32
UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Số: 1640 /SGDĐT-GDTH V/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 cấp tiểu học CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Huế, ngày 19 tháng 8 năm 2013 Kính gửi: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 đối với giáo dục tiểu học; Căn cứ Quyết định số 1262./QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Ban hành kế hoạch thời gian năm học 2013-2014 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Căn cứ công văn số 1512/BC-SGDĐT của Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế về Báo cáo Tình hình Giáo dục và Đào tạo năm học 2012- 2013 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2013-2014; Sở GD&ĐT hướng dẫn các Phòng GD&ĐT thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 đối với cấp Tiểu học như sau: I. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua 1. Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. - Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 2516/CT-BGDĐT ngày 18/5/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và công văn số 5018/BGDĐT-HSSV ngày 21/5/2007 Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được lồng ghép vào các môn học Đạo đức, TNXH, Tiếng Việt, Lịch sử và đẩy mạnh hoạt động ngoại khoá như xây dựng chủ đề sinh hoạt với nội dung cuộc vận động theo tháng hoặc vào thời điểm đầu năm học, ngày thành lập Đảng, Đoàn, Đội hoặc ngày sinh của Bác. Các đơn vị tập trung vào các nội Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014 1

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

  • Upload
    others

  • View
    6

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Số: 1640 /SGDĐT-GDTHV/v: Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ

năm học 2013-2014 cấp tiểu học

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Huế, ngày 19 tháng 8 năm 2013

Kính gửi: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố

Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8 năm 2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 đối với giáo dục tiểu học;

Căn cứ Quyết định số 1262./QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2013 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Ban hành kế hoạch thời gian năm học 2013-2014 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên;

Căn cứ công văn số 1512/BC-SGDĐT của Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế về Báo cáo Tình hình Giáo dục và Đào tạo năm học 2012-2013 và Phương hướng nhiệm vụ năm học 2013-2014;

Sở GD&ĐT hướng dẫn các Phòng GD&ĐT thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 đối với cấp Tiểu học như sau:

I. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua 1. Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 2516/CT-

BGDĐT ngày 18/5/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và công văn số 5018/BGDĐT-HSSV ngày 21/5/2007 Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị của Bộ trưởng về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được lồng ghép vào các môn học Đạo đức, TNXH, Tiếng Việt, Lịch sử và đẩy mạnh hoạt động ngoại khoá như xây dựng chủ đề sinh hoạt với nội dung cuộc vận động theo tháng hoặc vào thời điểm đầu năm học, ngày thành lập Đảng, Đoàn, Đội hoặc ngày sinh của Bác. Các đơn vị tập trung vào các nội dung: Lễ phép, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu giúp đỡ bạn bè, xây dựng lối sống văn minh trong ứng xử, giao tiếp, không vi phạm nội quy nhà trường; Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy…

- Tiếp tục thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” phải thực hiện tốt các quy định về đạo đức nhà giáo theo tinh thần quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 về Ban hành Quy định đạo đức nhà giáo; coi trọng rèn luyện phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp gắn liền với việc thực hiện Điều lệ trường tiểu học; Tạo điều kiện, cơ hội động viên, khuyến khích cán bộ quản lý, giáo viên học tập và sáng tạo, phát hiện và đấu tranh kiên quyết với các biểu hiện vi phạm pháp luật và đạo đức nhà giáo, đồng thời biểu dương những điển hình tốt của cá nhân và tập thể về tự học và sáng tạo.

- Có biện pháp tích cực để giảm tỉ lệ học sinh yếu và học sinh bỏ học; đánh giá đúng chất lượng giáo dục. Không “đánh bóng” thành tích, không để xảy ra tình trạng học

Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014 1

Page 2: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

sinh “ngồi nhầm lớp”; làm tốt công tác bàn giao chất lượng theo tinh thần công văn số 1235/SGDĐT-GDTH ngày 17/7/2012 của Sở GD&ĐT. Tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu ở tất cả các lĩnh vực giáo dục.

- Tăng cường nền nếp kỷ cương hành chính trong giáo dục, theo quyết định của UBND và Kế hoạch số 586/KH-SGDĐT ngày 01/4/2013 của Sở về kế hoạch triển khai phòng chống tham nhũng, lãng phí.

- Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 2325/CT-BGDĐT ngày 28/6/2013 về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1.

- Thực hiện tốt Thông tư số 17/TT-BGDĐT ngày 16/5/2013 Ban hành quy định về dạy thêm học thêm.

- Tiếp tục tăng cường công tác quản lý thu chi đảm bảo đúng các quy định và công khai minh bạch, dân chủ trong các trường tiểu học, thực hiện nghiêm túc theo công văn số 5584/ BGDĐT ngày 23/8/2011 về việc tiếp tục chấn chỉnh tình trạng lạm thu trong các cơ sở giáo dục; thực hiện tốt và nghiêm túc thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 về việc quản lý và sử dụng các khoản tài trợ tự nguyện bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các cơ sở giáo dục

2. Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực” thông qua các hoạt động, việc làm thiết thực, thường niên của các trường tiểu học, chú trọng các hoạt động:

- Đẩy mạnh việc xây dựng trường lớp Xanh - Sạch - Đẹp - An toàn, đảm bảo đủ nước sạch và nhà vệ sinh hợp vệ sinh; đảm bảo tuyệt đối an toàn cho học sinh khi các em ở trường.

- Chú trọng giáo dục đạo đức, kĩ năng sống cho học sinh thông qua các môn học, xây dựng các quy tắc ứng xử văn hóa trong nhà trường, các hoạt động ngoại khóa và việc phối hợp với gia đình và cộng đồng trong các hoạt động giáo dục.

- Đưa các nội dung giáo dục văn hóa truyền thống, di sản văn hóa vào nhà trường như hát dân ca, tham quan bảo tàng, trò chơi dân gian,...Chú trọng các hoạt động thể dục, thể thao vui chơi giải trí tích cực phù hợp đối tượng học sinh, điều kiện của nhà trường và địa phương.

- Tổ chức tốt “Tuần làm quen” đầu năm học mới đối với học sinh lớp 1 dưới nhiều hình thức phong phú nhằm tạo hứng thú cho học sinh và giúp các em cảm thấy vui thích khi được đi học.

- Tiếp tục tổ chức lễ khai giảng năm học mới gồm hai phần Lễ và Hội trang trọng, vui tươi cho học sinh, đặc biệt chú trọng việc đón học sinh vào lớp 1.

- Tổ chức lễ ra trường cho học sinh hoàn thành chương trình tiểu học trang trọng, tạo dấu ấn tốt đẹp cho các em trước khi ra trường (như tổ chức trao Giấy Chứng nhận của Hiệu trưởng cho học sinh ra trường, các sinh hoạt tập thể, văn nghệ…).

- Nhà trường nên tổ chức tuyên dương học sinh và thầy cô giáo có những thành tích tốt nhất trong năm học.

- Thực hiện hiệu quả việc đánh giá công nhận các trường đạt danh hiệu “Trường học thân thiện và học sinh tích cực”. Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường làm tốt việc tự đánh giá tại mỗi trường để có những định hướng phát triển phù hợp tiếp theo và nhân rộng kịp thời những điển hình tốt.

