12
KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27/7/2017) Ngọn đuốc sáng một thời trai trẻ Homestay nở rộ ở Đà Lạt và vấn đề đảm bảo an toàn cho du khách Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn SỐ 347 - 4837 THỨ BẢY, NGÀY 22/7/2017 CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG CUỐI TUẦN VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN “Đền ơn, đáp nghĩa” tạo điểm tựa tinh thần để đối tượng chính sách nỗ lực vươn lên, cống hiến cho đất nước TRANG 8 1 TUẦN CON SỐ Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 68,35% dân số Lâm Đồng Nguồn: UBND tỉnh TRANG 6 XEM TIẾP TRANG 2 Định vị Ritachi trên “bản đồ” cà phê 4 Ước mơ của nữ sinh đạt điểm Văn cao nhất tỉnh 9 Chiến trường xưa. Tranh màu dầu: Hoàng Khai Ngày về 5 Truyện ngắn: PHÚ VÕ Trải qua chiến tranh vệ quốc chống Pháp và đánh Mỹ giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, cùng với hai lần kiên dũng bảo vệ biên cương phía Bắc và Tây Nam bộ, trên dải đất hình chữ S thân yêu đã có biết bao người con ưu tú của nước Việt đã anh dũng hy sinh trở thành các anh hùng liệt sĩ hay đóng góp một phần xương máu cho đất nước hôm nay hòa bình, phồn vinh. Không chỉ tôn vinh: “Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ…” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu còn căn dặn toàn dân tộc khắc ghi: “Anh em thương binh, bệnh binh cũng như gia đình liệt sĩ đó là những người đã có những cống hiến đối với Tổ quốc, thương binh đã cống hiến một phần xương máu của mình cho kháng chiến, gia đình liệt sĩ đã cống hiến người con, người cháu của mình cho Tổ quốc, cho kháng chiến, vì vậy chúng ta phải giúp đỡ thực sự về tinh thần lẫn vật chất”. Chính vì lẽ đó, ngày 16/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 20/SL về “Chế độ hưu bổng, thương tật, tiền tuất cho thân nhân tử sĩ”. Đây là điểm tựa chính sách để động viên nhân dân tham gia công cuộc kháng chiến và kiến quốc. Thực hiện lời dạy của Người, 70 năm qua, phát huy truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn, đáp nghĩa”, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chế độ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Các chính sách ưu đãi đã thiết thực hỗ trợ cho các thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công ổn định đời sống, nỗ lực vươn lên. Những năm gần đây, việc triển khai các chế độ, chính sách ngày càng đi vào chiều sâu, thể hiện rõ tính ưu việt của chế độ, mang lại những giá trị to lớn về chính trị và tinh thần, tô đậm nét văn hóa truyền thống dân tộc...

4 KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 ...baolamdong.vn/upload/others/201707/24959_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.7.2017.p…công ơn các liệt sĩ…” mà Chủ

  • Upload
    others

  • View
    0

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: 4 KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 ...baolamdong.vn/upload/others/201707/24959_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.7.2017.p…công ơn các liệt sĩ…” mà Chủ

KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 - 27/7/2017)

Ngọn đuốc sáng một thời trai trẻ

Homestay nở rộ ở Đà Lạt và vấn đề đảm bảo an toàn cho du khách

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT ª ĐT: 3822472 - 3822473 ª Fax: 3827608 E-mail: [email protected] ª www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn

SỐ 347 - 4837THỨ BẢY, NGÀY 22/7/2017CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

CUỐI TUẦN

VẤN ĐỀ CUỐI TUẦN

“Đền ơn, đáp nghĩa” tạo điểm tựa tinh thần để đối tượng chính sách nỗ lực vươn lên, cống hiến cho đất nước

TRANG 8

1 TUẦN CON SỐ

Tỷ lệ bao phủ BHYT đạt

68,35% dân số Lâm Đồng Nguồn: UBND tỉnh

TRANG 6

XEM TIẾP TRANG 2

Định vị Ritachi trên “bản đồ” cà phê

4

Ước mơ của nữ sinh đạt điểm Văn cao nhất tỉnh

9

Chiến trường xưa. Tranh màu dầu: Hoàng Khai

Ngày về5Truyện ngắn:

PHÚ VÕ

Trải qua chiến tranh vệ quốc chống Pháp và đánh Mỹ giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước, cùng với hai lần kiên dũng bảo vệ biên cương phía Bắc và Tây Nam bộ, trên dải đất hình chữ S thân yêu đã có biết bao người con ưu tú của nước Việt đã anh dũng hy sinh trở thành các anh hùng liệt sĩ hay đóng góp một phần xương máu cho đất nước hôm nay hòa bình, phồn vinh.

Không chỉ tôn vinh: “Sự hy sinh anh dũng của các liệt sĩ đã chuẩn bị cho nước ta nở hoa độc lập, kết quả tự do. Nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn các liệt sĩ…” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu còn căn dặn toàn dân tộc khắc ghi: “Anh em thương binh, bệnh binh cũng như gia đình liệt sĩ đó là những người đã có những cống hiến đối với Tổ quốc, thương binh đã cống hiến một phần xương máu của mình cho kháng chiến, gia đình liệt sĩ đã cống hiến người con, người cháu của mình cho Tổ quốc, cho kháng chiến, vì vậy chúng ta phải giúp đỡ thực sự về tinh thần

lẫn vật chất”. Chính vì lẽ đó, ngày 16/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 20/SL về “Chế độ hưu bổng, thương tật, tiền tuất cho thân nhân tử sĩ”. Đây là điểm tựa chính sách để động viên nhân dân tham gia công cuộc kháng chiến và kiến quốc.

Thực hiện lời dạy của Người, 70 năm qua, phát huy truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn, đáp nghĩa”, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, chế độ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng. Các chính sách ưu đãi đã thiết thực hỗ trợ cho các thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công ổn định đời sống, nỗ lực vươn lên. Những năm gần đây, việc triển khai các chế độ, chính sách ngày càng đi vào chiều sâu, thể hiện rõ tính ưu việt của chế độ, mang lại những giá trị to lớn về chính trị và tinh thần, tô đậm nét văn hóa truyền thống dân tộc...

Page 2: 4 KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 ...baolamdong.vn/upload/others/201707/24959_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.7.2017.p…công ơn các liệt sĩ…” mà Chủ

2 THỨ BẢY 22 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN TIN TỨC - SỰ KIỆN

Hỗ trợ 1,5 tỷ đồng phát triển HTXUBND tỉnh vừa quyết định phân bổ kinh phí hỗ trợ phát triển hợp tác xã

(HTX) năm 2017 với tổng kinh phí 1,53 tỷ đồng và giao cho Liên minh HTX tỉnh có trách nhiệm triển khai thực hiện đúng

các nội dung chi theo dự toán đã được phân bổ. Có 6 nội dung hoạt động chính

của HTX được hỗ trợ như: Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các HTX; xúc tiến thương mại mở rộng thị trường;

hỗ trợ 50% kinh phí cho 2 HTX có mô hình ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công

nghệ mới; hỗ trợ lãi suất cho các HTX thuộc xã khó khăn và xã đặc biệt khó

khăn; hỗ trợ thành lập mới HTX; hỗ trợ kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo phát

triển kinh tế tập thể tỉnh Lâm Đồng. AN NHIÊN

“Đền ơn, đáp nghĩa” TIẾP TRANG 1

CÁT TIÊN: Tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn” cho 8 cá nhân

Liên đoàn Lao động huyện Cát Tiên vừa tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6

tháng cuối năm 2017.Theo báo cáo trình bày tại Hội nghị,

trong 6 tháng đầu năm 2017, cùng với các Công đoàn cơ sở, đội ngũ cán bộ, đoàn

viên Liên đoàn Lao động huyện Cát Tiên đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ và đã hoàn thành đạt và vượt nội dung chương trình kế hoạch công tác đề ra. Đồng thời

thực hiện tốt vai trò là người đại diện quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Bên cạnh đó, Liên đoàn Lao động

huyện Cát Tiên cũng đã tổ chức thăm hỏi, động viên 25 gia đình đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, từ nguồn Quỹ trợ vốn công nhân lao động nghèo, Liên

đoàn Lao động huyện Cát Tiên đã cho 23 lượt đoàn viên vay vốn ưu đãi, với số tiền

gần 300 triệu đồng... Dịp này, Liên đoàn Lao động huyện

Cát Tiên có 8 đoàn viên vinh dự được trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp xây

dựng tổ chức Công đoàn”.TRỊNH CHU

... Hiện cả nước có trên 9 triệu người có công, chiếm 10% dân; hàng chục ngàn con thương binh, liệt sĩ và gần 15.000 cán bộ lão thành cách mạng. Với phương châm “không để bất cứ người có công nào không được hưởng chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, sự chăm sóc của nhân dân”, thời gian gần đây, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu toàn diện các vấn đề tồn tại, vướng mắc, phát sinh liên quan đến người có công, đề xuất, điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện tiêu chí áp dụng cho các đối tượng cụ thể và các chế độ chính sách ưu đãi người có công phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội đất nước trong từng thời kỳ; tiếp tục rà soát các hồ sơ tồn đọng; nghiên cứu soạn thảo trình Quốc hội ban hành Luật Người có công với Tổ quốc. Qua đó, thực hiện mục tiêu người có công phải được hưởng ưu đãi của Đảng và Nhà nước, đồng thời thấy rõ những vấn đề còn bất cập của chính sách, phát hiện các tiêu

cực trong việc xét duyệt và thực hiện chế độ ưu đãi người có công… Tuy nhiên, hiện cả nước vẫn còn khoảng 28.500 trường hợp kê khai là người có công chưa được hưởng chính sách. Nguyên nhân là không có căn cứ, giấy tờ, tài liệu để thiết lập hồ sơ; nhiều trường hợp đã lập hồ sơ nhưng không đủ điều kiện giải quyết…

Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XI) về những định hướng chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020, đề ra quyết tâm phấn đấu đến năm 2015 cơ bản hoàn thành mục tiêu bảo đảm các gia đình người có công có mức sống tối thiểu bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn. Mục tiêu này cơ bản thành hiện thực sinh động và tốt đẹp song công việc “Đền ơn, đáp nghĩa” vẫn đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục giải quyết thấu đáo. Cùng với thực hiện các chế độ và chính sách ưu đãi, các địa phương, các ngành liên quan tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện tốt việc lập và xét duyệt hồ sơ thường xuyên

theo các quy định pháp luật hiện hành. Các địa phương tự tăng cường kiểm tra, rà soát ngay khi lập hồ sơ ban đầu xác nhận người có công, giải quyết chế độ ưu đãi để kịp thời phát hiện, xử lý những đối tượng không đúng, nhất là với các trường hợp không có hồ sơ gốc, kịp thời xác minh, giải quyết khiếu nại, tố cáo nhằm đảm bảo công bằng trong thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chính sách, đảm bảo khắc phục hạn chế, những nội dung đã lạc hậu, để phù hợp với tình hình mới.

Đẩy mạnh phong trào “Đền ơn, đáp nghĩa” chính là việc làm tri ân thiết thực tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng chính sách có nền tảng về vật chất, có điểm tựa về tinh thần nhằm tiếp tục phát huy ý chí tự lực, tự cường, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, cống hiến trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc!

LAN HỒ

Nhiều hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh, liệt sỹ* Ông Trần Anh Tú - Trưởng phòng

LĐ-TBXH huyện Đức Trọng cho biết: Kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh, liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2017), huyện Đức Trọng tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực như: Tôn tạo Đài tưởng niệm tại trung tâm huyện và Bia tưởng niệm liệt sỹ xã Hiệp Thạnh. Theo đó, trồng thêm hoa, cây cảnh, quét mới sơn tại đài tưởng niệm, khắc tên 321 tên liệt sỹ vào bia mộ, làm vệ sinh toàn bộ khuôn viên đài và bia tưởng niệm. Từ nguồn Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” của huyện và của các xã, thị trấn đã hỗ trợ xây mới 9 căn, sửa chữa, nâng cấp 24 căn nhà cho các đối tượng chính sách, với kinh phí đầu tư khoảng 900 triệu đồng. Vận động Công ty Điện lực Lâm Đồng, Học viện Lục quân Đà Lạt hỗ trợ trên 300 triệu đồng xây tặng 5 căn nhà tình nghĩa.

Cũng nhân dịp này, huyện sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sỹ truy tặng danh hiệu Mẹ Việt Nam anh hùng cho 6 trường hợp, khen thưởng 12 tập thể, 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác “Đền ơn đáp nghĩa” và tổ chức thăm, tặng quà một số thương binh nặng, gia đình liệt sỹ, Mẹ VNAH, Anh hùng LLVT, gia đình có công với cách mạng... với trị giá trên 300 triệu đồng.

* Theo Phòng LĐ, TB & XH TP Bảo Lộc, trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ, từ ngày 18 đến ngày 20/7, lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam TP Bảo Lộc đến thăm, tặng quà 40 đối tượng chính sách tiêu biểu trên địa bàn. Trong đó, 7 Mẹ Việt Nam anh hùng và 33 đối tượng chính sách tiêu biểu.

* Phòng LĐ - TBXH huyện Di Linh

cho biết: Trong dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ, huyện Di Linh đã trích từ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” để hỗ trợ xây dựng 2 căn nhà và sửa chữa 3 căn nhà tình nghĩa giúp các đối tượng chính sách. Cũng trong dịp này, huyện Di Linh hỗ trợ kinh phí 20 triệu đồng để sửa chữa Đài Tưởng niệm Liệt sỹ xã Tam Bố và hỗ trợ trên 15 triệu đồng để sửa chữa Bia ghi tên Liệt sĩ xã Đinh Trang Thượng.

Được biết, như vậy, nếu tính từ đầu năm 2017 đến nay thì huyện Di Linh đã trích từ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” 705 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng 19 căn nhà và sửa chữa 9 căn nhà tình nghĩa giúp các đối tượng chính sách. Mức hỗ trợ mỗi căn xây dựng mới là 30 triệu đồng và mỗi căn sửa chữa là 15 triệu đồng.

HOÀNG KIẾN GIANG - XUÂN LONG - TRỊNH CHU

Xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông và thủy lợi Thành phố Đà Lạt vừa thông qua kế

hoạch xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đến năm 2020, định hướng năm 2025, trong đó gồm các công trình trọng điểm thuộc 2 lĩnh vực giao thông và thủy lợi trên địa bàn.

Cụ thể, sớm đầu tư xây dựng, nâng cấp Quốc lộ 27C, đường Trường Sơn Đông; những đoạn đường qua thành phố Đà Lạt

như đường tránh Quốc lộ 20, đường ĐT 722, 726, 728. Đồng thời quy hoạch quỹ đất kêu gọi đầu tư xây dựng hệ thống bến xe phía Tây Đà Lạt (ngã ba Hoàng Văn Thụ - Cam Ly - Măng Lin); phía Đông Bắc Đà Lạt (ngã ba Quốc lộ 20 - 27C); bến xe các xã Trạm Hành, Xuân Trường, Xuân Thọ và Tà Nung…

Bên cạnh đó, tranh thủ các nguồn vốn từ

Trung ương và địa phương, Đà Lạt sẽ nạo vét các hồ thủy lợi Tà Nung, hồ Thiêng, Tập đoàn Cam Ly 5, Thái Phiên, Đa Quý, Vạn Kiếp, Quảng Thắng, Đa Lộc; kết hợp phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ; ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm, đến năm 2020, tăng lên 65% diện tích đất sản xuất quanh năm chủ động nguồn nước tưới tiêu…

MẠC KHẢI

Hơn 60% kinh phí khoa học công nghệ đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ caoToàn tỉnh Lâm Đồng hiện có khoảng

45.000 ha nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NN ƯDCNC), chiếm 16,9% tổng diện tích gieo trồng. Giá trị kinh tế của NN ƯDCNC rất cao, bằng 30% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp; bình quân đạt 300 triệu đồng/ha, cá biệt có diện tích đạt 700 triệu đồng/ha như cây dược liệu, rau, hoa và doanh thu đạt trên 3 tỷ đồng/ha/năm. Xác định NN ƯDCNC là khâu đột phá phát triển kinh tế, thời gian

qua, hơn 60% kinh phí của ngành khoa học công nghệ tỉnh dành cho lĩnh vực này. Toàn tỉnh hiện có 8 doanh nghiệp NN ƯDCNC được Bộ NN&PTNT cấp chứng nhận và 59 hợp tác xã đẩy mạnh NN ƯDCNC.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh đạt 303.605,4 ha, bằng 84,89% so với kế hoạch và 109,93% so cùng kỳ. Trong đó, rau các loại 34.631 ha, cây hoa 3.662 ha, cây đậu các loại

354,6 ha... Ông Lại Thế Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Sở NN&PTNT cho biết, kế hoạch năm 2017, Lâm Đồng phát triển NN ƯDCNC đạt 51.743 ha; trong đó rau các loại 17.380 ha, hoa các loại 3.125 ha, cây đặc sản 178 ha, cà phê 24.070 ha, chè 6.510 ha, cây ăn quả 300 ha, cây khác như chanh dây, mắc ca 100 ha và vườn ươm 80 ha. Tổng nguồn vốn là 9.000 triệu đồng.

