14
ĐIỂM BÁO Nguồn: Viettimes Ngày đăng: 21/5/2021 Mục: Xã hội Vietnam Post vận chuyển 100 máy thở VSMART VFS-410 ủng hộ nhân dân Ấn Độ Số máy thở này do Bộ TT&TT, Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ và Tập đoàn Vingroup ủng hộ nhân dân Ấn Độ. Vietnam Post đang khẩn trưởng vận chuyển máy thở ủng hộ Ấn Độ. ảnh Mic Ngày 20/5/2021, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đã tiếp nhận vận chuyển 100 máy thở VSMART VFS-410 do Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ và Tập đoàn Vingroup ủng hộ nhân dân Ấn Độ, góp phần hỗ trợ nước bạn sớm vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đây là số máy thở do Tập đoàn Vingroup sản xuất mà trước đó Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ Nguyễn Mạnh Hùng đã trao tặng cho Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam. Phát biểu tại Lễ trao tặng số máy thở nay, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ về sự cảm thông sâu sắc trước những khó khăn, nỗ lực của Chính phủ, nhân dân Ấn Độ trong phòng chống đại dịch Covid-19, đồng thời tái khẳng định tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn như hiện nay. Máy thở VSMART VFS-410 là mẫu máy thở xâm nhập được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành, không chỉ đáp ứng kịp thời cho nhu cầu điều trị dịch Covid-19 trong giai đoạn hiện nay mà còn có thể tiếp tục sử dụng trong các khoa hồi sức cấp cứu tại các cơ sở y tế, mang lại giá trị và hiệu quả dài hạn. Đặc biệt, với ưu điểm nhỏ, gọn, VFS-410 có thể được trang bị cho các xe cấp cứu hoặc các trường hợp cấp cứu tại hiện trường, bệnh viện. Toàn bộ lô hàng 100 máy thở với tổng trọng lượng hơn 1.000 kg đã Bưu điện Việt Nam tiếp nhận và di chuyển từ Hà Nội đi Thành phố Hồ Chí Minh từ trưa ngày 20/5 để bàn giao cho Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Ấn Độ. Lô hàng này sau đó sẽ được tiến hành các thủ tục liên quan trước ngày 25/5/2021 và khẩn trương chuyển đến quốc gia này bằng đường thủy để giúp đồng bào Ấn độ chống đại dịch covid-19

ĐIỂM BÁO Mục: Xã hội Ngày đăng: 21/5/2021

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

ĐIỂM BÁO

Nguồn: Viettimes

Ngày đăng: 21/5/2021 Mục: Xã hội

Vietnam Post vận chuyển 100 máy thở VSMART VFS-410 ủng hộ nhân dân Ấn Độ

Số máy thở này do Bộ TT&TT, Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ và Tập đoàn Vingroup ủng hộ nhân dân Ấn Độ.

Vietnam Post đang khẩn trưởng vận chuyển máy thở ủng hộ Ấn Độ. ảnh Mic

Ngày 20/5/2021, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đã tiếp nhận vận chuyển 100 máy thở VSMART VFS-410 do Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ và Tập đoàn Vingroup ủng hộ nhân dân Ấn Độ, góp phần hỗ trợ nước bạn sớm vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Đây là số máy thở do Tập đoàn Vingroup sản xuất mà trước đó Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ Nguyễn Mạnh Hùng đã trao tặng cho Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam.

Phát biểu tại Lễ trao tặng số máy thở nay, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ về sự cảm thông sâu sắc trước những khó khăn, nỗ lực của Chính phủ, nhân dân Ấn Độ trong phòng chống đại dịch Covid-19, đồng thời tái khẳng định tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn như hiện nay.

Máy thở VSMART VFS-410 là mẫu máy thở xâm nhập được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành, không chỉ đáp ứng kịp thời cho nhu cầu điều trị dịch Covid-19 trong giai đoạn hiện nay mà còn có thể tiếp tục sử dụng trong các khoa hồi sức cấp cứu tại các cơ sở y tế, mang lại giá trị và hiệu quả dài hạn. Đặc biệt, với ưu điểm nhỏ, gọn, VFS-410 có thể được trang bị cho các xe cấp cứu hoặc các trường hợp cấp cứu tại hiện trường, bệnh viện.