II. Thực hiện kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm họcHướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014

2

Page 3: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

1. Thực hiện kế hoạch giáo dục1.1. Đối với trường, lớp dạy học 1 buổi/ngày

- Kế hoạch dạy học và giáo dục với thời lượng tối đa 5 tiết/ buổi và tối thiểu 5 buổi/tuần.

- Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (4tiết/tháng) được thực hiện tích hợp vào các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thủ công/Kỹ thuật theo hướng dạy học phù hợp điều kiện thực tế địa phương và nhà trường.1.2. Đối với các trường, lớp dạy học 2 buổi / ngày

Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học 2 buổi/ngày một cách linh hoạt theo khả năng và nhu cầu của học sinh trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu sau:

- Kế hoạch dạy học và giáo dục: với thời lượng 7 tiết / ngày, đối với những trường có khó khăn trong sắp xếp tiết dạy và các hoạt động giáo dục có thể tối đa 8 tiết / ngày.

- Về nội dung: Dạy học theo kế hoạch giáo dục, thực hiện chương trình và sách đúng quy định cho mỗi lớp nêu ở điểm 1, điểm 2, mục III của công văn này; tổ chức thực hành kiến thức đã học và cho học sinh tham gia các hoạt động thực tế tại địa phương nhằm hỗ trợ cho việc học tập; giúp đỡ học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh năng khiếu, dạy học các môn tự chọn; giáo viên cần quan tâm hướng dẫn học sinh tự học để hoàn thành yêu cầu học tập của mình; tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa. Chú trọng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động ngoại khoá và nội khoá.

Đối với vùng khó khăn, vùng có đông học sinh dân tộc thiểu số cần tập trung thời lượng học tập và tạo điều kiện cho học sinh đạt chuẩn kiến thức-kĩ năng, chủ yếu củng cố kiến thức môn tiếng Việt, Toán và dạy tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc; đặc biệt là các em học sinh lớp 1. Tăng cường nhiều cơ hội cho học sinh giao lưu bằng tiếng Việt

Đối với những vùng có điều kiện kinh tế-xã hội phát triển cần tăng cường thời lượng cho bồi dưỡng học sinh có năng khiếu; tổ chức các hoạt động ngoại khóa; hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện. Nên tổ chức các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt như bố trí học sinh theo khả năng và nhu cầu: nhóm củng cố kiến thức, nhóm phát triển kĩ năng cơ bản, các câu lạc bộ theo năng khiếu, sở thích (nghệ thuật, thể chất, giao tiếp...). Phòng GD&ĐT cần có kế hoạch tổ chức giao lưu giữa các câu lạc bộ với nhau.

Cần hướng dẫn cho học sinh tự học để hoàn thành nội dung học tập trong giờ học trên lớp, sử dụng hiệu quả các tài liệu bổ trợ. Tổ chức cho học sinh để sách vở và đồ dùng học tập tại lớp (nếu có điều kiện hoặc khi trời mưa gió).

- Tổ chức bán trú: Khuyến khích tổ chức bán trú cho học sinh với nhiều hình thức linh hoạt, đa dạng như tổ chức nghỉ trưa, ăn trưa cho học sinh, tổ chức các hoạt động giáo dục trong giờ nghỉ trưa như xem phim, xem tivi, đọc sách, chơi các trò chơi dân gian... Tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm để đảm bảo sức khỏe và an toàn tuyệt đối cho học sinh.

Ở những vùng dân tộc, miền núi cần nhân rộng mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú, các lớp bán trú, nội trú dân nuôi với sự kết hợp đầu tư từ ngân sách, sự đóng góp của gia đình và sự hỗ trợ từ các lực lượng xã hội.

- Năm học này, Phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND huyện, thành phố, thị xã (cấp huyện) có kế hoạch và lộ trình nâng tỷ lệ trường lớp học 2 buổi/ngày đạt tối thiểu Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014

3

Page 4: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

80% số học sinh học 2buổi/ngày; tham mưu thực hiện tốt Thông tư Liên tịch số 35/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Bộ GD&ĐT-Bộ Nội Vụ để bố trí nhân lực và kinh phí; huy động các nguồn lực từ các tổ chức xã hội, cha mẹ học sinh phù hợp với điều kiện và nhu cầu của địa phương để tăng cường số lượng và đảm bảo chất lượng cho lớp 2 buổi/ngày.

- Động viên phụ huynh đầu tư, đóng góp các điều kiện để thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh trong việc tổ chức dạy học 2 buổi / ngày.1.3. Triển khai thí điểm mô hình trường học mới Việt Nam (VNEN)

Để việc thí điểm VNEN đạt hiệu quả, các Phòng GD&ĐT, trường tiểu học cần chỉ đạo tốt các yêu cầu sau:

- Các trường chủ động tuyên truyền giới thiệu chia sẻ nội dung trường học mới cho phụ huynh, cộng đồng hiểu rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và các điều kiện tổ chức mô hình trường học mới; cần tạo sự gắn kết chặt chẽ với phụ huynh và cộng đồng nhằm phát huy vai trò tích cực của phụ huynh và cộng đồng tham gia cùng nhà trường trong hoạt động giáo dục học sinh với các hình thức hoạt động giáo dục phù hợp.

- Làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên theo hướng tự học, tự bồi dưỡng, tự làm đồ dùng dạy học, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp qua sinh hoạt chuyên môn tại tổ, trường và cụm trường. Tăng cường giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các trường.

- Tập trung đổi mới hoạt động sư phạm, chuyển đổi từ dạy học truyền thụ của giáo viên sang tổ chức hoạt động tự học của học sinh, quá trình tự học, tự giáo dục là trung tâm của hoạt động giáo dục.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu Hướng dẫn học tập để tự học, tự đánh giá; tổ chức cho học sinh hoạt động khám phá, phát hiện kiến thức, kĩ năng mới thông qua quá trình học tập mang tính hợp tác. Giáo viên chỉ hỗ trợ và hướng dẫn học sinh khi cần thiết.

- Tích cực chuẩn bị thật tốt tiếng Việt cho học sinh, giúp trẻ có vốn tiếng Việt cơ bản, biết giao tiếp đơn giản trước khi thực hiện hoạt động dạy học.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết theo từng giai đoạn nhằm đúc rút kinh nghiệm cho việc triển khai tiếp theo.

- Các trường thực hiện nghiêm túc Quỹ 1 và Quỹ 2 theo đúng quy định tại Sổ tay của dự án và các văn bản hướng dẫn chi tiêu của Bộ Tài Chính; giải ngân đúng tiến độ theo kế hoạch công việc.

- Thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học, tổ chức lớp học và đánh giá học sinh nhằm hình thành và phát triển các nhóm năng lực chủ yếu (Tự quản, tự phục vụ- Giao tiếp, hợp tác-Tự học, giải quyết vấn đề) và các nhóm phẩm chất cần thiết (Yêu đất nước, quê hương, yêu cha mẹ và gia đình, yêu trường lớp và bạn bè, yêu con người-Tự tin, tự trọng, tự chịu trách nhiệm-Trung thực, kỉ luật-Chăm học, chăm làm, thích hoạt động nghệ thuật, thể thao)1.4. Triển khai thí điểm phương pháp "Bàn tay nặn bột"

Tiếp tục thí điểm phương pháp “Bàn tay nặn bột”, Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường tiểu học làm tốt các yêu cầu sau:

- Trường tiểu học Số 2 Phú Bài (Hương Thuỷ), Lê Lợi (Huế) và Số 1 Hương Vinh (Hương Trà) dạy thí điểm phương pháp “Bàn tay nặn bột”. Mỗi giáo viên đã được tập huấn dạy thí điểm 1 - 2 chủ đề ở môn Tự nhiên và Xã hội, hoặc môn Khoa học.

Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014 4

Page 5: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

- Các trường có giáo viên tham gia tập huấn cần chủ động vận dụng ở mức độ phù hợp. Giáo viên được chủ động bố trí thời gian hợp lý để hướng dẫn học sinh học tập theo phương pháp này.

- Các trường của huyện Quảng Điền, Phong Điền, Nam Đông, Phú Vang, Phú Lộc và A Lưới có giáo viên tham gia tập huấn trong năm học 2011-2012 đề nghị tiếp tục triển khai dạy thí điểm ở các môn TNXH, Khoa học.

- Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường tiến hành sơ kết thực hiện thí điểm để đánh giá rút kinh nghiệm và từng bước mở rộng phạm vi triển khai, nâng cao chất lượng dạy học môn TNXH và Khoa học.

2. Kế hoạch thời gian năm học- Ngày bắt đầu năm học 2013-2014: 15 / 8 / 2013 Ngày kết thúc năm học: 31 / 5 / 2014- Kết thúc Học kì I muộn nhất vào ngày: 05 / 01 / 2014 Kết thúc Cuối năm muộn nhất vào ngày: 25 / 5 / 2014- Ngày Khai giảng: 05 / 9 / 2013- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học trước ngày: 15 / 6 / 2014- Thời gian thực học: Đảm bảo tối thiểu 35 tuần, trong đó học kì I là 18 tuần, học kì

II là 17 tuần.- Thời gian nghỉ giữa các kỳ học và nghỉ Tết:

Nghỉ giữa học kỳ I: 01 tuần; Cuối học kỳ I: 01 tuần; Giữa học kỳ II: 01 tuần; Thời gian nghỉ Tết: ít nhất là 07 ngày. Thời điểm nghỉ cụ thể của các kì do các Phòng GD&ĐT thống nhất cho các

trường trên địa bàn thành phố, thị xã và huyện.- Trong trường hợp đặc biệt như: Thời tiết khắc nghiệt, thiên tai,...Trưởng phòng

GD&ĐT báo cáo cấp huyện để quyết định cho học sinh nghỉ học và bố trí dạy bù vào thời gian phù hợp ở các trường.

III. Thực hiện chương trình, sách, thiết bị dạy học 1. Chương trình - Thực hiện chương trình các môn học một cách linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức,

phù hợp với đối tượng học sinh và thực tiễn giáo dục địa phương theo Quyết định số 16/ 2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; tài liệu Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học; công văn số 7975/BGDĐT-GDTH ngày 10/9/2009 về việc Hướng dẫn dạy học môn Thủ công, Kĩ thuật ở tiểu học; công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 về Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông.

- Tích hợp hợp lí các nội dung giáo dục: Bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; quyền và bổn phận của trẻ em, an toàn giao thông, giáo dục kĩ năng sống; ứng phó với biến đổi khí hậu; đặc biệt tích hợp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số vào tất cả các môn học và hoạt động giáo dục.

- Tiếp tục triển khai nghiêm túc việc giảng dạy giáo dục địa phương theo tài liệu biên soạn của Sở.

- Tiếp tục thực hiện Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020” theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30/9/2008 của Thủ Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014

5

Page 6: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

tướng Chính phủ và Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 17/10/2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc Triển khai đề án dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2012-2016 và định hướng đến 2020.

Tiếp tục thực hiện dạy học ngoại ngữ tự chọn từ lớp 3, thời lượng 2 tiết/ tuần hoặc nhiều hơn 2 tiết/ tuần; những trường có điều kiện có thể thực hiện dạy học hoặc làm quen tiếng Anh cho học sinh từ lớp 1; những trường ở thành phố, thị trấn có điều kiện cần bàn bạc, thống nhất với phụ huynh để tổ chức dạy tiếng Anh tăng cường cho học sinh thông qua việc phối hợp với các Trung tâm Ngoại ngữ có khả năng mời các giảng viên người nước ngoài và cấp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế;

Sở chỉ đạo tập trung đẩy mạnh việc bồi dưỡng tiếng Anh chuẩn hóa cho đội ngũ giáo viên tiếng Anh theo từng đơn vị để có điều kiện triển khai chương trình tiếng Anh thí điểm của Bộ.

Đối với các trường dạy tiếng Anh với thời lượng 4 tiết / tuần ở lớp 3, lớp 4, lớp 5 các Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường phải dạy đủ 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh và thống nhất kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo tinh thần công văn số 3032/BGDĐT-GDTH ngày 09/5/2013 về Hướng dẫn đánh giá cuối năm môn Tiếng Anh lớp 3, lớp 4, lớp 5.

Thực hiện công văn số 4329/ BGDĐT-GDTH ngày 27/6/2013 của Bộ và công văn số 1386/SGDĐT-GDTH ngày 08/7/2013 của Sở về việc chấn chỉnh việc sử dụng sách giáo khoa, tài liệu dạy tiếng Anh tiểu học. Sở sẽ chỉ đạo để trong những năm tiếp theo có được sự thống nhất theo một bộ sách do Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành.

Riêng môn Tiếng Pháp, dạy học theo hướng dẫn của Ban điều hành Đề án tăng cường tiếng Pháp (VALOFRASE) của Bộ GD&ĐT.

- Về dạy học Tin học: Tiếp tục tổ chức dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 và tiếp tục mở rộng số lớp, số học sinh và tăng cường số lượng máy tính ở những trường có điều kiện. Sử dụng tài liệu “Cùng học tin học” quyển 1, quyển 2, quyển 3 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam hoặc tài liệu do Sở biên soạn phù hợp với nội dung chương trình giáo dục phổ thông và điều kiện thực tế để giảng dạy.

Phòng GD&ĐT chỉ đạo 100% số trường trên địa bàn triển khai dạy tin học và đảm bảo ít nhất là 2 học sinh/máy tính. Tổ chức giao lưu học sinh có năng khiếu tin học như: vẽ tranh trên máy tính, tin học trẻ không chuyên, IOE, VOE.....

