492
Ban kinh tÕ trung -¬ng Tr-êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ñy ban kinh tÕ cña quèc héi Kû YÕU HéI TH¶O khoa häc quèc gia KINH TÕ VIÖT NAM N¡M 2017 Vμ TRIÓN VäNG N¡M 2018 TH¸O Gì RμO C¶N §èI VíI Sù PH¸T TRIÓN CñA DOANH NGHIÖP BAN CHỈ ĐẠO HỘI THẢO TT Họ và tên Đơn vị/Chức vụ Nhiệm vụ 1. GS.TS. Trần Thọ Đạt Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trưởng ban 2. Ông Ngô Văn Tuấn Phó Trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương Đồng Trưởng ban 3. TS. Nguyễn Đức Kiên Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội Đồng Trưởng ban 4 PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phó Trưởng ban 5. PGS.TS. Phạm Hồng Chương Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ủy viên 6. PGS.TS. Hoàng Văn Cường Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ủy viên 7 PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ủy viên NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 2018

KINH TÕ VIÖT NAM N¡M 2017 Vµ TRIÓN VäNG N¡M 2018 · TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƢỚC ASEAN TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP AEC

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

Ban kinh tÕ trung ­¬ng Tr­êng ®¹i häc kinh tÕ quèc d©n ñy ban kinh tÕ cña quèc héi

Kû YÕU HéI TH¶O khoa häc quèc gia

KINH TÕ VIÖT NAM N¡M 2017

Vµ TRIÓN VäNG N¡M 2018 TH¸O Gì RµO C¶N §èI VíI Sù PH¸T TRIÓN CñA DOANH NGHIÖP

BAN CHỈ ĐẠO HỘI THẢO

TT Họ và tên Đơn vị/Chức vụ Nhiệm vụ

1. GS.TS. Trần Thọ Đạt Hiệu trưởng

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Trưởng ban

2. Ông Ngô Văn Tuấn Phó Trưởng ban

Ban Kinh tế Trung ương Đồng Trưởng ban

3. TS. Nguyễn Đức Kiên Phó Chủ nhiệm

Ủy Ban Kinh tế của Quốc hội Đồng Trưởng ban

4 PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa Phó Hiệu trưởng

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Phó Trưởng ban

5. PGS.TS. Phạm Hồng Chương Phó Hiệu trưởng

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ủy viên

6. PGS.TS. Hoàng Văn Cường Phó Hiệu trưởng

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ủy viên

7 PGS.TS. Nguyễn Thanh Hà Chủ tịch Hội đồng trường

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Ủy viên

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

2018

2

3

MỤC LỤC

Stt Tên bài viết và tác giả Trang

ĐỀ DẪN HỘI THẢO GS.TS. Trần Thọ Đạt

Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 7

PHẦN I

KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2017 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2018

1

NHỮNG KHOẢNG TỐI CỦA BỨC TRANH TĂNG TRƯỞNG

KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011- 2017 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

GS.TS. Ngô Thắng Lợi

PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

13

2

CẤU TRÚC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

2005 - 2016 THÔNG QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU VĨ MÔ

TS. Nguyễn Hồ Phi Hà

Học viện Tài chính

TS. Bùi Trinh

Viện Nghiên cứu Phát triển Việt Nam

29

3

KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 - BƢỚC PHÁT TRIỂN ĐỘT PHÁ

ĐỂ HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI

ThS. Nguyễn Công Đức

ThS. Đào Thu Huyền

Trường Đại học Công đoàn

41

4

HẬU QUẢ CỦA VIỆC KHÔNG NHẤT QUÁN TRONG THỰC THI

CHÍNH SÁCH TẠI VIỆT NAM

PGS.TS. Tô Trung Thành

NCS. Lê Thanh Hà

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

55

5

THỊ TRƢỜNG BẤT ĐỘNG SẢN THỜI GIAN QUA VÀ DỰ BÁO

TRONG THỜI GIAN TỚI

PGS.TS. Hoàng Văn Cường

TS. Nguyễn Thị Hải Yến

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

75

6

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG

NĂM 2018

TS. Ngô Tuấn Anh

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

91

7

TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG

CÁC NƢỚC ASEAN TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP AEC

ThS.NCS. Trần Lan Hương

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

101

4

Stt Tên bài viết và tác giả Trang

PHẦN II SỰ PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRÕ CỦA DOANH NGHIỆP

KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN

8

PHÁT HUY VAI TRÕ ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG CỦA KINH TẾ

TƯ NHÂN TRONG CÔNG CUỘC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

111

9

KINH TẾ TƢ NHÂN ĐỐI VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ

GIAI ĐOẠN 2015-2017

ThS. Nguyễn Thị Liên Hương

Trường Đại học Thương mại

129

10

TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2016

NCS. Nguyễn Thị Hồng Nhâm

Học viện Chính sách và Phát triển

143

11

TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƢ NHÂN VỚI TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ

VIỆT NAM

TS. Phan Thế Công

Trường Đại học Thương mại

161

12

KINH TẾ TƯ NHÂN - YẾU TỐ “NÒNG CỐT” CHO TĂNG TRƯỞNG

KINH TẾ VIỆT NAM?

ThS. Ngô Thị Ngọc

Trường Đại học Thương mại

181

13

DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN VIỆT NAM NĂM 2018: KHÔNG ÍT

KHÓ KHĂN NHƢNG NHIỀU HY VỌNG

ThS. Lê Quốc Anh

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Lê Thị Trâm Anh

Đại học New South Wales, Australia

197

14

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHU VỰC KINH

TẾ TƢ NHÂN VÀ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TỪ NHÀ NƢỚC

ThS. Bùi Thanh Tuấn

Viện Chiến lược và Khoa học Công an

211

PHẦN III

CÁC RÀO CẢN PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

15

NHẬN RÕ RÀO CẢN ĐỂ VƢƠN LÊN TRONG CẠNH TRANH

GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái

Viện Nghiên cứu Phát triển Việt Nam

223

16

ĐỂ KINH TẾ TƢ NHÂN TRỞ THÀNH ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN

PGS.TS. Phạm Tiến Đạt

TS. Phạm Thị Tường Vân

ThS. Lê Minh Hương

ThS. Phạm Thành Chung

Viện chiến lược và Chính sách tài chính

241

5

Stt Tên bài viết và tác giả Trang

17

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRỞ THÀNH MỘT ĐỘNG LỰC

QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở VIỆT NAM:

TỪ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG ĐẾN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VÀ

RÀO CẢN TRIỂN KHAI TRONG THỰC TIỄN

TS. Viên Thế Giang

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

259

18

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN

VỐN VAY NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SMES Ở

VIỆT NAM

PGS. TS. Nguyễn Việt Hùng

PGS.TS. Hà Quỳnh Hoa

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

277

19

RÀO CẢN VỐN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TƯ

NHÂN HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

295

20

THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM TRONG

HỘI NHẬP THÔNG QUA GIẢM THIỂU RÀO CẢN KẾT NỐI VỚI

DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

305

21

THÁO GỠ RÀO CẢN VỀ THỂ CHẾ KINH TẾ NHẰM NÂNG CAO

HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƢ NHÂN

ThS.NCS. Nguyễn Phạm Anh

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

321

22

NHẬN DIỆN MỘT SỐ NHÂN TỐ CẢN TRỞ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN

DOANH NGHIỆP KHU VỰC KINH TẾ TƢ NHÂN TẠI VIỆT NAM

NĂM 2017

ThS. Huỳnh Bá Thúy Diệu

Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn

335

23

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN

DOANH NGHIỆP TRONG KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

ThS. Hồ Thị Mai Sương

Trường Đại học Thương mại

349

24

THÁO GỠ RÀO CẢN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP

KHU VỰC NÔNG THÔN

PGS.TS. Kiều Hữu Thiện

Học viện Ngân hàng

361

25

TẠO SỨC MẠNH TỔNG HỢP ĐỂ KINH TẾ TƯ NHÂN “TỎA SÁNG”

LÀ ĐỘNG LỰC LỚN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

ThS. Vũ Thị Nhung

Học viện An ninh Nhân dân

375

6

Stt Tên bài viết và tác giả Trang

26

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TÀI SẢN VÔ HÌNH TỚI GIÁ TRỊ

DOANH NGHIỆP THỦY SẢN VIỆT NAM

TS. Đỗ Hồng Nhung

ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

385

27

VAI TRÕ CỦA CÁC KHU VỰC KINH TẾ ĐỐI VỚI TĂNG NĂNG

SUẤT LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM

TS. Nguyễn Thị Cẩm Vân

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

403

28

ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA

CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRƯỚC VÀ SAU CỔ PHẦN HOÁ

NCS. Nguyễn Ánh Tuyết

Trường Đại học Thủy lợi

427

29

VAI TRÕ CỦA KHỐI DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

ĐỐI VỚI HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

NCS. Phùng Minh Đức

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

445

30

PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG NHÀ Ở XÃ HỘI TRONG TỔNG THỂ

QUY HOẠCH – KIẾN TRÖC ĐÔ THỊ: TỪ PHÁP LUẬT TỚI THỰC

TIỄN TẠI VIỆT NAM

ThS. Võ Thị Mỹ Hương

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

459

31

KẾT NỐI DU LỊCH TỈNH YÊN BÁI TRONG TIỂU VÙNG DU

LỊCH TÂY BẮC MỞ RỘNG

ThS. Lê Thị Bích Ngọc

Trường Đại học Hùng Vương

471

32

LIÊN KẾT CHUỖI SẢN XUẤT TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI CẦN CÓ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

Nguyễn Minh Tuân

Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội

487

7

ĐỀ DẪN HỘI THẢO

GS.TS. Trần Thọ Đạt

Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trước hết, thay mặt Ban Tổ chức, tôi xin chân thành cám ơn các quý vị đại

biểu, các nhà khoa học đã quan tâm và dành thời gian đến tham dự buổi hội thảo

ngày hôm nay. Đây là hội thảo quốc gia có quy mô lớn do Trường Đại học Kinh

tế Quốc dân phối hợp cùng Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban Kinh tế của Quốc

hội đồng tổ chức về Kinh tế Việt Nam năm 2017 và Triển vọng năm 2018 với

chủ đề: Tháo gỡ rào cản đối với sự phát triển của doanh nghiệp.

Kính thưa các quý vị,

Kinh tế Việt Nam năm 2017 đã đạt được những kết quả khả quan. Ở khu

vực thực, tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%, cao hơn kế hoạch 6,7%, và là mức tăng

cao nhất trong 7 năm trở lại đây. Động lực tăng trưởng chủ yếu về phía sản xuất

là vai trò của khu vực FDI với ngành công nghiệp chế biến chế tạo và sự tăng

trưởng của ngành dịch vụ; về phía cầu là từ nhu cầu chi tiêu nội địa ổn định và

chi đầu tư từ khu vực tư nhân gia tăng. Môi trường kinh doanh được cải thiện đã

tạo điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Khu vực kinh

tế đối ngoại đạt được những con số ấn tượng. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng

hóa tăng mạnh dẫn đến thặng dư cán cân thương mại hàng hóa ở mức 2,7 tỷ

USD. Vốn FDI giải ngân đạt mức kỷ lục 17,5 tỷ USD. Lạm phát năm 2017 được

kiểm soát ở mức thấp và tỷ giá ổn định.

Tuy nhiên, nền kinh tế cũng đang đối diện với nhiều tồn tại và thách thức.

Chất lượng tăng trưởng chưa có cải thiện, nền kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào gia

tăng tổng đầu tư và tăng trưởng tín dụng trong khi chất lượng của các nguồn lực

vẫn còn thấp. Cách thức tăng trưởng hiện nay khiến dư địa tác động chính sách

bị thu hẹp, những chính sách quản lý tổng cầu gây sức ép bất ổn như lạm phát

hay bất ổn tài chính. Hệ thống tài chính tiền tệ vẫn đang phải xử lý vấn đề nợ xấu

và tỷ lệ an toàn vốn còn mỏng. Ngoài ra, thâm hụt ngân sách và nợ công gia tăng

tiếp tục là rủi ro vĩ mô lớn của nền kinh tế. FDI hiện được coi là động lực tăng

trưởng chính, nhưng sản xuất của khu vực này chủ yếu mang tính gia công và

gây ô nhiễm môi trường, động lực từ khu vực này đóng góp thiếu bền vững vào

tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam, dễ đẩy nền kinh tế vào “bẫy thu

nhập thấp”.

8

Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp còn đối diện nhiều rào cản phát triển.

Mặc dù môi trường kinh doanh cải thiện hơn sau những nỗ lực xây dựng Nhà

nước kiến tạo, số lượng doanh nghiệp và lượng vốn đăng ký đã tăng mạnh trong

năm 2017, nhưng khu vực doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Khoảng

98% tổng số doanh nghiệp hiện đang hoạt động là thuộc khu vực kinh tế tư nhân,

trong đó đại đa số là DNVVN. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ tăng cao

liên tục từ năm 2012, và hiện nay lên đến hơn 48% tổng số doanh nghiệp. Trong

ba khu vực, các DNTN và DN FDI có tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ cao hơn h n so

với DNNN. Nếu DN FDI thua lỗ có thể một phần từ hoạt động “chuyển giá”, thì

con số hơn 48% doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân thua lỗ, so với hơn 16%

doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước thua lỗ, đã phản ánh rõ nét những khó

khăn rất lớn của khu vực kinh tế tư nhân. Những kết quả trên cho thấy các doanh

nghiệp nói chung và DNTN nói riêng vẫn đang đối diện với những rào cản phát

triển, trong đó có các rào cản khi tham gia thị trường các yếu tố sản xuất quan

trọng như vốn, lao động, đất đai, công nghệ, cơ sở hạ tầng và logistics; cũng như

gặp nhiều tồn tại bất hợp lý khi khởi sự kinh doanh hay thực hiện những nghĩa vụ

thuế và hải quan,.... Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp,

theo đó ảnh hưởng đến tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế.

Kính thưa quý vị,

Với những vấn đề trên, Hội thảo sẽ tổng kết kinh tế Việt Nam năm 2017

(thành tựu và những tồn tại, đánh giá nguyên nhân, phân tích cơ hội và thách

thức), từ đó khuyến nghị chính sách trong điều hành kinh tế năm 2018. Đồng

thời, Hội thảo cũng đánh giá chuyên sâu các rào cản quan trọng được coi là đang

kìm hãm sự phát triển của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp khu vực tư

nhân; từ đó đưa ra các giải pháp và khuyến nghị chính sách tháo gỡ rào cản nhằm

thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp.

Hội thảo đã nhận được sự quan tâm lớn của các cơ quan ban ngành và các

chuyên gia kinh tế. Hội thảo đã nhận được 32 bài viết gửi về, các bài viết đã

được chúng tôi đăng tải trong kỷ yếu gửi đến các quý vị ngày hôm nay. Thay mặt

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chúng tôi xin chân thành cám ơn các tác giả

đã quan tâm, dành thời gian viết bài cho Hội thảo.

Do thời gian của Hội thảo rất hạn hẹp (và nhiều vấn đề đã được đăng tải

trong kỷ yếu), nên chúng tôi kính đề nghị các quý vị tham gia thảo luận cố gắng

tập trung vào một số nội dung sau đây:

9

- Đánh giá diễn biến kinh tế Việt Nam năm 2017 và điều hành chính sách

trong năm.

- Phân tích những cơ hội và thách thức trong năm 2018 và các năm tiếp

theo, đặc biệt một số vấn đề nóng hiện nay như việc ký kết CPTPP hay tác động

của hội nhập đến ngân sách và tác động của các chính sách thuế điều chỉnh,...

- Đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018 và các khuyến nghị

chính sách.

- Đánh giá thực trạng phát triển và vai trò của khu vực doanh nghiệp đối

với nền kinh tế, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân; đề xuất những giải pháp tổng

thể nhằm phát triển khu vực doanh nghiệp.

- Nhận diện và đánh giá các rào cản mà các doanh nghiệp đối diện khi tiếp

cận thị trường các yếu tố sản xuất; làm rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan,

đề xuất một số giải pháp và kiến nghị chính sách nhằm tháo gỡ các rào cản, đặc

biệt là rào cản về thể chế, cơ chế chính sách và quản lý nhà nước.

- Nhận diện và đánh giá các rào cản mà các doanh nghiệp đối diện khi đăng

ký kinh doanh, khi thực hiện các nghĩa vụ thuế và hải quan, khi hoạt động sản

xuất kinh doanh,...; đề xuất một số giải pháp và kiến nghị chính sách nhằm tháo

gỡ các rào cản.

Cuối cùng, một lần nữa thay mặt Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chúng

tôi xin chân thành cảm ơn các vị đại biểu và các nhà khoa học đã đến tham dự

buổi Hội thảo ngày hôm nay.

Xin kính chúc các quý vị sức khỏe, chúc Hội thảo của chúng ta thành công

tốt đẹp!

10

11

PHẦN I

KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2017

VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2018

12

13

NHỮNG KHOẢNG TỐI CỦA BỨC TRANH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011- 2017 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

GS.TS. Ngô Thắng Lợi

PGS.TS. Trần Thị Vân Hoa

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tóm tắt

Năm 2017 kết thúc khá ấn tượng bởi những thành quả đạt được của cả giai

đoạn 2011-2017. Về kinh tế - xã hội, lần đầu tiên sau nhiều năm, chúng ta đã

hoàn thành và hoàn thành vượt mức toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Riêng về

tăng trưởng kinh tế, GDP đạt 6,81%, vượt kế hoạch đề ra, là mức cao so với các

nước trong khu vực và trên thế giới. Kèm theo đó là một loạt các con số “kỷ lục”

về tăng trưởng kinh tế đạt được, xét từ năm 2011 đến nay. Tuy nhiên, bài viết

muốn đi sâu vào một khía cạnh ngược lại: Đằng sau những thành quả đạt được

là những “khoảng tối” đang chi phối khá đậm nét bức tranh tăng trưởng kinh tế

Việt Nam trong giai đoạn 2011-2017 cả về mặt số lượng và chất lượng. Trong đó

không thể không nhắc đến tính chất đậm nét của mô hình tăng trưởng nhờ vào

gia công, sự phụ thuộc lớn của tăng trưởng bởi khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài và tính chất kém hiệu quả của tăng trưởng. Những khoảng tối đó, ở một

mức độ nhất định đã cản trở tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm qua và

cần phải có sự đột phá trong những năm tới, để có thể đạt được tăng trưởng

nhanh, bền vững và hiệu quả cao.

Từ khoá: Tăng trưởng, gia công, hiệu quả, khởi nghiệp, bền vững

1. Các thành quả đạt đƣợc về tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2011- 2017

Theo Báo cáo cập nhật được công bố bởi Ngân hàng Thế giới (WB)

(12/2017): Kinh tế Việt Nam, với sự hỗ trợ tích cực bởi các yếu tố trong nước và

quốc tế, đặc biệt là sự nỗ lực chỉ đạo của Chính phủ, đã được đánh giá là đang

tiếp tục đà tăng trưởng tốt từ năm 2011 đến 2017 và năm 2017 đạt được tăng

trưởng cao nhất, kinh tế vĩ mô nhìn chung ổn định tốt nhất.

14

Bảng 1: Năm thành quả tăng trƣởng đáng ghi nhận của giai đoạn 2011-2017

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Tăng trưởng GDP (%) 6,24 6,25 5,42 5,98 6,68 6,21 6,81

Tăng trưởng CN CB-CT(%) 9,5 4,5 7,6 8,7 10,5 11,9 17,8

Tăng trưởng xuất khẩu (%) 20,8 18,1 15,3 13,8 7,9 9,0 21,1

Tăng trưởng GDP/người (%) - 7,4 3,1 7,5 2,7 2,6 7,6

Cán cân thương mại (tỷ USD) -3,8 +0,7 0 +2,4 -3,6 +2,5 +2,7

Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu Tổng cục Thống kê

Bảng 1 cho thấy:

(i) Xu hướng tăng trưởng giai đoạn 2011-2017 của Việt Nam khá tích cực

và khả năng thực hiện mục tiêu tăng trưởng nhanh đặt ra là khả thi. Tăng trưởng

trung bình năm đạt 6,2%, năm 2017 đạt mức cao nhất trong thời kỳ này (6,81%),

cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Nam Á (5,2%), châu Á (6%) và toàn

thế giới (3,6%) (số liệu ADB).

(ii) Cấu trúc tăng trưởng theo ngành đã chuyển dịch đúng hướng CNH, HĐH

tốc độ tăng trưởng ngành CN chế biến, chế tạo tăng gấp 2,7 lần so với mức tăng

trưởng chung. Ngành nông nghiệp có xu hướng chuyển đổi cơ cấu sản phẩm trong

nội bộ ngành, với những ngành sản xuất có giá trị kinh tế cao như lâm nghiệp và

thuỷ sản thì xu hướng chuyển đổi của ngành nông nghiệp đạt tốc độ cao hơn nhiều.

Một số ngành dịch vụ chất lượng cao đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao liên tục

từ 2011 đến 2017. Đến năm 2017, đạt cao nhất, đó là ngành tài chính, ngân hàng

và bảo hiểm (8,14%). Sau đó là kinh doanh bất động sản (4,07%).

(iii) Nền kinh tế Việt Nam được kh ng định là một nền kinh tế mở với xu

hướng tích cực, không những kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng nhanh (bình quân

năm giai đoạn 2011-2017 cao hơn 2,6 lần mức tăng trưởng GDP, riêng năm 2017

gấp 3 lần), mà kim ngạch xuất nhập khẩu cũng đạt mốc 400 tỷ USD vào năm

2017. Cán cân thương mại đang có chiều hướng tích cực, xuất siêu so với tổng

kim ngạch xuất khẩu thường xuyên đạt được trong giai đoạn 2011-2017.

(iv) Kết quả tăng trưởng tổng thu nhập cao đã làm cho thu nhập bình quân

đầu người tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2017 đạt trên 5%, năm 2017

đạt cao nhất (7,6%), với mức 53,5 triệu đồng (tương đương với 2385 USD, tăng

170 USD so với năm 2016). Tỷ lệ lạm phát được khống chế ở mức thấp, thường

xuyên ở mức dưới 5%, năm 2017 chỉ là 1,7%, tạo điều kiện để nâng cao mức thu

15

nhập thực của dân cư. Tỷ lệ nghèo đói vì thế giảm đi khá lớn. Theo chuẩn nghèo

tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 ước

tính chỉ còn 8%.

Có được những thành công nói trên, là do cả các yếu tố bên trong lẫn các

yếu tố bên ngoài. Ở bên ngoài, kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi tốt hơn, xu

hướng tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn được đẩy mạnh và thương mại toàn cầu

cũng hồi phục, rõ nét nhất là trong năm 2017 (theo đánh giá của WB), nhờ sự gia

tăng đầu tư, thương mại và sản xuất công nghiệp. Các nền kinh tế chủ chốt như

Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc đều có sự phục hồi vững chắc, đóng vai trò dẫn

dắt tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ở trong nước, phải kh ng định vai trò quan

trọng của “Chính phủ kiến tạo”, nhất là trong năm 2017, đã kiên định không điều

chỉnh mục tiêu tăng trưởng, chủ động bám sát kế hoạch, có kịch bản tăng trưởng

cho từng quý và cả năm, chỉ đạo theo chuyên đề, đặt ra các giải pháp tăng trưởng

cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Về chính sách, Chính phủ điều

hành theo hướng chuyển dần từ sử dụng cơ chế chính sách ưu đãi chủ yếu sang

coi trọng xây dựng thể chế, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.

2. Những “khoảng tối” của bức tranh tăng trƣởng kinh tế năm 2017

Thứ nhất, sự suy giảm rất sâu tăng trưởng ngành khai thác dầu khí

Bảng 2. Tăng trƣởng của ngành công nghiệp khai thác khoáng sản (%)

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Tăng trưởng công nghiệp 6.8 5.8 5.9 7.6 9.7 7.57 9.4

Tăng trưởng khai thác khoáng sản -0.1 5 -0.16 2.4 6,5 -4 -7.1

Trong đó

Than 3.9 -0.9 -1.7 0 3.6 -2.9 -0.5

Dầu khí -0.8 10.2 -0.5 2.5 8 -8 -9.3

Nguồn: Tính toán từ các số liệu của Tổng cục Thống kê

Các số liệu thống kê các năm qua bảng 2 đã cho thấy giai đoạn 2011-2017,

ngành khai thác khoáng sản có biểu hiện tăng trưởng thất thường, xu hướng suy

giảm ngày càng mạnh ở 2 năm cuối. Năm 2017, tốc độ tăng trưởng của ngành

này giảm sâu nhất (-7,1%), trong đó, sự giảm sút nặng nề nhất trong sản lượng

khai thác của ngành khai thác dầu khí (-10,8% sản lượng và -9,3% giá trị) là

nguyên nhân chính. Sự suy giảm sản lượng khai thác dầu đã dẫn đến những hậu

quả khá lớn, không chỉ làm giảm sút tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, mà

16

quan trọng hơn, ảnh hưởng đến một số khía cạnh liên quan chuỗi sản xuất và tiêu

thụ: (i) Ngành chế biến dầu (hoá dầu) trong nước không tăng trưởng được, sản

phẩm khí hoá lỏng sản xuất có tốc độ tăng trưởng âm trong nhiều năm (năm

2017: -10,8%); (ii) Do nhu cầu sử dụng nguyên liệu nhập khẩu như xăng, dầu,

khí đốt tăng khá lớn làm cho tăng trưởng nhập khẩu các sản phẩm đó tăng liên

tục (năm 2017 là 9% sản lượng và 34% giá trị đối với xăng và 43% đối với khí

hoá lỏng), cao hơn nhiều so với tăng trưởng nhập khẩu chung cùng kỳ (20,8%).

Các nguyên nhân của sự giảm sút này có thể thấy là: (i) Giá dầu đã liên tục có xu

hướng giảm xuống, năm 2017 giá đầu ở mức thấp hơn so với nhiều năm trước,

đã làm cho khả năng cạnh tranh xuất khẩu của Việt Nam bị giảm sút, trong khi

đó các cường quốc như Nga, Mỹ, kể cả các nước trong khối APEC cũng đều có

kế hoạch tăng sản lượng khai thác; (ii) Sản lượng khai thác dầu thô giảm liên

tục, năm 2017 giảm mạnh nhất do hầu hết các mỏ đều đã qua thời điểm “đỉnh”

khai thác, hiện tại đang thuộc giai đoạn suy giảm sản lượng tự nhiên của các

mỏ theo như sơ đồ công nghệ; (iii) Sự giảm giá dầu giai đoạn 2014-2017 đã

ảnh hưởng lớn đến hoạt động tìm kiếm thăm dò để đưa các công trình khai thác

mới đưa vào để bổ sung sản lượng khai thác, năm 2017 chỉ đưa 1 công trình

mới vào khai thác.

Thứ hai, bức tranh tăng trưởng nhờ gia công đậm nét hơn

Trong nông nghiệp: Nông nghiệp công nghệ cao (cả trồng trọt và chăn

nuôi) hiện nay đang phụ thuộc 80% bởi giống nhập khẩu, các yếu tố đầu vào

khác trong sản xuất nông nghiệp cũng đang phải nhập khẩu với số lượng lớn

như phân bón (11%), thuốc trừ sâu (34,9%), máy móc thiết bị, xăng dầu phục

vụ nông nghiệp (17,3%). Trong khi đó việc sản xuất các sản phẩm này trong

nước còn khá hạn chế: sản xuất thức ăn gia súc (3,6%), thuốc trừ sâu (-2,6%),

phân hoá học (6,7%) (các con số tính toán từ báo cáo của Tổng cục Thống kê

năm 2017).

Mặc dù ngành chế biến, chế tạo được xem là động lực tăng trưởng

nhanh năm trong toàn giai đoạn 2011-2017 (đạt 9,6 %/năm), năm 2017 tăng

gấp 2 lần so với mức tăng trưởng chung (đạt 14,5%), đóng góp 9,4% vào tăng

trưởng công nghiệp. Tuy nhiên, tính chất hoạt động vẫn mang hình dáng của

những “công xưởng gia công”.

17

Hình 1. Tăng trƣởng một số ngành công nghiệp chế biến chế tạo 2017

Nguồn: Tính toán từ các số liệu của Tổng cục Thống kê

Hình 1 cho thấy năm 2017, tăng trưởng ngành CN chế biến, chế tạo đạt

14,5% chủ yếu là do kết quả của các ngành gia công, lắp ráp đạt tốc độ tăng

trưởng cao: sản phẩm điện tử, máy tính, sản phẩm quang học 32,7% (gấp 2,25

lần tốc độ tăng trưởng ngành chế biến, chế tạo), lắp ráp ti vi 30,5% (gấp 2,1 lần).

Trong khi đó các ngành chế biến, chế tạo từ nguồn nguyên liệu trong nước chỉ

đạt tốc độ tăng trưởng bằng 1/3 tốc độ tăng trưởng ngành chế biến, chế tạo, nhiều

ngành rất quan trọng nhưng tăng trưởng rất thấp như: Chế biến nông sản, chế

biến thức ăn gia súc, dệt may, giầy dép, sản xuất thuốc lá,…

Tăng trưởng nhờ vào gia công, xét trên phạm vi quốc tế thì đó chính là sự

phân công lao động theo chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu và đó cũng có thể gọi là

hiệu ứng tốt cho các nước có trình độ công nghệ thấp nếu được tham gia vào

chuỗi giá trị toàn cầu. Do trình độ công nghệ quá thấp, việc chỉ đảm nhận được

khâu gia công là hợp lý. Tuy nhiên, Việt Nam là một quốc gia có khá nhiều

nguyên liệu thô, lại phải xuất khẩu đi để nhập lại các hàng hoá trung gian và gia

công lắp ráp, vì thế, nếu nằm quá lâu và bị chi phối quá nhiều vào gia công, thì

tính hiệu quả, chất lượng tăng trưởng sẽ là một vấn đề cần phải xem xét. Trong

một tương lai không xa nữa (chúng ta đang nằm ở thời kỳ dân số vàng), tăng

trưởng nhờ vào gia công sẽ còn nhiều hệ không tích cực khác liên quan đến tính

bền vững của tăng trưởng. Khi giá lao động trong nước cao dần lên, khâu “gia

công” trong chuỗi giá trị toàn cầu sẽ không còn được các tập đoàn quốc tế “phân

công” cho Việt Nam nữa.

18

Thứ ba, tăng trưởng nhanh vẫn chịu sự chi phối bởi các doanh nghiệp FDI

Điểm bất cập thứ hai đã cho thấy tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn

2011-2017 vẫn mang nặng tính chất tăng trưởng nhờ gia công. Một điểm đáng

nói hơn, các hoạt động gia công đó lại được diễn ra chủ yếu ở các doanh nghiệp

FDI gần như 100% vốn nước ngoài. Bình quân năm giai đoạn 2011-2017, khu

vực CN chế biến chế tạo tăng 9,6% nhưng khu vực FDI đã đóng góp khoảng 2/3

vào thành quả này. Năm 2017, tăng trưởng ngành chế biến, chế tạo đạt 14,5%,

đóng góp 9,4 điểm phần trăm tăng trưởng ngành CN trong đó, Samsung và

Formosa chiếm 4,02 điểm phần trăm (42,7%) (tính toán từ các số liệu báo cáo

của Tổng cục Thống kê). Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp

công nghiệp tại thời điểm đến 1/12/2017 tăng 5,1% so với cùng thời điểm năm

trước, trong đó doanh nghiệp FDI tăng 6,9%, còn khu vực doanh nghiệp Nhà

nước giảm 0,7%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước cũng chỉ tăng 3,9%. Một điều

đáng nói hơn nữa, các doanh nghiệp FDI chủ yếu hoạt động dưới dạng tạm nhập

tái xuất và các lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu kiểu này đóng vai trò dẫn

dắt sự tăng trưởng kinh tế.

Hình 2. Tăng trƣởng xuất nhập khẩu năm 2017

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Theo hình 2, đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao năm 2017 (21,1%)

là nhờ sự đóng góp chính của ở các doanh nghiệp FDI với tỷ trọng xuất khẩu

chiếm 73% và tăng trưởng 26% (không kể dầu thô). Trong khi đó khu vực trong

nước, các số liệu tương ứng là 27% và 16%. Tương tự như vậy kim ngạch hàng

hoá nhập khẩu năm 2017 đạt 211,1 tỷ USD, tăng 20,8% so với năm trước, trong

đó khu vực FDI chiếm 66% tăng 24%, khu vực trong nước các số liệu tương ứng

19

là 35% và 17%. Một số sản phẩm xuất khẩu được sản xuất ở các doanh nghiệp

FDI, chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu và đạt tốc độ tăng trưởng

nhanh như điện thoại (chiếm 21% kim ngạch xuất khẩu và tăng 31,4%), điện tử,

máy tính (các số liệu tương ứng là 15% và tăng 36,5%), kim ngạch nhập khẩu

phụ tùng, linh kiện của các sản phẩm đó cũng chiếm tỷ trọng cao và tăng trưởng

nhanh: linh kiện điện tử,máy tính (chiếm 20% kim ngạch nhập khẩu và tăng

trưởng 35%), linh kiện điện thoại (các số liệu tương ứng: 12% và 53,2%).

Nguyên nhân của tình trạng tăng trưởng được chi phối chính bởi các doanh

nghiệp FDI là do các doanh nghiệp trong nước, nhất là khu vực tư nhân có nhiều

hạn chế về năng lực sản xuất kinh doanh, lại luôn gặp khó khăn trong quá trình

hoạt động và sự liên kết và hỗ trợ của các doanh nghiệp FDI chưa tốt. Theo kết

quả điều tra của Tổng cục Thống kê, năm 2017 vẫn có 12.113 doanh nghiệp tuyên

bố giải thể và 60553 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể (xấp xỉ với năm 2016).

Trong số các doanh nghiệp hoạt động, có 55,2% luôn gặp khó khăn hoặc là sản

xuất không thay đổi, trong đó 61% cho rằng khó cạnh tranh, 32,7% vì vấn đề tài

chính, 32% không tuyển được lao động. Năm 2017, có 126.859 doanh nghiệp

thành lập mới nhưng chỉ có 16.200 là doanh nghiệp chế biến chế tạo (chiếm

12.8%, thấp hơn năm 2016 chiếm 18%).

Thứ tư, hiệu quả tăng trưởng còn rất thấp.

Có thể theo dõi hiệu quả tăng trưởng qua các chỉ số: hiệu quả sử dụng vốn

– hệ số ICOR (tỷ lệ đầu tư so với GDP/tốc độ tăng trưởng GDP) và năng suất lao

động xã hội (GDP/lao động) qua bảng dưới:

Bảng 3. Hệ số ICOR và tốc độ tăng trưởng NSLĐ Việt Nam giai đoạn 2011-2017

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Trung bình

2011-2017

ICOR 5.34 5.92 5.63 5.18 4.88 5 4.9 5,2

Tốc độ tăng

NSLĐ (%) 3.49 3.06 3.83 4.72 6.68 4.91 6 4.7

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Bảng số liệu trên cho thấy:

- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (tính theo hệ số ICOR) đang có xu hướng

tăng dần, hệ số ICOR của năm 2017 đạt mức tương đương với 3 năm gần đây và

thấp hơn mức trung bình giai đoạn 2011-2017 (5,2). Tuy nhiên, nếu xét hiệu quả

20

sử dụng vốn, so với các nước ở vào cùng thời kỳ tăng trưởng nhanh và trình độ

công nghệ tương xứng với Việt Nam thì con số 5,2 (trung bình giai đoạn 2011-

2017) và 4,9 của năm 2017 thì còn qua thấp (tức là ICOR còn quá cao). Nhật

Bản (những năm 1970), Hàn Quốc, Đài Loan (những năm 1980) cũng với mục

tiêu tăng trưởng nhanh và trình độ công nghệ như Việt Nam hiện nay nhưng hệ

số ICOR chỉ là 2.5-3 (tức là chỉ bằng ½ của Việt Nam). Nguyên nhân của hiệu

quả sử dụng vốn đầu tư thấp, xuất phát từ nhiều nhân tố, trong đó đáng quan tâm

nhất, đó là: (i) Phân bổ vốn đầu tư chưa hợp lý, chưa có “điểm rơi” hướng tới

những ngành hay vùng động lực; (ii) Cơ cấu vốn đầu tư chưa hợp lý với tỷ lệ đầu

tư công, đầu tư từ ngân sách còn quá cao; (iii) Quản lý quá trình đầu tư vốn còn

nhiều bất cập.

- NSLĐ xã hội giai đoạn 2011-2017, bình quân năm đã tăng lên (4,7%),

năm 2017, đạt 6%, tăng lên tới 25% so với mức trung bình của cả giai đoạn. Tuy

nhiên, theo tính toán của Tổng cục Thống kê, (theo sức mua tương đương năm

2011), năng suất lao động của Việt Nam đạt 9.894 USD, chỉ bằng 7% của

Singapore; 17,6% của Malaysia; 36,5% của Thái Lan; 42,3% của Indonesia;

56,7% của Philippines và bằng 87,4% NSLĐ của Lào. Đáng chú ý là chênh lệch

về NSLĐ giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng. Chênh lệch mức

NSLĐ của Singapore và Việt Nam tăng từ 115.087 USD năm 2006 lên 131.333

USD năm 2016; tương tự, của Lào từ 220 USD lên 1.422 USD. NSLĐ của Việt

Nam thấp hơn và ngày càng chênh lệch so với các nước được giải thích bởi: (i)

Tỷ lệ thất nghiệp (hữu hình và trá hình) còn khá cao trong khi lao động có việc

làm trình độ, năng lực lao động thấp; (ii) Công nghệ sản xuất thấp và trung bình

chiếm tỷ lệ quá cao và 90% là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang gặp rất nhiều

khó khăn trong sản xuất; (iii) Lao động Việt Nam chủ yếu đảm nhận sản xuất các

sản phẩm và công đoạn sản xuất gia công, không tạo ra sản phẩm có thương hiệu

để cung ứng cho thị trường.

3. Khuyến nghị giải pháp cho năm 2018 và những năm tiếp theo

Ước tính tăng trưởng kinh tế năm 2018

Để làm nền cho việc đề xuất các giải pháp cho năm 2018 và những năm

tiếp theo, bài viết ước lượng con số tăng trưởng năm 2018 theo phương pháp

xu thế, có chú ý đến những thay đổi (dự báo) về các điều kiện sản xuất kinh

doanh của năm 2018.

21

Bảng 4. Ƣớc tính tốc độ tăng trƣởng GDP năm 2018 theo xu thế tăng trƣởng

giai đoạn 2011-2017

2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2011-

2017

Tốc độ tăng

trưởng (%) 6,24 6,25 5,42 5,98 6,68 6,21 6,81 6,25

Hệ số tăng

trưởng 1,01 0,87 1,11 1,12 0,93 1,1 1,05

Nguồn: Tính toán từ số liệu Báo cáo Tổng cục Thống kê

Như vậy, với việc dự báo theo xu thế tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-

2017, khả năng tăng trưởng GDP của năm 2018 có thể đạt con số 6,57%. Nhưng

nếu dựa thêm vào các dự báo về xu hướng sản xuất kinh doanh của quý 1 năm

2018 theo kết quả khảo sát của Tổng cục Thống kê đối với các doanh nghiệp, theo

đó: 48,2% số doanh nghiệp đánh giá sản xuất tốt lên (năm 2017 là 44,5%), 49,2%

doanh nghiệp dự kiến khối lượng sản xuất tăng lên (so với năm 2017 là 46,2%),

43,6% doanh nghiệp có khối lượng hợp đồng sản xuất tăng lên (năm 2017 là

39,3%) và 35,8% doanh nghiệp dự kiến khả năng xuất khẩu hàng hoá tăng lên

(năm 2017 là 32,3). Như vậy, có thể thấy khả năng tăng trưởng năm 2018 có thể

cao hơn khoảng 3%-5% so với mức trung bình của giai đoạn 2011-2017.

Như vậy bằng phương pháp ngoại suy, có chú ý đến những khả năng tốt hơn

của năm 2018, tăng trưởng GDP của VN có thể dự kiến đạt mức từ 6,5 đến 6,9%.

Để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng nói trên, năm 2018 và những năm

tiếp theo, cần hướng tới khắc phục các nguyên nhân của những rào cản tăng

trưởng kinh tế năm 2017. Theo đó một số khuyến nghị giải pháp như sau:

Thứ nhất, tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp trong nước.

Giải pháp này hướng tới việc nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong nước

trong tăng trưởng kinh tế. Các giải pháp cho các doanh nghiệp trong nước phải

xuất phát từ những quan điểm giải quyết khó khăn của họ trong quá trình hoạt

động. Theo đó một số khuyến nghị cụ thể như sau:

- Quan trọng nhất vẫn là thực hiện nhanh quá trình “cởi trói” cho doanh

nghiệp theo Nghị quyết 19/2016/NQ-CP của Chính phủ nhằm cải thiện môi

trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh

doanh và bảo vệ hợp pháp của nhà đầu tư, tuyệt đối không đặt ra các rào cản, các

22

điều kiện đầu tư kinh doanh bất hợp lý gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp,

quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc chính phủ kiến tạo, lấy doanh nghiệp

làm động lực để thúc đẩy nền kinh tế. Theo đó, các Bộ, ngành, địa phương đã

được “phân vai” với các nhiệm vụ cụ thể từ rà soát để loại bỏ các rào cản pháp

lý, thủ tục hành chính còn rườm rà, mang nặng tư tưởng “xin - cho”, đến việc

xây dựng các cơ chế tài chính, khơi thông nguồn vốn hỗ trợ cho doanh nghiệp...

- Tháo gỡ khó khăn tài chính cho doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp

nhỏ và vừa.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất có quy mô nhỏ và vừa, cần tiếp tục hỗ

trợ với mức độ mạnh hơn các chính sách ưu tiên nguồn vốn tín dụng thúc đẩy sản

xuất, kinh doanh có hiệu quả, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng

vốn, đa dạng hoá các hình thức cho vay, các sản phẩm cho vay, đơn giản hoá thủ

tục vay và thanh toán, đi đôi với an toàn, chất lượng tín dụng, đảm bảo vốn cho

các doanh nghiệp.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Các bộ ngành thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường, ngành hàng,

các quy định, rào cản của các thị trường xuất khẩu mục tiêu; tăng cường tổ chức

các buổi đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp với chính quyền thành phố, tháo

gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt

động sản xuất kinh doanh; tổ chức giới thiệu, hướng dẫn cụ thể về quy định trong

(AEC), nhằm giúp doanh nghiệp hiểu chính xác và đầy đủ về các nội dung cốt lõi

của AEC để định hướng chiến lược kinh doanh phù hợp.

Thứ hai, thực hiện chính sách nhằm tạo tăng trưởng tích cực đối với các

ngành công nghiệp khai thác dầu mỏ và than đá.

Vấn đề này không phải quan điểm muốn hướng tăng trưởng vào các ngành

khai thác tài nguyên mà xuất phát từ: (i) Ngành khai thác dầu mỏ ở Việt Nam

đang cần phải gia tăng sản lượng, không chỉ để hướng về xuất khẩu sản phẩm

thô, mà còn làm cơ sở cho sự phát triển các ngành công nghiệp chế biến (hoá

dầu) có giá trị gia tăng cao ở trong nước, làm cơ sở cho phát triển các ngành

công nghiệp thế hệ thứ 3 (có dung lượng vốn cao): (ii) Việt Nam hiện nay vẫn

nhập khẩu than, trong khi đó than sạch trong nước đang bị tồn kho lớn do giá

trong nước khá cao; (iii) Ngành khai thác dầu mỏ và than đá đã qua giai đoạn

phát triển đỉnh cao nên gặp nhiều khó khăn trong khai thác, tìm kiếm thăm dò

nguồn mới.

23

Trước mắt, để thúc đẩy tăng trưởng của nhóm sản phẩm này cần:

- Bám sát diễn biến của thị trường để có phản ứng chính sách cũng như

điều tiết cụ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản

xuất trong nước, bảo đảm hiệu quả tối ưu và đóng góp tốt hơn cho tăng trưởng

GDP của ngành khai thác dầu mỏ, khí đốt và than đá.

- Nghiên cứu và thông qua các chính sách về thuế, phí... để tháo gỡ khó

khăn cho doanh nghiệp giúp cho các doanh nghiệp cắt giảm được chi phí, phát

triển thị trường, cạnh tranh có hiệu quả với các sản phẩm nhập khẩu cũng như

đẩy mạnh được xuất khẩu, qua đó tăng trưởng được sản lượng sản xuất. Ví dụ

như với trường hợp ngành than, trong thực tế hiện nay, tổng hợp các loại thuế và

phí chiếm trong giá thành than hiện nay khoảng 14-15% đối với than tiêu thụ

trong nước và khoảng 35% đối với than xuất khẩu. Nếu tính cả tiền cấp quyền

khai thác (2%) thì thuế tài nguyên đối với than hầm lò hiện nay khoảng 12%, than

lộ thiên khoảng 14%, cao hơn từ 7-10% so với các nước trong khu vực, làm giảm

sức cạnh tranh của than sản xuất trong nước so với than nhập khẩu.

- Riêng đối với than, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị tập đoàn dầu khí, tập

đoàn điện lực, các tập đoàn hóa chất, xi măng ưu tiên sử dụng than của TKV trên

cơ sở giá thị trường. Tuy nhiên, Bộ bổ sung, giá bán than tối đa phải bằng giá

than nhập khẩu, và đề nghị nhiều Bộ, ngành vào giám sát, kiểm tra cơ cấu giá.

Thứ ba, tiếp tục chuyển đổi từ công nghiệp gia công sang chế biến chế tạo

bằng chính sách tiếp tục xem FDI là động lực tăng trưởng nhưng cần có giải

pháp gắn kết các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI.

Khuyến nghị này có 2 nội dung:

- Tiếp tục tăng cường các chính sách thu hút FDI. Tuy nhiên, để nâng cao

hiệu quả của dòng vốn này, trong thời gian tới, cần lưu ý đến nâng cao chất

lượng dòng vốn FDI, đặc biệt chú trọng các dự án FDI có quy mô vốn lớn, các

nhà đầu tư công nghệ gốc. Chỉ tiếp nhận các dòng FDI có lộ trình chuyển giao

công nghệ và có đặt nội dung hoạt động liên kết với doanh nghiệp trong nước và

các FDI dưới dạng liên danh liên kết với các doanh nghiệp trong nước.

- Thực hiện liên kết doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước.

Giải pháp này một mặt nhằm thục hiện gắn kết doanh nghiệp trong nước

với các doanh nghiệp FDI, và hướng tới mục tiêu chuyển giao công nghệ, tăng

cường vai trò của doanh nghiệp trong nước trong tăng trưởng kinh tế. Thực hiện

24

giải pháp này, cần xây dựng và thực hiện lộ trình thực hiện gắn với doanh nghiệp

FDI của các doanh nghiệp Việt Nam theo chuỗi giá trị toàn cầu với quan điểm

chủ đạo là đẩy mạnh phát triển CN hỗ trợ trong nước xung quanh quỹ đạo của

các doanh nghiệp FDI. Các định hướng chính thực hiện như sau:

- Phối hợp hoặc có thể yêu cầu các doanh nghiệp FDI khi lập dự án xin cấp

phép đầu tư phải lập hồ sơ chuỗi và công bố các cấu phần tiềm năng cho doanh

nghiệp sở tại. Bên cạnh việc lôi kéo các dự án FDI của Chính phủ, các doanh

nghiệp nội địa cần chủ động đầu tư các công nghệ phù hợp, chọn lộ trình phát

triển thích hợp để chủ động liên kết được với các đối tác phù hợp và đón nhận

các cấu phần sản xuất có lợi thế so sánh và giá trị tăng cao hơn.

- Xây dựng các kế hoạch để thực hiện sự hỗ trợ của các doanh nghiệp FDI

trước hết trong việc nâng cao năng lực của doanh nghiệp nội địa, nhất là năng lực

nhân lực có thể đảm nhận những hoạt động kỹ thuật cao, năng lực hấp thụ công

nghệ cao.

- Nhà nước tạo cơ chế thuận lợi phát triển công nghiệp hỗ trợ cho các

ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Đây chính là chìa khóa tham gia chuỗi giá

trị toàn cầu trong ngành công nghiệp, đồng thời cũng là chìa khóa cho các mối

liên kết doanh nghiệp nội địa - doanh nghiệp FDI khi làn sóng FDI mới đổ dồn

vào Việt Nam sau các định hướng lại nền kinh tế vĩ mô.

- Xây dựng các chính sách khuyến khích (nếu có thể, gắn thành điều kiện)

để các doanh nghiệp FDI chuyển giao các cấu phần gia công, cung cấp linh kiện

cho doanh nghiệp nội địa. Các chính sách khuyến khích đó, có thể nhấn mạnh

đến chính sách đất đai, chính sách ưu đãi thuế, chính sách lãi suất đối với các sản

phẩm tạo ra được từ hoạt động liên kết.

Thứ tư, đẩy mạnh nghiên cứu triển khai (R&D) tăng cường khởi nghiệp

theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm.

Giải pháp này nhằm nâng cao trình độ công nghệ của kinh tế quốc nội trong

bối cảnh kinh tế mở bằng con đường “hun đúc” công nghệ nội sinh. Thực hiện điều

đó có tác dụng nâng cao năng lực cạnh tranh công nghệ và hiệu quả tăng trưởng

trong các ngành kinh tế, thực hiện tốt sự liên kết các doanh nghiệp trong nước với

các doanh nghiệp FDI. Có hai kiến nghị cụ thể đối với giải pháp này:

- Thực hiện tăng cường khởi nghiệp theo quan điểm lấy doanh nghiệp làm

trung tâm để định hướng các hoạt động khoa học công nghệ trong các đơn vị

25

nghiên cứu các cơ quan, viện, trường đại học. Trong bối cảnh này, cần phải hình

thành mô hình trung tâm cạnh tranh, trong đó trọng tâm là liên kết giữa các

trường đại học, viện nghiên cứu và các doanh nghiệp, Bộ Khoa học và Công

nghệ sẽ làm trọng tài trung gian. Nhà nước đầu tư đổi mới khoa học công nghệ,

thay mặt doanh nghiệp chi vốn cho các trường đại học và các viện nghiên cứu.

Thực chất đây là mô hình được học hỏi từ các trung tâm cạnh tranh trên thế giới.

Trung tâm bao gồm các doanh nghiệp, các trường đại học, các viện nghiên cứu,

các nhà đầu tư và các tổ chức kinh tế - xã hội tự nguyện liên kết, phối hợp với

nhau nhằm nâng cao hiệu quả của các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao và ứng

dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh

của từng thành viên tham gia.

- Đặt nhiệm vụ cụ thể, có lộ trình nghiên cứu và triển khai cho các cơ quan,

viện nghiên cứu và các trường chuyên ngành nhất là ở lĩnh vực kỹ thuật. Điểm

mới trong đề xuất này là không đặt nhiệm vụ cho các đơn vị này một cách chung

chung, mà cần có những hợp đồng nghiên cứu và triển khai (R&D) cụ thể, đối

với từng loại công nghệ mới áp dụng trong sản xuất có khả năng thích ứng và

gắn trực tiếp với địa bàn cụ thể như nói ở trên. Trong quá trình đó, cần có sự hỗ

trợ tài chính và phương tiện kỹ thuật không phải chỉ của nhà nước mà là đã dạng

hoá các nguồn hỗ trợ.

- Hướng hoạt động R&D liên quan đến đổi mới công nghệ vào các khu

công nghệ cao. Đây là một hướng cần làm và thậm chí cần xem như là hoạt động

cần đặc biệt ưu tiên đối với các nhà đầu tư vào lĩnh vực này ở các khu công nghệ

cao. Theo quan điểm của bài viết, đây là địa bàn tốt nhất để thực hiện nhanh việc

nghiên cứu mang tính chất “lồng ấp”, áp dụng thí điểm, tiếp đó là áp dụng sản

xuất trong khu công nghệ cao để tính toán hiệu quả kinh tế và các điều kiện để áp

dụng, để từ đó, phát triển ra các doanh nghiệp, các địa phương và các vùng có

nhu cầu sử dụng.

Thứ năm, tăng cường chính sách kích cầu đầu tư trong nước, nhất là khu

vực tư nhân.

Kích cầu tiêu dùng và đầu tư trong nước là chính sách có hiệu ứng “hai

trong một” đối với chúng ta hiện nay. Một mặt, nhằm mục tiêu khắc phục điểm

yếu về kinh tế nội địa thời gian qua do đầu tư trong nước có xu hướng bị “chìm

dần”. Năm 2017, mặc dù tỷ lệ vốn đầu tư GDP đạt trên 33,3%. Tuy nhiên vẫn

cần phải đạt mục tiêu cao hơn lên (34-35%) mới đủ lực để tăng trưởng nhanh.

26

Nhất là tỷ lệ vốn đầu tư của khu vực tư nhân trong nước còn thấp (khoảng 40%)

cần được “kích” để cao hơn lên (khoảng 45-50%, giảm đầu tư từ khu vực nhà

nước xuống khoảng 30%). Liên quan đến “kích” cầu đầu tư khu vực tư nhân, cần

thực hiện các chính sách tạo môi trường đầu tư và cơ hội bỏ vốn cho các doanh

nghiệp và các nhà đầu tư. Cụ thể:

- Về môi trường đầu tư: các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh

nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, vẫn tiếp tục cần với mức độ mạnh hơn các chính

sách ưu tiên nguồn vốn tín dụng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, tạo

điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất

lượng tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế. Ngoài ra là các thủ tục

liên quan đến đăng ký kinh doanh, thuê đất đai, thành lập doanh nghiệp, các

chính sách thuế,... cần được ưu tiên nhiều hơn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Về cơ hội bỏ vốn: cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động

sản xuất kinh doanh như: cung cấp thông tin về thị trường, ngành hàng, các quy

định, rào cản của các thị trường xuất khẩu, giới thiệu khách hàng, nhà cung cấp,

tăng cường tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp giữa doanh nghiệp với chính

quyền địa phương, tháo gỡ kịp thời những vướng mắc, khó khăn cho doanh

nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh; tổ chức giới thiệu, hướng

dẫn cụ thể các nghiệp vụ quản lý doanh nghiệp v.v...

27

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ (2018); Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế

hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018.

2. Ngân hàng Thế giới (2017), Báo cáo Cập nhật Kinh tế khu vực Đông Nam Á - Thái

Bình Dương 2017.

3. Ngô Thắng Lợi và Nguyễn Quỳnh Hoa (2017), Mô hình tăng trưởng kinh tế

Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Sự thật.

4. Tổng cục Thống kê (2017), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2017.

5. Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (2017), Báo cáo tình hình kinh tế - tài

chính năm 2017 và triển vọng năm 2018, Tài liệu phục vụ phiên họp Chính

phủ tháng 12/2017.

28

29

CẤU TRÖC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2005 - 2016 THÔNG QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU VĨ MÔ

TS. Nguyễn Hồ Phi Hà

Học viện Tài chính

TS. Bùi Trinh

Viện Nghiên cứu Phát triển Việt Nam

Tóm tắt

Từ những số liệu đã công bố của Tổng cục Thống kê, bài viết này nhằm đưa

ra một bức tranh về tăng trưởng và cấu trúc ngành, qua đó có thể thấy những mặt

“sáng” và “tối” của nền kinh tế. Nghiên cứu dựa trên một số chỉ tiêu của Hệ

thống các tài khoản Quốc gia (SNA) đã được công bố. Hiện nay số liệu chính thức

có đến năm 2016, do đó nghiên cứu cơ bản dừng lại ở năm 2016 bởi số liệu năm

2017 mới chỉ là số liệu sơ bộ, TCTK có thể âm thầm sửa số liệu bất cứ lúc nào.

Từ khóa: GDP, tăng trưởng, cơ cấu, thu nhập, GNI

Về tăng trƣởng

Tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2005-2016 khoảng 6,1%, đây

là mức tăng trưởng tương đối khá so với các nước trong khu vực. Nhưng nhìn

theo cấu trúc sở hữu có thể thấy, tăng trưởng trong giai đoạn 2005 - 2016 của

Việt Nam đạt được mức tăng trưởng bình quân 6,1% cơ bản, do khu vực có vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài, các thành phần kinh tế trong nước đều có mức tăng

trưởng thấp hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế; trong khi khu vực FDI

có mức tăng trưởng vượt trội (7,5%). Điều này cho thấy tăng trưởng GDP của

Việt Nam phần nào phụ thuộc vào tăng trưởng của khu vực FDI.

Hình 1. Tăng trƣởng bình quân GDP theo các thành phần kinh tế giai đoạn

2005 - 2016 (giá so sánh 2010)

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

30

Về tăng trưởng theo ngành bình quân giai đoạn 2005 - 2016 nhóm ngành

sản xuất và phân phối điện có mức tăng trưởng cao nhất (9,7%), điều này phần

nào cho thấy nhu cầu về điện của nền kinh tế là rất lớn; một điều ngạc nhiên là

nhóm ngành hoạt động của Ðảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội; quản lý

nhà nước, an ninh quốc phòng; đảm bảo xã hội bắt buộc, giáo dục, y tế có mức

tăng trưởng bình quân cao (trên 7%) hơn mức tăng trưởng bình quân chung của

nền kinh tế (6,1%); mà những ngành này về cơ bản hoạt động từ nguồn tiền ngân

sách; trong nhóm ngành dịch vụ, ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân thấp

nhất là nhóm ngành kinh doanh bất động sản (3,7%) và hoạt động khoa học công

nghệ hỗ trợ sản xuất (5,6%); điều này do hoạt động kinh doanh bất động sản có

một thời gian dài sụt giảm, mới được hồi phục trong vài năm gần đây, hoạt động

khoa học công nghệ có mức tăng thấp phần nào do độ nhạy và độ lan tỏa của

nhóm ngành này đều rất thấp so với mức độ bình quân. Điều này có nghĩa hoạt

động của ngành này không lan tỏa đi đâu và nền kinh tế cũng không cần đến hoạt

động này, phần nào giải thích lý do vì sao nền kinh tế Việt Nam mang nặng tính

gia công, hàm lượng kinh tế tri thức thấp.

Hình 2. Tăng trƣởng GDP và giá trị tăng thêm theo ngành1

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

1 GDP tính theo phương pháp sản xuất = Tổng giá trị tăng thêm theo giá cơ bản + Thuế sản phẩm –

trợ cấp

31

Về cơ cấu GDP

Từ cấu trúc về sở hữu trong GDP có thể thấy đóng góp vào GDP của Việt

Nam cơ bản do khu vực cá thể, trong suốt 12 năm từ 2005-2016 tỷ lệ này luôn ổn

định ở mức trên 30% GDP. Tỷ trọng Kinh tế Nhà nước giảm khoảng 5%, thay

vào đó khu vực FDI tăng khoảng 5%. Cấu trúc về sở hữu cho thấy nền kinh tế

Việt Nam rất manh mún và hầu như không có sự thay đổi nào đáng kể; các

doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn không thể phát triển, tỷ trọng của khu vực sở hữu

này trong GDP rất thấp (8%) và không hề thay đổi trong suốt từ 2005-2016.

Bảng 1. Cấu trúc thành phần kinh tế trong GDP (%)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sơ bộ

2016

TỔNG

SỐ 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Kinh

tế Nhà

nước

37,62 36,69 35,35 35,07 34,72 29,34 29,01 29,39 29,01 28,73 28,69 28,81

Kinh

tế ngoài

Nhà

nước

47,22 47,24 47,69 47,50 47,97 42,96 43,87 44,62 43,52 43,33 43,22 42,56

Kinh tế

tập thể 6,65 6,39 6,10 5,91 5,80 3,99 3,98 4,00 4,03 4,04 4,01 3,92

Kinh tế

tư nhân 8,51 8,98 9,69 10,23 10,46 6,90 7,34 7,97 7,78 7,79 7,88 8,21

Kinh tế

cá thể 32,06 31,87 31,90 31,36 31,71 32,07 32,55 32,65 31,71 31,50 31,33 30,43

Khu

vực có

vốn đầu

tư nước

ngoài

15,16 16,07 16,96 17,43 17,31 15,15 15,66 16,04 17,36 17,89 18,07 18,59

Thuế

sản

phẩm

trừ trợ

cấp sản

phẩm

.. .. .. .. .. 12,55 11,46 9,95 10,11 10,05 10,02 10,04

Nguồn: Tổng cục Thống kê

32

Về cơ cấu ngành trong GDP thực ra rất khó xác định cơ cấu ngành trong

GDP do từ năm 2010 Tổng cục Thống kê thay đổi cách công bố số liệu GDP,

trước năm 2010 thuế gián thu được phân bổ cho các ngành, sau năm 2010 thuế

gián thu được tách riêng ra. Nếu thuế gián thu được phân bổ lại vào các ngành thì

cấu trúc ngành cũng không thay đổi được bao nhiêu? Nếu tỷ trọng thuế gián thu

được phân bổ theo ngành theo quyên số của các ngành thì có thể khu vực nông,

lâm nghiệp và thủy sản trong 12 năm vẫn thế và khu vực công nghiệp giảm một

chút trong khi khu vực dịch vụ tăng một chút.

Bảng 2. Cơ cấu 3 nhóm ngành trong GDP (%)

Tổng

số

Nông, lâm nghiệp

và thuỷ sản

Công nghiệp

và xây dựng Dịch vụ

Thuế

gián thu

2005 100,00 19,30 38,13 42,57 ..

2006 100,00 18,73 38,58 42,69 ..

2007 100,00 18,66 38,51 42,83 ..

2008 100,00 20,41 37,08 42,51 ..

2009 100,00 19,17 37,39 43,44 ..

2010 100,00 18,38 32,13 36,94 12,55

2011 100,00 19,57 32,24 36,73 11,46

2012 100,00 19,22 33,56 37,27 9,95

2013 100,00 17,96 33,19 38,74 10,11

2014 100,00 17,70 33,21 39,04 10,05

2015 100,00 17,00 33,25 39,73 10,02

Sơ bộ 2016 100,00 16,32 32,72 40,92 10,04

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Về cấu trúc cầu cuối cùng trong GDP (Final demand approach)

Nhìn vào GDP từ phía cầu có thể thấy tiêu dùng cuối cùng trong 12 năm

qua tăng từ 71% lên 75,1% trong khi đầu tư giảm từ 34% năm 2005 xuống

26,6% đến năm 2016. Nền sản xuất của Việt Nam vẫn mang nặng tính gia công,

tỷ trọng tiêu dùng tăng lên không lan tỏa nhiều đến thu nhập mà lan tỏa đến nhập

khẩu. Như vậy khi GDP càng phụ thuộc vào tiêu dùng thì nguồn lực nền kinh tế

càng giảm và việc đầu tư ngày càng gặp khó khăn, một điểm nữa cũng cần nói

đến là chi phí thường xuyên (tiêu dùng cuối cùng của Nhà nước) ngày một nhiều

hơn, điều này cho thấy việc cắt giảm biên chế không đi vào thực chất. Việc nới

lỏng tín dụng có thể làm tăng GDP trong ngắn hạn nhưng mang lại rủi ro lớn

trong trung và dài hạn.

33

Bảng 3. Cầu cuối cùng trong GDP (%)

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Sơ bộ

2016

GDP 100 100 100 100 100, 100, 100, 100 100 100 100 100

Đầu tư 33,8 34,5 39,6 36,6 37,2 35,7 29,8 27,2 26,7 26,8 27,7 26,6

Tài sản cố định 31,27 31,36 35,11 31,81 33,86 32,64 26,82 24,20 23,65 23,83 24,66 23,68

Thay đổi tồn kho 2,49 3,17 4,46 4,69 3,31 3,05 2,93 3,04 3,03 3,00 3,02 2,90

Tiêu dùng cuối cùng 70,96 70,62 73,66 76,50 74,27 72,55 72,26 70,43 71,61 72,07 74,29 75,05

Nhà nước 5,47 5,53 5,55 5,63 5,78 5,99 5,91 5,93 6,15 6,26 6,33 6,51

Hộ dân cư 65,5 65,1 68,1 70,9 68,5 66,6 66,4 64,5 65,5 65,8 68,0 68,5

Chênh lệch xuất khẩu

hàng hoá và dịch vụ -3,3 -2,9 -13,6 -13,6 -10,4 -8,21 -4,13 3,50 2,16 3,28 0,79 2,56

Sai số -1,40 -2,25 0,34 0,65 -1,07 -0,03 2,12 -1,17 -0,45 -2,18 -2,76 -4,19

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Thu nhập bình quân đầu ngƣời

Từ nghiên cứu này, chúng tôi muốn mổ xẻ khía cạnh thu nhập của GDP.

Đối với mỗi quốc gia thì GDP cũng chỉ là chỉ tiêu sơ khởi vì sau đó còn một số

chỉ tiêu khác như GNI (Tổng thu nhập quốc dân), NDI (thu nhập quốc gia khả

dụng), và để dành (saving)… Tuy nhiên GDP theo phương pháp thu nhập không

được tính toán và công bố bởi TCTK hàng năm. Các nhân tố của thu nhập chỉ có

được khi TCTK công bố bảng cân đối liên ngành. GDP theo thu nhập bao gồm

thu nhập của người lao động, thặng dư sản xuất, thuế sản xuất và khấu hao tài

sản cố định.

Thu nhập của người lao động (một nhân tố của GDP) được hiểu bao gồm

thu nhập bằng tiền và hiện vật của người lao động trong quá trình sản xuất. Hàng

năm Tổng cục Thống kê không công bố chỉ tiêu này, nhưng dựa vào bảng cân

đối liên ngành (input-output table) có thể ước tính thu nhập từ sản xuất chiếm

khoảng 53% GDP, như vậy GDP bình quân đầu người năm 2016 khoảng 2188

USD tăng 25% so với năm 2012 (1755 USD), nhưng một điều trớ trêu là trong

đó thu nhập từ sản xuất bình quân của người lao động chỉ tăng 1,2% (khoảng 870

USD năm 2016 so với 860 USD năm 2012). Điều này cho thấy phần thặng dư

bình quân tăng rất cao, do nền kinh tế phụ thuộc vào khu vực có vốn đầu tư nước

ngoài nên việc thặng dư tăng cao, nhưng về thực chất không có ích gì nhiều cho

Việt Nam mà chỉ có lợi cho nước ngoài. Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống

kê, tổng thu nhâp bình quân đầu người năm 2016 khoảng 1648 USD, điều này có

nghĩa khoản thu nhập bình quân đầu người ngoài sản xuất (từ sở hữu và từ

chuyển nhượng) là khoảng 778 USD; nếu tỷ lệ giữa thu nhập từ sản xuất so với

34

tổng thu nhập năm 2012 khoảng 74-75% thì đến năm 2016 tỷ lệ này giảm xuống

53%, phần còn lại là thu nhập kiếm được từ ngoài quá trình sản xuất (47%). Như

vậy có thể thấy GDP bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người là

hoàn toàn khác nhau; và nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào bên ngoài từ khâu

sản xuất, lưu thông và phân phối lại.

Số liệu của TCTK cũng cho thấy khoảng cách giữa thu nhập bình quân đầu

người từ sản xuất và tổng thu nhập bình quân đầu người ngày càng bị nới rộng, điều

này phần nào do lượng kiều hối những năm gần đây chuyển về Việt Nam khá lớn.

Với số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng thu nhập bình quân đầu người của Việt

Nam năm 2016 khoảng hơn 3 triệu đồng/tháng. Đó là mức thu nhập khiêm tốn, rất

khó khăn cho người dân. Đặc biệt là khu vực nông thôn tổng thu nhập bình quân đầu

người trên tháng năm 2016 chỉ là 2,4 triệu đồng, thấp hơn mức bình quân, trong khi

66% dân số là ở nông thôn. Đó là chưa kể đến tình trạng phân hóa giàu nghèo, làm

cho khoảng cách thu nhập giữa 20% người nghèo nhất và 20% người giàu nhất lên

tới gần 10 lần và đang tăng lên. Các nhà mô hình và các nhà thiết lập chính sách mất

nhiều công sức chú trọng vào cấu trúc và sự liên kết ngành, tuy nhiên một số nghiên

cứu gần đây cho thấy mức độ chi tiêu dựa trên thu nhập của các nhóm dân cư ảnh

hưởng quan trọng đối với tăng trưởng, một điều được rút ra từ mô hình cân bằng

tổng thể đó là chi tiêu của nhóm có thu nhập cao không lan tỏa nhiều đến nền kinh tế

trong nước bằng các nhóm thu nhập trung bình và thấp. Việc phân hóa giàu nghèo

trong xã hội cần phải được đặt ngang hàng với mục tiêu tăng trưởng GDP. Cái mà

xã hội và người dân là các chính sách cần hướng đến người dân thay vì hoàn toàn

hướng đến doanh nghiệp.

Mặt khác, cũng theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tỷ lệ giữa tiêu dùng

cuối cùng của hộ gia đình từ năm 2010-2017 luôn ổn định ở mức 70-72% GDP,

như vây có thể thấy mức tiêu dùng bình quân đầu người của dân cư bình quân

tháng năm 2016 khoảng 2572 nghìn đồng, trong khi đó thu nhập từ sản xuất bình

quân tháng khoảng 2386 nghìn đồng. Từ những con số này có thể thấy đa số

người dân không những không có tiền để dành mà còn phải đi vay một phần để

tiêu dùng! Đây là tín hiệu khá nguy hiểm, không những thế nó còn cho thấy việc

GDP tăng cao hầu như không có ý nghĩa với người dân. Tuy nhiên mức tổng thu

nhập của dân cư (bao gồm từ sở hữu và chuyển nhượng2) hàng tháng vẫn cao

hơn mức chi tiêu khoảng 5 trăm nghìn đồng, nhưng lại chưa bao gồm rất nhiều

2 Cơ bản là kiều hối

35

khoản lạm thu của chính quyền địa phương từ những khoản “đóng góp” gần như

bắt buộc của các tổ chức ở địa phương thì phần còn lại (saving) của khu vực hộ

gia đình chỉ còn khoảng 30.000 tỷ đồng (khoảng 1,2 - 1,5 tỷ USD). Như vậy

lượng kiều hối đổ vào Việt Nam mấy năm gần đây trên dưới 10 tỷ USD nhưng

lượng tiền có thể đưa vào đầu tư chỉ khoảng 1,2 - 1,5 tỷ USD.

Về ảnh hƣởng lan tỏa từ cầu cuối cùng đến sản xuất, thu nhập, nhập

khẩu và môi trƣờng

Tính toán từ mô hình cân bằng tổng thể cho thấy xuất khẩu tuy làm tăng sản

xuất xấp xỉ 12% nhưng lan tỏa đến giá trị gia tăng giảm (-13.3%) và quan trọng

hơn là lan tỏa đến nhập khẩu tăng rất mạnh (52%). Điều này cho thấy xuất khẩu ở

thời điểm hiện nay cơ bản là xuất khẩu sản phẩm thô, tài nguyên và công gia công.

Tuy nhiên trên thực tế, các loại hàng hóa nhập khẩu lại chủ yếu phục vụ cho khu

vực FDI, một khu vực mà hầu hết máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu… dùng

cho sản xuất chủ yếu phải nhập khẩu, và sau đó lại phục vụ cho xuất khẩu. Những

mặt hàng xuất khẩu như điện tử; máy tính và linh kiện; điện thoại và các loại linh

kiện; hàng dệt may; giày dép... mang nặng tính lắp ráp gia công, hàm lượng giá trị

gia tăng trong chuỗi giá trị thấp, hiệu quả cho nền kinh tế không cao.

Bảng 5: Lan tỏa tới giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và nhập khẩu gây nên

bởi các nhân tố của tổng cầu cuối cùng

Năm 2000 Năm 2007 Năm 2012

C I E C I E C I E

Lan tỏa tới giá

trị sản xuất 1.27 1.35 1.53 1.09 1.12 1.7 2.04 1.17 2.01

Phần trăm

thay đổi -14.10% -17.10% 11.70% 86.90% 4.50% 18.27%

Lan tỏa tới giá

trị gia tăng 0.6 0.43 0.69 0.48 0.41 0.59 0.64 0.54 0.54

Phần trăm

thay đổi -20.40% -5.60% -13.30% 33.30% 31.22% -8.94%

Lan tỏa tới

nhập khẩu 1.44 1.70 1 1.28 1.63 1.47 1.31 1.50 1.45

Phần trăm thay

đổi -12.10% -3.90% 52.00% 2.27% -8.13% -1.29%

Tỷ lệ giá trị gia

tăng trong tổng

cầu cuối cùng

trong nước

0.47 0.32 0.45 0.44 0.37 0.35 0.31 0.46 0.27

Nguồn: Bảng I/O và tính toán của tác giả

36

Phân tích kỹ hơn trong giai đoạn hiện nay, với bảng cân đối liên ngành cập

nhật cho năm 20163 thấy cấu trúc từ cầu đến cung có xu hướng thay đổi theo

chiều hướng xấu đi, cấu trúc của năm 2016 chỉ ra lan tỏa của các yếu tố của cầu

đến giá trị sản xuất cao hơn năm 2012 nhưng lại lan tỏa đến giá trị tăng thêm

thấp hơn và lại lan tỏa đến nhập khẩu mạnh hơn. Điều đó minh chứng nhận cho

định rằng nền kinh tế Việt Nam ngày càng mang nặng tính gia công và khẩu

hiệu “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” dường như không thích hợp nữa.

Đáng chú ý là xuất khẩu hàng hóa lan tỏa đến giá trị tăng thêm thấp nhất,

nhưng lại lan tỏa mạnh mẽ đến nhập khẩu; nghiên cứu cho thấy sản xuất hàng

xuất khẩu gây nên phát thải nhà kính lớn nhất trong các yếu tố của cầu cuối

cùng. Điều này trái ngược với chính sách ưu tiên xuất khẩu hàng hóa cả về

chính sách thuế và chính sách tín dụng. Nguồn lực về vốn và nguồn lực về

chính sách có vẻ như đang đặt nhầm chỗ. Trong khi đó xuất khẩu dịch vụ ít gây

hiệu ứng nhà kính nhất và lan tỏa tốt nhất đến thu nhập.

Trong báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường ước tính đến năm 2013

lượng phát thải GHG là khoảng 293 triệu tấn, tính toán của nhóm nghiên cứu

cho thấy lượng phát thải nhà kính đến năm 2016 là 423 triệu tấn. Báo cáo của

Bộ Tài nguyên và Môi trường dự báo đến năm 2020 lượng khí nhà kính là 466

triệu tấn thì 2016 lượng khí thải nhà kính đã là 423 triệu tấn. Tăng trưởng về

khí nhà kính bình quân giai đoạn 2010 – 2016 khoảng 8%, tăng nhanh hơn tốc

độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn này (khoảng 6,1%).

Bảng 6. Phát thải nhà kính gây nên bởi các yếu tố của cầu cuối cùng

Tiêu dùng

cuối cùng

Đầu

tƣ/Tích lũy

Xuất khẩu

hàng hóa

Xuất khẩu

dịch vụ

Tổng số

(Triệu tấn)

Khối

lượng

phát thải

(Triệu

tấn)

115 100 201 7 423

Cấu trúc 27.19% 23.64% 47.52% 1.65% 100%

Nguồn: Tính toán dựa trên bảng I/O 2016 cập nhật và báo cáo của Bộ

Tài nguyên và Môi trường

3 Bảng cân đối liên ngành 2016 được cập nhật bởi nhóm nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển

Việt Nam (ViDERE)

37

Về ngoại thƣơng

Trong những năm gần đây, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI trong tổng

xuất khẩu liên tục tăng, năm 2016 xuất khẩu của khu vực FDI chiếm 71% tổng

giá trị xuất khẩu hàng hóa. Tuy tổng XNK của khu vực này là xuất siêu (năm

2016, xuất siêu xấp xỉ 24 tỷ USD) nhưng khu vực kinh tế trong nước luôn nhập

siêu (năm 2016, nhập siêu khoảng 22 tỷ USD). Việc xuất siêu hoàn toàn do khu

vực FDI mang lại. Nhìn lại chuỗi số liệu cho thấy suốt từ năm 2000 đến 2016

khu vực FDI luôn xuất siêu và khu vực kinh tế trong nước luôn nhập siêu; từ

năm 2012 đến nay khu vực FDI có xu hướng xuất siêu mạnh mẽ.

Từ năm 2005 đến 2016 tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI tăng lên nhanh

chóng từ 57% năm 2005 tăng lên 71% trong năm 2016, nhưng thật ngạc nhiên

khi tỷ trọng đóng góp về giá trị gia tăng trong GDP của khu vực này tăng lên

không đáng kể (từ 15,2% năm 2005 và 18,6% năm 2016). Điều này phần nào cho

thấy khu vực FDI đang dần lấn lướt hoàn toàn khu vực kinh tế trong nước nhưng

hàm lượng giá trị gia tăng của khu vực FDI đóng góp vào nền kinh tế không

tương xứng, mặt khác điều này cũng cho thấy sản xuất của khối doanh nghiệp

trong nước đang gặp khó khăn.

Hình 6. Thâm hụt thƣơng mại của khu vực trong nƣớc và khu vực FDI

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Về thu nhập Quốc gia (GNI) và chi trả sở hữu thuần ra nƣớc ngoài

Nếu năm 2005 chi trả sở hữu thuần ra nước ngoài chỉ là 16,7 nghìn tỷ thì

đến năm 2015 lượng tiền chi trả thuần ra nước ngoài tăng hơn 13 lần trong khi

quy mô GDP chỉ tăng 4,6 lần. Tăng trưởng về quy mô GNI bình quân giai đoạn

2005 - 2015 là 16,1 %, thấp hơn tăng trưởng về quy mô GDP bình quân (16,5%)

38

và thấp hơn tăng trưởng về quy mô chi trả sở hữu thuần rất nhiều (29,1%). Điều

này cho thấy tuy GDP tăng trưởng nhưng nguồn lực của nền kinh tế lại yếu đi,

chỉ nhìn vào một chỉ số GDP cao hay thấp, to hay nhỏ trong nhiều trường hợp

không phản ánh được thực trạng nền kinh tế.

Bảng 6. GDP, GNI và chi trả sở hữu thuần

GNI giá hiện

hành

(Tỷ đồng)

GDP giá hiện

hành

(Tỷ đồng)

Chi trả sở hữu

thuần giá hiện

hành (Tỷ đồng)

Tỷ lệ tổng thu nhập quốc

gia so với tổng sản phẩm

trong nƣớc (%)

1990 39,284 41,955 (2,671) 93.63

1991 72,620 76,707 (4,087) 94.67

1992 106,757 110,532 (3,775) 96.58

1993 134,913 140,258 (5,345) 96.19

1994 174,017 178,534 (4,517) 97.47

1995 228,677 228,892 (215) 99.91

1996 269,654 272,036 (2,382) 99.12

1997 308,600 313,623 (5,023) 98.40

1998 352,836 361,017 (8,181) 97.73

1999 392,693 399,942 (7,249) 98.19

2000 435,319 441,646 (6,327) 98.57

2001 474,855 481,295 (6,440) 98.66

2002 527,056 535,762 (8,706) 98.38

2003 603,688 613,443 (9,755) 98.41

2004 701,906 715,307 (13,401) 98.13

2005 897,222 914,001 (16,779) 98.16

2006 1,038,755 1,061,565 (22,810) 97.85

2007 1,211,806 1,246,769 (34,963) 97.20

2008 1,567,964 1,616,047 (48,083) 97.02

2009 1,731,221 1,809,149 (77,928) 95.69

2010 2,075,578 2,157,828 (82,250) 96.19

2011 2,660,076 2,779,880 (119,804) 95.69

2012 3,115,227 3,245,419 (130,192) 95.99

2013 3,430,668 3,584,262 (153,594) 95.71

2014 3,750,823 3,937,856 (187,033) 95.25

2015 3,977,609 4,192,862 (215,253) 94.87

Nguồn: TCTK, số liệu chỉ dừng đến năm 2015 do số 2016 chưa là số chính thức

Kết luận

Tăng trưởng của Việt Nam thực chất, chỉ là tăng trưởng bề nổi, hầu như

mọi cấu trúc kinh tế như cấu trúc nội ngành, cấu trúc liên ngành, cấu trúc của cầu

đến cấu trúc của giá trị gia tăng đều có vấn đề. Điều này dẫn đến những tiềm ẩn

về bất ổn vĩ mô như nợ nần, bội chi ngân sách, hiểm họa về môi trường và người

dân không cảm nhận được tác động của việc tăng trưởng GDP. Như vậy tăng

trưởng GDP ai được hưởng lợi là một câu hỏi lớn?

39

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Asian Development Bank (2015), Financial Soundness Indicators for

Financial Sector Stability in Vietnam, Manila.

2. Bùi Trinh, “Bức tranh giá trị gia tăng của nền kinh tế Việt Nam” TBKTSG,

14/06/2017.

3. Bui Trinh, Bui Quoc “Some Problems on the Sectoral Structure, GDP Growth

and Sustainability of Vietnam” Journal of Reviews on Global Economics,

2017, 6, 143-15

4. Bùi Trinh “Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam” Tạp chí Tia sáng,

12/2017.

5. GSO, “Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 10 tháng, năm 2017”.

6. Ministry of National Resource and Environment, “The initial biennial updated

report of viet nam to the united nations framework convention on climate

change” Viet Nam publishing house of natural resources, environment and

cartography, 2014.

7. Nguyen Quang Thai, Bui Trinh (2017) Phân tích GDP và sự phát triển bền

vững về môi trường” Tạp chí kinh tế tài chính Việt Nam, Số 2, 2017.

8. Sonis, M. and Hewings, G. J. D. (1999). Economic landscapes: Multiplier

product matrix analysis for multiregional input-output systems.

Hitotsubashi Journal of Economics, 40(1): 59–74.

9. TCTK: “Niên giám Thống kê, 2016”, NXB Thống kê

10. To Trung Thanh, Nguyen, V. P. and Bui, T. (2016). Some comparisons

between the vietnam and china‟s economic structure, policy implications.

Advances in Management & Applied Economics, 6(3): 153-66.

11. Wassily, L. (1941), Structure of the American economy, 1919-1929,

Harverd University Press: Cambridge Mass.

40

41

KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2018 - BƯỚC PHÁT TRIỂN ĐỘT PHÁ

ĐỂ HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI

ThS. Nguyễn Công Đức

ThS. Đào Thu Huyền

Trường Đại học Công đoàn

Tóm tắt

Với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước có nền kinh tế phát triển

theo hướng công nghiệp hiện đại, ngay ngày đầu tiên của năm mới 2018

(1/1/2018), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị quyết

01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế

- xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Trên cơ sở những kết quả mà

chúng ta đã đạt được trong năm 2017 là tiền đề để Việt Nam tiếp tục tạo bước

đột phá phát triển kinh tế trong năm 2018 nhằm tranh thủ những lợi thế sẵn có

trong và ngoài nước, đối phó những thách thức đang diễn ra cần có những giải

pháp cụ thể và một sự thay đổi mạnh mẽ trong cơ chế điều hành của Chính phủ.

Từ khóa: Kinh tế Việt Nam; bối cảnh thế giới; cơ hội và thách thức

1. Đặt vấn đề

Từ khi mở cửa hội nhập với kinh tế thế giới, Việt Nam đã đạt được những

kết quả rất ấn tượng về tốc độ tăng trưởng kinh tế, đời sống người dân đã nâng

cao rõ rệt. Đặc biệt trong 10 năm trở lại đây khi mà xu thế quốc tế hóa nền

kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ tạo cho Việt Nam những cơ hội và thách thức

lớn để đưa đất nước phát triển. Với mong muốn giúp cho mọi người hiểu rõ

hơn sự phát triển của kinh tế Việt Nam hiện tại, tác giả đi phân tích bối cảnh

quốc tế, những cơ hội và thách thức mà Việt Nam đang có từ đó đề xuất giải

pháp phát triển kinh tế hơn nữa trong năm 2018, tạo bước đột phá để hội nhập

sâu vào kinh tế thế giới và là năm bản lề để chúng ta thực hiện công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2017

2.1. Bức tranh kinh tế thế giới trong năm 2017

Năm 2017 vừa qua cho chúng ta thấy thế giới mặc dù còn nhiều xung đột,

bất ổn về chính trị nhưng bức tranh kinh tế đã có nhiều điểm sáng, khởi sắc trên

các lĩnh vực.

42

Theo báo cáo của Liên Hợp quốc (LHQ) về Tình hình và Triển vọng kinh

tế thế giới, kinh tế toàn cầu đã khởi sắc trong những tháng đầu năm, với sản

lượng công nghiệp trong thời gian này đã phục hồi khiêm tốn cùng với hoạt động

thương mại, chủ yếu nhờ nhu cầu nhập khẩu từ khu vực Đông Á tăng

mạnh. Động lực chính cho sự hồi phục trên của kinh tế thế giới là nhờ các nền

kinh tế phát triển và các nền kinh tế đang phát triển trên đà dịch chuyển, Đông Á

và Nam Á tiếp tục duy trì vị thế là hai khu vực phát triển năng động nhất.

Điểm sáng là các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, châu Âu, Nhật

Bản... tăng trưởng tốt; trong khi các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển tăng

trưởng có sự khác biệt giữa các nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu tăng trưởng

chậm (do giá hàng hóa vẫn ở mức thấp) và các nước phụ thuộc vào nhập khẩu

tăng trưởng tốt hơn (hưởng lợi nhờ tận dụng yếu tố đầu vào giảm).

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng trưởng kinh tế thế giới

năm 2017 có thể đạt mức 3,5% so với năm 2016, cao hơn mức đã dự báo hồi

tháng 3 năm 2017 là 3,3%. Thương mại toàn cầu phục hồi và tăng trưởng khá, dự

báo có thể tăng từ mức 2,2% năm 2016 lên 4% trong năm 2017.

Kinh tế Mỹ liên tục cải thiện tăng trưởng: Số liệu ước tính lần thứ ba của

Cục Phân tích Kinh tế Mỹ cho thấy GDP nước này tăng trưởng ở mức rất khả

quan 3,1% trong quý II, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với lần ước tính trước đó

vào tháng 8. Đây được ghi nhận là mức tăng trưởng theo quý cao nhất trong vòng

hai năm trở lại đây. Bên cạnh đó, so với cùng kỳ năm trước, quý II năm nay là

quý thứ tư liên tiếp kinh tế Mỹ chứng kiến sự cải thiện trong tốc độ tăng trưởng ở

mức 2,2%, cao nhất kể từ quý IV/2015.

Theo Cục Phân tích Kinh tế Mỹ, mức tăng trưởng tích cực này chủ yếu bắt

nguồn từ sự gia tăng trong tiêu dùng, đầu tư của các doanh nghiệp, chi tiêu của

chính phủ liên bang và xuất khẩu. Cụ thể, trong tiêu dùng, gia tăng rõ rệt nhất là

chi tiêu vào nhà ở, dịch vụ truyền thông và thuốc men được kê đơn. Đối với đầu

tư từ khối doanh nghiệp, sự gia tăng đến từ đầu tư vào các trang thiết bị, cấu trúc

và đầu tư cho nghiên cứu phát triển. Theo đó, tổng đầu tư của khu vực tư nhân

trong quý II tăng 1,58% và 5,13%, cao hơn mức tăng tương ứng trong các quý

trước đó.

Báo cáo gần đây của Bộ Thương mại Mỹ cho biết, chi tiêu xây dựng tăng

0,8%, đạt mức cao nhất từ trước tới nay, khoảng 1,257 nghìn tỷ USD trong tháng

11-2017, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 20161. Nhờ số liệu tích cực từ ngành chế

43

tạo của Mỹ, giá dầu gia tăng, giá cổ phiếu của các doanh nghiệp công nghệ tiếp

tục tăng mạnh, thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc. Nhìn chung, các chỉ số kinh

tế vĩ mô như tăng trưởng, tỷ lệ thất nghiệp (4,1%) và lạm phát (1,7%) đều cho

thấy, năm 2017 được đánh giá là năm tăng trưởng tốt đối với nền kinh tế Mỹ

trong thập niên qua. Kinh tế Mỹ năm 2017 có thể đạt tăng trưởng ở mức 2,5%;

tốc độ này vẫn được duy trì trong năm 2018, sẽ giảm xuống còn 2,1% vào năm

2019 và 2,0% vào năm 2020.

Tỷ lệ lạm phát tại Mỹ cũng tăng cao trong tháng 2/2017 khi chỉ số giá tiêu

dùng (CPI) tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Đây thực tế là một tin tốt chứng

tỏ người tiêu dùng chi tiêu, đầu tư nhiều hơn. Đây là một trong những nguyên

nhân chính khiến Cục dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất trong tháng 3/2017 và có

thể sẽ còn tăng thêm 2 đợt nữa vào tháng 6 và tháng 9 trong năm.

Bảng 1. Một số chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế Mỹ

Đơn vị tính: đô la

Năm tài chính 1 tháng 10 năm 2017 – 30 tháng 9 năm 2018

Số liệu thống kê

GDP $20,19 nghìn tỷ (2017)

Xếp hạng GDP 1st (nominal)

2nd (PPP)

Tăng trưởng GDP 2.6% (Q4 2017)

GDP đầu người $59,407 (2017)

Lạm phát (CPI) 0.4% (August 2017)

Thất nghiệp 4.1% (October 2017)

Thƣơng mại quốc tế

Xuất khẩu $1.45 nghìn tỷ (2016)

FDI $3.64 nghìn tỷ (2016)

Tổng nợ nước ngoài $18.28 nghìn tỷ (March 2017)

Tài chính công

Nợ công 73.8% of GDP (2016)

Thu $3.3 nghìn tỷ (2016

Chi $3.9 nghìn tỷ (2016)

Viện trợ donor: ODA, $33.59 tỷ (2016)

Dự trữ ngoại hối $118.525 tỷ (June 23, 2017)

Nguồn dữ liệu: CIA.gov

44

Kinh tế các nước châu Âu (EU) đang dần phục hồi: Năm 2017 là năm khá

bất ngờ và thuận lợi đối với các nền kinh tế EU, bất chấp những bất ổn chính trị

tại khu vực. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết, sự phục hồi của châu Âu rất

mạnh, và lan ra khắp thế giới, làm cho khu vực này trở thành “động cơ” của tăng

trưởng kinh tế và thương mại toàn cầu. Diễn biến trên thị trường lao động tốt

hơn, cũng như các điều kiện tài chính thuận lợi hơn đã làm tăng nhu cầu trong

nước. Trong thời gian tới, lĩnh vực tiêu dùng sẽ giúp tạo thêm việc làm trở thành

nhân tố chính thúc đẩy sự hồi phục kinh tế. Thu nhập của người dân sẽ bắt đầu đi

lên trong điều kiện số lượng người có việc làm tăng lên, đi cùng với sự tăng nhẹ

của giá cả. Tại một số nước, môi trường đầu tư nhờ các chính sách kinh tế được

cải thiện một phần. Đáng chú ý, tại Pháp, Dự luật cải cách thuế để kích thích đầu

tư đã được thông qua và sẽ có hiệu lực vào năm 2018. Tại Hà Lan, liên minh

chính phủ mới cũng đang lên kế hoạch cho các biện pháp tăng cường đầu tư. Sự

phục hồi của kinh tế thế giới đã hỗ trợ hoạt động xuất khẩu, mặc dù đồng euro

mạnh lên so với những đồng tiền khác và nhu cầu hàng hóa, dịch vụ từ châu Âu

giảm. Theo Ủy ban châu Âu, khu vực đồng euro dự báo sẽ tăng trưởng 2,2%

trong năm 2017, tốc độ nhanh nhất trong một thập niên qua3. Sự hưởng lợi từ

kinh tế thậm chí còn lớn hơn bên ngoài khu vực đồng euro. Ba nền kinh tế lớn

nhất của Đông Âu đã vượt qua cả tốc độ tăng trưởng của Đức trong vài năm qua.

Ba Lan, Rumani và Cộng hòa Séc đang trải qua giai đoạn tăng trưởng kinh tế

cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp và lạm phát nằm trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, trong

bối cảnh kinh tế châu Âu và thế giới dự báo sẽ khởi sắc, kinh tế Anh được đánh

giá sẽ tiếp tục tăng trưởng chậm lại trong năm 2018, khi giới doanh nghiệp vẫn

do dự trong các kế hoạch đầu tư, lãi suất có khả năng tiếp tục tăng và người tiêu

dùng hạn chế chi tiêu. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, những bất ổn liên quan đến

Brexit sẽ gây sức ép lớn hơn lên nền kinh tế Anh trong năm 2018 so với năm

2017, trong bối cảnh các công ty bắt đầu triển khai các kế hoạch chuẩn bị cho

Brexit. Kinh tế Anh ước tăng khoảng 1,5% trong năm 2017. Năm 2018, kinh tế

Anh tiếp tục kém sáng sủa, GDP có thể chỉ tăng 1,4%4.

Nền kinh tế Nhật Bản cũng đang chứng kiến nhiều thử thách: Số liệu tiếp

tục cho thấy sự tăng trưởng ổn định của kinh tế Nhật trong nửa đầu năm 2017.

Tăng trưởng quý II đạt 1,55%, cao hơn quý I (1,43%) và cùng kỳ năm 2016

(0,98%). Xu hướng phục hồi trong sản xuất công nghiệp tiếp tục được duy trì kể

từ đầu năm 2016. Cụ thể tăng trưởng IPI của Nhật Bản đạt 1,9% trong quý II,

cao hơn nhiều so với quý I và cùng kỳ năm trước (0,2%). Tuy nhiên các chỉ báo

45

công nghiệp trong quý III tăng trưởng chậm hơn, chỉ khởi sắc hơn trong tháng 8

với mức tăng trưởng 2,1% nhờ tăng trưởng xuất khẩu.

Khu vực dịch vụ có khuynh hướng suy giảm nhẹ, mặc dù chỉ số bán lẻ vẫn

duy trì ở trên mức 100 điểm. Thực tế này có thể ảnh hưởng tới sức tiêu dùng và

năng suất lao động và do đó tăng trưởng kinh tế tại Nhật.

Tại Châu Á, Trung Quốc sẽ tiếp tục hạ cánh mềm trong năm 2017 và dù rất

khó để kiềm chế đà giảm tốc tăng trưởng nhưng tỷ lệ tăng 6,5% GDP năm nay là

hoàn toàn có thể đạt được. Trong quý II kinh tế Trung Quốc tiếp tục duy trì mức

tăng trưởng mạnh 6,99% từ quý trước, cao hơn dự báo của giới phân tích. Những

số liệu đầu năm cho thấy nền kinh tế Trung Quốc khá ổn định. Tình hình đầu tư

cho cơ sở hạ tầng 2 tháng đầu năm chuyển biến tích cực các chỉ báo công nghiệp

mang lại dấu hiệu khả quan cho ngành sản xuất. Chỉ số PMI tháng 3 của nước

này dù thấp hơn tháng 2 nhưng vẫn nằm trên mức 50 điểm.

Xuất khẩu của Trung Quốc tiếp tục suy giảm còn nhập khẩu tăng mạnh,

dẫn đến cán cân thương mại thâm hụt vào tháng 2 lần đầu tiên trong 3 năm

qua. Tuy nhiên, tình hình này được đánh giá chủ yếu là do ảnh hưởng từ Tết

Nguyên đán.

Các nước trong khu vực ASEAN duy trì tăng trưởng khả quan, nhờ sự hội

nhập ngày càng lớn và công cuộc cải cách không ngừng, ASEAN đang trở thành

một trong những khu vực phát triển năng động nhất với mức tăng trưởng trung

bình toàn khối được ghi nhận là 5,3% trong quý III/2017, cao hơn so với con số

5% của quý II. Cụ thể, cơ cấu tăng trưởng kinh tế bộc lộ sự khác biệt giữa các

quốc gia này. Tại Indonesia, kinh tế tăng trưởng 5% trong quý II nhờ sự gia tăng

lượng cầu nội địa và lượng đầu tư cố định trong nước 5,4%, bên cạnh đó là sự

mở rộng của ngành sản xuất. Tại Malaysia, kinh tế quý II tăng trưởng 5,8%, mức

cao nhất từ quý I/2015, chủ yếu nhờ sự gia tăng của lượng cầu nội địa, ở mức

7,1% và sự tăng trưởng của ngành dịch vụ và sản xuất. Tăng trưởng kinh tế của

Philippines đạt 6,5%, chủ yếu do chi tiêu chính phủ tăng 7,1% vào các ngành dựa

vào tài nguyên thiên nhiên như nông, lâm, ngư, nghiệp và khoáng sản tiếp tục

phục hồi. Tại Thái Lan, quý II ghi nhận sự tăng trưởng ở mức 3,7%, nhờ vào sự

gia tăng trong xuất khẩu cùng lượng cầu nội địa và sự phục hồi của khu vực nông

nghiệp… Về triển vọng, ADB dự báo khu vực ASEAN sẽ tiếp tục duy trì mức

tăng trưởng cao đến cuối năm đạt 5% cả năm 2017.

46

2.2. Tình hình kinh tế Việt Nam trong năm 2017 - Những kết quả ấn tượng

Trên đà tăng trưởng của kinh tế thế giới, nhờ tận dụng những thời cơ sẵn có

và với chính sách phát triển kinh tế linh hoạt, đúng hướng, kinh tế Việt Nam

trong năm 2017 đã đạt được những kết quả ấn tượng. Theo CIEM (Bộ Kế hoạch

và Đầu tư), bức tranh kinh tế năm 2017 vô cùng ấn tượng. Tăng trưởng kinh tế

đạt 6,81%, cao hơn mục tiêu Quốc hội đề ra từ đầu năm là 6,7%. Lạm phát được

kiềm chế ở mức 3,53%, thấp hơn mục tiêu là 4%; tăng trưởng tín dụng ước đạt

18,17%; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 35,88 tỷ USD, tăng hơn 40% so

với năm 2016. Kim ngạch xuất - nhập khẩu năm 2017 đạt hơn 400 tỷ USD, trong

đó xuất khẩu đạt hơn 214 tỷ USD, tăng 21,2% so với năm 2016…

Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, GDP năm 2017 tăng 6.81%. Năm

2017 cũng là năm có số doanh nghiệp thành lập mới đạt gần 127 nghìn doanh

nghiệp. Kết thúc năm 2017, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chính thức

xác lập kỷ lục mới khi đạt mốc 424,87 tỷ USD. Vốn FDI đăng ký mới và tăng

thêm lập đỉnh mới, phá vỡ kỷ lục được thiết lập năm 2016. Với 29,69 tỷ USD

vốn đăng ký mới và tăng thêm và 6,19 tỷ USD phần góp vốn, mua cổ phần, tổng

vốn FDI chảy vào nền kinh tế trong năm 2017 đã lên con số 35,88 tỷ USD, trở

thành mức cao nhất trong vòng 9 năm trở lại đây. Kết thúc phiên giao dịch cuối

cùng của năm 2017, chỉ số Vn-Index dừng tại 984,24 điểm và là con số cao nhất

đạt được trong vòng 10 năm qua. Cũng trong năm qua, mức tăng trưởng của Vn-

Index lên tới 48%, qua đó lọt vào top 3 chỉ số chứng khoán tăng mạnh nhất Thế

giới, chỉ xếp sau Argentina và Mông Cổ.

Hình 1. Chỉ số CPI của Việt Nam từ 1/2017 đến 1/2018

Đơn vị tính: %

Nguồn: Tổng cục Thống kê.

47

Số liệu công bố cho thấy kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao bất thường

trong quý III, với mức tăng trưởng 7,46%, cao nhất trong vòng 07 năm qua, cao

hơn nhiều so với quý trước (6,17%) cũng như cùng kỳ các năm trước (2015:

6,87%, 2016: 6,56%). Tính chung chín tháng đầu năm, tăng trưởng kinh tế đạt

6,41%, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2016 (6,0%) tuy vẫn thấp hơn một chút

so với năm 2015 (6,5%).

Hình 2. Thu ngân sách nhà nƣớc tháng 1/2018

Đơn vị: nghìn tỷ đồng

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Khu vực dịch vụ tăng trưởng ở mức 7,25% trong ba quý đầu năm, liên tục

gia tăng trong các năm từ 2015-2017. Trong đó, lĩnh vực tài chính, ngân hàng,

bảo hiểm và lĩnh vực kinh doanh bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng cao

nhất trong vòng hơn nửa thập kỷ, lần lượt đạt 7,89% và 3,99%.

Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp cũng cho thấy rõ sự phục hồi so với năm

2016. Tăng trưởng khu vực này trong 9 tháng đầu năm đạt 2,78%, cao hơn nhiều

so với mức tăng của năm ngoái và cũng cao hơn đáng kể so với mức 2,08% của

năm 2015.

Trong khi đó, tăng trưởng khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục thấp

hơn so với cùng kỳ hai năm trước đó, đặc biệt thấp hơn đáng kể so với năm 2015

(2015: 9,72%; 2016: 7,68%; 2017: 7,17%).

Sự suy giảm này vẫn chủ yếu đến từ ngành khai khoáng (giảm 8,08% yoy).

Ngành công nghiệp chế biến chế tạo vẫn không ngừng cải thiện tốc độ tăng

trưởng, với mức tăng trưởng rất cao 12,77% trong ba quý đầu năm, cao nhất so

48

với cùng kỳ các năm trở lại đây (2013: 6,58%; 2014: 7,09%; 2015: 10,15%;

2016: 1,22%).

Bên cạnh đó, xây dựng vẫn tăng trưởng khả quan ở mức 8,3%, mặc dù thấp

hơn mức tương ứng của hai năm trước, đều trên 9%.

Các chỉ báo sản xuất công nghiệp cũng liên tục cải thiện rõ rệt trong quý

III. Chỉ số sản xuất công nghiệp và tiêu thụ đều đã vượt mức trung bình của năm

2016, cho thấy mức sụt giảm hồi đầu năm chỉ mang tính chất tạm thời. Cụ thể,

tới hết tháng 9, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 7,9%, cao nhất kể từ

đầu năm 2016 đến nay. Trong đó, IPI ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng

12,8%, mức ấn tượng nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Tương tự, chỉ số tiêu thụ liên tiếp được cải thiện, đạt mức tăng trưởng 9,8%

tính đến hết tháng 8. Trong khi đó, chỉ số tồn kho ngành công nghiệp giảm nhẹ trong

quý, xuống còn 9,9% vào tháng 8. Mức tăng trưởng cao trong quý III phần nào cho

thấy kết quả sau hàng loạt các biện pháp và chỉ thị quyết liệt của Chính phủ đối với

các bộ, ngành, địa phương trong thời gian qua. Với quyết tâm đạt mục tiêu tăng

trưởng 6,7%, Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp như tạo điều kiện thuận lợi về

tiếp cận tín dụng đối với cả hộ gia đình và các doanh nghiệp; đẩy nhanh tiến độ thực

hiện và giải ngân vốn đầu tư công; đồng thời đặt ra mục tiêu, chỉ tiêu, kịch bản tăng

trưởng đối với từng bộ, ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, các biện pháp và chỉ thị này mới

chỉ mang tính ngắn hạn, vì chưa hướng đến các nền tảng cơ bản của tăng trưởng

kinh tế như năng suất lao động hay sức sản xuất của nền kinh tế.

Trong khi đó, chỉ số hoạt động kinh tế VEPI (Viet Nam Economic

Performance Index), do VEPR xây dựng dựa trên các số liệu về sản lượng điện

thương phẩm, kim ngạch xuất nhập khẩu, vận tải hàng hóa nội địa, tăng trưởng

tín dụng và PMI sản xuất, cũng cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế trong quý

III. Tuy nhiên, mức độ hồi phục này thấp hơn so với công bố của thị trường

chứng khoán về tăng trưởng GDP, do chỉ số VEPI luôn có xu hướng biến động

ổn định hơn. Cụ thể, VEPI quý III đạt 6,56%, cao hơn so với hai quý trước và

cùng kỳ năm 2016 tuy nhiên thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng GDP 7,46%.

Trong trường hợp khoảng cách giữa tăng trưởng GDP và VEPI dãn ra một cách

bất thường, chúng ta có thể phải lưu ý lại tính thống nhất của số liệu. Trong các

chỉ tiêu thành phần của VEPI, ngoài xuất nhập khẩu đạt mức tăng trưởng cao

(nhưng vẫn thấp hơn so với quý trước), thì các chỉ tiêu còn lại đều tăng trưởng ở

mức trung bình, không có đột biến.

49

Như vậy, có thể kh ng định, kinh tế Việt Nam năm 2017 là ổn định và có

bước đột phá mạnh mẽ nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những khó khăn, yếu

kém cả bên trong lẫn bên ngoài như sự biến động khó lường, khó định đoán của

thế giới về chính trị, kinh tế, ngoại giao; về biến đổi khí hậu và thiên tai; những vấn

đề trong nước như thu nhập, việc làm, nợ công, năng lực của doanh nghiệp, ngân

hàng… đây vừa là cơ hội và thách thức cho kinh tế Việt Nam trong năm 2018 và

những năm tiếp theo.

3. Những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam trong

năm 2018

3.1. Cơ hội và thách thức cho kinh tế Việt Nam năm 2018

Công cuộc cải cách kinh tế mà Đảng và Nhà nước ta khởi xướng từ năm

1986 đến nay đã cho thấy tính đúng đắn và hợp quy luật. Năm 2018 được đánh

giá là năm “bước ngoặt” của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là cơ

hội, song cũng là thách thức rất lớn đối với Việt Nam.

Động lực cho sự vươn lên mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam là chúng ta

có được những thuận lợi, lợi thế sẵn có:

Về điều kiện địa lý và nhân khẩu, Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của

Đông Nam Á, chung biên giới với Trung Quốc, nước có nền kinh tế phát triển và

tốc độ tăng trưởng bùng nổ trong nhiều thập kỷ. Địa hình đất nước hình chữ S

nằm dọc bờ biển với điều kiện tự nhiên trù phú về nông nghiệp và thuận lợi cho

giao thương trên mọi vùng lãnh thổ. Việt Nam với dân số đứng thứ 14 thế giới,

với sức trẻ, nguồn lao động dồi dào đang tạo nên lợi thế đặc biệt về thị trường và

nguồn nhân lực trẻ.

Việt Nam có sự ổn định về chính trị và sự nỗ lực của chính phủ trong hội

nhập quốc tế và chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường. Mức độ ổn định

của chính trị Việt Nam được đánh giá cao hơn h n so với nhiều nước đang phát

triển ở châu Á. Đây là một nhân tố quan trọng để Việt Nam thu được những kết

quả tăng trưởng ấn tượng, trở thành một quốc gia có mức độ hội nhập khá sâu

vào nền kinh tế thế giới.

Về nguồn lực con người, Việt Nam được các quốc gia đánh giá là có khả

năng học hỏi nhanh, chịu khó và có ý chí quyết tâm đổi đời, coi trọng giáo dục,

nhạy bén nắm bắt thời cơ.

50

Bảng 2: Số giáo viên, số sinh viên đại học và cao đẳng phân theo địa phƣơng

Đơn vị tính: người

2016

Giáo viên Sinh viên

Trong đó:

Giáo viên

công lập

Trong đó:

Sinh viên

công lập

CẢ NƯỚC 72.346 1.759.449 57.198 1.515.474

Đồng bằng sông Hồng 30.448 731.215 26.344 665.847

Hà Nội 23.948 610.872 20.566 556.500

Trung du và miền núi phía Bắc 3.672 80.047 3.536 79.435

Bắc Trung Bộ và Duyên

hải miền Trung 10.544 250.537 8.531 216.561

Đà Nẵng 2.779 74.935 1.485 48.532

TP.Hồ Chí Minh 17.189 458.392 12.370 369.827

Đồng bằng sông Cửu Long 6.606 156.949 4.598 134.578

Nguồn Tổng cục Thống kê

Bên cạnh những thuận lợi, khó khăn thách thức với nền kinh tế vẫn còn rất

lớn. Ở trong nước, nhiều thách thức rủi ro đối với quý IV đã nêu ở phần trên còn

kéo dài sang năm 2018. Bên cạnh đó, việc nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng cao

trong năm 2017 cũng là một thách thức cho tăng trưởng 2018, nhất là trong bối

cảnh tài nguyên cạn kiệt, sản xuất của ngành công nghiệp khai khoáng tiếp tục

giảm, công nghiệp chế tạo khó có đột phá mới, nông nghiệp vẫn đứng trước rủi

ro lớn do tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu... Thực tế cũng cho thấy,

chưa thể kỳ vọng vào sự đột phá về năng suất lao động, hiệu quả đầu tư và năng

lực cạnh tranh của cả nền kinh tế cũng như của cộng đồng doanh nghiệp. Lợi thế

về lao động giá rẻ đang mất đi nhanh chóng do tác động của Cách mạng công

nghiệp 4.0.

Ở ngoài nước, tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến phúc tạp khó lường; xu

hướng bảo hộ và đưa sản xuất về trong nước của một số nước phát triển sẽ ảnh

hưởng đến xuất khẩu và dòng vốn đầu tư vào Việt Nam. Đặc biệt, việc cắt giảm

thuế xuất nhập khẩu trong khối ASEAN đối với nhiều mặt hàng, trong đó có ô tô

sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới một số ngành sản xuất nếu các doanh nghiệp Việt Nam

không nâng cao được năng lực cạnh tranh cả về giá cả và chất lượng sản phẩm.

51

Trong bối cảnh nói trên, nhiều chuyên gia và tổ chức quốc tế dự báo kinh

tế Việt Nam năm 2018 sẽ tiếp tục tăng trưởng khá cao, nhưng khó có thể vượt

mức tăng trưởng 2017. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5%-6,7%

trên nền tảng giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, đảm

bảo được các cân đối lớn, bảo vệ môi trường... thì đó là một thành công lớn

trong bối cảnh nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, tái cấu trúc để phát

triển bền vững.

3.2. Giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam năm 2018

Xuất phát từ những kết quả ấn tượng đã đạt được về kinh tế trong năm

2017 cùng với bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam trong năm 2018, để thực

hiện tốt kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018, Chính phủ đã đưa ra 7

nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu:

Một là, tăng cường ổn định vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh

tế, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế.

Cần phải điều hành chủ động, linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ, phối hợp

chặt chẽ với chính sách tài khóa; nâng cao hiệu quả phân tích, dự báo và ứng phó

kịp thời với những biến động trong nước và quốc tế để bảo đảm ổn định vĩ mô và

các cân đối lớn của nền kinh tế, nhất là về lao động, việc làm, ngân sách nhà nước,

vốn đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán, an ninh lương thực và

năng lượng.

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu gắn với xây

dựng thương hiệu hàng Việt Nam, tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị

khu vực, toàn cầu. Rà soát, đơn giản hóa thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu, nhất là

kiểm tra chuyên ngành, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia; hỗ trợ doanh nghiệp

chủ động hội nhập hiệu quả, nâng cao chất lượng thông tin, dự báo thị trường.

Tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về đầu tư kinh doanh, hỗ

trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tạo môi trường

cạnh tranh bình đ ng theo cơ chế thị trường.

Hai là, cơ cấu lại kinh tế đồng bộ, toàn diện, thực chất.

Chính phủ chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện

quyết liệt, hiệu quả các Chương trình hành động triển khai các Nghị quyết của

Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội về tiếp tục cơ cấu lại nền kinh tế, đổi

mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; cơ

cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công; thực hiện hiệu quả tiến trình hội

52

nhập kinh tế quốc tế; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa; tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước;

phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế. Coi

đây là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp trong

năm 2018. Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật để tăng cường liên kết vùng;

phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương; nâng cao hiệu

quả điều phối vùng.

Ba là, phát triển hiệu quả văn hóa, xã hội, chăm lo đời sống của người dân.

Trong đó, thực hiện tốt Chỉ thị số 14 của Ban Bí thư, tiếp tục rà soát chế độ,

thực hiện hiệu quả chính sách người có công với cách mạng. Đẩy nhanh giải quyết hồ

sơ tồn đọng; quan tâm hỗ trợ nhà ở; tìm kiếm, quy tập hài cốt, xác định danh tính liệt

sĩ. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm.

Bốn là, chủ động ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo vệ

môi trường, tăng cường quản lý tài nguyên.

Theo đó, tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật, quản lý chặt chẽ đất đai,

nhất là đất nông, lâm trường, bảo đảm hiệu quả, chống tiêu cực, lãng phí. Hoàn

thiện, trình Quốc hội dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Bảo vệ môi trường (sửa

đổi). Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

thông tin trong quản lý và cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đất đai.

Điều tra, quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên nước. Hợp tác quốc tế, khai

thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước xuyên biên giới. Kiên quyết ngăn

chặn, xử lý tình trạng khai thác tài nguyên, khoáng sản, đá, cát sỏi trái phép.

Tiếp tục thực hiện chương trình điều tra cơ bản tài nguyên môi trường biển và

hải đảo. Rà soát, hoàn thiện và thực hiện đúng quy trình vận hành liên hồ chứa,

pháp luật về đê điều.

Năm là, xây dựng nền hành chính hiệu lực, hiệu quả, kỷ luật, kỷ cương; đẩy

mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng

cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng

chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”

trong nội bộ. Triển khai Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi

mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động

hiệu lực, hiệu quả.

53

Sáu là, giữ vững độc lập, chủ quyền, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an

toàn xã hội; thực hiện hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

Trong đó, tiếp tục thực hiện hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng,

Nhà nước về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc, giữ

vững môi trường hòa bình, ổn định, nâng cao vị thế của đất nước. Củng cố thế trận

quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Đẩy mạnh đối ngoại về quốc phòng, an

ninh, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Phát triển công nghiệp

quốc phòng, an ninh; kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với phát triển

kinh tế - xã hội.

Bảy là, làm tốt hơn nữa công tác thông tin truyền thông, tạo đồng thuận xã hội.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về báo chí, thực hiện nghiêm

quy chế phát ngôn, cung cấp đầy đủ kịp thời, chính xác thông tin về tình hình

kinh tế - xã hội, sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Đảng, Nhà nước và những

vấn đề dư luận quan tâm. Bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng; có phương

án ứng phó, khắc phục kịp thời các sự cố. Đấu tranh phản bác các luận điệu sai

trái, thù địch, thông tin xấu, độc; xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng dân chủ,

đưa tin bịa đặt, sai sự thật, kích động, gây bất ổn xã hội.

Làm tốt công tác dân vận, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

các đoàn thể chính trị - xã hội trong vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện

chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước, góp phần tạo đồng

thuận xã hội.

4. Kết luận

Con đường đưa kinh tế Việt Nam phát triển, vươn lên theo kịp với các

nước trên thế giới còn dài và khó khăn. Tuy nhiên với những gì chúng ta chuẩn

bị, định hướng từ trước và những kết quả mà chúng ta đạt được trong năm vừa

qua có thể kh ng định tương lai tươi sáng cho kinh tế Việt Nam. Với một tầm

nhìn và tư duy đột phá của Chính phủ - kiến tạo, đổi mới và sự chủ động của các

doanh nghiệp và người dân, biết phát huy lợi thế và khắc phục khó khăn, quá

trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sáng tỏ.

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. U.S. factory, construction data brighten economic outlook, www.reuters.com,

ngày 03-01-2018.

2. US Economic Outlook: For 2018 and Beyond, www.thebalance.com,

ngày 01-01-2018.

3. The economic surprise of 2017 was Europe‟s best year in a

decade, https://qz.com/, ngày 25-12-2017.

4. Gloomy growth projections cloud hopes for UK economy, www.ft.com, 02-

02-2018.

55

HẬU QUẢ CỦA VIỆC KHÔNG NHẤT QUÁN TRONG THỰC THI

CHÍNH SÁCH TẠI VIỆT NAM

PGS.TS. Tô Trung Thành

NCS. Lê Thanh Hà

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tóm tắt

Nghiên cứu sử dụng phương pháp SMM với dữ liệu của Việt Nam trong

khuôn khổ mô hình Keynes mới theo xu hướng lạm phát trượt để cung cấp thông

tin quan trọng và các đặc tính kinh tế của một nước đang phát triển điển hình.

Sau đó, các hậu quả của sự không thống nhất trong thực thi chính sách đối với

nền kinh tế thực được phản ánh bởi cú sốc đối với lạm phát theo xu hướng được

điều tra thông qua việc phân tích: hàm phản ứng, phân rã phương sai và tính toán

chi phí phúc lợi xã hội. Với mô phỏng của hàm phản ứng, những cú sốc này tác

động tiêu cực đến nền kinh tế bằng cách bóp méo các thành phần và môi trường

tới sự phát triển kinh tế dài hạn. Phân rã phương sai cũng nhấn mạnh vai trò của

cú sốc này trong sự phát triển kinh tế dài hạn. Nghiên cứu về các vấn đề phúc lợi

cho thấy hậu quả của sự không thống nhất về thực hiện chính sách ở các nước

đang phát triển là nghiêm trọng và hậu quả xuất phát trực tiếp từ sự kết hợp giữa

việc chi tiêu ít đi và phải làm việc nhiều hơn. So sánh hai phương pháp để cải

thiện phúc lợi xã hội, chính phủ nên bù đắp tổn thất xã hội bằng cách cải thiện

tiêu dùng thay vì chính sách liên quan tới giờ làm.

Phân loại JEL: C63, E31, E52.

Từ khóa: Lạm phát xu hướng, chi phí phúc lợi, Second Order Approximation

1. Lời giới thiệu

Mặc dù Việt Nam đã và đang trải qua một xu thế lạm phát ổn định trong

những năm gần đây, những ký ức về hậu quả của các cú sốc tiêu cực trong giai

đoạn 1996-2017 vẫn in đậm trong tâm trí của các nhà kinh tế và hoạch định

chính sách. Các cú sốc có thể kể tên như: khủng hoảng tài chính châu Á 1997, sự

gia tăng giá hàng hóa và nhiên liệu trên thị trường thế giới năm 1997. Và gần

đây, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 2008 đã đem lại những hậu quả

nặng nề hơn nữa. Những tín hiệu tiêu cực cả ở thị trường trong và ngoài nước đã

56

làm dấy lên mối quan ngại việc gia tăng lạm phát trong tương lai cũng như

những suy nghĩ về việc triển khai chính sách một cách hiệu quả để đối phó với

những cú sốc tiêu cực này.

Hình 1. Tăng trƣởng kinh tế trong giai đoạn 2000-2015

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Những kinh nghiệm về các cuộc khủng hoảng trước đây đã cho thấy sự yếu

kém trong quá trình triển khai chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

(SBV). Có thể thấy, các mục tiêu của chính sách tiền tệ tương đối dàn trải, được

thể hiện bằng việc đưa ra nhiều mục tiêu cùng một lúc, như việc ổn định giá trị

tiền tệ, tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Việc không đưa ra những mục

tiêu ưu tiên để tập trung nguồn lực của SBV đã dẫn tới những khó khăn trong

quá trình quản lý, đặc biệt là khi tồn tại sự đánh đổi giữa mục tiêu lạm phát và

tăng trưởng. Hơn thế nữa, việc triển khai chính sách tài khóa và chính sách tiền

tệ ở Việt Nam đều chưa thích hợp dẫn tới việc những chính sách này không

những không đem lại những hiệu quả cho nền kinh tế, mà còn tạo ra những cú

sốc chính sách ảnh hưởng tiêu cực tới tổng thể. Ví dụ, khủng hoảng tài chính

châu Á 1997, chính phủ sử dụng những chính sách kích cầu nhưng lại vượt quá

tiềm năng tăng trưởng thực, dẫn tới sự gia tăng lạm phát. Hậu quả là giá cả gia

tăng và đạt đỉnh điểm vào năm 2007 ở mức hai con số. Sự kết hợp giữa việc gia

tăng giá nhiên liệu trên thị trường thế giới cùng với việc nới lỏng chính sách tiền

tệ trong khi mở rộng chính sách tài khóa trong một thời gian dài đã đẩy lạm phát

lên 23% trong năm 2008. Sự thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ ngay sau đó

được triển khai để đối phó với các cú sốc. Nhưng điều này lần nữa lại làm cho lãi

suất gia tăng, dẫn tới việc đóng băng thị trường cổ phiếu, thị trường bất động sản

57

và thị trường tài chính. Khi những dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế xuất hiện

đầu năm 2009, sự nới lỏng chính sách tiền tệ và mở rộng tài khóa được triển khai

để kích thích nền kinh tế phát triển sau khủng hoảng. Nhưng một lần nữa, việc áp

dụng không đúng liều độ đã làm lạm phát tiếp tục gia tăng mạnh trong năm 2010.

Hình 1 mô phỏng các gói chính sách được triển khai và kết quả là mặc dù nền

kinh tế được khôi phục nhưng kéo theo sự gia tăng của lạm phát.

Điểm yếu thứ ba của việc thực hiện chính sách của Việt Nam là cơ quan

chức năng thiếu cam kết trong việc theo đuổi mục tiêu lạm phát cố định. Cụ thể,

quản lý chính sách tiền tệ của SBV nhằm kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế hướng tới các mục tiêu đã thay đổi đáng kể ngay cả trong ngắn

hạn. Bảng 1 trình bày những thay đổi này trong các mục tiêu chính sách tiền tệ

cũng như những khó khăn để đạt được chúng. Ví dụ, mục tiêu lạm phát được đặt

dưới 5% và 6,5% trong năm 2004 và 2006 nhưng chỉ số thực tế lần lượt là 7,8%

và 8,3%. Những bằng chứng tương tự đã xảy ra trong năm 2010 và 2011, khi chỉ

số lạm phát thực tế là cao hơn những mục tiêu được đề ra. Ngược lại, tăng trưởng

sản lượng đạt được mục tiêu đề ra. Hầu hết, không có sự khác biệt lớn giữa các

mục tiêu đặt ra và phần trăm thực tế. Hơn nữa, việc đặt ra các mục tiêu này là

tương đối thụ động theo nghĩa là Ngân hàng Nhà nước đã không theo đuổi các

mục tiêu dài hạn. Thay vào đó, các mục tiêu này được đặt tương ứng với sự thay

đổi của điều kiện kinh tế.

Những yếu kém này làm dấy lên quan ngại về việc gia tăng liên tục chỉ số

lạm phát. Nhiều nhà kinh tế đã sử dụng hàm lạm phát xu thế dai d ng để mô

hình hóa sự gia tăng liên tục của lạm phát trong những giai đoạn bất ổn. Hàm

này có thể hiểu như việc thay đổi lạm phát mục tiêu tiềm ẩn một cách chậm rãi

và bất kỳ chính sách nào gây ra sự gia tăng đột ngột của lạm phát mục tiêu này

đều được ghi nhận như một cú sốc lên nền kinh tế. Việc nghiên cứu cú sốc này

kỳ vọng sẽ mang lại nhiều hàm ý chính sách cho việc kiểm soát biến động kinh

tế vĩ mô. Kozicki & Tinsley (2001) đã có những đóng góp đầu tiên trong việc

khai thác hàm ý của lạm phát xu thế biến đổi theo thời gian đối với sự thay đổi

cấu trúc chu kỳ của lãi suất. Tác động của cú sốc lạm phát xu thế biến đổi lên

sản lượng và lạm phát được phân tích bởi Ireland (2007). Trong khi Cogley &

Sbordone (2008) tiến hành kiểm tra tác động của cú sốc này lên các tham số

ước lượng, các hàm ý cho việc dự báo lạm phát được tiến hành trong nghiên

cứu của Timothy Cogley & Sargent (2010). Tuy nhiên, những nghiên cứu này

được tiến hành ở các nước phát triển, và khía cạnh chi phí phúc lợi xã hội đều

chưa được khai thác.

58

Vì vậy, bài báo sẽ bù đắp khoảng trống thiếu hụt này bằng việc nghiên cứu

hàm ý của việc dịch chuyển lạm phát xu thế với phúc lợi và đánh giá chính sách1

để kiểm soát các hậu quả một cách tối ưu trong trường hợp một nước đang phát

triển như Việt Nam. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là tiến hành định lượng

sự không nhất quán trong việc triển khai chính sách tác động tới nền kinh tế và

gây ra những chi phí phúc lợi xã hội. Hơn thế nữa, việc triển khai chính sách tài

khóa và tiền tệ không thích hợp sẽ làm gia tăng chí phí này. Trong bài nghiên

cứu này, lạm phát xu thế - được hiểu như mục tiêu lạm phát tiềm ẩn của ngân

hàng trung ương và kỳ vọng lạm phát dài hạn của các doanh nghiệp tư nhân,

tham gia đóng vài trò như một cú sốc trong mô hình Keynesian mới. Thách thức

lớn nhất trong việc sử dụng mô hình này với các nước đang phát triển là việc

thiếu thông tin về các đặc tính của nền kinh tế và sự thiếu hụt dữ liệu cũng như

không nhất quán trong số liệu vi mô và vĩ mô. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên của bài

báo là ước lượng và tính toán các tham số quan trọng bằng việc sử phương pháp

mô phỏng thời điểm (Simulated Method of Moment, SMM) với dữ liệu Việt

Nam. Cần chú ý là, một số nhà nghiên cứu như Ascari & Sbordone (2014),

Timothy Cogley & Sargent (2010), Fuhrer & Moore (1995), Fuhrer (2010) có

đồng quan điểm về sự dai d ng của lạm phát mục tiêu, nhưng đo lường mức độ

dai d ng lại chưa đi đến được sự đồng nhất. Do đó, nghiên cứu sự biến động và

dai d ng với lạm phát xu thế là điều cần thiết. Phương pháp Bayesian tiếp theo là

một lựa chọn tốt để đạt được những tham số ước lượng tại Việt Nam.

Bảng 1. Mục tiêu chính sách tiền tệ và kết quả thực hiện giai đoạn 2000-2015

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Lạm phát Mục tiêu

Thực tế

6 < 5 3-4 < 5 < 5 < 6.5 < 8 < 8

-1.7 -.04 3.8 3.2 7.8 8.3 7.4 8.3

Sản lượng Mục tiêu

Thực tế

5.5-6 7.5-8 7-7.3 7-7.5 7.5-8 8.5 8 8.2-8.5

6.8 6.89 7.08 7.34 7.79 8.44 8.23 8.46

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Lạm phát Mục tiêu

Thực tế

< 10 < 15 7-8 < 7 < 10 8 7 5

23.1 7.1 8.9 18.7 9.1 6.59 4.09 0.63

Sản lượng Mục tiêu

Thực tế

8.5-9 5 6.5

6.31 5.32 6.78

Nguồn: Tính toán của tác giả từ dữ liệu SBV và Báo cáo hàng năm của SBV

1 Những nước như phát triển như Việt Nam có hai đặc điểm: (i) ngân hàng trung ương thiết lập

mục tiêu lạm phát với con số dương (ii) họ có khuynh hướng thay đổi mục tiêu này nhất là trong

những giai đoạn khó khăn như khủng hoảng và suy thoái kinh tế.

59

Tiếp theo, bài báo ngày sẽ giải quyết câu hỏi nghiên cứu: (i) Sự khác biệt

trong phúc lợi xã hội của một nền kinh tế đang phát triển khi tồn tại sự không

nhất quán trong việc thực thi chính sách? (ii) Chính sách nào sẽ kiểm soát các chi

phí liên quan tới phúc lợi một cách hiệu quả? Dựa theo nghiên cứu Ireland (2007,

2009) và Nakata (2014) trong việc nghiên cứu cơ chế mà sự dịch chuyển lạm

phát xu thế tác động tới nền kinh tế. Họ chỉ ra rằng, chi phí phúc lợi được tạo

ra tự sự gia tăng phân tán giá cả, và theo đó tạo ra sự khác biệt giữa chi tiêu

và giờ lao động. Để duy trì mức sản lượng như ban đầu, việc giảm tiêu dùng

hoặc gia tăng số giờ lao động được đề cập. Và để giải quyết vấn đề chi phí

này, hai chính sách được đề cập trong nghiên cứu dựa trên cơ chế trên: chính

sách bù đắp tiêu dùng (CCP) và chính sách cải thiện giờ lao động (LCP). Bài

nghiên cứu này sẽ so sánh việc triển khai hai chính sách và đánh giá sự hiệu

quả việc thực thi dựa trên việc đánh giá xem chính sách nào hiệu quả ở mức

chi phí tối ưu.

Các kết quả quan trọng được chỉ ra như sau. Bằng việc nghiên cứu hàm

phản ứng từ phương pháp Bayesian, nghiên cứu nhận thấy rằng cú sốc lạm phát

mục tiêu tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Cụ thể, tăng trưởng sản lượng giảm

trong khi lạm phát, lãi suất bị đẩy lên và có xu thế duy trì trong thời gian dài. Sự

phân tán giá cả do lạm phát xu thế gia tăng, tạo ra khoảng cách giữa việc cung

ứng lao động và sản lượng. Hàm phân rã phương sai chỉ ra tầm quan trọng của cú

sốc này trong việc giải thích biến động vĩ mô, đặc biệt trong dài hạn và khi ngân

hàng trung ương thiết lập mục tiêu lạm phát cao. Liên quan tới phúc lợi, cú sốc

tới lạm phát xu thế gây ra sự biến động tổng thể nền kinh tế và sự sụt giảm phúc

lợi tại các nước đang phát triển. Và chính sách bù đắp tiêu dùng thể hiện sự hiệu

quả của mình trong việc cải thiện phúc lợi ở mức chi phí tối ưu.

Bài nghiên cứu này được bố cục như sau. Phần 2 sẽ chỉ ra mô hình cũng như

Phương pháp nghiên cứu một cách chi tiết. Phần 3 thảo luận về phương pháp tính

toán chi phí phúc lợi. Các kết quả nghiên cứu thực tế được chỉ ra ở phần 4, trong khi

các tính toán phúc lợi trình bày ở phần 5. Phần 6 sẽ tóm tắt kết quả nghiên cứu.

2. Mô hình

Phần này nghiên cứu tiến hành mô tả chi tiết mô hình Keynesian mới với

sự thiết lập giá Calvo. Mô hình bao gồm bốn thành phần: người tiêu dùng, hãng

sản xuất hàng hóa cuối cùng, hãng sản xuất hàng hóa trung gian và cơ quan thực

thi chính sách.

60

2.1. Người tiêu dùng

Nhìn chung, người tiêu dùng đối mặt với vấn đề là làm sao để tối đa hóa lợi

ích trong sự hạn chế về ngân sách. Họ cung ứng th i đơn vị lao động tới các

hãng sản xuất hàng hóa trung gian i € [0, 1] trong thời kỳ t để kiếm được mức

lương danh nghĩa tW . Cho rằng họ nắm Bt−1 đơn vị trái phiếu trong thời kỳ t-1,

và sẽ đáo hạn trong thời kỳ t. Mức thuế ( tT ) được đặt ra để bù đắp cho chi tiêu

chính phủ ( tG ). Như vậy, tổng ngân sách của một hộ gia đình đại biểu trong thời

kỳ t sẽ là ( 1 1t t t t t t tM PT B W h D ). Và họ phân phối ngân sách này theo các

cách khác nhau, như tiêu dùng ( tC ), mua thêm trái phiếu /t tB r . Tóm lại, giới

hạn ngân sách của một hộ gia đình tiêu biểu được mô tả như sau:

1Ρ   Β Ρ Τtt t t t t t t t

t

BW H D

r (1)

Với giới hạn ngân sách như vậy, một hộ gia đình sẽ cố gắng tối đa hóa lợi ích:

1

1

0

ln1

t v

t t t

t

C C Hv

(2)

Trong đó, β và γ biểu thị hệ số chiết khấu và tham số hình thành thói quen.

Những tham số này bị ràng buộc như sau 0 < β < 1,0 ≤ γ < 1, trong khi ω và v chỉ

ra lợi ích cận biên của việc cung ứng lao động, và hệ số co dãn ngược Frisch.

Giải quyết bài toán tối đa hóa lợi ích với các lựa chọn Ct, Ht, Bt để đạt được

1 1

1 1Λt t

t t t t

EC C C C

(3)

Λ Ht t

tw

(4)

1

1 1

Λ  where t tt t t t

t t

Pr E

P

(5)

Trong khi Λt là hệ số Lagrange của ràng buộc ngân sách, πt là tỷ lệ lạm

phát gộp giữa thời kỳ t và t+1.

2.2. Hãng sản xuất hàng hóa cuối cùng

Phần này mô tả hành vi của hãng sản xuất hàng hóa cuối cùng như một

hãng có doanh thu không đổi theo quy mô và muốn tối đa hóa lợi nhuận. Để sản

xuất Yt đơn vị hàng hóa cuối cùng, hãng này sẽ sử dụng Yt(i) đơn vị hàng hóa trung

61

gian tại mức giá cả danh nghĩa Pt(i) và với giả định về hãng có doanh thu không đổi

theo quy mô như sau:

11 1

0

( )    

t

t t

t

t tY i di Y

(6)

Trong đó, θ là độ co dãn của hàng hóa thay thế với hàng hóa trung gian.

Chúng tôi giả định rằng mục tiêu đầu tiên của hãng sản xuất hàng hóa, cuối cùng

là tối đa hóa lợi nhuận và được thể hiện như sau:

11 11

0 0

( )   

t

t t

t

t t t tP Y i di P i Y i di

(7)

Giải quyết bài toán tối ưu, chúng tôi thu được kết quả:

( )

 

t

tt t

t

P iY i Y

P

(8)

11 1

1

0

( )   t

t

t tP P i di

(9)

2.3. Hãng sản xuất hàng hóa trung gian

Để sản xuất Yt đơn vị hàng hóa trung gian (i), hãng này phải thuê ht(i) đơn

vị lao động từ hộ gia đình trong thời kỳ t. Đặc tính của hãng có doanh thu không

đổi theo quy mô được thể hiện:

 t t tZ h i Y i (10)

Và cú sốc năng suất lao động được biểu thị như một hàm bước ngẫu nhiên

với tham số trượt

1ln ln ln( )  t z t ztZ z p Z (11)

Trong đó, zt là cú sốc không tương quan theo chuỗi thời gian, phân phối

chuẩn với trung bình bằng không và độ lệch chuẩn σz.

The Calvo model (1983)

Dựa theo nghiên cứu Calvo (1983), ở mỗi thời kỳ sẽ có tỷ lệ (1 − η) các

hãng có thể tối đa hóa giá cả danh nghĩa, và tỷ lệ (η) các hãng không thể làm

điều này. Với những hãng không thể tối đa hóa giá cả danh nghĩa, chúng tôi giả

định rằng họ vẫn tiến hành cập nhật giá cả để bắt kịp với các hãng kia như sau:

62

1

1 1 1t t t tP i P i

(12)

Trong đó, χ và µ lần lượt là chỉ số giá và tỷ trọng tương đối lên lạm phát.

Hãng sản xuất hàng hóa trung gian sẽ thiết lập mức giá P* để tối đa hóa lợi nhuận

kỳ vọng trong tương lai.

1

*

, 1, 1 ,

,

0

j

i t t t jt j t j i t jj j

t i t j

j t t j t j t j

P W YE Y

P P Z

(13)

1*

, 1, 1

,S.t :

j

i t t t j

i t j t j

t j

PY Y

P

(14)

1 2

, 1 1

        1,2,3

1                                      0

t jt t

t t j t t t j

PP Pfor j

P P P

for j

(15)

Trong đó, λt trùng với hệ số Lagrangian lên ràng buộc ngân sách của hộ gia

đình. Giải quyết bài toán tối đa hóa lợi nhuận này chúng ta thu được:

1*

, 1, 1

,0*

,

11

*

, 1, 1

,0

W YΛ

P Z

1 1

Λ

j

j i t t t t jt j t j

t t j i t jjt j t j t j

i t t

jt tj i t t t t j

t t j i t jjt j

PE Y

PP No

P DeP

E YP

(16)

Trong đó, , tNo và tDe là tử số và mẫu số của phương trình (16).

Chú ý rằng lạm phát xu hướng tham gia vào cả hai phương trình , tNo và tDe , vì

vậy bất kỳ sự thay đổi liên quan tới biến này đều gây ra những thay đổi tương

ứng của chúng. tNo và tDe có thể được viết lại như sau:

1*

, 1, 1

,

0

W YΛ

P Z

j

j i t t t t jt j t j

t t t j i t j

j t j t j t j

PNo E Y

P

1

1 1t t t t t tw E No

(17)

63

11

*

, 1, 1

,

0

Λ

j

j i t t t t j

t t t j i t j

j t j

PDe E Y

P

1

1 1 1

1 1    1  t t t t tE De

(18)

Sự thay đổi của mức giá được biểu diễn như sau

1

11 1 1 111 *1 1

, , 1 1 1

0

1t i t i t t t tP P di P P

(19)

Dựa theo Ascari & Sbordone(2014), bài báo này cũng giới thiệu biến phân

rã giá cả, và biến này nhạy cảm đối với sự thay đổi của π. tS > 1, hàm ý rằng

khoảng cách giữa giá cả và sản lượng như sau

1

,

0

i t

t

t

Ps di

P

(20)

Phương trình (22) chỉ ra rằng biến phân rã giá cả ( ) chỉ ra chi phí nguồn

lực do phân rã giá cả tương đối trong mô hình thiết lập giá cả Calvo. Nếu chỉ số

này gia tăng hàm ý rằng hãng cần nhiều hơn lao động cung ứng để sản xuất ra

cùng một lượng đơn vị sản lượng. Và st có thể được viết lại như sau:

(21)

2.4. Cơ quan thực thi chính sách

2.4.1. Chính sách tiền tệ

Quy tắc Taylor: Bằng việc sử dụng quy tắc Taylor (1993), cách thức mà

ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ có thể được biểu diễn:

(22)

Trong đó, là trạng thái ổn định của lãi suất, chênh lệch sản lượng

và lạm phát xu hướng. ert là cú sốc chính sách tiền tệ và tham số ρr biểu thị độ

mượt của lãi suất.

Lạm phát xu hƣớng

Sự thay đổi của lạm phát xu hướng được miêu tả như một hàm AR(1)

dai d ng:

64

*

1 ,ln 1 ln lnt t t (23)

Trong đó ,tlà cú sốc tới lạm phát xu hướng.

2.4.2. Chính sách tài khóa

t t

G T (24)

Trong đó, biểu thị cho tăng trưởng chi tiêu của chính phủ và được biểu

diễn như sau:

1

1t t

t

G Yg

(25)

được giả định lớn hơn một, và là một hàm AR(1):

1ln 1   ln ln( )

tt g g t gg p g p g

(26)

Trong đó, 1 1/ g là trạng thái ổn định của tăng trưởng chi tiêu chính phủ.

2.5. Điều kiện cân bằng thị trường

Điều kiện cân bằng trên thị trường lao động, hàng hóa và trái phiếu chính

phủ lần lượt:

t tH H i di (27)

 t t tY C G (28)

0tB (29)

3. Phúc lợi và Chi phí phúc lợi

3.1. Phúc lợi xã hội

Bằng việc áp dụng phương pháp của Nakata (2014), bài nghiên cứu này sử

dụng phương pháp hàm xấp xỉ bậc hai để tính toán phúc lợi. Hàm lợi ích được

biểu diễn như sau:

1

1

1

1 1

1

1

 ln1

 ln ln Z ln Z1

   ln ln z1

v

t t t

v

t t t t t t

v

t t t t t

C C Hv

c z c Hv

c z c Hv

(30)

Trong đó, 1, , , ,   t t t t t tx c c H m z là trạng thái tĩnh ổn định của các biến

trong mô hình New-Keynesian.

65

3.2. Chi phí phúc lợi

Có hai cách để cải thiện phúc lợi xã hội đó là chính sách bù đắp tiêu dùng

(CCP) và cải thiện thời gian lao động (LCP).

Định nghĩa 1 (CCP): Là sự cải thiện tiêu dùng nhằm thúc đẩy phúc lợi

của hộ gia đình trong nền kinh tế sao cho cân bằng với một hộ gia đình tương

ứng khác. Chi phí phúc lợi (wc) có thể được biểu diễn như sau:

t t

A,t A,t B,t B,t

t 0 t 0

wcE β u 1 C ,  H β u C ,  H

100

(31)

Định nghĩa 2 (LCP): Là sự giảm thiểu thời gian lao động nhằm cải thiện

phúc lợi của một hộ gia đình sao cho cân bằng với hộ gia đình tương ứng khác.

Chi phí phúc lợi (wc) có thể được biểu diễn như sau:

t t

A,t A,t B,t B,t

t 0 t 0

wcE β u C ,   1 H β u C ,  H

100

(32)

Trong đó , ,,A t A tC H là tiêu dùng, cung ứng lao động trong nền kinh tế với

0 và , ,,B t B tC H là các biến tương ứng trong nền kinh tế với 0

4. Kết quả

4.1. Dữ liệu

Hệ thống bao gồm ba biến quan sát: tăng trường sản lượng (gt ), lạm phát

(πt) và lãi suất ngắn hạn (rt). Bài nghiên cứu này sử dụng số liệu theo quý tại Việt

Nam trong gian đoạn 1996Q1 tới 2016Q4. Dữ liệu thô được tập hợp từ Tổng cục

thống kê Việt Nam (GSO) và Thống kê Tài chính quốc tế (IFS). Các biến đều

được tiến hành điều chỉnh theo mùa vụ và loại bỏ tính dừng trước khi tiến hành

ước lượng.

4.2. Simulated Method of Moments (SMM)

Bài nghiên cứu tiến hành sử dụng các tham số cơ bản mô tả hành vi hộ gia

đình và khu vực công trình nghiên cứu của (Justiniano & Primiceri) (2008). Liên

quan tới hãng sản xuất, các biến trong mô hình Calvo cho phép sự không hoàn hảo

cho tham số chỉ số giá và lạm phát xu thế dịch chuyển được sử dụng trong nghiên

cứu (Cogley) & (Sbordone) (2008). Bảng 3 báo cáo chi tiết về các tham số ước

lượng bằng việc sử dụng phương pháp SMM với dữ liệu Việt Nam trong khi cố

định các tham số khác. Điều đáng chú ý là kết quả kiểm tra thống kê đều cho thấy

66

các tham số này có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu chỉ ra mức dai d ng rất lớn của

cú sốc lạm phát xu hướng (0.995). Các tham số khác phù hợp với báo cáo của các

nghiên cứu trước đây.

Các tham số trong quy tắc Taylor chỉ ra sự dai d ng ở mức độ cao của cú

sốc tiền tệ. Bằng việc sử dụng công cụ lãi suất để quản lý, ngân hàng trung ương

phản ứng mạnh tới các sự thay đổi liên quan tới lạm phát, trong khi mức tập

trung tương đối yếu tới mục tiêu tăng trưởng. Điều này tương ứng với kết quả

nghiên cứu Justiniano & Primiceri (2008).

Bảng 1. Ƣớc lƣợng SMM

1.3. Phương pháp Bayesian (BM)

Ước lượng tham số: Liên quan tới ước lượng tham số cấu trúc bằng việc sử

dụng phương pháp Bayesian, kết quả được báo cáo tại bảng 2. Kết quả chỉ ra

rằng các hãng là tương đối cứng nhắc trong việc điều chỉnh giá cả được phản ánh

bởi giá trị của η. Với quy tắc Taylor, kết quả chỉ ra một mức độ phản ứng mạnh

tới lạm phát và nhỏ tới sản lượng trong thực thi chính sách của ngân hàng trung

ương. Cú sốc tiền tệ cũng kém dai d ng hơn so với các cú sốc khác. Sự dai d ng

ở mức độ cao cùng với phương sai lớn của cú sốc năng suất là phù hợp với kết

quả nghiên cứu của (Ascari & Ropele) (2009) và (Smets & Wouters) (2007).

Ngoài ra nghiên cứu này tập trung vào cú sốc lạm phát xu hướng. Mức độ dai

d ng của cú sốc này là cao hơn so với nghiên cứu của Ascari & Sbordone (2014),

Ascari & Ropele (2009), Fuhrer & Moore (1995) và Fuhrer (2010) tại nước phát

triển. Điều này hàm ý rằng tác động của việc không nhất quán trong quá trình

thực thi chính sách tại các nước đang phát triển là kéo dài và có ảnh hưởng lớn

tới nền kinh tế.

67

Bảng 2. Ƣớc lƣợng tham số

Hệ số chiết khấu, β

Tăng trưởng chi tiêu chính phủ, g

Trạng thái ổn định lạm phát xu hướng

0.9974 1.068 7.281

Ước lượng tham số Prior[mean,sd] Bayesian[5%,95%]

Thói quen tiêu dùng, γ

Độ co dãn ngược Frish của cung ứng lao động, v

Độ co dãn thay thế, θ

Sự dai d ng của sốc năng suất, ρz

Sự dai d ng của sốc chi tiêu chính phủ, ρg

Biến động sốc năng suất,100σz

Biến động sốc chi tiêu chính phủ,100σg

Beta[0.81,0.1] 0.8632[0.839,0.859]

Normal[1.59, 0.1] 1.6245[1.613,1.639]

Normal[10,0.1] 10.2151[10.163,10.278]

Beta[0.8,0.1] 0.9569[0.949,0.963]

Beta[0.98,0.1] 0.9019[0.880,0.922]

IGamma[1,2] 0.2635[0.229,0.293]

IGamma[0.55,2] 0.0028[0.002,0.003]

Chính sách tiền tệ

Hệ số Taylor- lạm phát, φπ

Hệ số Taylor- sản lượng, φy

Sự dai d ng của sốc chính sách, ρr

Biến động của sốc chính sách, 100σr

Normal[1.91,0.1] 2.0434[1.968,2.113]

Beta[0.06,0.1] 0.0433[0.000,0.074]

Beta[0.81,0.1] 0.7194[0.695,0.738]

IGamma[0.24,2] 0.0055[0.005,0.006]

Hàm phản ứng. Đồ thị 1, 2, 3, và 4 mô tả phản ứng của biến tăng trưởng

sản lượng, lạm phát, lãi suất và phân rã giá cả tới các cú sốc khác nhau. Nhìn

chung, phản ứng của các biến kinh tế vĩ mô tới các cú sốc là phù hợp với lý

thuyết. Sản lượng gia tăng và lãi suất giảm dưới tác động cú sốc năng suất,

ngược lại sự sụt giảm được ghi nhận tại hai biến này dưới tác động cú sốc chính

sách tiền tệ.

