20

Kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm …‘ã... · 2020. 1. 29. · hành khách. Ban Quản lý bến xe cũng đã bố trí lực lượng

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm …‘ã... · 2020. 1. 29. · hành khách. Ban Quản lý bến xe cũng đã bố trí lực lượng
Page 2: Kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm …‘ã... · 2020. 1. 29. · hành khách. Ban Quản lý bến xe cũng đã bố trí lực lượng

Tin vắn

Sáng 29.1 (tức mùng 5 Tết Canh Tý 2020), tại nghĩa trang liệt sĩ Hoài Châu - Hoài Châu Bắc, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Hoài Nhơn long trọng tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ nhân kỷ niệm 55 năm Chiến thắng Đồi Mười.

Ngày 7.2.1965 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), Bộ tư lệnh Quân khu 5 tập trung tiểu đoàn Đặc công cơ động 409 phối hợp với bộ đội địa phương và dân quân du kích mở trận tập kích vào cứ điểm Đồi Mười. Ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm này, tiêu diệt 1 đại đội bảo an, 4 trung đội dân vệ, phá tan bộ máy ngụy quyền, ác ôn ở 2 xã Hoài Sơn và Hoài Châu, thu

rất nhiều vũ khí trang bị quân sự.Dịp này, huyện Hoài Nhơn tổ

chức Giải Việt dã truyền thống kỷ niệm 55 năm Chiến thắng Đồi Mười. Tham dự giải có hơn 100 VĐV nam, nữ đến từ 17 xã, thị trấn, tranh tài ở hai nội dung thi đấu: Nam 5.000 m và nữ 3.000 m.

Trước đó, vào tối 28.1, cũng tại Khu di tích quốc gia Đồi Mười đã diễn ra đêm văn nghệ chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, mừng Xuân Canh Tý, 55 năm chiến thắng Đồi Mười; các tiết mục có nội dung xoay quanh chủ đề ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu, tình yêu đất nước và con người Hoài Nhơn.

QUANG HẢI

Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm Chiến thắng Đồi Mười

Sáng 29.1, UBND huyện Hoài Ân tổ chức gặp mặt sinh viên có thành tích tiêu biểu, là con em quê hương Hoài Ân đang học tại các học viện, trường đại học trên các nước.

Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo huyện đã thông tin đến các sinh viên tình hình KT-XH của huyện trong năm qua. Đồng thời, mong các em sinh viên cố gắng duy trì và nâng cao thành tích đã đạt được, tạo nền tảng vững chắc

trên con đường lập nghiệp, trở thành những công dân ưu tú, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Dịp này, Hội Khuyến học huyện khen thưởng cho 24 sinh viên tốt nghiệp loại giỏi (mỗi sinh viên 800 nghìn đồng), 61 sinh viên có học lực loại giỏi (mỗi sinh viên 400 nghìn đồng). Ngoài ra, UBND huyện còn hỗ trợ mỗi sinh viên 200 nghìn đồng tiền tàu xe. TỐNG BÌNH

Hoài Ân: Tổ chức gặp mặt sinh viên đầu năm

Ông Nguyễn Chính - Phó Giám đốc Trung tâm kinh doanh vận tải đường sắt Diêu Trì, cho biết: Trong ngày 29.1 (tức mùng 5 Tết Canh Tý) đã có khoảng 2.200 lượt hành khách đổ về nhà ga đi tàu. Riêng số khách đi vào các tỉnh phía Nam là gần 1.800 lượt, kể cả số khách đi trên đoàn tàu mang số hiệu SQN1 xuất phát tại Ga Quy Nhơn vào Ga Sài Gòn.

Cũng theo ông Chính, đến thời điểm này nhà ga đã bán hết vé từ Diêu Trì đi TP Hồ Chí

Hành khách đổ về nhà ga và bến xe sau Tết

Minh của tất cả các đoàn tàu cho đến ngày 8.2 (tức 15 tháng Giêng). “Hiện tại nhà ga chỉ còn một số ít ghế phụ ở một số đoàn tàu vào TP Hồ Chí Minh trong những ngày trên” - ông Chính thông tin.

Còn tại Bến xe khách Trung tâm Quy Nhơn, trong ngày 29.1, lượng hành khách đi tuyến Quy Nhơn - TP Hồ Chí Minh cũng đã bắt đầu tăng so với ngày thường. Cụ thể, tại bến xe này đã có 250 xe xuất bến đi tất cả các tuyến. Trong

Nhiều hành khách vào lại TP Hồ Chí Minh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

(BĐ) - Ngày 29.1, tin từ Sở Y tế cho biết, công tác bảo đảm y tế phục vụ 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 được triển khai phục vụ người dân vui xuân đón tết.

Theo đó, từ ngày 23 - 29.1 (tức 29 tháng Chạp đến mùng 5 Tết), tại các bệnh viện có 9.800 người bệnh điều trị. Các bệnh viện tiếp nhận 2.288 trường hợp khám cấp cứu, tai nạn. Trong đó, có 698 trường hợp TNGT; 329 trường hợp tai nạn do sinh hoạt; 12 trường hợp tai nạn do pháo; 50 trường hợp ngộ độc thức ăn; 100 trường hợp chấn thương do đánh nhau; 1.899 trường hợp cấp cứu, tai nạn do nguyên nhân khác…

Trong 6 ngày nghỉ Tết, có 3.344 bệnh nhân điều trị nội trú; phẫu thuật 343 bệnh nhân (bao gồm phẫu thuật chấn thương sọ não

và mổ đẻ).Về công tác phòng, chống dịch

bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các TTYT huyện, thị xã, thành phố thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Y tế về việc tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV). Các đơn vị đã ghi nhận 41 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue rải rác tại các địa phương, trong đó số mắc cao tại Hoài Nhơn (13 ca), Tuy Phước (8 ca); các bệnh truyền nhiễm khác chưa ghi nhận ca bệnh. Hiện, các đơn vị sẵn sàng đội cơ động phòng chống dịch và trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hóa chất phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do nCoV, cũng như các dịch bệnh truyền nhiễm khác.

MAI HOÀNG

Hơn 2.200 ca cấp cứu, tai nạn trong 7 ngày nghỉ Tết

(BĐ) - Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN&PTNT, Phó trưởng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh, cho biết: Công tác khắc phục hậu quả thiên tai năm 2019 và các năm trước, đảm bảo đời sống sản xuất của người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong

năm 2020.Theo đó, năm nay tỉnh tổ

chức thực hiện và hoàn thành sửa chữa nâng cấp 17 hồ chứa nước thuộc diện xung yếu; sửa chữa nâng cao khả năng thoát lũ cho 9 đập dâng trên các sông. Bên cạnh đó, sửa chữa 26 km kè biển, đê sông và xây dựng hoàn chỉnh 6 khu tái định cư vùng thiên tai

tại các địa phương. Tỉnh cũng sẽ đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, nâng cao năng lực cho Văn phòng Thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN cấp huyện; xây dựng mô hình điểm và nhân rộng các tổ đội xung kích cùng lực lượng quản lý đê nhân dân ở cơ sở.

MINH HẢI

Sửa chữa, nâng cấp 17 hồ chứa nước và nhiều tuyến kè biển, đê sông

l Hội Người mù tỉnh vừa phối hợp với nhà hảo tâm tại TP Hồ Chí Minh tặng 100 suất quà cho người mù có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh. Mỗi suất quà trị giá 500 nghìn đồng, do nhà thiết kế áo dài Đinh Văn Thơ (Thương hiệu “Áo dài ABC”- TP Hồ Chí Minh) tài trợ.

AN PHƯƠNGl Tối 28.1, Đoàn Thanh niên

xã Mỹ Lộc (huyện Phù Mỹ) tổ chức chương trình “Xuân yêu thương”, thu hút gần 500 ĐVTN, học sinh và người dân trên địa bàn xã tham dự. Dịp này, Đoàn Thanh niên xã tặng hơn 30 phần quà, học bổng và 1 chiếc xe đạp (tổng trị giá 32

triệu đồng) cho các học sinh, ĐVTN, người dân trên địa bàn xã có hoàn cảnh khó khăn. VĂN TỐl Ngày 28.1, UBND xã và Hội

Khuyến học xã Nhơn Phúc (TX An Nhơn) tổ chức Lễ tuyên dương 26 học sinh, sinh viên đạt thành tích học tập xuất sắc năm học 2018 - 2019 và khen thưởng mỗi học sinh, sinh viên 1 triệu đồng; hỗ trợ 2 học sinh nghèo vượt khó tiếp sức đến trường, mỗi trường hợp 1 triệu đồng. Đây là năm thứ 3 xã Nhơn Phúc tổ chức tuyên dương học sinh, sinh viên địa phương có thành tích học tập xuất sắc.

XUÂN THỨC

đó, có 55 xe xuất bến đi TP Hồ Chí Minh, với khoảng 2.200 hành khách, tăng 70% so với những ngày bình thường.

Theo ông Nguyễn Đức Nhân - Giám đốc Công ty CP bến xe khách Bình Định, kiêm Trưởng Bến xe khách Trung tâm Quy Nhơn: Dự kiến vào các ngày 1 và 2.2 (tức mùng 8 và mùng 9 tháng Giêng) lượng khách đi tuyến TP Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục tăng vì đây là những ngày nghỉ cuối tuần và chuẩn bị bước vào tuần làm việc mới. “Để sẵn sàng phục vụ vận chuyển hành khách, Bến xe khách Trung tâm Quy Nhơn đã bố trí lực lượng thường trực để kiểm tra chất lượng phương tiện, số khách trước khi xe xuất bến cũng như các công tác đảm bảo an toàn cho người và tài sản của hành khách. Ban Quản lý bến xe cũng đã bố trí lực lượng điều hành xe ra vào; phân luồng, xử lý, giải quyết nhanh các sự cố phát sinh để không xảy ra hiện tượng ùn tắc, làm ảnh hưởng đến việc đi lại của hành khách” - ông Nhân nói.

Tin, ảnh: XUÂN VINH

2 Bình ĐịnhTHỨ NĂM, 30.1.2020 [email protected]

Chào lộc biếc

Kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2020)

(BĐ) - Chiều 28.1 (mùng 4 Tết Canh Tý), tại Bảo tàng Quang Trung (huyện Tây Sơn), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2020).

Dự lễ có các đồng chí: Nguyễn Thanh Tùng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Kim Toàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Hồ Quốc Dũng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thị Phong Vũ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND tỉnh; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh cùng hàng ngàn người dân trong và ngoài tỉnh.

Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh đọc diễn văn ôn lại truyền thống hào hùng cùng những chiến công hiển hách của phong trào nông dân Tây Sơn mà đỉnh cao

là Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, cách đây vừa tròn 231 năm, vào ngày mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789, đánh đuổi 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng đất nước, thu giang sơn về một mối.

Ngay sau đó, các đại biểu và người dân đã thành kính dâng hoa trước tượng đài Hoàng đế Quang Trung và dâng hương tại Điện thờ Tây Sơn tam kiệt nhằm

tưởng nhớ, tri ân công đức của ba anh em nhà Tây Sơn và các văn thần, võ tướng đã lập nên chiến công oai hùng thống nhất đất nước. Trước đó, các đại biểu cũng dâng hoa, dâng hương tại Đài Kính Thiên ở núi Ấn (xã Bình Tường), Đền thờ song thân Tây Sơn tam kiệt tại di tích Gò Lăng (xã Bình Thành).

Tin, ảnh: HỒNG PHÚC

Lãnh đạo tỉnh và các đại biểu dâng hương tại Đền thờ song thân Tây Sơn tam kiệt.

Page 3: Kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm …‘ã... · 2020. 1. 29. · hành khách. Ban Quản lý bến xe cũng đã bố trí lực lượng

Bộ Y tế cho biết, đến chiều tối 29.1, đã có hơn 6.000 ca mắc bệnh viêm phổi cấp do nCoV tại 18 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, 132 trường hợp tử vong ghi nhận tại Trung Quốc - nơi phát sinh dịch. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đưa ra cảnh báo dịch đã ở cấp độ rất cao tại Trung Quốc, cấp độ cao ở khu vực và toàn cầu. Tại Việt Nam, có 2 trường hợp dương tính với nCoV, đã điều trị thành công 1 trường hợp; 64 trường hợp nghi ngờ, trong đó 25 trường hợp xét nghiệm âm tính với nCoV, 39 trường hợp tiếp tục cách ly để ngăn ngừa lây lan ra cộng đồng; 56 trường hợp tiếp xúc với người bệnh nghi ngờ nhiễm nCoV đang được cách ly, theo dõi chặt chẽ.

Giám sát chặt người đến từ vùng dịch

Ông Lê Quang Hùng cho hay, ngay trong những ngày nghỉ Tết, khi có chỉ đạo của Bộ Y tế, đặc biệt công điện hỏa tốc của Thủ tướng Chính phủ, Sở Y tế đã chỉ đạo tất cả các cơ sở y tế trực thuộc huy động nhân lực, trang thiết bị, vật tư y tế sẵn sàng ứng phó, phát hiện sớm, chuẩn bị tốt phòng, chống bệnh dịch. Dù Bình Định không nằm trong 11 tỉnh, thành có nguy cơ thành ổ dịch viêm phổi do nCoV được Bộ Y tế ghi danh, nhưng tinh thần phải sẵn sàng, luôn chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.

“Đặc biệt chú trọng khâu giám sát dịch, nhất là những người đi từ vùng dịch về, hoặc đi qua vùng đang có dịch, hoặc có tiếp xúc gần với trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV nhằm phát hiện sớm các ca nghi ngờ và xử lý, không để bệnh lây lan ra cộng đồng. Các cơ sở khám, chữa bệnh phân loại người bệnh khi người dân đến đăng ký khám chữa bệnh”, ông Hùng nhấn mạnh.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) đã thành lập 2 Đội đáp ứng nhanh phòng, chống dịch bệnh, với đầy đủ hóa chất, vật tư, trang thiết bị. Trong ngày 29.1, Trung tâm cũng yêu cầu các TTYT huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện giám sát bệnh viêm phổi nặng do vi rút, giám sát dựa vào sự kiện tại các cơ sở khám, chữa bệnh và cộng đồng để phát hiện sớm các chùm ca bệnh viêm phổi, trường hợp viêm phổi nặng, lấy mẫu xét nghiệm xác định các tác nhân gây bệnh nhằm đáp ứng nhanh với các vụ dịch.

Bác sĩ Bùi Ngọc Lân, Giám đốc CDC, cho hay: “Bộ phận kiểm dịch y tế quốc tế thuộc CDC cũng triển khai ngay quy trình kiểm

Chủ động ứng phó, không để dịch nCoV xâm nhập, lây lan

Chiều tối 29.1, Giám đốc Sở Y tế Lê Quang Hùng khẳng định, Bình Định chưa ghi nhận trường hợp nghi nhiễm, mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng vi rút Corona mới (nCoV). Tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch bệnh vẫn ở trong tình thế sẵn sàng, chủ động ứng phó.

dịch của Bộ Y tế tại Cảng biển Quy Nhơn và Cảng hàng không Phù Cát; thực hiện khai báo y tế và kiểm tra thân nhiệt đối với tất cả hành khách nhập cảnh từ vùng có dịch”.

Lên phương án ứng phó dịch

Sở Y tế yêu cầu tất cả đơn vị trực thuộc thành lập đội phản ứng nhanh nội viện, ngoại viện để sẵn sàng hỗ trợ bệnh viện tuyến dưới; thiết lập “đường dây điện thoại nóng phòng, chống bệnh viêm phổi cấp do nCoV” tiếp nhận thông tin và sẵn sàng tiếp nhận ứng cứu; phối hợp chặt công tác điều trị và dự phòng. BVĐK tỉnh, BVĐK khu vực Bồng Sơn chịu trách nhiệm tiếp nhận và xử lý ban đầu các ca nghi ngờ bệnh. Trường hợp xuất hiện ca bệnh xâm nhập vào Bình Định, tất cả cơ sở khám chữa bệnh đều phải kích hoạt hệ thống cách ly và điều trị bệnh nhân. Các cơ sở phải chuẩn bị sẵn sàng khu vực

cách ly, buồng bệnh cách ly, cơ số thuốc hồi sức cấp cứu, dịch truyền. Rà soát lại các phương tiện máy thở, monitor theo dõi người bệnh, vật tư y tế, phương tiện phòng hộ cá nhân, hóa chất

riêng biệt, khai thác các yếu tố dịch tễ của người bệnh sống hoặc đến từ Trung Quốc trong vòng 14 ngày. Nếu thấy nghi ngờ trường hợp viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân cần cách ly tạm thời, thông báo khẩn cấp cho y tế dự phòng lấy mẫu xét nghiệm để chẩn đoán kịp thời”, ông Lê Quang Hùng lưu ý.

Theo bác sĩ Hồ Việt Mỹ, Giám đốc BVĐK tỉnh, cùng với Ban chỉ đạo chống dịch, bệnh viện đã tổ chức 2 đội cấp cứu hỗ trợ, tiếp nhận và điều trị người bệnh viêm phổi cấp do nCoV. Kế hoạch hành động được xây dựng sẵn sàng 3 phương án: Chưa ghi nhận ca bệnh, xuất hiện ca bệnh, và dịch lây lan ra cộng đồng. Khi xuất hiện ca bệnh xâm nhập vào Bình Định, bệnh viện chuyển một phần, hoặc toàn bộ bệnh nhân không nhiễm bệnh đang điều trị tại khoa Truyền nhiễm về các khoa khác để tổ chức khu vực này thành khu điều trị nCoV. Khu sàng lọc và khu điều trị cho người bệnh tại khoa Truyền nhiễm tổ chức 5 giường bệnh sàng lọc, 8 giường điều trị cách ly, 5 giường đệm, nhưng tùy diễn biến dịch, bệnh viện sẽ tăng cường thêm giường.

