20
KIU MU TRUYN GIÁO THI ĐẠI CUI CÙNG tác giWilliam Lau Trang 1 ca 20 www.TheElijahChallenge.org e-mail: [email protected] Tháng Năm 2007 KIU MU TRUYN GIÁO THI ĐẠI CUI CÙNG Dùng Mi Tín Hu Cha Bnh như Đức Chúa Jêsus đã làm Thách Thc ca Ê-Li SPHC HI QUYN NĂNG CHO HI THÁNH TRONG THI ĐẠI CUI CÙNG SPhc-hi tinh thn ca Ê-Li cho Hi Thánh Malachi 4:5 “Ny, ta ssai đấng tiên tri Ê-li đến cùng các ngươi trước ngày ln và đáng sca Đức Giê- hô-va chưa đến. Trước khi Đức Chúa Jêsus Christ tái lâm, Chúa sgi “linh ca Ê-Li đến Hi Thánh,” nghĩa là, linh mà Ngài đã đặt trong Ê-li và ban cho ông quyn phép để phc v. y là linh ca sbo dn để truyn rao Vương Quc ca Đức Chúa Tri, ln quyn phép hin lđể chng minh rng Chúa ca chúng ta là Chân Thn duy nht. I Vua 18:20 Vy, A-háp sai người đi nhóm cdân Y-sơ-ra-ên và nhng tiên-tri đến núi Ct-mên. 21 Đon Ê-li đến trước mt dân-smà nói rng: Các ngươi đi vo hai bên cho đến chng nào? Nếu Giê-hô-va là Đức Chúa Tri, khá theo Ngài; nếu Ba-anh là Đức Chúa Tri, hãy theo hn. Song dân-skhông đáp mt li. 24 Đon, hãy kêu-cu danh ca thn các ngươi, còn ta, ta skêu-cu danh ca Đức Giê-hô-va. Thn đáp li bng la, y quĐức Chúa Tri. Cdân-sđều đáp rng: Li nói rt phi. 36 Đến gidâng ca-lchay ban chiu, tiên-tri Ê-li đến gn và nguyn rng: Ly Giê-hô-va Đức Chúa Tri ca Áp-ra-ham, ca Y-sác, và ca Y-sơ-ra-ên, ngày nay xin hãy tcho người ta biết rng Ngài là Đức Chúa Tri trong Y-sơ-ra-ên, rng tôi là ktôi-tNgài, và tôi vâng li Ngài mà làm mi sny. 37 Đức Giê-hô-va ôi! Xin nhm li tôi, xin đáp li tôi, hu cho dân-sny nhìn-biết rng Giê-hô-va là Đức Chúa Tri, và Ngài khiến cho lòng htrli. 38 La ca Đức Giê-hô-va bèn giáng xung, thiêu-đốt ca-lthiêu, ci, đá, bi, và rút nước trong mương. 39 Thy vy, cdân-ssp mình xung đất, và la rng: GIÊHÔVA là Đức Chúa Tri! GIÊHÔVA là Đức Chúa Tri! Chkhi nào người ta thy quyn phép ca Đức Chúa Tri minh chng rõ ràng hmi công nhn rng Ngài là Thiên Chúa. Đức Chúa Jêsus Christ cũng dùng phương pháp tương ttrong thánh vca Ngài. Giăng 20:30 Đức Chúa Jêsus đã làm trước mt môn đồ Ngài nhiu phép lkhác na, mà không chép trong sách ny. 31 Nhưng các vic ny đã chép, để cho các ngươi tin rng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, tc là Con Đức Chúa Tri, và để khi các ngươi tin, thì nhdanh Ngài mà được ssng. Đức Chúa Jêsus Christ đã dùng cách y để chng minh ngun gc ca Ngài là Con ca Đức Chúa Tri Đấng Cu Thế. SXc Du ThBa: SXc Du Vương Quyn – li chng ca Đavít 1 Samuên 17: 8 Vy, hn ra đứng kêu la cùng đội ngũ Y-sơ-ra-ên rng: Csao các ngươi ra bày trn? Ta há chng phi là người Phi-li-tin, còn các ngươi, là tôi tca Sau-lơ sao? Hãy chn mt người trong các ngươi xung đấu địch cùng ta. 9 Nếu khi đấu địch cùng ta, hn tri hơn và giết ta, thì chúng ta slàm tôi các ngươi; nhưng nếu ta tri hơn hn và ta giết hn, thì các ngươi slàm tôi chúng ta, và hu vic chúng ta. 10 Người Phi-li-tin li còn nói rng: Phi, ngày nay ta thách li ny cho đội ngũ Y-sơ-ra-ên: Hãy khiến mt người ra, đặng chúng ta đấu địch cùng nhau. 11 Sau-lơ và cY-sơ-ra-ên nghe nhng li ca người Phi-li-tin, thì ly làm hong hn, shãi lm.

KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG · Ví dụ, trong một buổi nhóm ca ngợi và thờ phượng có sự xức dầu, là lúc sự hiện diện hiển

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG · Ví dụ, trong một buổi nhóm ca ngợi và thờ phượng có sự xức dầu, là lúc sự hiện diện hiển

KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG tác giả William Lau Trang 1 của 20 www.TheElijahChallenge.org e-mail: [email protected] Tháng Năm 2007

KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG

Dùng Mọi Tín Hữu Chữa Bệnh như Đức Chúa Jêsus đã làm

Thách Thức của Ê-Li

SỰ PHỤC HỒI QUYỀN NĂNG CHO HỘI THÁNH TRONG THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG

Sự Phục-hồi tinh thần của Ê-Li cho Hội Thánh Malachi 4:5 “Nầy, ta sẽ sai đấng tiên tri Ê-li đến cùng các ngươi trước ngày lớn và đáng sợ của Đức Giê-hô-va chưa đến.

Trước khi Đức Chúa Jêsus Christ tái lâm, Chúa sẽ gửi “linh của Ê-Li đến Hội Thánh,” nghĩa là, linh mà Ngài đã đặt trong Ê-li và ban cho ông quyền phép để phục vụ. Ấy là linh của sự bạo dạn để truyền rao Vương Quốc của Đức Chúa Trời, lẫn quyền phép hiển lộ để chứng minh rằng Chúa của chúng ta là Chân Thần duy nhất.

I Vua 18:20 Vậy, A-háp sai người đi nhóm cả dân Y-sơ-ra-ên và những tiên-tri đến núi Cạt-mên. 21 Đoạn Ê-li đến trước mặt dân-sự mà nói rằng: Các ngươi đi vẹo hai bên cho đến chừng nào? Nếu Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, khá theo Ngài; nếu Ba-anh là Đức Chúa Trời, hãy theo hắn. Song dân-sự không đáp một lời. 24 Đoạn, hãy kêu-cầu danh của thần các ngươi, còn ta, ta sẽ kêu-cầu danh của Đức Giê-hô-va. Thần đáp lời bằng lửa, ấy quả là Đức Chúa Trời. Cả dân-sự đều đáp rằng: Lời nói rất phải. 36 Đến giờ dâng của-lễ chay ban chiều, tiên-tri Ê-li đến gần và nguyện rằng: Lạy Giê-hô-va Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, của Y-sác, và của Y-sơ-ra-ên, ngày nay xin hãy tỏ cho người ta biết rằng Ngài là Đức Chúa Trời trong Y-sơ-ra-ên, rằng tôi là kẻ tôi-tớ Ngài, và tôi vâng lời Ngài mà làm mọi sự nầy. 37

Đức Giê-hô-va ôi! Xin nhậm lời tôi, xin đáp lời tôi, hầu cho dân-sự nầy nhìn-biết rằng Giê-hô-va là Đức Chúa Trời, và Ngài khiến cho lòng họ trở lại. 38 Lửa của Đức Giê-hô-va bèn giáng xuống, thiêu-đốt của-lễ thiêu, củi, đá, bụi, và rút nước trong mương. 39 Thấy vậy, cả dân-sự sấp mình xuống đất, và la rằng: GIÊHÔVA là Đức Chúa Trời! GIÊHÔVA là Đức Chúa Trời!

Chỉ khi nào người ta thấy quyền phép của Đức Chúa Trời minh chứng rõ ràng họ mới công nhận rằng Ngài là Thiên Chúa. Đức Chúa Jêsus Christ cũng dùng phương pháp tương tự trong thánh vụ của Ngài.

Giăng 20:30 Đức Chúa Jêsus đã làm trước mặt môn đồ Ngài nhiều phép lạ khác nữa, mà không chép trong sách nầy. 31 Nhưng các việc nầy đã chép, để cho các ngươi tin rằng Đức Chúa Jêsus là Đấng Christ, tức là Con Đức Chúa Trời, và để khi các ngươi tin, thì nhờ danh Ngài mà được sự sống.

Đức Chúa Jêsus Christ đã dùng cách ấy để chứng minh nguồn gốc của Ngài là Con của Đức Chúa Trời và Đấng Cứu Thế.

Sự Xức Dầu Thứ Ba: Sự Xức Dầu Vương Quyền – lời chứng của Đavít 1 Samuên 17: 8 Vậy, hắn ra đứng kêu la cùng đội ngũ Y-sơ-ra-ên rằng: Cớ sao các ngươi ra bày trận? Ta há chẳng phải là người Phi-li-tin, còn các ngươi, là tôi tớ của Sau-lơ sao? Hãy chọn một người trong các ngươi xuống đấu địch cùng ta. 9 Nếu khi đấu địch cùng ta, hắn trổi hơn và giết ta, thì chúng ta sẽ làm tôi các ngươi; nhưng nếu ta trổi hơn hắn và ta giết hắn, thì các ngươi sẽ làm tôi chúng ta, và hầu việc chúng ta. 10 Người Phi-li-tin lại còn nói rằng: Phải, ngày nay ta thách lời nầy cho đội ngũ Y-sơ-ra-ên: Hãy khiến một người ra, đặng chúng ta đấu địch cùng nhau. 11 Sau-lơ và cả Y-sơ-ra-ên nghe những lời của người Phi-li-tin, thì lấy làm hoảng hồn, sợ hãi lắm.

Page 2: KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG · Ví dụ, trong một buổi nhóm ca ngợi và thờ phượng có sự xức dầu, là lúc sự hiện diện hiển

KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG tác giả William Lau Trang 2 của 20 www.TheElijahChallenge.org e-mail: [email protected] Tháng Năm 2007

1 Samuên 17: 23 Người đương nói chuyện cùng chúng, kìa người lực sĩ Gô-li-át, tức là người Phi-li-tin ở Gát, từ hàng ngũ Phi-li-tin xơm tới, và Đa-vít nghe hắn nói như những lời ngày trước. 24 Hết thảy người Y-sơ-ra-ên thấy người nầy, đều chạy trốn và run sợ lắm. 26 Đa-vít hỏi những người ở gần mình rằng: Người ta sẽ đãi thể nào cho kẻ giết được người Phi-li-tin nầy, và cất sự sỉ nhục khỏi Y-sơ-ra-ên? Vì người Phi-li-tin nầy, kẻ chẳng chịu phép cắt bì nầy, là ai, mà lại dám sỉ nhục đạo binh của Đức Chúa Trời hằng sống?” 45 … Còn ta, ta nhân danh Đức Giê-hô-va vạn binh mà đến, tức là Đức Chúa Trời của đạo binh Y-sơ-ra-ên, mà ngươi đã sỉ nhục. 46 Ngày nay Đức Giê-hô-va sẽ phó ngươi vào tay ta, ta sẽ giết ngươi, cắt đầu ngươi, và ngày nay ban thây của đạo binh Phi-li-tin cho chim trời và thú vật của đất. Khắp thế gian sẽ biết rằng Y-sơ-ra-ên có một Đức Chúa Trời.

Vì Chúa đã ban “sự xức dầu vương quyền” cho Đavít, ông không sợ Gôliát như các người Israel khác. Trái lại, với lòng hết sức phẫn nộ và nhiệt thành cho Chúa, Đavít đã đánh tên khổng lồ, tin chắc rằng Chúa sẽ dùng ông để giết Gôliát và đem nhiều vinh quang cho Ngài. Sự xức dầu vương quyền đem tới thẩm quyền để ra lệnh cho những ai ở dưới thNm quyền của mình, sự bạo dạn của một nhà vua như Đavít, là quyền năng thật sự để huỷ phá công việc của ma quỷ y như Đavít có quyền lực giết chết Gôliát.

CÁCH TIẾP CẬN CỦA CHÚNG TA ĐỐI VỚI SỰ CHỮA BỆNH: “Nhiệm vụ-Cụ thể”

“Ơn chữa bệnh” được dạy trong 1Côrinhtô 12 nói tổng quát về sự phục vụ chữa bệnh cho tín hữu trong phạm vi thân thể của Đấng Christ. N ó là thông thường mặc dù không luôn luôn hiển lộ ở các buổi nhóm của tín hữu. Ví dụ, trong một buổi nhóm ca ngợi và thờ phượng có sự xức dầu, là lúc sự hiện diện hiển lộ của Chúa xuất hiện, người ta có thể được chữa lành các tật bệnh của họ khi Đức Thánh Linh vận hành qua ơn chữa bệnh.

N hưng nhiệm vụ của chúng ta ở đây là phục vụ chữa lành trong bối cảnh rao truyền tin mừng cho người đang hư vong ở ngoài Hội Thánh, như Đấng Christ và các môn đồ của N gài xưa kia đã làm.

Cho nên trước hết chúng ta sẽ học cách Đấng Christ chữa lành người bệnh trong các sách phúc âm.

Cựu Ước nói tiên tri về sự xức dầu trên Đấng Mết-sai-a Êsai 61: 1 Thần của Chúa Giê-hô-va ngự trên ta; vì Đức Giê-hô-va đã xức dầu cho ta, đặng giảng tin lành cho kẻ khiêm nhường. N gài đã sai ta đến đặng rịt những kẻ vỡ lòng, đặng rao cho kẻ phu tù được tự do, kẻ bị cầm tù được ra khỏi ngục; 2 đặng rao năm ban ơn của Đức Giê-hô-va,

Câu nầy trong sách Êsai mô tả thánh vụ của Đấng Mết-sai-a sẽ được Đức Thánh Linh xức dầu để giải thoát dân sự của Chúa.

Sự Ứng Nghiệm ở Tân Ước Luca 3: 22 Đức Thánh Linh lấy hình chim bồ câu ngự xuống trên Ngài; lại có tiếng từ trên trời phán rằng: N gươi là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường.”

Sự xức dầu Mết-sai-a được nói tiên tri bởi Êsai đã giáng trên Đức Chúa Jêsus khi Đức Chúa Cha sai Đức Thánh Linh giáng trên N gài ở bờ sông Giôđanh.

Khai phóng quyền phép Luca 4: 1 Đức Chúa Jêsus đầy dẫy Đức Thánh Linh, ở bờ sông Giô-đanh về, thì được Đức Thánh Linh đưa đến trong đồng vắng, 2 tại đó, N gài bị ma quỉ cám dỗ trong bốn mươi ngày. Trong những ngày ấy, N gài không ăn chi hết, kỳ đã mãn thì N gài đói.. … 13 Ma quỉ dùng hết cách cám dỗ N gài rồi, bèn tạm lìa N gài. 14 Đức Chúa Jêsus được quyền phép Đức Thánh Linh, trở về xứ Ga-li-lê, và danh tiếng N gài đồn khắp các xứ chung quanh.

