8
NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY 2 4 6 (XEM TRANG 3) 5 Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước Xin trả sổ hộ nghèo Bánh tráng Lạc Lâm BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577 4035 THÖÙ TÖ 19-3-2014 Toøa soaïn: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏT Ñieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] Một đoàn thể mạnh thì cái tốt ngày càng phát triển, cái dở càng ngày càng bớt đi. Một điều tốt phải đưa ra tất cả mọi người cùng học, một điều xấu phải đưa ra tất cả mọi người cùng biết mà tránh. H uyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện Lạc Dương vừa long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 35 năm Ngày thành lập huyện (14/3/1979 - 14/3/2014) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Đến dự có đồng chí Huỳnh Đức Hòa - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Đức Thịnh - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; đồng chí Phạm Kim Khang - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh; đồng chí Nguyễn Văn Yên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí nguyên UVBTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ban, ngành; lãnh đạo các huyện kết nghĩa gồm Bác Ái (Ninh Thuận) và Khánh Vĩnh (Khánh Hòa); lãnh đạo một số huyện, thành phố trong tỉnh cùng đại diện các già làng, nhân dân và các chức sắc tôn giáo trên địa bàn huyện. Trong diễn văn chào mừng 35 năm thành lập huyện, đồng chí Nguyễn Duy Hải - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương đã nhấn mạnh: Lạc Dương trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng là một địa bàn có vị trí chiến lược ở Nam Tây Nguyên... HuyệN LạC DươNg kỷ Niệm 35 Năm tHàNH Lập Và đóN NHậN HuâN CHươNg Lao độNg HạNg NHì ° Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Huỳnh Đức Hòa (giữa) trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Đảng bộ và nhân dân huyện Lạc Dương. tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng Ngày 18/3, hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình phối hợp số 4836/CTr-BLĐTBXH-MTTQ ngày 5/12/2013 của Bộ LĐ-TBXH và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQVN về “Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 2 năm 2014 - 2015” đã được tổ chức, do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN chỉ đạo. Tại đầu cầu Đà Lạt, đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chủ trì hội nghị. Theo hướng dẫn của Bộ LĐ- TBXH và Ủy ban Trung ương MTTQVN, đây là chương trình tổng rà soát có quy mô lớn nhất từ trước đến nay trên phạm vi toàn quốc; rà soát ở toàn bộ các thôn, làng, ấp, bản, khu phố, tổ dân phố. Theo đó, đối tượng được thực hiện chương trình tổng rà soát lần này là các liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ; bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người có công giúp đỡ cách mạng và cựu thanh niên xung phong. Riêng với công tác thống kê và tổng hợp kết quả, theo hướng dẫn này, tổ rà soát thống nhất với ban rà soát cấp xã tiến hành niêm yết danh sách công khai về tình hình thực hiện chế độ ưu đãi... (XEM TIẾP TRANG 2) Bài dự thi viết về NôNg thôN mới Huy động sức dân xây dựng nông thôn mới (XEM TIẾP TRANG 2) Chào mừng thành lập thị trấn Cát tiên - huyện Cát tiên (21/3/2014) để thị trấn Cát tiên trở thành đô thị loại iV

HuyệN LạC DươNg kỷ Niệm 35 Năm tHàNH Lập Và đóN NHậN …baolamdong.vn/upload/others/201403/8805_so_ngay_19.3.2014.pdfcó công với cách mạng trong 2 năm 2014

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HuyệN LạC DươNg kỷ Niệm 35 Năm tHàNH Lập Và đóN NHậN …baolamdong.vn/upload/others/201403/8805_so_ngay_19.3.2014.pdfcó công với cách mạng trong 2 năm 2014

NHÔÙ LÔØI BAÙC DAÏY

2

4

6

(XEM TRANG 3)

5

Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước

Xin trả sổ hộ nghèo

Bánh tráng Lạc Lâm

BAÙO LAÂM ÑOÀNG PHAÙT HAØNH THÖÙ HAI, THÖÙ TÖ, THÖÙ SAÙU VAØ CUOÁI TUAÀNwww.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, Ñöôøng daây noùng: 3811383 - 01645477577

4035 THÖÙ TÖ 19-3-2014

Toøa soaïn: 8 QUANG TRUNG - ÑAØ LAÏTÑieän thoaïi: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

Một đoàn thể mạnh thì cái tốt ngày càng phát triển, cái dở càng ngày càng bớt đi. Một điều tốt phải đưa ra tất cả mọi người cùng học, một điều xấu phải đưa ra tất cả mọi người cùng biết mà tránh.

H uyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện Lạc Dương vừa long trọng tổ chức Lễ Kỷ niệm 35 năm Ngày

thành lập huyện (14/3/1979 - 14/3/2014) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì. Đến dự có đồng chí Huỳnh Đức Hòa - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; đồng chí Nguyễn Đức Thịnh - Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; đồng chí Phạm Kim Khang - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh; đồng chí Nguyễn Văn Yên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí nguyên UVBTV Tỉnh ủy; lãnh đạo

các sở, ban, ngành; lãnh đạo các huyện kết nghĩa gồm Bác Ái (Ninh Thuận) và Khánh Vĩnh (Khánh Hòa); lãnh đạo một số huyện, thành phố trong tỉnh cùng đại diện các già làng, nhân dân và các chức sắc tôn giáo trên địa bàn huyện.

Trong diễn văn chào mừng 35 năm thành lập huyện, đồng chí Nguyễn Duy Hải - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương đã nhấn mạnh: Lạc Dương trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng là một địa bàn có vị trí chiến lược ở Nam Tây Nguyên...

HuyệN LạC DươNg kỷ Niệm 35 Năm tHàNH Lập Và đóN NHậN HuâN CHươNg Lao độNg HạNg NHì

° Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Huỳnh Đức Hòa (giữa) trao Huân chương Lao động hạng Nhì cho Đảng bộ và nhân dân huyện Lạc Dương.

tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng

Ngày 18/3, hội nghị trực tuyến triển khai Chương trình phối hợp số 4836/CTr-BLĐTBXH-MTTQ ngày 5/12/2013 của Bộ LĐ-TBXH và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQVN về “Tổng rà soát việc thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong 2 năm 2014 - 2015” đã được tổ chức, do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân - Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN chỉ đạo. Tại đầu cầu Đà Lạt, đồng chí Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chủ trì hội nghị.

Theo hướng dẫn của Bộ LĐ-TBXH và Ủy ban Trung ương MTTQVN, đây là chương trình tổng rà soát có quy mô lớn nhất từ trước đến nay trên phạm vi toàn quốc; rà soát ở toàn bộ các thôn, làng, ấp, bản, khu phố, tổ dân phố. Theo đó, đối tượng được thực hiện chương trình tổng rà soát lần này là các liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ; bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; người có công giúp đỡ cách mạng và cựu thanh niên xung phong. Riêng với công tác thống kê và tổng hợp kết quả, theo hướng dẫn này, tổ rà soát thống nhất với ban rà soát cấp xã tiến hành niêm yết danh sách công khai về tình hình thực hiện chế độ ưu đãi...

(XEM TIẾP TRANG 2)

Bài dự thi viết về NôNg thôN mới

Huy động sức dân xây dựng nông thôn mới

(XEM TIẾP TRANG 2)

Chào mừng thành lập thị trấn Cát tiên - huyện Cát tiên (21/3/2014) để thị trấn Cát tiên trở thành đô thị loại iV

Page 2: HuyệN LạC DươNg kỷ Niệm 35 Năm tHàNH Lập Và đóN NHậN …baolamdong.vn/upload/others/201403/8805_so_ngay_19.3.2014.pdfcó công với cách mạng trong 2 năm 2014

thÖÙ tÖ 19 - 3 - 20142 XÂY dựNg ĐẢNgHiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam thể hiện

ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước

(TIẾP THEO)

tổng rà soát việc thực hiện chính sách... (TIẾP TRANG 1)

thôøi söï - chính trò

Trong 3 năm qua, theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm

kỳ (2011 - 2015) đã đề ra, Đảng bộ Cát Tiên đã triển khai nghiêm túc Chỉ thị 03 - CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ

hành điều động, luân chuyển, bố trí cán bộ sau kiểm điểm… Nhờ vậy, kỷ luật, kỷ cương và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức và đảng viên được chấn chỉnh và nâng cao” - Ghi nhận theo nhận xét, đánh giá của Huyện ủy Cát Tiên. Theo đó, công

Xây dựng hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng bộ huyện Cát Tiên luôn đặt ra. Tuy vậy, trong nhiệm vụ xây dựng hệ thống chính trị, công tác xây dựng Đảng được Đảng bộ đưa lên hàng đầu. Đảng bộ huyện thường xuyên chăm lo công tác xây dựng Đảng để Đảng bộ luôn ngang tầm với nhiệm vụ.

ĐẢNG BỘ HUYỆN CÁT TIÊN

Chăm lo công tác xây dựng Đảng

ª XUÂN LONG

... Năm 1979, huyện Lạc Dương được tái lập theo Quyết định số 116/CP của Hội đồng Chính phủ. Là huyện có xuất phát điểm thấp, nhưng Đảng bộ và nhân dân Lạc Dương cùng với cả nước đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của thời kỳ khủng hoảng kinh tế, tiến hành công cuộc đổi mới và sau 35 năm đã đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện: Tốc độ tăng trưởng GDP đạt trên 22% và ổn định liên tục trong nhiều năm liền; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương; thực hiện hiệu quả việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, tập trung sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, giá trị trên 1ha canh tác đạt trên 180 triệu đồng; các tiềm năng, thế mạnh của huyện đang từng bước phát huy hiệu quả, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Hệ thống kết cấu hạ tầng then chốt được đầu tư, cải tạo, nâng cấp. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội, xây dựng nguồn nhân lực thường xuyên được quan tâm và tiếp tục đạt được nhiều thành tích mới, bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc được bảo tồn và phát huy giá trị trong điều kiện mới, các hủ tục lạc hậu từng bước được đẩy lùi. Bình quân hộ nghèo hàng năm của huyện giảm khoảng trên 4%, tỷ lệ hộ nghèo từ 39,41% năm 2005

giảm xuống còn 7,01% năm 2013. Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được kết quả bước đầu đáng khích lệ, các xã đã đạt từ 6-11 tiêu chí. Tỷ lệ che phủ rừng chiếm 86,3%...

Đến dự và chúc mừng, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Huỳnh Đức Hòa đã nhiệt liệt biểu dương những thành tích mà Đảng bộ và nhân dân huyện Lạc Dương nỗ lực phấn đấu trong suốt 35 năm qua. Đồng chí đề nghị Đảng bộ và nhân dân trong huyện tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, đoàn kết, năng động, sáng tạo, khai thác tốt mọi tiềm năng, lợi thế của huyện. Bí thư Tỉnh ủy tin tưởng rằng Lạc Dương sẽ vượt qua khó khăn, thử thách để tiếp tục phát triển hơn nữa, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.

Với những nỗ lực trong suốt 35 năm hình thành, xây dựng và phát triển, Đảng bộ và nhân dân huyện Lạc Dương đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì - phần thưởng cao quý mà Đảng và Nhà nước đã trao tặng. Dịp này, UBND tỉnh cũng đã tặng bằng khen cho 4 tập thể và 10 cá nhân của huyện vì có thành tích xuất sắc trong giai đoạn 2008 - 2013, UBND huyện tặng giấy khen cho 10 tập thể và 29 cá nhân đã có những đóng góp cho sự phát triển của huyện.

T. Hương

... của 7 đối tượng tại nhà sinh hoạt cộng đồng của khu dân cư hoặc địa điểm thuận lợi để nhân dân theo dõi; sau 10 ngày niêm yết công khai, tiến hành họp, bàn giao toàn bộ phiếu rà soát, danh sách tổng hợp, biên bản họp đến UBND cấp xã... Ở cấp huyện, chủ tịch UBND huyện ra quyết định thành lập ban rà soát do một phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban; đại diện lãnh đạo MTTQ và đại diện phòng LĐ-TBXH huyện làm phó ban. Về tiến độ thực hiện, trong tháng 3 này, Bộ LĐ-TBXH phối hợp với Ban Thường trực Ủy

ban Trung ương MTTQVN sẽ tổ chức tập huấn hướng dẫn tổng rà soát; trong tháng 4 - 5/2014, mỗi quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh chọn một xã, phường, thị trấn để thực hiện rà soát thí điểm, rút kinh nghiệm để thực hiện tổng rà soát trên phạm vi toàn tỉnh, toàn thành phố. Và, dự kiến đến tháng 10/2015, Bộ LĐ-TBXH và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQVN sẽ báo cáo với Chính phủ và Quốc hội kết quả của việc tổng rà soát và tổ chức tổng kết việc thực hiện tổng rà soát.

