6
17 VOL. 01 & 02|2016 CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG KILALA NHỮNG ĐỊA DANH LINH THIÊNG Ở NHẬT BẢN XU HƯỚNG MÀU SON 2016 HAIKU THU NHỎ THẾ GIAN NHẬT BẢN 24 MÙA HOA Journey to Japan Culture Beauty NÉT ĐẸP CAO NHÃ

Kilala - Vol 17

Embed Size (px)

DESCRIPTION

This is a free sample of Kilala issue "Vol 17" Download full version from: Apple App Store: https://itunes.apple.com/us/app/id1123951382?mt=8&at=1l3v4mh Magazine Description: Kilala is the first & only magazine in Vietnam that introduce Japanese Culture & Lifestyle to Vietnamese readers, focus on Japanese Culture, Japanese Tourism, Japanese Cuisine, Japanese Lifestyle, Beauty, Health, Family & Home, Education… Rich contents, useful information & attractive design, Kilala bring Vietnamese readers an opportunity to feel authentic Japan as well as experience the Japanese products and services with premium quality standards. Therefore, readers put their trust on Kilal... You can build your own iPad and Android app at http://presspadapp.com

Citation preview

Page 1: Kilala - Vol 17

17VOL.01 & 02|2016

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG KILALA

NHỮNG ĐỊA DANH LINH THIÊNG Ở NHẬT BẢN

XU HƯỚNG MÀU SON 2016

HAIKU THU NHỎ THẾ GIAN NHẬT BẢN 24 MÙA HOA

Journey to Japan

Culture

Beauty

NÉT ĐẸP CAO NHÃ

Page 2: Kilala - Vol 17
Page 3: Kilala - Vol 17

C O N T E N T S 17VOL.01 & 02|2016

COVER STORYKimono tôn vinh nét đẹp cao nhã

JOURNEY TO JAPAN Những địa danh linh thiêng ở Nhật

HERITAGE Yakushima, hòn đảo của những sự

sống cổ đại

CULTURENhật Bản 24 mùa hoa (phần 1)

Lễ Tiết phân

Chuyện người xa phu

Wagasa

Haiku Nhật Bản thu nhỏ thế gian

STUDY IN JAPANHọc nghề ở Senmon Gakko

Matsushita Seikei Juku

OFFICEXử lý thông tin mật

BEAUTYXu hướng son môi năm 2016

TRENDY10 bộ trang phục được yêu thích

HEALTHYSức khoẻ bắt đầu từ giấc ngủ

FAMILY 7 bước cải thiện bệnh lười ăn

COOKINGNabe – món ăn của cả gia đình

LIFESTYLEPhụ nữ tuổi 40 ở Nhật

GO GO KILALA LADY

041828

30

44

54

48

586062

6670

90

NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TẤN

Chịu trách nhiệm xuất bản

Giám đốc Nguyễn Thế Sơn

Chịu trách nhiệm nội dung

Tổng biên tập Lê Thị Thu Hương

Biên tập

Phương Lam Giang

CẨM NANG KILALA

Chủ biên

Đặng Nguyễn Đông Vy

[email protected]

Biên soạn

Mayu Senda

Lê Mai

Lăng Vi

Nguyễn Đình

Inako

Thiết kế và trình bày

Phúc Nguyễn

Kim Đặng

Hà Thảo

Tuấn Đức

Liên hệ quảng cáo

Phan Thị Trúc

0908 440 469

[email protected]

Quảng cáo & Phát hành

Hirofumi Kasado (Tổng Giám đốc)

Cty TNHH Truyền thông Kilala

9F, Capital Place Bldg.

6 Thái Văn Lung, Q.1, TP.HCM

Tel: (08) 3827 7722

www.kilala.vn

www.facebook.com/vnkilala

Số lượng

50.000 cuốn

Kích thước

210x290mm

Giấy phép xuất bản

Giấy ĐKXB số 3173 - 2015/CXBIPH/05 - 74/

ThT. Số quyết định: 547/QĐ - NXB ngày 21

tháng 12 năm 2015. In tại cty Trần Phú, 71–73-

75 Hai Bà Trưng, Phường Bến Nghé, Quận 1,

Tp. HCM. In xong nộp lưu chiểu tháng 12/2015.

ISBN: 978-604-945-280-2

Phát hành vào ngày 01 các tháng lẻ.

* Tất cả hình ảnh sử dụng trong cẩm nang

thuộc bản quyền của cẩm nang Kilala. Mọi

hành vi sao chép, nếu không có sự cho phép

của cẩm nang Kilala, sẽ xem như vi phạm Luật

Sở hữu Trí Tuệ hiện hành của nước Việt Nam.

Cover

Model: Bằng Lăng

Photographer: Naoto Ohike

Kimono: CLB Trà đạo SG Urasenke

Make up, hair: CLEO hair International

Accessories: Osewaya

3

Page 4: Kilala - Vol 17

Tôn vinhNhắc đến trang phục truyền thống Nhật Bản là nhắc đến Kimono. Được xem là tuyệt tác

thanh tao của kỹ thuật nhuộm-dệt với đường nét phù hợp với vóc dáng người Nhật Bản, chiếc

Kimono giúp cử chỉ của người mặc trở nên khoan thai, nhã nhặn hơn. Có thể nói, văn hóa Nhật

Bản được cô đọng chỉ trên một tấm áo, ngay cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất cũng phảng phất

nét đẹp xứ Phù Tang. Biết đến Kimono là biết đến Nhật Bản. Mời bạn rảo bước vào thế giới của

những chiếc Kimono đầy tinh tế này.