MINH ĐẠO

Bảo Lộc tổ chức Hội thi cải cách hành chínhNgày 19/7, UBND thành phố Bảo Lộc tổ

chức Hội thi cải cách hành chính năm 2017.Hội thi đã thu hút 65 thành viên của

13 đội đến từ các phòng, cơ quan chuyên môn, UBND các phường, xã tham gia. Các đội phải trải qua 3 phần thi, gồm: Chào hỏi, kiến thức về cải cách hành

chính và phần thi tiểu phẩm tuyên truyền. Nội dung các phần thi xoay quanh các chủ đề “cải cách hành chính”, “vì nhân dân phục vụ”… Qua đó, nhằm nêu và nhân rộng những mô hình, gương tốt, điển hình; đồng thời phản ánh những tồn tại về ý thức, thái độ, hành vi ứng xử

trong việc thực hiện cải cách hành chính và giải quyết các thủ tục hành chính. Đề xuất các giải pháp giải quyết những vướng mắc, khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả cải cách hành chính trong thời gian tới.

NDONG BRỪM

ĐƠN DƯƠNG: Giải ngân hơn 13 tỷ đồng trồng rừng và cây phân tán

Thống kê trong 5 năm qua, huyện Đơn Dương đã giải ngân hơn 13 tỷ đồng trồng hơn 341 ha rừng và gần 41.700 cây phân

tán trên địa bàn. Trong đó, Công ty TNHH MTV Lâm

nghiệp Đơn Dương trồng hơn 326 ha, Ban Quản lý rừng phòng hộ D’Ran trồng 15 ha, cây giống trồng chủ yếu thông ba lá.

Riêng cây phân tán được trồng dọc theo các tuyến quốc lộ, huyện lộ, liên

xã, liên thôn, bờ thửa, công sở, trường học, trạm y tế, khuôn viên đất vườn hộ gia đình, cá nhân… với gần 20.000 cây

trồng rừng và 21.700 cây phân tán. Cụ thể gồm các giống cây như: cẩm lai, phượng tím, phượng đỏ, giáng hương, bằng lăng,

lim xẹt, me tây, muồng hoa vàng, mai anh đào, thông ba lá, bàng Đài Loan, kèn

hồng, sao đen, gõ đỏ…Ngoài ra, trong cùng thời gian trên, trên địa bàn huyện Đơn Dương có 16 doanh nghiệp trồng gần 2.000 ha rừng kinh tế,

thuộc các dự án quản lý, bảo vệ rừng, sản xuất, kinh doanh dưới tán rừng…

MẠC KHẢI

Page 3: 4 KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 ...baolamdong.vn/upload/others/201707/24959_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.7.2017.p…công ơn các liệt sĩ…” mà Chủ

3 THỨ BẢY 22 - 7 - 2017CUỐI TUẦNKINH TẾ - XÃ HỘI

LAN HỒ

Kinh tế tiếp tục tăng trưởngQua 6 tháng đầu năm, huyện Bảo Lâm

thu ngân sách đạt 54,6 tỷ đồng, bằng 51% so với dự toán giao đầu năm, bằng 115% so cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 93 triệu USD, đạt 50,3% KH năm. Đến cuối năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,12% (1.504 hộ), trong đó tỷ lệ hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giảm xuống 10,96%. 6 tháng đầu năm 2017, tổng số hộ nghèo giảm 0,8%, hộ nghèo đồng bào DTTS ước giảm 1,3%.

Về lĩnh vực nông - lâm nghiệp, Bảo Lâm tiếp tục sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững. Tổng diện tích gieo trồng ổn định so với cùng kỳ. Tổng diện tích gieo trồng trên 49.454 ha, bằng 99,7% so với KH và đạt 101,4% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích cây hằng năm 441,5 ha, cây lâu năm trên 49.012 ha. Sản lượng chè búp tươi đạt 76.810 tấn/145.260 tấn, đạt 52,9% KH, bằng 107% so với cùng kỳ. Cây dâu tằm 17.875 tạ/19.710 tạ, đạt 89,2% so với KH, bằng 102,8% so với cùng kỳ. Rau màu các loại bằng 105,8% so với cùng kỳ… Bên cạnh đó, công quản lý, bảo vệ rừng được chú trọng, xử lý nghiêm các vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép. Công tác trồng cây phân tán, trồng rừng và giao khoán QLBVR, chi trả dịch vụ môi trường rừng thực hiện khá tốt. Vừa qua, toàn huyện xảy ra 85 vụ vi phạm Luật BVPT rừng, giảm 16 vụ so với cùng kỳ. Các đơn vị chủ rừng đã tổ chức giải tỏa cây trồng trên đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép trên 18,5 ha để trồng lại rừng. Các xã tổ chức trồng 480 cây xanh trên dọc tuyến đường liên xã Lộc An, Tân Lạc, Lộc Thành, đạt 100% KH.

Đối với chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện duy trì 8 xã đạt chuẩn. Các xã Lộc Nam đạt 15 tiêu chí, Lộc Tân 14; các xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Lâm mỗi xã đạt 12 tiêu chí. Qua khảo sát cho thấy cần tiếp tục củng cố, hoàn thiện các tiêu chí: Tổ chức sản xuất, y tế, môi trường. Hiện toàn huyện có 16 HTX (9 HTX nông nghiệp, 3 quỹ tín dụng và 4 HTX thương mại, dịch vụ), 12 THT. Nhìn chung có 3 quỹ tín dụng nhân dân và HTX nông nghiệp An Lạc (Lộc An) hoạt động hiệu quả, còn lại mới hình thành nên hoạt động gặp nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao.

Về sản xuất công nghiệp, giá trị sản xuất 6 tháng tăng 9,5% so với cùng kỳ. Ngành khai thác cát, đá tăng 6,3%; nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,5%; Nhà máy Alumin sản xuất ước 260.000 tấn, đạt giá trị 81 triệu USD và 90 tấn Hydroxit nhôm.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong ĐảngVề công tác tổ chức xây dựng Đảng,

Đảng bộ Bảo Lâm đã tập trung làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, nắm bắt dư luận xã hội trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân. Kịp thời quán triệt các Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương, của Tỉnh ủy. Tổ chức thành công cuộc thi tìm hiểu Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) và Chỉ thị số 05-CT/TW cho 43 tổ chức cơ sở Đảng tham gia. Ban Thường vụ Huyện ủy sắp xếp, kiện toàn tổ chức cán

Ghi nhận từ Bảo Lâm qua 6 tháng đầu nămTrong 6 tháng đầu năm 2017, tình hình phát triển kinh tế của huyện Bảo Lâm tiếp tục tăng trưởng so với cùng kỳ; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở tiếp tục kiện toàn. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, hướng mạnh về cơ sở, bám sát nhân dân, tăng cường tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

bộ; chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và đảng viên. Quan tâm kiện toàn các tổ chức đảng yếu kém, làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ, tham mưu Huyện ủy thực hiện tốt quy hoạch các chức danh BCH, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và UBND huyện nhiệm kỳ 2020-2025. Thực hiện Chương trình kiểm tra, giám sát của Ban Thường vụ Huyện ủy, 6 tháng đầu năm đã kiểm tra 4 tổ chức đảng, 8 đảng viên là cán bộ chủ chốt theo Điều 30, Điều lệ Đảng; tổ chức giám sát chuyên đề 2 tổ chức đảng, 4 cá nhân; thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách 1 trường hợp. Đồng thời UBKT Huyện ủy, cấp ủy cơ sở kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật theo Điều lệ Đảng. Theo đó, kiểm tra 4 tổ chức đảng, giám sát chuyên đề 2 tổ chức đảng và 2 cá nhân, kiểm tra việc thi hành kỷ luật đối với cấp dưới 2 tổ chức, kiểm tra tài chính Đảng 4 tổ chức đảng; tiếp nhận 6 thư tố cáo, thi hành kỷ luật 3 đảng viên. Cấp ủy cơ sở kiểm tra 2 chi bộ trực thuộc, 8 đảng viên, giám sát 3 chi bộ trực thuộc, 9 đảng viên, thi hành kỷ luật 3 đảng viên.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể huyện Bảo Lâm phấn đấu thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch đề ra từ đầu năm; tích cực, chủ động đổi mới phương thức tập hợp, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân hưởng ứng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện tốt Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, đẩy mạnh các hoạt động từ thiện nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo.

Hạn chế và nhiệm vụ trọng tâmTuy đạt một số kết quả tích cực, song

nhìn chung kinh tế huyện Bảo Lâm vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Giá cả một số mặt hàng nông sản giảm so với cùng kỳ làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Kinh tế HTX, THT chưa phát triển, chưa có nhiều mô hình liên kết sản xuất có hiệu quả để nhân rộng. Thu hút đầu tư khó khăn, đặc biệt là thu

hút đầu tư xây dựng các công trình trọng điểm; vào lĩnh vực công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp, vào điểm Công nghiệp Lộc Thắng. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới chưa đạt hiệu quả cao; chất lượng một số tiêu chí như giao thông, thu nhập, bảo hiểm y tế và hình thức tổ chức sản xuất… thiếu tính bền vững. Việc tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của Đảng ở nhiều địa phương chậm so với yêu cầu. Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của một số tổ chức cơ sở đảng còn chậm. Công tác nắm tình hình trong nhân dân, đoàn viên, hội viên có lúc, có nơi chưa kịp thời.

Thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển kinh tế và xây dựng Đảng, Ban Thường vụ Huyện ủy Bảo Lâm đang tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ công tác thu ngân sách nhà nước đạt 100% dự toán, phấn đấu vượt 5% so với dự toán. Chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo Chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, hiện đại giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Xây dựng Đề án phát triển kinh tế vườn hộ bền vững giai đoạn 2017 - 2020 và những năm tiếp theo. Tổ chức giải tỏa đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trái phép để trồng lại rừng. Duy trì độ che phủ rừng đạt 54%. Huy động mọi nguồn lực, lồng ghép các chương trình để cuối năm có 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới, các xã còn lại đạt 15 tiêu chí, 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí.

Đối với công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, Bảo Lâm tập trung thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng, định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận xã hội. Tăng cường đổi mới phong cách, lề lối làm việc; đề cao kỷ cương, kỷ luật; thực hiện củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ trong hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Nâng cao chất lượng sinh hoạt các tổ chức cơ sở đảng và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII), tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng chỉnh đốn Đảng từ cơ sở và trong từng cán bộ, đảng viên.

Cơ quan chức năng và người dân xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm cùng tuần tra giữ rừng. Ảnh Khánh Phúc

Giảm hơn 2.700 ha rừng chi trả dịch vụ

Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng cho biết, qua phúc tra nghiệm thu diện tích khoán bảo vệ rừng chi trả dịch

vụ môi trường rừng năm 2015 của các chủ rừng, đến nay, 30/30 đơn vị chủ rừng nhà nước đã hoàn tất. Theo đó, tổng diện

tích được nghiệm thu là 333.953,09 ha trên tổng diện tích giao khoán 337.278,4

ha. Như vậy đã giảm 2.702,3 ha do trừ bỏ phần diện tích không có rừng như nương

rẫy cũ, diện tích không đủ tiêu chí; do phá rừng, cháy rừng, do khai thác trắng

và chuyển đổi mục đích sản xuất... Trong các lý do giảm này, đáng lưu ý là diện

tích rừng bị phá, bị cháy và thậm chí cả chuyển đổi mục đích sử dụng.

Được biết, trong 6 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, các cơ quan

chức năng và chủ rừng đã phát hiện và lập biên bản xử lý 3 vụ lấn, chiếm rừng

trái phép với 65.113 m2; 176 vụ khai thác rừng trái phép với 657 m3; 10 vụ cháy

rừng với 292.155 m2 và 181 vụ phá rừng trái pháp luật. ĐẠO PHAN

Giảm xuống dưới 5% diện tích sản xuất kém hiệu quả

Ngành nông nghiệp Lâm Đồng phấn đấu đạt mục tiêu giảm diện tích đất sản

xuất kém hiệu quả (thu nhập dưới 50 triệu đồng/ha/năm) xuống 20% (60.000 ha)

trong năm 2020 và dưới 5% (15.000 ha) vào năm 2025.

Theo đó, Lâm Đồng tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với tiềm năng,

thế mạnh của từng vùng sinh thái như: tái canh 15.000ha cà phê và cải tạo 5.000ha

điều; trồng mới sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bơ… thay thế trên 3.000 ha diện

tích vườn tạp. Diện tích lúa trồng 1 vụ/năm ở các

vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn sẽ chuyển đổi sang phát triển đồng cỏ chăn nuôi hoặc trồng rau, màu

có giá trị kinh tế cao hơn. Riêng cây dâu tằm cần tăng diện tích từ 5.000 ha lên

6.500 ha giống mới có năng suất và chất lượng cao, gắn với giải pháp khôi phục

và phát triển ngành nghề ươm tơ, dệt lụa.Ngoài ra, Lâm Đồng còn ưu tiên thu

hút đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung với tổng diện tích quy hoạch khoảng

7.900 ha… VĂN VIỆT

Lâm Hà: Khởi công xây dựng lò giết mổ tập trung đầu tiên

Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lâm Hà cho biết, huyện vừa

tổ chức lễ khởi công xây dựng lò giết mổ tập trung Nguyễn Hồng Công tại thôn Tân

Lâm, xã Đạ Đờn với công suất giết mổ khoảng trên 150 con heo/ngày.

Khu giết mổ tập trung Nguyễn Hồng Công có diện tích xây dựng khoảng 4 ha,

tổng kinh phí thực hiện trên 6 tỷ đồng, bao gồm 2 hạng mục khu trung tâm giết

mổ tập trung Lâm Hà với mức đầu tư trên 2 tỷ đồng và Khu nuôi nhốt cách ly trước

khi đưa vào mổ, hồ sinh học khoảng 4 tỷ đồng. Trong đó, dự án Lifsap tài trợ

30.000 USD (không hoàn lại), số tiền còn lại do ông Nguyễn Hồng Công (chủ cơ

sở) góp thêm thực hiện. Đây là cơ sở giết mổ tập trung đầu tiên

được dự án Lifsap đầu tư tại huyện Lâm Hà, thời gian hoàn thành và đi vào hoạt

động vào quý 1 năm 2018.HOÀNG YÊN

Page 4: 4 KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 ...baolamdong.vn/upload/others/201707/24959_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.7.2017.p…công ơn các liệt sĩ…” mà Chủ

4 THỨ BẢY 22 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN KINH TẾ - XÃ HỘI

XEM TIẾP TRANG 11

Truyện ngắn: PHÚ VÕ

Chiếc xe ca của Hãng Hàng không Việt Nam Airline rời Sân bay Liên Khương,

chở khách về Đà Lạt. Thời tiết những ngày cuối đông trên cao nguyên quê hương của Thúy bắt đầu se lạnh. Qua khung cửa xe chị nhìn thấy bên đường những bông hoa dã quỳ đã nở rộ khoe sắc vàng rực rỡ dưới chân núi Voi chạy dọc theo trục lộ cao tốc.

Từ ngày xa quê, định cư ở nước ngoài, chị cũng đã đôi lần về thăm quê. Mỗi lần về chị thấy quê hương thay đổi rất nhiều. Xe chạy qua những đồi thông để tiến vào thành phố, những kỷ niệm thời thơ ấu cứ hiện về trong tâm trí chị. “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”, với những người bạn thân thiết của một thuở áo trắng tung tăng đến trường. Trong đó có Dũng, một trong những người bạn trai “khó ưa” trong nhóm, có lẽ vì cái bản tính nóng nảy bộc trực. Nhưng cái được ở Dũng là sống trung thực, hết mình với bạn bè. Chính vì lẽ đó mà Thúy vẫn thích gần gũi, thích đi chơi với Dũng.

Dũng học trên Thúy và các bạn hai lớp. Anh từ miền Trung vào trọ học ở nhà một người chú họ trên cây số 6. Là con nhà nghèo, nên Dũng vừa đi học, vừa đi dạy kèm. Thông qua Hùng còn gọi là Hùng Lai, bạn học cùng lớp với Dũng, anh đến dạy kèm cho Thúy, Thu, Đào và Diễm các bạn gái ôn thi vào đệ nhị cấp (cấp III). Khoảng cách giữa người dạy, người học mới đầu còn xa, còn giữ nề nếp, đúng giờ giấc. Thời gian gần gũi qua những lần đi ăn kem, những buổi đi picnic ở thung lũng Tình Yêu khoảng cách ấy dần dần xóa nhòa. Họ trở nên gần gũi, thân mật.

Bốn cô gái trong nhóm mỗi người một nết. Thu tinh nghịch, lì lợm; Đào duyên dáng, thùy mỵ nhưng hay dỗi hờn; Diễm hiền lành, ít nói, khi đã nói là y như rằng ẩn chứa sau câu nói một nghĩa bóng thâm thúy vô cùng. Riêng Thúy bình dị, chân chất như vẻ đẹp bề ngoài của chị, vả lại trong bốn đứa, Thúy là người khéo ăn, khéo nói nhất nên chiếm được cảm tình của mọi người.