K.D

4.2. Về xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường: Hiến pháp cơ bản kế thừa những nội dung về từng lĩnh vực này trong Hiến pháp năm 1992 nhưng được thể hiện một cách tổng quát, mang tính nguyên tắc, còn những vấn đề và chính sách cụ thể sẽ do luật định (các điều 57, 58, 59, 60, 61, 62 và 63); cụ thể như sau:

- Về chính sách lao động: Hiến pháp quy định Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động. Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định (Điều 57).

- Về chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân: Hiến pháp quy định Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình (Điều 58).

- Về chính sách xã hội: Kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp tiếp tục quy định Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước; Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã

hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác (Điều 59).

- Về chính sách văn hóa: Hiến pháp tiếp tục quy định Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành mạnh của nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân (Điều 60).

- Về chính sách giáo dục: Hiến pháp quy định phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý; Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện

kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật, người nghèo được học văn hóa, học nghề (Điều 61).

- Về chính sách khoa học và công nghệ: Hiến pháp quy định phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ (Điều 62).

- Về chính sách bảo vệ môi trường: Kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp quy định Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường; quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại (Điều 63).

(CòN NữA)

HuyệN LạC DươNg kỷ Niệm... (TIẾP TRANG 1)

Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực, Ban Thường vụ, phương pháp làm việc của các ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy và người đứng đầu của các tổ chức cơ sở Đảng, các cơ quan đơn vị; thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 13-KH/HU ngày 12/5/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy về “Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đảng viên nhiệm kỳ 2011 - 2015, gắn với đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”; chú trọng phát triển đảng viên ở khu vực nông thôn để “xóa” những thôn sinh hoạt chi bộ ghép…

Đồng chí Nguyễn Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Cát Tiên, cho biết: Xác định nội dung trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng, hàng năm, Huyện ủy và các tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc đều có kế hoạch tổ chức triển khai, đi đôi với việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Hàng năm, Huyện ủy tổ chức học tập, quán triệt các chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; chỉ đạo, rà soát và bổ sung “chuẩn mực đạo đức” sát với tình hình thực tế và chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị; đưa nội dung học tập và làm theo vào sinh hoạt, học tập và thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên công chức, người lao động; phát hiện, biểu dương khen thưởng và nhân rộng các mô hình điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực... Nhờ vậy, ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống và tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ, đảng viên được nâng lên; Cuộc vận động ngày càng tạo sức “lan tỏa”.

Sau khi kiểm điểm theo Nghị quyết TW 4, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Kế hoạch khắc phục những yếu kém, khuyết điểm; tăng cường kiểm tra việc khắc phục khuyết điểm của các tổ chức cơ sở Đảng và các cơ quan, đơn vị. “Kết quả bước đầu đã có chuyển biến nhất định; những vụ việc tồn đọng kéo dài gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân được rà soát và xử lý; tiến

tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ các cấp từ huyện đến cơ sở cũng được Đảng bộ triển khai để đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương. Các tổ chức cơ sở Đảng đã được củng cố, sắp xếp và thành lập Đảng bộ cơ quan Đảng - Đoàn thể, Đảng bộ cơ quan chính quyền. Việc điều động cán bộ trẻ, có năng lực đảm nhiệm một số chức danh chủ chốt tại một số xã, bước đầu đã phát huy hiệu quả.

Trong 3 năm (2011 - 2013), Đảng bộ huyện Cát Tiên đều hoàn thành vượt kế hoạch phát triển đảng viên mới mà Đại hội đã đề ra. Riêng trong năm 2013, Đảng bộ huyện đã kết nạp 106 quần chúng ưu tú vào Đảng, vượt 24,7% kế hoạch (trong đó, vùng nông thôn đã kết nạp 32 đảng viên mới); “xóa” 1 chi bộ thôn sinh hoạt ghép.

Chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm đã được triển khai nghiêm túc. Riêng trong năm 2013, Huyện ủy và Ủy ban Kiểm tra các cấp đã tiến hành 59 lượt kiểm tra các tổ chức Đảng và đảng viên. Đồng thời, Huyện ủy đã triển khai Quy chế chất vấn trong Đảng theo Quyết định số 158-QĐ/TW ngày 12/5/2008 của Bộ Chính trị. Qua đó, Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo xử lý nghiêm, đúng quy định đối với những tổ chức Đảng và đảng viên vi phạm. Trong năm 2013, Đảng bộ đã xử lý kỷ luật 17 đảng viên vi phạm, với các hình thức khiển trách (12 đảng viên), cảnh cáo (2 đảng viên), cách chức (1 đảng viên) và khai trừ (2 đảng viên).

Với cách làm nói trên, kỷ luật trong Đảng được giữ nghiêm; chất lượng sinh hoạt Đảng (sinh hoạt chi bộ), sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và đảng viên ngày càng được nâng lên. Điều đó được thể hiện rõ qua việc đánh giá, phân loại tổ chức Đảng và đảng viên hàng năm. Riêng trong năm 2013, Đảng bộ huyện Cát Tiên có 20/28 tổ chức cơ sở Đảng đạt “trong sạch vững mạnh”, chiếm tỷ lệ 71,4%; chỉ có 1 tổ chức cơ sở Đảng yếu kém, chiếm tỷ lệ 3,6%; gần 90% đảng viên hoàn thành xuất sắc và hoàn thành tốt nhiệm vụ; chỉ có 1,4% đảng viên vi phạm tư cách, không hoàn thành nhiệm vụ.ª

Page 3: HuyệN LạC DươNg kỷ Niệm 35 Năm tHàNH Lập Và đóN NHậN …baolamdong.vn/upload/others/201403/8805_so_ngay_19.3.2014.pdfcó công với cách mạng trong 2 năm 2014

THÖÙ TÖ 19 - 3 - 2014 3 kinh teá - xaõ hoäi

Nông dân không tiếc công và củaTrạm Hành là xã ở xa nhất của thành

phố Đà Lạt, giáp thị trấn D’Ran, huyện Đơn Dương và mới được tách ra từ xã Xuân Trường. Kinh tế của xã Trạm Hành chủ yếu dựa vào cây chè, cây cà phê và bà con bắt đầu làm quen với rau, hoa thương phẩm. Đời sống của bà con Trạm Hành chưa phải thuộc diện khá giả so với thành phố Đà Lạt bởi nhiều lí do khách quan cũng như chủ quan, nhưng khi Trạm Hành bước vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, bà con đã không tiếc công, tiếc của đóng góp cùng Nhà nước xây dựng một Trạm Hành no ấm.

Theo thông tin từ đồng chí Trần Uyên Diễn, Bí thư Đảng ủy xã Trạm Hành, trong 2 năm 2012, 2013 nhân dân đã tích cực tham gia đóng góp tiền bạc, công sức lao động để xây dựng cơ sở hạ tầng cho xã. Riêng số tiền huy động nhân dân đóng góp đã lên tới con số 4 tỷ đồng, là kinh phí không nhỏ nếu so với đời sống còn khó khăn của bà con. Số kinh phí này đã góp phần hoàn thiện hệ thống đường sản xuất nội bộ, đường liên thôn của xã. Ngoài ra, các hộ dân còn không ngại ngần hiến đất làm đường giao thông nông thôn cũng như góp hàng trăm ngày công để hoàn thành mục tiêu này. Không chỉ vậy, ở mỗi thôn ấp, khi xây dựng các công trình như nhà văn hóa, kéo điện lưới quốc gia, hệ thống nước sạch…, nhân dân đều đóng góp thêm số tiền với tổng mức lên tới gần 1 tỷ đồng. Không thể phủ nhận sự đóng góp của nhân dân đã góp phần đẩy nhanh tiến độ, góp phần giúp Trạm Hành cơ bản đạt 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới và cam kết sẽ đạt được cả 19 tiêu chí này một cách bền vững vào năm 1014.

BÀI DỰ THI VIẾT VỀ NÔNG THÔN MỚI

Kỳ I: Nông dân vượt khó đồng hành cùng Nhà nước DIỆP QUỲNH

Trồng hoa ở Lạc Dương

Nằm trên trục đường nối Đà Lạt với Lâm Hà qua ngã Tà Nung, sát cạnh

Đà Lạt, xã Mê Linh - Lâm Hà có diện tích tự nhiên 4.282ha trong đó đất nông nghiệp trồng trọt trên 3.000ha. Toàn xã có 9 thôn, 1.600 hộ dân, trên 7.500 nhân khẩu sinh sống; trong đó có 431 hộ, trên 2.100 nhân khẩu là đồng bào dân tộc gốc Tây Nguyên sống tại 4 thôn.

Mê Linh là xã thực hiện tương đối tốt công tác xây dựng nông thôn mới của huyện Lâm Hà. Hiện xã đã đạt 8/19 tiêu chí nông thôn mới (quy hoạch, điện, bưu điện, thu nhập, tỷ lệ lao động có việc làm, hình thức tổ chức sản xuất, văn hóa, an ninh trật tự xã hội) và đang phấn đấu đạt thêm 3 tiêu chí nữa trong năm nay (giảm số hộ nghèo, y tế và hệ thống chính trị vững mạnh).

Hiện tại, Mê Linh vẫn còn khoảng gần 100 hộ nghèo (chiếm khoảng 6% dân số) và 127 hộ cận nghèo. Đa số hộ còn nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số trong những thôn nghèo (xã có 3 thôn khó khăn trong Chương

Đa dạng hóa cây trồng ở Mê Linh GIA KHÁNH

Từ một xã gần như độc canh cà phê, Mê Linh - Lâm Hà đang nỗ lực khuyến khích người dân đa dạng hóa cây trồng của mình trong đó có trồng hoa công nghệ cao theo cách người dân Đà Lạt đang làm.

trình 135, 4 thôn thuộc Chương trình 30a). Xã đang phấn đấu giảm số hộ nghèo này xuống thấp thông qua các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững, phát triển hệ thống giao thông nông thôn để đưa các thôn nghèo này cùng phát triển.

Thế mạnh lâu nay của Mê Linh chính là cà phê. Trong 3.000ha đất canh tác trên, cà phê đã chiếm gần 2.800ha, phần còn lại là diện tích của một số loại cây trồng khác, chủ yếu là lúa nước nằm dọc theo những triền suối của cộng đồng người dân tộc thiểu số. Là cây trồng chủ lực nên cà phê được người dân nơi đây chăm sóc khá tốt. Năng suất bình quân cà phê của xã hiện khoảng 2,5 tấn/ha. Chính quyền xã cùng vào cuộc với người dân, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của xã vận động người dân thâm canh, chuyển đổi giống cà phê mới có năng suất cao hơn. Trong năm 2013 vừa qua, người trồng cà phê trong xã được hỗ trợ cây giống cà phê Catimo (trên 30 nghìn cây) và giống cà phê vối cao sản (trên 27 nghìn cây) theo giá Nhà nước. Nhiều hộ đang tích cực chuyển đổi giống mới, ghép chồi, trồng thêm diện tích mới (trên 32 ha trong năm 2013).

Huy động sức dân xây dựng nông thôn mớiXây dựng nông thôn mới là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta và với Lâm Đồng, một tỉnh có cơ cấu kinh tế nghiêng về nông nghiệp thì xây dựng nông thôn mới càng trở nên quan trọng. Mỗi năm, Nhà nước đầu tư hàng trăm tỷ đồng để các địa phương xây sửa cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế - xã hội, nhưng xây dựng nông thôn mới không chỉ là công việc của Nhà nước, đó là việc của toàn thể cộng đồng, của chính quyền và trước tiên là của chính những người nông dân đang sống trên mảnh đất ấy. Và bà con nông dân đã tích cực đóng góp, từ công, của cho tới hiến đất để đồng hành cùng Nhà nước xây dựng một nông thôn tốt đẹp.

Xã cho đến nay đang triển khai khá hiệu quả mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ nhằm phát triển cà phê bền vững theo chủ trương của huyện và tỉnh.

Để tăng thêm hiệu quả sử dụng đất từ các vườn cà phê, tăng thêm thu nhập, lâu nay xã khuyến khích người dân trồng xen nhiều loại cây khác trong vườn như cây ăn trái (chủ yếu là bơ, mít, chuối, tổng cộng khoảng 35ha), chè (trồng xen trong vườn cà phê hoặc trồng thuần, diện tích cả xã khoảng 32ha) và trồng dâu nuôi tằm (cả xã khoảng 31ha). Đây là những loại cây “lấy ngắn nuôi dài”, cho thu nhập trước mắt cho người trồng lúc nông nhàn khi chờ vụ thu hoạch cà phê đến.