“Quan trọng nhất là khâu giám sát, sàng lọc phát hiện sớm ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh. Trường hợp bệnh dịch lây lan trong cộng đồng, chúng tôi điều phối cơ sở hạ tầng và nhân lực, lập các tổ chuyên môn sẵn sàng tăng cường cho tuyến dưới; đồng thời, yêu cầu hỗ trợ của tuyến trên - Bệnh viện Trung ương Huế”, ông Hồ Việt Mỹ thông tin.

THU HIỀN

Sở Y tế yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân loại người bệnh ngay từ khi người bệnh đến đăng ký khám bệnh.

khử khuẩn để cấp cứu, điều trị khi có ca bệnh.

“Người bệnh có triệu chứng của viêm đường hô hấp cấp tính (ho, sốt…) phải được phân luồng và khám, tư vấn tại buồng khám

Quy trình kiểm dịch y tế quốc tế được triển khai tại Cảng biển Quy Nhơn và Cảng hàng không Phù Cát, thực hiện khai báo y tế và kiểm tra thân nhiệt đối với tất cả hành khách nhập cảnh từ vùng có dịch. - Trong ảnh: Khách du lịch nước ngoài đến sân bay Phù Cát.

Để chủ động phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV, CDC hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp:1. Sử dụng khẩu trang đúng cách. Tránh tiếp

xúc quá gần với người bị sốt, ho. Khi bắt buộc tiếp xúc người bệnh, người dân phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách tối thiểu 2 m.2. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, giữ vệ

sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên với xà phòng, nước sạch hoặc các loại rửa tay có chất cồn. 3. Tăng cường thông khí nơi làm việc, nhà ở,

trường học, cơ sở y tế… bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường

xuyên lau sàn nhà, tay vịn cầu thang bằng chất tẩy rửa; đảm bảo an toàn thực phẩm.4. Những người trở về từ vùng có dịch hoặc có

tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm phổi nghi do nCoV cần theo dõi sức khỏe, nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời. Người có triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc nghi ngờ mắc bệnh như sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch, nhất là sang Trung Quốc, hoặc đến nơi tập trung đông người…

Giám sát dịch khách du lịch Trung Quốc đến Bình Định

Triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV khách du lịch Trung Quốc đến Bình Định, Sở Du lịch đề nghị các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh tuân thủ nghiêm quy định, khuyến cáo của Bộ Y tế và cơ quan chức năng về việc đảm bảo phòng, chống lây nhiễm nCoV. Kịp thời báo cáo cho Sở Du lịch, Sở Y tế nếu phát hiện trường hợp khách du lịch có biểu hiện ho, sốt, nhất là khách du lịch Trung Quốc. Thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và báo cáo, cập nhật tình hình khách Trung Quốc đến du lịch tại Bình Định.

3Bình ĐịnhTHỨ NĂM, [email protected]

Đón xuân sang

Page 4: Kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm …‘ã... · 2020. 1. 29. · hành khách. Ban Quản lý bến xe cũng đã bố trí lực lượng
Page 5: Kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm …‘ã... · 2020. 1. 29. · hành khách. Ban Quản lý bến xe cũng đã bố trí lực lượng

Nhiều tàu cá “trúng lộc” biểnTàu cá BÐ 97189 - TS làm nghề lưới

vây ánh sáng của ngư dân Võ Trung, ở xã Hoài Thanh (huyện Hoài Nhơn), xuất bến tại cảng cá Tam Quan từ ngày 19 tháng Chạp đến khu vực vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa để khai thác thủy sản. Vừa ra khơi được vài ngày đã trúng ngay luồng cá nục, cá hố, cá sòng… Nên tàu đã sớm quay vào cảng cá Đà Nẵng vào ngày 28 tháng Chạp để bán cá, kết quả đã thu được hơn 100 triệu đồng.

Anh Trung phấn khởi: “Vừa mới ra khơi đã trúng ngay luồng cá lớn nên tàu quay về bờ để bán cá, song cận Tết giá thủy sản giảm, thu nhập không cao, nhưng anh em rất phấn khởi. Bán cá xong, tàu tiếp tục vươn khơi, đến nay cũng đã đánh bắt được hơn 6 tấn cá, mực. Dự kiến ngày mùng 6 tháng Giêng, tàu sẽ lại cập bờ tại Đà Nẵng sau đó anh em bạn thuyền sẽ về nhà đón Tết muộn”.

Còn ngư dân Nguyễn Hoàn, ở xã Tam Quan Bắc (huyện Hoài Nhơn), chủ 4 tàu cá khai thác thủy sản xa bờ, tươi cười cho biết: “Dịp Tết này, 3/4 tàu câu cá ngừ đại dương của tôi đón Tết trên ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa. Đến nay, cả 3 tàu đánh bắt được gần 20 con cá ngừ đại dương ước đạt hơn 7 tạ. Sản lượng chưa cao nhưng như vậy cũng xem như có lộc đầu năm rồi! Chúng tôi vẫn còn bám biển đến mùa trăng tháng Giêng mới vào bờ”.

Theo ông Nguyễn Anh Dũng, Phó Giám

Sau nhiều ngày ra khơi đánh bắt hải sản trong những ngày Tết, đến thời điểm này, các tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân Bình Định đã đón nhiều tin vui và đây là cơ sở để kỳ vọng vào một năm đánh bắt thủy sản nhiều thắng lợi. 

Nhiều tàu cá “trúng lộc” đầu năm

Cảng cá Quy Nhơn những ngày Tết vẫn chưa có tàu cá cập bến. Cảng cá sẽ trở nên nhộn nhịp hơn dịp trăng tháng Giêng khi tàu cá về bờ sau chuyến biển xuyên Tết.

Cán bộ Chi cục Thủy sản túc trực 24/24 giờ tại Trạm bờ Quy Nhơn trong các ngày Tết đảm bảo thông tin liên lạc xuyên suốt với ngư dân.

Là một trong 4 DN sản xuất gà lông màu lớn nhất trong cả nước, Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh (địa chỉ ở thôn Hòa Dõng, xã Cát Tân, huyện Phù Cát) luôn chú trọng đầu tư KHKT hiện đại trong sản xuất, cho ra đời những con giống gà ta chất lượng tốt nhất. Với việc mạnh dạn ứng dụng hàng loạt công nghệ 4.0 vào chăn nuôi, mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho nông dân, ông Cao Văn Khanh, Giám đốc Công ty, đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba.

Giống gà thịt thương phẩm mang thương hiệu “Giống gà ta Cao Khanh” gồm có 3 dòng CK1, CK2, CK3 quy tụ hầu hết các đặc điểm từ ngoại hình đến chất lượng thịt mà người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện, Công ty sở hữu hơn 300 nghìn con gà bố, mẹ với trên 20 dãy chuồng nuôi được đầu tư bằng hệ thống khép kín theo hướng an toàn sinh học và công nghệ cao. Tất cả các khâu từ

Gà ta Cao Khanh

Trang trại gà giống được nuôi bằng dây chuyền công nghệ cao của Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh.

Thành danh từ nghề đúc đồng

Anh Đào Quyết Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất, thương mại và dịch vụ Đường Minh, giới thiệu dây chuyền máy cắt kim loại của công ty.

cho ăn, vệ sinh chuồng trại, tiêm vắc xin đều được tự động hóa. Công ty còn sở hữu hệ thống máy ấp nở hiện đại được

nhập khẩu từ châu Âu, có các tính năng tự động hóa từ điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ đến hệ thống băng chuyền đưa con giống ra ngoài. Nhờ vậy, con giống nở với tỷ lệ cao và đạt chất lượng rất tốt, được người chăn nuôi tín nhiệm, phong danh hiệu “sắc hoa gà Việt”.

Mỗi năm, Công ty Cao Khanh đạt sản lượng sản xuất và cung ứng khoảng 30 triệu con gà giống 1 ngày tuổi với thị trường trải dài trên cả nước. Ðịnh hướng đến năm 2020, Công ty sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động ổn định hệ thống chuồng lồng trong chăn nuôi gà bố mẹ và phương pháp thụ tinh nhân tạo, nâng sản lượng con giống một ngày tuổi lên khoảng 45 - 50 triệu con/năm và mở rộng thị trường tiêu thụ các nước trong khu vực ASEAN như Lào, Campuchia, Myanmar...

Với những nỗ lực không ngừng, Công ty TNHH Giống gia cầm Cao Khanh luôn là điểm sáng được vinh danh tại nhiều giải thưởng danh giá của Bộ NN&PTNT. GIA NGUYỄN

bản đồ vệ tinh, anh Quân cho hay: “Tàu cá khi hoạt động khai thác thủy sản trên biển phải mở thiết bị giám sát hành trình 24/24. Thiết bị giám sát hành trình lắp đặt trên tàu cá sẽ kết nối với Trạm bờ và hiện lên trên bản đồ trong máy tính mô hình tàu cá và số hiệu. Qua đó, chúng tôi biết được tọa độ, hướng di chuyển của tàu cá khai thác thủy sản trên biển của ngư dân để theo dõi, quản lý. Đang vụ khai thác chính của các tàu câu cá ngừ đại dương nên phần lớn tàu cá của ngư dân trong tỉnh đều tập trung ở ngư trường quần đảo Hoàng Sa và giữa Hoàng Sa - Trường Sa”.

Toàn tỉnh có 1.480 tàu cá/khoảng 7.500 ngư dân vươn khơi đón Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 trên biển; trong đó có khoảng 1.000 tàu làm nghề câu cá ngừ đại dương, vì thời điểm này đã bước vào vụ khai thác chính. Đến nay, cả tỉnh có hơn 1.536/3.300 tàu cá có chiều dài từ 15 m trở lên lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định, tạo thuận lợi trong công tác quản lý, giám sát tàu cá.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Trần Văn Phúc cho biết: Sở đã chỉ đạo Chi cục Thủy sản, Ban quản lý cảng cá Bình Định phân công cán bộ, nhân viên túc trực trong các ngày Tết đảm bảo thông tin liên lạc, hỗ trợ ngư dân khi có thời tiết xấu trên biển; duy trì các tổ thường trực để quản lý tàu cá xuất, nhập cảng, xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản… Đồng thời tiếp tục phối hợp với chính quyền các địa phương vận động ngư dân lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đảm bảo lộ trình, đánh bắt không vi phạm vùng biển nước ngoài nhằm góp phần thực thi Luật Thủy sản và góp phần tháo gỡ “thẻ vàng” thủy sản. ĐOÀN NGỌC NHUẬN

đốc Ban quản lý cảng cá Bình Định, phụ trách cảng cá Quy Nhơn, từ cận Tết đến nay, cảng vẫn chưa đón các tàu cá đón Tết trên biển về bờ. Năm nào cũng vậy, đến trăng tháng Giêng cảng cá Quy Nhơn mới trở nên nhộn nhịp bởi hoạt động tàu cá xuất bến đi biển, tàu cập cảng trở về sau Tết.

Tăng cường hỗ trợ ngư dânSáng 29.1 (mùng 5 Tết), tại Trạm bờ

Quy Nhơn đặt tại Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT), anh Nguyễn Hồng Quân, cán bộ Chi cục Thủy sản đang trực Trạm bờ liên tục thông báo bản tin về diễn biến của gió mùa Đông Bắc trên hệ thống ICOM để các tàu cá của ngư dân trong tỉnh nắm bắt thông tin, có biện pháp xử lý kịp thời.

Chỉ tay về mô hình những tàu cá số hiệu Bình Định hiện lên trên màn hình máy tính tại khu vực vùng biển Hoàng Sa trên

Xuất thân từ gia đình có nghề đúc đồng truyền thống tại làng nghề Bằng Châu, phường Đập Đá (TX An Nhơn), nhưng nhận thấy nghề đúc đồng có nguy cơ bị mai một do đầu ra sản phẩm không ổn định, anh Đào Quyết Thắng (SN 1980) đã nối nghiệp và phát triển nghề đúc kim loại truyền thống của gia đình sang hướng mới.

Từ quy mô hộ kinh doanh gia đình, năm 2015, anh Thắng quyết định thành lập Công ty TNHH Sản xuất, thương mại và dịch vụ Đường Minh, đầu tư trang thiết bị máy móc sản xuất các sản phẩm phục vụ tàu khai thác thủy sản xa bờ bằng các chất liệu đồng, nhôm, inox, như: Ru lu kéo lưới, máy tời, máy bơm nước tàu cá, khoen lưới… Sản phẩm của công ty bán chạy trên thị trường cả nước. Năm 2019, cụm sản phẩm trang bị tàu đánh bắt xa bờ này được Bộ Công Thương bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp quốc gia.

Anh Thắng cho biết: Năm 2017, được sự hỗ trợ của ngành Công Thương tỉnh, công ty đã đầu tư máy luyện kim bằng điện, tăng năng suất mỗi ngày nung được 1,5 tấn kim loại, kết hợp với kỹ thuật tạo khuôn truyền thống của gia đình để cho ra sản phẩm đồng nhất, đáp ứng nhu cầu ngư dân, góp phần bảo vệ môi trường. Hiện tại, công ty đang đầu tư dây chuyền đúc kim loại bằng khuôn sáp với lò luyện kim trung tần tạo ra sản phẩm độ tinh xảo cao để nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường.

BẢO MINH

5Bình ĐịnhTHỨ NĂM, [email protected]

Đón xuân sang

Page 6: Kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm …‘ã... · 2020. 1. 29. · hành khách. Ban Quản lý bến xe cũng đã bố trí lực lượng

Những kết quả ấn tượngMột trong những kết quả nổi

bật nhất năm 2019 ngành LĐ-TB&XH nhấn mạnh tại Hội nghi triên khai nhiêm vu lao động - ngươi co công và xa hội năm 2020 là công tác phát triên BHXH tự nguyên. Năm qua, công tác này đa tăng trưởng bứt phá khi đạt con số 8.900 ngươi, vượt chỉ tiêu 1.577 ngươi, tăng 6.012 ngươi so với cuối năm 2018 và gấp 3 lần 10 năm trước cộng lại.

“Đây là mốc tăng trưởng bứt phá, thê hiên nỗ lực của các ngành liên quan trong tỉnh khi triên khai Nghi quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH. Bình Đinh được Vu BHXH, Bộ LĐ-TB&XH đánh giá đa triên khai hiêu quả công tác BHXH tự nguyên, xếp vào nhom các đia phương tăng trưởng mạnh. Quan trọng hơn, kết quả này cho thấy, BHXH tự nguyên - chính sách an sinh xa hội dành cho bộ phận lao động phi chính thức - đang được ngươi dân tỉnh ta tiếp nhận tích cực”, Pho Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Văn Hùng cho biết.

Năm 2019 cũng đánh dấu 1 năm thành công “tròn tria” trên lĩnh vực xuất khẩu lao động (XKLĐ). Chỉ tiêu là 600, kết quả đa co 735 lao động xuất cảnh đi làm viêc theo hợp đồng tại nước ngoài. Đại đa số lao động làm viêc tại hai thi trương co thu nhập cao, ổn đinh, điều kiên ăn, ở, làm viêc tốt là Nhật Bản, Hàn Quốc.

Năm 2019, các cơ quan, đơn vi trong Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh triên khai tốt các phong trào thi đua nhân kỷ niêm 50 năm thực hiên Di chúc của Chủ tich Hồ Chí Minh. Tiếp tuc triên khai co hiêu quả các phong trào thi đua, như: “Lao động giỏi”; “Lao động sáng tạo”; “Phát huy sáng kiến, cải tiến”; “Xây dựng ngươi cán bộ công chức, viên chức trung thành, trách nhiêm, liêm chính, sáng tạo”; “Dân vận khéo”; “Bình Đinh chung tay vì ngươi nghèo - Không đê ai bi bỏ lại phía sau”. Đặc biêt, trọng tâm là phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thi văn minh”.

Bên cạnh đo, cán bộ, công chức, viên chức (CB-CC-VC) trong Khối tích cực tham gia các phong trào thi đua, như: Cải tiến lề lối

KHỐI THI ĐUA CÁC CƠ QUAN ĐẢNG TỈNH:

Sôi nổi thi đua

CÔNG TÁC LAO ĐỘNG, NGƯỜI CÓ CÔNG:

Với tinh thần “Đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm”, các cơ quan, đơn vị trong Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh đã phát động phong trào thi đua sôi nổi gắn với nhiệm vụ chính trị được giao và thu được nhiều kết quả tích cực.

Đại diện các cơ quan, đơn vị trong Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh ký kết giao ước thi đua.

Nhìn lại và hướng tớiNăm 2019, một số mặt công tác ở hai lĩnh vực lao động, người có công đã đạt kết quả cao nhất từ trước đến nay. Đây là tiền đề, khích lệ để toàn ngành LĐ-TB&XH phát huy, hoàn thành nhiệm vụ năm 2020 được xác định là rất nặng nề, cấp bách.

