184
HC VIN CHÍNH TRQUC GIA HCHÍ MINH ĐÀM TRNG TÙNG b¶o vÖ ®éc lËp d©n téc cña viÖt nam tr-íc mèi ®e däa an ninh phi truyÒn thèng tõ n¨m 2001 ®Õn n¨m 2015 LUN ÁN TIN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LCH SPHONG TRÀO CNG SN, CÔNG NHÂN QUC TVÀ GII PHÓNG DÂN TC Mã s: 62 22 03 12 Người hướng dn khoa hc: 1. PGS.TS. NGUYN THQU2. PGS.TS. THÁI VĂN LONG HÀ NI - 2016

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐÀM TRỌNG TÙNG

b¶o vÖ ®éc lËp d©n téc cña viÖt nam tr­íc mèi ®e däa an ninh phi truyÒn thèng

tõ n¨m 2001 ®Õn n¨m 2015

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ PHONG TRÀO CỘNG SẢN, CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VÀ GIẢI PHÓNG DÂN TỘC

Mã số: 62 22 03 12

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN THỊ QUẾ

2. PGS.TS. THÁI VĂN LONG

HÀ NỘI - 2016

Page 2: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung

thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo

quy định.

Tác giả luận án

Đàm Trọng Tùng

Page 3: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

MỤC LỤC

Trang MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 6

1.1. Những vấn đề liên quan đến luận án đã được nghiên cứu 6 1.2. Những vấn để luận án tiếp tục nghiên cứu 20

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM 26

2.1. Một số vấn đề lý luận về mối đe dọa an ninh phi truyền thống và tác động của nó đến độc lập dân tộc 26

2.2. Thực trạng mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam từ năm 2001 đến 2015 46

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM TRƯỚC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015 72

3.1. Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống 72

3.2. Quá trình triển khai bảo vệ độc lập dân tộc của việt nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống 87

Chương 4: ĐÁNH GIÁ VỀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM TRƯỚC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2015 VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 121

4.1. Đánh giá về bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2001 đến năm 2015 121

4.2. Kinh nghiệm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống đối với các nước đang phát triển 139

KẾT LUẬN 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 163

Page 4: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ

viết tắt ACDM

Tiếng Việt Ủy ban quản lý thiên tai ASEAN

Tiếng Anh ASEAN Committee on Disaster Management

ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á Asian Development Bank ADMM Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng

ASEAN ASEAN Defence Ministers Meeting

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương

Asia-Pacific Economic Cooperation

ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á The Association of Southeast Asian Nations

ASEM Diễn đàn hợp tác Á- Âu The Asia-Europe Meeting

ARF Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN

ASEAN Regional Forum

ANTT ANPTT ANQG

An ninh truyền thống An ninh phi truyền thống An ninh quốc gia

Traditional Security Non - Traditional Security National Security

CNXH Chủ nghĩa xã hội Socialism CNTB Chủ nghĩa tư bản Capitalism EU Liên minh Châu Âu European Union FAO FNGO

Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc Tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Food and Agriculture Organization of the United Nations Foreign- Non-Governmental Organization

HDI Chỉ số phát triển con người Human Development Index IMF Quỹ Tiền tệ quốc tế The International Monetary Fund LHQ Liên hợp quốc The United Nations MDGs Mục tiêu thiên niên kỷ The Millennium Development Goals ODA Viện trợ chính thức trực tiếp Official Development Assistance UNDP UNEP

Chương trình phát triển Liên hợp quốc Chương trình môi trường Liên hợp quốc

United Nations Development Programme United Nations Environment Programme

WB Ngân hàng thế giới World Bank WMO Tổ chức Khí tượng thế giới The World Meteorological

Organization

WHO Tổ chức Y tế thế giới World Health Organization

WTO

Tổ chức Thương mại thế giới. Worrld Trade Organnization

Page 5: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

1

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau chiến tranh lạnh, cục diện thế giới có nhiều thay đổi, xu thế hòa bình

hợp tác phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nền độc lập dân tộc của các quốc gia đang phải đối mặt với những thách thức mới từ mối đe dọa “an ninh phi truyền thống”. Mối đe dọa an ninh phi truyền thống (ANPTT) đã trở thành vấn đề toàn cầu, mang tính nguy hiểm cao, có sức ảnh hưởng lớn. Tính chất nguy hiểm của mối đe dọa ANPTT không chỉ biểu hiện ở mức độ hủy hoại, sự tàn phá của nó đối với cuộc sống của con người, mà còn đối với sự ổn định xã hội, đối với độc lập dân tộc (ĐLDT) của các quốc gia, sự an nguy của chế độ chính trị, sự tồn vong của cộng đồng nhân loại trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Các thảm họa thiên tai, động đất, sóng thần, bão lụt, dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, nước biển dâng… ngày càng thách đố các thành tựu của khoa học, kỹ thuật hiện đại và sự nỗ lực cố gắng của con người. Khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, những vấn đề tài chính, năng lượng, lương thực… ngày càng thử thách nghiệt ngã năng lực điều hành của các chính phủ, ĐLDT của các nước, sự vững chắc của các thể chế chính trị và các nền kinh tế, kể cả nền kinh tế giàu mạnh nhất, cũng như tính khả thi của các liên kết quốc tế, làm cho không một quốc gia nào có thể yên ổn xây dựng và phát triển.

Trong bối cảnh đó, thế giới đã và đang đẩy mạnh hợp tác, cùng nhau nỗ lực đối phó với các mối đe doạ ANPTT. Nhiều diễn đàn, cơ chế song phương, đa phương, những định ước, quy định giữa các nước, các nhóm nước, giữa các châu lục và toàn cầu được hình thành nhằm khắc phục, chế ngự, đối phó và giải quyết tình hình. Nhiều quốc gia đã có những thể chế, luật pháp, quy định, thực hiện nhiều biện pháp để đối phó với mối đe dọa ANPTT và bảo vệ nền độc lập của mình, thúc đẩy đất nước phát triển.

Trong xu thế toàn cầu hoá, ĐLDT của các quốc gia bị đặt trước những thách thức nghiêm trọng. Trước tác động mạnh mẽ cũng như tính chất nguy hiểm của các mối đe dọa ANPTT và việc thực thi những định chế, cơ chế để

Page 6: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

2

đối phó với các mối đe dọa ấy, vấn đề phát triển đất nước và bảo vệ, củng cố nền ĐLDT của mỗi quốc gia vừa có thuận lợi vừa gặp nhiều khó khăn, phức tạp. Việc bảo đảm sự phát triển bền vững và giữ vững tính độc lập tự chủ của nền kinh tế; việc đảm bảo độc lập, tự chủ về chính trị; giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái; bảo vệ các quyền cơ bản của con người... - những nội dung cơ bản bảo vệ ĐLDT của các nước trong bối cảnh mới đang gặp nhiều khó khăn. Các nước trên thế giới đều đã thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ ĐLDT trước các mối đe doạ ANPTT ngày càng diễn biến phức tạp. Đối với các nước đang phát triển, thì vấn đề bảo vệ ĐLDT trước mối đe doạ ANPTT càng trở nên khó khăn, phức tạp hơn.