Đặc b iệ t , Mê L inh đang khuyến khích người dân trong xã phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm trở lại. Đây vốn là nghề truyền thống của rất nhiều hộ dân và giá kén lại khá ổn định gần đây nên xã coi đây là một thế mạnh cần phát huy bên cạnh cây cà phê. Theo ông Nguyễn Văn Đức - Phó Chủ tịch UBND xã, nhiều chương trình hỗ trợ cho người trồng dâu nuôi tằm đang thực hiện như cung cấp cây dâu giống mới, hỗ trợ giống tằm cho người nuôi, vận động người dân

trồng xen dâu trong các rẫy cà phê vùng thấp ven suối tăng sản lượng lá dâu.

Trong chăn nuôi, Mê Linh đang khuyến khích người dân tham gia các dự án chăn nuôi của các Cty lớn đang đầu tư cho người nuôi, cung cấp thức ăn thu mua sản phẩm. Toàn xã hiện có 9 trang trại chăn nuôi được cấp phép hoạt động, trong đó có 7 trang trại nuôi heo với 11.500 con, 2 trang trại gà trên 47 nghìn con.

Một cây trồng khác tuy diện tích còn nhỏ nhưng đang mang lại niềm hy vọng lớn cho người dân Mê Linh trong vài năm gần đây chính là trồng hoa. Từ một vài sào hoa trồng thử nghiệm ban đầu, đến nay cả xã đã có gần 10ha hoa trong đó có khoảng 8ha trồng hoa đồng tiền, diện tích còn lại là hồng môn, thiên điểu, hoa ly trong mùa Tết...

Điều đáng nói tất cả diện tích 10ha trồng hoa trên tại xã đều áp dụng công nghệ mới như cách trồng hoa tại Đà Lạt. Nghĩa là người trồng hoa nơi đây đã bỏ một số tiền không nhỏ để đầu tư làm nhà kính cho hoa đồng tiền, làm nhà lưới cho hoa hồng môn, hoa thiên điểu, hoa ly, lắp đặt hệ thống tưới nước tự động. Điển

hình cho những hộ trồng hoa công nghệ cao này của xã là các hộ ông Trúc Bá Tưởng, Võ Đình Liên, Nguyễn Hữu Cảnh... Riêng ông Lỗ Trường Thành ở thôn 2 trong xã đã có khoảng 1,5ha nhà lưới trồng hoa hồng môn và hoa thiên điểu, mùa Tết vừa rồi cho thu nhập rất tốt. Toàn bộ hoa thu hoạch ở đây được bán thông qua ngõ Đà Lạt.

Theo ông Nguyễn Văn Tranh, Bí thư Đảng ủy xã Mê Linh, trồng hoa công nghệ cao là một hướng mới trong việc đa dạng hóa cây trồng của xã và đang có tác động rất tích cực đến bộ mặt kinh tế - xã hội hiện nay. Để vận động người dân trồng hoa, Mê Linh đang khuyến khích người dân có khả năng đầu tư vốn chuyển đổi bớt một ít diện tích đất trồng cà phê sang trồng hoa. Chính quyền xã cùng với Trung tâm nông nghiệp huyện đang tích cực hỗ trợ người dân về kỹ thuật, giống, tổ chức đưa người lên Đà Lạt tham quan học tập các mô hình trồng hoa công nghệ cao để về áp dụng. “Chúng tôi đã xác định, Mê Linh sẽ đi trên “3 chân kiềng” đó là cây cà phê, trồng dâu nuôi tằm và nay là trồng hoa công nghệ cao như cách Đà Lạt đang làm” - ông Tranh cho biết.

Nông dân mới xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới ở Lâm Đồng đã bước vào giai đoạn cao trào, chỉ từ vài xã thí điểm ban đầu hiện đã có 12 xã đạt trên 15 tiêu chí, 42 xã đạt từ 10 tới 14 tiêu chí và trong thời gian gần nhất có 4 xã đạt đủ 19 tiêu chí, đạt chuẩn xã

nông thôn mới. Cùng với đó, số kinh phí do nhân dân đóng góp cũng đang tăng lên ngày càng đáng kể. Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Chương trình NTM của tỉnh Lâm Đồng, nhân dân các xã đang xây dựng NTM toàn tỉnh đã đóng góp số tiền lên tới xấp xỉ 300 tỷ đồng, hàng chục ngàn mét vuông đất để xây dựng các công

trình công cộng như đường giao thông nông thôn, đường vào nơi sản xuất, nhà văn hóa… Và hàng vạn công lao động đã được nhân dân đóng góp, cùng sự hỗ trợ của Nhà nước để hình thành nên bộ mặt nông thôn khang trang, sạch đẹp.

Xây dựng nông thôn mới là hoạt động chung của toàn thể cộng đồng, trong đó nhân vật chủ thể chính là người nông dân. Xây dựng NTM không thể trở thành hiện thực nếu người dân, chủ nhân chính của vùng đất ấy không có ý thức đóng góp, xây đắp và chủ động thực hiện quyền làm chủ của mình. Chính bởi vậy, việc đóng góp của người dân đã cho thấy sự sẵn sàng của cư dân trong việc xác định vai trò, vị trí của mình trong việc xây dựng quê hương. Thực chất, xây dựng nông thôn mới không chỉ là chuyện xây dựng theo kế hoạch, hoàn thành đúng 19 tiêu chí là đủ, mà đây là một quá trình lâu dài và đòi hỏi người dân phải tích cực, chủ động phát huy khả năng, vai trò của mình, đồng hành cùng sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không chỉ giữ vững các tiêu chí đã đạt được và phải phát huy cơ sở hạ tầng đã được xây dựng, để thực sự phục vụ đời sống của cư dân khiến đời sống nông dân, nông thôn trở nên bền vững. Như đồng chí Nguyễn Xuân Tiến - Ủy viên TW Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã phát biểu trong Hội nghị biểu dương nông dân sản xuất giỏi năm 2013 : “Mỗi người nông dân làm giàu góp phần thúc đẩy nông thôn phát triển, nông dân đều vươn lên xây dựng kinh tế gia đình, đóng góp với Nhà nước thì nông thôn Lâm Đồng sẽ trở thành nông thôn mới bền vững”.

Page 4: HuyệN LạC DươNg kỷ Niệm 35 Năm tHàNH Lập Và đóN NHậN …baolamdong.vn/upload/others/201403/8805_so_ngay_19.3.2014.pdfcó công với cách mạng trong 2 năm 2014

4 THÖÙ TÖ 19 - 3 - 2014

CHÀO MỪNG THÀNH LẬP THỊ TRẤN CÁT TIÊN - HUYỆN CÁT TIÊN (21/3/2014)

Từ một thị trấn anh hùng Thị trấn Đồng Nai - địa phương

anh hùng trong thời kỳ kháng chiến, được thành lập năm 1986, có diện tích tự nhiên 1.346,81ha, dân số 7.398 người/1.687 hộ, gồm 11 khu phố và 1 bản Buôn Go là đồng bào dân tộc tại chỗ. Trong những năm qua, thị trấn tập trung phát triển đầu tư theo hướng đô thị, phát triển kinh tế theo hướng thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Là địa phương được đánh giá có số cơ sở thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp lớn nhất toàn huyện. Đời sống nhân dân từng bước được nâng lên, số hộ khá, giàu chiếm tỷ lệ cao. Cơ sở hạ tầng - kỹ thuật, kinh tế - xã hội được tập trung đầu tư, nâng cấp, đội ngũ cán bộ được chuẩn hóa, đáp ứng với yêu cầu quản lý hiện nay. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 18,1%, nông - lâm - thủy tăng 12,3%, thương mại, dịch vụ tăng 32,1%, thu nhập bình quân đầu người đạt 24,2 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 15,8%.

Tuy nhiên, trong thực tế thị trấn Đồng Nai có quy mô diện tích và dân số chưa đáp ứng với yêu cầu mở rộng đô thị của khu vực trung tâm huyện lỵ, mục tiêu và định hướng đến 2020 là xây dựng trung tâm huyện lỵ Cát Tiên đạt các tiêu chí đô thị loại IV, do đó việc sáp nhập Phù Mỹ vào thị trấn Đồng Nai là yêu cầu khách quan, đáp ứng nhu cầu phát triển sau này.

Đến Phù Mỹ hiền hòaVới diện tích tự nhiên 679ha, dân

số 3.921 người, trong những năm qua, Phù Mỹ duy trì phát triển ở mức cao từ 15 - 16%, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng tỷ

Để thị trấn Cát Tiêntrở thành đô thị loại IV

ª NGUYỆT THU

trọng ngành thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Với lợi thế về cơ sở hạ tầng của khu vực trung tâm huyện lỵ, quá trình đô thị hóa nhanh, có điều kiện thu hút đầu tư và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Qua khảo sát của ngành chức năng cho thấy mối quan hệ kinh tế cũng như điều kiện về hạ tầng gắn liền với thị trấn Đồng Nai, có hướng phát triển thành đô thị. Đa số ý kiến của nhân dân (thông qua tổng hợp từ các tổ dân phố) đều thống nhất và đồng tình với chủ trương sáp nhập Phù Mỹ với thị trấn Đồng Nai và đổi tên thành thị trấn Cát Tiên. Mục tiêu cơ bản nhằm hướng đến phát triển một thị trấn có tầm cỡ và trở thành trung tâm hành chính của huyện.

Mặt khác, Phù Mỹ với dân số ít, diện tích nhỏ, phần lớn diện tích lại nằm trong quy hoạch trung tâm huyện lỵ; trụ sở Huyện ủy - UBND, các cơ quan ban ngành đều đóng chân trên địa bàn xã, do đó việc sáp nhập 2 địa phương là thực sự cần thiết, phù hợp với yêu cầu phát triển đô thị hiện nay, đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân, đúng định hướng của tỉnh, chủ trương chung của Đảng và Nhà nước.

Hợp nhất thành mộttrung tâm huyện lỵ,phát triển mạnh về thương mại, dịch vụ, tiểu thủ CNÔng Ngô Xuân Hiển - Chủ tịch

UBND huyện Cát Tiên cho biết: Với đặc điểm chung của Phù Mỹ và thị trấn Đồng Nai là trung tâm hành chính, kinh tế - xã hội của huyện, lại cùng chung định hướng trong

những năm đến là tập trung phát triển thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Mặt khác, do việc đô thị hóa diễn ra khá nhanh, đòi hỏi phải tổ chức lại về bộ máy chính quyền theo chính quyền đô thị để đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ quản lý trên địa bàn, hình thành thị trấn mở rộng.

Theo quy hoạch được duyệt tại Quyết định 800/QĐ - UBND ngày 8/3/2007 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc “phê duyệt quy hoạch chung xây dựng trung tâm huyện lỵ Cát Tiên”, thì việc yêu cầu mở rộng thị trấn là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội những năm tiếp theo. Theo đó, Đảng bộ và chính quyền sẽ tăng cường công tác quản lý để đảm bảo cảnh quan môi trường khu đô thị trung tâm huyện lỵ Cát Tiên và trật tự xây dựng trên địa bàn. Tiếp tục đầu tư hạ tầng kỹ thuật gắn với quy hoạch, chỉnh trang nhà ở đô thị, kêu gọi đầu tư trung tâm thương mại… Phấn đấu đến năm 2020, Cát Tiên hội đủ các tiêu chí để trở thành đô thị loại IV, góp phần thay đổi đáng kể diện mạo một vùng nông thôn với khu trung tâm đô thị hiện đại, mạnh về thương mại - dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp. Qua đó, thu hút ngày càng nhiều du khách đến với Cát Tiên - một khu di tích khảo cổ học nổi tiếng đã được nhà nước xếp hạng. Xứng đáng với một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, đa dạng sinh học với những trang sử cách mạng hào hùng.ª

Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Cát Tiên được coi là vùng căn cứ của Khu 6, Khu 10 - Tỉnh ủy Lâm Đồng, một địa bàn có đường hành lang nối tiếp đường mòn Hồ Chí Minh từ Đắc Lắc qua Cát Tiên, Phước Long để về Trung ương Cục miền Nam. Để mở rộng địa giới hành chính, nâng tầm phát triển khu trung tâm huyện lỵ, thị trấn Cát Tiên chính thức được thành lập, trên cơ sở sáp nhập xã Phù Mỹ và thị trấn Đồng Nai, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân.

