69
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM SỞ Y TẾ ---*--- KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2 ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM NỘI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM THÁNG 7 NĂM 2016 Chủ nhiệm đề tài: HÀ THỊ HUYỀN, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum Cộng sự: LÊ VĂN KHÁNH, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum TÔ MINH TUẤN, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum PHAN MỸ THỊNH, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum NGUYỄN THỊ TUYẾT SƯƠNG, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum KON TUM – 2016

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

  • Upload
    others

  • View
    14

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

SỞ Y TẾ

---*---

KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU

CHĂM SÓC Y TẾ CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO

ĐƯỜNG TÝP 2 ĐANG ĐIỀU TRỊ TẠI PHÒNG KHÁM

NỘI TỔNG HỢP BỆNH VIỆN ĐA KHOA

TỈNH KON TUM THÁNG 7 NĂM 2016

Chủ nhiệm đề tài: HÀ THỊ HUYỀN, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum

Cộng sự: LÊ VĂN KHÁNH, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum

TÔ MINH TUẤN, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum

PHAN MỸ THỊNH, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum

NGUYỄN THỊ TUYẾT SƯƠNG, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum

KON TUM – 2016

Page 2: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

i

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................. iii

DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................... iv

TÓM TẮT ĐỀ TÀI ......................................................................................... vi

ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 3

1.1. Tổng quan về đái tháo đường týp 2 ...................................................................... 3

1.2. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................................ 14

1.3. Sơ đồ cây vấn đề .................................................................................................... 16

1.4. Vài nét về địa bàn nghiên cứu ................................................................................ 16

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 18

2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 18

2.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................... 18

2.3. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ................................................................... 18

2.4. Cỡ mẫu ................................................................................................................. 18

2.5. Phương pháp chọn mẫu ..................................................................................... 18

2.6. Các biến số, chỉ số nghiên cứu ........................................................................ 19

2.7. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu ...................................................................... 24

2.8. Quy trình thu thập số liệu ................................................................................. 24

2.9. Phương pháp quản lý, xử lý và phân tích số liệu ......................................... 24

2.10. Đạo đức nghiên cứu ......................................................................................... 25

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 26

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................................... 26

3.2. Kiến thức, thái độ, hành vi và nhu cầu chăm sóc y tế của đối tượng nghiên cứu . 31

Chương 4. BÀN LUẬN .................................................................................. 41

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ........................................................... 41

Page 3: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

ii

4.2. Kiến thức, thái độ, hành vi và nhu cầu chăm sóc y tế của đối tượng nghiên cứu . 44

4.3. Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................................... 49

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 50

KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................. 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Page 4: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADA : American Diebetes Association

(Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ)

BMI : Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)

cs : Cộng sự

ĐTĐ : Đái tháo đường

ĐTNC : Đối tượng nghiên cứu

IDF : International Diabetes Federation

Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế

LĐ : Lao động

NC : Nghiên cứu

TĐ : Trình độ

TGMB : Thời gian mắc bệnh

tr : Trang

WHO : World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

Page 5: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Tên bảng Trang

3.1. Phân bố tuổi và giới ở đối tượng nghiên cứu ............................................ 26

3.2. Phân bố dân tộc ở đối tượng nghiên cứu ................................................ 26

3.3. Phân bố nghề nghiệp đối tượng nghiên cứu ........................................... 27

3.4. Phân bố trình độ học vấn ở đối tượng nghiên cứu .................................. 27

3.5. Phân bố chỉ số BMI ở đối tượng nghiên cứu .......................................... 28

3.6. Phân bố thời gian mắc bệnh ở đối tượng nghiên cứu .............................. 28

3.7. Phân bố tiền sử gia đình mắc bệnh ở đối tượng nghiên cứu .................... 29

3.8. Phân bố thói quen hút thuốc lá ở đối tượng nghiên cứu .......................... 29

3.9. Phân bố thói quen uống rượu (bia) ở đối tượng nghiên cứu .................... 29

3.10. Phân bố thói quen ăn muối 6g/ngày ở đối tượng nghiên cứu ................ 30

3.11. Phân bố thói quen tập thể dục 30-60 phút/ ngày ở đối tượng nghiên cứu ...... 30

3.12. Phân bố thói quen ăn rau quả mỗi ngày ở đối tượng nghiên cứu ......... 30

3.13. Kiến thức về tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ở đối tượng nghiên cứu ........ 31

3.14. Kiến thức về đối tượng nguy cơ ở đối tượng nghiên cứu ..................... 31

3.15. Kiến thức về biểu hiện bệnh ở đối tượng nghiên cứu .......................... 32

3.16. Kiến thức về biến chứng bệnh ở đối tượng nghiên cứu ....................... 32

3.17. Kiến thức về phòng bệnh ở đối tượng nghiên cứu ............................... 33

3.18. Kiến thức về điều trị bệnh ở đối tượng nghiên cứu .............................. 33

3.19. Kiến thức về chế độ ăn kiêng ở đối tượng nghiên cứu ......................... 34

3.20. Tư vấn của thầy thuốc về tình hình bệnh ở đối tượng nghiên cứu ........ 34

3.21. Tư vấn của thầy thuốc về phòng bệnh ở đối tượng nghiên cứu ............ 35

3.22. Tư vấn của thầy thuốc về hướng dẫn sử dụng thuốc ở đối tượng nghiên cứu ... 35

3.23. Tư vấn của thầy thuốc về kết quả điều trị ở đối tượng nghiên cứu........ 36

Page 6: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

v

3.24. Tuân thủ tư vấn của thầy thuốc ở đối tượng nghiên cứu ...................... 36

3.25. Điều trị theo đơn của thầy thuốc ở đối tượng nghiên cứu .................... 37

3.26. Tự ý thêm thuốc ở đối tượng nghiên cứu ............................................. 37

3.27. Nhu cầu cung cấp thông tin bệnh ở đối tượng nghiên cứu ................... 38

3.28. Nhu cầu hướng dẫn tập thể dục hợp lý ở đối tượng nghiên cứu ........... 38

3.29. Nhu cầu tư vấn dinh dưỡng ở đối tượng nghiên cứu ............................ 39

3.30. Nhu cầu điều trị ở phòng khám chuyên khoa ở đối tượng nghiên cứu .. 39

3.31. Nhu cầu thành lập câu lạc bộ ở đối tượng nghiên cứu ......................... 40

Page 7: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

vi

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Đái tháo đường là một đại dịch, cướp đi sinh mạng trên 5 triệu người mỗi

năm và cứ 6 giây có một người chết vì căn bệnh này. Việt Nam đứng trong

top 5 nước có số lượng bị mắc đái tháo đường cao nhất trong khu vực. Nhiều

báo cáo cho thấy kiến thức đúng về phòng bệnh, chế độ ăn uống, luyện tập

cũng như sự hiểu biết về chế độ điều trị còn hạn chế là một trong những yếu

tố làm tăng độ nặng của bệnh. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành

làm đề tài này với mục tiêu: (1) Mô tả đặc điểm chung của bệnh nhân đái tháo

đường týp 2 đang điều trị tại phòng khám nội tổng hợp Bệnh viện đa khoa

tỉnh Kon Tum tháng 7 năm 2016. (2) Mô tả kiến thức, thái độ, hành vi và nhu

cầu chăm sóc y tế của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điều trị tại phòng

khám nội tổng hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum tháng 7 năm 2016.

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả trên 69 bệnh nhân

được chẩn đoán đái tháo đường týp 2 đang điều trị tại phòng khám Nội Tổng

hợp bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum tháng 7/2016. Các đối tượng nghiên

cứu được ghi chép các dữ kiện bằng một phiếu điều tra có mã số riêng, thu

thập các thông số về lâm sàng vào phiếu điều tra theo các biến số nghiên cứu.

Tổng hợp, xử lý số liệu và phân tích kết quả trên phần mềm SPSS 18.0.

Kết quả: Trên 50% bệnh nhân không có kiến thức đầy đủ chung về bệnh đái

tháo đường. Trên 80% bệnh nhân được tư vấn về bệnh. Trên 90% bệnh nhân

tuân thủ tư vấn của thầy thuốc và có đến 23,2% tự ý thêm thuốc. Trên 60%

bệnh nhân có nhu cầu chăm sóc y tế.

Khuyến nghị: Mở rộng thêm công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe về

bệnh. Mở phòng khám chuyên khoa nội tiết để ngày càng nâng cao vấn đề tư

vấn, chăm sóc cũng như điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường.

Page 8: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Bệnh đái tháo đường là một bệnh nội tiết chuyển hóa thường gặp nhất và

là một bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên toàn cầu. Bệnh đái tháo đường

là một trong những vấn đề sức khỏe của thế kỷ 21 [24].

Theo báo cáo của Liên đoàn đái tháo đường Quốc tế năm 2015, trên toàn

cầu ước tính có khoảng 8,8% dân số trưởng thành mắc bệnh đái tháo đường.

Trong đó, khu vực Tây Thái Bình Dương có số người bị mắc bệnh đái tháo

đường cao nhất (153 triệu người – 9,3% dân số trưởng thành). IDF cũng ước

tính tỷ lệ tăng của bệnh đái tháo đường trong vòng 20 năm tới thì khu vực này

cũng đứng vị trí thứ 5. Tại Việt Nam, năm 2015 có khoảng 3,5 triệu mắc bệnh

đái tháo đường chiếm tỷ lệ 5,6%. Việt Nam đứng trong top 5 nước có số lượng

bị mắc đái tháo đường cao nhất trong khu vực[37], [31].

Đái tháo đường là một đại dịch, cướp đi sinh mạng trên 5 triệu người

mỗi năm và cứ 6 giây có một người chết vì căn bệnh này. Những biến chứng

nặng nề do đái tháo đường gây ra và chi phí điều trị tốn kém ước tính đến 673

tỷ đô la Mỹ mỗi năm (chiếm 12% tổng chi tiêu trên toàn thế giới). Tại Việt

Nam có khoảng 53.457 người chết do đái tháo đường, chi phí điều trị trung

bình là 162.700 đô la Mỹ cho mỗi bệnh nhân. Chi phí tăng lên theo mức độ

nặng và biến chứng của bệnh [31].

Đái tháo đường typ 2 là do tương tác giữa gen, môi trường và hành vi

mà trong đó hành vi là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng, kiểm soát

được yếu tố này có thể phòng tránh được bệnh và một số nguy cơ có thể kiểm

soát được nếu người dân có kiến thức đúng và thực hành đúng. Kiến thức,

thái độ và thực hành đúng phòng đái tháo đường của người dân ở nước ta còn

Page 9: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

2

rất thấp (< 26%) [25]. Gánh nặng bệnh tật do biến chứng của đái tháo đường

ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh, kinh tế gia đình và sự phát

triển của một quốc gia. Do vậy, phòng chống đái tháo đường là vấn đề cần

quan tâm của tất cả cộng đồng. Tại Việt Nam, phòng chống đái tháo đường là

một trong những chương trình mục tiêu quốc quốc gia về Y tế và ngày 14

tháng 11 hàng năm đã trở thành ngày phòng chống đái tháo đường thế giới.

Nhiều báo cáo cho thấy kiến thức đúng về phòng bệnh, kiến thức về chế dộ ăn

uống, luyện tập cũng như sự hiểu biết về chế độ điều trị còn hạn chế và đây

cũng là một trong những yếu tố làm tăng độ nặng của bệnh [15].

Tại tỉnh Kon Tum chưa có đề tài tìm hiểu về vấn đề này. Xuất phát từ

thực tế trên chúng tôi tiến hành làm đề tài này với mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm chung của bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang

điều trị tại phòng khám nội tổng hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum

tháng 7 năm 2016.

2. Mô tả kiến thức, thái độ, hành vi và nhu cầu chăm sóc y tế của

bệnh nhân đái tháo đường týp 2 đang điều trị tại phòng khám nội tổng hợp

Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum tháng 7 năm 2016.

Page 10: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

3

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2

1.1.1. Định nghĩa đái tháo đường týp 2

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) được Tổ chức Y tế thế giới (WHO – World

Heath Orgnization) định nghĩa là một nhóm các bệnh chuyển hóa đặc trưng bởi

tăng glucose máu mạn tính do hậu quả của thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của

insulin hoặc kết hợp cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ làm tổn

thương, rối loạn và suy chức năng của nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là các

tổn thương ở mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu [24], [36].

ĐTĐ thường tiến triển âm thầm trải qua nhiều giai đoạn [10]. Khi đã xuất

hiện thì thường kèm theo các biến chứng nguy hiểm. ĐTĐ gồm 5 giai đoạn:

- Giảm nhạy cảm với insulin và glucose

- Tăng tiết insulin

- Tế bào β mất nhạy cảm với insulin

- Giảm tiết insulin

- ĐTĐ týp 2

1.1.2. Dịch tễ học đái tháo đường týp 2

Bệnh ĐTĐ là một bệnh nội tiết chuyển hóa thường gặp nhất và là một

bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất trên toàn cầu. Bệnh ĐTĐ là một trong

những vấn đề sức khỏe của thế kỷ 21 [24].

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, năm 1994 chỉ có 110 triệu người

mắc bệnh ĐTĐ thì đến năm 1995 con số này đã tăng lên 135 triệu người (chiếm

4% dân số toàn cầu) [5]. Năm 2015, trên toàn cầu, theo báo cáo của Liên đoàn

ĐTĐ Quốc tế (IDF – International Diabetes Federation) ước tính có khoảng

Page 11: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

4

8,8% dân số - 415 triệu người tuổi từ 20 – 79 mắc bệnh ĐTĐ dự báo vào năm

2040 số người mắc bệnh ĐTĐ 642 triệu người [31].

Năm 2015, khu vực Tây Thái Bình Dương có số người bị mắc bệnh

ĐTĐ cao nhất trên Thế giới 153,2 triệu người – 9,3% dân số trưởng thành, ước

tính trong 20 năm tới con số này sẽ tăng lên 214,8 triệu người. Khu vực này có

số người mắc bệnh ĐTĐ chiếm 37% tổng số ĐTĐ mắc bệnh trên Thế giới. IDF

cũng ước tính tỷ lệ tăng của bệnh ĐTĐ trong vòng 20 năm tới thì khu vực này

cũng đứng vị trí thứ 5 [31].