Sau khi Đức Thánh Linh giáng xuống trên N gài và bốn mươi ngày chịu cám dỗ, quyền phép của Đức Thánh Linh đã được ban trên N gài để giải thoát dân sự của Chúa theo lời tiên tri Mết-sai-a ở Êsai 61.

Quyền phép của Đấng Christ hiển lộ ra sao? Luca 4: 31 N gài xuống thành Ca-bê-na-um, thuộc xứ Ga-li-lê, dạy dỗ trong ngày Sa-bát. 32 Mọi người đều cảm động về sự dạy dỗ của N gài; vì Ngài dùng quyền phép mà phán. 33 Vả, trong nhà hội có một người bị tà ma ám, cất tiếng kêu lớn lên rằng: Hỡi Jêsus N a-xa-rét! 34 Chúng tôi với N gài có sự gì chăng? N gài đến để diệt chúng tôi sao? Tôi biết N gài là ai: Là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời! 35 Song Đức Chúa Jêsus quở nặng nó, mà rằng: Hãy nín đi, và ra khỏi người nầy. Quỉ bèn

Page 3: KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG · Ví dụ, trong một buổi nhóm ca ngợi và thờ phượng có sự xức dầu, là lúc sự hiện diện hiển

KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG tác giả William Lau Trang 3 của 20 www.TheElijahChallenge.org e-mail: [email protected] Tháng Năm 2007

vật ngã người giữa đám đông, rồi ra khỏi, không làm hại chi đến người. 36 Mọi người đều sững sờ, nói cùng nhau rằng: Ấy là đạo gì đó? Người lấy phép và quyền đuổi tà ma, và chúng nó liền ra! 37 Vậy, danh tiếng N gài đồn khắp các nơi xung quanh.38 Đức Chúa Jêsus ra khỏi nhà hội, vào nhà Si-môn. Bà gia Si-môn đang đau rét nặng lắm. N gười ta xin N gài chữa cho, 39 N gài bèn nghiêng mình trên người, truyền cho cơn rét, rét liền lìa khỏi. Tức thì người chờ dậy hầu việc.

Quyền phép từ Đức Chúa Cha ban cho Đức Chúa Jêsus qua sự xức dầu của Đức Thánh Linh đã tuôn ra khi Đức Chúa Jêsus nói bằng thẩm quyền để đuổi quỷ và chữa lành người bệnh. Đức Chúa Jêsus biết N gài đã nhận thNm quyền từ Đức Chúa Cha, và thi hành thNm quyền ấy bằng cách ra lệnh và quở nặng cả tà ma lẫn bệnh tật. Không giống như nhiều Hội Thánh ngày nay đuổi quỷ nhưng cầu nguyện cho bệnh tật thể chất, N gài không chia quỷ và bệnh thành hai loại riêng rẽ trong cách N gài đối phó với chúng. Sự xức dầu của Đức Thánh Linh đem đến thNm quyền cho Đấng Christ trên cả tà ma lẫn bệnh tật. Làm sao chúng ta biết thần nào là Chân Thần duy nhất, Đấng dựng nên vũ trụ?

Chân Thần và những người phục vụ Ngài có uy quyền trên tật bệnh và tà ma. Đức Chúa Jêsus chứng tỏ uy quyền của N gài trên chúng bằng cách trực tiếp quở chúng và ra lệnh cho chúng. Kết quả là chúng vâng theo mệnh lệnh của N gài. So sánh điều nầy với cách các phù thủy đối đãi với các tà ma áp chế thân chủ của họ: họ cố gắng làm thỏa mãn và xoa dịu các tà linh bằng cách cúng và “hối lộ” cho chúng. Theo định nghĩa thì một người dâng hiến và “hối lộ” chỉ đối với những ai có uy quyền cao hơn, rõ ràng là các phù thủy (thầy pháp) không có thNm quyền trên tật bệnh và tà ma. Mác 2:10 Vả, để cho các ngươi biết Con người ở thế gian có quyền tha tội....” thì N gài phán cùng kẻ bại rằng: 11 Ta biểu ngươi, hãy đứng dậy, vác giường đi về nhà. 12 Kẻ bại đứng dậy, tức thì vác giường đi ra trước mặt thiên hạ; đến nỗi ai nấy đều lấy làm lạ, ngợi khen Đức Chúa Trời, mà rằng: Chúng tôi chưa hề thấy việc thể nầy.

Chỉ một mình Đức Chúa Trời chân thật mới có quyền tha tội. Gốc rễ căn bản của bệnh tật là tội lỗi nguyên thủy. Bởi thNm quyền của N gài để chữa lành ốm đau và bệnh tật, Đức Chúa Jêsus chứng tỏ rằng N gài cũng có thNm quyền để tha thứ và xóa bỏ chính tội lỗi ấy. Điều nầy là do sự chết chuộc tội của N gài trên thập tự giá. Trái ngược với tôn giáo vô năng không có chút thNm quyền nào để chữa kẻ bệnh, cho nên không thể xưng là con đường chân chính dẫn đến Đức Chúa Trời.

Vậy khi chúng ta là đầy tớ của Thiên Chúa chân thật duy nhất rao truyền Vương Quốc của N gài cho người hư mất, chúng ta nhân danh Đấng Christ chữa bệnh và đuổi quỷ bằng cách thi hành thNm quyền của N gài. Các phép lạ được thực hiện theo cách nầy chứng tỏ rằng N gài là Con của Thiên Chúa chân thật duy nhất và rằng N gài cũng có quyền tha tội. Không “thần” nào khác có thể làm như vậy.

ĐẤNG CHRIST BAN CHO TÍN HỮU lượng thẩm quyền của Ngài để chữa bệnh và giải thoát. Giăng 20: 21 N gài lại phán cùng môn đồ rằng: Bình an cho các ngươi! Cha đã sai ta thể nào, ta cũng sai các ngươi thể ấy. 22 Khi N gài phán điều đó rồi, thì hà hơi trên môn đồ mà rằng: Hãy nhận lãnh Đức Thánh Linh. 23 Kẻ nào mà các ngươi tha tội cho, thì tội sẽ được tha; còn kẻ nào các ngươi cầm tội lại, thì sẽ bị cầm cho kẻ đó.”

N hư Đức Chúa Cha sai Đức Chúa Jêsus vào thế gian để phục vụ với uy quyền trên tà ma, tật bệnh, và để tha tội, Đức Chúa Jêsus đã sai các môn đồ của N gài vào thế gian với đồng một lượng thNm quyền để phục vụ và hoàn thành công việc N gài đã khởi đầu. N hư Đức Chúa Cha sai Đức Thánh Linh giáng trên Đức Chúa Jêsus, Đức Chúa Jêsus cũng đã ban Đức Thánh Linh cho chúng ta để qua quyền phép ấy chúng ta sẽ hủy phá công việc của ma quỷ---tội lỗi, bệnh tật, và xiềng xích ma quỷ---khi chúng ta rao giảng phúc âm. Giăng 14: 5 Thô-ma thưa rằng: Lạy Chúa, chúng tôi chẳng biết Chúa đi đâu; làm sao biết đường được? 6

Vậy Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha. 7 Ví bằng các ngươi biết ta, thì cũng biết Cha ta; và từ bây giờ các ngươi biết và đã thấy N gài. 8 Phi-líp thưa rằng: Lạy Chúa, xin chỉ Cha cho chúng tôi, thì đủ rồi. 9 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi Phi-líp, ta ở cùng các ngươi đã lâu thay, mà ngươi chưa biết ta! Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha. Sao ngươi lại nói rằng: Xin chỉ Cha cho chúng tôi? 10 N gươi há không tin rằng ta ở trong Cha và Cha ở trong ta, hay

Page 4: KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG · Ví dụ, trong một buổi nhóm ca ngợi và thờ phượng có sự xức dầu, là lúc sự hiện diện hiển

KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG tác giả William Lau Trang 4 của 20 www.TheElijahChallenge.org e-mail: [email protected] Tháng Năm 2007

sao? N hững lời ta nói với các ngươi, chẳng phải ta tự nói; ấy là Cha ở trong ta, chính N gài làm trọn việc riêng của N gài. 11 Khi ta nói rằng ta ở trong Cha và Cha ở trong ta, thì hãy tin ta; bằng chẳng, hãy tin bởi CÔNG VIỆC ta. 12 Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm VIỆC ta làm; lại cũng làm việc lớn hơn nữa, vì ta đi về cùng Cha.

Qua các phép lạ N gài đã thực hiện (c. 11), Đức Chúa Jêsus chứng minh rằng N gài thật là con đường dẫn đến Đức Chúa Cha. Hơn nữa, những ai tin N gài cũng sẽ làm các công việc ấy. Trong các việc khác, họ sẽ chữa bệnh và đuổi quỷ bằng danh N gài để chứng minh rằng N gài là Con Đức Chúa Trời và là Chúa Cứu Thế duy nhất. Luca 9: 1 Đức Chúa Jêsus nhóm họp mười hai sứ đồ, ban quyền năng phép tắc để trị quỉ chữa bệnh. 2

Rồi N gài sai đi rao giảng về nước Đức Chúa Trời cùng chữa lành kẻ có bệnh. … 6 Vậy, các sứ đồ ra đi, từ làng nầy tới làng kia, rao giảng Tin lành khắp nơi và chữa lành người có bệnh.

Sau khi ban cho họ uy quyền trên tà ma và bệnh tật, Đức Chúa Jêsus đã sai Mười Hai môn đồ đi ra để giảng tin mừng và để chứng tỏ tính chân thật của nó bằng cách chữa lành kẻ bệnh---không phải bằng sự cầu nguyện cho người bệnh. Có một sự khác biệt rất lớn giữa hai điều nầy. Cầu xin Chúa chữa cho kẻ bệnh thì an ổn; kết quả có ra thế nào thì chẳng phải là trách nhiệm của chúng ta. N gược lại, chữa lành kẻ bệnh là làm y như Đức Chúa Jêsus đã làm---sử dụng uy quyền ra lệnh cho kẻ bệnh phải lành. Khi chúng ta là môn đồ Đấng Christ định làm như vậy, rất có thể bị thất bại: người bệnh không lành. N hư thế hầu như Hội-Thánh không còn vâng theo mệnh lệnh của Chúa để chữa lành kẻ bệnh, thay vào đó thích “tin cậy Chúa” và xin N gài chữa kẻ bệnh. Sự không vâng lời nầy là nguyên nhân chính của sự thiếu phép lạ trong Hội Thánh ngày nay. Hội Thánh phải ăn năn về sự không vâng lời nầy. N gày nay chúng ta phải dạy cho mọi môn đồ vâng theo mọi điều N gài đã truyền lệnh cho chúng ta (Mathiơ 28:20), điều đó kể cả chữa lành kẻ bệnh và rao truyền vương quốc của Đức Chúa Trời cho người đang hư vong.

Còn các môn đồ không phải là sứ đồ thì sao? Luca 10: 1 Kế đó, Chúa chọn bảy mươi (-hai) môn đồ khác, sai từng đôi đi trước N gài, đến các thành các chỗ mà chính N gài sẽ đi.. … 9 Hãy chữa kẻ bịnh ở đó, và nói với họ rằng: Nước Đức Chúa Trời đến gần các ngươi.’ 17 Bảy mươi môn đồ trở về cách vui vẻ, thưa rằng: Lạy Chúa, vì danh Chúa các quỉ cũng phục chúng tôi.”

Bảy mươi (-hai) người cũng được ban cho lượng thNm quyền nầy. Đây không phải là “ơn chữa bệnh,” đặc biệt, chỉ đơn giản là trang bị thông thường cho những ai mở mang Vương Quốc của Đấng Christ. Để ý ở câu 9 mệnh lệnh của Chúa rõ ràng là phải chữa bệnh thậm chí trước khi rao truyền về vương quốc của Đức Chúa Trời. Khi Chúa ra lệnh cho chúng ta chữa lành kẻ bệnh, có nghĩa đó là ý muốn của Ngài để chữa lành khi vương quốc N gài được rao truyền cho người đang hư vong---nhiều người trong nhóm đó đòi hỏi phải thấy quyền năng của N gài minh chứng trước khi họ tin. Cơ-đốc-nhân phải được giải thoát khỏi thứ linh sợ bị thất bại để họ sẽ vâng theo mệnh lệnh của Chúa chữa lành kẻ bệnh để xác nhận rằng vương quốc của Đức Chúa Trời đang ở gần.

Uy quyền trên bệnh tật không giống như ơn chữa bệnh 1Côrinhtô 12: 4 Vả, có các sự ban cho khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Thánh Linh. 7 Đức Thánh Linh tỏ ra trong mỗi một người, cho ai nấy đều được sự ích chung. 9 Bởi một Đức Thánh Linh, cho người nầy được đức tin; cũng bởi một Đức Thánh Linh ấy, cho kẻ kia được ơn chữa tật bệnh; 29 Có phải cả thảy là sứ đồ sao? Cả thảy là tiên tri sao? Cả thảy là thầy giáo sao? Cả thảy đều làm phép lạ sao? 30 Cả thảy đều được ơn chữa bệnh sao? Cả thảy đều nói tiếng lạ sao? Cả thảy đều thông giải tiếng lạ sao?

Ân tứ chữa bệnh được ban “vì ích lợi chung:” để gây dựng và phục vụ chữa bệnh cho thân thể của Đấng Christ. N hưng, khi Đấng Christ còn ở thế gian, thân thể của Đấng Christ lúc ấy chưa hiện hữu. Cho nên, những gì N gài ban cho các môn đồ N gài ở Luca 9 và 10 không phải là “ân tứ chữa bệnh,” chỉ đơn giản là trang bị thông thường cho những ai được sai đi rao giảng phúc âm, không phải là gây dựng Hội Thánh. Sự kiện tất cả mười hai sứ đồ và tất cả bảy mươi môn đồ đã nhận được thNm quyền nầy là một yếu tố bổ sung để lý luận chống lại điều đó là ân tứ chữa bệnh, là thứ không phải tất cả tín hữu đều được ban cho. Sau hết, “ân tứ chữa bệnh” chỉ mới bắt đầu có cho các môn đồ vào ngày lễ N gũ Tuần khi Đức Thánh Linh giáng lâm. Vì các môn đồ đã được ban cho uy quyền trên bệnh tật và tà ma trong các sách phúc âm trước lễ N gũ Tuần, uy quyền nầy không giống như ân tứ chữa bệnh. Hơn nữa, họat động của uy quyền chữa bệnh khác hẳn hoạt động của “ân tứ chữa bệnh.” Xem phần dưới đây.

Page 5: KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG · Ví dụ, trong một buổi nhóm ca ngợi và thờ phượng có sự xức dầu, là lúc sự hiện diện hiển

KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG tác giả William Lau Trang 5 của 20 www.TheElijahChallenge.org e-mail: [email protected] Tháng Năm 2007

N hư trong thánh vụ của Đức Chúa Jêsus và các môn đồ thời ấy, phục vụ cho người bệnh (dù là chưa tin hay tín hữu) trong bối cảnh rao giảng tin mừng cho người hư vong là “dựa-trên-uy-quyền” và sử dụng sự ra lệnh cho tật bệnh và tà ma. N gược lại, phục vụ cho các tín hữu trong bối cảnh đời sống Hội Thánh là “dựa-trên-Thánh-Linh” và chờ đợi Đức Thánh Linh vận hành và chỉ đạo. Phục vụ cho các tín hữu bị bệnh dựa trên ân tứ của Đức Thánh Linh như đã dạy trong 1Corinhtô 12 và trên sự cầu nguyện theo Gia-cơ 5:14-16. Thường thường ân tứ chữa bệnh, lời tri thức và khôn ngoan, và ơn biện biệt sẽ vận hành.