Toàn bộ lô hàng 100 máy thở với tổng trọng lượng hơn 1.000 kg đã Bưu điện Việt Nam tiếp nhận và di chuyển từ Hà Nội đi Thành phố Hồ Chí Minh từ trưa ngày 20/5 để bàn giao cho Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Ấn Độ. Lô hàng này sau đó sẽ được tiến hành các thủ tục liên quan trước ngày 25/5/2021 và khẩn trương chuyển đến quốc gia này bằng đường thủy để giúp đồng bào Ấn độ chống đại dịch covid-19

Nguồn: MIC

Ngày đăng: 21/5/2021 Mục: Tin tức

Vietnam Post tiếp nhận vận chuyển 100 máy thở ủng hộ nhân dân Ấn Độ

Ngày 20/5/2021, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đã tiếp nhận vận chuyển 100 máy thở VSMART VFS-410 do Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ và Tập đoàn Vingroup ủng hộ nhân dân Ấn Độ, góp phần hỗ trợ nước bạn sớm vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Công nhân Bưu điện Việt Nam đang chuyển máy thở từ Hà Nội đi Thành phố Hồ Chí Minh để bàn giap cho Tổng lãnh sự quán Ấn Độ

Toàn bộ lô hàng 100 máy thở với tổng trọng lượng hơn 1.000 kg đã Bưu điện Việt Nam tiếp nhận và di chuyển từ Hà Nội đi Thành phố Hồ Chí Minh từ trưa ngày 20/5 để bàn giao cho Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Ấn Độ. Toàn bộ lô hàng sau đó sẽ được tiến hành các thủ tục liên quan trước ngày 25/5/2021 và khẩn trương chuyển đến quốc gia này bằng đường thủy.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ Nguyễn Mạnh Hùng đã trao tặng 100 máy thở do tập đoàn Vingroup sản xuất cho Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam.

Tại buổi trao tặng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ sự cảm thông sâu sắc trước những khó khăn, nỗ lực của Chính phủ, nhân dân Ấn Độ trong phòng chống đại dịch Covid-19, đồng thời tái khẳng định tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn như hiện nay.

Máy thở VSMART VFS-410 là mẫu máy thở xâm nhập được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành, không chỉ đáp ứng kịp thời cho nhu cầu điều trị dịch Covid-19 trong giai đoạn hiện nay mà còn có thể tiếp tục sử dụng trong các khoa hồi sức cấp cứu tại các cơ sở y tế, mang lại giá trị và hiệu quả dài hạn. Đặc biệt, với ưu điểm nhỏ, gọn, VFS-410 có thể được trang bị cho các xe cấp cứu hoặc các trường hợp cấp cứu tại hiện trường, bệnh viện.

Trong bối cảnh đại dịch đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế-xã hội cũng như cuộc sống của người dân Ấn Độ, việc ủng hộ 100 máy thở có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, trực tiếp hỗ trợ vào công tác phòng chống dịch của nước này.

Với vai trò là doanh nghiệp bưu chính quốc gia, Vietnam Post luôn sẵn sàng chung tay cùng Đảng, Nhà nước, các cơ quan, Bộ, ngành chia sẻ với bạn bè quốc tế thông qua việc vận chuyển an toàn nhiều trang thiết bị, vật tư y tế, góp sức vì cuộc chiến chống đại dịch Covid-19./.

Thu Hương

Nguồn: Quân đội Nhân dân

Ngày đăng: 21/5/2021 Mục: Kinh tế

Thanh Lãng hiếu học

Năm năm trở lại đây, 100% trẻ em trong độ tuổi trong toàn xã được đến học tại 3 điểm trường mẫu giáo, 2 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở...

