8
Ngôi nhà chung của những người già không nơi nương tựa CHÍNH TRỊ Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, 10 năm nhìn lại TRANG 2 VĂN HÓA - XÃ HỘI Tuổi trẻ Đức Trọng chung tay xây dựng nông thôn mới TRANG 5 BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577 Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠT Điện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608 E-mail: [email protected] CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG SỐ 4780 - THỨ TƯ NGÀY 3/5/2017 NHỚ LỜI BÁC DẠY TRANG 4 TRANG 7 Đối với đồng chí mình phải thế nào? Thân ái với nhau, nhưng không che đậy những điều dở. Học cái hay sửa chữa cái dở. Không nên tranh giành ảnh hưởng của nhau. Không nên ghen ghét đố kỵ và khinh kẻ không bằng mình. Bỏ lối hiếu danh, hiếu vị... (BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁN BỘ TỈNH THANH HÓA, 20/2/1947, T. 5, TR. 54) BẢO TÀNG LÂM ĐỒNG: Làm gì để thu hút người tham quan nhiều hơn? Theo dõi bệnh nhân ở Khoa Hồi sức tích cực - BVĐK tỉnh, sau ca mổ tim thành công - một trong những kỹ thuật cao nếu không có BHYT người bệnh sẽ chi phí rất lớn. Ảnh: D.H Vì sự bình yên của cộng đồng TRANG 6 KINH TẾ Khi cà phê chè phát triển theo chuỗi bền vững TRANG 3 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 30 TRANG 5 Là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh, Bảo tàng Lâm Đồng trong thời gian qua đã không ngừng nỗ lực để thu hút khách đến tham quan. XEM TIẾP TRANG 2 Nếu không có thẻ BHYT, chi phí khám, chữa bệnh sẽ tăng gấp 4 lần BẢO LỘC: Khen thưởng học sinh giỏi Với việc giành giải nhất Cuộc thi “Thực hiện ước mơ” lần 5, năm học 2016 - 2017, học sinh Đặng Vũ Bảo (lớp 11A9, Trường THPT Bảo Lộc) đã được UBND TP Bảo Lộc tuyên dương, khen thưởng. Cuộc thi “Thực hiện ước mơ” lần 5 do Thành Đoàn, Sở GD & ĐT, Trung tâm Hỗ trợ học sinh - sinh viên TP Hồ Chí Minh và Viện Đào tạo Quốc tế thuộc Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Tại cuộc thi này, học sinh Đặng Vũ Bảo đã xuất sắc vượt qua các phần thi: Hiểu về ước mơ, Sống với ước mơ, Giữ lửa ước mơ để giành ngôi vị quán quân. Ghi nhận thành tích trên của Đặng Vũ Bảo, Thành Đoàn Bảo Lộc, Hội Khuyến học TP Bảo Lộc và Trường THPT Bảo Lộc cũng đã tặng giấy khen cho em học sinh xuất sắc này. TRỊNH CHU Đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này sẽ có một khoảng cách chênh lệch lớn giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT. Nếu người dân không có thẻ BHYT không may bị bệnh, nhất là bệnh nặng, nhiều dịch vụ y tế, nhất là với những dịch vụ kỹ thuật cao thì chi phí sẽ rất lớn. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không mua thẻ BHYT để đạt mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân. Tối 29/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nước CHXHCN Việt Nam đã rời Thủ đô Manila (Philippines) về nước, kết thúc thành công tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 30 và các hội nghị cấp cao liên quan theo lời mời của Tổng thống Philippines - Rodrigo Roa Duterte. Hội nghị lần này với chủ đề “Chung tay đổi thay, kết nối toàn cầu”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các nước ASEAN đã đánh giá kết quả đạt được vừa qua và đề ra phương hướng triển khai xây dựng Cộng đồng ASEAN, bàn các biện pháp tăng cường quan hệ đối ngoại và vai trò trung tâm của ASEAN cũng như trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Các nhà lãnh đạo ASEAN đã bày tỏ ủng hộ các ưu tiên hợp tác của nước Chủ tịch Philippines trong năm nay, coi đây là những nội dung thiết thực, phản ánh nhu cầu kết nối nội khối và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN với tư cách là một đối tác toàn cầu. Thực tiễn 50 năm trưởng thành của ASEAN đã chứng minh ASEAN chỉ mạnh khi có sự đoàn kết nội bộ, đây là cơ sở để ASEAN vượt qua khó khăn, thách thức vươn lên, lớn mạnh và cũng là cơ sở để tạo nên tiếng nói thống nhất,...

TIẾP TRANG 2XEM Nếu không có thẻ BHYT, chi phí BẢO LỘC ...baolamdong.vn/upload/others/201705/24210_BLD_ngay_3.5.2017.pdf“Thực hiện ước mơ” lần 5, năm học

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Ngôi nhà chung của những người già không nơi nương tựa

CHÍNH TRỊNâng cao chất lượng sinh

hoạt chi bộ, 10 năm nhìn lạiTRANG 2

VĂN HÓA - XÃ HỘITuổi trẻ Đức Trọng chung tay

xây dựng nông thôn mớiTRANG 5

BÁO LÂM ĐỒNG PHÁT HÀNH THỨ HAI, THỨ BA, THỨ TƯ, THỨ SÁU VÀ CUỐI TUẦN www.baolamdong.vn - www.dalatonline.vn, ĐƯỜNG DÂY NÓNG: 3811383 - 01645477577

Tòa soạn: 38 QUANG TRUNG - ĐÀ LẠTĐiện thoại: 3822472 - 3822473 Fax: 3827608E-mail: [email protected]

CƠ QUAN CỦA ĐẢNG BỘ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TỈNH LÂM ĐỒNG - TIẾNG NÓI CỦA ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN LÂM ĐỒNGSỐ 4780 - THỨ TƯ NGÀY 3/5/2017

NHỚ LỜI BÁC DẠY

TRANG 4

TRANG 7

Đối với đồng chí mình phải thế nào? Thân ái với nhau, nhưng không che đậy những điều dở. Học cái hay sửa chữa cái dở. Không nên tranh giành ảnh hưởng của nhau. Không nên ghen ghét đố kỵ và khinh kẻ không bằng mình. Bỏ lối hiếu danh, hiếu vị...

(BÀI NÓI CHUYỆN VỚI CÁN BỘ TỈNH THANH HÓA,20/2/1947, T. 5, TR. 54)

BẢO TÀNG LÂM ĐỒNG:

Làm gì để thu hút người tham quan nhiều hơn?

Theo dõi bệnh nhân ở Khoa Hồi sức tích cực - BVĐK tỉnh, sau ca mổ tim thành công -một trong những kỹ thuật cao nếu không có BHYT người bệnh sẽ chi phí rất lớn. Ảnh: D.H

Vì sự bình yên của cộng đồng

TRANG 6

KINH TẾKhi cà phê chè phát triển

theo chuỗi bền vữngTRANG 3

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc kết thúc tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 30

TRANG 5

Là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật

thể của tỉnh, Bảo tàng Lâm Đồng trong thời gian qua đã không ngừng nỗ lực để thu hút khách đến tham quan.

XEM TIẾP TRANG 2

Nếu không có thẻ BHYT, chi phí khám, chữa bệnh sẽ tăng gấp 4 lần

BẢO LỘC: Khen thưởng học sinh giỏi

Với việc giành giải nhất Cuộc thi “Thực hiện ước mơ” lần 5, năm học 2016 - 2017, học sinh Đặng Vũ Bảo (lớp 11A9, Trường THPT Bảo Lộc) đã được UBND TP Bảo Lộc tuyên dương, khen thưởng.

Cuộc thi “Thực hiện ước mơ” lần 5 do Thành Đoàn, Sở GD & ĐT, Trung tâm Hỗ trợ học sinh - sinh viên TP Hồ Chí Minh và Viện Đào tạo Quốc tế thuộc Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Tại cuộc thi này, học sinh Đặng Vũ Bảo đã xuất sắc vượt qua các phần thi: Hiểu về ước mơ, Sống với ước mơ, Giữ lửa ước mơ để giành ngôi vị quán quân.

Ghi nhận thành tích trên của Đặng Vũ Bảo, Thành Đoàn Bảo Lộc, Hội Khuyến học TP Bảo Lộc và Trường THPT Bảo Lộc cũng đã tặng giấy khen cho em học sinh xuất sắc này.

TRỊNH CHU

Đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này sẽ có một khoảng cách chênh lệch lớn giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT. Nếu người dân không có thẻ BHYT không may bị bệnh, nhất là bệnh nặng, nhiều dịch vụ y tế, nhất là với những dịch vụ kỹ thuật cao thì chi phí sẽ rất lớn. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không mua thẻ BHYT để đạt mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân.

Tối 29/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nước CHXHCN Việt Nam đã rời Thủ đô Manila (Philippines) về nước, kết thúc thành công tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 30 và các hội nghị cấp cao liên quan theo lời mời của Tổng thống Philippines - Rodrigo Roa Duterte.

Hội nghị lần này với chủ đề “Chung tay đổi thay, kết nối toàn cầu”, Thủ tướng Nguyễn

Xuân Phúc cùng lãnh đạo các nước ASEAN đã đánh giá kết quả đạt được vừa qua và đề ra phương hướng triển khai xây dựng Cộng đồng ASEAN, bàn các biện pháp tăng cường quan hệ đối ngoại và vai trò trung tâm của ASEAN cũng như trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Các nhà lãnh đạo ASEAN đã bày tỏ ủng hộ các ưu tiên hợp tác của nước Chủ tịch Philippines trong năm nay, coi đây là những

nội dung thiết thực, phản ánh nhu cầu kết nối nội khối và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN với tư cách là một đối tác toàn cầu.

Thực tiễn 50 năm trưởng thành của ASEAN đã chứng minh ASEAN chỉ mạnh khi có sự đoàn kết nội bộ, đây là cơ sở để ASEAN vượt qua khó khăn, thách thức vươn lên, lớn mạnh và cũng là cơ sở để tạo nên tiếng nói thống nhất,...

2 THỨ TƯ 3 - 5 - 2017 THỜI SỰ - CHÍNH TRỊ

Khách quốc tế tăng 46,8% so với cùng kỳ

Khách du lịch đến Lâm Đồng trong tháng 4/2017 ước đạt 546.000 lượt (tăng 5% so với cùng kỳ năm 2016). Trong đó, khách quốc tế đạt khoảng 36.250 lượt (tăng 46,8% so với cùng kỳ năm 2016) và khách nội địa đạt 509.750 lượt (tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2016). Khách qua lưu trú đạt 360.000 lượt (tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2016).

Tính chung trong 4 tháng đầu năm 2017, khách du lịch đến Lâm Đồng đạt khoảng 2.019 ngàn lượt, khách quốc tế đạt trên 147.880 lượt và khách nội địa là 1.736.130 lượt. Khách qua lưu trú đạt khoảng 1.353.850 lượt (tăng 23,1% so với cùng kỳ năm 2016, đạt 34,7% kế hoạch năm 2017). PHẠM LÊ

Theo kết quả k iểm tra, khảo sát của Ban Thường vụ Đảng ủy KCCQ tỉnh, trước khi

có Chỉ thị 10 nội dung sinh hoạt chi bộ còn dàn trải, chung chung, còn nặng về công việc chuyên môn, chưa quan tâm đúng mức công tác xây dựng Đảng; chưa xác định được những vấn đề trọng tâm cần tập trung thảo luận trong sinh hoạt chi bộ; vấn đề nhận thức về tầm quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt vẫn còn có những mặt hạn chế, nhất là việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề…

Sau khi có Chỉ thị 10, dưới sự chỉ đạo trực tiếp và quyết liệt của Tỉnh ủy và hướng dẫn thực hiện của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối, các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc đã phổ biến, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 10 cùng với Hướng dẫn số 09 của Ban Tổ chức Trung ương về hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ và Nghị quyết số 06 của Ban Thường vụ Đảng ủy Khối về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong toàn Đảng bộ.