Ñ ó là nội dung bài đề dẫn của GS.TS Lê Hồng Lý - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa, tại Hội thảo khoa học “Văn hóa và sự phát triển du lịch Tây Nguyên” được Viện Nghiên cứu Văn

hóa (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng tổ chức ngày 17/3. Hội thảo có 15 bài tham luận và rất nhiều ý kiến của khoảng 40 đại biểu là các nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Văn hóa, Cục Di sản (Bộ VH-TT&DL), giảng viên các trường đại học và cán bộ các Sở VH-TT&DL các tỉnh Tây Nguyên; đặc biệt là của nhà văn Nguyên Ngọc và các nghệ nhân người DTTS gốc Tây Nguyên, về văn hóa Tây Nguyên trong mối liên hệ với du lịch và các vấn đề quan trọng gắn với sự phát triển du lịch bền vững ở Tây Nguyên…

Nhà văn Nguyên Ngọc mở đầu Hội thảo với nội dung về du lịch Tây Nguyên có sự so sánh với Hội An. Theo ông, trong khi Hội An sử dụng “tài nguyên” đặc biệt của mình là văn hóa, là truyền thống văn hóa đặc sắc được tích lũy lâu dài trong suốt quá trình lịch sử, không chỉ thể hiện ở những ngôi nhà cổ mà ở cách sống chân thật, thân thiện và không gian bình an, tĩnh lặng, không tiếng máy xe, không nhà cao tầng… thì Tây Nguyên tình trạng khai thác tài nguyên thiên nhiên, khiến cho môi trường sinh thái bị suy thoái và di sản văn hóa dân tộc bản địa bị mai một. Mà di sản văn hóa trong môi trường sinh thái đó chính là “tài nguyên” độc đáo nhất của Tây Nguyên để phát triển.

Nữ tiến sĩ người ÊĐê, giảng viên Trường ĐH Tây Nguyên - Buôn Krông Tuyết Nhung đưa ra nhiều dẫn chứng về sự biến đổi văn hóa - xã hội ở Tây Nguyên từ những điều thiêng liêng trong tâm thức truyền thống, như: khu rừng thiêng, đất làng, đất nhà, nhà mồ, đất sản xuất, nguồn nước; hệ thống các nguyên tắc quản trị và điều hành xã hội truyền thống; cơ cấu gia đình, cộng đồng… đã ảnh hưởng sâu sắc đến bản sắc văn

Sự thu hút hàng triệu dân cư của khắp mọi miền đất nước đến làm ăn sinh sống đã làm cho bộ mặt của Tây Nguyên thay đổi rất nhiều. Văn hóa sinh kế làm thay đổi căn bản trong cuộc sống của người Tây Nguyên dẫn đến sự chuyển biến cả về mặt tâm lý, phong tục, nếp sống... khiến cho việc bảo tồn các di sản văn hóa của các dân tộc thiểu số gặp nhiều thách thức. Du lịch là một trong những phương thức bảo tồn khi đưa các giá trị văn hóa thành sản phẩm du lịch…

HỘI THẢO KHOA HỌC “VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂY NGUYÊN”

Bảo tồn giá trị văn hóa bằng du lịchª LÊ HOA

hóa Tây Nguyên. Nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Hòa - Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên, cho rằng: “Tri thức bản địa và sự phát triển bền vững trong vùng dân cư tại chỗ ở Tây Nguyên” để khẳng định, không thể cứ sử dụng lợi thế của Tây Nguyên qua những ngọn thác, dòng sông, con suối, huyền thoại, sử thi, truyền thuyết… để làm du lịch, mà chưa hiểu đúng, chưa đề cao, chưa bảo vệ và cứ để mất dần vốn tri thức bản địa của các tộc người Tây Nguyên… Vấn đề rừng và nguồn nước là thiêng liêng với các tộc người Tây Nguyên cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi dân số cơ học tăng đột biến. TS. Nguyễn Thị Kim Vân - Sở VH-TT&DL Gia Lai, kể một câu chuyện về “bảo vệ rừng thiêng”: Hồi còn làm ở Bảo tàng, bà đi khảo sát đến một khu rừng toàn gỗ quý. Cả Bí thư và Chủ tịch xã lúc ấy đều là người Bahnar, khẳng định: “Cháu cứ yên tâm, đây là rừng thiêng của người Bahnar, không ai dám động vào đâu”. Nhưng mấy năm sau quay trở lại, khu rừng ấy đã bị khai thác sạch, biến thành vườn cà phê…

Không gian văn hóa của đồng bào Tây Nguyên

Đi hết những cánh rừng chưa mỏi Ba năm trước, tôi tiếp xúc với ông tại

nhà riêng cùng lãnh đạo Mặt trận huyện Lạc Dương. Tháng 3 này, gặp lại, vẫn con người rắn rỏi ấy. Ha Tang và người em vợ, ông Cill Chè, từng là Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Lát vào đang cùng nhâm nhi trò chuyện. Rơ Ông Ha Tang cầm lon bia 333 mời tôi “uống cho vui” nhưng tôi từ chối. Ông nói: “Vậy nhô không độ” (uống trà xanh không độ). Tôi cảm ơn, chỉ uống nước trà nhà. Ông áy náy mãi nhưng rồi cũng kể chuyện cho tôi nghe.

Để nuôi 12 người con, vợ chồng ông cần mẫn lao động, xoay xở nhiều công việc kiếm tiền. Làm rẫy, làm vườn, chăn nuôi. Hơn thế, vợ dệt thổ cẩm, Ha Tang lội rừng kiếm các loại lâm sản phụ và đan gùi. Xung quanh chúng tôi ngồi ông treo nhiều thứ. Bằng khen của Trung ương, của tỉnh; giấy khen của các cấp; ảnh đại hội, ảnh ông được trò chuyện với Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Hà Nội… và 13 chiếc chiêng cổ. Hai bộ “chiêng sáu” và lẻ 1 “chiêng me” (chiêng mẹ) do ông đi bán thổ cẩm gom được từ nhiều vùng: Đạ Long, Đạ Tông, xã Lát, Đạ Sar, Đạ Chais… Ha Tang cho biết trị giá 13

chiêng này bằng 20 con bò to, riêng một cái chiêng mẹ 5 con bò. “Bây giờ ai mua đúng 20 con bò như hồi đó thì tôi bán, không thì thôi, tôi để làm kỷ niệm. Thiếu tiền thì vay ngân hàng, làm cà phê trả”, ông dứt khoát.

Nhận hộ nghèo mắc cỡ quá Sự kiện Rơ Ông Ha Tang “nói không”

với sổ nghèo được rất nhiều cán bộ ở Lạc Dương nể trọng. Ông tâm sự: “Người ta đưa sổ hộ nghèo, tôi nói xin trả sổ. Tôi tự ái luôn. Tôi ở đây, tôi tự làm, làm lúa, làm bắp nuôi con nuôi cái… Nghèo là nghèo từ xưa, do tổ tiên để lại. Tôi không nhận. Bây giờ tôi không nghèo, không giàu, tôi làm đủ ăn, tôi không nhận. Tiếng Pháp nói là “Norme” (chuẩn), tôi

XIN TRẢ SỔ HỘ NGHÈOª Bút ký: TĨNH XUYÊN

Năm 2009, trên sân khấu Đại hội người DTTS tiêu biểu huyện Lạc Dương, ông già K’Ho cất lời làm hàng trăm người ngồi dưới ngỡ ngàng. Rằng: “Tôi không nhận sổ hộ nghèo; tôi tự làm, làm lúa, làm bắp nuôi con nuôi cái…”. Đó là Rơ Ông Ha Tang, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Đưng K’Nớ, năm nay đã 76 tuổi.

° Mùa cà phê này ông Ha Tang thu hoạch hơn 2 tấn nhân khô.

° Đường vào trung tâm Cát Tiên hôm nay - Ảnh: BÙI TRƯỞNG

VAÊN HOÙA - XAÕ HOÄI

Page 5: HuyệN LạC DươNg kỷ Niệm 35 Năm tHàNH Lập Và đóN NHậN …baolamdong.vn/upload/others/201403/8805_so_ngay_19.3.2014.pdfcó công với cách mạng trong 2 năm 2014

5 THÖÙ TÖ 19 - 3 - 2014

Với chủ đề “Miền Đông với Đại ngàn Tây Nguyên”, Lễ hội Văn hóa miền Đông là sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động Năm Du lịch quốc gia 2014, sẽ diễn ra tại Đà Lạt trong 3 ngày từ 28 - 30/3/2014. Với quy mô mang tầm khu vực, Lễ hội văn hóa miền Đông sẽ lồng ghép 2 sự kiện “Liên hoan tiếng hát miền Đông lần thứ 16” và “20 năm thành lập CLB Giám đốc trung tâm văn hóa các tỉnh miền Đông” với sự tham gia của Trung tâm văn hóa 9 tỉnh miền Đông Nam bộ gồm: Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh,

Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng, và 5 tỉnh khách mời: An Giang, Kiên Giang, Tuyên Quang, Gia Lai, Khánh Hòa.

Với 5 hoạt động chính diễn ra trong suốt 3 ngày, lễ hội sẽ là những ngày hội của nghệ thuật, của âm thanh, ánh sáng: Liên hoan giọng hát trẻ “Họa mi miền Đông”, Liên hoan các nhóm nhảy hiện đại “Sắc màu miền Đông”, Du lịch dã ngoại “Một ngày với Nam Tây Nguyên”, Hội ngộ các món ngon miền Đông, Đêm hội miền Đông. QUỲNH UYỂN

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đức Trọng vừa tổ chức hội thi đồ dùng dạy học (ĐDDH) tự làm cấp huyện năm học 2013-2014. Đây cũng là lần thứ XI hội thi trên được tổ chức. Có 72 trường tiểu học, mầm non và THCS với 102 ĐDDH đã tham dự hội thi. Đây là những đồ dùng, thiết bị dạy học tự làm phục vụ cho các lớp học phổ thông. Mỗi giáo viên có thể dự thi nhiều sản phẩm (đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học…). Các sản phẩm dự thi là những sản phẩm mới, chưa đạt giải trong các kỳ hội thi trước đây. Được biết, hội thi trên được khởi động ngay từ đầu năm học. Trong khoảng thời gian từ tháng 8/2013 đến tháng 2/2014, các trường chuẩn bị đề

tài, hội thảo và tiến hành thiết kế làm ĐDDH. Trong từng tổ bộ môn, từng giáo viên dựa vào các tiêu chí, lượng kiến thức trong các bài dạy liên quan để tiến hành chọn thiết kế, chọn vật liệu, quy cách. Tháng 2 năm 2014, các trường học tổ chức hội thi cấp trường và chọn lựa những ĐDDH đạt giải cao để tham gia cuộc thi cấp huyện.

Kết quả: Bậc học mầm non: 4 giải B, 4 giải C và 1 giải khuyến khích (không có giải A); bậc học tiểu học: 1 giải B, 1 giải C và 9 giải khuyến khích; bậc THCS: 1 giải B, 3 giải C và 9 giải khuyến khích. Những ĐDDH có chất lượng, đạt giải cao sẽ được tư vấn kỹ thuật để hoàn thiện hơn tham gia hội thi cấp tỉnh. THY VŨ

Báo cáo tại Hội nghị tổng kết ngày 14/3/2014 của Hội đồng TĐ-KT huyện Đức Trọng cho biết, tiếp tục

đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước với khẩu hiệu “Đồng thuận cao - Thi đua giỏi - Về đích sớm”, phong trào thi đua yêu nước năm 2013 của huyện Đức Trọng nhận được sự hưởng ứng sâu rộng trong cán bộ, quần chúng nhân dân nên đạt được những kết tốt trên mọi lĩnh vực KT-XH của địa phương. Cụ thể: Trong lĩnh vực nông nghiệp, với phong trào thi đua ứng dụng khoa học kỹ thuật, đến nay trên địa bàn huyện có 2.395ha rau, hoa sản xuất theo hướng công nghệ cao, đạt giá trị kinh tế/một đơn vị diện tích từ 150-250 triệu đồng/ha. Phong trào “Chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới” được toàn dân hưởng ứng mạnh mẽ, ngoài xã nông thôn mới Tân Hội, Đức Trọng còn có 2 xã đạt 17/19 tiêu chí, 3 xã đạt 16/19 tiêu chí, 4 xã đạt 4-16/19 tiêu chí và xã còn lại đạt từ 8 tiêu chí

trở lên. Theo đó, Đức Trọng thực hiện giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2013 đạt 2.450 tỷ đồng, tăng 19,35% so với năm 2012; Giá trị đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện được 2.300 tỷ đồng, tăng 11,38% so với năm 2012; Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ đạt 2.690 tỷ đồng, tăng 21,72% so với năm 2012. Trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ: Với chủ trương tăng thu, giảm chi, năm 2013 Đức Trọng đã thu ngân sách trên địa bàn do huyện quản lý được gần 317 tỷ đồng, đạt 104% dự toán, đồng thời tiết kiệm chi trên 7,8 tỷ đồng. Trong lĩnh vực văn hóa xã hội: Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, đến nay toàn huyện Đức Trọng có 85,3% thôn, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa, 96% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa 85% gia đình đạt danh hiệu văn hóa. Tính đến nay, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh, đội ngũ y,

bác sỹ không ngừng được đầu tư, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm, đã đáp ứng tốt yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân. Công tác an sinh xã hội được quan tâm thực hiện, góp phần chăm lo đời sống của nhân dân, nhất là các đối tượng chính sách, các gia đình có công với cách mạng. Cũng trong năm 2013, giải quyết việc làm cho 3.860 lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2,59%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS còn 6,53%...

