghê thuât co gia tri hiên thưc va nhân đao sâu săc.

Đoc Chı Pheo, ta không nhân thây Nam Cao thi vi hoa, lang man hoa, hay lı tương hoa cuôc sông, ma ta băt găp ơ đây môt cuôc sông vơi tât ca sư ngôn ngang, bê bôn, dang dơ cua nó, bao gôm ca cai bi lân cai hai, ca tiêng cươi lân nươc măt. Ta cươi cai con ngươi “di hınh”, “di tınh” cua Chı Pheo, ta cung rơt nươc măt trươc bi kich tinh thân cua hữu thể nay. Ta cươi cai bô măt gơm ghiêc cua Thi Nơ, ta cung trân trong nhưng cư chı cao đep ma ngoai Thi Nơ ra

chăc gı đa co mây ai lam đươc cho Chı Pheo. Rôi Ba Kiên, Tư Lang, ba cô Thi Nơ, dân lang Vu Đai… tât ca năm trong chınh thê nghê thuât ma môi “vai” đêu co vi trı riêng cua mınh, nhưng tât ca được đốt cháy trong hơi thơ nong hôi cua đời sông. Co le vı thê, ma hơn tât ca môt thê loai nao khac, đên vơi tiêu thuyêt, ngươi ta đoc “nhâp thân” cao đô nhât đê ma cung buôn, cung vui, cung lo âu, căm giân… vơi thê giơi nhân vât trong truyên, co luc ngươi đoc con tranh biên vơi ca lơi cua nhân vât, đôi thoai vơi nhân vât, thâm chı tư phat triên câu chuyên theo y mınh. Từ góc nhìn bản chất và quy luật nội tại của đời sống thể loại, chứng tỏ tiêu thuyêt la môt thê loai co pham vi tiêp xuc rông hơn bât cư môt thê loai nao khac. Truyên cua Nam Cao noi chung va Chı Pheo noi riêng la truyên mang đâm chât tiêu thuyêt trên moi phương diên, mà có lẽ “nôi bât lên ơ kha năng phan anh môt cach toan ven sinh đông hiên thưc đơi sông” [2, tr.191]. Trong đó, yêu tô lam nên “chât tiêu thuyêt” trong truyên ngăn Chı Pheo cua Nam Cao trong quá trình tổ chức văn bản đã sư dung lôi tư duy tiêu thuyêt đê sang tao nên truyên ngăn Chı Pheo được đặt trong nhiều phạm vi tiếp xúc hiện thực đời sống. Song có lẽ, hiên thưc ma chung tôi noi đên ơ đây chınh la hiện thực “suy ngẫm”, hiện thực sinh thành các tổ chức diễn ngôn về những “cái khác” trong mạch dẫn thể loại không hoàn kết.

Tiêp nhân truyên ngăn Chı Pheo Nam Cao từ điểm nhìn diễn ngôn thể loại, ta con nhân thây tính chất phức tạp của tinh thần thể loại qua cach nha văn kham pha va thê hiên “tưng bươc thăng trâm sô phân cua nhân vât” [2, tr.192] trên trục thứ sinh - tiêu thuyêt. Theo đó, đên vơi Chı Pheo ban đoc không chỉ nhân diên đươc tân bi kich cua Chı tư luc chao đơi đên luc tư diêt, mà lớn hơn là tân “tro đơi” nhớp nhúa đánh cắp đi khát vọng sống của một con người. Tư góc nhìn kinh nghiêm chấn thương nay, Chı Pheo trơ thanh “quy vương” cua lang Vu Đai la môt hê qua tât yêu. Song cũng từ trục diễn ngôn tương tác thể loại, Nam Cao đa đặt sô phân con người cao hơn trong sự đối sánh của cõi thức với những hằng số của giá trị nhân sinh để đi tìm kiếm cho những gì đang diễn ra trong chınh cái thưc tai đang còn dang dở… Xây dưng hınh tương nhân vât như vây, Nam Cao thưc sư chạm vào cái lằn ranh giao thoa của đia hat tư duy tiêu thuyêt. Tư dấn thân trong sư đôi thoai để cộng hưởng cac kiêu viêt khac nhau, Nam Cao đa nô lưc tım kiêm va lam “la hoa” phương thưc và tính năng thê loai trung tâm trong tìm kiếm thể loại ngoại biên. Thiết lập mang tính dấu chỉ trong bước ngoặt tư duy nghệ thuật đã đem lại cho phong cach truyên ngăn Nam Cao không thê trộn lân trong dòng chảy văn xuôi hiện đại những năm 30 - 45 của thế kỷ XX. Vây tai sao không goi truyện ngắn Chı Pheo la môt tiêu thuyêt?

3. Kết luận

Tiêu thuyêt co đăc trưng cua tiêu thuyêt, truyên ngăn co đăc trưng cua truyên ngăn. Cac yêu tô trong các khung thê loai nay chı co thê chuyên hoa đâm nhat trong nhau, chư hoan toan không thê thay thê cho nhau. Bởi vậy, tác phẩm Chı Pheo đâm chât tiêu thuyêt song vân la môt truyên ngăn theo đung đăc trưng thê loai cua no. Cho nên ta chı co thê noi: Chı Pheo la môt truyên ngăn đâm chât tiêu thuyêt ma thôi. Tuy nhiên, với tư duy tiểu thuyết, Nam Cao đã sinh ra sản phẩm nghệ thuật gắn bó hữu cơ giữa cái thực tại đầy biến động trong cái gọi là ý thức chủ ý của chủ thể trong

Page 94: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

90 Nguyễn Thanh Trường

việc lựa chọn hình thức tương tác thể loại có sức phơi trải sâu ngút, vượt qua nhiều mảng màu hiện thực khác nhau. Tác phẩm Chí Phèo không chỉ là một sự ghi dấu cho những bản mệnh nhân vị đang thét gào trong màn đêm đen tối, mà còn là sự kết nối với những kiểu văn bản phái sinh; hay nói cách khác, từ sự tương tác văn bản, truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao thể hiện khát vọng vươn ra ngoài sự đóng khung của chủ thể vào văn bản. Nghĩa là cái tôi tác giả “hân hoan chết đi” trong văn bản để tạo sinh những trường văn bản mới; ở đó, văn bản nguyên sinh tạm quên mình vào biên độ mờ nhòe để nhường chỗ cho những kí hiệu/mã biểu tượng mới - mã huyền thoại thuộc văn bản phái sinh. Chính điều này tạo ra một Nam Cao không thuần nhất trong phong cách truyện ngắn, song lại là một phong cách nghệ

thuật thống nhất trong tư duy nghệ thuật. Điều đó cũng có thể hiểu và lí giải: Sản phẩm nghệ thuật của người nghệ sĩ tài hoa - trò chơi thẩm mĩ chỉ thực sự được nối dài trong cách lựa chọn được một khung tri thức thể loại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] M. Bakhtin (Pham Vınh Cư tuyên chon, dich va giơi thiêu, 1992), Ly luân va thi phap tiêu thuyêt, Trương viêt văn Nguyên Du, H.

[2] Ha Minh Đưc (Chu biên, 2003), Lı luân văn hoc, Nxb Giao duc, H.

[3] Pham Thi Thât (2009), Truyên ngăn Phap cuôi thê kı XX - môt sô vân đê ly thuyêt va thưc tiên sang tac, Nxb Giao duc Viêt Nam, H.

[4] Đô Lai Thuy (biên soan va giơi thiêu, 2004), Sư đong đanh cua phương phap, Nxb Văn hóa Thông tin, H.

[5] Phùng Văn Tửu (2010), Tiểu thuyết trên đường đổi mới nghệ thuật, Nxb Tri thức, H.

(BBT nhận bài: 07/04/2016, phản biện xong: 15/04/2016)

Page 95: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 91

NGHIÊN CỨU VIỆC VÂN DUNG KÊ TOAN QUAN TRI TRONG CAC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐIA BAN TÂY NGUYÊN

ADOPTION OF MANAGEMENT ACCOUNTING PRACTICES IN ENTERPRISES IN CENTRAL HIGHLANDS, VIETNAM

Đoàn Ngọc Phi Anh1, Vương Thị Nga2 1Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng; [email protected] 2Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Kon Tum; [email protected]

Tóm tắt - Kê toan quan tri (KTQT) đong vai tro quan trong trong viêccung câp thông tin cho cac nha quan tri doanh nghiệp (DN) ra cacquyết định và KTQT ngày càng khẳng định là công cụ hữu hiệu đểnâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là cácdoanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV). Ở khu vực Tây Nguyên, DNNVVchiếm tỷ trọng rất lớn, nên việc vận dụng KTQT mà trọng tâm là KTQTtruyền thống có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao năng lực cạnhtranh của DNNVV ở khu vực này. Kết quả điều tra 100 DNNVV ở khuvực Tây Nguyên cho thấy bức tranh khá toàn diện về tình hình sửdụng KTQT đối với công cụ tính giá, dự toán, đánh giá thành quả, hỗtrợ ra quyết định theo quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động vàlĩnh vực hoạt động của các DNNVV ở khu vực Tây Nguyên.

Abstract - Management accounting plays a very important role inproviding information for managers to make decisions as well asimproving competitiveness of enterprises, especially for small andmedium enterprises (SMEs). In the Central Highland areas, themajority of enterprises are SMEs whose adoption of managementaccounting practices can improve their competence. The researchbased on the survey among 100 SMEs in the area shows a clearpicture of adoption of management accounting practices fordifferent functions such as costing, budgeting, performanceevaluation, and decision making. The adoption of managementaccounting practices also classify enterprises’ characteristics suchas size, age of enterprise, and field of operation.

Từ khóa - khảo sát; vận dụng; kế toán quản trị; doanh nghiệp nhỏvà vừa; Tây Nguyên.

Key words - survey; adoption; management accounting; small andmedium enterprise; Central Highland.

1. Đặt vấn đề

Môi trương kinh doanh canh tranh ngày càng khốc liệt va không ngưng thay đôi đa buôc cac DN phai luôn luôn nhay ben trong viêc ra cac quyêt đinh kinh doanh. Đê co đươc nhưng quyêt đinh đung đăn va kip thơi, cac nha quan tri phai co đươc nhưng nguôn thông tin nhanh chong va hiêu qua. Trong đo, thông tin do KTQT cung câp chınh la môt trong nhưng nguôn thông tin vô cung quan trong trong qua trınh ra quyêt đinh cua nha quan tri .

Trên thế giới, viêc sư dung KTQT đa không con xa la đôi vơi cac DN. Bên canh những công cụ KTQT truyền thống (tính giá, phân tích chi phí – doanh thu – lợi nhuận…), đã xuât hiên các công cu KTQT mơi như tính giá dựa trên hoạt động (ABC), thẻ cân bằng điểm (BSC), chi phí mục tiêu. Các công cụ này được các DN vận dụng một cách linh hoạt và đang trở thành công cụ hữu hiệu để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Ở Việt Nam, từ khi chuyển đổi từ kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường, việc vận dụng KTQT vào các doanh nghiệp mới được bắt đầu và còn khá nhiều hạn chế, nên có một độ trễ nhất định so với thế giới, nhất là đối với các công cụ KTQT mới.

Ở khu vực Tây Nguyên trong thời gian qua, bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động bất lợi, nhưng số lượng các doanh nghiệp vân tăng lên đáng kể. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp ở khu vực này phần lớn được xếp vào tốp cuối. Đã có nhiều cách lý giải khác nhau về tình trạng kém phát triển của các doanh nghiệp ở đây, nhưng nếu nhìn nhận dưới góc độ quản trị, thì việc hạn chế sử dụng KTQT trong hoạt động quản trị có thể xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém này. Vậy, thực trạng vận dụng KTQT truyền thống trong các doanh nghiệp ở Tây Nguyên đang diễn ra như thế nào? Nghiên

cứu này sẽ góp phần trả lời câu hỏi đó dựa vào số liệu điều tra 100 DNNVV ở khu vực Tây Nguyên về tình hình vân dung cac công cu KTQT truyên thông, bao gồm: tính giá, dự toán, hỗ trợ ra quyết định, đánh giá thành quả. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số hàm ý chính sách để góp phần thúc đẩy việc vận dụng KTQT đối với các DNNVV ở khu vực Tây Nguyên.

2. Cơ sở lý thuyết va phương phap nghiên cưu

2.1. Cơ sở lý thuyết

Theo đinh nghıa cua Hiệp hội Kế toán Mỹ: “KTQT là quá trình định dạng, đo lường, tổng hợp, phân tích, lập bao cao, giải trình và truyên đạt các số liệu tài chính và phi tài chính cho nha quản trị để lập kế hoạch cung như kiêm tra, giam sat việc thực hiện kế hoạch, đảm bảo việc sử dụng có hiệu quả các nguôn lưc trong phạm vi nội bộ một DN”.

Dưa vao thơi gian ra đơi va phat triên cung như muc đıch vân dung cac công cu nay trong qua trınh quan ly DN, cac nha nghiên cưu đa phân chia cac công cu KTQT thanh hai nhom khac nhau la KTQT truyên thông va KTQT hiên đai. Trong đo, KTQT truyền thống đươc hiêu như la môt hê thông cac công cu, ky thuât được thiết kế chủ yếu tâp trung vao đo lường hiệu quả của các quy trình nội bộ về măt tai chınh, con KTQT hiện đại lại đặt trọng tâm vào vấn đề chiến lược của DN và dựa trên cả thông tin tài chính và phi tài chính, cả quá khứ và định hướng tương lai, đồng thơi những thông tin này có được từ cả bên trong và bên ngoài DN (Chenhall va Langfield-Smith, 1998; Sulaiman và cộng sự, 2004).

Trên cơ sơ tông hơp các cach phân loai và nhưng kêt qua nghiên cưu cua cac tac gia trên thê giơi, ví dụ: Chenhall và Langfield-Smith (1998), Abdel-Kader và Luther (2006), Sulaiman và cộng sự (2004)... thı KTQT truyền thống đươc

Page 96: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

92 Đoàn Ngọc Phi Anh, Vương Thị Nga

hiêu như la môt hê thông cac công cu, ky thuât được thiết kế chủ yếu tâp trung vao đo lường hiệu quả của các quy trình nội bộ vê măt tai chınh thông qua cac chưc năng như phân tıch hanh vi cua chi phı, lâp dư toan va truyên thông tin, kiêm tra, đanh gia thanh qua vê măt tai chınh va hô cho viêc ra quyêt đinh cua DN.

Kêt qua nghiên cưu của các tác giả nhiều nươc trên thế giơi (Abdel-Kader và Luther 2006; Szychta, 2002; Phadoongsitthi, 2003; Sulaiman và cộng sự, 2004) cho thây răng bên canh sư xuât hiên cua nhưng công cu KTQT hiên đai thı cac công cu KTQT truyên thông vân đươc sư dung kha rông rai. Đăc biêt ơ cac nươc đang phat triên, trong cac DNVVN mưc đô sư dung cac công cu nay con cao. Điều nay cho thây KTQT truyên thông vân đong vai tro quan trong trong viêc cung câp thông tin cho cac nha quan tri , nhât la nhưng thông tin liên quan đên lâp ngân sach va hô trơ cho viêc ra quyêt đinh.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu tài liệu được thực hiện thông qua việc lược khảo các nghiên cứu có liên quan ở trong và ngoài nước. Sau đó, phương pháp nghiên cứu định tính được triển khai thông qua kỹ thuật phỏng vấn sâu (thảo luận) với chuyên gia và thảo luận nhóm với doanh nghiệp nhằm khám phá các quan điểm và thái độ của chuyên gia, của doanh nghiệp về việc vận dụng KTQT truyền thống.

Dựa vào kết quả nghiên cứu tài liệu và quá trình thảo luận với chuyên gia, doanh nghiệp, bang câu hoi được thiết kế vơi các câu hỏi sử dụng thang đo Likert đê đánh giá mức độ sử dung cac công cu KTQT truyên thông.

Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng việc khảo sát giám đốc doanh nghiệp/kế toán trưởng của các doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá tình hình sử dụng các công cụ KTQT truyền thống của các doanh nghiệp.

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được sử dụng để chọn ra các đơn vị từ danh sách các DNNVV ở khu vực Tây Nguyên. Để xử lý và phân tích số liệu điều tra, bài viết sử dụng kỹ thuật thống kê mô tả bằng phần mềm SPSS.

3. Kêt qua nghiên cưu

3.1. Mô ta mâu khao sat

Măc du sô lương DNVVN khu vưc nay tương đôi lơn, nhưng đê đam bao độ tin cậy của nghiên cứu theo ý kiến của chuyên gia, nghiên cưu nay chı tâp trung vao nhưng DN co quy mô tương đôi phu hơp. Cac DN siêu nho, DN tư nhân không thuộc phạm vi khao sat.

Sô lương phiêu khao sat gửi đi là 135, thu về 122. Trong qua trınh tông hơp, lam sach sô liêu thı có 22 phiếu bị loại vì bỏ trống nhiều thông tin. Như vậy, sô phiêu hơp lê là 100, tương ứng với 100 DNNVV được khảo sát. Thông tin vê mâu được mô tả ở Bảng 1. Sô liêu ơ Bang 1 cho thây sô DN nho la 48, chiêm ty lê 48%; sô DN vưa la 52, chiêm ty lê 52%. Trong đo, sô DN hoat đông trên 10 năm chiêm 23% va DN hoat đông dươi 10 năm la 77%. Sô DN hoat đông trong lınh vưc san xuât chiêm 50%, sô DN hoat đông ơ lınh vưc thương mai - dich vu va khac chiêm 50%. Măc du mâu nay con kha nho so vơi tông sô lương DNNVV khu vưc Tây Nguyên, nhưng vê kêt câu cung tương đôi hơp ly so vơi đăc điêm kinh tê cua khu vưc.

Bang 1. Môt sô đăt điêm cua mâu khao sat

Đăc tınh phân loai Sô lương

(doanh nghiệp) Ty lê (%)

Quy mô DN

DN nho 48 48

DN vưa 52 52

Tông 100 100

Thơi gian hoat đông

Dươi 10 năm 77 77

Trên 10 năm 23 23

Tông 100 100

San xuât 50 50

Lınh vưc TM & DV 27 27

Hoat đông Khac 23 23

Tông 100 100

3.2. Kêt qua khao sat

Bang 2. Ty lê sư dung công cu KTQT

Công cụ KTQT Sô DN

điêu tra Sô DN

sư dung Ty lê (%)

Thư tư

Tính giá dựa theo phương pháp toàn bộ

100 80 80,0 4

Tính giá dựa theo phương pháp trực tiếp

100 9 9,0 11

Dự toán doanh thu 100 96 96,0 2

Dự toán sản xuất 100 66 66,0 7

Dự toán cho việc kiểm soát chi phí

100 68 68,0 6

Dự toán lợi nhuận 100 97 97,0 1

Dự toán vốn bằng tiền 100 96 96,0 2

Dự toán báo cáo tài chính 100 84 84,0 3

Phân tích chênh lệch so với dự toán

100 78 78,0 5

Chi phí định mức và Phân tích chênh lệch so với định mức

100 64 64,0 8

Lợi nhuận bộ phận 100 45 45,0 10

Phân tích quan hệ CVP 100 66 66,0 7

Phân tích lợi nhuận sản phẩm

100 61 61,0 9

Tư kêt qua ơ Bảng 2, co thể thấy rằng các DN được khảo sat co sư dung cac công cu KTQT truyên thông, trong đo cac công cu dư toan co ty lê sư dung cao nhât, đăc biêt la dư toan lơi nhuân, doanh thu va dư toan vôn băng tiên đươc sư dung nhiêu hơn ca (trên 90% sô DN đươc khao sat), kê đên la dư toan bao cao tai chınh va tınh gia theo phương phap toan bô (trên 80% sô DN đươc khao sat). Cac công cu như lơi nhuân san phâm, phân tıch lơi nhuân bô phân thı đươc sư dung ıt hơn, ıt nhât la tınh gia theo phương phap trưc tiêp (dươi 10% DN đươc khao sat). Cac công cu như phân tıch chênh lêch so vơi dư toan, phân tıch môi quan hê CVP, dư toan san xuât co ty lê sư dung cung tương đôi (trên 60%). Đối với môi nhom công cu, cac nhom DN thuôc đăc tınh khac nhau co ty lê sư dung cung khac nhau. Cu thê như sau:

- Công cu tınh gia

Kêt qua trình bày trong Bang 3 cho thây nhom DN nho

Page 97: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 93

co ty lê sư dung công cu tınh giá toan bô cao hơn nhom DN vưa (trên 85%). Tuy nhiên, nhom DN nho không sư dung công cu tınh gia trưc tiêp, con nhom DN vưa thı sư dung ca hai công cu tınh gia nay, măc du ty lê sư dung công cu tınh gia trưc tiêp không cao (12,5%).

Bang 3. Ty lê sư dung công cu tınh gia theo đăc tınh DN

Tiêu chı Sô DN đươc

khao sat

Tınh gia theo PP toan bô

Tınh gia theo PP trưc tiêp

SL sư dung

Ty lê

(%) SL sư dung

Ty lê

(%)

Quy mô DN

- DN nho

- DN vưa

∑100

48

52

41

39

85,4

75

0

9

0

17,3

Thơi gian hoat đông - Dươi 10 năm

- Trên 10 năm

∑100

77

23

62

18

80,5

78,3

8

1

10,4

4,3

Lınh vưc

SX

TM & DV

Khác

∑100

50

27

23

42

16

22

84,0

59,3

95,7

8

0

1

16,0

0

4,3

Nhom DN lâu năm va nhom DN mơi co ty lê sư dung công cu tınh gia gân băng nhau, nhưng cac DN mơi co xu hương sư dung công cu tınh gia trưc tiêp nhiêu hơn cac DN lâu năm (trên 10%). Trong khi đó, nhom DN SX co ty lê sư dung công cu tınh gia theo phương phap toan bô la trên 80% va cao hơn so vơi nhom DN TM (khoang 60%); con đôi vơi công cu tınh gia trưc tiêp, nhom DN SX co sư dung nhưng ty lệ kha khiêm tôn (16%), nhom DN TM va DV do đăc trưng cua DN nên không sư dung.

- Công cu dư toan

Kết qua ơ Bang 4a và 4b cho thây gân như cac công cu dư toan đêu đươc sư dung vơi ty lê kha cao (trên 60%). Cu thê:

- Nhom DN vưa co ty lê sư dung cac công cu cao hơn so vơi cac DN nho, đăc biêt đôi vơi công cu dư toan SX, dư toan cho viêc kiêm soat chi phı va dư toan bao cao tai chınh (khoang cach ty lê cua viêc sư dung giưa cac nhom trên 10%).

Bang 4a. Ty lê sư dung công cu dư toan theo đăc tınh DN

Tiêu chı

Công cu

Số DN đươc khao sat

Dư toan doanh thu

Dư toan SX

Dư toan cho viêc kiêm

soat chi phı

SL (%) SL (%) SL (%)

Quy mô DN nho

DN vưa

∑100

48

52

45

51

93,8

98,1

28

38

58,3

73,1

30

38

62,5

73,1

Thơi gian hoat đông

< 10 năm

>= 10 năm

∑100

77

23

73

23

94,8100

52

14

67,5

60.9

54

14

70,1

60,9

Lınh vưc hoat đông SX

TM &DV

Khác

∑100

50

27

23

46

27

23

92.0

100

100

50

0

16

1000

69,6

50

2

16

100

7,4

69,6

Bang 4b. Ty lê sư dung công cu dư toan theo đăc tınh DN

Tiêu chı

Công cu

Số DN đươc khao sat

Dư toan lơi nhuân

Dư toan vốn bằng tiền

Dư toan báo cáo tài chính

SL (%) SL (%) SL (%)

Quy mô DN nho

DN vưa

∑100

48

52

45

52

93,8

100

44

52

91,7

100

34

50

70,8

96,2

Thơi gian

< 10 năm

> 10 năm

∑100

77

23

74

23

96,1

100

73

23

94,8

100

63

21

81,8

91,3

Lınh vưc

SX

TM &DV

Khác

∑100

50

27

23

47

27

23

94,0

100

00

47

26

23

94,0

96,3

100

47

18

19

94,066,7

82,6

- Nhom DN hoat đông lâu năm co ty lê sư dung phân lơn cac công cu dư toan cao hơn so vơi nhom DN mơi. Chı co cac công cu như dư toan san xuât, dư toan cho viêc kiêm soat chi phı, cac DN mơi nay mơi co ty lê sư dung cao hơn so vơi DN lâu năm.

- Ca nhom DN SX lân nhom DN TM & DV đêu sư dung cac công cu dư toan vơi ty lê kha cao (gân như trên 90%,), Tuy nhiên, do đăc thu lınh vưc nên DN TM & DV không sư dung dư toan SX, con dư toan cho viêc kiêm soat chi phı ıt đươc sư dung (khoang 7%).

- Công cu đanh gia thanh qua

Bang 5. Ty lê sư dung công cu dư toan theo đăc tınh DN

Tiêu chı

Công cu

Số DN đươc

khao sat

Phân tích so với dự toán

Chi phí định mức

Lợi nhuận bộ phận

SL (%) SL (%) SL (%)

Quy mô DN nho

DN vưa

∑100

48

52

31

47

64,6

90,4

25

39

52,1

75

5

40

10,4

76,9

Thơi gian

< 10 năm

> 10 năm

∑100

77

23

58

20

75,3

87

49

15

63,6

65,2

32

13

41,6

56,5

Lınh vưc

SX

TM &DV

Khác

∑100

50

27

23

46

16

16

92,0

59,3

69,6

45

3

16

90,0

11,1

69,6

23

8

14

46,0

29,6

60,9

- Nhom DN vưa co ty lê sư dung công cu phân tıch chênh lêch so vơi dư toan rât cao (trên 90%), cac công cu phân tıch chênh lêch so vơi đinh mưc va lơi nhuân bô phân thı sư dung mưc tương đôi cao (trên 75%); ơ nhom DN nho, viêc sư dung cac công cu nay thâp hơn (khoang tư 50 đên 60%), đăc biêt la công cu lơi nhuân bô phân, ty lê nay rât thâp (khoang 10%).

- Nhom DN hoat đông lâu năm sư dung cac công cu đanh gia thanh qua cao hơn so vơi nhom DN mơi thanh lâp, nhưng khoang cach ty lê cua viêc sư dung nay không lơn (dươi 10%).

- Nhom DN SX co ty lê sư dung cac công cu đanh gia thanh qua cao hơn so vơi nhom DN TM & DV, đăc biêt la công cu phân tıch chênh lêch so vơi dư toan, đinh mưc va phân tıch chênh lêch so vơi đinh mưc, ty lê sư dung trên

Page 98: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

94 Đoàn Ngọc Phi Anh, Vương Thị Nga

90%, riêng đôi vơi công cu lơi nhuân bô phân sư dung ơ mưc trung bınh (46%). DN TM & DV co ty lê sư dung công cu đinh mưc va phân tıch chênh lêch so vơi đinh mưc kha thâp (khoang 11%), cac công cu con lai sư dung ơ mưc không cao (dươi 60%).

- Công cu hô trơ ra quyêt đinh

Nhom DN nho co ty lê sư dung cac công cu hô trơ ra quyêt đinh đêu thâp hơn so vơi DN vưa, đăc biêt la vơi công cu phân tıch lơi nhuân san phâm thı DN vưa co ty lê sư dung tương đôi cao (trên 80%), trong khi đo DN nho chı sư dung chưa đên 40%.

Nhom DN lâu năm sư dung công cu phân tıch lơi nhuân san phâm cao hơn so vơi DN mơi (trên 70% so vơi 60%), trong khi đo, DN mơi lai co ty lê sư dung công cu phân tıch quan hê CVP cao hơn so vơi DN lâu năm (67% so vơi 57%).

Nhom DN SX co ty lê sư dung cac công cu hô trơ ra quyêt đinh kha cao (tư 70% đên hơn 90%), trong khi đo cac DN TM va DV ty lê sư dung kha thâp (dươi 40%), đăc biêt công cu CVP thı sư dung rât thâp (7,4%). Điêu nay cung kha la hơp ly vı cac DN SX nhu câu sư dung cac công cu nay cao hơn đôi vơi cac DN TM & DV.

Bang 6. Ty lê sư dung công cu hỗ trợ ra quyết định

Tiêu chı

Công cu

Số DN đươc

khao sat

Phân tích quan hệ CVP

Phân tích lợi nhuận

SL (%) SL (%)

Quy mô

DN nho

DN vưa

∑100

48

52

29

37

60,4

71,2

18

43

37,5

82,7

Thơi gian

< 10 năm

> 10 năm

∑100

77

23

52

14

67,5

60,9

44

17

57,1

73,9

Lınh vưc

SX

TM &DV

Khác

∑100

50

27

23

49

2

15

98,0

7,4

65,2

34

10

17

68,0

37,0

73,9

4. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Kết quả khảo sát cho thây viêc sư dung công cu KTQT ơ cac DNVVN trên địa bàn Tây Nguyên con rât han chê, mặt dù KTQT đã được đưa vào giảng dạy ở Việt Nam vào đầu những năm chín mươi của thế kỉ trước. Thông qua việc phỏng vấn chuyên sâu các nhà quản trị doanh nghiệp và kế toán trưởng một số công ty trên địa bàn Tây Nguyên, có thể việc chậm áp dụng KTQT có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan của doanh nghiệp. Về nguyên nhân khach quan:

Thư nhât, nươc ta đang chuyên đôi sang nên kinh tê thi trương, do đo cac DN chưa đu thơi gian đê co thê chuyên mınh theo hê thông kinh tê mơi, viêc tiêp nhân va hoc hoi kinh nghiêm quan ly kinh tê noi chung cung như quan ly DN noi riêng cua cac nha quan ly va cac nha quan tri chưa đươc cao.

Thư hai, nên kinh tê nươc ta vân đang trong giai đoan chuyên đôi, môi trương kinh doanh chưa thưc sư canh tranh. Đăc biêt vơi khu vưc Tây Nguyên, đa sô cac DN hoat đông ơ cac nganh nghê đươc sư khuyên khıch cua Nha nươc nên vân đê canh tranh giưa cac DN chưa cao.

Thư ba, cac nguôn tai liêu đươc đưa vao giang day ơ cac trương cao đăng, đai hoc con rât han chê. Vı vây, nhưng lơp sinh viên kinh tê noi chung va sinh viên kê toan noi riêng khi hoc đa “thiếu” vê kiên thưc chuyên môn, đến khi đi lam lai “yếu” vê kiên thưc thưc tê (do cac DN chưa thưc sư chu trong đên KTQT). Do đo, du nhân viên co trınh đô bằng cấp, nhưng không đươc tiêp xuc thương xuyên vơi KTQT thı lâu dân kiên thưc cung bi mai mon. Đây chınh la cai “vong lân quân” dân đên sư thiêu nhân lưc va chuyên môn vê KTQT trong cac DN hiên nay.

Nhưng nguyên nhân chu quan:

Thư nhât, hınh thưc sơ hưu chu yêu cua cac DNNVV hiên nay la TNHH, tư nhân, con cac DN cổ phần và liên doanh thı quy mô lai kha nho. Đa sô nha quan tri DN cung đông thơi la chu DN, nên gần như vấn đề phân quyền nhiêm vu trong DN con han chê.

Thư hai, trình độ quản lý nói chung và quản trị các mặt theo các chức năng cua đôi ngu nhân sư còn hạn chế. Đa số các chủ DNVVN cung như đôi ngu nhân viên kê toan chưa được đào tạo cơ bản, đặc biệt những kiến thức về kinh tế thị trường, về quản trị kinh doanh còn hạn chế, do vậy quản lý bằng kinh nghiệm và thực tiễn là chủ yếu.

Thư ba, cac DNVVN Viêt Nam hiên nay nhın chung đa phân bi giơi han vê nguôn vôn, đăc biêt nguôn vôn tư co cung như bô sung đê thưc hiên qua trınh tıch tu, tâp trung nhăm duy trı hoăc mơ rông quy mô san xuât kinh doanh.

Thư tư, cac DNVVN khu vưc Tây Nguyên măc du hoat đông ơ nhiêu lınh vưc, nhưng quy mô cua cac DN san xuât con nho be, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ kỹ thuật thường yếu kém, lạc hậu, nhà xưởng, nơi làm việc trực tiếp và trụ sở giao dịch, quản lý của đa phần các DN rất chật hẹp va thiêu thôn...

5. Kết luận

Thông qua thưc trang vê viêc vân dung cac công cu KTQT tai cac DNVVN đia ban Tây Nguyên, đê đây manh viêc sư dung cac công cu KTQT truyên thông noi riêng va công cu KTQT noi chung cho cac DNVVN khu vưc Tây Nguyên cung như DNVVN ca nươc, cần thực hiện đồng bộ một số chınh sach như sau:

Một là, cac cơ quan ban hanh chınh sach, cac tô chưc nghê nghiêp cung như cac tô chưc hương nghiêp cân ban hanh nhưng văn ban, quy đinh cung như co nhưng chương trınh, hanh đông hương dân, hô trơ cu thê nhăm giup cac DN nhın thây ro hơn vai tro va lơi ıch cua viêc xây dưng hê thông KTQT trong DN. Bên canh đo, cac tô chưc giao duc cung nên khuyên khıch sinh viên, hoc viên thưc hiên nhiêu đê tai va nghiên cưu khoa hoc vê gia tri lơi ıch do KTQT mang lai cho cac DN đa va đang sư dung đê nâng cao nhân thưc cua ngươi hoc vê KTQT, giup ho “chu tâm hơn” đôi vơi môn hoc nay va co nhiêu ky năng hơn khi đi lam. Điêu nay cung chınh la giup cho DN xây dưng tư đâu đôi ngu nhân sư co trınh đô chuyên môn sau nay.

Hai là, cac cơ quan quan ly nha nươc cân thương xuyên tiến hành đánh giá mức độ cạnh tranh của các ngành, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch nâng cao khả năng cạnh tranh cho những ngành có lợi thế cạnh tranh và định hướng điều chỉnh sản xuất kinh doanh cho các ngành, DN không có

Page 99: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 95

khả năng cạnh tranh, tao môi trương kinh doanh lanh manh cho tât ca cac DN.

Thư ba, không ngưng bôi dương, đao tao va nâng cao chât lương nguôn nhân lưc cho DN, đăc biêt coi trong năng lực cua cac nha quan tri va đôi ngu kê toan; tăng cường nâng cao nhận thức, kiên thưc va chuyên môn cho ho về vai tro va lơi ıch cua hê thông KTQT đôi vơi DN trong môi trương kinh doanh hôi nhâp đây canh tranh va biên đông ngay nay.

Thứ tư, cac DNVVN phai tư thưc hiên đôi mơi chınh mınh đê bao vê mınh. Trươc hêt la đôi mơi vê cach thưc quan ly, vê phân quyên quan ly trong DN. Kê đên, cac DNVVN cung cân co cai nhın va cach nghı mơi vê KTQT. Cac DNVVN Viêt Nam cân phai thây đươc vai tro cua KTQT trong DN đê ap dung no môt cach chınh thông va co hê thông. Môt khi sư dung co hê thông thı KTQT mơi co thê phat huy đươc thê manh cua no đôi vơi DN. Viêc sư dung KTQT theo kiêu manh mun, tư phat chı lam cho DN cam thây tôn kem, mât thơi gian va không hiêu qua ma thôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Abdel-Kader, M., and Luther, R. (2006), “Management accounting practices in the British food and drinks industry”, British Food Journal, 108(5): 336 - 357.

[2] Chenhall, R. H., and Langfield-Smith, K. (1998), “Adoption and benefits of management accounting practices: an Australian study”, Management Accounting Research, 9(1): 1-19.

[3] Đoan Ngoc Phi Anh (2012), Nghiên cưu nhân tô anh hương đên viêc vân dung KTQT trong cac doanh nghiêp Viêt Nam, Đề tài nghiên cưu khoa hoc câp cơ sơ, ĐH Đa Năng.

[4] IFAC (1998), International Management Accounting Practice Statement: Management Accounting Concepts, New York

[5] Phadoongsitthi, M. (2003), The role of management accounting in emerging economies: An empirical study of Thailand, Ph.D Thesis, University of Maryland, College Park.

[6] Sulaiman, M. Ahmad, N.A.N. and Alwi, N. (2004), “Management accounting practices in selected Asian countries”, Managerial Auditing Journal, 19(4), 493-508.

[7] Szychta, A. (2002). The scope of application of management accounting methods in Polish enterprises. Management Accounting Research, 13(4): 401-418.

(BBT nhận bài: 08/03/2016, phản biện xong: 28/03/2016)

Page 100: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

96 Đoàn Gia Dũng, Lương Tình, Bùi Thị Mai Trúc

PHÂN TÍCH HÀNH VI SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU CỦA NÔNG HỘ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN TĂNG TRƯỞNG XANH:

NGHIÊN CỨU TẠI THỊ XÃ ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM

RESEARCH ON FARMERS’ PESTICIDE USE WITH THE GREEN GROWTH APPROACH: THE CASE OF DIEN BAN, QUANG NAM PROVINCE

Đoàn Gia Dũng1, Lương Tình2, Bùi Thị Mai Trúc2 1Đại học Đà Nẵng; [email protected]

2Viện Khoa học Xã hội vùng Trung Bộ; [email protected]

Tóm tắt - Nghiên cứu này nhằm xem xét hành vi sử dụng thuốc trừsâu của hộ nông dân trên địa bàn huyện Điện Bàn. Hành vi sử dụngthuốc trừ sâu của nông hộ được phân tích trên 3 giai đoạn: giai đoạnquyết định mua, giai đoạn sử dụng và giai đoạn sau khi sử dụngthuốc trừ sâu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhận thức của ngườinông dân chưa thực sự đầy đủ và chính xác về quy trình cũng nhưtác hại của việc sử dụng thuốc trừ sâu. Việc sử dụng thuốc trừ sâukhông đúng quy trình còn phụ thuộc vào những nguyên nhân nhưsự hấp dẫn của lợi ích kinh tế, bất cập trong việc tuyên truyền. Đểkhắc phục thực trạng tồn tại trong sử dụng thuốc trừ sâu, Nhà nướccần có những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người nôngdân, đẩy mạnh thực hiện các chính sách khuyến nông cũng nhưquản lý hặt chẽ hơn nữa việc bán thuốc trừ sâu.

Abstract - This research investigates farmers’ behavior of usinginsecticide in Dien Ban district, Quang Nam Province. This patternis analyzed based on three stages: Insecticide purchase,insecticide use and insecticide post-use. The research resultshows that the farmers’ awareness of how to use insecticide andits impacts is not really sufficient and accurate. Not followinginstructions while using insecticides depends on some factors suchas the attraction of economic benefits, inadequacies inpropagandizing. In order to tackle the problems in usinginsecticides, the local authorities need to find solutions to raise thefarmer’s awareness, promote implementation of agriculturalpolicies and better control insecticide sale.

Từ khóa - hành vi sử dụng; nhận thực; lợi ích kinh tế; thuốc trừsâu; tăng trưởng xanh.

Key words - behavior of using, awareness, economic benefit;insecticide; green growth.

1. Đặt vấn đề

Để giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế, thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững, đối phó hiệu quả với những áp lực về môi trường do biến đổi khí hậu gây ra, xu hướng tăng trưởng xanh đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay, việc lạm dụng thuốc trừ sâu trở nên phổ biến và đây là một trong những nhân tố gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, sức khỏe cộng đồng cần có biện pháp giải quyết để hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp xanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng xanh. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu hành vi sử dụng thuốc trừ sâu của các nông hộ tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Từ đó xem xét nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc trừ sâu.

2. Lý thuyết về tăng trưởng xanh và khung phân tích về hành vi sử dụng thuốc trừ sâu

2.1. Khái niệm về tăng trưởng xanh

Tăng trưởng xanh là một vấn đề đang được quan tâm hiện nay trong tình hình ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng.

Theo Ngân hàng thế giới (2012), “tăng trưởng xanh là hiệu quả trong việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, sạch trong việc giảm thiểu ô nhiễm và tác động đến môi trường, và linh hoạt trong việc quản lý môi trường và các nguồn lực tự nhiên để phòng ngừa các thiên tai”.

Theo Báo cáo của Cộng đồng Châu Âu (2011), tăng trưởng xanh “nhằm gia tăng sự thịnh vượng của con người và công bằng xã hội, trong khi giảm thiểu đáng kể những nguy cơ về môi trường và nghèo nàn của hệ sinh thái”. Rõ

ràng, định nghĩa trên chỉ ra rằng tăng trưởng xanh phải đảm bảo về hai khía cạnh, đó là xã hội và môi trường. Đây cũng chính là hai trong ba trụ cột chính của phát triển bền vững. Tuy nhiên, cũng có những định nghĩa cho rằng tăng trưởng xanh phải đảm bảo cả ba trụ cột của tăng trưởng bền vững, đó là: xã hội, môi trường và kinh tế.

Tóm lại, tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng cần đảm bảo ba yêu cầu sau: Thứ nhất, gia tăng lợi ích kinh tế; thứ hai, hạn chế thấp nhất việc gây ra tác động xấu đến môi trường; thứ ba, bảo vệ sức khỏe của cộng đồng và đảm bảo khả năng tiếp cận với các sản phẩm thân thiện môi trường và có lợi cho sức khỏe của con người.

2.2. Khái niệm về tăng trưởng xanh trong nông nghiệp

Trên thực tế, các định nghĩa về tăng trưởng xanh trong nông nghiệp được tiếp cận theo những thuật ngữ khác nhau, bao gồm: sự xanh hóa của nền nông nghiệp và xanh hóa nền kinh tế với nông nghiệp.

Theo UNEP (2011), sự xanh hoá của nền nông nghiệp đề cập đến việc gia tăng áp dụng các công nghệ và quy trình canh tác mà cùng một lúc có thể thực hiện được các mục tiêu sau:

- Duy trì và gia tăng năng suất và lợi nhuận nuôi trồng trong khi vẫn đảm bảo cung cấp thức ăn và các dịch vụ sinh thái trên nền tảng bền vững;

- Giảm thiểu những tác động tiêu cực bên ngoài như xói mòn đất, ô nhiễm môi trường do hoá chất nông nghiệp và các chất thải nông nghiệp GHG;

- Cải tạo lại nguồn tài nguyên sinh thái, như độ màu mỡ của đất, nước, không khí và đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng về động vật và các giống cây trồng.

Page 101: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 97

Theo FAO (2011), “Xanh hoá nền kinh tế với nông nghiệp là đề cập đến việc gia tăng an ninh lương thực (ở khía cạnh sẵn có, có thể tiếp cận, ổn định và sử dụng được) trong khi sử dụng ít hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên, thông qua những hiệu quả đạt được trong chuỗi giá trị lương thực. Điều này có thể đạt được bằng cách áp dụng các chính sách sinh thái cho quản lý nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp theo một cách thức có thể đáp ứng được những nhu cầu và mong muốn phức tạp của xã hội, mà không làm tổn hại đến những lựa chọn của thế hệ tương lai nhằm thu được lợi ích từ các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp bởi hệ sinh thái trên cạn và dưới nước. Do đó, xanh hoá nền kinh tế với nông nghiệp thúc đẩy cân bằng các mục đích xã hội đa dạng, bằng việc quan tâm đến kiến thức và những bất ổn về những yếu tố sinh học và con người của hệ sinh thái và những tương tác của chúng và áp dụng một chính sách tích hợp cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và chuỗi thức ăn trong giới hạn sinh thái”.

Khái niệm về sự xanh hóa của nền nông nghiệp tập trung vào hai vấn đề chính, đó là kinh tế và môi trường. Khái niệm về xanh hóa nền kinh tế với nông nghiệp đề cập đến ba vấn đề: kinh tế, môi trường và xã hội. Về kinh tế, tăng trưởng xanh trong nông nghiệp cần phải đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, gia tăng năng suất và lợi ích kinh tế. Về môi trường, sử dụng các phương pháp canh tác và quản lý hiệu quả nhằm giảm thiếu tác động xấu đến môi trường, đồng thời cải thiện môi trường. Về xã hội, quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe của cộng động, tạo sự công bằng trong việc tiếp cận các nguồn lương thực - thực phẩm thân thiện với môi trường và có lợi cho sức khỏe của con người.

2.3. Khung phân tích hành vi sử dụng thuốc trừ sâu của nông hộ

Nghiên cứu này sẽ phân tích hành vi sử dụng thuốc trừ sâu của nông hộ theo quy trình từ khi quyết định sử dụng thuốc trừ sâu cho đến khi sử dụng xong thuốc trừ sâu. Quy trình này được phân chia thành 3 giai đoạn chính: Giai đoạn quyết định mua, giai đoạn sử dụng và giai đoạn sau khi sử dụng thuốc trừ sâu.