Quyền phép về phép lạ chữa lành trong sự truyền giáo, ở một số trường hợp, cũng có thể được áp dụng để phục vụ chữa lành cho tín hữu theo Giacơ 5.14-16. Cùng các nguyên tắc căn bản cũng liên quan, nhưng Đức Chúa Trời đối xử với tín hữu và người chưa tin cách khác nhau. Chúng ta sẽ xem xét vấn đề nầy sau. Một yếu tố nữa là động lực: có phải chỉ là làm dịu bớt sự đau đớn của tín hữu, hoặc vì một dấu kỳ phép lạ để kéo các linh hồn đến với Đấng Christ? Dĩ nhiên, hai điều nầy không riêng biệt với nhau.

Có thể có sự trùng lặp (tròng tréo) giữa hai phương cách nầy. N gười phục vụ bằng uy quyền có thể dùng nó để phục vụ tín hữu đau ốm N gười có ân tứ chữa bệnh có thể dùng nó để rao giảng phúc âm N gười ta có thể có lúc chuyển từ cách nầy sang cách kia (xem lời chứng dưới đây)

Lời Chứng từ cuộc Hội thảo San Francisco Một mục sư có thánh vụ quốc tế về tiên tri và chữa bệnh đã tham dự Hội Thảo Thách Thức của Ê-li. Bà viết bản tường trình sau đây:

“Tối Thứ N ăm là thì giờ phục vụ thường xuyên hàng tháng của tôi tại phòng chữa lành của Hội Thánh chúng tôi. N ên tôi quyết định tôi sẽ đem áp dụng các nguyên tắc tôi đã học được tại buổi Hội Thảo Thách Thức của Ê-li. N gười đầu tiên mà chúng tôi cầu nguyện cho bị đau lưng và đau đớn đã nhiều năm. Các bạn cầu nguyện của tôi cầu nguyện lâu theo cái mà tôi gọi là cầu nguyện “khNn nài” xin Đức Chúa Giê-xu cất sự đau đớn đi, xin Chúa cất bỏ các sự rủa sả nhiều đời, v.v... Tôi xem họ cầu nguyện một lát và rồi khi họ ngưng một chút, tôi bắt đầu cầu nguyện “bằng uy quyền” [nghĩa là, nói trực tiếp với sự đau nhức bằng uy quyền]. Tôi mới chỉ bắt đầu kiểu cầu nguyện ấy, việc bắt đầu xảy ra.”

“Trước hết, cái đau nhức bắt đầu di chuyển. Tất cả chúng tôi trong đội cầu nguyện biết rằng đau nhức di chuyển có nghĩa là quỷ, nên tất cả chúng tôi bắt đầu ra lệnh cho con quỷ phải xuất. N ó bắt đầu ở thắt lưng, chuyển dần lên xương sống và rồi ra mất. Con quỷ bệnh tật đã không còn cơ hội, với ba người, chúng tôi trục xuất nó và ra lệnh cho nó phải xuất ra. Con quỷ đã Nn núp đang lúc cầu nguyện khẩn nài và không biểu lộ đến khi chúng tôi thi hành uy quyền bằng cách trực tiếp ra lệnh.”

KHÔNG thi hành uy quyền cách có hiệu quả thì không đẹp lòng Chúa Mathiơ 17: 14 Khi Đức Chúa Jêsus và môn đồ đã trở lại cũng đoàn dân, thì có một người đến gần, quì trước mặt N gài, 15 mà thưa rằng: Lạy Chúa, xin Chúa thương đến con trai tôi! Vì nó mắc bệnh phong điên, phải chịu đau đớn quá; thường khi té vào lửa, và té xuống nước. 16 Tôi đã đem nó cho môn đồ Chúa, nhưng chữa không được. 17 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi dòng dõi không tin và gian tà kia, ta sẽ ở với các ngươi cho đến chừng nào? Ta sẽ nhịn nhục các ngươi cho đến khi nào?

Đức Chúa Jêsus rất bực bội với cách thực hiện của các môn đồ N gài và quở nặng họ về sự thất bại của họ. Rõ ràng N gài muốn thấy họ thành công làm phép lạ đuổi con quỷ ra khỏi đứa trẻ. Suy nghĩ của N gài về mặt nầy khác hẳn với não trạng về thần học của Hội Thánh ngày nay. Chúng ta chẳng dám trách móc tín hữu nào thất bại trong việc đuổi quỷ hoặc không thể chữa lành bệnh. Hãy đem con đến đây cho ta.” 18 Rồi Đức Chúa Jêsus quở trách quỉ, quỉ liền ra khỏi đứa trẻ, và từ giờ đó đứa trẻ được lành. 19 Môn đồ bèn đến gần Đức Chúa Jêsus, mà hỏi riêng rằng: “Vì cớ gì chúng tôi không đuổi quỉ ấy được?”

Có bốn lý do chúng ta đưa ra để giải thích tại sao người bệnh không lành khi ta chữa bệnh cho họ. 1 Không phải ý muốn của Chúa; 2 không phải thời điểm của Chúa; 3 người bệnh có tội; 4 người bệnh thiếu đức tin. Hiếm khi chúng ta thấy lỗi của mình vì người bệnh không được lành khi chúng ta chữa bệnh cho họ. Thay vào đó chúng ta “đổ lỗi” hoặc là cho Chúa hoặc cho người bệnh.

N hưng tuy không chối cãi rằng bốn lý do nêu trên có lúc đúng, Đức Chúa Jêsus đã đưa ra lý do nào trong trường hợp cụ thể nầy để giải thích vì sao đứa trẻ không được chữa lành?

Page 6: KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG · Ví dụ, trong một buổi nhóm ca ngợi và thờ phượng có sự xức dầu, là lúc sự hiện diện hiển

KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG tác giả William Lau Trang 6 của 20 www.TheElijahChallenge.org e-mail: [email protected] Tháng Năm 2007

20 N gài đáp rằng: Ấy là tại các ngươi ít đức tin: Vì ta nói thật cùng các ngươi, nếu các ngươi có đức tin bằng một hột cải, sẽ khiến núi nầy rằng: Hãy dời đây qua đó, thì nó liền dời qua, và không có sự gì mà các ngươi chẳng làm được.

Đức Chúa Giêsu không gán “lỗi” cho Đức Chúa Trời hay đứa trẻ về việc không chữa được. N hưng N gài quy lỗi cho các môn đồ về đức tin yếu đuối của họ. Bản chất của thứ “đức tin dời-núi” nầy mà họ thiếu là gì?

ĐỨC TIN DỜI-NÚI Mác 11: 14 N gài bèn cất tiếng phán cùng cây vả rằng: “Chẳng hề có ai ăn trái của mầy nữa!” Các môn đồ đều nghe lời ấy. … 20 Sáng hôm sau, khi đi ngang qua, thấy cây vả đã khô cho tới rễ; 21 bấy giờ Phi-e-rơ nhớ lại chuyện đã qua, thưa cùng N gài rằng: Thầy, coi kìa! Cây vả thầy đã rủa nay khô đi rồi. 22 Đức Chúa Jêsus cất tiếng phán rằng: Hãy có đức tin đến Đức Chúa Trời. 23 Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai sẽ biểu hòn núi nầy rằng: Phải cất mình lên, và quăng xuống biển, nếu ngươi chẳng nghi ngại trong lòng, nhưng tin chắc lời mình nói sẽ ứng nghiệm, thì điều đó sẽ thành cho. 24 Bởi vậy ta nói cùng các ngươi: Mọi điều các ngươi xin trong lúc cầu nguyện, hãy tin đã được, tất điều đó sẽ ban cho các ngươi.

“Đức tin của Đức Chúa Trời” tương đương với đức tin dời-núi. Đây là thứ đức tin các môn đồ thiếu khi họ cố gắng đuổi con quỷ kinh phong hung hãn. Họ đã nghi

ngờ, họ đã không tin chắc rằng con quỷ phải vâng lời họ. Chúng ta phải có đức tin dời-núi (thứ ‘đức tin của Đức Chúa Trời’) nếu chúng ta muốn chữa kẻ bệnh và trừ quỷ để mở mang Vương Quốc của Chúa---để các linh hồn tiếp nhận phúc âm. ‘Đức tin của Đức Chúa Trời’ nầy nương dựa trên lời Chúa bảo chúng ta rằng Đấng Christ đã ban cho chúng ta lượng uy quyền vì tin lành. Đây không phải là “đức tin trong đức tin của chúng ta.” Với sự tự tin và dạn dĩ cao nhất chúng ta thi hành uy quyền trên tà ma và bệnh tật đang áp chế người ta, bởi vì Kinh Thánh nói rằng chúng ta đã được ban cho uy quyền ấy vì tin lành.

Tuy nhiên, uy quyền tự nó thì chưa đủ. N ếu một tín hữu dao động nghi ngại khi quở mắng bệnh tật và tà ma, chúng sẽ không chịu rời mặc dù người đó được ban cho uy quyền trên chúng. Mệnh lệnh phải được nói ra với sự chắc chắn, với đức tin của Đức Chúa Trời, với lòng tin chắc hoàn toàn.

Đức Chúa Trời có “thứ đức tin dời-núi” không? N ếu N gài phán với trái núi và ra lệnh cho nó phải dời đi, liệu có bao giờ N gài nghi rằng nó sẽ không vâng lời N gài chăng? Khi N gài phán, “Phải có sự sáng,” N gài có nghi rằng sự sáng sẽ không vâng lời N gài không? Khi Đức Chúa Jêsus phán với cây vả, N gài có nuôi sự nghi ngờ cây vả sẽ không vâng lời chẳng chịu chết chăng? Đức Chúa Trời không nghi ngờ khi N gài ra mệnh lệnh, vì Ngài biết uy quyền của Ngài là Đức Chúa Trời; mọi vật phải vâng lệnh N gài. Đây là “đức tin của Đức Chúa Trời.” Đức Chúa Jêsus biết N gài đã được ban cho uy quyền, cho nên khi N gài ra lệnh N gài biết chắc rằng chúng phải vâng lời. Thế thì khả năng thực hiện “đức tin của Đức Chúa Trời” liên quan tới sự hiểu biết thNm quyền của ta. Tín hữu cũng có một lượng uy quyền trên tật bệnh và tà ma do Đức Chúa Jêsus ban cho, và chúng ta không được nghi ngờ rằng chúng sẽ không vâng lời khi mình ra lệnh cho nó phải lìa. Đây là “đức tin của Đức Chúa Trời” khai phóng quyền phép và sự xức dầu để hoàn thành phép lạ vì cớ tin lành.

Một ví dụ thường ngày: khi bạn ra lệnh cho con chó của bạn “ngồi xuống,” bạn không sợ hoặc nghi ngờ rằng nó sẽ không vâng lời bạn. Vì thế bạn không ra lệnh kiểu nhút nhát ngập ngừng, sợ bị xấu hổ nếu con chó không chịu ngồi như bạn ra lệnh. N hưng bạn ra lệnh cho nó bằng uy quyền và bằng đức tin của Đức Chúa Trời. “NGỒI XUỐNG!”

“Đức tin của Đức Chúa Trời” nầy có thể gia tăng bằng sự cầu nguyện và kiêng ăn (Mathiơ 17:21).

Uy quyền có thể ví như các ta-lâng của người chủ giao cho đầy tớ mình Mathiơ 25: 28 Vậy, các ngươi hãy lấy ta-lâng của người nầy mà cho kẻ có mười ta-lâng. 29 Vì sẽ cho thêm kẻ nào đã có, thì họ sẽ dư dật; nhưng kẻ nào không có, thì cũng cất luôn điều họ đã có nữa. Luca 16: 10 Ai trung tín trong việc rất nhỏ, cũng trung tín trong việc lớn; ai bất nghĩa trong việc rất nhỏ, cũng bất nghĩa trong việc lớn…

Lượng uy quyền được ban cho mỗi chứng nhân có thể ví như số lượng ta-lâng khác nhau mà Chúa giao phó cho mỗi tín hữu tuỳ theo năng lực của người đó. N ếu chứng nhân thành tín trong việc sử dụng

Page 7: KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG · Ví dụ, trong một buổi nhóm ca ngợi và thờ phượng có sự xức dầu, là lúc sự hiện diện hiển

KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG tác giả William Lau Trang 7 của 20 www.TheElijahChallenge.org e-mail: [email protected] Tháng Năm 2007

lượng uy quyền của mình để thu phục các linh hồn, người đó sẽ nhận thêm uy quyền và sẽ có thể làm việc lớn lao hơn. N hưng, nếu người đó “sợ” không dám dùng uy quyền để chữa kẻ bệnh vì sợ rằng “sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra,” uy quyền đó có thể bị lấy lại.

Lượng uy quyền ban cho có thể khác nhau giữa tín hữu nầy với tín hữu nọ. Chúng ta càng được ban uy quyền nhiều chừng nào, thì càng trở nên thành thạo chừng nấy về chữa bệnh và đuổi quỷ vì cớ tin lành.

Các quỷ nhỏ và bệnh nhẹ đòi hỏi mức uy quyền thấp để phục vụ chữa lành hay giải thoát. Các quỷ mạnh hơn và bệnh trầm trọng hơn đòi hỏi mức uy quyền cao hơn. Ví dụ, phải cần uy quyền lớn hơn để trừ con quỷ kinh phong hoặc chữa lành người mù hơn là chữa bệnh cho người bị nhức đầu.

SỰ CHỮA LÀNH BỆNH TRONG SÁCH CÔNG VỤ CÁC SỨ ĐỒ Phierơ và Phaolô chữa bệnh trong sách Công Vụ ra sao, sau khi Đức Thánh Linh giáng lâm vào ngày Lễ Ngũ Tuần và ơn chữa bệnh đã sẵn sàng cho họ? Công Vụ 3: 1 Buổi cầu nguyện giờ thứ chín, Phi-e-rơ với Giăng cùng lên đền thờ. 2 Vả, có một người què từ lúc sanh ra, cứ hằng ngày người ta đem đặt tại cửa đền, gọi là Cửa Đẹp, đặng ăn mày những người vào đền. 3 N gười thấy Phi-e-rơ và Giăng vào, thì xin hai người bố thí. 4 Phi-e-rơ với Giăng ngó chăm người, rồi nói rằng: Hãy nhìn xem chúng ta. 5 Vậy, người bèn nhìn chăm chăm hai người, tưởng sẽ được chút gì. 6 N hưng Phi-e-rơ nói với người rằng: Ta chẳng có vàng bạc chi hết, song điều ta có thì ta cho ngươi: Nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ ở Na-xa-rét, hãy bước đi! 7 Phi-e-rơ nắm tay hữu người đỡ dậy. Tức thì bàn chân và mắt cá người trở nên cứng vững; 8 người liền nhảy, đứng lên và bước đi cùng hai người vào đền thờ, vừa đi, vừa nhảy, vừa ngợi khen Đức Chúa Trời.

