6
KHỐI ĐẦU TƯ -- Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex VP5 (18T1 - 18T2), Lê Văn Lương, Tháng 11.2012/Số 12 Mỹ bất ngờ đón nhận nhiều tin tức không mấy tích cực do hậu quả của cơn bão Sandy hồi cuối tháng 10. Bên cạnh đó, “bờ vực tài khóa” đang là thách thức lớn của nền kinh tế. Châu Âu chính thức bước vào suy thoái trong quý 3 năm nay. Nhu cầu nội địa thực sự suy yếu và niềm tin tiếp tục sụt giảm trong khi tỷ lệ nợ công/GDP không ngừng tăng lên mức kỷ lục đang tạo nhiều sức ép đối với chi phí vay mượn của các Chính phủ trong khu vực. Trung Quốc đón nhận nhiều tin tức trái chiều cho thấy dấu hiệu phục hồi chưa rõ ràng. Ngoài ra, nợ xấu tăng mạnh tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này. BẢN TIN QUỐC TẾ Tóm tắt nội dung Người thực hiện: Nguyễn Vũ Lan Phương Nhân viên Phân tích E: [email protected] T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 247 Với sự đóng góp ý kiến của: Nguyễn Đức Hải Phó trưởng Phòng Nghiên cứu và Phân tích E: [email protected] T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 896 Xin vui lòng tham khảo Khuyến cáo sử dụng ở trang cuối

KHỐI ĐẦU TƯ BẢN TIN QUỐC TẾ · Vấn đề ngân sách đang là thách thức lớn của nền kinh tế: Bộ Tài chính cho biết thâm hụt ngân sách của Mỹ

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

KHỐI ĐẦU TƯ

--

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

VP5 (18T1 - 18T2), Lê Văn Lương,

Tháng 11.2012/Số 12

Mỹ bất ngờ đón nhận nhiều tin tức không mấy tích cực do hậu quả của cơn

bão Sandy hồi cuối tháng 10. Bên cạnh đó, “bờ vực tài khóa” đang là thách

thức lớn của nền kinh tế.

Châu Âu chính thức bước vào suy thoái trong quý 3 năm nay. Nhu cầu nội

địa thực sự suy yếu và niềm tin tiếp tục sụt giảm trong khi tỷ lệ nợ công/GDP

không ngừng tăng lên mức kỷ lục đang tạo nhiều sức ép đối với chi phí vay

mượn của các Chính phủ trong khu vực.

Trung Quốc đón nhận nhiều tin tức trái chiều cho thấy dấu hiệu phục hồi

chưa rõ ràng. Ngoài ra, nợ xấu tăng mạnh tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nền kinh

tế lớn thứ 2 thế giới này.

BẢN TIN QUỐC TẾ

Tóm tắt nội dung

Người thực hiện:

Nguyễn Vũ Lan Phương

Nhân viên Phân tích

E: [email protected]

T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 247

Với sự đóng góp ý kiến của:

Nguyễn Đức Hải

Phó trưởng Phòng Nghiên cứu

và Phân tích

E: [email protected]

T: +(84 4) 6 281 1298 Ext: 896

Xin vui lòng tham khảo Khuyến

cáo sử dụng ở trang cuối

2 Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research

MỸ

Hoạt động sản xuất chịu ảnh hưởng tiêu cực từ siêu bão Sandy

- Chỉ số sản xuất của khu vực Philadelphia giảm mạnh từ mức 5,7 điểm của tháng 10 xuống

còn -10,7 điểm trong tháng 11, giảm mạnh hơn dự báo xuống mức 4,5 điểm của giới phân tích.

Theo đó, đây là mức điểm thấp nhất kể từ tháng 7 năm nay. Ngoài ra, chỉ số sản xuất của New

York - khu vực trọng điểm khác của Mỹ - tuy tăng từ mức -6,2 điểm lên mức -5,2 điểm nhưng

vẫn tiếp tục trong vùng tiêu cực thể hiện sự sụt giảm tháng thứ 4 liên tiếp.