Ghi nhận những kết quả đạt được trong phong trào thi đua yêu nước của huyện Đức Trọng, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen cho 2 đơn vị; UBND tỉnh tặng Cờ thi đua cho 2 đơn vị đó là UBMTTQVN huyện và xã Đà Loan; tặng bằng khen cho 5 tập thể, 11 cá nhân; công nhận 20 tập thể Lao động xuất sắc, 6 cá nhân Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh và nhiều danh hiệu khác.

HOÀNG ĐẠI HUYNH

Đức Trọng tiếp tục đẩy mạnh phong tràothi đua yêu nước

Lễ hội Văn hóa miền Đông lần đầu tiêndiễn ra tại Đà Lạt

ĐỨC TRỌNG:Hội thi đồ dùng dạy học tự làm lần thứ XI

° Ông Phạm S - TUV,Phó Chủ tịch UBND tỉnhtrao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủcho 2 tập thểcủa huyệnĐức Trọng.

HỘI THẢO KHOA HỌC “VĂN HÓA VÀ SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂY NGUYÊN”

Bảo tồn giá trị văn hóa bằng du lịchª LÊ HOA

° Các đại biểuđi khảo sát thực tế tại điểm du lịch văn hóa Thung lũng Vàng.

hóa Tây Nguyên. Nữ tiến sĩ Nguyễn Thị Hòa - Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên, cho rằng: “Tri thức bản địa và sự phát triển bền vững trong vùng dân cư tại chỗ ở Tây Nguyên” để khẳng định, không thể cứ sử dụng lợi thế của Tây Nguyên qua những ngọn thác, dòng sông, con suối, huyền thoại, sử thi, truyền thuyết… để làm du lịch, mà chưa hiểu đúng, chưa đề cao, chưa bảo vệ và cứ để mất dần vốn tri thức bản địa của các tộc người Tây Nguyên… Vấn đề rừng và nguồn nước là thiêng liêng với các tộc người Tây Nguyên cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi dân số cơ học tăng đột biến. TS. Nguyễn Thị Kim Vân - Sở VH-TT&DL Gia Lai, kể một câu chuyện về “bảo vệ rừng thiêng”: Hồi còn làm ở Bảo tàng, bà đi khảo sát đến một khu rừng toàn gỗ quý. Cả Bí thư và Chủ tịch xã lúc ấy đều là người Bahnar, khẳng định: “Cháu cứ yên tâm, đây là rừng thiêng của người Bahnar, không ai dám động vào đâu”. Nhưng mấy năm sau quay trở lại, khu rừng ấy đã bị khai thác sạch, biến thành vườn cà phê…

Không gian văn hóa của đồng bào Tây Nguyên

bản địa bị thu hẹp và cơ cấu kinh tế thay đổi, nhưng để phục vụ du lịch, các di sản văn hóa đã bị “sân khấu hóa”, các giá trị truyền thống bị “sáng chế” để phù hợp với “khẩu vị” của du khách được TS. Hoàng Cầm (Viện Nghiên cứu Văn hóa) cảnh báo. Ông đề xuất: “Cần phải có sự nghiên cứu, bàn thảo giữa người quản lý văn hóa, người làm du lịch và người dân để tìm ra phương thức vừa bảo tồn được văn hóa vừa khai thác hiệu quả văn hóa để phát triển. Trong đó, du lịch văn hóa vừa tạo nên môi trường mới, vừa là chất xúc tác để người dân tự sưu tầm và bảo tồn văn hóa của dân tộc họ”… Cùng chung quan điểm với các nhà khoa học về phương thức bảo tồn văn hóa qua du lịch, TS. Nguyễn Xuân Hồng - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa, nêu ý kiến: Cần có sự nghiên cứu và đánh giá để tùy trường hợp cụ thể mà bảo tồn văn hóa có chọn lọc hoặc bảo tồn văn hóa cộng đồng, vì văn hóa không có cao có thấp, chỉ có sự khác biệt. Mà sự khác biệt đó, phải do chính chủ thể của văn hóa quyết định, duy trì, giữ gìn và bảo vệ… Đó cũng chính là cơ sở nền tảng để hình thành các sản phẩm du lịch.ª

với sổ nghèo được rất nhiều cán bộ ở Lạc Dương nể trọng. Ông tâm sự: “Người ta đưa sổ hộ nghèo, tôi nói xin trả sổ. Tôi tự ái luôn. Tôi ở đây, tôi tự làm, làm lúa, làm bắp nuôi con nuôi cái… Nghèo là nghèo từ xưa, do tổ tiên để lại. Tôi không nhận. Bây giờ tôi không nghèo, không giàu, tôi làm đủ ăn, tôi không nhận. Tiếng Pháp nói là “Norme” (chuẩn), tôi

là gia đình norman. Ông Kỳ (Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Quốc Kỳ-TX) ông biết đấy...”. Hôm sau tôi xác minh qua anh Nguyễn Quốc Kỳ, anh nhận xét: Đó là một con người rất gương mẫu, mẫu mực. 76 tuổi nhưng lao động hăng say, tham gia tích cực các phong trào. Ông đang là Chủ tịch Hội Người cao tuổi, làm gương cho nhiều bà con noi theo.

- Hôm đó tôi cũng dự. Ông ấy lên sân khấu nói: Tôi có bàn tay có bàn chân tôi làm ra, không cần sổ hộ nghèo. Nhận hộ nghèo mắc cỡ quá”, ông Cill Chè góp vào câu chuyện giữa chúng tôi.

Ha Tang nói tiếp: “Có người nói tôi 12 đứa con sao không nhận hộ nghèo để được hỗ trợ, nhưng tôi không nhận, tôi tự ái. Bây giờ con út của tôi đang học cao đẳng sư phạm, một tháng 2 triệu, vợ chồng tôi lo được”…

Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Lạc Dương Nguyễn Thị Hằng kể lại: Mọi người cũng khuyên ông Ha Tang đừng có trả sổ vì lo cho ông, nhưng ông kiên quyết trả.

Trả và hành động. Với mô hình vườn-ao-chuồng-rừng, hộ ông Rơ Ông Ha Tang đã thoát nghèo vững chắc. Thu nhập bình quân đầu người/tháng năm 2011 là 380 ngàn đồng nhưng năm 2012 đã đạt 1 triệu đồng. Trong 37 hộ thoát nghèo bằng mô hình của huyện Lạc Dương hộ Ha Tang xếp thứ 6 về mức thu nhập chênh lệch cao nhất, bỏ xa hầu hết các hộ khác. Chính tấm gương lao động sản xuất của

vợ chồng ông đã trở thành lực hút của mấy hộ trong xã bỏ đi Đăk Lắc mấy năm sau quay lại Đưng K’Nớ làm theo.

Phó Chủ tịch UBND xã Đưng K’Nớ Rơ Ông Ha Nhang nhận xét: Ha Tang là người hoàn toàn chịu khó làm ăn theo chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đây là một gia đình khá giả, con cái được học hành đàng hoàng, hàng xóm tín nhiệm. Hiện ông là người có uy tín nhất xã; bà con học tập được ở ông cách làm ăn, cách đoàn kết thương yêu nhau…

Năm 2013, xã Đưng K’Nớ có 27 hộ thoát nghèo, đạt 140%, cao nhất huyện. Mức tăng trưởng của xã đạt 25,5 tỷ đồng/năm; thu nhập bình quân đầu người 13,6 triệu đồng/năm (kế hoạch là 11 triệu đồng); tỷ lệ hộ nghèo toàn xã giảm xuống còn 21,8% (giảm gần 8% so với năm 2012). Phát huy, xã phấn đấu năm 2014 có thu nhập bình quân đầu người 15 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 18%... Từ một xã 99% hộ là đồng bào dân tộc thiểu số bản địa, tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh Lâm Đồng (trên 54% vào năm 2009 và gần 30% vào năm 2012), bức tranh nông thôn Đưng K’Nớ thực sự đã khoác lên mình tấm áo mới đẹp hơn nhiều lần.

Cây phải có gốc mới xanh tươi Vai trò là thành viên Mặt trận xã, Chủ tịch

Hội Người cao tuổi xã và già làng, Rơ Ông Ha Tang...

XIN TRẢ SỔ HỘ NGHÈOª Bút ký: TĨNH XUYÊN

° Mùa cà phê này ông Ha Tang thu hoạch hơn 2 tấn nhân khô.

(XEM TIẾP TRANG 7)

VAÊN HOÙA - XAÕ HOÄI

Page 6: HuyệN LạC DươNg kỷ Niệm 35 Năm tHàNH Lập Và đóN NHậN …baolamdong.vn/upload/others/201403/8805_so_ngay_19.3.2014.pdfcó công với cách mạng trong 2 năm 2014

THÖÙ TÖ 19 - 3 - 2014THÖÙ TÖ 19 - 3 - 20146 7 ÑÔØI SOÁNG - PHAÙP LUAÄT

Cử tri Lâm Đồng kiến nghị: Đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu điều chỉnh theo hình thức khoán chế độ phép như trước đây, bởi quy định như hiện nay chỉ thuộc những trường hợp nghỉ phép thăm người thân ốm, chết (tứ thân, phụ mẫu) và có sự xác nhận của chính quyền địa phương hoặc cơ sở y tế sở tại mới được thanh toán chế độ là chưa phù hợp, có thể phát sinh các hình thức đối phó, tiêu cực trong thực hiện.

Bộ Tài chính xin trả lời:a. Chế độ thanh toán tiền tàu xe đi phép trước đây:Trước đây, chế độ thanh toán tiền tàu xe đi phép được thực

hiện theo Thông tư số 108 TC/HCVX ngày 30/12/1993 của Bộ Tài chính quy định chế độ phụ cấp tiền tàu, xe cho công nhân viên chức nhà nước đi nghỉ phép hàng năm. Tại Mục I quy định đối tượng áp dụng như sau:

“- Công chức viên chức hành chính sự nghiệp, CNVC trong các doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước, quân nhân và công an nhân dân (thuộc diện hưởng lương) đang công tác ở miền núi và hải đảo có nghỉ lao động hàng năm theo chế độ quy định, được thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp, đơn vị cấp giấy nghỉ phép năm để đi thăm người thân (bao gồm cha, mẹ, vợ hoặc chồng con).

- Công chức viên chức hành chính sự nghiệp, CNVC trong các doanh nghiệp, quân nhân và công an nhân dân (thuộc diện hưởng lương) có đủ điều kiện nghỉ lao động hàng năm theo chế độ quy định, được thủ trương cơ quan, xí nghiệp, đơn vị cấp giấy nghỉ phép năm để đi thăm người thân bị ốm đau, tai nạn

phải điều trị, bị chết (bao gồm cha, mẹ, vợ hoặc chồng con)”.Căn cứ theo các quy định trên thì việc thanh toán tiền tàu

xe đi phép năm trước đây không thực hiện theo chế độ khoán; chỉ các đối tượng được quy định tại Mục I Thông tư số 108 TC/HCVX ngày 30/12/1993 của Bộ Tài chính và phải thực sự có đi phép thăm gia đình thì mới được thanh toán tiền tàu xe khi đi nghỉ phép.

b. Chế độ thanh toán tiền tàu xe đi phép hiện hànhNgày 23/6/1994, Quốc hội khóa IX kỳ họp thứ 5 thông qua

Bộ Luật Lao động và Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi quy định: “Tiền tàu xe và tiền lương trong những ngày đi đường do người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận; đối với người lao động làm việc ở vùng xa xôi hẻo lánh (vùng núi cao, vùng sâu, hải đảo) khi đi nghỉ hàng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương cho những ngày đi đường”.

