59
Số 107 (tháng 8/2015) ÂM VANG BàI CA THáNG TáM Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 đạI HộI đạI BIểU đảNG Bộ NHPT LầN THứ HAI NHIệM Kỳ 2015 - 2020 THàNH CôNG TốT đẹP

Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

  • Upload
    ledung

  • View
    226

  • Download
    1

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Số 107 (tháng 8/2015)

Âm vang bài ca tháng tám

Kỷ niệm 70 nămCách mạng Tháng Támvà Quốc khánh 2/9

đại hội đại biểu đảng bộ nhPTlần Thứ hai nhiệm Kỳ 2015 - 2020Thành Công TốT đẹP

Page 2: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Đến dự có các đồng chí Đào Tấn Lộc, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; đồng chí Huỳnh Tấn Việt, Phó Bí thư Thường

trực Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Phạm Đình Cự, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Văn Trà, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; Nguyễn Ngọc Ẩn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo các sở, ngành và địa phương trong vùng dự án.

Dự án Nâng công suất Nhà máy đường Sơn Hoà lên 10.000 tấn mía/ngày được đầu tư tại xã Sơn Hà và thị trấn Củng Sơn, huyện Sơn Hoà, tỉnh Phú Yên với tổng mức đầu tư 1.150 tỷ đồng (nhóm A). Mục tiêu dự án nhằm rút ngắn thời gian ép mía để tăng hiệu suất thu hồi đường, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần tiêu thụ hết mía cho nông dân. Dự án góp phần tạo việc làm cho gần 600 lao động trực tiếp tại Nhà máy; giải quyết việc làm, ổn định thu nhập cho hàng

Ký hợp đồng tín dụng đầu tư nâng công suấtnhà máy đường Sơn Hòa lên 10.000 tấn mía/ngày

vừa qua, chi nhánh nhPt Phú Yên tổ chức Lễ ký kết hợp đồng tín dụng đầu tư với công ty tnhh công nghiệp KcP việt nam (KcP viL) để thực hiện đầu tư dự án nâng công suất nhà máy đường Sơn hoà lên 10.000 tấn mía/ngày.

vạn nông dân vùng dự án; đồng thời tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Từ năm 2000, KCP VIL cũng được NHPT tài trợ vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước và cho vay vốn lưu động (cho vay thí điểm) để thực hiện di dời nhà máy đường từ tỉnh Thừa Thiên Huế đến tỉnh Phú Yên và nâng công suất đường Sơn Hoà lên 5.000 tấn mía/ngày nhờ đó, đã giúp KCP VIL vượt qua thời điểm khó khăn nhất và phát triển vững mạnh.

Phát biểu tại buổi lễ ký kết, Bí thư Tỉnh uỷ Đào Tấn Lộc ghi nhận, đánh giá cao vai trò của Chi nhánh NHPT Phú Yên trong những năm qua đã nỗ lực không ngừng để tổ chức triển khai thực hiện toàn diện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước,... góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xoá đói, giảm nghèo, an sinh xã hội… trên địa bàn tỉnh./.

NguyễN Ngọc ÁNh (chi NhÁNh NhPT Phú yêN)

Page 3: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN NGHIỆP VỤCỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Giấy phép xuất bản số: 1745/GP-BTTTT ngày 25/10/2011Chỉ số ISSN: 0866 - 7799

Tổng biên Tập ThS. Trần Phú MinhHỘi ĐỒng biên Tập TS. Nguyễn Chí Trang; ThS. Đào Quang Trường;

TS. Phạm Văn Bốn; ThS. Trần Tú Cát;ThS. Nguyễn Gia Thế; ThS. Nguyễn Chính Tuấn;TS. Hoàng Phương Lan; Nguyễn Văn Quang;ThS. Đào Dung Anh; TS. Nguyễn Đình Trung.

pHó Tổng biên Tập Vũ Mạnh TiếnTHiẾT KẾ TRÌnH bÀY Phạm Huy Cường

ĐỊA CHỈ TÒA SOẠn 25A Cát Linh, Đống Đa, Hà NộiTel: 04. 3311 9390; 04. 3736 5659 - 7445Fax: 04. 3736 5672Email: [email protected]: www.vdb.gov.vn

in ấn Công ty Cổ phần In Khoa học Công nghệ Hà Nội.

Thông Tin sự Kiện

2 Kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9:Âm vang bài ca Tháng Tám

hoa NguyễN (TổNg hợP)

3 Đại hội đại biểu Đảng bộ Ngân hàng Phát triển Việt Namlần thứ II thành công tốt đẹp

MạNh TiếN - hữu TruNg - huy cườNg

6 Định hướng nhiệm vụ trọng tâm những tháng cuối năm 2015PV

7 Đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ năm 2015 theo lộ trìnhChiến lược phát triển VDB

BaN chíNh sÁch PhÁT TriểN

nghiên Cứu Trao đổi

9 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp:những điểm cần lưu ý

Ngọc huyềN

12 Quan niệm về Ngân hàng Phát triển và những vận dụngđối với VDB

Ts. NguyễN cảNh hiệP

18 Xử lý vi phạm quy định về cho vay vốn theo pháp luật hiện hànhkiều Thiệu

22 Phân tích thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của dự ántrong thẩm định cho vay vốn

Ts. ĐặNg Vũ hùNg

24 Thẩm định vốn lưu động trong tổng mức đầu tư dự án vay vốn VDB

Đỗ MạNh Tú

31 Dấu hiệu gian lận và sai sót chủ yếu về kế toán trong hoạt động ngân hàng thương mại

Ths. NguyễN Thị ThÁi aN - Ths. VươNg Thị Bạch TuyếT

Tiếng nói Từ Cơ sở

34 Hiệu quả công tác tăng cường cán bộ đến cơ sởPhươNg laM

35 Bước đột phá trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộcủa VDB

NguyễN Thị ThaNh Nhã

37 Hiệu quả phong trào thi đua yêu nước ở Chi nhánh VDB Lai ChâuMào Thị NguyệT

TroNg số Này

Tạp chí ra hàng tháng

gương người TốT việC TốT

39 Không lùi bước trước khó khănNhư quỳNh

Tài Trợ dự án

41 Thủy điện Ngòi Đường phát huy hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội ở Lào Cai

Thu hồNg

43 Công ty Cổ phần Điện nước An Giang nỗ lực phục vụ người dânNhư quỳNh

46 Masan và kế hoạch đưa Núi Pháo lên sànThúy Mai

47 Dự án cấp nước khu kinh tế Vũng Áng chuyển mình mạnh mẽThaNh TùNg

văn hóa - xã hội

49 Bài học từ lịch sửVăN hùNg

50 Mùa trung thu trong ký ứcNgọc Đỗ

51 Người đồng nghiệp đáng kínhPhạM MạNh hiếu

52 Ngày trở vềNguyễN Thị Như hoa

Tìm hiểu PháP luậT

53 Tình huống pháp lý số 39TâM NguyễN

Thông Tin Tài Chính - ngân hàng

54 Lạm phát 7 tháng tăng thấp nhất trong 10 năm quaPV

55 Tổ chức tín dụng có nợ xấu dưới 3% được phép mua, bán nợThaNh TùNg (TổNg hợP)

Chuyên ngữ Tiếng anh

56 Tiếng Anh Tài chính - Ngân hàngNhóM BhTg kV hà Nội

1Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 4: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám là kết quả của ngọn nguồn tất yếu: “Dân ta có một lòng nồng

nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn. Nó lướt qua mọi nguy hiểm khó khăn, nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước”. Cái mạch ngầm sôi sục của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam chảy suốt hàng ngàn năm được dẫn dắt bởi chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh dồn tụ suốt 15 năm và bùng nổ thành cao trào 12 ngày của Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Bản lĩnh của Đảng ta, bản lĩnh của dân tộc Việt Nam ta đã làm nên cuộc cách mạng giải phóng dân tộc điển hình của thế kỷ XX để “Chẳng những giai cấp lao động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào”.

Kể từ tháng 8/1945 đến nay, 70 năm đã qua, người Việt Nam ta và bạn bè quốc tế chân tình, ở đâu cũng đều đã quen gọi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 là “Tháng Tám lịch sử”, là “Mùa thu cách mạng”, là “Bài ca tháng Tám”... Từ đó lá cờ đỏ sao vàng năm cánh, biểu tượng của nước Việt Nam độc lập, tự do lúc nào

cũng kiêu hãnh bay trên bầu trời trong xanh của Tổ quốc và trên trường quốc tế. Để giữ gìn và xây đắp cho thành quả của cuộc cách mạng diệu kỳ đã có bao nhiêu lớp lớp người đã ngã xuống.

Cách mạng tháng Tám đã giải phóng các tầng lớp nhân dân khỏi ách thống trị, bóc lột của chế độ thực dân phong kiến, đem lại cho mọi người dân Việt Nam quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc.

Ngày nay, Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta vẫn đang tiếp tục phấn đấu theo mục tiêu nhân văn cao cả đó. 70 năm qua, đất nước ta đã từng bước đổi thay, trong lao động hòa bình và sáng tạo, nhân dân ta đã và đang xây dựng đất nước ngày một đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như khát vọng, tâm nguyện của Bác Hồ. Công cuộc đổi mới đất nước đã diễn ra hơn 1/3 thế kỷ, đã đưa nước ta thoát ra khỏi khủng hoảng và tình trạng kém phát triển; chúng ta đang phấn đấu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cùng với tăng trưởng kinh tế, chính sách công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo được chú trọng; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện một bước đáng kể.

Đất nước ta đang thực hiện chính sách mở rộng quan hệ đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển.

Vận dụng bài học kinh nghiệm từ thắng lợi của Cách mạng tháng Tám, Đảng ta khẳng định: Phải khơi dậy được tinh thần yêu nước, yêu dân tộc, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội để thực hiện công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Sự đồng lòng của hơn 90 triệu người dân trong nước cùng hàng triệu kiều bào ta ở hải ngoại sẽ là nền tảng tạo nên sức mạnh để đất nước giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tận dụng thời cơ phát triển kinh tế, đồng thời là bức tường thành vững chắc nhất bảo đảm việc gìn giữ toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.

70 năm trôi qua, mỗi lần kỷ niệm Mùa thu lịch sử, chúng ta lại như được sống trong không khí tưng bừng, phấn khởi của những ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9/1945. Tinh thần cách mạng, hào khí Cách mạng tháng Tám luôn sống mãi trong trái tim mỗi người Việt Nam. Bài ca cách mạng cất lên từ buổi đó, đến hôm nay còn âm vang và mãi mãi không bao giờ lặng tắt trên dải đất Việt Nam yêu dấu này.

� Hoa NguyễN

Kỷ niệm 70 năm cách mạng tháng tám và Quốc khánh 2/9

ÂM VANG BÀI CA THÁNG TÁM

Cách mạng tháng Tám 1945 như ánh bình minh rực rỡ soi rọi khắp núi sông, xua tan đi giá lạnh của đêm trường nô lệ, làm thay đổi cuộc đời của mọi người dân Việt nam.

Ảnh: TL

2 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 5: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Tham dự Đại hội có đồng chí Bùi Văn Cường, U.V Dự khuyết BCH TW Đảng, Bí thư Đảng ủy

Khối Doanh nghiệp TW; đồng chí Trần Hữu Bình, Phó Bí thư Đảng ủy khối Doanh nghiệp TW; đồng chí Trịnh Huy Triều, Bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã Sầm Sơn; các đồng chí đại diện các Ban của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TW; đại diện Đảng bộ các ngân hàng thương mại: Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương, cùng 150 đại biểu đại diện cho 828 đảng viên của Đảng bộ NHPT.

Đồng chí Nguyễn Quang Dũng, Bí thư Đảng ủy NHPT, Q. Chủ tịch Hội đồng quản lý NHPT phát biểu khai mạc Đại hội.

Diễn văn nêu rõ: “5 năm qua (2010-2015), trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều khó khăn, thách thức, toàn Đảng bộ Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Kết quả trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Ngân hàng Phát triển Việt Nam lần thứ I, nhiệm kỳ 2010-2015 đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ mà Đại hội Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương lần thứ I đã đề ra. Bên cạnh những thành công,

những việc làm được, chúng ta cũng có những việc chưa thành công, cũng còn nhiều yếu kém, khuyết điểm.

Trong những năm tới, tình hình quốc tế sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến, phức tạp và khó lường với những tác động to lớn và sâu rộng vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra những thách thức ngày càng gay gắt đối với đất nước, với hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam, trong đó có Đảng bộ của chúng ta.

Trong bối cảnh đó, Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng bộ có trách nhiệm to lớn trước toàn thể đảng viên toàn Đảng bộ và cán bộ viên chức toàn hệ thống. Chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật, đề cao tinh thần tự phê bình nghiêm túc, để

kiểm điểm, đánh giá khách quan, toàn diện những thành tựu và yếu kém, khuyết điểm, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm qua việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2010-2015 của Đảng bộ.”

Đồng chí Đào Ngọc Thắng, Phó Bí thư Đảng ủy, UV Chuyên trách HĐQL NHPT thay mặt Đoàn Chủ tịch Đại hội trình bày Báo cáo Chính trị của BCH Đảng bộ NHPT nhiệm kỳ 2010 - 2015 “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; đoàn kết, đổi mới, tăng cường hợp tác quốc tế; xây dựng Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát triển bền vững”.

Báo cáo nghiêm túc đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2010 - 2015. Báo cáo chỉ rõ:

Đại hội đại biểu Đảng bộNgân hàng Phát triển Việt Nam lần thứ II

thành công tốt đẹpTrong hai ngày 06 và 07 tháng 8 năm 2015, tại Trung tâm

Đào tạo Sầm Sơn, Thanh Hóa, Đảng bộ ngân hàng phát triển Việt nam (nHpT) đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ ii, nhiệm kỳ 2015 -2020.

Ảnh: Huy Cường

3Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 6: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ NHPT đã lãnh đạo hệ thống từng bước vượt qua những khó khăn, thách thức, thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng đạt được những kết quả khá toàn diện và quan trọng. Với vai trò là công cụ của Chính phủ trong việc thực hiện chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước để hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, NHPT đã tích cực thực hiện các giải pháp của Chính phủ trong việc tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp, đã có những đóng góp nhất định vào chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế - xã hội đất nước. Lãnh đạo, tổ chức thực hiện Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng cơ bản đảm bảo tiến độ Chính phủ yêu cầu. Đảng ủy NHPT đã kịp thời quán triệt, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện có kết quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của NHPT đã thể hiện tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành; quyết liệt trong lãnh đạo, vững vàng tư tưởng trước những khó khăn của hệ thống. Công tác xây dựng Đảng có nhiều chuyển biến tích cực, tổ chức Đảng từng bước được kiện toàn; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ được

nâng lên một bước; việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được duy trì và đẩy mạnh; đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện hoạt động của các tổ chức đoàn thể, góp phần vào kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị của NHPT; công tác kiểm tra, giám sát của đảng được coi trọng và triển khai thực hiện có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất từ Đảng ủy tới các tổ chức trực thuộc. Ban Thường vụ đã triển khai giám sát toàn diện với 100% tổ chức Đảng và các đảng viên là lãnh đạo đơn vị. Qua kiểm tra, giám sát đã góp phần khắc phục tồn tại, khuyết điểm của tổ chức Đảng và đảng viên, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức Đảng, đảng viên và thúc đẩy các hoạt động của Đảng bộ. Công tác phát triển Đảng của Đảng bộ vượt chỉ tiêu đề ra, đã chú trọng chất lượng trong xét duyệt kết nạp đảng viên mới.

Báo cáo cũng thẳng thắn chỉ ra: Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của Đảng bộ NHPT nhiệm kỳ 2010 - 2015 còn những hạn chế, yếu kém: việc triển khai xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động NHPT để thực hiện Chiến lược phát triển được Thủ tướng phê duyệt còn chậm. Công tác xử lý, thu hồi nợ kết quả còn

chậm, chưa đạt được mục tiêu giảm nợ quá hạn và nợ xấu. Các cân đối lớn về nguồn vốn và sử dụng vốn, cân đối tài chính chưa đảm bảo được tính ổn định và bền vững. Mức độ tăng trưởng tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu giảm dần vào cuối nhiệm kỳ, một số chỉ tiêu chưa hoàn thành theo kế hoạch được giao. Việc kiện toàn tổ chức bộ máy, sắp xếp lại và đào tạo nguồn nhân lực của hệ thống theo nhiệm vụ tái cơ cấu giai đoạn 2013 - 2015 triển khai chậm. Công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển cán bộ và kiện toàn tổ chức bộ máy theo định hướng chiến lược phát triển chưa đáp ứng yêu cầu. Trước những khó khăn, thử thách của Ngành, một số bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện dao động, đùn đẩy trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Đồng chí Trần Bá Huấn, UV BCH Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Phó Bí thư Đảng ủy, UV HĐQL, Tổng Giám đốc NHPT trình bày Báo cáo kiểm điểm của BCH Đảng bộ nhiệm kỳ 2010 - 2015. Báo cáo đã nghiêm túc đánh giá những ưu điểm, khuyết điểm của BCH trong nhiệm kỳ 2010 - 2015; chỉ rõ nguyên nhân, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm để BCH nhiệm kỳ mới phát huy

Ảnh: Huy Cường

4 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 7: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, nhược điểm, lãnh đạo chỉ đạo cán bộ đảng viên trong toàn Đảng bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Đại hội nghe đồng chí Đào Văn Chiến, Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc NHPT, Bí thư Đảng bộ Vidifi, Chủ tịch HĐQT Vidifi trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia vào Dự thảo các Văn kiện của Trung ương trình Đại hội XII của Đảng; Dự thảo báo cáo Chính trị của Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TW.

Tại Đại hội, 9 đồng chí của Đảng bộ NHPT vinh dự được Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Đảng trong doanh nghiệp Việt Nam”.

Phát biểu chỉ đạo Đại hội, đồng chí Bùi Văn Cường, UV Dự khuyết BCH TW Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TW đánh giá cao những kết quả của Đảng bộ NHPT nhiệm kỳ qua trong việc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng; đồng thời hoan nghênh tinh thần thẳng thắn đấu tranh, nhìn nhận những khuyết điểm, hạn chế trong hoạt động để nghiêm khắc phê bình, sửa chữa những tồn tại hạn chế.

Đồng chí Bùi Văn Cường cũng yêu cầu, trước tình hình mới, trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của đất nước, NHPT cần có những đổi mới, thiết thực hơn nữa để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao. Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; củng cố và xây dựng NHPT phát triển, bền vững, hiệu quả, phát huy vai trò là công cụ của Đảng và Nhà nước góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tiếp

tục thực hiện thành công lộ trình tái cơ cấu NHPT theo phê duyệt của Chính phủ; nghiên cứu, sắp xếp cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ CBVC đảm bảo tinh gọn, hiệu quả; từng bước tiếp cận mô hình quản trị ngân hàng hiện đại, tạo bước đột phá về công nghệ thông tin và từng bước thực hiện mô hình Đảng bộ toàn ngành phù hợp với cơ cấu lại các đơn vị trực thuộc.

Bí thư Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương mong muốn và tin tưởng rằng, với sự đoàn kết, nỗ lực, quyết tâm của toàn thể cán bộ, đảng viên sẽ thực hiện hoàn thành thắng lợi mọi chỉ tiêu, kế hoạch mà Đại hội đã đề ra.

Các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến hoàn thiện các Văn kiện Đại hội. Nhiều ý kiến tham luận có chất lượng đã được trình bày trước Đại hội: Tham luận về thực hiện các cuộc vận động của Đảng; lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành; lãnh đạo thực hiện Chiến lược phát triển NHPT về tổ chức bộ máy, cán bộ; Kiên trì và sáng tạo thực hiện hoàn thành dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; Lãnh đạo các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và tính xung kích trong thực hiện nhiệm vụ; Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy và chính quyền địa phương trong triển khai chính sách TDĐT, TDXK trên địa bàn kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn; Làm tốt vai trò của NHPT trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm Thủ đô và TP. Hồ Chí Minh; Lãnh đạo thực hiện có hiệu quả công tác huy động và sử dụng vốn trong hệ thống NHPT; Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra; tăng cường công tác hợp tác quốc tế; Phát huy dân chủ cơ sở, tập trung trí tuệ, sức mạnh tập thể Đảng bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Với tinh thần tập trung, dân chủ, đổi mới, Đại hội đã thảo luận và thống nhất cao biểu quyết thông qua Báo cáo Chính trị của BCH Đảng bộ NHPT nhiệm kỳ 2010 - 2015; Báo cáo kiểm điểm của BCH Đảng bộ NHPT nhiệm kỳ 2010 - 2015; Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý vào dự thảo các Văn kiện Trung ương trình Đại hội XII của Đảng và Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TW lần thứ II, nhiệm kỳ 2015 - 2020, thông qua Nghị quyết Đại hội lần thứ II và giao cho Ban Chấp hành tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa để ban hành chính thức và tổ chức thực hiện.

Đại hội đã bầu Đoàn Đại biểu dự Đại hội Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương gồm 05 đồng chí đại biểu chính thức: Nguyễn Quang Dũng, Đào Văn Chiến, Đào Ngọc Thắng, Đào Quang Trường, Trần Xuân Nga và 02 đại biểu dự khuyết: Lê Minh Trọng và Hoàng Phương Lan.

Đại hội đã quyết định mục tiêu tổng quát của Đảng bộ trong nhiệm kỳ tới là “Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; củng cố và xây dựng NHPT là Ngân hàng chính sách của Chính phủ phát triển bền vững, hiệu quả, phát huy vai trò công cụ của Đảng và Nhà nước góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.

Với phương châm: “Đoàn kết - Đổi mới - Dân chủ - Phát triển”, Đại hội kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, người lao động trong Đảng bộ tăng cường phát huy tinh thần đoàn kết, tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội đã đề ra.

� MạNH TiếN - Hữu TruNg - Huy CườNg

5Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 8: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Đồng chí Nguyễn Quang Dũng - Q. Chủ tịch Hội đồng Quản lý, Bí Thư Đảng ủy VDB; Đồng chí

Trần Bá Huấn - Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc VDB chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Ủy viên chuyên trách Hội đồng Quản lý, Trưởng ban Kiểm soát, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc các Sở giao dịch, Chi nhánh VDB, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc Hội sở chính VDB.

Hội nghị đã nghe báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2015, phân tích rõ những tồn tại, hạn chế trong thực hiện nhiệm vụ, thảo luận thống nhất nhiệm vụ và giải pháp 6 tháng cuối năm 2015. Hội nghị cũng đã nghe thông báo kết luận

cuộc họp liên tịch giữ Ban Thường vụ Đảng ủy, Thường trực HĐQL với Ban điều hành VDB về kiểm điểm tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, mục tiêu 6 tháng cuối năm 2015.

Trên cơ sở kết luận của Ban thường trực Đảng ủy, Thường trực Hội đồng Quản lý, các ý kiến thảo luận tại Hội nghị, Tổng Giám đốc Trần Bá Huấn kết luận: Kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2015 đạt thấp so với mục tiêu kế hoạch được Đảng ủy, Hội đồng Quản lý đề ra từ đầu năm, cân đối nguồn vốn để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng chưa thực sự bền vững, tín dụng đầu tư tiếp tục tăng trưởng âm, dư nợ bình quân tín dụng xuất khẩu chỉ đạt 88% kế hoạch, triển khai thu hồi nợ xấu

chưa triệt để và có xu hướng tăng đã ảnh hưởng đến cân đối thu chi tài chính của Ngành; chế độ cơ chế tiền lương của hệ thống chưa được cải thiện.

Để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm 2015, đòi hỏi tập thể CBVC, đảng viên phải chung sức, đồng lòng phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nghiệp vụ. Tổng Giám đốc yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị tổ chức thực hiện quyết liệt các giải pháp để đạt được các mục tiêu nhiệm vụ theo Kết luận số 649-TB/ĐU ngày 13/7/2015 của Ban Thường vụ Đảng ủy, Trường trực HĐQL và Ban Lãnh đạo VDB, đó là:

Tiếp tục chủ động phối hợp với các Bộ để tham gia xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý của VDB. Các đơn vị Hội sở chính tập trung hoàn thiện hệ thống quy chế, quy trình quản trị nội bộ của VDB đã được Tổng Giám đốc giao nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ chính trị đã được Thủ tướng Chính phủ, Đảng ủy VDB và Hội đồng Quản lý giao, trong đó tập trung huy động đủ nguồn vốn trong nước và nước ngoài đảm bảo nhu cầu thanh toán, giải ngân đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, nhất là đối với các dự án trọng điểm như Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Dự án điện gió Bạc Liêu giai đoạn II. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng; hoàn thành nhiệm vụ thu nợ gốc, lãi; tiếp tục

định hướng nhiệm vụ trọng tâm

những tháng cuối năm 2015

Trong hai ngày 14 và 15/7/2015, tại Trung tâm Đào tạo Sầm Sơn - Thanh Hóa, ngân hàng phát triển Việt nam (VDb) đã tổ chức Hội nghị sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2015; thống nhất định hướng những nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2015.

Ảnh: Mạnh Tiến

6 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 9: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

thực hiện việc xử lý nợ xấu theo Quyết định số 2619/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ; có giải pháp cụ thể, quyết liệt trong việc khắc phục tồn tại sau thanh tra. Tiếp tục thực hiện đề án chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 369/QĐ-TTg. Tổ chức sắp xếp bộ máy tổ chức, nhân sự phù hợp với hoạt động của VDB; tăng cường công tác lãnh đạo chính trị tư tưởng, ổn định đời sống cán bộ viên chức. Tổ chức thành công Đại hội đại biểu Đảng bộ VDB lần thứ II, Đại hội thi đua, Đại hội Công đoàn VDB. Hoàn thành dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thông xe tháng 12/2015.

Hội nghị cũng đã thảo luận và đưa ra những giải pháp chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ phải hoàn thành trong những tháng còn lại của năm 2015 như: Hoàn thiện khung pháp lý của VDB, nghiên cứu bổ sung các quy định thẩm định theo Luật Đầu tư công; thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như: Huy động vốn, tăng trưởng tín dụng, thu hồi xử lý nợ, khắc phục tồn tại sau thanh tra…

Để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong năm 2015, Tổng Giám đốc VDB yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị nêu cao ý thức trách nhiệm, trực tiếp chỉ đạo giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Toàn Ngành đoàn kết, thống nhất trong thực thi nhiệm vụ với mục tiêu bảo đảm ổn định và phát triển của toàn hệ thống. Thủ trưởng các đơn vị phổ biến Kết luận của Tổng Giám đốc tại Hội nghị sơ kết 6 tháng năm 2015, quán triệt đến từng CBVC trong đơn vị Kết luận của Ban Thường vụ Đảng ủy, Thường trực Hội đồng Quản lý và Ban Lãnh đạo VDB tổ chức thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ năm 2015 được giao.

� PV

Đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ

cho định hướng là một Ngân hàng chính sách của Chính phủ, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận theo hướng bền vững, đảm bảo thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần thực hiện chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Tại Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013 về Chiến lược phát triển VDB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định rõ nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn bản lề 2013 - 2015 đối với VDB, bao gồm:

Thứ nhất, tạo sự chuyển biến căn bản về hoạt động của VDB theo hướng chuyên nghiệp hóa và hiện đại; cải thiện chất lượng hoạt động và các tiền đề về vốn, kỹ thuật và nguồn nhân lực, tạo đà phát triển để thực hiện tốt các mục tiêu phát triển đến năm 2020.

Thứ hai, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân khoảng 10%/

năm; xác định cơ cấu giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động, có lộ trình tăng vốn chủ sở hữu nhằm đạt khoảng 10% so với tổng dư nợ cho vay tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.

Thứ ba, nâng cao chất lượng tín dụng đặc biệt là công tác thẩm định, giải ngân, quản lý thu hồi nợ; xây dựng cơ chế phân loại nợ xấu phù hợp với tính chất hoạt động của VDB; xây dựng cơ chế trích lập dự phòng rủi ro và các biện pháp xử lý nợ xấu cho vay các chương trình; tích cực thu hồi nợ và xử lý rủi ro nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu tổng thể dưới 7% vào năm 2015.

Thứ tư, tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu thực thi chính sách hỗ trợ phát triển theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, chương trình mục tiêu được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định; đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng nhằm phục vụ ngày một tốt hơn chính sách tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước bao gồm cả cho vay thỏa thuận đối với các đối tượng này trong những điều kiện nhất định nhằm nâng cao chất lượng hoạt động và từng bước giảm cấp bù của ngân

đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ năm 2015

theo lộ trình Chiến lượcphát triển VDB

Kinh tế - xã hội nước ta 7 tháng đầu năm 2015 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa bền vững với tốc độ tăng trưởng giữa các khu vực ngày càng khác biệt, một phần do giá dầu và giá một số hàng hóa giảm tác động ở mức khác nhau đến từng khu vực.

� BaN CHíNH sáCH PHáT TriểN - VDB

7Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 10: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

sách Nhà nước tiến tới tự chủ về tài chính.

Thứ năm, hoàn thiện mô hình quản trị và tổ chức bộ máy phù hợp với tính chất, đặc thù của ngân hàng chính sách; từng bước chuẩn hóa và chuyên nghiệp đội ngũ cán bộ phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm soát và phân tích, cảnh báo rủi ro; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.

Để thực hiện nhiệm vụ này cần phải có sự đồng tâm và phấn đấu của toàn hệ thống, đến nay với quyết tâm và nỗ lực của toàn Ngành nhiều công tác đã được triển khai theo đúng định hướng, bao gồm:

Rà soát lại danh mục chương trình, dự án, ngành hàng thuộc đối tượng tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, xác định mức tăng trưởng tín dụng hợp lý trên cơ sở đó cơ cấu lại nguồn vốn vay.

Xác định tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng dư nợ cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước tương ứng, đảm bảo đến 2015 đạt 10%; có lộ trình tăng vốn chủ sở hữu cho Ngân hàng.

Đánh giá lại nợ xấu, ban hành quy định phân loại nợ phù hợp với đặc thù của Ngân hàng, giải quyết dứt điểm nợ xấu bàn giao từ Quỹ Hỗ trợ phát triển và các tổ chức tiền thân, phấn đấu giảm nợ xấu xuống 7% tổng dư nợ cuối năm 2015.

Củng cố lại tổ chức và hoạt động của VDB, ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng, xác định đại diện chủ sở hữu, trên cơ sở đó quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Ban điều hành.

Tổ chức lại bộ máy các chi nhánh và sở giao dịch cho phù hợp với định hướng về phạm vi, quy mô hoạt động theo hướng hình thành các chi nhánh khu vực, theo đó đến cuối năm 2015 toàn hệ thống còn khoảng 45 chi nhánh.

Tuy nhiên, với các tháng còn lại của năm 2015, nhiệm vụ của VDB là rất nặng nề, toàn thể cán bộ viên chức đã và đang cố gắng hết mình để phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó việc ổn định tổ chức bộ máy, tiền lương; sửa đổi bổ sung quy chế quản trị nội bộ; xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành khung pháp lý hoạt động cho VDB:

Về việc tổ chức lại bộ máy: sau khi tổ chức sáp nhập và thành lập các chi nhánh khu vực, hệ thống VDB được tổ chức lại còn 46 chi nhánh và 02 sở giao dịch trên toàn quốc. Trong những tháng tiếp theo sẽ tiếp tục tổ chức sắp xếp lại các chi nhánh, đảm bảo đến cuối năm 2015 trong hệ thống còn 45 sở giao dịch và chi nhánh theo đúng mục tiêu.

