50
1 I. MT SGING GÀ CÓ VIT NAM 1.1. Mt sging gà phbiến nuôi Vit Nam hin nay 1.1.1. Ging gà hướng trng nhp ni (Egg type) Bng 2.1. Tình hình gi ng gà hướng trng nhp vào Vi t nam tnăm 1990 đến nay (ngun: BNông nghip và PTNT, 2006) Ging gà nhp vào Vit Nam Nước cung cp Năm đầu tiên nhp Tình trng hin nay (2011) 1 Goldline 54 Hà Lan 1990 Không còn 2 Brown Nick M1993 Phát trin 3 Hisex Brown Hà Lan 1995 Phát trin 4 Hyline M1993 Phát trin 5 ISA Brown Pháp 1998 Phát trin 6 Babcobb-B380 Pháp 1999 Phát trin 7 Lohmann Brown Đức 2002 Phát trin Vit Nam đã nhp các ging Leghorn trng, năm 1974 tCu Ba; Ging gà Moravia, năm 1988 tTip Khc (cũ), chai ging gà này, hin nay không còn được nuôi trong sn xut na. * Đặc đim chung ca ging gà hướng trng hin nay - Ngun gc, xut s: Thường được to ra do lai to, trong đó thường sdng ngun gen ging Leghorn; có nhiu dòng trong 1 ging. - Đặc đim ngoài hình: Nhìn tng ththì gà có dáng thanh, nhgn, ngc lép, bng bu; mào, tích và lông đuôi phát trin, phn ng linh hot. Chi tiết: Đầu nhthanh, mt sáng, linh hot; mào-tích phát trin;cdài thanh; ngc lép, bng bu; blông ép sát vào thân, lông đuôi dài, xòe rng; chân cao và khô; thn kinh linh hot. Màu sc lông: Nếu gà thương phm lông màu trng thì cbmcó màu lông trng, nếu màu nâu (brown) thì bcó màu lông đỏ còn mcó màu lông trng Khnăng sn xut ca gà Bm- Khi lượng gà mái: 2,3 kg; Khi lượng gà mái trng: 3,2-3,8 kg - Năng sut trng ca dòng b: 220 - Năng sut trng ca dòng m: 240 - Tui đẻ đầu: 20 tun tui - Tlnuôi sng: 94-95 % (hu b); 91 % giai đon đẻ - Tiêu t n thc ăn: 7-8 kg (1-18 tun tui) và 105-120 g/con/ngày giai đon đẻ . - Sgà con mái / gà m: 80-88 con (25-70 tun tui)

I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

1

I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt Nam hiện nay 1.1.1. Giống gà hướng trứng nhập nội (Egg type) Bảng 2.1. Tình hình giống gà hướng trứng nhập vào Việt nam từ năm 1990 đến nay (nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006)

Giống gà nhập vào Việt Nam

Nước cung cấp

Năm đầu tiên nhập

Tình trạng hiện nay (2011)

1 Goldline 54 Hà Lan 1990 Không còn

2 Brown Nick Mỹ 1993 Phát triển

3 Hisex Brown Hà Lan 1995 Phát triển

4 Hyline Mỹ 1993 Phát triển

5 ISA Brown Pháp 1998 Phát triển

6 Babcobb-B380 Pháp 1999 Phát triển

7 Lohmann Brown Đức 2002 Phát triển

Việt Nam đã nhập các giống Leghorn trắng, năm 1974 từ Cu Ba; Giống gà Moravia, năm 1988 từ Tiệp Khắc (cũ), cả hai giống gà này, hiện nay không còn được nuôi trong sản xuất nữa. * Đặc điểm chung của giống gà hướng trứng hiện nay

- Nguồn gốc, xuất sứ: Thường được tạo ra do lai tạo, trong đó thường sử dụng nguồn gen giống Leghorn; có nhiều dòng trong 1 giống.

- Đặc điểm ngoài hình: Nhìn tổng thể thì gà có dáng thanh, nhỏ gọn, ngực lép, bụng bầu; mào, tích và lông

đuôi phát triển, phản ứng linh hoạt. Chi tiết: Đầu nhỏ thanh, mắt sáng, linh hoạt; mào-tích phát triển;cổ dài thanh; ngực

lép, bụng bầu; bộ lông ép sát vào thân, lông đuôi dài, xòe rộng; chân cao và khô; thần kinh linh hoạt.

Màu sắc lông: Nếu gà thương phẩm lông màu trắng thì cả bố mẹ có màu lông trắng, nếu màu nâu (brown) thì bố có màu lông đỏ còn mẹ có màu lông trắng

• Khả năng sản xuất của gà Bố mẹ - Khối lượng gà mái: 2,3 kg; Khối lượng gà mái trống: 3,2-3,8 kg - Năng suất trứng của dòng bố: 220 - Năng suất trứng của dòng mẹ: 240 - Tuổi đẻ đầu: 20 tuần tuổi - Tỷ lệ nuôi sống: 94-95 % (hậu bị); 91 % giai đoạn đẻ - Tiêu tốn thức ăn: 7-8 kg (1-18 tuần tuổi) và 105-120 g/con/ngày giai đoạn đẻ . - Số gà con mái / gà mẹ: 80-88 con (25-70 tuần tuổi)

Page 2: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

2

Hình 2.1. Gà Leghorn mái

• Khả năng sản xuất của gà thương phẩm - 0-18 tuần tuổi:

+ Tỷ lệ nuôi sống là 96-98 %;

+ Tiêu tốn thức ăn là 5,7-8,1 kg;

+ Khối lượng lúc 18 tuần tuổi: 1,6-1,8 kg; - Giai đoạn đẻ:

+ Tỷ lệ nuôi sống: 94-98 %;

+ Tuổi đẻ đầu: 19-20 tuần tuổi;

+ Năng suất trứng /mái bình quân:310-340 quả /80 tuần tuổi;

+ Khối lượng trứng: 60-63 g;

+ Tiêu tốn thức ăn/10 trứng: 1,5- 2,0 kg

+ Khối lượng 80 tuần tuổi: 2,0-2,2 kg 1.1.1.1. Gà Leghorn

a. Nguồn gốc Gà Leghorn có nguồn gốc ở Italia. gà Leghorn có ngoài hình to hơn, mào, tích to

hơn, lông đuôi sếp xít nhau, còn người Mỹ thì tạo ra gà Leghorn với những đặc điểm đối lập với người Anh; tuy nhiên giống gà này luôn cho năng suất trứng cao, khoảng 250 trứng hoặc cao hơn cho 1 năm đẻ.

b. Đặc điểm của gà Leghorn trắng Mào đơn có dạng cong tròn, lá tai trắng, đôi khi

có những chấm vàng. Mống mắt màu đỏ hoặc da cam. Mỏ chắc màu vàng. Cổ dài trung bình có nhiều lông dài. Mình thon, ngực hơi dô về phía trước. Chân cao trung bình, có đầu gối rõ rệt, bàn chân mảnh màu vàng. Lông áp sát vào thân màu trắng về sau hơi ngả vàng, đuôi có góc rộng và nhiều lông. Ở gà mái mào đứng hoặc ngả sang một bên nhưng không che mắt. Bụng phẳng và mềm. Đuôi thay đổi tuỳ ý: lúc thẳng, lúc quay sang trái, lúc quay sang phải. Vỏ trứng màu trắng, lông tơ gà con màu vàng.

c. Khả năng sản xuất Ở tuổi trưởng thành, gà trống có thể tới nặng 3,4 kg, gà mái là 2,5 kg. Năng

suất trứng 180 -250 quả/năm, khối lượng trứng 55 - 60 g. Một số đặc điểm gà Leghorn ở Việt Nam

Ở nước ta nhập gà Leghorn từ lâu nhưng còn lẻ tẻ; đến 1974 mới nhập với số lượng nhiều với hai dòng X và Y từ Cu Ba; các dòng gà này được tạo ra từ những năm 50 ở Canada do Hãng Shaver xuất khẩu rộng rãi từ những năm 1960. .

Page 3: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

3

Hình 2.3. Gà mái Goldline thương phẩm

Hiện nay trong khu vực nông thôn, người dân dùng trống Ai Cập cho lai với mái Leghorn để lấy mái lai nuôi đẻ trứng thương phẩm. Năng suất trứng đạt 235 – 250 trứng /mái/năm, vỏ trứng mầu nâu nhạt, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của người dân. 1.1.1.2. Gà Goldline 54

a. Nguồn gốc Gà Goldline 54 là gà Bovan Goldline, được tạo

ra khi cho lai gà trống Rhode Island Red với gà mái Sussex màu lông nhạt. Việt Nam nhập từ Hà Lan năm 1990.

b. Đặc điểm ngoại hình Có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống gà

hướng trứng. Màu lông: Gà gồm bốn dòng, hai dòng trống A,

B và hai dòng gà mái C, D. Khi ghép hai dòng tạo thành dòng gà trống (AB) có màu lông nâu đỏ và dòng gà mái (CD) có màu lông màu trắng.

- Số gà con được sản xuất/1 gà mái: 86 con Một số chỉ tiêu sản xuất gà thương phẩm: * Giai đoạn hậu bị (0 - 20 tuần tuổi): - Khối lượng cơ thể lúc 17 tuần tuổi: 1360 - 1420 g - Khối lượng cơ thể lúc 18 tuần tuổi: 1450 - 1520 g - Khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi: 1620 - 1720 g - Thức ăn tiêu thụ đến 20 tuần tuổi: 7.500 g * Giai đoạn sinh sản ( 21 - 80 tuần tuổi): - Tỷ lệ nuôi sống: 93 - 94 % - Tuần tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50%: 22 tuần - Tỷ lệ đẻ cao nhất: 93 % - Khối lượng trứng binh quân: 61 - 63 g - Sản lượng trứng gà mái (21 - 80 tuần tuổi): 313 quả - Tiêu thụ thức ăn bình quân/kg trứng: 2300 g - Khối lượng gà đẻ cuối kỳ: 2100 - 2300 g

2.1.1. 3. Gà Hy-line Brown a. Nguồn gốc

Page 4: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

4

Hình 2.5. Gà Hyline brown thương phẩm

Hình 2.4. Gà Hyline bố mẹ

Gà Hy-line Brown do công ty Hy-Line International của Mỹ, thành lập từ năm 1936 tạo ra. Hiện nay giống gà này còn có các con lai Hybrid như Hy-Line W-36, Hy-Line W-98, Hy-Line Silver Brown, Hy-Line Gray. Gà Hyline được nuôi ở 120 nước trên thế giới.

Việt Nam nhập gà Hyline brown trực tiếp từ hãng Unicoast Corportio Import & Export U.S.A năm 1993, hiện nay giống này vẫn đang được nuôi phổ biến.

b. Đặc điểm ngoại hình Có đặc điểm ngoại hình đặc

trưng của giống gà hướng trứng. c. Khả năng sản xuất

Một số chỉ tiêu sản xuất gà bố mẹ - Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50 %: 161 ngày - Tỷ lệ đẻ cao điểm: 30 tuần 88 % - Sản lượng trứng /mái bình quân: 18 - 70 tuần: 257 quả - Tổng số trứng giống: 25 - 70 tuần - Tổng số trứng giống (25 - 70 tuần): 211 quả - Tổng số gà con thương phẩm/1 mái (25 - 70 tuần): 86 con - Tỷ lệ nở (25 - 70 tuần): 82 % - Khối lượng trưởng thành (60 tuần tuổi):

+ Gà mái: 2,31 kg + Gà trống: 3,58 kg

-Tiêu tốn thức ăn (1 - 18 tuần): 7,65 kg

- Tiêu thụ thức ăn (18 – 70 tuần): 112 g/gà/ngày - Thức ăn cho 10 quả trứng:

1,6 kg Một số chỉ tiêu sản xuất gà thương phẩm

Giai đoạn hậu bị 0 - 17 tuần tuổi: - Tỷ lệ nuôi sống: 96 - 98 % - Tiêu tốn thức ăn: 5,7 - 6,0 kg

Page 5: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

5

Hình 2.6. Gà Brown Nick thương phẩm

- Khối lượng lúc 17 tuần tuổi:1,40 kg Giai đoạn gà đẻ trứng đến 80 tuần tuổi - Tỷ lệ đẻ lúc cao điểm: 94 - 96 % - Sản lượng trứng/mái đầu kỳ: 348 -358 quả - Sản lượng trứng/mái bình quân: 358-368 quả - Tổng KL trứng/mái (18-80 tuần tuổi): 21,7 kg - Tỷ lệ nuôi sống 18 - 80 tuần tuổi: 94 % - Ngày tuổi đạt 50 % tỷ lệ đẻ: 142 ngày - Khối lượng trứng bình quân 70 tuần tuổi: 64,4 g/quả - Thức ăn bình quân giai đoạn đẻ: 107 g/gà/ngày - Tiêu tốn thức ăn cho 10 quả trứng: 1,73 kg

1.1.1.4. Gà Brown Nick a. Nguồn gốc Công ty H&N của Mỹ thành lập năm

1936 đã giới thiệu giống gà Brown nick năm 1965.

Việt Nam nhập từ hãng gà Brown nick H & N Internationnal, Mỹ năm 1993.

b. Đặc điểm ngoại hình Gà mái có màu lông màu đỏ kim, gà trống

có màu lông trắng (đặc điểm này dùng để phân biệt gà lúc một ngày tuổi) mào đơn, vỏ trứng màu nâu

c. Khả năng sản xuất * Giai đoạn hậu bị 0 - 18 tuần tuổi:

- Tỷ lệ nuôi sống: 96 - 98 % - Thức ăn tiêu tốn từ 0 - 18 tuần

tuổi: + Hạn chế thức: 6,1 - 6,4 kg + Cho ăn tự do: 6,4 - 6,7 kg

- Khối lượng lúc 18 tuần tuổi: + Hạn chế thức ăn:1480 g + Cho ăn tự do: 1540 g

* Giai đoạn gà đẻ trứng 18 - 76 tuần tuổi: - Tỷ lệ nuôi sống: 91 - 94 %

Page 6: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

6

Hình 2.7. Gà Babcock B - 380 bố mẹ

- Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 50 %: 150 - 161 ngày - Sản lượng trứng đến 76 tuần/mái đầu kỳ: 305 - 325 quả - Thời gian đẻ trên 90%: 24 - 30 tuần - Khối lượng trứng: 62,5 - 63,5 g/quả - Mức tiêu thụ thức ăn: 109 - 118 g/com/ngày - Thể trong lúc 76 tuần tuổi: 2200 g

1.1.5. Gà Babcock B - 380 a. Nguồn gốc Gà Babcock B - 380 thuộc hãng IPS

(international Poultry services limited) - Vương quốc Anh. Gà đẻ trứng màu nâu. Babcock B - 380 là con lai giữa 4 dòng, phân biệt trống mái bằng màu lông.

Việt Nam nhập giống gà này năm 1999. Gà Babcock B380 hiện nay thuộc hãng Hubbard ISA S.A.S.

b. Đặc điểm ngoại hình chính Dòng bố màu nâu đỏ, dòng mẹ lông màu

trắng, đều mào đơn. Gà thương phẩm màu lông đỏ, mào đơn, vỏ trứng màu nâu.

c. Khả năng sản xuất Một số chỉ tiêu chính của gà bố mẹ * Giai đoạn hậu bị 0 – 18 tuần tuổi Tỷ lệ nuôi sống của gà mái: 96 % Khối lượng: 1470 g Thức ăn tiêu thụ/mái: 6,9 kg * Giai đoạn sinh sản

Chỉ tiêu theo dõi 18 - 70 tuần tuổi

Số lượng trứng đẻ ra/mái đầu kì (quả) 281 Số lượng trứng ấp/mái đầu kì (quả) 247 Số lượng gà mái 1 ngày tuổi/mái đầu kì (con) 98 Khối lượng trứng trung bình (g/quả) 65 Tỷ lệ chết + loại thải cộng dồn (%) 9,4 Khối lượng gà mái (g) 1970 Khối lượng gà trống (g) 2760

Page 7: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

7

Hình 2.10. Gà Lohmann Brown bố mẹ

Tiêu thụ thức ăn bình quân (g/gà/ngày) 120 Một số chỉ tiêu chính của gà thương phẩm

* Giai đoạn hậu bị 0-18 tuần tuổi Tỷ lệ nuôi sống của gà mái: 96 - 98 % Khối lượng: 1500 - 1600 g Thức ăn tiêu thụ/mái: 6,6 kg

Tỷ lệ đẻ cao nhất (%): 95 Tuổi bắt đầu đẻ đỉnh cao (ngày): 26 Khối lượng trứng bình quân (g): 62.8 Số lượng trứng/mái đầu kì (quả): 349 Thức ăn tiêu thụ bình quân (g/gà/ngày): 114 Hệ số chuyển hoá thức ăn (kg TA/ kg trứng): 2,23 Khối lượng gà mái cuối kì (g): 2000

2.1.1. 6. Gà Lohmann Brown a. Nguồn gốc Gà Lohmann Brown thuộc Hãng Lohmann Tierzucht Cộng hoà liên bang Đức

(CHLB Đức), thành lập từ 1959. Việt Nam nhập từ gà Lohmann Brown CHLB Đức năm 2002 .

b. Đặc điểm ngoại hình - Dòng bố lông màu đỏ, mào đơn. - Dòng mẹ lông màu trắng, mào đơn. - Gà thương phẩm lông màu nâu đỏ, mào

đơn, vỏ trứng nâu. c. Khả năng sản xuất

Một số chỉ tiêu sản xuất chính của gà bố mẹ * Giai đoạn hậu bị (1-20 tuần tuổi) - Tỷ lệ nuôi sống: 96 – 98 % - Khối lượng gà mái: 1500 -1700 g - Khối lượng gà trống: 2000 – 2200 g - Thức ăn tiêu thụ /mái: 8,0 kg * Giai đoạn sinh sản

Page 8: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

8

Chỉ tiêu theo dõi 20 - 72 tuần tuổi Số lượng trứng đẻ ra/mái đầu kì (quả) 238 -250 Số lượng gà mái 1 ngày tuổi/mái đầu kì (con) 90 -100 Tỷ lệ chết + loại thải cộng dồn (%) 6 -10 Khối lượng gà mái (g) 2000 -2200 Khối lượng gà trống (g) 3000 - 3300 Tiêu thụ thức ăn đến 68 tuần tuổi (kg/con) 40 Tỷ lệ ấp nở (%) 78 -82

Một số chỉ tiêu sản xuất chính của gà thương phẩm * Sản xuất trứng - Tuổi đạt 50% tỷ lệ đẻ: 150 - 160 ngày tuổi - Đỉnh cao tỷ lệ đẻ: 91 - 94 % - Năng suất trứng trung bình (quả/ mái đầu kỳ):

+ 12 tháng khai thác: 290 - 300 + 14 tháng khai thác: 330 - 340

- Khối lượng trứng (kg/mái đầu kỳ): + 12 tháng khai thác: 18,5 - 195 + 14 tháng khai thác: 64 - 65

* Thức ăn tiêu thụ: + Giai đoạn 0 - 20 tuần tuổi: 7,4 - 7,8 kg + Giai đoạn gà đẻ: 112 - 122 g/gà/ngày + Tiêu tốn thức ăn/kg trứng: 2,1 - 2,3 kg * Khối lượng cơ thể gà mái: + Lúc 20 tuần tuổi: 1,5 - 1,6 kg + Lúc cuối kỳ khai thác trứng: 1,9 - 2,2 kg * Tỷ lệ nuôi sống: + Giai đoạn gà hậu bị: 97 - 98 % + Giai đoạn gà đẻ: 94 - 96 %

2.1.2. Giống gà hướng thịt nhập nội (Meat type)

Việt Nam nhập nhiều giống gà hướng thịt cao sản của các hãng nổi tiếng trên thế giới để sản xuất gà thịt thương phẩm (gà broiler). Một số giống đến nay không còn nuôi trong sản xuất nữa mà chỉ nuôi để khai thác nguồn gen để lai tạo, một số giống khác vẫn đang phát triển tốt, được nuôi khá rộng rãi.