Năm 2015 cứ 11 người trưởng thành thì sẽ có 1 người mắc bệnh ĐTĐ

ước tính đến năm 2040 cứ 10 người trưởng thành có 1 người mắc bệnh ĐTĐ

đáng lo ngại hơn là cứ 2 người trưởng thành mắc bệnh thì trong đó có 1 người

chưa được phát hiện bệnh. Ba phần tư bệnh nhân ĐTĐ nằm ở các nước có mức

thu nhập trung bình và thấp. Đái tháo đường là một đại dịch, cướp đi sinh mạng

trên 5 triệu người mỗi năm và cứ 6 giây có một người chết vì căn bệnh này.

Những biến chứng nặng nề do đái tháo đường gây ra và chi phí điều trị tốn kém

ước tính đến 673 tỷ đô la Mỹ mỗi năm (chiếm 12% tổng chi tiêu trên toàn thế

giới) [31].

Tại Việt Nam, năm 2015 có khoảng 3,5 triệu mắc bệnh ĐTĐ chiếm tỷ lệ

5,6% [31]. Việt Nam đứng trong top 5 nước có số lượng bị mắc ĐTĐ cao nhất

trong khu vực. Có khoảng 53.457 người chết do ĐTĐ, chi phí điều trị trung

bình là 162.700 đô la Mỹ cho mỗi bệnh nhân [31].

1.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường týp 2

1.1.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường

Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ theo khuyến cáo của Hiệp hội ĐTĐ Mỹ

(ADA – American Diabetes Association) năm 2014. Bệnh nhân được chẩn

đoán ĐTĐ khi thỏa mãn 1 trong 4 điều kiện sau:

(1) HbA1c ≥ 6,5%. Hoặc:

Page 12: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

5

(2) Glucose máu lúc đói ≥ 126mg/dl (7mmol/l). Hoặc:

(3) Glucose máu 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 200mg/dl (≥

11,1mmol/L). Hoặc:

(4) Bệnh nhân có triệu chứng cổ điển của tăng glucose máu hay tăng

glucose máu trầm trọng kèm theo xét nghiệm glucose máu bất kỳ ≥ 200mg/dl

(11,1mmol/l).

Ghi chú:

- Tiêu chuẩn (1), (2), (3) cần phải được xét nghiệm lần 2 trong khi

tiêu chuẩn (4) chỉ cần 1 lần xét nghiệm duy nhất.

- Không cần thiết phải thực hiện tất cả 4 phương pháp trên trừ một số

trường hợp yếu tố nguy cơ cao nhưng kết quả vẫn chưa kết luận.

- Test dung nạp glucose là tiêu chuẩn chẩn đoán tin cậy nhất. Tuy nhiên,

nó không được chỉ định thường qui trên lâm sàng. Xét nghiệm glucose máu đói

vẫn là xét nghiệm được ưa thích để chẩn đoán và tầm soát ĐTĐ [24].

1.1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường týp 2

Trong nghiên cứu của chúng tôi dựa theo tiêu chuẩn của IDF 2005 về

lâm sàng như sau:

- Tuổi ≥ 40 tuổi.

- Trọng lượng ban đầu thường béo phì.

- Khởi bệnh kín đáo.

- Ít uống nhiều.

- Không ăn nhiều và sụt cân.

- Hiếm khi nhiễm toan ceton (nếu không điều trị).

- Xơ vữa mạch máu lớn.

- Không phụ thuộc insulin.

- Có đáp ứng sulfonylurease [30].

Page 13: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

6

1.1.4. Phân loại đái tháo đường

Hiện nay ĐTĐ được chia làm 4 nhóm chính:

1.1.4.1. Đái tháo đường týp 1

Nguyên nhân ĐTĐ týp 1 là do tế bào β của tuyến tụy bị phá hủy, thường

dẫn đến thiếu insulin tuyệt đối. ĐTĐ týp 1 được chia ra thành 2 phân nhóm:

- ĐTĐ týp 1 tự miễn: bệnh có đặc điểm là tế bào β tụy bị tồn thương do

cơ chế tự miễn với các tự kháng thể như: tự kháng thể tế bào đảo tụy (ICA), tự

kháng thể kháng insulin (IAA), tự kháng thể kháng Glutamic Acid

Decarboxylase (GAD), tự kháng thể kháng tyrosine phosphatase (IA-2, IA-2β)

và một số tự kháng thể khác. Bệnh ĐTĐ týp 1 tự miễn thường có xu hướng đi

kèm với các bệnh nội tiết tự miễn khác như: Basedow, Hashimoto, Adison,

bạch biến, thiếu máu ác tính.

- ĐTĐ týp 1 vô căn: bệnh xuất hiện do cơ thể thiếu insulin tuyệt đối

nhưng không tìm ra các bằng chứng của bệnh tự miễn. Bệnh có thể nhiễm

toan ceton, bệnh chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong ĐTĐ týp 1, bệnh thường gặp ở

người châu Phi, châu Á, có tính di truyền mạnh [24], [23].

1.1.4.2. Đái tháo đường týp 2

ĐTĐ týp 2 chiếm 90-95% bệnh ĐTĐ. Trước đây người ta gọi là bệnh

ĐTĐ không phụ thuộc insulin, ĐTĐ týp 2 hoặc ĐTĐ khởi phát ở người

trưởng thành bao gồm những người có đề kháng insulin gây thiếu hụt insulin

tương đối, những BN này không cần điều trị insulin suốt đời. Nguyên nhân

ĐTĐ týp 2 là do đề kháng insulin kèm thiếu insulin tương đối. Phần lớn

bệnh nhân ĐTĐ týp 2 do tình trạng béo phì gây ra đề kháng insulin. Một số

bệnh nhân tuy khi đo các chỉ số BMI (Body Mass Index) không béo phì

nhưng có thể có tăng tỉ lệ mỡ cơ thể tập trung chủ yếu ở vùng bụng. Sự đề

kháng insulin có thể được cải thiện với sự giảm trọng lượng và/hoặc điều trị

tăng đường huyết nhưng hiếm khi phục hồi như bình thường.

Page 14: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

7

ĐTĐ týp 2 chiếm tỉ lệ lớn nhưng thường không được chẩn đoán sớm.

Bệnh thường có biểu hiện kín đáo trong những năm dài trước khi được

chẩn đoán. Tuy nhiên trong những giai đoạn này bệnh đã có những nguy cơ

xuất hiện biến chứng. Phần lớn BN được phát hiện trong bối cảnh xuất hiện

biến chứng hoặc qua điều tra cơ bản ĐTĐ [24], [23].

*Phân loại ĐTĐ týp 2

Về hình thái lâm sàng ĐTĐ týp 2 được chia ra làm 2 loại:

- ĐTĐ týp 2 thể béo: chiếm 85% các trường hợp ĐTĐ týp 2. Đa số các

trường hợp này có kháng insulin ở tế bào đích. Nguyên nhân thường do

khiếm khuyết ở hậu thụ thể insulin.

- ĐTĐ týp 2 thể không béo: chiếm 15% còn lại, thường đáp ứng tốt với

chế độ ăn và thuốc uống. Đa số những người bệnh này hoạt động của insulin

có vấn đề ở mức hậu thụ thể. Khi làm test chẩn đoán đáp ứng của insulin

thường biểu hiện bằng việc mất pha đầu hoặc đáp ứng chậm [4].

1.1.4.3. Các týp đái tháo đường đặc thù khác

- Thương tổn chức năng tế bào β di truyền

- Thương tổn tác dụng insulin di truyền

- Bệnh lý tụy ngoại tiết

- Các bệnh lý nội tiết

- Do thuốc, hóa chất

- Nhiễm trùng

- ĐTĐ tự miễn hiếm gặp

- Các hội chứng di truyền khác

1.1.4.4. Đái tháo đường thai nghén

ĐTĐ thai nghén là do sự giảm dung nạp glucose hoặc ĐTĐ được phát

hiện lần đầu trong lúc mang thai.

Page 15: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

8

Bệnh ĐTĐ ngày nay được phân loại thành 4 nhóm chính nhưng thực tế

thường gặp là ĐTĐ týp 1 và ĐTĐ týp 2, trong đó ĐTĐ týp 2 chiếm đa số

[24], [23].

Tiêu chuẩn phân loại ĐTĐ theo IDF 2005[19]:

Bảng 1.2. Tiêu chuẩn phân loại ĐTĐ theo IDF 2005

Đặc điểm ĐTĐ týp 1 ĐTĐ týp 2

Khởi phát Rầm rộ, đủ các triệu

chứng

Chậm, thường không rõ

triệu chứng

Biểu hiện lâm sàng

- Sụt cân nhanh chóng

- Đái nhiều

- Uống nhiều

- Thể trạng béo

- Có tiền sử gia đình

- Đặc tính dân tộc, có tỷ

lệ mắc bệnh cao

- Chứng gai đen

- Hội chứng buồng

trứng đa nang (PCOS)

Nhiễm ceton Dương tính Thường không có

C-peptide Thấp/mất Bình thường hoặc tăng

Kháng thể - ICA dương tính

- Anti-GAD dương tính

- ICA âm tính

- Anti-GAD âm tính

Điều trị Bắt buộc dùng insulin Thay dổi lối sống, thuốc

viên hoặc insulin

Kết hợp với bệnh tự

miễn khác Có Không

1.1.5. Yếu tố nguy cơ của đái tháo đường týp 2

1.1.5.1. Các yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền đóng vai trò rất quan trọng trong bệnh ĐTĐ týp 2.

Page 16: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

9

Những đối tượng có mối quan hệ huyết thống với người bị bệnh ĐTĐ như

có bố, mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh ĐTĐ có nguy cơ bị bệnh ĐTĐ cao

gấp 4-6 lần người bình thường (trong gia đình không có ai mắc bệnh ĐTĐ).

Nhất là những đối tượng mà cả bên nội và ngoại đều có người mắc bệnh

ĐTĐ. Khi cha hoặc mẹ bị bệnh ĐTĐ thì nguy cơ bị bệnh ĐTĐ của con là

30%, khi cả hai cha mẹ đều bị bệnh thì nguy cơ này tăng tới 50% [5].

1.1.5.2. Tuổi

Tuổi mắc bệnh ĐTĐ thay đổi theo sắc tộc, ở Tây Âu tuổi mắc bệnh ở

người da vàng trẻ hơn, thường trên 30 tuổi, ở người da trắng thường trên 50

tuổi [5].

Yếu tố tuổi (đặc biệt là độ tuổi từ 50 trở lên) được xếp lên vị trí đầu tiên

trong số các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ týp 2 . Ở châu Á, bệnh ĐTĐ týp 2

có tỷ lệ cao ở những người trên 30 tuổi, ở châu Âu bệnh thường xảy ra sau tuổi

50. Từ 65 tuổi trở lên, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ lên tới 16% [34].

1.1.5.3. Giới tính

Tỷ lệ mắc tiền ĐTĐ và ĐTĐ ở 2 giới nam và nữ thay đổi tùy thuộc

vào các vùng dân cư khác nhau. Ở Bắc Mỹ và Tây Âu tỷ lệ nữ/nam thường

là 1/4. Ngay trong quần thể NC tỷ lệ nữ/nam còn tùy thuộc vào tuổi, điều

kiện sống, ở đô thị Thái Bình Dương tỷ lệ nữ/nam là 3/1 trong khi ở Trung

Quốc, Malaysia, Ấn Độ tỷ lệ mắc ĐTĐ tương đương nhau ở cả hai giới [9].

1.1.5.4. Chủng tộc

Tỷ lệ mắc bệnh và tuổi mắc bệnh ĐTĐ thay đổi theo sắc tộc, ở Tây

Âu tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 ở người da vàng cao hơn người da trắng từ 2-

4 lần, tuổi mắc bệnh ở người da vàng trẻ hơn, thường trên 30 tuổi, ở người

da trắng thường trên 50 tuổi [5].

1.1.5.5. Béo phì

Theo các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới yếu tố nguy cơ mạnh

Page 17: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

10

mẽ nhất tác động lên khả năng mắc bệnh là béo phì. Tỷ lệ mắc béo phì

trong cộng đồng dân cư và tỷ lệ mắc ĐTĐ týp 2 luôn song hành [7].

Béo phì là một trong những nguy cơ có thể phòng tránh được của

bệnh ĐTĐ týp 2. Ở Pháp 40-60% người béo phì bị bệnh ĐTĐ týp 2 và 70-

80% người bệnh ĐTĐ týp 2 bị béo phì. NC của Frank và cs từ năm 1980 đến

năm 1986 được thực hiện trên 84.941 phụ nữ không bị bệnh ĐTĐ tại thời

điểm bắt đầu NC; kết quả cho thấy thừa cân và béo phì là nguy cơ số 1 của

bệnh ĐTĐ týp 2 [5].

1.1.5.6. Béo bụng

Béo bụng còn được gọi là béo phì dạng nam là một thuật ngữ chỉ

những người mà phân bố mỡ ở bụng, nội tạng và phần trên cơ thể chiếm

tỷ trọng đáng kể. Béo bụng ngay cả với những người cân nặng không thực

sự xếp vào loại béo phi hoặc béo phì vừa phải (BMI<25kg/m2) là một yếu

tố nguy cơ độc lập gây ra rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp và rối loạn

chuyến hóa đường [7].

1.1.5.7. Hoạt động thể lực

Nhiều NC khác nhau trên thế giới đã cho thấy việc tập luyện thể lực

thường xuyên có tác dụng làm giảm nhanh nồng độ glucose huyết tương ở

bệnh nhân ĐTĐ typ 2, đồng thời giúp duy trì sự bình ổn của lipid máu, huyết

áp, cải thiện tình trạng kháng insulin và giúp cải thiện tâm lý. Sự phối hợp

hoạt động thể lực thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn có thể giúp làm giảm

58% tỷ lệ mới mắc ĐTĐ typ 2. Khoảng 20 phút hoạt động thể lực hàng ngày

có thể làm giảm 27% nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ và giúp giảm cân [39], [38].