Về quản lý lao động tiền lương: nhằm giữ ổn định thu nhập, động viên cán bộ viên chức yên tâm thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, VDB đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Công văn số 316/TTg-KHTH ngày 03/03/2015 về cơ chế tiền lương của VDB, VDB đang chủ động phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội xây dựng cơ chế tiền lương phù hợp với đặc thù hoạt động của VDB, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để thực hiện từ năm 2016.

Về sửa đổi, bổ sung các văn bản quản trị nội bộ: Các đơn vị đang khẩn trương hoàn thiện bổ sung, sửa đổi các văn bản quản trị nội

bộ, chủ động tổ chức thảo luận, rà soát, lấy ý kiến rộng rãi nội bộ trong đơn vị để hoàn chỉnh trước khi xin ý kiến tham gia của các đơn vị liên quan để tổng hợp, hoàn chỉnh, trình Lãnh đạo VDB xem xét, báo cáo Hội đồng Quản lý phê duyệt trên cơ sở các cơ chế, chính sách khung của VDB được ban hành, bao gồm: các văn bản về nghiệp vụ tín dụng; tài chính kế toán; nguồn vốn, thi đua khen thưởng; đào tạo; pháp chế; tổ chức cán bộ…

Về hoàn thiện khung pháp lý: VDB đã chủ động phối hợp làm việc, giải trình với các Bộ: Tài chính, Kế Hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Lao động Thương binh và Xã Hội, Nội Vụ; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Văn phòng Chính phủ về nội dung các văn bản quy định khung pháp lý cho hoạt động của Ngân hàng, đến nay các Dự thảo Điều lệ Tổ chức và hoạt động; Nghị định thay thế Nghị định số 75/2011/NĐ-CP đã được Bộ Tài chính trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành theo thẩm quyền; các văn bản khác cũng đang được Bộ Tài chính tổng hợp, dự kiến sẽ sớm trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong thời gian tới, bao gồm: Quy chế xử lý rủi ro vốn vay; Quy chế quản lý tài chính; Đề án cho vay vốn ngắn hạn…

Với nỗ lực, quyết tâm của toàn Ngành, sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan ban ngành, chúng tôi hy vọng năm 2015 sẽ là năm bản lề, với hệ thống cơ chế chính sách được ban hành đồng bộ, góp phần hoàn thành xuất sắc kế hoạch tái cơ cấu lại hoạt động Ngân hàng giai đoạn I (2013 - 2015) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 369/QĐ-TTg.

8 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 11: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Trong bài viết này, chúng tôi xin đưa ra một số vấn đề chi tiết hơn khi xem xét báo cáo lưu chuyển

tiền tệ mà cán bộ tín dụng cần lưu ý trong quá trình phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Vấn đề sẽ được tiếp cận theo hướng đánh giá số liệu tổng quát và chi tiết trong Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT) trên cơ sở đối chiếu với các khoản mục tương ứng trong Bảng cân đối kế toán (CĐKT) và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (KQHĐKD) và các quy định hiện hành về kế toán doanh nghiệp.

Một nguyên tắc cơ bản nhất khi đối chiếu hai báo cáo là tiền và tương đương tiền cuối kỳ trong báo cáo LCTT so với tiền và tương đương tiền cuối kỳ trên Bảng CĐKT phải bằng nhau, tuy nhiên chúng tôi vẫn phát hiện một số trường hợp không trùng khớp. Có cán bộ tín dụng giải thích là do khoản mục ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái trong quy đổi ngoại tệ (mã 61) trong phần mềm kế toán của doanh nghiệp ghi nhận sai thực tế nên dẫn đến sai số (ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ được ghi nhận căn cứ trên số phát sinh Nợ hoặc Có tài khoản 413 đối ứng các

tài khoản tiền và tương đương tiền bằng ngoại tệ hiện giữ vào cuối kỳ lập báo cáo do thay đổi tỷ giá hối đoái khi được quy đổi ra tiền Việt Nam, nếu tỷ giá cuối kỳ cao hơn tỷ giá ghi trong sổ trong kỳ thì ghi bình thường, nếu tỷ giá cuối kỳ thấp hơn tỷ giá ghi sổ trong kỳ thì ghi trong dấu ngoặc đơn). Lý do này không thật sự thuyết phục và cán bộ tín dụng cần yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại sao cho đúng với nguyên tắc kế toán.

Khi đánh giá dòng tiền, chúng ta cũng cần quan tâm đến tỷ lệ nắm giữ tiền - tương đương tiền so với tài sản ngắn hạn và tổng tài sản. Mặc dù không có quy định về tỷ lệ tối đa hay tối thiểu và tùy vào lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp sẽ có những định mức tiền mặt trên tài sản là khác nhau, tuy nhiên, theo Chế độ kế toán (quy định tại điểm 9 khoản 1 Điều 114 Thông tư 200/2014/TT-BTC) “doanh nghiệp phải trình bày giá trị và lý do của các khoản tiền và tương đương tiền có số dư cuối kỳ lớn do doanh nghiệp nắm giữ nhưng không được sử dụng do có sự hạn chế của pháp luật hoặc các ràng buộc khác mà doanh nghiệp phải thực hiện”. Nếu doanh nghiệp dự trữ quá nhiều tiền mặt so với tài sản ngắn hạn, chúng ta nên kiểm tra thuyết minh báo cáo

tài chính xem có phải do những quy định bắt buộc phải dự trữ như vậy hay không (ví dụ: các khoản tiền nhận ký quỹ, ký cược; các quỹ chuyên dùng; kinh phí dự án...), đối chiếu với dự trữ của các kỳ trước đó; đồng thời xem xét đến ý kiến của kiểm toán viên, nếu kiểm toán viên không khẳng định được tính hiện hữu của số tiền vào thời điểm cuối kỳ thì chúng ta nên xem xét đây là một dấu hiệu của sự không trung thực trong báo cáo của doanh nghiệp, cố tình ghi nhận tiền mặt lớn nhằm tăng quy mô tài sản.

Khi đối chiếu kết quả kinh doanh với lưu chuyển tiền thuần, nếu kết quả kinh doanh có lãi và dòng tiền thuần dương hoặc ngược lại, kết quả kinh doanh thua lỗ và dòng tiền thuần âm chúng ta có thể dễ dàng nhận định tình trạng tài chính chung của doanh nghiệp là tốt hay xấu; nhưng đối với những trường hợp sau người đọc báo cáo tài chính cần xem xét sâu hơn các yếu tố nội tại, có nhiều tình huống nhưng người viết chỉ tập trung vào những điểm cần lưu ý nhất trong từng trường hợp:

Trường hợp 1, kết quả hoạt động kinh doanh có lãi nhưng dòng tiền thuần âm: Khi đó người

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệpnhỮng điỂm cẦn LưU Ý

Trong bài viết “Vai trò của báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong phân tích tín dụng” của ThS. Trần phương Thùy, Khoa Kế toán - Kiểm toán, Học viện ngân hàng đăng Tạp chí Hỗ trợ phát triển số 92, tháng 4/2014 và đăng lại trên Website của ngân hàng phát triển Việt nam ngày 29/10/2014, tác giả đã đề cập đến việc đánh giá báo cáo lưu chuyển tiền tệ trong phân tích tín dụng.

� NgọC HuyềN Trung tâm Khách hàng - VDB

Nguồn: Internet

9Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 12: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

đọc cần xem xét nguyên nhân dẫn đến dòng tiền thuần âm. Nếu sự thâm hụt bắt nguồn từ dòng tiền thuần trong hoạt động kinh doanh, có nghĩa là tiền thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ không đủ bù đắp các khoản chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh (chi trả cho người lao động, nhà cung cấp, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và chi khác cho hoạt động sản xuất kinh doanh), do bán chịu sản phẩm. Nếu tình trạng này mới chỉ diễn ra trong kỳ thì nó chỉ thể hiện việc doanh nghiệp thiếu tiền tạm thời, và có thể bù đắp bằng các nguồn đi vay ngắn hạn hoặc huy động thêm từ các cổ đông/thành viên. Nhưng nếu như tình trạng này diễn ra liên tục qua nhiều kỳ báo cáo thì nó cho ta dấu hiệu không tốt về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và rủi ro trong việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng là cao.

Trường hợp 2, kết quả hoạt động kinh doanh lỗ nhưng dòng tiền thuần dương: Nếu dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cũng âm, dòng tiền dương chủ yếu từ hoạt động tài chính do đi vay mà có thì có thể nhận định việc sử dụng đòn bẩy tài chính (dùng tiền đi vay để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh) đã không phát huy hiệu quả. Nhận định này được đưa ra trong trường hợp doanh nghiệp đã có chu kỳ sản xuất kinh doanh ổn định, đi vào hoạt động trong nhiều năm. Đối với những doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tư mới dự án, chưa đi vào hoạt động hay mới đi vào hoạt động trong thời

gian ngắn, chưa có nhiều khách hàng, chưa có doanh thu hoặc doanh thu thấp, tiền vay/tiền góp vốn chủ yếu được sử dụng cho hoạt động đầu tư (mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng) thì trường hợp 2 xảy ra cũng là điều dễ hiểu.

Nhưng nếu dòng tiền thuần trong kỳ dương, trong đó từ hoạt động kinh doanh và từ hoạt động tài chính, đầu tư đều dương thì đây là dấu hiệu cho thấy doanh

nghiệp đang giấu lãi để chiếm dụng vốn của ngân hàng (trong trường hợp vay được vốn ngân hàng với lãi suất thấp) hoặc để trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Gần đây có rất nhiều doanh nghiệp đã bị phát hiện bởi kiểm toán hoặc thanh tra (Metro, Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và phát triển…). Nếu có nghi vấn trong vấn đề này, cán bộ tín dụng nên tìm hiểu và đánh giá sâu hơn về việc hạch toán chênh lệch giá, chênh lệch tỷ giá,

phương pháp khấu hao tài sản cố định, chuyển kỳ ghi nhận doanh thu... của doanh nghiệp bởi đây thường là những thủ thuật được dùng để “nhào nặn” số liệu.

Đối với báo cáo tài chính hợp nhất, việc giấu lãi còn được sử dụng bằng thuật toán “thoái vốn” để đánh lừa người đọc báo cáo tài chính: khoản 12 Điều 10 Thông tư số 202/2014/TT-BTC quy định “số chênh lệch giữa số thu từ việc thoái vốn tại công ty

con và giá trị phần tài sản thuần của công ty con bị thoái vốn cộng với giá trị phần lợi thế thương mại chưa phân bổ hết được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh theo nguyên tắc:

Nếu giao dịch thoái vốn không làm công ty mẹ mất quyền kiểm soát đối với công ty con, toàn bộ chênh lệch nêu trên được ghi nhận vào chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.

Nguồn: Internet

10 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 13: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Nếu giao dịch thoái vốn dẫn đến việc công ty mẹ mất quyền kiểm soát đối với công ty con, toàn bộ chênh lệch nêu trên được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất. Khoản đầu tư vào công ty con sẽ được hạch toán như một khoản đầu tư tài chính thông thường hoặc kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu kể từ khi công ty mẹ không còn nắm quyền kiểm soát công ty con.

Ví dụ: Công ty A có 85% cổ phần tại Công ty B, sau khi thoái 30% vốn Công ty A còn giữ 55% cổ phần của Công ty B, như vậy vẫn nắm giữ tỷ lệ chi phối đối với Công ty B. Phần lãi thu được từ việc bán 30% cổ phần của Công ty B sẽ được Công ty A ghi nhận trực tiếp vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối mà không ghi nhận vào kết quả kinh doanh trong kỳ. Như vậy nếu người đọc báo cáo tài chính không tinh ý thì sẽ không thấy Công ty ghi nhận phần lãi trên vì nó không được thể hiện trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Có rất nhiều nghiệp vụ phản ánh ở báo cáo LCTT mà không phản ánh trong báo cáo KQHĐKD như: đầu tư, góp vốn hay thu hồi vốn góp đầu tư, mua sắm TSCĐ, cho vay và thu hồi gốc cho vay (dòng tiền từ hoạt động đầu tư); đi vay và trả nợ gốc vay, trả nợ gốc thuê tài chính, nhận và trả vốn góp chủ sở hữu, chia lãi và trả cổ tức (dòng tiền từ hoạt động tài chính); thu nợ, trả nợ tiền hàng cho nhà cung cấp (dòng tiền từ hoạt động kinh doanh)… Vì vậy, bỏ qua báo cáo LCTT sẽ là một thiếu sót lớn trong đánh giá tài chính doanh nghiệp bởi chúng ta đã bỏ qua một công cụ để kiểm tra tính trung thực của các số liệu trong Bảng CĐKT.

+ Một ví dụ đơn giản nhất để cụ thể hóa cho nhận định này, đó

là trường hợp doanh nghiệp ghi nhận tăng vốn điều lệ, tăng vốn chủ sở hữu do cổ đông/thành viên góp thêm vốn bằng tiền nhưng thực tế trong báo cáo LCTT không phát sinh tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp chủ sở hữu, nghĩa là thực tế cổ đông/thành viên đó chưa góp. Nếu doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sửa đổi tăng vốn điều lệ nhưng vốn chủ sở hữu chưa tăng, cán bộ tín dụng cần xem xét thêm đến thời hạn góp vốn theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc đối chiếu những số liệu này giúp cán bộ tín dụng đánh giá được tiến độ góp vốn của chủ đầu tư tham gia vào dự án đang vay vốn.

Tương tự như vậy, trong kỳ doanh nghiệp được ngân hàng giải ngân nhưng dòng tiền vào không thể hiện trong tiền vay ngắn hạn - dài hạn nhận được. Điều này được một số doanh nghiệp giải thích là do ngân hàng giải ngân trực tiếp cho nhà thầu, tiền không chuyển qua tài khoản của doanh nghiệp nên không được ghi nhận. Cách làm này không phản ánh đúng bản chất của nghiệp vụ, dẫn đến báo cáo LCTT không thể hiện đúng quy mô dòng tiền vào và ra trong năm của doanh nghiệp. Có thể kế toán viên của doanh nghiệp ghi nhận theo cách trên là bởi trong chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán cũ không quy định cụ thể về trường hợp này, nhưng khúc mắc này đã được chế độ kế toán mới giải quyết: tại điểm 10 khoản 1 Điều 144 trong Thông tư số 200/2014/TT-BTC đã nêu rõ cách hạch toán nghiệp vụ trên như sau “Trường hợp doanh nghiệp đi vay để thanh toán thẳng cho nhà thầu, người cung cấp hàng hoá, dịch vụ (tiền vay được chuyển thẳng từ bên cho vay sang nhà thầu, người cung cấp mà không chuyển qua tài khoản của doanh nghiệp) thì doanh nghiệp vẫn phải trình bày

trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cụ thể: số tiền đi vay được trình bày là luồng tiền vào của hoạt động tài chính; số tiền trả cho người cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc trả cho nhà thầu được trình bày là luồng tiền ra từ hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động đầu tư tùy thuộc vào từng giao dịch.”

+ Một trường hợp nữa cần lưu ý, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp vay vốn chủ yếu là ngắn hạn để phục vụ sản xuất kinh doanh: nếu tổng giá vốn hàng bán trong kỳ và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ nhỏ hơn nhiều lần so với vốn vay nhận được trong kỳ (thể hiện nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh lớn hơn nhiều so với giá trị sản phẩm tạo ra) thì đây là dấu hiệu của việc sử dụng vốn vay sai mục đích (để đảo nợ hoặc đầu tư tài sản khác như mua bất động sản, động sản phục vụ mục đích cá nhân, không phải phục vụ sản xuất kinh doanh). Điều kiện để đưa ra nhận định này là tiền vay nhận được chủ yếu là vay ngắn hạn; đồng thời khoản trả trước cho người bán không đáng kể và ước tính có giá trị xấp xỉ với khoản phải trả người bán (có nghĩa là phần vốn doanh nghiệp bị nhà cung cấp chiếm dụng được bù đắp bằng phần vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng các nhà cung cấp khác), giả thiết này nhằm loại trừ việc doanh nghiệp đã giải ngân vốn vay để tạm ứng cho nhà cung cấp, chưa nhận được hàng và phải ghi nhận vào trả trước cho người bán.

Trên đây là những vấn đề cần lưu ý khi xem xét báo cáo LCTT mà chúng tôi đã đúc kết qua thực tế công tác. Hy vọng rằng với những chia sẻ này cán bộ tín dụng sẽ có thêm hướng nhìn nhận thực trạng tài chính của doanh nghiệp vay vốn trên cơ sở dòng tiền của doanh nghiệp, từ đó sẽ hạn chế những rủi ro trong công tác thẩm định và cho vay.

11Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 14: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Tuy nhiên, tuỳ theo điều kiện của mỗi quốc gia ở từng thời kỳ mà nhiệm vụ thực thi chính sách

tín dụng ĐTPT của Nhà nước có thể được giao cho các tổ chức khác nhau như: Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Tái thiết, Ngân hàng Phát triển (NHPT), các quỹ ĐTPT... Hiện nay, ở nhiều quốc gia (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Philippines, Việt Nam...), nhiệm vụ thực thi chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước được giao chủ yếu cho NHPT.

Trong bài viết này, chúng tôi nghiên cứu quan niệm của một số học giả về NHPT, qua đó rút ra một vài vấn đề có tính chất gợi mở đối với hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) với tư cách là một tổ chức thực thi chính sách ĐTPT của Nhà nước.

Quan niệm về ngân hàng phát triển

Cho đến nay, chưa có một định nghĩa chung về NHPT. Các nhà kinh tế khi đưa ra định nghĩa NHPT đều có cách lý giải riêng của mình tuỳ theo cách tiếp cận và mục đích nghiên cứu.

Tiến sỹ Alberto D. Pena, một nhà kinh tế của Hiệp hội các định chế tài chính phát triển Châu Á - Thái Bình Dương (ADFIAP),

trong một bài viết công bố năm 2012 mang tựa đề “Principles of Development Banking” (“Các nguyên lý của hoạt động NHPT”), cho rằng NHPT là một loại trung gian tài chính được thiết lập nhằm hỗ trợ nền kinh tế - xã hội của quốc gia phát triển lên tầm cao hơn và có tính bền vững, thông qua việc thúc đẩy sự dịch chuyển các nguồn lực kinh tế từ khu vực thặng dư (surplus sector) sang khu vực thâm hụt (deficit sector), hay nói cách khác là từ lĩnh vực tiết kiệm sang lĩnh vực đầu tư. Theo chức năng này, NHPT vận hành giống như một ngân hàng bất kỳ nào khác.

Trong bài viết này, Alberto Pena cho rằng cũng có thể định nghĩa NHPT như là một loại trung gian tài chính có chức năng tài trợ vốn cho các dự án đầu tư thuộc diện ưu tiên cao ở các nước đang phát triển. Theo chức năng này, NHPT được xếp vào loại định chế tài chính phát triển (Development Finance Institution - DFI) cùng với các tổ chức phát triển phi ngân hàng khác. Nó là sản phẩm của “cuộc hôn nhân” (marriage) giữa một bên là định chế tài chính phát triển với một bên là ngân hàng thương mại, và được Chính phủ đỡ đầu. Mục tiêu hoạt động của NHPT là tăng tỷ lệ tiết kiệm và tỷ lệ đầu tư của nền kinh tế, mà

trong đó mục tiêu tăng tỷ lệ đầu tư được thực hiện thông qua việc NHPT tài trợ vốn cho những dự án phát triển (development project) mà các ngân hàng thương mại không sẵn sàng tham gia tài trợ bởi những dự án đó đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn, chứa đựng nhiều rủi ro, thời gian thu hồi vốn kéo dài và có khả năng sinh lời thấp.

Cũng giống như quan niệm của Alberto D.Pena, Tiến sỹ Rogério Sobreira, một nhà kinh tế thuộc Trường Hành chính và Quản trị kinh doanh của Braxin (EBAPE) và đồng thời là một nhà nghiên cứu của NHPT Braxin (BNDES), cho rằng NHPT là một định chế tài chính được thiết lập để đáp ứng một số yêu cầu cụ thể liên quan đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, Rogério Sobreira khẳng định không thể xây dựng được định nghĩa chung về NHPT. Ông cho rằng, người ta quan niệm về NHPT như thế nào là tuỳ thuộc vào việc nó được thành lập ở đâu, khi nào và cho ai; mặc dù vậy, việc nhận diện một NHPT có thể được thực hiện thông qua các đặc điểm cơ bản của nó mà Rogério Sobreira chỉ ra:

Một là, NHPT có mối liên hệ về chính trị và tổ chức với Chính phủ, do Chính phủ điều hành và được Chính phủ hỗ trợ dưới các hình

Trên thế giới, do nhu cầu chi của ngân sách nhà nước (nSnn) để duy trì hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước, đảm bảo quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội, trong khi nguồn thu nSnn bị hạn chế và tăng chậm. Để giải quyết nhu cầu về vốn còn thiếu hụt cho đầu tư phát triển (ĐTpT), hầu hết các quốc gia đều lựa chọn tín dụng ĐTpT nhà nước như là một cứu tinh cho nSnn.

Quan niệm về ngân hàng phát triểnvà những vận dụng đối với vDB

� Ts. NguyễN CảNH HiệP

12 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 15: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

thức: cấp vốn; cho vay vốn với lãi suất thấp hoặc không lãi suất; bảo lãnh phát hành trái phiếu.

Hai là, NHPT hoạt động không vì lợi nhuận là chính mà chủ yếu là nhằm tạo ra các ngoại ứng tích cực (positive externalities) thông qua việc tài trợ cho các dự án thuộc danh mục được lựa chọn.

Ba là, chức năng chính của NHPT là cấp tín dụng dài hạn. Lĩnh vực tài trợ của NHPT là các ngành mới, sản phẩm mới hoặc có tính chiến lược đối với quá trình phát triển của quốc gia.

Theo quan điểm của Rogério Sobreira, điểm khác biệt giữa NHPT và các tổ chức khác không chỉ là việc NHPT tập trung vào (i) tài trợ dài hạn hay (ii) tài trợ cho các ngành quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trong một thời kỳ nhất định, mà còn là việc NHPT có thể đảm nhận các chức năng về kinh tế vĩ mô (như tham gia hoạch định hoặc thực thi các chính sách của quốc gia). NHPT có thể được phân chia thành hai loại, trong đó loại NHPT thứ nhất chỉ đơn thuần là định chế tài chính, còn loại NHPT thứ hai là một dạng tổ chức lai ghép với nhiều chức năng có liên quan đến quá trình phát triển. Rogério Sobreira cũng nhấn mạnh một điểm cần lưu ý là không phải bao giờ các tổ chức này (tức là các NHPT) cũng được gọi theo đúng tên của nó là “NHPT” (Development Banks).

Tiến sỹ Jesus P. Estanislao, người từng giữ chức vụ Chủ tịch NHPT Philippines (DBP) và Bộ trưởng Bộ Tài chính Philippines giai đoạn 1990-1992 khẳng định, nhiệm vụ đầu tiên của các NHPT là hỗ trợ người dân vượt qua những thách thức của thị trường cạnh tranh, nghĩa là làm thế nào để hỗ trợ đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người dân về lương thực, quần áo và nhà ở. Một nhiệm vụ

khác của NHPT là hỗ trợ các doanh nghiệp hướng hoạt động của mình tới việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản của quá trình tăng trưởng kinh tế, trong đó bao gồm cả việc thoả mãn những nhu cầu bức thiết của các cá nhân cũng như của toàn xã hội như: cơ sở hạ tầng, năng lượng, nước sạch, thông tin liên lạc, giao thông vận tải, trường học, bệnh viện... Điều đó có nghĩa rằng lĩnh vực hoạt động của NHPT là rất rộng. Để làm được điều này, NHPT phải nỗ lực cung ứng một hệ thống cơ chế hỗ trợ đối với doanh nghiệp, không chỉ là các gói dịch vụ tài chính mà còn là sự hỗ trợ về khía cạnh kỹ thuật sản xuất.

Về đặc trưng hoạt động của NHPT, Jesus Estanislao cho rằng, hoạt động cho vay phát triển của NHPT không chỉ dừng lại ở việc cho vay trung và dài hạn hạn đối với các dự án phát triển có ý nghĩa quan trọng của các doanh nghiệp mà còn bao gồm cả việc huy động sự hỗ trợ từ các cá nhân, tổ chức khác để cung cấp nguồn lực cũng như các biện pháp hỗ trợ khác cho các dự án phát triển. Để việc hỗ trợ đối với doanh nghiệp được thực hiện có hiệu quả thì việc cho phép NHPT được huy động các nguồn vốn từ thị trường vốn trung và dài hạn là điều kiện rất quan trọng.

Qua kết quả nghiên cứu của một số học giả nói trên, có thể thấy rằng, hiện đang tồn tại khá nhiều quan niệm khác nhau về NHPT, do đó, để đưa ra một định nghĩa chính xác về NHPT là một việc làm khó khăn. Nguyên nhân của sự khó khăn này không chỉ bắt nguồn từ chỗ NHPT là một loại hình trung gian tài chính còn tương đối mới mẻ đối với nhiều nước, mà còn từ sự đa dạng về mô hình, chức năng, tên gọi... của loại hình ngân hàng này, chẳng hạn:

Ngoài NHPT của các quốc gia còn có các NHPT đa phương

(NHPT Châu Á, NHPT Châu Âu, NHPT Châu Phi, NHPT Liên Mỹ, NHPT Hồi giáo, NHPT của khối BRICS...);

Ngay trong bản thân các nước, ngoài NHPT quốc gia còn có thể có các định chế tài chính phát triển khác hoạt động tương tự như NHPT (ví dụ: Ngân hàng tái thiết, Quỹ ĐTPT)...

Có những trung gian tài chính tuy hoạt động như một NHPT nhưng không được gọi là NHPT (ví dụ: Ngân hàng Thế giới - WB, Ngân hàng Đầu tư hạ tầng Châu Á - AIIB)...

Tuy nhiên, với mục tiêu nghiên cứu được hướng tới là NHPT của một quốc gia, trong bài viết này, khái niệm NHPT được xem xét dưới góc độ là NHPT quốc gia. Theo đó, có thể coi NHPT là một tổ chức tài chính Nhà nước với nhiệm vụ chủ yếu và thường xuyên được giao là huy động vốn trung - dài hạn để tài trợ cho các dự án ĐTPT nhằm thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi thời kỳ.

Để tài trợ cho các dự án ĐTPT, NHPT có thể thực hiện thông qua các hình thức dịch vụ khác nhau như cho vay, bảo lãnh tín dụng, thậm chí đầu tư trực tiếp... Tuy nhiên, trong các hình thức kể trên thì cho đến nay, cho vay ĐTPT là hình thức tài trợ phổ biến nhất và cũng là hoạt động chủ yếu của các NHPT.

thực tế hoạt động của vDb

VDB được thành lập năm 2006, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Quỹ Hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách ĐTPT của Nhà nước. Bên cạnh nhiệm vụ này, VDB còn được giao một số nhiệm vụ khác, như thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, quản

13Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 16: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại, bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại các tổ chức tín dụng… Giống như tổ chức tiền thân của mình, VDB cũng được xác định là một tổ chức hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.

Mặc dù được giao thực hiện khá nhiều nhiệm vụ, song cho đến nay, việc thực thi chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước dưới hình thức cho vay trung và dài hạn để thực hiện các dự án ĐTPT vẫn là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của VDB.

Các dự án mà VDB cho vay ĐTPT là những dự án thuộc các ngành, lĩnh vực được Chính phủ khuyến khích phát triển như: sản xuất điện, thép, xi măng, phân bón...; phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống cấp nước, phát triển quỹ nhà ở tập trung, bảo vệ môi trường; các dự án phát triển nông thôn (phát triển giống thuỷ sản, giống cây trồng, vật nuôi; xây dựng cơ sở chế biến gia súc, gia cầm tập trung); các dự án thuộc lĩnh vực xã hội hoá giáo dục, y tế; một số loại dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn...

Phần lớn những dự án vay vốn tín dụng ĐTPT tại VDB có tổng mức đầu tư lớn, thời gian đầu tư và thu hồi vốn kéo dài nên các ngân hàng thương mại ít cho vay vì không đủ tiềm lực tài chính hoặc không muốn gánh chịu rủi ro. Do đó, việc tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng ĐTPT của VDB đã giúp cho các chủ đầu tư đủ sức thực hiện nhiều dự án lớn, quan trọng như: Thuỷ điện Sơn La, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, Nhà máy đạm Ninh Bình, Vệ tinh Vinasat 1 và 2, Nhà máy điện gió Bạc Liêu...

Để cung ứng được một lượng lớn vốn tín dụng cho các dự án

ĐTPT như trên, ngoài nguồn vốn có nguồn gốc từ NSNN (vốn Điều lệ của VDB, vốn của NSNN cấp cho các dự án theo kế hoạch hàng năm, vốn ODA được Chính phủ giao), Chính phủ đã cho phép VDB huy động vốn từ khá nhiều nguồn khác nhau, như: phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, giấy tờ có giá bằng đồng nội tệ của VDB; vay Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội và các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước; vay các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước khác… Trong các nguồn vốn kể trên, nguồn vốn dài hạn từ phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng nguồn vốn cho vay ĐTPT của VDB.

Từ thực tiễn triển khai chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước trong thời gian qua, có thể nhận ra rằng, hoạt động của VDB có rất nhiều điểm tương đồng với quan niệm của các học giả nói trên về NHPT, chẳng hạn:

VDB là một định chế tài chính thuộc sở hữu nhà nước, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.

Lĩnh vực hoạt động chính của VDB là tài trợ vốn dài hạn cho các dự án ĐTPT thuộc diện được Chính phủ khuyến khích đầu tư.

VDB được Nhà nước tạo điều kiện tham gia vào thị trường vốn trung và dài hạn để huy động vốn phục vụ hoạt động cho vay ĐTPT.