- Sản xuất công nghiệp tháng 10 bất ngờ giảm 0,4% so với tháng trước đó, trái với dự đoán

tăng 0,2% của giới phân tích.

Tốc độ mở rộng của lĩnh vực dịch vụ chậm lại: Chỉ số PMI phản ánh hoạt động của ngành

dịch vụ Mỹ đã giảm từ 55,1 điểm trong tháng 9 xuống còn 54,2 điểm trong tháng 10, giảm

mạnh hơn dự đoán xuống mức 54,6 điểm của giới phân tích. Tuy nhiên, chỉ số này vẫn ở trên

mức 50 điểm cho thấy lĩnh vực dịch vụ - lĩnh vực vốn chiếm tới 90% hoạt động của nền kinh

tế Mỹ - vẫn tiếp tục mở rộng mặc dù tốc độ đã chậm lại.

Doanh số bán lẻ giảm: Doanh số bán lẻ tại Mỹ giảm nhẹ trong tháng 10 dưới tác động của

siêu bão Sandy và lo ngại của người tiêu dùng về nguy cơ rơi vào "bờ vực tài khóa" của nền

kinh tế Mỹ. Trong tháng 10, chỉ số này giảm 0,3% so với tháng trước, giảm mạnh hơn dự đoán

giảm 0,2% của giới phân tích.

Thị trường lao động cũng chịu ảnh hưởng bởi cơn bão Sandy:

Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp bất ngờ tăng tới 78 nghìn trong tuần kết thúc vào ngày 10/11

lên nức 439 nghìn đơn, cao nhất kể từ tháng 4/2011. Nguyên nhân là do một số bang phía

Đông Bắc Mỹ bị thiệt hại nặng bởi trận bão Sandy khiến hoạt động sản xuất đình trệ, theo đó

hàng trăm nghìn người rơi vào cảnh thất nghiệp. Bộ Lao động cũng cho biết số người thất

nghiệp hiện đang hưởng trợ cấp trên toàn nước Mỹ, tính đến tuần kết thúc vào ngày 3/11, tăng

17.750 lên mức 3,255 triệu người, cao nhất kể từ tháng 7/2008.

Vấn đề ngân sách đang là thách thức lớn của nền kinh tế:

Bộ Tài chính cho biết thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tháng 10 - tháng đầu tiên trong năm

tài khóa 2013 là 120 tỷ USD, vượt dự báo 114 tỷ USD của các chuyên gia kinh tế, tương

đương tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Với tốc độ tăng mạnh của tháng đầu tiên, các

chuyên gia dự báo thâm hụt ngân sách của Mỹ trong năm tài khóa 2013 sẽ là năm thứ 5 liên

tiếp ở trên mức 1.000 tỷ USD, tạo thêm gánh nặng vào khoản nợ quốc gia đã sắp vượt trần

16.400 tỷ USD.

Thâm hụt ngân sách tăng cao trong bối cảnh Mỹ đang tìm giải pháp cho vấn đề ngân sách

nhằm tránh “bờ vực tài khóa” (fiscal cliff) – tình huống tăng thuế và cắt giảm chi tiêu công

lên tới hơn 600 tỷ USD. Giới phân tích nhận định cắt giảm chi tiêu gắt gao và tăng thuế cao sẽ

khiến nhu cầu đối với hàng hoá và dịch vụ giảm, làm chậm lại đà tăng trưởng kinh tế trong

khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, các điều kiện này có thể đẩy nước Mỹ rơi lại vào tình trạng suy

thoái. Theo Goldman Sachs, nếu tình huống này xảy ra, kinh tế Mỹ sẽ chắc chắn rơi vào suy

thoái đầu năm 2013 vì việc tăng thuế và cắt giảm chi tiêu chính phủ sẽ xóa sạch 4% tăng

trưởng GDP của Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2013, trong khi cơ quan này dự đoán GDP Mỹ chỉ

tăng 3% năm 2013.