Để ý rằng Phierơ không cầu nguyện chữa bệnh cho người ăn xin, chỉ đơn giản ra lệnh cho anh ta bước đi trong danh Đức Chúa Jêsus. Đây không phải là ân tứ chữa bệnh vận hành trong buổi nhóm của các tín hữu, nhưng là thi hành uy quyền. Có lẽ trong những ngày trước Phierơ đã gặp người nầy khi lên Đền Thờ để cầu nguyện. N hưng bởi vì có lẽ Phierơ cảm thấy mình không đủ uy quyền để chữa một tật nguyền trầm trọng như vậy, ông không dám ra tay cho đến khi ông được thúc giục bởi Đức Thánh Linh, có thể qua lời “rhêma” được ban cho ông vào lúc ấy tại Cửa Đền Thờ. Khi nào chúng ta chưa đủ uy quyền, chúng ta nên chờ đợi Chúa. Công Vụ 3: 11 N gười ấy đang cầm tay Phi-e-rơ-và Giăng, thì cả dân chúng lấy làm lạ, chạy đến cùng các người đó ở nơi hiên cửa gọi là Sa-lô-môn. 12 Phi-e-rơ thấy vậy, bèn nói với dân chúng rằng: Hỡi người Y-sơ-ra-ên, sao các ngươi lấy làm lạ về việc vừa xảy đến? Sao các ngươi ngó sững chúng ta, dường như chúng ta đã nhờ quyền phép hay là nhân đức riêng của mình mà khiến người nầy đi được vậy? 13 Đức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp, Đức Chúa Trời của tổ phụ chúng ta đã làm vinh hiển đầy tớ N gài là Đức Chúa Jêsus, là Đấng mà các ngươi đã bắt nộp và chối bỏ trước mặt Phi-lát, trong khi người có ý tha N gài ra…. 16 Ấy là bởi đức tin trong danh Ngài, nên danh Ngài làm cho vững người nầy là người các ngươi thấy và biết; nghĩa là đức tin bởi Ngài mà ra, đã ban cho người nầy sự mạnh khoẻ trọn vẹn, tại trước mặt hết thảy các ngươi. Công vụ 4: 4 Dầu vậy, có nhiều người đã nghe đạo thì tin, số tín đồ lên đến độ năm ngàn… 22 Vả, người đã nhờ phép lạ cho được chữa bịnh đó, là người đã hơn bốn mươi tuổi.

Khi được Đức Thánh Linh thúc giục hành động, Phierơ ra lệnh cho “hòn núi” phải dời đi---N gười ăn xin bị què phải bước đi---nhờ đức tin đến qua Đức Chúa Jêsus, “đức tin của Đức Chúa Trời.” Ở chỗ nầy Phierơ giải thích phép lạ là kết quả của: 1 đức tin nơi danh Đức Chúa Jêsus, và 2 đức tin dời-núi (“đức tin của Đức Chúa Trời”) đến qua N gài. Công Vụ 9: 32 Vả, Phi-e-rơ đi khắp các xứ, cũng đến cùng các thánh đồ ở tại thành Ly-đa. 33 Tại đó, Phi-e-rơ gặp một người đau bại tên là Ê-nê, nằm trên giường đã tám năm rồi. 34 Phi-e-rơ nói với người rằng: Hỡi Ê-nê, Đức Chúa Jêsus Christ chữa cho ngươi được lành, hãy chờ dậy, dọn dẹp lấy giường ngươi. Tức thì, người vùng chờ dậy. 35 Hết thảy dân ở Ly-đa và Sa-rôn thấy vậy đều trở về cùng Chúa.

Một lần nữa, ân tứ chữa bệnh đã không vận hành qua Phierơ vào lúc ấy; thay vào đó ông thi hành uy quyền trên tật nguyền. Để ý rằng Phierơ không cầu nguyện cho Ê-nê hoặc chờ đợi Chúa. Ông chỉ nhân

Page 8: KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG · Ví dụ, trong một buổi nhóm ca ngợi và thờ phượng có sự xức dầu, là lúc sự hiện diện hiển

KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG tác giả William Lau Trang 8 của 20 www.TheElijahChallenge.org e-mail: [email protected] Tháng Năm 2007

danh Chúa chữa bệnh cho ông ta không trì hoãn. Bệnh bại xuội của Ê-nê chỉ mới tám năm là dễ chữa lành so hơn với tình trạng què hơn bốn mươi năm của người ăn xin được chữa lành ở Cửa Đẹp. Khi nào chúng ta biết mình có đủ uy quyền để hành động, thông thường chúng ta không cần cầu nguyện lâu dài hay chờ đợi Chúa. Sự sống lại của Đô-ca Công Vụ 9: 39 Phi-e-rơ đứng dậy đi với hai người. Khi tới nơi, người ta dẫn Phi-e-rơ đến chỗ phòng cao; hết thảy các đàn bà góa đều đến cùng người mà khóc, và giơ cho người xem bao nhiêu áo xống và áo ngoài, lúc Đô-ca còn sống ở với mình đã may cho. 40 Phi-e-rơ biểu người ta ra ngoài hết, rồi quì gối mà cầu nguyện; đoạn, xây lại với xác, mà rằng: Hỡi Ta-bi-tha, hãy chờ dậy! N gười mở mắt, thấy Phi-e-rơ, bèn ngồi dậy liền. 41 Phi-e-rơ đưa tay ra đỡ cho đứng dậy; đoạn, gọi các thánh đồ và đàn bà góa đến, cho họ thấy người sống, 42 Việc đó đồn ra khắp thành Giốp-bê; nên có nhiều người tin theo Chúa.

Phép lạ nầy đã diễn ra trong hai giai đoạn rõ ràng: cầu nguyện với Chúa rồi ra lệnh đầy uy quyền cho xác người đàn bà chết. Không giống như hai phép lạ chữa bệnh trước mà Phierơ không dừng lại để cầu nguyện, bây giờ ông quỳ xuống để tìm kiếm Chúa. Khiến kẻ chết sống lại khác với chữa bệnh, cả hai đòi hỏi về đức tin và uy quyền phải có cũng như sự xác định về ý muốn của Đức Chúa Trời. Cho nên Phierơ quỳ gối hạ mình xuống trước mặt Chúa trong sự cầu nguyện để tìm biết ý muốn của Chúa về sự việc và để nhận đức tin dời-núi lớn hơn nhằm khiến người đàn bà chết sống lại.

Giai đoạn thứ nhì về bản chất khác hẳn giai đoạn trước---Có lẽ Phierơ đứng dậy và rồi quay sang đối diện người đàn bà. Bằng đức tin dời núi và uy quyền ông dõng dạc ra lệnh cho người chết ngồi dậy. Ở giai đoạn đầu khi ông quỳ gối cầu nguyện Phierơ không có chút uy quyền nào trước mặt Chúa mình. Ở giai đoạn thứ nhì ông đứng dậy, ra lệnh cho người đàn bà chết, và thi hành uy quyền của mình lúc bấy giờ lên đến tối đa. Trong giai đoạn thứ nhì nầy Đô-ca sống lại từ kẻ chết. ĐỪNG PHA TRỘN cầu nguyện với ra lệnh

Phép lạ xảy ra ở giai đoạn thứ nhì chứ không phải giai đoạn cầu nguyện ban đầu. Không nên pha trộn hai giai đoạn với nhau. Giai đoạn đầu là nói chuyện với Cha Thánh của chúng ta là Đấng mà chúng ta chẳng có chút quyền hạn nào; giai đoạn thứ nhì là sự ra lệnh với tất cả uy quyền cho tật bệnh hay tà ma bị đặt dưới quyền chúng ta. N hiều tín hữu pha trộn trái với Kinh Thánh hai giai đoạn ấy khi họ nói: “Lạy Cha, nhân danh Đức Chúa Jêsus, chúng con ra lệnh cho người nầy phải được lành.” Khi ai đó pha trộn cầu nguyện và ra lệnh trong một câu, uy quyền người đó bị suy giảm, yếu đi, và nguy hiểm. Hậu quả sự pha trộn cầu nguyện với ra lệnh thường không chữa được bệnh cũng không đuổi được quỷ.

Truyền thống pha trộn giữa cầu nguyện với ra lệnh có lẽ có nguồn gốc từ sự sợ hãi và nghi ngờ rằng chúng ta không thể chữa được bệnh, cho nên chúng ta xin Chúa giúp chúng ta làm phép lạ. Hậu quả sẽ thế nào khi chúng ta rao truyền về vương quốc của Chúa nếu chúng ta nghi ngờ mình không thể làm những gì Chúa truyền phải làm, hoặc e sợ rằng mình chữa bệnh không được như Chúa đã truyền bảo? “Thất bại” và hậu quả bị chìm Ma-thi-ơ 14: 25 Song đến canh tư đêm ấy, Đức Chúa Jêsus đi bộ trên mặt biển mà đến cùng môn đồ. 26

Khi thấy N gài đi bộ trên mặt biển, thì môn đồ bối rối mà nói rằng: Ấy là một con ma; rồi sợ hãi mà la lên. 27 N hưng Đức Chúa Jêsus liền phán rằng: Các ngươi hãy yên lòng; ấy là ta đây, đừng sợ! 28 Phi-e-rơ bèn thưa rằng: Lạy Chúa, nếu phải Chúa, xin khiến tôi đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa. 29 N gài phán rằng: Hãy lại đây! Phi-e-rơ ở trên thuyền bước xuống, đi bộ trên mặt nước mà đến cùng Đức Chúa Jêsus. 30 Song khi thấy gió thổi, thì Phi-e-rơ sợ hãi, hòng sụp xuống nước, bèn la lên rằng: Chúa ơi, xin cứu lấy tôi! 31 Tức thì Đức Chúa Jêsus giơ tay ra nắm lấy người, mà nói rằng: Hỡi người ít đức tin, sao ngươi hồ nghi làm vậy? Phierơ bước ra khỏi thuyền và bước đi trên mặt nước sau khi Chúa ra lệnh cho ông. N hưng khi ông trở nên sợ hãi và bắt đầu nghi ngờ, ông bị sụp xuống nước. Đức Chúa Jêsus quở trách sự nghi ngờ của ông. Thật ra Phierơ nghi sợ cái gì? Ông không nghi ngờ quyền phép của Chúa bước đi trên mặt nước. N hưng ông sợ rằng mình không thể bước đi trên mặt nước như Chúa đã ra lệnh cho ông. Về phương diện nầy Phierơ thiếu “đức tin của Đức Chúa Trời,” là đức tin không nghi ngờ. Đức Chúa Jêsus đã không hài

Page 9: KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG · Ví dụ, trong một buổi nhóm ca ngợi và thờ phượng có sự xức dầu, là lúc sự hiện diện hiển

KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG tác giả William Lau Trang 9 của 20 www.TheElijahChallenge.org e-mail: [email protected] Tháng Năm 2007

lòng tiếng kêu cứu của Phierơ bởi vì N gài đã ra lệnh cho ông bước đi trên mặt nước và mong rằng ông sẽ vâng lệnh cách mỹ mãn. Đức Chúa Jêsus cũng truyền cho chúng ta phải chữa bệnh khi rao giảng phúc âm (Luca 10:9). Song điều gì xảy ra khi chúng ta nao núng đang lúc phục vụ chữa bệnh? Chúng ta “bị chìm,” kẻ bệnh thường không được chữa lành. Lẽ dĩ nhiên, Chúa có thể chữa trực tiếp dù chúng ta nghi ngờ, mặc dù đó không phải cách N gài muốn. Cuối cùng thì Chúa cứu Phierơ khỏi chết đuối, nhưng N gài quở Phierơ về sự e sợ của ông. Nghi ngờ ở đây có nghĩa là nao núng về năng lực của chúng ta có thể vâng lệnh Chúa cách mỹ mãn. Trong sự nao núng không có chút uy quyền nào.

N hư vậy khi chúng ta pha trộn cầu nguyện với ra lệnh cho tà ma và bệnh tật nghe khi toan đuổi chúng ra, chúng biết rằng chúng ta nghi ngờ và vì thế thiếu mất “đức tin của Đức Chúa Trời.” Mặc dù chúng ở dưới thNm quyền của chúng ta, chúng không cần phải vâng lời bởi vì chúng ta thiếu thứ đức tin nầy khi ra lệnh cho chúng phải lìa. Thế thì uy quyền tự nó thì không đủ để trục xuất tật nguyền hay tà ma. Ta cũng phải ra lệnh cho tật bệnh và tà ma bằng sự dứt khoát tuyệt đối và “đức tin của Chúa.” Đây là lý do các môn đồ không thể đuổi được con quỷ kinh phong.

Lấy ví dụ, khi chúng ta ra lệnh cho con chó của mình ngồi xuống mà trong tiếng nói thiếu giọng uy quyền tuyệt đối---lại nói với nó bằng giọng nhỏ nhẹ---chắc nó sẽ không vâng lệnh. Cũng vậy khi chúng ta ra lệnh cho đứa trẻ năm tuổi ngừng quậy phá, chúng ta phải nghiêm giọng và nói trong uy quyền không chút lưỡng lự. Trong cả hai ví dụ nầy, chúng ta thi hành “đức tin của Chúa.” Trong quân đội, các sĩ quan được dạy cách ra lệnh cho lính của họ. N ếu các lệnh của họ không được đưa ra tuyệt đối dứt khoát và “đức tin của Chúa,” lính của họ có thể không vâng lệnh vào lúc hiểm nghèo nhất---lúc ở chiến địa.

Đức tin của Chúa trái ngược với sự sợ hãi Ma-thi-ơ 8: 23 Kế đó, Đức Chúa Jêsus xuống thuyền, các môn đồ theo N gài. 24 Thình lình biển nổi bão lớn, đến nỗi sóng dậy phủ thuyền; nhưng N gài đương ngủ. 25 Các môn đồ đến gần, đánh thức N gài, mà thưa rằng: Lạy Chúa, xin cứu chúng tôi với, chúng tôi hầu chết! 26 N gài phán rằng: Hỡi kẻ ít đức tin kia, cớ sao các ngươi sợ? N gài bèn đứng dậy, quở gió và biển; thì liền yên lặng như tờ. 27 N hững người đó lấy làm lạ, nói rằng: N gười nầy là ai, mà gió và biển đều vâng lịnh người?

Chúa quở các môn đồ vì họ kêu la xin N gài cứu họ khỏi bị sóng gió làm chết đuối; N gài rất không hài lòng về sự sợ hãi và thiếu đức tin của họ. Họ thiếu loại đức tin gì? Họ thiếu đức tin dời núi, đức tin của Đức Chúa Trời. Chúa đã mong họ làm chi? N gài mong họ tự mình sử dụng uy quyền của họ để quở mắng gió và bão.

Trong cả ba trường hợp nêu trên về việc Đức Chúa Jêsus quở trách môn đồ mình---không đuổi được quỷ kinh phong; Phierơ sụp xuống nước; không quở nổi giông tố---đó là vì họ đã thất bại trong mặt nào đó để thi hành phép lạ. Họ thất bại ở mỗi trường hợp vì thiếu đức tin của Đức Chúa Trời.

Hai loại đức tin Đức tin nơi Đức Chúa Trời: “Tôi biết Chúa có thể làm điều đó.” Đức tin của Đức Chúa Trời: “Tôi biết tôi có thể làm điều nầy vì tôi đã được ban cho uy quyền,

năng lực và mệnh lệnh từ Chúa để làm điều nầy.”