Hình 1. Phản ứng tới cú sốc năng suất

Lạm phát trượt

Sự dai d ng của sốc lạm phát xu hướng, ρπ

Biến động của sốc lạm phát xu hướng,100σπ

Beta[0.995,0.1] 0.9987[0.997,1.000]

IGamma[0.7,2] 0.0008[0.000,0.001]

68

Hình 2. Phản ứng tới cú sốc tiền tệ

Tập trung vào phản ứng của nền kinh tế tới cú sốc lạm phát xu hướng, đánh

giá hậu quả của sự không nhất quán trong thực thi chính sách và sự thiếu phù

hợp trong việc sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ. Cụ thể, cú sốc tài khóa tạo

ra sự sụt giảm của sản lượng và sự gia tăng trong lạm phát, lãi suất và sự phân rã

giá cả nhưng tác động này chỉ kéo dài trong ngắn hặn. Trái lại, cú sốc lạm phát

xu hướng cũng gây ra những tác động tiêu cực cho nền kinh tế nhưng tác động

này tiếp tục kéo dài trong dài hạn.

Hình 3. Phản ứng tới cú sốc chi tiêu chính phủ

69

Hình 4. Phản ứng tới cú sốc lạm phát xu hƣớng

Phân rã phương sai. Bảng 3 báo cáo kết quả phân rã phương sai, xem

xét vai trò của từng cú sốc tới sự thay đổi của các biến vĩ mô. Như vậy, sự

thay đổi của sản lượng được giải thích bằng tác động chính sách tài khóa và

cú sốc lạm phát xu hướng. Tuy vậy, ảnh hưởng của cú sốc lạm phát xu thế

lên sản lượng giảm dần theo thời gian, trong khi vai trò của cú sốc năng suất

gia tăng mạnh. Cú sốc năng suất, cú sốc tiền tệ đóng vai trò quan trọng trong

những thay đổi của lãi suất, phân rã giá cả, cung ứng lao động trong ngắn

hạn. Điều đáng chú ý là cú sốc lạm phát xu hướng mặc dù đóng vai trò

không đáng kể trong ngắn hạn đối với sự thay đổi của những biến vĩ mô này,

nhưng vai trò của nó lại có xu hướng gia tăng trong dài hạn.

Bảng 3. Phân rã phƣơng sai

Ngắn hạn (t=1) Dài hạn (t=40)

Sản lượng lạm phát

Lãi suất phân rã giá

Cung ứng lao động

3.16 19.38 3.63 73.82

79.05 0.01 16.48 4.46

77.52 0.01 22.35 0.11

79.05 0.01 16.48 4.46

99.93 0.01 0.06 0.00

68.23 1.48 5.26 25.03

80.95 0.00 4.51 14.84

97.59 0.00 1.85 0.56

83.00 0.00 2.78 14.22

99.52 0.00 0.34 0.13

70

5. Phúc lợi và chi phí phúc lợi của sự dịch chuyển lạm phát xu hƣớng

Bảng 4 báo cáo kết quả tính toán phúc lợi và chi phí phúc lợi của sự dịch

chuyển lạm phát xu hướng. Có thể thấy rằng một nền kinh tế với sự không nhất

quán trong việc thực thi chính sách sẽ tạo ra sự sụt giảm đáng kể của phúc lợi và tạo

ra chi phí lớn. So sánh với kết quả nghiên cứu của Nakata (2014), chúng tôi nhận

thấy rằng hậu quả này ở các nước đang phát triển là nặng nề hơn nhiều so với các

nước phát triển. Và để cải thiện phúc lợi xã hội, hai chính sách được triển khai là:

CCP và LCP. So sánh hiệu quả của hai chính sách này, chúng tôi nhận thấp LCP

kém hiệu quả hơn vì nó yêu cầu mức phúc lợi bù đắp để cải thiện lợi ích hộ gia

đình là nhiều hơn so với CCP.

Bảng 4. Chi phí phúc lợi của sự dịch chuyển lạm phát xu hƣớng

Mô hình với

các cú sốc Mô hình với σπ = 0

Mô hình với

σπ, σθ, σg , σR = 0

CCP LCP CCP LCP CCP LCP

Phúc lợi

Chi phí phúc lợi

-1578 -1578

0.1551 4.0600

-1574 -1574

0 0

-93.1 -93.1

391.8 231.83

SSC SSH E[C]

E[H]

100*Std[C]

100*Std[H]

1.0274 1.0274

1.1084 1.1084

-0.312 -0.312

0.3293 0.3293

0.7833 0.7833

0.9109 0.9109

1.0274 1.0274

1.1084 1.1084

-0.265 -0.265

0.3242 0.3242

0.7826 0.7826

0.9109 0.9109

1.0274 1.0274

1.1084 1.1084

-0.040 -0.047

0.0052 0.0052

0.0335 0.0335

0.0049 0.0049

Chú ý: CCP, LCP tương ứng là chính sách bù đắp tiêu dùng và chính sách

cải thiện giờ lao động.

6. Kết luận

Bằng việc sử dụng mô hình Keynesian mới với sự dịch chuyển lạm phát xu

thế, chúng tôi kết luận rằng việc không nhất quán trong việc triển khai các chính

sách liên quan tới mục tiêu lạm phát gây ra hậu quả tương đối lớn tại các nước

đang phát triển như VIệt Nam. Sử dụng kết quả của hàm phản ứng, chúng tôi

nhận thấy cú sốc lạm phát xu thế tác động tiêu cực tới môi trường phát triển dài

hạn của một nền kinh tế. Sản lượng giảm trong khi lạm phát, lãi suất và sự phân

rã giá cả gia tăng là kết quả trực tiếp của cú sốc này. Không những vậy, các tác

động này còn tiếp tục kéo dài trong tương lai. Kết quả của việc tính toán phúc lợi

và chi phí phúc lợi cho thấy, hậu quả của việc không nhất quán trong thực thi

chính sách là cao. Và để bù đắp tổn thất phúc lợi xã hội này, các nhà thực thi

chính sách nên tiến hành bù đắp tiêu dùng hộ gia đình.

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Alves, Sergio A. Lago, 2012. Optimal policy when the inflation target is

not optimal. Working Paper Series 271.

2. Alves, Sergio A. Lago. 2014, Lack of divine coincidence in New

Keynesian models. Journal of Monetary Economics, 67, 33–46.

3. Ascari, Guido, & Ropele, Tiziano. 2009, Trend inflation, taylor

principle and indeterminacy. Journal of Money, Credit and Banking,

41(8), 1557–1584.

4. Blanchard, Olivier J, & Gali, Jordi. 2007, Real Wage Rigidities and the New

Keynesian Model. Journal of Money, Credit and Banking, 39(1), 35–65.

5. Cogley, Timothy, & Sbordone, Argia M. 2008, Trend inflation,

indexation, and inflation persistence in the new Keynesian Phillips

curve. American Economic Review, 98(5), 2101–2126.

6. Coibion, Olivier, & Gorodnichenko, Yuriy. 2011, Monetary policy, trend

inflation and the great moderation: An alternative interpretation.

American Economic Review, 101(1), 341–370.

7. Henry Kim, Jinill Kim, Ernst Schaumburg, & Sims, Christopher A. 2008.

Calculating and Using Second Order Accurate Solutions of Discrete

Time Dynamic Equilibrium Models. Journal of Economic Dynamics and

Control, 32, 3397–3414.

8. Ireland, Peter. 2007, Changes in the federal reserve‟s inflation target:

Causes and consequence. Journal of Money, Credit and Banking, 39(8),

1851–1882.

9. Kozicki, Sharon, & Tinsley, P.A. 2001, Shifting endpoints in the term

structure of interest rates. Journal of Monetary Economics, 47(3), 613–652.

10. Kurmann, A. 2005, Changes in the federal reserve‟s inflation target:

Causes and consequences. Working Paper.

11. Levin, Andrew Theo, & Piger, Jeremy M. 2004, Is inflation persistence

intrinsic in industrial economies? NBER Working Paper.

12. Nakata, Taitsuke. 2014, Welfare costs of shifting trend inflation.Journal

of Macroeconomics, 41, 66 - 78.

13. Timothy Cogley, Giorgio E. Primiceri, & Sargent, Thomas J. 2010,

Inflation-Gap Persistence in the US. American Economic Journal:

Macroeconomics, 2(1), 43–69.

14. Woodford, Michael. 2003, Interest and Prices: Foundations of a Theory

of Monetary Policy. Association of American Publishers.

72

Phụ lục

A. Mô hình

A.1. Phƣơng trình các điều kiện cân bằng phi tuyến tính của mô hình

New-Keynesian

(1L)

(2L)

(3L)

(4L)

(5L)

(6L)

(7L)

(8L)

(9L)

(10L)

(11L)

(12L)

(13L)

(14L)

73

A.2. Danh sách các phƣơng trình tại trạng thái cân bằng

74

75

THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN THỜI GIAN QUA VÀ DỰ BÁO

TRONG THỜI GIAN TỚI

PGS.TS. Hoàng Văn Cường

TS. Nguyễn Thị Hải Yến

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tóm tắt

Sau khi khái quát tình hình phát triển thị trường bất động sản ở Việt Nam

trong thời gian qua, trọng tâm bài viết đi vào phân tích dự báo những yếu tố tác

động đến sự phát triển thị trường bất động sản, từ đó đưa ra hai kịch bản phát

triển thị trường bất động sản trong thời gian tới: (1) Kịch bản thị trường phát

triển ổn định và (2) Kịch bản thị trường xuất hiện các cơn sốt nóng hoặc đóng

băng cục bộ và tạo nên bong bóng bất động sản ở một số thời điểm; một số

khuyến nghị cũng được đưa ra nhằm đối phó với kịch bản này.

Từ khóa: thị trường bất động sản, dự báo thị trường bất động sản, kịch bản

phát triển thị trường bất động sản

1. Khái quát thị trƣờng bất động sản thời gian qua

Sau khi Luật Đất đai năm 1993 có hiệu lực, lượng cầu chính thức về nhà,

đất ở bắt đầu tăng lên. Năm 1992 cũng là thời điểm đánh dấu mở đầu của thời kỳ

mở cửa nền kinh tế thu hút các nguồn lực đầu tư nước ngoài. Đây cũng là thời

điểm bắt đầu tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ. Đó là tiền đề quan

trọng hứa hẹn dòng đầu tư nước ngoài chảy vào Việt Nam. Nền kinh tế bắt đầu

bước vào giai đoạn tăng trưởng, trở thành nhân tố cơ bản thúc đẩy gia tăng cầu

về bất động sản, không chỉ đáp ứng cho nhu cầu thực tại mà lớn hơn còn tạo ra

kỳ vọng cho các nhà đầu tư hướng tới tương lai. Nhiều người có tiềm lực tiền

vốn chưa biết đầu tư vào đâu ngoài cất trữ và gửi tiết kiệm trong bối cảnh lạm

phát phi mã, nay chuyển sang đầu tư mua bán đất đai - bất động sản. Thêm vào

đó, luồng vốn đầu tư cá nhân từ nước ngoài chuyển về, trong số đó phải kể đến

những người xuất khẩu lao động tại thị trường các nước Đông Âu, điển hình là

những người lao động tại Đức đã mang về một lượng ngoại tệ đáng kể sau khi

chấm dứt hợp đồng lao động khi sáp nhập Đông - Tây Đức. Những nhân tố trên

đã tạo ra sự gia tăng đột biến về cầu đất đai - bất động sản và là nhân tố cơ bản

khởi đầu cho cơn sốt thị trường bất động sản những năm 1994-1995. Đến

1997-1998, do ảnh hưởng của khủng tài chính tiền tệ khu vực châu Á, các nhà

76

đầu cơ phải bán đất đai trả nợ ngân hàng làm giá nhà đất liên tục giảm, thị trường

đóng băng và không ít người đầu cơ rơi vào tình trạng phá sản.

Giai đoạn 2000 - 2001, với sự phục hồi và tăng trưởng mạnh của nền kinh

tế trong nước, cơ hội xuất hiện các dòng đầu tư mới sau khi ký kết hiệp định

thương mại Việt - Mỹ và những thay đổi trong chính sách cho người Việt Nam

định cư ở nước ngoài được mua nhà đất đã làm cầu về nhà đất gia tăng. Thêm

vào đó, đây cũng là thời điểm khởi đầu của kỳ quy hoạch và kế hoạch 2001-

2010. Tương lai phát triển đã mang lại giá trị kỳ vọng cho các vùng đất đai nằm

trong quy hoạch. Đó là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư tìm kiếm thông tin để

đầu cơ đất đai đón trước quy hoạch - là nhân tố thúc đẩy gia tăng đột biến về cầu

tạo ra một làn sóng đầu cơ mới trên thị trường bất động sản, nhất là ở các đô thị

lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn đang có cơ

hội phát triển.

Cơn sốt trên thị trường nhà đất bắt đầu bùng phát từ năm 2001 kéo dài

đến cuối năm 2003, khi Luật Đất đai 2003 chính thức có hiệu lực với những quy

định chi tiết của Nghị định 181/NĐ-CP. Với những quy định mới về kiểm soát

cung cầu đất đai và thị trường bất động sản, thị trường bất động sản bước vào

giai đoạn trầm lắng và đóng băng cục bộ, giới “đầu cơ” đất đai ngừng hoạt động

nghe ngóng và quyết định chuyển vốn sang thị trường chứng khoán đang phát

triển. Đây cũng là một điều kiện tăng vốn rất nhanh cho thị trường chứng khoán,

tạo “bong bóng kinh tế” và cũng nhanh chóng tạo ra siêu lợi nhuận. Giới đầu tư

đã bỏ lại thị trường bất động sản, cầu bất động sản và tập trung vào thị trường

chứng khoán đầy lợi nhuận đang “lớn như thổi”, thị trường chứng khoán thăng,

thị trường bất động sản trầm.

Vào giữa năm 2007, các “bong bóng kinh tế” của thị trường chứng khoán

bắt đầu rạn nứt, nhanh chóng giảm sút và rơi vào trầm lắng, thị trường này đã

hướng về giá trị thực. Giới đầu tư buộc phải có quyết định hoạt động, đó là việc

bỏ lại thị trường chứng khoán, tập trung trở lại thị trường bất động sản với lực

đầu tư cao hơn do thu được từ chứng khoán. Cầu bất động sản tăng, các “bong

bóng kinh tế” trong thị trường bất động sản bắt đầu hình thành, tốc độ lớn không

kém gì trong thị trường chứng khoán trong giai đoạn trước.

Thêm vào đó, kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức

thương mại thế giới WTO, đã xuất hiện một làn sóng các tổng công ty, tập đoàn

lớn, các ngân hàng đã thành lập các doanh nghiệp trực thuộc chuyên đầu tư, kinh

77

doanh bất động sản cùng với việc chuyển hướng đầu tư của các doanh nghiệp

nước ngoài vào thị trường bất động sản Việt Nam. Đầu tư nước ngoài tăng

nhanh, kéo theo nhu cầu về bất động sản thương mại, du lịch, dịch vụ tăng lên

nhanh chóng, gây ra một cơn sốt nhẹ về cầu mặt bằng làm nơi sản xuất kinh

doanh tại các khu công nghiệp, khu công nghệ cao; đường cầu về bất động sản

cho thuê làm, siêu thị, trung tâm thương mại mua bán hàng hóa, văn phòng làm

việc, văn phòng đại diện tại các tòa nhà cao tầng dịch chuyển mạnh; cầu về đất

đai cho việc xây dựng các khu mua sắm, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch, khu chung

cư v.v. tăng kéo theo cầu về nhà ở tăng lên, đặc biệt là phân khúc nhà ở cao cấp.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản chỉ tăng nhanh trong khoảng một năm

thì ngừng lại và đi xuống do tác động của các chính sách tiền tệ nhằm kiềm chế

lạm phát. Giá nhà đất đã thực sự giảm ở nhiều thành phố. Hầu hết những người

đầu cơ đã dần rời bỏ, thị trường bị trầm lắng kéo dài, vốn bị ứ đọng, nợ nần ngân

hàng căng th ng. Tình hình này tiếp tục kéo dài tới đầu năm 2009, các nhà đầu tư

bất động sản (kể cả nhà đầu cơ) phải đối mặt với việc trả nợ ngân hàng cho các

khoản vay trước đây. Giá bất động sản tiếp tục giảm, số lượng giao dịch có phục

hồi nhưng không nhiều. Các hợp đồng vay vốn trước đây đều được thế chấp bằng

bất động sản, khi nhà đầu tư không có tiền để trả nợ thì ngân hàng sẽ phát mại

các tài sản thế chấp, nguồn cung bất động sản trên thị trường tăng lên, khả năng

giảm giá nhà đất càng tăng thêm. Cầu về phân khúc bất động sản cao cấp giảm

sút mạnh nhưng phân khúc bất động sản giá thấp, đặc biệt là nhà ở để bán trả góp

và cho thuê tăng mạnh. Nhất là cầu về mặt bằng nhà xưởng, đất đai cho thuê tại

các khu công nghiệp vẫn giữ mức tăng ổn định, thậm chí hiệu suất cho thuê đạt

gần 100% do nhu cầu lớn nhưng đất cho thuê lại ngày càng trở nên hiếm (Hoàng

Văn Cường, 2017).

Giai đoạn 2011 - 2013, thị trường bất động sản Việt Nam đứng trước

những thách thức lớn và bị tác động mạnh mẽ bởi chính sách vĩ mô, đặc biệt là

chính sách tiền tệ. Nhiều chính sách, cơ chế về tài chính, tín dụng chưa hiệu

quả đã làm tê liệt tính thanh khoản của thị trường. Thị trường bất động sản trầm

lắng, tồn kho bất động sản tăng cao, suy giảm về lượng giao dịch, giá giao dịch.

Tình trạng thiếu vốn xuất hiện hầu hết doanh nghiệp kinh doanh BĐS, nhiều

doanh nghiệp nhà nước không có chức năng chính là kinh doanh BĐS đã thoái

vốn khỏi lĩnh vực đầu tư BĐS; lượng vốn FDI vào BĐS sụt giảm mạnh; nhiều

doanh nghiệp báo lỗ, ngừng hoạt động, giải thể, nợ xấu BĐS trong các tổ chức

tín dụng cũng tăng cao. Năm 2013, thị trường BĐS đón nhận những tác động tích

78

cực về chính sách tháo gỡ khó khăn. Tình hình thị trường BĐS đã có một số tín

hiệu tích cực ở một số phân khúc thị trường, thị trường văn phòng có phần khởi

sắc, giá thuê tương đối ổn định, tỷ lệ giao dịch thành công cao ở nhiều tòa nhà

mới, tỷ lệ lấp đầy tăng trở lại; nhưng tình trạng dư cung trên thị trường vẫn ở

mức cao. Trong phân khúc thị trường căn hộ để bán, do ảnh hưởng tích cực từ

các chính sách hỗ trợ nên tính thanh khoản của thị trường tăng, các dự án sắp

hoàn thiện và bàn giao có tỷ lệ giao dịch thành công khá cao, mua bán sôi động ở

nhà giá rẻ, nhà xã hội ồ ạt khởi công. Tuy vậy, đến cuối năm 2013, tình hình thị

trường BĐS vẫn gặp rất nhiều khó khăn: Tồn kho BĐS vẫn gia tăng, doanh nghiệp

kinh doanh BĐS khó tiếp cận vốn, xu hướng giảm giá BĐS vẫn là chủ đạo, gói hỗ

trợ 30.000 đồng tỷ chưa phát huy được tác dụng do tiến độ giải ngân rất chậm,

hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) trong lĩnh vực BĐS tiếp tục có xu hướng

tăng, tập trung vào các dự án nhà ở, trung tâm thương mại và khách sạn.

Từ giữa năm 2014, thị trường bắt đầu có những dấu hiệu phục hồi. Tính

thanh khoản của bất động sản gia tăng một cách mạnh mẽ sau 8 năm suy thoái. Bất

động sản là kênh đầu tư được nhà nước hỗ trợ mạnh mẽ bằng các chính sách như

lãi suất, tín dụng, thủ tục, trình tự cấp phép đơn giản hoá cho đến chính sách cho

phép người nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Giá bất động sản có xu

hướng tăng nhẹ với mức độ vừa phải nằm trong biên độ kiểm soát được, thị trường

nhận được sự hỗ trợ của các yếu tố kinh tế vĩ mô và các chính sách hỗ trợ phát

triển ngành BĐS.

Giai đoạn 2014 - 2017, thị trường BĐS Việt Nam có nhiều dư địa để phát

triển và thị trường ghi nhận được những dấu hiệu phục hồi. Sau giai đoạn thị

trường khó khăn, điều chỉnh, nền kinh tế đã tích đủ một số nguồn lực cho sự tăng

trưởng. Thêm vào đó, năm 2014, thị trường BĐS được nhiều chính sách Nhà

nước hướng đến; cùng với những nỗ lực, linh hoạt với nhiều hình thức kích cầu

nhằm đẩy nhanh tiến độ bán hàng của các chủ đầu tư. Diễn biến thị trường cho

thấy nhiều sự cải thiện. Lượng BĐS tồn kho liên tục giảm, mặt bằng giá tương

đối ổn định. Nhiều dự án giai đoạn 2011-2013 giá đã giảm trên 30% thì trong

năm 2014 giá đã ổn định và không giảm tiếp. Một số dự án có vị trí tốt, đã hoặc

sắp hoàn thành đưa vào sử dụng giá có tăng nhẹ từ 1-2% so với năm 2013. Cơ

cấu hàng hóa BĐS đã có những chuyển biến và điều chỉnh hợp lý. Nguồn vốn

vào thị trường BĐS có cải thiện. Dự nợ tín dụng BĐS tăng đáng kể đạt khoảng

hơn 14% và cao hơn mức tăng trưởng.

79

Hình 1. Diễn biến tồn kho BĐS ở Việt Nam giai đoạn năm 2015 đến T10-2016

Nguồn: Bộ Xây dựng và VNREA, 2016

Lượng giao dịch thành công liên tục tăng: Chủ yếu tại phân khúc căn hộ có

diện tích vừa và nhỏ, các dự án đã hoàn thành, dự án tại khu vực có đầy đủ các

công trình hạ tầng và các dự án đang thi công với tiến độ tốt, bên cạnh đó cũng

đã có nhiều giao dịch thành công tại phân khúc sản phẩm trung và cao cấp.

Hình 2. Lƣợng giao dịch BĐS ở Hà Nội và TP.HCM

Nguồn: Bộ Xây dựng và VNREA, 2016

2. Dự báo thị trƣờng bất động sản trong thời gian tới

2.1. Dự báo các yếu tố tác động đến sự phát triển thị trường bất động sản

a. Tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá nhanh sẽ tiếp tục làm gia tăng cầu về

bất động sản trong trung và dài hạn

80

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020 sẽ đạt được mục

tiêu như Nghị quyết của Đảng đề ra đến 2020 tăng bình quân 6,5 - 7%. Mặc dù

không phải là tốc độ tăng trưởng đột phá, nhưng với tốc độ tăng trưởng ổn định

và tăng đều qua các năm sẽ có là cơ sở quan trọng để thị trường BĐS phát triển

ổn định. Dự báo cầu BĐS kể cả 3 khu vực nhà ở, văn phòng và bất động sản sẽ

không có sự gia tăng nhiều so với tốc độ gia tăng cầu hiện nay. Mặc dù mô hình

tăng trưởng kinh tế đang chuyển dần từ chiến lược tăng trưởng theo bề rộng sang

tăng trưởng theo chiều sâu, song các hoạt động kinh tế, xã hội đang tiếp tục phát

triển mở rộng quy mô và ngày càng tập trung nhiều hơn vào các địa bàn trung

tâm sẽ làm nảy sinh cầu bất động sản gia tăng ở các tâm phát triển. Việt Nam

cũng đang tập trung đầu tư phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn,

sẽ mở ra triển vọng lớn cho phát triển các sản phẩm bất động sản du lịch, nghỉ

dưỡng ở các vùng có tiềm năng du lịch.

Sự chuyển đổi cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam cùng với gia tăng của quá

trình đô thị hóa và các cơ hội việc làm mới tại các thành phố sẽ thúc đẩy nhanh

cầu bất động sản ở các trung tâm đô thị. Tỷ lệ dân số đô thị của nước ta hiện vẫn

còn đang ở mức thấp khoảng 37,5% sẽ tăng lên khoảng 40% vào năm 2020, và

khoảng 45% vào năm 2025. Quá trình đô thị hóa sẽ hỗ trợ sự chuyển đổi cơ cấu

của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời tạo thêm nhiều cơ hội việc làm mới tại các

thành phố, sự gia tăng về thu nhập dẫn đến tầng lớp trung lưu nổi lên nhanh

chóng và mang lại triển vọng lớn cho thị trường nhà ở.

Đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng trong thời gian tới sẽ tiếp tục là

nhiệm vụ trọng tâm trong đầu tư công cho phát triển, trong đó tập trung vào 4

hạng mục chủ yếu, mang tính đột phá: (1) Hệ thống đường cao tốc Bắc Nam và

hệ thống giao thông đường bộ, giao thông đô thị các thành phố lớn. Đây cũng sẽ

là một cú hích mạnh vào khả năng bùng phát của thị trường bất động sản của các

đô thị dọc theo các tuyến đường chạy qua; (2) Hệ thống đường sắt Bắc - Nam tốc

độ cao, khổ đường lớn nếu được triển khai sẽ có tác động đến thị trường bất động

sản phái sinh của hạng mục này; (3) Việc đầu tư xây dựng sân bay Long Thành

sẽ kéo theo sự phát triển đô thị sân bay và các đô thị lân cận phía đông Thành

phố Hồ Chí Minh; (4) Kế hoạch đầu tư xây dựng các cầu mới qua sông Sài Gòn

sẽ thúc đẩy mạnh mẽ phát triển các đô thị khu vực Thủ Thiêm, việc triển khai các

cầu mới qua sông Hồng và sông Đuống sẽ làm sôi động thị trường bất động sản

khu vực phía bắc sông Hồng thuộc địa bàn Gia Lâm, Đông Anh. (5) Việc hình

thành các đặc khu Hành chính - Kinh tế Phú Quốc, Vân Đồn và Bắc Vân Phong

81

sẽ không chỉ thúc đẩy sự phát triển mạnh thị trường bất động sản, mà còn thu hút

các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào bất động sản, trước mắt ở Phú Quốc và

Vân Đồn và đầu tư vào hệ thống hạ tầng logictis ở Bắc Vân Phong.

Tóm lại, trong trung hạn đến 2020 cầu bất động sản tiếp tục gia tăng nhưng

không có nhiều cơ hội để gia tăng đột biến, trong dài hạn đến 2025 và các năm

tiếp theo, thị trường bất động sản Việt Nam có nhiều cơ hội hơn, thúc đẩy gia

tăng cầu và thu hút các nhà đầu tư phát triển.

b. Dự báo nguồn vốn trong nước hỗ trợ cho phát triển cung bất động sản

trong thời gian tới là tương đối ổn định, không có khả năng gia tăng đột biến;

nguồn vốn từ bên ngoài có nhiều cơ hội thu hút mạnh hơn trong những năm tới

Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, tổng vốn đầu

tư công từ ngân sách dự kiến phân bổ 2 triệu tỷ, không có nhiều khả năng vay

thêm do trần nợ công đã gần tới ngưỡng, thậm chí khả năng thực hiện được mức

đầu tư công này cũng khó khăn, việc thu hút của các nguồn lực đầu tư xã hội

khác cũng không cao, dự kiến tối đa cũng chỉ thu hút được từ 6 đến 8 triệu tỷ.

Hơn nữa, việc kiểm soát đầu tư công cũng sẽ chặt chẽ hơn rất nhiều trong giai

đoạn tới, sẽ có tác động rất lớn đến các vấn đề của thị trường bất động sản. Thực

tế tăng trưởng bất động sản của Việt Nam những năm qua có quan hệ chặt chẽ và

chịu sự tác động mạnh từ việc thu hút nguồn lực từ đầu tư công. Do vậy, hạn chế

trong đầu tư công sẽ là một yếu tố làm ảnh hưởng đến đầu tư bất động sản trong

thời gian tới.

Nguồn vốn tín dụng vào thị trường bất động sản tiếp tục được kiểm soát

chặt chẽ; dư nợ cho vay và đầu tư kinh doanh BĐS sẽ tiếp tục được kiểm soát ở

mức không vượt quá 10% tổng dư nợ tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu cho vay BĐS của

các tổ chức tín dụng vẫn còn khá cao, mặc dù nghị quyết về xử lý nợ xấu đã tháo

gỡ nhiều vướng mắc cho phép đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản đảm bảo. Điều này

đặt ra yêu cầu khách quan cải cách thể chế kinh tế để thiết lập đồng bộ và cân đối

thị trường tài chính, bao gồm thị trường vốn thị trường tiền tệ và có chiến lược

tổng thể để thị trường vốn, phát triển các quỹ đầu tư bất động sản thực sự là kênh

cung ứng vốn dài hạn cho thị trường bất động sản, giảm áp lực cung ứng vốn từ

hệ thống ngân hàng.

Lượng vốn lớn nằm trong dân cư đầu tư vào BĐS vẫn được coi là kênh đầu tư

quen thuộc của người dân Việt Nam trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm thấp, giá vàng

không biến động mạnh, thị trường ngoại hối chưa phát triển. Trong thời gian tới, dự

82

báo các cơ hội đầu tư (chứng khoán, khởi sự kinh doanh...) và sự cạnh tranh của

các lĩnh vực khác so với đầu tư vào BĐS nhiều khả năng gia tăng. Thị trường

chứng khoán đang ở trong thời kỳ phát triển tương đối tốt, sức hút vốn vào thị

trường chứng khoán sẽ là yếu tố cạnh tranh rất lớn cho thị trường bất động sản,

đặc biệt là trong giai đoạn đẩy nhanh tiến độ thoái vốn nhà nước tại doanh

nghiệp, cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể tốt hơn cơ hội đầu tư

vào bất động sản. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh của thị trường chứng khoán và

sự tăng giá của các mã chứng khoán của các doanh nghiệp kinh doanh bất động

sản cũng giúp cho các nhà đầu tư thu được nguồn vốn nhiều hơn từ thị trường

chứng khoán.

FDI kỳ vọng trong những năm tới dự báo vẫn sẽ tiếp tục đổ vào thị trường

bất động sản, tập trung chủ yếu vào phân khúc bất động sản cao cấp, bất động sản

du lịch nghỉ dưỡng, hạ tầng khu công nghiệp và logistic. Việt Nam tiếp tục là địa

bàn thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc,

Mallysia, Singapore và Trung Quốc. Bên cạnh đó, tầng lớp trung lưu của Việt

Nam dự báo sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới cùng với chính sách cởi mở cho

phép người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam sẽ thu hút lượng FDI lớn, đặc biệt là

các dự án có vị trí, thiết kế đẹp, pháp lý minh bạch, môi trường sống tốt.

Dự báo mua bán và sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực bất động sản gia tăng

mạnh, từ năm 2017 đến 2020 là giai đoạn tiếp tục thanh lọc các doanh nghiệp

trong lĩnh vực đầu tư bất động sản. Dự báo kinh tế tiếp tục tăng trưởng ổn định

cùng với các chính sách mở cửa thị trường, cơ hội thu hút nguồn vốn gián tiếp từ

nước ngoài thông qua các thương vụ M&A các dự án đầu tư bất động sản.

Với sự hỗ trợ của các nguồn lực tài chính như trên, dự báo trong những năm

tới cung bất động sản cũng sẽ tiếp tục tăng, nhưng không có nhiều cơ hội cho đầu

tư để gia tăng đột biến.

2.2. Dự báo các kịch bản phát triển thị trường bất động sản

Dựa vào nguyên lý cân bằng thị trường theo mô hình cân bằng 4 góc ¼ và

diễn biến cung cầu của từng sản phẩm bất động sản, xu hướng diễn biến các

luồng di chuyển đầu tư trong nền kinh tế toàn cầu và khu vực và xu hướng dự

báo tăng trưởng trong nước, dự báo thị trường bất động sản trong trung hạn đến

2020 và dài hạn đến 2025 có thể diễn ra theo 2 kịch bản khác nhau. Kịch bản

chính được phần đông các nhà nghiên cứu và các chuyên gia nhận định là: Thị

trường bất động sản Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển ổn định trong trung hạn đến

2021 và sẽ bứt phá trong dài hạn từ 2022 đến 2025. Kịch bản phụ là: Thị trường

83

bất động sản xuất hiện các cơn sốt nóng hoặc đóng băng cục bộ và tạo nên bong

bóng bất động sản ở một số thời điểm.

a. Kịch bản 1: Thị trường bất động sản Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển ổn

định trong trung hạn đến 2021 và sẽ bứt phá trong dài hạn từ 2022 đến 2025

Như trên đã phân tích thị trường từng phân khúc bất động sản, từ nay đến

2020, thị trường bất động sản chưa có nhiều cơ hội phát triển, tăng trưởng kinh

tế, các nguồn tài trợ, tài chính chưa có nhiều điều kiện thuận lợi, do vậy những

đột biến của thị trường bất động sản từ nay đến năm 2020 là chưa nhìn thấy rõ.

Hầu hết các phân khúc bất động sản có nguồn cung tăng trên cơ sở cầu phục hồi

và tiếp tục tăng nhưng thấp hơn mức gia tăng cung nên thị trường có thanh khoản

khá không xảy ra khan hiếm, hàng hoá sẵn có. Các sản phẩm nhà ở giá thấp và

trung bình tiếp tục là phân khúc có mức cầu cao, sức hấp thụ thị trường tốt,

mức cung trong ngắn hạn đang thấp hơn cầu, sản phẩm có phần khan hiếm

nhưng không tạo nên tình trạng sốt giá vì phân khúc sản phẩm có mức sinh lợi

thấp nên không xuất hiện đầu cơ; cuối thời kỳ trung hạn từ 2019-2020 cung sản

phẩm thuộc phân khúc nhà ở giá trung bình tăng nhanh góp phần làm cung sẵn

có và thị trường sôi động hơn. Một số phân khúc bất động sản cao cấp, văn

phòng cho thuê, mặt bằng thương mại, căn hộ khách sạn… sẽ có cung vượt cầu

xong thị trường vẫn có thanh khoản khá do cầu đang phục hồi và có chiều

hướng tăng dần.

Thị trường bất động sản có cơ hội phát triển mạnh hơn sau giai đoạn 2021,

sau khi cơ bản giải quyết xong các dự án dở dang; các nhà đầu tư chuyên nghiệp

chiếm lĩnh thị trường và nền kinh tế phát triển theo chiều sâu vững chắc; quá

trình cơ cấu lại nền kinh tế góp phần tăng trưởng ổn định sẽ tạo đà tăng trưởng

cho thị trường bất động sản. Trong dài hạn từ 2021 đến 2025 và các năm tiếp

theo, thị trường sẽ sôi động và tăng trưởng mạnh hơn do sự gia tăng nhanh của

cầu tạo nên sự cân bằng hơn giữa cung và cầu. Dự báo đây là giai đoạn thị

trường tăng trưởng nhanh nhưng ổn định và có tính thanh khoản đều ở tất cả các

phân khúc, thậm chí cuối giai đoạn có thể thiếu cung ở phân khúc văn phòng và

mặt bằng thương mại do lượng khởi công các dự án có sản phẩm thuộc phân

khúc này giai đoạn 2018-2020 bị chững lại. Vì vậy, trong giai đoạn 2019-2020,

Nhà nước không nên kiểm soát hay hạn chế các dự án khởi công mới mà cần

phải định hướng và hỗ trợ cho các nhà đầu tư đưa các dự án sản phẩm trung, cao

cấp vào khởi công với quy mô và ở địa bàn phù hợp theo quy hoạch.

84

Các diễn biến trên sẽ xuất hiện ở các thời điểm khác nhau: khu vực thị trường

Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực phía Nam sẽ xuất hiện sớm hơn so với thị

trường Hà Nội và các đô thị vệ tinh phía Bắc khoảng từ 6 tháng đến 1 năm.

Theo kịch bản này, mặc dù thị trường không có những biến động lớn bất

thường tạo những ảnh hưởng lan toả trên phạm vi rộng nhưng thị trường sẽ chịu

tác động rất nhạy cảm với các chính sách của Nhà nước về kiểm soát tín dụng;

với chương trình đầu tư phát triển các công trình hạ tầng kết nối các khu vực phát

triển; với những thay đổi lớn trong các quy hoạch và chiến lược phát triển các đô

thị lớn; và sự thay đổi của luật pháp có liên quan trực tiếp đến sở hữu bất động

sản và các chính sách thuế chiếm hữu BĐS. Vì vậy, Nhà nước cần cẩn trọng, dự

báo trước các tác động khi thực thi việc thay đổi các quy định của pháp luật hoặc

các chính sách có liên quan đến BĐS. Đặc biệt, nhà nước cần kiểm soát chặt chẽ

việc thực hiện các dự án quy hoạch phát triển đô thị và các khu du lịch cả về kiến

trúc không gian cả về tiến độ đầu tư phát triển.

b. Kịch bản 2: Thị trường bất động sản xuất hiện các cơn sốt nóng hoặc

đóng băng cục bộ và tạo nên bong bóng bất động sản ở một số thời điểm

Thị trường sốt nóng và xảy ra bong bóng bất động sản chỉ khi cầu bất động

sản tăng nhanh trong khi cung hữu hạn làm nảy sinh cầu đầu cơ chiếm lĩnh thị

trường. Xét trên tổng thể nền kinh tế, trong trung hạn đến 2021, cung phần lớn

các phân khúc sản phẩm đang phong phú, có phần dư cung, trong khi không có

tác nhân đặc biệt làm tăng cầu đột biến trong dài hạn (như xuất hiện các dòng

đầu tư ồ ạt của nhiều nước trên thế giới đổ vào Việt Nam…) thì không có cơ sở

để đầu cơ xuất hiện chiếm lĩnh thị trường và do vậy sẽ không thể tạo nên các cơn

sốt nóng và bong bóng bất động sản. Trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi

chậm chủ nghĩa ly khai dân tuý đang thống trị ở Mỹ và một số nước châu Âu thì

giả thiết đặt ra để tạo nên cơn sốt bất động sản ở nước ta trong giai đoạn 2018-

2021 là không tưởng và khó có thể xảy ra.

Trong dài hạn, từ 2021 đến 2025 cầu sẽ có sự gia tăng nhanh hơn giai đoạn

2018-2021 trong khi các tồn kho bất động sản về cơ bản đã được giải quyết trong

giai đoạn đến năm 2020. Nếu các nhà đầu tư dừng khởi công các dự án mới, nhất

là các dự án thuộc phân khúc văn phòng và mặt bằng thương mại cũng như nhà ở

hạng trung và trên trung bình trong giai đoạn đến 2020 thì cung các sản phẩm bất

động sản sẽ có nguy cơ thiếu hụt cho giai đoạn 2023-2025. Dựa theo nguyên tắc

cân bằng trên sơ đồ 4 góc ¼, ta có thể dự báo sẽ xảy ra cơn sốt trên thị trường bất

85

động sản giai vào giai đoạn từ 2023-2025. Kịch bản này chỉ có thể xảy ra trong

điều kiện Nhà nước thắt chặt việc cấp phép các dự án xây dựng mới trong các

năm tới hoặc các doanh nghiệp bất động sản rơi vào khủng hoảng về nguồn

vốn đầu tư do khó khăn về khủng hoảng tài chính và ngân hàng thắt chặt

chính sách tín dụng. Xác suất để xảy ra các điều kiện này là rất nhỏ, tuy nhiên

để kiểm soát kịch bản này, ngay trong giai đoạn từ 2019-2020, Nhà nước cần

rà soát, định hướng và hỗ trợ cho các nhà đầu tư đưa vào khởi công các dự án

sản phẩm trung, cao cấp với quy mô và ở địa bàn phù hợp theo quy hoạch

phát triển các vùng đô thị.

Trái ngược với khan hiếm cung là kịch bản dư thừa cung quá mức dẫn đến

tồn đọng và đóng băng thị trường trong giai đoạn 2023-2025. Kịch bản này chỉ

xảy ra khi xuất hiện cả 2 điều kiện đồng thời. Điều kiện thứ nhất là: nền kinh tế

giai đoạn 2023-2025 rơi vào khủng hoảng và suy thoái làm triệt tiêu cầu về bất

động sản hạng trung và trên trung bình cũng như cầu thuê văn phòng và mặt

bằng thương mại. Điều kiện này khó xảy ra (ngoại trừ chiến tranh) vì theo dự báo

của các chuyên gia kinh tế cũng như các tổ chức kinh tế quốc tế, nền kinh tế Việt

Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ổn định trong ngắn hạn và bứt phá nhanh hơn trong

dài hạn. Điều kiện thứ hai là: cung gia tăng đột biến do các nhà đầu tư ồ ạt khởi

công các dự án bất động sản thuộc phân khúc này trong giai đoạn 2018-2020.

Điều kiện này thực tế sẽ không xuất hiện đối với các sản phẩm bất động sản

thuộc phân khúc văn phòng, mặt bằng thương mại và nhà ở cao cấp do hiện tại

Cung đang vượt Cầu, giá cả và lợi nhuận đầu tư không quá hấp dẫn nên các nhà

đầu tư rất thận trọng trong việc khởi công các dự án mới. Tuy nhiên, điều kiện

này đã và đang xuất hiện đối với phân khúc bất động sản du lịch nghỉ dưỡng,

nhất là loại hình căn hộ khách sạn Condotel đang có mức cung tăng nhanh trong

khi tốc độ tăng trưởng của khách du lịch chưa đạt đến tỷ lệ tăng tối thiểu 180

lượt lưu trú/01 phòng, nên sẽ có tình trạng dư cung cục bộ trong ngắn hạn. Trong

dài hạn, tỷ lệ này sẽ dần đạt được và sẽ giải quyết được tình trạng dư cung cục bộ

trong những năm trước mắt. Để giải quyết tình trạng dư cung cục bộ, có thể sử

dụng cách khuyến khích các nhà đầu tư cá nhân sở hữu căn hộ khách sạn làm nhà

nghỉ thứ hai theo mô hình Timeshare. Giải pháp này sẽ thành công nếu Nhà nước

thừa nhận quyền sở hữu lâu dài cho cá nhân đối với các bất động sản du lịch (biệt

thự nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn) như quyền sở hữu lâu dài đối với nhà ở. Tuy

nhiên, theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu cũng như kinh nghiệm quốc tế,

tiêu chuẩn quy hoạch và các điều kiện vận hành các bất động sản du lịch với bất

86

động sản dân cư là hoàn toàn khác nhau và tách biệt. Do vậy các nhà đầu tư cá

nhân hoàn toàn có quyền sở hữu có thời hạn đối với từng phần bất động sản du

lịch chia nhỏ, dù để dùng vào mục đích kinh doanh hay để ở thì đều phải tuân

thủ đầy đủ các điều kiện ràng buộc của bất động sản du lịch. Việc qui định này

vừa để tránh rủi ro tương lai cho các nhà đầu tư cá nhân vừa đảm bảo duy trì các

điều kiện hạ tầng một cách đồng bộ, bền vững cho phát triển ngành du lịch. Việc

Nhà nước sớm có thái độ rõ ràng đối với tính chất pháp lý của phân khúc bất

động sản nghỉ dưỡng không chỉ giúp cho khách hàng nhận biết đầy đủ về quyền,

nghĩa vụ và dòng thu nhập đối với sản phẩm mình sở hữu, mà còn giúp các nhà

đầu tư phát triển bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tính đúng cầu và ngăn chặng

được nguy cơ tập trung nguồn vốn tín dụng đổ vào một phân khúc bất động sản.

Mặc dù kịch bản xảy ra các cơn sốt nóng hay đóng băng trên toàn bộ thị

trường là hãn hữu, xong những cơn sốt nóng cục bộ xảy ra đối với từng phân

khúc bất động sản ở từng địa bàn riêng lẻ là hiện hữu.

Những cơn sốt nóng cục bộ dự báo sẽ xảy ra ở một số địa bàn có sự thay

đổi cơ hội phát triển căn bản như công bố quy hoạch phát triển mới các đô thị

hoặc hình thành các trung tâm giao lưu phát triển kinh tế; sự thay đổi căn bản của

hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối với các trung tâm phát triển hoặc sự xuất hiện

các dự án đầu tư có tính tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế xã hội trong vùng.

Một số khu vực điển hình có thể xảy ra các cơn sốt nóng cục bộ có là khu vực

Gia Lâm, Đông Anh khi Hà Nội thực hiện khởi công và khánh thành các cây cầu

mới qua sông Hồng và sông Đuống; khu vực Thủ Thiêm và phía đông sông Sài

Gòn khi Thành phố Hồ Chí Minh khởi công và khánh thành các cây cầu mới

vượt sông Sài Gòn; khu vực các đầu nút giao thông ga đường sắt đô thị khi các

tuyến đường sắt đi vào vận hành; khu vực Đồng Nai và Long Thành khi sân bay

Long Thành được khởi công và điển hình là khu vực Phú Quốc, Vân Đồn được

vận hành theo cơ chế của khu Hành chính - Kinh tế đặc biệt.

Điều kiện phát triển thay đổi sẽ làm gia tăng các hoạt động kinh tế xã hội

diễn ra thực tế trên địa bàn làm cầu tiêu dùng các bất động sản hiện hữu tăng.

Tuy nhiên, mức tăng này không đủ tạo thành cơn sốt đối với các bất động sản có

thể đưa vào sử dụng hiện hữu. Nguyên nhân căn bản dẫn đến cơn sốt trước hết là

do kỳ vọng phát triển sẽ làm tăng khả năng sinh lời của bất động sản, làm gia

tăng người mua đầu cơ bất động sản cho mục đích sử dụng trong tương lai. Do

vậy, phân khúc bất động sản có thể rơi vào cơn sốt không phải là các bất động

sản đã sẵn sàng đưa vào khai thác, sử dụng mà chủ yếu là các bất động sản dùng

87

cho tương lai như đất nền hoặc một số sản phẩm bất động sản mới bắt đầu vào

quá trình đầu tư phát triển. Những cơn sốt đất nền cục bộ sẽ không có ảnh hưởng

lan tỏa sang các khu vực khác, thường không kéo dài và không có ảnh hưởng đến

xu hướng cân bằng chung của toàn bộ thị trường bất động sản. Cơn sốt cục bộ

cũng có thể tạo nên tình trạng bong bóng đối với loại sản phẩm bất động sản tại

nơi xuất hiện cơn sốt nếu các dự án đã công bố có sự thay đổi hoặc kéo dài

không thực hiện. Mặc dù hậu quả của các cơn sốt cục bộ không có tác động lan

tỏa đối với toàn thị trường, nhưng cơn sốt cục bộ cũng là rào cản đối với các nhà

đầu tư khi muốn tham gia vào các vùng có tiềm năng phát triển và cũng tạo nên

sự bất ổn đối với một bộ phận người dân trong vùng xảy ra cơn sốt. Sự gia tăng

giá cả đất đai do cơn sốt không làm gia tăng tổng giá trị của cải xã hội mà chỉ

làm gia tăng giá trị tài sản cá nhân đồng thời làm tăng chi phí cho việc tạo lập

mặt bằng của các nhà đầu tư phát triển hoặc chi phí giải phóng mặt bằng của Nhà

nước. Do vậy, kiểm soát và hạn chế được các cơn sốt, dù chỉ là các cơn sốt cục

bộ đều là trách nhiệm quản lý của Nhà nước và mang lại nhiều lợi ích cho sự

phát triển.

Tuy nhiên, cần phân biệt để tránh sự nhầm lẫn giữa sự gia tăng giá cả và sự

sôi động của thị trường, sự gia tăng các quan hệ mua và bán của thị trường bất

động sản tăng trưởng với sự xuất hiện các cơn sốt trên thị trường. Không nhận

biết đúng rất có thể dẫn đến các biện pháp và hành động bóp chết thị trường mới

phục hồi đang bước vào giai đoạn tăng trưởng hoặc để phó mặc cho thị trường

bùng phát lên cơn sốt.

Để nhận biết sự xuất hiện cơn sốt trên thị trường, chỉ báo căn bản phải dựa

vào là sự thay đổi của chỉ số về hệ số co giãn của cung và cầu bất động sản so với

giá cả. Nếu giá tăng, giao dịch của cả bên mua và bên bán cùng cũng tăng đều thì

hệ số co giãn không thay đổi. Nếu hệ số co giãn giảm dần, điều này chứng tỏ thị

trường đang thuộc về những người đầu cơ, là nguyên nhân tạo nên cơn sốt. Do

vậy, căn cứ vào số liệu đo lường sự biến động lượng cung, lượng cầu và giá giao

dịch để tính sự biến thiên của hệ số co giãn. Khi nhận thấy hệ số co giãn bắt đầu có

xu hướng giảm xuống, đó chính là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ thị trường đang có

xu hướng đầu cơ và bắt đầu bước vào cơn sốt. Khi hệ số co giãn đã giảm xuống

nhất nhỏ thì tốc độ giảm hệ số co giãn chuyển sang trạng thái “dừng” là chỉ báo

cho thời điểm thì trường ngừng giao dịch và dẫn tới nổ bong bóng bất động sản.

Để kiểm soát và ngăn chặn tận gốc không để thị trường hình thành cơn sốt,

biện pháp căn bản là kiểm soát cầu đầu cơ bất động sản. Việc kiểm soát cầu cần

88

được thực hiện kết hợp với các biện pháp quản lý đất đai, bất động sản như

tăng cường kiểm soát các hoạt động đăng ký giao dịch; đánh thuế trên giá trị

tăng thêm đối với đất đai; kiểm soát thúc đẩy đưa đất đai - bất động sản vào

sử dụng sau khi giao dịch; kiểm soát mức độ chiếm giữ đất đai, hạn chế đầu

cơ bất động sản thông qua các chính sách thuế chiếm hữu lũy tiến theo quy

mô giá trị bất động sản. Trong tất cả các hình thức đầu cơ bất động sản, đầu

cơ về đất đai hoàn toàn không mang lại lợi ích gì cho xã hội mà còn là rào cản

rất lớn cho đầu tư phát triển. Do vậy, trong tất cả trường hợp thị trường, hầu

hết các nước trên thế giới đều áp dụng các biện pháp chống đầu cơ, không

khuyến khích mua bán đất đai không vì mục đích đầu tư phát triển thông qua

chính sách thuế cao đối với phần giá trị gia tăng khi chuyển nhượng đất trống.

Do thị trường bất động sản Việt Nam đang phụ thuộc và có quan mật thiết

với cung tín dụng ngân hàng, cho nên để thị trường phát triển bình ổn, nhà nước

cần duy trì và thực thi chính sách tín dụng ổn định đối với thị trường bất động

sản, nhất là tín dụng đối với các dự án bất động sản thương mại. Một chính sách

tín dụng nới lỏng đối với khu vực bất động sản, dù là cho vay cá nhân có thể tạo

chỗ dựa về nguồn lực tài chính cho cầu đầu cơ dẫn đến tăng giá bất động sản sẽ

kích thích tăng cung trong dài hạn do tăng các dự án mới được khởi công bằng

nguồn vốn tín dụng. Khi có dấu hiệu dư thừa cung, tính thanh khoản giảm, ngân

hàng cần cân đối nguồn vốn và kiểm soát tín dụng vào bất động sản sẽ dẫn đến

tình trạng tồn kho BĐS thành phẩm hoặc dở dang, không chỉ gây ứ đọng vốn của

nền kinh tế mà còn đưa thị trường vào ngưng trệ. Do vậy, ngoại trừ các chương

trình hỗ trợ nguồn lực tài chính cho phân khúc nhà ở xã hội, nhà cho người có

thu nhập thấp, việc duy trì chính sách tín dụng nhất quán, ổn định có vai trò đặc

biệt quan trọng đối với sự phát triển bình ổn của thị trường bất động sản.

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Xây dựng, báo cáo thị trường bất động sản hàng năm.

2. Bộ Xây dựng, báo cáo về tình hình tồn kho bất động sản, báo cáo rà soát

phân loại dự án, báo cáo thực hiện chuyển đổi dự án và điều chỉnh cơ cấu

căn hộ và gói hỗ trợ tín dụng 30.000 tỷ đồng.

3. Bộ Xây dựng (2017), Đề án “Đánh giá tình hình thị trường, dự báo xu hướng

trung hạn, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách để thúc đẩy thị trường bất

động sản phát triển ổn định, lành mạnh”.

4. Hoàng Văn Cường (2017), Giáo trình Thị trường bất động sản, NXB Đại

học Kinh tế Quốc dân.

5. Nguyễn Thị Hải Yến, Thị trường bất động sản năm 2013 và dự báo năm

2014, Kỷ yếu hội thảo quốc gia Kinh tế Việt Nam 2013 và triển vọng 2014,

Hà Nội.

6. Nguyễn Thị Hải Yến (2014), Triển vọng hoạt động M&A trong lĩnh vực bất

động sản, Tạp chí Kinh tế và Dự báo (số 18), tr 30-33.

90

91

ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM TRONG NĂM 2018

TS. Ngô Tuấn Anh

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tóm tắt

Việt Nam đã và đang đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong

những năm qua với việc đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do

FTA. Tiến trình hội nhập đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp đối với hoạt động

xuất khẩu cả về kim ngạch, thị trường và mặt hàng. Tuy nhiên trong quá trình

thực thi vẫn còn nhiều hạn chế tồn tại đối với hoạt động xuất khẩu, cũng như

nhiều FTA không mang lại hiệu quả mong muốn.

Bài viết tập trung đánh giá hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam

thời gian qua, đưa ra các khuyến nghị đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt

Nam thời gian tới trong bối cảnh mới.

Từ khóa: Xuất khẩu, FTA, Hiệp định thương mại

1. Giới thiệu

Việt Nam đã và đang chủ động, tích cực hội nhập quốc tế theo chủ trương

tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Nghị quyết số 22-NQ/TW của Bộ

Chính trị về hội nhập quốc tế. Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn hội nhập toàn

diện lấy hội nhập kinh tế là trọng tâm biểu hiện ở việc là thành viên sáng lập của

Cộng đồng kinh tế ASEAN hình thành vào ngày 31 tháng 12 năm 2015; Quốc

hội phê chuẩn Hiệp định Thuận lợi hóa Thương mại của WTO vào ngày 29 tháng

11 năm 2015; Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò chủ nhà APEC năm 2017.

Bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh hội nhập ngoài nước bằng việc đàm phán và

tham gia các chương trình hợp tác kinh tế quốc tế, Việt Nam đang đẩy mạnh hơn

nữa hội nhập trong nước thông qua việc thực thi các cam kết hội nhập kinh tế

quốc tế, Việt Nam đã ký kết và thực thi 10 FTA bao gồm: 6 FTA ký kết với tư

cách là thành viên ASEAN (gồm AFTA, 05 FTA giữa ASEAN với các đối tác

Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và New Zealand); 4 FTA ký kết

với tư cách là một bên độc lập (Chile, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên minh kinh tế

Á- Âu); FTA với Liên minh châu Âu. Như vậy, về cơ bản Việt Nam đã và sẽ

thiết lập quan hệ FTA với hầu hết các đối tác thương mại chủ chốt của mình.

92

Việc đẩy mạnh hội nhập và thực thi các FTA góp phần vào tốc độ tăng trưởng

đều đặn hàng năm, kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn tập trung vào các thị trường

truyền thống mà Việt Nam đã có quan hệ thương mại và thực thi các FTA tại

châu Á, châu Mỹ và châu Âu.

Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam theo một số mặt hàng chính

giai đoạn 2014-2016

Đơn vị: Triệu USD

Mặt hàng chủ yếu Năm 2014 Năm 2015 Ƣớc

Năm 2016

Tỷ lệ so sánh

2016/2015 (%)

Tổng kim ngạch xuất khẩu 150,217 162,112 176,6 9

1. Nhóm nông, thủy sản 22,145 20,617 22 7

2. Nhóm nhiên liệu và

khoáng sản 9,040 4,917

3.Nhóm công nghiệp chế biến 110,374 127,816 141,8 11

Hàng dệt, may 20,911 22,815 23,8

Giầy, dép các loại 10,326 12,011 13

Nguyên phụ liệu dệt, may,

da, giày 1,110 1,434 3

Máy vi tính, sản phẩm

điện tử và linh kiện 11,434 15,610 19

Điện thoại các loại và linh kiện 23,598 30,176 34,3

……… …. ……… ……….

4. Hàng hóa khác 8,659 8,762 9,1 3,4

Nguồn: Bộ Công Thương và tính toán của tác giả (2017)

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng đều đặn hàng năm, thị trường

được mở rộng, các mặt hàng xuất khẩu có chuyển biến tích cực, ngành công

nghiệp chế biến - chế tạo có tốc độ tăng trưởng cao.

93

Biểu đồ 1. Xuất khẩu hàng hoá theo thị trƣờng giai đoạn 2011-2016

(Đơn vị: Triệu USD)

Nguồn: Bộ Công Thương 2017 và tính toán của tác giả

Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu 11 tháng đầu năm 2017 ước đạt 193,75

tỷ USD, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu

của khu vực 100% vốn trong nước ước đạt 53,1 tỷ USD, tăng 16,8%; khối doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) ước đạt 140,66 tỷ USD (tính cả dầu thô),

tăng 22,8% so với cùng kỳ. Tính chung 11 tháng đầu năm 2017, xuất siêu ước

đạt 2,76 tỷ USD.

Bảng 2. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam theo từng nhóm hàng 11 tháng

đầu năm 2017

Nhóm hàng

Ước xuất khẩu 11

tháng đầu năm

2017 (Tỷ USD)

Tăng/giảm so

với cùng kỳ

năm 2016 (%)

Tỷ trọng trong

tổng kim ngạch

xuất khẩu (%)

Nông sản, thủy sản 23,5 + 16,9% 12,1%

Nhiên liệu, khoáng sản 3,9 + 26,4% 2,0%

Công nghiệp chế biến 157,3 + 22,4% 81,2%

Hàng hóa khác 9,0 + 8,2% 4,6%

Nguồn: Bộ Công Thương 2017

94

Tăng trưởng xuất khẩu đạt được ở tất cả các nhóm hàng. Nhiều mặt hàng

có kim ngạch xuất khẩu tăng cao như rau quả, cao su, gạo, sắt thép, hóa chất,

điện thoại, máy vi tính và linh kiện điện tử, máy móc thiết bị. Tính đến hết tháng

11 năm 2017 có 26 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong đó 19

mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD.

Thị trường xuất khẩu: Thị trường xuất khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu tập

trung ở khu vực châu Á với kim ngạch hơn 85,28 tỷ USD trong năm 2016, chiếm

48,3% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó nổi bật như: thị trường

Trung Quốc với kim ngạch hơn 21,97 tỷ USD, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm

trước, chiếm tỷ trọng 12,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước; thị trường

Nhật Bản đạt gần 14,68 tỷ USD, tăng 3,9%, chiếm tỷ trọng 8,3%; Hàn Quốc đạt

gần 11,42 tỷ USD, tăng 28%, chiếm tỷ trọng 6,5% ...

Thị trường châu Mỹ đạt kim ngạch hơn 47,38 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 26,8% tổng

kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất

của Việt Nam với kim ngạch hơn 38,46 tỷ USD; tăng 14,9%, chiếm tỷ trọng 21,78%;

Thị trường châu Âu với kim ngạch gần 37,84 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 21,4%. Trong đó,

thị trường EU (28 nước) đạt gần 33,97 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 19,2%, là thị trường xuất

khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Châu Đại Dương đạt kim ngạch gần 3,39 tỷ

USD, chiếm tỷ trọng 1,9%; châu Phi đạt gần 2,74 chiếm tỷ trọng 1,6%.

Bảng 3. Xuất khẩu hàng hóa theo một số thị trƣờng giai đoạn 2011- 2016

Đơn vị tính: Triệu USD

TT Năm

2010

Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Ƣớc

năm

2016

Tốc độ

tăng trưởng

bình quân

(%) 2011-2015

I Châu Á 34,501 49,304 60,093 67,736 74,340 80,285 85,28 18.4

II Châu Âu 15,057 19,301 22,666 27,052 30,716 34,377 37,84 18.0

III Châu Mỹ 16,671 19,703 22,799 28,069 30,270 34,474 47,38 15.6

IV Châu Phi 1,144 2,670 1,563 2,000 2,205 2,474 2,74 16.7

V Châu

Đại Dương 2,827 2,753 3,425 3,909 4,270 4,660 3,39 10.5

Nguồn: Bộ Công Thương 2017 và tính toán của tác giả

95

Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang tập trung vào việc thực thi tốt,

tìm các biện pháp để tận dụng tối đa cơ hội và giảm thiểu thách thức từ các FTA

đã ký kết. Hiện tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng ưu đãi đang tăng dần lên như tại FTA

Việt Nam - Hàn Quốc là trên 80% và FTA Việt Nam - Chile là trên 60%... Tuy

nhiên, việc Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP ảnh hưởng không ít tới Việt Nam, quốc

gia được đánh giá sẽ được hưởng lợi nhiều nếu Hiệp định TPP (với sự tham gia

của Mỹ) được thực thi, hơn nữa việc thực thi một số FTA khác cũng không mang

lại hiệu quả như kỳ vọng của Việt Nam.

2. Những tồn tại, hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam

thời gian qua

- Xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn vừa qua phát triển chưa bền

vững. Giá trị gia tăng của hàng hóa xuất khẩu còn thấp do chủ yếu dựa vào khai

thác các yếu tố về điều kiện tự nhiên và nguồn lao động rẻ; hàng hóa thô và sơ

chế, bao gồm cả dầu thô, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu.

Xuất khẩu của các mặt hàng dựa vào tài nguyên chiếm dưới 10% tổng kim ngạch

xuất khẩu, và tỷ lệ này gần như không thay đổi. Giá trị gia tăng của hàng hóa

xuất khẩu thấp. Hàng hóa xuất khẩu ngoài khoáng sản, nhiên liệu thô thì còn có

hàng hóa nông nghiệp với 90% là sản phẩm thô và sơ chế. Hàng công nghiệp chế

biến chủ yếu là gia công, lắp ráp dựa trên việc nhập khẩu nguyên liệu, phụ tùng,

linh kiện, chi tiết máy, bán thành phẩm, điều đó phản ánh một nền kinh tế trình

độ thấp, chủ yếu khai thác tài nguyên và lao động rẻ.

- Số lượng thị trường xuất khẩu hàng hóa Việt Nam được mở rộng, tuy

nhiên kim ngạch xuất khẩu lớn chỉ tập trung vào một vài thị trường quen thuộc.

Những mặt hàng xuất khẩu chủ lực bị phụ thuộc vào một vài thị trường trọng

điểm nên dễ gặp rủi ro lớn khi các thị trường này có biến động. Cao su và rau

quả phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, thủy sản phụ thuộc vào thị trường Hoa

Kỳ và Nhật Bản, gạo phụ thuộc thị trường Đông Nam Á, dệt may chủ yếu xuất

sang thị trường Hoa Kỳ, da giày phụ thuộc chủ yếu vào thị trường EU. Xuất khẩu

cà phê nhân phụ thuộc vào một số tập đoàn đa quốc gia có văn phòng đại diện

hoặc chi nhánh tại Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra cơ hội mở rộng

thị trường xuất nhập khẩu nhưng chưa đủ năng lực về nhiều mặt để thâm nhập

sâu rộng vào các thị trường thế giới.

- Chính sách đẩy mạnh xuất khẩu mới chỉ chú trọng đến bề rộng, chưa chú

trọng đến nâng cao khả năng cạnh tranh và thương hiệu sản phẩm, những ngành

96

mang lại giá trị gia tăng lớn; Việt Nam vẫn còn hạn chế trong việc đa dạng hóa

các sản phẩm xuất khẩu và chuyển dịch lên trên chuỗi giá trị toàn cầu, chưa thực

sự quan tâm đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và quyền sở hữu trí tuệ.

- Còn nhiều lúng túng và bị động trong ứng phó với các rào cản thương mại

mới của nước ngoài (tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường, dư lượng

kháng sinh, nhất là các vụ kiện chống bán phá giá).

- Kim ngạch xuất khẩu phần lớn là các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp

100% vốn nước ngoài. Năm 2016, riêng Samsung Việt Nam chiếm khoảng 22%

kim ngạch xuất khẩu của cả nước, điều đó thể hiện sự yếu kém của các doanh

nghiệp nội địa, và tuy tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu nhưng thiếu bền vững

trong hoạt động xuất khẩu, dễ bị tác động, và thất thu cho ngân sách nhà nước.

3. Bối cảnh mới ảnh hƣởng tới hoạt động xuất khẩu Việt Nam thời

gian tới

Thứ nhất, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cùng với những FTA thế

hệ mới đã có những tác động sâu rộng đến kinh tế liên quan đến dịch vụ, vấn đề

lao động việc làm, di chuyển lao động, thị trường lao động... và sẽ tác động sâu

sắc tới sự phát triển kinh tế và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

thời gian tới.

Thứ hai, bối cảnh kinh tế - chính trị trên thế giới có nhiều bất lợi: kinh tế

thế giới phục hồi chậm hơn dự báo, tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm mạnh,

hoạt động của thị trường hàng hóa kém sôi động, giá cả hàng hóa thế giới ở mức

thấp; Xu hướng bảo hộ có dấu hiệu quay trở lại: Việc Vương quốc Anh và Bắc

Ireland bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu; Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác

xuyên Thái Bình Dương (TPP) cùng với Nhật Bản tham gia TPP.

Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần làm bộc lộ những yếu kém cơ

bản của nền kinh tế, như là: (1) Cơ cấu kinh tế và chất lượng tăng trưởng vẫn

chưa được cải thiện về căn bản. Tăng trưởng của ta thời gian qua phần nhiều dựa

vào các yếu tố như tín dụng, lao động rẻ mà thiếu sự đóng góp đáng kể của việc

gia tăng năng suất lao động hay hàm lượng tri thức, công nghệ. Điều đó dẫn đến

Việt Nam gặp nhiều thua thiệt khi thực hiện các FTA và các khu vực thương mại

tự do, ví dụ như việc thực hiện Cộng đồng Kinh tế ASEAN: kể từ khi AEC được

chính thức thành lập tới nay, thực tế cho thấy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam

vào thị trường ASEAN không có tiến triển rõ rệt, thậm chí còn bị chững lại. Điều

này một mặt là do AEC là một tiến trình hội nhập của ASEAN, việc thực thi các

97

cam kết về kinh tế, thương mại và đầu tư đã được Việt Nam và các nước thành

viên triển khai từ trước khi AEC được hình thành; (2) Cơ cấu mặt hàng của Việt

Nam và các nước thành viên có tính cạnh tranh với nhau nhiều hơn là mang tính

bổ trợ, vì vậy, không chỉ Việt Nam mà các nước thành viên đều có xu hướng

hướng tới các thị trường ngoài khối; (3) Doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa thực

sự tận dụng được hết các ưu đãi (thông qua sử dụng các giấy chứng nhận xuất xứ

trong ASEAN) và cũng chưa vượt qua được các rào cản thương mại từ các nước

ASEAN. Vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam cần tiếp tục phát huy vị thế thành

viên và vị trí cửa ngõ vào thị trường và khu vực sản xuất ASEAN, tận dụng tốt

các cam kết của các FTA đã ký, đồng thời tăng cường áp dụng các hàng rào kỹ

thuật và các biện pháp phòng vệ thương mại được WTO cho phép để bảo hộ các

ngành sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ hàng hóa của ASEAN.

Bảng 4. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường châu Á và ASEAN

giai đoạn 2014-2015

Đơn vị: USD

Thị trƣờng Năm 2014 Năm 2015 Năm 2015 tăng/giảm so với

năm 2014 (%)

ASEAN 19,181,603,047 18,303,159,765 -4,6

Tỷ trọng (%) 12.8% 11.3%

Malaysia 3.928.389.684 3.583.938.262 -8,8

Singapore 2.944.011.375 3,.284.259.853 11,6

Thái Lan 3.475.498.847 3.176.487.823 -8,6

Indonesia 2.891.202.873 2.852.247.029 -1,3

Campuchia 2.687.909.226 2.416.175.818 -10,1

Philippines 2.311.051.168 2.020.112.876 -12,6

Lào 485.098.592 534.704.552 10,2

Myanmar 345.461.337 378.555.270 9,6

Đông Ti-mo 63.338.436 31.084.087 -50,9

Brunei 49,641,509 25,594,195 -48.4

CHÂU Á

(ngoài

ASEAN)

53,802,524,149 60,027,026,340 11.6

Nguồn: Bộ Công Thương và tính toán của tác giả, 2017

98

Thứ tư, việc tập trung các nỗ lực hội nhập kinh tế vào khu vực Đông Á thời

gian qua làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế Việt Nam vào các nền kinh tế lớn

trong khu vực về các nguồn nguyên phụ liệu, máy móc thiết bị và công nghệ, về

đầu tư, công nghệ và tài chính. Nhập siêu của Việt Nam tăng cao từ một số đối

tác trong khu vực Đông Á, xu thế này không nhất quán với định hướng giảm tỷ

trọng nhập khẩu từ thị trường châu Á và gia tăng tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường

Bắc Mỹ, EU để tăng nhập khẩu máy móc thiết bị và công nghệ tiên tiến. Các

Hiệp định FTA với khu vực Bắc Mỹ và EU, những thị trường lớn cho hàng xuất

khẩu của ta đồng thời là những thị trường “nguồn” của công nghệ cao, thiết bị

hiện đại, có tác động lớn đến đổi mới kỹ thuật trong nước là rất cần thiết.

Thứ năm, nhận thức và thực thi bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ còn

thấp: Trong giai đoạn vừa qua, Bộ Khoa học và Công nghệ đã xử lý hơn 5.000

biện pháp kỹ thuật của các nước thành viên WTO. Một số biện pháp đã được

xem xét lựa chọn để thực hiện cảnh báo tới các cơ quan và doanh nghiệp liên

quan như: quy định về bao gói thuốc lá trơn của Úc, quy định về ghi nhãn giày

dép trẻ em của Trung Quốc, quy định của quản lý hóa chất REACH của châu Âu.

Thứ sáu, các đối tác thương mại ngày càng sử dụng các rào cản kỹ thuật

đối với hàng hoá của Việt Nam trong khi đó các công cụ của chính sách thương

mại quốc tế của Việt Nam như: hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ

sinh an toàn thực phẩm… theo các Hiệp định TBT (Hiệp định về các hàng rào kỹ

thuật đối với thương mại), SPS (Các biện pháp vệ sinh động - thực vật) của

WTO chưa được hoàn thiện, việc tận dụng các biện pháp phòng vệ thương mại

chưa thực sự hiệu quả, đây là cơ sở pháp lý giúp Việt Nam bảo hộ hợp lý sản

xuất trong nước, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng phù hợp với các quy định của

WTO. Tính đến hết năm 2016, Việt Nam đã tham gia vào 27 vụ việc giải quyết

tranh chấp tại WTO liên quan đến lĩnh vực phòng vệ thương mại, trong đó có 03

vụ việc với tư cách Nguyên đơn (DS404, DS429 - khiếu kiện Hoa Kỳ liên quan

đến biện pháp chống bán phá giá với tôm và DS496 - khiếu kiện Indonesia liên

quan đến biện pháp tự vệ với tôn lạnh); và 15 vụ việc với tư cách Bên thứ ba

(Theo Bộ Công Thương, 2017).

Thứ bảy, thể chế kinh tế thị trường của Việt Nam chưa hoàn thiện, sức cạnh

tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm còn yếu so với các nước, kể cả

các nước trong khu vực. Các ngành kinh tế, các doanh nghiệp mang tính mũi

nhọn, có khả năng vươn ra chiếm lĩnh thị trường khu vực và thế giới chưa nhiều,

chưa có khả năng đi đầu, kéo các ngành, các doanh nghiệp khác cùng phát triển.

99

Một số sản phẩm đã bắt đầu gặp khó khăn trong cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng

kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm, cơ cấu hàng xuất khẩu còn nghèo nàn,

tập trung vào các mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may, giày dép, điện thoại.

4. Một số khuyến nghị đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của

Việt Nam thời gian tới

Thứ nhất, gắn việc thực thi các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế với quá

trình cải cách, hoàn thiện thể chế luật pháp, tái cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô

hình tăng trưởng và nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; xây dựng các chính

sách, cơ chế phù hợp để tạo môi trường kinh doanh và đầu tư thuận lợi cho các

doanh nghiệp xuất khẩu.

Thứ hai, Chính phủ cần đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, phổ biến, cung

cấp thông tin về tình hình hội nhập, về các FTA; và có những hướng dẫn cụ thể

để doanh nghiệp nắm bắt, hiểu biết và có thể tận dụng tối đa các cơ hội xuất

khẩu, mở rộng thị trường mới như thị trường một số nước Trung Đông, châu Phi

vốn là thị trường mà Việt Nam còn để ngỏ; nghiên cứu khả năng đàm phán các

FTA hoặc hiệp định song phương mới với các đối tác mới (như khu vực châu

Phi, Trung Đông…).

Thứ tư, đánh giá các FTA thế hệ mới, tăng cường đàm phán các FTA với

các quốc gia có hàng hóa bổ sung với Việt Nam, ví dụ như các FTA hiện tại chỉ

có Nhật Bản, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Hàn Quốc và Liên minh Kinh tế Á-Âu có

cơ cấu xuất nhập khẩu mang tính bổ sung tương đối cao, Chi-lê ở mức vừa phải.

11 đối tác còn lại (9 nước ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ) có tính bổ sung thấp,

nếu như không nói là cạnh tranh với Việt Nam.

Thứ năm, Chính phủ cần định hướng, ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ

cũng như các chế tài xử phạt nhằm giúp các doanh nghiệp nội địa thực thi các

tiêu chuẩn khắt khe về lao động, công đoàn, lao động trẻ em, thực thi quyền sở

hữu trí tuệ mà Việt Nam đã đàm phán với Mỹ và các thành viên TPP để các

doanh nghiệp nội địa có thời gian chuẩn bị, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng

nghiêm ngặt và khắt khe của các đối tác thương mại.

Thứ sáu, thành công trong xuất khẩu hay không cuối cùng cũng phụ thuộc

vào năng lực nội tại của các doanh nghiệp, do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần

nâng cao năng lực cạnh tranh đối với hàng xuất khẩu, lựa chọn được đúng mặt

hàng mà các doanh nghiệp trong nước có lợi thế, và các sản phẩm có giá trị gia

tăng cao cũng như phải có được sự hỗ trợ tối đa của các cơ quan quản lý nhà

nước về thương mại.

100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công Thương (2017), Báo cáo xuất nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2017,

Hà Nội.

2. Các website: www.moit.gov.vn, www.tapchicongthuong.vn

101

TRIỂN VỌNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG

CÁC NƯỚC ASEAN TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP AEC

ThS. NCS Trần Lan Hương

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tóm tắt

ASEAN là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong

nhiều năm qua. Với lợi thế là một khu vực phát triển năng động, gần gũi về địa lý,

quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN có mức tăng trưởng cao và có

nhiều điều kiện để mở rộng hơn nữa nhất là khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

được hình thành vào cuối năm 2015. Bài viết này hướng tới việc đánh giá thực

trạng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường các nước ASEAN sau hai năm thực

hiện AEC và triển vọng đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tiếp theo.

Từ khóa: ASEAN, xuất khẩu, AEC, Việt Nam, ATIGA, CEPT

1. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang các nƣớc ASEAN sau 2

năm hội nhập AEC

Thị trường ASEAN luôn thể hiện là thị trường tiềm năng và đầy hứa hẹn

đối với Việt Nam. Cuối năm 2015, Việt Nam chính thức gia nhập Cộng đồng

kinh tế ASEAN (AEC). Với quy mô hơn 600 triệu dân, tổng GDP gần 3.000 tỷ

USD, AEC được các doanh nghiệp Việt Nam kỳ vọng mở ra một thị trường rộng

lớn, đầy tiềm năng. Tuy nhiên, tính đến năm 2017, tức là sau hai năm tham gia

AEC, những kỳ vọng này chưa trở thành hiện thực.

Về kim ngạch, thời điểm trước khi AEC được thành lập vào cuối năm 2015,

tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN nhìn chung chưa ổn định, có

lúc tăng và có lúc giảm qua các năm. Tỷ trọng xuất khẩu của Việt Nam sang

ASEAN năm 2015 chiếm 13,95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, so với các

quốc gia khác trong khu vực (Myanmar 49,2%, Lào 47,6%, Singapore 31,4%) thì

con số này vẫn còn rất thấp và chưa tương xứng với tiềm lực của Việt Nam. Đến

năm 2015, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN đạt 18,064 tỷ

USD, giảm 1,1% so với năm 2014 và chiếm 12,73 % so với tổng kim ngạch xuất

khẩu của cả nước.

Trong khi đó, một năm sau khi gia nhập AEC, xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam

sang các nước ASEAN còn có xu hướng giảm, với năm 2016 đạt gần 17,45 tỷ USD,

giảm 4,4% so với năm 2015 (Tổng cục Hải quan, 2017). Cũng theo số liệu ước tính

năm năm 2017, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước ASEAN ước tăng 24,3%, đạt

21,7 tỷ USD.

102

Hình 1. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN qua các năm

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Do nhập khẩu có quy mô luôn lớn hơn xuất khẩu nên trong quan hệ thương

mại giữa Việt Nam và khu vực ASEAN, Việt Nam đã liên tục ở vị thế nhập siêu.

Nhập siêu từ khu vực này ở mức khá cao, năm 2011 đã lên đến trên 7,327 tỷ USD.

Tuy nhiên, năm 2015, do xuất khẩu sang thị trường này thấp hơn nhập khẩu

nên nhập siêu đạt 5,764 tỷ USD, tăng so với mức nhập siêu của năm trước 1,487 tỷ

USD. Nhìn chung, trong 10 năm qua, Việt Nam luôn nhập siêu trong buôn bán với

các nước thành viên ASEAN. Tuy nhiên, do tốc độ tăng xuất khẩu sang ASEAN cao

hơn tốc độ tăng nhập khẩu từ thị trường này nên trong những năm gần đây mức

thâm hụt ngày càng thu hẹp lại và tỷ lệ nhập siêu từ ASEAN giảm dần. Cụ thể, năm

2005, mức thâm hụt đạt 3,9 tỷ USD, tăng 1,62% so với năm 2004. Đến năm 2010

mức thâm hụt là 6,057 tỷ USD, tăng 20,84% so với năm 2009 và năm 2015 mức

thâm hụt đạt 5,764 tỷ USD. Với mức thâm hụt này so với năm 2014 đã tăng 35%.

Trong khi đó, báo cáo mới đây về “Thương mại hàng hóa Việt Nam - ASEAN sau

hơn 20 năm Việt Nam gia nhập” của Tổng cục Hải quan cho thấy, cán cân thương

mại hàng hóa luôn nghiêng về thâm hụt với các nước ASEAN và trong suốt 20 năm

gia nhập, Việt Nam chưa từng đạt thặng dư thương mại với khối này. Năm 1996,

thời điểm gia nhập ASEAN Việt Nam thâm hụt với khối này là 745 triệu USD, thì

đến năm 2016 thâm hụt 6,59 tỷ USD.

103

Về mặt hàng xuất khẩu, các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN

khá đa dạng, từ các mặt hàng nông, hải sản, khoáng sản đến những mặt hàng

được chế biến sâu và những mặt hàng có giá trị gia tăng lớn như nhóm hàng điện

thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện. Tuy nhiên, sau hai năm thực

hiện AEC, cùng với sự sụt giảm của kim ngạch xuất khẩu chung, xuất khẩu các

nhóm hàng đặc biệt là hai nhóm hàng nông nghiệp và công nghiệp cũng có sự sụt

giảm mạnh. Cụ thể, năm 2016 kim ngạch xuất khẩu nông, thủy sản sang các

nước ASEAN đạt hơn 1,6 tỷ USD, giảm 20,3% so cùng kỳ năm 2015. Đáng nói

là các mặt hàng giảm mạnh nhất đều là những sản phẩm chủ lực: cao-su (giảm

40,7%), gạo (giảm 48,8%), hồ tiêu (giảm 25,5%), sắn và các sản phẩm từ sắn

(giảm 19,2%),... Đáng chú ý, đối với mặt hàng gạo, tính đến hết năm 2016, ba thị

trường trọng điểm ASEAN sụt giảm nghiêm trọng về sản lượng so với năm

2015: Philippines (giảm 65%), Malaysia (giảm 48,1%), Singapore (giảm 30,7%).

Sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang các nước ASEAN

một phần do sản lượng giảm, phần khác bởi giá hàng nông sản như cà phê, cao

su, sắn giảm mạnh. Cụ thể, trong năm 2016, giá cà phê giảm 21,2%, cao su giảm

12,5%, sắn giảm 14,4%. Riêng cà phê, giá giảm đã khiến kim ngạch xuất khẩu

giảm tới gần 59 triệu USD.

Đối với lĩnh vực công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu sang ASEAN của hầu

hết các mặt hàng chủ lực cũng sụt giảm đáng kể. Trong đó, dầu thô là mặt hàng

giảm mạnh nhất, kim ngạch xuất khẩu năm 2016 giảm tới 76,3% so với năm

2015. Giá dầu thô giảm mạnh đã khiến kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này

sụt giảm tới hơn 1 tỷ USD, kéo theo kim ngạch xuất khẩu chung vào ASEAN

giảm. Bên cạnh việc giảm lượng, giảm giá thì một số mặt hàng công nghiệp dù

tăng trưởng nhưng vẫn ở mức khá thấp, cách xa so với tiềm năng và kỳ vọng,

điển hình nhất phải kể đến ngành dệt may. Được đánh giá sau khi gia nhập AEC,

dệt may Việt Nam sẽ nằm trong tốp đầu các ngành được hưởng lợi nhiều vì thuế

suất xuất khẩu hàng may mặc về mức 0%. Trong khi đó, khoảng 50 đến 60% kim

ngạch xuất khẩu của ngành dệt may nước ta là từ AEC. Tuy nhiên, thực tế trong

năm 2016 cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may vào AEC đạt 638 triệu

USD, chỉ tăng 15% so cùng kỳ năm 2015. Sau một năm tham gia AEC, các

doanh nghiệp dệt may vẫn chưa tận dụng được ưu thế về thuế suất xuất khẩu để

mở rộng thị trường. Sản phẩm may mặc của Việt Nam mới chỉ vào được ba nước

là Laos, Cambodia, Myanmar, chưa đủ lực để thâm nhập vào các thị trường tiềm

năng, có yêu cầu cao hơn như Singapore, Thailand,...

104

Việt Nam đang trong quá trình thay đổi giá trị gia tăng cho xuất khẩu

bằng cách thay đổi cơ cấu ngành hàng, chú trọng vào xuất khẩu mặt hàng có

giá trị gia tăng và lợi thế so sánh như: Thủy sản chế biến, hàng điện tử và sản

phẩm cơ khí, linh kiện điện thoại. Đây là các mặt hàng Việt Nam có lợi thế

xuất khẩu sang thị trường ASEAN.

Về thị trường xuất khẩu nội khối, Thái Lan là thị trường xuất nhập khẩu lớn

nhất của Việt Nam trong ASEAN, thương mại song phương năm 2016 đạt 12,54

tỷ USD, chiếm 30,2% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và ASEAN.

Thương mại song phương Việt Nam - Ysia đứng thứ 2 trong ASEAN và năm

2016 tăng gấp 30 lần so với năm 1996, đạt 8,51 tỷ USD, chiếm 20,5% trong tổng

kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN. Singapore là đối tác

thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong ASEAN, với kim ngạch xuất nhập

khẩu năm 2016 đạt 7,16 tỷ USD, chiếm 17,3% trong tổng kim ngạch xuất nhập

khẩu của Việt Nam - ASEAN. Indonesia đứng thứ 4 với kim ngạch song phương

năm 2016 đạt 5,61 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 13,5% trong tổng kim ngạch xuất

nhập khẩu Việt Nam - ASEAN. Campuchia, Philippines, Lào và Myanmar là các

thị trường đem lại thặng dư thương mại cho Việt Nam. Trong đó, Campuchia là

thị trường đem lại thặng dư lớn nhất với hơn 1,47 tỷ USD, thị trường philippines

là 1,16 tỷ USD; Myanmar là 375 triệu USD; Lào là 132 triệu USD.

Một số vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường

các nước ASEAN

Thứ nhất, sụt giảm kim ngạch xuất khẩu vào thị trường ASEAN, nhất là

sau khi Việt Nam đã gia nhập AEC, trước hết là do tác động chung của kinh tế

thế giới và khu vực. Trong năm 2016 và 2017, kim ngạch nhập khẩu của các

nước ASEAN từ thị trường thế giới đều ghi nhận sụt giảm. Theo số liệu của Tổ

chức Thương mại thế giới (WTO), kim ngạch nhập khẩu năm 2016 của

Indonesia là 98,7 tỷ USD (giảm 8,6% so cùng kỳ); Malaysia 124,5 tỷ USD

(giảm 7%); Singapore 208,7 tỷ USD (giảm 7,4%) và Thailand là 142,5 tỷ USD

(giảm 7,3%). Do vậy, xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này cũng

chịu ảnh hưởng nhất định. Kim ngạch xuất khẩu của một số nhóm hàng cũng

giảm mạnh bởi tác động của thị trường thế giới. Tiêu biểu như nhóm dầu thô

giảm tới gần 77%; nhóm than đá giảm 33,6%; quặng và khoáng sản khác giảm

38,9%. Nếu loại trừ các nhóm này, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào

ASEAN chỉ giảm 1%.

105

Thứ hai, việc Việt Nam đồng thời tham gia Hiệp định Thương mại hàng

hóa trong nội khối ASEAN, cũng như nhiều Hiệp định Thương mại tự do (FTA)

giữa ASEAN với các nước đối tác dẫn đến tác động chuyển hướng thương mại

sang các nước có FTA với Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,

Australia và New Iceland, Liên minh kinh tế Á - Âu,… Điều này tác động không

nhỏ tới tỷ trọng xuất khẩu sang ASEAN.

Thứ ba, các biện pháp phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu của Việt

Nam từ các nước trong khu vực được tăng cường, như Thailand, Malaysia,

Indonesia đã tổ chức điều tra chống bán phá giá và áp dụng biện pháp tự vệ với

một số sản phẩm thép. Còn đối với các mặt hàng nông sản, nhiều hàng rào kỹ

thuật cũng được dựng lên nhằm bảo hộ sản xuất trong nước khiến cánh cửa để

hàng hóa nước ta xuất khẩu sang các nước ngày càng hẹp hơn.

Thứ tư, chúng ta chưa thực sự tận dụng tốt những ưu đãi thuế quan khi xuất

khẩu sang thị trường thời gian. Cụ thể, tỷ lệ tận dụng ưu đãi ATIGA năm 2016 là

31,8%, cao hơn năm 2015 là 24,2%. Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn thấp, cao nhất vẫn

là tận dụng ưu đãi trong Hiệp định ASEAN - Hàn Quốc với tỉ lệ khoảng 60%

trong năm 2015.

Thứ năm, sự hiểu biết của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước về AEC

còn hạn chế. Chỉ có 46,79% doanh nghiệp chủ động tìm hiểu thông tin về AEC.

Trong gần 94% doanh nghiệp biết về AEC thì chỉ có 16,4% doanh nghiệp thực

sự hiểu rõ về hiệp định thương mại này. Trong bối cảnh hiện nay, thông tin chính

là sức mạnh, khi doanh nghiệp có được thông tin mà mình mong muốn thì doanh

nghiệp đã cầm trong tay công cụ cho mình sức mạnh, từ đó chủ động nắm bắt

thông tin thị trường, thông tin đối tác, thông tin hàng hóa, từng bước nâng cao

năng lực cạnh tranh.

Thứ sáu, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam khá tương đồng so với các nước

trong khu vực, nhiều quốc gia khác cũng có cơ cấu xuất khẩu khá giống của Việt

Nam như Malaysia, Thailand. Nếu xem xét chỉ số thương mại RCA (lợi thế so

sánh biểu hiện), có thể thấy sự tương đồng này thể hiện khá rõ trong một số mặt

hàng như sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm, may mặc. Trong khi đó, các sản

phẩm xuất khẩu của Việt Nam chưa thể hiện được sự vượt trội hơn cả về mẫu mã

và chất lượng

106

Bảng 1. Tổng hợp lợi thế so sánh của một số nền kinh tế ASEAN

Việt Nam Malaysia Philippines Singapore Thái Lan Indonesia

Sản phẩm nông nghiệp √ √ √ √ √

Thực phẩm √ √ √ √ √

Nhiên liệu và khoáng sản √ √

Nhiên liệu √ √

Công nghiệp chế tạo √ √ √ √

Sắt thép

Hóa chất √

Máy móc và phương tiện vận tải √ √ √ √

Thiết bị văn phòng và viễn thông √ √ √ √ √

Sản phẩm tự động hóa √

Dệt √ √ √

May mặc √ √ √

Nguồn: Tran Lan Huong (2017), “Export similarity and competitiveness

between Vietnam and ASEAN countries”, International Conference Proceedings:

“Emerging Issues in economics and Business in the context of International

Integration” (EIEB), Đại học Kinh tế Quốc dân, tháng 12/2017.

Đã đến lúc các doanh nghiệp cần chú trọng hơn việc nâng cao chất

lượng, mẫu mã sản phẩm và xây dựng thương hiệu để đáp ứng nhu cầu các

thị trường này.

2. Triển vọng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng ASEAN

Trong những năm qua, ASEAN luôn là đối tác thương mại quan trọng của

Việt Nam và quan hệ thương mại hàng hóa song phương giữa Việt Nam và

ASEAN ngày càng phát triển. Nền kinh tế khu vực Đông Á tăng trưởng nhanh

chóng, trở thành một trong những động lực quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát

triển kinh tế của các quốc gia khu vực và toàn cầu. Nền kinh tế khu vực này phục

hồi nhanh chóng sau cuộc khủng hoảng tài chính, dự báo đến năm 2020, GDP

của ASEAN sẽ tăng trưởng gấp đôi so với năm 2015, lên tới 4.700 tỷ USD.

Thị trường nội khối ASEAN đóng vai trò lớn trong sự phát triển thương

mại của hiệp hội. ASEAN đã đưa vào Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN

(ATIGA) và Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung

(CEPT) nhằm mục tiêu cắt giảm loại bỏ các hàng rào thuế quan, tăng hiệu quả

thương mại và tăng cường liên kết kinh tế giữa các nước thành viên. Theo lộ

107

trình cắt giảm thuế quan ATIGA, mức thuế suất bình quân dự kiến cắt giảm từng

năm cho giai đoạn 2018-2022 tính trên tổng biểu thuế hiện hành là: 0,07% (năm

2018); 0,07% (năm 2019); 0,06% (năm 2020); 0,05% (năm 2021) và 0,04%

(năm 2022). Riêng mặt hàng xăng dầu có lộ trình giảm thuế riêng theo kết quả

đàm phán trong ASEAN và đã được ASEAN thông qua năm 2010. Theo cam

kết, Việt Nam sẽ phải xóa bỏ thuế nhập khẩu các sản phẩm xăng dầu trong

ASEAN với lộ trình dài nhất tới năm 2024.

Tham gia hiệp định, hàng hoá Việt Nam được tiếp cận thị trường của 10

nước ASEAN với 620 triệu người tiêu dùng, cũng như doanh nghiệp Việt Nam

có cơ hội tham gia chuỗi cung ứng mới hình thành trong khu vực. Nếu các doanh

nghiệp tận dụng được cơ hội để trở thành một thành tố, một mắt xích trong dây

chuyền cung ứng đó thì khả năng phát triển sản xuất, vươn ra phạm vi toàn cầu

sẽ rất lớn. Tự do hóa thương mại trong ATIGA cũng đem đến nhiều cơ hội cho

các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu nguồn nguyên liệu phong phú với giá rẻ

hơn, nguồn thiết bị máy móc chất lượng tốt hơn sản xuất trong nước.

Tuy nhiên, từ năm 2018 trở đi, sức ép hội nhập sẽ tăng dần với những

ngành như công nghiệp ô tô, hàng linh kiện điện tử... Việc gỡ bỏ hàng rào thuế

quan sẽ khiến tính chất tự do hóa kinh doanh thị trường sẽ đậm nét hơn, hàng rào

kỹ thuật càng trở nên đa dạng, phức tạp hơn, cao hơn đối với các doanh nghiệp

và hàng xuất khẩu Việt Nam. Chính vì vậy, các doanh nghiệp trong nước cần có

sự chuẩn bị chu đáo nhằm cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu có mức giá ngày

càng giảm sẽ chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Thêm vào đó, việc giảm thuế xuất

nhập khẩu là cơ hội để doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy các cơ hội

đầu tư, xuất khẩu. Doanh nghiệp nên tận dụng cơ hội để giảm chi phí sản xuất

kinh doanh, chi phí gia nhập thị trường để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa

và dịch vụ.

108

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tran Lan Huong (2017), “Export similarity and competitiveness between

Vietnam and ASEAN countries”, International Conference Proceedings:

“Emerging Issues in economics and Business in the context of

International Integration” (EIEB), Đại học Kinh tế Quốc dân, tháng

12/2017.

2. Tổng cục Hải quan: https://www.customs.gov.vn

3. Tổng cục Thống kê: https://www.gso.gov.vn

109

PHẦN II

SỰ PHÁT TRIỂN VÀ VAI TRÕ

CỦA DOANH NGHIỆP KHU VỰC

KINH TẾ TƯ NHÂN

110

111

PHÁT HUY VAI TRÕ ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG CỦA KINH TẾ

TƯ NHÂN TRONG CÔNG CUỘC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tóm tắt

Trong quá trình thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành

phần, sự phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân đã huy động được các nguồn lực to

lớn vào đầu tư và góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của

đất nước. Tuy nhiên, đóng góp của kinh tế tư nhân chưa tương xứng với yêu cầu

do những hạn chế từ nội lực của thành phần kinh tế này và những khó khăn, cản

trở từ cơ chế, chính sách của Nhà nước.

Bài viết trình bày khái quát về sự đóng góp của kinh tế tư nhân và đề xuất

một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cản trở để phát triển mạnh mẽ thành phần

kinh tế này nhằm phát huy ngày càng đầy đủ “vai trò động lực quan trọng”, góp

phần phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững đất nước.

Từ khóa: kinh tế tư nhân; động lực của nền kinh tế; nội lực; kinh tế phi

chính thức; quản lý nhà nước.

1. Giới thiệu

Trong các giai đoạn của quá trình xây dựng CNXH ở nước ta, kinh tế tư

nhân đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Theo quan niệm trước đây về CNXH, kinh

tế tư nhân gắn với sở hữu tư nhân về các tư liệu sản xuất chủ yếu bị coi là bộ phận

kinh tế phi XHCN và là đối tượng cải tạo XHCN. Nhưng ngay trong giai đoạn này,

kinh tế tư nhân vẫn tồn tại với những mức độ và dưới những hình thức khác nhau,

đóng góp không nhỏ vào việc bảo đảm đời sống của người dân. Công cuộc đổi mới

kinh tế được thực hiện trên nền tảng đổi mới tư duy kinh tế đã kh ng định nền kinh

tế với nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế là một trong những đặc

trưng kinh tế của thời kỳ quá độ lên CNXH. Trên cơ sở đó, kinh tế tư nhân đã được

phát triển mạnh mẽ, trở thành lực lượng kinh tế trụ cột và có ảnh hưởng to lớn đến

sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các chủ thể kinh tế tư nhân đã có những

đóng góp ngày càng lớn vào tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tạo việc làm cho người lao

động, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước, xuất khẩu và vào ngân sách nhà nước.

Với thực tế đó, sự phát triển kinh tế tư nhân được kh ng định vai trò là “một động

lực quan trọng của nền kinh tế”.

112

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, kinh tế tư nhân cũng còn nhiều yếu

kém, bất cập. Tuy số lượng các cơ sở sản xuất - kinh doanh thuộc kinh tế tư nhân

ngày càng nhiều và chiếm tỷ trọng áp đảo trong hệ thống các loại hình tổ chức

kinh doanh, nhưng đại bộ phận các cơ sở này có quy mô nhỏ bé, các nguồn lực

sản xuất - kinh doanh và năng lực quản trị còn thấp kém, trình độ trang bị công

nghệ lạc hậu và năng lực đổi mới công nghệ còn chưa đảm bảo,… Hệ lụy tất yếu

của tình trạng này là năng lực cạnh tranh của các cơ sở kinh tế tư nhân còn thấp

kém. Điều đó không những dẫn đến hạn chế việc phát huy vai trò của kinh tế tư

nhân trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, mà còn là một

thách thức lớn với chính các chủ thể kinh tế này trong điều kiện hội nhập kinh tế

quốc tế ngày càng sâu rộng.

Việc phát huy ngày càng đầy đủ hơn vai trò “động lực quan trọng của nền

kinh tế” phụ thuộc trực tiếp vào năng lực nội sinh của các chủ thể kinh tế tư

nhân. Để thực hiện yêu cầu này, một mặt, cần có sự nỗ lực của bản thân các nhà

đầu tư tư nhân; mặt khác, đòi hỏi phải đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà

nước phù hợp với các nguyên tắc thị trường.

2. Nội hàm “vai trò động lực” và sự phát triển quan điểm về vai trò

của kinh tế tƣ nhân

2.1. Nội hàm vai trò động lực của kinh tế tư nhân

Dù được hiểu theo nghĩa “lôi kéo” hay “thúc đẩy”, thực chất vai trò động

lực của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế nhiều thành phần là sự tác động ngày

càng lớn vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Xem xét một cách tổng quát, vai trò động lực phát triển của kinh tế tư nhân

được thể hiện trên những mặt chủ yếu sau đây:

- Trực tiếp tạo ra khối lượng lớn sản phẩm và dịch vụ góp phần đáp ứng

các nhu cầu trong nước, gia tăng kim ngạch xuất khẩu và đóng góp vào sự tăng

trưởng chung của nền kinh tế.

- Là lực lượng chủ yếu tạo việc làm cho người lao động và tạo điều kiện

giải quyết các vấn đề xã hội trong quá trình phát triển.

- Đóng góp phần quan trọng vào thu ngân sách nhà nước và tác động đến việc

điều chỉnh phân bổ các nguồn lực theo yêu cầu bảo đảm hiệu quả kinh tế - xã hội.

- Tạo áp lực thúc đẩy đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế và thúc đẩy cải

cách các doanh nghiệp nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển thể chế kinh tế

thị trường.

113

2.2. Quá trình phát triển quan điểm của Đảng về vai trò của kinh tế tư nhân

- Trước khi thực hiện công cuộc Đổi mới năm 1986: kinh tế tư nhân gắn

với sở hữu tư nhân về các tư liệu sản xuất chủ yếu được coi là “bộ phận kinh tế

phi XHCN” và là “đối tượng của cải tạo XHCN”.

- Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) thừa nhận kinh tế tư nhân là một thành

phần trong cơ cấu kinh tế nhiều thành phần và yêu cầu “cần có chính sách sử

dụng và cải tạo đúng đắn với các bộ phận của thành phần kinh tế này”1.

- Đại hội Đảng lần thứ X (2006) xác định “Kinh tế tư nhân có vai trò quan

trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”2.

- Đại hội Đảng lần thứ XII (2016) xác định “… kinh tế tư nhân là một

động lực quan trọng của nền kinh tế…”3. Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành

Trung ương Đảng khóa XII (6/2017) đã ban hành Nghị quyết về “Phát triển

kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN”4.

Sự phát triển quan điểm của Đảng về vai trò của kinh tế tư nhân gắn liền

với sự thay đổi tư duy nhận thức về thời kỳ quá độ lên CNXH, về mô hình kinh

tế XHCN. Từ chỗ bị coi là bộ phận kinh tế đối lập với kinh tế XHCN và là đối

tượng cải tạo XHCN, đến khi thực hiện công cuộc đổi mới (1986), trên cơ sở

kh ng định tính tất yếu của phát triển nền kinh tế nhiều thành phần và phát triển

nền kinh tế thị trường, kinh tế tư nhân đã được thừa nhận là một bộ phận hợp

thành nền kinh tế nhiều thành phần. Với những đóng góp thực tế ngày càng to

lớn vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đến năm 2006, kinh tế tư nhân mới

được xác định là “một động lực của nền kinh tế”. Và 10 năm sau, đến Đại hội

Đảng lần thứ XII (2016), vai trò của kinh tế tư nhân được nâng lên là “động lực

quan trọng của nền kinh tế”. Điều đó thường được coi là một bước tiến trong

nhận thức. Nhưng bước tiến này mất khoảng thời gian khá dài với hệ lụy là

nguồn lực to lớn trong nước không được huy động phục vụ công cuộc phát triển

kinh tế - xã hội.

Với vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế, Nhà nước đã thể chế hóa quan điểm

và chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân, bằng việc ban hành các

1 Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới. NXB Chính trị quốc gia, 2005, trang 57.

2 Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X. NXB Chính trị quốc gia, 2006, trang 83.

3 Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII. NXB Chính trị quốc gia, 2016, trang 103.

4 Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 3/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII).

114

đạo luật và cơ chế chính sách tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân.

Các đạo luật và cơ chế chính sách này được chú trọng sửa đổi, bổ sung phù hợp

với yêu cầu và điều kiện phát triển nhằm tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho phát

triển kinh tế tư nhân. Tinh thần chủ đạo của quá trình này là hướng tới thống nhất

hóa về mặt pháp luật, bảo đảm sự bình đ ng trước pháp luật đối với các chủ thể

thuộc mọi thành phần kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với hoàn

thiện khung khổ pháp luật về đầu tư kinh doanh, công cuộc cải cách hành chính

nhà nước cũng được xúc tiến theo tinh thần xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo

phát triển, “Nhà nước đồng hành cùng doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển kinh doanh

của doanh nghiệp”.

3. Khái quát những đóng góp của kinh tế tƣ nhân

3.1. Đóng góp vào đầu tư phát triển

Sự phát triển các loại hình tổ chức kinh doanh thuộc kinh tế tư nhân đã góp

phần tích cực vào việc huy động các nguồn lực trong xã hội vào đầu tư phát

triển. Tỷ trọng đầu tư từ kinh tế ngoài nhà nước trong nước có xu hướng tăng

nhanh. Năm 2010, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 830.278 tỷ đồng, trong đó của

của kinh tế nhà nước là 316.285 tỷ đồng, chiếm 38,1%, của kinh tế ngoài nhà nước

là 299.487 tỷ đồng, chiếm 36,1%, của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là 214.506 tỷ

đồng, chiếm 25,8%; năm 2016, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.485.096 tỷ đồng,

trong đó của của kinh tế nhà nước là 557.496 tỷ đồng, chiếm 37,6%, của kinh tế ngoài

nhà nước là 579.700 tỷ đồng, chiếm 39%, của kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là

347.900 tỷ đồng, chiếm 23,4%. Quy mô vốn đầu tư của kinh tế tư nhân ngày càng

tăng và đến nay đã trở thành bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu

tư xã hội (Biểu đồ 1).

Việc thực thi Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư mới và những nỗ lực cải

thiện môi trường kinh doanh đã có tác động mạnh mẽ đến việc huy động các

nguồn lực thuộc khu vực kinh tế tư nhân trong nước vào đầu tư phát triển. Số

lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và số vốn đăng ký kinh doanh không

ngừng gia tăng. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, năm 2017 cả nước có

126.859 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.295,9

nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% về số doanh nghiệp và tăng 45,4% về số vốn đăng ký

so với năm 2016. Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới

trong năm 2017 là 1.161,3 nghìn người, giảm 8,4% so với năm 20165.

5 Tổng cục Thống kê: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2017 (Nguồn: gso.gov.vn).

115

Nguồn: Niên giám thống kê

3.2.Đóng góp vào tổng sản phẩm trong nước

Với việc thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, cơ

cấu theo thành phần kinh tế ở nước ta đang biến đổi theo hướng: tỷ trọng thành

phần kinh tế nhà nước (thực chất là các doanh nghiệp nhà nước) trong tổng sản

phẩm quốc nội (GDP) ngày càng giảm; tỷ trọng thành phần kinh tế ngoài nhà

nước trong nước và thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng tăng,

trong đó thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng với tốc độ cao. Hiện

nay, thành phần kinh tế tư nhân trong nước là lực lượng có đóng góp lớn nhất

vào GDP (Biểu đồ 2).

Nguồn: Niên giám thống kê

116

Năm 2010, GDP của cả nước đạt 2.157.828 tỷ đồng, của kinh tế nhà nước

là 633.187 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29,34%, của kinh tế ngoài nhà nước trong

nước là 926.928 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 42,96%, của kinh tế có vốn đầu tư trực

tiếp nước ngoài là 326.967 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15,15% (còn lại 270.746 tỷ

đồng là thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm, chiếm tỷ trọng 12,55%); Năm 2016,

GDP của cả nước đạt 4.502.733 tỷ đổng, của kinh tế nhà nước là 1.297.274 tỷ

đồng, chiếm tỷ trọng 28,81%, của kinh tế ngoài nhà nước trong nước là

1.916.263 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43,52%, của kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài là 837.093 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 18,59% (còn lại 452.103 tỷ đồng

là thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm, chiếm tỷ trọng 10,04%).

3.3. Đóng góp vào giải quyết việc làm

Trong quá trình đổi mới kinh tế, lao động làm việc trong các doanh nghiệp

nhà nước có xu hướng ngày càng giảm do thu hẹp số lượng và phạm vi lĩnh vực

hoạt động của các doanh nghiệp này, sự phát triển mạnh mẽ kinh tế tư nhân trong

nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần to lớn vào giải quyết việc

làm cho người lao động. Với ưu thế về mức đầu tư cho một chỗ làm việc không

cao và khả năng thu hút rộng rãi nhiều loại lao động khác nhau, kinh tế tư nhân

trong nước là lực lượng chủ yếu tạo việc làm mới thu hút lực lượng lao động

tăng lên hàng năm. Tính chung, các cơ sở sản xuất - kinh doanh thuộc kinh tế tư

nhân, bao gồm các loại hình doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh

nghiệp và các cơ sở cá thể phi nông nghiệp, thu hút khoảng 85% lực lượng lao

động của nền kinh tế.

Bình quân hàng năm, kinh tế tư nhân giải quyết việc làm cho trên 1 triệu

lao động (Bảng 1).

117

Bảng 1. Tổng số lao động trong các cơ sở kinh tế ngoài nhà nước (1.000 người)6

2010 2012 2013 2014 2015 2016

Doanh nghiệp 5.983 6758 6.854 7.148 7.712 8.600

Cơ sở cá thể phi nông nghiệp 7.413 7.947 7.733 7.954 7.987 8.262

Nguồn: Niên giám thống kê

Đóng góp của kinh tế tư nhân trong việc giải quyết việc làm và thu nhập

cho người lao động không chỉ có ý nghĩa về kinh tế (huy động nguồn nhân lực

vào hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, tạo thêm sản phẩm và dịch vụ đáp

ứng nhu cầu của xã hội), mà còn có ý nghĩa xã hội hết sức sâu sắc (góp phần ổn

định đời sống của người lao động và gia đình họ, hạn chế các tiêu cực xã hội…).

3.4. Đóng góp vào nguồn thu ngân sách

Các cơ sở sản xuất - kinh doanh thuộc kinh tế tư nhân cũng có đóng góp to

lớn vào ngân sách nhà nước. Theo một báo cáo của Tổng cục Thống kê, “Mức

đóng góp của các doanh nghiệp ngoài nhà nước vào Ngân sách nhà nước năm

2016 là 434,7 nghìn tỷ đồng, chiếm trên 45% tổng thu, bình quân tăng 17%/năm

giai đoạn 2010-2016. Tiếp đến là các doanh nghiệp nhà nước đóng góp 277,3

nghìn tỷ đồng, chiếm gần 29%, tăng bình quân 10,4%/năm giai đoạn 2010-2016.

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù tạo ra lợi nhuận lớn nhất và

có mức đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu cao nhất so với các doanh nghiệp

ngoài nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, nhưng lại có mức đóng góp vào ngân

sách nhà nước thấp nhất với 250,9 nghìn tỷ đồng, chỉ chiếm 26%, tăng bình quân

16,9%/năm giai đoạn 2010-2016”. Trong khi kh ng định vai trò tích cực của

kinh tế tư nhân trong việc đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước, nhiều

người cho rằng sự chênh lệch về mức và tỷ lệ đóng góp này “là một sự bất

công”. Bởi lẽ, “Tuy chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số doanh nghiệp, nhưng các

doanh nghiệp nhà nước chỉ tạo mức lợi nhuận thấp hơn so với các doanh nghiệp

nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: năm 2016, các doanh

nghiệp ngoài nhà nước tạo ra 188,1 nghìn tỷ đồng lợi nhuận, chiếm 26,4% lợi

nhuận của toàn bộ các doanh nghiệp, mức tăng bình quân giai đoạn 2010-2016

6 Chỉ tính lao động có việc làm chính thức tại các cơ sở sản xuất - kinh doanh có đăng ký, không

tính lao động có việc làm phi chính thức trong khu vực kinh tế chính thức và trong khu vực kinh tế

phi chính thức.

118

chỉ là 8,4%/năm. Các doanh nghiệp nhà nước năm 2016 tạo ra 197,4 nghìn tỷ

đồng lợi nhuận, chiếm 27,7% lợi nhuận của toàn bộ các doanh nghiệp, mức tăng

bình quân giai đoạn 2010-2016 là 9,4%/năm. Còn các doanh nghiệp có vốn đầu

tư nước ngoài tạo ra 327,4 nghìn tỷ đồng lợi nhuận, chiếm 45,9% lợi nhuận của

toàn bộ các doanh nghiệp, mức tăng bình quân giai đoạn 2010-2016 là

17.3%/năm” 7.

Tóm lại, mặc dù chưa có được những điều kiện thuận lợi nhất trong đầu tư

và kinh doanh, nhưng sự phát triển của các cơ sở sản xuất - kinh doanh thuộc

thành phần kinh tế tư nhân đã có đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước. Những thành tựu đó chính là cơ sở của sự đổi mới tư

duy quan điểm về vai trò của thành phần kinh tế tư nhân, coi lực lượng này là

“một động lực quan trọng của nền kinh tế”.

4. Hai yếu tố cơ bản cản trở phát huy vai trò động lực của kinh tế tư nhân

Trong khi kh ng định vai trò ngày càng lớn của kinh tế tư nhân trong công

cuộc phát triển đất nước, cũng cần thấy rằng vai trò ấy chưa được phát huy đầy

đủ do còn tồn tại những khó khăn, cản trở từ chính bản thân kinh tế tư nhân và từ

bất cập trong công tác quản lý nhà nước với kinh tế tư nhân.

4.1.Những khó khăn, cản trở từ bản thân kinh tế tư nhân

Nội lực là yếu tố cơ bản bảo đảm sự phát triển mạnh, có hiệu quả và bền

vững của bản thân các cơ sở sản xuất - kinh doanh thuộc kinh tế tư nhân và phát

huy vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên,

nội lực của kinh tế tư nhân nước ta còn thấp kém đang là một trong những khó

khăn, cản trở lớn với việc phát huy vai trò của thành phần kinh tế này.

Tuy chiếm vị trí áp đảo về số lượng và tỷ trọng trong hệ thống các doanh

nghiệp của cả nước, nhưng tuyệt đại bộ phận các cơ sở sản xuất - kinh doanh

thuộc kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay có quy mô vừa và nhỏ, đặc biệt là các

cơ sở sản xuất - kinh doanh “siêu nhỏ” với sự hạn chế về nguồn lực tài chính,

năng lực quản trị, trang bị công nghệ và khả năng đổi mới, sáng tạo.

Theo số liệu năm 2015 của Tổng cục Thống kê, trong tổng số 442.485

doanh nghiệp có 427.710 doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân (trong nước),

chiếm tới gần 96,7%. Trong số này, số doanh nghiệp sử dụng dưới 9 lao động là

7 Nguyên Mẫn: Bất công cho doanh nghiệp tư nhân (Nguồn: vneconomy.vn, 5/2/2018).

119

301.033 đơn vị, chiếm trên 68%, số doanh nghiệp sử dụng từ 200 lao động trở

lên chỉ là 4.897 đơn vị, chiếm 1,11%; số doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỉ

đồng là 271.616 đơn vị, chiếm tới 61,4%, trong đó, số doanh nghiệp có vốn dưới

5 tỷ đồng là 184.385 đơn vị, chiếm 41,7%, chỉ có 6.300 doanh nghiệp có quy mô

vốn trên 200 tỉ đồng, chiếm trên 1,4%. Bên cạnh các loại hình doanh nghiệp hoạt

động theo Luật Doanh nghiệp, ở nước ta còn tồn tại lực lượng đông đảo các hộ

cá thể phi nông nghiệp có đăng ký kinh doanh. Năm 2016, cả nước có 4.909.827

cơ sở kinh tế cá thể (hộ cá thể) với 8.261.870 lao động, bình quân mỗi cơ sở chỉ

có 1,68 lao động.

Sự hạn chế về nguồn lực gắn liền với sự hạn chế về trang bị công nghệ và

khả năng đổi mới công nghệ. Năm 2015, trong khi chiếm tới 96,7% tổng số

doanh nghiệp, nhưng vốn kinh doanh bình quân hàng năm của các doanh nghiệp

này chỉ chiếm 49,77% tổng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, giá trị tài sản

cố định và đầu tư tài chính dài hạn chỉ chiếm 36,9%; trang bị tài sản cố định bình

quân 1 lao động chỉ đạt 173,4 triệu đồng, bằng 23,5% của doanh nghiệp nhà

nước và 62,9% của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Hệ lụy tất yếu của tình trạng này là, hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh

tranh của các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân còn thấp kém so

với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Năm

2015, doanh thu thuần của các doanh nghiệp này chỉ bằng 54,2% tổng doanh thu

của các doanh nghiệp; thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động chỉ

bằng 65% của doanh nghiệp nhà nước và 83% của doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài; lợi nhuận trước thuế chỉ chiếm 27,23% tổng lợi nhuận của các doanh

nghiệp; tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt 1,84, bằng 33% của doanh nghiệp nhà nước và

gần 32% của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thiếu vốn kinh doanh là tình trạng phổ biến của các doanh nghiệp thuộc

khu vực kinh tế tư nhân. Trong khi việc tiếp cận tới nguồn vốn tín dụng của

các ngân hàng thương mại còn nhiều khó khăn. Trong điều kiện hội nhập kinh

tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng, năng lực cạnh tranh thấp kém

được đánh giá là thách thức lớn nhất với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh

tế tư nhân.

Một điểm yếu khác của khu vực kinh tế tư nhân là sự hạn chế về năng lực

quản lý điều hành. Số doanh nghiệp được quản lý một cách khoa học, như chú

trọng xây dựng chiến lược kinh doanh làm cơ sở thực hiện các hoạt động đầu tư

120

dài hạn, xây dựng và quảng bá thương hiệu nhằm xác lập vị thế trên thị trường

trong nước và quốc tế chưa nhiều. Nhiều doanh nghiệp, chủ yếu là doanh nghiệp

tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần quy mô nhỏ, thường xử

lý kinh doanh theo kiểu tình thế, kinh doanh ngắn hạn, thậm chí chụp giật, tìm

kiếm lợi nhuận bằng nhiều thủ đoạn khác nhau (trốn thuế, lậu thuế, làm hàng

nhái, hàng giả…).

Ngoài các loại hình doanh nghiệp và các hộ kinh doanh thuộc kinh tế tư

nhân đăng ký hoạt động theo quy định tại Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày

14/9/2015 của Chính phủ, kinh tế tư nhân còn một bộ phận thực hiện các hoạt

động sản xuất - kinh doanh nhưng không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước,

nằm ngoài sự kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước địa phương. Bộ phận

này thường được gọi là khu vực kinh tế phi chính thức (Informal Sector)8. Bên

cạnh những tác động tích cực nhất định (tạo công ăn việc làm và thu nhập cho

một bộ phận người lao động; cung cấp một cách thuận tiện một số sản phẩm,

dịch vụ nhỏ lẻ cho người tiêu dùng,…), hoạt động kinh tế phi chính thức có

nhiều tác động tiêu cực cả về kinh tế và xã hội. Các tác động tiêu cực chủ yếu

là: Ảnh hưởng đến nguồn thu của Ngân sách nhà nước do không đăng ký và

nộp thuế; Không phản ánh quy mô thực của nền kinh tế do không thống kê

được; Tạo nên tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và không bình đ ng với

các chủ thể có đăng ký kinh doanh; Người lao động làm việc trong khu vực này

không được bảo đảm các quyền lợi theo quy định của pháp luật; tạo môi trường

cho sự sách nhiễu của một bộ phận công chức nhà nước… Ngoài ra, một số

hoạt động kinh tế phi chính thức được coi là bất hợp pháp, phá vỡ thuần phong

mỹ tục, làm băng hoại đạo đức xã hội (làm hàng giả, hàng nhái, buôn lậu, buôn

bán ma túy, mại dâm,…).

Quy mô của khu vực kinh tế phi chính thức ở nước ta là khá lớn và có

những tác động tích cực và tiêu cực cả về kinh tế và xã hội9. Kiểm soát hoạt động

của khu vực kinh tế này vẫn đang là vấn đề nan giải.

8 Trong các ấn phẩm kinh tế, bộ phận này còn được gọi là Kinh tế ngầm (Underground Economy),

Kinh tế bóng đen (Shadow Economy), Kinh tế không được giám sát (Non-observed Economy;

Unobserved Economy). 9 Do nằm ngoài kiểm soát của các cơ quan quản lý nhà nước, nên không thể có số liệu thống kê chính

thức về quy mô của khu vực kinh tế phi chính thức. Có nhiều ước lượng khác nhau về quy mô của

khu vực kinh tế này: có tài liệu đánh giá bằng khoảng 25 - 30% GDP, tương đương 55 - 60 tỷ USD

GDP, thậm chí có tài liệu đánh giá lên tới 50% GDP. Tất cả các đánh giá này đều được coi là không

chính xác. (Nguồn: Kinh tế ngầm ở đâu? Thanhnien.vn, ngày 26/2/2018).

121

4.2. Bất cập trong quản lý nhà nước về kinh tế

Bất cập này thể hiện tập trung trong việc thực hiện các chức năng của

quản lý nhà nước với kinh tế tư nhân theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường.

Cụ thể là:

- Trong việc thực hiện chức năng định hướng phát triển:

Các cơ quan quản lý ngành và chính quyền địa phương đã dành nhiều công

sức, thời gian và tiền của cho công tác xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển

kinh tế - xã hội và quy hoạch ngành. Nhưng các quy hoạch ấy chưa bảo đảm luận

cứ khoa học, chứa đựng nhiều yếu tố chủ quan, nên không phát huy được vai trò

định hướng phát triển đầu tư và kinh doanh của các nhà đầu tư.

- Trong việc thực hiện chức năng tạo môi trường:

Dẫu Nhà nước có nhiều nỗ lực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh

để thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển, nhưng hiện

vẫn đang tồn tại hàng loạt yếu tố cản trở sự phát triển kinh tế tư nhân. Đó là:

Tình trạng phân biệt đối xử và bất bình đ ng trong kinh doanh giữa các doanh

nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; Hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, sự

chậm trễ trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành dẫn đến tồn tại

“khoảng trống pháp luật”; Các cân đối vĩ mô (cán cân ngân sách, cán cân

thương mại…) chứa đựng những yếu tố bất ổn định; Các điểm nghẽn phát triển

chậm được giải tỏa…

- Trong việc thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát:

Còn lúng túng trong việc thực hiện kết hợp giữa “tiền kiểm” và “hậu kiểm”

trong cấp đăng ký kinh doanh và kiểm soát hoạt động của các loại hình doanh

nghiệp tư nhân. Thiếu sự phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan quản lý nhà

nước trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, dẫn đến tình trạng chồng chéo, trùng

lắp, gây cản trở hoạt động bình thường của các doanh nghiệp…

Cũng cần phải nói thêm một cản trở khác đang tồn tại trong tư duy, nhận

thức. Trong thực tế, vẫn còn tồn tại dưới những hình thức khác nhau của tư

tưởng e ngại, chệch hướng XHCN khi thực hiện chủ trương cho phép phát triển

kinh tế tư nhân không hạn chế về quy mô trong những ngành và lĩnh vực pháp

luật không cấm. Sự e ngại này dẫn đến cơ chế, chính sách lúc mở, lúc thắt, các

hành vi ngăn cấm, thậm chí hình sự hóa hoạt động kinh tế thông thường, không

tạo môi trường ổn định cho phát triển kinh tế tư nhân.

122

5. Giải pháp phát huy vai trò động lực của kinh tế tƣ nhân

Cụ thể hoá quan điểm và chủ trương của Đại hội Đảng lần thứ XII, Hội

nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số

10/NQ-TW về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của

nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”. Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo,

mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể, Nghị quyết đã xác định các nhiệm vụ

và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế tư nhân. Đó là: Thống nhất nhận thức, tư

tưởng, hành động trong triển khai các chủ trương, chính sách về phát triển kinh

tế tư nhân; Tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho phát triển kinh tế tư

nhân; Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát

triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả

quản lý nhà nước; Đổi mới nội dung, phương thức và tăng cường sự lãnh đạo của

Đảng, nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã

hội, xã hội – nghề nghiệp đối với kinh tế tư nhân.

Ngày 3/10/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 98/NQ-CP về

Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-TW của Ban Chấp hành

Trung ương Đảng (khóa XII). Nghị quyết đã xác định 5 nhiệm vụ cụ thể: Hoàn

thiện cơ chế, chính sách đồng bộ, nhất quán, tạo lập môi trường kinh doanh an

toàn, ít rủi ro nhằm thu hút đầu tư tư nhân và bảo đảm hoạt động của kinh tế tư

nhân cạnh tranh lành mạnh, bình đ ng theo cơ chế thị trường; Bãi bỏ các rào cản,

quy định điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, mở rộng khả năng

tham gia thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, bình đ ng; Tăng cường khả

năng tiếp cận cơ sở hạ tầng và các nguồn lực; Hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân đổi

mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao

năng suất lao động; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thống nhất

nhận thức tư tưởng về phát triển kinh tế tư nhân.

Trên cơ sở Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chương

trình hành động của Chính phủ, các cấp ủy Đảng và chính quyền từ trung ương

đến địa phương đều đã ban hành Chương trình hành động cụ thể trong phạm vi

trách nhiệm của mình để thực hiện yêu cầu “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành

một động lực của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”.

Vấn đề quan trọng hàng đầu đặt ra hiện nay là tổ chức thực hiện có hiệu

quả các Chương trình hành động ấy.

123

Trong khuôn khổ bài viết nhỏ này, xin đề cập thêm một số ý kiến góp phần

khắc phục những khó khăn, cản trở để kinh tế tư nhân phát huy ngày càng đầy đủ

vai trò “động lực quan trọng” thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

5.1. Về phía các chủ thể kinh tế tư nhân

Việc nâng cao nội lực là yêu cầu tất yếu bảo đảm sự phát triển có hiệu quả

và bền vững của mỗi chủ thể kinh tế tư nhân trong bối cảnh hội nhập kinh tế

quốc tế ngày càng sâu rộng và cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt. Đó

cũng là điều kiện quan trọng hàng đầu để kinh tế tư nhân phát huy vai trò “động

lực quan trọng của nền kinh tế”. Tuy nhiên, khi nội lực, khả năng cạnh tranh của

kinh tế tư nhân còn hết sức thấp kém, vấn đề lại không thể giải quyết trong “một

sớm, một chiều”. Bởi vậy trước mắt, các chủ thể kinh tế tư nhân cần chú ý một

số điểm cơ bản sau đây:

- Từng cơ sở sản xuất - kinh doanh tư nhân cần xác định rõ lợi thế so sánh,

lợi thế cạnh tranh, hoạt động của mình đang và sẽ đầu tư, điểm mạnh, điểm yếu,

tìm hiểu kỹ các đối thủ tiềm năng. Đồng thời, xem xét khả năng chuyển dần chất

lượng cạnh tranh giá rẻ sang các chất lượng khác như tạo sự khác biệt sản phẩm,

chú trọng chất lượng, kiểu cách mẫu mã sản phẩm, chọn các thị trường ngách…

- Thiết lập và mở rộng quan hệ liên kết giữa các cơ sở sản xuất - kinh

doanh tư nhân trong nước với nhau và quan hệ liên kết với các doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. Thực hiện điều

này vừa để phát huy lợi thế và khắc phục yếu thế vốn có của các doanh nghiệp

nhỏ và vừa thuộc khu vực kinh tế tư nhân nước ta, vừa là cách thức tham gia

từng bước vào chuỗi giá trị và mạng sản xuất toàn cầu.

- Lựa chọn loại hình tổ chức kinh doanh phù hợp với xu hướng phát triển,

tạo nền tảng để thực hiện các yêu cầu đổi mới sáng tạo và nâng cao khả năng

cạnh tranh. Kinh nghiệm các nước phát triển và từ thực tiễn phát triển thể chế

kinh tế thị trường ở nước ta cho thấy: sự phát triển mạnh mẽ loại hình doanh

nghiệp nhiều chủ sở hữu thuộc các hình thức sở hữu khác nhau, đặc biệt là công

ty cổ phần, là xu hướng chủ đạo trong phát triển các loại hình tổ chức kinh

doanh. Các loại hình doanh nghiệp này có những ưu thế nổi trội trong việc thu

hút rộng rãi các nguồn vốn vào đầu tư phát triển, đầu tư đổi mới và nâng cao

trình độ công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

- Nâng cao năng lực quản trị phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị

trường theo hướng hiện đại. Học tập tinh thần kinh doanh của các doanh nghiệp

124

nhỏ ở các làng nghề Nhật Bản: “Suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương -

(Think globally, act locally)”.

5.2. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước

Việc thực hiện thực chất và có hiệu quả đổi mới quản lý nhà nước về kinh

tế theo hướng xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển” và “Chính phủ liêm

chính” sẽ là một yếu tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Do Chương trình hành động của Chính phủ đã nêu toàn diện các nhiệm vụ

và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân, nên trong bài viết nhỏ này chỉ xin đề cập

một số ý kiến liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước.

Phát huy vai trò của Nhà nước trong việc định hướng phát triển đầu tư

và kinh doanh của các chủ thể kinh tế tư nhân.

Sự định hướng rõ ràng, ổn định và có đủ độ tin cậy là một trong những cơ sở

để huy động các nguồn lực từ các chủ thể kinh tế tư nhân vào đầu tư phát triển,

đưa hoạt động đầu tư - kinh doanh của họ góp phần thiết thực vào việc thực hiện

mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế. Bởi lẽ, định hướng phát triển kinh tế - xã

hội của Nhà nước là một trong những cơ sở quan trọng để xác định chiến lược đầu

tư - kinh doanh và yên tâm thực hiện hoạt động đầu tư - kinh doanh lâu dài.

Để phát huy vai trò định hướng phát triển đầu tư và kinh doanh, có hai

điểm cơ bản cần được chú ý:

- Nâng cao chất lượng các chiến lược và quy hoạch phát triển.

Đổi mới nội dung của các chiến lược và quy hoạch được xây dựng. Phù

hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường và sự phát triển của khoa học công

nghệ, chiến lược và quy hoạch phát triển ngành và vùng lãnh thổ cần quan tâm

phân tích đánh giá khoa học và chính xác các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội

và thách thức, dự báo có cơ sở khoa học các xu hướng phát triển của thị trường

và của khoa học công nghệ để đưa ra những định hướng chung về sự phát triển

và những điều kiện cơ bản cần bảo đảm để thực hiện định hướng phát triển ấy.

Trong chiến lược và quy hoạch phát triển, cần thể hiện định hướng phân vai

các thành phần kinh tế trong thực hiện đầu tư phát triển. Tinh thần chung là: kinh

tế nhà nước sẽ tập trung vào đầu tư phát triển các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng, các

ngành và lĩnh vực liên quan trực tiếp đến an ninh - quốc phòng; các doanh

nghiệp thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước sẽ được phát triển không hạn chế

125

trong các ngành, các lĩnh vực sản xuất hàng hóa thông thường, tham gia cùng

Nhà nước trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển các ngành, các lĩnh

vực trọng yếu của nền kinh tế.

- Xây dựng các các chính sách kinh tế vĩ mô trên cơ sở các định hướng

phát triển đã xác định trong chiến lược và quy hoạch phát triển.

Để hiện thực hóa định hướng phát triển kinh tế, Nhà nước cần ban hành và

chỉ đạo thực thi hàng loạt chính sách kinh tế vĩ mô theo tinh thần tạo ra những

kích thích để thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước vào

những lĩnh vực và những vùng lãnh thổ mà Nhà nước mong muốn. Các chính

sách ấy phải thể hiện rõ những ưu đãi cao với lĩnh vực sản xuất, với đổi mới sáng

tạo và hiện đại hóa công nghệ, với hình thành chuỗi giá trị sản xuất - chế biến -

tiêu thụ các nông sản chủ lực, với hình thành các cụm liên kết công nghiệp và

phát triển công nghiệp hỗ trợ…

Tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc

các thành phần kinh tế.

Về cải thiện môi trường luật pháp

- Trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, luật pháp phải

được coi là công cụ chủ yếu của Nhà nước trong quản lý kinh tế vĩ mô. Hành xử

theo pháp luật không phải chỉ là nghĩa vụ của các đối tượng điều chỉnh của pháp

luật, mà cũng là trách nhiệm của chính các cơ quan quản lý nhà nước và đội ngũ

công chức nhà nước.

- Tiến tới xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế đồng bộ phù hợp với yêu cầu

phát triển nền kinh tế thị trường. Điều chỉnh hệ thống luật pháp trong nước phù

hợp với thông lệ quốc tế và các ràng buộc của các định chế kinh tế - tài chính

quốc tế mà Việt Nam đã cam kết thực hiện.

- Khuyến khích các chủ sở hữu đưa tài sản vào đầu tư - kinh doanh, bảo vệ

các nhà đầu tư - kinh doanh bằng việc xây dựng và thực thi pháp luật về sở hữu,

chế độ bảo vệ quyền tự do kinh doanh, pháp luật về hợp đồng, thương mại, cạnh

tranh và chống độc quyền theo đúng định chế và tập quán thương mại quốc tế.

- Coi trọng việc bảo đảm điều kiện thực thi pháp luật: nâng cao hiệu quả

của công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật; bảo đảm mọi nhà kinh doanh

đều có thể tiếp cận dễ dàng hệ thống pháp luật kinh tế; mở rộng dịch vụ tư vấn

pháp luật; kiên quyết xử lý nghiêm khắc mọi hành vi vi phạm pháp luật, bảo

126

đảm sự bình đ ng trước pháp luật của mọi công dân, mọi tổ chức chính trị, kinh

tế và xã hội.

Về cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô

- Điều chỉnh mô hình tăng trưởng, kết hợp hợp lý giữa tăng trưởng theo

chiều rộng với tăng trưởng theo chiều sâu, coi tăng trưởng theo chiều sâu là

hướng chủ đạo. Trên cơ sở đó, điều chỉnh cơ cấu ngành và cơ cấu vùng kinh tế,

điều chỉnh cơ cấu thị trường và cơ cấu đầu tư, đẩy mạnh đầu tư bảo đảm các yếu

tố về hạ tầng và nhân lực cho sự tăng trưởng cao, có hiệu quả và bền vững.

- Hoàn thiện các chính sách kinh tế vĩ mô hướng tới tạo lập sự ổn định bền

vững của các cân đối kinh tế vĩ mô, đặc biệt là cán cân thương mại, cán cân

thanh toán. Tăng cường dự trữ quốc gia, tạo cho Nhà nước có một công cụ vật

chất mạnh để đối phó một cách chủ động với những biến động kinh tế vĩ mô.

- Thống nhất điều kiện kinh doanh và điều kiện tiếp cận các yếu tố sản xuất

của các loại hình doanh nghiệp thuộc các hình thức sở hữu khác nhau. Hoàn

thiện cơ chế bình đ ng và không phân biệt hình thức sở hữu trong việc lựa chọn

đối tượng được huy động tín dụng, được nhận sự hỗ trợ tài chính của Nhà nước.

Khuyến khích và hỗ trợ chuyển một bộ phận các hoạt động kinh tế phi

chính thức thành các hoạt động kinh tế chính thức

Đây là một nhiệm vụ cần thiết nhưng hết sức phức tạp không những đối với

Việt Nam mà còn với tất cả các nước trên thế giới. Để thực hiện nhiệm vụ này

đòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn đề khác nhau: Thống nhất nhận diện các hoạt

động kinh tế phi chính thức; Phân loại các hình thức hoạt động kinh tế phi chính

thức; Đánh giá tác động tích cực và tiêu cực của từng hình thức; Xác định rõ các

nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến sự tồn tại và phát triển các hoạt

động kinh tế phi chính thức; Đề xuất các biện pháp phù hợp với từng hình thức

hoạt động kinh tế phi chính thức để từng bước chuyển chúng thành hoạt động

kinh tế chính thức...

Trong việc phân loại và đánh giá các hoạt động kinh tế phi chính thức,

những hoạt động kinh tế phi chính thức trái pháp luật, trái thuần phong mỹ tục và

dẫn đến băng hoại đạo đức, lối sống cần được ngăn chặn và xóa bỏ ngay trong

ngắn hạn bằng những chế tài pháp luật nghiêm khắc. Với các hoạt động kinh tế

phi chính thức còn lại, căn cứ vào tính chất, vị trí, phạm vi tác động và năng lực

của cơ quan quản lý nhà nước để xác định loại hoạt động cần chuyển thành hoạt

127

động kinh tế chính thức, loại hoạt động vẫn duy trì dưới hình thức kinh tế phi

chính thức.

6. Kết luận

Ngay trong thời kỳ bị coi là “kinh tế phi XHCN” và là đối tượng cải tạo

XHCN, kinh tế tư nhân ở nước ta vẫn tồn tại với những mức độ, hình thức khác

nhau và có đóng góp không nhỏ vào việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản, thiết

yếu của người dân. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, được chính thức được

thừa nhận là một bộ phận cấu thành nền kinh tế, kinh tế tư nhân đã được phát

triển mạnh mẽ và đóng góp ngày càng to lớn vào công cuộc phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước. Để phát huy ngày càng đầy đủ vai trò “động lực quan trọng

của nền kinh tế” đòi hỏi phải tăng cường nội lực của các chủ thể kinh tế tư nhân

bằng chính sự nỗ lực của chính họ. Nhưng sự nỗ lực ấy sẽ chỉ mang lại kết quả

mong muốn khi có sự hỗ trợ phù hợp và có hiệu quả của hệ thống các cơ quan

quản lý nhà nước. Bởi vậy, để phát huy vai trò động lực của kinh tế tư nhân phải

thực hiện đồng bộ các biện pháp từ cả phía các chủ thể kinh tế tư nhân và phía cơ

quan quản lý nhà nước các cấp.

128

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện các Đại hội lần thứ VI, X và XII. Nhà

xuất bản Chính trị Quốc gia.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Nghị quyết số 10/NQ-TW ngày 3/6/2017 của

Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII).

3. Chính phủ: Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 3/10/2017 về Chương trình hành

động thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

4. Tổng cục Thống kê: Niên giám thống kê năm 2016. Nhà xuất bản Thống

kê, 2017.

5. Tổng cục Thống kê: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2016 và năm

2017. Gso.gov.vn.

6. Bách khoa toàn thư mở - Wikipedia tiếng Việt: Kinh tế ngầm.

7. Vũ Hùng Cường (Chủ biên): Kinh tế tư nhân - Một động lực cơ bản cho

phát triển. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2016.

8. Nguyên Mẫn: Bất công cho doanh nghiệp tư nhân. Vneconomy.vn,

5/2/2018.

9. Nguyễn Kế Tuấn (Chủ biên): Vấn đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN ở Việt Nam. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2010.

10. Nguyễn Kế Tuấn: Những yếu tố cản trở phát triển kinh tế tư nhân ở Việt

Nam. Hội thảo khoa học do Liên hiệp các Hội khoa học - Kỹ thuật Việt

Nam tổ chức, 9/2016.

11. Nguyễn Kế Tuấn: Một số vấn đề về xu hướng phát triển các hình thức sở

hữu, các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Hội thảo khoa

học do Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức, 10/2017.

12. Nguyễn Kế Tuấn và Nguyễn Kế Nghĩa: Hoàn thiện thể chế để phát triển

các thành phần kinh tế và các loại hình tổ chức kinh doanh. Hội thảo khoa

học quốc gia do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Ủy ban Kinh tế của

Quốc hội tổ chức, 11/2017.

129

KINH TẾ TƯ NHÂN ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

GIAI ĐOẠN 2015-2017

ThS. Nguyễn Thị Liên Hương

Trường Đại học Thương mại

Tóm tắt

Với một nền kinh tế đa thành phần cùng tồn tại và phát triển, không còn

dừng lại ở khía cạnh xem xét để xóa bỏ hay ưu tiên thành phần kinh tế nào mà

cần nhận thấy mỗi thành phần kinh tế có bản chất riêng, có quy luật kinh tế

riêng, dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Vì vậy, điều

quan trọng là phải nắm vững bản chất của từng thành phần kinh tế và sử dụng

chúng một cách có hiệu quả nhất để đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát

triển kinh tế, chủ động mở cửa hội nhập sâu hơn nữa vào kinh tế quốc tế giúp

cho nền kinh tế nước nhà ngày càng vững mạnh. Bài viết này tác giả chủ yếu

phân tích vai trò của kinh tế tư nhân với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong

giai đoạn vừa qua về lý luận cũng như thực tiễn, đồng thời đưa ra kiến nghị giúp

kinh tế tư nhân phát triển.

Từ khóa: Kinh tế tư nhân (KTTN), tăng trưởng kinh tế.

Đặt vấn đề

Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội to lớn trong hơn 30 năm đổi

mới của đất nước ta có một phần đóng góp không nhỏ của khu vực kinh tế tư

nhân. Từ những thực tiễn sinh động đó, Đại hội XII của Đảng đã kh ng định:

“kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng”(1) của nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là nguồn cổ vũ cho tinh thần khởi nghiệp, đổi mới

và sáng tạo, tạo sức sống và đột phá phát triển mạnh mẽ đất nước ta trong giai

đoạn tới. Trong thắng lợi to lớn có tính chiến lược của Việt Nam trong thời gian

qua phải kể đến tác động của chính sách cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nói

chung và quan điểm, chính sách đối với kinh tế tư nhân (KTTN) nói riêng; từ đó

tạo nền tảng và căn cứ để đổi mới cơ chế quản lý kinh tế cho phù hợp với cơ chế

thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong những năm đổi mới vừa qua,

KTTN là một vấn đề gay cấn, lúng túng, gây tranh cãi nhiều nhất, đụng chạm

đến những vấn đề chính trị - xã hội như định hướng XHCN, đảng viên làm kinh

tế, phân hóa giàu nghèo, v.v. Tuy nhiên, với sự nhất quán trong đường lối đổi

mới của Đảng, với phương châm nhìn th ng vào sự thật, tôn trọng sự thật, nói

130

đúng sự thật, cùng với sự nỗ lực của các nhà lý luận, các nhà quản lý và sự hưởng

ứng của toàn dân, cho tới nay, KTTN đã được hồi phục, phát triển và trở thành một

lực lượng kinh tế lớn mạnh, góp phần vào công cuộc đổi mới nhằm xây dựng nền

kinh tế thị trường định hướng XHCN. Có thể nói, cho tới nay không còn một người

nào, dù là bảo thủ nhất, còn nghi ngờ và phủ nhận vai trò của KTTN ở nước ta, đặc

biệt là sự đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua.

1. Kinh tế tƣ nhân

1.1. Khái niệm kinh tế tư nhân

Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

là văn bản có ý nghĩa quan trọng cho sự thúc đẩy phát triển của kinh tế tư nhân

(KTTN) ở Việt Nam hiện nay. Cùng với quá trình phát triển với những bước

thăng trầm, nhưng cho tới hiện nay ở nước ta vẫn chưa có một văn bản nào định

nghĩa rõ ràng về KTTN, những quan niệm về KTTN vẫn chưa thống nhất và

được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tiêu thức phân loại vẫn chưa rõ ràng nhất

quán. Tựu trung lại, KTTN chủ yếu vẫn được xem xét chủ yếu trên khía cạnh sở

hữu - sở hữu tư nhân. Từ đó có thể hiểu khái niệm KTTN qua hai cấp độ khác

nhau. Theo cấp độ khái quát, được xem xét trên góc độ khu vực nhà nước và khu

vực ngoài quốc doanh. KTTN là khu vực kinh tế nằm ngoài quốc doanh (ngoài

khu vực kinh tế nhà nước), bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong

đó tư nhân nắm trên 50% vốn đầu tư. KTTN cần được hiểu là tất cả các cơ sở sản

xuất kinh doanh không dựa trên sở hữu nhà nước về các yếu tố của quá trình sản

xuất. Đặc trưng mang tính bản chất của những doanh nghiệp thuộc khu vực

KTTN là họ sử dụng nguồn vốn của chính họ và có quyền được hưởng thành quả

lao động mà họ làm ra. “DNTN hoạt động bằng tiền túi và cho chính cái túi tiền

mình”. Đó là điểm khác biệt quan trọng giữa khu vực KTTN và khu vực KTNN

trong các nền kinh tế. Nguyên tắc hoạt động của các loại hình DNTN đã được

khái quát thành nguyên tắc “bốn tự”. Đó là tự bỏ vốn, tự tổ chức, tự chủ trong

kinh doanh và tự bù lỗ. Đây là cơ chế gắn kết quả hoạt động (lợi ích) với năng

lực hoạt động của người lao động, một cơ chế hoạt động tối ưu hướng tới kết quả

cao. Việc chỉ ra đặc trưng cốt lõi của KTTN sẽ hướng sự chú ý của chúng ta tới

bản chất chứ không dừng lại ở hình thức của vấn đề. Theo cấp độ hẹp hơn,

KTTN gồm có kinh tế cá thể, tiểu chủ; và kinh tế tư bản tư nhân.

Thông qua cách hiểu trên, chúng ta có thể đi đến nhận thức mang tính cụ

thể và rõ ràng về KTTN: KTTN là khu vực kinh tế gắn liền với loại hình sở hữu

131

tư nhân, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở

hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (TLSX) tồn tại dưới các hình thức DNTN, công

ty TNHH, CTCP và các hộ kinh doanh cá thể.

1.2. Phân loại kinh tế tư nhân

Hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm rõ ràng về KTTN, vì vậy, việc phân

loại KTTN rất khó khăn song lại hết sức cần thiết cho việc tìm hiểu nghiên cứu

và vận dụng vào thực tế. Ở nước ta hiện nay, khái niệm KTTN chủ yếu được

hiểu theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX: KTTN không phải là một

thành phần kinh tế, mà là một khu vực kinh tế bao gồm 2 thành phần kinh tế:

thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Mới

nhất, theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản

Việt Nam thì “KTTN gồm cả kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân”.

Khu vực KTTN có thể hiểu là một thuật ngữ phản ánh một bộ phận kinh tế

của các chủ thể trong xã hội hoạt động dựa trên quyền sở hữu tư nhân về các điều

kiện cơ bản của sản xuất. Khái niệm khu vực kinh tế nhằm phân biệt khu vực

kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Do nhà nước Việt Nam là

nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa đi theo định hướng XHCN, vì vậy thành

phần kinh tế là khái niệm thể hiện cấu trúc của một xã hội, trong đó bao gồm

nhiều mảng đại diện cho các phương thức sản xuất (PTSX) khác nhau cùng tồn

tại. Trong đó, khu vực kinh tế có thể bao hàm các loại hình kinh doanh thuộc các

thành phần kinh tế khác nhau như: thuộc về KTTN có các cơ sở sản xuất thuộc

thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về TLSX; thành phần kinh tế cá thể,

tiểu chủ và thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Xét về mặt quan hệ sở hữu, kinh tế

cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân đều thuộc loại hình KTTN, nhưng nếu xét về

phương diện thành phần kinh tế thì kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân là

hai thành phần kinh tế khác nhau, khác về trình độ phát triển lực lượng sản xuất

và về bản chất quan hệ sản xuất.

Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã ra Nghị

quyết số 14-NQ/TW ngày 18/3/2002 về tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách,

khuyến khích và tạo điều kiện phát triển KTTN, nêu ra: “KTTN gồm kinh tế cá

thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá

thể và các loại hình DNTN đã phát triển rộng khắp trong cả nước...”

Như vậy, KTTN tồn tại dưới nhiều hình thức tổ chức kinh doanh khác

nhau, đó là hộ kinh doanh cá thể, tiểu chủ và các loại hình doanh nghiệp như:

công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh.

132

2. Tăng trƣởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế (TTKT) là một trong những chủ đề lớn của lý thuyết

kinh tế trong nhiều thập niên qua. Việc nghiên cứu và nhận thức đúng đắn về

TTKT để hoạch định được chính sách tăng trưởng và gắn kết tăng trưởng với

phát triển kinh tế (PTKT) có hiệu quả, có chất lượng là một trong những yêu cầu

rất quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia.

Đối với nước ta, TTKT được Đảng và Nhà nước xem là trọng tâm của mọi

nỗ lực nhằm đẩy nhanh tốc độ PTKT - xã hội, tránh tụt hậu xa hơn nữa về kinh

tế. Khái niệm TTKT (Economic growth) lần đầu tiên xuất hiện trong tác phẩm

“Của cải của các dân tộc” của Adam Smith xuất bản năm 1776, và đến năm 1956

trong bài viết “Một đóng góp cho lý thuyết TTKT” nhà kinh tế học Robert Solow

mới lý giải đầy đủ khái niệm này. Đến nay, khái niệm TTKT đã được phát triển

và ngày càng hoàn thiện hơn, hầu hết các nhà kinh tế đều thống nhất quan điểm:

TTKT là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc dân trong một thời kỳ nhất định, là kết

quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ do nền kinh tế tạo ra, không kể

các hoạt động ấy được thực hiện trong nước hay nước ngoài. Với quan niệm này

có thể hiểu, TTKT là sự tăng thêm về quy mô, sản lượng sản phẩm vật chất và

dịch vụ được sáng tạo ra trong một thời gian nhất định thường là một năm) và

không phân biệt chủ sở hữu.

Sự gia tăng của yếu tố TTKT được thể hiện thông qua quy mô và tốc độ.

Trong đó, quy mô của sự tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít; tốc độ

tăng trưởng dùng để so sánh tương đối giữa các kỳ, hay còn dùng để phản ánh sự

tăng trưởng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Trong phân tích kinh tế, để phản

ánh tốc độ mở rộng quy mô của nền kinh tế người ta thường sử dụng khái niệm

tốc độ TTKT: là tỷ lệ phần trăm giữa sản lượng tăng thêm của thời kỳ nghiên cứu

so với mức sản lượng của thời kỳ trước đó, hoặc thời kỳ gốc. Do đó, TTKT có

thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hoặc số tương đối (tỷ lệ tăng

trưởng). Như vậy, nội hàm của tăng trưởng là phản ánh sự thay đổi về lượng của

nền kinh tế. Ngày nay, trong xu hướng phát triển mới đã đặt vấn đề TTKT đi liền

với tính chất bền vững của quá trình tăng trưởng và phát triển (thể hiện thông qua

sự tăng liên tục, có hiệu quả chỉ tiêu quy mô, và tốc độ tăng thu nhập bình quân

đầu người); bên cạnh đó, yêu cầu TTKT còn gắn với việc bảo đảm chất lượng

tăng trưởng (CLTT) ngày càng cao.

133

3. Vai trò của kinh tế tƣ nhân đối với tăng trƣởng kinh tế

Việc phát triển KTTN ở nước ta là vấn đề chiến lược trong phát triển nền

kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bộ phận kinh tế này

được Đảng, Nhà nước coi trọng và chỉ đạo để phát triển đúng hướng, góp phần

vào việc phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước. Có một thời kỳ dài người ta đánh giá không đúng vai

trò của khu vực KTTN. Do e ngại KTTN dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về

TLSX hàng ngày hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản (CNTB), nên đã tìm mọi

cách để triệt tiêu khu vực này và chỉ tạo điều kiện để kinh tế quốc doanh, kinh

tế tập thể phát triển. Hậu quả là nền kinh tế trì trệ, chậm phát triển, đời sống

nhân dân vô cùng khó khăn. Hiện nay ở hầu hết các nước, KTTN đóng góp

vai trò rất quan trọng chi phối rất lớn đến công cuộc phát triển kinh tế - xã hội.

Vai trò của khu vực KTTN được thể hiện ở những điểm sau:

Một là, khu vực KTTN góp phần khơi dậy một bộ phận quan trọng tiềm

năng của đất nước, tăng nguồn nội lực, tham gia phát triển nền kinh tế quốc dân.

Vai trò này của khu vực KTTN được thể hiện thông qua một số điểm:

- Khu vực KTTN đã góp phần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp thúc đẩy

LLSX phát triển. Khu vực KTTN phát triển làm cho các quan hệ sở hữu của nền

kinh tế nước ta trở nên đa dạng hơn. Sự biến đổi của quan hệ sản xuất đã kéo

theo sự biến đổi của quan hệ quản lý và phân phối làm cho quan hệ sản xuất trở

nên linh hoạt, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX vốn còn thấp và phát

triển không đều giữa các vùng, các ngành trong cả nước. Nhờ vậy đã khơi dậy và

phát huy tiềm năng về vốn, đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất của các tầng

lớp nhân dân, các dân tộc vào công cuộc CNH - HĐH. Thông qua việc phát triển

KTTN mà quyền làm chủ của nhân dân, trước hết là quyền làm chủ về kinh tế

được phát huy, đó là cơ sở để mở rộng quyền làm chủ của nhân dân về chính trị,

văn hóa, xã hội.

- Khu vực KTTN góp phần quan trọng thu hút vốn nhàn rỗi của xã hội và

sử dụng tối ưu các nguồn lực của địa phương. Việc thành lập các doanh nghiệp

thuộc KTTN không đòi hỏi quá nhiều vốn, nhất là với doanh nghiệp quy mô nhỏ.

Điều đó sẽ tạo cơ hội cho đông đảo dân cư có thể tham gia đầu tư. Mặt khác

trong quá trình hoạt động, các loại hình DNTN có thể dễ dàng huy động vốn vay

dựa trên quan hệ họ hàng, bạn bè... Chính vì vậy, việc đẩy mạnh các loại hình

DNTN được coi là phương tiện có hiệu quả trong việc huy động vốn, sử dụng

134

các khoản tiền đang phân tán, nằm im trong dân cư thành các khoản vốn đầu tư

riêng. Các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN thường có quy mô vừa và nhỏ, lại

được phân tán ở hầu hết các địa phương, các vùng lãnh thổ nên chúng có khả

năng sử dụng các tiềm năng về nguyên vật liệu, lao động và kinh nghiệm sản

xuất các ngành nghề truyền thống của địa phương.

- Khu vực KTTN đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước.

Theo thống kê cho thấy, hiện nay đóng góp vào ngân sách của khu vực KTTN

tuy còn nhỏ (chưa tới 10%) nhưng đang có xu hướng tăng lên. So với đóng góp

vào ngân sách Trung ương thì đóng góp của khu vực KTTN vào nguồn thu ngân

sách địa phương còn lớn hơn nhiều. Ngoài đóng góp vào nguồn thu ngân sách,

các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN còn có sự đóng góp đáng kể vào việc xây

dựng các công trình văn hóa, trường học, thể dục thể thao, đường sá, cầu cống,

nhà tình nghĩa và các công trình phúc lợi khác.

Hai là, khu vực KTTN đã có những đóng góp quan trọng vào việc thúc đẩy

tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân.

- Nhìn chung tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực KTTN đều đặn và

xấp xỉ với tốc độ tăng GDP của toàn bộ nền kinh tế, trong đó riêng kinh tế tư

bản tư nhân bao giờ cũng thuộc bộ phận có tốc độ tăng trưởng cao nhất. Sự

phát triển nhanh của KTTN đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy tăng

trưởng nền kinh tế của cả nước.

- Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhà nước thường

được ưu tiên xây dựng thành các khu cụm công nghiệp, dịch vụ tổng hợp và các

vùng đô thị, nơi có cơ sở hạ tầng phát triển. Điều đó sẽ dẫn đến tình trạng mất

cân đối nghiêm trọng về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội giữa thành thị

và nông thôn, giữa các vùng của một quốc gia. Chính sự phát triển của KTTN

góp phần quan trọng vào việc tạo lập sự cân đối trong phát triển giữa các vùng.

Nó sẽ giúp cho vùng sâu, vùng xa, các vùng nông thôn có thể khai thác được

tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triển nhanh các ngành sản xuất và dịch vụ

tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình

độ kinh tế, văn hóa giữa các vùng, miền.

Ba là, KTTN phát triển góp phần thu hút một bộ phận lớn lực lượng lao

động và đào tạo nguồn nhân lực mới cho thị trường lao động.

Hiện nay ở nước ta, khu vực KTNN chỉ giải quyết việc làm được cho

khoảng trên 3 triệu lao động, trong khi đó chỉ tính riêng các loại hình doanh

135

nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp đã tạo việc làm cho

khoảng 6 triệu lao động. Khu vực KTTN có ưu thế hơn h n về khả năng tạo việc

làm. Nhìn chung lợi thế nổi bật của KTTN là có thể thu hút một lực lượng, lao

động đông đảo, đa dạng, phong phú cả về mặt số lượng cũng như chất lượng từ

lao động thủ công đến lao động chất lượng cao ở tất cả mọi vùng, miền của đất

nước, ở tất cả mọi tầng lớp dân cư... Như vậy, KTTN góp phần quan trọng trong

việc giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động.

Ngoài việc tạo công ăn việc làm, do những đòi hỏi để đứng vững trong

cạnh tranh, các DNTN phải luôn tìm những biện pháp tổ chức lao động, quản lý

có hiệu quả nhất, vì vậy kỹ thuật lao động được thực hiện rất nghiêm ngặt. Chính

điều này đã góp phần vào việc đào tạo nên đội ngũ lao động có kỹ năng và tác

phong công nghiệp. Đồng thời thông qua quá trình này, khu vực KTTN cũng

được xem là nơi đào tạo, rèn luyện các chủ doanh nghiệp lớn trong tương lai và

là cơ sở kinh tế ban đầu để phát triển các doanh nghiệp lớn.

Bốn là, khu vực KTTN góp phần thúc đẩy đất nước hội nhập kinh tế quốc tế.

Việt Nam muốn phát triển nhanh cần phải hội nhập kinh tế khu vực và

quốc tế, thu hút vốn và công nghệ vào nền kinh tế của mình. Hội nhập kinh tế

quốc tế là xu hướng tất yếu đối với Việt Nam trong quá trình CNH - HĐH đất

nước. Quá tr.nh hội nhập có thể thực hiện bằng nhiều con đường như: nhà nước

liên doanh với nước ngoài, nhà nước cho nhóm đầu tư nước ngoài thuê đất hay

các tổ chức kinh tế và KTTN liên doanh, liên kết với nước ngoài. Trong những

hình thức này, hiện nay nổi bật nhất vẫn là con đường thứ ba, sự liên kết thông

qua khu vực KTTN. Cũng thông qua quá trình đó, KTTN với những đặc tính của

mình là chủ động đổi mới và lựa chọn công nghệ thích hợp để giảm chi phí sản

xuất, mở rộng thị trường, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản

phẩm... Từ đó, KTTN góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ, hợp tác đào

tạo nguồn nhân lực và kinh nghiệm quản lý. Đồng thời nó góp phần thúc đẩy

thương mại Việt Nam phát triển và hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới.

Thông qua những vấn đề phân tích trên có thể thấy, tính chất nhiều thành

phần là đặc trưng của nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Các

thành phần kinh tế luôn vận động và phát triển trong mối quan hệ, tác động

qua lại và đan xen với nhau. Vấn đề hiện nay, không còn dừng lại ở khía cạnh

xem xét để xóa bỏ hay ưu tiên thành phần kinh tế nào mà cần nhận thấy mỗi

thành phần kinh tế có bản chất riêng, có quy luật kinh tế riêng, dựa trên một

hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Vì vậy, điều quan trọng là phải

136

nắm vững bản chất của từng thành phần kinh tế và sử dụng chúng một cách có

hiệu quả nhất để đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế, chủ

động mở cửa hội nhập sâu hơn nữa vào kinh tế quốc tế giúp cho nền kinh tế

nước nhà ngày càng vững mạnh.

4. Thực trạng và môi trƣờng chính sách phát triển kinh tế tƣ nhân ở

nƣớc ta thời gian qua

Nhìn lại chặng đường hơn 30 năm đổi mới, từ tâm lý thụ động, ỷ lại vào

Nhà nước và tập thể, tất cả các tầng lớp nhân dân đã chuyển sang ý thức chủ

động và tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội.

Những thay đổi về tư duy và nhận thức quan trọng đó đã tạo điều kiện

giúp khu vực KTTN ở nước ta từng bước phát triển cả về lượng và chất. Từ

chỗ chủ yếu chỉ có các hộ kinh doanh cá thể, nước ta đã có những tập đoàn

kinh tế lớn. Từ chỗ chủ yếu hoạt động trong khu vực phi chính thức, KTTN

đã chuyển đổi mạnh mẽ sang hoạt động trong khu vực chính thức của nền

kinh tế, phạm vi kinh doanh đã rộng khắp ở những ngành mà pháp luật không

cấm. Đặc biệt, trong những năm qua một làn sóng khởi nghiệp đã và đang

diễn ra, đem lại một sức sống mới cho nền kinh tế. Có thể thấy, khu vực

KTTN đang đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trong nền KTTT định

hướng XHCN, góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước.

Đa số các doanh nghiệp tư nhân (DNTN) là các doanh nghiệp nhỏ và siêu

nhỏ. Tuy nhiên, tỷ trọng của các doanh nghiệp siêu nhỏ đã tăng mạnh trong

những năm gần đây. Do quy mô vốn nhỏ, năng lực tài chính yếu kém nên khả

năng cạnh tranh của các DNTN thường thấp hơn các doanh nghiệp nhà nước và

các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nhiều DNTN còn kinh

doanh theo hình thức ngắn hạn, chưa có tầm nhìn, chiến lược kinh doanh dài hạn; ý

thức tự giác chấp hành pháp luật của Nhà nước còn hạn chế. Đội ngũ doanh nhân

của khu vực tư nhân chưa thực sự lớn mạnh, còn thiếu kinh nghiệm trên thương

trường quốc tế và chưa được đào tạo sâu về quản lý sản xuất, kinh doanh. Một số

doanh nhân còn thiếu trách nhiệm với xã hội, vì lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, làm

tăng thêm các tiêu cực xã hội, môi trường.

Năng lực công nghiệp của khu vực KTTN trên thực tế là rất nhỏ và yếu,

mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ phát triển. Phần lớn sản xuất công

nghiệp của các DNTN là gia công lắp ráp, chủ yếu sử dụng máy móc, thiết bị và

137

nguyên liệu nhập khẩu. Các công đoạn sản xuất đưa lại giá trị gia tăng cao, như

thiết kế, tạo kiểu dáng, ma-két-ting... đều được thực hiện bởi đối tác nước ngoài.

Sự phân tầng trình độ công nghệ đang diễn ra trong từng ngành và trong nhiều

doanh nghiệp; công nghệ lạc hậu, trung bình và tiên tiến cùng đan xen tồn tại;

công nghệ tiên tiến, hiện đại chỉ tập trung vào một số ít DNTN, ở một số ít lĩnh

vực. Chênh lệch về trình độ công nghệ bộc lộ rõ: trình độ các DNTN thấp hơn

khu vực doanh nghiệp nhà nước và thua xa doanh nghiệp FDI. Do trình độ công

nghệ thấp, các DNTN không có khả năng kết nối cũng như tham gia ngành công

nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp lớn, nhất là không thể tận dụng được hiệu

ứng lan tỏa từ các doanh nghiệp FDI đang tăng trưởng nhanh.

Các DNTN phần lớn vẫn hoạt động ở thị trường trong nước, chỉ rất ít

DNTN lớn vươn được ra thị trường nước ngoài. Ngay cả ở thị trường trong nước,

dưới sức ép cạnh tranh gay gắt các DNTN lớn cũng bắt đầu có xu hướng rút khỏi

các ngành sản xuất công nghiệp, nhường lại sân chơi cho các doanh nghiệp nước

ngoài. Sự rút lui này cũng diễn ra trong một số lĩnh vực dịch vụ như phân phối và

bán lẻ được ưu tiên và có nhiều tiềm năng của nền kinh tế.

Số lượng DNTN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp còn rất ít. Trong khi

đó, nhiều chính sách “cởi trói” giúp nông nghiệp, nông thôn phát triển trong thời

kỳ sau đổi mới đã tới giới hạn. Mô hình kinh tế hộ truyền thống tồn tại lâu nay ở

nông thôn không còn phù hợp với điều kiện mới; yêu cầu tích tụ, tập trung ruộng

đất đang được đặt ra cho việc triển khai những mô hình hiện đại như kinh tế

trang trại quy mô lớn. Việc giải quyết lao động trong ngành nông nghiệp chưa

đạt hiệu quả mong muốn có nguyên nhân chủ yếu là sự phát triển của lực lượng

doanh nghiệp ở nông thôn không đủ mạnh nên chưa thúc đẩy chuyển dịch nhanh

lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp.

Trong những năm qua, môi trường kinh doanh ở nước ta đã được cải thiện

nhiều, song vẫn chưa thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực KTTN phát

triển mạnh. Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2017 của Ngân hàng Thế giới

(WB) xếp Việt Nam đứng thứ 82 trong tổng số 190 nền kinh tế (về môi trường

kinh doanh), tốt hơn một số nước trong khu vực châu Á (như In-đô-nê-xi-a, Phi-

líp-pin, Ấn Độ) và cải thiện so với thứ hạng trong Báo cáo Môi trường kinh

doanh năm 2016 (Việt Nam đứng thứ 91). Tuy nhiên, thứ hạng đối với một số

chỉ số của Việt Nam còn khá thấp, như khởi sự kinh doanh (đứng thứ 121), trả

thuế (đứng thứ 167), và phá sản (đứng thứ 125) (2).

138

Bảng 1. Tỷ lệ đầu tƣ trong lĩnh vực kinh tế tƣ nhân giai đoạn 2015-2017

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tỷ lệ đầu tư của khu vực tư nhân

trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội 38,70% 38,90% 40,60%

Tỷ trọng giá trị tăng thêm của khu

vực kinh tế tư nhân 43,22% 42,56% 41,80%

Nguồn: Tổng cục Thống kê

5. Một số quan điểm và kiến nghị chính sách

* Củng cố nền tảng và hoàn thiện thể chế KTTT

Điều này đã được nhấn mạnh trong Văn kiện Đại hội XII 2016 (1) như là

vấn đề căn cốt của quá trình cải cách thể chế kinh tế, giúp đem lại động lực phát

triển mới của nước ta trong giai đoạn tới. Việt Nam đã cam kết thực hiện và đáp

ứng các tiêu chí để được công nhận là nền KTTT đầy đủ; trong số đó, có những

tiêu chí phổ biến của một nền KTTT hiện đại, như không phân biệt đối xử; bảo

đảm cạnh tranh lành mạnh; thực hiện minh bạch trong chính sách... là những

điều kiện nền tảng để khu vực KTTN phát triển. Tiến trình cải cách kinh tế trong

nước phải nhằm bảo đảm những tiêu chí này để đồng bộ với tiến trình hội nhập

kinh tế quốc tế. Trong hơn 30 năm đổi mới, việc hình thành và đa dạng hóa các

hình thức sở hữu đã quy định các thành phần kinh tế tương ứng. Tuy nhiên, cần

phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa để có một nền kinh tế thị trường đầy đủ,

hiện đại. Phải thực sự xác lập, thực thi phổ biến và bảo vệ hữu hiệu quyền sở hữu

tư nhân về tài sản. Chỉ khi quyền sở hữu tư nhân được tôn trọng và bảo vệ, các cá

nhân mới có thể phát huy được các tiềm năng của mình, mới có thể tự do và độc

lập trong việc tiến hành các hoạt động sản xuất, trao đổi nhằm tối đa hóa các lợi

ích cá nhân.

* Thực hiện Nhà nước liêm chính, kiến tạo và phục vụ nhân dân

Nhà nước liêm chính là nhà nước nói không với tham nhũng; có các quy

định thưởng phạt nghiêm minh và đề cao ý thức thượng tôn pháp luật cho tất cả

mọi người; từ đó thực sự tạo được niềm tin của người dân, của doanh nghiệp vào

vai trò của Chính phủ trong điều hành đất nước. Cần ngăn chặn lợi ích nhóm, lợi

ích cục bộ ngay từ khi khởi xướng; cần xử lý một cách quyết liệt nạn tham

nhũng, quan liêu - rào cản và gánh nặng chi phí đối với phát triển của khu vực

KTTN; củng cố, xây dựng bộ máy, tuyển dụng người tài, rà soát lại chức năng,

139

nhiệm vụ của từng cơ quan để tránh chồng chéo, mâu thuẫn và gắn với cải cách

hành chính.

Cần áp dụng mạnh mẽ Chính phủ điện tử và Chính phủ số ở mọi lĩnh vực

để giảm thiểu và hiện đại hóa thủ tục hành chính, hạn chế tham nhũng, tăng

cường tính minh bạch trong quá trình xây dựng và thực hiện chính sách. Đây

cũng là những biện pháp góp phần đẩy nhanh quá trình chính thức hóa nền kinh

tế và thị trường lao động. Cần duy trì và nhân rộng các nỗ lực đó trên toàn quốc,

đặc biệt ở những tỉnh nằm ngoài “cực tăng trưởng” và giúp trung hòa xu hướng

doanh nghiệp thường tập trung ở những vùng trọng điểm.

Định hướng cải cách thời gian tới là Chính phủ phải chuyển mạnh từ vai trò

can thiệp trực tiếp sang quản lý và phục vụ phát triển (3), trong đó chú trọng bảo

đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập các cơ hội kinh doanh và khởi nghiệp; thiết

lập khuôn khổ pháp luật, chính sách và bộ máy thực thi nhằm bảo đảm các loại

thị trường liên tục được hoàn thiện; bảo đảm sự minh bạch và có hiệu quả; dứt

khoát với cơ chế “xin - cho”.

* Xây dựng và thực hiện chính sách công nghiệp quốc gia đặt trọng tâm

vào phát triển KTTN

Các doanh nghiệp tư nhân, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa

đáp ứng được các điều kiện khắt khe để tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu. Do

thiếu mối liên kết chặt chẽ nên hiệu ứng lan tỏa, nhất là lan tỏa về công nghệ, từ

khu vực FDI sang khu vực trong nước rất hạn chế. Vì vậy, cần có các chính sách

giúp tăng cường liên kết giữa các DNTN trong nước và khu vực nước ngoài sử

dụng nhiều công nghệ. Để kết nối được với các tập đoàn đa quốc gia (TNC),

trước mắt Việt Nam cần thúc đẩy các hoạt động phát triển công nghệ tầm trung

phù hợp với trình độ phát triển hiện tại, như thiết lập các cụm liên kết ngành sản

xuất linh kiện đòi hỏi quy mô đầu tư vốn vừa phải và độ tinh vi công nghệ ở mức

trung bình. Việt Nam cũng cần nắm bắt được làn sóng khởi nghiệp của các doanh

nghiệp công nghệ và thúc đẩy các hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm giúp các doanh

nhân vượt qua rào cản về vốn, rủi ro, nguồn nhân lực... để hiện thực hóa các ý

tưởng của mình liên quan đến công nghệ và đổi mới sáng tạo (4).

* Phát triển mạnh lực lượng doanh nghiệp trong nông nghiệp và ở nông thôn

Tầm quan trọng và tính nhạy cảm của khu vực nông nghiệp, nông thôn

khiến vấn đề này tiếp tục chiếm vị trí trung tâm trong phát triển kinh tế - xã hội

của Việt Nam giai đoạn tới. Muốn tạo đột phá phát triển, phải thoát ra khỏi tư

140

duy của nền kinh tế nông nghiệp truyền thống, chuyển mạnh từ chỗ sản xuất lấy

số lượng làm mục tiêu sang chú trọng chất lượng, giá trị và hiệu quả, chuyển từ

mô hình sản xuất nông nghiệp khép kín, nhỏ lẻ, thiếu liên kết, chủ yếu ở quy mô

hộ gia đình sang mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, dựa vào doanh

nghiệp và trang trại, hoạt động theo cơ chế thị trường và đủ sức cạnh tranh trong

hội nhập quốc tế. Đặc biệt, cần chú trọng vai trò của công nghệ, nhất là công

nghệ thông tin, công nghệ xanh và công nghệ sạch trong việc nâng cao chất

lượng và giá trị của các sản phẩm nông nghiệp. Cần giải quyết một số “điểm

nghẽn”, như các vấn đề về kết cấu hạ tầng, tích tụ, tập trung đất đai, phát triển

nguồn nhân lực, hợp đồng sản xuất... thông qua những thay đổi chính sách để thu

hút được nhiều đầu tư hơn từ khu vực KTTN vào khu vực nông nghiệp và nông

thôn. Để làm được điều này, cần có sự tham gia tích cực của Nhà nước, đặc biệt

là chính quyền địa phương, với vai trò điều phối, bảo lãnh trong mối quan hệ

giữa doanh nghiệp với người nông dân để giúp tháo gỡ, xử lý những khó khăn

mà cả hai bên khó vượt qua được.

* Phát triển nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp

Trong thời gian qua, giáo dục đại học ở Việt Nam quá chú trọng đến các

ngành, như kinh tế, tài chính, ngân hàng... khiến nhu cầu học những ngành này

rất cao và học sinh rời xa các ngành khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, nhu cầu

tuyển dụng lao động đối với một số ngành thuộc nhóm công nghệ, kỹ thuật, cơ

khí và các ngành liên quan đến toán học (STEM) ngày càng lớn, đặc biệt trong

làn sóng khởi nghiệp ở lĩnh vực công nghệ hiện nay. Bởi vậy, cần đổi mới căn

bản hệ thống giáo dục và đào tạo, trong đó gắn giáo dục - đào tạo với hoạt

động thực tiễn, đề cao tinh thần làm chủ, thúc đẩy văn hóa khởi nghiệp, có

định hướng rõ rệt ưu tiên về chính sách và các nguồn lực cho các ngành

STEM. Kinh nghiệm của các quốc gia đi trước cho thấy, cần tạo dựng văn hóa

sáng tạo và tinh thần khởi nghiệp cho giới trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế

nhà trường, hình thành ý chí tự thân lập nghiệp để sẵn sàng cho tương lai.

----------------------------------------

141

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương

Đảng, Hà Nội, 2016, tr. 103.

2. Theo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Cơ quan

Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong

năm 2015, chỉ có 3% số doanh nghiệp siêu nhỏ, 4% số doanh nghiệp nhỏ và

gần 9% số doanh nghiệp quy mô vừa có khách hàng là các cá nhân, doanh

nghiệp từ nước ngoài.

3. Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam: Báo cáo Kinh tế thế giới và

Việt Nam 2016 - 2017, Hà Nội, 2017.

4. Nghị quyết số 05-NQ/TW, ngày 1/11/2016, của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng khóa XII về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục

đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất

lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

142

143

T NG QUAN DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2016

NCS. Nguyễn Thị Hồng Nhâm

Học viện Chính sách và Phát triển

Tóm tắt

Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển và vai trò của các khu vực

doanh nghiệp khác nhau ở Việt Nam giai đoạn 2011-2016. Kết quả cho thấy

doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ

trong giai đoạn này. Nghiên cứu cũng chỉ ra những hạn chế của khu vực doanh

nghiệp về số lượng, quy mô và hình thức sở hữu đồng thời chỉ r nguyên nhân

của những hạn chế này như: rào cản từ thể chế, chính sách; rào cản từ hệ thống

tài chính tiền tệ; những rào cản xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp.

Từ khóa: Sự phát triển, vai trò, hạn chế, nguyên nhân các hạn chế, doanh nghiệp

D n nhập

Doanh nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng của nền kinh tế, là bộ phận chủ

yếu tạo ra tổng sản phẩm trong nước (GDP). Những năm gần đây, hoạt động của

doanh nghiệp đã có bước phát triển đột biến, góp phần giải phóng và phát triển

sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế xã hội, góp

phần quyết định vào phục hồi và tăng trưởng kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu,

tăng thu ngân sách và tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như: Tạo

việc làm, xoá đói, giảm nghèo...

Năm 2017, tăng trưởng kinh tế đạt 6,81%. Sau những khó khăn chạm đáy

vào năm 2012, nền kinh tế đang cho thấy sự tăng trưởng khá ổn định khi luôn

cao hơn mức tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 2011-2017. Trong đó khu

vực doanh nghiệp đóng góp khoảng 60% vào tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, đánh

giá đúng được thực trạng phát triển của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng

giúp các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ từ đó giúp

doanh nghiệp có được những định hướng phát triển, mở ra những cơ hội đầu tư

mới đồng thời cũng là căn cứ để Chính phủ hoạch định chính sách giúp tạo điều

kiện cho các khu vực phát triển đồng đều đặc biệt là khu vực doanh nghiệp tư

nhân (DNTN) và khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN). Do đó, nghiên cứu

tập trung đi sâu vào đánh giá thực trạng của doanh nghiệp giai đoạn 2011-2016,

từ đó chỉ ra vai trò của từng khu vực doanh nghiệp đối với nền kinh tế đồng

144

thời tìm ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế này trong khu

vực doanh nghiệp. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu điều tra doanh nghiệp hàng

năm của Tổng cục Thống kê kết hợp sử dụng liệu mới nhất của cuộc điều tra

này năm 2017.

Ngoài phần dẫn nhập, kết cấu của nghiên cứu gồm 5 mục. Mục 1 trình bày

quá trình phát triển của doanh nghiệp Việt Nam thể hiện qua các đặc điểm của

doanh nghiệp (số lượng, quy mô, tình hình kết quả kinh doanh của doanh

nghiệp). Mục 2 đánh giá vai trò của các khu vực doanh nghiệp khác nhau đối với

nền kinh tế. Mục 3 chỉ ra những hạn chế của khu vực doanh nghiệp. Mục 4 tìm ra

nguyên nhân của những hạn chế này. Mục 5 là những kết luận chính.

1. Quá trình phát triển của doanh nghiệp Việt Nam

1.1 . Đ c điểm của doanh nghiệp

1.1.1. Về số lượng doanh nghiệp

Tiếp đà khởi sắc của nền kinh tế trong năm 2016, tình hình kinh tế năm

2017 đã tiếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,81% vượt chỉ tiêu

6,7% đề ra, và là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 7 năm trở lại đây. Đặc

biệt, kể từ khi Luật Doanh nghiệp năm 2015 bắt đầu có hiệu lực với những điều

khoản thông thoáng hơn liên quan đến việc đăng kí thành lập doanh nghiệp đã

tạo động lực mới cho làn sóng thành lập doanh nghiệp những năm tiếp theo.

Đơn vị: Doanh nghiệp

Hình 1.1. Số lƣợng doanh nghiệp giai đoạn 2011-2017

Nguồn: Tổng cục Thống kê

145

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, có thể thấy doanh nghiệp đang hoạt

động ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm

2011 đến 2017. Từ hơn 325.000 doanh nghiệp đang hoạt động vào năm 2012,

đến hơn 546.000 doanh nghiệp đang hoạt động vào năm 2017, tăng 11,1% so với

năm 2016. Tổng số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động của cả nước bình quân

giai đoạn 2011-2016 mỗi năm tăng 9,73% doanh nghiệp.

Đơn vị: Doanh nghiệp

Hình 1.2. Số lƣợng doanh nghiệp đăng kí thành lập và ngừng hoạt động giai

đoạn 2011-2017

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Năm 2017 số doanh nghiệp thành lập mới trên cả nước đạt kỷ lục cao nhất

từ trước đến nay với 126.859 doanh nghiệp. Bình quân mỗi năm giai đoạn 2011-

2017 có 90.106 doanh nghiệp mới được thành lập. Nếu so sánh giữa năm 2017

(126.859 DN) và năm 2011 (77.548 DN), số lượng doanh nghiệp thành lập mới

đã tăng 1,6 lần. Như vậy, 2017 là năm mà số doanh nghiệp thành lập mới đạt kỷ

lục, cao nhất từ trước đến nay.

Tuy nhiên, trong năm 2017 số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là

60.553 doanh nghiệp, giảm 20% so với năm trước. Số doanh nghiệp hoàn tất

thủ tục giải thể trong năm 2017 là 12.113 doanh nghiệp, giảm 2,9% so với

năm trước. Như vậy có thể thấy dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng

năm vẫn cao hơn số lượng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc giải thể

nhưng khoảng cách này ngày càng thu hẹp dần. Kết quả này, một mặt cho

thấy sự khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải trong giai đoạn 2011-

146

2017, mặt khác cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp tái cấu trúc, loại bỏ

những doanh nghiệp yếu, kém trong nền kinh tế, hướng tới một nền kinh tế

phát triển với tốc độ cao hơn.

1.1.2. Lao động trong khu vực doanh nghiệp

Sự phát triển về số lượng doanh nghiệp đã tạo ra nhiều việc làm cho người

lao động. Số lượng lao động trong khu vực doanh nghiệp đã tăng hơn 1,2 lần

trong giai đoạn 2011-2016, từ 10,71 triệu lao động lên 13,29 triệu lao động với

tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 5,5%/năm, trong khi đó tốc độ tăng trưởng

bình quân về số lượng doanh nghiệp là 9,73%/năm. Tốc độ tăng trưởng bình

quân về lao động thấp hơn tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng doanh

nghiệp sẽ dẫn đến thực tế là các doanh nghiệp mới thành lập sẽ có quy mô ngày

càng thu nhỏ.

Hình 1.3. Lao động trong doanh nghiệp giai đoạn 2011-2016

Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê

Trong giai đoạn 2007-2011 chứng kiến sự tăng trưởng khá mạnh về số

lượng lao động, với khoảng 11,8%/năm, thì sang giai đoạn 2012-2016, tốc độ

tăng trưởng về số lượng lao động đã giảm mạnh, chỉ còn khoảng 4,44%/năm,

nhất là trong năm 2012 khi mà số lượng lao động chỉ tăng 2,43%. Điều này đồng

nghĩa với số lượng việc làm mới tạo ra trong vài năm gần đây đã giảm đáng kể.

Năm 2015 tăng trưởng về số lượng lao động đã tăng lên mức 7,25%, tuy nhiên

đến năm 2016 tăng trưởng về số lượng lao động giảm chỉ còn 6,28%. Xét trong 3

147

khu vực doanh nghiệp, trong giai đoạn 2012-2016, tốc độ tăng trưởng lao động

của khu vực tư nhân đang cải thiện và tăng nhanh rõ rệt so với khu vực doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DN FDI) (10,2%/năm so với 4,1%/năm).

Trong khi đó, do đang trong quá trình tái cấu trúc và cổ phần hóa, lao động trong

khu vực nhà nước đã giảm trong giai đoạn 2012-2016 (6,9%/năm).

1.1.3. Nguồn vốn của doanh nghiệp

Trong giai đoạn 2011-2016, tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp trong nền

kinh tế đã tăng 1,78 lần, từ 14,86 triệu tỷ đồng năm 2011 lên 26,43 triệu tỷ đồng

năm 2016, với tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 13,75%/năm. Nhìn chung, tốc

độ tăng trưởng tổng nguồn vốn luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của số lượng

doanh nghiệp, cho thấy sự phát triển về quy mô vốn của doanh nghiệp cũng như

của cả nền kinh tế. Tuy nhiên, theo một khía cạnh khác, việc tốc độ tăng trưởng

nguồn vốn của doanh nghiệp cao hơn tốc độ tăng trưởng của lao động cho thấy

doanh nghiệp đang phát triển dựa nhiều hơn vào tăng trưởng nguồn vốn chứ không

dựa nhiều vào tăng trưởng lao động. Đây dường như là một nghịch lý khi mà Việt

Nam luôn tự coi là có lợi thế về nguồn lao động, nhưng sự phát triển của nền kinh

tế trong thời gian qua lại không tập trung khai thác lợi thế này mà chủ yếu dựa vào

sự tăng trưởng về nguồn vốn.

Hình 1.4. Tổng nguồn vốn trong doanh nghiệp giai đoạn 2011-2016

Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK

148

Nếu giai đoạn 2007-2010 tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn đạt mức cao,

khoảng 40%/năm thì sang giai đoạn 2011-2016, khi nền kinh tế gặp khó khăn,

tăng trưởng tín dụng giảm, tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn của doanh nghiệp

cũng giảm chỉ còn khoảng 13,97%/năm. Điều này phản ánh sự khó khăn ngày

càng lớn trong việc tiếp cận vốn để mở rộng quy mô kinh doanh của các doanh

nghiệp Việt Nam hiện nay.

1.1.4. Doanh thu của doanh nghiệp

Tổng doanh thu của khu vực doanh nghiệp đã tăng khoảng 1,6 lần, từ 10,58

triệu tỷ đồng năm 2011 lên 16,71 triệu tỷ đồng năm 2016. Tốc độ tăng trưởng

doanh thu bình quân của toàn bộ khu vực doanh nghiệp đạt 13,8%/năm, cao hơn

tốc độ tăng trưởng bình quân về doanh nghiệp, về lao động và về tổng nguồn

vốn.

Hình 1.5. Tổng doanh thu trong doanh nghiệp giai đoạn 2011-2016

Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê

Trong giai đoạn 2007-2011, mặc dù tăng trưởng về doanh thu bị ảnh hưởng

nhiều từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2009, nhưng tốc độ tăng

trưởng doanh thu bình quân vẫn ở mức cao, gần 34%/năm. Tuy nhiên, sang đến

giai đoạn 2012-2016, nền kinh tế Việt Nam phục hồi chậm chạp và đang trong

giai đoạn tái cấu trúc, do vậy tốc độ tăng trưởng về doanh thu chỉ đạt mức

khoảng 9,6%/năm.

149

Xu hướng tăng trưởng trở lại của doanh nghiệp sau khi đã chạm đáy năm

2012 tuy chậm nhưng bền vững hơn. Tuy nhiên, việc tăng trưởng về vốn đang có

xu hướng giảm đi trong giai đoạn 2013-2016 phản ánh những khó khăn nhất định

của doanh nghiệp trong việc huy động vốn trong bối cảnh tái cấu trúc ngân hàng.

1.2. Quy mô bình quân của doanh nghiệp giai đoạn 2011-2016

Giai đoạn 2011-2016 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về số lượng doanh

nghiệp. Tuy nhiên, sẽ đánh giá sự thay đổi về quy mô doanh nghiệp trong giai

đoạn này qua hai yếu tố đó là: Lao động bình quân và nguồn vốn bình quân theo

hình thức sở hữu. Cụ thể, quy mô lao động bình quân trong doanh nghiệp đã

giảm từ 31 lao động năm 2011 xuống chỉ còn 26 lao động năm 2016, tương ứng

với quy mô của một doanh nghiệp nhỏ. Điều này phù hợp với thực tế là tỷ trọng

các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trong nền kinh tế ngày càng tăng và nguy cơ

Việt Nam tiếp tục thiếu các doanh nghiệp cỡ trung bình đã trở thành hiện hữu.

Đơn vị: lao động

H nh 1.6. Quy mô lao động b nh quân các doanh nghiệp giai đoạn 2011-2016

Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK

Nếu xem xét chi tiết hơn quy mô lao động của doanh nghiệp trong từng loại

hình doanh nghiệp phân theo hình thức sở hữu trong năm 2016, chúng ta có thể thấy

có đến 99% DNVVN là DNTN, tuy nhiên chỉ có 2,25% doanh nghiệp lớn là DNTN.

Đây là điểm đáng lưu ý đối với các nhà hoạch định chính sách để hỗ trợ các

DNVVN, vốn chưa được quan tâm đúng mức trong thời gian qua và cho thấy sự

150

cần thiết phải ban hành luật hỗ trợ DNVVN. Các DNNN chủ yếu có quy mô lớn

(71,84%) và quy mô nhỏ (28,16%), trong khi các DN FDI cũng chủ yếu có quy

mô lớn (63,9). Tính tổng cộng, năm 2016 có 96,77% doanh nghiệp có quy mô

vừa và nhỏ (Bảng 1.1).

Bảng 1.1. Phân bổ doanh nghiệp theo quy mô lao động và h nh thức sở hữu

năm 2016

Loại hình sở hữu Tổng

cộng DNNN DNTN DNFDI

Quy m

ô D

N theo

lao

động

DN

VVN

Số lượng (DN) 1.028 495.259 1.482 497.769

Tỷ lệ theo dòng (%) 0,21 99,50 0,30 96,77

Tỷ lệ theo cột (%) 28,16 97,75 36,10

DN

lớn

Số lượng (DN) 2.623 11.387 2.623 16.633

Tỷ lệ theo dòng (%) 15,77 68,46 15,77 3,23

Tỷ lệ theo cột (%) 71,84 2,25 63,90

Tổng cộng Số lượng (DN) 3.651 506.646 4.105 514.402

Tỷ lệ (%) 0,71 98,49 0,80

Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp năm 2016 của TCTK

Xét về quy mô nguồn vốn, xu hướng lại diễn ra ngược chiều với quy mô

lao động. Nguồn vốn bình quân của doanh nghiệp đã tăng 1,5 lần; từ 37,4 tỷ

đồng năm 2011 lên 45 tỷ đồng năm 2016, tương ứng với quy mô của doanh

nghiệp vừa phân theo tiêu chí nguồn vốn. Việc tăng quy mô vốn diễn ra ở cả ba

loại hình doanh nghiệp, trong đó mạnh nhất là ở khu vực DNNN. Quy mô vốn

bình quân của các DNNN giai đoạn này tăng khoảng 1,9 lần, từ 1.500 tỷ đồng

năm 2011 lên 2.853 tỷ đồng năm 2016. Đây là kết quả của quá trình sắp xếp, cổ

phần hóa các DNNN, khi mà nhà nước chỉ giữ lại các tập đoàn, tổng công ty lớn

và tiến hành cổ phần hóa, huy động thêm nguồn vốn từ khu vực tư nhân.

Các DNNN tiếp tục có quy mô vốn bình quân chung cao nhất, cao gấp hơn

6 lần so với quy mô vốn bình quân của các DN FDI và gấp 87 lần quy mô vốn

bình quân của các DNTN. Các DN FDI và DNTN có tốc độ tăng trưởng nguồn

vốn bình quân tương đương, tăng hơn 1,5 lần trong giai đoạn 2011-2016. Như

vậy, việc tăng quy mô nguồn vốn đã giúp các DNTN chuyển dịch dần từ quy mô

nhỏ sang quy mô vừa theo tiêu chí vốn, trong khi các DNNN và DN FDI vẫn

luôn có quy mô lớn.

151

Đơn vị: Tỷ đồng

Hình 1.7. Quy mô vốn bình quân các doanh nghiệp giai đoạn 2011-2016

Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK

1.3. Tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp

Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ giai đoạn 2011-2016

Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ trong nền kinh tế giai đoạn 2007-

2010 đã giảm so với giai đoạn 2000-2006, xuống còn khoảng dưới 30% trong

các năm 2007-2010, tuy nhiên đã tăng cao trở lại trong giai đoạn 2011-2016

với mức trung bình khoảng 40,1%. Đáng chú ý, trong giai đoạn 2011-2016,

chỉ có năm 2012 là tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ ở mức thấp

(21,36%) nhờ chính sách trợ giúp khó khăn của Chính phủ, còn lại đều cao,

lần lượt là: năm 2011 với 41,75%, năm 2013 với 43,66%, năm 2014 là

43,22%, năm 2015 là 45,72% và năm 2016 là 48,47%. Dù nền kinh tế trong

giai đoạn 2013-2016 đã có những dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên tỷ lệ doanh

nghiệp kinh doanh thua lỗ vẫn có xu hướng tăng lên. Chính kết quả kinh

doanh thua lỗ trong năm 2016 là một trong những nguyên nhân khiến số

lượng doanh nghiệp phải ngừng hoạt động và giải thể trong năm 2017 cao với

con số là 60.533 doanh nghiệp.

Trong ba khu vực doanh nghiệp, các DNTN và FDI có tỷ lệ doanh nghiệp

thua lỗ cao hơn so với DNNN, thời điểm 2016 lên đến 49,2% (DNTN) và

152

48,45% (DN FDI). Trong 4 năm gần đây, 2013-2016, tỷ lệ các DN FDI thua lỗ

cũng tăng cao trở lại cùng với xu hướng khó khăn chung của cả nền kinh tế. Tuy

nhiên, đến năm 2015 tỷ lệ thua lỗ của các DN FDI đứng thứ hai khi mà có tới

49,8 % các DNTN kinh doanh kém hiệu quả trong năm này.

Đơn vị: %

Hình 1.8. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ giai đoạn 2011-2016

Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK

Tỷ lệ các DNNN thua lỗ luôn thấp nhất, luôn dưới 20% trong giai đoạn

2011-2016. Các DNNN với nhiều lợi thế và ưu đãi, chi phí bỏ ra ít hơn, ch ng

hạn như chi phí liên quan đến mặt bằng sản xuất kinh doanh, nên hạch toán có

lãi nhiều hơn so với các DNTN. Tuy nhiên, đây là xét về số lượng doanh

nghiệp, còn về giá trị thua lỗ thì các DNNN, nhất là các tập đoàn tổng công

ty, luôn có những khoản thua lỗ khổng lồ.

Nếu xét theo quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ các doanh nghiệp thua lỗ thường

tỷ lệ nghịch với quy mô doanh nghiệp cho thấy tính dễ bị tổn thương của khu

vực DNVVN. Chính tỷ lệ thua lỗ cao của các DNVVN (41,07%/năm) và cũng

bởi vì khu vực này chiếm tỷ trọng lớn giai đoạn 2011-2016 đã làm cho tỷ lệ thua

lỗ của toàn doanh nghiệp tăng cao, trong khi nhóm các doanh nghiệp có quy mô

lớn không có sự tăng đột biến này.

153

Đơn vị: %

Hình 1.9. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ theo quy mô doanh nghiệp

giai đoạn 2011-2016

Nguồn: Xử lý dữ liệu từ khảo sát doanh nghiệp hàng năm của TCTK

2. Vai trò của khu vực doanh nghiệp

Năm 2016, khu vực DN FDI đóng góp 58,5% vào tổng vốn đầu tư của toàn

bộ các doanh nghiệp. Đây cũng là khu vực đóng góp vào ngân sách và giải quyết

lượng việc làm lớn cho nền kinh tế. Khu vực DNTN đứng ở vị trí thứ 2, tuy tỷ lệ

doanh nghiệp làm ăn thua lỗ cao nhưng tỷ lệ đóng góp vào ngân sách là 27,33%,

giải quyết 30,01% việc làm và đóng góp 29,05% vào giá trị sản xuất chung. Khu

vực DNVVN cũng đóng góp 49,24% vào tổng vốn đầu tư, đóng góp cho ngân

sách 45,21% và giải quyết 46,16% việc làm.

Bảng 2.1. Đóng góp của các doanh nghiệp cho nền kinh tế năm 2015

Đơn vị: %

Đóng góp của khu

vực doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp Hình thức sở hữu doanh nghiệp

DNVVN DN lớn DNNN DN FDI DNTN

Vốn đầu tư 49,24 50,76 17,75 58,50 23,75

Ngân sách 45,21 54,79 21,52 51,16 27,33

Việc làm 46,16 53,84 7,60 62,39 30,01

Giá trị sản xuất 47,96 52,04 12,31 58,64 29,05

Nguồn: Xử lý dữ liệu từ điều tra doanh nghiệp năm 2016 của TCTK

154

Bên cạnh đó theo Bảng xếp hạng VNR500 (top 500 doanh nghiệp lớn nhất

Việt Nam) năm 2017, khối DNTN đã đóng góp 32,3% cho tăng trưởng kinh tế và

tỉ lệ này năm 2016 là 27%, khu vực DNNN vẫn là khu vực đóng góp vào tăng

trưởng lớn nhất trong 3 khu vực kinh tế của toàn Bảng xếp hạng VNR500 năm

2017. Tuy nhiên, đóng góp của khối nhà nước trong năm nay đã xuống còn 52%,

giảm đi so với con số 59% trong năm 2016. Xu hướng tăng số lượng DNTN và

tăng tỷ trọng đóng góp của khối này trong Bảng xếp hạng VNR500 2017 đã phản

ánh phần nào nỗ lực tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các thành phần

kinh tế, và việc đẩy mạnh cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN.

Tuy tỷ trọng đầu tư của khu vực DN FDI là lớn nhất (69,71% tổng số vốn

đầu tư), nhưng tỷ trọng đóng góp của khu vực này vào ngân sách lại thấp nhất

(31%) và cũng hợp lý khi khu vực này cũng đóng góp 47,27% vào tổng giá trị

sản xuất của khu vực doanh nghiệp. Đây cũng là khu vực giải quyết lượng việc

làm lớn trong khu vực doanh nghiệp. Trong khi đó khu vực DNNN có tỷ trọng

vốn đầu tư thấp nhất chỉ khoảng 19,82%, nhưng tỷ trọng đóng góp của khu vực

này vào ngân sách Nhà nước là 37,04% trong tổng đóng góp của khu vực doanh

nghiệp vào ngân sách. Điều này cũng tương tự so với báo cáo của Tổng cục

Thống kê năm 2017, trong ba khu vực thì khu vực DNNN có đóng góp lớn nhất

vào ngân sách (17,9%) và thấp nhất là DN FDI (14%). Trong bối cảnh các DN

FDI có mức lợi nhuận cao nhất so với khu vực DNTN và khu vực DNNN, song

lại có mức đóng góp vào ngân sách thấp nhất. Các DN FDI mặc dù có số lượng

doanh nghiệp, lao động đều chiếm tỷ lệ không cao nhưng hiện đang tạo ra lợi

nhuận lớn nhất so với các thành phần kinh tế còn lại. Nguyên nhân chủ yếu là

DN FDI tập trung vào đầu tư công nghệ cao, trong khi lĩnh vực này luôn có

những ưu đãi nhất định về thuế.

3. Những hạn chế của khu vực doanh nghiệp

Có thể nói, trong những năm qua hoạt động của các doanh nghiệp ngày

càng phát triển, đó là kết quả của những đổi mới trong cải thiện về môi trường

kinh doanh mà Chính phủ theo đuổi những năm gần đây, đặc biệt với chủ trương

kiến tạo, phục vụ và hỗ trợ, coi doanh nghiệp là động lực phát triển kinh tế. Tuy

nhiên, khu vực doanh nghiệp cũng thể hiện một số hạn chế nhất định.

Về số lượng, có thể thấy doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam đã có

những bước phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2017. Theo

TCTK, ước tính cả năm 2017, số doanh nghiệp thành lập mới đạt mức kỷ lục

155

126.859 doanh nghiệp, tăng 15,2% so với năm 2016 (so với bình quân tăng

10,4% số doanh nghiệp giai đoạn 2010-2016), trong tổng số 561.964 doanh

nghiệp Việt Nam đang hoạt động tính đến thời điểm 31/12/2017. Tuy nhiên,

trong năm 2017 số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động là 60.553 doanh nghiệp,

giảm 20% so với năm trước. Như vậy có thể thấy dù số lượng doanh nghiệp

thành lập mới hàng năm vẫn cao hơn số lượng doanh nghiệp phải ngừng hoạt

động hoặc giải thể nhưng khoảng cách này ngày càng thu hẹp dần. Điều này, một

mặt cho thấy sự khó khăn mà các doanh nghiệp đang gặp phải, mặt khác cũng là

cơ hội cho các doanh nghiệp tái cấu trúc, loại bỏ những doanh nghiệp yếu, kém

trong nền kinh tế, hướng tới một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao hơn.

Về quy mô, các doanh nghiệp Việt Nam có đến trên 97% là DNVVN, trong

đó gần 60% doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ, vốn cũng như điều kiện kỹ thuật

rất lạc hậu. Do đó, hiệu quả kinh doanh chưa cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Mặc dù chiếm đến hơn 97% về số lượng, nhưng DNNVV chiếm chưa đến 40%

tổng tài sản; trong khi các doanh nghiệp quy mô lớn chiếm chưa đến 3% nhưng

nắm giữ đến 60% tổng tài sản của toàn bộ khối doanh nghiệp. Có thể thấy, thế

mạnh của DNVVN nước ta là vốn đầu tư ban đầu ít, thu hồi vốn nhanh và hiệu

quả; bộ máy tổ chức, quản lý sản xuất gọn nhẹ; có khả năng thâm nhập vào

những thị trường ngách và lĩnh vực sản xuất kinh doanh có lợi nhuận không cao;

khả năng ứng biến linh hoạt…. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng bộc lộ những mặt

hạn chế như: tồn tại và phát triển tự phát, nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết về kinh tế và

kỹ thuật; trình độ quản lý và năng lực tài chính yếu, thị trường nhỏ hẹp và khả

năng cạnh tranh không cao. Đặc biệt, vì quy mô “vừa và nhỏ” nên các DNVVN

ngoài khó khăn còn bị chịu ảnh hưởng cạnh tranh không lành mạnh do yếu thế về

các quyền lợi tiếp cận tài nguyên quốc gia cũng như mặt bằng, lao động, công

nghệ, đào tạo, thị trường... so với các DNNN.

Về sở hữu, tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân có xu hướng giảm trong

những năm gần đây. Quy mô của kinh tế tư nhân vẫn chậm phát triển, chủ yếu là

các hộ kinh doanh cá thể và kinh tế hộ gia đình, phần lớn có quy mô nhỏ và siêu

nhỏ khi hơn 90% có quy mô vốn dưới một tỷ đồng; trình độ công nghệ thấp và

chậm đổi mới; trình độ quản trị thấp, mang nặng tính gia đình, kể cả đối với khu

vực doanh nghiệp; nhất là tồn tại thực trạng nhiều doanh nghiệp không muốn

“lớn” hoặc không có điều kiện để lớn lên. Một “điểm yếu” khác của khu vực này

là trình độ công nghệ, trình độ lao động còn nhiều hạn chế, năng suất lao động,

chất lượng sản phẩm, dịch vụ thấp, chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt

là thị trường của các quốc gia phát triển; không đủ khả năng tham gia vào mạng

156

liên kết sản xuất, chuỗi giá trị hoặc nếu có được tham gia cũng chỉ ở những khâu,

công đoạn giản đơn có giá trị gia tăng thấp. Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của

kinh tế tư nhân hạn chế, thiếu những doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu cũng

như khả năng cạnh tranh với các đối thủ lớn trên thị trường quốc tế; cơ cấu

ngành nghề còn bất hợp lý, thiếu liên kết với nhau và với các thành phần kinh tế

khác; năng lực hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của

các chuỗi giá trị sản xuất khu vực và toàn cầu. Nhiều DNTN ngừng hoạt động,

giải thể và phá sản.

4. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân của những hạn chế nói trên đối với khu vực doanh nghiệp

nói chung xuất phát từ các rào cản, điều này làm cản trở sự phát triển chung

của doanh nghiệp. Một số rào cản quan trọng có thể kể đến như: rào cản từ thể

chế, chính sách; rào cản từ hệ thống tài chính tiền tệ; những rào cản xuất phát

từ chính bản thân doanh nghiệp.

Rào cản từ thể chế, chính sách đối với khu vực doanh nghiệp đó là hệ

thống pháp luật, các cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển còn

nhiều bất cập. Điều đó gây ra nhiều khó khăn và thách thức đối với các doanh

nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp mới thành lập. Theo khảo sát của Diễn đàn

Kinh tế Tư nhân Việt Nam (VPSF), có tới 44% doanh nghiệp cho biết đã từng bỏ

lỡ cơ hội vì rào cản pháp lý và các quy định hạn chế thị trường. Cụ thể có những

điều kiện rất bất hợp lí như: các điều kiện kinh doanh đặt ra rào cản về các quy

định gia nhập thị trường như yêu cầu doanh nghiệp phải có 2 người trở lên mới

được kinh doanh, hay đặt ra các yêu cầu về vốn tối thiểu… Các điều kiện kinh

doanh đặt ra các yêu cầu về công suất tối thiểu, quy mô kinh doanh, số lượng, về

năng lực sản xuất… Đây là những điều kiện bất lợi với doanh nghiệp và tạo ra

các rào cản cho hoạt động kinh doanh, tạo ra rủi ro như hạn chế kinh doanh, hạn

chế méo mó cạnh tranh, tạo sự độc quyền về mặt chính sách và cuối cùng tạo sự

bất lợi cho DNVVN, vì cùng một quy định nhưng nó phù hợp với doanh nghiệp

lớn nhưng lại bất lợi cho các DNVVN. Có thể thấy, khi có chính sách thuận lợi

sẽ tạo ra được môi trường kinh doanh lành mạnh, tăng khả năng thu hút nguồn

vốn đầu tư và tạo động lực cho phát triển kinh tế bền vững.

Ngay cả khi Nhà nước đã đề ra được khuôn khổ pháp lý và hệ thống các

chính sách hợp lý để thúc đẩy khu vực doanh nghiệp phát triển, để các chính sách

đó trở thành hiện thực thì vai trò của các cơ quan thi hành là đặc biệt quan trọng.

Điều này được minh họa rõ ràng khi ta quan sát sự khác biệt trong tốc độ phát

triển khu vực doanh nghiệp giữa các tỉnh thành. Cùng trên một quốc gia, với

157

cùng nền tảng khuôn khổ pháp lý và các chính sách chung, chất lượng các cơ

quan công quyền khác nhau có thể tạo nên sự khác biệt đáng kể về khả năng

cũng như chi phí tiếp cận vốn của các doanh nghiệp.

Rào cản từ hệ thống tài chính tiền tệ tác động đến doanh nghiệp, đặc biệt

qua các kênh tác động chính như khả năng tiếp cận vốn, chi phí vốn, ổn định tài

chính và khả năng cung cấp tài chính ổn định và bền vững. Sự phát triển của hệ

thống tài chính sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế, mở rộng hoạt động của các

doanh nghiệp và từ đó giúp tạo ra tăng trưởng kinh tế. Hệ thống tài chính càng

phát triển thì càng giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận với nguồn vốn bên ngoài. Hệ

thống tài chính phát triển giúp giảm vấn đề bất cân xứng thông tin và sự hoàn

thiện về luật pháp trong việc thực thi các điều khoản hợp đồng. Ở những hệ

thống tài chính yếu kém, ngay cả những doanh nghiệp tốt cũng khó tìm được

nguồn vốn bên ngoài để tài trợ cho đầu tư.

Rào cản xuất phát từ bản thân doanh nghiệp, tập trung chủ yếu vào khả

năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp. Để tiếp cận được nguồn vốn vay chính

thức, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện cho vay nghiêm ngặt của các

TCTD. Đặc biệt, đối với các DNNVV việc đáp ứng các điều kiện cho vay này là

rất khó khăn và xuất phát chủ yếu là chính nội tại bên trong của các doanh

nghiệp. Các nhân tố bên trong tác động đến khả năng tiếp cận tài chính của các

DN có thể kể đến như: Quy mô, thời gian hoạt động, lịch sử tín dụng, năng lực

lãnh đạo, năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh, tài sản đảm bảo của DN…

Về quy mô của DN, quy mô của DN được đánh giá qua tiêu chí: vốn doanh

nghiệp, số lao động và quy mô lợi nhuận. Quy mô vốn của DNNVV ảnh hưởng

đáng kể đến hiệu quả kinh doanh và năng lực tài chính của doanh nghiệp trên thị

trường, do đó ảnh đến kết quả cho vay của các TCTD.

Thời gian hoạt động của DN, tại hầu hết các TCTD khi xét duyệt cho vay

các doanh nghiệp phải có thời gian hoạt động từ 2 năm trở lên, các DN mới

thành lập chưa có thời gian để TCTD đánh giá lịch sử tín dụng, uy tín, năng lực

của lãnh đạo, do đó TCTD khó quản trị rủi ro tín dụng. Ngoài ra, thông thường

TCTD thường đánh giá báo cáo tài chính của DN trong thời gian tối thiểu 2 năm,

nên đối với các doanh nghiệp vừa mới thành lập, khả năng đánh giá tình hình

hoạt động kinh doanh, cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp là chưa

đảm bảo độ tin cậy cho các TCTD.

Lịch sử tín dụng của DN, theo quy định của hầu hết các TCTD hiện nay, để

tiếp cận được nguồn vốn vay các DN phải có lịch sử tín dụng tốt, không phát

sinh nợ quá hạn trên 90 ngày trong thời gian 12 tháng gần nhất.

158

Năng lực lãnh đạo của DN là yếu tố căn bản quyết định sự thành công của

doanh nghiệp.

Năng lực tài chính và hiệu quả kinh doanh của DN, có năng lực tài chính

tốt hoạt động doanh hiệu quả, DN mới có khả năng thực hiện đúng các cam kết

khi thực hiện vay vốn từ các TCTD.

Tài sản đảm bảo của DN, do tình trạng thiếu minh bạch thông tin, TCTD

không đảm bảo chắc chắn khả năng trả nợ của DN, do đó tài sản đảm bảo sẽ giúp

cho TCTD không bị mất vốn trong quá trình cho vay.

5. Kết luận

Nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng phát triển và vai trò của các khu

vực doanh nghiệp khác nhau ở Việt Nam giai đoạn 2011-2016. Nghiên cứu cho

thấy doanh nghiệp đang hoạt động ở Việt Nam đã có những bước phát triển

mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2017. Giai đoạn 2011-2016: Tổng số

doanh nghiệp thực tế đang hoạt động của cả nước bình quân tăng 9,73% /năm, số

lượng doanh nghiệp thành lập mới hàng năm cao hơn số lượng doanh nghiệp

phải ngừng hoạt động hoặc giải thể nhưng khoảng cách này ngày càng thu hẹp

dần; lao động bình quân tăng 5,5%/năm; nguồn vốn bình quân tăng 13,75% và

doanh thu là 13,8%/năm. Tỷ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ trong nền kinh

tế giai đoạn này tăng cao với mức trung bình khoảng 40,1%/năm. Trong ba khu

vực doanh nghiệp, các DNTN và FDI có tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ cao hơn so

với DNNN, thời điểm 2016 lên đến 49,2% (DNTN) và 48,45% (DN FDI);

DNVVN có tỉ lệ kinh doanh thua lỗ cao (41,07%/năm) một phần do khu vực này

chiếm tỷ trọng lớn giai đoạn 2011-2016 đã làm cho tỷ lệ thua lỗ của toàn doanh

nghiệp tăng cao. Nghiên cứu cũng đã làm rõ được những hạn chế của khu vực

doanh nghiệp về số lượng, quy mô và hình thức sở hữu đồng thời chỉ rõ nguyên

nhân của những hạn chế này. Một số rào cản quan trọng có thể kể đến như: rào

cản từ thể chế, chính sách; rào cản từ hệ thống tài chính tiền tệ; những rào cản

xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp. Tuy nhiên nghiên cứu cũng chưa đánh

giá được tình hình doanh nghiệp ở những khía cạnh khác như là các chỉ tiêu phản

ánh năng lực của doanh nghiệp về lao động, vốn, khả năng sinh lời, xu hướng

chuyển dịch của doanh nghiệp trong giai đoạn này…

Lời thừa nhận/cảm ơn: Bài viết thuộc Đề tài cấp Nhà nước KX01.18/16-

20 “Các rào cản tài chính, tiền tệ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Việt

Nam: thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục”.

159

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report -

VNR), Bảng xếp hạng VNR500 - Top 500 doanh nghiệp lớn nhất

Việt Nam năm 2017.

2. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Báo cáo thường

niên doanh nghiệp Việt Nam 2016/2017.

3. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2016), Báo cáo đặc điểm

môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra DNNVV năm 2015.

4. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=382&idmid=2&ItemID=18738

160

161

TẬP ĐOÀN KINH TẾ TƯ NHÂN VỚI TĂNG TRƯỞNG

KINH TẾ VIỆT NAM

TS. Phan Thế Công

Trường Đại học Thương mại

Tóm tắt

Kinh tế tư nhân đã phát triển trên nhiều phương diện, được tự do kinh

doanh và đối xử bình đẳng hơn với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong

tiếp cận các yếu tố sản xuất và các loại thị trường; hiệu quả, sức cạnh tranh dần

được nâng lên; hoạt động đa dạng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực và các vùng,

miền; bước đầu đã hình thành được một số tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô

lớn, hoạt động đa ngành, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và

quốc tế. Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng

39-40% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, góp phần

quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất

kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách

nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội.

Tập đoàn kinh tế (TĐKT) tư nhân được hình thành bằng chính sự tăng trưởng

quy mô và mở rộng phạm vi hoạt động của chính các doanh nghiệp. Tập đoàn có

thể nắm giữ 100% vốn hoặc giữ cổ phần, vốn góp chi phối tại các công ty con.

Công ty con được tổ chức dưới các hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn một

thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhiều thành viên, công ty cổ phần, công

ty liên doanh trong và ngoài nước. Mô hình TĐKT tư nhân hiện nay chưa được

thừa nhận. Các tập đoàn hiện nay buộc phải mang cái tên không chính danh

“Công ty cổ phần tập đoàn”, hoặc Công ty “TNHH tập đoàn”. Việc thừa nhận

các TĐKT tư nhân vẫn chỉ dừng lại ở mức độ chủ trương, hệ thống quy định

chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của các TĐKT tư nhân, từ đó cũng chưa

thể có những nghiên cứu sâu, cụ thể để thúc đẩy sự phát triển của mô hình này.

Chính vì thế, các TĐKT tư nhân vẫn đang phải hoạt động một cách mò mẫm và

chưa có những định hướng vĩ mô.

1. Các quan niệm và sự hành thành các tập đoàn kinh tế

Quan niệm về TĐKT đã xuất hiện từ rất sớm với nhiều cách tiếp cận khác

nhau. Tuy nhiên, quan điểm được nhiều nghiên cứu khoa học đồng tình là:

“TĐKT là một tổ hợp doanh nghiệp lớn phức hợp nhiều loại hình sở hữu, nhiều

162

chủ thể khác nhau tạo thành hệ thống các tổ chức kinh doanh thành viên theo mô

hình công ty mẹ - công ty con, gắn kết nhau về lợi ích, tồn tại và phát triển thông

qua các liên kết về vốn, công nghệ, thương hiệu hay thị trường”. TĐKT thường

có 5 đặc điểm cơ bản như sau: (i) hoạt động trên phạm vi rộng lớn trong cả nước

hoặc trên nhiều quốc gia; (ii) hoạt động đa ngành nghề, đa lĩnh vực nhưng

thường có một ngành nghề chủ đạo; (iii) có quy mô rất lớn về nguồn vốn, nhân

lực lao động và doanh thu; (iv) đa dạng hình thức sở hữu, thường là sở hữu hỗn

hợp; (v) không có tư cách pháp nhân.

Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có định nghĩa về TĐKT được quy

định trong Luật. Định nghĩa về TĐKT đã xuất hiện trong Luật Doanh nghiệp số

60/2005/QH113 nhưng vẫn chung chung và khá đơn giản, nên trên thực tiễn còn

gây ra nhiều tranh cãi. Gần đây, Nghị định số 69/2014/NĐ-CP được ban hành

ngày 15 tháng 7 năm 2014 về TĐKT nhà nước. Tổng công ty nhà nước đã đưa ra

định nghĩa rất rõ về TĐKT nhà nước và các điều kiện thành lập tại Khoản 1 Điều

4 và Khoản 3 Điều 9 của Nghị định 4, bước đầu tạo nền tảng pháp lý cho sự phát

triển của các TĐKT nhà nước trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, các quy định

tương ứng về TĐKT tư nhân hiện nay vẫn chưa được ban hành.

TĐKT thường được hình thành theo một trong hai phương thức sau: (i) tập

trung và tích tụ vốn thông qua thành lập công ty con trực thuộc công ty mẹ hoặc

sáp nhập và mua lại các công ty đang hoạt động; (ii) thành lập theo quyết định

hành chính của nhà nước. Ở Việt Nam, những TĐKT lớn thuộc thành phần kinh

tế nhà nước, do Chính phủ thành lập bằng các quyết định hành chính, nắm giữ

các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, trong khi đó, các TĐKT tư nhân hình

thành do tập trung, tích tụ vốn còn mang tính tự phát và chưa được công nhận

theo Luật. Cùng với sự phát triển của các TĐKT nhà nước, những năm qua, đã

nổi lên một số DN tư nhân có tiềm lực mạnh, doanh thu, lợi nhuận lớn như Kinh

Đô, Hòa Phát, Đồng Tâm, Hoàng Anh Gia Lai, Sacombank,… đã và đang hoạt

động theo mô hình TĐKT. Tuy nhiên, do chưa được thừa nhận về mặt pháp lý,

các DN này phải hoạt động dưới những tên gọi rất khập khiễng như Công ty cổ

phần Tập đoàn Hòa Phát, Công ty cổ phần Tập đoàn FPT,…

Mặc dù hình thành TĐKT thông qua con đường truyền thống được đánh

giá là có nhiều ưu điểm hơn, nhưng thực tiễn đã kh ng định con đường hình

thành không quyết định sự thành công của các TĐKT. Nhiều TĐKT trên thế giới

ở Singapore, Hàn Quốc và Trung Quốc được hình thành bằng nguồn đầu tư của

163

Chính phủ vẫn đạt được những thành công lớn. Việc TĐKT hình thành theo con

đường nào chủ yếu dựa vào điều kiện, hoàn cảnh kinh tế nhưng sự phát triển của

các TĐKT này phải dựa vào nỗ lực của bản thân tập đoàn cũng như cơ chế chính

sách phù hợp của nhà nước. Kinh nghiệm của các nước cũng cho thấy, vai trò

của nhà nước đối với sự hình thành và phát triển của các TĐKT tư nhân thông

qua các chính sách, chương trình, định hướng, ưu tiên của Nhà nước trong từng

thời kỳ là rất quan trọng. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vai trò của Nhà nước đối với

sự hình thành và phát triển các TĐKT tư nhân còn chưa được thể hiện rõ. Hiện

nay, ngoại trừ các quy định về TĐKT nhà nước, vẫn chưa hình thành được

tiêu chí để nhận diện các TĐKT tư nhân như quy mô vốn, lao động, số lượng

DN thành viên, dung lượng thị trường,… Việc thừa nhận các TĐKT tư nhân

vẫn chỉ dừng lại ở mức độ chủ trương, hệ thống quy định chưa đáp ứng được

nhu cầu phát triển của các TĐKT tư nhân, từ đó cũng chưa thể có những

nghiên cứu sâu, cụ thể để thúc đẩy sự phát triển của mô hình này. Chính vì

thế, các TĐKT tư nhân vẫn đang phải hoạt động một cách mò mẫm và chưa

có những định hướng vĩ mô.

2. Tập đoàn kinh tế tƣ nhân với tăng trƣởng kinh tế Việt Nam

2.1. Đ c điểm tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam

TĐKT tư nhân được hình thành bằng sự tăng trưởng quy mô và mở rộng

phạm vi hoạt động của chính các doanh nghiệp. Việc hình thành tập đoàn hoàn

toàn là do nhu cầu và nội lực của DN và không có bất cứ một quyết định chuyển

đổi hay sắp xếp hành chính nào. Tập đoàn có thể nắm giữ 100% vốn hoặc giữ cổ

phần, vốn góp chi phối tại các công ty con. Công ty con được tổ chức dưới các

hình thức: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu

hạn nhiều thành viên, công ty cổ phần, công ty liên doanh trong và ngoài nước.

Mô hình TĐKT tư nhân hiện nay chưa được thừa nhận. Các tập đoàn hiện nay

buộc phải mang cái tên không chính danh “Công ty cổ phần tập đoàn”, hoặc

Công ty “TNHH tập đoàn”. Các TĐKT tư nhân trong nước đang phải áp dụng

Luật Doanh nghiệp mà luật này cũng chưa có sự thừa nhận chính thức nào. Hầu

hết Doanh nghiệp này mới được thành lập trong vòng 10 năm trở lại đây và vận

hành bằng phương thức gia đình “tin cậy lẫn nhau” chứ chưa thực sự chuyên

nghiệp. Bên cạnh đó là xu thế phát triển doanh nghiệp: cần liên doanh, liên kết,

cổ phần hoá và niêm yết cổ phiếu,… nên đòi có cách quản lý công khai, minh

bạch và hiệu quả.

164

Sơ đồ. Bối cảnh chiến lƣợc của các TĐKT

Hiện nay, Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp

mạnh, tích hợp, liên kết các thế mạnh để hoạt động dưới một bộ máy điều hành

chung, một thương hiệu chung tạo ra sự phát triển vượt bậc. Đây chính sự liên

kết, hình thành mô hình TĐKT tư nhân. Tiêu biểu như FPT, Đồng Tâm, Kinh

Đô, Hòa Phát, Hoàng Anh Gia Lai, Vincom, Trung Nguyên,… Các tập đoàn này

đều có vốn góp, cổ phần chi phối lẫn nhau ở các công ty con, công ty liên kết,

ngân hàng, đối tác chiến lược trong và ngoài nước với hàng ngàn cổ đông.

2.2. Đóng góp tập đoàn kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế Việt Nam

Tất cả các nước phát triển đều dựa vào doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Sau

mở cửa, cải cách, Trung Quốc, Việt Nam, Lào chú trọng phát triển DNTN. Thực

tế chứng minh DNTN có hiệu quả hơn h n doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Nói

cho cùng thì tư nhân kinh doanh chính là nhân dân làm kinh tế, chèn ép tư nhân

là gây khó cho dân. Ở Việt Nam, trong những năm đầu đổi mới, DNTN còn rất e

ngại. Năm 1999 nước ta mới ban hành Luật Doanh nghiệp, trao trả quyền tự do

kinh doanh cho người dân, doanh nghiệp được kinh doanh những gì luật pháp

không cấm, không hạn chế về quy mô, địa bàn nữa. Từ đó, mỗi năm vài vạn

doanh nghiệp được thành lập trên khắp đất nước, vai trò và đóng góp của DNTN

ngày một tăng lên, đặc biệt về mặt phát triển các ngành nghề, sản phẩm đa dạng

cung cấp cho thị trường, tạo công ăn việc làm cho người lao động và đóng góp

165

thuế cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, đến nay 97% DNTN ở Việt Nam vẫn là

nhỏ và vừa, trong đó có tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp siêu nhỏ. Quy mô trung bình

của DN Việt Nam rất nhỏ bé, năng lực cạnh tranh cũng khá hạn chế. Tỷ lệ doanh

nghiệp lớn trong tổng số doanh nghiệp Việt Nam còn rất thấp, quy mô so với các

nước cũng chưa đáng bao nhiêu. Hàng năm Vietnam Report công bố danh sách

Top 500 doanh nghiệp lớn nhất ở Việt Nam, tính cả các doanh nghiệp đầu tư

nước ngoài tại Việt Nam và các DNNN. Số DNTN trong Top 500 và Top 100 có

tăng lên, nhưng số đó vẫn chưa nhiều. Mong muốn có những tập đoàn kinh tế tư

nhân (TĐKTTN) lớn của Việt Nam đến nay chủ yếu vẫn là kỳ vọng. Chúng ta

phải đợi tương lai nhiều năm nữa.

Trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, số tập đoàn thực sự rất ít.

Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam cũng không giống các tập đoàn trên thế giới, vừa

nhỏ, vừa sơ khai, các lĩnh vực hoạt động còn hạn chế, nhất là trình độ kỹ nghệ,

công nghệ và quản trị còn cách xa các nước khác. Điều quan trọng là tập đoàn

kinh tế phải hình thành từ mối liên kết chặt chẽ giữa các công ty thành viên,

trong khi từng công ty vẫn độc lập trong hoạt động kinh doanh, có giá trị riêng;

các công ty có thể kết nối trong các chuỗi giá trị, hoặc cùng nhau tạo thêm giá trị

cho tập đoàn. Tập đoàn kinh tế cũng phải có hệ thống quản trị theo những thông

lệ quốc tế tốt, nền tảng sáng tạo cao và không ngừng cải thiện. Ở Việt Nam, vài

TĐKTTN đã hình thành và ngày càng mang vóc dáng của một tập đoàn. Ví dụ

như Vingroup, Hòa Phát, TH True milk, Masan, Sun Goup… Trong khu vực nhà

nước hoặc nửa nhà nước, có Viettel hùng mạnh là niềm tự hào của VN, có

Vinamilk rất đáng kính nể, có PVN, EVN, TKV, FPT,… nhưng họ là DNNN nên

ta không bàn đến ở đây.

Vingroup khởi đầu tập trung làm bất động sản (BĐS), tiếp đó, các dịch vụ

thương mại bán lẻ, giáo dục, y tế, đầu tư vào ngành hàng nông sản… lần lượt ra

đời tạo nên vóc dáng tập đoàn kinh tế đa ngành. Cách làm của Vingroup cho thấy

tầm nhìn về một tập đoàn phát triển từng bước các lĩnh vực bổ sung cho nhau.

Như VinMart liên kết với hơn 200 doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp nhẹ,

VinEco tạo liên kết với nông dân, để đưa hàng Việt vào hệ thống siêu thị. Ban

đầu, các liên kết này có thể chưa mang lại lợi nhuận, phải dựa vào lợi nhuận của

tập đoàn từ BĐS, nhưng chính các ngành đó lại đang tạo thêm giá trị gia tăng và

nâng năng lực cạnh tranh của ngành cốt lõi là BĐS. Hòa Phát thì bắt đầu bằng

thép, nhưng lớn lên cũng bằng BĐS, sau này tham gia cả khai thác khoáng sản.

Masan thì vừa hoạt động ngân hàng, vừa phát triển ngành hàng thực phẩm và

166

khai thác khoáng sản. SunGroup cũng là tập đoàn kinh doanh BĐS lớn. TH True

Milk không giống các tập đoàn khác, khi từ lĩnh vực ngân hàng mở sang ngành

sữa với toàn bộ hoạt động khép kín từ chăn nuôi bò, tới thu hoạch, chế biến và

phân phối sữa, và đang tiếp tục triển khai một số dự án nông nghiệp và các lĩnh

vực khác. TH True Milk còn có dự án đầu tư ra nước ngoài rất lớn ở Nga trong

ngành hàng sữa, cũng làm từ chăn nuôi bò trở đi.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Như vậy, phần lớn các TĐKTTN ở Việt Nam phát triển gắn với BĐS hoặc

khai thác tài nguyên khoáng sản là tài sản quốc gia, theo luật pháp thì thuộc sở

hữu toàn dân và do nhà nước thống nhất quản lý. Để tiếp cận với những tài

nguyên này, doanh nghiệp thường phải xây dựng quan hệ đặc biệt tốt với các cơ

quan, với các quan chức nhà nước có quyền quyết định về phân bổ, quy hoạch sử

dụng đất hay cấp phép xây dựng... hoặc tương tự trong lĩnh vực khai thác khoáng

sản. Tài nguyên và BĐS là những nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế nếu

các quy định và hệ thống thực thi minh bạch, có trách nhiệm giải trình, công

bằng, đảm bảo lợi ích của cộng đồng và đông đảo người dân, phù hợp với yêu

cầu phát triển dài hạn của các vùng và của cả nền kinh tế. Tuy nhiên nước ta

chưa có những quy định và hệ thống thực thi như vậy. Phát triển BĐS ở Việt

Nam đôi khi chứa đựng và gây ra nhiều vấn đề thể hiện những yếu kém về thể

chế và năng lực, đạo đức trong quản trị của chúng ta. Phần lớn việc khai thác

khoáng sản cũng vậy. Những vấn đề đó gây nên tai tiếng về tham nhũng, về chủ

nghĩa thân hữu… tạo nên những xung đột lợi ích phức tạp trong các quan hệ kinh

tế, quan hệ giữa nhà nước, thị trường và xã hội.

167

Các nước phát triển luôn khuyến khích các TĐKTTN lớn mạnh và phát huy

sức lan tỏa của họ. Họ là những người có tầm nhìn xa trông rộng, có thể làm đầu

tàu, dẫn dắt cuộc chơi, tạo ra thị trường và mạng lưới kinh doanh hay các chuỗi

giá trị, để các thành viên khác trong cộng đồng DN có thể tìm thấy ở đó đường đi

nước bước và chỗ đứng cho mình để tham gia. Cùng đổ xô ra thị trường theo tính

bầy đàn mà không có “cột cờ” để căn chỉnh, đối chiếu thì nhiều khi các DN nhỏ

và vừa (DNNVV) ít có khả năng xác định phương hướng, dễ dẫn đến hoạt động

mù quáng, nhắm mắt theo trào lưu và khó có thể thành công. Thành công của các

DNNVV đồng thời cũng mang lại lợi ích về nhiều mặt cho các TĐKTTN lớn.

DNNVV là nơi để các TĐKTTN đặt hàng (outsourcing) là nguồn cung đối với

các sản phẩm và dịch vụ mà các TĐKTTN lớn tự biết không có hiệu quả nếu tự

làm lấy. Họ cũng là thị trường quan trọng trực tiếp tiêu thụ hoặc tham gia phân

phối các sản phẩm của các TĐKTTN. Họ cũng có thể là nơi để TĐKTTN tổ chức

nghiên cứu hoặc thực hiện những sáng tạo mới, ứng dụng công nghệ mới trong

kinh doanh. Quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa các TĐKTTN với các DN khác tạo

nên sự phát triển mà cả phía doanh nghiệp cũng như xã hội và người dân đều

được hưởng.

Ở Việt Nam, vài TĐKTTN đã bắt đầu đóng được vai trò đầu tàu, tuy còn

mới mẻ và ở quy mô hạn chế. Ví dụ giữa năm 2016 Vingroup chính thức bắt tay

với hơn 200 DNNVV trong các DN Hàng Việt Nam Chất lượng cao để cung cấp

sản phẩm Việt trên thị trường bán lẻ trong nước. Khi đó, BigC, Metro đã bị

người Thái thâu tóm, tạo cơ hội cho hàng ngàn DN Thái Lan đưa sản phẩm vào

Việt Nam để chiếm lĩnh thị trường hơn 90 triệu người tiêu dùng mà họ coi là cơ

hội cực lớn. (Chúng ta cần biết rằng 6 trong 10 người giàu nhất Thái Lan là các

nhà sản xuất nhu yếu phẩm bao gồm đồ ăn thức uống - PV). Các siêu thị Việt

muốn bán hàng Thái thì không thể cạnh tranh với BigC, Metro; bán hàng Nhật

thì không thể cạnh tranh với Aeon đã thâu tóm Fivimart; bán hàng Hàn thì không

thể cạnh tranh với Lotte, K-Mart. Trong bối cảnh đó, VinMart hiểu muốn cạnh

tranh thì phải có nguồn cung sản phẩm khác biệt, và siêu thị Việt bán hàng Việt

là phương án hợp lý nhất.

Trên thực tế, hàng Việt Nam chất lượng cao đã xuất khẩu được đi nhiều

nơi, nhưng không ít sản phẩm lại khó tiêu thụ ở thị trường trong nước. Một trong

những nguyên nhân lớn là do thiếu hệ thống phân phối tốt, thiếu chuyên nghiệp,

chiến lược và năng lực thúc đẩy tiêu dùng sản phẩm nội địa chưa cao. VinMart

sở hữu một hệ thống phân phối rộng lớn nên có khả năng giúp hàng Việt Nam

168

phát triển trên thị trường trong nước. Hàng Việt tiêu thụ được sẽ có nguồn lực để

cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh, củng cố niềm tin của

người tiêu dùng. Các hộ nông dân sản xuất riêng lẻ muốn tự làm rau sạch cũng

khó do quy mô nhỏ, không có tổ chức, không đủ nguồn lực để đầu tư giống, kỹ

thuật, công nghệ, các vật tư có chất lượng… VinEco đứng ra tập hợp các hộ

nông dân, hướng dẫn kỹ thuật và cách sử dụng đầu vào, kiểm soát quy trình để

đảm bảo chất lượng sản phẩm và hỗ trợ tiếp cận thị trường. Làm được như vậy,

người nông dân mới có thể có khả năng tồn tại bằng cách sản xuất các sản phẩm

sạch. Ngược lại, việc liên kết với nông dân làm phong phú hơn sản phẩm của

VinEco, cung cấp nguồn nông sản đảm bảo chất lượng và an toàn, tạo nên thế

mạnh cạnh tranh cho thương hiệu VinEco và VinMart.

Đó chính là cách TĐKTTN dẫn dắt, thúc đẩy, giúp các doanh nghiệp nhỏ

hơn cùng phát triển. Đất nước Việt Nam thực sự cần những tập đoàn làm như

vậy. TH True Milk cũng là một điển hình khi bà chủ Ngân hàng Bắc Á quyết

định đầu tư làm sữa, đi th ng vào xây dựng một hệ thống tổ chức kinh doanh

hoàn toàn mới, hình thành chuỗi sản xuất hoàn chỉnh và thực hiện cách làm nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiện đại. Phải có doanh nghiệp cỡ lớn, có đủ

nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và quản trị giỏi, có đủ phương tiện và cả

các quan hệ cần thiết để vượt qua những cái khó khi làm nông nghiệp thì mới có

sự phát triển đột phá như khi TH True Milk ra đời. TH true Milk đã nhanh chóng

phát triển, trở thành đối thủ cạnh tranh tốt và tạo động lực thúc đẩy công cuộc

đổi mới liên tục trong các DN ngành sữa. Các thương hiệu sữa Việt đã cùng

hướng tới những sản phẩm tốt hơn, đa dạng hơn, chiếm được niềm tin của người

tiêu dùng, cạnh tranh được với sữa ngoại về các sản phẩm sữa tươi ở thị trường

trong nước và vươn cả ra nước ngoài. Thực tế cho thấy vai trò của TĐKTTN là

rất lớn. Với khát vọng và tầm nhìn của mình, họ luôn có thể chủ động liên kết,

lôi cuốn, tạo tác động tích cực lan tỏa đến cộng đồng doanh nghiệp, các nhà sản

xuất, hệ thống phân phối, người tiêu dùng và toàn bộ thị trường.

Sau 30 năm, nền công nghiệp Việt Nam chưa tạo ra được sản phẩm gì đáng

kể buộc chúng ta phải nhìn nhận th ng vào một sự thật khác, cũng đáng buồn

không kém, là doanh nghiệp tư nhân Việt đang còn rất yếu, chưa thể trở thành

một động lực quan trọng của nền kinh tế như kỳ vọng. Số lượng doanh nghiệp

của Việt Nam (477.808 doanh nghiệp tính tới ngày 31/12/2016) không phải là ít,

so với quy mô dân số cũng như trình độ phát triển kinh tế hiện tại. Hiện nay,

chiếm đến 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ,

169

trong đó gần 60% có quy mô rất nhỏ, vốn cũng như điều kiện kỹ thuật rất lạc

hậu. Thực lực yếu cộng với việc các doanh nghiệp không tạo nên được chuỗi liên

kết với nhau và liên kết với nước ngoài dưới danh nghĩa doanh nghiệp Việt nên

dù số lượng không nhỏ, doanh nghiệp Việt không tạo được sức mạnh như đàn

kiến, cố kết với nhau tạo thành một quả cầu để băng qua suối. Đồng nghĩa, chúng

ta không đủ năng lực để cạnh tranh. Việt Nam thiếu những doanh nghiệp đầu

đàn, những trụ cột, để các doanh nghiệp nhỏ liên kết vào, tạo thành một thế lực.

Ở Việt Nam, kể cả nhiều doanh nghiệp lớn có tạo thêm được một vài doanh

nghiệp thì cũng chỉ thuộc phạm vi những doanh nghiệp, tập đoàn ấy. Như vậy, cả

về trụ cột lẫn năng lực liên kết, các doanh nghiệp Việt đều thiếu. Trong khi đó,

thực tế hiện nay ghi nhận nỗ lực của các nhà quản lý trong các chính sách để tăng

số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ mới thành lập. Tuy nhiên, theo số liệu của

Tổng cục Thống kê, quý I/2017, cả nước có 26.478 doanh nghiệp đăng ký thành

lập mới, song cũng có tới 23.904 doanh nghiệp đã giải thể, tương đương 10

doanh nghiệp khai sinh thì 9 doanh nghiệp khai tử.

Từ một nền kinh tế thiếu doanh nghiệp, chuyển sang một nền kinh tế doanh

nghiệp được coi là tăng trưởng tốt mà doanh nghiệp “chết” nhiều như vậy là rất

bất thường. Và nếu doanh nghiệp cứ sinh ra rồi chết đi, sẽ có rất ít những doanh

nghiệp trưởng thành, kéo theo nền kinh tế khó trưởng thành. Điều đáng lo ngại

không kém là cách tiếp cận vấn đề như vậy có thể mang tới những rủi ro cho

những nỗ lực thúc đẩy nội lực của kinh tế Việt Nam. Bởi một nền kinh tế chỉ có

những nguồn lực nhất định về không gian chính sách, tiếp cận tín dụng..., càng

nhiều doanh nghiệp trông vào đó, cơ hội của các doanh nghiệp mới thành lập

càng ít đi. Thực tế, tỷ trọng đóng góp GDP của kinh tế tư nhân luôn lớn nhất so

với các thành phần kinh tế khác và duy trì ổn định ở mức 39-40%.

Tuy nhiên, theo số liệu của Ban Kinh tế Trung ương, tốc độ tăng trưởng

GDP của kinh tế tư nhân có xu hướng giảm trong những năm gần đây (giai đoạn

2003-2010 là 11,93%; giai đoạn 2011-2015 là 7,54%) có đến 97% doanh nghiệp

tư nhân có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, tỷ lệ thua lỗ, phá sản còn khá cao, bình quân

giai đoạn 2007-2015 là 45%.

170

Bảng 1: GDP và cơ cấu GDP theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế

Năm TỔNG SỐ

Kinh tế Nhà nước Kinh tế tập thể Kinh tế tư nhân (gồm

cả cá thể)

Khu vực có vốn đầu

tư nước ngoài

Giá trị (tỷ

đồng)

Tỷ

trọng

(%)

Giá trị

(tỷ đồng)

Tỷ

trọng

(%)

Giá trị (tỷ

đồng)

Tỷ

trọng

(%)

Giá trị

(tỷ đồng)

Tỷ

trọng

(%)

2010 1,887,082 633,187 33.55 86,000 4.56 840,928 44.56 326,967 17.33

2011 2,461,442 806,425 32.76 110,679 4.50 1,108,946 45.05 435,392 17.69

2012 2,922,370 953,789 32.64 129,821 4.44 1,318,350 45.11 520,410 17.81

2013 3,221,887 1,039,725 32.27 144,296 4.48 1,415,445 43.93 622,421 19.32

2014 3,542,101 1,131,319 31.94 158,964 4.49 1,547,477 43.69 704,341 19.88

2015 3,772,552 1,202,850 31.88 167,913 4.45 1,644,239 43.58 757,550 20.08

2016 4,050,630 1,297,274 32.03 176,510 4.36 1,739,753 42.95 837,093 20.67

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, số “tập đoàn” thực sự rất ít,

các lĩnh vực hoạt động còn hạn chế, nhất là trình độ kỹ nghệ, công nghệ và quản

trị còn ở khoảng cách rất xa so với thế giới. Điều này xảy ra, không phải vì họ

không có tiềm lực. Vấn đề ở đây là doanh nghiệp lớn chưa có động lực để giữ

vai trò trụ cột, dẫn dắt các doanh nghiệp nhỏ. Theo nhiều góc độ nhìn nhận, họ

vẫn tận dụng được nhiều khe hở chính sách, cơ hội mang tính đầu cơ quá cao

mà chưa lựa chọn những đầu tư dài hơi và bền vững. Việc thành lập mô hình

TĐKTTN cần phải chú trọng đến những thế mạnh nội tại của chính doanh

nghiệp. Đội ngũ các nhà quản trị kinh tế tư nhân phải được đào tạo bài bản,

năng động để bắt kịp nhu cầu thị trường. Những doanh nghiệp muốn phát triển

thành các TĐKTTN cần phải có thương hiệu đã được kh ng định trên thị

trường, có nhận thức đầy đủ về vai trò của hợp tác kinh tế tư nhân. Và một điều

không kém phần quan trọng, là các doanh nghiệp đó phải mang khát vọng vươn

ra thị trường quốc tế nhằm kh ng định vị thế của các thương hiệu Việt Nam

trên trường thế giới.

Để thành một tập đoàn, một văn bản pháp lý không quan trọng. Doanh

nghiệp cần cam kết của Chính phủ về sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân.

Doanh nghiệp có thể tự đi, tự lớn nhưng nếu môi trường kinh doanh thực sự

171

thuận lợi, bình đ ng trong các tiếp cận với các lợi thế kinh doanh, nguồn vốn...

thì bài toán hiệu quả kinh tế, tận dụng tối đa các nguồn lực kinh tế sẽ có lời giải

tốt. Các doanh nghiệp có thể liên kết lại để tăng sức mạnh về vốn. Nếu như các

doanh nghiệp tư nhân đủ lớn để trở thành đối tác cạnh tranh với tập đoàn nhà

nước cũng sẽ là động lực để nâng cao hiệu quả kinh tế của khu vực tập đoàn kinh

tế nhà nước theo hướng hiệu quả, minh bạch. Khi đó, các đầu tàu kinh tế sẽ thực

sự mạnh, và việc giám sát hiệu quả của khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ theo

hướng thị trường hơn.

3. Cơ hội, thách thức và những hạn chế đối với phát triển tập đoàn

kinh tế tƣ nhân

Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự

trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, không ngừng

nâng cao đời sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo đảm

quốc phòng, an ninh, sớm đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng

hiện đại. Mục tiêu quốc gia về phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân bao gồm:

Chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh trong khu vực

kinh tế tư nhân. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 1 triệu doanh nghiệp; đến

năm 2025 có hơn 1,5 triệu doanh nghiệp và đến năm 2030, có ít nhất 2 triệu

doanh nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung

của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân

vào GDP để đến năm 2020 đạt khoảng 50%, năm 2025 khoảng 55%, đến năm

2030 khoảng 60-65%.

Bình quân giai đoạn 2016 - 2025, năng suất lao động tăng khoảng 4- 5%/năm.

Thu hẹp khoảng cách về trình độ công nghệ, chất lượng nhân lực và năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân so với nhóm dẫn đầu ASEAN-4; nhiều

doanh nghiệp tư nhân tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân đã có những bước tiến quan

trọng, ngày càng tích cực hơn. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách từng bước

được hoàn thiện. Quyền tài sản, quyền tự do kinh doanh của cá nhân và tổ chức

được thể chế hóa và được pháp luật bảo vệ. Phương thức quản lý của Nhà nước

đối với kinh tế tư nhân được đổi mới phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Cải

cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh; môi trường

172

đầu tư, kinh doanh từng bước được cải thiện, thông thoáng, thuận lợi hơn. Dân

chủ trong đời sống kinh tế - xã hội ngày càng được phát huy. Đội ngũ doanh

nhân ngày càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không

ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Trách nhiệm xã

hội của doanh nghiệp, đạo đức, văn hóa kinh doanh của doanh nhân dần được

nâng lên.

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về khuyến

khích phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân còn hạn chế, yếu kém.

Hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính sách khuyến khích kinh tế tư nhân

phát triển còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ.

Kinh tế tư nhân chưa thực hiện được vai trò là một động lực quan trọng

của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân có xu hướng giảm trong

những năm gần đây. Kinh tế tư nhân có quy mô nhỏ, chủ yếu vẫn là kinh tế hộ

kinh doanh; trình độ công nghệ, trình độ quản trị, năng lực tài chính, chất lượng

sản phẩm và sức cạnh tranh thấp; cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý, thiếu liên

kết với nhau và với các thành phần kinh tế khác; năng lực hội nhập kinh tế quốc

tế còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của các chuỗi giá trị sản xuất khu vực và

toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp tư nhân ngừng hoạt động, giải thể và phá sản.

Vi phạm pháp luật và cạnh tranh không lành mạnh trong kinh tế tư nhân

còn khá phổ biến. Tình trạng sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường,

không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm; gian lận thương mại… diễn ra

nghiêm trọng, phức tạp. Nhiều doanh nghiệp của tư nhân không bảo đảm lợi ích

của người lao động, nợ bảo hiểm xã hội, báo cáo tài chính không trung thực, nợ

quá hạn ngân hàng, trốn thuế và nợ thuế kéo dài. Xuất hiện những quan hệ không

lành mạnh giữa các doanh nghiệp của tư nhân và cơ quan quản lý nhà nước, can

thiệp vào quá trình xây dựng, thực thi chính sách để có đặc quyền, đặc lợi, hình

thành “lợi ích nhóm”, gây hậu quả xấu về kinh tế - xã hội, làm suy giảm lòng tin

của nhân dân.

Nhiều quy định của pháp luật về kinh tế tư nhân chưa được thực hiện

nghiêm. Môi trường đầu tư kinh doanh, khởi nghiệp còn nhiều hạn chế, tiềm ẩn rủi

ro cao và thiếu tính minh bạch. Quyền tự do kinh doanh và quyền tài sản, tiếp cận

các cơ hội kinh doanh, nguồn lực xã hội chưa thực sự bình đ ng giữa kinh tế tư nhân

và các thành phần kinh tế khác; chi phí trung gian, không chính thức còn nhiều.

173

Thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp; tình trạng nhũng nhiễu, gây

phiền hà, thiếu trách nhiệm, lạm dụng chức quyền, gây khó khăn cho doanh

nghiệp vẫn còn khá phổ biến. Phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ban,

ngành, địa phương còn bất hợp lý, thiếu chặt chẽ. Hiệu quả công tác thanh tra,

kiểm tra hoạt động của kinh tế tư nhân còn thấp.

Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nguyên nhân khách quan và chủ quan,

nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu, đặc biệt là:

Vẫn còn một số vấn đề về phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân cần tiếp tục

được cụ thể hóa, làm rõ hơn cả về lý luận và thực tiễn. Thể chế về phát triển doanh

nghiệp, doanh nhân còn nhiều bất cập. Công tác phổ biến, quán triệt và tuyên truyền

chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển tập đoàn

kinh tế tư nhân chưa được thực hiện thường xuyên, đầy đủ, sâu rộng.

Hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước còn nhiều hạn chế. Việc thực

hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển tập

đoàn kinh tế tư nhân hiệu quả chưa cao, chưa nghiêm. Kết cấu hạ tầng kinh tế -

xã hội chưa đáp ứng yêu cầu phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân, nhất là hạ tầng

giao thông và nguồn nhân lực.

Xuất phát điểm phát triển và năng lực nội tại của kinh tế tư nhân còn thấp.

Đội ngũ doanh nhân mới hình thành và đang trong quá trình phát triển, hạn chế về

năng lực quản trị kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân.

4. Nhóm các giải pháp phát triển tập đoàn kinh tế tƣ nhân

4.1. Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển tập

đoàn kinh tế tư nhân

a) Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô

Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm

soát lạm phát, đẩy nhanh quá trình cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô

hình tăng trưởng.

Chủ động, linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường,

kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý. Phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa chính sách

tiền tệ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác. Bảo đảm lãi

suất và tỉ giá hối đoái ổn định, phù hợp với điều kiện kinh tế vĩ mô và thị trường.

Đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu; cơ cấu

lại ngân sách nhà nước gắn với giảm bội chi ngân sách, bảo đảm an toàn nợ công

và nâng cao hiệu quả đầu tư công; khuyến khích đầu tư của khu vực tư nhân.

174

b) Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư tư nhân và bảo đảm hoạt

động của kinh tế tư nhân theo cơ chế thị trường

Thể chế hóa đầy đủ và bảo đảm thực hiện nghiêm minh quyền tự do kinh

doanh, quyền sở hữu tài sản, các quyền, nghĩa vụ dân sự của các tổ chức, cá nhân

theo quy định của pháp luật.

Có các cơ chế, chính sách khuyến khích thành lập doanh nghiệp tư nhân;

thu hẹp những lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện để kinh tế tư nhân

đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực, địa bàn mà

pháp luật không cấm, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong

từng thời kỳ.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh mở rộng quy mô,

nâng cao hiệu quả hoạt động, tự nguyện liên kết hình thành các hình thức tổ chức

hợp tác hoặc chuyển đổi sang hoạt động kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp

thông qua các chính sách như: miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền sử

dụng đất trong những năm đầu hoạt động; tư vấn, hướng dẫn thủ tục thành lập

doanh nghiệp, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh; tổ chức công tác tài

chính, kế toán; cung cấp thông tin; hướng dẫn quản trị doanh nghiệp và tư vấn

pháp luật.

Hoàn thiện và bảo đảm thực thi minh bạch, hiệu quả chính sách hỗ trợ

phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo;

tạo tiền đề hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân sở hữu hỗn hợp, bao gồm cả

việc góp vốn vào các tập đoàn kinh tế nhà nước có tiềm lực vững mạnh, đủ sức

cạnh tranh, tham gia mạng sản xuất, chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu, đặc biệt là

trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, nông nghiệp.

Có chính sách khuyến khích sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp theo

hướng chủ yếu dựa vào doanh nghiệp, hợp tác xã và trang trại có quy mô lớn,

ứng dụng công nghệ cao. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ

hỗ trợ nông nghiệp. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho nông dân.

Bảo đảm các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển tập đoàn

kinh tế tư nhân phù hợp với cơ chế thị trường và thúc đẩy tính tự chủ, cạnh tranh của

kinh tế tư nhân; không biến các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển tập đoàn kinh tế

tư nhân thành bao cấp, phục vụ “lợi ích nhóm” dưới mọi hình thức. Không biến việc

chấp thuận, xác nhận, chứng nhận đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn kỹ

thuật thành giấy phép con, gây cản trở hoạt động của kinh tế tư nhân.

175

Hoàn thiện và bảo đảm cơ chế thực thi nghiêm minh, có hiệu quả pháp

luật về hợp đồng. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế giải

quyết tranh chấp kinh tế, dân sự, trọng tâm là các hoạt động thương lượng, hòa

giải, trọng tài thương mại và tòa án nhân dân các cấp, bảo vệ các quyền, lợi ích

hợp pháp của người dân và doanh nghiệp.

c) Mở rộng khả năng tham gia thị trường và thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng

Phát triển mạnh mẽ, thông suốt, đồng bộ các thị trường, hệ thống lưu

thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ trên cả nước, đặc biệt là thị trường tư liệu sản

xuất; đồng thời có biện pháp bảo vệ có hiệu quả thị trường trong nước gắn với đẩy

mạnh phát triển thị trường quốc tế phù hợp với các cam kết quốc tế. Bảo đảm cạnh

tranh lành mạnh trên thị trường. Làm tốt công tác quy hoạch mạng lưới phân phối

phù hợp với quy mô dân số và đặc điểm địa phương. Định hướng phát triển sản

xuất phù hợp với nhu cầu trong nước và tốc độ mở rộng thị trường ngoài nước. Có

biện pháp hiệu quả ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là đối với hàng

nông sản. Tăng cường công tác phòng, chống gian lận thương mại, thao túng, chi

phối thị trường, bóp méo giá cả, quan hệ cung - cầu hàng hóa, dịch vụ.

Xoá bỏ các rào cản, chính sách, các biện pháp hành chính can thiệp trực

tiếp vào thị trường và sản xuất kinh doanh tạo ra bất bình đ ng trong tiếp cận

nguồn lực xã hội, trọng tâm là vốn và đất đai, cơ hội kinh doanh ảnh hưởng đến

khả năng cạnh tranh của kinh tế tư nhân. Tăng cường tính minh bạch và kiểm

soát độc quyền kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Xây dựng chính sách tạo điều kiện để kinh tế tư nhân tham gia vào quá

trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước thông qua việc góp vốn, mua cổ phần;

thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh

nghiệp của tư nhân... Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân

tham gia cung cấp dịch vụ công.

Có chính sách ưu tiên thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các dự

án đầu tư có công nghệ cao, các công ty đa quốc gia lớn, gắn với yêu cầu

chuyển giao và lan tỏa rộng rãi công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, liên kết

sản xuất theo chuỗi giá trị với các doanh nghiệp của tư nhân trong nước, nhất là

trong phát triển ngành chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công

nghệ cao.

Hoàn thiện thể chế quản lý tài chính doanh nghiệp và minh bạch thông tin

tài chính doanh nghiệp của tư nhân.

176

d) Phát triển kết cấu hạ tầng

Tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ,

hiện đại, nhất là giao thông, năng lượng, viễn thông, đô thị, cấp, thoát nước, thủy

lợi, xử lý chất thải, dịch vụ hậu cần và tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế tư nhân

tiếp cận, sử dụng bình đ ng, với chi phí hợp lý.

Sớm hoàn thiện thể chế để đẩy mạnh thực hiện cơ chế hợp tác công -

tư trong đầu tư, khai thác, sử dụng, kinh doanh các dự án, công trình kết cấu

hạ tầng kinh tế - kỹ thuật. Kiểm soát chặt chẽ chi phí đầu tư, việc vận hành và

thu hồi vốn của các dự án kết cấu hạ tầng để giảm chi phí sản xuất, kinh

doanh cho người dân và doanh nghiệp.

Tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải đa phương tiện cho các

doanh nghiệp dựa trên hệ thống giao thông đồng bộ, có trọng điểm, kết nối giữa

các trung tâm kinh tế lớn và giữa các trục giao thông đầu mối. Mở rộng đầu tư và

hiện đại hóa giao thông đường bộ, đường sắt, hàng hải, thủy nội địa và đường

hàng không; tăng cường kết nối các hệ thống giao thông liên kết vùng và địa

phương, kết nối hệ thống giao thông trong nước với quốc tế; phát triển dịch vụ

hậu cần, lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ thuận tiện, đáp ứng nhu cầu thị

trường trong nước và quốc tế.

Rà soát, hoàn thiện quy hoạch và đẩy mạnh đầu tư phát triển đồng bộ các

khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, đáp ứng

đầy đủ yêu cầu của doanh nghiệp về mặt bằng sản xuất, kinh doanh với hạ tầng

kinh tế - kỹ thuật, dịch vụ hỗ trợ đầy đủ và chi phí hợp lý.

e) Tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực

Khẩn trương hoàn thiện pháp luật về đất đai, tài nguyên và môi trường, tạo

điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân tiếp cận thị trường đất đai, tài nguyên một

cách minh bạch, bình đ ng theo cơ chế thị trường. Sửa đổi, bổ sung các quy định

liên quan để bảo đảm quyền sử dụng đất thực sự là tài sản được chuyển nhượng,

giao dịch, thế chấp cho các nghĩa vụ dân sự, kinh tế, để các tổ chức, cá nhân được

thuê đất, giao đất lâu dài với quy mô phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Cơ cấu lại và phát triển nhanh, an toàn, hiệu quả các thị trường tài chính,

nhất là thị trường tiền tệ và thị trường vốn; tạo điều kiện bình đ ng, thuận lợi cho

kinh tế tư nhân tiếp cận vay vốn ngân hàng, huy động vốn trên thị trường chứng

khoán, nhất là phát hành trái phiếu doanh nghiệp và sử dụng các dịch vụ tài chính

với chi phí hợp lý.

177

Phát triển đa dạng các định chế tài chính, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các

quỹ bảo lãnh tín dụng, các tổ chức tài chính vi mô, các tổ chức tư vấn tài chính,

dịch vụ kế toán, kiểm toán, thẩm định giá, xếp hạng tín nhiệm… Đẩy mạnh cơ

cấu lại và phát triển đồng bộ thị trường chứng khoán, thúc đẩy phát triển thị

trường trái phiếu doanh nghiệp và các thị trường chứng khoán phái sinh để thị

trường chứng khoán thực sự trở thành một kênh huy động vốn trung và dài hạn

quan trọng của các doanh nghiệp tư nhân.

Phát triển hệ thống các tổ chức tín dụng an toàn, lành mạnh; bảo vệ quyền

lợi hợp pháp của người gửi tiền, khách hàng và của bản thân tổ chức tín dụng.

Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các dịch vụ ngân hàng, nhất là dịch vụ

tín dụng và thanh toán cho nền kinh tế. Nghiên cứu, ban hành cơ chế, chính sách

tín dụng phù hợp với các phương thức sản xuất kinh doanh, đối tượng khách

hàng, tăng cường kết nối các khâu trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị.

Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ bảo

hiểm để góp phần giảm thiểu rủi ro, tổn thất và ổn định sản xuất, kinh doanh,

đời sống của người dân và doanh nghiệp. Chú trọng phát triển bảo hiểm trong

lĩnh vực nông nghiệp.

Có cơ chế, chính sách tạo điều kiện để kinh tế tư nhân tích cực tham gia

vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hỗ trợ kinh tế tư nhân tiếp cận, khai thác

các cơ hội trong hội nhập quốc tế, mở rộng thị trường, đẩy mạnh đầu tư và

thương mại quốc tế; xóa bỏ các rào cản bất hợp lý đối với kinh tế tư nhân khi

tham gia thương mại, đầu tư quốc tế. Tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển,

nâng cao năng lực, từng bước tham gia sâu, vững chắc vào chuỗi giá trị khu vực

và toàn cầu.

4.2. Hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ và

phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động

Khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu

và phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến. Hoàn thiện và bảo đảm

thực thi hiệu quả pháp luật về sở hữu trí tuệ. Phát triển các quỹ hỗ trợ đổi mới sáng

tạo và ứng dụng công nghệ. Áp dụng chính sách thuế, hỗ trợ tài chính, tiếp cận các

nguồn vốn ưu đãi phù hợp với hoạt động nghiên cứu, đổi mới, hiện đại hóa công

nghệ. Kết nối doanh nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với các nhà

đầu tư, quỹ đầu tư.

178

Ưu tiên phát triển các khu công nghệ cao, các vườn ươm công nghệ cao

và các doanh nghiệp khoa học - công nghệ. Đẩy mạnh đầu tư, phát triển các cơ

sở nghiên cứu khoa học - công nghệ, đội ngũ các nhà khoa học. Tăng cường hợp

tác trong nước và quốc tế trong nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học, công

nghệ; mua bán, chuyển giao các sản phẩm khoa học, công nghệ mới. Đẩy mạnh

thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học, công nghệ.

Đẩy mạnh thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển nguồn nhân lực.

Đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, nhất là đào

tạo nghề, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng đủ nhu cầu số lượng

và chất lượng nhân lực cho phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân. Tăng cường hợp

tác, liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo; quy hoạch và phát triển

đào tạo theo nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp và thị trường.

Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân

Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập

quốc tế. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ doanh nhân có trình

độ chuyên môn cao, kỹ năng quản lý, quản trị hiện đại, có đạo đức kinh doanh và

tinh thần trách nhiệm đối với quốc gia, dân tộc.

Khuyến khích, động viên tinh thần kinh doanh, ý chí khởi nghiệp và

đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội, nhất là trong cộng đồng doanh nghiệp.

Đẩy mạnh phổ biến, tuyên truyền, giáo dục kiến thức kinh doanh, khởi nghiệp

trong toàn xã hội.

4.3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

Xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; phát triển đội

ngũ cán bộ, công chức liêm chính, có tư tưởng chính trị vững vàng, trình độ

chuyên môn nghiệp vụ cao.

Nâng cao năng lực xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả pháp luật,

cơ chế, chính sách, kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển, tạo môi trường

đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn cho kinh tế tư nhân phát triển lành mạnh,

đúng định hướng.

Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra,

trách nhiệm giải trình của các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp đối với

việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát

triển tập đoàn kinh tế tư nhân; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành

vi vi phạm pháp luật, bảo đảm không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh

doanh và tạo gánh nặng tâm lý đối với người dân và doanh nghiệp. Đổi mới và

179

nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp trong việc giải quyết các

tranh chấp kinh tế, thương mại, dân sự.

Đẩy mạnh cải cách hành chính mà trọng tâm là tạo bước đột phá trong

cải cách thủ tục hành chính. Đơn giản hóa, rút ngắn thời gian xử lý các thủ tục

hành chính, nhất là về thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, cấp phép,

thuế, xuất khẩu, nhập khẩu, giải quyết tranh chấp, tố tụng, xét xử, thi hành án,

phá sản,..

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa dịch vụ hành

chính công để tiết kiệm thời gian, chi phí thực hiện các thủ tục hành chính cho

người dân và doanh nghiệp. Phát triển các kênh tiếp nhận kiến nghị, phản ánh,

thắc mắc, khiếu nại, tố cáo; đồng thời tăng cường cơ chế đối thoại có hiệu quả

giữa cơ quan quản lý nhà nước với người dân, doanh nghiệp nhằm nắm bắt và xử

lý kịp thời các nhu cầu, nguyện vọng, vướng mắc liên quan đến phát triển tập

đoàn kinh tế tư nhân.

Nâng cao năng lực, hiệu quả phối hợp quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh

vực và địa phương đối với kinh tế tư nhân, bao gồm cả việc bảo đảm hiệu quả

quản lý nhà nước đối với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Đẩy mạnh phân cấp

đi đôi với bảo đảm sự quản lý thống nhất, phối hợp liên thông, gắn kết giữa các

cơ quan hành chính cùng cấp, giữa Trung ương và địa phương.

Hoàn thiện và công khai, minh bạch hệ thống thông tin kinh tế - xã hội,

cơ sở dữ liệu, văn bản quy phạm pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược

phát triển, cơ chế, chính sách quản lý để tạo điều kiện cho người dân và doanh

nghiệp tiếp cận khai thác và sử dụng. Khẩn trương xây dựng và phát triển hệ

thống cơ sở dữ liệu tập trung, thống nhất, tích hợp về khu vực kinh tế tư nhân.

180

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đoàn Ngọc Phúc. (2017), Kinh tế tư nhân ở Việt Nam: Thành tựu, hạn chế

và giải pháp phát triển, Tạp chí Lý luận chính trị số 09 năm 2017.

2. Nghị quyết 10-NQ/TW Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân trở thành

một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa.

3. Nguyễn Đình Luận. (2015), Vai trò của kinh tế tư nhân với tăng trưởng

kinh tế của Việt Nam, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 25(35), tr.24-28.

4. Nguyễn Hồng Sơn. (2017), Phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam:

những rào cản và giải pháp khắc phục.

5. Nguyễn Hữu Đạt, Ngô Tuấn Nghĩa. (2013), Tập đoàn kinh tế trong việc

thúc đẩy tái cơ cấu kinh tế. Hà Nội: Khoa học Xã hội.

6. Trần Kim Chung. (2017), Vai trò của khu vực kinh tế tư nhân trong mô

hình phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn 2035,

Tạp chí Quản lý kinh tế số 80, trang 4-13.

181

KINH TẾ TƯ NHÂN - YẾU TỐ “NÕNG CỐT” CHO

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM?

ThS. Ngô Thị Ngọc

Trường Đại học Thương mại

Tóm tắt

Với một nền kinh tế đa thành phần cùng tồn tại và phát triển, không còn

dừng lại ở khía cạnh xem xét để xóa bỏ hay ưu tiên thành phần kinh tế nào mà

cần nhận thấy mỗi thành phần kinh tế có bản chất riêng, có quy luật kinh tế

riêng, dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Vì vậy, điều

quan trọng là phải nắm vững bản chất của từng thành phần kinh tế và sử dụng

chúng một cách có hiệu quả nhất để đẩy nhanh quá trình tăng trưởng và phát

triển kinh tế, chủ động mở cửa hội nhập sâu hơn nữa vào kinh tế quốc tế giúp

cho nền kinh tế nước nhà ngày càng vững mạnh. Bài viết này tác giả chủ yếu

phân tích vai trò của kinh tế tư nhân với tăng trưởng kinh tế của VN trong thời

gian vừa qua.

1. Tăng trƣởng kinh tế

1.1. Khái niệm

Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát

triển kinh tế. Việc nghiên cứu tăng trưởng kinh tế ngày càng có hệ thống và hoàn

thiện hơn. Chúng ta cùng thừa nhận rằng, tăng trưởng không đồng nghĩa với phát

triển, tuy nhiên tăng trưởng lại là điều kiện cần, điều kiện tiên quyết cho phát

triển. Nhận thức đúng đắn về tăng trưởng kinh tế và ứng dụng có hiệu quả những

kinh nghiệm về nghiên cứu, hoạch định chính sách tăng trưởng kinh tế là rất

quan trọng. Mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới là tăng trưởng và

phát triển kinh tế, nó là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ trong mỗi giai đoạn của

từng quốc gia. Điều này càng có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát

triển trong quá trình theo đuổi mục tiêu tiến kịp và hội nhập với các nước phát

triển. Chính vì vậy vấn đề nhận thức đúng đắn về tăng trưởng kinh tế và sử dụng

có hiệu quả những kinh nghiệm về nghiên cứu, hoạch định chính sách tăng

trưởng kinh tế là rất quan trọng và cần thiết.

Trước Keynes, kinh tế học cổ điển và tân cổ điển không phân biệt rành mạch

tăng trưởng kinh tế với phát triển kinh tế. Hơn nữa, ngoại trừ Schumpeter, các

182

trường phái khác đều không coi trọng vai trò của tiến bộ kỹ thuật đối với tăng

trưởng kinh tế.

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của kinh tế học vĩ mô Keynes tiêu biểu là mô

hình Harrod-Domar. Mô hình này dựa trên hai giả thiết căn bản: (1) giá cả cứng

nhắc, và (2) nền kinh tế không nhất thiết ở tình trạng toàn dụng lao động. Nguồn

gốc tăng trưởng kinh tế là do lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng

lên. Từ đó, họ suy luận ra được rằng một khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng

trưởng cân bằng mà chuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì sẽ

càng ngày càng không cân bằng (mất ổn định kinh tế).

Trong khi đó, lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển xây dựng mô hình của

mình dựa trên hệ giả thiết mà hai giả thiết căn bản là: (1) giá cả linh hoạt, và

(2) nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng lao động. Mô hình tăng trưởng kinh tế

của họ cho thấy, khi nền kinh tế đang ở trạng thái tăng trưởng cân bằng mà

chuyển sang trạng thái tăng trưởng không cân bằng thì đó chỉ là nhất thời, và

nó sẽ mau chóng trở về trạng thái cân bằng.

Hiện nay, người ta hiểu Tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản

phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng

quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.

Để đo lường tăng trưởng kinh tế có thể dùng mức tăng trưởng tuyệt đối, tốc

độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trong một

giai đoạn.

Mức tăng trưởng tuyệt đối là mức chênh lệch quy mô kinh tế giữa hai kỳ

cần so sánh.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô

kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ

trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được thể hiện bằng đơn vị %.

Biểu diễn bằng toán học, sẽ có công thức:

y = dY/Y × 100 (%),

trong đó Y là quy mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng. Nếu quy mô

kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP

(hoặc GNP) danh nghĩa. Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP)

thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế. Thông thường, tăng

trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế nhiều hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa.

183

1.2. Yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

Các nhân tố kinh tế

Các nhân tố kinh tế tác động tăng trưởng kinh tế là những nhân tố có

tác động trực tiếp đến các yếu tố đầu vào và đầu ra của nền kinh tế, bao gồm vốn,

lao động, tiến bộ công nghệ và tài nguyên. Vốn là yếu tố vật chất đầu vào quan

trọng, có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Vốn sản xuất có liên quan

trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được hiểu là vốn vật chất chứ không phải dưới

dạng tiền (giá trị). Nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại của nền kinh tế,

bao gồm: nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà xưởng và các trang thiết bị được sử

dụng như những yếu tố đầu vào trong sản xuất. Vai trò của vốn đối với tăng

trưởng kinh tế được các nhà kinh tế trường phái Keynes đánh giá rất cao.

Các nhân tố phi kinh tế

Khác với các nhân tố kinh tế, các nhân tố chính trị, xã hội, thể chế hay

còn gọi là các nhân tố phi kinh tế, có tác động gián tiếp và rất khó lượng hóa cụ

thể mức độ tác động của chúng đến tăng trưởng kinh tế. Có thể kể ra một số nhân

tố phi kinh tế tác động đến tăng trưởng như: vai trò của nhà nước, các yếu tố văn

hóa – xã hội, thể chế, cơ cấu dân tộc tôn giáo và sự tham gia của cộng đồng.

Nhà nước và khuôn khổ pháp lý không chỉ là yếu tố đầu vào mà còn là yếu

tố của cả đầu ra trong quá trình sản xuất. Rõ ràng cơ chế chính sách có thể có sức

mạnh kinh tế thực sự, bởi chính sách đúng có thể sinh ra vốn, tạo thêm nguồn lực

cho tăng trưởng. Stiglitz (2000) cho rằng thị trường hiệu quả chỉ có được dưới

các điều kiện nhất định. Thomas, Dailami và Dhareshwar (2004) cũng đã chỉ ra

tác động tích cực của quản lý nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế về số lượng

và chất lượng. Như vậy, có thể nhận thấy tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều

vào năng lực của bộ máy Nhà nước.

Trình độ văn hóa cao đồng nghĩa với trình độ văn minh cao và sự phát triển

cao của mỗi quốc gia. Nhìn chung trình độ văn hóa của mỗi dân tộc là nhân tố cơ

bản để tạo ra các yếu tố về chất lượng lao động, kỹ thuật, trình độ quản lý. Xét trên

khía cạnh kinh tế hiện đại thì nó là nhân tố cơ bản của mọi nhân tố dẫn đến quá trình

phát triển.

Một thể chế không tốt sẽ làm cho chi phí thực thi các hợp đồng cao và

như vậy sẽ không khuyến khích các giao dịch kinh tế. Hơn nữa, một cấu trúc thể

chế tốt sẽ tạo ra sự khuyến khích nhất định, ảnh hưởng quyết định đến việc phân

184

bổ nguồn lực con người theo hướng tốt hay xấu cho tăng trưởng kinh tế. Baumol

(1990,1993) cho rằng nếu một thể chế không khuyến khích một tài năng kinh

doanh sáng tạo mà chỉ khuyến khích tái phân phối, tìm kiếm đặc lợi thì tăng

trưởng sẽ thấp đi. Theo các tác giả Knack và Keefer (1995), để đánh giá chất

lượng của thể chế có thể sử dụng bốn tiêu chí để đo lường: (1) Tham nhũng,

(2) Chất lượng bộ máy hành chính, (3) Tuân thủ pháp luật, và (4) Bảo vệ

quyền tài sản.

Về nhân tố dân tộc và tôn giáo: Nhìn chung một nước càng đa dạng về

các thành phần tôn giáo và sắc tộc thì đất nước đó càng tiềm ẩn bất ổn về chính

trị và xung đột trong nước.

1.3. Vai trò của tăng trưởng kinh tế

Thành tựu kinh tế vĩ mô của một quốc gia thường được đánh giá theo

những dấu hiệu chủ yếu như: ổn định, tăng trưởng, công bằng xã hội. Trong

đó, tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện hàng loạt vấn đề kinh tế, chính trị,

xã hội.

- Trước hết, tăng trưởng kinh tế thể hiện bằng sự tăng lên về số lượng, chất

lượng hàng hoá, dịch vụ và các yếu tố sản xuất ra nó, do đó tăng trƣởng kinh

tế là tiền đề vật chất để giảm bớt tình trạng đói nghèo. Tăng trưởng kinh tế nhanh

là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên

khắc phục sự lạc hậu, hướng tới giàu có, thịnh vượng.

- Tăng trƣởng kinh tế làm cho mức thu nhập của dân cư tăng, phúc lợi xã

hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện như: kéo dài tuổi thọ,

giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em, giúp cho giáo dục, y tế, văn

hoá… phát triển.

- Tăng trƣởng kinh tế tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm, giảm thất

nghiệp. Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao thì một trong những nguyên

nhân quan trọng là đã sử dụng tốt lực lượng lao động. Vì vậy, tăng trưởng kinh tế

nhanh thì thất nghiệp có xu hướng giảm. Mối quan hệ giữa tăng trưởng thực tế và tỷ

lệ thất nghiệp ở nước phát triển đã được lượng hoá dưới tên gọi quy luật Okun (hay

quy luật 2,5% - 1). Quy luật này xác định, nếu GNP thực tế tăng 2,5% trong vòng

một năm so với GNP tiềm năng của năm đó thì tỷ lệ thất nghiệp giảm đi 1%.

- Tăng trƣởng kinh tế tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng,

củng cố chế độ chính trị, tăng uy tín và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội.

185

- Đối với các nước chậm phát triển như nước ta, tăng trưởng kinh tế còn

là điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các

nước đang phát triển.

Như vậy, tăng trƣởng kinh tế nhanh là mục tiêu thường xuyên của các

quốc gia, nhưng sẽ là không đúng nếu theo đuổi tăng trưởng kinh tế bằng mọi

giá. Thực tế cho thấy, không phải sự tăng trưởng nào cũng mang lại hiệu quả

kinh tế – xã hội như mong muốn, đôi khi quá trình tăng trưởng mang tính hai

mặt. Ch ng hạn, tăng trưởng kinh tế quá mức có thể dẫn đến tình trạng nền kinh

tế “quá nóng”, gây ra lạm phát, hoặc tăng trưởng kinh tế cao làm cho dân cư giàu

lên, nhưng đồng thời cũng có thể làm cho sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội

tăng lên. Vì vậy, đòi hỏi mỗi quốc gia trong từng thời kỳ phải tìm ra những biện

pháp tích cực để đạt được sự tăng trưởng hợp lý, bền vững. Tăng trưởng kinh tế

bền vững là tăng trưởng kinh tế đạt mức tương đối cao, ổn định trong thời gian

tương đối dài (ít nhất từ 20 – 30 năm) và giải quyết tốt vấn đề tiến bộ xã hội gắn

với bảo vệ môi trường sinh thái.

2. Khái niệm kinh tế tƣ nhân

Thuật ngữ “kinh tế tư nhân” luôn gắn liền với vấn đề sở hữu. Vì vậy, muốn tìm

hiểu về thuật ngữ này, trước hết cần tìm hiểu về sở hữu mà đặc biệt là sở hữu tư nhân.

Sở hữu là một phạm trù kinh tế vừa có tính chất xuất phát điểm vừa có bản

chất của kinh tế chính trị học. Nếu chiếm hữu là hoạt động có tính tự nhiên của

con người nhằm khai phá và chinh phục thiên nhiên để tạo ra của cải, thì sở hữu

là hình thức xã hội của chiếm hữu. Có thể hiểu phạm trù sở hữu qua cách diễn

đạt sau:

Sở hữu là quan hệ giữa người và người trong việc chiếm hữu của cải, sự

phát triển của các hình thức sở hữu là do sự phát triển của lực lượng sản xuất

quy định. Nội dung của sở hữu luôn được xét trên hai mối quan hệ: quan hệ giữa

chủ sở hữu và đối tượng sở hữu và quan hệ giữa người với người trong quá trình

sản xuất.

Về mối quan hệ thứ nhất, chủ thể sở hữu chủ yếu tồn tại trên hai loại hình:

một cá nhân (tư hữu) hoặc nhiều người (công hữu); còn đối tượng sở hữu bao

gồm những sản phẩm vật chất, phi vật chất, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng…

trong đó sở hữu tư liệu sản xuất là có ý nghĩa hơn cả. Mối quan hệ này được thể

hiện thông qua quyền lực của chủ thể đối với đối tượng sở hữu và được luật hóa

thành quyền sở hữu. Ở đây chủ sở hữu thường phải có các quyền căn bản như:

186

quyền sử dụng, quyền hưởng lợi, quyền định đoạt, quyền thừa kế… những mối

quan hệ này cũng chính là nội dung pháp lý của vấn đề sở hữu.

Về mối quan hệ thứ hai, đó là mối quan hệ giữa các giai cấp, các tập đoàn

người trong hệ thống sản xuất xã hội. Mối quan hệ này kh ng định đối tượng sở

hữu, đặc biệt là tư liệu sản xuất, thuộc về ai, từ mối quan hệ đó quy định các hình

thức phân phối và quản lý tài sản, sản phẩm, thu nhập, giá trị giữa họ, mối quan

hệ này được biểu hiện thành nội dung kinh tế của phạm trù sở hữu.

Theo điều 211 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 thì sở hữu tư nhân là sở hữu

cá nhân đối với tài sản hợp pháp của mình. Sở hữu tư nhân bao gồm: sở hữu cá

thể, sở hữu tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân. Theo khái niệm trên thì sở hữu tư

nhân được hiểu là: sở hữu các tư liệu tiêu dùng cá nhân thường được coi là sở

hữu cá nhân và sở hữu tư liệu sản xuất thường được hiểu là sở hữu tư nhân.

Như vậy, sở hữu tư nhân là quan hệ sở hữu xác nhận quyền hợp pháp của

tư nhân trong việc chiếm hữu, quyết định cách thức tổ chức sản xuất – kinh

doanh, chi phối và hưởng lợi từ kết quả của quá trình sản xuất – kinh doanh đó.

Sở hữu tư nhân về quá trình sản xuất là cơ sở ra đời kinh tế tư nhân.

Trên thực tế, tùy thuộc vào cách tiếp cận mà có những cách hiểu dẫn đến

những khái niệm khác nhau về kinh tế tư nhân.

Ở các nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới hiện nay, mọi hoạt động

không thuộc khu vực công đều được coi là khu vực kinh tế tư nhân.

Ở một số nước khái niệm về khu vực kinh tế tư nhân cũng rất phức tạp.

Như ở Trung Quốc, khu vực tư nhân cùng lúc được hiểu là:

- Khu vực phi Nhà nước: bao gồm tất cả các đối tượng không thuộc sở hữu

Nhà nước, cả trong công nghiệp lẫn nông nghiệp.

- Khu vực phi Nhà nước, phi nông nghiệp: gồm các đối tượng không thuộc

sở hữu Nhà nước nhưng loại trừ lĩnh vực nông nghiệp.

- Khu vực tư nhân: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu Nhà nước

nhưng loại trừ các doanh nghiệp tập thể.

- Khu vực tư nhân trong nước: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu

Nhà nước nhưng loại trừ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Doanh nghiệp tư nhân: bao gồm các đối tượng không thuộc sở hữu Nhà

nước nhưng loại trừ các hộ kinh doanh cá thể (có ít hơn 8 công nhân).

187

Trong những trường hợp cụ thể khi sử dụng những khái niệm trên, số liệu

thống kê thường chênh lệch nhau rất lớn. Và cho tới ngày nay tại Trung Quốc

vẫn có sự phân biệt hộ cá thể và doanh nghiệp tư nhân với ranh giới được ấn định

là 8 công nhân.

Ở Việt Nam cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về kinh tế tư nhân:

- Theo nghĩa rộng, khu vực kinh tế tư nhân là khu vực dân doanh bao gồm

các doanh nghiệp của tư nhân trong nước, kể cả các hợp tác xã nông nghiệp, các

doanh nghiệp phi nông nghiệp và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

dưới hình thức liên doanh hoặc 100% vốn. Cách hiểu trên sẽ đánh giá tương đối

chính xác tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân, tuy nhiên thường gặp khó khăn

trong thống kê, khi không phân biệt được phần vốn góp của Nhà nước trong các

liên doanh cũng như các công ty cổ phần mà Nhà nước góp vốn.

- Theo nghĩa hẹp, khu vực kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế ngoài quốc

doanh, nhưng không bao gồm khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (số liệu thông kê

thường theo cách phân loại này khi phân chia nền kinh tế thành 3 khu vực: kinh tế

quốc doanh, kinh tế ngoài quốc doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài).

Ngoài ra còn có quan điểm cho rằng kinh tế tư nhân là kinh tế ngoài quốc

doanh nhưng không bao gồm kinh tế tập thể.

Từ những cách hiểu trên ta có thể đi đến một nhận thức về kinh tế tư nhân

như sau: kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu

sản xuất, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động

dước hình thức hộ kinh doanh các thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân.

Các loại hình kinh doanh của kinh tế tư nhân đều có điểm chung là dựa trên

sở hữu tư nhân, nhưng có sự khác nhau về trình độ sản xuất kinh doanh. Theo

quan điểm hiện hành ở nước ta, kinh tế tư nhân có hai loại hình như sau:

- Một là, kinh tế cá thể, tiểu chủ: bao gồm những đơn vị kinh tế hoạt động

trên cở sở tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, với quy mô nhỏ hơn các loại hình

doanh nghiệp của tư nhân, chủ yếu sử dụng lao động trong gia đình, là đơn vị

kinh tế tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả tài chính

của mình.

- Hai là, kinh tế tư bản tư nhân gồm những đơn vị kinh tế hoạt động trên cơ

sở tư hữu về tư liệu sản xuất với quy mô lớn hơn cá thể, tiểu chủ, có thuê mướn

lao động. Kinh tế tư bản tư nhân tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp như:

188

doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty

hợp danh.

Trên thực tế, việc phân định ranh giới giữa kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh

tế tư bản tư nhân ở nước ta hiện nay là không đơn giản, bởi sự vận động biến đổi

và phát triển không ngừng của chúng. Theo Luật Doanh nghiệp 2005, các loại

hình doanh nghiệp được quy định như sau:

- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu

trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó thành viên chịu

trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong

phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.

- Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia nhỏ

thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, cổ đông góp vốn chỉ chịu trách

nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn

đã góp vào doanh nghiệp.

- Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít nhất hai thành viên hợp

danh. Ngoài hai thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn. Thành viên

hợp danh là cá nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các

nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ

của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty

3. Vai trò của kinh tế tƣ nhân với tăng trƣởng kinh tế Việt Nam

3.1. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2017 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới

tiếp tục đà phục hồi, các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên

minh Châu Âu đạt mức tăng trưởng khả quan. Hoạt động đầu tư, thương mại

toàn cầu có xu hướng cải thiện rõ rệt cùng với niềm tin của người tiêu dùng tăng

lên là các yếu tố tác động tích cực đến sản xuất trong nước. Tuy nhiên, xu hướng

gia tăng của chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ sản xuất, bảo hộ mậu dịch cùng

những thay đổi về địa chính trị, chính sách thương mại của một số nước lớn đang

là những thách thức đối với kinh tế nước ta. Ở trong nước, bên cạnh các vấn đề

tồn tại của nền kinh tế như chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức

cạnh tranh thấp, sự sụt giảm của ngành khai khoáng, cùng với giá thịt lợn giảm

mạnh, thiên tai, bão, lũ liên tiếp xảy ra tác động tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp

và thách thức mục tiêu tăng trưởng năm 2017 của cả nước.

189

Sau những khó khăn chạm đáy vào năm 2012, nền kinh tế quốc gia

đang cho thấy sự tăng trƣởng khá ổn định khi luôn cao hơn mức tăng

trƣởng trung bình trong giai đoạn 2011-2017.

Tăng trưởng kinh tế tăng cao trong bối cảnh các biến số phản ánh ổn định

kinh tế được cải thiện. Thứ nhất, về tỷ lệ lạm phát. Trong những năm gần đây, tỷ

lệ lạm phát có xu hướng giảm rõ rệt, năm 2017 là dưới 5% (thấp hơn tỷ lệ lạm

phát trung bình giai đoạn 2011-2017 là 6,5%).

Thứ hai, về tỷ lệ nợ công/GDP. Từ 63,6% năm 2016, tỷ lệ nợ công/GDP

năm nay đã giảm xuống còn 62%. Tốc độ tăng nợ công cũng đang có xu hướng

giảm dần; giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng nợ công trung bình đạt 18,4%, năm

2016 tăng 15% và năm 2017 là 9%. Cùng với đó, bội chi ngân sách đang giảm,

tỷ lệ chi thường xuyên trong chi ngân sách đã giảm xuống còn 64,9% năm nay và

dự kiến là 64% vào năm 2018.

Thứ ba, cán cân thương mại cải thiện từ nhập siêu năm 2015 (3,2 tỷ USD),

năm 2016 xuất siêu 2,68 tỷ USD và khả năng năm 2017 đạt thặng dư cán cân

thương mại.

Như vậy, tăng trưởng kinh tế đang tăng tốc trên nền tảng kinh tế vĩ mô

vững chắc hơn. Tuy nhiên, nếu nhìn vào mức độ, tăng trưởng kinh tế còn thấp

hơn so với những năm trước 2008, tỷ lệ nợ công cao, bội chi ngân sách còn lớn

cho dù xu hướng đang dần cải thiện. Điều này phản ánh nhiều chính sách kinh tế

vĩ mô đang đi đúng hướng nhưng tốc độ thẩm thấu các chính sách tốt vào cuộc

sống còn chậm.

Riêng với sự phát triển của các ngành, dịch vụ đang chiếm vai trò quan

trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy

tốc độ tăng trưởng sản lượng ngành dịch vụ ở mức cao, cao hơn so với tăng

trưởng sản lượng ngành công nghiệp xây dựng và ngành nông, lâm nghiệp và

thủy sản. Ngoài ra, đóng góp cho tăng trưởng của khu vực dịch vụ vào tăng

trưởng cũng đạt mức cao nhất.

Về vấn đề đầu tư, thực hiện vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2017 đạt

khá, đặc biệt là vốn tư nhân và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tổng

vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2017 theo giá hiện hành ước tính đạt

1.667,4 nghìn tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2016 và bằng 33,3% GDP, bao

gồm: Vốn khu vực Nhà nước đạt 594,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,7% tổng vốn và

tăng 6,7% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 676,3 nghìn tỷ đồng,

190

chiếm 40,5% và tăng 16,8%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt

396,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,8% và tăng 12,8%.

Bảng 1. Tốc độ phát triển vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội các năm 2015-

2017 so với năm trƣớc (Theo giá hiện hành)

Đơn vị tính: %

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng số 111,9 108,9 112,1

Khu vực Nhà nước 106,8 107,3 106,7

Khu vực ngoài Nhà nước 112,8 109,5 116,8

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 119,9 110,4 112,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ vận động và chuyển

hoá. Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng thường theo chiều thuận, nghĩa là

đầu tư lớn thì tăng trưởng cao. Tuy nhiên cũng có những trường hợp diễn biến

theo chiều ngược lại, đầu tư lớn mà không hiệu quả, hoặc lỗ nhiều. Có những

trường hợp đầu tư chưa đem lại hiệu quả ngay như đầu tư vào các dự án trung và

dài hạn, đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Chính do đặc điểm có độ trễ trong hiệu quả

đầu tư nên Hệ số ICOR thường được dự tính cho các kế hoạch phát triển dài hạn,

thường là 5 năm.

Mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng được thể hiện thông qua hệ số

ICOR (Incremental Capital-Output Ratio). Hệ số ICOR là tỷ lệ vốn đầu tư so với

tốc độ tăng trưởng (còn gọi là hệ số đầu tư tăng trưởng). Hệ số ICOR cho biết

muốn có một đồng tăng trưởng thì phải cần bao nhiều đồng vốn đầu tư.

Hệ số ICOR phụ thuộc vào nguồn dự trữ và công nghệ sản xuất. ICOR

càng cao chứng tỏ đầu tư càng đắt. Hệ số ICOR ở một số nước có xu hướng tăng

và ICOR ở các nước phát triển thường cao hơn ở các nước đang phát triển.

Năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao và nền tảng kinh tế vĩ mô

dần được cải thiện sẽ là cơ sở để duy trì tốc độ tăng trưởng cho năm 2018.

191

Bảng 2. Hệ số ICOR tính theo vốn của các khu vực kinh tế

Năm

Bình

quân

2006-

2010

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Bình

quân

2011-

2017

ICOR 7,02 6,42 5,72 5,96 5,62 5,09 4,68 5,15 4,93 5,31

Nguồn: Tính toán theo số liệu của Tổng cục thống kê

Hình 1. ICOR của nền kinh tế giai đoạn 2011-2017

Bên cạnh diễn biến tích cực của các chỉ số kinh tế như bội chi ngân sách, nợ

công, cán cân thương mại, tỷ lệ lạm phát... nền kinh tế đã có những cải thiện trong

hiệu quả đầu tư và năng lực cạnh tranh. Chỉ số ICOR từ 2012 đổ về trước của Việt

Nam cao nguyên nhân chủ yếu là do đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm

dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí trong sử dụng các nguốn vốn, nhất là nguồn

vốn nhà nước. Tuy nhiên, những vấn đề này đã được xem xét và cải thiện đáng

kể. Hệ số ICOR năm 2017 đạt 4,93, thấp hơn so với năm 2016 là 5,15. Mặc dù có

thể biến động lên xuống do nhiều yếu tố tác động, nhưng rõ ràng đường xu hướng

ICOR giảm xuống. Điều này phản ánh hiệu quả đầu tư của nền kinh tế đang dần

được cải thiện.

3.2. Vai trò của kinh tế tư nhân đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Thực ra, trong những năm gần đây, vai trò kinh tế tư nhân trong nền kinh tế

được đánh giá ngày càng rõ. Đảng đã có nghị quyết riêng về kinh tế tư nhân, có

chủ trương xây dựng tập đoàn kinh tế tư nhân, đã nói đến kinh tế tư nhân là một

động lực của nền kinh tế.

192

Trong Văn kiện Trung ương Đảng lần thứ 5, khóa XII (tháng 6-2017), vai

trò của kinh tế tư nhân được đánh giá đầy đủ và chính xác hơn. Ở nước ta, không

chỉ vấn đề kinh tế tư nhân mà còn một số vấn đề khác, trước đây, chúng ta

thường lấy ý chí chủ quan thay cho thực tế khách quan để đưa ra lời giải.

Đối với kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay, lời giải phải xuất phát từ thực tế

khách quan là nước ta đang ở trong thời kỳ quá độ lên CNXH. Một trong những

vấn đề đáng quan tâm hiện nay mà Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 5 đề cập

là kinh tế tư nhân. Trên thực tế ở nước ta hiện nay, kinh tế tư nhân đang chiếm tỷ

trọng lớn về một số chỉ tiêu của nền kinh tế.

Về GDP, tỷ trọng của kinh tế tư nhân chiếm khoảng 39-40% nền kinh tế,

kinh tế nhà nước khoảng 30%, kinh tế tập thể 5%. Tương quan giữa các thành

phần kinh tế về tỷ trọng GDP nhiều năm nay ít thay đổi. Khả năng trong tương

lai, kinh tế tư nhân sẽ phát triển cao hơn hiện nay.

Về việc làm, theo thống kê hằng năm khu vực tư nhân tạo ra khoảng 85%

việc làm trong nền kinh tế. Trong khu vực nhà nước, việc làm hầu như không

tăng. Còn khu vực tập thể tăng không đáng kể.

Với chủ trương xã hội hóa đầu tư và chủ trương doanh nghiệp Nhà nước

thoái vốn khỏi những nơi không phải là ngành chính, dư địa cho đầu tư của kinh

tế tư nhân mở ra rộng lớn.

Từ Bắc vào Nam, các tập đoàn và doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào các lĩnh

vực như kết cấu hạ tầng giao thông, các phương tiện vận tải hàng không, đường

bộ, đường thủy; xây dựng; sản xuất cơ khí; khu vui chơi giải trí… Họ cũng đang

từng bước vươn ra nước ngoài, một số trong họ đã có thương hiệu.

Tính riêng năm 2017, cả nước có 126.859 doanh nghiệp đăng ký thành lập

mới với tổng vốn đăng ký là 1.295,9 nghìn tỷ đồng, tăng 15,2% về số doanh

nghiệp và tăng 45,4% về số vốn đăng ký so với năm 2016; vốn đăng ký bình

quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10,2 tỷ đồng, tăng 26,2%. Nếu tính cả

1.869,3 nghìn tỷ đồng của hơn 35,2 nghìn lượt doanh nghiệp thay đổi tăng vốn

thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm 2017 là 3.165,2 nghìn

tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn có 26.448 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm

0,9% so với năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và

doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong năm lên 153,3 nghìn doanh nghiệp.

Những cơ sở sản xuất kinh doanh này đã tạo ra nguồn lực đầu tư mới, góp phần

tăng trưởng GDP, tạo thêm công ăn việc làm. Tổng số lao động đăng ký của các

193

doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2017 là 1.161,3 nghìn người, giảm 8,4%

so với năm 2016.

Tóm lại, trong những năm qua, nhất là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung

ương 5 khóa IX “về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo

điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”, kinh tế tư nhân ở nước ta đã không ngừng

phát triển, đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước. Thể hiện rõ ràng nhất ở những điểm sau:

Thứ nhất, khu vực kinh tế tư nhân góp phần khơi dậy một bộ phận quan

trọng tiềm năng của đất nước, tăng nguồn nội lực, tham gia phát triển nền kinh tế

quốc dân. Khu vực kinh tế tư nhân đã góp phần xây dựng quan hệ sản xuất phù

hợp, thúc đẩy lực lượng sản xuất (LLSX) phát triển. Sự biến đổi của quan hệ sản

xuất đã kéo theo sự biến đổi của quan hệ quản lý và phân phối, làm cho quan hệ

sản xuất trở nên linh hoạt, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX vốn còn

thấp và phát triển không đều giữa các vùng, các ngành trong cả nước. Nhờ vậy

đã khơi dậy và phát huy tiềm năng về vốn, đất đai, lao động, kinh nghiệm sản

xuất của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc vào công cuộc CNH – HĐH; Khu

vực kinh tế tư nhân góp phần quan trọng thu hút vốn nhàn rỗi của xã hội và sử

dụng tối ưu các nguồn lực của địa phương, đồng thời góp phần đáng kể vào

nguồn thu ngân sách nhà nước.