Hình 2.10. Gà Lohmann Brown thương phẩm

Page 9: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

9

Bảng 2.2. Tình hình giống gà hướng thịt nhập vào Việt nam từ năm 1990 đến nay (nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006)

Giống gà nhập vào Việt Nam

Nước cung cấp

Năm đầu tiên nhập

Tình trạng hiện nay (2011)

1. BE.88 Cu Ba 1993 Không còn

2. ISA Vedette Pháp 1994 Không còn

3. AA (Arbor Acress) Mỹ 1993 Phát triển

4. ISA. MPK Pháp 1998 Phát triển

5. Avian Mỹ 1993 Phát triển

6. Ross-208 / 308 / 508 Anh 1993 Phát triển

7. Lohmann meat Đức 1995 Phát triển

8. Cobb Mỹ 1997 Phát triển

Việt Nam đã nhập từ Cu Ba các giống Cornish năm 1968, giống gà Plymouth rock năm 1974, giống Hybro (HV 85) năm 1985, cả ba giống gà này, hiện nay được nuôi giữ nguồn gen để nghiên cứu lai tạo giống mới, không còn được nuôi trong sản xuất nữa. * Khả năng sản xuất của gà bố mẹ:

• Khối lượng 20 tuần tuổi: 2,8-3,1 kg (gà trống); 2,1-2,3 kg (gà mái); khối lượng lúc loại thải: 3,5 -4,5 kg.

• Tuổi đẻ đầu: 24-25 tuần. • Năng suất trứng / 66 tuần tuổi: 180-190 quả. • Số lượng gà con 1 ngày tuổi sản xuất ra /mái: 135-160 con. • Tiêu tốn thức ăn/gà hậu bị: 12-14 kg. • Tiêu tốn thức ăn/ngày giai đoạn sinh sản: 132-160 g/mái; 125 g/ trống.

* Khả năng sản xuất của gà broiler 42- 49 ngày tuổi: – Tỷ lệ nuôi sống: 95-98 % – Khối lượng sống: 2,2-2,7 kg – Hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR): 1,9 - 2,2 kg – Tỷ lệ thân thịt: 67-70 % – Tỷ lệ cơ ngực: 20-23 % – Tỷ lệ cơ đùi + cẳng: 23-26 %

1.1.2.1. Gà Arbor Acres (AA) a. Nguồn gốc Arbor Acres là tên chi nhánh thuộc công ty Aviagen, được thành lập năm 1933

tại Mỹ, Việt Nam nhập giống gà AA từ đàn ông bà ở Malaysia và Thái Lan năm 1993. b. Đặc điểm ngoại hình

Page 10: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

10

Hình 2.11. Gà Arbor Acres (AA) bố mẹ và thương phẩm

Gà bố mẹ và con thương phẩm đều có lông màu trắng, mào đơn, vỏ trứng màu nâu. c. Khả năng sản xuất

Một số chỉ tiêu sản xuất chính của gà bố mẹ - Năng suất trứng lúc 64 tuần/mái đầu kỳ: 185 quả - Tuổi đạt 5% tỷ lệ đẻ: 25 tuần - Tuổi đẻ đạt tỷ lệ cao nhất (86,3 %): 31 - 35 tuần - Gà Broiler một ngày tuổi/ mái đầu kỳ: 151 con - Tỷ lệ loại thải giai đoạn hậu bị: 4 -5 % - Tỷ lệ loại thải giai đoạn đẻ: 8 % - Tiêu tốn thức ăn cho 100 trứng ấp (kể cả HB): 30,7 kg - Tiêu tốn thức ăn cho 100 gà con (kể cả HB): 36,3 kg

Chỉ tiêu Kết quả

Tỷ lệ nuôi sống đến 20 tuần tuổi (%) 86,41 Khối lượng.cơ thể lúc 20 tuần tuổi - Gà trống (g) 2920 - Gà mái (g) 2130 Chi phí TĂ/gà đến 20 tuần tuổi - Gà trống (g) 9985 - Gà mái (g) 8300 Tuần tuổi đẻ đạt 5% 25,60 Tuần tuổi đẻ đạt đỉnh cao 38,52 Tỷ lệ đẻ cao nhất (%) 71,30 Số trứng đẻ/mái 60 tuần tuổi (quả) 132,64

Page 11: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

11

Số trứng giống/mái 60 tuần tuổi (quả) 120,51 Tỷ lệ gà loại I/trứng ấp (%) 79,24 Số gà con loại I /mái (con) 95,49 Chi phí TĂ/10 quả trứng tính cả hậu bị (g) 3645 Chi phí TĂ ăn/gà con loại I tính cả hậu bị (g) 506,30

b. Một số chỉ tiêu sản xuất chính của gà AA broiler (năm 2010) Tuần tuổi Khối lượng (g) Kg T.ăn/kg tăng khối

lượng cộng dồn Tăng KL tuyệt đối

(g/con/tuần) 1 179 0,911 20

2 450 1,173 39

3 868 1,335 60

4 1406 1,479 77

5 2013 1,622 87

6 2637 1,765 89

7 3234 1,910 85

8 3778 2,055 78

9 4256 2,201 68

10 4664 2,348 58

Khi giết thịt ở khối lượng 2800 g, so với khối lượng sống thì tỷ lên thân thịt đạt

khoảng 72,23 %; tỷ lệ cơ ngực là 19,19-19,60%; tỷ lệ cơ đùi + cẳng là 22,99 - 23,45%. 1.1.2.2. Gà Avian

a. Nguồn gốc Giống gà thịt Avian thuộc hãng Avian Farms International Inc - Mỹ, đăng ký

năm 1990. Việt Nam nhập gà Avian bố mẹ từ đàn gà ông bà tại Thái Lan năm 1993. b. Đặc điểm ngoại hình: Gà có màu lông trắng, mào đơn.

c. Khả năng sản xuất Một số chỉ tiêu sản xuất chính của gà bố mẹ - Khối lượng cơ thể lúc 20 tuần: Gà mái: 1954 - 2045 g Gà trống: 2655 g - Lúc 65 ngày tuổi: Gà mái: 3591 - 3682 g

Page 12: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

12

Gà trống: 4720 g - Tuổi đạt 5% tỷ lệ đẻ: 25 - 26 tuần - Tuổi đẻ đỉnh cao (86 %): 30 - 31 tuần - Sản lượng trứng/mái đầu kỳ vào 41 tuần đẻ: 187 quả - Gà Broiler một ngày tuổi/ mái đầu kỳ: 154 con - Tỷ lệ ấp nở /trứng ấp: 86,9 % Một số chỉ tiêu sản xuất chính của gà broiler - Khối lượng cơ thể: + Lúc 7 tuần tuổi: 2452 g

+ Lúc 9 tuần tuổi: 3369 g - Tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng:

+ Lúc 7 tuần tuổi: 1,89 kg + Lúc 9 tuần tuổi: 2,27 kg

- Các chỉ tiêu về tỷ lệ thân thịt, cơ ngực, cơ đùi tương đương như gà AA 1.1.2.3. Gà Hubbard ISA - MPK

a. Nguồn gốc Năm 1994 Việt Nam nhập giống gà ISA Vedette từ Pháp nuôi thăm dò, sau đó

không phát triển thêm. Năm 1998, nước ta nhập giống gà ISA MPK (Hubbard ISA) từ Pháp.

b. Đặc điểm ngoại hình Lông màu trắng, mào đơn.

c. Khả năng sản xuất Một số chỉ tiêu sản xuất chính của gà bố mẹ - Gà mái: + Khối lượng lúc 20 tuần tuổi: 1800 g + Khối lượng lúc đạt 5% tỷ lệ đẻ: 2100 g + Tuần tuổi đạt 5% tỷ lệ đẻ: 24 tuần + Năng suất trứng/mái đầu kỳ: 169,26 quả + Tỷ lệ trứng giống: 94 % + Gà Broiler một ngày tuổi/ mái đầu kỳ: 135 con + Tiêu tốn thức ăn/trứng ấp: 373-383 g

+ Tiêu tốn thức ăn/gà con nở ra: 398-408 g

Page 13: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

13

Chỉ tiêu Kết quả

Tỷ lệ nuôi sống đến 20 tuần tuổi (%) 85,73

Khối lượng.cơ thể lúc 20 tuần tuổi

- Gà trống (g) 2900

- Gà mái (g) 2320

Chi phí TĂ/gà đến 20 tuần tuổi

- Gà trống (g) 1015

- Gà mái (g) 8650

Tuần tuổi đẻ đạt 5% 27,35

Tuần tuổi đẻ đạt đỉnh cao 39,45

Tỷ lệ đẻ cao nhất (%) 73,60

Số trứng đẻ/mái 60 tuần tuổi (quả) 136,28

Số trứng giống/mái 60 tuần tuổi (quả) 123,37

Tỷ lệ gà loại I/trứng ấp (%) 78,62

Số gà con loại I /mái (con) 96,99

Chi phí TĂ/10 quả trứng tính cả hậu bị (g) 3453

Chi phí TĂ ăn/gà con loại I tính cả hậu bị (g) 485,18

1.1.2.4. Gà Lohmann Meat

a. Nguồn gốc Thuộc hãng Lohnmann Tierzucht Cộng hoà liên bang Đức, thành lập năm 1949. Gà

Lohmann broiler được đưa vào sản xuất năm 1956, Việt Nam nhập giống gà này 1995. b. Đặc điểm ngoại hình Lông, da màu trắng, mào đơn.

c. Khả năng sản xuất Một số chỉ tiêu sản xuất chính của gà bố mẹ (năm 2010)

Chỉ tiêu Kết quả Tổng số trứng đẻ ra đến 64 tuần tuổi 184

Tổng số trứng ấp đến 64 tuần tuổi 178

Tỷ lệ ấp nở (%) 86,1

Số gà con loại I /mái đầu kì (con) 153

Tỷ lệ đẻ cao nhất (%) 87,0

Page 14: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

14

Hình 2.13. Gà Ross

Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn hậu bị (%) 96-95

Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn đẻ (%) 92

Một số chỉ tiêu sản xuất chính của gà broiler (năm 2010)

Ngày tuổi Chỉ tiêu

35 ngày 42 ngày 49 ngày

Khối lượng (g) 1976 2604 3204

Hệ số chuyển hoá thức ăn 1,618 1,768 1,919

1.1.2.5. Gà Ross 308 a. Nguồn gốc xuất xứ Hãng Ross breeder được thành lập từ năm 1920 ở Anh, Giống gà Ross được hình

thành vào năm 1978, đến năm 1998 thì hợp nhất với các hãng Arbor Acres, Nicholas Turkeys, Indian River brands, mặc dù hợp nhất nhưng tên giống gà Ross vẫn tiếp tục giao dịch thương mại trên thị trường thế giới: Ross 208, Ross 308, Ross 508, Ross 708.

Việt Nam nhập gà Ross 208 năm 1993, trong quá trình phát triển, nhập thêm Ross 308, Ross 508.

b. Đặc điểm ngoại hình Lông màu trắng, mào đơn, ngực sâu, rộng, cơ ngực và cơ đùi phát triển, thịt thân

chiến tỷ lệ tương đối cao so với khối lượng sống.

c. Khả năng sản xuất (năm 2007) Một số chỉ tiêu sản xuất chính của gà

bố mẹ

Một số chỉ tiêu sản xuất chính của gà broiler

Ngày tuổi Khối lượng sống (g)

Tăng khối lượng tuyệt đối (g/con/ngày)

Hệ số chuyển hoá thức ăn

28 1412 83 1,462

35 2021 89 1,607

42 2652 90 1,751

Page 15: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

15

49 3264 86 1,895

56 3828 77 2,030

63 4524 68 2,183

70 4764 58 2,558

1.1.3. Giống gà kiêm dụng nhập nội (Dual purpose)

Bảng 2.3. Tình hình giống gà kiêm dụng nhập vào Việt nam từ năm 1990 đến nay (nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006)

Giống gà nhập vào Việt Nam

Nước cung cấp

Năm đầu tiên nhập

Tình trạng hiện nay (2011)

1 Tam Hoàng 882 Trung Quốc 1992 Còn lại không nhiều

2 Tam Hoàng Jiangcun Hồng Công 1995 Còn lại không nhiều

3 Lương Phượng Trung Quốc 1997 Phát triển mạnh

4 ISA-JA 57 Pháp 1997 Còn lại không nhiều

5 Sasso (SA 31) Pháp 1998 Phát triển

6 KaBir Israel 1997 Phát triển

7 ISA. Color Pháp 1999 Phát triển

8 Ai Cập Ai Cập 1997 Phát triển

9 Hubbard Plex Pháp 2000 Phát triển

10 Newhamshire Hungari 2002 Ít phát triển

11 Yellow Godollo Hungari 2002 Ít phát triển

12 Gà Sao Hungari 2002 Đang phát triển

Thế giới tạo ra các giống gà có thể nuôi thả vườn, bán nuôi nhốt, có sức chống chịu với điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn, ít phải chăm sóc hơn nhưng năng suất thịt thấp hơn các giống gà hướng thịt, năng suất trứng thấp hơn các giống gà hướng trứng, được gọi là giống gà kiêm dụng thịt - trứng hoặc trứng - thịt (dual purpose). Điển hình nhất là giống gà Rhode Island Red (RIR) của Mỹ tạo ra, nhập vào Việt Nam từ những năm 70 của thế kỷ 20, sau đó ta nhập giống gà Tam Hoàng (882 và Jangcun) năm 1995 từ Hồng Kông, Trung Quốc, Gà Ai Cập năm 1997 từ Ai Cập.

Các giống gà lông màu hướng thịt của thế giới tạo ra để phục vụ chủ yếu nuôi bán nuôi nhốt (semi intensive system), gà vườn Label rough, được nhập vào Việt Nam để nuôi theo phương thức bán chăn thả lấy thịt (xuất chuồng lúc 70-90 ngày tuổi), rất ít người nuôi với mục đích lấy trứng thương phẩm, nhưng được Bộ Nông nghiệp và PTNT xếp vào nhóm gà kiêm dụng, bao gồm:

Giống Kabir (nhập từ Isral năm 1997); Lương Phượng (nhập từ Trung Quốc năm 1997); Giống Sasso (nhập từ Pháp năm 1998);

Page 16: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

16

Hình 2.15. Gà Rhode Island Red bố mẹ

Isa color (nhập từ Pháp năm 1999); Gà Sao (nhập từ Hungari năm 2002).

* Đặc điểm ngoại hình - Đặc điểm ngoài hình: Thường là lông màu, trừ gà Ai Cập màu lông đen trắng,

còn lại là có lông màu nâu, nâu đỏ có chấm đen. - Gà có hình dạng trung gian giữa gà hướng thịt và gà hướng trứng, thể xác to

nhưng di chuyển khá nhanh nhẹn, phù hợp với nuôi bán chăn thả. * Khả năng sản xuất Ngoại trừ gà Ai Cập, nhỏ con, kiêm dụng trứng - thịt, còn lại gà RIR và Tam Hoàng là kiêm dụng thịt - trứng:

- Năng suất trứng: từ 130-180 quả/mái/năm; khối lượng trứng từ 50-60 g/quả. - Khả năng cho thịt: nuôi đến 12-14 tuần đạt khối lượng từ 1,5-2,2 kg/con

Các giống gà lông màu hướng thịt như Kabir, Lương Phượng, Sasso, Isa color có khả năng sản xuất như sau:

- Năng suất trứng: từ 165 đến 190 trứng/mái; sản xuất ra 135 -150 gà con/mái - Khả năng cho thịt: nuôi đến 13 tuần tuổi đạt khối lượng từ 2,0 -2,3 kg/con.

1.1. 3.1. Gà Rohde Island Red (RIR) a. Nguồn gốc Gà RIR được tạo ra năm 1890 ở Mỹ. Giống này được tạo ra do lai giữa gà địa

phương và gà Cochinchin và gà đỏ Malayxia và lai pha máu với gà Leghorn xám, gà Cornish và gà Viandot.

Gà RIR được nhập vào Việt Nam từ những năm 70 của thế kỷ 20, đến nay không nuôi gà RIR thuần, nhưng dùng giống gà này như nguồn gen quý để lai tạo giống mới và con lai trong sản xuất.

b. Đặc điểm ngoại hình Đây là giống gà kiêm dụng thịt trứng, mình dài, ngực rộng, háng rộng. Chân chắc

chắn và hơi choãi ra, có màu vàng, mào thẳng có răng cưa, tích to mào đỏ thẫm, bộ lông dài phát triển và có màu đỏ nâu, rất đẹp mã, lông đuôi đen có những ánh xanh, phần cuối lông đuôi có màu đen.

c. Khả năng sản xuất Gà trưởng thành con trống

nặng 3,85 kg, con mái 2,7 – 2,9 kg, năng suất trứng đạt 170 (thậm chí là 250) quả/năm, khối

Page 17: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

17

lượng trứng 55 - 60 g. Vỏ trứng màu nâu nhạt. Gà RIR có thể thể dùng gà mái để lai với các loại gà nặng cân để sản xuất ra gà

Broiler. Ở nhiều nước cũng dùng gà trống RIR để lai với gà mái lông trắng như Leghorn, Wyandotte, Sussex sản xuất ra gà lai có thể phân biệt được trống mái lúc mới nở và đẻ trứng vỏ màu nâu, đáp ứng được thị trường tiêu thụ.