Các tổ chức đảng và đảng viên trong toàn Đảng bộ đã nhận thức sâu sắc về vị trí nền tảng, vai trò hạt nhân chính trị của tổ chức cơ sở đảng và của chi bộ cũng như ý nghĩa quan trọng của việc nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng bộ, chi bộ đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên.

Các tổ chức Đảng trong đảng bộ Khối đã cơ bản thực hiện tốt việc đổi mới nội dung, hình thức và nâng cao chất lượng sinh hoạt

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, 10 năm nhìn lạiViệc thực hiện có nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những yêu cầu quan trọng của công tác xây dựng Đảng hiện nay. Vì vậy, ngày 30/3/2007, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 10-CT/TW về “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ” (gọi tắt là Chỉ thị 10). Ghi nhận thực tiễn tại Đảng ủy Khối Các cơ quan (KCCQ) tỉnh Lâm Đồng, sau 10 năm triển khai đã cho thấy sự đúng đắn, phù hợp của Chỉ thị trong việc góp phần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp ủy và đội ngũ cán bộ, đảng viên về vai trò, vị trí của chi bộ và vấn đề nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong tình hình hiện nay.

đảng bộ, chi bộ. Nhiều chi bộ đã đánh giá đúng thực trạng công tác sinh hoạt Đảng của chi bộ trong thời gian qua, góp phần phát huy những mặt tích cực đã đạt được, khắc phục những mặt hạn chế, trên cơ sở đó đề ra giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Nội dung, chất lượng sinh hoạt khá phong phú, sát đúng với từng loại hình tổ chức Đảng và tình hình thực tế của chi bộ, thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, nêu cao trách nhiệm của đảng viên trong xây dựng chi bộ, kịp thời triển khai, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên; cụ thể hóa bằng nhiệm vụ cụ thể tại chi bộ; gắn nội dung sinh hoạt chi bộ với triển khai thực hiện việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khóa XII).

Sinh hoạt đảng bộ, chi bộ đã phát huy được dân chủ, nhất là việc thảo luận, quyết định những vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ. Các đảng viên đã thẳng thắn đấu tranh chống các biểu hiện sai trái, tiêu cực. Trong sinh hoạt đảng bộ, chi bộ, nhiều ý kiến đóng góp của đảng viên đã

góp phần tích cực xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh.

Tuy nhiên, vẫn còn một số cấp ủy, sinh hoạt chi bộ chất lượng sinh hoạt còn thấp. Trong sinh hoạt chi bộ, tính Đảng, tính giáo dục, tính chiến đấu, tự phê bình và phê bình ở một số tổ chức đảng chưa cao.

Theo báo cáo của Đảng ủy KCCQ, tại một số TCCSĐ, công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng và định hướng dư luận xã hội cho cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức chưa hiệu quả. Ý thức tổ chức, học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng, học tập lý luận chính trị của một số cán bộ, đảng viên chưa nghiêm túc, còn hình thức, đối phó. Sau khi tổ chức học tập, quán triệt, nhiều TCCSĐ chậm xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực hiện, hoặc có xây dựng chương trình, kế hoạch nhưng chưa bảo đảm tiến độ, chưa sát hợp với tình hình thực tế cơ sở. Việc đổi mới phong cách lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy còn chậm; một số đảng viên giữ cương vị chủ chốt tại các đơn vị chưa quan tâm đúng mức công tác đảng, nhất là việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, đảng bộ, sinh hoạt chuyên đề. Công tác đánh giá xếp loại tổ chức đảng, đảng viên ở một

Theo đánh giá của Ban Thường vụ Đảng ủy KCCQ, qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 10 CT/TW của Ban Bí thư và Hướng dẫn số 09 của Ban Tổ chức T.Ư, chuyển biến rõ nhất là chất lượng sinh hoạt của các Đảng bộ, Chi bộ đã từng bước được nâng cao. Hầu hết các đảng bộ, chi bộ đã thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt Đảng theo Điều lệ Đảng. Nội dung sinh hoạt đảng bộ, chi bộ đã thực hiện đúng nguyên tắc về tổ chức và sinh hoạt Đảng, bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu.

số nơi chưa thực chất, chưa đảm bảo quy định, chạy theo thành tích. Công tác kiểm tra, giám sát đảng viên, cán bộ chủ chốt ở một số tổ chức cơ sở đảng chất lượng, hiệu quả chưa cao. Việc xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở một số chi bộ còn lúng túng, chưa đạt hiệu quả như mong muốn…

Những hạn chế đó còn tồn tại chủ yếu do một số cấp ủy viên cơ sở chưa nhận thức và thực hiện đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng mình phụ trách, chưa làm tốt vai trò là hạt nhân chính trị ở cơ sở; chưa thực sự quan tâm, đầu tư cho công tác xây dựng Đảng, thường tập trung cho công tác chuyên môn; chưa phát huy được vai trò của tập thể đảng ủy, chi ủy, chi bộ trong hoạt động lãnh đạo, trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng các cấp.

Một số đồng chí cấp ủy cơ sở mới tham gia lần đầu, chưa được tập huấn về nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng; đội ngũ cấp ủy cơ sở đều là kiêm nhiệm công tác Đảng, nhiệm vụ chuyên môn nhiều nên chưa dành thời gian đầu tư nghiên cứu các văn bản, hướng dẫn của Đảng, dẫn đến việc thực hiện nhiều lúc còn lúng túng. Việc tự phê bình và phê bình còn nể nang, né tránh, ngại phê bình. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh còn hình thức.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 10 cũng như xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thời gian tới trước hết cần nâng cao vai trò lãnh đạo của đảng ủy, cấp ủy chi bộ mà hạt nhân là đồng chí bí thư trong việc lãnh đạo, điều hành sinh hoạt đảng bộ, chi bộ và phát huy sức mạnh tập thể của các đồng chí đảng viên trong việc tham gia phát biểu ý kiến đóng góp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh. NGỌC NGÀ

... lập trường chung trước các cường quốc, các đối tác quốc tế và tạo cho ASEAN có vị thế, vai trò ngày càng lớn trên thế giới. Để tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN có được sự ủng hộ và tham gia rộng rãi của người dân mọi tầng lớp và vùng miền, ASEAN cần chú trọng các dự án gắn kết người dân các nước thành viên, mở rộng và kết nối các cơ hội việc làm, giao lưu văn hóa, du lịch… để người dân được hưởng lợi nhiều hơn nữa từ tiến trình liên kết, hội nhập ASEAN. Bên cạnh đó, sau 50 năm hình thành và phát triển, đây là thời điểm ASEAN đề ra các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, cải tiến cơ chế, tinh giản bộ máy, coi đây là điều kiện cần thiết để ASEAN tiếp tục vững mạnh và vươn lên.

Một biện pháp để đẩy mạnh liên kết khu vực, hợp tác nội khối là cần dành ưu tiên cao cho hợp tác về kinh tế thương mại.

Thủ tướng và nhiều lãnh đạo ASEAN đã bày tỏ quan điểm, lập trường về vấn đề Biển Đông và đã được nêu rõ trong Tuyên bố của Hội nghị và khẳng định gìn giữ hòa bình, an ninh ở Biển Đông không chỉ là trách nhiệm của các nước liên quan mà là trách nhiệm chung của khu vực và quốc tế.

Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có một số cuộc gặp, làm việc, tiếp xúc song phương các trưởng đoàn, nhà lãnh đạo các quốc gia ASEAN tham dự Hội nghị (Tổng thống Philippines Rodrigo Roa Duterte, Quốc vương Brunei Sultan Haji Hassanal Bolkiah, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, Thủ tướng Malaysia Najib Razak, Cố vấn Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Myanmar Aung San Suu Kyi). Tại các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc, hai bên đã trao đổi nhiều biện pháp, định hướng thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương, cũng như giải quyết các vấn đề cụ thể.

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 30 và các hội nghị cấp cao liên quan đã đạt nhiều kết quả nổi bật, không chỉ ghi dấu mốc kỷ niệm 50 năm của một cộng đồng trong năm kỷ niệm “vàng” 2017 mà còn ghi dấu ấn của Việt Nam - một thành viên luôn chủ động, tích cực và có trách nhiệm với sự phồn vinh của ASEAN. NTN

Luôn thể hiện khát vọng được cống hiến, phục vụ, tận tụy, trách nhiệm cao trong công việc, có lối sống trong sáng, giản dị, hòa nhã với mọi người la những lời nhận xet cua câp trên va đông đội về Thượng uy Nguyễn Tuân Anh - Trợ ly Quân lực - Ban CHQS thanh phố Đa Lạt.

Tốt nghiệp THPT vao năm 2003, Thượng uy Nguyễn Tuân Anh, sinh năm 1983, tại Phường 2, thanh phố Đa Lạt đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngu tiếp bước truyền thống gia đình. Tiểu đoan 840 - Bộ CHQS tỉnh Lâm Đông la nơi đã giup anh vượt qua những bỡ ngỡ, khó khăn ban đầu cua người chiến sĩ để thực hiện ước mơ được cống hiến va phục vụ lâu dai trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Với sự năng động,

nhiệt tình, Nguyễn Tuân Anh được câp trên tin tưởng va tạo điều kiện cử đi học ở các trường trong nganh quân đội. Trải qua nhiều cương vị, đơn vị công tác khác nhau, đến năm 2011, Thượng uy Nguyễn Tuân Anh được điều về công tác tại Ban CHQS thanh phố Đa Lạt với cương vị la Trợ ly Quân lực, phụ trách công tác tuyển quân. Với đặc thù cua thanh phố Đa Lạt có địa ban rộng, trình độ dân trí khá cao nên đa số con em trong độ tuổi nhập ngu đều đi học ở các trường đại học va cao đẳng. Bên cạnh đó còn la nơi có đông bao dân tộc sinh sống như ở xã Ta Nung, do đó công tác nắm, quản ly nguôn sẵn sang nhập ngu gặp rât nhiều khó khăn. Thượng uy Nguyễn Tuân Anh chia sẻ: “Công việc đòi hỏi phải tỉ

mỉ, nhẫn nại, bản thân luôn tích cực tìm hiểu, nghiên cứu kỹ Luật Nghĩa vụ quân sự va nhiều loại văn bản, biết lắng nghe, chia sẻ trước những hoan cảnh để kịp thời tham mưu đề xuât với Đảng uy - Ban CHQS thanh phố đề ra chu trương, biện pháp lãnh đạo, hướng dẫn thực hiện tốt công tác tuyển chọn va gọi công dân sẵn sang nhập ngu cho các đối tượng đung Luật Nghĩa vụ quân sự”.

Với suy nghĩ, lớp cha, anh đã cống hiến, hy sinh bằng máu cua mình để cho đât nước có được như ngay hôm nay. Vì vậy, dù gặp khó khăn, song Thượng uy Nguyễn Tuân Anh luôn vui vẻ, lạc quan, nêu cao tinh thần tận tụy, mạnh dạn tham mưu đề xuât nhiều giải pháp, góp phần cùng Ban CHQS thanh phố hoan thanh tốt

các chỉ tiêu tuyển chọn gọi công dân nhập ngu hang năm.

Bằng sự nỗ lực cố gắng cua bản thân, nhiều năm liền Thượng uy Nguyễn Tuân Anh được tặng nhiều giây khen cua Bộ CHQS tỉnh, UBND thanh phố, năm 2014 va 2016, anh được đánh giá, xếp loại đảng viên hoan thanh xuât sắc nhiệm vụ.

Học tập va lam theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hô Chí Minh về: “Nâng cao y thức trách nhiệm, hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân”, Thượng uy Nguyễn Tuân Anh thực sự la tâm gương sáng về bản lĩnh, năng lực chuyên môn, được câp trên tin yêu, đông đội quy mến, quần chung tín nhiệm, xứng danh “Bộ đội Cụ Hô”.