Hoạt động của VDB không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm phục vụ các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, so với những đặc trưng của NHPT đã được các học giả chỉ ra ở trên, có thể thấy một

điểm thiếu vắng trong hoạt động của VDB là Ngân hàng này chưa được tham gia nhiều vào việc hoạch định các chính sách của Nhà nước. Mặc dù là cơ quan thực thi một chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của Nhà nước có liên quan và tác động tới nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, song ngoài việc đề xuất với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước, VDB được tham gia rất ít vào việc hoạch định các chính sách kinh tế vĩ mô khác của Nhà nước, trong đó có rất nhiều chính sách liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của Ngân hàng này, như: Luật NSNN, Luật Quản lý nợ công, Luật Đầu tư công, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu…

Một điểm khác cũng dễ nhận ra trong hoạt động của VDB là việc triển khai chính sách tín dụng ĐTPT của Ngân hàng này chủ yếu dừng lại ở việc cho vay và thu hồi nợ mà chưa có các dịch vụ hỗ trợ khác đối với doanh nghiệp vay vốn như tư vấn lựa chọn hình thức đầu tư, tư vấn lập dự án, tư vấn kỹ thuật sản xuất và quản trị doanh nghiệp, tham gia vào việc tái cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp vay vốn gặp khó khăn trong việc trả nợ… Chính vì vậy, việc cho vay và thu hồi nợ tín dụng ĐTPT của Ngân hàng thời gian qua cũng chưa thật sự đạt được hiệu quả như mong muốn, một số dự án vay vốn tín dụng ĐTPT gặp khó khăn trong việc trả nợ song VDB không được tham gia trực tiếp vào việc tái cấu trúc doanh nghiệp vay vốn hoặc cung cấp các dịch vụ tư vấn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất…

Chiến lược phát triển VDB đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Ngân hàng được xác định là ngân hàng chính sách của Chính phủ hoạt động không vì mục tiêu

14 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 17: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

lợi nhuận để thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước và các nhiệm vụ khác do Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, hoạt động tín dụng ĐTPT của VDB được xác định tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế, như: cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; công nghiệp phụ trợ; nông nghiệp, nông thôn; xã hội hoá trong lĩnh vực giáo dục, y tế, bảo vệ môi trường và công nghệ xanh; năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

Để có thể triển khai Chiến lược này đạt kết quả tốt và góp phần hỗ trợ tích cực đối với hoạt động ĐTPT của nền kinh tế, bên cạnh việc sửa đổi, hoàn thiện chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước được ban hành kèm theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP của Chính phủ phù hợp với các định hướng đã được đề ra, thì việc tiếp tục nghiên cứu để bổ sung các quy định về chức năng của VDB là rất cần thiết. Mà một trong các quy định cần bổ sung nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của VDB là cho phép ngân hàng tham gia sâu hơn vào công tác hoạch định chính sách của Nhà nước về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ĐTPT của nền kinh tế và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ đối với doanh nghiệp vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước.

Tài liệu THaM kHảo:1. alberto D. Pena (2012), “Principles

of Development Banking”2. Jesus P. Estanislao (2012), “Development

Banking and Economic Development”3. Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày

30/8/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước

4. Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ

về việc thành lập NHPT Việt Nam5. Quyết định số 369/QĐ-TTg ngày 28/02/2013

của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển NHPT Việt Nam đến

năm 2020 và tầm nhìn đến năm 20306. Rogério Sobreira (2008), “Development

Banks and Basel ii: some assessments”

Nghị định số 32/2015/NĐ-CP bao gồm 9 Chương và 38 Điều. So với Nghị định số

112/2009/NĐ-CP (Nghị định 112), Nghị định số 32/2015/NĐ-CP (Nghị định 32) có một số điểm mới đáng lưu ý:

Nghị định 32 bổ sung chương “Chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng” (không còn chương “Điều kiện năng lực của các tổ chức, cá nhân tư vấn quản lý chi phí”).

Đối tượng áp dụng của Nghị định 32 rộng hơn so với Nghị định 112: Nghị định 112 chỉ áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý chi phí đầu

tư xây dựng công trình tại các dự án sử dụng 30% vốn Nhà nước trở lên. Trong khi đó, Nghị định 32 áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và vốn Nhà nước ngoài ngân sách quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 60 của Luật Xây dựng 2014, cụ thể là:

- Dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư từ nguồn thu để lại cho đầu tư

ngày 25/3/2015 Chính phủ ban hành nghị định số 32/2015/nĐ-Cp quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng. nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/5/2015, thay thế nghị định số 112/2009/nĐ-Cp ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

NGHỊ ĐỊNH SỐ 32/2015/NĐ-CPQUY định vỀ QUẢn LÝchi phÍ đẦU tư XâY DỰng

� NguyễN THị NHư Hoa Chi nhánh VDB Ninh Bình

Nguồn: Internet

15Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 18: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách Nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.

- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, giá trị quyền sử dụng đất của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước góp vốn để đầu tư xây dựng.

Tổng mức đầu tư xây dựng: Nghị định 32 đưa thêm khái niệm “Sơ bộ tổng mức đầu tư”: Sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng là ước tính chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định phù hợp với phương án thiết kế sơ bộ và các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng.

Về thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng: Theo quy định tại Nghị định 112, tổng mức đầu tư có thể được thẩm định hoặc thẩm tra. Tuy nhiên tại khoản 5 Điều 6 Nghị định 32 quy định rõ: Đối với các dự án nhóm A hoặc các dự án thuộc nhóm B, C có kỹ thuật phức tạp hoặc áp dụng công nghệ cao,

chủ đầu tư tổ chức thực hiện thẩm tra tổng mức đầu tư xây dựng làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt.

Về thẩm quyền thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng: Nghị định 112 quy định người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định tổng mức đầu tư. Theo khoản 3 Điều 6 của Nghị định số 32:

“3. Thẩm quyền thẩm định tổng mức đầu tư xây dựng:

a) Dự án quan trọng quốc gia thì Hội đồng thẩm định nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập chủ trì tổ chức thẩm định;

b) Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước do cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì tổ chức thẩm định;

c) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách do cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định;

d) Đối với dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng dự án, hợp đồng đối tác công tư có phần góp vốn của nhà nước do cơ quan

nhà nước có thẩm quyền tổ chức thẩm định.”

Về điều chỉnh tổng mức đầu tư: Theo Nghị định 112 thì tổng mức đầu tư xây dựng đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong 3 trường hợp. Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Xây dựng 2014 và Nghị định số 32 thì có 04 trường hợp được điều chỉnh tổng mức đầu tư, cụ thể theo khoản 1 Điều 61 của Luật Xây dựng:

“1. Các trường hợp được điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước gồm:

a) Do ảnh hưởng của thiên tai, sự cố môi trường, địch họa, hỏa hoạn và các yếu tố bất khả kháng khác;

b) Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại;

c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới dự án;

d) Khi chỉ số giá xây dựng do Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân

Khu Công nghiệp đã thu hút được nhiều nhà đầu tư,tạo việc làm cho người lao động, đóng góp ngân sách cho địa phương.

Ảnh: Ma Linh

16 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 19: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

định đầu tư, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình.

Nghị định 32 dành riêng một chương để quy định về dự toán gói thầu xây dựng:

Điều 12 quy định:

“1. Dự toán gói thầu xây dựng xác định theo từng gói thầu, phù hợp với kế hoạch lựa chọn nhà thầu, dự toán xây dựng công trình đã được phê duyệt và được thực hiện trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu xây dựng.

2. Dự toán gói thầu xây dựng gồm dự toán gói thầu thi công xây dựng; dự toán gói thầu mua sắm vật tư, thiết bị lắp đặt vào công trình; dự toán gói thầu tư vấn đầu tư xây dựng và dự toán gói thầu hỗn hợp”.

Về định mức xây dựng:

Theo Nghị định 112: có 02 loại định mức xây dựng là định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức chi phí tỷ lệ.

Theo Nghị định 32 có 02 loại định mức là định mức kinh tế - kỹ thuật (gồm định mức cơ sở và định mức dự toán xây dựng công trình) và định mức chi phí (gồm định mức tính bằng tỷ lệ % và định mức tính bằng giá trị).

Về thời gian lập hồ sơ quyết toán:

Nghị định 32 rút ngắn thời gian lập hồ sơ quyết toán: Thời gian lập hồ sơ quyết toán đối với các dự án quan trọng Quốc gia và dự án nhóm A là 9 tháng, nhóm B là 6 tháng, nhóm C là 3 tháng kể từ ngày công trình hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng.

và phạm vi tổ chức thẩm định của người quyết định đầu tư.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định tại khoản 4 Điều 10 về thẩm tra dự toán như sau: Đối với các công trình thuộc dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, B và C có kỹ thuật phức tạp hoặc áp dụng công nghệ cao, cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp, người quyết định đầu tư yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức tư vấn quản lý chi phí đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng thực hiện thẩm tra dự toán xây dựng công trình làm cơ sở cho việc thẩm định trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về thẩm quyền phê duyệt dự toán theo Nghị định 112 do Chủ đầu tư quyết định. Nghị định 32 quy định:

+ Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước: Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước; phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế hai bước. Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trường hợp thiết kế ba bước.

+ Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách: Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước. Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước; thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước. Đối với dự án đầu tư theo hình thức PPP, chủ đầu tư phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình.

+ Đối với công trình thuộc dự án sử dụng vốn khác: Người quyết

cấp tỉnh công bố trong thời gian thực hiện dự án lớn hơn chỉ số giá xây dựng được sử dụng để tính dự phòng trượt giá trong tổng mức đầu tư dự án được duyệt”.

Dự toán xây dựng công trình:

Về nội dung dự toán xây dựng công trình: Mục chi phí xây dựng và mục Chi khác trong dự toán xây dựng công trình có sự thay đổi so với Nghị định 112 và Thông tư 04/2010/TT-BXD: Một số mục chi phí đã được chuyển từ chi phí xây dựng vào chi phí khác: Chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công tại hiện trường, chi phí di chuyển thiết bị thi công và lực lượng lao động, chi phí an toàn lao động, chi phí bảo vệ môi trường, chi phí thí nghiệm vật liệu của nhà thầu. Bên cạnh đó Nghị định 32 đã bổ sung vào mục chi khác một số nội dung chi: chi phí bảo đảm an toàn giao thông phục vụ thi công, chi phí hoàn trả mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật do bị ảnh hưởng khi thi công công trình.

Về thẩm quyền thẩm định dự toán xây dựng công trình: Nghị định 112 quy định Chủ đầu tư tổ chức việc thẩm định dự toán công trình trước khi phê duyệt. Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện, năng lực thẩm định thì được phép thuê tổ chức, cá nhân tư vấn đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm chuyên môn để thẩm tra dự toán công trình.

Theo Nghị định 32: Thẩm quyền thẩm định dự toán được chia làm 3 trường hợp: thẩm định dự toán xây dựng công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, thẩm định dự toán xây dựng công trình thuộc dự án sử dụng vốn Nhà nước ngoài ngân sách, thẩm định dự toán xây dựng công trình thuộc dự án sử dụng vốn khác. Trong đó có quy định chi tiết phạm vi thẩm định của các cơ quan chuyên môn về xây dựng

17Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 20: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Theo quy định tại Điều 179 của BLHS 1999 thì:

“1. Người nào trong hoạt động tín dụng mà có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng hoặc phạt tù từ một đến bảy năm: a) Cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật; b) Cho vay quá giới hạn quy định; c) Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng.

2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 đến 12 năm.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 đến 20 năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ một năm đến năm năm.”

Chúng ta cùng tìm hiểu, phân tích làm rõ hơn, đầy đủ hơn về các quy định cụ thể của BLHS 1999 và các văn bản liên quan về tội được quy định tại Điều 179.

người thực hiện hành vi phạm tội:

Ở Điều luật này, người thực hiện hành vi phạm tội là người đặc biệt. Đó phải là người có quyền hạn, có trách nhiệm nhất định trong hoạt động tín dụng mới có thể trực tiếp thực hiện các hành vi phạm tội. Đối với những người không có trách nhiệm trong hoạt động tín dụng của ngân hàng có thể vẫn phạm vào tội này, tuy nhiên, căn cứ vào mức độ và hành vi phạm tội để phân tích, đánh giá, thì hành vi phạm tội không thể là trực tiếp và cụ thể với những đặc trưng như những người có trách nhiệm trong hoạt động tín dụng là CBNV ngân hàng mà chỉ có thể phạm tội với vai trò là đồng phạm như giúp sức, hỗ trợ.

Trong đa số các ngân hàng hiện nay, người có trách nhiệm trong hoạt động tín dụng - hoạt động cho vay - nghiệp vụ đặc trưng của ngân hàng thường được quy định cụ thể là cán bộ tín dụng, lãnh đạo phụ trách tín dụng (trưởng/phó trưởng phòng) và lãnh đạo trực tiếp phê duyệt cho vay (giám đốc/phó giám đốc). Chức năng, nhiệm vụ của từng cá nhân trong quá trình cho vay được quy định trong quy chế, quy trình hoặc quy định về cho vay của mỗi ngân hàng.

Quy chế, quy trình hoặc quy định về cho vay của mỗi ngân hàng sẽ khác nhau, nhưng về cơ bản thì chức năng, nhiệm vụ của CBNV ngân hàng đa phần là giống nhau. Chẳng hạn như cán bộ tín dụng có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, xem xét yêu cầu, dự án đầu tư, phương án vay vốn của khách hàng, thẩm định, đánh giá tài sản bảo đảm và lập tờ trình trình lãnh đạo phụ trách tín dụng. Lãnh đạo phụ trách tín dụng đánh giá khách hàng, phân tích dự án, thẩm định và định giá

� Kiều THiệuTrung tâm ĐT&NCKH

Trong hoạt động tín dụng ngân hàng, có thể cho rằng, quy định tại Điều 179 bộ Luật hình sự năm 1999 (bLHS 1999) về “Tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” là quy định cụ thể, đặc trưng và trực tiếp nhất trong bLHS 1999 về tội phạm trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

XỬ LÝ VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CHO VAY VỐNthEO phÁp LUẬt hiện hành

Nguồn: Internet

18 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 21: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

tài sản bảo đảm lại trên cơ sở tờ trình phê duyệt tín dụng của cán bộ tín dụng và trình lãnh đạo trực tiếp phê duyệt tín dụng ký duyệt. Lãnh đạo trực tiếp phê duyệt cho vay xem xét ký duyệt cho vay trên cơ sở tờ trình thẩm định và đánh giá của cán bộ tín dụng và lãnh đạo phụ trách tín dụng.

Khác với các hoạt động kinh doanh khác, trong hoạt động cho vay của các ngân hàng, quy trình cấp tín dụng cho khách hàng có sự thống nhất rất cao giữa các cán bộ thực hiện nghiệp vụ trong quy trình đó. Ở góc độ xem xét hồ sơ cho vay, thường được bắt đầu từ tờ trình tín dụng.

Tờ trình tín dụng là một hình thức văn bản rất đặc trưng của nghiệp vụ cho vay, nó thể hiện chi tiết về ý kiến của cán bộ tín dụng về khoản vay, về khách hàng, về tài sản đảm bảo của khác hàng… ý kiến của cán bộ thẩm định, lãnh đạo thẩm định, ý kiến phê duyệt khoản vay của lãnh đạo ngân hàng… Chính vì thế tờ trình tín dụng cũng thể hiện rõ trách nhiệm trực tiếp của CBNV ngân hàng trong hoạt động nghiệp vụ.

Theo quy định bắt buộc, tờ trình phê duyệt tín dụng, giải ngân phải có đầy đủ chữ ký của những người liên quan thì ngân hàng mới cho khách hàng vay. Do đó, khi xem xét, truy cứu trách nhiệm hình sự các CBNV ngân hàng về tội này, các cơ quan tố tụng thường căn cứ tờ trình tín dụng của khoản vay yêu cầu các CBNV ngân hàng liên quan giải trình cụ thể về trách nhiệm trực tiếp của mỗi cán bộ trong việc cho vay đó.

Quy định ”bị vi phạm”

Quy định bị vi phạm chung nhất là các quy định của Nhà nước về chế độ, chính sách kinh tế, tài chính ngân hàng; các quy định

liên quan trực tiếp khác như Bộ luật Dân sự, Nghị định về giao dịch bảo đảm và các văn bản hướng dẫn trực tiếp về hoạt động cho vay của các cơ quan Nhà nước liên quan khác như Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính...

Các chuyên gia pháp luật cũng đưa ra rất nhiều quan điểm, nhiều tranh cãi về trường hợp Quy chế cho vay của NHNN Việt Nam không quy định hoặc chưa quy định cụ thể, chi tiết về một hoạt động, một hành vi hay thủ tục nào đó về hoạt động cho vay nhưng các ngân hàng lại quy định cụ thể, chi tiết trong quy trình, quy định, quy chế, hướng dẫn cho vay của nội bộ ngân hàng mình thì khi CBNV vi phạm những quy định này và gây thiệt hại đến tài sản của ngân hàng thì có cho phép cơ quan tố tụng lấy những quy định nội bộ ngân hàng đó làm cơ sở luận tội hay không.

Trong các vụ án hình sự xét xử CBNV ngân hàng vi phạm quy định về cho vay theo Điều 179 BLHS 1999 trong thời gian qua đã cho thấy, cho dù các văn bản quy phạm pháp luật (bộ luật, luật, nghị định, thông tư,…) hoặc các văn bản hướng dẫn (quyết định, nghị quyết, công văn, chỉ thị,…) không quy định chi tiết, cụ thể hoạt động, hành vi như các CBNV ngân hàng đã thực hiện nhưng các cơ quan tố tụng vẫn quy buộc CBNV ngân hàng về tội vi phạm các quy định về hoạt động cho vay.

hành vi phạm tội, hậu quả và mối quan hệ với hành vi phạm tội

Hành vi phạm vào tội quy định tại Điều 179 BLHS 1999 được quy định cụ thể và trực tiếp là: Cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật; Cho vay quá giới hạn quy định; Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng.

a) Đối với hành vi cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật.

Theo quy định về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng thì việc cho vay không có bảo đảm bằng tài sản được quy định cụ thể và chi tiết về các trường hợp áp dụng, điều kiện áp dụng và việc thực hiện cho vay theo quan điểm hạn chế hoặc theo những trường hợp cho vay không có tài sản bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ.

Theo đó, hành vi cho vay không có bảo đảm trái quy định pháp luật sẽ được hiểu là những trường hợp CBNV ngân hàng quyết định cho vay không phù hợp hoặc không đáp ứng đầy đủ các điều kiện cụ thể như cho vay đối với các khách hàng không có tín nhiệm; phương án đầu tư hoặc sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không khả thi, không hiệu quả; không có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc cho doanh nghiệp vay nhưng không đáp ứng điều kiện cho vay như phải kinh doanh có lãi trong hai năm liền kề với thời điểm xem xét cho vay gây hậu quả nghiêm trọng thì từng trường hợp cụ thể có thể bị cơ quan tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự theo hành vi thuộc điểm a khoản 1 Điều 179 BLHS.

Hiện nay, theo quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về bảo đảm tiền vay. Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 163/2006/NĐ-CP về bảo đảm tiền vay. Nguyên nhân có sự thay đổi này là do sự phát triển rất đa dạng của các ngân hàng thương mại mà trong đó vốn chủ sở hữu không chỉ thuộc về Nhà nước mà còn có sự góp vốn của tổ chức, cá nhân khác.

19Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 22: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng hiện nay rất đa dạng về nghiệp vụ cũng như khách hàng. Do vậy, việc không quy định cụ thể về cho vay không có tài sản bảo đảm sẽ tạo điều kiện mở cho các ngân hàng trong việc quyết định dịch vụ cho vay và các chính sách tín dụng để thu hút khách hàng, tăng lợi nhuận và phát triển mạnh mẽ. Mặt khác, đánh giá theo quy định pháp luật thì về bản chất ngân hàng cũng là một doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nên việc quyết định hoạt động kinh doanh, tức cho vay không có bảo đảm như thế nào là quyền của doanh nghiệp - ngân hàng đó.

Thực tế từ ngày Nghị định số 163 ra đời và có hiệu lực từ tháng 01/2007 đến nay, chưa có trường hợp nào CBNV ngân hàng bị khởi tố, truy tố và tuyên án theo hành vi thuộc điểm a khoản 1 Điều 179 BLHS.

b) Đối với hành vi cho vay quá giới hạn quy định.

- Giới hạn cho vay theo quy định hay còn gọi là mức cho vay là việc căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của khách hàng và nguồn vốn của mình, ngân hàng sẽ quyết định mức cho vay.

Theo quy định thì tổng mức cho vay tối đa đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, trừ trường hợp đối với những khoản

cho vay từ nguồn ủy thác của Chính phủ, của các tổ chức và cá nhân hoặc được phép của Thủ tướng Chính phủ đối với từng trường hợp cụ thể. Ngoài ra, nếu khách hàng có nhu cầu vượt quá mức cho vay của mình thì ngân hàng có thể hợp vốn với các ngân hàng để cho vay.

Đối với một số đối tượng đặc biệt theo quy định như tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên, thanh tra viên (đang thực hiện nhiệm vụ tại ngân hàng cho vay) và kế toán trưởng, cổ đông lớn của ngân hàng cho vay thì mức cho vay tối đa chỉ là 5% vốn tự có của ngân hàng cho vay.

- Giới hạn cho vay của ngân hàng hay còn gọi là mức cho vay tối đa trên cơ sở giá trị tài sản bảo đảm theo quy chế cho vay, quy trình nhận và đánh giá tài sản bảo đảm của mỗi ngân hàng. Đến nay, chưa có quy định cụ thể về tỷ lệ hay mức cho vay đối với tài sản bảo đảm là bao nhiêu mà hoàn toàn phụ thuộc vào chính sách cho vay, sự nhận định, đánh giá thị trường của ngân hàng cho vay và tài sản bảo đảm cụ thể cũng như phương án kinh doanh, đầu tư, khả năng tài chính, hoàn trả vốn vay của khách hàng để xây dựng mức cho vay này.

Như vậy, qua phân tích trên cho thấy giới hạn cho vay được tính theo quy định của pháp luật là 5%, 15% vốn tự có của ngân hàng cho từng đối tượng cụ thể. Theo đó, khi cho vay vượt quá

giới hạn, tỷ lệ trên đối với từng đối tượng cụ thể gây hậu quả nghiêm trọng thì tùy từng trường hợp có thể bị cơ quan tố tụng truy cứu trách nhiệm hình sự theo hành vi thuộc điểm b khoản 1 Điều 179 BLHS.

c) Đối với hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng.

Nếu quy định về hành vi cho vay không có tài sản bảo đảm và quy định về hành vi cho vay quá giới hạn như phân tích trên khá cụ thể và rõ ràng thì quy định về hành vi nêu tại điểm c khoản 1 Điều 179 này hoàn toàn ngược lại. Có nhiều người cho rằng quy định tại điểm trên như “cái túi” để nhét tất cả các hành vi được cho là vi phạm quy định của pháp luật về cho vay của CBNV ngân hàng vào. Quy định chung chung, không cụ thể nhưng là quy định mà phần nhiều CBNV ngân hàng bị áp dụng để truy cứu trách nhiệm hình sự nhất.

Hành vi vi phạm có thể là quyết định cho vay vượt quá thẩm quyền; nhận định, đánh giá tài sản bảo đảm không căn cứ hoặc căn cứ không đúng; thẩm định hồ sơ cho vay không đúng; kiểm tra trước, trong và sau cho vay không đúng; kiểm tra tài sản bảo đảm không đúng, không đầy đủ; thẩm định, kiểm tra hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính khách hàng không đúng, không đầy đủ theo quy chế, quy trình và quy định cho vay của ngân hàng;…

Nguồn: Internet

20 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 23: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

rất nhiều và rất nhiều hành vi có thể bị quy vào “hành vi khác” thuộc quy định trên.

Hậu quả và mối quan hệ của hậu quả với hành vi phạm tội

Theo quy định của BLHS 1999 thì hậu quả đối với tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động ngân hàng là hậu quả nghiêm trọng và hậu quả xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu hậu quả chưa nghiêm trọng thì người có hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động ngân hàng chưa phải chịu trách nhiệm hình sự.

Về nguyên tắc chung, để xem xét trong trường hợp nào hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng phải đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ các hậu quả thiệt hại về tài sản và các thiệt hại phi vật chất như làm ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách kinh tế của Nhà nước, gây ảnh hưởng nghiêm trọng an ninh kinh tế và việc thực hiện chính sách kinh tế...

Tuy nhiên, trên thực tế các trường hợp CBNV ngân hàng khi bị xét xử về hành vi vi phạm quy định về cho vay đều căn cứ vào thiệt hại thực tế là số tiền của ngân hàng bị chiếm đoạt, sử dụng, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại trái phép để truy cứu trách nhiệm hình sự là chính, còn các thiệt hại phi vật chất cũng chỉ xem xét để đánh giá khi lượng hình, định tội trong một số trường hợp phạm tội cụ thể.

Mối quan hệ giữa hậu quả và hành vi phạm tội cần được đánh giá là mối quan hệ thống nhất, từ hành vi cho vay không có bảo đảm, vượt quá giới hạn cho vay hoặc thực hiện các hành vi khác trong hoạt động cho vay của ngân

hàng đã trực tiếp dẫn tới hậu quả gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản ngân hàng, tài sản ngân hàng có thể là số tiền vốn vay bị chiếm đoạt, bị lạm dụng, bị sử dụng sai mục đích hoặc các tài sản khác bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại theo từng hành vi phạm tội cụ thể.

Lỗi, động cơ và mục đích phạm tội

Lỗi: Các CBNV ngân hàng bị truy tố về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động ngân hàng khi thực hiện hành vi của mình là cố ý, tức nhận thức rõ việc thẩm định, đánh giá, xem xét cho vay của mình là không đúng quy trình, quy chế cho vay của ngân hàng hoặc quyết định cho vay vượt quá thẩm quyền theo quy định của ngân hàng sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nhưng mong muốn cho hậu quả đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Động cơ và mục đích phạm tội: Động cơ và mục đích của CBNV ngân hàng khi thực hiện hành vi vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của ngân hàng không phải là dấu hiệu bắt buộc để xem xét có phạm vào tội quy định trong BLHS 1999 hay không. Tuy nhiên, thực tế khi xem xét đến các vụ án xét xử CBNV ngân hàng liên quan đến hành vi vi phạm này thì động cơ vụ lợi cá nhân nhằm được hưởng lợi từ hoa hồng, phần trăm (%) hoặc lại quả từ khách hàng vay vốn là chính, ngoài ra, cũng có thể là động cơ khác như nể nang, giúp đỡ hoặc do là bạn bè, quen biết…còn động cơ, mục đích phá hoại chính sách kinh tế, tài chính của Nhà nước hoặc mục đích là phá hoại ngân hàng trên thực tế khó có thể xảy ra.

hình phạt

Hình phạt trong tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của ngân hàng không có

hình phạt tù chung thân và tử hình, hình phạt chính có từ phạt tiền và tù có thời hạn chỉ từ một năm đến cao nhất là 20 năm tù theo từng mức độ, hành vi phạm tội và hậu quả gây ra. Hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, cụ thể:

CBNV ngân hàng nào mà có hành vi cho vay không có bảo đảm trái quy định của pháp luật, cho vay quá giới hạn quy định vi phạm quy định hoặc có hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về cho vay trong hoạt động tín dụng ngân hàng thì bị bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 7 năm.

Các hành vi trên nếu gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm, nếu gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.

Ngoài ra, nếu phạm tội còn có thể bị các hình phạt bổ sung như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc liên quan đến hoạt động tín dụng từ 1 năm đến 5 năm.

Kết luận: Qua phân tích, đánh giá tổng quát về nội dung và các quy định của Điều 179 BLHS 1999 cũng như thực tiễn nghiệp vụ trong hoạt động ngân hàng nêu trên, tác giả thấy rằng, mỗi CBNV làm việc trong ngân hàng cần hiểu rõ, hiểu đúng, biết và nắm vững quy định của Điều 179 BLHS 1999 và các quy định pháp luật, văn bản hướng dẫn liên quan về điều luật trên để tránh những rủi ro trong khi làm việc, vừa là tránh rủi ro cho bản thân vừa là thực hiện tốt công tác phòng tránh rủi ro cho chính ngân hàng mình làm việc.

21Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 24: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Đánh giá thị trường của dự án là một biện pháp đảm bảo khả năng bảo toàn và sinh lời của

vốn đầu tư, quyết định sự thành công hay thất bại của dự án và hiệu quả của việc cho vay vốn của ngân hàng.

Việc nghiên cứu và dự báo các biến động của thị trường trong tương lai là căn cứ để lựa chọn quy mô đầu tư phù hợp trong từng giai đoạn, phương án đầu tư và sử dụng vốn vay hiệu quả cũng như có được phương án đối phó kịp thời, nhằm giảm thiểu các rủi ro tiềm tàng có thể xảy ra.

Phân tích thị trường nhằm giúp quyết định lựa chọn vùng thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án, lựa chọn địa điểm đầu tư và phân phối sản phẩm phù hợp.

Đối với mỗi dự án đầu tư thuộc các ngành, lĩnh vực khác nhau, của các nhà đầu tư khác nhau sẽ có các sản phẩm đầu ra khác nhau, thị trường tiêu thụ khác nhau. Đứng trên phương diện tài trợ vốn, ngân hàng cần đánh giá một cách tổng thể về quy mô thị trường, thị phần và khả năng cạnh tranh của sản

phẩm để làm tiêu chí xem xét hiệu quả đầu tư của dự án và quyết định tài trợ vốn.

nghiên cứu và dự báo quy mô của thị trường.

Để nghiên cứu thị trường cần có thống kê đầy đủ các số liệu phân tích, bao gồm:

- Số lượng hàng hóa, dịch vụ cùng loại hiện đã được cung ứng ra thị trường; số doanh nghiệp trong nước đang sản xuất và cung ứng hàng hóa, dịch vụ đó, quy mô sản xuất của từng doanh nghiệp.

- Số lượng hàng hóa, dịch vụ được nhập khẩu từ nước ngoài. Nguồn gốc, xuất xứ và chủng loại cụ thể của sản phẩm nhập khẩu.

- Số lượng sản phẩm sản xuất trong nước dành cho tiêu thụ tại thị trường nước ngoài.

- Hàng hóa tồn kho, dư thừa (nếu có).

Dựa vào phân tích số liệu thống kê quá khứ để dự báo xu hướng trong tương lai. Một số căn cứ cần đánh giá trong dự báo quy mô thị trường:

- Số liệu thống kê về tình hình tiêu thụ của nhiều năm.

- Chiến lược phát triển của quốc gia trong từng giai đoạn liên quan đến hàng hóa, dịch vụ cung ứng.

- Khả năng đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm làm thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng.

- Khả năng thanh toán của thị trường…

Có rất nhiều phương pháp được lựa chọn trong nghiên cứu và dự báo, tuy nhiên cần lưu ý các vấn đề sau:

- Mỗi phương pháp dự báo đều có những ưu và nhược điểm, do đó tùy từng trường hợp cụ thể, độ tin cậy của thông tin, số liệu cụ thể mà sử dụng phương pháp dự báo phù hợp.

- Số liệu thu thập bằng cách nào cũng không thể đầy đủ, do đó ngoài phương pháp dự báo theo định lượng, cần sử dụng cả phương pháp định tính để dự báo như:

+ Lấy ý kiến của các nhà quản trị cao cấp, các chuyên viên về marketing, kỹ thuật, tài chính.

+ Lấy ý kiến của những người trực tiếp bán các sản phẩm, dịch vụ đó.

+ Lấy ý kiến của những người mua hàng hóa, dịch vụ.

Thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của dự án là nhân tố quyết định việc lựa chọn mục tiêu và quy mô đầu tư của dự án. Trong thực tế, việc phân tích và dự báo chính xác thị trường đầu ra của dự án có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà đầu tư và đối với các ngân hàng tài trợ vốn.

phân tích thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của dự ántrong thẩm định cho vay vốn

� Ts. ĐặNg Vũ HùNgBan Chính sách Phát triển - VDB

22 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 25: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Xác định vùng thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

Để xác định vùng thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của dự án, cần thực hiện các nội dung sau:

- Nhận dạng vùng thị trường tiêu thụ sản phẩm, khu vực sản phẩm được tiêu thụ.