2.3.1. Quá trình mua thuốc trừ sâu

Quy trình mua hàng nói chung được John Dewey (1910) đưa ra, trong đó bao gồm 5 bước.

Nhận diện nhu cầu Tìm kiếm thông tin

Đánh giá các sản phẩm thay thế Mua hàng

Sau khi mua hàng

Nhận diện nhu cầu: Đây là giai đoạn đầu tiên và quan trọng nhất của quá trình quyết định mua sản phẩm, nếu không có giai đoạn này thì không thể dẫn đến việc mua hàng. Nhận diện nhu cầu xảy ra chủ yếu phụ thuộc vào sự bất cân bằng giữa trạng thái thực tế và trạng thái mong muốn của người tiêu dùng. Khi sự bất cân bằng này diễn ra theo hướng tiêu cực đến một mức nào đó sẽ xảy ra sự nhận diện nhu cầu (Bruner, 1988).

Trong trường hợp người nông dân nhận diện nhu cầu chính là động cơ thúc đẩy họ sử dụng thuốc trừ sâu. Theo như cách giải thích của Bruner thì động cơ này xảy ra khi có sự thay đổi về cân bằng giữa trạng thái thực tế trên cánh

đồng của họ - thực tế sự phát triển của cây và trạng thái mong muốn – tức là cây sinh trưởng tốt. Khi người nông dân nhận thấy có nhiều sâu bệnh dẫn đến những triệu chứng cho thấy cây không sinh trưởng tốt thì lúc này trạng thái thực tế đã thấp hơn nhiều so với trạng thái mong muốn, nên họ nhận ra nhu cầu cần sử dụng thuốc trừ sâu.

Tìm kiếm thông tin: Ở giai đoạn này người tiêu dùng sẽ tìm kiếm thông tin từ hai nguồn chính, đó là: thông tin bên trong và thông tin bên ngoài. Thông tin bên trong chính là nguồn thông tin dựa vào kinh nghiệm của chính bản thân người mua hàng, họ nhớ đến những sản phẩm họ đã sử dụng. Nguồn thông tin bên ngoài có thể đến từ việc quảng bá truyền miệng của người thân, bạn bè xung quanh hoặc từ các thông tin quảng bá thị trường (Engel, Blackwell & Miniard, 1993).

Đánh giá các sản phẩm thay thế: Đây là giai đoạn người tiêu dùng đánh giá các sản phẩm thay thế lẫn nhau để tìm ra sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình nhất. Theo Engel, Blackwell & Miniard (1999), ba tiêu chí thường được người tiêu dùng sử dụng để đánh giá các sản phẩm thay thế đó là giá, nhãn hiệu và nước xuất xứ, tuy nhiên trong một số trường hợp các tiêu chí này có thể khác nhau giữa các khách hàng khác nhau. Đối với nông hộ, họ sẽ đánh giá để lựa chọn loại thuốc trừ sâu phù hợp với nhu cầu của mình nhất, phụ thuộc vào mỗi cá nhân mà tiêu chí lựa chọn cũng khác nhau, ví dụ như sự hiệu quả, giá cả của thuốc trừ sâu hoặc sử dụng theo thói quen.

Mua hàng: Engel, Balck & Miniard (1993) đã phân chia hành vi mua hàng qua 3 loại hành vi khác nhau: mua hàng theo đúng kế hoạch (full planned purchase), mua hàng theo một phần kế hoạch (partially planned purchase) và mua hàng theo hướng thúc đẩy (impulse purchase).

Đối với trường hợp mua thuốc trừ sâu của người nông dân, rất có thể có thể sẽ xảy ra hai trường hợp: Đối với những loại sâu bệnh quen thuộc người nông dân có thể xác định được loại thuốc và nhãn hiệu sẽ mua trước khi đến điểm bán thuốc; đối với những loại sâu bệnh lạ hoặc không thường xuyên xuất hiện, họ có xu hướng sẽ mua theo sản phẩm và nhãn hiệu do người bán tư vấn tại cửa hàng.

Sau khi mua hàng: Đây là giai đoạn sau khi người mua hàng sử dụng sản phẩm và đưa ra nhận định của họ về sản phẩm đó. Tương tự như vậy, sau khi sử dụng người nông dân nhận thấy loại thuốc trừ sâu đã mua đem lại hiệu quả tốt thì điều này sẽ thôi thúc họ tiếp tục mua loại thuốc này trong lần mua tới khi dịch bệnh nảy sinh.

2.3.2. Quá trình phun thuốc trừ sâu

Nghiên cứu này phân tích quá trình phun thuốc thuốc trừ sâu thông qua các yếu tố sau: liều lượng và cách thức phun thuốc trừ sâu, đồ bảo hộ, số ngày cách ly trước khi thu hoạch.

Liều lượng sử dụng: Liều lượng thuốc trừ sâu được sử dụng có thể dựa vào thông tin trên bao bì, thông tin khuyến nông, tư vấn của người bán thuốc trừ sâu hay dựa vào kinh nghiệm của người nông dân.

Cách thức phun thuốc: Người nông dân phun thuốc có thể tuân theo đúng hướng dẫn của ngành Nông nghiệp hoặc dựa vào kinh nghiệm của bản thân.

Page 102: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

98 Đoàn Gia Dũng, Lương Tình, Bùi Thị Mai Trúc

Đồ bảo hộ: Khi tiến hành phun thuốc trừ sâu, người nông dân có thể sử dụng những đồ bảo hộ như ủng, bao tay, khẩu trang, mặc nhiều quần áo.

Số ngày cách ly trước khi thu hoạch: Sau khi phun thuốc nông dân phải đợi một thời gian mới thu hoạch để bán cho người tiêu dùng nhằm hạn chế những tác động do thuốc trừ sâu mang lại cho con người.

2.3.3. Quá trình sau khi phun thuốc trừ sâu

Quá trình sau khi sử dụng thuốc trừ sâu chủ yếu được phân tích thông qua việc tiêu hủy bao bì thuốc trừ sâu như

thế nào. Việc tiêu hủy bao bì thuốc trừ sâu là một vấn đề rất phức tạp, nông hộ lựa chọn nhiều hình thức khác nhau như súc bình phun và vứt bao bì ngay tại mương, vũng nước. Yếu tố tác động đến việc tiêu hủy bao bì thuốc trừ sâu như thế nào, phụ thuộc rất nhiều nào nhận thức của nông dân cũng như việc tuyên truyền của cán bộ khuyến nông địa phương.

2.3.4. Khung phân tích hành vi sử dụng thuốc trừ sâu của nông hộ

Khung phân tích đã chỉ rõ hành vi sử dụng thuốc trừ sâu được phân tích thông qua ba giai đoạn, bao gồm: mua thuốc, phun thuốc và sau khi phun thuốc trừ sâu. Có hai nhân tố chính tác động đến hành vi sử dụng thuốc trừ sâu, đó là nhận thức của người nông dân và chính sách nông nghiệp hướng đến nông nghiệp xanh của chính phủ. Benjamin & Joseph (2015) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác lúa tại miền Bắc Ghana. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, khi người nông dân thường xuyên gặp gỡ và giữ liên lạc với những tổ chức nông nghiệp thì họ có xu hướng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nhân tố cuối cùng phản ảnh được tác động của hành vi sử dụng thuốc trừ sâu là thực trạng môi trường và con người.

3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu

Nhóm tác giả tiến hành phỏng vấn 07 cán bộ khuyến nông và 63 nông hộ tại ba xã: Điện Quang, Điện Phước và Điện Hồng trong hai đợt phỏng vấn vào tháng 4 và tháng 7 năm 2015. Việc lựa chọn ba xã này là do tính đặc thù của mỗi xã, người nông dân chủ yếu trồng hoa màu tại Điện Quang, chủ yếu trồng lúa tại Điện Phước và tại Điện Hồng gần như người nông dân trồng chủ yếu cả hai loại cây lúa và hoa màu. Các hộ nông dân được lựa chọn để phỏng vấn dựa trên nguyên tác ngẫu nhiên và thuận tiện. Nội dung của bảng hỏi tập trung vào đặc điểm nông hộ, chính sách phát triển nông nghiệp, nhận thức của người nông dân về việc sử dụng thuốc trừ sâu và hành vi sử dụng thuốc trừ sâu.

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thống kê mô tả dựa trên các số liệu sơ cấp.

4. Kết quả phân tích hành vi sử dụng thuốc trừ sâu của nông hộ

4.1. Hành vi mua thuốc trừ sâu

4.1.1. Động cơ sử dụng thuốc trừ sâu

Có 80% hộ trả lời rằng động cơ họ sử dụng thuốc trừ sâu là do sâu bệnh tấn công, 20% còn lại trả lời rằng vì thấy các hộ khác phun thuốc nên họ cũng phun thuốc nhằm ngăn chặn trước dịch bệnh đối với khu vực canh tác của mình. Điều này cho thấy rằng, vẫn còn một số bộ phận người dân sử dụng thuốc trừ sâu theo hiệu ứng bầy đàn, khiến cho lượng thuốc trừ sâu sử dụng thực tế tăng cao hơn rất nhiều so với lượng thuốc thực sự cần sử dụng. Khi được hỏi liệu việc phun thuốc khi chưa có sâu bệnh có gây hại cho môi trường hay không, đa số (trên 80%) các hộ trả lời rằng mức độ tác động không đáng kể. Việc nhận thức hạn chế này có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng phun thuốc theo đám đông.

4.1.2. Địa điểm mua thuốc trừ sâu

Mặc dù nhận thức được tác hại to lớn của thuốc trừ sâu đến người tiêu dùng, nhưng người nông dân vẫn sử dụng các loại thuốc trừ sâu, thậm chí là các loại thuốc không có bao bì, không có xuất xứ và không được phép lưu hành. Đa phần (81%) người nông dân trả lời rằng biết có hại, nhưng vẫn làm vì lợi ích kinh tế trước mắt.

Kết quả khảo sát cho thấy, đa số người nông dân mua

HÀNH VI SỬ DỤNG THUỐC TRỪ SÂU

MUA THUỐC TRỪ SÂU:

Động cơ sử dụng; Địa điểm mua hàng; Nguồn thông tin để lựa chọn loại thuốc; Tính hợp pháp của thuốc; Tên loại thuốc.

PHUN THUỐC TRỪ SÂU: Liều lượng sử dụng; Cách thức phun; Đồ bảo hộ; Số ngày cách ly.

SAU KHI PHUN THUỐC TRỪ SÂU Cách phân hủy bao bì thuốc.

NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN

Đánh giá về tác động của thuốc đến môi trường, sức khỏe người tiêu dùng và sức khỏe của chính bản thân người nông dân.

Mức độ thường xuyên theo dõi các chương trình nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng.

CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP

Tuyên truyền áp dụng các mô hình hướng tới tăng trưởng xanh như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, quản lý dịch hại IPM.

Tuyên truyền các thông tin khuyến nông về loại thuốc trừ sâu nên dùng, cách thức phun cũng như cách thức tiêu hủy.

Mức độ thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người nông dân.

MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI

Page 103: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 99

thuốc tại hai địa điểm chính, đó là Hợp tác xã và các điểm bán thuốc trừ sâu tại địa phương. Có 35,7% hộ mua thuốc trừ sâu từ các hợp tác xã, phần lớn các hộ này canh tác lúa là chính. Số hộ còn lại mua thuốc từ các cửa hàng bán thuốc trừ sâu tại địa phương, trong đó có đến 80% hộ khi được hỏi trả lời rằng họ không biết cửa hàng bán thuốc trừ sâu có giấy phép hoạt động hay không.

Hình 1. Địa điểm nông dân mua thuốc trừ sâu

Quan trọng hơn nữa, một số hộ cho biết rằng họ thường xuyên mua thuốc trừ sâu tại các cửa hàng tạp hóa trong khu vực lân cận (chiếm 24%). Điều này rất nguy hiểm cho tính mạng con người nếu có sự nhầm lẫn xảy ra. Đây là một vấn đề rất đáng lo ngại, cần phải có biện phải xử lý triệt để của chính quyền địa phương cũng như các cơ quan hữu quan.

4.1.3. Nguồn thông tin để lựa chọn loại thuốc trừ sâu

Theo kết quả khảo sát, có ba nguồn thông tin chính được người nông dân sử dụng để lựa chọn thuốc trừ sâu, đó là thông tin khuyến cáo từ ngành nông nghiệp, kinh nghiệm bản thân và tư vấn của người bán thuốc.

Hình 2. Nguồn thông tin người nông dân sử dụng để lựa chọn thuốc trừ sâu

Từ Hình 2 cho thấy, có đến 52.8% số hộ được hỏi trả lời rằng họ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân để mua thuốc trừ sâu cho phù hợp với từng loại cây trồng trong quá trình sản xuất. Nguồn thông tin thứ hai được người nông dân tin tưởng để mua thuốc là sự tư vấn của chính người bán thuốc trừ sâu (28,6%). Trong khi đó, nguồn thông tin khuyến cáo của cán bộ khuyến nông - nguồn thông tin chính thống, lại chiếm tỷ trọng rất thấp (18,6%). Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc trừ sâu dạng bột, dạng nước như: armada 50ec - 100sl- 100ec - 100wg, danasu 40ec - 10gr, dibaroten 5sl - 5wp - 5g… dẫn đến nhiễu loạn thông tin, gây khó khăn cho người nông dân lựa chọn, từ đó khiến người nông dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân để lựa chọn thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó, hạn chế trong việc tuyên truyền danh mục thuốc cũng như công dụng của từng loại thuốc đã khiến người nông dân phải dựa vào kinh

nghiệm sản xuất của mình là chính.

Tóm lại, quá trính lựa chọn thuốc trừ sâu của nông hộ phụ thuộc chủ yếu vào kinh nghiệm của bản thân và tư vấn của người bán thuốc trừ sâu. Tình trạng này xuất phát từ hai lý do chính: Thứ nhất, nhận thức của người nông dân về tính hợp pháp của các loại thuốc cũng như tiêu chí lựa chọn thuốc còn rất thấp; thứ hai, hoạt động tuyên truyền của cán bộ khuyến nông chưa thực sự hiệu quả, đặc biệt đối với các hộ trồng rau.

4.2. Hành vi dùng thuốc trừ sâu

Thuốc trừ sâu là một hóa chất vô cơ và việc sử dụng thuốc trừ sâu không phải hoàn toàn tạo ra những tác động tiêu cực. Nếu như thuốc trừ sâu được sử dụng với liều lượng phù hợp, đúng cách thức phun thuốc và đảm bảo thời gian cách ly thì hạn chế được những tác động tiêu cực đến người trực tiếp phun thuốc, môi trường và người tiêu dùng. Ngược lại, nếu lượng thuốc trừ sâu được sử dụng quá mức quy định, không được phun đúng cách, không đảm bảo thời gian cách ly sẽ gây ô nhiễm môi trường, sức khỏe con người bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

4.2.1. Liều lượng sử dụng

Như đã phân tích ở trên, việc lựa chọn mua thuốc đa số là từ kinh nghiệm bản thân, do vậy trong số 70 hộ được phỏng vấn có 39 hộ (chiếm 55.7%) được hỏi trả lời rằng họ sử dụng liều lượng cũng theo kinh nghiệm bản thân, chỉ có 12 hộ (chiếm 17.2%) thực hiện theo đúng liều lượng ghi trên bao bì, trong khi đó 19 hộ (chiếm 27,1%) trả lời là không rõ vì họ thuê người phun thuốc. Điều đó cho thấy rằng, liều lượng thuốc trừ sâu được người nông dân sử dụng đa phần không tuân theo chỉ dẫn cụ thể ghi trên bao bì. Điều này có thể gây tác động xấu đến môi trường, sức khỏe người phun thuốc, đó là chưa kể một dư lượng lớn thuốc trừ sâu còn đọng lại trên lúa và hoa màu ngay cả khi áp dụng đúng thời gian cách ly.

Hình 3. Liều lượng thuốc trừ sâu người nông dân sử dụng

Nguyên nhân có thể là do người nông dân muốn gia tăng lợi nhuận kinh tế, nên gia tăng liều lượng để diệt sâu bệnh nhanh chóng. Ngoài ra, cũng có một số hộ cho biết, nếu áp dụng những biện pháp không dùng đến hoá chất như bắt sâu bệnh thủ công hay bằng những vận dụng đơn giản thì rất tốn công sức mà hiệu quả đem lại không cao, đặc biệt đối với các hộ có diện tích canh tác lớn trong khi nguồn nhân lực hạn.

4.2.2. Cách thức tự bảo vệ của người phun thuốc trừ sâu

Theo kết quả điều tra có 64 hộ (chiếm 91,4%) mang đồ bảo hộ khi phun thuốc trừ sâu, 6 hộ còn lại cho rằng việc phun thuốc trừ sâu chỉ trong thời gian ngắn (khoảng 1 buổi)

35.7%

24%

40.3%

HTX

Tạp chí

Cửa hàng

52.8%

28.6%

18.6% Kinh nghiệm

Tư vấn

Khuyến nông

55.7%

17.2%

27.1%Kinh nghiệm

Theo hướng dẫn

Không rõ

Page 104: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

100 Đoàn Gia Dũng, Lương Tình, Bùi Thị Mai Trúc

nên họ không mang đồ bảo hộ.

Hình 4 cho thấy đa số nông hộ tự bảo vệ mình trong quá trình phun thuốc bằng cách mặc quần áo dày, mang khẩu trang và mặc áo mưa tiện lợi. Trong khi đó rất ít hộ sử dụng ủng (36 hộ) và bao tay (27 hộ) do không thuận tiện trong quá trình thao tác. Đặc biệt việc mang kính là rất hạn chế, chỉ có 3 hộ trong tổng số hộ được hỏi.

Hình 4. Số lượng người nông dân sử dụng các loại đồ bảo hộ khi phun thuốc trừ sâu

4.2.3. Số ngày cách ly

Số ngày cách ly phụ thuộc vào từng loại thuốc, thời tiết cũng như cách phun thuốc trừ sâu. Khi được hỏi về việc nắm vững số ngày cách ly đối với từng loại thuốc, chỉ có một tỷ lệ nhỏ (14,3%) người nông dân trả lời có và số còn lại đều trả lời là không rõ về những thông tin này. Điều này dẫn đến số lượng nông hộ áp dụng thời gian cách ly đúng quy định1 rất thấp (5 hộ, chiếm 7,14%). Các hộ còn lại chỉ ước lượng thời gian cách ly phù hợp, thậm chí có những hộ thu hoạch ngay sản phẩm đó khi được giá trên thị trường. Như vậy, nhận thức về lợi ích của việc đảm bảo thời gian cách ly của người nông dân còn rất hạn chế.

Nhìn chung, trong quá trình sử dụng thuốc trừ sâu, về liều lượng sử dụng, cách thức bảo hộ và số ngày cách ly, đa phần người nông dân không tuân theo quy định, mà nguyên nhân chính là do nhận thức của nông dân còn thấp. Vì vậy, cần có các biện pháp của các cơ quan, ban ngành liên quan nhằm nâng cao nhận thức của người nông dân.

4.3. Hành vi sau khi dùng thuốc trừ sâu

Không chỉ việc sử dụng thuốc trừ sâu, mà việc tiêu hủy bao bì thuốc cũng như đồ bảo hộ cũng có thể gây ra những tác động nghiêm trọng đến môi trường và con người

4.3.1. Xử lý bao bì thuốc trừ sâu

Theo kết quả điều tra cho thấy, người nông dân xử lý bao bì thuốc trừ sâu là tại các mương nước hay sọt rác chứa rác sinh hoạt hoặc tại các bi đựng thuốc trừ sâu. Theo điều tra có đến 58,6% hộ vứt bao bì thuốc trừ sâu tại các mương nước, 25,7% hộ vứt vào các bi đựng bao bì thuốc trừ sâu và 15,7% hộ vứt vào các sọt rác đựng rác sinh hoạt. Mặc dù trong thời gian qua, chính quyến địa phương đã xây dựng các bi đựng bao thuốc trừ sâu, tuy nhiên việc lựa chọn địa điểm đặt các bao bì này là chưa phù hợp và đã dẫn đến tình trạng trên.

1 Xem thêm tại trang http://www.dibanco.com/Default.aspx?PageId=180

4.3.2. Xử lý các vật dụng bảo hộ

Đối với các vật dụng bảo hộ chỉ có thể sử dụng được 1 lần như khẩu trang hay áo mưa tiện lợi, người nông dân có cách thức xử lý chưa thật sự hiệu quả. Trong số 59 hộ sử dụng khẩu trang để bảo hộ có 34 hộ (chiếm 57,6%) tiếp tục dùng lại cho lần phun tiếp theo. Nguyên nhân là do tính tiết kiệm, nên họ không thay khẩu trang mới cho mỗi lần phun thuốc. Đối với các hộ sử dụng áo mưa tiện lợi thì 100% hộ trả lời rằng họ vứt áo mưa tại các sọt rác sinh hoạt. Hành vi này đã tác động không tốt đến sức khỏe con người cũng như môi trường xung quanh.

5. Một số kiến nghị

Kết quả nghiên cứu cho thấy, hành vi sử dụng thuốc trừ sâu của nông dân tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam được thực hiện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân thay vì dựa vào thông tin hướng dẫn trên bao bì thuốc trừ sâu hoặc hướng dẫn từ cán bộ khuyến nông (từ khâu lựa chọn loại thuốc đến cách phun thuốc và đảm bảo số ngày cách ly trước khi thu hoạch). Cách thức sử dụng thuốc trừ sâu như hiện nay sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng, của chính bản thân người nông dân và gây ô nhiễm môi trường. Để hạn chế cũng như kiểm soát được việc sử dụng thuốc trừ sâu không đúng quy định, chính quyền địa phương cần:

- Kiểm soát hoạt động của các cửa hàng bán thuốc trừ sâu không có giấy phép hoạt động, giảm thiểu các điểm bán thuốc trừ sâu không đúng quy định của pháp luật.

- Tuyên truyền việc sử dụng thuốc trừ sâu phải đi đôi với kiểm soát, nhắc nhở người dân về những khâu, những giai đoạn chưa đúng theo quy định để nâng cao hiệu quả việc sử dụng thuốc trừ sâu, gây được lòng tin ở người nông dân.

- Xây dựng các bi tại những địa điểm thuận tiện cho người dân nhằm hạn chế vứt bao bì tại kênh mương

- Phát triển và nhân rộng mô hình sử dụng thiên địch để loại trừ sâu bệnh thay vì sử dụng thuốc trừ sâu.

Bên cạnh đó, người nông dân cũng phải tích cực tham gia tập huấn cũng như theo dõi các chương trình nông nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tích lũy kinh nghiệm cũng như nâng cao được nhận thức của bản thân.

Ngoài chính quyền địa phương và người nông dân, các cơ quan trung ương cũng cần thực hiện các biện pháp, bao gồm:

- Xây dựng chính sách dán nhãn cho các sản phẩm sạch, đồng thời xây dựng chính sách hỗ trợ đối với các địa phương áp dụng các mô hình nhằm giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu.

- Xây dựng các chế tài chặt chẽ và nghiêm khắc nhằm quản lý việc hoạt động cũng như bán các loại thuốc trừ sâu bất hợp pháp.

- Đầu tư phát triển khoa học kỹ thuật nhằm phát minh ra các sản phẩm thay thế thuốc trừ sâu và thân thiện với môi trường.

0 20 40 60 80

Ủng

Bao tay

Kính

Khẩu trang

Quần áo

Áo mưa tiện lợi

Page 105: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Dewey, J., 1910, “How we think”, http://www.gutenberg.org/files/37423/37423-h/37423-h.htm, truy cập ngày 13/8/2015.

[2] http://baovethucvatcongdong.info/vi/nnbv/congnghesinhthaitrừ sâu/gi%E1%BB%9Bi-thi%E1%BB%87u-v%E1%BB%81-vietgap, truy cập ngày 25/8/2015

[3] Nguyễn Trọng Hoài, 2014, “Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh: Tiếp cận hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Đồng bằng song Cửu Long”, p44-62

[4] OECD, “Toward green growth: A Summary for policy makers – May 2011”, 2011

[5] The United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific, “Green Growth, resources and resilience: environmental

sustainability in Asia and the Pacific”, 2012.

[6] United Nations Environmental Program, “Annual Reoirt 2009: Seizing the green opportunity”, 2010.

[7] European Union, “Opportunities and options for promoting a green economy in the Eastern Partnership Countries”, 2011.

[8] The World Bank, “Inclusive Green Growth: the pathway to sustainable development”, 2012

[9] http://www.greengrowthknowledge.org/about-us

[10] UNEP, 2011, “Organic agriculture, a step towards the green economy in the Eastern Europe, Caucasus and Central Asia region”.

[11] Food and agriculture organization of the united nations (FAO), “Greening the economy with agriculture”, 2012.

[12] UBND huyện Điện Bàn (2014), Báo cáo tình hình phát triển nông nghiệp huyện Điện Bàn năm 2014.

(BBT nhận bài: 04/02/2016, phản biện xong: 01/04/2016)

Page 106: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

102 Lê Thế Giới, Lê Đức Viên

PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP

SUSTAINABLE TOURISM DEVELOPMENT IN DA NANG CITY: RELEVANT FACTORS AND SOLUTIONS

Lê Thế Giới1, Lê Đức Viên2 1Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

2Văn phòng đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu về phát triểndu lịch theo hướng bền vững ở Đà Nẵng trên cơ sở vận dụngkhung lý luận về các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch bền vững nóichung làm cơ sở đánh giá cụ thể các nhân tố phát triển du lịch ởĐà Nẵng. Từ đó, đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm phát triểndu lịch bền vững trên cả ba phương diện: phát triển bền vững vềkinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường. Đồng thờiđề xuất những kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước ởTrung ương và tại thành phố Đà Nẵng nhằm tạo môi trường thuậnlợi để thực hiện một cách có hiệu quả mục tiêu phát triển bền vữngngành du lịch thành phố trong thời gian đến.

Abstract - This article presents the results of research on thesustainable tourism development in Da Nang city based on thetheoretical framework of the factors affecting sustainable tourismin general as a basis for the evaluation of situation in Da Nang city.The article also proposes practical measures of sustainabletourism development in three dimensions: economy, society andenvironment. Besides, it gives recommendations for the centraland Da Nang’s management agencies on creating a favorableenvironment to implement effective sustainable development goalsof the city’s tourism in the future with economic sustainability, socialsustainability and environmental sustainability.

Từ khóa - giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Đà Nẵng; du lịchbền vững; các nhân tố ảnh hưởng; bền vững về kinh tế; bền vữngvề xã hội; bền vững về môi trường.

Key words - measures of sustainable tourism development in DaNang; sustainable tourism; relevant factors; economicsustainability; social sustainability; environmental sustainability.

1. Đặt vấn đề

Đà Nẵng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch như lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Trong những năm qua, thành phố đã chú trọng đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng và phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Nhờ đó, du lịch đã hướng đến trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Đà Nẵng. Tuy nhiên, quá trình phát triển du lịch thành phố chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển du lịch với giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Do đó, việc đề ra các giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng du lịch để phát triển kinh tế - xã hội thành phố, nhưng vẫn đảm bảo mối quan hệ hài hoà giữa lợi ích hiện tại và tương lai là một đòi hỏi cấp bách đối với thành phố Đà Nẵng. Trong bối cảnh này, phát triển du lịch theo hướng bền vững là con đường lý tưởng nhất cho ngành du lịch thành phố. Tuy nhiên, làm thế nào để con đường lý tưởng nhất này có lối đi riêng và rộng lớn, vẫn là bài toán cần nhiều lời giải đáp.

2. Khung lý thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đối với phát triển du lịch bền vững

Tại Hội nghị toàn cầu RIO 92 và RIO 92+5 đã quan niệm “phát triển bền vững được hình thành trong sự hoà nhập, đan xen và thoả hiệp của 3 hệ thống tương tác là hệ kinh tế, xã hội và môi trường” [1]. Do đó, trong quá trình xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch theo hướng bền vững, mặc dù có nhiều nhân tố khách quan và chủ quan khác nhau, song quy tụ lại, cần xem xét ba nhóm nhân tố sau:

2.1. Các nhân tố thuộc điều kiện tự nhiên

Các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là biển và bờ biển, rừng và tài nguyên rừng, các loại đất (đồng bằng, đồi, núi, hang động), thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển du lịch theo hướng bền vững. Địa phương nào có các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, độc đáo (bãi

biển đẹp, cảnh quan hùng vĩ, thời tiết - khí hậu mát mẻ, nhiều loài động thực vật quý hiếm...) địa phương đó sẽ có nhiều cơ hội để phát triển nhanh, mạnh du lịch, du lịch sẽ trở thành một ngành kinh tế quan trọng, có đóng góp xứng đáng cho sự phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Nhờ đó, mọi tầng lớp dân cư, mọi thành phần trên địa bàn luôn quan tâm đến phát triển du lịch, làm cho du lịch chuyển nhanh sang phát triển theo hướng bền vững.

Tất nhiên, cũng có yếu tố tự nhiên tác động không thuận lợi đối với phát triển du lịch theo hướng bền vững. Một cơn bão, hay một trận lũ lụt đi qua có thể tàn phá hàng loạt các cơ sở, các công trình du lịch mà tự nhiên và con người mất bao công sức mới tạo dựng được. Vì thế, để bảo đảm cho du lịch phát triển theo hướng bền vững, một mặt phải giữ gìn, bảo vệ, khai thác có hiệu quả các nguồn lực quý giá do thiên nhiên mang lại. Mặt khác, phải tìm mọi cách hạn chế một cách tốt đa những thiệt hại mỗi khi có thiên tai xảy ra [2].

2.2. Các nhân tố thuộc điều kiện kinh tế - quản lý

Có nhiều nhân tố thuộc nhóm điều kiện kinh tế - quản lý ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng bền vững, đáng lưu ý là các nhân tố sau đây:

- Hệ thống chính sách của Nhà nước đối với phát triển du lịch. Đây là nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc phát triển du lịch bền vững. Hệ thống chính sách đó có thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển nhanh theo hướng bền vững và hội nhập với khu vực và thế giới hay không. Trong hệ thống chính sách của Nhà nước đối với phát triển du lịch theo hướng bền vững, thì các chính sách xuất - nhập cảnh, chính sách thu đổi ngoại tệ, chính sách lưu trú (hộ khẩu - hộ tịch), chính sách đầu tư, chính sách xã hội hóa hoạt động du lịch, chính sách bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên du lịch, chính sách quảng bá du lịch có vai trò đặc biệt quan trọng. Chính sách phù hợp, thông thoáng thì du lịch phát

Page 107: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 103

triển nhanh và đúng hướng, ngược lại sẽ là sự kìm hãm. Đường lối, chính sách phát triển du lịch nằm trong đường lối chung phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, phát triển du lịch cũng là thực hiện sự phát triển chung của xã hội.

- Tính chuyên nghiệp trong hoạt động du lịch. Tính chuyên nghiệp phải được thể hiện từ người quản lý nhà nước về du lịch, đến người quản lý các cơ sở kinh doanh du lịch, và người nhân viên thuộc mọi bộ phận trong các cơ sở kinh doanh du lịch. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới đã cho thấy, tính chuyên nghiệp trong phục vụ du lịch để lại thiện cảm đặc biệt tốt cho du khách.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật và thiết bị hạ tầng. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch và nó có ảnh hưởng lớn đến việc thu hút khách du lịch đến với địa điểm du lịch, bao gồm: mạng lưới giao thông vận tải, là nhân tố quyết định đến việc phát triển du lịch cũng như khai thác những tiềm năng du lịch của địa phương (Mạng lưới giao thông thuận lợi mới thu hút được du khách đến với địa điểm du lịch); mạng lưới thông tin liên lạc và internet, giúp trao đổi thông tin, tìm kiếm dễ dàng các điểm du lịch mà mình thích, từ đó lên kế hoạch cho chuyến đi, giúp chuyến đi được thuận lợi, giúp các doanh nghiệp du lịch liên kết với nhau, trao đổi kinh nghiệm và cùng nhau phát triển. Ngoài ra, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch còn bao gồm trang thiết bị, phương tiện, cơ sở cần thiết để đón tiếp khách du lịch, nơi lưu trú cho du khách, khu vui chơi giải trí. Đây là yếu tố quan trọng để thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi cũng như giải trí của du khách, từ đó thu hút được nhiều du khách hơn.

2.3. Các nhân tố thuộc điều kiện lịch sử - văn hóa- xã hội

Đây cũng là nhóm nhân tố có vai trò rất quan trọng đối với phát triển du lịch theo hướng bền vững, cụ thể:

- Nơi nào có nhiều di tích lịch sử nổi tiếng, có nhiều lễ hội dân gian truyền thống nổi bật, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, văn hóa vùng miền, lại biết giữ gìn, bảo vệ nó, thì chắc chắn sẽ có nhiều điều kiện để phát triển các hoạt động du lịch.

- Sự tham gia của cộng đồng dân cư vào phát triển du lịch. Sự tham gia của cộng đồng dân cư không những tạo thu nhập cho cộng đồng dân cư, mà còn tăng tính trách nhiệm trong việc phát triển du lịch. Bên cạnh đó, để du lịch phát triển nhanh theo hướng bền vững, vấn đề rất quan trọng là phải thực hiện xã hội hóa hoạt động này, vận động mọi người dân, mọi thành phần kinh tế cùng tích cực tham gia. Tuy nhiên, để xã hội hóa du lịch thành công và ngày càng bền vững, yếu tố quyết định là ý thức của người dân. Người dân phải biết giữ gìn, bảo vệ các nguồn tài nguyên du lịch, người dân phải tự giác giữ gìn môi trường sống của mình, bảo đảm xanh, sạch, đẹp, hấp dẫn du khách, người dân phải có thái độ hòa nhã, lịch sự, văn minh khi tiếp xúc với du khách, cũng như phải chuyên nghiệp hóa dần các hoạt động phục vụ cho du khách. Nói cách khác, phải nâng cao trình độ dân trí của người dân.

3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch bền vững ở Đà Nẵng

3.1. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên tác động đến phát triển du lịch theo hướng bền vững ở thành phố Đà Nẵng theo cả hai hướng,

thuận và nghịch. Thuận là, Đà Nẵng nằm ở vị trí trung lộ của đất nước, là nơi giao hòa của nhiều nền văn hóa khác nhau của đại gia đình các dân tộc Việt Nam, đặc biệt lại có bờ biển đẹp, với nhiều bãi tắm nổi tiếng trên thế giới, có nhiều cảnh quan thiên nhiên vừa đẹp vừa hùng vĩ, và cũng có nơi thời tiết mát mẽ quanh năm như một vùng ôn đới. Điều kiện tự nhiên như vậy đã tạo ra cho Đà Nẵng một lợi thế vô cùng lớn lao trong phát triển du lịch theo hướng bền vững mà ít địa phương trong cả nước có. Tác dụng nghịch là, Đà Nẵng nằm trong vùng có điều kiện thời tiết, khí hậu khá khắc nghiệt, mưa, bão, lũ lụt xảy ra thường xuyên. Mùa mưa ở Đà Nẵng thường tập trung từ tháng 10 đến tháng 12 Dương lịch hàng năm, với thời gian mưa kéo dài và lượng mưa rất lớn. Mùa mưa, lũ đi kèm với mùa bão, nên thường gây ra những tổn thất khá nặng nề cho Thành phố nói chung, cho ngành du lịch nói riêng. Trong mùa mưa bão, nhiều hoạt động du lịch, nhất là hoạt động ngoài trời bị đình trệ, gây thất thu không nhỏ. Điều đáng ghi nhận là, trong những năm vừa qua, Đà Nẵng đã có nhiều giải pháp hợp lý được đưa ra để khai thác tối đa những lợi thế và giảm đến mức tối thiểu các thiệt haị do điều kiện tự nhiên mang lại, giúp ngành du lịch phát triển nhanh theo hướng bền vững.

3.2. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế

Có thể nói, những năm vừa qua, du lịch Đà Nẵng đã thừa hưởng được một điều kiện kinh tế khá tốt để phát triển theo hướng bền vững, đó là:

Ở tầm vĩ mô, sự phát triển của ngành du lịch thành phố Đà Nẵng luôn được sự quan tâm hỗ trợ của Đáng và Nhà nước. Bộ Chính trị đã xác định phải xây dựng Đà Nẵng thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước [3]. Chính phủ đã hỗ trợ du lịch Đà Nẵng phát triển bằng việc trực tiếp đầu tư mở rộng và nâng cấp sân bay quốc tế Đà Nẵng, mở rộng và hiện đại hóa cảng Tiên Sa; mở rộng và nâng cấp quốc lộ 1A, đặc biệt là xây dựng hầm đường bộ vượt đèo Hải Vân, đồng thời cũng đưa ra nhiều chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho du khách đến với Đà Nẵng một cách thuận tiện (cấp thị thực, lưu trú, đi lại, mua bán...).

Ở địa phương, du lịch được Đảng bộ và Chính quyền xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn, do đó đã có nhiều chính sách và giải pháp ưu đãi. Nhờ đó Đà Nẵng đã trở thành địa phương có cơ sở hạ tầng tốt nhất và có các cơ chế, chính sách tốt nhất đối với sự phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững.

3.3. Ảnh hưởng của điều kiện xã hội

Điều kiện xã hội ở Đà Nẵng cũng đã có ảnh hưởng khá tốt đến phát triển du lịch theo hướng bền vững. Trình độ dân trí của người dân tương đối cao, đặc biệt, người dân Đà Nẵng đã có nhận thức khá tốt về trách nhiệm của mình đối với sự phát triển du lịch của Thành phố, họ luôn luôn chăm lo giữ gìn cho Thành phố của mình sạch đẹp và luôn có thái độ thân thiện, lịch sự đối du khách, không có kiểu chèo kéo, gây phiền hà cho du khách như ở một số nơi khác. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của du lịch, với việc mở rộng giao lưu với bên ngoài, bên cạnh những mặt tích cực là kinh tế phát triển, thu nhập và đời sống của người dân được nâng cao, thì cũng có những tác động tiêu cực nhất định đến với người dân trên địa bàn, nhất là văn hóa và lối sống không lành mạnh, tệ nạn xã hội. Song thời gian qua, Đà Nẵng đã ngăn

Page 108: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

104 Lê Thế Giới, Lê Đức Viên

chặn những tác động tiêu cực này khá thành công. Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng năm 2011 thì yếu tố “du lịch tác động tích cực đến văn hoá xã hội thành phố” đạt mức điểm trung bình là 4,16 điểm trong khi lựa chọn nhiều nhất là 4 và độ lệch chuẩn là 0,816 [4]. Mức điểm này được xem là cao, có thể đánh giá tác động của du lịch đối với xã hội trên địa bàn thành phố là rất tích cực và khả năng tác động tiêu cực đến xã hội của du lịch thành phố chưa lớn, vẫn nằm trong tầm kiểm soát của các cơ quan chức năng trên địa bàn.

4. Giải pháp và những kiến nghị để phát triển du lịch Đà Nẵng theo hướng bền vững

4.1. Giải pháp phát triển bền vững về tự nhiên

Hầu hết các quốc gia có ngành du lịch đều hướng tới phát triển bền vững, trong đó đặc biệt quan tâm đến khía cạnh môi trường. Trong điều kiện cụ thể của thành phố Đà Nẵng, ngành du lịch cần quan tâm những vấn đề cụ thể sau:

- Đối với môi trường tự nhiên: Cùng với mục tiêu bảo vệ tính đa dạng của thiên nhiên, cần duy trì và cải tạo cảnh quan biển, đặc biệt là cảnh quan ven biển từ Nam Ô đến Thuận Phước, Sơn Trà đến Non Nước, hai ven bờ sông Hàn… tăng cường hơn nữa đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý rác thải ven vịnh Đà Nẵng và bờ biển Sơn Trà - Non Nước, hạn chế tối đa các ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường; có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt rừng cấm Sơn Trà và khu bảo tồn thiên nhiên, tăng diện tích cây xanh trong nội thành và các khu tham quan, tăng cường trồng cây xanh ven biển, các khu du lịch sinh thái.

- Đối với môi trường nhân văn

Kiến trúc các công trình du lịch hài hoà với thiên nhiên, mang bản sắc văn hoá truyền thống đặc trưng của địa phương, phát triển các mô hình du lịch tạo điều kiện gìn giữ và phát huy môi trường văn hoá, lịch sử và xã hội.

Nâng cao nhận thức của cộng đồng về du lịch, cách thức ứng xử văn minh và thân thiện đối với du khách quốc tế, tạo sự gần gũi thoải mái cho du khách khi đến Đà Nẵng.

Cần xây dựng một chiến lược quốc gia riêng về phát triển du lịch có trách nhiệm, từ đó làm cơ sở để thể chế hóa các sáng kiến, nội dung du lịch, có trách nhiệm trong các chương trình xây dựng chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, các kế hoạch, quy hoạch du lịch.

4.2. Giải pháp phát triển bền vững về kinh tế - quản lý

Để du lịch phát triển bền vững về kinh tế đòi hỏi trước hết ngành cần có chiến lược và quy hoạch dài hạn trên cơ sở xem xét chiến lược về quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố và chiến lược, quy hoạch ngành du lịch cả nước. Trên cơ sở tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế xã hội hiện nay, quan điểm phát triển kinh tế xã hội Thành phố để xác định nhiệm vụ ngành du lịch trong tương lai, bảo đảm phát triển phù hợp các mục tiêu chung của Thành phố.

- Giải pháp về đầu tư phát triển

Đầu tư phát triển du lịch nhằm tăng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho một ngành kinh tế mũi nhọn, vì vậy cần tạo ra chuyển biến tích cực trong công tác đầu tư phát triển du lịch với những chính sách ưu đãi, hướng đầu tư vào những điểm còn hạn chế của du lịch và hỗ trợ các hướng phát triển ưu

tiên trong xây dựng các khu, tuyến điểm du lịch, trong việc tôn tạo cảnh quan, môi trường, các di tích lịch sử, văn hoá…

Tập trung đầu tư du lịch vào các địa bàn trọng điểm song song với việc nâng cấp các khu, điểm du lịch ở các vùng du lịch. Đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu đầu tư theo hướng phát triển bền vững, loại bỏ các công trình đầu tư kém hiệu quả, trọng tâm đầu tư vào các công trình then chốt mang tính đột phá.

Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú; dự báo về lưu trú và cơ sở lưu trú du lịch làm cơ sở để xây dựng và công bố quy hoạch phát triển cơ sở lưu trú, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

- Giải pháp huy động và sử dụng nguồn vốn

Trong thời gian tới cần tập trung huy động mọi nguồn lực có thể nhằm phát huy những tiềm năng du lịch sẵn có của Thành phố, tạo đà đưa du lịch phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020.

Thực tế trong những năm gần đây, vốn ngân sách đã tập trung cho phát triển hạ tầng là chủ yếu, trong đó có hạ tầng du lịch, với nhịp độ tăng trưởng về đầu tư phát triển trung bình hàng năm thời kỳ 2005 -2010 gần 21%/năm. Tuy nhiên do quy mô kinh tế thành phố còn nhỏ bé, để giải quyết nguồn vốn phục vụ cho phát triển du lịch Đà Nẵng, cần chú trọng thực hiện tốt những giải pháp huy động và sử dụng nguồn vốn như khơi thông tất cả mọi nguồn vốn đầu tư trên địa bàn Thành phố, xây dựng cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất du lịch, huy động nguồn vốn đầu tư nước ngoài đầu tư các khu du lịch chất lượng cao.

- Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Nhiệm vụ nâng cao kỹ năng cho nhân lực của ngành đòi hỏi ngành du lịch có kế hoạch và chương trình đào tạo cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn phát triển và từng lĩnh vực chuyên môn về quản lý, dịch vụ nhà hàng, dịch vụ lưu trú, dịch vụ lữ hành. Cần phát triển nguồn nhân lực du lịch và nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác triệt để thế mạnh về đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch cao cấp của Đại học Đà Nẵng (Trường Đại học Kinh tế), củng cố và tăng cường tổ chức bộ máy quản lý về du lịch của thành phố Đà Nẵng để thực hiện tốt vai trò tham mưu cho Thành phố trong công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn.