Việt Nam nhập giống gà RIR từ Cu Ba trong những năm 70 của thế kỷ 20, Viện chăn nuôi đã sử dụng gà RIR lai với gà Ri tạo ra giống mới RhodeRi (Rốt – Ri) để nuôi lấy thịt - trứng ở khu vực nông thôn. 1.1.3.2. Gà Lương Phượng a. Nguồn gốc

Gà Lương Phượng hoa hay gà Hoa Lương Phượng, thường được gọi tắt là gà Lương Phượng do xuất sứ từ vùng ven sông Lương Phượng. Đây là giống gà thịt lông màu do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây Trung Quốc lai tạo thành công sau hơn chục năm nghiên cứu, sử dụng dòng trống địa phương và dòng mái nhập của nước ngoài.

Việt Nam nhập từ Trung Quốc năm 1997. b. Đặc điẻm ngoại hình Gà Lương Phượng có hình dáng bề ngoài gần giống với gà Ri của ta. Lông màu

vàng tuyền, vàng đốm đen hoặc đốm hoa. Sở dĩ gọi là Lương Phượng hoa vì trong đàn gà có nhiều màu lông khác nhau, như một vườn hoa. Mào, yếm, mặt và tích tai màu đỏ. Gà trống mào đơn, ngực nở, lưng thẳng, lông đuôi vươn cong, chân cao vừa phải. Gà mái đàu nhỏ, thân hình chắc, chân thấp. Da gà Lương Phượng màu vàng, thịt mịn, thơm ngon.

c. Khả năng sản xuất Gà trống ở độ tuổi trưởng thành, có khối lượng cơ thể 2.700 g, gà mái đạt khối

lượng 2100 g lúc vào đẻ. Gà bắt đầu đẻ vào 24 tuần tuổi, sau một chu kỳ khai thác trứng (66 tuần tuổi) đạt 177 trứng, sản xuất 130 gà con 1ngày tuổi. Gà thịt nuôi đến 65 ngày tuổi đạt 1.500-1.600 g. Tiêu tốn thức ăn 2,4-2,6 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, nuôi sống trên 95%.

Hình 2.17. Gà Lương Phượng bố mẹ

Page 18: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

18

Hình 2.18. Gà Sasso bố mẹ

Gà Lương Phượng dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôi nhốt (kiểu nuôi công nghiệp), bán công nghiệp (vừa nhốt vừa thả) hoặc nuôi thả vườn, ngoài đồng, trên đồi. 1.1.3.3. Gà Sasso a. Nguồn gốc Gà Sasso do Hãng SASSO (Selection Avicole de la Sarthe et du Sud Ouest) của Pháp tạo ra năm 1978. Việt Nam đã nhập gà bố mẹ Sasso từ công ty Sasso - Cộng hòa Pháp vào năm 1996 nuôi ở miền Nam. Đến năm 2002 Tổng Công ty chăn nuôi Việt Nam nhập 2 dòng gà ông bà về nuôi tại xí nghiệp gà giống thịt dòng thuần Tam Đảo - Vĩnh Phúc và Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc để sản xuất gà bố mẹ X44 (bố), SA31L (mẹ); tạo ra gà thịt thương phẩm X431. b. Đặc điểm ngoại hình

Gà SA31 được Hãng Sasso chọn tạo vào năm 1985 và sử dụng như mái nền để sản xuất gà broiler nuôi bán công nghiệp. Gà Sasso SA31 có lông màu đỏ hoặc nâu đỏ, có sức chịu đựng cao với môi trường khắc nghiệt, thích nghi với môi trường nhiệt đới nóng ẩm. Do gà SA31 mang gen lặn hoàn toàn về màu sắc lông, nên toàn bộ số gà broiler sản xuất ra đều mang đặc điểm ngoại hình của dòng bố (về màu da chân, màu lông, có lông cổ hay không có lông cổ).

Hiện nay Hãng đưa ra sản xuất 23 dòng gà trống với mục đích sử dụng khác nhau: dòng nhẹ cân hoặc nặng cân; lông đỏ, đen, xám hoặc trắng; da vàng hoặc trắng, chân đen, xám hoặc vàng; trụi cổ hay có lông cổ. Các dòng sử dụng rộng rãi hiện nay gồm:

Các dòng lớn chậm: lông màu vàng (T44, T44NI, T88); màu trắng (T55, T55N, Malvoisine, Sussex); các màu khác (Gris cendre, T55Npb, T77N). Các dòng lớn chậm chỉ có khối lượng cơ thể từ 1,75-2,5kg ở 84 ngày tuổi.

Dòng trung bình: lông màu vàng (X44 khối lượng cơ thể lúc 63 ngày từ 2,25-2,7kg; dòng XL44 có khối lượng cơ thể lúc 56 ngày 2,15-2,55kg; dòng XL44N có khối lượng cơ thể lúc 56 ngày 1,9-2,25). Dòng có màu lông trắng là X55 có khối lượng cơ thể đạt 2,2-2,65kg ở 63 ngày tuổi.

Dòng lớn nhanh: gồm các dòng C có lông màu vàng (C44 và C88N), các dòng này có khối lượng cơ thể từ 2,3-2,76kg ở 56 ngày tuổi. Về dòng mái, hãng Sasso có 6 dòng (SA51N, SA51, SA51A, SA31, SA31A và SA31L) nhằm đáp ứng các yêu cầu sử dụng: lùn hoặc chắc

Page 19: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

19

khoẻ, nặng cân hoặc nhẹ cân, tự phân biệt tính biệt hoặc không. Trong đó có 2 dòng được sử dụng rộng rãi hiện nay là 2 dòng mái SA31 và SA51 (Sasso, 2008) .

Gà SA31: Được hãng SASO chọn tạo vào năm 1985, để sản xuất gà bloiler nuôi bán công nghiệp. Có 3 loại gà SA31: Bình thường, cân nặng và mini (lùn). Gà SA31 có lông màu đỏ hoặc màu nâu đỏ, có sức chịu đựng cao với môi trường khắc nhiệt, thích nghi với môi trường nhiệt đới nóng ẩm. Do gà SA31 mang gen lặn nên toàn bộ số gà bloiler sản xuất ra đều giống dòng bố (về màu chân, màu lông, có lông cổ hay trụi lông cổ)...

c. Khả năng sản xuất Khả năng suất của gà dòng mái SA31

Chỉ tiêu SA31 mini SA31 binh thường

SA31 cân nặng

- Khối lượng cơ thể lúc 20 tuần tuổi (g) 1.700 2.010 2.290

- Khối lượng cơ thể lúc 24 tuần tuổi (g) 1.900 2.400 2.370

- Khối lượng cơ thể lúc 66 tuần tuổi (g) 2.450 3.100 3.450

- Số lượng trứng đến 66 tuần tuổi (quả) 188 18 181

Trong đó số lượng trứng giống (quả) 181 178 176

- Tỉ lệ chết 1 – 20 tuần tuổi (%) 2,5 3 2,5

- Tỉ lệ chết 20- 66 tuần tuổi (%) 5 8 5

- Tiêu tốn thức ăn 1- 66 tuần tuổi (kg/con) 45,53 48 59

Khả năng suất của gà Sasso broiler (nuôi nhốt)

SASO X 431 Tuổi

KL (g) FCR

35 ngày tuổi 1.155 1,82

42 ngày tuổi 1.500 2,00

49 ngày tuổi 1.840 2,15

56 ngày tuổi 2.180 2,19

63 ngày tuổi 2.550 2,46

Page 20: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

20

Hình 2.19. Gà Kabir bố mẹ (trống GGK, mái K277)

1.1.3.4. Gà Kabir a. Nguồn gốc Công ty gà Kabir (Kabir Co.Ltd) được thành lập năm 1962 tại vùng Moshat Hemed của Israel do nhà di truyền động vật Zvi Katz. Đây là công ty tạo giống lớn nhất ở Israel do gia đình Zi Kats làm chủ. Việt Nam nhập gà Kabir năm 1997, ba đàn gà bố mẹ được công ty chăn nuôi Việt Nam nhập về từ Israel với 5000 mái dòng mẹ (K277), 600 trống dòng bố (GGK) được nuôi ở XN gà giống Châu Thành và công ty giống gia cầm Miền Nam. b. Đặc điểm ngoại hình Hiện nay công ty Kabir có 28 dòng gà chuyên thịt lông trắng và lông màu trong đó có 13 dòng gà nổi tiếng đang khai thác và bán giống gà ông bà. Đó là các dòng trống: K100, K100N, K400, K666, K666N, K3868, KK66 và các dòng mái: K800, K900, K2700, K7200, và K7700. Ngoài ra công ty Kabir cũng đang khai thác 4 dòng gà chuyên trứng là: K14, KK25, K123 (lông trắng) và K156 (lông nâu). Hiện nay có 33 nước nhập gà ông bà Kabir. Màu lông: gà bố mẹ được tạo ra từ dòng trống ông bà GGK thuộc giống Cornish. Lông màu đỏ, mọc lông nhanh, có gen ánh sáng vàng và dòng mái ông bà K27 thuộc giông Plymout trắng, lông mọc chậm (gen lặn) và gen có ánh sáng vàng. Gà thương phẩm “Label Rouge” là tổ hợp lai 4 dòng có màu lông vàng hoặc nâu vàng, có thể phân biệt bằng màu lông do con mái có 3 vệt nâu xám ở lưng, hoặc phân biệt bằng tốc độ mọc lông (con trống mọc lông chậm, con mái mọc lông nhanh). Chân và da đều màu vàng.

c. Khả năng sản xuất Khả năng thich nghi: Gà bố mẹ thương phẩm đều rất dễ nuôi, có sức kháng bệnh cao, có khả năng chịu đựng cao với các stress của môi trường đặc biệt với kiện nóng – ẩm độ cao, lạnh - độ ẩm cao. Gà bố mẹ có khả năng sinh sản tốt. Kết quả nuôi thả ở nước ta cho thấy, gà Kabir có sức đẻ cao, đạt 85 % vào tuần tuổi 31 – 32 và duy trì tỉ lệ đẻ cao (> 80 %) từ 31 – 41 tuần tuổi, tỉ lệ trứng giống 96 – 97 %, trứng có phôi 96- 97 %, tỉ lệ nở gà loại I/tổng trứng ấp 85 – 92 %. Trứng gà Kabir to, hình dạng đẹp, màu nâu nhạt.

Page 21: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

21

Chỉ tiêu theo dõi Chỉ tiêu của hãng

Kết quả nuôi ở Việt Nam

- Tuổi bắt đầu đẻ (Tuần tuổi) 24 23 – 24

- Tuổi đật đỉnh cao sức đẻ (Tuần tuổi) 31 – 32 31 – 32

- Trứng trên mái đầu kì (quả) 185 130,5 (đến 52 t. tuổi)

- Tỷ lệ nở loại 1 bình quân (%) 86 85 – 92

- Gà con 1 ngày tuổi /mái đầu kì (con) 158 106,6 (đến 52 t. tuổi)

- Tỷ lệ nuôi sống 1 – 20 tuần tuổi (%) 96 97,5

- Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn đẻ (%/ tháng) 99 > 99

Gà Kabir thương phẩm thịt có khả năng tăng khối lượng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt, gà nuôi đến 9 tuần tuổi, đạt khối lưọng 2,1 -2,2 kg/con, tiêu tốn 2, 4-2,5 kg thức ăn/ kg tăng khối lượng.

Chỉ tiêu của hãng Kết quả nuôi ở Việt Nam

Tuần tuổi KL (kg) FCR KL (kg) FCR

6 1,34 1,78 1,14-1,17 1,85-1,86

7 1,63 1,92 1,36-1,39 2,07-2,10

8 1,99 2,06 1,69-1,71 2,19-2,21

9 2,37 2,23 2,15-2,17 2,42- 2,43

1.1.3.5. Gà Fayoumi -Ai Cập a. Nguồn gốc

Gà Fayoumi- Ai Cập là giống gà kiêm dụng trứng thịt, là giống địa phương có từ lâu đời của vùng Faiyum thuộc phía tây nam thủ đô Cairo. Giống gà này được nhập vào phương Tây năm 1940 bởi trường Đại học Iowa.

Việt nam nhập gà Fayoumi từ Ai Cập tháng 4/1997 (gọi tắt là gà Ai Cập), nuôi tại Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương - Viện chăn nuôi.

b. Đặc điểm ngoại hình Gà Ai Cập có tầm vóc nhỏ, nhanh nhẹn, khả năng bay nhảy tốt, chân cao màu chì có hai hàng vảy tiết diện hình nêm. Da trắng, lông đen, đầu trắng, mào đơn đứng đỏ tươi.

Hình 2.20. Gà Ai Cập

Page 22: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

22

c. Khả năng sản xuất Tại Ai Cập, khối lượng trưởng thành với gà trống khoảng 2 kg và gà mái khoảng

1,6 kg. Theo kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến, Nguyễn Thị Mười, Lê Thu Hiền

(Viện Chăn nuôi, 2004) cho biết: Tỷ lệ nuôi sống giai đoạn gà con (0 - 9 tuần tuổi) đạt 98,06%, giai đoạn gà dò,

hậu bị (10 - 21 tuần tuổi) đạt 97,03%, giai đoạn sinh sản đạt 90 - 91%. Khối lượng cơ thể lúc 9 tuần tuổi: gà trống đạt 779,27g/con; gà mái 668,96g/con;

lúc 19 tuần tuổi: gà trống đạt 1767,73g/con, gà mái đạt 1348,10g/con. Tuổi đẻ đầu là 150 ngày tuổi (5 tháng tuổi); Năng suất trứng 190 - 220 quả/mái/năm đẻ. Tỷ lệ trứng có phôi đạt 93,6%; tỷ lệ nở/tổng trứng ấp đạt 86,55%.

Tiêu tốn thức ăn/gà: giai đoạn 0 - 9 tuần tuổi là 1,8 - 2,0 kg; giai đoạn 10 - 21 tuần tuổi là 5,5 - 6,2 kg, trong một năm đẻ là 25 – 38 kg. 1.1.4. Các giống gà nội của Việt Nam

Gà nội chủ yếu được nuôi chăn thả tự do ở nông hộ, do phương thức chăn nuôi như vậy nên các giống bị lai, pha tạp, ít có giống thuần. Từ khi Nhà nước có các chính sách về bảo tồn giống, các giống bản địa được chú ý chọn lọc, nhân thuần tại các trung tâm nghiên cứu, cơ sở giống quốc gia và địa phương. Việt Nam có nhiều giống gà, một số chưa rõ nguồn gốc xuất xứ, một số giống gắn với các địa danh: Gà Ri, gà Mía, gà Hồ, gà Đông Tảo, gà Văn Phú, gà Mèo, gà Chọi, gà Tre, gà Ác, gà Ô kê, gà Tè (gà Lùn), gà Tàu vàng, …v v. Có giống mới được lai tạo mà thành như gà Rhode Ri.

Các giống gà nội có sức sống tốt, chịu đựng kham khổ, khả năng tìm kiếm thức ăn tự nhiên tốt, chất lượng thịt, trứng thơm, ngon, hợp thị hiếu người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên các giống gà nội cho năng suất sinh sản thấp, sinh trưởng chậm.

Hiện nay, cùng với việc nhân thuần, bảo tồn nguồn gen giống bản địa, trong sản xuất đã sử dụng nhiều công thức lai giữa các gà trống bản địa với gà mái lông màu nhập nội để có nhiều con lai ½ máu gà nội nuôi thịt theo phương thức bán nuôi nhốt (gà đồi, gà vườn) cung cấp cho thị trường hàng chục triệu gà thịt mỗi năm; Các công thức lai thường áp dụng hiện nay là: trống gà Ri / Mía / Hồ / Đông Tảo / Chọi lai với mái gà Lương Phượng / Sasso / Kabir; cũng có khi dùng trống Mèo lai với mái Ai Cập. 1.1.4. 1. Gà Ri a. Nguồn gốc

Đến nay chưa rõ nguồn gốc của gà Ri. Gà Ri phân bố hầu khắp các địa phương trong cả nước, đặc biệt là miền Bắc và miền Trung. b. Đặc điểm ngoại hình

Rất đa dạng, gà mái: lông màu vàng rơm, vàng đất hoặc nâu nhạt, xung quang cổ có hàng lông đen, mào kém phát triển, lá tai chủ yếu là màu đỏ, một số lá tai màu trắng.

Page 23: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

23

Hình 2.22. Gà Ri

Gà trống: Màu lông phổ biến là đỏ thẫm, đầu lông cánh và đuôi có lông đen ánh xanh, ngoài ra còn có các màu: Trắng, hoa mơ đốm trắng. Mào cờ, mào và tích đỏ tươi, rất phát triển.

Gà Ri có da màu vàng là chủ yếu, một số da trắng. Chân 4 ngón, có hai hàng vảy màu vàng xen lẫn màu đỏ tươi.

c. Khả năng sản xuất Theo các kết quả nghiên

cứu được công bố của Lê Viết Ly, 2001; Át lát vật nuôi, 2004; Nguyễn Đăng Vang, Nguyễn Thanh Sơn, 2000; Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006 thì:

Khối lượng mới nở là 30 - 31g; 6 tháng tuổi ở gà mái là 1130 g, ở gà trống là 1636 g; đến 12 tháng tuổi ở gà mái là 1246 g, ở gà trống là 2735 g. Thịt thơm ngon màu trắng.

Thành thục về tính sớm: gà trống 2 – 3 tháng tuổi đã biết gáy và đạp mái, gà mái 4 tháng tuổi đã bắt đầu đẻ trứng .

Số lượng trứng /lứa/mái từ 13 – 15 quả. Năng suất trứng có thể đạt từ 70 – 125 quả. Tỷ lệ trứng có phôi đạt 92,6 %, tỷ lệ nở/trứng có phôi là 78 %, tỷ lệ gà con loại 1 đạt 94,1 % .