Đoàn công tác do ông Nguyễn Mỹ Quang, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng Hồ Thị Thuận (ở xã Hoài Phú, huyện Hoài Nhơn) nhân dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.  Ảnh: NGUYỄN MUỘI

Điều đáng noi, đây là năm đầu tiên tất cả 11 đia phương đều đạt và vượt chỉ tiêu, kê cả 2 huyên miền núi XKLĐ rất kho phát triên là Vân Canh, Vĩnh Thạnh; đồng thơi ghi nhận nỗ lực, kết quả nổi bật của An Lao (chỉ tiêu 25, thực hiên 33). Đặc biêt, đa xoa được “dớp” ở huyên Phù Cát - đia phương bi ảnh hưởng nặng nề bởi sự cố XKLĐ sang thi trương Malaysia không hiêu quả hơn 10 năm trước, khiến công tác tuyên truyền, hiêu quả triên khai XKLĐ nhiều năm qua rất bi hạn chế. Chủ trì Hội nghi, Pho Chủ tich UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh lưu ý, thực tế cho thấy, XKLĐ là con đương thoát nghèo nhanh, hiêu quả. Kết quả tuy phấn khởi khi năm sau luôn cao hơn năm trước song vẫn còn thấp so với tiềm năng và nhu cầu, do vậy công tác này cần tiếp tuc được đẩy mạnh. “Năm 2020, tuy chỉ tiêu phân bổ là 800 nhưng thực hiên phải đạt con số trên 1.000 lao động. Tăng cương tuyên truyền, tư vấn chính sách của Nhà nước và của tỉnh về công tác xuất khẩu lao động đê ngươi dân biết, tích cực tham gia, nhất là lao động thuộc các đối tượng chính sách, lao động ở 3 huyên nghèo trong tỉnh và khu vực nông thôn; gắn với tiếp tuc khai thác những thi trương co thu nhập cao, ổn đinh, điều kiên làm viêc, ăn ở tốt”, Pho Chủ tich UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh nhấn mạnh.

làm viêc, cải tiến phương pháp quản lý, cải cách thủ tuc hành chính, nghiên cứu ứng dung tiến bộ KHKT… Đồng thơi, thực hiên hiêu quả chuyên đề năm 2019 về “Xây dựng ý thức tôn trọng nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo

đơi sống nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thi số 05-CT/TW ngày 15.5.2016 của Bộ Chính tri và thực hiên Nghi quyết Trung ương 4 khoa XII về “Tăng cương xây dựng, chỉnh đốn Đảng,

ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính tri, đạo đức lối sống, những biêu hiên “tự diễn biến”, “tự chuyên hoa” trong nội bộ”.

Viêc tổ chức các phong trào thi đua, tuyên dương khen thưởng những tập thê và cá nhân co thành tích xuất sắc được các cơ quan, đơn vi trong Khối quan tâm, thực hiên thương xuyên. Qua đo, tạo động lực và khơi dậy sức sáng tạo, giúp CB-CC-VC thi đua hoàn thành tốt nhiêm vu được giao. Tất cả đảng viên, quần chúng được tham gia học tập các nghi quyết, chỉ thi của Trung ương và chính sách, pháp luật của Nhà nước; nêu cao tinh thần trách nhiêm trong công tác.

Ngoài ra, các cơ quan, đơn vi trong Khối tích cực hưởng ứng các hoạt động từ thiên, xa hội như đong gop vào các quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa”; “Vì ngươi nghèo”; “Khuyến học”; “Mái ấm công đoàn”. Thực hiên tốt các hoạt động hiến máu nhân đạo, tháng công nhân lao động, phong

trào Toàn dân bảo vê an ninh Tổ quốc… Đặc biêt, năm 2019, Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh vận động CB-CC-VC đong gop tiền hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hộ bà Trương Thi Ngan (trú huyên Tuy Phước) và tặng quà cho một số đối tượng gia đình chính sách trên đia bàn huyên Tây Sơn.

Bà Nguyễn Đặng Thi Thu Hòa, Bí thư Đảng ủy Khối các các cơ quan tỉnh - Khối trưởng Khối thi đua các cơ quan Đảng tỉnh năm 2019, nhìn nhận: Các cơ quan, đơn vi trong Khối đa cu thê hoa nội dung, tiêu chí thi đua phù hợp với từng ngành. Đồng thơi, tổ chức phát động các phong trào thi đua thương xuyên, đột xuất gắn với các ngày truyền thống của ngành và thực hiên những nhiêm vu trọng tâm. Qua đo, tạo không khí thi đua sôi nổi, khơi dậy tinh thần đoàn kết, thực hiên thắng lợi nhiêm vu của từng cơ quan, đơn vi; gop phần quan trọng vào phát triên KT-XH của tỉnh và xây dựng hê thống chính tri trong sạch, vững mạnh. MINH NHÂN

Dốc sức cho công tác người có công

Nhiêm vu thực hiên công tác ngươi co công (NCC) năm 2020, được ngành LĐ-TB&XH xác đinh là rất quan trọng, cấp bách. Cuối năm 2018, toàn tỉnh co 718 hộ

NCC thuộc diên hộ nghèo, đến cuối năm 2019 còn 269 hộ (giảm 62,5%).

“Chiến tranh đa đi qua 45 năm với hậu quả nặng nề. Mặc dù Đảng, Nhà nước, toàn xa hội đa hết sức quan tâm, nỗ lực

thực hiên công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, nhưng riêng ở tỉnh ta, vẫn còn 269 hộ NCC nghèo, 317 hộ NCC cận nghèo, 2.038 hộ gia đình chính sách tạm bợ về nhà ở. Đây là những con số buộc chúng ta phải suy nghĩ, phải thực hiên tốt hơn nữa trách nhiêm của thế hê sau đối với công lao to lớn của các thế hê trước”, Pho Chủ tich UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh trăn trở.

Pho Chủ tich đề nghi, lanh đạo các đia phương phải hết sức quan tâm đến công tác chăm lo đối tượng chính sách, NCC trên đia bàn mình, gắn với giải pháp cu thê. “Ngay trong năm 2020, phải dứt điêm xoa hộ nghèo cho hộ NCC. Bên cạnh đo, phấn đấu 98,5% hộ gia đình chính sách co mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú”, Pho Chủ tich UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Thanh nhấn mạnh. SAO LY

Công tác XKLĐ tiếp tục được tỉnh chỉ đạo đẩy mạnh trong năm 2020. - Trong ảnh: Gia đình chị Nguyễn Thị Dự (phải), một hộ cận nghèo ở xã Ân Tường Tây, huyện Hoài Ân, nhanh chóng thoát nghèo bền vững sau vài năm 2 con tham gia XKLĐ ở Nhật. Ảnh: SAO LY

6 Bình ĐịnhTHỨ NĂM, 30.1.2020 [email protected]

Chào lộc biếc

Page 7: Kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm …‘ã... · 2020. 1. 29. · hành khách. Ban Quản lý bến xe cũng đã bố trí lực lượng

Sức xuân ở Canh HòaVề xã Canh Hòa (Vân Canh) vào một ngày đầu xuân, đi trên những con đường bê tông sạch sẽ, nhìn những ruộng lúa, rẫy mì tươi tốt 2 bên đường, chúng tôi thật sự ấn tượng về một xã vùng cao đang khởi sắc.

Mùa xuân không chỉ tràn ngập trên các vạt núi, cánh rừng, mùa xuân đang ngự trị trong từng ngôi nhà của đồng bào các dân tộc trong xa. Cuộc sống của bà con khá ổn định, những mái nhà tranh vách đất, nhà sàn đơn sơ đa được thay thế bằng những ngôi nhà xây kiên cố nhờ các chương trình xóa nhà tạm cho gia đình chính sách, hộ nghèo và Nghị quyết 30a. Nhiêu nhà có ti vi, tủ lạnh, xe máy, điện thoại di động... Có hộ đa sắm được máy cày và một số công cu san xuất trị giá hàng trăm triệu đồng. Trường học, trạm y tế, nhà văn hóa ở các làng đêu được xây dựng bê thế khang trang. Năm nay, cùng với quà hỗ trợ của nhà nước, các tổ chưc xa hội, từ thiện và sự chuân bị chu đáo của bà con nên nhà

nào gạo cũng đầy nồi, thịt, rượu, bánh mưt đủ ca. Ông Đoàn Văn Hùng, ở làng Canh Lanh, chia sẻ: “Năm nay, đa số bà con trong làng có cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn mọi năm. Nhà cửa khang trang, đường làng, ngõ xóm sạch sẽ, bộ mặt của làng đổi mới nhiêu. Các hộ có hoàn canh khó khăn còn được tặng quà tết nên bà con rất vui”.

Vê làng Canh Phước, chúng tôi nhìn thấy con đường vào khu san xuất suối Rùa, suối Gè, suối

Ké; đường giao thông nội đồng từ làng ra suối Cau đa được đầu tư xây dựng, tạo điêu kiện thuận lợi cho bà con vận chuyển san phâm nông, lâm nghiệp, làm tăng giá trị kinh tế trên một hecta đất canh tác nên bà con rất phấn khởi. Ông Mang Hùng, Trưởng làng Canh Phước, vui mừng cho biết: “Trước kia chưa có đường, diện tích đất san xuất ở 2 khu này chỉ có hơn 100 ha, chủ yếu là cây keo. Từ khi có đường, bà con mở rộng diện tích

đất san xuất lên 400 ha; những khu đất tốt được chuyển đổi sang trồng mì. Thu nhập từ cây mì, cây keo cũng tăng gấp 2 - 3 lần so trước đây”.

Ở làng Canh Lanh, Ban quan lý làng đa vận động bà con đóng góp hơn 35 triệu đồng để mắc hơn 20 bóng điện chiếu sáng trong làng, góp phần đam bao ANTT và làm thay đổi bộ mặt miên núi, vùng cao.

Có thể thấy, cơ cấu kinh tế ở xa Canh Hòa đa bắt đầu chuyển dịch theo hướng tăng giá trị san xuất tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vu. Trên địa bàn xa hiện đa có Nhà máy năng lượng sinh học thuộc Công ty CP Năng lượng sinh học Vân Canh thu hút một lượng đáng kể lao động phổ thông. Bà con trong xa đa mở 24 điểm dịch vu buôn bán lẻ, cơ ban đáp ưng nhu cầu san xuất và tiêu dùng.

Được gặp nhiêu người dân Canh Hòa, nghe họ tự hào kể vê những đổi thay trên quê hương mình, chúng tôi cam phuc ý chí vươn lên thoát nghèo của đồng bào các dân tộc trong xa. Dưới

sự lanh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyên địa phương, cộng với sự nỗ lực của từng người dân, vùng quê nghèo thuở nào đang bừng lên một sưc sống mới. Ông Nguyễn Văn Kim, Phó Bí thư Đang ủy xa Canh Hòa, tâm sự: “Năm nay, phong trào thi đua lao động san xuất của bà con trong xa rất sôi nổi, nên cuộc sống khá hơn rất nhiêu; đa số người dân trong xa đêu có lúa mới ăn tết và sắm tết chu đáo hơn mọi năm. Từng hộ gia đình khấm khá thì làng xóm trù phú, khang trang”.

Trong niêm vui vê những đổi thay của quê hương, ông Nguyễn Văn Kim tin rằng, năm Canh Tý 2020, xa Canh Hòa sẽ phát triển hơn năm 2019, bởi tiêm năng đất đai ở địa phương khá dồi dào, phong trào thi đua lao động san xuất khá sôi nổi, cộng với ý chí tự lực vươn lên trong cuộc sống của đồng bào các dân tộc trong xa, sẽ tạo thành sưc mạnh tổng hợp để tiếp tuc vươn lên, bắt nhịp cùng với các địa phương khác ở huyện Vân Canh trong công cuộc xây dựng và phát triển.

HẠNH PHÚC

Trẻ em làng Canh Lãnh chơi đá bóng tại khu sinh hoạt của làng.

Hoài Nhơnchuyển mình “lên thị”

Quyết tâm “lên thị” của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hoài Nhơn đã trở thành hiện thực khi ngày 25.10.2019, huyện được Bộ trưởng Bộ Xây dựng ký quyết định công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV. Hiện nay, huyện đang đặt mục tiêu hoàn thành việc thành lập TX Hoài Nhơn trong năm 2020.

Trong không khí rạo rực của những ngày đầu xuân Canh Tý 2020, đi dọc quốc lộ từ Hoài Châu Bắc đến Hoài Đưc, chúng tôi bắt gặp những ngôi nhà cao tầng khang trang; nơi nơi rợp cờ hoa, pa nô, áp phích, khâu hiệu tuyên truyên mừng Đang, mừng Xuân mới. Phía Nam, BVĐK khu vực Bồng Sơn mở rộng được xây dựng 5 tầng. Phía Bắc, TTYT huyện Hoài Nhơn cũng đa được xây dựng khang trang với nhiêu trang thiết bị hiện đại đáp ưng nhu cầu khám, điêu trị bệnh của nhân dân.

Đi vê các xa phía Tây Bắc là những con đường nhựa thẳng tắp được chia 2 làn băng qua những ruộng lúa, bờ hoa, kéo dài theo các xa Hoài Châu, Hoài Châu Bắc, Hoài Sơn. Vê phía Đông, các tuyến đường liên huyện, liên xa, liên thôn đêu đa được bê tông hóa, điện chiếu sáng đến từng ngõ nhỏ, cây xanh được trồng khắp nơi... Vê Bồng Sơn, phố thị nay cũng rất khác với Khu Dịch vu - hành chính - dân cư Bạch Đằng, những hoa viên, khu kinh doanh sầm uất. Đặc biệt, năm nay tại Quang trường trung tâm

huyện được bài trí Cum linh vật “Tết sum vầy” Canh Tý 2020 với mô hình chuột bố, chuột mẹ và 5 chuột con, thuyên hoa, suối dừa, cá ngừ đại dương vượt sóng...

Diện mạo đô thị đang dần hình thành, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vu chiếm trên 79%. Đến cuối năm 2019, tổng giá trị san xuất đạt gần 20.650 tỷ đồng, tổng giá trị xuất khâu đạt trên 131 triệu USD...

Ông Thái Kế Minh, 94 tuổi, ở thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, cho biết: “Vài năm gần đây, tôi thấy Hoài Nhơn có nhiêu chuyển biến. Nhân dân tập trung làm ăn, nhà cửa khang trang. Các khu, cum công nghiệp đi vào hoạt động giai quyết việc làm cho hàng nghìn lao động. Hệ thống điện, đường, trường, trạm, không gian sinh hoạt công cộng được quan tâm đầu tư làm cho nhân dân rất phấn khởi”.

Đê án xây dựng TX Hoài Nhơn tương lai gồm 11 phường: Bồng Sơn, Tam Quan, Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Hao, Hoài Thanh Tây, Hoài Thanh,

Hoài Hương, Hoài Tân, Hoài Xuân và Hoài Đưc. Hiện nay, các xa, thị trấn nằm trong quy hoạch phường đa bao đam các tiêu chuân. Trong đó, có 6/11 xa, thị trấn đạt 12/12 tiêu chuân; 5/11 xa, thị trấn đạt 11/12 tiêu chuân vê trình độ phát triển cơ sở hạ tầng.

Để đạt được muc tiêu hoàn thành TX Hoài Nhơn trong năm 2020, huyện Hoài Nhơn đang dốc toàn lực để đáp ưng các tiêu chí của thị xa. Trong đó, vê tổ chưc bộ máy, trước mắt, sẽ chuyển nguyên trạng tổ chưc bộ máy, biên chế của huyện Hoài Nhơn và các xa, thị trấn thuộc huyện Hoài Nhơn cho TX Hoài Nhơn và các phường, xa thuộc TX Hoài Nhơn. Trên cơ sở đó, thực hiện sắp xếp, tổ chưc lại bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu qua theo tinh thần Nghị quyết 18, 19 của Trung ương Đang. Có kế hoạch tổ chưc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chưc, viên chưc đáp ưng yêu cầu, nhiệm vu; cùng đó, thực hiện sắp xếp, bố trí CA chính quy tại 11 phường thuộc TX Hoài Nhơn.

Ông Cao Thanh Thương, Chủ tịch UBND huyện Hoài

Nhơn, cho biết: “Hoài Nhơn và tỉnh Bình Định đa hoàn chỉnh hồ sơ gửi các Bộ để xem xét, trình Ủy ban Thường vu Quốc hội xem xét, công nhận đê án thành lập TX Hoài Nhơn và 11 phường của TX Hoài Nhơn. Đến nay, xét vê tiêu chí theo quy định đa đạt nhưng để xây dựng TX Hoài Nhơn phát triển bên vững trong tương lai, cùng với việc tổ chưc bộ máy biên chế cho TX Hoài Nhơn, huyện đang tiếp tuc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, chú trọng kêu gọi đầu tư các siêu thị, trung tâm thương mại theo quy hoạch; tiến hành nâng cấp, mở rộng hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước; phát triển các mô hình du lịch văn hóa lịch sử, du lịch sinh thái cũng như nâng cao chất lượng các tiêu chí vê xây dựng kiến trúc, canh quan đô thị đối với thị xa”.

Có thể nói, việc tranh thủ sưc mạnh nội lực, lấy sự đồng thuận của nhân dân làm gốc, đa giúp Hoài Nhơn đến gần với muc đích hoàn thành xây dựng thị xa. Theo đó, tháng 11.2019, UBND huyện đa chỉ đạo UBND các xa, thị trấn tổ chưc lấy ý kiến cử tri vê Đê án thành lập

TX Hoài Nhơn và các phường thuộc TX Hoài Nhơn đam bao đúng trình tự, thủ tuc theo quy định. Trong đó, có trên 162.880 cử tri đồng ý đối với việc thành lập TX Hoài Nhơn, đạt gần 97%, 119.350 cử tri đồng ý đối với việc thành lập 11 phường thuộc thị xa, đạt trên 96%.

Ông Lê Văn Mau, một cử tri xa Hoài Đưc phấn khởi cho biết: “Trong 2 năm gần đây, tôi thấy địa phương thay đổi rất nhiêu, đẹp hơn, khang trang hơn, người dân có ý thưc hơn trong việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh, chung tay với nhà nước trong các phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Việc thành lập TX Hoài Nhơn, sẽ tạo nên động lực thay đổi quê hương, thay đổi cuộc sống của người dân chúng tôi”.