4.3. Giải pháp phát triển bền vững về lịch sử - văn hoá - xã hội

Phát triển du lịch bền vững về xã hội có ý nghĩa quan trọng trong các hoạt động của ngành du lịch, không những có tác động để ngành du lịch hoạt động có hiệu quả mà còn giúp ngành du lịch hoạt động ổn định. Làm được mục tiêu trên, cần quan tâm đến các khía cạnh sau:

- Giải pháp về tổ chức lãnh thổ du lịch: Với quan điểm bền vững, phát triển du lịch tại thành phố Đà Nẵng cần tuân thủ các chỉ số về cấu trúc và hình thể của không gian (các yếu tố mang tính vật thể) làm cơ sở cho việc thực hiện các dự án phát triển; xem xét đầy đủ về “sức chứa”, giữa sự vượt trội của các thành phần tự nhiên so với thành phần

Page 109: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 105

nhân tạo; hạn chế tối đa sự can thiệp vào môi trường thiên nhiên. Các phân khu chức năng sẽ được chia thành ba vùng rõ rệt: Vùng bảo vệ nghiêm ngặt, vùng bảo tồn phát triển, vùng đệm và vùng phát triển. Đó cũng là cơ sở để quản lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên và môi trường, tính đa dạng sinh học cho toàn khu vực.

Bên cạnh một bộ khung quy hoạch được duyệt thì công tác thiết kế kiến trúc công trình cần đặc biệt quan tâm. Các công trình trong khu đô thị du lịch sinh thái cần lấy cảm hứng từ thiên nhiên, trên nền tảng quan điểm kiến trúc hữu cơ và cộng sinh. Kiến trúc công trình cần phải đi trước và xa hơn trong việc đáp ứng các yêu cầu về chuyển từ công năng đơn thuần thành một phần độc đáo của cảnh quan đô thị du lịch sinh thái. Các giải pháp kiến trúc phải phù hợp với đặc điểm địa hình, khí hậu, tạo ra tỷ lệ hài hòa giữa kiến trúc - con người - thiên nhiên. Các vật liệu thân thiện với địa phương được cân nhắc sử dụng như gỗ, sỏi, đá, mái ngói, mái lá, tre…

Theo đó các loại hình du lịch dịch vụ cần được khuyến khích đầu tư sẽ là du lịch dã ngoại, khu resort cao cấp, du lịch tín ngưỡng, khu biệt thự sườn núi cao cấp, trung tâm ẩm thực biển kết hợp với nhà hàng nổi, câu lạc bộ du thuyền, nhà trưng bày sinh vật biển, vườn thú, sân golf mini, phim trường, đồi casino, vườn thuốc, vật lý trị liệu, du lịch lặn biển, du lịch mạo hiểm...

Tập trung đầu tư xây dựng, đưa vào khai thác các khu du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí như Non Nước - Ngũ Hành Sơn - Bắc Mỹ An; Mỹ Khê - Nam Thọ - Sơn Trà và khu du lịch phía Tây thành phố: Xuân Thiều - Nam Ô - Hải Vân; mở rộng không gian du lịch Bà Nà - Suối Mơ; các khu Nam - Tây Nam thành phố như Đồng Nghệ - Phước Nhơn; khu du lịch làng quê Hoà Xuân, Hoà Châu, Hoà Tiến, Thái Lai (Hoà Nhơn)…tổ chức du lịch núi, đầu tư các khu du lịch sinh thái làng quê gắn kết với các làng nghề truyền thống.

- Giải pháp về xúc tiến du lịch: Trước hết cần nâng cao nhận thức mọi mặt về du lịch các cấp, các ngành và nhân dân; có giải pháp thích hợp huy động các nguồn lực cho các hoạt động xúc tiến, quảng bá cho du lịch. Bên cạnh đó, cần tăng cường cung cấp thông tin du lịch cho du khách bằng cách bổ sung thêm các máy tra cứu dữ liệu thông tin du lịch, biển quảng cáo, biển chỉ dẫn về du lịch tại Khu Bảo tàng Điêu khắc Chăm, đường Bạch Đằng, trước Nhà hát Trưng Vương và tại các cửa ngõ ra vào thành phố, tổ chức các sự kiện, Famtrip, chương trình quảng bá du lịch, xuất bản ấn phẩm, website du lịch [5].

- Giải pháp tăng cường liên kết giữa các ngành chức năng trong phát triển du lịch

Thứ nhất, thực hiện tốt việc kết hợp giữa các ngành chức năng và địa phương trong việc đảm bảo môi trường du lịch tại các tuyến, điểm du lịch. Các quận, huyện là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong lĩnh vực môi trường du lịch trên địa bàn. Công an thành phố và lực lượng thanh niên xung kích là đơn vị chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ trên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là đơn vị chịu trách nhiệm phát hiện, kiểm tra, nắm tình hình báo cáo Thành phố chỉ đạo các quận, huyện thực hiện.

Thứ hai, nâng cao ý thức người dân trong việc giữ gìn nếp sống văn hoá, văn minh đô thị, luôn có thái độ ân cần,

thân thiện đối với khách du lịch, tạo tâm lý dễ chịu và thiện cảm cho du khách về con người Đà Nẵng. Đưa giáo dục du lịch và nếp sống văn minh, lịch sự vào trường học từ cấp tiểu học cho đến đại học. Giáo dục các em học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh, môi trường, ứng xử văn hoá ngay từ những năm đầu đời.

- Giải pháp đề cao vai trò của cộng đồng dân cư

Thứ nhất, cần tôn trọng vai trò của cộng đồng dân cư. Vận động và tôn trọng cộng đồng dân cư tham gia vào quá trình hoạch định chính sách và ra quyết định, nâng cao năng lực để cho họ hiện thực hóa các sáng kiến đề ra. Quá trình lập dự án, thẩm định và triển khai dự án du lịch cần có sự tham gia của địa phương nhằm giảm thiểu các tác động xã hội và tối đa hóa yếu tố tích cực.

Thứ hai, không ngừng nâng cao mức sống cho cộng đồng dân cư. Đảm bảo quyền lợi cho tất cả mọi người, đặc biệt là những nhóm người và cá nhân dễ bị tổn thương và thiệt thòi do du lịch phát triển.

Thứ ba, tôn trọng sự khác biệt về đời sống văn hóa giữa các cộng đồng, bảo đảm tính đa dạng về văn hóa giữa các dân tộc, trên cơ sở bảo đảm truyền thống văn hóa chung của người Việt Nam, tránh tình trạng truyền bá văn hóa nước ngoài không phù hợp với truyền thống văn hóa người Việt Nam.

4.4. Kiến nghị

4.4.1. Đối với thành phố Đà Nẵng

Từ thực trạng phát triển du lịch bền vững của thành phố Đà Nẵng đòi hỏi các cơ quan chức năng của thành phố cần rà soát, đánh giá và phân loại các dự án đầu tư du lịch đã được cấp phép, UBND thành phố xem xét lựa chọn các dự án khả thi và mang tính đột phá phù hợp với nhu cầu ưu tiên phát triển của ngành để có chính sách khuyến khích, ưu đãi thích hợp.

Để bảo đảm phát triển bền vững cần phải có chiến lược phát triển dài hạn, quy hoạch chung, phân khu chức năng, phân vùng quản lý rõ ràng; sớm ban hành điều lệ xây dựng riêng; các dự án khi được đầu tư xây dựng tại bán đảo nên tổ chức các cuộc thi chọn phương án tối ưu theo chuẩn của một khu đô thị du lịch mang tính đặc trưng cao; cần nghiên cứu và xây dựng các chính sách đầu tư, giảm tiền thuê đất để khuyến khích mật độ xây dựng thấp; chú ý trong việc tuyên truyền giáo dục cộng đồng, thường xuyên kiểm tra và có biện pháp mạnh đối với những người phá rừng lấy gỗ, săn bắt thú; xây dựng ý thức giữ gìn môi trường sinh thái trong cộng đồng cư dân đô thị.

4.4.2. Đối với Trung ương

Để Đà Nẵng thực sự trở thành thành phố trung tâm của Miền Trung theo Nghị quyết số 33 của Bộ Chính trị, đề nghị Trung ương tiếp tục có chính sách ưu đãi riêng cho Đà Nẵng. Rà soát các quy định, chính sách có liên quan đến du lịch và điều chỉnh cho phù hợp; tiếp tục cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư để thu hút ngày càng nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực du lịch.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật chuyên ngành Du lịch, đẩy mạng cải cách hành chính, đơn giản hoá các thủ tục liên quan nhằm tạo nhiều thuận lợi cho du khách quốc tế khi đến du lịch tại Việt Nam, nhất là vấn đề visa.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngành phụ trợ

Page 110: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

106 Lê Thế Giới, Lê Đức Viên

như cấp điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc, thanh toán quốc tế… góp phần nâng cao chất lượng du lịch đồng bộ, giá thành hợp lý tạo ra thế cạnh tranh bền vững và tăng cường thu hút khách du lịch ở từng địa phương và của cả nước.

Đưa vấn đề khuyến khích hoặc bắt buộc các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành mua bảo hiểm cho du khách trong thời gian thực hiện chương trình du lịch vào Luật Du lịch. Nếu làm tốt công tác bảo hiểm du lịch qua việc phối hợp tốt với ngành du lịch sẽ có thêm một nguồn thu đáng kể cho ngân sách nhà nước, nhưng quan trọng hơn là tạo cho du khách du lịch sự an tâm trong suốt chuyến đi.

5. Kết luận

Có thể thấy rằng, phát triển du lịch bền vững không chỉ là vấn đề riêng của thành phố Đà Nẵng mà nó luôn là vấn đề cấp bách đối với quá trình phát triển du lịch Việt Nam.

Do đó, việc nhận diện đúng và đầy đủ về các nhân tố ảnh hưởng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đề ra các giải pháp tốt nhất cho việc phát triển du lịch bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

[1] Leszek Butowwski (2012), Sustainable Tourism – A model Approach, Vistula University, Poland.

[2] Phạm Trung Lương (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[3] Bộ Chính trị, Nghị quyết Số 33/NQ-TW ngày 16 tháng 10 năm 2003 về “Xây dựng và phát triển Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”.

[4] Hồ Kỳ Minh cùng các tác giả (2011), Phát triển bền vững ngành du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, Viện Nghiên cứu và Phát triển Kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng.

[5] UBND TP. Đà Nẵng, Quyết định số 7099/QĐ-UBND ngày 17 tháng 9 năm 2010 về “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể ngành văn hóa, thể thao và du lịch thành phố Đà Nẵng đến năm 2020”.

(BBT nhận bài: 21/03/2016, phản biện xong: 29/03/2016)

Page 111: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 107

MỘT SỐ GỢI Ý CHÍNH SÁCH TỪ THỰC TRẠNG DÂN SỐ GIÀ

TRONG QUÁ TRÌNH GIÀ HÓA DÂN SỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

POLICY RECOMMENDATIONS FROM THE STATUS QUO OF ELDERLY POPULATION

IN THE POPULATION AGEING PROCESS IN VIETNAM

Nguyễn Thị Thu Hà

Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Già hóa dân số là vấn đề mang tính chất toàn cầu, ảnhhưởng đến mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Trên thế giới cũngnhư ở Việt Nam, già hóa trở thành một dấu hiệu đặc trưng của thếkỷ XXI với số lượng và tỷ lệ người già đang ngày càng gia tăngnhanh chóng. Dân số già có nhiều đặc trưng chung, nhưng cũngmang nhiều nét đặc thù riêng trong tổng thể dân số. Phân tích đặcđiểm của bộ phận dân số này là cần thiết nhằm cung cấp nhữngluận cứ quan trọng trong việc đề xuất các khuyến nghị chính sách.Mục tiêu chính của bài viết nhằm phân tích thực trạng dân số giàtrong quá trình già hóa dân số ở Việt Nam thông qua những đặctrưng cơ bản của họ về nhân khẩu học, sức khỏe, kinh tế xã hội,từ đó đề xuất một số chính sách nhằm cải thiện chất lượng sốngcủa người già và có bước chuẩn bị vững chắc để thực hiện thànhcông mục tiêu quốc gia “già hóa thành công” của Việt Nam.

Abstract - Population ageing is a global issue, which involves allnations and countries worldwide. In the world as well as in Vietnam,ageing has become a typical sign in the 21st century with a rapidlyincreasing number and proportion of elderly people. The ageingpopulation shares many common characteristics in the overallpopulation, but also has many distinct ones. Analyzing thecharacteristics of this part of population is necessary to provideimportant arguments for proposing policy recommendations.Themain aim of this paper is to analyze the status quo of the elderlypopulation in the population ageing process in Vietnam throughtheir of health, demographic and socio-economic characteristics,thereby proposing policy recommendations to improve their qualityof life and make good preparations to obtain a “successful ageingpopulation” in Vietnam.

Từ khóa - chính sách; dân số già; đặc điểm; già hóa dân số; ngườigià.

Key words - policy; ageing population; characteristics; populationageing; the elderly.

1. Đặt vấn đề

Già hóa dân số là vấn đề mang tính chất toàn cầu, ảnh hưởng đến mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới. Theo Báo cáo của Liên Hợp Quốc, thế kỷ XXI là thế kỷ của già hóa dân số, với sự gia tăng nhanh chóng về cả số lượng và tỷ lệ người già trong xã hội.

Số liệu thống kê dân số của Tổng cục Thống kê cho thấy Việt Nam đang ở cuối của thời kỳ “quá độ dân số” với ba đặc trưng rõ rệt, đó là tỷ suất sinh giảm, tỷ suất chết giảm và tuổi thọ tăng. Kết quả là dân số trẻ em có xu hướng giảm nhanh, dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh và dân số cao tuổi cũng tăng. Dự báo là tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên ở Việt Nam sẽ chạm ngưỡng 10% tổng dân số vào năm 2017, tức là dân số Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn “già hóa” từ năm 2017 [8].

Xu hướng và tốc độ biến động dân số theo hướng già hóa đang đặt ra những cơ hội và thách thức lớn cho Việt Nam trong việc chuẩn bị nguồn lực để đón nhận một xã hội già hóa với số lượng dân số già ngày càng tăng. Thêm vào đó, quan tâm đến nhóm dân số già là vấn đề thiết yếu trong tương lai nhưng không hề đơn giản, bởi họ có nhiều đặc trưng chung, nhưng cũng mang nhiều nét đặc thù riêng trong tổng thể dân số. Phân tích đặc trưng của bộ phận dân số già trong quá trình già hóa dân số sẽ cung cấp những luận cứ quan trọng cho việc đề xuất chính xác các chính sách liên quan đến vấn đề này. Do đó, mục tiêu của bài viết nhằm phân tích thực trạng dân số già trong quá trình già hóa dân số ở Việt Nam thông qua những đặc trưng cơ bản về nhân khẩu học, sức khỏe và kinh tế xã hội của bộ phận này, từ đó đề xuất một số chính sách nhằm cải thiện chất lượng sống của người già và có bước chuẩn bị vững chắc để thực hiện thành công mục tiêu quốc gia “già hóa thành công” của Việt Nam.

2. Thực trạng dân số già ở Việt Nam

2.1. Quy mô và phân bố dân số già

Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi nhân khẩu học mạnh mẽ, quy mô người già gia tăng mạnh mẽ. Theo kết quả Tổng điều tra dân số của Tổng cục thống kê, tỷ lệ người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) trong tổng dân số đã tăng từ 6,9% năm 1979 lên 7,2% năm 1989, lên 8,12% năm 1999 và lên 10,5% năm 2014 [11]. Bênh cạnh đó, điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 1/4/2011 cho thấy tỷ lệ người già trên 60 tuổi là 9,9% (8.655.324 người), đặc biệt tỷ lệ người già từ 65 tuổi trở lên là 7% (quy định già hóa của quốc tế là 7%). Như vậy, Việt Nam đã chuyển sang cơ cấu “già hóa dân số” sớm hơn 5 năm so với dự báo của Liên Hợp Quốc là năm 2017 cơ cấu dân số Việt Nam mới chuyển sang cơ cấu “già hóa dân số” [10].

Hình 1. Tỷ lệ dân số người già (60+) giai đoạn 1989-2049

Lý do chủ yếu của quá trình già hóa dân số ở Việt Nam là do những thành tựu đạt được trong lĩnh vực y tế và kế hoạch hóa gia đình, dẫn đến tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ trung bình ngày càng tăng. Cụ thể, mức sinh của nước ta đã giảm mạnh từ trung bình 4,8 con năm 1979 xuống 2,33 con năm 1999, 2,01 con năm 2009, và còn 1,85 con năm 2014. Trong khi, tuổi thọ bình quân của Việt Nam được nâng lên rõ rệt từ

7,2 8,1 8,9 11,2

1618,7

24,8

0

5

10

15

20

25

30

1989 1999 2009 2019* 2020* 2039* 2049*

Page 112: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

108 Nguyễn Thị Thu Hà

68,6 tuổi năm 1999 lên 74 năm 2014, và dự kiến sẽ là 76 tuổi vào năm 2020 [11]. Tuổi trọ trung bình ngày càng tăng đã làm cho dân số nước ta có xu hướng lão hóa với tỷ trọng dân số trẻ giảm và tỷ trọng người già ngày càng tăng.

Ngoài ra, chỉ số già hóa là chỉ báo quan trọng biểu thị xu hướng “già hóa dân số”. Chỉ số già hóa của Việt Nam tăng từ 18,2% năm 1989 lên 35,5% năm 2009, và tăng mạnh lên 43,5% năm 2015 (cao hơn nhiều so với mức trung bình của khu vực Đông Nam Á là 30%) [11]. Như vậy, nếu năm 1989, cứ khoảng 6 trẻ em dưới 15 tuổi mới có 1 người từ 60 tuổi trở lên thì đến năm 2015 cứ khoảng hơn 2 trẻ em dưới 15 tuổi có 1 người từ 60 tuổi trở lên. Hơn nữa, dự báo dân số Việt Nam 2009 - 2049 chỉ ra rằng thời gian quá độ từ “già hóa dân số” sang “dân số già” của Việt Nam cũng rất ngắn, chỉ khoảng 20 năm, trong khi Nhật Bản và Trung Quốc mất 26 năm và các nước Châu Âu phải mất gần 100 năm để hoàn thành quá trình chuyển đổi này. Với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội như hiện nay thì đây thực sự là thách thức lớn cho Việt Nam trong việc thích ứng với một dân số “già hóa” nhanh [8].

Đặc điểm thứ hai của quá trình già hóa dân số ở Việt Nam là sẽ “già ở nhóm già nhất”, nghĩa là tốc độ tăng và số lượng người cao tuổi ở độ tuổi cao nhất (từ 80 tuổi trở lên) sẽ ngày càng lớn.

Hình 2. Tỷ lệ dân số già chia theo nhóm tuổi giai đoạn 1989-2049

Nhìn vào Hình 2 ta thấy, số lượng người già ở nhóm tuổi càng cao thì càng tăng nhanh, đặc biệt nhóm tuổi cao nhất (80+) tăng nhanh nhất trong nhóm dân số cao tuổi. Giai đoạn 1989-2049, tỷ lệ người già tăng 1,2 lần (8,9% năm 2009 so với 7,2% năm 1989). Trong đó, tỷ lệ nhóm tuổi 60 - 69 gần như giữ nguyên (4,2% năm 2009 so với 4,3% năm 1989), tỷ lệ nhóm 70 - 79 tăng 1,4 lần (3,1% năm 2009 so với 2,2% năm 1989), còn tỷ lệ nhóm dân số cao tuổi nhất (80+) tăng hơn 2,3 lần (1,6% năm 2009 so với 0,7% năm 1989) [11]. Và dự báo đến năm 2049, tỷ trọng nhóm dân số 80 tuổi trở lên trong tổng dân số vẫn tăng khoảng 2,4 lần so với năm 2009, 3,8% năm 2049 so với 1,6% năm 2009 [8].

Về phân bố, người già phân bố không đồng đều, tập trung chủ yếu tại ba vùng đồng bằng có đông dân cư nhất trong cả nước.

Số liệu từ Bảng 1 chỉ ra rằng người già chủ yếu phân bố tại ba vùng đồng bằng: Đồng bằng sông Hồng (28,1%), Đồng bằng sông Cửu Long (18,8%) và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung (24,3%). Theo Nguyễn Đình Cử (2009), nguyên nhân chính của việc tỷ lệ người già ở các vùng này cao là do mức di cư lớn của dân số trong độ tuổi lao động. Ba vùng còn lại Đông Nam Bộ, Trung du và miền

núi phía Bắc và Tây Nguyên có tỷ lệ dân số già thấp hơn nhiều so với ba vùng đồng bằng là do tỷ lệ sinh ở các vùng này còn cao [6].

Bảng 1. Tỷ lệ dân số già (60+) phân bố theo vùng giai đoạn 1989 - 2014

Khu vực Năm

ĐB sông Hồng

Trung du và miền núi phía Bắc

Bắc Trung Bộ và DH

miền Trung

Tây Nguyên

Đông Nam Bộ

ĐB sông Cửu Long

1999 27,17 12,6 24,71 3,36 13,11 19,05

2009 28,6 11,7 25,4 3,7 11,9 18,7

2014 28,1 11,2 24,3 3,8 13,7 18,8

Nguồn: Tổng điều tra dân số năm 1999, 2009 và Điều tra biến động dân số, KHH gia đình năm 2014

Theo khu vực thành thị và nông thôn, phần lớn người già vẫn sống ở nông thôn. Tuy nhiên, khi quá trình đô thị hóa xảy ra, số lượng người già ở khu vực nông thôn có xu hướng giảm, chuyển dần sang khu vực thành thị.

Hình 3. Tỷ lệ người già sống tại khu vực nông thôn giai đoạn 1989 - 2011

Do đặc điểm dân cư nước ta sống tập trung ở khu vực nông thôn, nên đại đa số người già sống ở khu vực nông thôn. Trong giai đoạn 1989 - 2011, số lượng người già ở nông thôn cao gần gấp 3 lần khu vực thành thị. Tuy nhiên, do tác động của quá trình đô thị hóa, tỷ lệ dân số già ở khu vực nông thôn có xu hướng giảm dần, từ 77,81% năm 1989 xuống 72,11% năm 2009 và còn 66,9% năm 2014. Điều này đồng nghĩa với việc số lượng người già ở khu vực thành thị ngày càng tăng [10]; [11].

2.2. Cơ cấu giới tính và tình trạng hôn nhân của người già

Cơ cấu giới tính của người già có sự chênh lệch lớn, với tỷ số giới tính nghiêng về nữ giới khi tuổi ngày càng cao. Điều tra biến động dân số, kế hoạch hóa gia đình năm 2014 cho thấy trong tổng số 8.655.324 người già thì có 3.596.633 nam và 5.058.691 nữ. Nói cách khác, cứ 100 cụ ông thì có tới 141 cụ bà [10].

Bảng 2. Tỷ số giới tính người già phân theo nhóm tuổi năm 2014 (Số cụ bà so với 100 cụ ông)

Nhóm tuổi 60-64 65-69 70-74 75-79 80+

Tỷ số giới tính người già

180 210 242 253 300

Nguồn: Điều tra biến động dân số KHH gia đình năm 2014 của Tổng cục Thống kê.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, tỷ số giới tính người già (nữ/nam) tăng nhanh theo nhóm tuổi, từ 180 cho nhóm tuổi 60 - 64 đến 300 cho nhóm tuổi 80+. Cụ thể, số lượng cụ bà luôn cao hơn cụ ông, 65 tuổi trở lên thì cứ 2 cụ bà mới có 1 cụ ông, từ 70 tuổi trở lên thì tỷ số là 2,5/1 và 80 tuổi trở lên là 3/1. Hiện tượng này được gọi là xu hướng “nữ hóa” dân số cao tuổi. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng theo qui luật chung, tỷ số giới tính (nữ/nam) của dân số càng ở các nhóm

77,81 76,83

72,1170

66,9

60

65

70

75

80

1989 1999 2009 2011 2014

Page 113: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 109

tuổi cao càng cao. Nguyên nhân của xu hướng này là nam giới cao tuổi thường có tỷ suất chết cao hơn nữ giới cao tuổi ở cùng nhóm tuổi [7].

Về tình trạng hôn nhân, tình trạng sống không có vợ/chồng của người già chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là phụ nữ, phân bố chủ yếu ở vùng nông thôn. Giai đoạn 1999-2014, số người già là nữ sống không chồng (chưa chồng/già góa/ly hôn/ly thân) luôn gấp 4 lần tỷ lệ này ở người già là nam giới. Cụ thể, năm 1999, tỷ lệ cụ bà sống không chồng là 50,8%, gấp 4 lần so với cụ ông (12,9%). Tỷ lệ này không thay đổi đến năm 2014 với tỷ lệ cụ bà sống không chồng là 68,5%, gấp 3,8 lần so với cụ ông (18,2%) [11]. Trong các yếu tố thể hiện đời sống của người cao tuổi thì tình trạng hôn nhân là yếu tố quan trọng nhất [5]. Việc phải sống một mình là điều rất bất lợi đối với người già, bởi gia đình luôn là chỗ dựa, là nguồn hỗ trợ và chia sẻ vật chất và tinh thần của họ [3].

2.3. Các đặc điểm về sức khỏe của người già

Trong thời gian vừa qua, do đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện cùng với những tiến bộ nhất định của hệ thống y tế, sức khỏe của người già Việt Nam nhìn chung được cải thiện, trong đó tỷ lệ người già có tình trạng sức khỏe khá/tốt tăng lên, trong khi người già có tình trạng sức khỏe yếu giảm đi [2].

Hiện nay, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam khá cao, là 73,2 tuổi, tương đương với tuổi thọ ở các nước phát triển, nhưng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh khá thấp, là 64 tuổi, xếp thứ 124/193 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới [15]. Nguyên nhân của tình trạng trên một mặt là do người già dang phải chịu nhiều bệnh do lão hóa gây ra, mặt khác, người già cũng phải chịu các bệnh phát sinh do thay đổi lối sống dưới tác động của biến đổi kinh tế - xã hội trong quá trình tăng trưởng và phát triển. Nghiên cứu của Đàm Hữu Đắc và cộng sự (2010) cho thấy 95% người già có bệnh và chủ yếu là bệnh mãn tính không lây nhiễm như xương khớp (40,62%), tim mạch và huyết áp (45,6%), tiền liệt tuyến (63,8%) và rối loạn tiểu tiện (35,7%) [2]. Cùng với đó là những bệnh tật phát sinh do thay đổi lối sống như sa sút tâm thần và trầm cảm lại có xu hướng tăng và tỷ lệ người già mắc các bệnh này tăng khi tuổi tăng lên [7]. Thêm vào đó, mức độ hiểu biết về chăm sóc sức khỏe và tự chăm sóc sức khỏe của người già còn thấp, đồng thời khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người già còn khó khăn do hệ thống y tế còn yếu kém, thiếu thuốc men và trang thiết bị chữa bệnh cho người già, và quan trọng hơn là chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe hiện là gánh nặng cho người già [3].

2.4. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật của người già

Về trình độ học vấn, tình trạng biết đọc biết viết của người già ở Việt Nam đang dần được cải thiện song còn nhiều hạn chế, một số lượng lớn người già vẫn không biết đọc biết viết, trong đó chủ yếu là nữ và sống ở nông thôn. Năm 1999, khoảng 2,5 triệu người trên 50 tuổi không biết đọc biết viết. Trong đó, chủ yếu là khu vực nông thôn (trên 80%) và là nữ giới (trên 80%). Sau hơn một thập kỷ, năm 2014, tỷ lệ người già không biết đọc biết viết còn khoảng 14,5% (hơn 1 triệu người). Trong đó, người cao tuổi nữ

không biết chữ gấp 3 lần so với người cao tuổi nam. Cụ thể, 18,5% người cao tuổi nữ trên tổng số người cao tuổi nữ so với 6,05% người cao tuổi nam trên tổng số người cao tuổi [11].

Đây là một đặc điểm chung của người già Việt Nam trong giai đoạn này vì họ đều là những người thuộc thế hệ trước đây, khi mà điều kiện học tập rất khó khăn thiếu thốn, lại bị hai cuộc chiến tranh làm gián đoạn, hạn chế cơ hội nâng cao trình độ. Tỷ lệ người già là nữ không biết chữ nhiều hơn là do hệ quả của bất bình đẳng giới trong giai đoạn trước gây ra.

Về trình độ chuyên môn, trình độ chuyên môn của người già Việt Nam đang dần được cải thiện nhưng còn nhiều hạn chế, còn chênh lệch lớn giữa nhóm người cao tuổi nam và nữ, và đang có một lực lượng nhỏ lao động có trình độ chuyên môn cao nằm trong nhóm người già.

Theo kết quả Điều tra mức sống hộ gia đình năm 2014, tỷ lệ người già chưa bao giờ đến trường chiếm 13,2%, không có bằng cấp chiếm 25,8%, tốt nghiệp tiểu học 20,4%, tốt nghiệp THCS chiếm 15,9%, tốt nghiệp THPT chiếm 5,2%, được đào tạo từ sơ cấp đến cao đẳng nghề chiếm 5,8%, công nhân kỹ thuật chiếm 5,9%, trung học chuyên nghiệp chiếm 3,6% và tỷ lệ người già tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên chiếm 4,2%. Như vậy, tỷ lệ người già tốt nghiệp từ phổ thông trung học trở lên và được đào tạo nghề rất thấp, chỉ chiếm 24,7%. Thêm vào đó, người già ở khu vực thành thị có trình độ cao hơn so với người già ở nông thôn. Trình độ của người cao tuổi nam và nữ thay đổi theo cấp học và theo chiều hướng ngược nhau rõ rệt. Càng lên các cấp học cao hơn thì tỷ lệ tốt nghiệp của nữ càng giảm và mức độ chênh lệch so với người cao tuổi nam ngày càng lớn [9].

2.5. Mức sống của người già

Việt Nam là nước đang phát triển, đời sống của người già cũng còn nhiều khó khăn. Theo kết quả điều tra thực trạng người cao tuổi của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, phần lớn hộ gia đình người cao tuổi (57%) cho rằng mức sống hiện giờ vẫn ở mức độ trung bình. Chỉ có 18,3% hộ gia đình người cao tuổi cho là khá hơn và đặc biệt vẫn còn 23% hộ gia đình tự đánh giá mức sống là nghèo đói. Trong đó, người già cô đơn có mức sống thấp nhất với 42% người già sống độc thân có cuộc sống ở mức nghèo khó. Mức sống của hộ gia đình người già chênh lệch lớn giữa thành thị và nông thôn, tỷ lệ hộ người già có mức sống giàu ở khu vực thành thị là 2,47%, gấp 2 lần so với khu vực nông thôn (1,13%), còn đối với tỷ lệ hộ người già có mức sống nghèo thì ngược lại (13,56% ở thành thị và 27,6% ở nông thôn) [1].

Với mức sống hạn chế như vậy, đặc điểm của người già là sức khỏe ngày càng yếu theo độ tuổi, nên việc chi tiêu cho y tế của họ là khá lớn, được xem là gánh nặng của người già. Cụ thể, chi tiêu cho y tế bình quân của một người già có khám chữa bệnh trong 12 tháng là trên 2 triệu đồng, gấp 4 lần nhóm 0 - 4 tuổi và gần gấp 2 lần nhóm 15 - 24 tuổi [9].

2.6. Vai trò của người già trong gia đình, xã hội

Người già Việt Nam đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong xã hội. Trong chính trị, người già vẫn là chỗ dựa quan trọng đối với Đảng, Nhà nước và xã hội. Đa số người già Việt Nam là những người đã có nhiều công lao đóng góp trong hai cuộc

Page 114: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

110 Nguyễn Thị Thu Hà

kháng chiến của dân tộc, cũng như trong công cuộc xây dựng và phát triển của đất nước trong những năm tháng khó khăn nhất. Đến khi tuổi đã cao, họ vẫn tiếp tục phát huy vai trò như cố vấn, tư vấn cho Đảng và Chính phủ. Nhiều người già còn sức khỏe vẫn tham gia các tổ chức Đảng, đoàn thể, chính quyền cấp xã, ở thôn/xóm/bản làng.

Trong kinh tế, người già là những người đóng góp tích lũy cho sự phát triển kinh tế của đất nước, tạo vốn đầu tư trong quá khứ. Đến khi tuổi cao, một bộ phận người già, đặc biệt là lao động có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm vẫn đang tham gia vào hoạt động kinh tế. Họ tham gia sản xuất, kinh doanh vừa để tạo thu nhập, vừa nâng cao chất lượng sống, góp phần xóa đói, giảm nghèo và làm gương để thế hệ trẻ noi theo. Năm 2014 có hơn 5,5 triệu (55,8%) người già tham gia hoạt động kinh tế, tức cứ 2 người già thì có tới 1 người hoạt động kinh tế. Ngoài ra, người già còn đóng góp gián tiếp trong nền kinh tế quốc dân như làm việc nhà, trông cháu [1].

Trong văn hóa - giáo dục, người già là kho tàng kinh nghiệm quý báu, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, là người định hướng cho những người trẻ. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhiều cán bộ khoa học, giáo viên, y bác sỹ… sau khi nghỉ hưu và nhiều người già sống ở nông thôn có kinh nghiệm, kiến thức đã tích cực tham gia công tác giáo dục, đào tạo, đẩy mạnh khuyến học, góp phần xây dựng một xã hội học tập ở cơ sở. Phần lớn Chủ tịch hội khuyến học cơ sở là người già. Trong việc lưu giữ và phát triển nghề truyền thống tại các làng nghề, người già có trọng trách đặc biệt là lưu giữ, khôi phục, truyền nghề truyền thống cho thế hệ con cháu nhằm duy trì những tinh hoa văn hóa, chắt chiu được qua nhiều thế hệ [1].

Trong nghiên cứu khoa học, ngoài việc khuyên dạy con cháu và mọi người áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống, người già là cán bộ ngành giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, y tế đã nghỉ hưu vẫn không ngừng nghiên cứu khoa học công nghệ, góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Người già có vị trí quan trọng trong gia đình truyền thống của người Việt Nam. Người già luôn được coi là trụ cột tinh thần, đạo đức của gia đình, có vai trò quan trọng trong việc giáo dục con cháu xây dựng gia đình văn hóa, dòng họ văn hóa. Có trên 60% người già tham gia phong trào xây dựng gia đình văn hóa, khu dân cư văn minh, tỷ lệ hộ có người cao tuổi đạt danh hiệu gia đình văn hóa cao hơn tỷ lệ chung [13].

3. Một số gợi ý chính sách

Già hóa dân số gia tăng nhanh chóng ở Việt Nam sẽ tạo ra một loạt các thách thức đối với việc đảm bảo chất lượng sống tốt cho người già, cả về đời sống vật chất và tinh thần. Nếu không có một sự chuẩn bị kỹ cho một tương lai già hóa ngay từ bây giờ, Việt Nam sẽ phải gánh chịu một chi phí rất cao cho việc chăm sóc người già trong những thập niên sắp tới. Do đó, một số khuyến nghị chính sách sau đây là cần thiết để thực hiện “quá trình già hóa thành công”:

- Về nhóm chính sách kinh tế, cần giải quyết đồng bộ các chính sách tăng trưởng, phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội nhằm đảm bảo và cải thiện thu nhập của

người già từ lao động và chế độ hưu trí.

Thứ nhất, với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng trong điều kiện kinh tế Việt Nam còn kém phát triển thì thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu xã hội phải được coi là chiến lược hàng đầu. Để làm được điều này, nhất thiết Việt Nam phải tận dụng tốt “cơ hội dân số vàng” [11]. Khai thác lợi thế “có một không hai” này một mặt nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, mặt khác, sẽ giúp có được dân số già có thu nhập cao và sức khỏe tốt trong tương lai.

Nguồn thu nhập ổn định nhất của người già là tiền lương hưu được hưởng từ những đóng góp của họ trong suốt thời gian làm việc. Do đó, hệ thống hưu trí cần được đầu tư nhiều hơn, phát triển quỹ phù hợp với tình hình phát triển tài chính của Việt Nam và chú trọng tính hiệu quả. Cần chuyển đổi cơ chế hoạt động của hệ thống hưu trí, đảm bảo mối quan hệ đóng và hưởng bảo hiểm xã hội của người lao động sát thực hơn.

Gắn liền với chính sách này, cần đa dạng hóa loại hình bảo hiểm nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của các nhóm dân số, chú trọng mở rộng hệ thống bảo hiểm tự nguyện với thiết kế linh hoạt, phù hợp với khả năng đóng góp và chi trả của đối tượng và có khả năng liên thông với các loại hình bảo hiểm khác.

Thứ hai, khuyến khích người già tham gia hoạt động kinh tế, đặc biệt những người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất của họ. Ngoài ra, giúp họ sống có ý nghĩa hơn, có thể đóng góp nhiều hơn cho xã hội, tiết kiệm nguồn lực lớn cho đào tạo của đất nước thông qua việc truyền đạt kinh nghiệm, kỹ năng cho thế hệ trẻ.

Thứ ba, xây dựng một hệ thống trợ cấp phổ cập nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu cho mọi người cao tuổi, tăng cường trợ cấp xã hội cho nhóm người già dễ bị tổn thương. Theo nghiên cứu của Giang Thanh Long và Pfau (2009a), thiết kế và thực hiện một hệ thống trợ cấp tiền mặt với sự ưu tiên cho người già ở nông thôn và phụ nữ sẽ có tác động giảm nghèo cao nhất. Mức hưởng và cách thức trợ cấp cần được xem xét cho phù hợp với điều kiện sống và sức khỏe của người già. Việc xác định đối tượng cần phải cải cách nhằm tránh sai sót trong việc chấp nhận và loại trừ đối tượng [4].

- Về nhóm chính sách chăm sóc sức khỏe người già, cần tăng cường chăm sóc sức khỏe, xây dựng và mở rộng mạng lưới dịch vụ chăm sóc người già với sự tham gia tích cực, chủ động của mọi thành phần xã hội và nâng cao năng lực quốc gia về chăm sóc người già. Cụ thể:

Thứ nhất, để nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, xây dựng và mở rộng các dịch vụ chăm sóc người già, cần khuyến khích sự tham gia tích cực của tất cả các ngành nhằm nâng cao năng lực quốc gia về chăm sóc người già. Trong các biện pháp, điều quan trọng là cần nhấn mạnh đến vấn đề giáo dục sức khỏe, nâng cao nhận thức và kiến thức của người già về sức khỏe để tránh bệnh tật và khuyết tật trong cuộc sống sau này. Thêm vào đó, để nâng cao khả năng kiểm soát các bệnh mãn tính, đặc biệt là các bệnh về tim mạch, huyết áp, xương khớp, tiểu đường và ung thư, bên cạnh việc khám bệnh định kỳ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chuẩn đoán bệnh tật, người già cần điều trị sớm và điều trị lâu dài các bệnh mãn

Page 115: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 111

tính này. Quan trọng hơn, một môi trường sống thân thiện là rất cần thiết cho họ. Cụ thể, một chiến lược quốc gia toàn diện cho việc chăm sóc người già nên được phát triển với mục tiêu định lượng và trên cơ sở giới tính để giảm thiểu và ngăn chặn các bệnh mãn tính, thương tật và tử vong.

Thứ hai, cần xây dựng và tăng cường mạng lưới chăm sóc sức khỏe và chăm sóc người già. Các mạng lưới này cần được đảm bảo và nâng cao khả năng tiếp cận với các nhóm người già dễ bị tổn thương nhất, chẳng hạn như nhóm người già sống ở nông thôn, là người dân tộc thiểu số hoặc người già là nữ.

Thứ ba, chính phủ cần hỗ trợ mạnh mẽ các hoạt động chăm sóc người già tại các trung tâm bảo trợ xã hội cộng đồng và mái ấm tình thương. Chăm sóc người già tại các trung tâm bảo trợ xã hội cần kết hợp với việc chăm sóc người già trong cộng đồng, tuy nhiên cần khuyến khích việc chăm sóc người già tại nhà. Ngoài ra, khuyến khích và ưu tiên cho việc đầu tư và phát triển hệ thống nghiên cứu quốc gia liên quan đến các vấn đề già hóa. Một mạng lưới thống nhất của trung tâm điều dưỡng người già cần được phát triển và quản lý, dựa trên nhu cầu thực tế và điều kiện của từng địa phương. Trong đó, các khóa tập huấn cho y tá lão khoa cần được xây dựng và thực hiện phù hợp với nhu cầu mới về nhân lực của mạng lưới chăm sóc người già và với điều kiện thực tế của từng địa phương trong từng thời kỳ. Nguyên lý cơ bản và phương pháp chăm sóc sức khỏe cho người già cũng cần được đưa vào chương trình đào tạo cho sinh viên y khoa, y tá và các nhân viên y tế khác. Về lâu dài, Việt Nam sẽ có thể cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao trong việc chăm sóc sức khỏe người già cho các nước khác. Chương trình đào tạo cũng cần xây dựng và triển khai thực hiện cho những người chăm sóc không chính thức ở các trung tâm và các thành viên gia đình. Chú ý, những hành động chính sách nên dựa vào cộng đồng.

- Về nhóm chính sách văn hóa, xã hội, cần tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội trong việc xây dựng, vận động và thực hiện chính sách cho người già. Cụ thể, các tổ chức như Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi và Hội Người cao tuổi Việt Nam cần chủ động, tích cực trong việc tham gia xây dựng, góp ý các chính sách kinh tế, xã hội, y tế nhằm cải thiện đời sống cho người già về mọi mặt. Các hoạt động vận động gia đình, cộng đồng và toàn xã hội tham gia chăm sóc người già cần được thúc đẩy và nhân rộng. Tổ chức các hoạt động cộng đồng cho người già một cách thường xuyên nhằm nâng cao hiểu biết, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của họ trong quá trình hoạch định chính sách, giúp họ sống có ích, vui vẻ hơn với gia đình, cộng đồng, ghi nhận những ý kiến đóng góp của họ với các chính sách của nhà nước cũng như đời sống cộng đồng.

Cuối cùng, Việt Nam cần phải có những nghiên cứu toàn diện về già hóa, cần xây dựng một cơ sở dữ liệu mang tính quốc gia làm cơ sở cho các nghiên cứu chuyên sâu. Không có nghiên cứu chuyên sâu có chất lượng thì khó có thể có chính sách can thiệp tốt nhằm đáp ứng nhu cầu người già và phản ứng kịp thời với xu hướng già hóa dân số gia

tăng nhanh chóng như hiện nay.

4. Kết luận

Già hóa dân số ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ với số lượng người già và chỉ số già hóa tăng cao. Người già Việt Nam có những đặc trưng riêng. Phần lớn người già là nữ giới, sống một mình và sống chủ yếu ở khu vực nông thôn. Trình độ chuyên môn, kỹ thuật thấp do sống trong thời kỳ kinh tế xã hội khó khăn, không có điều kiện nâng cao trình độ bản thân. Tuổi thọ trung bình dân số tăng đáng kể, nhưng tuổi thọ bình quân khỏe mạnh còn khá thấp. Nguyên nhân là do hệ thống y tế yếu kém, khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn khó khăn, trong khi mức độ hiểu biết về chăm sóc và tự chăm sóc sức khỏe của người già kém, và quan trọng hơn là chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe hiện là gánh nặng với mức sống được đánh giá là quá thấp như hiện nay của người già.

Nhận diện các đặc điểm cơ bản của già hóa dân số và bộ phận dân số già là bước chuẩn bị cần thiết, góp phần cung cấp một kế hoạch chi tiết cho hành động trong tương lai, là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các chính sách nhằm hướng đến một “xã hội già hóa thành công” ở Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007), Kết quả khảo sát thu thập, xử lý thông tin về người cao tuổi ở Việt Nam, Hà Nội.

[2] Đàm Hữu Đắc (chủ biên), 2010, Chính sách phúc lợi xã hội và phát triển dịch vụ xã hội: Chăm sóc người cao tuổi trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập, NXB. Lao động - Xã hội.

[3] Giang Thanh Long (2010a), Toward an Aging Population: Mapping the Reform Process in the Public Delivery of Social Protection Services in Vietnam, Background paper for the 2010 Vietnam Human Development Report (VNHDR), Hanoi: VASS and UNDP.

[4] Giang Thanh Long and Pfau, W.D. (2009a). The Vulnerability of the Vietnamese Elderly to Poverty: Determinants and Policy Implacations. Asian Economic Journal, Vol. 23, No.4, 419-437.

[5] Knodel, J. and Chayovan, N. (2008). Population Ageing and the Well-being of Older Persons in Thailand: Past trends, current situation and future challenges. Bangkok: UNFPA.

[6] Nguyễn Đình Cử (2009), “Xu hướng già hóa trên thế giới và những đặc trưng của Người cao tuổi ở Việt Nam”, Tạp chí Gia đình và Trẻ em. Số 11.

[7] Phạm Thắng, Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009), Báo cáo tổng quan về chính sách chăm sóc người già thích ứng với biến đổi cơ cấu tuổi tại Việt Nam.

[8] Tổng cục thống kê (2011), Dự báo Dân số Việt Nam 2009-2049.

[9] Tổng cục thống kê, Điều tra mức sống HGĐ năm 2006, 2010, 2014.

[10] Tổng cục thống kê (2014), Điều tra biến động dân số KHH gia đình 2014.

[11] Tổng cục Thống kê, Tổng điều tra dân số, nhà ở Việt Nam năm 1989, 1999, 2009.