1.1.5.8. Chế độ ăn

Nhiều NC đã nhận thấy tỷ lệ bệnh ĐTĐ tăng cao ở những người có

chế độ ăn nhiều chất béo bão hoà, nhiều carbohydrat tinh chế. Ngoài ra thiếu

hụt các yếu tố vi lượng hoặc vitamin góp phần làm thúc đẩy sự tiến triển

Page 18: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

11

bệnh ở người trẻ tuổi cũng như người cao tuổi, ở người già mắc bệnh ĐTĐ

có sự tăng sản xuất gốc tự do, nếu bổ sung các chất chống oxy hoá như

vitamin C, vitamin E thì phần nào cải thiện được hoạt động của insulin và

quá trình chuyển hoá. Một số người cao tuổi mắc ĐTĐ bị thiếu magie và

kẽm, khi được bổ sung những chất này đã cải thiện tốt được chuyển hoá

glucose. Chế độ ăn nhiều chất xơ, ăn ngũ cốc ở dạng chưa tinh chế (khoai,

củ) ăn nhiều rau làm giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ [12], [5].

1.1.5.9. Rối loạn lipid máu

Rối loạn lipid máu thường gặp ờ bệnh nhân ĐTĐ týp 2 và những

người béo phì. Rối loạn lipid máu liên quan đến đề kháng insulin hoặc rối

loạn tiết insulin. Kiểu rối loạn lipid máu thường gặp trên bệnh nhân ĐTĐ týp

2 là tăng triglyceride ≥ 2,82 mmol/1 (250mg/dl) và giảm HDL-C < 0,9

mmol/1 (3,5mg/dl). Đây là yếu tố nguy cơ có liên quan đến xơ vữa động

mạch. Là nguyên nhân chính của nhồi máu cơ tim, làm gia tăng tỷ lệ từ vong

ở bệnh nhân ĐTĐ [5].

1.1.5.10. Tăng huyết áp

Trong tiền ĐTĐ có sự đề kháng insulin. Chính sự tăng tiết insulin có

thể làm tăng huyết áp do một hoặc nhiều cơ chế sau: Tăng insulin và gia tăng

hoạt tính giao cảm kích thích sự hấp thu muối tại thận, dẫn đến gia tăng thể

tích. Làm gia tăng hoạt tính hệ thống thần kinh giao cảm. Ức chế sản xuất 2

loại prostaglandine gây giãn mạch (PGI2, PGE2). Ức chế tác dụng của

catecholamine lên sự sản xuất chất prostacyline (tổ chức mỡ), gây gia tăng

sức cản ngoại biên [7].

1.1.5.11. Các yếu tố khác

- Stress

- Bệnh nhân có bệnh mạch vành đi kèm là nguy cơ tiền ĐTĐ.

- Có tình trạng đề kháng insulin: hội chứng buồng trứng đa nang,

Page 19: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

12

chứng gai đen.

- Lối sống phương tây hoá, thành thị hoá, hiện đại hoá.

- Các yếu tố liên quan đến thai nghén (tình trạng sinh, ĐTĐ thai kỳ, ĐTĐ,

con cháu của nhũng phụ nữ ĐTĐ khi mang thai, môi trường trong tử cung) [5].

1.1.6. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường týp 2

Theo định nghĩa thì ĐTĐ týp 2 không chỉ có đường huyết cao mà là

tình trạng rối loạn chuyển hóa nhiều thành phần (đường, mỡ, đạm). Nguyên

nhân là sự kết hợp của 2 tình trạng: giảm tiết insulin tương đối của tế bào β

tuyến tụy do sự kháng insulin tại mô đích [18].

Đặc điểm nổi bật của sinh lý bệnh ĐTĐ týp 2 là những rối loạn không

đồng nhất biểu hiện bằng sự giảm nhạy cảm với insulin ở gan, cơ vân, mô mỡ

và sự suy chức năng của tế bào β biểu hiện bằng những rối loạn tiết insulin.

Để duy trì lượng glucose máu bình thường cần có sự điều hòa 3 yếu tố về

insulin: một là bài tiết insulin từ tế bào β, thứ hai là quá trình thu nạp và sử

dụng insulin ở mô ngoại vi (chủ yếu là từ cơ vân và một phần mô mỡ), thứ ba

là ức chế sản xuất insulin ở gan (một phần là ở ruột) [4].

Theo sinh lý khi lớn tuổi thì tế bào β tuyến tụy tiết insulin giảm đi. Tốc

độ giảm nhanh hay chậm chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền và bệnh lý.

Tình trạng kháng insulin cũng chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền song nó

bộc lộ rõ khi có những yếu tố khác tác động đến (như chế độ ăn không hợp lý,

mập, lối sống ít vận động, hút thuốc…). Tác dụng insulin tại các mô mất dần

đưa đến tình trạng thiếu insulin tương đối của cơ thể. Từ đó làm cho đường và

acid béo tự do tăng cao trong máu, ức chế tế bào β tuyến tụy làm giảm tiết

insulin (tình trạng này được gọi là tình trạng ngộ độc đường và mỡ). Đầu tiên

tuyến tụy còn tăng hoạt động để bù lại tình trạng thiếu insulin tương đối nên

đường huyết có thể tạm thời không tăng. Dần dần, khả năng này không còn

nữa và xuất hiện ĐTĐ týp 2 thực sự [4], [7].

Page 20: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

13

Tình trạng đề kháng insulin không chỉ gây nên những rối loạn chuyển

hóa mà nó còn liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ đối với bệnh lý tim mạch

khác như: tăng huyết áp, béo phì, giảm tiêu huyết, rối loạn tế bào nội

mạc…Tất cả các yếu tố này xâu chuỗi một cách hệ thống lại với cái tên “Hội

chứng đề kháng insulin” hay “Hội chứng chuyển hóa”. Tất cả yếu tố trong hội

chứng này đều là những yếu tố nguy cơ với bệnh lý tim mạch một cách độc

lập. Nó có thể phát triển từ 20 – 30 năm trước khi khởi phát ĐTĐ týp 2 thực

sự [3].

1.1.7. Các biến chứng của đái tháo đường

1.1.7.1. Biến chứng cấp

- Hạ glucose máu.

- Nhiễm toan ceton và hôn mê nhiễm toan ceton.

- Hôn mê nhiễm toan acid lactic.

- Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu.

- Các bệnh nhiễm trùng cấp tính.

1.1.7.2. Biến chứng mạn

- Tim mạch:

+ Nhồi máu cơ tim.

+ Bệnh cơ tim.

+ Xơ vữa động mạch.

- Mắt:

+ Bệnh lý võng mạc ĐTĐ.

+ Các biến chứng mắt ngoài võng mạc.

- Thận: bệnh lý vi mạch thận gây xơ hóa cầu thận dẫn đến suy thận

mạn.

- Thần kinh:

+ Bệnh lý đa dây thần kinh – bệnh lý thần kinh lan tỏa.

Page 21: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

14

+ Bệnh lý thần kinh ổ.

+ Bệnh lý thần kinh tự động.

- Bệnh lý bàn chân ĐTĐ.

- Rối loạn chức năng sinh dục [4].

1.2. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.2.1. Một số nghiên cứu ngoài nước

Anju Gautam và cs (2014) tiến hành một điều tra cắt ngang trên 244

bệnh nhân ĐTĐ (52,5% nữ) cho thấy, 18% đối tượng không biết chữ, 24,6%

đến từ nông thôn, 9,8% có hút thuốc lá, 16% uống rượu, 17,6% không hoạt

động thể lực. NC còn cho biết điểm trung bình cho kiến thức, thái độ, thực

hành tương ứng 81, 40 và 41. Trong tất cả các đối tượng 12,3% có kiến thức

đúng; 12,8% có thái độ đúng và 16% có thực hành đúng. Nữ có kiến thức

(53,3%) và thái độ thực hành (59,0%) cao hơn nam (p>0,05) [20].

NC của Shah V. N. và cs (2007) tiến hành trên 238 bệnh nhân ĐTĐ

trong đó: 52% là nam giới; tuổi trung bình 55,82±10,2 năm; cân nặng trung

bình 64,52±10,96 kg; thời gian mắc bệnh trung bình 8,2±6,8 năm. 46% bệnh

nhân biết sinh lý bệnh; gần 50% biết biến chứng bệnh; 46,63% biết thế nào là

bệnh ĐTĐ; 17,64% biết nguyên nhân gây bệnh; 38,23% nghĩ rằng bệnh ĐTĐ

có thể chữa khỏi; 82,77% biết làm thế nào để phát hiện ĐTĐ. Về vấn đề làm

thế nào để kiểm soát ĐTĐ 51,23% biết các bài tập thể dục; 74,78% biết thay

đổi chế độ ăn uống; 7,14% biết ngừng hút thuốc lá, uống rượu. 83,16% nghĩ

rằng tập thể dục có lợi cho bệnh trong đó có đến 84,05% nghĩ rằng các bài tập

thể dục chỉ người béo phì mới cần tập. 53,37% nghĩ rằng những chất có vị

đắng có thể chữa khỏi bệnh ĐTĐ. 65,12% tự chăm sóc bệnh ĐTĐ; 54,21% ăn

trái cây thường xuyên; 31,93% ăn rau xanh hàng ngày; 10,08% tự theo dõi

đường huyết tại nhà; 70,16% kiểm tra dường huyết hàng tháng; 38,65% có

dùng thêm thảo dược; 56% thường xuyên kiểm tra bàn chân. Trong nghiên

Page 22: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

15

cứu này tác giả cũng cho biết hầu hết bệnh nhân không hài lòng với thời gian

tư vấn của bác sĩ điều trị. Thời gian tư vấn ít hơn 5 phút gần 50%; 85,29%

được tư vấn về bệnh; 85,29% được tư vấn về chế độ ăn uống; 64,28% được tư

vấn về các bài tập thể dục; 34,43% được tư vấn kiểm tra bàn chân thường

xuyên; 33,61% được khuyến khích tự chăm sóc bệnh [35].

Gul N. NC trên 100 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 tuổi trung bình 50±5 năm

với tỉ lệ nam nữ là 1:3. NC cho thấy nhận thức của bệnh nhân về bệnh ĐTĐ

còn thấp. 33,5% biết kiểm soát đường máu; 69% biết trả lời chính xác các yếu

nguy cơ; 39% biết biến chứng bệnh. 61% thường xuyên kiểm tra đường huyết

nhưng chỉ số ít trong đó biết đường máu mục tiêu. Chỉ có 1/6 bệnh nhân trả

lời chính xác câu hỏi liên quan đến dinh dưỡng. 92% trả lời huyết áp cao là

yếu tố nguy cơ; 70% trả lời hút thuốc lá; 76% trả lời lối sống ít vận động;

66% trả lời trọng lượng cơ thể tăng; 42% trả lời tăng lipid máu. Nhận thức về

biến chứng thận và mắt khá thấp. Các bác sĩ là nguồn cung cấp thông tin

chính cho bệnh nhân [27].

1.2.2. Một số nghiên cứu trong nước

Một NC được tiến hành trên 232 (138 nam và 94 nữ) bệnh nhân ĐTĐ

type 2 đến khám lần đầu tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thái Bình cho thấy,

43,1% có độ tuổi ≥ 60 tuổi, 53,9% lao động chân tay. 44,8% có hiểu biết kiến

thức chung về bệnh, nữ chiếm 47,9% cao hơn so với nam giới (42,8%) với

p>0,05. Trong đó, kiến thức đúng về phòng bệnh 65,1%; về biểu hiện của

bệnh 55,1%; về các đối tượng nguy cơ 53,0%. Kiến thức đúng về biến chứng,

điều trị bệnh chiếm tỉ lệ tương đối thấp (24,6% và 19,8%). Nhu cầu chăm sóc

của đối tượng nghiên cứu chiếm tỉ lệ cao: kiểm tra sức khỏe định kỳ (94,8%);

cung cấp thông tin bệnh (93,1%); hướng dẫn điều trị (81,9%); được hướng

dẫn bài tập thể dục hợp lý và được tham gia câu lạc bộ phòng chống bệnh

chiếm tỉ lệ 65,5%-72,4% [1].

Page 23: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

16

Một NC tại Bình Định trên 460 người từ 30 đến 69 tuổi. Kết quả NC

cho thấy: OR cho kiến thức chung “không đạt” về ĐTĐ ở nhóm người có học

vấn < trung học phổ thông, nghề nông và có người nhà bị ĐTĐ lần lượt là

7,1; 2,4 và 15,1 với p < 0,05. OR cho thực hành phòng bệnh “không đạt” ở

nam giới; tuổi 30 - 44; học vấn < trung học phổ thông; nghề nông và người

nhà có tiền sử ĐTĐ lần lượt là 4,6; 1,8; 1,6 và 2,6 với p < 0,05. OR thực hành

phòng ĐTĐ “không đạt” ở nhóm người có kiến thức chung về ĐTĐ “không

đạt” là 8,8 (p < 0,05) [6].

1.3. SƠ ĐỒ CÂY VẤN ĐỀ

1.4. VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Kon Tum là tỉnh miền núi, nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, có diện tích tự

nhiên 9.689,61 km2, chiếm 3,1% diện tích toàn quốc, phía bắc giáp tỉnh

Quảng Nam (chiều dài ranh giới 142 km), phía nam giáp tỉnh Gia Lai (203

km), phía đông giáp Quảng Ngãi (74 km), phía tây giáp hai nước Lào và

Campuchia (có chung đường biên giới dài 280,7 km). Kon Tum nằm ở phía

tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ bắc xuống nam và từ đông sang tây.

Nâng cao chất

lượng điều trị bệnh

đái tháo đường

Kiến thức của

người bệnh

Thái độ thực hành

của người bệnh

Tư vấn của

thầy thuốc

Kết quả điều

trị hiện tại

Nhu cầu chăm sóc

của người bệnh

Page 24: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

17

Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng: đồi núi, cao nguyên và vùng trũng

xen kẽ nhau. Trong đó địa hình đồi, núi chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh.

Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, có 2 mùa rõ rệt:

mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến

tháng 3 năm sau. Toàn tỉnh hiện có 09 huyện và 01 thành phố với 102 xã,

phường, thị trấn (trong đó có 61 xã đặc biệt khó khăn) và 859 thôn, tổ dân

phố. Trong đó có 86 xã thuộc khu vực nông thôn. Dân số trung bình 510.902

người với 115.233 hộ gia đình. Trong đó dân số khu vực nông thôn là

348.191 người với 78.165 hộ gia đình. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh: 26,11%.