Khi các cô thi đậu vào đệ nhị

THEO DÒNG SỰ KIỆN

PHONG VÂN

Sinh ra tại vùng đất thủ phủ cà phê TP Bảo Lộc, nên việc Phạm Khắc Tài khởi nghiệp với

cà phê cũng không phải quá lạ. “Chẳng có con đường thành công nào nếu chúng ta không chịu dấn thân” - Phạm Khắc Tài mở đầu câu chuyện khi tôi hỏi về quá trình khởi nghiệp của anh.

Ritachi - viên ngọc quý“Cách đây mấy năm, khi ấy “cà

phê sạch” đang là thứ rất đỗi xa lạ với người yêu thích thức uống này. Thậm chí, nhiều người quen uống “cà phê bẩn” đến nỗi khi uống ly “cà phê sạch” thì lập tức chê cà

Định vị Ritachi trên “bản đồ” cà phê

phê gì mà tệ thế. Đấy cũng là lúc tôi thấy cơ hội mở ra cho mình. Thời điểm ấy tôi nghĩ, nếu cho ra đời một sản phẩm sạch, đảm bảo chất lượng sẽ dễ dàng gặt hái thành công hơn. Tôi lập tức bắt tay vào tìm hiểu kỹ về nguồn hàng cũng như quy trình chế biến. Lúc đầu là không tìm được nơi dạy làm cà phê dù bỏ ra cả tháng trời tìm kiếm nhưng đều bị từ chối”, Phạm Khắc Tài chia sẻ ngày đầu đến với nghề rang xay cà phê.

Nhiều gian nan khi tay ngang qua nghề mới bởi trước đây anh học ngành ngân hàng đã có lúc anh nghĩ chuyện bỏ cuộc vì nó xa vời quá. Antoine de Saint-Exupery đã từng nói “Mục tiêu mà không có kế hoạch thì vẫn mãi chỉ là ước

mơ”. Giấc mơ cà phê sạch cứ mãi theo anh, vậy là vòng quay ấy cứ theo anh mãi. Ngày thì bán cà phê, tối mày mò rang xay, rồi về quê học cách bà con trong thôn vẫn tự chế biến để uống. Cũng giống như một đứa trẻ, khởi đầu với những bước đi chập chững đầu tiên, chông chênh là thế nhưng điều mà anh Tài làm được đó là nỗ lực không ngừng để đem đến cho khách hàng những ly cà phê tuyệt hảo mang đậm dấu ấn của từng vùng trồng cà phê đặc trưng của Việt Nam.

Anh Tài kể: “Anh từng len lỏi vào trong những cung đường chưa ai từng đặt chân, nơi có làng dân tộc thiểu số K’Ho chất phát, để tìm hiểu, nghiên cứu cà phê. Càng

Quý hạt cà phê như những viên ngọc quý - đó là lời tỏ bày của anh Phạm Khắc Tài ở TT Di Linh, người sáng lập thương hiệu cà phê Ritachi, tạo ra hương vị cà phê Fine Robusta cao cấp. Đây là dòng cà phê đang được thị trường thế giới ưa chuộng, từ đây khẳng định được dòng cà phê Robusta trên cao nguyên Việt Nam.

Anh Phạm Khắc Tài luôn trân quý những hạt cà phê như những viên ngọc.

Ảnh: H.Y

làm công việc mà mình đam mê, tôi càng cảm thấy thú vị. Trải qua một hành trình dài ban đầu mù mịt lắm, nhưng đến khi tập trung và dồn hết sức mình cho cà phê thì “ánh sáng” sẽ xuất hiện. Gặp gỡ khách hàng, đối tác, chuyên gia, bậc thầy trong lĩnh vực cà phê, đặc biệt là người nông dân giúp tôi tìm ra hướng đi cho mình. Thay vì chỉ tạo lợi nhuận trên mỗi ly cà phê, tôi còn ước mơ lớn hơn là kiếm lời trên từng tấn cà phê, theo tính toán của tôi, nếu chỉ sản xuất và cung ứng theo mô hình này thì khó phát triển, vì những năm này, đang có nhiều tên tuổi mới tiếp cận, chưa kể các thương hiệu cà phê đình đám đến từ nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Vậy là tôi quyết định mở Công ty TNHH Miền cao nguyên, xác lập thương hiệu cà phê sạch Ritachi Coffee của mình”, anh Tài cho biết.

Sở dĩ anh lấy tên thương hiệu của mình là Ritachi Coffee bởi lẽ Ritachi trong tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là viên ngọc quý, đối với anh cà phê là những viên ngọc, nếu biết mài giũa sẽ cho ra sản phẩm hoàn hảo.

Gắn với thương hiệu cà phê Việt NamViệt Nam vốn nổi tiếng với loại

cà phê Robusta chiếm hơn 80% sản lượng và là nước xuất khẩu cà phê lớn, nhưng sản phẩm cà phê Việt Nam lại ko có trên bản đồ thế giới. Khi nhà rang xay chất lượng cao tìm cà phê Arabica thì người ta sẽ tìm kiếm thị trường Lào, cà phê Rosbusta Indonesia đi sau nhưng vẫn có trên bản đồ cà phê thế giới. Điều trăn trở này, thôi thúc Phạm Khắc Tài phải làm một điều gì đấy...

ĐỨC TÚ

Sinh năm 1995, Nguyễn Lê Thụy Hồng Ngọc còn rất trẻ, cơ thể tràn đầy

sức sống và một nhiệt huyết nồng cháy. Tranh thủ thời gian, ngoài công việc thường nhật, Ngọc theo đuổi giấc mơ của mình bằng cách truyền thụ những gì mình đã học được cho các bạn trẻ ở địa phương qua ngôn ngữ cơ thể.

Ngọc cho biết: “Em học múa từ nhỏ, đến bây giờ vẫn theo đuổi nó, cố gắng luyện tập và cố công truyền dạy cho các bạn trẻ yêu thích. Khoảng thời gian này là thích hợp nhất, tại vì hè đến các bạn có

Ước mãi còn tuổi thanh xuânMong muốn mình được trẻ mãi như tuổi hai mươi để theo đuổi giấc mơ dạy múa cho những người bạn trẻ mỗi khi dịp hè đến. Đó là tâm nguyện của cô Bí thư Chi đoàn liên tổ Nghệ Tĩnh (Phường 8, TP Đà Lạt).

nhiều thời gian rảnh rỗi hơn”.Đều đặn mỗi tuần, cô giáo trẻ

cùng nhiều học viên lại tập trung tại hội trường của tổ dân phố để cùng nhau luyện tập, cô trò đổ mồ hôi nhưng tiếng cười giòn tan vẫn nảy nở trên đôi môi. Ngọc phân tích: “Được truyền thụ những điệu múa cho các em là một niềm vui, hạnh phúc, nhưng hơn hết, với vai trò của một bí thư chi đoàn tôi hiểu sâu sắc rằng, các bạn trẻ rất dễ bị cám

dỗ bởi những trò chơi không lấy gì là lành mạnh, hay có thể sa đà, ăn chơi lêu lổng dẫn đến những hệ lụy khôn lường. Mà hệ lụy đó chính các em phải gánh chịu, các em còn non nớt nên ngoài sự quan tâm của gia đình thì một sân chơi bổ ích là điều cần thiết”.

Đứng lớp, khoản “thù lao” mà cô giáo Bí thư chi đoàn này nhận được chính là việc chứng kiến các bạn học viên của mình có thể tự

tin trên sân khấu với ngôn ngữ cơ thể và những tràng vỗ tay của khán giả khi biểu diễn. Mặc dù, đó là những lần biểu diễn ở hội trường của tổ dân phố hay chính tiếng vỗ tay của các bậc phụ huynh, của gia đình, xóm giềng các em. Điều đặc biệt ở lớp học này chính là những điệu múa mang phong cách truyền thống sẽ được truyền đạt cho các em, qua đó các em thêm yêu quê hương, đất nước và vùng đất miệt Nam Tây Nguyên này.

Chứng kiến một buổi tập luyện của các cô trò tại Hội trường Tổ dân phố Nghệ Tĩnh 1, mới thấy hết nỗi vất vả và niềm say mê của họ dành cho môn nghệ thuật này. Những giọt mồ hôi rơi, đôi khi sự đau đớn hằn trên khuôn mặt chưa phải nắng gió, chưa phải va vấp làm ai nấy cũng phải chạnh lòng. Dù vậy, cô gái là Bí thư chi đoàn này luôn động viên các em cố gắng luyện tập và tự động viên mình bằng câu nói: ước mãi còn tuổi thanh xuân. Để rồi, mãi tràn đầy sức sống, tràn đầy tuổi trẻ, đầy nhựa sống cho đời và cho người.

Ngọc (bìa trái) hướng dẫn các bạn trẻ thực hiện các động tác múa điệu xoang Tây Nguyên.

Nhân kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-

Lào (1962-2017), 40 năm ngày ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Lào (1977-2017), vừa qua, Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình quốc gia Lào phối hợp tổ chức chương trình “Cầu truyền hình Việt-Lào: Chung một con đường”. Chương trình được truyền hình trực tiếp ở hai điểm cầu Hà Nội (Việt Nam) và Vientiane (Lào). Trong chương trình, khán giả là người dân hai nước đã được xem những phóng sự và những tiết mục âm nhạc, tạp kỹ được thực hiện sinh động, gây ấn tượng mạnh

Page 5: 4 KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 ...baolamdong.vn/upload/others/201707/24959_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.7.2017.p…công ơn các liệt sĩ…” mà Chủ

5 THỨ BẢY 22 - 7 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

Ngày về

đỏ lửa”, Dũng đã biến mất trong vòng tay của chị không một lời dã biệt, không hiểu anh đi về đâu, sống nơi đâu, mất hút bóng chim tăm cá.

Sau ngày miền Nam giải phóng, Thúy theo gia đình đi định cư ở nước ngoài trong thâm tâm của chị không muốn rời xa quê hương, rời xa nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó bao nhiêu kỷ niệm của tuổi học trò, trong đó có hình bóng của Dũng, mối tình đầu theo chị đi suốt cuộc đời. Thúy vẫn mường tượng trong tiềm thức Dũng là người “bên kia”. Vì ít nhiều trong những lần tâm sự riêng tư lời nói của anh đã bộc lộ chí khí của người con trai yêu nước. Anh thường đọc những đoạn thơ Kiều nói về người anh hùng Từ Hải, hay ngâm câu hò của tác giả Ưng Bình Thúc Dạ Thị “Chiều chiều trước bến Văn Lâu, ai ngồi ai câu, ai sầu ai thảm...” và anh giải thích cho Thúy nghe Phu Văn Lâu bên dòng sông Hương là nơi vua Duy Tân gặp gỡ nhà yêu nước Trần Cao Vân để bàn chuyện cách mạng chống thực dân Pháp. Lời anh gợi lên trong lòng chị nỗi niềm của con dân một đất nước bị nô lệ.

* * *Thúy bước đi chầm chậm trên

hành lang trong tòa nhà Ủy ban

- Tại sao ngày ấy khi đi anh không nói một lời dã biệt, để em thấp thỏm, lo âu, mong ngóng từng đêm. Anh đâu biết thời gian ấy, em nhớ anh biết dường nào.- Nàng nũng nịu: - Đúng là người “khó ưa”.

- Chuyện đó đâu có gì khó hiểu, nguyên tắc của tổ chức mà em, khi hoạt động bên trong nội đô là phải giữ bí mật tuyệt đối cho dù đó là người thân, hay là người yêu. Em biết ngày xưa anh đâu phải là loại học kém, mỗi lần đi thi là rớt. Anh ở lại lớp để làm nòng cốt tổ chức phong trào học sinh cho lớp sau theo sự phân công chỉ đạo của tổ chức.

Thúy đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, nàng đâu có ngờ sự thể lại như vậy. Mặt trời lặn xuống sau đồi thông, thành phố lên đèn, ánh điện lung linh huyền ảo như ngàn ánh sao xa trong vũ trụ. Thúy khẽ thở dài:

- Sau ngày anh đi, em như cánh chim lạc đàn. Khi gia đình di tản, anh còn nhớ anh Hùng chứ! Là người giúp đỡ gia đình em rất nhiều. Anh biết đấy “Ghét của nào trời trao của đó”. Cuộc sống bơ vơ nơi xứ lạ quê người, Hùng là người gần gũi, an ủi em trong cuộc sống và sau đó anh ngỏ lời cưới em. Thời gian sau, Hùng bệnh rồi mất, em sống cô đơn lúc này càng nhớ quê hương, càng nhớ anh hơn.

Nói đến đây Thúy thấy nghèn nghẹn trong cổ họng, chị liếc nhìn sang Dũng đang ngồi trầm ngâm đăm chiêu, tay mân mê ly cà phê. Câu chuyện tình sau bao nhiêu năm bây giờ mới có hồi kết, một kết cục nhẹ nhàng khiến hai người càng hiểu nhau hơn, càng thấy yêu nhau hơn, giá như ngày ấy...

* * *Đứng trên đỉnh cao nơi có hồ

nước sạch, nhìn bao quát xuống buôn làng đang đắm chìm trong sương mai thật huyền ảo, Dũng nắm tay Thúy đi lần theo đường ống dẫn nước sạch về từng hộ dân. Nước đã về buôn làng hòa trong điệu hát zan zao là những nét mặt vui tươi, trong tiếng nhịp cồng chiêng rộn rã vang vọng giữa núi rừng đại ngàn Nam Tây Nguyên. Niềm mơ ước của Thúy ấp ủ bao lâu nay đã thành sự thật. Chị và Dũng cùng nắm tay hòa nhịp múa bên ché rượu cần.

thành phố, chị bắt gặp một cặp mắt nhìn mình đăm đăm. Đến gần hơn chị ngỡ mình đang trong mơ, trước mắt chị là Dũng thật rồi, Dũng bằng xương bằng thịt. Chị trở nên thẫn thờ. Chị ú ớ...

- Anh Dũng đó ư? Dũng từ từ tiến đến bắt tay

Thúy, anh nắm chặt thật lâu khiến mọi người chung quanh ngạc nhiên nhìn anh.

- Em về lâu chưa? Có khỏe không?- Em về được hai hôm. Hai người thật sự lúng túng

trong giây lát không biết nói thêm điều gì. Anh thư ký giúp việc cho Dũng đỡ lời:

- Mời cô và các chú cùng vào bên trong phòng khách. Chúng ta bàn bạc công việc.

Mọi người cùng lục tục theo chân anh thư ký vào trong phòng khách. Đến bây giờ Thúy mới tĩnh tâm, chị đâu có ngờ trái đất tròn đưa chị vượt trùng dương về quê hương lại gặp Dũng. Nhấp một ngụp nước chị buột miệng:

- Anh già đi và ốm hơn xưa rất nhiều, sức khỏe hiện nay ra sao?

- Sức khỏe của anh cũng bình thường thôi, chuyện già trẻ là dấu hiệu của thời gian mà.

Đôi bên tiến hành bàn bạc công việc, Thúy là một Việt kiều yêu nước, sau những lần về nước chị

đã đi thâm nhập vào các vùng sâu, tận mắt thấy bà con người dân tộc thiểu số cuộc sống còn nhiều khó khăn gian khổ, thiếu thốn đủ điều, trong đó nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh. Từ đó, về bên kia chị đã tổ chức quyên góp, kêu gọi bà con Việt kiều đóng góp xây dựng hệ thống nước sạch cho bà con dân tộc ở vùng núi cao trên quê hương chị. Sau cuộc hội thảo hai bên đã ký kết biên bản tiến hành xây dựng công trình nước sạch đưa nước về từng hộ để phục vụ cuộc sống cho đồng bào.

Sau buổi cơm thân mật do Ủy ban thành phố mời, Thúy chủ động đề xuất Dũng đi thăm lại những con đường xưa, những con đường Mai Anh Đào vào mùa nở rộ, những cụm lửa hồng trên bầu trời xanh trong vắt của xứ sở ngàn hoa. Đến ga cáp treo hai người chọn một góc bàn trống trên bar cà phê. Từ đây nhìn xuống thành phố, chiều xuống chầm chậm sao đẹp lạ lùng. Cái lạnh chiều đông len vào cơ thể, khiến Thúy rùng mình.

- Em lạnh lắm phải không?Nói xong Dũng choàng lại

chiếc áo măng tô cho Thúy. Hai người cùng ngồi bên nhau, như ngày nào. Quá khứ lại ùa về. Thúy trách Dũng:

Minh họa: Phan Nhân

cấp, các bạn trai của Dũng cũng khăn gói thi vào đại học. Hùng Lai có hướng đi riêng, anh thi vào Trường Võ bị Đà Lạt, (có lẽ hợp với bản chất kiêu ngạo). Hùng xuất thân từ một gia đình khá giả, ba anh là nhà thầu khoán, trước đây xây dựng nhà cho Pháp. Mẹ anh là cô gái lai Pháp, nên gương mặt điển trai của Hùng mang hai dòng máu Á - Âu. Giữa Dũng với Hùng là hai người bạn nhưng ý thức về cuộc sống có phần khác nhau. Hai người thường có những cuộc tranh luận nổ ra. Những lúc như thế Thúy là trung tâm hòa giải căng thẳng. Sau đó, Hùng thường thanh minh với Thúy và kèm theo lời mời đi ăn kem. Biết Hùng muốn đeo đuổi mình, nhưng Thúy không hề rung cảm trước vẻ bề ngoài điển trai, giàu có của chàng thanh niên lai Tây ấy.