Trong tiết trời xuân, với những tiên đê đang có, mỗi người dân xư dừa ngập tràn niêm tự hào, mong ngóng tin vui “Hoài Nhơn sẽ sớm trở thành thị xa”, để trong năm mới 2020, huyện Hoài Nhơn sẽ bước vào chặng đường phát triển mới, xây dựng thị xa ngày càng giàu đẹp. ÁNH NGUYỆT

Cơ sở hạ tầng ở Hoài Nhơn ngày càng hoàn thiện đáp

ứng tiêu chí TX Hoài Nhơn.

7Bình ĐịnhTHỨ NĂM, [email protected]

Đón xuân sang

Page 8: Kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm …‘ã... · 2020. 1. 29. · hành khách. Ban Quản lý bến xe cũng đã bố trí lực lượng

Năm 2019 là năm đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Vĩnh Thạnh đồng tâm hiệp lực, triển khai nhiều giải pháp năng động, sáng tạo, hiệu quả, giành được những thắng lợi lớn lao trên con đường đổi mới.

Bức tranh tổng thể KT-XH, diện mạo quê hương đậm màu tươi mới với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14,5%, trong đó, nông - lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,9%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 29,7%; dịch vụ tăng 19,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ hộ nghèo còn 37,9%. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 27 triệu đồng. Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh Lê Văn Đẩu cho biết: “Trong năm qua, mặc dù còn không ít khó khăn nhưng người dân Vĩnh Thạnh đã đầu tư phát triển sản xuất hiệu quả nên kinh tế ổn định. Đời sống vật chất và tinh thần có bước chuyển biến mạnh, Tết này bà con phấn khởi hơn”.

Năm 2019, việc tổ chức thực hiện các nghị quyết chuyên đề và các chương trình hành động về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, du lịch, thương

Xuân đã về trên khắp quê hương Vĩnh Thạnh. Tình đất, tình người giao hòa trong mùa xuân tươi trẻ, đất trời rộn rã khúc hoan ca.

mại, nông nghiệp, nông dân, nông thôn... đạt nhiều hiệu quả tích cực. Trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, huyện đã chỉ đạo các cấp, ngành dồn nhiều tâm lực triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ DN phát triển sản xuất - kinh doanh. Môi trường đầu tư tiếp tục được cải thiện. Vấn đề “điểm nghẽn” thu hút đầu tư đang dần được tháo gỡ và tạo được những kết quả khả quan. Cải cách hành chính vượt chỉ tiêu đề ra, giúp người dân và DN gần hơn với cơ quan quản lý nhà nước và chính quyền các cấp.

Các nguồn vốn đầu tư tăng mạnh. Cùng với đó, nhiều công trình mới được khởi công, khai thác, tạo được sự thay đổi lớn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Năm 2019, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển huyện đã tiếp nhận là 179 tỷ đồng, bố trí cho 373 công trình, ước giải ngân 174 tỷ đồng, đạt 97,6%

kế hoạch. Điểm nhấn là công trình tượng đài Khởi nghĩa Vĩnh Thạnh đã được khởi công xây dựng ngày 6.2.2019.

Các DN trong huyện đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất, đang chứng tỏ là lực lượng chủ công trong xây dựng quê hương. Cụm công nghiệp Tà Súc đã thu hút được 12 DN đăng ký đầu tư sản xuất kinh doanh, trong đó có 7 DN hoạt động ổn định.

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục trụ vững trong khó khăn, bảo đảm an ninh lương thực. Quỹ đất được khai thác hiệu quả. Đời sống của người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực. Bà con đã phát huy tinh thần tự lực, phấn đấu vươn lên, sử dụng có hiệu quả các nguồn hỗ trợ, phát triển các mô hình kinh tế trang trại vườn đồi, chăn nuôi hiệu quả cao xuất hiện ngày càng nhiều ở các xã miền núi, vùng cao.

Bá Thân, một người dân ở xã Vĩnh Sơn, phấn khởi nói: “Ơn Đảng, ơn Nhà nước nhiều lắm. Vĩnh Sơn giờ đã có đường rộng, trường học, trạm xá đầy đủ. Bà con được hỗ trợ giống cây trồng vật nuôi, được chỉ cách làm ăn nên giờ hộ nghèo ít rồi”.

Vĩnh Thạnh bước vào năm mới với hành trang là những thành tựu trong phát triển KT-XH. Hệ thống chính trị từ huyện xuống cơ sở được kiện toàn, củng cố đang phát huy sức mạnh. Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục chuyển biến mạnh. Tình hình chính trị, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được củng cố, tăng cường. Nhân dân tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng lòng xây dựng quê hương.

Những kết quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Vĩnh Thạnh giành được là sự phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp từ truyền thống kiên cường cách mạng, sự đổi mới trong cách nghĩ, cách làm và cách tổ chức thực hiện

các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự cộng đồng trách nhiệm cao của các cấp, các ngành, các địa phương cùng lo toan việc dân, việc nước.

Bên bếp lửa ấm áp trong ngôi nhà sàn, Bok Vin - già làng Kon Blo (xã Vĩnh Sơn) vui vẻ cho biết: “Tết này, làng vừa khánh thành Nhà bảo tồn văn hóa truyền thống. Đêm giao thừa, các đội cồng chiêng, đội múa xoang của làng đã biểu diễn các tiết mục tại nhà rông, bà con ai cũng vui tươi, phấn khởi”.

Dòng sông Kôn thẳm xanh uốn lượn dưới bóng núi. Xuân đã về trong ước nguyện của nhà nhà. Nhiệm vụ năm mới Canh Tý 2020 rất nặng nề với mục tiêu tăng trưởng cao hơn năm cũ. Nhưng hành trang Vĩnh Thạnh đã có, chính là sự đoàn kết nhất trí, quyết tâm cao của chính quyền và nhân dân trong huyện; là sự vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào điều kiện cụ thể địa phương để có được những thành quả to lớn và tự hào hơn nữa.

XUÂN DŨNG

Những ngày cuối năm Kỷ Hợi 2019, nhiều người ở thị trấn Ngô Mây và các xã Cát Tường, Cát Trinh, Cát Tân (huyện Phù Cát) đang học tập, làm việc xa xứ đã quay về quê hương để vui Xuân, đón Tết bên người thân, gia đình. Họ vô cùng phấn khởi, kèm đôi chút ngạc nhiên khi tỉnh lộ 635 - điểm đầu tại ngã tư thị trấn Ngô Mây, giáp QL 1A và điểm cuối tại ngã ba Chánh Liêm, giáp QL 19B, thuộc địa phận xã Cát Tường - đã hoàn toàn thay “áo mới”.

Hình ảnh tuyến tỉnh lộ 635 chi chít “ổ gà”, “ổ voi”; cách một đoạn đường ngắn lại xuất hiện “ao nước” to tướng trước đây đã biến mất. Thay vào đó, mặt đường đã được mở rộng và thảm nhựa phẳng lỳ, thẳng tắp; 2 bên đường, hệ thống thu gom, thoát nước được xây dựng kiên cố. Anh

Vùng cao Vĩnh Thạnh ngát xanh trong mùa xuân mới. - Trong ảnh: Một góc làng Kon Blo, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh.

Thiếu nữ Bana vùng cao rộn rịp áo váy đón Xuân.

Phù Cát: Niềm vui đường mớiHiện nay, tỉnh lộ 635 đã được thay “áo mới”, mặt đường mở rộng,

thảm nhựa khang trang. Người dân huyện Phù Cát rất phấn khởi, vui mừng trước diện mạo mới của tuyến đường.

Đặng Văn Lâm, trú xã Cát Tường, hiện đang làm việc ở TP Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Năm nay về quê ăn Tết, thấy tuyến đường đã được sửa chữa, nâng cấp; các phương tiện giao thông bon bon chạy trên đường, tôi rất vui”.

Tỉnh lộ 635 là trục đường chính phía Nam của huyện Phù Cát, nối từ Tây sang Đông. Sau khi một phần chiều dài tuyến đường - đoạn qua địa phận các xã Cát Nhơn, Cát Hưng, Cát Tiến - được nâng cấp thành QL 19B, hiện tỉnh lộ 635 còn dài hơn 7 km. Dù đã bị “cắt” một phần chiều dài, nhưng tuyến đường vẫn giữ vai trò quan trọng, phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân các xã phía Nam, phía Tây và phía Đông huyện Phù Cát. Khoảng 10 năm gần đây, tuyến đường liên tục bị xuống cấp, hư

Tỉnh lộ 635 đã được thay “áo mới”, tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho người tham gia giao thông.

hỏng; gây nhiều khó khăn, bất tiện, tiềm ẩn nguy cơ TNGT cho người đi đường. Qua rất nhiều lần người dân kiến nghị, phản ảnh, đến giữa năm 2019, UBND tỉnh đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa tuyến đường với kinh phí gần 10 tỷ đồng.

Đến nay, việc nâng cấp, sửa chữa đã được hoàn tất; mặt

đường rộng hơn 6 m, được thảm nhựa kiên cố, khang trang. Tuyến đường không chỉ phục vụ nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân ở các xã Cát Tường, Cát Trinh, Cát Tân, thị trấn Ngô Mây mà còn đáp ứng cho người dân ở các địa phương lân cận, góp phần vào sự phát triển KT-XH của huyện Phù Cát.

Ông Nguyễn Ngọc Phước, Chủ tịch UBND xã Cát Trinh, cho hay: “Tỉnh lộ 635 có đoạn đi qua địa phận thôn Phong An của xã Cát Trinh. Trước kia, do đường thường xuyên hư hỏng nên việc đi lại của người dân rất khó khăn, nguy hiểm. Ở góc độ địa phương, UBND xã nhiều lần kiến nghị các cấp, các ngành sửa chữa nâng cấp đường để thuận lợi, an toàn cho người tham gia giao thông. Nay mong muốn của người dân và chính quyền địa phương đã thành sự thật”.

Còn ông Nguyễn Trung Kiên, Chủ tịch UBND huyện Phù Cát, cho biết: Việc nâng cấp, sửa chữa tỉnh lộ 635 đã đáp ứng nhu cầu đi lại, lưu thông hàng hóa của người dân. Đồng thời, tạo cơ sở hạ tầng giao thông cho mục tiêu phát triển KT-XH của huyện; góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông, đảm bảo nhiệm vụ bảo vệ an ninh - quốc phòng.

VĂN LỰC

8 Bình ĐịnhTHỨ NĂM, 30.1.2020 [email protected]

Chào lộc biếc

Vĩnh Thạnh vàoxuân

Page 9: Kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm …‘ã... · 2020. 1. 29. · hành khách. Ban Quản lý bến xe cũng đã bố trí lực lượng

Hương vị núi rừng ngày Tết

Dặm dài yêu thươngTrong những ngày cận tết bộn

bề, đoàn đạo tràng phật tử chùa Sùng Đức (quận 11, TP Hồ Chi Minh) vẫn vượt hơn 700 km để về với người nghèo Bình Định, phối hợp Hội CTĐ tỉnh bàn giao 4 căn nhà CTĐ với tổng số tiền 140 triệu đồng. Bắt tay đoàn thiện nguyện, bà Nguyễn Thị Giá (74 tuổi, ở thôn Bình Chương Nam, xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn) khoe: “Nhà tôi nay đã cứng rồi. Các cô chú vào nhà không cần phải đội mũ bảo hiểm vì sợ rớt ngói như đợt trước nữa”.

Vợ chồng bà Nguyễn Thị Điểm (89 tuổi) và ông Trần Huề (90 tuổi), ở thôn Lại Khánh Nam, xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn, nhiều năm sống trong ngôi nhà gạch cũ kỹ, xuống cấp. Con gái ông bà, bà Trần Thị Bạn (60 tuổi), lấy chồng gần nhà, đi đi về về để chăm sóc ông bà. Hôm nhận bàn giao nhà từ nhà tài trợ, bà Bạn thay lời cha mẹ: “Ba tôi nay đã yếu, chỉ nằm một chỗ. Mẹ tôi cũng đã chân yếu, mắt mờ. Nhưng cả cụ ông và cụ bà đều ý thức rõ, mình đang sống trong ngôi nhà mới, đẹp, chắc chắn hơn nhà cũ. Hàng xóm, anh chị em tới thăm, chúc mừng, ông bà đều xúc động. Đây là món quà lớn của các nhà hảo tâm mà tôi bao năm ao ước vẫn chưa làm được cho cha mẹ”.

Đạo hữu Huệ Ngộ, đại diện cho phật tử chùa Sùng Đức, chia sẻ: “Chúng tôi luôn tin vào nhân duyên. 4 hộ nghèo ở Bình Định được phật tử của chùa ủng hộ xây nhà cũng là một nhân duyên. Không chỉ bà con được hạnh phúc,

Từ trước Tết, những hành động, nghĩa cử đẹp của các tổ chức, cá nhân dành cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn đã làm cho cái Tết của họ thêm đong đầy, ấm áp hơn.

chúng tôi cũng rất hạnh phúc vì được sẻ chia, làm những điều ý nghĩa trong khả năng của mình”.

Ở cách xa quê hương, nhiều người con vẫn hướng về đồng bào nghèo quê nhà. Ông Dương Tấn Tiễn (62 tuổi, ở huyện Đức Trọng, tỉnh lâm Đồng), quê gốc ở xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, đã dành 1,2 tỷ đồng để hỗ trợ 30 hộ nghèo xây nhà tình thương. Dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, các ngôi nhà đã hoàn thành và đưa vào sử dụng.

22 tháng Chạp, Nhóm Thiện nguyện Dung Vespa Quy Nhơn và nhiều nhà hảo tâm đã bàn giao nhà tình thương và hỗ trợ nhiều vật dụng cho gia đình bà Nguyễn Thị Long, ở xóm 3, thôn Long Thành, xã Phước Mỹ, TP Quy Nhơn - người phụ nữ nuôi 5 cháu ngoại nhỏ tuổi, mồ côi cha. Ngoài lo chỗ ở, các nhà hảo tâm còn tặng 1 con bò, 1 đàn gà giống làm sinh kế cho gia đình bà Long. Sự chung tay của các nhà hảo tâm đã mang đến một cái Tết thật khác cho bà Long và các cháu. Quà tết đậm tình

Tuần qua, học trò tại Trường Tiểu học số 1 Canh Vinh (huyện Vân Canh), Tiểu học số 1 Diêu Trì (huyện Tuy Phước), Tiểu học số 1 Nhơn Bình (TP Quy Nhơn) đã thật bất ngờ khi được tặng những đôi giày mới từ Nhóm tình nguyện viên Tấm lòng vàng Quy Nhơn và Công ty CP Giày Bình Định. 2.200 đôi giày đã được ướm thử ngay tại sân trường và trao tặng cho các em. Nụ cười của các em nhỏ trong veo khi nhận được món quà lì xì trước Tết.

Trải dài các hoạt động tặng quà đến bệnh nhân nghèo tại tất cả cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh, triển khai thêm các hoạt động tặng quà cho hộ chinh sách khó khăn, hộ nghèo, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số... Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tiếp tục tổ chức một mùa Xuân yêu thương thành công. Hoạt động có sự đồng hành của nhiều đơn vị, DN trong và

ngoài tỉnh. Bà Từ Thị Mai Bưởi, 68 tuổi,

ở thôn Phú Ninh, xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân, đang điều trị tại TTYT huyện Hoài Ân, chia sẻ: “Những ngày này, tôi nằm bệnh viện mà lòng dạ ngổn ngang trăm thứ. Mình nằm viện lại phải tốn thêm một người nữa chăm lo. Ở nhà, có mấy con gà để dành tết đãi con cháu mà tối nào, tôi cũng

nơm nớp sợ bị trộm, nói ông nhà về ngủ ở nhà. Nhận được quà, tôi rất vui, phần nào quên đi những nỗi lo ngày Tết”.

Hàng chục chuyến quà tết đã về với đông đảo bà con người dân tộc thiểu số, người ở vùng sâu, vùng xa, người nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn. Sự vào cuộc của các tổ chức, cá nhân trong dịp Tết Nguyên đán đã giúp người nghèo ấm lòng, thêm lạc quan vào năm mới. Ông Trần Lợi Thuật, Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tin chi nhánh Bình Định, đơn vị dành tặng nhiều suất quà cho bệnh nhân nghèo tại một số cơ sở y tế trong tỉnh cho rằng: “Mỗi phần quà không lớn về mặt giá trị vật chất, nhưng đậm tình cảm, nghĩa tình của toàn bộ cán bộ, nhân viên dành tặng cho những người kém may mắn, vẫn đang chiến đấu với bệnh tật”.

NGUYỄN MUỘI

Tết vui, nhớ những sẻ chia

Bà Nguyễn Thị Điểm đón nhà mới trong sự chia sẻ, chung vui của nhà tài trợ và cán bộ địa phương.

Học sinh vui mừng trước đôi giày

được lì xì trước Tết do Nhóm tình nguyện viên Tấm

lòng vàng Quy Nhơn và Công ty

CP Giày Bình Định trao tặng.

của bắp, khoai, hòa quyện với nước suối trong vắt, tạo nên vị cay ngọt nồng nàn, khó cưỡng.

Cơm lamĐến với món cơm lam vùng

núi An Lão, người ăn có thể cảm nhận mùi thơm của lúa rẫy. Cơm được làm từ gạo lúa rẫy ngâm với lá dứa một đêm rồi vo gạo đổ vào ống tre hoặc nứa. Khi gạo đã đầy hai phần ba ống, người nấu khéo léo đổ nước mát lạnh đựng trong những trái bầu khô vào từng ống một, tước những thẻ lá chuối rừng già đã được hơ lửa và thắt nút cho từng ống tre nứa, rồi đặt lên ngọn lửa than hồng cho đến khi cơm chin. Cơm lam là món ăn không thế thiếu trong các dịp lễ hội, ngày Tết của đồng bào nơi đây. Nhẹ nhàng tách ống tre nứa, chia cơm thành những khoanh tròn, chấm với muối mè hoặc ăn với thịt sấy khô nướng lửa, thật ngon hết biết.