Biểu đồ 1: Chỉ số sản xuất khu vực

Mỹ bất ngờ đón nhận nhiều tin tức không mấy tích cực do hậu quả của cơn bão Sandy

hồi cuối tháng 10. Bên cạnh đó, “bờ vực tài khóa” đang là thách thức lớn của nền

kinh tế.

Biểu đồ 2: Sản xuất công nghiệp mm

Biểu đồ 3: Chỉ số PMI dịch vụ

Biểu đồ 5: Ngân sách Liên bang

Biểu đồ 4: Số đơn đăng ký thất nghiệp

54,2

50

52

54

56

58

60

10/10 04/11 10/11 04/12 10/12

-5,2

-10,7

-25

-15

-5

5

15

25

PMI sản xuất New York PMI sản xuất Philadelphia

-0,4%

-2,0%

-1,5%

-1,0%

-0,5%

0,0%

0,5%

1,0%

1,5%

-120

-250

-200

-150

-100

-50

0

50

100

10/08 4/09 10/09 4/10 10/10 4/11 10/11 4/12 10/12

tỷ USD

439 K

330

360

390

420

450

3/2 2/3 30/3 27/4 25/5 22/6 20/7 17/8 14/9 12/10 9/11

Ng

hìn

3 Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research

CHÂU ÂU

GDP tiếp tục tăng trưởng âm khi khu vực chìm sâu trong khủng hoảng nợ công:

Theo báo cáo sơ bộ của Văn phòng Thống kê Châu Âu (Eurostat), Khu vực Đồng tiền chung

Châu Âu (Eurozone) đã chính thức bước vào suy thoái trong quý 3 năm nay khi tổng sản phẩm

quốc nội (GDP) giảm 0,1% so với quý trước. Nếu so với cùng kỳ năm trước, nền kinh tế đã sụt

giảm 0,6% trong quý 3, sau khi giảm 0,4% quý trước đó. GDP quý 3 của Đức – nền kinh tế

đầu tàu của khu vực – tăng 0,2% so với quý trước đó, tuy vượt dự báo tăng 0,1% của giới phân

tích nhưng vẫn thấp hơn mức tăng 0,3% của quý 2/2012. Trong số các quốc gia thành viên

Eurozone, nhiều nước đang chìm sâu trong suy thoái kinh tế. Tăng trưởng GDP của Italia và

Tây Ban Nha trong quý 3/2012, 2 nền kinh tế lớn thứ ba và thứ tư Châu Âu giảm 0,2% và

0,3% so với quý trước đó. Kinh tế Hy Lạp và Bồ Đào Nha quý 3/2012 giảm lần lượt 7,2% và

3,4% so với cùng kỳ năm 2011.

Sản lượng công nghiệp giảm mạnh nhất từ tháng 1/2009, doanh số bán lẻ giảm vượt dự

báo:

Sản lượng công nghiệp của Khu vực Đồng tiền chung Châu Âu trong tháng 9 đã giảm 2,5% so

với tháng 8, ghi nhận mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 1/2009. Nếu so với cùng kỳ năm trước,

chỉ số này cũng đã giảm 2,3%. Hoạt động sản xuất sụt giảm trên toàn khu vực, sản lượng công

nghiệp tại Đức, Pháp, và Italia giảm tương ứng -1,8%, -2,7% và -1,5% so với tháng trước.

Ngoài ra, doanh số bán lẻ khu vực trong tháng 9 giảm 0,2% so với tháng trước đó, trái với dự

đoán không đổi của giới phân tích sau khi tăng 0,2% trong tháng 8.

Nhu cầu nội địa thực sự suy yếu: Thặng dư thương mại của Khu vực Đồng tiền chung Châu

Âu trong tháng 9 gia tăng do tốc độ sụt giảm của xuất khẩu ít hơn so với nhập khẩu cho thấy

nhu cầu nội địa thực sự suy yếu. Thặng dư thương mại tháng 9 tăng từ mức 5,2 tỷ EUR của

tháng 8 lên mức 9,8 tỷ EUR. Sau khi đã loại bỏ ảnh hưởng của các yếu tố theo mùa, xuất khẩu

của khu vực đã giảm 1,1% so với tháng trước, trong khi nhập khẩu giảm 2,7%.