[12] UNFPA Vietnam (2010b), Tận dụng cơ hội dân số “vàng” ở Việt Nam: Cơ hội, thách thức và các khuyến nghị chính sách, Hà Nội: UNFPA.

[13] Ủy ban Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam (2011), Báo cáo Kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2010 và 6 tháng đầu năm 2011 và phương hướng hoạt động năm 2011 - Báo cáo số 36/BC- UBQGNCT ngày 25/7/2011.

[14] VNAS(2012), Kết quả điều tra quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam 2011.

[15] World Health Organization (2010), World Health Statistic, Part 6: Life Expectancy. WHO Press.

(BBT nhận bài: 24/02/2016, phản biện xong: 14/3/2016)

Page 116: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

112 Nguyễn Văn Hân

GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CHỈ SỐ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

MEASURES FOR IMPLEMENTING PROFESSIONAL AGREEMENT TRANSACTION OF FUTURE OF STOCK INDEX IN VIETNAM STOCK MARKET

Nguyễn Văn Hân

Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Cùng với sự phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộngcủa nền kinh tế sau công cuộc đổi mới, thị trường tài chính ViệtNam trải qua những bước khởi đầu, vươn lên mạnh mẽ trongkhoảng 15 năm gần đây đã chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọngđối với sự phát triển kinh tế, tuy nhiên hiện nay các công cụ giaodịch trên thị trường còn đơn điệu, trong đó các công cụ phái sinh -sản phẩm tất yếu trong tiến trình phát triển ngày càng sâu, rộng vàđa dạng của thị trường tài chính chưa được sử dụng. Trên cơ sởkế thừa kinh nghiệm của các nước về hợp đồng tương lai chỉ sốcổ phiếu, bài viết nghiên cứu về các điều kiện thực tiễn ở Việt Namđể từ đó đề xuất các giải pháp triển khai nghiệp vụ giao dịch hợp đồngtương lai chỉ số cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

Abstract - Along with the development and deeper integration ofthe economy after the renovation process, Vietnam's financialmarket has experienced the initial development steps and has risenstrongly in 15 recent years. This has demonstrated its increasinglyimportant role in economic development, but the current tradingtools in the market are monotonous. Particularly, the derivativeinstruments - the inevitable product of the increasingly deep andbroad development process and diversification of the financialmarkets have not yet been used. On the basis of inheriting theexperience of many countries of the future contract of stock index,the article studies the practical conditions in Vietnam and therebysuggests measures for implementing professional agreementtransaction of future of stock index in Vietnam stock market.

Từ khóa - sự phát triển và hội nhập; thị trường tài chính Việt Nam;công cụ giao dịch trên thị trường; sản phẩm tất yếu; thị trườngchứng khoán Việt Nam.

Key words - development and deeper integration; Vietnam'sfinancial markets; current trading tools; inevitable product; Vietnamstock market.

1. Đặt vấn đề

Thị trường chứng khoán Việt Nam từ khi hình thành và đi vào hoạt động hơn 15 năm qua là kênh thu hút vốn hiệu quả, đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì thị trường chứng khoán Việt Nam chưa thật sự hoàn chỉnh nhất là hàng hóa giao dịch trên thị trường còn đơn điệu, các công cụ phái sinh chưa được sử dụng.

Chủ trương xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) tại Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong “Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011 - 2020”. Theo đó, thiết lập TTCKPS tại Việt Nam là một trong những nội dung quan trọng với định hướng “xây dựng TTCKPS chuẩn hóa theo hướng phát triển các công cụ từ đơn giản đến phức tạp”. Do đó, nghiên cứu để đề ra các giải pháp triển khai nghiệp vụ giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu là cần thiết nhằm giúp cơ quan nhà nước trong việc hoạch định chính sách, hoàn thiện pháp lý, đầu tư cơ sở hạ tầng, đồng thời giúp cho nhà đầu tư có những nhìn nhận chính xác về lợi thế và rủi ro để đưa ra quyết định giao dịch phù hợp.

2. Cơ sở lý luận về hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu

Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu (Index Futures) là thỏa thuận giữa hai bên mua, bán một điểm tiêu chuẩn của chỉ số cổ phiếu vào một thời điểm xác định trong tương lai ở một mức giá cụ thể được ấn định trước. Hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu, ngoài những đặc điểm chung của công cụ phái sinh, còn có những đặc điểm riêng như:

- Tài sản cơ sở: là chỉ số chứng khoán trên TTCK, thường là các chỉ số cổ phiếu;

- Việc thanh toán chỉ được thực hiện bằng tiền mặt thông qua trung tâm TTBT;

- Giá trị: Giá trị HĐTL được hạch toán hàng ngày (mark-to-market) nhằm đánh giá lại những vị thế mở ở giá trị thị trường hiện tại và tính toán lãi lỗ so với giá trị đánh giá gần nhất, so với giá mở cửa và giá đóng cửa của chỉ số vào ngày giao dịch cuối cùng [1, tr 68].

Các chủ thể tham gia thị trường tương lai chỉ số cổ phiếu: Cơ quan quản lý, Sở giao dịch, Trung tâm thanh toán bù trừ, Thành viên giao dịch, Thành viên bù trừ, Nhà tạo lập thị trường, Ngân hàng thanh toán, Nhà đầu tư [3,tr 4-5].

Quy trình giao dịch nghiệp vụ tương lai trên chỉ số cổ phiếu [3, tr 7]:

Hình 1. Quy trình giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu trên TTCK

Page 117: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 113

(1) Nhà đầu tư mở tài khoản giao dịch và tài khoản bù trừ tại thành viên giao dịch.

(2) Trước khi giao dịch, nhà đầu tư nộp ký quỹ ban đầu cho thành viên giao dịch.

(3) Nhà đầu tư tiến hành đặt lệnh giao dịch. Số lượng ký quỹ ban đầu phải tương ứng với lệnh đặt, đồng thời phải đảm bảo nếu lệnh được khớp thì tổng số vị thế nắm giữ của nhà đầu tư sẽ không vượt quá giới hạn vị thế.

(4) Hệ thống giao dịch xác nhận lệnh được khớp, gửi kết quả giao dịch lại cho thành viên giao dịch và cho trung tâm bù trừ. Thành viên giao dịch thông báo kết quả khớp lệnh cho nhà đầu tư.

(5) Dựa vào kết quả giao dịch, Sở tính toán ra giá trị thanh toán hàng ngày. Trung tâm bù trừ dựa vào đó tính toán được lãi lỗ của từng vị thế trong ngày giao dịch đó.

(6) Trung tâm bù trừ tiến hành gọi ký quỹ đối với những tài khoản có số dư ký quỹ dưới mức quy định.

(7) Nếu bị gọi ký quỹ, nhà đầu tư thực hiện nộp đầy đủ số ký quỹ bị thiếu hụt. Nếu tài khoản ký quỹ có số dư, nhà đầu tư có thể rút phần dư này.

Ký quỹ trong Nghiệp vụ tương lai trên chỉ số cổ phiếu

Để tránh tình trạng các bên tham gia trong hợp đồng tương lai có thể tự ý hủy bỏ hợp đồng, giảm thiểu tổn thất do phải gánh chịu rủi ro của các bên tham gia và đảm bảo cho hoạt động của thị trường, Phòng TTBT yêu cầu các bên tham gia trong hợp đồng tương lai phải tiến hành ký quỹ và điều chỉnh tài khoản ký quỹ hàng ngày.

3. Đánh giá các điều kiện nhằm triển khai nghiệp vụ giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

3.1. Điều kiện về sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam

- Về quy mô và hàng hóa giao dịch: Quy mô thị trường có bước tăng trưởng mạnh mẽ, vững chắc, là kênh dẫn vốn trung và dài hạn quan trọng, đóng góp tích cực cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Sau 15 năm phát triển, tính cả dư nợ trái phiếu trên thị trường trái phiếu thì quy mô của thị trường chứng khoán đạt khoảng 54% GDP. Giá trị giao dịch bình quân hiện nay tăng 50 lần so với 10 năm trước.

Hình 1. Giá trị vốn hóa trên thị trường

- Số lượng doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam:

Hình 2. Số lượng doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu

Như vậy, trải qua 15 năm vận hành, số lượt công ty niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HCM (HSX) và Hà Nội (HNX) đạt được 670 công ty và quỹ đầu tư với mức vốn hóa 1.121.000 tỷ đồng. Ngoài ra, trên thị trường UPCoM hiện có trên 200 công ty đăng ký giao dịch, với quy mô vốn hóa thị trường 38.000 tỷ đồng, tăng gần 9 lần so với cuối năm 2009. Thanh khoản của thị trường tăng trên 5 lần, từ 4 tỷ đồng/phiên năm 2009 lên 21,9 tỷ đồng/phiên năm 2014.

- Số lượng tài khoản giao dịch trên thị trường chứng khoán: Chỉ với gần 3.000 tài khoản khi thị trường mới thành lập năm 2000, sau 15 năm thành lập, số lượng tài khoản của nhà đầu tư hiện đạt gần 1,5 triệu tài khoản, tăng hơn 40% so với năm 2010. Tính riêng số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài, có gần 18.000 tài khoản, tăng gấp đôi so với năm 2007, trong đó số lượng nhà đầu tư tổ chức tăng từ 200 lên gần 2.300. Giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài liên tục tăng theo các năm và duy trì ở mức cao. Tổng giá trị danh mục nhà đầu tư nước ngoài năm 2009 là 6,34% tỷ USD, đến năm 2014 đạt gần 13,5 tỷ USD.

Hình 3. Số lượng tài khoản giao dịch

Có thể nói, Thị trường chứng khoán Việt Nam đã phát triển tương đối đủ lớn và đáp ứng những yêu cầu cơ bản cho việc xây dựng chứng khoán phái sinh, cụ thể là nghiệp vụ hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu. Đó là tính thanh khoản trên thị trường cao, hàng hóa tăng mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Dựa trên các chỉ số thị trường nêu trên như số lượng doanh nghiệp niêm yết, số tài khoản giao dịch và giá trị huy động vốn trên thị trường, cho thấy rằng thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển khá nhanh. Đây là những yếu tố thuận lợi cho việc ra đời nghiệp vụ tương lai chỉ số cổ phiếu trên TTCK Việt Nam.

3.2. Điều kiện về nhu cầu sử dụng nghiệp vụ tương lai chỉ số chứng khoán trên thị trường chứng khoán tại Việt Nam

Theo đánh giá các chuyên gia hàng đầu thì việc xây dựng các chứng khoán phái sinh trên thị trường chứng khoán là nhu cầu tất yếu. Như nhận định của tiến sĩ Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường - Ủy ban Chứng khoán Nhà nước: “Các công cụ phái sinh là các sản phẩm tất yếu trong tiến trình phát triển ngày càng sâu, rộng và đa dạng của thị trường tài chính. Đến nay thì các công cụ phái sinh đã phát triển rất nhanh, mạnh trên phạm vi toàn cầu và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính tiền tệ. Các công cụ này cho thấy tính năng nổi bật trong việc phòng ngừa rủi ro, đáp ứng nhu cầu và lợi ích cho nhiều đối tượng tham gia thị trường, nhưng cũng cho thấy tính chất phức tạp và nếu không quản lý tốt có thể gây nên bất ổn kinh tế”. Ông cũng nhận định thêm rằng: “Dù vậy, thực tiễn đã chứng minh một điều là nhu cầu giao dịch các chứng khoán phái sinh là có thực. Sau quá trình 15 năm hình thành và phát triển, bên cạnh các sản phẩm truyền

Page 118: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

114 Nguyễn Văn Hân

thống như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đã đến lúc thị trường cần mở rộng thêm các sản phẩm mới, đa dạng hơn, hấp dẫn hơn như các chứng khoán phái sinh” [6].

Các chỉ số cổ phiếu đại diện cho một rổ cổ phiếu trên thị trường, có thể coi là một danh mục đầu tư đã được đa dạng hóa nhằm giảm thiểu rủi ro cá biệt. Nhiều chỉ số hiện nay như: VN30, HNX30, HNX-FF, HNX-Largecap, HNX-Midcap đã được cải tiến về công thức tính, phản ánh sát thực hơn với diễn biến thị trường và mang tính đại diện cao. Chỉ số theo vốn hóa thị trường hay chỉ số theo ngành, lĩnh vực. Các bộ chỉ số đó mới là chỉ số do các sàn giao dịch chứng khoán xây dựng. Nhiều công ty chứng khoán, các tổ chức tài chính lớn trong và ngoài nước hiện cũng đã có những bộ chỉ số riêng theo dõi diễn biến của thị trường chứng khoán, được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Đây sẽ là một tài sản tiềm năng cho phát triển thị trường chứng khoán phái sinh.

Kinh nghiệm tại các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á thì hợp đồng tương lai trên chỉ số chứng khoán được nhiều sàn giao dịch chứng khoán lựa chọn làm sản phẩm đầu tiên đặt nền móng cho phát triển thị trường chứng khoán phái sinh. Như vậy, xét trên bình diện lý thuyết và thực tiễn, các chứng khoán phái sinh trên chỉ số là sản phẩm đáp ứng được tính đơn giản về mặt thiết kế, độ phổ biến rộng rãi, khó làm giá, mức tác động ổn định đối với thị trường cơ sở [3, tr 2-3].

3.3. Điều kiện về cơ sở pháp lý cho sự phát triển nghiệp vụ giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

Trong Chiến lược phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 252/QĐ-TTg, ngày 01/03/2012: “Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh được chuẩn hóa theo hướng phát triển các công cụ từ đơn giản đến phức

tạp”. Theo định hướng này, sự ra đời các chứng khoán phái sinh sẽ góp phần đa dạng hóa sản phẩm trên TTCK, đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư và đánh dấu một bước phát triển mới của TTCK Việt Nam.

Ngày 5/5/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2015/NĐ-CP quy định về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh. Ngay sau khi Nghị định có hiệu lực, thị trường chứng khoán Việt nam đã có những phản ứng tích cực từ đầu tháng 7/2015 đến nay, khi nhà đầu tư trong nước ồ ạt mua vào với hy vọng bắt kịp sóng đầu tư quốc tế. Chỉ số VN-index đã tăng khoảng 10% kể từ khi tuyên bố trên của Chính phủ được đưa ra. Đây là một dấu hiệu khả quan cho sự hình thành thị trường chứng khoán phái sinh trong thời gian sắp đến. Trên cơ sở Nghị định này, Sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán sẽ xây dựng các Quy chế hướng dẫn về giao dịch và thanh toán, bù trừ cho các chứng khoán phái sinh gắn với các hoạt động nghiệp vụ của mình. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng sẽ trình Bộ Tài chính để bổ sung các quy định về tổ chức và hoạt động của các đối tượng tham gia Thị trường chứng khoán phái sinh, quy định về công bố thông tin, quy định về cấp chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán phái sinh, quy định về thuế, phí trên thị trường chứng khoán

phái sinh để đảm bảo một hành lang pháp lý tương đối đầy đủ giúp cho thị trường vận hành hiệu quả ổn định.

3.4. Điều kiện về kỹ thuật và hạ tầng công nghệ

Với quyết tâm cải thiện hệ thống kỹ thuật giao dịch, từ giữa nằm 2007, HSX đã có kế hoạch nâng cấp và phát triển hệ thống giao dịch, đáp ứng khả năng mở rộng về số lượng thành viên giao dịch, triển khai các mô hình giao dịch mới; đồng thời định hướng phát triển đồng bộ về công nghệ thông tin cho toàn thị trường VN-index. Với hệ thống này, các công ty chứng khoán thành viên đã tích cực triển khai nâng cấp hệ thống mạng, phần cứng và phần mềm để đáp ứng được các yêu cầu về công nghệ. Kết quả là ngày 12/01/2009, HSX đã chính thức triển khai giao dịch trực tuyến. Phương thức mới này cho phép lệnh giao dịch của nhà đầu tư được Công ty chứng khoán truyền thẳng vào hệ thống của Sở, không cần qua đại diện sàn như trước. Vào tháng 03/2013, UBCKNN cũng đã khai trương hệ thống giám sát giao dịch chứng khoán (Market Surveillance System - MSS) trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hệ thống này đánh dấu bước phát triển mới về nâng cao tính minh bạch trong hoạt động của thị trường và tăng khả năng quản lý giám sát hoạt động giao dịch.

Từ thực trạng phân tích có thể thấy cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Việt Nam bước đầu đã có sự phát triển tương xứng với quy mô của thị trường chứng khoán. Việc nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ cũng như việc đưa vào áp dụng các mô hình hiện đại của UBCHNN đã phần nào đảm bảo cho việc quản lý minh bạch và hiệu quả của thị trường chứng khoán, tạo sự an toàn trong giao dịch cho các công ty chứng khoán và nhà đầu tư.

4. Giải pháp triển khai nghiệp vụ giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu

4.1. Phát triển và hoàn thiện thị trường chứng khoán cơ sở

4.1.1. Khuyến khích phát triển các công ty cổ phần, thúc đẩy các công ty đủ điều kiện nhanh chóng niêm yết tại thị trường chứng khoán tập trung

Việc làm cần thiết để xây dựng hàng hóa cho thị trường tương lai là: Xây dựng các danh mục chứng khoán làm cổ phiếu cơ sở cho các các hợp đồng tương lai. Các chỉ số cổ phiếu có chất lượng sẽ thu hút các nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Do đó, cần gia tăng số lượng công ty cổ phần (thành lập mới hoặc cổ phần hóa). Chính phủ cần có những biện pháp mạnh đối với các tổng công ty, tập đoàn nhà nước thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ được giao đối với việc cổ phần hóa các đơn vị trực thuộc, kiên quyết xử lý các doanh nghiệp cố tình trì hoãn quá trình cổ phần hóa. Đồng thời tạo cơ chế thuận lợi để thúc đẩy các công ty đủ điều kiện, nhất là những công ty lớn, giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế tiến hành niêm yết trên thị trường để tăng quy mô, chất lượng, tính thanh khoản và tính hấp dẫn cho toàn thị trường.

4.1.2. Phát triển cơ sở các nhà đầu tư

- Ban hành và hoàn thiện các quy định hướng dẫn đồng bộ các sản phẩm quỹ đầu tư chứng khoán dành cho các NĐT có mức chấp nhận rủi ro khác nhau và các quỹ đầu tư đa mục tiêu, nhằm kết nối thị trường bảo hiểm, thị trường trái phiếu, thị trường tiền tệ, thị trường bất động sản với TTCK.

- Hiện đại hóa hệ thống giao dịch hỗ trợ nhiều phương thức và hình thức giao dịch, hiện đại hóa cơ chế giao dịch và từng bước triển khai áp dụng các kỹ thuật giao dịch hiện

Page 119: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 115

đại phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều chỉnh quy định về tỷ lệ tham gia của NĐT nước ngoài tại các doanh nghiệp Việt Nam phù hợp với các cam kết quốc tế và lộ trình phát triển thị trường vốn.

- Xây dựng cơ chế, chính sách thông thoáng, thuận lợi, từng bước gỡ bỏ các thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho NĐT nước ngoài dễ tiếp cận TTCK Việt Nam.

4.1.3. Phát triển các tổ chức kinh doanh chứng khoán

- Đối với công ty chứng khoán: Phân loại các công ty chứng khoán theo các nhóm để có các giải pháp phát triển đối với từng nhóm, cụ thể là:

Nhóm 1 là nhóm hoạt động lành mạnh, có tỷ lệ vốn khả dụng trên 180% và hoạt động có lãi;

Nhóm 2 là nhóm hoạt động bình thường, có tỷ lệ vốn khả dụng từ 150% tới 180%; hoặc các tổ chức có tỷ lệ vốn khả dụng trên 180%, nhưng kinh doanh thua lỗ;

Nhóm 3 là nhóm bị kiểm soát, có tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 120% tới 150%;

Nhóm 4 là nhóm bị kiểm soát đặc biệt, có tỷ lệ vốn khả dụng xuống dưới 120%.

- Giải pháp phát triển công ty quản lý quỹ: Nâng cao tiêu chí trong việc thành lập các công ty quản lý quỹ; phân loại các công ty quản lý quỹ, xử lý, thanh lọc các tổ chức không còn đủ năng lực tài chính; chủ động chuẩn bị phương án sẵn sàng cho hoạt động tái cấu trúc, bao gồm quy trình thực hiện đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động vô thời hạn, rút giấy phép, thanh lý tài sản, giải thể công ty; hướng dẫn hoạt động hợp nhất, sáp nhập công ty quản lý quỹ.

4.1.4. Tái cấu trúc tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán

- Triển khai xây dựng và thành lập SGDCK Việt Nam trên cơ sở hợp nhất hai Sở giao dịch Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Hiện nay, TTCK Việt Nam đang hoạt động 2 sở giao dịch chứng khoán chính thức và 1 sàn upcom tại HNX. Tình trạng này dẫn tới không thống nhất trong việc quản lý, đặc biệt là công tác quản trị công ty, công bố thông tin của các doanh nghiệp và làm tăng chi phí xã hội. Tuy nhiên, hợp nhất là một vấn đề lớn, với nguyên tắc căn bản là phải tránh xáo trộn thị trường. Việc phát triển hợp nhất phải gắn liền đầu tư công nghệ, khu vực phát triển thị trường.

- Tái cấu trúc toàn bộ hệ thống bù trừ tiền và chứng khoán giao dịch, thiết lập đầy đủ các cơ chế quản lý rủi ro cho hoạt động TTBT.

4.2. Giải pháp về nguồn nhân lực

4.2.1. Tạo nhận thức về sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu cho các nhà đầu tư

- Tổ chức các cuộc hội thảo về hợp đồng tương lai nói chung và hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu nói riêng. Những cuộc hội thảo này cần thiết phải tổ chức sinh động, lôi cuốn, bởi đa phần trình độ của các nhà đầu tư chênh lệch nhau khá nhiều.

- Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chứng khoán nên có những lớp học chuyên đề về hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu để những người quan tâm đến công cụ tài chính mới có nơi để học tập và nghiên cứu.

- Trên các trang Web, tạp chí về chứng khoán nên bổ

sung thêm chuyên mục về hợp đồng tương lai chỉ số với những thông tin cơ bản như các Nghị định, quy định hướng dẫn, đồng thời giải quyết các thắc mắc về hợp đồng tương lai cho những ai quan tâm.

4.2.2. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ trực tiếp cho thị trường tương lai chỉ số cổ phiếu

Công tác đào tạo con người luôn là một yêu cầu trọng tâm khi xây dựng TTCKPS. Xây dựng đội ngũ cán bộ trong ngành chứng khoán (cán bộ cơ quan quản lý và cán bộ vận hành thị trường) là yêu cầu then chốt cho thiết lập một thị trường mới. Đội ngũ cán bộ cần được chú trọng cả về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ lẫn thực nghiệm các hoạt động trên thị trường trong tổ chức vận hành, thanh toán và giám sát.

- Xây dựng đội ngũ các bộ phận chuyên trách về hoạt động tương lai để nghiên cứu biến động thị trường và tiếp thị sản phẩm đến nhà đầu tư, cung cấp thông tin về giá cả, về nhận định thị trường cho nhà đầu tư và tập trung hỗ trợ phát triển khách hàng.

- Thường xuyên đào tạo đội ngũ cán bộ, cho đi học tập ở nước ngoài, khảo sát thực tế trên thị trường thế giới, phối hợp với các đối tác nước ngoài, khảo sát thực tế thị trường thế giới, phối hợp với các đối tác nước ngoài để tổ chức các

buổi chuyên đề, các buổi đào tạo nghiệp vụ [2].

4.3. Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc triển khai nghiệp vụ tương lai chỉ sổ cổ phiếu vào TTCK Việt Nam

4.3.1. Khung pháp lý cho xây dựng và giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu

Sản phẩm chứng khoán phái sinh cần chuẩn hóa từ đơn giản đến phức tạp phù hợp với trình độ phát triển của TTCK Việt Nam, bao gồm các nội dung như: cơ chế cấp phép và niêm yết, cơ chế giao dịch, cơ chế quản lý giám sát, cơ chế công bố thông tin, cơ chế quản lý thành viên, hoạt động xử lý vi phạm giao dịch. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ ban hành các Thông tư hướng dẫn đối với từng lĩnh vực. Thông tư cần điều chỉnh những nội dung chính như sau:

- Quy định về chuẩn hóa niêm yết trên thị trường CKPS xét theo khía cạnh sản phẩm phái sinh HĐTL;

- Quy định về tổ chức giao dịch HĐTL, thanh toán bù trừ HĐTL;

- Quy định về nghĩa vụ báo cáo và công bố thông tin về giao dịch HĐTL;

- Quy định về tổ chức kinh doanh trên thị trường tương lai;

- Quy định về giám sát.

Tổ chức giao dịch cho CKPS sẽ được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch của Sàn giao dịch CKPS thuộc SGDCK Việt Nam theo phương thức khớp lệnh trên sàn hoặc phương thức thỏa thuận khối lượng lớn. Đặc biệt quy định cấm bán khống không được áp dụng cho giao dịch CKPS.

Trong quá trình giao dịch, nếu có sự biến động quá lớn trên thị trường cơ sở và TTCKPS ảnh hưởng đến giá tài sản cơ sở, giá HĐTL/HĐQC chỉ số, SGDCK sẽ sử dụng chức năng ngắt mạch thị trường (Circuir Breaker) để ổn định thị trường, ổn định tâm lý nhà đầu tư.

Page 120: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

116 Nguyễn Văn Hân

Bảng 1. So sánh cơ chế giao dịch cổ phiếu và HĐTL trên chỉ số cổ phiếu

Chức năng Cổ phiếu HĐTL trên chỉ số cổ phiếu

Tổ chức phát hành Doanh nghiệp SGDCK thiết kế sản phẩm

Tổ chức trung gian Các công ty chứng khoán Các công ty chứng khoán

Địa điểm giao dịch SGDCK SGDCK

Tổ chức thanh toán và bù trừ TTLKCK (VSD) Trung tâm TTBT (VSD-CCP)

Lưu ký/đăng ký TTLKCK (VSD) Trung tâm TTBT (VSD-CCP)

4.3.2. Tăng cường năng lực quản lý, giám sát và cưỡng chế thực thi của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước

- Đổi mới cơ cấu tổ chức, tăng quyền hạn và trách nhiệm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả giám sát việc công bố thông tin của công ty niêm yết, nghiêm minh xử phạt các công ty chậm công bố thông tin hoặc công bố thông tin không đầy đủ.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trên hệ thống theo dõi thị trường, công bố thông tin và báo cáo tự động; xây dựng Trung tâm tích hơp dữ liệu chung cho toàn bộ thị trường để xử lý dữ liệu và cơ chế phân quyền truy cập dữ liệu xử lý.

- Xây dựng cơ chế và biện pháp phòng ngừa rủi ro trong nghiệp vụ hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu. Nghiệp vụ tương lai chỉ số cổ phiếu nói riêng và các công cụ phái sinh nói chung được nhà đầu tư giao dịch đều nhằm làm giảm thiểu rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý, nhưng bản thân chúng lại được thiết kế để quy tụ những rủi ro này lại thành một tập hợp phức tạp, mà nếu người sử dụng chúng thiếu những hiểu biết sâu sắc và biện pháp kiểm soát phù hợp thì chính những giao dịch đó lại có thể tác động tiêu cực không chỉ đối với nhà đầu tư, mà còn đến sự an toàn và lành mạnh tài chính của tổ chức.

4.4. Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ

4.4.1. Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin của thị trường chứng khoán theo hướng phù hợp với quốc tế

Để việc giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu được vận hành hiệu quả, HSX và HNX cần đầu tư xây dựng hệ thống giao dịch trực tuyến tiên tiến, hiện đại đã được các sàn giao dịch thế giới hiện nay đang dùng với khả năng xử lý số trường hợp máy chủ gặp sự cố để bảo đảm giao dịch luôn thông suốt.

- Trong ngắn hạn cần đẩy mạnh việc thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ cho thị trường. Xây dựng và hướng dẫn các chuẩn mực công nghệ thông tin áp dụng cho các tổ chức kinh doanh và dịch vụ chứng khoán, đảm bảo cung cấp dịch vụ và thông tin trên thị trường chứng khoán được minh bạch và công bằng cho mọi đối tượng đầu tư [4].

- Về lâu về dài chúng ta cần có một đội ngũ nhân lực chuyên về công nghệ thông tin phục vụ cho thị trường chứng khoán và thị trường chứng khoán phái sinh. Vì vậy, cần chú trọng vần đề đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, kể cả đào tạo ở nước ngoài.

4.4.2. Xây dựng phương thức giao dịch và thanh toán cho thị trường tương lai chỉ số cổ phiếu

- Về hệ thống giao dịch: Bên cạnh các nội dung cơ bản

như yết giá, biên độ giá, phương thức giao dịch, các loại lênh,... thì cần bổ sung một số chức năng như khả năng tính toán giới hạn vị thế của từng NĐT và toàn thị trường, tính toán tổng số lượng vị thế mở (open interests), chức năng tự ngắt mạch thị trường (CB- Circuit Breaker), tự động niêm yết và hủy niêm yết các mã giao dịch của HĐTL xác định mức giá thanh toán của HĐTL chỉ số, giá thanh toán khi HĐ đáo hạn. Ngoài ra có thể cần thiết xem xét hệ thống quản lý và cảnh báo đối với nhà tạo lập thị trường (market makers) trong khoảng thời gian yết giá.

- Về hệ thống giám sát: Phát hiện các dấu hiệu bất thường trong giao dịch HĐTL, các hoạt động thao túng và lũng đoạn thị trường gây tác động đến chỉ số, các giao dịch cùng thời điểm trên cả thị trường HĐTL, và TTCK cơ sở từ một NĐT...

- Về hệ thống công bố thông tin: Sử dụng hệ thống và phương tiện công bố thông tin hiện tại của Sở và bổ sung một số chức năng nhằm tổng hợp, phân tích, thống kê các dữ liệu đặc thù của HĐTL.

- Về hệ thống TTBT: Trước hết cần phải xây dựng trung tâm TTBT cho CKPS theo mô hình CCP. Ngoài ra, các SGDCK và trung tâm TTBT CKPS, cần xây dựng hệ thống giám sát, tính toán và quản lý ký quỹ và rủi ro dựa trên vị thế mở đang nắm giữ [5].

4.5. Một số giải pháp khác

- Nâng cao vai trò và năng lực quản lý độc lập cho UBCKNN: Hiện tại, UBCKNN vẫn là một cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, cho nên có nhiều vấn đề UBCKNN phải xin ý kiến của Bộ Tài chính, dẫn đến chậm trễ trong quá trình xử lý các vấn đề phát sinh. Vì vậy, Chính phủ nên tăng thêm quyền hạn và tính độc lập tự chủ, tự quyết cho UBCKNN, điều này sẽ giúp giải quyết công việc được nhanh chóng hơn, tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư và tổ chức kinh doanh chứng khoán.

- Tăng cường mối liên kết và hỗ trợ nhau trong việc quản lý thị trường chứng khoán của các bộ, ngành liên quan:

+ Xây dựng quy chế phối hợp quản lý, giám sát chặt chẽ giữa Bộ Tài chính với Ngân hàng Nhà nước, các bộ, ngành liên quan nhằm nâng cao tính minh bạch, công khai trong hoạt động của thị trường chứng khoán cơ sở và thị trường chứng khoán phái sinh.

+ Xây dựng cơ chế chính sách và quy định pháp lý nhằm triển khai thực hiện các cam kết khi tham gia hội nhập kinh tế trong khu vực và thế giới.

+ Tăng cường vai trò của các tổ chức, hiệp hội chứng khoán, phát huy vai trò tự quản của các tổ chức, hiệp hội ngành chứng khoán trong việc hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trên các lĩnh vực pháp lý, thể chế, chính sách và đào

Page 121: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 117

tạo nguồn nhân lực, giám sát tự tuân thủ quy định pháp luật của các thành viên.

- Các doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán cần chấp hành nghiêm chỉnh chế độ công bố thông tin theo quy định. Điều 16 Luật chứng khoán quy định: “Doanh nghiệp đại chúng phải công bố báo cáo tài chính gồm bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính”. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm chỉnh quy định này, thường xin gia hạn, trì hoãn thời gian công bố, nhất là đối với các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh không tốt. Ngoài ra, các thông tin quan trọng như: thông tin bất thường có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thông tin mua bán, cho tặng cổ phiếu của lãnh đạo doanh nghiệp, thông

tin mua cổ phiếu quỹ thường chậm được công bố ra công chúng. Sự chậm trễ này rõ ràng làm ảnh hưởng đến quyết định mua bán của nhà đầu tư.

- Đối với các nhà đầu tư: Tự củng cố, trang bị kiến thức cho bản thân về chứng khoán phái sinh nói chung và hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu nói riêng, để từng bước trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp. Tích cực tham gia các khóa đào tạo, tập huấn hay các buổi nói chuyện, chuyên đề, tọa đàm về hợp đồng tương lai cổ phiếu do UBCKNN và các sở giao dịch hoặc công ty chứng khoán tổ chức để tự bổ sung thêm kiến thức cho bản thân.

5. Kết luận

Công cụ phái sinh là một sản phẩm tài chính tất yếu trong tiến trình phát triển của thị trường tài chính. Với Việt Nam, một TTCK đang ở giai đoạn đầu phát triển với những biến động tương đối mạnh theo các thái cực nóng và lạnh thì nhu cầu sử dụng các CKPS để phòng ngừa rủi ro trở thành một nhu cầu cấp thiết. Việc nghiên cứu, đánh giá các điều kiện nhằm đưa ra các giải pháp triển khai nghiệp vụ giao dịch hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu vào thị trường chứng khoán Việt Nam giúp các đối tượng khác nhau có sự chuẩn bị chu đáo nhất trong quá trình tổ chức vận hành đối với loại hình giao dịch này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Ngọc Vũ, Nguyễn Văn Hân, Phạm Văn Sơn, Thị trường và các định chế tài chính, NXB Đà Nẵng, 2009.

[2] Nguyễn Thị Thu Hà, Mô hình thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) Việt Nam, Tạp chí chứng khoán, số 11-11/2015 (205).

[3] Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Hướng dẫn về Hợp đồng tương lai, 2015.

[4] http://www.ncseif.gov.vn/sites/vie/Pages/phattrienthitruongchungkhoan-nd-17228.html

[5] http://vneconomy.vn/chung-khoan/san-pham-future-index-se-dua-tren-ro-co-phieu-moi-20160316020426909.htm

[6] http://vietstock.vn/2014/03/ttck-phai-sinh-vn-mo-dau-voi-hop-dong- tuong-lai-dua-tren-chi-so-va-tpcp-143-337882.htm

(BBT nhận bài: 17/03/2016, phản biện xong: 29/3/2016)

Page 122: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

118 Duong Nguyen Hung

A THEORETICAL BASIS FOR FORMULATING A FIRM VALUATION MODEL

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC THIẾT LẬP MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

Duong Nguyen Hung

University of Economics, The University of Danang; [email protected]

Abstract - The intrinsic value of a firm is a primary concern ofshareholders, investors, lenders and other stakeholders involvedin the enterprise. At present, the models commonly used toestimate a firm’s intrinsic value are DDM, RIM, DCM, and theOhlson-Juettner model. This paper provides an overview ofmethods for valuing firms, thereby analyzing and formulating ageneral model for firm valuation and indicating ways to concretizecomponents and variables in the firm valuation model. This paperalso helps to clarify the nature of the formulation of a firm valuationmodel and put forward useful implications for formulating a firmvaluation model in the context of Vietnam.

Tóm tắt - Giá trị nội tại của một doanh nghiệp là vấn đề quan tâmhàng đầu của các cổ đông, nhà đầu tư, người cho vay và các bên cólợi ích liên quan đến doanh nghiệp. Hiện nay, các phương pháp phổbiến được áp dụng để ước tính giá trị nội tại của doanh nghiệp làDDM, RIM, DCM, and Ohlson-Juettner model. Nghiên cứu này cungcấp tổng quan về các phương pháp định giá doanh nghiệp. Trên cơsở đó, nghiên cứu này phân tích và đưa ra mô hình tổng quát về địnhgiá doanh nghiệp, đồng thời, nghiên cứu này chỉ rõ cách thức để cụthể hóa các thành phần và các biến trong mô hình định giá doanhnghiệp. Nghiên cứu này giúp làm rõ bản chất của việc xây dựng mộtmô hình định giá doanh nghiệp và rút ra các hàm ý hữu ích cho việcthiết lập mô hình định giá doanh nghiệp trong điều kiện Việt Nam.

Key words - intrinsic values of firms; firm valuation; firm valuationmodel; valuation attributes; valuation models; terminal value.

Từ khóa - giá trị nội tại của doanh nghiệp; định giá doanh nghiệp;mô hình định giá doanh nghiệp; các thuộc tính giá trị; giá trị kết thúc.

1. Introduction

All stakeholders such as shareholders, investors, and lenders are greatly interested in valuing of a firm. This task would involve estimating firm value for investment judgment. Traditionally, simple methods to fulfill this task include utilizing ratios such as PER (Price Earnings Ratio), and PBR (Price Book Ratio), or market multiples such as the book-to-market ratio (B/P), the earnings-to-price (E/P), and the dividend yield (D/P). However, “these simple valuation heuristics” “have little predictive power” in recent years ([10], p1695, 1696). More practical models have been developed to address this issue.

In this paper, an analysis of the structure of valuation models is implemented to come up with a generalization of valuation models built upon different valuation attributes. Then, a detailed analysis of the components of a valuation model will help highlight the insights of formulating a valuation model. Together with the development of the Vietnamese securities markets, firm valuation has become a big issue. This paper contributes a better insight to firm valuation and lay down some foundations for the practice.

2. Overview of valuation models

2.1. Dividend Discount Model (DDM)

It is perceived that, from the view of an acquirer/owner, the value-relevant outcomes from investing an asset are the net cash flows received from using that asset. In the case of shares, the future value-relevant cash flows are dividends which are distributed to common shareholders. In accordance with the general agreement on a stock’s intrinsic value as stated in Lee, Myers, and Swaminathan [10], and others, the intrinsic value of a stock can be expressed as follows:

1

][)1(

ttt DEIV (PVD)

where: IVt = the intrinsic value of the firm’s equity at date

t; Dt = net dividends paid at date t; ρ = the cost of equity; and Et[.]= the expected value operator conditioned on the date t information.

2.2. Discounted residual income model (RIM)

This valuation method is theoretically developed in Ohlson ([12]), and Feltham and Ohlson ([5]). In addition, derivations of this model also appear in many of accounting, finance and economics papers since the 1930s ([6]). The residual income model (RIM) is based on the clean surplus relation (CSR) to relate the valuation function to accounting data:

(CSR)

where: Et = the earnings for the period t; BVt= (net) book value at date t.

Constructed on the assumption of CSR, the residual income model (RIM) equation is as follows:

1

][)1(

tttt RIEBVIV (RIM)

where: BVt= (net) book value at date t;

1 ttt BVEarningRI , residual income for the period t.

2.3. Discounted cash flow model (DCM)

The discounted cash flow model (DCM) has a long standing in the field of finance. There are various versions of DCM; however, a general model is applied in this paper. To understand this model in connection to the above models and how this model relates a firm’s market value to accounting data, it is suggested that one should review the work of Feltham and Ohlson ([5]). In their paper, the division of a firm’s activities into operating and financial activities is crucial to the development of the models. The separation between financial and operating activities ensures that a firm’s equity value equals the value of operating activities plus the value of the financial assets. The following presents the discounted cash flow model

tttt DEBVBV 1

Page 123: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 119

(DCM) equation:

1

][)1(

ttwtt CEFAIV (DCM)

where: FAt= financial assets, net of financial obligations, date t; ρw is the weighted average cost of capital; Ct= cash flows realized from operating activities, net of investments in those activities, date t.

2.4. Ohlson-Juettner model (OJM)

Ohlson and Juettner ([14]) provide a model that relates the firm value to forthcoming earnings per share (eps1), usual measure of growth (g2), two-year-ahead eps (eps2), and an assumed perpetual growth rate gamma (γ). As Gode and Mohanram ([8]) comments, the model has two appealing features. First, the model substitutes earnings for dividends as in the RIM case but unlike the RIM case, it does not require forecasts of book values or return on equity (ROE). Second, the model is parsimonious; γ determines the perpetual growth rate as well as the decay rate of the growth of the expected eps-sequence as a function of the future date.

)1(

)1(][

1

ˆ1

][ 2102100

gepsEgepsEIV (OJM)

where: eps1 is forthcoming earnings per share, assumed to be greater than 0; and g2 captures the usual measure of growth, %Δeps2 ≡ (eps2–eps1)/eps1; γ is assumed to be perpetual growth rate

3. The development of valuation models

In this section, the author analyzes and proposes the development of a valuation model based on the previous models.

3.1. A generic model

A valuation model formulation normally must start from the assumption that the firm value is measured by the capitalization of the expected dividend sequence. This feature clearly determines that all the above models should be equivalent to each other as they come out from the same origin. Developed on this basis, a model generally has two components: an initial net book value of assets or an initial capitalization of value-relevant variables, and a capitalized future expected value-relevant sequence. The choice of the value-relevant variables is crucial to the empirical validity of the models. In addition, playing an important role in capitalizing the value-relevant sequences is the choice of a discounted factor, or the cost of capital. Using the Ohlson and Juettner ([14])’s algebraic machinery, one can generalize the machinery formation of a model expression as follows:

As a first step, the introduction of the following algebraic identity is central:

0 ≡ Bt+ R-1(Bt + 1 – R.Bt) + R-2(Bt+2 – R.Bt + 1) + … (i)

Where R = 1 + ρ and 0tB

can be any sequence of

numbers that satisfy the condition R-TBT 0 as T .

Adding the present value equation of the future expected dividends (PVD) and equation (i) yields the generic model:

1

1 ].[

tttttt BRDBERBIV (ii)

The development of the model then turns to the selection of a value-relevant variable. For the RIM model, put Bt = expected book value per share (bvps), and assume clean surplus accounting so that epst = Δbvlpst + dpst, one can then derive the RIM equation. With respect to the DCM model, consider Bt = FAt and use the relation FAt= Ct + R.FAt-1 - Dt, the DCM equation now follows. The OJM model selects Bt = epst + 1/ρ to generate its valuation equations. It is obvious that the introduction of a clean surplus relation is essential in a model development. In the case of RIM and DCM, and their derivation models, the clean surplus relations warrant a direct link between future accounting data and firm value. There is no need for any other assumptions about how accounting attributes relate to dividends. As long as one applies the clean surplus accounting for future periods’ forecasts, the relation in expression (ii) will hold. The situation is a bit different with the OJM model where Ohlson and Juettner ([14]) choose to capture the evolution of the earnings through their short-term and long-term growth expressions, rather than using a specific clean surplus relation.

The next issue concerns how to quantify the value-relevant sequences. Toward a solution, one can further expand the expressions of the variables. The requirements of any derivations are the empirical validity and practical usefulness. Apparent outcomes are the appearances of more degrees of freedom. All the derived models then face the difficulty dealing with their degrees of freedom. Generally, it is observed that there are two approaches to work with this issue. First, one can focus on modeling the evolution of the value-relevant sequences. This task requires assumptions about the future expectations. As should be the case, care must be put into this step to ensure that the model has its empirical validity. The other approach is about formulating a terminal value for the sequences. Compared with the first approach, this approach is more about a technical application. The two approaches will be discussed in the following sections.

Finally, a valuation model should observe the Miller and Modigliani ([11])’s proposition, i.e. the intrinsic value of a firm is insensitive to dividend payout policies. It is hard to interpret a model which is not payout irrelevant. This requirement is to ensure that the developed model has an economic sense.

3.2. Structuring the evolution of value-relevant variables

In the development of a valuation model, one can rely on examining the evolution of the future expected value-relevant sequence to derive practical versions of the model. This process can be done by either structuring the growth or modeling the evolution of the value-relevant variables on the basis of appropriate assumptions.

In the OJM model, two dividend-irrelevant eps-growth measures are specified to describe how the expected earnings sequence evolves. The two eps-growth measures provide enough information about the value-relevant sequence to build up the valuation model. Although the

Page 124: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

120 Duong Nguyen Hung

empirical validity of the assumption used to develop the model is still a matter of concern, the practicality of the model is no less than obvious. With respect to the near-term growth in eps, the measure is usually available with the provision of analyst forecasts (FY1 and FY2 eps). More concerning is the long-term growth in eps. It is quite challenging to concretize a quantity at some distant expectations. Ohlson and Juettner ([14]) claim that the relation epst+1/epst would approximate the long-term growth in eps (γ) as t approaches infinity, provided that the asymptotic dividend policy is “sufficiently generous” (p.357), i.e. dpst/epst ≥ (1 + ρ–γ)/ρ. Therefore, “the limit growth should correspond to the very long run steady state in which a firm’s growth in expected enough equals the growth in expected GNP” ([14], p359). As such, it may be argued that the long-term growth in eps should be the same for all firms. On the other hand, this would overstate future earnings for firms whose decay in growth rate exceeds the long-term growth rate, and vice versa ([8]). Alternatively, one may think of the convergence of epst+1/epst to the long-term growth rate in a more narrow extent, the firm’s industry level, and in a time range of about 10-15 years.