ĐỨC CHÚA TRỜI

“đức tin nơi Đức Chúa Trời”

Môn đồ của Đức Chúa Jêsus Christ

“đức tin của Đức Chúa Trời”

Tội lỗi & tật bệnh & ma quỷ

Page 10: KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG · Ví dụ, trong một buổi nhóm ca ngợi và thờ phượng có sự xức dầu, là lúc sự hiện diện hiển

KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG tác giả William Lau Trang 10 của 20 www.TheElijahChallenge.org e-mail: [email protected] Tháng Năm 2007

“Đức tin của Đức Chúa Trời” Mác 11: 23 Quả thật, ta nói cùng các ngươi, ai sẽ biểu hòn núi nầy rằng: Phải cất mình lên, và quăng xuống biển, nếu ngươi chẳng nghi ngại trong lòng, nhưng tin chắc lời mình nói sẽ ứng nghiệm, thì điều đó sẽ thành cho. Đức tin nơi Đức Chúa Trời Mác 11: 24 Bởi vậy ta nói cùng các ngươi: Mọi điều các ngươi xin trong lúc cầu nguyện, hãy tin đã được, tất điều đó sẽ ban cho các ngươi. Tội lỗi & Sự tha thứ Mác 11: 25 Khi các ngươi đứng cầu nguyện, nếu có sự gì bất bình cùng ai, thì hãy tha thứ, để Cha các ngươi ở trên trời cũng tha lỗi cho các ngươi

ĐỨC CHÚA TRỜI

Sự xức dầu chức tế lễ

Môn đồ của Đức Chúa Jêsus Christ

Sự xức dầu vương quyền

Tội lỗi & tật bệnh & ma quỷ

Phương Hướng

Sự xức dầu chức tế lễ: lên

Tiên tri: ngang

Vương quyền: xuống

ĐỨC CHÚA JÊSUS vừa LÀ VUA vừa là THẤY TẾ LỄ Mác 1: 35 Sáng hôm sau, trời còn mờ mờ, Ngài chờ dậy, bước ra, đi vào nơi vắng vẻ, và cầu nguyện tại đó. 36 Si-môn cùng đồng bạn đi tìm N gài. 37 Khi kiếm được thì thưa rằng: Hết thảy đương tìm thầy. 38 N gài phán: Chúng ta hãy đi nơi khác, trong những làng xung quanh đây, để ta cũng giảng đạo ở đó nữa; vì ấy là cốt tại việc đó mà ta đã đến. 39 N gài trải khắp xứ Ga-li-lê, giảng dạy trong các nhà hội và đuổi quỉ.

Khi Đức Chúa Jêsus cầu nguyện với Đức Chúa Cha, N gài thờ lạy Cha và cầu thay vì chính mình và các môn đồ N gài---đây là vai trò thầy tế lễ của N gài. (Dĩ nhiên, hành động tế lễ lớn nhất của N gài là dâng chính mình làm sinh tế chuộc tội cho chúng ta trên thập tự giá.) N gược lại, N gài thi hành thNm quyền và địa vị của mình là vua khi N gài đuổi quỷ và chữa bệnh bằng cách truyền lệnh. Trong các câu Kinh Thánh trên, hai chức năng ấy thì tách bạch và có thể nhận ra cách rõ ràng.

Page 11: KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG · Ví dụ, trong một buổi nhóm ca ngợi và thờ phượng có sự xức dầu, là lúc sự hiện diện hiển

KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG tác giả William Lau Trang 11 của 20 www.TheElijahChallenge.org e-mail: [email protected] Tháng Năm 2007

Hê-bơ-rơ 4: 14 Ấy vậy, vì chúng ta có thầy Tế Lễ Thượng Phẩm lớn đã trải qua các từng trời, tức là Đức Chúa Jêsus, Con Đức Chúa Trời, thì hãy bền giữ đạo chúng ta đã nhận tin.

Hê-bơ-rơ 7: 25 Bởi đó N gài có thể cứu toàn vẹn những kẻ nhờ N gài mà đến gần Đức Chúa Trời, vì N gài hằng sống để cầu thay cho những kẻ ấy.

Khải huyền 19: 16 Trên áo tơi và trên đùi N gài, có đề một danh là: VUA CỦA CÁC VUA VÀ CHÚA CỦA CÁC CHÚA.

Các môn đồ của Đấng Christ cũng là vua và thầy tế lễ Khải Thị 1: 6 Đấng yêu thương chúng ta, đã lấy huyết mình rửa sạch tội lỗi chúng ta, và làm cho chúng ta nên nước Ngài, nên thầy tế lễ của Đức Chúa Trời là Cha N gài, đáng được sự vinh hiển và quyền năng đời đời vô cùng! A-men. (N KJV)

Giống như Đấng Christ, chúng ta cũng thi hành chức vụ qua hai cách tương phản---là thầy tế lễ, ta dâng của lễ ngợi khen và các việc lành, và chúng ta cầu thay trước mặt Cha. Là vua, ta thi hành uy quyền của mình một phần bằng cách chữa kẻ bệnh và đuổi quỷ vì cớ phúc âm.

Các vua ra lệnh với uy quyền, còn thầy tế lễ dâng sinh tế và cầu thay giữa Chúa và người. Trong chức vụ của N gài, Đức Chúa Jêsus phán bằng uy quyền cho tật bệnh và tà ma, lúc khác thì N gài cầu thay cách khiêm cung trước mặt Đức Chúa Cha. Đây là các chức vụ riêng biệt và tách bạch. Chúng ta đừng lẫn lộn hai chức năng nầy trong thánh vụ của mình. Trước tiên cầu nguyện với Chúa, Đấng ở trên chúng ta với uy quyền, rồi dùng đức tin của Đức Chúa Trời nói lời chống lại công việc của kẻ thù là đứa ở dưới thNm quyền của chúng ta.

Cuối cùng, sự xức dầu tiên tri là dùng để nói lời Chúa cho Hội Thánh hay cho thế gian---cho những điều không ở trên hoặc dưới chúng ta về thNm quyền. N hư vậy hướng của sự xức dầu tiên tri chẳng phải lên hoặc xuống, nhưng là chiều ngang.

Thánh vụ chữa bệnh của Sứ-đồ Phaolô Công vụ 14: 8 N ơi thành Lít-trơ có một người liệt chân, què từ lúc mới sanh ra, chẳng hề đi được. 9 N gười ngồi và nghe Phao-lô giảng. Phao-lô chăm mắt trên người, thấy có đức tin để chữa lành được, 10 bèn nói lớn tiếng rằng: Ngươi hãy chờ dậy, đứng thẳng chân lên. N gười nhảy một cái, rồi đi.

Chỉ có đức tin dời-núi của Phaolô kết hợp với đức tin trong Danh Đấng Christ của người què đưa đến phép lạ. Rất có thể sứ đồ Phaolô có ân tứ chữa bệnh, nhưng ở đây ông dùng uy quyền để chữa lành.

Công vụ 28: 7 Trong chỗ đó, có mấy đám ruộng thuộc về người tù trưởng của đảo ấy, tên là Búp-li-u; người nầy đãi đằng chúng ta cách mến khách lắm trong ba ngày. 8 Vả, cha của Búp-li-u nầy đương nằm trên giường đau bệnh nóng lạnh và bệnh lỵ. Phao-lô đi thăm người, cầu nguyện xong, đặt tay lên và chữa lành cho. 9 N hân đó, ai nấy trong đảo có bệnh, đều đến cùng Phao-lô, và được chữa lành cả.

Phaolô có cầu nguyện, nhưng sự lành bệnh kỳ diệu không diễn ra lúc cầu nguyện, chỉ lúc Phaolô đặt tay trên người bệnh sau khi cầu nguyện xong.

Sự quân bình đúng đắn: Chờ đợi lời “rhêma” hoặc sự chỉ dẫn từ Chúa trước khi phục vụ người bệnh, và bởi đức tin sử dụng uy quyền mà Chúa đã ban cho để chữa kẻ bệnh theo lời “logos” hay lời đã chép.

“Hãy chữa lành kẻ bệnh, và nói với họ rằng ‘nước Đức Chúa Trời đến gần các ngươi.’” (Luca 10:9) Xem Giăng 5:19-27 về các trường hợp của cả hai phương cách trong mối liên hệ giữa Đức Chúa Giê-

xu và Cha N gài.

Hậu quả của sự sợ hãi và vô tín Sợ hãi và vô tín cuối cùng dẫn đến sự bất tuân và phản nghịch chống lệnh của Đức Chúa Trời (Dân số

ký 13:25-32; Dân số ký 14:6-24; Hêbơrơ 3:16-19) Mệnh lệnh của Chúa là: chữa kẻ bệnh, truyền rao N ước Đức Chúa Trời, và hoàn thành Đại Mệnh

Lệnh.

Chúa truyền cho chúng ta phải mạnh mẽ và can đảm Giô-suê 1: 6 Hãy vững lòng bền chí, vì ngươi sẽ dẫn dân nầy đi nhận lấy xứ mà ta đã thề cùng tổ phụ ban

Page 12: KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG · Ví dụ, trong một buổi nhóm ca ngợi và thờ phượng có sự xức dầu, là lúc sự hiện diện hiển

KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG tác giả William Lau Trang 12 của 20 www.TheElijahChallenge.org e-mail: [email protected] Tháng Năm 2007

cho chúng nó. 7 Chỉ hãy vững lòng bền chí, … … 9 Ta há không có phán dặn ngươi sao? Hãy vững lòng bền chí, chớ run sợ, chớ kinh khủng; vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi vẫn ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi.

Đối với các tín hữu muốn chiếm Đất Hứa---có lẽ sự hoàn thành Đại Mệnh Lệnh và ngày Tái Lâm mau đến---được giải nghĩa là: mạnh mẽ và can đảm, không phải là sự lựa chọn, nhưng là lệnh của Chúa.

Để làm công việc của Đức Chúa Trời Chúng ta phải có thẩm quyền của Chúa và đức tin của Chúa.

SỰ ĐẶT TAY TRÊN NGƯỜI BỆNH Mác 5: 24 Đức Chúa Jêsus đi với người; đoàn dân đông cùng đi theo và lấn ép N gài. 25 Vả, tại đó có một người đàn bà bị bệnh mất huyết đã mười hai năm, 26 bấy lâu chịu khổ sở trong tay nhiều thầy thuốc, hao tốn hết tiền của, mà không thấy đỡ gì; bệnh lại càng nặng thêm. 27 N gười đã nghe tin về Đức Chúa Jêsus, bèn lNn vào đằng sau giữa đám đông, mà rờ áo N gài. 28 Vì người nói rằng: Nếu ta chỉ rờ đến áo Ngài mà thôi, thì ta sẽ được lành. 29 Cùng một lúc ấy, huyết lậu liền cầm lại; người nghe trong mình đã được lành bịnh. 30 Tức thì Đức Chúa Jêsus tự biết có sức mạnh đã ra từ mình, bèn xây lại giữa đám đông mà hỏi rằng: Ai đã rờ áo ta? 31 Môn đồ thưa rằng: Thầy thấy đám đông lấn ép thầy, thầy còn hỏi rằng: Ai rờ đến ta? 32 N gài nhìn xung quanh mình để xem người đã làm điều đó. 33 N gười đàn bà biết sự đã xảy đến cho mình, bèn run sợ đến gieo mình dưới chân N gài, tỏ hết tình thật. 34 Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hỡi con gái ta, đức tin con đã cứu con; hãy đi cho bình an và được lành bệnh.

Sự chữa lành xảy ra khi người đàn bà chạm đến Đức Chúa Jêsus qua áo N gài. Quyền phép chữa bệnh đã chuyển từ trong Đức Chúa Jêsus đến thân thể người đàn bà qua sự rờ chạm. Quyền năng nầy cư ngụ trong Đức Chúa Jêsus. Bây giờ, N gài sống trong chúng ta qua sự cư ngụ của Đức Thánh Linh. Quyền phép của N gài hiện đang hành động trong chúng ta (Êphêsô 3.20). Việc nầy có thể phần nào là động lực nằm sau sự đặt tay của tín hữu trong việc chữa kẻ bệnh.

Chúng ta phải đặt tay mình ở đâu trên người bị tật nguyền? Mác 7: 32 N gười ta đem một người điếc và ngọng đến cùng N gài, xin N gài đặt tay trên người. 33 N gài đem riêng người ra, cách xa đám đông, rồi để ngón tay vào lỗ tai người, và thấm nước miếng xức lưỡi người. 34 Đoạn, N gài ngửa mặt lên trời, thở ra mà phán cùng người rằng: Ép-pha-ta! N ghĩa là: Hãy mở ra! 35 Tức thì tai được mở ra, lưỡi được thong thả, người nói rõ ràng..

Đức Chúa Jêsus chữa cho người điếc bằng cách đưa ngón tay N gài vào lỗ tai người đó. Một lần nữa, quyền phép chữa lành đã chuyển từ ngón tay của Đức Chúa Jêsus vào lỗ tai người ấy khi thân thể được chạm đến. (Chúa cũng ra lệnh cho lỗ tai điếc phải mở ra.)

Đức Chúa Jêsus nhổ nước bọt và rờ lưỡi người ấy. Văn hóa của chúng ta chắc là không cho phép nhổ nước bọt. Để ý rằng Đức Chúa Jêsus cũng chạm vào thân thể ở lưỡi của anh ta, quyền phép chữa lành chuyển qua làm cho lưỡi thong thả.

Mác 8: 22 Kế đó, Đức Chúa Jêsus và môn đồ đi đến làng Bết-sai-đa. N gười ta đem cho N gài một người mù và cầu xin N gài rờ đến người. 23 N gài bèn nắm tay người mù, dắt ra ngoài làng, thấm nước miếng trên mắt người, đặt tay trên người, và hỏi có thấy chi không. 24 N gười mù ngó lên rồi thưa rằng: Tôi thấy người ta, và nhìn họ đi giống như cây. 25 Rồi Đức Chúa Jêsus lại đặt tay trên mắt người; người nhìn xem, được sáng mắt, thấy rõ ràng cả thảy.

Để ý rằng Đức Chúa Jêsus đặt tay mình trên mắt người mù, vị trí của sự tật nguyền. Kiên nhẫn Lúc đầu, thị lực của người ấy chỉ được lành một phần. Ở chỗ nầy Đức Chúa Jêsus đã

không chấp nhận kết quả ấy là ý muốn của Cha cho người bệnh, ví dụ, “để dạy anh ta sự nhẫn nại.” Thay vào đó, Đức Chúa Jêsus chữa anh ta một lần nữa, sau lần nầy mắt anh ta hoàn toàn được lành. Giống như vậy, sự lành bệnh dần dần có thể xảy ra khi tín hữu kiên nhẫn chữa kẻ bệnh như Đức Chúa Jêsus đã làm. N ếu có lúc Đức Chúa Jêsus phải chữa hơn một lần trước khi sự chữa lành hoàn tất, có thể chúng ta là môn đồ phải làm vài lần.

Page 13: KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG · Ví dụ, trong một buổi nhóm ca ngợi và thờ phượng có sự xức dầu, là lúc sự hiện diện hiển

KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG tác giả William Lau Trang 13 của 20 www.TheElijahChallenge.org e-mail: [email protected] Tháng Năm 2007

Khi Đức Chúa Jêsus hỏi người ấy có thấy chi không, người ấy đáp đúng. N gười nầy không “xưng sự chữa lành mình bởi đức tin.” Cũng cách ấy, chúng ta muốn lời đáp chính xác từ người bệnh mà mình đang phục vụ để nếu cần chúng ta tiếp tục và hoàn tất sự chữa bệnh.