Thứ hai, khu vực kinh tế tư nhân đã có những đóng góp quan trọng vào

việc thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Nhìn

chung tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực kinh tế tư nhân đều đặn và xấp xỉ với

tốc độ tăng GDP của toàn bộ nền kinh tế. Sự phát triển nhanh của kinh tế tư nhân

đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của cả nước,

tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình

độ kinh tế, văn hóa giữa các vùng, miền.

Thứ ba, kinh tế tư nhân phát triển góp phần thu hút một bộ phận lớn lực

lượng lao động và đào tạo nguồn nhân lực mới cho thị trường lao động. Tính đến

nay, cả nước có khoảng trên 500.000 DN tư nhân đang hoạt động và mỗi năm có

thêm hàng vạn DN được thành lập mới; thu hút khoảng 51% lực lượng lao động

cả nước và tạo khoảng 1,2 triệu việc làm cho người lao động mỗi năm, góp phần

quan trọng vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, tăng thu nhập cho người dân…

Thứ tư, khu vực kinh tế tư nhân góp phần thúc đẩy đất nước hội nhập kinh

tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu đối với Việt Nam trong

194

quá trình CNH - HĐH đất nước. Quá trình hội nhập có thể thực hiện bằng nhiều

con đường như: nhà nước liên doanh với nước ngoài, nhà nước cho nhóm đầu tư

nước ngoài thuê đất hay các tổ chức kinh tế và kinh tế tư nhân liên doanh, liên

kết với nước ngoài. Trong những hình thức này, hiện nay nổi bật nhất vẫn là con

đường thứ ba, sự liên kết thông qua khu vực kinh tế tư nhân. Từ đó, kinh tế tư

nhân góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ, hợp tác đào tạo nguồn nhân lực

và kinh nghiệm quản lý. Đồng thời nó góp phần thúc đẩy thương mại Việt Nam

phát triển và hội nhập nhanh vào nền kinh tế thế giới.

4. Kết luận

Thực ra quan điểm coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh

tế thị trường đã được kh ng định từ Đại hội Đảng lần thứ XII. Điểm mới của Hội

nghị Trung ương 5 nằm ở chỗ, kinh tế tư nhân không chỉ là động lực quan trọng,

mà còn “cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể làm "nòng cốt" để bảo đảm

xây dựng thành công nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế”. Đây là lần

đầu tiên Đảng kh ng định kinh tế tư nhân có vai trò “nòng cốt” – vốn là từ chỉ

dùng cho kinh tế nhà nước và tập thể. Không những thế, vai trò của kinh tế tư

nhân được đặt ngang hàng với kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể. Nếu như quan

điểm rất đổi mới này được triển khai một cách có hệ thống và nhất quán trong

thực tế thì sẽ có những chuyển biến hết sức tích cực trong nền kinh tế Việt Nam

những năm sắp tới.

195

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tổng cục thống kê https://www.gso.gov.vn;

2. Đặng Minh Tiến, Vai trò và tác động của kinh tế tư nhân đối với sự

nghiệp đổi mới đất nước, http://www.vhdn.vn;

3. GS.TS. Hồ Văn Tĩnh, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển kinh

tế tư nhân ở nước ta, Tạp chí lý luận chính trị, 2007;

4. Phạm Chi Lan, Phát triển khu vực kinh tế tư nhân trong bối cảnh hội nhập

quốc tế, http://tapchicongsan.org.vn;

5. Nguyễn Đình Luận, Vai trò của kinh tế tư nhân với tăng trưởng kinh tế

Việt Nam, Tạp chí phát triển và Hội nhập, 2015;

6. Phát triển kinh tế tư nhân, CIEM – Trung tâm thông tin - Tư liệu, Viện

Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương;

7. Một số nguồn khác trên tạp chí, sách báo và Internet.

196

197

DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VIỆT NAM NĂM 2018:

KHÔNG ÍT KHÓ KHĂN NHƯNG NHIỀU HY VỌNG

ThS. Lê Quốc Anh

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Lê Thị Trâm Anh

Đại học New South Wales, Australia

Tóm tắt

Một trong các nhân tố chính tạo ra thành tựu phát triển ấn tượng năm

2017 của Việt Nam, là vài năm qua Chính phủ đã phát huy vai trò kiến tạo, đồng

hành cùng doanh nghiệp (DN). Nhờ đó hệ thống DN quốc gia phát triển, các lợi

thế trong kinh doanh của DN được khai thác, vai trò của DN tư nhân (DNTN)

được phát huy nhờ lực đẩy cải cách thể chế. Tuy nhiên, triển vọng kinh doanh

của DN năm 2018 còn nhiều khó khăn, nhất là với khu vực DNTN vốn còn yếu

kém về nhiều mặt. Song với các thay đổi lớn trong nhận thức, về quyết tâm chính

trị, về hành động, cùng tốc độ phát triển cao đang có, dư địa phát triển lớn, sẽ có

nhiều hướng phát triển đầy hứa hẹn của khu vực DNTN. Nếu Nhà nước đưa

được Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII (NQTƯ 5) đi sâu vào cuộc sống, xuyên

suốt được từ trung ương tới cơ sở, lắng nghe và giải quyết thỏa đáng các ý kiến

từ DN, đổi mới các hiệp hội DN, hạ thấp từng bước lãi vay… thì DNTN năm

2018 sẽ có nhiều bước phát triển mạnh cả về lượng và chất, đem lại đóng góp

cao và nhiều hơn cho sự phát triển chung của đất nước.

Từ khóa: DNTN, hiệp hội, lãi vay

Rất cần xem xét lại khu vực DNTN ở nƣớc ta

Đến 7 giờ 52 phút ngày 24/02/2018, Đồng hồ nợ công toàn cầu trên trang

The Economist.com cho thấy, nợ công của Mỹ đã vượt 15.991 tỷ USD tương

đương 93,6% GDP, tạo ra mức nợ công bình quân đầu người trên 50.093 USD.

Cũng vào thời điểm đó, các trị số tương ứng của Nhật Bản là 12.042 tỷ USD;

261,0% GDP và 96.476 USD. Những món nợ khổng lồ, có tỷ trọng rất cao trên

quy mô GDP dẫn đến mức nợ bình quân đầu người lớn có thể khiến: nhiều người

lo ngại cho tương lai của các nền kinh tế này. Tuy nhiên, với những chuyên gia

kinh tế, những số liệu trên tất nhiên là không tốt, nhưng chỉ là con “ngáo ộp” mà

không thể đe dọa được các nền kinh tế đó. Có nhiều cơ sở để biện minh cho kết

luận này, mà một trong các cơ sở chính là: hai nước này có nền kinh tế thị trường

198

phát triển, hệ thống DN quốc gia bề thế, hoạt động hiệu quả. Đặc biệt, khu vực

DNTN đã rất phát triển, giữ vai trò là trung tâm của nền kinh tế, là động lực tăng

trưởng chính, bao quát và đảm bảo sự phát triển bền vững cho đất nước. Từ

thực tiễn đó, thiết nghĩ rất nên xem xét lại khu vực DNTN ở nước ta, bởi ngay

trên góc độ quản lý vĩ mô, khu vực này vẫn chưa chính thức được xem là một

thành tố độc lập của nền kinh tế, mà phải “ẩn” trong khu vực kinh tế tư nhân

(KTTN). Chính sự phát triển dưới mức cần có của nó là một trong các nguyên

nhân cơ bản làm cho nền kinh tế nước ta từng liên tục tăng trưởng cao, trong

thời gian dài, mà vẫn không bền vững. Để đưa ra được chiến lược phát triển

mới, phù hợp, cần thiết cho khu vực DNTN, cần xem xét, hệ thống lại kiến thức

có liên quan, để làm mới nhận thức, chỉ ra các thay đổi, ứng xử cần thiết. Xem

xét lại thực trạng, đóng góp và xu thế phát triển của nó, để kiến nghị các giải

pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển cho khu vực DN này, mà thiết thực nhất là

cho ngay thời điểm năm 2018.

Bắt đầu từ thành công trên mong đợi của năm 2017

Hoàn toàn có thể kh ng định: những thành tựu nền kinh tế Việt Nam đạt

được trong năm 2017 là ấn tượng. Lần đầu tiên sau nhiều năm, nước ta hoàn

thành toàn bộ 13/13 chỉ tiêu kinh tế-xã hội, trong đó 5/13 chỉ tiêu hoàn thành

vượt mức, tăng trưởng GDP đạt 6,81% cao nhất trong 10 năm qua. Trong bối

cảnh năm 2017, phát triển kinh tế-xã hội của nước ta gặp nhiều bất lợi, như: (i)

Hai niềm hy vọng lớn bị trục trặc, khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái

Bình Dương (TPP), khả năng thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-

EU (EVFTA) bị đặt dấu hỏi khi quan hệ Việt-Đức trở nên căng th ng, tạo ra bất

ổn định hướng phát triển; (ii) Xu thế bảo hộ mậu dịch trỗi dậy ở Mỹ, và một vài

nước EU, đe dọa nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA); căng th ng trên bán

đảo Triều Tiên tác động đến hai đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, sự cố Samsung

Galaxy Note 7… qua độ mở lớn tác động mạnh đến nền kinh tế; (iii) Nền kinh tế

Việt Nam có chu kỳ 10 năm, đáy tăng trưởng thường rơi vào các năm đuôi 9,

như 1979, 1999, 2009, nên sau đỉnh tăng trưởng 6,68% năm 2015, nền kinh tế

thường theo đà đi xuống, như theo quy luật; (iv) Tăng trưởng các tháng đầu năm

2017 không như kỳ vọng, mức tăng GDP quý I năm 2017 chỉ còn 5,10% thấp

hơn mức 5,48% của quý I năm 2016, và thấp hơn nhiều mức 6,12% cùng kỳ năm

2015; (v) Các ngành nông, lâm, ngư nghiệp bị tác động mạnh của biến đổi khí

hậu, khu vực công nghiệp và xây dựng khó khăn, ngành khai khoáng sút giảm

mạnh, các ngành dệt may, da giày bị tổn thương sau “bước hẫng TPP”… Do đó,

199

thành quả năm 2017 là vượt trên mong đợi, đó là kết quả của 3-4 năm liên tục

đổi mới và hoàn thiện thể chế, là quả ngọt mà Chính phủ kiến tạo dày công tạo

dựng trong 2-3 năm qua. Mặt khác, đó là: nền móng mới, là xuất phát điểm mới

cho nền kinh tế, là tiền đề tốt cho quá trình phát triển trong những năm tới, mà

nhất là năm 2018. Nhân tố trực tiếp tạo ra thành tựu đó là công sức lao động cần

mẫn, cống hiến của người lao động, với đóng góp chủ đạo là của cộng đồng DN

trong suốt những năm qua.

Nhân tố tạo đột phá: sự phát triển của hệ thống DN Việt

Năm 2017, nền kinh tế còn tăng trưởng theo chiều rộng của nước ta bị tác

động mạnh, khi ngành khai khoáng giảm 7,10%, mức giảm sâu nhất từ năm

2011, do sản lượng dầu thô và than khai thác đều giảm. Phần thu từ thuế xuất

nhập khẩu thường chiếm khoảng 6% GDP bị ảnh hưởng bởi lộ trình giảm thuế

theo các FTA, nhưng mức tăng trưởng vẫn cao chủ yếu là nhờ khu vực DN có sự

phát triển mạnh. Trong năm cả nước có 126.859 DN đăng ký thành lập mới với

tổng vốn đăng ký 1.295.900 tỷ đồng, tăng 15,2% về số DN và tăng 45,4% về số

vốn đăng ký so với năm 2016. Nếu tính cả 1.869.300 tỷ đồng của hơn 35.200

lượt DN thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong

năm 2017 là 3.165.200 tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn có 26.448 DN quay trở lại hoạt

động, nâng tổng số DN đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong

năm lên 153.300 DN. Tuy rằng chưa có nhiều thay đổi về chất trong phát triển

DN, song đến hết năm 2017, hệ thống DN Việt đã có khoảng 1.171.000 DN còn

đăng ký thành lập, trong đó có 673.000 DN đang hoạt động [1], phần đóng góp

vào GDP tăng dần, đến năm 2016 đã vượt 58,5% GDP [2]. Các chuyển dịch về

cơ cấu còn làm cho vị thế của DN trong đóng góp cho tăng trưởng càng thay đổi

theo chiều hướng tích cực. Năm 2017, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản

đóng góp 15,34% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng đóng góp 33,34%;

khu vực dịch vụ đóng góp 41,32%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm góp

10,00%. Trong khi cơ cấu tương ứng của năm 2016 là: 16,32%; 32,72%; 40,92%

và 10,04%. Như vậy, trong năm 2017, phần của khu vực công nghiệp và xây

dựng - nơi chủ yếu hoạt động kinh tế được tiến hành trong các DN, tăng mạnh.

Còn phần của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản - nơi thưa thớt DN, thậm

chí có nhiều DN tháo chạy khỏi khu vực, giảm sút. Đặc biệt, trong năm 2017,

ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có mức tăng 14,40% - là mức tăng cao nhất

trong 7 năm gần đây, chính là nơi hoạt động kinh doanh chủ yếu là DN và có số

DN thành lập mới tăng thêm đến 9,4%.

200

Bí quyết đột phá: lợi thế của DN trong kinh doanh đƣợc khai thác

Đột phá trong đóng góp của khu vực DN góp phần tạo ra sự tăng trưởng

kinh tế ấn tượng cho năm 2017 có được là nhờ các lợi thế vượt trội của DN trong

kinh doanh được khai thác. Bởi kinh doanh hàng hóa và dịch vụ là hoạt động nền

tảng làm phát sinh, phát triển những mối quan hệ xã hội, là cơ sở của sự hình

thành, biến đổi và phát triển của xã hội loài người. Song hoạt động đó không

được tiến hành ồ ạt mọi nơi mọi lúc, mà được tổ chức trong từng đơn vị, trong đó

DN là đơn vị đăc biệt. Mỗi DN thường được ví là một “tế bào” của nền kinh tế

xã hội, trong nền kinh tế thị trường hiện đại, đây là loại hình tổ chức kinh doanh

ưu việt, vì cho phép: (i) Tập hợp các lao động chất lượng chưa cao thành một tập

thể hoạt động chung, cho phép từng người phát huy sở trường, cùng thực hiện

các ý tưởng kinh doanh chất lượng; (ii) Hội tụ các nguồn vốn nhàn rỗi hoặc sử

dụng chưa hiệu quả, để sử dụng cho mục đích tập trung, lâu dài, hiệu quả cao

hơn, theo hướng nhiều bên cùng có lợi; (iii) Đưa công nghệ sản xuất tiên tiến tới

số đông, áp dụng nhanh các thành tựu khoa học công nghệ, hòa nhập và thích

ứng cao với các xu thế phát triển, kể cả với cách mạng công nghiệp; (iv) Tích

hợp nhanh và nhiều các tiện ích mới vào sản phẩm nên vừa góp phần tạo ra

“cầu” mới cho thị trường, vừa tác động tương hỗ, tạo ngoại ứng phát triển cho

các DN khác. Nhờ đó, mức khuếch trương giá trị, tạo ngoại ứng tích cực và hiệu

quả sử dụng các nguồn lực, công nghệ của DN cao hơn các hình thức tư nhân, cá

thể, tổ hợp, hợp tác xã. Vì thế, khi tăng số lượng DN hoạt động từ 442.000 năm

2015 lên 673.000 năm 2017, nước ta đã "DN hóa" thêm vài chục vạn chủ thể

kinh tế khác. Riêng năm 2017 đã chuyển thêm gần 1,2 triệu lao động, và hơn 3

triệu tỷ đồng vào hoạt động DN, khuếch trương đáng kể hiệu quả của chúng, tạo

ra thành tựu ấn tượng. Song hiệu quả này ở nước ta còn cao hơn, nhờ sự phát

triển của DN Việt năm 2017 chủ yếu thuộc về khu vực DNTN.

Vai trò của DNTN từng bƣớc đƣợc thể hiện

Trong ba khu vực DN của hệ thống DN quốc gia, khu vực DNTN có vai trò

đặc biệt quan trọng. Khu vực DN nhà nước (DNNN) do phải tập trung vào việc

tạo ra các giá trị công ích, tạo ngoại ứng tích cực, tức cần tạo ra cả hiệu quả xã

hội, nên hiệu quả kinh tế khó cao. Trong khi khu vực DN FDI tuy có tạo ra tác

động lan tỏa, nhưng vì lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài là chính, và cũng

không nước nào phát triển cậy nhờ hoàn toàn vào FDI. Còn khu vực DNTN là

nơi thiết thực nhất của nền kinh tế, bao gồm tất cả DN nội mà quyền chi phối DN

không thuộc về nhà nước. Khu vực DNTN ở nước ta: (i) Hiện chiếm 96,7% số

201

DN của cả nước, cung cấp phần lớn việc làm mới có chất lượng cho lao động, từ

vừa được đào tạo, vừa tăng lên, đến số bị giảm biên chế do tinh giản bộ máy, cổ

phần hóa DNNN, hoặc chuyển đổi từ nông thôn; (ii) Cho phép khai thác tối đa

các khả năng, tạo thành các đơn vị kinh doanh sát thực, đáp ứng mọi nhu cầu,

nên mỗi đơn vị vốn bổ sung vào khu vực này đang tạo ra doanh thu nhiều gấp 3

lần so với DNNN [3]; (iii) Đa phần DNTN có quy mô nhỏ hoặc siêu nhỏ, tận

dụng điều kiện tại chỗ, nên tạo thêm việc làm với chi phí ban đầu nhỏ, rất thích

hợp với nước ta, nơi dân cư có tích lũy kinh tế chưa nhiều; (iv) Mức năng động

và linh hoạt trong kinh doanh cao, do cơ cấu tổ chức đơn giản, dễ dàng chuyển

hướng kinh doanh, giúp hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của KTTN cao hơn tới 1,9

lần khu vực kinh tế nhà nước; (v) Thái độ trách nhiệm cao, rõ ràng, nên tạo được

sự tin tưởng từ đối tác, dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh; có ý thức

cao trong việc bảo vệ nguồn lực phát triển. Hiện nay nước ta đang đẩy mạnh cổ

phần hóa DNNN, nên số DN nội thành lập mới và quay trở lại hoạt động gần

100% là DNTN. Nhờ đó, vị thế của DNTN ngày càng cao, đến tháng 09/2017,

chiếm 96,7% số DN đang hoạt động, thu hút 39% vốn đầu tư xã hội, cung cấp

11,9% việc làm [4]. Đây là thành tố chính giúp KTTN sản xuất ra 30% giá trị

tổng sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và

dịch vụ, 64% tổng lượng hàng hóa và 100% giá trị sản lượng hàng hóa vận

chuyển của cả nước [5].

Lực đẩy giúp DNTN phát triển

Quá trình phát triển của DNTN ở nước ta có nhiều thăng trầm, từ chỗ bị

cấm đoán trong giai đoạn 1979-1986, đến sự phát triển èo uột trong giai đoạn

1987-2005, rồi phát triển ì ạch trong giai đoạn 2006-2014. Nguyên nhân cơ bản

là sự ưu ái dành cho DNNN quá nhiều và chèn ép quá lớn từ DN này; sự níu kéo

về kinh tế tập thể; sự trùng điệp của “rừng” điều kiện kinh doanh; sự phiền hà

của các viên chức quản lý… Tuy nhiên, từ khi nước ta phải tái cơ cấu nền kinh

tế, cùng nguy cơ “sụp đổ tài khóa quốc gia”, tình hình nợ công, nợ nước ngoài,

nợ xấu, ngân sách luôn căng th ng, sức ép từ các định chế tài chính quốc tế, cùng

đòi hỏi hội nhập… đã buộc nước ta phải xem xét lại các DNNN làm ăn kém hiệu

quả, các tổ chức kinh tế tập thể mù mờ, lẫn chiến lược thu hút FDI. Do đó trong

3 năm vừa qua, DNTN ở nước ta đã có sự tăng tốc phát triển, nhờ những đổi mới

quan trọng trong Luật DN 2014, Luật Đầu tư… Tuy nhiên, từ năm 2017, sau

năm Đổi mới thể chế 2015, năm Khởi nghiệp 2016, DNTN mới có sự phát triển

mạnh mẽ, nhất là khi công cuộc chống “giặc nội xâm” được đẩy mạnh. Bước

202

ngoặt lớn nhất là ngày 10/5/2017, Đảng ra NQTƯ 5 về phát triển KTTN; và sau

đó ngày 12/6/2017 Quốc hội thông qua Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa (DNNVV).

Việc triển khai nghị quyết và vận dụng luật này, cùng việc Chính phủ chuyển

mạnh sang kiến tạo, đồng hành cùng DN, biến 2017 thành năm “Giảm bớt chi

phí cho DN” - đã tạo ra sinh khí mới cho nền kinh tế. Quan điểm: “Đặt DN vào

vị trí trung tâm của hệ thống đổi mới quốc gia” của người đứng đầu Chính phủ,

đã làm cho môi trường đầu tư, kinh doanh thay đổi vượt bậc. So với năm 2012:

xếp hạng về môi trường kinh doanh tăng 30 bậc, về năng lực cạnh tranh tăng 20

bậc. Còn so với năm trước (2016), xếp hạng về môi trường kinh doanh tăng 14

bậc, về năng lực cạnh tranh tăng 5 bậc, chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu tăng 12

bậc… Thị trường chứng khoán phản ứng tích cực, vượt đỉnh 9 năm, tới tháng 11,

VN-Index và HNX-Index tăng lần lượt 42,87% và 42,19%. Tổ chức xếp hạng tín

nhiệm Moody‟s nâng mức đánh giá triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam

từ “ổn định” lên “tích cực” [6]… Các thay đổi đó là lực đẩy quan trọng để

DNTN Việt phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy hệ thống DN quốc gia phát triển, tạo

đà lớn cho DN trong năm 2018.

Dự báo về triển vọng kinh doanh của DN năm 2018

Những thay đổi quan trọng cùng thành quả thu được của năm 2017 đã tạo

ra tâm lý tốt cho giới DN trong năm 2018. Tâm lý đó càng tốt khi các vụ án cố ý

làm trái quy định của NN, thăng tiến thần tốc, tham nhũng được xử lý để ổn định

kỷ cương đất nước. Đồng thời, 5 nhiệm vụ và giải pháp lớn, với hơn 30 giải pháp

cụ thể của NQTƯ 5 đang được triển khai để xử lý các điểm nghẽn trong phát

triển KTTN. Nhờ đó, niềm tin thị trường của DN ngày càng cao, các dự kiến về

khối lượng sản xuất, số đơn hàng, đơn hàng xuất khẩu quý I/2018 của DN đều

tích cực hơn so với quý IV/2017. Tuy nhiên, triển vọng kinh doanh năm 2018

của DN Việt chưa thật sự sáng sủa, bởi vì: (i) Năm 2018, tình hình thế giới khó

có đột biến, các nước Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đức, Pháp... đều đã bầu cử trong

năm 2017, chỉ có Nga bầu cử, nhưng việc tái đắc cử của Putin gần như đã được

kh ng định. Sự ổn định của kinh tế thế giới làm cho DN và hàng Việt khó chen

vào các chuỗi giá trị đang có sự kết nối tốt của DN quốc tế, vẫn phải lách qua các

“ngách”, khó làm tăng “cầu” ngoại; (ii) Các trở ngại từ bên ngoài nhiều và mạnh

hơn, khi tư tưởng Tập Cận Bình được vận dụng sâu rộng ở Trung Quốc; Bình

Nhưỡng vẫn hung hăng khi chưa ký được các thỏa ước với Mỹ. Các điểm nóng

Ukraine, Syria, Venezuela... chưa thể kết thúc; sự nổi lên cạnh tranh mạnh mẽ

của Myanma, Lào, Campuchia. Cách mạng công nghiệp 4.0 lan rộng, đe dọa lợi

203

thế lao động giá rẻ của nước ta; cái “bóng” của Trung Quốc to, đậm hơn khi Hiệp

định Đối tác khu vực toàn diện (RCEP) vừa hoàn tất đàm phán...; (iii) Ở trong

nước, tâm lý chờ đợi Hội nghị Đảng giữa nhiệm kỳ, cùng hiệu ứng của cuộc

chống tham nhũng, sự cạn kiệt nguồn lực đầu tư - sẽ làm giảm các dự án đầu tư

công đình đám. Sức ép hội nhập tăng khi nước ta trở thành thành viên đầy đủ của

Cộng đồng kinh tế ASEAN. Mức sống của nhân dân cải thiện không nhiều, khi

tết Mậu Tuất khá bình lặng... Làm cho khả năng đầu tư mới cho DN, cầu cả nội

địa lẫn xuất khẩu đều thay đổi không lớn, trong khi sự thâm nhập hàng hóa từ

Thái Lan, Malaysia tăng...; (iv) Hệ thống DN quốc gia, các khu vực DN và bản

thân từng DN chưa có đủ sự chuẩn bị lẫn đổi mới cần thiết trước vận hội mới. Số

DN còn mỏng trên quy mô số dân, các cơ cấu DN theo: thành phần kinh tế, lĩnh

vực hoạt động, quy mô, loại hình, lãnh thổ - đều chưa hợp lý. Các chuỗi giá trị

đứt gãy, còn cạnh tranh “ngược”, các yếu kém cố hữu về vốn, công nghệ, quản

trị, dự báo, năng lực cạnh tranh... cải thiện chậm, còn nhiều tác động đồng lần

bởi các DN làm ăn thua lỗ; (iv) Nhiều rào cản phát triển, tới tháng 8/2017, còn

5.719 điều kiện kinh doanh, bộ máy quản lý cồng kềnh, thiếu chuyên nghiệp, các

hiệp hội DN nặng tính hình thức. Thị trường lao động, khoa học công nghệ chưa

phát triển; các lĩnh vực hỗ trợ như trọng tài kinh tế, tư pháp, đào tạo nhân lực còn

thấp dưới chuẩn mực quốc tế. Người tiêu dùng Việt còn tâm lý sính ngoại, sao

nhãng việc “người Việt dùng hàng Việt”, hay đố kỵ với các thương hiệu nhỏ, lạ...

Dự báo tình hình của DNTN năm 2018 còn khó khăn hơn

Trong bối cảnh khó khăn chung trong kinh doanh của DN Việt năm 2018,

thì việc kinh doanh của DNTN càng khó khăn hơn, bởi các đặc điểm đặc thù,

như: (i) Tuy số DNTN ngày một nhiều, nhưng không ít DN làm ăn theo kiểu

“bóc ngắn cắn dài”, nặng về “chộp, giật” hoặc theo chủ nghĩa thân hữu. Số DN

làm ăn có chiến lược lâu dài, phát triển tuần tự còn ít, lề lối này làm cho số DN

làm ăn thua lỗ thường trên 20%, và bế tắc khi hội nhập; (ii) Có trên 80% số

DNTN hoạt động thương mại, dịch vụ, mà chủ yếu là buôn bán nhỏ lẻ, họ sẽ chật

vật trong năm 2018 khi việc bán lẻ đang chuyển dần vào các trung tâm thương

mại. Các siêu thị lớn đang bị các ông chủ nước ngoài như Thái Lan chi phối, tỷ

lệ hàng Việt ở các siêu thị lớn tại Hà Nội chỉ còn khoảng 10-15% và có nguy cơ

giảm dần, càng khó đầu ra cho DNTN; (iii) Có hơn 90% DNTN có mức vốn

dưới một tỷ đồng; trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới; năng lực tài chính,

năng suất lao động, hiệu quả kinh doanh còn thấp; trình độ quản trị, tính liên kết

yếu; khả năng tham gia chuỗi giá trị trong nước và quốc tế thấp... Nên khó cạnh

204

tranh với các thương hiệu khu vực và quốc tế khi Việt Nam đã trở thành thành

viên đầy đủ của AEC, và các FTA thế hệ mới đã có hiệu lực; (iv) Nguồn nuôi

dưỡng DNTN chủ yếu là “cầu” nội địa, nguồn này khó tăng trưởng cao, bởi tình

trạng “GDP chạy đi đâu” (Bùi Trinh, 2016) thậm chí nhiều cầu còn giảm do việc

xuất hiện nhiều cầu ngoại thay thế... Trong khi rất thiếu các DN đủ sức dẫn dắt

thị trường để quy tụ, hỗ trợ DNTN tham gia vào các chuỗi giá trị, nên “cầu”

ngoại cũng tăng chậm; (v) Đa phần DNTN chịu sự quản lý trực tiếp của cấp

chính quyền cơ sở, nơi chất lượng đội ngũ công chức còn thấp, nạn tham nhũng

vặt còn phổ biến. Tình trạng cải cách, đổi mới “nóng trên, lạnh dưới”, nên tác

động đổi mới của thể chế đến với DNTN còn yếu, họ vẫn phải chi trên 10%

doanh thu để “bôi trơn” trong khi cạnh tranh toàn cầu làm cho lợi nhuận biên chỉ

còn rất nhỏ; (vi) Khả năng tài chính eo hẹp cùng tỷ suất sinh lời thấp cản trở việc

đổi mới DN khi cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan rộng, nhiều DNTN điêu

đứng bởi sự bành trướng của in 3D, của robot công nghiệp. Trong khi, các

DNTN rất thiếu thông tin, nguồn lực và hỗ trợ để tái cơ cấu, chuyển hướng kinh

doanh hoặc để thành lập mới.

Nhƣng đủ cơ sở để tin tƣởng vào tƣơng lai tƣơi sáng

Đan xen với các khó khăn, nhưng triển vọng phát triển DNTN sau năm

2018 vẫn khá tươi sáng, bởi vì: (i) Nhận thức về DNTN đã thực sự khai sáng, từ

chỗ bị cấm đoán trước Đổi mới, mãi đến Đại hội X (4/2006) mới được kết hợp

với kinh tế cá thể thành thành phần KTTN, nhưng từ Đại hội XII, đã được ẩn

trong KTTN làm “động lực quan trọng”, được tạo thuận lợi phát triển ở mọi

ngành, lĩnh vực; (ii) Đảng thông qua NQTƯ 5, thể hiện quyết tâm chính trị, thực

sự hành động khi xác định chỉ tiêu phát triển DNTN cho các mốc 2020, 2025 và

2030. Quyết tâm của Chính phủ còn cao và rõ ràng hơn, khi quyết loại bỏ các

lãnh đạo DNNN cản trở việc cổ phần hóa, xác định tôn chỉ hành động là “đồng

hành cùng DN”; (iii) Kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục, tăng trưởng GWP

năm 2017 đã đạt 3,7%, dự kiến đạt 4,0% năm 2018. Tốc độ đó cùng sự hồi phục

của các nền kinh tế mới nổi, mà nhất là của Nga và Ấn Độ, là nguồn sinh khí

quan trọng cho nền kinh tế cần thị trường như Việt Nam; (iv) Người trong cuộc

tin vào triển vọng của DNTN, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt

Nam (VCCI) từ tháng 03/2015 đã đặt ra mục tiêu có một triệu DN hoạt động vào

năm 2020. Còn Trưởng ban Nghiên cứu phát triển KTTN của Thủ tướng, tin

rằng tới năm 2020, KTTN sẽ đóng góp trên 50% GDP, và vai trò chính trong

việc làm tăng thêm khoảng 7% GDP – tức thêm khoảng 20 tỷ USD/năm này chủ

205

yếu thuộc về DNTN; (v) Tốc độ phát triển DNTN đang cao, trong giai đoạn

2011-2015, mức tăng số lượng DNTN chỉ là 9,6% thì năm 2016 tăng 16,2%;

năm 2017 tăng 15,2%. Năm 2016, đóng góp của khu vực DNTN cho GDP mới là

7,88%; riêng trong Bảng xếp hạng VNR500 là 27%; thì năm 2017, tương ứng đã

là 11,8% và 32,3%; thể hiện niềm tin của các nhà đầu tư tăng mạnh; (vi) Phát

triển DNTN là nhiệm vụ khẩn thiết để đạt mục tiêu một triệu DN năm 2020, đó

còn là đòi hỏi của các định chế tài chính quốc tế như WB, IMF, ADB ở nước ta.

Thuận lợi là dư địa phát triển lớn, bởi mức đóng góp 11,8% quá khiêm tốn so với

đóng góp 80-90% GDP của khu vực này ở các nước phát triển. Phát triển DNTN

còn góp phần giải tỏa áp lực về việc làm, giảm bớt căng th ng ngân sách, có

đông “người chơi” để khai thác các FTA vừa có hiệu lực... Đó còn là cơ hội cho

các nhà khởi nghiệp, nhà đầu tư, cũng như cho các DNTN tái cơ cấu, chuyển

hướng kinh doanh, hoặc quay trở lại hoạt động.

Có nhiều hƣớng để DNTN lựa chọn khi phát triển

Lợi thế lớn lao khác cho phát triển DNTN trong năm 2018 là các nhà đầu

tư, nhà khởi nghiệp, chủ DNTN có nhiều lựa chọn để triển khai đầu tư, phát triển

DN. Có nhiều hướng phát triển như: (i) Cậy nhờ hệ thống thể chế được đổi mới

cho tương thích với các cam kết trong các FTA, để các DNTN giải phóng mọi

tiềm năng phát triển vốn bị trói buộc trước đây; (ii) Tận dụng ưu đãi của Chính

phủ khi phấn đấu đạt một triệu DN hoạt động vào năm 2020, để nâng cấp, “DN

hóa” các tổ chức kinh doanh, nhất là với 4,6 triệu hộ kinh doanh, trong đó 3,0

triệu hộ đã được cấp mã số thuế; (iii) Đầu tư hoặc chuyển sang phát triển DN phụ

trợ cho các ngành dệt may, da giày, để đáp ứng quy tắc xuất xứ theo các FTA,

đặc biệt là đầu tư để phục vụ việc tăng thêm mặt hàng hoặc quy mô hàng xuất

khẩu; (iv) Đầu tư, liên kết, hoặc M&A để nâng dần quy mô cho DNTN, bởi trong

khu vực này mới có 1,4% DN có quy mô lớn, 1,6% DN có quy mô vừa, và còn

gần 74% DN là siêu nhỏ, khi đất nước ngày càng hội nhập sâu hơn; (v) Xây dựng

các “quả đấm thép” theo kinh nghiệm của Hàn Quốc để hội nhập kinh tế, bởi

nước ta mới duy nhất có Tập đoàn Dầu khí Quốc gia có quy mô vốn trên 9 tỷ

USD; trong khi 100 DNTN lớn đang sản ra khoảng 1/4 giá trị của nhóm

VNR500; (vi) Phát triển DN để bổ sung cho các khâu còn yếu và thiếu để tạo sự

liên kết, phối hợp tốt hơn giữa các DN nhằm tạo thành các chuỗi sản xuất, chuỗi

giá trị có hạt nhân là DN Việt; (vii) Phát triển DN để đồng hành cùng nông

nghiệp, khi mới có 3.500 DN đang đầu tư vào nông nghiệp, trong khi có đến 10

loại nông sản có giá trị xuất khẩu trên 01 tỷ USD. Ngoài ra, còn cần phát triển

206

DNTN để đón nhận Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, để hỗ trợ tái cơ cấu kinh

tế, giúp chuyển hướng kinh doanh cho DN bị thiệt thòi do cam kết trong các

FTA… Các hướng phát triển đa dạng này cho phép nhà đầu tư, chủ DNTN có

nhiều lựa chọn để đầu tư, mở rộng hoặc chuyển hướng kinh doanh cho phù hợp

với điều kiện của mình. Từ đó vừa làm cho từng DNTN có hiệu quả kinh tế cao

nhất, mang lại lợi ích cao nhà đầu tư, chủ DN, vừa đóng góp nhiều cho sự phát

triển chung.

Để tăng sự thành công, cần lắm nhiều sự thay đổi

Các cơ sở chỉ là tiền đề, các hướng phát triển mới là khả năng, các quyết

tâm mới là định hướng, còn thành công cuối cùng tùy thuộc vào mức độ và chất

lượng hành động. Dù công cuộc phát triển DNTN, hoạt động kinh doanh của

chúng trong năm 2018 và các năm tiếp sau đã được định hình và lập kế hoạch

triển khai toàn diện, bài bản trong NQTƯ 5, song để tăng thêm sự thành công

cho công cuộc này, cần thêm nhiều bổ trợ, như: (i) Cần có bộ phận chỉ đạo và

điều phối tập trung, thống nhất để NQTƯ 5 được vận dụng đồng bộ theo một lộ

trình hợp lý. Nên tham khảo kinh nghiệm của Hàn Quốc, khi họ thành lập Bộ

Khởi nghiệp và DNNVV, để tạo ra sự phối hợp tốt hơn giữa hai đầu mối là

VCCI và Hiệp hội DNNVV với các hiệp hội DN đang có; (ii) Để NQTƯ 5 được

triển khai xuyên suốt từ trung ương tới cơ sở, cần có chế tài thưởng phạt rõ ràng,

đủ sức khuyến khích hoặc răn đe trước các cơ quan, cá nhân đẩy nhanh hoặc

ngăn cản việc đưa Nghị quyết vào cuộc sống. Cần làm rõ vai trò lãnh đạo của

Đảng đối với DNTN, “làm nóng” bầu không khí cải cách ở cấp cơ sở, ngăn chặn tối

đa và hiệu quả hành động nhũng nhiễu của các viên chức thoái hóa, biến chất; (iii)

Cần có cơ quan chuyên trách để tổng hợp cam kết Chính phủ trong các FTA, hoặc

qua hoạt động của tham tán kinh tế ở nước ngoài, chỉ ra các “cầu” mới cho DNTN

khai thác. Mặt khác, cần các trung tâm kết nối DN theo các ngành, chuỗi cung ứng,

sản xuất để tăng sự phối hợp giữa các DN, nhằm tăng và ổn định “đầu ra” cho

DNTN, nhất là với sản phẩm có nhu cầu hẹp; (iv) Đổi mới mạnh mẽ các hiệp hội

DN, nhất là các hiệp hội DN địa phương, để chúng thực sự là tổ chức hoạt động vì

DN, không vụ lợi, giúp các nhà đầu tư mới hoặc DNTN chuyển hướng sản xuất để

trở thành các miếng ghép hoàn hảo trong các cơ cấu DN. Mang được hơi thở cuộc

sống vào trong hoạt động của cộng đồng DN, cũng như phản ánh được tiếng nói của

DN vào các chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước; (v) Đổi mới sâu sắc

các ngành, lĩnh vực có ảnh hưởng hỗ trợ cho DN, như đào tạo nguồn nhân lực, kết

nối DN với các viện nghiên cứu và trường đại học, hoạt động ngân hàng, xử lý tranh

207

chấp kinh tế… Phải giảm dần được lãi vay xuống mức đa phần DN chịu đựng được,

khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay theo chuỗi DN cùng tham gia sản xuất

sản phẩm, để đảm bảo vốn cho các DN trong chuỗi không đủ điều kiện tiếp cận vốn

vay; (vi) Triển khai nhanh, có hiệu quả các luật có liên quan, nhất là Luật Hỗ trợ

DNNVV 2017. Xây dựng và phát triển các Quỹ đầu tư mạo hiểm, quy hoạch và

chấn chỉnh hoạt động logistic, từng bước đầu tư để đưa dần kinh doanh trong nước

lấn sang hết 5 khâu trong các chuỗi giá trị, tiến lên xây dựng các chuỗi giá trị có hạt

nhân là DN Việt.

Kết luận

Mặc dù năm 2018 theo quy luật là năm tăng trưởng đang về sát đáy theo

chu kỳ 10 năm của nền kinh tế nước ta, năm này cũng khó có các đột biến về môi

trường đầu tư, kinh doanh ở tầm quốc gia và quốc tế để DNTN hưởng lợi. Mặt

khác, còn nhiều khó khăn chưa dễ cải thiện trong một sớm một chiều, nhiều trở

ngại khách quan; song nhìn chung các DNTN nói riêng và toàn khu vực DNTN

nói chung của Việt Nam vẫn có nhiều thuận lợi, nhiều cơ hội để phát triển. Do

đó, tốt nhất các nhà đầu tư, các chủ DNTN nên xem năm 2018 như là một bước

đệm, lấy đây làm thời gian để tự cơ cấu lại DN theo môi trường mới, nhằm

hướng tới chu kỳ phát triển mới, theo hướng thực hiện tầm nhìn 2035, hướng

tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ. Hy vọng với việc đưa NQTƯ

5 vào cuộc sống, với nỗ lực không ngừng của Chính phủ kiến tạo, đồng hành

cùng DN, khu vực DNTN Việt sẽ có nhiều bước tiến nhanh, mạnh và vững

chắc, để ngày càng trưởng thành, thực sự trở thành động lực phát triển quan

trọng của nền kinh tế.

Chú d n:

[1] Số liệu tính theo dữ liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư: đến 20/4/2017, cả

nước có 612.000 DN đang hoạt động (nguồn: http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Ca-

nuoc-co-612000-doanh-nghiep-dang-hoat-dong/306012.vgp). Nhưng theo Báo

cáo Chẩn đoán tăng trưởng kinh tế Việt Nam do Ban Kinh tế Trung ương và

USAID thực hiện, công bố tháng 4/2017, thì khi đó nước ta mới có 535.920 DN

đang hoạt động theo Luật DN. Còn theo Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính, đến

30/6/2017, toàn quốc cũng chỉ có 596.713 DN đang kinh doanh.

[2] Mai Thanh (2016), DN Nhà nước đóng góp 28,8% GDP cả nước, truy

cập ngày 06/02/2017, từ <http://enternews.vn/doanh-nghiep-nha-nuoc-dong-gop-

28-8-phan-tram-gdp-ca-nuoc-104171.html>

208

[3] Văn Nam (2017), Gỡ rào cản để KTTN phát triển, truy cập ngày

06/02/2017, từ <http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2017-10-

13/go-rao-can-de-kinh-te-tu-nhan-phat-trien-49060.aspx>

[4] PV (2017), Thúc đẩy khu vực KTTN phát triển, truy cập ngày

06/02/2017, từ <http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-

luan/thuc-day-khu-vuc-kinh-te-tu-nhan-phat-trien-115852.html>

[5] Đặng Thành (2017), Tạo đà phát triển KTTN, truy cập ngày

06/02/2017, từ <http://www.nhandan.com.vn/baothoinay/baothoinay-

kinhte/item/34483702-tao-da-phat-trien-kinh-te-tu-nhan.html>

[6] Hà Chính (2017), 2017 – một năm đặc biệt, truy cập ngày 06/02/2017,

từ <http://baochinhphu.vn/Kinh-te/2017-Mot-nam-dac-biet/325517.vgp>

209

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (2017), Nghị quyết số 10-

NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về

phát triển KTTN trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa, truy cập ngày 06/02/2018, từ

<https://thuvienphapluat.vn/tintuc/vn/thoi-su-phap-luat/chinh-sach-

moi/16850/nghi-quyet-trung-uong-5-ve-phat-trien-kinh-te-tu-nhan>

2. Bùi Trinh (2014), GDP chạy đi đâu? truy cập ngày 06/02/2018, từ

<http://vneconomy.vn/thoi-su/gdp-chay-di-dau-

20140206031427536.htm>

3. Tổng cục Thống kê (2017), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2017, truy cập

ngày 06/02/2018, từ

<https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=621&ItemID=18668>

4. VCCI (2017), Báo cáo Thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2016, NXB

Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

210

211

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TỪ NHÀ NƯỚC

ThS. Bùi Thanh Tuấn

Viện Chiến lược và Khoa học Công an

Tóm tắt

Thời gian qua, doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định

được vai trò là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển; tuy

nhiên, cùng với những điều kiện thuận lợi, khu vực kinh tế tư nhân đang gặp

không ít khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển. Bài viết bước đầu xác

định một số hạn chế, khó khăn và nguyên nhân; từ đó đưa ra một số giải pháp từ

phía Nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân

đáp, ứng mục tiêu hội nhập quốc tế thành công và sớm đưa nước ta cơ bản trở

thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Từ khóa: Doanh nghiệp; khu vực kinh tế tư nhân; Nhà nước

1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế tƣ nhân ở nƣớc

ta thời gian qua

Ở nước ta, sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đặc biệt kể từ khi

Luật Doanh nghiệp (năm 1999) ra đời cho đến thời điểm hiện tại (sau 2 năm ban

hành Luật Doanh nghiệp năm 2014), số lượng doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam

đã gia tăng nhanh chóng. Nếu như ở thời điểm năm 2000, cả nước có 35.044

doanh nghiệp tư nhân hoạt động thì đến cuối năm 2014 đã có 388.232 doanh

nghiệp tư nhân, tăng gấp 11,07 lần sau khoảng 15 năm. Hiện nay, nước ta có

khoảng trên 600.000 doanh nghiệp tư nhân, chiếm 90% số doanh nghiệp cả nước;

tạo ra khoảng 1,2 triệu việc làm, với 51% lực lượng lao động cả nước, đóng góp

trên 40% tổng sản phẩm quốc nội.

Kinh tế tư nhân có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế, góp phần quan

trọng vào tăng trưởng kinh tế, chiếm tỷ trọng khá lớn trong GDP; đóng góp đáng

kể và góp phần bảo đảm cân bằng ngân sách nhà nước; góp phần giải quyết

những vấn đề xã hội, thực hiện mục tiêu công bằng và tiến bộ xã hội; hàng năm

tạo việc làm cho hơn một triệu lao động, tăng thu nhập cho xã hội và cho người

lao động... Kinh tế tư nhân có vai trò rất quan trọng trong phát triển nền kinh tế

quốc dân: sự phát triển mạnh kinh tế tư nhân tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa

các thành phần kinh tế, đó chính là động lực để phát triển, kinh tế tư nhân còn có

212

vai trò huy động những tiềm năng về nhân lực, tài lực, vật lực... để phát triển

kinh tế; kinh tế tư nhân phát triển sẽ tạo ra đội ngũ những nhà doanh nghiệp giỏi

nhưng đồng thời, cũng phải có sự thay đổi về luật pháp, đặc biệt là luật pháp kinh

tế cho phù hợp và đòi hỏi bộ máy quản lý của nhà nước phải được cải cách tổ

chức lại cho thích hợp.

Để trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế, ngoài sự nỗ lực của bản

thân doanh nghiệp, kinh tế tư nhân cũng rất cần được mở ra nhiều cơ hội, được

cạnh tranh công bằng, bình đ ng và nhận được nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước

ngang bằng với các thành phần kinh tế khác. Việc Nhà nước tạo điều kiện và hỗ

trợ cho doanh nghiệp tư nhân phát triển lớn mạnh, làm xuất hiện những doanh

nghiệp lớn, thương hiệu mạnh - những tập đoàn kinh tế tư nhân tầm cỡ khu vực

và thế giới sẽ là một trong những nhân tố quyết định đến mục tiêu hội nhập quốc

tế thành công và sớm đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo

hướng hiện đại.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được của kinh tế tư nhân vào sự phát

triển kinh tế đất nước, thành phần kinh tế này vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Cụ

thể là:

Một là, quy mô của các doanh nghiệp tư nhân chủ yếu vẫn là nhỏ. Dù

doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân đã phát triển nhanh chóng về số lượng

nhưng các doanh nghiệp hiện đa phần vẫn là doanh nghiệp quy mô nhỏ hoặc rất

nhỏ. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, khoảng 96% doanh nghiệp tư nhân

đang hoạt động là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Riêng doanh nghiệp

siêu nhỏ (nếu xét theo tiêu chí là dưới 10 lao động) đã chiếm khoảng 66%. Nhiều

doanh nghiệp có đặc điểm không khác nhiều so với hộ kinh doanh cá thể về quy

mô lao động, doanh thu, cách tổ chức quản lý. Điều này cho thấy, năng lực cạnh

tranh của loại hình kinh tế này trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu

rộng đang là vấn đề đáng quan ngại.

Hai là, kết quả kinh doanh còn hạn chế, tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ cao, số

doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh và giải thể vẫn tăng hàng năm. Căn cứ vào

chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế thì theo “Báo cáo Thường niên Doanh nghiệp Việt

Nam năm 2015” do VCCI công bố thì tỷ lệ doanh nghiệp tư nhân bị thua lỗ trong

giai đoạn 2007-2014 dao động trong khoảng từ 21,7% đến 45,4%. Tỷ lệ doanh

nghiệp bị thua lỗ cao đặc biệt là trong các năm 2011, 2013 và 2014. Bên cạnh đó,

số doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh đã tăng liên tục

213

trong những năm gần đây, năm 2015 cả nước có 71.391 doanh nghiệp tạm ngừng

hoạt động, tăng 22,4% so với cùng kỳ năm 2014, cụ thể: 15.649 doanh nghiệp

tạm ngừng kinh doanh có đăng ký, và 55.742 doanh nghiệp gặp khó khăn phải

tạm ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký; năm

2017 số doanh nghiệp phá sản, ngừng hoạt động là hơn 53.500 (tương đương

51% số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động).

Ba là, trình độ và năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp tư nhân Việt

Nam chưa được đào tạo bài bản; phương pháp quản lý, trình độ quản lý và trình

độ chuyên môn thấp. Hiện tại, phần lớn nhân sự cao cấp tại các doanh nghiệp

Việt Nam chưa được đào tạo về quản trị kinh doanh một cách bài bản, chưa gắn

với thực tế sản xuất kinh doanh, điều này dẫn đến thiếu chiến lược kinh doanh,

sản phẩm không đa dạng, khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ chưa cao, chưa

đáp ứng tốt thị hiếu người tiêu dùng, giá cả chưa hợp lý. Các yếu tố khác như

quảng cáo, tiếp thị, xây dựng thương hiệu, tổ chức quản lý mạng lưới phân

phối... chưa được quan tâm. Hiện chỉ có ít doanh nghiệp tư nhân đang đứng vững

trên thị trường và phát triển, còn phần nhiều doanh nghiệp đang hoạt động cầm

cự sau khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam. Ngoài ra, trình độ nhận thức và hiểu

biết pháp luật, hiểu biết về chính sách thương mại, nhất là thương mại quốc tế

còn hạn chế. Không ít các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về thuế, môi trường,

sản xuất hàng hóa kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, vi phạm về chính sách

lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội...

Bốn là, năng lực công nghệ của các doanh nghiệp tư nhân thấp. Nhiều

doanh nghiệp với hệ thống máy móc thiết bị lạc hậu so với trình độ khu vực

khoảng 2 đến 3 thập kỷ; công nghệ sản xuất lạc hậu, năng suất thấp, tiêu tốn

nguyên nhiên liệu, ảnh hưởng xấu tới môi trường trong khi chất lượng và mẫu

mã sản phẩm hàng hoá dịch vụ bị hạn chế. Mặt khác, các doanh nghiệp thuộc

kinh tế tư nhân thường gặp khó khăn về tiếp cận vốn, khó khăn về tài sản bảo

đảm, về phương án đầu tư kinh doanh, mặt bằng lãi suất...

Nguyên nhân của những hạn chế kể trên bắt nguồn từ những khía cạnh cơ

bản sau:

- Nhận thức về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân chưa nhất quán,

doanh nghiệp tư nhân chưa thực sự được coi là một thành phần kinh tế quan

trọng ở Việt Nam. Những “ưu ái” vẫn dành cho khu vực kinh tế nhà nước và khu

vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

214

- Cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân chưa đi vào thực tế. Doanh nghiệp tư

nhân chịu không ít áp lực từ phía các cơ quan nhà nước, từ thủ tục hành chính

đến những quy định gây trở ngại cho doanh nghiệp; ít được tiếp cận với những

chính sách hỗ trợ và các chương trình ưu đãi của Chính phủ; ít được hỗ trợ về

thông tin thị trường trong và ngoài nước, họ thường phải tự vươn lên, làm ăn

theo kinh nghiệm. Điều này đã khiến cho các doanh nghiệp tư nhân luôn phải

thường xuyên đối mặt với những rủi ro.

- Môi trường kinh doanh chưa thuận lợi cho kinh tế tư nhân phát triển. Tiến

trình cải cách thể chế kinh tế diễn ra chậm chạp, môi trường cạnh tranh chưa

bình đ ng. Các thủ tục hành chính còn rườm rà, phức tạp, cơ chế xin - cho còn

diễn ra ở nhiều nơi. Cơ chế tiếp cận vốn vay và các chương trình hỗ trợ doanh

nghiệp tư nhân bao gồm các hỗ trợ tư pháp, chế độ thông tin, hỗ trợ đào tạo...

chưa được quan tâm.

- Chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Vấn đề lớn hiện nay là

mức độ kỹ năng của người lao động không đáp ứng được yêu cầu đặt ra của các

doanh nghiệp. Theo một số liệu điều tra, có khoảng 9% tổng số các doanh nghiệp

gặp khó khăn trong việc tuyển dụng các lao động có kỹ năng phù hợp và 67%

trong số các doanh nghiệp này cho rằng, nguyên nhân chính là do thiếu lao động

có đủ kỹ năng như yêu cầu. Hơn 70% các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa; các

doanh nghiệp ở khu vực nông thôn cho rằng, nguyên nhân chính của khó khăn

trong tuyển dụng là do thiếu lao động có kỹ năng.

- Trình độ, năng lực tổ chức quản lý và trình độ chuyên môn của doanh

nghiệp tư nhân nhìn chung thấp; thiết bị, công nghệ thấp. Năng lực tài chính của

doanh nghiệp thể hiện ở quy mô vốn, khả năng huy động và sử dụng hiệu quả

nguồn vốn huy động thấp.

2. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển doanh nghiệp khu vực kinh tế

tƣ nhân từ phía Nhà nƣớc

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế

giới, sự phát triển tất yếu của khu vực kinh tế tư nhân, thì việc hỗ trợ các doanh

nghiệp ở khu vực này là hết sức cần thiết và cấp bách. Quan điểm này cũng đã

được xác định rất rõ tại Hội nghị Trung ương 5 (Khóa IX): “Kinh tế tư nhân là

bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư

nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần

định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ

215

trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực

của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế” và trong Chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội 2011-2020 tại Đại hội XI cũng làm rõ quan điểm này. Văn kiện Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cũng đã xác định: “Tạo mọi điều

kiện thuận lợi phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân để tạo động lực nâng cao

năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Hoàn thiện pháp luật, cơ chế, chính sách để

doanh nghiệp tư nhân tiếp cận bình đ ng mọi cơ hội, các nguồn lực, nhất là về

vốn, đất đai, tài nguyên... Tăng cường trợ giúp để phát triển mạnh doanh nghiệp

nhỏ và vừa, kinh tế hộ gia đình, hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Khuyến khích

hình thành doanh nghiệp lớn, thương hiệu mạnh”.

Để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp tư nhân có điều kiện nâng cao sức

cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập và phát triển bền vững, với vai trò của Nhà

nước trong nền kinh tế thị trường, ngoài việc tiếp tục đổi mới tư duy nhận thức

về vai trò của doanh nghiệp tư nhân, cần thiết phải tập trung vào một số giải pháp

sau đây:

Một là, cần tạo sự đồng thuận xã hội trong quan điểm nhìn nhận và đánh giá

vai trò của doanh nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

nước ta. Trên cơ sở đó, định hướng xây dựng nhà nước kiến tạo và hoàn thiện thể

chế kinh tế, tạo môi trường cạnh tranh bình đ ng, minh bạch và lành mạnh để mọi

doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đều phải hoạt động theo cơ chế thị

trường, bình đ ng, cạnh tranh theo pháp luật. Hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế,

chính sách, thực hiện đồng bộ các giải pháp để phát triển, vận hành thông suốt,

hiệu quả các loại thị trường; bảo vệ nhà đầu tư, quyền sở hữu, quyền tài sản. Nhà

nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm quyền tự do, tự chủ trong

kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân; xây dựng, sửa đổi, ban hành luật pháp theo

hướng phát triển kinh tế thị trường, bảo đảm quyền sở hữu, sự cạnh tranh lành

mạnh giữa các thành phần kinh tế. Trong thời gian tới, cần sửa đổi Luật Cạnh

tranh cho phù hợp. Hiện nay, kinh tế tư nhân chủ yếu tồn tại dưới hình thức doanh

nghiệp vừa và nhỏ. Vì vậy, Nhà nước cần thúc đẩy sự phát triển thành phần kinh tế

này bằng cách sớm ban hành Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời,

Nhà nước cần đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, minh bạch hóa hoạt

động của bộ máy công quyền; cần sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng, Luật

Khiếu nại, Luật Tố cáo để khắc phục những hạn chế, bất cập trong những hoạt

động này; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu quản lý nền

kinh tế thị trường là yêu cầu cấp thiết trong việc phát triển kinh tế tư nhân.

216

Hai là, tiếp tục thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ

trợ phát triển doanh nghiệp, trong đó trước mắt cần tập trung vào một số nội

dung, như: cải thiện việc tiếp cận các yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh

(đất đai, vốn, lao động, công nghệ và điện năng); giảm thời gian, chi phí tuân thủ

các thủ tục về thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội, xây dựng; rút ngắn thời gian đăng

ký quyền sở hữu, sử dụng tài sản, bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của

doanh nghiệp; chính quyền các tỉnh, thành phố cần chủ động thực hiện các

chương trình đối thoại định kỳ với doanh nghiệp, đồng thời nghiên cứu áp dụng

các mô hình thực tiễn tốt nhằm cải thiện môi trường kinh doanh. Để kiến tạo cơ

hội phát triển cho kinh tế tư nhân, Nhà nước cần xóa bỏ những quy định bất hợp

lý về điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa và loại bỏ những quy định không còn

phù hợp với xu thế phát triển kinh tế trong lĩnh vực đất đai, tài chính và xuất

nhập khẩu. Phát triển thị trường đất đai một cách minh bạch, giảm bớt và đi đến

ngăn chặn các cơ hội trục lợi trong việc định giá, chuyển đổi mục đích sử dụng

đất; đồng thời cần tính đến việc đa dạng hóa hình thức sở hữu bất động sản.

Ba là, tạo cơ chế thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận với các nguồn

vốn bằng cách xây dựng các khung pháp lý, điều kiện tài chính và năng lực

chuyên môn mà doanh nghiệp cần bảo đảm để đủ tiêu chuẩn tiếp cận với những

người vốn vay lãi suất thấp. Đồng thời khuyến khích phát triển hình thức hợp tác

công - tư, thành lập các mô hình hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp tư nhân. Mở

rộng quy mô, đa dạng và ổn định hơn cho thị trường tài chính, tập trung xử lý nợ

xấu ngân hàng; phát triển thị trường vốn, hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân tiếp

cận nguồn vốn. Để giải quyến vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục triển

khai quyết liệt các giải pháp nhằm tăng cường quan hệ tín dụng giữa các tổ chức

tín dụng với khách hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng được tiếp cận

với nguồn vốn theo đúng quy định của pháp luật; tiếp tục chỉ đạo các ngân hàng

thương mại thực hiện nghiêm túc các quy định về lãi suất, áp dụng lãi suất cho

vay hợp lý trên cơ sở lãi suất huy động và mức độ rủi ro của khoản vay; cắt

giảm, tiết kiệm tối đa các khoản chi phí để có điều kiện giảm lãi suất cho vay

nhằm chia sẻ khó khăn với khách hàng, bảo đảm ổn định thị trường tiền tệ.

Đẩy mạnh hình thức đầu tư đối tác công - tư; cổ phần hóa doanh nghiệp

nhà nước. Đầu tư đối tác giữa nhà nước và tư nhân là một biện pháp thúc đẩy

kinh tế tư nhân phát triển. Với hình thức này, tư nhân sẽ có cơ hội tham gia đầu

tư vào những dự án thuộc lĩnh vực công. Cùng với đó, cổ phần hóa doanh nghiệp

nhà nước có tác động tích cực, tạo thêm cơ hội cho kinh tế tư nhân trong đầu tư

217

kinh doanh. Đồng thời, đây là biện pháp thúc đẩy quá trình minh bạch hóa hoạt

động nhằm hạn chế thất thoát, nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu vực kinh tế

nhà nước.

Bốn là, đẩy mạnh hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao

năng lực quản trị, tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển, đổi mới công

nghệ. Có các giải pháp để xây dựng và nuôi dưỡng tinh thần doanh nhân trong

cộng đồng, đặc biệt là đối với giới trẻ bởi họ là những đối tượng khởi sự kinh

doanh tiềm năng nhất. Hiện nay, đa số doanh nghiệp tư nhân do hạn chế về

nguồn lực nên ít đầu tư vào quản trị nội bộ, phát triển nguồn nhân lực. Hơn nữa,

doanh nghiệp tư nhân thường chỉ dùng lao động phổ thông; việc đào tạo lao động

tại các doanh nghiệp chưa có hệ thống, chưa bảo đảm được nhu cầu phát triển.

Hoạt động quản lý kinh doanh, quản trị của các doanh nghiệp thường theo kinh

nghiệm, chưa có một quy trình đào tạo bài bản. Do vậy, cần tạo điều kiện để

doanh nghiệp tư nhân chủ động nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn

nhân lực, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp của người lao động. Đây là một trong

những nút thắt khó tháo gỡ mà các doanh nghiêp tư nhân không thể tự thân khắc

phục. Trong khi đó, nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ khoa học, công

nghệ hiện đại là nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường. Kinh tế tư nhân chỉ

có thể phát triển khi có được một lực lượng lao động chất lượng cao và công

nghệ hiện đại. Vì vậy, Nhà nước cần có những chính sách đổi mới, mang tính đột

phá, trong giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ để tạo ra nguồn lực đạt chất

lượng về lao động, công nghệ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế và

kinh tế tư nhân. Có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong đào tạo nghề, nâng

cao trình độ nguồn nhân lực cho doanh nghiệp tư nhân. Các chương trình này có

thể trực tiếp từ Nhà nước hoặc Nhà nước sẽ là đầu mối tìm kiếm các dự án,

chương trình đào tạo từ các nguồn kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong

và ngoài nước như WB, JICA... Ngoài ra, Nhà nước nên thường xuyên tổ chức

các khóa học ngắn nâng cao trình độ về quản trị doanh nghiệp, kiến thức kinh tế,

thị trường, pháp luật cho các chủ doanh nghiệp, cũng như cập nhật những thông

tin liên quan mới nhất để doanh nghiệp biết và làm ăn hiệu quả.

Năm là, tăng cường xúc tiến thương mại và hỗ trợ tiếp cận thông tin thị

trường. Có cơ chế để đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hóa dịch vụ và đầu tư vào

các nước đã ký các hiệp định thương mại và đầu tư, loại bỏ những rào cản gây

ảnh hưởng tiêu cực đến sự tham gia hiệu quả các chuỗi giá trị toàn cầu. Cần có

chính sách cải thiện kết nối giữa các trung tâm cung ứng lao động Việt Nam với

218

các đối tác thương mại bên ngoài. Bên cạnh đó, việc hạn chế trong khả năng tiếp

cận thông tin đã gây khó khăn cho khu vực kinh tế tư nhân. Để có những thông

tin có giá trị về thị trường, tiếp cận được với thị trường cần phải có sự hỗ trợ, hợp

tác và giúp đỡ từ phía Nhà nước. Cần có sự phối hợp giữa khu vực Nhà nước với

doanh nghiệp để làm sao giải quyết khâu khó khăn, trở ngại liên quan đến hàng

rào phi thuế quan và đặc biệt giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường bền vững,

tránh được những tranh chấp thương mại. Xây dựng những hướng dẫn, cung cấp

thông tin đầy đủ cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận cơ hội của thị trường mới

mà trong đó có những thông tin mang tính đặc thù liên quan đến tập quán, văn

hóa, những yếu tố thị trường và cả những thông tin về chính sách vĩ mô của các

quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Xây dựng trung tâm dữ liệu quốc gia và

Trung tâm thông tin quốc gia về thị trường. Thiết lập đường dây nóng, giải đáp

các thông tin về thị trường.

219

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Hoa Cương (2016), “Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa: Kỳ

vọng cho bước đột phá mới”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 4/2016.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành

Trung ương khóa IX, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.57-58.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016, tr.292.

4. Đặng Huy Đông (2016), “Cải cách tạo đòn bẩy để doanh nghiệp phát triển

và hội nhập”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 3/2016.

5. Phan Minh Huyền, Nguyễn Vũ Phong Vân, Lê Huy Hoàng (2016), “Nhận

diện và tháo gỡ những rào cản đối với phát triển doanh nghiệp Việt Nam”,

Tạp chí Kinh tế và Dự báo, số 13/2016.

220

221

PHẦN III

CÁC RÀO CẢN PHÁT TRIỂN

DOANH NGHIỆP

222

223

NHẬN RÕ RÀO CẢN ĐỂ VƯƠN LÊN TRONG CẠNH TRANH

GS.TSKH. Nguyễn Quang Thái

Viện Nghiên cứu Phát triển Việt Nam

Tóm tắt

Năm 2017 Việt Nam đã đạt được những thành tựu toàn diện và nổi bật.

Toàn bộ 13/12 chỉ tiêu kế hoạch đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức, trong

đó tốc độ tăng trưởng 6.81% là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 7-10 năm nay.

Các chỉ số cạnh tranh toàn cầu từ môi trường đầu tư DB, đổi mới công nghệ

toàn cầu GII, phát triển bền vững SDG và năng lực cạnh tranh toàn cầu GCI...

đều được cải thiện mạnh mẽ. Đồng thời, khi phân tích một cách khách quan và

toàn diện, có thể thấy vẫn tồn tại những yếu kém trong việc thực hiện chủ trương

cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Năng suất, chất

lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên nhiều tiêu chí, sản phẩm, dịch vụ còn yếu

kém. Nổi bật là những rào cản cho sự phát triển doanh nghiệp và khu vực tư nhân

trong nước đang gây khó khăn cho sự phát triển dài hạn, khi đó là lực lượng chủ

yếu tạo việc làm và của cải cho xã hội. Bài viết có mục đích phân tích kỹ các rào

cản khu vực doanh nghiệp và đề xuất các giải pháp cho năm 2018 và một số năm

tiếp theo, nhất là đổi mới tư duy phát triển, thực hiện cải cách sâu rộng theo thị

trường hội nhập và hiện đại, phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân,...

Từ khóa: Rào cản phát triển, cạnh tranh; cải cách

1. Kinh tế khởi sắc, nhƣng chất lƣợng phát triển chƣa cao: Khu vực

doanh nghiệp ngoài Nhà nƣớc và tƣ nhân bị kìm hãm

Năm 2017 đánh dấu bước phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam, tạo thêm

thế và lực mới cho bước phát triển dài hạn. Tuy nhiên, khi phân tích sâu, có thể thấy

các thành tựu này chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và kế hoạch

đề ra về cơ cấu lại nền kinh tế, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng thực hiện chưa

đạt mục tiêu mong muốn. Các nhân tố phát triển theo chiều sâu còn chưa được tận

dụng tốt.

Cuộc kiểm kê rất kỳ công các nguồn lực phát triển cả nước do Tổng cục

thống kê (TCTK) cùng các ngành các cấp tiến hành năm 2017 cho thấy, còn

nhiều nguồn dự trữ to lớn (cả nhân lực, vật lực, tài chính và tài nguyên, cùng cơ

hội phát triển) chưa được sử dụng hiệu quả, thích ứng với thể chế kinh tế thị

trường hiện đại và hội nhập quốc tế, dù mức tăng trưởng kinh tế năm 2017 đạt

224

6,81% là một trong những bước phục hồi ấn tượng nhất trong nhiều năm

qua. Con số tổng nguồn lực quốc gia lên tới 20 triệu tỷ hay là khoảng 1000 tỷ $

(dù còn cầu phối hợp, kiểm tra kiểm) chưa bao giờ được nhắc tới, vì việc chia ra

nhiều khâu quản lý vừa chồng chéo, vừa lỏng lẻo.

Xét về đóng góp của các các khu vực kinh tế (các thành phần kinh tế), có

thể thấy các khu vực kinh tế đều chưa sử dụng tốt nguồn lực, còn chưa thu hút

được hiệu quả nguồn lao động dồi dào trong điều kiện "cơ cấu dân số vàng", sử

dụng chưa hiệu quả nguồn vốn đã tích lũy được và còn chưa tận dụng tốt các

thành quả của tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) trong điều kiện hội nhập

quốc tế. Biểu đồ bên dưới cho thấy thành quả tăng trưởng trung bình ngày càng

giảm sút sau từng 10 năm. trong đó khu vực tư nhân tăng từ 11,93% (thời kỳ

2003-2010) xuống còn 7,5% (thời kỳ 2011-2015).

Ba mươi năm trước, đổi mới đã mở đường cho khai thác sinh khí mới từ

nền kinh tế "hàng hóa", kinh tế trong đó khu vực tư nhân được xem như nhân tố

chính của nền kinh tế đã được thừa nhận, dù chưa công khai, hiểu "ngầm" do đã

được "cởi trói". Chỉ riêng sự kiện từ nhập khẩu hàng trăm nghìn tấn gạo, sau mấy

tháng tự do hóa mua bán gạo đã xuất khẩu gạo quy mô lớn liên tục đã cho thấy

tác động nhanh của kinh tế thị trường và khu vực tư nhân. Nhưng dường như

"lực đẩy" do cải cách khởi động 30 năm trước đang hết dần lực tác động, do bối

cảnh đã đổi thay rất nhiều. Cải cách "1" dựa vào cơ chế "cởi trói" không đủ lực

225

đẩy mạnh phát triển trong điều kiện cần có cải cách “2” để “thiết kế hệ thống”

mô hình tăng trưởng mới, mang tính động lực mạnh mẽ hơn.

2. Rào cản chủ yếu: Phân biệt đối xử khu vực tƣ nhân

Hiện còn nhiều rào cản đang kìm hãm sự phát triển của kinh tế và doanh

nghiệp khu vực tư nhân, kìm hãm cải cách mới mạnh mẽ, hướng tới kiến tạo mô

hình tăng trưởng mới, hiệu quả hơn, có sức cạnh tranh mạnh.

Khu vực kinh tế Nhà nước và các DNNN chiếm giữ một khối lượng cực lớn

tài sản và tài nguyên thiên nhiên, đang cố gắng tạo ra nhiều "quả đấm thép" nhưng

lại có quá nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nghiêm trọng, với hàng loạt "đại

án"1. Các DNNN đang nắm giữ phần quan trọng tài sản quốc gia, nhưng lại sử

dụng chưa hiệu quả. Cần thấy rằng phải được hiểu khái niệm Tài sản quốc gia.

Tài sản quốc gia theo nghĩa rộng bao gồm: (1) tài nguyên thiên nhiên của đất

nước; (2) các loại tài sản được sản xuất ra và (3) nguồn vốn con người. Tài sản

quốc gia theo nghĩa hẹp, là toàn bộ của cải vật chất do lao động sáng tạo của con

người được tích lũy lại qua thời gian theo tiến trình lịch sử phát triển của đất nước.

Theo cách phân loại của Liên Hợp Quốc, tài sản được sản xuất ra lại chia

thành 9 loại: (1) công xưởng, nhà máy; (2) trụ sở cơ quan, trang thiết bị văn

phòng; (3) máy móc thiết bị, phương tiện vận tải; (4) cơ sở hạ tầng; (5) tồn kho

của tất cả các loại hàng hóa; (6) các công trình công cộng; (7) các công trình kiến

trúc; (8) nhà ở và (9) các cơ sở quân sự. Dựa vào chức năng tham gia vào quá

trình hoạt động kinh tế, Nhóm thứ nhất gồm năm loại tài sản đầu được sử dụng

làm phương tiện trực tiếp phục vụ quá trình sản xuất và được gọi là tài sản sản

xuất. Trong đó bốn loại tài sản từ (1) đến (4) được gọi là tài sản cố định (vốn cố

định), còn lại tài sản (5) được gọi là tài sản lưu động (vốn lưu động). Tuy nhiên,

trên thực tế trong các loại hàng tồn kho, ngoài các loại nguyên, nhiên vật liệu dự

trữ cho sản xuất còn có cả những giá trị tài sản cố định chưa lắp đặt và thành

phẩm chưa tiêu thụ... Các loại tài sản (6)-(9) thuộc Nhóm thứ hai đều có tính chất

1 Theo nghiên cứu của các tổ chức quốc tế (như Ngân hàng Thế giới - WB), trị giá tài sản công của mỗi

quốc gia thường bằng 4 lần GDP nước đó. Ở Việt Nam, việc định giá theo "nguyên giá" nên đã đánh giá

tài sản bị sai sót nhiều. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nhà nước quản lý khối tài sản rất lớn, ước lượng với

giá trị khoảng 600 tỷ USD và cả nước có thể lên tới 1000 tỷ $. Các ước lượng này cần minh xác và công

bố chính thức rõ ràng để người dân cùng kiểm soát (xem http://vietnambiz.vn/nha-nuoc-dang-quan-ly-

khoi-tai-san-600-ty-usd-25097.html). Nhưng chỉ như vậy cũng đã cho thấy, sai số so với các công bố trước

lớn hơn quá nhiều do bị bỏ sót.

226

chung là không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất, nên được gọi là tài sản

phi sản xuất (vốn phi sản xuất), phục vụ gián tiếp sản xuất. Tài sản quốc gia là

thuộc sở hữu toàn dân, nhưng chủ yếu lại được giao cho các DNNN trực tiếp

quản lý và kinh doanh thiếu hiệu quả (https://tuoitre.vn/nguon-luc-quoc-gia-

khong-the-theo-loi-phan-biet-doi-xu-1310544.htm). Đây là vấn đề cần phân tích

mổ xẻ nghiêm túc.

Về danh nghĩa, số DNNN với 100% vốn Nhà nước đã giảm mạnh, nhưng

thực chất số vốn được cổ phần hóa và thoái khỏi các DNNN trước đây chỉ chiếm

8%, còn tới 92% vốn Nhà nước vẫn nằm trong các DNNN, với hàng loạt DNNN

quy mô lớn làm ăn thiếu hiệu quả. Tổng vốn Nhà nước ở doanh nghiệp lên tới

5,4 triệu tỷ đồng3. Việc lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước là một giải pháp đang

thực hiện, nhưng việc quản lý vốn Nhà nước nên nhấn mạnh hiệu quả kinh doanh

vốn mà không để thất thoát như "thủ kho" liêm khiết. Với 5,4 triệu tỷ, vốn Nhà

nước đang bao quát 240 doanh nghiệp, trong đó, có 103 doanh nghiệp nhà nước

nắm giữ 100% vốn điều lệ; 4 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm

giữ trên 65% vốn điều lệ; 27 doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhà nước nắm

giữ trên 50% đến dưới 65% vốn điều lệ; 106 doanh nghiệp cổ phần hóa, nhà

nước nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ. Do đó, nhu cầu cấp bách là nâng cao chất

lượng quản trị doanh nghiệp nhà nước và nâng cao chất lượng quản lý Nhà nước

với DNNN gắn bó với cải cách doanh nghiệp nói chung. Theo thống kê tiền tệ

của NHNN vừa công bố, đến cuối tháng 6/2017, tổng tài sản của các tổ chức tín

dụng vượt 9,2 triệu tỷ đồng (https://baomoi.com/tong-tai-san-he-thong-ngan-

hang-dat-hon-9-2-trieu-ty-dong/c/23798809.epi). Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay

trung và dài hạn hiện ở mức 32,7%. Thông tin đáng lo ngại là, nhóm công ty tài

3 So với thống kê trước đó một tháng Chính phủ trình Quốc Hội với Tổng kiểm kê của Tổng cục Thống kê,

sai số quá lớn: từ mức 1 triệu tỷ (trong báo cáo tháng 5 trình với số liệu cuối năm 2016 từ Bộ Tài chính) đã

lên đến hơn 5 triệu tỷ (trong báo cáo sơ bộ tháng 5 của Tổng cục Thống kê/ Bộ KHĐT, xem

http://cafebiz.vn/tong-tai-san-cua-nha-nuoc-dat-khoang-104-trieu-ty-dong-20170512075700463.chn).

Vì thế, trong năm 2018, KTNN cũng tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính, các hoạt động liên quan

đến quản lý, sử dụng ngân sách, tiền, vốn, tài sản nhà nước năm 2017 tại hàng loạt tập đoàn, tổng

công ty lớn như: Tổng công ty Sông Đà; Viglacera; Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam; Điện lực

Việt Nam (EVN); Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN); Liên doanh Việt - Nga "Vietsovpetro"; Thép

Việt Nam; Viễn thông Mobifone; Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT); Bưu điện Việt Nam;

Dược Việt Nam; Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott);

Bảo hiểm Bảo Minh; Bảo Việt Nhân Thọ; Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam - Vinare; Vận tải Hà

Nội; Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC; Đầu tư phát triển nhà Hà Nội (Handico); Becamex; Tổng

công ty Khánh Việt (gồm cả kiểm toán kết quả tư vấn định giá và xử lý các vấn đề tài chính trước khi

công bố giá trị cổ phần hóa doanh nghiệp); Công nghiệp Thực phẩm Đồng Nai; Bảo đảm an toàn

hàng hải miền Nam.

227

chính có tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn cao nhất với 42,38%. Tỷ lệ

này ở ngân hàng thương mại Nhà nước là hơn 36,51% và ngân hàng thương mại

cổ phần 36,26 %, cũng đang gây lo ngại.

Doanh nghiệp FDI là của tư nhân nước ngoài nên dường như có thể “an

toàn” hơn do đó đã được “ưu đãi” tràn lan, hơn h n tư nhân trong nước. Các

doanh nghiệp FDI làm ra giá trị sản lượng lớn, nhưng phần lớn công nghệ thấp

(chủ yếu dựa vào các ưu đãi đầu tư, lao động trẻ và giá rẻ), nên tuy chiếm tới hơn

70% giá trị xuất khẩu, hơn 50% giá trị công nghiệp, nhưng chỉ tạo ra 18%GDP.

Vì được ưu đãi, các doanh nghiệp FDI dù “thua lỗ” nhiều năm vẫn đầu tư tiếp.

Với nền tảng chính trị an toàn, theo JETRO, có tới gần 70% doanh nghiệp Nhật

Bản tại Việt Nam có ý định “mở rộng hoạt động”, trong khi ở Philippines chỉ có

63,4%, Malaysia 51,3% và cao hơn rất nhiều so với Trung Quốc 4,3%.

Tuy nhiên, doanh nghiệp FDI chưa phát huy hết các ưu đãi được Nhà nước

dành cho, nói chung các doanh nghiệp FDI chưa hoàn thành thật tốt chức năng

mà Nhà nước muốn doanh nghiệp FDI thực hiện là đóng góp vào phát triển và

tạo sức lan tỏa mạnh mẽ. Thêm vào đó, với tư cách là khu vực tư nhân, các

doanh nghiệp FDI cũng gặp nhiều rào cản. Cơ quan hợp tác kinh tế Nhật Bản ở

Việt Nam nêu 5 rào cản đối với doanh nghiệp Nhật như sau: (1) Chi phí nhân

công tăng cao; (2) Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận dụng pháp luật

không rõ ràng; (3) Cơ chế và thủ tục thuế phức tạp; (4) Khó tìm nguồn cung ứng

nguyên vật liệu, linh kiện tại nước sở tại; (5) Rào cản ngôn ngữ. Đó là các rào

cản thực tế với đối tác nước ngoài đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Trong thời kỳ

tới, cần có những điều chỉnh cần thiết với khu vực FDI như kiến nghị dưới đây.

Từ sau đổi mới cho đến hiện nay khu vực kinh tế tư nhân trong nước và

doanh nghiệp ngoài Nhà nước làm ra gần 50% GDP và tận dụng lao động tại chỗ

hơn h n các thành phần kinh tế khác, làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng

của xã hội. Rõ ràng, nền kinh tế thị trường đích thực phải có khu vực tư nhân,

nhất là tư nhân trong nước làm nòng cốt. Nhưng thực tế, chính sách kinh tế đã

dựa trên tư duy lạc hậu, kìm hãm dai d ng sự phát triển lớn mạnh của khu vực

kinh tế tư nhân và doanh nghiệp tư nhân.

228

Khu vực kinh tế tƣ nhân trong nƣớc và DN ngoài Nhà nƣớc (nội địa)

có vị trí quan trọng

Đơn vị tính: %

Thu nhập quốc

dân sản xuất 1976 1977 1978 1979 1980 1981 1982

- Kinh tế XHCN 55,4 59,8 60,7 62,9 58,9 59,9 60,3

+ Quốc doanh,

công tư hợp doanh 35,9 36,2 35,1 36,4 31,3 30,4 27,9

+ Tập thể 19,5 23,6 25,6 26,5 27,6 29,5 32,4

- Kinh tế tư nhân,

cá thể 44,6 40,2 39,3 37,1 41,1 40,1 39,7

Nguồn: Niên giám Thống kê năm 1982, trang 66

Các doanh nghiệp và các khu vực kinh tế đóng góp vào GDP

Đơn vị: %

2005 2010 2014

GDP khu vực nhà nước 38,40 33,46 31,87

GDP khu vực ngoài nhà nước 45,61 48,85 48,04

GDP khu vực FDI 15,99 17,69 20,09

% GDP của toàn bộ doanh nghiệp

(đã bỏ “thuế trừ trợ cấp”)

55,4 58,5

Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) 29,3 28,8

Doanh nghiệp ngoài nhà nước 10,9 11,8

Doanh nghiệp FDI 15,2 17,9

Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2010-2014

229

Số lƣợng doanh nghiệp biến động qua các năm

1995 2000 2005 2010 2014

Tổng số 33.536 42.288 113.352 279.360 402.326

- DNNN 6.310 5.759 4.086 3.281 3.048

- Doanh nghiệp tư nhân 18.243 20.548 35.001 48.007 49.222

- Công ty trách nhiệm hữu hạn 7.346 10.458 52.549 163.978 254.952

- Công ty cổ phần 165 757 11.647 56.767 83.551

- Doanh nghiệp FDI … 1.525 3.697 7.248 11.046

Nguồn: Niên giám Thống kê năm 1995, trang 41; Kết quả điều tra sản xuất

- kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2001-2003, trang 89; giai

đoạn 2004-2006, trang 37; giai đoạn 2010-2014, trang 49

Như vậy khu vực tư nhân trong nước làm ra nhiều của cải nhất, sử dụng nhiều

lao động nhất dù tay nghề thấp, nhưng không được đối xử bình đẳng như DNNN

"trụ cột" hay "ưu đãi thảm đỏ" dành cho FDI. Nguyên nhân của các rào cản này là tư

duy cũ và bộ máy quản trị quan liêu.

Tỷ trọng đóng góp vào GDP của các khu vực sở hữu

Đơn vị: %

1996 2010 2013

Kinh tế nhà nước 36,7 33,5 32,2

Kinh tế ngoài nhà nước 47,2 48,8 48,2

+ Kinh tế tập thể 6,3 5,2 5,1

+ Kinh tế tư nhân 9,0 10,7 11,0

+ Kinh tế hộ cá thể 31,9 32,9 32,1

Kinh tế FDI 16,1 17,7 19,6

Nguồn: Kinh tế tư nhân, một động lực cơ bản cho phát triển

Tính chung trong nền kinh tế, sự đóng góp của các thành phần kinh tế cũng

khác nhau. Đối với Khu vực kinh tế tư nhân trong nước đã có sự đóng góp khá

ổn định, khoảng gần 50%GDP, nếu trừ đi thuế (không kể trợ cấp) thì đóng góp

còn hơn 40%GDP. Đây là mức cao nhất so với các thành phần kinh tế Nhà nước

hay đầu tư nước ngoài, thậm chí gần bằng cả hai khu vực kinh tế Nhà nước và

230

đầu tư nước ngoài cộng lại trong nhiều năm. Thêm vào đó, hiệu quả kinh tế thấp:

Đặc biệt, hiệu quả đồng vốn của các khu vực sở hữu đã thay đổi nhưng theo xu

hướng giảm sút. Chỉ số ICOR của khu vực kinh tế nhà nước và khu vực FDI đều

cao, riêng khu vực FDI có năm có chỉ số ICOR tăng cao bất thường cũng là dấu

hiệu đáng báo động.

Hệ số ICOR chung và theo các khu vực sở hữu

Giai đoạn Toàn bộ Kinh tế nhà

nƣớc

Khu vực ngoài

nhà nƣớc Khu vực FDI

2000-2006 4,92 7,17 3,01 4,95

2007-2012 7,09 9,30 3,89 14,42

2000-2012 6,12 8,20 3,54 10,10

Nguồn: Kinh tế tư nhân, một động lực cơ bản cho phát triển

Theo đà phát triển của kinh tế, tỷ trọng đóng góp vào quy mô GDP của khu

vực kinh tế nhà nước đã giảm, còn của khu vực tư nhân đã tăng lên. Năm 1996,

khu vực kinh tế nhà nước (chủ yếu là DNNN) đóng góp 36,7% GDP, đến năm

2010 còn 33,5% GDP và năm 2015 là 28%. Khu vực FDI hiệu quả chưa cao,

đóng góp 18% GDP, dù đang khống chế lĩnh vực xuất khẩu (72%) và công

nghiệp (khoảng 50%). Dường như có vấn đề khi kinh tế nội địa bị “rỗng ruột”,

hiệu quả của FDI và DNNN còn quá thấp. Khu vực tư nhân trong nước có đóng

góp gần 50% GDP, cung cấp việc làm và các sản phẩm, dịch vụ cho nền kinh tế,

nhưng năng suất lao động, lao động có tay nghề thấp, công nghệ kém. Các hạn

chế này gây khó khăn cho chuyển dịch lao động nông nghiệp/nông thôn ra các

lĩnh vực khác có năng suất cao hơn10.

10 Hệ số ICOR của một số nước trong khu vực

2001 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2013

Trung Quốc 4,56 4,55 6,40

Ấn Độ 4,92 5,49 7,31

Indonesia 5,31 4,48 4,64

Lào 3,31 4,02 2,59

Malaysia 13,38 0,63 5,40

Philippines 5,70 5,84 4,10

Việt Nam 4,88 6,96 6,99

Nguồn: Cơ sở dữ liệu các chỉ số phát triển thế giới của Ngân hàng Thế giới

231

Đáng tiếc là, một thời gian dài, các quan điểm đổi mới trong nước còn chưa

gắn kết chặt chẽ với các cam kết quốc tế đã được thực hiện từ nhiều năm qua,

nhất là sau khi tham gia WTO năm 2007 đã hình thành bối cảnh phát triển mới.

Trong một số lĩnh vực, cải cách còn tùy thuộc vào tư duy phát triển và năng

lực của bộ máy, mà chưa căn cứ vào nhu cầu cạnh tranh toàn cầu của đất

nước. Toàn cầu hóa trong cạnh tranh gay gắt và tác động của biến đổi khí hậu

đòi hỏi có những chuyển đổi mạnh mẽ trong chính sách vĩ mô cũng như quản

trị doanh nghiệp.

Cần ghi nhận nỗ lực của Chính phủ như các nghị quyết 19-CP (từ 2014

đến 2017), Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và

phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 đã thể hiện tư duy mới về bình đ ng các

loại hình doanh nghiệp, dù việc triển khai thực hiện trên thực tế còn nhiều khó

khăn. Những chính sách gần đây của Chính phủ rõ ràng đã góp phần nâng những

đóng góp của kinh tế tư nhân lên một tầm quan trọng hơn, xứng tầm với những

giá trị nó tạo ra.

Trên thực tế, các doanh nghiệp tư nhân ngày càng có cơ hội và bình đ ng

tiếp cận các nguồn lực xã hội như vốn, đất đai và thông tin cũng như có nhiều cơ

hội mở rộng kết nối với kinh tế quốc tế. Đặc biệt là các văn bản hướng dẫn dưới

luật thông thoáng, dễ hiểu và hầu hết các chính sách mới ban hành đều có góp ý

từ phía doanh nghiệp tư nhân, những đối tượng chịu tác động chính. Tuy vậy,

vẫn còn nhiều rào cản, nên khu vực doanh nghiệp tư nhân chỉ đóng góp 8%

GDP, trong khi khối kinh tế hộ lại đóng góp 32% GDP, cho thấy còn nhiều rào

cản thực tế đang kìm hãm NSLĐ khu vực tư nhân và toàn nền kinh tế.

Nhiệm vụ nặng nề năm 2018, vƣợt qua rào cản

Năm 2018 cần những nỗ lực mới. Sự cạnh tranh bình đ ng và công bằng

cho các thành phần kinh tế cùng phát triển là điều mà các chuyên gia hay nhà

quản lý khi đề cập đến rào cản với kinh tế tư nhân đều đặt ra. Tuy nhiên, việc xoá

bỏ rào cản này đòi hỏi tư duy phát triển hiện đại và những quyết sách mạnh mẽ

từ Chính phủ. Đó không đơn giản chỉ là việc thay đổi chính sách mà còn là

những hành động cụ thể từ chính những người thực thi chính sách... Một chính

sách có tốt đến đâu nhưng người trực tiếp thực thi không hành động tích cực

cũng là rào cản của nền kinh tế. Cả nước kỳ vọng vào một Chính phủ kiến tạo,

liêm chính và hành động, để chính sách không chỉ nằm trên giấy, để những quyết

tâm không chỉ là những hô hào tại các hội nghị, hội thảo... Cả nước ghi nhận các

232

chính sách của Chính phủ đều hướng đến việc hỗ trợ cho thị trường phát triển

minh bạch và bền vững, làm lợi cho doanh nghiệp. Thông thường, quản lý vốn

của kinh tế tư nhân hiệu quả hơn do có gắn lợi ích. Trong một số ngành, kinh tế

tư nhân có thể lớn mạnh, làm chủ những ngành hàng lĩnh vực như thực tế đã có.

Với những nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân thời gian qua,

có thể kh ng định, kinh tế tư nhân chính là động lực quan trọng của nền kinh tế.

Đó là cơ sở để Chính phủ có những thay đổi mạnh mẽ về chính sách, tạo điều

kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Ngay như việc Nhà nước đẩy mạnh thoái vốn

ra khỏi các lĩnh vực kinh doanh độc quyền, thế mạnh trước kia để tăng quyền

tiếp cận cơ hội kinh doanh cho khu vực tư nhân. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nhận ra

3 rào cản với doanh nghiệp là gánh nặng chi phí, thời gian tuân thủ các quy định

pháp luật, rủi ro pháp lý và độ an toàn trong kinh doanh. Để giải quyết được cả

3 rào cản này cần sự chung tay không chỉ ở Chính phủ mà ở cả xã hội. Rào cản

lớn nhất với doanh nghiệp tư nhân hiện nay là ở các quy định về thủ tục hành

chính và con người thực hiện các thủ tục đó đang trói các doanh nghiệp trước các

cơ hội phát triển.

Có lẽ, trong đổi mới thể chế, yếu tố minh bạch và tinh thần phục vụ của bộ

máy chính quyền là điều tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển vững mạnh. Dù

hiện nay quy mô của đa số doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam còn nhỏ nhưng

với những thay đổi, kiến tạo từ chính sách quản lý nhà nước sẽ hình thành những

tập đoàn lớn trong tương lai không xa. Chúng ta phải xác định kinh tế tư nhân là

chủ thể quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện đại, nếu không có khu vực

kinh tế tư nhân thì sẽ không có nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa của nó.

Chính phủ phải hành động để biến chủ trương thành các chính sách cụ thể

để kinh tế tư nhân phát triển. Nếu các thị trường được hình thành và vận hành

một cách hoàn chỉnh hơn, sức bật của kinh tế tư nhân sẽ rất lớn. Môi trường kinh

doanh là một vấn đề quan trọng bậc nhất để kinh tế tư nhân phát triển. Mặc dầu

vậy, các doanh nghiệp tư nhân, dù to hay nhỏ, vẫn chỉ sản xuất 8% GDP so với

32% của kinh tế hộ, đó là một sự thật cần có đột phá mạnh mẽ mới mong có

chuyển biến mạnh, mà không chỉ tăng số lượng doanh nghiệp như một số người

nghĩ. Trong điều kiện mới, các doanh nghiệp tư nhân muốn có tiếng nói, chúng

ta cần tạo một không gian để các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có cơ hội cất

lên tiếng nói về những khó khăn, thách thức, cũng như cơ hội mà giới doanh

nghiệp tư nhân đã và đang phải đối mặt. Đó là nơi có thể tạo nên những cuộc đối

thoại chính sách một cách công khai, mang tính xây dựng, có trách nhiệm và tích

233

cực với cơ quan Chính phủ, chính quyền địa phương. Từ đó đưa ra những chính

sách sát với thực tế, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh

nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp tư nhân cần thấy trách nhiệm của mình, tự

đánh giá, đưa ra những khuyến nghị về chính sách và thực thi mà doanh nghiệp

mong nhận được cơ quan quản lý nhà nước thực hiện. Cộng đồng doanh nghiệp

kỳ vọng vào một Chính phủ hành động, chỉ có hành động mới thay đổi được

những rào cản hiện nay.

Tin tưởng với những kiến tạo từ Chính phủ, khu vực kinh tế tư nhân

cũng sẽ có động lực để phát triển ngày càng lớn mạnh và kéo theo nền kinh tế

Việt Nam sẽ vẫn tiếp đà tăng trưởng tốt. Việt Nam vẫn cần chính sách mang

tính động lực, đột phá. Do đó, phải xác định vị thế của Việt Nam trong nền

kinh tế toàn cầu trong tương lai. Xác định lĩnh vực nào thực sự là thế mạnh

của Việt Nam để có thể cạnh tranh với các nền kinh tế khác. Từ đó sẽ đề ra

những chính sách ưu tiên cho lĩnh vực thế mạnh và đưa điều đó trở thành mục

tiêu quốc gia. Các doanh nghiệp cũng từ đó mà xây dựng các chiến lược kinh

doanh của mình cho phù hợp với mục tiêu quốc gia.

Kinh tế tư nhân phát triển nhanh và lành mạnh dứt khoát sẽ đóng góp rất

lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước. Lành mạnh có nghĩa là không bị méo

mó, có thực lực, sản xuất sản phẩm có chất lượng, cạnh tranh tích cực, hoạt động

tuân thủ pháp luật. Tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển ở tất cả các ngành

và lĩnh vực mà pháp luật không cấm chính là tạo ra cơ hội và môi trường hành

chính lành mạnh cho người dân dễ dàng và thuận lợi tham gia sản xuất kinh

doanh. Dân có quyền làm những việc pháp luật không cấm, hãy tin dân, hỗ trợ

dân bằng chính sách hiệu quả, bảo vệ người làm ăn chân chính.

Để xây dựng một quốc gia có nền kinh tế độc lập, tự chủ và hội nhập quốc

tế dứt khoát phải khơi dậy tư duy sáng tạo, giải phóng sức sản xuất của khu vực

kinh tế tư nhân. Nghiên cứu nền kinh tế của các quốc gia phát triển sẽ thấy rõ vai

trò của kinh tế tư nhân. Đặc biệt, bên cạnh đổi mới chính sách khuyến khích tư

nhân trong nước, gắn kết với chuỗi giá trị toàn cầu, cũng cần phải có những

chính sách cụ thể, rõ ràng đối với từng doanh nghiệp FDI nhằm tránh tình trạng

có sự ưu ái hơn với doanh nghiệp FDI so với các doanh nghiệp trong nước.

Vai trò Chính phủ: Muốn kinh tế phát triển, muốn cộng đồng doanh nghiệp

Việt Nam lớn mạnh thì phải quyết tâm xóa bỏ tệ nạn nhũng nhiễu, đơn giản hóa,

trực tuyến hóa thủ tục hành chính. Doanh nghiệp cần Nhà nước khắc phục tình

234

trạng “hành là chính” ở nhiều cơ quan. Nếu không có bộ máy hành chính có năng

lực và phục vụ tận tâm thì nền kinh tế và các doanh nghiệp không phát triển

được... Để phát triển kinh tế tư nhân, ngoài cải cách hành chính thì vai trò của

Nhà nước trong việc định hướng các chính sách vĩ mô tạo điều kiện hướng đi cho

doanh nghiệp tư nhân là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, từ nghị quyết đến thực

tiễn là một khoảng cách và không có cách nào khác là cả Chính phủ và doanh

nghiệp, người dân phải hành động. Chỉ có hành động thực tế mới, tạo nên “sức ép”

từ xã hội để cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ các rào cản cản trở doanh

nghiệp phát triển nhanh. Mục tiêu tiên quyết là tạo được một môi trường bình

đ ng với chi phí kinh doanh hợp lý. Phải thay đổi cơ cấu kinh tế vĩ mô, tập trung

nhiều hơn vào khu vực kinh tế trong nước, trọng tâm là khu vực kinh tế tư nhân.

Đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thủy sản và có thể mở rộng cả dịch vụ, du

lịch để tăng ngoại tệ cho nền kinh tế. Đây là một trong những cách để tránh

những rủi ro cho nền kinh tế. Để đón nhận những triển vọng kinh tế tốt trong

năm 2018, Việt Nam phải tiếp tục cải cách thể chế, cải thiện môi trường kinh

doanh một cách mạnh mẽ. Từ đó nâng cao mức độ và quy mô cạnh tranh của thị

trường và tự đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng và bình đ ng của tất cả

thành phần kinh tế.

Năm 2018, tiếp tục tạo cởi trói doanh nghiệp với tầm nhìn dài hạn

Năm 2018, chúng ta phải thực hiện cải cách sâu rộng, toàn diện và dài

hạn. Trước mắt, cần vừa cải cách doanh nghiệp nhà nước vừa nhấn mạnh phát

triển khu vực kinh tế tư nhân như một động lực. Bởi 2 khu vực kinh tế này

không tách rời với nhau. Cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo ra

động lực tốt hơn cho phát triển kinh tế tư nhân. Khi khu vực kinh tế tư nhân

phát triển sẽ lại tạo ra một áp lực cạnh tranh, thúc đẩy cạnh tranh buộc các

doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Tiềm

năng của khu vực kinh tế tư nhân còn rất lớn, nhất là những sáng tạo, sáng

kiến và nguồn lực mà lâu nay chưa được sử dụng hiệu quả. Với những cải

cách trên hoàn toàn có thể hy vọng Việt Nam sẽ đạt được tăng trưởng kinh tế

trên 7% vào năm 2018. Việc cởi trói cho các doanh nghiệp, bãi bỏ những thủ

tục hành chính, giấy phép con không cần thiết sẽ là vấn đề cần tiếp tục thực

hiện trong năm nay. Năm 2018 chúng ta cũng cần làm sao để nền kinh tế vận

hành theo đúng cơ chế thị trường mà ở đó vai trò của các doanh nghiệp nhà

nước được giảm thiểu. Chính phủ phải thúc đẩy hơn nữa kinh tế tư nhân , Nhà

nước đóng vai trò quản lý mà không trực tiếp kinh doanh.

235

Tập trung tháo bỏ những rào cản, xóa bỏ một nửa điều kiện kinh doanh;

giảm một nửa số mặt hàng phải kiểm tra chuyên ngành; tập trung mạnh mẽ vào

việc giảm chi phí cho doanh nghiệp đặc biệt những chi phí liên quan đến dịch vụ

hậu cần và tiếp tục quan tâm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định chính trị xã

hội. Trong điều kiện đó, Việt Nam phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu

nông nghiệp, tái cơ cấu ngành dịch vụ tái cơ cấu ngành ngân hàng, trong đó phải

xử lý nợ xấu và các ngân hàng yếu kém; tiếp tục giảm lãi suất cho vay với doanh

nghiệp. Việt Nam cũng phải cải cách mạnh mẽ hơn nữa khu vực doanh nghiệp nhà

nước, phải tạo ra một áp lực mạnh hơn trong nội bộ từng doanh nghiệp và trong

toàn bộ khu vực để họ phải nâng cao hiệu quả hoạt động.

Bước sang năm 2018, cần vượt qua trì trệ, yếu kém, thua kém trong hội

nhập, cùng nhau tháo gỡ từng nút thắt, nhất là những rào cản tự do kinh doanh

đối với doanh nghiệp. Không nên quên đi những yếu kém, hạn chế của nền kinh

tế, nhất là các lĩnh vực có thể gây rủi ro lớn và nhanh như lĩnh vực kinh tế vĩ mô,

tài chính, tiền tệ cần có sự thận trọng, như:

- Việc tăng giảm thất thường của thị trường chứng khoán vừa qua cho thấy,

chính sách trong lĩnh vực này cần thận trọng hơn, để chứng khoán trở thành kênh

dẫn vốn thực sự, tranh “bong bóng”.

- Cơ cấu lại các ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế, khắc phục nợ xấu cần

tiếp tục thực hiện. Tiếp tục xử lý những vấn đề tồn đọng như sở hữu chéo, đầu tư

vượt quy định. Những vụ án được đưa ra xét xử liên quan đến ngành ngân hàng

cho thấy lợi ích nhóm trong ngành này rất lớn.

- Lạm phát sẽ là vấn đề cần quan tâm do năm 2017 đã đẩy tín dụng lên khá

cao và năm 2018 vẫn muốn tiếp tục đà tăng tín dụng này. Điều đó sẽ tạo ra rủi ro

lạm phát khi cung tiền đẩy ra thị trường quá nhiều.

- Đẩy mạnh sắp xếp lại hoạt động của khối doanh nghiệp nhà nước thông

qua việc cổ phần hóa, rút vốn khỏi những lĩnh vực hoạt động không hiệu quả

hoặc nhà nước không cần nắm giữ. Xem xét việc tư nhân hóa các doanh nghiệp

nhà nước là con đường Việt Nam phải đi, mà không phải là thoái vốn "nhỏ giọt"

như mấy năm qua, chỉ thoái được 8% vốn. Cũng có quan ngại chính đáng về việc

lập Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp với tổng tài sản 5,4 triệu tỷ,

vì kinh doanh vốn rất khác “giữ” vốn “an toàn” trong sổ sách.

Khắc phục các rào cản, phải tiếp tục thực hiện cải cách thể chế, xây dựng

cơ chế thị trường, cũng như nhà nước phải tạo điều kiện để cho phép kinh tế tư

nhân phát triển. Hoàn thiện, hiện đại hóa thủ tục hành chính và nâng cao hiệu

236

quả của các thể chế nhà nước cũng sẽ góp phần giảm nhẹ chi phí trong môi

trường kinh doanh. Ngoài ra, Việt Nam cần phải có hệ thống hạ tầng chất lượng

cao. Tăng trưởng nhanh đang tạo áp lực lên cơ sở hạ tầng. Nhu cầu về điện năng

dự báo sẽ tăng 7-10%/năm. Lưu lượng hàng hóa vận chuyển tăng khoảng 10-

12%/năm. Vì thế, Việt Nam cần tìm giải pháp đáp ứng được những nhu cầu này

trong khuôn khổ nguồn tài chính hiện có để tránh rơi vào trường hợp “nút cổ

chai” về cơ sở hạ tầng. Cùng đó, cần chú trọng hơn vào nâng cao hiệu quả đầu tư

công, đồng thời tăng cường và khai thác nguồn vốn tư nhân cho phù hợp, tiếp tục

thực hiện ba đột phá chiến lược... Đây là những việc làm quan trọng để Việt Nam

nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị và đối phó với những thách thức mới đi kèm

với sự ra đời của các công nghệ mới và “công nghiệp 4.0”. Việt Nam cần xây

dựng nền tảng vững chắc cho cải cách giáo dục, nhất là xây dựng một hệ thống

giáo dục đại học, hướng nghiệp chất lượng cao để bảo đảm có được một lực

lượng lao động có khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu đang chuyển

biến nhanh.

Triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2018 là khả quan theo dự báo chung của

kinh tế thế giới. Nếu không có biến động lớn, dự báo đà tăng trưởng kinh tế Việt

Nam sẽ tiếp tục đạt và vượt kế hoạch đề ra, chuẩn bị thế và lực cho những

chuyển biến mạnh mẽ hơn trong những năm tiếp theo.

Hướng dài hạn: Bên cạnh thuận lợi, vẫn còn nhiều rủi ro, nguy cơ, thách

thức. Vì vậy, cần tập trung vào thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô thận trọng

để nâng cao sức chống chịu của Việt Nam trước những biến động về cả kinh tế

tài chính và biến đổi khí hậu. Hơn nữa, năm 2018 là năm bản lề của kế hoạch 5

năm 2016-2020, chuẩn bị những bước vững chắc của quá trình đổi mới mô hình

tăng trưởng. Trong những điều chỉnh chính sách dài hạn, cần quan tâm đến phát

triển mạnh mẽ kinh tế thị trường đích thực, hiện đại và hội nhập. Trong nền kinh

tế đó, khu vực tư nhân trong nước phải trở thành chủ đạo và các doanh nghiệp tư

nhân quy mô lớn, công nghệ cao, công nghệ sạch có sức cạnh tranh lớn trong

điều kiện thế giới chuyển biến nhanh dưới tác động của nền công nghiệp 4.0, có

thể tham gia thị trường quốc tế, phải là nòng cốt cho sự phát triển. Làm được như

vậy, công cuộc cải cách kinh tế “2” mới có thể thực sự được triển khai. Còn nếu

coi chính sách hiện nay đã là đầy đủ về cơ bản, nay cần “tiếp tục đẩy mạnh”,

“tiếp tục hoàn thiện” thì không thể tạo ra xung lực cho sự phát triển đất nước

trong thời kỳ phát triển mới.

237

3. Kết luận và khuyến nghị

3.1. Nhận định

Dù thành tựu đã đạt là lớn, nhưng chất lượng chưa cao, thể hiện chưa huy

động được hiệu quả nguồn lực của đất nước trong thời kỳ mới, cả nhân lực, vật

lực, tài lực và cơ hội phát triển. Kinh tế Việt Nam hiện đang rất mở nên sẽ phụ

thuộc nhiều vào nền kinh tế thế giới và cả chính sách của các nước lớn. Thế giới

cũng đối mặt với nhiều rủi ro lớn liên quan đến các căng th ng địa chính trị và xu

hướng bảo hộ thương mại. Nếu nội tại của nền kinh tế không mạnh mẽ từ nội lực

thì không thể nào ứng phó được với nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, khi nền

kinh tế nước ta còn nhỏ bé.

Về các rủi ro cho nền kinh tế Việt Nam năm 2018: Các thách thức đến cả từ

hai phía. Từ bên ngoài, đó là vấn đề địa chính trị. Bên trong là việc cân bằng

được các vấn đề phát triển xã hội, cải cách thể chế, tạo điều kiện cho nền kinh tế

hoạt động hiệu quả phát triển theo hướng bền vững, hài hòa. Xử lý khôn khéo

đến đâu trong sự ứng xử này sẽ mang lại thắng lợi cho năm 2018 và các năm tiếp

theo đến đó, vì kinh tế phát triển là một quá trình liên tục. Rủi ro vĩ mô có thể

đến từ việc làm thế nào để giữ được tăng trưởng tốt trong môi trường lạm phát

thấp. Thị trường sau một giai đoạn tăng trưởng nhanh sẽ cần thời gian để tích lũy

trở lại. Đối với những doanh nghiệp tăng trưởng tốt thì sẽ tiếp tục được hỗ trợ

bởi chu kỳ tăng trưởng và của dòng tiền đầu tư tài chính. Còn đối với những

doanh nghiệp yếu, phát hành cổ phiếu tràn lan mà không sử dụng hiệu quả thì sẽ

mất đi lợi thế cạnh tranh và thoái trào. Mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô là quan

trọng. Nhưng năm nay, nên chủ trương tập trung chỉ đạo tăng cường sản xuất

kinh doanh, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư trên nền tảng ổn định

kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát, chuẩn bị cho bước phát triển cao và chất

lượng tốt hơn giai đoạn tiếp theo. Đối với Việt Nam, nguồn lực vốn cho đầu tư

vẫn là một nhân tố quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu chỉ dựa vào tín

dụng, kể cả cho vay trung dài hạn từ nguồn vốn ngắn hạn thì không vững chắc.

Xét về lâu dài, sân chơi không chỉ rộng và còn nhiều, kèm theo đó là nhiều

lĩnh vực hấp dẫn theo xu hướng mới như Cách mạng công nghiệp 4.0. Lực lượng

dẫn dắt thị trường đến từ khởi nghiệp sáng tạo dẫn đến đột phá khó có thể biết

được. Còn nếu nhìn vào các ngành dẫn dắt truyền thống như công nghiệp chế

biến chế tạo hướng đến xuất khẩu, dịch vụ, bất động sản, dù có thể phát triển

nhưng khó có được đột phá. Các doanh nghiệp lớn hàng đầu thế giới đều lớn lên

238

chỉ trong khoảng 20 năm nay, từ các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, quy mố

nhỏ và rất nhỏ, với các thủ lĩnh trẻ tuổi.

3.2. Kiến nghị

a/ Đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển theo kinh tế thị trường đich thực,

hiện đại và hội nhập. Không thể bằng lòng với quan điểm “đẩy mạnh”, “tiếp tục

hoàn thiện” ... có nghĩa là công nhận tư duy hiện nay là tạm đủ, nay chỉ “dấn” lên

là được. Một nền kinh tế thị trường XHCN trước hết phải là kinh tế thị trường

đích thực, trong đó khu vực kinh tế tư nhân phải là chủ đạo.

b/ Phải có thiết kế hệ thống lại cho cải cách thể chế lộ trình 10-15 năm tới

để chuyển h n sang kinh tế thị trường đích thực, hiện đại và hội nhập mới có thể

cạnh tranh thành công trong thế giới hiện nay. Từ đó, làm thành "đường ra"

chuyển đổi mạnh mẽ, hiệu quả và khả thi, nói đi đôi với làm.

c/ Cải cách DNNN và thực hiện tư nhân hóa có giám sát: Tiến hành thoái

vốn mạnh mẽ để phát triển kinh tế tư nhân trong nước đủ sức tham gia cạnh tranh

quốc tế. Do đó xem xem xét sử dụng thuật ngữ “tư nhân hóa” như dòng chính

của cải cách DNNN cho dứt khoát. Sửa đổi Luật ngân sách cho chặt chẽ, để giữa

chi thường xuyên và chi đầu tư không “bình thông nhau”, sau khi thoái vốn thì

dùng để chi thường xuyên, mà chuyển sang đầu tư cho hạ tầng KTXH hiện đại,

thực hiện nhanh chóng ba đột phá chiến lược.

d/ Cải cách doanh nghiệp FDI: Không chấp nhận FDI công nghệ thấp, loại

dần FDI công nghệ trung bình, chú trọng FDI công nghệ cao, công nghệ sạch có

nguồn gốc Tây Âu, Bắc Mỹ hay OECD? Đón luồng vốn FDI “cao cấp”, cũng

đồng thời cần chuẩn bị thay thế FDI thấp bằng doanh nghiệp tư nhân trong nước,

cùng kinh doanh, “tập” vươn ra thị trường thế giới, tham gia chuỗi giá trị...

đ/ Phát triển mạnh mẽ khu vực tư nhân và doanh nghiệp tư nhân trong

nước: Cho phép tư nhân được sử dụng các nguồn tài nguyên như các DNNN,

miễn là phải hiệu quả và sạch... từ đó có điều kiện vươn ra thị trường thế giới với

đủ thế và lực. Coi trọng nhân tài dù nguồn gốc thế nào, miễn là tài đích thực,

sáng tạo, có lợi cho đất nước và nhân loại.

e/ Phát triển mạnh mẽ văn hóa-xã hội đi đối với kinh tế xanh, thực hiện

ASXH, BTXH, hỗ trợ đích thực "ngƣời yếu thế" đi cùng với khuyến khích làm

giàu hợp pháp, coi trọng khu vực cư dân trung lưu./.

239

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ. (2017) Nghị quyết 622/2017/NQ-CP ngày 10/5/2017 về

Chương trình hành động thực hiện mục tiêu SDG 2030 vì sự phát triển

bền vững.

2. Chính phủ. (2018) Nghị quyết 01/2018/NQ-CP về điều hành kế hoạch

KTXH năm 2018.

3. Ngô Thắng Lợi & Nguyễn Quỳnh Hoa (2017) Mô hình tăng trưởng kinh

tế Việt Nam. Thực trạng và hướng đến năm 2030. NXB Chính trị Quốc

gia Sự thật, Hà Nội.

4. Nguyễn Quang Thái & Bùi Trinh (2017). Năng suất các nhân tố tổng

hợp qua tiếp cận Ghosh: Nghịch lý của nền kinh tế Việt Nam. Tạp chí

Thống kê. Số 4/2017. Các trang 5-8 & 14.

5. Nguyễn Quang Thái (2018). Nâng cao chất lượng tăng trưởng trong

điều kiện cơ cấu lại nền kinh tế ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học xã hội

Việt Nam, 2018

6. Nguyễn Quang Thái & Nguyễn Hồng Nhung (2018) Năng lực cạnh

tranh của nền kinh tế: Lý luận, thực tiễn và thảo luận. Kỷ yếu Hội thảo

Khoa học “Nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Cơ sở lý luận,

kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho Việt Nam”.

240

241

ĐỂ KINH TẾ TƯ NHÂN TRỞ THÀNH ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN

PGS.TS. Phạm Tiến Đạt

TS. Phạm Thị Tường Vân

ThS. Lê Minh Hương

ThS. Phạm Thành Chung

Viện chiến lược và Chính sách tài chính

Tóm tắt

Quá trình thay đổi nhận thức của Đảng về KTTN cũng như vị trí, vai trò

của KTTN có một quá trình hình thành và phát triển lâu dài, được bổ sung và

hoàn thiện dần qua mỗi giai đoạn phát triển kinh tế đất nước. Đại hội XII (2016),

Đảng đã khẳng định: “Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là

một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Thời gian qua, sự phát triển của KTTN

đã chứng minh cho chủ trương của Đảng là đúng đắn. Tuy nhiên, từ chủ trương

cho đến thực tế triển khai vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập trong nhận thức về vai

trò, vị trí của KTTN trong mối quan hệ với các thành phần kinh tế khác; hạn chế

trong năng lực của các doanh nghiệp KTTN; DNNN chưa thực hiện tốt vai trò là

nòng cốt của kinh tế Nhà nước trong phát triển kinh tế; FDI chưa tạo được sự lan

tỏa,… Do vậy, để KTTN thực hiện vai trò động lực phát triển trong bối cảnh còn

nhiều những tồn tại và nhiều việc cần phải thay đổi từ nhận thức đến hành động là

một thách thức cần phải vượt qua.

Từ khóa: Kinh tế tư nhân, động lực phát triển, vai trò, doanh nghiệp Nhà nước

Giới thiệu:

Với chủ trương trong Đại hội XII (2016) “Tạo mọi điều kiện thuận lợi để

phát triển mạnh doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp tư nhân, làm động

lực nâng cao sức cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế; Bố trí nguồn lực tài

chính phù hợp để tham gia và thúc đẩy đầu tư của khu vực ngoài nhà nước”, từ

năm 2017 khu vực kinh tế tư nhân dần phát triển lớn mạnh và đa dạng, trở thành

“khối động cơ” chuyển hóa tiềm năng, con người đất nước Việt Nam trở thành

những động lực cho phát triển. Kết quả bước đầu cho thấy những tư duy, nhận

thức và hướng đi của Đảng, Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn, thể hiện qua cơ

cấu kinh tế theo khu vực kinh tế đã có những chuyển biến rõ rệt với sự giảm dần

tỷ trọng của doanh nghiệp nhà nước, tăng dần tỷ trọng của KTTN và doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là quá trình chuyển biến tích cực khi xét

242

về hiệu quả tổng thể nền kinh tế đồng thời phù hợp với xu hướng của các nước

trên thế giới. Quá trình này cũng đã tạo ra được những vận hội mới, giải phóng

các nguồn lực cho phát triển, nền kinh tế trở nên sôi động hơn bao giờ hết với sự

phát triển của kinh tế tư nhân, kinh tế nước ngoài và cải thiện hiệu quả của kinh

tế nhà nước.

Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả đi vào phân tích những đóng góp

của KTTN với sự phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua, đồng thời xem

xét những hạn chế, bất cập từ nội tại khu vực KTTN cũng như những ảnh hưởng

từ khu vực DNNN và doanh nghiệp FDI mang lại. Hay nói một cách khác, nhóm

tác giả đi trả lời câu hỏi “vai trò của KTTN trong mối quan hệ với các khu vực

kinh tế khác như thế nào?” và “có những thách thức gì cần phải vượt qua để

KTTN thực sự là một động lực phát triển?”.

1. Kinh tế tƣ nhân với nhiều đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế

- xã hội của đất nƣớc

Thứ nhất, KTTN góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả nước

Từ khi có Luật Doanh nghiệp ra đời và sau 5 năm thực hiện Nghị quyết

Trung ương V khoá IX, KTTN đã đóng góp vào GDP và công nghiệp rất cao,

nhanh hơn so với các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Tổng

sản phẩm trong nước theo giá thực tế của KTTN đã tăng từ 431.518 tỷ đồng năm

2005 lên 1.916.263 tỷ đồng năm 2016, tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn

là 6,12%, cao hơn mức tăng trung bình 5,42% của DNNN. Xét theo cơ cấu tổng

sản phẩm trong nước, giai đoạn 2011-2016, KTTN chiếm tỷ trọng trung bình

khoảng 43%, trong khi DNNN và FDI chiếm tỷ trọng thấp hơn, lần lượt khoảng

hơn 28% và 17%.

Bảng 1. Tổng sản phẩm trong nƣớc và cơ cấu tổng sản phẩm trong nƣớc

theo giá thực tế phân theo thành phần kinh tế

Năm

Tổng số DNNN KTTN FDI

Tỷ đồng

cấu

(%)

Tỷ đồng

cấu

(%)

Tốc độ

tăng

trƣởng

(%)

Tỷ đồng

cấu

(%)

Tốc độ

tăng

trƣởng

(%)

Tỷ

đồng

cấu

(%)

Tốc độ

tăng

trƣởng

(%)

2011 2.461.442 100 806.425 29,01 4,79 1.219.625 43,87 7,93 435.392 15,66 7,69

2012 3.245.419 100 953.789 29,39 5,80 1.448.171 44,62 6,01 520.410 16,04 7,42

2013 3.584.262 100 1.039.725 29,01 4,76 1.559.741 43,52 4,73 622.421 17,36 7,86

2014 3.937.856 100 1.131.319 28,73 4,05 1.706.441 43,33 5,85 704.341 17,89 8,45

2015 4.192.862 100 1.202.850 28,69 5,37 1.812.152 43,22 6,32 757.550 18,07 10,71

Sơ bộ

2016 4.502.733 100 1.297.274 28,81 7,85 1.916.263 42,56 5,74 837.093 18,59 10,50

Nguồn: Tổng cục Thống kê

243

Thứ hai, cơ cấu đóng góp cho phát triển kinh tế của KTTN ngày càng

chiếm ưu thế

Sau các lần sửa đổi, bổ sung năm 2005, năm 2009 và đặc biệt những sửa

đổi căn bản trong Luật Doanh nghiệp (2014), Luật Đầu tư (2014) được xem

như cuộc đại phá thể chế lần 2 (lần 1 là năm 2000) đã góp phần làm cho việc

đăng ký thành lập mới doanh nghiệp trở thành một công cụ kinh doanh rẻ

hơn, an toàn hơn và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư; qua đó tăng cường thu

hút KTTN đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhờ vậy mà số

lượng doanh nghiệp thành lập mới đã tăng từ 74.842 doanh nghiệp năm 2014

lên 110.100 doanh nghiệp năm 2016; tổng số vốn doanh nghiệp đăng ký thành

lập mới và bổ sung vào nền kinh tế tăng gấp 2,5 lần từ mức 1.027,9 nghìn tỷ

đồng năm 2014 lên mức 2.520,9 nghìn tỷ đồng năm 2016. Năm 2017 tiếp tục

một năm số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp mạnh mẽ với 126.859 doanh

nghiệp đăng ký thành lập mới (tăng 15,2% so với 2016), với tổng vốn đăng ký

tăng 45,4% so với năm 2016. Cùng với sự tăng lên về số lượng doanh nghiệp

và vốn đăng ký đầu tư đã làm tăng cả về số lượng và tỷ trọng vốn đầu tư tư

nhân trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Trong đó, vốn đầu tư của KTTN theo

giá thực tế cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng bình quân

cả giai đoạn đạt khoảng 20%, cao hơn nhiều mức tăng trưởng bình quân

12,43% của DNNN.

Cơ cấu đầu tư của KTTN trong tổng đầu tư toàn xã hội cũng có sự thay đổi

tăng 5 điểm phần trăm khi so sánh bình quân giai đoạn 2011-2016 với giai đoạn

trước đó và chiếm 39% trong năm 2016. Dòng chảy của tổng vốn đầu tư toàn xã

hội đã được dịch chuyển dần từ dòng vốn đầu tư của DNNN sang dòng vốn

KTTN. Chứng minh cho điều này được phản ánh rõ nét qua tỷ trọng vốn đầu tư

DNNN đã giảm xuống còn 37,6% trong cả giai đoạn. Đây là kết quả của tiến

trình cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN đang tiếp tục được triển khai mạnh mẽ nhằm

giảm số lượng DNNN trong các ngành, lĩnh vực, đồng thời chính sách khuyến

khích tinh thần khởi sự kinh doanh nên số lượng doanh nghiệp thành lập mới liên

tục gia tăng khi Đảng và Nhà nước nhận thấy cần phải cải tổ DNNN và ủng hộ

cho KTTN phát triển.

244

Bảng 2. Cơ cấu và vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội thực hiện theo giá hiện

hành phân theo thành phần kinh tế

Năm

Tổng số DNNN KTTN FDI

Tỷ đồng Cơ cấu

(%)

Tỷ

đồng

cấu

(%)

Tỷ đồng

cấu

(%)

Tỷ đồng

cấu

(%)

2011 924.495 100 341.555 37,0 356.049 38,5 226.891 24,5

2012 1.010.114 100 406.514 40,3 385.027 38,1 218.573 21,6

2013 1.094.542 100 441.924 40,4 412.506 37,7 240.112 21,9

2014 1.220.704 100 486.804 39,9 468.500 38,4 265.400 21,7

2015 1.366.478 100 519.878 38,0 528.500 38,7 318.100 23,3

Sơ bộ

2016 1.485.096 100 557.496 37,6 579.700 39,0 347.900 23,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Thứ ba, KTTN đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước

Cùng với sự phát triển về số lượng doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động sản

xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc KTTN cũng được cải thiện, qua đó

tạo khả năng đóng góp của KTTN vào ngân sách nhà nước. Trong giai đoạn

2011-2015, doanh thu thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của KTTN tăng

1,45 lần từ 5.574 nghìn tỷ đồng lên 8.075 nghìn tỷ đồng. Tỷ trọng doanh thu của

các doanh nghiệp này trong tổng doanh thu của toàn bộ nền kinh tế cũng theo xu

hướng tăng lên, tương đương (chiếm 52,6%) tổng tỷ trọng của khu vực DNNN

và doanh nghiệp, mặc dù KTTN chịu ảnh hưởng khi nền kinh tế gặp khó khăn

(2011 – 2013) dẫn đến lợi nhuận trước thuế sụt giảm đáng kể so với năm 2011.

Tuy nhiên, với tín hiệu tích cực từ những giải pháp kịp thời của Chính phủ, tính

chung cả giai đoạn 2011-2015, lợi nhuận trước thuế vẫn tăng 1,7 lần.

Đóng góp của KTTN vào NSNN thông qua thu từ khu vực công, thương

nghiệp, dịch vụ ngoài Nhà nước mặc dù còn chiếm tỷ trọng nhỏ, tuy nhiên đang

theo xu hướng tăng lên. Về giá trị đã tăng từ khoảng 1,85 lần từ năm 2011 đến

2016, thấp hơn so với DNNN (tăng 2,03 lần từ 2011 đến 2017), và doanh nghiệp

FDI (tăng 2,12 lần từ 2011 đến 2016). Nếu xét năm 2016 với số dự toán 2017 có

thể thấy, KTTN đã vươn lên đứng thứ nhất (tăng 1,23 lần), doanh nghiệp FDI

đứng thứ hai (tăng 1,22 lần) và DNNN chỉ tăng 1,11 lần. Về tỷ trọng, mặc dù vẫn

thấp hơn nhiều so với đóng góp trong thu NSNN của DNNN nhưng đã vượt tỷ lệ

245

đóng góp của doanh nghiệp FDI và tiếp tục tăng từ 11,71% năm 2011 lên

14,26% năm 2016 và 19,63% theo số dự toán 2017.

Xem xét cụ thể mức đóng góp vào NSNN của DNNN trong năm 2016 cho

thấy, tổng số phát sinh phải nộp NSNN năm 2016 là 251.807 tỷ đồng (chiếm

24,8% trong tổng cân đối thu NSNN năm 2016 là 1.014.500 tỷ đồng), giảm 7%.

Trong đó, khối các TĐ tổng số phát sinh phải nộp NSNN giảm 12%, chiếm 57%

tổng số phát sinh phải nộp NSNN của các DN toàn quốc. Khối các TCT giảm

4%, chiếm 26% tổng số phát sinh phải nộp NSNN của các DN toàn quốc. Khối

các công ty mẹ - con tăng 63%, chiếm 2% tổng số phát sinh phải nộp NSNN của

các DN toàn quốc. Điều này là do chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế và tổng các khoản

phát sinh phải nộp NSNN có sự sụt giảm so với năm 2015.

Bảng 3. Thu ngân sách nhà nƣớc theo thành phần kinh tế

KHU VỰC 2017 (dt) 2016 2015 2014 2013 2012 2011

Theo giá trị (tỷ đồng)

Doanh nghiệp nhà nước 286,441 257,321 227,022 188062 189069 143618 126418

Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 201,057 163,535 141,019 123802 111244 82910 77076

Khu vực công thương nghiệp

ngoài quốc doanh 194,419 157,034 129,585 112196 105455 93642 84503

Theo tỷ trọng (%)

Doanh nghiệp nhà nước 28,93 23,36 22,77 21,43 23,01 19,43 17,51

Doanh nghiệp có vốn ĐTNN 20,3 14,85 14,15 14,11 13,54 11,23 10,68

Khu vực công thương nghiệp

ngoài quốc doanh 19,63 14,26 13,00 12,78 12,83 12,53 11,71

Nguồn: Niên giám Thống kê (2012-2016), Báo cáo của Bộ Tài chính

Thứ tư, KTTN phát huy vai trò động lực trong việc tạo ra một lượng lớn

việc làm, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội

Ở nước ta mỗi năm có thêm khoảng 1,5-1,7 triệu người đến tuổi lao động.

Thêm vào đó là một lực lượng không nhỏ số lao động nông nghiệp có nhu cầu

chuyển sang làm việc trong các ngành phi nông nghiệp. Vì vậy, tạo thêm công ăn

việc làm một mặt giải quyết vấn đề xã hội, mặt khác góp phần giải quyết căn bản

vấn đề trong phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.

Với ưu thế là phát triển rộng khắp các vùng miền và hoạt động đa dạng ở

hầu hết các ngành nghề, có thể thu hút một lực lượng lao động đông đảo, đa

dạng, phong phú, từ lao động phổ thông đến lao động trí tuệ, do đó KTTN có vai

trò to lớn trong tạo việc làm và đảm bảo đời sống cho người lao động. Trong giai

246

đoạn 2011-2016, KTTN luôn chiếm ưu thế vượt trội về lao động, số lượng lao

động trên 15 tuổi đang làm việc khu vực KTTN theo xu hướng tăng, với số lao

động trung bình trong cả giai đoạn khoảng 45 nghìn người, với tỷ lệ duy trì

quanh mức 86% gấp hơn 8 lần tỷ lệ lao động làm việc trong DNNN và gấp

khoảng 20 lần tỷ lệ lao động làm việc trong doanh nghiệp FDI.

Năm 2016 với khoảng 600 nghìn doanh nghiệp, chiếm khoảng 97% tổng số

doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế, KTTN đã thu hút trung bình

khoảng 60% tổng lực lượng lao động trong các doanh nghiệp và giải quyết

khoảng 1,2 triệu việc làm mỗi năm góp phần không nhỏ trong công tác an sinh

xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp, thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyết lao

động dôi dư từ khu vực nhà nước, từ nông thôn qua tạo việc làm mới cho người

lao động. Trong các loại hình doanh nghiệp thuộc KTTN, loại hình công ty

TNHH thu hút đông đảo lực lượng lao động nhất, chiếm tỷ trọng trên 50% trong

tổng số lao động trong các doanh nghiệp thuộc KTTN.

Bảng 4. Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng

năm và cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm

2011

Năm

2012

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Doanh nghiệp nhà nước 15,28 14,49 14,35 12,67 10,67

Doanh nghiệp ngoài nhà nước 61,31 60,97 59,27 58,91 59,99

Tư nhân 8,33 8,03 7,34 6,76 6,10

Công ty hợp danh 0,02 0,04 0,06 0,05 0,06

Công ty TNHH 51,48 52,28 54,92 52,66 53,21

Công ty có vốn cổ phần nhà nước 7,49 7,03 6,33 5,67 4,59

Công ty cổ phần không có vốn

nhà nước 33,76 34,01 34,73 34,86 36,05

Doanh nghiệp FDI 23,41 24,54 26,38 28,42 29,34

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Bên cạnh đó, mức thu nhập cho người lao động trong các doanh nghiệp

thuộc KTTN được cải thiện đáng kể. Tính trung bình, mức thu nhập bình quân

hàng năm của người lao động năm 2005 khoảng 12,74 triệu đồng/người/năm đã

tăng lên 71,40 triệu đồng/người/năm 2015 với tốc độ tăng 5,6 lần. Tốc độ tăng

lương này cao hơn h n khu vực doanh nghiệp FDI (4 lần) và thấp hơn không

247

đáng kể so với DNNN (5,8 lần). Trong khu vực KTTN, loại hình công ty cổ phần

có vốn nhà nước có mức bình quân thu nhập cao nhất 69,83 triệu

đồng/người/năm; tiếp đến là loại hình công ty hợp danh với 64,27 triệu

đồng/người/năm; loại hình doanh nghiệp tư nhân có mức thu nhập bình quân đầu

người thấp nhất với 37,40 triệu đồng/người/năm.

Sự phát triển của KTTN đã góp phần giải phóng lao động trong các ngành

nông, lâm, ngư nghiệp và chuyển dịch sang các ngành công nghiệp, dịch vụ từ đó

hình thành cơ cấu lao động hợp lý giữa các vùng, các ngành theo hướng hiện đại,

đảm bảo thực hiện mục tiêu của Đảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành

nước công nghiệp. Ngoài ra, KTTN còn có những đóng góp to lớn và sự phát

triển lực lượng lao động xã hội, đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường, thúc đẩy

sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước cũng như hội nhập kinh tế

quốc tế.

2. Để kinh tế tƣ nhân thực sự là động lực phát triển – còn nhiều bất

cập, rào cản

Mặc dù KTTN trong giai đoạn vừa qua đã tự chứng minh vai trò của mình

trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước với những đóng góp ngày càng lớn.

Tuy nhiên, để KTTN thực sự là động lực phát triển như kỳ vọng và trọng trách

mà Đảng và Nhà nước giao phó thì khu vực này cần phải nhận định và vượt qua

được những thách thức từ nội tại và những thách thức từ bên ngoài tác động.

Hiệu quả hoạt động của KTTN là vấn đề đáng quan tâm: Trong giai đoạn

2002-2016, doanh nghiệp thuộc kinh tế tư nhân đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ cả

về số lượng doanh nghiệp, số lao động, doanh thu và nguồn vốn. Tuy nhiên, do

tốc độ tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp nhanh hơn tốc độ tăng trưởng về

lao động dẫn đến sự thu hẹp về quy mô doanh nghiệp theo lao động. Lao động

bình quân trong một doanh nghiệp đã giảm từ 31 lao động năm 2002 xuống còn

18 lao động năm 2016. Doanh nghiệp có quy mô lớn và vừa chỉ chiếm gần 4%1.

Mặc dù doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế cải thiện, tuy nhiên tỷ lệ

doanh nghiệp thua lỗ đã tăng mạnh từ 20,1% năm 2002 lên mức 50% năm 2015.

Hiệu số giữa tỷ lệ doanh nghiệp làm ăn có lãi với tỷ lệ doanh nghiệp thua lỗ thu

hẹp đáng kể từ mức 42,51 năm 2008 xuống mức 0 năm 2015.

1 VCCI (2017), Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2016

248

Khả năng thanh toán của khu vực kinh tế tư nhân trong giai đoạn 2002-

2015 ở trong tình trạng tốt, cao hơn so với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực

có vốn đầu tư nước ngoài2, nhưng năng lực trả lãi vay thấp (4,6 lần) so với hai

khu vực kinh tế còn lại do tiềm lực tài chính không đủ mạnh, nhu cầu vay vốn

nhiều nhưng hiệu quả kinh doanh không cao.

Hiệu quả sử dụng nguồn vốn của KTTN chưa thực sự tốt do doanh nghiệp

chủ yếu dựa vào các khoản nợ (vay ngân hàng, nợ nhà cung cấp,...), chỉ số vòng

quay vốn giảm đáng kể từ mức 3 lần năm 2002 xuống mức 1,2 lần năm 2014, đã

phản ánh doanh nghiệp thuộc KTTN không thuận lợi trong huy động vốn và sử

dụng vốn chưa thực sự hiệu quả, không bền vững, lãng phí nguồn lực đầu tư, là

một phần nguyên nhân dẫn đến chỉ số ICOR của nền kinh tế luôn cao3.

Khả năng tạo lợi nhuận từ tài sản, vốn tự có và doanh thu của các doanh

nghiệp thuộc KTTN thấp nhất trong ba khu vực doanh nghiệp và theo xu hướng

giảm4, đã phản ánh thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh

nghiệp thuộc khu vực này là chưa hiệu quả.

KTTN phụ thuộc chủ yếu vào kinh tế cá thể: Hộ kinh doanh cá thể vẫn là

thành phần chính yếu trong KTTN thể hiện qua 02 khía cạnh chính sau: (i) Xét

về số lượng hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp chiếm trên 92%, các doanh

nghiệp thuộc KTTN chỉ chiếm khoảng 8%; (ii) Trong khi đó, xét theo cơ cấu

đóng góp trong GDP, KTTN đóng góp khoảng 43% GDP thì kinh tế cá thể đóng

góp trung bình khoảng 32%, các thành phần còn lại đóng góp khoảng 11%.

Bên cạnh đó, KTTN vẫn còn tồn tại hạn chế cố hữu khác như chậm đổi mới

KHCN. Phần lớn các doanh nghiệp thuộc KTTN sử dụng công nghệ lạc hậu so

2 Theo tính toán của tác giả: Khả năng thanh toán hiện tại: các doanh nghiệp thuộc KTTN thấp

nhất là 3 lần và cao nhất là 6,7 lần, khu vực doanh nghiệp nhà nước duy trì ở mức 2 lần và khu vực

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xoay quanh mức 3 lần; Khả năng thanh toán nhanh: doanh

nghiệp thuộc khu vực nhà nước dao động trong khoảng 1,2-1,5 lần; doanh nghiệp thuộc khu vực kinh

tế tư Nhân bình quân là 3,6 lần; doanh nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài dao động

trong khoảng 2,2-2,5 lần. 3 Chỉ số ICOR của Việt Nam giai đoạn 2000-2007 là 5,12 và giai đoạn 2008-2014 là 7,4

4 Hiệu suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) của doanh nghiệp thuộc KTTN theo xu hướng giảm

trong giai đoạn 2002-2011 từ mức 6,6% xuống còn 4,3%, sau đó tăng mạnh lên mức 6,4% năm 2012

và tiếp tục xu hướng giảm giai đoạn 2013- 2015. Hiệu suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của

doanh nghiệp thuộc KTTN giảm trong giai đoạn 2002-2010 từ mức 9,1% xuống còn 6%; tăng lên

mức 8% trong năm 2011 và 10,8% năm 2012; và sau đó giảm mạnh trong năm 2013-2015 xuống còn

6,1%. Hiệu suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) của doanh KTTN giảm từ mức 5,2% năm 2002 xuống

mức 4,3% năm 2011, tăng đột biến lên mức 8,2% năm 2011 sau đó lại giảm mạnh xuống mức 4,6%

năm 2015

249

với mức trung bình của thế giới từ 2-3 thế hệ; khoảng 80-90% công nghệ sử

dụng là công nghệ ngoại nhập, trong đó có 76% máy móc, dây chuyền công nghệ

nhập thuộc thế hệ những năm 1970-1980; 75% số thiết bị đã hết khấu hao; 50%

thiết bị là đồ tân trang. Đầu tư cho đổi mới công nghệ chỉ chiếm khoảng 3%

doanh thu, hoạt động nghiên cứu phát triển mới chỉ dừng ở cấp độ công ty (47%

doanh nghiệp thực hiện) và thị trường nội địa (39% doanh nghiệp thực hiện).

Trong khi đó, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp thuộc KTTN tập trung

chủ yếu ở khâu gia công lắp ráp, giá trị gia tăng thấp, doanh nghiệp thuộc KTTN

trong các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ còn ít. Tỷ lệ doanh nghiệp thuộc khu vực

này tham gia liên kết với các doanh nghiệp FDI cũng như chuỗi liên kết sản xuất

còn rất khiêm tốn. Theo thống kê chỉ có 36% doanh nghiệp Việt Nam tham gia

vào mạng lưới sản xuất (bao gồm cả xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp) trong khi

với Malaysia, Thái Lan thì tỷ lệ này là gần 60%; và cũng chỉ có 21% doanh

nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu so với 30% của Thái Lan,

46% của Malaysia nên việc hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa của vốn đầu tư nước

ngoài, chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và nâng cao năng suất là

rất thấp.

Chất lượng nguồn nhân lực của KTTN còn chậm được cải thiện. Lao động

hiểu biết và kỹ năng về công nghệ cũng như khả năng thích nghi với công nghệ

mới còn thiếu5. Tỷ trọng lao động qua đào tạo còn thấp6, lao động thiếu việc làm

và không việc làm còn nhiều7. Hơn nữa, chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp

ứng yêu cầu phát triển, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao còn hạn chế8. Năng

lực quản trị của phần lớn chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp chưa được

đào tạo một cách bài bản về kiến thức kinh doanh, quản lý kinh tế-xã hội, văn

5 Khảo sát nghiên cứu giữa Viện Khoa học Lao động và Xã hội với tập đoàn Manpower: có 1/4 doanh

nghiệp tham gia khảo sát cho rằng lao động thiếu hiểu biết về công nghệ và khả năng sáng tạo, 1/5 nhận xét lao

động thiếu khả năng thích nghi với công nghệ mới, 1/3 doanh nghiệp không tìm được lao động có kỹ năng mà họ

cần; 2/5 giám đốc điều hành gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động. Trong đó, một số ngành như chế biến thực

phẩm, y tế, xây dựng, vận tải, hóa chất, dệt có tình trạng lao động thiếu hụt kỹ năng nghiêm trọng. Báo cáo “Phát

triển kỹ năng: Xây dựng lực lượng lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam” của WB

(2014): Việt Nam thiếu lao động có kỹ năng, kỹ thuật, có đến 80% cán bộ chuyên môn thiếu kỹ năng và 16%

thiếu hoặc không có ứng viên cho vị trí này; trong khi đó, có tới 83% kỹ thuật viên thiếu kỹ năng và 14% thiếu

hoặc không có ứng viên; thợ thủ công có đến 40% thiếu kỹ năng và 41% thiếu hoặc không tìm được ứng viên. 6 Theo báo cáo về “ Vấn đề thất nghiệp và Việc làm 2014” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, Viện khoa

học Lao động và xã hội tại diễn đàn Kinh tế mùa thu 2014, tính đến hết quý II/2014, số lao động chưa qua đào

tạo là 43.760 triệu người chiếm 81,75% lực lượng lao động. Số lao động qua đào tạo (chỉ tính số có bằng cấp,

chuyên môn kỹ thuật) tăng chậm và chiếm tỷ lệ thấp từ 14,7% năm 2010 lên 18,25% năm 2014. 7 http://www.doanhnhansaigon.vn/van-de/kho-cai-thien-nang-suat-lao-dong/1085008/

8 Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Việt Nam mặc dù tăng dần qua các năm nhưng vẫn còn ở mức thấp: năm

2000 – 16%, năm 2005 - 26,2%, năm 2010 - 40%, năm 2013 ước đạt 49%. Trong khi đó, tỷ lệ lao động qua đào

tạo của Sing-ga-po năm 2013 là 61,5%, Hàn Quốc là 62%.

250

hóa, pháp luật, kỹ năng quản trị kinh doanh nhất là kỹ năng kinh doanh, hội nhập

quốc tế, ứng phó với những bất ổn trong môi trường kinh doanh toàn cầu. Đa số

doanh nghiệp quản lý theo kinh nghiệm, thiếu tầm chiến lược, thiếu kiến thức

quản lý tổ chức, chiến lược cạnh tranh, phát triển thương hiệu (Trần Đình Thiên

và nhóm nghiên cứu, 2013).

Năng lực tài chính yếu, khả năng tiếp cận vốn thấp nên KTTN hạn chế

về khả năng tạo nguồn cho hoạt động: KTTN tập trung chủ yếu là các doanh

nghiệp nhỏ và siêu nhỏ (trên 95%) nên nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh

doanh không lớn. Bên cạnh đó, thời gian phát triển KTTN ở nước ta còn rất ngắn

so với các nước tư bản nên quá trình tập trung, tích lũy vốn, tài sản và kinh

nghiệm còn yếu vì vậy khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng đối với các doanh

nghiệp thuộc KTTN gặp nhiều khó khăn. Mặc dù doanh nghiệp thuộc KTTN là

đối tượng khách hàng quan trọng của các tổ chức tín dụng với dư nợ gần 4 triệu

tỷ đồng, tỷ lệ cho vay đối với các doanh nghiệp này theo xu hướng tăng lên từ

53% năm 2014 lên tăng 62% năm 2015 và tính đến tháng 4-2017 là 66%. Tuy

nhiên, theo dữ liệu từ điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2016 (PCI)

khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp thuộc KTTN trong 5 năm gần đây

không được cải thiện, tỷ lệ doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vay ngân hàng

chỉ tăng nhẹ từ 1-2%/năm. Đặc biệt, các doanh nghiệp thuộc KTTN có quy mô

nhỏ đang phải đi vay với chi phí “đắt” hơn, thậm chí phải vay nặng lãi, trong khi

lãi suất ngân hàng có chiều hướng giảm.

Tính kém hiệu quả của các DNNN có ảnh hưởng trên diện rộng: Năng

lực chưa đủ mạnh nên DNNN chưa tạo được kết nối với các thành phần kinh tế

khác, hơn nữa DNNN còn tham gia vào nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh

mà khu vực KTTN có thể làm được, tác động đến tái cơ cấu kinh tế còn mờ nhạt.

DNNN được đầu tư nhiều vốn, được hưởng nhiều ưu ái, nhưng kinh doanh kém

hiệu quả đang lấn át cơ hội kinh doanh của KTTN, không phát huy được tiềm

năng to lớn của KTTN vào công cuộc phát triển đất nước.

Đối với vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế, DNNN chưa đủ tiềm lực để trở

thành cầu nối giữa doanh nghiệp trong nước với FDI và giúp các doanh nghiệp

thuộc KTTN tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu. DNNN chưa hỗ trợ được

KTTN trở thành động lực của nền kinh tế trong khi lực lượng này chiếm chủ yếu

trong các thành phần kinh tế và quy mô nhỏ, yếu về năng lực vốn, công nghệ,

nguồn nhân lực và trình độ quản trị doanh nghiệp.

251

3. Nguyên nhân từ chính sách, thể chế và từ cơ chế quản lý hiện hành

Thứ nhất, về tổng thể, hệ thống khung pháp lý - công cụ quản lý quan trọng

nhất mặc dù đã có nhiều đổi mới nhưng vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém: Tính

đồng bộ, nhất quán giữa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà

nước đối với doanh nghiệp chưa cao; vẫn còn tồn tại khoảng cách giữa pháp luật

và tổ chức thực hiện; Pháp luật về doanh nghiệp còn hay thay đổi, tính dài hạn và

độ tin cậy không cao; Tồn tại nhiều bất cập liên quan đến các quy định về giấy

phép kinh doanh, điều kiện kinh doanh; Quy định về thanh tra, kiểm tra và xử

phạt còn hạn chế dẫn đến hiệu quả thanh kiểm tra hoạt động của KTTN còn thấp.