NGUYỄN THẾ

Khát vọng cống hiến của sĩ quan trẻ

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc... TIẾP TRANG 1

3 THỨ TƯ 3 - 5 - 2017KINH TẾ

Kỹ thuật mới, năng suất tăngLâm Đồng với các tiểu vùng khí

hậu Đà Lạt, Lạc Dương, Lâm Hà, Đơn Dương... để phát triển các giống cà phê chè chất lượng cao. Đến nay, trên diện tích hơn 16.300 ha cà phê chè kinh doanh từng bước được ngành nông nghiệp Lâm Đồng chuyển giao các quy trình kỹ thuật mới về cải tạo và bồi dưỡng đất, bón phân cân đối, tưới nước tiết kiệm, trồng cây che bóng, chắn gió, các biện pháp chống xói mòn... đã tăng năng suất bình quân lên từ 2,6 - 3,2 tấn nhân khô/ha/năm.

Theo nhận định của Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, mức năng suất bình quân 2,6 - 3,2 tấn nhân khô/ha cà phê nói trên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế đất đai, khí hậu của cao nguyên Lâm Đồng. Bởi vậy, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng đã tiếp tục xây dựng 90 ha diện tích mô hình sản xuất cà phê chè theo chuỗi liên kết bền vững giữa 192 hộ nông dân ở vùng Nam Ban và xã Hoài Đức, huyện Lâm Hà, cùng với vùng Xuân Trường, thành phố Đà Lạt với 2 nhà doanh nghiệp là Công ty TNHH thương phẩm Atlantic Việt Nam và Công ty TNHH Hải Phương Nam.

Đi vào khởi động mô hình liên kết, Trung tâm phối hợp cùng 2 nhà doanh nghiệp vừa nêu tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn UTZ và 4C, đồng thời thường xuyên kiểm tra

Khi cà phê chè phát triển theo chuỗi bền vữngTừ các mô hình sản xuất theo chuỗi bền vững giữa doanh nghiệp và nhà nông ở vùng Xuân Trường, thành phố Đà Lạt và Nam Ban, Hoài Đức, huyện Lâm Hà, mở ra những triển vọng nâng cao chất lượng và giá trị cạnh tranh của sản phẩm cà phê chè đặc trưng cao nguyên Lâm Đồng.

trên từng vườn cà phê của nông hộ kết hợp với hướng dẫn cách ghi đầy đủ nhật ký sản xuất từ bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đến thu hái và bảo quản sau thu hoạch... để làm căn cứ đánh giá mô hình.

Kết quả qua một vụ mùa canh tác cà phê chè theo mô hình liên kết, anh Hán Quỳnh Châu, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết: “Qua các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn UTZ và 4C ở các vùng Nam Ban, Hoài Đức, huyện Lâm Hà và Xuân Trường,

thành phố Đà Lạt, từng hộ nông dân đã nâng cao nhận thức và thực hành đầy đủ quy trình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiết kiệm chi phí đầu vào…Đặc biệt tiếp cận với thị trường tiêu thụ ổn định sản phẩm cà phê chè tại Công ty TNHH thương phẩm Atlantic và Công ty TNHH Hải Phương Nam…”.

Ổn định đầu vào và đầu raTheo đó, các nông hộ chú trọng

thực hành kỹ thuật tỉa cành, tạo hình khung tán cho cây cà phê phát triển

bền vững. Việc sử dụng phân bón trên cây cà phê với hai mùa mưa - nắng. Bên cạnh đó, còn tận dụng vỏ cà phê để ủ làm phân hữu cơ bổ sung dinh dưỡng trở lại vườn cây. Trong quá trình phòng trừ dịch hại tổng hợp đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, chỉ bơm phun thuốc đối với những cây nhiễm bệnh. Tuyệt đối không bơm phun thuốc diệt cỏ, thay vào đó cắt cỏ bằng máy hoặc bằng các dụng cụ thủ công khác.

Theo dõi trong vụ thu hoạch vừa qua, anh Châu nói thêm: “Việc thâm canh áp dụng đầy đủ quy trình sản

xuất bền vững, đã tăng năng suất cà phê chè từ bình quân mỗi năm 2,6 - 3,2 tấn nhân khô/ha lên 3,5 - 4 tấn nhân khô/ha. Đáng kể, Công ty TNHH thương phẩm Atlantic Việt Nam và Công ty Hải Phương Nam đã bao tiêu toàn bộ sản phẩm cà phê chè của nông hộ, trong đó giá trị được cộng thưởng thêm 400 - 600 đồng/kg nhân khô...”.

Một trong những giải pháp để tăng năng suất lên 3,5 - 4 tấn nhân khô/ha, đó là nông hộ đã áp dụng đúng quy trình kỹ thuật thu hái cà phê trong vườn cây trái đạt độ chín từ 90 - 95%.

Tình trạng thu trái cà phê hái xanh không còn xảy ra ở vườn mô hình sản xuất theo chuỗi liên kết bền vững. Cà phê chín sau khi thu hái được phơi trên nền sân sạch, nên khi đưa vào chế biến thành sản phẩm hạt nhân khô không bị hao hụt và đạt chất lượng khá cao.

“Những mô hình sản xuất cà phê chè theo chuỗi liên kết bền vững ở vùng Nam Ban, Hoài Đức, huyện Lâm Hà và vùng Xuân Trường, thành phố Đà Lạt có tác động tích cực đến những khu vực canh tác cà phê lân cận. Thống kê hiện nay đã nhân rộng gần 18.600 hộ nông dân với gần 41.000 ha diện tích cà phê các loại tham gia tập huấn và thực hành bước đầu sản xuất bền vững theo tiêu chuẩn 4C và UTZ của thế giới…”, theo báo cáo mới đây của Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng.

VĂN VIỆT

Một trong những vườn cà phê chè sản xuất theo chuỗi liên kết bền vững, đạt năng suất cao trên địa bàn Lâm Đồng. Ảnh: V.Việt

Đóng cửa chợ gia cầm khi phát hiện dịch cúm A/H7N9

Sở Công thương Lâm Đồng vừa được UBND

tỉnh Lâm Đồng giao chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức giám sát chặt chẽ các khu vực buôn bán, giết mổ gia cầm trên

địa bàn. Đồng thời phải xây dựng phương án đóng cửa

chợ gia cầm với các biện pháp xử lý khi phát hiện có

dịch cúm A/H7N9. Những kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc kinh doanh, vận chuyển

gia cầm cần cập nhật, thông báo rộng rãi trên các

phương tiện thông tin đại chúng địa phương theo quy

định của pháp luật.Trước đó, ngày

27/3/2017, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số

427/CĐ - TTg về việc tập trung phòng chống vi rút

cúm A/H7N9 và các chủng vi rút gia cầm có khả năng lây sang người xâm nhiễm

vào Việt Nam.VŨ VĂN

Ở xã Tam Bố, anh Bùi Văn Trung được bà con gọi vui là “đại gia bò”, bởi đàn bò của

anh có số lượng nhiều nhất vùng, có thời điểm lên đến gần 70 con.

Hiện, anh Trung đang có 6 sào đất trồng cỏ, cung cấp thức ăn cho cả đàn bò của mình nên tiết kiệm được chi phí mua thức ăn. Theo anh Trung, bò chăm sóc không khó, lại ít dịch bệnh, mỗi ngày chỉ cần có người đi chăn một buổi chiều để bò tự kiếm ăn trên đồi là đủ. “Nuôi bò, quan trọng nhất là phải kiên trì. Bò càng nuôi lâu thì càng nhanh nhân đàn. Nhất là giống bò mới, phàm ăn, dễ nuôi, có thể tận dụng cỏ voi, rơm rạ, lá ngô… cộng với thức ăn tinh để làm thức ăn. Chỉ cần kiên trì và nhẫn nại với nó, con gì, cây gì cũng không phụ công người”- anh chia sẻ. Không qua một lớp học thú y nào, nhưng những kinh nghiệm cùng với những kiến thức của anh Trung, không phải ai cũng có được. Từ bệnh tật, chuồng trại đến cả việc sinh đẻ của bò, anh Trung đều nắm trong lòng bàn tay và sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ bà con hàng xóm.

Theo anh Trung, bò thịt sau khi nuôi

2 năm là đã có thể bán được. Hiện tại, anh bán bò thịt lẫn bò giống, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình với giá bán trung bình 18 - 20 triệu đồng/con bò đực và giá cao hơn đối với bò giống. Phân bò được anh tận dụng để bón cà phê và chanh dây, góp phần làm giảm chi phí sản xuất, lại nâng cao năng suất cây trồng. Ngoài ra, việc bán phân bò cũng mang lại thu nhập đáng kể cho gia đình anh.

Không riêng anh Trung, mà ngày càng có nhiều hộ dân ở xã Tam Bố chuyển hướng kinh tế sang nuôi bò thịt, nhất là giống bò lai sind. Đây là hướng đi mới được đánh giá là phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của địa phương, cũng như phù hợp với nhu cầu của thị trường.

So với cuối năm 2015, số lượng đàn bò toàn xã Tam Bố cuối năm 2016 đã tăng gấp đôi, từ 258 con lên trên 500 con.

Song song với đó là kết hợp chuyển đổi giống bò, hơn một nửa

chuyển từ giống bò vàng thường sang giống bò lai sind.

Ông Biện Duy Thông - Chủ tịch UBND xã Tam Bố cho biết: “Tổng diện tích tự nhiên của xã là trên 27.000 ha, trong đó, diện tích sản xuất đất nông nghiệp chỉ chiếm 10% với 2.713 ha. Thế nên, trồng trọt chưa bao giờ là thế mạnh của địa phương. Đất trồng không phì nhiêu, kém màu mỡ nên xu hướng chuyển qua nuôi các giống bò mới là phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai của địa phương. Bên cạnh đó, nuôi bò còn tận dụng được lao động nhàn rỗi tại chỗ. Ngoài ra, phân bò phù hợp với cây tiêu nên được tận dụng có hiệu quả”.

Xã Tam Bố đã và đang triển khai Đề án phát triển đàn bò thịt và đàn bò sữa giai đoạn 2016 - 2020. Để tăng nhanh đàn bò, xã vận động nông dân tự bỏ vốn đầu tư là chính. Ngoài ra, có sự hỗ trợ từ nguồn vốn phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, giúp nông dân có điều kiện mua bò. Hàng năm, UBND xã cùng phối hợp với Trung tâm Nông nghiệp huyện tổ chức các lớp chuyển giao khoa

học kỹ thuật, kỹ thuật chăm sóc bò cho bà con. Bên cạnh đó, đội ngũ khuyến nông, thú y tích cực hỗ trợ cho người dân.

Là người thường xuyên kết hợp với UBND xã và Trung tâm Nông nghiệp huyện tổ chức các lớp hướng dẫn chăn nuôi, chị Dương Thị Mơ - Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Tam Bố chia sẻ: “Hiện tại, nhu cầu tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc bò của các hội viên và bà con nông dân là rất lớn vì hầu như nhà nào cũng có nuôi bò. Tuy nhiên, các lớp học được tổ chức vẫn chỉ mới đáp ứng được phần nào nhu cầu này chứ chưa hoàn toàn đáp ứng đủ, do mỗi lớp học chỉ được tham gia tối đa 50 người”.

Theo ông Thông, xã Tam Bố luôn chú trọng cập nhật thông tin, tuyên truyền rộng rãi trong nông dân, triển khai phối giống theo yêu cầu chăn nuôi của nông dân. Bên cạnh đó, để đàn bò đạt chất lượng, địa phương khuyến khích người dân chăn nuôi tập trung, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để ngành chăn nuôi phát triển bền vững và hiệu quả.