Đối với Việt Nam, mối đe doạ ANPTT ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định: “Các yếu tố đe dọa ANPTT, tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp” [48, tr.28]. Mối đe doạ ANPTT đã và đang thách thức nền ĐLDT của đất nước, đặc biệt là tính độc lập tự chủ và sự vững chắc của nền kinh tế, sự ổn định chính trị - xã hội, độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh đất nước và cuộc sống của nhân dân. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp không chỉ để đối phó với mối đe doạ ANPTT, mà còn để bảo vệ, củng cố nền ĐLDT, giữ vững chủ quyền quốc gia, thể chế chính trị, nền kinh tế đất nước trước các mối đe dọa đó. Đây còn là một nội dung, yêu cầu quan trọng của việc giải quyết mối quan hệ lớn “giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế” [48, tr.73] mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định, cần phải nhận thức đúng và giải quyết tốt trong tình hình hiện nay.

Từ năm 2001 đến năm 2015, Việt Nam đã thực hiện nhiều nội dung, biện pháp ứng phó với mối đe doạ ANPTT để bảo vệ ĐLDT, đạt được thành công nhất định và thu được những kinh nghiệm có giá trị. Việc nhìn nhận, đánh giá các mối đe doạ ANPTT; nghiên cứu, phân tích sự tác động, ảnh hưởng của nó đối với ĐLDT của Việt Nam; làm rõ những nội dung, biện pháp mà Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện bảo vệ ĐLDT trước mối đe doạ ANPTT là đòi

Page 7: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

3

hỏi cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Làm rõ các vấn đề đó sẽ có cơ sở để rút ra những kinh nghiệm bổ ích cho thời gian tới nhằm thực hiện tốt và hiệu quả hơn việc bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT đối với Việt Nam, cũng như các nước đang phát triển.

Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2001 đến năm 2015” để viết luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử phong trào Cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án làm rõ một số vấn đề lý luận, thực trạng về mối đe dọa an ninh phi

truyền thống, tác động của nó đến độc lập dân tộc và quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa này. Qua đó, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống, góp phần tìm kiếm cách thức kết hợp các giải pháp nhằm ứng phó có hiệu quả đối với vấn đề an ninh phi truyền thống ở Việt Nam; đồng thời rút ra những kinh nghiệm đối với các nước đang phát triển hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích quan niệm, tác động của mối đe dọa an ninh phi truyền thống

đến độc lập dân tộc và thực trạng mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2015.

- Phân tích làm rõ quan niệm, nội dung, hình thức, biện pháp, chủ thể, các lực lượng bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống và quá trình triển khai bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước các mối đe dọa này từ năm 2001 đến năm 2015.

- Đánh giá những thành tựu, hạn chế trong bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2001 đến 2015, góp phần tìm kiếm cách thức kết hợp các giải pháp nhằm ứng phó có hiệu quả đối với vấn đề an ninh phi truyền thống ở Việt Nam; đồng thời rút ra một số kinh nghiệm trong cho các nước đang phát triển.

Page 8: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

4

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước

mối đe dọa an ninh phi truyền thống. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu những chủ trương, nội

dung, biện pháp và sự triển khai của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống.

- Về không gian: Nghiên cứu quá trình bảo vệ độc lập dân tộc ở Việt Nam trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống bao gồm: biến đổi khí hậu; an ninh kinh tế, tài chính; an ninh năng lượng; an ninh lương thực; tội phạm công nghệ cao; tội phạm xuyên quốc gia.

- Về thời gian: Nghiên cứu quá trình bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2001 đến 2015. Đây là giai đoạn các vấn đề về mối đe dọa an ninh phi truyền thống nổi lên được xem như là nguy cơ đối với nền hòa bình, độc lập của các quốc gia dân tộc; đồng thời, là quãng thời gian 15 năm Đảng, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, biện pháp và kinh nghiệm trong phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa này để bảo vệ độc lập dân tộc và con đường phát triển đất nước.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước

các mối đe dọa an ninh phi truyền thống dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về độc lập dân tộc, bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc…

4.2. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, nghiên cứu

sinh sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic và kết hợp chặt chẽ hai phương pháp lịch sử, logic là chủ yếu; đồng thời sử dụng một số phương pháp khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, .... để nghiên cứu.

Page 9: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

5

5. Những đóng góp về khoa học - Luận án làm rõ quan niệm về mối đe dọa an ninh phi truyền thống và

luận giải tác động của nó đến độc lập dân tộc, góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng với tư cách là khung lý thuyết về bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống.

- Đã “khuôn” những vấn đề cụ thể trong nội hàm của mối đe dọa ANPTT ở Việt Nam - những yếu tố phi truyền thống được xem là đe dọa trực tiếp hoặc gián tiếp đến ĐLDT. Phân tích rõ thực trạng mối đe dọa ANPTT ở Việt Nam, bao gồm cả việc nhận diện, làm rõ tính chất, đặc điểm, cũng như sự phát triển của từng vấn đề trong khoảng thời gian theo phạm vi nghiên cứu.

- Luận án làm rõ quan niệm, nội dung, hình thức, biện pháp, chủ thể, các lực lượng và quá trình triển khai của Việt Nam trong bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống từ năm 2001 đến năm 2015.

- Đánh giá thành tựu, hạn chế trong bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống, đặc biệt luận án góp phần tìm kiếm cách thức kết hợp các giải pháp nhằm ứng phó có hiệu quả đối với vấn đề an ninh phi truyền thống ở Việt Nam, đồng thời rút ra kinh nghiệm cho các nước đang phát triển.

6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả

và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương, 8 tiết.

Page 10: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

6

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

Do vị trí và tầm quan trọng của vấn đề nên việc nghiên cứu về đấu

tranh bảo vệ độc lập dân tộc, về ANPTT, cũng như mối đe dọa của ANPTT

đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, khu vực và trên thế giới là

chủ đề thu hút sự chú ý của nhiều nhà chính trị, nhiều nhà khoa học trong và

ngoài nước. Mặc dù các cách tiếp cận và góc độ nghiên cứu khác nhau, song

các công trình nghiên cứu đã phác họa được bức tranh tổng thể về vấn đề

quan trọng và phức tạp này. Các kết quả nghiên cứu đó là cơ sở cứ liệu, căn

cứ quan trọng để tác giả tập hợp nguồn tư liệu, kế thừa và tiếp tục nghiên cứu

làm rõ nội dung của luận án. 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU

1.1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước - Về sách: + Cuốn sách: "Xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay và tác động

đối với an ninh trật tự ở Việt Nam" của Nguyễn Văn Ngừng [111] đã tập trung

nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm chủ yếu của nền kinh tế thế giới và xu hướng vận

động trong thời gian tới; từ đó đánh giá những tác động của nó đối với kinh tế

Việt Nam và những ảnh hưởng đối với an ninh ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác

giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh quốc gia và

giữ gìn trật tự an toàn xã hội dưới tác động mạnh mẽ của toàn cầu hóa.