In relation to the RIM model, Ohlson ([12]) deals with the issue by introducing a model for the evolution of the central variable, residual income (abnormal earnings), RI. The related assumptions imply that the market price fully reflects all public information available at date t. The information set includes all publicly available financial accounting information and other information, vt. These components of information are incorporated into the following linear information dynamics (LID):

1,21

1,11

ttt

tttt

vv

vRIRI

(LID)

where ω measures the persistence of current residual income in mapping into next-period residual income, η represents the extent to which current v mapping into residual income beyond next period, and ε1,2 are the disturbance terms being zero-mean unpredictable but otherwise unrestricted. The other information, in nature, captures all value-relevant events that have not given impact to the financial statements, and should be recognized as a factor in the prediction of future residual income.

It is noted that assumption LID is not only built up for the development of the RIM model. Much broader, assumption LID combined with the PVD and CSR assumptions forms the earnings-book values-dividends framework (EBD) ([13]). By utilizing the EBD framework, one can yield other derivations beyond the RIM equation. In particular, two equivalent expressions for firm value of current accounting data and other information can be produced as follows:

tttt vRIBVIV 21

ttttt vDEmBVmIV 2)()1(

where: ;0)])(/[(

;0)(

2

1

RRR

R

m = ρω/(R – ω) 0; and 0/ R ; (|ω|, |η| < R)

The existence of v emphasizes the fact that the other information does play role in estimating firm value. One needs to take the other information into account when predicting future residual income. Hand ([9]) supports Ohlson ([13]) by repeating that “while ignoring v may be of analytic interest, doing so makes the Ohlson model ‘patently simplistic’” (p.123). Nevertheless, there are claims that v is unspecified. To this issue, Ohlson ([13]) insists that as long as one accepts the assumption that expected earnings are as observable as realized earnings, v can be substituted with simple algebra operation. Variable v is defined as part of the next period’s expected residual income in excess of the purely autoregressive forecast:

vt = Et[RIt+1] - ωRIt

Using this definition of v to rewrite the above IV expressions leads to the other two equivalents:

][)(

][)(

1

1

321

1221

tttttt

ttttt

EEDEBVIV

RIERIBVIV

where: 1 =R(1 –ω)(1 –η)/[(R–ω)(R–η)] 0;

2 = - ρωη/[(R–ω)(R–η)] 0;3 =Rρ/[(R–ω)(R–η)] > 0;

and321 = 1 due to the dividend irrelevancy

property.

The coefficients for expected RIt+1 and Et+1 are always positive. In contrast, the coefficients for RIt and Etare plausibly non-positive (when ω, η ≥ 0), suggesting that, given current book value, the expected next-period earnings and residual income, the magnitude of current income or residual income negatively relates to the implied growth in earnings.

In all cases, structuring the evolution of value-relevant variables is critically dependent on the empirical power of the assumptions. The assumptions may lead to the simplification of valuation models, but it may also help to develop theories of the valuation concerns. In the future, what is a striking task is testing the practicality of these assumptions and derived theories empirically.

3.3. Formulating terminal values of value-relevant sequences

In focusing on estimating a firm’s value, an approach that appears more practical is formulating the terminal value for a particular valuation model. In other words, the evolution of an expected value-relevant variable is now embodied in the terminal value of the expected stream of the variable. A terminal value of a model represents part of the model capturing the future expected value-relevant stream/sequence beyond the horizon over which the flows of the variable are forecasted. Following this approach, a model is transformed to a version containing two parts: a forecasted part to a horizon and a terminal value. There are alternative approaches that have appeared in the literature. For example, the terminal value of the RIM model in Frankel and Lee ([6]) and Gebhardt, Lee and Swaminathan ([7]) is calculated as the present value of expected residual income at the horizon as a perpetuity. The assumption is that this model allows for mean reversion in ROE and any incremental economic profits (from new investments) after

Page 125: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 121

the horizon are zero. Lee et al. ([10]) and Dechow et al. ([2]) as stated in Frankel and Lee ([6]) also provide various forms of terminal values. It is apparent that any simple approaches to the formulation of terminal values must adopt restrictive assumptions about the evolution of valuation attributes. Distinctly, Penman ([15]) provides a thorough analysis of formulating a terminal value.

The transformation of other models for a finite t + T from (ii) generally resembles the following:

][].[1

1 Ttt

TT

tttttt TVERBRDBERBIV

][

][)][(1

TttT

t

TttT

T

tttt

TVERF

TVERXERBIV

where Bt is a measured stock of value at time t; Xt+τ is a measured flow of value from t + 1 to t + T;

T

tttt XERBF1

)(

is the forecasted part of the

model, and TVt+T is the terminal value of the value-relevant sequence.

The forecasted part is not an issue here simply because the flows to a horizon are already forecasted by some certain ways, for example, analyst forecasts or extrapolation. What a formulation of a terminal value must resolve is the errors arising from that formulation. Penman ([15]) reveals two kinds of errors. The first one arises because accounting measurement error is recognized in the value attributes over the period t+T. It is transitory and absorbed into expected book value by t+T. The second represents a persistent property of the accounting principles and a permanent displacement between book value and price.

Following Penman ([15]), to formulate a terminal value for a finite horizon valuation model, it is necessary to specify three forecast periods. The first period up to the horizon is set up for forecasting accounting stocks and flows for the forecasted part. It is always possible to determine an accumulated stock at the horizon representing the stocks and flows of the forecasted part. The second stage considers forecasts past the horizon to combine with the accumulated stock to calculate the terminal value. Yet the third period is required with forecasts of stocks and flows to determine the weights given to Period 1 accumulated stock and Period 2 flows in the terminal value calculation. The crucial role in determining the weights, and thus the terminal value, rests with a measurement error parameter. This parameter is “the expected change or growth” (p.311) in the premium which is defined as the difference between the expected firm value and book value over the third period. In essence, the parameter reflects accounting principles that affect the expected book value and determine measured earnings relative to stock return. Thus, “it can also be interpreted as the expected change” in the valuation error (p.311). Comparing to Ohlson ([12]), Penman ([15]) indicates that, whereas weights for earnings and book value in Ohlson ([12]) are applied with parameters assumed to be known at t, and other information is added to determine firm value, the accounting parameter used here is worked out through “pro forma future accounting numbers without other

information” (p.320) at t.

A final point is that a finite horizon model should also observe the Miller and Modigliani ([11])’s proposition. In particular, a dollar change in the forecasted part due to dividend payout causes the calculated terminal value to be displaced by the same present value amount.

3.4. Risk adjustment

All the valuation models require a risk adjustment in either the expectation or the discount rate (ρ). Since all the models are considered equivalent to each other, it can be said that one needs to find the way to equate the incorporated risk in the applied model to the risk inherent in the anticipated dividend sequence. According to Ohlson ([12]), a firm’s cost-of-equity should encompass the risk inherent in the valuation attributes. There are three approaches as mentioned in Ohlson ([12]).

First, the cost of capital may be expressed as a sum of a risk-free rate (Rf) plus a risk premium. A typical model for estimating the cost of capital is CAPM. CAPM states that a firm’s cost-of-equity equals a risk-free rate plus beta multiplied by a risk premium which is expected return on the market portfolio minus Rf. This approach is simple and convenient for many empirical applications or evaluations of the models and “practical” investment analyses. However, this approach may not stand strongly on theoretical grounds. It cannot explain about the sources of risk incorporated in the discount factor. Fama and French ([3]) find evidence that market Beta does not seem to help explain the cross-section of average stock returns, and thus hardly capture the risk which should be subsumed in the cost of capital. This situation poses an issue of how to relevantly determine the risk factors, which is sometimes based on ad hoc trials. Fama and French ([3]) show that size and especially book-to-market equity should be powerful risk factors. In Fama and French ([4]), apart from size and book-to-market factors (represented by mimicking excess returns), an excess market return factor (for an established market portfolio of stocks) and two bond-market factors (proxies for unexpected changes in interest rates and corporate’ likelihood of default) can capture common variation in stock returns (and also bond returns). Although there is an overlap in the effects of the factors which are due to the correlation between the excess market return and the other factors, especially the two term-structure factors, all the factors demonstrate themselves as proxies for risk factors.

The second approach summarized by Ohlson ([12]) involves adjusting the value-relevant series for the risk rather than the discounts factor. Following modern finance theory ([12]), this approach relies on generalized measure theory in lieu of the probabilistic structure necessary to define the E*

t[.] operator for the value-relevant series in relation to the economy’s underlying implicit price system. The risk-adjusted value-relevant series are then discounted at the risk-free rate ([1]).

The third approach involves modeling correlations between disturbance terms in explanatory models for the value-driver variables (e.g. dividends, (abnormal)

Page 126: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

122 Duong Nguyen Hung

earnings, non-accounting information) of the valuation functions and the implicit price system. In this approach, the cost of capital is endogenous to reflect the risk in the value-driver variables. The limitation of this approach is that it ignores important concepts such as leverage ([12]).

Despite the fact that it seems to be ad hoc in the accommodation of risk, Penman ([15]) sees that “most practical valuation techniques apply a risk-adjusted discount rate to expectations” as in PVD (p.305). In addition, it is observed that many valuation applications use flat non-stochastic discount rates. The reasoning for using constant discount rates may rest on Gebhardt et al. ([7])’s argument that “if the market has consistently ascribed a higher (or lower) discount rate to certain firms or industries, chances are it will continue to do so in the future” (p.170). As a consequence, even though it is possible that the power of the cost-of-capital estimates is affected by some measurement errors, the cost-of-capital estimates can be adjusted to reflect the market’s long-term assessment of a firm’s risk level.

3.5. Implications

The overview and generalizations in this paper provide a theoretical base for selecting, modeling and applying valuation approaches in practice. From the analysis, this paper suggests that, in the context of Vietnam, applying the RIM and DCM would be suitable in valuing the Vietnamese listed firms. The DCM is a traditional valuation approach that has long standing in the finance and accounting field. On the other hand, the RIM has increasingly been advocated as a practical alternative in financial statement analysis texts and valuation practice. The DDM is a basic model but it is hard to apply this in the context of unstable payout policies of the Vietnamese firms and limitations in forecasting the value streams for a finite horizon solution. The OJM is a rather parsimonious valuation model but it does not fully ground in accounting constructs. In particular, different to the RIM and DCM, the OJM is not based on a clean surplus relation. Thus, an articulation among accounting constructs and firm value is not clear as the RIM and the DCM can do. It can help to express the relationship between firm value and earnings but by excluding book value in the valuation the model omits the valuation role of book value and makes the model more speculative. In fact, the speculative characteristic of the OJM is that the valuation is based on forecasting the future earnings. Furthermore, the OJM requires forecasting earnings per share (eps) and thus, forecasting shares outstanding is also necessary. This also adds more uncertainty to the valuation compared to the RIM and DCM. On the basis of the practicality of the models, the RIM and the DCM are possible valuation alternatives for valuing the Vietnamese firms. In terms of the discount rate, flat non-stochastic risk-adjusted discount rates can be applied in equity valuation, in which the discount rates are estimated for individual firms to incorporate more firm-specific information into the valuation.

4. Conclusion

The overview of the models shows that all models emanate from the assumption that the firm value equals the present value of expected future dividends. The development of a model is implemented by applying relations among accounting constructs into some algebraic machinery. Of all the relations, the clean surplus relations are essentially introduced to replace accounting attributes for dividends. These accounting relations and assumptions about the evolution of accounting variables are critical for a model to have an economic sense. A developed valuation model should provide a direct link between future financial data and the firm value. The paper generalizes existing valuation models to provide a theoretical base for selecting, modeling and applying valuation approaches in practice. This paper provides a general structure of valuation models and point out how to construct the components and variables of a valuation model and how to fit valuation attributes into the model. This paper helps to clarify the insights of the formulation of a valuation model and suggests useful implications for practice in the context of Vietnam.

REFERENCES

[1] Bernard, V. L., “The Feltham-Ohlson Framework: Implications for Empiricists”, Contemporary Accounting Research, 12(Spring): 733-747, 1995.

[2] Dechow, P. M., Hutton, A. P., and Sloan, R. G., “An Empirical Assessment of The Residual Income Valuation Model”, Journal of Accounting and Economics, (26): 1-34, 1999.

[3] Fama, E. F. and French, K. R., “The Cross-Section of Expected Stock Returns”, The Journal of Finance, (June): 427-465, 1992.

[4] Fama, E. F. and French, K. R., “Common Risk Factors in the Returns on Stocks and Bonds”, Journal of Financial Economics, (33): 3-56, 1993.

[5] Feltham, G. A., and Ohlson, J. A., “Valuation and Clean Surplus Accounting for Operating and Financial Activities”, Contemporary Accounting Research, 11(2):689-731, 1995.

[6] Frankel, R., and Lee, C. M. C., “Accounting valuation, market expectation, and cross-sectional stock returns”, Journal of Accounting and Economics, 25(3): 283-319, 1998.

[7] Gebhardt, W. R., Lee, C. M. C., and Swaminathan, B., “Toward an Implied Cost of Capital”, Journal of Accounting Research, 39(1): 135-176, 2001.

[8] Gode, D., and Mohanram, P., “Inferring the Cost of Capital Using Ohlson-Juettner Model”, Review of Accounting Studies, 8: 399-431, 2003.

[9] Hand, J. R. M., “Discussion of "Earnings, Book values, and Dividends in Equity Valuation: An Empirical Perspective"”, Contemporary Accounting Research, 18(Spring): 121-130, 2001.

[10] Lee, C. M. C., Myers, J., J., and Swaminathan,“What is the Intrinsic Value of the Dow”, The Journal of Finance, LIV(5): 1693-1739, 1999.

[11] Miller, M., and Modigliani, F., “Dividend Policy, Growth and the Valuation of Shares”, Journalof Business, (October): 261-297, 1961.

[12] Ohlson, J. A., “Earnings, Book values, and Dividends in Equity Valuation”, Contemporary Accounting Research, 11(2): 661-687, 1995.

[13] Ohlson, J. A.,“Earnings, Book values, and Dividends in Equity Valuation: An Empirical Perspective”, Contemporary Accounting Research, 18(Spring): 107-120, 2000.

[14] Ohlson, J. A., and Juettner-Nauroth, B. E., “Expected EPS and EPS Growth as Determinants of Value”, Review of Accounting Studies, 10: 349-365, 2005.

[15] Penman, S. H., “A Synthesis of Equity Valuation Techniques and the Terminal Value Calculation for the Dividend Discount Model”, Review of Accounting Studies, 2: 303-323, 1998.

(The Board of Editors received the paper on 07/04/2016, its review was completed on 17/04/2016)

Page 127: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 123

ẢNH HƯỞNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 - 2012

THE EFFECT OF MONETARY POLICY ON INFLATION IN VIET NAM IN 2000 - 2012

Trần Viết Quang Khánh1, Phan Trần Minh Hưng2 1Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Bình Long - Bình Phước; [email protected]

2Kinh doanh tự do; [email protected]

Tóm tắt - Lạm phát (LP) vẫn là một trong những yếu tố vĩ mô cầnđược các nhà quản lý kinh tế quan tâm một cách đúng mức bởi vìtầm quan trọng của nó trong chuyển dịch kinh tế Việt Nam. Tronggiai đoạn từ 2000-2012, LP tăng cao và vượt xa mục tiêu đề ra banđầu mà tiêu biểu là năm 2008, 2011 đã cho thấy việc xác định mụctiêu và công tác điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) trong việc đạtđược mục tiêu LP vẫn còn những bất cập nhất định. Vì vậy, mục đíchchính của nghiên cứu này nhằm xác định sự tác động của CSTT lênLP, mà từ đó có những định hướng tích cực trong thực thi các côngcụ của CSTT nhằm tiến đến kiềm chế LP, ổn định kinh tế vĩ mô.Thông qua mô hình kinh tế lượng, nghiên cứu đã cho thấy rằng, tỷgiá, cung tiền và giá trị sản lượng công nghiệp (SLCN) có tác độngđến LP trong khi đó lãi suất không có bất kỳ sự tác động nào đến LP.

Abstract - Inflation has been one of the factors that economicmanagers should pay much attention to because of its importancein the economic development of Vietnam. In the period 2000-2012,especially in 2008 and 2011 inflation increased and exceeded initialtargets. This shows that the identification of the objectives ofmonetary policy to obtain target inflation had many problems.Therefore, the main purpose of this study is to determine the impactof monetary policy through its tools on inflation .Thereby, the studyproposes the positive direction in the implementation of monetarypolicy tools in order to curb inflation and stabilize macroeconomics.Through a quality economic model, this research has shown thatexchange rates, money supply and industrial output values havean impact on inflation while interest rates do not have any.

Từ khóa - chính sách tiền tệ; lạm phát; tự hồi quy; lãi suất; cungtiền.

Key words - monetary policy; inflation; interest rate; money supply.

1. Đặt vấn đề

Có nhiều nguyên nhân gây ra LP mà trong đó CSTT là một trong các nguyên nhân cơ bản, thông qua việc cung tiền tăng khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân lớn nhất gây ra LP. Học thuyết khối lượng tiền tệ của Fisher cho rằng khi tăng lượng tiền cung ứng thì mức giá cả cũng tăng theo tương ứng vì tốc độ vòng quay và tổng sản phẩm gần như không đổi trong ngắn hạn. Trong khi đó, lý thuyết ngang bằng sức mua (PPP) lại cho rằng LP chịu ảnh hưởng gián tiếp từ giá nhập khẩu cao hơn hoặc trực tiếp từ sự gia tăng của cầu trong nước. Và điều này ngầm ý rằng tỷ giá đóng vai trò quan trọng nhất định trong việc quyết định mức giá và mức chuyển tỷ giá vào LP cần phải được xem xét. Sự phá giá đồng nội tệ có thể trực tiếp tác động lên giá trong nước của hàng hóa thương mại, nhưng cũng có thể gián tiếp tác động vào mức giá chung nếu các quyết định về giá chịu ảnh hưởng của chi phí nhập khẩu. Và điều này đặc biệt đúng đối với những nước dựa nhiều vào việc nhập khẩu hàng hóa trung gian phục vụ sản xuất hoặc có hiện tượng đô la hóa cao như Việt Nam.

Khi nghiên cứu về các nhân tố quyết định LP ở Việt Nam, Phạm Thế Anh (2009) đưa ra nhận định rằng LP chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó có sự thay đổi của tỷ giá có tác động trái chiều tới LP; sự thay đổi của cung tiền có tác động mạnh đến LP; đối với lãi suất cho thấy sự phản ứng chậm chạp của CSTT trong giai đoạn này đối với LP và có mối quan hệ dương đối với LP. Trong khi đó, Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2011) đã chứng minh rằng: LP trong quá khứ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định LP hiện tại; khẳng định vai trò rất khiêm tốn thậm chí hầu như không có của cung tiền và lãi suất trong ngắn hạn; tác động của tiền tệ lên LP chỉ bắt đầu có hiệu quả sau 5 tháng. Việc tăng lãi suất cũng có tác động giảm LP nhưng rất nhỏ, mặt khác LP trong quá khứ có tác

dụng làm tăng lãi suất sau đó; việc phá giá có tác động làm tăng LP và cuối cùng, kết quả của mô hình khẳng định rằng giá dầu quốc tế không có nhiều tác động đến LP.

Nguyễn Hữu Minh, Tony Cavoli and John K. Wilson (2012), nghiên cứu “Các yếu tố quyết định LP ở Việt Nam”, đã chỉ ra rằng: LP kỳ trước có ý nghĩa quyết định nhất đến LP; tỷ giá có tác động dương đến LP; cung tiền có tác động dương đến LP; giá dầu có tác động dương đến LP nhưng mức tác động không nhiều; lãi suất có tác động âm đến LP nhưng mức tác động rất nhỏ.

2. Mô hình và kết quả nghiên cứu

2.1. Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu sự tác động của CSTT đến LP tại Việt Nam được xây dựng dựa trên nền tảng các nghiên cứu tương tự đã được thực hiện liên quan đến các nhân tố tác động đến LP, mà đặc biệt là nghiên cứu của Chhibber (1991) và Goujon (2006) và dựa vào điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam… Mô hình nghiên cứu ứng dụng cho Việt Nam có dạng như sau:

CPIt = f(M2, EX, GDP, IR) (1)

Trong đó:

• Chỉ số giá tiêu dùng: Chỉ số giá tiêu dùng CPI được sử dụng như là biến đại diện cho LP. Có khá nhiều công thức đo lường LP như giảm phát GDP, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nhưng NHNN sử dụng chỉ số giá tiêu dùng như là một thước đo LP chính. Dữ liệu dùng để nghiên cứu lấy từ IMF với năm gốc là năm 2005.

• Cung tiền mở rộng: M2 được lựa chọn trong mô hình để đại diện cho yếu tố mang tính nội tại của nền kinh tế. M2 thể hiện mức độ dư thừa hay thiếu hụt phương tiện thanh toán, nó phản ánh sự hợp lý hay không trong việc điều hành CSTT, nó được tính bằng tỷ đồng và được thu thập từ IMF.

Page 128: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

124 Trần Viết Quang Khánh, Phan Trần Minh Hưng

• Lãi suất: Việc lựa chọn loại lãi suất để đưa vào mô hình không hề đơn giản, tuy nhiên việc chọn lãi suất cơ bản, chiết khấu hay tái cấp vốn đều không phù hợp với lý do lớn nhất là các loại lãi suất này không linh hoạt, chưa tuân theo cơ chế thị trường, tức nó không thể hiện được hết sự biến động của lãi suất trên thị trường. Do đó, lãi suất tiền gửi 3 tháng (lãi suất bình quân của 4 NHTM nhà nước) được sử dụng trong mô hình này là đại diện của kênh lãi suất như một công cụ của CSTT. Sở dĩ lãi suất tiền gửi 3 tháng được chọn để sử dụng cho nghiên cứu vì nó là lãi suất phản ánh sát nhất với biến động lãi suất trong nền kinh tế. Điều này là do mức lãi suất kỳ hạn ngắn hơn (như lãi suất qua đêm) biến động thường xuyên hơn và chịu tác động bởi yếu tố thanh khoản của ngân hàng. Trong khi đó, các kỳ hạn dài hơn (như 1 năm) lại bị ảnh hưởng bởi yếu tố trần lãi suất của NHNN (lãi suất các kỳ hạn dài thường được vượt trần lãi suất) nên sẽ không phản ánh đúng biến động của lãi suất trên thị trường và số liệu về lãi suất được thu thập được từ IMF theo %/năm.

• Tỷ giá hối đoái: tỷ giá phản ánh mức độ mạnh hay yếu của đồng nội tệ so với ngoại tệ, nó phụ thuộc vào yếu tố nội tại của mỗi nền kinh tế, vừa chịu ảnh hưởng của các yếu tố nước ngoài. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam so với đô la Mỹ được chọn làm đại diện do mức độ ảnh hưởng và phổ biến của chính nó trong các hoạt động kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Sử dụng tỷ giá danh nghĩa USD/VNĐ bởi vì tại Việt Nam, chính sách tỷ giá được điều hành chủ yếu qua tỷ giá danh nghĩa công bố USD/VNĐ của NHNN, mặt khác cách tiếp cận này có những ưu điểm hơn so với việc nghiên cứu tác động của tỷ giá thực bởi lẽ trên thực tế các giao dịch thương mại giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu thường được dựa trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa. Đơn vị tính là VNĐ/1USD, dữ liệu được tính là giá trị trung bình của tỷ giá mua và tỷ giá bán của các NHTM được cấp phép kinh doanh thị trường ngoại hối do IMF công bố.

• Giá trị SLCN: Theo lý thuyết thì biến tăng trưởng kinh tế là biến đại diện cho các hoạt động kinh tế thực, nhưng do khó khăn trong việc thu thập số liệu GDP theo tháng, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam, vì vậy nghiên cứu chọn biến SLCN để thay thế cho biến tăng trưởng kinh tế (GDP). Giá trị SLCN được xem như là biến số đại diện cho hoạt động kinh tế thực ở mọi quốc gia. Tại Việt Nam, giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm đóng góp một tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập quốc nội (GDP), do đó biến SLCN được xem như là biến phản ánh hiệu quả, năng suất hoạt động của nền kinh tế nói chung. Đơn vị tính là tỷ đồng theo giá năm 1994 và được thu thập từ Tổng cục Thống kê.

Dựa vào các lý thuyết kinh tế, các nghiên cứu thực nghiệm trước đây và nhận định của chính mình, mối tương quan giữa LP và các biến khác trong mô hình được kỳ vọng thông qua bảng sau:

Bảng 1. Kỳ vọng về dấu của các biến trong mô hình

Biến Tên biến Tác động

CPI Chỉ số giá tiêu dùng +

M2 Cung tiền mở rộng +

EX Tỷ giá +

IP Sản lượng công nghiệp +/-

IR Lãi suất +

2.2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

2.2.1. Kiểm định tính mùa vụ

Bảng 2. Kết quả kiểm định tính mùa vụ

Stt Biến Kết quả Kết luận

1 CPI 1,0000*** Không có yếu tố mùa vụ

2 M2 1,0000*** Không có yếu tố mùa vụ

3 IR 1,0000*** Không có yếu tố mùa vụ

4 EX 0,9990*** Không có yếu tố mùa vụ

5 IP 0,9980*** Không có yếu tố mùa vụ

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả kiểm định Kruskal - Wallis cho thấy tất cả các biến đều không có tính mùa vụ.

2.2.2. Kiểm định tính dừng

Bảng 3. Kết quả kiểm định tính dừng

Biến

Kiểm định ADF Kiểm định PP Kết luận Chuỗi

gốc Sai phân

bậc 1 Chuỗi

gốc Sai phân

bậc 1

LCPI 0,92637 -3,2564** 1,87352 -6,895*** I(1)

LM2 -0,2643 -2,9690** -0,7852 -10,54*** I(1)

IR -2,2033 -6,498*** -2,3551 -6,812*** I(1)

LEX 0,47468 -13,93*** 0,51832 -13,97*** I(1)

LIP -1,6557 -6,544*** -0,6127 -54,52*** I(1)

Nguồn: Tính toán của tác giả

Để chuỗi dữ liệu được ổn định hơn, tất cả các biến được chuyển từ dữ liệu gốc sang dạng logorit cơ số tự nhiên (log), trừ nhân tố lãi suất sau khi kiểm định tính mùa vụ. Kết quả cho thấy, tất cả các biến không dừng ở chuỗi gốc, mà dừng tại sai phân bậc 1 với mức ý nghĩa là 1% và 5% và nó phù hợp với đa số dữ liệu chuỗi thời gian đã được kiểm chứng trong các nghiên cứu trước đây.

2.2.3. Xác định độ trễ tối ưu

Bảng 4. Kết quả kiểm định độ trể tối ưu

Lag LogL LR FPE AIC SC HQ

0 1298,161 NA 9,61e-15 -18,0861 -17,9825 -18,0440

1 1387,363 170,9174 3,92e-15* -18,984* -18,362* -18,731*

2 1409,060 40,05720 4,11e-15 -18,9379 -17,7983 -18,4748

3 1429,194 35,76129 4,41e-15 -18,8698 -17,2123 -18,1963

4 1443,658 24,68096 5,14e-15 -18,7224 -16,5469 -17,8384

5 1476,869 54,34436 4,63e-15 -18,8373 -16,1438 -17,7428

6 1490,410 21,21221 5,51e-15 -18,6770 -15,4655 -17,3720

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 5. Kết quả kiểm định xác định độ trể tối ưu theo Portmanteau Test

Lags Q-Stat Prob, Adj Q-Stat Prob, df

1 3,905969 NA* 3,931666 NA* NA*

2 14,56142 NA* 14,72825 NA* NA*

3 46,79737 0,0052 47,60892 0,0042 25

4 67,04857 0,0540 68,40377 0,0429 50

5 107,7122 0,0079 110,4412 0,0049 75

Nguồn: Tính toán của tác giả

Page 129: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 125

Kết quả xác định biến trễ tối ưu theo tiêu chuẩn LR là 2, tiêu chuẩn FPE, AIC, SC, HQ là 1. Trong khi đó, kết quả kiểm định Portmanteau Test và LM Test đã cho thấy độ trễ của phương trình VAR là 3 và biến trễ tối ưu trong trường hợp này là 3 tháng. Nhằm kiểm tra mức độ hợp lý của độ trễ 3 tháng, kiểm định Lag Exclusive Test thật sự cần thiết và kết quả nhận được tiêu chuẩn Joint đều <0.05%, nên chấp thuận việc sử dụng độ trễ là từ 1 đến 3 tháng, không thừa độ trễ nào.

Bảng 6. Kết quả kiểm định độ trễ thừa trong mô hình

DLCPI DLM2 DLIP DLEX DIR Joint

Lag 1 46,98110 11,2182 86,99524 6,35149 46,63333 209,333

[5,73e-09] [0,0472] [0,00000] [0,2735] [6,75e-9] [0,0000]

Lag 2 16,60848 4,6835 34,69330 1,37318 5,433350 61,1189

[0,00530] [0,4557] [1,73e-06] [0,9272] [0,36531] [7,32e-5]

Lag 3 8,537457 3,73173 15,97636 4,21862 8,379609 40,8188

[0,12899] [0,5886] [0,00691] [0,5183] [0,13651] [0,0239]

df 5 5 5 5 5 25

Nguồn: Tính toán của tác giả

Trong đó: DLCPI, DLM2, DLIP, DLEX, DIR lần lượt là sai phân bậc 1 của LCPI, LM2, LIP, LEX, IR.

2.2.4. Kiểm định nhân quả Granger

Bảng 7. Kết quả kiểm định Granger Test

Giả thiết Kết quả

DLM2 có tác động đến DLCPI Có

DLCPI có tác động đến DLM2 Có

DLIP có tác động đến DLCPI Có

DLCPI có tác động đến DLIP Có

DLEX có tác động đến DLCPI Có

DLCPI có tác động đến DLEX Không

DIR có tác động đến DLCPI Không

DLCPI có tác động đến DIR Có

Nguồn: Tính toán của tác giả

Xét trong khoảng độ trễ 12 tháng, từ kết quả phân tích trên cho thấy: Có một nhân quả hai chiều từ M2, có một nhân quả một chiều từ EX, có một nhân quả hai chiều từ IP tác động đến CPI và có một nhân quả một chiều từ CPI đến thay đổi IR. Kiểm định Granger cho chúng ta cái nhìn ban đầu về mối quan hệ giữa các biến, kết quả cho thấy rằng lãi suất không có tác động đến LP.

2.2.5. Kết quả và thảo luận kết quả ước lượng mô hình VAR

Bảng 8. Kết quả ước lượng mô hình VAR

DLNCPI

DLCPI(-1) 0,435622***

DLCPI(-2) 0,210296**

DLM2(-1) 0,117072***

DLIP(-1) 0,018747***

DLIP(-2) 0,028752**

DLIP(-3) 0,018523**

DLEX(-2) 0,114305**

Nguồn: Tính toán của tác giả

Kết quả của mô hình cho thấy dấu của các hệ số hồi quy đều phù hợp với các kỳ vọng đặt ra ban đầu và có ý nghĩa thống kê, trừ tác động của biến lãi suất đến LP không có ý nghĩa thống kê. Căn cứ vào Bảng 8, phương trình 1 có thể được viết lại như sau:

DLCPI = 0,44*DLCPI(-1) + 0,21*DLCPI(-2) +

+ 0,12*DLM2(-1) + 0,19*DLIP(-1) +

+ 0,29*DLIP(-2) + 0,19*DLIP(-3) +

+ 0,11*DLEX(-2)

Thứ nhất, hệ số co giãn giữa CPI và M2 là + 0,12, với độ trễ là 1 tháng. Kết quả này cho thấy việc NHNN tăng hay giảm lượng cung tiền sẽ tác động đến việc tăng chỉ số CPI. Điều này cho chúng ta thấy, tác động dây chuyền rất rõ bắt nguồn từ tăng trưởng tín dụng quá mức, dẫn đến tăng cung tiền M2 quá cao ắt phải dẫn đến chỉ số LP không ngừng gia tăng.

Thứ hai, SLCN có tác động dương đến LP ở các độ trễ từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 3, với hệ số co dãn lần lượt là 0,19; 0,29 và 0,19. Kết quả này phù hợp với diễn biến trong mối quan hệ giữa LP và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn nghiên cứu, mà rõ nhất trong giai đoạn 2008-2012, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và LP cũng là mối quan hệ cùng chiều nhưng có một độ trễ nhất định. Qua đó, chúng ta thấy chính phủ không nên theo đuổi chính sách đa mục tiêu để giữ LP ở mức thấp và tăng trưởng cao, mà cần thực hiện các biện pháp thích hợp ổn định LP để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và tránh những cú sốc LP.

Thứ ba, tỷ giá có tác động dương với LP với độ trễ là 2 tháng, với hệ số co dãn là + 0,11, kết quả này hoàn toàn phù hợp với diễn biến và đặc điểm của Việt Nam những năm qua. Việc tỷ giá tăng sẽ khiến hàng hóa nhập khẩu trở nên đắt đỏ hơn. Mặt khác, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam lại chiếm tỷ trọng khoảng 70% GDP cùng với tình trạng đô la hóa cao, nên việc tỷ giá tăng tác động làm tăng LP là điều dễ hiểu, và điều này cũng hoàn toàn trùng khớp với thực tế diễn biến về LP và tình trạng phá giá đồng tiền của Việt Nam. Để giải cứu nền kinh tế thoát khỏi cuộc khủng hoảng toàn cầu, giải pháp phá giá đồng tiền để đẩy mạnh xuất khẩu và khôi phục sản xuất trong nước đã được NHNN Việt Nam hết sức chú trọng, do đó hàng loạt các đợt phá giá và điều chỉnh tỷ giá với biên độ dao động lớn diễn ra một cách sôi nổi từ năm 2008-2011.

Cuối cùng, nghiên cứu chưa cho thấy tác động rõ ràng của lãi suất đối với LP trong giai đoạn nghiên cứu. Kết quả này khác biệt lớn so với một số nghiên cứu trước đây. Bởi vì cơ chế quản lý lãi suất không thật sự hiểu quả của nước ta, mà cụ thể là trong giai đoạn 2007-2010 các NHTM liên tục vượt trần lãi suất tiền gửi theo quy định của NHNN bằng nhiều hình thức lách luật nhằm giải quyết bài toán thanh khoản của mình, chính vì thế nghiên cứu không thấy được sự tác động qua lại giữa lạm phát và lãi suất. Nhưng qua kết quả của nghiên cứu này, có thể xem lãi suất chưa được sử dụng làm công cụ phát huy hiệu quả trong việc điều hành CSTT nhằm mục tiêu điều tiết LP, đồng thời cũng chưa phản ánh đầy đù và kịp thời đến biến động của LP và kết quả này cũng phù hợp với kiểm định Granger, và điều này sẽ được kiểm chứng và giải thích dựa vào phân tích hàm phản ứng xung.

Page 130: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

126 Trần Viết Quang Khánh, Phan Trần Minh Hưng

2.2.6. Kiểm định tính phù hợp của mô hình

Hình 1. Kết quả kiểm định AR Roots Graph Nguồn: Tính toán của tác giả

Đồ thị cho rằng các phần dư có phân phối chuẩn, biến động xung quanh mức giá trị trung bình là 0. Kiểm định tính dừng phần dư của các biến trong mô hình điều dừng và điều này cùng nói lên tính ổn định và phù hợp của mô hình VAR.

Bảng 9. Kiểm định tính dừng của phần dư

Biến ADF PP Kết quả

Resid01 -11,85844*** -11,86134*** I(0)

Resid02 -12,12621*** -12,12559*** I(0)

Resid03 -12,69984*** -18,99158*** I(0)

Resid04 -12,41148*** -12,41091*** I(0)

Resid05 -11,98024*** -11,98024*** I(0)

Nguồn: Tính toán của tác giả

2.2.7. Kết quả phân rã phương sai

Cung tiền M2 và các biến khác như tăng trưởng kinh tế, tỷ giá và lãi suất lại có ảnh hưởng lớn dần lên LP, đặc biệt là trong dài hạn cung tiền có ảnh hưởng mạnh mẽ đến LP, và điều này phù hợp với các lý thuyết kinh tế và các nghiên cứu trước đó. Bên cạnh đó ta thấy cú sốc từ cung tiền M2

có tác động khởi đầu rất yếu ớt chỉ 7,28%, tuy nhiên sau 3 kỳ đã chiếm 10,87% và sau 5 kỳ là 11,06%, tỷ lệ này giữ ổn định đến hết 12 kỳ cho thấy tác động dai dẳng của nó; trong khi đó tác động từ cú sốc lãi suất thì không đáng kể và một lần nữa khẳng định lại rằng CSTT mà cụ thể là cung tiền chỉ có tác dụng sau khoảng thời gian ít nhất là 2 tháng.

Bảng 10. Kết quả phân rã phương sai

Period DLNCPI DLNM2 DLNIP DLNEX DIR

1 100,00 0,0000 0,0000 0,0000 0,0000

2 88,1800 7,27747 2,55331 1,85700 0,13210

3 80,951 10,872 4,3822 3,2485 0,5455

4 81,2016 10,7177 4,31871 3,14333 0,61855

5 80,9726 11,0617 4,22442 3,14235 0,59882

6 80,4419 11,3126 4,48314 3,13056 0,63171

7 80,1345 11,5156 4,50317 3,14413 0,70252

8 80,0803 11,5819 4,47744 3,16139 0,69890

9 80,0563 11,6211 4,46186 3,15706 0,70360

10 80,0029 11,6539 4,46930 3,15770 0,71607

11 79,9701 11,6819 4,46807 3,16079 0,71899

12 79,9631 11,6908 4,46486 3,1615 0,71959

Nguồn: Tính toán của tác giả

Còn lại, tác động của cú sốc trong tỷ giá và SLCN đến LP ở Việt Nam phát huy tác dụng bắt đầu từ tháng thứ 3 trở đi và kéo dài dai dẳng trong dài hạn. Điều này đồng nghĩa với việc nếu muốn nền kinh tế tăng trưởng thì phải chấp nhận một tỷ lệ LP nhất định (4,47% ở tháng thứ 12). Ngoài ra, việc phá giá tiền đồng cũng gây ra sức ép đến LP trong tương lai. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của nó không lớn như cung tiền (M2), và SLCN từ tháng thứ 12 là 3,17%.

2.2.8. Phân tích hàm phản ứng xung

Hình 2. Kết quả phản ứng xung lực

a. Phản ứng của lạm phát trước cú sốc cung tiền

Phản ứng của CPI trước cú sốc lãi suất không thật sự lớn, trong khi đó trước cú sốc trong cung tiền M2 thì CPI lại phản ứng rất mạnh. Cú sốc trong cung tiền sẽ làm tăng CPI, nhưng CPI không phản ứng ngay lập tức mà trễ khoảng 2 tháng và tác động này dai dẳng đến tháng thứ 12 sau đó tắt dần. Tác động này có thể thấy rõ nhất trong giai đoạn 2005 - 2007, mức tăng cung tiền của Việt Nam là khoảng 91,93%, gấp 3,6 lần mức tăng trưởng GDP

(25,1%). Riêng năm 2007, để mua lại hơn 10 tỷ USD ngoại tệ thì NHNN đã bỏ ra gần 180.000 tỷ đồng (khoảng 14% GDP). Điều này góp phần lý giải cho LP tăng cao trong năm 2007 (12,63%) và 2008 (19,95%), và kết quả này cũng phù hợp kết quả của các nghiên cứu trước đây, hầu hết đều cho thấy CPI phản ứng rất mạnh trước cú sốc trong cung tiền, nhưng phản ứng không nhiều với cú sốc từ lãi suất. Kết quả này cho thấy việc quản lý cung tiền một cách hợp lý sẽ góp phần đáng kể trong việc ổn định LP trong nước,

-1.5

-1.0

-0.5

0.0

0.5

1.0

1.5

-1.5 -1.0 -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5

Inverse Roots of AR Characteristic Polynomial

-.001

.000

.001

.002

.003

.004

.005

.006

.007

.008

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Response of DLCPI to CholeskyOne S.D. DLCPI Innovation

-.001

.000

.001

.002

.003

.004

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Response of DLCPI to Cholesky

One S.D. DLM2 Innovation

-.0010

-.0005

.0000

.0005

.0010

.0015

.0020

.0025

.0030

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Response of DLCPI to Cholesky

One S.D. DLIP Innovation

-.0015

-.0010

-.0005

.0000

.0005

.0010

.0015

.0020

.0025

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Response of DLCPI to CholeskyOne S.D. DLEX Innovation

-.0020

-.0015

-.0010

-.0005

.0000

.0005

.0010

.0015

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Response of DLCPI to Cholesky

One S.D. DIR Innovation

-.08

-.04

.00

.04

.08

.12

.16

.20

.24

.28

2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Response of DIR to Cholesky

One S.D. DLCPI Innovation

Page 131: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 127

nhưng cũng cần lưu ý một điều là tác động của nó không phải là tức thời, mà cần thời gian khoảng 2 tháng mới phát huy tác dụng.

b. Phản ứng của lạm phát trước cú sốc tỷ giá

Cú sốc trong tỷ giá có tác động làm tăng LP. Tác động này không tức thời, thể hiện rõ nhất từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3 và sau đó có xu hướng giảm dần về vị trí cân bằng. Tác động trễ của tỷ giá lên LP là dễ hiểu do các hợp đồng kinh doanh, nhập khẩu thường được ký kết cho một thời gian (tháng, quý…), vì thế nó sẽ không phản ứng ngay lập tức trước các biến động tỷ giá và dẫn đến ảnh hưởng của những biến động tỷ giá này đến giá cả trong nước là không tức thời. Nhưng mức độ tác động này cần xem xét lại. Tỷ giá tác động đến LP qua nhiều kênh khác nhau, nó tác động trực tiếp đến LP thông qua giá nhập khẩu, giá nhập khẩu tăng sẽ tác động làm tăng chi phí sản xuất nội địa hoặc theo hướng gián tiếp, tỷ giá tác động lên giá nhiên liệu nhập khẩu và làm tăng chi phí sản xuất. Vì thế một sự tăng lên trong tỷ giá sẽ tác động đáng kể lên giá cả trong nước. Tuy nhiên điều này chỉ có thể xảy ra khi tỷ giá được thả nổi hoặc điều chỉnh linh hoạt.

Riêng đối với Việt Nam, tỷ giá được giữ tương đối cứng nhắc. Chỉ từ cuối năm 2008 trở lại đây thì NHNN mới có những đợt điều chỉnh tỷ giá với biên độ lớn hơn, cụ thể lần phá giá gần đây nhất là 9,3%. Do đó mà tác động của tỷ giá lên LP mới không lớn như lập luận ở trên.

c. Phản ứng của lạm phát trước cú sốc sản lượng công nghiệp

Phản ứng của CPI trước cú sốc tăng trưởng kinh tế tương đối mạnh. Cú sốc trong tăng trưởng kinh tế sẽ làm tăng CPI, nhưng CPI không phản ứng ngay lập tức mà trễ khoảng 2 tháng và tác động này tắt dần sau 4 tháng.

d. Phản ứng của lạm phát trước cú sốc lãi suất

Một kết luận khác được rút ra từ phản ứng của LP trước cú sốc lãi suất là việc sử dụng lãi suất như một công cụ điều tiết LP sẽ không đem lại hiệu quả như mong đợi. Tăng lãi suất có thể làm giảm LP ở tháng thứ 2, nhưng mức giảm không nhiều. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, số liệu lãi suất thu thập được từ IMF chỉ là giá trị danh nghĩa, không phản ánh đúng thực tế mặt bằng lãi suất cao ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Chính vì thế, nó có thể không thể hiện được tất cả những ảnh hưởng của lãi suất đến LP, và tổng hợp số liệu lãi suất tiền gửi thực tế từ hệ thống NHTM sẽ cho một kết quả chính xác và đáng tin cậy hơn.

Một điều khác biệt so với các nghiên cứu trước đó là vai trò của biến lãi suất trong mô hình. Qua kết quả nghiên cứu, lãi suất chưa thể coi là một công cụ CSTT hiệu quả của NHNN để can thiệp vào kinh tế vĩ mô, nhưng thực tế tại Việt Nam cho thấy chúng có mối quan hệ khá thân thiết, và điều này sẽ được lý giải dựa vào hàm phản ứng xung và kết quả của kiểm định Granger như sau:

Thứ nhất, kết quả của kiểm định Granger cho chúng ta thấy, chỉ có sự tác động một chiều từ CPI đến lãi suất, tức là CPI là nguyên nhân và lãi suất là kết quả, và đây là mục tiêu chính vì nghiên cứu không thật sự quan tâm đến sự tác động ngược lại tức là tác động của lạm phát đến lãi suất.