Căn cứ theo Bộ Luật Lao động và Nghị định nêu trên, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Tại Khoản 1 Điều 2 quy định như sau:

“Cán bộ, công chức đang công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo có hệ số phụ cấp khu vực từ mức 0,5 trở lên (theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 5/1/2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và Ủy ban Dân tộc) có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật lao động quy định, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm về thăm gia đình, cha mẹ, vợ hoặc chồng, con hoặc thăm quê quán.

Cán bộ, công chức công tác tại vùng còn lại có đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật lao động quy định, được thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép hàng năm để thăm vợ hoặc chồng; con; cha, mẹ (cả bên chồng hoặc bên vợ) bị ốm đau, bị chết”.

Theo đó, việc Bộ Tài chính quy định cán bộ, công chức công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo có hệ số khu vực từ mức 0,5 trở lên được thủ trưởng cơ quan, đơn vị đồng ý cho đi nghỉ phép về thăm gia đình thì được thanh toán tiền tàu xe đi phép. Còn các đối tượng công tác tại các vùng còn lại chỉ được thanh toán tiền tàu xe đi phép khi vợ hoặc chồng, con, cha, mẹ bị ốm đau, bị chết là phù hợp với Điều 77 Bộ Luật Lao động và khoản 4 Điều 9 Nghị định số 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ.

Tuy nhiên, quy định về chế độ nghỉ phép của Bộ Luật Lao động năm 2012 đã có một số thay đổi so với trước đây, hiện nay Bộ Tài chính đang rà soát, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Thông tư số 141/2011/TT-BTC cho phù hợp.

Trả lời kiến nghị của cử tri

Chế độ thanh toán tiền tàu xe đi phép

Bất an vì bị kẻ xấu đổ thuốc sâu

vào giếngKhoảng một tuần qua, gia đình

anh Lê Văn Tâm (ngụ tại khu Đồi Cao, tổ 7, thôn 2, xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc) bất an, lo sợ vì có kẻ xấu đổ thuốc sâu xuống giếng!

Anh Tâm cho biết: “Vào chiều ngày 10/3, cháu Lê Bá Lâm (con trai thứ hai) lấy nước nấu cơm. Do nước trên bồn đã hết, cháu bơm nước dưới giếng lên dùng. Cháu lấy nước vo gạo nấu cơm thì phát hiện mùi thuốc sâu nồng nặc. Cắm điện nấu cơm xong, cháu Lâm rửa rau thì thấy rau ngả màu vàng. Thấy lạ nên cháu Lâm gọi điện báo cho tôi. Khi tôi kiểm tra thì thấy rau trong thau nước đã bầm tím. Tôi tiếp tục xem nồi cơm, thì thấy cả nồi một màu vàng, hơi bốc ra nồng nặc mùi thuốc sâu. Tôi dặn các con không được ăn và lập tức ra trình báo sự việc với Công an xã Lộc Châu”. Cũng theo anh Tâm, trước khi sự việc này xảy ra một đêm, vào đêm 9/3, anh phát hiện người định “đột nhập” vào nhà anh. Nhưng, do đêm khuya không nhìn rõ mặt và khi phát hiện anh đang theo dõi thì người này đã bỏ đi mất.

Giếng nước sâu khoảng 6 mét và được đậy bằng nắp bê tông. Khi phát hiện trong nước có mùi thuốc sâu, anh Tâm ra kiểm tra thì thấy nắp giếng bị xê dịch sang một bên. Anh Tâm kéo một xô nước từ dưới giếng lên cho chúng tôi xem, ngoài mùi hôi còn thấy nước trong xô có màu vàng nhạt trộn lẫn chất nhầy và xuất hiện nhiều váng lạ nổi lềnh bềnh trên mặt nước”.

“Từ ngày xảy ra sự việc đến nay, lúc nào tôi cũng lo lắng, bất an. Nếu sự việc này không được giải quyết, thì gia đình tôi luôn phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ!” - Chị Nguyễn Thị Nhung (vợ anh Tâm), than thở và rất mong được các cơ quan chức năng địa phương quan tâm “vào cuộc” điều tra để giải quyết.

Ông Phạm Văn Vượng, Trưởng Công an xã Lộc Châu, cho biết: “Chúng tôi đã lập hồ sơ vụ việc và chuyển lên Công an TP Bảo Lộc để xử lý”. KHÁNH PHÚC -

NDONG BRỪM

Mang theo nghề truyền thống từ quê hương làng Xuân Hòa (Bắc

Ninh) vào lập nghiệp ở thôn Xuân Thượng - xã Lạc Lâm (Đơn Dương),

người dân gốc Kinh Bắc vẫn lưu luyến nghề cũ và tiếp tục phát triển

thành một làng nghề tuy vất vả nhưng là thu nhập chính của nhiều gia đình, là niềm tự hào về thương

hiệu bánh tráng Lạc Lâm.

Ông Nguyễn Văn Tước, 57 tuổi, một cựu chiến binh của thôn Xuân Thượng đang phơi bánh tráng trước

nhà cởi mở trò chuyện với chúng tôi. Niềm tự hào của vợ chồng ông là 20 năm làm nghề bánh tráng, nuôi 9 người con, trong đó có 6 con đều học đại học ở Tp.HCM và 1 người con học ở Đà Lạt, tất cả đều ra trường có cuộc sống mới nhưng vẫn không thể nào quên mùi vị bánh tráng Lạc Lâm. Ông Tước nói rằng: “Ông trời ưu đãi nên ai cũng đổ xô mua bánh tráng Lạc Lâm, chúng tôi làm nghề tráng bánh và bán ra thị trường không có lấy nhãn hiệu gì cả, vì làm không kịp bán nên đâu nghĩ đến thương hiệu làm gì! Nguyên liệu có sẵn: gạo ngâm xay thành bột, pha một chút mì cho bánh dẻo, cho thêm mè đen hoặc mè trắng hoặc muối, ớt xay, mỡ hành, đường, dừa… và không có chất phụ gia”.

Mỗi ngày gia đình ông Tước thu nhập từ bánh tráng khoảng 200 ngàn đồng mà công việc thì tất bật cả ngày. Buổi chiều đã xay gạo, lắng một đêm đến 3 giờ sáng đã ngồi lò đỏ lửa tráng bánh. Niềm mong ngóng của ông Tước cũng như bà con ở làng nghề bánh tráng Xuân Thượng là mong cả ngày trời nắng đẹp để phơi bánh đạt chất lượng tốt nhất. Ông Tước cho biết: Chỉ cần nắng đẹp phơi 2 giờ là bánh khô, nhưng trời mưa thì cứ phải mang ra mang vào, có khi phơi bánh không đạt phải vứt bỏ cho heo ăn. Nghề này vất vả là thế!

Hồi ức về nghề bánh tráng vẫn còn in đậm trong lòng ông Nguyễn Trúc Hân, 61 tuổi đã “giải nghệ” nhưng niềm tự hào vẫn lấp lánh trong ánh mắt và giọng nói của ông: Lúc 1 tuổi, năm 1954 tôi theo bố mẹ vào đây lập nghiệp. Bà con di cư vào vẫn giữ nghề bánh tráng của cha ông như nhớ về quê quán. Cả nhà tráng, phơi, đóng bánh và bà ngoại đưa đi chợ bán tận Di Linh (Đà Lạt). Nghề tráng bánh đã nuôi sống được cả gia đình, đó niềm tự hào về ông cha truyền nghề cho con cháu nên con dâu cũng theo nghề nhà chồng. Từ nghề làm bánh tráng gia đình ông Hân đã nuôi 4 con học đại học ở Tp.HCM, trong đó 3 đại học y dược, 1 công nghệ thông tin và ngôi nhà khang trang này cũng xây từ bánh tráng.

Hiện nay trong số 23 hộ làm bánh tráng gia truyền ở thôn Xuân Thượng chỉ có một mình hộ chị Nguyễn Thị Tuyết làm bánh có thương

hiệu “Tuyết Trọng” lấy tên của hai vợ chồng. Chị Tuyết, 46 tuổi, làm dâu trong gia đình 3 đời làm bánh tráng, chỗ chị ngồi là chiếc lò tráng bánh gia truyền của mẹ chồng để lại, các con của chị ngoài giờ học phụ mẹ làm bánh tráng. Ngày nào cũng vậy, công việc từ sáng sớm đến 12 giờ trưa là tráng bánh, sau đó là công đoạn phơi, thu bánh vào và chuẩn bị nguyên phụ liệu cho ngày tiếp theo. Chị Tuyết cho biết: “Tôi học nghề làm bánh tráng từ mẹ chồng, 25 năm nay làm nghề này, phải nói là nuôi con bằng bánh tráng chứ không có việc gì khác. Công việc có vất vả nhưng không phải lo bươn chải nhiều, cứ thế mà làm nuôi 3 con, cuộc sống ổn định”.

Chị Tuyết tự hào với những chiếc bánh tráng vòng nhỏ để nướng lò vi sóng hay bánh tráng ngọt mang tên “Tuyết Trọng” đã được Việt kiều xách tay ra nước ngoài thưởng thức như món quà mang đậm chất quê. Thương hiệu bánh tráng “Tuyết Trọng” đã được dán nhãn 10 năm, theo chị Tuyết là để giữ chất lượng của bánh mình không nhầm lẫn với bánh khác. Còn sản phẩm của chị làm ra phần lớn theo đơn đặt hàng, đến lấy tại nhà hoặc gởi nhà xe đi khắp nơi trong và ngoài tỉnh, nhiều nhất là Đà Lạt, Tp.HCM. Hiện lò bánh của chị Tuyết sản xuất 7 loại bánh có giá từ 600 đồng - 6.000 đồng/cái cho thu nhập 15 triệu đồng/tháng mà chỉ có 2 công lao động chính là vợ chồng chị. Bí quyết của bánh tráng ngọt Tuyết Trọng mà gia đình truyền lại là việc trộn bột - đường - mè - gừng –nước cốt dừa sao cho bánh để lâu không cứng, không bị đơ. Khâu hòa bột rất quan trọng phải đảm bảo lượng gạo 70% và bột mì 30% để bánh có độ dẻo, nếu pha nhiều bột mì bánh sẽ bị nứt gãy. Cực nhọc nhất là khâu tráng bánh trong lò lửa phải nóng đủ độ để bánh chín đều, cách tráng sao cho khéo để từng chiếc đều nhau, bánh mỏng dễ nhúng, bánh dày để nướng, bánh ngọt nhiều mè hoặc mè xát mỏng…

Chị Nguyễn Thị Sao - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Lạc Lâm cho biết: Hội Phụ nữ đã tín chấp Ngân hàng Chính sách xã hội cho chị em vay vốn sản xuất bánh tráng trên 5 tỷ đồng. Hội đang xúc tiến vận động chị em thành lập tổ hợp tác và xây dựng nhãn hiệu bánh tráng Lạc Lâm nhằm tạo điều kiện cho chị em phát triển nghề truyền thống và thương hiệu bánh tráng Lạc Lâm. Năm 2013, bánh tráng Lạc Lâm đã được tham gia triển lãm tôn vinh những sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Lâm Đồng lần thứ nhất.

Thưởng thức bánh tráng không đâu ngon bằng ngồi ngay giữa lò bánh tráng của làng Xuân Thượng (Lạc Lâm) cùng chị em say sưa trong mùi vị tinh bột thơm giòn, xốp, béo, cay, bùi, hòa lắng hương vị của nắng gió, mồ hôi và sự đãi đằng hồ hởi của tình người xứ Kinh Bắc khó mà quên được!ª

Bánh tráng Lạc Lâm

ª DIỆU HIỀN

° Một trong những “con đường bánh tráng” ở làng Xuân Thượng (Lạc Lâm).