+ Cuốn sách: "Chủ nghĩa khủng bố và chính sách đối ngoại của Mỹ" của

PaulPillar [114] đã đưa ra một số quan điểm về chủ nghĩa khủng bố, phân

tích, đánh gia chính sách đối ngoại hai mặt của Mỹ và việc chính quyền Mỹ lợi

dụng chống khủng bố để lôi kéo đồng minh, thực hiện âm mưu bá chủ thế giới.

+ Cuốn sách: "Chiến lược phòng thủ quốc gia chống vũ khí sinh học" của Anthony H.Cordosman [34] đã phân tích việc sản xuất vũ khí sinh học và

Page 11: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

7

chiến lược phòng thủ quốc gia bằng vũ khí sinh học của Mỹ và một số nước

khác, vũ khí này có thể rơi vào tay các tổ chức khủng bố.

+ Cuốn sách: "Bàn về an ninh phi truyền thống" của Lục Trung Vĩ [187]

đã trình bày nhân tố an ninh quốc gia phi truyền thống thuộc các phạm trù: an

ninh kinh tế, an ninh chính trị và an ninh xã hội. Trong đó, những vấn đề như

an ninh tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh khoa học kỹ thuật, an ninh môi

trường sinh thái đã ít nhiều liên quan đến an ninh kinh tế. Những vấn đề chủ

nghĩa chia rẽ dân tộc, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố

thuộc về an ninh chính trị nhiều hơn. Những vấn đề như bệnh dịch truyền

nhiễm, buôn lậu ma tuý, an ninh dân số, cướp biển, hoạt động phạm tội có tổ

chức về cơ bản thuộc vấn đề an ninh xã hội. Những hoạt động phạm tội như

phổ biến vũ khí hạt nhân, rửa tiền, tấn công vào mạng tin học trên mức độ khác

nhau mang đặc điểm hoạt động tội phạm xuyên quốc gia.

+ Cuốn sách "Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu hoá" của Thái Văn Long [100] đã đề cập tới những nhân tố tác

động, nội dung bảo vệ ĐLDT của các nước đang phát triển trước nguy cơ,

thách thức do toàn cầu hoá gây nên, và đặt ra những vấn đề đối với Việt Nam.

+ Cuốn sách: "An ninh kinh tế thời kỳ hội nhập và gia nhập WTO" của

Nguyễn Xuân Yêm [190] đã cho rằng vấn đề an ninh kinh tế chiếm một vị trí

trung tâm trong lĩnh vực an ninh quốc tế và ANQG hiện nay và sẽ chỉ đạo

hướng đi của an ninh quốc tế trong thế kỷ XXI cũng như việc chế định chiến

lược an ninh của các nước. Tác giả hiểu an ninh kinh tế trên hai bình diện

quốc gia và quốc tế; vấn đề an ninh kinh tế trên bình diện quốc tế là sự kéo

dài của an ninh kinh tế ở bình diện quốc gia.

+ Cuốn sách: "Phòng chống buôn bán người" của Trung tâm Nghiên cứu

và ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và vị thành niên [150] đã

cho thấy bức tranh buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ nữ trẻ em, cả

môi giới hôn nhân bất hợp pháp tác động đến quyền của phụ nữ trẻ em.

Page 12: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

8

+ Cuốn sách: "Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hoá và vấn đề đặt ra với Việt Nam" của Phan Văn Rân - Nguyễn Hoàng Giáp [121] đã

đưa ra quan niệm về chủ quyền quốc gia dân tộc, những nội dung đảm bảo chủ

quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và rút ra những vấn đề mang

tính định hướng trong đấu tranh xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

+ Cuốn sách: "Hội nhập quốc tế và những vẩn đề đặt ra cho công tác

bảo vệ an ninh quốc gia" của Nguyễn Văn Hưởng [85] đã cho rằng, nội dung

của ANQG sẽ phải mang tính tổng hợp cao, không chỉ là ANTT (an ninh

chính trị và an ninh quân sự) mà cả ANPTT (an ninh kinh tế, văn hóa, xã hội,

thông tin, môi trường...). Ranh giới giữa ANTT và ANPTT không phải là

tuyệt đối mà có thể tác động lẫn nhau.

+ Cuốn sách: "Quốc phòng an ninh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Nguyễn Vĩnh Thắng [131] đã tập trung làm rõ cơ sở

lý luận và thực tiễn, trình bày có hệ thống quan điểm cơ bản của Đảng Cộng

sản Việt Nam về quốc phòng, an ninh trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

+ Cuốn sách "Hội nhập kinh tế quốc tế: Những vấn đề đặt ra đối với công tác công an" của Phạm Ngọc Hiền [64] đã trình bày khá nhiều nghiên

cứu ở một số nước trên thế giới về ANPTT, đặc biệt là ở Mỹ, Nhật Bản và

Trung Quốc; nêu lên những vấn đề đặt ra đối với công tác công an trong đối

phó với các mối đe dọa ANPTT và hợp tác quốc tế về vấn đề này. + Cuốn sách "Độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong bối

cảnh mới" của Nguyễn Xuân Thắng [132] đã làm rõ mối quan hệ giữa độc lập,

tự chủ và hội nhập quốc tế; kinh nghiệm xử lý mối quan hệ này của một số quốc

gia trên thế giới; sự tiến triển trong nhận thức và kết quả thực tiễn xử lý mối

quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam; đề xuất những

định hướng chủ yếu và các giải pháp về xử lý mối quan hệ này đến năm 2020.

+ Cuốn sách "Hỏi - đáp về bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh toàn

cầu hóa và hội nhập quốc tế" của Phạm Ngọc Hiền [65] đã nhận thức rõ về an

ninh và bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc

Page 13: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

9

tế; tác động của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đối với ANQG

Việt Nam; quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ ANQG trong bối

cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

+ Cuốn sách: "Một số vấn đề chính trị quốc tế trong giai đoạn hiện nay"

của Nguyễn Hoàng Giáp [58] đã đề cập tới những vấn đề chính trị quốc tế đang

được thế giới quan tâm, về mối quan hệ giữa các nước lớn, quan hệ giữa các

nước phát triển với các nước đang phát triển, hay quan hệ giữa các tổ chức quốc

tế với các nước phát triển và với các nước đang phát triển; về một số vấn đề

nóng hiện nay như: vấn đề toàn cầu hóa, vấn đề dân chủ, tiến bộ xã hội trong

chính trị quốc tế và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, vấn đề khoảng cách

giàu nghèo giữa các nước, vấn đề ĐLDT, chủ quyền quốc gia, trật tự thế giới

mới trong đời sống chính trị thế giới cũng như thực tế ở khu vực Đông Á...