Kinh tế nông lâm nghiệp là chính, thu nhập bình quân đầu người hàng năm

thấp. Toàn tỉnh có 28 thành phần dân tộc (các dân tộc Ba Na, Xê Đăng, Giẻ

Triêng, Gia Rai, Brâu, Rơ Mâm chiếm 50,3%) [16].

Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum được thành lập năm 1990 từ một

Bệnh viện đa khoa khu vực với quy mô nhỏ, trang thiết bị y tế nghèo nàn, lạc

hậu đến nay là một bệnh viện hạng II trực thuộc tỉnh với quy mô 458 giường.

Trong nhiều năm qua, trung bình mỗi năm thực hiện được hơn 25.000 lượt

điều trị nội trú, hơn 145.000 lượt điều trị ngoại trú, 8000 lượt phẫu thuật… tất

cả đều đạt và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được giao, thực hiện nhiều kỹ thuật

khó, kỹ thuật tuyến trên, kỹ thuật mới giúp người bệnh không phải chuyển

tuyến, góp phần đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân tỉnh nhà, tiết

kiệm chi phí cho gia đình khi phải chăm nuôi người nhà tại bệnh viện tuyến

trên. Phòng khám Nội tổng hợp thuộc khoa khám Bệnh viện đa khoa tỉnh là

nơi bệnh nhân đái tháo đường týp 2 khám và điều trị chủ yếu trên toàn tỉnh.

Page 25: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

18

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh

Các bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu của chúng tôi là những bệnh

nhân đã được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 đang điều trị tại phòng khám Nội Tổng

bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum.

2.1.4. Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ týp 2 kèm một số bệnh sau: tâm thần, tai

biến mạch máu não, câm điếc, sa sút trí tuệ, không biết chữ.

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia NC.

2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng phương pháp nghiên

cứu định lượng.

2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.3.1. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ ngày 01 đến 30 tháng 7 năm 2016.

2.3.2. Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện tại phòng khám Nội Tổng hợp Bệnh viện

Đa khoa tỉnh Kon Tum.

2.4. CỠ MẪU

Lấy mẫu thuận tiện.

2.5. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU

Chọn tất cả bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đang điều trị tại phòng khám Nội Tổng

hợp đến khám định kỳ trong thời điểm nghiên cứu.

Page 26: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

19

2.6. CÁC BIẾN SỐ, CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU

2.6.1. Các biến số, chỉ số nghiên cứu

TT Tên biến số Định nghĩa Phân

loại

PP thu

thập

A ĐẶC ĐIỂM CHUNG ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1 Giới Là giới tính của đối tượng nghiên

cứu gồm 02 giá trị:

- Nam

- Nữ

Biến

nhị

phân

Phát

vấn

2

Tuổi

Tuổi của ĐTNC nghiên cứu, tính

theo năm dương lịch cho đến thời

điểm phỏng vấn.

Liên

tục

Phát

vấn

3

Nhóm tuổi

Tuổi được chia thành 04 nhóm:

- < 60 tuổi

- ≥ 60 tuổi

Thứ

hạng

Phát

vấn

4

Nghề nghiệp

Là nghề nghiệp mang lại thu nhập

chính cho người được phỏng vấn,

gồm 03 giá trị:

- Lao động trí óc

- Lao động chân tay

- Không lao động (nội trợ, thất

nghiệp, hưu trí)

Danh

mục

Phát

vấn

5

Trình độ

học vấn

Tính theo cấp học, gồm 03 giá trị:

- Tiểu học

- Trung học cơ sở

- Trung học phổ thông trở lên

Thứ

hạng

Phát

vấn

6 Dân tộc Dân tộc của người được phỏng Nhị Phát

Page 27: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

20

vấn, gồm 2 giá trị:

- Dân tộc Kinh

- Dân tộc khác

phân vấn

7 Thời gian

phát hiện

bệnh ĐTĐ

týp 2

Thời gian phát hiện bệnh là

khoảng thời gian kể từ khi được

chẩn ĐTĐ cho đến khi tiến hành

lấy mẫu. Chia thời gian phát hiện

bệnh thành 3 nhóm:

- Nhóm < 5 năm

- Nhóm 5 – 10 năm

- Nhóm > 10 năm

Biến

danh

mục

Phát

vấn

8 Tiền sử gia

đình mắc

bệnh ĐTĐ

Có 02 giá trị:

- Có

- Không

Nhị

phân

Phát

vấn

9 Tiền sử hút

thuốc lá (thuốc

lào)

Có 03 giá trị:

- Có

- Không

- Đã bỏ

Danh

mục

Phát

vấn

10 Thói quen

uống rượu bia

Có 02 giá trị:

- Có

- Không

Nhị

phân

Phát

vấn

11 Thói quen ăn

muối 6 gam

muối hay 1

thìa cà phê

muối mỗi

ngày

Có 03 giá trị:

- Ít hơn

- Nhiều hơn

- Không rõ

Danh

mục

Phát

vấn

12 Thói quen tập

thể dục 30-60

Có 03 giá trị: Danh Phát

Page 28: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

21

phút mỗi ngày - Ít hơn

- Nhiều hơn

- Khoảng thời gian đó

mục vấn

13 Thói quen ăn

rau, quả mỗi

ngày

Có 02 giá trị:

- Có

- Không

Nhị

phân

Phát

vấn

B KIẾN THỨC VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở ĐTNC

14 Hiểu biết về

tiêu chuẩn

chẩn đoán

bệnh

Có 03 giá trị:

- Có

- Không

- Có nhưng không rõ ràng

Danh

mục

Phát

vấn

15 Hiểu biết về

đối tượng

nguy cơ gây

bệnh

Có 03 giá trị:

- Có

- Không

- Có nhưng không rõ ràng

Danh

mục

Phát

vấn

16 Hiểu biết về

biểu hiện

bệnh

Có 03 giá trị:

- Có

- Không

- Có nhưng không rõ ràng

Danh

mục

Phát

vấn

17 Hiểu biết về

biến chứng

bệnh

Có 03 giá trị:

- Có

- Không

- Có nhưng không rõ ràng

Danh

mục

Phát

vấn

18 Hiểu biết về

cách phòng

bệnh

Có 03 giá trị:

- Có

- Không

- Có nhưng không rõ ràng

Danh

mục

Phát

vấn

19 Hiểu biết về

điều trị bệnh

Có 03 giá trị:

- Có

- Không

- Có nhưng không rõ ràng

Danh

mục

Phát

vấn

20 Hiểu biết về

chế độ ăn

Có 03 giá trị:

- Có Danh Phát

Page 29: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

22

kiêng - Không

- Có nhưng không rõ ràng

mục vấn

C TƯ VẤN CỦA THẦY THUỐC VỀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

21 Tư vấn về

tình hình bệnh

Có 03 giá trị:

- Có

- Không

- Có nhưng không rõ ràng

Danh

mục

Phát

vấn

22 Tư vấn về

phòng bệnh

Có 03 giá trị:

- Có

- Không

- Có nhưng không rõ ràng

Danh

mục

Phát

vấn

23 Hướng dẫn sử

dụng thuốc

Có 03 giá trị:

- Có

- Không

- Có nhưng không rõ ràng

Danh

mục

Phát

vấn

24 Tư vấn về kết

quả điều trị

Có 03 giá trị:

- Có

- Không

- Có nhưng không rõ ràng

Danh

mục

Phát

vấn

D THÁI ĐỘ, HÀNH VI Ở ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

25 Tuân thủ theo

tư vấn của

thầy thuốc

Có 03 giá trị:

- Có

- Không

- Không tuyệt đối

Danh

mục

Phát

vấn

26 Điều trị bệnh

theo đơn của

thầy thuốc

Có 03 giá trị:

- Có

- Không

- Không tuyệt đối

Danh

mục

Phát

vấn

27 Tự ý thêm

thuốc ngoài tư

vấn của thầy

thuốc

Có 02 giá trị:

- Có

- Không

Nhị

phân

Phát

vấn

E NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Page 30: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

23

28 Nhu cầu cung

cấp thông tin

bệnh

Có 02 giá trị:

- Có

- Không

Nhị

phân

Phát

vấn

29 Nhu cầu

hướng dẫn

các bài tập thể

dục hợp lý

Có 02 giá trị:

- Có

- Không

Nhị

phân

Phát

vấn

30 Nhu cầu tư

vấn dinh

dưỡng

Có 02 giá trị:

- Có

- Không

Nhị

phân

Phát

vấn

31 Nhu cầu điều

trị ở phòng

khám chuyên

khoa ĐTĐ

Có 02 giá trị:

- Có

- Không

Nhị

phân

Phát

vấn

32 Nhu cầu

thành lập câu

lạc bộ phòng

chống ĐTĐ

Có 02 giá trị:

- Có

- Không

Nhị

phân

Phát

vấn

2.6.2. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

Chỉ số khối cơ thể và vòng bụng

Đánh giá béo phì: Áp dụng tiêu chuẩn đánh giá béo phì của WHO

năm 2000 dành cho người trưởng thành châu Á và châu Âu. Đối với người

châu Á trưởng thành BMI không tăng khi BMI < 23 kg/m2 và tăng khi BMI

≥ 23 kg/m2. Đối với người châu Âu trưởng thành BMI không tăng khi BMI

< 25 kg/m2 và tăng khi BMI ≥ 25 kg/m2 [28]. Tiêu chuẩn chẩn đoán béo

phì dạng nam của Liên đoàn ĐTĐ quốc tế IDF 2005 đối với chỉ số vòng

bụng. Một người được chẩn đoán béo phì dạng nam khi số đo vòng bụng

của nam ≥ 90 cm và nữ ≥ 80 cm đối với người Nam Á và số đo vòng bụng

của nam ≥ 102 cm và nữ ≥ 88 cm đối với người châu Âu [29].

Page 31: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

24

2.7. KỸ THUẬT VÀ CÔNG CỤ THU THẬP SỐ LIỆU

2.7.1. Thu thập số liệu

Thu thập số liệu bằng cách phát phiếu thu thập số liệu cho đối tượng

nghiên cứu là bệnh nhân ĐTĐ týp 2 đang điều trị tại phòng khám Nội Tổng

Hợp Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, hướng dẫn đối tượng tự điền vào

phiếu, sau đó hẹn nhận lại phiếu sau lần tái khám tiếp theo.

2.7.2. Công cụ thu thập số liệu

Sử dụng bộ câu hỏi có cấu trúc.

2.7.3. Kiểm soát sai lệch thông tin

- Liệt kê và định nghĩa từng biến số cụ thể, đầy đủ và rõ ràng.

- Xây dựng bộ câu hỏi phát vấn phù hợp sát với mục tiêu nghiên cứu.

- Lựa chọn những người có kinh nghiệm trong phát vấn, trước khi điều

tra, tiến hành hội ý thống nhất các kỹ thuật phát vấn.

- Thu thập đầy đủ các thông tin trong bộ câu hỏi.

- Kiểm tra tính đầy đủ của các thông tin, những phiếu không đảm bảo

yêu cầu thì tiến hành phát vấn lại hoặc loại bỏ và phát vấn đối tuợng mới để

bổ sung.

2.8. QUY TRÌNH THU THẬP SỐ LIỆU

- Mỗi đối tượng tham gia nghiên cứu được ghi chép các dữ kiện bằng

một phiếu điều tra có mã số riêng cho từng đối tượng.

- Thu thập các thông tin vào phiếu nghiên cứu.

- Mẫu được lấy liên tục theo số lượng bệnh nhân đến khám cho đến

khi đủ đối tượng.

- Tổng hợp, xử lý số liệu và phân tích kết quả.

2.9. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ, XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

- Số liệu sau khi thu thập được mã hóa, làm sạch và nhập bằng phần

mềm SPSS18.0.

Page 32: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

25

- Xử lý số liệu bằng phương pháp thông kê y học ứng dụng phần mềm

SPSS18.0 để phân tích.

- Các thuật toán được sử dụng [14], [17].

+ Các tỷ lệ được trình bày dưới dạng phần trăm (%) và kiểm định sự

khác biệt giữa các tỷ lệ bằng test chi bình phương ( 2 ), hiệu chỉnh test theo

Fisher‘s khi có một giá trị tần suất < 5.

+ Giá trị các chỉ số tuân theo phân phối chuẩn được trình bày dưới dạng

trung bình ± độ lệch chuẩn. Biểu thị các đặc tính định lượng bằng giá trị

trung bình cộng và độ lệch chuẩn SD với:

n

ii

n 1

1 ,

1

1

2

n

xxi

SD

n

i

Kiểm định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình bằng T test. Có ý

nghĩa thống kê khi p < 0,05.

2.10. ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

- Đề tài được tiến hành sau khi được sự đồng ý của Sở Y tế tỉnh Kon

Tum và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum.

- Tất cả các bệnh nhân đến khám đều được chẩn đoán và điều trị theo

đúng quy định của Bộ Y tế.

- Các đối tượng khi tham gia vào nghiên cứu đã được giải thích rõ ràng

về mục đích và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.

- Chỉ tiến hành nghiên cứu trên những bệnh nhân tự nguyện tham gia.

- Các thông tin về gia đình và bệnh của bệnh nhân đều được giữ bí mật.

- Các số liệu thu thập đầy đủ, chính xác, trung thực và duy nhất chỉ sử

dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học.

Page 33: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

26

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Phân bố tuổi và giới ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1. Phân bố tuổi và giới ở đối tượng nghiên cứu

Giới

Tuổi (năm)

Nam Nữ Chung p

n % n % n %

0,71

< 60 17 48,6 15 44,1 32 46,4

≥ 60 18 51,4 19 55,9 37 53,6

Tổng 35 100 34 100 69 100

X ± SD 57,91 ± 7,88 57,88 ± 8,43 57,90 ± 8,10

Nhận xét: Độ tuổi ≥ 60 chiếm 53,6%. Tuổi trung bình 57,90 ± 8,10

tuổi, không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

3.1.2. Phân bố dân tộc ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.2. Phân bố dân tộc ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Dân tộc n % n % n %

0,36

Kinh 31 88,6 33 97,1 64 92,8

Dân tộc khác 4 11,4 1 2,9 5 7,2

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: dân tộc kinh chiếm đa số (92,8%), không có sự khác biệt giữa

nam và nữ.