2. Sách: Sách quy định tối thiểu đối với mỗi học sinh như sau:

Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5

1. T.Việt 1 (T1)

2. T.Việt 1 (T2)

3. Vở T.Viết 1 (T1)

4. Vở T.Viết 1 (T2)

1. T.Việt 2 (T1)

2. T.Việt 2 (T2)

3. Vở T.Viết 2 (T1)

4. Vở T.Viết 2 (T2)

1. T.Việt 3 (T1)

2. T.Việt 3 (T2)

3. Vở T.Viết 3 (T1)

4. Vở T.Viết 3 (T2)

1. T.Việt 4 (T1)

2. T.Việt 4 (T2)

3. Toán 4

4. Đạo đức 4

1. T.Việt 5 (T1)

2. T.Việt 5(T2)

3. Toán 5

4. Đạo đức 5

Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014 6

Page 7: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

5. Toán 1

6. TNXH 1  

5. Toán 2

6. TNXH 2

 

5. Toán 3

6. TNXH 3

 

5. Khoa học 4

6. LS&ĐL 4

7. Âm nhạc 4

8. Mĩ thuật 4

9. Kĩ thuật 4

5. Khoa học 5

6. LS&ĐL 5

7. Âm nhạc 5

8. Mĩ thuật 5

9. Kĩ thuật 5

- Giáo viên cần hướng dẫn sử dụng sách vở hàng ngày để học sinh không mang theo nhiều sách, vở khi đến trường.

- Khuyến khích các trường xây dựng, áp dụng các mô hình thư viện thân thiện phù hợp với điều kiện thực tế và sử dụng có hiệu quả sách, tài liệu của thư viện nhà trường. Nhân rộng mô hình Thư viện thân thiện đã được thống nhất tại Hội thảo ở Quảng Điền.

- Thực hiện nghiêm túc chủ trương cấp sách giáo khoa, không thu tiền đối với học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn, học sinh là con liệt sĩ, con thương binh; xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung tại mỗi trường và đảm bảo tất cả học sinh có đủ sách giáo khoa để học tập.

- Học sinh học các lớp 2, 3, 4 ở các trường dạy thí điểm VNEN sẽ được trang cấp sách giáo khoa mới.

3. Thiết bị dạy học- Tổ chức kiểm tra rà soát và bổ sung kịp thời thiết bị dạy học (TBDH) theo danh

mục TBDH tối thiểu của Bộ tại Thông tư 15/2009/TT-BGD&ĐT ngày 16/7/2009. Bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách TBDH và Thư viện.

- Đối với môn tiếng Anh thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 5893/BGDĐT-CSVC ngày 06/9/2011 của Bộ GD&ĐT.

- Từng bước mua mới, thay thế, sửa chữa bàn ghế đáp ứng các yêu cầu về chuẩn thẩm mỹ, bền, phù hợp với độ tuổi.

- Thực hiện tốt tủ đồ dùng dạy học tại lớp; Đẩy mạnh phong trào tự làm đồ dùng dạy học và phát hiện, nhân rộng những sáng kiến của giáo viên về tự làm và sáng tạo thiết bị dạy học ở các môn học; triển khai Đề án “Phát triển thiết bị dạy học tự làm giáo dục mầm non và phổ thông giai đoạn 2010-2015” theo Quyết định số 4050/QĐ-BGDĐT ngày 16/9/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Khai thác các nguồn lực để tăng cường các thiết bị dạy học hiện đại, thiết bị dạy học có yếu tố công nghệ thông tin, phần mềm dạy học môn Toán, Tiếng Việt, THXH; Phòng GD&ĐT chỉ đạo điểm một số đơn vị sử dụng các loại thiết bị hiện đại vào hoạt động giảng dạy.

- Làm tốt công tác bảo quản và sử dụng có hiệu quả các TBDH. Đặc biệt sử dụng hiệu quả các thiết bị hiện đại cho công tác đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng.

- Cần chú trọng đến việc sử dụng, khai thác có hiệu quả đàn PIANO kỹ thuật số, các phần mềm dạy học, quản lý đã được trang cấp cho các trường.

IV. Đổi mới công tác chỉ đạo dạy học

Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014 7

Page 8: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

1. Đổi mới công tác quản lý chỉ đạo- Trong năm học này, tăng cường công tác tham mưu, đảm bảo sự phối hợp với các

ban ngành đoàn thể ở địa phương nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra- Đẩy mạnh công tác xây dựng và quản lý kế hoạch thật cụ thể, có đủ các cấp độ

(ngày, tuần năm tháng, từng giai đoạn) của từng cá nhân, đơn vị..- Đẩy mạnh công tác thanh kiểm tra của Sở, Phòng và của trường đối với các hoạt

động giáo dục; đặc biệt quan tâm đến việc dạy học lên lớp của giáo viên.- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý như sử dụng

các phần mềm trong quản lý trường học, quản lý thư viện, quản lý học sinh, giáo viên, tài chính và các hoạt động giáo dục khác.

- Căn cứ Chương trình hành động của Ngành các trường xây dựng kế hoạch hành động cho đơn vị mình.

- Đẩy mạnh công tác tự bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý theo Chuẩn hiệu trưởng, Chuẩn hiệu phó. Các Phòng GD&ĐT tiếp tục đánh giá năng lực quản lý của hiệu trưởng, hiệu phó theo chuẩn đã được quy định tại Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/4/2011; công văn số 3256/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 17/5/2011 Hướng dẫn đánh giá xếp loại hiệu trưởng trường tiểu học và công văn số 630/ BGDĐT-NGCBQLGD ngày 16/02/2012 Hướng dẫn đánh giá xếp loại phó hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông và phó giám đốc TTGDTX.

- Các trường tiểu học tiếp tục đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp được ban hành tại Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 Ban hành Quy định về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT.

- Đẩy mạnh việc phân công dạy học theo lớp liên tục theo cấp lớp; Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường cần phải tổ chức cho những giáo viên có kinh nghiệm trong dạy học các lớp đầu cấp, cuối cấp báo cáo kinh nghiệm, trao đổi phương pháp dạy học cho những giáo viên khác đảm bảo hình thành đông đảo những giáo viên dạy học có khả năng dạy tất cả các lớp trong trường.

- Quản lý tốt các dự án được thụ hưởng, đảm bảo chế độ thông tin kịp thời cho các cấp quản lý chỉ đạo.

2. Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình và đổi mới phương pháp dạy học

- Tập trung chỉ đạo thực hiện dạy học phù hợp với đối tượng học sinh trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức kĩ năng của chương trình. Giáo viên chú trọng tổ chức hoạt động học và trò chơi học tập trong từng tiết học; giúp học sinh biết kết hợp với bạn, học tập từ bạn, nhận xét giúp đỡ bạn về cả kiến thức và kĩ năng. Phát huy tác dụng và công suất của các phòng chức năng và các thiết bị dạy học cho việc đổi mới phương pháp dạy học. Sử dụng hiệu quả các tài liệu và các chuyên đề đã triển khai trong năm học trước.

- Kết hợp dạy trên lớp với hoạt động của Thư viện, với Tin học và internet - Nâng cao chất lượng hoạt động và hình thức sinh hoạt của các tổ khối chuyên

môn và từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên và chất lượng học tập của học sinh.

3. Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh- Thực hiện thông tư số 32/2009/TT-BGDĐT ngày 27/10/2009 của Bộ và công văn

số 717/BGDĐT-GDTH ngày 11/2/2010 hướng dẫn thực hiện Thông tư 32 về đánh giá và xếp loại học sinh. Đối với lớp 1, khuyến khích giáo viên chỉ nhận xét; nếu chấm điểm, thì Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014

8

Page 9: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

không nên thông báo điểm số cho gia đình học sinh; giáo viên tuyệt đối không có biểu hiện so sánh giữa các học sinh, chê trách học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Việc đánh giá và xếp loại học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần căn cứ vào mức độ đạt được so với nội dung và yêu cầu đã được điều chỉnh theo quy định tại Thông tư 39/2009/TT-BGDĐT.

- Các trường tổ chức dạy học theo mô hình VNEN cần đánh giá kết quả học tập của học sinh theo công văn số 351/BGDĐT-GDTH ngày 14/01/2013 Hướng dẫn tạm thời đánh giá học sinh lớp 2, 3 mô hình trường học mới (nếu có thay đổi sẽ thông báo sau)

- Phòng GD&ĐT chỉ đạo 100% trường tiểu học thực hiện theo quy trình tổ chức kiểm tra theo hướng đề chung, cắt phách, chấm chung các bài kiểm tra định kỳ; Đó là một trong những cơ sở để đối chiếu, đánh giá năng lực và tinh thần trách nhiệm, sự cố gắng của giáo viên đồng thời là cơ sở nhằm điều chỉnh hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh.

- Các trường học truy cập vào website của Sở để sử dụng ngân hàng đề kiểm tra định kỳ ở các khối lớp.

- Phòng GD&ĐT cần có kế hoạch ra đề khảo sát đầu năm học cho học sinh lớp 4 nhằm mục đích đánh giá chất lượng trên địa bàn của mình từ đó có kế hoạch điều chỉnh hoạt động dạy học cho các trường tiểu học.

- Sở sẽ tiến hành ra đề kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I môn Toán, Tiếng Việt lớp 4, lớp 5 và tiếng Anh lớp 5; kiểm tra cuối năm môn Toán, Tiếng Việt lớp 4, lớp 5 và môn Tiếng Anh lớp 5.

4. Dạy học cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn4.1. Dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số

- Tiếp tục thực hiện công văn số 8114/BGDĐT ngày 15/9/2009 về việc Nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số; Công văn số 145/TB-BGDĐT ngày 02/7/2010 về việc Thông báo Kết luận của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển tại Hội nghị giao ban tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học.

- Các huyện Nam Đông, A Lưới và các trường có học sinh dân tộc ở Hương Trà, Phong Điền, Phú Lộc nghiên cứu thực hiện hợp lý việc chuẩn bị tiếng Việt từ 2-3 tuần cho trẻ trước khi vào lớp 1 và dạy tăng buổi trong tuần hoặc dạy học 2 buổi/ngày cho đối tượng này. Đặc biệt các trường tham gia triển khai mô hình trường học mới (VNEN) tổ chức tốt việc tăng cường tiếng Việt cho các đối tượng học sinh.

- Cần tạo môi trường giao tiếp tiếng Việt cho học sinh qua các môn học và hoạt động giáo dục; tổ chức các trò chơi học tập; khuyến khích các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa các lớp, giữa các trường; sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết như tranh hướng dẫn học sinh tập nói, bài hát hỗ trợ học tiếng Việt; sử dụng hiệu quả thư viện thân thiện, thư viện lưu động; thi kể chuyện...

- Tiếp tục phối hợp giữa Phòng Giáo dục Tiểu học Sở với Phòng GD&ĐT Nam Đông và A Lưới tổ chức Ngày hội giao lưu “Tiếng Việt cho học sinh dân tộc”.

- Tổ chức dạy học lớp ghép thực hiện theo công văn số 9548/BGDĐT-GDTH ngày 13/10/2008 về việc Hướng dẫn quản lý và tổ chức dạy học lớp ghép của Bộ.4.2. Giáo dục học sinh khuyết tật

- Tăng cường cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật, thực hiện có hiệu quả chính sách về người khuyết tật được thể hiện qua Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật, triển khai hiệu quả chính sách về người khuyết tật; Quyết định số 23/2006/QĐ-BGDĐT Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014

9

Page 10: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

Quy định về giáo dục hòa nhập cho người tàn tật, khuyết tật; Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT Quy định giáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

- Tạo điều kiện để trẻ khuyết tật được học tập bình đẳng trong các cơ sở giáo dục. Giáo dục học sinh phải phù hợp đối tượng; điều chỉnh linh hoạt về tổ chức dạy học, nội dung phương pháp dạy học, đánh giá xếp loại cho phù hợp với mỗi đối tượng học sinh khuyết tật và đánh giá theo sự nỗ lực và tiến bộ của học sinh là chính; giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục chủ yếu. Đối với các lớp dạy trẻ khuyết tật chuyên biệt cần thực hiện tốt Quyết định số 5717/QĐ-BGDĐT ngày 08/12/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về Chương trình giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khiếm thính, khiếm thị, khuyết tật trí tuệ.

- Phòng GD&ĐT thành phố Huế cần tích cực tham mưu với UBND Thành phố Huế thành lập trung tâm hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập theo Thông tư liên tich số 58/2012/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH Quy định về điều kiện và thủ tục thành lập, hoạt động, đình chỉ hoạt động, tổ chức lại, giải thể trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.

- Tiếp tục phát triển và nhân rộng mô hình câu lạc bộ bóng đá học sinh khuyết tật tại Trung tâm Giáo dục năng khiếu Văn Thể Mỹ .4.3. Đối với trẻ em lang thang cơ nhỡ

- Tổ chức các lớp học linh hoạt cho trẻ lang thang, cơ nhỡ theo kế hoạch dạy học và thời khoá biểu được điều chỉnh phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện của địa phương; chương trình tập trung vào các môn Tiếng Việt, Toán. Chú trọng rèn kĩ năng đọc, viết và tính toán cho học sinh.

- Căn cứ vào số lượng trẻ có thể tổ chức thành các lớp cùng trình độ hoặc các lớp ghép không quá hai trình độ.

- Đánh giá và xếp loại học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần căn cứ vào mức độ đạt được so với nội dung và yêu cầu đã được điều chỉnh theo quy định tại Thông tư số 39/2009/TT-BGDĐT.

V. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và xây dựng trường chuẩn Quốc gia

1. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học- Tiếp tục thực hiện Thông tư số 36/2009/TT-BGDĐT ngày 4/12/2009 ban hành

Quy định kiểm tra công nhận phổ câp giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Củng cố, duy trì thành tựu trong năm qua, từng bước nâng cao để đạt mức độ II. Mỗi Phòng GD&ĐT cần chỉ đạo cụ thể để đảm bảo có đơn vị được kiểm tra công nhận đạt chuẩn Phổ cập GDTH đúng độ tuổi mức độ II theo chỉ tiêu có bảng đính kèm.

- Nâng cao hiệu quả công tác thu thập quản lý số liệu, thực hiện phần mềm quản lý số liệu phổ cập GDTH đúng độ tuổi. Mỗi trường cần có biện pháp tích cực, cụ thể để hạn chế đến mức thấp nhất học sinh lưu ban, bỏ học.