+ Cuốn sách: "An ninh môi trường" của Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn

Ngọc Sinh [75] đã trình bày tương đối rõ về lý luận và thực tiễn liên quan đến

vấn đề an ninh môi trường.

+ Cuốn sách: "Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của các nước đang phát triển sau chiến tranh lạnh" của Nguyễn Hữu Toàn [141] đã phân tích quá trình thực hiện đường lối đổi mới và kinh nghiệm bảo vệ ĐLDT của Việt Nam; đóng góp của Việt Nam trong bảo vệ ĐLDT của các nước đang phát triển sau chiến tranh lạnh; đồng thời, đề xuất chủ trương, nội dung, giải pháp tăng cường hiệu quả ĐLDT của Việt Nam và các nước đang phát triển đến 2020.

+ Cuốn sách "Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới" của Bế

Xuân Trường, Nguyễn Bá Dương [154] đã giúp cho cán bộ, chiến sĩ trong lực

lượng vũ trang và nhân dân cả nước nhìn nhận rõ hơn bản chất khoa học, cách

mạng, tính đúng đắn, sáng tạo của đường lối đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc được Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định trong những năm đổi mới.

Qua đó, luận chứng rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Page 14: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

10

- Bài viết trên tạp chí: + Bài viết: "Nhận dạng chủ nghĩa khủng bố" của Hoàng Mạnh Chiến

[31] đã đề cập đến quan niệm của Mỹ về chủ nghĩa khủng bố và liên quan tới

luật pháp Việt Nam.

+ Bài viết: "Về khái niệm khủng bố và tội phạm khủng bố" của Hoàng

Kông Tư [163] đã đề cập khái niệm, luật pháp điều chỉnh tội phạm khủng bố

của một số nước và Việt Nam.

+ Bài viết: "Tác động của nhân tố an ninh phi truyền thống đối với văn

hóa và con người ở một số nước Đông Á" của Lê Văn Cương [35] đã cho rằng

từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, đối đầu quân sự trên quy mô toàn cầu không

còn, song nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sự phát triển, ổn định chính trị và an

ninh xã hội, an ninh con người xuất phát từ những nhân tố phi quân sự lại càng

gay gắt. Các nhân tố đó là chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa khủng bố, an

ninh tài chính tiền tệ, năng lượng, an ninh khoa học - kỹ thuật, hiệu ứng nhà

kính với sự nóng lên của trái đất và mất cân bằng sinh thái, buôn lậu ma túy,

dịch bệnh truyền nhiễm, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, rửa tiền, tấn công

mạng, di dân bất hợp pháp, bùng nổ dân số, cạn kiệt nguồn nước, cướp biển,...

Các nhân tố ANPTT nói trên hầu hết đã tồn tại trong thời kỳ đối đầu Đông -

Tây (1946 - 1991), một số đã có trước đây hàng trăm năm, thậm chí hàng nghìn

năm (như hoạt động khủng bố, chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo cực đoan, tội phạm

có tổ chức). Tác giả cho rằng toàn cầu hóa và sự phát triển nhanh chóng của

khoa học công nghệ làm cho các vấn đề thuộc ANPTT có điều kiện phát triển

dưới biểu hiện mới, quy mô ngày càng lớn, tính chất ngày càng gay gắt và gây

hậu quả ngày càng khó lường cho an ninh toàn cầu, an ninh quốc tế, an ninh

khu vực, an ninh quốc gia, an ninh xã hội và an ninh con người.

+ Bài viết: "Tiếp cận thách thức an ninh phi truyền thống" của Nguyễn

Vũ Tùng [162] đã tiếp cận quan niệm ANPTT dưới góc độ là thách thức, cho

rằng cần được hiểu trong bối cảnh so sánh với ANTT; ANPTT nổi lên trước

hết như một sự phê phán đối với cách tiếp cận ANTT. Sự phê phán này được

Page 15: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

11

tiến hành cả từ lý luận và thực tiễn. Đồng thời, ANTT và ANPTT không hoàn

toàn có tính loại trừ nhau, bởi xét từ góc độ chung nhất, nếu ANQG được đảm

bảo thì an ninh của người dân sống trong quốc gia đó mới được đảm bảo.

Ngược lại, nếu một nước đảm bảo được quyền sống, quyền phát triển mọi mặt

của người dân, thì sức mạnh tổng hợp của nước đó được tăng cường và ngày

càng có khả năng bảo vệ an ninh và vị thế của mình trên trường quốc tế.

+ Bài viết: "An ninh phi truyền thống và một số vấn đề Việt Nam cần quan tâm" của Hải Minh [105] đã cho rằng, sự thay đổi nhanh với tốc độ

nhiều khi không còn kiểm soát được của thế giới hiện đại đặt tất cả các quốc

gia, trong đó có Việt Nam trước thách thức an ninh hoàn toàn mới.

+ Bài viết: "Biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động tới an ninh, quốc

phòng" của Đỗ Quốc Tuân [155] đã cho rằng, nhân loại đang phải đối mặt với

những vấn đề thời sự toàn cầu hiện nay như phát triển bền vững, khủng hoảng

tài chính và tín dụng, chiến tranh và xung đột vũ trang, đói nghèo, biến đổi

khí hậu... Biến đổi khí hậu có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ

yếu là do tác động chủ quan của chính con người, dẫn đến những ảnh hưởng

sâu rộng tới toàn bộ hành tinh cũng như mọi mặt đời sống xã hội con người.

+ Bài viết: "Những nội dung cơ bản của công tác bảo vệ an ninh quốc gia theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI" của Tô Lâm [92] đã khẳng

định tại Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam bổ sung vào nghị quyết về mục

tiêu, nhiệm vụ của an ninh, quốc phòng là sẵn sàng ứng phó các mối đe dọa

ANPTT (khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, vũ khí

hủy diệt hàng loạt, thảm họa môi trường, biến đổi khí hậu, tài chính - tiền tệ...).

+ Bài viết: "An ninh phi truyền thống - vấn đề mang tính toàn cầu" của

Nguyễn Mạnh Hưởng [84] đã cho rằng, trong lịch sử của mình, chưa có khi

nào nhân loại đạt được những bước tiến dài trên con đường phát triển như

ngày nay, nhưng cũng chưa bao giờ con người phải đối mặt với những nguy

cơ đe dọa đến chính sự tồn vong của mình như bây giờ. Cạn kiệt tài nguyên,

biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thảm họa thiên tai, dịch bệnh, khủng

Page 16: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

12

bố, tội phạm xuyên quốc gia... đang đặt ra những yêu cầu bức thiết phải có sự

nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế để đối phó, vì sự an nguy của mỗi

quốc gia dân tộc cũng như của toàn nhân loại.