CHỮA LÀNH TỪ XA và CHỮA LÀNH ĐÁM ĐÔNG

Lu-ca 7: 2 Vả, một thầy đội kia có đứa đầy tớ rất thiết nghĩa đau gần chết, 3 nghe nói Đức Chúa Jêsus, bèn sai mấy trưởng lão trong dân Giu-đa xin N gài đến chữa cho đầy tớ mình… 6 Đức Chúa Jêsus bèn đi với họ. Khi N gài gần tới nhà, thầy đội sai bạn hữu mình đi thưa N gài rằng: Lạy Chúa, xin đừng tự phiền đến thế, vì tôi không đáng rước Chúa vào nhà tôi. 7 Tôi cũng nghĩ mình không đáng đến cùng Chúa; song xin phán một lời, thì đầy tớ tôi sẽ được lành. 8 Vì chính mình tôi là người thuộc dưới quyền kẻ khác, tôi cũng có quân lính dưới quyền tôi; tôi biểu tên nầy rằng: Hãy đi! Thì nó đi; biểu tên khác rằng: Hãy đến! Thì nó đến; và biểu đầy tớ tôi rằng: Hãy làm việc nầy! Thì nó làm. 9 Đức Chúa Jêsus nghe những lời ấy, lấy làm lạ cho thầy đội, bèn xây lại cùng đoàn dân theo mình, mà phán rằng: Ta nói cùng các ngươi, dầu trong dân Y-sơ-ra-ên, ta cũng chưa thấy một đức tin lớn dường ấy. 10 N hững kẻ sai đến trở về nhà, thấy đầy tớ lành mạnh.

Thầy đội, là một quân nhân, hiểu rõ bản chất của thNm quyền. N ó không tùy thuộc vào sự kề cận với người hay vật được truyền lệnh hay phán cho. N ếu lệnh được đưa ra bởi một người có thNm quyền, nó sẽ được vâng theo bất kể khoảng cách giữa thượng cấp và thuộc hạ. N hư vậy Đức Chúa Jêsus có thể ra lệnh chữa lành từ xa. Vị tổng tư lệnh của chúng ta, Đức Chúa Jêsus, đã ban cho chúng ta lượng thNm quyền nầy để chữa kẻ bệnh vì cớ tin lành. Điều nầy giải thích vì sao phép lạ có thể xảy ra bằng sự cầu nguyện qua điện thoại, cũng như thánh vụ chữa lành đám đông trong các chiến dịch truyền giảng lớn. Giống như khoảng cách không ảnh hưởng gì trên uy quyền, yếu tố về con số cũng vậy. Một vị tướng có thể chỉ huy một người lính cũng như ông có thể chỉ huy 10,000 mà chẳng tiêu hao thNm quyền mình chút nào. Một nhà truyền giáo có thể truyền lệnh trên một đám đông người bị bệnh, và một số bệnh tật với tà ma sẽ vâng lệnh mà ra khỏi.

Đức Chúa Jêsus ngạc nhiên về đức tin của thầy đội bởi vì chẳng những ông ta có đức tin nơi Chúa có thể chữa lành, mà còn hiểu đức tin của Chúa và mối liên hệ của nó để thi hành thNm quyền. Có lẽ đức tin hoàn hảo bao gồm cả hai loại đức tin.

Uy quyền (hay exousia trong tiếng Hylạp) là thứ dùng để chữa lành từ xa; quyền phép (dunamis tiếng Hylạp) là thứ chuyển vào qua sự đặt tay. Hễ khi nào có thể, tốt nhất là làm cả hai, thi hành uy quyền cũng như đặt tay trên tật bệnh. Đơn giản là, hai mạnh hơn một.

N ói chung, chúng ta đã được ban cho lượng thNm quyền để ra lệnh cho tật bệnh và tà ma, nhưng điều nầy phải tùng phục ý muốn và mục đích của vị Tổng Tư Lệnh của chúng ta. N hư vậy có lúc các phép lạ mà chúng ta chứng kiến có thể là lớn hơn mức độ uy quyền thật của chúng ta. Khi không phải là ý muốn của Đức Chúa Trời để chữa bệnh, các phép lạ sẽ không xảy ra mặc cho chúng ta thi hành uy quyền. Đức Chúa Trời cầm quyền tể trị.

SO SÁNH: Truyền Giáo Lớn Hiện Nay vs. Kiểu Mẫu Thời Đại Cuối Cùng Kiểu Truyền Giáo Lớn Hiện Nay

Truyền giáo cho đám đông thường tập trung vào một diễn giả có ơn thực hiện hầu hết thánh vụ qua một Chiến Dịch tốn kém, nổi tiếng, có hàng chục ngàn người tham dự. N gười ấy có thể đầy quyền năng và là diễn giả đầy ơn. N hiều tội nhân có thể đầu phục Đấng Christ khi lời mời gọi được rao ra.

Ở các nước đang phát triển hay chậm phát triển bên ngoài các xứ kỹ nghệ Tây Phương, những Chiến Dịch cho đám đông thì lớn hơn nhiều và có liên quan thêm một chiều kích: phép lạ chữa lành bệnh tật. N hưng như ở Tây Phương, một đầy tớ đầy ơn của Chúa đảm nhiệm mọi sự giảng dạy và nhiều phép lạ chỉ xảy ra khi người ấy phục vụ hay cầu nguyện cho người bệnh. Sau khi Chiến Dịch đã tàn, các phép lạ không còn và sự hào hứng tàn tắt. Thường thường là các Hội Thánh tham dự sẽ trở lại sinh hoạt như mọi ngày sau khi đầy tớ được xức dầu của Chúa đã đi rồi.

Page 14: KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG · Ví dụ, trong một buổi nhóm ca ngợi và thờ phượng có sự xức dầu, là lúc sự hiện diện hiển

KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG tác giả William Lau Trang 14 của 20 www.TheElijahChallenge.org e-mail: [email protected] Tháng Năm 2007

Thông thường, chỉ có các Hội thánh ân tứ hay ngũ tuần tham gia vào các chiến dịch chữa bệnh như thế, còn các Hội thánh truyền thống quyết định đứng ngoài. Điều nầy có thể làm sứt mẻ sự hiệp một của thân thể Đấng Christ.

Mục đích chính của sự truyền giảng cho đám đông là sự hoàn thành Đại Mệnh Lệnh. Điều nầy không phải chỉ là rao giảng phúc âm. Đại Mệnh Lệnh bao gồm cả sự môn đệ hóa muôn dân và các tân tín hữu sau khi họ tiếp nhận Chúa. Cho nên các Hội thánh địa phương có tham gia phải tăng trưởng nếu sự truyền giảng cho đám đông được thực hiện đúng chức năng nó nhắm tới. N hưng thường thì không phải như vậy.

Bình thường, chỉ một tỉ lệ rất nhỏ số người tiếp nhận Đấng Christ ở một cuộc truyền giảng thực sự có tới dự nhóm và được môn đệ hóa ở một Hội thánh địa phương. Số còn lại "mất tiêu." Sự theo dõi chăm sóc rất là thiếu hiệu quả.

Kiểu Mẫu Truyền Giáo ở Thời Đại Cuối Cùng Trong kiểu mẫu được căn cứ trên Giăng 14:12, các môn đồ "bình thường" của Đấng Christ sẽ giảng

phúc âm và phục vụ phép lạ chữa bệnh, nếu muốn, ở các buổi họp ít-tốn-kém, âm-thầm, khá nhỏ (hoặc thậm chí một-đối-một). Khi các người đến dự thấy các phép lạ và nghe phúc âm, lòng họ sẽ mở ra để tiếp nhận Đấng Christ.

N hững tân tín hữu sẽ được theo dõi hay môn đệ hóa bởi người bạn quan tâm, thân nhân, bạn làm việc, hay người quen nào đã dẫn họ đến Đấng Christ tại buổi nhóm. Sự theo dõi tân tín hữu riêng như vậy sẽ có hiệu quả hơn là sự theo dõi lơ là sau một cuộc truyền giảng lớn.

Kiểu Mẫu Thời Đại Cuối có thể dùng trong các buổi nhóm nhỏ tại nhà, học Kinh Thánh, cũng như trong việc truyền giảng cá nhân, một-gặp-một ở ngoài đời

Loại truyền giáo nầy gồm có phép lạ chữa bệnh và sự trình bày quyền phép của Đức Thánh Linh qua các môn đồ bình thường, nên không lệ thuộc vào sự có mặt của một mục sư có ơn và được xức dầu. N hư thế, loại truyền giáo nầy có thể là một đặc điểm tiếp diễn liên tục trong nếp sống của mọi Hội thánh địa phương.

Kiểu truyền giáo nầy không dựa trên các ân tứ của Đức Thánh Linh cách rõ ràng nhưng dựa trên các nguyên tắc rút ra từ chính thánh vụ của Đức Chúa Jêsus. N hư vậy cả tín hữu tin lành bảo thủ lẫn ân tứ ngũ tuần đều có thể rao truyền phúc âm thậm chí hợp tác theo kiểu mẫu Kinh thánh nầy.

Khi mỗi Hội thánh được trang bị kiểu truyền giáo mới, Thân Thể Đấng Christ sẽ hoàn thành Đại Mệnh Lệnh nhanh hơn bội phần.

Thẩm quyền nầy không phải là ân tứ đặc biệt chữa bệnh Giăng 14: 12 Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, kẻ nào tin ta, cũng sẽ làm việc ta làm ...

Chúng ta không cần “ơn chữa bệnh” để làm các phép lạ mà Đấng Christ đã làm. Chúng ta chỉ cần có đồng sứ mệnh mà N gài đã có--- nung-nấu mở rộng Vương Quốc Đức Chúa Trời. Khi chúng ta rao giảng phúc âm và ra lệnh bằng uy quyền, các phép lạ xảy ra.

Mác 16: 15 N gài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người. 17 Vậy những kẻ tin sẽ được các dấu lạ nầy: Lấy danh ta mà trừ quỉ; dùng tiếng mới mà nói; 18 … hễ đặt tay trên kẻ đau, thì kẻ đau sẽ lành.”

Mọi tín hữu nào đi ra rao truyền phúc âm đều có năng lực nhân danh Đức Chúa Jêsus đuổi quỷ, và đặt tay trên kẻ bệnh để chữa lành như là sự xác nhận sứ điệp của tin mừng. Uy quyền nầy là khác hẳn với “ơn chữa bệnh,” là ơn không phải mọi tín hữu đều được ban cho. (Lưu ý: Các bản văn Hylạp cổ nhất của sách Mác không có các câu 16:9-20.) So với, “ân tứ chữa bệnh” Công vụ 5: 15 đến nỗi người ta đem kẻ bệnh để ngoài đường, cho nằm trên giường nhỏ hoặc trên chõng, để khi Phi-e-rơ đi ngang qua, bóng của người ít nữa cũng che được một vài người. 16 Dân sự ở các thành lân cận cũng lũ lượt kéo tới thành Giê-ru-sa-lem, đem đến những người đau ốm và kẻ bị tà ma khuấy hại, thì hết thảy đều được chữa lành.

Đây là sự biểu lộ của “ân tứ chữa bệnh” ghi trong 1 Côrinhtô 12. Với các ân tứ như thế, các phép lạ như trường hơn cái bóng của Phierơ không cần nỗ lực---trực tiếp đến từ Chúa---và có thể không lệ thuộc vào uy quyền, đức tin dời-núi, hay mệnh lệnh của chúng ta. Khi cái bóng của Phierơ che trên người bệnh, Chúa trực tiếp chữa lành họ, không phải qua Phierơ thi hành uy quyền.

Page 15: KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG · Ví dụ, trong một buổi nhóm ca ngợi và thờ phượng có sự xức dầu, là lúc sự hiện diện hiển

KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG tác giả William Lau Trang 15 của 20 www.TheElijahChallenge.org e-mail: [email protected] Tháng Năm 2007

Có nhiều sự hiển lộ hoặc hình thức khác nhau của ơn chữa bệnh. Có người chỉ thầm nguyện xin Chúa chữa bệnh, và N gài hoan hỉ đáp lời. N gười khác có thể hướng dẫn thờ phượng tại một buổi nhóm các tín hữu, và sự xức dầu chữa bệnh xuất hiện để chữa lành bệnh. N gười khác nữa có thể đặt tay trên kẻ bệnh, và họ được chữa lành khi “Thánh Linh tràn ngập” trên họ. Trong tất cả những trường hợp nầy tín hữu không chữa bệnh bằng uy quyền; nhưng chính Chúa trực tiếp chữa lành.

GIA TĂNG ĐỨC TIN DỜI-NÚI Lu-ca 17: 1 Đức Chúa Jêsus lại phán cùng môn đồ rằng: Không có thể khỏi xảy đến sự gây nên phạm tội được; song khốn thay cho ai là kẻ làm ra sự ấy! 2 N ếu ai gây cho chỉ một kẻ nhỏ nầy phạm tội, thì thà rằng buộc cối đá vào cổ nó mà quăng xuống biển còn hơn. 3 Các ngươi hãy giữ lấy mình. N ếu anh em ngươi đã phạm tội hãy quở trách họ; và nếu họ ăn năn, thì hãy tha thứ. 4 Dầu trong một ngày, họ phạm tội cùng ngươi bảy lần, và bảy lần trở lại cùng ngươi mà nói rằng: Tôi ăn năn, thì hãy tha tội cho họ. 5 Các sứ đồ thưa Chúa rằng: Xin thêm đức tin cho chúng tôi! 6 Chúa đáp rằng: N ếu các ngươi có đức tin trộng bằng hột cải, các ngươi khiến cây dâu nầy rằng: Hãy nhổ đi mà trồng dưới biển, thì nó sẽ vâng lời. 7 Ai trong các ngươi có đầy tớ đi cày hoặc đi chăn, khi ở ngoài đồng về, biểu nó rằng: Hãy đến ngay mà ngồi ăn, hay sao? 8 Trái lại, há không biểu nó rằng: Hãy dọn cho ta ăn, thắt lưng hầu ta, cho đến chừng nào ta ăn uống xong, rồi sau ngươi sẽ ăn uống sao? 9 Đầy tớ vâng lệnh mà làm, thì chủ có biết ơn gì nó chăng? 10 Các ngươi cũng vậy, khi làm xong việc truyền phải làm, thì hãy nói rằng: Chúng tôi là đầy tớ vô ích; điều chúng tôi đã làm là điều chắc phải làm.

Đức Chúa Jêsus dạy môn đồ N gài hãy coi chừng những người hay sự vật gây cho chúng ta phạm tội. Chúng ta cũng đừng khiến kẻ khác phạm tội. Cụ thể là, N gài chú trọng vào tội không tha thứ. (N ếu chúng ta không tha thứ người khác, Cha chúng ta trên trời cũng sẽ không tha tội chúng ta.) Đức Chúa Jêsus dạy chúng ta biết tha thứ ai đó tới bảy lần trong một ngày. Lòng của người nào tha thứ cho ai đó dù một lần đã là khó; bảy lần một ngày sẽ là bất khả đối với bản chất nhân loại yếu đuối của chúng ta---tương đương với thực hiện một phép lạ. Các sứ đồ nhận ra điều nầy, và xin cho đức tin gia tăng để đối phó với điều ấy.

Đáp lại, Đức Chúa Jêsus dạy chúng ta về đức tin đòi hỏi sự vâng lời của cây dâu, rất gần gũi với đức tin dời-núi. Đây là đức tin có thể ra lệnh và ném cái tội không tha thứ xuống biển. Rồi Đức Chúa Jêsus mô tả mối liên hệ giữa người chủ với tôi tớ mình. Chắc là không thể tưởng tượng nổi việc ông chủ phục vụ đầy tớ mình hoặc chiều chuộng anh ta theo bất cứ cách nào. Thay vào đó, ông ta đối xử với tôi tớ mình cách nghiêm khắc. N gười chủ đòi hỏi và muốn thấy sự vâng lời lập tức của người tớ và không ngạc nhiên khi anh ta vâng lời.