VIỆT QUỲNH

Tam Bố phát triển nhanh đàn bò thịtNhận thấy được hiệu quả của việc chuyển đổi giống vật nuôi, hai năm trở lại đây, bà con nông dân xã Tam Bố, Di Linh đang tích cực chuyển sang nuôi các giống bò thịt chất lượng thay cho bò vàng truyền thống, bước đầu nâng cao giá trị kinh tế.

4 THỨ TƯ 3 - 5 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Cụ thể giá viện phí mới áp dụng từ ngày 1/6Từ ngày 1/6 tới, giá viện phí mới

với bệnh nhân chưa có thẻ BHYT sẽ được áp dụng, theo đó chi phí có dịch vụ tăng tới 4 lần. Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Thông tư số 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế quy định mức tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) trong các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh (KCB) trong một số trường hợp. Giá viện phí mới với bệnh nhân chưa có thẻ BHYT sẽ được áp dụng với mức tăng gấp 4 lần so với hiện nay và sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2017.

Theo đó, Thông tư số 02 quy định mức tối đa khung giá dịch vụ KCB không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT trong các cơ sở KCB của Nhà nước và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí KCB trong một số trường hợp. Mức giá hơn 1.900 dịch vụ y tế, bao gồm: Mức giá tối đa khung giá dịch vụ khám bệnh kiểm tra sức khỏe; dịch vụ ngày giường điều trị; dịch vụ kỹ thuật, xét nghiệm… được áp dụng tại cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước, người bệnh chưa tham gia BHYT, người bệnh có thẻ BHYT nhưng đi khám bệnh, chữa bệnh hoặc sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT.

Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, mức giá tối đa được quy định tại thông tư này cũng tương đương với giá đã ban hành cho nhóm bệnh nhân có BHYT theo các hạng bệnh viện. Việc tăng giá lần này chủ yếu tập trung vào tăng giá khám bệnh và giá giường nằm. Cụ thể, tiền khám bệnh đã tăng gấp 4 lần ở phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã; tăng 2 lần ở bệnh viện hạng 1 và hạng 2.

Theo quy định mới, tiền khám tối đa (bao gồm chi phí trực tiếp và tiền lương) ở bệnh viện hạng đặc biệt và bệnh viện hạng 1 là 39.000 đồng/lượt; hạng 2 là 35.000 đồng/lượt; hạng 3 là 31.000 đồng/lượt và bệnh viện hạng 4/phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã là 29.000 đồng/lượt.

Giá tối đa dịch vụ ngày điều trị hồi sức tích cực tại bệnh viện hạng đặc biệt là 677.100 đồng; bệnh viện hạng 1 là 632.200 đồng; bệnh viện hạng 2 là 568.900 đồng. Đối với ngày giường bệnh hồi sức cấp cứu, chống độc, các mức tương ứng là:

nhiều người suy nghĩ không cần tham gia BHYT. Nếu người dân không may bị bệnh, nhất là bệnh nặng, nhiều dịch vụ y tế, nhất là với những dịch vụ kỹ thuật cao thì chi phí sẽ rất lớn. Người không có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt đối với người nghèo. Nếu người nghèo không có thẻ BHYT sẽ là một gánh nặng cho gia đình, không thể được tiếp cận với những dịch vụ y tế tốt nhất có phí lớn và rơi vào cảnh “lực bất tòng tâm” đành chấp nhận theo số phận chỉ vì không có tiền để chi trả chi phí khám, chữa bệnh… Như vậy, việc người dân tham gia BHYT theo Thông tư 02/2017/TT-BYT sẽ có lợi rất lớn. Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, việc làm này sẽ góp phần thúc đẩy người dân tham gia BHYT, tiến tới thực hiện BHYT toàn dân.

Chỉ tiêu 77,8%người dân trong tỉnhtham gia BHYTvào cuối năm 2017Theo kết luận của ông Phan Văn

Đa - Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại

Hội nghị triển khai chỉ tiêu bao phủ BHYT toàn dân năm 2017 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng mới đây đã chỉ đạo các đơn vị phấn đấu đạt chỉ tiêu 77,8% người dân tham gia BHYT vào cuối năm 2017.

Trong năm 2016, việc triển khai phát triển đối tượng tham gia BHYT trong tỉnh cơ bản đạt chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao (đạt 71,84% so với chỉ tiêu giao 72,5%); Bảo hiểm xã hội tỉnh, Sở Y tế và các sở, ngành, đoàn thể liên quan tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU ngày 29/7/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHYT trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020; chỉ tiêu tham gia BHYT tiếp tục được đưa vào trong các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHYT được quan tâm, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về chính sách, pháp luật BHYT.

Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh; cải thiện thái độ, phong cách

phục vụ của đội ngũ y, bác sỹ; tiếp tục cải cách các thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh; xây dựng lộ trình giảm thời gian chờ đợi của bệnh nhân. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, nhân lực để giúp người dân sớm được tiếp cận với những dịch vụ y tế chất lượng cao, đáp ứng hơn nữa sự hài lòng của người tham gia BHYT; khắc phục các tồn tại, bất cập trong kết nối dữ liệu liên thông BHYT với cơ quan BHXH nhằm phục vụ tốt công tác giám định BHYT, chống lạm dụng Quỹ BHYT.

Sở Tài chính bảo đảm ngân sách nhà nước đóng và hỗ trợ đóng BHYT cho người nghèo, người DTTS, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách khác theo quy định; chuyển kinh phí kịp thời cho cơ quan BHXH để phục vụ công tác khám, chữa bệnh BHYT. Phối hợp với các sở, ngành tham mưu, đề xuất các nguồn kinh phí để hỗ trợ đóng BHYT cho một số nhóm đối tượng theo quy định.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về BHXH, BHYT; đảm bảo mọi người lao động (có hợp đồng lao động trên 3 tháng) được đóng BHXH, BHYT, BHTN; phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh tiến hành khởi kiện các doanh nghiệp vi phạm theo quy định. Thống kê số người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình để đề xuất hỗ trợ mức giảm trừ đóng BHYT; đồng thời, tăng cường phối hợp tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHYT đối với nhóm đối tượng này để họ hiểu về quyền và trách nhiệm tham gia BHYT, chính sách hỗ trợ của nhà nước khi tham gia BHYT.

Sở Giáo dục và Đào tạo ngay từ năm 2017, xem xét việc đưa chỉ tiêu tham gia BHYT là một tiêu chuẩn xét thi đua, khen thưởng; đánh giá hoạt động của các trường. Rà soát việc tham gia BHYT của học sinh, sinh viên tại các trường thuộc quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc khi triển khai phát triển BHYT đối tượng này, đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc tăng cường chỉ đạo thực hiện Chương trình, Kế hoạch phát triển BHYT đã ban hành; phân công cụ thể từng ngành, từng địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHYT; tập trung nhóm đối tượng có tỷ lệ tham gia BHYT thấp, đảm bảo đạt chỉ tiêu, kế hoạch đã đề ra. Phát huy vai trò của cán bộ, đảng viên chi bộ thôn, xóm trong việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia BHYT tại cơ sở; đảm bảo các xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới có tỷ lệ bao phủ BHYT từ 85% trở lên theo quy định tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016.

AN NHIÊN

Nếu không có thẻ BHYT,chi phí khám, chữa bệnh sẽ tăng gấp 4 lần

362.800 đồng/ngày, 335.900 đồng/ngày, 279.100 đồng/ngày; tại bệnh viện hạng 3 là 245.700 đồng/ngày và bệnh viện hạng 4 là 226.000 đồng/ngày… Giá ngày giường điều trị chỉ được tính cho 1 người/giường điều trị; trường hợp nằm ghép 2 người/giường thì chỉ được thu tối đa 50%. Trường hợp nằm ghép từ 3 người trở lên, thì chỉ được thu tối đa 30%. Trường hợp người bệnh nằm trên băng ca, giường gấp thì tạm thời áp dụng mức giá 50% theo từng loại chuyên khoa đã được quy định tại Thông tư…

Ngoài ra, một số thủ thuật, phẫu thuật cũng được điều chỉnh tăng giá khoảng 20 - 30% so với mức giá hiện hành và tương đương giữa nhóm có BHYT và không có BHYT. Trong đó, có những dịch vụ có chi phí rất cao. Ví dụ với chụp PET/CT chi phí tối đa lên tới hơn 20 triệu đồng; chi phí PET/CT mô phỏng xạ trị gần 21 triệu đồng…

Theo Bộ Y tế, hiện nay, số dân tham gia BHYT đạt 81% dân số, còn 20% dân số chưa tham gia BHYT, phần lớn là những người có mức sống trung bình trở lên nên việc điều chỉnh sẽ giúp người dân thấy lợi ích của BHYT để tham gia. Đối với 20% dân số chưa có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh vẫn được thanh toán theo Thông tư 04/2012/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Tài chính - Y tế. So với giá dịch vụ y tế cũ chỉ cấu thành trên 3 yếu tố nên người dân khi bị bệnh sẵn sàng chi trả theo giá dịch vụ mà không cần tham gia BHYT nhưng lần áp giá trần này chi phí tăng rất lớn. Chẳng hạn, khi người dân đi khám bệnh ở phòng khám đa khoa, giá là 29.000 đồng còn giá cũ là 7.000 đồng. Khi người dân đi khám mà có BHYT sẽ được BHYT thanh toán 80%, còn người dân đồng chi trả hơn 4.000 đồng. Nếu theo giá cũ người dân cũng chỉ phải thanh toán 7.000 đồng nên

Đợt điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này sẽ có một khoảng cách chênh lệch lớn giữa người có thẻ BHYT và không có thẻ BHYT. Nếu người dân không có thẻ BHYT không may bị bệnh, nhất là bệnh nặng, nhiều dịch vụ y tế, nhất là với những dịch vụ kỹ thuật cao thì chi phí sẽ rất lớn. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không mua thẻ BHYT để đạt mục tiêu bao phủ BHYT toàn dân.

Theo dõibệnh nhânở Khoa Hồi sức tích cực -BVĐK tỉnh,sau ca mổ tim thành công -một trong những kỹ thuật caonếu khôngcó BHYTngười bệnhsẽ chi phí rất lớn. Ảnh: D.H

Để tiếp tục triển khai có hiệu quả, thực hiện đạt chỉ tiêu 77,8% người dân tham gia BHYT vào cuối năm 2017, UBND tỉnh đề nghị các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tập trung thực hiện một số nội dung sau: Bảo hiểm xã hội tỉnh là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai phát triển đối tượng tham gia BHYT đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; mở rộng hệ thống đại lý thu BHYT, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận và tham gia BHYT; tổ chức in và cấp thẻ BHYT kịp thời và hạn chế thấp nhất những sai sót thông tin trên thẻ BHYT; thực hiện tốt công tác giám định chi phí khám, chữa bệnh BHYT; đảm bảo kết nối liên thông cơ sở dữ liệu khám, chữa bệnh BHYT với các cơ sở khám, chữa bệnh nhằm ngăn chặn lạm dụng Quỹ Khám chữa bệnh BHYT. Chủ trì, phối hợp với các Sở Y tế, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo dự kiến tỷ lệ BHYT toàn tỉnh tăng lên khi thực hiện việc hỗ trợ thêm 70% cho học sinh, sinh viên người DTTS gốc bản địa, 20% cho hộ nông, lâm nghiệp có mức sống trung bình (ngoài ngân sách nhà nước đã hỗ trợ theo quy định tại Nghị định số 105/2014/NĐ-CP); tính số dư thực tế còn lại của Quỹ Kết dư BHYT năm 2015, trên cơ sở đó, đề xuất UBND tỉnh việc hỗ trợ cho các đối tượng này.