Trên chiếc xe đạp cà tàng, mỗi lần Dũng đến nhà Thúy, để chở nàng đi học “cours” (học thêm môn tự chọn) Thúy thường tâm sự, hỏi thăm về thân phận, gia đình quê hương của Dũng. Lâu ngày thành thân quen, hai con tim cũng lên tiếng thổn thức, chung một nhịp đập. Thúy hỏi:

- Một người học giỏi như anh mà sao lần nào thi cũng hỏng. Biết bao bạn bè của anh đã ra đi bốn phương tám hướng, làm nên công danh sự nghiệp, còn anh sao cứ lận đận.

Đáp lại lời Thúy, Dũng chỉ nhếch mép cười khẽ nhẹ nhàng hôn lên mái tóc người yêu, anh thì thầm:

- Học tài thi phận mà em, biết sao nói được.

* * *Thời gian lặng lẽ trôi qua, trên

cao nguyên xanh. “Những tiếng đại bác đêm đêm vọng về thành phố”, chiến tranh đã đến hồi quyết liệt. Năm ấy, Thúy vẫn còn nhớ rất rõ, cái năm mà mọi người nơi này gọi cái tên đầy máu lửa “Mùa hè

CẦU TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM-LÀO: Nhìn lại quá khứ, gắn kết tương laicùng với sự xuất hiện của nhiều vị khách mời đặc biệt từ hai điểm cầu Hà Nội và Vientiane. Những điểm nhấn của chặng đường hợp tác giữa hai nước, tình hữu nghị hai dân tộc Việt-Lào từ quá khứ đến hiện tại lần lượt được tái hiện qua cầu truyền hình.

Với thời lượng 120 phút, chương trình có sự đan xen giữa các phóng sự về mối quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau của hai dân tộc Việt Nam-Lào từ thời kỳ chiến tranh cho đến những năm tháng hòa bình với những tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, Lào. Qua đó, khán giả truyền hình cũng cảm nhận được một cách tổng quan truyền thống hữu nghị, đoàn

kết gắn bó keo sơn giữa hai nước Việt Nam-Lào trong mỗi chặng đường cách mạng của hai nước.

Đặc biệt, khán giả truyền hình còn được chứng kiến, gặp gỡ, giao lưu với những nhân chứng lịch sử, những người góp phần xây đắp mối quan hệ Việt Lào như Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đàm Đức Vượng, nguyên chuyên gia Việt Nam tại Lào; Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, nguyên Chính ủy viên tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, nguyên Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào; Thiếu tướng Boua Sieng Champaphanh, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Lào; ông Khăm Ta Duong

Thong Lak, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ đầu tiên của Lào tại Việt Nam…

Các phóng sự được thực hiện tại Lào với những tình tiết có ý nghĩa lịch sử đã giúp khán giả hiểu thêm về những thế hệ đã hy sinh xương máu, công sức xây dựng nền móng cho quan hệ cách mạng Việt Nam-Lào; sự sẻ chia, đồng hành của hai đất nước trong cuộc chiến đấu giành lại độc lập, tự do cho mỗi dân tộc; tình đoàn kết, sự giúp đỡ quý báu vào thời điểm hai đất nước còn khó khăn; đồng thời cũng là lời khẳng định về sự kế thừa, phát huy mối quan hệ quý báu Việt-Lào của thế hệ trẻ hai nước hôm nay.

Theo (TTXVN/VIETNAM+) Biểu diễn văn nghệ tại điểm cầu Hà Nội.

Page 6: 4 KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 ...baolamdong.vn/upload/others/201707/24959_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.7.2017.p…công ơn các liệt sĩ…” mà Chủ

6 THỨ BẢY 22 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

ĐỌC SÁCH

PHẠM QUỐC CA

Anh tôi - Phạm Văn Cừ sinh năm 1948 tại xã Diễn Kỷ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

trong một gia đình nông dân nổi tiếng hiếu học.

Đang học lớp 6 anh đã được Trường Phổ thông cấp II xã nhà cử làm Đội trưởng Đội tập làm, tập ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp… Do có thành tích học tập và công tác Đoàn, anh được xét đặc cách vào học Trường Phổ thông cấp III Diễn Châu không phải thi chuyển cấp. Nhưng anh đã không được hưởng vinh dự này. Vì cha mất sau ba năm bệnh nặng, anh đã thôi học giúp mẹ làm đồng, nuôi hai em nhỏ đến lớp. Công việc nặng nhọc sớm dồn vào vai anh. Anh được hợp tác xã cử làm Đội trưởng Thanh niên xung kích, tham gia lao động trên các công trường thủy lợi, làm nhà cho bà con đi khai hoang ở miền núi, lấp hố bom, giúp bộ đội phòng không xây dựng trận địa, bốc vác hàng quân sự ở ga Sy, ở bến trung chuyển sông Bùng... Là Bí thư Chi đoàn, ngoài thời gian lao động trên đồng ruộng anh dành hết cho công việc xã hội và hoạt động của đội văn nghệ địa phương. Anh đẹp trai, đôi mắt ngời sáng, giàu sức sống, hát và thổi sáo trúc hay, từng đóng vai Trung úy Phương trong vở kịch “Nổi gió” của Đào Hồng Cẩm.

Năm 1967, anh đã trúng tuyển phi công chiến đấu nhưng rồi được gọi nhập ngũ vào bộ binh, huấn luyện quân sự ở Thanh Hóa. Tháng Mười năm ấy, trên đường hành quân vào Nam anh ghé qua nhà được hai mươi phút. Có lẽ do linh cảm từ tính cách xông xáo, gương mẫu của một Bí thư Đoàn, đối mặt với mịt mù bom đạn, anh sẽ khó có ngày trở về nên mẹ tôi cứ ôm chặt anh, gục đầu vào vai anh khóc nức nở. Anh gần như phải gỡ tay mẹ để ra đi.

Tháng 4/1970 đến lượt tôi nhập ngũ rồi vào chiến đấu ở chiến trường Đông Nam bộ. Anh trước, em sau, tôi hình dung dấu chân anh em tôi có thể đã trùng lên nhau trên những nẻo đường hành quân hay trong những hậu cứ chiến khu Đ.

Tôi nào biết anh đã hy sinh ngày 1/4/1969, trước khi tôi nhập ngũ đúng một năm. Trong một trận chống càn của giặc Mỹ, anh đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh để bảo vệ thương binh, được truy tặng Huân chương Chiến công hạng Ba. Nơi anh hy sinh là Trảng Tranh, nay thuộc xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Thật tiếc những thông tin này gần đây tôi mới biết và được Phòng Chính sách Quân khu 7 xác nhận. Để yên hậu phương, mãi đến tháng 8/1975 chính quyền xã mới báo tử anh tôi. Ngày ấy tôi đang đóng quân ở Phú Lợi (Bình Dương). Nghe kể mẹ tôi đã chết ngất, phải cấp cứu mới sống lại.

Nguyện vọng tìm hài cốt của anh đưa về quê cho đến khi mẹ tôi nhắm mắt vẫn không thực

Ngọn đuốc sáng một thời trai trẻhiện được. Câu nói cuối cùng của mẹ lúc lâm chung là: “Cừ ơi! Con ở đâu? Chờ mẹ với, mẹ cũng đi đây!”...

Có một người phụ nữ nữa cũng đau buồn đứt ruột là chị Trương Thị Tần, người yêu của anh tôi. Anh chị đã hứa hẹn với nhau bằng một lễ nhỏ thăm nhà gái. Theo tục lệ địa phương, mỗi dịp Tết đến, mẹ lại sai tôi thay anh đang ở chiến trường, đem một chai rượu, mấy quả cau, mấy lá trầu đến biếu mẹ chị. Tết năm 1969 cũng vậy. Anh đã hy sinh từ ngày 1/4 năm đó nhưng địa phương không báo tử nên nào ai biết! Sau khi báo tử anh tôi ít lâu, chị lấy chồng ở xã trên.

Với mấy dòng chữ khuôn mẫu trên giấy báo tử: “Liệt sĩ Phạm Văn Cừ, đơn vị C22 KBM, hy sinh tại mặt trận phía Nam”, tôi đã đi tìm anh tận Quảng Ngãi, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng... Cho đến ba năm trước, một người bạn học là Ngô Phi Thanh, cùng nhập ngũ với anh kể cho tôi nghe rằng anh chiến đấu và hy sinh tại Trảng Tranh để bảo vệ một trạm phẫu dã chiến gần căn cứ Trung ương Cục ở Tây Ninh. Lúc trận đánh này diễn ra, anh Thanh đang đi phối thuộc với một đơn vị khác nên không có mặt.

Nhạc sĩ Nguyễn Trọng Quý ở Hội VHNT Tây Ninh đã nhiệt tình giúp đỡ vợ chồng tôi trong những ngày đi tìm mộ anh, tận tình đưa

tôi đến Trảng Tranh - nơi anh chiến đấu và hy sinh - nhưng mọi thứ đã thay đổi. Gần nửa thế kỷ kể từ trận chiến đấu ấy, thép cũng rỉ, đá cũng mòn, nói chi đến xương thịt con người. Tôi đành thắp hương và lấy một nắm đất về thờ.

Thân thể anh đã hòa vào đất nước. Linh hồn anh đã thành mây trắng bay, thành cơn gió hiu hiu ngày giỗ như hàng vạn thanh niên cùng thế hệ. Tôi viết những dòng này về anh với chút hy vọng mong manh có ai cùng đơn vị với anh tôi cho biết thêm thông tin nào nữa chăng...

Nỗi đau mất anh vẫn còn nguyên trong tôi, không cách gì quên được. Một trong những bài thơ tôi thầm lặng viết vào sổ tay là viết về anh - ngọn đuốc sáng một thời trai trẻ. Không biết có linh hồn anh phù trợ hay không, một ngày nọ, được bạn thơ Vương Thừa Bình mách bảo có cuộc thi sáng tác và động viên, tôi đã gửi dự thi. Bài thơ “Viết trong ngày giỗ anh” của tôi đã được trao giải Nhất Cuộc thi sáng tác về đề tài thương binh, liệt sĩ do Hội Nhà văn và Sở Lao động, thương binh & Xã hội TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức năm 1983. Bài thơ cũng đã có mặt trong tuyển tập thơ “Giá từng tấc đất” do Hội Nhà văn Việt Nam tuyển chọn, xuất bản. Tôi tự an ủi là mình đã dựng được cho anh một tấm bia tưởng niệm bằng thơ.

Viết trong ngày giỗ anhAnh ngã xuống cánh rừng nào lặng lẽ Thư báo tin đau không sơ đồ mộ chí Rừng Tây Ninh đâu chỗ anh nằm? Chân trời xa đau đáu mắt em.Chiều ấy quân đi xanh bến phà tháng giêng Em đâu nghĩ lần cuối cùng đưa tiễn! Khói bom đen phương trời anh đến Pháo biển rú gào chen lời mẹ dặn anh Làng ta ở trong tầm bom giặc Thương anh ngã xuống chẳng yên lòng!Em đã lớn lên trên tấm lưng anh Ngày cha mất anh nhường em đến lớp Một góc làng sáo trúc đêm trăng “Chưa thấy người đã nghe tiếng hát…” Nhắc về anh làng xóm mãi thương.Em đã tìm anh suốt những cánh rừng Chi chít dòng tên khắc vào thớ gỗ Anh nằm lại nơi đâu? Bốn phương trời khói lửa Tiếng bom nào như cũng dội nơi anh.Cùng ra đi em bé gầy hơn Mẹ cứ sợ không trèo qua hết dốc Sau cơn bão, cây đa bật gốc Em là cây xoan còn đứng trong vườn.Em từng mơ ngày về quê hương Anh ngồi lợp lại nhà cho mẹ Anh kể chuyện chiến trường Anh hát cười vui vẻ Mẹ mắng đùa: “Mày chẳng khác ngày đi!”Giờ có đêm mẹ mơ thấy anh Rồi choàng dậy bàng hoàng bật khóc. Em cứ đợi điều không còn có được Một đêm kia tiếng gõ cửa Anh về…

1987

HỒ SƠ - TƯ LIỆU 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH, LIỆT SỸ VÀ 45 NĂM SỰ KIỆN 81 NGÀY ĐÊM CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ THÀNH CỔ (1972 - 2017)

Thành cổ Quảng Trị hôm nayThành cổ Quảng Trị là một công trình thành lũy quân sự và là lỵ sở của nhà Nguyễn trên địa hạt Quảng Trị. Đây cũng là trung tâm tỉnh lỵ Quảng Trị thời thuộc Pháp và chính quyền miền Nam. Đặc biệt trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy năm 1972, Thành cổ được cả thế giới biết đến và khâm phục bởi những chiến công hiển hách, những tấm gương chiến đấu anh dũng hy sinh trong 81 ngày đêm đánh địch tái chiếm, bảo vệ thị xã Quảng Trị của quân và dân ta.

VĂN THANH-VĂN MINH

Với ý nghĩa và tầm vóc chiến công đã được đúc kết bằng xương máu của hàng vạn

chiến sĩ cả nước và quân dân Quảng

Trị anh hùng, cũng như để bảo tồn một công trình kiến trúc cổ, Thành cổ Quảng Trị cùng với các di tích liên quan được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ VH,TT&DL) xếp hạng Di tích Quốc gia theo

Cổng tiền Di tích Thành cổ Quảng Trị.

KHÔI NGUYÊN THẢO

Lịch sử chưa bao giờ là “lãnh địa” dễ dàng với các nhà văn. Nếu không đủ tài hoa, người

viết rất dễ thành người sao chép sử, khô khan và cứng nhắc. Nhà văn Ngọc Toàn đã khéo léo đưa ngòi bút mình nương vào cứ liệu lịch sử, trải rộng trang viết theo trí tưởng tượng, sử dụng thế mạnh ngôn ngữ vững chãi và chính xác, ông đã phục dựng thành công không khí của các thời đại/thời đoạn vàng son quá vãng.

Từ điểm nhìn hôm nay, người đọc nghĩ gì về cha ông, về lịch sử dựng nước và giữ nước? Thì đây, nhà văn Ngọc Toàn, bằng ngòi bút tài hoa, sẽ đưa chúng ta ngược thời gian bước về quá khứ theo một đường dây xuyên suốt. Với câu chuyện về chiếc nỏ thần An Dương Vương và Mỵ Châu “trái tim lầm chỗ để trên đầu” trong

Những trang sử oai hùng cho trẻ thơ

truyện Triệu Đà, với hào khí Đông A của quân và dân nhà Trần chống giặc Nguyên Mông trong Cái chết của Đại Hãn và Yết đảo, với cuộc tình “linh thiêng và hào hoa” của tướng Trần Quang Diệu và đô đốc Bùi Thị Xuân hòa cùng tình yêu non sông đất nước trong Hai vị tướng trẻ, với sức mạnh của nghĩa quân Tây Sơn và người dân khi vận nước lâm nguy trong Cái đuôi sam, Ông chéo ngà bà rách tai... bạn đọc sẽ được đắm mình trong không khí lịch sử, vừa mạnh mẽ hào hùng, vừa có những góc riêng tinh tế, đượm tình.

Đọc Người quản tượng của vua Quang Trung, ta như được diện kiến, nói chuyện cùng những nhân vật kiêu dũng oai hùng như Cao Lỗ, Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Khoái, Yết Kiêu, Nguyễn Huệ, Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân… Những chân dung lịch sử hiện lên

NXB Kim Đồng vừa ấn hành tập truyện lịch sử Người quản tượng của vua Quang Trung, gồm 10 truyện ngắn, được xem là tinh tuyển của “cây bút chuyên canh - tác - chữ trên cánh đồng lịch sử” Ngọc Toàn. Các tác phẩm của ông đã để lại nhiều dấu ấn với độc giả qua các thế hệ. Một trong những lựa chọn sách hay mùa hè cho con trẻ hẳn nhiên không thể thiếu cuốn sách này.

Page 7: 4 KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 ...baolamdong.vn/upload/others/201707/24959_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.7.2017.p…công ơn các liệt sĩ…” mà Chủ

7 THỨ BẢY 22 - 7 - 2017CUỐI TUẦNVĂN HÓA - NGHỆ THUẬT

70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH, LIỆT SỸ VÀ 45 NĂM SỰ KIỆN 81 NGÀY ĐÊM CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ THÀNH CỔ (1972 - 2017)

Thành cổ Quảng Trị hôm nayThành cổ Quảng Trị là một công trình thành lũy quân sự và là lỵ sở của nhà Nguyễn trên địa hạt Quảng Trị. Đây cũng là trung tâm tỉnh lỵ Quảng Trị thời thuộc Pháp và chính quyền miền Nam. Đặc biệt trong cuộc tổng tấn công và nổi dậy năm 1972, Thành cổ được cả thế giới biết đến và khâm phục bởi những chiến công hiển hách, những tấm gương chiến đấu anh dũng hy sinh trong 81 ngày đêm đánh địch tái chiếm, bảo vệ thị xã Quảng Trị của quân và dân ta.