Xã Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) có nghề mộc truyền thống từ lâu đời. Chục năm trở lại đây, Thanh Lãng giàu lên từ nghề mộc truyền thống. Có “của ăn, của để”, từ làng trên đến xóm dưới, ở đâu người dân cũng chăm lo cho con em mình ăn học đến nơi đến chốn. Phong trào học tập từ đó cũng phát triển, lan tỏa trong cộng đồng và thấm sâu vào mỗi suy nghĩ của ông bố, bà mẹ.

Các dòng họ, các tổ chức đoàn thể quần chúng tích cực vận động, tuyên truyền các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào khuyến học. Đến nay, toàn xã đã có 30 chi hội khuyến học với gần 1.500 hội viên, trong đó có 11 chi hội ở thôn dân cư, 4 chi hội ở nhà trường, 5 chi hội đồng niên đồng ngũ, 8 chi hội dòng họ và 2 chi hội thuộc hội cựu chiến binh và hội nông dân. Các chi hội đều xây dựng quy chế hoạt động, có nguồn quỹ ổn định và duy trì sinh hoạt đều đặn. Hoạt động khuyến học không chỉ dừng lại ở các dòng họ, các tổ chức đoàn thể, mà còn mở rộng ra nhiều hình thức khác. Hội sinh viên Nguyễn Duy Thì tập hợp 150 sinh viên là con em trong xã thường xuyên liên lạc, động viên và giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và lập thân, lập nghiệp.

Đồng chí Nguyễn Huy Sương, Trưởng ban văn hóa-xã hội kiêm Phó chủ tịch thường trực Hội Khuyến học xã Thanh Lãng cho biết: Hằng năm, các chi hội và hội khuyến học của xã đã trích quỹ khuyến học thưởng hàng trăm sinh viên và học sinh giỏi, học sinh tiên tiến các cấp với số tiền từ 40 đến 50 triệu đồng. Bên cạnh đó, xã đã xây dựng một trung tâm học tập cộng đồng mỗi năm thu hút hơn 2.000 lượt người dân đến học tập, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi và làm kinh tế gia đình; đồng thời duy trì các tủ sách trong thư viện với hơn 5.000 đầu sách các loại và phát huy điểm đọc báo hằng ngày ở bưu điện văn hóa xã để góp phần cập nhật thông tin và nâng cao kiến thức cho nhân dân. Năm năm trở lại đây, 100% trẻ em trong độ tuổi trong toàn xã được đến học tại 3 điểm trường mẫu giáo, 2 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở; bình quân mỗi năm xã có từ 30 đến 35 học sinh đỗ đại học, 80% dòng họ đạt danh hiệu “Dòng họ khuyến học” và gần 70% gia đình đạt tiêu chuẩn “Gia đình hiếu học”.

NGUYỄN VĂN HẢI

Nguồn: Báo Bình Định

Ngày đăng: 21/5/2021 Mục: Tin tức

Phối hợp kiểm tra hàng hoá kinh doanh gởi qua bưu điện

Chiều 20.5, tại TP Quy Nhơn, Cục Quản lý thị trường tỉnh và Bưu điện tỉnh tổ chức lễ ký kết quy chế phối hợp về việc kiểm tra, xử lý hàng hóa kinh doanh gởi qua đường bưu điện.

Theo đó, hai đơn vị sẽ phối hợp kiểm tra và xử lý tình huống đối với hàng hóa kinh doanh gởi qua đường bưu điện trên địa bàn tỉnh. Mục đích nhằm giúp Cục Quản lý thị trường tỉnh có những thông tin kịp thời về tình hình thị trường vận chuyển hàng hóa, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường trong lĩnh vực kinh doanh vận chuyển hàng hóa qua đường bưu điện. Hoạt động phối hợp còn giúp Bưu điện tỉnh nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý hệ thống, vận chuyển trên toàn tỉnh.

Đại diện lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh và Bưu điện tỉnh ký kế hoạch phối hợp.

Hai bên sẽ thực hiện kiểm tra, thanh tra định kỳ và đột xuất để xử lý những bưu phẩm, bưu kiện là hàng hóa vi phạm pháp luật; cung cấp thông tin về hoạt động kinh doanh, vận chuyển hàng hóa; cập nhật các vi phạm xảy ra trên thị trường.