5 THỨ TƯ 3 - 5 - 2017

ĐẠI HỘI HỘI DOANH NHÂN TRẺ TỈNH LÂM ĐỒNG LẦN THỨ V, NHIỆM KỲ 2017 - 2020

VĂN HÓA - XÃ HỘI

Theo Phó Bí thư Huyện Đoàn Đức Trọng Nguyễn Thị Định, xác định tầm quan trọng và trách nhiệm

của tổ chức Đoàn trong xây dựng nông thôn mới, đặc biệt, nhằm hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ Lâm Đồng chung tay xây dựng NTM”, nhiều năm qua, Huyện Đoàn Đức Trọng đã tập trung thực hiện nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả. Trong đó, tập trung vào 2 nhiệm vụ chính là vận động ĐVTN phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập và tham gia bảo vệ môi trường.

Cụ thể, trong năm 2016, Huyện Đoàn thường xuyên lồng ghép việc triển khai thực hiện cuộc vận động vào chương trình công tác năm. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện phong trào bằng nhiều hình thức như: Thông qua các hội nghị tập huấn, các hội diễn văn hóa, văn nghệ… nhằm giúp cho đoàn viên nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công cuộc xây dựng NTM.

Cùng đó, Huyện Đoàn và các Đoàn xã, thị trấn cũng thường xuyên phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể các cấp tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM, đặc biệt chú trọng nội dung, ý nghĩa và 19 tiêu chí đạt chuẩn NTM đến ĐVTN trong huyện. Qua đó, đã tổ chức 30

Tuổi trẻ Đức Trọng chung tay xây dựng nông thôn mớiThời gian qua, Huyện Đoàn Đức Trọng đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường tại các xã xây dựng nông thôn mới (NTM).

đợt lồng ghép tuyên truyền, thu hút hơn 5.000 lượt ĐVTN tham gia.

Song song với đó, Huyện Đoàn tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tích cực tham mưu, huy động nguồn lực, vận động ĐVTN chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mô hình sản xuất nhằm nâng cao thu nhập. Từ đó, đã có gần 300 lượt ĐVTN tham gia các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật do ban, ngành, đoàn thể các cấp tổ chức và cùng đó xuất hiện nhiều thanh niên nông thôn áp dụng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để vươn lên làm giàu. Có thể kể đến một vài tấm gương như: anh Phạm Ngọc Hoài Văn với mô hình trồng cà phê,

hoa lan thương phẩm cho thu nhập 400 triệu đồng/năm; anh Đào Duy Huỳnh đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng cà phê sang trồng rau củ với thu nhập gần 300 triệu đồng/năm…

Ngoài các hoạt động trên, BTV Huyện Đoàn đã chỉ đạo các xã, thị trấn tham gia ngày hội việc làm do Trung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh phối hợp với huyện Đức Trọng tổ chức. Đồng thời, Huyện Đoàn cũng tích cực phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện duy trì và bổ sung nguồn vốn vay ủy thác hỗ trợ ĐVTN vay vốn phát triển sản xuất.

Trong năm 2016, đã hỗ trợ thêm

cho 353 thanh niên vay vốn với tổng số vốn là 6 tỷ đồng; tiến hành duyệt hồ sơ, giải ngân vốn để thành lập 3 tổ hợp tác thanh niên chăn nuôi bò thịt tại các xã Đà Loan, Ninh Loan và Bình Thạnh với 10 thành viên/tổ hợp tác, tổng số vốn là 600 triệu đồng. Ngoài ra, Huyện Đoàn cũng xây dựng kế hoạch phối hợp với Công an huyện, Ngân hàng Chính sách xã hội huyện thành lập tổ hợp tác thanh niên dành cho những thanh niên chậm tiến, hoàn lương sau cai nghiện. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, do nguồn kinh phí hạn hẹp nên vẫn chưa giải ngân để thành lập tổ hợp tác.

Trong nhiệm vụ tham gia bảo vệ môi trường, tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Huyện Đoàn đã phối hợp với các phòng ban liên quan tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: Phối hợp với Hạt Kiểm lâm, Trung tâm Văn hóa - thể thao tổ chức lễ phát động trồng cây nhớ Bác, thu hút gần 200 ĐVTN tham gia; phối hợp với Phòng Tài nguyên và môi trường tổ chức lễ ra quân hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường, với hơn 500 ĐVTN tham gia thực hiện thu gom, xử lý rác thải khu vực lô Thanh Thanh, lô 90 và chợ Liên Nghĩa.

Đặc biệt, duy trì và phát huy vai trò Đội thanh niên xung kích bảo vệ môi trường của 15 xã, thị trấn định

kỳ ra quân hàng tháng, tổ chức dọn dẹp vệ sinh môi trường với các phần việc cụ thể như: Thu gom rác thải, nạo vét kênh mương; phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, chăm sóc cây xanh, tuyên truyền phòng bệnh sốt xuất huyết… Trong năm, các cơ sở đoàn đã tổ chức ra quân bảo vệ môi trường được 185 đợt, thu hút gần 4.000 hội viên, thanh niên tham gia. 15 đoạn đường thanh niên tự quản “Xanh - sạch - đẹp - an toàn” tại 15 xã, thị trấn đã được các địa phương thực hiện hiệu quả.

“Trong quá trình triển khai thực hiện phong trào vẫn còn gặp khó khăn như: Một số cấp bộ đoàn còn lúng túng trong việc xác định vai trò, trách nhiệm của mình trong tham gia xây dựng NTM; việc lựa chọn các công việc, phần việc để đề xuất cấp ủy, chính quyền giao cho còn hạn chế dẫn đến việc tập hợp thanh niên tích cực tham gia đạt kết quả chưa cao. Vì vậy, trong thời gian tới, nhằm tiếp tục triển khai hiệu quả phong trào trên tại các xã trong huyện, nhất là tại 2 xã Đa Quyn và Tà Năng (2 xã chưa đạt chuẩn NTM), các cơ sở đoàn cần phát huy hơn nữa vai trò tham mưu đảm nhận các công trình, phần việc phù hợp với khả năng của đơn vị mình. Đồng thời, kịp thời tuyên dương, khen thưởng và nhân rộng những tấm gương, điển hình trong lao động, sản xuất và bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu…” - chị Nguyễn Thị Định nói thêm.

THY VŨ

Tuổi trẻ Đức Trọng ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường. Ảnh: T.Vũ

Thưa vắng người đến Nằm trên đường Hùng Vương,

cách trung tâm thành phố Đà Lạt không xa, Bảo tàng Lâm Đồng là một tòa nhà uy nghi với khuôn viên rộng nhiều cây xanh.

Tại đây, hiện có khoảng 16 ngàn hiện vật văn hóa, lịch sử được trưng bày theo bề dày lịch sử của vùng đất này và cả Nam Tây Nguyên, từ thiên nhiên, con người Lâm Đồng cho đến các hiện vật phát hiện về khảo cổ học ở Lâm Đồng, những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc bản địa của người Mạ, người K’Ho người Churu…; lịch sử thành phố Đà Lạt, Đà Lạt qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước.

Là một địa chỉ văn hóa độc đáo nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, lượng khách đến đây nhiều ngày rất thưa thớt nên không muốn nói là cực kỳ vắng vẻ.

Trong năm 2016, Bảo tàng Lâm Đồng cho biết, đã đón tiếp hơn 36 ngàn lượt khách đến tham quan, tuy nhiên đa phần trong đó là các đoàn học sinh, sinh viên của các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài tỉnh; các trường phổ thông đóng

BẢO TÀNG LÂM ĐỒNG:

Làm gì để thu hút người tham quan nhiều hơn? Là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh, Bảo tàng Lâm Đồng trong thời gian qua đã không ngừng nỗ lực để thu hút khách đến tham quan.

trên địa bàn. Sinh viên, học sinh đến đây để tham quan, học tập và nghiên cứu, còn lượng khách du lịch tìm đến đây rất ít, thỉnh thoảng mới có một vài du khách nước ngoài.

Khi được hỏi, một số người dân sống xung quanh khu vực đã thẳng thắn chia sẻ rằng, họ chưa bao giờ đặt chân đến đó.

Những nỗ lựcKhông thể phủ nhận trong thời

gian qua, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng - đơn vị chủ quản, cùng Bảo tàng Lâm Đồng đã và đang có những nỗ lực nhất định trong việc đưa người dân và khách du lịch đến đây thông qua việc đầu tư cơ sở vật chất, đa dạng hóa nguồn hiện vật trưng bày.

Tuy nhiên, như bà Đoàn Thị Ngọ, Phó Giám đốc Bảo tàng Lâm Đồng nhận xét rất nhiều người dân vẫn chưa có thói quen đến với những nơi có tính cộng đồng như bảo tàng hay thư viện. “Nhiều người còn mơ hồ về hai chữ “bảo tàng”, cho rằng đó là nơi chỉ dành cho những người có nhu cầu nghiên cứu khoa học” - bà nói.

Để tăng sức hấp dẫn cho bảo

tàng, bên cạnh tăng cường cơ sở vật chất và đa dạng hóa nguồn hiện vật trưng bày, theo bà Ngọ, thời gian qua, hằng năm, Bảo tàng Lâm Đồng thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm chuyên đề với tranh ảnh, hiện vật có giá trị văn hóa lịch sử vào mỗi dịp có sự kiện quan trọng của tỉnh cũng như của đất nước như các dịp kỷ niệm 30/4,

Quốc khánh 2/9…Ngoài ra, cán bộ và nhân viên Bảo

tàng tỉnh cũng thường xuyên tổ chức các đợt trưng bày triển lãm lưu động đến các địa phương trong tỉnh nhằm giới thiệu các hoạt động của mình, tạo sự gần gũi cho người xem.

Bảo tàng Lâm Đồng cũng thường xuyên trong năm tổ chức các buổi giao lưu văn hóa đặc thù vùng miền,

liên kết với các đơn vị tổ chức các “tour” du lịch, lữ hành trong và ngoài tỉnh để đưa du khách đến tham quan, tìm hiểu.

“Phải nhìn nhận khách quan rằng, so với rất nhiều bảo tàng khác trong cả nước thì Bảo tàng Lâm Đồng vẫn đang hoạt động khá hiệu quả, còn có thể bán vé được trong những năm qua” - bà Ngọ khẳng định.

Dù đa phần khách đến là sinh viên, học sinh nhưng theo bà Ngọ, lượng khách này cũng có ý nghĩa rất quan trọng: “Bảo tàng đã trực tiếp góp phần giáo dục truyền thống, nâng cao tri thức văn hóa, khoa học cho công chúng nói chung, tuổi trẻ học đường nói riêng thông qua các hoạt động nghiên cứu. Đó chính là đóng góp quan trọng của bảo tàng đối với quá trình đào tạo, bồi dưỡng để phát triển tri thức, nguồn lực con người” - bà nói.

Theo bà Ngọ, thời gian đến, Bảo tàng Lâm Đồng sẽ nỗ lực hơn nữa trong mọi hoạt động để thu hút người xem đến đây, trong đó có việc chuyên nghiệp hóa đội ngũ người làm bảo tàng, thường xuyên tổ chức giao lưu, học hỏi những cách làm bảo tàng hay ở các địa phương trong nước lẫn nước ngoài cho mục tiêu đưa hoạt động bảo tàng đến với nhiều người hơn.

THÀNH KHIÊM

Học sinh phổ thông đang tham quan tại Bảo tàng Lâm Đồng. Ảnh: T.Khiêm

6 THỨ TƯ 3 - 5 - 2017 ĐỜI SỐNG - PHÁP LUẬT

Còn sức còn đóng góp “Chú Đơn giỏi lắm đó, làm cái

gì cũng có trách nhiệm, luôn nghĩ cho xóm làng, giữ gìn trật tự an ninh trong khu phố được bình yên” - đó là lời nhận xét của một bà cụ hàng xóm về ông Nguyễn Đình Đơn - Tổ trưởng tổ dân phố Thái Thịnh, Phường 12, thành phố Đà Lạt khi chúng tôi hỏi thăm nhà của ông.