Page 7: HuyệN LạC DươNg kỷ Niệm 35 Năm tHàNH Lập Và đóN NHậN …baolamdong.vn/upload/others/201403/8805_so_ngay_19.3.2014.pdfcó công với cách mạng trong 2 năm 2014

THÖÙ TÖ 19 - 3 - 2014THÖÙ TÖ 19 - 3 - 20146 7 TOØA SOAÏN & BAÏN ÑOÏC

Phân bổ 3 tỷ đồng bố trí dân cưUBND tỉnh Lâm Đồng

cho biết, đây là nguồn kinh phí sự nghiệp thuộc chương trình bố trí dân cư tỉnh Lâm Đồng năm 2014. Theo quyết định mới đây của UBND tỉnh Lâm Đồng, nguồn vốn 3 tỷ đồng này dùng để di dời khẩn cấp dân ra khỏi vùng lũ quét thuộc xã Liên Hà (huyện Lâm Hà, 1,2 tỷ

đồng), quy hoạch chi tiết điểm dân cư thôn Đưng Ksị (xã Đạ Chair, huyện Lạc Dương, 1 tỷ đồng) và hỗ trợ khai hoang ruộng nước và phát triển sản xuất tại hai điểm ổn định dân di cư tự do Hòa Nam - Hòa Bắc (huyện Di Linh, 150 triệu đồng) và Phi Liêng (Đam Rông, 650 triệu đồng). K.D

Theo tin từ Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Lâm Đồng (Sở Giao thông Vận tải), hiện Trung tâm đang triển khai hoạt động hẹn kiểm định xe qua điện thoại. Người có nhu cầu kiểm định xe có thể đặt lịch hẹn qua điện thoại, sẽ được xếp số và hẹn chính xác thời gian phục vụ mà không thu thêm phí. Đây

Hẹn kiểm định xe cơ giới qua điện thoại

là cải tiến của Trung tâm nhằm giúp người có nhu cầu kiểm định thuận lợi về thời gian đồng thời Trung tâm cũng thu xếp hoạt động của mình nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dịch vụ hẹn kiểm định qua điện thoại này đang được các chủ phương tiện xe cơ giới sử dụng và đánh giá cao. D.Q

Hoa cẩm tú cầu về đồngª VĂN VIỆT

Ra phố tìm giống hoaTừ lâu, ông Phạm Tiến, nghệ nhân

hoa ở Làng hoa Xuân Thành, Đà Lạt đã được nhiều người biết đến là người có tay nghề lâu năm về trồng các loại hoa lay ơn, hoa hạt ngọc ngoài trời và các loài hoa nhà kính như bi bi, sa lem, cúc... Nhưng với tinh thần không ngừng vượt khó, tìm tòi các loài hoa giống mới để tạo sự phong phú trên đồng hoa, ông Tiến đã tiến hành nhiều thời gian trồng hoa thử nghiệm cá nhân, trong đó đã công bố kết quả bước đầu sản xuất đại trà giống hoa cẩm tú cầu đường phố.

Ông Tiến chia sẻ: “Tôi là nông dân sản xuất hoa nên khi ra phố thường tập trung chú ý nhiều nhất đến hoa. Một lần trông thấy hoa cẩm tú cầu trồng dưới tán thông ở sân vườn với màu sắc đậm nét hơn nhiều so với cẩm tú cầu trồng giữa nắng mưa bên đường phố, tôi đã suy nghĩ rất nhiều. Rồi một lần khác, nhiều bạn hàng đặt vấn đề mua hoa cẩm tú cầu

với số lượng “hàng sỉ”, buộc tôi cũng phải tính toán rất nhiều trước khi nhận lời…”. Cân đối diện tích khu vườn sản xuất của mình ở Làng hoa Xuân Thành, ông Tiến bố trí 2.000m2 đất trồng rau chuyển sang trồng hoa cẩm tú cầu với nguồn giống gồm những “mắt hom” xin và mua (giá tượng trưng) từ các hộ gia đình trồng tiểu công viên cây cảnh hoặc từ các vườn ươm cây xanh ở Đà Lạt. Đây là diện tích đất nằm dưới chân một ngọn đồi, có thể chắn bớt nguồn gió và điều hòa nguồn nắng râm mát cho cẩm tú cầu ra hoa được đẹp hơn. Và vào thời điểm thu hoạch những lứa rau cuối cùng của mùa xuân năm 2011, trên 2.000m2 đất, ông Tiến cày sâu lại cho sạch cỏ, sạch những mầm bệnh trước khi dồn đắp lên từng vồng luống đất để xuống hom giống cẩm tú cầu. Quy cách trồng cẩm tú cầu với hom cách hom từ 20 - 25cm; hàng cách hàng từ 30 - 40cm; mỗi luống trồng 2 hàng chạy dọc song song với nhau.

Đổi màu cẩm tú cầuĐặc tính của hoa cẩm tú cầu

thường đổi màu hoa hàng ngày, hàng tuần, có thể từ màu trắng xanh chuyển sang màu xanh ngọc hoặc từ màu trắng sữa chuyển dần sang màu xanh lam rồi hồng hồng, tim tím… khá bắt mắt. Phát huy nghề hoa đã tích lũy bề dày kinh nghiệm, nghệ nhân Phạm Tiến đã hoàn chỉnh dần quy trình canh tác từ tưới nước, bón phân, phòng trừ tổng hợp khá thích hợp với từng dự báo khí hậu, thời tiết cho ngày hôm sau. Nhờ vậy, trong vườn hoa 2.000m2, ông Tiến đã “quy hoạch” mỗi màu hoa với mỗi số lượng thu hoạch tương ứng ở mỗi khu vực khác nhau, từng bước đáp ứng và “gợi mở” thị hiếu sử dụng của người mua hoa. Sau 1 năm trồng lứa cẩm tú cầu thử nghiệm cho hoa tương đối đạt yêu cầu từ kích thước đến màu sắc của hoa, ông Tiến mở rộng diện tích trồng liên canh lên thành 3.000m2. Tiếp theo đến giữa năm 2013, ông “liên canh” thêm 3.000m2, nâng tổng số diện tích trồng hoa cẩm tú cầu hiện tại đến 6.000m2 tọa lạc giữa Làng hoa Xuân Thành, Đà Lạt rộng lớn.

Trong vòng hơn 3 tháng qua, nghệ nhân Phạm Tiến chính thức đưa hoa cẩm tú cầu ra thị trường cạnh tranh. Không ngoài dự đoán từ trước, trên 3.000m2 bước vào thời kỳ kinh doanh hàng ngày, ông Tiến thu hoạch trên dưới 100 cành hoa cẩm tú cầu nhiều màu sắc, giá bán sỉ trên dưới 5.000 đồng/cành. Tính toán trừ hết chi phí 2.500 đồng/cành cho vốn đầu tư, công lao động, khấu hao máy móc… thì ông Tiến thu lãi ổn định trên 30 triệu đồng/1.000m2/năm. Trong khi tính quân bình trồng rau trong nhiều năm qua, ông Tiến không thể có được khoản lãi như trồng hoa cẩm tú cầu trên diện tích này.

Còn hơn 1 năm nữa, nghệ nhân Phạm Tiến mới thu hoạch hoa cẩm tú cầu cắt cành thêm diện tích 3.000m2, lúc đó sản lượng sẽ tăng gấp đôi bây giờ. Đây là một tín hiệu khả quan về chuyển đổi đa dạng giống hoa không chỉ nói riêng với nghệ nhân Phạm Tiến ở Làng hoa Xuân Thành, mà còn nói chung với những người trồng hoa kinh doanh ngoài trời ở những làng hoa khác của Đà Lạt.ª

Qua bàn tay kỹ thuật “thuần dưỡng” khác biệt, nghệ nhân hoa Phạm Tiến ( Làng hoa Xuân Thành, Đà Lạt) đã nâng vị thế hoa cẩm tú cầu, một loài hoa trang trí đường phố trở thành loài hoa sản xuất kinh doanh. Những chuyến hàng hoa Đà Lạt đến 3 miền Bắc, Trung, Nam trong nước đã và đang “chen vai thích cánh” bởi các sắc màu cẩm tú cầu ở đồng nhà.

°Nghệ nhân hoa Phạm Tiến trên đồng hoa cẩm tú cầu ở Làng hoa Xuân Thành.

Hướng dẫn thủ tục, hồ sơ quyết toán thuế năm 2013 và kê khai, nộp một số loại thuế năm 2014

(TIẾP THEO)

b. Đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ đầu tư vốn, chuyển nhượng chứng khoán, bản quyền, nhượng quyền thương mại, trúng thưởng của cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú; từ kinh doanh của cá nhân không cư trú; Tổ chức nhận chuyển nhượng vốn của cá nhân không cư trú:

- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 06/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 28/2011/TT-BTC.

- Bảng kê chi tiết giá trị chuyển nhượng và thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán (theo mẫu số 06/BK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 28/2011/TT-BTC).

c. Đối với cơ sở giao đại lý bảo hiểm: Phải khai quyết toán đối với tổng số thu nhập đã chi trả cho đại lý, không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế theo các mẫu sau:

- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 02/KK-BH ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC.

- Bảng kê mẫu số 02/BK-BH ban hành kèm theo Thông tư 28/2011/TT-BTC.

d. Đối với các tổ chức kinh doanh xổ số kiến thiết: Công ty Xổ số kiến thiết phải khai quyết toán số thuế thu nhập cá nhân đã khấu trừ của các đại lý xổ số theo các mẫu sau:

- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân mẫu số 02/KK-XS ban hành kèm theo Thông tư 28/2011/TT-BTC.

- Bảng kê mẫu số 02/BK-XS ban hành kèm theo Thông tư 28/2011/TT-BTC.(CÒN NỮA)

THÔNG BÁO V/v giải quyết hồ sơ cấp GCNQSD đất

Qua kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp GCNQSD đất nông nghiệp của ông (bà) Dương Đình Huấn - Dương Thị Minh Liên; ngụ tại 05 - Nguyễn Thượng Hiền - phường 5 - Tp. Đà Lạt.

Lô đất ông (bà) đề nghị được cấp GCNQSD đất thuộc thửa đất số 83, 85 - tờ bản đồ 09 - xã Tà Nung – TP. Đà Lạt theo bộ bản đồ địa chính mới được Công ty TNHH MTV Tài nguyên và Môi trường miền Nam đo đạc và đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lâm Đồng phê duyệt ngày 18/9/2012.

Nguồn gốc nhận chuyển nhượng đất của ông Trần Công Tuân năm 2002. Tuy nhiên, ông bà đã làm thất lạc bản chính giấy sang nhượng tay. Hiện nay, ông Trần Công Tuân đã rời bỏ địa phương không liên lạc được.

Văn phòng ĐKQSD đất TP Đà Lạt thông báo: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này, các trường

hợp có tranh chấp khiếu nại đối với các thửa đất nêu trên đề nghị liên hệ Văn phòng ĐKQSD đất - số 10 đường Ba tháng Tư - TP. Đà Lạt để được hướng dẫn giải quyết.

Quá thời hạn nêu trên, Văn phòng ĐKQSD đất sẽ tiến hành lập thủ tục xét cấp giấy cho ông (bà) Dương Đình Huấn - Dương Thị Minh Liên. Mọi khiếu nại về sau Văn phòng ĐKQSD đất sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

... thường xuyên tuyên truyền mọi người phấn đấu. Bây giờ ông bà đã có hơn 40 người cháu, 3 chắt nhưng vẫn là chỗ dựa vững chắc cả vật chất và tinh thần của con cái. Ở buôn, ông Ha Tang thực sự là thủ lĩnh tinh thần. Ông nói với tôi một thôi như đang đi tiếp xúc với bà con: “Theo Đảng, theo Nhà nước; không nghe, không tin kẻ xấu xúi giục. Cái nào mình làm được thì mình làm, cái nào không làm được có Nhà nước giúp. Phải áp dụng kỹ thuật, ví dụ bón phân đúng thời hạn, phải phun thuốc 2 lần. Phải biết lấy ngắn nuôi dài. Nếu không làm ai nuôi. Ốm đau có y tế, phải cho con cái học hành. Phải ổn định chính trị. Ổn định mới phát triển được...Phải đại đoàn kết các dân tộc, miền núi cũng như miền xuôi. Miền núi giữ núi giữ rừng, miền xuôi giữ muối giữ cá. Đoàn kết với nhau, hợp tác làm ăn, học hành với nhau, đừng chia rẽ… Cây phải có gốc mới xanh tươi, nước phải có nguồn sông mới

Xin trả sổ... (TIẾP TRANG 5)

không cạn. Đất nước đã thống nhất rồi, phải giữ lấy. Từ người tốt không thành người xấu, không tin không nghe, không làm theo kẻ xấu. Mình có lãnh đạo, có Bác Hồ…”.