Ngoại hình: Sau khi lấy trứng ấp từ những gà mái lông vàng rơm thế hệ xuất phát, tỷ lệ gà 1 ngày tuổi màu vàng rơm đặc trưng tăng lên rõ rệt chiếm 32,8 %. Giai đoạn 9 tuần tuổi gà trống và mái có màu vàng rơm đạt 100 % sau khi đã chọn lúc 1 ngày tuổi, thân hình thanh tú, thon nhẹ, đầu nhỏ, đầu cánh và chót đuôi điểm những lông đen. Chân, mỏ, da có màu vàng.

Giai đoạn 19 và 38 tuần tuổi: Gà mái toàn thân màu vàng rơm, điểm những lông đen quanh cổ, đầu cánh và chót đuôi. Mào đơn, lá tai màu cẩm thạch. Gà trống dáng chắc khoẻ, ngực vuông, quanh cổ phát triển lông cườm đỏ tía óng ánh, đuôi có điểm vài lông màu xanh đen. Mào đơn, chân có 2 hàng vẩy. Gà thích nghi với điều kiện nuôi bán chăn thả, không xuất hiện mổ cắn. Giai đoạn hậu bị: đến 19 tuần tuổi, gà mái đạt 1245g, gà trống đạt 1735,5 g. Tỷ lệ nuôi sống 86,6 %. Tiêu thụ thức ăn cả giai đoạn là 6,28 kg/con. Khả năng sinh sản: Tuổi thành thục 134 ngày tuổi. Tỷ lệ đẻ đạt 5 % ở 138 ngày tuổi, lúc này khối lượng cơ thể đạt 1280g. Đến 156 ngày tuổi, tỷ lệ đẻ đạt 30 %, khối lượng đạt 1330 g.

Sản lượng trứng đạt 126,8 quả; tiêu tốn thức ăn /10 quả trứng là 2,61 kg. Khối lượng trứng ở tuần tuổi 67 là ,48,60 g. Khối lượng lòng đỏ cao chiếm 34,79 % so với khối lượng trứng; Đơn vị Haugh là: 90,80. Tỷ lệ trứng có phôi là 90,3- 96,8 %; Tỷ lệ ấp nở 78,5-80,4%; Tỷ lệ gà loại I/ tổng gà nở 95-97,3 % .

Page 24: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

24

Hình 2.23. Gà Mía

Gà nuôi thịt đến 12 tuần: Tỷ lệ nuôi sống là 5,7 %. Khối lượng con trống 1140,70 g; con mái 940,50 g. Tỷ lệ thân thịt chung cho trống mái là 77,75 %. Còn tỷ lệ thịt đùi + thịt ngực đạt 37%. 1.1.4. 2. Gà Mía a. Nguồn gốc và sự phân bố

Gà Mía có nguồn gốc ở xã Tùng Thiện, thị xã Sơn Tây, Hà Nội. Ngày xưa, gà Mía là lễ vật cung tiến thần thánh, vua quan. Hiện nay, từ đàn gà thuần chủng của các gia đình thôn Mông Phụ đã ký hợp đồng “Bảo tồn gen vật nuôi”, cung cấp trên một vạn gà giống thuần cho các nơi, mua về để tiếp tục nhân giống thuần hoặc cho lai với gà nội hoặc gà nhập nội lông màu tạo con lai nuôi thịt.

b. Đặc điểm ngoại hình Gà có mào đơn hoặc mào hạt đậu, lá tai

đỏ, chảy xệ, da màu vàng, vàng nhạt da bụng đỏ. Gà trống có màu lông đỏ sẫm, màu mận chín hoặc đen, gà mái lông màu lá chuối khô, màu đất sét. Tầm vóc to, ngực sâu, chân cao, da chân màu vàng nhạt, có 2 đến 3 hàng vảy màu vàng. Cổ tương đối dài, to, hai bên cổ ít lông. Thân ngắn - phẳng. Ngực sâu, khi gà mái đẻ được 3 – 4 tháng thì da lườn chảy xuống như “yếm bò”, đây là một đặc điểm nổi bật của giống gà Mía.

c. Khả năng sản xuất Theo các kết quả nghiên cứu được

công bố của Lê Viết Ly, 2001; Át lát vật nuôi, 2004; Nguyễn Đăng Vang, Nguyễn Thanh Sơn, 2000; Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006 thì:

Khối lượng gà con mới nở đạt 43 g, ở 20 tuần tuổi gà trống đạt 3105 g và gà mái 2395 g. Gà 13 tuần tuổi có tỷ lệ thân thịt đạt 79 % ở gà trống và 77,5 % ở gà mái. Khi trưởng thành gà trống nặng 3,0 -3,5 kg, gà mái nặng 2,5 – 3,0 kg. Thịt màu trắng, thớ thịt mịn kém gà Ri.

Gà Mía thành thục muộn, tuổi đẻ quả trứng đầu tiên từ 180 -200 ngày, tuổi đẻ đạt 50 % từ 30 – 32 tuần tuổi; Năng suất trứng 60 -65 quả/năm; Khối lượng trứng đạt 58 – 59 g, Tỷ lệ cho phôi đạt 93 – 94 %; Tỷ lệ ấp nở /trứng ấp đạt 80 – 87 %. 1.1.4. 3. Gà Đông Tảo a. Nguồn gốc và sự phân bố

Page 25: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

25

Hình 2.24. Gà Đông Tảo

Gà Đông Cảo có nguồn gốc ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, vì vậy tên của giống gà này được đổi thành Gà Đông Tảo. Người ta không biết chính xác giống gà này có từ bao giờ, hiện nay, từ đàn gà thuần chủng của các gia đình thôn Đông Tảo Đông đã ký hợp đồng “Bảo tồn gen vật nuôi”, cung cấp trên một vạn gà giống thuần cho các nơi, mua về để tiếp tục nhân giống thuần hoặc cho lai với gà nội hoặc gà nhập nội lông màu tạo con lai nuôi thịt

b. Đặc điểm ngoại hình Gà trống có lông mận chín, đỏ thẫm pha

đen (mã mận chín) hoặc đen (mã lĩnh); Gà mái lông màu đất sét, trắng sữa có pha màu xám. Gà có mào hoa hồng hoặc mào trái dâu, lá tai đỏ, da dày màu đỏ màu.

Cổ to, ngắn, đầu to, lưng phẳng, ngực sâu, rộng, tầm vóc to, thấp, ít lông, đùi to, chân múp míp, chân có 3 hàng vảy trở lên, xù xì, nhiều hoa dâu, dáng đi chậm chạp.

c. Khả năng sản xuất Theo các kết quả nghiên cứu được công

bố của Lê Viết Ly, 2001; Át lát vật nuôi, 2004; Nguyễn Đăng Vang, Nguyễn Thanh Sơn, 2000; Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006 thì:

Khối lượng gà con mới nở đạt 38,5 g, ở 4 tuần tuổi gà trống nặng 219 g, gà mái nặng 208 g, 20 tuần tuổi gà trống nặng 2435 g gà mái 1925 g, 38 tuần tuổi gà trống nặng 4895 g, gà mái 3575g. Thớ thịt thô, màu đỏ.

Tuổi đẻ đầu của gà Đông Tảo là 170 - 210 ngày; Tỷ lệ đẻ tăng cao dần từ 23 – 34 tuần tuổi, đẻ cao nhất vào tháng thứ 3 sau đẻ, sau đó giảm dần và tụt nhanh sau 46 tuần tuổi; Năng suất trứng đạt 50 - 68 quả; Tỷ lệ trứng có phôi đạt 86,6 %; Tỷ lệ ấp nở / trứng ấp đạt 68,39 %. 1.1.4.4. Gà Hồ a. Nguồn gốc và sự phân bố Gà Hồ có nguồn gốc ở thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh- vùng Kinh Bắc nổi tiếng tài hoa với nhiều lễ hội, và tranh dân gian Đông Hồ đặc sắc, trong đó có bức chú bé bế gà Hồ nổi tiếng.

Page 26: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

26

Hình 2.25. Gà Hồ

Hình 2.25. Gà Hồ

Gà Hồ, giống gà được mọi người biết đến nhiều qua tranh, ảnh, phim, ca dao. Được yêu mến và gìn giữ nhất hiện nay là gà Hồ ở làng Lạc Thổ Bắc, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.

Gà Hồ, giống gà được mọi người biết đến nhiều qua tranh, ảnh, phim, ca dao. Được yêu mến và gìn giữ nhất hiện nay là gà Hồ ở làng Lạc Thổ Bắc, thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh.

Gà Hồ được xếp trong các giống gà quý “Bảo tồn gen vật nuôi”, hàng năm "Vùng giống gà Hồ" cung cấp nhiều gà giống thuần cho các nơi, để tiếp tục nhân giống thuần hoặc cho lai với gà nội hoặc gà nhập nội lông màu tạo con lai nuôi thịt.

Từ năm Quý Dậu 1993, “Hội gà Hồ” với 21 thành viên được khôi phục nhằm phát huy truyền thống chơi gà xưa của vùng Kinh Bắc.

b. Đặc điểm ngoại hình Gà Hồ trống có đầu công, mình cốc,

cánh vỏ trai, da đỗ tương, mào trái dâu hoặc hạt đậu (mào xuýt), diều cân, chân tròn, đùi dài, lông đen hoặc mận chín, gà mái màu lông đất thó hoặc màu vỏ quả nhãn. Gà có lá tai đỏ, da dày vàng đỏ; Cổ cao, ít lông, đầu to, thân hình vuông; Chân cao, chân có 2 - 3 hàng vảy màu trắng.

c. Khả năng sản xuất Theo các kết quả nghiên cứu được

công bố của Lê Viết Ly, 2001; Át lát vật nuôi, 2004; Nguyễn Đăng Vang, Nguyễn Thanh Sơn, 2000; Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006 thì:

Khối lượng gà con mới nở là 33 – 36 g; khối lượng 30 tuần tuổi, gà trống nặng 3087 – 3260 g, gà mái 2267 – 2373 g; tỷ lệ thịt xẻ 78 – 80 %; Khối lượng gà trưởng thành, con trống nặng 3,5 – 4,0 kg, gà mái nặng 3,0 – 3,5 kg. Thớ thịt thô, màu đỏ.

Gà Hồ thành thục sinh dục muộn, gà mái đẻ bói lúc 200 – 210 ngày; Số trứng /lứa từ 10 –15 quả, năng suất trứng đạt 50 – 60 quả/mái/năm; Tỷ lệ trứng có phôi chỉ đạt 70 %; Tỷ lệ nở /trứng có phôi là 50 %; Gà mái nuôi con vụng về hay dẫm chết con.

Page 27: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

27

1.1.4.5. Gà Mèo a. Nguồn gốc và sự phân bố

Gà Mèo gắn bó với cộng đồng người Mèo từ ngàn đời nay, ở đâu có dân tộc HMông sinh sống là đó có giống gà này. Giống gà Mèo phân bố từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang cho đến Nghệ An.

Ở Trung Quốc, gà Mèo được làm qua biếu cho nhiều chính khách, là món ăn chiêu đãi của chính phủ và cũng là giống gà đầu tiên trên thế giới được nghiên cứu ấp nở trên vũ trụ b. Đặc điểm ngoại hình

Đây là giống gà thịt đen, xương đen nhưng không phải nhỏ con như gà ác. Giống gà này to bằng gà Ri nhưng hung dữ hơn nhiều do đời sống hoang dã đã tạo ra như vậy. Gà có 3 màu lông chính: lông đen, hoa mơ, và nâu, trong đó màu lông hoa mơ chiếm tỷ lệ cao nhất. Chân có 3 màu chính là chân chì (hơn 40 %), chân trắng, chân vàng. Màu da chủ yếu là trắng (hơn 60%), màu vàng (hơn 30 %), còn lại là màu chì. Mỏ có 3 màu tương đương nhau về tỷ lệ, đó là vàng, trắng và chì.

c. Khả năng sản xuất Gà Mèo có tầm vóc khá lớn. Khối lượng gà con mới nở: 33-35 gam; Khối lượng

trưởng thành (2 năm) con trống đạt 3,5-4,5 kg; con mái 3-3,5 kg. Những nơi nuôi và chọn lọc chủ yếu gà có màu lông đen thì khối lượng nhỏ hơn. Thịt gà Mèo có hương vị đặc biệt thơm ngon vì có tỷ lệ các axit amin cao, cân đối; tỷ lệ sắt thấp vì thế khi nấu canh cũng không có vị tanh như gà bình thường. Đây là giống gà được tiến triều làm thức ăn cho Vua chúa thời kỳ phong kiến vì bổ dưỡng.

Bản năng ấp dai, nuôi con khéo và kéo dài đến 3-4 tháng. Bản năng tự vệ và kiếm mồi cao, chân cao với móng sắc khoẻ, chạy nhanh, bới lá, bới đất kiếm mồi tốt, thích ngủ đậu trên cành cây.

Hình 2.26. Gà Mèo 3 tuần tuổi và bố mẹ

Page 28: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

28

Hình 2.27. Gà Rhode Ri

Tuổi đẻ đầu: 165 -200 ngày; Số lứa đẻ: 3,3 lứa/năm; Số trứng bình quân/lứa: 13-16 quả; Năng suất trứng/mái/năm: 45-50 quả; Khối lượng trứng: 48-52 g/quả; Tỷ lệ cho phôi: 90-95 %; Tỷ lệ ấp nở / trứng có phôi: 88-93 %. 1.1.4.6. Gà Rhoede Ri

a. Nguồn gốc và sự phân bố Gà Rhode Ri được tạo ra bởi Viện Chăn nuôi do lai tạo giữa giống gà Rhode Island Red (Mỹ) và gà Ri (Việt Nam), đến tháng 8 năm 1985, Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là "Nhóm giống gà Rhode Ri". Đến nay gà Rhode Ri được nuôi như gà kiêm dụng trứng thịt ở khu vực nông hộ và dùng làm nguyên liệu để lai tạo với các giống gà nội và nhập nội khác. b. Đặc điểm ngoại hình Gà có lông hơi bết, màu nâu nhạt, với gà trống, lông đuôi, lông cườm quanh cổ và cuối lông cánh có màu đen-ánh xanh. Mào đơn, mào tích phát triển. Chân khá cao, da chân vàng.

c. Khả năng sản xuất Theo kết quả công bố của Tạ An Bình,

Bùi Quang Tiến, Nguyễn Thị Hoài Tao: Khối lượng gà lúc 9 tuần tuổi: 0,65 kg, 19 tuần tuổi: 1,5 kg, đến 44 tuần tuổi: 1,9 kg, 1 năm tuổi, con trống nặng 3,1 – 3,2 kg, con mái nặng 2,5 kg, hệ số chuyển hoá thức ăn nuôi gà thịt là 3,93.

Tuổi đẻ trứng đầu là 135 ngày, năng suất trứng đạt 160 quả/mái/năm, khối lượng trứng khoảng 50 g/quả, tiêu tốn hết 2,49 kg thức ăn cho 10 quả trứng. 1.1.4.7 Gà Ác và gà Ô kê a. Nguồn gốc và sự phân bố

Gà Ác và gà Ô kê có nguồn gốc từ các tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, được nuôi nhiều ở các tỉnh thuộc đồng Bằng Sông Cửu long và miền Tây Nam bộ. Đến nay hai giống gà này đã có mặt ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Hai giống gà này ít bị pha tạp do tầm vóc nhỏ và đặc điểm đặc biệt của ngoại hình. Theo sách y học Trung Quốc thì gà thịt đen, chân chì là vị thần dược.

b. Đặc điểm ngoại hình Gà Ác thường có màu lông trắng, gà Ô kê màu lông xám đen, chân thường có 5

ngón, da chân màu đen hoặc trắng, da, thịt, xương có màu đen, xám đen. c. Khả năng sản xuất

Page 29: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

29

Hình 2.28. Gà Ác (trắng) và gà Ô kê (xám đen)

Theo các kết quả nghiên cứu được công bố của Lê Viết Ly, 2001; Át lát vật nuôi, 2004; Trần Mai Phương, 2003 thì: Gà Ác có khối lượng lúc mới nở chỉ đạt 18 – 20 g; khối lượng 8 tuần tuổi đạt 292 g ở gà trống và 260 g ở gà mái; khối lượng 16 tuần tuổi là 725 g ở gà trống và 565 g ở gà mái. Tỷ lệ thân thịt của gà Ác ở 7 tuần tuổi đạt 64 - 65,5%, tuổi giết mổ thích hợp của gà Ác là ở 8 tuần tuổi, ở thời điểm này tỷ lệ thân thịt dao động từ 69,5 đến 72,9 %, tỷ lệ thịt đùi 18 – 20 %, thịt lườn 22 – 22,7 %. Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên là 121 ngày; Tỷ lệ đẻ và sản lượng trứng cao nhất ở tháng đẻ thứ hai; Năng suất trứng trong năm đẻ đầu tiên là 91 quả; Khối lượng trứng đạt khoảng 29 – 30 g; Tỷ lệ trứng có phôi 94,6 %, tỷ lệ ấp nở đạt 80 – 90 %.

Page 30: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

30

II. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ SINH SẢN 2.1. Kỹ thuật nuôi gà sinh sản giống thịt 2.1.1. Chuẩn bị các điều kiện để nhận gà giống Phải chuẩn bị đầy đủ chuồng nuôi, rèm che, kho đựng thức ăn, bể chứa nước, dụng cụ chăn nuôi, thuốc thú y, các phương tiện sưởi ấm, làm mát, thức ăn, nước uống cho số lượng gà định nuôi. (Xem chương 6). Các chuồng nuôi, nhà kho được ghi thứ tự hoặc ghi theo đúng thứ tự riêng. Chuồng nuôi, hệ thống cống rãnh, khu vực kho chứa thức ăn, dụng cụ chăn nuôi phải được vệ sinh đảm bảo, sát trùng triệt để theo đúng quy định của thú y. Cổng ra vào trại chăn nuôi, cửa các ô chuồng, kho thức ăn phải có hố sát trùng. Cây xanh, cỏ dại cách chuồng 10 – 15 m phải được phát quang. Các động vật cư trú truyền dịch bệnh cho gà như chuột, cáo, chồn, côn trùng, chim… phải được tiêu diệt và ngăn chặn. Dụng cụ, trang thiết bị như máng ăn, máng uống, chụp sưởi, điện chiếu sáng, cầu đẫu, tổ đẻ… được chuẩn bị theo quy định (xem chương 6).