Thứ hai, khung pháp lý cho tiến trình cổ phần hóa, tái cơ cấu DNNN qua

nhiều giai đoạn đã dần hoàn thiện. Nhiều cơ chế, chính sách quan trọng cho cổ

phần hóa, thoái vốn đã được ban hành, trong đó nhiệm vụ cho từng Bộ, ngành,

địa phương và DNNN được giao cụ thể. Lần đầu tiên danh sách các doanh

nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn được ban hành thống nhất, công khai làm cơ sở để

các đơn vị triển khai thực hiện, cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư. Mặc dù

vậy vẫn còn những hạn chế trong chính sách làm nản lòng các nhà đầu tư. Một số

bất cập còn tồn tại trong văn bản quy định hiện hành như: thời gian thực hiện bán

cổ phần (quy định 4 tháng để thực hiện, trong khi một thương vụ mua bán có thể

phải mất nhiều thời gian hơn để đưa ra một quyết định mang tính chi phối một

doanh nghiệp), quy định về phương pháp định giá doanh nghiệp, các vấn đề về

quy chế giám sát tiến trình cổ phần hóa, quy định về chịu trách nhiệm và biện

pháp xử lý sai phạm còn chưa thực sự chặt chẽ; khống chế tỷ lệ sở hữu của cổ

đông chiến lược nước ngoài; thiếu công khai, minh bạch thông tin,… Quan trọng

nhất là cho đến nay chưa có luật về cổ phần hóa, mặc dù tiến trình cổ phần hóa

đã diễn ra hơn 20 năm, “đây là một kẽ hở lớn”9.

Thứ ba, mô hình quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp vẫn chậm được

hoàn thiện. Đến nay, mô hình quản lý, giám sát vốn nhà nước, doanh nghiệp nhà

nước của nước ta vẫn là mô hình phân tán. Vai trò thực hiện chức năng của

người đại diện chủ sở hữu nằm ở các cơ quan khác nhau, gây mất hiệu quả trong

quản lý và là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến những vấn đề đối

với các DNNN trong thời gian vừa qua. Những hạn chế của mô hình này đã rất

9 Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, https://vov.vn/kinh-te/doanh-nghiep/dac-quyen-uu-ai-lam-

hu-doanh-nghiep-nha-nuoc-622028.vov

252

rõ ràng và sớm thể hiện sau giai đoạn đầu tư dàn trải và mất hiệu lực quản lý đối

với DNNN. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà

nước đã đặt mục tiêu cụ thể “Chậm nhất đến năm 2018, thành lập một cơ quan

chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước và cổ phần,

vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp”. Nghị quyết thể hiện sự quyết tâm trong

đổi mới mô hình quản lý, giám sát vốn nhà nước, xóa bỏ mô hình phân tán và

không hiệu quả như đã nêu trên.

Thứ tư, hệ thống phân cấp trong phê duyệt, thu hút FDI của Việt Nam tạo

tính chủ động cho các địa phương trong việc ban hành các chính sách ưu đãi cho

đầu tư. Việc này dẫn đến vấn đề cạnh tranh lẫn nhau trong thu hút, lấy chỉ tiêu

thu hút, số lượng vốn đăng ký làm thành tích thu hút. Chất lượng đầu tư bị xem

nhẹ. Đến nay, mặc dù hệ thống chính sách ưu đãi về thuế đã được quy định thống

nhất nhưng vẫn còn sự cạnh tranh trong thu hút FDI giữa các địa phương. Bên

cạnh đó, việc đánh giá trình độ công nghệ, chủ trương thu hút đầu tư cũng không

đồng nhất dẫn đến trường hợp một doanh nghiệp không đủ điều kiện đầu tư ở địa

phương này nhưng vẫn được phê duyệt đầu tư ở địa phương khác. Công nghệ cũ,

công nghệ lạc hậu vẫn tìm được cách để ở lại Việt Nam.

4. Hàm ý thách thức để kinh tế tƣ nhân trở thành động lực phát triển

Nhìn nhận đúng vai trò của các khu vực doanh nghiệp ngay từ tư duy:

Có thể nhận thấy KTTN đã và đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự

phát triển kinh tế - xã hội trên tất cả các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tồn tại thách thức trong quá trình phát triển của

KTTN. Trong đó, thách thức lớn nhất là lý luận và nhận thức đối với phát triển

KTTN vẫn còn khoảng cách, một số vấn đề trong phát triển KTTN cần tiếp tục

phải làm rõ như đặc điểm, vai trò cụ thể của KTTN ở nước ta, các tiêu chí cụ thể

để đánh giá vai trò của KTTN, mối quan hệ giữa KTTN và kinh tế nhà nước

trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hiện nay, quy mô và trình độ

phát triển KTTN cho từng ngành, nghề, từng lĩnh vực cụ thể. Đặc biệt các vấn đề

về vai trò, vị trí của KTTN trong mối quan hệ với DNNN; giữa vai trò động lực

của KTTN và vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước (mà trong đó chủ yếu là

DNNN) trong phát triển kinh tế xã hội cũng cần tiếp tục làm rõ. Khoảng cách

giữa lý luận và nhận thức đã dẫn đến khuôn khổ pháp lý và các cơ chế chính sách

khuyến khích KTTN phát triển chưa đồng bộ và tồn tại nhiều bất cập nên chưa

tạo được bước đột phá về chính sách trong phát triển KTTN.

253

Tương tự KTTN, DNNN cũng cần định vị lại vai trò của mình. Cần nhận

thức và kh ng định rõ DNNN trong giai đoạn hiện tại đóng vai trò gì, tương lai

sẽ đảm nhiệm vai trò gì khi KTTN thực hiện tốt vai trò động lực. Nghị quyết số

12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp

nhà nước đã nhìn nhận về tổng thể, kinh tế nhà nước (trong đó có DNNN) đã có

những đóng góp quan trọng, nhưng “vai trò của doanh nghiệp nhà nước là lực

lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền

kinh tế còn hạn chế”. Điều đó cho thấy DNNN vẫn được Đảng nhìn nhận trong

giai đoạn này tiếp tục là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, nhưng cần

phải cải thiện, phải làm tốt vai trò đó, đặc biệt trong bối cảnh KTTN nói riêng

cũng như các thành phần kinh tế khác chưa thể hoặc không thể đảm đương

những nhiệm vụ về kinh tế, chính trị. Nói một cách khác, DNNN là một “công cụ

vật chất” mà Nhà nước vẫn cần sử dụng để điều tiết nền kinh tế thị trường trong

giai đoạn hiện tại, hướng đến hỗ trợ, thúc đẩy KTTN thực hiện vai trò động lực

quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, cần phải có những cải cách, thay đổi, tiếp

tục tái cơ cấu các DNNN để những lợi ích mà Chính phủ nhận được từ DNNN

tương xứng với chi phí cơ hội mà Chính phủ bỏ ra.

Doanh nghiệp FDI không chỉ là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế mà

còn là một công cụ để tăng năng lực của khu vực doanh nghiệp trong nước từ sự

lan tỏa của chính các doanh nghiệp này. Chính sách FDI chỉ thực sự thành công

khi vốn FDI có tác động lan tỏa năng suất đến khu vực trong nước, cùng với

DNNN kéo KTTN phát triển không chỉ về lượng mà cả về chất10.

Cải cách mạnh mẽ thể chế, tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận

lợi cho phát triển KTTN

[1] Đổi mới thể chế cho sự phát triển của KTTN với 03 cấu phần cơ bản,

đó là các thể chế kinh tế tương thích và tuân thủ các cam kết hội nhập quốc tế

(điều chỉnh, hoàn thiện pháp luật kinh tế phù hợp với các cam kết hội nhập); các

thể chế phòng vệ nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng, giảm các tác động không thuận

lợi khi thực hiện các cam kết hội nhập (chống độc quyền, bảo vệ cạnh tranh lành

mạnh, tiêu chuẩn công nghệ-môi trường, hỗ trợ các đối tượng dễ tổn thương...);

10 Nghị quyết 103/NQ-CP cũng đã chỉ ra việc cần khuyến khích, tạo điều kiện và tăng cường sự

liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài với nhau và với doanh nghiệp trong nước.

254

các thể chế hỗ trợ để tranh thủ cơ hội, lợi ích của hội nhập quốc tế (khuyến khích

cạnh tranh, sáng tạo, đổi mới công nghệ...) 11.

[2] Hoàn thiện thể chế về sở hữu đối với KTTN: Theo đó, cần thể chế hoá

đầy đủ quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân đã được quy định

trong Hiến pháp năm 2013; Hoàn thiện pháp luật về đất đai, tài nguyên. Công

khai, minh bạch việc quản lý, sử dụng đất công; Tạo thuận lợi cho việc chuyển

nhượng hoặc cho thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng

đất; hỗ trợ tích tụ, tập trung ruộng đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ.

[3] Tiếp tục rà soát cắt giảm chi phí kinh doanh (đất đai, nhà xưởng, điện

nước, thông tin liên lạc, logistic,..); chi phí trung gian, chi phí không chính thức

cho doanh nghiệp. Trước mắt cần tập trung cắt giảm chi phí tuân thủ pháp luật

cho doanh nghiệp thông qua việc rà soát, cắt giảm các chi phí liên quan đến khởi

sự kinh doanh; chi phí xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh; chi phí tuân thủ quy

định về an toàn, chất lượng; chi phí tuân thủ quy định về phòng chống cháy nổ;

chi phí hải quan và logistic; chi phí thực hiện thủ tục nộp thuế và hoàn thuế; chi

phí thực hiện thủ tục BHXH;…đang được quy định trong các văn bản quy phạm

pháp luật nhưng không phù hợp với thực tiễn.

[5] Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính: Đơn giản hóa thủ tục hành chính

về đăng ký thành lập doanh nghiệp, giải thể phá sản, thủ tục hành chính liên quan

đến thuế, hải quan,…Tiếp tục rà soát, gỡ bỏ các điều kiện kinh doanh và giấy

phép kinh doanh không phù hợp với 243 ngành nghề kinh doanh có điều kiện

theo quy định của Luật Đầu tư.

Hoàn thiện khung pháp lý về quản lý nhà nước đối với KTTN với các nội

dung trọng tâm sau: (i) Nâng cao chất lượng hệ thống thể chế, pháp luật kinh

doanh đảm bảo 7 yếu tố: tính đồng bộ, tính nhất quán, tính minh bạch, tính ổn

định, tính cần thiết, tính hợp lý và tính hiệu quả; (ii) Tập trung rà soát hoàn thiện

khung pháp lý về quản lý nhà nước đối với KTTN theo phù hợp với cơ chế thị

trường, đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, hạn chế sử dụng

công cụ hành chính để can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp; (iii) Tiếp tục hoàn thiện các chính sách khuyến khích phát triển KTTN

trong đó tập trung xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích KTTN đổi mới sáng

tạo, khuyến khích KTTN tham gia hoạt động liên kết ngành, tham gia chuỗi giá

11 PGS.TS Trần Minh Tuấn (2017), KTTN và những rào cản cần tháo gỡ để trở thành động lực quan trọng.

255

trị. Bên cạnh đó, triển khai tích cực và đồng bộ các chính sách trợ giúp phát triển

DNNVV theo quy định trong Luật hỗ trợ DNNVV,…; (iv) Đổi mới phương

thức, công cụ và bộ máy quản lý Nhà nước đối với KTTN theo hướng chuyển

mạnh từ vai trò can thiệp trực tiếp sang quản lý và phục vụ phát triển11, tạo điều

kiện cho mọi doanh nghiệp được tự do kinh doanh theo pháp luật, bình đ ng,

cùng có lợi.

Hoàn thiện khung pháp lý thu hút vốn đầu tư nước ngoài có hiệu quả

trong nhiều m t, nhiều lĩnh vực. Một thách thức lớn đặt ra đối với thu hút FDI

trong giai đoạn này đó là tăng cường thu hút nhưng thu hút có chọn lọc những dự án

có chất lượng, mang lại cơ hội và giá trị tối đa cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt

cho KTTN, lại vừa hạn chế được những bất cập của FDI đã được nhận định. Hoàn

thiện khung pháp lý có thể là một giải pháp cần được xem xét đầu tiên để đạt mục

tiêu, nhưng phương thức, hướng đi và tính toán các yếu tố tác động mang tính quyết

định, cùng với xây dựng một lộ trình lâu dài, chính sách có tính ổn định, môi trường

cạnh tranh bình đ ng để các khu vực doanh nghiệp cùng phát triển không phải dễ

vượt qua.

Không những thế, các nhà đầu tư nước ngoài cũng đang được đánh giá là các

nhà đầu tư chiến lược, nhiều tiềm năng trong quá trình đẩy nhanh tiến trình cổ phần

hóa, cải cách DNNN. Các nhà đầu tư nước ngoài không chỉ có tiềm lực về tài chính

mà còn có thể đem lại những kinh nghiệm quản lý, giám sát và công nghệ vào doanh

nghiệp sau khi trở thành cổ đông trong DNNN cổ phần hóa. Để đẩy nhanh quá trình

cổ phần hóa, tối đa hóa doanh thu từ cổ phần hóa và hiệu quả sau cổ phần hóa thì

cần thiết phải có một cái nhìn cởi mở hơn về vai trò, sự tác động của nhà đầu tư

nước ngoài với tiến trình này. “Cần phải cho họ thấy được một quá trình cổ phần

hóa và thoái vốn minh bạch, cung cấp cho họ đầy đủ các thông tin có liên quan về

doanh nghiệp”12.

Kết luận

Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và

lãnh đạo, KTTN đã từng bước phát triển, từng bước kh ng định vai trò động

11 Nghị quyết số 05-NQ/TW, ngày 1-11-2016, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về

một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng

tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế 12

Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Hà Nội phát biểu tại hội

thảo “Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước từ góc nhìn của nhà đầu tư nước ngoài”,

http://petrotimes.vn [08/09/2017]

256

lực trong phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Kể từ khi được thừa nhận

đến nay, KTTN đã có những bước phát triển không ngừng cả về số lượng và

chất lượng. Tuy nhiên, nhìn nhận, đánh giá thực tiễn quá trình phát triển

KTTN vẫn còn tồn tại nhiều bất cập “KTTN chưa đáp ứng được vai trò là

một động lực quan trọng của nền kinh tế”13.

Để phát triển KTTN đúng nghĩa là một động lực phát triển kinh tế, nhìn

nhận đúng thực tế vai trò, vị trí của KTTN cũng như vai trò của DNNN và doanh

nghiệp FDI trong phát triển kinh tế đất nước trong năm tới; Từ đó hoàn thiện

khung pháp lý để giải quyết những vấn đề còn tồn tại, phát huy lợi thế của từng

khu vực doanh nghiệp, đạt được mục tiêu của Đảng, Chính phủ đề ra là một

thách thức lớn cần phải có giải pháp, kế hoạch và lộ trình để vượt qua.

13 Nghị quyết 10-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII ngày 3/6/2017 về

phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền KTTN định hướng XHCN

257

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. CIEM (2017), Báo cáo “Điều kiện Kinh doanh 2017”.

2. CIEM (2017), Báo cáo về cổ đông chiến lược trong cổ phần hóa doanh

nghiệp nhà nước.

3. Nguyễn Đình Luận (2015), Vai trò của kinh tế tư nhân với tăng trưởng

kinh tế của Việt Nam.

4. Nguyễn Thị Lan Hương (2014), Báo cáo về “Vấn đề thất nghiệp và Việc

làm 2014”, Diễn đàn Kinh tế mùa thu 2014.

5. Trần Minh Tuấn (2017), Kinh tế tư nhân và những rào cản cần tháo gỡ

để trở thành động lực quan trọng.

6. Trần Nguyễn Tuyên (2017), Hội đồng Lý luận Trung ương, Đổi mới cơ

chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân trong bối cảnh hội nhập, Tạp

chí Cộng sản, tháng 6/2017.

7. Trịnh Thị Hoa Mai (2005), Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội

nhập, Nhà xuất bản Thế giới.

8. VCCI (2017), Báo cáo rà soát điều kiện kinh doanh và quyền tự do kinh

doanh ở Việt Nam.

9. Vũ Hùng Cường (chủ biên), KTTN và vai trò động lực tăng trưởng,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2011.

10. Vũ Hùng Cường (chủ biên), KTTN một động lực cơ bản cho phát triển,

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2016.

11. World Bank (2014), Báo cáo “Phát triển kỹ năng: Xây dựng lực lượng

lao động cho một nền kinh tế thị trường hiện đại ở Việt Nam”.

258

259

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRỞ THÀNH MỘT ĐỘNG LỰC

QUAN TRỌNG CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM:

TỪ QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG ĐẾN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC VÀ

RÀO CẢN TRIỂN KHAI TRONG THỰC TIỄN

TS. Viên Thế Giang

Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Bài viết phân tích các khả năng hay cơ hội để phát triển kinh tế tư nhân trở

thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trên ba

khía cạnh: i) Tương quan giữa kinh tế nhà nước (giữ vai trò chủ đạo) và kinh tế

tư nhân (động lực quan trọng) trong tiếp cận thị trường và tiếp cận các nguồn

lực; ii) Hài hòa trong phát triển doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp thuộc

khu vực kinh tế tư nhân; iii) Vai trò “bà đỡ” của Nhà nước trong phát triển kinh

tế tư nhân mà trọng tâm là xây dựng các thiết chế bổ khuyết cho những nhược

điểm của thể chế thị trường thay cho những kìm hãm, cản trở thị trường phát

triển. Từ kết quả nghiên cứu quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực tiễn thị trường cho thấy, phát triển kinh

tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường ở Việt

Nam là hành trình gian nan đi tìm tiếng nói đồng thuận về lợi của người kinh

doanh, nhà nước và xã hội.

Từ khóa: Kinh tế tư nhân, nhà nước, thể chế, pháp luật

1. Quá trình chuyển biến từ thù ghét sang miễn cƣỡng chấp nhận và

thừa nhận chính thức kinh tế tƣ nhân là động lực cho sự phát triển kinh tế

quốc gia

Thực chất của quá trình phát triển tư duy của Đảng và hoạt động lập pháp

của Nhà nước trong việc xác định vị trí kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị

trường ở Việt Nam là việc tìm kiếm, xây dựng, vận hành một mô hình kinh tế mà

nhiều chuyên gia th ng thắn thừa nhận chưa hề nghe định nghĩa cụ thể nào về

khái niệm này1 hoặc làm gì có cái thứ đó (kinh tế thị trường định hướng xã hội

1 Ý kiến của Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã

hội Việt Nam. Xem cụ thể tại: Tư Giang, Mô hình phát triển nào cho Việt Nam, truy cập ngày 1-11-

2014, http://www.thesaigontimes.vn/121970/Mo-hinh-phat-trien-nao-cho-Viet-Nam.html.

260

chủ nghĩa) mà tìm,2 chưa có tiền lệ, chưa có cơ sở lý luận hoàn chỉnh.3 Thực tế

này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết lập khuôn khổ thể chế cho nền kinh

tế thị trường vận hành. Do đó, việc xác định các thành phần kinh tế và vị trí, vai

trò của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường có thể coi là “thành

tựu riêng” của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới mặc dù “không thay đổi đáng kể

về chính thể và các nguyên tắc tổ chức quyền lực công cộng, song trên lĩnh vực

kinh tế Hiến pháp Việt Nam đã lặng lẽ xa rời một cách đáng kể mô hình Xô

viết… Vào năm 2001, những sửa đổi uyển chuyển lại tiếp diễn, Việt Nam mạnh

dạn đón nhận nền kinh tế thị trường, cởi mở hơn với nền kinh tế tư bản tư nhân,

khiêm tốn hơn với vai trò then chốt, chủ đạo của kinh tế quốc doanh”.4

Đối với kinh tế tư nhân đã có những thay đổi quan trọng từ chỗ không được

thừa nhận đến chỗ được thừa nhận; từ chỗ là đối tượng phải cải tạo đến chỗ được

tự do phát triển, được tôn trọng và bình đ ng, và cuối cùng được coi như động

lực của nền kinh tế.5 Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ

phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đ ng trước phát luật, cùng phát

triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.6 Việc thừa nhận sự tồn tại lâu dài

của kinh tế tư nhân (kinh tế dân doanh), kh ng định vai trò là một động lực quan

trọng của nó trong phát triển kinh tế xã hội chính là phát huy tốt hơn các nguồn

lực tiềm tàng trong nhân dân.7 Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị

lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư

nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã

hội chủ nghĩa nhấn mạnh quan điểm chỉ đạo “Xoá bỏ mọi rào cản, định kiến, tạo

mọi điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh và đúng định

hướng.” Chúng ta có thể khái quát một số nét chuyển biến trong chính sách, pháp

luật của Đảng và Nhà nước về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế

thị trường như sau:

2 Ý kiến của ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Xem cụ thể: Trần Ngọc

Thơ, Nhận thức mới về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, truy cập ngày 5-3-2015,

http://www.thesaigontimes.vn/127167/Nhan-thuc-moi-ve-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-

XHCN.html. 3 Uông Chu Lưu (Chủ biên), Những vấn đề lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm

1992, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.205. 4 Phạm Duy Nghĩa, Chế độ kinh tế trong Hiến pháp 1992 - phát hiện một số bất cập và kiến nghị

hướng sửa đổi, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 22/2011, tr. 57 – 61. 5 Lương Xuân Quỳ (Chủ biên), Tư duy mới về phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong bối cảnh

mới, sách tham khảo, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015, tr.43. 6 Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành trung ương – Ban chỉ đạo tổng kết, Báo cáo tổng kết

một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội

2015, tr.64. 7 Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Trung ương – Ban chỉ đạo tổng kết, Báo cáo tổng

kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà

Nội 2015, tr.217.

261

Một là, phân định ngày càng rõ nét hơn mối quan hệ giữa nhà nước và thị

trường thông qua việc tách biệt chức năng kinh doanh ra khỏi chức năng quản lý

nhà nước, từ đó nhà nước can thiệp, điều tiết nền kinh tế không phải bằng mệnh

lệnh hành chính mà trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường.

Hiến pháp 1992 nhấn mạnh đến vai trò quản lý thống nhất nền kinh tế quốc

dân của bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách, phân công trách nhiệm và phân

cấp quản lý Nhà nước giữa các ngành, các cấp song dường như Nhà nước cũng

quá “tham” khi đòi hỏi cần kết hợp lợi ích của cá nhân, của tập thể với lợi ích

của Nhà nước.8 Hậu quả của cách tiếp cận này là sự lẫn lộn vị trí, vai trò của Nhà

nước; yêu cầu điều tiết của Nhà nước nhằm bảo đảm môi trường cạnh tranh kinh

tế một cách công bằng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, tuân thủ triệt để các

cam kết quốc tế, nhất là cam kết với WTO chưa được hiến định rõ nét; cơ cấu

vận hành bộ máy nhà nước còn nhiều bất cập. 9

Hiến pháp 2013 coi trọng vai trò xây dựng thể chế kinh tế, điều tiết nền

kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân

cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo

đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.10 Với cách tiếp cận này, vị trí,

vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường sẽ rõ ràng hơn, khi đó nhà

nước làm cho thị trường hoàn hảo hơn, “triệt để hơn” thông qua việc “đẩy

lùi/xoá bỏ” những trở ngại/hạn chế về quyền sở hữu, quyền kinh doanh, thông

tin, chế tài thực hiện hợp đồng; và thực thi hữu hiệu công cụ chính sách kinh tế

vĩ mô, hạn chế rủi ro bất ổn định và khủng hoảng kinh tế; làm chất xúc tác và

nuôi dưỡng sự phát triển một số thị trường cho “chính thức hơn, lành mạnh

hơn” (nhất là đối với các thị trường nhân tố sản xuất như thị trường tài chính,

thị trường đất đai, bất động sản và thị trường lao động); thực hiện công bằng xã

hội, bảo vệ môi trường và phát triển con người thông qua việc xây dựng và thực

thi hệ thống an sinh xã hội, công cụ luật pháp, thuế, chương trình hỗ trợ

vùng/nhóm người khó khăn.11

8 Điều 26 Hiến pháp 1992.

9 Uông Chu Lưu (Chủ biên), Những vấn đề lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm

1992, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr.220-221. 10

Điều 52 Hiến pháp 2013. 11

Võ Trí Thành, Thể chế, kinh tế học thể chế và cải cách ở Việt Nam,

http://dl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/9906/1/The%20che%20kinh%20te%20hoc%20the%20che_

Vo%20Tri%20Thanh.pdf.

262

Hai là, nội hàm “bình đ ng giữa các thành phần kinh tế” ngày càng thể

hiện rõ hơn

Trong thời kỳ đầu đổi mới, việc xác định rõ ràng các thành phần kinh tế

rất được chú trọng như là một biện pháp giữ vững “định hướng xã hội chủ

nghĩa” trong đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường. Việc xác định các thành

phần kinh tế được thực hiện theo quy trình từ văn kiện đảng12 đến các quy định

trong Hiến pháp13 và cụ thể hóa trong các đạo luật. Tuy nhiên, cách phân chia

các thành phần kinh tế và phân định trọng trách của các thành phần kinh tế

trong Hiến pháp không phù hợp với thực tiễn công tác thống kê, quản lý ở nước

12 Cụ thể:

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI Đảng ta kh ng định có năm (05) thành phần kinh tế: Kinh

tế xã hội chủ nghĩa (quốc doanh, tập thể, gia đình); kinh tế sản xuất hàng hóa nhỏ; kinh tế tự túc, tự

cấp; kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân.

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII xác định có năm (05) thành phần kinh tế: kinh tế quốc

doanh; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể; kinh tế tư nhân; và kinh tế tư bản nhà nước.

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII xác định có năm (05) thành phần kinh tế: kinh tế nhà

nước; kinh tế hợp tác xã; kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế; tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước.

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX xác định có sáu (06) thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước;

kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã; kinh tế cá thể tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư

bản nhà nước; và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X cũng xác định có năm (05) thành phần kinh tế: kinh tế nhà

nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân (bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân); kinh tế tư

bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI xác định có bốn (04) thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước;

kinh tế tập thể; kinh tế tư nhân (gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) và kinh tế có vốn đầu

tư nước ngoài. 13

Cụ thể: - Các thành phần kinh tế theo Hiến pháp 1992 bao gồm: kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh

tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản Nhà nước dưới nhiều hình thức. Kinh tế quốc doanh

được củng cố và phát triển, nhất là trong những ngành và lĩnh vực then chốt, giữ vai trò chủ đạo trong

nền kinh tế quốc dân. Cơ sở kinh tế quốc doanh được quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, bảo

đảm sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.

Kinh tế tập thể do công dân góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh được tổ chức dưới

nhiều hình thức trên nguyên tắc tự nguyện, dân chủ và cùng có lợi. Nhà nước tạo điều kiện để củng

cố và mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả.

Kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được

thành lập doanh nghiệp không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho

quốc kế dân sinh. Kinh tế gia đình được khuyến khích phát triển.

- Các thành phần kinh tế theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25/12/2001 Về việc sửa đổi, bổ

sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 gồm: kinh tế

nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và

kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức, thúc đẩy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật,

mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học, kỹ thuật và giao lưu với thị trường thế giới.

Kinh tế nhà nước được củng cố và phát triển, nhất là trong các ngành và lĩnh vực then chốt, giữ

vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân được chọn hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, được

thành lập doanh nghiệp, không bị hạn chế về quy mô hoạt động trong những ngành, nghề có lợi cho quốc kế

dân sinh.

263

ta14 cũng như khó có thể bảo đảm phân bổ phúc lợi một cách hài hòa cho các

giai tầng nhân dân, giữ gìn tài nguyên quốc gia cho các thế hệ, cân đối giữa

phát triển và an ninh sinh thái, bảo vệ môi trường.15 Vì vậy, khi sửa đổi Hiến

pháp nhiều quan điểm kiến nghị không nên ghi nhận các thành phần kinh tế

trong Hiến pháp.16

Tiếp thu các ý kiến đóng góp và khắc phục nhược điểm về các thành phần

kinh tế, Hiến pháp 2013 ghi nhận:11 Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành

phần kinh tế, các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền

kinh tế quốc dân, bình đ ng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Nhà nước

khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức

khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp

phần xây dựng đất nước. Với quy định này của Hiến pháp 2013, các thành phần

kinh tế được tự do phát triển mà không bị trói buộc bởi các mục tiêu phát triển,

các “mặc cảm” thuộc khu vực tư nhân chính thức được xóa bỏ, bởi trước pháp

luật, các thành phần kinh tế được chủ động trong việc lựa chọn mô hình kinh

doanh, liên kết, hợp tác phát triển.

Ba là, trả cho thị trường chức năng phân bổ nguồn lực phát triển kinh tế xã

hội thông qua việc bãi bỏ các ưu đãi không cần thiết đối với khu vực kinh tế nhà

nước, từ đó tạo cơ hội bình đ ng cho các thành phần kinh tế trong tiếp cận các

nguồn lực công phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Cơ chế thị trường là sự tương tác giữa Nhà nước, các doanh nghiệp, người

dân, người tiêu dùng trong quá trình tích tụ/tích lũy các nguồn lực và phân bổ các

14 Uông Chu Lưu (Chủ biên), Những vấn đề lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm

1992, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr.214. 15

Phạm Duy Nghĩa, Chế độ kinh tế trong Hiến pháp 1992 - phát hiện một số bất cập và kiến nghị

hướng sửa đổi, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 22/2011, tr. 57 – 61. 16

Xem thêm: - Phạm Duy Nghĩa, Chế độ kinh tế trong Hiến pháp 1992 - phát hiện một số bất cập và kiến nghị

hướng sửa đổi, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 22/2011, tr. 57 – 61.

- Phan Thị Thanh Thủy, Những yêu cầu sửa đổi chương chế độ kinh tế của hiến pháp 1992 xuất

phát từ hội nhập kinh tế quốc tế, in trong “Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 những vấn đề lý luận và

thực tiễn”, tập II Quyền con người,quyền công dân, chế độ kinh tế, bảo hiến và một số vấn đề khác,

Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2012, tr.218-234.

- Lê Thị Thu Thủy, Một số vấn đề về các thành phần kinh tế trong Hiến pháp sửa đổi, bổ sung, in

trong “Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tập II Quyền con người,

quyền công dân, chế độ kinh tế, bảo hiến và một số vấn đề khác, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2012,

tr.235-245. 11

Điều 51 Hiến pháp 2013.

264

nguồn lực (công và tư) trên nguyên tắc bình đ ng, công bằng. Cơ chế thị trường

đã chứng minh cả trên phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn rằng nó là phương

thức phân bổ nguồn lực hiệu quả nhất của một nền kinh tế mà loài người có được

cho tới nay; nó giúp nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng, giải

quyết nạn nghèo đói và gia tăng thịnh vượng cho người dân.12 Do đó, việc Văn

kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII xác định rõ “thị trường có vai trò chủ

yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực

chủ yếu để giải phóng sức sản xuất”13 là một bước tiến quan trọng về nhận thức,

giúp cho nền kinh tế thị trường Việt Nam tiệm cận gần hơn với nền kinh tế thị

trường hiện đại.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã quan tâm tới việc hoàn

thiện thể chế về sở hữu theo hướng thể chế hóa quyền tài sản (bao gồm quyền sở

hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt và hưởng lợi từ sử dụng tài sản) của Nhà

nước, tổ chức và cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Nguồn

lực nhà nước – một bộ phận cấu thành của kinh tế nhà nước là các yếu tố thuộc

sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện, như đất đai, rừng, biển, vùng trời, tài

nguyên thiên nhiên, của cải, tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước,

lực lượng dự trữ, kể cả một phần vốn của Nhà nước đưa vào các doanh nghiệp

thuộc các thành phần kinh tế khác, nghĩa là những yếu tố phi doanh nghiệp (đất

đai, rừng, biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên, của cải, tài sản, tư liệu sản

xuất, vốn, ngân sách nhà nước, các quỹ quốc gia)14, Văn kiện Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ XII đã xác định rõ được “quyền quản lý, thu lợi của Nhà nước đối

với tài sản công và quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng tài sản công

của mọi chủ thể trong nền kinh tế”15. Theo đó, việc quản lý, thu lợi từ tài sản

công thuộc về Nhà nước. Việc tiếp cận, sử dụng tài sản công là quyền của các

chủ thể trong nền kinh tế. Điều này cũng có nghĩa, yêu cầu bảo đảm bình đ ng

trong việc tiếp cận, sử dụng tài sản công của các chủ thể trong nền kinh tế là

12 Đinh Tuấn Minh, Phạm Thế Anh (Chủ biên), Báo cáo phát triển nền kinh tế thị trường Việt

Nam 2014, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2015, tr.39. 13

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, 2016, tr.103. 14

Vũ Văn Phúc, Vì sao lại hiến định: nền kinh tế nước ta có nhiều thành phần kinh tế, trong đó

kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo?, truy cập ngày 5/2/2014,

http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te-thi-truong-XHCN/2014/25741/Vi-sao-lai-hien-dinh-

nen-kinh-te-nuoc-ta-co-nhieu.aspx. 15

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, 2016, tr.105.

265

bước tiến vượt bậc về nhận thức lý luận, đồng thời phá bỏ mọi hoài nghi về việc

đồng nhất kinh tế mà nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế cũng đồng

nghĩa với việc được ưu tiên tiếp cận các nguồn tài sản công. Như vậy, để được

tiếp cận, sử dụng tài sản công, doanh nghiệp nhà nước cũng phải cạnh tranh, phải

đáp ứng được yêu cầu như những doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh

tế, nghĩa là đã “tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước và chức

năng quản lý nhà nước, chức năng quản trị kinh doanh của doanh nghiệp nhà

nước”16. Phân biệt rõ ràng chức năng kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước với

nhiệm vụ chính trị, công ích.

2. Để phát triển kinh tế tƣ nhân trở thành động lực quan trọng của nền

kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Nhận diện các

rào cản và giải pháp khắc phục

Thứ nhất, để phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của

nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trước hết phải làm rõ vai trò của Nhà nước

trong “xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn

trọng các quy luật thị trường”.17

Một trong những nhược điểm được chỉ ra trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ XII là: Nhà nước còn can thiệp trực tiếp, quá lớn vào nền kinh tế18 mà

thực chất là làm rõ mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Xác định rõ vai trò

của Nhà nước, vai trò của thị trường là một trong những vấn đề lý luận cần được

tiếp tục nghiên cứu làm rõ.19 Do vậy, thực chất của nội dung chính sách pháp luật

về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế là phải giải quyết hài hòa mối quan hệ

giữa quyền lực nhà nước và quyền lực của thị trường; kiểm soát sự can thiệp của

nhà nước đối với thị trường để bảo đảm cho nền kinh tế phát triển hài hòa lợi ích

người dân - nhà kinh doanh và nhà nước - với tư cách là một hạt nhân trung tâm

của cấu trúc nền kinh tế. Cần giới hạn sự can thiệp của Nhà nước, tăng cường

quyền lực thị trường và khuyến khích sự tự điều tiết của thị trường. Nhà nước chỉ

can thiệp khi thị trường thất bại, mục đích can thiệp nhằm phân bổ phúc lợi thông

16 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, 2016, tr.106. 17

Điều 52 Hiến pháp 2013. 18

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, 2016, tr.100. 19

Đảng Cộng sản Việt Nam – Ban Chấp hành Trung ương - Ban chỉ đạo tổng kết, Báo cáo tổng

kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986-2016), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà

Nội 2015, tr.217.

266

qua chính sách điều tiết hoặc các chính sách thuế20. Để phát huy tốt vai trò của

Nhà nước trong phát triển các thành phần phần kinh tế, chúng tôi kiến nghị:

Một là, sự quản lý, điều tiết của nhà nước đối với quá trình phát triển các

thành phần kinh tế là cần thiết. Sự quản lý, điều tiết của nhà nước là để bảo đảm

sự phát triển hài hòa giữa các thành phần kinh tế trên nguyên tắc không phân biệt

đối xử giữa các thành phần kinh tế.

Hai là, sự quản lý, điều tiết của nhà nước trong nền kinh tế thị trường chỉ là

những định hướng chung, mang tính bao quát ở tầm vĩ mô để tạo lập môi trường

kinh doanh an toàn cho các thành phần kinh tế. Việc định hướng phát triển đồng

bộ các loại thị trường được coi là nhiệm vụ trọng tâm của Nhà nước để tạo môi

trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế hợp tác và cạnh tranh với nhau trên

các nguyên tắc sau:

- Tuyệt đối tuân thủ yêu cầu quản lý, điều hành nền kinh tế bằng pháp luật.

Pháp luật phải được coi là chuẩn mực cho các giao dịch trên thị trường.

- Quy hoạch, kế hoạch quản lý, điều hành nền kinh tế cần có tầm nhìn dài

hạn và thống nhất.

- Không đồng nhất việc Nhà nước quản lý nền kinh tế với việc “góp phần

bảo đảm công bằng xã hội, vì sự phát triển dân chủ, văn minh của đất nước,

song vẫn giữ được bản sắc chính trị – xã hội của dân tộc trong thời kỳ hội nhập

toàn cầu”21.

Ba là, công cụ để Nhà nước quản lý, điều tiết sự phát triển các thành phần

kinh tế là chính sách ưu đãi đầu tư, chính sách thuế, trong đó quan trọng nhất là

thuế thu nhập doanh nghiệp.

Thứ hai, các văn kiện Đảng và Hiến pháp hiện hành vẫn tiếp tục quan điểm

“kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” không đáp ứng được mong mỏi các thành

phần kinh tế, bởi lẽ đây là tiếp tục phản ánh “sự bất bình đẳng từ nội hàm của tư

tưởng này”.22 Do đó, để phát triển kinh tế tư nhân là động lực quan trọng trong

nền kinh tế thị trường thì việc làm rõ nội hàm của kinh tế nhà nước và vai trò chủ

20 Phạm Duy Nghĩa, Chế độ kinh tế trong Hiến pháp 1992 - phát hiện một số bất cập và kiến nghị

hướng sửa đổi, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 22/2011, tr. 57 – 61. 21

Phạm Ngọc Quang, Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam hiện nay, truy cập, ngày 1/5/2009, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/05/01/2794/ 22

Lương Xuân Quỳ (Chủ biên), Tư duy mới về phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong bối cảnh

mới, Sách tham khảo, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015, tr.45.

267

đạo của kinh tế nhà nước càng sớm càng tốt vì nó sẽ là yếu tố quyết định đến

việc tạo lập môi trường pháp lý thật sự bình đ ng giữa các thành phần kinh tế,

bởi lẽ, chỉ khi minh định được vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền

kinh tế thị trường để bảo đảm thiết lập môi trường pháp lý bình đ ng thì các

thành phần kinh tế mới được cạnh tranh công bằng, có cơ hội ngang nhau trong

việc tiếp cận nguồn lực quốc gia như đất đai, tài nguyên thiên nhiên.

Trọng tâm của việc minh định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong

mối quan hệ với việc phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng

trong nền kinh tế thị trường là xây dựng các tiêu chí để xác định vai trò chủ đạo

của kinh tế nhà nước và việc sử dụng doanh nghiệp nhà nước để điều tiết nền

kinh tế của nhà nước trên tinh thần: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và nâng cao hiệu

quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn kinh tế và các

tổng công ty. Sớm hoàn thiện thể chế quản lý hoạt động của các tập đoàn, các

tổng công ty nhà nước. Đẩy mạnh cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước; xây

dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh, đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước giữ vai

trò chi phối. Phân định r quyền sở hữu của Nhà nước và quyền kinh doanh của

doanh nghiệp, hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước trong các doanh nghiệp”.

Thực tiễn phát triển doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam thời gian qua cho

thấy, mặc dù số lượng chỉ chiếm dưới 1% về số lượng doanh nghiệp trong cơ cấu

của hệ thống doanh nghiệp Việt Nam nhưng lại nắm giữ tới gần 40% các khoản

nợ.23 Trong thực tế, có nhiều ngân hàng thương mại sẵn sàng cho các doanh

nghiệp nhà nước được xem là kém hiệu quả vay vì họ kỳ vọng Nhà nước sẽ hỗ

trợ khi các doanh nghiệp này không trả được nợ; Lợi thế về thủ tục: Văn bản chỉ

đạo cho phép cho vay vượt mức cấp tín dụng có sự chỉ đạo, chỉ định, bảo lãnh,

tín chấp của Nhà nước.24 Nhà nước vẫn đứng ra bảo đảm cho các khoản vay của

các tập đoàn kinh tế nhà nước. Nói cách khác, các doanh nghiệp nhà nước luôn

được sự ưu ái trong phân bổ các nguồn vốn đầu tư nhà nước, ODA, tín dụng

thương mại cũng như các biện pháp khoanh nợ, giãn nợ và các hỗ trợ tài chính

khác. Thực tế này đã giúp các doanh nghiệp nhà nước có những lợi thế nhất định

23 Phạm Đức Trung, Cải cách thể chế kinh tế để đổi mới doanh nghiệp nhà nước, truy cập ngày

2/1/2015, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi---binh-luan/cai-cach-the-che-kinh-te-

de-doi-moi-doanh-nghiep-nha-nuoc-57108.html. 24

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Doanh nghiệp nhà nước và biến dạng thị trường, Bài

tham luận tại Hội thảo “Doanh nghiệp nhà nước: Ràng buộc ngân sách, khuôn khổ quản trị và biến dạng

thị trường”, Hà Nội ngày 27/5/2015, http://rcv.gov.vn/Hoi-thao-%E2%80%9CDoanh-nghiep-nha-nuoc-

Rang-buoc-ngan-sach-khung-kho-quan-tri-va-bien-dang-thi-truong%E2%80%9D-.htm.

268

trong tiếp giúp cận các nguồn lực25 và gián tiếp năng lực cạnh tranh được nâng

cao nhưng không dựa trên nội lực thực sự của các doanh nghiệp này.

Khắc phục những nhược điểm này chúng tôi kiến nghị:

- Quy định rõ trong các văn bản pháp luật cấm doanh nghiệp nhà nước đầu

tư ngoài ngành, nhất là trong lĩnh vực chứng khoán, bất động sản.

- Thực thi tốt trách nhiệm của người đại diện phần vốn của nhà nước tại các

doanh nghiệp nhà nước và có cơ chế pháp lý giám sát việc thực hiện trách nhiệm

của người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thành lập một cơ quan

chuyên trách làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước. Cơ quan

này có trách nhiệm thống nhất quản lý mọi phần vốn của Nhà nước tại doanh

nghiệp nhà nước và nên thiết kế cơ quan này trực thuộc Ủy ban Kinh tế của

Quốc hội.

- Triển khai có hiệu quả Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg ngày 28/12/2016

của Thủ tướng Chính phủ về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh

nghiệp có vốn nhà nước và Danh mục doanh nghiệp nhà nước thực hiện sắp xếp

giai đoạn 2016 – 2020 để tránh tái diễn tình trạng đầu tư tràn lan như trước đây.

Thứ ba, khuôn khổ pháp luật cho tự do kinh doanh ở Việt Nam đã đạt được

nhiều thành tựu đáng ghi nhận, song để quyền tự do kinh doanh này góp phần

thúc đẩy hình thành khối kinh tế tư nhân vững mạnh đủ sức cạnh tranh với khu

vực có vốn đầu tư nước ngoài thì còn đòi hỏi phải chuyển hóa những “quy định

trên giấy” thành các hành động cụ thể của chính quyền, công chức

Hiếp pháp năm 2013 đã quy định tự do kinh doanh là quyền con người và

mọi người được tự kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Nhà

nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ

chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế,

góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản

xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.26 Luật Doanh

nghiệp năm 2014 quy định Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển

của các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật này; bảo đảm bình đ ng

25 Phạm Đức Trung, Cải cách thể chế kinh tế để đổi mới doanh nghiệp nhà nước, truy cập ngày

2/1/2015, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/trao-doi---binh-luan/cai-cach-the-che-kinh-te-

de-doi-moi-doanh-nghiep-nha-nuoc-57108.html. 26

Khoản 3 Điều 51 Hiến pháp 2013.

269

trước pháp luật của các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu và thành

phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.27

Doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không

cấm.28 Danh mục ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh29, kinh doanh có điều kiện

được quy định cụ thể tại Luật Đầu tư năm 2014. Bên cạnh đó, Luật Doanh

nghiệp năm 2014 cũng quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp

cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích30 cũng như tiêu chí, quyền và nghĩa

vụ của doanh nghiệp xã hội.31 Tuy nhiên, trong thực tiễn kinh doanh, khu vực

kinh tế tư nhân vẫn gặp phải vô vàn những lực cản từ các quy định pháp luật.

Ch ng hạn:

- Trong nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Đình Cung (2015) nhấn mạnh:

Chỉ riêng các quy định về điều kiện kinh doanh đã gần 900 trang, chưa kể quy định

về hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn và cơ quan có thẩm quyền xác nhận đáp ứng điều

kiện kinh doanh và còn hàng ngàn “công văn điều hành hàng năm” làm cho rủi ro

pháp lý, chi phí tuân thủ cao, thiếu cụ thể, thiếu nhất quán, hay thay đổi và không

tiên liệu trước được; không công bằng trong quan hệ giữa cơ quan nhà nước và

doanh nghiêp được minh chứng bằng điều kiện kinh doanh một số ngành nghề (kinh

doanh xuất khẩu gạo, kinh doanh vận tải hành khách), một số điều kiện kinh doanh

trước đây đã bãi bỏ nay không khôi phục lại và kết quả rà soát của Bộ Tư pháp về

thực trạng ban hành điều kiện kinh doanh không chỉ ở các Bộ mà còn của Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh.32

27 Khoản 1 Điều 5 Luật Doanh nghiệp 2014.

28 Khoản 1 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2014.

29 Ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh bao gồm:

- Kinh doanh các chất ma túy theo quy định tại Phụ lục 1 của Luật Đầu tư 2014;

- Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục 2 của Luật Đầu tư 2014;

- Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục 1 của Công

ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật,

thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3

của Luật Đầu tư 2014;

- Kinh doanh mại dâm;

- Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

- Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư

trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo

vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ. 30

Xem: Điều 9 Luật Doanh nghiệp 2014. 31

Xem: Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014. 32

Nguyễn Đình Cung, Pháp luật về điều kiện kinh doanh: thực trạng và những thách thức thực hiện.

270

- Những can thiệp trái quy luật kinh tế thị trường vào giao dịch kinh

doanh, tình trạng hình sự hóa quan hệ kinh tế đang có nguy cơ bùng phát; sự

lúng túng, thiếu thống nhất, chưa có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan nhà

nước trong việc cấp giấy phép đầu tư, kiểm tra, giám sát doanh nghiệp trong

nền kinh tế; sự phản ứng chậm trễ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với

sự cố môi trường nghiêm trọng do hoạt động kinh tế mang lại làm suy giảm

đáng kể niềm tin của người dân vào bộ máy nhà nước; quyền lợi của Nhân dân

– chữ được viết hoa trong Hiến pháp chưa được đặt vào vị trí trung tâm của các

quyết định chính sách của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; yêu cầu bảo

đảm phát triển bền vững nền kinh tế chưa được quan tâm nhiều… đặt ra đòi hỏi

cần phải làm rõ hơn vị trí, vai trò của Nhà nước trong quản lý điều tiết nền kinh

tế nhiều thành phần hiện nay.

- Có không ít doanh nhân phản ánh sự thật xót xa “Công chức cứ trả thù,

trả đũa thì có luật cũng như không” và hệ quả, doanh nghiệp như cá nằm trên

thớt”.33 Những kêu đòi của người dân, doanh nghiệp cải thiện môi trường kinh

doanh ở Việt Nam thường bị vấp phải lực cản là cả hệ thống cơ quan công lực

với nhiều thiết chế cưỡng chế sẵn sàng được sử dụng bất cứ khi nào.

Thứ tư, nghiên cứu xây dựng cơ chế pháp lý cho việc tiếp cận nguồn lực

nhà nước bình đ ng giữa các thành phần kinh tế, nhất là nguồn lực đất đai, tài

nguyên thiên nhiên.

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII kh ng định tiếp tục hoàn

thiện thể chế về sở hữu theo hướng thể chế hóa quyền tài sản (bao gồm quyền sở

hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt và hưởng lợi từ sử dụng tài sản) của Nhà

nước, tổ chức và cá nhân đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013. Bảo đảm

quyền quản lý, thu lợi của Nhà nước đối với tài sản công và quyền bình đ ng

trong việc tiếp cận, sử dụng tài sản công của mọi chủ thể trong nền kinh tế34.

Luật đầu tư, Bài thuyết trình tại Hội thảo Điều kiện kinh doanh – kinh nghiệm quốc tế và thách

thức đối với Việt Nam do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức dưới sự tài

trợ của Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (RCV), ngày 6 tháng

4 năm 2015, http://rcv.gov.vn/Hoi-thao-%E2%80%9CDieu-kien-kinh-doanh-%E2%80%93-Kinh-

nghiem-quoc-te-va-thach-thuc-doi-voi-Viet-Nam%E2%80%9D.htm. 33

Bầu Đệ: Công chức cứ trả thù, trả đũa thì có luật cũng như không!, truy cập ngày 12-7-2016,

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/doanh-nhan/315149/bau-de-cong-chuc-cu-tra-thu-tra-dua-thi-co-

luat-cung-nhu-khong.html 34

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc

gia, Hà Nội, 2016, tr.104-105.

271

Hiến pháp năm 2013 quy định: Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên

khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các

tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà

nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý (Điều 53); Tổ chức, cá nhân

được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử

dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo

quy định của luật. Quyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ (Khoản 2 Điều 54);

Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài

chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả,

công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật (Khoản 1 Điều 55).

Như vậy, nội dung văn kiện Đảng, Hiến pháp đều kh ng định cơ hội tiếp

cận bình đ ng đối với tài sản công của mọi chủ thể trong nền kinh tế. Để làm

được điều này việc thực hiện tốt yêu cầu “Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh

doanh và nhiệm vụ chính trị, công ích. Tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn

của nhà nước và chức năng quản lý nhà nước, chức năng quản trị kinh doanh

của doanh nghiệp nhà nước, sớm xóa bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu của các

bộ, Ủy ban nhân dân đối với vốn, tài sản của nhà nước tại doanh nghiệp”35.

Chính sách pháp luật về bảo đảm tiếp cận tài sản công của các thành phần kinh tế

phải được thực hiện thông qua cơ chế đấu thầu công khai trên nền tảng pháp luật

rõ ràng và có cơ chế giám sát đủ mạnh để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành

vi lạm dụng để thông thầu hoặc trục lợi trái pháp luật.

Thứ năm, nghiên cứu xây dựng cơ chế pháp lý hỗ trợ các thành phần kinh

tế khởi nghiệp, nhất là bảo đảm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy tiềm

năng sáng tạo.

Trước đây, chính sách pháp luật Việt Nam đã đóng góp đáng kể vào việc

phát triển số lượng doanh nghiệp dựa trên các sửa đổi, bổ sung liên tục trong

Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư. Với điều kiện thành lập doanh nghiệp thông

thoáng như hiện nay, có thể kh ng định, khuôn khổ pháp lý cho việc thành lập

doanh nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu thành lập doanh nghiệp của các thành

phần kinh tế. Tuy nhiên, có sự tương phản đáng kể giữa những cải cách thủ tục

35 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị Quốc gia,

Hà Nội, 2016, tr.106.

272

thành lập doanh nghiệp với việc tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế chính sách ưu

đãi, chính sách thuế, thủ tục hành chính kinh doanh… Nếu như những cải cách

thành lập doanh nghiệp được tiến hành hối hả dưới sự thúc giục của thị trường

thì những đòi hỏi tạo cơ chế pháp lý hỗ trợ cho doanh nghiệp thâm nhập thị

trường một cách thuận lợi thì dường như vẫn còn là khoảng trống trong chính

sách pháp luật về phát triển các thành phần kinh tế. Chúng ta vẫn chưa có một thống

kê chính thức về số lượng doanh nghiệp hoạt động sau 5 năm được cấp giấy chứng

nhận đăng ký doanh nghiệp; chưa tiến hành đánh giá mức độ ảnh hưởng của thủ tục

hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh như là một trong những nguyên

nhân quan trọng làm giảm nhiệt huyết khởi nghiệp của giới kinh doanh hoặc hành vi

khởi tố người kinh doanh do không đăng ký kinh doanh… là những sự kiện gây

giảm nhiệt huyết kinh doanh của các thành phần kinh tế.

Ngoài ra, quá trình phát triển của các thành phần kinh tế vẫn còn trong tình

trạng “mạnh ai nấy làm” mà thiếu sự liên kết cần thiết. Các doanh nghiệp nhỏ và

vừa, các doanh nghiệp mới tiến hành kinh doanh rất cần được hỗ trợ của các

thành công, doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường hoặc các doanh nghiệp mới

khởi nghiệp được hỗ trợ, tạo điều kiện tham gia chuỗi cung ứng của các doanh

nghiệp, tập đoàn lớn hoặc thiếu các chia sẻ kinh nghiệm thành công hoặc kinh

nghiệm thất bại, kinh nghiệm gia nhập thị trường – những kiến thức rất cần thiết

cho doanh nghiệp thành công trên thị trường… Để tạo cơ sở cho tinh thần khởi

nghiệp của các thành phần kinh tế, chúng tôi kiến nghị:

- Triển khai có hiệu quả chiến lược khởi nghiệp doanh nghiệp ở cấp quốc

gia, cấp ngành và từng địa phương.

- Xây dựng khuôn khổ pháp lý hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp trong toàn

quốc trong năm đầu thành lập về: các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động

kinh doanh; thông tin thị trường trong và ngoài nước; cập nhật chính sách pháp

luật; đào tạo người quản trị, điều hành theo các chuẩn mực quốc tế; chính sách

thuế; chính sách đất đai…

- Cụ thể hóa chính sách ưu đãi đầu tư sản xuất kinh doanh theo ngành, địa

phương phù hợp với chiến lược phát triển quốc gia.

273

3. Kết luận

Phát triển thể chế kinh tế thị trường là một trong những động lực quan

trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc gia. Từ thù ghét, bài bác trong quá khứ

và thất bại của những thử nghiệm về các mô hình kinh tế mang màu sắc kế hoạch

hóa tập trung hoặc coi kinh tế tập thể/kinh tế nhà nước làm chủ đạo bị thất bại,

đến nay, vị trí vai trò của kinh tế thị trường đã được chấp nhận. Bối cảnh phát

triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay không chỉ là loại bỏ tư duy, quan niệm

xưa cũ đối với kinh tế tư nhân mà còn là vô vàn các áp lực cải cách, đổi mới

trước những thúc bách, đòi hỏi của khu vực kinh tế tư nhân. Thực tiễn đã chứng

minh, nếu thể chế nhà nước không theo kịp với sự phát triển của đời sống kinh tế

thì tự nó sẽ bị lạc hậu và đương nhiên, nhà nước không thể quản lý được các quá

trình kinh tế. Như thế cũng có nghĩa, để phát triển kinh tế tư nhân trở thành một

động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam phải làm song song

hai việc là: Nỗ lực khắc phục những nhược điểm xưa cũ, nhất là thể chế hành

chính và thay đổi cho phù hợp với sự thay đổi của khu vực kinh tế tư nhân.

274

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đình Cung, Pháp luật về điều kiện kinh doanh: thực trạng và

những thách thức thực hiện Luật đầu tư, Bài thuyết trình tại Hội thảo Điều

kiện kinh doanh – kinh nghiệm quốc tế và thách thức đối với Việt Nam do

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức dưới sự tài

trợ của Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh Việt

Nam (RCV), ngày 6 tháng 4 năm 2015, http://rcv.gov.vn/Hoi-thao-

%E2%80%9CDieu-kien-kinh-doanh-%E2%80%93-Kinh-nghiem-quoc-te-

va-thach-thuc-doi-voi-Viet-Nam%E2%80%9D.htm.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam – Ban Chấp hành Trung ương – Ban chỉ đạo

tổng kết, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn qua 30 năm

đổi mới (1986-2016), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2015.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII,

Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2016.

4. Tư Giang, Mô hình phát triển nào cho Việt Nam, truy cập ngày 1-11-

2014, http://www.thesaigontimes.vn/121970/Mo-hinh-phat-trien-nao-cho-

Viet-Nam.html.

5. Viên Thế Giang, Những vấn đề đặt ra khi thực thi chính sách, pháp luật về

cải cách doanh nghiệp nhà nước, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 1+2

(329+330)/ 2017, tr. 67-78.

6. Viên Thế Giang, Bình đẳng giữa các thành phần kinh tế: Từ quan điểm

của Đảng đến pháp luật của Nhà nước và thực tiễn, Kỷ yếu Hội thảo khoa

học quốc gia “Thể chế kinh tế và rào cản của thể chế kinh tế đối với phát

triển kinh tế xã hội ở Việt Nam”, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội,

2017, tr.109-120.

7. Viên Thế Giang, Chính sách pháp luật về phát triển các thành phần kinh tế

trong nền kinh tế thị trường Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia

“Thể chế với phát triển kinh tế ở Việt Nam”, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc

dân, Hà Nội, 2018, tr.235-254.

8. Uông Chu Lưu (Chủ biên), Những vấn đề lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ

sung Hiến pháp năm 1992, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Đinh Tuấn Minh, Phạm Thế Anh (Chủ biên), Báo cáo phát triển nền kinh

tế thị trường Việt Nam 2014, Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2015.

10. Phạm Duy Nghĩa, Chế độ kinh tế trong Hiến pháp 1992 - phát hiện một số

bất cập và kiến nghị hướng sửa đổi, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số

22/2011, tr. 57 – 61.

11. Vũ Văn Phúc, Vì sao lại hiến định: nền kinh tế nước ta có nhiều thành

phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo?, truy cập

ngày 5/2/2014, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te-thi-truong-

XHCN/2014/25741/Vi-sao-lai-hien-dinh-nen-kinh-te-nuoc-ta-co-nhieu.aspx.

275

12. Phạm Ngọc Quang, Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, truy cập, ngày

1/5/2009, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/05/01/2794/

13. Lương Xuân Quỳ (Chủ biên), Tư duy mới về phát triển kinh tế xã hội Việt

Nam trong bối cảnh mới, sách tham khảo, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà

Nội, 2015.

14. Võ Trí Thành, Thể chế, kinh tế học thể chế và cải cách ở Việt Nam,

http://dl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/9906/1/The%20che%20kinh%20t

e%20hoc%20the%20che_Vo%20Tri%20Thanh.pdf.

15. Trần Ngọc Thơ, Nhận thức mới về kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa, truy cập ngày 5-3-2015,

http://www.thesaigontimes.vn/127167/Nhan-thuc-moi-ve-kinh-te-thi-

truong-dinh-huong-XHCN.html.

16. Lê Thị Thu Thủy, Một số vấn đề về các thành phần kinh tế trong Hiến

pháp sửa đổi, bổ sung, in trong “Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 những

vấn đề lý luận và thực tiễn”, tập II Quyền con người,quyền công dân, chế

độ kinh tế, bảo hiến và một số vấn đề khác, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội,

2012, tr.235-245.

17. Phan Thị Thanh Thủy, Những yêu cầu sửa đổi chương chế độ kinh tế của

hiến pháp 1992 xuất phát từ hội nhập kinh tế quốc tế, in trong “Sửa đổi, bổ

sung Hiến pháp 1992 những vấn đề lý luận và thực tiễn”, tập II Quyền con

người, quyền công dân, chế độ kinh tế, bảo hiến và một số vấn đề khác,

Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2012, tr.218-234.

18. Phạm Đức Trung, Cải cách thể chế kinh tế để đổi mới doanh nghiệp nhà

nước, truy cập ngày 2/1/2015, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-

doi/trao-doi---binh-luan/cai-cach-the-che-kinh-te-de-doi-moi-doanh-

nghiep-nha-nuoc-57108.html.

19. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Doanh nghiệp nhà nước và

biến dạng thị trường, Bài tham luận tại Hội thảo “Doanh nghiệp nhà

nước: Ràng buộc ngân sách, khung khổ quản trị và biến dạng thị trường”,

Hà Nội ngày 27/5/2015, http://rcv.gov.vn/Hoi-thao-%E2%80%9CDoanh-

nghiep-nha-nuoc-Rang-buoc-ngan-sach-khung-kho-quan-tri-va-bien-dang-

thi-truong%E2%80%9D-.htm.

20. vietnamnet.vn: Bầu Đệ: Công chức cứ trả thù, trả đũa thì có luật cũng

như không!, truy cập ngày 12-7-2016, http://vietnamnet.vn/vn/kinh-

doanh/doanh-nhan/315149/bau-de-cong-chuc-cu-tra-thu-tra-dua-thi-co-

luat-cung-nhu-khong.html.

276

277

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN

VAY NGÂN HÀNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SMES Ở VIỆT NAM

PGS. TS. Nguyễn Việt Hùng

PGS. TS. Hà Quỳnh Hoa

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tóm tắt

Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật hồi quy Probit và Logistic để đánh giá

các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của các doanh

nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu được trích

xuất từ mẫu điều tra 695 doanh nghiệp trên ba địa bàn là Hà Nội, Đà Nẵng và

Đồng Nai. Kết quả phân tích cho thấy: quy mô của doanh nghiệp, yêu cầu về tài

sản thế chấp, chi phí lót tay, quà tặng… và chi trả lãi cao là những rào cản ảnh

hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp hiện nay,

đặc biệt là các SMEs. Đồng thời, quá trình xử lý các hồ sơ vay vẫn tồn tại sự

phân biệt đối xử khác nhau giữa các doanh nghiệp SMEs và các doanh nghiệp

lớn, giữa các doanh nghiệp sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước. Mức độ hiệu

quả trong việc sử dụng và quản lý tài sản, sự phát triển của thị trường vốn là

những yếu tố tích cực giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn.

Từ các kết quả thực nghiệm, nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng

cao khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp nói chung và các SMEs nói

riêng ở Việt Nam.

Từ khóa: Khả năng tiếp cận vốn, SMEs, rào cản tiếp cận vốn

1. Giới thiệu

Sau khi thực hiện chính sách đổi mới từ năm 1986, Chính phủ đã chuyển

đổi mô hình kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường. Các thị trường hàng hóa

hầu như đã được tự do hóa, tuy nhiên thị trường nhân tố sản xuất đặc biệt là thị

vốn vẫn bị kiểm soát. Đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991 đã nhấn mạnh “Kinh tế

nhà nước, kinh tế tập thể là nền tảng của nền kinh tế quốc dân”, bởi vậy, khu vực

này được xem là 'xương sống', bệ đỡ của nền kinh tế trong nhiều năm qua và là

khu vực nắm quyền chi phối phần lớn tài nguyên của nền kinh tế bao gồm đất

đai, khoáng sản, tín dụng, ưu đãi chính sách... Chính điều này đã làm gia tăng các

rào cản tiếp cận các yếu tố sản xuất, đặc biệt là vốn đối với khu vực kinh tế tư

278

nhân. Đến Nghị quyết Trung ương 5 khóa XII (2017) đã xác định “phát triển

kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đây là một định hướng quan trọng trong việc

tháo gỡ các rào cản của các doanh nghiệp tư nhân trong thời gian tới. Tuy

nhiên, thực tế hiện tại cho thấy các doanh nghiệp tư nhân mà phần lớn là các

doanh nghiệp SMEs vẫn đang bị phân biệt đối xử khi tiếp cận với thị trường

các yếu tố sản xuất, đặc biệt là khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay từ các tổ

chức tín dụng.

Trước những vấn đề thực tế đó, nghiên cứu này sẽ tập trung vào đánh giá

khả năng tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng thương mại mà hiện nay các doanh

nghiệp đang phải đối mặt. Nhằm làm rõ những yếu tố đang là rào cản hiện hữu

đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận nguồn vốn vay từ các

ngân hàng thương mại. Qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng

tiếp cận các nguồn lực tài chính của các doanh nghiệp từ các tổ chức tín dụng.

Để đạt được mục tiêu đề ra, ngoài phần giới thiệu và tài liệu tham khảo, nội

dung nghiên cứu gồm các mục: Mục 2 trình bày tổng quan các nghiên cứu liên

quan đến những rào cản mà các doanh nghiệp phải đối mặt khi tiếp cận các

nguồn vốn vay. Mục 3 sử dụng kỹ thuật hồi quy Probit và Logistic nhằm đưa ra

những bằng chứng thực nghiệm về các rào cản tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng

thương mại đối với các doanh nghiệp được điều tra trong mẫu nghiên cứu. Cuối

cùng là kết luận và một số gợi ý về giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận

vốn của các doanh nghiệp.

2. Tổng quan nghiên cứu

Các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước đã cho thấy một số yếu tố

quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay của các doanh

nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs từ thị trường tài chính – tiền tệ chính

thức như các yếu tố liên quan đến quy mô, loại hình sở hữu doanh nghiệp, tài sản

đảm bảo hay thế chấp, hiệu quả hoạt động và ngoài ra còn có các yếu tố liên

quan về thể chế và thông tin thị trường.

Xét về mặt quy mô, so với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp SMEs

sẽ gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận các nguồn tài chính trên thị trường chính

thức. Do tính năng động và sự tăng trưởng nhanh ở các doanh nghiệp SMEs,

khiến các doanh nghiệp này luôn ở trong tình trạng khát vốn. Mặc dù, quy mô

279

món vay không lớn nhưng nhu cầu vay vốn lại diễn ra thường xuyên, trong khi

đó khả năng thanh khoản của các doanh nghiệp SMEs lại hạn chế (Garcia-

Fontes, 2005), chính điều này đã làm cho các doanh nghiệp SMEs khó tiếp cận

với các nguồn vốn tín dụng từ bên ngoài, tạo ra nhiều khó khăn về tài chính cho

các doanh nghiệp SMEs trong hoạt động kinh doanh (Galindo và Schiantarelli,

2003; Beck và Demirgüç-Kunt, 2006).

Một số nghiên cứu lại cho thấy sự thiếu minh bạch trong hạch toán và quản

trị tài chính đôi khi tạo ra sự bất đối xứng về thông tin hoặc thiếu thông tin về

hoạt động của doanh nghiệp mà chính nó lại là cơ sở để các ngân hàng xem xét

điều kiện cho vay của chính các doanh nghiệp này. Do vậy, trên giác độ hoạt

động kinh doanh ngân hàng thì nhóm khách hàng SMEs được xem như là rủi ro

hơn so với các doanh nghiệp lớn có sự minh bạch và đầy đủ về thông tin. Theo

Lin (2009), trong trường hợp của Trung Quốc, do mức độ tin tưởng đối với

SMEs thấp nên các ngân hàng thường đòi hỏi về thế chấp và các điều kiện vay

đối với nhóm này cao hơn các doanh nghiệp lớn mà thông thường thì các SMEs

lại không có khả năng đáp ứng.

Nghiên cứu của Demirguc-Kunt (2006) cho thấy một hệ thống thông tin và

thể chế hiệu quả sẽ thúc đẩy việc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm đối với

khoản tiền vay cũng như bảo vệ quyền sở hữu tài sản, qua đó cho phép các nhà

đầu tư có thể kiểm soát được vốn góp của mình cũng như kiểm soát được hoạt

động của các nhà quản trị nhằm bảo vệ phần vốn đầu tư mà họ đã bỏ ra. Theo

Kern (2013), một quốc gia có các thể chế phát triển thì các doanh nghiệp sẽ gặp

ít rào cản hơn trong việc tiếp cận vốn vay so với những quốc gia phát triển kém.

Beck, Demirgüç-Kunt và Macsimovic (2008), dựa trên bộ dữ liệu chéo

điều tra cấp độ doanh nghiệp của các nước đã có kết luận rằng sự cải thiện

trong việc bảo vệ quyền tác giả đã làm gia tăng đáng kể hoạt động tài trợ vốn

từ bên ngoài đối với các doanh nghiệp nhỏ so với các doanh nghiệp lớn.

Nghiên cứu của Fang (2007) chỉ ra rằng nếu như chính phủ không có khả

năng bảo vệ tài sản của khu vực tư nhân thì thị trường tự khắc sẽ tính tăng chi

phí quản trị món vay và do đó sẽ dẫn đến sự không hoàn hảo của thị trường.

Nhưng nếu sự can thiệp của chính phủ là đủ mạnh thì lại được xem là một chỉ

dẫn, một tín hiệu đảm bảo về một hệ thống tài chính ổn định, qua đó thúc đẩy

hoạt động tín dụng của các ngân hàng.

280

Ngoài những vấn đề nêu trên, khi xem xét các nhân tố rào cản đối với khả

năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và

nhỏ, các nghiên cứu còn chỉ ra những vấn đề thuộc về nội tại của các doanh

nghiệp cũng là những rào cản ảnh hưởng cần phải quan tâm. Ch ng hạn như:

Trình độ học vấn và tuổi đời của chủ doanh nghiệp có ảnh hưởng tích cực tới khả

năng tiếp cận vốn (Kasseeah và Thoplan, 2012); Bates, 1990; Rand và cộng sự,

2007; Nguyễn Thị Nhung và cộng sự, 2015; Yaldiz và cộng sự, 2011; Cao Thị

Khánh Nguyệt, 2014); Tuổi của doanh nghiệp có tác động tích cực tới việc tiếp

cận các nguồn vốn chính thức (Akoten và các cộng sự, 2006; Oliner và

Rudebusch, 1992; Beck và các cộng sự, 2006); Các doanh nghiệp sở hữu nhà

nước có lợi thế hơn trong tiếp cận tài chính (Harrison và cộng sự, 2004; Laeven,

2003); các doanh nghiệp ở khu vực thành thị hoặc gần một ngân hàng thương

mại có thể tiếp cận các khoản vay ngân hàng dễ dàng hơn (Yaldiz và cộng sự,

2011; Gine, 2011).

Như vậy có thể thấy đối với các SMEs, rào cản đối với việc tiếp cận vốn

bao gồm không chỉ là các nhân tố nội tại bên trong bản thân mỗi doanh nghiệp

mà còn xuất phát từ các yếu tố về thể chế và môi trường thông tin của mỗi quốc

gia. Tuy nhiên, tùy thuộc vào sự sẵn có của số liệu trong nghiên cứu mà các mô

hình thực nghiệm phân tích cho mỗi nền kinh tế sẽ chọn lựa số lượng các biến số

giải thích rào cản tiếp cận vốn vay là khác nhau.

Với giới hạn về nguồn số liệu điều tra, bài viết này chỉ dừng lại ở việc xem

xét và ước lượng một số yếu tố có ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận vốn vay từ

các ngân hàng thương mại. Khả năng tiếp cận vốn được thể hiện ở việc hồ sơ vay

có được ngân hàng chấp nhận giải ngân hay không.

3. Phƣơng pháp luận và chỉ định mô hình thực nghiệm

Trong phần này sẽ phân tích tác động của các yếu tố tới khả năng tiếp cận

vốn từ các tổ chức tài chính (đặc biệt là từ các ngân hàng thương mại) của

doanh nghiệp thông qua mô hình phân tích định lượng. Hình 1 mô tả cơ sở của

các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiếp cận vốn của doanh nghiệp từ các ngân

hàng thương mại được xem xét trong nội dung nghiên cứu thực nghiệm của bài

viết này.

281

H nh 1. Các yếu tố tác động tới khả năng tiếp cận vốn vay chính thức của DN

Như vậy, các yếu tố quyết định đến quá trình xử lý các món vay của ngân

hàng mà qua đó các doanh nghiệp có thể tiếp cận được vốn vay chính thức bao

gồm: các đặc trưng của doanh nghiệp như quy mô, loại hình sở hữu, tuổi của

doanh nghiệp; các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như tỷ

lệ tăng trưởng doanh thu, khả năng sinh lời ROE, ROA; đặc điểm của các món

vay như có hay không các món vay có yêu cầu các tài sản thế chấp; và các biến

ngoại sinh khác như yếu tố về vùng miền.

3.1. Số liệu và phương pháp nghiên cứu

a) Mô tả số liệu

Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên bộ số liệu điều tra riêng của nhóm

nghiên cứu vào tháng 12 năm 2017. Mẫu điều tra gồm 699 doanh nghiệp thuộc 3

địa phương là Hà Nội, Đà Nẵng và Đồng Nai. Các doanh nghiệp được lựa chọn

điều tra cũng là các doanh nghiệp được điều tra trong các cuộc điều tra doanh

nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê. Sau khi xử lý và lọc bỏ các quan sát

trùng số liệu mẫu nghiên cứu còn lại 695 quan sát.

282

Bảng 1. Mô tả thông tin m u nghiên cứu

STT Tiêu chỉ mô tả SMEs DN lớn Tổng

1 Mẫu điều tra 56,7 43,3 100

DN Nhà nước 23,3 76,7 100

DN ngoài Nhà nước 58,9 41,1 100

2 Số DN có hồ sơ xin vay 48,3 51,7 100

DN Nhà nước 10,7 89,3 100

DN ngoài Nhà nước 51,1 48,9 100

3 Số DN có hồ sơ được giải ngân 47,3 52,7 100

DN Nhà nước 10,7 89,3 100

DN ngoài Nhà nước 50,1 49,9 100

4 Số năm hoạt động của DN (trung bình) 9,25 12,81 10,8

DN Nhà nước 20 25,6 24,3

DN ngoài Nhà nước 8,97 11,23 9,9

Nguồn: Tính toán từ bộ số liệu điều tra

Ghi chú: SMEs được định nghĩa theo Luật Hỗ trợ DNVN, số

04/2017/QH14 ngày 12/06/2017 (số lao động nhỏ hơn 200 lao động, số vốn nhỏ

hơn 100 tỷ đồng, doanh thu nhỏ hơn 300 tỷ đồng)

Bảng 1 cho thấy số doanh nghiệp SMEs chiếm khoảng 56,7% trong tổng số

doanh nghiệp trong mẫu điều tra. Số doanh nghiệp có nộp hồ sơ xin vay ngân

hàng chiếm khoảng 58,4% trong toàn mẫu (48,3% là các doanh nghiệp SMEs và

51,7% là các doanh nghiệp quy mô lớn). Tỷ lệ được giải ngân với các doanh

nghiệp SMEs có hồ sơ xin vay chỉ chiếm có 47,3%.

Đối với các doanh nghiệp không vay vốn ngân hàng, loại trừ lý do không

có nhu cầu và không muốn bị mắc nợ, thì các lý do cơ bản không tiếp cận nguồn

vốn vay ngân hàng là do lãi suất vay cao, thủ tục vay còn phức tạp và không đủ

tài sản thế chấp.

283

Hình 2. Các lý do tại sao doanh nghiệp không vay vốn NHTM

Nguồn: Tính toán từ bộ số liệu điều tra

Bảng 1 cũng cho thấy số năm trung bình các doanh nghiệp hoạt động trên

thị trường tính tới thời điểm điều tra là 10,8 năm. Trong đó, các doanh nghiệp

vừa và nhỏ (SMEs) có số năm hoạt động nhỏ hơn 5 năm chiếm khoảng 31,2% và

dưới 10 năm khoảng 66,5%. Về mặt cơ sở lý luận cho thấy nếu số năm hoạt động

trên thị trường càng nhiều thì các doanh nghiệp sẽ được kỳ vọng tiếp cận dễ hơn

các nguồn vốn trên thị trường tài chính, tiền tệ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các

doanh nghiệp ở Việt Nam có tuổi bình quân khá trẻ, đặc biệt là các doanh nghiệp

SMEs. Do đó, đây có lẽ cũng sẽ là một rào cản nhất định đối với các doanh

nghiệp tư nhân khi tiếp cận với các nguồn vốn vay từ thị trường.

b) Xây dựng các biến được sử dụng trong mô hình thực nghiệm

Dựa trên số liệu điều tra, các biến trong mô hình phân tích định lượng

thông qua 2 kỹ thuật Probit và Logistic được xây dựng như sau:

- Đối với biến phụ thuộc (Y): đây là một biến nhị phân nhằm đo lường khả

năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp từ các tổ chức tín dụng (NHTM). Giá trị của

Y=1 khi các doanh nghiệp có hồ sơ xin vay vốn ngân hàng và đã được chấp nhận

giải ngân và ngược lại Y=0 khi bị ngân hàng từ chối.

- Đối với các biến độc lập: gồm các biến phản ánh doanh nghiệp được nghiên

cứu là doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), sở hữu nhà nước (STATE), tuổi của doanh

nghiệp (AGE), ROE, ROA, khả năng sẵn có tài sản thế chấp (collateral), chi phí lót

284

tay, quà tặng liên quan đến món vay (corruption), biến phản ánh cho biết doanh

nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán (Stockmarket) và các biến tương

tác khác. Bảng 2 mô tả tóm tắt định nghĩa các biến được sử dụng trong mô hình

thực nghiệm.

Bảng 2. Định nghĩa các biến đƣợc sử dụng trong mô hình hồi quy

STT Ký hiệu Giải thích Cách tính/đo lƣờng

1 SME Doanh nghiệp

vừa và nhỏ

SME =1 nếu số lao động nhỏ hơn 200 lao

động, số vốn nhỏ hơn 100 tỷ đồng, doanh

thu nhỏ hơn 300 tỷ đồng và ngược lại thì

bằng 0

2 STATE Các doanh

nghiệp thuộc

sở hữu nhà

nước

STATE =1 nếu doanh nghiệp có vốn Nhà

nước lớn hơn 50% và ngược lại nhận giá trị

bằng 0

3 AGE Tuổi của

doanh nghiệp

Tuổi của DN được tính từ khi doanh

nghiệp chính thức đăng ký hoạt động kinh

doanh.

4 ROE Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

5 ROA Lợi nhuận sau thuế trên vốn tổng tài sản

6 collateral Tài sản

thế chấp

collateral =1 nếu doanh nghiệp có sẵn tài

sản thế chấp và ngược lại bằng 0

7 corruption Chi phí lót tay,

quà tặng..

corruption =1 nếu DN có chi lót tay và quà

tặng để nhận được món vay từ ngân hàng

8 Stockmarket Niêm yết trên

thị trường

Stockmarket =1 nếu doanh nghiệp đã niên

yết trên thị trường CK và ngược lại bằng 0

9 collateralsme Biến tương tác Collateralsme = collateral × SME

10 corruptionsme Biến tương tác Corruptionsme = corruption × SME

Nguồn: tác giả tự tính toán

285

c) Chỉ định mô hình thực nghiệm: probit/logistic

Nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận hồi quy probit và logit để ước lượng

tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất món vay của doanh nghiệp được

chấp nhận giải ngân. Mô hình probit và logit được biết đến là mô hình hồi quy

mà các biến phụ thuộc là rời rạc và chỉ nhận hai giá trị có thể có là 0 và 1. Trong

mô hình probit và logit, xác suất của món vay hay hồ sơ xin vay của doanh

nghiệp được chấp nhận giải ngân được mô tả dưới dạng hàm phi tuyến của một

tập hợp các biến hồi quy X có thể viết dưới dạng tổng quát như sau:

'

'1

X

P Y X z dz

(1)

'11

X

X

eP Y X

e

(2)

Trong đó: ( 1)P Y là xác suất món vay của doanh nghiệp được ngân hàng

chấp nhận giải ngân; X là tập các biến giải thích được lựa chọn; 'Xβ là ký hiệu

của hàm phân phối tích lũy của phân phối chuẩn; 'Xβ là hàm phân phối tích

lũy của phân phối logistic.

Phương trình (1) và (2) cho biết xác suất có điều kiện mà ở đó một một

món vay của doanh nghiệp được ngân hàng chấp nhận, là một hàm của các yếu

tố tác động tới khả năng ra quyết định của các tổ chức tài chính hay NHTM chấp

nhận món xin vay của doanh nghiệp (X) trong mẫu nghiên cứu. Trong đó tập các

biến X bao gồm các biến: SME, STATE, AGE, ROE, ROA, collateral,

corruption, Stockmarket và các biến tương tác collateralsme, corruptionsme.

3.2. Kết quả ước lượng thực nghiệm

Trong phần này hai kỹ thuật ước lượng hồi quy Probit và Logistic đã

được sử dụng để xem xét tác động của các yếu tố đến khả năng tiếp cận vốn

vay từ các ngân hàng thương mại của doanh nghiệp. Kết quả ước lượng được

từ mô hình Probit và Logistic được trình bày tóm tắt ở Bảng 3 . Do việc giải

thích độ lớn của các hệ số ước lượng được trong mô hình probit và mô hình

Logistic không giống như mô hình hồi quy tuyến tính hoặc hồi quy OLS, bởi

vậy việc giải thích tác động của các yếu tố tới xác suất tiếp cận vốn từ hệ

thống ngân hàng của các doanh nghiệp sẽ được giải thích thông qua tác động

của giá trị biên trung bình (AME) của các biến độc lập.

286

Bảng 3. Kết quả ước lượng Probit và Logistic các nhân tố tác động đến xác suất

tiếp cận các khoản vay từ các tổ chức tín dụng

Mô hình Probit Mô hình Logistic

Hệ số AME1 Hệ số AME

SME -0.848*** -0.320*** -1.463*** -0.340***

(0.02) (0.01) (0.06) (0.01)

STATE 0.141*** 0.055*** 0.223*** 0.054***

(0.02) (0.01) (0.03) (0.01)

AGE 0.016*** 0.006*** 0.028*** 0.007***

(0.00) (0.00) (0.00) (0.00)

ROE 0.020*** 0.008*** 0.035*** 0.009***

(0.00) (0.00) (0.00) (0.00)

ROA 0.537 0.211 1.714* 0.420*

(0.33) (0.13) (0.85) (0.21)

collateral 1.582*** 0.571*** 2.730*** 0.593***

(0.06) (0.02) (0.13) (0.02)

corruption 0.116* 0.045* 0.538*** 0.125***

(0.05) (0.02) (0.01) (0.00)

Stockmarket 0.073** 0.028** 0.036 0.009

(0.03) (0.01) (0.04) (0.01)

corruptionsme 0.657*** 0.230*** 0.907*** 0.198***

(0.07) (0.02) (0.03) (0.00)

collateralsme 0.477*** 0.182*** 0.808*** 0.191***

(0.04) (0.02) (0.09) (0.02)

Hằng số -0.199*** -0.360***

(0.04) (0.08)

Vùng có có

Nguồn: kết quả ước lượng được từ mô hình Logistic

Ghi chú: * 10%, ** 5%, *** 1%, giá trị ghi trong ngoặc tròn (.) là sai số chuẩn

1 AME là tác động biên bình quân (Average Marginal Effect)

287

Kết quả ước lượng được ở Bảng 3 cho thấy:

- Đối với biến SME, kết quả ước lượng từ mô hình Probit cho thấy xác suất

để hồ sơ xin vay vốn của doanh nghiệp được chấp nhận sẽ giảm 32 điểm % nếu

doanh nghiệp nộp đơn xin vay là SMEs và tương ứng với mô hình Logistic là 34

điểm %.

- Đối với các biến phản ánh đặc trưng của doanh nghiệp như biến sở hữu

nhà nước (STATE), số năm hoạt động của doanh nghiệp (AGE), kết quả ước

lượng từ mô hình Probit và Logistic cho biết xác suất món vay được chấp nhận

sẽ tăng tương ứng là 5,5 điểm % và 5,4 điểm % nếu doanh nghiệp nộp hồ sơ xin

vay là doanh nghiệp nhà nước. Như vậy, có thể thấy loại hình sở hữu nhà nước

hiện vẫn đang có những ảnh trực tiếp đến khả năng tiếp cận vốn của doanh

nghiệp. Số năm hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường cũng có những tác

động tích cực đến khả năng tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp, kết quả ước

lượng được từ cả hai mô hình đều cho thấy nếu số năm hoạt động của doanh

nghiệp tăng thêm 1 năm thì xác suất món vay được chấp nhận cũng tăng khoảng

0,6-0,7 điểm %. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với lý thuyết đó là các doanh

nghiệp hoạt động trên thị trường lâu năm có lịch sử về tín dụng tốt và có khả

năng tiếp cận dễ dàng hơn với các món vay từ các tổ chức tài chính nói chung và

các ngân hàng thương mại nói riêng.

- Đối với các biến phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp (ROA và ROE), kết quả ước lượng từ mô hình Logistic hàm ý điểm phần

trăm xác suất của hồ sơ xin vay vốn được chấp nhận tăng khi có sự thay đổi

trong một đơn vị của các biến này. Cụ thể, nếu tỷ lệ ROA tăng 1%, thì xác suất

hồ sơ xin vay được chấp nhận tăng 42 điểm %. Kết quả ước lượng được từ mô

hình Probit cũng cho dấu tác động tương tự mô hình Logistic tuy nhiên hệ số ước

lượng không có ý nghĩa thống kê. Các hệ số ước lượng được từ hai mô hình đối

với biến ROE cho dấu dương đúng kỳ vọng và có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên

mức độ tác động của biến này đến xác suất món vay được chấp nhận là nhỏ

tương ứng khoảng 0,8 đến 0,9 điểm %. Kết quả này cho thấy nếu các doanh

nghiệp quản lý tài sản của mình càng hiệu quả thì dường như khả năng tiếp cận

các món vay càng trở lên thuận lợi hơn.

- Đối với biến phản ánh tác động đặc tính của món vay đòi hỏi tài sản thế

chấp (collateral), kết quả ước lượng được từ hai mô hình cho thấy sự sẵn có tài

sản thế chấp có tác động rất tích cực đến các quyết định món vay của doanh

288

nghiệp được chấp nhận giải ngân từ phía các ngân hàng. Hệ số ước lượng được

của cả hai mô hình đều có mức ý nghĩa thống kê 1%, kết quả này hàm ý với các

hồ sơ xin vay có tài sản thế chấp thì xác suất của món vay được chấp nhận tăng

57,1 điểm % đối với kết quả ước lượng được từ mô hình Probit và tương đương

59,3 điểm % đối với kết quả ước lượng được từ mô hình Logistic. Để có thể nhìn

rõ hơn những ảnh hưởng tiêu cực của rào cản này đối với khả năng tiếp cận vốn

vay ngân hàng của các doanh nghiệp, chúng ta cần biết cơ cấu các tài sản thế

chấp được yêu cầu trong hồ sơ xin vay. Theo số liệu điều tra trong mẫu nghiên

cứu, các loại tài sản thế chấp được yêu cầu phổ biến nhất hiện nay vẫn là đất, nhà

thuộc sở hữu của doanh nghiệp (có tỷ trọng chiếm khoảng 38,47%), máy móc

thiết bị có tỷ trọng chiếm khoảng 26,46%, tài sản cá nhân là 24,51% và còn lại là

các khoản phải thu và hàng tồn kho là 10,55% (Hình 3). Kết quả này giúp chúng

ta lý giải được nguyên nhân tại sao các doanh nghiệp tư nhân mà trong đó chủ

yếu là các doanh nghiệp SMEs khó có thể đáp ứng được các tài sản thế chấp theo

yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Bởi phần lớn mặt bằng sản xuất, máy móc

trang thiết bị của các doanh nghiệp này là chủ yếu đi thuê.

Hình 3. Tỷ trọng các loại tài sản đƣợc sử dụng làm tài sản thế chấp

Nguồn: tính toán từ bộ số liệu điều tra

- Đối với biến phản ánh chi phí không chính thức để tiếp cận được món vay

như chi phí lót tay, mua quà…(corruption), kết quả ước lượng được từ mô hình

Probit và Logistic đều cho dấu đúng kỳ vọng (dấu dương) và có ý nghĩa thống kê

ở mức ý nghĩa 10% và 1%. Kết quả ước lượng cho ta kết luận xác suất doanh

nghiệp có thể tiếp cận được món vay từ các ngân hàng thương mại tăng khi

doanh nghiệp có chi ra các khoản chi phí lót tay. Cụ thể, kết quả ước lượng từ

mô hình Logistic cho thấy xác suất này tăng khoảng 12,5 điểm %. Điều này cho

289

thấy, hiện nay chi phí phi chính thức vẫn là một trong những rào cản của các

doanh nghiệp tiếp cận vốn chính thức từ các tổ chức tài chính, đặc biệt là đối với

các doanh nghiệp SMEs.

- Hệ số ước lượng được của biến Stockmarket, đại diện cho sự phát triển

của thị trường vốn, có dấu dương và có ý nghĩa thống kê. Tác động biên bình

quân ảnh hưởng của biến này đến khả năng gia tăng xác suất tiếp cận được món

vay của các doanh nghiệp đối với các tổ chức tài chính chỉ khoảng 2,8 điểm %.

Điều này hàm ý khi thị trường vốn phát triển buộc các doanh nghiệp phải minh

bạch hóa tài chính, cũng như phải xây dựng hệ thống kế toán chuẩn mực, chính

điều này giúp các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận với nguồn vốn từ các tổ

chức tài chính thuận lợi hơn. Số liệu điều tra trong mẫu nghiên cứu cũng cho

thấy số lượng doanh nghiệp mong muốn được niêm yết trên thị trường chứng

khoán có xu hướng tăng nhanh trong vòng 5 năm tới.

Hình 4. Số lƣợng doanh nghiệp trong m u nghiên cứu có ý định niêm yết

trên thị trƣờng chứng khoán trong vòng 5 năm tới

Nguồn: tính toán từ bộ số liệu điều tra

- Kết quả ước lượng được của các hệ số tương tác giữa biến SME với các

biến kiểm soát doanh nghiệp có tài sản thế chấp (collateral) và doanh nghiệp có

chi ra các chi phí phi chính thức (corruption) có dấu dương và có ý nghĩa thống

kê ở mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho thấy có sự phân biệt đối xử khác nhau

giữa các doanh nghiệp SMEs và các doanh nghiệp lớn liên quan đến sự sẵn có tài

sản thế chấp, chi phí phi chính thức trong quá trình xử lý các món vay của các tổ

chức tín dụng. Các hệ số tương tác ước lượng được hàm ý xác suất kỳ vọng nhận

290

được món vay từ các tổ chức tài chính đối với các SMEs khi các doanh nghiệp

này bỏ ra chi phí lót tay cao hơn các doanh nghiệp lớn có cùng các đặc trưng là

từ 20 đến 23 điểm %. Tương tự, trong số các doanh nghiệp có tài sản thế chấp,

xác suất kỳ vọng nhận được một món vay từ các tổ chức tài chính đối với một

SMEs là 18,2 đến 19,1 điểm % cao hơn đối với các doanh nghiệp lớn có cùng

các đặc trưng.

3.3. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Để kiểm định mức độ phù hợp của mô hình probit và logistics, thống kê

kiểm định ROC và tỷ lệ dự báo đúng của mô hình đã được sử dụng. Theo Stock

và Watson (2007), nếu biến phụ thuộc Yi=1 và xác suất dự báo lớn hơn 50% hoặc

Yi=0 và xác suất dự báo nhỏ hơn 50% thì Yi được gọi là dự báo đúng. Ngược lại,

Yi được gọi là dự báo sai.

Kết quả kiểm định cho thấy, tỷ lệ phần trăm dự báo đúng của mô hình

Probit là 82,01% và mô hình logistic là 82,16%. Đồng thời, thống kê ROC cũng

cho kết quả khá cao, giá trị của đường ROC ước lượng được từ mô hình Probit

có giá trị bằng 0,8717 và mô hình Logistic là 0,8730. Thông qua kết quả các

kiểm định này cho thấy các kết quả ước lượng được từ 2 mô hình có thể tin cậy

được.

Mô hình probit

0.0

00

.25

0.5

00

.75

1.0

0

Se

nsitiv

ity

0.00 0.25 0.50 0.75 1.001 - Specificity

Area under ROC curve = 0.8717

Mô hình Logistic

0.0

00

.25

0.5

00

.75

1.0

0

Se

nsitiv

ity

0.00 0.25 0.50 0.75 1.001 - Specificity

Area under ROC curve = 0.8730

Hình 5. Giá trị thống kê của đƣờng ROC

Nguồn: kết quả ước lượng được từ mô hình

291

4. Kết luận và một số giải pháp

Kết quả hồi quy Probit và Logistic cho thấy: (i) quy mô của doanh

nghiệp là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận

các món vay từ các ngân hàng thương mại; (ii) rào cản và chi phí tiếp cận tài

chính đối với doanh nghiệp hiện nay vẫn chủ yếu là do các doanh nghiệp

không đáp ứng được yêu cầu về các tài sản thế chấp, đặc biệt là đối với các

SMEs khi mà nhà xưởng và máy móc thường phải đi thuê; (iii) Tồn tại sự

phân biệt đối xử khác nhau giữa các doanh nghiệp SMEs và các doanh

nghiệp lớn trong quá trình xử lý các hồ sơ xin vay từ các ngân hàng thương

mại. Thêm vào đó kết quả ước lượng của mô hình cũng cho biết mức độ hiệu

quả sử dụng và quản lý tài sản, sự phát triển của thị trường tài chính/vốn

cũng là những yếu tố tích cực giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn

dễ dàng hơn.

Các kết quả ước lượng thực nghiệm này cho thấy để nâng cao khả năng

tiếp cận vốn của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SMEs, chính

phủ cần:

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý và cơ sở hạ tầng thông tin để làm giảm các chi

phí giao dịch qua đó tạo môi trường bình đ ng hơn giữa các loại hình doanh

nghiệp khi tiếp cận các nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại.

- Khuyến khích phát triển hệ thống tài chính phi ngân hàng nhằm nâng cao

khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn của các doanh nghiệp SMEs. Qua đó, một

mặt nâng cao khả năng cạnh tranh trong khu vực tài chính, một phần giúp giảm

sự phụ thuộc của hệ thống tài chính hiện tại vào hệ thống NHTM. Tuy nhiên, quá

trình này cũng có thể tạo ra một số thách thức đối với các cơ quan quản lý, đó là:

+ Khi khả năng tiếp cận vốn của các SMEs trên thị trường tài chính phi chính

thức gia tăng cũng sẽ tạo ra các rủi ro bất ổn từ việc bùng nổ các khoản cho vay trên

thị trường này. Từ đó nó quay trở lại tác động xấu đến hoạt động của các doanh

nghiệp SMEs. Để có thể giảm thiểu những bất ổn này, Chính phủ cần đưa ra các quy

định điều tiết hành vi của các tổ chức tài chính phi ngân hàng của khu vực tư nhân

thông qua việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống giám sát và quản lý khu vực tài chính

phi ngân hàng tư nhân. Việc xây dựng hệ thống giám sát và quản lý khu vực này cần

phải được dựa trên tham chiếu của các quy định hiện hành đối với khu vực tài chính

chính thức.

292

+ Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp giúp giảm gánh nặng về

vốn cho khu vực ngân hàng. Tuy nhiên, cần thực hiện theo lộ trình, trước

tiên khuyến khích các doanh nghiệp lớn tiếp cận vốn để tài trợ cho các dự án

mở rộng sản xuất thông qua thị trường trái phiếu. Bước tiếp theo, sẽ mở

rộng cho một số nhóm các doanh nghiệp SMEs được tiếp cận vốn vay thông

qua thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

Lời thừa nhận/cảm ơn: Bài viết thuộc Đề tài cấp Nhà nước KX01.18/16-20

“Các rào cản tài chính, tiền tệ đối với sự phát triển của các doanh nghiệp Việt

Nam: thực trạng, những vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục”.

293

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Akoten, J. E., Sawada, Y., & Otsuka, K. (2006). The determinants of

credit access and its impacts on micro and small enterprises: The case of

garment producers in Kenya. Economic development and cultural

change, 54 (4), 927-944.

2. Bates, T. (1990). Entrepreneur human capital inputs and small business

longevity. The review of Economics and Statistics. 551-559.

3. Beck, T., Demirgüç-Kunt, A. & Maksimovic, V. (2008). Financing patterns

around the world: Are small firms different? Journal of Financial Economics,

89 (3), 467-487.

4. Beck,T., Demirgüç-Kun, A. (2006). Small and Medium-Size Enterprises:

Overcoming Growth Constraints. World Bank Policy Research Report.

Washington DC: The World Bank.

5. Cao Thi Khanh Nguyet (2014). Why do Small and Medium Enterprises

Need to Access Informal Credit? The Case of Vietnam. PhD student of

Graduate School of Economics, International Finance and Banking, ISSN

2374-2089 2014, Vol. 1, No. 2.

6. Demirguc-Kunt, A. (2006). Finance and Economic Development: Policy

Choices for Developing Countries. World Bank Working Paper No. 3955.

Washington DC: The World Bank.

7. Fang, J. (2007). Ownership, Institutional Environment and Capital

Allocation. (in Chinese. with English Summary). Jingji Yanjiu/Economic

Research Journal 42 (12): 82-92.

http://search.proquest.com/docview/56758834?accountid=11091.

8. Galindo, A., Schiantarelli, F. (Eds.). (2003). Credit Constraints and

Investment in Latin America. Washington, DC: Inter-American

Development Bank.

9. Garcia–Fontes, W. (2005). Small and Medium Enterprises Financing in

China. Universitat Pompeu Fabra.

http://www.bnm.gov.my/microsites/rcicc/papers/s6.garciafontes.pdf

10. Gine, X. (2011). Access to capital in rural Thailand: an estimated model of

formal vs. informal credit. Journal of Development Economics, 96 (1), 16-29.

11. Harrison, A. E., Love, I., & McMillan, M. S. (2004). Global capital flows

and financing constraints. Journal of development Economics, 75 (1),

269-301.

12. Kasseeah, H., & Thoplan, R. (2012). Access to financing in a small island

economy: Evidence from Mauritius. Journal of African business, 13 (3),

221-231.

294

13. Kern, A. (2013, January 23 & January 30). Finance in Development

Course Lecture. Georgetown University. Washington, DC.

14. Laeven, L. (2003). Does financial liberalization reduce financing

constraints? Financial Management, 5-34.

15. Lin, X. (2009). Survey on SME Financing in Dongping County (In

Chinese). Qi Lu Forum, January 2009

16. Nhung Nguyen, N., Gan, C., & Hu, B. (2015). An empirical analysis of

credit accessibilty of small and medium sized enterprises in Vietnam.

17. Oliner, S. D., & Rudebusch, G. D. (1992). Sources of the financing

hierarchy for business investment. The Review of Economics and

Statistics, 643-654.

18. Rand, J., &Tarp, F. (2007). Characteristics of the Vietnamese Business

Environment: Evidence from a SME Survey in 2005, A Study Prepared

under Component 5. Business Sector Research of the Danida Funded

Business Sector Programme Supporat (BSPS).

19. Stock, J.H., Watson, M.W. (2007). Introduction to Econometrics (3rd

ed),

Boston, MA. Pearson Press.

20. Yaldiz, E., Altunbas, Y., & Bazzana, F. (2011). Determinants of informal

credit use: A cross country study.

295

RÀO CẢN VỐN TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TƯ

NHÂN HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tóm tắt

Bài viết sẽ nêu khái quát về vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế,

sau đó sẽ tập trung vào phân tích vai trò của tín dụng ngân hàng đối với khu vực

kinh tế tư nhân. Đồng thời tác giả sẽ nêu thực trạng khả năng tiếp cận vốn vay tín

dụng của các doanh nghiệp tư nhân, xác định các yếu tố tác động đến khả năng

tiếp cận vốn của doanh nghiệp tư nhân cũng như phân tích những rào cản hạn

chế khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng của khu vực tư nhân ở Việt Nam hiện

nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện khả năng tiếp

cận vốn vay tín dụng cho các doanh nghiệp tư nhân.

Từ khóa: Kinh tế tư nhân, vốn tín dụng

1. Vai trò của kinh tế tƣ nhân trong nền kinh tế

1.1. Khái niệm kinh tế tư nhân

Kinh tế tư nhân là khu vực kinh tế nằm ngoài khu vực kinh tế nhà nước,

bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó tư nhân nắm trên 50%

vốn đầu tư. Kinh tế tư nhân là tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh không dựa

trên sở hữu nhà nước về các yếu tố của quá trình sản xuất.

1.2. Vai trò kinh tế tư nhân trong nền kinh tế

Thứ nhất là góp phần lớn vào phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết vấn

đề việc làm

Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 40-

43% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động, góp phần quan trọng trong

huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng

trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc

làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Đóng góp của khu vực

kinh tế tư nhân trong cơ cấu GDP luôn ở mức trên 43% GDP (so với khu vực

kinh tế nhà nước 28,9% GDP và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài FDI là 18%

GDP). (Cục phát triển doanh nghiệp, 2017)

296

Thứ hai là thúc đẩy thành lập doanh nghiệp mới

Kể từ khi luật doanh nghiệp ra đời năm 1999 tháo gỡ những vướng mắc

cho doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới đã tăng mạnh.

Ước tính cả năm 2017, số doanh nghiệp thành lập mới đạt mức kỷ lục 126.859

doanh nghiệp, tăng 15,2% so với năm 2016 (so với bình quân tăng 10,4% số

doanh nghiệp giai đoạn 2010-2016), trong tổng số 561.964 doanh nghiệp Việt

Nam đang hoạt động tính đến thời điểm 31/12/2017. Trong năm 2017, tổng số

vốn đăng ký của các doanh nghiệp mới là gần 1.300 nghìn tỷ đồng, tăng 45,4%;

số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới là khoảng 10 tỷ đồng,

tăng 26,2% so với năm 2016 (Cục Phát triển doanh nghiệp, 2017)

2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với khu vực kinh tế tƣ nhân

Thứ nhất, tín dụng ngân hàng góp phần đảm bảo cho hoạt động của các

doanh nghiệp tư nhân được liên tục: Trên thực tế không một doanh nghiệp nào có

thể đảm bảo đủ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vốn tín dụng của ngân

hàng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng cơ bản, mua

sắm máy móc thiết bị cải tiến phương thức kinh doanh, thực hiện các dự án đầu tư.

Từ đó góp phần thúc đẩy tạo điều kiện cho quá trình phát triển sản xuất kinh doanh

được liên tục.

Thứ hai, tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao

khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân: Trong môi trường cạnh tranh

ngày càng khốc liệt buộc doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới công nghệ,

muốn đổi mới được công nghệ thì phải có tiềm lực tài chính hùng mạnh. Chính

vì vậy tín dụng ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân đổi mới

trang thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ vững và mở rộng thị phần. Xu

hướng hiện nay của các doanh nghiệp này là tăng cường liên doanh, liên kết, tập

trung vốn đầu tư và mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh

tranh. Tuy nhiên để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi

vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích luỹ thấp thì phải mất nhiều năm mới thực

hiện được. Và khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa. Như vậy có thể đáp

ứng kịp thời, các doanh nghiệp tư nhân có thể tìm đến tín dụng ngân hàng. Chỉ

có tín dụng ngân hàng mới có thể giúp doanh nghiệp thực hiện được mục đích

của mình là mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh…

297

3. Thực trạng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp tư nhân

Mô hình tăng trưởng của Việt Nam là mô hình phụ thuộc vào quy mô vốn

đầu tư, trong đó chủ yếu dựa vào tín dụng từ khu vực ngân hàng. Hiện nay,

doanh nghiệp tư nhân chiếm đến 98% trong doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVN)

của nước ta (Cục phát triển doanh nghiệp, 2018). Ngân hàng nhà nước coi tín

dụng ngân hàng là quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt là

doanh nghiệp tư nhân, do vậy đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng phải đáp ứng đủ

nhu cầu về vốn cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp tư nhân nói

riêng. Theo báo cáo của ngân hàng thế giới 2017 cho biết tiếp cận tài chính được

coi là một trở ngại hàng đầu đối với việc kinh doanh.Cũng theo báo cáo có tới

24,7% doanh nghiệp Việt Nam năm 2015 cho rằng tiếp cận tín dụng là trở ngại

lớn nhất khiến cho doanh nghiệp không phát triển được, thiếu vốn, các doanh

nghiệp tư nhân không thể đầu tư công nghệ và mở rộng sản xuất kinh doanh, từ

đó giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế. Do vậy, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu

các biện pháp can thiệp đặc biệt để giải quyết vấn đề này, ch ng hạn như giảm chi

phí cho vay và thúc đẩy việc sử dụng các khoản bảo lãnh tín dụng. Về phần mình,

ngân hàng thương mại (NHTM) hỗ trợ sáng kiến của Chính phủ bằng cách hướng

tới khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) trong đó bao

gồm cả doanh nghiệp tư nhân, cải tiến cơ cấu tổ chức bằng cách thành lập bộ phận

đặc thù DNVVN và xây dựng chính sách cho vay phù hợp với nhu cầu của

DNVVN. Kết quả là tỷ lệ doanh nghiệp coi đây là khó khăn lớn nhất đã giảm dần

theo thời gian, từ 45% năm 2011 xuống 30% năm 2013 và 24% năm 2015.

Tuy nhiên, tại buổi toạ đàm trực tuyến ngày 26/07/2017 về “Tháo gỡ nút

thắt trong tiếp cận vốn tín dụng của các doanh nghiệp tư nhân”, ông Trần Văn

Tần, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước cho

biết, tính đến thời điểm hiện tại, dư nợ tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và

vừa đã đạt gần 1,3 triệu tỷ, chiếm gần 22% dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế và

tăng 6,5% so với cuối năm 2016, với gần 200.000 khách hàng đang còn dư nợ tại

các tổ chức tín dụng, tăng 10.500 khách hàng so với cuối năm 2016. Có thể nói,

mặc dù ngân hàng nhà nước đã có nhiều biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh

nghiệp tư nhân nhưng vẫn có tới 70% doanh nghiệp tư nhân chưa tiếp cận được

vốn vay ngân hàng.

Mặt khác, theo số liệu điều tra trực tiếp 695 doanh nghiệp thuộc 3 địa

phương là Hà Nội, Đà Nẵng và Đồng Nai thực hiện vào tháng 12 năm 2017 của

nhóm nghiên cứu trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết tỷ lệ các doanh

298

nghiệp theo hình thức sở hữu đã nộp đơn vay vốn ngân hàng thì doanh nghiệp

nhà nước chiếm 68%, doanh nghiệp tư nhân 60% và doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài với tỷ lệ thấp hơn chỉ là 48%.

Bảng 1. Tỷ lệ doanh nghiệp có nộp đơn vay vốn ngân hàng

Loại hình sở hữu doanh nghiệp Tỷ lệ (%)

Doanh nghiệp khu vực nhà nước 68%

Doanh nghiệp khu vực FDI 48%

Doanh nghiệp khu vực tư nhân 60%

Nguồn: Báo cáo kinh tế thường niên, thực hiện năm 2017 của nhóm nghiên

cứu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Trong số các doanh nghiệp có nộp đơn, chỉ có 1,73% bị từ chối cho vay;

22,28% được ngân hàng chấp nhận giải ngân một phần và 74,26% doanh nghiệp

được giải ngân toàn bộ các hồ sơ vay vốn. Điều này cho thấy ở Việt Nam, các

ngân hàng đã có những nỗ lực đáng kể trong việc tạo điều kiện cho các doanh

nghiệp vay vốn.

Bảng 2. Nguyên nhân các doanh nghiệp bị ngân hàng từ chối cho vay hoặc

chỉ đƣợc giải ngân một phần

Nguyên nhân Tỷ lệ doanh nghiệp không đƣợc

vay tín dụng

Tài sản thế chấp không đủ điều kiện 84.62%

Các dự án không đủ điều kiện để vay vốn 37,50%

Chi phí cao 40,38%

Nguồn: Báo cáo kinh tế thường niên, thực hiện năm 2017 của nhóm nghiên

cứu trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Riêng đối với các doanh nghiệp đã từng bị ngân hàng từ chối hoặc chỉ được

giải ngân một phần, nguyên nhân lớn nhất chính là do tài sản thế chấp không đủ

điều kiện (84,62% số doanh nghiệp), hay doanh nghiệp từ chối vay do ngân hàng

không thể cung cấp gói vay vốn với chi phí và điều kiện tốt hơn các ngân hàng

khác (40,38%) và dự án không đủ điều kiện để vay vốn ưu đãi (37,50%).

Các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế cũng cho rằng, hầu hết doanh nghiệp

tư nhân có quy mô nhỏ và vừa rất cần vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh. Tuy

299

nhiên, họ không có khả năng thâm nhập vào thị trường chứng khoán để huy động

vốn. Thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động từ năm 2000, đã có

nhiều sự phát triển, với lượng vốn hóa từ 1.200 tỷ đồng năm 2000, dự kiến sẽ đạt

100 tỷ USD vào cuối năm 2017. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)

cho biết, tính đến tháng 3/2017, mức vốn hóa thị trường đạt hơn 2.260 nghìn tỷ

đồng (tương đương 50,3% GDP), tăng 16% so với cuối năm 2016 và là mức cao

nhất từ khi thành lập thị trường. Thống kê của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc

gia cho thấy, 4 tháng đầu năm 2017, tổng giá trị mua ròng của nhà đầu tư nước

ngoài đạt 820 triệu USD (trong đó: 550 triệu USD trái phiếu, 270 triệu USD cổ

phiếu) gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2016. Điều này có được là nhờ sự tin

tưởng vào triển vọng kinh tế vĩ mô và thị trường chứng khoán Việt Nam cùng

việc dòng vốn đầu tư quốc tế từ đầu năm 2017 có xu hướng quay lại các thị

trường chứng khoán khu vực châu Á.

Mặc dù tốc độ tăng nhanh như vậy, nhưng nguồn vốn hỗ trợ thực sự cho

DN từ thị trường này còn rất nhỏ trong tổng nguồn vốn kinh doanh của DN. Số

công ty niêm yết/tổng số DN hiện có ở Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 0,1%

(Báo cáo thường niên DN Việt Nam 2016-2017 của Phòng Thương mại và Công

nghiệp Việt Nam -VCCI). Bên cạnh đó, nguồn vốn có thể còn đến từ thị trường

trái phiếu, nhưng các DN Việt Nam vẫn chưa tận dụng được cơ hội từ thị trường

này. Vì thế, thị trường trái phiếu vẫn chủ yếu là trái phiếu Chính phủ. Thậm chí,

nhiều ngân hàng còn dành vốn để mua trái phiếu Chính phủ khiến lãi suất loại

trái phiếu này không hề thấp. Trong khi đó, trái phiếu doanh nghiệp luôn được

xem là kênh mang lại lợi thế lớn, giúp doanh nghiệp linh hoạt trong việc sử dụng

nguồn vốn mà không phụ thuộc vào việc giải ngân vốn, nhưng đến nay, thị

trường này vẫn đang ở giai đoạn “sơ khai”, số lượng doanh nghiệp Việt Nam

phát hành được trái phiếu còn rất ít.

Khả năng tài chính của các doanh nghiệp này cũng hạn chế, kể cả vốn điều

lệ, vốn chủ sở hữu và tài sản thế chấp.

Bên cạnh đó, các DNVVN còn gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh vì phải

cạnh tranh gay gắt trên thị trường, nhất là đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Theo thống kê, có đến 90% doanh nghiệp khởi nghiệp không có lãi trong vòng 3

năm đầu. Do tình hình tài chính không tốt, việc sản xuất kinh doanh không ổn

định nên đối với các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng

gặp trở ngại.

300

Một nguyên nhân khác khiến nhiều doanh nghiệp tư nhân ngại tiếp cận với

ngân hàng là do lãi suất hiện nay còn cao. Cũng theo số liệu điều tra của nhóm

nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân về sự khó khăn khi tiếp cận nguồn

vốn tín dụng ngân hàng của các doanh nghiệp tư nhân, khó khăn được đánh giá

là nghiêm trọng nhất chính là khó khăn về lãi suất quá cao; và khó khăn về yêu

cầu của ngân hàng trong việc doanh nghiệp phải có kế hoạch kinh doanh cụ thể.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn gặp phải rất nhiều khó khăn khác nữa khi tiếp cận

vốn tín dụng ngân hàng như: các thủ tục hành chính; đối xử không công bằng

giữa doanh nghiệp nhà nước, có vốn đầu tư nước ngoài và tư nhân; dịch vụ tín

dụng chưa đa dạng, thiếu sản phẩm tín dụng phù hợp; kỳ hạn được vay vốn

không phù hợp; không có dịch vụ bảo lãnh vay vốn.

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp nhỏ không dám mở rộng quy mô sản xuất

kinh doanh, chưa có chiến lược đầu tư dài hạn nên sử dụng nguồn vốn tự có để

đảm bảo an toàn.

Một số doanh nghiệp tư nhân chưa tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng là

do yếu kém năng lực quản trị và khả năng tài chính còn hạn chế, báo cáo tài

chính còn chưa được kiểm toán và không công khai minh bạch để làm cơ sở cho

các tổ chức tín dụng thẩm định để quyết định cho vay.

4. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay tín dụng

của các doanh nghiệp tƣ nhân

4.1. Nhóm giải pháp liên quan đến ngân hàng và các tổ chức tín dụng

Thứ nhất, cần phát triển thị trƣờng trái phiếu cho doanh nghiệp tƣ

nhân: Trái phiếu doanh nghiệp luôn được xem là kênh mang lại lợi thế lớn, giúp

doanh nghiệp linh hoạt trong việc sử dụng nguồn vốn mà không phụ thuộc vào

việc giải ngân vốn, nhưng đến nay, thị trường này vẫn đang ở giai đoạn bắt đầu,

số lượng doanh nghiệp Việt Nam phát hành được trái phiếu còn rất ít.Tuy nhiên,

cần có lộ trình thực hiện, trước hết cần thí điểm cho một số doanh nghiệp, sau đó

đánh giá tính hiệu quả và triển khai áp dụng phạm vi mở rộng.

Thứ hai, cần đơn giản hóa thủ tục vay: Các ngân hàng giảm quy trình,

mẫu biểu nhằm rút ngắn thời gian, đơn giản hóa thủ tục và thông báo sớm cho

khách hàng về kết quả thẩm định. Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn

trong quan hệ tín dụng giữa tổ chức tín dụng và doanh nghiệp; tích cực triển khai

chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp để cùng với chính quyền các địa

phương trực tiếp tháo gỡ đồng bộ những khó khăn, vướng mắc trên tất các các

301

lĩnh vực khác nhau để doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng

ngân hàng. Mặc dù đơn giản hóa thủ tục cho các doanh nghiệp vay vốn nhưng

ngân hàng vẫn phải đảm bảo an toàn vốn

Thứ ba, cần tạo ra sự bình đẳng chi phí lãi suất cho vay: Nhìn vào diễn

biến lãi suất năm 2017 có thể thấy chi phí vay ngân hàng của doanh nghiệp sản

xuất được duy trì ổn định ở mức thấp. Cụ thể, lãi suất cho vay ngắn hạn của các

ngân hàng thương mại nhà nước vẫn phổ biến 6,8% – 8,5%/năm, trong khi chi

phí vay trung và dài hạn dao động quanh mức 9,3% – 10,3%/năm (Công ty

chứng khoán Rồng Việt, 2018). Tuy nhiên, các doanh nghiệp có quy mô lớn mới

được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng này, các doanh nghiệp quy mô nhỏ rất khó

được tiếp cận, kết quả điều tra doanh nghiệp của nhóm nghiên cứu Trường Đại

học Kinh tế Quốc dân cuối năm 2017 cho thấy hiện nay các doanh nghiệp, đặc

biệt doanh nghiệp nhỏ đang tiếp cận với các nguồn vốn vay chính thức với mức

lãi suất trung bình được đánh giá là cao và kỳ hạn cho vay chưa hợp lý. Do vậy,

cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bình đ ng khi tiếp cận vốn vay tín dụng

ngân hàng.

Thứ tƣ, ngân hàng cần đa dạng hóa sản phẩm cho doanh nghiệp tiếp

cận: Các ngân hàng nên phát triển đa dạng các sản phẩm tín dụng, trong đó có

các sản phẩm tín dụng đặc thù cho đối tượng doanh nghiệp tư nhân và các sản

phẩm mới như: các sản phẩm về ngoại tệ, các công cụ phòng ngừa rủi ro lãi suất

và tỷ giá nhằm giúp doanh nghiệp chủ động về vốn, tăng cường khả năng phòng

ngừa rủi ro, cung cấp các sản phẩm trọn gói về cho vay, tài trợ chuỗi cung ứng,

dịch vụ thanh toán, tài trợ thương mại, bảo hiểm, trả lương, giải pháp quản lý tài

chính, thu hộ, quản lý dòng tiền, dịch vụ ngân hàng điện tử… giúp tiết kiệm chi

phí, thời gian, nhân lực cho doanh nghiệp.

4.2. Nhóm giải pháp liên quan đến doanh nghiệp

Thứ nhất, cải thiện kỹ năng quản trị công ty của các doanh nghiệp:

Hiện nay, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp còn lẫn lộn giữa quản trị công ty với

quản lý doanh nghiệp. Thực hành quản lý theo kiểu thuận tiện, thiếu vắng các

yếu tố của quản trị công ty làm cho năng lực cạnh tranh hạn chế, doanh nghiệp

lúng túng và chậm phản ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Cải

thiện kỹ năng quản trị công ty là một yếu tố tiên quyết giúp các doanh nghiệp

Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cách và bắt kịp các nước trong khu vực. Để cải

thiện chất lượng quản trị công ty chúng ta nên theo mô hình của nhiều nước trên

302

thế giới như áp dụng chuẩn mực kế toán Báo cáo Tài chính Quốc tế, minh bạch

tài chính. Khi đó, các báo cáo tài chính đủ tin cậy cho các ngân hàng thẩm định

vốn vay và doanh nghiệp có khả năng cao tiếp cận được nguồn vốn vay.

Thứ hai, cần tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Năng

lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế

cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh

tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Năng

lực cạnh tranh của doanh nghiệp tốt sẽ có cơ hội tăng lợi nhuận, tăng vốn, các dự

án kinh koanh sẽ có tính khả thi. Tất cả các yếu tố này sẽ là điều kiện tốt để

doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được các nguồn vốn bổ sung cho hoạt động kinh

doanh cũng như mở rộng phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

303

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục Phát triển DN, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2017), Định hướng chính

sách hỗ trợ và phát triển DN;

2. https://doanhnhanviet.net.vn/doanh-nhan-doanh-nghiep/vai-tro-dong-

luc-cua-kinh-te-tu-nhan-trong-phat-trien-kinh-te-viet-nam-924.html, truy

cập ngày 01/03/2018.

3. https://baomoi.com/lai-suat-cho-vay-kho-giam-trong-nam-

2018/c/24538983.epi, truy cập ngày 01/03/2018.

4. Ngân hàng thế giới (2017), Việt Nam: Tăng cường năng lực cạnh tranh

và liên kết của doanh nghiệp vừa và nhỏ; bài học kinh nghiệm trong

nước và quốc tế.

5. Trần Thọ Đạt, Tô Trung Thành (2018), Báo cáo kinh tế thường niên năm

2017: Tháo gỡ các rào cản phát triển doanh nghiệp, Bản dự thảo lần 1.

6. Trần Quang Tuyến (2008), Tín dụng ngân hàng cho khu vực kinh tế tư

nhân ở các nước đang phát triển , Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế

và Kinh doanh 25 (2009) 9-16.

7. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2016), Báo cáo đặc điểm

môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra DNNVV năm 2015.

304

305

THÖC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN VIỆT NAM TRONG

HỘI NHẬP THÔNG QUA GIẢM THIỂU RÀO CẢN KẾT NỐI VỚI

DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI

PGS. TS. Nguyễn Thường Lạng

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tóm tắt

Trên cơ sở phân tích, đánh giá rào cản kết nối kinh tế tư nhân Việt Nam với

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm hạn chế năng lực công nghệ, tài

chính, quản trị, nhân lực và các yếu tố khác so với yêu cầu của doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài, bài viết đề xuất giải pháp giảm thiểu rào cản để thúc đẩy

phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam dựa vào sự dẫn dắt của doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài thuộc khu vực kinh tế có tốc độ phát triển rất cao trong hội

nhập của nền kinh tế Việt Nam nhiều thành phần.

Từ khóa: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hội nhập, kinh tế tư

nhân, rào cản

1. Giới thiệu

Chủ trương phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập quốc tế từ năm 1986 bắt

đầu bằng việc kh ng định quan điểm đa dạng hóa sở hữu, phát triển đồng bộ nền

kinh tế nhiều thành phần theo đó, trong nền kinh tế Việt Nam xuất hiện một

thành phần kinh tế mới song song phát triển với thành phần kinh tế nhà nước là

thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trải qua hơn 30

năm đổi mới toàn diện nền kinh tế với những thay đổi quan trọng trong nền tảng

và động lực phát triển, vị trí và vai trò của từng thành phần kinh tế mà thực chất

là từng loại hình kinh tế có sự thay đổi đáng kể. Kinh tế nhà nước đóng vai trò

chủ đạo và là trụ cột để bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa nhưng đang trong

quá trình cổ phần hóa, thu hẹp tỷ trọng và giảm thiểu khả năng kém hiệu quả,

tránh tình trạng lấn át kinh tế tư nhân, phát triển kinh tế tư nhân là động lực quan

trọng để các tiềm năng của nó được huy động và phát huy tối đa và kinh tế có

vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng như các thành phần kinh tế khác.

Kể từ khi bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam (1988) đến năm 2018, nghĩa là sau

30 năm phát triển từ con số 0, với tỷ trọng 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả

nước, đóng góp 18,6% GDP, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài bộc lộ khả năng

306

trở thành khu vực phát triển phù hợp nhất với bản chất nền kinh tế thị trường

toàn cầu, có xu hướng dẫn dắt nền kinh tế Việt Nam trong hội nhập. Sự phát triển

với tốc độ rất nhanh của khu vực hay thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài đồng nghĩa với sự tụt hậu tương đối của các thành phần kinh tế khác. Bên

cạnh việc đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế nhà nước, để phát triển kinh tế tư

nhân, mặc dù đến năm 2016, tỷ trọng kinh tế tư nhân Việt Nam chỉ chiếm 8,21%

GDP1, trở thành động lực cần thực hiện theo nhiều phương thức khác nhau trong

đó có kết nối khu vực này với khu vực đang trên đà phát triển mạnh là khu vực

kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Đây là một trong số những cách thức để đẩy

mạnh phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế theo chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng, để

đạt hiệu quả cao, cần có phương thức kết nối phù hợp, nhất là kết nối để hình

thành chuỗi giá trị mở rộng lấy mạng lưới hay chuỗi giá trị đang vận hành hiệu

quả mang tính toàn cầu của các công ty xuyên quốc gia làm chỗ dựa hay phương

tiện để bắt kịp và đồng hành phát triển. Nếu kết nối hiệu quả, khu vực kinh tế tư

nhân mà trực tiếp là các tác nhân trong khu vực này sẽ phát triển mạnh. Động lực

hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân cộng hưởng với kết nối hợp lý doanh nghiệp với

khu vực FDI (doanh nghiệp FDI) sẽ tạo giá trị gia tăng cao cho nền kinh tế. Vấn

đề là cần xác định rõ các loại rào cản kết nối này để giảm thiểu thậm chí loại bỏ

để thúc đẩy quá trình kết nối. Theo cách nhìn nhận đó, bài viết được nghiên cứu.

Mục tiêu của bài viết là: i) Nhận dạng các rào cản kết nối kinh tế tư nhân

Việt Nam với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; ii) Đánh giá năng lực vượt

rào cản kết nối với doanh nghiệp còn vốn đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài; iii) Đề xuất giải pháp khắc phục rào cản để tăng cường kết

nối doanh nghiệp tư nhân trong nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

nhằm thực hiện đúng chủ trương phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan

trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

2. Tổng quan các nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu sự phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam thông qua kết nối trực

tiếp với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trên thực tế, chưa có nhiều,

1 Theo phân loại của Tổng cục Thống kê, nền kinh tế Việt Nam được phân chia thành kinh tế nhà

nước, kinh tế ngoài Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể và khu vực có vốn đầu

tư nước ngoài. Tuy nhiên, khi xem xét dưới góc độ vốn đầu tư, các thành phần kinh tế chỉ có 3 thành

phần là kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

307

mặc dù có nhiều nghiên cứu về phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam trong hội

nhập đã được sử dụng để tạo lập cơ sở khoa học và thực tiễn trong xây dựng

thành nghị quyết và chính sách cụ thể như Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày

3/6/2017. Đồng thời cũng có các nghiên cứu về chuỗi giá trị của các công ty đa

quốc gia. Các nghiên cứu tiếp cận ở góc độ vĩ mô và vi mô.

Các nghiên cứu về kinh tế tư nhân chủ yếu nhìn từ góc độ chính sách phát

triển và các giải pháp ở phạm vi quốc gia hay góc độ vĩ mô. Nghiên cứu của

Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2010) về phát triển kinh tế tư nhân

trong nền kinh tế thị trường hiện đại dựa trên quan niệm về kinh tế tư nhân, tổng

kết kinh nghiệm của các quốc gia như Hàn Quốc, Trung Quốc, các nước đang phát

triển và chuyển đổi về kinh tế tư nhân. Các giải pháp đề xuất của nghiên cứu này

gồm xác định đúng đắn vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, tăng cường sự lãnh

đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ nguồn nhân

lực, bảo đảm vốn, phát triển kết cấu hạ tầng và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nghiên cứu của Nguyền Hồng Sơn (2017) về những rào cản cần khắc phục để phát

triển kinh tế tư nhân bao gồm rào cản thiếu thống nhất trong tư duy lý luận và nhận

thức, sự thiếu hoàn thiện của khuôn khổ pháp luật, môi trường đầu tư kinh doanh

thiếu hoàn thiện, thực thi quy định, chi phí không chính thức, bất bình đ ng trong

quan hệ với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài, sự thiểu hiệu

năng của bộ máy, bất cập nội tại của khu vực. Những rào cản này là một trong

những lực cản đối với việc phát triển kinh tế tư nhân tương xứng với tiềm năng.

Các nhóm giải pháp đề xuất gồm hoàn thiện lý luận và nhận thức, tạo nền tảng

phát triển và giải pháp đối với từng nhóm đối tượng doanh nghiệp lớn, nhỏ và vừa,

doanh nghiệp khởi nghiệp, khu vực phi chính thức, doanh nghiệp nông nghiệp và

nông thôn. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Luận (2015) dựa trên việc phân tích rõ

vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân như phát triển lực lượng sản xuất, thúc đẩy

tăng trưởng, thu hút vốn, tạo việc làm từ đó đề xuất bước đầu việc liên kết kinh tế

tư nhân với khu vực đầu tư nước ngoài để đổi mới công nghệ, mở rộng thị trường,

tăng năng suất lao động và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Các nghiên cứu đến việc kết nối doanh nghiệp FDI với các tác nhân khác

nhất là doanh nghiệp trong nước, thực chất là doanh nghiệp tư nhân, chủ yếu

xuất phát từ góc độ vi mô hay doanh nghiệp. Nguyễn Bích Ngọc (2017) chỉ ra

yếu tố doanh nghiệp, ngành, môi trường kinh doanh và yếu tố lan tỏa từ FDI có

tác động đến mức độ lan tỏa của FDI đến doanh nghiệp trong nước. Lương Văn

Khôi (2018) chỉ ra việc hội nhập ngược với doanh nghiệp FDI khá hạn chế trong

308

khi hội nhập xuôi lại thuận lợi. Nói cách khác doanh nghiệp trong nước tiêu thụ

các loại sản phẩm, dịch vụ hay tiếp nhận nguồn cung từ doanh nghiệp FDI thuận

lợi hơn so với cung ứng các loại sản phẩm, dịch vụ hay linh kiện cho các doanh

nghiệp FDI. Nguyễn Mại (2017) chỉ ra nếu không kết nối với doanh nghiệp FDI

phù hợp, phần giá trị gia tăng của doanh nghiệp FDI tạo ra ở Việt Nam chuyển

giao cho bên Việt Nam có tỷ trọng rất nhỏ. Điều đó có nghĩa là, có nhiều rào cản

cản trở đáng kể việc kết nối doanh nghiệp trong nước nhất là doanh nghiệp tư

nhân với doanh nghiệp FDI làm cho quá trình này không diễn ra như mong đợi

thậm chí làm khu biệt hóa khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài. Các nghiên cứu

này nhấn mạnh đến việc kết nối doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là doanh nghiệp

tư nhân hoặc các tác nhân khác thuộc kinh tế tư nhân với doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp tư nhân phát triển theo đó

thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, giảm thiểu được rủi ro do cạnh tranh hoặc do

năng lực hạn chế và quy mô nhỏ của khoảng 97% doanh nghiệp trong nước

(Nguyễn Hồng Sơn, 2017).

3. Cơ sở lý thuyết, phƣơng pháp nghiên cứu và cơ sở dữ liệu

3.1. Cơ sở lý thuyết

Cơ sở lý thuyết nghiên cứu sự kết nối doanh nghiệp tư nhân với doanh

nghiệp FDI là lý thuyết phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất

(Smith, 1776 & Mác, 1848). Quá trình chuyên môn hóa dựa trên phân công

lao động làm tăng sự kết nối chủ thể, tăng năng suất lao động, tăng tính

chuyên nghiệp hóa, tạo nhiều của cải hơn từ một khối lượng nguồn lực không

đổi. Điều này được chứng minh ở việc xuất hiện một nền kinh tế hàng hóa

dựa trên phân công lao động xã hội và sự tồn tại nhiều chủ sở hữu độc lập

trong đó có sở hữu tư nhân - yếu tố cấu thành kinh tế tư nhân. Sự phân công

lao động càng sâu sắc kết hợp với sở hữu tư nhân có mục tiêu là tối đa hóa lợi

nhuận tạo động lực thực sự để nền kinh tế phát triển.

Lý thuyết chuỗi giá trị (Porter,1985) xuất phát từ mục tiêu cải thiện năng

lực cạnh tranh đã phân tích cấu trúc quá trình sáng tạo giá trị trên cơ sở chỉ ra các

yếu tố cấu thành chuỗi giá trị gồm yếu tố cơ bản như vận tải đầu vào, sản xuất,

vận tải đầu ra, marketing và bán hàng và yếu tố hỗ trợ gồm cơ sở hạ tầng, công

nghệ, nhân lực…Đây là nghiên cứu đầu tiên chỉ ra cụ thể cơ cấu giá trị hình

thành dựa trên các yếu tố bộ phận được sắp xếp và kết nối tối ưu trong 1 hệ

thống. Sự kết nối này còn được phát triển thành cách tiếp cận tổ chức cụm công

309

nghiệp (cluster) để sự liên kết giữa các doanh nghiệp thành một tổ hợp công

nghiệp cùng phối hợp để huy động các thế mạnh về nguồn lực.

Sự kết nối có thể theo chiều ngang gồm các doanh nghiệp trong cùng ngành

và liên kết theo chiều dọc gồm doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau

(Enotes). Sự kết nối còn được xem xét dưới góc độ kết nối hay hội nhập xuôi

hoặc ngược. Hội nhập xuôi diễn ra theo thứ tự các khâu của chuỗi giá trị như lắp

ráp, tiêu thụ còn hội nhập ngược là tham gia vào cung ứng các loại máy móc,

thiết bị, nguyên liệu, linh kiện để mang đầu vào đến với doanh nghiệp đầu tư

nước ngoài. Nếu sự kết nối cả chiều ngang và dọc, cả xuôi và ngược thì cũng

đồng nghĩa là đã hình thành chuỗi cung ứng thống nhất hay hình thành cụm hay

tổ hợp công nghiệp hay mạng sản xuất.

Ichikawa (2008) đưa ra cách tiếp cận tổ chức theo đơn nguyên hay mô hình

tích hợp. Với mô hình đơn nguyên, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có

thể mua ngoài thiết bị, linh kiện với giá cả cạnh tranh và sự liên kết khá lỏng lẻo,

chất lượng sản phẩm khó bảo đảm ở mức cao nhất nếu thiếu kiểm soát chặt chẽ.

Mô hình tích hợp đặt ra mục tiêu kết nối các tác nhân để tạo giá trị lớn nhất trong

ràng buộc chặt chẽ nhất về bảo vệ bí quyết công nghệ hoặc bí quyết sản xuất.

Các yêu cầu về kỹ thuật hầu như được tuân thủ nghiêm ngặt nhất. Mô hình tích

hợp từng được các doanh nghiệp Nhật Bản áp dụng và tạo được một loạt sản

phẩm có chất lượng hàng đầu thế giới như sản phẩm điện tử và linh kiện, ô tô và

các sản phẩm cơ khí khác. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh, các loại sản

phẩm, linh kiện, phụ kiện dễ bị sao chép, bắt chước, được tiêu chuẩn hóa và sản

xuất trên cùng một loại công nghệ cho nên cơ cấu đơn nguyên hóa bộc lộ ưu thế.

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Để xác định rào cản kết nối kinh tế tư nhân trong nước có thể bao gồm doanh

nghiệp tư nhân, hộ gia đình hoặc các tác nhân khác với doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài như cách thức chủ động, tích cực phát triển kinh tế tư nhân, tiến trình

nghiên cứu được thực hiện qua các bước sau đây (Hình 1). Đồng thời, phương pháp

phân tích tình huống có thể sử dụng để phân tích các loại rào cản này.

Hình 1. Các bƣớc nghiên cứu

Nguồn: Tác giả

Nhận dạng

vấn đề

nghiên cứu

Phân tích

đánh giá

rào cản

Đề xuất giải

pháp tăng kết

nối

Thúc đẩy phát

triển kinh tế tư

nhân

310

1. Nhận dạng vấn đề nghiên cứu bao gồm đối tượng và phạm vi dựa trên

kết quả tổng quan và những vấn đề đặt ra của thực tiễn. Vấn đề cần quan tâm

nghiên cứu ở đây là thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân thông qua giảm thiểu rào

cản kết nối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để kinh tế tư nhân cùng

tham gia vào phân chia lợi ích trong chuỗi giá trị của các doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài. Điều này khác với tình hình doanh nghiệp tư nhân tự vận

động hoặc tự phát triển dựa trên ý tưởng khởi nghiệp độc lập, sáng tạo giá trị

nhưng không kết nối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

2. Phân tích, đánh giá các loại rào cản kết nối kinh tế tư nhân với doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các rào cản được hiểu là các hàng rào hay các

yếu tố cản trở sự di chuyển hoặc sự tiếp cận (Từ điển Oxford), hay là yếu tố gây

khó khăn để thực hiện một việc nhất định (Từ điển Đầu tư). Thực tế cho thấy các

rào cản đó chủ yếu là hạn chế năng lực công nghệ, quản lý và chất lượng sản

phẩm được tạo ra của doanh nghiệp hay các tác nhân trong kinh tế tư nhân Việt

Nam (WB, 2013).

3. Đề xuất giải pháp giảm thiểu rào cản kết nối kinh tế tư nhân với doanh

nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân.

3.3. Cơ sở dữ liệu

Dữ liệu được lấy từ Tổng cục Thống kê, Phòng Thương mại và Công

nghiệp Việt Nam, ý kiến của các chuyên gia, các tình huống kết nối doanh

nghiệp với các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư tại Việt Nam và thông tin từ các

đề tài nghiên cứu khoa học. Dữ liệu này được sử dụng để làm rõ cho các nhận

định ở các khía cạnh khác nhau.

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Kết nối kinh tế tư nhân với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

là cách thức để kết nối với chuỗi giá trị toàn cầu theo đó, tiềm năng kinh tế tư

nhân được khai thác hiệu quả

Trước hết là việc hiểu cụ thể nội hàm của khái niệm kinh tế tư nhân. Theo

quan niệm tác giả, thành phần kinh tế tư nhân hay thuật ngữ được chính thức sử

dụng khoảng 15 năm gần đây là kinh tế tư nhân. Đây là phần còn lại sau khi đã

khấu trừ phần kinh tế nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ra khỏi cơ

cấu kinh tế tổng thể. Đây là cách phân loại của Tổng cục Thống kê khi tính toán

cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội tính theo thành phần kinh tế. Do đó, kinh tế tư

311

nhân theo nghĩa rộng nhất sẽ có kinh tế ngoài nhà nước, kinh tế tập thể và kinh tế

tư nhân. Theo nghĩa hẹp, cũng theo cách xác định kinh tế tư nhân của Tổng cục

Thống kê về GDP theo thành phần kinh tế, các thành phần kinh tế lại được thống

kê theo kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư

nhân, kinh tế cá thể và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Theo nghĩa hẹp này,

kinh tế tư nhân còn có phạm vi hẹp hơn cho nên quy mô sẽ còn nhỏ hơn đáng kể.

Đồng thời, thuật ngữ “thành phần” đã cố gắng giảm thiểu sử dụng do nó phản

ánh quá gay gắt cuộc đấu tranh giai cấp về kinh tế để thực hiện mục tiêu cải tạo

nền kinh tế trong thời kỳ quá độ đã được thực hiện quyết liệt trong giai đoạn

1954-1986 nhưng vẫn chưa được thay thế hoàn toàn bằng thuật ngữ mới bớt “gay

gắt” hơn. Theo quan niệm của tác giả, thuật ngữ này nên được hiểu theo nghĩa

rộng vì theo Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp

có 100% vốn nhà nước còn doanh nghiệp hay tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài

là doanh nghiệp hoặc tổ chức có góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Những chủ

thể trực tiếp là doanh nghiệp và tổ chức không thuộc hai đối tượng này đóng vai

trò trong vòng tuần hoàn kinh tế cần được đưa vào nội hàm kinh tế tư nhân.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với nòng cốt là các doanh

nghiệp hay dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thường được gọi là doanh

nghiệp FDI bao gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài và doanh

nghiệp liên doanh. Tính đến hết ngày 20/2/2018, cả nước có 25.194 dự án có vốn

đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 322,361880 tỷ đô la Mỹ và với

khoảng 160 tỷ đô la Mỹ vốn thực hiện. Những đối tác đầu tư có quy mô lớn nhất

vào Việt Nam gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Nhiều dự án đầu tư trực

tiếp thành công rất lớn trong thúc đẩy xuất khẩu và tạo việc làm cho lao động

trong nước như dự án của Tập đoàn Samsung (Hàn Quốc) tạo việc làm cho hơn

140 ngàn lao động và xuất khẩu khoảng 50 tỷ đô la Mỹ cùng với đó xu hướng

mở rộng kinh doanh đang tăng lên rất lớn. Nói cách khác, chuỗi cung ứng toàn

cầu được hình thành và giá trị gia tăng được tạo ra trên chuỗi này. Việt Nam

đang nằm trong các khâu đầu tiên của chuỗi cung ứng này. Vấn đề là doanh

nghiệp nội địa cần nhanh chóng kết nối với chuỗi giá trị đã hình thành này nhằm

tìm kiếm giá trị được phân bổ.

Trong giai đoạn đầu thu hút đầu tư nước ngoài từ năm 1988, các nhà đầu

tư nước ngoài chọn kết nối với các doanh nghiệp thuộc kinh tế nhà nước thông

qua liên doanh như lắp ráp ô tô, sản xuất máy biến thế, khách sạn…Tuy nhiên

sau 30 năm thu hút FDI, các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa và tỷ

312

trọng cũng như số lượng giảm đáng kể từ khoảng 12 ngàn doanh nghiệp nhà

nước năm 1988 xuống còn khoảng 400 doanh nghiệp vào năm 2018 do hiệu quả

kinh doanh khá hạn chế nếu chưa nói là thua lỗ khá lớn. Việc kết nối doanh

nghiệp nhà nước với doanh nghiệp FDI đang trong xu hướng giảm dần do quy

mô doanh nghiệp nhà nước giảm xuống đáng kể. Trong khi doanh nghiệp tư

nhân Việt Nam kể doanh nghiệp khởi nghiệp tính đến năm 2018 khoảng 600

nghìn doanh nghiệp. Số lượng doanh nghiệp đang tăng lên với tốc độ rất nhanh

chóng trung bình 120-130 nghìn doanh nghiệp/năm. Bên cạnh đó, còn có 2 triệu

hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình…Chính vì thế, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế

tư nhân để khai thác hết nguồn lực trong nhân dân, loại bỏ tình trạng không tận

dụng triệt để cơ hội cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế. Cũng theo xu hướng

đó, kinh tế tư nhân Việt Nam sẽ phát triển với tốc độ rất nhanh chóng khi khởi

tạo được động lực phát triển và có hệ sinh thái phù hợp.

Trong nhiều phương thức và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân như đẩy

mạnh khởi nghiệp thông qua việc tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp tốt nhất có thể,

mở rộng quy mô kinh doanh của các cơ sở hiện có, vẫn còn nhiều cách thức

khác để phát triển kinh tế tư nhân như liên kết giữa các doanh nghiệp theo hình

thức hợp tác, sáp nhập và mua lại, phương thức đối tác công tư hoặc doanh

nghiệp tư nhân trong nước kết nối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

với lợi thế lớn về tài chính, công nghệ, thương hiệu và chuỗi cung ứng đã được

hình thành. Nói cách khác, tiềm năng phát triển kinh tế tư nhân rất lớn và cần chủ

động tích cực thực hiện các sự lựa chọn này. Tuy nhiên, nếu kết nối với doanh

nghiệp FDI, phần giá trị gia tăng của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có thể bị

hạn chế vì chịu sự ràng buộc của cơ chế phân chia lợi ích trong chuỗi giá trị từ

nhà đầu tư nước ngoài. Mặc dù vậy, doanh nghiệp trong nước có cơ hội để học

hỏi, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ nhà đầu tư nước

ngoài. Đây là loại tài sản chiến lược để doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền

vững trong cạnh tranh.

4.2. Mức độ kết nối thấp giữa các doanh nghiệp tư nhân ho c các chủ

thể thuộc kinh tế tư nhân với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài m c dù

chính phủ đã nỗ lực kêu gọi sự hợp tác này.

Thực tế cho thấy, sự kết nối thấp là do chất lượng sản phẩm hạn chế, năng

suất lao động thấp và công nghệ lạc hậu (VCCI, 2016). Các khía cạnh này chỉ ra

rào cản kết nối của kinh tế tư nhân Việt Nam nói chung với doanh nghiệp FDI.

Các rào cản này chủ yếu mang tính nội tại và là năng lực tự vận động của các

chủ thể trong kinh tế tư nhân Việt Nam. Theo quan sát của tác giả trên cơ sở

313

nghiên cứu về liên doanh ở Việt Nam, rào cản này còn có về văn hóa, pháp luật.

Sự hiểu biết pháp luật khác nhau, tình trạng pháp luật sơ hở và những khác biệt

về văn hóa giữa các bên tham gia nhất là về tập quán kinh doanh, kỷ luật lao

động, trách nhiệm hợp đồng, khác biệt ngôn ngữ và khả năng thích nghi với khác

biệt về văn hóa tạo ra rào cản kết nối kinh tế tư nhân với doanh nghiệp FDI

(Hình 2). Với các loại rào cản này việc phát huy tác động lan tỏa của doanh

nghiệp FDI rất hạn chế đối với phần còn lại của nền kinh tế nhất là kinh tế tư

nhân. Cũng đã có ý kiến cho rằng doanh nghiệp Việt Nam chưa sản xuất được

“ốc vít và giắc cắm” của điện thoại di động.

Hình 2. Các rào cản kết nối kinh tế tƣ nhân Việt Nam với doanh nghiệp có

vốn đầu tƣ nƣớc ngoài

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ điều tra của VCCI và bổ sung của tác giả.

Trong một thời gian đầu tư và cải tiến liên tục công nghệ, tổ chức bộ máy,

tiếp cận với doanh nghiệp FDI, có một số doanh nghiệp Việt Nam đã kết nối

bước đầu khá hiệu quả với chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI. Tình hình kết

nối và các loại rào cản kết nối của kinh tế tư nhân Việt Nam với doanh nghiệp

FDI có thể nhìn nhận qua đánh giá của các chuyên gia ở Hộp 1.

Tuy nhiên, cũng có một số đánh giá cho thấy kinh tế tư nhân Việt Nam kết

nối khá cao đối với doanh nghiệp FDI ở khía cạnh là nhà tiêu thụ sản phẩm, tham

gia vào chuỗi mua hàng hóa lâu dài và với khối lượng lớn, cung cấp lao động giá

rẻ và các nguồn nguyên liệu khác cho doanh nghiệp FDI. Những khâu có giá trị

gia tăng cao có sự tham gia khó khăn hơn và khá hạn chế, đồng thời các loại rào

cản bộc lộ ở các khâu này.

Kinh tế tư nhân

(doanh nghiệp tư

nhân, doanh nghiệp

khởi nghiệp, hộ gia

đình, các chủ thể

ngoài Nhà nước khác)

Doanh

nghiệp có

vốn đầu tƣ

nƣớc ngoài

Thị trường

thế giới

Rào cản tài chính

Rào cản quản trị

Rào cản công

nghệ

Rào cản khác: văn hóa,

pháp luật

314

. mô hình cụm công nghiệp () cluster

Lý thuyết phân công lao cocongj và chuyên môn hóa

Lý thuyết liên kết ngang và liên kết dọc

Lý thuyết liên kết thượng nguôn và hạ nguồn

Module hóa và tích hợp

Hộp 1: Thắt lại sợi dây liên kết FDI

GS.TS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài đánh giá, DN Việt

Nam vẫn chưa tham gia được nhiều vào chuỗi cung ứng của các NĐT nước ngoài, khiến

tác động lan tỏa của khối FDI chưa được như kỳ vọng. Ông Mại phân tích, Việt Nam

trở thành cứ điểm sản xuất điện thoại di động thông minh, máy tính bảng…; kim ngạch

xuất khẩu dệt may năm 2016 đạt 30 tỷ USD, chiếm 4% kim ngạch dệt may thế giới…

Tuy nhiên, trong mỗi chuỗi cung ứng, DN trong nước chỉ tham gia ở những khâu tạo

giá trị thấp.