- Xác định khối lượng sản phẩm được tiêu thụ trong từng khu vực.

- Phân tích các ảnh hưởng đến số lượng tiêu thụ trong từng khu vực.

- Quy mô dân số, thị hiếu tiêu dùng, thu nhập của người dân trong vùng nghiên cứu; uy tín của sản phẩm, lợi thế cạnh tranh trong khu vực.

Đánh giá thị phần của dự án trong tổng thể.

Sau khi xác định được cung - cầu của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường, vùng tiêu thụ sản phẩm, dự kiến khối lượng sản phẩm sản xuất hàng năm và ước tính thị phần theo công thức sau:

K =Qda - Qxk

Qtn

Trong đó:

Qda: Lượng sản phẩm dự án sản xuất đưa vào thị trường.

Qtx: Lượng sản phẩm dự án dành xuất khẩu.

Qtn: Lượng sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước.

Phân tích và dự báo khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

Việc duy trì và giữ vững lợi thế cạnh tranh là điều kiện quyết định

cho sự tồn tại và khả năng tạo lợi nhuận của dự án. Do đó, việc tìm hiểu và phân tích ảnh hưởng của những nguyên nhân làm giảm khả năng cạnh tranh là hết sức quan trọng:

- Tiến bộ khoa học kỹ thuật:

+ Lượng sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều hơn làm cho sản phẩm có nguy cơ bị bão hòa đó là nguyên nhân làm giá cả sụt giảm.

+ Sản phẩm sản xuất ra phù hợp với thị hiếu tiêu dùng hơn so với sản phẩm cũ trong khi đó chất lượng và chi phí không thay đổi, lúc này sản phẩm cũ không còn hấp dẫn đối với người tiêu dùng nữa.

+ Tiến bộ khoa học kỹ thuật cho phép sản xuất ra những sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ.

+ Sản phẩm được sản xuất ra với chi phí ngày càng giảm đi, đó là điều kiện để giảm giá bán sản phẩm.

- Các đối thủ cạnh tranh:

+ Đối thủ hiện hữu: Các đối thủ luôn vận động tìm mọi cách để giảm chi phí giá thành, đổi mới mẫu mã sản phẩm... làm tăng lợi thế cạnh tranh của mình.

+ Đối thủ mới: Sự xuất hiện của các đối thủ mới cũng làm tăng thêm khối lượng sản phẩm cung cấp cho thị trường, giá sản phẩm có khả năng sẽ bị giảm sút và các đối thủ hiện hữu sẽ mất dần thị trường.

Một số nội dung liên quan đến tính khả năng cạnh tranh:

- Tính khả năng cạnh tranh về giá cả:

+ Đối với các dự án sản xuất sản phẩm thay thế sản phẩm

nhập khẩu hoặc để tiêu thụ trong nước, để tính khả năng cạnh tranh người ta sử dụng chỉ tiêu mức trợ cấp giá giả định.

MGĐ =b

- 1a

Trong đó:

MGĐ: Mức trợ cấp giá giả định.

b: Giá bán sản phẩm của dự án bao gồm giá thành và lãi.

a: Giá bán của sản phẩm nhập khẩu - giá CIF.

Nếu MGĐ ≤ 0 thì sản phẩm của dự án có khả năng cạnh tranh được với hàng nhập khẩu và ngược lại sản phẩm của dự án sẽ không có khả năng canh.

+ Với các dự án sản xuất hàng xuất khẩu để tính khả năng cạnh tranh người ta sử dụng chỉ tiêu mức trợ cấp giá hữu hiệu.

MH =PTN

- 1PTG

Trong đó:

PTN: Giá trị phụ trội ở trong nước được xác định bằng hiệu số giữa giá thành sản phẩm và chi phí nguyên vật liệu để tạo ra giá thành sản phẩm đó.

PTG: Giá trị phụ trội tính trên thị trường thế giới, nó được tính bằng hiệu số giữa giá thành của sản phẩm đó trên thị trường thế giới và chi phí nguyên vật liệu tạo ra giá thành sản phẩm đó trên thế giới.

MH: Mức trợ cấp giá hữu hiệu, nếu MH ≤ 0 thì sản phẩm của dự án có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế (xuất khẩu được).

- Tính khả năng cạnh tranh về chất lượng:

23Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 26: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

So sánh chất lượng sản phẩm của dự án sẽ sản xuất ra với chất lượng sản phẩm cùng loại đang lưu hành trên thị trường về công dụng, khả năng sản xuất sản phẩm thay thế liệu có xảy ra hay không? Và nếu có thì khả năng cạnh tranh lúc đó có bị giảm đi hay không. Tuy nhiên cần lưu ý một số thông tin:

+ Những luật lệ của nước ngoài đối với sản phẩm nhập khẩu vào nước họ, hệ thống mậu dịch của nước ngoài như thuế quan, hạn ngạch.

+ Phương thức thanh toán, chi phí vận chuyển đến thị trường nhập khẩu.

+ Tỷ giá hối đoái dùng trong thanh toán.

+ Khả năng cạnh tranh của các đối thủ của nước nhập khẩu và các đối thủ ở những nước khác cũng xuất khẩu vào thị trường đó.

Việc đánh giá chính xác thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của dự án sẽ giúp ngân hàng đánh giá đúng được phương án đầu tư của chủ dự án, từ đó có phương án tài trợ vốn hiệu quả nhất. Thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của dự án là vấn đề quan trọng bậc nhất, cần được phân tích và dự báo cẩn trọng, qua đó đánh giá được chính xác nhất hiệu quả đầu tư của dự án.

Tài liệu THaM kHảo:- Giáo trình Thiết lập và Thẩm định dự án đầu tư, PGS.TS. Phước Minh Hiệp và ThS. lê

Thị Vân Đan, Nhà xuất bản lao động - Xã hội.- Giáo trình Lập và Thẩm định dự án đầu tư, Đỗ Phú Trần Tình, Nhà

xuất bản Giao thông Vận tải.- Bài giảng Thẩm định dự án đầu tư, khoa kinh tế - Đại học Quốc gia 2007.

Bài viết này đề cập tới một số vấn đề xoay quanh việc thẩm định vốn lưu động và nguồn tài trợ

vốn lưu động cho dự án đầu tư.

Tổng mức đầu tư của dự án bao hàm chi phí đầu tư hình thành tài sản cố định và Vốn lưu động ban đầu cần để duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh ngay từ khi đưa công trình vào khai thác sử dụng. Do vậy việc thẩm định vốn lưu động, nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động của dự án là rất quan trọng, nó là điều kiện, là nguồn lực để dự án của doanh nghiệp đi vào vận hành, sản xuất kinh doanh theo phương án tài chính đã lựa chọn.

Tại điểm e Điều 4 Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí xây dựng công trình có xác định khoản mục vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử nằm trong tổng mức đầu tư. Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình xác định vốn lưu động ban đầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh,

chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm được thu hồi (chi phí sản xuất thử) trong tổng mức đầu tư, nhưng trong Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ lại không quy định rõ nội dung vốn lưu động ban đầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, Chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm được thu hồi trong tổng mức đầu tư (trong dự thảo Thông tư hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng của Bộ Xây dựng ngày 03/4/2015 vẫn giữ nguyên nội dung trên tại Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng). Mặt khác khi thực hiện quyết toán công trình, vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử chỉ được tính vào giá trị tài sản cố định phần chi phí chạy thử không được thu hồi (hay nói cách khác là chênh lệch giữa chi phí sản xuất thử và giá trị thu hồi). Phần giá trị thu hồi được hạch toán sang vốn lưu động để bàn giao cùng với tài sản cố định cho doanh nghiệp khai thác sử dụng tài sản.

Thẩm định vốn lưu độngtrong tổng mức đầu tư dự án vay vốn vDB

Một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất không đảm bảo công suất thiết kế, kết quả kinh doanh thua lỗ, dẫn đến phá sản, giải thể, không trả được nợ cho ngân hàng, là do hoạch định nguồn tài trợ trung - dài hạn và nguồn vốn lưu động không đầy đủ, thể hiện qua tình trạng mới đi vào sản xuất kinh doanh đã thiếu vốn, mất tính thanh khoản.

� Đỗ MạNH Tú Chi nhánh VDB Bắc giang

24 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 27: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Trong Phụ lục 05.4 hướng dẫn thẩm định dự án đầu tư của Sổ tay nghiệp vụ tín dụng đầu tư ban hành kèm theo Quyết định số 653/QĐ-NHPT ngày 22/9/2008 của Tổng Giám đốc VDB đã hướng dẫn đầy đủ phương pháp thẩm định các nội dung liên quan đến dự án đầu tư.

Trên cơ sở thẩm định các nội dung trên để nhận xét kiến nghị phương án giải quyết đối với dự án. Nhưng hướng dẫn thẩm định tổng mức đầu tư tại Sổ tay tín dụng đầu tư lại chỉ tính vào chi phí khác phần vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử đối với dự án xây dựng nhằm mục đích kinh doanh và đưa riêng vốn lưu động thành một khoản mục trong tổng mức đầu tư. Ở đây nảy sinh 2 vấn đề cần làm rõ: (i) Vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử đối với dự án xây dựng nhằm mục đích kinh doanh có phải là chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm được thu hồi? (ii) Vốn lưu động có được hiểu là vốn lưu động ban đầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh theo Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng hay không.

Theo quy định hiện hành: (i) Vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử là toàn bộ chi phí để sản xuất ra sản phẩm trong thời gian kể từ khi bắt đầu sản xuất thử đến khi sản xuất ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn thiết kế, đủ điều kiện bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng. (ii) Vốn lưu động ban đầu được xác định trên cơ sở phương án sản xuất kinh doanh năm đầu tiên của dự án. Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tài sản cố định còn phải có các tài sản lưu động, tuỳ theo loại hình doanh nghiệp mà cơ cấu của tài sản lưu động khác nhau. Tuy

nhiên, đối với doanh nghiệp sản xuất tài sản lưu động được cấu thành bởi hai bộ phận là tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu thông. Tài sản lưu động sản xuất bao gồm những tài sản ở khâu dự trữ sản xuất như nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu... và tài sản ở khâu sản xuất như bán thành phẩm, sản phẩm dở dang, chi phí chờ phân bổ... Tài sản lưu thông của doanh nghiệp bao gồm sản phẩm hàng hóa chưa được tiêu thụ (hàng tồn kho), vốn bằng tiền và các khoản phải thu. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng tài sản lưu động nhất định. Do vậy, để hình thành nên tài sản lưu động, doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn đầu tư vào loại tài sản này, số vốn đó được gọi là vốn lưu động. (iii) Chi phí sản xuất thử là chi phí bỏ ra để sản xuất thử trừ đi giá trị thu hồi của sản phẩm sản xuất thử.

Do vậy, trong Sổ tay tín dụng xác định vốn lưu động cho sản xuất thử là không chuẩn xác. Để tuân thủ quy định của Luật Xây dựng, các văn bản hướng dẫn của Chính phủ, các bộ ngành về việc thực hiện Luật Xây dựng, Sổ tay nghiệp vụ tín dụng đầu tư cần phải điều chỉnh 2 khoản mục: Vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử và vốn lưu động trong tổng mức đầu tư thành chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao, trừ giá trị sản phẩm được thu hồi và vốn lưu động ban đầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh. Đây cũng là cơ sở để các chi nhánh VDB hiểu đúng và thẩm định tính đầy đủ của các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư xây dựng công trình.

Việc xác định không đầy đủ các khoản mục chi phí và nguồn vốn

tài trợ cho vốn lưu động ban đầu của dự án đầu tư vay vốn VDB, sẽ nảy sinh nhiều vấn đề trong quá trình quản lý và thu hồi nợ như: vốn lưu động thiếu không đủ đảm bảo cho dự án vận hành thường xuyên theo thiết kế hoặc ngược lại gây lãng phí trong sản xuất kinh doanh, các chỉ tiêu hiệu quả của dự án không đồng hành với các chỉ tiêu chung theo ngành, việc chuẩn bị nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu vốn lưu động bị động, ảnh hưởng trực tiếp đến phương án trả nợ của dự án. Mặt khác theo quy định hiện hành của Chính phủ, VDB cho vay tối đa 70% tổng mức đầu tư của dự án (không bao gồm vốn lưu động) và Chủ đầu tư có vốn chủ sở hữu tham gia dự án tối thiểu 20% và phải bảo đảm đủ nguồn vốn để thực hiện dự án, các điều kiện tài chính cụ thể của phần vốn đầu tư ngoài phần vốn vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.

Để đáp ứng điều kiện vay vốn tín dụng đầu tư phát triển, nhiều chủ đầu tư đã tính toán không đầy đủ tổng mức đầu tư, nhất là tính thiếu vốn lưu động ban đầu cho sản xuất kinh doanh để giảm áp lực về vốn chủ sở hữu tham gia dự án. Do vậy trong quá trình thẩm định, đặc biệt là thẩm định vốn lưu động ban đầu cần phải xem xét kỹ lưỡng và phải tính toán đầy đủ, hợp lý và cần thiết phải so sánh với các dự án tương tự nhằm loại trừ được càng nhiều yếu tố rủi ro thì khả năng bảo đảm cho dự án vận hành càng có hiệu quả. Xin trao đổi một số nội dung liên quan đến thẩm định vốn lưu động trong tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn lưu động của dự án như sau:

về vốn lưu động trong tổng mức vốn đầu tư

Trên cơ sở dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh để xác định nhu cầu và khả năng đáp ứng nguồn vốn cho đầu tư

25Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 28: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

và nguồn vốn lưu động, chúng ta xem xét kỹ các nội dung sau:

(i) Rà soát lại dự toán chi phí sản xuất thử: Trên cơ sở công suất máy móc thiết bị, thời gian dự kiến sản xuất thử để thẩm định nhu cầu nguyên vật liệu, công cụ lao động, điện, nước, nhân công… và dự kiến giá bán sản phẩm, khả năng thu hồi, lỗ, lãi trong quá trình sản xuất thử. Nếu chênh lệch giữa khả năng thu hồi và chi phí bỏ ra (âm), phần chênh lệch này sẽ được phân bổ vào tài sản cố định, nếu (dương) thì toàn bộ giá trị thu hồi được chuyển sang vốn lưu động của dự án.

(ii) Xem xét kỹ định mức các loại vốn thuộc vốn lưu động: Vốn bằng tiền bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. Do tính chất tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định, nhưng lượng tiền đó là bao nhiêu là đủ thì doanh nghiệp lại phải tính toán các loại định mức này, nhằm đảm bảo cho sản xuất kinh doanh và tiết kiệm tối đa chi phí. Các khoản phải thu: Chủ yếu là các khoản

phải thu từ khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp phát sinh trong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau (ở đây liên quan đến dự kiến chính sách bán hàng như số tiền và thời gian cho nợ tối đa đối với 01 khách hàng); vốn vật tư, hàng hóa; nguyên liệu, vật liệu, công cụ và dụng cụ; sản phẩm dở dang; thành phẩm. Đây là nhóm vốn lưu động quan trọng nhất để bảo đảm cho doanh nghiệp vận hành sản xuất kinh doanh được liên tục.

về nguồn vốn lưu động ban đầu

Do vốn lưu động của dự án là tài sản lưu động dự trữ cần thiết đảm bảo cho dự án sản xuất kinh doanh thường xuyên trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh, bao hàm cả khâu sản xuất và lưu thông nên vốn lưu động dự kiến thường lớn hơn vốn lưu động cho sản xuất thử và tổng vốn lưu động trong tổng mức đầu tư chỉ bao hàm: Chi phí cho quá trình chạy thử không tải và có tải theo quy trình công nghệ trước khi bàn giao trừ giá trị sản phẩm được thu hồi và vốn lưu động ban đầu. Nguồn vốn này có thể do Nhà nước cấp, do xã viên, cổ đông đóng góp hoặc do chủ doanh

nghiệp tự bỏ ra. Nguồn vốn tự bổ sung (là nguồn vốn doanh nghiệp tự bổ sung) chủ yếu một phần lấy từ lợi nhuận để lại; nguồn vốn liên doanh, liên kết; nguồn vốn huy động thông qua phát hành cổ phiếu; nguồn vốn đi vay.

Thẩm định nguồn vốn lưu động của dự án là việc xem xét nguồn tài trợ cho vốn lưu động của dự án được chủ đầu tư dự tính và chuẩn bị như thế nào, lấy từ đâu ra, vốn chủ sở hữu, vốn vay hay nguồn huy động khác. Nếu là (i) Vốn chủ sở hữu: xác định rõ nguồn bổ sung từ ngân sách, nguồn đóng góp hay phát hành cổ phiếu, lợi nhuận… (ii) Vốn vay: phải xác định tổ chức tín dụng cho vay, các điều kiện cho vay, lãi suất cho vay, tài sản bảo đảm, khả năng đáp ứng các điều kiện này của chủ đầu tư; (iii) Nguồn vốn huy động khác: Tổ chức tài trợ, các điều kiện tài trợ, lãi suất tài trợ (nếu có), tài sản bảo đảm, khả năng đáp ứng các điều kiện này của chủ đầu tư.

Với những nội dung trao đổi nêu trên, bài viết mong muốn đóng góp vào việc hoàn thiện quy chế, Sổ tay nghiệp vụ tín dụng đầu tư, góp phần nâng cao chất lượng thẩm định dự án và hạn chế tối đa rủi ro tín dụng đầu tư tại VDB.

Thép tấm xuất khẩuẢnh: Ma Linh

26 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 29: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Kinh nghiệm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng của một số nước trên thế giới như: Thái Lan,

Malaysia và Hàn Quốc đã cho chúng ta thấy hiệu quả của chính sách này khi được thực hiện ở những giai đoạn phù hợp và có những bước đi cụ thể, chắc chắn.

tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở thái Lan

Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã khiến hệ thống ngân hàng của Thái Lan chao đảo, buộc phải tái cấu trúc để vượt qua khủng hoảng và hoạt động ổn định hơn. Để chống đỡ với sự yếu kém của ngành ngân hàng, Chính phủ Thái Lan đã áp dụng một số biện pháp cải cách sau:

Thứ nhất, chiến lược của Thái Lan là đóng cửa một số định chế

tài chính không còn khả năng tiếp tục hoạt động. Lý do đưa ra quyết định này xuất phát từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 (nguyên nhân do không quản lý được nguồn vốn lớn từ nước ngoài vào Thái Lan). Tại thời điểm này Thái Lan đã tổ chức bán đấu giá tài sản của 58 công ty tài chính bị đóng cửa và thu được gần 200 tỷ Bath, (toàn bộ việc đấu giá này do Ủy ban cơ cấu lại tài chính của Thái Lan đảm nhiệm). Song song đó, chiến lược sáp nhập, hợp nhất các định chế tài chính cũng được tiến hành và kết quả là Bank Thai ra đời (do sự hợp nhất của 13 công ty tài chính và Unionbank), Ngân hàng First Bangkok city hợp nhất với Krung Thaibank và được tái cấp vốn 200 tỷ Bath. Còn lại Bangkokbank được bán lại hoàn toàn cho công ty quản lý tài sản.

Thứ hai, để tái cấp vốn cho các định chế tài chính có thể duy trì hoạt động, Thái Lan đã lên một chương trình hỗ trợ vốn do Bộ Tài chính Thái Lan đảm trách: (i) Thành lập các công ty quản lý tài sản; (ii) Đóng cửa các định chế tài chính yếu kém; (iii) Củng cố và tái cấp vốn những tổ chức tài chính có khả năng duy trì hoạt động, Thái Lan đã có chương trình tái cấp vốn cho các định chế tài chính này. Thực hiện việc củng cố bằng cách ban hành những quy định mới về phân chia chất lượng các khoản tín dụng. Ngày 14/8/1998, Thái Lan đã ban hành một loạt biện pháp nhằm tăng cường các định chế này: Công bố cơ hội cho các định chế này được phép sử dụng quỹ công vào việc tái cấp vốn dưới một số điều kiện đặc

biệt; khuyến khích các ngân hàng tái cơ cấu lại các khoản cho vay của mình mà tăng các khoản tín dụng mới cho khu vực tư nhân; thiết lập cơ sở pháp lý cho việc thành lập các công ty xử lý tài sản xấu; (iv) Thông báo một cách rõ ràng các biện pháp xử lý những ngân hàng, tổ chức tài chính đã bị kiểm soát đặc biệt.

Thứ ba, đối với việc xử lý các khoản nợ xấu, chiến lược của Thái Lan là phân loại các khoản nợ không hoạt động và tách chúng ra khỏi bảng cân đối tài sản của các ngân hàng thương mại (NHTM), sau đó mang ra bán đấu giá. Để làm được điều này, Thái Lan đã thành lập Ủy ban tái cơ cấu khu vực tài chính và Công ty quản lý tài sản vào tháng 10/1997.

Thứ tư, bên cạnh đó Thái Lan cũng đã đưa ra một khung pháp lý thuận lợi cho công cuộc tái cơ cấu này như Luật Phá sản được thông qua, thành lập Tòa án chuyên giải quyết các vụ phá sản.

Kết quả là hệ thông ngân hàng của Thái Lan đã được tái cấu trúc mặc dù chỉ có 2 NHTM đóng cửa, sáp nhập, 56 công ty tài chính bị đóng cửa, 13 công ty khác và 5 ngân hàng được sáp nhập. Các ngân hàng còn lại đều đã tăng được đủ số vốn quy định sau 12 tháng, tuy nhiên, quá trình tăng vốn vẫn tiếp tục sau đó để đạt được tiêu chuẩn về phân loại nợ và trích lập dự phòng theo chuẩn quốc tế vào năm 2000.

Các ngân hàng quốc doanh sau đó được cổ phần hóa với sự

Tái cấu trúc hệ thống ngân hàngmột số quốc gia

và kinh nghiệm đối với việt nam

Sự phát triển của bất cứ hệ thống ngân hàng nào không tránh khỏi những khó khăn, khủng hoảng. Đó chính là dấu hiệu cho thấy sự phát triển của hệ thống ngân hàng và các cơ chế chính sách không còn phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế và đã đến thời điểm cần thực hiện những cải cách, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

� THs.Hồ THaNH XuâNBảo hiểm Tiền gửi Việt Nam

27Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 30: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

hỗ trợ của các ngân hàng đầu tư của nước ngoài. Chính phủ đã tập trung đảm bảo quá trình chuyển đổi này được diễn ra minh bạch. Tại một số ngân hàng thương mại cổ phần trong nước, tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đã vượt quá 50%.

tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở malaysia

Malaysia là một trong những nước trong khu vực có công cuộc cải tổ các NHTM Nhà nước mạnh mẽ và khá thành công. Malaysia đã chứng minh được việc xử lý các khoản nợ tồn đọng có hiệu quả bằng việc thành lập công ty nhà nước Danahatar làm nhiệm vụ mua, bán, quản lý và xử lý nợ với số vốn ban đầu là 10 tỷ Ringit (RM). Để thực hiện được nhiệm vụ của mình, Công ty này có quyền hạn đặc biệt là chỉ định kiểm soát đặc biệt hoặc quản lý toàn bộ hoạt động của những công ty Danahatar thấy cần thiết. Trong vòng 12 tháng chịu sự kiểm soát đặc biệt đó, người được chỉ định sẽ nắm bắt tình hình thực tế của công ty, sau đó đề xuất một số phương án thích hợp nhất để cải tổ công ty này. Nếu bản đề án được Công ty Danahatar và các cổ đông chính đồng ý sẽ được thi hành. Ngày 30/6/1999, Danahatar đã mua hơn 2.000 khoản cho vay không hoạt động với tổng giá trị đạt hơn 30 tỷ RM.

Nhiệm vụ của Danahatar là quản lý những khoản tài sản có vấn đề từ các ngân hàng, các công ty tài chính để các định chế này nhanh chóng khôi phục lại hoạt động cho vay. Quyền lực của Công ty Danahatar là thu hồi bắt buộc những khoản nợ có vấn đề ở các ngân hàng thông qua việc kiểm soát. Tài sản là những khoản cho vay này được phép chuyển từ Ngân hàng sang Danahatar mà không cần

được sự đồng ý của người vay. Danahatar có quyền chỉ định người vào kiểm soát và quản lý hoạt động của công ty đang nợ các khoản không thanh toán này trong một thời gian có hạn định cho đến khi có phương án giải quyết.

Đối với việc tái cấp vốn cho các ngân hàng có khả năng duy trì hoạt động, Malaysia thành lập Ban tái cấp vốn Danamodal Nasional Berhad (Danamodal). Ban này có nhiệm vụ thực hiện việc xem xét những định chế nào có khả năng duy trì hoạt động và tái cấp vốn cho định chế đó từ nguồn vốn ngân sách. Hoạt động của Danamodal tập trung vào những phạm vi, như: Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia giải quyết vấn đề trong khung chiến lược phát triển của Chính phủ; hỗ trợ cho công ty Danahatar và các cơ quan khác của Chính phủ thực hiện chiến lược phát triển khôi phục và phát triển kinh tế; hoạt động dựa trên nguyên tắc và định hướng thị trường.

Các biện pháp mà Danamodal áp dụng chủ yếu là khuyến khích việc sáp nhập và hợp nhất với mục tiêu xây dựng hệ thống tài chính nước này đáp ứng được nhu cầu phục hồi và phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, tuy nhiên, đây là một việc làm rất khó bởi thực tế các ngân hàng không muốn ủng hộ biện pháp này. Vấn đề quan trọng có thể coi là thành công của Malaysia là sát hạch các ngân hàng để sàng lọc những ngân hàng yếu, những ngân hàng không đủ khả năng duy trì hoạt động, từ đó lên kế hoạch tái cấp vốn. Để nhận được sự trợ giúp tài chính từ Danamodal, các ngân hàng sẽ phải:

- Lập một kế hoạch tái cấp vốn với nhiều biện pháp khác nhau và kế hoạch giải quyết các khoản nợ không hoạt động;

- Lập các báo cáo tháng và đệ trình cho Danamodal;

- Có những kế hoạch và biện pháp cụ thể để đạt được mục tiêu, đồng thời với những biện pháp khắc phục khi không đạt mục tiêu.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc tái cơ cấu các NHTM, Danamodal đã thuê tư vấn quốc tế tư vấn trong việc tái cấp vốn cho các ngân hàng. Mặc dù chi phí thuê rất cao nhưng vì sự thành công của công cuộc tái cơ cấu lại, Malaysia đã quyết tâm và quan trọng là họ đã chọn được những nhà tư vấn giỏi.

Có thể nói trong công cuộc cơ cấu lại các NHTM Nhà nước Malaysia tập trung trách nhiệm cũng như sự phối hợp hiệu quả của các tổ chức là Công ty quản lý tài sản (Danahatar), Ủy ban tái cấp vốn cho các ngân hàng, Công ty tài chính (Danamodal) và Ủy ban Tái cơ cấu nợ công ty (Corporate Debt Restructuring Committee). Tuy nhiên, NHTW Malaysia vẫn đảm nhiệm vai trò xây dựng kế hoạch tái cơ cấu toàn bộ hệ thống tài chính nước nhà.

tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ở hàn Quốc

Cuộc khủng hoảng tài chính - ngân hàng Hàn Quốc có nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ việc đầu tư tràn lan và vay nợ quá mức của các tập đoàn kinh tế cũng như quy định an toàn hoạt động ngân hàng lỏng lẻo, quản trị rủi ro yếu kém và thiếu sự minh bạch trong công tác tài chính của hệ thống các tổ chức tín dụng và bùng phát từ cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997. Vì vậy, để ngăn chặn khủng hoảng, Chính phủ Hàn Quốc đã thực hiện một kế hoạch kinh tế tổng thể: tập trung ổn định kinh tế vĩ mô và tái cấu trúc hệ thông ngân hàng, doanh nghiệp và thị trường lao động trong đó

28 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 31: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của Hàn Quốc ở giai đoạn này.

Chính phủ Hàn Quốc đã xây dựng một lộ trình thứ tự các bước thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng như sau:

Tiến hành rà soát và phân loại ngân hàng:

Một trong những việc làm đầu tiên của Chính phủ Hàn Quốc là tiến hành áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để đánh giá tình hình tài chính, các khoản nợ xấu và tiến hành phân loại ngân hàng thành 3 nhóm làm cơ sở cho quá trình hợp nhất và sáp nhập, bao gồm: (i) Nhóm các ngân hàng dẫn đầu (nhóm các ngân hàng lớn); (ii) Nhóm các ngân hàng trung bình (chủ yếu tập trung vào các hoạt động bán lẻ); (iii) Nhóm các ngân hàng nhỏ phục vụ cho các vùng địa phương đặc biệt.

Mục tiêu chính của việc phân loại này là nhằm: Tạo ra các ngân hàng lớn sau khi hợp nhất và sáp nhập có đủ năng lực về tài chính để có thể cạnh tranh hiệu quả đối với các ngân hàng nước ngoài, cũng như nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng này; Thu hẹp phạm vi hoạt động của các ngân hàng có quy

mô vừa, tập trung vào phát triển các hoạt động kinh doanh chính; các ngân hàng nhỏ nhưng hoạt động an toàn và hiệu quả, chỉ để phục vụ cho các vùng địa phương đặc biệt.

Giải quyết nợ xấu ngân hàng

Sau khi tiến hành đánh giá và phân loại nợ xấu, để có thể giải quyết được các khoản nợ xấu của các ngân hàng, Chính phủ Hàn Quốc đã thành lập các Công ty quản lý nợ xấu Hàn Quốc (viết tắt là KAMCO) để mua lại các khoản nợ xấu từ các TCTD có kế hoạch sáp nhập và hợp nhất. Trong năm 1997, Chính phủ Hàn Quốc đã cấp 64 nghìn Won, tương đương 15% GDP, để thực hiện tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, trong đó 31,5 nghìn tỷ Won (chiếm 49,2%) được dành cho mua các khoản nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Tính đến cuối tháng 3/1999, KAMCO đã bỏ ra 20 nghìn Won để mua các khoản nợ xấu trị giá 44 nghìn tỷ Won của các ngân hàng.

Hợp nhất, sáp nhập và mở rộng hình thức sở hữu

Sau khi đánh giá thực hiện mức vốn thực có của các NHTM (sau khi tiến hành bù đắp các khoản thiệt hại về nợ xấu và dự phòng), Chính phủ Hàn Quốc đã tiến hành các bước đi mạnh

mẽ để khuyến khích trên cơ sở tự nguyện hoặc buộc các NHTM sáp nhập lại với nhau, hoặc tăng vốn để đảm bảo mức vốn tối thiểu an toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng, thậm chí rút giấy phép cũng như buộc phải tuyên bố phá sản. Tháng 7/1998, Chính phủ Hàn Quốc đã buộc 5 ngân hàng đóng cửa do có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu dưới 8% và yêu cầu các ngân hàng này phải hợp nhất và sáp nhập lại với nhau để đảm bảo đạt được mức an toàn vốn tối thiểu; buộc 7 ngân hàng yếu kém khác phải đưa ra lộ trình thực hiện tái cơ cấu dưới sự giám sát của NHTW và Ủy ban giám sát tài chính (FSC) như tăng vốn, thay đổi ban điều hành ngân hàng và giảm bớt quy mô và phạm vi hoạt động. Bên cạnh đó, Chính phủ Hàn Quốc cũng khuyến khích các NHTM sáp nhập và hợp nhất lại với nhau để trở thành các ngân hàng hàng đầu có khả năng cạnh tranh hiệu quả với các ngân hàng nước ngoài. Cụ thể, vào cuối tháng 11/2001, hai ngân hàng lớn của Hàn Quốc là Kookmin Bank và Housing & Commercial Bank đã tự nguyện sáp nhập với nhau trở thành ngân hàng lớn nhất Hàn Quốc. Đến cuối năm 2005, quá trình tái cơ cấu đã đưa tổng số ngân hàng ở Hàn Quốc từ 33 ngân hàng vào năm 1997 xuống còn 19 ngân hàng.