Cần có phòng/ nơi mổ khám, chẩn đoán bệnh, nhà thiêu xác hoặc hố tự hoại. (*) Nuôi gà giống sinh sản được chia làm 2 giai đoạn chính.

- Giai đoạn nuôi hậu bị (nuôi gột + sinh trưởng) từ 0 đến 20 tuần tuổi. - Giai đoạn sinh sản: Từ 20 tuần tuổi đến khi loại thải đàn (68 tuần tuổi).

Mục tiêu của giai đoạn nuôi hậu bị là: Gà sinh trưởng khỏe mạnh. Gà trống và gà mái phát dục đúng thời gian 24 – 25 tuần tuổi gà mái đẻ 5% và cùng thời gian này gà trống cũng phối tinh thành thục, chất lượng tốt. Mục tiêu của giai đoạn nuôi gà sinh sản là: Đạt sản lượng trứng ấp cao, tỷ lệ trứng có phôi và tỷ lệ ấp nở cao. Tỷ lệ nuôi sống tới khi loại thải cao, con trống khỏe, kéo dài thời gian phối tinh đạt kết quả tốt… 2.1.2. Công tác quản lý đàn gà (chung cho cả trống, mái) 2.1.2.1. Giai đoạn hậu bị Chuồng trại, dụng cụ phải được vệ sinh, sát trùng kỹ trước khi đưa vào chuồng, ít nhất là 12 h. Nuôi tách riêng trống, mái. Mật độ nuôi nhốt với gà trống là 4,2 gà/m2; với gà mái là 7 gà/m2. Nhiệt độ trong quây gà, dưới chụp sưởi là 32 0C (900F), nhiệt độ chuồng nuôi là 24 0C (750F), giảm dần nhiệt độ đến 28 ngày tuổi là 18 0C (650F). Thông thoáng 7,5 m3/h/kg khối lượng sống; vào mùa nóng yêu cầu 11 m3/h/kg khối lượng cơ thể. Để đảm bảo yêu cầu này, tốc độ gió trong chuồng nuôi phải đạt 0,3 – 0,5 m/ giây. Trong những ngày đầu, đưa thêm khay ăn, máng uống cho gà, tránh sử dụng nước lạnh cho gà con. Đệm lót cho gà nên dùng phoi bào mềm, sạch, trải dầy ngay 10 – 15 cm và thường xuyên giữ khô, tơi. Bố trí máng ăn xen kẽ với máng uống trong chuồng nuôi cho phù hợp với đặc điểm của gà. Cần lưu ý một nguyên tắc là “gà đi không quá 3 m phải gặp một máng uống”

Page 31: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

31

Sử dụng đúng chủng loại vắc-xin, đúng thời gian, đúng phương pháp, đúng trình tự. Ghi chép đầy đủ các chi tiêu như thức ăn, số gà chết và những điều cần thiết khác như tiêm chủng vắc-xin, bệnh tật, những điều không bình thường… Hàng tuần cân mẫu 5 % số gà một cách ngẫu nhiên (nhưng tối thiểu không dưới 50 gà) kiểm tra khối lượng từ lúc gà 7 ngày tuổi để quyết định lượng thức ăn cho ăn. Từ ngày 14 tiến hành cân cá thể từng con (tối thiểu 80 – 100 gà cho mỗi nhóm). Tách riêng những gà nhỏ từ ngày thứ 14, tăng thêm lượng thức ăn cho lô này. Thường xuyên kiểm tra cân, dụng cụ cân thức ăn hàng ngày và cân kiểm tra khối lượng gà hàng tuần. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ chiếu sáng cả về thời gian và cường độ. Đến 56 ngày tuổi, chọn lọc lại đàn trống, chỉ giữ lại 12 % so với số gà mái, loại bỏ những con quá nhỏ và quá béo. Đến 161 ngày tuổi số trống giữ lại theo tỷ lệ sau: + Trống, mái ăn máng riêng nuôi trên nền đệm lót: 8 trống/ 100 mái. + Trống, mái ăn máng riêng nuôi trên 2/3 sàn gỗ: 10 trống/ 100 mái. Lưu ý: Để giảm những ảnh hưởng xấu và stress cho đàn gà, khi phân phối thức ăn vào các máng thì trong vòng 4 phút tất cả các máng đều phải có thức ăn. Điều này phải được thực hiện nghiêm túc với cả nơi chưa dùng dây chuyền máng ăn tự động. Đến 119 – 140 ngày tuổi gà phải được tẩy giun – sán một cách kỹ lưỡng, đúng quy trình.

Để chăm sóc và theo dõi đạt kết quả tốt, mỗi đàn gà chỉ nên nhốt ≤ 1000 con. Vận chuyển gà hậu bị: Việc chuyển gà từ chuồng hậu bị lên chuồng đẻ là khâu

rất quan trọng, vì nó gây ra cho đàn một stress, do thay đổi môi trường sống. Thời gian chuyển tốt nhất là từ tuần 17 - tuần 21, không nên chuyển muộn hơn vì gà càng già càng khó làm quen với môi trường mới. Khi chuyển gà, phải lựa chọn thời gian thích hợp, lúc thời tiết mát mẻ, trước khi chuyển không được cho gà ăn. Chuyển gà là dịp thuận lợi nhất để lựa chọn gà giống một lần nữa, vì vậy cần tuyển chọn nghiêm ngặt theo đúng tiêu chuẩn. Không được chuyển khi gà đang bị bệnh. Khi bắt gà phải dùng quây, số lượng gà/ lồng theo đúng qui định (10 – 13 gà/ m2 lồng). Lồng vận chuyển phải có nắp đậy. Hạn chế khách tham quan, nếu không thể, phải thực hiện tốt việc vệ sinh sát trùng, thay quần áo, dày, dép trước khi vào trại và ghi lại vào sổ sách. 2.1.2.2. Giai đoạn sinh sản Cung cấp đủ mật độ máng uống theo quy định. Không được để gà bị khát nước, vì thiếu nước sẽ làm giảm tỷ lệ đẻ và giảm khối lượng trứng. Đệm lót luôn khô, tơi, độ dày tốt nhất là 20 – 30 cm ngay ở tuần 20, khi chuyển vào nuôi gà sinh sản. Nên tách 2 giai đoạn, nuôi ở 2 khu chuồng riêng biệt sẽ tiện lợi hơn về chăm sóc và tốt hơn về sức khỏe cho gà. Tổ đẻ được đưa vào chuồng nuôi trước tuổi đẻ đầu dự kiến khoảng 2 tuần để gà mái làm quen, thường xuyên bổ sung đệm lót mới và vệ sinh sạch sẽ để hạn chế gà đẻ xuống nền, nâng cao chất lượng trứng ấp. Cách bố trí trình tự xen kẽ giữa các máng ăn – máng uống sao cho kích thích gà mái sử dụng tổ đẻ cao nhất. Nhiệt độ thích hợp với gà đẻ là 20 oC, nhiệt độ 0 oC – 5 oC và từ >30 oC là vùng nhiệt độ nguy hiểm đối với gà mái đẻ.

Page 32: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

32

Chuồng gà đẻ rất nhanh bị ướt do ẩm độ không khí cao, vì vậy vấn đề thông thoáng cần phải được quan tâm đúng mức. Một gà mái nặng 2 kg, có tỷ lệ đẻ 65 %, mỗi ngày thở ra ngoài 100 g nước. Do vậy chuồng gà đẻ phải có hệ thống thông khí tốt. Mặt khác, nếu ẩm độ quá thấp, sẽ làm cho chuồng nuôi bị bụi, da khô, gây bệnh ngứa, dẫn đến gà mỏ nhau và ăn lông. Mật độ nuôi nhốt: 4 gà/m2. Tính toán sao cho gà đẻ trứng đầu vào thời gian 154 – 161 ngày, đến 29 – 30 tuần, gà đạt tỷ lệ đẻ cao nhất. Thường xuyên kiểm tra, loại thải những gà mái đẻ kém, gà mái không đẻ. Căn cứ vào tỷ lệ đẻ, khối lượng trứng hàng tuần để điều chỉnh khối lượng thức ăn cho thích hợp. Ghi chép tất cả số liệu vào sổ sách theo biểu mẫu và vẽ nối tiếp đồ thị trên biểu bảng hàng tuần. 2.1.3. Chế độ chiếu sáng Chế độ chiếu sáng cùng với chế độ ăn sẽ kích thích hay kìm hãm sự phát dục của gà trống và gà mái, kết quả là gà phát dục (đẻ - phối tinh) sớm hơn, đúng hay muộn hơn quy định. Điều cần ghi nhớ để áp dụng chế độ chiếu sáng cho gà sinh sản là: Không bao giờ tăng thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng trong giai đoạn hậu bị. Không bao giờ giảm thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng trong giai đoạn đẻ trứng.

Với chuồng nuôi là chuồng hở - thông thoáng tự nhiên, việc khống chế thời gian chiếu sáng của ánh sáng tự nhiên thực tế là rất khó. Ở giai đoạn gà đẻ, thời gian chiếu sáng nâng dần lên từ 14 giờ đến 16 – 17 giờ/ ngày là điều áp dụng dễ (vì tăng dần thời gian chiếu sáng). Nhưng ở giai đoạn hậu bị, chúng ta phải chọn thời gian trong năm đưa gà vào nuôi hợp lý, sao cho trong suốt giai đoạn hậu bị, thời gian chiếu sáng tự nhiên trong ngày không tăng. Ví dụ: Ở miền Bắc nước ta từ tháng 11 thời gian chiếu sáng tự nhiên là 11giờ 30', đến tháng 12 – tháng 1 và nửa tháng 2 thì thời gian chiếu sáng tự nhiên là 11 giờ 30' – 11 giờ, như vậy là phù hợp với yêu cầu. Nếu ta bắt đầu nuôi gà vào tháng 2 hay tháng 3 là bất lợi vì lúc này thời gian chiếu sáng tự nhiên trong ngày sẽ tăng dần.

Đối với chuồng thông thoáng tự nhiên, nguyên tắc chiếu sáng như sau: + Đối với gà trái "trái vụ" 1. Cố gắng hết mức để giảm độ dài chiếu sáng và sử dụng rèm đen. 2. Kích thích ánh sáng muộn để tránh gà đẻ trứng nhỏ do thành thục sớm. + Đối với đàn gà "đúng vụ": Những đàn gà này sẽ sinh trưởng trong điều kiện ánh sáng trong ngày giảm dần. Nếu điều kiện này xảy ra sau 11 – 12 tuần tuổi gà sẽ bị lỳ với sự kích thích ánh sáng, dẫn tới gà thành thục muộn. Do vậy, sau 11 tuần tuổi, cần chiếu sáng nhân tạo bổ sung, như vậy mức độ chiếu sáng sẽ không đổi từ 11 tuần tới 18, 19, 20, hoặc thậm chí 21 tuần tuổi tùy theo thể lực của đàn gà, sau đó bắt đầu kích thích bằng ánh sáng để gà phát dục. Lưu ý: Nếu vì lý do gì đó phải nuôi gà sinh sản "trái vụ", chuồng nuôi hở chịu chi phối ánh sáng tự nhiên, ta điều khiển chế độ chiếu sáng giai đoạn hậu bị như sau: xác định thời gian chiếu sáng tự nhiên ở tuần thứ 19, sau đó kẻ một đường thẳng song song ngược lại giai đoạn hậu bị. Ở suốt giai đoạn này thời gian chiếu sáng tự nhiên +

Page 33: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

33

nhân tạo được duy trì đến tuần 19 đều như nhau. Như vậy ta vẫn đảm bảo được quy tắc "không tăng thời gian chiếu sáng trong giai đoạn hậu bị".

Bảng 8.6. Chế độ chiếu sáng cho đàn gà sinh sản giống thịt (Nguồn: LHGC Việt Nam – 1995)

Tuần Giờ chiếu sáng/ngày (giờ)

1 – 2 3 4 5 6 7 8

9 – 30 31 – 32 33 – 34 35 – 36 37 – 38 39 – 40 41 – 42 43 – 44

Sau 44 tuần

23 – 24 20,00 18,00 16,00 14,00

12,00 ánh sáng tự nhiên 12,00 ánh sáng tự nhiên

14,00 14,30 15,00 15,30 16,00 16,30 17,00 17,30 18,00

Cường độ chiếu sáng: Chỉ cần cung cấp đủ, không nên dùng quá cao vì lý do tiết kiệm điện năng và hạn chế sự mổ, cắn lẫn nhau do bị kích thích cường độ quá lớn. Nên dùng cường độ từ 5 lux (giai đoạn hậu bị) tăng dần 10 lux, giai đoạn đẻ trứng: Tương đương 1W – 2W/m2 nền. Một số nghiên cứu cho rằng màu sắc của ánh sáng có ảnh hưởng sức sản xuất của gà sinh sản như sau: + Màu xanh lá cây và màu xanh da trời tăng sự sinh trưởng. + Màu vàng làm giảm sản lượng trứng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn. + Màu đỏ da cam làm nâng cao sản lượng trứng + Đỏ làm chậm, đình trệ phát dục của gà trống. Trong thực tế sản xuất, người ta sử dụng ánh sáng trắng (ánh sáng tự nhiên do bóng điện phát ra), chỉ sử dụng ánh sáng xanh khi tiến hành công việc ban đêm trong chuồng nuôi hoặc bảo vệ. 2.1.4. Cắt mỏ gà

Page 34: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

34

Để hạn chế sự rỉa lông, mổ cắn lẫn nhau và hạn chế rơi vãi thức ăn khi gà dùng mỏ bới đảo, ta phải tiến hành cắt mỏ cho gà mái. Đối với gà trống thì không nên cắt mỏ, vì sẽ ảnh hưởng đến động tác phối tinh.

+ Thời gian tiến hành: Nên thực hiện khi gà ở ngày tuổi 7 – 8. Không nên làm lúc gà 1 ngày tuổi để hạn chế stress sẽ tăng thêm sự mất nước của gà con vừa mới lấy từ máy nở ra và không làm muộn hơn 10 ngày tuổi.

+ Dụng cụ: Dùng máy cắt mỏ chuyên dụng (Debeaker), kích cỡ lỗ cắt 4,36 mm.

Nếu không có máy dùng lưỡi dao mỏng để

cắt, nhưng phải chú ý cắt đúng vị trí và giữ khoảng 2 giây đốt nóng để chết tế bào

tránh chảy máu và diệt trùng luôn. Trước khi cắt mỏ 4 – 6 h không cho gà ăn, cho uống nước pha vitamin K, sau cắt mỏ cho ăn ngay, lượng thức ăn trong máng cho dầy hơn bình thường giữ như thế 3 – 4 ngày.

Đối với gà trốn, nên cắt một đốt ngón chân trong cùng để làm giảm tỷ lệ gà mái bị rách lưng khi gà trống thực hiện động tác phối tinh.

Page 35: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

35

2.1.5. Kiểm tra sự đồng đều và điều chỉnh khối lượng cơ thể gà Yếu tố đồng đều của gà sinh sản là vô cùng quan trọng, vì vậy hàng tuần cùng với việc cân mẫu kiểm tra khối lượng để quyết định lượng thức ăn cho ăn thì kết hợp lấy số liệu cân mẫu cá thể để tính tỷ lệ đồng đều, cân cùng ngày cùng thời gian ở các tuần. Cân mẫu từ 3 – 5% nhưng tối thiểu là 50 con, khi quây ngẫu nhiên không nên quây ngay những gà chờ quanh máng ăn (thường là con to) hoặc là góc tường (thường là con nhỏ), ta dồn một bộ phận vào nhau sau đó quây tròn, cân từng con một, tính giá trị bình quân (X) và xác định khoảng đồng đều. Khoảng này cho phép lấy X ± 15%. Ví dụ: X của gà mái AA 7 tuần = 681g thì khoảng đồng đều là từ 579g – 783g. Quy định: nếu số cá thể nằm trong khoảng đồng đều:

≥ 90%: Rất tốt 80 – 90%: Tốt 70 – 79%: Trung bình < 70% : Kém

Trong chăn nuôi nên bố trí làm 3 lô để nuôi tách những cá thể quá nhỏ, hoặc quá lớn. Điều chỉnh độ đồng đều bằng cách tăng, giảm lượng thức ăn. Công việc này phải tiến hành phân lô lại sau hàng tuần. 2.1.6. Thức ăn, cách cho ăn và chăm sóc gà mái sinh sản 2.1.6.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho gà sinh sản hướng thịt Với gà trống: Khi nuôi tách riêng (giai đoạn sinh trưởng) dùng công thức ăn như gà mái. Khi ghép với gà mái, dùng công thức ăn gà trống riêng, vì gà trống không cần nhiều protein và canxi để sản xuất trứng như gà mái. Yêu cầu dinh dưỡng cho gà trống: NLTĐ: 2800 kcal/kg, protein thô: 13 – 14%, mỡ thô: 3,0%; canxi: 0,9 – 1,0%; P hấp thu: 0,50 – 0,60%; lyzin 0,6%; metionin: 0,3%. 2.1.6.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng gà mái sinh sản giống thịt

Giai đoạn hậu bị Gà thịt thương phẩm lớn nhanh hơn và nặng cân hơn sau mỗi thế hệ nhờ kết

quả của những cố gắng trong nghiên cứu di truyền. Cũng những tính trạng nói trên được thể hiện ở gà bố mẹ giống thịt, bởi vậy nếu không chú ý, gà bố mẹ giống thịt có thể quá to và quá béo, kết quả là sức sản xuất trứng sẽ bị giảm. Phương thức chăm sóc và nuôi dưỡng gà bố mẹ giống thịt như thế nào để đạt được mức trứng giống và gà con 1 ngày tuổi cao nhất là mục tiêu của người chăn nuôi. Nếu không hạn chế thức ăn, cơ thể gà mái thành thục bị lèn chặt bởi cơ và mỡ, không có chỗ cho cơ quan sinh sản phát triển. Mặt khác, cho ăn hạn chế thức ăn quá mức thì stress kết hợp với thiếu dinh dưỡng sẽ dẫn đến gà đẻ ít trứng hơn, trứng nhỏ hơn và như vậy gà con ấp nở ra sẽ nhỏ và kém chất lượng. Nghệ thuật áp dụng phương pháp cho ăn hạn chế mà không gây stress cho gà, đồng thời đảm bảo dinh dưỡng để gà

Page 36: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

36

mái sinh trưởng đúng yêu cầu và có sức sản xuất tốt là vấn đề mà mọi người nuôi gà bố mẹ giống thịt phải nắm chắc.