Niềm tin tiếp tục suy giảm: Theo khảo sát của cơ quan nghiên cứu ZEW, chỉ số niềm tin kinh

tế của giới đầu tư Châu Âu đã giảm từ mức -1,4 điểm trong tháng 10 xuống mức -2,6 điểm

trong tháng 11, trái với dự đoán tăng lên mức 0,2 điểm của giới phân tích. Đáng chú ý, các nhà

đầu tư Đức - nền kinh tế lớn nhất khu vực - ngày càng bi quan về tình hình kinh tế khu vực khi

chỉ số niềm tin giảm từ mức -11,5 điểm xuống -15,7 điểm trong tháng 11, ghi nhận tháng thứ 6

liên tiếp ở dưới mức 0 điểm.

Nợ công tăng cao tới 93% GDP: Nợ công khu vực tiếp tục tăng mạnh trong khi kinh tế chính

thức suy thoái trở lại. Hiện nợ công của khu vực tăng lên mức 93% GDP, cao hơn mức 80%

năm 2009, và gần 90% nửa đầu năm nay. Tỷ lệ này được dự báo lên 94,5% vào năm 2013. Tỷ

lệ nợ công trên GDP vượt quá 90% được coi là cao và có thể gây sức ép đối với chi phí vay

mượn của Chính phủ. Giới phân tích nhận định nhiều khả năng kinh tế khu vực hoặc tăng

trưởng thấp hoặc không tăng trưởng đến 2014, theo đó tỷ lệ nợ/GDP thậm chí sẽ còn tiếp tục

tăng cao hơn nữa.

Biểu đồ 6: GDP Eurozone qq

Khu vực chính thức bước vào suy thoái trong quý 3 năm nay. Nhu cầu nội địa thực sự

suy yếu và niềm tin tiếp tục sụt giảm trong khi tỷ lệ nợ công/GDP không ngừng tăng

lên mức kỷ lục đang tạo nhiều sức ép đối với chi phí vay mượn của các Chính phủ

trong khu vực.

Biểu đồ 7: GDP so với quý trước đó

Biểu đồ 8: Doanh số bán lẻ và SXCN yy

Biểu đồ 9: Niềm tin nhà đầu tư Đức

0,4

0,3

0,6

0,2

0,1

-0,3

0,0

-0,2

-0,1

-0,4

-0,3

-0,2

-0,1

0,0

0,1

0,2

0,3

0,4

0,5

0,6

0,7

9/10 12/10 3/11 6/11 9/11 12/11 3/12 6/12 9/12

%

-15,7

-60

-40

-20

0

20

40

60

11/09 05/10 11/10 05/11 11/11 05/12 11/12

-0,2%

-2,50%-3,0%

-2,5%

-2,0%

-1,5%

-1,0%

-0,5%

0,0%

0,5%

1,0%

1,5%

2,0%

9/10 3/11 9/11 3/12 9/12Doanh số bán lẻ mm SLCN mm

0,2% 0,2%

-0,3%

-0,2%

-0,8%

-1,00%

-0,80%

-0,60%

-0,40%

-0,20%

0,00%

0,20%

0,40%

Đức Pháp Tây Ban Nha Italia Bồ Đào Nha

4 Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research

TRUNG QUỐC

Sản xuất công nghiệp và đầu tư tài sản cố định tăng vượt dự đoán: Tổng cục Thống kê

Trung Quốc cho biết sản xuất công nghiệp tháng 10 của nước này tăng 9,6% so với cùng kỳ

năm trước, cao hơn mức 9,2% của tháng 9 và cũng cao hơn dự đoán tăng 9,5% của giới phân

tích. Ngoài ra, đầu tư tài sản cố định 10 tháng đầu năm 2012 cũng tăng 20,7% so với cùng kỳ

năm 2011, vượt dự báo tăng 20,6% của chuyên gia kinh tế.