Nguồn: Internet

29Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 32: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Nâng cao chất lượng thanh tra, giám sát và an toàn hoạt động ngân hàng

Song song với hoạt động mua bán, sáp nhập các TCTD, Chính phủ Hàn Quốc còn tập trung vào nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng cũng như ban hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan an toàn hoạt động ngân hàng cũng được điều chỉnh, sửa đổi để đảm bảo hệ thống ngân hàng hoạt động ổn định và an toàn trong tương lai.

Tăng cường sự tham gia của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi vào tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thông qua một nền tảng pháp lý minh bạch

Luật Bảo vệ người gửi tiền ban hành năm 1995 là tiền đề cho việc thành lập Công ty Bảo hiểm tiền gửi (KDIC), quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi tại Hàn Quốc. Luật Bảo vệ người gửi tiền quy định rõ mục tiêu hoạt động của KDIC là bảo vệ tiền gửi của người gửi tiền và duy trì ổn định tài chính tại Hàn Quốc, với các chức năng chính gồm: (i) Quản lý quỹ Bảo hiểm tiền gửi; (ii) Giám sát rủi ro; (iii) Xử lý đổ vỡ; (iv) Thu hồi nợ; và (v) Điều tra. Cơ sở pháp lý đầy đủ và ổn định, tương xứng với luật điều chỉnh các lĩnh vực khác trong hoạt động tài chính đã giúp cho KDIC có vị thế độc lập tương đối và chủ động trong phối hợp với các cơ quan khác trong mạng an toàn tài chính để xử lý đổ vỡ ngân hàng và khủng hoảng tài chính một cách hiệu quả, góp phần khôi phục ổn định hệ thống tài chính ngân hàng và ổn định kinh tế vĩ mô tại Hàn Quốc. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Công ty bảo hiểm tiền gửi

Hàn Quốc (KDIC) đã tích cực tham gia vào quá trình tái cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng. KDIC đã cung cấp hỗ trợ tài chính cho 517 tổ chức tài chính bị mất khả năng thanh toán với số tiền lên tới 110,9 nghìn tỷ Won. Trong quy trình xử lý, KDIC đã giảm thiểu rủi ro đạo đức bằng cách áp dụng nguyên tắc chi phí tối thiểu, nguyên tắc chia sẻ thiệt hại. KDIC cũng đã thực hiện điều tra và truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với cá nhân, tổ chức gây ra đổ vỡ tại các tổ chức tài chính. Nhờ đó, công tác quản trị doanh nghiệp tại các tổ chức tài chính đã được cải thiện rõ rệt, hệ thống tài chính ngân hàng khôi phục và hoạt động ổn định, hiệu quả hơn.

bài học kinh nghiệm cho việt nam

Quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng ở mỗi quốc gia đều có những điểm đặc thù, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng không giống với bất kỳ quốc gia nào, song cũng có những nét tương đồng với các nước như Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc. Đây là những nước châu Á có nhiều ngân hàng nhỏ, phân tán, thiếu những ngân hàng lớn làm trụ cột. Như vậy, lộ trình tái cơ cấu của Việt Nam có thể học hỏi những kinh nghiệm thành công của những nước trên, cụ thể như:

- Tiến hành đồng bộ, không chỉ các ngân hàng yếu kém mà các ngân hàng tốt cũng phải tái cơ cấu;

- Cần giảm thiểu rủi ro đạo đức khi giải quyết các ngân hàng có vấn đề, quyền lợi và trách nhiệm của cổ đông, người lao động và người quản lý cần được xem xét và điều chỉnh công bằng;

- Tăng cường hơn nữa quản trị ngân hàng, giảm rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản;

- Tiếp tục sát nhập, khuyến khích các ngân hàng tự nguyện sát nhập;

- Cần xây dựng tập trung và có hệ thống đối với quy định của pháp luật về hoạt động mua lại và sáp nhập NHTM. Các quy định về mua lại và sáp nhập ngân hàng cần phải phù hợp, đáp ứng các điều kiện về kiểm soát cạnh tranh không lành mạnh về thị phần, thị trường liên quan để tránh việc độc quyền, hạn chế cạnh tranh trên thị trường ngân hàng

- Cần sớm xử lý nợ xấu một cách hiệu quả. Một trong những công cụ của nhà nước để xử lý nợ xấu là công ty mua bán nợ VAMC. Để công cụ này hoạt động hiệu quả, VAMC cần có một bộ luật riêng về xử lý nợ xấu.

- Tăng cường phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiểm soát có hiệu quả lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh phục hồi tăng trưởng.

Hệ thống ngân hàng đang trong giai đoạn chuyển mình, từng bước tái cơ cấu. Đây là một giai đoạn chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam, vì vậy chúng ta cần học hỏi có chọn lọc những kinh nghiệm quý báu của các nước đi trước. Mặt khác, trong quá trình tái cơ cấu cần đảm bảo nguyên tắc thận trọng, làm đâu chắc đó, đảm bảo sự ổn định của hệ thống ngân hàng và tận dụng nguồn lực của nền kinh tế.

Tài liệu THaM kHảo:Sammeer Goyal, Tái cấu trúc ngân hàng có

vấn đề: các bài học từ kinh nghiệm toàn cầu, Ngân hàng thế giới, tháng 12 năm 2011.

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng

http://www.thanhnien.com.vn

30 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 33: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Hơn nữa, kinh doanh tiền tệ là loại hình kinh doanh đặc biệt, có liên quan đến hầu hết các

lĩnh vực khác trong nền kinh tế. Vì vậy, việc kiểm toán Báo cáo tài chính (BCTC) đối với NHTM ngoài những nét chung nhất của Kiểm toán BCTC trong doanh nghiệp thông thường còn có những điểm rất khác biệt cần quan tâm nghiên cứu.

Kế toán là công cụ quan trọng để quản lý nền kinh tế vì nó có tác dụng to lớn trong việc kiểm tra thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, việc sử dụng vốn tiền tệ, bảo vệ an toàn tài sản, củng cố và tăng cường chế độ hạch toán kinh tế.

Thông qua các hoạt động của mình, kế toán ngân hàng (NH) giúp cho các giao dịch trong nền kinh tế được tiến hành một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời hơn. Những số liệu so kế toán NH cung cấp là những chỉ tiêu thông tin kinh tế quan trọng giúp cho việc chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của NH cũng như làm căn cứ cho việc hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và chỉ đạo toàn bộ hoạt động của nền kinh tế, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH nói riêng và của nền kinh tế nói chung.

Công việc kế toán trong các NHTM rất phức tạp. Cách hạch toán có nhiều điểm khác với các doanh nghiệp. Trong quá trình thực thi kế toán NH vẫn có những sai phạm trong quá trình hạch toán các giao dịch phát sinh.

Vậy thực tế hiện nay có những hành vi gian lận, sai sót phổ biến nào trong kế toán tại các NHTM và tác động của chúng tới thông tin kế toán tài chính.

1. các sai sót trong kế toán nghiệp vụ huy động vốn

Nguồn vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Các NHTM nhận vốn từ những người gửi tiền, các chủ thể cho vay để phục vụ cho nhu cầu kinh doanh của mình nên nguồn vốn này được xem như một khoản nợ của NH.

Hoạt động huy động vốn có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NH, góp phần mang lại nguồn vốn thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác.

Các sai sót thường xảy ra trong kế toán nghiệp vụ này bao gồm:

Phân loại nhầm các sản phẩm tiết kiệm;

Hạch toán sai ngày gửi, ngày đến hạn;

Không chấm đối chiếu lãi dự trả;

Áp dụng sai mức lãi suất.

2. các sai sót trong kế toán nghiệp vụ tín dụng

Cấp tín dụng là sản phẩm chủ yếu của các NHTM tại Việt Nam. Dư nợ cho vay thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản có của NH. Thu nhập từ vay cũng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu nhập. Vì vậy, đây là hoạt động rất quan trọng với NH. Các sai sót thường gặp: Nhầm lẫn giữa các hình thức cấp tín dụng: Ví dụ: cầm cố - thế chấp - chiết khấu. Hạch toán sai: ngày giải ngân,

Dấu hiệu gian lận và sai sót chủ yếu về kế toántrOng hOẠt đỘng

ngân hàng thưƠng mẠi � THs. NguyễN THị THái aN , THs. VươNg THị BạCH TuyếT (*)

ngân hàng thương mại (nHTM) là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, có những đặc thù riêng trong hoạt động kinh tế - tài chính. Cũng giống như các doanh nghiệp phi tài chính, các nHTM luôn phải đối đầu với những thách thức của thị trường cạnh tranh và đầy biến động.

Nguồn: Internet

31Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 34: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

ngày đáo hạn, sai số tiền. Hạch toán nhầm mục đích vay vốn, lãi suất. Chuyển nhóm nợ không chính xác, kịp thời. Không hạch toán ngoại bảng tài sản đảm bảo. Hạch toán nhầm loại tài sản đảm bảo, nhầm giá trị tài sản đảm bảo. Không xuất toán tài sản đảm bảo khi khách hàng tất toán khoản vay. Hạch toán nhầm tài khoản khi trích dự phòng/hoàn nhập dự phòng. Không tất toán lãi dự thu khi Nợ gốc chuyển sang nhóm 2 trở lên. Không chấm đối chiếu lãi dự thu.

Nhiều nơi, cán bộ tín dụng, kế toán, thủ kho bỏ qua quy trình nghiệp vụ hàng tháng không đối soát, “chấm” số liệu ngoại bảng giữa số liệu sổ sách và tài sản thực tế nên xảy ra tình trạng khi thủ kho đã xuất tài sản đảm bảo nhưng cán bộ tín dụng không theo dõi nhập xuất nên trên cân đối ngoại bảng vẫn hiển thị số dư tài sản đảm bảo. Nếu để tình trạng này thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho NH, nhất là đối với các NH triển khai dịch vụ mở một giao dịch ở nhiều nơi.

Các sai sót trong nghiệp vụ kế toán giao dịch tại quầy giao dịch:

a, Hồ sơ mở tài khoản khách hàng:

- Không lưu đầy đủ hồ sơ pháp lí khách hàng (cá nhân, pháp nhân...)

- Hồ sơ pháp lí khách hàng không hợp lệ: Bản sao không công chứng, chứng minh thư hết hạn, không có giấy ủy quyền bằng văn bản…

- Form mở tài khoản không hợp lệ:

- Điền thiếu các thông tin cần thiết: loại tiền, loài tài khoản, hình thức giao dịch…

- Thiếu dấu, chữ kí khách hàng...

- Thiếu phê duyệt của lãnh đạo NH.

- Phần bỏ trống không gạch chéo.

- Không cập nhật thông tin khách hàng khi có những thay đổi trọng yếu.

b, Hệ thống sổ sách ghi chép:

- Hệ thống sổ sách không đầy đủ: sổ theo dõi ấn chỉ trắng, sổ quỹ tiền mặt, sổ theo dõi tài sản đảm bảo…

- Sổ sách được đóng và ghi chép không đúng qui cách: bìa sổ, đánh thứ tự trang, dấu giáp lai từng trang, các chữ ký, dấu theo quy định.

3. các gian lận chủ yếu về kế toán trong các nhtm

Các gian lận trong BCTC không quá khó để thực hiện vì các chuẩn mực kế toán khá linh hoạt, cho phép áp dụng nhiều phương pháp kế toán, nhiều nghiệp vụ mang tính đánh giá chủ quan của nhà quản lý. Các mánh khóe gian lận cũng không dễ bị phát hiện, vì đó là gian lận các con số và không có sự mất mát tài sản hữu hình. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, khó có thể đánh giá cách hạch toán đó là đúng hay sai.

Đối với các ngành nghề khác nhau thì các hình thức gian lận báo cáo tài chính thường gặp cũng khác nhau.

Về khoản trích lập dự phòng: Không lập hoặc lập dự phòng không đủ cho các khoản rủi ro tín dụng, đầu tư chứng khoán, đặc biệt là chứng khoán trên thị trường tự do và những khoản đầu tư dài hạn vào các công ty.

Một yếu tố ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của các NH Thương mại

chính là cách thức mà các NHTM trích dự phòng. Với việc nhiều NHTM giảm trích lập dự phòng hoặc trích lập dự phòng chưa đầy đủ, thì mức lợi nhuận mà các NHTM ghi nhận có được sẽ ở mức cao hơn nhiều so với mức lợi nhuận nếu trích lập đầy đủ. Chưa kể, nhiều NH báo lãi cao nhưng nếu trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ thì gần như lợi nhuận không còn.

Về dự phòng rủi ro tín dụng: Theo nguyên tắc, khi một khoản nợ trễ hẹn 90 ngày đáo hạn nợ thì sẽ được chuyển sang thành khoản nợ xấu. NH sẽ phải trích lập khoản dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu này. Trên thực tế, các NH luôn né tránh việc đó, thậm chí còn dùng các thủ thuật để che lấp các khoản nợ này. Bên cạnh đó, các khoản dự phòng này không chỉ trích lập khi khoản nợ có thể mất trắng mà ngay từ khi duyệt quyết định cho vay các khoản vay lớn, NH cũng phải trích lập các khoản dự phòng này. Theo quy định của NHNN, với mỗi khoản huy động, ví dụ 10 đồng, các NHNN phải dành 3% cho dự trữ bắt buộc, 10% dự trữ thanh khoản. Ngoài ra, khi bắt đầu cho vay, NH còn phải trích 0,75% cho dự phòng chung (dành cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ). Khoản trích lập dự phòng “nặng” nhất khi ứng với mức độ rủi ro từng món nợ, NH phải trích lập dự phòng tăng dần. Cụ thể, nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) không cần trích lập; nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) 5%; nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn) 20%; nhóm 4 (nghi ngờ) 50%; nhóm 5 (có nguy cơ mất vốn) 100%.

Về dự phòng tổn thất các khoản đầu tư: Có những khoản đầu tư mà NH tham gia góp vốn, mua cổ phần, dù DN được đầu tư làm ăn thua lỗ, giá cổ phiếu giảm, nhưng do hạch toán vào các khoản đầu tư dài hạn, nên NH cũng không trích lập dự phòng đầy đủ.

32 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 35: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Bán những khoản đầu tư cho các bên liên quan với giá cao hơn giá thị trường nhằm đạt chỉ tiêu lợi nhuận: Các NHTM đang ngày càng đẩy mạnh đầu tư vốn trên thị trường: đầu tư giấy tờ có giá, góp vốn kinh doanh, đầu tư chứng khoán. Khi cần đạt chỉ tiêu lợi nhuận, các NH có thể dùng tổ chức hoặc các cá nhân liên quan làm công cụ hỗ trợ như thanh lý các khoản đầu tư cho người quản lý hoặc cổ đông.

Che giấu giao dịch:

- Hạch toán sai chi phí: Khoản mục chi phí của các NH không được phản ánh chính xác. Nhiều khoản chi phí thuộc về huy động vốn được hạch toán vào các khoản chi phí khác. Có hiện tượng hạch toán ngoài sổ sách đối với các khoản chi phí trả lãi huy động tiền gửi (phần trên 14%), vi phạm các chuẩn mực kế toán Việt Nam, làm sai lệch các báo cáo tài chính, các cơ quan quản lý nhà nước sẽ khó kiểm soát, sẽ ẩn chứa rủi ro không lường trước được trong nền kinh tế.

- Thay vì ghi tăng nợ xấu thì các NH lại ghi tăng lên tương ứng với mục tài sản khác hoặc NH bán đi các khoản nợ này (nhưng chỉ trên giấy tờ, thực chất chưa thu được tiền).

Chi tiết trong hạng mục tài sản khác là các khoản phải thu, ủy thác đầu tư và cụ thể hơn nữa chính là những khoản nợ quá hạn được NH chuyển sang cho các công ty quản lý tài sản hay chuyển sang bên thứ ba.

Và thay vì phải báo cáo về nợ xấu thì các NH ghi tăng lên tương ứng với mục tài sản khác hoặc NH bán đi các khoản nợ này nhưng chỉ trên giấy tờ và thực chất chưa thu được tiền về.

Đây cũng chính là lí do giải thích cho việc tại sao trên sổ sách

hay qua Ngân hàng Nhà nước công bố số nợ xấu luôn thấp hơn nhiều so với con số trên thực tế.

Các NHTM đã thực hiện rất “nghiêm túc” chỉ thị này thể hiện qua báo cáo các con số cho vay lĩnh vực bất động sản và chứng khoán giảm rất mạnh.

Thông thường, các NH phân loại khoản mục cho vay theo phân ngành kinh tế gồm có cho vay hoạt động kinh doanh tài sản và tư vấn (hay chính là cho vay bất động sản) và cho vay phục vụ cá nhân dịch vụ cộng đồng và dịch vụ khác.

Và khi NH ghi giảm tỷ lệ phần trăm cho vay bất động sản xuống thì đồng thời hạng mục cho vay kinh doanh hộ cá nhân, hỗ trợ cộng đồng tăng lên và rõ ràng, phần cho vay bất động sản vẫn đang nằm ở đây.

Thực tế đã chứng minh điều này bởi nếu đúng như tỷ trọng tín dụng cho vay bất động sản đã thực sự giảm xuống trong thời gian trước thì tình trạng nợ xấu trong lĩnh vực này hiện nay đã không trầm trọng đến vậy.

Các hình thức khác:

Tốc độ tăng trưởng tín dụng còn có thể thấp hơn nữa nếu loại bỏ hư số do hiện tượng tiền ảo hay do nhiều NH cố ý “làm đẹp” số liệu kế toán cuối các năm tài chính gần đây. Đồng thời, con số tăng trưởng này cũng có thể sẽ tăng lên đáng kể khi hiện tượng các tổ chức tín dụng “lách” hạn mức tín dụng phi sản suất hoặc “che đậy” tài sản kém chất lượng bằng cách biến tướng các khoản thực chất là cho vay thành đầu tư vào chứng khoán nợ của các tổ chức kinh tế, hay dưới dạng ủy thác đầu tư, phải thu khác, đặt cọc, ký quỹ…

không công bố đầy đủ thông tin:

Việc không khai báo đầy đủ các thông tin nhằm hạn chế khả năng phân tích của người sử dụng Báo cáo tài chính. Các thông tin thường không được khai báo đầy đủ trong thuyết minh như nợ tiềm tàng, các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán, thông tin về bên có liên quan, các những thay đổi về chính sách kế toán…

Trong quá trình kiểm toán luôn tiềm ẩn những gian lận và sai sót không phát hiện được và làm sai lệch báo cáo tài chính. Để giảm rủi ro không phát hiện được gian lận gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính và đưa ra ý kiến đúng đắn về báo cáo tài chính, kiểm toán viên cần quan tâm nghiên cứu vấn đề gian lận và khả năng xảy ra gian lận trong quá trình kiểm toán. Trong thực tế, luôn tồn tại sự khác biệt giữa kỳ vọng của người sử dụng báo cáo tài chính mong chờ ở kiểm toán viên và những gì kiểm toán viên có thể đáp ứng được vì người sử dụng cho rằng kiểm toán viên đảm bảo được báo cáo tài chính trung thực và hợp lý một cách tuyệt đối nhưng kiểm toán viên không thể làm được. Để thu hẹp sự cách biệt này thì kiểm toán viên ngoài việc phải giải thích cho người sử dụng báo cáo tài chính hiểu được phạm vi và hạn chế của ngành kiểm toán thì phải không ngừng nâng cao năng lực cá nhân chuyên môn nhằm phát hiện ra được những gian lận và sai sót gây sai lệch trọng yếu đến báo cáo tài chính.

(*) Đại học Công nghệ gTVT

Tài liệu THaM kHảoChuẩn mực kiểm toán Việt Nam

số 240 Gian lận và sai sótBáo cáo tóm tắt kết quả của kiểm toán

Nhà nước năm 2011, năm 2012.Giáo trình lý thuyết kiểm toán, Học viện

tài chính, Nxb Tài chính, Hà nội, 2009.Giáo trình kiểm toán báo cáo tài chính, Học

viện tài chính, Nxb Tài chính, Hà nội, 2009.

33Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 36: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Mỗi cán bộ được tăng cường đến cơ sở đều có phong cách làm việc riêng, có mức

độ đóng góp khác nhau trong việc hỗ trợ Chi nhánh, Sở giao dịch thu hồi, xử lý nợ. Có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả của từng cán bộ của các đoàn công tác biệt phái. Tuy nhiên, sau khi kết thúc thời gian công tác, việc tăng cường cán bộ Hội sở chính (HSC) đến cơ sở đã mang đến một số hiệu quả như sau:

Thứ nhất, việc hỗ trợ xử lý thu hồi nợ được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả hơn: Trong điều kiện tình hình kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn, hoạt động kinh doanh của khách hàng còn gặp nhiều khó khăn thì việc các ngân hàng thường xuyên xem xét các giải pháp xử lý thu hồi nợ nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn là khó tránh khỏi. Để việc xem xét áp dụng các giải pháp được nhanh chóng, chặt chẽ thì khách hàng phải cung cấp đầy đủ các hồ sơ cần thiết và ngân hàng phải có đầy đủ thông tin về dự án, khoản vay và khách hàng để tiến hành thẩm định theo đúng quy trình đã ban hành. Thông thường cán bộ Hội sở chính phải mất nhiều thời gian để nghiên cứu hồ sơ và tìm hiểu về thực trạng dự án, khoản vay trước khi trình lãnh đạo xem xét và quyết định khoản vay có được cơ cấu hay không hoặc cơ cấu như thế nào? Tuy

nhiên, nhờ chính sách biệt phái của Hội sở chính trong thời gian qua nên việc xem xét hồ sơ cơ cấu nợ được tiến hành nhanh chóng và hiệu quả hơn bởi vì trong thời gian biệt phái từ 3 đến 6 tháng, cán bộ Hội sở chính đã nghiên cứu chi tiết từng hồ sơ của khoản vay, dự án và thường xuyên cùng cán bộ tại các Chi nhánh trực tiếp tiến hành kiểm tra thực tế dự án, khoản vay…, đặc biệt là gặp gỡ khách hàng nhiều lần để đôn đốc thu hồi, xử lý nợ nên cán bộ Hội sở chính đã có đầu đủ thông tin và hiểu rõ hơn về thực trạng từng khoản vay, từng dự án của từng khách hàng…

Thứ hai, việc trao đổi thông tin về nghiệp vụ giữa Chi nhánh và Hội sở chính trở nên thường xuyên và tích cực hơn: Về nguyên tắc trong quá trình thực hiện nghiệp vụ chuyên môn, nếu có các vấn đề phát sinh vướng mắc thì cán bộ nghiệp vụ tại Chi nhánh có thể trực tiếp trao đổi với cán bộ tại Hội sở chính và ngược lại. Tuy nhiên, sau thời gian kết thúc biệt phái, việc trao đổi thông tin giữa Chi nhánh và Hội sở chính trở nên thường xuyên và tích cực hơn trước đây. Trong thời gian biệt phái cán bộ tại Hội sở chính đã cùng vào cuộc, hòa đồng cùng với những cán bộ tại Chi nhánh tích cực kiểm tra thực tế tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của từng khách hàng và cùng nhau suy nghĩ tìm ra những giải

pháp hay để việc thu hồi và xử lý nợ đạt được hiệu quả tối ưu nhất. Ngoài ra, trong thời gian biệt phái, việc trao đổi thông tin giữa cán bộ Hội sở chính và Chi nhánh trở nên thường xuyên hơn, đặc biệt một số cán bộ biệt phái đã có sự đồng cảm và tích cực chia sẻ những khó khăn với Chi nhánh. Nhờ vậy, nên sau thời gian kết thúc biệt phái, cán bộ nghiệp vụ tại Chi nhánh cảm thấy việc trao đổi thông tin giữa hai bên ngày càng thân thiện, tích cực hơn, đặc biệt là cán bộ nghiệp vụ tại Chi nhánh có sự chủ động hơn trong việc trao đổi các vấn đề phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện nghiệp vụ chuyên môn.

Thứ ba, trình độ nghiệp vụ cán bộ được nâng cao: Để đáp ứng công việc trong tình hình mới đòi hỏi cán bộ nghiệp vụ phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Mỗi cán bộ, mỗi Chi nhánh đều có phương pháp tự nghiên cứu học tập riêng và mỗi phương pháp học tập đều có những ưu, nhược điểm riêng. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy việc tăng cường cán bộ Hội sở chính đến Chi nhánh là một trong những giải pháp để cán bộ nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn khá hiệu quả. Mặt khác, nhờ biệt phái nên cán bộ Hội sở chính có thêm nhiều kinh nghiệm thực tế, những đặc thù của địa phương và cán bộ Chi nhánh có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm, cách làm hay từ cán bộ Hội sở chính. Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, trong thời gian biệt phái, cán bộ Hội sở chính và Chi nhánh có điều kiện giao lưu, học tập, hiểu biết thêm về những từ ngữ, phong tục tập quán của địa phương, trung ương nên sau thời gian kết thúc biệt phái, trình độ nghiệp vụ của cán bộ được nâng cao và có thể thích ứng với công việc trong tình hình mới.

(*) Võ Thanh Phong, Chi nhánh VDB Vĩnh long

Hiệu quả công táctăng cường cán bộ đến cơ sở

Để giảm nhanh tỷ lệ nợ xấu, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, ngoài việc áp dụng các giải pháp khác nhau như quản lý chặt chẽ dòng tiền, đẩy nhanh tiến độ xử lý tài sản đảm bảo tiền vay… ngân hàng phát triển Việt nam còn tăng cường cán bộ từ Hội sở chính (đoàn công tác biệt phái) đến các Sở giao dịch, Chi nhánh trong toàn hệ thống để hỗ trợ thu hồi và xử lý nợ.

� PHươNg LaM (*)

34 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 37: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ viên chức đáp ứng yêu cầu phát triển của

Ngành, trong năm qua, bên cạnh hình thức đào tạo truyền thống Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học (Trung tâm) triển khai nghiên cứu xây dựng chương trình đào tạo trực tuyến. Trung tâm đã tiến hành thí điểm kiểm tra trực tuyến một số khóa đào tạo và kết quả thu được kết quả tương đối khả quan.

Năm 2014, trong bối cảnh chung của nền kinh tế - xã hội vẫn còn khó khăn, các đơn vị thực hiện chính sách tiết giảm kinh phí trong các hoạt động của mình, trong đó kinh phí dành cho công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cũng phải xem xét để bố trí với mức độ phù hợp, tập trung cho những nhu cầu đào

tạo thiết thực, cấp bách, những nhiệm vụ mới phải triển khai toàn hệ thống. Năm 2014, cũng là năm đầu tiên kể từ khi thành lập, VDB không giao kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, nhưng Trung tâm luôn chủ động trình nội dung các khóa đào tạo phục vụ cho nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực.

Trong năm 2014, Trung tâm đã tổ chức được 09 lớp đào tạo cho 636 học viên và tổ chức thi trắc nghiệm trực tuyến trong toàn hệ thống cho 836 lượt cán bộ, cụ thể: 02 lớp Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ mới năm 2014 cho 217 học viên; Lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra năm 2014 cho 108 học viên; lớp tập huấn về “Những điểm mới của Luật Đấu thầu năm 2013 và đấu thầu qua mạng” cho 58 học viên; 04 lớp tập huấn sử dụng phần mềm khai thác số liệu HO Report cho 212 học viên; lớp tập huấn sử dụng phần mềm báo cáo thống kê gửi Ngân hàng Nhà nước cho 41 học viên. Tổ chức 07 đợt thi trắc nghiệm trực tuyến với 863 cán bộ, gồm 645 cán bộ tham gia kiểm tra kiến thức trước khi nâng lương và 218 cán bộ tham gia lớp Bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ mới.

Chất lượng các lớp đào tạo ngày càng được nâng cao từ khâu xây dựng chương trình, tổ chức, đánh giá, kiểm tra, báo cáo kết quả. Đặc biệt, việc chủ trì xây dựng và triển khai thành công phần mềm kiểm tra trực tuyến, là bước đột phá trong việc hiện đại hóa công tác đào tạo. Qua 07 đợt áp dụng kiểm tra qua hình thức trắc nghiệm trực tuyến đã tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí

cho VDB. Việc kiểm tra trực tuyến áp dụng được công nghệ mới, để nâng cao chất lượng thi, giữ bí mật đề thi, hạn chế quay cóp, tiêu cực trong khi thi và chấm thi. Do vậy, kiểm tra trực tuyến được đánh giá rất nghiêm túc, công khai, minh bạch góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng lớp học nói riêng và đội ngũ cán bộ viên chức của VDB nói chung. Đây là bước chuẩn bị cho việc triển khai hệ thống đào tạo trực tuyến. Hiện nay, Trung tâm đã chuyển giao quy trình sử dụng phần mềm thi trắc nghiệm trực tuyến đến 05 đơn vị thuộc VDB gồm: Sở Giao dịch I, Sở Giao dịch II, Sơn La, Quảng Nam - Đà Nẵng, Đồng Tháp - An Giang để sử dụng và quản lý công tác đào tạo tại đơn vị. Năm 2015, VDB cũng đã tổ chức kiểm tra kiến thức trước khi nâng lương và sẽ kiểm tra đánh giá cán bộ toàn hệ thống trên cơ sở áp dụng kiểm tra trực tuyến.

Một bước đột phá quan trọng khác trong công tác đào tạo năm 2014 là việc xây dựng được Giáo trình đào tạo. Giáo trình, tài liệu giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của công tác giảng dạy, học tập của lớp học. Nhận thức được tầm quan trọng đó trong năm qua, Trung tâm đã rất chú trọng đến việc biên soạn Giáo trình, tài liệu lớp học. Trung tâm đã biên soạn thành công tài liệu Nghiệp vụ kiểm tra. Đây là bước ngoặt lớn trong công việc biên soạn giáo trình phục vụ cho công tác tự đào tạo và là tài liệu khung cho các khóa đào tạo tiếp theo. Bên cạnh đó, Trung tâm biên soạn đề cương Giáo trình “Quản trị Ngân

BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠOVÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CỦA VDB

ngày nay công nghệ thông tin đã, đang phát triển rất mạnh mẽ và thu được nhiều thành tựu lớn trong lĩnh vực đào tạo, trong đó phải kể đến E-Learning (đào tạo trực tuyến). Trong khi nhu cầu đào tạo ngày càng lớn với mức độ kiến thức rộng, các nội dung đào tạo thay đổi liên tục và cần được cập nhật kịp thời để phục vụ tốt cho công việc thì đào tạo trực tuyến có thể đáp ứng được yêu cầu đó.