Cá niên, rau dớnDớn là một loại rau rừng rất

quen thuộc đối với đồng bào các dân tộc ở An Lão. Lá non rau dớn thường được dùng để

luộc, xào hoặc ăn sống. Những khi có cá niên vừa bắt lên từ suối đem nướng thật vàng, giòn bằng lửa than xong, vứt bỏ đầu cá, rút hết xương, bóc thịt cá trộn đều với rau dớn được trụng qua nước sôi, cho thêm ớt, tỏi, hành củ và muối vừa ăn. Vị bùi đắng nhân nhẫn của cá niên cộng với những cộng rau dớn xanh rờn, giòn ngọt sẽ trở thành món ngon nhớ đời với những ai một lần may mắn được thưởng thức.

Canh rau ranh, ốc đáRau ranh là loại rau mọc

hoang trên rừng, lá to bằng lá chè, có màu nõn chuối, mùi hơi chua, dịu hơn lá bứa, mọc nhiều ở vùng núi An Lão. Còn ốc đá là loài ốc sống trong các gộp đá ở các suối trên núi cao, lớn hơn đầu đũa một ti. Hai loại này “kết bạn” với nhau trong thực đơn của người vùng cao và trở thành món khoái khẩu của nhiều người khi về thăm An Lão, nhất là trong những ngày hè nóng bức. Ốc đá còn có thể nấu với mit non và cốt nước dừa, khi mit chin mềm, nêm gia vị rồi cho một it lá lốt thái sợi lên

trên, ăn nóng rất ngon.

Ngắm lan rừng khoe sắc

Được thiên nhiên ưu đãi và ban tặng, hiện nay huyện An Lão còn lưu giữ và bảo tồn hàng trăm loài lan rừng quý hiếm. Trong đó, đứng đầu là lan Đại Châu An Lão có màu hoa trắng tim, hương thơm dìu dịu, ngây ngất. Hiện lan Đại Châu An Lão được người chơi lan sành điệu lùng mua với giá từ 400 - 500 nghìn đồng/nhánh. Những ngày giáp Tết, đi đâu bạn cũng dễ bắt gặp những giò lan rừng khoe sắc,

ngan ngát hương thơm mê đắm lòng người.

HOÀNG NAM QUỐC

An Lão, một trong 3 huyện miền núi, vùng cao của tỉnh Bình Định, là nơi sinh sống của các dân tộc anh em: Kinh, H’re, Bana. Được thiên nhiên ưu đãi với nhiều loài động, thực vật phong phú và đa dạng, nên trong ẩm thực của người miền núi An Lão cũng có nhiều nét dân dã, độc đáo. Mặc dù huyện An Lão chưa xây dựng và tổ chức được các điểm du lịch như mong muốn, nhưng những năm gần đây, nhiều du khách trong nước có dịp đến với huyện vùng cao này đã không thể nào quên phong cảnh núi rừng hùng vĩ và những món ăn dân dã đậm đà bản sắc dân tộc.

Thưởng thức rượu cầnĐã từ lâu đời, uống rượu cần

đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong sinh họat văn hóa cộng đồng của đồng bào H’re, Bana (An Lão). Rượu cần của người H’re, Bana ở đây thường được chế biến từ củ mì gòn hoặc những hạt bắp vừa thu họach trên nương, đem về ngâm ủ trong chóe sành với một lọai men tạo từ vỏ cây rừng. Sau 7 đến 10 ngày, rượu dậy mùi thơm

Mời rượu cần ngày Tết của đồng bào H’re (An Tân).

Rau dớn, cá niên An Lão.

Thú chơi lan rừng của anh Đức (xã

An Hòa).

9Bình ĐịnhTHỨ NĂM, [email protected]

Đón xuân sang

Page 10: Kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm …‘ã... · 2020. 1. 29. · hành khách. Ban Quản lý bến xe cũng đã bố trí lực lượng
Page 11: Kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm …‘ã... · 2020. 1. 29. · hành khách. Ban Quản lý bến xe cũng đã bố trí lực lượng

ĐỘI BÓNG ĐÁ BÌNH ĐỊNH:

Đầu tư bài bản, hướng đến thành côngMùa Giải bóng đá hạng nhất quốc gia 2020 chỉ còn hơn một tháng nữa bắt đầu khởi tranh, đông đảo người hâm mộ

được thắp lên niềm tin đội bóng tỉnh nhà sẽ thi đấu khởi sắc, từ sự quan tâm đầu tư rất lớn của Công ty CP thể thao Hưng Thịnh Bình Định.

Ngày 16.1, UBND tỉnh giao Sở VH&TT chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch cụ thể để chuyển giao đội bóng đá Bình Định và các đội U17, U19, U21 cho Công ty CP thể thao Hưng Thịnh Bình Định.

Sự ủng hộ của lãnh đạo tỉnh là sự ghi nhận và tiếp thêm động lực cho Công ty CP thể thao Hưng Thịnh Bình Định triển khai các bước đầu tư cho đội bóng tỉnh nhà. Giám đốc Sở VH&TT Tạ Xuân Chánh đánh giá cao sự chủ động của DN khi thời gian qua đã đầu tư cải tạo, nâng cấp các hạng mục cần thiết ở sân vận động Quy Nhơn như tường rào, cổng, chỗ ngồi khán đài A, hệ thống nhà vệ sinh, cầu môn mới... để phục vụ tốt hơn cho các trận đấu ở Giải bóng đá hạng nhất quốc gia 2020; đồng thời, tiến hành sửa chữa chỗ ở, trang bị tiện nghi hơn cho cầu thủ, HLV đội bóng.

Nhân sự của đội bóng đá Bình Định đã được thay đổi, bổ sung theo hướng nâng cao chất lượng, nhằm hướng đến mục tiêu cao nhất ở mùa giải mới. Theo đó, Ban huấn luyện đội bóng gồm HLV trưởng Nguyễn Đức Thắng (cựu tuyển thủ đội tuyển bóng đá Việt Nam, từng dẫn dắt đội Sài Gòn FC, Thanh Hóa thi đấu V.League), cùng các trợ lý: Phan Bá Hùng (cựu cầu thủ đội Công an TP Hồ Chí Minh, người có nhiều kinh nghiệm, uy tín đào tạo cầu thủ trẻ, từng dẫn dắt U21 Viettel), Nguyễn Văn Cường, Bùi Đoàn Quang Huy, Nguyễn Văn Hiển (3 cựu cầu thủ tên tuổi của đội bóng đá Bình Định), Bùi Võ Viết Tuấn. Đặc biệt, Công ty CP thể thao Hưng Thịnh Bình Định còn mời chuyên gia Kama (người Slovakia) đào tạo các tuyến trẻ và tư vấn chiến thuật cho đội bóng đá Bình Định. Về lực lượng cầu thủ, ngoài gần chục cầu thủ

Đội bóng đá Bình Định tập luyện trên bãi biển Quy Nhơn.

Khán đài A SVĐ Quy Nhơn đã được nâng cấp để phục vụ khán giả đến cổ vũ các trận đấu Giải bóng đá hạng nhất quốc gia 2020.

người Bình Định đáp ứng yêu cầu về chuyên môn của đội bóng được giữ lại, nhiều cầu thủ có chất lượng ở nơi khác được tuyển chọn, bổ sung.

Ông Nguyễn Công Tâm, Phó Giám đốc Thường trực Công ty CP thể thao Hưng Thịnh Bình Định, người giữ vai trò Trưởng đoàn bóng đá Bình Định ở Giải bóng đá hạng nhất quốc gia 2020, cho biết: “Chúng tôi cũng mong muốn đưa một số cầu thủ gốc Bình Định đang thi đấu ở V.League về đóng góp cho đội

bóng quê hương, nhưng hầu hết khi xúc tiến đàm phán thì không thành công, bởi họ đều còn hợp đồng 2 - 3 năm và các CLB cũng không muốn để cầu thủ giỏi ra đi. Tuy nhiên, đến thời điểm này, đội Bình Định đã bổ sung được các cầu thủ khác có chất lượng đến từ các đội ở V.League như Nam Định, Thanh Hóa, Than Quảng Ninh, Viettel, gần đây nhất là sự quay trở về thi đấu của cầu thủ xuất thân từ lò đạo tạo Bình Định Huỳnh Văn Thanh (mùa trước chơi cho CLB TP Hồ Chí Minh)”.

Bên cạnh đó, đội bóng cũng thể hiện sự đầu tư bài bản, chuyên nghiệp khi thiết kế logo mới; các bộ trang phục thi đấu (là một trong rất ít đội ở giải hạng nhất có đến 3 bộ trang phục, gồm màu cam, xanh lá cây, trắng). Lãnh đạo đội bóng cũng ban hành nội quy khá chặt chẽ về đạo đức, lề lối sinh hoạt, tác phong chuyên nghiệp.

Nhằm tạo điều kiện cho đội bóng thi đấu cọ xát, thử nghiệm đội hình chiến thuật, đánh giá chất lượng cầu thủ trước mùa giải, Công ty CP thể thao Hưng Thịnh Bình Định đã đầu tư cho đội Bình Định đi tập huấn gần hai tháng tại Trung tâm thể thao Hàm Rồng của CLB Hoàng Anh Gia Lai, TP Hồ Chí Minh. “Sau khi nghỉ đón Tết Canh Tý, sáng mùng 5 Tết đội bóng đã tập trung lại để tập luyện, nhằm có sự chuẩn bị tốt nhất cho trận đấu đầu tiên ở Cúp quốc gia 2020 trên sân khách gặp đội Sông Lam Nghệ An vào ngày 9.2, sau đó là trận khai mạc Giải bóng đá hạng nhất trên sân nhà gặp đội Đắk Lắk ngày 29.2”, ông Nguyễn Công Tâm cho biết.

HOÀI THU 

Ở xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, cứ nhắc đến phong trào thể thao là mọi người sẽ nhớ ngay đến anh Lê Bá Toàn (SN 1988, ở xóm 7, thôn Hòa Sơn), một điển hình xuất sắc trong hoạt động TDTT.

Yêu thích và say mê luyện tập các môn thể thao, ngay từ thời niên thiếu, Toàn đã cùng một lúc luyện tập nhiều môn, như: Võ cổ truyền, bóng đá, bóng chuyền, cầu lông và chạy việt dã… Tham gia Đại hội TDTT huyện Tây Sơn lần thứ V năm 2009, ở môn võ cổ truyền, tại hạng cân 54 kg, anh vinh dự giành được giải ba. Ngoài ra, những lần xã Bình Thuận tổ chức giải đối kháng võ cổ truyền anh cũng hăng hái tham gia và thành tích cũng khá. Không chỉ có võ cổ truyền, tại kỳ Đại hội TDTT xã Bình Tường lần thứ 4 - 2013, dự thi môn chạy việt dã - nội dụng 3.000 m, anh giành giải nhất khi sớm vượt qua 11 đối thủ. “Mình đăng ký dự các giải đấu thể thao chủ yếu để biết kết quả phấn đấu của mình, biết năng lực của mình đứng ở đâu trong phong trào chung. Nhưng khi có giải thưởng cao, việc vận động mọi người trở nên thuận lợi hơn trước rất nhiều. Từ đó tôi chịu khó luyện tập và hăng hái dự giải”- anh Lê Bá Toàn thổ lộ

Hiện nay, anh là HLV, võ sĩ thuộc CLB võ thuật Lê Bá Hòa. Hàng tuần, vào các tối 2 - 4 - 6 tại Đài Kính Thiên (xã Bình Tường) anh trực tiếp dạy võ cổ truyền cho các võ sinh. Cùng với hoạt động thể thao phong trào, Lê Bá Toàn còn là một đoàn viên thanh niên gương mẫu trong các hoạt động tình nguyện, vì cuộc sống cộng đồng, như: Ngày thứ bảy tình nguyện, Ngày chủ nhật xanh, Chiến dịch tình nguyện hè, Mùa hè Xanh, Hiến máu tình nguyện…

VĂN PHONG

Anh Toàn “đa năng”

Anh Lê Bá Toàn (thứ 2 từ phải sang) tham gia giải bóng đá do huyện tổ chức.

CHƯƠNG TRÌNH BIỂU DIỄN CỜ NGƯỜI Ở QUY NHƠN:

Nhiều VĐV “vào vai” các quân cờ Chương trình biểu diễn cờ người do

Trung tâm VH-TT&TT Quy Nhơn tổ chức vào tối mùng 3 Tết Canh Tý 2020 (27.1) tại Quảng trường Chiến thắng (TP Quy Nhơn) thu hút đông đảo người xem hơn mọi năm.

Năm nay có điểm mới khi lực lượng chính “vào vai” các quân cờ tướng là những VĐV, võ sinh của Trung tâm Võ thuật cổ truyền tỉnh. Trong số này, có những VĐV trẻ đã từng đoạt nhiều thành tích cao ở các giải quốc gia. Nhờ vậy những màn giao đấu giữa hai quân cờ được thể hiện đẹp mắt hơn, theo từng nước đi của hai kỳ thủ ngồi trên chòi cao hai bên quan sát.

Ban tổ chức mời kỳ thủ Nguyễn Lê Mai Thảo (đội tuyển cờ Bình Định) thi đấu cùng kỳ thủ Nguyễn Thanh Mạnh (chủ nhiệm CLB cờ tướng Phú Tài). Khán giả được thưởng thức một trận đấu hấp dẫn với những nước cờ hay từ khai cuộc, chung cuộc đến tàn cuộc. Sau hơn 1 giờ

Đông người dân và du khách đã đến thưởng thức cờ người vào tối mùng 3 Tết tại Quảng trường Chiến thắng.

Lực lượng chính đảm nhận các quân cờ người năm nay chính là VĐV của Trung tâm Võ thuật cổ truyền tỉnh.

Kỳ thủ Nguyễn Lê Mai Thảo từng được bình chọn là “Hoa khôi làng cờ Việt Nam”.

30 phút thi đấu, hai kỳ thủ đã chấp nhận kết quả hòa trong niềm vui chung được giao lưu, phục vụ người dân và du khách,

góp phần thể hiện những nét đẹp văn hóa truyền thống đất võ Bình Định ngày xuân.

M. THƯ

11Bình ĐịnhTHỨ NĂM, [email protected]

Đón xuân sang

Page 12: Kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm …‘ã... · 2020. 1. 29. · hành khách. Ban Quản lý bến xe cũng đã bố trí lực lượng
Page 13: Kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm …‘ã... · 2020. 1. 29. · hành khách. Ban Quản lý bến xe cũng đã bố trí lực lượng

Tôi biết Ngọc Thường từ năm 2018, khi anh là thành viên Ban điều phối Hành trình đỏ Bình Định và ấn tượng bởi năng lượng tích cực mà chàng trai lan tỏa đến mọi người. Trò chuyện nhiều hơn, mới biết, ngay từ thời sinh viên, Ngọc Thường đã là thành viên tích cực của cộng đồng vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Thừa Thiên Huế - nơi anh học tập. Anh là Trưởng Ban điều phối máu Ngân hàng máu sống CLB Blouse Xanh (Đại học Y Dược Huế); tham gia Ban tô chưc chương trình Lê hội Xuân Hồng - Lê hội hiến máu lớn nhất ĐH Huế - các năm 2015, 2016, 2017; là chiến sĩ Hành trình đỏ Trung ương năm 2017, 2018...

Thường tâm sự: “Khi vừa là sinh viên năm 1, tôi hiến máu tình nguyện lần đầu; cũng lần đầu theo chân các anh chị khóa trên đến thăm các bệnh nhi ung thư máu. Hình ảnh các bạn nhỏ đầu trọc lóc, trên tay là ven dây truyền nhưng vẫn hồn nhiên cười vui, nô đùa, thi thoảng lại lặng đi bởi những cơn đau đột ngột để lại ấn tượng mạnh trong tôi. Kể từ đó, tôi muốn làm nhiều hơn để phần nào xoa dịu cơn đau của các em”.

6 năm là sinh viên trường Y, ngoài những giờ học tập, thực tập, Ngọc Thường còn có những giây phút gắn bó với bệnh nhân nhi mắc các bệnh hiểm nghèo. Anh và các thành viên CLB Blouse Xanh tham gia vào hai mảng chính là xây dựng, tô chưc, thực hiện những chương trình ý nghĩa cho bệnh nhi và vận động hiến máu, tiểu cầu tình nguyện. Ngày cuối tuần, Thường cùng CLB tô chưc các hoạt động nhằm xoa dịu nỗi đau bệnh tật của bệnh nhân nhi như: Trò chuyện, vẽ tranh, hát, trồng xương rồng, chơi các trò chơi dân gian...

Sau khi tốt nghiệp, về quê làm việc, cư ngỡ công việc chuyên môn sẽ cuốn Thường xa hoạt động tình nguyện. Không ngờ, anh tiếp tục “bén duyên” với CLB 25, với những người bệnh cần máu trong đó có bệnh nhân nhi. Ở đây, anh là Phó Chủ nhiệm CLB; tham gia chia sẻ kinh nghiệm về vận động hiến máu đến người trẻ. Đồng thời, tham gia

Về một gương mặt tình nguyện quốc gia

Đầu năm 2020, anh Lê Ngọc Thường (26 tuổi, ở xã Cát Tài, huyện Phù Cát) trở thành 1 trong 10 gương mặt được Trung ương Đoàn, Trung ương Hội LHTN Việt Nam tặng Giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2019. Anh hiện đang là bác sĩ điều trị khoa Vật lý trị liệu Bệnh viện Y học cổ truyền và Phục hồi chức năng tỉnh (cơ sở 2).