Quyết định số 235/VH-QĐ ngày 12/12/1986. Ngày 9/12/ 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2383/QĐ-TTg xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu giữ sự kiện 81 ngày đêm năm 1972. Thành cổ nằm ở vị trí trung tâm của toàn cụm di tích ở phía Nam tỉnh Quảng Trị như: Nhà lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn, Dinh Ái

Tử thời Chúa Nguyễn Hoàng, Sân bay căn cứ Ái Tử thời Mỹ - ngụy, Nhà thờ La Vang, Chùa Sắc Tứ... Đó là chưa kể đến các địa điểm in đậm dấu ấn trận đánh 81 ngày đêm (Ngã ba cầu Ga, bến sông Thạch Hãn, Trường Bồ Đề, Nhà thờ Tri Bưu, Long Hưng, chốt Long Quang) đều rất gần Thành cổ.

Đến với Thành cổ Quảng Trị hôm nay không chỉ nhìn lại dấu vết của

một số đoạn thành, lao xá, các cổng tiền, hậu, hữu, tả mà là một bảo tàng sống về ý chí và sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Mỗi tấc đất nơi đây thấm đẫm máu xương của biết bao người con yêu quý trên mọi miền Tổ quốc vì một lý tưởng cao đẹp đó là độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Chính vì vậy, Thành cổ trở thành mảnh

Những trang sử oai hùng cho trẻ thơNXB Kim Đồng vừa ấn hành tập truyện lịch sử Người quản tượng của vua Quang Trung, gồm 10 truyện ngắn, được xem là tinh tuyển của “cây bút chuyên canh - tác - chữ trên cánh đồng lịch sử” Ngọc Toàn. Các tác phẩm của ông đã để lại nhiều dấu ấn với độc giả qua các thế hệ. Một trong những lựa chọn sách hay mùa hè cho con trẻ hẳn nhiên không thể thiếu cuốn sách này.

sống động, lôi cuốn và cũng thật gần gũi, thân thuộc.

Nhà văn Triệu Xuân từng chia sẻ: “Cách dựng truyện, cách kể của Ngọc Toàn tự nhiên, dung dị, nhẹ nhàng như không hề cố ý làm văn. Có lúc ông tiếp thu lối kể chuyện dân gian, có lúc ông viết theo lối mới. Nhưng vượt lên tất cả là tấm lòng, tình cảm của ông thổi vào nhân vật, tạo hồn cốt cho nhân vật. Các nhân vật chính - chính diện cũng như phản diện - như bước ra từ quá khứ để nói với hiện tại về những

bài học xương máu, những chân lý kết đọng từ quá trình chống ngoại xâm, dựng nước và giữ nước”.

Với việc xuất bản Người quản tượng của vua Quang Trung, NXB Kim Đồng tiếp tục mở ra những cánh cửa lịch sử, đưa các độc giả nhỏ tuổi về với nguồn cội, về với những chân giá trị của lịch sử dựng nước và giữ nước. Điều này càng cần thiết hơn trong bối cảnh hôm nay, khi một bộ phận giới trẻ có khuynh hướng vọng ngoại và có phần lơ là quá khứ.

Nhà văn Ngọc Toàn (1939 - 2016) được biết đến như một cây bút chuyên canh - tác - chữ trên cánh đồng lịch sử. Các tác phẩm của ông đã để lại nhiều dấu ấn với độc giả qua các thế hệ.

Theo nhà báo Nguyễn Ngọc Thùy, con gái nhà văn Ngọc Toàn, hơn nửa thế kỷ, nhà văn Ngọc Toàn viết rất nhiều tác phẩm, song ông tự hào nhất là tập truyện thiếu nhi Người quản tượng của vua Quang Trung do NXB Kim Đồng ấn hành. Truyện được xuất bản lần đầu tiên năm 1983 và tái bản bốn lần liên tiếp với số lượng lớn (lần đầu 21.000 bản và các lần sau 51.000 bản trở lên), được đánh giá là “best seller” giai đoạn ấy. Và năm 2017 này, NXB Kim Đồng một lần nữa giới thiệu cuốn Người quản tượng của vua Quang Trung đến bạn đọc (gồm 2 truyện ngắn trong tập truyện trước đây là Người quản trượng của vua Quang Trung, Hai vị trướng trẻ và 6 truyện khác là Triệu Đà, Cái chết của Đại Hãn, Yết đảo, Cái đuôi sam, Ông chéo ngà - bà rách tai, Lũng Voi). Đây là những tác phẩm nhà văn Ngọc Toàn yêu quý nhất về đề tài lịch sử dành cho thiếu nhi.

Nhà văn Ngọc Toàn từng công tác trong nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm nhiều chức vụ khác nhau. Song song với công việc chuyên môn, ông gần như dành trọn đời mình và chung thủy với nghiệp cầm bút. Ông là tác giả của Người quản tượng của vua Quang Trung (NXB Kim Đồng, tái bản nhiều lần), Hai vị đô đốc (NXB Kim Đồng), Cái chết của Đại Hãn (NXB Đồng Nai), Cha con Triệu Đà, Vùng đất mới, Bí mật đền Sỹ Nhiếp (NXB Văn Học), Hổ thần (NXB Hội Nhà văn) và hơn 40 truyện ngắn, 500 bài báo, tùy bút, phóng sự điều tra đăng trên các báo.

đất thiêng, nơi hội tụ tình cảm của chiến sĩ, đồng bào cả nước. Nhiều năm qua, Ban liên lạc Cựu chiến binh các đơn vị từng tham gia chiến đấu trên mặt trận Quảng Trị đã hành hương và tổ chức nhiều cuộc họp mặt kỷ niệm quy mô lớn; Lễ hội tri ân tháng 7 được nhiều người quan tâm, được bạn bè trong nước và quốc tế chờ đón, trở thành lễ hội cách mạng để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng nhân dân và du khách khi đến Quảng Trị. Đặc biệt, hàng chục vạn lượt khách viếng thăm Thành cổ mỗi năm đã thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “đền ơn đáp nghĩa”, tôn vinh, tưởng nhớ những người đã chiến đấu hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Đây là dịp quảng bá trên thông tin đại chúng để đồng bào cả nước biết thêm nhiều về cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ và thị xã Quảng Trị năm 1972, cũng như góp phần quan trọng vào công tác nghiên cứu lịch sử, giáo dục cho thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời đại mới.

Với tầm quan trọng đặc biệt như vậy, trong quy hoạch tổng thể, hiện nay cụm di tích Thành cổ tính từ đài tưởng niệm trung tâm theo đường trực đạo đã vượt phạm vi 24 ha đất Thành cổ hướng qua hữu ngạn sông Thạch Hãn.

Trong những năm qua, nhận thức được vai trò, vị thế và tầm quan trọng của di tích Thành cổ, ngành Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị đã chủ động trong các

hoạt động nghiên cứu, giữ gìn và phát huy tốt giá trị di tích; đồng thời luôn tìm mọi cách để làm cho cõi thiêng Thành cổ ngày càng được tôn vinh trong lòng di sản văn hóa dân tộc, xứng đáng với niềm tin và sự gửi trao của đồng bào cả nước.

Cách đây 8 năm, đêm 26/7/2009, khi bờ Nam sông Thạch Hãn khánh thành cụm công trình tưởng niệm này do VietinBank và Vinashin ủng hộ với kinh phí xây dựng lên đến 18 tỷ đồng thì sáng 27/7, ở bờ Bắc, một bến thả hoa khác cũng vừa được khởi công do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cung tiến với kinh phí xây dựng để tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong chiến dịch 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ năm 1972. Ngày 22/7/2016, tại khuôn viên Thành cổ Quảng Trị, đã tổ chức Trại sáng tác điêu khắc “Thành cổ Quảng Trị - Bất tử và hồi sinh” do Công đoàn NHCSXH tài trợ 7,5 tỷ đồng, với 22 tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao đã được lưu lại, đồng thời là một thông điệp gửi đến cho muôn đời sau về sự tri ân, những giá trị cao cả của sự hy sinh, về đạo lý uống nước nhớ nguồn, nhắc nhở con người hãy biết quý trọng hòa bình và giữ gìn độc lập, tự do, hòa bình, hữu nghị. Trong tháng 7/2017 này, cầu Thành cổ dự án tuyến tránh Quốc lộ 1, đoạn qua thị xã Quảng Trị sẽ được hoàn thành, hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ và Chiến dịch bảo vệ Thành cổ Quảng Trị 81 ngày đêm lịch sử. Thành cổ Quảng Trị, nơi “Mỗi tấc đất là một cuộc đời có thật/Cho hôm nay tôi đến nghẹn ngào…”.

Bảo tàng Thành cổ được xây dựng ở trong thành góc đông nam, nơi đây lưu giữ những hình ảnh và hiện vật của cuộc chiến.

Page 8: 4 KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 ...baolamdong.vn/upload/others/201707/24959_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.7.2017.p…công ơn các liệt sĩ…” mà Chủ

8 THỨ BẢY 22 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN DU LỊCH

HÀ NGUYỆT

Nở rộ dịch vụ homestay Nhờ những nét độc, lạ, lại nằm

giữa chốn “thôn quê” bao quanh là những vườn rau, hoa, đồi thông, những homestay này đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý đặc biệt của du khách trong và ngoài nước, nhất là khách du lịch trẻ tuổi, khách nước ngoài. Những cơ sở lưu trú du lịch dưới dạng homestay tại Đà Lạt được mở rộng phát triển cũng đã đáp ứng phần nào nhu cầu nghỉ ngơi của du khách, nhất là những dịp cao điểm như hè, lễ, tết khi lượng khách đến Đà Lạt nghỉ dưỡng rất đông nhưng số lượng khách sạn, nhà nghỉ hiện nay chưa đáp ứng kịp.

Cách đây khoảng 4 - 5 năm, ở Đà Lạt, dịch vụ du lịch homestay chưa phát triển, nhưng người dân Đà Lạt đã rất sáng tạo, nhạy bén với loại hình dịch vụ du lịch đặc biệt này, một số hộ dân Đà Lạt tự đón khách Tây về nhà và cho thuê phòng nghỉ, cho khách cùng trải nghiệm với nét văn hóa sinh hoạt trong gia đình. Nhưng gần đây sự phát triển ồ ạt của homestay khiến người dân hết sức lo ngại, nhất là về vấn đề an toàn và an ninh trật tự. Nhiều khi chỉ cần có một cái nhà, nâng cấp sơ sài, có khi 1 phòng chỉ rộng khoảng 20 m2 đón 30 - 40 người ngủ nghỉ bởi khách chỉ cần có chỗ nghỉ chân vào buổi tối, chủ yếu thời gian trong ngày dành để đi tham quan khám phá Đà Lạt. Có khi những cơ sở dịch vụ lưu trú homestay lại rất bình dân như phòng trọ sinh viên, có cả hệ thống giường tầng đơn giản, giá rẻ và đón khách rất đông. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là ở trong những nhà nghỉ sơ sài như vậy cho thấy việc không đảm bảo an ninh trật tự, ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng cho du khách nước ngoài. Vấn đề này được các cơ quan chuyên môn đặc biệt quan tâm. Các cơ quan chức năng như Công an, phòng PA 72, PA 83 nhiều năm qua cũng đã tăng cường quản lý, kiểm tra nhiều lần tại các cơ sở này, đã xử phạt, nhắc nhở, yêu cầu đóng cửa.

Thống kê của Phòng Văn hóa - thông tin Đà Lạt, tính đến tháng 4 năm 2017, toàn thành phố Đà Lạt hiện có 928 cơ sở lưu trú du lịch với 14.637 phòng. Trong đó, có 252 cơ sở lưu trú dạng nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê - homestay, với tổng số 2.024 phòng, trong đó có 85 cơ sở kinh doanh phòng tập thể. Qua kiểm tra của cơ quan chức năng có 136 cơ sở với 1.667 phòng chưa đăng ký thẩm định hoặc thẩm định chưa đạt.

Tình trạng phát triển ồ ạt,

Homestay nở rộ ở Đà Lạtvà vấn đề đảm bảo an toàn cho du khách

rầm rộ, tự phát dịch vụ du lịch homestay hiện nay, ngoài việc không đảm bảo an ninh, trốn thuế còn xảy ra các hiện tượng xã hội tiêu cực khác như nảy sinh nhiều dịch vụ “chặt chém” ăn theo trong ăn uống, phương tiện, “cò mứt”, “cò đặc sản”... Gần đây, ở Đà Lạt, tình trạng một số hộ dân mua đất nông nghiệp, làm nhà sơ sài để kinh doanh du lịch, chỉ cần có “view” - không gian, cảnh quan đẹp, có khi ở vùng ngoại ô để đón khách. Hình thức đón khách như vậy khiến cơ quan chức năng rất khó trong công tác quản lý, nhất là quản lý về con người, không xây dựng được hình ảnh đẹp về thương hiệu Đà Lạt. Trên thực tế, hầu hết các hộ kinh doanh này không đăng lý với cơ quan nhà nước mà chủ yếu tự do đưa thông tin lên các trang mạng xã hội để quảng cáo, mời gọi thu hút khách, khiến cơ quan chức năng rất khó quản lý.

Theo kết quả kiểm tra, chấn chỉnh việc chấp hành các quy định pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh lưu trú du lịch của Phòng Văn hóa - thông tin Đà Lạt: Kinh doanh nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê - homestay là hình thức kinh doanh đang phát triển nhanh chóng trên địa bàn thành phố Đà Lạt từ tháng 6/2016 đến nay. Hầu hết các cơ sở kinh doanh homestay đều có quy mô nhỏ, vừa là nhà ở vừa tận dụng phòng chống hoặc thuê lại để kinh doanh nên mức độ đầu tư trang thiết bị vật chất, tiện nghi rất hạn chế, chất lượng phục vụ và dịch vụ thiếu tính chuyên nghiệp, chỉ đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho du khách. Mặt khác, việc chấp hành các quy

định, pháp luật nhà nước của các chủ cơ sở kinh doanh homestay còn chưa đảm bảo, đều là những cơ sở mới đưa vào hoạt động. Hầu hết các cơ sở này đều chưa nắm rõ các quy định của nhà nước về lĩnh vực kinh doanh lưu trú, cụ thể như qua kiểm tra phát hiện tình trạng: chưa tiến hành đăng ký thủ tục kê khai giá, chủ yếu bán phòng trên Internet, không ban hành nội quy cơ sở dành cho khách đến lưu trú, vệ sinh cơ sở chưa tốt, sử dụng hệ thống giường tập thể - dorm với sức chứa quá tải không đúng quy định về diện tích phòng... Một số homestay kinh doanh dựa trên ý tưởng kiến trúc lạ, xây dựng các phòng lưu trú cho du khách bằng các vật liệu không kiên cố, nhà tiền chế nhằm thu hút du khách trên diện tích được xác định là đất ở xây dựng, tuy nhiên chưa xuất trình được văn bản thông báo cũng như văn bản trả lời của chính quyền địa phương như các cơ sở lưu trú Cirele - Việt Nam, Phường 3 hay như Discovery Home - Phường 11 sử dụng Pi ống cống, hay như “Củi”, “Nơi Ẩn trú” Phường 3 sử dụng các Bungalow bằng đất và gỗ, “Hoàng Thông” sử dụng container... Qua kiểm tra một số cơ sở homestay chưa được cấp phép xây dựng, không đăng ký

kinh doanh hoạt động.Trước thực tế còn nhiều tồn tại,

bất cập đó, năm 2016, UBND thành phố Đà Lạt đã có văn bản chỉ đạo về việc xây dựng ban hành quy chuẩn cụ thể để quản lý các dịch vụ du lịch homestay ở Đà Lạt. Những quy chuẩn, điều kiện cần thiết chủ yếu dựa trên cơ sở quy chuẩn của cơ quan chức năng, cơ quan công an như: đảm bảo an ninh trật tự, phải có thiết kế, giấy phép xây dựng thì cơ quan công an mới cấp giấy đảm bảo an ninh trật tự.

Chủ một cơ sở kinh doanh homestay dạng biệt thự cao cấp gần Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt cho biết: Khi có ý tưởng kinh doanh loại hình này tôi đã rất quan tâm đến vấn đề đảm bảo an toàn cho khách cũng như đảm bảo an ninh trật tự tại khu dân cư. Vì thế tôi đã tìm đến cơ quan chức năng hỏi và đang tiếp tục hoàn thiện các điều kiện theo yêu cầu và tôi thấy đều rất quan trọng như điều kiện đảm bảo phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh, an ninh trật tự... Đây là vấn đề chúng tôi rất cần sự quan tâm hướng dẫn kịp thời của cơ quan chức năng. Làm thế nào để khi khách đến Đà Lạt, nghỉ dưỡng tại nhà mình...