+ Bài viết: "Nhận dạng một số nguy cơ gây mất ổn định an ninh quốc gia có nguyên nhân từ mất an ninh kinh tế" của Bùi Minh Tuyên [159] đã cho rằng, trước đây sức mạnh của quốc gia là sự khẳng định bằng sức mạnh quân sự; ngày nay lại được đánh giá bằng sức mạnh kinh tế. Tác giả phân tích một số nguy cơ mất ổn định bắt nguồn từ mất an ninh kinh tế, an ninh nội bộ ở Việt Nam, như tình trạng mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ ở các ban, ngành Trung ương đến địa phương; những bất cập trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô và nguy cơ từ việc chuyển dịch sở hữu tài sản Nhà nước thành tư nhân.

+ Bài viết: "An ninh môi trường ở khu vực Đông Nam Á" của Đỗ Tiến Dũng [42] đã cho rằng, vấn đề an ninh môi trường không chỉ mang tính quốc gia mà còn mang tính khu vực và toàn cầu. Theo tác giả, thách thức an ninh môi trường ở Đông Nam Á ngày càng nghiêm trọng, do đó bảo đảm an ninh môi trường đòi hỏi chú trọng tìm kiếm một phương thức phát triển hợp lý dựa trên cơ sở thống nhất lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo tồn thiên nhiên.

+ Bài viết: "Đấu tranh quốc phòng, bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới" của Nguyễn Đình Chiến [30] đã cho rằng, các thách thức ANPTT mang tính toàn cầu như thảm họa môi trường, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, khủng bố, các loại tội phạm xuyên quốc gia; tập đoàn kinh tế nước ngoài lợi dụng hỗ trợ nhân đạo, liên kết, liên doanh, đầu tư kinh tế, để chi phối, khống chế nền kinh tế, làm tổn hại đến định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường, phá hoại tài nguyên, môi trường gây mất ổn định ở nước ta.

+ Bài viết: "Ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu" của Tô Lâm [93] đã phân tích quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về phòng, chống nguy cơ đe dọa ANPTT; nêu ra các giải pháp phòng ngừa, đối phó.

Page 17: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

13

+ Bài viết: "Quan điểm của Việt Nam về một số thách thức ANPTT hiện

nay" của Nguyễn Thị Thúy Hà [61] đã trình bày những quan điểm của Đảng

và Nhà nước Việt Nam về ANPTT cũng như những giải pháp nhằm ứng phó

hiệu quả với các nguy cơ này.

+ Bài viết: "Tư duy mới về an ninh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa

và hội nhập quốc tế" của Đặng Văn Hiếu [69] đã cho rằng, cần phải đổi mới

tư duy về ANQG nhằm đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, trong đó đánh giá

đúng tính chất phức tạp của ANPTT đối với nước ta; trên cơ sở đó, nêu ra một

số nhiệm vụ trọng tâm đối với Đảng, Nhà nước và lực lượng Công an nhân

dân trong giai đoạn hiện nay.

- Bài báo:

+ Bài viết: "Tội phạm mạng đe dọa an ninh năng lượng toàn cầu" của

Thủy Hoàng [74] đã thông tin về việc các chuyên gia Liên hợp quốc và nhiều

công ty năng lượng hàng đầu thế giới cảnh báo tội phạm mạng đã trở thành

mối đe dọa mới và lớn nhất đối với ngành công nghiệp năng lượng và an ninh

năng lượng toàn cầu.

+ Bài viết: "Châu Á trước những thách thức an ninh năng lượng và

lương thực" của Song Phương [115] đã dự báo sự phát triển quá nóng tại các

quốc gia châu Á đi kèm với nhu cầu về năng lượng và lương thực tăng cao.

Giải quyết bài toán này cần nỗ lực chung của toàn khu vực, mọi hành động

đơn phương đều bị coi là nguy hiểm.

+ Bài viết: "Chính sách năng lượng mới của Mỹ" của Nguyễn Thông

[133] đã coi trọng việc khai thác, tiết kiệm năng lượng và phát triển các

nguồn năng lượng kiểu mới, thoát khỏi sự phụ thuộc vào các nguồn năng

lượng truyền thống.

+ Bài viết: "Vấn đề an ninh năng lượng ở Đông Á: Thực trạng và giải

pháp" của Hoàng Minh Hằng [62] đã cho rằng, năng lượng có một vai trò hết

sức quan trọng, nó không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn làm cho

Page 18: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

14

kinh tế và xã hội phát triển. Mỗi quốc gia dù giàu hay nghèo đều coi việc đảm

bảo nguồn năng lượng là tiền đề cần thiết cho sự phát triển bền vững của mình.

Đông Á hiện là một trong những khu vực có mức cầu về năng lượng lớn trên

thế giới. Trong tương lai, mức cầu này sẽ còn tăng hơn cùng với sự phát triển

mạnh mẽ của các nền kinh tế trong khu vực. Vì vậy, đảm bảo an ninh năng

lượng đang ngày càng trở thành nhiệm vụ cấp bách đối với toàn khu vực.

- Đề tài, luận văn, luận án: + Đề tài: "Các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Đông Nam Á: Tác động

đối với ASEAN và Việt Nam" của Nguyễn Phương Bình [15] đã đề cập đến những cách tiếp cận khác nhau về ANPTT; những thách thức ANPTT ở Đông

Nam Á cũng như quan điểm hợp tác của ASEAN và Việt Nam về ANPTT.

+ Đề tài: "Mối đe dọa đối với an ninh phi truyền thống và tác động của

nó đến quan hệ quốc tế hiện nay" của Hồ Châu [29] đã phân tích các mối đe

đọa ANPTT tác động đến quan hệ quốc tế và kinh nghiệm của Việt Nam

trong việc giải quyết các vấn đề ANPTT.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả nước ngoài

- Về sách: + Cuốn: "Khía cạnh môi trường đối với vấn đề an ninh" (The

environmental dimension to security issues) của Norman Myers [204] đã

chứng minh sự bần cùng hóa môi trường là nguyên nhân chính cho sự căng

thẳng và xung đột giữa các quốc gia. Tác giả cho rằng, các khái niệm an ninh

phải bao gồm thước đo của sự ổn định môi trường; sự tồn tại của chúng ta

không chỉ phụ thuộc vào sự cân bằng quân sự, mà còn là sự hợp tác toàn cầu

để đảm bảo một môi trường sinh thái bền vững.