Vì gà mái bố mẹ lớn rất nhanh do cấu trúc di truyền của nó, chúng ta phải hạn chế thức ăn từ rất sớm với mục đích tạo ra con gà mái hậu bị khung nhỏ, chắc, hoạt bát, mạnh mẽ và khỏe. Một con gà hậu bị như vậy, trong cơ thể có đủ điều kiện để phát triển cơ quan sinh dục. Ở tuổi thành thục và quả trứng đẻ ra không quá lớn vào đầu chu kỳ đẻ và cũng không quá nhỏ vào cuối chu kỳ đẻ. Số lượng trứng đẻ ra/ mái cao; tỷ lệ trứng giống và tỷ lệ ấp nở cao.

Các phương pháp cho ăn hạn chế * Hạn chế số lượng thức ăn: Với phương pháp này, người ta khống chế chặt số

lượng thức ăn hàng ngày, còn chất lượng thức ăn vẫn giữ nguyên. Hàng tuần kiểm tra khối lượng cơ thể để quyết định lượng thức ăn thích hợp.

Phương pháp này có ưu điểm là tạo cho đàn gà đạt khối lượng chuẩn và độ đồng đều cao, tiết kiệm thức ăn. Nhược điểm gây stress cao đối với đàn gà. Vì vậy sẽ có tỷ lệ gà chết do “sốc” thức ăn. Gà sử dụng nhiều nước, nên làm tăng ẩm độ chuồng nuôi, tăng hàm lượng khí độc (nếu độ thông thoáng của chuồng nuôi không tốt) làm cho sức đề kháng của gà giảm, dẽ bị mắc bệnh.

* Hạn chế về chất lượng thức ăn: Phương pháp này là vẫn cho gà ăn đầy đủ số lượng thức ăn theo khẩu phần ăn hàng ngày, nhưng giảm hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn. Tỷ lệ protein giảm khoảng 2 – 3%. Hàm lượng xơ tăng cao hơn so với qui định 2 – 5%. (>7 – 10%). Năng lượng trao đổi thấp 2600 – 2700 Kcal..

Phương pháp này có ưu điểm là đàn gà đạt khối lượng chuẩn, và tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi. Nhược điểm là gà phát triển chậm, ngoại hình xấu, tỷ lệ mắc bệnh cao, phải thường xuyên thay đổi khẩu phần khi điều chỉnh khối lượng gà nên tốn rất nhiều công.

• Hạn chế thời gian tiếp xúc của gà với thức ăn: Giảm thời gian gà tiếp xúc với thức ăn đến mức thấp nhất. Đàn gà vẫn được ăn

thức ăn có chất lượng tốt. Có 3 phương pháp hạn chế: Hạn chế hàng ngày: Tính tổng lượng thức ăn theo tiêu chuẩn, cho gà ăn 1 lần/ ngày Chế độ 1/1, ngày ăn ngày, ngày nhịn: Cho gà ăn một ngày và nghỉ một ngày.

Lượng thức ăn 2 ngày cho ăn trong 1 ngày, hôm sau nhịn. Chế độ ăn 5/2. Trong 1 tuần, cho ăn 5 ngày, 2 ngày cho nhịn. Lượng thức ăn của 7

ngày, chia đều cho 5 ngày ăn và 2 ngày cho nhịn ăn, chỉ cho uống nước. Phương pháp này có ưu điểm là đàn gà đạt khối lượng chuẩn và độ đồng đều

cao. Nhược điểm là gà bị chết do bị “sốc” thức ăn với tỷ lệ cao. Hiện nay do tiến bộ di truyền áp dụng trong công tác giống, nên đã tạo ra các

giống gà chuyên thịt có khả năng sinh trưởng rất cao, vì vậy kỹ thuật cho ăn hạn chế là hết sức quan trọng. Hầu hết các trại gà đều chọn giải pháp kết hợp giữa phương pháp hạn chế về số lượng và thời gian tiếp xúc với thức ăn của gà. Việc áp dụng phương pháp cho ăn hạn chế này phải được kết hợp chặt chẽ với việc điều chỉnh lượng thức ăn theo khối lượng thực tế của đàn gà.

Sau đây là chế độ ăn chi tiết. Chế độ ăn có thể thay đổi tùy theo điều kiện của trại, môi trường, thiết bị chăn nuôi, thức ăn và quản lý.

Page 37: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

37

Giai đoạn 0 – 4 tuần tuổi: Để phát triển hệ khung xương đúng yêu cầu, phải hạn chế thức ăn khởi động

hàm lượng đạm cao (18% protein và 2800 kcal/kg thức ăn), hạn chế tới mức 23g/gà/ngày. Điều này giúp giảm tốc độ sinh trưởng. Lúc 21 ngày tuổi, mức ăn hàng ngày tăng tới 36g. Với mức ăn hạn chế này, có thể đạt chỉ tiêu 400 – 410g khối lượng cơ thể gà mái vào 28 ngày tuổi.

Tuổi Chế độ ăn Loại thức ăn Ghi chú 0 đến 12 – 18 ngày 13 – 20 ngày 21 đến 28 ngày

Ăn tự do 32g/gà/ngày36g/gà/ngày

TĂ khởi động gà TĂ gà giò giống TĂ gà giò giống

17-18%; protein 2800 kcal/kg 14,5-15% protein 2800 kcal/kg Khối lượng cơ thể 28 ngày tuổi đạt 400-410g

Giai đoạn 5 – 8 tuần tuổi: Chế độ cho ăn lúc này chuyển từ cho ăn hạn chế hàng ngày sang cho ăn hạn chế ngày ăn ngày nhịn, mục đích là để gà được đồng đều hơn, Mức tăng khối lượng hàng tuần là 90 – 91g.

Tuổi Chế độ ăn Loại thức ăn Ghi chú 5 – 8 tuần 1 ngày ăn 1 ngày

nhịn TĂ gà giò

giống Tăng khối lượng 90-

91g/ tuần Giai đoạn 9 – 12 tuần tuổi: vào giai đoạn này chế độ ăn chuyển sang 5/2 (5

ngày ăn, 2 ngày nhịn vào thứ tư và chủ nhật). Mục tiêu của chuyển đổi chế độ ăn này là để giảm stress cho gà, nhưng chế độ ngày ăn, ngày nhịn không gây stress quá mức cho gà thì vẫn có thể áp dụng như vậy:

Tuổi Chế độ ăn Loại thức ăn Ghi chú 9 – 12 tuần 5/2 hoặc ngày ăn,

ngày nhịn TĂ gà giò giống Mức tăng khối lượng mỗi

tuần là 91g

Giai đoạn 13 – 17 tuần tuổi: Tiếp tục kiểm tra chặt chẽ khối lượng cơ thể của đàn gà, tránh cho gà tích lũy cơ và mỡ quá mức, gây cản trở đến sự phát triển của cơ quan sinh dục. Nếu gà mái hậu bị vượt quá mức khối lượng cơ thể chuẩn vào 13 tuần tuổi hoặc muộn hơn do chế độ ăn hạn chế không đạt yêu cầu, thì đừng tìm cách kéo khối lượng cơ thể trở lại mức tiêu chuẩn, vì như vậy stress sẽ quá mạnh và có hại. Thay vào đó từ khối lượng cơ thể thực tế vẽ một đường song song với đường chỉ tiêu khối lượng cơ thể chuẩn. Khối lượng cơ thể tăng hàng tuần tùy theo tuổi (xem chỉ tiêu khối lượng cơ thể chuẩn của hãng mà ta mua giống). * Ghi nhớ: Cứ 50g khối lượng cơ thể vượt khối lượng chuẩn, ta giảm 5g TĂ/gà/ngày nhưng lượng thức ăn không thấp hơn ở tuần trước đó. Cứ 50 g khối lượng cơ thể thấp hơn khối lượng chuẩn, tăng 5g TĂ/gà/ngày, nhưng không được cho ăn thấp hơn lượng thức ăn đã được ăn ở tuần trước đó. Giai đoạn 18 – 23 tuần tuổi: Trong giai đoạn này cho gà ăn thức ăn tiền gà đẻ có hàm lượng protein cao hơn (± 18% protein) với chế độ cho ăn hạn chế ngày ăn, ngày nhịn. Hooc môn sinh dục lúc này hoạt động mạnh, chuẩn bị vào đẻ. Cơ quan sinh sản sinh trưởng phát triển rất nhanh, vì vậy nên cho gà ăn đủ vào giai đoạn này.

Page 38: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

38

Trong giai đoạn này, có quá nhiều thay đổi xảy ra trong cơ thể gà tới mức gà trở nên rất nhậy cảm. Vì vậy, không nên gây thêm stress không cần thiết cho gà vào giai đoạn này. Cần bổ sung thêm sỏi 100 gà/ máng, 0,8- 1 kg sỏi/ máng, đường kính sỏi 5-7 mm, phải khử trùng trước khi cho gà ăn. * Yêu cầu về nước uống Tiêu chuẩn sử dụng máng uống (xem chương 6). Ở giai đoạn hậu bị, gà sinh sản giống thịt nuôi theo chế độ hạn chế, do vậy gà luôn ở trong trạng thái đói và thèm ăn, nên nhu cầu nước của gà tăng rất nhiều so với tiêu chuẩn, vì vậy làm cho diều gà căng to, có thể gây thói quen sử dụng nhiều thức ăn. Mặt khác ki gà hậu bị uống nhiều nước, sẽ làm phân bị loãng, ẩm độ chuồng nuôi và hàm lượng khí độc tăng cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ của đàn gà. Chính vì vậy cần phải cho gà hậu bị uống nước theo đúng tiêu chuẩn (dựa vào lượng thức ăn và nhiệt độ môi trường để tính lượng nước sử dụng).

. Giai đoạn sinh sản + Từ 24 tuần tuổi tới khi gà đạt đỉnh cao Để gà sinh sản đạt năng suất và tỷ lệ trứng giống cao, cần cung cấp dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu. Nhu cầu dinh dưỡng của các giống gà khác nhau do có sự khác nhau về năng suất trứng. Vì vậy khi nuôi gà sinh sản giống thịt cần dựa vào hướng dẫn và các chỉ tiêu của giống gà cụ thể. Trong thực tế sản xuất, rất khó xác định chính xác nhu cầu năng lượng cho gà đẻ. Dựa vào công thức để tính thì nhu cầu năng lượng trao đổi của một gà mái đẻ giống thịt dao động từ 460 – 480 Kcal, trung bình khoảng 470 Kcal. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất các nhu cầu dinh dưỡng này vẫn có thể thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện của từng cơ sở sản xuất. Vì vậy người kỹ thuật phải vận dụng và điều chỉnh một cách linh hoạt và có hiệu quả trong từng trường hợp cụ thể. Khi chuyển từ thức ăn gà hậu bị sang thức ăn gà đẻ, cần chuyển từ từ, để gà kịp làm quen. Căn cứ vào độ đồng đều của đàn gà ở tuần 20 và mức tăng tỷ lệ đẻ hàng ngày để quyết định khẩu phần ăn cho đàn gà.

Tỷ lệ đẻ của đàn gà tăng nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Lượng thức ăn thích hợp tuỳ thuộc vào mức độ tăng tỷ lệ đẻ của đàn gà. Có nhiều biện pháp để xác định và điều chỉnh lượng thức ăn cho gà.

+ Phương pháp 1: Dựa vào mức tăng tỷ lệ đẻ. Căn cứ để quyết định lượng thức ăn tăng thêm hàng ngày là dựa vào mức tăng tỷ lệ

đẻ của đàn gà được tính từ khi gà đẻ quả trứng đầu đến khi toàn đàn đạt tỷ lệ đẻ 5 %. Nếu tỷ lệ đẻ tăng hàng ngày > 3% thì nên cho gà ăn lượng thức ăn cao nhất khi

tỷ lệ đẻ đạt 35 %; Tỷ lệ đẻ tăng hàng ngày > 2 - 3 %, cho gà ăn lượng thức ăn cao nhất lúc đạt tỷ lệ đẻ 45 %; Tỷ lệ đẻ tăng >1 – 2% thì cho gà ăn lượng thức ăn cao nhất khi đạt tỷ lệ đẻ đạt 55 %. Nếu tỷ lệ đẻ tăng hàng ngày <1 %, thì cho gà ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 65 – 75 %.

Ví dụ: Nếu nhu cầu ME / ngày cao nhất của một gà mái là 465 Kcal. Mức tăng tỷ lệ đẻ hàng ngày của đàn là 3%. Gà sử dụng loại thức ăn cho gà đẻ của công ty Jafa,

Page 39: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

39

có ME là 2750 Kcal. Khi gà đẻ 5 % ta đang cho ăn 135g/ con/ ngày, thì lượng thức ăn tăng thêm hàng ngày được tính như sau:

Lượng thức ăn cao nhất gà được ăn sẽ là: 465 Kcal : 2,75 = 169 g/ con [(169 g – 135 g) : (45 % - 5 %)] x 3 = 2,55 g. Như vậy sau ngày đạt tỷ lệ đẻ 5 %, ta tăng 2,55g/con/ ngày, thì sẽ đạt lượng

thức ăn cao nhất (169g) khi gà đạt tỷ lệ đẻ 45 %. Phương pháp 2: Tăng lượng thức ăn/ ngày. Tăng bình quân thức ăn hàng ngày 3g/gà từ khi cho ăn 120g cho tới đạt 150g.

Giữ 150 g/gà/ngày đến khi đạt tỷ lệ đẻ là 60 %. Sau đó cứ đẻ thêm 2 % thì tăng 1g/gà/ngày. Sau 5 ngày liên tục không tăng tỷ lệ đẻ, cho gà ăn thêm 4g/gà/ngày nếu thấy đẻ tăng lên thì giữ nguyên và tăng theo tỷ lệ trên. Nếu thấy không có hiệu quả thì tăng thêm 4g/gà/ngày (lần thứ 2). Nếu thấy không tăng tỷ lệ đẻ trong 5 ngày ta rút lại khối lượng thức ăn ban đầu trước khi tăng thêm và nên kiểm tra các ảnh hưởng khác như nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi, chất lượng nước uống, bệnh tật, stress… Trong giai đoạn này không được giảm khối lượng thức ăn theo tiêu chuẩn đến tận khi gà đẻ đạt tỷ lệ cao nhất và thời gian gà đẻ giữ ở tỷ lệ cao. Phương pháp 3: Dựa vào độ đồng đều của đàn gà tại 20 tuần tuổi.

Nếu hệ số biến dị của đàn gà < 8 %, lượng thức ăn tăng 15 – 20 % sau khi gà đẻ đạt 5 %. Sau khi đạt tỷ lệ 20 % tăng tiếp 5 % và tăng tiếp 5 % khi đạt tỷ lệ đẻ 35 % và cho ăn lượng thức ăn tối đa khi đàn gà đạt tỷ lệ > 50 %. Nếu hệ số biến dị của đàn gà > 12%, thì lượng thức ăn được tăng như sau: khi tỷ lệ đẻ đạt >15 %, lượng thức ăn tăng thêm 15 – 20 %. Sau khi tỷ lệ đẻ đạt > 35 %, tăng thêm 5 % và cho ăn lượng thức ăn tối đa khi tỷ lệ đẻ đạt >50 %.

+ Sau khi đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao đến lúc loại thải. Sau khi gà đẻ tăng đều đặn một số tuần, có thể đến thời điểm gà không đẻ tăng nữa. Nếu tình hình này kéo dài 7 – 10 ngày ta phải giảm thức ăn để tránh gà tích lũy mỡ gây béo. Giảm 1g TĂ/gà cho 2 % giảm tỷ lệ đẻ nhưng trong 1 tuần không được giảm quá 2 lần. Hàng ngày cung cấp thêm khoảng 5g hạt ngũ cốc (thóc)/gà, xuống đệm lót để kích thích gà vận động, đảo bới đệm lót (tiết kiệm lao động) và tạo điều kiện thuận lợi cho phối tinh. Giảm khối lượng thức ăn cho đến cuối thời kỳ đẻ, nhưng tổng khối lượng giảm không quá 10% lượng thức ăn cao nhất đã cho ăn. Ghi nhớ: Nếu nhiệt độ chuồng nuôi cao hơn 20oC, cứ tăng 1oC thì giảm 3,8 Kcal ME/ gà; Giảm 1oC phải tăng 5,8 Kcal/ gà. * Yêu cầu về nước uống:

Nước uống đối với gà đẻ rất quan trọng. Nước uống cho gà mái đẻ càng mát càng tốt, không cho gà mái đẻ uống nước có nhiệt độ > 30oC. Tuyệt đối không được để gà đẻ thiếu nước (vì thành phần của trứng nước chiếm 70%). Đối với gà đẻ, ngoài các nhu cầu chung như các loại gà khác, nhu cầu nước còn phụ thuộc vào tỷ lệ đẻ. Tỷ lệ đẻ 0% thì nhu cầu nước là 140 g/ gà

Page 40: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

40

Tỷ lệ đẻ 50%, thì nhu cầu nước là 204 g/ gà Tỷ lệ đẻ 70% thì nhu cầu nước là 231 g/ gà.. 2.1.7. Thức ăn, cách cho ăn và chăm sóc gà trống bố mẹ giống thịt Sản phẩm chung của gà bố mẹ là số lượng và chất lượng gà con, nhưng sản phẩm trực tiếp của gà trống là chất lượng tinh dịch, khác với gà mái là số lượng và chất lượng trứng. Vì vậy qui trình nuôi dưỡng và chăm sóc gà trống phải khác gà mái. Nuôi dưỡng, chăm sóc gà trống bố mẹ phải tách hẳn gà mái từ 1 ngày tuổi. Vấn đề nuôi dưỡng và chăm sóc gà trống bố mẹ giống thịt như thế nào để đạt tiêu chuẩn của 1 gà trống tốt là việc làm hết sức quan trọng. Nguyên tắc nuôi gà mái bố mẹ là sớm kìm hãm sự phát triển bộ khung và tốc độ tăng trọng nhanh và thúc đẩy phát triển cơ lườn và bộ máy sinh dục vào độ tuổi thành thục sao cho gà đẻ bói đúng thời điểm và cho năng suất cao vào chu kỳ đẻ. Để tránh gà thừa khối lượng vào giai đoạn gà đẻ, phải bắt đầu giảm thức ăn khi sức đẻ bắt đầu giảm khi gà đạt đỉnh cao sức đẻ. Nhưng đối với gà trống, nuôi dưỡng, chăm sóc phải hoàn toàn khác, bởi chức năng của gà trống khác gà mái.