Page 34: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

27

3.1.3. Phân bố nghề nghiệp ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3. Phân bố nghề nghiệp đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Nghề nghiệp n % n % n %

0,80

LĐ trí óc 6 17,1 4 11,8 10 14,5

LĐ chân tay 7 20,0 8 23,5 15 21,7

Không LĐ 22 62,9 22 64,7 44 63,8

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: đối tượng không lao động chiếm đa số (63,8%), không có sự

khác biệt giữa nam và nữ.

3.1.4. Phân bố trình độ học vấn ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.4. Phân bố trình độ học vấn ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

TĐ học vấn n % n % n %

0,14

Tiểu học 6 17,1 4 11,8 15 21,7

Trung học cơ

sở

7 20,0 8 23,5

24 34,8

Trung học phổ

thông trở lên

22 62,9 22 64,7

30 43,5

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: tỉ lệ cấp 3 trở lên chiếm 43,5%, không có sự khác biệt giữa

nam và nữ.

Page 35: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

28

3.1.5. Phân bố chỉ số BMI ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.5. Phân bố chỉ số BMI ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung P

BMI (kg/m2) n % n % n %

0,34

< 23 18 51,4 23 67,6 41 59,4

23-25 11 31,4 6 17,7 17 24,6

> 25 6 17,2 5 14,7 11 16,0

Tổng 35 100 34 100 69 100

X ± SD 22,54 ± 2,86 22,27 ± 2,73 22,40 ± 2,78

Nhận xét: BMI trung bình 22,40 ± 2,78 kg/m2, không có sự khác biệt

giữa 2 giới. Tỷ lệ thừa cân – béo phì 41,6%.

3.1.6. Phân bố thời gian mắc bệnh ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.6. Phân bố thời gian mắc bệnh ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

TGMB (năm) n % n % n %

0,36

Dưới 5 năm 12 34,3 16 47,1 28 40,6

5 – 10 năm 12 34,3 12 35,3 24 34,8

Trên 10 năm 11 31,4 6 17,6 17 24,6

Tổng 35 100 34 100 69 100

X ± SD 7,29 ± 4,56 5,91 ± 4,27 6,61 ± 4,44

Nhận xét: thời gian mắc bệnh trung bình 6,61 ± 4,44 năm, không có sự

khác biệt giữa nam và nữ. Thời gian mắc bệnh ≥ 5 năm chiếm 59,4%.

Page 36: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

29

3.1.7. Phân bố tiền sử gia đình mắc bệnh ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.7. Phân bố tiền sử gia đình mắc bệnh ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Tiền sử gia đình n % n % n %

0,56

Có 23 65,7 20 58,8 43 62,3

không 12 34,3 14 41,2 26 37,7

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 62,3% có người thân mắc bệnh, không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

3.1.8. Phân bố thói quen hàng ngày ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.8. Phân bố thói quen hút thuốc lá ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Hút thuốc lá n % n % n %

0,000

Có 6 17,1 3 8,8 9 13,0

Không 17 48,6 31 91,2 48 69,6

Đã bỏ 12 34,3 0 0,0 12 17,4

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 69,6% không hút thuốc lá, có sự khác biệt giữa nam và nữ

(p<0,001).

Bảng 3.9. Phân bố thói quen uống rượu (bia) ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Uống rượu (bia) n % n % n %

0,002

Có 16 45,7 4 11,8 20 29,0

Không 19 54,3 30 88,2 49 71,0

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 71,0% không uống rượu (bia), có sự khác biệt giữa nam và nữ

(p<0,05).

Page 37: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

30

Bảng 3.10. Phân bố thói quen ăn muối 6g/ngày ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Ăn muối 6g/ngày n % n % n %

0,79

Ít hơn 13 37,1 10 29,4 23 33,3

Nhiều hơn 2 5,7 2 5,9 4 5,8

Không rõ 20 57,1 22 64,7 42 60,9

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 5,8% ăn nhiều muối, không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

Bảng 3.11. Phân bố thói quen tập thể dục 30-60 phút/ ngày ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Thể dục 30-60 phút/ ngày n % n % n %

0,52

Ít hơn 12 34,3 9 26,5 21 30,4

Nhiều hơn 5 14,3 3 8,8 8 11,6

Khoảng đó 18 51,4 22 64,7 40 58,0

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 69,6% tập thể dục hàng ngày, không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

Bảng 3.12. Phân bố thói quen ăn rau quả mỗi ngày ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Ăn rau quả mỗi ngày n % n % n %

0,52

Có 30 85,7 30 88,2 60 87,0

Không 5 14,3 4 11,8 9 13,0

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 87,0% ăn rau quả mỗi ngày, không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

Page 38: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

31

3.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y

TẾ CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

3.2.1. Kiến thức về bệnh đái tháo đường ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.13. Kiến thức về tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Tiêu chuẩn chẩn đoán n % n % n %

0,82

Có 12 34,3 11 32,4 23 33,3

Không 8 22,9 10 29,4 18 26,1

Có nhưng không rõ 15 42,9 13 38,2 28 40,6

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 66,7% không biết rõ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh, không có sự

khác biệt giữa nam và nữ.

Bảng 3.14. Kiến thức về đối tượng nguy cơ ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Đối tượng nguy cơ n % n % n %

0,94

Có 12 34,3 11 32,4 23 33,3

Không 9 25,7 10 29,4 19 27,5

Có nhưng không rõ 14 40,0 13 38,2 27 39,1

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 66,6% không biết rõ về đối tượng nguy cơ, không có sự khác

biệt giữa nam và nữ.

Page 39: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

32

Bảng 3.15. Kiến thức về biểu hiện bệnh ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Biểu hiện bệnh n % n % n %

0,55

Có 14 40,0 18 52,9 32 46,4

Không 10 28,6 8 23,5 18 26,1

Có nhưng không rõ 11 31,4 8 23,5 19 27,5

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 53,6% không biết rõ biểu hiện bệnh, không có sự khác biệt

giữa nam và nữ.

Bảng 3.16. Kiến thức về biến chứng bệnh ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Biến chứng bệnh n % n % n %

0,34

Có 13 37,1 16 47,1 29 42,0

Không 8 22,9 10 29,4 18 26,1

Có nhưng không rõ 14 40,0 8 23,5 22 31,9

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 58,0% không biết rõ biến chứng bệnh, không có sự khác biệt

giữa nam và nữ.

Page 40: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

33

Bảng 3.17. Kiến thức về phòng bệnh ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Phòng bệnh n % n % n %

0,21

Có 13 37,1 15 44,1 28 40,6

Không 4 11,4 8 23,5 12 17,4

Có nhưng không rõ 18 51,4 11 32,4 29 42,0

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 59,4% không biết rõ cách phòng bệnh, không có sự khác

biệt giữa nam và nữ.

Bảng 3.18. Kiến thức về điều trị bệnh ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Điều trị bệnh n % n % n %

0,67

Có 12 34,3 14 41,2 26 37,7

Không 8 22,9 9 26,5 17 24,6

Có nhưng không rõ 15 42,9 11 32,4 26 37,7

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 62,3% không biết rõ về điều trị bệnh, không có sự khác biệt

giữa nam và nữ.

Page 41: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

34

Bảng 3.19. Kiến thức về chế độ ăn kiêng ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Chế độ ăn kiêng n % n % n %

0,92

Có 20 57,1 21 61,8 41 59,4

Không 2 5,7 2 5,9 4 5,8

Có nhưng không rõ 13 37,1 11 32,4 24 34,8

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 40,6% không biết rõ về chế độ ăn kiêng, không có sự khác

biệt giữa nam và nữ.

3.2.2. Tư vấn của thầy thuốc về bệnh đái tháo đường ở đối tượng nghiên

cứu

Bảng 3.20. Tư vấn của thầy thuốc về tình hình bệnh ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Tình hình bệnh n % n % n %

0,71

Có 21 60,0 23 67,6 44 63,8

Không 5 14,3 5 14,7 10 14,5

Có nhưng không rõ 9 25,7 6 17,7 14 21,7

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 85,5% được tư vấn về tình hình bệnh, không có sự khác biệt

giữa nam và nữ.

Page 42: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

35

Bảng 3.21. Tư vấn của thầy thuốc về phòng bệnh ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Phòng bệnh n % n % n %

0,48

Có 21 60,0 25 73,5 46 66,7

Không 7 20,0 5 14,7 12 17,4

Có nhưng không rõ 7 20,0 4 11,8 11 15,9

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 82,6% được tư vấn về phòng bệnh, không có sự khác biệt

giữa nam và nữ.

Bảng 3.22. Tư vấn của thầy thuốc về hướng dẫn sử dụng thuốc ở đối tượng

nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Hướng dẫn dùng thuốc n % n % n %

0,22

Có 29 82,8 31 91,2 60 87,0

Không 3 8,6 0 0,0 3 4,3

Có nhưng không rõ 3 8,6 3 8,8 6 8,7

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 95,7% được tư vấn về hướng dẫn sử dụng thuốc, không có sự

khác biệt giữa nam và nữ.

Page 43: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

36

Bảng 3.23. Tư vấn của thầy thuốc về kết quả điều trị ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Kết quả điều trị n % n % n %

0,69

Có 25 71,4 25 73,5 50 72,5

Không 4 11,4 2 5,9 6 8,7

Có nhưng không rõ 6 17,2 7 20,6 13 18,8

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 91,3% được tư vấn kết quả điều trị, không có sự khác biệt

giữa nam và nữ.

3.2.3. Thái độ, hành vi ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.24. Tuân thủ tư vấn của thầy thuốc ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Tư vấn của thầy thuốc n % n % n %

0,22

Có 31 88,6 33 97,1 64 92,8

Không 1 2,9 1 2,9 2 2,9

Không tuyệt đối 3 8,5 0 0,0 3 4,3

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 92,8% tuân thủ tư vấn của thầy thuốc, không có sự khác biệt

giữa nam và nữ.

Page 44: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

37

Bảng 3.25. Điều trị theo đơn của thầy thuốc ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Điều trị theo đơn n % n % n %

0,38

Có 33 94,2 34 100 67 97,2

Không 1 2,9 0 0,0 1 1,4

Không tuyệt đối 1 2,9 0 0,0 1 1,4

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 97,2% điều trị theo đơn của thầy thuốc, không có sự khác

biệt giữa nam và nữ.

Bảng 3.26. Tự ý thêm thuốc ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Tự ý thêm thuốc n % n % n %

0,15

Có 11 31,4 5 14,7 16 23,2

Không 24 68,6 29 85,3 53 76,8

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 23,2% tự ý thêm thuốc, không có sự khác biệt giữa nam và

nữ.

Page 45: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

38

3.2.4. Nhu cầu chăm sóc y tế của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.27. Nhu cầu cung cấp thông tin bệnh ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Cung cấp thông tin

bệnh n % n % n %

0,35

Có 27 77,1 29 85,3 56 81,2

Không 2 5,7 3 8,8 5 7,2

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 81,2% có nhu cầu cung cấp thông tin bệnh, không có sự khác

biệt giữa nam và nữ.

Bảng 3.28. Nhu cầu hướng dẫn tập thể dục hợp lý ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Hướng dẫn tập thể dục n % n % n %

0,02

Có 20 57,1 29 85,3 49 71,0

Không 15 42,9 5 14,7 20 29,0

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 71,0% có nhu cầu hướng dẫn tập thể dục hợp lý, có sự khác

biệt giữa nam và nữ.

Page 46: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

39

Bảng 3.29. Nhu cầu tư vấn dinh dưỡng ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Tư vấn dinh dưỡng n % n % n %

0,03

Có 16 45,7 25 73,5 41 59,4

Không 19 54,3 9 26,5 28 40,6

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 59,4% có nhu cầu tư vấn dinh dưỡng, có sự khác biệt giữa

nam và nữ.

Bảng 3.30. Nhu cầu điều trị ở phòng khám chuyên khoa ở đối tượng nghiên

cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Điều trị chuyên khoa n % n % n %

0,15

Có 24 68,6 29 85,3 53 76,8

Không 11 31,4 5 14,7 16 23,2

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 76,8% có nhu cầu điều trị ở phòng khám chuyên khoa, không

có sự khác biệt giữa nam và nữ.

Page 47: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

40

Bảng 3.31. Nhu cầu thành lập câu lạc bộ ở đối tượng nghiên cứu

Giới Nam Nữ Chung p

Thành lập câu lạc bộ n % n % n %

0,004

Có 15 42,9 26 76,5 41 59,4

Không 20 57,1 8 23,5 28 40,6

Tổng 35 100 34 100 69 100

Nhận xét: 40,6% không có nhu cầu thành lập câu lạc bộ bệnh đái tháo

đường, có sự khác biệt giữa nam và nữ.

Page 48: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

41

Chương 4

BÀN LUẬN

4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

4.1.1. Phân bố tuổi và giới ở đối tượng nghiên cứu

Tuổi của đối tượng có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của

bệnh ĐTĐ. Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 càng cao. Đây là một

yếu tố nguy cơ không thể can thiệp được. Khi cơ thể già đi, chức năng tụy nội

tiết cũng bị suy giảm theo và khả năng tiết insulin cũng bị giảm. Khả năng tiết

insulin giảm, nồng độ glucose máu có xu hướng tăng, đồng thời giảm sự nhạy

cảm của tế bào đích với các kích thích của insulin. Khi tế bào tụy không còn

đủ khả năng tiết insulin đủ với nhu cầu cần thiết của cơ thể, glucose máu đói

tăng và bệnh ĐTĐ thực sự xuất hiện [2], [26]. Kết quả bảng 3.1 cho thấy, đối

tượng nghiên cứu của chúng tôi có 35 nam và 34 nữ. Tuổi trung bình ở đối

tượng NC là 57,90 ± 8,10 tuổi, độ tuổi ≥ 60 chiếm tỷ lệ lớn 53,6%. Nhiều NC

đã chứng minh tuổi có liên quan đến sự xuất hiện bệnh ĐTĐ týp 2; tuổi càng

tăng, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ càng cao. Ở châu Á, bệnh ĐTĐ týp 2 có tỷ lệ cao ở

những người trên 30 tuổi, ở châu Âu bệnh thường xảy ra sau tuổi 50. Từ 65 tuổi trở

lên, tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ lên tới 16% [34].