� NguyễN THị THaNH NHãTrung tâm ĐT & NCKH

35Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 38: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

hàng Phát triển Việt Nam”. Đây là một giáo trình lớn, một bộ quy chuẩn về kiến thức, kỹ năng trong hoạt động quản trị Ngân hàng Phát triển, bao gồm không chỉ kiến thức tổng quan, các nội dung mang tính chất cơ sở lý luận về VDB mà còn bao gồm các nghiệp vụ cụ thể, các kiến thức, kỹ năng cơ bản theo từng vị trí công việc của VDB. Đây là lần đầu tiên, Trung tâm mạnh dạn triển khai xây dựng một giáo trình lớn và chủ động xin tổ chức hội thảo tham khảo ý kiến tham gia của nhiều nhà khoa học, các chuyên gia trong và ngoài hệ thống. Đề cương Giáo trình “Quản trị Ngân hàng Phát triển Việt Nam” đã tổ chức Hội thảo lần thứ nhất và đã tổng hợp, hoàn thiện trình Lãnh đạo VDB tổ chức hội thảo lần thứ hai.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác đào tạo năm 2014 vẫn còn những tồn tại cần khắc phục:

Trong quá trình kiểm tra trực tuyến, còn một số sự cố kỹ thuật xảy ra, tuy nhiên đã được khắc phục kịp thời để không ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra của các thí sinh. Quy định về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ còn nhiều bất cập, quy định mới chưa được ban hành nên trong quá trình thực hiện vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc.

Việc liên hệ bố trí giảng viên mới cho các khóa học nhiều lúc chưa được chủ động, đội ngũ giảng viên kiêm chức còn mỏng nên mới tập trung ở một số Lãnh đạo các Ban, Trung tâm. Đội ngũ giảng viên là lãnh đạo các chi nhánh có nhiều kinh nghiệm thực tế chưa được mời tham gia giảng dạy ở các lớp tập huấn, bồi dưỡng.

Công tác tổ chức lớp học còn bị động, cử cán bộ đi học và dự toán lớp học sát ngày tổ chức lớp học. Việc đánh giá chất lượng đào tạo đầu ra còn hạn chế.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế là do hiện nay toàn Ngành đang tập trung cho công tác thu hồi, xử lý nợ và tái cấu trúc toàn hệ thống. Công tác đào tạo chưa phải là công việc cấp bách nên thực sự chưa được Lãnh đạo VDB, Thủ trưởng các đơn vị thuộc và trực thuộc thực sự quan tâm về thời gian và kinh phí. Quy định về công tác đào tạo cũng bị phụ thuộc vào Điều lệ Tổ chức và hoạt động của VDB sửa đổi, cần đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ.

Mục tiêu công tác đào tạo năm 2015 và định hướng mục tiêu đến năm 2020 nhằm đánh giá nhu cầu đào tạo đối với từng vị trí công tác về kiến thức, kỹ năng; thực hiện quản lý công tác đào tạo đến từng cán bộ viên chức trên nền công nghệ thông tin hiện đại. Xây dựng được chương trình đào tạo khung đối với tất cả các khóa đào tạo từ khóa nhập môn, tiền viên chức đến các khóa đào tạo chuyên sâu… trên cơ sở đó hình thành đội ngũ giảng viên kiêm chức, tiến tới làm chủ công tác đào tạo và hình thành đội ngũ giảng viên chuyên trách có chất lượng cao. Xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến, kết hợp với loại hình đào tạo truyền thống nhằm khai thác tối đa các mặt mạnh về chất lượng và hiệu quả của hai loại hình đào tạo tiên tiến và truyền thống. Chủ động tiến tới xây dựng được các chương trình đào tạo trực tuyến đặc thù, riêng có của VDB. Từng bước xây dựng được các bộ giáo trình chuẩn, có tính chiến lược, thực tiễn đối với hoạt động của VDB, trước hết là xây dựng đề cương giáo trình chuẩn, các khung chương trình phù hợp với vị trí chức danh nghề nghiệp.

Để thực hiện mục tiêu đó, xin đưa ra một số giải pháp sau:

Thứ nhất, thường xuyên cập nhật các văn bản của Nhà nước, của VDB có liên quan đến lĩnh vực

đào tạo để kịp thời sửa đổi, hoàn thiện các quy định đảm bảo đồng bộ với các quy định hiện hành.

Thứ hai, chủ động phối hợp với các đơn vị, cá nhân trong ngoài ngành tổ chức lớp đào tạo, bồi dưỡng của ngành, đặc biệt là khâu xây dựng chương trình, chuẩn bị tài liệu, giảng viên lớp học nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ lớp học.

Thứ ba, phối hợp với Trung tâm Công nghệ thông tin và các đơn vị có liên quan xây dựng đề án giải pháp tổng thể và chi tiết ứng dụng Đào tạo trực tuyến vào công tác đào tạo của VDB.

Thứ tư, ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo: xây dựng chương trình quản lý đào tạo để có thể phối hợp nhịp nhàng các đơn vị trong hệ thống. Theo dõi chính xác, kịp thời về đối tượng học viên, khóa học đã tham gia, những nghiệp vụ chuyên môn còn thiếu để có định hướng đào tạo, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các hoạt động nghiệp vụ.

Thứ năm, xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức có chất lượng cao, có trình độ tin học đáp ứng yêu cầu soạn giáo án điện tử, sử dụng thành thạo Powerpoint…

Thứ sáu, trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các khóa đào tạo, bồi dưỡng. Từng bước hiện đại hóa trang thiết bị phục vụ phương pháp giảng dạy mới đối với một số khóa đào tạo, bồi dưỡng, theo các tiêu chí phù hợp với quy mô, đối tượng đào tạo ở từng cấp.

Thứ bảy, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm trong quá trình thực hiện.

36 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 39: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Các phong trào thi đua đều hướng tới mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ chính trị được VDB giao,

gắn với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Hàng năm, Chi nhánh đã xây dựng nội dung thi đua và tổ chức ký kết giao ước thi đua giữa Công đoàn với Chính quyền tại Hội nghị cán bộ viên chức. Nội dung, mục tiêu thi đua bám sát yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh, của ngành, của địa phương; phong trào thi đua được gắn liền với nhiệm vụ, công việc hằng ngày: công tác thu hồi nợ, xử lý nợ; công tác rà soát kiểm tra, đánh giá tài sản bảo đảm tiền vay, tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng; kiểm soát giải ngân chặt chẽ, công khai, minh bạch; tăng cường kiểm tra trước - trong - sau quá trình giải ngân và sử dụng vốn vay; khắc phục các tồn tại, sai sót sau thanh tra, kiểm tra và tự kiểm tra; chấp hành kỷ cương, kỷ luật công tác, trách nhiệm công vụ... Trên cơ sở đó, từng tập thể, từng cá nhân trong Chi nhánh tiến hành đăng ký thi đua và đề ra các giải pháp phấn đấu đạt danh hiệu, hình thức khen thưởng hàng năm.

Nhiều phong trào thi đua đã phát động triển khai như: phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”; phong trào “An toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ” “Xanh - sạch - đẹp”; “Xây dựng cơ quan văn hóa và ngày làm việc 8 giờ chất lượng, hiệu quả”; thực hiện tốt Quy chế “Văn minh công sở”; phong trào xây dựng người cán bộ “Trung thành - Tận tụy - Sáng tạo - Gương mẫu”; phấn đấu đạt gương “Người

tốt, việc tốt”; danh hiệu nữ cán bộ viên chức “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; đẩy mạnh thi đua “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”... đã tạo khí thế thi đua sôi nổi, sâu rộng, mạnh mẽ trong toàn Chi nhánh, phát huy được trí tuệ, tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của cán bộ viên chức và người lao động.

Chi nhánh thường xuyên quan tâm, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước; mục tiêu, giải pháp điều hành thực hiện

nhiệm vụ của VDB; tuyên truyền Luật Thi đua, khen thưởng, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác thi đua khen thưởng và các văn bản hướng dẫn về thi đua, khen thưởng của Ngành... tới toàn thể cán bộ viên chức và người lao động. Qua đó, đã nâng cao nhận thức của CBVC và người lao động về nhiệm vụ của Ngành, của Chi nhánh trong mỗi giai đoạn; nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa, tác dụng của thi đua khen thưởng..., từ đó mỗi cán bộ viên chức tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua, lấy công việc hằng ngày làm nền tảng thi đua để không ngừng học tập, tự trau dồi kiến thức

Hiệu quả phong trào thi đua yêu nước ở Chi nhánh VDB Lai Châu

Trong những năm qua, phong trào thi đua của Chi nhánh ngân hàng phát triển (VDb) Lai Châu từng bước được đổi mới cả về nội dung, hình thức và biện pháp tổ chức thực hiện, đã thu hút được đông đảo cán bộ, viên chức và người lao động tham gia hưởng ứng.

� Mào THị NguyệTChi nhánh VDB Lai Châu

Thủy điện Lai ChâuẢnh: Ngọc Hà

37Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 40: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn đạo đức trong thi hành công vụ, nỗ lực phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Thông qua phong trào thi đua đã xuất hiện những điển hình tiên tiến được biểu dương, khen thưởng và nhân rộng tại các hội nghị sơ kết, tổng kết hàng năm của Chi nhánh, qua đó khẳng định phong trào thi đua thực sự có sức lan tỏa mạnh mẽ trong toàn đơn vị và từng bước đi vào chiều sâu, phát huy hiệu quả trên các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, văn nghệ thể thao, các hoạt động từ thiện..., góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được Tổng Giám đốc VDB giao hàng năm.

Kết quả 3 năm liền (2012 - 2014) Chi nhánh VDB Lai Châu liên tục được Tổng Giám đốc công nhận danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến; năm 2012: Tập thể Chi nhánh được UBND tỉnh Lai Châu tặng Bằng khen; năm 2013: Tập thể Chi nhánh được tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh; năm 2014: Chi nhánh được Tổng Giám đốc tặng Cờ thi đua của VDB; năm 2013, 2014 tập thể Chi bộ VDB Lai Châu và 3 cá nhân được Đảng ủy khối Doanh nghiệp tỉnh tặng Giấy khen đã có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Chi nhánh đã được VDB công nhận 01 gương NTVT giai đoạn (2010-2014). Tại Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Lai Châu lần thứ IV tới đây, Chi nhánh đã lựa chọn 02 cá nhân tiêu biểu, xuất sắc đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen... và nhiều tập thể, cá nhân khác đã được các cấp, các ngành tặng bằng khen, giấy khen.

Để phong trào thi đua tiếp tục sôi nổi, phát triển, đem lại hiệu quả thiết thực trên các lĩnh vực, nhiệm vụ công tác. Năm 2015 và những năm tiếp theo, Chi nhánh

VDB Lai Châu tiếp tục chú trọng làm tốt những nội dung sau:

Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ viên chức và người lao động về thi đua yêu nước “Thi đua là yêu nước“ “yêu nước là thi đua“ và “càng khó càng phải thi đua“; thi đua gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao: “Đoàn kết, kỷ cương, chủ động, sáng tạo, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao“, hướng tới mục tiêu “An toàn, hiệu quả - phát triển bền vững - hội nhập quốc tế” của VDB.

Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức các phong trào thi đua trong toàn Chi nhánh; tiếp tục đổi mới các nội dung, hình thức thi đua, tăng cường

công tác kiểm tra thực hiện; chú trọng bồi dưỡng, xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt. Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể cá nhân đạt nhiều thành tích trong các phong trào thi đua.

Chi nhánh tiếp tục bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của VDB, nhiệm vụ của Chi nhánh, của Ngành để lựa chọn những nội dung thiết thực, tổ chức ký kết giao ước thi đua; phát động phong trào thi đua và đăng ký thi đua, nhằm tạo sức mạnh tổng hợp của toàn Chi nhánh trong việc tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình hành động, nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao hàng năm.

Thủy điện Lai ChâuẢnh: Ngọc Hà

38 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 41: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Trước khi làm Trưởng phòng Tổng hợp Chi nhánh VDB Khu vực Quảng Nam - Đà Nẵng

anh đã có 4 năm (2010 - 2014) gắn bó với công tác tín dụng trên cương vị là Trưởng phòng Tín dụng Chi nhánh Đà Nẵng. Đây cũng là giai đoạn để lại trong anh nhiều kỷ niệm nhất, đặc biệt trong công tác thu hồi - xử lý nợ vay. Là lãnh đạo cấp phòng, trực tiếp tham gia trong công tác thu hồi, xử lý nợ; phải đối mặt với những khó khăn, phức tạp. Có lẽ chính những thách thức đó và cùng với sự động viên, hỗ trợ của cơ quan, đồng nghiệp đã thôi thúc anh nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ. Xác định thu hồi và xử lý nợ là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong thời gian này, anh đã cùng nhân viên trong Phòng tổ chức triển khai quyết liệt; tham mưu để Lãnh đạo Chi nhánh xây dựng Chương trình kế hoạch và mục tiêu thu hồi xử lý nợ theo từng năm của Chi nhánh, với những dự án, chỉ tiêu thu nợ gốc, lãi cụ thể và phân trách nhiệm rõ

ràng cho từng cán bộ thực hiện. Trong giai đoạn 2010 - 2014, Chi nhánh có 20 dự án/khoản vay có nợ quá hạn (gồm 16 dự án/khoản vay tín dụng đầu tư, 01 dự án ODA, 03 khoản vay tín dụng xuất khẩu) và đến đầu năm 2014 chỉ còn 7 dự án/khoản vay còn nợ quá hạn (gồm 02 dự án tín dụng đầu tư phá sản, 01 dự án bán nợ, 01 dự án ODA phá sản, 01 dự án được khoanh nợ và 02 khoản vay tín dụng xuất khẩu). Kết quả thu nợ tuy còn khiêm tốn, nhưng đó là công sức và sự nỗ lực của tập thể CBVC Chi nhánh nói chung và

là niềm tự hào của bản thân anh trong quá trình công tác.

Trong công tác tín dụng, không phải dự án nào cũng thành công, hoàn trả đầy đủ vốn vay. Vì nhiều nguyên nhân, có dự án không trả được nợ, phát sinh nợ xấu… Tùy đặc điểm của từng dự án, Ngân hàng phải áp dụng nhiều giải pháp khác nhau để thu hồi nguồn vốn tín dụng của Nhà nước, trong đó có cả việc khởi kiện, tham gia tố tụng tại Tòa để bảo vệ tài sản của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi, uy tín hình ảnh của VDB”.

KHÔNG LÙI BƯỚCTRƯỚC KHÓ KHĂN

Anh Trương Văn Minh, Trưởng phòng Tổng hợp Chi nhánh VDb Khu vực Quảng nam - Đà nẵng được nhiều người biết tên vì là cộng tác viên của Tạp chí Hỗ trợ phát triển với một số bài viết

nghiên cứu trao đổi về nghiệp vụ ngành; Tại Chi nhánh anh là một cán bộ “Trung thực, nhiệt tình, giản dị, hòa đồng, có tinh thần làm việc không lùi bước trước khó khăn và đặc biệt có nhiều dấu ấn trong công tác thu hồi xử lý nợ vay tại Chi nhánh”.

Ảnh: Nhân vật cung cấp

39Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 42: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Đối với dự án có nợ xấu, anh vừa bám sát Chủ đầu tư để tận thu, vừa triển khai rà soát lại hồ sơ, tự nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan để tìm ra giải pháp mạnh, có hiệu quả sớm thu nợ dứt điểm. Anh kiên trì tìm kiếm hướng giải quyết, bảo vệ, thuyết phục lãnh đạo và CBVC Chi nhánh đồng thuận quan điểm khởi kiện của mình (bởi vì nghiệp vụ khởi kiện Chủ đầu tư để đòi nợ còn khá mới mẻ với hệ thống trong thời gian đó). Qua rà soát, nghiên cứu hồ sơ Dự án đầu tư Cơ sở sản xuất ván dăm, ván ép sau khi hết thời hạn khoanh nợ 3 năm, từ ngày 01/7/2007, đã tiếp tục phát sinh nợ quá hạn, lãi treo (hơn 500 triệu đồng). Anh nhận thấy rằng việc khởi kiện Chủ đầu tư là hoàn toàn có cơ sở pháp lý, dựa trên hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ, số tiền còn nợ đã được đối chiếu. Đồng thời, điểm mấu chốt là đề xuất khởi kiện đối với Chủ đầu tư đã vi phạm Điều 290 Bộ luật Dân sự, không thực hiện trả nợ theo hợp đồng tín dụng. Ngày 31/8/2012, Chi nhánh chính thức nộp Đơn khởi kiện vụ án. Ngày 07/12/2012, Tòa án Nhân dân quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng tuyên buộc Chủ đầu tư phải trả nợ cho VDB với tổng số tiền cả gốc và lãi là 515 triệu đồng. Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ và nắm bắt nhanh chóng về nguồn thu của chủ đầu tư trong năm 2013, Chi nhánh đã thu hết nợ, thanh lý hợp đồng tín dụng.

Đối với Dự án Nhà máy Nhuộm in hoa hoàn tất tại Khu Công nghiệp Hòa Khánh, để khai thác có hiệu quả, tạo nguồn trả nợ, VDB cho phép Tổng Công ty Cổ phần Phong Phú cho Công ty TNHH ITG - Phong Phú thuê Hệ thống máy nhuộm Kusters của Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, khoảng 164 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau gần 5 năm sử dụng, Công ty TNHH ITG - Phong Phú đã không

trả tiền thuê, không mua bảo hiểm tài sản và đưa ra nhiều lý do để né tránh trả nợ... Để đảm bảo quyền lợi của mình, Chủ đầu tư đã khởi kiện Công ty ITG - Phong Phú ra Tòa.

Được ủy quyền của lãnh đạo anh đã chủ động làm việc với Chủ đầu tư, Tòa án để VDB được tham gia tố tụng với tư cách là Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan với chủ đầu tư. Trong suốt quá trình tham gia tố tụng, anh tập trung nghiên cứu tỉ mỷ hồ sơ, làm việc cẩn trọng, đặc biệt là lúc tranh luận tại Tòa. Với tư cách đại diện VDB, anh đã luôn đứng trên quan điểm bảo vệ quyền, lợi ích tối đa cho VDB, bao gồm cả vấn đề về uy tín, hình ảnh của VDB. Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ, mày mò học hỏi từ nhiều nguồn, anh đã đúc kết lại thành 03 lập luận cơ bản và tham mưu Lãnh đạo Chi nhánh duyệt cho phép để sử dụng tranh luận tại Tòa: (1) Bản chất tài sản này chính là tài sản của Nhà nước và ở đây VDB đại diện thay mặt để quản lý tài sản, vốn tín dụng của Nhà nước; (2) Có đầy đủ cơ sở pháp lý, bằng chứng để chứng minh là tài sản của Nhà nước. Tài sản này đang thế chấp, toàn bộ chứng từ gốc để chứng minh được lưu giữ tại Chi nhánh tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay; (3) Khẳng định rằng, với thái độ thiếu thiện chí hợp tác của Bị đơn đã và sẽ tiếp tục làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tạo nguồn tiền trả nợ, bảo toàn vốn cho Nhà nước và nguy cơ gây ra những hậu quả khó lường cho sự tồn tại phát triển của đối tác vay vốn của VDB, mà phía Công ty phải gánh chịu trách nhiệm về hậu quả này.

Qua 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã tuyên án Chủ đầu tư (vay vốn của VDB) thắng kiện. Cùng sự hỗ trợ của Chi cục Thi hành án quận Liên Chiểu

và Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng, tài sản được hoàn trả đầy đủ và Chủ đầu tư đã khai thác, sử dụng lại có hiệu quả và tiếp tục trả nợ tốt cho VDB.

Tham gia xử lý 2 vụ án phức tạp trên đã tôi rèn cho anh nhiều kinh nghiệm quý giá, anh bảo nhiều lúc muốn buông xuôi nhưng nhờ sự động viên hỗ trợ của Lãnh đạo và anh em đồng nghiệp anh xốc lại tinh thần nhanh chóng, tận lực để tìm những giải pháp tối ưu để đưa đến thành công. Với anh đây là những dấu mốc đáng nhớ và cũng là niềm tự hào của anh.

Ngoài công tác chuyên môn, anh tích cực tham gia công tác Đảng, đoàn thể, từ năm 2010-2014 anh là Chi ủy, Đảng ủy viên; đồng thời anh là Phó Chủ tịch Công đoàn, Trưởng Ban Thanh tra nhân dân... trong suốt thời gian từ năm 2008 - 2014. Hết lòng với công việc ở Cơ quan, còn ở nhà anh là một người cha biết thương yêu, nuôi dạy con. Không phụ công cha, con anh luôn chăm ngoan học giỏi.

Với những đóng góp của bản thân cho sự nghiệp chung của Chi nhánh, của VDB anh đã được tặng thưởng nhiều bằng khen, giấy khen: năm 2010, Chi bộ Chi nhánh VDB Đà Nẵng tặng Giấy khen do đạt thành tích tốt trong tổng kết 4 năm Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Năm 2012, Chi bộ Chi nhánh NHPT Đà Nẵng tặng Giấy khen về tham gia và đạt giải Ba tại Hội thi tuyên truyền Nghị quyết Trung ương 3, 4 do Đảng ủy khối các Cơ quan thành phố Đà Nẵng khen tặng. Năm 2011, 2013 tặng bằng khen của Tổng Giám đốc. Anh liên tục đạt danh hiệu danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở 2012 - 2014.

� NHư QuỳNH

40 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Gương người tốt việc tốt

Page 43: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Là một tỉnh miền núi có độ cao trung bình 900 m so với mặt nước biển, có hệ thống sông suối khá

dày đặc, phân bổ khá đều với 2 hệ thống sông chính chảy qua là sông Hồng (130 km chiều dài chảy qua tỉnh), sông Chảy (124 km chiều dài chảy qua tỉnh) và 107 con suối có độ dài từ 10 km trở lên. Sông Hồng có diện tích lưu vực ở Lào Cai là 4.580 km2 với nhiều suối lớn hợp thành như Ngòi Phát, Ngòi San, Ngòi Bo, Ngòi Đường… Sông Chảy có mật độ suối 1,09 km/km2, độ dốc bình quân 24,6% với nhiều suối lớn… Hệ thống sông, suối dày đặc cùng với nguồn nước khá dồi dào, chất lượng tốt, trữ lượng nước động vào khoảng 4.448 triệu m3. Thống kê thuỷ văn cho thấy, trung bình mỗi năm bề mặt địa hình Lào Cai tiếp nhận khoảng 15 tỷ m3 nước mưa trừ bốc hơi còn khoảng 9,5 tỷ m3 nước mặt, hiện mới sử dụng rất ít. Những yếu tố trên là điều kiện rất tốt cho việc phát triển thuỷ điện được coi như một loại “vàng trắng” ở Lào Cai.

Tuy nhiên, các dự án thuỷ điện trên địa bàn tỉnh Lào Cai hoạt động hiện cũng không tránh khỏi những khó khăn về vốn; thiếu điểm đấu nối vào lưới điện Quốc gia; ngành điện chưa đầu tư kịp hệ thống lưới điện để truyền tải hết công suất điện sản xuất ra; khó

khăn về cơ sở hạ tầng; các công trình thủy điện chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa nên gặp nhiều khó khăn về giao thông. Một số dự án đã đi vào hoạt động chưa phát huy hết công suất, sản lượng điện chỉ đạt trung bình 65% công suất thiết kế…

Là một đơn vị thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Chi nhánh VDB Lào Cai đã chủ động tiếp cận các chủ đầu tư có kinh nghiệm và khả năng tài chính, từ đó lựa chọn đầu tư từ 5 - 7 dự án thủy điện vừa và nhỏ với tổng công suất khoảng 200 MW chiếm 20% nhu cầu trên địa bàn như: thuỷ điện Ngòi Đường (thành phố Lào Cai, công suất 11MW), thuỷ điện Séo Chong Hô (huyện Sa Pa, công suất 21 MW), thuỷ điện Phú Mậu (huyện Văn Bàn, công suất 6 MW), thuỷ điện Ngòi Phát (huyện Bát Xát, công suất 72 MW), Thuỷ điện Nậm Ne (huyện Bắc Hà, công suất 90 MW). Đến nay các dự án này đã hoàn thành đưa vào vận hành sản xuất kinh doanh, hoà lưới điện Quốc gia, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước, trong đó có Dự án thuỷ điện Ngòi Đường.

Dự án thuỷ điện Ngòi Đường đã được Chi nhánh VDB Lào Cai thẩm định và chấp thuận cho

vay. Đây là một dự án có quy mô vừa và nhỏ thuộc nhóm B, công suất thiết kế 11,5 MW gồm 02 nhà máy: nhà máy số 01 có công suất 6,5MW; nhà máy số 02 có công suất 5MW, với tổng mức đầu tư hơn 191,6 tỷ đồng, trong đó vay từ Chi nhánh VDB Lào Cai 115 tỷ đồng vốn tín dụng đầu tư và 9,2 tỷ đồng vốn ODA. Tính đến hết tháng 6/2015, Dự án có dư nợ vốn tín dụng đầu tư là gần 14 tỷ đồng, dư nợ vốn ODA hơn 03 tỷ đồng. Chủ đầu tư luôn thực hiện trả nợ cho VDB đầy đủ theo cam kết trong hợp đồng tín dụng, không có nợ quá hạn và lãi treo.

Thủy điện Ngòi Đường được xây dựng tại xã Tả Phời, thành phố Lào Cai, cách trung tâm thành phố về phía Đông Nam khoảng 20km, chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Thủy điện Lào Cai. Với độ cao gần 800m so với mặt biển, trong khoảng chiều dài trên 5km của con suối Ngòi Đường tính từ thôn Cóc đến Ú Sì Sung xã Tả Phời, Công ty Cổ phần Thủy điện Lào Cai đã thiết kế xây dựng Dự án thành 2 bậc phù hợp với địa hình. Trong đó, Nhà máy số 2 đặt ở vùng hạ lưu có công suất 5 MW, đã hoàn thành và hòa lưới điện Quốc gia từ tháng 3/2008. Nhà máy số 1 có công suất thiết kế 6,5 MW, giá trị xây lắp 120 tỷ đồng đã hoàn thành và đi vào hoạt động vào tháng 7/2011. Với

Thủy điện Ngòi ĐườngPhát huy hiệu quả phát triểnKinh tế - xã hội ở Lào Cai

Lào Cai là tỉnh có tiềm năng phát triển thuỷ điện vừa và nhỏ có ý nghĩa quan trọng trong phát triển công nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

41Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 44: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

mục đích chính là sản xuất điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời góp phần trị thủy suối Ngòi Đường, đưa nước tưới tiêu ổn định cho trên 200 ha lúa nước ở phía hạ lưu, tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Để xây dựng công trình thủy điện thành công, chủ đầu tư đã phải xây lắp hàng chục km đường thu nước bằng bê tông và ống thép. Các đường mương dẫn nhiều đoạn đi qua khu dân cư và vùng canh tác lúa nước của đồng bào địa phương nhưng Công ty cũng đã thực hiện công tác đền bù, di dời dân, không làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và môi trường xung quanh.

Trong suốt thời gian vận hành Nhà máy, Chủ đầu tư luôn chú ý bảo dưỡng để Nhà máy hoạt động tốt. Cụ thể đầu năm 2014, Chủ đầu tư đã tiến hành đại tu, bảo dưỡng bánh xe công tác tuabine gáo Nhà máy số 2 do quá trình hoạt động từ năm 2008 đến nay đã đã bị bào mòn nhiều, có nguy cơ xảy ra sự cố. Tháng 3/2014, Công ty đã chủ động tìm đối tác có uy tín để sửa chữa, bảo dưỡng. Sau 1 tháng đại tu, bánh xe công tác đã vận hành trơn chu, ổn định, đảm bảo cho các tổ máy phát điện vận hành an toàn liên tục và kinh tế.

Có thể khẳng định dự án đầu tư thuỷ điện Ngòi Đường đã phát huy tối đa hiệu quả đầu tư từ sự kết hợp của hai nguồn vốn tín dụng đầu tư và vốn ODA cho vay lại của VDB. Dự án đã đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh thể hiện được vai trò Hỗ trợ đầu tư phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

� THu HồNg

TISCO tiền thân là Công ty Gang thép Thái Nguyên, được thành lập năm 1959, với tên gọi “Khu

Gang thép Thái Nguyên”, khu công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến luyện gang, luyện thép và cán thép.

Thực hiện chủ trương của Chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp (DN) Nhà nước, từ ngày 01/7/2009, Công ty chính thức chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần với vốn điều lệ là 1.840 tỷ đồng (vốn Nhà nước chiếm 65%) và chính thức đăng ký giao dịch tại sàn giao dịch UPCOM với mã cổ phiếu TIS.

Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, đến nay TISCO đã trở thành một trong những công ty sản xuất và kinh doanh thép lớn trên thị trường, với 18 đơn vị thành viên, 9 đơn vị liên doanh liên kết, nằm trong top 500 DN lớn nhất Việt Nam. Mấy năm gần đây, nền kinh tế trong và ngoài

nước khó khăn kéo dài, TISCO vẫn đảm bảo duy trì tốc độ phát triển ổn định trong ngành thép. Sản phẩm thép TISCO đã trở nên nổi tiếng trong cả nước, được người tiêu dùng tín nhiệm, được sử dụng vào hầu hết các Công trình trọng điểm Quốc gia như thuỷ điện (Hoà Bình, Yaly, Sơn La), đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam, Trung tâm hội nghị Quốc gia, sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, cầu Thăng Long, Chương Dương và nhiều công trình khác; thâm nhập vào các thị trường Quốc tế như Canada, Singapore, Indonesia, Lào, Campuchia... Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên cùng sản phẩm Thép mang thương hiệu TISCO đã giành được nhiều giải thưởng uy tín tring nước và quốc tế...  Với những thành tích nổi bật, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Công ty đã vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân, Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba và nhiều phần thưởng cao quý khác của Đảng và Nhà nước.

Công ty Cổ phần gang thép Thái nguyên (TiSCO), cái nôi của ngành công nghiệp luyện kim Việt nam. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, đến nay sản phẩm thép TiSCO đã trở nên nổi tiếng trong cả nước, được người tiêu dùng tín nhiệm, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và hiện diện ở rất nhiều công trình trọng điểm Quốc gia.

TISCO tái khởi động DỰ ÁN MỞ RỘNGSẢN XUẤT GIAI ĐOẠN 2

42 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 45: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2

Để tiếp nối sự phát triển, từ năm 2007, Công ty đã khởi công thực hiện Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 (Dự án giai đoạn 2) của Nhà máy nhằm nâng cao năng lực sản xuất phôi thép và thép cán từ nguyên liệu trong nước lên 1.000.000 tấn/năm, đáp ứng tốt nhu cầu thị trường và đưa Công ty trở thành một trong những nhà sản xuất thép có quy mô, công nghệ và thiết bị tiên tiến trong khu vực và thế giới. Dự án giai đoạn 2 được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư tại Văn bản số 342/TTg-CN ngày 01/4/2005. Trên cơ sở này, ngày 5/10/2005 Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Thép Việt Nam đã có Quyết định phê duyệt Hồ sơ mang số 684/QĐ - ĐT phê duyệt Báo cáo đầu tư Dự án. Theo đó, Dự án có tổng mức đầu tư là 3.884,3 tỷ đồng (tương đương với 242.503.000USD). Cơ cấu nguồn vốn để đầu tư Dự án này bao gồm: Vốn tự có 375 tỷ đồng (chiếm 10%), vốn vay từ nguồn tín dụng ưu đãi Nhà nước 1.605 tỷ đồng (chiếm 42%), vốn vay thương mại 1.863 tỷ đồng (chiếm 48%). Dự án có Tổng thầu là Tập đoàn Xây lắp Luyện kim Trung Quốc (China Metallurgical Group Corporation - MCC), Chủ đầu tư là TISCO và Nhà thầu phụ là Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama). Dự án tạo việc làm cho khoảng 6.000 lao động và có đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của ngành thép Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện, do nhiều nguyên nhân khách quan như trượt giá, tăng lãi suất, thay đổi chính sách của Nhà nước... nên Dự án chậm tiến độ, làm tăng tổng mức đầu tư lên 8.104 tỷ đồng, sau đó lại rơi vào trạng thái dừng thi công từ quý I/2013 do chưa thu xếp được vốn. Nếu không thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó

khăn để tiếp tục triển khai, Dự án sẽ có hiệu ứng không tốt về kinh tế, an sinh, xã hội và ảnh hưởng đến triển vọng của ngành thép Việt Nam.

Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương cùng với Tổng Công ty Thép Việt Nam chủ trì, phối hợp với Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam rà soát lại tính chính xác của các số liệu và nội dung đánh giá hiệu quả Dự án, cũng như tính khả thi của phương án thực hiện. Bộ Công Thương đã chỉ đạo Tổng Công ty Thép Việt Nam và TISCO thực hiện Dự án theo phân kỳ đầu tư và theo đúng tiến độ. Trước mắt, tập trung nguồn lực hoàn thành giai đoạn sản xuất ra gang lỏng và phôi thép. Căn cứ kết quả thực hiện giai đoạn sản xuất ra gang lỏng và phôi thép, báo cáo Bộ Công Thương để xem xét, chấp thuận việc thực hiện giai đoạn xây dựng xưởng Luyện Cốc và các hạng mục phụ trợ liên quan. Đồng thời, chấn chỉnh và tổ chức lại bộ máy quản lý, đề cao trách nhiệm người đứng đầu, tổ chức triển khai theo đúng các quy định của pháp luật, bảo đảm Dự án có hiệu quả. Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính đôn đốc và giám sát VDB thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ hiện hành của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên và cho vay bổ sung vốn tín dụng đầu tư để triển khai tiếp Dự án, bảo đảm tiến độ và hiệu quả.

Ngày 27/01/2015, Chi nhánh VDB Khu vực Bắc Kạn-Thái Nguyên và TISCO đã ký kết hợp đồng tín dụng vay vốn bổ sung Dự án giai đoạn 2. Theo đó mức vốn VDB cho Dự án vay bổ sung là 1.359 tỷ đồng, nâng tổng mức vốn vay của dự án lên 2.964 tỷ đồng. Thời

hạn trả nợ từ tháng 01/2017 đến tháng 11/2021 với lãi suất cho vay 8,5%/năm. Việc ký kết hợp đồng tín dụng thể hiện sự quan tâm của Chính phủ, các bộ ngành và sự quyết tâm của chủ đầu tư nhằm tháo gỡ khó khăn sớm đưa Dự án vào hoạt động theo Nghị quyết của Chính phủ về Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2. Đây cũng là tiền đề để chủ đầu tư đàm phán với tổng thầu MCC nhằm tái khởi động dự án.

Theo báo cáo của Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Gang thép Thái nguyên tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2015, để thu xếp vốn cho Dự án, ngoài ký hợp đồng vay vốn tín dụng Nhà nước với VDB, TISCO đã được SCIS góp vốn 1.000 tỷ đồng; Công ty đang rà soát lại những nội dung đủ điều kiện để ký hợp đồng vay vốn Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam trong năm 2015. Ban Quản lý Dự án đang rà soát, chốt khối lượng đã thực hiện của Dự án giai đoạn 2 với các nhà thầu phụ Việt Nam.

Dự án có 7 hạng mục và 163 tiểu hạng mục với hơn 20 nhà thầu tham gia. Trước đây, hợp đồng thi công trọn gói, hiện nay tất cả phần xây dựng lắp đặt do nhà thầu Việt Nam đảm nhận còn nhà thầu Trung Quốc đảm nhận phần chỉ đạo kỹ thuật, cung cấp thiết bị theo hợp đồng ABC. Đến nay, Dự án đã thực hiện được phần cơ bản thiết bị của hệ thống thi công lắp đặt luyện gang, hệ thống lò cao. Quặng tinh cho Dự án giai đoạn 2 đã được khai thác theo đúng công suất. Sau 12 tháng kể từ khi hoạt động trở lại, Dự án sẽ tiếp tục sản xuất ra gang, 6 tháng tiếp theo sẽ sản xuất ra đến thép - thuận lợi hơn trong khâu tiêu thụ, còn công nghệ truyền thống trước đó chỉ sản xuất ra đến gang.

� Hoa NguyễN

43Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 46: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Để đạt được mục tiêu trên phải kể đến sự nỗ lực của tập thể Công ty Cổ phần Điện nước An

Giang đưa “niềm vui” nước sạch về với người dân.

Công ty Cổ phần Điện nước An Giang là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh với nhiều lĩnh vực. Trong đó sản phẩm chính là cung cấp điện - nước sạch cho người dân các khu vực thành thị và nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang. Đây là doanh nghiệp duy nhất trên cả nước, kinh doanh và phục vụ các nhu cầu cần thiết

trong đời sống sinh hoạt của người dân trên lĩnh vực điện sinh hoạt - nước sạch.

Với một trong 2 nhiệm vụ trọng yếu là cung cấp nước sạch cho người dân, hiện Công ty đang quản lý 161 hệ thống cấp nước có công suất từ 150m3/ngày đêm đến 34.000 m3/ngày đêm đều khắp các thành phố, thị xã, thị trấn của tỉnh An Giang. Tổng công suất toàn Công ty là 132.000 m3/ngày đêm. Ngoài các hệ thống cấp nước trung tâm ở thị trấn, thị tứ có công suất lớn, các trạm cấp nước xã có công suất từ 150 m3 - 200 m3/ngày

đêm đã hình thành nên mạng lưới nước sạch rộng khắp từ thành thị đến nông thôn của địa phương này. Hầu hết các xã, phường của tỉnh đều đã có hệ thống cấp nước sạch. Bên cạnh đó, Công ty quản lý các hệ thống cấp nước trung tâm được đầu tư xây dựng từ các nguồn vốn vay, vốn ODA. Các trạm cấp nước nhỏ được đầu tư từ nguồn vốn vay, vốn ngân sách, vốn chương trình nước sạch nông thôn. Từ năm 2003, UBND tỉnh An Giang giao cho Công ty quản lý sử dụng tất cả các trạm cấp nước do Trung tâm nước sạch vệ sinh môi trường tỉnh đầu tư. Công ty đã cải

Công ty Cổ phần Điện nước An Giang:NỖ LỰC PHỤC VỤNGƯỜI DÂN

Theo thống kê của tỉnh An giang, đến nay, tỷ lệ số dân nông thôn sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 97,28% tăng 30,08% so với năm 2010; tỷ lệ số dân thành thị sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của bộ Y tế đạt gần 100%, số dân nông thôn đạt 72,86%, phấn đấu sẽ nâng tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch toàn tỉnh lên 85%.

� NHư QuỳNH

Trạm bơm nước sạchẢnh: Thu Hằng

44 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 47: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

tạo sửa chữa, bố trí công nhân lành nghề quản lý vận hành. Đến nay, hầu hết các trạm cấp nước nông thôn đã hoạt động tốt, có hiệu quả…

Tại các Xí nghiệp thuộc Công ty có bộ máy tổ chức gồm có Ban giám đốc Xí nghiệp, các phòng ngiệp vụ (Phòng Kế toán - kinh doanh; Phòng Kỹ thuật điện - nước) và các tổ quản lý điện nước khu vực. Điều hành các tổ có tổ trưởng và tổ phó. Các chức danh này đều do Công ty bổ nhiệm theo tiêu chí có bằng chuyên môn, có năng lực đạo đức tốt. Quản lý trực tiếp các trạm cấp nước xã do tổ quản lý điện nước khu vực, tổ này tùy theo số hộ sử dụng điện - nước, tuỳ theo địa hình mà có thể quản lý từ 2 đến

4 xã. Riêng các trạm cấp nước có công nhân phụ trách từ 2 đến 3 người. Chịu sự điều hành của Tổ khu vực.

Để phấn đấu phát triển 20.000 khách hàng/năm được sử dụng nước sạch, Công ty đang tập trung phát triển các đường ống, trạm cấp nước từ nguồn vốn vay. Công ty đã mạnh dạn đổi mới công tác quản lý tổ chức, công tác quản lý kinh tế - kỹ thuật, giảm điện - nước thất thoát thấp nhất, chất lượng nước không ngừng được nâng cao, quản lý chất lượng theo hệ thống quản lý chất lượng ISO phiên bản 9001:2008. Nhờ thường xuyên tự kiểm tra

định kỳ, đột xuất chất lượng nước sạch, kết hợp với trung tâm y tế dự phòng tỉnh kiểm tra kiểm nghiệm chất lượng nước sạch nên sản phẩm nước sạch của Công ty luôn đảm bảo đầy đủ theo các tiêu chuẩn quy định, được người dân tin dùng.

hiệu quả từ nguồn vốn ODa

Trong suốt quá trình phát triển của Công ty Cổ phần Điện nước An Giang, ngoài nguồn vốn tự có, việc huy động nguồn vốn từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển các dự án cấp nước của Công ty là rất quan trọng, trong đó phải kể đến nguồn vốn hỗ trợ chính thức - ODA. Các dự án cấp nước sử dụng vốn ODA hoàn thành và đưa vào sử dụng tạo nền tảng, góp phần vào sự phát triển chung của An Giang.

Đầu tiên phải kể đến dự án xây dựng Nhà máy nước Long Xuyên thực hiện năm 2008. Dự án sử dụng 103,812 tỷ đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) do VDB quản lý cho vay lại, hiện dư nợ của dự án hơn 71 tỷ đồng. Công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng và đạt được hiệu quả rất cao, phát huy hết công sức của Nhà máy nhờ đó, Công ty thực hiện tốt việc trả nợ gốc, lãi, phí đúng hạn.

Năm 2011, Cơ quan phát triển Pháp (AFD) tài trợ từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Pháp xây dựng “Hệ thống cấp nước thị trấn An Phú, huyện An Phú, tỉnh An Giang” thuộc Chương trình Đầu tư cấp nước đô thị Đồng bằng sông Cửu Long. Theo hợp đồng tín dụng, dự án có tổng mức đầu tư  gần 60 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA thông qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho vay ưu đãi hơn 40 tỷ đồng. Dự án có quy mô, công suất: 5.000m3/ngày đêm. Dự án được đầu tư tại thị trấn An Phú, huyện An Phú, tỉnh An Giang vùng

Đồng bằng sông Cửu Long. Việc thực hiện Dự án đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nước sạch của vùng, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong khu vực, giảm thiểu các tác hại do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh; góp phần cải thiện điều kiện môi trường cũng như an sinh xã hội trong vùng dự án. Dự án hoàn thành và đi vào hoạt động vào năm 2014, góp phần cải thiện mức sống của người dân tại huyện An Phú.

Cũng nằm trong Chương trình Đầu tư cấp nước đô thị Đồng bằng sông Cửu Long dự án “Hệ thống cấp nước Long Sơn, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang” được khởi công xây dựng tháng 3/2014. Dự án được đầu tư tại phường Long Sơn, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang cung cấp nước sạch cho 8.700 hộ dân các phường nội ô thị xã Tân Châu và các xã lân cận. Dự án có quy mô, công suất: 5.000m3/ngày đêm, tổng mức đầu tư 70 tỷ đồng, trong đó vốn từ Cơ quan phát triển Pháp (AFD) thông qua VDB với số vốn đã giải ngân là 29,171 tỷ đồng.

Với quyết tâm cao và kinh nghiệm đã tích lũy của Chủ đầu tư và nhà thầu, cùng với sự hỗ trợ kịp thời của chính quyền địa phương; đến nay công trình đã hoàn thành được nghiệm thu bàn giao sớm trước thời hạn hơn 60 ngày so với hợp đồng thi công đã ký. Ngày 06/05/2015, tại Phường Long Sơn - Thị xã Tân Châu - Tỉnh An Giang, Công ty Cổ phần Điện nước An Giang đã tổ chức Lễ khánh thành Dự án. Dự án đáp ứng nhu cầu cấp thiết về nước sạch của vùng, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong khu vực, giảm thiểu các tác hại do sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh; góp phần cải thiện điều kiện môi trường cũng như an sinh xã hội trong vùng dự án.

45Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 48: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Dự kiến khi đi vào hoạt động, mỗi năm dự án khai thác khoảng 3.500.000 tấn quặng

nguyên khai vonfram - đa kim/năm. Chế tạo ra các sản phẩm: 8.800 tấn vonfram trioxit, 201.000 tấn flouri, 26.000 tấn đồng, 109,5 kg vàng và 2.800 tấn bismut hàng năm. Khi hoàn thành, Dự án sẽ đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và huyện Đại Từ, là điểm nhấn cho ngành Công nghiệp Luyện kim Việt Nam…

Núi Pháo là một khu mỏ đa kim nằm trên diện tích 9,21 km2 ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, có trữ lượng khoảng 52,5 triệu tấn quặng vonfram, florit, bismut và đồng. Dự án Núi Pháo là dự án về khoáng sản lớn tại Việt Nam và cũng là nhà sản xuất vonfram lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc do Công ty Cổ phần Tài Nguyên

Masan (Masan Resources) - Công ty con của Tập đoàn Masan thực hiện.

masan đưa mỏ núi Pháo lên sàn chứng khoán

Sau gần 5 năm sở hữu dự án Núi Pháo, Tập đoàn Masan sắp đưa Công ty Cổ phần Tài Nguyên Masan niêm yết trên sàn UpCom. “Công ty sẽ niêm yết trên sàn UpCom của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội vào cuối năm nay với mục tiêu cuối cùng là gia nhập sàn chứng khoán chính”, đại diện doanh nghiệp này cho biết trong Hội nghị nhà đầu tư tổ chức ngày 20/7/2015 tại Hà Nội. Điều này đồng nghĩa với 720 triệu cổ phiếu của Công ty sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội, trở thành một trong những mã có vốn hóa lớn nhất HNX.

Núi Pháo được đánh giá là một trong những mỏ vonfram lớn nhất thế giới khi chiếm 33% tổng sản lượng toàn cầu (ngoại trừ Trung Quốc). Đây là kim loại được sử dụng trong đầu khoan, dụng cụ cắt và thép chịu tải cao, các vi mạch xử lý cho điện thoại thông minh và thiết bị điện tử.  Sau khi tinh luyện, phần lớn sản phẩm vonfram từ mỏ sẽ được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Theo kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2015- 2017, năm 2015 Công ty đặt mục tiêu doanh thu gần 192 triệu USD, tăng lên 288 triệu vào năm 2016 và 320 triệu USD năm 2017, lợi nhuận các năm tương ứng đạt 5,1; 52,4 và 94,4 triệu USD. Công ty cũng cam kết hàng năm sẽ dành tối đa 50% thu nhập để trả cổ tức bằng tiền mặt cho nhà đầu tư. Mức chi trả này được tính bằng đôla Mỹ để chống trượt giá.

Theo chuyên viên phân tích của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), với những doanh nghiệp ngành mỏ, cổ tức sẽ là chỉ tiêu quan trọng để tổ chức, cá nhân quyết định đầu tư, bởi dòng tiền thu về sau khi đưa mỏ vào khai thác rất lớn. Thống kê dữ liệu từ các công ty khai khoáng trên thế giới, mức cổ tức có thể lên tới 30-47% thu nhập, tương đồng với mục tiêu mà ông chủ của Núi Pháo đưa ra. Giả sử giá tham chiếu của Công ty chạy từ 12.000 đến 25.000 đồng một cổ phiếu, đại diện VCSC tính toán lợi suất cổ tức (tỷ lệ giữa cổ tức và trị giá cổ phiếu) trung bình trong 10 năm dao động từ 7-15%, cao hơn bình quân của các đơn vị khác cùng ngành (0,6-3,6%).

Kỳ vọng lợi nhuận từ mỏ núi Pháo

Sự kiện Masan chuẩn bị đưa Công ty cổ phần Tài Nguyên Masan lên sàn UPCOM đang thu hút sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư trên thị trường. Sau 5 năm mua lại dự án, Tập đoàn Masan đã đưa Núi Pháo trở thành mỏ Vonfram duy nhất thế giới (trong vòng 15 năm qua) được khai thác thành công và là mỏ lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc đang được khai thác. Tuy nhiên, do đặc thù của hoạt động khai thác, những thông tin về kim loại “gần như vàng” này không phổ biến với nhà đầu tư.

Vonfram thực tế không quá xa lạ với mọi người qua câu chuyện “dây tóc bóng đèn” của T.Edison. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong những ứng dụng rất nhỏ của kim loại này. Hiện nay, vonfram được sử dụng trong một loạt các ứng dụng công nghiệp mà hầu như không thể thay thế bằng kim loại khác được. Với độ cứng và kháng mòn cao, khoảng 60% lượng vonfram của thế giới được sử dụng để sản xuất kim loại cứng. Ứng dụng rất đa dạng, bao gồm

Masan VÀ KẾ HOẠCHĐƯA NÚI PHÁO LÊN SÀN

Dự án khai thác khoáng sản núi pháo có vốn đầu tư khoảng 8.339 tỷ đồng (tương đương 440,5 triệu USD). Trong đó: vốn tự có của Tập đoàn Masan là 4.093 tỷ đồng; vốn vay ngân hàng phát triển Việt nam 2.376,9 tỷ đồng (tương đương 120,8 triệu USD); vốn vay ngân hàng thương mại 110 triệu USD. Thời gian thực hiện dự án 30 năm, diện tích 674 ha với trên 2.000 gia đình bị ảnh hưởng bởi việc giải phóng mặt bằng.

46 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 49: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

sử dụng trong các công cụ cắt kim loại và đá; các công cụ như mũi khoan khai thác mỏ; các công cụ tinh tế như mũi khoan sử dụng trong nha khoa; công cụ tạo hình trong ngành thép; công nghiệp ô tô, vũ khí, điện tử, hóa học...

Mỏ Núi Pháo có 3 sản phẩm chính là vonfram, bismut và florit. Nói về tầm quan trọng của 3 sản phẩm này đối với đời sống, ông Vũ Hồng, Phó Tổng giám đốc Masan Resources đã đúc kết lại là: “Không có vonfram thì không có iPhone, không có florit thì không có điều hòa nhiệt độ và không có bismut thì sẽ không có các dòng mỹ phẩm cao cấp”.

Theo báo cáo của Argus Media, nhu cầu tiêu thụ Vonfram trên toàn thế giới trong năm 2014 đạt khoảng 80.000 tấn. Trong đó, Trung Quốc, EU, Mỹ và Nhật Bản, chiếm khoảng 85% tổng nhu cầu tiêu thụ. Ngành công nghiệp ô tô là khách hàng lớn nhất trên thị trường vonfram (tiêu thụ 23% sản lượng), con số này của ngành thép là 18%. Dự báo tăng trưởng trong hai ngành này sẽ kéo nhu cầu tiêu thụ vonfram tăng trong năm 2015. Argus Media dự báo nhu cầu tiêu thụ Vonfram trên toàn thế giới sẽ tăng nhẹ khoảng 3,85%, tương đương khoảng 3.000 tấn trong năm 2015.

Sau nhiều năm tiến hành đầu tư, mỏ Núi Pháo đã bắt đầu hoạt động từ đầu năm 2014. Tính đến cuối năm 2014, vốn Điều lệ của Công ty cổ phần Tài Nguyên Masan là 225 triệu USD, tổng tài sản công ty đạt 940 triệu USD. Doanh thu đạt được trong năm 2014 và 3 tháng đầu năm 2015 lần lượt là 2.826 tỷ và 813 tỷ đồng. Công ty hiện có vốn điều lệ gần 7.200 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Masan nắm giữ 74,2%.

� THúy Mai

Sau gần 4 năm, đến nay dự án đang được chủ đầu tư triển khai thi công quyết liệt, đồng bộ trên tất cả các

hạng mục; khối lượng thực hiện một số hạng mục chính của dự án đã cơ bản hoàn thành, đáp ứng theo yêu cầu tiến độ đề ra.

Đi đôi với tốc độ phát triển chóng mặt của Khu KTVA là nhu cầu về nước sạch đang tăng đột biến, đòi hỏi việc cung cấp nước cho Khu KTVA hết sức quan trọng, đảm bảo sự sống còn và sự phát triển của cả khu kinh tế trọng điểm của Hà Tĩnh. Theo phê duyệt nhu cầu cấp nước trong quy hoạch chung xây dựng Khu KTVA đến năm 2025 đã xác định tổng nhu cầu cấp nước trong toàn khu kinh tế là 1.005.000 m3/ngày đêm trong khi khả năng cấp nước của hồ Kim Sơn và sông Trí hiện chỉ đáp ứng được gần 100.000 m3/ngày đêm (tương đương gần 10%), còn thiếu tới trên 900.000 m3/ngày đêm so với nhu cầu đến năm 2025 của các nhà đầu tư.

Trước sự cấp thiết đó, Chính phủ và UBND tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định đầu tư vào đây một “siêu dự án” cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng, đồng thời đảm bảo tưới tiêu cho 1.335 ha đất sản xuất nông nghiệp, 300 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản, cùng đó là nhiệm vụ giảm lũ cho khu vực hạ du, phục vụ mục tiêu ngọt hóa sông Quyền và cung cấp nước sạch cho hàng chục vạn dân 12 xã phụ cận.

Ban đầu, Dự án được UBND tỉnh Hà Tĩnh giao cho công ty cấp nước thực hiện, nhưng đơn vị này triển khai không đảm bảo tiến độ như cam kết nên bị rút giấy phép đầu tư. Khi dự án bị đình trệ, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã tìm kiếm nhà đầu tư trong nước khác, song các doanh nghiệp đều từ chối tham gia, bởi nguồn vốn phải huy động quá lớn, lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Trước tình thế đó, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ định Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Vũng Áng thuộc Tập đoàn Hoành Sơn tiếp tục triển khai thực hiện Dự án.

Dự án cấp nướcKhu kinh tế Vũng Áng: Chuyển mình mạnh mẽ

Được triển khai xây dựng từ tháng 01/2012, Dự án cấp nước cho Khu kinh tế Vũng Áng (KTVA) do Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Vũng Áng thuộc Tập đoàn Hoành Sơn làm chủ đầu tư là dự án thủy lợi xã hội hóa đầu tiên của Việt nam được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp đầu tư, nhà nước hỗ trợ.

Nguồn: Internet

47Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 50: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Khi đó, đã có không ít hoài nghi, ngờ vực về sự thành công của dự án khi tỉnh giao cho một doanh nghiệp tư nhân thực hiện. Vì đây là một dự án thủy lợi với quy mô lớn, nhiều khó khăn trong khâu huy động vốn, kỹ thuật thi công cực kỳ phức tạp. Hơn nữa, Tập đoàn Hoành Sơn chỉ là một doanh nghiệp chuyên lĩnh vực vận tải, dịch vụ, chưa có kinh nghiệp về xây dựng thủy lợi nên ít ai dám tin vào sự thành công của dự án.

Chia sẻ về vấn đề này, ông Phạm Hoành Sơn, Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn cho biết: “Tôi đã trăn trở hàng tháng trời về việc nhận thực hiện Dự án. Đây là dự án rất lớn về quy mô, nguồn vốn huy động, đòi hỏi rất cao về kĩ thuật, nhân lực, khả năng quản lý, có độ rủi ro cao. Nhưng trước tình thế cấp bách của tỉnh, lại là doanh nhân của quê hương, được sự tin tưởng của các cấp lãnh đạo, tôi cũng thấy mình cần làm gì đó cho quê hương. Mặt khác, đây là thử thách rất lớn nhưng đồng thời là cơ hội có một không hai, nếu mình tranh thủ được và thực hiện được thì Tập đoàn sẽ trưởng thành”.

Đây là dự án nhóm A được xây dựng tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, với tổng diện tích sử dụng đất theo quy hoạch được duyệt trên 3.000 ha. Tổng mức đầu tư của Dự án là 4.415 tỷ đồng có công suất 1.005.000m3/ngày đêm. Bên cạnh mục tiêu cung cấp nước sạch dự án còn bảo đảm nước tưới tiêu, nuôi trồng thủy hải sản cho các hộ dân trên địa bàn. Dự án là cụm công trình liên kết gồm 4 hạng mục Nhà máy xử lý và cấp nước sạch với tổng công suất 240.000m3/ngày đêm. Hồ chứa nước Rào Trổ có dung tích 162,4 triệu m3 nhằm tích trữ lượng nước đảm bảo cung cấp cho các hộ tiêu dùng nước trong Khu kinh tế Vũng Ánh; Đập dâng Lạc Tiến và cống

Bana ngăn mặn Kỳ hà nằm tích trữ nước, ngăn mặn và xả lũ an toàn; Hệ thống đường ống, kênh dẫn nước từ hồ Rào Trổ về các hộ tiêu thụ nước trong khu kinh tế Vũng Áng. Từ điểm đầu của dự án - Hồ Rào Trổ cho đến điểm cuối - Nhà máy nước Vũng Áng được xây dựng theo phương châm vừa tận dụng dòng chảy tự nhiên, vừa tận dụng các công trình thủy lợi đã có sẵn và công trình thủy lợi xây dựng mới, hệ thống cống dẫn nước liên hồ, liên sông.

Giai đoạn 1 của Dự án với tổng mức đầu tư 3.387 tỷ đồng. Bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước là 1.269 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu của Chủ đầu tư và vốn tự huy động khác là 1.118 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay của dự án và quyết định cho vay từ nguồn vốn đầu tư phát triển của Nhà nước với mức vốn vay tối đa 1.000 tỷ đồng, thời hạn trả nợ trong vòng 12 năm. Đến nay VDB đã giải ngân cho dự án trên 600 tỷ đồng.

Với quy mô và tính chất đặc biệt quan trọng của dự án, dự án luôn nhận được sự quan tâm của Chính phủ, tỉnh Hà Tĩnh. Đặc biệt UBND tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo Dự án cấp nước Khu Kinh tế Vũng Áng để thường xuyên theo dõi, đôn đốc tiến độ và kiểm tra chất lượng của Dự án. Định kỳ, Ban chỉ đạo đều kiểm tra tiến độ, xử lý các công việc phát sinh ngay tại công trình. Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng thường xuyên cử các chuyên gia hỗ trợ kỹ thuật cho công trình.

Ông Trần Quang Thưởng - Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư & Phát triển Vũng Áng, Chủ đầu tư dự án cho biết: Để đảm bảo chất lượng và tiến độ, chủ đầu tư đã chọn những nhà thầu mạnh, chuyên nghiệp, đủ năng lực tài

chính, thiết bị, như: Tổng công ty Xây dựng Lũng Lô, Công ty Lũng Lô 9, Công ty Cổ phần Xây dựng 24, Công ty Cổ phần TM&DV Nga Sơn tham gia thi công… Cùng đó, chủ đầu tư đã chủ động bố trí vốn giải ngân kịp thời cho các nhà thầu khi cần thiết; trực tiếp tham gia vào dự án với vai trò đơn vị đầu mối cung cấp vật tư thiết yếu, phương tiện vận chuyển khi nhà thầu có yêu cầu.

Về tình hình thi công và tiến độ hiện tại của Dự án, ông Thưởng cho biết: Thi công các công trình thủy lợi vốn đã rất phức tạp, địa chất và điều kiện thời tiết bất lợi cũng làm việc thi công gặp nhiều khó khăn. Các đội thi công với hàng trăm công nhân, máy móc, thiết bị vẫn miệt mài làm việc, chạy đua với thời gian, quyết tâm hoàn thành dự án đúng tiến độ được giao. Các đội giám sát công trình thường xuyên bám trụ ngày đêm, kiểm tra chặt chẽ việc thi công để đảm bảo công trình có chất lượng tốt nhất. Các hạng mục tuynel, kênh dẫn, đập dâng Lạc Tiến, cơ khí đập dâng đã hoàn thành 100% và được khánh thành, đưa vào sử dụng từ 01/02/2015. Trước đó, công trình nhà máy nước đã hoàn thành đơn nguyên 1 công suất 40.000m3/ngày đêm, đi vào vận hành cấp nước cho Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 từ ngày 30/5/2013 đảm bảo chất lượng, khối lượng, tiến độ theo cam kết. Hiện các đơn vị đang tiếp tục triển khai các đơn nguyên tiếp theo đồng thời thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng giai đoạn II.

Dự kiến tới năm 2018, Tập đoàn Hoành Sơn sẽ hoàn thành toàn bộ Dự án, phục vụ sản xuất công nghiệp cho Khu kinh tế cũng như cho hơn 1,2 triệu người dân Hà Tĩnh đang khao khát một ngày mai tươi sáng hơn từ Khu kinh tế Vũng Áng.

� THaNH TùNg

48 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 51: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Cuộc cách mạng đã mang lại thành quả to lớn - lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á một trong những sự kiện lịch sử vĩ đại của thế kỷ 20. Những hồi ức quen thuộc ấy quá đỗi gần gũi với bao thế hệ người Việt Nam làm nên lịch sử. Mới đây thôi mà đã 7 thập kỷ trôi qua, những sự kiện lịch sử ấy vẫn còn vẹn nguyên, trường tồn với thời gian và lịch sử. Giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó gấp bội. Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đã làm sáng tỏ chân lý ấy.