Thống kê của Tổng cục Hải quan đã chỉ rõ, đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực

như điện thoại và linh kiện, máy móc, phụ tùng và linh kiện, kim ngạch xuất khẩu của

khối DN FDI luôn chiếm áp đảo với tỷ lệ hơn 90%; với hàng dệt may, tuy kim ngạch của

khối DN trong nước có cao hơn đáng kể song cũng chỉ chiếm chưa đầy 40% tổng kim

ngạch xuất khẩu mặt hàng này.

GS. Nguyễn Mại nêu dẫn chứng cụ thể hơn. Đó là trường hợp của Samsung Việt

Nam, cho dù mỗi sản phẩm điện tử có tới hàng trăm linh kiện, nhưng hiện chỉ có 29 DN

Việt Nam trên tổng số hơn 600.000 DN là nhà cung cấp trực tiếp cho Samsung. “Có

khoảng 87 nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ cấp 1 Hàn Quốc theo chân Samsung đến. Việt

Nam chỉ thu được thuế, tăng nguồn lao động, bảo hiểm từ các DN này. Nếu Việt Nam có

công nghiệp hỗ trợ, phần hưởng lợi của 87 nhà sản xuất này sẽ được chia sẻ cho DN Việt

Nam, đây là phần rất quan trọng”, GS. Nguyễn Mại tiếc nuối.

Trên thực tế, đã có không ít tấm gương về sự thành công trong tiếp nhận công nghệ

từ FDI và tạo sự kết nối, lan toả đến khối DN trong nước mà Việt Nam có thể học theo.

TS. Trương Thị Chí Bình, Giám đốc Trung tâm Phát triển DN công nghiệp hỗ trợ, Bộ

Công Thương dẫn chứng, Trung Quốc có khoảng 100 DN nội địa bứt ra từ Công ty

Canon, Nhật Bản để sản xuất và cung cấp trở lại cho chính Canon ở Trung Quốc.

Tương tự như vậy, nhờ tiếp cận với công nghệ sản xuất điện thoại của NĐT Mỹ, quốc

gia này cũng đã có sản phẩm điện thoại thông minh được nội địa hoá, mang thương hiệu

riêng. “Tại sao chúng ta không khuyến khích phát triển được đội ngũ có kỹ năng, kinh

nghiệm từ chính các DN FDI như Trung Quốc đã làm? Đây mới là mục đích chính của

thu hút FDI”…

Nguồn: http://thoibaonganhang.vn/that-lai-soi-day-lien-ket-fdi-71146.html

315

4.3. Khả năng và giải pháp giảm thiểu rào cản kết nối kinh tế tư nhân

với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam

Để giảm thiểu rào cản kết nối kinh tế tư nhân Việt Nam với doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài mặc dù cả hai loại chủ thể này đều vận động dựa trên

sở hữu tư nhân, qua một số dữ liệu trên đây có thể thấy, rào cản kết nối này là

hiện hữu nhưng không quá lớn đối với kinh tế tư nhân Việt Nam. Việc nhận định

đúng rào cản sẽ tạo cơ sở để xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp phù hợp.

Thực tế cho thấy, loại rào cản trực tiếp là trình độ kỹ thuật công nghệ thấp cho

nên khó kết nối về công nghệ vì sự lạc hậu về công nghệ sẽ làm giảm chất lượng

sản phẩm, giảm cạnh tranh. Bên cạnh đó mức độ thích nghi công nghệ, danh mục

sản phẩm đủ tiêu chuẩn khắt khe của khách hàng chưa được xây dựng. Loại rào

cản về tài chính cho thấy năng lực huy động tài chính để mở rộng quy mô hiệu

quả là cần thiết nhưng phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và

vừa cùng với thị trường tài chính chưa phát triển như mong đợi. Loại rào cản

quản trị cho thấy hoạt động quản trị thiếu tính chuyên nghiệp, ổn định và bền

vững, việc tìm kiếm lợi ích ngắn hạn và cơ chế xin-cho vẫn khá phổ biến

(Nguyễn Hồng Sơn, 2017). Loại rào cản về pháp lý thể hiện ở việc tuân thủ các

quy định pháp luật, chế độ sổ sách kế toán, chứng từ, nghĩa vụ thuế chưa cao và

điều này còn gắn với mức độ minh bạch của môi trường kinh doanh làm giảm

tính nghiêm minh trong tuân thủ pháp luật. Bên cạnh đó, khả năng bảo vệ bí

quyết sản xuất và kinh doanh của đối tác nước ngoài, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

của doanh nghiệp còn khá hạn chế. Loại rào cản văn hóa liên quan đến năng lực

giao tiếp, đàm phán và làm việc với đối tác nước ngoài khác biệt về ngôn ngữ,

khả năng thích nghi với cạnh tranh trên cơ sở thích nghi với xung đột và bất đồng

về văn hóa, việc bảo đảm chữ tín trong kinh doanh…chưa được tôn trọng cũng

như việc tạo dựng tác phong chuyên nghiệp chưa được bảo đảm thỏa đáng có thể

làm giảm long tin của đối tác nước ngoài. Nguyên nhân của mức độ kết nối thấp

thể hiện ở nhận thức thiếu đầy đủ về tiềm năng và thế mạnh của doanh nghiệp

FDI và kinh tế tư nhân Việt Nam chưa đầu tư thỏa đáng vào khắc phục rào cản

và chưa tận dụng triệt để ưu đãi chính sách, sự đồng hành của chính phủ cũng

như kinh nghiệm trong nước và quốc tế về khía cạnh này.

Để giảm thiểu các loại rào cản kết nối và điều này cũng đồng nghĩa thúc

đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam, cần có các giải pháp nhất định:

316

Đối với các doanh nghiệp hoặc tác nhân thuộc kinh tế tư nhân Việt Nam

cần hiểu rõ đặc điểm của doanh nghiệp FDI, nắm rõ quy trình sản xuất, nhu cầu

thực sự của đối tác, đặc biệt những yêu cầu cụ thể về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất

lượng sản phẩm, chi tiết, linh kiện với những ràng buộc khắt khe về công nghệ,

kỹ thuật, pháp lý. Do đó cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu đối tác toàn diện,

đồng bộ, triệt để và đối chiếu với năng lực hiện có của kinh tế tư nhân Việt Nam.

Lấy việc tham gia chuỗi cung ứng của doanh nghiệp FDI làm mục tiêu đầu tư

chiến lược gắn với công tác nghiên cứu và phát triển để đổi mới, đầu tư hiện đại

hóa công nghệ và quy trình, đa dạng hóa sản phẩm, bảo đảm chất lượng sản

phẩm đúng với yêu cầu đối tác. Do đó, bộ phận nghiên cứu công nghệ và đổi mới

kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm theo tiêu chuẩn đối tác cần được tổ chức hiệu

quả và có khả năng thích ứng nhanh nhất với yêu cầu của đối tác. Nguồn nhân

lực khoa học và công nghệ, đổi mới sản phẩm và sản xuất chi tiết cần được phát

triển. Đồng thời, cần chú ý quan sát xu hướng điều chỉnh mặt hàng của thị trường

nói chung và chiến lược của đối tác nói riêng để đón đầu cần thiết. Mạnh dạn

tranh thủ các hỗ trợ của nhà nước về tài chính, thủ tục và tư vấn để chọn đối tác

kết nối hiệu quả nhất.

Đối với các cơ sở nghiên cứu và trường đại học cần chủ động hơn trong hỗ

trợ doanh nghiệp hoặc các tác nhân trong kết nối kinh tế tư nhân với doanh

nghiệp FDI như tham vấn chiến lược, hỗ trợ kỹ thuật, liên kết để cũng phát triển

thông qua các dự án hay chương trình hỗ trợ kinh tế tư nhân kết nối với doanh

nghiệp FDI. Bên cạnh đó có thể cung ứng dịch vụ tư vấn miễn phí hoặc giá rẻ

cho kinh tế tư nhân kết nối FDI, tổng kết các bài học kinh nghiệm quốc tế để làm

bài học cho các chủ thể kinh tế tư nhân Việt Nam.

Đối với Chính phủ, cần có chính sách khuyến khích tư nhân kết nối với

doanh nghiệp FDI thông qua truyền thông, công cụ tài chính và phi tài chính, hỗ

trợ sáng kiến kết nối. Đặc biệt cần xây dựng một hệ sinh thái kết nối kinh tế tư

nhân Việt Nam với doanh nghiệp FDI hiệu quả như là một phần của chiến lược

phát triển kinh tế tư nhân đồng bộ trong hệ thống kinh tế thống nhất. Trong quá

trình đàm phán cấp chính phủ để tăng cường thu hút FDI nhất là các đối tác đầu

tư mới cần đề xuất việc kết nối các tập đoàn xuyên quốc gia với kinh tế tư nhân

Việt Nam như là một điều kiện và sự thể hiện thiện chí hợp tác lâu dài của các

doanh nghiệp này với Việt Nam.

317

5. Kết luận

Bên cạnh cơ cấu ngành và cơ cấu vùng, kinh tế Việt Nam còn có cơ cấu

thành phần gồm kinh tế nhà nước kinh tế, kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu

tư nước ngoài2. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận hữu cơ của nền kinh tế và

bình đ ng trước pháp luật. Trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, phát

triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đang trên đà

phát triển rất mạnh trong 30 năm qua cho nên cần thúc đẩy kinh tế tư nhân Việt

Nam kết nối trực tiếp với các doanh nghiệp này hiệu quả để lấy sự phát triển

nhanh của khu vực làm động lực thúc đẩy kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển.

Phát triển kinh tế tư nhân, theo đó, đóng vai trò là động lực quan trọng của nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Để phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế

Việt Nam lấy khu vực có vốn đầu tư nước ngoài làm chỗ dựa, việc tăng cường

kết nối khu vực kinh tế tư nhân với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

là cách thức thúc đẩy nhanh chóng kinh tế tư nhân Việt Nam. Các rào cản chủ

yếu từ góc độ doanh nghiệp như tài chính, công nghệ, quản lý, pháp luật và văn

hóa. Quá trình kết nối xuôi diễn ra có hiệu quả do doanh nghiệp FDI coi tư nhân

Việt Nam là thị trường tiêu thụ hiệu quả song quá trình kết nối ngược để có thể

làm chủ công nghệ và bí quyết, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng còn hạn chế.

Để khắc phục hay giảm thiếu rào cản này cần các giải pháp chủ yếu từ các chủ

thể kinh tế tư nhân cùng với sự đồng hành của Chính phủ và hỗ trợ của các đối

tượng hữu quan khác như trường đại học và các cơ sở nghiên cứu.

2 Theo cách phân chia của Tổng cục thông kê. kinh tế Việt Nam có kinh tế: Nhà nước, kinh tế

ngoài Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.

318

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Adam Smith (1776), The Wealth of Nations, truy cập lần cuối cùng ngày

2 tháng 3 năm 2018, từ:

<https://www.ibiblio.org/ml/libri/s/SmithA_WealthNations_p.pdf>.

2. John K. Gershenson, G. Jagannath Prasad, and Srikanth Allamneni

(1999), Modular Product Design: A Life-cycle View, truy cập lần cuối

cùng ngày 2 tháng 3 năm 2018, từ:

<https://pdfs.semanticscholar.org/6b6c/fdeeac8cf6029a0500cb7800dffce

a791044.pdf>.

3. Business Dictionary, Strategic fit, truy cập lần cuối cùng ngày 28 tháng 2

năm 2018, từ: <http://www.businessdictionary.com/definition/strategic-

fit.html>.

4. C.Mác và Ăng-ghen (1848), Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, truy cập

lần cuối cùng ngày 1 tháng 3 năm 2018, từ: <http://www.marxist.org>.

5. Chorn. N.H., The "Alignment" Theory: Creating Strategic Fit, truy cập

lần cuối cùng ngày 28 tháng 2 năm 2018, từ:

<https://pdfs.semanticscholar.org/14d3/6ac23ea68ea1b9f8df3eadc74b56b7ff254

9.pdf>.

6. Cục Đầu tư nước ngoài (2018), Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam lũy

kế đến 20/2/2018, truy cập lần cuối cùng ngày 5 tháng 3 năm 2018, từ <

https://drive.google.com/file/d/12JQxZcyqmlA4GuFvQaheztWd_P_VnpLW/

view>.

7. Đại học Kinh tế Quốc dân (1985), Kinh tế chính trị Mác- Leenin, Phần

tiw bản chủ nghĩa xưởng in Đại học Kinh tế quốc dân.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2017), Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày

3/6/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII phát triển kinh

tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa.

9. Enotes, What is the difference between vertical and horizontal

integration? truy cập lần cuối cùng ngày 1 tháng 3 năm 2018, từ:

<https://www.enotes.com/homework-help/what-difference-between-

vertical-horizontal-545704>.

10. Thi Thanh Hong Pham and Binh Giang Nguyen (2012), Industrial

Clustering Policy and Economic Restructuring in Vietnam, truy cập lần

cuối cùng ngày 2 tháng 3 năm 2018, từ: <https://mpra.ub.uni-

muenchen.de/41471/1/Hong_and_Giang_2012.pdf>.

319

11. Hou P., Wen J. (2015), Research Based on the Theory of Value Chain to

Governance and Upgrade of Local Tourism Industry Cluster, truy cập lần

cuối cùng ngày 1 tháng 3 năm 2018, từ:

<https://file.scirp.org/pdf/IB_2015031313513627.pdf>.

12. Nguyễn Hòa (2017), truy cập lần cuối cùng ngày 28 tháng 2 năm 2018,

từ: <https://baomoi.com/thu-hut-fdi-nam-2017-tang-cao-nhat-trong-10-

nam-tro-lai-day/c/24469246.epi>.

13. Kyoshiro Ichikawa (2008), Đối tác monozukuri Việt Nam - Nhật Bản

trong công nghiệp hỗ trợ: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam

trong kỷ nguyên hội nhập sâu rộng, truy cập lần cuối cùng ngày 1 tháng 3

năm 2018, từ:

<http://www.grips.ac.jp/vietnam/KOarchives/doc/VS23_VJpartner.pdf>.

14. Investwords, What is barrier? Truy cập lần cuối cùng ngày 2 tháng 3

năm 2018, từ: <http://www.investorwords.com/8968/barrier.html>.

15. Ngọc Khanh (2017), Thu hút FDI thế hệ mới: Cần chính sách đi trước

đón đầu, truy cập lần cuối cùng ngày 1 tháng 3 năm 2018, từ:

<http://thoibaonganhang.vn/thu-hut-fdi-the-he-moi-can-chinh-sach-di-

truoc-don-dau-70469.html>.

16. Lương Văn Khôi (2018), Bài trả lời phỏng vấn trên Đài Tiếng nói Việt

Nam về khu vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, vào lúc 13 giờ 45 phút

ngày 4 tháng 3 năm 2018, có thể truy cập theo địa chỉ: <VOV1.vov.vn>.

17. Nguyễn Đình Luận (2015), Vai trò của kinh tế tư nhân với tăng trưởng

kinh tế của Việt Nam, Tạp chí Phát triển & Hội nhập Số 25(35) - Tháng

11-12/2015, truy cập lần cuối cùng ngày 1 tháng 3 năm 2018, từ: <

https://www.uef.edu.vn/newsimg/tap-chi-uef/2015-11-12-25/3.pdf>.

18. Oxford Dictionary, What is barrier?, truy cập lần cuối cùng ngày 2 tháng

3 năm 2018, từ: <https://en.oxforddictionaries.com/definition/barrier>.

19. Nguyễn Thường Lạng (1996), Giải pháp hoàn thiện thành lập doanh

nghiệp liên doanh trong công nghiệp Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế

của Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

20. Michael Porter (1985), The Value Chain, truy cập lần cuối cùng ngày 2

tháng 3 năm 2018, từ: <http://people.tamu.edu/~v-

buenger/466/Value_Chain.pdf>.

21. Nguyễn Mại (2017), DN Việt Nam vẫn chưa tham gia được nhiều vào

chuỗi cung ứng của các NĐT nước ngoài, truy cập lần cuối cùng ngày 1

tháng 3 năm 2018, từ: <http://forbesvietnam.com.vn/tin-cap-nhat/nha-

dau-tu-nuoc-ngoai-manh-tay-rot-von-vao-nganh-dien-1726.html>.

22. Ngân hàng thế giới (WB, 2013), Điểm lại, cập nhật tình hình kinh tế Việt

Nam, truy cập lần cuối ngày 20 tháng 11 năm 2017, từ

320

<http://documents.worldbank.org/curated/en/385671468142495415/pdf/

832830WP0VIETN0Box0382086B00PUBLIC0.pdf>.

23. Nguyễn Bích Ngọc (2017), Kiểm định tác động lan tỏa từ FDI và các

yếu tố tới xuất khẩu của các ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt

Nam. Tạp chí Kinh tế và Phát triển. Số 246. Tháng 12/2017.

24. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI, 2005-2016), Chỉ

số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2005, 2006, 2007, 2008, 2009, 2010,

2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, truy cập lần cuối cùng ngày

15 tháng 11 năm 2017, từ: <http://www.pcivietnam.org>.

25. Quốc hội Việt Nam (2013), Hiến pháp năm 2013, được Quốc hội nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28

tháng 11 năm 2013.

26. Quốc hội Việt Nam (2014), Luật Đầu tư năm 2014, được Quốc hội nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua

ngày 26 tháng 11 năm 2014.

27. Quốc hội Việt Nam (2014), Luật Doanh nghiệp năm2014, được Quốc

hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8

thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2014.

28. Quốc hội Việt Nam (1988), Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, được

Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987, công bố ngày 9 tháng 1

năm 1988.

29. Nguyễn Hồng Sơn (2017), Phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt

Nam: Những rào cản và giải pháp khắc phục, truy cập lần cuối cùng ngày

1 tháng 3 năm 2018, từ: <

http://bcsi.edu.vn/upload/17912/20170601/3__Phat_trien_khu_vuc_kinh

_te_tu_nhan_o_Viet_Nam23.pdf>.

30. Tổng cục Thống kê (2016), Số liệu về Tổng sản phẩm trong nước theo

giá thực tế phân theo thành phần kinh tế, truy cập lần cuối cùng ngày 2

tháng 3 năm 2018, từ:

<https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=715>.

31. UNCTAD (2013), Strengthening linkages between domestic and foreign

direct investment in Africa, truy cập lần cuối cùng ngày 2 tháng 3 năm

2018, từ:

<http://unctad.org/meetings/en/SessionalDocuments/tdbex57d3_en.pdf>.

32. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2010), Phát triển kinh tế tư

nhân, truy cập lần cuối cùng ngày 1 tháng 3 năm 2018, từ: <

http://vnep.org.vn/Upload/Chuyen%20De%20KInh%20Te%20TU%20n

han_final.pdf>.

321

THÁO GỠ RÀO CẢN VỀ THỂ CHẾ KINH TẾ NHẰM NÂNG CAO HIỆU

QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN

ThS. NCS. Nguyễn Phạm Anh

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tóm tắt

Hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu

đáng kể, kinh tế Việt Nam đạt mức độ tăng trưởng cao và ổn định. Quy mô nền

kinh tế tăng nhanh đã giúp Việt Nam thoát ra khỏi nhóm quốc gia đang phát triển

có thu nhập thấp để gia nhập nhóm quốc gia đang phát triển có thu nhập trung

bình thấp. Với kết quả đạt được này, sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân là

đáng kể. Vai trò của thành phần kinh tế này ngày càng trở nên quan trọng hơn,

nhất là trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và nền kinh tế thế giới thay đổi theo xu

hướng hội nhập cả về chiều sâu và chiều rộng. Do vậy, cần lựa chọn một thể chế

kinh tế nào để tạo động lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của khu vực kinh tế tư

nhân là nội dung bài viết đề cập.

Từ khoá: Kinh tế tư nhân (KTTN), tăng trưởng kinh tế, thể chế kinh tế,

hiệu quả hoạt động

Đặt vấn đề

Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khoá XII) đã nhấn mạnh một số điểm mới về phát triển

của khu vực kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa gồm: (1) kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể

cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập tự chủ;

(2) khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền

vững, đa dạng với tốc độ tăng trưởng cao cả về quy mô, số lượng, chất lượng và

tỷ trọng đóng góp trong GDP; (3) kinh tế tư nhân được phát triển ở tất cả các

ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm; (4) khuyến khích kinh tế tư nhân tham

gia góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước khi cổ phần hoá hoặc

nhà nước thoái vốn. Như vậy, có thể thấy khu vực kinh tế tư nhân có thể coi là

“chìa khoá” cho tăng trưởng kinh tế của Việt nam1

1 Đánh giá của các chuyên gia trong nước và FinanceAsia.vov.vn/kinh-te/khu-vuc-kinh-te-tu-nhan-

chia-khoa-tang-truong-kinh-te-viet-nam-695311.vov

322

1. Khu vực kinh tế tƣ nhân và vai trò đối với tăng trƣởng kinh tế

1.1. Kinh tế tư nhân (KTTN)

Kinh tế tư nhân có thể được tiếp cận theo hai góc độ sau:

Xem xét trên góc độ sở hữu và cơ chế quản lý giữa khu vực nhà nước và

khu vực ngoài quốc doanh, thì KTTN là khu vực kinh tế nằm ngoài khu vực kinh

tế nhà nước, bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó tư nhân

nắm trên 50% vốn đầu tư. Khu vực kinh tế tư nhân bao gồm tất cả các cơ sở sản

xuất kinh doanh không dựa trên sở hữu nhà nước về các yếu tố của quá trình sản

xuất. Đặc trưng mang tính bản nhiên của các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN

là sử dụng nguồn vốn của chính họ và có quyền được hưởng thành quả lao động

mà họ tạo ra. Nguyên tắc hoạt động theo “ bốn tự” đó là tự bỏ vốn, tự tổ chức, tự

chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tự bù lỗ. Đây là cơ chế gắn kết quả

hoạt động với năng lực hoạt động của người lao động, một cơ chế hoạt động tối

ưu hướng tới kết quả cao.

Tiếp cận theo góc độ loại hình doanh nghiệp thì khu vực KTTN bao gồm

có kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân tức: “ khu vực KTTN là khu

vực kinh tế gắn liền với loại hình sở hữu tư nhân,bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ

và kinh tế tư bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất tồn tại dưới

các hình thức doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH,công ty cổ phần và các hộ

kinh doanh cá thể”.

1.2. Vai trò của khu vực KTTN đối với tăng trưởng kinh tế

Sau hơn 30 năm chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế, khu

vực kinh tế tư nhân đã có những thay đổi cả về số lượng, chất lượng và quy mô

một cách nhanh chóng. Sự đóng góp của khu vực KTTN đối với tăng trưởng của

nền kinh tế được thể hiện ở những mặt sau:

Thứ nhất, khu vực KTTN góp phần khơi dậy một bộ phận quan trọng tiềm

năng của đất nước, tăng nguồn nội lực, tham gia vào phát triển nền kinh tế quốc

dân. Vai trò này của khu vực KTTN được thể hiện thông qua một số điểm:

- Góp phần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp thúc đẩy lực lượng sản

xuất phát triển. Khu vực KTTN phát triển làm cho các quan hệ sở hữu của nền

kinh tế Việt Nam trở nên đa dạng hơn. Sự thay đổi của quan hệ sản xuất đã

kéo theo sự biến đổi của quan hệ quản lý và phân phối làm cho quan hệ sản

xuất trở nên linh hoạt, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

vốn còn thấp và phát triển không đều giữa các vùng, các ngành.

323

- Góp phần quan trọng thu hút vốn nhàn rỗi của xã hội và sử dụng tối ưu

các nguồn lực. Các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN thường có quy mô vừa

và nhỏ, lại được phân tán ở hầu hết các địa phương, các vùng lãnh thổ nên có khả

năng sử dụng các tiềm năng về nguyên vật liệu, lao động và kinh nghiệm sản

xuất các ngành nghề của địa phương.

- Đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước và các công trình

phục vụ phúc lợi công cộng

Bảng 1. Thu ngân sách nhà nƣớc từ các thành phần kinh tế

Thu trong nƣớc

(Không kể thu từ

dầu thô)

Thu từ doanh

nghiệp Nhà nƣớc

Thu từ doanh

nghiệp có vốn

đầu tƣ nƣớc

ngoài

Thu từ khu vực

công, thƣơng

nghiệp, dịch vụ

ngoài quốc

doanh

Thu ngân

sách (Tỷ

đồng)

cấu

(%)

Thu ngân

sách (Tỷ

đồng)

cấu

(%)

Thu ngân

sách (Tỷ

đồng)

cấu

(%)

Thu ngân

sách (Tỷ

đồng)

cấu

(%)

2000 46.233,00 50,95 19.692,00 21,70 4.735,00 5,22 5.802,00 6,39

2002 63.530,00 51,29 25.066,00 20,24 7.276,00 5,87 7.764,00 6,27

2003 78.687,00 51,67 28.748,00 18,88 9.942,00 6,53 10.361,00 6,80

2004 104.576,00 54,77 32.177,00 16,85 15.109,00 7,91 13.261,00 6,95

2005 119.826,00 52,50 39.079,00 17,12 19.081,00 8,36 16.938,00 7,42

2006 145.404,00 52,03 46.344,00 16,58 25.838,00 9,25 22.091,00 7,90

2007 174.298,00 55,17 50.371,00 15,94 31.388,00 9,94 31.178,00 9,87

2008 240.076,00 55,76 71.835,00 16,68 43.953,00 10,21 43.527,00 10,11

324

Thu trong nƣớc

(Không kể thu từ

dầu thô)

Thu từ doanh

nghiệp Nhà nƣớc

Thu từ doanh

nghiệp có vốn

đầu tƣ nƣớc

ngoài

Thu từ khu vực

công, thƣơng

nghiệp, dịch vụ

ngoài quốc

doanh

Thu ngân

sách (Tỷ

đồng)

cấu

(%)

Thu ngân

sách (Tỷ

đồng)

cấu

(%)

Thu ngân

sách (Tỷ

đồng)

cấu

(%)

Thu ngân

sách (Tỷ

đồng)

cấu

(%)

2009 280.112,00 61,59 84.049,00 18,48 50.785,00 11,17 47.903,00 10,53

2010 377.030,00 64,07 112.143,00 19,06 64.915,00 11,03 70.023,00 11,90

2011 443.731,00 61,47 126.418,00 17,51 77.076,00 10,68 84.503,00 11,71

2012 477.106,00 64,92 142.838,00 19,43 82.546,00 11,23 92.086,00 12,53

2013 567.403,00 68,50 189.076,00 22,83 111.241,00 13,43 105.456,00 12,73

2014 593.560,00 67,63 188.062,00 21,43 123.802,00 14,11 112.196,00 12,78

bộ

2015

740.062,00 74,24 227.022,00 22,77 141.019,00 14,15 129.585,00 13,00

Ước

tính

2016

879.360,00 79,84 257.321,00 23,36 163.535,00 14,85 157.034,00 14,26

Nguồn: Tổng hợp của Tổng cục Thống kê và tác giả

325

Thứ hai, tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ

bản để đánh giá thành tựu phát triển của một quốc gia trong một thời kì nhất

định. Trong 10 năm gần đây (2007-2016) nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng

trưởng bình quân là 6,29% thì khu vực KTTN đã có những đóng góp quan trọng

vào việc thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Tốc

độ đóng góp và tăng trưởng GDP của khu vực KTTN chiếm tỷ trọng cao so với

các thành phần kinh tế khác. Sự phát triển nhanh của khu vực KTTN cả về lĩnh

vực hoạt động và quy mô đã góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy tăng trưởng của

nền kinh tế của cả nước.

Biểu đồ 1. Đóng góp của khu vực KTTN vào GDP qua các năm

Tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh phân theo thành phần kinh tế chia

theo thành phần kinh tế, chỉ tiêu và năm

Nguồn:Tổng cục Thống kê

Thứ ba, khu vực KTTN phát triển góp phần thu hút một bộ phận lớn lực

lượng lao động và đào tạo nguồn nhân lực mới cho thị trường lao động lớn

326

Bảng 2. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm

theo khu vực kinh tế (nghìn ngƣời)

Tổng số Kinh tế

Nhà nƣớc

Kinh tế ngoài

Nhà nƣớc

Khu vực có vốn

đầu tƣ nƣớc ngoài

Tổng số

(Nghìn

ngƣời)

2007 45.208,0 4.988,4 38.657,4 1.562,2

2008 46.460,8 5.059,3 39.707,1 1.694,4

2009 47.743,6 5.040,6 41.178,4 1.524,6

2010 49.048,5 5.107,4 42.214,6 1.726,5

2011 50.352,0 5.250,6 43.401,3 1.700,1

2012 51.422,4 5.353,7 44.365,4 1.703,3

2013 52.207,8 5.330,4 45.091,7 1.785,7

2014 52.744,5 5.473,5 45.214,4 2.056,6

2015 52.840,0 5.185,9 45.450,9 2.203,2

Sơ bộ 2016 53.302,8 5.234,2 45.741,4 2.327,2

Cơ cấu

(%)

2007 100,0 11,0 85,5 3,5

2008 100,0 10,9 85,5 3,6

2009 100,0 10,6 86,2 3,2

2010 100,0 10,4 86,1 3,5

2011 100,0 10,4 86,2 3,4

2012 100,0 10,4 86,3 3,3

2013 100,0 10,2 86,4 3,4

2014 100,0 10,4 85,7 3,9

2015 100,0 9,8 86,0 4,2

Sơ bộ 2016 100,0 9,8 85,8 4,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê và tác giả

327

1.3. Rào cản thể chế kinh tế cho khu vực KTTN trong bối cảnh hội nhập

Cho đến nay Việt Nam đã ban hành nhiều bộ luật về luật doanh nghiệp, luật

thương mại, ngân hàng, đầu tư và đầu tư nước ngoài… nhưng hệ thống thể chế

và pháp luật của Việt Nam theo yêu cầu của phát triển kinh tế thị trường và hội

nhập quốc tế vẫn còn chưa hoàn thiện, đầy đủ và phù hợp với các nền kinh tế hội

nhập. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn thường áp dụng biện pháp

ban hành quy định hoặc biện pháp hành chính để xử lý phát sinh mà chưa chú

trọng đến các giải pháp thị trường, đặc biệt vẫn tồn tại tình trạng kiểu luật khung,

luật ống.

Trở ngại lớn nhất đối với khu vực KTTN ở Việt Nam vẫn là thể chế kinh

tế, môi trường pháp lý vẫn chưa hoàn thiện theo nguyên tắc pháp quyền. Còn

nhiều quy định chưa rõ ràng, chồng chéo và phức tạp, thiếu nhất quán, dẫn đến

việc có quá nhiều cơ quan thừa hành cùng quản lý một vấn đề gây khó khăn cho

doanh nghiệp và các doanh nghiệp còn lúng túng trong việc chấp hành luật.

2. Tác động của thể chế kinh tế đến hiệu quả hoạt động của khu vực KTTN

2.1. Thể chế kinh tế thị trường

Luận điểm của nhà kinh tế Douglas North cho rằng thể chế, đặc biệt là một

hệ thống sở hữu phát triển hoàn chỉnh, là yếu tố quan trọng giải thích cho những

thay đổi về tăng trưởng kinh tế. Khi nhiều nhóm người trong một xã hội nhìn

thấy cơ hội thu về lợi nhuận cao hơn so với sự sắp xếp trật tự thể chế hiện tại, họ

sẽ hợp nhau lại và thay đổi luật chơi để có thể đạt được với mức lợi nhuận cao

hơn. Đến cuối thập kỷ 80 và 90, Douglas North đã tự nghi ngờ luận điểm này của

mình, và lập luận tiếp rằng, một xã hội có thể bị “trói buộc” và bế tắc trong một

tình trạng thể chế không hiệu quả, ví dụ như không có sự thượng tôn pháp luật,

hay các hợp đồng và quyền sở hữu không được bảo vệ, và rất khó để có thể cải

cách thể chế này. Theo định nghĩa của Douglas North (1990), thể chế là những

luật lệ của cuộc chơi trong xã hội (rules of the game). Nói chính xác hơn, đó là

những ràng buộc do con người tạo ra để điều chỉnh và định hình các tương tác

của mình. Theo Douglas North, vai trò chính của thể chế trong một xã hội là làm

giảm tính bất trắc bằng cách cung cấp một cấu trúc cho hoạt động trong đời sống

hàng ngày. Thể chế còn hướng dẫn sự tương tác giữa con người với con người.

Như vậy, cùng một giao dịch nhưng được thực hiện ở các nơi khác nhau sẽ phải

theo những luật lệ khác nhau. Theo cách tiếp cận này, thể chế xác định và giới

hạn tập hợp các lựa chọn của cá nhân.

328

Ba cấu thành quan trọng của hệ thống thể chế gồm có thể chế chính thức

(thành văn, như luật lệ), thể chế phi chính thức (bất thành văn, như tục lệ và

các quy tắc xử thế), và các cơ chế và biện pháp chế tài. Không thể phủ nhận

thực tế là thể chế không ngừng thay đổi, từ những tục lệ, quy tắc đạo đức, cho

tới luật thành văn, hợp đồng giữa các cá nhân. Đối với North, theo cách tiếp

cận vi mô, sự thay đổi thể chế dần dần là do các tổ chức chính trị và kinh tế

nhận thức rằng họ có thể làm tốt hơn bằng cách thay đổi khung thể chế hiện

tại bằng cách nào đó.

Đo lường chất lượng thể chế là một hoạt động cần thiết và khó khăn do tính

trừu tượng và phức tạp của khái niệm này. Theo các học giả về kinh tế học thể

chế, các nội dung quan trọng của thể chế kinh tế là: quyền tự do của cá nhân, tổ

chức trong việc sử dụng tài sản của mình tham gia hoạt động kinh tế. Nói rộng

ra, đó là quyền tự do sử dụng tài sản của mình vào hoạt động kinh tế mà không bị

tổ chức, cá nhân khác, bao gồm cả nhà nước, xâm phạm và hạn chế. Như vậy,

thông thường người ta đo lường mức độ tự do kinh tế của mỗi quốc gia để đánh

giá thể chế kinh tế của quốc gia đó.

Một số tổ chức đã xây dựng phương pháp và thực hiện đo lường mức độ tự

do kinh tế quốc gia. Cụ thể, Fraser Institute có Chỉ số Tự do Kinh tế (Economic

Freedom Index - EFI) và Heritage Foundation và Wall Street Journal có Chỉ số

về mức độ tự do kinh tế (Index of Economic Freedom - IEF). Từ lúc bắt đầu IEF

của Heritage Foundation được công bố hàng năm trong khi EFI của Fraser

Institute được công bố hai năm một lần. Từ 2010, EFI được công bố hàng năm.

Nói chung, hai chỉ số này có nội hàm rất giống nhau. Tuy nhiên, EFI được sử

dụng rộng rãi hơn.

Đối với các nền kinh tế chuyển đổi Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu

Âu (EBRD) có Chỉ số Tự do hóa để đo lường mức độ chuyển đổi từ kinh tế kế

hoạch sang kinh tế thị trường ở các nước Liên Xô và Đông Âu xã hội chủ nghĩa

cũ. Về mức độ bao phủ, IEF bao phủ nhiều nước hơn và nhiều năm hơn EFI. Chỉ

số EFI của Heritage có bốn cấu phần lớn: (i) Thượng tôn pháp luật; (ii) Quy mô

chính phủ; (iii) Hiệu quả thể chế; và (iv) Mở cửa thị trường. Cụ thể hơn, Thượng

tôn pháp luật đo lường mức độ bảo vệ tài sản bằng pháp luật và hệ thống tư pháp

và mức độ tham nhũng (Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Transparency

International). Quy mô chính phủ được đo bằng gánh nặng thuế so với GDP và

mức độ chi tiêu của chính phủ so với GDP. Về Hiệu quả thể chế, nội dung thứ

nhất là tự do kinh doanh (theo khảo sát Doing Business của WB), nội dung thứ

329

hai là tự do lao động (lương tối thiểu, mức độ linh hoạt về tuyển dụng và sa thải,

v.v.). Nội dung thứ ba của Hiệu quả thể chế là tự do tiền tệ, cụ thể là mức độ lạm

phát và mức độ kiểm soát giá cả. Cuối cùng, Mở cửa thị trường bao gồm Tự do

thương mại (mức thuế trung bình có trọng số theo kim ngạch và bảo hộ phi thuế

quan) và Tự do đầu tư (rào cản đầu tư nước ngoài) và Tự do tài chính (điều kiện

kinh doanh ngành tài chính, cả nội địa và nước ngoài).

Ngoài IEF và EFI, nhiều bộ số liệu khác cũng đo lường chất lượng thể chế.

Ví dụ, Chỉ số cạnh tranh toàn cầu có chỉ số thành phần về kết quả hoạt động của

khu vực công, trong đó có chỉ số con về gánh nặng của thể chế (regulations). Khi

thể chế áp đặt nhiều chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp thể chế đó được

coi là tồi và ngược lại. Chỉ số Quản trị quốc gia (Governance Indicators) của

Ngân hàng nhà nước cũng đo lường mức độ Thượng tôn pháp luật, một điều kiện

cần thiết để có môi trường cạnh tranh bình đ ng, lành mạnh và giao dịch kinh tế

diễn ra thuận lợi. Tham nhũng cũng là một chỉ dấu quan trọng của chất lượng thể

chế kinh tế thị trường. Chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức Minh bạch quốc tế

(Transparency International) là một thước đo tham nhũng phổ biến được sử dụng

rộng rãi hiện nay.

2.2. Hiệu quả hoạt động và đo lường

Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá bằng hiệu quả kỹ

thuật (technical efficiency) là tỷ lệ giữa sản lượng thu được so với sản lượng tối

đa (đường biên) ở một mức đầu vào cụ thể. Hiệu quả và năng suất (productivity)

thường được dùng thay thế nhau nhưng hai khái niệm này về bản chất là khác

nhau. Năng suất của một đơn vị sản xuất là tỷ lệ giữa sản lượng đầu ra và yếu tố

đầu vào. Do đó, có thể một đơn vị sản xuất đạt hiệu quả cao nhất (đạt được mức

sản lượng cao nhất so với tất cả các đơn vị sản xuất khác) ở một quy mô sản xuất

nhưng lại không đạt được năng suất cao nhất ở quy mô đó. Như vậy, hiệu quả là

thước đo để so sánh kết quả sản xuất giữa các đơn vị sản xuất còn năng suất

trước tiên dùng để so sánh kết quả sản xuất của một đơn vị sản xuất ở các quy

mô sản xuất khác nhau. Tất nhiên, chúng ta có thể so sánh năng suất các đơn vị

sản xuất khác nhau. Đôi khi năng suất và hiệu quả có ý nghĩa như nhau do chúng

đều nói đến kết quả sản xuất nhưng chúng không phải lúc nào cũng là một.

Có nhiều cách đo lường hiệu quả. Hai phương pháp chính được sử dụng

phổ biến là Phân tích bao số liệu (DEA) và Phân tích đường biên ngẫu nhiên

(SFA). DEA có ưu điểm là không phụ thuộc vào một mô hình hàm sản xuất

330

cụ thể nhưng nó giả định quan hệ giữa các biến số là đã xác định và không có

sai số ngẫu nhiên. Trong một số trường hợp khi số liệu đo lường không chính

xác và có nhiều bất ổn trong môi trường kinh tế, nhiều tác giả cho rằng SFA

cho kết quả đo lường tốt hơn DEA2

Theo phương pháp SFA, hàm sản xuất được biểu diễn thành

trong đó TE là hiệu quả, Nếu coi TE = e-u

và giả thiết hàm sản xuất có dạng Cobb-Douglas, ta có thể biểu diễn hàm sản

xuất thành:

Do giá trị của u không biến thiên theo phân phối chuẩn nên không ước

lượng được bằng phương pháp OLS mà sẽ sử dụng phương pháp ước lượng hợp

lý cực đại (Maximum Likelihood Estimation-MLS)3

2.3. Tác động của thể chế kinh tế đến hiệu quả

Vai trò thiết yếu của thể chế trong việc quyết định tăng trưởng đã được

nhiều nghiên cứu kh ng định. Barro (1991) chứng minh tỷ lệ tăng trưởng có

tương quan dương với ổn định chính trị và liên hệ nghịch với một yếu tổ gần với

sự méo mó của thị trường. Mauro (1995) đã kết luận hiệu quả của bộ máy công

quyền dẫn đến đầu tư và tăng trưởng cao. Nghiên cứu của Rodrik‟s (2000) đối

với 90 quốc gia trong giai đoạn 1970-1989 dẫn đến kết luận là một quốc gia càng

dân chủ thì các biến động đối với tăng trưởng dài hạn của quốc gia đó càng nhỏ.

Ngoài ra, tác động của thể chế đối với tăng trưởng, như Knack và Keefer (1995)

chỉ ra, không chỉ là để thúc đẩy tích lũy vốn mà tác dụng này còn lớn đối với cả

tích lũy yếu tố sản xuất. Điều này gợi ý rằng thể chế h n là yếu tố quyết định

quan trọng đối với năng suất và hiệu quả.

Thể chế có thể tác động đến hiệu quả kinh tế theo nhiều kênh khác nhau.

Lý thuyết và kết quả thực nghiệm về tác động của thể chế đến hiệu quả được mô

tả dưới đây theo từng nội dung của thể chế.

2 Fries, Steven, and Anita Taci. 2005. “Cost Efficiency of Banks in Transition: Evidence from 289 Banks in 15 Post-

Communist Countries.” Journal of Banking & Finance 29 (1): 55–81. 3 Coelli, Timothy J., Prasada D. S. Rao, Christopher J. O‟Donnell, and George E. Battese. 2005. An Introduction to

Efficiency and Productivity Analysis. 2nd ed. Springer.

331

Thứ nhất, tác động của tự do kinh tế và hiệu quả

Về lý thuyết, tự do kinh tế tạo điều kiện cho cạnh tranh và thúc đẩy nhà sản

suất tìm cách điều chỉnh sản xuất để đạt được sản lượng cao hơn so với các đối thủ

cạnh tranh ở cùng một mức đầu vào. Đó là cách các nhà sản xuất kiếm được lợi

nhuận nhiều hơn. Ngược lại, thiếu tự do kinh tế, nhất là trong tình trạng độc quyền

hoặc thị trường bị một số doanh nghiệp chi phối, động cơ nâng cao hiệu quả sản

xuất của các doanh nghiệp không nhiều và hiệu quả chung của nền kinh tế bị giảm

sút. Thể chế kinh tế tự do sẽ khuyến khích người có tài sản và trí tuệ đầu tư vào sản

xuất với công nghệ và phương pháp mới, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất.

Nghiên cứu thực nghiệm ở tầm quốc gia cho thấy điều này. Adkins et al.

(2002)4 sử dụng số liệu 70 nước trong giai đoạn 1975-1990 để phân tích tác

động của tự do kinh tế đến hiệu quả. Kết quả của Adkins et al. cho thấy tăng chỉ

số tự do kinh tế (Fraser Institute) dẫn đến hiệu quả cao hơn.

Đối với các nền kinh tế chuyển đổi, nghiên cứu của Vinh (2009)5 cho thấy

tự do kinh tế cao hơn giúp nâng cao hiệu quả kinh tế ở các nước chuyển đổi ở

Đông Âu và Châu Á, bao gồm cả Việt Nam và Trung Quốc. Với cùng một xuất

phát điểm, nhiều nền kinh tế Đông Âu đã nhanh chóng xây dựng được hệ thống

thể chể kinh tế thị trường tốt, được đánh giá ngang hàng với nhiều nước Tây Âu.

Đồng thời, nền kinh tế của họ cũng phục hồi nhanh chóng sau khi hệ thống

XHCN sụp đổ và đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn so với các nền kinh tế

chuyển đổi có chất lượng thể chế thấp hơn.

Điều kiện kinh doanh chặt chẽ, hay nói cách khác tự do kinh doanh ít, có

thể gây hại đến hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu của Arnold, Nicoletti and Scarpetta

(2008)6 chứng minh điều này. Nghiên cứu này cho thấy ở các nước OECD ở đâu

có quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ kém thân thiện thị trường hơn ở đó

nguồn lực được phân bổ kém hiệu quả hơn.

Thứ hai, chất lượng quản trị, tham nhũng và hiệu quả

Một thước đo quan trọng về chất lượng thể chế là mức độ tham nhũng.

Tham nhũng là hành vi biến nguồn lực, tài sản công thành tài sản tư và do đó ảnh

4 Adkins, Lee C., Ronald L. Moomaw, and Andreas Savvides. 2002. “Institutions, Freedom, and Technical Efficiency.”

Southern Economic Journal 69 (1): 92–108. 5 Dang Quang Vinh. 2009. “Instution and Efficiency in Transition Economies.” Brunel University Economics and Finance

Working Paper Series No. 09/32. 6 Arnold, J., Nicoletti, G., & Scarpetta, S. (2008). Regulation, allocative efficiency and productivity in OECD countries.

OECD Economics Department.

332

hưởng đến khả năng nhà nước bảo vệ quyền tài sản của công dân. Tham nhũng

cũng gắn liền với bảo hộ, giảm cạnh tranh, hạn chế tự do kinh doanh. Do đó, khi

nghiên cứu thể chế, nhiều tác giả đã nghiên cứu tác động của tham nhũng đến kết

quả kinh tế. Nghiên cứu cuả O‟Toole & Tarp (2014)7 cố gắng tìm hiểu tác động

của tham nhũng đến hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Kết quả cho thấy chi phí

hối lộ làm giảm hiệu quả đầu tư của các doanh nghiệp và tác động này là lớn

nhất đối với nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ nội địa. Điều này có nghĩa đầu tư có

hiệu quả thấp hơn ở nước có tham nhũng cao hơn; tham nhũng gây cản trở đầu tư

do nhiều doanh nghiệp thấy lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng.

3. Khuyến nghị về chính sách

Để nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực KTTN từ đó mà tăng tỷ lệ

đóng góp của khu vực KTTN vào GDP nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển

nền kinh tế Việt Nam thì cần có sự thay đổi về thể chế kinh tế chất lượng hơn và

có tính phù hợp, bài viết nêu ra một số khuyến nghị chính sách sau:

Một là, cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính theo hướng:

Tạo điều kiện để doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN phát triển ở tất cả các

ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Khuyến khích các hộ cá thể tự nguyện

liên kết thành doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới, hiện đại hoá và phát

triển nguồn nhân lực;

Khẩn trương rà soát, kiến nghị sửa đổi các quy định về đầu tư kinh doanh

thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo thống nhất với Luật Đầu tư, Luật Doanh

nghiệp và các luật liên quan, nhằm đơn giản hóa các điều kiện đầu tư kinh

doanh, minh bạch và dễ tuân thủ;

Rà soát, đề xuất sửa đổi ngay quy định về quản lý thuế, hải quan theo

hướng liên thông giữa các Bộ, cơ quan liên quan để giảm thiểu tối đa thời gian

và chi phí thực hiện cho Doanh nghiệp;

Sửa đổi, bổ sung các quy định về kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa

XNK; thay đổi phương thức kiểm tra trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro của hàng

hóa và mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.

7 O‟Toole, C. M., & Tarp, F. (2014). Corruption and the Efficiency of Capital Investment in Developing

Countries. Journal of International Development, 26, 567–597.

333

Quản lý chặt chẽ, thu thuế đúng, đủ đối với hộ kinh doanh lớn; chống thất

thu đối với hộ khoán; đề xuất chính sách thu thuế và chế độ kế toán đơn giản,

phù hợp với DN nhỏ, đặc biệt là DN được chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Xác định rõ mỗi nhiệm vụ có một cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm phối

hợp với các cơ quan khác để xử lý

Hai là, cần bảo vệ quyền tài sản của công dân tốt hơn nữa, đặc biệt là

những quyền liên quan đến đất đai. Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến

thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử

dụng đất, phương pháp định giá đất và khả năng tiếp cận đất đai cho doanh

nghiệp; rà soát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bảo đảm tính nhất quán, công

khai minh bạch thông tin.

Ba là, giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp bằng việc thực hiện mạnh

mẽ chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng để giảm chi phí kinh

doanh, giảm cạnh tranh bất bình đ ng, rà soát các khoản phí có liên quan trực

tiếp đến chi phí của doanh nghiệp để xem xét giảm mức phí tạo thuận lợi giảm

chi phí đầu vào cho doanh nghiệp. Có các giải pháp phù hợp để giảm lãi suất;

đẩy nhanh xử lý vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản để trả nợ cho Doanh nghiệp,

đảm bảo hài hoà lợi ích giữa Nhà nước và Doanh nghiệp

334

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 hội nghị lần thứ năm Ban Chấp

hành Trung ương Đảng (khoá XII).

2. https://vov.vn/kinh-te/khu-vuc-kinh-te-tu-nhan-chia-khoa-tang-truong-

kinh-te-viet-nam-695311.vov

3. https://baomoi.com/tang-truong-kinh-te-viet-nam-sau-10-nam-gia-nhap-

wto/c/19345390.epi

4. Bùi Trinh “Hiệu quả đầu tư và chất lượng tăng trưởng” – Tạp chí Thông

tin và dự báo Kinh tế số 51 tháng 3/2010.

5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Đề án Đổi mới quản trị doanh nghiệp theo

thông lệ kinh tế thị trường và cam kết gia nhập WTO.

6. CIEM (2008), Báo cáo cải cách nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của

DNNN trong quá trình hội nhập kinh tế.

7. Oliver E. Williamson“The new Institutional Economics; Taking Stock,

Looking Ahead” Journal of Economic Literature Vol.XXXVIII

(September 2000) pp.596-613.

335

NHẬN DIỆN MỘT SỐ NHÂN TỐ CẢN TRỞ QUÁ TRÌNH

PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TẠI

VIỆT NAM NĂM 2017

ThS. Huỳnh Bá Thúy Diệu

Trường Cao đẳng Công nghệ thông tin Hữu nghị Việt - Hàn

Tóm tắt

Bài viết này tác giả tập trung phân tích, xác lập, đo lường và nhận diện các

nhân tố cản trở quá trình phát triển của doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tại

Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có năm nhân tố tác động tiêu cực đến hoạt

động kinh tế tư nhân, gồm có: Hội nhập kinh tế, Hệ thống pháp luật, Hệ thống thể

chế, Môi trường đầu tư và Chi phí không chính thức. Từ đó tác giả kiến nghị các

hàm ý chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức đào tạo, các

doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân nói

riêng tác động đến những nhân tố này nhằm giúp cho kinh tế tư nhân trở thành

động lực quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước trong thời gian tới.

Từ khóa: Nhân tố cản trở, doanh nghiệp, kinh tế tư nhân.

1. Đặt vấn đề

Khu vực kinh tế tư nhân đã và đang đóng góp rất lớn vào công cuộc phát

triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong năm 2017 các doanh nghiệp ở khu vực

kinh tế tư nhân đã đóng góp 43,22% GDP, 39% vốn đầu tư toàn xã hội và đã tạo

ra nhiều việc làm trong nền kinh tế. Thế nhưng, hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều

yếu tố gây khó khăn và hạn chế vai trò của doanh nghiệp tư nhân. Do đó cần

thiết phải nhận diện đâu là các nhân tố cản trở quá trình phát triển doanh nghiệp

khu vực kinh tế tư nhân để có thể tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp tư

nhân. Đồng thời tạo động lực để khu vực kinh tế tư nhân thực sự trở thành nền

tảng của mô hình phát triển kinh tế Việt Nam trong năm 2018.

2. Tổng quan lý thuyết và những nghiên cứu trƣớc có liên quan

2.1. Khái niệm về kinh tế tư nhân

Hiện nay chưa có khái niệm thống nhất về kinh tế tư nhân (KTTN). Khi

nói đến kinh tế tư nhân thì chúng ta có thể hiểu qua hai cấp độ khác nhau:

- Đối với cấp độ khái quát thì KTTN là khu vực kinh tế nằm ngoài quốc

doanh, tức là ngoài khu vực kinh tế nhà nước. Nó bao gồm các doanh nghiệp

trong và ngoài nước, trong đó tư nhân nắm trên 50% vốn đầu tư. KTTN cần được

336

hiểu là tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh không dựa trên sở hữu nhà nước về

các yếu tố của quá trình sản xuất. Hay kinh tế tư nhân (KTTN) bao gồm những

doanh nghiệp dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, trong đó bao gồm các

hình thức sở hữu cá nhân, sở hữu gia đình, sở hữu tập thể và sở hữu hỗn hợp, sở

hữu của nhà kinh doanh nước ngoài. Theo pháp luật hiện hành, các cơ sở kinh

doanh ngoài quốc doanh hoạt động theo một trong các hình thức sau: Kinh tế tập

thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, Công ty cổ phần, công ty hợp danh và

hộ kinh doanh cá thể.

- Đối với cấp độ hẹp hơn thì KTTN gồm có kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh

tế tư bản tư nhân. Như vậy chúng ta có thể hiểu rằng KTTN là khu vực kinh tế

gắn liều với loại hình sở hữu tư nhân, bao gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế

tư bản tư nhân dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và tồn tại dưới các

hình thức như doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần và các hộ

kinh doanh cá thể.

2.2. Đóng góp của kinh tế tư nhân đối với nền kinh tế trong năm 2017

Năm 2017 đánh dấu sự phát triển của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng

kinh tế 6,81%. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. Trong đó

khu vực kinh tế tư nhân có sự đóng góp không nhỏ trong thành công chung của

cả nước được thể hiện qua bảng 2.1. Đóng góp của khu vực KTTN vào sự phát

triển kinh tế của cả nước năm 2017.

Bảng 1. Đóng góp của KTTN vào sự phát triển của cả nƣớc

Chỉ tiêu Khu vực Giá trị ĐVT

Tăng trưởng

kinh tế

Cả nước 6,81

%

Kinh tế nhà nước 5,2

Kinh tế tư nhân 7,32

Kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài

8,56

Thành lập doanh

nghiệp mới

Cả nước 126.859

Doanh

nghiệp

Kinh tế nhà nước 2.029

Kinh tế tư nhân 109.607

Kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài

15.223

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2017

337

- Góp phần lớn vào phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế tư nhân có vai trò ngày càng quan trọng trong việc đạt được các

mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong bối cảnh tái cấu trúc, điều

chỉnh phạm vi hoạt động của doanh nghiệp tư nhân. KTTN đóng góp 43,22%

GDP và 39% vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế.

- Thúc đẩy thành lập doanh nghiệp mới

Năm 2017 đánh dấu sự tăng trưởng nhanh về số lượng doanh nghiệp thành

lập mới với 126.859 doanh nghiệp. Trong đó doanh nghiệp ở khối kinh tế tư

nhân chiếm tỷ trọng nhiều nhất là 86,4%, với số lượng thành lập mới là 109.607

doanh nghiệp.

- Động lực để giải quyết việc làm

Kinh tế tư nhân góp phần giải quyết một trong những thách thức lớn của

Việt Nam là tình trạng dư thừa lao động do quá trình tư nhân hóa và di cư của

người lao động từ các vùng nông thôn ra thành thị. Nếu như trước đây khu vực

kinh tế Nhà nước tạo ra nhiều việc làm nhất thì đến năm 2017 vị trí này thuộc về

kinh tế tư nhân. Trong năm 2017 kinh tế tư nhân tạo ra khoảng 62% việc làm

(Tổng cục Thống kê, 2017).

2.3. Những nhân tố cản trở quá trình phát triển của doanh nghiệp khu

vực KTTN

Trong xu thế phát triển của loại hình KTTN, kết quả nghiên cứu những

năm gần đây đã chỉ ra được các rào cản trong quá trình phát triển của KTTN.

Trong đề án: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính

sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân” (PGS. TS Nguyễn

Hồng Sơn, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017) đã chỉ ra 8 rào cản:

(1) vấn đề lý luận và nhận thức đối với sự phát triển của kinh tế tư nhân, (2)

khung khổ pháp luật cho sự phát triển của KTTN, (3) môi trường đầu tư và kinh

doanh, (4) thực thi các quy định đối với hoạt động của khu vực KTTN, (5) chi

phí không chính thức, (6) vấn đề liên quan đến sự bình đ ng trong cơ chế chính

sách đối với khu vực KTTN trong tương quan so sánh, (7) rào cản liên quan đến

hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước đối với khu vực KTTN và (8) rào cản do

năng lực nội tại thấp và văn hóa kinh doanh còn nhiều bất cập.

Trong nghiên cứu về cách thức để phát triển kinh tế tư nhân với đề án:

“Tiếp cận các giải pháp giảm thiểu tác động lấn át và nâng cao tác động hỗ trợ”

(PSG. TS Nguyễn Trọng Hoài, Th.S. Huỳnh Thanh Điền) đã cho biết có 3 yếu tố

338

chính dẫn đến sự kìm hãm phát triển trong khu vực KTTN. Đó là: (1) Yếu tố lịch

sử: Nền kinh tế Việt Nam được chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang

kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó kinh tế Nhà nước vẫn

đóng vai trò chủ đạo. Vì thế kinh tế tư nhân chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực

dịch vụ, sản xuất nhỏ trong các thị trường ngách. (2) Điều kiện tự nhiên: Việt

Nam có nguồn tài nguyên khá dồi dào và khai thác nguồn tài nguyên này thì lại

được Nhà nước ưu tiên cho các doanh nghiệp Nhà nước, hoặc các doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài bởi các doanh nghiệp này có nguồn vốn vững mạnh.

Còn các doanh nghiệp thuộc KTTN với vốn mỏng đã không tận dụng được cơ

hội này. (3) Các chính sách vĩ mô của Nhà nước trong đó các chính sách tài

khóa ( chính sách về thuế), chính sách tiền tệ (lãi suất, điều kiện vay vốn) đều

khá khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó các chính sách khác

như chính sách hình thành các cụm ngành và yếu tố thể chế đã hạn chế sự phát

triển của KTTN.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Xây dựng mô hình và các giả thuyết nghiên cứu

Các căn cứ khoa học để tác giả đưa ra các giả thuyết và nhân tố tác

động gồm:

- Một là, tổng hợp từ những nghiên cứu đã được công bố liên quan đến

những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc khối kinh

tế tư nhân được trình bày ở mục 2 của phần nghiên cứu này;

- Hai là, nghiên cứu từ các cơ sở lý thuyết nền tảng có ảnh hưởng của các

nhân tố đến sự phát triển của kinh tế tư nhân như: Lý thuyết đại diện (Jensen &

Meckling, 1976); Lý thuyết cạnh tranh (Shelby D.Hunt, 2000).

Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu:

H1: Hội nhập kinh tế ảnh hưởng tích cực đến khu vực KTTN

H2: Hệ thống pháp luật rõ ràng, công bằng sẽ tạo điều kiện cho KTTN

phát triển

H3: Môi trường đầu tư và kinh doanh tốt sẽ là động lực để KTTN phát triển

H4: Thể chế phù hợp, công bằng giữa các loại hình kinh tế sẽ giúp KTTN

phát triển

H5: Kiểm soát chặt chẽ các chi phí không chính thức sẽ tác động tích cực

Mô hình nghiên cứu dự kiến như sau:

339

Hình 1. Mô hình nghiên cứu

3.2. Xây dựng thang đo và mô tả các biến

Trong nghiên cứu của bài viết, tác giả điều chỉnh một số thang đo đã có sẵn

ở một nghiên cứu trước cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại của Việt Nam,

thông qua kết quả nghiên cứu định tính, đồng thời tác giả xây dựng một thang đo

mới dựa trên kết quả của phương pháp nghiên cứu tình huống. Thang đo cấp

quảng Likert với năm mức độ (1 đến 5) là phù hợp để đo lường nghiên cứu.

Xây dựng thang đo và mô tả biến độc lập

Hội nhập kinh tế: thang đo của biến này kế thừa từ nghiên cứu của Francis

& Hannah (2010); Abdulkadir Madawaki (2012); Kim M.Shima & David C.

Yang (2012). Tác giả đã điều chỉnh và bổ sung một số thang đo cho phù hợp. Kết

quả có 5 biến quan sát cho biến này.

Hệ thống pháp luật: thang đo của biến này kế thừa từ nghiên cứu của

Abdulkadir Madawaki (2012); Kim M.Shima & David C. Yang (2012) và

Mohamed Abulgasem Zakari (2014). Tác giả đã điều chỉnh và bổ sung một số

thang đo cho phù hợp. Kết quả có 5 biến quan sát.

Môi trường đầu tư: thang đo của biến này kế thừa từ nghiên cứu của

Zarzeski Marilyn Taylor (1996) ; Kim M.Shima & David C. Yang (2012) và

Mohamed Abulgasem Zakari (2014). Tác giả đã điều chỉnh và bổ sung một số

thang đo cho phù hợp. Kết quả có 4 biến quan sát.

Hệ thống thể chế: thang đo của biến này kế thừa từ nghiên cứu của

Abdulkadir Madawaki (2012); Kim M.Shima & David C. Yang (2012) và

Mohamed Abulgasem Zakari (2014). Tác giả đã điều chỉnh và bổ sung một số

thang đo cho phù hợp. Kết quả có 4 biến quan sát.

Hội nhập kinh tế (HNKT)

Hệ thống pháp luật ( HTPL)

Môi trường đầu tư (MTĐT)

Hệ thống thể chế (HTTC)

Chi phí không chính thức

(CPKCT)

Phát triển kinh tế

tƣ nhân

H1

H2

H3

H4

H5

340

Chi phí không chính thức: thang đo của biến này kế thừa từ nghiên cứu

của Weibenberger, Stahl & Vorstius (2004); Evan O.N.D. Ocansey (2014).

Tác giả đã điều chỉnh và bổ sung một số thang đo cho phù hợp. Kết quả có 5

biến quan sát.

Xây dựng thang đo và mô tả biến phụ thuộc (NTCT): là nhân tố cản trở

sự phát triển của doanh nghiệp khối kinh tế tư nhân. Biến phụ thuộc trong mô

hình nghiên cứu là do tác giả tự xây dựng, căn cứ vào việc thu thập ý kiến

chuyên gia từ phương pháp nghiên cứu tình huống và lý thuyết nền tảng. Đây là

thang đo bậc 1, được đo lường bởi 4 biến quan sát.

3.3. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu

Đối tượng khảo sát: các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân, như: công

ty TNHH, DNTN, Công ty CP và các hộ kinh doanh cá thể.

Phương thức khảo sát: Phiếu khảo sát phục vụ cho nội dung nghiên cứu

này được tác giả khảo sát thông qua hai cách:

Cách 1: Bảng khảo sát được tác giả gửi trực tiếp đến đối tượng khảo sát và

thu lại sau khi khảo sát hoàn thành.

Cách 2: Gửi email cho các cá nhân phù hợp với các tiêu chuẩn lựa chọn mẫu.

Xác định kích thước mẫu: Theo Hair & ctg (2006), lấy tỷ lệ 5 khảo sát cho

1 biến quan sát thì kích thước mẫu tối thiểu là 135 phiếu. Với tổng số phiếu khảo

sát phát đi là 300, số đạt yêu cầu cho nghiên cứu nhận được là 228, thỏa mãn

kích thước tối thiểu 135.

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu

Trong tổng cộng 228 phiếu hồi đáp có 77 công ty TNHH, 78 DNTN, 60

Công ty CP, 13 hộ kinh doanh cá thể.

Bảng 2. Mô tả dữ liệu nghiên cứu chính thức

Loại hình doanh nghiệp

Frequency Percent Valid Percent

Cumulative

Percent

Valid

TNHH 77 33.8 33.8 33.8

DNTN 78 34.2 34.2 68.0

CTCP 60 26.3 26.3 94.3

Hokinhdoanh 28 5.7 5.7 100.0

Total 228 100.0 100.0

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả

341

4.2. Kết quả kiểm định mức độ tin cậy và các biến trong tập dữ liệu mẫu

Tác giả xử lý dữ liệu qua phần mềm SPSS 20.0 và có được kết quả tổng

hợp hệ số Cronbach Alpha cũng như hệ số tương quan biến tổng, kiểm định độ

tin cậy của các biến độc lập như bảng 2.

Bảng 3. Tổng hợp kết quả hệ số Cronbach Alpha và hệ số tƣơng quan biến

tổng, kiểm định độ tin cậy của các biến độc lập

Các biến độc lập Hệ số Cronbach Alpha Hệ số tương quan biến tổng

Hội nhập kinh tế (HNKT) 0,891

HNKT1 0,624

HNKT2 0,647

HNKT3 0,711

HNKT4 0,693

HNKT5 0,678

Hệ thống pháp luật (HTPL) 0,874

HTPL1 0,672

HTPL2 0,715

HTPL3 0,632

HTPL4 0,625

HTPL5 0,702

Môi trường đầu tư (MTĐT) 0,789

MTĐT1 0,606

MTĐT1 0,613

MTĐT1 0,714

MTĐT1 0,576

Hệ thống thể chế (HTTC) 0,801

HTTC1 0,610

HTTC2 0,689

HTTC3 0,613

HTTC4 0,541

Chi phí không chính thức

(CPKCT) 0,842

CPKCT1 0,739

CPKCT2 0,691

CPKCT3 0,702

CPKCT4 0,615

CPKCT5 0,612

Biến phụ thuộc nhân tố cản trở

(NTCT) 0,882

NTCT1 0,744

NTCT2 0,720

NTCT3 0,658

NTCT4 0,873

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

342

Qua bảng 3 cho thấy rằng các hệ số đều lớn hơn 0.6 và tất cả các biến quan

sát cho các biến trong mô hình gồm cả biến độc lập và biến phụ thuộc đều có hệ

số tương quan biến tin cậy. Ngoài ra khi phân tích độ tin cậy tổng hợp và phương

sai trích cho thấy các hệ số tin cậy tổng hợp đều lớn hơn 0.7 và phương sai trích

các nhân tố đều lớn hơn 0.5. Như vậy có thể kh ng định được các thang đo đạt

tính tin cậy cần thiết.

4.3. Kết quả phân tích nhân tố khám phá

Bảng 4. Kiểm định KMO và Bartlett

KMO and Bartlett’s Test

Kaiser- Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy 0,852

Bartlett‟s Test of Sphericity Approx. Chi-Square 2363.393

Df 253

Sig. .000

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả

Theo Hair & ctg (2006) thì phân tích nhân tố là thích hợp khi chỉ số KMO

nằm vào khoản từ 0.5 đến 1.0 và kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết: “H0: Độ

tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể”. Nếu kiểm định

này có ý nghĩa trong thống kê (Sig ≤ 0,05) thì các biến quan sát có tương quan

với nhau trong tổng thế.

Hệ số tải nhân tố (Factor loading) là chỉ tiêu để đảm bảo mức ý nghĩa thiết

thực của EFA. Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu, factor loading

> 0,4 được xem là quan trọng, factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực

tiễn. Theo Hair & ctg (2006) cũng cho rằng: nếu chọn tiêu chuẩn factor loading >

0,3 thì cỡ mẫu tối thiểu phải là 350, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu

chuẩn factor loading > 0,55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì factor loading > 0,75 là

đạt yêu cầu. Như vậy với việc 228 mẫu của nghiên cứu thì áp dụng tiêu chuẩn

Factor loading > 0,55 để các biến quan sát đạt ý nghĩa thực tiễn.

Với kết quả ở Bảng 3 cho thấy chỉ số KMO là 0,852 thuộc khoảng từ 0,5

đến 1,0 là đạt yêu cầu, cho thấy việc phân tích nhân tố là thích hợp và mức ý

nghĩa sig. là .000 nhỏ hơn 0,05 là đạt yêu cầu ý nghĩa thống kê.

343

4.4. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính

Kiểm định hệ số tƣơng quan (r)

Bước quan trọng cần thực hiện trước khi phân tích hồi quy tuyến tính bội là

cần xem xét các mối tương quan tuyến tính giữa tất cả các biến bằng cách sử

dụng hệ số tương quan Pearson r. Hệ số tương quan r cho biết hướng tương quan

( thuận chiều hay ngược chiều) cũng như độ lớn của tương quan tuyến tính giữa

hai biến. Hệ số r nếu có giá trị từ -1 đến +1 và giá trị của nó càng gần hai số trên

thì tương quan giữa hai biến càng mạnh. Giá trị của r càng gần 0 thì tương quan

càng yếu.

Kết quả của hệ số tương quan được phản ánh ở bảng 4. Ma trận hệ số tương

quan giữa các biến.

Bảng 5. Ma trận hệ số tƣơng quan giữa các biến

Correlations

HNKT CPKCT HTTC HTPL MTDT NTCT

HNKT Pearson

Correlation

1 .359**

.377**

.428**

.407**

.567**

Sig. (2- tailed) .000 .000 .000 .000 .000

N 228 228 228 228 228

CPKCT Pearson

Correlation

1 .164* .119 .298**

.447**

Sig. (2- tailed) .013 .074 .000 .000

N 228 228 228 228

HTTC Pearson

Correlation

1 .295**

.175**

.406**

Sig. (2- tailed) .000 .008 .000

N 228 228 228

HTPL Pearson

Correlation

1 .429**

.455**

Sig. (2- tailed) .000 .000

N 228 228

MTĐT Pearson

Correlation

1 .462**

Sig. (2- tailed) .000

N 228

NTCT Pearson

Correlation

1

Sig. (2- tailed)

N 228

Nguồn: Kết quả phân tích thông qua phần mềm SPSS 20.0

344

Qua bảng 5. Ma trận hệ số tương quan cho thấy rằng hệ số tương quan giữa

“nhân tố cản trở” với các biến như sau: với biến “ Hội nhập kinh tế” ( Pearson =

0,567), biến “Chi phí không chính thức” (Pearson = 0,447), biến “Hệ thống thể

chế” (Pearson = 0,406), biến độc lập “ hệ thống pháp luật” (Pearson = 0,455),

biến “môi trường đầu tư” ( Pearson = 0,462). Do vậy bước đầu có thể kết luận

rằng các biến độc lập có thể đưa vào mô hình để giải thích cho các yếu tố cản trở

đến sự phát triển của khối kinh tế tư nhân gồm 5 biến độc lập là phù hợp.

Phân tích hồi quy

Kết quả kiểm định hồi quy tuyến tính được thể hiện qua bảng 6 như sau:

Bảng 6. Kết quả kiểm định hồi quy tuyến tính

Model R R Square Adjusted R

Square

Std. Error

of the

Estimate

Durbin-

Watson

1 .705a .497 .486 .63049 2.013

a. Predictor: (Constant), HNKT, HTTC, HTPL, MTĐT, CPKCT

b. Dependent Variable: NTCT

Model

Unstandardize

Coefficients

Standardize

Coefficients t Sig.

Collinearrity

Statistics

B Std.

Error Beta Tolerance VIF

(Constant) -.895 .302 -

2.967

.003

HNKT .370 .085 .259 4.369 .000 .644 1.552

CPKCT .284 .059 .251 4.871 .000 .833 1.201

HTTC .225 .065 .182 3.489 .001 .834 1.199

HTPL .222 .067 .188 3.329 .001 .712 1.405

MTDT .196 .065 .169 3.026 .003 .724 1.382

c. Dependent Variable: NTCT

Kết quả trên cho thấy hệ số R2 điều chỉnh có giá trị là 0,497. Điều này có ý

nghĩa rằng mô hình nghiên cứu giải thích được 49,7% sự biến thiên của biến phụ

thuộc bằng các biến độc lập trong mô hình. Hệ số VIF (Variance Inflation

Factor) của các nhân tố độc lập trong mô hình đều có giá trị thấp và nhỏ hơn 2.2

(từ 1.199 đến 1.552). Điều này cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến giữa

345

các biến độc lập trong mô hình (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Ngoài ra hệ số Sig.

của các hệ số nhân tố độc lập trong mô hình đều nhỏ hơn 0,05. Do đó toàn bộ 5

nhân tố đều ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.

Mô hình hồi quy chuẩn hóa thể hiện mối quan hệ tuyến tính giản đơn giữa

các biến như sau:

NTCT= 0,259*HNKT+ 0,251*CPKCT+ 0,182* HTTC+ 0,188* HTPL+

0,169* MTĐT

Trong đó biến “Hội nhập kinh tế” với hệ số Beta là 0,259 với mức ý nghĩa

thống kê đạt cao > 99,99% khi mà chỉ số Sig. đạt 0,000; Tương tự biến “ Chi phí

không chính thức” với hệ số Beta là 0,251 với mức ý nghĩa thống kê Sig. có giá

trị là 0,000. Tiếp đến là các biến “ Hệ thống pháp luật” với hệ số Beta là 0,188 và

mức ý nghĩa thống kê Sig. là 0,001, biến “ Hệ thống thể chế” với 2 giá trị Beta và

Sig. lần lượt là 0,182 và 0,001. Cuối cùng là biến “ Môi trường đầu tư” với giá trị

Beta là 0,169 có mức ý nghĩa thống kê Sig. là 0,003.

Kết quả nghiên cứu này cho thấy rằng nhân tố cản trở sự phát triển mạnh

nhất của kinh tế tư nhân đó là hoạt động hội nhập kinh tế, tiếp đến là các chi

phí không chính thức trong quá trình hoạt động kinh doanh, hệ thống pháp

luật, hệ thống thể chế và môi trường đầu tư cũng là những rào cản lớn đối với

các doanh nghiệp tư nhân.

5. Kiến nghị

Tác giả đưa ra những kiến nghị theo năm nhân tố, nhằm giúp các doanh

nghiệp khối kinh tế tư nhân thuận lợi hơn trong hoạt động của mình.

Nhân tố hội nhập kinh tế

- Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước

+ Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) cần nhanh chóng

hoàn thành các thủ tục cần thiết cũng như gấp rút hoàn thành việc đàm phán các

hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó tập trung các FTA như: RCEP

(ASEAN +6), Viet Nam - EU, Viet Nam - EFTA sẽ giúp cho doanh nghiệp cơ hội

kinh doanh tốt hơn.

+ Bộ Giáo dục: để đáp ứng nền kinh tế hội nhập thì nguồn lực con người phải

phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Bộ Giáo dục cần ban hành chuẩn đầu

ra theo tiêu chí của các nước hiện đại trên thế giới để đảm bảo sự hỗ trợ tốt nhất cho

các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khối kinh tế tư nhân nói riêng.

- Đối với các doanh nghiệp khối kinh tế tư nhân

Cần nâng cao nhận thức về những ích lợi mang lại của việc hội nhập kinh

tế đối với khu vực kinh tế tư nhân.

346

Nhân tố hệ thống thể chế

Nhà nước cần đổi mới và hoàn thiện thể chế ở Việt Nam trong thời gian tới,

phải gắn liền với đổi mới tư duy về mô hình tăng trưởng kinh tế cũng như vai trò

của các khu vực kinh tế trong sự tăng trưởng.

Cần đổi mới tư duy về vai trò của Nhà nước trong sự phát triển của kinh tế

- xã hội, nên chuyển từ mô hình “ Nhà nước quản lý” sang mô hình “ Nhà nước

kiến tạo” để tạo môi trường cạnh tranh bình đ ng theo cơ chế thị trường, tạo điều

kiện để mọi nguồn lực của quốc gia đều được phân bố đồng đều giữa các khu

vực kinh tế.

Cần tiếp tục đổi mới tư duy về vị trí, vai trò của các thành phần kinh tế, cần

nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế tư nhân trong sự phát triển của đất nước.

Bên cạnh đó, cần phân định rõ hơn chức năng, vai trò của khu vực kinh tế

Nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân. Việc xác định “ kinh tế nhà nước giữ vai

trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế” không

có nghĩa là phân biệt giữa vai trò của kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân.

Cần xóa bỏ nhận thức về chế độ sở hữu và phân chia các thành phần kinh

tế. Cách phân chia thành phần kinh tế đã dẫn đến việc phân biệt đối xử giữa các

thành phần kinh tế và không còn phù hợp với thực tiễn và tiến trình hội nhập

quốc tế.

Nhân tố chi phí không chính thức

- Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Nhà nước cần xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực của người có chức vụ,

quyền hạn trong các cơ quan, ban, ngành còn nhiều sơ hở, chưa cụ thể, cùng với

việc thiếu kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực trên thực tế dẫn tới tình

trạng lạm quyền để trục lợi cá nhân, cấu kết “sân sau”, “lợi ích nhóm”... Thực

tiễn thế giới cho thấy, quyền lực nếu không được kiểm soát chặt chẽ, tất yếu dẫn

đến tha hóa quyền lực và là nguyên nhân gốc rễ của tham nhũng. Vì vậy, trong

thời gian tới, rất cần xóa bỏ sự mặc định sống chung với tham nhũng nói chung

và chấp nhận các chi phí không chính thức nói riêng, các cơ quan chức năng cần

cụ thể hóa quy định về kiểm soát quyền lực đã được hiến định...

Ngoài ra, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục sửa đổi thể chế

chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho DN và đáp ứng thông lệ quốc tế; tổng

kết, đánh giá thực hiện Luật Quản lý thuế, từ đó nghiên cứu đề xuất sửa đổi theo

hướng bảo đảm thống nhất, đồng bộ với mục tiêu đổi mới cơ chế quản lý thuế

theo hướng hiện đại, dựa trên quản lý rủi ro; tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành

347

chính, tăng cường công khai minh bạch, sử dụng công nghệ thông tin đồng bộ và

toàn diện trong giải quyết thủ tục hành chính và kết nối với hệ thống thông tin

của các bộ, ngành.

Bên cạnh đó các cơ quan chức năng và Chính phủ cần có biện pháp quyết

liệt và hiệu quả hơn nhằm rà soát lại các lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình

để kiên quyết loại bỏ các khoản phí ngầm, các khoản thu không đúng chế độ để

tạo dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi cho DN ổn định và phát triển,

trước mắt tập trung vào những khâu, lĩnh vực có nguy cơ cao như kiểm tra thuế,

thanh tra thuế và kê khai, quyết toán thuế, hoàn thuế... Đồng thời, việc giảm

thanh tra, kiểm tra cần sự vào cuộc của các ngành.

- Đối với các DN tư nhân

Bản thân mỗi DN cũng cần kiên quyết hơn trước tình trạng nhũng nhiễu

của một số cán bộ công chức, cũng như cần thay đổi tư duy về chi phí “bôi trơn”

nhằm đạt được mục đích của mình.

Nhân tố môi trƣờng đầu tƣ và hệ thống pháp luật

Nhà nước cần ban hành nhiều văn bản, chính sách liên quan nhằm tháo gỡ

khó khăn, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân phát triển. Cần thiết phải ban hành

các Chương trình hành động để hiện thực hóa mục tiêu KTTN trở thành động lực

quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như nghị

quyết số 10-NQ/TW ban hành ngày 3-6-2017.

Cần thiết xây dựng các chính sách đặc thù khuyến khích KTTN đầu tư

vào các lĩnh vực đặc biệt như nông nghiệp, nông thôn. Quản lý quỹ tài trợ

cạnh tranh doanh nghiệp và xây dựng cơ chế kiểm soát việc thực hiện các

thủ tục hành chính dành cho KTTN.

6. Kết luận

Hội nghị Trung ương 5 đã xác định thêm một bước về vai trò, vị trí kinh tế

tư nhân, thay đổi cơ bản về tư duy và mở ra bước phát triển mới cho khu vực

kinh tế này. Định hướng nhận diện các vấn đề còn tồn tại trong việc cản trở sự

phát triển của KTTN để từ đó đưa ra các kiến nghị kịp thời đang là vấn đề được

Nhà nước quan tâm. Trong khuôn khổ bài viết này kiến nghị một số vấn đề liên

quan đến hội nhập kinh tế, kiểm soát chi phí không chính thức, tạo môi trường

đầu tư, hành lang pháp lý thuận lợi cũng như thể chế phù hợp để tạo điều kiện

cho kinh tế tư nhân phát triển, xứng đáng là động lực quan trọng của nền kinh tế

thị trường.

348

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abdulkadir Madawaki.,2012, A Study of Special Economic Zone

Transformation, International Journal of Businesss, Vol. 7, No. 3.

2. Akerlof Paul, 1996, The Individual economics, MIT Press.

3. PGS.TS. Nguyễn Trọng Hoài, ThS. Huỳnh Thanh Điền, 2011, Phát triển

khu vực kinh tế tư nhân - Tiếp cận các giải pháp giảm thiếu tác động lấn

át và nâng cao tác động hỗ trợ, Tạp chí Phát triển kinh tế - ĐH Kinh tế

TP.HCM.

4. TS. Nguyễn Thị Minh Huệ, Ths. Tăng Thị Thanh Phúc, 2012, Giải pháp nào

cho các doanh nghiệp khu vực tư nhân ở Việt Nam trong thời kỳ suy thoái

kinh tế - Góc nhìn từ nguồn vốn tín dụng ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.

5. Shelby D. Hunt, 2000, A general theory of competition: Resource,

competences, economic growth, Sage publication, Inc.

6. Nguyễn Đình Luận, 2015, Vai trò của kinh tế tư nhân với tăng trưởng kinh tế

của Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 25, Trang 35-42.

7. PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn, 2017, Phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở

Việt Nam: Những rào cản và giải pháp khắc phục, Đại học Kinh tế - Đại

học Quốc gia Hà Nội.

8. Sheridan J. Coakes, 2017, Analysis Without Anguish with SPSS V20

9. Ths. Lưu Thị Thái Tâm, 2007, Thực trạng và giái pháp phát triển kinh tế

tư nhân tỉnh An Giang, Trường Đại học Kinh Tế Tp Hồ Chí Minh.

10. Tổng Cục Thống kê, 2017.

11. Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, 2017, Phát triển kinh tế tư

nhân, NXB Thống kê.

349

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC THÖC ĐẨY PHÁT TRIỂN DOANH

NGHIỆP TRONG KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM

ThS. Hồ Thị Mai Sương

Trường Đại học Thương mại

Tóm tắt

Chú trọng phát triển khu vực kinh tế tư nhân đã được Đảng và Nhà nước

quan tâm từ giai đoạn đổi mới với chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành

phần và hiện nay là phát triển kinh tế thị trường. Hiện nay, khu vực tư nhân đã

đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, sự

phát triển mạnh mẽ của kinh tế tư nhân đã tạo thêm nhiều việc làm, thu hút lao

động. Tuy nhiên, chất lượng lao động trong khu vực này còn thấp. Bài viết tập

trung phân tích thực trạng và các rào cản liên quan đến lao động và đưa ra các

giải pháp đào tạo nguồn nhân lực thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam

hiện nay.

Từ khóa: Doanh nghiệp ngoài Nhà nước, khu vực tư nhân, lao động, nhân

lực, rào cản

1. Đặt vấn đề

Ở Việt Nam, khái niệm kinh tế tư nhân được sử dụng chính thức từ Nghị

quyết Trung ương 6 (khóa VI) tháng 3 năm 1989, trong đó có kinh tế cá thể, tiểu

chủ và tư bản tư nhân (các loại hình kinh tế này được coi là các hình thức của

kinh tế tư nhân). Đến Đại hội Đảng VII, kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản

tư nhân được coi là hai thành phần kinh tế hợp thành của kinh tế tư nhân. (Đặng

Thị Lan, 2017)

Hiện nay, khái niệm kinh tế tư nhân ở Việt Nam được đưa ra dưới nhiều

cách tiếp cận khác nhau. Theo quan điểm của Đảng tại Hội nghị Trung ương 5

(khóa IX) tháng 3 năm 2002, “kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và

kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại

hình doanh nghiệp của tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước.”

Khu vực kinh tế tư nhân đang từng bước tăng về số lượng và đa dạng loại

hình doanh nghiệp. Số doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh liên tục tăng

nhanh. Theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp thực tế hoạt động tại thời điểm

350

31/12/2015 là 442,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 10% so với năm 2014, trong đó

doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 10,2%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài tăng 8,1%; riêng doanh nghiệp Nhà nước giảm 7% do cổ phần hóa

các doanh nghiệp khu vực này. Lao động làm việc trong toàn bộ khu vực doanh

nghiệp tăng 5,9% trong cùng thời điểm trên, trong đó lao động trong doanh

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 9,4%; lao động trong khu vực

doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 7,9%; lao động trong doanh nghiệp Nhà nước

giảm mạnh ở mức 10,8%. (Niên giám thống kê 2016). Từ các số liệu khái quát

trên chúng ta cũng có thể thấy được sự tăng lên của các doanh nghiệp ở khu vực

tư nhân sẽ dẫn đến sự tăng lên về nhu cầu lao động ở khu vực này. Đây là một

vai trò hết sức quan trọng mà khu vực tư nhân tạo ra trong quá trình phát triển

kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, chất lượng lao động trong khu vực kinh tế tư nhân

hiện nay ở Việt Nam đang ở mức thấp. Theo báo cáo của Viện Khoa học Lao

động và Xã hội, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ trong khu vực

tư nhân chiếm tỷ lệ thấp, khoảng 43,03%. Đồng thời, tổng số việc làm trong khu

vực tư nhân chiếm tỷ lệ cao nhưng năng suất lao động lại ở mức độ thấp hơn so

với toàn bộ nền kinh tế. Điều này đã trở thành một rào cản lớn trong sự phát triển

của các doanh nghiệp nói riêng và cả khu vực kinh tế tư nhân nói chung. Do đó,

để thúc đẩy phát triển cho các doanh nghiệp ở khu vực tư nhân, cần có các giải

pháp đồng bộ để khắc phục các rào cản này, đặc biệt là vấn đề đào tạo nguồn

nhân lực.

2. Thực trạng nguồn lao động ở khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam

hiện nay

Trong giai đoạn 2012 - 2016, số lượng lao động phân theo khu vực kinh tế

có sự thay đổi theo xu hướng tăng trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, khu

vực có vốn đầu tư nước ngoài và giảm ở khu vực kinh tế Nhà nước. Tỷ trọng lao

động trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước là lớn nhất.

351

Bảng 1. Lao động trên 15 tuổi đang làm việc hàng năm theo ngành kinh tế

Tổng số Kinh tế

Nhà nƣớc

Kinh tế

ngoài Nhà

nƣớc

Khu vực có

vốn đầu tƣ

nƣớc ngoài

Tổng số (Nghìn người)

2012 51.422,40 5.353,70 44.365,40 1.703,30

2013 52.207,80 5.330,40 45.091,70 1.785,70

2014 52.744,50 5.473,50 45.214,40 2.056,60

2015 52.840,00 5.185,90 45.450,90 2.203,20

Sơ bộ 2016 53.302,80 5.234,20 45.741,40 2.327,20

Cơ cấu (%)

2012 100 10,4 86,3 3,3

2013 100 10,2 86,4 3,4

2014 100 10,4 85,7 3,9

2015 100 9,8 86 4,2

Sơ bộ 2016 100 9,8 85,8 4,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Xét về số lượng lao động giai đoạn 2012 - 2015, khu vực kinh tế nhà nước

có xu hướng giảm từ 5.353,70 nghìn người năm 2012 xuống còn 5.234,20 nghìn

người năm 2015, giảm 2,23%. Khu vực kinh tế ngoài nhà nước, số lượng lao

động có xu hướng tăng lên, nếu năm 2012 số lao động là 44.365,40 nghìn người

thì đến năm 2015 tăng lên đến 45.741,40 nghìn người, tăng 3,1%. Đối với khu

vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, số lượng lao động cũng tăng lên, giai đoạn

2012 - 2015, lượng lao động tăng lên từ 1.703,30 nghìn người đến 2.327,20

nghìn người. Nguyên nhân chính là do khu vực kinh tế tư nhân đang ngày càng

phát triển dưới nhiều hình thức bao gồm các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể.

Đồng thời, trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay, sự

phát triển của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là xu hướng tất yếu, các loại

hình doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài phát triển ở

Việt Nam kéo theo nhu cầu về sử dụng lao động ở trong các loại hình doanh

nghiệp này tăng lên.

352

Xét về cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế, năm 2012, khu vực kinh tế

ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất với 86,3%, khu vực kinh tế nhà nước

chiếm 10,4% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 3,3%. Đến năm 2015, tỷ

trọng này vẫn không biến động nhiều, khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn chiếm

tỷ trọng lớn nhất với 85,8%, tiếp theo là khu vực kinh tế nhà nước với 9,8% và

khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 4,4%.

Như vậy, vai trò của khu vực tư nhân trong phát triển kinh tế xã hội là hết

sức quan trọng, đặc biệt trong việc thu hút lao động. Do đó, với chủ trương chính

sách của Đảng và Nhà nước, chúng ta sẽ tiếp tục thúc đẩy phát triển của khu vực

tư nhân bằng cách tạo môi trường thuận lợi cho khu vực tư nhân phát triển; hỗ

trợ về đào tạo nhân lực; nâng cao trình độ của người lao động đáp ứng nhu cầu

phát triển của khu vực tư nhân.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến nhu cầu sử dụng lao động trong

khu vực tư nhân tăng lên là do số lượng các doanh nghiệp trong khu vực này

tăng. Theo loại hình doanh nghiệp, số lượng các doanh nghiệp hoạt động theo

hình thức các công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) và các công ty cổ phần

(CP) ngày càng chiếm tỷ lệ cao.

Bảng 2. Tỷ trọng doanh nghiệp và tỷ trọng lao động theo loại hình doanh nghiệp

Nguồn: Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2016, VCCI

Nếu năm 2007, Việt Nam chỉ có 52,08% doanh nghiệp là Công ty TNHH

đang hoạt động thì đến năm 2015, loại hình doanh nghiệp này đã chiếm đa số với

65,04% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Tương tự, tỷ trọng

353

của các doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức các công ty cổ phần tăng từ

15,06% năm 2007 lên 20,70% năm 2015.

Theo Tổng cục thống kê, năm 2016, số doanh nghiệp thành lập mới đạt

mức kỷ lục với 110,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 16,2% so với năm 2015; Tổng số

lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong năm 2016 là 1.268

nghìn người, bằng 86,1% năm 2015. (Niên giám thống kê 2016).

Đối với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước, thì tỷ trọng số

lượng doanh nghiệp giảm xuống. Trong những năm qua, Việt Nam thực hiện

chính sách sắp xếp và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, do đó số lượng

các doanh nghiệp Nhà nước đã liên tục giảm trong giai đoạn 2007-2015, từ 3.494

doanh nghiệp xuống còn 2.835 doanh nghiệp. Đối với loại hình doanh nghiệp tư

nhân, mặc dù số lượng doanh nghiệp vẫn tăng từ hơn 40 nghìn doanh nghiệp

năm 2007 lên gần 48 nghìn doanh nghiệp năm 2015, tuy nhiên tỷ trọng của loại

hình doanh nghiệp này đã giảm mạnh, từ 27,14% năm 2007 xuống chỉ còn

10,79% năm 2015. Như vậy, giai đoạn 2007 – 2015 đã thể hiện rõ sự chuyển

biến về mô hình hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam, trong đó, có sự

phát triển mạnh mẽ của các mô hình doanh nghiệp quản trị hiện đại thông qua

các hình thức Công ty TNHH và Công ty Cổ phần đã thay thế dần mô hình quản

trị truyền thống theo kiểu gia đình dưới hình thức công ty tư nhân. Đây là sự thay

đổi hết sức cần thiết trong điều kiện hội nhập nhằm nâng cao tính cạnh tranh của

các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài. Sự phát triển của

công ty hợp danh cũng là một xu hướng trong điều kiện hội nhập như ngày nay.

Nếu năm 2007, Việt Nam có 53 công ty hợp danh thì đến năm 2015 có 591 công

ty, số lượng công ty có vốn đầu tư nước ngoài gồm công ty liên doanh và công ty

100% vốn nước ngoài đã tăng khoảng 2,2 lần trong giai đoạn 2007 – 2015. Mặc

dù số lượng chưa lớn nhưng cũng phần nào thấy được sự chuyển biến tích cực

nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập của Việt Nam hiện nay.

Chính sự thay đổi số lượng cũng như loại hình doanh nghiệp hiện nay đã

kéo theo sự thay đổi về lao động. Do các doanh nghiệp theo mô hình công ty

TNHH và công ty CP tăng nên số lượng lao động cũng tăng lên ở hai loại hình

doanh nghiệp này. Cụ thể, năm 2007, lao động làm việc trong các công ty TNHH

là 1,94 triệu lao động, chiếm 26,82% thì đến năm 2015, số lượng lao động là 4,1

triệu người chiếm 31,92%. Tỷ trọng lao động trong các công ty Cổ phần đã tăng

từ 18,38% năm 2007 lên 24,38% năm 2015. Trong khi đó, lao động tại các doanh

nghiệp nhà nước đã giảm cả về số lượng lẫn tỷ trọng, từ 1,76 triệu lao động,

chiếm 24,38% năm 2007 xuống còn 1,37 triệu lao động, chiếm 10,67%.

354

Về hình thức sở hữu, các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước ngày càng

tăng về số lượng và tỷ trọng. Doanh nghiệp ngoài nhà nước năm 2007 chỉ có

khoảng 140.627 doanh nghiệp, chiếm 94,33% tổng số doanh nghiệp cả nước, thì

đến năm 2015, theo ước tính của Tổng cục Thống kê, đã có 427.709 doanh

nghiệp ngoài nhà nước, tăng 3 lần và chiếm 96,66%. Đối với các doanh nghiệp

FDI số lượng doanh nghiệp tăng từ gần 5 nghìn doanh nghiệp năm 2007 lên gần

12 nghìn doanh nghiệp năm 2015, nhưng tỷ trọng loại hình doanh nghiệp này

luôn có xu hướng giảm dần, từ 3,33% năm 2007 xuống chỉ còn 2,70% năm 2015.

Còn về doanh nghiệp nhà nước, đã giảm mạnh cả về số lượng và tỷ trọng trong

nền kinh tế, từ 3.494 doanh nghiệp, chiếm 2,34% năm 2007 xuống còn khoảng

2.835 doanh nghiệp, chiếm 0,64% năm 2015.

Bảng 3. Tỷ trọng doanh nghiệp và tỷ trọng lao động theo hình thức sở hữu

Nguồn: Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2016, VCCI

Cùng với sự thay đổi về số lượng doanh nghiệp, trong giai đoạn 2007-

2015, lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước không chỉ giảm về tỷ trọng

(từ 24,38% xuống 10,67%) mà số lượng tuyệt đối cũng giảm (từ 1,76 triệu xuống

1,37 triệu), trong khi lao động trong khu vực ngoài nhà nước tăng mạnh cả về số

lượng tuyệt đối (từ 3,78 triệu lên 7,71 triệu) và tỷ trọng (từ 52,31% lên 59,99%).

Đối với khu vực doanh nghiệp FDI, lao động cũng tăng cả về số lượng và

tỷ trọng, đặc biệt trong giai đoạn 2012-2015. Nếu trong giai đoạn 2007-2011, tỷ

trọng về lao động của khu vực doanh nghiệp này luôn chiếm khoảng 23%, thì

đến năm 2015 đã tăng lên khoảng 29,34%. Nguyên nhân của thực trạng này là do

giai đoạn 2012-2015 có nhiều tập đoàn lớn đã và tiếp tục đầu tư vào Việt Nam.

Năm 2015, ước tính, tỷ trọng lao động trong khu vực ngoài nhà nước đã chiếm

355

đến 59,99%, tiếp đến là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với

29,34%, trong khi khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 10,67%.

3. Những rào cản về nguồn nhân lực đối với sự phát triển của các

doanh nghiệp khu vực tƣ nhân

Số lượng các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân trong thời gian qua đã

tăng lên nhanh chóng, góp phần tăng trưởng việc làm và thu hút lao động. Tuy

nhiên, rào cản đối với các doanh nghiệp hiện nay chính là chất lượng lao động

vẫn ở mức thấp.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp

Trong giai đoạn 2007-2016, tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật

(CMKT) có xu hướng tăng lên nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng lực lượng lao

động (LLLĐ).

Bảng 4. Quy mô và tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ theo

trình độ chuyên môn kỹ thuật, 2007-2016

Năm 2007 2010 2014 2015 2016

Tốc độ tăng

(%/năm)

2016 so

với 2015

2007-

2016

1. Quy mô (triệu người) 8,18 7,44 9,99 10,96 11,39 3,98 3,88

2. Tỷ lệ so với tổng

LLLĐ (%)

17,37 14,63 18,59 20,29 20,92

2.1. Sơ cấp nghề 3,89 1,89 2,87 3,27 3,19 -1,47 -0,42

2.2. Trung cấp 6,83 5,12 5,31 5,39 5,31 -0,63 -1,14

2.3. Cao đ ng 1,91 1,97 2,64 3,01 3,19 6,8 7,88

2.4. Đại học, trên ĐH 4,74 5,65 7,76 8,62 9,23 7,95 9,81

Nguồn: Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2017

Năm 2007, cả nước có khoảng 8,18 triệu lao động có trình độ chuyên môn

kỹ thuật chiếm 17,37% tổng lực lượng lao động. Đến năm 2016, lao động có

CMKT tăng lên 3,88% với 11,39 triệu người, chiếm 20,92% tổng LLLĐ.

Xét về trình độ đào tạo, năm 2016, lao động có trình độ sơ cấp nghề và cao

đ ng tương đương nhau chiếm 3,19%; trung cấp chiếm 5,31% và đại học, trên

ĐH chiếm 9,23%. Trong giai đoạn 2007 – 2016, lao động có trình độ sơ cấp

nghề giảm 0,42%, trung cấp giảm 1,14%; trong khi đó trình độ đại học, trên ĐH

356

và cao đ ng có xu hướng tăng lên tương ứng là 9,81% và 7,88%. Điều này đã

phản ánh được thực tế tình trạng thiếu kỹ sư thực hành và công nhân kỹ thuật bậc

trung và cao trong nền kinh tế.

Theo Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2017), xét theo khu vực kinh tế,

năm 2016, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ của khu vực tập thể là

23,57%; khu vực tư nhân là 43,03%; khu vực DNNN là 32,08%. Trong khu vực tư

nhân, doanh nghiệp FDI có tỷ lệ lao động có trình độ CMKT chiếm 21,01%, khu

vực hộ cá nhân (4,01%) và cơ sở kinh doanh cá thể (14,57%). Như vậy, tỷ lệ lao

động có trình độ CMKT của khu vực tư nhân cũng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng lực

lượng lao động.

Năng suất lao động các doanh nghiệp khu vực tư nhân còn thấp

Trong giai đoạn 2007-2015, khu vực FDI có năng suất lao động cao nhất,

nhưng mức độ tăng trưởng NSLĐ lại thấp và khu vực ngoài Nhà nước có NSLĐ

thấp nhất.

Bảng 5. Năng suất lao động theo giá so sánh 2010 theo thành phần kinh tế,

2007 -2015

ĐVT: triệu đồng/lao động

Tổng số NSLĐ giá hiện hành

(triệu đồng/lao động) Tốc độ tăng NSLĐ (%)

Nhà nước Ngoài

nhà nước

FDI Nhà

nước

Ngoài nhà

nước

FDI

2007 88,3 15,4 135,4 4,4 3,5 -4,3

2008 112,0 19,3 166,2 2,9 3,0 -0,6

2009 124,6 21,1 205,5 4,4 2,8 16,5

2010 141,4 25,0 221,1 3,3 4,5 -4,6

2011 173,0 31,6 295,1 1,6 4,5 8,0

2012 197,4 36,1 344,6 3,6 2,6 5,2

2013 216,5 38,4 392,4 5,3 3,7 1,8

2014 229,3 41,8 384,7 2,1 6,0 -6,9

2015 258,9 44,5 368,0 10,5 5,7 2,0

2007 - 2011 3,3 3,7 12,3

2012 – 2015 5,4 4,5 3,0

2007 – 2015 4,2 4,0 6,7

Nguồn: Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2017

357

Trong năm 2015, khu vực FDI có NSLĐ đạt 368 triệu đồng/lao động (theo

giá hiện hành) cao gấp 1,4 lần so với khu vực Nhà nước (258,9 triệu đồng/lao

động) và 8,3 lần khu vực ngoài nhà nước (44,5 triệu đồng/lao động). Nguyên

nhân là do các doanh nghiệp FDI có công nghệ sản xuất, trình độ quản lý và quy

mô doanh nghiệp lớn hơn các doanh nghiệp ở khu vực khác.

Tuy nhiên, trong giai đoạn 2007-2015, tốc độ tăng trưởng NSLĐ của khu

vực FDI lại thấp và tăng giảm không đều. Năm 2013, NSLĐ khu vực FDI chỉ

tăng 1,8% so với năm 2012 và giảm mạnh vào năm 2014 với 6,9%. Đến năm

2015, NSLĐ khu vực này tăng 2% so với năm 2014. Giai đoạn 2007-2011, tốc

độ tăng trưởng NSLĐ trong các doanh nghiệp FDI là 12,3%/ năm thì đến giai

đoạn 2012 - 2015 lại giảm đi chỉ còn 3%/ năm.

Đối với khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, NSLĐ thấp nhất trong các khu

vực kinh tế. Năm 2015, mặc dù chiếm 86% tổng số việc làm trong nền kinh tế

nhưng năng suất lao động chỉ đạt 44,5 triệu đồng/ lao động, so với khu vực Nhà

nước là 258,9 triệu đồng/lao động và khu vực FDI là 368 triệu đồng/ lao động.

Giai đoạn 2012-2015, tốc độ tăng NSLĐ tăng lên so với giai đoạn 2007-2011

nhưng khoảng cách vẫn lớn so với hai khu vực kinh tế còn lại. Nguyên nhân của

vấn đề này là do khu vực ngoài Nhà nước chủ yếu tạo việc làm từ hoạt động kinh

tế phi chính thức, quy mô nhỏ và công nghệ thủ công.

Nguyên nhân chính của những tồn tại này là do cơ chế, chính sách liên

quan đến đào tạo nhân lực chưa thực sự hiệu quả. Như vậy, để thúc đẩy phát

triển khu vực kinh tế tư nhân, chúng ta cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân

lực. Các giải pháp sẽ xuất phát từ các cơ quan quản lý nhà nước đến các cơ sở

giáo dục đào tạo.

4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực thúc đẩy phát triển kinh tế tƣ

nhân ở Việt Nam hiện nay

Để tháo gỡ được các rào cản về nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp

trong khu vực kinh tế tư nhân, cần phải có các giải pháp đồng bộ từ các cơ quan

quản lý nhà nước, các cơ sở giáo dục – đào tạo và các doanh nghiệp.

4.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

+ Hoàn thiện các văn bản pháp luật, các chính sách hỗ trợ đổi mới toàn

diện giáo dục đại học cũng như giáo dục nghề nghiệp như cơ chế tài chính, cơ

chế chính sách phát triển đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất.

358

+ Rà soát, đánh giá và quy hoạch mạng lưới các trường đại học, giáo dục

nghề nghiệp trên cả nước theo hướng từng bước đáp ứng tiêu chuẩn khu vực và

thế giới.

+ Thúc đẩy đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển các trung tâm ứng

dụng như trung tâm dữ liệu quốc gia, hệ thống thư viện điện tử.

+ Phát triển đào tạo giáo dục đại học và đào tạo nghề theo nhu cầu của xã

hội bằng cách đổi mới chương trình đào tạo; cơ sở vật chất; nâng cao trình độ

của giảng viên và giáo viên; thúc đẩy liên kết đào tạo với doanh nghiệp;…

+ Có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư trong và

ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực giáo dục – đào tạo. Thúc đẩy hội nhập kinh tế

quốc tế trong đào tạo lao động, đảm bảo các yêu cầu của hội nhập quốc tế như

khung chứng chỉ nghề khu vực, thế giới; khung chương trình đào tạo quốc tế,…

+ Chú trọng đầu tư cho đào tạo ngành nghề ở nông thôn, đặc biệt các nghề

thủ công, đặc biệt là ở các làng nghề truyền thống. Theo đó, đào tạo nghề cho 3

đối tượng như sau: Đào tạo cho lao động phổ thông chưa biết nghề; Đào tạo kiến

thức, kỹ năng mới cho những người biết nghề nhưng tay nghề chưa đủ mức để

thành thợ giỏi; Đào tạo nâng cao kiến thức khoa học, công nghệ cho nghệ nhân.

Ngoài ra, bên cạnh đào tạo tay nghề thì cần phải bồi dưỡng về kiến thức văn hóa,

thẩm mỹ để nâng cao khả năng sáng tạo trong việc tạo ra những sản phẩm có

chất lượng cao.

+ Có các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp trong khu vực

kinh tế tư nhân trong các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư phát triển

khoa học – công nghệ.

+ Cần có chiến lược thu hút FDI nhằm tranh thủ sự chuyển giao công

nghệ hiện đại với các doanh nghiệp trong nước, sàng lọc các dự án thúc đẩy

chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ở Việt Nam hoặc dự án có liên doanh với

doanh nghiệp trong nước hoặc kết nối doanh nghiệp trong nước với chuỗi cung

ứng toàn cầu. Điều này tạo cơ hội nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhờ tiếp

cận công nghệ hiện đại, thu hẹp khoảng cách năng suất lao động giữa các khu

vực kinh tế ở Việt Nam.

4.2. Các cơ sở giáo dục – đào tạo cần nâng cao chất lượng đào tạo

Các trường đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần chú trọng đến

các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của các doanh

nghiệp theo các hướng sau đây:

359

- Phát triển chương trình đào tạo: thường xuyên rà soát và đổi mới chương

trình đào tạo phù hợp với các trình độ theo tiêu chuẩn của khu vực và thế giới;

liên kết với doanh nghiệp nhằm phát triển chương trình, giáo trình đào tạo phù

hợp với nhu cầu xã hội.

- Nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng viên, giáo viên: sắp xếp, đào tạo,

bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, giáo viên dạy nghề; thúc đẩy nghiên cứu khoa học

theo hướng ứng dụng cao; thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy và nghiên

cứu theo hướng hội nhập.

- Đầu tư, phát triển cơ sở vật chất trong đào tạo nhân lực, đặc biệt đối với

các ngành nghề yêu cầu cần có cơ sở thực hành, thí nghiệm.

- Liên kết đào tạo với các doanh nghiệp về giảng dạy thực tế, thực hành

nhằm nâng cao trình độ kỹ năng cho giảng viên, giáo viên và các sinh viên.

- Chủ động đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục –

đào tạo: chú trọng đổi mới chương trình đào tạo đại học cũng như giáo dục nghề

nghiệp theo tiêu chuẩn khu vực và thế giới; tranh thủ các nguồn hỗ trợ tài chính

từ các tổ chức ngoài nước; thúc đẩy liên kết đào tạo, giảng dạy với các trường đại

học, các tổ chức và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên thế giới.

5. Kết luận

Sự phát triển của kinh tế tư nhân tạo ra nhiều việc làm, thu hút lao động

trong nền kinh tế. Tuy nhiên, lao động trong khu vực kinh tế tư nhân lại có

trình độ, tay nghề, kỹ năng và năng suất lao động trong các doanh nghiệp ở

mức thấp. Đây là rào cản cho sự phát triển của các doanh nghiệp nói riêng

cũng như khu vực kinh tế tư nhân nói chung. Do đó, chất lượng lao động cần

được chú trọng đầu tư nâng cao nhằm tạo động lực phát triển cho các doanh

nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Các giải pháp hướng đến cần giải quyết ở hai

cấp độ: cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp. Một mặt cần hoàn thiện

chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; mặt khác các cơ sở đào tạo

cần phải chủ động nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo.

360

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Thị Lan 2017. Kinh tế tư nhân ở Việt Nam hiện nay. Khoa học xã

hội Việt Nam, Khoa học Xã hội Việt Nam, 96.

2. Trịnh Thị Hoa Mai 2005. Kinh tế tư nhân Việt Nam trong tiến trình hội

nhập. Nhà xuất bản Thế giới

3. Tổng cục Thống kê 2016. Niên giám thống kê 2016

4. VCCI 2016. Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2016

5. Viện Khoa Học Lao động và Xã hội 2017. Xu hướng lao động và xã hội

Việt Nam 2016. Hà Nội

361

THÁO GỠ RÀO CẢN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

KHỞI NGHIỆP KHU VỰC NÔNG THÔN

PGS.TS. Kiều Hữu Thiện

Học viện Ngân hàng

Tóm tắt

Khởi nghiệp đã khó nhưng khởi nghiệp trong khu vực nông thôn còn khó

hơn, vì đây là lĩnh vực đầy rủi ro cần đầu tư lâu dài. Nông dân muốn khởi nghiệp

phải được hỗ trợ đầy đủ 5 yếu tố về đất đai, vốn, nguồn nhân lực, ứng dụng khoa

học công nghệ, cơ sở hạ tầng đi kèm. Những điều kiện này nông dân không thể

làm được một mình mà cần sự đồng hành của Đảng, Nhà nước, các bộ ngành và

cả hệ thống chính trị vào cuộc. Câu hỏi đặt ra hiện nay là làm thế nào để tháo gỡ

rào cản nhằm phát triển hoạt động khởi nghiệp trong khu vực nông thôn, qua đó

không những giúp người dân có công ăn việc làm tăng thu nhập mà còn góp

phần thực hiện chương trình mục tiêu nông thôn mới ở Việt nam hiện nay. Bài

viết sẽ tập trung nghiên cứu: (i) Hoạt động khởi nghiệp ở khu vực nông thôn Việt

Nam hiện nay, (ii) Rào cản đối với hoạt động khởi nghiệp tại khu vực nông thôn

và (iii) một số vấn đề đặt ra trong thời gian tới.

Từ khóa: Hoạt động khởi nghiệp khu vực nông thôn, tài chính vi mô

1. Hoạt động khởi nghiệp khu vực nông thôn

Nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Đảng và Nhà nước cũng như ý chí

khát vọng vươn lên làm giàu của các tầng lớp dân chúng trong xã hội, đặc biệt là

trong giới trẻ, khởi nghiệp trong nông nghiệp hiện nay đang dần trở thành một xu

hướng mới tại Việt Nam. Ngày càng nhiều các công ty đầu tư vào lĩnh vực nông

nghiệp, nhiều bạn trẻ sẵn sàng từ bỏ cơ hội được làm tại các doanh nghiệp lớn để

về quê hương khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, những năm gần đây, cụm

từ “khởi nghiệp” được nhắc đến nhiều và rất phổ biến ở Việt Nam. Theo kết quả

khảo sát trong mạng lưới khởi nghiệp toàn cầu, có 76% người trưởng thành Việt

Nam cho rằng doanh nhân là một nghề được xã hội tôn trọng, 74% số người

trưởng thành có mong muốn trở thành doanh nhân, và cứ 1 trong 5 người trưởng

thành ở Việt Nam thì có 1 người có kế hoạch sẽ khởi nghiệp trong 3 năm tới

(Bảo Ngọc, 2017). Tại các vùng nông thôn, hoạt động khởi nghiệp cũng không

kém phần sôi động với hàng loạt các tấm gương với ý chí khát vọng mạnh mẽ

vươn lên làm giàu thông qua việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới trong canh

tác cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Thậm chí có

những gương thanh niên từ chối các công việc tại các thành phố lớn với mức thu

362

nhập cao trở về nông thôn tiến hành khởi nghiệp và có những thành công rất

đáng khích lệ. Những năm qua, triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc

gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 theo Quyết định số 800/QĐ-

TTG của Thủ tướng Chính phủ thì điều kiện hạ tầng các vùng nông thôn Việt

Nam có những bước cải thiện rất đáng kể - đây chính là tiền đề để khuyến khích

và thúc đẩy khởi nghiệp khu vực nông thôn. Tuy vậy, điều kiện hạ tầng tốt mới

chỉ là điều kiện ban đầu cho hoạt động kinh doanh, các điều kiện khác như vốn

tài chính, chất lượng nguồn nhân lực cũng có tầm quan trọng đặc biệt cho việc

khởi nghiệp. Với những tiềm năng lợi thế lớn về tự nhiên cho phép phát triển các

hoạt động nuôi trồng, khai thác, chế biến nông sản, thủy hải sản, khai thác phát

triển hoạt động du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh…, nếu được đầu tư khái thác

tốt gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới thì khu

vực nông thôn Việt Nam sẽ có sự phát triển bền vững. Hoạt động khởi nghiệp

khu vực nông thôn nếu được khuyến khích thúc đẩy sẽ là biện pháp khai thác tốt

nhất các tiềm năng thế mạnh này trong khu vực nông thôn. Tuy vậy, thực tiễn

cho thấy, khởi nghiệp tại Việt Nam dù đã phát triển và khởi tạo song chủ yếu vẫn

ở các thành phố lớn, trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ ứng dụng,

còn đối với nhiều ngành, nghề khởi nghiệp vẫn còn khiêm tốn, nhận thức khởi

nghiệp còn mơ hồ và thấp (Nguyễn Tuyền, 2016).

Vài năm trở lại đây, chính phủ Việt Nam kh ng định quan điểm nhất quán là

khuyến khích, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp với những kết quả đạt được tương

đối khả quan, thể hiện ở việc các doanh nghiệp thành lập mới gia tăng nhanh.

H nh 1. Diễn biến số lượng doanh nghiệp giai đoạn từ tháng 5/2016

đến tháng 5/2017

Nguồn: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/

363

Mặc dù số lượng doanh nghiệp thành lập mới và giải thể liên tục diễn biến

trong giai đoạn 5/2016-5/2017 nhưng nhìn chung số lượng doanh nghiệp thành

lập mới luôn lớn hơn số lượng doanh nghiệp bị giải thể. Tuy vậy, “thể trạng” các

doanh nghiệp đang khá yếu: trong gần nửa triệu doanh nghiệp hiện đang hoạt

động, có tới 97% có quy mô vừa và nhỏ, 60% có quy mô rất nhỏ, với vốn đầu tư

thấp, trang thiết bị lạc hậu, nên hiệu quả kinh doanh không cao, lợi nhuận thấp,

điều này dẫn tới kết quả là mặc dù số lượng doanh nghiệp tăng nhanh song sự

phát triển không có nền tảng bền vững. Số lượng doanh nghiệp thành lập mới

tăng kỷ lục nhưng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quý 1-2017 gần như không

đáng kể. Năm 2016 có hơn 110.000 doanh nghiệp được thành lập, theo Bộ Kế

hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên, chỉ có 41% trong số này đi vào hoạt động và tạo ra

doanh thu tính tới quý 1-2017; trong khi hơn 60.000 doanh nghiệp còn lại gần

như chưa tạo ra tác động đến bức tranh kinh tế nói chung. (Tư Hoàng, 2017).

Như vậy, vấn đề đặt ra hiện nay vẫn là phải có các giải pháp cần thiết và hiệu quả

nhằm tăng sức sống cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua cơ chế chính

sách gắn với các hỗ trợ đủ liều lượng, chủ yếu hướng vào các doanh nghiệp khởi

nghiệp khu vực nông thôn. Mặt khác, các cơ chế chính sách và sự hỗ trợ này

cũng cần hướng tới các doanh nghiệp khởi nghiệp gắn với các hoạt động bao tiêu

sản phẩm trong khu vực nông thôn, qua đó tạo hiệu ứng chính sách thúc đẩy khu

vực nông nghiệp gắn với thực thi chiến lược nông thôn mới của Đảng và Nhà

nước đề ra.

2. Các rào cản đối với hoạt động khởi nghiệp

Rào cản lớn nhất mà doanh nghiệp nói chung, trong đó đặc biệt là các

doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đang gặp phải chính là chi phí đầu vào bao

gồm giá xăng, điện, nước, nhân công... Có đến 61% doanh nghiệp kh ng định

đây là lí do khiến họ chậm phát triển, khó phát triển trong thời gian qua. Bên

cạnh đó, biến động nhu cầu thị trường sản phẩm và sự trỗi dậy của đối thủ cũng

là những khó khăn lớn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp.

364

H nh 2. Những rào cản phát triển doanh nghiệp Việt Nam

giai đoạn 2012-2015

Nguồn: An Nhiên, 2016

Về các quy định của Chính phủ: Có tới 22% doanh nghiệp được khảo sát

cho rằng chính các quy định của Chính phủ lại trở thành rào cản phát triển doanh

nghiệp1. Mặc dù Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ luôn nhấn mạnh quan điểm

“kiến tạo” một môi trường bình đ ng để khuyến khích các doanh nghiệp khởi

nghiệp, song đâu đó thông điệp này chưa được chuyển tải đúng tới các sở, ngành,

các cấp chính quyền địa phương nên các quy định đưa ra đâu đó vẫn gây khó

khăn cho các doanh nghiệp hoạt động, đặc biệt là các thủ tục hành chính còn khá

nhiêu khê với 33,9% số doanh nghiệp than vãn về vấn đề này.

Bên cạnh các khó khăn trên đây thì các doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn rất

khó khăn về nguồn vốn do vốn tự có hạn chế trong khi lại rất khó khăn trong tiếp

cận nguồn vốn tín dụng chính thức cũng như các dịch vụ tài chính khác. Cho dù

trong thời gian vừa qua, Chính phủ và các cơ quan chức năng đã có nhiều giải

pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận tín dụng: thúc giục các NHTM tăng

1 Tại buổi đối thoại trực tiếp giữa Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp tư nhân ngày

31/7/2017 tại Hà Nội, một số ý kiến cho rằng các chủ doanh nghiệp Việt Nam đang phải đương đầu

với rất nhiều vấn đề, tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí, ch ng hạn, việc đóng thuế rất khó khăn,

cần có một loạt các giấy phép con để thực hiện các công việc đơn giản, các thủ tục xuất nhập khẩu

phức tạp và không rõ ràng, sự phối hợp giữa các bộ ngành hoặc giữa chính quyền trung ương và địa

phương thiếu đồng bộ…(Tư Giang, 2017)

365

cho vay tín chấp, ban hành Nghị định 59/2009/NĐ - CP để đưa ra chủ trương và

chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo ngành nghề và địa phương, kêu gọi thành

lập vườm ươm doanh nghiệp, quỹ bảo lãnh tín dụng DN. Các năm 2014 và 2015,

NHNN cũng kêu gọi các NHTM chủ động tiếp cận khách hàng có nhu cầu vay

vốn, bật đèn xanh cho NHTM thúc đẩy cho vay tín chấp, kêu gọi ngân hàng cải

thiện hệ thống nội bộ xếp hạng khách hàng. Chính phủ cũng thúc đẩy các bộ,

ngành như NHNN, Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương tiếp tục

hoàn thiện và thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ... nhưng

thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp khởi nghiệp khu

vực nông thôn rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng. Theo Chủ tịch Hiệp

hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thì chỉ khoảng 30% các doanh nghiệp

này có thể tiếp cận được vốn tín dụng ngân hàng bởi lý do là đa phần doanh

nghiệp vừa và nhỏ thiếu các điều kiện để ngân hàng yên tâm khi cho vay, như

thiếu tài sản thế chấp, năng lực quản trị doanh nghiệp chưa cao, dự án chưa thực

sự lớn và đáng tin cậy… Còn ngân hàng thì vẫn chủ yếu huy động vốn ngắn hạn,

trong khi doanh nghiệp cần vay dài hạn.

Mặt khác qua nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tiếp cận đất nông nghiệp khi

triển khai dự án đầu tư gặp khó khăn do một số quy định của Luật Đất đai năm

2013 bộc lộ bất cập, cản trở nhu cầu tích tụ, tập trung ruộng đất, pháp luật đất đai

hiện hành chưa quy định rõ vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ doanh nghiệp thuê

lại hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá

nhân cho nên việc triển khai các dự án đầu tư của doanh nghiệp sản xuất nông

nghiệp quy mô lớn trên thực tế còn nhiều khó khăn, thậm chí “bế tắc” trong một

số trường hợp liên quan công tác giải phóng mặt bằng. Ngoài ra, chưa hình thành

khung pháp lý cần thiết về việc chính quyền thuê đất của hộ gia đình, cá nhân,

sau đó cho doanh nghiệp thuê lại, một số quy định của pháp luật đất đai thiếu

thống nhất, chưa rõ ràng trong mối quan hệ với các quy định khác có liên quan…

3. Vấn đề đặt ra và khuyến nghị chính sách

3.1. Những vấn đề đ t ra

Qua nghiên cứu thực trạng khởi nghiệp khu vực nông thôn Việt Nam

những năm qua có thể thấy rằng mặc dù hoạt động này được Chính phủ quan tâm

cũng như khát vọng khởi nghiệp là khá lớn trong một bộ phận dân chúng, đặc

biệt là giới trí thức trẻ xuất thân từ các vùng nông thôn, song hoạt động này vẫn

còn khá nhiều tồn tại, bất cập, đặt ra những vấn đề cần quan tâm xử lý:

366

Thứ nhất, mặc dù Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra thông điệp

khuyến khích hoạt động khởi nghiệp thông qua việc xây dựng Chính phủ kiến

tạo, liêm chính, hành động vì sự phát triển của người dân, doanh nghiệp, song

thực tế cho thấy rằng hoạt động khởi nghiệp vẫn còn gặp rất nhiều rào cản. Kết

quả khảo sát của Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam cũng cho thấy chỉ có 33-

37% doanh nghiệp nhìn thấy những thuận lợi trong ngành kinh doanh của mình,

có tới 44% doanh nghiệp đã từng lỡ cơ hội vì rào cản pháp lý và hạn chế thị

trường, do giấy phép có quá nhiều thủ tục; khởi nghiệp khó hoặc không xin được

giấy phép do ngành nghề kinh doanh không có trong danh mục; giấy phép

chuyên ngành xuất nhập khẩu nhiều và phức tạp; thủ tục hành chính phiền hà;

tiếp cận đất đai, vốn khó khăn; chính sách thuế, bảo hiểm còn nhiều bất cập...

(Khánh An, 2017)

Thứ hai, chất lượng nguồn nhân lực hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp khu

vực nông thôn còn khá nhiều bất cập. Chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt

động khởi nghiệp càng cao thì những rủi ro tiềm ẩn gắn với hoạt động khởi

nghiệp càng được giảm thiểu. Thường thì chất lượng nguồn nhân lực trong các

khu vực nông thôn Việt Nam bị hạn chế đáng kể nếu so sánh với các khu vực đô

thị, do vậy nó tạo ra rào cản lớn cho các hoạt động khởi nghiệp. Chính vì vậy, để

cho các hoạt động khởi nghiệp ở khu vực nông thôn thành công thì không thể

thiếu được các hoạt động hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp2. Thường thì hoạt động này

được tiến hành thông qua các Hội nghề nghiệp hoặc trực tiếp Nhà nước đứng ra

tổ chức các lớp hướng dẫn, các buổi Hội thảo/Tọa đàm dưới sự chủ trì của các

chuyên gia, nhà quản lý chuyên ngành. Các hoạt động hỗ trợ không chỉ liên quan

đến hoạt động kinh doanh mà còn phải chú ý đào tạo, hướng dẫn về quản lý, đầu

tư tài chính cá nhân, kỹ thuật phòng vệ rủi ro… chỉ có như vậy thì các nhà khởi

nghiệp mới có thể vững tin trong hoạt động khởi nghiệp của họ. Để các hoạt

động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các dự án khởi nghiệp tại

khu vực nông thôn thì không thể thiếu vai trò của hoạt động TCVM thông qua

việc hỗ trợ tài chính cho các hoạt động đào tạo, hội thảo/tọa đàm nói chuyện

chuyên đề về vấn đề khởi sự doanh nghiệp cũng như vấn đề quản lý tài chính và

2 Theo thống kê thì chỉ khoảng 4,3% thanh niên Việt Nam tốt nghiệp cao đ ng, đại học, nhưng khu

vực nông thôn thì tỷ lệ này còn thấp hơn nhiều, tỷ lệ thanh niên chưa tốt nghiệp tiểu học lên tới

10,7%. Nhiều địa phương ở vùng miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, nơi có điều kiện

kinh tế khó khăn có trên 50% thanh niên lứa tuổi 16-19 ngừng học. (Mỹ Hà, 2016). Do vây, việc đào

tạo hướng dẫn cho người dân khu vực nông thôn các kỹ năng hoạt động kinh doanh nói chung, trong

đó đặc biệt là kỹ năng về quản lý tài chính là rất quan trọng trong hoạt động khởi nghiệp

367

phòng ngừa rủi ro trong hoạt động, mặc dù những năm qua công tác đào tạo của

Việt Nam đã được chú ý nhằm từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,

song thực tế thì chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn còn khá nhiều bất

cập, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sử dụng lao động, nhất là lao động

trong các khu vực công nghệ cao (Quỳnh Lam, 2015). Kết quả khảo sát của

Vietnam Report 2015 cho thấy có tới khoảng trên 40% ý kiến doanh nghiệp cho

rằng các yếu tố liên quan đến thị trường lao động của Việt Nam là kém và rất

kém, trong đó chủ yếu vẫn là các đánh giá về kỹ năng, kinh nghiệm nghề nghiệp

còn bất cập. Đối với việc bố trí nguồn vốn ngân sách, cần tiếp tục lồng ghép các

chương trình, đồng thời tích cực huy động các nguồn vốn khác, đảm bảo nguyên

tắc không áp dụng các chính sách hỗ trợ đại trà, có chính sách ưu đãi chung và

chính sách ưu đãi riêng; tập trung tạo quỹ đất sạch ở địa phương cho phát triển

nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn hướng đến xuất khẩu đối với

các doanh nghiệp lớn; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ

tham gia đầu tư sản xuất nông sản cung cấp cho thị trường nội địa hoặc tham gia

vào chuỗi giá trị xuất khẩu; có chính sách đặc thù, cụ thể cho các doanh nghiệp

khởi nghiệp nông nghiệp, các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng có địa bàn khó

khăn. Trên cơ sở đó xây dựng các ưu đãi chung (bảo hiểm nông nghiệp, đào tạo,

xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại,...) và ưu đãi riêng cho doanh nghiệp (chính

sách tín dụng, chính sách thuế...) và theo từng giai đoạn (hình thành, đầu tư vào

dự án, giai đoạn sản xuất; giai đoạn tiêu thụ sản phẩm).

Hình 3. Kết quả khảo sát hạ tầng kinh tế của Việt Nam

Nguồn: Vietnam Report, 2015

368

Kết quả trên đây mặc dù chỉ là để tham khảo do đối tượng khảo sát là các

doanh nghiệp lớn, nhưng nó cũng giúp minh chứng thêm cho nhận định trước đó

về chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay.

Hoạt động khởi nghiệp hiện nay ở Việt Nam chủ yếu vẫn hướng vào các

khu vực đòi hỏi công nghệ cao và để đáp ứng những kỳ vọng của Nhà nước về

khởi nghiệp gắn với cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thì càng có những đòi hỏi

khắt khe hơn về chất lượng nguồn nhân lực, bao hàm cả năng lực nghề nghiệp

cũng như ý thức tuân thủ kỷ luật lao động.

Thứ ba, hoạt động khởi nghiệp là hoạt động có tính mạo hiểm cao trên cơ

sở các nhận thức của nhà đầu tư về cơ hội đầu tư sinh lợi, do vậy sẽ rất khó khăn

trong việc định hướng hoạt động này. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế thì tất cả

các hoạt động đều phải được quản lý nhằm bảo đảm chúng tuân thủ mục tiêu kinh

tế xã hội mà Chính phủ kỳ vọng trên cơ sở một sự phối kết hợp hiệu quả giữa tất

cả các doanh nghiệp, tổ chức nhằm khai thác và phát huy tốt nhất các tiềm năng và

lợi thế trong nền kinh tế, tránh các hành vi cạnh tranh quá mức dẫn tới mất ổn định

môi trường kinh tế vĩ mô. Làm thế nào để có thể định hướng tốt hoạt động khởi

nghiệp vẫn đang là đòi hỏi cấp thiết nhằm khai thác, sử dụng tốt nhất các nguồn

lực trong nền kinh tế để phát triển kinh tế xã hội. Với khu vực nông thôn, để hoạt

động khởi nghiệp đúng định hướng của Chính phủ thì nên lồng ghép hoạt động

này với việc thực hiện chương trình mục tiêu Nông thôn mới.

Thứ tư, trong điều kiện hiện nay gắn với cuộc cách mạng kỹ thuật công

nghệ 4.0 thì hoạt động khởi nghiệp sẽ càng khó khăn do nó đòi hỏi nguồn vốn hỗ

trợ hoạt động này lớn hơn nhưng hiện nay vốn vẫn là khó khăn mang tính thách

thức đối với hầu hết các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam.

Hình 2 cho thấy rằng mặc dù chỉ khoảng 11,9% các doanh nghiệp được

khảo sát cho rằng họ khó tiếp cận dịch vụ tài chính nhưng quy mô doanh nghiệp

khác nhau cũng quyết định cơ hội tiếp cận tín dụng chính thức. Kết quả khảo sát

từ PCI 2015 cho thấy trong số các doanh nghiệp trả lời khảo sát, tỷ lệ các doanh

nghiệp nhỏ và vừa có khoản vay từ ngân hàng là thấp hơn đáng kể so với doanh

nghiệp quy mô lớn: trung bình chỉ có 40% số doanh nghiệp siêu nhỏ tiếp cận

được nguồn vốn ngân hàng. Con số này ở doanh nghiệp nhỏ là 62%, 74% số

doanh nghiệp vừa và lên tới 81% đối với các doanh nghiệp quy mô lớn (Văn

Nguyễn, 2017). Hiện chỉ khoảng 30% - 40% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận

được với nguồn vốn từ ngân hàng, 70% còn lại phải sử dụng nguồn vốn tự có

hoặc vay từ nguồn vốn khác với chi phí rất cao (Nguyên Mạnh, 2016). Các

doanh nghiệp khởi nghiệp hầu hết đều có quy mô nhỏ hoặc siêu nhỏ và điều này

cũng có nghĩa rằng cơ hội thành công trong kinh doanh sẽ không cao, khả năng

369

“chết yểu” sẽ lớn nếu những trở ngại trong tiếp cận vốn tín dụng chính thức

không được dỡ bỏ trong điều kiện các nguồn vốn hỗ trợ chính thức khác cho hoạt

động khởi nghiệp là tương đối thấp. Điều này đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải

có các biện pháp hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Thực tế là các

doanh nghiệp khởi nghiệp khu vực nông thôn đa phần quy mô nhỏ do thiếu vốn

đầu tư và vì quy mô nhỏ, hoạt động có tính mạo hiểm cao nên các NHTM rất khó

khăn khi đưa ra các quyết định cho vay. Đặt trong điều kiện xử lý nợ xấu còn rất

khó khăn thì chúng ta không thể và không nên trách cứ các NHTM khi họ phải e

ngại khi cho vay doanh nghiệp khởi nghiệp. Chính vì vậy, Chính phủ phải tìm

giải pháp đúng để xử lý khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Với

việc gắn các chương trình khuyến khích hoạt động khởi nghiệp khu vực nông

thôn với việc thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng Nông thôn mới sẽ giúp

xử lý tốt hơn các yêu cầu về vốn tài chính của các doanh nghiệp khởi nghiệp nếu

như các doanh nghiệp này giúp triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu

hướng tới tại các khu vực nông thôn.

Thứ năm, hoạt động khởi nghiệp là hoạt động mang tính chất cá biệt cao trên cơ

sở nhận thức được các cơ hội đầu tư sinh lời của từng cá nhân hay tổ chức và do vậy

chủ yếu phải do cá nhân hay tổ chức tự bỏ vốn đầu tư, tự khai thác thị trường các yếu

tố đầu vào - đầu ra trong hoạt động kinh doanh, nhưng nếu như hoạt động này nhận

được sự hậu thuẫn cần thiết thì khả năng tồn tại và phát triển sẽ cao hơn.

3.2. Một số khuyến nghị chính sách

Thứ nhất, thúc đẩy khởi nghiệp là một chủ trương đúng đắn của Chính phủ

nhằm tạo ra một đội ngũ doanh nhân hùng hậu làm nền tảng phát triển kinh tế đất

nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra rất sâu sắc hiện nay và trong

tương lai. Tuy nhiên, do đây là hoạt động có mức độ rủi ro cao, đặc biệt là hoạt

động khởi nghiệp ở khu vực nông thôn, do chịu sự tác động của các yếu tố thời

tiết, mùa vụ,… nên Chính phủ cần tạo lập môi trường kinh doanh ổn định cũng

như thiết kế hệ thống các cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp khởi

nghiệp, đặc biệt là các chính sách có liên quan đến yếu tố ổn định thị trường đầu

vào – đầu ra. Quan trọng hơn, Chính phủ cần có các chính sách nhằm định hướng

hoạt động khởi nghiệp theo mục tiêu mà Chính phủ kỳ vọng thông qua đưa ra các

thông điệp chính sách cũng như hỗ trợ nguồn lực đủ mạnh, bao gồm cả nguồn lực

tài chính (hỗ trợ vốn thông qua lồng ghép với việc thực hiện chiến lược mục tiêu

xây dựng nông thôn mới, chính sách miễn giảm thuế) và phi tài chính.

Thứ hai, từ thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp thời gian

qua cho thấy rằng mặc dù số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng lên rất nhanh

nhưng thể trạng doanh nghiệp còn rất yếu, chủ yếu các doanh nghiệp khởi nghiệp

370

có quy mô nhỏ và siêu nhỏ, đóng góp đối với sự phát triển kinh tế xã hội rất hạn

chế. Thực trạng này do sự chi phối của nhiều nhân tố, trong đó chủ yếu vẫn do

chi phí đầu vào trong hoạt động kinh doanh quá cao, thủ tục hành chính còn chưa

phù hợp, các cơ chế chính sách cũng chưa thực sự tạo thuận lợi cho doanh

nghiệp hoạt động, đặc biệt, các doanh nghiệp khởi nghiệp khu vực nông thôn rất

khó khăn về vốn hoạt động nhưng việc tiếp cận tín dụng từ các kênh chính thống

rất khó khăn. Nghiên cứu các giải pháp tài chính nhằm tháo gỡ những khó khăn

về thủ tục hành chính cũng như tạo ra các cơ chế thuận lợi trong tiếp cận các dịch

vụ tài chính chính thức đang được đặt ra rất cấp thiết hiện nay và trong tương lai

gần. Chính phủ nên đưa ra các biện pháp quyết liệt hơn nữa để tạo lập một môi

trường thực sự có tính chất “kiến tạo”. Hơn nữa, nhằm định hướng các hoạt động

đầu tư theo đúng kỳ vọng thì Chính phủ cần thường xuyên đưa ra các thông điệp

về định hướng ưu tiên đầu tư, các cơ hội tiếp cận những ưu đãi từ phía Chính phủ

theo các định hướng ưu tiên này, bao gồm những ưu tiên về các cơ hội tiếp cận

các dịch vụ “đầu vào” và “đầu ra” với chi phí thấp.

Thứ ba, thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh

nghiệp khởi nghiệp khu vực nông thôn. Quỹ đầu tư mạo hiểm có thể được thành

lập thông qua việc sử dụng nguồn vốn thu hồi từ việc thoái vốn khỏi các DNNN.

Về nguyên tắc thì nguồn vốn thu về từ việc thoái vốn khỏi các DNNN vẫn phải

tiếp tục được tái đầu tư bởi chỉ có như vậy thì vai trò kinh tế của Nhà nước mới

tiếp tục được kh ng định và củng cố. Nhưng nếu nguồn vốn này Nhà nước lại đem

đầu tư xây dựng các DNNN khác thì có thể hiệu quả không cao. Nhưng nếu như

nguồn vốn này được sử dụng nhằm hình thành nên quĩ đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ

quá trình khởi nghiệp thì sẽ đem lại hiệu quả cao, bởi vì: (i) sử dụng quỹ mạo hiểm

Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động khởi nghiệp sẽ làm tăng niềm tin cho các

doanh nghiệp khởi nghiệp, từ đó, kích thích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư; (ii)

thông qua các thông điệp về quan điểm ưu tiên, cơ chế chính sách ưu đãi Nhà nước

sẽ định hướng được các hoạt động khởi nghiệp theo kỳ vọng gắn các mục tiêu phát

triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn mà Nhà nước đã hoạch định. Đây là cách

tốt nhất để làm tăng tính hiệu lực của các chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế xã

hội cũng như phát huy liên kết công – tư trong hoạt động đầu tư phát triển kinh tế

xã hội3; (iii) Nhà nước sẽ tham gia sâu vào các doanh nghiệp khởi nghiệp thông

3 Ch ng hạn, nếu như có quĩ đầu tư mạo hiểm của Nhà nước thì có thể thông qua hoạt động hỗ

trợ vốn đầu tư sẽ khuyến khích các doanh nghiệp khởi nghiệp khu vực nông thôn, đưa ra các chính

sách ưu đãi đặc biệt với các doanh nghiệp khởi nghiệp hỗ trợ “đầu vào” và “đầu ra” các sản phẩm

nông nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp kinh doanh lẫn các định chế tài chính, bảo hiểm, khi đó,

những khó khăn trong sản xuất kinh doanh khu vực nông nghiệp và nông thôn sẽ từng bước được

tháo gỡ hiệu quả thay vì phải loay hoay đi tìm cách xử lý từng tình huống phát sinh riêng rẽ trong khu

vực này như hiện nay.

371

qua xét duyệt nhân sự ở các doanh nghiệp này, thậm chí sẽ đề cử nhân sự tham gia

quản trị doanh nghiệp khởi nghiệp - đây là biện pháp tốt nhất để định hướng các

hoạt động kinh doanh theo đúng quĩ đạo mà Nhà nước mong muốn.

Thứ tư, nghiên cứu thành lập Trung tâm tư vấn hoạt động khởi nghiệp khu

vực nông thôn. Các phân tích trên đã chỉ ra thực tế này, bên cạnh nguyên nhân

thiếu vốn thì một trong những nguyên nhân quan trọng khác khiến hoạt động

khởi nghiệp bị thất bại là do chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp

khởi nghiệp bị hạn chế. Do vậy, để giúp khắc phục một bước các rào cản cho

hoạt động khởi nghiệp, qua đó giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công thì

cần thiết phải thành lập Ủy ban Tư vấn hoạt động khởi nghiệp, trong đó các lĩnh

vực cần tư vấn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp khu vực nông thôn bao gồm:

(i) Tư vấn về thủ tục thành lập doanh nghiệp, trợ giúp pháp lý cho hoạt động

khởi nghiệp. Đây hiện vẫn là khâu yếu nhất của hầu hết các doanh nghiệp khởi

nghiệp khu vực nông thôn; (ii) Tư vấn về kỹ năng, kinh nghiệm kinh doanh, tiếp

cận thị trường; (iii) Tư vấn về quản trị hoạt động kinh doanh; (iv) Tư vấn về

quản lý tài chính công ty cũng như quản lý tài chính cá nhân; (v) Trực tiếp mở

các lớp huấn luyện, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, nhân viên các

doanh nghiệp khởi nghiệp.

Thứ năm, cần giải quyết vấn đề về đất đai, vướng mắc lớn nhất của các

doanh nghiệp là vấn đề tích tụ ruộng đất. Các giải pháp đưa ra là hoàn thiện cơ

chế, chính sách về đất đai đồng bộ, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được thuê

đất, giao đất phù hợp cho hoạt động sản xuất theo hướng tạo quỹ đất sạch để

cung cấp cho doanh nghiệp thay cho việc doanh nghiệp phải tự đi thỏa thuận với

người dân để có đất sử dụng. Cần có chính sách tích tụ ruộng đất, sớm hình

thành thị trường đất đai đúng nghĩa nhằm giải quyết khó khăn về mặt bằng sản

xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nguồn lực tài chính để đầu tư vào cơ sở

hạ tầng nhà xưởng, máy móc thiết bị, nhanh chóng ổn định sản xuất và nắm bắt

được cơ hội kinh doanh.

Nhận diện những “rào cản” phát triển hoạt động khởi nghiệp khu vực nông

thôn là rất cần thiết nhằm đề xuất chính sách pháp lý phù hợp, đáp ứng yêu cầu

giải quyết hài hòa quyền lợi của người nông dân có đất cũng như các doanh

nghiệp. Bên cạnh đó giúp “cởi trói”, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động đầu tư,

khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian tới.

372

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. An Nhiên, 2016: Bị xăng, điện, nước... ngáng chân, doanh nghiệp Việt

Nam phát triển như "rùa bò", truy cập tại http://cafef.vn/bi-xang-dien-

nuoc-ngang-chan-doanh-nghiep-viet-nam-phat-trien-nhu-rua-bo-

20160413143755283.chn.

2. Bảo Ngọc (2017), 5 năm tới sẽ là 5 năm quốc gia khởi nghiệp, truy cập

tại http://vov.vn/khoi-nghiep/5-nam-toi-se-la-5-nam-quoc-gia-khoi-

nghiep-589187.vov

3. Đào Văn Hùng (2005), Phát triển hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam,

NXB Lao động - Xã hội

4. Khánh An (2017), Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam 2017: Đầu tư

niềm tin, truy cập tại: http://baodautu.vn/dien-dan-kinh-te-tu-nhan-viet-

nam-2017-dau-tu-niem-tin-d67304.html.

5. Lam Phong (2017), Giải mã “truyền thuyết” cứ 10 startup thì 8 dự án

thất bại, truy cập tại http://baodautu.vn/giai-ma-truyen-thuyet-cu-10-

startup-thi-8-du-an-that-bai-d46125.html

6. Mỹ Hà: Hơn 10% thanh niên Việt Nam chưa tốt nghiệp tiểu học, truy cập

tại http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/hon-10-thanh-nien-viet-

nam-chua-tot-nghiep-tieu-hoc-20160302221016838.htm.

7. Ngụy Kiệt & Hạ Diệu (1993), Bí quyết cất cánh của bốn con rồng nhỏ.

NXB Chính trị Quốc gia

8. Nguyễn Đức Hải, Trần Huy Tùng, Chu Khánh Lân và các cộng sự

(2015), Hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô bán chính thức ở Việt

Nam, Đề tài Cấp ngành 2014

9. Nguyên Mạnh (2016), Chỉ 30% tiếp cận được vốn: Vì sao doanh nghiệp,

ngân hàng khó gặp nhau?, truy cập tại: http://cafef.vn/chi-30-tiep-can-

duoc-von-vi-sao-doanh-nghiep-ngan-hang-kho-gap-nhau-

20161202211851848.chn.

10. Nguyễn Thu Hằng và Lê Thanh Tâm (2014), Mô hình phát triển bền

vững cho các tổ chức tài chính vi mô: trường hợp Việt Nam, VEPR.

11. Nguyễn Tiến Đông (2016), Quản lý các tổ chức tài chính vi mô tại Việt

Nam. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Vai trò của các tổ chức tài chính vi mô

đối với phát triển kinh tế xã hội Việt Nam”, NXB Dân Trí

373

12. Nguyễn Tuyền (2016), Khởi nghiệp, thanh niên Việt sợ thất bại hơn

người trung niên, truy cập tại http://genvietnam.net/vn/khoi-nghiep--

thanh-nien-viet-so-that-bai-hon-nguoi-trung-nien_458.html.

13. Phạm Văn Hồng (2016): Vai trò của tài chính vi mô trong quá trình phát

triển của khu vực hộ kinh doanh cá thể ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo

quốc gia “Vai trò của các tổ chức tài chính vi mô đối với phát triển kinh

tế xã hội Việt Nam”, NXB Dân Trí

14. Phí Trọng Hiển (2016): Bài toán phát triển hoạt động tài chính vi mô tại

Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo Quốc gia “Vai trò của các tổ chức tài chính vi

mô đối với phát triển kinh tế xã hội Việt Nam”, NXB Dân Trí

15. Quỳnh Lam (2015), doanh nghiệp FDI “kêu” chất lượng nhân lực Việt,

truy cập tại http://vneconomy.vn/doanh-nhan/doanh-nghiep-fdi-keu-chat-

luong-nhan-luc-viet-20150305050940669.htm.

16. Trần Huy Tùng, 2017, Financial Consumer Protection in Microfinance

Sector: Case of Vietnam, Slide presented at The OECD-ADBI-SBV

Conference on Financial Literacy and Consumer Protection, accessed

from: http://www.oecd.org/daf/fin/financial-education/vietnam-oecd-

financial-education-conference-2017.htm

17. Tư Giang (2017), Lần thứ hai trong năm Thủ tướng đối thoại trực tiếp

với doanh nghiệp tư nhân, truy cập tại: http://tiepthithegioi.vn/goc-

nhin/ca-phe-sang/lan-thu-hai-trong-nam-thu-tuong-doi-thoai-truc-tiep-

voi-doanh-nghiep-tu-nhan/

18. Tư Hoàng (2017), Thể trạng doanh nghiệp Việt Nam vẫn èo uột, truy cập

tại http://www.thesaigontimes.vn/158941/The-trang-doanh-nghiep-Viet-

Nam-van-eo-uot.html.

19. Văn Nguyễn (2017), doanh nghiệp tư nhân dường như bị gạt ra khỏi

guồng quay của nền kinh tế, truy cập tại http://nongnghiep.vn/doanh-

nghiep-tu-nhan-duong-nhu-bi-gat-ra-khoi-guong-quay-cua-nen-kinh-te-

post194974.html.