+ Cuốn: "Đụng độ giữa các nền văn minh” (The Clash Of Civilizations)

của Samuel Hungtington [207] là một công trình nghiên cứu về học thuyết

chính trị - đối ngoại. Theo tác giả, sau chiến tranh lạnh, thế giới chuyển sang

một hệ thống với chủ thể là các nền văn minh khác nhau, khó có thể tránh

khỏi việc đụng độ nhau. Tác giả chia thế giới thành 2 nền văn minh là văn

Page 19: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

15

minh phương Tây và văn minh không phải phương Tây; đưa ra kết luận là nền

dân chủ phương Tây sẽ phải đối mặt với chủ nghĩa cực đoan, trào lưu chính

thống của các nền văn minh khác và phải chuẩn bị sẵn sàng trước thách thức

mới của lịch sử. Công trình này mang tính “học thuyết” phù hợp với quan

điểm đối ngoại của Chính quyền Mỹ. Vì vậy, Tổng thống Mỹ G.Bush lúc đó đã

sử dụng để diễn thuyết nguyên nhân khủng bố; tiến hành cuộc chiến chống

khủng bố là “khách quan”, là “sứ mệnh” của Mỹ; việc Mỹ và phương Tây viện

trợ dân chủ, nhân quyền cho các nước có khủng bố là nhằm giải quyết mâu

thuẫn giữa các nền văn minh, từ đó giải quyết triệt để chủ nghĩa khủng bố.

+ Cuốn: "Môi trường và quan hệ quốc tế" (Environment & International

Relations) (1996) của Vogler, John, Mark F,Imber [213] đã nêu lên những

vấn đề chung về an ninh môi trường; kinh tế chính trị quốc tế và thay đổi môi

trường toàn cầu; lý thuyết về thực thể mới, chủ nghĩa thể chế mới và công ước

thay đổi khí hậu.

+ Cuốn: "Sách trắng Quốc phòng" của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc

[80] đã chỉ ra rằng những mối đe dọa ANPTT như tội phạm xuyên quốc gia,

môi trường xấu đi, ma túy ngày một nổi bật, đặc biệt là chủ nghĩa khủng bố

đã cấu thành uy hiếp đối với an ninh khu vực và quốc tế.

+ Cuốn: "An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa" của Vương Dật

Châu [28] đã phân tích dưới nhiều góc độ từ triết học đến kinh tế, chính trị,

ngoại giao, tạo nên bức tranh tổng thể về an ninh quốc tế trong thời đại toàn

cầu hóa; đã phân tích nội hàm của quan niệm ANPTT, đồng thời có sự phân

biệt giữa ANPTT với ANTT. Những đánh giá và nhận định trên lĩnh vực an

ninh quốc tế cũng như ảnh hưởng của nó đến độc lập và phát triển có giá trị

tham khảo đối với Việt Nam.

+ Cuốn: "Định nghĩa đe dọa an ninh phi truyền thống" (Defining non-

traditional security threats) của Saurabh Chaudhuri [209] đã lý giải khá sâu

sắc về mối đe dọa ANPTT khi cho rằng, sau chiến tranh lạnh với sự tác động

của toàn cầu hóa, đã mở ra những khía cạnh mới của an ninh. Bản chất của

Page 20: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

16

các mối đe dọa an ninh không ngừng thay đổi và việc đảm bảo an ninh vượt

ra ngoài khuôn khổ nhà nước và an ninh quân sự. Với sự sụp đổ của mô hình

CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu, môi trường quốc tế có sự chuyển

đổi, làm cho chiến lược an ninh toàn cầu cũng thay đổi theo, chuyển trọng

tâm từ sức mạnh quân sự - yếu tố quyết định chính trật tự thế giới trước đây

đến ANPTT với nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Theo tác

giả, kết thúc chiến tranh lạnh đã đánh dấu sự thay đổi trong nghiên cứu, phân

tích về an ninh thế giới từ khuôn khổ truyền thống sang phi truyền thống.

+ Cuốn: "Cộng đồng Đông Á và an ninh phi truyền thống- Một đề xuất từ Trung Quốc" (East Asia Community and Nontraditional Security) của Wang

Yong [215] đã phân tích những yếu tố tác động đến sự xuất hiện ANPTT, tác

giả đã đưa ra 5 lĩnh vực thuộc nội hàm của khái niệm ANPTT ở Trung Quốc

hiện nay: Một là, vấn đề an ninh liên quan đến phát triển bền vững, bao gồm

bảo vệ môi trường, phát triển tài nguyên, môi trường sinh thái toàn cầu và kiểm

soát phòng chống dịch bệnh; Hai là, mối đe dọa đến sự ổn định an ninh khu

vực và quốc tế, bao gồm an ninh kinh tế, an sinh xã hội, quyền con người và

người tị nạn; Ba là, tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, bao gồm cả buôn người

và buôn bán ma túy; Bốn là, tổ chức tồn tại ngoài nhà nước thách thức trật tự quốc tế, lớn nhất là sự đe dọa của chủ nghĩa khủng bố quốc tế; Năm là, vấn đề

an ninh gây ra bởi phát triển công nghệ và toàn cầu hóa, bao gồm cả an ninh

mạng, an ninh thông tin và an ninh kỹ thuật di truyền. Đồng với quan điểm

trên, nhà nghiên cứu Yong đã đưa ra luận điểm của mình về ANPTT trong

công trình An ninh phi truyền thống và Trung Quốc (2007). Tác giả đã đi sâu

cắt nghĩa nguồn gốc và bản chất của ANPTT xuất phát từ chính các mâu thuẫn

trong xã hội, các mâu thuẫn giữa con người với giới tự nhiên, nhất là tình trạng

người bóc lột người vẫn chưa bị xỏa bỏ, tình trạng dân tộc này chèn ép dân tộc

khác vẫn chưa được khắc phục, bản tính tước đoạt tự nhiên vẫn chưa được loại

trừ, tính nhân bản của con người chưa được khơi dậy. Điều đó đã dẫn tới tình

trạng nghèo đói và xung đột, khai thác tài nguyên kiệt quệ, buôn bán PNTE,

Page 21: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

17

ma túy. Do đó, tác giả cho rằng ANPTT luôn mang trong nó bản chất chính trị

- xã hội và kinh tế - xã hội mà muốn giải quyết tận gốc phải bắt đầu từ các cải

biến chính trị - xã hội và kinh tế - xã hội ở từng quốc gia, còn giải pháp hợp tác

quốc tế chỉ là ứng phó với tình huống đã xảy ra và trù liệu các kịch bản trong

tương lai. Tất nhiên, trong khi nhấn mạnh đến bản chất kinh tế - xã hội và

chính trị - xã hội, tác giả cũng không phủ nhận những biến đổi mang tính tự

nhiên của sinh giới, của xã hội đặt ra những mâu thuẫn mới mà loài người phải

giải quyết như dịch bệnh, thay đổi môi trường.