Thứ hai, dựa vào hàm phản ứng xung, chúng ta thấy tác động của cú sốc LP đến lãi suất là tương đối lớn. Nó chỉ tắt dần sau khoảng thời gian 10 tháng trở đi và điều đó hàm ý rằng, trong thời gian vừa qua (2000-2012), LP tác động đến lãi suất một cách có ý nghĩa khi LP ở mức thấp. Để kích thích kinh tế phát triển, NHNN có động thái giảm mặt bằng lãi suất, lãi suất giảm làm giảm áp lực chi phí vay vốn, qua đó hỗ trợ tăng tổng cầu của nền kinh tế, cụ thể là vào những năm 2000-2005, mặt bằng lãi suất liên tục được cắt giảm. Kể từ khi khủng hoảng kinh thế giới diễn ra từ năm 2007, chính sách lãi suất có độ trễ nhất định khi có sự biến động của LP, khi nó liên tiếp leo thang từ 2007-2009, NHNN đã nhiều lần điều chỉnh mặt bằng lãi suất để kiềm chế LP. Kết quả trên cho thấy sự phản ứng của nó trong giai đoạn này đối với LP. Điều này hàm ý rằng sự phản ứng của lãi suất đối với LP mang tính thích ứng, chứ không mang tính chủ động, tức là khi LP xảy ra rồi thì lãi suất được điều chỉnh tăng theo.

3. Kết luận

Hệ số co giãn giữa CPI và M2 là + 0,12, với độ trễ là 1. Kết quả này cho thấy việc NHNN tăng lượng cung tiền sẽ tác động đến việc tăng chỉ số CPI. Tăng trưởng kinh tế có tác động dương đến LP ở các độ trễ từ tháng thứ 1 đến tháng thứ 3, với hệ số co dãn lần lượt là + 0,19, + 0,29 và + 0,19. Tỷ giá có tác động dương với LP với độ trễ là 2 tháng, với hệ số co dãn là + 0,11. Kết quả hồi quy mô hình VAR cũng cho thấy chưa có tác động rõ ràng của lãi suất đối với LP trong giai đoạn nghiên cứu.

Phân tích hàm phản ứng xung cho thấy, phản ứng của CPI trước cú sốc cung tiền rất mạnh. Cú sốc trong cung tiền sẽ làm tăng CPI, nhưng CPI không phản ứng ngay lập tức mà trễ khoảng 2 tháng, và tác động này là dai dẳng đến tháng thứ 12, sau đó tắt dần. Cú sốc trong tỷ giá có tác động làm tăng LP. Tác động này không tức thời, thể hiện rõ nhất từ kỳ 2, 3 và sau đó có xu hướng giảm dần về vị trí cân bằng. Phản ứng của CPI trước cú sốc tăng trưởng kinh tế tương đối mạnh. Cú sốc trong tăng trưởng kinh tế sẽ làm tăng CPI, nhưng CPI không phản ứng ngay lập tức, mà trễ khoảng 2 tháng và tác động này tắt dần sau 4 tháng, và việc tăng lãi suất có thể làm giảm lạm phát ở tháng thứ 2, nhưng mức giảm không nhiều.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Phạm Thế Anh (2011), “Xác định các nhân tố quyết định lạm phát Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 150.

[2] Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Đức Thành (2011), “Các nhân tô vĩ mô quyết định lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010”.

[3] Nguyễn Thị Liên Hoa, Trần Đặng Dũng (2013), “Nghiên cứu lạm phát tại Việt Nam theo phương pháp SVAR giai đoạn 2001-2011”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 10 (20), tháng 05-06/2013.

[4] Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Hữu Tuấn (2013), “Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ở Việt Nam tiếp cận theo mô hình SVAR”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, số 10 (20), tháng 05-06/2013.

[5] Chhibbe, Ajay (1991), Africa’s Rising Inflation Causes, Consequences, and Cures, PRE Working Papes, WPS 577.

[6] Goujon, Michaël (2006), “Fighting inflation in a dollarized economy: The case of Vietnam”, Journal of Comparative Economics, Vol. 34, pp. 564-581.

[7] Nguyen Huu Minh, Tony Cavoli, and John K. Wilson (2012), “The Determinants of Inflation in Vietnam, 2001-2009”.

(BBT nhận bài: 31/03/2016, phản biện xong: 19/04/2016)

Page 132: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

128 Ninh Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Hoài

SỬ DỤNG PHẦN MỀM CRYSTAL BALL PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ ÁP DỤNG VÀO DỰ ÁN TRỒNG CAO SU

CỦA TẬP ĐOÀN HOÀNG ANH GIA LAI

USING CRYSTAL BALL SOFTWARE FOR QUANTITATIVE ANALYSIS OF INVESTMENT PROJECTS APPLIED IN RUBBER PLANTATION PROJECT

OF HOANG ANH GIA LAI GROUP

Ninh Thị Thu Thủy1, Nguyễn Thị Hoài2 1Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

2Lớp 38k20, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Hầu hết các dự án đều phải đối diện với những sự kiệncó khả năng tác động đến mục tiêu dự án. Những sự kiện này cóthể được dự báo trước hoặc không được dự báo trước. Quản lýrủi ro là quá trình xác định trước các rủi ro có thể xảy ra trong dựán, phân tích, và từ đó có giải pháp phù hợp nhằm đạt mục tiêu đềra, tăng cơ hội thành công và giảm thiệt hại cho dự án. Việc quảnlý rủi ro cần được thực hiện theo các quy trình có thứ tự, sử dụngcác công cụ phù hợp và có giải pháp hiệu quả. Một trong nhữngcông cụ hỗ trợ hiệu quả là phần mềm Crystal Ball. Bài báo sử dụngcác số liệu của dự án trồng cao su của Tập đoàn Hoàng Anh GiaLai để minh họa.

Abstract - Most of the projects are faced with the factors that canimpact the target of the project. These factors can be predicted.Risk management is the process of determining in advance therisks that may occur during the project, analyzing them to putforward suitable solutions in order to achieve the aim of increasingthe chances of success and reduce the damage to the project. Themanagement of risks needs to be done according to a correctprocedure, using the appropriate tools to have effective solutions.One of the effective support tools is Crystal Ball software. Forillustration, this article uses data from rubber cultivation project ofHoang Anh Gia Lai group.

Từ khóa - dự án; quản lý rủi ro; rủi ro; phần mềm Crystal Ball; Tậpđoàn Hoàng Anh Gia Lai.

Key words - project; risk management; risk; Crystal Ball; Hoang

Anh Gia Lai Group.

1. Đặt vấn đề

Rủi ro trong dự án đầu tư là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên mức độ tác động đến hiệu quả và mục tiêu dự án thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Một trong những yếu tố đó là các công cụ hỗ trợ giúp nhóm lập và quản lý dự án hạn chế tác động của rủi ro hay biến rủi ro thành cơ hội. Ở đây phần mềm Crystal Ball có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các phần mềm khác như Excel. Quản lý rủi ro trong dự án đầu tư giúp chủ dự án và các thành phần liên quan có sự chủ động và an toàn trong quá trình thực hiện.

Trong phạm vi đề tài, xác định tổng quát các lý thuyết trong quá trình quản lý rủi ro dự án, mô phỏng Monte Carlo và phần mềm Crystal Ball trong phân tích rủi ro dự án.

2. Cơ sở lý thuyết về quá trình quản lý rủi ro

2.1. Khái niệm về rủi ro

Theo trường phái truyền thống, rủi ro được xem là sự không may mắn, một biến cố không lường trước được, bất ngờ xảy ra và gây sự tốn thất mất mát, nguy hiểm. Rủi ro là những vận động khách quan bên ngoài chủ thể, gây trở ngại cho tiến trình hoạt động, hoặc cũng có thể xảy ra ngay trong tiến trình mà người thực hiện không lường trước hoặc lường trước, nhưng cho rằng xác suất xảy ra là rất thấp.

Theo trường phái hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được, vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro có thể mang đến những tổn thất mất mát cho con người nhưng cũng có thể mang lại những lợi ích, những cơ hội [1].

2.2. Mục đích quản lý rủi ro

Các rủi ro sẽ được đánh giá để xem khi chúng thay đổi

thì có ảnh hưởng như thế nào đến kết quả, mục tiêu dự án. Giảm tối thiểu khả năng rủi ro, trong khi đó tăng tối đa những cơ hội tiềm năng, từ đó lập kế hoạch để kiểm soát rủi ro dự án [2].

2.3. Nhận biết rủi ro

Nhận biết rủi ro là quy trình nắm bắt các yếu tố rủi ro, những gì không thỏa mãn tiềm tàng từ bên ngoài liên quan đến tiến trình, mục tiêu và kết quả dự án và tài liệu liên quan đến chúng. Một số công cụ và kỹ thuật được sử dụng như phát huy trí tuệ dân chủ; kỹ thuật Delphi; phỏng vấn, phân tích mạnh - yếu, thời cơ - nguy cơ.

2.4. Lập kế hoạch quản lý rủi ro

Lập kế hoạch quản lý rủi ro dựa trên việc xem xét các tài liệu có liên quan đến dự án và các tài liệu về những rủi ro có thể xảy ra, từ đó quyết định tiếp cận và hoạch định công việc quản lý rủi ro trong dự án. Ngoài việc lập kế hoạch cần phải có thêm:

Kế hoạch dự phòng: là những hoạt động xác định trước mà thành viên của dự án thực hiện nếu có một sự kiện rủi ro xuất hiện.

Kế hoạch rút lui được thực hiện cho những rủi ro có tác động lớn tới những yêu cầu mục tiêu của dự án.

Quỹ dự phòng hay tiền trợ cấp được giữ bởi nhà tài trợ và có thể dùng giảm nhẹ chi phí hay rủi ro tính trước, nếu có những sự thay đổi về phạm vi hay chất lượng.

Phân tích tính chất rủi ro

Phân tích đặc điểm rủi ro ưu tiên xem xét những ảnh hưởng của chúng tới mục tiêu dự án. Đánh giá khả năng có thể xãy ra và tác động của rủi ro để xác định quy mô và mức độ ưu tiên.

Page 133: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 129

Phân tích mức độ rủi ro

Xem xét khả năng có thể xảy ra và hậu quả của những rủi ro. Các phương pháp được sử dụng:

Phương pháp phân tích dùng cây quyết định: là phương pháp dùng biểu đồ nhằm lựa chọn một trong nhiều tình huống ở đó kết quả tương lai là không chắc chắn. Mô hình này đánh giá chi phí và lợi ích của các phương án và cân đối xác suất thành công của chúng, từ đó giúp nhà phân tích có thể đưa ra quyết định chọn phương án xử lí như thế nào là tối ưu nhất.

Mô phỏng: dùng mô hình của một hệ thống để phân tích hành vi mong đợi hay hoạt động của hệ thống. Phương pháp Monte Carlo mô phỏng kết quả của một mô hình nhiều lần để cung cấp một phân bố thống kê của những kết quả đã tính toán.

Kế hoạch đối phó rủi ro

Các chiến lược chính được sử dụng sau khi nhận biết được mức độ rủi ro và phải đưa ra quyết định đối phó:

Tránh rủi ro: loại trừ các mối đe dọa hay rủi ro rõ ràng ảnh hưởng đến dự án, thông thường là loại bỏ nguyên nhân.

Chấp nhận rủi ro: chấp nhận kết quả nếu rủi ro xãy ra

Thuyên chuyển rủi ro: luân chuyển hậu quả rủi ro và giao trách nhiệm quản lý cho bên thứ ba.

Giảm nhẹ rủi ro: là việc giảm mức độ ảnh hưởng của sự kiện rủi ro khi nó xảy ra.

2.5. Giám sát và kiểm soát rủi ro

Giám sát và kiểm soát rủi ro liên quan tới việc hiểu rõ tình trạng của chúng.

Kiểm soát rủi ro liên quan đến việc thực hiện kế hoạch quản lý rủi ro khi chúng xảy ra.

Kết quả chính của quá trình này là điều chỉnh hoạt động, yêu cầu thay đổi yếu tố gì trong dự án, cập nhật những kế hoạch mới.

Kiểm soát đối phó rủi ro liên quan đến việc chấp nhận những quy trình quản lý rủi ro và kế hoạch để đối phó.

Rủi ro phải được kiểm soát cơ bản theo đặc điểm của từng giai đoạn cụ thể, có sự quyết định với rủi ro và chiến lược làm giảm nhẹ ảnh hưởng của rủi ro.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Phương pháp phân tích độ nhạy

Bản chất của phân tích độ nhạy là xem xét, phân tích hiện giá thuần (NPV) hoặc các thước đo về mức sinh lợi của dự án đầu tư biến đổi như thế nào khi một hoặc nhiều biến số bị tác động trong quyết định đầu tư. Nếu độ nhạy của chỉ tiêu kết quả so với sự thay đổi của nhân tố cá biệt nào đó là cao thì nhân tố càng được chú ý nhiều hơn trong khi ra quyết định [3].

Phân tích độ nhạy gồm hai loại:

Phân tích độ nhạy một chiều: Phân tích sự thay đổi của một biến rủi ro ảnh hưởng đến kết quả của dự án, ví dụ như phân tích mức độ nhạy cảm của mức biến động của giá bán sản phẩm đến chỉ tiêu NPV của dự án.

Phân tích độ nhạy hai chiều: Phân tích sự thay đổi của hai biến rủi ro cùng lúc để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến

kết quả dự án, ví dụ như phân tích đồng thời sự biến động cùng lúc của giá thành sản phẩm và giá chi phí nguyên liệu đến chỉ tiêu NPV của dự án.

3.2. Phương pháp phân tích kịch bản

Phương pháp này sẽ sử dụng những biến số thích hợp cho dự án, qua đó sẽ xem xét sự thay đổi dòng ngân lưu của tập hợp các biến số có mối quan hệ tương quan với nhau và biến động theo chiều hướng thuận lợi hay bất lợi cho dự án. Các biến tìm được sẽ được tập hợp và chia thành 3 mức độ: lạc quan, trung bình, bi quan; ngoài ra còn có phương án có khả năng xảy ra nhiều nhất. Phương pháp này sẽ chỉ ra trong mỗi mức độ thì độ nhạy của các biến số sẽ như thế nào đến kết quả và các sai lệch có thể xảy ra đối với các biến số được lựa chọn.

3.3. Phương pháp phân tích truyền thống trên bảng tính cố gắng kiểm soát sự không chắn chắn

Ước lượng điểm: Là cách ước lượng các giá trị mà người sử dụng cho là đại diện tốt nhất (chủ quan) cho các biến không chắc chắn.

Ước lượng khoảng: Là việc phân chia thành 3 tình huống phân tích – tình huống tốt nhất, tình huống xấu nhất và tình huống kỳ vọng. Các kết quả phân tích cũng thể hiện giá trị dạng khoảng, nhưng không biết được xác suất xuất hiện của các kết quả này.

Phân tích nhân quả: Là dạng phân tích nhằm trả lời câu hỏi what – if. Phân tích này xem xét yếu tố đầu vào nào là quan trọng nhất (yếu tố mang tính chất rủi ro) ảnh hưởng đến kết quả bài toán (doanh thu, lợi nhuận hoặc chi phí trong các báo cáo tài chính của dự án). Trong Excel hỗ trợ phân tích độ nhạy một chiều và hai chiều, nghĩa là chỉ đánh giá được tối đa hai yếu tố rủi ro.

4. Kết quả nghiên cứu và khảo sát

4.1. Mô phỏng Monte Carlo và phần mềm Crystal Ball

4.1.1. Định lượng rủi ro

Là quá trình đánh giá rủi ro như những đe dọa và cơ hội tiềm năng. Chúng thường quan tâm đến hai tiêu chí: xác suất xảy ra rủi ro và tác động của rủi ro.Xác suất rủi ro cho chúng ta biết rủi ro có hay xảy ra hay không và tác động của rủi ro xác định khi xảy ra có lớn hay không, lớn bao nhiêu, tác động tiêu cực hay tích cực. Sự kết hợp giữa xác suất và tác động sẽ cho chúng ta đưa ta các quyết định phù hợp [4].

Phân tích định lượng là các nỗ lực nhằm đánh giá số học xác suất và tác động của các rủi ro đã xác định. Phân tích định lượng có thể đưa ra một chỉ số rủi ro tổng quát cho toàn bộ dự án.

Mô phỏng Monter Carlo và phần mềm Crystall Ball

Monter Carlo mô phỏng còn gọi là phương pháp thử nghiệm thống kê là một kỹ thuật toán học máy tính cho phép phân tích rủi ro và ra quyết định. Mô phỏng Monter Carlo đã được ứng dụng để phân tích rủi ro trong nhiều lĩnh vực khác nhau [5].

Crystal Ball là chương trình thân thiện với người sử dụng và dùng nhiều đồ họa để phân tích rủi ro và dự báo nhằm giúp loại trừ yếu tố bất kỳ khi ra quyết định.

Page 134: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

130 Ninh Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Hoài

Mô phỏng Monter Carlo trong phần mềm Crystal Ball có nhiều dạng phân phối xác suất, do vậy việc xác định chính xác hàm phân phối xác suất của biến đầu vào là yếu tố quyết định thành công của việc phân tích rủi ro bằng mô phỏng [6].

4.2. Kết quả chạy chương trình trên dự án trồng cao su của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

4.2.1. Giới thiệu dự án

Tên dự án: Trồng và khai thác, chế biến 9.000 ha

cao su [7].

Địa điểm và chủ đầu tư: Dự án được triển khai tại huyện Andong Meas thuộc tỉnh Rattanakiri, Vương quốc Campuchia, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai.

Hình thức đầu tư: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài gắn với việc thành lập tổ chức kinh doanh.

Đơn vị thực hiện dự án: Công ty TNHH - Hoàng Anh OYADAV.

Bảng 1. Số liệu dự án

4.2.2. Kết quả chạy mô phỏng

Hınh 1. Giá trị NPV

Page 135: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 131

Hınh 2. Giá trị NPV

Nhận xét:

Từ kết quả đồ thị Hình 1, qua 10000 phép thử, từ kết quả cho thấy dự án luôn đạt hiệu quả về mặt tài chính (NPV>0). Tuy nhiên, xác suất để đạt được giá trị NPV xấp xỉ 1900 chỉ đạt 77,9%, và như dự tính của bản báo cáo là

thấp 45,5% để đạt được NPV xấp xỉ bằng 1988. Khi giá trị NPV càng lớn, những rủi ro xoay quanh dự án càng nhiều thì xác suất xảy ra mức NPV đó càng nhỏ, tùy thuộc vào giá trị NPV âm hay dương để đưa ra quyết định chấp nhận, bác bỏ hay trung dung với dự án đó.

Hınh 3. Phần trăm lỗ lãi

Nhận xét: xác suất lỗ của dự án là 4.97% (NPV<0).

5. Kết luận

So sánh với kết quả tính bằng Excel sẽ kiểm tra được mức độ chính xác khi chọn dạng phân phối của yếu tố đầu vào ảnh hưởng việc ra quyết định đầu tư.

Kiến nghị các nhà lập, thẩm định và quản lý rủi ro dự án nên ứng dụng mô phỏng Monter Carlo và phần mềm Crystal Ball vào sử dụng thực tế nhiều hơn trong công tác quản trị rủi ro dự án các và mở rộng hơn công dụng của mô hình trong các công việc khác .

Sử dụng kết quả mô hình về độ nhạy của các biến rủi ro

Page 136: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

132 Ninh Thị Thu Thủy, Nguyễn Thị Hoài

để đưa ra quyết định né tránh hay chấp nhận rủi ro, dự trù chi phí cho các rủi ro đó nếu chấp nhận nó.

Từ các kết quả ban đầu của việc ứng dụng mô phỏng giúp hạn chế mức độ rủi ro trong dự án đầu tư để tìm cách ngăn ngừa, khắc phục hay có biện pháp đối phó để rủi ro trở thành cơ hội.

Quá trình đánh giá, phân tích, đưa ra biện pháp đối phó với các rủi ro là vấn đề quan trọng và cần dành nhiều nguồn lực thích hợp để đem lại hiệu quả cao nhất có thể cho mỗi dự án. Mời các chuyên gia kinh nghiệm trong công tác quản lý rủi ro và chuyên môn khác nhau để có kết quả phân tích tốt nhất, khai thác các thông tin từ bên ngoài.

Tận dụng thông tin, kinh nghiệm đối phó rủi ro từ các dự án tương tự.

Theo sát lịch trình tiến độ của dự án để hạn chế việc xử lý rủi ro tác động tiêu cực đến quỹ thời gian và tài chính dự án. Việc xác định rủi ro rất quan trọng, và đi kèm với nó là xác định quỹ thời gian và tài chính để xử lý rủi ro. Chậm tiến trình xử lý có thể ảnh hưởng đến thời gian của các giai đoạn sau, vượt quá chi phí xử lý rủi ro có thể dẫn đến thâm

hụt ngân sách của dự án sau này.

Đảm bảo truyền thông rủi ro dự án trong toàn bộ dự án.

Khuyến khích xác định bộ phận, cá nhân chịu trách nhiệm trong rủi ro đó để nâng cao hiệu quả đội nhóm và tinh thần trách nhiệm xuyên suốt dự án.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Sophie Pardo, Phạm Thị Hồng Hạnh, Adrian Pop, Yves Perraudeau, Thomas Vallée, Rủi ro kinh tế và tài chính, Đại học Nantes.

[2] Đoàn Thị Liên Hương-ThS. Nguyễn Văn Long, Quản lí dự án, giáo trình Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

[3] Chương trình giảng dạy Kinh tế Fullbright, Thẩm định Đầu tư phát triển.

[4] Lưu Trường Văn, Phân tích rủi ro tài chính dự án xây dựng bằng mô phỏng Monte - Carlo trong quản lý xây dựng, Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh.

[5] Cao Hào Thi, Crystal Ball: Dự báo và phân tích rủi ro cho những người sử dụng bảng tính.

[6] Văn Huy TS. Cao Hào Thi, Tài liệu Crystal Ball 4.0, Vietnam Fulbright Program.

[7] Website của Công ty cổ phần HAGL.

(BBT nhận bài: 25/02/2016, phản biện xong: 20/04/2016)

Page 137: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 133

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH NGHIỆP – NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI NGÀNH THỰC PHẨM NIÊM YẾT

TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

DETERMINANTS OF CAPITAL STRUCTURE - AN EMPIRICAL ANALYSIS OF LISTED FOOD COMPANIES oN VIETNAM'S STOCK MARKET

Bùi Ngọc Toản

Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM; [email protected]

Tóm tắt - Có khá nhiều yếu tố tác động đến cấu trúc vốn. Cấu trúcvốn hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Vì vậy, xácđịnh các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn là hết sức cần thiết. Bàinghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn của cácdoanh nghiệp ngành thực phẩm ở Việt Nam. Tác giả đã sử dụng dữliệu của 27 doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trườngchứng khoán Việt Nam giai đoạn 2010 - 2014. Nghiên cứu áp dụngcác phương pháp hồi quy trên dữ liệu bảng, bao gồm: phương phápPooled Regression (OLS), Fixed effects model (FEM) và Randomeffects model (REM). Sau đó, nghiên cứu áp dụng phương pháp bìnhphương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS) để đảm bảo tính vững vàhiệu quả của mô hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăngtrưởng doanh nghiệp (Growit), tỷ lệ thanh khoản (Liqit), cơ cấu tài sản(Tangit), khả năng sinh lợi (Roait) có tác động đến cấu trúc vốn. Kếtquả này có giá trị đối với nhà quản lý tại các doanh nghiệp.

Abstract - Capital structure/ leverage level of the firm is determinedby several factors. Proper capital structure enables the firm toachieve better performance and ensures the sustainability in itsoperation. Therefore it is necessary to identify factors that contributeto the firms’ capital structure. This paper examines capital structuredeterminants of food companies in Vietnam. The author uses paneldata of 27 food companies listed on Vietnam's stock market during2010-2014. The research applies the panel data regression models,including the Pooled Regression Model (Ordinary Least Squares -OLS), the Fixed Effect Model (FEM) and the Random Effect Model(REM). Next, the research employs the Feasible Generalized LeastSquares (FGLS) technique to ensure the viability and effectivenessof the research model. The results reveal that growth (Growit),liquidity (Liqit), Tangibility (Tangit), profitability (Roait) are correlatedwith capital structure (Levit). This result is of value to firm managers.

Từ khóa - cấu trúc vốn; nợ; yếu tố ảnh hưởng; ngành thực phẩm;Việt Nam.

Key words - Capital Structure; debt; determinants; foodcompanies; Viet Nam.

1. Đặt vấn đề

Việt Nam là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng tiêu thụ hàng tiêu dùng nhanh nhất trong khu vực Châu Á. Với sự phục hồi của nền kinh tế, mức độ đô thị hóa nhanh, sức tiêu thụ thực phẩm của Việt Nam sẽ tăng nhiều trong thời gian tới. Đây là ngành công nghiệp đang rất tiềm năng và đầy triển vọng. Bên cạnh đó, việc hội nhập kinh tế và đặc biệt là sự kiện tham gia Hiệp định TPP (Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương) đã mở ra rất nhiều cơ hội cho Việt Nam khi tiếp cận với thị trường xuất khẩu rộng lớn, trong đó xuất khẩu các mặt hàng thực phẩm là thế mạnh của nước ta. Do đó, tác giả lựa chọn ngành Thực phẩm để phân tích. Việc lựa chọn phân tích một ngành sẽ giúp tác giả đưa ra được kết quả nghiên cứu với những nét đặc thù của ngành, từ đó mang lại giá trị thiết thực hơn so với việc phân tích một cách chung chung với dữ liệu của tất cả các ngành nghề.

Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp là một trong những công việc có ý nghĩa sống còn đối với công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp. Điều này không những giúp các doanh nghiệp có cơ sở xác định cho mình một cấu trúc vốn hợp lý, mà còn nâng cao hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Hiện nay, có khá nhiều nghiên cứu thực nghiệm về vấn đề này, tuy nhiên lại rất ít nghiên cứu tiến hành xem xét trong một ngành nghề cụ thể. Với nghiên cứu này, tác giả sẽ tiến hành kiểm định sự tác động của các yếu tố đến cấu trúc vốn của 27 doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014. Đây là cơ sở để góp phần giúp các doanh nghiệp nhận định một cách rõ hơn về những yếu tố sẽ tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp mình.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Mô hình nghiên cứu

Cấu trúc vốn được định nghĩa là một thuật ngữ tài chính nhằm mô tả tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữu. Việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến cấu trúc vốn đã được khá nhiều tác giả tiến hành nghiên cứu tại các nền kinh tế và khu vực khác nhau, dưới đây là phần tóm lược nội dung của một số nghiên cứu:

Banchuenvijit (2009) đã thực hiện nghiên cứu với dữ liệu của 81 doanh nghiệp niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Thái Lan giai đoạn 2004-2008. Kết quả nghiên cứu cho rằng khả năng sinh lợi và cơ cấu tài sản có tác động ngược chiều đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

Trong một nghiên cứu khác, Prahalathan (2010) đã tiến hành xác định các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của 19 doanh nghiệp sản xuất ở Sri Lanka trong giai đoạn 2003-2007. Kết quả nghiên cứu cho rằng cơ cấu tài sản tác động cùng chiều lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

Bayeh (2011) khi nghiên cứu dữ liệu của các doanh nghiệp bảo hiểm ở Ethiopia trong giai đoạn 2004-2010 đã cho rằng: tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp, khả năng sinh lợi, tỷ lệ thanh khoản có tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

Weldemikael (2012) đã thu thập dữ liệu của ngành ngân hàng ở Ethiopia và cho rằng khả năng sinh lợi, cơ cấu tài sản, tỷ lệ thanh khoản có tác động đến cấu trúc vốn của ngành ngân hàng nước này.

Nghiên cứu của Pahuja & Sahi (2012) với dữ liệu được thu thập của 30 doanh nghiệp tại Ấn Độ trong giai đoạn 2008 - 2010 đã cho rằng tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp

Page 138: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

134 Bùi Ngọc Toản

và tỷ lệ thanh khoản có tác động cùng chiều lên cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

Cekrezi (2013) đã cho rằng khả năng sinh lợi và tốc độ tăng trưởng tài sản có tác động đáng kể đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ở Albania.

Ngoài ra, Chechet và các cộng sự (2013) khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ở Nigeria trong giai đoạn 2005 - 2009 đã cho rằng cơ cấu tài sản và tỷ lệ lợi nhuận tác động ngược chiều lên cấu trúc vốn.

Căn cứ vào các nghiên cứu trước cho thấy, cấu trúc vốn bị tác động chủ yếu bởi các yếu tố: tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp, tỷ lệ thanh khoản, cơ cấu tài sản, khả năng sinh lợi (ROA).

Vậy, mô hình nghiên cứu dự kiến có phương trình như sau:

Levit = β0 + β1 Growit + β2 Liqit + β3 Tangit + β4 Roait + εit

Trong đó:

- Biến phụ thuộc:

Levit: Cấu trúc vốn (tổng nợ/ tổng nguồn vốn).

- Các biến độc lập:

Growit: Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp (tổng tài sản năm t – tổng tài sản năm t-1)/ (tổng tài sản năm t-1);

Liqit: Tỷ lệ thanh khoản (tài sản ngắn hạn/ nợ ngắn hạn);

Tangit: Cơ cấu tài sản (tài sản dài hạn/ tổng tài sản);

Roait: Khả năng sinh lợi (lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản)

Bảng 1. Các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu

Tên biến Cách đo lường biến

Biến phụ thuộc

Cấu trúc vốn (Levit) Tổng nợ/ Tổng nguồn vốn

Các biến độc lập

Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp (Growit)

Tổng tài sản năm t – Tổng tài sản năm t-1)/ (Tổng tài sản năm t-1)

Tỷ lệ thanh khoản (Liqit:) Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

Cơ cấu tài sản (Tangit) Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản

Khả năng sinh lợi (Roait) Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.2. Dữ liệu nghiên cứu

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ các báo cáo tài chính đã kiểm toán được công bố trên website của 27 doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2014. Các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm được tác giả xác định căn cứ vào cách phân chia ngành nghề tại website của Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư Cây Cầu Vàng (http://www.cophieu68.vn), bao gồm những doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm.

Bảng 2. Danh sách 27 doanh nghiệp ngành thực phẩm

STT Tên doanh nghiệp

01 Công ty Cổ phần Bibica

02 Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa

03 Công ty Cổ phần Đồ hộp Hạ Long

04 Công ty Cổ phần Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái

05 Công ty Cổ phần Cát Lợi

06 Công ty Cổ phần Bia Hà Nội - Hải Dương

07 Công ty Cổ phần Thương mại Bia Hà Nội

08 Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Hà

09 Công ty Cổ phần Sữa Hà Nội

10 Công ty Cổ phần Tập đoàn Kido

11 Công ty Cổ phần Đường Kon Tum

12 Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An

13 Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn

14 Công ty Cổ phần Xây lắp cơ khí và Lương thực Thực phẩm

15 Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San

16 Công ty Cổ phần Đường Ninh Hòa

17 Công ty Cổ phần Ngân Sơn

18 Công ty Cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh

19 Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương

20 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Sa Giang

21 Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An

22 Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa

23 Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa

24 Công ty Cổ phần Thực phẩm Lâm Đồng

25 Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long

26 Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam

27 Công ty Cổ phần Vang Thăng Long

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Sau khi dữ liệu được thu thập, tác giả thực hiện bước tiếp theo là tính toán các biến dựa trên số liệu thu thập được từ báo cáo tài chính.

2.3. Phương pháp phân tích

Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng thông qua hồi quy tuyến tính đa biến để lượng hóa sự tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc trong mô hình. Trước tiên, nghiên cứu sẽ kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình thông qua hệ số nhân tử phóng đại phương sai (VIF), nếu hệ số VIF lớn hơn hoặc bằng 10 thì hiện tượng đa cộng tuyến được đánh giá là nghiêm trọng (Gujrati, 2003). Tiếp theo đó, nghiên cứu tiến hành kiểm định hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai của sai số thay đổi. Nếu không có hiện tượng tự tương quan và phương sai của sai số thay đổi thì nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp hồi quy thông thường trên dữ liệu bảng. Tuy nhiên, nếu có hiện tượng tự tương quan và phương sai của sai số thay đổi thì nghiên cứu sẽ chuyển sang phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (Feasible General Least Square – FGLS). Wooldridge (2002) cho rằng, phương pháp này rất hữu dụng khi kiểm soát được hiện tượng tự tương quan và hiện tượng phương sai của sai số thay đổi.

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1. Thống kê mô tả

Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 27 doanh nghiệp ngành thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2014 với các biến số được mô tả trong Bảng 3.

Từ kết quả thống kê mô tả cho thấy, cấu trúc vốn (tỷ lệ nợ) cao nhất là Công ty Cổ phần Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long, thấp nhất là Công ty Cổ phần Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh; Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp cao nhất là Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa, thấp nhất là

Page 139: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 135

Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An; Tỷ lệ thanh khoản cao nhất là Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa, thấp nhất là Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương; Cơ cấu tài sản (tỷ lệ tài sản dài hạn) cao nhất là Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San, thấp nhất là Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa; Khả năng sinh lợi cao nhất là Công ty Cổ phần Đường Kon Tum, thấp nhất là Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An.

Bảng 3. Thống kê mô tả các biến

Biến Số quan

sát Trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Levit 135 0,43 0,19 0,09 0,83

Growit 135 0,18 0,35 - 0,67 2,29

Liqit 135 2,04 1,29 0,19 8,48

Tangit 135 0,36 0,17 0,07 0,78

Roait 135 0,09 0,11 -0,65 0,38

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

3.2. Phân tích tương quan

Hệ số tương quan giữa các biến được mô tả ở Bảng 4 dưới đây:

Bảng 4. Hệ số tương quan giữa các biến

Levit Growit Liqit Tangit Roait

Levit 1,00

Growit 0,07 1,00

Liqit -0,71 -0,02 1,00

Tangit -0,24 0,02 -0,17 1,00

Roait -0,51 0,23 0,45 -0,02 1,00

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

Dựa vào Bảng 4, ta thấy biến độc lập Growit tác động cùng chiều với Levit. Trong khi đó, biến độc lập Liqit, Tangit, Roait tác động ngược chiều lên Levit. Không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng (tự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình) do các hệ số tương quan có giá trị khá thấp (giá trị cao nhất là 0,45, chuẩn so sánh theo Farrar & Glauber (1967) là 0,8). Kết quả phân tích tương quan trên phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trước trên thế giới và phù hợp với kỳ vọng của tác giả trong giai đoạn nghiên cứu này tại Việt Nam.

3.3. Kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Bảng 5. Kết quả kiểm định VIF, phương sai của sai số thay đổi và tự tương quan

Kiểm định VIF Kiểm định

phương sai của sai số thay đổi

Kiểm định tự tương quan

Biến VIF 1/VIF White's test Wooldridge test

Roait 1,36 0,73

Chi2 (14) = 47,76

F (1, 26) = 19,604

Liqit 1,33 0,75

Growit 1,08 0,93

Tangit 1,04 0,97

Giá trị trung bình = 1,20

Prob > chi2 = 0,00*

Prob > F = 0,00 *

Ghi chú: *, ** và *** có ý nghĩa tương ứng ở mức 1%, 5% và 10%

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số nhân tử phóng đại phương sai cho kết quả VIF < 10. Vậy, hiện

tượng đa cộng tuyến được đánh giá là không nghiêm trọng. Kiểm định White và kiểm định Wooldridge cho thấy mô hình có hiện tượng phương sai của sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan với mức ý nghĩa 1%.

3.4. Kết quả hồi quy

Tiếp theo, nghiên cứu áp dụng các phương pháp hồi quy trên dữ liệu bảng, bao gồm: Pooled Regression (POLS), Fixed effects model (FEM) và Random effects model (REM). Kết quả nghiên cứu cho thấy phương pháp hồi quy Fixed effects model (FEM) tỏ ra phù hợp hơn do kiểm định F(26, 104) = 14,34 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%, kiểm định Hausman chi2(4) = 42,65 có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, mô hình nghiên cứu có hiện tượng phương sai của sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan. Hiện tượng này có thể được kiểm soát bằng phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS) nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả (Wooldridge, 2002). Kết quả các mô hình nghiên cứu như sau:

Bảng 6. Kết quả mô hình nghiên cứu

Levit Hệ số hồi quy

POLS FEM REM FGLS

Hằng số 0,80* 0,70* 0,73* 0,74*

Growit 0,07** 0,03*** 0,04** 0,04**

Liqit -0,09* -0,06* -0,07* -0,07*

Tangit -0,39* -0,35* -0,37* -0,44*

Roait -0,43* -0,31* -0,33* -0,33*

R2 69,35% 67,36% 68,07%

F-test F(4, 130) = 73,54

Prob > F = 0,00*

F(4,104) = 37,42

Prob > F = 0,00*

Wald chi2(4) = 195,92

Prob > chi2 = 0,00*

Wald chi2(4) = 257,86

Prob > chi2 = 0,00*

Ghi chú: *, ** và *** có ý nghĩa tương ứng ở mức 1%, 5% và 10%

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

Với biến phụ thuộc là cấu trúc vốn (Levit) của các doanh nghiệp ngành thực phẩm, sau khi dùng phương pháp FGLS để khắc phục hiện tượng phương sai của sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan, ta có kết quả nghiên cứu như sau: biến tỷ lệ thanh khoản (Liqit), cơ cấu tài sản (Tangit) và khả năng sinh lợi (Roait) tác động ngược chiều lên cấu trúc vốn (Levit). Ngoài ra, nghiên cứu cũng tìm thấy tác động cùng chiều của tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp (Growit) đến cấu trúc vốn doanh nghiệp (Levit).

Kết quả này có thể được giải thích như sau:

- Biến cơ cấu tài sản (Tangit) tác động ngược chiều (- 0,44), mạnh nhất đến cấu trúc vốn (Levit) của các doanh nghiệp ngành thực phẩm và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của Prahalathan (2010), Chechet và các cộng sự (2013). Điều này có nghĩa là những doanh nghiệp ngành Thực phẩm có tỷ lệ tài sản dài hạn cao sẽ có xu hướng vay nợ ít. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam vì những khoản nợ phải trả của các doanh nghiệp ở nước ta phần lớn đều là nợ vay ngắn hạn (Bùi Phan Nhã Khanh & Võ Thị Thúy Anh, 2012), nếu sử dụng nguồn vay này để tài trợ cho tài sản dài hạn của doanh nghiệp thì sẽ dễ gặp phải rủi ro cao. Đối với ngành Thực phẩm cũng vậy, các doanh nghiệp trong ngành thường đầu tư tài sản dài hạn chủ yếu bằng

Page 140: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

136 Bùi Ngọc Toản

nguồn vốn chủ sở hữu. Ví dụ như vào năm 2010, Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San có tỷ lệ tài sản dài hạn cao nhất là 78%, nhưng tỷ lệ nợ chỉ đạt 42,5%. Do đó, cơ cấu tài sản (Tangit) của các doanh nghiệp ngành Thực phẩm tác động ngược chiều đến cấu trúc vốn (Levit).

- Biến khả năng sinh lợi (Roait) tác động ngược chiều (-0,33) với cấu trúc vốn (Levit) của các doanh nghiệp ngành thực phẩm và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của Chechet và các cộng sự (2013). Thực tế cho thấy rằng những doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao như Công ty Cổ phần Đường Kon Tum lại có cấu trúc vốn (tỷ lệ nợ) khá thấp (vào năm 2011, Công ty có khả năng sinh lợi đạt 38% nhưng tỷ lệ nợ chỉ đạt 37,5%), những doanh nghiệp có khả năng sinh lợi thấp như Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An lại có cấu trúc vốn (tỷ lệ nợ) khá cao (vào năm 2012, Công ty có khả năng sinh lợi là - 65% và tỷ lệ nợ lên tới 65%). Điều này có thể giải thích rằng, các nhà quản trị của những doanh nghiệp trong ngành Thực phẩm thường sẽ hiểu rõ hơn các nhà đầu tư bên ngoài về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng như khả năng sinh lợi của các dự án kinh doanh. Các dự án kinh doanh của doanh nghiệp, nếu có triển vọng và đem lại lợi nhuận cao thì phương án tài trợ tốt nhất là dùng nguồn vốn sẵn có từ lợi nhuận giữ lại, vì nếu huy động vốn từ bên ngoài thì chi phí sử dụng vốn thường sẽ cao hơn. Trong trường hợp nguồn nội tại này không đủ thì nguồn vốn huy động từ bên ngoài sẽ được lựa chọn để doanh nghiệp không phải chịu chi phí sử dụng vốn cao.

- Biến tỷ lệ thanh khoản (Liqit) tác động ngược chiều (-0,07) lên cấu trúc vốn (Levit) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của Pahuja & Sahi (2012). Kết quả này cho thấy các doanh nghiệp ngành Thực phẩm có tỷ lệ thanh khoản cao thường có khả năng trả nợ cao và tỷ lệ vay nợ thấp. Chẳng hạn như Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa có tỷ lệ thanh khoản đạt cao nhất (8,48) vào năm 2011, nhưng tỷ lệ nợ chỉ đạt 11,35%. Đây là một trong những chỉ tiêu thường được các tổ chức tín dụng quan tâm để đảm bảo cho các khoản vay nợ của doanh nghiệp trong ngành sẽ được thanh toán đúng hạn trong tương lai.

- Biến tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp (Growit) tác động cùng chiều (0,04) đến cấu trúc vốn (Levit) và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này tương đồng với các nghiên cứu của Pahuja & Sahi (2012). Điều này cho thấy các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng tài sản cao thường có khuynh hướng sử dụng nợ cao hơn. Ví dụ như, Công ty Cổ phần Bia Thanh Hóa có tốc độ tăng trưởng cao nhất vào năm 2012 (đạt 2,29) và tỷ lệ nợ lên tới 62,24%. Kết quả này phù hợp với thực tiễn của ngành Thực phẩm vì khi doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thì niềm tin của các nhà đầu tư vào doanh nghiệp sẽ cao, do đó khả năng tiếp cận vốn từ bên ngoài càng lớn, trong khi doanh nghiệp cần nguồn tài trợ cho tài sản của mình. Ngoài ra, những doanh nghiệp trong ngành thực phẩm có tốc độ tăng trưởng cao thường có nhu cầu vốn nhiều hơn, trong khi nguồn lợi nhuận giữ lại không đủ, lúc này vốn vay sẽ được sử dụng đến. Do đó, tốc độ tăng trưởng tài sản sẽ tác động cùng chiều đến tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp ngành Thực phẩm.

4. Kết luận

Bài nghiên cứu kiểm định sự tác động của các yếu tố đến cấu trúc vốn của 27 doanh nghiệp ngành Thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2014. Tác giả đã áp dụng các phương pháp hồi quy trên dữ liệu bảng, bao gồm: Pooled Regression (POLS), Fixed effects model (FEM), Random effects model (REM), tiếp đó là phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS) nhằm đảm bảo ước lượng thu được vững và hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn của doanh nghiệp bị tác động của các yếu tố: tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp (Growit), tỷ lệ thanh khoản (Liqit), cơ cấu tài sản (Tangit), khả năng sinh lợi (Roait).

Kết quả nghiên cứu là cơ sở để góp phần giúp các doanh nghiệp ngành Thực phẩm nhận định một cách rõ hơn về những yếu tố sẽ tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp mình. Kết quả này là bằng chứng thực nghiệm của riêng ngành Thực phẩm ở Việt Nam, do đó mang lại giá trị thiết thực đối với các doanh nghiệp trong ngành hơn là việc phân tích một cách chung chung dữ liệu của tất cả các ngành nghề. Đây cũng chính là điểm mới của bài viết so với các nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, bài nghiên cứu còn hạn chế là chưa xét đến một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp như yếu tố vĩ mô, yếu tố khác ngoài ngành (đặc điểm của thị trường tài chính; nhu cầu của người tiêu dùng về các mặt hàng thực phẩm;…), đây cũng là hướng nghiên cứu cho các bài nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Banchuenvijit, “Capital Structure Determinants of Thai Listed Companies”, University of the Thai Chamber of Commerce, Thailand, 2009.

[2] Bayeh, “Capital structure determinants: An empirical study on insurance industry in Ethiopia”, Master‟s thesis, Addis Ababa University, 2011.

[3] Bùi Phan Nhã Khanh & Võ Thị Thúy Anh, “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành Công nghiệp chế tạo niêm yết trên HOSE”, Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu khoa học lần thứ 8, Đại học Đà Nẵng năm 2012, 2012.