374

375

TẠO SỨC MẠNH T NG HỢP ĐỂ KINH TẾ TƯ NHÂN “TỎA SÁNG”

LÀ ĐỘNG LỰC LỚN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM

ThS. Vũ Thị Nhung

Học viện An ninh Nhân dân

Tóm tắt

Kinh tế tư nhân từ Đại hội Đảng lần thứ VI đã bắt đầu xuất hiện, hoạt

động, dần dần phát triển và được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như kinh

tế ngoài quốc doanh, kinh tế phi XHCN, kinh tế tư bản tư nhân…Trước sự phát

triển khách quan của kinh tế tư nhân, các văn kiện của Đảng qua các thời kỳ đã

từng bước đề cập tới kinh tế tư nhân, coi trọng và khuyến khích phát triển kinh tế

tư nhân. Có thể khẳng định, chưa bao giờ phát triển kinh tế tư nhân lại được

Đảng, Nhà nước, các bộ ban ngành, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân

quan tâm tới kinh tế tư nhân như hiện nay. Kinh tế tư nhân đã trải qua những

bước thăng trầm cùng với sự phát triển kinh tế xã hội nước ta trong công cuộc

đổi mới 30 năm qua và ngày càng thể hiện r vị thế của mình:“Kinh tế nhà

nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền

kinh tế độc lập, tự chủ”(1).

Từ khóa: Kinh tế tư nhân, sức mạnh tổng hợp, rào cản, động lực phát triển

kinh tế

Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và

hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, nhấn mạnh và xác định rõ

“phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là yêu cầu tất yếu,

khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát

triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta” trong Nghị

quyết Trung ương V khóa XII - Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân trở thành

một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - đã

tiếp tục kh ng định, cụ thể hóa rõ hơn nhận thức, tư duy nhất quán và liên tục phát

triển của Đảng đối với phát triển kinh tế tư nhân. Điều đó cũng thể hiện sự tiếp tục

đổi mới kinh tế của Đảng để phù hợp với thực tiễn phát triển của nền kinh tế sau 30

năm đổi mới, từ đó đã tạo nên động lực và sự yên tâm cho các doanh nhân, doanh

nghiệp và nhà đầu tư được tự do kinh doanh theo pháp luật, đưa kinh tế tư nhân phát

triển nhanh, bền vững, đa dạng.

376

Trước hết, chúng ta có thể thấy rõ rằng kinh tế tư nhân từ chỗ chủ yếu chỉ

có các hộ kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ, Việt Nam đã có những doanh nghiệp tư nhân

theo đúng nghĩa, trong đó, không ít các doanh nghiệp tư nhân đã trở thành các

tập đoàn kinh tế lớn, những doanh nhân ngày càng được tôn vinh trên thương

trường. Chúng ta biết đến các tập đoàn kinh tế lớn của Việt Nam… Tính đến nay,

Việt Nam hiện có khoảng 600 nghìn doanh nghiệp trong đó có gần 500 nghìn

doanh nghiệp tư nhân. Đóng góp của khu vực tư nhân được nâng lên từ 27%

(2016) lên 32,3% trong của toàn Bảng xếp hạng VNR500 năm 2017 (Bảng xếp

hạng các doanh nghiệp Việt Nam -VNR500).

Mặc dù trong số các doanh nghiệp tư nhân có tới hơn 96% là doanh nghiệp

nhỏ và vừa, 2% doanh nghiệp quy mô vừa và 2% doanh nghiệp lớn nhưng các

doanh nghiệp tư nhân tạo ra khoảng 1,2 triệu việc làm hàng năm, thu hút khoảng

85% lực lượng lao động đóng góp hơn 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mỗi

năm. Cùng với đó, 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức

lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ, 64% tổng lượng hàng hóa và 100% giá

trị sản lượng hàng hóa vận chuyển là từ khu vực kinh tế tư nhân. Một con số rất

đáng ghi nhận là hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của khu vực tư nhân tốt hơn so với

các thành phần kinh tế khác, cao hơn 1,2 lần so với mức bình quân của nền kinh

tế và hơn 1,9 lần so với khu vực Nhà nước, có tốc độ phát triển nhanh hơn các

thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế.

Ngoài những thành tựu đáng kể trên, kinh tế tư nhân còn có những đóng

góp quan trọng như: Góp phần quan trọng vào quá trình tái cấu trúc nền kinh,

làm cho hoạt động kinh tế năng động hơn; góp phần quan trọng trong huy động

các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh

tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, cải thiện đời sống

nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội,… Những thành tựu đó phản ánh khá đầy đủ,

rõ ràng, toàn diện và không thể phủ nhận về thực tiễn vị thế và vai trò của khu

vực kinh tế tư nhân, đồng thời kh ng định sự đúng đắn trên con đường phát triển

kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, ngoài những thành tựu và tiến bộ của khu

vực kinh tế tư nhân, khu vực này cũng còn những hạn chế, tiêu cực của nó như

trình độ quản lý quản trị kém, trình độ công nghệ thấp và chậm đổi mới, đội ngũ

nhân sự chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, thiếu vốn, năng lực cạnh tranh yếu, hiệu

quả kinh doanh còn thấp, chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, siêu

nhỏ (trong số đó có những doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng); năng lực

tài chính, năng suất lao động, thiếu tính liên kết, khả năng tham gia chuỗi giá trị

377

trong nước và quốc tế thấp; tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân đang có xu

hướng giảm, từ 11,93%/năm (2003-2010) xuống 7,54%/năm (2011-2015). Một

trong những nguyên nhân lớn nhất đang kìm hãm sự phát triển kinh tế tư nhân là

do kinh tế tư nhân còn đang vấp phải nhiều loại rào cản. Không khó để chúng ta

nhận biết được những loại rào cản đang cản trở sự phát triển của kinh tế tư nhân,

chúng ta có thể chia các rào cản thành hai nhóm: Nhóm rào cản bên ngoài và

nhóm rào cản bên trong. Trên cơ sở phân tích những thành công mà thời gian qua

Đảng, Nhà nước ta và các doanh nghiệp đã và đang nỗ lực cải thiện những yếu tố

thuộc hai nhóm rào cản trên, bài viết chỉ ra những bất cập khó khăn mà những

yếu tố này đang đặt ra đối với việc phát triển kinh tế tư nhân, từ đó đề xuất một

số giải pháp nhằm tháo gỡ những yếu tố được xem như các rào cản này. Và như

vậy, lúc đó sức mạnh tổng hợp từ việc kết hợp hai yếu tố bên trong và bên ngoài

một cách hài hòa trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân sẽ tạo nên sức mạnh

tổng hợp thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển thực sự tỏa sáng thành động lực cho

sự phát triển kinh tế của Việt Nam.

Trước hết, với các yếu tố thuộc nhóm rào cản bên ngoài. Đây là hệ thống

các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế tư nhân từ bên ngoài

tạo nên môi trường cho kinh tế tư nhân phát triển. Có rất nhiều yếu tố khác

nhau thuộc nhóm rào cản này điển hình như: các chính sách khung pháp lý và

các điều kiện kinh doanh.

Các chính sách khung pháp lý của Đảng và Nhà nước như “kim chỉ nam”

cho việc phát triển kinh tế tư nhân để kinh tế tư nhân trở thành “động lực quan

trọng của nền kinh tế”. Trong những năm qua, Chính phủ đã xây dựng chính

sách khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi hơn, bình đ ng hơn cho các doanh

nghiệp tư nhân phát triển. Những nỗ lực này đã thực sự góp phần quan trọng tạo

nên những bước tiến mới trong cải cách môi trường kinh doanh. Ví dụ như: một

Chính phủ kiến tạo vì doanh nghiệp đang được Thủ tướng Chính phủ phát động

và thực hiện quyết liệt theo đó một loạt cải cách thể chế, chính sách pháp luật đã

được ban hành như: Luật Phá sản, Luật Hải quan, Luật Thuế thu nhập doanh

nghiệp, Luật thế giá trị gia tăng đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong

đó có các doanh nghiệp siêu nhỏ. Tất cả đều theo hướng tạo điều kiện thuận lợi

cho doanh nghiệp phát triển.

Đáng chú ý hơn, lần đầu tiên, Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 3/10/2017 về

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW

ngày 03/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa

378

XII về “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đã đưa vào nội dung bãi bỏ các

rào cản, quy định điều kiện kinh doanh không cần thiết, bất hợp lý, mở rộng khả

năng tham gia thị trường, thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh, bình đ ng.

Một sự kiện chưa từng có trong lịch sử Bộ Công Thương, năm 2017, Bộ

Công Thương cắt giảm, đơn giản hóa khoảng 55,5% tổng số các điều kiện đầu tư

kinh doanh (675 điều kiện kinh doanh). Cùng với đó, nhiều bộ, ban, ngành đã

chủ động rà soát, lên kế hoạch cải cách điều kiện đầu tư, kinh doanh, theo hướng

tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, như: Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Những hành động trên là những bước tiến đáng kể, là điều mà các doanh

nghiệp luôn kỳ vọng vào sự hành động của chính phủ. Những kết quả đó đã tạo

điều kiện rộng đường cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, tham gia vào các lĩnh

vực mình có thể làm được mà nhà nước không cấm, theo đúng tinh thần Chính

phủ kiến tạo, hành động. Từ đó, những tồn tại, vướng mắc của nền kinh tế được

nhận diện và xử lý, khơi lại niềm tin của doanh nghiệp, thể hiện triển vọng tăng

trưởng của khu vực tư nhân trong thời gian tới.

Tuy nhiên những yếu tố bên ngoài đó vẫn còn đang là rào cản đối với các

doanh nghiệp tư nhân:

Thứ nhất, chính sách và khung pháp lý đối với khu vực kinh tế tư nhân

chưa thực sự hoàn thiện, trong đó vẫn có nhiều quy định chưa đầy đủ, chưa r

ràng, thiếu nhất quán, hết sức phức tạp và chồng chéo.

Với hơn 4.000 các điều kiện kinh doanh hiện nay (trong đó nhiều quy định

không theo thông lệ quốc tế và khoảng 50% các điều kiện kinh doanh có thể cắt

giảm càng sớm càng tốt) đặt ra các rào cản không phù hợp đối với sự phát triển

của kinh tế tư nhân. Đặc biệt, còn tồn tại rất nhiều các điều kiện kinh doanh hay

các giấy phép “con”, giấy phép “cháu”… Theo đó mà chi phí không chính thức

(theo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI 2016) lên tới trên 10% doanh thu

của doanh nghiệp.

Thứ hai, có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh

nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp tư nhân còn bị đối xử thiếu công bằng.

Một số chính sách quy định chỉ đề cập đến doanh nghiệp nhà nước mà chưa

đề cập đến doanh nghiệp tư nhân. Lợi được hưởng từ những chính sách thường

379

ưu tiên cho các doanh nghiệp nhà nước. Những quan điểm đánh giá về doanh

nghiệp tư nhân chưa khách quan, gây khó khăn, cản trở hoạt động kinh doanh

của khu vực tư nhân.

Do vậy, trong bối cảnh hiện nay, điều mà các doanh nghiệp tư nhân cần là

hệ thống pháp luật về kinh doanh minh bạch, công bằng và lành mạnh, hệ thống

thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện và sớm đi vào thực tiễn. Chính vì vậy,

giải pháp xin được phép đưa ra như sau:

Một là, Nhà nước tiếp tục hoàn thiện chính sách đối với doanh nghiệp tư

nhân, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân phát triển.

Cơ quan Nhà nước các cấp, các bộ, ban, ngành theo thẩm quyền cần khẩn

trương ban hành khung pháp lý, cơ chế, chính sách nhằm cụ thể hóa và củng cố

định hướng chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân mạnh mẽ hơn

nữa. Trong đó phải tập trung vào việc thực hiện đồng bộ các giải pháp để bảo

đảm chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân một cách thực chất và nhanh chóng đi vào

thực tiễn, thông qua các chính sách hỗ trợ về lãi suất, ưu đãi về thuế, đất đai, giải

phóng mặt bằng.

Đồng thời, các cơ chế, chính sách khung pháp lý phải tích hợp được với

nhau để hình thành nên một trật tự sản xuất kinh doanh “mới hơn, có độ mở hơn”

với các quan hệ đa dạng, đa chiều trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc thị trường và

hệ thống pháp luật. Như xây dựng cơ chế “một cửa điện tử”, công bố số điện

thoại đường dây nóng, hộp thư điện tử để tiếp nhận và trả lời, cần xử lý một cách

quyết liệt nạn tham nhũng, quan liêu - rào cản và gánh nặng chi phí đối với phát

triển kinh tế tư nhân.

Cộng đồng doanh nghiệp đang kỳ vọng lớn vào một Chính phủ hành động,

biến chủ trương thành các chính sách cụ thể, thực tiễn và hiệu quả.

Thứ hai, cần xây dựng khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi hơn, bình

đẳng hơn cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển.

Trên tinh thần, kinh tế tư nhân và kinh tế nhà nước là các bộ phận bổ sung

và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, do vậy cần phải tạo ra môi trường kinh doanh

bình đ ng, không phân biệt đối xử giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân,

giữa doanh nghiệp nhà nước với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trên cơ

sở nguyên tắc: bình đ ng, tôn trọng, chủ động.

Theo hướng đó, không biến các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân

thành chính sách bao cấp, phục vụ "lợi ích nhóm" dưới mọi hình thức.Tạo điều

380

kiện để kinh tế tư nhân đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh trong những ngành,

lĩnh vực mà pháp luật không cấm, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã

hội quốc gia. Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện cho kinh tế tư nhân tham gia

cung cấp dịch vụ công.

Hỗ trợ kinh tế tư nhân tiếp cận, khai thác các cơ hội trong hội nhập quốc tế,

mở rộng thị trường, đẩy mạnh đầu tư và thương mại quốc tế. Tăng cường mối

liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh với doanh nghiệp sản xuất, từng bước

tham gia sâu, vững chắc vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu.

Hai là, nhóm rào cản bên trong, trong đó phải kể đến các yếu tố: Khả năng

cạnh tranh, khả năng liên kết, khả năng tạo các doanh nghiệp đầu tàu và khả

năng tiếp cận các nguồn lực.

Mặc dù được xác định là động lực của tăng trưởng kinh tế nhưng hiện nay,

khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam vẫn chưa đủ lớn, chưa phát triển... cho dù đã

có một khoảng thời gian phát triển. Có thể thấy rằng, hầu hết đều là các doanh

nghiệp trẻ thành lập từ năm 2000 trở lại đây và phần lớn trong số đó là doanh nghiệp

siêu nhỏ.

Số lượng các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn của Việt Nam rất hạn chế, chúng

ta có thể dễ dàng kể tên: Vingroup, Hòa Phát, TH true MILK, Hoa Sen... Xem

xét lịch sử hoạt động của các tập đoàn này có thể thấy, quy mô và phạm vi kinh

doanh còn hẹp. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu đầu tư vào các

lĩnh vực phi sản xuất, trong đó, một bộ phận không nhỏ đầu tư vào lĩnh vực bất

động sản, dịch vụ. Hơn nữa, so với các tập đoàn trên thế giới, quy mô vẫn còn

khá nhỏ, nhất là trình độ kỹ nghệ, công nghệ và quản trị còn cách xa các nước

trong khu vực cũng như thế giới.

Trong khi đó trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, số tập đoàn thực

sự rất ít, những tập đoàn kinh tế tư nhân có quy mô lớn, có thể vươn tầm khu vực và

thế giới của Việt Nam vẫn còn khá ít ỏi. Tập đoàn kinh tế ở Việt Nam vừa nhỏ, vừa

sơ khai, các lĩnh vực hoạt động còn hạn chế, nhất là trình độ kỹ nghệ, công nghệ và

quản trị còn cách xa các nước khác. Công nghệ ứng dụng của các doanh nghiệp hơn

45% là công nghệ cực thấp, gần 50% là công nghệ thấp, chỉ có 8% là công nghệ

trung bình, 2% là công nghệ cao đạt được trình độ so với thế giới, như vậy vũ khí

của doanh nghiệp để kinh doanh là công nghệ của chúng ta chưa có.

Đại bộ phận doanh nghiệp còn lại của Việt Nam vẫn còn ở mức độ nhỏ và

vừa, thậm chí là siêu nhỏ, chủ yếu ở quy mô hộ gia đình sang quy mô sản xuất

381

nông nghiệp quy mô lớn, dựa vào doanh nghiệp và trang trại, hoạt động theo cơ

chế thị trường và đủ sức cạnh tranh trong hội nhập quốc tế. Không những thế,

không chỉ có hạn chế về công nghệ, về quy mô các doanh nghiệp của Việt Nam

còn thiếu tính liên kết, năng lực cạnh tranh chậm được nâng cao, cạnh tranh

không lành mạnh với nhau gây ra hình ảnh xấu trong mắt các nhà đầu tư nước

ngoài. Cũng chính bởi vậy mà cho đến hiện nay sau 30 năm thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chỉ đứng “ngoài hàng rào” các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) do không thể liên kết được với các

doanh nghiệp này và cũng không đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư nước

ngoài. Doanh nghiệp tư nhân Việt Nam hiện nay tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

còn ở mức khá khiêm tốn so với các quốc gia khác trên thế giới. Hiện chỉ có 21%

doanh nghiệp tư nhân Việt Nam liên kết được với chuỗi giá trị toàn cầu, trong

khi ở Thái Lan có thể lên đến 30% và 46% ở Malaysia.

Gặp rào cản về nhiều mặt một phần là bởi các doanh nghiệp tư nhân Việt

Nam đều rất khó khăn trong tiếp cận các nguồn lực cần thiết phục vụ cho hoạt

động sản xuất, kinh doanh của mình. Trong đó, thiếu vốn luôn là rào cản và luôn

là vấn đề thách thức lớn đối với các doanh nghiệp tư nhân. Thiếu vốn, các doanh

nghiệp tư nhân không thể đầu tư công nghệ và mở rộng sản xuất kinh doanh, từ

đó giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế. Hiện nay có đến 70% doanh nghiệp tư

nhân, tương đương với khoảng gần 400.000 doanh nghiệp chưa tiếp cận được với

nguồn vốn tín dụng đang là những khó khăn lớn đối với sự phát triển kinh tế

nước ta.

Do vậy, doanh nghiệp tư nhân cần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình

để đứng vững trong thị trường và hoạt động theo cơ chế thị trường, theo đó, cần

tập trung vào một số giải pháp sau:

Một là, khuyến khích các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn mạnh trở thành

những đầu tàu và phát huy sức lan tỏa của họ. Họ là những tập đoàn kinh tế có

thể dẫn dắt cuộc chơi, tạo ra thị trường và mạng lưới kinh doanh hay các chuỗi

giá trị, để các thành viên khác trong cộng đồng doanh nghiệp có thể tìm thấy ở

đó đường đi nước bước và chỗ đứng cho mình để tham gia.

Hai là, cần có sự hợp tác giữa các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn với các

doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là nơi để các tập đoàn

kinh tế tư nhân lớn đặt hàng nguồn cung đối với các sản phẩm và dịch vụ cho các

tập đoàn kinh tế tư nhân lớn khi các doanh nghiệp tư nhân lớn không có hiệu quả

382

nếu tự làm lấy. Đồng thời các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là thị trường quan

trọng trực tiếp tiêu thụ hoặc tham gia phân phối các sản phẩm của các tập đoàn

kinh tế tư nhân lớn. Họ cũng có thể là nơi mà các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn tổ

chức nghiên cứu hoặc thực hiện những sáng tạo mới, ứng dụng công nghệ mới

trong kinh doanh. Quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa các tập đoàn kinh tế tư nhân

với các doanh nghiệp khác tạo nên sự phát triển mà cả phía doanh nghiệp cũng

như xã hội và người dân đều được hưởng. Hợp tác ở đây không chỉ giới hạn với

những đối tác nước ngoài đến từ các quốc gia trong khu vực và thế giới, mà còn

phải hợp tác với cả chính các doanh nghiệp trong cùng lãnh thổ, tạo thành những

doanh nghiệp lớn mạnh cả về tiềm lực kinh tế lẫn quy mô. Có như vậy, mới cạnh

tranh được với những tập đoàn nước ngoài, vươn ra sân chơi toàn cầu và hình

thành nên chuỗi giá trị.

Ba là, cần tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân trong nước và

doanh nghiệp nước ngoài về việc nâng cao trình độ khoa học công nghệ.

Để kết nối được với các tập đoàn đa quốc gia thì Việt Nam cần thúc đẩy

các hoạt động phát triển công nghệ tầm trung phù hợp với trình độ phát triển hiện

tại, như thiết lập các cụm liên kết ngành sản xuất linh kiện đòi hỏi quy mô đầu tư

vốn vừa phải và độ tinh vi công nghệ ở mức trung bình. Đồng thời, các doanh

nghiệp tư nhân Việt Nam cũng cần nắm bắt được làn sóng khởi nghiệp của các

doanh nghiệp công nghệ và thúc đẩy các hệ sinh thái khởi nghiệp nhằm giúp các

doanh nhân vượt qua rào cản về vốn, rủi ro, nguồn nhân lực... để hiện thực hóa

các ý tưởng của mình liên quan đến công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Bốn là, để xây dựng được một thương hiệu lớn, vai trò của doanh nhân,

những người đứng đầu doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Họ cần phải có ý

tưởng, có chiến lược kinh doanh lâu dài, am hiểu luật pháp, chấp nhận dấn thân,

chấp nhận thất bại và chấp nhận cạnh tranh. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam

đang hội nhập mạnh mẽ với các nền kinh tế khu vực và thế giới, đội ngũ doanh

nhân Việt Nam muốn lớn mạnh được, bên cạnh việc am hiểu luật pháp, ngôn ngữ

toàn cầu, doanh nhân Việt Nam cần có tinh thần hợp tác, tinh thần đấu tranh

trong bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Điều quan trọng là tập đoàn

kinh tế phải hình thành từ mối liên kết chặt chẽ giữa các công ty thành viên,

trong khi từng công ty vẫn độc lập trong hoạt động kinh doanh, có giá trị riêng;

các công ty có thể kết nối trong các chuỗi giá trị, hoặc cùng nhau tạo thêm giá trị

cho tập đoàn. Tập đoàn kinh tế cũng phải có hệ thống quản trị theo những thông

lệ quốc tế tốt, nền tảng sáng tạo cao và không ngừng cải thiện.

383

Năm là, để dễ dàng tiếp cận các yếu tố nguồn lực, đặc biệt là yếu tố vốn,

các doanh nghiệp cần mạnh dạn liên kết với nhau để tự kh ng định quyền được

vay và độ tin cậy bên cạnh việc chứng minh khả năng tài chính, có phương án

kinh doanh hiệu quả, có báo cáo tài chính ổn định và minh bạch. Đồng thời,

Ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng cần có những điều chỉnh mang tính

đột phá hơn nữa, chính sách cụ thể hơn nữa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp

tư nhân đến gần hơn với các nguồn vốn, như vậy doanh nghiệp tư nhân và Ngân

hàng mới nhanh chóng tìm được tiếng nói chung.

Kết luận

Những chỉ tiêu về phát triển kinh tế tư nhân chúng ta đã đặt ra rất trong ở

nghị quyết là không khó thực hiện trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa và hội nhập quốc tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhưng quan trọng hơn

hết là cần sự kết hợp hết sức hài hòa các yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài

trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân. Trong đó, chính các doanh nghiệp tư

nhân cần phải nỗ lực hết mình để nâng cao năng lực cạnh tranh về mọi mặt trước

sự cải thiện mạnh mẽ và quyết liệt của môi trường kinh doanh.Và điều đó cần sự

chung tay không chỉ ở Chính phủ, các doanh nghiệp tư nhân mà ở cả xã hội.

Không chỉ là những đường lối, chính sách theo hướng bình đ ng, minh bạch mà

cần đi vào thực tiễn và hành động nhiều hơn.

384

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Văn Kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII

2. http://www.gso.gov.vn

3. http://vneconomy.vn

385

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TÀI SẢN VÔ HÌNH

TỚI GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP THỦY SẢN VIỆT NAM

TS. Đỗ Hồng Nhung

ThS. Phạm Văn Tuệ Nhã

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

PGS.TS. Trần Thị Thanh Tú

Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt

Bài viết tập trung nghiên cứu tác động của tài sản vô hình đến giá trị

doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán HCM. Dựa trên

số liệu của 63 CTNY kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất chế biến và xuất nhập

khẩu thủy sản, trong 5 năm từ 2010-2016, các tác giả đã kiểm chứng mối quan

hệ giữa tài sản vô hình (bao gồm tài sản vô hình xác định được, không bao gồm

các tài sản vô hình không xác định được, theo chuẩn mực kế toán quốc tế) và giá

trị doanh nghiệp, được đo lường bởi EVA, giá trị kinh tế gia tăng của doanh

nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các DN chế biến thủy sản Việt nam có giá

trị tài sản vô hình chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị của DN (từ 40-60%)

và có tác động thuận chiều đến giá trị doanh nghiệp. Điều này cho thấy, việc đầu

tư vào TSVH của các DN sẽ mang lại tác động tích cực đến giá trị doanh nghiệp,

từ đó mang lại lợi ích cho các cổ đông. Bên cạnh đó, các nhân tố khác như cấu

trúc vốn và hiệu quả quản lí hàng tồn kho của các DN thủy sản lại có tác động

ngược chiều đến giá trị doanh nghiệp. Kết quả này gợi ý cho các DN thủy sản

VN cần xem xét lại cấu trúc vốn và cải thiện hiệu quả quản lí hàng tồn kho, với

đặc thù hàng tồn kho rất dễ bị suy giảm giá trị của ngành thủy sản. Đây cũng là

một thách thức lớn đối với các DN thủy sản Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: Tài sản vô hình, giá trị doanh nghiệp

1. Giới thiệu

Căn cứ theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 38 và chuẩn mực kế toán 04

của Việt Nam, tài sản vô hình được hiểu là những tài sản không có hình thái vật

chất, có thể xác định được giá trị, do doanh nghiệp kiểm soát và có thể tạo ra lợi

ích kinh tế trong tương lai. Bên cạnh đó, một số tổ chức như OECD (2006 và

386

2011) và các nhà nghiên cứu thực nghiệm mà tiêu biểu là Lev và Daum (2004),

Lev (2005) cũng đưa ra những nhận định bổ sung về các tính chất của TSVH,

góp phần hoàn thiện định nghĩa trên. Theo đó, TSVH còn bao gồm cả những yếu

tố chưa được chuẩn mực kế toán thừa nhận (ví dụ thương hiệu), việc nhận diện,

tách biệt mỗi loại TSVH và định giá chúng thực tế rất phức tạp, đồng thời hầu

như không có thị trường giao dịch dành riêng cho chúng.

Do giá trị TSVH ghi nhận trên báo cáo tài chính không phản ánh đầy đủ tất

cả các nguồn lực vô hình của doanh nghiệp nên các nhà nghiên cứu thường sử

dụng những chỉ tiêu khác để đo lường hoặc tượng trưng một cách toàn diện hơn

cho giá trị TSVH, ch ng hạn chỉ tiêu CIV (Lim & Ryu, 2013; Shiri, 2012;

Volkov & Garanina, 2008; Stewart, 1997), Tobin‟s Q và một vài biến thể của nó

(Peters & Taylor, 2014; Tsutomu, Miho & Kazuma, 2013; Anghel, Sandu &

Manate, 2008; Wright, 2006; Laitner & Stolyarov, 2003; Hall, 2000 & 2001;

Cockburn & Griliches, 1988; Griliches, 1981) … Tuy nhiên, các chỉ tiêu này đều có

một số hạn chế nhất định: Chỉ số Q bao gồm một bộ phận không thể quan sát trực

tiếp là chi phí thay thế của tổng tài sản doanh nghiệp, đồng thời nhạy cảm với hiện

tượng đầu cơ và biến động của thị trường chứng khoán (Savickaitė, 2014); CIV gây

tranh cãi bởi theo Aho & Ståhle (2011) thì chỉ tiêu này thực chất phản ánh hiệu quả

sử dụng tất cả tài sản của doanh nghiệp, bao gồm cả tài sản hữu hình, vô hình và tài

sản tài chính chứ không tách riêng giá trị TSVH. Do đó, trên thực tế vẫn có một số

nghiên cứu sử dụng chính giá trị sổ sách của TSVH thay cho những cách đo lường

phức tạp trên, ch ng hạn nghiên cứu của Nnado & Ozouli (2016), Moradi và các

cộng sự (2012), Lin & Zhilin (2008).

Cho đến hiện tại, có một số cách hiểu và đo lường khác nhau về giá trị

doanh nghiệp. Giá trị sổ sách của doanh nghiệp có thể được xác định bằng tổng

tài sản hoặc tài sản ròng của doanh nghiệp. Trong khi đó, giá trị thị trường của

doanh nghiệp lại có thể được xác định bằng một số phương pháp khác nhau. Cụ

thể, trong lĩnh vực định giá, dựa trên hướng tiếp cận từ thu nhập thì giá trị của

một doanh nghiệp được xác định bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền tự

do mà doanh nghiệp kỳ vọng tạo ra trong tương lai. Một phương pháp đơn giản

hơn là xác định giá trị thị trường của doanh nghiệp (Brigham, 2002) (MV) bằng

giá trị thị trường của vốn cổ phần cộng với giá trị thị trường của vốn vay của

doanh nghiệp, trong đó giá trị thị trường của vốn vay thường được thừa nhận là

bằng với giá trị sổ sách của chúng. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn có thể sử

dụng một số chỉ tiêu như giá trị kinh tế gia tăng (EVA) hay giá trị thị trường gia

387

tăng (MVA) để đo lường giá trị hay lợi ích mà doanh nghiệp tạo ra cho các đối

tượng hữu quan cũng như hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp từ những góc

nhìn khác nhau (Stephen Ross, 2002). Ch ng hạn, chỉ tiêu EVA thường được xác

định như sau:

EVA = (r – WACC)×TC = (NOPAT/TC – WACC)×TC = NOPAT –Chi phí vốn

Trong đó, NOPAT là lợi nhuận hoạt động thuần sau thuế (= EBIT×(1-t)),

WACC là chi phí vốn bình quân, TC là tổng vốn của doanh nghiệp. EVA cho

biết phần lợi nhuận thặng dư của doanh nghiệp còn lại sau khi trang trải cho chi

phí vốn.

Trong khi đó, chỉ tiêu MVA lại được tính như sau:

MVA = Giá trị thị trường của doanh nghiệp - Giá trị sổ sách của tổng vốn

Giá trị thị trường và giá trị sổ sách của các khoản nợ thường được xem là

bằng nhau, khi đó công thức MVA được biến đổi thành:

MVA = Giá trị thị trường của cổ phần thường – Giá trị sổ sách của cổ phần thường

Về cơ bản, EVA hay MVA càng cao càng cho thấy doanh nghiệp hoạt động

có hiệu quả, từ đó tạo ra nhiều giá trị cho nhà đầu tư. Do đó, hai chỉ tiêu này

thường được sử dụng trong nhiều nghiên cứu khác nhau với tư cách là đại diện

cho yếu tố giá trị doanh nghiệp hoặc một cách gián tiếp là đại diện cho mức độ

hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa TSVH và giá trị doanh nghiệp: Về lý thuyết, giá trị của

một doanh nghiệp được tạo ra bởi sự kết hợp của cả tài sản hữu hình và vô hình,

trong đó có cả những nguồn lực vô hình chưa được thừa nhận bởi chuẩn mực kế

toán là tài sản của doanh nghiệp, ch ng hạn như hiệu quả quản lý, năng lực lãnh

đạo, trình độ của đội ngũ nhân viên,… Như vậy, giữa yếu tố tài sản vô hình

(cũng như các tài sản hữu hình) và giá trị doanh nghiệp đo lường thông qua các

chỉ tiêu trên có tồn tại mối quan hệ cùng chiều với nhau, bởi khi các nguồn lực

vô hình (và hữu hình) được sử dụng càng hiệu quả thì doanh nghiệp càng tạo ra

nhiều giá trị cho nhà đầu tư, từ đó MV, EVA và MVA của doanh nghiệp càng

cao. Tuy nhiên, mối quan hệ này chưa được kiểm chứng ở thị trường đang phát

triển như Việt nam, khi mà còn rất nhiều yếu tố, trong đó có TSVH tác động đến

giá trị doanh nghiệp.

Bài viết này được cấu trúc thành 5 phần, sau phần giới thiệu, phần tổng

quan sẽ tổng thuật các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa TSVH và giá

388

trị doanh nghiệp cũng như tác động của TSVH đến sự khác biệt/chênh lệch giữa

giá trị thị trường và giá trị sổ sách của DN, phần thứ 3 trình bày phương pháp và

mô hình nghiên cứu, phần thức 4 phân tích và thảo luận các kết quả chạy mô

hình kiểm chứng tác động của TSVH đến giá trị doanh nghiệp, phần cuối cùng

đề xuất một số giải pháp và kết luận nhằm thúc đẩy giá tăng giá trị TSVH của

các DN niêm yết trên sàn chứng khoán VN.

2. Tổng quan nghiên cứu về mối quan hệ giữa TSVH và giá trị doanh nghiệp

Các nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa tài sản vô hình (TSVH)

và giá trị doanh nghiệp cho đến thời điểm hiện tại về cơ bản có thể phân chia

thành 2 nhóm: (1) Các nghiên cứu về tác động của TSVH tới giá trị doanh

nghiệp và (2) các nghiên cứu về tác động của TSVH tới sự khác biệt giữa giá trị

thị trường và giá trị sổ sách của doanh nghiệp.

2.1. Các nghiên cứu về tác động của TSVH tới giá trị doanh nghiệp

Các nghiên cứu thuộc nhóm này tập trung vào khám phá mối quan hệ giữa

giá trị TSVH với một chỉ tiêu đại diện cho giá trị của doanh nghiệp như giá trị

kinh tế gia tăng (EVA) hay giá trị thị trường gia tăng (MVA). Hầu hết các nghiên

cứu đều kết luận rằng TSVH có tác động tích cực tới giá trị của doanh nghiệp.

Cụ thể, nghiên cứu của Moradi và các cộng sự (2012) tìm hiểu về sự tác

động của nhiều nhân tố nội tại bao gồm TSVH và một số nhân tố khác (cơ cấu

vốn, khả năng sinh lợi, quy mô doanh nghiệp, khả năng tăng trưởng, năng lực

quản lý, quản lý tồn kho) tới giá trị kinh tế gia tăng (EVA) của 87 doanh nghiệp

niêm yết trên thị trường chứng khoán Tehran giai đoạn 2005-2008. Biến số

TSVH được đo lường bằng giá trị sổ sách bình quân hàng năm của khoản mục

TSVH trên báo cáo tài chính. Kết quả nghiên cứu cho thấy một số nhân tố nội tại

trong đó có TSVH có quan hệ tích cực và có ý nghĩa thống kê với EVA.

Dựa trên một hướng tiếp cận khác, Shiri và các cộng sự (2012) đã nghiên

cứu về mối quan hệ giữa nguồn lực trí tuệ (IC) với giá trị thị trường gia tăng

(MVA) của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Tehran.

Trong nghiên cứu này, nguồn lực trí tuệ được đánh giá trên hai phương diện là

giá trị và mức độ hiệu quả. Cụ thể, giá trị của nguồn lực trí tuệ được đo lường

bằng chỉ tiêu CIV tính theo phương pháp của Stewart (1997), về cơ bản là chênh

lệch giữa lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp với lợi nhuận sau thuế giả định

mà doanh nghiệp có thể đạt được nếu tỷ lệ sinh lợi trên tài sản hữu hình của nó

ngang bằng mức trung bình ngành; còn hiệu quả nguồn lực trí tuệ được đo lường

389

bằng chỉ tiêu hệ số giá trị gia tăng từ nguồn lực trí tuệ (VAIC), bao gồm 3 thành

phần: hiệu quả nguồn nhân lực (HCE), của cấu trúc doanh nghiệp (SCE) và của

nguồn vốn (CEE) - Các chỉ tiêu này về cơ bản được tính toán lần lượt dựa trên tỷ

lệ giữa chi phí thù lao cho nhân công, chênh lệch giữa giá trị gia tăng và chi phí

nhân công, tổng tài sản ngoại trừ TSVH với giá trị gia tăng của doanh nghiệp.

Nghiên cứu đã phát hiện VAIC và các bộ phận của nó có mối quan hệ dương và

có ý nghĩa thống kê với MVA, từ đó kết luận hiệu quả nguồn lực trí tuệ có tác

động tích cực tới giá trị thị trường của doanh nghiệp, tuy nhiên không phát hiện

quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa CIV và MVA.

Trước đó, Volkov và Garanina (2007) khi nghiên cứu về tác động của giá

trị tài sản hữu hình và TSVH tới giá trị thị trường (MV) của các công ty niêm yết

trên thị trường chứng khoán Nga giai đoạn 2001-2005 cũng phát hiện rằng cả tài

sản hữu hình và vô hình đều có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê tới giá

trị thị trường của doanh nghiệp, nhưng tài sản hữu hình có tác động đáng kể hơn.

Ngoài ra, một số nghiên cứu khác của Erawati và Sudana (2005), Connolly

và các cộng sự (1986) cũng xác nhận rằng TSVH có tác động tích cực tới giá trị

thị trường của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây nhất là của Nnado & Ozouli (2016) về tác

động của TSVH (đo lường bằng giá trị sổ sách) tới giá trị kinh tế gia tăng (EVA)

của 46 doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Nigeria mà

tác giả lựa chọn lại phát hiện mối quan hệ ngược chiều và có ý nghĩa thống kê

giữa EVA và giá trị sổ sách của TSVH, và dựa vào đó giải thích xu hướng tối

thiểu hóa giá trị TSVH công khai của các doanh nghiệp trên. Trước đó, Lin và

Zhilin (2008) cũng phát hiện tương quan ngược chiều nhưng chỉ ở mức độ yếu

giữa giá trị sổ sách của TSVH và giá trị kinh tế gia tăng của 984 doanh nghiệp

niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc giai đoạn 1998-2002.

Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu tập trung khám phá mối quan hệ giữa

một số loại TSVH cụ thể với giá trị thị trường của doanh nghiệp. Trong đó, chi

phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm là yếu tố được nghiên cứu nhiều nhất, xuất

hiện trong các nghiên cứu của Anagnostopoulou (2008), Lantz và các cộng sự

(2005), Eberhart và các cộng sự (2004), Shi (2003), Chan và các cộng sự (1990,

2001), Abraham và Sidhu (1997), Barth và Clinch (1997), Lev và Sougiannis

(1996), Hirshey và Weygandt (1985). Tác động của một số loại TSVH cụ thể

khác ít được nghiên cứu hơn, ch ng hạn bằng sáng chế (Hall và các cộng sự,

390

2005), đầu tư nhân lực (Huselid, 1999; Hanson, 1997), thương hiệu (Barth và các

cộng sự, 1998), lợi thế thương mại (Chauvin và Hirschey, 1994). Về cơ bản, các

nghiên cứu đều phát hiện tương quan dương giữa giá trị của TSVH với giá trị thị

trường của doanh nghiệp được đo lường chủ yếu bằng chỉ tiêu MV và EVA, từ

đó kết luận rằng sự đầu tư vào TSVH có thể làm tăng giá trị doanh nghiệp.

2.2. Các nghiên cứu về tác động của TSVH tới sự khác biệt giữa giá trị

thị trường và giá trị sổ sách của doanh nghiệp

Các nghiên cứu thuộc nhóm này chủ yếu làm rõ mối quan hệ giữa TSVH

với một chỉ tiêu thể hiện sự chênh lệch giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách

của doanh nghiệp mà phổ biến nhất là Tobin-Q và tỷ số M/B. Nghiên cứu thực

nghiệm của Gamayuni (2015) kiểm định tác động của TSVH, chính sách tài

chính và kết quả kinh doanh tới giá trị của các doanh nghiệp chế biến - chế tạo

niêm yết trên thị trường chứng khoán Indonesia giai đoạn 2007-2009 đã phát

hiện TSVH có tác động tích cực và có ý nghĩa thống kê tới kết quả kinh doanh

(đo lường bằng ROA) và chênh lệch giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của

doanh nghiệp (đo lường bằng Tobin-Q). Trước đó, Megna và Klock (1993) cũng

kết luận rằng TSVH có đóng góp vào giá trị của chỉ số Tobin's Q. Sử dụng tỷ số

M/B để thể hiện sự chênh lệch giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của doanh

nghiệp, Little và các cộng sự (2007) khi nghiên cứu về tác động của yếu tố

thương hiệu và danh tiếng công ty tới biến động của tỷ số M/B của 500 doanh

nghiệp có giá trị thương hiệu lớn nhất đã phát hiện rằng những doanh nghiệp có

giá trị thương hiệu và xếp hạng danh tiếng cao hơn thì cũng có các tỷ số M/B cao

hơn đáng kể những doanh nghiệp có giá trị thương hiệu và xếp hạng danh tiếng

thấp, từ đó kết luận yếu tố thương hiệu và danh tiếng có đóng góp làm tăng khả

năng giải thích sai khác giữa tỷ số M/B của các doanh nghiệp. Edvinsson và

Malone (1997) khi nghiên cứu về tác động của tài sản trí tuệ cũng cho rằng nguồn

lực trí tuệ tạo ra giá trị vô hình, gây ra sự chênh lệch ngày một lớn giữa giá trị thị

trường và giá trị sổ sách của doanh nghiệp trong nền kinh tế tri thức. Nghiên cứu

của Garger (2010) đưa ra kết luận khái quát rằng sự thay đổi giá trị TSVH làm gia

tăng khác biệt giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường của doanh nghiệp.

Như vậy, có thể thấy trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tác động của

TSVH tới giá trị doanh nghiệp, áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành

nghề khác nhau tại nhiều quốc gia và trong những bối cảnh, giai đoạn khác nhau.

Các nghiên cứu này ít nhiều có sự khác biệt trong hướng tiếp cận và cách đo lường

giá trị TSVH và giá trị doanh nghiệp nhưng hầu hết đều kết luận rằng TSVH có tác

391

động tích cực tới giá trị của doanh nghiệp, đồng thời có đóng góp vào sự khác biệt

giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của doanh nghiệp, từ đó kh ng định tầm

quan trọng của TSVH đối với doanh nghiệp và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư

vào TSVH.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa TSVH và giá trị doanh

nghiệp còn rất hạn chế cả về số lượng cũng như phạm vi và phương pháp nghiên

cứu. Đáng kể nhất chỉ có nghiên cứu của Hà Văn Dũng và Nguyễn Thị Bích

(2017) tìm hiểu về các nhân tố tác động tới giá trị của 173 doanh nghiệp niêm yết

trên Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2012-2016.

Các tác giả đã sử dụng chỉ tiêu EVA đại diện cho giá trị doanh nghiệp là biến

phụ thuộc và tỷ lệ TSVH/ tổng tài sản để đại diện cho yếu tố giá trị TSVH cùng

với các biến độc lập khác. Kết quả nghiên cứu không phát hiện thấy mối quan hệ

có ý nghĩa thống kê giữa TSVH và giá trị doanh nghiệp, được giải thích là do các

doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư vào TSVH và chưa khai thác có hiệu quả các

TSVH. Các nghiên cứu khác chủ yếu chỉ tập trung vào định giá TSVH dựa trên

những phương pháp định giá phổ biến trên thế giới hoặc có cải biến cho phù hợp

với điều kiện đặc thù của các doanh nghiệp Việt Nam (Hay Sinh và Trần Bích

Vân, 2014; Đỗ Hoài Linh, 2014; Lê Đức Hải và các cộng sự, 2008) nhưng không

chỉ rõ TSVH có tác động như thế nào tới giá trị doanh nghiệp. Điều này cho thấy

tác động của TSVH tới giá trị doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn là một vấn đề

chưa được quan tâm đúng mực và còn nhiều bỏ ngỏ, thật sự cần được nghiên cứu

sâu hơn trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh Việt Nam nói riêng và thế giới

nói chung đang hướng tới nền kinh tế tri thức mà trong đó TSVH chiếm tỷ trọng

ngày càng đáng kể trong tổng giá trị doanh nghiệp và được xem là nguồn lực cốt

yếu tạo ra lợi thế cạnh tranh và giá trị gia tăng của các doanh nghiệp ngày nay.

3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1. Số liệu và chọn mẫu

Nghiên cứu sử dụng số liệu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản niêm

yết trên sàn giao dịch chứng khoán HOSE giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016.

Các số liệu về doanh nghiệp được thu thập bao gồm: Thị giá cổ phiếu thường đầu

và cuối mỗi năm; nợ, vốn chủ sở hữu, tổng tài sản, tồn kho, giá trị sổ sách của

TSVH đầu và cuối mỗi năm; doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế, cổ tức thường

chi trả trong các năm. Công ty Stoxplus hỗ trợ nhóm nghiên cứu trong việc thu

thập số liệu.

392

3.2. Các biến số

3.2.1. Biến phụ thuộc

Nghiên cứu sử dụng biến phụ thuộc là giá trị kinh tế gia tăng EVA

(Economic Value Added) – đại diện cho giá trị doanh nghiệp. Theo định nghĩa,

Stephen Ross (2006) EVA được xác định bằng công thức sau:

EVA = (ROI – WACC) × TC

Trong đó:

ROI: Tỷ lệ sinh lợi trên vốn đầu tư

WACC: Chi phí vốn bình quân

TC: Tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp

Để thuận tiện trong nghiên cứu, công thức tính EVA nêu trên được biến đổi

như sau:

EVA = (ROI – WACC) × TC

= [ – WACC] × TC

= (EBT + I)×(1 – t) – [rd×(1 – t)× + re× ]× TC

= EBT×(1-t) + I×(1-t) ‒ I×(1-t) – re×E

= EAT – re×E

Trong đó:

EBIT: Lợi nhuận trước lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp

EBT: Lợi nhuận trước thuế

EAT: Lợi nhuận sau thuế

D: Nợ phải trả bình quân

E: Vốn chủ sở hữu bình quân

I: Chi phí lãi vay

rd: Lãi suất vay nợ

re: Chi phí vốn chủ sở hữu

t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

393

Chỉ tiêu EAT (lợi nhuận sau thuế) được lấy ra từ báo cáo kết quả kinh

doanh hàng năm của các doanh nghiệp. Chỉ tiêu E (vốn chủ sở hữu bình quân)

được xác định bằng trung bình cộng của vốn chủ sở hữu đầu và cuối mỗi năm và

các chỉ tiêu này lần lượt được lấy ra từ bảng cân đối kế toán đầu và cuối mỗi năm

của các doanh nghiệp. Lợi tức của của sở hữu re được ước lượng thông qua tỷ lệ

sinh lợi yêu cầu từ cổ phiếu thường như sau:

re =

Trong đó:

D: Cổ tức thường chi trả trong năm

ΔP: Thay đổi giá cổ phiếu thường trong năm (bằng giá cổ phiếu thường

cuối năm trừ giá cổ phiếu thường đầu năm)

P0: Giá cổ phiếu thường đầu năm

Chỉ tiêu EVA cho biết phần thu nhập thặng dư còn lại của doanh nghiệp

sau khi trang trải chi phí vốn. EVA càng cao tức là phần thu nhập thặng dư này

càng nhiều. Điều này thường được xem là dấu hiệu tích cực, cho thấy doanh

nghiệp hoạt động càng hiệu quả.

3.2.2. Biến độc lập

Các biến độc lập được sử dụng làm đại diện cho các nhân tố tiềm năng tác

động tới giá trị doanh nghiệp, được lựa chọn trên cơ sở tổng quan nghiên cứu.

Cách đo lường các biến độc lập được kế thừa từ những nghiên cứu trước, có cải

biến để phù hợp với bộ số liệu của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

- Nhân tố giá trị TSVH: Biến TSVH, được xác định bằng trung bình cộng

của giá trị sổ sách đầu kỳ và cuối kỳ hàng năm của TSVH của doanh nghiệp:

TSVH = (Tài sản vô hình đầu nămt + Tài sản vô hình cuối nămt)/2

Các biến kiểm soát bao gồm:

- Nhân tố cơ cấu vốn: Biến TSNO, được xác định bằng tỷ lệ nợ bình quân

trên tổng tài sản bình quân hàng năm của doanh nghiệp:

TSNO = Tổng nợ bình quânt /Tổng tài sản bình quânt

- Nhân tố khả năng sinh lợi: Biến ROE, được xác định bằng tỷ lệ lợi nhuận

sau thuế trên VCSH bình quân hàng năm của doanh nghiệp:

ROE = LNSTt / VCSH bình quânt

394

- Nhân tố quy mô doanh nghiệp: Biến SIZE, đo lường doanh thu thuần

hàng năm của doanh nghiệp.

- Nhân tố tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp: Biến GROWTH, đo lường

bằng tỷ lệ thay đổi tổng tài sản bình quân hàng năm của doanh nghiệp:

GROWTH = (Tổng tài sản bình quânt – Tổng tài sản bình quânt-1)/Tổng tài sản bình quânt-1

- Nhân tố hiệu quả quản lý doanh nghiệp: Biến HQQL, đo lường bằng tỷ số

vòng quay tổng tài sản (TATO):

HQQL = TATO = Doanh thu thuầnt/Tổng tài sản bình quânt

- Nhân tố hiệu quả sử dụng hàng tồn kho: Biến HQHTK, đo lường bằng tỷ

số vòng quay hàng tồn kho:

HQHTK = Giá vốn hàng bánt/Tồn kho bình quânt

Tất cả các biến sử dụng trong nghiên cứu được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 1. Các biến

Nhân tố Biến số Cách đo lường

Biến phụ

thuộc

Giá trị kinh tế gia

tăng EVA

EAT – ×E

Biến độc

lập

Giá trị tài sản vô

hình TFA

(Tài sản vô hình đầu nămt + Tài

sản vô hình cuối nămt)/2

Cơ cấu vốn Debt TSNO = Tổng nợ bình quânt

/Tổng tài sản bình quânt

Khả năng sinh lợi ROE ROE = LNSTt / VCSH bình quânt

Quy mô doanh

nghiệp SIZE Doanh thu thuầnt

Tốc độ tăng trưởng

doanh nghiệp GROWTH

GROWTH = (Tổng tài sản bình

quânt – Tổng tài sản bình quânt-

1)/Tổng tài sản bình quânt-1

Hiệu quả quản lý

doanh nghiệp TATO

TATO = Doanh thu thuầnt/Tổng

tài sản bình quânt

Hiệu quả sử dụng

hàng tồn kho InTurn

InTurn = Giá vốn hàng bánt/Tồn

kho bình quânt

395

3.3. Mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu áp dụng phương pháp tiếp cận của Moradi và các cộng sự

(2012), đồng thời có cải biến mô hình nghiên cứu để phù hợp với cơ sở dữ liệu

của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam. Mô hình hồi quy được sử dụng để ước

lượng tác động của giá trị TSVH tới giá trị kinh tế gia tăng của doanh nghiệp, có

tích hợp các biến kiểm soát nêu trên:

EVA = α + β1 TFA + β2 Debt + β3 ROE + β4 SIZE + β5 GROWTH + β6

TATO + β7 InTurn + u

Kỳ vọng về dấu của các hệ số hồi quy:

Bảng 2. Kỳ vọng dấu của các biến độc lập

Biến số Hệ số hồi quy Kỳ vọng về dấu hệ số

TFA β1 +

Debt Β2 +/-

ROE Β3 +

SIZE Β4 +

GROWTH Β5 +

TATO Β6 +

InTurn Β7 +

4. Kết quả nghiên cứu

4.1. Thống kê mô tả

Bảng 3. Thống kê mô tả các biến trong mô hình

Biến N Min Max Mean

EVA 63 (179,659.00) 597,655.00 36,153.00

TFA 63 1,210.00 68,629.00 9,650.00

Debt 63 0.12 0.94 0.51

ROE 63 (1.29) 0.68 0.03

SIZE 63 8,798.00 3,291,370.00 748,295.00

GROWTH 63 (0.44) 0.54 0.03

TATO 63 0.16 2.10 1.14

InTurn 63 0.46 10.97 3.66

LnEVA 63 (12.10) 13.30 3.16

LnTFA 63 7.10 11.14 9.34

LnSIZE 63 9.08 15.01 12.95

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

396

Kết quả thống kê được thể hiện trên bộ dữ liệu cho thấy có 63 quan sát

của mỗi biến nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2016. Các giá trị

trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất cho biết sự chênh lệch giá trị của mỗi biến trong

mô hình, theo đó dạng phân phối của các biến được nhận diện.

Theo kết quả thống kê dữ liệu, giá trị doanh nghiệp thể hiện thông qua

biến EVA biến động khá mạnh cho thấy khi những số liệu từ kết quả kinh doanh

của các doanh nghiệp biến động sẽ gây ra giá trị doanh nghiệp có thể dương hoặc

âm. Kết quả cũng cho thấy, do lợi nhuận của một số doanh nghiệp bị âm trong

giai đoạn nghiên cứu đã gây ra hiện tượng ROE âm. Thêm vào đó, trong giai

đoạn nghiên cứu này ROE của các doanh nghiêp thủy sản niêm yết tại Việt Nam

là thấp, giá trị lớn nhất của ROE chỉ đạt 0,68.

Tài sản vô hình của các doanh nghiệp đã được hình thành, giá trị thấp nhất

là 1.210 triệu đồng và giá trị lớn nhất là 68.629 triệu đồng, điều này cho thấy

mức độ đầu tư vào tài sản vô hình mỗi năm của các doanh nghiệp là khác nhau,

đồng thời cũng cho thấy dấu hiệu tích cực của việc đầu tư nhiều hơn của doanh

nghiệp vào tài sản vô hình.

Cũng theo kết quả trên, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp có một số

doanh nghiệp đạt giá trị âm, giá trị thấp nhất là 0,44, giá trị cao nhất là 0,54. Điều

này cho thấy, sự phát triển về quy mô của các doanh nghiệp này trong giai đoạn

nghiên cứu ở mức thấp, thậm chí một số năm tốc độ tăng trưởng của doanh

nghiệp còn giảm. Từ đây cho thấy, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp

thủy sản trong giai đoạn này thực sự gặp nhiều thách thức để mở rộng thị phần,

mở rộng quy mô, tăng hiệu quả kinh doanh và giá trị doanh nghiệp.

Quy mô doanh nghiệp có giá trị thấp nhất là 8.798 triệu đồng, giá trị lớn nhất

là 3.291.370 triệu đồng. Quy mô doanh nghiệp khá biến động giữa các doanh

nghiệp, có doanh nghiệp quy mô rất lớn song cũng có những doanh nghiệp quy mô

nhỏ tạo ra sự không đồng đều đáng kể giữa các doanh nghiệp về quy mô hoạt động.

Ngoài ra, một số biến LnEVA, LnTFA, LnSIZE được mô tả để bổ sung cho

kết quả kiểm định và các ước lượng về mức độ tin cậy, phù hợp trong mô hình

nghiên cứu tại kết quả ước lượng. Kết quả kiểm định như sau:

4.2. Kết quả ước lượng và thảo luận

Trước hết, ma trận hệ số tương quan được thiết lập nhằm kiểm tra mức độ

tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Kết quả ma trận

tương quan như sau:

397

Bảng 4. Ma trận hệ số tƣơng quan

Hệ số tương quan giữa các biến độc lập cơ bản ở mức độ thấp, một số biến

độc lập có sự tương quan vượt ngưỡng 0,5 như Debt và SIZE, điều này phù hợp

với ý nghĩa kinh tế khi quy mô nợ tăng lên thì quy mô doanh nghiệp tăng. Để

khắc phục lỗi và các hiện tượng khiến mô hình không đủ độ tin cậy. Mô hình cần

hiệu chỉnh biến nghiên cứu, giá trị doanh nghiệp được thể hiện bằng LnEVA,

một số biến độc lập LnSIZE, LnTFA.

Kết quả kiểm định mô hình tương quan bằng kiểm định Breusch - Godfrey

p-value = 0,02735 < 0,05. Do đó không có hiện tượng tự tương quan trong mô

hình nghiên cứu của các biến độc lập.

Hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình được kiểm định thông qua kiểm

định Breusch-Pagan LM, kết quả cho thấy p-value = 0,009253 < 0,05. Kết quả

này kh ng định hiện tượng đa cộng tuyến không xuất hiện.

Ngoài ra, kết quả kiểm định độ tin cậy của mô hình với p-value = 0,9866.

Kết quả cho thấy, mô hình nghiên cứu đủ độ tin cậy, việc cải biến mô hình

Moradi và các cộng sự (2012) bằng biến kiểm soát và lựa chọn biến độc lập

phù hợp với bộ dữ liệu và điều kiện thực tiễn của quốc gia đang phát triển như

Việt Nam.

398

Từ kết quả kiểm định độ tin cậy của mô hình và kết quả kiểm định

Hausman Test để lựa chọn giữa mô hình Random Effect (REM) hay Fixed Effect

(FEM) với p-value = 0,7075>0,05, mô hình ước lượng mối quan hệ giữa biến

độc lập và biến phụ thuộc thực hiện kiểm định bằng mô hình REM là phù hợp.

Kết quả mô hình sau hiệu chỉnh như sau:

Bảng 5. Kết quả kiểm định hiệu chỉnh mô hình

Estimate Std. Error t value Pr(>|t|)

(Intercept) (10.0625) 5.7704 (1.7438) 0.086677700000

LnTFA 0.8446 0.3957 2.1343 0.037206300000 *

Debt (7.6484) 2.0970 (3.6473) 0.000582400000 ***

ROE 12.6649 1.4645 8.6480 0.000000000007 ***

LnSIZE 1.0950 0.4039 2.7115 0.008877200000 **

GROWTH (3.2376) 5.2226 (0.6199) 0.537826300000

InTurn (1.4348) 0.1638 (8.7613) 0.000000000004 ***

Các ký hiệu *, **, *** lần lượt chỉ mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%.

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả

Phương trình hồi quy đã chuẩn hóa của mô hình được viết lại như sau:

LnEVA = -10,0625 + 0,8446 x Ln TFA – 7,6484 x Debt + 12,6649 x ROE

+ 1,0950x LnSIZE – 3,2376 x GROWTH – 1,4348 x InTurn

Kết quả hồi quy cho thấy, biến độc lập Debt (Cơ cấu vốn), GROWTH (Tốc

độc tăng trưởng doanh nghiệp), InTurn (Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho) có quan

hệ nghịch biến và có ý nghĩa thống kê với LnEVA (Giá trị doanh nghiệp). Các

biến LnTFA (Giá trị tài sản vô hình), ROE (Khả năng sinh lời), LnSIZE (Quy

mô doanh nghiệp) có quan hệ thuận chiều và có ý nghĩa thống kê với LnEVA

(Giá trị doanh nghiệp).

Hầu hết kết quả kiểm định nhất quán với kết luận trong những nghiên cứu

trước và phù hợp với giả thuyết kỳ vọng về dấu của các hệ số hồi quy. Kiểm định

mối quan hệ giữa hiệu quả hàng tồn kho và giá trị doanh nghiệp có quan hệ

ngược chiều với hệ số hồi quy là -1,4348, nghĩa là khi hiệu quả hàng tồn kho

tăng 1 đơn vị sẽ làm giảm đi giá trị của doanh nghiệp -1,4348 đơn vị. Kết quả

kiểm định này ngược với kết luận trong những nghiên cứu trước đây Moradi và

các cộng sự (2012). Tuy nhiên, kết quả này không mâu thuẫn với điều kiện thực

tiễn của các doanh nghiệp thủy sản tại Việt Nam. Hàng tồn kho của doanh

nghiệp thủy sản có yếu tố mùa vụ và đặc thù. Vì vậy, việc chỉ đơn thuần sử dụng

399

hiệu quả hàng tồn kho chưa h n đã mang lại giá trị lợi ích kỳ vọng và giá trị

doanh nghiệp. Hàng tồn kho được sử dụng hiệu quả chỉ thể hiện hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp tích cực hơn.

Biến Debt phản ánh cấu trúc vốn của doanh nghiệp có hệ số hồi quy là -

7,64840, p-value = 0,0005824 có ý nghĩa và tương quan ngược chiều cho thấy

khi hệ số nợ tăng lên, rủi ro tài chính tăng. Khi hệ số nợ tăng vượt ngưỡng tạo ra

đòn bẩy tài chính âm sẽ gây giảm giá trị của doanh nghiệp.

Kết quả kiểm định cho thấy, giá trị tài sản vô hình có quan hệ thuận chiều với

giá trị doanh nghiệp với hệ số hồi quy là 0,0372063>0, tương tự kết quả nghiên cứu

của Moradi và các cộng sự (2012). Giá trị tài sản vô hình đo lường bằng giá trị sổ

sách tăng lên thì giá trị doanh nghiệp tăng, giá trị tài sản vô hình có tác động tích cực

tới gia tăng giá trị doanh nghiệp. Kết quả này cũng được kết luận trong một số

nghiên cứu của Erawati và Sudana (2005), Connolly và các cộng sự (1986), … Như

vậy, có thể thấy giá trị của doanh nghiệp không chỉ được tạo ra bởi tài sản hữu hình,

những nguồn lực hình thành tài sản vô hình sẽ tác động làm gia tăng giá trị của

doanh nghiệp. Tuy hệ số hồi quy còn thấp, song kết quả cho thấy dấu hiệu tích của

tác động làm gia tăng giá trị của tài sản vô hình tới giá trị doanh nghiệp Nnado &

Ozouli (2016), Moradi và các cộng sự (2012), Lin & Zhilin (2008).

Bên cạnh đó, kết quả hồi quy tác động của LnSIZE (Quy mô doanh nghiệp)

tới LnEVA (giá trị tài sản của doanh nghiệp) có ý nghĩa thống kê với hệ số hồi

quy 1,09504. Sự thay đổi về quy mô doanh nghiệp sẽ tác động tích cực tới giá trị

của doanh nghiệp. Kết quả này không mâu thuẫn với các nghiên cứu trước đó

của Moradi Anagnostopoulou (2008), Lantz và các cộng sự (2005), Eberhart và

các cộng sự (2004), Shi (2003). Như vậy quy mô doanh nghiệp được phản ánh

đầy đủ trong giá trị doanh nghiệp.

Từ kết quả trên cho thấy, những biến độc lập kỳ vọng kiểm định mức ý

nghĩa và tác động của các biến độc lập này tới biến giá trị doanh nghiệp là có ý

nghĩa. Giả thuyết nghiên cứu được kiểm định và minh chứng thông qua kết của

các hệ số hồi quy của các biến nghiên cứu. Việc biến InTurn có hệ số hồi quy

ngược dấu với những nghiên cứu trước đây một phần do tính chất thông tin

không đây đủ của biến này hình thành trong giá trị doanh nghiệp, một phần do

đặc thù của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết Việt Nam.

5. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận sau. Các DN chế biến

thủy sản Việt Nam có giá trị tài sản vô hình chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá

trị của DN (từ 40-60%) và có tác động thuận chiều đến giá trị doanh nghiệp.

400

Điều này cho thấy, việc đầu tư vào TSVH của các DN sẽ mang lại tác động tích

cực đến giá trị doanh nghiệp, từ đó mang lại lợi ích cho các cổ đông. Rõ ràng khi

giá trị DN tăng lên, giá cổ phiếu trên thị trường sẽ tăng, việc phát hành thêm cổ

phiếu sẽ tạo ra thặng dư vốn cho doanh nghiệp, lại làm tăng giá trị tài sản vô hình

không xác định được, DN được tăng thêm nguồn vốn, các cổ đông cũng được

hưởng lợi khi tỷ suất cổ tức tăng lên.

Ngoài ra, quy mô doanh nghiệp và tỷ suất sinh lợi trên vốn CSH cũng có

tác động cùng chiều với giá trị doanh nghiệp với mức ý nghĩa khá cao. Các công

ty có quy mô đầu tư tổng tài sản lớn, có khả năng tăng trưởng tốt sẽ tạo ra giá trị

gia tăng nhiều hơn cho các cổ đông, vì vậy, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sỡ hữu

sẽ tăng.

Trong khi đó, các nhân tố khác như cấu trúc vốn và hiệu quả quản lí hàng

tồn kho của các DN thủy sản lại có tác động ngược chiều đến giá trị doanh

nghiệp. Kết quả này gợi ý cho các DN thủy sản VN cần xem xét lại cấu trúc vốn

và cải thiện hiệu quả quản lí hàng tồn kho, với đặc thù hàng tồn kho rất dễ bị suy

giảm giá trị của ngành thủy sản. Đây cũng là một thách thức lớn đối với các DN

thủy sản Việt Nam hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh sức ép về hội nhập quốc tế

các DN thủy sản Việt nam vừa phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về đảm bảo

tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, điều kiện về nuôi trồng và chế biến thủy

sản, vừa phải đảm bảo đòi hỏi gia tăng lợi ích cho các cổ đông.

Bằng phương pháp kiểm định FEM, REM, kết quả kiểm định REM phù

hợp với bộ dữ liệu nghiên cứu về các doanh nghiệp thủy sản niêm yết Việt Nam.

Kết quả hồi quy được tổng hợp và so sánh với giả thuyết nghiên cứu.

Bảng 6. Dấu hệ số hồi quy của các biến độc lập

Biến số Hệ số hồi quy Kỳ vọng về dấu hệ số Dấu hệ số kết quả

kiểm định REM

LnTFA β1 + + (*)

Debt β2 +/- - (***)

ROE β3 + + (***)

LnSIZE β4 + + (**)

GROWTH β5 + -

InTurn β6 + - (***)

401

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Abraham và Sidhu (1997), The role of R&D capitalisations in firm

valuation and performance, University of New South Wales.

2. Aho& Ståhle (2011), Value added intellectual coefficient (VAIC): a critical

analysis, Journal of Intellectual Capital, Vol 12, Issue 4, pp 531-551.

3. Anagnostopoulou và cộng sự (2008), R&D expenses and firm valuation:

a literature review, International Journal of Accounting and

Management, Vol 16, Issue 1, pp.5-24.

4. Anghel, Sandu & Manate (2008), Analysis and valuation of intellectual

capital: the result of a study, Annals of the University of Craiova,

Economic Sciences Series , Vol. 6, Issue 36, pp 2581-2588.

5. Barth và các cộng sự, 1998), Brand Values and Capital Market

Valuation, Review of Accouting Studiea, Vol 3, Issue 1-2, pp. 41- 68.

6. Barth và Clinch (1997), Revalued financial, tangible, and intangible

assets: Associations with share prices and non-market-based value

estimates, Journal of Accounting Research, Vol. 36, pp. 199-233.

7. Brigham EF & Ehrhardt, MC. (2002), Financial Management: Theory

and Practice, lần 4 United States of America: Harcourt College

Publishers.

8. Chan và các cộng sự (2001), The Stock Market Valuation of Research and

Development Expenditures, The Journal of Finance, Vol. 56, Issue 6, pp.

2431-2456.

9. Chauvin và Hirschey (1994), Goodwill, profitability, and the market

value of the firm, Journal of Accounting and Public Policy, Vol 13, Issue

2, pp.159-180

10. Bộ Tài chính Việt Nam (2001), Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04,

Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001.

11. Cockburn, I & Griliches, Z. (1988), The estimation and measurement of

spillover effects of R&D investment: Industry effects and appropriability

measures in the stock market‟s valuation of R&D and patents, American

Economic Review, 78(2), pp.419–423.

12. Connolly và các cộng sự (1986), Unionrent-seeking, intangible capital

and market value of the firm, Review of Economics and Statistic, Vol 68,

pp 567-77.

13. Eberhart và các cộng sự (2004), An Examination of Long-Term Abnormal

402

Stock Returns and Operating Performance Following R&D Increases,

The Journal of Finance, Volume 59, Issue 2, pp. 623-650

14. Edvinsson và Malone (1997), Intellectual Capital: Realizing Your Company's

True Value by Finding Its Hidden Brainpower, Instant Research.

15. Gamayuni (2015), The Effect of intangible Asset, Financial performance

and financial policies on the firm value, International Journal of Scientific

& Technology Research, Vol 4 Issue 1, truy cập từ

http://www.ijstr.org/paper-references.php?ref=IJSTR-0115-10857.

16. Garger J. (2010), Equity and market value: How much is a company

worth to an investor? Truy cập từ http://www.johngarger.com.

17. Hà Văn Dũng và Nguyễn Thị Bích (2017), Các yếu tố ảnh hưởng đến giá

trị kinh tế tăng thêm của các doanh nghiệp niêm yết, Tạp chí Tài chính,

truy cập từ http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/cac-yeu-to-anh-huong-

den-gia-tri-kinh-te-tang-them-cua-cac-doanh-nghiep-niem-yet-

126370.html.

18. Hall và các cộng sự (2005), Market Value and Patent Citations, The

RAND Journal of Economics, Vol 36, No.1, pp 16-38.

19. Hay Sinh và Trần Bích Vân (2014), Ứng dụng mô hình Black-Scholes để

thẩm định giá tài sản vô hình cho mục đích thương mại hóa, Tạp chí Phát

triển và Hội nhập, Số 19 (29), pp. 28-37.

20. Hirshey và Weygandt (1985), Amortization Policy for Advertising and

Research and Development Expenditures, Journal of Accounting

Research, Vol. 23, No. 1 (Spring, 1985), pp. 326-335.

21. Megna và Klock (1993), The Impact of Intangible Capital on Tobin's q in

the Semiconductor Industry, The American Economic Review, Vol. 83,

No. 2, pp.265-269.

22. Moradi và các cộng sự (2012), The Relationship Between Particular

Features of a Firm and the Economic Value Added, World Applied

Sciences Journal 19 (11), pp. 1640-1648.

23. Savickaitė (2014), The Evaluation of Company's Intangible Assets'

influence for Business Value, International Journal of Economic Sciences

and Applied Research, ISSN 1791-3373, Vol. 7, Issue. 3, pp. 133-155.

24. Stephen Ross (2002), Corporate finance, McGraw-Hill Irwin.

25. The International Accounting Standards Committee (1998), Chuẩn mực

kế toán quốc tế số 38.

403

VAI TRÕ CỦA CÁC KHU VỰC KINH TẾ ĐỐI VỚI TĂNG NĂNG SUẤT

LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM

TS. Nguyễn Thị Cẩm Vân

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tóm tắt

Khoảng cách lớn về năng suất lao động (NSLĐ) giữa các khu vực lớn của

nền kinh tế và giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực là thực tế cơ bản

của nền kinh tế Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2001-

2015, khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng NSLĐ

toàn nền kinh tế. Hai khu vực kinh tế còn lại đều có đóng góp quan trọng cho

tăng trưởng NSLĐ tổng thể, tuy nhiên, tầm quan trọng của từng khu vực thay đổi

theo từng thời kỳ. Nhìn chung trong giai đoạn 2001-2015, gia tăng NSLĐ trong

nội bộ khu vực kinh tế trong nước, chủ yếu của khu vực kinh tế ngoài nhà nước,

là nguồn chính khẳng định vai trò đóng góp của khu vực kinh tế trong nước cho

tăng trưởng NSLĐ toàn nền kinh tế. Dòng lao động dịch chuyển từ khu vực kinh

tế trong nước, nhất là từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước có mức NSLĐ thấp

sang khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có mức NSLĐ cao hơn là thành phần lớn

nhất khẳng định vai trò đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

đối với tăng trưởng NSLĐ tổng thể. Trong đó, chuyển dịch cơ cấu lao động giữa

các khu vực kinh tế chỉ có tác động mạnh đến tăng trưởng NSLĐ tổng thể trong

khoảng thời gian trước năm 2005. Kể từ năm 2005 trở lại đây, việc dịch chuyển

lao động từ khu vực có năng suất thấp sang các khu vực có năng suất cao và

sang các khu vực có năng suất đang tăng lên là không nhiều, tăng trưởng NSLĐ

toàn nền kinh tế chủ yếu được giải thích bởi sự gia tăng NSLĐ của các khu vực

kinh tế.

Từ khóa: tăng trưởng năng suất lao động, kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài

nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

1. Giới thiệu

Theo hình thức sở hữu, nền kinh tế Việt Nam được chia thành ba thành

phần: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước, và kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài. Trong đó, khu vực kinh tế ngoài nhà nước bao gồm: kinh tế tập thể, kinh

tế tư nhân và kinh tế cá thể.

404

Kể từ khi bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà

nước ta đã nhận thức được vị trí, vai trò của các khu vực kinh tế trong chính sách

phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Trong những năm qua, Đảng ta luôn thể

hiện quan điểm nhất quán đối với thành phần kinh tế nhà nước, đó là kinh tế nhà

nước giữ vai trò chủ đạo trong mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được coi là một bộ phận quan

trọng của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, được khuyến khích phát triển,

và bình đ ng với các thành phần khác. Khu vực kinh tế tư nhân từ chỗ chỉ được

thừa nhận và cho phép tồn tại trong nền kinh tế nhiều thành phần (Đại hội VI của

Đảng năm 1986) thì đến nay phát triển kinh tế tư nhân được coi là một động lực

quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Nghị quyết

Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII năm 2017).

Đây là một bước tiến lớn về mặt nhận thức về khu vực kinh tế tư nhân, và vai trò

của kinh tế tư nhân trong phát triển kinh tế - xã hội ngày càng được coi trọng.

Sự chuyển biến trong nhận thức đã được thể chế hóa bằng pháp luật của

Nhà nước nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân và các

khu vực kinh tế khác trong toàn nền kinh tế. Năm 1990, Luật Công ty và Luật

Doanh nghiệp Tư nhân được ban hành thể hiện sự thừa nhận của Nhà nước về

mặt pháp lý quyền hoạt động của khu vực tư nhân trong nước trong một số lĩnh

vực. Năm 1999, Luật Doanh nghiệp với tư duy đột phá về quyền tự do kinh

doanh của người dân, xóa bỏ các rào cản thành lập doanh nghiệp trở thành cột

mốc đánh dấu sự phát triển có tính bước ngoặt của khu vực kinh tế tư nhân. Luật

Doanh nghiệp 1999 đã được sửa đổi năm 2005 và thay thế bằng Luật Doanh

nghiệp năm 2014, được coi là một bước đột phá mới về thể chế nhằm tiếp tục

tháo gỡ những hạn chế, bất cập về quy định đầu tư, kinh doanh, thành lập doanh

nghiệp, tạo điều kiện thông thoáng cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư được tự do

kinh doanh, đầu tư các lĩnh vực mà pháp luật không cấm theo đúng tinh thần

Hiến pháp 2013. Bên cạnh đó, khung pháp luật (Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật

Ngân hàng, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại...) và

cơ chế chính sách (hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ mở

rộng thị trường, đào tạo, phát triển khoa học công nghệ...) thúc đẩy sự phát triển

của các khu vực kinh tế nói chung và khu vực kinh tế tư nhân nói riêng đã được

ban hành và liên tục được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp trong từng thời kỳ. Với

sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và xã hội trong thời gian qua, các khu vực

kinh tế ở nước ta đã có những bước phát triển nhất định, ngày càng kh ng định

405

rõ vị trí, vai trò của mình và có những đóng góp quan trọng vào những thành

tựu đạt được trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế ở

Việt Nam.

Những thành công mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua là kết quả

của quá trình đóng góp bền bỉ của ba khu vực lớn trong nền kinh tế. Năm 2000,

khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng góp 49% GDP cả nước, khu vực kinh tế

nhà nước đóng góp 37%, và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp

14%. Năm 2015, khu vực kinh tế ngoài nhà nước vẫn có đóng góp lớn nhất

(chiếm 43% GDP), khu vực kinh tế nhà nước vẫn đứng ở vị trí thứ hai trong

phần đóng góp vào GDP nhưng tỷ trọng đã giảm xuống còn 28%, và khu vực

kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã nâng tỷ trọng đóng góp vào GDP lên 17%.

Trong cả giai đoạn 2000-2015, so với khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh

tế có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế ngoài nhà nước luôn đóng vai trò

chủ đạo trong đóng góp vào GDP. Năm 2017, khu vực kinh tế ngoài nhà nước

đóng góp 40,5% cho tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, cao hơn so với mức

35,7% của khu vực kinh tế nhà nước và mức 16,8% của khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài [7].

Hình 1. Đóng góp của các thành phần kinh tế vào GDP giai đoạn 2000-2015

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Ghi chú: Từ năm 2010, Tổng cục Thống kê đã tách thuế giá trị gia tăng

hàng hóa và dịch vụ ra khỏi giá trị gia tăng của các ngành.

Khu vực kinh tế ngoài nhà nước không chỉ có đóng góp quan trọng vào

GDP mà còn tạo ra phần lớn việc làm trong nền kinh tế. Năm 2000, khu vực kinh

tế ngoài nhà nước thu hút 34.415 nghìn lao động (chiếm 89% tổng số lao động có

việc làm của nền kinh tế). Đến năm 2015, khu vực này tạo ra việc làm cho

406

45.711 nghìn lao động (chiếm 86% tổng số việc làm). Hai khu vực còn lại của

nền kinh tế chỉ tạo ra khoảng 14% việc làm (trong đó khu vực kinh tế nhà nước

chiếm 10%, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 4%). Hơn nữa, tỷ

trọng này sẽ tiếp tục giảm xuống trong những năm tới khi tiến trình cổ phần hóa

các doanh nghiệp nhà nước và cải cách hành chính được đẩy mạnh.

Hình 2. Đóng góp của các thành phần kinh tế vào giải quyết việc làm

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong giai đoạn phát triển mới, để Việt Nam trở thành một nền kinh tế hiện

đại phải dựa trên nền tảng NSLĐ cao và hiệu quả hoạt động của tất cả các khu

vực kinh tế, đặc biệt là của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, trong đó có khu vực

kinh tế tư nhân. Để đánh giá một cách khách quan vai trò của các khu vực kinh tế

đối với những thay đổi hiệu suất của nền kinh tế trong thời gian qua, nghiên cứu

này sử dụng phương pháp SSA (shift share analysis) để đo lường đóng góp của

các khu vực kinh tế vào những thay đổi của NSLĐ toàn nền kinh tế trong giai

đoạn 2000-2015. Khác với các nghiên cứu khác đã sử dụng phương pháp SSA để

phân rã nguồn tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế theo các ngành kinh tế để xác

định các nhân tố đóng góp cho tăng trưởng NSLĐ tổng thể, nghiên cứu này áp

dụng phương pháp SSA để phân tích nguồn tăng trưởng NSLĐ theo các khu vực

kinh tế. Dựa trên các kết quả phân tích, bài viết cố gắng làm sáng tỏ những thách

thức mà các khu vực kinh tế phải đối mặt khi thực hiện những nỗ lực cải thiện

tốc độ tăng NSLĐ tổng thể trong bối cảnh mới của phát triển và hội nhập kinh tế

quốc tế.

Nội dung của bài viết được tổ chức như sau: phần tiếp theo sẽ tổng quan

các nghiên cứu về nguồn tăng trưởng NSLĐ các quốc gia trên thế giới và ở Việt

Nam và trình bày kỹ thuật phân tích nguồn tăng trưởng NSLĐ theo phương pháp

407

SSA; phần 3 là kết quả phân tích nguồn tăng trưởng NSLĐ theo ba khu vực kinh

tế ở Việt Nam giai đoạn 2000-2015; phần thứ 4 của bài viết sẽ nhận diện một số

thách thức đối với các khu vực kinh tế; và phần cuối cùng là phần kết luận.

2. Tổng quan nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu

2.1. Tổng quan nghiên cứu

Năng suất là một trong những yếu tố nội lực tạo ra động lực cho tăng

trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Để đánh giá hiệu quả sản xuất của một nền

kinh tế, người ta thường dựa vào hai chỉ số quan trọng là: năng suất lao động

(NSLĐ) và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP). Nghiên cứu này tập trung vào

chỉ số thứ nhất NSLĐ, một chỉ số quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng lao

động. Trên phương diện đầu vào lao động, tốc độ tăng trưởng kinh tế được giải

thích là tổng của hai thành phần: tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ tăng lực lượng

lao động. Trong đó, tăng lực lượng lao động có thể dễ dàng đạt được thông qua

tăng tỷ lệ sinh hoặc thông qua việc tăng thu hút lao động từ các quốc gia khác.

Tuy nhiên,việc tăng nguồn cung lao động theo các cách thức này bản thân nó

đã bộc lộ nhiều hạn chế và không phải là phương án tối ưu cho phát triển bền

vững. Do đó, tăng NSLĐ là nhân tố quyết định đối với tăng trưởng kinh tế bền

vững của một quốc gia.

Khi tìm hiểu về các nhân tố xác định sự thay đổi năng suất, các nghiên cứu

đã chỉ ra rằng tăng trưởng NSLĐ của một nền kinh tế có thể đạt được theo hai

cách: cách thứ nhất là gia tăng năng suất của các khu vực kinh tế thông qua tích

lũy vốn, thay đổi công nghệ và nâng cao hiệu quả phân bổ; cách thứ hai là dịch

chuyển lao động giữa các khu vực, từ các khu vực năng suất thấp sang các khu

vực có năng suất cao (Dani Rodrik, 2012). Để đo lường và so sánh các hiệu ứng

khác nhau tác động đến tăng trưởng năng suất ở các quốc gia, vùng lãnh thổ và

các khu vực kinh tế, một trong những phương pháp phân tích được sử dụng rộng

rãi trong các nghiên cứu là phương pháp SSA (Shift Share Analysis). Trong đó

phải kể đến những nghiên cứu tiêu biểu sau đây:

Jan Fagerberg (2000) đã nghiên cứu nguồn tăng trưởng NSLĐ của khu vực

chế biến - chế tạo ở 39 quốc gia bao gồm: các quốc gia công nghiệp phát triển,

các quốc gia với nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, và các quốc gia

đang phát triển trong thời kỳ 1973-1990. Sử dụng phương pháp SSA, tác giả đã

chỉ ra rằng thay đổi cơ cấu vẫn quan trọng đối với tăng trưởng nhưng theo một

cách khác so với trước đây. Sự khác biệt cơ bản ở đây là vai trò của những công

408

nghệ mới trong việc tạo ra sự thay đổi cơ cấu. Trong nửa đầu của thế kỷ XX,

tăng trưởng sản lượng, năng suất và việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc

làm trong các ngành dựa vào công nghệ mới như điện tử và vật liệu tổng hợp

mở rộng nhanh chóng với mức lương cao hơn các ngành truyền thống, điều này

chứng tỏ vai trò quan trọng của thay đổi cơ cấu đến tăng trưởng NSLĐ. Gần đây,

mối quan hệ giữa sản lượng, năng suất và việc làm trở nên mờ nhạt hơn. Công

nghệ mới cách mạng điện tử đã mở rộng năng suất rất nhanh, đặc biệt trong

ngành cơ điện tử, nhưng không có sự gia tăng lớn tương tự trong phần chia của

ngành trong tổng số việc làm. Trong thực tế, các ngành có phần chia việc làm

tăng đáng kể nhất là các ngành công nghiệp truyền thống - chủ yếu hướng tới

tiêu dùng cá nhân - về trung bình có tăng trưởng năng suất thấp. Do đó, trong

những thập kỷ gần đây, công nghệ mới không liên kết với sự thay đổi cơ cấu của

cầu, sản lượng và việc làm giống như trước đây. Điều này giải thích tại sao thay

đổi cơ cấu lại quan trọng đối với tăng trưởng NSLĐ trong nửa đầu của thế kỷ 20

hơn là nửa sau của thế kỷ này (ít nhất là đến năm 1990.

Yilimaz Kilicaslan (2005 đã phân rã nguồn tăng trưởng NSLĐ của 46

quốc gia trong thời kỳ 1965-1999 thành hai thành phần: thứ nhất là kết quả tăng

trưởng năng suất trong nội bộ các ngành within effect 28 ngành, thứ hai là kết

quả của việc tái phân bổ lao động giữa các ngành between effect. Kết quả

nghiên cứu cho thấy đối với hầu hết các quốc gia trong mẫu, tăng trưởng NSLĐ

hoàn toàn được giải thích bởi tăng trưởng năng suất trong nội bộ các ngành.

Sử dụng phương pháp phân rã nguồn tăng trưởng NSLĐ ít phức tạp nhất

(thành hai thành phần hiệu ứng nội ngành và hiệu ứng giữa các ngành đối với

Ấn Độ và Trung Quốc giai đoạn 1980-2004, Saccone và Valli đã chỉ ra

rằng ở Trung Quốc, hiệu ứng nội ngành lấn át thành phần thay đổi cơ cấu; còn ở

Ấn Độ, thay đổi cơ cấu có vai trò lớn hơn so với Trung Quốc mặc dù thành phần

này chỉ bằng một nửa so với hiệu ứng nội ngành. Kết quả nghiên cứu của Ghani

và Suri cũng cho thấy hiệu ứng nội ngành có đóng góp cho tăng trưởng ở

Malaysia từ 1981 đến 1997 lớn hơn nhiều so với thành phần thay đổi cơ cấu

thay đổi cơ cấu có đóng góp dưới 20.

Kết luận rút ra từ nghiên cứu thực nghiệm về NSLĐ ở 38 quốc gia gồm 29

quốc gia đang phát triển và 9 quốc gia có mức thu nhập cao trong khoảng thời

gian từ năm 1990 đến năm 2005 của Dani Rodrik 2012 chỉ ra rằng đối với các

nước phát triển, tăng trưởng NSLĐ tổng thể chủ yếu dựa vào sự gia tăng NSLĐ

409

của các ngành, chuyển dịch cơ cấu chỉ có đóng góp rất nhỏ (dương hoặc âm).

Đối với các quốc gia đang phát triển, thay đổi cơ cấu đóng vai trò quan trọng đối

với tăng trưởng NSLĐ ở châu Phi, châu Mỹ Latin, và châu Á. Phần lớn sự khác

nhau trong tăng trưởng năng suất của các quốc gia châu Phi và châu Mỹ Latin

với khu vực châu Á là do sự khác nhau về mô hình thay đổi cơ cấu, với lao động

dịch chuyển từ khu vực có năng suất thấp tới khu vực có năng suất cao ở châu Á,

sự chuyển dịch diễn ra theo hướng ngược lại ở châu Phi và châu Mỹ Latin.

NSLĐ là chủ đề mới được nghiên cứu ở Việt Nam trong vài năm trở lại

đây. Phương pháp SSA đã được Nguyễn Thị Tuệ Anh (2008) lần đầu tiên áp

dụng phân tích tăng trưởng và thay đổi cơ cấu ngành ở Việt Nam thời kỳ trước

khủng hoảng kinh tế 1991-2006. Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Tuệ

Anh và cộng sự đã nhấn mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành có đóng góp quan trọng

vào nhịp tăng NSLĐ tổng thể của Việt Nam thời kỳ 1991-2006, trong đó tác

động của chuyển dịch cơ cấu ngành chủ yếu là do sự di chuyển lao động từ

ngành có mức NSLĐ thấp sang các ngành có mức NSLĐ cao hơn. Bên cạnh đó,

đóng góp của tăng NSLĐ nội bộ các ngành vào nhịp tăng NSLĐ tổng thể có xu

hướng giảm dần qua ba thời kỳ thực hiện các kế hoạch 5 năm: 1991-1995, 1995-

2000, 2000-2006. Sau đó Trần Thọ Đạt và Nguyễn Thị Cẩm Vân (2015) cũng đã

áp dụng phương pháp này để phân tích nguồn tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam

theo ngành trong giai đoạn 1995-2014. Các tác giả đã chỉ ra rằng trong thời kỳ

2000-2010, sự dịch chuyển lao động từ các ngành có năng suất thấp sang các

ngành có năng suất cao hơn là động lực cốt lõi thúc đẩy tăng trưởng NSLĐ của

Việt Nam. Trong các thời kỳ 1995 – 1999 và 2011-2014, gia tăng năng suất của

các ngành là nguồn chính của sự gia tăng NSLĐ tổng thể của nền kinh tế. Ngoài

ra, nghiên cứu Hồ Đình Bảo (2015) cũng đã áp dụng phương pháp SSA để phân

tích những nút thắt của tăng trưởng NSLĐ Việt Nam thời kỳ 2005-2014. Kết quả

nghiên cứu cho thấy tăng trưởng nội ngành (chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ)

có đóng góp căn bản cho tăng trưởng NSLĐ chung, và chuyển dịch cơ cấu cấu

có đóng góp không đáng kể. Hơn nữa, tăng trưởng NSLĐ trong thời kỳ 2005 –

2014 chủ yếu do đóng góp của tác động nội khu vực, trong đó khu vực ngoài nhà

nước thể hiện vai trò quan trọng.

Hệ thống các nghiên cứu đã có ở trên thế giới và ở Việt Nam là nguồn tài

liệu tham khảo quan trọng để áp dụng phân tích cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy

nhiên, các nghiên cứu này chưa làm sáng tỏ được bức tranh NSLĐ của nền kinh

tế dưới góc độ đóng góp của ba thành phần trụ cột của nền kinh tế là: kinh tế nhà

410

nước, kinh tế ngoài nhà nước, và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Khác với các

nghiên cứu khác, nghiên cứu này tập trung vào phân tích, đánh giá sâu hơn và kỹ

lưỡng hơn về vai trò đóng góp của ba khu vực kinh tế lớn vào sự thay đổi của

NSLĐ của Việt Nam trong thời gian qua.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Để làm sáng tỏ các nguồn đóng góp tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam trong

giai đoạn 2000-2015, nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp SSA giống như

trong nghiên cứu của Fagerberg (2000).

Các ký hiệu được sử dụng:

LP là năng suất lao động của nền kinh tế;

LPi là năng suất lao động của khu vực i 1,i n ;

Si là tỷ trọng lao động của khu vực i trong tổng lao động của nền kinh tế

1,i n ;

t là chỉ số thời gian (t – 1 là năm cơ sở; t là năm so sánh);

Khi đó, NSLĐ tổng thể của nền kinh tế được tính theo công thức:

1

n

i iiLP LPS

(1)

Từ đó suy ra tốc độ tăng NSLĐ tổng thể được phân rã thành ba thành phần

riêng biệt:

(2)

Thành phần thứ nhất gọi là hiệu ứng nội khu vực (within effect) đo lường

tổng của những thay đổi NSLĐ của các khu vực khi các khu vực đó vẫn giữ được

tỷ trọng lao động không đổi giống như ở năm cơ sở.

Thành phần thứ hai gọi là hiệu ứng dịch chuyển tĩnh (static shift effect),

411

được tính bằng tổng của những thay đổi tương đối của lao động mỗi khu vực

giữa năm t và năm t - 1 với các trọng số là các giá trị ban đầu của NSLĐ (trong

năm cơ sở t - 1) của khu vực đó.

Thành phần thứ ba, gọi là hiệu ứng dịch chuyển động (dynamic shift effect)

hay thành phần tương tác, đo lường sự tương tác giữa những thay đổi của NSLĐ

và những thay đổi trong phần chia lao động của các khu vực.

Nghiên cứu này sử dụng nguồn số liệu về GDP và lao động do Tổng cục

Thống kê công bố trong giai đoạn 2000 - 2017. Các kết quả nghiên cứu chính sẽ

được trình bày trong phần tiếp theo của bài viết.

3. Nguồn tăng trƣởng NSLĐ Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015

3.1. Năng suất lao động của các khu vực và nền kinh tế

Trong nghiên cứu này, NSLĐ được tính bằng tỷ số của sản lượng (tỷ đồng

theo giá so sánh 2010) và số lao động (nghìn lao động). Có thể thấy rằng NSLĐ

của nền kinh tế Việt Nam liên tục được cải thiện trong giai đoạn 2000 – 2017

(hình 3).

Đơn vị: triệu đồng (giá so sánh 2010)

Hình 3. Năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2000 - 2017

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Xét theo xu thế biến động, NSLĐ bình quân toàn nền kinh tế liên tục tăng

lên và có mức tăng khá. Tuy nhiên, mức NSLĐ bình quân của nền kinh tế đạt

được còn thấp, chỉ cao hơn năng suất của khu vực kinh tế ngoài nhà nước và kém

hơn h n so với mức năng suất của khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế

có vốn đầu tư nước ngoài (hình 4). NSLĐ của nước ta còn thấp do nhiều nguyên

nhân, trong đó có nguyên nhân do những khu vực có NSLĐ thấp lại chiếm tỷ

412

trọng lao động cao, có nguyên nhân do chất lượng lao động mà biểu hiện trước

hết ở tỷ lệ lao động đã qua đào tạo còn rất thấp (dưới 20%) và tăng chậm, ngay

cả số đã qua đào tạo thì cơ cấu cũng còn nhiều điểm chưa hợp lý. Năng suất thấp

là yếu tố cản trở tăng trưởng kinh tế cả về tốc độ và tính bền vững của tăng

trưởng. Năng suất thấp cũng là vấn đề đáng lo ngại đối với khả năng cạnh tranh

trong tương lai của Việt Nam trong bối cảnh tăng cường hội nhập.

Trong ba khu vực kinh tế lớn, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài luôn dẫn

đầu về mức NSLĐ, khu vực kinh tế nhà nước ở vị trí thứ hai và khu vực kinh tế

ngoài nhà nước có mức NSLĐ thấp nhất (hình 4). Năm 2015, NSLĐ của khu vực

có vốn đầu tư nước ngoài đạt 222,3 triệu đồng/lao động gấp 1,4 lần khu vực nhà

nước và gấp trên 8 lần khu vực ngoài nhà nước. Trong nền kinh tế, khu vực có

vốn đầu tư nước ngoài được coi là khu vực năng động và có vai trò quan trọng

đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Năm 2017, khu vực này đóng góp

khoảng 20% cho GDP, 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, 18% tổng thu ngân

sách, 55% giá trị sản xuất công nghiệp, chiếm 70% kim ngạch xuất khẩu và tạo

việc làm cho 3,7 triệu lao động.

H nh 4. NSLĐ của các khu vực kinh tế (theo giá so sánh 2010)

giai đoạn 2000 - 2015

Nguồn: Tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê

Tuy nhiên, NSLĐ của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại có xu hướng

giảm trong giai đoạn 2000-2015. Có thể lý giải kết quả này như sau: do mức

NSLĐ xã hội thấp nên chi phí nhân công duy trì ở mức thấp, đây chính là đặc

413

điểm then chốt giúp thu hút các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đến Việt

Nam trong các ngành thâm dụng lao động, không đòi hỏi nhiều kỹ năng như: dệt

may, da giày, và chế biến - chế tạo các sản phẩm đơn giản. Và như vậy, sau

nhiều năm tham gia vào nền kinh tế, các doanh nghiệp FDI vẫn chủ yếu tập trung

vào các ngành khai thác tài nguyên, các ngành gia công, lắp ráp, chủ yếu tận

dụng lợi thế nhân công giá rẻ, tạo ra giá trị ra tăng thấp. Trong khi đó, NSLĐ của

khu vực kinh tế nhà nước có chiều hướng tăng (mặc dù khá chậm) nên khoảng

cách NSLĐ giữa hai khu vực này ngày càng thu hẹp. Mặc dù vậy, khoảng cách

về NSLĐ giữa hai khu vực kinh tế này vẫn còn khá lớn. Trong đó, mức NSLĐ

của khu vực kinh tế nhà nước còn thấp do các doanh nghiệp nhà nước hoạt động

kém hiệu quả.

Mặc dù khu vực kinh tế ngoài nhà nước có đóng góp hết sức quan trọng

vào GDP và tạo ra phần lớn việc làm trong nền kinh tế nhưng đây lại là khu vực

có mức NSLĐ thấp nhất và tăng chậm. Cần lưu ý rằng năm 2016, trên 85% lao

động của nền kinh tế đang hoạt động trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước.

Điều đó có nghĩa là phần lớn việc làm được tạo ra trong khu vực kinh tế ngoài

nhà nước, và chủ yếu là việc làm có NSLĐ thấp nên NSLĐ toàn xã hội cũng

thấp và chậm cải thiện. Hơn nữa, sự hòa nhập chậm chạp của khu vực kinh tế

ngoài nhà nước vào chuỗi giá trị toàn cầu đã và đang dẫn tới giá trị gia tăng

trong nước thấp dù Việt Nam được coi là cửa ngõ của khu vực kết nối với thị

trường toàn cầu.

Diễn biến tốc độ tăng NSLĐ của các khu vực kinh tế trong giai đoạn

2001 – 2015 được trình bày trong bảng 1. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

có tốc độ tăng trưởng NSLĐ âm trong hầu hết các năm. NSLĐ của khu vực

kinh tế ngoài nhà nước tăng với tốc độ trung bình 3,8%/năm, cao hơn mức

3,2% của khu vực kinh tế nhà nước trong thời kỳ nghiên cứu. Như vậy, tăng

trưởng NSLĐ của khu vực kinh tế trong nước đã lấn át sự suy giảm năng

suất của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, và có đóng góp quan trọng vào

tăng trưởng NSLĐ tổng thể.

414

Bảng 1. Tốc độ tăng trƣởng NSLĐ của các khu vực và nền kinh tế

Năm

Khu vực 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Kinh tế NN 4.6 1.7 -0.3 5.2 3.6 7.9 4.8 -14 -35 51.3 -9.2 9.6 6.5 0.4 10.7

Kinh tế ngoài NN 4.2 3.8 4.3 4.1 8.2 2.7 4 2.3 15.3 -16 6 4.5 2.9 5.7 5.8

Khu vực FDI -11 -20 -16 -9.8 -8.4 -3.4 -2.5 64.7 -33 -13 76.5 -33 3.8 -6.6 3

Nền kinh tế 4.5 3.2 4.3 4.6 4.7 4.3 4.7 1.9 4.4 2.5 4.4 3.1 3.8 4.9 6.5

Nguồn: Tính toán theo số liệu của Tổng cục Thống kê

Bảng 1 cũng cho thấy tốc độ tăng NSLĐ toàn xã hội còn thấp. Với tốc

độ này, Việt Nam khó có thể theo kịp quỹ đạo phát triển của các nước trong

khu vực. So với một số quốc gia thuộc khối ASEAN và trong khu vực châu Á,

mức NSLĐ của Việt Nam đạt được còn rất khiêm tốn. Nếu phép so sánh được

thực hiện với Singapore (nước có mức NSLĐ cao nhất châu Á), thì NSLĐ của

Việt Nam chỉ bằng 1/20 năm 2000, và bằng 1/13 năm 2015 (bảng 2). Mặc dù

có thể coi đây là một tín hiệu tương đối tích cực, song không thể phủ nhận

thực tế là khoảng cách về năng suất của Việt Nam với nền kinh tế thành công

dẫn đầu trong khu vực ngày một xa hơn trong trong quá trình cố gắng thực

hiện những nỗ lực “bắt kịp”. Trong khối ASEAN, NSLĐ của Việt Nam: năm

2000, so với Malaysia chỉ bằng 1/8, so với Thái Lan và Indonesia bằng

khoảng 1/3, và chưa bằng một nửa NSLĐ trung bình của khối ASEAN; năm

2010, so với Malaysia bằng 1/7, so với Thái Lan bằng 1/3, so với Philippines

bằng 1/2, và gần bằng một nửa NSLĐ của khối ASEAN; năm 2015, khoảng

cách giữa NSLĐ của Việt Nam và các nền kinh tế khác trong khối ASEAN

không những không được rút ngắn so với thời điểm năm 2010 mà còn có dấu

hiệu bị bỏ lại xa hơn nữa ở phía sau.

415

Bảng 2. So sánh mức NSLĐ và tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam với

một số quốc gia trong khu vực

Tên nƣớc và Mức NSLĐ

(nghìn USD)

Tăng trƣởng NSLĐ qua các

thời kỳ (%)

vùng lãnh thổ 2000 2010 2015 2000-2005 2005-2010 2010-

2015

Singapore 99.8 120.6 127.8 3.2 0.6 1.2

Nhật Bản 68.8 74.4 77.2 1.4 0.2 0.7

Hàn quốc 42.7 59.5 63.4 3.2 3.4 1.3

Trung Quốc 6.0 15.5 22.3 8.6 10.3 7.2

Malaysia 39.3 50.9 55.7 3.6 1.6 1.8

Thái Lan 16.6 22.7 26.5 3.8 2.5 3.1

Philippines 12.0 14.6 18.1 1.2 2.6 4.3

Indonesia 14.3 19.7 24.3 3.7 2.8 4.2

Việt Nam 4.8 7.7 9.6 5.6 3.8 4.3

Lào 4.6 7.8 11.1 4.8 5.9 6.9

Campuchia 3.0 4.5 5.7 4.7 3.2 4.9

Myanmar 3.9 6.5 5.7 5.0 5.6 -2.9

ASEAN 13.4 18.4 21.9 3.4 2.9 3.5

Ghi chú: GDP giá cơ bản trên 1 lao động theo sức mua tương đương 2011,

tham chiếu năm 2015.

Nguồn: APO Productivity Databook 2017, tr 59-60

Tốc độ tăng NSLĐ của Việt Nam tương đối cao trong so sánh với các quốc

gia trong khối ASEAN và khu vực châu Á (bảng 2). NSLĐ của Việt Nam tăng

với tốc độ trung bình 5,6% thời kỳ 2000-2005 (đứng thứ hai chỉ sau Trung

Quốc), 3,8% trong thời kỳ 2005-2010, và 4,3% trong thời kỳ 2010-2015 (đứng ở

vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng tăng trưởng NSLĐ châu Á). Tăng trưởng NSLĐ

của Việt Nam bình quân cả thời kỳ 2000 - 2015 là 4,5%, cao hơn trung bình của

khối ASEAN, nhưng thấp hơn so với Lào. Với tốc độ tăng năng suất ngày càng

lớn, Lào đã dần thu hẹp khoảng cách, nhanh chóng bắt kịp và vượt lên mức

NSLĐ của Việt Nam vào năm 2010, và sau đó Việt Nam đã bị tụt lại phía sau.

Thực tế này làm nảy sinh những lo ngại về sức hút các nhà đầu tư nước ngoài

416

vào thị trường Việt Nam. Chi phí nhân công ở Việt Nam đang tăng nhanh hơn so

với NSLĐ, do đó, có thể luồng vốn FDI sẽ chuyển hướng sang các thị trường hấp

dẫn hơn như Lào, Campuchia, nơi có chi phí thấp hơn và NSLĐ tăng nhanh hơn.

Như vậy, phân tích ở trên cho thấy nâng cao NSLĐ sẽ là một trong những

ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong thời gian tới. Bứt phá hay bị tụt lại phía sau

phụ thuộc rất nhiều vào những nỗ lực cải thiện NSLĐ của Việt Nam trong chặng

đường phía trước.

3.2. Nguồn tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015

Phần này trình bày kết quả tính toán dựa trên việc áp dụng phương pháp SSA

để phân tích nguồn tăng trưởng NSLĐ theo khu vực kinh tế của Việt Nam giai đoạn

2000 - 2015. Hình 5 cho thấy trong thời kỳ 2001-2004, chuyển dịch lao động giữa

các khu vực kinh tế là thành phần lớn nhất đóng góp cho tăng trưởng NSLĐ tổng

thể. Vì vậy có thể kh ng định rằng thời kỳ mà nền kinh tế đạt được tốc độ tăng

trưởng NSLĐ cao nhất là thời kỳ mà cơ cấu lao động của nền kinh tế chuyển dịch

đúng hướng nhất. Sự chuyển dịch này hướng vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

nên đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài vào tăng trưởng trong thời kỳ này

phần lớn là do hấp thụ lao động từ các khu vực năng suất thấp hơn. Đây là thời kỳ

mà Luật Doanh nghiệp năm 1999 bắt đầu có hiệu lực và đã tạo ra bước ngoặt lớn

đối với sự phát triển của đội ngũ doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài

trong nền kinh tế.

Từ năm 2005 đến năm 2008, gia tăng NSLĐ của các khu vực kinh tế giải

thích trên 68% cho tăng trưởng NSLĐ chung. Cụ thể, trong các năm 2005 đến

2007, sự cải thiện mạnh mẽ nội lực của khu vực kinh tế trong nước có ảnh hưởng

chi phối đối với tăng trưởng NSLĐ; năm 2008 là năm khu vực kinh tế nhà nước

bắt đầu bộc lộ sự yếu kém, NSLĐ của khu vực này giảm và tăng trưởng NSLĐ

tổng thể chủ yếu dựa vào sự cải thiện năng lực của khu vực ngoài nhà nước và

khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Sau đó, năm 2009-2010, tăng trưởng NSLĐ

toàn nền kinh tế chủ yếu do đóng góp của chuyển dịch lao động giữa các khu vực

của nền kinh tế. Kể từ năm 2011, xu hướng chung là không rõ ràng, các thành

phần tăng trưởng NSLĐ của các khu vực và chuyển dịch cơ cấu thay phiên nhau

đóng vai trò chủ đạo đối với tăng trưởng NSLĐ tổng thể.

417

Hình 5. Nguồn tăng trƣởng NSLĐ ở Việt Nam giai đoạn 2000-2015

Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu của Tổng cục Thống kê.

Trong cả giai đoạn 2001-2015, khu vực kinh tế ngoài nhà nước đóng vai trò

dẫn dắt tăng trưởng NSLĐ toàn nền kinh tế (hình 6). Hai khu vực kinh tế còn lại

đều có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng NSLĐ tổng thể, tuy nhiên, tầm quan

trọng của từng khu vực thay đổi theo từng thời kỳ. Thời kỳ 2001-2004, khu vực

kinh tế nhà nước có đóng góp lớn thứ hai cho tăng trưởng NSLĐ tổng thể. Trong

những năm tiếp theo 2005-2008, tầm quan trọng của khu vực kinh tế nhà nước đã

giảm xuống và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã vươn lên vị trí thứ

hai trong bảng xếp hạng. Sau khủng hoảng, từ năm 2009 đến năm 2012, khu vực

có vốn đầu tư nước ngoài có biểu hiện sa sút đáng kể trong phần đóng góp vào

tăng trưởng NSLĐ chung và có đóng góp thấp hơn h n hai khu vực còn lại. Từ

năm 2013, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có dấu hiệu phục hồi và khu vực

kinh tế nhà nước rớt xuống vị trí thứ ba trong phần đóng góp vào tăng trưởng

NSLĐ chung.

Nhìn chung trong giai đoạn 2001-2015, gia tăng NSLĐ trong nội bộ khu

vực kinh tế ngoài nhà nước và khu vực kinh tế nhà nước là nguồn chính kh ng

định vai trò đóng góp của bản thân hai khu vực này cho tăng trưởng NSLĐ toàn

nền kinh tế. Dòng lao động dịch chuyển từ khu vực kinh tế trong nước, nhất là từ

khu vực kinh tế ngoài nhà nước có mức NSLĐ thấp sang khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài có mức NSLĐ cao hơn là thành phần lớn nhất kh ng định vai trò

đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với tăng trưởng

NSLĐ tổng thể. Mặc dù sự chuyển dịch này là tích cực và đúng hướng nhưng sự

418

suy giảm mức NSLĐ của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài làm cho thành phần

tương tác và hiệu ứng nội khu vực đều có đóng góp âm cho tăng trưởng.

Hình 6. Đóng góp của các khu vực vào tăng trƣởng NSLĐ Việt Nam

giai đoạn 2001-2015

Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu của Tổng cục Thống kê

Như vậy phân tích ở trên cho thấy khu vực kinh tế ngoài nhà nước đã và đang là

một động lực quan trọng cho phát triển kinh tế. Do đó Việt Nam cần xác định không

nên quá phụ thuộc vào bên ngoài mà cần quan tâm nhiều hơn đến tầm quan trọng và

phát huy nội lực của khu vực kinh tế trong nước trong bối cảnh hội nhập mới.

4. Thách thức về năng suất lao động đối với Việt Nam

Theo số liệu dự báo của Liên Hiệp Quốc, giai đoạn dân số vàng của Việt

Nam kéo dài khoảng 50 năm từ năm 1970 đến năm 2020. Càng về cuối giai đoạn

cơ cấu dân số vàng, tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động càng giảm. Thực tế

cho thấy tốc độ tăng lực lượng lao động trong độ tuổi lao động của Việt Nam

thời kỳ 2001 – 2010 vào khoảng 2,8%, năm 2017 chỉ còn 1,07%. Sự sụt giảm tốc

độ tăng lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ở trên là rất đáng kể và tốc độ

này được Liên hiệp quốc dự báo là sẽ tiếp tục giảm xuống.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam có tiềm năng trở thành

một quốc gia có thu nhập cao và phát triển thịnh vượng vào năm 2035. Muốn

hiện thực hóa khát vọng này, Việt Nam cần duy trì tốc độ tăng trưởng cao và

liên lục khoảng 7-8% /năm. Khi tốc độ tăng lao động trong nền kinh tế có xu

hướng giảm xuống, thì tốc độ tăng GDP sẽ ngày càng phụ thuộc vào tốc độ

tăng NSLĐ. Do đó, đặc trưng quyết định thành công trên con đường tăng

419

trưởng vươn tới sự thịnh vượng đó chính là tăng trưởng về NSLĐ. Trên con

đường này, thách thức đặt ra đối với Việt Nam là NSLĐ phải liên tục tăng với

tốc độ trên 6% trở lên. Nếu duy trì được đà tăng trưởng này và hơn thế nữa,

nền kinh tế sẽ dần tiệm cận đến quỹ đạo phát triển mong đợi.

Để giải bài toán tăng trưởng NSLĐ trong quá trình thực hiện mục tiêu đầy

tham vọng năm 2035, Việt Nam cần phải dựa vào sự gia tăng NSLĐ mạnh mẽ

của tất cả các khu vực kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Nâng

cao NSLĐ ở tất cả các khu vực kinh tế là chưa đủ để tốc độ tăng trưởng NSLĐ

của nền kinh tế đạt mức tiềm năng, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ khu vực có

năng suất thấp đến khu vực có năng suất cao hơn là cần thiết để thúc đẩy tăng

trưởng năng suất. Sau đây là một số thách thức đối với các khu vực kinh tế trên

đường đua năng suất trong chặng đường phía trước.

4.1. Đối với khu vực kinh tế nhà nước

Mặc dù được hưởng nhiều ưu đãi, khu vực kinh tế nhà nước luôn được

đánh giá là kém hiệu quả do có mức đầu tư lớn, thâm dụng vốn cao nhưng NSLĐ

thấp và tăng chậm, đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế còn hạn chế,

gây thất thoát lớn về nguồn lực do năng lực quản lý yếu kém và nhiều bất cập.

Với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, việc nâng cao NSLĐ và hiệu quả đầu tư

của khu vực kinh tế nhà nước có ý nghĩa sống còn.

Vì vậy, để tăng NSLĐ của nền kinh tế trong bối cảnh các doanh nghiệp nhà

nước vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn, cần phải tháo gỡ những nút thắt này bằng

cách quyết liệt cải cách cơ chế sở hữu và chính sách quản lý các doanh nghiệp

thuộc khu vực kinh tế nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước buộc phải tham gia

cuộc chơi theo các chuẩn mực quốc tế khi cơ hội cũng như khả năng tiếp cận

nguồn vốn ngày càng trở nên hạn hẹp và mức độ cạnh tranh ngày càng tăng lên.

Muốn vậy, các doanh nghiệp nhà nước cần phải lường trước sự khan hiếm về cơ

hội tiếp cận các nguồn lực cũng như sự gia tăng mức độ cạnh tranh và phải đạt

hiệu quả hoạt động tốt hơn trước khi hoàn cảnh buộc họ phải làm như vậy. Quản

lý và quản trị tốt hơn có thể giúp các doanh nghiệp nhà nước cải thiện năng lực

cạnh tranh và đẩy mạnh tăng trưởng năng suất tổng thể. Để làm được điều đó,

trước hết các doanh nghiệp nhà nước cần thu hút, tuyển dụng các chuyên gia

hàng đầu, được đào tạo ở nước ngoài để bổ sung những thiếu hụt trong nguồn lực

nhân tài của mình. Sau đó, các doanh nghiệp nhà nước cần từng bước áp dụng

các tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao hiệu quả hoạt động vận hành nội bộ của mình

và đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả.

420

Trong hệ thống các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nước, nâng

cao năng suất các doanh nghiệp nhà nước trong các ngành vận tải, kho bãi và

viễn thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì đây là những ngành không chỉ có

tiềm năng tăng trưởng lớn mà các doanh nghiệp nhà nước còn có khả năng kiểm

soát phần lớn thị trường nội địa [10].

4.2. Đối với khu vực kinh tế ngoài nhà nước

Phân tích ở trên cho thấy khu vực kinh tế ngoài nhà nước đang sử dụng

phần lớn lao động của nền kinh tế nhưng khu vực này lại có mức NSLĐ thấp hơn

h n so với hai khu vực còn lại. Do đó, để nâng cao NSLĐ của toàn nền kinh tế,

nhiệm vụ đặt ra đối với khu vực này không chỉ là nâng cao NSLĐ của bản thân

khu vực mà còn phải tích cực chuyển dịch lao động sang các khu vực có năng

suất cao hơn.

Dù đã có những bước phát triển vượt bậc trong thời gian qua, trở thành khu

vực có đóng góp quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế song tỷ trọng đóng góp của

khu vực kinh tế ngoài nhà nước vào GDP gần như không tăng lên trong suốt giai

đoạn 2000 – 2015 (giảm từ 49% năm 2000 xuống còn 43% năm 2015). Trong

đó, khu vực kinh tế tư nhân chỉ đóng góp khoảng 5 đến 10% GDP, và giữ ổn

định khoảng 7% trong những năm gần đây (hình 7).

Hình 7. Đóng góp của khu vực kinh tế tƣ nhân vào GDP

giai đoạn 2000 - 2015

Nguồn: Tính toán của tác giả theo số liệu của Tổng cục Thống kê

Bên cạnh đó, quy mô của các doanh nghiệp thuộc khối kinh tế ngoài nhà

nước chậm cải thiện, chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể và kinh tế hộ gia đình.

Tuy số doanh nghiệp nhiều nhưng phần lớn có quy mô nhỏ và siêu nhỏ ( trong đó

hơn 90% doanh nghiệp có quy mô vốn dưới một tỷ đồng). Do quy mô nhỏ nên

các doanh nghiệp không có khả năng du nhập công nghệ và đổi mới thiết bị, và

421

cũng không thể đầu tư lớn để cách tân công nghệ [12]. Sự phát triển chủ yếu

mang tính tự phát, chưa có quy hoạch định hướng rõ ràng. Đặc điểm của khu vực

này là trình độ công nghệ, quản trị thấp, chậm cải thiện, trình độ lao động còn

nhiều hạn chế. Hơn nữa, khả năng maketing và tiếp cận thông tin còn kém, chất

lượng sản phẩm, dịch vụ tạo ra thấp nên giá trị gia tăng thấp, năng lực cạnh tranh

yếu, không có năng lực xuất khẩu và không đủ khả năng tham gia vào mạng liên

kết sản xuất để kết nối với các chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty đa quốc gia.

Trong khi đó, hoạt động của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, có khu vực

kinh tế tư nhân còn gặp nhiều rào cản đang cản trở sự phát triển năng động của

khu vực kinh tế quan trọng này. Sự phân biệt đối xử trong nhận thức đối với khu

vực kinh tế tư nhân vẫn còn tồn tại. Hệ thống pháp luật và chính sách chưa tạo

điều kiện cho việc hình thành môi trường kinh doanh thực sự thuận lợi cho kinh

tế tư nhân phát triển. Trong khi các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà

nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng những chính

sách ưu đãi về thuế, vốn và đất đai thì các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế

ngoài nhà nước dường như đứng ngoài những ưu đãi này. Vì thế, các doanh

nghiệp không chỉ gặp khó khăn về thủ tục hành chính mà còn gặp khó khăn cả

về tiếp cận vốn, tiếp cận đất đai và hạ tầng sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị

trường, công nghệ, đào tạo và quản lý. Trong đó, thiếu vốn luôn là vấn đề

thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp tư nhân khi không có tài sản thế

chấp để vay vốn hoặc tài sản thế chấp không minh bạch, đang tranh chấp,

hoặc thiếu dự án khả thi. Trở ngại lớn nhất khiến các doanh nghiệp khó tiếp

cận nguồn vốn là do thủ tục, hồ sơ vay vốn phức tạp, yêu cầu quá cao. Thêm

vào đó, các doanh nghiệp cũng không đáp ứng được những yêu cầu khắt khe

về tài sản thế chấp do thiếu tài sản có giá trị cao để thế chấp, các ngân hàng

quá thận trọng, không đa dạng hóa tài sản thế chấp như hàng tồn kho... Ngoài

ra, mặt bằng lãi suất cao hơn h n so với khả năng sinh lời của doanh nghiệp

cũng là một nguyên nhân khiến doanh nghiệp khó tiếp cận tín dụng. Do đó, để

tăng NSLĐ của khu vực kinh tế ngoài nhà nước, giải pháp chính cần thực hiện

là khơi thông thị trường vốn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn

dễ dàng hơn để các doanh nghiệp tư nhân đầu tư nhập khẩu công nghệ mới.

Để làm được điều đó, chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ hiệu quả, linh

hoạt trong việc lựa chọn lĩnh vực, đối tượng ưu tiên, thẩm định các dự án vay

vốn, ưu tiên hỗ trợ vốn, lãi suất cho các doanh nghiệp tư nhân nhập khẩu công

nghệ và phát minh, sáng chế.

422

Cùng với những nỗ lực cải thiện năng lực nội tại của các doanh nghiệp khu

vực kinh tế ngoài nhà nước, dịch chuyển cơ cấu lao động hợp lý và đúng hướng

cũng góp phần giải quyết bài toán NSLĐ của nền kinh tế. Trong giai đoạn 2000 –

2017, kinh tế cá thể - một bộ phận của kinh tế ngoài nhà nước - luôn duy trì tỷ

trọng đóng góp trên 30% cho GDP của Việt Nam. Hiện nay, nguồn lao động dư

thừa trong nông nghiệp và khu vực kinh tế cá thể ở mức cao nên dư địa tăng

NSLĐ của toàn nền kinh tế dựa vào tái phân bổ nguồn lao động từ kinh tế cá thể

sang hình thức tổ chức doanh nghiệp hiện đại là rất lớn [12]. Điều này sẽ giúp

tăng dần quy mô của doanh nghiệp đang quá nhỏ hiện nay. Tuy nhiên, thách thức

không nhỏ đối với quá trình chuyển dịch này là không chỉ là đầu tư vào máy móc

mà còn là cải thiện kỹ năng lao động.

4.3. Đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

Kết quả phân tích ở trên cho thấy khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là khu

vực có mức NSLĐ cao nhất và đây cũng là khu vực hấp thụ đáng kể lao động từ

khu vực kinh tế ngoài nhà nước chuyển sang nhưng NSLĐ của khu vực này lại

có khuynh hướng giảm dần. Do đó, thách thức cơ bản đặt ra cho khu vực này

trong thời gian tới là vừa nâng cao được NSLĐ và vừa tiếp tục hấp thụ lao động

từ khu vực kinh tế ngoài nhà nước dịch chuyển sang.

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài được ghi nhận là có đóng góp đáng kể

cho sự phát triển kinh tế (GDP, vốn, nguồn thu ngân sách, tạo việc làm và luôn

chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu (khoảng 70% năm 2015)...)

của Việt Nam nhưng chất lượng FDI còn thấp, tác động lan tỏa của công nghệ và

tri thức kinh doanh đến nền kinh tế còn yếu nên ít tác động đến sự chuyển dịch

cơ cấu lên cao. Sự thiếu liên kết giữa các doanh nghiệp khu vực có vốn đầu tư

nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước đã không giúp các doanh nghiệp

trong nước mạnh lên.

Do đó, Việt Nam cần có chiến lược thu hút FDI đúng đắn để nâng cao vai

trò của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài trong tăng năng suất, thông qua tăng

cường kết nối khu vực doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp

vừa và nhỏ của Việt Nam với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cần

chú trọng và ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, chọn lọc các dự

án tạo NSLĐ cao, có tính lan tỏa đến nền kinh tế. Điều đó sẽ tạo cơ hội cho các

doanh nghiệp trong nước tham gia vào mạng lưới cung ứng toàn cầu và tăng

năng suất qua chuyển giao công nghệ. Muốn vậy, cần có chiến lược nâng cao

423

năng lực của các doanh nghiệp trong nước để các doanh nghiệp trong nước đủ

năng lực học hỏi công nghệ mới hoặc đủ năng lực cung cấp đầu vào cho doanh

nghiệp FDI. Chiến lược này cần gắn kết chặt chẽ với chính sách phát triển khoa

học và công nghệ, chính sách giáo dục và đào tạo, và chính sách thúc đẩy tinh

thần khởi nghiệp và nuôi dưỡng doanh nghiệp tư nhân trong nước để các doanh

nghiệp lớn dần và sớm đạt quy mô.

Cần lưu ý rằng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra trên 50% giá trị

sản xuất công nghiệp của nền kinh tế, chủ yếu các doanh nghiệp FDI tập trung

trong các ngành công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm. Với một nước mà

mức thu nhập trung bình còn thấp như Việt Nam, công nghiệp là khu vực có mức

NSLĐ cao nhất đồng thời cũng là khu vực cách tân công nghệ tiềm năng nhất

[12]. Do đó, chiến lược thu hút FDI hiệu quả cũng cần gắn phải gắn kết chặt chẽ

với chính sách phát triển công nghiệp quốc gia, trong đó cần ưu tiên cho những

dự án thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và hạn chế những dự án nhập

khẩu công nghệ lạc hậu, khai thác khoáng sản ồ ạt, tàn phá môi trường và đa

dạng sinh thái.

Như vậy, thách thức lớn nhất đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài đó là vấn đề công nghệ nhập khẩu và kênh chuyển giao, phổ biến công

nghệ giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa, và môi trường sinh

thái. Ngoài ra tình trạng lao động trong nước có trình độ chuyên môn kỹ thuật

thấp, chi phí nhân công tương đối có sự gia tăng cũng đặt ra áp lực không nhỏ

đối với khả năng tăng NSLĐ của khu vực này.

5. Kết luận

Việt Nam đã đạt được những bước tiến nhất định trong quá trình từng bước

cải thiện NSLĐ, nâng cao năng lực và giá trị nội tại của nền kinh tế. Tăng trưởng

NSLĐ của toàn nền kinh tế đạt được trong thời gian qua là nhờ vào sự đóng góp

bền bỉ của ba khu vực kinh tế: khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế ngoài

nhà nước và khu vực kinh tế trong nước. Những đóng góp này đã từng bước làm

thay đổi diện mạo cũng như vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển và hội

nhập kinh tế quốc tế.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các khu

vực kinh tế có tác động mạnh đến tăng trưởng NSLĐ tổng thể trong khoảng

thời gian trước năm 2005. Sau năm 2005, tăng trưởng NSLĐ toàn nền kinh tế

chủ yếu được giải thích bởi sự gia tăng NSLĐ của các khu vực kinh tế. Trong

424

đó phải kể đến vai trò dẫn dắt của khu vực kinh tế ngoài nhà nước. Các khu vực

kinh tế nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thay nhau đứng ở vị trí

thứ hai trong đóng góp vào tăng trưởng. Điều đó cho thấy trong khoảng thời

gian từ năm 2005 trở lại đây, việc dịch chuyển lao động từ khu vực có năng

suất thấp sang các khu vực có năng suất cao và sang các khu vực có năng suất

đang tăng lên là không nhiều. Và như vậy, với cơ cấu kinh tế như hiện nay, vẫn

còn dư địa rất lớn cho việc tăng NSLĐ bằng cách chuyển dịch lao động sang

các khu vực có NSLĐ cao hơn.

Quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế đã giúp dòng

vốn FDI chảy mạnh hơn vào Việt Nam. Việc gia tăng sự hiện diện của các doanh

nghiệp FDI đã có tác động tích cực nhất định đến cải thiện NSLĐ của nền kinh

tế. Tuy nhiên, mức NSLĐ của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực được

coi là năng động trong nền kinh tế đang tiếp nhận dòng lao động di chuyển từ

khu vực kinh tế ngoài nhà nước có mức NSLĐ thấp nhất sang, đang có xu hướng

giảm đi đáng kể và đóng góp của khu vực này vào tăng trưởng NSLĐ tổng thể

còn hạn chế. Sự hạn chế này phản ánh thực trạng các doanh nghiệp FDI mặc dù

góp phần đưa Việt Nam vào mạng lưới sản xuất và mở ra nhiều cơ hội cho các

doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng trên 90%

các doanh nghiệp này sử dụng công nghệ trung bình, thấp và lạc hậu, đồng thời

hưởng nhiều biệt đãi; trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phần lớn thực

hiện gia công, lắp ráp, giá trị gia tăng thấp; trong ngành dịch vụ, vốn FDI tập

trung vào bất động sản không giúp tạo việc làm cho người lao động, không thúc

đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động sản xuất và xuất khẩu, do đó

không có tác dụng hỗ trợ, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Điều này cho

thấy chính sách thu hút FDI và nhập khẩu công nghệ có thể làm tăng năng suất

trong ngắn hạn, song để nâng cao năng lực của nền kinh tế, trong dài hạn, Việt

Nam cần phải dựa vào nội lực, phải nỗ lực xây dựng, củng cố và phát huy tiềm

lực của khu vực kinh tế trong nước, thiết lập nền tảng vững chắc để độc lập, tự

chủ và vững vàng hội nhập.

425

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Fagerberg, J. (2000), “Technological progress, structural change and

productivity growth a comparative study”, Structural Change and

Economic Dynamics, Vol.11 pp.393 - 411.

2. Ghani and Suri (1999), “Productivity Growth, Capital Accumulation,

and the Banking Sector: Some Lessons from Malaysia”, Policy Research

Working Paper, No. 2252, Washington, DC: The World Bank.

3. Hồ Đình Bảo (2015), „Những nút thắt của tăng trưởng năng suất lao

động Việt Nam‟, Slide trình bày ở Tọa đàm khoa học.

4. Nguyễn Thị Tuệ Anh (2008), Tăng trưởng năng suất lao động Việt Nam

16 năm (1991 - 2006) từ góc độ đóng góp của các ngành kinh tế và

chuyển dịch cơ cấu ngành, NXB Lao động, Hà Nội.

5. Rodrik 2012, “Globalization, Structural Change, and Productivity

Growth”, IFPRI Discussion Paper 01160.

6. Saccone, D. and V. Valli (2009), “Structural Change and Economic

Development in China and India,” Working paper No. 7/2009,

Dipartimento di Economia, Università di Torino, Italy.

7. Tổng cục Thống kê (2018), „Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam 2017‟.

8. Trần Thọ Đạt và Nguyễn Thị Cẩm Vân (2015), „Tăng trưởng năng suất

lao động ở Việt Nam: một phân tích dựa trên SSA‟, Kỷ yếu Hội thảo

khoa học quốc gia: Khơi nguồn động lực tăng trưởng trong bối cảnh mới

của hội nhập, tháng 1/2015, NXB ĐHKTQD.

9. Yilimaz Kilicaslan (2005, “Industrial structure and labour markets a

study on productivity growth”.

10. Viện Nghiên cứu toàn cầu Mckinsey (2012). “Giữ nhịp tăng trưởng bền

vững tại Việt Nam: Thách thức về năng suất”.

11. Vũ Hoàng Ngân, Nguyễn Thị Cẩm Vân, Hoàng Thị Huệ, Phạm Ngọc

Toàn (2016), „Nguồn tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam giai

đoạn 1996 – 2016‟, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Triển vọng phát

triển kinh tế Việt Nam và vai trò của nhà nước kiến tạo trong hoàn thiện

thể chế và môi trường kinh doanh, tháng 3/2017, NXB ĐHKTQD.

12. http://enternews.vn/lam-sao-tao-dot-pha-cho-tang-nang-suat-lao-dong-

123351.html

426

427

ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRƯỚC VÀ SAU C PHẦN HOÁ

NCS. Nguyễn Ánh Tuyết

Trường Đại học Thủy lợi

Tóm tắt

Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá tác động của việc cổ phần hóa tới

năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời xem

xét, so sánh ảnh hưởng các nhân tố bên trong doanh nghiệp đến năng suất của các

doanh nghiệp nhà nước trước và sau cổ phần hóa, kết hợp phân tích theo cả cơ

cấu kinh tế. Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng vững hàm sản xuất bằng kết

hợp các kỹ thuật tham số và bán tham số của Levinshon - Petrin để đo lường năng

suất, sau đó sử dụng năng suất làm biến phụ thuộc ước lượng tác động cuả các

nhân tố bên trong doanh nghiệp. Kết quả cho thấy, TFP có xu hướng tăng sau khi

các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, ảnh hưởng tích cực của mức trang bị tư

bản và thu nhập trên đầu người tới năng suất, còn nguồn vốn vay bên ngoài lại

đang được sử dụng không có hiệu quả nên lại có tác động tiêu cực. Bên cạnh đó,

tác giả lại tìm thấy nếu phân rã ảnh hưởng theo từng ngành công nghiệp và dịch

vụ thì mức trang bị vốn trên lao động đều có tác động tiêu cực đến TFP trước và

sau CPH, hàm ý việc sử dụng vốn đối với doanh nghiệp nhà nước lãng phí, không

tập trung để giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất.

Từ khoá: Năng suất, TFP, cổ phần hóa, Levinshon-Petrin

1. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích

Phƣơng pháp bán tham số ƣớc lƣợng hàm sản xuất để ƣớc lƣợng

năng suất TFP

Tác giả sử dụng phương pháp ước lượng vững hàm sản xuất bằng cách kết

hợp các kỹ thuật tham số và bán tham số của Levinshon và Petrin (2003) để ước

lượng năng suất TFP. Phương pháp ước lượng này phát triển từ kỹ thuật Olley-

Pakes (1996). Với phương pháp Olley-Pakes thì điều kiện kỹ thuật của nó là đòi

hỏi đầu tư của các doanh nghiệp dương. Tiếp cận bán tham số thì cho phép sai số

độ đo nhưng không cho phép khác nhau về công nghệ sản xuất giữa các doanh

nghiệp trong cùng ngành. Khi Olley-Pakes sử dụng đầu tư để hiệu chỉnh tính đồng

thời có thể làm các ước lượng hàm sản xuất bị chệch và tính khả biến hàng năm

có thể không phản ánh trong năng suất của các doanh nghiệp ước lượng được. Để

khắc phục nhược điểm này, nghiên cứu sử dụng nguyên liệu để điều chỉnh sự

chệch do tính đồng thời. Phương pháp này được minh họa bằng việc xem xét hàm

428

sản xuất Cobb-Douglas dưới dạng logarit. Phương trình ước lượng đối với nhà

máy i trong ngành j năm t như sau: (các biến được lấy logarit):

j j j j j j

it l it m it k it it ity l m k (1)

Ở đây: j

ity: yếu tố đầu ra;

j

itl: đầu vào lao động;

j

itm: nguyên liệu;

j

itk:

lượng tư bản.

Số hạng sai số theo nhà máy j

it và một thành phần phân phối chuẩn, đồng

nhất và độc lập j

it . Thành phần năng suất j

it, nhà kinh tế lượng không quan sát

được, nhưng các nhà quản lý nhà máy biết, và nó tác động lên các quy tắc quyết

định của nhà máy. Thành phần j

it không có tác động gì lên các quyết định của nhà

máy, biểu thị các sốc không dự đoán được có trung bình bằng 0 đối với năng suất

thực hiện sau khi đầu vào được chọn. Tập hợp các tham số hàm sản xuất thu được

đối với mỗi ngành j để tính đến những khác nhau về công nghệ giữa các ngành.

Vấn đề tính đồng thời nảy sinh khi có sự tương quan đồng thời bên trong

nhà máy i lẫn qua thời gian t giữa j

it và các đầu vào của nhà máy. Để giải quyết

vấn đề tính đồng thời, phương pháp bán tham số sử dụng nguyên liệu để xấp xỉ

cho phần của sai số tương quan với các đầu vào. Hàm cầu nguyên liệu khi đó

được viết dưới dạng như sau:

),( j

it

j

it

j

t

j

it kmm

Ta lấy hàm ngược của hàm cầu nguyên liệu để thu được một hàm năng suất

phải thỏa mãn giả thiết đơn điệu sau: với điều kiện về tư bản, cầu đối với nguyên

liệu tăng theo năng suất. Hàm năng suất ),( j

it

j

it

j

t

j

it km chỉ phụ thuộc các biến

quan sát được. Phương trình (1) có thể được viết dưới dạng tuyến tính từng phần

(sau đây bỏ qua chỉ số ngành j):

( , )it l it t it it ity l m k (2)

ở đây: ),(),( itittitkitmititt kmkmkm

.

Vì E[ | mit, kit] = 0, khác nhau giữa phương trình (2) và kỳ vọng của nó,

có điều kiện đối với nguyên liệu và tư bản, được cho như sau:

yit – E[yit | mit,kit] =l(lit – E[lit | mit,kit]) + it (3)

Phương trình (3) ước lượng bằng OLS (không có số hạng hằng số) để thu

được các ước lượng vững tham số đối với các đầu vào biến đổi không hiệu chỉnh

đối với tính đồng thời, lao động và đầu vào trung gian. Các kỳ vọng có điều kiện

429

thu được bằng các hồi quy bình phương bé nhất có trọng số địa phương (LWLS)

của đầu ra, lao động theo (mit, kit). Hàm t(.) thu được từ hồi quy LWLS của

ˆ( )it l ity l theo (mit, kit). Để có ước lượng vững của (m, k), ta giả thiết rằng

năng suất tuân theo quá trình Markov cấp một: it = E[it | it-1] + it, ở đây

it, sốc năng suất không kỳ vọng, là độc lập và có cùng phân phối. Chiến lược

ước lượng của chúng ta dựa trên giả thiết rằng tư bản có thể điều chỉnh theo năng

suất kỳ vọng nhưng không điều chỉnh theo sốc năng suất không kỳ vọng.

Sử dụng các hệ số ước lượng được và một ước lượng phi tham số đối với

năng suất kỳ vọng E[it | it-1] ta thu được các phần dư it + it. Thuật toán ước

lượng bắt đầu từ các ước lượng OLS, lặp theo các điều kiện moment mẫu để làm

phù hợp với các giá trị lý thuyết của chúng bằng 0, và sau đó đạt tới các ước

lượng tham số cuối cùng.

Phần dư TFP trung tính kiểu Hicks mức nhà máy được định nghĩa là TFPit =

it + it và biểu thị hiệu quả trong chuyển đổi đầu vào thành đầu ra, tiếp nhận

những phương pháp sản xuất và công nghệ mới và tốt hơn, cải tiến quản lý, đào

tạo công nhân, v.v… Nó có thể kết hợp được những thay đổi không quan sát được

trong sử dụng nhân tố, bởi vì chi phí tăng khi nhà máy hoạt động dưới khả năng.

Sử dụng các hệ số hàm sản xuất thu được, TFP nhà máy được ước lượng bởi

ˆ ˆ ˆit it l it m it k itTFP y l m k

(4)

Độ đo TFP này gắn với công nghệ cụ thể. Ở đây itTFPlà logarit của

TFP, itylà mức đầu ra thực của đầu ra đối với nhà máy i tại thời điểm t . itl

,

itm, itk

biểu thị mức logarit của lao động, nguyên liệu, và tư bản đối với nhà

máy i tại thời điểm t. Các ̂ với chỉ số thích hợp là các ước lượng tham số

thu được từ ước lượng hàm sản xuất.

Đề xuất mô hình đánh giá tác động của các nhân tố bên trong doanh

nghiệp đến năng suất nhân tố tổng hợp TFP

Để đánh giá tác động của các nhân tố đến năng suất TFP của các doanh

nghiệp nhà nước trước và sau cổ phần hóa, nghiên cứu chỉ định mô hình ảnh

hưởng cố định (FEM) và ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) để đánh giá tác động đến

năng suất TFP có dạng như sau:

tfpit = 1+2KLjt +3LCjt +4vngjt+ 5d1 +6 d2+it

430

Trong đó:

Lc=w/L là thu nhập trên đầu người, được dùng làm biến xấp xỉ cho chất

lượng lao động;

K/L là vốn trên đầu công nhân, biểu thị mức trang bị vốn trên đầu người

của doanh nghiệp;

vng= 1-(vốn chủ sở hữu/ tổng nguồn vốn), biểu thị vốn vay từ bên ngoài.

d1 :Doanh nghiệp trước cổ phần hóa và sau cổ phần hóa

d2 :Ngành công nghiệp và ngành dịch vụ

2. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nƣớc

2.1. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp nhà nước trước cổ phần hóa

Trước khi thực hiện cổ phần hoá, nước ta có hơn 6000 doanh nghiệp nhà

nước, nắm giữ 88% tổng số vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế nhưng

hiệu quả kinh doanh thấp, chỉ có khoảng 50% doanh nghiệp nhà nước là hoạt

động có lãi, trong đó chỉ có 30% doanh nghiệp là thực sự làm ăn hiệu quả và có

triển vọng lâu dài. Phần lớn các DNNN thời kì này là doanh nghiệp nhỏ, siêu

nhỏ, có 0,4% doanh nghiệp vốn trên 100 tỷ đồng; 3,7% doanh nghiệp có vốn trên

10 tỷ đồng; 72% doanh nghiệp có vốn trên 1 tỷ đồng.

Thực tế các doanh nghiệp nhà nước nộp vào ngân sách nhà nước khoảng

80-85% tổng số thu nhưng nếu trừ các khoản khấu hao cơ bản và thuế gián

thu thì doanh nghiệp nhà nước chỉ đóng góp được hơn 30% tổng thu cho

ngân sách nhà nước. Đặc biệt nếu tính đủ chi phí, tài sản cố định và đất theo

giá trị thị trường thì các doanh nghiệp nhà nước hầu như không tạo ra được

tích luỹ. Trong thời bao cấp, có trên 50% DNNN thua lỗ, một số ít có lãi

nhưng lãi giả lỗ thật, nguồn vốn đầu tư cho các DNNN là vay nợ nước ngoài,

viện trợ phát triển…Đa số các DNNN rơi vào tình trạng thua lỗ kéo dài, bộ

máy tổ chức kém, các chi phí cho hoạt động của bộ máy là rất lớn.

Điều đó có nghĩa là các hoạt động kinh doanh của DNNN không tương

xứng với phần đầu tư của nhà nước vào doanh nghiệp cũng như không tương

xứng với tiềm lực của chính DNNN. Trình độ công nghệ còn nhiều lạc hậu, đây

là do hậu quả nặng nề của thời kỳ kế hoạch hoá tập trung bao cấp trước đây và

ảnh hưởng trầm trọng của chiến tranh. Máy móc, thiết bị đã quá lạc hậu, lỗi thời:

có đến 54,3% DNNN trung ương và 74% DNNN địa phương vẫn đang sản xuất

ở trình độ thủ công. Chính điều này đã gây khó khăn đến việc tăng năng suất lao

động và nâng cao chất lượng của sản phẩm DNNN.

Từ những vấn đề đó cho thấy DNNN thời kỳ này không thể giữ vai trò chủ

chốt trong nền kinh tế quốc dân nhưng nếu xóa bỏ các doanh nghiệp này thì nhà

nước sẽ khó có thể điều tiết nổi nền tài chính đất nước.

431

Sau đó, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện triển khai nhiều biện pháp mục

đích là cải tiến quản lý các doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước bắt đầu thực hiện

các giải pháp cải cách trước năm 1990 nhưng không mang lại hiệu quả cao, hiệu

quả sản xuất trong doanh nghiệp không được cải thiện. Thậm chí một số doanh

nghiệp nhà nước còn thua lỗ, lãng phí tài sản như lúc chưa thực hiện cải cách.

Thực tế thì các doanh nghiệp nhà nước không bị kiểm soát chặt chẽ như các

doanh nghiệp ngoài nhà nước nên một bộ phận nhỏ doanh nghiệp nhà nước đã

thực hiện các hoạt động kinh tế phi pháp như: trốn thuế, lậu, buôn lậu… Nguyên

nhân chính của sự thất bại trong cuộc cải cách này là do nguyên nhân chủ quan.

Đó là do doanh nghiệp nhà nước vốn dĩ không có người chủ thực sự nên các cán

bộ và người lao động trong doanh nghiệp hầu như ít quan tâm đến hiệu quả của

doanh nghiệp mình, họ vẫn được hưởng lương mặc dù doanh nghiệp đó có thua

lỗ hay không. Nói một cách ngắn gọn thì doanh nghiệp có như thế nào thì lợi ích

của họ cũng không bị ảnh hưởng.

Vì thế ngay từ đầu những năm 90, nhận thức được tầm quan trọng và tính

tất yếu của cổ phần hoá DNNN, đảng và nhà nước đã đề ra chủ trương, chính

sách cổ phần hoá một bộ phận DNNN.

2.2. Thực trạng cổ phần hóa DNNN từ năm 2000-2013

Kế hoạch tái cơ cấu DNNN mà trọng tâm là CPH DNNN được coi là

nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc đổi mới quản lý DNNN và là xương

sống của công cuộc đổi mới kinh tế đất nước.

2.2.1. Số lượng doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa

Tính đến năm 2013, số doanh nghiệp được cổ phần hóa là gần 4000 DN

chiếm 70% số doanh nghiệp tái cơ cấu. Theo đánh giá của các cơ quan chính phủ

thì tốc độ cổ phần hóa DNNN của nước ta rất chậm chạp.

Đơn vị: số doanh nghiệp

212

358

148

622

856 813

359

116 10116 13

74

0

200

400

600

800

1000

20002001

20022003

20042005

20062007

2008-2010

20112012

2013

doanh nghiệp

đã được

CPH

Hình 1: Thống kê số doanh nghiệp đã đƣợc CPH qua các năm từ 2000-2013

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ trang thông tin doanh nghiệp

432

Năm 2000, theo kế hoạch phải thực hiện CPH 508 DN nhưng thực tế cả

nước chỉ cổ phần hóa được 212 DNNN. Trong năm 2000, tiến độ CPH của nước ta

còn chậm, do chính sách mới được ban hành, các DNNN còn dè dặt, lạ lẫm, có tư

tưởng sợ phải CPH. Chỉ trong 3 năm 2001-2003, có 1127 doanh nghiệp được cổ

phần hóa, đặc biệt là năm 2003 có tới 621 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp.

Năm 2004 cổ phần hóa tăng lên là 856 doanh nghiệp và là năm đầu tiên chúng ta

hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Như thế, tính đến hết năm 2004 cả nước ta đã có gần

2.500 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp được cổ phần hóa. Năm 2005: Cả

nước đã sắp xếp đổi mới được 933 doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trong đó cổ

phần hoá 813 DNNN, chiếm 87.1% số DN sắp xếp, giao bán 44 DNNN. Trong

năm 2005 đã có những DN quy mô vừa và lớn được đưa vào CPH, như: Công ty

khoan và dịch vụ dầu khí; các nhà máy điện: Sông Hinh - Vĩnh Sơn, Thác Bà, Phả

Lại; Công ty giấy Tân Mai; Công ty vận tải xăng dầu đường thuỷ I...

Nếu như ở giai đoạn hoàng kim của thị trường chứng khoán Việt Nam

(2002-2005), số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa tăng mạnh và ở mức cao, nhất

là thời điểm 2004-2005, bình quân mỗi năm có tới 800 doanh nghiệp được cổ

phần hóa, thì trong giai đoạn sau đó, tốc độ cổ phần hóa đã giảm tốc mạnh.

Hai năm 2012-2013, với lý do thị trường chứng khoán không thuận lợi và

điều kiện thoái vốn khó khăn, số lượng doanh nghiệp được cổ phần hóa đã thu

hẹp về mức 13 doanh nghiệp năm 2012 và năm 2013 CPH được 74 DNNN.

3. Phân tích kết quả ƣớc lƣợng

3.1. Mô tả số liệu

Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu hỗn hợp dựa trên điều tra

doanh nghiệp hằng năm của Tổng cục Thống kê trong 14 năm (từ năm 2000 đến

năm 2013) của các doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa với tổng số 134 quan

sát cho mỗi năm. Nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu này chia làm 02 nhóm:

Doanh nghiệp Nhà nƣớc: Số liệu mảng cân đối của 529 doanh nghiệp

trong 14 năm từ năm 2000 đến năm 2013 (tổng cộng 7.406 quan sát)

Doanh nghiệp Nhà nƣớc cổ phần hoá: Số liệu mảng của 134 Doanh nghiệp

Nhà nước đã cổ phần hoá trong năm 2005 và 2006 (là thời điểm quá trình cổ phần hoá

diễn ra sôi động nhất). Bộ số liệu này được đánh giá theo 02 giai đoạn bao gồm giai

đoạn trước cổ phần hóa (5 năm từ 2000 đến 2004 với tổng số 670 quan sát) và giai

đoạn sau cổ phần hóa (6 năm từ 2007 đến 2012 với tổng số 804 quan sát).

Các biến giá trị như thu nhập, vốn, lợi nhuận, giá trị gia tăng của doanh

nghiệp đều được điều chỉnh theo chỉ số giảm phát năm gốc là 1994.

433

Trong đó, biến lao động (L) tính bằng đơn vị người thể hiện bằng số công

nhân có việc làm trong năm. Số liệu về lượng vốn (K), giá trị gia tăng (GTGT),

lợi nhuận (LN) được tính bằng đơn vị triệu đồng, năng suất lao động (NSLĐ)

tính bằng giá trị gia tăng chia số lượng lao động.