Bằng khen của Bộ trưởng Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trao cho ông ghi rõ: Có thành tích trong phong trào thi đua “tuổi cao gương sáng”, góp phần phát triển kinh tế - văn hóa, giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở địa phương. Rơ Ông Ha Tang đã tỏa sáng trong đời sống đồng bào vùng sâu. Ông dẫn tôi đi quanh nhà giới thiệu say sưa những sản phẩm do bàn tay mình gây dựng nên: cà phê, đào, chuối, bơ… Đôi mắt sáng, gương mặt hồng hào, ông cười hào phóng. Chợt nghĩ, khi nhiều vùng quê trên đất nước này còn không ít đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn nặng tư tưởng ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước thì Rơ Ông Ha Tang là một điển hình đặc sắc về tự lực tự cường.ª

Page 8: HuyệN LạC DươNg kỷ Niệm 35 Năm tHàNH Lập Và đóN NHậN …baolamdong.vn/upload/others/201403/8805_so_ngay_19.3.2014.pdfcó công với cách mạng trong 2 năm 2014

8 thÖÙ TÖ 19 - 3 - 2014

GIAÙ1.500đ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN THANH ÑAÏM ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Thông báo mất GCN QSD đấtCông an huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng được UBND tỉnh Lâm Đồng

ký GCN QSD đất ngày 19/5/1997 số sê-ri B556646 cụ thể như sau:- Tờ bản đồ số 8 thửa: 88, 89, 91, 90 tổng diện tích 21.875m2.- Tờ bản đồ số 3 thửa: 518 tổng diện tích 2.745m2

Mục đích sử dụng: chuyên dùngThời gian sử dụng: Ổn định. Nguồn gốc sử dụng: Nhà nước cấp để xây

dựng cơ quan công an.Đến ngày 28/7/2008 đã giao lại cho Trường THPT Cát Tiên tổng diện

tích 21.000m2 theo Quyết định số 537/TTg ngày 15/7/1997 và Quyết định số 507/QĐ-TTg ngày 17/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ.

Lý do mất GCNQSD đất: Do lũ lụt vận chuyển hồ sơ thất lạc, trong đó có bản chính GCNQSD đất số B556646 như trên.

Trung tâm Thông tin - Đăng ký QSD đất Lâm Đồng thông báo: Trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo này, các trường hợp có thắc mắc, khiếu nại hay tranh chấp đối với thửa đất hoặc GCN nêu trên đề nghị liên hệ với TT-ĐK quyền sử dụng đất Lâm Đồng số 37, Pasteur, phường 4, Tp Đà Lạt để hướng dẫn giải quyết.

Quá thời hạn trên, TT-ĐK QSD đất Lâm Đồng sẽ tiến hành giải quyết hủy GCN trên và cấp lại GCN QSD đất mới tại địa chỉ: Thị trấn Đồng Nai, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng theo quy định.

Mọi thắc mắc khiếu nại sau thời gian trên TT-ĐK QSD đất sẽ không chịu trách nhiệm xem xét, giải quyết.

TT-ĐK QSD ĐẤT LÂM ĐỒNG

THÔNG BÁO V/v mất GCN QSD đất

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AN 742736 do Sở TN-MT tỉnh

Lâm Đồng cấp ngày 24/10/2008.

2. Tên người sử dụng đất: Công ty TNHH Thiên Đức

3. Thửa đất được quyền sử dụng

- Thửa số 4, tờ bản đồ số BĐĐCCS số 1

- Địa chỉ đất, thuộc một phần tiểu khu 188, xã Đạ Rsal, huyện Đam Rông,

tỉnh Lâm Đồng.

- Diện tích: 192,78ha.

Thông báo xin cấp GCN QSD đấtVăn phòng đăng ký QSD đất huyện Di Linh thông báoÔng (bà) Huỳnh Công được UBND huyện Di Linh cấp GCN QSD đất số T 276656

theo Quyết định số 343/QĐ-UB ngày 20/5/2002 vào sổ theo dõi cấp giấy số 3783/QSDĐ.- Thửa đất số 128, tờ bản đồ số 7b, xã Đinh Lạc, diện tích 3.797m2 đất CLN.- Thời hạn sử dụng: đến 2052 đối với đất CLN.Năm 2006, ông (bà) Huỳnh Công chuyển nhượng QSD đất trên cho ông (bà) Lê Thanh

Hiếu, cùng thường trú tại thôn Tân Lạc 1, xã Đinh Lạc, huyện Di Linh, trong quá trình sang nhượng các bên chưa thực hiện việc chuyển nhượng QSD đất theo quy định của pháp luật và ông (bà) Huỳnh Công đã giao GCN QSD đất cho ông (bà) Lê Thanh Hiếu.

Hiện nay, ông Huỳnh Công ở đâu liên hệ với UBND xã Đinh Lạc hoặc Văn phòng Đăng ký QSD đất lập hồ sơ chuyển nhượng QSD đất theo quy định.

Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo này được đăng số báo đầu tiên nếu không có tranh chấp khiếu nại, Văn phòng ĐKQSD đất sẽ chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính, tham mưu cho Phòng TN&MT trình UBND huyện Di Linh quyết định thu hồi giấy CNQSD đất nói trên và cấp lại giấy CNQSD đất cho ông (bà) Lê Thanh Hiếu theo quy định của pháp luật, mọi thắc mắc sau này Văn phòng ĐKQSD đất sẽ không chịu trách nhiệm giải quyết.

Bệnh gút không còn lànỗi ám ảnh của tôi

Mùa xuân tới, những cây khô héo bắtđầu đâm chồi nảy lộc, tôi cùng các anhchị cùng làm trong đài truyền hình Hànội tới chúc tết chú Nguyễn Anh, 51 tuổi,ở 127 ngõ Thái Thịnh1, Đống Đa, Hà Nội.Đón chúng tôi bằng dáng vẻ nhanh nhẹn,đôi chân thoăn thoắt, chẳng ai ngờ đượcđôi chân ấy đã phải lê từng bước vì bị bệnhgút hành hạ suốt 13 năm.Chú hóm hỉnh: “Chuyện bắt đầu từ hồi chú

làm việc bên ngành hải quan, thường xuyênphải đi công tác, tiếp khách. Đi đâu anh emcũng kéo đi nhậu, cả tuần có khi chả ăn ởnhà bữa nào. Mà chú lại cứ mê cái mónrượu, thịt chó cơ chứ, cứ phải zô 100% mớiđã. Đúng là bệnh từ miệng mà vào, sau vàinăm như thế thì chú bị gút.”Năm 2000, chú bắt đầu thấy hai ngón châncái bị đau và sưng đỏ, đi lại khó khăn. Chúđến bệnh viện Bạch Mai kiểm tra, khôngngờ bác sĩ kết luận chú bị Gút, chỉ số aciduric lên tới 600µmol/l và kê cho chúcolchicine, allopurinol cùng một số thuốc tâykhác. Chú dùng theo phác đồ điều trị thìcũng thấy bệnh tình ổn định.Cho tới đầu năm 2004, tần suất cơn đauxuất hiện lại liên tục 1,2 lần/tuần, chú đikhám thì kích thước hạt tophi là hơn 3cm,mọc rải rác, hai bàn chân sưng to như quảtrứng, đùi cũng sưng mọng làm chú khôngthể đi dép và mặc quần dài được,chú khôngthể tự mình đứng dậy, làm gì cũng phải cóngười giúp, trong vòng có 1 năm mà nhậpviện 3lần vì cơn đau quá sức chịu đựng.Thấy tôi chăm chú lắng nghe chú lại tiếp:“Những cơn gút cấp vào ban đêm khiến chúkhông ngủ được, mặt mũi phờ phạc, cuộcsống phụ thuộc vào người khác làm chú bịstress, bi quan, suốt ngày cáu gắt, sức khỏesuy sụp nên chú phải xin nghỉ ở cục hảiquan Hà nội.Tưởng cả đời phải đau đớn vì gút thì cóngười bạn giới thiệu cho chú tpcn BoniGutcủa Canada có thành phần toàn thảo

dược gồm 3 tác dụng chính là trung hòa,ức chế hình thành acid uric máu như quảanh đào đen, hạt cần tây, hạt nhãn, giảmđau, chống viêm gồm lá húng tây, bạc hà,gừng, tầm ma, kim sa và lợi tiểu làm tăngđào thải acid uric như trạch tả, mã đề,bách xù, ngưu bàng tử. Chẳng thấy sảnphẩm nào có đầy đủ tác dụng như thế nênchú mua về dùng thử. Thật kì diệu, ngaytừ tháng đầu tiên chú đã thấy những cơnđau giảm hẳn, chân tay đỡ nhức nhối.Sang tháng thứ 3 thì các chỗ sưng cũngbé lại, cảm giác như bệnh đỡ phải được80%, chú đi xét nghiệm thì acid uric giảmcòn 380µmol/l về mức bình thường, ngườithật dễ chịu, ngủ ngon hơn, ăn uống vô tưhơn, đặc biệt điều chú không ngờ tới làthuốc tây cũng cũng giảm được 1 nửa.Không còn bị gút hành hạ nên chú đi làmtrở lại ở phòng kĩ thuật, đài truyền hình HàNội. Ở cơ quan, nhiều người bị gút đượcchú giới thiệu BoniGut dùng đều hiệu quảđấy. Đúng là tìm được BoniGut, chú nhưđược giải thoát, không còn nỗi ám ảnh vìbệnh gút nữa! ”ĐT tư vấn: 0984.464.844 – 04.3766.2222-043.734 2904 Website: botania.com.vnVp tư vấn:204H-Đội Cấn-Ba đình-Hà nội1.Nt Nhân Hòa: 10 Nguyễn Thị MinhKhai, Đà Lạt2.Nt Đức Nghĩa: 52 Hải Thượng LãnÔng, Đức Trọng

THÔNG BÁO“V/v Bán đấu giá tài sản là tang vật

có quyết định tịch thu sung công quỹ Nhà nước”Thực hiện Công văn số 535/UBND ngày 13/3/2014 của UBND huyện Đức Trọng

v/v phê duyệt giá trị 557 xe 2 bánh gắn máy là tang vật, phương tiện tịch thu do vi phạm hành chính.

Hội đồng bán đấu giá tài sản huyện Đức Trọng thông báo đến mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện được biết việc tổ chức bán đấu giá tài sản là tang vật có Quyết định tịch thu sung công quỹ Nhà nước.

Cơ quan bán đấu giá tài sản: Hội đồng bán đấu giá tài sản huyện Đức Trọng.Tài sản bán đấu giá: 5 lô hàng xe máy bán phế liệu bao gồm:Lô A1: 111 chiếc, trị giá 33.300.000 đồng.Lô A2: 111 chiếc, trị giá 33.300.000 đồngLô A3: 111 chiếc, trị giá 33.300.000 đồngLô A4: 112 chiếc, trị giá 33.600.000 đồngLô A5: 112 chiếc, trị giá 33.600.000 đồng(đính kèm danh sách tài sản bán đấu giá)Thời gian bán đấu giá: 08h00 ngày 26/3/2014Địa điểm bán đấu giá: Tại Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Đức Trọng.Thời gian xem tài sản, nộp hồ sơ, đăng ký mua, nộp tiền đặt trước từ ngày ra thông

báo đến 16h ngày 25/3/2014 tại Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Đức Trọng.Mọi chi tiết cần biết thêm xin liên hệ với Phòng Tài chính Kế hoạch huyện để được

hướng dẫn (Số điện thoại liên hệ 0633.843461).

THÔNG BÁO“V/v Bán đấu giá tài sản tịch thu

sung công quỹ Nhà nước”Thực hiện Văn bản số 537/UBND ngày 13/3/2014 của UBND huyện Đức Trọng

V/v phê duyệt giá trị tang vật, phương tiện tịch thu do vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Hội đồng bán đấu giá tài sản huyện Đức Trọng thông báo đến mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài huyện được biết việc tổ chức bán đấu giá tài sản là tang vật có Quyết định tịch thu sung công quỹ Nhà nước.

Cơ quan bán đấu giá tài sản: Hội đồng bán đấu giá tài sản huyện Đức Trọng.Tài sản bán đấu giá: 3 lô tang vật tịch thu bao gồm:+ Lô A1 gồm 28,175 m3 gỗ trị giá 157.184.000 đồng.+ Lô A2 gồm 25,373 m3 gỗ và 585 kg ngo dầu trị giá 74.462.000 đồng.+ Lô A3 gồm 2 chiếc xe ô tô, 16 chiếc xe máy chế độ, 4 máy cưa đã qua sử dụng

trị giá 19.800.000 đồng.Ghi chú: 2 chiếc xe ô tô và 16 chiếc xe máy chế độ bán theo hình thức phế liệu.(Đính kèm danh sách tài sản bán đấu giá)Thời gian bán đấu giá: 8h00 ngày 25/3/2014 (Thứ ba)Địa điểm bán đấu giá: Tại Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Đức Trọng.Thời gian xem tài sản, nộp hồ sơ, đăng ký mua, nộp tiền đặt trước từ ngày ra thông

báo đến 16h ngày 24/3/2014 tại Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Đức Trọng.Mọi chi tiết cần biết thêm xin liên hệ với Phòng Tài chính Kế hoạch huyện để được

hướng dẫn (Số điện thoại liên hệ 0633.841129).