Việc phối hợp giữa hai cơ quan là cần thiết trong bối cảnh thị trường hiện nay, đặc biệt là sự bùng nổ của giao dịch thương mại điện tử, trong đó có kinh doanh qua bưu điện. Đây là cơ sở để hai đơn vị thực hiện phòng, chống các hành vi mua bán, kinh doanh trái phép hàng cấm gửi, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ qua đường bưu điện trên địa bàn tỉnh.

HỒNG HÀ

Nguồn: ICT

Ngày đăng: 20/5/2021 Mục: Tin tức

Bưu điện tiếp nhận vận chuyển 100 máy thở ủng hộ nhân dân Ấn Độ

Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) đã tiếp nhận vận chuyển 100 máy thở VSMART VFS-410 do Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ và Tập đoàn Vingroup ủng hộ nhân dân Ấn Độ, góp phần hỗ trợ nước bạn sớm vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Toàn bộ lô hàng 100 máy thở với tổng trọng lượng hơn 1.000 kg đã được Bưu điện Việt Nam tiếp nhận và di chuyển từ Hà Nội đi TP. Hồ Chí Minh từ trưa ngày 20/5 để bàn giao cho Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Ấn Độ. Toàn bộ lô hàng sau đó sẽ được tiến hành các thủ tục liên quan trước ngày 25/5/2021 và khẩn trương chuyển đến Ấn Độ bằng đường thủy.

Nhân viên bưu điện khẩn trương tiếp nhận vận chuyển 100 máy thở ủng hộ nhân dân Ấn Độ

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ Nguyễn Mạnh Hùng đã trao tặng 100 máy thở do tập đoàn Vingroup sản xuất cho Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Việt Nam Paranay Vermma.

Tại buổi trao tặng, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ sự cảm thông sâu sắc trước những khó khăn, nỗ lực của Chính phủ, nhân dân Ấn Độ trong phòng chống đại dịch Covid-19, đồng thời tái khẳng định tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh khó khăn như hiện nay.

Máy thở VSMART VFS-410 là mẫu máy thở xâm nhập được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép lưu hành, không chỉ đáp ứng kịp thời cho nhu cầu điều trị dịch Covid-19 trong giai đoạn hiện nay mà còn có thể tiếp tục sử dụng trong các khoa hồi sức cấp cứu tại các cơ sở y tế, mang lại giá trị và hiệu quả dài hạn. Đặc biệt, với ưu điểm nhỏ, gọn, VFS-410 có thể được trang bị cho các xe cấp cứu hoặc các trường hợp cấp cứu tại hiện trường, bệnh viện.

Trong bối cảnh đại dịch đang tiếp tục có những diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế-xã hội cũng như cuộc sống của người dân Ấn Độ, việc ủng hộ 100 máy thở có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, trực tiếp hỗ trợ vào công tác phòng chống dịch của nước này.

Với vai trò là doanh nghiệp bưu chính quốc gia, Bưu điện Việt Nam luôn sẵn sàng chung tay cùng Đảng, Nhà nước, các cơ quan, bộ, ngành chia sẻ với bạn bè quốc tế thông qua việc vận chuyển an toàn nhiều trang thiết bị, vật tư y tế, góp sức vì cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Nguồn: Vietnamnet

Ngày đăng: 20/5/2021 Mục: Premium

Vải thiều lên sàn điện tử: Còn chờ gì nữa

Vườn vải thiều rộng hơn 2ha của ông Nguyễn Văn Lân tại Lục Ngạn (Bắc Giang) chín đỏ, bắt đầu cho thu hoạch. Song, thời điểm này ông chưa biết làm cách nào để bán hết 45-50 tấn vải thiều khi dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh. Theo ông Lân, tầm này năm ngoái các doanh nghiệp đến tận vườn đặt mua vải thiều để xuất khẩu với giá cao. Còn năm nay, vải đã chínmà vẫn chưa có khách tới hỏi mua.