Nếu nói về thâm niên làm tổ trưởng dân phố, chắc ít có người như ông Đơn. Năm nay 52 tuổi, ông Đơn đã có trên 20 năm làm tổ trưởng dân phố tại nơi ông sinh sống, luôn được người dân trong vùng tín nhiệm.

Để giữ được sự tín nhiệm đó, bên cạnh là một nhà vườn đảm việc nhà ở vùng đất rau hoa Thái Phiên, ông Đơn còn rất nhiệt tình trong các công việc chung, vì sự bình yên của cả cộng đồng.

Ông Đơn đã kể lại cho chúng tôi nghe một trong những câu chuyện bắt trộm của ông. Đó là vào tháng 9/2016, khi nghe nhiều người dân tại khu vực Đồi 2, hồ Than Thở liên tiếp báo mất trộm hoa trong đêm, ông đã một mình ban đêm đi bộ cả hơn cây số đến đây để theo dõi. Gần hai tháng lần theo dấu vết, ông đã cùng con trai mình là Nguyễn Đình Thành, 28 tuổi bắt được tại trận khi kẻ trộm đang cắt và bó hoa trong vườn nhà dân để giao cho công an xử lý.

Với ông Đơn, khi người dân đã bầu mình lên mình phải làm tròn trách nhiệm: “Lương tâm mình bảo rằng còn sức thì hãy bảo vệ và gìn giữ tài sản của xóm làng, để không phụ lòng tin tưởng của người dân dành cho mình” - ông nói.

Trong nhiều năm nay, tổ dân phố Thái Thịnh của ông Đơn hầu như rất ít xảy ra hiện tượng trộm cắp cũng như các tệ nạn xã hội. Với vai trò tổ trưởng tổ dân phố, ông cùng phối hợp với các ngành

Vì sự bình yên của cộng đồngHọ là tổ trưởng tổ dân phố hay là đội trưởng dân phòng xã, nhưng dù bận rộn việc nhà, cả 3 người khi cần vẫn rong ruổi trong đêm để giữ bình yên cho xóm làng, cho cộng đồng dân cư. Với thành tích đạt được, 3 người đã được UBND thành phố Đà Lạt vinh danh, được Công an Lâm Đồng khen thưởng trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc của tỉnh trong năm 2016 vừa qua.

chức năng giữ gìn an ninh, trật tự trên địa bàn.

Cho thôn làng yên bình Năm nay 50 tuổi, ông Hồ

Thanh Hoài người thôn 4, xã Tà Nung, thành phố Đà Lạt hiện là Đội trưởng đội dân phòng của xã Tà Nung, nơi mình đang sinh sống.

Khi chúng tôi đến vườn, ông Hoài cùng người thân đang chăm sóc vườn khoai lang mật rộng gần 5 sào của mình. Là nông dân sản xuất giỏi có tiếng của xã Tà Nung và của thành phố Đà Lạt, ông Hoài còn có trên 4 ha cà phê rất năng suất tại xã.

Trước đây, ông Hoài từng là Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Tà Nung, sau đó, ông làmTrưởng ban công tác Mặt trận thôn 4 và rồi là Đội trưởng đội dân phòng xã. Trên 11 năm làm công việc của một đội trưởng dân phòng, một công việc mà ông gọi vui là “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” nhưng dù bận rộn việc nhà việc vườn thì ông vẫn làm hết sức có trách nhiệm.

Trừ những dịp đặc biệt phải đi trực, định kỳ hàng tháng ông chịu trách nhiệm phân công người đi tuần tra tại địa bàn, nhiều lúc ông cùng đi trong đêm, có khi đến 1, 2 giờ sáng chưa về nhà nếu có dấu hiệu khả nghi trong khu vực.

Là một đảng viên nên ông

luôn nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tích cực giữ bình yên cho địa bàn. Trong năm vừa qua, ông Hoài đã phối hợp cùng công an khu vực bắt được một kẻ trộm xe máy. Ông cũng tham gia vận động người dân, nhất là bà con cộng đồng dân tộc thiểu số trong xã cùng chung tay tham gia giữ gìn an ninh, trật tự xóm làng, phát triển kinh tế gia đình, an cư lạc nghiệp. “Xây dựng khu dân cư lành mạnh, không có tệ nạn xã hội, cuộc sống của người dân được bình yên là động lực giúp tôi gắn bó lâu dài với công việc đến như vậy” - ông Hoài cười vui.

Làm việc vì niềm vui Khi gặp ông Huỳnh Dương

Quốc Hùng tại UBND Phường 3 - Đà Lạt, chúng tôi hết sức ngạc nhiên khi biết Trưởng ban bảo vệ dân phố của phường lại cũng là một nhân viên của Điện lực Lâm Đồng.

Ông Hùng (SN 1968), nhà ông trên đường Hà Huy Tập - Phường 3, đã trên 20 năm là nhân viên của Điện lực Lâm Đồng, và lý do ông nhận làm Trưởng ban bảo vệ dân phố của phường quản lý 19 tổ dân phố trên địa bàn, như ông nói là muốn đóng góp công sức của mình cho sự bình yên của phường ông, trong đó có người

thân và gia đình ông.Là Trưởng ban bảo vệ dân

phố, ông thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các tổ trưởng dân phố; đồng thời tích cực phối hợp với cảnh sát khu vực làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục đến người dân trong giữ gìn an ninh, trật tự. kịp thời thông báo các cách thức, thủ đoạn hoạt động của các tội phạm đến với người dân, nâng cao tinh thần cảnh giác, vận động mọi người tích cực tham gia vào công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội.

Ông cũng làm tốt việc phối hợp với các chiến sỹ công an khu vực, tổ chức tốt việc tuần tra của các đội dân phòng ban đêm trên địa bàn, nhất là các dịp lễ tết, cùng tham gia với các tổ đi tuần tra trong địa bàn phường vào những ngày cao điểm thứ sáu, thứ bảy, chủ nhật hàng tuần từ 23 giờ đêm đến 4 giờ sáng để kịp trợ giúp với các anh em trong quá trình làm việc.

Với sự nỗ lực của ông và của đội dân phòng , Phường 3 đến nay đã có những chuyển biến tích cực, hầu hết các tệ nạn, trộm cắp đã giảm hẳn.

Với ông dù có đi trực đêm mệt nhọc thì “vì bình yên cho nhân dân dù có mệt đến mấy cũng vui, bởi mình bảo vệ được gia đình, hàng xóm của mình được an toàn” - ông tâm sự.

TRÚC LY

Ông Nguyễn Đình Đơn.

Ngày 27/4, Công an huyện Đức Trọng đã tiến hành bắt khẩn cấp đối với 2 đối tượng Đặng Lê Minh Anh (SN 1987), trú tại 21B/3, đường Trần Phú, Phường 3, TP Đà Lạt và Đinh Nguyễn Hải (SN 1994), trú tại thôn 6, xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng về tội cướp tài sản. Đây chính là hai đối tượng đã gây ra hàng loạt vụ cướp liên hoàn trong một tháng qua trên nhiều địa bàn của tỉnh Lâm Đồng khiến người đi đường hoang mang, lo lắng.

Theo lời khai của các bị hại, từ ngày 26/3 đến 21/4 năm 2017, trên địa bàn các huyện Di Linh, Lâm Hà, Đức Trọng và 2 thành phố Bảo Lộc, Đà Lạt tỉnh Lâm

Đồng liên tục xảy ra nhiều vụ cướp có nét tương đồng về thủ đoạn, do hai đối tượng đi xe máy áp sát, sử dụng bình xịt hơi cay xịt trực tiếp vào mặt người đi đường rồi cướp tài sản. Nhận định đây là một vụ án nghiêm trọng, hung thủ có tuổi đời còn trẻ và rất liều lĩnh, Công an huyện Đức Trọng đã khẩn trương lập chuyên án để đấu tranh làm rõ. Sau 6 ngày đêm triển khai các biện pháp nghiệp vụ, ban chuyên án đã xác định được 2 đối tượng trực tiếp gây ra các vụ cướp trên. Tiến hành bắt khẩn cấp, khám xét nhà ở của Đặng Lê Minh Anh và Đinh Nguyễn Hải, cơ quan điều tra đã thu giữ 3 chiếc xe máy, 1 bình xịt hơi cay, 1 thiết

bị phóng điện, 1 đèn pin, 8 điện thoại cùng 18.900.000 đồng tiền mặt là những tang vật mà chúng dùng để gây án và cướp được của những người đi đường. Làm việc với cơ quan công an, Đặng Lê Minh Anh và Đinh Nguyễn Hải đã khai nhận toàn bộ 13 vụ cướp mà chúng thực hiện.

Theo Đại tá Phan Văn Thông, Trưởng Công an huyện Đức Trọng: Công an huyện Đức Trọng đã khẩn trương xác lập chuyên án và thực hiện kế hoạch đấu tranh chuyên án, huy động lực lượng và áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để quyết tâm đấu tranh với các đối tượng. Đấu tranh khai thác ban đầu các đối tượng đã khai nhận các vụ cướp dùng bình xịt hơi cay

trên địa bàn Đức Trọng và các địa bàn như TP Đà Lạt, TP Bảo Lộc. Hiện Công an huyện Đức Trọng tiếp tục điều tra mở rộng. Về cơ bản chuyên án bước đầu thành công, tạo niềm tin cho người dân khi tham gia giao thông trên đường vào ban đêm.

Được biết, Đặng Lê Minh Anh từng đi tù 13 năm về tội cướp tài sản, còn Đinh Nguyễn Hải từng bị Tòa án Nhân dân huyện Lâm Hà tuyên phạt 6 tháng tù treo về tội giao cấu với trẻ em. Qua sự việc này, Công an huyện Đức Trọng cũng thông báo cho các nạn nhân, bị hại, những người có liên quan mau chóng liên hệ với cơ quan công an để tiếp tục đấu tranh mở rộng. LÊ TIẾN

Đức Trọng - 6 ngày đêm phá chuyên án cướp hàng loạt

Ông Huỳnh Dương Quốc Hùng.Ông Hồ Thanh Hoài.

Bắt đối tượng giả danh công an lừa chạy việc chiếm đoạt gần 4 tỷ đồng

Ngày 1/5, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, vừa thực hiện lệnh khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng với đối tượng Nguyễn Văn Vĩ (32 tuổi), ngụ đường Hải Thượng, Phường 6, TP Đà Lạt để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vĩ nguyên là nhân viên chiếu bóng thuộc Sở VH-TT-DL Lâm Đồng, vừa xin nghỉ việc đầu tháng 2/2017.

Vào đầu tháng 4/2017, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45) Công an Lâm Đồng nhận được đơn của nhiều bị hại tố cáo Vĩ có hành vi giả danh cán bộ Phòng Tổ chức Công an Lâm Đồng, lúc lại nói mình là cán bộ Sở VH-TT-DL Lâm Đồng, có nhiều mối quan hệ để xin vào học tại các trường công an cũng như xin vào làm việc tại Công an Lâm Đồng và các ngành khác với giá từ 250 đến 400 triệu đồng/hồ sơ.

Từ những giấy tờ biên nhận tiền đối tượng Vĩ viết do các bị hại cung cấp, cơ quan công an tiến hành giám định, xác định tố cáo của các bị hại là có cơ sở nên tiến hành truy bắt Vĩ. Tuy nhiên, lúc này, đối tượng đã bỏ trốn khỏi địa phương. Sau nhiều ngày xác minh, biết được những nơi Vĩ đã lẩn trốn là các các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Hóa, Tây Ninh… các trinh sát hình sự phối hợp công an một số địa phương lần theo các mối quan hệ truy bắt Vĩ. Ngày 23/4, phát hiện Vĩ đang trốn tại Vũng Tàu, Phòng PC45 đã thực hiện lệnh bắt giữ đối tượng.