Bảng 1. Thống kê mô tả của các biến của các doanh nghiệp Nhà nƣớc trƣớc

và sau cổ phần hoá trong một số năm

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của TCTK

Biến số Trƣớc CPH Sau CPH

Vốn K2000 K2004 K2007 K2010 K2012

Mean 42076.87 74282,59 115138.7 206778.1 240920.3

Min 1736 2647 3070 6053 4505

Max 234792 634304 953762 1924289 3308699

Lao động L2000 L2004 L2007 L2010 L2013

Mean 325.9627 376,3433 350.3134 341.3657 260.5896

Min 24 22 14 10 5

Max 2202 2840 5083 7370 3530

Doanh Thu DT2000 DT2004 DT2007 DT2010 DT2013

Mean 73518.84 117000,7 144930.1 233911.7 292275.2

Min 220 502 15 624 -77415

Max 875415 1551320 1988880 4075595 630238

Thu nhập

bình quân LC2000 LC2004 LC2007 LC2010 LC2012

Mean 11,4945 19,00243 28,52928 49,78259 72,11518

Min 2,080909 2,760157 4,390957 4,998688 4,544304

Max 42,13793 125,325 126,7701 251,5597 280,3158

GTGT GTGT2000 GTGT2004 GTGT2007 GTGT2010 GTGT2012

Mean 6164,254 9286,813 19494,72 37089,46 36872,78

Min 221 -4871 -2241 -6675 -43792

Max 65977 103965 263109 778990 1096656

Lợi nhuận LN2000 LN2004 LN2004 LN2010 LN2012

Mean 1135,418 2023,731 7523,709 16591,01 17939,75

Min -654 -6229 -3232 -12080 -77415

Max 35426 73742 132492 363584 630238

Số quan sát 134 134 134 134 134

434

Theo số liệu thống kê, lượng vốn trung bình của các doanh nghiệp có xu

hướng tăng mạnh trong giai đoạn đầu từ 42076.87 tỷ đồng năm 2000 đến

206778.1 tỷ đồng năm 2010, tăng gần 5 lần và tăng nhẹ trong giai đoạn 2011-

2012. Năm 2012 số vốn trung bình đạt mức 240920.3 tỷ đồng tăng 5,7 lần so với

năm 2000. Số liệu đã kh ng định sự quan tâm và đầu tư về vốn của chính phủ đối

với các doanh nghiệp nhà nước đặc biệt là sau cổ phần hóa.

Lao động là biến có sự sụt giảm mạnh so với thời điểm trước cổ phần hoá,

điều này có thể là kết quả của quá trình cổ phần hoá cơ cấu sắp xếp lại tổ chức

hoạt động của doanh nghiệp theo hướng tinh giảm biên chế. Số lao động trung

bình tăng trong giai đoạn đầu (từ 325.9627 năm 2000 đã tăng lên 350.3134

người năm 2007), vào giai đoạn 2010-2013, chỉ số có nhiều biến động cụ thể là

giảm nhẹ từ 350.3141 người năm 2007 xuống còn 341.3657 năm 2010 và giảm

mạnh vào năm 2012 còn 260.5896 người với giá trị không nhiều.

Doanh thu liên tục tăng nhanh trong cả giai đoạn (từ 73518.84 triệu đồng

năm 2000 đã lên tới 292275.2 triệu đồng năm 2013).

Trong các biến số có sự tăng trưởng sau cổ phần hoá thì doanh thu trung

bình là biến số có tốc độ tăng trưởng chậm nhất (tăng gấp 3.9 lần trong vòng 13

năm), tiếp đến là vốn (tăng 5.72 lần). Lợi nhuận là biến có tốc độ tăng trưởng lớn

nhất (15.8 lần) đạt mức trung bình 1135.418 tỷ đồng trong năm 2012. Điều này

cho thấy tín hiệu khả quan của quá trình cổ phần hoá mang lại cho doanh nghiệp.

Có thể nói Doanh nghiệp nhà nước sau cổ phần hóa đã có những chuyển biến

tích cực về phần doanh thu và đóng góp rất lớn cho nguồn ngân sách nhà nước,

là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước tuy nhiên kết quả đạt được vẫn

chưa tương xứng với mức tăng đầu vào, hiệu quả các doanh nghiệp còn thấp hơn

so với lượng vốn đầu tư của nhà nước.

So sánh các biến số giữa nhóm doanh nghiệp Nhà nước thực hiện cổ phần

hoá và doanh nghiệp Nhà nước chưa cổ phần hoá có thể thấy một số điểm nổi bật

sau: Các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá trong năm 2005, 2006 vẫn mới chỉ

là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quy mô, tiềm lực của các doanh nghiệp này nhỏ

hơn nhiều so với mức trung bình của các doanh nghiệp Nhà nước nói chung (xét

cả về quy mô vốn, số lượng doanh nghiệp, lợi nhuận và GTGT). Nếu như ở

nhóm doanh nghiệp Nhà nước tốc độ tăng trưởng của vốn trung bình cao hơn rất

nhiều so với tốc độ tăng trưởng đầu ra thì ở nhóm doanh nghiệp cổ phần hoá thì

ngược lại. Điều này có thể kh ng định phần nào hiệu quả của quá trình cổ phần

hoá, thu nhập được cải thiện, tăng trưởng GTGT, lợi nhuận khả quan.

435

Bảng 2. Thống kê mô tả các biến trong các ngành chính

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của TCTK

Vì số liệu hồi quy của ngành nông nghiệp ít nên kết quả sẽ không được chính

xác, vì vậy tác giả chỉ phân tích kết quả hồi quy của ngành công nghiệp và dịch vụ.

Nguồn vốn trung bình của cả Công nghiệp và Dịch vụ tương đương nhau.

Lao động của công nghiệp chiếm đa số 395,8151 lớn hơn 1,76 lần lao động

ngành dịch vụ. Có sự chênh lệch này là do trong giai đoạn 2000-2013 đất nước ta

tập trung phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên ngành công nghiệp cần

nguồn lao động lớn.

Mặc dù có nguồn lao động của ngành Công nghiệp lớn hơn tuy nhiên

doanh thu, lợi nhuận và thu nhập bình quân lại tập trung vào ngành dịch vụ.

Doanh thu trung bình ngành dịch vụ là 234198,6; lợi nhuận 10112,7 chiếm tỷ

trọng cao và thu nhập bình quân chiếm 137506,1.

Biến số Chỉ tiêu Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ

K

Mean 18783,84 124123,4 137506,1

Min 0 0 1960

Max 75858 3308699 3307545

L

Mean 135,8667 395,8151 224,4563

Min 38 5 5

Max 1100 7450 1990

Doanh Thu

Mean 10729,24 142447,8 234198,6

Min 0 220 0

Max 107430 4716471 6590042

Thu nhập bình

quân (LC)

Mean 3,646156 11,37158 137506,1

Min 0,6174871 0 1960

Max 10,95876 157,4894 3307545

Lợi Nhuận

Mean 261,1333 8297,876 10112,7

Min -354 -77415 -17427

Max 1566 467955 630238

Số quan sát 45 1006 423

436

3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu thực nghiệm

3.2.1. Ước lượng hàm sản xuất và năng suất nhân tố tổng hợp

Hình 2. Năng suất nhân tố tổng hợp trung bình của các doanh nghiệp nhà nước

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu của TCTK

Qua đồ thị cho ta thấy năng suất nhân tố tổng hợp trung bình của các doanh

nghiệp không ổn định qua các năm, tuy nhiên có xu hướng tăng lên trong giai

đoạn nghiên cứu (từ 3,788 năm 2000 lên 6,9 năm 2012). Năng suất nhân tố tổng

hợp có vai trò quan trọng, phản ánh kết quả sản xuất mang lại hiệu quả sử dụng

vốn và lao động, nhờ vào các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hóa

sản xuất, cải tiến hệ thống quản lý, nâng cao trình độ lao động... Tăng năng suất

nhân tố tổng hợp là yếu tố quan trọng nhất để chuyển đổi mô hình từ số lượng

sang chất lượng, từ chiều rộng sang phát triển chiều sâu và phát triển bền vững.

TFP có xu hướng tăng sau cổ phần hóa làm nâng cao năng lực cạnh tranh, góp

phần củng cố vị thế mới trong mối quan hệ với quốc tế. Năng suất nhân tố tổng

hợp trước cổ phần hóa thấp hơn sau cổ phần hóa. Năm 2007 TFP vì đây là năm

Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO đã mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa

và dịch vụ của Việt Nam với thị trường rộng lớn. Có điều kiện thu hút vốn đầu tư

nước ngoài, tranh thủ công nghệ sản xuất tiên tiến để đẩy mạnh công nghiệp hóa

và tăng cường năng lực của ngành kinh tế thủy sản vốn dĩ còn non yếu. Năm

2008 TFP tăng chậm hơn so với 2007. Đây là năm khủng hoảng kinh tế thế giới

đến từ các nước tài chính lớn như Mỹ, EU... Ở nước ta, phần lớn hoạt động sản

xuất phục vụ cho lĩnh vực xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó những

thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật là những thị trường truyền thống nhập khẩu

sản xuất từ Việt Nam đang bị khủng hoảng, do sinh hoạt người dân bị đảo lộn,

437

buộc họ phải cắt giảm chi tiêu, nhu cầu thanh toán... Làm cho các doanh nghiệp

vừa và nhỏ gặp nhiều khó khăn khi bị từ chối hợp đồng, sản phẩm tiêu thụ chậm,

hàng tồn kho nhiều. Bước sang năm 2009 nền kinh tế đã có xu hướng phục hồi

và ổn định hơn. Giai đoạn 2009- 2013 nhìn chung TFP có xu hướng tăng lên tuy

nhiên vào năm 2011 TFP giảm mạnh xuống còn 6,645, giảm 0.89 lần so với năm

2010. Sang năm 2012 TFP có chuyển biến tích cực hơn tăng lên 6,9 nhưng còn

thấp. Theo Tổng cục thống kê, nếu như trước năm 2012, tỷ lệ vốn NSNN đầu tư

vào luôn có xu hướng tăng đều qua các năm thì bước sang năm 2013, chỉ trong 9

tháng đầu năm, tỷ trọng này lại có xu hướng giảm mạnh, từ 54,8% năm 2012

xuống còn 48,6%. Đồng thời, từ năm 2012, nguồn vốn chủ sở hữu có chiều

hướng tăng nhẹ. Năm 2012, chỉ tiêu này tăng 26% so với năm 2011. Sự thay đổi

trong cơ cấu nguồn vốn chính là nguyên nhân dẫn đến sự giảm của TFP trong

các năm này.

3.2.2. Đánh giá tác động các nhân tố đến năng suất các nhân tố tổng hợp TFP

Ước lượng mô hình hồi quy tác động của các yếu tố đến năng suất nhân tố

tổng hợp (TFP) của các DNNN trước và sau CPH.

Nghiên cứu sử dụng mô hình ảnh hưởng cố định (FE) và mô hình ảnh

hưởng ngẫu nhiên (RE) để đánh giá tác động của các nhân tố thu nhập bình quân,

quy mô doanh nghiệp và mức trang bị vốn trên đầu người đến một số biến số

biểu thị kết quả hoạt động của doanh nghiệp (được thể hiện qua các biến số lợi

nhuận, giá trị gia tăng hoặc năng suất lao động).

Để lựa chọn được mô hình phù hợp cho bộ dữ liệu, nghiên cứu đã sử dụng

phương pháp số liệu hỗn hợp với các ảnh hưởng cố định và ảnh hưởng ngẫu

nhiên. Theo kết quả kiểm định Hausman thì đều chấp nhận giả thiết H1 với mức

ý nghĩa 1%. Điều này có nghĩa là mô hình đánh giá tác động cố định được ưa

thích hơn trong việc nghiên cứu.

Các phương pháp này được áp dụng với cả hai nhóm mẫu. Nhóm thứ nhất

là mẫu gồm các doanh nghiệp Nhà nước trên phạm vi cả nước và nhóm thứ hai là

các doanh nghiệp cổ phần hoá theo 02 giai đoạn (trước cổ phần hoá và sau cổ

phần hoá). Mỗi nhóm mẫu đều ước lượng theo mô hình với biến phụ thuộc là

năng suất hiệu quả hoạt động với kết quả ước lượng được (Bảng 3).

438

Bảng 3. Kết quả ƣớc lƣợng tác động của các nhân tố tới kết quả hoạt động

của các nhóm doanh nghiệp

Biến phụ thuộc Doanh nghiệp nhà

nước

Ảnh hưởng cố định

Doanh nghiệp nhà

nước trước CPH

Ảnh hưởng cố định

Doanh nghiệp nhà

nước sau CPH

Kl 0,0001428***

(7,24e-06)

0,0001678***

(0,0000511)

0,0001831***

(0,000057)

Lc 0,288205***

(0,0001173)

0,0245367***

(0,0016345)

0,0226432***

(0,0017991)

Vng -0,6993281

(0,451894)

-0,6742725***

(0,2531898)

-0,4727357

(0,2842387)

Số quan sát 529 134 134

Chú thích: „***‟ và „**‟ chỉ ý nghĩa thống kê ở mức 1% , 5%

Nguồn: Tính toán của tác giả

Trong hồi quy này các biến đều có ý nghĩa thống kê. Trong đó biến „vng‟

mang dấu âm.

Biến KL mang dấu dương (+) và đều có ý nghĩa thống kê cho thấy mức

trang bị vốn trên lao động có tác động tích cực đến năng suất TFP. Tức là mức

trang bị vốn trên lao động càng cao thị năng suất của doanh nghiệp càng tăng.

Trên bảng số liệu được tính toán thì khi tăng KL lên 1 đơn vị thì TFP của DNNN

nói chung tăng lên 0.0001428 đơn vị, các DNNN trước CPH tăng lên 0.0001678

đơn vị, các DNNN sau CPH tăng lên 0.0001831 đơn vị . Số liệu được tính toán ở

bảng trên là sử dụng số liệu của các DNNN đạt hiệu quả trong việc sử dụng vốn,

vì bảng số liệu cho ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của các DNNN trước cổ phần

hóa cao hơn so với toàn DNNN nói chung. Có thể nói doanh nghiệp nhà nước sử

dụng vốn tương đối hiệu quả đặc biệt là các DNNN sau cổ phần hóa. Điều này

cũng đúng với thực tế là các doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư vốn vào việc cải

tiến bộ máy doanh nghiệp và công nghệ kĩ thuật, nâng cao tay nghề người lao

động, giảm sức lao động để thực hiện được quá trình cổ phần hóa một cách có

hiệu quả. Quá trình cổ phần hóa DNNN chú trọng khuyến khích đội ngũ lao

động có trình độ cao và có tác phong chuyên nghiệp khi làm việc.

Biến LC mang dấu dương và đều có ý nghĩa thống kê cho thấy thu nhập

bình quân đầu người tăng thì năng suất tăng, ảnh hưởng tích cực đến năng suất

TFP. Theo số liệu ở bảng thống kê thì khi LC tăng lên 1 đơn vị thì TFP của

439

DNNN nói chung tăng lên 0,288205 đơn vị, TFP của DNNN trước CPH tăng

0,0245367 đơn vị, TFP của DNNN sau CPH tăng 0,0226432 đơn vị. Theo kết

quả phân tích thì thu nhập bình quân đầu người giảm đi sau cổ phần hóa tức là

chính sách sử dụng lao động của các DNNN chưa thực sự tốt. Kết quả như thế có

thể là do các chính sách khuyến khích người lao động của các DNNN sau CPH

chưa tốt bằng trước CPH hoặc là do có sự chuyển dịch lao động sau CPH, người

lao động có thể chuyển dịch từ loại hình doanh nghiệp này sang loại hình doanh

nghiệp khác hay hiện tượng chảy máu chất xám lao động các DNNN tăng. Theo

số liệu thực tế qua các năm thì GDP/người của lao động làm việc trong các

DNNN cao nhất trong tất cả các khối doanh nghiệp và đang tăng cao. Tuy nhiên,

lao động thuộc khu vực nhà nước luôn kêu ca rằng, thu nhập “không đủ sống” là

do những lao động trong các hộ kinh doanh cá thể có mức thu nhập thấp nhưng

trung bình cũng đã cao hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định.

Biến VNG mang dấu âm thể hiện nguồn vốn vay bên ngoài đang được sử

dụng không có hiệu quả, nguồn vốn càng lớn thì năng suất càng giảm và có tác

động tiêu cực đến năng suất TFP. Từ kết quả nghiên cứu thì khi tăng Vng lên 1

đơn vị thì TFP của DNNN nói chung giảm 0,6993281 đơn vị, TFP của DNNN

trước CPH giảm 0,6742725 đơn vị, TFP của DNNN sau CPH giảm 0,4727357

đơn vị. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay bên ngoài tăng lên sau cổ phần hóa

nhưng còn dàn trải, chưa cao và vẫn mang dấu âm. Nguyên nhân đầu tiên dẫn

đến việc sử dụng vốn bên ngoài không hiệu quả năng suất là nguyên nhân chủ

quan. Từ năm 2000-2013, nền kinh tế Việt Nam trải qua nhiều biến động, đất

nước đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển nên thị trường tài chính phát

triển nhiều nên việc vay vốn trở nên khó khăn và rất đắt. DNNN là loại hình

doanh nghiệp phần lớn nguồn vốn là của nhà nước nên các DNNN có khả năng

huy động vốn dễ dàng hơn nhờ vào uy tín và các mối quan hệ nhưng việc sử

dụng vốn một cách tràn lan, dàn trải, không có mục đích cụ thể và sử dụng vốn

không thuộc trách nhiệm của một riêng ai nên ảnh hưởng rất lớn tới năng suất

TFP. Như vậy việc sử dụng vốn của DNNN không hiệu quả và cần có giải pháp

khắc phục phù hợp để tăng năng suất TFP.

Ước lượng mô hình hồi quy tác động của các yếu tố đến năng suất nhân tố

tổng hợp (TFP) của các ngành chính.

440

Bảng 4. Kết quả ƣớc lƣợng tác động của các nhân tố tới kết quả hoạt động

của các ngành chính trƣớc và sau cổ phần hóa

TRƯỚC CPH SAU CPH

BIẾN

PHỤ

THUỘC

CÔNG

NGHIỆP DỊCH VỤ

CÔNG

NGHIỆP DỊCH VỤ

KL -0,000161**

(0,0000779)

-0,0001478

(0,0000979)

-0,0001733**

(0,0000811)

-0,0002355**

(0,0001158)

LC 0,0252604***

(0,0013722)

0,0326403***

(0,0061112)

0,0230828***

(0,0014099)

0,0305039***

(0,0076572)

VNG -1,112129***

(0,3550232)

-0,4938132

(0,4039349)

-0,7186689

(0,4376577)

-0,2757471

(0,4306996)

Số quan

sát 98 44 98 43

Nguồn: Tính toán của tác giả „***‟ và „**‟ chỉ ý nghĩa thống kê ở mức 1% , 5%

Biến KL của các ngành trước và sau CPH đều mang dấu (-), điều này có

nghĩa là mức trang bị vốn trên lao động có tác động tiêu cực đến năng suất TFP.

Mức trang bị vốn càng thấp thì năng suất của DN càng thấp.

Đối với ngành công nghiệp: khi tăng KL lên 1 đơn vị thì TFP của DNNN

trước CPH giảm 0,000161 đơn vị, TFP của DNNN sau CPH giảm 0,0001733

đơn vị. Việc sử dụng vốn của ngành công nghiệp không hiệu quả kể cả các

DNNN đã thực hiện CPH.

Đối với ngành dịch vụ: khi tăng KL lên 1 đơn vị thì TFP của DNNN trước

CPH giảm 0,0001478 đơn vị, TFP của DNNN sau CPH giảm 0,0002355 đơn vị.

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc trang bị vốn cho ngành dịch vụ trước cổ phần

hóa không có ý nghĩa thống kê và mang dấu (-) nên chúng ta chưa có cơ sở để

kết luận chính xác mối quan hệ của biến KL tới TFP ngành dịch vụ. Tuy nhiên

có thể thấy việc sử dụng vốn ngành dịch vụ không đạt hiệu quả nhất là sau cổ

phần hóa.

441

Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả có thể là do mức

trang bị vốn không đều, sử dụng vốn lãng phí, sử dụng các nguồn vốn vay không

đúng mục đích cùng với đó là hệ thống quản lý nguồn vốn chưa rõ ràng.

Biến LC mang dấu (+) và đều có ý nghĩa thống kê biểu thị chất lượng lao

động và năng suất TFP của DNNN có mối quan hệ cùng chiều.

Đối với ngành công nghiệp, theo kết quả nghiên cứu thì khi tăng LC lên 1

đơn vị thì TFP của DNNN trước CPH tăng 0,0252604 đơn vị, TFP của DNNN

sau CPH tăng 0,0230828 đơn vị.

Đối với ngành dịch vụ, khi tăng LC lên 1 đơn vị thì TFP của DNNN trước

CPH tăng 0,0326403 đơn vị, TFP của DNNN sau CPH tăng 0,0305039 đơn vị.

Kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng lao động giảm làm cho năng suất

TFP của DNNN ngành dịch vụ và công nghiệp giảm. Tuy nhiên sau cổ phần hóa

thì TFP của DNNN cả hai ngành có dấu hiệu tích cực hơn, chất lượng nguồn lao

động tăng hơn so với trước cổ phần hóa nhưng tăng ít, hiệu quả chưa cao. Trên

thực tế thì mức lương một số ngành công nghiệp, xây dựng tăng qua các năm.

Tiêu biểu như ngành dệt may, da giày do số lượng đơn hàng ổn định nên tiền

lượng của lao động có mức tăng khá. Mặt khác, các ngành như cao su, dầu khí...

có doanh thu, lợi nhuận sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của giá thế giới nên tiền

lương của lao động cũng bị ảnh hưởng. Vì thế nên xét chung các DNNN ngành

công nghiệp thì chất lượng lao động chưa đạt hiệu quả. Nguyên nhân là có thể là

do hiện tượng chảy máu chất xám ở các DNNN, do các DNN chưa có các chính

sách khuyến khích người lao động làm việc.

Biến VNG mang dấu (-) thể hiện nguồn vốn bên ngoài của DNNN phát

huy không hiệu quả. Nguồn vốn vay càng lớn thì năng suất càng giảm.

Ngành công nghiệp: khi tăng Vng lên 1 đơn vị thì TFP trước CPH giảm

1,112129 đơn vị, TFP sau CPH giảm 0,7186689 đơn vị

Ngành dịch vụ: khi tăng Vng lên 1 đơn vị thì TFP trước CPH giảm

0,4938132 đơn vị, TFP sau CPH giảm 0,2757471 đơn vị.

Sau cổ phần hóa thì việc sử dụng vốn vay Vng có hiệu quả hơn trước cổ phần

hóa nhưng vẫn còn thấp. Khác với các doanh nghiệp tư nhân, DNNN có nguồn vốn

nhà nước đầu tư nên nhiều doanh nghiệp cho rằng đây là điều đương nhiên, không

chú trọng vào việc khai thác có hiệu quả nguồn vốn của mình. Kể cả khi sử dụng

đến nguồn vốn vay bên ngoài cũng chưa chuyên nghiệp và chưa hiệu quả.

442

4. Kết luận và gợi ý chính sách

Xuất phát từ những kết quả ước lượng thì ta nhận thấy việc cổ phần hóa các

doanh nghiệp nhà nước thúc đẩy các doanh nghiệp tăng năng suất, nâng cao sức

cạnh tranh. Vì vậy để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở Việt Nam, Đảng

và Chính phủ đã chỉ đạo, thời gian tới cần quyết liệt việc thực hiện tái cơ cấu

DNNN, trọng tâm là CPH các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và thực

hiện đồng bộ một số giải pháp sau:

Đầu tiên, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch sử dụng nguồn vốn huy động

như thế nào một cách có lợi nhất cho doanh nghiệp. Không nên sử dụng nguồn vốn

tràn lan, dàn trải mà phải có mục đích sử dụng và cần được hạch toán rõ ràng.

Thứ hai, chính sách với lao động: Khi chuyển sang công ty cổ phần, bộ

máy doanh nghiệp sẽ thay đổi dẫn tới nhiều mối lo ngại đối với lao động của

doanh nghiệp đó như là cắt giảm nhân lực, hoặc thay đổi cách thức hoạt động

sản xuất kinh doanh. Ở một số doanh nghiệp, chính sách đối với người lao động

sau cổ phần hóa chưa thỏa đáng vì thế nên xảy ra hiện tượng chảy máu chất

xám và chuyển dịch lao động. Vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách đãi ngộ

dành cho người lao động như hỗ trợ vốn cho những người kinh doanh và các

doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển các chương trình tạo công ăn việc làm cho

người lao động bị mất việc sau cổ phần hóa, tạo điều kiện xuất khẩu lao động,

qua đó giảm sức ép về lao động dư thừa ở doanh nghiệp sau CPH sang khu vực

doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, để tránh việc lao động nhiều nhưng

không hiệu quả thì cần thực hiện tốt chính sách giảm cung về lao động, quan

tâm đến trình độ lao động, mở các lớp học nghề chuyên sâu cho người lao động

để nâng cao tay nghề cho người lao động. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho người

lao động có khả năng mua được cổ phần theo giá ưu đãi, thay vì giảm 40% trên

bình quân đấu giá, thì nên cho người lao động được mua với mức 40% giá đấu

thầu thành công thấp nhất. Chính phủ nên tiếp tục duy trì và áp dụng phương

thức cho người lao động nghèo được mua cổ phần ưu đãi trả chậm có thời hạn,

không tính lãi với điều kiện ràng buộc là trong 3 năm không được bán cổ phần

được mua theo giá ưu đãi này.

443

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước tại công văn số 382/KTNN-TH ngày

01/9/2016.

2. Caves, D.W. Christensen, L.R. and Diewert, W.E. (1982), 'The Economic

Theory of Index Numbers and Measurement of Input, Output, and

Productivity', Econometrica, Số 50, tập 6, tr.1393-1414.

3. Chou, Y.C. Chuang, H.H.C. and Shao, B.M. (2014), 'The Impacts of

Information Technology on Total Factor Productivity: A look at

Externalities and Innovations', International Journal of Production

Economics, Số 158, tr. 290-299.

4. Duguet, E. (2003), Innovation height, spillovers and TFP growth at the

firm levle: Evidence from French manufacturing, truy cập ngày 11 tháng 4

năm 2016, từ http://eml.berkeley.edu/~bhhall/EINT/Duguet.pdf.

5. Levin A. and Raut L. K. (1997), „Complementaries between exports and

Human Capital in Economic Growth: Evidence from semi-industrialized

countries‟, Economic Development and Cutural Change ,pp. 155-74.

6. Levinsohn, James & Petrin, Amil.(2003), „Estimating Production

Functions Using Inputs to Control for Unobservables‟, Review of

Economic Studies, 70 (2), pp. 317-41.

7. Nguyen Khac Minh and ET AL 2007, Technical Efficiency of Small and

Medium Manufacturing Firms in Vietnam: Parametric and Non-parametric

Approaches,” The Korean Economic Association, 23.

8. Olley, G.S. and Pakes, A. (1996), 'The Dynamics of Productivity in the

Telecommunications Equipment Industry', Econometrica, Số 64, tập 6, tr.

1263-1297.

9. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung Ương (2014), Năng lực cạnh

tranh và công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam - Kết quả điều tra

năm 2013, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

444

445

VAI TRÕ CỦA KHỐI DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ĐỐI

VỚI HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

NCS. Phùng Minh Đức

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tóm tắt

Cải thiện thu nhập từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp là một trong

những mục tiêu quan trọng của các chính sách phát triển nông nghiệp và an sinh

xã hội nông thôn ở Việt Nam. Bài viết này quan tâm đến vai trò của khối doanh

nghiệp chế biến thực phẩm trong việc thúc đẩy sự cải thiện lợi nhuận của ngành

nông nghiệp bằng việc sử dụng các mô hình kinh tế lượng không gian. Ưu việt

của các mô hình này là giúp xử lý vấn đề tương quan theo không gian giữa các

quan sát, do đó hy vọng các kết quả thu được sẽ có độ chính xác cao hơn so với

các mô hình kinh tế lượng thông thường. Kết quả cho thấy, công nghiệp thực

phẩm có vai trò tích cực đối với lợi nhuận nông nghiệp, và vai trò này là lớn hơn

so với các ngành công nghiệp - dịch vụ khác. Trong bối cảnh ngành nông nghiệp

đối mặt với nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm, thì việc phát triển

các ngành công nghiệp thực phẩm là rất cần thiết để nâng cao chất lượng và giá

trị nông sản, đồng thời giúp cải thiện thu nhập và ổn định đời sống nông dân.

Từ khóa: Công nghiệp chế biến thực phẩm, lợi nhuận nông nghiệp, mối

quan hệ nông nghiệp và công nghiệp - dịch vụ, Việt Nam.

1. Giới thiệu

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sản xuất nông nghiệp ở

Việt Nam đứng trước nhiều khó khăn và thách thức lớn, nổi bật trong đó là vấn

đề nông sản đầu ra có chất lượng và giá trị gia tăng thấp. Trước những biến đổi

sâu sắc trên thị trường tiêu thụ, trong đó bao gồm sự thay đổi về nhu cầu tiêu

dùng trong nước do thu nhập tăng lên, các mặt hàng truyền thống của ngành

nông nghiệp đang giảm dần sức cạnh tranh và có nguy cơ bị yếu thế trước các

mặt hàng nông sản đến từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Sản xuất nhiều

nhưng giá bán thấp, thậm chí có thời điểm không tiêu thụ được sản phẩm, là

những căn bệnh trầm kha đeo bám người nông dân và điều này có thể đẩy họ đến

trước bờ vực của sự thua lỗ và đói nghèo [1]. Do vậy, nâng cao giá trị và lợi

446

nhuận nông nghiệp là một trong những yêu cầu cấp bách đặt ra đối với ngành

nông nghiệp hiện nay để qua đó góp phần cải thiện thu nhập nông dân và ổn định

sinh kế nông thôn.

Mặc dù đã bắt đầu nhận được sự quan tâm từ các nhà nghiên cứu, các nhà

hoạch định chính sách cũng như từ các chủ thể sản xuất, song điểm nghẽn quan

trọng trong chuỗi giá trị của ngành nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn nằm ở

phía đầu ra của ngành nông nghiệp, điển hình là sự yếu kém trong hoạt động của

các ngành công nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản. Công nghiệp chế biến là

một ngành công nghiệp có mối quan hệ trực tiếp do sử dụng sản phẩm đầu ra của

ngành nông nghiệp, nên sự phát triển của khu vực này góp phần quan trọng làm

tăng cầu nông sản, dẫn tới tăng giá và tăng thu nhập nông thôn (Gouk, 2012).

Hơn nữa, công nghiệp chế biến cũng giúp định hướng sản xuất của các hộ nông

nghiệp, bởi sự dịch chuyển trong nhu cầu tiêu thụ sẽ kích thích sự dịch chuyển

trong cơ cấu sản xuất theo hướng chuyển đổi từ các mặt hàng truyền thống sang

các mặt hàng có giá trị kinh tế cao hơn. Mặc dù vậy, các hoạt động thu hoạch,

bảo quản và chế biến nông sản ở Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn mang tính tự

phát, quy mô nhỏ và công nghệ sản xuất lạc hậu, dẫn đến chất lượng sản phẩm

không đồng đều và giá trị cạnh tranh thấp. Khối doanh nghiệp chế biến thực

phẩm tuy đã hình thành và phát triển, song hầu hết tập trung tại các khu chế xuất

thuộc một số địa phương ở các vùng kinh tế trọng điểm, trong đó chủ yếu nắm

vai trò chi phối là các doanh nghiệp vốn nhà nước. Sự thiếu vắng của một khu

vực doanh nghiệp tư nhân năng động và hùng mạnh cũng làm giảm năng lực nắm

bắt và khai thác cơ hội của ngành nông nghiệp để tạo thêm giá trị, thâm nhập các

thị trường mới và tự tổ chức lại nhằm đối mặt với những thách thức mới

(Coxhead, 2010).

Bài viết này nhằm phân tích vai trò của khối doanh nghiệp hoạt động trong

lĩnh vực chế biến thực phẩm đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

bằng cách sử dụng các mô hình kinh tế lượng không gian. Trong mô hình phân

tích, tác giả quan tâm đến tác động của sự gia tăng về quy mô của các hoạt động

chế biến thực phẩm đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, đại diện bởi mức lợi

nhuận nông nghiệp bình quân mỗi đơn vị diện tích đất canh tác ở các địa phương

trên toàn quốc. So với các mô hình kinh tế lượng thông thường, các mô hình kinh

tế lượng không gian có ưu việt hơn bởi đã xem xét đến các tác động được lan tỏa

theo không gian giữa các quan sát, trong trường hợp này là lan tỏa theo không

447

gian giữa các tỉnh và thành phố, để thu được các kết quả ước lượng có độ chính

xác cao hơn.

Cấu trúc của bài viết như sau: Ngoài phần giới thiệu mở đầu, phần tiếp theo

sẽ trình bày cơ sở lý luận về mối quan hệ giữa nông nghiệp với các ngành công

nghiệp – trong đó bao gồm công nghiệp chế biến – trong các lý thuyết về tăng

trưởng kinh tế và tổng quan nghiên cứu về vai trò của công nghiệp chế biến thực

phẩm đối với nông nghiệp; phần thứ ba trình bày nội dung chính của bài viết, đó

là mô hình kinh tế lượng không gian với số liệu mảng trong phân tích và đánh

giá vai trò của khối doanh nghiệp chế biến nông sản đến lợi nhuận nông nghiệp ở

Việt Nam; phần cuối cùng là kết luận và một số gợi mở chính sách.

2. Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu

Mối quan hệ tương hỗ giữa nông nghiệp và công nghiệp là chủ đề nhận

được sự quan tâm đặc biệt trong các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế. Điển hình

là lý thuyết nhị nguyên của Lewis, trong đó nhấn mạnh về vai trò của công

nghiệp trong việc thu hút lao động nông nghiệp và tạo nên quá trình chuyển dịch

cơ cấu lao động theo chiều từ nông nghiệp sang công nghiệp. Quá trình này một

mặt đóng góp nguồn lực lao động cho công nghiệp hóa, song mặt khác cũng làm

gia tăng năng suất lao động trong nông nghiệp (Lewis, 1954). Đây là một trong

những lý thuyết được thừa nhận khá rộng rãi bởi các nhà nghiên cứu và là cơ sở

tin cậy cho các nghiên cứu thực nghiệm về tăng trưởng nông nghiệp trong thời

kỳ công nghiệp hóa. Ch ng hạn, các nghiên cứu của Rangarajan, 1982; hay Koo

& Lou, 1997 đã tìm thấy bằng chứng về vai trò tích cực của công nghiệp đối với

nông nghiệp, trong đó công nghiệp được nhìn nhận như một động lực của tăng

trưởng của ngành nông nghiệp ở các nền kinh tế đang chuyển đổi. Ở Việt Nam,

một số nghiên cứu về chủ đề này cũng đã kh ng định rằng, công nghiệp-dịch vụ

có ảnh hưởng tích cực, cụ thể là sự gia tăng về tỉ trọng công nghiệp-dịch vụ tác

động dương đến năng suất lao động của ngành nông nghiệp (Phùng Minh Đức và

Vũ Diệu Hương, 2016), hoặc tỉ trọng dân số phi nông nghiệp ở các địa phương

có ảnh hưởng tích cực đến mức tăng năng suất các nhân tố tổng hợp của ngành

nông nghiệp (Ho, 2012).

Trong số các ngành chế biến - chế tạo, công nghiệp chế biến thực phẩm là

một bộ phận có mối liên kết ngược (backword linkage) lớn nhất với nông nghiệp,

bởi đây là ngành công nghiệp sử dụng các sản phẩm nông nghiệp đầu ra làm

448

nguyên liệu sản xuất (Gouk, 2012). Theo Hirschman (1958), nhờ các mối liên kết

ngược, các ngành công nghiệp phát triển hơn sẽ tạo ra động lực để thúc đẩy phát

triển ở các ngành còn lại. Tương tự như vậy, nghiên cứu của Murphy và cộng sự

(1988) cũng kh ng định rằng, các chính sách đầu tư vào các ngành công nghiệp

chế biến - chế tạo sẽ tác động đến cung và cầu đối với các ngành có liên quan và

lan tỏa tích cực đến tăng trưởng của các ngành đó. Do vậy, có thể cho rằng, công

nghiệp chế biến là một mắt xích quan trọng nằm trong chuỗi giá trị của ngành

nông nghiệp và sự phát triển của khu vực này được kỳ vọng sẽ tạo nên những

thay đổi có lợi cho ngành nông nghiệp ở các quốc gia có nhiều triển vọng về phát

triển nông nghiệp, ch ng hạn như Việt Nam.

Cho đến nay, ở Việt Nam hiện vẫn chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào

tập trung phân tích vai trò của công nghiệp chế biến thực phẩm đối với sản xuất

nông nghiệp, trong đó quan tâm đến lợi nhuận từ các hoạt động trồng trọt ở các

nông hộ trên toàn quốc. Do vậy, tác giả kỳ vọng nghiên cứu này sẽ đóng góp

những thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu, cũng như các nhà hoạch định

chính sách về vai trò và những ảnh hưởng của khối doanh nghiệp chế biến thực

phẩm đối với sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

3. Mô hình phân tích thực nghiệm

3.1. Số liệu

Số liệu dùng trong nghiên cứu được tác giả tổng hợp từ nhiều nguồn khác

nhau trong giai đoạn 2006-2014, gồm có: (i) khảo sát mức sống hộ gia đình

(VHLSS); (ii) tổng điều tra Doanh nghiệp (GES); (iii) đánh giá năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh (PCI); (iv) số liệu điều tra vĩ mô cấp tỉnh về tổng GDP, được cung

cấp bởi Tổng cục Thống kê. Do điều tra VHLSS được tiến hành 2 năm một lần,

nên bộ số liệu mảng sau khi kết nối có tổng cộng 315 quan sát trong các năm:

2006, 2008, 2010, 2012 và 2014; bao gồm 63 tỉnh và thành phố trên toàn quốc.

3.2. Mô hình và các biến số

Mô hình số liệu mảng không gian phân tích tác động của công nghiệp thực

phẩm đến lợi nhuận nông nghiệp trong nghiên cứu này có dạng như sau:

Loinhuan_NNit = 0 +1 CNCBi(t-1) +2 CNCB_bpi(t-1)+3 CNDV_khaci(t-1)

+3 PCIit +5 Educit +6 Laborit +7 Machineit +8 Seedit + ci + uit (1)

Trong đó, i và t là các chỉ số theo đơn vị chéo (tỉnh, thành phố) và thời gian

449

(năm); ci là các đặc điểm riêng không quan sát được của mỗi địa phương và

không thay đổi theo thời gian; uit là sai số ngẫu nhiên. Các biến số trong mô hình

(1) được giải thích như sau:

Loinhuan_NN: Biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy, được tính bằng tỉ số

giữa tổng lợi nhuận từ các hoạt động trồng trọt – bao gồm lúa gạo, các loại cây

lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả – trên tổng diện tích đất canh tác của

mỗi tỉnh và thành phố trong một năm (đơn vị: Nghìn VND/mét vuông; giá so

sánh 2010). Biến loinhuan_NN được được tính từ bộ số liệu VHLSS qua các

thông tin về tổng thu, tổng chi và tổng diện tích đất canh tác được sử dụng trong

một năm bởi các hộ nông nghiệp có trong mẫu điều tra.

CNCB: Biến độc lập chính, dùng để đánh giá tác động của công nghiệp

thực phẩm đến lợi nhuận nông nghiệp, được đo bằng tỉ số giữa tổng kết quả kinh

doanh của toàn bộ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến lương

thực và thực phẩm – tính từ số liệu tổng điều tra Doanh nghiệp – trên tổng GDP

của mỗi tỉnh và thành phố (đơn vị: %). Biến CNCB được lấy giá trị trễ để giải

quyết vấn đề nội sinh có thể có do tác động hai chiều giữa biến này và biến lợi

nhuận nông nghiệp; CNCB_bp là bình phương của biến CNCB, nhằm kiểm soát

tác động biên giảm dần của biến CNCB lên biến phụ thuộc.

CNDV_khac: Tỷ số giữa tổng kết quả kinh doanh của toàn bộ các doanh

nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác – ngoại trừ công nghiệp thực phẩm –

trên tổng GDP của mỗi tỉnh và thành phố (đơn vị: %). Biến CNDV_khac được sử

dụng trong mô hình để kiểm soát ảnh hưởng của các ngành công nghiệp-dịch vụ

nói chung đến lợi nhuận nông nghiệp, đồng thời nhằm so sánh vai trò của những

ngành này với ngành công nghiệp chế biến thực phẩm. Ngoài ra, biến

CNDV_khac cũng được lấy giá trị trễ để giải quyết vấn đề nội sinh có thể có và

được tính toán từ cùng một nguồn số liệu như biến CNCB.

PCI: Điểm của chỉ số PCI tổng hợp trong đánh giá năng lực cạnh tranh cấp

tỉnh, phạm vi từ 0-100, đại diện cho năng lực quản trị và điều hành kinh tế của

chính quyền cơ sở. Có thể cho rằng, cải cách chất lượng thể chế ở các địa

phương là nhân tố quan trọng tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, do đó

được kỳ vọng sẽ tác động tích cực đến các hoạt động sản xuất và thương mại nói

chung, trong đó có góp phần thúc đẩy lợi nhuận của ngành nông nghiệp.

Educ: Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo nghề trong tổng lao động nông

450

nghiệp theo tỉnh, được tính toán từ số liệu VHLSS các năm. Trong đó, lao

động nông nghiệp được coi là đã qua đào tạo nghề bao gồm các lao động đang

tham gia sản xuất nông nghiệp tại địa phương và đã trải qua ít nhất một khóa

đào tạo nghề, hoặc có trình độ đại học cao đ ng trở lên, hoặc có kỹ năng cao

trong sản xuất nông nghiệp. Lao động đã qua đào tạo nghề được cho là có kỹ

năng làm việc và năng lực tổ chức hoạt động sản xuất tốt hơn so với lao động

phổ thông, do đó educ được kỳ vọng sẽ có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận

nông nghiệp. Đơn vị: %.

Labor: Tỉ số giữa tổng lao động trên tổng diện tích đất canh tác, đại diện

cho mức độ sử dụng lao động trong sản xuất nông nghiệp trong một năm, được

tính từ bộ số liệu VHLSS các năm. Đơn vị tính: người/héc ta.

Machine: Tỉ số giữa tổng chi cho năng lượng và nhiên liệu vận hành các

loại trang thiết bị và máy móc dùng trong các công đoạn sản xuất nông nghiệp

như: tưới, tiêu, ra hạt, sấy sản phẩm,… trên tổng diện tích đất canh tác – số liệu

VHLSS. Việc sử dụng máy móc trong các công đoạn từ sản xuất, thu hoạch cho

tới bảo quản sản phẩm có vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện năng suất,

đảm bảo chất lượng nông sản và làm tăng lợi nhuận nông nghiệp. Đơn vị tính:

triệu VND/héc ta; giá so sánh 2010.

Seed: Tỉ số giữa tổng chi cho giống cây trồng trên tổng diện tích đất nông

nghiệp được sử dụng trong một năm của mỗi tỉnh và thành phố, được tính từ bộ

số liệu VHLSS (đơn vị: triệu VND/héc ta; giá so sánh 2010). Seed kiểm soát vai

trò của hoạt động cải tiến giống cây trong sản xuất nông nghiệp, được kỳ vọng sẽ

đem lại đóng góp tích cực đến năng suất và chất lượng nông sản và qua đó làm

tăng lợi nhuận nông nghiệp.

Mô hình (1) sẽ được ước lượng như sau: trước hết, tác giả chạy và kiểm

định mô hình hồi quy thông thường, trong đó sử dụng kiểm định Hausman để lựa

chọn giữa các mô hình tác động cố định (FE) và mô hình tác động ngẫu nhiên

(RE). Tiếp theo, tác giả tiến hành các kiểm định I-Moran, kiểm định LM_lag và

LM_error để phát hiện sự tồn tại của các dạng tác động trễ không gian và tác

động trễ sai số không gian giữa các quan sát trên tập số liệu. Trong trường hợp

tồn tại các dạng tác động này, các mô hình sai số không gian (SEM), mô hình tự

hồi quy sai số không gian (SAC) sẽ được lựa chọn để ước lượng.

451

Một số thống kê mô tả của các biến số được trình bày trong Bảng 1.

Bảng 1. Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu

Biến số N Mean Std. Dev. Min Max

Loinhuan_NN 315 2.032707 1.606147 0.3764681 23.58984

CNCB 315 12.75988 18.46239 0.0160874 115.0517

CNDV_khac 315 187.4763 149.4184 45.40734 964.3574

PCI 315 55.82738 6.305408 36.39006 76.23341

Educ 315 28.07799 23.3586 0 100

Labor 315 1.801968 0.9839015 0.2310615 6.866215

Machine 315 0.3668355 0.7652429 0 10.19531

Seed 315 1.211981 2.504034 0.0220417 27.77009

Nguồn: Tính toán của tác giả trên bộ số liệu

Theo thống kê cơ bản của trong Bảng 1, độ phân tán của biến loinhuan_NN

khá lớn (1.60) so với giá trị trung bình (2.03) và khoảng biến thiên rất rộng, cho

thấy có sự khác biệt đáng kể giữa các địa phương và giữa các năm trong mức lợi

nhuận nông nghiệp bình quân. Bên cạnh đó, độ phân tán của các biến CNCB và

CNDV_khac cũng khá cao, cho thấy sự đa dạng trong mức độ phát triển công

nghiệp chế biến thực phẩm nói riêng và công nghiệp - dịch vụ nói chung giữa các

địa phương trong thời kỳ nghiên cứu. Điều tương tự cũng xảy ra với các biến

kiểm soát còn lại, do đó có thể kỳ vọng các biến số này sẽ giải thích được sự thay

đổi trong mức lợi nhuận nông nghiệp giữa các địa phương trên toàn quốc.

3.3. Phương pháp kinh tế lượng không gian

Phân tích hồi quy với số liệu mảng là một trong những phương pháp có

nhiều ưu điểm so với dạng số liệu chéo thông thường, bởi nó giúp xử lý khá hiệu

quả vấn đề biến nội sinh – một vấn đề thường gặp trong phân tích kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, các mô hình kinh tế lượng với số liệu mảng thông thường không xử

452

lý một cách triệt để các dạng tương quan theo không gian giữa các quan sát,

trong khi vấn đề này lại tương đối phổ biến trong các nghiên cứu về tăng trưởng

với đơn vị phân tích cấp vùng. Ch ng hạn, với các nghiên cứu với đơn vị tỉnh và

thành phố trong phạm vi một quốc gia, hoặc với các nghiên cứu ở đơn vị cấp

quốc gia, thì sự gần gũi theo không gian địa lý thường dẫn đến sự tương tác theo

không gian giữa các quan sát trên tập số liệu và gây ra vấn đề về phương sai sai

số lớn. Các mô hình kinh tế lượng không gian với số liệu mảng được chỉ định khi

có dấu hiệu về sự tồn tại của các tương tác theo không gian trên tập số liệu, do đó

đạt được các kết luận chính xác và ưu việt hơn so với các mô hình kinh tế lượng

truyền thống (Anselin, 1988).

Thủ tục kiểm định và ước lượng các mô hình kinh tế lượng không gian

đòi hỏi việc xây dựng một ma trận trọng số không gian nhằm xác định mức

độ liên quan theo không gian địa lý giữa các quan sát. Theo đó, các kiểm

định I-Moran, LM_lag và LM_error sẽ được sử dụng để phát hiện các dạng

tương tác không gian và là căn cứ để chỉ định các mô hình ước lượng phù

hợp. Tùy theo dạng tương tác không gian được phát hiện, các mô hình kinh

tế lượng không gian sẽ được lựa chọn, bao gồm: mô hình tự hồi quy không

gian (SAR); mô hình sai số không gian (SEM); mô hình tự hồi quy sai số

không gian (SAC); mô hình Durbin không gian (SDM),…

3.4. Kết quả ước lượng

Kiểm định Hausman cho thấy mô hình FE là phù hợp hơn RE trong mô

hình kinh tế lượng thông thường (Phụ lục 1). Tuy nhiên, I-Moran, LM_lag và

LM_error đối với mô hình (1) đều có ý nghĩa thống kê (Phụ lục 2), trong đó tồn

tại cả hai dạng tác động trễ không gian, nên tác giả tiến hành đồng thời cả hai mô

hình sai số không gian (SEM) và tự hồi quy sai số không gian (SAC). Kết quả

thu được từ hai mô hình này tương đối thống nhất về dấu, độ lớn, mức ý nghĩa và

sẽ được sử dụng trong phân tích và có sự tham chiếu với các kết quả thu được từ

mô hình FE.

453

Bảng 2. Tác động của công nghiệp chế biến đến lợi nhuận nông nghiệp

Biến độc lập Mô hình FE Mô hình SEM Mô hình SAC

CNCB 0.0246815

(0.017)

0.0187727***

(0.006)

0.0193002***

(0.006)

CNCB_bp -0.0000836

(0.0001)

-0.000176***

(0.00006)

-0.0001802***

(0.00005)

CNDV_khac 0.0012106

(0.001)

0.0020479***

(0.0006)

0.0020182***

(0.0005)

PCI 0.0097492

(0.013)

0.0170571**

(0.008)

0.0179594**

(0.008)

Educ 0.0003775

(0.002)

0. 0033926*

(0.002)

0.0036931*

(0.002)

Labor 0.0506126

(0.095)

0.2684637***

(0.082)

0.2553***

(0.089)

Machine 1.755267

***

(0.251)

1.402771***

(0.238)

1.413646***

(0.237)

Seed 0.0603921

**

(0.029)

0.1139276***

(0.034)

0.1126739***

(0.034)

_cons 0.1696526

(0.661)

-0. 6872011

(0.491)

-0.4322584

(0.666)

0.4272279

***

(0.138)

0.513319***

(0.179)

-0.1413555

(0.199)

R-sq 0.7910 0.6897 0.6893

Số quan sát 315 315 315

Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn là sai số chuẩn; các ký hiệu *, ** và *** biểu

diễn hệ số ước lượng có ý nghĩa thống kê ở mức 10%, 5% và 1%, tương ứng.

Nguồn: Tính toán của tác giả trên bộ số liệu

Kết quả ước lượng từ các mô hình SEM và SAC trong Bảng 2 cho một số

nhận xét dưới đây:

Hệ số của biến CNCB dương và có ý nghĩa thống kê, ngụ ý quy mô của các

hoạt động chế biến nông sản trên địa bàn tác động tích cực đến lợi nhuận nông

nghiệp của địa phương đó. Hơn nữa, tác động này có sự lan tỏa theo không gian

đến các địa phương lân cận, thể hiện ở hệ số có giá trị dương với mức ý nghĩa

1% trong cả hai mô hình SAC và SEM. Hệ số của biến CNCB_bp âm và có ý

nghĩa thống kê, ngụ ý tác động của biến CNCB đến biến phụ thuộc giảm dần theo

quy mô. Bên cạnh đó, hệ số của biến CNDV_khac cũng có giá trị dương và có ý

nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này ngụ ý, sự phát triển công nghiệp - dịch vụ

nói chung có tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở các địa

phương, phù hợp với luận điểm của của Lewis về vai trò của công nghiệp đối với

454

nông nghiệp ở các nền kinh tế đang chuyển đổi. Thêm vào đó, hệ số của biến

CNCB (0.0054) lớn hơn khá nhiều so với hệ số của biến CNDV_khac (0.0018)

trong khi hai biến này có cùng đơn vị đo, cho thấy ảnh hưởng đến nông nghiệp

của khu vực công nghiệp chế biến lớn hơn nhiều so với các ngành công nghiệp

và dịch vụ khác.

Kết quả nói trên cũng hoàn toàn phù hợp với các phân tích thống kê trên

tập số liệu, điển hình trong đó là các địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp

chế biến nông sản như Bình Dương cũng đi liền với mức lợi nhuận nông nghiệp

rất cao. Ngược lại, các địa phương thuộc miền núi phía Bắc, nơi công nghiệp chế

biến kém phát triển nhất cũng tương ứng với mức lợi nhuận nông nghiệp rất thấp,

điển hình là các tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La. Có thể nói, đây là một gợi

ý cho các chính sách phát triển ở các tỉnh thuần nông nghiệp bằng cách khuyến

khích các loại hình doanh nghiệp chế biến thực phẩm trên địa bàn để hình thành

và thúc đẩy các sản phẩm nông nghiệp chủ đạo và có giá trị kinh tế cao.

Về các biến kiểm soát, kết quả ước lượng cho thấy: hệ số của biến PCI

dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% ngụ ý địa phương nào có môi trường

thể chế tốt hơn sẽ tạo thuận lợi và tác động tích cực đối với các hoạt động sản

xuất kinh doanh, trong đó có sản xuất nông nghiệp. Hệ số của biến educ dương

và có ý nghĩa thống kê ở mức 10% ngụ ý vai trò của công tác đào tạo nghề đối

với lao động nông nghiệp là rất cần thiết để giúp các lao động nông nghiệp nâng

cao khả năng sản xuất và đạt hiệu quả cao hơn. Cuối cùng, hệ số của các biến

labor, machine và seed kh ng định, các yếu tố đầu vào sản xuất như lao động,

máy móc nông nghiệp và cải tiến giống cây trồng đóng vai trò quan trọng và góp

phần cải thiện lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay.

4. Kết luận và khuyến nghị

Bài viết đã cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về vai trò của các ngành

công nghiệp - dịch vụ nói chung và ngành công nghiệp chế biến thực phẩm nói

riêng đối với hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở Việt nam. Kết quả nghiên cứu cho

thấy, sự mở rộng về quy mô của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế

biến thực phẩm có vai trò thúc đẩy sự cải thiện về lợi nhuận trong sản xuất nông

nghiệp. Bên cạnh đó, sự phát triển của các ngành công nghiệp - dịch vụ nói

chung cũng tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, trong đó vai trò

của công nghiệp chế biến là lớn hơn. Kết quả này là phù hợp với các nghiên cứu

về mối quan hệ liên ngành trong và ngoài nước về cùng chủ đề.

455

Các kết quả gợi ý một số đề xuất chính sách như sau:

Một là, công nghiệp chế biến có vai trò quan trọng đối với sự cải thiện

trong hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Do đó các chính sách phát triển kinh tế ở

các địa phương cần quan tâm nhiều hơn đến khu vực này. Đặc biệt là các tỉnh

thuần nông, cũng như các địa phương ở các vùng sâu, vùng xa thì việc hỗ trợ và

tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến nông sản tại chỗ sẽ có tác dụng rất

lớn đến sản xuất nông nghiệp ở địa phương đó.

Hai là, ảnh hưởng của công nghiệp chế biến đến nông nghiệp là có sự lan

tỏa theo không gian, điều này thể hiện ở hệ số tương quan trong các mô hình là

lớn và có ý nghĩa thống kê. Do vậy, cần tính đến điều này khi lập kế hoạch xây

dựng các khu chế xuất cần dựa trên thế mạnh về cơ cấu nông sản của mỗi vùng.

Ba là, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách và hoàn thiện thể chế để tạo

môi trường kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động sản xuất nói chung và nông

nghiệp nói riêng. Cuối cùng, cần quan tâm đến công tác đào tạo nghề đối với các

lao động đang tham gia sản xuất nông nghiệp để giúp nông dân trang bị các kiến

thức và kỹ năng nghề nghiệp, qua đó phát huy sự chủ động trong các hoạt động

sản xuất nông nghiệp nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu và đòi hỏi của thị trường để

đạt được lợi nhuận và thu nhập ngày một cao hơn.

456

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anselin L. (1988), Spatial Econometrics: Methods and Models, Kluwer

Academic Publishers, Dordrecht.

2. Coxhead, I., Kim N.B. Ninh, Vũ Thị Thảo và Nguyễn Thị Phương Hoa

(2010), Thúc đẩy tăng năng suất nông nghiệp và thu nhập nông thôn Việt

nam: Bài học từ kinh nghiệm của khu vực, Báo cáo nghiên cứu thuộc Dự án

hỗ trợ xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt nam thời kỳ 2011-

2020, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và đầu tư.

3. Hirschman, A. O. (1958), The Strategy of Economic Eevelopment, (Vol. 10)

New Haven: Yale University Press.

4. Ho, B. D. (2012), Total Factor Productivity in Vietnamese Agriculture and

Its Determinants, University of Canberra.

5. Lewis, W.A. (1954), Economic Development with Unlimited Supplies of

Labor, Manchester School of Economic and Social Studies 22:139-191.

6. Murphy, K. M., Shleifer, A., & Vishny, R. W. (1988), Industrialization and

The Big- Push, (No. w2708) National Bureau of Economic Research.

7. Phùng Minh Đức và Vũ Diệu Hương (2016), „Tác động của công nghiệp-

dịch vụ lên năng suất lao động của ngành nông nghiệp Việt nam‟, Tạp chí

Kinh tế và phát triển, số đặc biệt tháng 09/2016, Tr. 29-37.

8. https://baomoi.com/giai-cuu-tinh-trang-duoc-mua-mat-gia-cua-nong-san-

viet/c /24209899.epi

457

Phụ lục 1: Kiểm định Hausman lựa chọn mô hình FE và RE

| (b) (B) (b-B) sqrt(diag(V_b-V_B))

| fe . Difference S.E.

-------------+----------------------------------------------------------------

cncb | .0246815 .0103979 .0142836 .01333

cncb_sq | -.0000836 -.0000648 -.0000188 .0000919

cndv_khac | .0012106 .0017204 -.0005098 .0004741

pci | .0097492 .0135767 -.0038276 .0039111

educ | .0003775 .0018967 -.0015192 .0010306

labor | .0506126 .2249292 -.1743166 .0635346

machine | 1.755267 1.533892 .221375 .0439018

seed | .0603921 .089186 -.0287939 .0076433

------------------------------------------------------------------------------

b = consistent under Ho and Ha; obtained from xtreg

B = inconsistent under Ha, efficient under Ho; obtained from xtreg

Test: Ho: difference in coefficients not systematic

chi2(8) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B)

= 39.68

Prob>chi2 = 0.0000

458

Phụ lục 2: Kiểm định tồn tại tƣơng quan không gian

=========================================================

=====================

*** Spatial Panel Aautocorrelation Tests

=========================================================

=====================

Ho: Error has No Spatial AutoCorrelation

Ha: Error has Spatial AutoCorrelation

- GLOBAL Moran MI = 0.0995 P-Value > Z( 7.209) 0.0000

- GLOBAL Geary GC = 0.9123 P-Value > Z(-5.223) 0.0000

- GLOBAL Getis-Ords GO = -0.0995 P-Value > Z(-7.209) 0.0000

------------------------------------------------------------------------------

- Moran MI Error Test = 7.8435 P-Value > Z(550.922) 0.0000

------------------------------------------------------------------------------

- LM Error (Burridge) = 26.1778 P-Value > Chi2(1) 0.0000

- LM Error (Robust) = 19.8856 P-Value > Chi2(1) 0.0000

------------------------------------------------------------------------------

Ho: Spatial Lagged Dependent Variable has No Spatial AutoCorrelation

Ha: Spatial Lagged Dependent Variable has Spatial AutoCorrelation

- LM Lag (Anselin) = 7.0106 P-Value > Chi2(1) 0.0081

- LM Lag (Robust) = 0.7185 P-Value > Chi2(1) 0.3967

------------------------------------------------------------------------------

Ho: No General Spatial AutoCorrelation

Ha: General Spatial AutoCorrelation

- LM SAC (LMErr+LMLag_R) = 26.8962 P-Value > Chi2(2) 0.0000

- LM SAC (LMLag+LMErr_R) = 26.8962 P-Value > Chi2(2) 0.0000

------------------------------------------------------------------------------

Nguồn: Tính toán của tác giả trên bộ số liệu

459

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NHÀ Ở XÃ HỘI TRONG T NG THỂ

QUY HOẠCH – KIẾN TRÖC ĐÔ THỊ: TỪ PHÁP LUẬT TỚI THỰC

TIỄN TẠI VIỆT NAM

ThS. Võ Thị Mỹ Hương

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Tóm tắt

Bài viết đánh giá thực trạng khuôn khổ pháp luật về quy hoạch – kiến trúc

đô thị trong mối quan hệ với phát triển thị trường nhà ở xã hội tại Việt Nam. Kết

quả nghiên cứu cho thấy, các quy định pháp luật về quy hoạch – kiến trúc đô thị

trong phát triển nhà ở xã hội chưa được thực hiện nghiêm túc, làm phát sinh một

số vấn đề cần phải giải quyết để bảo đảm hài hòa giữa phát triển nhà ở xã hội

với quy hoạch – kiến trúc đô thị ở Việt Nam hiện nay.

Từ khóa: Quy hoạch, kiến trúc, đô thị, nhà ở xã hội, pháp luật.

1. D n nhập

Một trong những vấn đề thu hút được sự quan tâm của xã hội trong giai

đoạn phát triển nhà ở xã hội ở nước ta thời gian qua là chưa quan tâm thích đáng

đến các vấn đề quy hoạch, kiến trúc đã dẫn tới những bất hợp lý trong việc triển

khai các dự án nhà ở xã hội liên quan đến: diện tích nhà ở, quy hoạch nhà ở xã

hội không gắn với cảnh quan, nhất là khu vực đô thị; chưa gắn quy hoạch nhà ở

xã hội với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các tiêu chuẩn kỹ thuật về nhà ở xã hội…

Là quốc gia đang phát triển và hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, bên

cạnh việc giải quyết các vấn đề tổng thể cho phát triển và hội nhập về khía cạnh

kinh tế, Việt Nam còn phải giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh. Một trong

những vấn đề cần giải quyết là nhà ở cho người dân. Giải quyết nhu cầu nhà ở

cho người dân là sự cụ thể hóa quyền có chỗ ở theo Hiến pháp 2013. Tuy nhiên,

việc tạo lập nhà ở không phải ai cũng có thể thực hiện. Trong Chiến lược phát

triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định Nhà

nước có cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nhà ở để giải quyết chỗ ở cho các

nhóm đối tượng chính sách xã hội gặp khó khăn về nhà ở nhưng không đủ khả

năng thanh toán theo cơ chế thị trường bao gồm: người có công với cách

mạng, các hộ nghèo khu vực nông thôn, người có thu nhập thấp tại khu vực

đô thị; nhà ở cho cán bộ, công chức, viên chức, nhân sỹ, trí thức, văn nghệ sỹ;

nhà ở cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân

dân; nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

460

và các cơ sở sản xuất, dịch vụ ngoài khu công nghiệp; nhà ở cho sinh viên,

học sinh các trường đại học, cao đ ng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề;

nhà ở cho các đối tượng chính sách xã hội đặc biệt khó khăn (người tàn tật,

người già cô đơn, người nhiễm chất độc da cam…).

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được

hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở1. Phát triển nhà ở xã hội dựa trên cơ chế, chính

sách miễn, giảm thuế, miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tín dụng dài hạn

với lãi suất ưu đãi, các cơ chế ưu đãi tài chính khác và hỗ trợ từ nguồn vốn của

Nhà nước để thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội. Việc phát triển nhà ở

phải tuân thủ quy định của pháp luật về nhà ở; tiêu chuẩn, quy chuẩn, chất lượng

xây dựng; thực hiện đúng các yêu cầu về phòng, chống cháy nổ bảo đảm kiến

trúc, cảnh quan, vệ sinh, môi trường, an toàn trong quá trình xây dựng và có khả

năng ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu; sử dụng tiết kiệm năng lượng, tài

nguyên đất đai. Đối với khu vực đô thị thì việc phát triển nhà ở phải phù hợp với

quy hoạch chi tiết xây dựng và chủ yếu được thực hiện theo dự án, phân bố dân

cư, chỉnh trang đô thị. Đối với khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo

thì việc phát triển nhà ở phải phù hợp với quy hoạch điểm dân cư nông thôn,

chương trình xây dựng nông thôn mới, phong tục, tập quán của từng dân tộc,

điều kiện tự nhiên của từng vùng, miền; từng bước xóa bỏ việc du canh, du cư,

bảo đảm phát triển nông thôn bền vững; khuyến khích phát triển nhà ở theo dự

án, nhà ở nhiều tầng. Trong ngổn ngang các vấn đề xã hội cần giải quyết trong

phát triển quốc gia việc bảo đảm hài hòa giữa quy hoạch - kiến trúc đô thị với

việc phát triển nhà ở xã hội cũng quan trọng không kém, vì nếu các dự án nhà ở

xã hội không hài hòa hoặc không phù hợp với quy hoạch – kiến trúc đô thị sẽ là

nguyên nhân của những “khập khễnh”, lạc lõng các dự án nhà ở xã hội, với tổng

thể của quy hoạch - kiến trúc đô thị.

2. Thực trạng pháp luật quy hoạch - kiến trúc đô thị: Nhiều tầng nấc

quy định và cố gắng thể hiện sự khác biệt trong quy hoạch - kiến trúc đô thị

nhà ở xã hội

2.1. Luật quy hoạch đô thị - đạo luật quy định về hoạt động quy hoạch đô

thị: Nền tảng cho triển khai hoạt động quy hoạch đô thị

Quy hoạch - kiến trúc đô thị là cụm thuật ngữ được quy định trong Luật

Quy hoạch đô thị 2009, sửa đổi 2015. Theo đó, đô thị theo pháp luật hiện hành là

1 Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở 2014.

461

khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong

lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn

hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của

quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại

thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn2. Quy hoạch đô thị là

việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng

kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp

cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô

thị3. Kiến trúc đô thị là tổ hợp các vật thể trong đô thị, bao gồm các công trình

kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo mà sự tồn tại, hình ảnh, kiểu dáng của

chúng chi phối hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị4. Khi quy hoạch

đô thị phải bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã

hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm; phát triển hài hòa giữa các khu

vực trong đô thị, đồng thời phải đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở, công trình y tế,

giáo dục, văn hóa, thể thao, thương mại, công viên, cây xanh, mặt nước và công

trình hạ tầng xã hội khác. Tổ chức, cá nhân khi thực hiện các chương trình, kế

hoạch đầu tư xây dựng phát triển đô thị, quy hoạch chuyên ngành trong phạm vi

đô thị, kế hoạch sử dụng đất đô thị, quản lý thực hiện các dự án đầu tư xây dựng

trong đô thị, thực hiện quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị hoặc thực

hiện các hoạt động khác có liên quan đến quy hoạch đô thị phải tuân thủ quy

hoạch đô thị đã được phê duyệt và Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị.

Ngoài các quy định trên Luật quy hoạch đô thị còn quy định cụ thể các vấn đề

pháp lý về trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch đô thị5; tổ chức thực hiện và quản

lý quy hoạch đô thị theo quy hoạch6…

2.2. Quy hoạch - kiến trúc nhà ở xã hội: quy định lồng ghép trong Luật

Nhà ở 2014

Nhà ở, nhà ở xã hội là thuật ngữ được quy định trong Luật Nhà ở 2014.

Theo đó, nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu

sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân7, với nhiều loại khác nhau8. Quy hoạch – kiến

2 Khoản 1 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009, sửa đổi 2015.

3 Khoản 4 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009, sửa đổi 2015.

4 Khoản 12 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009, sửa đổi 2015.

5 Điều 19 Luật Quy hoạch đô thị 2009, sửa đổi 2015.

6 Xem cụ thể từ Điều 53 đến Điều 73 Luật Quy hoạch đô thị 2009, sửa đổi 2015.

7 Khoản 1 Điều 3 Luật Nhà ở 2014.

8 Theo Luật Nhà ở 2014, nhà ở có những loại sau đây:

462

trúc đô thị nhà ở xã hội liên quan đến lập, phê duyệt, triển khai các dự án nhà ở

xã hội liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật. Luật Nhà ở 2014 đã có những quy

định để bảo đảm phát triển hài hòa nhà ở như: có chính sách cho việc nghiên cứu

và ban hành các thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với từng loại nhà ở phù hợp

với từng khu vực, từng vùngmiền36; yêu cầu bảo đảm phù hợp Chiến lược phát

triển nhà ở quốc gia, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng đất và có trong

chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trong từng giai đoạn37;

cơ quan có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch phải xác định rõ diện tích đất xây

dựng nhà ở khi lập, phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn,

quy hoạch khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (sau

đây gọi chung là khu công nghiệp); quy hoạch xây dựng các cơ sở giáo dục đại

học, trường dạy nghề, trừ viện nghiên cứu khoa học, trường phổ thông dân tộc

nội trú công lập trên địa bàn (sau đây gọi chung là khu nghiên cứu đào tạo)38. Ủy

ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác định cụ thể danh mục các dự án đầu tư

xây dựng nhà ở trên địa bàn bao gồm dự án xây dựng nhà ở thương mại, nhà ở xã

hội, nhà ở công vụ, nhà ở để phục vụ tái định cư và công khai trên Cổng thông

tin điện tử39. Ngoài ra, Luật Nhà ở cũng có quy định nguyên tắc kiến trúc nhà ở40.

Theo đó, kiến trúc nhà ở phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, phòng chống thiên

tai, trình độ khoa học, kỹ thuật, truyền thống lịch sử, văn hóa và phù hợp với quy

hoạch chi tiết xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và

có sự khác biệt giữa khu vực đô thị và khu vực nông thôn41. Bên cạnh các quy

- Nhà ở riêng lẻ là nhà ở được xây dựng trên thửa đất ở riêng biệt thuộc quyền sử dụng hợp pháp của

tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập (Khoản 2 Điều 3

Luật Nhà ở 2014).

- Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở

hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá

nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây

dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh (Khoản 3 Điều 3 Luật Nhà ở 2014).

- Nhà ở thương mại là nhà ở được đầu tư xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua theo cơ chế thị

trường (Khoản 4 Điều 3 Luật Nhà ở 2014).

- Nhà ở công vụ là nhà ở được dùng để cho các đối tượng thuộc diện được ở nhà công vụ theo quy

định của Luật này thuê trong thời gian đảm nhận chức vụ, công tác (Khoản 5 Điều 6 Luật Nhà ở

2014).

- Nhà ở để phục vụ tái định cư là nhà ở để bố trí cho các hộ gia đình, cá nhân thuộc diện được tái định

cư khi Nhà nước thu hồi đất ở, bị giải tỏa nhà ở theo quy định của pháp luật (Khoản 6 Điều 3 Luật

Nhà ở 2014).

- Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ

về nhà ở theo quy định của Luật này (Khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014). 36

Khoản 4 Điều 13 Luật Nhà ở 2014. 37

Khoản 2 Điều 14 Luật Nhà ở 2014. 38

Khoản 1 Điều 16 Luật Nhà ở 2014. 39

Khoản 5 Điều 19 Luật Nhà ở 2014. 40

Điều 20 Luật Nhà ở 2014. 41

Cụ thể:

463

định chung, Luật Nhà ở 2014 cũng có quy định cụ thể về quy hoạch – kiến trúc

đô thị nhà ở xã hội. Ngoài những quy định về quy hoạch – kiến trúc đô thị nhà ở

nói chung, quy hoạch – kiến trúc đô thị nhà ở xã hội nói riêng phải tuân thủ các

quy định sau đây:

Thứ nhất, có hai loại dự án nhà ở xã hội là dự án nhà ở xã hội có trong

chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở được phê duyệt và dự án nhà ở xã hội

chưa có trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở được phê duyệt. Trường

hợp dự án nhà ở xã hội chưa chưa có trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà

ở được phê duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải gửi lấy ý kiến của Hội đồng

nhân dân cùng cấp trước khi quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà

ở9. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải được cơ quan nhà nước có thẩm

quyền quản lý, kiểm soát về chất lượng, tiêu chuẩn diện tích, giá thuê, giá thuê

mua, giá bán và việc xét duyệt đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở10.

Thứ hai, để bảo đảm quyền tiếp cận nhà ở xã hội của các đối tượng được

hưởng chính sách nhà ở xã hội11, pháp luật hiện hành quy định trách nhiệm quy

hoạch khu vực riêng để lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê đối

với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp dự án xây dựng nhà ở xã hội mà

không thuộc khu vực phải lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội riêng để cho

thuê thì chủ đầu tư phải dành tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội trong dự án

để cho thuê. Chủ đầu tư các dự án này được hưởng cơ chế ưu đãi xây dựng nhà

- Tại khu vực đô thị, kiến trúc nhà ở phải kết hợp hài hòa giữa cải tạo với xây dựng mới, phải gắn

công trình nhà ở riêng lẻ với tổng thể kiến trúc của đô thị, phải tuân thủ thiết kế đô thị và quy chế

quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị.

- Tại khu vực nông thôn, kiến trúc nhà ở phải hài hòa với cảnh quan thiên nhiên, phù hợp với phong

tục, tập quán, điều kiện sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, cá nhân và của các dân tộc tại từng

vùng, miền. 9 Khoản 1 Điều 54 Luật Nhà ở 2014.

10 Khoản 4 Điều 54 Luật Nhà ở 2014.

11 Theo quy định tại Điều 49 Luật Nhà ở 2014, các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định

tại Điều 51 của Luật Nhà ở được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:

- Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;

- Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn.

- Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí

hậu;

- Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.

- Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.

- Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công

nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân.

- Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

- Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật Nhà ở 2014.

- Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đ ng, dạy nghề; học sinh trường dân tộc nội

trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập.

- Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp

luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

464

ở để cho đối với phần diện tích 20% nhà ở xã hội để cho thuê và được bán nhà

ở này cho người đang thuê theo quy định về bán nhà ở xã hội sau thời hạn 05

năm cho thuê.

Thứ ba, pháp luật nhà ở xã hội quy định loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở

xã hội và đất để xây dựng nhà ở xã hội. Nhà ở xã hội là nhà chung cư hoặc nhà ở

riêng lẻ phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm

quyền phê duyệt. Trường hợp là nhà ở riêng lẻ thì phải được thiết kế, xây dựng theo

tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội. Trường hợp là

nhà chung cư thì căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm

tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội12.

Về đất để xây dựng nhà ở xã hội, pháp luật hiện hành đòi hỏi khi phê duyệt

quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch xây dựng khu công

nghiệp, khu nghiên cứu đào tạo, Ủy ban nhân dân có thẩm quyền phê duyệt quy

hoạch có trách nhiệm xác định rõ diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội.

2.3. Quy hoạch và bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở, công trình dịch vụ,

tiện ích công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu

công nghệ cao, khu kinh tế: Biện pháp hỗ trợ đầu tư theo Luật Đầu tư 2014

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển khu công nghiệp, khu công nghệ

cao, khu kinh tế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

lập quy hoạch và bố trí quỹ đất để phát triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích

công cộng cho người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu công nghệ

cao, khu kinh tế. Đối với các địa phương gặp khó khăn trong bố trí quỹ đất phát

triển nhà ở, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng cho người lao động trong khu

công nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh quy

hoạch khu công nghiệp để dành một phần diện tích đất phát triển nhà ở, công

trình dịch vụ, tiện ích công cộng.

3. Triển khai quy định pháp luật về quy hoạch – kiến trúc đô thị nhà ở

xã hội ở Việt Nam: Thiếu thống nhất và manh mún

3.1. Quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội: Cuộc cạnh tranh không cân

xứng giữa nhà ở xã hội với nhà ở thương mại trong điều “kiện tấc đất, tấc

vàng” tại đô thị

Mặc dù Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về

phát triển và quản lý nhà ở xã hội có quy định nguyên tắc xác định quỹ đất để

12 Điều 55 Luật Nhà ở 2014.

465

phát triển nhà ở xã hội tại các đô thị loại đặc biệt, loại 1, loại 2 và loại 313; quỹ

đất để phát triển nhà ở xã hội đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, dự

án đầu tư phát triển đô thị14; quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội đối với các khu công

nghiệp15, song thực tiễn triển khai nhiều địa phương vẫn loay hoay tìm quỹ đất cho

phát triển nhà ở xã hội, bởi lẽ, thu hút đầu tư nhà ở xã hội chỉ dẫn khi có vốn và đất

sạch16. Có những trường hợp doanh nghiệp bất động sản cố tình quên không chấp

hành quy định dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội17. Các chuyên gia cho rằng, hiện

lĩnh vực nhà ở xã hội ở Việt Nam vẫn gặp những thách thức, chưa đáp ứng được

nhu cầu của người dân, nhất là ở các khu vực đô thị thì phân khúc thị trường nhà ở

cấp cao bị thừa cung và thiếu cung ở phân khúc nhà ở giá rẻ. Hiện nay, Việt Nam

đang có 11,28 triệu m2 nhà ở xã hội tương đương 282.000 căn. Nhu cầu nhà ở xã hội

tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2013 – 2015 sẽ phải tăng thêm 2,64 triệu m2, tương

đương với 66.000 căn. Giai đoạn 2016 – 2020 con số này lên tới 84 nghìn căn tương

đương 3,36 triệu m2 và từ nay đến năm 2020 là khoảng 432 nghìn căn tương đương

khoảng 17,28 triệu m2 18.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, quỹ đất phát triển nhà ở xã hội là có 357 ha và

được chia làm 3 loại: i) Quỹ đất do Nhà nước trực tiếp quản lý bao gồm 19 dự

án, với tổng diện tích đất là 106,35 ha, quy mô 28.476 căn hộ, với 2.262.393

m2sàn xây dựng; ii) Quỹ đất do doanh nghiệp tự bồi thường giải phóng mặt bằng

có 19 dự án, với tổng diện tích đất là 32,55 ha, quy mô 15.212 căn hộ, với

1.312.057 m2 sàn xây dựng; iii) Quỹ đất 20% diện tích đất ở để xây dựng nhà ở

xã hội tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị. Qua rà soát, thành phố có 70

dự án phát triển nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất từ 10 ha trở lên dành

20% tổng diện tích đất ở để xây dựng nhà ở xã hội, với tổng diện tích đất khoảng

13 Xem cụ thể tại Điều 4 Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và

quản lý nhà ở xã hội. 14

Xem cụ thể tại Điều 5 Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và

quản lý nhà ở xã hội. 15

Xem cụ thể tại Điều 6 Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và

quản lý nhà ở xã hội. 16

Vietnam Plus, Thu hút đầu tư nhà ở xã hội chỉ dẫn khi có vốn và đất sạch, truy cập ngày

31/12/2016, http://baothuathienhue.vn/thu-hut-dau-tu-nha-o-xa-hoi-chi-hap-dan-khi-co-von-va-dat-

sach-a36388.html. 17

Ninh Trang, Dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội: Nhiều chủ đầu tư làm ngơ, truy cập ngày

21/11/2016, http://tinnhanhchungkhoan.vn/bds-phap-luat/danh-20-quy-dat-cho-nha-o-xa-hoi-nhieu-

chu-dau-tu-lam-ngo-170161.html 18

Giang Trường, Phát triển Nhà ở xã hội ở Việt Nam: “Loay hoay” tìm cơ chế, truy cập ngày

13/03/2014, http://www.baotainguyenmoitruong.vn/tai-nguyen-va-cuoc-song/201403/phat-trien-nha-

o-xa-hoi-o-viet-nam-loay-hoay-tim-co-che-518868/.

466

218,5 ha, dự kiến đầu tư xây dựng được 162.500 căn hộ nhà ở xã hội. Để đáp

ứng nhu cầu của người dân, trong giai đoạn 2016 – 2020 thành phố sẽ triển khai

xây dựng 39 dự án, với tổng diện tích đất 140,41 ha, quy mô 44.701 căn hộ, với

3.670.797 m2 sàn xây dựng, trong đó hoàn thành khoảng 30.000 căn, tương ứng

với 2.500.000 m2 sàn xây dựng19.

Theo Thanh tra Bộ Xây dựng, Hà Nội còn một số tồn tại trong việc bố trí

quỹ đất xây dựng nhà ở xã hội như chưa bố trí quỹ đất và quy hoạch khu vực

riêng để lập các dự án xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của Luật Nhà ở; việc

thống kê, đánh giá hiện trạng mức độ đáp ứng nhu cầu đối với nhà ở dành cho

công nhân, sinh viên, người thu nhập thấp, tái định cư, thương mại chưa chính

xác, cụ thể và đầy đủ trên cơ sở đó yêu cầu Hà Nội cần bố trí quỹ đất, nguồn vốn

ngân sách địa phương đầy đủ để xây dựng nhà ở xã hội, sinh viên, công nhân và

nhà ở cho hộ nghèo nhằm thực hiện các chỉ tiêu Thủ tướng giao20.

3.2. Diện tích nhà ở xã hội và yêu cầu bảo đảm không gian sống cho các

đối tượng thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội

Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển

và quản lý nhà ở xã hội quy định loại nhà và tiêu chuẩn nhà ở xã hội quy định

tiêu chuẩn nhà ở như sau21:

- Trường hợp nhà ở xã hội là nhà chung cư thì căn hộ phải được thiết kế,

xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn

diện tích mỗi căn hộ tối thiểu là 25 m2 sàn, tối đa là 70 m2 sàn, bảo đảm phù hợp

với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Chủ đầu

tư dự án được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa

1,5 lần so với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành do cơ quan có thẩm

quyền ban hành. Đối với trường hợp này, pháp luật cho phép Ủy ban nhân dân cấp

tỉnh được điều chỉnh tăng tiêu chuẩn diện tích căn hộ tối đa, nhưng mức tăng

không quá 10% so với diện tích căn hộ tối đa là 70 m2 và bảo đảm tỷ lệ số căn hộ

trong dự án xây dựng nhà ở xã hội có diện tích sàn trên 70 m2 không quá 10% tổng

số căn hộ nhà ở xã hội trong dự án cho phù hợp với tình hình địa phương.

19 Nguyễn Cường, Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội, truy cập ngày

02/11/2016, http://infonet.vn/tphcm-ra-soat-quy-dat-de-xay-dung-nha-o-xa-hoi-post212874.info 20

Hiếu Công, Hà Nội cần công khai quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, truy cập ngày 21/09/2017,

https://baomoi.com/ha-noi-can-cong-khai-quy-dat-de-phat-trien-nha-o-xa-hoi/c/23343581.epi

21 Điều 7 Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở

xã hội.

467

- Trường hợp nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng thì tiêu chuẩn diện tích

đất xây dựng của mỗi căn nhà không vượt quá 70 m2, hệ số sử dụng đất không

vượt quá 2,0 lần và phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan

nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp dự án xây dựng nhà ở xã hội

liền kề thấp tầng thì phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.

Đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội tại các đô thị loại đặc biệt, loại 1 và loại 2

thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải báo cáo và xin ý kiến Hội đồng nhân dân cấp

tỉnh trước khi quyết định chủ trương đầu tư.

- Dự án xây dựng nhà ở xã hội đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước

phải áp dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do cơ quan có thẩm quyền ban

hành. Trường hợp chủ đầu tư dự án đề xuất được áp dụng mẫu thiết kế khác thì

phải được cơ quan quyết định chủ trương đầu tư chấp thuận.

Các quy định về loại và tiêu chuẩn nhà ở xã hội dường như mới chỉ đề cập

đến khía cạnh diện tích mà chưa đề cập hoặc chưa làm rõ các nhu cầu về công

trình y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, thương mại, công viên, cây xanh, mặt nước

và công trình hạ tầng xã hội gồm hệ thống giao thông, cung cấp năng lượng, chiếu

sáng công cộng, cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc và các

công trình hạ tầng kỹ thuật khác; bảo đảm sự kết nối, thống nhất giữa các hệ thống

hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và sự liên thông với các công trình hạ tầng kỹ thuật

cấp vùng, quốc gia và quốc tế như Luật quy hoạch đô thị yêu cầu. Đây là lỗ hổng

cần được khắc phục trong quá trình phát triển nhà ở xã hội ở Việt Nam.

3.3. Nhà ở xã hội cho người lao động xung quanh khu công nghiệp:

Chưa cân đối giữa phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ

cao với nhu cầu nhà ở của người lao động

Nhà ở là nhu cầu và mong mỏi lớn nhất của các công nhân tại các khu

công nghiêp hiện nay. Theo khảo sát của công đoàn các khu công nghiệp, khu

chế xuất Hà Nội, trên địa bàn thành phố hiện có tám khu công nghiệp đang hoạt

động với hơn 144.000 lao động. Trong số này, gần 70% là lao động nhập cư,

phải thuê nhà ở với số tiền từ 500.000 đồng đến 1,2 triệu đồng/tháng. Nhà ở vẫn

là vấn đề bức xúc của công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất với

khoảng 90% số công nhân phải thuê. Qua điều tra hơn 100 khu công nghiệp ở

Việt Nam, ông Kenichi Hashimoto, Trưởng đoàn nghiên cứu của tổ chức JICA

(Nhật Bản) nhận định, vấn đề nhà ở chính là trở ngại đối với các doanh nghiệp

sản xuất trong khu công nghiệp trong việc giữ chân người lao động có tay nghề

468

cao. Bên cạnh đó, cũng làm giảm sức cạnh tranh của Việt Nam với các quốc gia

cùng khu vực trong vai trò là một thị trường đầu tư trực tiếp nước ngoài và gây

ảnh hưởng tiêu cực tới các vấn đề xã hội 22. Theo Báo cáo của Cơ quan Hợp tác

quốc tế Nhật Bản (JICA) khi thực hiện nghiên cứu, khảo sát hiện trạng về điều

kiện sống cho người lao động xung quanh các khu công nghiệp tại Việt Nam thì

những tồn tại vẫn còn khá phổ biến ở các mặt: i) Quy hoạch không gian và thiết

kế công trình (chất lượng của môi trường sống); ii) tổ chức thực hiện dự án xây

dựng nhà ở và khuyến khích đầu tư phát triển nhà ở xã hội (vấn đề về sự tham

gia của các nhà đầu tư và khuyến khích tham gia đầu tư); iii) khả năng sinh lời

của dự án (vấn đề thực hiện dự án và khai thác công trình sau khi hoàn thành).

Đây là những tồn tại phổ biến ở những khu công nghiệp được hình thành trước

năm 2009 (trước khi có quy định về xây nhà ở cho công nhân). Tuy nhiên, những

tồn tại này vẫn còn khá rõ nét ở thời kỳ sau năm 2009 và cả hiện nay23.

Nguyên nhân của tình trạng trên, chúng tôi cho rằng là chưa có sự gắn kết

giữa quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao với

quy hoạch phát triển nhà ở xã hội cho người lao động. Nhược điểm này cần được

khắc phục khi tiến hành tái cấu trúc lại mạng lưới khu công nghiệp, khu chế xuất,

khu công nghệ cao trong tương lai.

4. Kết luận và kiến nghị chính sách

Nhà ở xã hội không chỉ mang trong nó sứ mạng thực hiện chức năng xã hội

của nhà nước mà còn mang nhiều ý nghĩa nhân văn, góp phần dung dưỡng, an

dân bằng chính sách an cư. Giải quyết nhu cầu nhà ở không chỉ là hình thành các

khu nhà ở xã hội trong các khu đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp… mà còn

phải bảo đảm sự cân đối, hài hòa với kiến trúc đô thị. Từ thực trạng phân tích

trên đây, chúng tôi rút ra những kết luận chính yếu sau đây:

Một là, tiến hành tổng rà soát trong phạm vi toàn quốc tình trạng phát

triển nhà ở xã hội làm cơ sở tổng kết, tìm kiếm mô hình hay và khắc phục kịp

thời những nhược điểm phát sinh, đồng thời tạo sự đồng thuận xã hội cho việc

phát triển nhà ở xã hội. Các tranh luận về diện tích, chất lượng, tiêu chuẩn nhà

22 An Như, Công nhân vẫn chờ... chính sách nhà ở, truy cập ngày 29/06/2017,

http://www.nhandan.com.vn/baothoinay/baothoinay-chinhtri/baothoinay-chinhtri-

diemnhan/item/33315502-cong-nhan-van-cho-chinh-sach-nha-o.html 23

Dẫn theo: Nguyễn Mạnh Hải, Một số giải pháp về phát triển nhà ở cho công nhân khu công nghiệp,

http://khucongnghiep.com.vn/dinhhuong/tabid/65/articleType/ArticleView/articleId/1712/Mt-s-gii-

php-v-pht-trin-nh--cho-cng-nhn-KCN.aspx, truy cập ngày 15/09/2016.

469

ở xã hội ở Bình Dương và một số tỉnh thành khác chứng tỏ sự quan tâm của

toàn xã hội đối với loại nhà ở này. Nói cách khác, điều tra hiện trạng, đánh giá

nhu cầu là cơ sở quan trọng nhất cho việc xây dựng quy hoạch – kiến trúc đô

thị nhà ở xã hội phù hợp với mục tiêu phát triển nhà ở quốc gia cũng như của

từng địa phương.

Hai là, tuân thủ quy định dành quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội, đồng

thời, các địa phương cần vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa cho việc triển khai thực

hiện các dự án nhà ở xã hội để giải quyết nhanh chóng nhu cầu nhà ở cho người

dân. Khi người dân an cư, sẽ tiếp hành lập nghiệp, tạo ra của cải vật chất, góp

phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Ngoài ra, cần nhấn mạnh

rằng, quy hoạch đất đai cho phát triển nhà ở cũng cần phải được quan tâm để

tránh bị “bỏ quên” như một số địa phương, trong đó cần cụ thể hóa diện tích xây

dựng nhà ở xã hội trong tổng thể quy hoạch đất đai ở các địa phương.

Ba là, nhà ở xã hội không chỉ là các dự án nhà ở mà còn phải giải quyết các

vấn đề có liên quan đến đời sống dân cư như giao thông, y tế, giáo dục, công

viên… là những nhu cầu thiết yếu gắn liền với nhu cầu định cư. Không giải

quyết đồng thời hai yếu tố này các dự án nhà ở xã hội sẽ không thể thành công

trong thực tiễn.

470

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Asian Development Bank Institute, Housing Policies in Singapore, No.

559, March 2016,

https://www.adb.org/sites/default/files/publication/181599/adbi-

wp559.pdf.

2. Hiếu Công, Hà Nội cần công khai quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội, truy

cập ngày 21/09/2017, https://baomoi.com/ha-noi-can-cong-khai-quy-dat-

de-phat-trien-nha-o-xa-hoi/c/23343581.epi

3. Nguyễn Cường, Thành phố Hồ Chí Minh: Rà soát quỹ đất để xây dựng

nhà ở xã hội, truy cập ngày 02/11/2016, http://infonet.vn/tphcm-ra-soat-

quy-dat-de-xay-dung-nha-o-xa-hoi-post212874.info

4. An Như, Công nhân vẫn chờ... chính sách nhà ở, truy cập ngày

29/06/2017, http://www.nhandan.com.vn/baothoinay/baothoinay-

chinhtri/baothoinay-chinhtri-diemnhan/item/33315502-cong-nhan-van-

cho-chinh-sach-nha-o.html

5. Nguyễn Mạnh Hải, Một số giải pháp về phát triển nhà ở cho công nhân khu công

nghiệp,

http://khucongnghiep.com.vn/dinhhuong/tabid/65/articleType/ArticleView

/articleId/1712/Mt-s-gii-php-v-pht-trin-nh--cho-cng-nhn-KCN.aspx, truy

cập ngày 15/09/2016.

6. International Institute For Environment And Development, Housing

density and housing preference in Bangkok‟s low-income settlements,

Urbanizattion And Emerging Population Issues Working Paper 12,

September, 2013, http://pubs.iied.org/pdfs/10631IIED.pdf.

7. Ninh Trang, Dành 20% quỹ đất cho nhà ở xã hội: Nhiều chủ đầu tư làm

ngơ, truy cập ngày 21/11/2016, http://tinnhanhchungkhoan.vn/bds-phap-

luat/danh-20-quy-dat-cho-nha-o-xa-hoi-nhieu-chu-dau-tu-lam-ngo-

170161.html

8. Giang Trường, Phát triển Nhà ở xã hội ở Việt Nam: “Loay hoay” tìm cơ

chế, truy cập ngày 13/03/2014, http://www.baotainguyenmoitruong.vn/tai-

nguyen-va-cuoc-song/201403/phat-trien-nha-o-xa-hoi-o-viet-nam-loay-

hoay-tim-co-che-518868/.

9. Vietnam Plus, Thu hút đầu tư nhà ở xã hội chỉ dẫn khi có vốn và đất sạch,

truy cập ngày 31/12/2016, http://baothuathienhue.vn/thu-hut-dau-tu-nha-o-

xa-hoi-chi-hap-dan-khi-co-von-va-dat-sach-a36388.html.

471

KẾT NỐI DU LỊCH TỈNH YÊN BÁI

TRONG TIỂU VÙNG DU LỊCH TÂY BẮC MỞ RỘNG

ThS. Lê Thị Bích Ngọc

Trường Đại học Hùng Vương

Tóm tắt

Tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng là nơi có nhiều tiềm năng trong phát

triển du lịch. Bài báo này nghiên cứu cơ sở khoa học trong xác định các điểm du

lịch có giá trị cao, nhằm xây dựng các tour du lịch liên tỉnh kết nối du lịch tỉnh

Yên Bái với các tỉnh khác trong tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng. Qua đó, nhằm

khai thác có hiệu quả nhất tài nguyên du lịch của tỉnh Yên Bái. Cũng như khả

năng kết nối tour du lịch giữa các tỉnh trong tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng.

Từ khóa: Điểm du lịch; Tour du lịch; Yên Bái; Tiểu vùng du lịch Tây Bắc

mở rộng

1. Đặt vấn đề

Tiểu vùng du lịch Tây Bắc rộng lớn với hơn 50 nghìn km2, thiên nhiên

hùng vĩ, có nhiều khu rừng nguyên sinh như: Vườn quốc gia Hoàng Liên, khu

bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, rừng Mường Phăng…; có nhiều khối núi và dãy

núi cao chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam trong đó, dãy Hoàng Liên Sơn có

đỉnh Phan-xi-păng cao 3.143 m được mệnh danh là "nóc nhà của Đông Dương".

Vùng Tây Bắc còn có nhiều điểm cao trên 1.000 m với khí hậu mát mẻ quanh

năm như Sa Pa (Lào Cai), Sìn Hồ (Lai Châu), Mộc Châu (Sơn La), nhiều hang

động và nhiều suối nước nóng, thích hợp với phát triển loại hình du lịch nghỉ

mát, dưỡng bệnh. Không gian Tây Bắc là không gian của văn hoá dân tộc Thái-

Mường với nét văn hoá hết sức đặc trưng hấp dẫn, với nhiều lễ hội, các loại hình

nghệ thuật, các sản phẩm thủ công truyền thống, các đặc sản ẩm thực v.v...

Năm 2016, với sự nỗ lực của các thành viên trong nhóm hợp tác phát triển du

lịch, chương trình hợp tác phát triển du lịch 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng đã thu được

những kết quả tích cực, thể hiện trên 4 lĩnh vực hợp tác: cơ chế chính sách, phát

triển sản phẩm đặc trưng, xúc tiến quảng bá và phát triển nguồn nhân lực. Các chỉ

tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch năm 2016 có mức tăng trưởng

khá, lượt khách tham quan du lịch đến 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2016 đạt gần 18

triệu lượt khách, tăng 11,8% so với năm 2015; khách lưu trú du lịch đạt trên 6,4 triệu

lượt, trong đó khách quốc tế đạt 1,2 triệu lượt, tăng hơn 11%...

472

Tuy nhiên, du lịch Tây Bắc trong thời gian gần đây mới bước đầu thu hút

được du khách, một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế

trên là do khâu xác lập cơ sở khoa học để xây dựng những tour du lịch mang tính

liên vùng, mà hạt nhân để xây dựng là các điểm du lịch, chưa được chú trọng

đúng mức và nghiên cứu thấu đáo. Theo chu trình phát triển của điểm du lịch thì

còn khá nhiều điểm du lịch của các tỉnh còn ở giai đoạn đầu là giai đoạn phát

hiện, một số điểm du lịch ở giai đoạn tham gia và mới chuyển sang giai đoạn

phát triển nhưng còn chưa có sự đánh giá chính xác mang tính định lượng về khả

năng khai thác các điểm du lịch đó. Đây là nguyên nhân khiến cho nhiều doanh

nghiệp chưa thực sự vào cuộc vì chưa thấy hết khả năng phát triển, còn các nhà quản

lý thì khó có thể khai thác hết thế mạnh phát triển du lịch của địa phương mình cũng

như liên vùng.

Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, trải dọc theo hai bờ sông

Hồng và trên khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc và Đông Bắc. Vị trí địa lí

đã quy định tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu, với cảnh quan đa dạng là

cơ sở để Yên Bái có thể khai thác nhiều tiềm năng trong phát triển kinh tế, trong

đó có tiềm năng lớn để phát triển du lịch. Do vậy, để kết nối được tour du lịch liên

vùng Yên Bái với tiểu vùng du lịch Tây Bắc nhằm phát triển ngành du lịch thì cần

phải định lượng được khả năng phát triển của các điểm du lịch, trên cơ sở đó xây

dựng các tour du lịch có hiệu quả và thực tế.

2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp Hệ thông tin địa lí (GIS) và sử dụng phần mềm ArcGIS

trong xây dựng bản đồ là phương pháp nghiên cứu cơ bản được sử dụng. ArcGIS

là dòng sản phẩm hỗ trợ trong hệ thống thông tin địa lý (GIS) của ESRI. Ngày

nay ArcGIS được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng trong Hệ thống thông tin

địa lý như quản lý môi trường, đất đai, xã hội, kinh tế...

- Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu thống kê, tài liệu và khảo

sát thực địa: Việc tiến hành thu thập có chọn lọc tài liệu, số liệu liên quan đến

khu vực nghiên cứu là một bước không thể thiếu, giúp cho nội dung nghiên cứu

mang tính định lượng và đáng tin cậy hơn.

473

3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1. Cơ sở khoa học xác định các điểm du lịch kết nối tour du lịch liên tỉnh

3.1.1. Quan niệm về điểm du lịch

Điểm du lịch được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo địa lí học,

điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị, tập trung một loại tài

nguyên du lịch nào đó; thời gian lưu lại của du khách tương đối ngắn và các

điểm du lịch được nối với nhau bằng tuyến du lịch [8]. Theo quan niệm du lịch

học [7], một điểm du lịch phải thỏa mãn: tài nguyên du lịch đa dạng, độc đáo, có

sức hấp dẫn; thuận tiện tham quan; có cơ sở hạ tầng hoàn thiện phục vụ cho hoạt

động du lịch. Theo quan niệm của kinh tế học, điểm du lịch có thể lớn hoặc nhỏ

mà ở đó có tài nguyên du lịch và có hoạt động du lịch phát triển.

Như vậy, điểm du lịch là một điểm cụ thể được xác định về mặt không

gian, ở đó có tài nguyên du lịch và cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch

có thể diễn ra được.

3.1.2. Xây dựng chỉ tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá khả năng kết nối tour của

các điểm du lịch

Các điểm du lịch chính là những mắt xích trong mỗi tour hay tuyến du lịch.

Việc lượng hóa được khả năng phát triển du lịch của những điểm này là tiền đề

để kết nối các tour du lịch. Trong thực tiễn kết nối, nếu như chưa đánh giá được

khả năng kết nối của từng điểm mà đưa vào khai thác thì sẽ không đem lại hiệu

quả kinh tế, hoạch định kết nối sẽ chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Muốn đánh giá

được chính xác, vấn đề quan trọng là lựa chọn được các tiêu chí, chỉ tiêu đánh

giá và bậc trọng số của các yếu tố đó.

* Tiêu chí đánh giá

- Tiêu chí 1: Độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch. Đây là yếu tố quan trọng

nhất của điểm du lịch và nó quyết định sức thu hút khách du lịch. Độ hấp dẫn thể

hiện ở tính độc đáo, tính đa dạng, đặc sắc của tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân

văn, khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch. Độ hấp dẫn chia thành 4

mức độ: Rất hấp dẫn; Khá hấp dẫn; Trung bình; Kém.

- Tiêu chí 2: Thời gian hoạt động du lịch. Là khoảng thời gian thích hợp

nhất của các điều kiện tự nhiên, đặc biệt là thời tiết trong năm thích hợp nhất đối

474

với sức khỏe con người, với việc triển khai các hoạt động du lịch và thời gian lễ

hội, sự kiện văn hóa thường niên. Trong đó, khi xem xét các điều kiện khí hậu

cần chú ý đến các chỉ tiêu về sinh khí hậu người (chỉ số bất tiện nghi DI, chỉ số

khí hậu du lịch). Thời gian hoạt động du lịch chia làm 4 mức độ: Rất dài; Khá

dài; Trung bình; Ngắn.

- Tiêu chí 3: Sức chứa khách du lịch. Khái niệm "Sức chứa" ở đây cần được

hiểu từ 5 khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý, xã hội và quản lý. Trên quan điểm bảo vệ

tài nguyên, môi trường đảm bảo cho phát triển bền vững, khái niệm "sức chứa" cần

được hiểu từ khía cạnh sinh học và xã hội. Trong thực tế đối với một điểm du lịch cụ

thể, "sức chứa" thường được xác định dưới góc độ vật lý. Trong trường hợp này "sức

chứa" được hiểu là lượng khách tối đa mà không gian của điểm du lịch có thể tiếp

nhận. Điều này liên quan đến những tiêu chuẩn tối thiểu về không gian đối với mỗi du

khách cùng những hoạt động tương ứng loại hình du lịch mà họ tham gia.

Công thức chung tính "sức chứa" trong trường hợp này sẽ là:

pi

SC

a

Trong đó: Cpi = Sức chứa tức thời (Instantaneous Carrying

Capacity).

S = Diện tích của điểm du lịch (Size of area).

a = Diện tích tiểu chuẩn tối thiểu cần cho một du khách.

Để đơn giản, Boullón (1985) đã đưa ra một công thức chung xác định sức

chứa du lịch của một khu vực, chia thành yêu cầu khu vực do du khách sử dụng

và tiêu chuẩn trung bình cho từng cá nhân (thường là m2/người) [5].

Sức chứa = Khu vực do du khách sử dụng

Tiêu chuẩn trung bình cho mỗi cá nhân

Tiêu chuẩn không gian trung bình cho mỗi khách thường được xác định

bằng thực nghiệm và thay đổi phụ thuộc vào hình thức hoạt động du lịch

- Tiêu chí 4: Độ bền vững của môi trường tự nhiên. Tiêu chí này nói lên

khả năng bền vững của các thành phần tự nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội

trước áp lực của các hoạt động du lịch. Độ bền vững này chia làm 2 mức độ: Rất

bền vững; Khá bền vững.

- Tiêu chí 5: Cơ sở hạ tầng. Bao gồm: hệ thống nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống,

dịch vụ tham quan, bán vé, quán bar, nhà hàng... Có thể phân cấp cơ sở hạ tầng

phục vụ cho du lịch thành 4 cấp sau: Rất tốt; Khá tốt; Trung bình; Kém.

475

- Tiêu chí 6: Vị trí địa lý và giao thông. Tiêu chí này xác định mức độ

thuận lợi, khó khăn của điểm du lịch đó với du khách. Để đánh giá tiêu chí này

cần xem xét đến các yếu tố: cấp đường, hệ thống biển báo, gần đường giao

thông, tính liên tục hoạt động của giao thông trong năm, khả năng di chuyển của

các phương tiện giao thông. Từ đó có thể phân thành các cấp đánh giá như sau:

Rất thuận lợi; Khá thuận lợi; Thuận lợi trung bình; Kém.

- Tiêu chí 7: Quản lý điểm du lịch. Tiêu chí này giúp cho người đánh giá

được khả năng kiểm soát, khai thác, bảo vệ điểm du lịch đó. Các cấp đánh giá

cho tiêu chí này là: Quản lý; Quản lý khá; Quản lý trung bình.

* Đánh giá khả năng kết nối tour của các điểm du lịch

Mỗi điểm du lịch khi đưa vào tour kết nối đều được đánh giá trên 7 tiêu chí

trên. Dựa vào các tài liệu chuyên sâu và các ý kiến chuyên gia để xác định bậc

trọng số của các tiêu chí này. Theo đó, tiêu chí độ hấp dẫn và thời gian hoạt động

du lịch có ý nghĩa quan trọng nhất và có trọng số là 3; tiêu chí sức chứa, độ bền

vững môi trường, cơ sở hạ tầng, vị trí địa lý và giao thông có bậc trọng số là 2;

tiêu chí quản lý điểm du lịch có bậc trọng số là 1. Số điểm mỗi bậc của các yếu

tố là 4,3,2,1.

Cũng có thể tích hợp mô hình phân tích thứ bậc AHP và phương pháp

chuyên gia để tính trọng số của các yếu tố này, tuy nhiên đòi hỏi phải có nhiều

thời gian và các dữ liệu đầy đủ để đám bảo độ chính xác

Khi đánh giá, điểm đánh giá chung của mỗi điểm du lịch càng cao thì điểm

du lịch đó càng thuận lợi hay có khả năng tốt nhất để phát triển du lịch. Điểm

đánh giá chung đó được tính theo công thức:

n

n

A DiKin

D1

.1

(1) [5]

Trong đó:

DA: điểm đánh giá chung của điểm du lịch A

Ki: điểm đánh giá của yếu tố thứ i

Di: trọng số của yếu tố thứ i

476

Mỗi cấp thuận lợi ứng với khoảng điểm giá trị của điểm đánh giá chung.

Khoảng điểm D của cấp mức độ thuận lợi được tính theo công thức:

M

DDD minmax (2) [5]

Trong đó:

Dmax: điểm đánh giá chung cao nhất

Dmin: điểm đánh giá chung thấp nhất

M: số cấp đánh giá

Trên có sở đánh giá này sẽ phân thành các cấp thuận lợi cho đánh giá khả

năng kết nối tour của điểm du lịch đó.

+ Kết nối thuận lợi/hiệu quả: 46-60 điểm

+ Kết nối khá thuận lợi/tương đối đối hiệu quả: 32-46 điểm

+ Kết nối ít thuận lợi/ít hiệu quả: 18-32 điểm

+ Kém hiệu quả: <18 điểm

Các kết quả đánh giá có thể tích hợp vào Hệ thông tin địa lí (GIS -

Geographic Infomation System) để thể hiện về không gian và quản lý các điểm

du lịch. Đặc biệt, nhờ chức năng phân tích không gian của GIS sẽ giúp cho

chúng ta nhận diện được tính phức tạp, mối quan hệ gắn kết lẫn nhau giữa các

điểm du lịch, đây là cơ sở để kết nối tour du lịch liên vùng.

3.2. Tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Yên Bái

Yên Bái là tỉnh nằm trong khu vực miền núi Tây Bắc Việt Nam, với tổng diện

tích tự nhiên khoảng 6.900 km2, dân số trên 76 vạn người với 30 dân tộc cùng

chung sống. Nằm trên trung điểm tuyến hành lang kinh tế chủ lực Côn Minh - Lào

Cai - Hà Nội - Hải Phòng và là cửa ngõ kết nối giao thông, hợp tác giao lưu văn hoá

và phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh vùng Tây Bắc, hệ thống giao thông của tỉnh

tương đối đa dạng gồm đường sắt, đường sông, đường bộ, trong đó có tuyến đường

cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua địa phận tỉnh Yên Bái đã rút ngắn khoảng cách

từ Yên Bái đến Hà Nội, Lào Cai và Cảng Hải Phòng.

477

Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, Yên Bái có nhiều

tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến khoáng sản,

công nghiệp chế biến nông, lâm sản và đặc biệt được đánh giá là địa phương có

tiềm năng để phát triển du lịch.

- Tài nguyên địa hình: Các hang động có giá trị ở Yên Bái gắn với các

điểm du lịch sinh thái gồm có: động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, động Hương

Thảo (vùng hồ Thác Bà); hang Diêm (Lục Yên); hang Dơi (Trấn Yên); hang

Thẩm Han, Thẩm Lé, Thẩm Thoóng (Văn Chấn). Sự tương phản các kiểu địa

hình cũng tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách. Sự tương phản giữa kiểu địa

hình núi - sông, giữa rừng với hồ nước thuộc khu vực Hồ Thác Bà, giữa rừng với

cánh đồng ruộng bậc thang Mù Cang Chải được đánh giá là mức rất hấp dẫn

trong phát triển du lịch.

- Tài nguyên khí hậu: Khí hậu Yên Bái mang đặc điểm của khí hậu nhiệt

đới gió mùa có một mùa đông lạnh, ít mưa và một mùa hè nóng, mưa nhiều. Trên

cơ sở đó phân tích về đặc điểm khí hậu của khu vực nghiên cứu kết hợp với bảng

đánh giá chỉ tiêu khí hậu đối với sức khỏe con người của các học giả Ấn Độ, có

thể thấy Yên Bái với nhiệt độ trung bình năm từ 22-23ºC là điều kiện khí hậu

thuận lợi cho phát triển du lịch. Các chỉ tiêu khác như số giờ nắng khoảng 1400

giờ/năm, tốc độ gió dao động từ 1 đến 2,4 m/s cũng ở mức khá thích nghi với sức

khỏe con người và thuận lợi cho hoạt động du lịch. Đây là điều kiện thuận lợi để

478

tài nguyên khí hậu kết hợp với các tài nguyên du lịch tự nhiên khác tạo nên các

loại hình du lịch hấp dẫn du khách đến với Yên Bái.

- Tài nguyên nước: Yên Bái có hồ Thác Bà là một trong ba hồ nước nhân

tạo lớn và gắn với công trình thuỷ điện đầu tiên của miền bắc Việt Nam, với diện

tích 23.400 ha, trong đó diện tích mặt nước 19.050 ha. Hồ có 1.331 hòn đảo và

nhiều hang động đẹp và phong cảnh sơn thuỷ hữu tình. Bên cạnh đó còn có đầm

Vân Hội diện tích 600ha, đầm Hậu diện tích 100 ha, thác Hưng Khánh (Trấn

Yên), hệ thống suối nước khoáng nóng thiên nhiên (Văn Chấn), quần thể thác

Lâm An (Văn Yên), đát Ô Đồ (Yên Bình)... đều có giá trị cảnh quan thiên nhiên,

có thể khai thác phục vụ phát triển du lịch. Trong đó phải kể đến các mỏ nước

khoáng có ý nghĩa cho phát triển du lịch như Bản Hốc, Bản Bon (Văn Chấn), Tú

Lệ (Mù Cang Chải). Nguồn nước khoáng nóng này thuận lợi phát triển khu du

lịch nghỉ dưỡng tắm nước khoáng nóng đồng thời kết hợp với nhiều loại hình du

lịch khác như du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, thể thao và du lịch cuối tuần từ

các thành phố lớn trên cung đường Tây Bắc là những lợi thế cho phát triển du

lịch Yên Bái.

- Tài nguyên sinh vật: Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió

mùa, giữa hai vùng sinh thái Đông Bắc và Tây Bắc Việt Nam, với nhiệt độ

trung bình từ 22-23ºC, lớp vỏ phong hóa dày đã tạo ra thảm thực vật phong

phú về chủng loại và giàu về trữ lượng. Do điều kiện địa hình và khí hậu có

sự chênh lệch giữa các vùng nên thực vật Yên Bái được chia ra các vành đai

thực vật khác nhau với các kiểu rừng như rừng nhiệt đới, rừng cận nhiệt đới.

Yên Bái có nhiều loài động vật quý như hươu, nai, lợn rừng, tê tê… có ý

nghĩa lớn trong phát triển du lịch.

Yên Bái có nhiều khu rừng và cảnh quan thiên nhiên. Hệ thống rừng già,

rừng nguyên sinh phong phú, đa dạng có thể phục vụ du lịch sinh thái nghỉ

dưỡng hoặc nghiên cứu khoa học: Khu sinh thái Suối Giàng (Văn Chấn) với khí

hậu quanh năm mát mẻ; khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang Chải với 788

loài thực vật trong đó có 33 loài thuộc loại quý hiếm được ghi vào sách đỏ Việt

Nam; khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hầu (Văn Yên) và Bình nguyên xanh Khai

Trung (Lục Yên)…, Khu danh thắng cấp quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang

Chải là danh thắng hết sức độc đáo của vùng núi Tây Bắc Việt Nam, đặc trưng

nổi bật của cộng đồng dân tộc Mông trong canh tác sản xuất nông nghiệp trên

đất dốc.

479

Sự đa dạng về thiên nhiên kết hợp với truyền thống văn hóa lâu đời đã tạo

nên cho tỉnh lợi thế trong phát triển du lịch đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng và du

lịch sinh thái. Yên Bái được biết đến với các địa danh như: Hồ Thác Bà, hồ Đầm

Hậu, đầm Vân Hội, vùng văn hóa Mường Lò đặc trưng dân tộc Thái, danh thắng

cấp Quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, đèo Khau Phạ, một trong tứ đại

đỉnh đèo Tây Bắc, khu bảo tồn loài và sinh cảnh Chế Tạo (huyện Mù Cang

Chải), núi Tà Xùa, Tà Sì Nhù (huyện Trạm Tấu), khu sinh thái Suối Giàng, khu

bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu.

Cùng với tài nguyên du lịch tự nhiên Yên Bái còn có tài nguyên du lịch

nhân văn với 86 di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có 13 di tích

được xếp hạng cấp quốc gia, 746 di sản phi vật thể và gần 574 di sản vật thể.

Những di tích tiêu biểu có giá trị phát triển du lịch như: Khu di tích lịch sử lăng

mộ Nguyễn Thái Học, Quần thể di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ học Hắc Y -

Đại Cại, Khu di tích Căng - Đồn Nghĩa Lộ, Khu tưởng niệm chủ tịch Hồ Chí

Minh, Đền Nhược Sơn, Đền Đông Cuông, Chiến khu vần... Các lễ hội truyền

thống mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh như: Hội Hạn Khuống

của người Thái, lễ hội Lồng Tồng của người Tày, lễ hội Gầu Tào của người

Mông...; nghệ thuật xòe của người Thái, múa khèn của người Mông, hát giao

duyên của người Cao Lan, nghi lễ cấp sắc của người Dao Đỏ; các làng nghề

truyền thống nổi tiếng như làng nghề tranh đá quý (Lục Yên), làm nghề Dệt

thổ cẩm Nghĩa An (Nghĩa Lộ),... các làng nghề sản xuất miến đao, quế...

Ngoài ra, ẩm thực của Yên Bái mang hương vị riêng có của núi rừng Bắc

như các loại quả nổi tiếng thơm ngon: cam sành, quýt sen, bưởi Đại Minh, hồng

không hạt Lục Yên... Các món ăn chế biến từ cá lăng, cá bông, cá sỉnh, thịt trâu

sấy, thịt lợn chua rang của người Thái đen Mường Lò... tạo nên những ăn đặc sản

thơm ngon hấp dẫn du khách. Với những tiềm năng du lịch này ngoài các sản

phẩm du lịch về sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan, vui chơi giải trí..., Yên Bái

đang chú trọng khai thác phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng. Một số địa

phương đã và đang phát triển thành công loại hình du lịch này đó là vùng Đông

hồ Thác Bà (dân tộc Dao, Tàỵ...) vùng miền Tây của tỉnh. Có thể nói, tất cả đều

có thể khai thác cho phát triển du lịch, là điều kiện thuận lợi để Yên Bái tăng

cường hội nhập và giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội với các tỉnh thành

phố, các trung tâm kinh tế trong nước.

Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, trong những năm qua tỉnh

chủ trương tập trung khai thác những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều

480

kiện tự nhiên để khai thác mạnh về lĩnh vực du lịch dịch vụ. Chủ động, tích cực

triển khai các hoạt động hợp tác phát triển du lịch với các tỉnh Tây Bắc mở

rộng nhằm liên kết các sản phẩm du lịch, tạo nên những hành trình xuyên suốt

và chuỗi dịch vụ gắn kết: Chương trình Du lịch tâm linh dọc Sông Hồng; Hành

trình khám phá cung đường di sản Văn hóa ruộng bậc thang Tây Bắc; sắc hoa

Tây Bắc... Thông qua các chương trình phát triển du lịch này, hình ảnh du lịch

của tỉnh Yên Bái đã được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước biết đến.

Các điểm du lịch của tỉnh đã được đưa vào các tour, tuyến du lịch vòng cung

Tây Bắc, tạo thành những sản phẩm du lịch đặc trưng của 8 tỉnh.

Cùng với sự phát triển về hạ tầng giao thông, với lợi thế nối với đường cao

tốc Nội Bài - Lào Cai, Yên Bái thuận lợi để kết nối với các điểm du lịch nổi tiếng

của các tỉnh như Đền Hùng (Phú Thọ), Sa Pa (Lào Cai), Mộc Châu (Hòa Bình),

hồ Pá Khoang (Điện Biên), Mai Châu (Hòa Bình), Hang Tiên Sơn, đèo ô Quý Hồ

- Lai Châu, Đèo Pha Đin - Sơn La.

Thông qua các chương trình phát triển du lịch này, hình ảnh du lịch của

tỉnh Yên Bái đã được đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước biết đến,

lượng khách đến với Yên Bái giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 14%/năm. Các

chỉ tiêu phát triển chủ yếu về lượng khách, GDP từ du lịch tăng góp phần chuyển

dịch cơ cấu kinh tế địa phương, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân

dân; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ và khai thác hợp

lý tài nguyên du lịch. Công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch từng bước được

hoàn thiện đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của tỉnh. Sản phẩm du lịch đặc

trưng đang dần được hình thành rõ nét, từng bước đa dạng và chất lượng hơn.

3.3. Khả năng kết nối tour du lịch liên tỉnh của du lịch Yên Bái trong

tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng

Đối tượng nghiên cứu tập trung vào các điểm du lịch có giá trị khai thác

(trú trọng các điểm có ý nghĩa quốc gia và khu vực), kết hợp các điểm du lịch có

ý nghĩa địa phương thành các điểm du lịch phụ trợ tạo các điểm tiếp nối không

gian cho các tuyến điểm du lịch. Từ mối liên kết giữa các điểm du lịch đó là cơ

sở kết nối tạo nên tuyến du lịch hợp lý. Hướng xây dựng các tuyến du lịch trọng

tâm vào các khu vực có mật độ các điểm du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn khá

tập trung, nhiều điểm du lịch hấp dẫn.

Vùng đất Tây Bắc sở hữu nguồn tiềm năng du lịch rất lớn với thiên nhiên

kỳ vĩ, văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng. Được thiên nhiên ban tặng một vẻ

481

đẹp hùng vĩ, riêng có về địa hình, khí hậu, địa chất, cảnh quan và hệ sinh thái,

Tây Bắc có sức hấp dẫn du lịch đặc biệt. Tây Bắc có đỉnh Fansipan được mệnh

danh là nóc nhà Đông Dương, là niềm khát khao chinh phục của rất nhiều người;

Sa Pa – Thị trấn trong mây với khí hậu quanh năm mát mẻ; Danh thắng quốc gia

Ruộng bậc thang Mù Cang Chải với những khu ruộng bậc thang nổi tiếng; Hồ

Pá Khoang rộng lớn nằm giữa một vùng thiên nhiên cảnh đẹp hùng vĩ với thảm

thực vật phong phú, khí hậu ôn hòa; rừng Mường Phăng là một trong những

khu bảo tồn tự nhiên với nhiều loại động thực vật quý hiếm của tỉnh Điện Biên;

Thung lũng Mai Châu bình yên với sắc màu của cây cỏ, đồng lúa và xen lẫn

những mái nhà nhỏ; Cao nguyên Mộc Châu rộng lớn và tươi đẹp với những loài

hoa nở rất nhiều ở vùng núi Tây Bắc như hoa ban, hoa mận, hoa đào… Vẻ đẹp

không đâu có của núi rừng và văn hóa Tây Bắc luôn thôi thúc lữ khách lên

đường rời xa những đô thị sôi động để đến với vùng đất trời rộng mở, hùng vĩ,

bình yên và bí ẩn.

Cùng với cảnh quan thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa truyền thống của các dân

tộc cũng là điểm nổi bật trong tài nguyên du lịch nơi đây. Tây Bắc là nơi sinh

sống của nhiều dân tộc như Tày, Nùng, Thái, Mường, Mông, Dao, Kinh, Hoa,

Khơ Mú, Lào, Lự, Hà Nhì, Kháng, La Hủ, Si La, Phù Lá, Bố Y, Mảng, Giáy, Xơ

Đăng, Lô Lô, Pà Thẻn, Phù Lá, Cờ Lao, La Chí… với một không gian văn hóa

rộng lớn và phong phú. Nhiều dân tộc còn lưu giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa

truyền thống của mình trong phong tục, tập quán, lễ hội, trang phục, nhạc cụ, các

điệu dân ca, dân vũ như lễ hội Lồng Tồng, chợ tình Khâu Vai, múa sạp, múa xòe,

hát then, nhạc cụ Pí cặp, pí sên, khèn môi… hay trong ứng xử cộng đồng, kiến

trúc nhà ở, các phiên chợ bản… Ẩm thực Tây Bắc mang những nét đặc trưng,

khác biệt h n so với các vùng khác với gà mọ, cá suối nướng úp, nộm da trâu,

thịt trâu gác bếp, thắng cố… là tiềm năng du lịch hấp dẫn cho những du khách

thích khám phá và trải nghiệm.

482

H nh 2. Bản đồ tài nguyên du lịch các tỉnh tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng

Như vậy, có thể thấy tài nguyên du lịch tiểu vùng Tây Bắc mở rộng là rất

phong phú. Sản phẩm du lịch có những nét đặc trưng riêng so với các vùng du lịch

và có nét tương đồng của các tỉnh trong vùng, trong đó có tỉnh Yên Bái, do vậy,

khả năng kết nối tour du lịch liên tỉnh trong phát triển du lịch là rất cao. Khả

năng liên kết phát triển tour du lịch liên vùng của tỉnh Yên Bái trong tiểu vùng

du lịch Tây Bắc mở rộng như: tuyến du lịch tâm linh dọc theo sông Hồng hoặc

theo đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; du lịch qua cao nguyên Mộc Châu (Sơn

La) - chợ phiên Bắc Hà (Lào Cai) - Xín Mần (Hà Giang); khám phá di sản ruộng

bậc thang Mù Cang Chải (Yên Bái) và Sa Pa (Lào Cai). Trong đó, cần đặc biệt

chú ý xây dựng hệ thống các điểm du lịch cộng đồng, khu du lịch sinh thái ở mỗi

tỉnh. Và tập trung vào các nhóm sản phẩm du lịch đặc trưng như: Du lịch cộng

đồng các dân tộc vùng núi cao Tây Bắc, Du lịch “Hành trình khám phá cung

đường di sản ruộng bậc thang - Tây Bắc”; Du lịch “Chợ phiên vùng cao”; Du

lịch tâm linh qua các ngôi đền nổi tiếng nằm dọc tuyến thượng nguồn sông Hồng

483

(Xây dựng Tour du lịch tâm linh qua 3 tỉnh gồm Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai

trong đó sẽ kết nối các điểm du lịch tâm linh qua các ngôi đền nổi tiếng nằm dọc

dòng sông Hồng gồm : Đền Đôi Cô Cam Đường - đền Mẫu Lào Cai - đền Bảo

Hà (tỉnh Lào Cai) - đền Đông Cuông - đền Nhược Sơn - đền Tuần Quán (tỉnh

Yên Bái) - đền Mẫu Âu Cơ - đền Tam Giang - đền Du Yến (tỉnh Phú Thọ); Du

lịch “Sắc hoa Tây Bắc”; Du lịch “Chinh phục các đỉnh núi cao Tây Bắc ”…

Để tăng cường tính hiệu quả trong liên kết giữa các tour du lịch liên tỉnh,

thì hướng hợp tác giữa các tỉnh trong tiểu vùng Tây Bắc mở rộng cần tập trung

vào các nội dung như: Hợp tác xây dựng cơ chế chính sách quản lý và phát triển

du lịch địa phương nhắm tạo ra cơ chế quản lý du lịch thống nhất và phù hợp lẫn

nhau giữa các tỉnh; đồng thời xây dựng chính sách phát triển du lịch thông

thoáng, tạo điều kiện cho nhiều thành phần cùng tham gia đầu tư, khai thác, phát

triển du lịch ở địa phương. Hợp tác phát triển sản phẩm du lịch bằng việc xây

dựng chương trình du lịch khung cho các tỉnh miền núi phía Bắc, trên cơ sở đó

xây dựng các tour du lịch đặc trưng mang tính đặc thù của mỗi tỉnh để kết nối

vào chương trình du lịch khung, tạo thành một hệ thống tuyến du lịch liên hoàn,

hấp dẫn. Hợp tác tuyên truyền quảng bá là một nội dung quan trọng, các tỉnh sẽ

xây dựng các hình thức liên kết tổ chức quảng bá sản phẩm, quảng bá điểm đến

và tiếp thị cho thị trường du lịch trong và ngoài nước. Hợp tác trong phát triển

nhân lực du lịch địa phương nhằm nâng cao chất lượng lao động, trong đó chú

trọng đến đào tạo ngoại ngữ, kỹ năng phục vụ du lịch và đào tạo nghiệp vụ phục

vụ một số loại hình du lịch là thế mạnh của 8 tỉnh như du lịch làng bản, du lịch

sinh thái, du lịch cộng đồng…

Ngoài ra, các tỉnh trong tiểu vùng du lịch Tây Bắc mở rộng, trong đó

có tỉnh Yên Bái, cần thống nhất các quy định, chính sách kêu gọi đầu tư, quy

hoạch du lịch, văn hoá theo hướng bổ trợ lẫn nhau; xác định các tour, tuyến

du lịch có khả năng khai thác tốt để các công ty lữ hành xây dựng sản phẩm,

nâng cấp và hoàn thiện các điểm đến. Khu vực Tây Bắc mở rộng cũng đặc

biệt có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng với lợi thế lớn

nhất là văn hóa dân tộc đa dạng, độc đáo, vì thế cần phải làm cho người dân

hiểu và được hưởng lợi từ du lịch để đồng bào tham gia nhiều hơn, tích cực

hơn vào hoạt động này...

484

4. Kết luận

Như vậy, cơ sở khoa học của kết nối tour du lịch chính là xác lập được hệ

thống các điểm du lịch, có khả năng tham gia vào tour đó. Vấn đề đặt ra ở đây là

lựa chọn hợp lý các điểm du lịch có khả năng thực sự tham gia vào tour. Do vậy,

xây dựng tiêu chí, chỉ tiêu để đánh giá khả năng cho các điểm du lịch sẽ là cơ sở

của công việc trên. Sau đó, tiến hành phân cấp mức độ quan trọng các tiêu chí

(bậc trọng số) dựa vào lý luận và thực tiễn mà một điểm du lịch hoạt động có

hiệu quả nhất.

Trên cơ sở này, tiến hành đánh giá tổng hợp khả năng phát triển của các

điểm du lịch dựa trên các tiêu chí, chỉ tiêu, bậc trọng số đã xác định. Từ đó, xây

dựng các tuyến, tour du lịch liên tỉnh, liên vùng nhằm phát huy tối đa lợi thế của

các điểm du lịch được đánh giá. Mục tiêu cuối cùng là nhằm phát triển du lịch

Tây Bắc vừa mang lại hiệu quả kinh tế và có tính bền vững.

485

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Kim Chương (2004), Phương pháp toán trong địa lí, Nxb

Đại học Sư phạm.

2. Nguyễn Ánh Hoàng, Phạm Hoàng Hải, Lê Thị Bích Ngọc (2012), “Tiếp

cận cảnh quan học trong sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ

môi trường tỉnh Yên Bái”, Hội thảo khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 8,

Tuyển tập các báo cáo khoa học, Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và

công nghệ.

3. Lê Thị Bích Ngọc (2012), “Tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Phú Thọ”,

Kỉ yếu Hội nghị Khoa học trẻ toàn quốc lần thứ VII, Nxb Giáo dục

Việt Nam.

4. Lê Thị Bích Ngọc, Nguyễn Khanh Vân (2014), “Nghiên cứu đặc điểm

sinh khí hậu tỉnh Yên Bái phục vụ phát triển một số cây trồng nông

nghiệp”, Hội thảo khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 8, Tuyển tập các

báo cáo khoa học, Nxb ĐHSP TP. Hồ Chí Minh.

5. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb ĐHQG Hà Nội.

6. Nguyễn Minh Tuệ (Cb) (2010), Địa lý du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt

Nam.

7. Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1996), Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam,

Nxb Giáo dục Việt Nam.

8. Phạm Trung Lương, Đặng Duy Lợi, Vũ Tuấn Cảnh, Nguyễn Văn Bình,

Nguyễn Ngọc Khánh (2000), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt

Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam.

9. Website của Tổng cục Du lịch Việt Nam:

http://www.vietnamtourism.gov.vn

486

487

LIÊN KẾT CHUỖI SẢN XUẤT TIÊU THỤ SẢN PHẨM

NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI CẦN CÓ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

Nguyễn Minh Tuân Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội

Thủ đô Hà Nội có diện tích đất tự nhiên 3.345 km2, với dân số khoảng 10

triệu người đang cư trú và công tác, học tập; trong đó có 1.886 km2diện tích đất

nông nghiệp (tương đương 188,6 nghìn ha) chiếm 56,34% tổng diện tích đất tự

nhiên, trong đó: Đất trồng lúa có 114.780 ha (chiếm 34,5%); Đất lâm nghiệp có

24.258 ha (chiếm 7,2%); Đất nuôi trồng thủy sản có 10.710 ha (chiếm 3,2%);

Đất nông nghiệp khác có 38.617 ha (chiếm 11,5%).

Tổng giá trị sản xuất nông lâm, thủy sản năm 2017 ước đạt 35.133 tỷ đồng

(giá so sánh 2010) tăng 2.33% và ước đạt 43.110 tỷ đồng (giá thực tế), bằng

100% so với năm 2016. Về cơ cấu giá trị sản xuất: trồng trọt, lâm nghiệp

44,40%; chăn nuôi, thủy sản 52,56%; dịch vụ 3,04%. Giá trị sản phẩm nông

nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Thành phố đến nay đạt 25%, trong

đó đối với trồng trọt đạt 17,9%, chăn nuôi 33,5%, thủy sản 12%.

Trong những năm qua, Hà Nội đã triển khai xây dựng các vùng sản xuất

thực phẩm an toàn theo chuỗi như: Kế hoạch sản xuất và tiêu thụ rau an toàn,

Chương trình phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, Đề án phát triển

chăn nuôi, Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản... đã được hình thành và

phát triển các vùng sản xuất chất lượng, tập trung: 157 cánh đồng mẫu lớn, vùng

sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại 14 huyện ngoại thành Hà Nội, diện tích

rau an toàn được quản lý, chỉ đạo đạt hơn 5.000 ha, đã hình thành rõ nét 76 xã

chăn nuôi trọng điểm và 3.941 trại quy mô hớn ngoài khu dân cư, 25 vùng nuôi

trồng thủy sản tập trung. Đến nay đã xây dựng và phát triển được 65 chuỗi liên

kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trong đó có 27 chuỗi có

nguồn gốc động vật và 38 chuỗi có nguồn gốc thực vật.

Cùng với chính sách chung của Trung ương, Hà Nội đã ban hành nhiều

chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, từ năm 2012 đến nay,

HĐND Thành phố đã ban hành 05 Nghị quyết liên quan đến khuyến khích phát

triển nông nghiệp đã nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Nhờ đó sản xuất nông nghiệp của Thủ đô đã có những chuyển biến tích

cực, tạo ra nhiều sản phẩm nông nghiệp sạch, giá trị cao. Qua việc liên kết trong

sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã hình thành các chuỗi đáp ứng được

nhu cầu tiêu thụ của xã hội làm giảm tối đa chi phí sản xuất, ổn định giá bán ra

trên thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân, hộ sản xuất theo chuỗi.

488

Hoạt động sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi đã tạo ra sản phẩm an toàn thực

phẩm; được quản lý, sản xuất theo quy trình rõ ràng, minh bạch; tuyên truyền

rộng rãi từ đó người tiêu dùng yên tâm về chất lượng sản phẩm giúp ra tăng giá

trị sản phẩm (gia tăng giá trị sản phẩm từ 15-20 % so với sản phẩm khi chưa

được sản xuất theo chuỗi) và mở rộng thị trường, nhiều chuỗi đã thiết lập được

hệ thống các đại lý, nhà phân phối, cửa hàng tiện tích trên địa bàn cả nước. Mô

hình chuỗi khép kín thành công, ngoài việc nâng cao thu nhập cho nông dân còn

giúp người tiêu dùng Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung được tiếp cận và sử

dụng sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.

Phát triển chuỗi của Thành phố bước đầu đã tạo ra các sản phẩm nông sản

thực phẩm an toàn thực phẩm được kiểm soát chất lượng ở tất cả các khâu; giúp

các tác nhân sản xuất nâng cao ý thức sản xuất đảm bảo an toàn, có trách nhiệm

đối với người sử dụng; tạo ra một hướng mới trong phát triển nông nghiệp tại Hà

Nội trong thời kỳ hội nhập kinh tế sâu rộng.

Đối với mô hình chăn nuôi sinh học, chăn nuôi, trông trọt hữu cơ ngoài

việc tạo ra các sản phẩm chất lượng cao, còn góp phần giải quyết được vấn đề

đảm bảo thân thiện với môi trường hiện nay.

Tuy nhiên, tình hình phát triển, hoạt động của các chuỗi trên địa bàn Thành phố

vẫn còn nhiều điểm khó khăn, hạn chế cần được đánh giá, quan tâm, tháo gỡ, cụ thể:

(1) Sản xuất nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ phân tán, việc tích tụ ruộng đất

còn nhiều khó khăn; Các Hợp tác xã nông nghiệp vẫn hoạt động theo phương thức

truyền thống, vẫn trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Vì vậy chưa quan tâm nhiều

đến việc liên kết phát triển theo chuỗi đảm bảo an toàn thực phẩm, áp dụng các tiêu

chuẩn, quy chuẩn được quy định như: VietGAP, chăn nuôi an toàn dịch bệnh,...

(2) Còn thiếu các chính sách khuyến khích phát triển chuỗi, trong khâu hỗ

trợ tiêu thụ, hỗ trợ bảo quản sản phẩm, vận chuyển sản phẩm đông lạnh..., đặc

biệt từ Trung ương đến cơ sở chưa có chính sách về chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản

phẩm nông nghiệp hữu cơ nên chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp lớn tham

gia liên kết chuỗi. Một số văn bản về chính sách phát triển nông nghiệp sạch, an

toàn, còn bất cập, không thống nhất. Ch ng hạn, chưa có quy định mẫu về “giấy

chứng nhận” , hoặc “giấy xác nhận” nguồn gốc thủy sản và sản phẩm thủy sản.

Vì vậy, gây khó khăn cho các ngành chức năng trong quá trình kiểm tra, thanh

tra, xử lý vi phạm hành chính về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm tươi sống. Ngoài

ra, chưa có quy định về việc kiểm soát nguồn gốc sản phẩm rau, củ, quả tươi

trong quá trình lưu thông, nên không xử lý được vi phạm. Chưa kể Luật Thú y có

hiệu lực, bãi bỏ kiểm dịch nội tỉnh, cũng gây khó khăn trong công tác truy xuất

nguồn gốc sản phẩm động vật.

489

(3) Chưa có quy định về thông tin (tem, mã,...) đối với thực phẩm tươi sống

bán lẻ để truy xuất nguồn gốc xuất xứ dẫn đến cạnh tranh không công bằng và

người tiêu dùng khó phân biệt.

(4) Nhiều địa phương chưa tập trung chỉ đạo quyết liệt việc triển khai thực

hiện liên kết sản xuất; tỷ lệ nông sản hàng hóa được tiêu thụ thông qua hợp đồng

còn thấp. Việc ký kết hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản còn nhiều hạn

chế, chưa chặt chẽ, doanh nghiệp, hộ nông dân chưa thực sự gắn bó và thực hiện

đúng cam kết đã ký; chưa có các mô hình liên kết quy mô lớn, mang lại hiệu quả

cao. Còn thiếu các Doanh nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp, nên

chưa đa dạng hóa được sản phẩm, chưa tạo ra được nhiều giá trị gia tăng cho sản

phẩm nông sản thực phẩm.

(5) Giá cả các sản phẩm nông sản không ổn định, việc liên kết sản xuất

chưa theo quy luật thị trường, còn tình trạng sản xuất ồ ạt chưa đúng quy hoạch

dẫn đến tình trạng “được mùa mất giá”.

(6) Thói quen sử dụng thịt mát, thịt cấp đông của đa số người tiêu dùng vẫn

chưa được cải thiện. Phần đông người tiêu dùng vẫn có thói quen sử dụng thịt

nóng nên đã cản trở sự phát triển của hệ thống cửa hàng tiện tích chuyên bán và

giới thiệu các sản phẩm chăn nuôi.

(7) Trách nhiệm kiểm soát an toàn thực phẩm ở một số địa phương còn hạn

chế, phối hợp với cơ quan chuyên môn chưa chặt chẽ trong phát hiện và xử lý vi

phạm. Công tác kiểm tra, xử lý chưa nghiêm; ý thức người sản xuất, kinh doanh

còn thấp nên chưa thúc đẩy cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm an toàn phát

triển theo chuỗi.

(8) Việc triển khai thí điểm xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm

an toàn còn ít về số lượng so với tiềm năng của địa phương do việc phối hợp của

các cơ quan quản lý và ý thức trách nhiệm của người kinh doanh trong việc kinh

doanh sản phẩm an toàn.

(9) Sự chủ động, vào cuộc của các doanh nghiệp, HTX còn chưa cao, có

nơi còn bị động, lúng túng tìm hướng đi.

Những tồn tại hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân: Đầu tư vào

nông nghiệp đem lại lợi nhuận thấp; sự quan tâm của các cấp chính quyền chưa

đúng mức; nhận thức của cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt HTX còn tư

tưởng trông chờ ỷ lại nhà nước...

Phát triển sản xuất tiêu thụ chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp là một

tất yếu, để đẩy mạnh phát triển chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, nhiều chuyên

gia đề nghị thành phố Hà Nội thực hiện tốt một số giải pháp sau:

490

(1) Cần xây dựng và phát triển các chuỗi liên kết sản xuất. Đặc biệt xây

dựng và phát triển các chuỗi sản xuất có chứng nhận VietGAP, VietGHAP,

GlobalGAP, HACCP, GMP, sản xuất theo hướng hữu cơ.

(2) Xác định sản phẩm cần xây dựng chuỗi: Là những sản phẩm có đặc

trưng riêng, có tiềm năng phát triển, ưu tiên sản phẩm của các vùng chăn nuôi tập

trung, sản lượng lớn, các sản phẩm đặc sản của địa phương.

(3) Lựa chọn được doanh nghiệp làm đầu tàu cho các chuỗi. Doanh nghiệp

làm ăn chân chính, có khả năng đầu tư lâu dài trong chăn nuôi, có tư duy về xây

dựng chuỗi liên kết và sẵn sàng chia sẻ lợi ích với các hộ sản xuất.

(4) Phải có cơ quan nhà nước làm trung gian xây dựng chuỗi để đảm bảo

lòng tin ban đầu; chế tài giữa các bên tham gia hợp tác. Mối hợp tác bền vững

phải được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận và hợp đồng giữa các bên.

(5) Hà Nội cần xây dựng, ban hành các cơ chế chính sách đặc thù để hỗ trợ

xây dựng chuỗi, các chính sách phải được tập trung đều ở các khâu sản xuất, sơ

chế, chế biến và thương mại, tiêu thụ sản phẩm; hạ tầng kỹ thuật vùng liên kết...

để động viên khuyến khích kịp thời cho các tác nhân tham gia phát triển chuỗi,

trong đó tập trung vào chính sách đất đai, vốn, chuyển giao khoa học kỹ thuật,

đào tạo tập huấn cán bộ lãnh đạo quản lý, hỗ trợ lãi suất vay vốn, chi phí phân

tích, kiểm định chất lượng sản phẩm... khuyến khích phát triển chuỗi liên kết an

toàn thực phẩm; quy định tạm thời về thông tin (tem, mã,...) đối với thực phẩm

tươi sống bán lẻ; đầu tư xây dựng chợ đầu mối nông sản; tăng cường trách nhiệm

quản lý nhà nước về chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm...

(6) Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, xúc tiến thương mại, phát triển

thương hiệu, định hướng tiêu dùng… để tạo đầu ra ổn định cho các sản phẩm của

các chuỗi. Hỗ trợ thông tin, truyền thông về các sản phẩm của chuỗi liên kết

nhằm thúc đẩy người tiêu dùng.

(7) Phát triển việc hỗ trợ ứng dụng phần mềm hệ thống thông tin điện tử sử

dụng mã QR truy xuất nguồn gốc đảm bảo an toàn thực phẩm tập trung tại các cơ

sở sản xuất, hợp tác xã, trang trại, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở sơ chế, chế biến

quy mô lớn, các chuỗi sản xuất, cửa hàng chuyên doanh, siêu thị, chợ đầu mối.

Tăng tỷ lệ truy xuất nguồn gốc ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ, chợ

bán lẻ đạt từ 30% - 50%.

(8) Tăng cường các hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra và xử phạt

nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm để tạo môi trường cạnh tranh

công bằng cho các sản phẩm của chuỗi liên kết.

491

(9) Đề nghị Trung ương có chính sách đặc thù cho Hà Nội hỗ trợ trực tiếp

cho doanh nghiệp phát triển hệ thống cửa hàng, điểm bán lẻ thực phẩm an toàn...

(10) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sản xuất nông nghiệp, lâm

nghiệp trên địa bàn Thành phố; Thí điểm tích tụ ruộng đất, hình thành vùng sản

xuất nông sản hàng hoá lớn, gắn sản xuất nguyên liệu với công nghiệp chế biến

và thị trường.

(11) Hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ việc liên kết giữa sản xuất và tiêu

thụ nông sản, ví dụ hệ thống kho bãi, đường xá, thủy lợi,…; phát triển đa dạng

các loại hình hạ tầng thương mại phục vụ hoạt động kinh doanh hàng nông sản.

(15) Tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát, đánh giá

hoạt động của các Hợp tác xã; tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu về địa

phương, sản phẩm nông sản mang tính đặc thù của địa phương trên các kênh

thông tin để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Tăng cường công

tác khuyến nông và đào tạo đối với nhóm sản xuất nhưng không chỉ dừng lại ở

kỹ năng, kỹ thuật sản xuất mà cần mở rộng ra các kỹ năng phối hợp, kết nối tiêu

thụ sản phẩm; công tác tuyên truyền để người tiêu dùng chuyển dần từ thói quen

sử dụng thịt nóng sang sử dụng thịt mát, thịt cấp đông đảm bảo nguồn gốc xuất

xứ; Tăng cường công tác quản lý nhà nước, đảm bảo xử lý nghiêm minh, công

bằng, minh bạch đối với các sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, không

có nguồn gốc xuất xứ lưu thông để tạo ra môi trường cạnh tranh công bằng cho

các sản phẩm chăn nuôi theo chuỗi./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 của thành phố Hà Nội

2. Báo cáo tình hình phát triển nông nghiệp Thành phố giai đoạn 2012-2017.

3. Tạp chí tài chính (11/12/2017) khó khăn trong sản xuất nông nghiệp

sạch và liên kết chuỗi.

4. Các Nghị quyết chuyên đề về phát triển nông nghiệp của Hà Nội từ

năm 2012-2017.

492

Kû YÕU HéI TH¶O khoa häc quèc gia

KINH TÕ VIÖT NAM N¡M 2017

Vµ TRIÓN VäNG N¡M 2018 TH¸O Gì RµO C¶N §èI VíI Sù PH¸T TRIÓN CñA DOANH NGHIÖP

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Địa chỉ: 207 Đường Giải Phóng, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Website: http//nxb.neu.edu.vn; Email: [email protected]

Điện thoại/Fax: (024) 36282486

Chịu trách nhiệm xuất bản: TS. NGUYỄN ANH TÖ, Giám đốc Nhà xuất bản

Chịu trách nhiệm nội dung: GS.TS. NGUYỄN THÀNH ĐỘ, Tổng biên tập

Biên tập: TRỊNH THỊ QUYÊN

Chế bản vi tính: LÊ ĐÀO

Thiết kế bìa: NGUYỄN VƢƠNG

Sửa bản in và đọc sách mẫu: TRỊNH THỊ QUYÊN

In 300 cuốn, khổ 19 x 27 cm tại Công ty TNHH In và Photo Anh Tú,

địa chỉ: 197 Trần Đại Nghĩa, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Mã số ĐKXB: 838-2018/CXBIPH/3-168/ĐHKTQD

Mã ISBN: 978-604-946-405-8

Số quyết định xuất bản: 179/QĐ-NXBĐHKTQD cấp ngày 15 tháng 03 năm 2018

In xong và nộp lưu chiểu quý I năm 2018