Một con gà trống bố mẹ tốt phải có ống chân dài, tinh hoàn to và phát triển tốt, ngực thẳng, dựng đứng sao cho khi gà đứng tạo thành góc 450 so với mặt đất và khối lượng cơ thể phải đạt 120 – 140 % mức khối lượng cơ thể gà mái. Chúng ta không thể có được những đặc điểm mong muốn như trên nếu con gà trống được nuôi dưỡng và chăm sóc giống như gà mái. Từ lúc mới nở đến lúc vào chọn lọc Xương ống của gà phát triển nhanh khi gà non, độ dài xương ống chân của gà phát triển rất ít sau khi gà được 9 tuần tuổi. Do đó chúng ta không được hạn chế tốc độ sinh trưởng của gà trống bố mẹ quá sớm. Chúng phải được ăn tự do thức ăn khởi động cho đến lúc chọn lọc (5 – 6 tuần tuổi). Hàng tuần phải theo dõi khối lượng cơ thể gà trống, tập trung chú ý để gà có độ đồng đều cao. Sau giai đoạn 5 – 6 tuần ăn tự do, chúng ta phải cho ăn hạn chế để tốc độ sinh trưởng chậm xuống sao cho đạt chỉ tiêu khối lượng cơ thể chuẩn trước 11 – 12 tuần tuổi. Từ lúc chọn đến lúc 13 tuần tuổi Sau khi chọn lọc (5-6 tuần tuổi), bắt đầu cho ăn theo chương trình hạn chế ngày - ăn ngày nhịn, đồng thời chuyển sang dùng thức ăn gà giò. Giai đoạn này cần chú ý quan sát tốc độ sinh trưởng và hành vi của gà trống. Nếu chương trình cho ăn ngày ăn – ngày nhịn gây stress quá mạnh thì chuyển sang chế độ ăn hạn chế nhẹ nhàng hơn như chế độ ăn 5/2. Tuy nhiên, không được quên mục tiêu của chúng ta là giảm tốc độ

Page 41: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

41

tăng khối lượng của gà và để đạt khối lượng cơ thể chuẩn trước 12 tuần tuổi. Để đạt mục tiêu này, thường chỉ cho gà ăn 1/2 hoặc 3/4 lượng thức ăn gà có thể ăn tự do mỗi ngày trong chương trình ngày ăn – ngày nhịn (Cần ghi nhớ, điều này gây stress nặng cho gà). Thực tế cho thấy: Nếu đàn gà khỏe mạnh, điều kiện môi trường và quản lý tốt thì những gà trống được ăn nhiều, khối lượng cơ thể thừa, béo như gà Broiler để giết thịt sẽ chịu đựng yếu tố gây stress nói trên. Lượng thức ăn bị hạn chế, nhưng bản năng sinh trưởng mạnh tới mức phần mỡ và phần cơ phát triển dư thừa sẽ chuyển thành năng lượng yêu cầu cho sinh trưởng. Như vậy, gà trống béo, giống như gà Broiler để ăn thịt sẽ dần biến đổi thành con gà trống chắc khỏe, lườn thẳng, chân dài. Khi đứng hoặc đi gà trống nâng ngực cao lên làm thành một góc 450 với mặt đất, giống như một chú gà chọi! Trong toàn bộ giai đoạn chuyển đổi này (ngay cả khi cho ăn hạn chế nghiêm ngặt) gà trống không những không giảm cân mà còn lên cân đều đặn. Ta phải cố gắng ở mức cao nhất để gà trống đạt khối lượng cơ thể chuẩn trước 12 tuần tuổi. Gà trống vượt cân tới 10% so với khối lượng cơ thể chuẩn còn có thể chấp nhận được, nhưng không bao giờ chấp nhận gà trống có khối lượng dưới khối lượng cơ thể chuẩn. Hàng tuần, sau khi cân khối lượng, nếu độ đồng đều dưới 80%, chia gà thành 3 ô theo khối lượng cơ thể và điều chỉnh lượng thức ăn như sau: Đối với những con gà nhỏ tăng lượng thức ăn lên, đối với con gà lớn giảm lượng thức ăn xuống, nhưng chỉ cho chúng sinh trưởng chậm, và không được sút cân. Không được nhốt quá chật, mật độ nuôi không quá 3,5 con/m2 . Từ 14 tuần tuổi đến 20 tuần tuổi Giai đoạn này, mục tiêu là phát triển tinh hoàn. Vì vậy, phải duy trì mức tăng khối lượng với độ đồng đều không dưới 80%. Nếu gà không đủ khối lượng cơ thể thì sự phát triển của tinh hoàn sẽ bị cản trở. Sự phát triển này cũng bị ảnh hưởng nếu gà tăng cân không đủ hoặc sút cân. Tuy nhiên, nếu khối lượng cơ thể tăng quá nhanh trong giai đoạn này gà trống sẽ trở nên hung dữ và hay gây gổ trong đàn. Do đó, để cho gà tăng khối lượng theo tiêu chuẩn là điều quan trọng. Nếu cần thiết phải thay đổi chế độ ăn để đạt khối lượng cơ thể tối ưu. Theo dõi gà trống thật chặt chẽ. Bởi vì khi gà trống bị stress quá nặng hoặc không tăng khối lượng đúng yêu cầu, sẽ cản trở sự phát triển của tinh hoàn. Vào 18 tuần tuổi cần loại những gà trống nhẹ cân, phát dục chậm, bị thương, khuyết tật hoặc những gà trống không ra dáng gà trống. Chỉ giữ lại 10 – 11 gà trống cho 100 con gà mái. Điều cơ bản là gà trống và gà mái phải phát dục đồng thời và được hưởng chế độ chiếu sáng như nhau. Cần thiết phải theo dõi đàn gà một cách chặt chẽ. Nếu mức độ thành thục sinh dục không đồng bộ, cần tăng cường chế độ chiếu sáng ở những đàn gà thành thục chậm. Chỉ ghép trống mái khi cả hai đàn có mức độ thành thục sinh dục ngang nhau. Nếu gà mái thành thục sinh dục sớm hơn gà trống vào lúc ghép trống mái thì gà trống thường không dám phối giống và như vậy tỷ lệ ấp nở ở đầu chu kỳ gà đẻ sẽ thấp. Mặt khác, nếu gà trống thành thục sinh dục sớm hơn gà mái thì gà trống thường dữ và hay gây gổ quá mức. Sự dữ tợn và hay gây gổ quá mức còn do những điều kiện stress trong giai đoạn gà giò như mật độ nuôi quá cao, gà trống hay đánh nhau, thiếu nước uống, thức ăn, thiếu máng uống, máng ăn, điều kiện môi trường không thuận lợi cho gà v.v…

Page 42: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

42

Nên sử dụng cùng kiểu máng ăn cho cả giai đoạn gà hậu bị và sinh sản, để gà trống biết chỗ để thức ăn của nó khi ghép trống mái vào 20 – 21 tuần tuổi. Máng ăn của gà trống phải treo cao 45 – 50 cm so với mặt đất để tránh gà mái ăn thức ăn của gà trống. Nếu có thể nên sử dụng thức ăn riêng cho gà trống thời kỳ gà đẻ sau khi ghép đôi trống mái. Nếu không, cho gà trống ăn thức ăn gà giò còn tốt hơn thức ăn của gà mái thời kỳ gà đẻ. Từ 21 – 36 tuần tuổi. Tinh hoàn phát triển đầy đủ vào 30 ngày tuổi. Phải liên tục chú ý đề phòng gà sút cân, hàng tuần phải tiếp tục cân theo dõi 5% số gà trống đang nuôi. Cần phải duy trì độ đồng đều cao của gà. Khối lượng cơ thể của gà trống phải đạt 130 – 140% mức khối lượng cơ thể gà mái. Gà trống quá nặng cân không cho năng suất cao. Khi cơ thể gà trống thành thục hoàn toàn, trong điều kiện phù hợp, tùy theo khối lượng cơ thể, gà trống cần khoảng 350 – 400 kcal/ngày (khoảng 125 – 143g loại thức ăn chứa 2800 kcal/kg). Sau giai đoạn tăng trọng nhanh vào 23 – 25 tuần tuổi, mức tăng trọng phải chậm lại vào 27 tuần tuổi và cần duy trì mức thức ăn cao nhất là 125 – 143g/ngày. Thậm chí với mức thức ăn hạn chế này khối lượng cơ thể vẫn sẽ tăng lên rất chậm theo đồ thi chỉ tiêu khối lượng của cơ thể mà hãng bán giống khuyến cáo. Sau 36 tuần tuổi Thông thường, tinh hoàn đạt kích thước tối đa vào 28 – 30 tuần và bắt đâu giảm kích thước vào giai đoạn 36 – 48 tuần và tiếp theo đó. Tỷ lệ ấp nở đạt đỉnh cao và giảm theo mức giảm kích thước của tinh hoàn. Tuy nhiên, trong điều kiện môi trường, dinh dưỡng, sức khỏe và quản lý tốt, sự thoái hóa tinh hoàn chậm lại vào 48 tuần. Ngược lại điều kiện môi trường kém, sự thoái hóa có thể bắt đầu vào 30 tuần tuổi thậm chí sớm hơn. Do đó, số gà con sản xuất ra sẽ giảm do tỷ lệ ấp nở giảm sớm. Trong giai đoạn này kiểm tra khối lượng cơ thể gà rất quan trọng. Nếu không kiểm soát chặt chẽ gà trống sẽ quá nặng dẫn đến tỷ lệ ấp nở giảm hơn nữa. Gà trống quá nặng cân không những phối giống không hiệu quả mà còn dẫn đến sưng chân, ngón chân bị nhiễm trùng mãn tính dẫn đến những ngón chân bị biến dạng… càng cản trở chúng đạp mái. Sau 36 tuần tuổi, cân gà trống 4 tuần một lần là đủ và cứ 4 tuần gà trống chỉ được tăng trọng 50 – 70g. Để đạt được mức này, trống dòng thuần có thể cần thêm 5 – 10g thức ăn nhiều hơn so với trống dòng mái. Nếu sự tăng trọng tối thiểu này không đạt được, tỷ lệ trứng có phôi sẽ giảm nhanh hơn bình thường. Phải điều chỉnh thức ăn theo khối lượng cơ thể. Tóm lại, khối lượng cơ thể thích hợp cực kỳ quan trọng đối với gà trống giống. Ở cuối chu kỳ đẻ cần tránh khối lượng cơ thể dư thừa. Tuy nhiên, ít nhất khối lượng cơ thể của gà trống phải cao hơn khối lượng cơ thể gà mái 25 – 30%. Độ đồng đều là một yếu tố quan trọng nữa và nó phải đạt được khoảng 80% hoặc hơn. Loại những con gà trống quá nặng hoặc quá nhẹ cân. Duy trì chất lượng chứ không phải số lượng. Nên nhớ rằng, bình thường một con trống trong độ tuổi sung sức, khỏe mạnh có thể đạp mái 60 lần trong 1 ngày và như vậy với mức 8 hoặc 9 con trống chất lượng tốt cho 100 mái có thể đạt được tỷ lệ ấp nở cao. 2.1.8. Kỹ thuật chăm sóc gà sinh sản

Page 43: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

43

* Tỷ lệ trống – mái và biện pháp nâng cao tỷ lệ thụ tinh: Với đàn gà bố mẹ, tỷ lệ trống/mái là 8 – 7% (1 trống 12 – 15 mái). Gà trống phải được cắt cựa để tránh khi đạp mái làm rách lưng, làm gà mái bị đau không chịu phối. Hàng ngày vãi 3 – 5 hạt ngũ cốc (thóc) lên nền đệm lót sạch để gà đảo bới đệm lót, tăng thêm sự vận động cho khỏe cơ khớp. Tạo điều kiện cho gà trống – mái tập trung, kích thích sự phối tinh. Hơn nữa lúc này dễ kiểm tra gà ốm, gà trống hỏng chân, gà trống không có khả năng hoặc phối tinh kém. Loại bỏ những gà trống quá dữ tợn, thường xuyên đánh nhau với gà trống khác. * Biện pháp nâng cao tỷ lệ đẻ và tiết kiệm thức ăn: Thường xuyên loại thải những gà mái không đẻ hoặc đẻ kém, những con mái này được kiểm tra cá thể (individual culling). Đó là các con mái: - Lỗ huyệt nhỏ, khô - Niêm mạc nhợt nhạt, quá gầy yếu - Khoảng cách giữa 2 mỏm xương ngồi hẹp - Xoang bụng hẹp, cứng. 2.1.9. Kỹ thuật thu nhặt, sát trùng, bảo quản trứng

Tổ đẻ phải được mở cửa từ sáng sớm để hạn chế trứng đẻ nền. Phần lớn trứng phải được thu nhặt vào buổi sáng. Tổ đẻ tầng trên được đóng cửa vào buổi chiều, còn tầng dưới thì cuối buổi chiều tối để ngăn chặn gà vào tổ đẻ ở trong đó ấp, ngủ và thải phân bẩn tổ đẻ. Thu nhặt trứng ít nhất 4 lần/ngày, các lần tính toán hợp lý (nhiều vào buổi sáng) để sao cho trứng sau khi đẻ ra không bị ở lâu trong tổ đẻ, tránh dập vỡ và làm nóng trứng. Trứng đẻ nền phải được thu nhặt để riêng (nếu đưa vào ấp phải xử lý như đã nêu ở chương 6). Người thu nhặt trứng phải thường xuyên rửa tay và vệ sinh, đặc biệt sau khi nhặt trứng nền. Trứng phải được đặt đầu to quay lên trên. * Nếu sử dụng hệ thống cơ khí băng chuyền thu nhặt trứng: Sáng sớm cho chạy băng tải để làm sạch. Thường xuyên cho chạy băng để hạn chế trứng tích tụ bên trong bị dập vỡ, để hạn chế ảnh hưởng nhiệt độ cao vào mùa hè, nhiệt độ thấp vào mùa đông ảnh hưởng đến chất lượng trứng ấp. Người nhặt và xếp trứng phải thường xuyên vệ sinh tay. * Sát trùng, bảo quản trứng ấp (xem chương 6). 2.1.10. Chương trình phòng bệnh bằng vắc-xin Phải có chương trình phòng bệnh bằng vắc-xin hết sức hữu hiệu, phòng hầu hết các bệnh truyền nhiễm của gà và những điều kiện cụ thể dịch tễ của vùng. * Chương trình sử dụng vắc-xin cho đàn gà bố mẹ giống thịt.

(Nguồn: Tiêu chuẩn ngành – QTKT chăn nuôi gà công nghiệp - 1991) Ngày nở : Marek Ngày 7 : Đậu + Nhỏ Lasota +Viêm thanh khí quản truyền nhiễm (lần 1)

Page 44: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

44

Ngày 10 : Gumboro (lần 1) Ngày 25 : Lasota + Viêm thanh khí quản truyền (lần 2) Ngày 51 : Tiêm vắc-xin Newcastle hệ I Ngày 133 : Tiêm vắc-xin Newcastle hệ I (lần 2) * Chương trình sử dụng vắc-xin cho đàn gà giống thịt bố mẹ (Tham khảo từ nhiều nguồn tài liệu và lịch dùng vắc-xin của một số XN gà

giống thịt của Việt Nam năm 1996) Lịch phòng bệnh cho gà bố mẹ hướng thịt

Tuổi của gà Bệnh Loại vắc-xin Phương pháp dùng vắc-xin

Ngày thứ nhất

Ngày 01 Ngày 01 Ngày 03 Ngày 07 Tuần 2-3 Tuần 03 Tuần 08 Tuần 09 Tuần 11 Tuần 13 Tuần 14 Tuần 14

Tuần 17-18

Marek Newcastle Viêm phế quản Gumboro Đậu Newcastle Gumboro Viêm phế quản Newcastle Viêm phế quản Viêm thanh khí quản Viêm não Đậu NCD + EDS + IB + REO + Gumboro (Newcastle + Hội chứng giảm đẻ + viêm phế quản truyền nhiễm + viêm khớp + Gumboro

HXT hoặc Rispens Clone hoặc LasotaH120 Nhược độc Nhược độc Clone hoặc LasotaNhược độc D1466 Hệ I D274 Nhược độc Nhược độc Nhược độc Vắc-xin chết (In activated)

Tiêm Nhỏ mắt, mũi, phun (Như trên) Cho uống Chủng máng cánh Phun hoặc nhỏ mắt, mũi Pha nước uống Nhỏ mắt Tiêm Phun Nhỏ mắt Cho uống 5 – 10% đàn gà Chủng màng cánh Tiêm cơ

2.2. Kỹ thuật chăn nuôi gà giống trứng – bố mẹ và thương phẩm Hiện nay Việt Nam đã nhập rất nhiều giống gà đẻ trứng của các hãng (công ty) nổi tiếng trên thế giới. Các giống đố đều có con gà trống bố mẹ là màu lông nâu đỏ, con mái bố mẹ là màu lông trắng. Ở đời con thương phẩm con mái có màu lông (sẫm nhạt) nâu đỏ hay nâu vàng, nhưng tất cả chúng đều phân biệt, tách trống, thông qua màu sắc lông lúc 01 ngày tuổi.