Anh Ngọc Thường cùng các em học sinh dân tộc thiểu số tỉnh Cao Bằng trong đợt nhận Giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2019.

Cây mai từ xưa đến nay luôn là loài cây may mắn được nhiều người chọn để chưng vào mỗi độ Tết đến xuân về. Nghề trồng mai vì thế cũng được xem là nghề mưu sinh chính của nhiều hộ gia đình. Ở thôn Vân Tường (xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn) đã có một làng mai bắt đầu nên dáng, nên hình như thế.

Vào vườn mai của anh Cao Phi Hồng, anh cho biết đã mộ chơi mai từ nhỏ, nhưng phải đợi đến khi đi bộ đội về cách đây 5 năm, mới gầy dựng vườn mai của gia đình. Mai trong vườn nhà anh đa số là mai gốc, do anh mua lại của nhà vườn và người dân để cấy phôi và ghép nên cây phát triển nhanh, cho hoa to, nhiều cánh. Hiện anh có khoảng 450 gốc mai. Trồng mai với anh như kiểu để dành, ngoài công việc đồng áng anh chăm mai, khi nào có người mua thì bán. Vậy mà, mỗi năm anh thu nhập từ mai cũng hơn trăm triệu đồng.

Cũng như anh Hồng, gia đình anh Cao Phi Anh cũng chỉ phát triển mai để bán khoảng 5 năm trở lại đây. Vườn nhà anh hiện có khoảng 1.500 gốc mai lớn nhỏ, trong đó có 500 gốc từ 5 năm tuôi trở lên, 1.000 gốc trên 2 năm

Trong những năm gần đây, ngoài việc nỗ lực thi đua học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, các em học sinh Trường THPT số 2 Phù Mỹ còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện do nhà trường tổ chức nhằm giúp đỡ những người nghèo, đã gây được hiệu ứng tích cực trong nhà trường và ngoài xã hội.

CLB thiện nguyện Trường THPT số 2 Phù Mỹ được thành lập tháng 9.2018, có 20 thành viên chủ yếu là các em lớp trưởng, Bí thư chi đoàn các khối lớp, đa số có học lực từ loại khá trở lên, do thầy giáo Hồ Thanh Nam, Bí thư Đoàn trường khởi xướng và làm chủ nhiệm.

Thời gian đầu mới thành lập chưa có nguồn kinh phí, Đoàn trường đã hỗ trợ một phần kinh phí để CLB hoạt động. Từ nguồn kinh phí được hỗ trợ, các em đã xây dựng mô hình trồng các loại rau sạch trong khuôn viên nhà trường và phân công các bạn chăm sóc. Đến khi rau lớn, các em thu hoạch bán cho các thầy cô giáo trong nhà trường và người dân để lấy tiền làm từ thiện. Thấy được việc làm của các em mang nghĩa cử cao đẹp nên thầy cô giáo và người dân nhiệt tình ủng hộ mua rau.

Ngoài ra, vào dịp trước Tết Nguyên đán hàng năm, các em còn trồng các loại hoa như vạn thọ, mào gà, hoa hồng… Nhờ tích cực học hỏi các kiến thức về trồng hoa, nên vườn hoa của các em phát triển tốt và trổ bông đúng thời gian. Những ngày trước Tết Nguyên đán, trong khi các em học sinh khác được cha mẹ đưa đi mua sắm đồ tết thì các em trong CLB thiện nguyện Trường THPT số 2 Phù Mỹ lại tất bật với công việc bán hoa gây quỹ. Tại một điểm bán hoa ở thị trấn Bình Dương, em Nguyễn Thị Bích Ngọc, Bí thư Chi đoàn 12cb6, thành viên CLB vui vẻ chia sẻ: “Tham gia CLB thiện nguyện của nhà trường mất nhiều thời gian nhưng em cảm thấy rất vui vì đã làm được nhiều việc có ích, đã giúp đỡ được nhiều bạn học sinh nghèo, nhiều người dân có hoàn cảnh khó khăn”.

Từ nguồn kinh phí đã tích lũy được từ việc bán rau và hoa, dịp Tết Canh Tý 2020, Đoàn trường và CLB thiện nguyện nhà trường đã tổ chức tặng 8 suất quà tết, mỗi suất 500 nghìn đồng cho 2 mẹ Việt Nam anh hùng và một số trường hợp người dân có hoàn cảnh neo đơn, khó khăn ở địa bàn các xã.

Anh Hồ Thanh Nam, Bí thư Đoàn trường THPT số 2 Phù Mỹ, Chủ nhiệm CLB thiện nguyện, cho biết: “Thời gian qua, CLB đã tổ chức được nhiều hoạt động ý nghĩa và tạo được ấn tượng đẹp với mọi người. Quy mô hoạt động của CLB chưa thực sự lớn nhưng là điều rất đáng mừng vì các bạn học sinh đã học và được trải nghiệm để lan tỏa những nghĩa cử đẹp, vì mọi người trong xã hội. Thời gian tới, Đoàn trường sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trong đoàn viên, thanh niên, học sinh”.

VĂN TỐ

CLB THIỆN NGUYỆN TRƯỜNG THPT SỐ 2 PHÙ MỸ:

Gieo mầm nhân ái

Chuyện ở một làng mai

Anh Cao Phi Hồng đang cắt tỉa lại chậu mai đã được khách đặt mua.

vào việc phân công nhiệm vụ hỗ trợ các đơn vị, địa phương tô chưc hiến máu cho các tình nguyện viên; đồng hành với CLB 25 tô chưc các hoạt động liên quan đến hiến máu tình nguyện, hoạt động thiện nguyện. CLB 25 đã xây dựng được các hoạt động hiến máu tình nguyện mang tính thường xuyên, góp thêm nguồn máu cho công tác phục vụ điều trị như: Valentine hồng, Lê hội Xuân Hồng, Giọt hồng cho em...

Trở về từ sau Lê trao tặng Giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2019, Ngọc Thường bảo: “Tôi thấy mình may mắn khi nhận được giải thưởng. Thành tích này của tôi còn là thành tích của rất nhiều tình nguyện viên khác, cũng là thành tích của cả CLB 25. Vì vậy, sự ghi nhận

này có ý nghĩa không chỉ với riêng tôi mà còn tạo động lực cho CLB 25. Tôi hy vọng giải thưởng sẽ góp phần lan tỏa, truyền cảm hưng cho cộng đồng tình nguyện trong tỉnh, từ đó có thêm những phong trào, mô hình thiện nguyện thiết thực, bền vững”.

Thường từng nói vui với tôi: Cái duyên với hoạt động tình nguyện nhiều lúc giông giống như kiểu “nghề chọn người” vậy; đã gắn bó rồi thì không dưt ra được. Nhưng tôi lại nghĩ: Dù là người được chọn nhưng nếu trái tim không đủ nóng, lòng người không đủ nhẫn nại và rộng mở để nhận ra những “món quà” ý nghĩa trên mỗi hành trình thì khó mà gắn bó lâu dài.

NGUYỄN MUỘI

tuôi kể cả trồng đất và trồng chậu, dáng thông và bonsai. Theo quan sát của chúng tôi, những cây mai lớn nhỏ

trong vườn nhà anh Anh đang nở hoa dày đặc. Anh vui vẻ chia sẻ, nếu bán thì dịp Tết này anh đã bán hàng trăm

chậu cỡ nhỏ. Nhưng anh muốn chăm sóc để 5 năm, 10 năm nữa bán mai lớn với giá trị cao hơn. Bên cạnh đó, có mai trong vườn để chiêm ngưỡng, giải trí.

Có một điều đặc biệt mà chúng tôi cảm nhận ở thôn này, là người trồng mai tuy nhiều nhưng không có tính cạnh tranh, tất cả đều là bạn của nhau. Họ giúp nhau về kỹ thuật trồng, chia sẻ cùng nhau niềm vui khi bán mai được giá… Ông Lê Văn Nghiêm, Trưởng thôn Vân Tường, rành rỏi kể cho tôi nghe về hàng chục hộ trồng mai lớn ở làng, trong đó anh em nhà họ Cao như Cao Phi Anh, Cao Phi Cường, Cao Mạnh Tháo; rồi các ông Nguyên Háo, Nguyên Văn Thịnh; cả phụ nữ như bà Hồ Thị Vân (xóm Đông) cũng thu được hàng chục triệu đồng bán mai dịp Tết này.

Hiện nay, thôn Vân Tường có khoảng 80% trong tông số 420 hộ dân có trồng mai với hơn 70.000 cây, chậu mai. Việc phát triển kinh tế từ cây mai những năm qua đã giúp nhiều người trong thôn có thu nhập khá lớn, trung bình từ 100 triệu đồng trở lên, nhiều người nhờ mai đã cất được nhà cửa khang trang, con cái học hành nên người.

ĐINH NGỌC

13Bình ĐịnhTHỨ NĂM, [email protected]

Đón xuân sang

Page 14: Kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm …‘ã... · 2020. 1. 29. · hành khách. Ban Quản lý bến xe cũng đã bố trí lực lượng

Bắt đầu từ việc thay đổi nhận thức

Chia sẻ về công tác bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Lê Đức Sáu cho biết, trước đây, khi tiếp nhận các cá thể, như: Voọc chà vá, culi... do người dân giao nộp thì Chi cục bàn giao lại cho Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật Vườn quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình). Từ năm 2017, Chi cục bàn giao lại các loại động vật này cho Công viên động vật hoang dã FLC (thuộc Công ty CP đầu tư và phát triển vườn thú Faros) thành lập tại Bình Định để cứu hộ, chăm sóc, thả trở lại rừng. “Năm nay, Chi cục đã tiếp nhận và bàn giao 2 con culi, 1 con voọc chà vá chân xám cho đơn vị này để chăm sóc”, ông Sáu hào hứng kể rồi mời tôi đến vườn thú FLC kiểm chứng.

Đúng hẹn, chúng tôi cùng các cán bộ Chi cục Kiểm lâm đến vườn thú FLC. Đưa chúng tôi dạo quanh vườn thú, ông Mai Xuân Tình, Giám đốc Công viên động vật hoang dã FLC cũng là một chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm giới thiệu: “Ở đây chúng tôi đang nuôi dưỡng, chăm sóc hơn 42 loài động vật rừng nằm trong nhóm nguy cấp, quý hiếm, như: Hổ, gấu ngựa, công xanh Đông Dương, voọc chà vá chân xám...”. Dẫn chúng tôi đến khu chuồng đang nuôi 2 cá thể culi, đúng lúc các nhân viên ở đây đang chuẩn bị chuyển chúng sang chuồng lớn. Ngồi nghỉ mát dưới hàng dương liễu xanh rì, lồng lộng gió giữa cái nắng chói chang, ông Tình cho biết: “Hầu hết các cá thể này được người dân phát hiện mang về nuôi nhốt trong thời

gian lâu, nên chúng bị mất bản năng hoang dã, rất khó phục hồi khả năng tự tìm kiếm thức ăn. Vì không hiểu về đặc tính của chúng, nên khi nuôi họ cho uống sữa, ăn cháo khiến hệ tiêu hóa của chúng bị thoái hóa, nên khi tiếp nhận thì chúng tôi phải mất nhiều thời gian chăm sóc. Riêng 2 con culi tiếp nhận trong năm nay, chúng tôi vẫn đang chăm sóc, tập lại cho chúng đặc tính tự tìm thức ăn rồi sẽ thả về lại tự nhiên vào cuối năm nay. Nhưng không phải cứ loài động vật hoang dã nào khi cứu hộ xong mình cũng sẽ thả về tự nhiên. Ví như loài khỉ, hay trăn khi bị nuôi nhốt quá lâu, khi thả về tự nhiên sẽ dễ bị người dân bắt lại, bởi chúng đã mất hẳn bản năng có thể đấu tranh tồn tại trong môi trường hoang dã”.

Trở lại xã vùng cao An Toàn, huyện An Lão, theo chân cán bộ Ban quản lý rừng đặc dụng An Toàn đi tuyên truyền cho người dân về bảo vệ động vật quý hiếm. Ông Đinh Công Niên, người dân ở thôn 2, xã An Toàn, chia sẻ: “Từ khi được ngành chức năng tuyên truyền, bà con ở đây không còn phá rừng,

săn bắt động vật rừng nữa. Rừng ở đây vẫn còn nhiều loài động vật quý hiếm sinh sống, nhiều nhất là các loài khỉ, vượn, voọc. Có khi chúng kéo xuống phá hoa màu, vườn cây của người dân thì bị họ đuổi trở lại lên núi”.

Tiếp lời, ông Nguyễn Hùng Nam, Giám đốc Ban quản lý rừng đặc dụng An Toàn, cho biết, UBND tỉnh đã quy hoạch nơi đây là Khu bảo tồn thiên nhiên, vì có nhiều loài động vật quý hiếm nằm trong Sách Đỏ, như: Gấu ngựa, sao, voọc chà vá chân xám, khỉ mặt đỏ, vượn má vàng… cùng các loại cây gỗ quý trăm năm tuổi, như: Hương, lim, trắc… Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, nên đồng bào dân tộc thiểu số ở đây cùng chung tay giữ rừng, bảo vệ các loài động, thực vật quý hiếm nơi này.

Cả cộng đồng cùngbảo vệ rùa biển

Trong ký ức của nhiều người ở làng biển Nhơn Hải, những năm 90 trở về trước, từ khoảng

tháng 4 - tháng 8 âm lịch hàng năm, rùa liên tục bò lên bãi biển đẻ trứng. Nhưng do kiêng cữ trong tín ngưỡng, họ không bắt rùa ăn thịt mà chỉ đào lấy trứng rùa để ăn. Thế rồi, rùa biển gần như vắng bóng dần do tốc độ đô thị hóa, bãi biển nơi rùa thường chọn làm nơi đẻ mất dần.

Việc triển khai các dự án bảo tồn nâng cao nhận thức cộng đồng ngư dân ở Nhơn Hải chung tay bảo vệ rùa biển không phải thực hiện “một sớm, một chiều” mà cả một nỗ lực lớn trong thời gian dài của các tình nguyện viên, của chính quyền địa phương trong công tác truyền thông để người dân hiểu được tầm quan trọng trong công tác bảo vệ động vật biển quý hiếm.

Năm 2011, ngành Thủy sản tỉnh phối hợp với Tổ chức Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) triển khai chương trình bảo vệ rùa biển - loài động

vật biển quý hiếm nằm trong Sách Đỏ tại xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn. Đến nay, cả làng biển Nhơn Hải cùng chung tay bảo vệ rùa biển. Ông Nguyễn Văn Minh, Tổ trưởng Nhóm tình nguyện viên bảo vệ rùa biển xã Nhơn Hải, hồ hởi: “Người dân ở đây giờ không còn ai bắt rùa hay đào lấy trứng rùa để bán như trước nữa, mà bà con rất tự giác khi phát hiện rùa biển mắc vào lưới, hay bò lên bãi biển đẻ trứng đều chung tay bảo vệ biển. Từ năm 2011 đến năm 2016, Nhóm tình nguyện viên bảo vệ rùa biển xã Nhơn Hải đã bảo vệ và thả 10 rùa mẹ lên bãi biển Hải Giang, đảo Hòn Khô đẻ hơn 1.200 trứng, trong đó có nhiều ổ trứng rùa nở thành công với hơn 50% rùa con trở về biển. Ngoài ra, nhóm còn giải cứu nhiều rùa biển mắc lưới được ngư dân phát hiện và báo cáo”.

Kể lại những ngày làm công tác bảo vệ rùa biển, bà Nguyễn Hải Bình, nguyên cán bộ Chi cục Thủy sản tỉnh là người gắn bó nhiều năm với công tác bảo vệ rùa biển ở Nhơn Hải, tươi cười: “Năm 2007, bà Gail - một tình nguyện viên New Zealand đã đến khảo sát và phát hiện tại xã Nhơn Hải là nơi tập trung nhiều bãi đẻ trứng của loài rùa biển. Sau đó, ngành Thủy sản đã phối hợp chính quyền địa phương thực hiện chương trình bảo vệ rùa biển ở đây với việc thành lập nhóm tình nguyện viên bảo vệ rùa biển, đẩy mạnh công tác truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức của người dân cùng chung tay bảo vệ rùa biển. Và điều đáng mừng là cả cộng đồng dân cư ở đây cùng chung tay bảo vệ rùa biển. Hiếm có nơi nào mà cả cộng đồng cùng chung tay bảo vệ rùa biển như thế”.

Anh Nguyễn Tôn Xuân Sáng, thành viên Nhóm tình nguyện bảo vệ rùa biển xã Nhơn Hải, chia sẻ: “Hiện nay, các chương trình bảo vệ rùa của các dự án đã không còn, nhưng mỗi khi phát hiện rùa lên bãi đẻ trứng, hay rùa bị chết trôi dạt vào bờ, người dân đều gọi điện báo cho chúng tôi đến xử lý. Và thỉnh thoảng vẫn nghe ngư dân về báo mới thấy rùa bơi dọc rạn san hô để kiếm ăn, chúng tôi rất mừng. Vì đã đóng góp được một phần nhỏ để chung tay cùng cộng đồng bảo vệ rùa biển”.

ĐOÀN NGỌC NHUẬN

Nhân viên vườn thú FLC huấn luyện đại bàng phục vụ du khách đến tham quan.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm liên huyện Tuy Phước - Quy Nhơn tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm cho học sinh Trường THCS Trần Bá (thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước).

Người dân xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn bảo vệ rùa biển lên bãi đẻ trứng.