4.1.2. Phân bố chỉ số nhân trắc ở đối tượng nghiên cứu

Kết quả bảng 3.5 cho thấy, chỉ số BMI trung bình 22,40 ± 2,78 kg/m2,

không có sự khác biệt giữa 2 giới. Tỷ lệ thừa cân – béo phì 41,6%.

Thể trạng là một yếu tố có kết quả khác nhau giữa các nước trên thế

giới, ngoài quy định về gen nó còn phụ thuộc vào sự phát triển kinh tế, xã

hội. Đặc điểm người Việt Nam không béo nhiều, điều kiện phát hiện đái tháo

đường không phải qua theo dõi glucose máu thường xuyên vì vậy khi

Page 49: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

42

glucose máu cao nhiều dẫn đến gầy sút cân, lúc này bệnh nhân mới đi khám

và phát hiện đái tháo đường nên khi nhập viện BMI không còn phản ánh

đúng thể trạng nền trước khi phát hiện đái tháo đường của bệnh nhân.

4.1.3. Phân bố thời gian mắc bệnh ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.6 cho thấy, trong đối tượng NC của chúng tôi thời gian mắc

bệnh trung bình 6,61 ± 4,44 năm, ở nam 7,29 ± 4,56 năm và nữ 5,91 ± 4,27

năm không có sự khác biệt giữa nam và nữ. Thời gian mắc bệnh < 5 năm

40,6%, 34,8% mắc bệnh 5-10 năm, 24,6% mắc bệnh > 10 năm.

Một NC thực hiện tại Thái Bình cho thấy, 80,2% mắc bệnh < 5 năm,

15,1% mắc bệnh 5-10 năm, chỉ có 4,7% mắc bệnh > 10 năm. NC của chúng

tôi khác với NC này là do NC ở Thái Bình tiến hành lấy số liệu là bệnh nhân

lần đầu đến khám còn NC của chúng tôi lấy những đối tượng đã khám lâu dài

tại phòng khám [1].

4.1.4. Phân bố tiền sử gia đình mắc bệnh ở đối tượng nghiên cứu

Yếu tố di truyền đóng vai trò rất quan trọng trong bệnh ĐTĐ týp 2.

Những đối tượng có mối quan hệ huyết thống với người bị bệnh ĐTĐ như

có bố, mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh ĐTĐ có nguy cơ bị bệnh ĐTĐ cao

gấp 4-6 lần người bình thường (trong gia đình không có ai mắc bệnh ĐTĐ).

Nhất là những đối tượng mà cả bên nội và ngoại đều có người mắc bệnh

ĐTĐ. Khi cha hoặc mẹ bị bệnh ĐTĐ thì nguy cơ bị bệnh ĐTĐ của con là

30%, khi cả hai cha mẹ đều bị bệnh thì nguy cơ này tăng tới 50% [5].

Kết quả từ bảng 3.7 cho thấy, đối tượng NC của chúng tôi có 62,3% có

người thân mắc bệnh đái đường, nam là 65,7% và nữ là 58,8% không có sự

khác biệt giữa nam và nữ.

4.1.5. Phân bố thói quen hàng ngày ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.8 đến 3.12 từ NC của chúng tôi thấy rằng, có 30,4% đối tượng

NC hút thuốc lá, nam 51,4% và nữ 8,8%, có sự khác biệt giữa nam và nữ

Page 50: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

43

(p<0,001). Có 29,0% đối tượng NC uống rượu (bia), nam 45,7% và nữ

11,8%, có sự khác biệt giữa nam và nữ (p<0,05). 5,8% ăn muối trên 6g/ngày,

69,6% tập thể dục 30-60 phút/ngày, 87,0% ăn rau quả mỗi ngày, không có sự

khác biệt giữa nam và nữ.

Anju Gautam và cs (2014) tiến hành một điều tra cắt ngang trên 244

bệnh nhân ĐTĐ (52,5% nữ) cho thấy, 18% đối tượng không biết chữ, 9,8% có

hút thuốc lá, 16% uống rượu, 17,6% không hoạt động thể lực [20].

Okonta H. I. và cs (2014) tiến hành điều tra cắt ngang trên 217 bệnh

nhân ĐTĐ 28,1% trên 60 tuổi; 49,5% không biết chữ; chỉ có 7,4% có trọng

lượng cơ thể bình thường. 91,7% không tập thể dục thường xuyên; 99,1%

không ăn kiêng; 97,7% không theo dõi trọng lượng cơ thể. 84,3% có thái độ

tích cực về sự thay đổi cuộc sống lành mạnh [33].

Nhiều NC khác nhau trên thế giới đã cho thấy việc tập luyện thể lực

thường xuyên có tác dụng làm giảm nhanh nồng độ glucose huyết tương ở

bệnh nhân ĐTĐ typ 2, đồng thời giúp duy trì sự bình ổn của lipid máu, huyết

áp, cải thiện tình trạng kháng insulin và giúp cải thiện tâm lý. Sự phối hợp

hoạt động thể lực thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn có thể giúp làm giảm

58% tỷ lộ mới mắc ĐTĐ typ 2 [40]. Khoảng 20 phút hoạt động thể lực hàng

ngày có thể làm giảm 27% nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ và giúp giảm cân [39],

[38].

4.1.6. Phân bố một vài đặc điểm khác ở đối tượng nghiên cứu

NC của chúng tôi, cho thấy dân tộc kinh chiếm đa số (92,8%), đối

tượng không lao động (63,8%) chiếm phần lớn trong NC, tỉ lệ có trình độ học

vấn từ trung học phổ thông trở lên chiếm 43,5%.

Al-Maskari F. và cs (2013) tiến hành NC trên 575 bệnh nhân ĐTĐ cho

thấy, 55,1% nữ, 29,4% tuổi từ 60 trở lên, 46,3% mù chữ, 25% học đến tiểu

học, 28,7% cấp 3 trở lên [22].

Page 51: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

44

Tỷ lệ mắc bệnh và tuổi mắc bệnh ĐTĐ thay đổi theo sắc tộc, ở Tây

Âu tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 ở người da vàng cao hơn người da trắng từ 2-

4 lần, tuổi mắc bệnh ở người da vàng trẻ hơn, thường trên 30 tuổi, ở người

da trắng thường trên 50 tuổi [5]. Hiện tại ở Việt Nam chưa có NC nào chứng

minh sự khác biệt về tỉ lệ ĐTĐ ở các dân tộc.

4.2. KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y

TẾ CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

4.2.1. Kiến thức về bệnh đái tháo đường ở đối tượng nghiên cứu

Kết quả từ bảng 3.13 đến 3.19 trong NC của chúng tôi thấy rằng, 66,7%

không biết rõ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh, 66,6% không biết rõ đối tượng nguy

cơ, 53,6% không biết rõ biểu hiện bệnh, 58,0% không biết rõ biến chứng

bệnh, 59,4% không biết rõ cách phòng bệnh, 62,3% không biết rõ về điều trị

bệnh và 40,6% không biết rõ về chế độ ăn kiêng, không có sự khác biệt giữa

nam và nữ.

Kết quả NC của chúng tôi tương tự như NC của Đặng Thanh Nhàn và

cs. NC cho thấy, kiến thức đúng về phòng bệnh ĐTĐ là 65,1%; về biểu hiện

bệnh 55,1%; về các đối tượng nguy cơ mắc bệnh 53,0%; chế độ ăn kiêng

50,4%. Kiến thức chung về bệnh ĐTĐ 44,8%; về biến chứng 24,6%; về điều

trị 19,8% [1].

Một NC tại Bình Định năm 2014 cho thấy, tỉ lệ không đạt hiểu biết về

kiến thức chung còn khá cao (89,6%) [6].

NC của Trần Văn Hải (2013) kết quả cho thấy, người dân có kiến thức

chung về ĐTĐ là 25,9% [8] và 27% trong NC của Maina W. K. (2011) [32].

NC của Nguyễn Văn Lành (2013) tại Hậu Giang cho thấy, trong 162

đối tượng ĐTĐ chưa có biến chứng, tỉ lệ người có kiến thức đúng về biến

chứng của bệnh chỉ chiếm 25,9% tổng số người được hỏi, còn đến 74,1% số

đối tượng không có kiến thức [13].

Page 52: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

45

NC của tác giả Nguyễn Trung Kiên và Lưu Thị Hồng Vân (2010) tại

Bạc Liêu, cũng chỉ có 23% số người có kiến thức đúng phòng chống biến

chứng bệnh ĐTĐ [11].

Okonta H. I. và cs (2014) tiến hành điều tra cắt ngang trên 217 bệnh

nhân ĐTĐ cho thấy, 92,2% có kiến thức kém về lợi ích của việc giảm cân và

tập thể dục hợp lý và chế độ ăn uống lành mạnh. Đa số có thái độ tích cực về

thay đổi lối sống. 91,7% không tập thể dục thường xuyên; 99,1% không ăn

kiêng; 97,7% không theo dõi trọng lượng cơ thể. 84,3% có thái độ tích cực về

sự thay đổi cuộc sống lành mạnh[33].

NC Anju Gautam và cs (2014) cho thấy, 12,3% đối tượng có kiến thức

đúng, nữ có kiến thức (53,3%) đúng cao hơn nam (p>0,05) [20].

Al-Maskari F. và cs (2013) tiến hành NC trên 575 bệnh nhân ĐTĐ cho

thấy, 31% có kiến thức kém về bệnh ĐTĐ, 17% kiểm soát đường máu đầy đủ

[22].

NC của Shah V. N. và cs (2007) tiến hành trên 238 bệnh nhân ĐTĐ

thấy rằng 46% bệnh nhân biết sinh lý bệnh; gần 50% biết biến chứng bệnh;

46,63% biết thế nào là bệnh ĐTĐ; 17,64% biết nguyên nhân gây bệnh;

38,23% nghĩ rằng bệnh ĐTĐ có thể chữa khỏi; 82,77% biết làm thế nào để

phát hiện ĐTĐ [35].

Gul N. NC trên 100 bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cho thấy nhận thức của bệnh

nhân về bệnh ĐTĐ còn thấp. 69% biết trả lời chính xác các yếu nguy cơ; 39%

biết biến chứng bệnh. 61% thường xuyên kiểm tra đường huyết nhưng chỉ số

ít trong đó biết đường máu mục tiêu. Chỉ có 1/6 bệnh nhân trả lời chính xác

câu hỏi liên quan đến dinh dưỡng. Nhận thức về biến chứng thận và mắt khá

thấp. Các bác sĩ là nguồn cung cấp thông tin chính cho bệnh nhân [27].

NC của chúng tôi được tiến hành trên đối tượng đang mắc bệnh ĐTĐ

nhưng sự hiểu biết chung về bệnh chưa thật sự cao trong khi căn bệnh này

Page 53: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

46

ngày càng phổ biến. Nguyên nhân có thể các chương trình truyền thông, tư

vấn về bệnh ĐTĐ của địa điểm chúng tôi tiến hành chưa thực sự nhiều và

hiệu quả.

4.2.2. Tư vấn của thầy thuốc về bệnh đái tháo đường ở đối tượng nghiên

cứu

Kết quả từ bảng 3.20 đến 3.23 trong NC của chúng tôi chỉ ra rằng,

85,5% đối tượng NC được tư vấn về tình hình bệnh, 82,6% được tư vấn về

phòng bệnh, 95,7% được tư vấn về hướng dẫn sử dụng thuốc và 91,3% được

tư vấn kết quả điều trị, không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

Trong NC của Shah V. N. và cs (2007) cũng cho biết hầu hết bệnh nhân

không hài lòng với thời gian tư vấn của bác sĩ điều trị. Thời gian tư vấn ít hơn

5 phút gần 50%; 85,29% được tư vấn về bệnh; 85,29% được tư vấn về chế độ

ăn uống; 64,28% được tư vấn về các bài tập thể dục; 34,43% được tư vấn

kiểm tra bàn chân thường xuyên; 33,61% được khuyến khích tự chăm sóc

bệnh [35].

Kết quả NC của chúng tôi tương tự Shah cũng có nhiều bệnh nhân

không hài lòng với thời gian tư vấn của bác sĩ. Thời gian dành cho họ hơi ít.

Bệnh viện tỉnh Kon Tum hiện chưa có phòng khám chuyên khoa ĐTĐ mà chỉ

có 01 phòng khám nội tổng hợp chung trong khi số lượt bệnh nhân đến khám

nhiều

4.2.3. Thái độ, hành vi của đối tượng nghiên cứu

Kết quả từ bảng 3.24 đến 3.26 cho thấy, 92,8% đối tượng NC tuân thủ

tư vấn của thầy thuốc, 97,2% điều trị theo đơn của thầy thuốc và có đến

23,2% tự ý thêm thuốc, không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

Một NC tại Bình Định năm 2014 cho thấy, có 51,3% không đạt thực

hành chung về phòng bệnh ĐTĐ [6].

Page 54: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

47

Kết quả khảo sát của Nguyễn Văn Lành cho thấy có 45,7% số đối

tượng là có thực hành đúng, tỉ lệ này là khá cao. Có 40,1% thực hành tốt bằng

cách tự tìm hiểu, nghiên cứu như đọc, nghe hay xem trên các phương tiện đại

chúng, sách báo,…về cách nhận diện và phòng chống các biến chứng của

bệnh. Có 42,3% biết cách theo dõi và chăm sóc bàn chân của mình mỗi ngày,

38,8% có kiểm tra huyết áp thường xuyên. Việc ăn uống đúng cách và rèn

luyện thân thể thường xuyên chiếm tỷ lệ cũng khá cao, lần lượt là 22,8% và

35,6% [13].

Cuộc khảo sát của tác giả Nguyễn Trung Kiên có 23,0% số đối tượng là

có thực hành đúng [11].

Trong NC của Trần Văn Hải (2013) ở Hậu Giang phát hiện có 45,7%

thực hành chung phòng bệnh ĐTĐ [8].