Tại Bắc Giang, vải thiều đã vào thời kỳ thu hoạch rộ. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đang rất phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất và tiêu thụ vải thiều.

Trước sức ép phải tiêu thụ hết 180 nghìn tấn vải thiều chỉ trong vòng 2 tháng, UBND tỉnh Bắc Giang đã “cầu cứu” Bộ Công thương hỗ trợ xây dựng chương trình đẩy mạnh phân phối vải thiều Bắc Giang qua “Gian hàng Việt trực tuyến” và trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Tỉnh này xác đây là một kênh phân phối mới, hiện đại và bền vững trên nền tảng số. Qua đó hy vọng, vải thiều sẽ được tiêu thụ tốt hơn, tránh phải giải cứu.

Cùng thời điểm, vải thiều tại Hải Dương cũng vào mùa thu hoạch. Nhưng thay vì chỉ bán tại chợ truyền thống, siêu thị và xuất khẩu như trước, loại quả đặc sản này còn xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử như: Voso, Sendo, Lazada… với giá cao hiếm có.

Đây không phải là lần đầu tiên nông sản Hải Dương được bán trên các sàn TMĐT. vào thời điểm đầu tháng 3 năm nay, dịch Covid-19 bùng phát, tỉnh này thực hiện giãn cách xã hội khiến nông sản bế tắc đầu ra phải giải cứu. Khi đó, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Tổng Công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post) đã khởi động các chương trình, chiến dịch hỗ trợ nông dân đưa sản phẩm lên sàn TMĐT. Nhờ đó, các loại nông sản của Hải Dương như: ổi, su hào, bắp cải, trứng gà, gà thịt… được bán trên sàn Postmart, Voso. Và chỉ sau vài giờ đồng hồ, nông sản từ trang trại đã xuất hiện trên bàn ăn của nhiều gia đình với giá còn rẻ hơn giá bán ngoài chợ.

Sau hơn 1 tháng triển khai, tổng số đơn hàng nông sản của 2 sàn giao dịch này đạt trên 33.000 đơn, sản lượng tiêu thụ lên tới hơn 60 tấn rau củ, cùng với gần 8.000 con gà và hơn 300.000 trứng.

Không bị động, chờ nông sản ùn ứ, phải giải cứu mới đưa hàng lên bán trên sàn như trước, đợt này Hải Dương đã chủ động đưa vải thiều lên sàn TMĐT, coi đây là một kênh phân phối mới đầy tiềm năng, giải quyết được những điểm nghẽn trong tiêu thụ.

Theo ông Vũ Việt Anh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hải Dương, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, việc chủ động đưa nông sản lên sàn TMĐT sẽ có lợi hơn trong vấn đề tiêu thụ. Quả vải thiều không những được quảng bá rộng khắp mà còn được giao tới tay người tiêu dùng khắp mọi miền vẫn đảm bảo tươi ngon, bởi các sàn giao dịch đều có hệ thống logistics tốt.

Năm 2020, dịch Covid-19 xảy ra, nhiều nông sản khó tiêu thụ và xuất khẩu, một số địa phương đã đưa nông sản lên sàn TMĐT. Bến Tre là địa phương đầu tiên được mời tham gia chương trình “Làng nghề đặc sản online”. Kết quả, chủ đề “Ngày của làng Dừa Bến Tre Online” thu hút sự quan tâm theo dõi của người tiêu dùng khắp nơi trong và ngoài nước. Doanh nghiệp ngành dừa đã tận dụng tốt cơ hội để quảng bá sản phẩm, nâng cao thương hiệu, tăng doanh thu bán hàng, tạo được tiếng vang trên thị trường thương mại điện tử trong và ngoài nước.

Tham gia sàn TMĐT chuyên về nông sản của tỉnh Vĩnh Long - sân chơi còn khá mới với ông Võ Văn Bê - Giám đốc HTX Chôm chôm Java Tân Khánh, song ông thừa nhận sản phẩm của HTX được thị trường đón nhận tích cực, người mua cũng tin tưởng hơn, đối tác cũng được mở

rộng, số lượng hàng hóa sản xuất, tiêu thụ cũng tăng đáng kể. Thông qua sàn, ông còn ký được những hợp đồng bán hàng tấn chôm chôm mỗi lần.