Đây chính là cách chúng ta phải đối xử với xác thịt mình là thứ qua Đức Chúa Jêsus Christ hiện nay đang ở dưới uy quyền của chúng ta (Rôma 8:13). N hư vậy, nó được xem như đầy tớ của chúng ta. Khi xác thịt chúng ta “từ ngoài đồng trở về” và gõ cửa chúng ta cám dỗ chúng ta phạm tội cách nào đó, ví dụ, qua sự cay đắng hay không tha thứ hoặc đối với phái nam qua tội dâm ô, chúng ta không được tiếp đãi hắn bằng cách phục vụ hắn và ngồi xuống ăn bữa với hắn. Không, chúng ta đối xử với hắn cách nghiêm khắc, chúng ta quở mắng hắn nhân danh Đức Chúa Jêsus bằng đức tin dời-núi và ra lệnh cho hắn trở ra ngoài đồng tiếp tục làm việc khó nhọc. Vì hắn ở dưới thNm quyền của chúng ta, hắn sẽ vâng lời. Chúng ta sẽ có thể vâng lời Chúa và thắng hơn sự yếu đuối của xác thịt mình. Bí quyết ở đây là nhanh chóng đáp lời xác thịt mình với tất cả sự nghiêm khắc và uy quyền. N ếu chúng ta mời nó ngồi xuống bàn ăn bữa với mình, nó sẽ cám dỗ chúng ta bằng nhiều sự dẫn dụ khác và cuối cùng chúng ta có thể phạm tội nghịch lại Chúa. Sẽ có hậu quả không vui chút nào.

Thậm chí sứ đồ lớn Phaolô đã lo lắng về việc “bị loại trừ” sau khi giảng dạy cho kẻ khác. Mối hiểm nguy là từ tội lỗi. Xem 1Côrinhtô 9:24 tới 2Côrinhtô 10:13.

Vì phúc âm, bệnh tật và tà ma đã bị đặt dưới uy quyền của chúng ta và cũng có thể xem như là “các đầy tớ”

Vì chúng giống như “đầy tớ,” chúng ta phải tin rằng tật bệnh và tà ma phải vâng lời chúng ta trong danh của Đức Chúa Jêsus. Chúng ta không bị ngạc nhiên hay kinh ngạc khi chúng vâng lời; chúng ta không cảm ơn chúng vì đã vâng lời. Chúng phải vâng lời chúng ta, vì chúng là “đầy tớ,” kẻ giúp chúng ta thu phục các linh hồn và vinh danh Chúa bằng cách lìa khỏi theo lệnh của chúng ta. Chúng ta đã được ban

Page 16: KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG · Ví dụ, trong một buổi nhóm ca ngợi và thờ phượng có sự xức dầu, là lúc sự hiện diện hiển

KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG tác giả William Lau Trang 16 của 20 www.TheElijahChallenge.org e-mail: [email protected] Tháng Năm 2007

cho uy quyền trên chúng. Khi chúng ta thực hiện sự chữa bệnh lạ lùng chúng ta không cần phải trở thành các đầy tớ “nổi tiếng” hay “được đặc biệt xức dầu của Chúa.” Chúng ta chỉ cần sử dụng thNm quyền đã được ban miễn phí cho chúng ta khi chúng ta được dạy và truyền lệnh bởi Chúa. Chúng ta chỉ đơn giản thi hành nhiệm vụ của mình là các đầy tớ không xứng đáng.

Giăng 9: 1 Đức Chúa Jêsus vừa đi qua, thấy một người mù từ thuở sanh ra. 2 Môn đồ hỏi N gài rằng: Thưa thầy, ai đã phạm tội, người hay là cha mẹ người, mà người sanh ra thì mù như vậy? 3 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Đó chẳng phải tại người hay tại cha mẹ đã phạm tội; nhưng ấy để cho những việc Đức Chúa Trời được tỏ ra trong người.

Bởi quyền năng và sự khôn ngoan của mình Đức Chúa Trời có thể dùng tật bệnh và công việc của Satan làm vinh danh N gài khi tật nguyền và người bị quỷ ám được chữa lành trong danh của Đức Chúa Jêsus Christ theo mệnh lệnh của chúng ta.

N ếu bạn muốn đức tin dời-núi để trục xuất bệnh tật và tà ma các an toàn, hãy học cách trấn áp xác thịt của mình bằng đức tin dời-núi.

CHỮA BỆNH CHO TÍN HỮU (một cách giải nghĩa khác về Giacơ 5:14)

14 Trong anh em có ai đau ốm chăng? Hãy mời các trưởng lão Hội thánh đến, sau khi nhân danh Chúa xức dầu cho người bệnh đoạn, thì các trưởng lão hãy cầu nguyện cho người. 15 Sự cầu nguyện bởi đức tin sẽ cứu kẻ bệnh, Chúa sẽ đỡ kẻ ấy dậy; nếu kẻ bệnh có phạm tội, cũng sẽ được tha. 16 Vậy hãy xưng tội cùng nhau và cầu nguyện cho nhau, hầu cho anh em được lành bệnh: người công bình lấy lòng sốt sắng cầu nguyện, thật có linh nghiệm nhiều.

Đây là câu duy nhất trong Tân Uớc dùng nhóm chữ ‘cầu nguyện trên.’ Các chỗ khác, như Giacơ 5.16, chữ được dùng là ‘cầu nguyện cho.’ Tôi tin rằng sự khác nhau của các giới từ là quan trọng. ‘Cầu nguyện cho’ nói về sự cầu thay cho tín hữu bị bệnh và xin Đức Chúa Cha chữa lành cho. ‘Cầu nguyện trên’ (nguyên văn, ‘pray on’ hay ‘pray over’) có thể nói về sự đặt tay lên tiếp theo lệnh truyền cho bệnh phải lành (‘cầu nguyện bởi đức tin’) nhân danh Đức Chúa Jêsus. Về phần tín hữu, trước hết họ phải ăn năn về bất cứ tội gì. N gược lại, các tội nhân không bị đòi hỏi phải ăn năn trước khi Đức Chúa Jêsus chữa lành họ. Chỉ sau khi họ đã được lành họ mới ăn năn và nhận N gài là Đấng Mết-sai-a của họ. Trong kinh nghiệm của chúng ta dĩ nhiên không thấy Chúa chữa cho mọi người, cũng giống như N gài không cứu mọi người. Đức Chúa Trời là Đấng tể trị.

Chữ Hylạp epi (cầu nguyện ‘trên’) là một giới từ hầu như luôn luôn thấy mô tả vị trí thể chất tương đối giữa hai vật thể: “ở trên, trên, ở, bên, trước, về vị trí, phía trên, dựa vào, tới, qua, đối ngang.” Ví dụ như, “đặt tay trên kẻ bệnh.” N gược lại, chữ huper (cầu nguyện ‘cho’) hầu như luôn luôn có nghĩa là “thay cho, vì cớ,” như câu “cầu nguyện cho ai đó.” Đáng ngạc nhiên là, trong Tân Ước hiếm khi chúng ta thấy khái niệm xin Chúa trực tiếp chữa bệnh. Thay vào đó, chúng ta gặp nhiều trường hợp các tín hữu đặt tay trên kẻ bệnh và ra lệnh sự chữa lành cho họ nhân danh Đức Chúa Jêsus. Dĩ nhiên cầu nguyện cho người bệnh cũng đúng, nhưng sau khi cầu nguyện chúng ta nên theo kiểu của Đức Chúa Jêsus và các môn đồ thời ấy ra lệnh cho người bệnh phải lành. Đó là trong lúc “cầu nguyện bởi đức tin” với sự đặt tay lên trên người bệnh và xức dầu thì sự chữa lành thực sự xảy ra.

UY QUYỀN LỚN HƠN UY QUYỀN LỚN HƠN trong bối cảnh rao giảng phúc âm Công vụ 13: 6 Trải qua cả đảo cho đến thành Ba-phô rồi, gặp một người Giu-đa kia, là tay thuật sĩ và tiên tri giả, tên là Ba-Giê-su, 7 vốn ở với quan trấn thủ tên là Sê-giút Phau-lút là người khôn ngoan. N gười nầy đã sai mời Ba-na-ba và Sau-lơ đến, và xin nghe đạo Đức Chúa Trời. 8 N hưng Ê-ly-ma, tức là thuật sĩ (ấy là ý nghĩa tên người), ngăn hai người đó, ráng sức tìm phương làm cho quan trấn thủ không tin. 9 Bấy giờ, Sau-lơ cũng gọi là Phao-lô, đầy dẫy Đức Thánh Linh, đối mặt nhìn người, nói rằng: 10 Hỡi người đầy mọi thứ gian trá và hung ác, con của ma quỉ, thù nghịch cùng cả sự công bình, ngươi cứ làm hư đường thẳng của Chúa không thôi sao? 11 N ầy, bây giờ tay Chúa giá trên ngươi; ngươi sẽ bị mù, không thấy mặt trời

Page 17: KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG · Ví dụ, trong một buổi nhóm ca ngợi và thờ phượng có sự xức dầu, là lúc sự hiện diện hiển

KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG tác giả William Lau Trang 17 của 20 www.TheElijahChallenge.org e-mail: [email protected] Tháng Năm 2007

trong ít lâu. Chính lúc đó, có sự mù mịt tối tăm phủ trên người, người xây quanh bốn phía, tìm kẻ để dắt mình. 12 Quan trấn thủ thấy sự đã xảy đến, bèn tin, lấy làm lạ về đạo Chúa.

Chúa muốn chận đứng tên thuật sĩ đang cản đường cứu rỗi của vị trấn thủ có thế lực. Bằng cách nào? Đức Thánh Linh đã hướng dẫn Phaolô không cần cầu nguyện xin Chúa chúc phước (“yêu kẻ thù ngươi”) hoặc dẹp hắn đi, nhưng nói lời rủa sả trên hắn. Elyma là con của ma quỷ, kẻ thù của mọi sự công nghĩa, thủ hạ của vương quốc Satan. N hư vậy Phaolô dùng uy quyền của mình để dẹp bỏ chướng ngại cho sự tấn tới của Vương quốc Đức Chúa Trời. Khi Phaolô nói, ông đã nói bằng cơn giận thánh và “đức tin dời-núi” để khiến Elyma bị mù loà tạm thời. Kết quả là sự cứu rỗi đến cho một quan chức công quyền trên đảo. Chứng nhân của Đấng Christ có uy quyền không phải chỉ làm phước trong sự chữa bệnh và giải thoát, mà trong các hoàn cảnh giới hạn đặc biệt, cũng để rủa sả trong bối cảnh rao truyền phúc âm.

Chúng tôi đã thấy uy quyền và đức tin dời-núi đNy lùi bão tố ở các buổi truyền giảng ngoài trời trước mắt những người chưa tin Chúa để đem vinh quang về cho Đức Chúa Trời.

ĐỨC TIN LÀ CHẤT CỘNG THÊM Công vụ 14: 8 N ơi thành Lít-trơ có một người liệt chân, què từ lúc mới sanh ra, chẳng hề đi được. 9 N gười ngồi và nghe Phao-lô giảng. Phao-lô chăm mắt trên người, thấy có đức tin để chữa lành được, 10 bèn nói lớn tiếng rằng: N gươi hãy chờ dậy, đứng thẳng chân lên. N gười nhảy một cái, rồi đi.

Hai người có đức tin đã đóng góp vào phép lạ chữa lành nầy. N gười què có đức tin nơi Chúa để được lành. Tuy nhiên, anh ta chưa được lành cho đến khi Phaolô thêm đức tin dời-núi của ông bằng sự ra lệnh cho người què đứng dậy. Đức tin của người què và đức tin của Phaolô cộng lại đưa đến kết quả phép lạ. Luôn luôn có ích khi những người cần được chữa lành có đức tin để chữa lành. Trái lại, nếu họ có đức tin “tiêu cực” về sự chữa lành, nó còn làm giảm bớt đức tin của người chữa bệnh và làm cho sự chữa lành hết sức khó khăn nếu không nói là bất khả thi.

CÁC THỨ QUỶ gây ra TẬT NGUYỀN

Một số bệnh tật, mặc dù không phải tất cả, là do các ác linh gây ra.

Luke 13: 10 Một ngày Sa-bát, Đức Chúa Jêsus giảng dạy trong nhà hội kia. 11 Vả, tại đó, có người đàn bà mắc quỉ ám, phải đau liệt đã mười tám năm; cong lưng chẳng đứng thẳng được. 12 Đức Chúa Jêsus vừa thấy, gọi mà phán rằng: Hỡi đàn bà kia, ngươi đã được cứu khỏi bệnh; 13 N gài bèn đặt tay trên mình người. Tức thì, người đứng thẳng lên được, và ngợi khen Đức Chúa Trời.

Đức Chúa Jêsus đặt tay trên người đàn bà nầy, và rõ ràng là con quỷ bệnh xuất ra. Có thể không phải là trật Kinh-thánh khi đặt tay để trừ đuổi quỷ. Luke 11: 14 Đức Chúa Jêsus đuổi một quỉ câm; khi quỉ ra khỏi, người câm liền nói được. Dân chúng đều lấy làm lạ;

Con quỷ nầy làm cho người đó bị câm. Các thứ quỷ đó cần phải bị trục xuất trước khi có thể đảo ngược tình thế. Mark 9: 25 Khi Đức Chúa Jêsus thấy dân chúng chạy đến đông, thì N gài quở trách tà ma và phán cùng nó rằng: Hỡi quỉ câm và điếc, ta biểu mầy phải ra khỏi đứa trẻ nầy, đừng ám nó nữa.”

Con quỷ nầy khiến cho đứa trẻ không thể nghe hoặc nói. Ma-thi-ơ 12: 22 Bấy giờ có kẻ đem đến cho Đức Chúa Jêsus một người mắc quỉ ám, đui và câm; N gài chữa cho, đến nỗi người câm nói và thấy được.

Con quỷ nầy làm cho người ấy bị cả mù lẫm câm. Sau khi quỷ xuất, người ấy được chữa lành.

Page 18: KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG · Ví dụ, trong một buổi nhóm ca ngợi và thờ phượng có sự xức dầu, là lúc sự hiện diện hiển

KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG tác giả William Lau Trang 18 của 20 www.TheElijahChallenge.org e-mail: [email protected] Tháng Năm 2007

Đừng sợ việc đuổi quỷ Lu-ca 10: 17 Bảy mươi môn đồ trở về cách vui vẻ, thưa rằng: Lạy Chúa, vì danh Chúa các quỉ cũng phục chúng tôi. 18 Đức Chúa Jêsus bèn phán rằng: Ta đã thấy quỉ Sa-tan từ trời sa xuống như chớp. 19 N ầy, ta đã ban quyền cho các ngươi giày đạp rắn, bò cạp, và mọi quyền của kẻ nghịch dưới chân; không gì làm hại các ngươi được.