[4] Chechet, Garba, Odudu, “Determinants of Capital Structure in the Nigerian Chemical and Paints Sector”, International Journal of Humanities and Social Science, Vol. 3 No. 15; August 2013, 2013.

[5] Cekrezi, “Analyzing the impact of firm‟s specific factors and macroeconomic factors on capital structure: A case of small non-listed firms in Albania”, Research Journal of Finance and Accounting, ISSN 2222-1697 (Paper) ISSN 2222-2847 (Online) Vol.4, No.8, 2013.

[6] Farrar & Glauber, “Multicollinearity in Regression Analysis: The Problem Revisited”, Review of Economics and Statistics, Vol.49, 1967.

[7] Gujrati, Basic Econometrics (4th edn), New York: McGraw-Hill, 2003.

[8] Wooldridge, Introductory Econometrics: A Mordern Approach, 2nd Ed., South-Western College, 2002.

[9] Pahuja & Sahi, “Factors affecting capital structure decisions: empirical evidence from selected Indian firms”, International Journal Of Marketing, Financial Services & Management Research, Vol.1 No. 3, March 2012, ISSN 2277 3622, 2012.

[10] Prahalathan, “The Determinants of Capital Structure: An empirical Analysis of Listed Manufacturing Companies in Colombo Stock Exchange Market in SriLanka”, ICBI 2010 - University of Kelaniya, Sri Lanka, 2010.

[11] Weldemikael, “Determinantsof Capital Structure of Commercial Banks in Ethiopia”, Master’s thesis, Addis Ababa University, 2012.

(BBT nhận bài: 21/03/2016, phản biện xong: 25/04/2016)

Page 141: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 137

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TỈNH KON TUM

IMPROVING COMPETITIVENESS OF TOURISM BUSINESSES IN KON TUM PROVINCE

Phan Thị Thanh Trúc

Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum; [email protected]

Tóm tắt - Bài viết tập trung đánh giá năng lực cạnh tranh của cácdoanh nghiệp du lịch tỉnh Kon Tum, với cỡ mẫu 25 doanh nghiệp.Kết quả khảo sát cho thấy có 28% doanh nghiệp có khả năng cạnhtranh cao, 56% doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trung bìnhvà 16% doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh thấp. Nguyên nhânlà do các doanh nghiệp còn yếu kém bởi khả năng quản lý, đổimới, khả năng xúc tiến và quảng bá, khả năng liên kết và hợp tác.Trong khi đó nhóm các nhân tố về cơ sở hạ tầng và khả năng cạnhtranh của sản phẩm, khả năng duy trì và nâng cao hiệu quả kinhdoanh lại có tác động ít hơn. Đây cũng là cơ sở cho ban lãnh đạodoanh nghiệp đưa ra những giải pháp như quản trị nhân sự, thúcđẩy phát triển R&D để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp trên thương trường.

Abstract - The article focuses on evaluating the competitivenessof the tourism businesses in Kon Tum, with a sample size of 25businesses. Survey results show that 28% of enterprises have highcompetitiveness, 56% have average competitiveness and 16%have low competitiveness. The reason is that the managementability, innovation, advertising and promotion ability, interoperabilityand cooperation ability of the businesses are still weak. Meanwhile,the infrastructure and competitiveness of products, the ability tomaintain and improve the business efficiency have less impact onthe competitiveness of enterprises. Therefore, business executivescan base on these findings to offer solutions such as humanresource management, promoting the development of R & D inorder to enhance the competitiveness of enterprises in the market.

Từ khóa - doanh nghiệp du lịch; Kon Tum; lữ hành; lưu trú; nănglực cạnh tranh.

Key words - tourism businesses; Kon Tum; travel; stays;competitiveness.

1. Đặt vấn đề

Kon Tum là vùng đất lý tưởng để làm du lịch, bởi nơi đây có điều kiện thuận lợi để tạo nên những sản phẩm đặc trưng, riêng biệt, hấp dẫn. Về phương diện xã hội, đây là vùng đất đa dân tộc, đa văn hóa, là nơi hội tụ, cư trú của nhiều dân tộc anh em với nhiều đặc trưng, sắc thái của các tộc người. Về văn hóa, Kon Tum lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị thẩm mỹ đặc sắc, độc đáo. Về cảnh quan sinh thái, Kon Tum có vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ, thơ mộng, hùng vũ với địa hình độc đáo, hòa trộn giữa những dòng sông xen lẫn với đồi núi, ao hồ, ghềnh thác tạo nên nhiều thác nước đẹp nổi tiếng, phù hợp với việc tổ chức các hoạt động du lịch tham quan, dã ngoại. Đặc biệt hơn, Kon Tum nổi tiếng với khu du lịch sinh thái Măng Đen, một trong những địa danh được ví như Đà Lạt thứ hai. Tuy nhiên, theo thống kê trong năm 2010, toàn tỉnh chỉ đón 10 ngàn lượt khách du lịch quốc tế, so với quy hoạch chỉ đạt 33%, năm 2013 đạt 16 ngàn lượt, so với quy hoạch thì chỉ mới đạt 50%, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2013 là 8,5%. Đặc biệt là giai đoạn 2011-2013, số lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến Kon Tum chỉ tăng rất nhẹ qua các năm.

Bên cạnh đó, việc gia nhập Cộng đồng kinh tế AEC cũng tạo nhiều cơ hội cho du lịch Việt Nam nói chung, cho du lịch Kon Tum nói riêng, đặc biệt tạo nhiều cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp du lịch (DNDL) của tỉnh. Theo cục thống kê của tỉnh thì đến năm 2013, toàn tỉnh có khoảng 71 DNDL, trong đó có 6 doanh nghiệp lữ hành và 65 doanh nghiệp kinh doanh lưu trú. Vấn đề đặt ra là trong bối cảnh hội nhập AEC, thực trạng năng lực cạnh tranh (NLCT) của các DNDL ra sao và liệu các doanh nghiệp này cần làm gì để củng cố và nâng cao NLCT.

Hiện nay có nhiều tác giả nghiên cứu và đánh giá NLCT của DNDL. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ dừng lại ở đánh giá mang tính định tính và còn thiếu vắng những nghiên

cứu đánh giá NLCT của DNDL trên địa bàn tỉnh Kon Tum, tìm hiểu nguyên nhân vì sao các DNDL này chưa tận dụng và phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có.

Bài viết tập trung đánh giá NLCT của các DNDL tỉnh Kon Tum, và dựa vào kết quả đó đề xuất kiến nghị giải pháp nâng cao NLCT các doanh nghiệp trong ngành nhằm đáp ứng xu hướng phát triển một cách bền vững.

2. Cơ sở lý luận

Bài viết tiếp cận theo quan điểm NLCT của Nguyễn Hữu Thắng (2006) là khả năng khai thác, huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực giới hạn như nhân lực, vật lực, tài lực,.. để tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh; đồng thời, biết lợi dụng các điều kiện khách quan một cách có hiệu quả để tạo ra lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ, xác lập vị thế cạnh tranh của mình trên thị trường; từ đó, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập và lợi nhuận cao, đảm bảo cho doanh nghiệp tồn tại, tăng trưởng và phát triển bền vững.

Việc thiết lập mô hình đánh giá NLCT của các DNDL sẽ không đi theo hướng tạo ra mô hình hoàn toàn mới, mà trên tinh thần kế thừa nền tảng lý luận của Nguyễn Quang Vinh (2011) về phương pháp xác định khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành. Nhìn chung, phương pháp này khá phù hợp để đánh giá NLCT của tỉnh Kon Tum.

Tóm lại, mô hình tính NLCT sẽ sử dụng 7 nhóm nhân tố để xác định khả năng cạnh tranh của các DNDL tại Kon Tum. Phương pháp này chủ yếu dựa trên nguyên tắc khảo sát và xếp hạng các chỉ số theo thứ tự từ thấp đến cao. Các nhóm nhân tố này được minh họa như ở Hình 1.

Để có thể tính toán được các chỉ số về NLCT của các DNDL, đề tài đã sử dụng phương pháp xác định như sau:

+ Xác định giá trị của các chỉ số và các nhân tố

Bảy nhóm nhân tố của mô hình bao gồm 16 chỉ số cơ

Page 142: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

138 Phan Thị Thanh Trúc

bản. Hầu hết các chỉ số này đều có thể tính toán từ các nguồn số liệu báo cáo của các doanh nghiệp hoặc kết quả khảo sát trực tiếp. Tuy nhiên, có một số trường hợp việc xác định giá trị định lượng là hết sức khó khăn (thương hiệu, phương pháp quản lý,…). Đối với những nhân tố này mô hình sẽ tiến hành sắp xếp các doanh nghiệp theo thứ tự tăng dần về giá trị của mỗi chỉ số. Số thứ tự của mỗi doanh nghiệp sẽ được sử dụng để tính toán giá trị của các chỉ số.

Hình 1. Các nhân tố đánh giá NLCT của các DNDL

Nguồn: Nguyễn Quang Vinh (2011)

Giá trị của các chỉ số (��) trong một nhân tố �� là rất khác biệt đối với các doanh nghiệp khác nhau. Chẳng hạn có doanh nghiệp có số vốn đến hàng trăm tỷ, trong khi đó các doanh nghiệp khác có thể chỉ là một vài tỷ. Nếu so sánh trực tiếp các giá trị này thì mức độ sai lệch sẽ rất lớn giữa các chỉ số. Do vậy, để tính toán giá trị của các nhân tố, chúng ta sẽ quy giá trị của các chỉ số về trong khoảng từ 0 đến 1 theo công thức sau:

���� =

����������

��

���������������

�� (1)

Trong đó: ���� là giá trị quy đổi cho chỉ số i của doanh

nghiệp d;

��� là giá trị thực cho chỉ số i của doanh nghiệp d.

Khi đó giá trị của từng nhân tố sẽ được xác định bởi công thức sau:

��� =

�� ∑ ���

�� (�,�) với k = (1÷7) (2)

Trong đó: ��� là giá trị tính toán cho nhân tố k của doanh

nghiệp d;

�� là số lượng các chỉ số trong nhân tố k.

+ Xác định các trọng số và tính NLCT

Như đã phân tích ở trên, cả bảy nhân tố đưa vào mô hình đều có tác động tích cực đến NLCT của doanh nghiệp. Chúng ta sẽ tiến hành tính bình quân cho các nhóm nhân tố để xác định trọng số dự kiến (��).

Trọng số của từng nhân tố (��) sẽ được tính theo công

thức: �� =|��|

∑ |��|� (�,�) khi đó ∑ ��� (�,�) = 1 (3)

Trên cơ sở các trọng số thu được mô hình sẽ tính toán lại điểm khả năng cạnh tranh dự kiến của từng doanh nghiệp ( dNLCT ) theo công thức sau:

����� = ∑ �����

� (�,�) (4)

Trên cơ sở iNLCT của từng doanh nghiệp thu được, mô

hình lại tiến hành tính bình quân các nhóm nhân tố để xác định hệ số của từng nhân tố để tính toán trọng số. Giá trị cuối cùng thu được chính là trọng số (��) được sử dụng để tính NLCT. Khi đó NLCT chính thức của doanh nghiệp sẽ được xác định theo công thức:

����� = ∑ �����

� (�,�) (5)

Với dNLCT là điểm khả năng cạnh tranh của doanh

nghiệp d, là trọng số của nhân tố k (k = 1÷7).

3. Phương pháp nghiên cứu

Để đánh giá NLCT của các DNDL, tác giả tiến hành khảo sát thông qua điều tra bảng hỏi và khảo sát trực tiếp 35 doanh nghiệp trong tỉnh. Số lượng mẫu này tương đương 32% tổng DNDL (lưu trú và lữ hành). Tuy nhiên, chỉ có 25 doanh nghiệp trả lời (chiếm khoảng 58%), trong đó cỡ mẫu được lựa chọn theo các tiêu chí như sau:

Bảng 1. Mô tả mẫu khảo sát

Địa bàn khảo sát Loại doanh nghiệp Số lượng

Thành phố Kon Tum

DNDL lữ hành 4

Doanh nghiệp lưu trú 12

Ngọc Hồi DNDL lữ hành 1

Doanh nghiệp lưu trú 3

KonPlong DNDL lữ hành 1

Doanh nghiệp lưu trú 4

Tổng DNDL lữ hành 6

Doanh nghiệp lưu trú 19

Nguồn: Dữ liệu khảo sát của tác giả

Tác giả lựa chọn khảo sát các doanh nghiệp trên các địa bàn: thành phố Kon Tum, huyện Ngọc Hồi, KonPlong, bởi đây là những huyện chủ lực giúp tỉnh phát triển kinh tế, xã hội và hội tụ nhiều điểm du lịch hấp dẫn với cơ sở hạ tầng khá tốt so với các địa phương còn lại.

4. Đánh giá NLCT các DNDL tỉnh Kon Tum

4.1. Thực trạng các DNDL tỉnh Kon Tum

Hiện trên địa bàn tỉnh có 71 DNDL, trong đó 6 doanh nghiệp lữ hành, 65 doanh nghiệp lưu trú. Về loại hình kinh doanh, có 13 công ty cổ phần, 22 công ty TNHH, chiếm 50% tổng số DNDL nhưng lại là những doanh nghiệp nhỏ và thị phần thấp, 3 nghiệp nhà nước chiếm 4%.

kF

Page 143: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 139

Nguồn vốn của các DNDL trên địa bàn tỉnh Kon Tum thấp, chỉ có hơn 20% doanh nghiệp có vốn trên 5 tỷ. Vốn lưu động của doanh nghiệp là rất thấp, chiếm khoảng 20% tổng nguồn vốn. Điều này đã tạo nên nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp tại đây do đa số các DNDL (cả nội địa, inbound và outbound) đều áp dụng nguyên tắc trả sau. Với số vốn lưu động nhỏ, hầu hết các doanh nghiệp chỉ tập trung nguồn vốn cho các hoạt động ngắn hạn, các hoạt động đòi hỏi sự nỗ lực lâu dài như xây dựng thương hiệu, phát triển quan hệ với các đối tác, xây dựng sản phẩm mới hay nghiên cứu và phát triển hầu như bị bỏ ngỏ.

Về nguồn nhân lực, số lượng lao động được đào tạo chuyên ngành về du lịch còn ít, phần lớn lao động có trình độ trung cấp, sơ cấp và đào tạo ngắn hạn - chiếm 60,5%, số lao động phổ thông chiếm 29,5%.

Về các hoạt động quảng bá thương hiệu, DNDL ở Kon Tum mới chỉ thực hiện một cách đại trà với mục đích thông tin, chưa có chiến lược rõ ràng trong xây dựng thương hiệu du lịch cho doanh nghiệp mình. Đồng thời vẫn chưa chú trọng công tác bảo vệ và củng cố thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.

Về cơ sở hậ tầng, cơ sở du lịch mới khai thác được trên 25%. Kết cấu hạ tầng phục vụ kinh tế nói chung và du lịch nói riêng còn thiếu và yếu nhiều. Cơ sở lưu trú ít, chưa đáp ứng nhu cầu cả trước mắt và càng khó đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Việc đầu tư cho du lịch chủ yếu là đầu tư cho cơ sở lưu trú có tăng, tuy nhiên việc xây dựng khách sạn chỉ là tự phát của từng nhà dân nên quy mô không lớn, khách sạn được xếp hạng sao còn rất ít, chủ yếu phục vụ cho thị trường khách bình dân.

Tỷ lệ sản phẩm mới trên tổng số sản phẩm của doanh nghiệp lữ hành tại Kon Tum là rất thấp và hầu như bằng không. Các doanh nghiệp lữ hành tại đây có rất ít những sản phẩm hoàn toàn mới, mà chủ yếu là thay đổi kết cấu chương trình cũ, thay đổi/ bổ sung một vài dịch vụ hoặc điểm đến. Công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế và yếu kém do họ không nhận thức tầm quan trọng của nó, nhưng mặt khác do vốn ít, ngân sách dành cho nghiên cứu thị trường rất hạn hẹp, khả năng tham quan, khảo sát thị trường nước ngoai rất hạn chế. Các doanh nghiệp lữ hành nhận định, thế mạnh bậc nhất của du lịch Kon Tum vẫn là các tour du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Lâu nay, Kon Tum đã khai thác những thế mạnh này để phục vụ du khách, nhưng việc đầu tư cho các thế mạnh còn quá yếu, thậm chí nhiều nơi chỉ khai thác mà thiếu đầu tư và làm mới sản phẩm du lịch khiến nhiều khu, điểm du lịch bị xuống cấp trầm trọng. Tỷ lệ sản phẩm mới chỉ chiếm 5% trong tổng số sản phẩm du lịch của các công ty du lịch lữ hành trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Cùng với tỷ lệ sản phẩm mới, tỷ lệ chi phí R&D trong tổng chi phí của DNDL ở đây là rất thấp với mức trung bình là xấp xỉ 0,5%. Chi phí này tại các doanh nghiệp lưu trú du lịch gần như bằng không. Các doanh nghiệp lữ hành có nhiều cố gắng trong nghiên cứu thị trường, xây dựng các tour, tuyến, các loại hình du lịch phong phú để thu hút khách. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp lữ hành tại Kon Tum còn quá it, các tuyến tour của các doanh nghiệp này chỉ là bắt chước hoặc cải tiến từ các sản phẩm cũ.

Có thể nói, thực trạng về khả năng cạnh tranh của sản phẩm của các DNDL tại Kon Tum là hết sức đáng lo ngại. Các sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp ở đây chủ yếu là các sản phẩm cũ, không có gì nổi bật so với các doanh nghiệp khác trong ngành.

Trong hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch thì hoạt động thông tin, quảng cáo có một vị trí đặc biệt quan trọng, tuy nhiên trong thời gian qua chi phí dành cho công tác tuyên truyền, quảng cáo của các DNDL còn quá ít, chỉ chiếm gần 2% doanh thu của doanh nghiệp. Theo như khảo sát trên địa bàn tỉnh Kon Tum thì hầu như các DNDL, đặc biệt là các doanh nghiệp lưu trú du lịch không quan tâm nhiều đến hoạt động marketing cho doanh nghiệp, do đó chi phí cho hoạt động này gần như bằng không.

Hiện tại các DNDL không có bộ phận chuyên trách về Marketing mà chủ yếu quảng cáo chỉ dừng lại ở in các tập gấp, vài thông tin giới thiệu nhỏ, lẻ tẻ trên đài, báo địa phương. Marketing chưa thật sự trở thành biện pháp để thúc đẩy, thu hút khách. Nguyên nhân là do các DNDL chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp có hạn, do đó chí phí cho bộ phận này còn hạn chế. Vì vậy chưa có một chiến lược Marketing nào có tầm cỡ nhằm xây dựng thương hiệu cho các DNDL một cách hiệu quả. Và điều quan trọng chính là cách làm du lịch của Kon Tum còn nhỏ lẻ, manh mún và thiếu chuyên nghiệp.

Bang 2. Môt sô chı tiêu phan anh hiêu qua kinh doanh bình quân cua DNDL được khảo sát

Chı tiêu 2011 2012 2013 2014

1. Số LĐ bq /DN 13 15 18 21

2. Vốn bq/DN (ty đông) 7,59 9,32 11,03 14,01

3. TSCD bq/DN (ty đông) 4,03 3,72 4,31 4,68

4. DTT bq/LĐ (triêu đông) 151,4 203,3 258,1 264,0

5. Nôp NS/DT (%) 4,19 4,55 3,77 4,01

6. LN/vốn sx (%) 2,33 2,67 2,95 3,01

7. LN/DT (%) 2,81 3,50 3,93 4,1

8. LN/DN (triêu đông) 216,8 378,1 411,8 445,4

Nguồn: Dữ liệu khảo sát của tác giả

Trình độ quản lý của chủ doanh nghiệp các DNDL tỉnh Kon Tum còn nhiều bất cập, hạn chế so với đòi hỏi của kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Phần lớn các doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp lưu trú du lịch ở đây kinh doanh theo kiểu hộ gia đình. Kết quả điều tra các doanh nghiệp cho thấy, chỉ có 2% chủ doanh nghiệp có trình độ trên đại học, 36,5% đại học, 31,8% có trình độ cao đẳng và trung cấp, còn lại là các chủ doanh nghiệp chưa được đào tạo về nghiệp vụ du lịch. Chỉ có rất ít các chủ doanh nghiệp được đào tạo kiến thức quản lý chính quy, một số ít được tập trung đào tao ngắn hạn, còn lại đa số các chủ doanh nghiệp chỉ quản lý theo kinh nghiệm.

4.2. Đánh giá NLCT của các DNDL tỉnh Kon Tum

Sau khi đã xác định được các chỉ số đầu vào của mô hình, đề tài đã tiến hành tính trung bình các chỉ số này để xác định trọng số của các nhân tố. Giá trị của các trọng số thu được từ kết quả trên được sử dụng để tính toán lại NLCT dự kiến. Kết quả cuối cùng của mô hình thu được như sau:

Page 144: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

140 Phan Thị Thanh Trúc

Bảng 3. Giá trị trọng số các nhân tố trước khi quy đổi

STT Nhân tố Trọng số

1 Năng lực của doanh nghiệp 0,4387

2 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 0,4196

3 Khả năng cạnh tranh sản phẩm dịch vụ 0,2444

4 Khả năng xúc tiến và quảng bá 0,4722

5 Khả năng duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh

0,3872

6 khả năng quản lý và đổi mới 0,47767

7 Khả năng liên kết và hợp tác 0,47216

Nguồn: Dữ liệu tính toán của tác giả

Sau đó sử dụng công thức (5) để quy đổi các trọng số này về thang điểm 1. Khi đó mô hình xác định NLCT của các DNDL Kon Tum được thể hiện như sau:

Bảng 4. Giá trị trọng số các nhân tố sau khi quy đổi

STT Nhân tố Trọng số

1 Năng lực của doanh nghiệp 0,15098

2 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 0,14441

3 Khả năng cạnh tranh sản phẩm dịch vụ 0,08411

4 Khả năng xúc tiến và quảng bá 0,16244

5 Khả năng duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh

0,13325

6 Khả năng quản lý và đổi mới 0,16397

7 Khả năng liên kết và hợp tác 0,16249

Nguồn: Dữ liệu khảo sát của tác giả

Như vậy mô hình để xác định NLCT của các DNDL Kon Tum trong giai đoạn hiện nay có dạng như sau:

����� = 0,15098��� + 0,144405��� + 0.08411���+ 0.162438��� + 0,133255���+ 0,16397��� + 0,16249���

Với: dNLCT : NLCT của doanh nghiệp d;

: là giá trị quy đổi nguồn lực của doanh nghiệp d;

: giá trị quy đổi về cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp d;

: giá trị quy đổi khả năng cạnh tranh sản phẩm dịch

vụ của doanh nghiệp d;

: giá trị quy đổi Khả năng xúc tiến và quảng bá của

doanh nghiệp d;

: giá trị quy đổi Khả năng duy trì và nâng cao hiệu

quả kinh doanh của doanh nghiệp d;

: giá trị quy đổi khả năng quản lý và đổi mới của

doanh nghiệp d;

: giá trị quy đổi Khả năng liên kết và hợp tác của

doanh nghiệp d.

Từ kết quả tính toán NLCT của các DNDL Kon Tum trên, có thể thấy rằng trọng số của các nhân tố đưa vào mô hình đều có tác động thuận chiều với biến phụ thuộc.

Trong mô hình xác định khả năng cạnh tranh của

DNDL, hệ số của biến độc lập 4dY , và 7dY có giá trị

lớn nhất. Qua đó có thể nhận thấy rằng nhân tố khả năng quản lý, đổi mới, khả năng xúc tiến và quảng bá, khả năng liên kết và hợp tác có ảnh hưởng lớn nhất tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong khi đó nhóm các nhân tố về cơ sở hạ tầng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, khả năng duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh lại có tác động ít hơn tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Khả năng nguồn lực của doanh nghiệp có tác động tới khả năng cạnh tranh của DNDL đứng thứ 4. Điều này khá phù hợp với cơ sở lý thuyết đã đề cập.

Kết quả tính toán cho thấy khả năng cạnh tranh hiện nay của các DNDL tại Kon Tum chỉ ở mức trung bình là 0,427147.

Bảng 5. NLCT của các DNDL tỉnh Kon Tum

Doanh nghiệp Chỉ số cạnh tranh (0÷1) Xếp hạng

LT6 0,685682 1

LT9 0,671504 2

LT8 0,581849 3

LT10 0,57205 4

LT15 0,571458 5

LT16 0,560317 6

LT7 0,524378 7

LT13 0,491108 8

LH2 0,488756 9

LT11 0,483889 10

LT23 0,474485 11

LH5 0,456232 12

LH1 0,430733 13

LT21 0,424859 14

LH4 0,383604 15

LT25 0,365497 16

LT14 0,358323 17

LT22 0,3534 18

LT20 0,342838 19

LT18 0,329611 20

LT24 0,277725 21

LT19 0,232421 22

LT12 0,214772 23

LT17 0,207192 24

LH3 0,195994 25

Trung bình 0,427147171

Nguồn: Tính toán của tác giả

Trong tổng số 25 doanh nghiệp được khảo sát có 7 doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao, 14 doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh trung bình và 4 doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh thấp.

5. Giải pháp

Để nâng cao NLCT của DNDL tỉnh Kon Tum, bài viết hướng tới các giải pháp sau:

Thứ nhất, cần nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết về kinh tế - xã hội, văn hóa, luật pháp… cho đội ngũ lao động tại các doanh nghiệp bằng cách liên kết với các cơ sở đào

1dY

2dY

3dY

4dY

5dY

6dY

7dY

6dY

Page 145: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 141

tạo để tìm được những nhân viên có đủ kiến thức, kỹ năng phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp.

Thứ hai, về sản phẩm của doanh nghiệp: Cần tạo ra những sản phẩm đa dạng, phong phú mang thương hiệu của doanh nghiệp nói riêng và của du lịch Kon Tum nói chung. Với những gì mà Kon Tum đang có, cần phát triển định vị theo thời gian, tạo ra nét đặc trưng, riêng biệt cho du lịch địa phương. Mặt khác, cần chọn được các điểm khác biệt nhằm định vị cho sản phẩm. Trước tiên các doanh nghiệp phải xem du lịch Kon Tum có những điểm mạnh, khác biệt thực sự nào so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực; khác biệt nào là cốt lõi, khác biệt nào là quan trọng đối với khách hàng mục tiêu...

Thứ ba, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng cáo và tuyên truyền. Hiện nay, quảng cáo là kênh kết nối doanh nghiệp và khách hàng hiệu quả nhất. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải nhận thức rõ những lợi ích từ việc quảng cáo, từ đó có thể đầu tư thích đáng cho hoạt

động này. Hơn nữa, các doanh nghiệp phải chủ động trong hoạt động quảng cáo của mình thông qua các tờ rơi, tập gấp, brochures… hoặc làm các clip quảng cáo có chất lượng để đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng, website công ty, trên các mạng xã hội như: Facebook, youtube, google, blog… Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể liên kết với các ngành, các cơ quan chức năng có liên quan để tổ chức các cuộc hội thảo, hội thi và các sự kiện du lịch khác nhằm quảng bá và thu hút khách.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cục thống kê tỉnh Kon Tum (2014), Niêm giám thống kê 2013.

[2] Nguyễn Hữu Thắng (2016), Nâng cao NLCT của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[3] Nguyễn Quang Vinh (2011), “Phương pháp xác định khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành”, Tạp chí Du Lịch Việt Nam, số 6/2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tr. 36-37.

(BBT nhận bài: 25/01/2016, phản biện xong: 29/3/2016)

Page 146: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

142 Lê Đức Viên

CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐÀ NẴNG THEO HƯỚNG BỀN VỮNG

EVALUATION CRITERIA FOR SUSTAINABLE TOURISM DEVELOPMENT IN DA NANG CITY

Lê Đức Viên

Văn phòng đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng; [email protected]

Tóm tắt - Bài báo này trình bày khung lý thuyết về phát triển dulịch bền vững, nêu rõ các tiêu chí cụ thể đánh giá phát triển du lịchbền vững. Từ đó, đề xuất các phương thức đánh giá để biết rõhoạt động phát triển du lịch có thực sự bền vững hay không, baogồm phương thức xác định sức chứa, phương thức đánh giá dựavào bộ chỉ tiêu môi trường của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO),phương pháp PRA - đánh giá nhanh tính bền vững của phát triểndu lịch dựa vào các chỉ tiêu môi trường. Trên cơ sở khung lý thuyếtnày đánh giá thực tiễn phát triển du lịch tại Đà Nẵng và nêu rõnhững nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch theo hướng bềnvững tại Đà Nẵng thời gian qua, làm tiền đề để đưa ra những giảipháp hữu hiệu phát triển du lịch trong thời gian đến, bao gồm: bềnvững về kinh tế, bền vững về xã hội, bền vững về môi trường.

Abstract - This article presents a theoretical framework forsustainable tourism development, outlining the specific criteria toevaluate the development of sustainable tourism. And then, thearticle proposes methods of evaluation to know whether thetourism development activities are sustainable or not. They are themethod for determining capacity, method of assessment based onthe environmental indicators of the World Tourism Organization(UNWTO) and PRA (Participatory Rapid appraisal) method. Basedon this framework, the article assesses the situation of sustainabletourism development in Da Nang city in the past as a basis forsuggesting effective measures for the future sustainable tourism:economic sustainability; social sustainability; environmentalsustainability.

Từ khóa - tiêu chí đánh giá du lịch bền vững; nhân tố ảnh hưởngdu lịch bền vững; phát triển du lịch bền vững ở Đà Nẵng; bền vữngvề kinh tế; bền vững về xã hội; bền vững về môi trường.

Key words - Evaluation criteria of sustainable tourism; factors thataffect sustainable tourism; sustainable tourism development in DaNang; economic sustainability; social sustainability; environmentalsustainability.

1. Đặt vấn đề

Hiện nay, thế giới đang đứng trước những thách thức to lớn của thời đại như sự biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Điều này đòi hỏi các quốc gia phải sử dụng có trách nhiệm các nguồn lực của mình, đặc biệt là nguồn lực tự nhiên và nhân văn. Trong bối cảnh đó, phát triển du lịch theo hướng bền vững trở thành xu thế chung và cũng là giải pháp tối ưu cho việc phát triển ngành du lịch.

Đà Nẵng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch như lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn tài nguyên du lịch phong phú. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 20 đã xác định: Xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp to lớn trong cơ cấu GDP của thành phố. Tuy nhiên, quá trình phát triển du lịch thành phố chưa bền vững, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển du lịch với giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, chưa có sự cân đối hài hòa giữa khai thác và tái tạo các nguồn lực du lịch… Do đó, việc tìm ra lời giải cho bài toán Làm thế nào để phát triển du lịch một cách bền vững là một đòi hỏi cấp bách đối với thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay.

2. Khung lý thuyết

2.1. Khái niệm phát triển du lịch bền vững

Hiện nay, trên thế giới vẫn chưa thống nhất về khái niệm “phát triển du lịch bền vững”. Theo Hens L,1998 thì "Du lịch bền vững đòi hỏi phải quản lý tất cả các dạng tài nguyên theo cách nào đó để chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ trong khi vẫn duy trì được bản sắc văn hoá, các quá trình sinh thái cơ bản, đa dạng sinh học và các hệ đảm bảo sự sống" [1].

Theo Machado (2003): “Các hình thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ tài nguyên mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương” [2].

Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO định nghĩa: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và hệ thống hỗ trợ cuộc sống con người” [3]

Như vậy, bản chất của phát triển du lịch bền vững là sự tổng hòa, giao thoa của ba thành tố: sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và nâng cao được chất lượng môi trường sống. Có thể mô hình hóa phát triển du lịch bền vững qua sự giao nhau của 3 vòng tròn: bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội, bền vững về môi trường.

Nhìn chung, những quan điểm trên đều coi phát triển du lịch bền vững là một nhánh của phát triển bền vững nói chung. Phát triển du lịch bền vững là hoạt động phát triển du lịch ở một khu vực cụ thể sao cho nội dung, hình thức và quy mô là thích hợp và bền vững theo thời gian, không làm suy thoái môi trường, không làm ảnh hưởng đến khả năng hỗ trợ các hoạt động phát triển khác.

Page 147: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 143

Hình 1. Mô hình phát triển du lịch bền vững [4]

2.2. Các tiêu chí đánh giá

Việc xác định các dấu hiệu nhận biết về phát triển du lịch bền vững là công việc không hề đơn giản. Tuy nhiên, căn cứ vào những nguyên tắc cơ bản của phát triển du lịch bền vững, những đặc điểm của hoạt động du lịch, các tiêu chí về phát triển du lịch bền vững cần được nghiên cứu và xem xét bao gồm:

2.2.1. Các tiêu chí về kinh tế

Phát triển du lịch bền vững phải đảm bảo sự tăng trưởng liên tục và ổn định lâu dài của chỉ tiêu kinh tế du lịch. Các chỉ tiêu kinh tế được thể hiện như sau:

- Chỉ số về mức chi tiêu và số ngày lưu trú trung bình của khách gia tăng

Những khu vực, quốc gia nơi du lịch được coi là ngành kinh tế chủ đạo, các nhà quản lý, điều hành kinh doanh du lịch có xu hướng quan tâm đến chỉ số về mức chi tiêu trung bình và thời gian lưu trú của khách hơn là chỉ số về số lượng khách. Điều này cho phép vẫn đảm bảo sự tăng trưởng về doanh thu du lịch trong khi hạn chế được chi phí cho việc phải phục vụ một lượng khách lớn hơn và hạn chế các tác động đến môi trường. Như vậy có thể thấy chỉ số về mức chi tiêu và số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch ngày càng cao thì hoạt động phát triển du lịch sẽ được xem là càng có tính bền vững.

- Số lượng (tỷ lệ) khách du lịch quay trở lại

Dấu hiệu về lượng khách (tỷ lệ khách) quay trở lại là dấu hiệu quan trọng về phát triển du lịch bền vững. Chỉ số này thường có được thông qua việc tiến hành các cuộc điều tra, phỏng vấn khách du lịch tại các điểm du lịch trên toàn lãnh thổ hoặc thông qua các hãng lữ hành trên toàn quốc để tổ chức các cuộc phỏng vấn. Tỷ lệ khách du lịch quay trở lại càng cao chứng tỏ rằng hoạt động du lịch tại khu vực đó, quốc gia đó đang phát triển đúng hướng và có hiệu quả. Điều này càng quan trọng đối với những đối tượng khách du lịch từ những thị trường có khả năng chi trả cao, có thời gian lưu trú dài ngày.

- Mức độ hài lòng của khách

Một nền du lịch bền vững không thể dựa trên những sản phẩm du lịch kém chất lượng, không để lại trong lòng du khách những ấn tượng tốt sau những chuyến tham quan, du lịch. Chính vì vậy mức độ hài lòng của du khách sẽ là dấu hiệu quan trọng về trạng thái bền vững của hoạt động du lịch. Đây cũng chính là mục tiêu phát triển du lịch bền vững nhằm đưa lại cho du khách những chuyến đi có chất lượng.

Để xác định dấu hiệu này cần thiết phải tổ chức các cuộc điều tra xã hội học với khách du lịch. Kết quả điều tra sẽ là cơ sở để có những điều chỉnh phù hợp, đảm bảo cho sự phát triển du lịch bền vững từ góc độ kinh tế.

2.2.2. Các tiêu chí về tài nguyên - môi trường

Phát triển du lịch bền vững phải khai thác và sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả các tiềm năng tài nguyên và điều kiện môi trường. Với mục tiêu này, trong quá trình phát triển, ngành du lịch phải có những đóng góp tích cực cho công tác tôn tạo nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường. Các tiêu chí thành phần bao gồm:

- Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo, bảo vệ

Mục tiêu của phát triển bền vững là nhằm hạn chế tối đa việc khai thác quá mức và lãng phí các nguồn tài nguyên, đặc biệt là các tài nguyên tự nhiên không tái tạo. Chính vì vậy, số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư bảo vệ, tôn tạo được coi là một trong số các dấu hiệu về sự phát triển bền vững của hoạt động du lịch. Khu vực nào, quốc gia nào càng có nhiều khu, điểm du lịch được đầu tư bảo vệ, tôn tạo chứng tỏ hoạt động phát triển du lịch ở khu vực, quốc gia đó càng gần với mục tiêu phát triển bền vững. Theo tổ chức Du lịch Thế giới - WTO, nếu tỷ lệ vượt quá 50% thì hoạt động du lịch được xem là trong trạng thái phát triển bền vững.

- Áp lực môi trường tại các khu, điểm du lịch được quản lý

Việc quản lý và hạn chế những áp lực lên môi trường và các nguồn tài nguyên được xác định thông qua các biện pháp quản lý và giảm thiểu chất thải, mức độ kiểm soát các hoạt động phát triển bao gồm các hoạt động phát triển, bảo tồn và duy trì tính đa dạng, trong đó việc duy trì các hệ sinh thái đặc hữu đang bị đe doạ là nền tảng cơ bản cho sự phát triển du lịch theo hướng bền vững.

- Mức độ đóng góp từ thu nhập du lịch cho nỗ lực bảo tồn phát triển tài nguyên, bảo vệ môi trường

Du lịch là một ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Chính vì vậy tỷ lệ doanh thu mà ngành du lịch trích lại cho cơ quan chủ quản các nguồn tài nguyên du lịch càng cao, chứng tỏ khả năng phối hợp liên ngành tốt. Việc đánh giá phát triển du lịch bền vững cần dựa trên yếu tố này. Kết quả thu được có thể có xác suất do nhiều khi doanh thu du lịch trích lại không được dùng vào mục tiêu bảo tồn, tôn tạo các nguồn tài nguyên, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, nhưng phần nào cũng thể hiện nội dung của phát triển bền vững.

2.2.3. Các tiêu chí về xã hội

Phát triển du lịch bền vững về mặt xã hội thể hiện trên những khía cạnh sau:

- Mức độ hài lòng cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch

Hoạt động phát triển du lịch sẽ bền vững nếu có được sự ủng hộ của cộng đồng địa phương. Chính vì vậy mức độ hài lòng của cộng đồng sẽ phản ảnh trạng thái bền vững của hoạt động du lịch trong phát triển. Để đạt được sự hài lòng của cộng đồng, vai trò của cộng đồng phải được phát huy cũng như đem lại lợi ích cho cộng đồng, cụ thể: Phát huy vai trò của cộng đồng địa phương trong xây dựng, triển khai quy hoạch phát triển du lịch, nâng cao mức sống của cộng đồng nhờ có hoạt động của du lịch, phúc lợi xã hội chung của cộng đồng được nâng lên.

Để xác định được dấu hiệu này, cần tiến hành điều tra,

Page 148: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

144 Lê Đức Viên

phỏng vấn cộng đồng. Kết quả điều tra sẽ là căn cứ để điều chỉnh hoạt động, sao cho phát triển hoạt động du lịch mang tính bền vững hơn từ góc độ xã hội.

- Mức đóng góp của du lịch vào việc cải thiện cuộc sống của người dân địa phương

Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên sự phát triển bền vững của du lịch là việc đóng góp phát triển kinh tế, xã hội địa phương nơi có du lịch phát triển. Hoạt động du lịch chỉ thực sự bền vững khi mang đến cơ hội nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương, đồng thời hướng tới mục tiêu vì sự tiến bộ của cộng đồng dân cư.

2.3. Phương thức đánh giá tính bền vững của hoạt động du lịch

Để đánh giá tính bền vững của các hoạt động du lịch, cần phải có những phương thức thích hợp. Những phương thức này, một mặt là để đo sự thành công của công tác điều hành, quản lý du lịch, mặt khác, là để xây dựng hệ thống cảnh báo giúp cho các nhà quản lý phát hiện sớm tình trạng lâm nguy của một điểm du lịch, khu du lịch để đưa ra những giải pháp cụ thể, kịp thời và có hiệu quả. Hiện nay, các phương thức đánh giá tính bền vững của du lịch bao gồm:

2.3.1. Đánh giá tính bền vững dựa vào sức chứa

Có nhiều cách hiểu khác nhau về sức chứa. Theo D’Amore (1983), “sức chứa là điểm trong quá trình tăng trưởng du lịch mà người dân địa phương bắt đầu thấy mất cân bằng do mức độ tác động xã hội không thể chấp nhận được của hoạt động du lịch”. Shelby và Heberlein (1987) thì cho rằng “sức chứa là mức độ sử dụng mà vượt qua nó thì vi phạm tiêu chuẩn môi trường” [5].

Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO định nghĩa: “Sức chứa là số lượng người tối đa đến tham quan một địa điểm du lịch trong cùng một thời điểm mà không gây thiệt hại tới môi trường sống, môi trường kinh tế và môi trường văn hoá xã hội, đồng thời không làm giảm sự thoả mãn của du khách tham quan”. Như vậy, sức chứa là số lượng người cực đại mà điểm du lịch có thể chấp nhận được, không gây suy thoái hệ sinh thái tự nhiên, không gây xung đột giữa cộng đồng dân cư địa phương với du khách và không gây suy thoái nền kinh tế của cộng đồng địa phương.

Tuy nhiên, theo Manning E.W. 1996 [6], phương pháp xác định sức chứa đối với ngành du lịch thường gặp những trở ngại do ngành du lịch phụ thuộc nhiều vào thuộc tính của môi trường, cuộc sống hoang dã... Mỗi thuộc tính có phản ứng riêng với những cấp độ khác nhau. Trong khi đó, hoạt động của con người tác động lên hệ thống du lịch có thể từ từ và có thể tác động lên những bộ phận của hệ thống du lịch với những cấp độ khác nhau. Bên cạnh đó, mọi môi trường du lịch là môi trường đa mục tiêu, cho nên phải tính đến cả việc sử dụng vào những mục đích khác nhau, đồng thời việc xác định chính xác mức độ sử dụng cho du lịch là rất khó khăn.

2.3.2. Đánh giá theo phương pháp PRA (Participatory Rapid appraisal - đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng) dựa vào bộ chỉ tiêu của Tổ chức Môi trường thế giới (UNWTO)

Một số chỉ tiêu đặc thù của điểm du lịch đã được UNWTO đưa ra nhằm đánh giá tính bền vững của một

điểm du lịch cụ thể.

Bảng 1. Các chỉ tiêu đặc thù của điểm du lịch

TT Hệ sinh

thái Các chỉ tiêu đặc thù

1 Các vùng bờ biển

Độ suy thoái (% bãi biển suy thoái, bị xói mòn); Cường độ sử dụng (số người/1m bãi biển);

Hệ động vật bờ biển/động vật dưới biển (số loài chủ yếu nhìn thấy);

Chất lượng nước (rác, phân và lượng kim loại nặng).

2 Các vùng núi

Độ xói mòn (% diện tích bề mặt bị xói mòn);

Đa dạng sinh học (số lượng các loài chủ yếu);

Lối vào các điểm chủ yếu (số giờ chờ đợi).

3 Các điểm văn hoá (các cộng đồng, truyền thống)

Áp lực xã hội tiềm tàng (tỷ số thu nhập bình quân từ du lịch/số dân địa phương);

Tính mùa vụ (% số cửa hàng mở cửa quanh năm/tổng số cửa hàng);

Xung đột (số vụ việc có báo cáo giữa dân địa phương và du khách).

4 Các đảo nhỏ

Lượng tiền tệ rò rỉ (% thua lỗ từ thu nhập trong ngành du lịch);

Quyền sở hữu (% quyền sở hữu nước ngoài hoặc không thuộc địa phương đối với các cơ sở du lịch);

Khả năng cấp nước (chi phí, khả năng cung ứng)

Các thước đo cường độ sử dụng (ở quy mô toàn đảo cũng như đối với các điểm chịu tác động).

Nguồn: Manning E.W, 1996 [6]

Bộ chỉ tiêu của UNWTO đã được sử dụng ở nhiều nơi để đánh giá tính bền vững của một điểm du lịch và hoạt động du lịch. Tuy nhiên, nhiều chỉ tiêu không xác thực, khó đánh giá và rất khó xác minh chính xác. Vì vậy, việc áp dụng các chỉ tiêu này chưa thật rộng rãi.

Bằng phương pháp đánh giá PRA, UNWTO đưa ra bộ chỉ tiêu về đáp ứng nhu cầu của du khách, đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ sinh thái tự nhiên, đánh giá tác động lên phân hệ kinh tế và đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ xã hội - nhân văn. Đây là phương thức đánh giá thuận lợi, dễ thực hiện, phù hợp với một địa phương, vùng lãnh thổ.

Bảng 2. Hệ thống chỉ tiêu môi trường dùng để đánh giá nhanh tính bền vững của điểm du lịch

Chỉ tiêu Cách xác định

1. Bộ chỉ tiêu về đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

+ Tỷ lệ % số khách trở lại/ tổng số khách;

+ Số ngày lưu trú bình quân/ đầu du khách;

+ Tỷ lệ % các rủi ro về sức khoẻ (bệnh tật, tai nạn) do du lịch/ số lượng du khách.