Page 45: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

45

Các giống trứng đã nhập vào Việt Nam là: Goldline-54 Của hãng Hypeco – Holland Isa Brown Của hãng ISA – France Brown Nick Của hãng H và N International – USA Hy – Line Brown Của hãng Unicroast Corporation Import and Export USA Bab Colk B-380 Của hãng International Poultry Services LTD – Bristain Lohmann Brown Của hãng Lohmann Tierzucht – Germany. Mục tiêu cần đạt được với gà sinh sản giống trứng:

Giai đoạn hậu bị: Đàn gà khoẻ mạnh, có tỷ lệ nuôi sống cao (từ 90 – 95% tuỳ theo giai đoạn), Đạt khối lượng chuẩn (theo qui định của từng giống), độ đồng đều cao trên 80%

Giai đoạn sinh sản: Gà đạt khối lượng chuẩn, không bị béo, tỷ lệ đẻ và sức bền đẻ trứng cao. Kết quả ấp nở tốt (80 %/ tổng trứng ấp),

Kỹ thuật nuôi gà hướng trứng, về cơ bản cũng tương tự như nuôi gà sinh sản hướng thịt, chỉ khác nhau về một số chỉ tiêu kỹ thuật và đặc điểm đặc trưng của hướng sản xuất. 2.2.1. Chuẩn bị mọi điều kiện để nhận gà giống Diện tích chuồng trại, dụng cụ trang thiết bị tương ứng với số gà định nuôi Yêu cầu về công tác chuẩn bị khác: giống như công tác chuẩn bị nhận gà sinh sản bố mẹ giống thịt. Đối với gà bố mẹ, giai đoạn hậu bị phải nuôi tách riêng trống mái để dễ quản lý và chăm sóc, thời gian ghép trống của gà hướng trứng là tuần 17. Yêu cầu về nhiệt độ (nhiệt độ trong quây giai đoạn đầu và chuồng nuôi giai đoạn sau):

Yêu cầu nhiệt độ cho gà sinh sản hướng trứng

Ngày Nuôi lồng (0C) Nuôi nền (0C)

1 – 2 ngày 3 – 6 ngày 7 – 13 ngày 14 – 20 ngày 21 – 27 ngày 28 – 119 ngày Giai đoạn đẻ 18 – 28 tuần 29 – 36 tuần 37 – 42 tuần

32 31 30 27 29 21

22 23 24

35 32 30 27 24 21

22 23 24

Page 46: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

46

43 – 48 tuần 49 – 82 tuần

26 27 - 28

26 27 - 28

2.2.2. Cắt mỏ gà Tuổi cắt mỏ: khi gà được 7 – 10 ngày tuổi. Với gà đẻ nuôi ở chuồng hở nên cắt muộn hơn (có thể từ 6 – 8 tuần). Dụng cụ và kỹ thuật cắt (giống như gà sinh sản hướng thịt) Nếu không có dụng cụ, có thể dùng lưỡi dao nung đỏ chuyển thẫm như ớt chín cắt mỏ tại vị trí cách lỗ mũi khoảng 2mm. Giữ lưỡi dao khoảng 2 giây để đốt vết cắt tránh chảy máu. Không được cắt mỏ gà khi gà sức khỏe không bình thường (stress). Để tránh gà chậm phát dục, không được cắt mỏ gà sau 9 tuần tuổi. 2.2.3. Chương trình chiếu sáng cho gà trứng - Quy tắc: + Trong giai đoạn hậu bị (0 – 18 tuần tuổi) không bao giờ tăng thời gian chiếu sáng hoặc cường độ chiếu sáng. + Trong giai đoạn đẻ trứng (18 tuần đến loại thải) không bao giờ giảm thời gian chiếu sáng hoặc cường độ chiếu sáng.

Chế độ chiếu sáng thích hợp cho gà giống trứng (Nguồn: Liên hợp gia cầm Việt Nam - 1995)

Tuổi gà Giờ chiếu sáng (giờ/ngày)

1 – 7 ngày 8 – 14 ngày

15 – 28 ngày 29 – 42 ngày 43 – 56 ngày

57 – 133 ngày 143 – 140 ngày

Từ 20 tuần Sau đó mỗi tuần tăng 1 giờ đến khi

đạt 16 giờ trên ngày thì duy trì như vậy

24 19 16 14 11 8

12

16

Chế độ chiếu sáng cho đàn gà hậu bị ở chuồng nuôi hở - thông thoáng tự nhiên thực tế là rất khó khống chế được 8h chiếu sáng/ngày. Vì vậy cũng như hướng dẫn của chế độ chiếu sáng cho gà sinh sản giống thịt. Ta xác định thời gian chiếu sáng tự nhiên cao nhất/ngày ở tuần tuổi thứ 6 – 18. Sau đó lấy đó làm thời gian chiếu sáng chuẩn trong giai đoạn gà giò và điều chỉnh tổng thời gian chiếu sáng tự nhiên + nhân tạo là

Page 47: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

47

không đổi trong giai đoạn này: Do vậy ở miền Bắc Việt Nam, thời gian bắt đầu nuôi gà hậu bị từ tháng 10 đến tháng 12 là hợp lý. Giả sử đàn gà giống nở vào 01/11. Từ tháng 12 đến tháng 3 thời gian chiếu sáng trong ngày cao nhất là tháng 3: 12h/ngày. Vậy chế độ chiếu sáng như sau:

Chế độ chiếu sáng cho gà trứng giống bố mẹ và thương phẩm nuôi hở cả ở giai đoạn hậu bị và giai đoạn đẻ trứng

Tuổi Thời gian chiếu sáng (giờ/ngày đêm)

Cường độ chiếu sáng (Lux/W/m2)

1 - 7 ngày 8 - 14 ngày 15 - 21 ngày 22 - 28 ngày 29 - 42 ngày 43 - 126 ngày Tuần 19 Từ tuần 20 – 23 Từ tuần 24 tăng 15 phút cho mỗi tuần cho đến khi gà đạt 17h/ngày

22 20 18 16 14 12 13

Tăng mỗi tuần 30' 14h30 Tăng mỗi tuần 15' 17h

20 lux/5,0w/m2

20 lux/5,0w/m2

10 lux/2,50w/m2

10 lux/2,50w/m2

5 lux/1,3w/m2

Chiếu sáng tự nhiên 20 lux/5,0w/m2

20 lux/5,0w/m2

20 lux/5,0w/m2

2.2.4. Thức ăn, cách cho ăn và chăm sóc với đàn gà sinh sản bố mẹ hướng trứng Đối với các giống gà chuyên trứng, tầm vóc nhỏ, khả năng sinh trưởng chậm, khả năng lợi dụng và chuyển hó thức ăn cho sinh trưởng cũng kém hơn các giống chuyên thịt. chính vì vậy việc xác định chính xác nhu cầu dinh dưỡng cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát dục của gà là rất quan trọng.

Giai đoạn gà con (0- 6 tuần tuổi) Do đặc điểm tăng khối lượng của gà hướng trứng thấp, nên ở giai đoạn gà con, cho

gà ăn tự do. Điều quan trọng là phải đạt được khối lượng chuẩn, vì vậy cần căn cứ vào tình hình cụ thể để điều chỉnh khối lượng và chất lượng thức ăn cho phù hợp (đặc biệt vào mùa hè, gà thường không đạt khối lượng chuẩn, nên cần có biện pháp kích thích để gà ăn được nhiều thức ăn hơn).

Cho gà uống nước tự do theo nhu cầu. Yêu cầu nước uống/ gà/ ngày ở nhiệt độ thích hợp cho gà con có thể tính như sau: 1 tuần tuổi là 30ml; 2 tuần tuổi là 40ml; 3 tuần tuổi là 45 ml; 4 tuần tuổi là 55 ml; 5 tuần tuổi là 65 ml; 6 tuần tuổi là 75 ml. Khi cung cấp nước uống cho gà con, cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu nước uống như nhiệt độ môi trường, nhiệt độ nước uống, lượng thức ăn thu nhận, tính chất và hàm lượng muối trong thức ăn.

Page 48: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

48

Giai đoạn gà giò (7- 18 tuần tuổi) Trong giai đoạn hậu bị, cũng áp dụng phương pháp cho ăn hạn chế. Tuy nhiên do

đặc điểm di truyền của gà hướng trứng là khả năng sinh trưởng chậm, do đó chế đọ hạn chế không cần chặt chẽ như gà hướng thịt. Đặc biệt khi nuôi gà vào mùa hè còn cần phải có các biện pháp kích thích cho gà ăn hết khẩu phần để đạt khối lượng chuẩn, nếu không như vậy, khối lượng cơ thể của gà sẽ nhỏ, không đạt khối lượng chuẩn, từ đó sẽ ảnh hưởng đến sức bền đẻ trứng của đàn gà.

Cho gà uống nước tự do theo nhu cầu. Giai đoạn sinh sản

Tuỳ thuộc vào thực trạng cụ thể của đàn gà để quyết định lượng thức ăn cho phù hợp. Lượng thức ăn phụ thuộc vào từng giống, giai đoạn sinh sản và một số yếu tố khác như nhiệt độ, tình trạng sinh lý….

- Giai đoạn từ khi từ khi đẻ bói đến đạt đỉnh cao Đặc điểm của giai đoạn này là gà tăng khối lượng nhanh để vào đẻ. Khi đàn gà

đạt tỷ lệ đẻ 5% thì chính thức cho ăn thức ăn của gà đẻ. Đây là thời kỳ rất quan trọng, nếu kỹ thuật nuôi không tốt, gà sẽ béo và đẻ kém. Có thể căn cứ vào tỷ lệ đồng đều của đàn gà và mức độ tăng tỷ lệ đẻ hàng ngày sau khi đẻ quả trứng đầu đến khi đạt 5% để xác định khẩu phần ăn cho gà. Dựa vào công thức, chúng ta có thể tính được nhu cầu năng lượng trung bình cho đàn gà, trong giai đoạn này nhu cầu năng lượng trung bình của một gà mái đẻ từ 300 – 354 Kcal, tuy nhiên nhu cầu này sẽ thay đổi theo nhiệt độ của môi trường. Khi nhiệt độ môi trường giảm 1oC thì lượng thức ăn của gà sẽ tăng 1% và ngược lại.

* Căn cứ vào lượng thức ăn của gà trong giai đoạn và yêu cầu protein cũng như các axit amin để tính tỷ lệ %.

* Năng lượng theo nhu cầu của gà tính theo công thức: Kcal/gà/ngày = W (140 – 2T) + 2E + 5∆W Trong đó: W - Khối lượng gà tại thời điểm hiện tại T - Nhiệt độ trung bình chuồng nuôi (0C) E = % đẻ/100 x KL trứng bình quân (g) ∆W = Tăng trọng bình quân (g/gà/ngày). * Để tính ME của thức ăn, ta dựa vào công thức sau:

Kcal/gà/ngày x 1000 Kcal của thức ăn =

Gam thức ăn/gà/ngày Giai đoạn sau khi đạt đỉnh cao tỷ lệ đẻ đến loại thải Sau khi tỷ lệ đẻ của gà đã đạt đỉnh cao, nếu không giảm lượng thức ăn hàng

ngày thì gà sẽ bị béo quá. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể như tỷ lệ đẻ, nhiệt độ môi trường…. mà giảm lượng thức ăn hàng ngày của gà. Tổng lượng thức ăn giảm không vượt quá 10% lượng thức ăn cao nhất gà đã được ăn. Khi tính lượng thức ăn hàng ngày của gà cần chú ý đến nhiệt độ môi trường: khi nhiệt độ môi trường giảm 1oC thì nhu cầu năng lượng của gà sẽ tăng 3 Kcal và ngược lại.

Page 49: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

49

Cần bổ sung sỏi cho gà đẻ, đường kính của sỏi từ 9 – 10 mm, cho ăn khoảng 10 – 12 g/ gà.

Cung cấp nước uống tự do theo nhu cầu của gà. Trong điều kiện nhiệt độ tiêu chuẩn, lượng nước uống của gà khoảng 250 ml.

Thức ăn, cách cho ăn và chăm sóc với đàn gà mái thương phẩm Phương pháp cho gà ăn và nhu cầu dinh dưỡng và các biện pháp kích thích cho

gà ăn giống như đối với gà sinh sản bố mẹ để gà đạt khối lượng chuẩn. Chú ý đảm bảo chất lượng thức ăn cho gà ở từng giai đoạn.

Khi tính lượng thức ăn hàng ngày cho gà cần lưu ý đến ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến lượng thức ăn thu nhận của gà đẻ thương phẩm. Qua một số thực nghiệm cho thấy, khi nhiệt độ giảm từ 20oC xuống 10oC thì nhu cầu năng lượng của gà tăng từ 10 – 11,44%, lượng thức ăn thu nhận giảm từ 10,28 – 11,91%, ngược lại khi nhiệt độ tăng lên 30oC thì lượng thức ăn thu nhận giảm từ 11,46 – 12,6 %. Ngoài ra nhu cầu về protein, vitamin và khoáng của gà đẻ thương phẩm cũng bị thay đổi theo, khi nhiệt độ chuồng nuôi thay đổi.

Cho ăn tự do, lượng thức ăn tăng dần từ 90g/gà/ngày đến khi đạt đỉnh cao tỷ lệ đẻ là 120g/gà/ngày. Sau khi đạt đỉnh cao tỷ lệ đẻ, cần giảm lượng thức ăn hàng ngày từ 1-2 gam/con tuỳ thuộc vào mức giảm tỷ lệ đẻ của đàn gà. Để cho gà ăn hết khẩu phần, nên cho gà ăn nhiều hơn 1 lần/ ngày tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

Cung cấp đủ nước uống theo nhu cầu. Đối với gà sinh sản nhu cầu nước uống được tính theo tỷ lệ nước/ thức ăn là 3 /1. Khi nhiệt độ môi trường tăng lên 1oC thì nhu cầu nước uống tăng thêm 2- 6%. Ở nhiệt độ tiêu chuẩn, nhu cầu nước uống của 1 gà khoảng 250ml. 2.2.5. Chăm sóc và quản lý * Kiểm tra khối lượng cơ thể và độ đồng đều: Khối lượng cơ thể phải được cân kiểm tra định kỳ: Bắt đầu từ 4 tuần tuổi sau đó 2 tuần cân 1 lần đến khi gà đẻ ở đỉnh cao nhất. Căn cứ vào khối lượng thực tế, so sánh với khối lượng chuẩn để điều chỉnh thức ăn. Nếu khối lượng thực tế thấp hơn khối lượng chuẩn, ta tăng thêm lượng thức ăn hoặc tăng thêm mức dinh dưỡng trong thức ăn, đến khi chúng đạt khối lượng chuẩn. Độ đồng đều được xác định bằng cân có phân độ nhỏ nhất dưới 50gr, cân từng con một với số mẫu 3 – 5% tổng đàn (tối thiểu 50 con). Chú ý phải lùa gà trong đàn lẫn nhau cả con ở góc chuồng lẫn con ở gần máng ăn. Độ đồng đều chấp nhận được là: 80% số gà nằm trong khoảng khối lượng trung bình ± 10. Nếu độ đồng đều kém, bắt buộc phải bắt tách ra làm 3 lô (to – trung bình – nhỏ) để có biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc nâng cao tỷ lệ đồng đều. * Tỷ lệ trống – mái và biện pháp nâng cao tỷ lệ thụ tinh: Với đàn gà bố mẹ, tỷ lệ trống/mái là 8 – 7% (1 trống 12 – 15 mái). Gà trống phải được cắt cựa để tránh khi đạp mái làm rách lưng, làm gà mái bị đau không chịu phối. Hàng ngày vãi 3 – 5 hạt ngũ cốc (thóc) lên nền đệm lót sạch để gà đảo bới đệm lót, tăng thêm sự vận động cho khỏe cơ khớp. Tạo điều kiện cho gà trống – mái tập trung, kích thích sự phối tinh. Hơn nữa lúc này dễ kiểm tra gà ốm, gà trống hỏng chân,

Page 50: I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM t s gi ng gà ph bi n nuôi ... · 1 I. MỘT SỐ GIỐNG GÀ CÓ Ở VIỆT NAM 1.1. Một số giống gà phổ biến nuôi ở Việt

50

gà trống không có khả năng hoặc phối tinh kém. Loại bỏ những gà trống quá dữ tợn, thường xuyên đánh nhau với gà trống khác. * Biện pháp nâng cao tỷ lệ đẻ và tiết kiệm thức ăn: Thường xuyên loại thải những gà mái không đẻ hoặc đẻ kém, những con mái này được kiểm tra cá thể (individual culling). Đó là các con mái: - Lỗ huyệt nhỏ, khô - Niêm mạc nhợt nhạt, quá gầy yếu - Khoảng cách giữa 2 mỏm xương ngồi hẹp - Xoang bụng hẹp, cứng. * Thu nhặt trứng: Gà đẻ rộ vào buổi sáng, nếu là ổ đẻ thường phải mở cửa từ sớm và nhặt trứng ít nhất 4 lần/ngày. Nếu là ổ đẻ trên băng chuyền cũng phải tính toán thu nhặt nhiều lần vào buổi sáng. Tránh trứng bị ùn trong ổ đẻ, dễ giập vỡ và làm giảm chất lượng trứng giống do nhiệt độ cao. * Ghi chép: Hàng ngày, tuần vào sổ sách đầy đủ các số liệu và tính các chỉ tiêu sau đó vẽ nối tiếp đồ thị thực tế của đàn gà so với đồ thị chuẩn cho tiện theo dõi, so sánh và điều chỉnh. 2.2.6. Phòng bệnh cho gà bằng vắc-xin Phòng bệnh bằng vắc-xin cho gà dựa trên các bệnh thông thường của gà đẻ trứng thường mắc và tình hình dịch tễ của khu vực.

Lịch dùng vắc-xin cho gà trống bố mẹ và thương phẩm Tuổi của gà Bệnh Loại vắc-xin Phương pháp dùng

01 ngày 01 ngày 01 ngày 03 ngày 03 ngày Tuần 2-3 Tuần 03 Tuần 07 Tuần 08 Tuần 12-14 Tuần 12-14 Tuần 12-14 Tuần 14 Tuần 16-18

Marek Newcastle (NCD) Viêm phế quản (IB) Gumboro Đậu NCD Gumboro NCD IB Viêm não Đậu Viêm thanh khí quản (IB) NCD+IB + EDS + Gumboro (Newcastle + Hội chứng giảm đẻ + viêm phế quản truyền nhiễm + viêm khớp + Gumboro

HXT hoặc Rispens Clone hoặc LasotaH120 Nhược độc Nhược độc Clone hoặc LasotaNhược độc Hệ I D1466 Nhược độc Nhược độc Nhược độc H52 In activated (Vắc-xin chết)

Tiêm cơ Nhỏ mắt, mũi, phun Nhỏ hoặc phun Cho uống Chủng máng cánh Phun hoặc nhỏ mắt, mũi Pha nước uống/cho uống Tiêm Nhỏ mắt Cho uống 5% đàn Màng cánh Nhỏ mắt Phun hoặc nhỏ mắt Tiêm cơ