Một cá thể culi đượcchăm sóc tại vườn thú FLC.

Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền đã nâng cao nhận thức người dân trong tỉnh chung tay bảo vệ động vật hoang dã, quý hiếm; góp phần bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh.

Kể chuyệnbảo vệ động vật

quý hiếm

14 Bình ĐịnhTHỨ NĂM, 30.1.2020 [email protected]

Chào lộc biếc

Page 15: Kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm …‘ã... · 2020. 1. 29. · hành khách. Ban Quản lý bến xe cũng đã bố trí lực lượng

Theo thống kê sơ bộ của phòng CSGT CA tỉnh, từ 29 tháng Chạp đến mùng 5 Tết Canh Tý, giao thông trên địa bàn tỉnh thông suốt. Toàn tỉnh xảy ra 4 vụ TNGT, làm chết 3 người và bị thương 2 người, so với cùng kỳ dịp Tết 2019 giảm sâu trên cả 3 tiêu chí (giảm 3 vụ, giảm 2 người chết và bị thương giảm 6 người).

Trật tự và nghiêm túc16 giờ chiều mùng 4 Tết, lượng

người trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và giao thông nông thôn qua địa bàn tỉnh tương đối đông. Tuy nhiên, các phương tiện di chuyển khá trật tự và không hề xảy ra tình trạng ách tắc kéo dài. Đơn cử tại các tuyến đường vào khu du lịch Kỳ Co, Eo Gió, Trung Lương hay trên tuyến QL 19, đoạn qua địa bàn huyện Tây Sơn, lượng người và phương tiện tham gia giao thông tăng đột biến. Tuy nhiên, đây là điều đa có trong “kịch bản” nên các ngành chưc năng mà nòng cốt là lực lượng CSGT đa phối hợp đông bộ điều tiết, đảm bảo giao thông thông suốt và trật tự. Chị Nguyễn Thị Thu Trang (Tuy Phước, hiện sống ở Ansan - Hàn Quốc) chia sẻ: “Năm nay, tôi về quê ăn Tết cùng gia đình. Hôm nay, đại gia đình đi Kỳ Co và Trung Lương. Lượng người và phương tiện tập trung về đây khá đông, nhưng tât cả đều diễn ra tương đối trật tự. Dọc tuyến đường đều có CSGT làm nhiệm vụ, nên nhìn chung ai cũng tuân thủ quy định khi tham gia giao thông”.

Và điều đáng ghi nhận nhât là nhiều người đa ý thưc khá rõ về quy định “đa uống rượu bia - không lái xe”. Anh Trần Tuân Hải (ở huyện Hoài Ân) chia sẻ: “Gia đình tôi đi chúc Tết bà con họ hàng nên tôi cũng đa uống ly rượu. Vì vậy, tôi để vợ chở cho an toàn và đúng quy định pháp luật”. Cùng suy nghĩ với

Trong phiên tòa cuối cùng của năm 2019, Hội đông xét xử TAND tỉnh đa tuyên phạt bị cáo Văn Công Thành (37 tuôi, trú TP Quy Nhơn) 14 năm tù về tội “giết người”. Trong lời cuối cùng trước khi lanh án, Thành bày tỏ hối tiếc vì một chút nóng nảy, không làm chủ bản thân mới dẫn đến cớ sự.

Nóng nảy là chuyện thường tình, song khi có sẵn một khẩu súng trong người thì chuyện rât khác. Đêm 24.8.2019, Văn Công Thành tìm Võ Viết An (SN 1987, trú TP Quy Nhơn) để đòi nợ. Bị Nguyễn Hông Phong - là bạn của An - cầm rựa hăm dọa, Thành rút súng bắn trúng hông trái của Phong, gây thương tật 71%... “Khẩu súng đó tôi mua hôi còn đi làm rừng ở Đắk Lắk, mang

ATGT TẾT NGUYÊN ĐÁN CANH TÝ 2020:

Ý thức chuyển biến, tai nạn giảm sâuViệc chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp, ra quân đồng loạt và bố trí lực lượng cảnh sát giao thông dọc tuyến,

cùng với ý thức tuân thủ luật giao thông của người dân được nâng cao hơn, đã góp phần mang lại sự chuyển biến rõ rệt về trật tự ATGT trên địa bàn tỉnh dịp Tết này.

anh Hải, ông Nguyễn Viết Sang (TP Quy Nhơn) nói: “Tham gia giao thông trên đường sẽ có nhiều bât ngờ có thể xảy ra, nếu mình không tỉnh táo để xử trí thì rât nguy hiểm. Vậy nên đa uống rượu bia, không nên lái xe cho an toàn”.

Những ngày qua, CA tỉnh đa huy động tối đa lực lượng CSGT và phương tiện, tập trung tô chưc tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường, nhât là những tuyến phưc tạp để bảo đảm trật tự ATGT. Trong đó, tập trung xử lý vi phạm về nông độ côn, chở quá tải trọng, chạy quá tốc độ quy định, và không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy. Trung tá Ngô Đưc Hoài, Phó trưởng phòng CSGT, CA tỉnh, nói: “Có thể nói, Luật Phòng chống tác hại rượu, bia và Nghị định 100 đang đi vào đời sống người dân, ai cũng nắm rõ nên ý thưc cũng tăng lên rõ rệt. Nếu như những năm trước, các ngày 29 và 30 Tết tỷ lệ vi phạm luật giao thông khá nhiều, thì năm nay tương đối ôn định từ trước và trong Tết”.

Không chủ quanDù đánh giá sơ bộ về tình hình

ATGT trên địa bàn tỉnh dịp Tết này khá phân khởi, song trung tá Hoài cũng nhìn nhận ý thưc của một bộ phận người dân vẫn còn chưa tốt khi tham gia giao thông. Nhât là tình trạng sử dụng rượu, bia rôi điều khiển phương tiện giao thông; chạy quá tốc độ quy định, không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng mô tô, xe gắn máy vẫn còn diễn ra trên các tuyến tỉnh lộ và giao thông nông thôn. Cụ thể, từ ngày 29 Tết đến nay, lực lượng CSGT toàn tỉnh đa lập biên bản xử lý 1.800 trường hợp vi phạm. Trong đó, mô tô chiếm gần 80% với các lỗi vi phạm chủ yếu là không đội mũ bảo hiểm, có nông độ côn, chở quá số người quy định và chạy quá tốc độ quy định. Riêng, trong 7 ngày nghỉ Tết, CSGT toàn tỉnh đa xử lý 120 trường hợp vi phạm nông độ côn; đáng chú ý cũng trong chiều mùng 4 Tết, tại TP Quy Nhơn, lực lượng CSGT đa phát hiện và xử lý một trường hợp tài xế điều khiển ô tô vi phạm nông độ côn ở mưc 0,42mlg/1 lít khí thở và bị

xử phạt 35 triệu đông. Đây là mưc xử phạt nặng nhât mà lực lượng chưc năng xử lý đối với người điều khiển ô tô vi phạm nông độ côn từ khi Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100 có hiệu lực.Theo trung tá Hoài, dù đa hết Tết, nhưng CSGT toàn tỉnh vẫn tiếp tục tăng cường mọi biện pháp tuần tra, mật phục, đông thời xử lý nghiêm các trường hợp là nguyên nhân chính dẫn đến TNGT, góp phần giữ gìn trật tự ATGT, hạn chế đến mưc thâp nhât TNGT.

Cụ thể, lực lượng chưc năng không chỉ tập trung vào các khu vực giao thông phưc tạp, những đoạn đường thường xuyên xảy ra TNGT, mà còn mở rộng xử lý đối với nhiều phương tiện vào nhiều khung thời gian khác nhau. Ngoài ra, lực lượng CSGT cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với CA các huyện, thị xa, thành phố tập trung điều hành, hướng dẫn giao thông tại các nút và chốt trọng điểm để điều tiết giao thông trên tuyến quốc lộ, tuyến đường chính ra vào thành phố, các điểm vui chơi, giải trí, điểm du lịch phục vụ người dân, du khách dịp này. KIỀU ANH

CA thị trấn Bình Dương (huyện Phù Mỹ) đã trao Giấy khen của Giám đốc CA tỉnh cho hai công dân đều ở thôn Dương Liễu Nam, thị trấn Bình Dương là Trần Thị Bé (SN 1956) và Nguyễn Thị Ngãi (SN 1968) đã có tinh thần cảnh giác phát hiện tội phạm.

Trước đó, lúc 6 giờ 30 phút ngày 9.12.2019, một thanh niên lạ mặt dắt chiếc mô tô (không có biển số) và một con bò đến xin cột nhờ ở phía sau nhà bà Nguyễn Thị Ngãi để đi công việc, sau đó quay lại lấy. Lúc này, bà Trần Thị Bé đến nhà bà Ngãi chơi. Thấy người thanh niên này có biểu hiện nghi vấn nên hai bà bí mật theo dõi và điện báo cho cơ quan CA.

Qua đấu tranh, CA huyện Phù Mỹ đã biết, đối tượng là Lê Văn Lâm (SN 1984, trú thôn Phước Tân 3, xã Ea Knăng, huyện Krông Păc, Đắk Lắk). Tối 8.12.2019, Lâm đến chuồng bò của chị Võ Thị Loan (SN 1983, trú thôn Vĩnh Bình, xã Mỹ Phong) mở cổng chuồng dắt trộm một con bò rồi đem đến gửi nhà bà Ngãi. VĂN TỐ

(BĐ) - Ngày 29.1(tức mùng 5 Tết), CA tỉnh cho biết, nhờ chủ động triển khai các giải pháp tấn công trấn áp tội phạm nên nhìn chung tình hình vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh tương đối thấp. Cụ thể, toàn tỉnh xảy ra 2 vụ phạm pháp hình sự (không tăng không giảm so với cùng kỳ), gồm 1 vụ trộm cắp tài sản và 1 vụ bắt giữ người trái pháp luật.

Ngoài ra, nhờ chủ động bố trí cán bộ, chiến sĩ xuống từng địa bàn, nắm chắc các loại đối tượng và phát huy tinh thần đấu tranh, tố giác tội phạm mà lực lượng chức năng đã kịp thời phát hiện 1 vụ, 2 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy và 1 vụ, 1 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy; 24 vụ, 34 đối tượng đốt pháo… Hiện các vụ việc đều đang được cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ để xử lý theo đúng quy định pháp luật. K.A

Lực lượng CSGT được bố trí rộng khắp các tuyến đường, vừa điều tiết giao thông vừa kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm về giao thông.

LÉN LÚT TÀNG TRỮ, SỬ DỤNG VŨ KHÍ TỰ CHẾ:

Hậu họa khó lườngThời gian vừa qua, tình trạng lén lút tàng trữ các loại vũ khí vẫn diễn biến phức

tạp. Do đó, việc chủ động ngăn ngừa là hết sức cần thiết, nhất là trong dịp Tết.

Văn Công Thành Trần Đức Huy

theo bên mình để phòng thân. Khi về Quy Nhơn cưới vợ, tiếc khẩu súng đẹp nên vẫn giữ...”, Thành nén tiếng thở dài khi nhìn về phía người vợ trẻ nước mắt lưng tròng...

Cũng trong ngày Văn Công Thành nhận án 14 năm tù, tại huyện Hoài Nhơn, một người khác cùng “sở thích” chơi súng cũng đa vào nhà giam. Lúc 20 giờ ngày 23.12.2019, trước một quán nhậu ở thị trân Bông Sơn, Trần Đưc Huy (17 tuôi, trú thị trân Tăng Bạt Hô, Hoài Ân) đa dùng súng (dạng súng bút) bắn thẳng vào ngực bên trái của Trần Nhật Phong (26 tuôi, trú thôn Bình Chương, Hoài Đưc). Nạn nhân gục nga và được đưa đến BVĐK khu vực Bông Sơn, sau đó chuyển thẳng vào BVĐK tỉnh câp cưu nên mới thoát chết. ”Khẩu súng

đó tôi mua trên mạng xa hội, mang trong người để làm oai với đám bạn. Ngờ đâu, vì sử dụng nó mà tôi vào tù”.

Ngoài 2 vụ án kể trên, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh đa không ít lần xảy ra những vụ án, thậm chí là án mạng chỉ vì lén lút tàng trữ những khẩu súng tự chế. Đáng chú ý có vụ Nguyễn Chí Thiện (29 tuôi, trú TP Quy Nhơn) do mâu thuẫn đa dùng súng bắn bạn nhậu tử vong phải

nhận lanh bản án 16 năm tù từng gây rúng động dư luận.

Được biết riêng năm 2019, CA toàn tỉnh đa vận động, thu hôi 6 súng quân dụng, 8 súng hơi, 92 vũ khí thô sơ các loại, 10 quả lựu đạn, 52 quả M72, M79, 1.579 viên đạn, 332 loại công cụ hỗ trợ và 109 súng tự chế. Phần lớn đó là những vũ khí thô sơ, làm bằng ống nhựa, dùng hơi côn để săn bắn ở vùng thôn quê, vùng núi.

“Chúng tôi đang khẩn trương tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để phòng ngừa, ngăn chặn. Tuy nhiên, quan trọng nhât là người thân, gia đình của các thanh thiếu niên nếu phát hiện con em mình có mua bán, tàng trữ những loại vũ khí tự chế thì cần báo CA thu giữ hay tự tiêu hủy ngay”, trung tá Nguyễn Văn Đây, Trưởng phòng An ninh điều tra CA tỉnh khuyến cáo. MINH NGỌC

Khen thưởng hai phụ nữ cảnh giác phát hiện tội phạm

7 ngày nghỉ Tết, toàn tỉnh xảy ra 2 vụ phạm pháp hình sự

15Bình ĐịnhTHỨ NĂM, [email protected]

Đón xuân sang

Page 16: Kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm …‘ã... · 2020. 1. 29. · hành khách. Ban Quản lý bến xe cũng đã bố trí lực lượng

Thủ tướng yêu cầu thành lập Đội phản ứng nhanh chống dịch Corona

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra; trong đó, yêu cầu trước mắt là thành lập Đội phản ứng nhanh, Bộ Y tế hàng ngày báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, không để dịch lây lan, phải coi việc phòng, chống dịch như chống giặc. Các cấp, các ngành, các tổ chức và cá nhân thực hiện nghiêm túc Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam; Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Cấm nhập khẩu động vật hoang dã vào Việt Nam. Huy động cả hệ thống chính trị phải vào cuộc để phòng, chống dịch nhằm bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân, hạn chế thấp nhất tử vong do dịch này gây ra.

Chỉ thị của Thủ tướng cũng đã nêu rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành Trung ương.

(Theo SGGPO) 

Hàng nghìn người tham dựlễ hội Gò Đống Đa

Sáng mùng 5 Tết Nguyên đán, tại Gò Đống Đa (phường Quang Trung, quận Đống Đa - Hà Nội) hàng nghìn người đã tụ hội về đây cùng dâng hương, tham dự Lễ kỷ niệm 231 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2020).

Là lễ hội đầu xuân nhưng hội Gò Đống Đa lại có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng, khi đây là một lễ hội lưu giữ niềm tự hào, sự quật cường của cả một dân tộc và được tổ chức để tưởng nhớ chiến công lẫy lừng của Vua Quang Trung - người Anh hùng “áo vải, cờ đào” trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là sự hội tụ, kết tinh sâu sắc truyền thống yêu nước, yêu độc lập - tự do nghìn đời của nhân dân ta; là sự khẳng định tinh thần đoàn kết, dũng cảm, ý chí quật cường; là bản anh hùng ca bất hủ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc ta.

Ngược dòng lịch sử, tháng 10.1788, Lê Chiêu Thống cầu viện Triều đình Mãn Thanh phát binh đánh nhà Tây Sơn. Lợi dụng cơ hội này, với mục đích xâm chiếm Đại Việt, Triều đình Mãn Thanh đã cử Tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị làm chỉ huy với 29 vạn quân, chia thành 3 hướng tiến đánh nước ta.

Trước tình hình cấp bách thù trong, giặc ngoài, ngày 22.12.1788 (tức ngày 25.11 năm Mậu Thân), người Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã làm lễ lên ngôi Hoàng đế tại Phú Xuân, lấy niên hiệu là Quang Trung và ra lệnh tiến quân ra Bắc. Với lời hiểu dụ biểu thị cao độ ý chí độc lập tự chủ, quyết tâm tiêu diệt địch: “Đánh cho để dài tóc - Đánh cho để đen răng - Đánh cho nó chích luân bất phản - Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn - Đánh cho sử tri nam quốc anh hùng chi hữu chủ”.

Trưa mùng 5 Tết Kỷ Dậu, Hoàng đế Quang Trung với áo bào xám đen khói súng đã ngự trên lưng voi, dẫn đầu đại quân tiến vào Kinh thành Thăng Long,

Tiết mục trống hội dưới chân tượng đài của Quang Trung.

giữa cảnh mừng vui khôn xiết của nhân dân. Trận Ngọc Hồi - Đống Đa đại thắng đã khẳng định nghệ thuật quân sự tuyệt vời của nghĩa quân Tây Sơn. Đó là nghệ thuật chuyển quân thần tốc từ Phú Xuân ra Bắc; là nghệ thuật tác chiến, chiến lược trong từng trận đánh. Bằng thắng lợi vĩ đại này, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo thiên tài của Hoàng đế Quang Trung đã đập tan mộng xâm lược của quân Thanh, giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập dân tộc.

Tại buổi Lễ kỷ niệm 231 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2020), các đại biểu và nhân dân thủ đô đã ôn lại truyền thống hào hùng của chiến thắng Ngọc Hồi -

Đống Đa, bày tỏ lòng tri ân với người Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ và khơi dậy niềm tự hào về chiến thắng lẫy lừng của Quang Trung trong việc đánh đuổi giặc xâm lăng.