XEM TIẾP TRANG 11

Hơn hai năm trở lại đây, tại Đà Lạt (Lâm Đồng), các cơ sở lưu trú dưới dạng homestay đua nhau mọc lên khắp mọi nơi. Loại hình lưu trú này đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của du khách trong và ngoài nước, nhất là giới trẻ, dân “phượt”. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là làm thế nào để đảm bảo an toàn cho khách để giữ vững thương hiệu du lịch Đà Lạt phát triển bền vững được nhiều người quan tâm.

Homestay ở Đà Lạt đang rất thu hút khách, tuy nhiên chủ cơ sở cần quan tâm đăng ký với cơ quan chức năng về các điều kiện cần và đủ theo quy định pháp luật để đảm bảo an toàn cho khách. Ảnh: N.Thu

Theo Luật Du lịch quy định, kinh doanh nhà ở có phòng cho khách du lịch là một trong nhưng loại hình kinh doanh lưu trú du lịch phải có đủ các điều kiện: Có đăng ký kinh doanh lưu trú du lịch; có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn, phòng cháy, chưa cháy theo quy định của pháp luật. Bảo đảm yêu cầu tối thiểu về xây dựng, trang thiết bị, dịch vụ, trình độ chuyên môn, ngoại ngư của người quản lý và nhân viên phục vụ theo tiêu chuẩn xếp hạng tương ứng.

Ông Tôn Thiện SanPhó Chủ tịch UBND thành phố Đà Lạt:

Trong thời gian qua, nhân dân kiến nghị phản ánh nhiều về việc kinh doanh dịch vụ du lịch homestay gây mất an ninh trật tự trong khu dân cư. Nhằm chấn chỉnh kịp thời những vấn đề liên quan đến việc chấp hành các quy định chung của Nhà nước trên lĩnh vực kinh doanh lưu trú nói chung, kinh doanh loại hình dịch vụ homestay nói riêng, UBND thành phố đã chỉ đạo Phòng Văn hóa - thông tin xây dựng kế hoạch phối hợp với Công an thành phố, UBND các phường tiến hành kiểm tra, thống kê số lượng loại hình homestay trên địa bàn thành phố. Qua đó, tập trung kiểm tra giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép xây dựng, đăng ký khách lưu trú, thực hiện cam kết giá, công khai số điện thoại nóng, bán đúng giá đăng ký, cam kết an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, thẩm định chất lượng cơ sở theo quy định của Tổng cục Du lịch Việt Nam, vệ sinh môi trường, biển bảng quảng cáo. Qua kiểm tra gần 200 cơ sở, phát hiện gần 21 trường hợp vi phạm, xử lý nhắc nhở 17 trường hợp, xử phạt hành chính 4 trường hợp với số tiền 16 triệu đồng. Để đảm bảo trật tự trong kinh doanh dịch vụ homestay, mới đây UBND thành phố Đà Lạt đã ban hành văn bản chỉ đạo Phòng Văn hóa - Thông tin rà soát tình hình cấp phép xây dựng đối với loại hình homestay, tiếp tục kết hợp các ngành kiểm tra chặt chẽ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ cảnh quan môi trường, văn minh đô thị của thành phố trong thời gian đến.

Thượng tá Phan Tất ChíPhó Trưởng Công an thành phố Đà Lạt:

Người dân không nên nóng vội chạy theo hình thức chụp dựt, “ăn sổi” theo kiểu dịch vụ lưu trú homestay bình dân, mà cần làm bài bản, chuyên nghiệp và có chất lượng, để đảm bảo tính bền vững. Chủ cơ sở phải có tư cách pháp nhân khi mở dịch vụ du lịch này.Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường tuyên truyền, vận động cho người dân biết và đăng ký, tuân thủ đúng pháp luật. Như thế là cách để hướng tới đảm bảo an toàn cho khách cũng như cho chính chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch homestay. Riêng về lĩnh vực an ninh quốc gia cũng là vấn đề được đặt ra, việc xuất hiện ồ ạt các homestay bình dân sẽ khiến các đối tượng hình sự, thậm chí cả đối tượng chính trị có thể trà trộn vào, gây phức tạp, rất khó quản lý. Chưa nói tới việc khi xảy ra sự việc đáng tiếc nào đó liên quan đến yếu tố người nước ngoài rất khó giải quyết hoặc giải quyết rất lâu, rất tốn kém, mất thời gian và còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đầu tư du lịch của địa phương.

Page 9: 4 KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 ...baolamdong.vn/upload/others/201707/24959_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.7.2017.p…công ơn các liệt sĩ…” mà Chủ

9 THỨ BẢY 22 - 7 - 2017CUỐI TUẦNGIA ĐÌNH - ĐỜI SỐNG

CHUYÊN MỤC THANH NIÊN

KHÁNH PHÚC

Khoảng 1 tuần nay, ngôi nhà nhỏ của gia đình Vy ở Tổ dân phố 2 (thị trấn Đạ M’ri, huyện

Đạ Huoai) trở nên nhộn nhịp hơn thường nhật. Niềm vui sướng, hạnh phúc cũng hiện rõ trên khuôn mặt của bố mẹ và đặc biệt là cô học trò vừa biết kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia của mình. Vy cho biết: “Sau mỗi môn thi kết thúc, em đều tự tin mình hoàn thành tốt. Riêng môn Văn là môn tự luận, sau khi thi xong, em nghĩ mình sẽ đạt số điểm 7,5 - 8 điểm. Khi điểm thi được cập nhật trên mạng, bạn bè và thầy cô nhắn tin, gọi điện báo và chúc mừng mình được 9 điểm môn Văn nhưng em vẫn không tin. Đến khi em tự tra cứu điểm và xem đi xem lại số báo danh cũng như họ tên của mình thì em mới tin đó là sự thật”.

Nói về bài thi môn Văn, Vy chia sẻ: “Đề thi có 2 phần, gồm: Phần đọc hiểu (3 điểm) và phần làm văn (7 điểm). Trong phần làm văn có một câu 5 điểm yêu cầu thí sinh cảm nhận và bình luận về quan niệm về đất nước trong đoạn đầu bài thơ “Đất nước” (trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm). Với những kiến thức đã học về đoạn thơ, cho em thấy rõ quan niệm của tác giả

Ước mơ của nữ sinh đạt điểm Văn cao nhất tỉnhSuốt 3 năm học cấp III, Lê Thị Thúy Vy (học sinh lớp 12C2, Trường THPT thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai) được bạn bè, thầy cô giáo biết đến là học sinh học giỏi toàn diện vào loại nhất, nhì của trường. Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia vừa qua, Vy đã xuất sắc trở thành thí sinh duy nhất của tỉnh Lâm Đồng đạt 9 điểm môn Văn. Kết quả này là niềm động viên lớn để giúp Vy theo đuổi ước mơ trở thành một doanh nhân thành đạt mà mình đã chọn.

thì đất nước là sự thống nhất các phương diện lịch sử, văn hóa và địa lý gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân. Từ đó, em vận dụng thực tế đất nước mình hiện tại và cảm nhận của bản thân về đất nước với lòng tự hào dân tộc, sự hy sinh xương máu của cha ông đối với đất nước để bình luận về đoạn thơ nhằm nói lên trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay đối với đất nước. Đồng thời, trong đoạn thơ tác giả sử dụng chất liệu văn học dân gian, nên em đã vận dụng nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống dân tộc của cha ông

để làm nổi bật quan niệm về đất nước của tác giả xuyên suốt chiều dài lịch sử...”.

Trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm nay, Vy đăng ký xét tuyển 3 môn khối D (Toán, Văn và Anh văn) vào ngành Kinh tế đối ngoại (Đại học Kinh tế luật TP Hồ Chí Minh). Ngoài việc giành điểm 9 môn Văn và trở thành thí sinh đạt điểm Văn cao nhất của tỉnh Lâm Đồng, Vy còn đạt 8,4 điểm môn Toán và 9,2 điểm môn Anh văn. Cô giáo Ngô Thị Vọng, giáo viên dạy Văn lớp 12C2, Trường THPT thị trấn Đạ

M’ri, khẳng định: “Dù mới dạy Văn cho Vy năm lớp 12 nhưng tôi thấy em là học sinh có năng khiếu học Văn. Mỗi lần lên lớp, tôi đều đánh giá rất cao thái độ học tập nghiêm túc của em. Vy có cách viết văn rất chắc chắn, bố cục rõ ràng, mạch lạc và có tư duy văn học rất tốt. Đọc những bài văn của em, tôi thấy có nhiều cảm xúc. Em biết cách chọn những từ ngữ “đắt” và khéo léo đưa vào bài viết của mình. Vì thế, bài văn của em rất hay, rất tự nhiên và không bị khô cứng, gượng gạo. Với cách viết đầy sáng tạo, nhiều bài văn kiểm tra của em, tôi đã không ngần ngại cho điểm 9, 10. Vì vậy, khi biết em được điểm 9 môn Ngữ văn ở Kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua, tôi không thấy bất ngờ. Song, tôi cảm thấy vui và tự hào khi có được một học trò xuất sắc như em Vy”.

Còn theo chị Nguyễn Thị Thúy Vân (mẹ Vy), ngày trước, vì cuộc sống vất vả nên vợ chồng chị không được học hành đến nơi đến chốn. Thấu hiểu được những khổ cực của việc không được học hành, vợ chồng chị luôn động viên các con phải chăm ngoan học giỏi. “Dù cuộc sống gia đình còn nhiều khó khăn, nhưng vợ chồng tôi rất hạnh phúc khi cả 3 cô con gái đều biết vâng lời và đạt kết quả cao trong học tập. Riêng đối với cháu

Vy, không chỉ là niềm tự hào của vợ chồng tôi, mà còn là tấm gương sáng để 2 em gái của cháu học tập, noi theo” - chị Vân chia sẻ.

Với tổng điểm 3 môn khối D là 26,6 điểm và 1,5 điểm vùng ưu tiên, Vy đang có cơ hội giành “vé” vào đại học để thực hiện ước mơ của mình trong tương lai. “Ước mơ của em là sẽ trở thành một doanh nhân thành đạt. Để đạt được ước mơ của mình và không phụ bố mẹ, thầy cô, em luôn tự nhủ bản thân phải cố gắng học tập thật tốt. Tới đây, khi được vào đại học, nhất định em sẽ cố gắng phấn đấu hơn nữa để khẳng định mình nhằm theo đuổi ước mơ mà em đã chọn”. Thầy giáo Lê Văn Thiện, Phó Hiệu trưởng Trường THPT thị Trấn Đạ M’ri, tự hào: “Suốt 7 năm học tại trường (4 năm cấp II và 3 năm cấp III), năm nào em Vy cũng đạt học sinh giỏi toàn diện. Không những vậy, em Vy còn là một cán bộ lớp năng nổ, nhiệt tình được bạn bè và thầy cô giáo trong trường yêu mến. Vì vậy, khi nghe tin Vy vượt qua hàng ngàn thí sinh để đạt điểm Văn cao nhất tỉnh Lâm Đồng và cũng là thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia cao nhất trường thì tôi và các thầy cô, giáo trong trường đều rất vui mừng. Với năng lực học tập tốt, đặc biệt là kết quả từ Kỳ thi THPT Quốc gia vừa qua mà em đã đạt được chính là niềm tự hào của nhà trường và gia đình. Tới đây, nhà trường sẽ có phần thưởng xứng đáng để động viên nhằm khích lệ tinh thần học tập của em”.

Nữ sinh đạt điểm Văn cao nhất tỉnh Lê Thị Thúy Vy. Ảnh: K.Phúc

XUÂN LONG

Theo Chi cục Thi hành án Dân sự thành phố Bảo Lộc, trong 6 tháng đầu năm

2017, Chi cục đã thụ lý mới 769 việc; nâng tổng số vụ việc phải giải quyết trong kỳ là 1.725 việc. Trong đó, số việc có điều kiện thi hành chiếm 71,3% và chưa có điều kiện thi hành chiếm 28,7%. Số tiền phải thi hành cũng khá lớn, đã lên tới 342 tỷ đồng. Trong đó, số tiền có điều kiện thi hành chỉ chiếm 43,8%.

Để thực hiện nhiệm vụ khá nặng nề nói trên, Chi cục Thi hành án Dân sự thành phố Bảo Lộc đã xây dựng kế hoạch công tác năm 2017; ra quyết định giao chỉ tiêu, nhiệm vụ và phân công lại địa bàn phụ trách cho từng chấp hành viên; phân công thư ký, chuyên viên giúp việc cho các chấp hành viên; kiểm tra, rà soát án; bổ sung, sửa đổi một số nội dung Quy chế phối hợp liên ngành và thực hiện nghiêm Quy chế đã ký kết; lập kế

hoạch tăng cường giải quyết án tồn đọng; xác minh, phân loại án; tập trung giải quyết án có điều kiện thi hành, những vụ việc có giá trị lớn, án có liên đến các khoản thu cho ngân sách Nhà nước và án tín dụng ngân hàng để giảm nợ “xấu”; tổ chức cưỡng chế những vụ việc có điều kiện thi hành, nhưng cố tình chây ỳ, chống đối...

Ngoài những giải pháp nói trên, Chi cục Thi hành án Dân sự thành phố Bảo Lộc còn tăng cường, phối hợp với các ngành, đoàn thể và các xã, phường trong việc vận động, thuyết phục, đôn đốc thi hành án; công khai thủ tục, kết quả giải quyết về thi hành án để phòng, chống tiêu cực và hạn chế khiếu nại, tố cáo; tập trung giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo. Đối với những vụ việc trọng điểm, án phức tạp kéo dài, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa phương, Chi cục Thi hành án Dân sự báo cáo Ban Chỉ đạo Thi hành án và UBND thành phố kịp thời chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp

giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi để Chi cục Thi hành án Dân sự đẩy nhanh việc giải quyết thi hành án. Đối với những vụ việc cố tình chây ì, chống đối, kéo dài, không chấp hành, Chi cục Thi hành án Dân sự đề nghị Ban Chỉ đạo Thi hành án và UBND thành phố ra quyết định cưỡng chế.

Nhờ có những biện pháp tích cực, trong 6 tháng đầu năm 2017, Chi cục Thi hành án Dân sự thành phố Bảo Lộc đã thi hành xong 508 việc và số tiền thi hành được 54,7 tỷ đồng. Việc thực hiện các biện pháp chế tài, thành phố đã ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với 47 vụ việc cố tình dây dưa, kéo dài thời gian thi hành án. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp trong việc thi hành án và “áp lực” về số lượng án thụ lý, nên trong số 1.231 vụ việc có điều kiện thi hành, Chi cục Thi hành án Dân sự chỉ mới thi hành được 41%; số tiền có điều kiện thi hành chỉ mới thi hành được 36,4%.

Hiện nay, thành phố còn tồn

đọng 1.217 việc và số tiền chưa thi hành là 287 tỷ đồng, phải chuyển sang kỳ sau.

Từ thực tiễn, theo Chi cục Thi hành án Dân sự thành phố Bảo Lộc, việc kéo dài thời gian thi hành án và án tồn đọng ngày càng gia tăng là do trong quá trình thi hành án, hầu hết các vụ việc đều liên quan đến tài sản của đương sự, của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên đới. Do vậy, tình trạng người phải thi hành án tìm mọi cách đối phó để trốn tránh, tẩu tán tài sản hoặc chống đối thi hành án... diễn ra khá phổ biến. Từ đó, số vụ việc phải cưỡng chế ngày càng tăng cao. Tình trạng chống đối việc giao tài sản cho người mua trúng đấu giá cũng gia tăng. Có những vụ việc, Chi cục Thi hành án Dân sự thành phố phải phối hợp với các cơ quan, đơn vị và các xã, phường huy động lực lượng tới 70 người mới cưỡng chế, giao được tài sản cho người khác. Cũng từ đó đã dẫn tới tâm lý ngại mua tài sản do cơ quan Thi

hành án kê biên, bán đấu giá; làm cho việc thi hành án kéo dài, phát sinh đơn thư khiếu nại. Có những tài sản, do thẩm định giá cao hơn giá thị trường cùng thời điểm, dẫn tới việc phải điều chỉnh, giảm giá nhiều lần, kéo dài nhiều năm mới bán đấu giá được.

Ngoài ra, trong thực tế còn có những vụ việc đang thi hành thì bị Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời “cấm mua bán, chuyển nhượng...”. Tài sản tiến hành kê biên đã bị chuyển nhượng trái pháp luật cho người khác trước đó. Trong quá trình thi hành án những vụ việc liên quan đến đất đai, nhà cửa thường phát sinh thêm công việc là phải xác minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà của các thành viên trong cùng một gia đình trong trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ghi “cấp cho hộ”. Số đo thực tế diện tích đất, nhà ở không trùng khớp với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà... Tất cả những trường hợp này đã dẫn đến việc phải thẩm định, xác minh và điều chỉnh, bổ sung hồ sơ dẫn đến thời gian thi hành án bị kéo dài.

Bảo Lộc nỗ lực thi hành án dân sựÁn dân sự chưa thi hành xong tồn đọng ngày càng nhiều là một thực trạng phổ biến hiện nay ở các địa phương. Tại thành phố Bảo Lộc cũng không ngoại lệ mặc dù thành phố đã có những nỗ lực để thi hành án dân sự, kể cả những vụ việc phức tạp, chây ì.