2. Bộ chỉ tiêu để đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ sinh thái tự nhiên

+ % chất thải chưa được thu gom và xử lý;

+ Lượng điện tiêu thụ/du khách/ngày (tính theo mùa)

+ Lượng nước tiêu thụ/du khách/ngày (tính theo mùa)

+ % diện tích cảnh quan bị xuống cấp do xây dựng/tổng diện tích sử dụng do du lịch;

+ % số công trình kiến trúc không phù hợp với kiến trúc bản địa (hoặc cảnh quan)/tổng số công trình;

+ Mức độ tiêu thụ các sản phẩm động, thực vật quý hiếm (phổ biến-hiếm hoi-không có);

+ % khả năng vận tải sạch/khả năng vận tải cơ giới

Page 149: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 145

Chỉ tiêu Cách xác định (tính theo trọng tải).

3. Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động lên phân hệ kinh tế

+ % vốn đầu tư từ du lịch cho các phúc lợi xã hội của địa phương so với tổng giá trị đầu tư từ các nguồn khác;

+ % số chỗ làm việc trong ngành du lịch dành cho người địa phương so với tổng số lao động địa phương

+ % GDP của kinh tế địa phương bị thiệt hại do du lịch gây ra hoặc có lợi do du lịch mang lại;

+ % chi phí vật liệu xây dựng địa phương/tổng chi phí vật liệu xây dựng;

+ % giá trị hàng hoá địa phương/tổng giá trị hàng hoá tiêu dùng cho du lịch.

4. Bộ chỉ tiêu đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ xã hội-nhân văn

+ Chỉ số Doxey;

+ Sự xuất hiện các bệnh/dịch liên quan tới du lịch;

+ Tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch;

+ Hiện trạng các di tích lịch sử - văn hoá của địa phương (so với dạng nguyên thuỷ);

+ Số người ăn xin/tổng số dân địa phương; tỷ lệ % mất giá đồng tiền vào mùa cao điểm du lịch;

+ Độ thương mại hoá của các sinh hoạt văn hoá truyền thống (lễ hội, ma chay, cưới xin, phong tục, tập quán...) xác định thông qua trao đổi với các chuyên gia.

Nguồn: Manning E.W, 1996 [6]

3. Đánh giá hoạt động du lịch bền vững tại Đà Nẵng

Dựa vào phương pháp đánh giá PRA – đánh giá nhanh có sự tham gia của cộng đồng, tác giả đã tiến hành điều tra thông quan bảng hỏi với sự tham gia của 210 du khách. Bằng phương pháp thống kê, kết quả về tính bền vững của các hoạt động du lịch ở Đà Nẵng được thể hiện như sau:

3.1. Về đáp ứng nhu cầu của du khách

Sau khi khảo sát ý kiến của 210 khách du lịch với các mục đích khác nhau như: du lịch thuần túy, công tác kết hợp du lịch, thăm người thân,… khoảng 67,6% trả lời chắc chắn sẽ quay lại Đà Nẵng trong thời gian sớm nhất, 9,5% du khách trả lời sẽ không quay lại và có đến 22,1% du khách không chắc chắn có trở lại hay không. Mặc dù tỉ lệ khách quay lại chiếm phần lớn, nhưng con số 9,5% và 22,1% là vấn đề lớn khiến ngành du lịch phải suy nghĩ. Nguyên nhân chủ yếu là sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa có nhiều sản phẩm du lịch mới thu hút du khách.

Bảng 3. Khảo sát khả năng quay lại của du khách

Kha năng quay lai của du khách Sô phiêu Ty lê %

Co 142 67,6

Không 20 9,5

Không chắc chắn 48 22,1

3.1.1. Đanh gia vê cac san phâm/ điêm đên/ khu du lich trong vung

Bảng điều tra chỉ ra mức độ hài lòng của du khách về các loại hình du lịch tiêu biểu trên địa bàn Đà Nẵng và dựa vào thang điểm đánh giá từ 1 (không thích) đến 5 (rất thích). Theo kết quả có được, các dịch vụ tham quan, lưu trú và thưởng thức đặc sản ẩm thực được các du khách đánh giá tốt nhất. Các dịch vụ có thang điểm dưới 4 là mua sắm, giải trí và vận chuyển.

Bảng 4. Khảo sát về mức độ hài lòng của du khách đối với các loại hình dịch vụ

Loại hình dịch vụ Điểm trung bình Lựa chọn nhiều nhất

Tham quan 4,36 5

Lưu trú 4,57 5

Mua sắm 3,86 4

Ăn uống 4,25 4

Vui chơi 3,41 3

Giải trí 4,18 5

Lữ hành, vận chuyền 3,9 4

3.1.2. Đánh giá về thời gian lưu trú của du khách

Bảng 5. Kết quả khảo sát thời gian lưu trú của du khách

Thời gian lưu trú Số phiếu Tỷ lệ %

Dưới 5 ngày 53 30

Từ 5 đến 10 ngày 127 60,5

Trên 10 ngày 20 9,5

Số du khách trả lời 210 100

Theo kết quả khảo sát, du khách lưu trú từ 5 - 10 ngày chiếm tỉ lệ khá cao 60,5% (127 phiếu) do hầu hết du khách đến Đà Nẵng đều đi theo chương trình tour 6 ngày 5 đêm, dưới 5 ngày chiếm 30% (53 phiếu) và trên 10 ngày chiếm 9,5% (20 phiếu).

3.2. Đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ sinh thái tự nhiên

Đóng góp của ngành du lịch đối với nền kinh tế thành phố là rất lớn. Tuy nhiên, sự tăng trưởng của du lịch cùng với xu hướng du lịch đại trà đã gây nên những tác động tiêu cực, riêng với môi trường là rất nặng nề.

Trong một đánh giá tác động về môi trường, Chi cục Bảo vệ tài nguyên môi trường Đà Nẵng nhìn nhận việc phát triển du lịch và xây dựng cơ sở hạ tầng đã ảnh hưởng lớn đến nguồn lợi tự nhiên, như việc xây dựng các dự án du lịch, đường giao thông bên trong và lân cận khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà đã làm chia cắt sự liên tục của một số khu rừng.

Các hoạt động dịch vụ du lịch cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, mà trực tiếp là tác động đến hệ sinh thái các khu bảo tồn thiên nhiên, hệ sinh thái dưới nước ở nhiều khu vực như Bãi Bụt, Hòn Sụp, Bãi Lở, Bãi Nam… Ngoài ra, mặt nước vùng ven bờ đã bị thu hẹp, chất lượng và môi trường nước ngầm bị ảnh hưởng.

3.3. Đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ kinh tế

Năm 2014, Đà Nẵng đón 3,44 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 840.000 lượt, khách nội địa đạt 2,6 triệu lượt với tổng doanh thu đạt trên 21.658,8 tỷ đồng, trong đó có 1.872 tỷ đồng ngoại tệ.

Ngành du lịch đã tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người dân, xoá đói giảm nghèo. Đến nay, tổng lao động ngành du lịch trên địa bàn thành phố khoảng 14.000 người.

Cùng với sự phát triển của du lịch là sự khởi sắc của nền kinh tế nhờ vào việc cung cấp các sản phẩm, hàng hoá phục vụ cho du lịch. Qua đó, các món ăn truyền thống, hải sản tươi ngon không ngừng phát triển phong phú như mỳ

Page 150: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

146 Lê Đức Viên

Quảng, bún chả cá, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh xèo, chả bò, tré, hến xào, cơm gà, bánh canh,… và nhiều hàng hoá công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục vụ, nông sản phát triển đa dạng. Thông qua hoạt động du lịch, các làng nghề truyền thống đã được duy trì và ngày càng phát triển như làng đá mỹ nghệ thuộc phường Hoà Hải, quận Ngũ Hành Sơn với truyền thống trên 300 năm, làng chiếu Cẩm Nê, làng nón La Bông, làng làm bánh khô mè Cẩm Lệ.

Du lịch góp phần quan trọng thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, dịch vụ với hàng loạt khách sạn mới như Olalani Resort & Condotel, Mường Thanh Hotel, Melia Danang, Pulchra Danang,… cùng 16 đường bay quốc tế đi vào hoạt động, mang đến nguồn ngân sách không nhỏ cho thành phố.

Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, du lịch cũng có những tác động tiêu cực lên phân hệ kinh tế, đó là: Sự rò rỉ hiệu quả bội, thâm hụt cán cân thương mại bởi vì hầu hết các khu nghỉ dưỡng hoặc các khách sạn 5 sao đều thuộc sở hữu của các công ty hay tập đoàn quốc tế; Nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành du lịch ở Đà Nẵng còn hạn chế, nên hầu hết phải tuyển dụng lao động từ nơi khác đến.

3.4. Đánh giá tác động của du lịch lên phân hệ xã hội -nhân văn

Qua xem xét, đánh giá quá trình phát triển du lịch ở Đà Nẵng thời gian qua, có thể nhận thấy tác động của du lịch lên phân hệ xã hội nhân văn mang nhiều tính tích cực.

Thứ nhất, du lịch đã góp phần giải quyết việc làm cho người dân địa phương.

Thứ hai, du lịch là một ngành kinh tế không chỉ mang lại việc làm cho nhiều phụ nữ, mà còn mang lại nhiều cơ hội to lớn vì sự tiến bộ của phụ nữ Đà Nẵng. Trong tổng số lao động ngành du lịch thành phố có khoảng 14.000 người. Trong đó, tỷ lệ nữ chiếm 62%. Lao động nữ tập trung vào các nghề như: phục vụ khách sạn, nhà hàng, đại lý du lịch, thông tin giải trí. Trong đó, tỷ lệ lao động nữ trong khối nhà hàng, khách sạn chiếm trên 71%, phục vụ buồng, chăm sóc sắc đẹp chiếm 95%. Tỷ lệ nữ trong ngành du lịch thành phố giữ cương vị lãnh đạo, quản lý ngày một tăng. Có thể nói, sự phát triển của ngành du lịch Đà Nẵng đã tạo ra cơ hội cho người lao động nói chung, người lao động nữ nói riêng có cơ hội vươn lên, đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Thứ ba, du lịch góp phần nâng tầm hiểu biết chung về văn hoá - xã hội. Du lịch là một trong những phương tiện hàng đầu để trao đổi văn hoá, tạo cơ hội cho mỗi con người được trải nghiệm. Đồng thời, du lịch cũng là một động lực tích cực cho việc bảo vệ di sản thiên nhiên, văn hoá bằng các hoạt động gây quỹ, giáo dục cộng đồng và tác động đến chính sách. Hoạt động du lịch góp phần khơi dậy các tiềm năng văn hoá giàu có và phong phú. Nhờ có du lịch, hằng năm trung bình ba triệu du khách quốc tế đến Đà Nẵng tham quan, họ được hiểu sâu sắc hơn về đất nước và con người nơi đây.

Có thể nhận thấy tác động của du lịch lên phân hệ xã hội - nhân văn mang nhiều tính tích cực hơn là tiêu cực. Các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm luôn nằm trong tầm kiểm soát của thành phố. Các hoạt động văn hoá truyền thống như các phong tục, tập quán, lễ hội được giữ gìn, phát triển mà không bị mai một, thương mại hoá. Chất lượng của các di tích văn hoá, lịch sử được cải thiện.

Tóm lại, nghiên cứu, khảo sát thực trạng phát triển du lịch những năm gần đây cho thấy, du lịch Đà Nẵng đang ở giai đoạn đầu của giai đoạn phát triển (development). Số lượng khách du lịch tăng nhanh, nhiều dự án đầu tư phát triển du lịch được triển khai. Các mối quan hệ giữa khách du lịch với người dân địa phương, giữa các cơ sở kinh doanh du lịch địa phương và ngoài địa phương, giữa các cơ sở kinh doanh du lịch với các cơ sở không tham gia kinh doanh du lịch vẫn còn thân thiện. Trên thực tế, các mâu thuẫn, xung đột vẫn chưa xuất hiện. Xét về chỉ số Doxey, sự phát triển về du lịch ở Đà Nẵng hiện nay vẫn còn trong giới hạn kiểm soát được. Quan hệ giữa du khách và người dân địa phương vẫn cởi mở, thân thiện.

Như vậy, theo phương pháp PRA, sự phát triển du lịch hiện nay ở Đà Nẵng được đánh giá là vẫn nằm trong tầm kiểm soát, vẫn có tính bền vững tuy không cao. Một số chỉ tiêu như tỷ lệ du khách quay trở lại, số ngày lưu trú, mức độ hài lòng của du khách cần phải được quan tâm và không ngừng tìm kiếm các giải pháp để nâng cao mức độ hài lòng của du khách, giữ chân họ ở lại thành phố lâu hơn. Nhìn chung, phát triển du lịch ở Đà Nẵng vẫn đáp ứng được nhu cầu của du khách, phân hệ sinh thái tự nhiên chưa bị suy thoái nhiều, phân hệ kinh tế có sự tăng trưởng cho cả doanh nghiệp và cộng đồng địa phương, phân hệ xã hội - nhân văn vẫn giữ được bản sắc văn hoá truyền thống, được tăng cường văn minh.

4. Kết luận

Việc nhận diện và xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá sẽ góp phần quan trọng tìm ra lời giải thỏa đáng, phù hợp để xây dựng và phát triển du lịch Đà Nẵng thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có đóng góp quan trọng trong cơ cấu GDP của Thành phố.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hens L. (1998), Tourism and Environment, M.Sc. Course, Free University of Brussel, Belgium.

[2] Machado A. (2003), Tourism and Subtainable Development, Capacity Building for Tourism Development in VietNam, VNAT and FUDESO, VietNam.

[3] Phạm Trung Lương (2002), Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu cấp nhà nước.

[4] Lê Văn Thắng, Trần Anh Tuấn, Bùi Thị Thu (2004), Giáo trình Du lịch và Môi trường, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

[5] Draft International Guidelines on Sustainable Tourism (2002), CBD

[6] Manning E.W. (1996), Carrying Capacity and EnvironmentalIndicators, WTO News. June/1996.

(BBT nhận bài: 22/03/2016, phản biện xong: 25/04/2016)

Page 151: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 147

TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN QUAN HỆ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

CREATING MOTIVATION FOR WORKERS IN THE PROCESS OF IMPROVING RELATIONS OF PRODUCTION IN VIETNAM TODAY

Lê Thị Vinh

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội; [email protected]

Tóm tắt - Tối đa hóa lợi ích là động lực chi phối hoạt động của cácchủ thể tham gia các quan hệ kinh tế. Đặc biệt, trong nền kinh tếthị trường, lợi ích kinh tế trở thành động lực quan trọng nhất. Dođó, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất phùhợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, chúng ta cầnquan tâm đến lợi ích của người lao động, mà trước hết là lợi íchkinh tế. Trong bài viết này, tác giả tập trung nghiên cứu quá trìnhđổi mới quan hệ sản xuất ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay ở cảba mặt cơ bản là quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, quan hệ tổ chứcquản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm nhằm tạo độnglực cho người lao động.

Abstract - Maximizing benefits is a motivation that governsactivities of participants in economic relations. Particularly, in themarket economy, economic benefits are the most importantmotivation. Therefore, in the process of building and improving ofproductive relations in line with the development level of productionforces, we need to pay attention to the benefits of workers,especially economic ones. In this paper, the author focuses onimproving the relations of production in Vietnam since 1986 interms of three fundamental facets namely the ownership relationsof the means of production, relations in production managementand organization and relations in product distribution with a view tocreating motivation for workers.

Từ khóa - quan hệ sản xuất; quan hệ sở hữu; quan hệ tổ chứcquản lý sản xuất; quan hệ phân phối; người lao động.

Key words - relations of production; ownership relations; relationsin production management and organization; distribution relations;workers.

1. Đặt vấn đề

Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất. Quan hệ sản xuất được quy định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất cũng có tác động trở lại, thúc đẩy hoặc kìm hãm lực lượng sản xuất phát triển. Vì vậy, việc xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có ý nghĩa quan trọng. Trong quá trình đó, việc tạo động lực cho người lao động đóng vai trò là chìa khóa để thúc đẩy sản xuất phát triển. Nhận thức rõ điều này, ở Việt Nam, từ khi đổi mới, đã có nhiều chuyển biến tích cực trong xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất, góp phần tạo thêm động lực cho người lao động, đặc biệt là thông qua việc đảm bảo lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập trên cả ba mặt của quan hệ sản xuất, bao gồm: quan hệ sở hữu, quan hệ tổ chức quản lý sản xuất và quan hệ phân phối sản phẩm.

2. Kết quả nghiên cứu

2.1. Vai trò động lực của lợi ích kinh tế

Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12 năm 1986), Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước. Trong đó, xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là một nội dung quan trọng. Trước đổi mới, do những sai lầm trong nhận thức về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã vội vàng thiết lập quan hệ sản xuất vượt trước quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất đó không những không dẫn đường cho lực lượng sản xuất phát triển như chúng ta đã nghĩ, mà còn trở thành một nguyên nhân quan trọng dẫn đến khủng hoảng, trì trệ trong sản xuất. Do vậy, một nguyên tắc quan trọng được rút ra từ quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng

sản xuất là: xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới phải xuất phát từ lực lượng sản xuất, trong đó người lao động đóng vai trò quyết định nhất, bởi người lao động vừa là chủ thể của quá trình sản xuất, đồng thời là đối tượng thụ hưởng những thành quả của sự phát triển. Người lao động được coi là nguồn lực gốc của mọi nguồn lực. Để có thể khai thác tối đa nguồn lực con người, quá trình xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới phải tạo được động lực cho người lao động.

Theo từ điển tiếng Việt, “động lực là cái thúc đẩy làm cho biến đổi, phát triển” [10; tr. 667]. Trong tác phẩm Gia đình thần thánh, C. Mác và Ph. Ăng ghen khẳng định: “Lịch sử chẳng qua là hoạt động của con người theo đuổi mục đích của bản thân mình” [7; tr. 141]. Mục đích mà con người theo đuổi trước hết chính là nhằm thỏa mãn các nhu cầu. Các lý thuyết về động lực chỉ ra rằng: Con người hoạt động nhằm thỏa mãn 5 loại nhu cầu, bao gồm các nhu cầu vật chất tối cần thiết cho cuộc sống hàng ngày, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu được thừa nhận và được tôn trọng, nhu cầu tự do, phát triển nhân cách và các hoạt động mong muốn, trong đó, “lợi ích kinh tế là một động lực cơ bản thúc đẩy con người hành động. Bởi vì, lợi ích kinh tế là nguồn thỏa mãn các nhu cầu vật chất cơ bản và là điều kiện góp phần đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người” [5; tr. 232].

Có thể nói, tối đa hóa lợi ích là động lực chi phối hoạt động của các chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, lợi ích kinh tế trở thành động lực quan trọng nhất. Do đó, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước nói chung, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa nói riêng, chúng ta cần quan tâm đến lợi ích của người lao động, mà trước hết là lợi ích kinh tế. Để lợi ích kinh tế có thể trở thành động lực tạo ra sự phát triển bền vững thì nhất thiết

Page 152: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

148 Lê Thị Vinh

phải có sự kết hợp hài hòa ba lợi ích: lợi ích của người lao động, lợi ích tập thể doanh nghiệp và lợi ích toàn xã hội.

2.2. Hoàn thiện quan hệ sở hữu, tạo động lực cho người lao động

Quan hệ sở hữu là một trong ba mặt cơ bản của quan hệ sản xuất. Có thể định nghĩa một cách vắn tắt, sở hữu là toàn bộ mối quan hệ giữa người với người đối với đối tượng sở hữu. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, sở hữu phải được xem xét về phương diện pháp lý và phương diện kinh tế. Phương diện pháp lý chỉ có ý nghĩa quy định chủ thể sở hữu có quyền định đoạt đối tượng sở hữu của mình. Nếu quyền sở hữu chỉ dừng lại như vậy thì sở hữu không có vai trò gì quan trọng, như C.Mác đã từng nói: “Quyền lực về mặt pháp lý của những người đó cho phép họ được sử dụng và lạm dụng những phần trên trái đất, còn chưa giải quyết được vấn đề gì hết” [6; tr. 243]. Vấn đề quan trọng là việc sở hữu đó có mang lại lợi ích nào cho chủ thể sở hữu hay không? Việc đạt được lợi ích nào đó mới làm cho sở hữu thật sự có nghĩa và khi ấy sở hữu mới được thực hiện một cách toàn vẹn. Điều này khiến cho chủ thể sở hữu không ngần ngại bỏ vốn đầu tư hoặc công sức để sử dụng hiệu quả hơn đối tượng sở hữu, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đây cũng là một động lực góp phần phát triển sản xuất xã hội.

Trước đổi mới, Việt Nam chủ trương công hữu hóa tư liệu sản xuất, vì vậy, chỉ thừa nhận hai hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Với quan điểm cho rằng, tính tư hữu nhỏ của người sản xuất nhỏ là nguồn gốc hàng ngày, hàng giờ sinh ra chủ nghĩa tư bản, nên ở Việt Nam cũng như ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa trước cải cách đều quán triệt chủ trương xóa bỏ sở hữu tư nhân, đồng thời hợp tác hóa được thực hiện một cách ồ ạt với niềm tin rằng hợp tác hóa sẽ xóa bỏ được tính tư hữu của người lao động. Nhưng thực tế cho thấy, cách làm đó đã thủ tiêu động lực to lớn được tạo ra từ sở hữu tư nhân, đó là lợi ích kinh tế. Người nông dân không hăng hái lao động sản xuất trong hợp tác xã mà dồn hết “tâm sức” vào phần ruộng 5%, bởi họ biết chắc rằng mình sẽ được hưởng tất cả thành quả mình làm ra. Những mảnh đất 5% đó có thể đảm bảo tới 50 - 60% thu nhập của người nông dân. Trên thị trường, sản xuất cá thể, sản xuất tư nhân, dù bị cấm đoán, phải hoạt động trong bóng tối, vẫn có thể nuôi sống được người lao động và cung ứng cho thị trường một số hàng hóa và dịch vụ tốt hơn kinh tế quốc doanh [9; tr. 310].

Từ năm 1986 đến nay, cùng với chủ trương đổi mới toàn diện đất nước, quan hệ sở hữu ở Việt Nam đã có nhiều biến đổi tích cực. Trong đó, chuyển biến nổi bật nhất là đa dạng hóa các hình thức sở hữu. Từ chỗ chỉ thừa nhận hai hình thức sở hữu thuộc loại hình sở hữu công cộng là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể trước đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến đến thừa nhận và khuyến khích phát triển nhiều thành phần kinh tế gắn với các hình thức sở hữu khác nhau. Vì sở hữu gắn liền với lợi ích, cho nên giải quyết tốt vấn đề sở hữu có thể tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, quá trình điều chỉnh cấu trúc sở hữu trong nền kinh tế vĩ mô hay trong phạm vi doanh nghiệp phải đặt ra vấn đề, làm thế nào để đạt lợi ích cao nhất. Trong xu hướng chuyển dịch cơ cấu sở hữu hiện nay, việc đa dạng hóa hình thức sở hữu, trong đó khuyến khích các thành phần kinh tế gắn với sở hữu tư nhân và sở hữu hỗn hợp có tác dụng khai thác tối đa các

nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.

Thực tiễn đổi mới cho thấy việc xác định mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt là thái độ ứng xử của Nhà nước, của xã hội đối với các thành phần kinh tế có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì vậy, Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nhấn mạnh rằng, “các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh” [2; tr. 73]. Các thành phần kinh tế có vị trí và vai trò khác nhau, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân, kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã làm sáng tỏ hơn nội hàm của các thành phần kinh tế và nội hàm của khái niệm chủ đạo. Tiếp tục phát triển tinh thần của Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Điều này thể hiện sự ghi nhận của Đảng đối với những đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân.

Mặc dù chủ trương tạo điều kiện cho mọi chủ thể sản xuất kinh doanh làm giàu trong khuôn khổ pháp luật cho phép, mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật, song, trên thực tế vẫn còn tồn tại sự phân biệt đối xử. Có nhiều ý kiến cho rằng, việc dành “cấm địa” cho khu vực kinh tế nhà nước bằng hàng loạt ưu đãi đã tạo thành những nhóm lợi ích mạnh có khả năng thao túng chính sách và hành động của Nhà nước. Điều đó khiến cho cơ chế cạnh tranh bình đẳng vốn là nguyên lý tối cao của kinh tế thị trường bị vi phạm [5; tr. 157]. Theo chúng tôi, để có thể tối ưu hóa lợi ích xã hội, kết hợp hài hòa hay giải quyết tốt mối quan hệ giữa các nhóm lợi ích, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, cần đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu.

Bên cạnh chủ trương đa dạng hóa các hình thức sở hữu nhằm huy động mọi nguồn lực tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội, những điều chỉnh trong quan hệ sở hữu như: hoàn thiện quan hệ sở hữu đất đai, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh sở hữu trí tuệ… cũng góp phần quan trọng trong việc tạo động lực cho người lao động.

Từ năm 1986 đến nay, những điều chỉnh về sở hữu đất đai đã được thực hiện theo hướng mở rộng quyền và kèm theo đó là lợi ích của người sử dụng đất. Điều này có tác dụng khơi dậy các động lực kinh tế trong việc sử dụng tài nguyên đất đai. Nhiều nhà nghiên cứu nhận định, đây sẽ là cơ sở cho một nền nông nghiệp hàng hóa phát triển. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh một vấn đề có tính nguyên tắc, đó là: không thể chỉ xem xét đất đai về phương diện tài sản, lợi ích kinh tế đơn thuần, mà quan hệ đất đai còn hàm chứa các yếu tố chính trị - xã hội quan trọng không thể xem nhẹ. Do đó, trong việc điều chỉnh quan hệ sở hữu đất đai cần đảm bảo sự hài hòa lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc và lợi ích của mọi chủ thể sử dụng đất, bởi có như vậy mới tạo ra được động lực phát triển bền vững.

Nhờ có động lực lợi ích kinh tế thúc đẩy, lực lượng sản xuất không ngừng được hiện đại hóa, từ đó làm cho tính xã

Page 153: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 149

hội trong quan hệ sở hữu được mở rộng, hình thành nên nhiều tập đoàn, các tổ chức kinh tế mang tính liên kết trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Đây là các hình thức liên kết giữa các công ty cổ phần hay có thể gọi là sở hữu tư nhân có tính tập thể [4; tr. 131]. Tuy nhiên, trong điều kiện xã hội hóa lực lượng sản xuất, mở rộng tính xã hội trong quan hệ sở hữu như hiện nay thì động lực được tạo ra từ sở hữu tư nhân vẫn được khẳng định. Trên thực tế, cổ phần hóa là xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cổ phần hóa khiến cho người lao động không chỉ đơn thuần là người làm công ăn lương như trước kia, mà khi tham gia đóng cổ phần thì họ cũng là người đồng sở hữu doanh nghiệp. Vì vậy, họ không còn thờ ơ với kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với lợi ích thiết thân, người lao động sẽ ra sức nhiều hơn để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa. Nhờ đó, năng suất lao động tăng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng lên, góp phần làm giàu cho xã hội. Cũng thông qua chủ trương này, mối quan hệ giữa ba lợi ích: người lao động, doanh nghiệp, Nhà nước cũng được giải quyết hài hòa.

Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại, đối tượng sở hữu, ngoài những tư liệu sản xuất truyền thống như đất đai, máy móc, hầm mỏ… còn có các đối tượng sở hữu mới như: sở hữu về vốn, về thị trường, sở hữu công nghệ, sở hữu thông tin, sở hữu những sản phẩm về trí tuệ như những phát minh, sáng chế, các tác phẩm nghệ thuật và các học thuyết khoa học... Trong đó, sở hữu trí tuệ là một đối tượng sở hữu đặc biệt, ở chỗ một người có quyền sở hữu nhưng thành tựu của nó phục vụ cho toàn nhân loại. Do vai trò của tri thức, trí tuệ trong xã hội hiện đại và những lợi ích mà chúng mang lại, cho nên, các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia phát triển, rất chú trọng sở hữu trí tuệ. Cộng đồng quốc tế đã ký kết nhiều công ước, hiệp định liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Có thể nói, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trước hết là để bảo vệ lợi ích của người phát minh sáng chế nhằm kích thích lao động sáng tạo. Chính vì vậy, từ năm 1989, với sự ra đời của Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đến nay, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản luật và dưới luật, đồng thời tham gia các công ước quốc tế, các hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ. Điều này đáp ứng yêu cầu hoàn thiện hành lang pháp lý theo yêu cầu gia nhập WTO, đồng thời cũng là những động thái tích cực nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động, tạo động lực kích thích lao động sáng tạo ở Việt Nam.

2.3. Hoàn thiện quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất tạo động lực cho người lao động

Quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất là một mặt cơ bản của quan hệ sản xuất. Vai trò trực tiếp tác động đến quá trình sản xuất của quan hệ tổ chức, quản lý thể hiện ở chỗ nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình sản xuất thông qua nâng cao hoặc giảm sút hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất do quan hệ sở hữu quyết định, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.

Do quan niệm đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, vì vậy, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhiều nhà macxit đã chủ trương xóa bỏ chế độ tư hữu, thủ tiêu kinh tế thị trường và xem đây là mầm mống của chủ nghĩa tư bản; thay vào đó là áp dụng mô hình quản lý kinh tế theo kế hoạch hóa tập trung bao

cấp. Cả nước đều sản xuất theo kế hoạch, giá cả hàng hóa cũng được định theo kế hoạch. Cơ chế quản lý này đã phát huy tác dụng tích cực khi huy động tối đa sức người sức của trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc, nhưng đến thời bình nó lại trở thành rào cản cho sự phát triển, là “gót chân Achille” của hệ thống xã hội chủ nghĩa như nhà kinh tế học Áo Ludvig Von Mises đã dự đoán từ giữa những năm 1920 [9; tr. 109]. Bởi vì “không thể nào đủ tri thức để thực hiện chế độ kế hoạch hóa tập trung” chỉ dựa vào sách vở và các con số sai lệch có sẵn rồi cấp, rồi cho, rồi định nghĩa vụ cho mọi nơi trong nước [9; tr. 109]. Các chuyên gia kế hoạch đã thiết kế ra một kế hoạch phát triển “trên trời”, không sát với thực tế, sản xuất theo lệnh, lưu thông theo quy tắc giao nộp, cấp phát. Trong cơ chế quản lý tập trung đó, thị trường đứng ngoài hệ thống giá cả của Nhà nước. Hầu hết các phạm trù của kinh tế hàng hóa và thị trường như giá cả, lợi nhuận, tiền lương, tín dụng, hạch toán kinh tế… chỉ có trên hình thức [9; tr. 123]. Vì vậy, một thị trường có tổ chức mà các nhà quản lý kinh tế và các chuyên gia kế hoạch thời kỳ này xây dựng chỉ mang tính giả tạo. Cơ chế quản lý như vậy đã làm triệt tiêu động lực phát triển kinh tế - xã hội, tạo thói quen ỷ lại, sống nhờ vào bao cấp.

Trước thực trạng trì trệ của nền sản xuất, trước đổi mới, ở Việt Nam đã có nhiều tư tưởng “phá rào” (chữ dùng của Đặng Phong) được đưa ra, như: Chỉ thị 100/CT (ngày 13 tháng 1 năm 1981) xóa bỏ chế động công điểm và ăn chia trong hợp tác xã, giao ruộng đất cho các đơn vị hoặc cá nhân người lao động, định mức giao nộp nhằm kích thích người nông dân lao động sản xuất; Quyết định 25-CP (ngày 21 tháng 1 năm 1981) cho phép áp dụng chế độ ba kế hoạch: kế hoạch của Trung ương, kế hoạch liên doanh, liên kết với các cơ sở bạn, kế hoạch tự tìm kiếm nguyên liệu để sản xuất cho thị trường nhằm tháo gỡ cho công nghiệp và giao thông vận tải. Đây là những bước tiến quan trọng trong quan điểm về kế hoạch hóa, thể hiện xu hướng muốn đổi mới cơ chế tổ chức, quản lý sản xuất.

Từ Đại hội Đảng VI, Việt Nam bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước. Có thể nói, thành tựu lớn nhất trong đổi mới quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất là chuyển từ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước quản lý nền kinh tế không phải bằng mệnh lệnh hành chính như thời kỳ bao cấp, mà thông qua các công cụ chính sách như: chính sách thuế, chính sách sở hữu, chính sách tiền lương, chính sách phúc lợi xã hội… Đây là những chính sách liên quan trực tiếp đến lợi ích kinh tế của người lao động. Như trên đã nói, muốn tạo được động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước phải giải quyết tốt mối quan giữa ba lợi ích: cá nhân - tập thể và xã hội. Trước đổi mới, ở Việt Nam, lợi ích cá nhân chưa được coi trọng, mà chỉ chú trọng đến lợi ích tập thể và lợi ích của xã hội (đại diện là Nhà nước), nên người lao động không hăng hái làm việc, dẫn đến giảm sút hiệu quả sản xuất, kinh doanh, khiến cho nền kinh tế trì trệ, khủng hoảng. Công cuộc đổi mới với mục tiêu cuối cùng là mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho mọi người thì việc quan tâm đến lợi ích cá nhân là một yêu cầu tất yếu. Với chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, thừa nhận sở hữu tư nhân, cho phép đảng

Page 154: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

150 Lê Thị Vinh

viên làm kinh tế tư nhân, Nhà nước đã huy động được mọi nguồn lực tham gia vào công cuộc phát triển đất nước. Mọi chủ thể sản xuất, kinh doanh đều ra sức nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động như đầu tư vốn, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Mọi người được khuyến khích làm giàu chính đáng trong khuôn khổ pháp luật cho phép, bởi làm giàu cho bản thân cũng chính là làm giàu cho xã hội. Có thể nói, cơ chế quản lý mới đã tạo ra được động lực lợi ích kinh tế cho toàn xã hội.

Từ khi đổi mới cơ chế quản lý, mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường đã thay đổi hẳn so với trước đổi mới. Nếu như trước đổi mới, các quy luật của thị trường bị làm cho méo mó và chỉ mang tính hình thức hoặc bị gạt ra ngoài quá trình sản xuất, phân phối, lưu thông theo kế hoạch của Nhà nước thì nay, các quy luật của thị trường được tôn trọng. Với nhận thức rõ ràng rằng, kinh tế thị trường không phải là thành quả riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là kết quả vận động tất yếu của nền sản xuất hàng hóa, là thành tựu chung của nhân loại; thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam đang dần được hoàn thiện. Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước vẫn tồn tại kế hoạch, nhưng đó không phải kế hoạch được xây dựng một cách duy ý chí mà phải lấy thị trường làm căn cứ để xây dựng chỉ tiêu và quản lý thực hiện.

Kinh tế thị trường huy động được mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế, tạo động lực phát triển sản xuất thông qua tạo động lực cho người lao động. Kinh tế thị trường, với sự tác động của các quy luật cơ bản của nó như: quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh… đã buộc các chủ thể kinh tế phải quan tâm đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa thị trường là vạn năng. Kinh tế thị trường thúc đẩy mọi người nỗ lực vì mục tiêu lợi nhuận ngày càng cao, song chính ưu thế này cũng trở thành hạn chế của kinh tế thị trường. Tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”, bất chấp tất cả để làm giàu bằng mọi giá đã tạo ra sự bất công bằng, mất cân đối trong đời sống kinh tế - xã hội. Khi mà tất cả đều theo đuổi lợi ích của bản thân, tất yếu sẽ xâm phạm lợi ích của người khác. Trong bối cảnh đó, vai trò điều tiết của Nhà nước phải được đề cao. Vì thế, mọi quốc gia, kể cả các quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển nhất, muốn đảm bảo sự hài hòa ba lợi ích: cá nhân – tập thể - xã hội, đều phải sử dụng “hai bàn tay”: Nhà nước và thị trường, đúng như Paul A. Samuelson đã ví “nền kinh tế thị trường không có sự can thiệp của nhà nước cũng giống như muốn vỗ tay mà chỉ có một bàn tay” [4; tr. 388]. Nhà nước và thị trường sẽ là hai nhân tố cơ bản điều tiết nền sản xuất xã hội.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII khẳng định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, trong đó, thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh. Với chủ trương thực hiện hoàn thiện quan hệ quản lý vĩ mô nền kinh tế như vậy, lợi ích của người lao động ở Việt Nam sẽ được đảm bảo hơn, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

2.4. Hoàn thiện quan hệ phân phối tạo động lực cho người lao động

Phân phối là một mặt cơ bản của quan hệ sản xuất, đồng thời cũng là một khâu quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội. Quan hệ phân phối (bao gồm: phân phối lần đầu qua tiền lương và phân phối lại thông qua phúc lợi xã hội) gắn với lợi ích, là hình thức thực hiện về mặt kinh tế của quan hệ sở hữu và quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất. Bởi vậy, quan hệ phân phối phù hợp sẽ có tác động quan trọng trong việc thúc đẩy người lao động hăng hái làm việc; ngược lại, nếu việc phân phối không thỏa đáng sẽ không tạo được động lực cho người lao động.

Thời kỳ trước đổi mới, Việt Nam áp dụng hình thức phân phối bằng hiện vật dựa trên chế độ tem phiếu theo công điểm. Với mong muốn “thực hiện xã hội hóa phần lớn cuộc sống, trong đó cả những bữa ăn của các gia đình đều do Nhà nước lo, thương nghiệp quốc doanh là người nội trợ cho toàn xã hội, trẻ con được nuôi dưỡng bằng sữa không mất tiền, sách giáo khoa phát không, người già được xã hội chăm sóc một cách bình đẳng” [9; tr. 185-186], mục tiêu của phân phối xã hội chủ nghĩa là đảm bảo công bằng giữa mọi đối tượng. Nguyên tắc phân phối bình quân thời kỳ này, về mặt hình thức, có thể tạo ra sự công bằng theo nghĩa không tạo ra sự chênh lệch thu nhập; nhưng thực chất lại không tạo ra được động lực cho người lao động, bởi vì cùng vị trí công việc thì người làm nhiều và người làm ít đều được hưởng kết quả phân phối như nhau.

Từ khi đổi mới đến nay, quan hệ phân phối ở Việt Nam đã có nhiều cải cách tích cực, mà biểu hiện rõ nhất là đa dạng hóa hình thức phân phối. Trong phân phối lần đầu, phân phối theo lao động vẫn được coi là hình thức phân phối cơ bản, ngoài ra còn có phân phối theo đóng góp vốn, đóng góp về trí tuệ… lấy hiệu quả kinh tế là tiêu chí chính. Bên cạnh đó, phân phối lại - phân phối cho người có công, người gặp rủi ro - thông qua các chính chính sách phúc lợi xã hội cũng được chú trọng hơn. Trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh vai trò quản lý kinh tế, Nhà nước còn là chủ thể thực hiện điều tiết quan hệ phân phối vĩ mô, bao gồm phân phối cơ hội phát triển, phân phối nguồn lực phát triển, đẩy mạnh an sinh xã hội. Mặc dù không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, nhưng những chính sách quản lý, phân phối vĩ mô của Nhà nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đảm bảo công bằng xã hội và tạo động lực cho phát triển.

Nói đến quan hệ phân phối thì không thể không bàn tới tiền lương. Giải quyết tốt vấn đề tiền lương là một khâu quan trọng trong điều chỉnh quan hệ phân phối ở Việt Nam hiện nay. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có những động thái tích cực khi cải cách chế độ tiền lương theo hướng đem lại cuộc sống tốt hơn cho người lao động. Có thể nói, “đầu tư cho tiền lương là đầu tư cho con người” [8; tr. 62] bởi đó chính là tạo khả năng, động lực phấn đấu cho họ và đảm bảo tái sản xuất sức lao động xã hội. Tiền lương mà người lao động nhận được là phân phối kết quả lao động lần đầu. Nếu sự phân phối này thống nhất hài hòa ba lợi ích: người lao động, tập thể doanh nghiệp và toàn xã hội sẽ tạo được động lực kích thích sản xuất phát triển.

Mặc dù đã có nhiều cải cách tích cực, nhưng chế độ phân phối ở Việt Nam hiện nay vẫn còn mang tính bình quân cào bằng, đặc biệt là trong khu vực nhà nước. Những

Page 155: Lời nói đầu - udn.vnjst.udn.vn/OrtherFile/2016_6_17_10_15_525so 2016 4(101) 17-06.pdf · Phân chia công việc gia đình theo giới ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa

ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 4(101).2016 151

người làm việc ở vị trí như nhau, thâm niên như nhau sẽ được hưởng lương như nhau, rồi đợi đến kỳ được tăng lương như nhau. Trong khi đó, sự chênh lệch giữa các bậc lương, mức lương tối thiểu - trung bình - tối đa là không nhiều; mức thưởng nếu có cũng rất khiêm tốn; công tác thi đua khen thưởng còn nặng về hình thức. Cơ chế phân phối đó đã tạo cho người lao động tâm lý an phận, lười phấn đấu vì “sống lâu lên lão làng”. Nói cách khác, cơ chế lương thưởng hiện nay chưa tạo được động lực kích thích người lao động.

Để khắc phục tính bình quân trong phân phối nhằm tạo động lực thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, thiết nghĩ, cần cải cách cơ chế lương thưởng theo hướng đóng góp nhiều sẽ được hưởng nhiền (như một số doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân đã thực hiện). Tất nhiên, quỹ lương phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, trong khi đó, nguồn thu cho ngân sách còn hạn chế thì việc cải cách chế độ lương thưởng không phải dễ dàng. Song, cần nhận thức rõ rằng nếu thay đổi được cơ chế phân phối như vậy, sẽ tạo được động lực không nhỏ thúc đẩy người lao động làm việc, hạn chế lãng phí nhân lực, ngăn chặn “chảy máu chất xám”, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội.

3. Kết luận

Qua những phân tích ở trên, có thể nói, trải qua 30 năm đổi mới, quan hệ sản xuất ở Việt Nam đã có nhiều biến đổi tích cực theo hướng ngày càng phù hợp, không chỉ với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, mà cả giữa các yếu tố của quan hệ sản xuất với nhau và với các mặt khác nhau của xã hội như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, trên lộ trình phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đại hội Đảng XII đã xác định, quan hệ sản xuất ở Việt Nam sẽ tiếp tục được hoàn thiện: Về quan hệ sở hữu, phát triển đa dạng hóa các hình thức sở hữu theo hướng các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Về quan hệ tổ chức, quản lý sản xuất, Nhà nước và thị trường sẽ là

hai yếu tố cơ bản tham gia điều tiết nền kinh tế; phát huy tính tự chủ tích cực của các đơn vị sản xuất kinh doanh. Về quan hệ phân phối, thực hiện đa dạng các hình thức phân phối với nhiều chủ thể phân phối khác nhau, trong đó, Nhà nước đóng vai trò quan trọng nhằm bảo đảm công bằng và tạo động lực trong phát triển. Với phương hướng hoàn thiện quan hệ sản xuất như vậy trong nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, với tinh thần “Mọi chủ trương, chính sách của Đảng phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng và khả năng của nhân dân lao động, phải khơi dậy được sự nhiệt tình của quần chúng” [1; tr. 27], chúng ta tin tưởng rằng lợi ích của người lao động, đặc biệt là lợi ích kinh tế sẽ được đảm bảo và ngày càng nâng cao, từ đó, tạo động lực to lớn thúc đẩy mọi người dân hăng hái lao động sáng tạo, góp phần phát triển đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đảng Cộng sản Việt Nam (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc thời kỳ đổi mới (khóa VI, VII, VIII, IX, X), phần I, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng (Tài liệu sử dụng tại Đại hội Đảng bộ cấp cơ sở), Lưu hành nội bộ.

[4] Hội đồng lý luận Trung ương - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2009), Mô hình kinh tế tổng quát trong thời ký quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Cơ sở lý luận và thực tiễn, Kỷ yếu hội thảo quốc gia, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

[5] Nguyễn Duy Hùng (chủ tịch hội đồng biên soạn - 2009), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa – Lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[6] C. Mác và Ph. Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 25, phần II, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[7] C. Mác và Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 2, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[8] Nguyễn Công Nhự (2003, chủ biên), Vấn đề phân phối thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng, quan điểm và giải pháp hoàn thiện, NXB Thống kê, Hà Nội.

[9] Đặng Phong (2014), Tư duy kinh tế Việt Nam 1975 – 1989, NXB Tri thức, Hà Nội.

[10] Nguyễn Như Ý (1998, chủ biên), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

(BBT nhận bài: 18/02/2016, phản biện xong: 27/03/2016)