Doanh số bán lẻ tăng mạnh: Cũng theo Tổng cục Thống kê, doanh số bán lẻ của Trung Quốc

tháng 10 cũng tăng mạnh 14,5% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức 14,2% của tháng 9.

Theo đó, tốc độ tăng của doanh số bán lẻ trong tháng 9 ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 3

năm nay.

Thặng dư thương mại tăng vượt dự báo do xuất khẩu vẫn tăng trưởng khá tốt trong khi

nhập khẩu hầu như không biến động:

Thặng dư thương mại tháng 10 của Trung Quốc tăng từ mức 27,7 tỷ USD của tháng 9 lên mức

32 tỷ USD, trái với dự báo giảm xuống mức 27 tỷ USD của giới phân tích. Kim ngạch xuất

khẩu tháng 10 của Trung Quốc tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 9,9%

của tháng 9 và cũng cao hơn dự báo tăng 10% của các chuyên gia kinh tế. Trong khi đó, kim

ngạch nhập khẩu tháng 10 tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2011, không biến động nhiều so với

tháng 9 và thấp hơn dự báo tăng 4%.

Tuy nhiên, tín dụng nội tệ giảm mạnh còn nợ xấu lại không ngừng tăng lên:

Ngân hàng Trung Ương Trung Quốc (PBOC) cho biết tín dụng bằng đồng nội tệ nước này

tăng 505 tỷ NDT trong tháng 10/2012, thấp hơn dự đoán tăng 601 tỷ NDT của giới phân tích

và cũng thấp hơn nhiều mức tăng 623 tỷ NDT của tháng trước đó. Nếu so với cùng kỳ năm

trước, tăng trưởng tín dụng nội tệ tháng 10 đã giảm 14%. Các chuyên gia kinh tế nhận định lo

ngại về tình hình kinh tế vĩ mô ảm đạm và lợi nhuận công ty kém khiến hệ thống ngân hàng dè

dặt cho vay hơn.

Tính đến ngày 30/9/2012, nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc đã tăng thêm 22 tỷ NDT

(3,6 tỷ USD) so với quý trước đó lên gần 480 tỷ NDT, ghi nhận quý tăng thứ 4 liên tiếp. Tổng

số nợ trả chậm mà hệ thống ngân hàng Trung Quốc phải chịu trong năm nay có thể lên tới

10% tổng dư nợ. Kinh tế tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản hạ nhiệt là nguyên nhân

chính khiến nợ xấu tăng cao.

Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thấp nhất trong 3 năm đang tiếp tục tạo điều kiện

cho các chính sách nới lỏng tiền tệ:

Tổng cục Thống kê quốc gia (NBS) của Trung Quốc cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của

tháng 10 đã tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 1,9% và 1,8% của tháng

9 và 8. Theo đó, tốc độ tăng của chỉ số này trong tháng 10 cũng ghi nhận mức thấp nhất kể từ

tháng 1/2010, tạo điều kiện thuận lợi để Chính phủ tiếp tục các chính sách kích thích kinh tế

nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng đang chậm lại hiện nay.

Biểu đồ 11: Sản xuất công nghiệp yy

Trung Quốc đón nhận nhiều tin tức trái chiều cho thấy dấu hiệu phục hồi chưa rõ

ràng. Ngoài ra, nợ xấu tăng mạnh tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế

giới này.