Al-Eidi S. và cs (2016) điều tra cắt ngang trên 302 bệnh nhân ĐTĐ týp

2 điều trị ngoại trú cho thấy, 30,5% sử dụng thêm thuốc trong đó 30,39% sử

dụng thảo mộc, 17,64% sử dụng chất bổ sung dinh dưỡng và trị liệu khác

[21].

NC Anju Gautam và cs (2014) cho thấy, 12,8% đối tượng có thái độ

đúng [20].

NC Anju Gautam và cs (2014) cho thấy, 16% đối tượng có thực hành

đúng, nữ có thái độ thực hành đúng (59,0%) cao hơn nam (p>0,05) [20].

Al-Maskari F. và cs (2013) tiến hành NC trên 575 bệnh nhân ĐTĐ cho

thấy, 10% không tuân thủ điều trị thuốc [22].

Về vấn đề làm thế nào để kiểm soát ĐTĐ NC của Shah V. N. và cs

(2007) thấy rằng: 51,23% biết các bài tập thể dục; 74,78% biết thay đổi chế

độ ăn uống; 7,14% biết ngừng hút thuốc lá, uống rượu. 83,16% nghĩ rằng tập

thể dục có lợi cho bệnh trong đó có đến 84,05% nghĩ rằng các bài tập thể dục

chỉ người béo phì mới cần tập. 53,37% nghĩ rằng những chất có vị đắng có

Page 55: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

48

thể chữa khỏi bệnh ĐTĐ; 38,65% có dùng thêm thảo dược; 56% thường

xuyên kiểm tra bàn chân [35].

NC của chúng tôi thái độ thực hành cao hơn so với các NC khác là do

NC của chúng tôi thực hiện trên đối tượng mắc bệnh còn những NC khác

được tiến hành trong cộng đồng.

4.2.4. Nhu cầu chăm sóc y tế của đối tượng nghiên cứu

Trong NC của chúng tôi kết quả từ bảng 3.27 đến cho thấy, 81,2% đối

tượng NC có nhu cầu cung cấp thông tin bệnh, 76,8% có nhu cầu điều trị ở

phòng khám chuyên khoa (không có sự khác biệt giữa nam và nữ). 71,0% có

nhu cầu hướng dẫn tập thể dục hợp lý, 59,4% có nhu cầu tư vấn dinh dưỡng

và 40,6% không có nhu cầu thành lập câu lạc bộ bệnh ĐTĐ (có sự khác biệt

giữa nam và nữ).

Kết quả NC của chúng tôi tương tự như NC của Đặng Thanh Nhàn và

cộng sự. NC cho thấy, nhu cầu về chăm sóc sức khỏe chiếm tỉ lệ khá cao,

93,1% có nhu cầu cung cấp thông tin bệnh, 81,9% có nhu cầu hướng dẫn điều

trị, 65,5% có nhu cầu hướng dẫn tập thể dục hợp lý, 72,4% có nhu cầu thành

lập câu lạc bộ ĐTĐ [1].

Chúng tôi nhận thấy rằng đối tượng mà mình NC có sự hiểu biết về

bệnh, biến chứng bệnh, điều trị bệnh, phòng bệnh cũng như chăm sóc bệnh

không rõ ràng. Về nhu cầu đối với vấn đề tư vấn về bệnh còn khá cao, khá

nhiều bệnh nhân mong muốn có phòng khám chuyên khoa cũng như việc

thành lập câu lạc bộ ĐTĐ. Như vậy, việc điều trị cùng với kiểm soát chặt chẽ

đường huyết thì vấn đề truyền thông và tư vấn cho người bệnh cũng là một

nhân tố vô cùng quan trọng trong việc điều trị tích cực nhằm ngăn ngừa biến

chứng của bệnh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài của bệnh

nhân ĐTĐ.

Page 56: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

49

4.3. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU

- Đây là nghiên cứu cắt ngang do vậy các số liệu thu được chỉ phản ánh

kết quả tại thời điểm điều tra.

- Nghiên cứu chỉ tiến hành trên phạm vi bệnh nhân đái tháo đường týp

2 đang được điều trị tại khoa Nội Tổng Hợp nên tính đại diện của nghiên cứu

bị hạn chế về mặt phạm vi ngoại suy kết quả nghiên cứu.

- Phương pháp thu thập thông tin nghiên cứu là phát vấn bằng bộ câu

hỏi tự điền nên mang tính chất chủ quan của người được phát vấn.

- Phiếu được tiến hành phát và thu lại cách nhau trung bình 1 tháng nên

số phiếu bị thất thoát một số lượng lớn mà người điều tra khó kiểm soát được.

- Công cụ nghiên cứu chủ yếu dựa vào bộ câu hỏi phát vấn, phụ thuộc

nhiều vào sự tích cực tham gia của người trả lời. Điều đó dẫn đến đánh giá

không chính xác mức độ của vấn đề.

- Vì kinh phí đề tài hạn chế nên chỉ thực hiện được số cỡ mẫu tối thiểu.

Page 57: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

50

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu trên 69 đối tượng (35 nam và 34 nữ) chúng tôi có một

số kết luận sau:

1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Tuổi trung bình ở đối tượng NC là 57,90 ± 8,10 tuổi, độ tuổi ≥ 60 chiếm tỷ

lệ lớn 53,6%. 92,8% dân tộc kinh, 63,8%đối tượng không lao động, 43,5% có

trình độ học vấn cao, tỉ lệ thừa cân – béo phì 41,6%. Thời gian mắc bệnh

trung bình 6,61 ± 4,44 năm, 62,3% có người thân mắc bệnh đái đường, 30,4%

có hút thuốc lá, 29,0% uống rượu (bia), 5,8% ăn muối trên 6g/ngày, 69,6%

tập thể dục 30-60 phút/ngày, 87,0% ăn rau quả mỗi ngày.

2. Kiến thức, thái độ, hành vi và nhu cầu chăm sóc y tế của đối tượng

nghiên cứu

66,7% không biết rõ tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh, 66,6% không biết rõ

đối tượng nguy cơ, 53,6% không biết rõ biểu hiện bệnh, 58,0% không biết rõ

biến chứng bệnh, 59,4% không biết rõ cách phòng bệnh, 62,3% không biết rõ

về điều trị bệnh và 40,6% không biết rõ về chế độ ăn kiêng, không có sự khác

biệt giữa nam và nữ (p>0,05).

85,5% được tư vấn về tình hình bệnh, 82,6% được tư vấn về phòng

bệnh, 95,7% được tư vấn về hướng dẫn sử dụng thuốc và 91,3% được tư vấn

kết quả điều trị, không có sự khác biệt giữa nam và nữ (p>0,05).

92,8% tuân thủ tư vấn của thầy thuốc, 97,2% điều trị theo đơn và có

đến 23,2% tự ý thêm thuốc, không có sự khác biệt giữa nam và nữ (p>0,05).

81,2% có nhu cầu cung cấp thông tin bệnh, 71,0% có nhu cầu hướng

dẫn tập thể dục hợp lý, 59,4% có nhu cầu tư vấn dinh dưỡng, 76,8% có nhu

Page 58: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

51

cầu điều trị ở phòng khám chuyên khoa và có đến 40,6% không có nhu cầu

thành lập câu lạc, không có sự khác biệt giữa nam và nữ (p>0,05).

Page 59: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

52

KHUYẾN NGHỊ

- Mở rộng thêm công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe về bệnh đái tháo

đường.

- Mở phòng khám chuyên khoa nội tiết để ngày càng nâng cao vấn đề tư vấn,

chăm sóc cũng như điều trị cho bệnh nhân đái tháo đường.

Page 60: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Đặng Thanh Nhàn, Trần Thế Hưng & Dương Thị Hồng (2016), "Kiến

thức về bệnh đái tháo đường và nhu cầu chăm sóc của người bệnh đái

tháo đường týp 2", Y học cộng đồng, 31, tr. 69-71.

2. Mai Thế Trạch & Nguyễn Thi Khê (1999), Nội tiết học đại cương, Nhà

xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Hải Thủy (2006), "Đặc điểm kháng insulin trong bệnh đái tháo

đường", Hội nghị nội tiết và đái tháo đường miền Trung lần thứ V, tr. 17 -

27.

4. Tạ Văn Bình (2007), Những nguyên lý - Nền tảng Bệnh đái tháo đường –

Tăng glucose máu, Nhà xuất bản y học, Hà Nội.

5. Tạ Văn Bình (2006), Dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở Việt Nam các

phương pháp điều trị và biện pháp dự phòng, Nhà xuất bản Y học, Hà

Nội.

6. Võ Thị Bổn, Trương Quang Đạt & Phạm Đức Phúc (2014), "Một số yếu

tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng bệnh đái tháo đường typ 2",

Tạp chí nghiên cứu y học, 98(6), tr. 88-98.

7. Trần Hữu Dàng & Nguyễn Hải Thủy (2008), Giáo trình chuyên ngành

nội tiết và chuyển hóa, Nhà xuất bản Đại học Huế.

8. Trần Văn Hải & Đàm Văn Cương (2013), "Nghiên cứu tính hình đái tháo

đường và kiến thức thực hành dự ph ng biến chứng ở người dân 30 - 64

tuổi tại tỉnh Hậu Giang năm 2011", Tạp chí Y học thực hành, 865(24-27).

Page 61: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

9. Nguyễn Vy Văn Hậu & Nguyễn Hải Thủy (2011), Nghiên cứu dự báo

nguy cơ đái tháo đường type 2 bằng thang điểm FINDRISC ở các đội

tượng tiền đái tháo đường từ 45 tuổi trở lên tại bệnh viện trường đại học

Y Dược Huế, Luận văn thạc sĩ Y học, Đại học Y Dược Huế.

10. Nguyễn Thy Khê (2007), "Bệnh đái tháo đường", Nội tiết học đại cương,

tr. 373-410.

11. Nguyễn Trung Kiên & Lưu Thị Hồng Vân (2011), "Nghiên cứu kiến

thức, thực hành về bệnh đái tháo đường của bệnh nhân đái tháo đường typ

2 tại bệnh viện Đa khoa Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu năm 2010", Tạp chí y

học thực hành, 763(5), tr. 20-23.

12. Nguyễn Thị Lâm (2002), "Tình hình các bệnh mạn tính không lây có liên

quan đến dinh dưỡng và các giái pháp can thiệp", Sinh hoạt khoa học dề

tài KC.10.05, tr. 12-35.

13. Nguyễn Văn Lành (2013), "Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về

phòng chống đái tháo đường của đồng bào người dân tộc Khmer tại tỉnh

Hậu Giang", Tạp chí Y học dự phongf, 142(150-156).

14. Phạm Văn Lình & Đinh Thanh Huề (2008), Chọn test thống kê trong

phân tích số liệu, Nhà xuất bản Đại học Huế.

15. Nguyễn Vinh Quang (2013), Báo cáo kết quả sơ bộ hoạt động điều tra

lập bản đồ dịch tễ học bệnh đái tháo đường toàn quốc năm 2012, Báo cáo

tổng kết hoạt động 2012 triển khai kế hoạch năm 2013, Dự án ph ng

chống đái tháo đường quốc gia hoạt động phòng chống các rối loạn thiếu

hụt i ốt.

16. Cục thống kê Kon Tum (2016), Niên giám thống kê, Tổng cục thống kê

Kon Tum.

17. Nguyễn Ngọc Rạng (2012), Thiết kế nghiên cứu và thống kê Y học, Nhà

xuất bản Y học.

Page 62: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

TIẾNG ANH

18. Alessandro Doria (2005), "Genetics of type 2 diabetes", Diabetes

mellitus, Fourteenth Edition, pp. 145 - 171.

19. Nicholas Katsilambros and Nicholas Teniolouris (2005), "Type 2

diabetes : anoverview", Textbook of Diabetes, (chap. 4), pp. 4.1-4.19.

20. A. Gautam, D. N. Bhatta & U. R. Aryal (2015), "Diabetes related health

knowledge, attitude and practice among diabetic patients in Nepal", BMC

Endocr Disord, 15(25), pp. 1-8.

21. Al-Eidi S., Tayel S. & Al-Slail F. (2016), "Knowledge, attitude and

practice of patients with type 2 diabetes mellitus towards complementary and

alternative medicine", J Integr Med, 14(3), pp. 187-196.

22. Al-Maskari F. at al (2013), "Knowledge, attitude and practices of

diabetic patients in the United Arab Emirates", PLoS One, Al-Maskari F, El-

Sadig M, Al-Kaabi JM, Afandi B, Nagelkerke N, Yeatts KB. Knowledge,

attitude and practices of diabetic patients in the United Arab Emirates, 8(1),

pp. e52857.

23. American Diabetes Association (2015), "Standards of Medical Care in

Diabetes-2015", Diabetes Care, 38(Supp. 1), pp. S11-S61.

24. American Diabetes Association (2015), "Diagnosis and classification of

diabetes mellitius", Diabetes Care, 38(Supp. 1), pp. S62-S69.

25. Chen L. (2012), "The worldwide epidemiology of type 2 diabetes

mellitus- present and future perspectives", Nature Reviews Endocrinology, 8,

pp. 228-236.

26. Doria A. (2005), "Genetics of type 2 diabetes", Diabetes mellitus,

Fourteenth Edition, pp. 145 – 171.

Page 63: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

27. Gul N. (2010), "Knowledge, attitudes and practices of type 2 diabetic

patients", J Ayub Med Coll Abbottabad, 22(3), pp. 128-131.

28. Inoue .S, Zimmet .P & Caterson .I (2000) The Asia-Pacific perspective:

redefining obesity and its treatment. World Health Organization. 1 - 56.

29. International Diabetes Federation (2006), The IDF consensus

worldwide definition of the metabolic syndrome.

30. International Diabetes Federation (2005), "Global Guideline for Type 2

Diabetes: Clinical Guidelines Task Force", pp. 1 – 81.

31. International Diabetes Federation (2015), IDF diabetes atlas seventh

edition.

32. Maina W. K. (2011), "Knowledge, Attitude and Practices related to

diabetes among community members in four provinces in Kenya", African

journal of diabetes medicine, 19(1), pp. 15-18.