Tại cơ quan điều tra, Vĩ thừa nhận các hành vi trên và khai báo, vào năm 2015 do mua đất, xây nhà bằng khoản tiền vay mượn lên đến 1,2 tỷ đồng và liên tục bị đòi nợ nên Vĩ nghĩ cách lừa đảo để lấy tiền trả nợ. Hiện, Công an Lâm Đồng đã làm việc với 7 bị hại và xác định, trong 2 năm (2015 và 2016), Vĩ đã lừa của trên 10 người tại TP Đà Lạt, các huyện Đức Trọng, Di Linh, Lâm Hà với số tiền trên 4 tỷ đồng.

LÊ MINH

Phạt 4 doanh nghiệp mua bán, vận chuyển khoáng sản trái phép

Ngày 1/5, Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Phạm S đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 doanh nghiệp và 2 cá nhân vì liên quan đến hành vi mua bán, vận chuyển khoáng sản trái phép.

Theo đó, Công ty TNHH Tỉnh Giang (địa chỉ 2/2 Trần Hưng Đạo, Phường 3, TP Đà Lạt), Công ty TNHH Lý Ngọc Dung (50C, Phù Đổng Thiên Vương, Phường 8, TP Đà Lạt) và ông Nguyễn Huy Hoàng (chủ Cửa hàng Vật liệu xây dựng Minh Chung, ở 52 Lang Biang, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương) bị phạt tổng cộng 56,5 triệu đồng, vì có hành vi mua, bán khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp; ông Trương Xuân Hoàng (lái xe, trú tại 47 B, Phù Đổng Thiên Vương, Phường 8, TP Đà Lạt) bị phạt 12,5 triệu đồng vì vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

Trước đó, vào ngày 6/3, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng Công an tỉnh Lâm Đồng phát hiện, lập biên bản vi phạm hành chính đối với các doanh nghiệp và cá nhân trên có hành vi mua bán, vận chuyển khoáng sản trái phép.

TIẾN DÂN

7 THỨ TƯ 3 - 5 - 2017TÒA SOẠN & BẠN ĐỌC

ĐỊA CHỈ CẦN GIÚP ĐỠ

Như bà Đỗ Thị Tây, 87 tuổi , tâm sự, cuộc sống trước đây của bà khá vất vả,

đến khi về già lại không có con cháu bên cạnh săn sóc nên bà luôn cảm thấy tủi thân. Sức khỏe ngày càng yếu, không còn làm được những việc nặng nhọc, bà chỉ biết quanh quẩn trong nhà, lủi thủi một mình. Hàng xóm người ta thương thì nay cho bát cháo, mai lo cho bó rau sống qua ngày. 5 năm trước bà bị tai biến, liệt nửa người, tay phải không cử động được, những việc sinh hoạt trước đây tưởng như đã rất quen thuộc thì giờ đây với bà lại trở nên vô cùng khó khăn.

Những ngày đó, bà Tây chỉ biết nằm một chỗ, tự nhủ cuộc đời này vậy là hết. Nhưng rồi bà như một lần nữa được sống lại khi được chuyển vào Trung tâm BTXH Lâm Đồng. Ở đây, bà được nhân viên Trung tâm chăm sóc hàng ngày như ăn uống, tắm rửa, vệ sinh... Đồng thời, bà còn được các nhân viên y tế hướng dẫn thực hiện các bài tập vật lý trị liệu, nhờ vậy đến nay, bà đã có thể tự mình ngồi xe lăn đi dạo hai buổi sáng, chiều mỗi ngày. Cuộc sống của bà từ đó như có thêm niềm vui, bà cũng cảm thấy yêu đời hơn.

Cũng là một người kém may mắn, ông Đặng Văn Nhường, 68 tuổi mới chuyển đến Trung tâm hơn một năm nhưng đã khẳng định “nơi đây chính là nhà”.

Ngôi nhà chung của những người già không nơi nương tựaỞ đây mỗi người đều có một số phận đặc biệt, có người thì bị tàn tật không có khả năng tự lập, có người vì tuổi tác hay vì bị một cú sốc tinh thần mà mất đi trí nhớ thường bỏ nhà đi lang thang. Cũng có người vì cuộc sống mưu sinh vất vả phải lặn lội bươn chải, lang thang kiếm sống lâu dần chẳng còn nhớ nổi đường về. Khi được người dân phát hiện và đưa đến Trung tâm Bảo trợ xã hội (BTXH) Lâm Đồng, đa phần đều không có người thân đến nhận.

Ông Nhường bị mắc bệnh sa sút trí nhớ ở tuổi già, nên ban ngày thường đi lang thang, ai cho gì ăn nấy, chẳng biết nắng mưa là gì, tối đến lại tìm đến công viên nơi có những chiếc ghế đá để ngủ. Có những lần vì mải đi xa quá tối không tìm được đường về công viên, ông phải ngủ lại trước mái hiên của một nhà bên đường. Khi được người dân địa phương phát hiện và đưa đến Trung tâm, hỏi con cháu ông đâu, nhà ông ở chỗ nào, quê quán ở đâu… ông đều lắc đầu rồi nói không nhớ.

Tuy gắn bó với trung tâm chưa lâu, nhưng ông Nhường vốn là người cởi mở, hoạt bát nên ngay từ

những ngày đầu mới đến, ông đã được người ở Trung tâm yêu quý.

Tính đến tháng 3 năm 2017, Trung tâm BTXH Lâm Đồng đang nhận nuôi 58 đối tượng tàn tật, cô thân, cơ nhỡ. Phần lớn họ đã trên 60 tuổi lại mang nhiều bệnh tật trong người.

Cụ thể, có 27 người tàn tật dưới 60 tuổi, 31 người già cơ nhỡ trên 60 tuổi, trong đó có 6 người mất khả năng tự phục vụ, sinh hoạt hằng ngày phải phụ thuộc hoàn toàn vào

sự chăm sóc chuyên môn.Là người phụ trách công tác

chăm sóc cho các cụ già, chị Trần Thị Thanh, cán bộ chuyên môn Trung tâm cho biết: “Chăm sóc người già rất vất vả, nhất là những cụ mất khả năng tự phục vụ hay các cụ gặp khó khăn trong vấn đề sinh hoạt, đi lại, vệ sinh cá nhân,... Cũng có cụ khi mới vào đã có những biểu hiện bệnh như: thần kinh, tâm lý không ổn định… nên thường xuyên la hét, quát tháo, không cho cán bộ tiếp cận”. Nhưng với sự nhẫn nại và lòng yêu mến, các nhân viên ở đây đã vượt qua những khó khăn ấy để khi nhìn thấy các cụ ngày một khỏe lại, sống vui vẻ hơn thì “lòng mình

cũng cảm thấy vui hơn”. Tuy nhiên, điều làm cho Trung

tâm lo lắng nhất là việc đảm bảo được sức khỏe của người già trong điều kiện thời tiết lạnh của Đà Lạt, vì vậy, theo chị Thanh, đã tăng cường đội ngũ cán bộ y tế thường xuyên theo dõi, tập vật lý trị liệu, tập dưỡng sinh và tập những bài yoga cơ bản, đồng thời thường xuyên đưa các cụ đi khám bệnh định kỳ tại bệnh viện tỉnh để kịp thời phát hiện bệnh, có biện pháp điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, Trung tâm cũng duy trì thường xuyên các buổi sinh hoạt văn nghệ, “hát cho nhau nghe”. Trong các ngày lễ, tết và các đợt sinh nhật của các cụ, Trung tâm tạo môi trường sinh hoạt chung nhằm giúp người già nơi đây vơi đi những thiệt thòi, mất mát trong cuộc sống.

Nhờ chăm sóc tận tình chu đáo, tuổi thọ của những người lớn tuổi sống ở đây đã ngày càng được nâng lên, nhiều người trong đó có tuổi thọ trên 80 tuổi, như bà Nguyễn Thị Năm chẳng hạn, năm nay đã 87 tuổi nhưng vẫn còn minh mẫn, còn chăm sóc bữa ăn được cho những người cùng phòng yếu hơn mình.

Theo ông Đỗ Văn Cường - Phó Giám đốc Trung tâm, hơn 20 năm hoạt động, Trung tâm đã trở thành ngôi nhà chung cho tất cả những người già cơ nhỡ. “Mặc dù mỗi người đều có nỗi đau riêng, nhưng ở nơi đây họ lại chung nhau một niềm vui đó là mái nhà, là người thân, là bạn bè và tình thương” .

Vâng, chính ở đây họ đã tìm được một chỗ nương tựa, bù đắp cho nhau, cùng nhau chia sẻ những câu chuyện vui, buồn trong những năm tháng cuối đời.

ĐÌNH QUANG

Cuộc sống các cụ có thêm niềm vui và cảm thấy yêu đời hơn.

Ảnh: Đ.Q

Trong căn nhà tạm bợ của chủ vườn hoa tại Tổ dân phố Vạn Thành (Phường

5, TP Đà Lạt), hai cháu bé Nguyễn Hoàng Bun (5 tuổi) và Nguyễn Hoàng Bôn (3 tuổi) đang từng ngày đương đầu với bạo bệnh qua từng ngày. Anh Long ngậm ngùi: “Bản thân người làm cha mẹ, dù khổ cực đến mấy vẫn chịu đựng được nhưng thấy con cái đau đớn, mình không sao cầm lòng được, rồi việc học hành cũng bị gián đoán. Cha mẹ đã không được học hành tử tế nên phải tha hương để mưu sinh nay con cái lại như vậy, không biết rồi đây chúng sẽ ra sao”.

Hai cậu con trai của anh Long từ khi sinh ra là những đứa trẻ khỏe mạnh nhưng vào một ngày vợ chồng anh Long thấy con phát bệnh nên đưa cả hai đi thăm khám tại Bệnh viện Nhi Đồng I, TP Hồ

Tận cùng nỗi đauNăm 2001, vợ chồng anh Nguyễn Dũng Long (SN 1987) và chị Nguyễn Thị Hiền (SN 1988) từ Hà Tĩnh khăn gói vào thành phố Đà Lạt để làm thuê cuốc mướn. Cuộc sống tưởng chừng êm ấm khi anh chị đón nhận thành viên mới của gia đình nhưng rồi biến cố lại xảy ra khi hai đứa con thơ bị bệnh nặng.

Chí Minh. Qua chuẩn đoán, bác sĩ xác định cháu Bun bị mắc chứng viêm hạch mạc treo, phì bàng quang phải uống thuốc và 3 tháng tái khám một lần. Còn cháu Bôn chuyển sang bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư bàng quang giai đoạn 3.

Kể từ lúc phát bệnh đến nay, từ 15 kg cháu Bôn chỉ còn 8 kg nên thân thể gầy gò, ốm yếu. Do di căn của bệnh nên phải phẫu thuật cắt bỏ thận trái và bàng quang.

Việc tiểu tiện phải thông qua vết mổ trên ổ bụng, không thể đi vệ sinh như bình thường được. Hiện sức khỏe của cháu Bôn rất yếu nên bác sĩ cho về đến khi cháu nặng kí hơn và sức khỏe ổn định mới tiếp

tục hóa trị tiếp.Việc hóa trị của cháu Bôn tốn

rất nhiều tiền bạc, thuốc hóa trị lại không nằm trong danh mục bảo hiểm. Khó khăn lại càng chồng chất khó khăn, khi hai vợ chồng

chỉ dựa vào nguồn thu nhập từ tiền công chăm sóc 4 sào hoa hồng từ chủ vườn không đủ để lo tiền thuốc men và sinh hoạt gia đình. Nhìn thấy cháu Bôn tóc đã rụng hết do hóa trị bà không khỏi xót

xa. Bà tâm sự rằng, con cái vào đất khách quê người lập nghiệp, tưởng chừng cuộc sống khấm khá, ai ngờ hai cháu lại mắc bệnh hiểm nghèo, bao nhiêu tiền bạc đều dồn vào để lo thuốc men cả. Ở quê cũng vất vả lắm, thương cháu nhưng cũng chẳng xoay xở được bao nhiêu tiền, ngày vào đây tôi bán nốt số lợn và vay mượn hàng xóm được dăm ba triệu, ai cũng thương hoàn cảnh nhưng khổ nỗi nghèo khó quá.