Biểu đồ 12: Doanh số bán lẻ yy

Biểu đồ 13: Cán cân thương mại

Biểu đồ 14: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) yy

9,6

07

09

11

13

15

17

19

21

23

10/11 12/11 2/12 4/12 6/12 8/12 10/12

%

32

-5%

0%

5%

10%

15%

20%

-40

-30

-20

-10

0

10

20

30

40

tỷ U

SD

Cán cân thương mại Xuất khẩu yy

14,5

07

09

11

13

15

17

19

10/11 12/11 2/12 4/12 6/12 8/12 10/12

%

Biểu đồ 13: Tín dụng nội tệ

505

0

200

400

600

800

1.000

1.200

11/10 02/11 05/11 08/11 11/11 02/12 05/12 08/12

tỷ NDT

1,7

-1

0

1

2

3

4

5

6

7

10/09 04/10 10/10 04/11 10/11 04/12 10/12

%

5 Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research

16/11/2012 % +/- 2 tuần %/ 1/1/12

EUR/USD 1,27 -0,73% -1,57%

GBP/USD 1,59 -0,87% 2,24%

AUD/USD 1,03 0,10% 1,13%

USD/JPY 81,26 1,02% 5,61%

USD/CNY 6,24 -0,09% -0,93%

Vàng 1.713,09 2,13% 9,55%

Dầu (NY) 86,40 2,06% -12,75%

RON 92 (Singapore)

118,00 5,17% 3,06%

Thị trường tiền tệ

Chỉ số Nước 16/11/2012 %/ 1/1/12 % +/- 2tuần

DOWJONES Mỹ 12.588,31 3,03% -3,86%

NASDAQ Mỹ 2.853,13 9,52% -4,33%

S&P 500 Mỹ 1.359,88 8,13% -3,84%

FTSE 100 Anh 5.605,59 0,60% -4,48%

DAX Đức 6.950,53 17,84% -5,61%

CAC 40 Pháp 3.341,52 5,75% -4,32%

NIKKEI 225 Nhật 9.024,16 6,73% -0,30%

SHANGHAI TQ 2.014,72 -8,40% -4,83%

KOSPI Hàn Quốc 1.860,83 1,92% -3,02%

Các chỉ số chứng khoán chính

Các chỉ số kinh tế quan trọng công bố từ ngày 05/11 - 18/11

Chỉ số Thực

tế

Dự

đoán

Kỳ

trước

Niềm tin nhà đầu tư Eurozone (Sentix) -18,8 -20,7 -22,2

Chỉ số PMI dịch vụ Mỹ (ISM) 54,2 54,6 55,1

Chỉ số PMI sản xuất Eurozone 46,0 46,2 46,2

Doanh số bán lẻ Eurozone mm -0,2% 0 0,10%

Đơn đặt hàng máy móc cơ bản Nhật Bản mm

-4,3% -1,9% -3,3%

Cán cân thương mại Anh (tỷ Bảng) -8,4 -9,1 -10,0

Cán cân thương mại Mỹ (tỷ USD) -41,5 -44,9 -44,2

Chỉ số giá tiêu dùng Trung Quốc yy 1,7% 1,9% 1,9%

Cán cân thương mại Trung Quốc (tỷ USD) 32,0 27,1 27,7

GDP Nhật Bản qq (ước tính) -0,9% -0,8% 0,2%

Cán cân ngân sách Liên bang Mỹ (tỷ USD) -120 -113,5 75

Chỉ số niềm tin kinh tế Eurozone -2,6 0,2 -1,4

Tỷ lệ thất nghiệp Anh 7,8% 7,8% 7,9%

Sản lượng công nghiệp Eurozone mm -2,5% 0,2 0,6%

Doanh số bán lẻ Mỹ mm -0,3% -0,2% 1,1%

GDP Đức qq (ước tính) 0,2% 0,1% 0,3%

Doanh số bán lẻ Anh mm -0,8% -0,1% 0,6%

GDP Eurozone qq (ước tính) -0,1% -0,2% -0,2%

Cán cân thương mại Eurozone (tỷ EUR) 11,3 10,6 8,9

Sản lượng công nghiệp Mỹ mm -0,4% 0,2% 0,2%

Nước Kỳ hạn 16/11/2012 %/ 1/1/12 +/- 2 tuần

Mỹ 1 năm 0,17 0,06 -0,01

Đức 1 năm 0,02 0,11 0,01

Pháp 1 năm 0,04 -0,16 0,01

Mỹ 10 năm 1,58 -0,29 -0,13

Đức 10 năm 1,33 -0,48 -0,12

Pháp 10 năm 2,08 -1,07 -0,16

Bồ Đào Nha 10 năm 8,82 -4,74 0,28

Tây Ban Nha 10 năm 5,89 0,80 0,21

Italia 10 năm 4,88 -2,12 -0,07

Lợi suất TPCP (%)