+ Cuốn: "Bàn về an ninh phi truyền thống" của Lục Trung Vĩ [187] đã

trình bày nhân tố an ninh quốc gia phi truyền thống thuộc các phạm trù: an

ninh kinh tế, an ninh chính trị và an ninh xã hội. Trong đó, những vấn đề như

an ninh tiền tệ, an ninh năng lượng, khoa học kỹ thuật, an ninh môi trường

sinh thái đã ít nhiều liên quan đến an ninh kinh tế. Những vấn đề chủ nghĩa

chia rẽ dân tộc, chủ nghĩa tôn giáo cực đoan và chủ nghĩa khủng bố thuộc về

an ninh chính trị nhiều hơn. Những vấn đề như bệnh dịch truyền nhiễm, buôn

lậu ma tuý, an ninh dân số, cướp biển, hoạt động phạm tội có tổ chức về cơ

bản thuộc vấn đề an ninh xã hội. Những hoạt động phạm tội như phổ biến vũ

khí hạt nhân, rửa tiền, tấn công mạng tin học trên mức độ khác nhau mang

đặc điểm hoạt động tội phạm xuyên quốc gia. Hàm ý của ANPTT có thể biểu

đạt là vấn đề xuyên quốc gia do nhân tố phi chính trị, quân sự gây ra, trực tiếp

ảnh hưởng, thậm chí uy hiếp tới sự phát triển, ổn định và an ninh của mỗi

quốc gia, khu vực và toàn cầu.

+ Cuốn: "Định nghĩa an ninh phi truyền thống và ảnh hưởng của nó đối với Trung Quốc" (Defining Non - Traditional Security and Its Implications for China ) của Yizhou Wang [217] đã cho rằng, thế giới ngày càng nhiều mối đe dọa ANPTT trên nhiều lĩnh vực khác nhau, ví dụ như khủng hoảng tài chính, tội phạm mạng, thoái hóa môi trường sinh thái, buôn bán ma túy, vũ khí hạt nhân, chính sách khủng bố mới và thậm chí là cả SARS. Theo tác giả, việc ưu tiên giải quyết hoặc giảm bớt các mối đe dọa ANPTT là rất khó khăn vì các

Page 22: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

18

quốc gia còn quá nhiều các nhu cầu khác trong khi nguồn lực còn hạn chế. Tác giả gợi ý các nghiên cứu về ANPTT phải dựa trên các khái niệm và ý thức hệ mới, kết hợp các quan điểm mới. Đặc biệt, chúng ta cần phải xây dựng mối quan hệ tương đối cân bằng và hài hòa giữa “an ninh quốc gia” và “an ninh phi quốc gia” (an ninh toàn cầu, an ninh khu vực và an ninh giữa các vùng trong một quốc gia ở các cấp độ khác nhau).

+ Cuốn: "Cộng đồng an ninh trong bối cảnh an ninh phi truyền thống" (Security Community in the Context of Nontraditional Security) của Wang Jiangli [214] đã đưa ra một khía cạnh lý thuyết khác khi trình bày các cộng đồng an ninh trên phương diện chính trị, nhà nước và quốc tế, đồng thời đặt nó trong bối cảnh mới khi thế giới đang phải ứng phó với mối đe dọa ANPTT.

+ Cuốn: "Mối liên hệ giữa kinh tế, an ninh và quan hệ quốc tế ở Đông Á" (The Nexus of Economics, Security, and International Relations in East Asia) của Avery Goldstein, Edward Mansflel [192] đã cho rằng, kinh tế và an ninh có mối liên hệ với nhau chứ không phải là tách biệt và điều này có ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế ở Đông Á. Hai ông cho rằng bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau có thể giải thích sự năng động của khu vực Đông Á đã tác động đến kinh tế chính trị và an ninh quốc tế và đánh giá độ bền vững của hòa bình và thịnh vượng ở Đông Á.

- Bài viết trên tạp chí, báo mạng: + Bài: "Hội nghị Thượng đỉnh G7 là một tổ chức an ninh mới" của John

Kirton [89] đã cho rằng, sau chiến tranh thế giới thứ hai, đối với an ninh về cơ bản có 3 mối đe dọa: mối đe dọa cũ, mối đe dọa mới và mối đe dọa đang xuất hiện. Hiện nay, thế giới chủ yếu đối mặt với mối đe dọa mới và các mối đe dọa đang xuất hiện. Trong trường hợp mối đe dọa cũ - ANTT, thì an ninh quân sự là nền tảng với lực lượng vũ trang đóng vai trò chủ đạo. Còn trong mối đe dọa mới và mối đe dọa đang xuất hiện, thì các yếu tố có tính phi quân sự chi phối và lực lượng vũ trang đóng một vai trò tối thiểu.

+ Bài: "Quan hệ đối tác về công nghệ tái tạo: Lối thoát cho an ninh năng lượng" (Technology Partnerships for Renewables: Key to Energy Security)

Page 23: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

19

của tác giả Bertrand Fort, Francis X.Johnson [193] đã đưa ra cách tiếp cận riêng để giải quyết an ninh năng lượng và an ninh môi trường. Đáng chú ý, tác giả đã chỉ ra giải pháp công nghệ cho đảm bảo an ninh năng lượng, nhờ đó mới có thể tận dụng được năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng mới. Điều đó tạo nên ý nghĩa kép: vừa đảm bảo an ninh năng lượng, vừa đảm bảo an ninh môi trường.

+ Bài: "Ba trụ cột bền vững của an ninh quốc gia trong thế giới xuyên quốc gia" (The Three Pillars of Sustainable National Security in a

Transnational World) của Nayef Al-Rolhan [203] đã nhận định rằng, thế kỷ

XXI đòi hỏi phải có tư duy mới về ANQG. Các quốc gia hiện nay ngày càng

phụ thuộc vào nhau và phải đối mặt với các mối đe doạ an ninh từ nhiều

nguồn khác nhau; các mối đe dọa truyền thống mở đường cho các mối đe dọa

phi truyền thống. Theo tác giả, mối đe dọa ANPTT đã thể hiện vai trò ngày

càng lớn về an ninh, do sự suy giảm tương đối của các mối đe dọa ANTT,

một phần là do sự phụ thuộc, liên kết giữa các quốc gia dân tộc trong điều

kiện toàn cầu hóa ngày càng gia tăng.

+ Bài: "Mối đe dọa ANPTT ở châu Á: Đi tìm cách giải quyết của khu vực" (Non-traditional security threats in Asia: Finding a regional way forward)

của Edidie Walsh [196] đã cho rằng các mối đe dọa ANPTT nổi lên ở châu Á

hiện nay như tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, cứu trợ thiên tai, an ninh thông

tin, dịch bệnh và sức khỏe cộng đồng - được xem là vấn đề cốt lõi của ANQG.

Do những biến đổi mạnh mẽ của tình hình thế giới trong quá trình toàn cầu hóa

mà các mối đe dọa ANPTT ngày càng trở nên quan trọng, đe dọa trực tiếp đến

sự ổn định, phát triển bền vững của các quốc gia và toàn nhân loại.