2. Xây dựng trường chuẩn Quốc gia- Các Phòng GD&ĐT căn cứ thông tư 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 ban

hành Quy định về Tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia để chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc xây dựng, kiểm tra, công nhận các trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu và trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; Các trường đạt chuẩn cần tiếp tục giữ vững và nâng cao mức đạt chuẩn, chất lượng, hiệu quả giáo dục.

Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014 10

Page 11: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

- Phòng GD&ĐT chỉ đạo rà soát tất cả các trường đã được công nhận để có giải pháp củng cố, duy trì chuẩn và phát triển; tham mưu cho UBND huyện bố trí các nguồn lực, điều kiện để thực hiện chỉ tiêu xây dựng trường chuẩn theo Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 27/4/2013 của UBND Tỉnh; tiếp tục tiến hành kiểm tra, rà soát và đề nghị cấp trên công nhận lại theo các mức độ đối với các trường đã quá thời hạn hiệu lực của Quyết định công nhận trường Chuẩn Quốc gia; gắn việc công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ II với trường đạt chuẩn quốc gia.

- Các trường đạt chuẩn cần thể hiện vai trò tiên phong trong việc đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục toàn diện cho học sinh.

- Phòng GD&ĐT tham mưu, đề xuất lãnh đạo cấp huyện xây dựng một trường tiểu học theo mô hình chất lượng cao của huyện, lớp học chất lượng cao.

VI. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo - Phòng GD&ĐT chủ động xây dựng kế hoạch tập huấn bồi dưỡng chuyên môn

nâng cao năng lực tay nghề cho đội ngũ giáo viên; tham mưu lãnh đạo huyện, thị xã, thành phố để kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý chỉ đạo ở Phòng GD&ĐT và ở các trường tiểu học đảm bảo đủ số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng.

- Cán bộ quản lý các trường cần nâng cao năng lực quản lý chỉ đạo về đổi mới phương pháp quản lý, dạy học, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, xây dựng văn hóa nhà trường (văn hóa ứng xử, văn hóa đọc,...).

- Phòng GD&ĐT cần chỉ đạo các trường nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch cá nhân, kế hoạch tổ và các kế hoạch khác.

- Phòng GD&ĐT chỉ đạo các trường công khai chất lượng của trường, của từng lớp học, gắn với phân tích trách nhiệm của từng giáo viên; tổ chức giao chỉ tiêu chất lượng cho từng giáo viên, từng tổ khối theo hướng tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi. Bên cạnh đó tiếp tục giao chỉ tiêu cho các giáo viên chủ nhiệm lớp về môi trường Xanh-Sạch-Đẹp trong trường học

- Chỉ đạo các trường cần gắn trách nhiệm giảng dạy, giáo dục của giáo viên với kết quả học tập rèn luyện của học sinh thông qua việc phân công giáo viên dạy học và chủ nhiệm theo lớp và có thể chuyển đổi lớp cho giáo viên khác với điều kiện bàn giao cụ thể, chi tiết kết quả học tập của học sinh.

- Triển khai công tác bồi dưỡng giáo viên theo Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học (ban hành theo Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011) và Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học (ban hành theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012).

- Tăng quyền chủ động cho cơ sở trong việc xây dựng tổ chức các hoạt động giáo dục mà trọng tâm là thực hiện chương trình, điều chỉnh nội dung dạy học cho phù hợp đối tượng học sinh (điều chỉnh thời lượng các bài học trong tuần, dạy học theo buổi,...); chỉ đạo thực hiện tốt Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc ban hành quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, tập huấn giáo viên, sưu tầm tuyển chọn tư liệu dạy học điện tử.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo và trường tiểu học cần có kế hoạch cụ thể để nâng cao năng lực sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014

11

Page 12: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

- 100% trường tiểu học đều được kết nối internet và có website riêng của trường. VII. Một số hoạt động khác1. Đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt - học tốt; Phòng GD&ĐT tổ chức ngày hội

học sinh tiểu học, thi giáo viên dạy giỏi tiểu học, thi giáo án điện tử; hội thi vở sạch-chữ đẹp; liên hoan tiếng hát dân ca, liên hoan đàn piano kĩ thuật số, giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông, Olympic môn học…phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của học sinh tiểu học.

Sở sẽ tổ chức các ngày hội giao lưu cho học sinh về Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Vở sạch chữ đẹp, Vẽ tranh trên máy tính, Giải bóng đá, bơi lội, cờ vua, văn nghệ cho học sinh tiểu học.

2. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, Nhi đồng Hồ Chí Minh với công tác giáo dục của nhà trường. Chú trọng đến các chủ đề của từng tháng học để tổ chức cho học sinh vui chơi và rèn luyện một số kỹ năng sống cơ bản.

3. Tham mưu với chính quyền địa phương huy động nguồn kinh phí; đẩy mạnh vận động, tuyên truyền và xây dựng cơ chế hợp lý nhằm huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách để hỗ trợ các hoạt động giáo dục.

4. Kinh phí hỗ trợ từ nguồn xã hội hóa của các tổ chức, cá nhân hảo tâm cho việc tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày, bán trú, các hoạt động phát triển năng khiếu, sở thích, câu lạc bộ,... cần được công khai minh bạch và quản lý theo đúng quy định hiện hành.

5. Quan tâm đẩy mạnh các hoạt động giáo dục thể chất, hoạt động thể dục thể thao và công tác Bảo hiểm y tế cho học sinh.

6. Xây dựng và tổ chức sân chơi vận động ngoài trời, trong đó có các loại đồ chơi thiết bị vận động phù hợp với học sinh tiểu học. Đặc biệt là sử dụng nguyên vật liệu rẻ tiền có tại địa phương để tiến hành làm sân chơi cho học sinh. Đẩy mạnh việc giáo dục học sinh về trật tự an toàn giao thông, quyền và bổn phận trẻ em, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả , phòng tránh tai nạn thương tích, Phòng tránh rủi ro của thiên tai...

7. Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý tham quan học tập trường học tiên tiến hiện đại, trường chuẩn quốc gia và trường học thân thiện trong và ngoài tỉnh.

8. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất.VIII. Lịch hoạt động cơ bản của các tháng trong năm học (có thể điều chỉnh

một số hoạt động khi cần thiết)Tháng 8/2013

Hội nghị Triển khai nhiệm vụ năm học 2013 – 2014 ở bậc tiểu học. Nắm tình hình chuẩn bị năm học mới một số trường tiểu học. Tổ chức trao bằng công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia và thư viện đạt

chuẩn; trường có phòng trào “Rèn chữ-Giữ vở” Chỉ đạo khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học. Dự các lớp tập huấn chuyên đề của Bộ như Bàn tay nặn bột, dạy học theo mô hình

trường học mới VNEN, Phương pháp giảng dạy tiếng Anh. Tập huấn về phương pháp dạy học tiếng Anh theo sách giáo khoa của NXB Giáo

dục Việt Nam và của NXB Oxford. Tháng 9/2013

Kiểm tra các trường dạy học theo mô hình VNEN và chương trình tiếng Anh mới.

Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014 12

Page 13: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

Các xã, phường thị trấn tự kiểm tra và hoàn thành hồ sơ phổ cập đúng độ tuổi mức độ I và II

Các Phòng GD&ĐT nộp báo cáo thống kê đầu năm học theo mẫu cho Phòng Giáo dục Tiểu học Sở.

Họp Hội đồng chuyên môn Tiểu học của Sở. Tập huấn về dạy học Biển đảo Nắm tình hình đầu năm học mới ở một số trường tiểu học. Tổ chức giải Bơi lội cho 4 đơn vị Phòng GD&ĐT Phong Điền, Hương Trà và

Quảng Điền, HuếTháng 10/2013

Tập huấn công tác trọng tài cờ vua Kiểm tra các trường dạy học theo mô hình VNEN và chương trình tiếng Anh mới. Kiểm tra công nhận đạt chuẩn PCGDTH ĐĐT mức độ I, II và hoàn thành hồ sơ phổ

cập đơn vị huyện, thị xã, thành phố gửi về Ban chỉ đạo cấp tỉnh. Chỉ đạo kiểm tra chất lượng học tập Giữa HKI Các đơn vị đăng ký và nộp hồ sơ Trường chuẩn, Thư viện chuẩn đợt 1.

Tháng 11/2013 Kiểm tra công nhận lại các trường chuẩn quốc gia đã đăng ký phúc tra. Kiểm tra công nhận PCGDTH ĐĐT mức độ I, II năm 2013 cấp huyện, thành phố,

thị xã và hoàn thành hồ sơ cấp tỉnh. Tháng 12/2013

Kiểm tra trường đạt chuẩn quốc gia, Thư viện chuẩn. Kiểm tra định kỳ cuối HK I khối 4, 5 môn Tiếng Việt, Toán; Tiếng Anh lớp 5 theo

đề chung của Sở Tháng 01/2014

Phòng GD&ĐT báo cáo sơ kết học kỳ I theo Mẫu. Kiểm tra dạy học 2 buổi / ngày ở các trường tiểu học. Sơ kết về dạy học theo Mô hình trường học mới (VNEN) Tổ chức Tiếng hát học sinh tiểu học

Tháng 02/2014 Hội thi Vở sạch - chữ đẹp học sinh tiểu học cấp tỉnh. Kiểm tra công nhận lại các trường chuẩn quốc gia đã đăng ký phúc tra. Kiểm tra đánh giá giáo viên theo chuẩn của năm học trước

Tháng 3/2014 Các đơn vị đăng ký và nộp hồ sơ Trường chuẩn, Thư viện chuẩn đợt 2. Kiểm tra đánh giá Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng theo chuẩn của năm học trước Kiểm tra thực hiện “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” ở một số

trường tiểu học. Hội thi Vẽ tranh trên máy tính cho học sinh tiểu học cấp tỉnh. Chỉ đạo kiểm tra chất lượng học tập Giữa HKII Hai huyện Nam Đông và ALưới tổ chức giao lưu Tiếng Việt cho học sinh dân tộc

Tháng 4/2014 Giao lưu học sinh giỏi Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh lớp 5 cấp tỉnh. Kiểm tra trường đạt chuẩn quốc gia, Thư viện chuẩn đợt 2 và hoàn thiện hồ sơ trình

UBND Tỉnh ra quyết định công nhận. Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014

13

Page 14: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

Tháng 5/2014 Kiểm tra định kỳ cuối năm học khối 4, 5 môn Tiếng Việt, Toán và Tiếng Anh lớp 5

theo đề chung của Sở . Kiểm tra thi đua và trường học thân thiện các đơn vị. Phòng GD&ĐT nộp về Phòng Giáo dục Tiểu học Sở báo cáo tổng kết năm học của

Tiểu học theo mẫu. Tổng kết về dạy học theo Mô hình trường học mới (VNEN) Giải bóng đá học sinh tiểu học

Tháng 6, 7/2014 Chuẩn bị nội dung bồi dưỡng hè 2014. Chỉ đạo ôn tập trong hè cho HS yếu kém và chưa hoàn thành bậc tiểu học lần 1. Tham gia các lớp tập huấn chuyên môn của Bộ. Xây dựng kế hoạch năm học mới.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ vào hướng dẫn trên, các Phòng GD&ĐT chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể của năm học đối với cấp Tiểu học và triển khai tới các trường tiểu học của địa phương. Thực hiện báo cáo định kỳ đúng thời gian, đúng quy định và các thông tin, số liệu đảm bảo kịp thời, chính xác (thời gian theo lịch hoạt động các tháng-mục IX).

Quá trình chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, nếu có những vấn đề khó khăn cần trao đổi, giải quyết các Phòng GD&ĐT phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo (Phòng Giáo dục Tiểu học) để chỉ đạo kịp thời.

Nơi nhận:- Như trên;- Ban Giám đốc;- Website của Sở; (phổ biến)- Lưu: VP, GDTH.

KT/ GIÁM ĐỐCPHÓ GIÁM ĐỐC

(đã kí tên và đóng dấu)

Hoàng Đức Bình

Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014 14

Page 15: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

Sè lîng trêng tiÓu häc ®¹t chuÈn quèc gia møc ®é 1&2TÝnh ®Õn thêi ®iÓm th¸ng 5/2013: CÊp TiÓu häc cã 120 trêng ®¹t chuÈn Quèc gia. Trong ®ã: cã 110 trêng ®¹t chuÈn møc ®é 1 10 trêng ®¹t chuÈn møc ®é 2

TT §¬n vÞ Tổng số

trườngMøc ®é

1Møc ®é

2 Céng Tỷ lệ

§Õn thêi ®iÓm c«ng nhËn l¹i Sè tr-

êng cha ®-îc CN l¹i sau 5 n¨m

Sè tr-êng

cßn l¹i ®ưîc c«ng nhËn ®¹t CQG

Sè trêng ®Ò nghÞ

CN l¹i

Sè tr-êng ®ưîc CN l¹i

1 A Líi 21 6 1 7 33.3 0 0 0 72 H¬ng Thuû 19 12 2 14 73.7 10 3 7 73 H¬ng Trµ 31 16 1 17 54.8 10 5 5 124 HuÕ 38 17 2 19 50.0 9 9 0 195 Nam §«ng 12 9 1 10 83.3 0 0 0 106 Phó Léc 30 11 1 12 40.0 9 6 3 97 Phó Vang 37 13   13 35.1 10 0 10 38 Phong §iÒn 27 14 2 16 59.3 11 5 6 10

9Qu¶ng §iÒn 23 12   12 52.2 7 6 1 11Céng 238 110 10 120 50.4 66 34 32 88

Ghi chó: Trong NH 2012-2013, Phßng Gi¸o dôc TiÓu häc ®· phóc tra 66 trêng vµ ®· c«ng nhËn 34 trêng.

Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014 15

Page 16: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

THỐNG KÊ THƯ VIỆN ĐẠT CHUẨN VÀ THƯ VIỆN TIÊN TIẾN NĂM HỌC 2012 - 2013

         

TT ĐƠN VỊ TỔNG SỐ ĐẠT CHUẨN TIÊN TIẾN

1 PHONG ĐIỀN 27 16 2

2 QUẢNG ĐIỀN 23 11 9

3 HƯƠNG TRÀ 31 22 8

4 HUẾ 38 27 6

5 HƯƠNG THUỶ 19 16 3

6 PHÚ VANG 37 22 0

7 PHÚ LỘC 30 10 1

8 NAM ĐÔNG 12 10 0

9 A LƯỚI 21 6 0

Cộng 238 142 29

Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014 16

Page 17: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

SỐ LIỆU HỌC SINH HỌC 2 BUỔI / NGÀY NĂM HỌC 2012-2013

Nội dung Ph.Điền Q.Điền H.Trà Huế H.Thủy Phú Vang Phú Lộc N.Đông ALưới T.cộngTổng số lớp học 2b/n 239 189 325 629 227 279 358 100 210 2556Tỷ lệ số lớp học 2b/n 67.705 73.828 91.292 82.4377 79.92958 45.8128 68.321 100 92.11 73.6Tổng số học sinh học 2b/n 5198 5114 8515 21906 6438 7002 9167 2183 4423 69946Tỷ lệ học sinh học 2b/n 68.729 73.445 91.49 82.971 78.68492 45.5474 69.833 100 91.38 74.46Số học sinh học Bán trú 0 179 264 9090 0 200 100 47 0 9880Tỷ lệ học sinh học Bán trú 0 2.5707 2.8366 34.4292 0 1.30098 0.7618 2.153 0 10.52Số lớp không học 2b/n 114 67 31 134 57 330 166 0 18 917

Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014 17

Page 18: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

SỐ LIỆU HỌC SINH HỌC TIẾNG ANH 4 TIẾT / TUẦN NĂM HỌC 2012-2013Nội dung   Ph.Điền Q.Điền H.Trà Huế H.Thủy Phú Vang Phú Lộc N.Đông ALưới T.cộngTổng số trường   27 23 31 38 19 37 30 12 21 238

Tổng số lớp   353 256 356 763 284 609 524 100 228 3473Tổng số học sinh   7563 6963 9307 26402 8182 15373 13127 2183 4840 93940Tổng số học sinh từ lớp 3 đến lớp 5   4602 4379 5786 15874 4968 9426 8131 1231 2907

57304

Trong đó tổ chức DH tiếng Anh 4 tiết / tuần                      

1 Số lớp 3 20 13 56 87 43 48 38 8 7 320  Số HS lớp

3 441 380 1735 3265 1223 1308 993 185 175 97052 Số lớp 4 5 10 16 41 19 30 23 6 6 156  Số HS lớp

4 247 292 381 1634 518 843 635 158 156 48643 Số lớp 5 2 0 6 28 6 11 8 0 0 61  Số HS lớp

5 43 0 135 1062 172 298 222 0 0 1932Tổng số lớp dạy học TA 4t/t 27 23 78 156 68 89 69 14 13 537Tổng số học sinh học TA4t/t 731 672 2251 5961 1913 2449 1850 343 331 16501

Tỷ lệ học sinh học tiếng Anh 4 tiết / tuần 15.88 15.35 38.90 37.55 38.51 25.98 22.75 27.86 11.39 28.80

Tổng số trường dạy ta 4t/t 8 6 30 21 13 15 13 5 2 113

Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014 18

Page 19: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

Tỷ lệ trường dạy ta 4t/t 29.63 26.09 96.77 55.26 68.42 40.54 43.33 41.67 9.52 47.48

SỐ LIỆU PHỔ CẬP TÍNH ĐẾN THÁNG 12/2013

TT Phòng GD&ĐTPhổ cập GDTHĐĐT

Mức độ 1 Mức độ 2 Tổng cộng

1 Phong Điền 6 10 16

2 Quảng Điền 6 5 11

3 Hương Trà 7 9 16

4 Huế 12 15 27

5 Hương Thủy 2 10 12

6 Phú Vang 15 5 20

7 Phú Lộc 14 4 18

8 Nam Đông 5 6 11

9 A Lưới 14 7 21Tổng cộng: 81 71 152

Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014 19

Page 20: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

BẢNG THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG - BỎ HỌC NĂM HỌC 2012-2013 CẤP TIỂU HỌC

STT Trường Tiểu học

Tổng cộng

Bỏ học Tỷ lệTổng số

Giỏi Khá Trung bình Yếu

Số lượngTỷ Lệ Số lượng

Tỷ Lệ Số lượng

Tỷ Lệ Số lượng

Tỷ Lệ

1 Phong Điền 7461 2623 35.2 2658 35.6 2066 27.7 114 1.5 4 0.05

2 Quảng Điền 6961 2877 41.3 2389 34.3 1590 22.8 105 1.5 1 0.01

3 Hương Trà 9307 3848 41.3 3684 39.6 1694 18.2 81 0.9 0 0.00

4 Huế 26268 18065 68.8 5497 20.9 2451 9.3 255 1.0 3 0.01

5 Hương Thủy 8168 4106 50.3 2557 31.3 1403 17.2 102 1.2 0 0.00

6 Phú Vang 15292 5283 34.5 5308 34.7 4352 28.5 349 2.3 17 0.11

7 Phú Lộc 13088 5041 38.5 4573 34.9 3301 25.2 173 1.3 16 0.12

8 Nam Đông 2132 665 31.2 721 33.8 710 33.3 36 1.7 13 0.61

9 A Lưới 4809 1116 23.2 1459 30.3 2146 44.6 88 1.8 2 0.04

Tổng cộng 93486 43624 46.7 28846 30.9 19713 21.1 1303 1.4 56 0.06

Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014 20

Page 21: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

CHỈ TIÊU CẦN ĐẠT TRONG NĂM HỌC 2013-2014(Kèm theo công văn số 1640/SGDĐT-GDTH ngày 19 tháng 8 năm 2013)

TT Phòng GD&ĐT

Số trường Chuẩn QG xây dựng thêm Số thư viện xây dựng thêm Tỷ lệ học sinh

đượchọc tiếng Anh 4 tiết/ tuần (%)

Số xã đạt chuẩn Phổ

cập GDTHĐĐT MĐ 2 xây dựng thêm

Mức độ 1 Mức độ 2 Đạt chuẩn Tiên tiến Xuất sắc

1 Phong Điền 2 1 5 1 1 25 4

2 Quảng Điền 2 1 3 3 2 25 3

3 Hương Trà 2 1 1 2 2 45 5

4 Huế 2 1 5 3 1 45 5

5 Hương Thủy 2 1 0 3 1 45 2

6 Phú Vang 1 1 5 3 35 5

7 Phú Lộc 2 1 5 3 1 30 5

8 Nam Đông 1 1 2 2 35 5

9 A Lưới 2 1 5 2 20 5Tổng cộng 16 9 31 22 8 33.88888889 39

Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014 21

Page 22: UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ · Web view: Các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thị xã, thành phố Căn cứ công văn số 5478/BGDĐT-GDTH ngày 08 tháng 8

Hướng dẫn Nhiệm vụ năm học 2013-2014 22