Đức Chúa Jêsus ban cho chúng ta uy quyền để đuổi các quỷ nào tấn công và áp bức người ta trên đất. Việc nầy không bao gồm thNm quyền quở mắng hay ra lệnh cho các tà quyền hay tà thần cách trực tiếp. Hoạt động của chúng không phải trên đất, mà ở trong cõi linh. Tại sao có lúc bị bệnh tật trở lại? Luke 11: 24 Khi tà ma đã ra khỏi một người, thì đi dông dài các nơi khô khan để kiếm chỗ nghỉ. Kiếm không được, thì nó nói rằng: Ta sẽ trở về nhà ta là nơi ta mới ra khỏi. 25 N ó trở về, thấy nhà quét sạch và dọn dẹp tử tế, 26 bèn đi rủ bảy quỉ khác dữ hơn mình vào nhà mà ở; vậy, số phận người nầy lại khốn khổ hơn phen trước.” Giăng 5: 4 Sau lại, Đức Chúa Jêsus gặp người đó trong đền thờ, bèn phán rằng: Kìa, ngươi đã lành rồi, đừng phạm tội nữa, e có sự gì càng xấu xa xảy đến cho ngươi chăng.”

Các ác linh, kể cả bọn gây ra tật nguyền, có thể toan trở lại để áp bức người vừa được chữa lành. Ở các trường hợp như thế, người ấy có thể cảm thấy các triệu chứng trở lại, hay tái phát ở phần khác trên thân thể. N gười đó phải ăn năn và tiếp nhận Đức Chúa Jêsus, sống một đời vâng phục, và làm đầy “nhà” của mình bằng sự hiện diện của Đức Thánh Linh. N gười ấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus quyết liệt từ khước sự trở lại của tật bệnh. N gười ấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus nghiêm khắc quở mắng con quỷ và từ chối nó. Đây là “chiến tranh.” N ếu tín hữu trì chí về việc nầy, thì con quỷ dần dần sẽ đầu hàng và không trở lại nữa….hắn bị buộc phải kiếm một “nhà khác.” Ma quỷ sẽ nổi xung khi công việc của nó bị phá huỷ, và không đầu hàng cách dễ dàng.

Một số tật bệnh, giống như các quỷ và xác thịt, thì lì lợm---chúng không xuất ra cách dễ dàng. Giacơ 4:7 dạy chúng ta phải “chống cự ma quỷ, thì nó sẽ lánh xa anh em.” Điều nầy rõ ràng không phải là việc chỉ một lần là đủ, nhưng là thái độ phục tùng đức Chúa Trời và cảnh giác về ma quỷ. N ói về xác thịt, Rôma 8:13 dạy chúng ta, “N ếu anh em sống theo xác thịt thì phải chết; song nếu nhờ Thánh Linh làm cho chết các việc của thân thể, thì anh em sẽ sống…” Cũng giống như chúng ta hết sức chống cự ma quỷ, thì cũng một thể ấy chúng ta nhờ Thánh Linh tiếp tục làm cho xác thịt phải chết. Ma-thi-ơ 5: 29 Vậy nếu con mắt bên hữu xui cho ngươi phạm tội, thì hãy móc mà quăng nó cho xa ngươi đi; vì thà chịu một phần thân thể ngươi phải hư, còn hơn là cả thân thể bị ném vào địa ngục. 30 Lại nếu tay hữu xui cho ngươi phạm tội, thì hãy chặt mà liệng nó cho xa ngươi đi; vì thà chịu một phần thân thể ngươi phải hư, còn hơn là cả thân thể vào địa ngục.

Rõ ràng Đức Chúa Jêsus không khuyên chúng ta đối xử tàn bạo chống thân thể mình khi chúng ta phạm tội, nhưng, vì các hậu quả tàn khốc của nó, N gài chỉ dẫn chúng ta, bằng một ý có tính Nn dụ, đối xử với tánh xác thịt mình “cách mãnh liệt” và không thoả hiệp.

Cũng một cách ấy, các bệnh tật, là thứ có thể liên hệ gián tiếp (và tối hậu) với tội lỗi và công việc của ma quỷ, phải bị chống cự và từ khước trong danh của Đức Chúa Jêsus. Tín hữu đã được ban cho uy quyền nầy. Đây là nguyên tắc hậu thuẫn “duy trì” sự chữa lành mà người ta nhận được từ Chúa. BẢO VỆ NHỮNG NGƯỜI THÂN CỦA BẠN khỏi tật bệnh

Sử dụng uy quyền của bạn trên bệnh tật và tà ma để bảo vệ người thân và con cái trong gia đình mình. Trước khi bạn vội vã đưa người thân yêu của mình tới bác sị trong các tình trạng không-khNn-cấp, hãy quở nặng tật bệnh như “gấu cái bị cướp mất con nó!” Thậm chí có thể đặt tay bạn trên tật bệnh trong thân thể của chính mình và thi hành uy quyền trên nó trong danh của Đức Chúa Jêsus.

Page 19: KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG · Ví dụ, trong một buổi nhóm ca ngợi và thờ phượng có sự xức dầu, là lúc sự hiện diện hiển

KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG tác giả William Lau Trang 19 của 20 www.TheElijahChallenge.org e-mail: [email protected] Tháng Năm 2007

GIỮ SỰ QUÂN BÌNH THÍCH ĐÁNG

Ma-thi-ơ 7: 15 Hãy coi chừng tiên tri giả, là những kẻ mang lốt chiên đến cùng các ngươi, song bề trong thật là muông sói hay cắn xé. 16 Các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được. N ào có ai hái trái nho nơi bụi gai, hay là trái vả nơi bụi tật lê? 17 Vậy, hễ cây nào tốt thì sanh trái tốt; nhưng cây nào xấu thì sanh trái xấu. 18 Cây tốt chẳng sanh được trái xấu, mà cây xấu cũng chẳng sanh được trái tốt. 19 Hễ cây nào chẳng sanh trái tốt, thì phải đốn mà chụm đi. 20 Ấy vậy, các ngươi nhờ những trái nó mà nhận biết được. 21 Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi. 22 N gày đó, sẽ có nhiều người thưa cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, chúng tôi chẳng từng nhân danh Chúa mà nói tiên tri sao? nhân danh Chúa mà trừ quỉ sao? và lại nhân danh Chúa mà làm nhiều phép lạ sao? 23 Khi ấy, ta sẽ phán rõ ràng cùng họ rằng: Hỡi kẻ làm gian ác, ta chẳng biết các ngươi bao giờ, hãy lui ra khỏi ta!”

Có quyền phép để thực hiện phép lạ và thu phục các linh hồn không chắc chắn có nghĩa là chúng ta được cứu. Thậm chí Giuđa Íchcariốt, một trong Mười Hai Sứ Đồ, cũng được ban cho uy quyền nầy (Luca 9:1-2). N hưng, ấy là đức tin vào sự cứu rỗi dẫn tới hoa trái của sự ăn năn---thánh khiết, khiêm tốn, và trái của Đức Thánh Linh---điều đó trưng ra bằng chứng của sự cứu rỗi chúng ta. N hìn theo bối cảnh cụ thể nầy, trái của Đức Thánh Linh quan trọng hơn quyền phép của Thánh Linh. Tương tự, lời cầu nguyện quan trọng hơn ra lệnh. Trong bối cảnh sự cứu rỗi của chúng ta, đức tin được cứu rỗi nơi Đức Chúa Trời thì quan trọng hơn đức tin dời-núi, “Đức tin của Đức Chúa Trời.” Ga-la-ti 5: 22 Nhưng trái của Thánh Linh, ấy là lòng yêu thương, sự vui mừng, bình an, nhịn nhục, nhân từ, hiền lành, trung tín, mềm mại, tiết độ...

Trái của Thánh Linh---khiêm nhường, thánh khiết, có tính cách của Đức Chúa Jêsus Christ---là các dấu hiệu bên ngoài của một đầy tớ thật của Đức Chúa Trời.

Cho nên ai là các tiên tri giả, là các con chó sói dữ tợn mà Đức Chúa Jêsus cảnh giác chúng ta phải coi chừng? Chữ được dịch thành dữ tợn có nghĩa là “tham lam” như “hết sức keo kiệt hoặc tham” và “săn mồi ngon.” Chó sói săn bắt chiên, là Hội Thánh, để thoả mãn lòng tham không đáy của chúng. 1 Ti-mô-thê 6:3 Ví thử có người dạy dỗ đạo khác, không theo lời có ích của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta và đạo lý theo sự tin kính, 4 thì người đó là lên mình kiêu ngạo, không biết chi hết; nhưng có bệnh hay gạn hỏi, cãi lẫy, bởi đó sanh sự ghen ghét, tranh cạnh, gièm chê, nghi ngờ xấu xa, 5 cùng những lời cãi lẽ hư không của kẻ có lòng hư xấu, thiếu mất lẽ thật, coi sự tin kính như là nguồn lợi vậy.

6 Vả, sự tin kính cùng sự thỏa lòng, ấy là một lợi lớn. 7 Vì chúng ta ra đời chẳng hề đem gì theo, chúng ta qua đời cũng chẳng đem gì đi được. 8 Như vậy, miễn là đủ ăn đủ mặc thì phải thỏa lòng; 9 còn như kẻ muốn nên giàu có, ắt sa vào sự cám dỗ, mắc bẫy dò, ngã trong nhiều sự tham muốn vô lý thiệt hại kia, là sự làm đắm người ta vào sự hủy diệt hư mất. 10 Bởi chưng sự tham tiền bạc là cội rễ mọi điều ác, có kẻ vì đeo đuổi nó mà bội đạo, chuốc lấy nhiều điều đau đớn. 11 N hưng, hỡi con, là người của Đức Chúa Trời, hãy tránh những sự đó đi, mà tìm điều công bình, tin kính, đức tin, yêu thương, nhịn nhục, mềm mại.

N hìn xem những sự dạy dỗ nào đó đang được ưa chuộng trong Hội Thánh ngày nay, thì đã rõ những tiên tri giả ấy là ai. II Phi-e-rơ 2: 1 Dầu vậy, trong dân chúng cũng đã có tiên tri giả, và cũng sẽ có giáo sư giả trong anh em... 2 Có nhiều kẻ sẽ theo họ trong những sự buông tuồng, và đạo thật vì cớ họ sẽ bị gièm pha. 3 Họ sẽ bởi lòng tham mình, lấy lời dối trá khoét anh em. … 14 cặp mắt chúng nó đầy sự gian dâm, chúng nó phạm tội không bao giờ chán, dỗ dành những người không vững lòng, chúng nó có lòng quen thói tham dục. 15

Chúng nó đã bỏ đường thẳng mà đi sai lạc theo đường của Ba-la-am, con trai Bô-sô, là kẻ tham tiền công

Page 20: KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG · Ví dụ, trong một buổi nhóm ca ngợi và thờ phượng có sự xức dầu, là lúc sự hiện diện hiển

KIỂU MẪU TRUYỀN GIÁO THỜI ĐẠI CUỐI CÙNG tác giả William Lau Trang 20 của 20 www.TheElijahChallenge.org e-mail: [email protected] Tháng Năm 2007

của tội ác... (Giu-đe 11 Khốn khổ thay cho chúng nó! Vì đã theo đường của Ca-in; lấy lòng tham lợi mà gieo mình vào sự sai lạc của Ba-la-am ...) …II Phi-e-rơ 2: 17 Ấy là những suối không nước, những đám mây bị luồng gió mạnh đưa đi và sự tối tăm mờ mịt đã để dành cho chúng nó. 18 Chúng nó dùng những lời văn hoa hư đản, đem những điều ham muốn của xác thịt và điều gian dâm mà dỗ dành những kẻ mới vừa tránh khỏi các người theo đường lầm lạc;

Đức Chúa Jêsus truyền cho chúng ta phải coi chừng các tiên tri giả dù cho họ có thể nói tiên tri, đuổi quỷ, nhân danh Đức Chúa Jêsus làm phép lạ, và thậm chí có thánh vụ khắp thế giới. Chúng ta phải tránh xa họ kẻo bị lừa gạt bởi sự dạy dỗ sai trật của họ là thứ nghe bùi tai và vuốt ve tánh xác thịt của chúng ta.

TẠI SAO CA-IN SA NGÃ? Sáng-thế-ký 4:2 … A-bên; A-bên làm nghề chăn chiên, còn Ca-in thì nghề làm ruộng. 3 Vả, cách ít lâu, Ca-in dùng thổ sản làm của lễ dâng cho Đức Giê-hô-va. 4 A-bên cũng dâng chiên đầu lòng trong bầy mình cùng mỡ nó. Đức Giê-hô-va đoái xem A-bên và nhận lễ vật của người; 5 nhưng chẳng đoái đến Ca-in và cũng chẳng nhận lễ vật của người; cho nên Ca-in giận lắm mà gằm nét mặt. 6

Đức Giê-hô-va phán hỏi Ca-in rằng: Cớ sao ngươi giận, và cớ sao nét mặt ngươi gằm xuống? 7 N ếu ngươi làm lành, há chẳng ngước mặt lên sao? Còn như chẳng làm lành, thì tội lỗi rình đợi trước cửa, thèm ngươi lắm; nhưng ngươi phải quản trị nó.

Ca-in sau đó giết em mình bởi vì ông không làm chủ được tội lỗi đang rình đợi trước cửa nhà mình. Thay vào đó, tội lỗi làm chủ Ca-in và ông trở nên kẻ sát nhân đầu tiên trên thế giới. Qua Đức Chúa Jêsus Christ, bản chất tội lỗi của chúng ta bị nằm dưới thNm quyền của chúng ta và chứng ta có thể quản trị nó. N hưng chúng ta phải biết cách thực hiện uy quyền ấy: Chúng ta quở mắng nó bằng đức tin dời-núi.

Đừng bị ám ảnh bởi quyền phép và uy quyền Lu-ca 10: 17 Bảy mươi môn đồ trở về cách vui vẻ, thưa rằng: Lạy Chúa, vì danh Chúa các quỉ cũng phục chúng tôi. 20 Dầu vậy, chớ mừng vì các quỉ phục các ngươi; nhưng hãy mừng vì tên các ngươi đã ghi trên thiên đàng.

Có một sự cám dỗ trở nên mê uy quyền của chúng ta trên tật bệnh và tà ma, làm cho phép lạ trở thành thần tượng trong lòng chúng ta. Chúng ta phải nhớ kỹ rằng uy quyền ấy chỉ là thứ “vũ khí” hay “dụng cụ” chỉ để dùng tạm thời trên đất vì vinh quang và vương quốc của Đức Chúa Trời mà thôi. Trên thiên đàng không cần loại uy quyền nầy. Thay vào đó chúng ta nên chú tâm vào sự vui mừng của chúng ta về ơn cứu rỗi đã được ban miễn phí cho chúng ta qua mối tương giao giữa chúng ta với Đức Chúa Jêsus Christ. Điều nầy giúp chúng ta có thái độ khiêm nhường và dễ dạy.

ĐẠI MỆNH LỆNH Ma-thi-ơ 28: 18 Đức Chúa Jêsus đến gần, phán cùng môn đồ như vầy: Hết cả quyền phép ở trên trời và dưới đất đã giao cho ta. 19 Vậy, hãy đi dạy dỗ muôn dân, hãy nhân danh Đức Cha, Đức Con, và Đức Thánh Linh mà làm phép báp-têm cho họ, 20 và dạy họ giữ hết cả mọi điều mà ta đã truyền cho các ngươi. Và nầy, ta thường ở cùng các ngươi luôn cho đến tận thế. Mác 16: 15 N gài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin lành cho mọi người.

Đức Chúa Cha đã ban tất cả quyền phép cho Đức Chúa Jêsus. Căn cứ trên uy quyền tuyệt đối ấy, N gài sai các môn đồ của N gài được trang bị bởi một lượng quyền phép đó đi khắp thế gian để hoàn thành Đại Mệnh Lệnh.