33. Okonta H. I., Ikombele J. B. & Ogunbanjo G. A. (2014), "Knowledge,

attitude and practice regarding lifestyle modification in type 2 diabetic

patients", Afr J Prim Health Care Fam Med, 6(1), pp. E1-6.

34. P. Z. Zimmet, D. J. McCarty & M. P. de Courten (1997), "The global

epidemiology of non-insulin-dependent diabetes mellitus and the metabolic

syndrome"] Diab Comp, 11, pp. 60-68.

35. V. N. Shah, P. K. Kamdar & Nishit Shah (2009), "Assessing the

knowledge, attitudes and practice of type 2 diabetes among patients of

Saurashtra region, Gujarat", Int J Diabetes Dev Ctries, 29(3), pp. 118-122.

36. WHO (1999), Definition, Diagnosis and Classification of Diabetes

Mellitus and its Complications. Report of a WHO Consultation. Part 1:

Diagnosis and Classification of Diabetes Mellitus Place Published:

WHO/NCD/NCS/99.2.

Page 64: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

37. WHO/IASO/IOTF (2000), "The Asia-Pacific perspective: Redefiding

obesity and its treatment", Health Communications Australia: Melboure.

38. World Health Organization (2010), Global health risks: mortality and

burden of disease attributable to selected major risks.

39. World Health Organization (2010), Global recommendations on

physical activity for health.

40. World Health Organization (1999), Diabetes and noncommunicable

disease risk factor surveys: a field guide, WHO/NCD/NCS/99.1.

Page 65: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

PHỤ LỤC

BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM Phiếu số:….…… KHOA NỘI TỔNG HỢP MSBN: …………...

PHIẾU ĐIỀU TRA “Sự hiểu biết về bệnh đái tháo đường và nhu cầu chăm sóc của

bệnh nhân đái tháo đường tại phòng khám Nội Tổng Hợp”

Ông/bà/anh/chị vui lòng trả lời một số thông tin sau:

1. Họ và tên: ............................................................................ Nam Nữ

2. Tuổi: ................................................. Dân tộc: ............................................

3. Nghề nghiệp: ..................................... Trình độ học vấn: .............................

4. Địa chỉ: ........................................................................................................

5. Số điện thoại liên lạc: ...................................................................................

6. Chỉ số nhân trắc: Huyết áp:…………….. Cân nặng: .............................

Vòng bụng: ................. Chiều cao: ........................................

7. Ông/bà/anh/chị mắc bệnh bao lâu rồi?:……………………………………

8. Gia đình ông/bà/anh/chị có người bị đái tháo đường không? Không

Có ông bà, chú, bác, cô, dì Có cha mẹ, anh, chị, em ruột

9. Ông/bà/anh/chị có hút thuốc lá (thuốc lào) không?

Có: (số điếu/ngày: …………… thời gian hút: …………..)

Không: Có nhưng đã bỏ:

10. Ông/bà/anh/chị có uống rượu (bia) không?

(nam: từ 3 cốc/ngày, nữ: 2 cốc/ngày trở lên, tổng cộng nam: từ 14 cốc/tuần,

nữ: 9 cốc/tuần trở lên). Cốc tiêu chuẩn tương đương với 340ml bia hoặc 140

ml rượu vang hoặc 40 ml rượu nặng).

Có: Có nhưng ít hơn số lượng trên: Không:

11. Ông/bà/anh/chị có ăn nhiều muối không? (6 gam muối hay 1 thìa cà phê

muối mỗi ngày) Ít hơn: Nhiều hơn: Không rõ:

12. Ông/bà/anh/chị có đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đăn

khoảng 30-60 phút mỗi ngày không?

Ít hơn: Nhiều hơn: Khoảng thời gian đó:

13. Ông/bà/anh/chị có thường ăn rau, quả mỗi ngày không? Có Không

Page 66: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

14. Chế độ ăn hàng ngày của ông/bà/anh/chị như thế nào?: ……..số bữa/ngày

Chế dộ ăn bình thường Chế độ ăn kiêng

Chế độ ăn nhiều rau, quả Chế độ ăn nhiều mỡ

Chế độ ăn mặn Thường xuyên ăn đồ ngọt, đường

KIẾN THỨC VỀ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

15. Ông/bà/anh/chị có biết tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh?

Có: Không: Có nhưng không rõ ràng:

16. Ông/bà/anh/chị có biết về đối tượng nguy cơ gây bệnh?

Có: Không: Có nhưng không rõ ràng:

17. Ông/bà/anh/chị có biết về biểu hiện bệnh?

Có: Không: Có nhưng không rõ ràng:

18. Ông/bà/anh/chị có biết về biến chứng?

Có: Không: Có nhưng không rõ ràng:

19. Ông/bà/anh/chị có biết về cách phòng bệnh?

Có: Không: Có nhưng không rõ ràng:

20. Ông/bà/anh/chị có biết về điều trị bệnh?

Có: Không: Có nhưng không rõ ràng:

21. Ông/bà/anh/chị có biết về chế độ ăn kiêng?

Có: Không: Có nhưng không rõ ràng:

22. Ông/bà/anh/chị có tự ý dùng thêm thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc ngoài

tư vấn của bác sĩ không? Có: Không:

Loại thuốc cụ thể: ...................................................................................

NHU CẦU CHĂM SÓC CỦA BỆNH NHÂN

23. Ông/bà/anh/chị có nhu cầu cung cấp thông tin về những vấn đề nào sau đây?

Tiêu chuẩn chẩn đoán Đối tượng nguy cơ

Biểu hiện bệnh Biến chứng của bệnh

Cách phòng bệnh Chế độ điều trị

Chế độ chăm sóc Chế độ ăn

Thông tin khác: ......................................................................................

24. Ông/bà/anh/chị có nhu cầu hướng dẫn các bài tập thể dục hợp lý không?

Có Không

25. Ông/bà/anh/chị có nhu cầu điều trị tại phòng khám chuyên khoa đái tháo

đường không? Có Không

26. Ông/bà/anh/chị có nhu cầu tư vấn dinh dưỡng tại phòng khám chuyên

khoa dinh dưỡng không? Có Không

Page 67: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

27. Ông/bà/anh/chị có nhu cầu thành lập câu lạc bộ phòng chống đái tháo

đường không? Có Không

ĐÁNH GIÁ THÁI ĐỘ PHỤC VỤ CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ

28. Ông/bà/anh/chị khi đi khám chữa bệnh thường phải chờ đợi bao lâu để

được khám? Dưới 15 phút: Từ 15 đến 30 phút:

Từ 30 đến 60 phút: Trên 60 phút: Khác: .....................

29. Ông/bà/anh/chị có được thầy thuốc tư vấn về tình hình bệnh tật không?

Có: Không: Có nhưng không rõ ràng:

30. Ông/bà/anh/chị khi đi khám chữa bệnh thường được thầy thuốc dành cho

thời gian bao lâu để tư vấn về tình hình bệnh, kết quả điều trị?..................

31. Ông/bà/anh/chị có được thầy thuốc hướng dẫn sử dụng thuốc không?

Có: Không: Có nhưng không rõ ràng:

32. Ông/bà/anh/chị có được thầy thuốc tư vấn về cách phòng bệnh không?

Có: Không: Có nhưng không rõ ràng:

33. Ông/bà/anh/chị có biết rõ về tình hình bệnh tật của mình không?

Có: Không: Mơ hồ:

34. Ông/bà/anh/chị có tuân thủ theo tư vấn của thầy thuốc không?

Có: Không: Không tuyệt đối:

35. Ông/bà/anh/chị có điều trị bệnh theo đơn của thầy thuốc không?

Có: Không: Không thường xuyên:

36. Ông/bà/anh/chị có biết kết quả sau điều trị như thế nào không?

Có: Không: Có nhưng không rõ ràng:

37. Ông/bà/anh/chị có đề nghị gì để công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ngày

càng tốt hơn không? ..........................................................................................

................................................................................................................

Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh cũng như sự hiểu biết và nhu cầu

của bệnh nhân về bệnh đái tháo đường chúng tôi tiến hành điều tra này với

mục đích ngày càng cải thiện chất lượng điều trị và tiến đến cá nhân hóa điều

trị đái tháo đường tại tỉnh Kon Tum.

Trân trọng cảm ơn quý ông/bà/anh/chị đã hợp tác cùng chúng tôi!

Kon Tum, ngày…. tháng…. Năm 2016

Người điều tra

Thạc sĩ – Bác sĩ HÀ THỊ HUYỀN

Page 68: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

STT HỌ VÀ TÊN GIỚI TUỔI ĐỊA CHỈ 1 Sy A M. Nam 56 Quang Trung – Kon Tum 2 Huynh Tan H. Nam 61 Quang Trung - Kon Tum 3 Pham Thi X. Nữ 58 Quang Trung – Kon Tum 4 Le Thi S. Nữ 64 Trường Chinh - Kon Tum 5 Ho Ngoc L. Nữ 57 Trần Hưng Đạo - Kon Tum 6 Tran Thi U. Nữ 62 Quang Trung - Kon Tum 7 Tran Manh H. Nam 63 Đắk Hà - Kon Tum 8 Dang Duc K. Nam 53 Bà Triệu - Kon Tum 9 Nguyen Thi L. Nữ 64 Quang Trung - Kon Tum 10 A N. Nam 60 Đắk Gréo - Kon Tum 11 Ma Phi S. Nam 59 Đắk Cấm - Kon Tum 12 Tran Thi Thuy A. Nữ 61 Quyết Thắng - Kon Tum 13 Nguyen Van H. Nam 61 Trần Hưng Đạo - Kon Tum 14 Ho Thi My L. Nữ 34 Quang Trung – Kon Tum 15 Tran Thi M. Nữ 53 Phù Đổng - Kon Tum 16 Nguyen Van L. Nam 56 Sa Thầy - Kon Tum 17 Tran Cong C. Nam 68 Thống Nhất - Kon Tum 18 Truong Thanh T. Nam 66 Phan Đình Phùng - Kon Tum 19 Pham Xuan D. Nam 55 Huỳnh Đăng Thơ - Kon Tum 20 Ngo C. Nam 65 Hoàng Thị Loan - Kon Tum 21 Pham Thi L. Nữ 61 Hung Vương - Kon Tum 22 Pham Hong S. Nam 38 Kon Plong - Kon Tum 23 Ho Hien L. Nữ 56 Hoàng Thị Loan - Kon Tum 24 Nguyen Van N. Nam 63 Sa Thầy - Kon Tum 25 Dang Thi M. Nữ 66 Vinh Quang - Kon Tum 26 Phan Thi H. Nữ 62 Quyết Thắng - Kon Tum 27 Nguyen Thi Huynh T. Nữ 62 Quyết Thắng - Kon Tum 28 Nguyen Thi H. Nữ 46 Ngô Thị Nhậm - Kon Tum 29 Pham Thai H. Nam 61 Quyết Thắng - Kon Tum 30 Pham Thi L. Nữ 54 Chư Hreng - Kon Tum 31 Nguyen Thi T. Nữ 51 Đắk Tô - Kon Tum 32 Thai Thi D. Nữ 61 Vinh Quang - Kon Tum 33 Nguyen Thi T. Nữ 61 Nguyễn Sinh Sắc - Kon Tum 34 Nguyen Thi N. Nữ 64 Hoàng Thị Loan - Kon Tum 35 Pham Van T. Nam 52 Đắk Hà - Kon Tum

Page 69: KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC Y TẾ …syt.kontum.gov.vn/Uploads/files/NCKH/Năm 2017/12_Ha Thi Huyen_Cham soc... · Tổng hợp, xử lý số liệu

36 Huynh Van H. Nam 49 Quyết Thắng - Kon Tum 37 Pham Thi C. Nữ 68 Ya Chim - Kon Tum 38 Nguyen Thanh T. Nam 63 Đắk Tô - Kon Tum 39 Dang Thi T. Nữ 56 Đoàn Kết - Kon Tum 40 Vu Thi T. Nữ 64 Đắk Tô - Kon Tum 41 Tran Van T. Nam 51 Chu Văn An - Kon Tum 42 Nguyen Thi H. Nữ 48 Đắk Hà - Kon Tum 43 Nguyen Ngoc S. Nam 37 Hòa Bình - Kon Tum 44 Dong Thi G. Nữ 60 Đắk Hà - Kon Tum 45 Nguyen Van B. Nam 66 Phan Chu Trinh - Kon Tum 46 Nguyen H. Nam 56 Nguyễn Trãi - Kon Tum 47 Lam Thi T. Nữ 61 Vinh Quang - Kon Tum 48 Hoang Van B. Nam 61 Đắk Tô - Kon Tum 49 Nguyen Thi L. Nữ 67 Nguyễn Thiện Thuật - KonTum 50 Doan Thi D. Nữ 56 Ya Chim - Kon Tum 51 Ngo Nhat K. Nam 61 Ya Chim - Kon Tum 52 Huynh Ba S. Nam 66 Đoàn Thị Điểm - Kon Tum 53 Chu Thi L. Nữ 64 Đắk Hà - Kon Tum 54 Nguyen Van T. Nam 59 Duy Tân - Kon Tum 55 Nguyen Xuan H. Nam 64 Trần Phú - Kon Tum 56 Tran Van T. Nam 68 Trần Hung Đạo - Kon Tum 57 Thai Quang H. Nam 58 Hàm Nghi - Kon Tum 58 Lu Minh T. Nam 59 Trường Chinh - Kon Tum 59 Vo Manh C. Nam 50 Duy Tân - Kon Tum 60 Mong Thi N. Nữ 66 Đắk Hà- Kon Tum 61 Dang Thi N. Nữ 55 Lê Hồng Phong – Kon Tum 62 Le Khac T. Nam 45 Lê Lợi - Kon Tum 63 Pham Dinh D. Nam 64 Đăk Hà - Kon Tum 64 Phan The V. Nam 47 Trường Chinh - Kon Tum 65 Phan Thi T. Nữ 69 Quang Trung - Kon Tum 66 Nguyen Thi My T. Nữ 36 Quang Trung - Kon Tum 67 Pham Thi L. Nữ 43 Đắk Lây - Kon Tum 68 Ninh Thi N. Nữ 58 Sa Thầy - Kon Tum 69 A T. Nam 66 Đắk Hà - Kon Tum