Nói về câu chuyện chuyển đổi số trong nông nghiệp và giải cứu nông sản, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cho rằng, đó đơn giản vì không kết nối được từ người nông dân trong mảnh vườn đó với thị trường. Nếu kết nối được sẽ giảm thiểu rủi ro.

“Cùng lúc ông Nông nghiệp và ông Công thương có thể ngồi với nhau ở đây biết rằng cái miếng đất nào đó tại Hải Dương đang tồn trữ nông sản. Khi ấy đưa nó lên các sàn giao dịch thương mại điện tử phân phối bằng một cái cái “nhấp chuột” đơn giản, đỡ nhốn nháo cả xã hội đi làm từ thiện”, ông Hoan nói.

Vải thiều Hải Dương bán trên sàn Lazada với giá cao hiếm khó được giao tới tay khách hàng

Dạy nông dân tham gia “chợ mới”

Thống kê từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho thấy, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới. Bởi vậy, việc doanh nghiệp, cá nhân đẩy mạnh ứng dụng TMĐT, cập nhật cách thức kinh doanh từ truyền thống sang kinh doanh online là xu thế tất yếu.

Theo tính toán của các tập đoàn lớn thế giới như Google, Temasek và Bain&Company, với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ như hiện nay, nhiều khả năng quy mô thương mại điện tử của Việt Nam sẽ vươn tới ngưỡng 43 tỷ USD và đứng vị trí thứ 3 trong khu vực ASEAN vào năm 2025.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT Vĩnh Long từng nhận định, trong thời đại công nghiệp 4.0, việc đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để hỗ trợ, mở rộng thị trường tiêu thụ đang thực sự trở thành một xu thế kinh doanh tất yếu, rất cần thiết.

Song, đểđưa nông sản lên sàn giao dịch đòi hỏi nhiều yếu tố. Ngoài việc sản xuất theo hình thức tập trung, có truy xuất nguồn gốc, mã code, đạt quy chuẩn an toàn thì việc giới thiệu sản phẩm cho các đối tác để ký kết rất quan trọng. Do đó, thời gian tới, nông dân cần được đào tạo bàn bản hơn trong sản xuất cũng như ứng dụng công nghệ số. Cơ quan chức năng, doanh nghiệp cũng cần hỗ trợ người nông dân quảng bá về sản phẩm, hỗ về trợ tiếp thị, về logistics.

Dịch Covid-19 là thảm họa toàn cầu nhưng cũng được nhận định là cú huých trăm năm cho chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Thế nhưng, từ thực tế triển khai hỗ trợ nông dân đưa sản phẩm lên bán trên sàn thương mại điện tử, các doanh nghiệp bưu chính Vietnam Post, Viettel Post đều có chung nhận xét phần lớn bà con chủ yếu tập trung sản xuất, chưa quen với việc sử dụng công nghệ cũng như chưa từng tiếp xúc với bán hàng online.

Nông dân cần được đào tạo bài bản hơn để tham gia bán hàng trên các sàn thương mại điện tử

Kinh nghiệm có được từ đợt hỗ trợ nông dân Hải Dương hồi tháng 3/2021, các doanh nghiệp này cho rằng, để nâng cao nhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số cho các hộ nông dân, hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn cần được thực hiện theo cách “cầm tay chỉ việc”.

Cũng vì thế, Viettel Post lên kế hoạch tại mỗi địa phương, sẽ tổ chức các nhóm nhân sự xuống tận trang trại, nhà vườn, hợp tác xã… để trực tiếp hướng dẫn bà con cách tạo tài khoản, livestream, viết nội dung giới thiệu sản phẩm và vận hành gian hàng trên sàn Voso.