Page 10: 4 KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 ...baolamdong.vn/upload/others/201707/24959_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.7.2017.p…công ơn các liệt sĩ…” mà Chủ

10 THỨ BẢY 22 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN TÒA SOẠN - BẠN ĐỌC

NHỊP CẦU NHÂN ÁI

Mọi sự hỗ trợ xin gửi về:Phòng Bạn đọc (Báo Lâm Đồng). Địa chỉ: Số 38 Quang Trung, Phường 9, TP

Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3811383Hoặc: Hội Chữ thập đỏ tinh Lâm Đồng. Địa chỉ: Số 01 Hoàng Diệu, Phường 5, TP

Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. ĐT: 063.3561357Tên tài khoản: TINH HÔI CHƯ THÂP ĐO LÂM ĐÔNGSố tài khoản: 102010000337988. Ngân

hàng Công thương chi nhánh Lâm Đồng - VietinBank

PHÒNG BẠN ĐỌC

Cháu KLong Gia Nghĩa ngôi ngoài cùng bên trái.

Cháu KLong Gia Nghĩa sinh năm 2008, tạm trú tại tổ dân phố BNơr B (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng). Cháu Gia Nghĩa mồ côi cha khi còn trong bụng mẹ. Hiện, mẹ cháu đã “đi bước nữa” và sinh thêm 1 em gái, nhưng không may em gái Gia Nghĩa lại bị bệnh động kinh. Bản thân Gia Nghĩa bị u não. Do sức khỏe cháu yếu nên chưa thể phẫu thuật, hàng tuần phải xuống Bệnh viện Nhi Đồng 1 (thành phố Hồ Chí Minh) để điều trị.

Gia đình cháu Gia Nghĩa thuộc diện hộ nghèo, cuộc sống của cả gia đình dựa vào 4 sào cà phê, trong khi đó chi phí điều trị cho cháu rất tốn kém. Đều đặn mỗi tuần, gia đình phải chi ra hơn 1 triệu đồng để lo thuốc thang cho cháu.

Hiện tại, tình hình tài chính của gia đình cháu Gia Nghĩa hết sức khó khăn, thương con nhưng cũng khó duy trì. Năm tới, cháu Gia Nghĩa sẽ vào lớp 3 (Trường Tiểu học Kim Đồng, thị trấn Lạc Dương). Cháu mong muốn tiếp tục được đến trường cùng chúng bạn.

Rất mong quý bạn đọc gần xa, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân quan tâm giúp đỡ để cháu Gia Nghĩa tiếp tục được đến trường.

Để cháu KLong Gia Nghĩa tiếp tục được đến trường

DIỄM THƯƠNG

Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có mật độ thuê

bao viễn thông cao trên thế giới, với tổng số thuê bao di động tại Việt Nam đã đạt hơn 120 triệu số. Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong tổng số 80 triệu thuê bao trả trước hiện chỉ có 25% thuê bao đăng ký thông tin chính xác, còn lại 75% thông tin không chính xác. Thực tế này đã, đang tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với an ninh, an toàn xã hội, bởi vì số thuê bao di động có thể sử dụng vào nhiều hành vi phạm pháp, từ nhắn tin rác, gọi điện quấy rối, lừa đảo, tống tiền…

Theo ông Đặng Kim Tuấn - Trưởng phòng Bưu chính Viễn thông, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Lâm Đồng cho biết: Cùng với sự phát triển về số lượng thuê bao và thiết bị đầu cuối, đặc biệt là sự phát triển bùng nổ của các thiết bị “smart phone”, các loại hình dịch vụ dựa trên nền tảng di động cũng đang phát triển không ngừng và được sử dụng một cách rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, như các dịch vụ: mobile Internet, mobile banking, smart home,… Các ứng dụng này cho phép người dùng có thể sử dụng điện thoại di động có gắn SIM thuê bao để có thể thanh toán các giao dịch mua bán, điều khiển các thiết bị điện tử từ xa một cách thuận tiện. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển đó ứng dụng di động cũng đã phát sinh nhiều nguy cơ trở thành công cụ, phương tiện vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.

Thời gian qua đã có nhiều trường hợp các đối tượng sử dụng các SIM thuê bao để phục vụ hành vi vi phạm pháp luật như: đe dọa, tống tiền, nhắn tin quấy rối, lừa đảo,…. Trong các trường hợp này, nếu các

CHỤP ẢNH KHI ĐĂNG KÝ THUÊ BAO ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG:

Cần thiết cho an ninh, an toàn xã hộiTheo Nghị định số 49/2017 sửa đổi, bổ sung Điều 15 của Nghị định số 25/2011, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật viễn thông, với thuê bao di động có thông tin thuê bao không đúng quy định, nhà mạng phải thông báo liên tục trong ít nhất 5 ngày, mỗi ngày ít nhất một lần yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện lại việc giao kết hợp đồng theo mẫu. Một trong những điểm bổ sung được chú ý nhất của Nghị định 49 là ngoài thông tin về giấy tờ tùy thân, thuê bao cần phải bổ sung cả ảnh chụp chân dung chính chủ. Đây là điểm nhấn được khá nhiều người sử dụng di động và các nhà mạng quan tâm.

SIM thuê bao có thông tin chính xác thì sẽ tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng nhanh chóng xử lý, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đồng thời bảo vệ, bảo đảm quyền lợi cho người dân.

Theo điểm đ, Khoản 5, Điều 1 Nghị định 49/2017, thông tin thuê bao phải có ảnh chụp người trực tiếp đến giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung (đối với dịch vụ viễn thông di động); bản số hóa bản xác nhận thông tin thuê bao, hoặc bản xác nhận thông tin thuê bao có chữ ký điện tử (đối với dịch vụ viễn thông di động trả trước). Từ đây có thể hạn chế việc giả mạo, sử dụng giấy tờ của các cá nhân, tổ chức khác để đăng ký thông tin thuê bao, bởi ảnh chụp người đến trực tiếp sẽ là bằng chứng xác thực nhất để bảo đảm đúng người, đúng thời gian thực hiện, tránh được

tình trạng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông cố tình sử dụng giấy tờ của một cá nhân để đăng ký thông tin thuê bao cho các SIM thuê bao khác, đặc biệt là trong bối cảnh Nghị định đã lược bỏ quy định về giới hạn số SIM thuê bao. Đây cũng là cách để siết chặt nạn mua bán SIM rác, tin nhắn rác gây nhức nhối trong những năm qua.

Ông Nguyễn Huy Hà - Phó Giám đốc MobiFone Lâm Đồng cũng chia sẻ: Ngay khi có quy định mới, MobiFone đã lập tức triển khai nghiêm túc. Với nhà mạng MobiFone, các thuê bao mới thì phải chụp ảnh chân dung. Các thuê bao cũ sẽ nhận được tin nhắn theo từng đợt, và cũng phải đến các chi nhánh, đại lý được ủy quyền để bổ sung ảnh chụp, tuy nhiên do lượng thuê bao lớn nên phải chia nhỏ lộ trình thực hiện. Trong quá trình triển khai cũng gặp không ít ý kiến

Người dùng cần làm gì trước quy định mới?Trước khi nhận được thông báo từ nhà mạng, người dùng nên tự kiểm tra lại những thông tin đã đăng ký cho SIM đang dùng bằng cách gửi tin nhắn TTTB gửi 1414 (miễn phí). Cách này áp dụng cho cả ba nhà mạng Viettel, VinaPhone và MobiFone. Nếu đúng thông tin (tên đầy đủ, ngày, tháng, năm sinh, CMND) người dùng chỉ cần chờ tin nhắn từ nhà mạng để thông báo về việc bổ sung ảnh chân dung. Nếu thông tin sai, chủ thuê bao cần đến các chi nhánh, cửa hàng của nhà mạng để cập nhật lại và chụp ảnh.

Sau 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực (24/4/2017 - 24/4/2018), doanh nghiệp viễn thông phải bảo đảm toàn bộ các thông tin thuê bao trong cơ sở dữ liệu thông tin thuê bao tập trung của mình tuân thủ đúng quy định. Ảnh: D.Thương

trái chiều từ phía khách hàng.Phân tích vấn đề này, ông

Nguyễn Viết Vân - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Lâm Đồng cho rằng: Cơ sở dữ liệu này sẽ phục vụ công tác bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, và bảo vệ quyền lợi mỗi người dân. Tránh tình trạng gọi điện, nhắn tin lừa đảo, đe dọa, khủng bố, quấy rối, phát tán thông tin độc hại... Việc chụp ảnh trực tiếp người đăng ký thuê bao sẽ đảm bảo đúng người, đúng thời gian, tránh tình trạng các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng giấy tờ của một cá nhân để đăng ký cùng lúc cho nhiều SIM khác. Tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã có hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin cá nhân điện tử như Mỹ, Đức, Nhật… và mỗi khi thực hiện đăng ký thông tin thuê bao, người dân cần xuất trình giấy tờ để doanh nghiệp phải đối chiếu, xác nhận trên hệ thống này. Đồng thời, quy định này còn tăng cường trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc triển khai các điểm đăng ký thông tin thuê bao của mình, hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc lựa chọn những đối tác để ủy quyền và sự tuân thủ quy định của pháp luật của các đối tác đó và phù hợp thông lệ quốc tế.

Thanh tra các hoạt động liên quan đến nguồn phóng xạ

Theo kế hoạch đã được phê duyệt, từ tháng 8 - 9/2017, Đoàn Thanh tra liên ngành tỉnh Lâm Đồng tập trung thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến nguồn phóng xạ trên địa bàn.

Đối tượng thanh tra gồm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nghiên cứu, đào tạo có sử dụng nguồn phóng xạ. Nội dung thanh tra cụ thể như: xuất, nhập khẩu nguồn phóng xạ; dùng nguồn phóng xạ chụp ảnh công nghiệp, đo độ chặt, độ ẩm di động; lưu giữ hoặc xử lý nguồn, chất phóng xạ; sử dụng nguồn phóng xạ trong hệ thống thiết bị đo, điều khiển tự động quá trình sản xuất…

Mục tiêu thanh tra nhằm đánh giá tình hình đảm bảo an toàn bức xạ hạt nhân, an ninh nguồn phóng xạ, từ đó đề xuất các biện pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước ở địa phương.

MẠC KHẢI

Giải quyết 11 đơn thư, 4 vụ việc

Trong 6 tháng đầu năm 2017, Công an tỉnh Lâm Đồng đã chủ động phối hợp kiểm tra, đánh giá kết quả Chương trình phối hợp thực hiện công tác dân vận tại các địa phương Đạ Huoai, Di Linh, Lâm Hà, Đà Lạt; phối hợp với Hội LHPN tỉnh ban hành Kế hoạch tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết liên tịch về “Quản lý, giáo dục người thân trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội” giai đoạn 2012 - 2017. Bên cạnh đó, Công an tỉnh đã tiếp 13 lượt công dân, tiếp nhận, phân loại xử lý 47 đơn thư các loại, trong đó đã giải quyết 11 đơn thư, 4 vụ việc liên quan.

ĐỨC TÚ

Page 11: 4 KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 ...baolamdong.vn/upload/others/201707/24959_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.7.2017.p…công ơn các liệt sĩ…” mà Chủ

11 THỨ BẢY 22 - 7 - 2017CUỐI TUẦN

DỌC ĐƯỜNG ĐẤT NƯỚC

NHÌN RA BỐN PHƯƠNG

NGUYỄN THANH HƯƠNG

Tuổi 13, nhìn lên bản đồ Tổ quốc thấy ghi tên những địa danh các tỉnh, thành suốt từ

Bắc vào Nam, đầu óc non nớt lúc ấy cũng biết ước mơ được đi đến các vùng miền của đất nước. Cho đến bây giờ, sắp vào tuổi “Thất thập cổ lai hy”, tôi vẫn nhớ bài học thuộc lòng hồi lớp 3:

“Học đi emHọc đi mà nhớ mãiQuê hương ta một dảiTừ mũi Cà Mau đến địa đầu

Móng CáiQuê hương ta đồng ruộng phì

nhiêu, đủ bốn mùa hoa trái…”.Và cũng đến bây giờ, gần đến

chân dốc cuộc đời, tôi mới được đặt chân đến điểm cuối cùng, cột mốc cuối cùng thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cực Nam Tổ quốc.

Phần đất cuối cùng đất mũi Cà Mau được nhà văn Nguyễn Tuân ví “như ngón chân cái chưa khô bùn vạn dặm” đã để tôi và anh em văn nghệ sỹ Lâm Đồng cùng đi phải rưng rưng xúc động. Một cảm giác thật khó diễn tả, chỉ có thể nói gọn trong mấy từ: Tự hào thật.

Nhà thơ Trần Mạnh Hảo ví Tổ quốc ta là “Đất nước hình tia chớp”, nhà thơ Phạm Quốc Ca lại tưởng tượng đất nước hình

Về thăm đất mũi Cà Mau

thanh gươm. Nhà thơ Xuân Diệu ví “Đất nước ta như một con tàu, mũi thuyền ta đó mũi Cà Mau”. Và rất nhiều nhà văn, nhà thơ khác thả sức tưởng tượng. Đất nước ta hình chữ S mà nội hàm nó là gì, cuối cùng vẫn là lòng tự hào về Tổ quốc Việt Nam có 4000 năm dựng xây và chiến đấu, chiến đấu và chiến thắng bao kẻ xâm lược đầu sỏ, có thừa cơm, thừa đạn, thừa lòng tham.

Đứng ở điểm cuối cùng của Đất Mũi, dựa lưng vào cột mốc chủ quyền của quốc gia, chúng tôi nhìn ra phía biển. Hôm ấy nắng đẹp, biển xanh êm ả, sóng gợn lăn tăn. Ấy nhưng, hàng trăm thế hệ đi qua, biển xanh đã ngàn lần nổi giận, đã nhuộm đỏ máu cha anh để bây giờ biển mỗi ngày như xanh hơn.

Đứng ở Đất Mũi, trong bộ nhớ của chúng tôi đậm sắc xanh của

... Và, sao bao ngày nghiên cứu, học hỏi anh chọn hướng đi là tạo ra hương vị cà phê Fine Robusta cao cấp. Đây là dòng cà phê đang được thị trường thế giới ưa chuộng, từ đây khẳng định được dòng cà phê Robusta của Việt Nam, nuôi ước mơ lớn hơn là sản xuất cà phê nguyên chất để cung ứng cho cả thị trường Việt Nam và xuất khẩu.

Ritachi Coffee được làm từ 100% hạt cà phê nguyên chất, sau quá trình sơ chế và phân loại, hạt cà phê được rang trên máy rang công nghệ “hot air roasting” mới nhất cùng với thợ rang lành nghề. Mọi nỗ lực của anh Tài để đem đến cho khách hàng những ly cà phê tuyệt hảo mang đậm dấu ấn của từng vùng trồng cà phê đặc trưng của Việt Nam.

Để làm được điều đó, anh Tài tập trung vào việc hợp tác chặt chẽ với người nông dân, thiết lập hệ thống Farm riêng của mình, đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại sơ chế, phân loại, đánh bóng theo tiêu chuẩn xuất khẩu và cuối cùng là nghiên cứu phát triển sản xuất ra các sản phẩm giá trị gia tăng cao từ cà phê, nhằm phục vụ tối đa nhu cầu thưởng thức đa dạng của khách hàng.

Anh Tài phân chia chế biến cà phê theo 2 loại. Đối với dòng robusta, anh phơi khô sau đó mới đưa vào bóc tách, rang xay và chế biến. Còn đối với arabica, loại này sẽ được chế biến ướt. Anh Tài sẽ lựa chọn loại đạt chất lượng đem đi tách vỏ lụa, đánh bóng và rang xay để cho ra sản phẩm cuối cùng.

Còn những sản phẩm kém chất lượng sẽ được tận dụng chế biến cho dòng sản phẩm loại 2, 3.

Cũng nhờ trải nghiệm qua tất cả các khâu sản xuất, anh Tài càng ngày càng nhận diện tinh tế hơn thế nào là cà phê nguyên chất. Một ly cà phê nguyên chất sẽ có màu nâu cánh gián. Ngoài ra, ly cà phê nguyên chất không bị sệt, khi uống lưỡi sẽ sạch, không bị lớp bơ bám như những loại có pha trộn.

Anh Tài chia sẻ: “Phải đi thật xa, ở thật lâu, sống và nói chuyện như người địa phương để có được những trải nghiệm và chia sẻ chân thật nhất về cà phê. Và, điều tuyệt vời hơn cả đó chính là bạn sẽ được đắm mình trong hương cà phê ngọt dịu tỏa sắc trắng trên miền Cao nguyên”.

Định vị cà phê... TIẾP TRANG 4

Biểu tượng con thuyền Mũi Cà Mau. Ảnh: Internet

... họ thực sự cảm thấy thoải mái như ở nhà của mình và có cảm nhận tích cực về cảnh quan, môi trường, văn hóa của người Đà Lạt. Khi mà toàn thành phố vẫn đang nỗ lực tuyên truyền nhân dân xây dựng và giữ gìn phong cách “người Đà Lạt hiền hòa, thanh lịch, mến khách”.