Sau phần nghi lễ dâng hương của lãnh đạo TP Hà Nội và nhân dân thủ đô, màn trống hội, trích đoạn sử thi đã tái hiện hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ đã hành quân thần tốc bất ngờ tiến công vào thành Thăng Long, đánh tan hơn 29 vạn quân Mãn Thanh, đem lại chiến thắng lẫy lừng cho dân tộc.

(Theo SGGPO) 

Một bệnh nhân nhiễm nCoV điều trị khỏi bệnh

Sau gần 1 tuần được các bác sĩ của Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM điều trị tích cực, ngày 28.1, bệnh nhân Li Zichao, 28 tuổi - người con trai nhiễm vi rút Corona (nCoV) từ người cha đã có kết quả xét nghiệm âm tính.

Theo bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, hiện bệnh nhân Li Zichao có sinh hiệu ổn, hết sốt, tự thở, ăn uống sinh hoạt đi lại bình thường. Kết quả xét nghiệm lần 3 tại Viện Pasteur TP HCM xác định bệnh nhân đã âm tính với vi rút nCoV. Trong khi đó, người cha Li Ding đã hết sốt, hiện tỉnh táo, vẫn được thở oxy qua canula, chức năng gan thận, điện giải bình thường. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn còn dương tính với nCoV.

Sáng cùng ngày, 2 bệnh nhân tiếp tục được lấy mẫu xét nghiệm vi rút Corona chủng mới lần 4. Theo bác sĩ Thức, hiện người con xem như đã khỏi bệnh, song vẫn phải theo dõi thêm. (Theo Chinhphu.vn)

Hỗ trợ giáo viên mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp

Theo dự thảo Nghị định chính sách phát triển giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT vừa công bố, sẽ có nhiều chính sách ưu đãi dành cho đội ngũ giáo viên ngành học mầm non.

Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo là quy định chính sách đối với giáo viên trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ em là con công nhân, người lao động làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non ở địa bàn có khu công nghiệp.

Cụ thể, giáo viên mầm non tại cơ sở giáo dục mầm non công lập được hỗ trợ một khoản bằng tiền, tối thiểu bằng 50% mức lương cơ sở/tháng. Thời gian hỗ trợ được hưởng theo số tháng thực dạy, tối đa 9 tháng/năm học. Tiền hỗ trợ được trả cùng với việc chi trả tiền lương của tháng và không dùng tính đóng hưởng BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian được hưởng theo tháng thực dạy, tối đa 12 tháng/năm học. Mức hỗ trợ này nằm ngoài mức lương thỏa thuận giữa chủ cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập và giáo viên hợp đồng giảng dạy. Số lượng giáo viên trong cơ sở giáo dục mầm non hưởng hỗ trợ được tính theo định mức quy định của các cơ sở giáo dục mầm non công lập hiện hành. (Theo HNM)

Sáp nhập giảm 30.000 thôn, tổ dân phốThực hiện quy định tại Thông tư 14

của Bộ Nội vụ, nhiều địa phương trên cả nước đã xây dựng đề án sắp xếp thôn, tổ dân phố trình HĐND cấp tỉnh thông qua. Theo thống kê sơ bộ, hiện cả nước có khoảng 100 nghìn thôn, tổ dân phố và đã giảm trên 30.000 thôn, tổ dân phố, qua đó giảm khoảng 150 nghìn người hoạt động không chuyên trách.

Trong đó, TP HCM, TP Đà Nẵng đều thay đổi mô hình tổ chức, bỏ cấp trung gian, sắp xếp lại quy mô nên số lượng thôn, tổ dân phố giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số địa phương như Sơn La, Hòa

Bình, Phú Thọ, Hà Nam... sau sắp xếp lại thôn, tổ dân phố cũng giảm trên 500 thôn, tổ dân phố; các tỉnh như Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Điện Biên… giảm từ 200 - 300 thôn, tổ dân phố sau sắp xếp.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, việc sáp nhập các thôn ở xã miền núi cũng khó khăn hơn đối với các nơi khác, không thể tiến hành sáp nhập cơ học mà phải tính đến các yếu tố địa lý, địa hình; đồng thời, đảm bảo hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã, thuận lợi cho sinh hoạt của người dân.

(Theo TPO) Thống kê hiện cả nước có khoảng 100 nghìn thôn, tổ dân phố.

133 người chết do tai nạn giao thông trong 7 ngày TếtTrong 7 ngày Tết, lực lượng CSGT

cả nước đã xử lý gần 20.000 trường hợp vi phạm trật tự ATGT, phạt tiền hơn 19 tỷ đồng. Riêng xử lý vi phạm nồng độ cồn, lực lượng CSGT kiểm tra gần 36.000 trường hợp, đã phát hiện xử lý 3.194 trường hợp.

Về tình hình trật tự ATGT, cả nước xảy ra 198 vụ TNGT, làm chết 133 người, bị thương 174 người. So với 7 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, TNGT giảm cả 3 tiêu chí: Giảm 24 vụ, giảm 7 người chết, giảm 38 người bị thương. Tuy nhiên, vẫn còn có một số địa phương có số người chết tăng cao: Bến Tre, Tây Ninh, Đồng

Nai… Nguyên nhân các vụ tai nạn chủ yếu do vi phạm phần đường, vi phạm tốc độ và chủ yếu xảy ra trên các tuyến quốc lộ.

Trong 7 ngày nghỉ Tết, vẫn xảy ra hai vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng làm chết 6 người, cụ thể là vụ TNGT xảy ra tại Đắk Lắk vào ngày 29 Tết giữa xe mô tô chở 3 người đâm vào xe ô tô chở khách đi ngược chiều, làm chết 3 người trên mô tô và vụ TNGT tại tỉnh Tây Ninh xảy ra ngày mùng 4 Tết, liên quan giữa 2 xe mô tô (một xe chở 2 người, một xe chở 1 người) chạy ngược chiều nhau, làm chết cả 3 người. (Theo VOV.VN) Hiện trường vụ tai nạn hôm mùng 3 Tết tại Điện Biên.

16 Bình ĐịnhTHỨ NĂM, 30.1.2020 [email protected]

Chào lộc biếc

Page 17: Kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm …‘ã... · 2020. 1. 29. · hành khách. Ban Quản lý bến xe cũng đã bố trí lực lượng

Lãnh sự quán Nga tại tỉnh Quảng Châu của Trung Quốc ngày 29.1 cho biết Nga và Trung Quốc đang phát triển một loại vắc xin phòng vi rút corona và Bắc Kinh đã giao cho phía Moskva bộ gien của vi rút này. Tuyên bố của Lãnh sự quán Nga nêu rõ: “Các chuyên gia Nga và Trung Quốc đã bắt đầu phát triển một loại vắc xin”. Theo tuyên bố, Trung Quốc đã chuyển cho Nga bộ gien của vi rút corona, cho phép các nhà khoa học Nga nhanh chóng phát triển các phương pháp xét nghiệm nhanh để có thể phát hiện vi rút corona trong cơ thể người trong vòng 2 giờ đồng hồ. Hiện chưa rõ các nhà khoa học Nga và Trung Quốc làm việc cùng nhau hay riêng biệt.

Cũng theo Lãnh sự quán Nga, các quan chức Nga đang thảo luận với phía Trung Quốc về việc sơ tán công dân Nga khỏi TP Vũ Hán cũng như tỉnh Hồ Bắc, trung tâm bùng phát dịch viêm phổi do vi rút corona. Trước đó, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã chỉ thị cho cơ quan giám sát an toàn tiêu dùng Nga soạn thảo và trong ngày 29.1 đệ trình Chính phủ một kế hoạch hành động nhằm ngăn chặn vi rút corona lây lan. Hiện nhà chức trách Nga đã đóng cửa một số cửa khẩu biên giới với Trung Quốc ở khu vực Viễn Đông của Nga cho đến ngày 7.2 tới.l Ngày 28.1, Tổ chức Y tế Thế giới

(WHO) thông báo Trung Quốc đã cho phép WHO cử chuyên gia quốc tế tới nước này “ngay khi có thể” để tìm hiểu thêm về chủng vi rút corona mới (2019-nCoV) và hướng dẫn thế giới ứng phó với dịch bệnh. Trong thông báo công bố sau chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 2 ngày của Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, WHO nêu rõ để đưa ra khuyến cáo cho những nước khác, cần ngay những hiểu biết rõ hơn về khả năng lây từ người sang người của chủng vi rút này. Trước đó,

Lầu Năm Góc xác nhận số lính Mỹ bị chấn động não sau vụ tập kích tên lửa Iran ngày 8.1 là 50 người, cao hơn thống kê ban đầu. “Cho đến hôm nay, 50 binh sĩ Mỹ được chẩn đoán bị tổn thương não do chấn động (TBI)”, trung tá Thomas Campbell, người phát ngôn Lầu Năm Góc, cho biết trong tuyên bố hôm 28.1. Trong số này có 31 người được điều trị tại Iraq và đã trở lại làm việc, Campbell xác nhận. 18 quân nhân Mỹ đã được đưa đến Đức để đánh giá và điều trị thêm. Số lính Mỹ bị thương do TBI này cao hơn đáng kể so với những báo cáo được Lầu Năm Góc công bố trước đây về hậu quả của trận tập kích bằng tên lửa đạn đạo do Iran thực hiện rạng sáng 8.1 vào hai căn cứ có lính Mỹ đồn trú ở Iraq. Bộ Quốc phòng Mỹ ban đầu nói rằng không có người bị thương trong vụ tấn công, nhưng sau đó cho biết có 11 binh sĩ được chẩn đoán bị TBI. Con số này được nâng lên 34 người hồi tuần trước và hiện nay là 50 người. Lầu Năm Góc không cập nhật thông tin về 8 quân nhân được đưa về Mỹ hồi tuần trước để kiểm tra sức khỏe và điều trị. Giới chức Mỹ thừa nhận các triệu chứng của TBI không thể phát hiện được ngay lập tức.

Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) rạng sáng 8.1 phóng 22 tên lửa vào hai căn cứ của lực lượng Mỹ và liên quân tại Iraq nhằm trả thù cho tướng Qassem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds bị hạ sát trong cuộc không kích của Mỹ hôm 3.1. Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó cho biết đòn tập kích tên lửa “không gây thương vong” cho lính Mỹ và chỉ gây “thiệt hại tối thiểu”, đồng thời khẳng định Washington sẵn sàng tìm kiếm hòa bình với Tehran.

Số lính bị thương vì TBI ngày càng tăng sau vụ tập kích tên lửa đã làm dấy lên tranh cãi chính trị sau những bình luận gần đây của Trump rằng các binh sĩ chỉ bị “đau đầu” và thương tích “không nghiêm trọng”. William Schmits, chủ tịch Hội Cựu binh Mỹ tham chiến ở nước ngoài (VFW), cuối tuần trước yêu cầu Trump xin lỗi vì “những bình luận sai sự thật”. “Chúng tôi yêu cầu Tổng thống và Nhà Trắng cùng tham gia trong nỗ lực giúp người Mỹ hiểu về những nguy hiểm mà chấn động não gây ra cho những người lính bảo vệ đất nước trong những thời khắc khó khăn. Hơn bao giờ hết, các quân nhân của chúng tôi cần sự hỗ trợ toàn diện trong môi trường đầy thử thách này”, Schmits nói. (Theo VnE)

Trung Quốc và Nga đang phát triển vắc xin phòng ngừa vi rút corona

l Trung Quốc cho phép WHO cử chuyên gia đến nghiên cứul Thêm ca nhiễm mới tại Pháp, Đức

trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, ông Ghebreyesus đánh giá cao các biện pháp kiên quyết mà Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện, đồng thời tin tưởng vào khả năng của Trung Quốc kiểm soát và ngăn chặn dịch bệnh lây lan.l Tổng cục y tế Pháp ngày 28.1 xác

nhận trường hợp thứ tư mắc bệnh viêm phổi do vi rút corona đã được phát hiện và nhập viện tại Paris. Bệnh nhân là một nam du khách Trung Quốc lớn tuổi, đến từ tỉnh Hồ Bắc. Bệnh nhân này nhập viện trong “tình trạng lâm sàng nghiêm trọng”, cần phải được chăm sóc đặc biệt. Một cuộc điều tra đã được tiến hành để tìm ra những người đã tiếp xúc với bệnh nhân. Đây là lần đầu tiên một trường hợp nhiễm vi rút corona nghiêm trọng được phát hiện ở Pháp.

Pháp đang chuẩn bị sơ tán công dân bằng đường bay trực tiếp từ Vũ Hán

đến Paris. Quốc vụ khanh phụ trách giao thông Jean-Baptiste Djebbari cho biết. Theo Bộ trưởng Y tế Pháp Agnès Buzyn, lãnh sự quán Pháp đang lên danh sách tất cả những người muốn được hồi hương. Hiện số người Pháp có mặt tại TP Vũ Hán ước tính từ 500 đến 1.000, tuy nhiên bà Agnès Buzyn cho biết “không phải ai cũng muốn trở về”.

Cùng ngày 28.1, Cơ quan Y tế bang Bayern của Đức đã xác nhận có thêm 3 trường hợp mới nhiễm chủng vi rút corona gây bệnh viêm phổi tại Trung Quốc. Trong một tuyên bố, người phát ngôn Cơ quan Y tế bang Bayern cho biết cả 3 trường hợp mới bị nhiễm vi rút chết người này đều có triệu chứng viêm phổi và đã từng tiếp xúc với bệnh nhân đầu tiên được xác nhận nhiễm chủng vi rút corona mới (2019-nCoV) ở miền Nam nước Đức trước đó một ngày.

(Theo baotintuc.vn)

Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân nhiễm vi rút corona tại Bệnh viện TP Vũ Hán. Ảnh: IRNA/TTXVN

50 lính Mỹ chấn động não vì tên lửa Iran

Một số tổ chức quốc tế và chính phủ trên thế giới đưa ra những phản ứng khác nhau sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố “Kế hoạch Hòa bình Trung Đông” rạng sáng 29.1 (giờ Việt Nam).

Trong một tuyên bố ra cùng ngày, người phát ngôn của Tổng Thư ký LHQ Stephane Dujarric, khẳng định tổ chức đa phương này duy trì cam kết đối với giải pháp hai nhà nước dựa trên các đường biên giới trước khi Israel chiếm đóng Bờ Tây và Dải Gaza trong cuộc chiến tranh năm 1967. Ông nêu rõ trong suốt những năm qua, quan điểm của LHQ về giải pháp hai nhà nước đã được xác định rõ theo các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an LHQ và Đại Hội đồng LHQ.

Về phần mình, Tổng Thư ký Liên đoàn Arab (AL) Ahmed Aboul Gheit cho rằng việc áp đặt mọi giải pháp đối với cuộc xung đột giữa Palestine và Israel sẽ không thành công. Ông nhấn mạnh

Dư luận phản ứng trái chiều về Kế hoạch hòa bình Trung Đông của Mỹ

đàm phán giữa Israel và Palestine là con đường duy nhất để đạt được một thỏa thuận hòa bình thực sự, nghiêm túc và cân bằng.

Trong khi đó, Đại diện cấp cao của Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell cho biết EU sẽ nghiên cứu và đánh giá những đề xuất của Tổng thống Trump dựa trên cam kết đối với giải pháp hai nhà nước có tính đến “những nguyện vọng chính đáng của cả Israel và Palestine”. Phát biểu sau cuộc gặp với một số phe phái Palestine tại Bờ Tây, Tổng thống Palestine

Mahmoud Abbas kịch liệt phản đối kế hoạch Mỹ vừa công bố. Ông khẳng định: “Jerusalem không phải để bán” và lưu ý đây là thủ đô của nhà nước Palestine

trong tương lai. Ông nhấn mạnh “thỏa thuận ngầm này” sẽ không thành hiện thực, đồng thời cam kết ngăn cản kế hoạch này bằng mọi biện pháp.

Trước đó, Tổng thống Trump công bố kế hoạch hòa bình Trung Đông mà ông cho rằng đó là một bước tiến lớn đối với hòa bình ở Trung Đông. Bản kế hoạch này đưa ra chi tiết về cách thức mà chính quyền Tổng thống Trump sẽ giải quyết những thách thức chính trị kéo dài trong nhiều năm qua giữa Israel và Palestine. Theo nội dung của kế hoạch hòa bình này, nhà lãnh đạo Mỹ đề xuất giải pháp “hai nhà nước một cách thực tế” cho Israel và Palestine, theo đó thành lập Nhà nước Palestine với thủ đô là một số khu vực ở Đông Jerusalem, tùy thuộc vào những bước đi mà người Palestine sẽ thực hiện để trở thành một chính quyền tự quản. Đồng thời, Jerusalem sẽ tiếp tục là thủ đô không chia cắt và vô cùng quan trọng của Israel. (Theo Vietnam+)

Người biểu tình Palestine ném đạn hơi cay trong cuộc đụng độ với binh sĩ Israel tại khu vực biên giới Dải Gaza-Israel ở phía Đông TP Gaza ngày 27.9.2019. Ảnh: THX/TTXVN

17Bình ĐịnhTHỨ NĂM, [email protected]

Đón xuân sang

Page 18: Kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm …‘ã... · 2020. 1. 29. · hành khách. Ban Quản lý bến xe cũng đã bố trí lực lượng
Page 19: Kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm …‘ã... · 2020. 1. 29. · hành khách. Ban Quản lý bến xe cũng đã bố trí lực lượng
Page 20: Kỷ niệm 231 năm Chiến thắng Nhiều hoạt động kỷ niệm 55 năm …‘ã... · 2020. 1. 29. · hành khách. Ban Quản lý bến xe cũng đã bố trí lực lượng