Đầu tháng 5 này, bà con nông dân Hải Dương được tham gia khoá huấn luyện hướng dẫn truy xuất nguồn gốc và tham gia gian hàng Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại trên sàn TMĐT. Các doanh nghiệp và hợp tác xã từng bước tham gia hoạt động TMĐT thành công trên các sàn. Với sự hỗ trợ của cơ quan chức năng, thỏa thuận hợp tác đưa vải thiều lên các sàn TMĐT đã được ký kết.

Thay đổi tư duy từ bị động sang chủ động đã giúp Hải Dương có được kết quả bước đầu rất khả quan. Vải thiều trên sàn giao dịch được tiêu thụ tốt. Ví như trên sàn Lazada, nửa tấn vải u trứng được bán hết sạch chỉ trong vòng 4 giờ đồng hồ. Trong khi doanh nghiệp Rồng Đỏ dự kiến sẽ bán khoảng 300 tấn vải thiều trên sàn TMĐT.

Thực tế cho thấy, thay vì ùn ứ chờ giải cứu như vài năm trở lại đây, nhiều tỉnh đang chủ động kế hoạch đưa nông sản địa phương lên sàn thương mại điện tử, mở ra cánh cửa tiêu thụ mới cho người nông dân, giúp người tiêudùngdễ dàng tiếp cận đặc sản vùng miền. Theo đó, đưa hàng lên chợ mạng phải là một chiến lược, một hướng đi tất yếu chứ không chỉ ngồi chờ và càng không thể khi nào cần giải cứu mới gọi đến các sàn.

Tâm An

Nguồn: Hà Nội mới

Ngày đăng: 20/5/2021 Mục: Văn hóa

Hội sách trực tuyến quốc gia 2021 đã đưa 40.000 cuốn sách tới bạn đọc

Chiều 20-5, Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) thông tin tổng kết Hội sách trực tuyến quốc gia lần thứ hai năm 2021, tổ chức tại sàn Book365.vn từ ngày 15-4 đến 16-5.

Hội sách trực tuyến quốc gia lần thứ hai có nhiều đổi mới hấp dẫn.

Sau hơn 1 tháng triển khai, Hội sách trực tuyến quốc gia đã đạt và vượt mục tiêu đề ra. Với gần 100 đơn vị xuất bản trong và ngoài nước tham dự (tăng 20 đơn vị so với năm 2020), hội sách đã cung cấp hơn 40.000 cuốn sách tới bạn đọc, tăng 3 lần so với năm 2020 (13.000 cuốn). Doanh số giá bìa đạt 4,5 tỷ đồng, doanh số theo giá bán (đã trừ giảm giá của các đơn vị) đạt 3,5 tỷ đồng, tăng gấp 3,5 lần so với hội sách 2020 (1 tỷ đồng).

Hội sách trực tuyến quốc gia lần thứ hai có hơn 5,9 triệu lượt độc giả truy cập, tăng 3 lần so với năm 2020 (gần 2 triệu lượt truy cập). Đã có hơn 27.000 vận đơn được thực hiện (trong đó chiếm hơn 60% số vận đơn đến từ các tỉnh, thành phố ngoài Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), gấp 2,5 lần số vận đơn so với năm 2020 (11.000 vận đơn).

Các tựa sách in được bạn đọc quan tâm nhiều tại hội sách là "Truyện cổ Andersen", "Truyện cổ Grimm", "Những tấm lòng cao cả", "Chuyện con mèo dạy hải âu bay", "Nanh trắng", "Muôn kiếp nhân sinh", "Cẩm nang chuyển đổi số", "Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam", "Quốc gia khởi nghiệp", "Góc sân và khoảng trời"... Những tựa sách ebook gây chú ý tại sự kiện lần này có "Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới", "Tư duy nhanh và chậm", "Kỷ luật tự giác - Thói quen của người thành công", "Charlie Munger - Nhà đầu tư thông minh trên thị trường chứng khoán", "Truyền thông - Lý thuyết và kỹ năng cơ bản"...

Trong dịp này, một số đơn vị có doanh thu cao là Công ty cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt, Công ty TNHH Văn hóa sáng tạo Trí Việt, Công ty cổ phần Sách Thái Hà, Công ty cổ phần Phát hành sách FAHASA, Nhà Xuất bản Trẻ, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật...