Không có chiến tranh là khát vọng của con người nhưng lạ thay, chiến tranh vẫn hiện hữu trong đời sống hôm nay. Dân tộc ta vừa phải chăm lo xây dựng đất nước vừa luôn sẵn sàng chủ động bảo vệ nền tự do độc lập mà mình đã giành được. Lịch sử dân tộc cho ta nhiều bài học quý, như: muốn cách mạng thắng lợi, giành được chính quyền phải tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính. Nghĩa là, biết “đem sức ta mà giải phóng cho ta, mà xây dựng cho ta”. Việt Nam đã từng trải qua thời gian dài bị bao vây cấm vận, cho dù còn có bạn bè giúp đỡ, chia sẻ nhưng nỗ lực của cả dân tộc vẫn là nhân tố quyết định thành bại của công cuộc tái thiết đất nước. Trong quá trình xây dựng đất nước sau chiến tranh, đã có lúc chúng ta gặp muôn vàn trở ngại tưởng như khó mà vượt qua nổi, nhưng “trong cái khó, ló cái sáng tạo”, Đảng ta đã khởi xướng công cuộc đổi mới. Ba thập kỷ qua, đất nước đã trải qua biết bao thăng trầm, lúc thuận,

lúc khó nhưng bản lĩnh chính trị của Đảng, tài điều hành của Chính phủ lại cho thấy sự kiên cường vượt bậc. Đó cũng là thành công mang đậm dấu ấn của một đảng đã được tôi luyện qua chiến tranh, của chính quyền nhân dân, nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Chở thuyền và lật thuyền cũng là dân. Gốc có vững cây mới bền, xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân. Những tổng kết ấy cũng đã trở thành chân lý, thành bài học muôn đời ghi tạc. Nếu không có dân tốt, một lòng theo Đảng, theo Chính phủ đến cùng làm sao đất nước mình vượt qua được những cơn bĩ cực, những đòn chống phá thâm hiểm, quyết liệt của thù trong, giặc ngoài. Dựa vào dân, khơi dậy sức dân, tạo sự đồng thuận nơi dân là “phép nhiệm màu” để Đảng ta đưa đất nước phát triển bền vững. Chẳng có gì giấu được nhân dân. Người ta nói dân là tai mắt của đảng, chính quyền là thế. Có ai đó thấy dân tụ tập phản đối, kêu ca về những bất cập xã hội, về sự mất dân chủ, về nạn tham nhũng, lãng phí ở đâu đó trong xã hội mình lại vội vàng, hồ đồ cho rằng dân bị kẻ xấu kích động. Hãy đi sát cuộc sống đời thường của người dân, bình tĩnh lắng nghe và thấu hiểu, mới nhận thấy dân mình quá tốt. Cho dù chưa hài lòng và đồng thuận về một số vụ việc cụ thể, hiện hữu trong con mắt người dân còn đó những phân hóa giàu nghèo, hành xử không công bằng trong cuộc sống đời thường, song dân mình vẫn tin Đảng và một lòng theo Đảng đấy thôi. Mong mỏi, ước nguyện của dân về một cuộc sống sung túc cho mọi người,

xã hội công bằng, dân chủ văn minh là chính đáng. Ở đâu tổ chức đảng, chính quyền trong sạch, được dân ủng hộ, nơi ấy việc gì cũng thông. Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Mỗi kỳ Quốc hội họp, phiên chất vấn và trả lời chất vấn chính là thước đo lòng dân. Dân hỏi Bộ trưởng trả lời cũng vậy. Mở diễn đàn để nhân dân bày tỏ chính kiến của họ, lắng nghe tiếng nói của họ, đó là trách nhiệm của đại biểu Quốc hội. Chừng nào dân còn chưa cảm thấy thuyết phục, tâm phục, khẩu phục, chừng đó Đảng còn phải nghiêm túc soi lại mình. Không thỏa mãn với những gì mình đã có, nhất là thành tích. Chỉ có như thế cách mạng mới thành công.

Lịch sử để lại di sản lớn cho thế hệ mai sau là bài học thành công và thất bại. Mỗi khi ôn lại lịch sử, ai cũng thấy cần nâng niu bài học của quá khứ. Soi lại mình vào dòng chảy trong suốt của lịch sử để thấy mình đúng, sai, hay, dở thế nào. Tổng kết bài học lịch sử đã khó nhưng quan trọng hơn là vận dụng những bài học ấy trong công cuộc dựng xây và bảo vệ đất nước mới thật sự khó. Nó đòi hỏi phải hiểu thấu đáo lịch sử, phải dũng cảm nhìn vào những yếu kém của mình. Phải luôn biết đổi mới, sáng tạo, biết đột phá, biết dấn thân và dám hy sinh vì lý tưởng cao đẹp. Mỗi lần ôn lại là một lần bổ khuyết cho sự tổng kết. Bồi đắp vào kho tàng lịch sử những bài học quý là trách nhiệm của các thế hệ tiếp nối. Đó cũng là cách tri ân lịch sử thiết thực và có ý nghĩa.

� (*) BaN TuyêN giáo Tư

Mỗi dân tộc đều có niềm tự hào của riêng mình. Lịch sử dân tộc Việt nam gắn liền với những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm hào hùng và bi tráng. Cách mạng tháng Tám là bước ngoặt lịch sử đưa dân tộc Việt nam sang trang mới - từ kiếp người lầm than nô lệ thành người làm chủ.

BÀI HỌC TỪ LỊCH SỬ � VĂN HùNg (*)

49Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 52: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Riêng với chúng tôi, trang lứa sinh ra vào đúng năm đất nước thống nhất, có những mùa Tết Trung

thu sống trong những năm tháng bao cấp khó khăn, thiếu thốn của tuổi thơ và cả những năm tháng đổi mới, phát triển của đất nước nên có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Tết Trung thu thường gắn với những kỷ niệm xưa, thời lên bảy lên tám tuổi, đúng vào giai đoạn giữa những năm đầu thập niên 80, khi ấy chúng tôi mới học lớp 2 - 3 tại Hà Nội.

Hồi ấy Hà Nội không tấp nập, xe cộ giăng mắc kẹt đường như bây giờ…

Hà Nội Tết Trung thu thời ấy chỉ rộn ràng ở khu phố cổ, nơi có nhà ông ngoại của tôi, tại con phố Hàng Mã với cả một thế giới tuổi thơ muôn màu hấp dẫn, sinh động và phong phú…

Tôi nhớ, gần đến trung thu khoảng hai tuần, các nhà mặt phố Hàng Mã bắt đầu bày bán rất nhiều đồ chơi truyền thống, tự làm bằng tay là chủ yếu như: đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân, lồng đèn con thú, giỏ thiên nga với những con thiên nga cổ cao trắng muốt làm bằng bông Bạch Tuyết… Đồ chơi thời đó hấp dẫn chúng tôi nhất là đèn ông sao và đầu sư tử làm bằng giấy, trang trí bằng màu nước. Thời đó, nhà có

điều kiện mới dám mua đầu sư tử cho trẻ con chơi, đầu sư tử càng to thì giá trị món đồ chơi này trong mắt bọn trẻ con chúng tôi càng hấp dẫn. Nhà nào sắm cho con chơi đầu sư tử ngay từ đầu tháng 8 âm lịch thường là những chiếc đầu sư tử to và đẹp nhất được bày bán… Càng gần kề trung thu thì chỉ còn lại những chiếc đầu sư tử bé, màu sắc không đẹp, nhưng vẫn là ước mơ của bao đứa trẻ khác được đội đầu sư tử đi phá cỗ.

Những đứa trẻ có đầu sư tử thường đi hàng đầu trong đám rước phá cỗ nên rất oai. Và vì thế món đồ chơi chiếc đầu sư tử luôn là ao ước của những đứa trẻ như chúng tôi những năm tháng đó khi mùa trung thu về… Tôi nhớ, em trai tôi thường rất thích đồ chơi đầu sư tử vì thế năm nào cũng được bà ngoại sắm cho. Tuy nhiên, bà chỉ mua được chiếc đầu sư tử nhỏ và cũng chỉ mua khi cách ngày rằm trung thu chỉ 2-3 ngày. Riêng có một năm, do bà bận về quê có việc gấp, khi lên Hà Nội cận ngày rằm, đi khắp phố Hàng Mã không còn nhà nào có đầu sư tử bán, nên không mua được cho chúng tôi món đồ ưa thích đó.

Mặc dù đã được bà mua cho đèn ông sao, đèn kéo quân, mũ công chúa nhưng chúng tôi vẫn không vui… Chiều hôm ấy, không biết bà nói chuyện với ông ngoại thế nào mà chúng tôi thấy

ông đi sang hàng xóm năn nỉ đứa trẻ bên đó cho ông mượn cái đầu sư tử. Rồi ông đi mua nan tre, giấy màu và màu nước về hí húi làm cho đám cháu cái đầu sư tử. Ông vốn là nghệ nhân thêu (do trước đây ông làm nghề thêu) nên rất khéo tay, từ chiều tối đến khuya ông đã làm xong chiếc đầu sư tử mặc dù màu sắc không rực rỡ như hàng bán ở tiệm. Chiếc đầu sư tử to, có hai chiếc sừng màu đen ấy kịp cho chúng tôi khoe với lũ bạn hàng xóm trong đêm phá cỗ trông trăng hôm sau… Những mùa trung thu sau đó, bà ngoại luôn nhớ mua đầu sư tử cho chúng tôi từ sớm, nhưng chúng tôi vẫn thường nhắc lại món đồ chơi ông ngoại làm năm ấy với sự ngưỡng mộ.

Những năm sau này, khi không sống chung cùng ông bà ngoại nữa và cùng với sự phát triển của đất nước, nhiều loại đồ chơi công nghệ ra đời, nhưng chúng tôi vẫn được ông bà ngoại mua cho chiếc đầu sư tử cùng các đồ chơi khác khi Tết Trung thu về. Hòa cùng tiếng trống ếch rộn ràng, chiếc đèn ông sao năm cánh lung linh, đội đầu sư tử đi phá cỗ, tất cả những thứ đó đã làm nên mùa Trung thu trong trẻo trong ký ức của mỗi người chúng tôi đến tận hôm nay khi đã làm cha, mẹ và dẫn con đi sắm đồ chơi trung thu mỗi độ thu về.

Mùa trung thu

Cứ mỗi độ heo may, khi trái na bắc đầu mùa mở mắt, trái hồng vào vụ và bưởi rám nắng thu cũng là lúc trẻ em rộn ràng đón Tết Trung thu. Còn với người lớn, đi qua mấy mươi cái Tết Trung thu cũng còn lưu lại một vài mùa Tết đáng nhớ…

� NgọC Đỗ

Nguồn: Internet

trong ký ức

50 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 53: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Chị gặp tôi trong lần đầu bỡ ngỡÁnh mắt cười niềm nở đón chào Mới đó thôi ba năm đã qua rồiTừ cái ngày chúng tôi thành đồng nghiệp

Vẫn hăng say, lòng tràn đầy nhiệt huyếtVẫn tận tình trong công việc được giaoVẫn tâm hồn trong sáng và thanh caoChị vẫn thế chưa bao giờ thay đổi

Với chúng em tuổi trẻ còn nông nổiChị ân cần trao đổi, động viênBao lời khuyên từ giọng nói dịu hiềnVừa ấm áp vừa bình yên đến lạ!

“Làm tín dụng nhiều khó khăn vất vảCần vững tâm không sa ngã sai đườngVới đồng nghiệp phải đoàn kết, yêu thươngVới khách hàng phải nhún nhường, quyết liệt”

Ngư ời đ ồng nghiệpđáng kính

Chị luôn yêu một tình yêu tha thiếtYêu công việc, yêu thẩm định, giải ngânDù thu nợ có gian khó trăm lầnVẫn quyết tâm để hoàn thành nhiệm vụ

Thật xứng danh người cán bộ ưu túMang trong mình đủ cả đức, cả tàiLuôn công bằng phân biệt rõ đúng saiCả cơ quan không một ai chê trách

Giữ tâm trong để luyện rèn nhân cáchGiữ tâm sạch để trí tuệ sinh sôiVà cứ thế chị cống hiến cho đờiXứng tấm gương đồng nghiệp tự soi mình...

� PHạM MạNH Hiếu Chi nhánh VDB Ninh Bình

Vòng hoa bất tử � Lê NgọC CHâu

Gửi tràng hoa trắng đậm hương Ấm tình đất mẹ về phương sóng tràn

Gạc Ma muôn thuở hiên ngangVòng hoa bất tử đỏ ngàn trùng khơi.

Biển Đông mãi mãi rạng ngờiTuổi xuân bất khuất vững nơi tuyến đầu

Trường Sơn vững chãi ngẩng đầuLạc Hồng mãi mãi vẹn câu ân tình.

Mỹ Tho, 24/7/2015

51Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 54: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

� Lê NgọC CHâu(Kính viếng má Nguyễn Thị Mười,

huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà rịa - Vũng Tàu- Người mẹ hiến vàng đóng tàu “không số”)

Đất Đỏ chiều trắng sắc hoaNghẹn ngào đưa tiễn Má ra thăm tàu

Tâm vàng Má tặng hôm naoDát tàu “không số” vượt rào trùng khơi

Tàu đi, tàu đến muôn nơiThắp vành hoa lửa rạng ngời triệu tim

Diều hâu nay đã lặng imChim câu thong thả tung tìm sắc xuân

Đất Đỏ bao đỗi gian truânBao mùa sương trắng nhuộm xuân Má Riều

Bụi đường in dấu sớm chiềuTừ nay vắng Má kính yêu vô vàn

Đất Đỏ chiều nhạt nắng vàngTrắng hoa nhuộm lối trắng đàng tiễn đưa

Má về thế giới người xưaNén hương trĩu nặng khẽ đưa tiếng lòng.

(Kính tặng đồng nghiệp là thương binh, bệnh binh)

Ngày trời hừng hực nắngĐêm bỗng đổ mưa ràoThịt da anh đau nhứcTựa cắt bởi ngàn dao.

Suốt đêm dài thao thứcKhông nguôi nỗi căm hờnXả thân mình đánh giặcĐể giữ gìn quê hương.

Nuốt miền nhớ vào trongĐè nỗi đau chìm xuốngChỉ mong trời mau sángNgắm ánh nắng mặt trời.

Khi thấy vợ con cườiAnh thấy mình vững dạGắng vượt qua tất cảSống đến cạn sức mình.

� NguyễN THị NHư HoaChi nhánh VDB Ninh Bình

Ngày trở trời

ChiềuĐất Đỏ

Nguồn: Internet

52 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 55: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Ý kiến giải đáp:

1. Việc Chi nhánh giữ các GCN QSDĐ đứng tên ông T là thiếu căn cứ, vì:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự thì thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (Điều 342); hợp đồng thế chấp QSDĐ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên sử dụng đất dùng QSDĐ của mình để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia (Điều 715). Đồng thời, tại Quy chế bảo đảm tiền vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cũng đã quy định: Thế chấp tài sản là việc bên bảo đảm dùng tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền quản lý, quyền sử dụng hợp pháp của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho VDB theo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh tín dụng đã ký… (khoản 10 Điều 2).

Như vậy, có thể hiểu các quy định trên đều cho phép bên thứ ba dùng tài sản của mình để thế chấp, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cho bên vay. Tuy nhiên, ở trường

hợp này, ông T không phải là bên thứ ba thế chấp tài sản để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ cho Công ty A. Bởi vì, Chi nhánh Đ nhận 03 GCN QSDĐ đứng tên ông T từ bà M chứ không phải là do ông T tự nguyện đem thế chấp, ký hợp đồng và đăng ký giao dịch bảo đảm. Mặt khác, việc nhận tài sản bảo đảm tiền vay là quyền sử dụng đất bắt buộc phải tuân theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định thì mới phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, cụ thể là phải công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm (Điều 3 Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 về đăng ký giao dịch bảo đảm; Điều 13 Quy chế bảo đảm tiền vay của VDB). Ở đây không được thực hiện như vậy, nên về pháp lý, các GCN QSDĐ trên vẫn thuộc sở hữu của ông T và không bị hạn chế về quyền định đoạt, cũng như không bị chế tài bởi bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào. Vì vậy, nếu Chi nhánh tiếp tục giữ các GCN QSDĐ và ông T khởi kiện, thì việc phải trả lại giấy là khó tránh khỏi. Ngoài ra, còn phải tốn không ít tiền án phí, thời gian, công sức tham gia phiên tòa, kể cả uy tín, thể diện của VDB cũng có nguy cơ bị tổn hại.

Đối với quan hệ vay nợ giữa ông T và bà M: Đây là quan hệ dân sự riêng giữa 2 bên, không liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của Công ty A đối với Chi nhánh Đ. Vì vậy, dù có làm rõ quan hệ này thì Chi nhánh cũng không thể xử lý quyền sử dụng đất của ông T để thanh toán cho các khoản nợ của Công ty A được, nếu không được ông T đồng ý.

2. Để xử lý tình huống này, Chi nhánh Đ cần làm việc lại với ông T một lần nữa (chủ yếu khai thác về khía cạnh tâm lý, tình cảm và khẳng định thực tế việc giao dịch giữa ông T, bà M là có thật nhưng về pháp lý thì chưa đảm bảo) để từ đó có thể thuyết phục việc trả nợ cho Công ty A. Nếu vẫn không có kết quả thì báo cáo và đề xuất lãnh đạo cấp trên cho trả lại các GCN QSDĐ trên để tránh rắc rối.

Việc trả lại các GCN QSDĐ theo nguyên tắc: nhận từ ai thì trực tiếp trả lại cho người đó, hoặc người được ủy quyền hợp lệ. Thủ tục khi nhận thế nào thì khi trả cũng thực hiện tương tự như thế.

� TâM NguyễN (VPĐD)

TÌNH HUỐNG PHÁP LÝ số 39:

Năm 2011, Chi nhánh Đ thấy có nguy cơ nợ xấu xảy ra đối với khoản vay tín dụng xuất khẩu của Công ty TNHH A (do bà M làm Giám đốc) nên yêu cầu Công ty bổ sung tài sản thế chấp, đảm bảo cho khoản vay. Lúc đó bà M đem đến cho Giám đốc Chi nhánh Đ 03 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN QSDĐ) đứng tên ông T, nói là do ông T còn nợ tiền bà M nên giao giấy cho bà

đem thế chấp. Việc thế chấp và những ý kiến trao đổi này đều không có biên bản và cũng không tiến hành các thủ tục theo quy định. Sau đó, bà M bị bắt do có liên quan đến vụ án hình sự xảy ra tại Công ty TNHH A (Công ty A).

Đến nay, ông T đã nhiều lần đòi lại các GCN QSDĐ nói trên nhưng Chi nhánh Đ chưa trả vì còn chờ ý kiến của lãnh đạo cấp trên, đồng thời nhờ cơ quan pháp luật làm rõ có hay không việc ông T vay nợ bà M để có thể thương lượng giải quyết thấu tình đạt lý. Tuy nhiên, ông T không đồng ý và nói rằng, nếu Chi nhánh Đ không trả thì sẵn sàng khởi kiện ra Tòa, trong khi đó bà M từ trong trại giam có ý kiến đề nghị Chi nhánh trả lại các GCN QSDĐ cho ông T.

Theo anh/chị, việc Chi nhánh Đ giữ các GCN QSDĐ của ông T có đúng không? Nếu ông T khởi kiện thì điều gì sẽ xảy ra? Chi nhánh cần phải xử lý tình huống này như thế nào cho đúng và phù hợp nhất?

53Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 56: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Mức tăng CPI duy trì ở mức tương đối thấp như vừa qua được đánh giá là tốt

cho nền kinh tế, đặc biệt dưới góc độ ổn định kinh tế vĩ mô.

Không tính vào chỉ số CPI, chỉ số giá vàng giảm 1,24% và Chỉ số giá USD tăng 0,09%. TCTK đánh giá nhìn chung tỷ giá USD khá ổn định do nguồn dự trữ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp xuất, nhập khẩu.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có duy nhất chỉ số giá nhóm Bưu chính viễn thông giảm 0,02%. Còn lại 10/11 nhóm hàng có CPI tăng. Cụ thể, nhóm có quyền số lớn nhất trong rổ hàng hóa là hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng khá nhẹ ở mức 0,1%.  Do nguồn cung lương thực, trong đó có gạo khá dồi dào, giá giảm. Trong khi đó, các mặt hàng thực phẩm và dịch vụ ăn uống ngoài ra đình chỉ tăng nhẹ. Nhóm đồ uống, thuốc lá tăng 0,18% do như cầu tiêu thụ mạnh trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,25%. Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,22% do: giá vật liệu xây dựng tăng 0,27%, giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,2% do nhu cầu xây dựng tăng và khai thác cát gặp khó khăn vào mùa khan hiếm nước. Giá điện

sinh hoạt tăng 1,32%; giá nước sinh hoạt tăng 1,3% do nhu cầu sử dụng tăng vào những ngày nắng nóng trong tháng. Nhưng cũng có một số mặt hàng giảm giá như giá gas, dầu hỏa.

Nhóm hàng thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,14% do trời nóng vào mùa hè, nên giá của các thiết bị điện vẫn tiếp tục tăng như máy điều hòa không khí, tủ lạnh, quạt điện tăng từ  0,2% - 0,9%, giá dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình tăng 0,4%...

Nhóm hàng thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,15% chủ yếu do vài mặt hàng thuốc tăng và TPHCM tăng giá một vài loại dịch vụ khám chữa bệnh ngoại trú như siêu âm, chạy điện tâm đồ, công khám mắt, công châm cứu.

Nhóm hàng giao thông tăng 0,16% do biến động giá xăng dầu và dịch vụ giao thông. Cụ thể, giá xăng dầu tuy được điều chỉnh giảm vào ngày 4/7/2015, nhưng giá bình quân tháng 7 vẫn còn ảnh hưởng bởi các lần điều chỉnh tăng trước đó. Ngoài ra, chỉ số giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 0,02%, do nhu cầu đi lại tăng cao vào mùa thi, trong đó có kỳ thi Quốc gia. Nhóm văn hoá, giải trí du lịch tăng 0,16% do nhu cầu sử dụng dịch vụ lưu trú tăng.

Đáng chú ý, trong tháng 7, Tổng cục Thống kê cũng đã công bố lạm phát cơ bản cho biết xu hướng giá cả trong dài hạn, đã loại bỏ những thay đổi về giá có tính nhất thời, mùa vụ, không bao gồm các hàng hóa có giá biến động mạnh như thực phẩm và năng lượng như đối với trường hợp tính lạm phát.

Theo đó mức tăng CPI sau khi loại trừ lương thực - thực phẩm tươi sống; năng lượng và mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch vụ y tế và dịch vụ giáo dục) tháng 7/2015 tăng 0,13% so với tháng trước, tăng 2,04% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng khá tương đồng với lạm phát chung.

Trong một dự báo mới đây, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia nhận định lạm phát cơ bản năm 2015 là 3,5%. Khi lạm phát cơ bản ổn định ở mức thấp, NHNN có cơ hội tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ, các doanh nghiệp có thêm cơ hội tiếp cận với nguồn vốn vay tín dụng, mở rộng sản xuất, giảm giá thành, kích thích nhu cầu tiêu dùng.  Tuy nhiên, từ nay đến cuối năm, lãi suất có thể sẽ chịu áp lực từ gia tăng phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP), nhất là khi trong năm 2015 việc phát hành TPCP sẽ chỉ thực hiện đối với kỳ hạn từ 5 năm trở lên.

Lạm phát 7 tháng tăng thấp nhấttrong 10 năm qua

� PV

Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố ngày 24/7/2015, chỉ số giá tiêu dùng (Cpi) tháng 7/2015 tăng 0,13% so với tháng trước, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước; tăng 0,68% so với tháng 12/2014. Đây là mức tăng thấp nhất trong thống kê Cpi 10 năm gần đây.

Nguồn: Internet

54 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 57: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Thông tư 09 quy định về hoạt động mua, bán nợ phát sinh từ nghiệp vụ

cho vay (kế cả khoản trả thay trong nghiệp vụ bảo lãnh) của các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài; hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động mua nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên Thông tư này không áp dụng đối với hoạt động mua, bán nợ của Công ty quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC); hoạt động mua bán nợ phát sinh từ hợp đồng vay, cho vay giữa các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo quy định của Thông tư 09, các khoản nợ được mua, bán phải đáp ứng các điều kiện sau:

Hồ sơ, chứng từ và các tài liệu có liên quan của khoản nợ được mua, bán, hợp đồng bảo đảm (nếu có) do bên bán nợ cung cấp phải phản ánh đầy đủ, chính xác thực trạng khoản nợ theo đúng quy định của pháp luật; Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ; Khoản nợ không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua, bán nợ trừ trường hợp bên nhận bảo đảm đồng ý bằng văn bản về việc bán nợ.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua nợ khi được NHNN chấp thuận hoạt động mua nợ tại Giấy phép và có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, trừ trường hợp phương án mua

nợ theo phương án tái cơ cấu đã được duyệt.

Trường hợp bán nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không phải xin phép NHNN Việt Nam. Đặc biệt, bên bán nợ không mua lại các khoản nợ đã bán.

Thông tư cũng nêu rõ: Tổ chức tín dụng không được bán nợ cho công ty con của chính tổ chức tín dụng đó, trừ trường hợp bán nợ cho công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của tổ chức tín dụng mẹ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt.

Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản là công ty con của tổ chức tín dụng chỉ được mua nợ của tổ chức tín dụng khác, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi tổ chức tín dụng mẹ có tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, trừ trường hợp mua nợ theo phương án tái cơ cấu đã được phê duyệt.

Đồng tiền sử dụng trong mua, bán nợ là đồng Việt Nam. Việc sử dụng ngoại tệ làm đồng tiền thanh toán trong giao dịch mua, bán nợ chỉ được thực hiện trong trường hợp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán khoản nợ bằng ngoại tệ cho bên mua nợ là người không cư trú ở Việt Nam.

Đồng tiền thu hồi nợ là đồng tiền của khoản nợ hoặc đồng tiền khác theo thỏa thuận giữa bên mua nợ và bên nợ. Song phải phù hợp với quy định của pháp luật về hạn chế sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.

Thông tư này thay thế Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 ban hành Quy chế mua, bán nợ của tổ chức tín dụng. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2015.

tổ chức tín dụng có nợ xấudưới 3% được phép mua, bán nợ

Đó là một trong những nguyên tắc thực hiện mua, bán nợ được quy định tại Thông tư số 09/2015/TT-nHnn ngày 17/7/2015 quy định về hoạt động mua, bán nợ của tố chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vừa được ngân hàng nhà nước ban hành.

� THaNH TùNg (TổNg HợP)

Nguồn: Internet

55Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 58: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

account receivable

Money owed by customers (individuals or corporations) to vendors in exchangefor goods or services rendered. Receivables usually come in the form of operating lines of credit and are usually due within a relatively short period, ranging from a few days to a year. On a balance sheet, AR often is recorded as an asset because it represents cash legally owed by a customer.

các khoản phải thu

Tiền nợ của khách hàng (cá nhân hoặc tổ chức) để đổi lấy hàng hóa hoặc dịch vụ. Các khoản phải thu thường xuất hiện trong các hệ thống tín dụng và thường đến kì hạn trong một thời gian ngắn, từ vài ngày đến một năm. Trong bảng cân đối, các khoản phải thu được thể hiện như tài sản bởi vì nó đại diện cho khoản tiền mặt đang cho nợ.

accounting insolvency

A situation in which a firm or individual has a negative net worth. That is, accounting insolvency occurs when total liabilities exceed total assets on a firm’s or individual’s balance sheet. Accounting insolvency does not automatically equate to bankruptcy because the individual or organization may still be able to make monthly payments. This is what differentiates accounting insolvency from standard insolvency, which involves the inability to service debts. Nevertheless, creditors may force corporations with accounting insolvency to restructure

payments or declare bankruptcy, depending on the specific situation.

mất khả năng thanh toán

Một tình huống mà trong đó một công ty hoặc cá nhân có giá trị ròng âm. Vấn đề này xảy ra khi tổng nợ lớn hơn tổng tài sản của một công ty hoặc một cá nhân trong bảng cân đối kế toán. Mất khả năng thanh toán không đồng nghĩa với phá sản bởi vì những cá nhân hay tổ chức vẫn có thể thanh toán hàng tháng. Đây là điểm khác biệt giữa mất khả năng thanh toán và vỡ nợ thông thường - khi mà cá nhân hoặc tổ chức đó mất khả năng trả nợ. Tuy vậy, chủ nợ có thể bắt buộc công ty mất khả năng thanh toán phải tái cơ cấu các khoản thanh toán hoặc tuyên bố phá sản, tùy thuộc vào tình hình cụ thể.

acquirer

1. The firm which is purchasing a company in an acquisition. The acquirer is also

2. A financial institution or merchant bank (a merchant acquirer) which is contacted to authorize a credit card or debit purchase. The acquirer will either approve or decline the debit or credit card purchase amount. If approved the acquirer will then settle the transaction by placing the funds into the seller’s account.

thâu tóm

1. Một công ty mua lại một công ty khác. Công ty thâu tóm cũng có thể hiểu như một nhà thầu.

2. Một tổ chức tài chính hoặc một ngân hàng tư nhân (người mua lại) được liên lạc nhằm thông qua một khoản mua bằng tín dụng hay tiền gửi. Bên mua (hoặc thâu tóm) sau đó sẽ đồng ý hoặc từ chối thông qua khoản giao dịch này. Nếu được chấp thuận, bên mua sẽ chuyển tiền vào tài khoản của bên bán.

Debt Ratio

A financial ratio that measures the extent of a company’s or consumer’s leverage. The debt ratio is defined as the ratio of total debt to total assets, expressed in percentage, and can be interpreted as the proportion of a company’s assets that are financed by debt.

Debt ratio =Total Debt

Total Assets

The higher this ratio, the more leveraged the company and the greater its financial risk.

tỷ lệ nợ

Là một tỷ lệ tài chính dùng để đo lường khả năng chi trả của công ty hoặc cá nhân. Tỷ lệ nợ được định nghĩa là tổng nợ trên tổng tài sản, được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm và có thể hiểu là phần trăm tổng tài sản của công ty được hỗ trợ bằng nợ.

Tỷ lệ nợ =Tổng nợ

Tổng tài sản

Tỷ lệ này càng cao thì tỷ số nợ của công ty càng lớn, thể hiện lượng rủi ro tài chính càng nhiều.

Nguồn: http://financial-dictionary.

thefreedictionary.com http://www.investopedia.com

Tiếng Anh tài chính ngân hàng

56 Ỗ TRỢ PHÁT TRIỂN - Số 107 (8/2015)Tạp chí

Page 59: Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9»‘ 107 (tháng 8/2015) Âm vang bài ca tháng tám Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh

Theo đó, đợt đấu thầu trái phiếu lần này được tổ chức vào ngày 19/8/2015, ngày phát hành trái phiếu là ngày 21/8/2015 với tổng khối lượng gọi thầu 7.000 tỷ đồng với kỳ hạn 3 năm, 5 năm, 10 năm và 15 năm, trong đó trái phiếu kỳ hạn 03 năm có khối lượng gọi thầu 2.500 tỷ đồng, mã trái phiếu BVDB 15197, trái phiếu kỳ hạn 05 năm có khối lượng gọi thầu 2.000 tỷ đồng, mã trái

phiếu BVDB 15214; trái phiếu kỳ hạn 10 năm có khối lượng gọi thầu 1.500 tỷ đồng, mã trái phiếu BVDB 15229 và trái phiếu kỳ hạn 15 năm có khối lượng gọi thầu 1.000 tỷ đồng, mã trái phiếu BVDB 15241.

Lãi suất trái phiếu trong khung lãi suất do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định. Hình thức đấu thầu kết hợp cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất; khối lượng trái phiếu đấu thầu không cạnh tranh lãi suất không vượt quá 30% tổng khối lượng trái phiếu gọi thầu. Phương thức xác định kết quả đấu thầu: đấu thầu đơn giá.

Trái phiếu bán bằng mệnh giá, cao hơn, thấp hơn mệnh giá; được phát hành dưới hình thức ghi sổ hoặc chứng chỉ không ghi tên, được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. Ngày thanh toán là ngày đáo hạn đối với từng kỳ hạn trái phiếu phát hành. Tiền gốc trái phiếu được thanh toán một lần bằng mệnh giá khi đến hạn; tiền lãi trả sau, mỗi năm một lần vào ngày trùng với ngày phát hành; lãi trái phiếu được bảo lưu, không tính nhập gốc.

PV

ngày 12/8/2015, ngân hàng Phát triển việt nam (nhPt) có văn bản số 3088/nhPt-cĐKh đề nghị Sở giao dịch chứng khoán hà nội và trung tâm lưu ký chứng khoán việt nam phối hợp tổ chức đấu thầu trái phiếu được chính phủ bảo lãnh do nhPt phát hành.

Tháng 8/2015: NHPT thực hiện huy động 7.000 tỷ đồng

trái phiếu chính phủ

Nguồn: Internet