Để phát triển bền vững Thế mạnh của Đà Lạt là du

lịch, nhưng nếu không đưa hoạt động du lịch dịch vụ theo hướng bền vững, mà cứ kinh doanh kiểu “chụp dựt”, “ăn sổi” sẽ dẫn đến tình trạng mất uy tín, ảnh hưởng

đến thương hiệu và môi trường đầu tư du lịch của thành phố, của tỉnh. Chủ trương của thành phố Đà Lạt, của tỉnh Lâm Đồng luôn khuyến khích người dân làm du lịch, nhưng phải đảm bảo quy chuẩn chung của nhà nước. Nếu người dân làm đúng sẽ đảm bảo được rất nhiều quyền lợi cho du khách, cho cả chủ cơ sở homestay. Tránh xảy ra những vụ việc mất cắp đồ, tài sản, tiền bạc của khách, gây lộn đánh nhau gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến công tác đối ngoại quốc gia.

Như vậy, để đảm bảo an toàn cho du khách và chủ cơ sở kinh doanh

dịch vụ homestay tại Đà Lạt thì các chủ cơ sở cần chấp hành nghiêm những quy định của nhà nước, cần đăng ký với cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trước khi đưa vào hoạt động đón khách để hình ảnh của Đà Lạt “hiền hòa, thân thiện, mến khách” không chỉ đẹp trong lòng du khách trong nước mà đối với cả du khách nước ngoài. Mỗi người dân Đà Lạt nên ý thức rõ việc chung sức xây dựng Đà Lạt trở thành thành phố du lịch chất lượng cao, chỉ có như vậy du lịch Đà Lạt mới phát triển bền vững bên cạnh nhiều loại hình du lịch phong phú khác.

Homestay nở rộ... TIẾP TRANG 8

cây lá - đó là điệp trùng màu xanh của cây đước. Đước hầu như phủ kín toàn bộ diện tích tỉnh Cà Mau. Năm chục năm trước, đọc thơ của Tố Hữu có câu “Đước đã mọc thành rừng gỗ cứng” giờ tôi tận mắt trông thấy cây đước. Nhà văn Nguyễn Thị Việt Hà ở Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Cà Mau hướng dẫn chúng tôi đi thăm Đất Mũi đã giải thích: Cây đước vốn rất mềm, nhưng chúng mọc ken dày. Rừng đước ngăn nước biển xâm thực đất đai, giữ gìn môi trường sinh thái. Rừng đước là nơi bộ đội, du kích lấy làm nơi trú ngụ, để rồi từ rừng đước tiến về giải phóng thị trấn, thị xã, thành phố, quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.

Nhiều người ví hình hài Tổ quốc với những tưởng tượng tốt đẹp khác nhau, với tôi, tôi ví mũi Cà Mau như mỏ neo ở tất cả những tàu thuyền đi biển. Neo cắm sâu vào lòng đất đáy biển để giữ cho con tàu Việt Nam đứng vững trong trăm trận bão táp mưa giông. Neo nhắc ta dù cưỡi sóng trên những con tàu đi khắp nơi nhưng vẫn trở về với mẹ hiền - Tổ quốc. Người ta có thể có nhiều nơi đến nhưng chỉ có một nơi về trong kiêu hãnh tự hào.

Đứng ở Đất Mũi, xa xa phía biển Đông là hòn đảo nhỏ mang

tên hòn Khoai, nơi ấy là trụ sở của Chi bộ Đảng Cà Mau, do đồng chí Phan Ngọc Hiển lãnh đạo đã ra quyết định hưởng ứng khởi nghĩa Nam Kỳ 23/11/1940. Nơi ấy là di tích lịch sử, là điểm hẹn của lịch sử. Tổ quốc không quên những người con ưu tú đã hy sinh ở độ tuổi rất trẻ. Vì thế, ở Cà Mau, có một huyện mang tên Ngọc Hiển, và nhiều đường phố ở thành phố Cà Mau hoặc ở các thị trấn khác trong tỉnh mang tên các liệt sỹ trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ 1940 hoặc trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Tạm biệt Đất Mũi, trong tôi vẫn in đậm cờ Tổ quốc tung bay trên nóc biểu tượng con tàu, in đậm cột mốc tọa độ đánh dấu chủ quyền quốc gia. Vẫn con tàu thủy đưa chúng tôi đến Đất Mũi, sau lại đón chúng tôi từ Đất Mũi trở về, vẫn lướt trên dòng sông Cửa Lớn. Bạn tôi, nhạc sỹ Nguyễn Tấn Hùng bỗng cất lên lời hát “Tôi lắng nghe Tổ quốc gọi tên mình”. Mọi người bỗng im lặng. Tiếng hát cất lên đúng lúc, đúng chỗ. Đúng lúc chúng tôi đang thì thầm với nhau về Đất Mũi, về lần đầu tiên của cuộc đời mình về với Đất Mũi, nên khi nghe bạn hát, chúng tôi đều xúc động rưng rưng, nhiều người trong đoàn vỗ nhịp hát theo.

Sóng vô tuyến lạ thu được từ khu vực sao lùn Ross 128.

Các nhà khoa học tại Đại học Puerto Rico cho biết, kính viễn vọng vô tuyến của cơ quan này đã thu được tín hiệu vô tuyến lạ từ một sao lùn cách Trái Đất gần 11 năm ánh sáng.

“Chúng tôi nhận thấy những tín hiệu rất kỳ lạ trong phổ tần động 10 phút thu được từ sao lùn có tên Ross 128”, AFP ngày 18/7 dẫn lời ông Abel Mendez, giám đốc Cơ quan nghiên cứu sự sống hành tinh Đại học Puerto Rico nói.

Theo AFP, tín hiệu vô tuyến trên thu được hôm 13/5. Các kính viễn vọng vô tuyến tại nhiều cơ sở khác trên thế giới cũng thu được tín hiệu tương tự. Đại học Puerto Rico loại bỏ khả năng tín hiệu lạ này có nguyên nhân do nhiễu sóng vô tuyến từ Trái Đất.

“Nó có các đặc trưng tín hiệu từ khu vực sao lùn Ross 128”, ông Mendez khẳng định.

Các nhà khoa học lý giải có 3 khả năng dẫn tới tín hiệu radio nói trên.

Thứ nhất, tín hiệu vô tuyến là hệ

quả do bão mặt trời trên ngôi sao Ross 128. Thứ 2, tín hiệu vô tuyến phát ra từ một vật thể chưa xác định trong phạm vi quan sát xung quanh Ross 128. Và thứ 3, một vụ nổ vệ tinh đã tạo ra tín hiệu trên. Tuy nhiên, chưa có thông tin về bất cứ vụ nổ vệ tinh nào được xác nhận trong thời gian qua.

Ross 128 là ngôi sao lùn thuộc chòm sao Xử nữ. Ngôi sao được phát hiện năm 1926 này cách Trái Đất 10,89 năm ánh sáng (khoảng 103.000 tỷ km).

Đại học Puerto Rico sẽ phối hợp với Cơ quan tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh (SETI) để giám sát ngôi sao Ross 128 vào ngày 23/7 tới. Họ sẽ sử dụng nhóm kính thiên văn Allen và kính thiên văn Green Bank tại Mỹ để quan sát ngôi sao. Kết quả quan sát sẽ được công bố vào cuối tuần này.

“Nó có thể là dấu hiệu của sự sống ngoài Trái Đất. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách lý giải khác khả dĩ hơn”, ông Mendez cho biết.

Theo Khoahoc.tv

Phát hiện tín hiệu vô tuyến lạ từ vũ trụ

Page 12: 4 KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH - LIỆT SĨ (27/7/1947 ...baolamdong.vn/upload/others/201707/24959_BLD_cuoi_tuan_ngay_22.7.2017.p…công ơn các liệt sĩ…” mà Chủ

12 THỨ BẢY 22 - 7 - 2017 CUỐI TUẦN

GIAÙ3.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

Góc ảnh đẹp

Đường quê đổi mới - Ảnh: Lê Minh Quát (Bình Thuận)

THỂ THAO

VIẾT TRỌNG

Đã xác định 8 đội vào vòng chung kết Với 16 đội tranh tài gồm 13

đội hạng nhì gồm Hà Nội, Công an Nhân dân, Viettel, Bình Định, Sanatech Khánh Hòa, Bình Thuận, Mancons Sài Gòn, Quỹ đầu tư phát triển tài năng bóng đá Việt Nam (PVF), Long An, Tiền Giang, Bến Tre, An Giang và Lâm Đồng; 1 đội hạng nhất 2016 xuống chơi hạng nhì là Cà Mau và 2 đội hạng ba năm 2016 được thăng lên hạng nhì là Phù Đổng FC và Kon Tum, giải hạng nhì 2017 năm nay tương đối nhộn nhịp với 2 bảng đấu diễn ra trên khắp sân cỏ trong cả nước những ngày trong tuần.

Tại bảng A, Lâm Đồng năm nay đã chạm trán với các đội hạng nhì vào hàng mạnh của khu vực phía bắc như Hà Nội, Công an Nhân dân,Viettel…, đây là những đội được đầu tư rất bài bản; tuy nhiên, các đội còn lại tại khu vực Trung bộ như Bình Định, Sanatech Khánh Hòa, Kon Tum cũng có những nỗ lực nhất định trong năm nay. Tại bảng B, bên cạnh một số đội dự giải như có vẻ để duy trì phong trào bóng đá tỉnh nhà thì cũng có những đội cũng được đầu tư rất mạnh như PVF, Mancons Sài Gòn, nhiều đội cũng đưa mục tiêu lên hạng nhất nếu được như Bình Thuận, Long An… Mỗi đội tại 2 bảng đều có 14 trận tại vòng bảng trong đó có 7 trận sân khách và 7 trận sân nhà.

Vòng bảng giải hạng nhì năm nay bắt đầu từ ngày 5/5 và kết thúc vào chiều 18/7. Kết thúc vòng bảng, trong bảng A, dẫn đầu bảng là Công an Nhân dân với 33 điểm (gồm 11 trận thắng, 3 trận thua), kết tiếp là Hà Nội với 32 điểm (10 thắng, 2 hòa, 2 thua), Lâm Đồng 26 điểm (8 thắng, 2 hòa, 4 thua), Bình Định 23 điểm (7 thắng, 2 hòa, 5 thua), Phù Đổng FC được 16 điểm (4 thắng, 4 hòa, 6 thua), Viettel cũng 16 điểm (4 thắng, 4 hòa, 6 thua), Kon Tum 9 điểm (2 thắng, 3 hòa, 9 thua) và đứng cuối bảng là Sanatech Khánh Hòa với 4 điểm (chỉ có 1 trận thắng và 1 trận hòa duy nhất, còn lại toàn thua).

Trong bảng B, dẫn đầu bảng là PVF với 31 điểm, kế tiếp là Bình Thuận (27 điểm), Long An (24 điểm), Mancons Sài Gòn (23 điểm), An Giang (19 điểm), Tiền Giang (14 điểm), Cà Mau (10 điểm) và Bến Tre (9 điểm).

Như vậy đến thời điểm này đã xác định 8 đội giành quyền tham dự vòng chung kết giải hạng nhì

Với 8 trận thắng, 2 hòa, được 26 điểm, xếp thứ 3 trong bảng A, Lâm Đồng đã đạt mục tiêu đề ra khi giành được một suất vào chơi vòng chung kết để tìm cơ hội lên lại hạng nhất.

KẾT THÚC VÒNG BẢNG GIẢI BÓNG ĐÁ HẠNG NHÌ QUỐC GIA 2017:

Một suất vào vòng chung kết cho Lâm Đồng

năm nay gồm Công an Nhân dân, Hà Nội, Lâm Đồng và Bình Định ở bảng A; bảng B là PVF, Bình Thuận, Long An và Mancons Sài Gòn. Cùng đó, một đội có chỉ số phụ thấp nhất tại hai bảng là Sanatech Khánh Hòa sẽ phải xuống chơi giải hạng ba quốc gia trong năm đến.

Theo điều lệ ở vòng chung kết, 8 đội của 2 bảng sẽ bắt cặp thi đấu theo thể thức đấu loại trực tiếp. Với các trận đấu loại trực tiếp này, trong trường hợp tỷ số hòa sau thời gian thi đấu chính thức 2 đội sẽ không thi đấu hiệp phụ mà chỉ đá luân lưu 11 m. 3 đội có kết quả tốt nhất trong vòng chung kết này sẽ giành quyền lên chơi hạng nhất mùa giải năm đến, đội đứng thứ 4 phải đấu vớt với đội xếp thứ 7 giải bóng đá hạng nhất quốc gia 2017, đội thắng sẽ giành quyền thăng hạng.

Vòng chung kết sẽ diễn ra từ 25/7 đến 1/8/2017 tại Quảng Nam.

Toàn thắng sân nhàVượt qua Công an Nhân dân

với tỷ số 3-1 trong chiều ngày 18/7 đã khép lại chuỗi trận sân nhà khá hoàn hảo cho Lâm Đồng khi đội bóng này đã toàn thắng tất cả 7 trận trên sân nhà Đà Lạt trong vòng bảng giải bóng đá hạng nhì năm nay.

6 trận thắng còn lại trên sân nhà Đà Lạt gồm trận thắng Kon Tum 2-0, thắng Bình Định 2-0; thắng Phù Đổng FC 2-1; thắng Viettel 4-2, thắng Sanatech Khánh Hòa 4-0 và thắng Hà Nội 2-0; thêm 1 trận thắng trên sân khách 19/8 tại Nha Trang trước Sanatech Khánh Hòa với tỷ số 3-1.

Theo ông Đoàn Quốc Việt - HLV trưởng Đội tuyển Bóng đá

Hạng nhì Lâm Đồng, hai trận thắng liền nhau sau trận khai mạc trên sân nhà trong đầu mùa giải đã tiếp thêm sự tự tin rất lớn cho cầu thủ của đội mỗi khi về lại sân Đà Lạt. Lâm Đồng theo ông đã tận dụng tối đa ưu thế mặt sân cỏ nhân tạo sân Đà Lạt với bóng lướt nhanh cộng với ưu thế về độ cao Đà Lạt để đẩy nhanh trận đấu trong những thời điểm cần thiết, nhằm tạo sức ép lên cầu thủ các đối thủ khi lên đây.

“Tất nhiên, mỗi đội sẽ tính

toán tối ưu cho chặng đường vòng bảng của mình để tích điểm, nhưng với 5 trận/ngày cộng với việc di chuyển đường xa thì rất nhiều đội khi lên đây không có nhiều thời gian để làm quen với mặt sân và khí hậu vùng cao nên đội phải biết tận dụng điều này” - ông Việt nói.

Cũng theo ông Việt, một điểm thuận lợi khác là lịch thi đấu năm nay cũng không đưa Lâm Đồng vào thế phải di chuyển nhiều, chỉ có 2 chuyến ra bắc, chủ yếu tập trung thi đấu trên sân Hà Đông

vì nhiều đội chọn sân này làm sân nhà, thêm sân Viettel khi thi đấu với đội này cũng ở Hà Nội nên cầu thủ không mất sức nhiều. Các trận ở miền Trung khi gặp Sannatech Khánh Hòa và Kon Tum quãng đường di chuyển cũng không xa. “Năm nay Lâm Đồng hầu như di chuyển rất thuận lợi, thi đấu không sứt mẻ lực lượng, chỉ vài cầu thủ chấn thương phần mềm không đáng ngại” - ông Việt cho biết.

Tại vòng chung kết, Lâm Đồng sẽ gặp Bình Thuận, đội đang đứng nhì bảng B. Theo ông Việt, đây là một đội đang cạnh tranh ráo riết cho một tấm vé thăng hạng trong bảng đấu này. Tuy nhiên, Bình Thuận cũng là một đối thủ “vừa tầm” với Lâm Đồng vì trong năm nay Lâm Đồng đã gặp Bình Thuận 2 lần trong các giải tập huấn, trong 2 lần đó có 1 trận thắng, 1 trận thua “Cả hai đều biết rất rõ nhau, biết điểm mạnh điểm yếu của nhau, họ có điểm mạnh của họ, Lâm Đồng cũng có điểm mạnh của mình” - ông Việt tươi cười.

Tuy nhiên, không vì thế mà Lâm Đồng, theo ông Việt, không chuẩn bị kỹ cho trận đấu quan trọng này tại vòng chung kết. Chỉ có khoảng 1 tuần cho trận nên ngay sau khi trận cuối cùng của vòng bảng kết thúc, cả đội đã tập trung ngay cho việc tập luyện sau đó sẽ di chuyển ra Quảng Nam.

“Chỉ tiêu của đội năm nay là tìm 1 tấm vé lên lại hạng nhất và chúng tôi sẽ nỗ lực cho mục tiêu này” - ông Việt khẳng định.

Trên sân nhà Đà Lạt, Lâm Đông (áo trắng) đã toàn thắng trong vòng bảng. Ảnh: V.Trọng