Trong thời gian diễn ra hội sách, có gần 20 đợt trợ giá khác nhau với gần 30.000 cuốn sách trợ giá từ 50-90% giới thiệu tới bạn đọc. Tổng số tiền tài trợ lên tới gần 1 tỷ đồng, từ các nhà tài trợ: Tổng công ty Bưu điện Việt Nam VNPost, Công ty cổ phần Dược phẩm Thái Minh, Thương hiệu tư vấn quản lý Vitranet24, Tập đoàn Bảo Việt, Công ty cổ phần Thương mại dịch vụ GNC, Công ty cổ phần Phát triển giải pháp giáo dục ViVi Education, Quỹ từ thiện Ngân Hà...

Đặc biệt, Hội sách trực tuyến quốc gia lần đầu tiên ứng dụng nhiều công nghệ mới và hiện đại, tăng tính thuận tiện và kết nối sách dễ dàng tới bạn đọc, kết nối các đơn vị xuất bản và phát

hành sách, hỗ trợ các đơn vị cung cấp giới thiệu sách trực quan để dễ dàng quản lý sản phẩm của mình.

Nguồn: Thời báo Tài chính

Ngày đăng: 20/5/2021 Mục: Thuế với cuộc sống

TP. Hồ Chí Minh: Quyết toán thuế điện tử chiếm gần 28%

Số lượng hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2020 bằng phương thức điện tử tính đến thời điểm 6/5/2021 đạt 7.833 lượt, chiếm 27,6% tổng số hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân 2020 tại Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh.

Cán bộ Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn một người nộp thuế đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử. Ảnh Đỗ Doãn

Theo số liệu thống kê của Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, tổng số hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN) năm 2020 trên toàn địa bàn thành phố tính đến ngày 6/5 được 67.206 hồ sơ. Trong đó, lượng hồ sơ thực hiện tại văn phòng cục thuế đạt tổng cộng 28.382 hồ sơ. Trong số này, lượng hồ sơ được người nộp thuế (NNT) nộp bằng phương thức điện tử chiếm 27,6% đạt 7.833 hồ sơ, lượng hồ sơ nộp qua bưu điện chiếm 27,6% đạt 7.834 hồ sơ, còn lại là 12.715 hồ sơ nộp trực tiếp, chiếm 44,8%.

Cũng theo Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh, số hồ sơ được hoàn thuế hoặc bù trừ có 20.681 hồ sơ, với số tiền khoảng 201,1 tỷ đồng; số hồ sơ phải nộp thêm có 7.880 hồ sơ, với số tiền thuế nộp khoảng 820,2 tỷ đồng.

Như vậy, so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái khi số lượng hồ sơ nộp trực tiếp tại trụ sở cục thuế là 27.518 hồ sơ, chiếm 71,7%, thì lượng hồ sơ nộp trực tiếp năm nay đã giảm đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu là do có thêm phương thức quyết toán thuế TNCN mới là quyết toán bằng phương thức điện tử, giúp NNT thực hiện nghĩa vụ thuế thuận lợi hơn khá nhiều.

Cụ thể, chỉ cần vài thao tác đơn giản để đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử với cơ quan thuế địa phương, NNT có thể ngồi nhà hoặc bất kỳ đâu đều có thể thực hiện quyết toán thuế qua mạng internet, giảm thiểu được chi phí thời gian không đáng có so với việc phải quyết toán thuế trực tiếp tại cơ quan thuế, nên phương thức quyết toán thuế trực tuyến này đã được số đông NNT sử dụng.

Theo hướng dẫn của cán bộ thuế, có 3 cách thực hiện để có được tài khoản giao dịch điện tử gồm: đăng ký trực tuyến và sau đó đến cơ quan thuế để được phê duyệt và kích hoạt tài khoản giao dịch thuế điện tử; đăng ký tài khoản giao dịch thuế điện tử qua cổng dịch vụ công quốc gia và cách thứ 3 là đăng ký trực tiếp tại cơ quan thuế./.

Đỗ Doãn