Kimono theo dòng lịch sửNgười ta cho rằng, nguyên mẫu của Kimono ngày nay là Kosode (小袖) - loại trang

phục có hình dáng như một chiếc áo Yukata đơn giản, được giới quý tộc sử dụng làm

áo mặc lót trong khoảng thời gian từ thế kỉ 12 đến 15. Về sau, Kosode dần trở thành

trang phục mặc ngoài thông thường. Kosode của những người có xuất thân cao

quý còn được đính thêm những chi tiết trang trí sang trọng như họa tiết thêu tay.

Chỉ đến thời Edo, thường dân mới bắt đầu có cơ hội được mặc loại Kosode tinh tế

này. Cùng với sự phát triển vượt bậc của nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật đương

thời, những thiết kế Kosode tân tiến và độc đáo cũng bắt đầu “khai hoa nở nhụy”.

Kosode dần phát triển và rẽ nhánh thành các loại Kimono ngày nay. Tuy nhiên,

đến thời Meiji (thế kỉ 19), làn sóng văn hóa Tây dương ồ ạt du nhập vào Nhật Bản.

Quý tộc Nhật bắt đầu sử dụng váy đầm và giày dép Tây Âu như trang phục chính

thống, thay cho những bộ Kimono, dép Zouri. Sau một thế kỉ, ngay cả người bình

thường cũng mặc Âu phục, chiếc Kimono dần vắng bóng trong cuộc sống hằng

ngày. Phần đông người Nhật chỉ diện Kimono vào các dịp lễ quan trọng như lễ

thành nhân, cưới hỏi hay trong các nghi thức nghệ thuật truyền thống như Trà

đạo, Hoa đạo,... Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều người

nhận thức được giá trị tinh thần quan trọng của chiếc Kimono và vui thích sử

dụng chúng như trang phục thường ngày.

Kimono và Yukata có khác nhau? Yukata là một loại trang phục tương đồng với Kimono về hình thức và cách sản

xuất nhưng mặt khác lại có sự khác biệt đáng kể. Thông thường Yukata chỉ cần mặc

một lớp, kể cả khi ra ngoài, trong khi mặc Kimono bạn cần phải có loại đồ lót đặc

biệt gọi là Juban và chân phải đi tất. Vào mùa hè, bạn sẽ bắt gặp nhiều cô gái xúng

xính trong những chiếc Yukata rực rỡ. Tuy nhiên, đây vốn là loại trang phục dùng

để mặc ngủ, tương tự như trong các lữ quán Nhật Bản hiện nay. Cần lưu ý, bạn sẽ

bị xem là bất lịch sự nếu mặc Yukata đến những nơi trang trọng.

nét đẹp cao nhã

COVER STORY

Yukata

i Kimono-ya Kururi

Bài: Mayu Senda, Lê Mai, Inako/ Biên dịch: Lê Mai, Inako

4

Page 5: Kilala - Vol 17

nét đẹp cao nhã

i Kimono-ya Kururi

5

Page 6: Kilala - Vol 17

Mặc dù gọi chung là Kimono nhưng bạn có biết,

Kimono cũng có rất nhiều loại với từng “tư cách”

khác nhau. Được diện để đến các dịp trang trọng

hay chỉ mặc hằng ngày đều phụ thuộc vào “tư cách”

của mỗi loại. Cùng tìm hiểu sự khác biệt này để trở

thành người mặc Kimono đúng và chuẩn nhất nhé!

Các loại Kimono

Là trang phục của cô dâu khi tổ

chức lễ kết hôn ở đền thờ Thần

đạo. Cả trang phục và phụ kiện đều

đồng màu trắng nhằm thể hiện sự

thuần khiết. Trong bữa tiệc chiêu

đãi (Hiroen), cô dâu sẽ thay một

loại Kimono khác được nhuộm vô

cùng rực rỡ, gọi là Iro-uchikake (色打

掛), mang ý nghĩa “Đã trở thành một

thành viên của gia đình nhà chồng”.

Bộ Iro-uchikake

rực rỡ

Khi dự đám cưới người thân,

những phụ nữ đã lập gia đình

thường mặc Tomesode màu đen.

Đây là bộ Kimono trang trọng nhất

danh cho phụ nữ chưa kết hôn. Ở thời

Edo, việc phe phẩy tay áo bản lớn

là một hình thức bày tỏ tình cảm nên

Furisode (Furi: vẫy, Sode: tay áo) là loại

Kimono dành riêng cho các cô gái

chưa lập gia đình. Dựa vào độ lớn của

tay áo mà Furisode được chia làm 3

loại, tay áo lớn nhất là trang trọng nhất,

dùng trong lễ cưới hoặc lễ thành nhân.

Có "địa vị" cao nhất trong các loại

Kimono của phụ nữ đã kết hôn. Do

không cần thể hiện tình cảm nên

khác với Furisode, Tomesode có ống

tay áo nhỏ hơn và màu sắc đằm thắm

hơn. Các cô gái chưa chồng cũng có

thể mặc Iro-tomesode - loại Tomesode

được nhuộm màu tươi sáng.

Shiromuku Furisode Tomesode 振袖

留袖

Thông thường

Sặc sỡTrang nhã

Trang trọngShiromuku

Kuro-tomesode Iro-tomesode

Iromuji

Tsumugi

Iro-Uchikake

Furisode

Tsukesage

Homongi

Komon

白無垢

Kimono có đính gia văn của dòng tộc

thể hiện chủ nhân là người có địa vị.

Màu sắc và hoa văn là yếu tố tiên

quyết cho thần thái của chiếc

áo, những mẫu mã dưới đây

chỉ mang tính minh họa.

i Nan/PIXTA i Ushico/PIXTA

6