Ông Nguyễn Bá Tường - Phó Chủ tịch UBND Phường 5 cho biết: “Gia đình anh Long tạm trú tại Phường 5 đã hơn 10 năm nay, điều kiện gia đình khó khăn, con cái bị bệnh hiểm nghèo. Biết hoàn cảnh của gia đình, chính quyền địa phương và tổ dân phố đã quyên góp một số tiền để đưa cháu đi chữa bệnh nhưng bệnh tình ngày càng không thuyên giảm, mặt khác với điều kiện kinh tế còn khó khăn thì việc tiếp tục điều trị cho hai cháu và đặc biệt việc hóa trị cho cháu Bôn ngày càng trở nên khó khăn hơn”.

THÙY LINH

Anh Long bên hai con trai mắc bệnh hiểm nghèo. Ảnh: T.Linh

8 THỨ TƯ 3 - 5 - 2017

GIAÙ2.500ñ

ª TOÅNG BIEÂN TAÄP: NGUYEÃN VAÊN HÖÔNG ª GIAÁY PHEÙP XUAÁT BAÛN SOÁ 16/GP - BTTTT NGAØY 4/1/2012 (BOÄ TTTT)ª SAÉP CHÖÕ ÑIEÄN TÖÛ TAÏI BAÙO LAÂM ÑOÀNG ª IN TAÏI XÍ NGHIEÄP BAÛN ÑOÀ ÑAØ LAÏT

THÔNG BÁO GIẢI THỂHợp tác xã dịch vụ và chăn nuôi bò sữa Đức Trọng

Điều 1. Giải thể Hợp tác xã dịch vụ và chăn nuôi bò sữa Đức Trọng.Số đăng ký kinh doanh: 0007-ĐT, đăng ký lần đầu ngày 20/9/2002, đăng ký thay đổi lần thứ 2, ngày

19/4/2005 do UBND huyện Đức Trọng cấp.Địa chỉ trụ sở chính: đường Lê Hồng Phong, tổ 10, thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.Điều 2. Lý do giải thể: Hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục, thuộc trường hợp giải thể bắt

buộc theo quy định tại điểm a, khoản 2, điều 54 Luật Hợp tác xã năm 2012.Điều 3. Thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồngTrong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày ban hành quyết định giải thể, hội đồng giải thể hợp tác xã thông báo

tới các tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã về việc giải thể. Thời hạn thanh toán nợ, thanh lý các hợp đồng là 3 tháng, kể từ ngày ban hành quyết định giải thể.

Điều 4. Các thành viên Hợp tác xã dịch vụ và chăn nuôi bò sữa Đức Trọng phải liên đới chịu trách nhiệm thanh toán số nợ chưa thanh toán và quyền lợi của người lao động chưa được giải quyết, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh sau giải thể do kê khai các khoản công nợ không chính xác, trung thực.

Điều 5. Chánh Văn phòng HĐND & UBND huyện, Trưởng các phòng: Tài chính Kế hoạch, Nông nghiệp & PTNT, Kinh tế & Hạ tầng, Chủ tịch UBND thị trấn Liên Nghĩa, Trưởng Ban quản trị Hợp tác xã dịch vụ và chăn nuôi bò sữa Đức Trọng và các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ quyết định thi hành kể từ ngày ký.

QUỐC TẾ

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG

Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) - Chi nhánh Lâm Đồng tuyển dụng các vị trí: Giao dịch viên, Kế toán viên, Chuyên viên khách hàng, Chuyên viên hỗ trợ phát triển kinh doanh, Tổ trưởng tổ thẩm định.

Trân trọng kính mời các ứng viên có nhu cầu nộp hồ sơ dự tuyển tại trang web Ngân hàng, hoặc trụ sở Chi nhánh: 33 Bùi Thị Xuân, Phường 2, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Thời gian nhận hồ sơ: Đến hết ngày 30/5/2017 (riêng vị trí Giao dịch viên, Kế toán viên đến hết ngày 15/5/2017).

Thông tin chi tiết các vị trí, lịch tuyển dụng vui lòng truy cập website: http://jobs.lienvietpostbank.com.vn/

Điện thoại liên hệ: 0633. 555 668 (Máy lẻ 101).

Ứng viên Tổng thống Pháp Le Pen đề xuất liên minh mới thay thế EU

Tổng thống Nga Putin tiếp tục sa thải hàng loạt tướng lĩnh

Nhà Trắng nêu điều kiện để ông Donald Trump gặp ông Kim Jong-un

Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cam kết hợp tác chống chủ nghĩa khủng bốTheo Đài Sputnik, ứng cử viên

Tổng thống Pháp Marine Le Pen tuyên bố, bà muốn thay thế Liên minh châu Âu (EU) bằng một “liên minh các quốc gia châu Âu tự do và có chủ quyền”.

Phát biểu trên đài phát thanh Europe 1, bà Le Pen nhấn mạnh: “Tôi là một người châu Âu, nhưng tôi không muốn duy trì cấu trúc chính trị của EU hiện nay. Dù được

gọi là Liên minh châu Âu nhưng liên minh này đã hoàn toàn đi lệch phương hướng. Có lẽ chúng ta sẽ tìm cho nó một cái tên mới, một châu Âu mới của các dân tộc và sự hợp tác. Ví dụ như một liên minh cho phép các nước thành viên tham gia vào những dự án không mâu thuẫn với lợi ích quốc gia của họ, do vấn đề chính của EU hiện nay là liên minh này đã quá độc đoán”.

Bà Le Pen cũng bày tỏ hy vọng sẽ cùng với các nước châu Âu đang chịu thiệt thòi vì EU “thay đổi triệt để mô hình hoạt động” của liên minh này. Trước đó, người đứng đầu phụ trách chiến dịch tranh cử của bà Le Pen, ông David Rashlin khẳng định, bà sẽ tổ chức trưng cầu ý dân về việc rời khỏi EU nếu trở thành tổng thống Pháp.

TTXVN

Ngày 1/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ ký sắc lệnh sa thải hàng loạt tướng lĩnh đang công tác tại Bộ Tình trạng khẩn cấp, Ủy ban Điều tra Liên bang Nga và Cơ quan Thực thi hình phạt liên bang Nga (FSIN).

Theo sắc lệnh của Tổng thống Putin được đăng trên trang mạng pháp lý chính thức của Nga, Trung tướng Vladimir Artamonov bị cách chức Thứ trưởng Bộ Tình trạng khẩn cấp và Thiếu tướng

Sergei Vorontsov mất chức Phó Giám đốc Trung tâm quản lý các tình huống khẩn cấp thuộc Bộ Tình trạng khẩn cấp.

Bên cạnh đó, Tổng thống Putin còn cách chức một số lãnh đạo thuộc Cục khu vực thuộc Ủy ban Điều tra Liên bang Nga và FSIN.

Trong danh sách này có Cục trưởng Cục Điều tra phụ trách tỉnh Ulyanovsk, Thiếu tướng Aleksei Evdokimov; Cục trưởng Cục Điều tra phụ trách tỉnh

Rostov, Thiếu tướng Yuri Popov; lãnh đạo Ủy ban Điều tra Cộng hòa Yakutia, Thiếu tướng Oleg Mezrin; Cục Phó thứ nhất Cục Điều tra thuộc Ủy ban Điều tra Cộng hòa Bashkiria, Đại tá Rim Gabdullin.

Trước đó, Tổng thống Nga Putin ngày 9/3 cũng đã ký sắc lệnh bãi nhiệm đối với 10 tướng lĩnh đang công tác tại Bộ Nội vụ, FSIN và Ủy ban Điều tra liên bang Nga. TTXVN

Theo Reuters, ngày 1/5, Nhà Trắng tuyên bố các điều kiện hiện tại chưa thích hợp để Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Triều Tiên sẽ cần phải làm sáng tỏ nhiều điều kiện trước khi một cuộc gặp nói trên có thể được tính đến.

Sau khi Tổng thống Trump nói với hãng tin Bloomberg rằng, ông sẽ lấy làm vinh dự gặp gỡ với ông Kim, phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer đã nhấn mạnh với báo giới rằng Mỹ sẽ cần phải nhìn thấy thái độ khiêu khích của Triều Tiên giảm xuống ngay lập tức.

Tuy nhiên, ông Spicer nói: “Những điều kiện rõ ràng hiện không có ngay lúc này”.

Căng thẳng với Triều Tiên leo

thang trong thời gian gần đây trong bối cảnh các cơ quan tình báo của Mỹ và các nước khác cho rằng Bình Nhưỡng đã sẵn sàng cho việc tiến hành thêm

một vụ thử hạt nhân. Chính quyền Donald Trump cho biết, mọi phương án, bao gồm cả một cuộc tấn công quân sự, đang được cân nhắc. TTXVN

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.

Ngày 1/5, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đã lên án chủ nghĩa khủng bố và cam kết hợp tác nhằm tăng cường quan hệ để ứng phó hiệu quả với mối nguy cơ này.

Cam kết trên được đưa ra trong cuộc hội đàm giữa Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hiện đang ở thăm New Delhi.

Phát biểu tại cuộc họp báo chung với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Modi cho biết đã có cuộc thảo luận sâu rộng với ông Erdogan về chủ nghĩa khủng bố.

Theo Thủ tướng Modi, các quốc gia trên thế giới cần hợp tác trong việc phá vỡ mạng lưới khủng bố và nguồn tài chính của chúng, cũng như ngăn chặn việc đi lại qua biên giới của các phần tử khủng bố.

Hai bên cũng khẳng định không có động cơ, mục đích, lý do hay cơ sở nào có thể biện hộ cho chủ nghĩa khủng bố.

Liên quan lĩnh vực thương mại, Thủ tướng Modi cho rằng, việc kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 6 tỷ USD là chưa tương xứng với quy mô của hai nền kinh tế.

Ông cho biết hai nhà lãnh đạo đều tin rằng sức mạnh của hai nền kinh tế đem lại cơ hội to lớn để mở rộng và làm sâu sắc hơn nữa

các mối liên kết thương mại của hai bên.

Nhà lãnh đạo Ấn Độ khẳng định hai nước cần tiếp cận cơ hội kinh doanh bằng một cách thức chiến lược và dài hạn.

Về phần mình, Tổng thống Erdogan đã lên án các vụ tấn công khủng bố gần đây tại Ấn Độ, đồng thời khẳng định Ankara luôn đoàn kết với New Delhi trong cuộc chiến chống khủng bố.

Trước đó, ông Erdogan đã có cuộc gặp với Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj và thảo luận về các vấn đề song phương.

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Gopal Baglay, trong khuôn khổ chuyến thăm Ấn Độ của Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ, đại diện hai nước cũng đã ký 3 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thông tin, công nghệ truyền thông, đào tạo và văn hóa.

Tổng thống Erdogan tới Ấn Độ vào tối 30/4 trong khuôn khổ chuyến thăm kéo dài 2 ngày.

Trước thềm chuyến thăm, Tổng thống Erdogan bày tỏ mong muốn có cuộc đối thoại xây dựng giữa New Delhi và Islamabad nhằm tìm ra một giải pháp cho cuộc xung đột đang nóng lên quanh khu vực Jammu và Kashmir.

Ông kêu gọi có một giải pháp thông qua thương lượng cho cuộc tranh chấp này. TTXVN

Lãnh đạo hai nước.