16/11/2012 +/- 2 tuần +/-/ 1/1/12

Mỹ 30,49 1,99 -9,51

Anh 29,00 4,00 -65,50

Đức 27,32 -2,18 -68,68

Pháp 82,93 9,93 -123,07

Italia 294,41 12,91 -266,34

Bồ Đào Nha 410,74 58,65 265,74

Tây Ban Nha 332,77 32,77 -39,23

Trung Quốc 68,47 0,75 -76,53

Chi phí bảo hiểm rủi ro vỡ nợ (điểm cơ bản - basic points)

Các chỉ số kinh tế quan trọng công bố từ ngày 19/11 - 02/12

Chỉ số Dự đoán Kỳ trước

Doanh số bán nhà cũ Mỹ (triệu) 4,76 4,75

Giấy phép xây dựng nhà Mỹ (triệu) 0,87 0,89

Số lượng nhà xây mới Mỹ (triệu) 0,84 0,87

Chỉ số PMI sản xuất Mỹ (ước tính) 51,2 51

Chỉ số PMI sản xuất Eurozone (ước tính) 45,6 45,4

Chỉ số PMI dịch vụ Eurozone (ước tính) 46,1 46

Niềm tin người tiêu dùng Eurozone -26 -26

GDP Đức qq (chính thức) 0,20% 0,20%

Niềm tin kinh doanh Đức (Ifo) 99,6 100

Niềm tin người tiêu dùng Đức 6,3

Đơn đặt hàng hàng hóa lâu bền Mỹ mm 9,80%

Niềm tin người tiêu dùng Mỹ (CB) 72,2

Doanh số bán nhà mới Mỹ (nghìn căn) 389

Doanh số bán lẻ Nhật Bản yy 0,40%

GDP qq Mỹ (ước tính) 2,00%

Chỉ số doanh số nhà chờ bán mm 0,30%

Sản xuất công nghiệp Nhật Bản mm -4,10%

Tỷ lệ thất nghiệp Eurozone 11,60%

Chi tiêu cá nhân Mỹ mm 0,80%

Chỉ số PMI sản xuất Trung Quốc (CFLP) 50,2

TỔNG HỢP THÔNG TIN KINH TẾ - THƯƠNG MẠI TỪ 05/11 - 18/11

6 Tổng hợp tình hình kinh tế thế giới/ PG Bank Research

Mọi chi tiết và câu hỏi liên quan đến bản tin này xin vui lòng liên hệ:

Phòng Nghiên cứu và Phân tích

Khối Đầu tư

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

Tầng 24, Tòa nhà Mipec, 229 phố Tây Sơn, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Tel : +(84 4) 6 281 1298 Ext:247 Fax: +(84 4) 6 281 1299

Email: [email protected] Website: www.pgbank.com.vn

Blog: pgbankresearch.wordpress.com

Thông tin liên hệ

Khuyến cáo sử dụng

Những thông tin được cung cấp trên đây do Phòng Nghiên cứu và Phân tích - Khối Đầu tư - PG Bank

thu thập từ các nguồn được coi là đáng tin cậy. Việc cung cấp các thông tin này chỉ phục vụ mục đích

tham khảo. PG Bank không chịu bất kỳ trách nhiệm nào về những hậu quả có thể gây ra do việc sử

dụng thông tin của bài viết. Các thông tin trên có thể thay đổi theo diễn biến của thị trường và PG

Bank không có trách nhiệm phải thông báo về những thay đổi này.