+ Bài: "Năng lượng và An ninh phi truyền thống ở châu Á" (Energy and

Non-Traditional Security (NTS) in Asia) của Mely Caballero-Anthony,

Youngho Chang, Nur Azha Putra [202] đã đề cập đến an ninh năng lượng, tư

duy chính sách truyền thống đã tập trung vào việc bảo đảm cung cấp mà

không chú trọng nhiều đến tác động kinh tế, xã hội và môi trường.

Page 24: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

20

+ Bài: "Chiến tranh thông tin: một hình thức mới của chiến tranh nhân dân" (information war: a new form of people's war) của Wei Jincheng [216] đã cho rằng, thông tin là một “con dao hai lưỡi” trong thời đại thông tin. Thông tin không chỉ là một tin tức mà như vũ khí dẫn đường chính xác và vũ khí chiến tranh điện tử. Hãng Enst &Young công bố công trình An ninh thông tin: nguy cơ mới mà nhiều người chưa sẵn sàng đối phó, cho rằng bước sang thế kỷ XXI với sự phát triển ngày càng mạnh của kinh tế tri thức và hội nhập kinh tế toàn cầu, an ninh thông tin có những sắc thái hoàn toàn mới với những biểu hiện rất đa dạng, nếu không quan tâm đúng mức sẽ phải gánh chịu tổn

thất kinh tế không nhỏ.

+ Bài: "Những vấn đề an ninh phi truyền thống: An ninh hóa tội phạm xuyên quốc gia trong khu vực châu Á" (Non-Traditional Security Issues: Securitisation of Transnational Crime in Asia) của James Laki [197] đã phản ánh thực trạng buôn lậu thuốc phiện và buôn người trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng như những ảnh hưởng tiêu cực của nó đối với khu vực…

1.2. NHỮNG VẤN ĐỂ LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.2.1. Những vấn đề liên quan đến luận án đã được giải quyết Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước nêu

trên đã cho thấy, liên quan đến đề tài luận án đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu, đề cập với những góc độ và các cấp độ khác nhau, nhiều vấn đề đã được giải quyết.

Một là, nghiên cứu lý luận chung về ANPTT thống với cách tiếp cận đa diện về nội hàm khái niệm, luận giải bản chất, cấu trúc, tính chất, đặc điểm và nhận dạng các dấu hiệu của an ninh phi truyền thống.

Tuy còn có sự khác nhau, đặc biệt là về nội hàm, nhưng các nghiên cứu, về cơ bản, đã có sự thống nhất khi cho rằng, khái niệm ANPTT là khái niệm mang tính chất “động”, cùng với thời gian, nội hàm của nó có thể còn được mở rộng hơn. Do vậy, cách đặt vấn đề về mối đe dọa ANPTT của các quốc gia, các khu vực và cộng đồng còn có sự khác nhau. Trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, các mối quan hệ, các mặt của đời

Page 25: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

21

sống xã hội ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau, thâm nhập, đan xen, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Vì thế, việc khuôn những vấn đề cụ thể nào đó trong nội hàm của mối đe dọa ANPTT là mang ý nghĩa tương đối.

Các vấn đề cạn kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, thảm họa thiên tai, dịch bệnh, khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia… đang đặt ra những yêu cầu bức thiết phải có sự nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế để đối phó, là nội hàm cụ thể của mối đe dọa ANPTT, được nhiều công trình nghiên cứu đề cập.

Hai là, vấn đề ANPTT được nghiên cứu từ góc độ là thách thức đe dọa, với những hình thái biểu hiện cụ thể, ngày càng nguy hiểm, khó kiểm soát tới ổn định và phát triển của từng quốc gia, từng khu vực và toàn nhân loại với nhiều tình huống, biểu hiện và xu hướng mới cần được nhận diện để quản trị một cách có hiệu quả.

Tính chất nguy hiểm của mối đe dọa ANPTT không chỉ biểu hiện ở mức độ hủy hoại, sự tàn phá của nó đối với cuộc sống của con người, mà còn đặt ra nhiều thách thức đối với sự ổn định xã hội, sự tồn vong của cả cộng đồng, hiệu quả thực tế của hợp tác và hội nhập toàn cầu; thậm chí còn làm nảy sinh các vấn đề về an ninh quân sự. Phạm vi tác động của vấn đề ANPTT vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ và lợi ích an ninh quốc gia dân tộc của một nước.

Nhiều công trình đã chỉ rõ, những mối đe dọa ANPTT đối với Việt Nam không chỉ từ các vấn đề trong nước, mà còn từ các vấn đề khu vực và thế giới, đặc biệt là các vấn đề khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh biển, tội phạm công nghệ cao. Nhiều công trình khẳng định rõ, yêu cầu đối phó với mối đe dọa ANPTT hiện nay ở Việt Nam là phải trực tiếp phục vụ cho mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ an ninh của Việt Nam trong thời kỳ mới không chỉ là vấn đề giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm an ninh quốc gia, mà còn phải góp phần làm thất bại mọi sự chống phá của các thế lực thù địch, bảo đảm sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ, sự bất khả xâm phạm, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh

Page 26: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

22

thổ của Tổ quốc. Theo đó, phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của nhân dân, tăng cường quốc phòng và an ninh... là những vấn đề cơ bản tạo nền gốc vững chắc cho việc đối phó với mối đe dọa ANPTT.

Ba là, nhiều công trình đã nêu lên những vấn đề cơ bản về bảo vệ ĐLDT của Việt Nam trước mối đe dọa ANPTT. Các công trình đã nghiên cứu kết hợp đánh giá thực trạng với tìm kiếm cơ chế, phương thức, mô hình và giải pháp ở tầm quốc gia và quốc tế nhằm đối phó với mối đe dọa ANPTT và bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa này.

Những vấn đề lý luận và thực tiễn, lịch sử và kinh nghiệm về bảo vệ ĐLDT của Việt Nam trước mối đe dọa ANPTT đã được thể hiện trên những nét cơ bản trong một số công trình khoa học ở trong nước. Các vấn đề: giữ vững định hướng phát triển; ổn định chính trị xã hội đất nước; bảo đảm lợi ích quốc gia dân tộc; độc lập, tự chủ; chủ quyền, an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững sự lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội.. là những vấn đề được khá nhiều công trình nghiên cứu đặt ra với tư cách là nội hàm của bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT, trong mối quan hệ gắn bó với mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới. Các công trình đều khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT; đồng thời, tuy chưa hệ thống, nhưng đã bước đầu chỉ ra và phân tích những quan điểm, yêu cầu, nội dung, hình thức, biện pháp Việt Nam thực hiện bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT trong thời gian từ năm 2001 đến nay.

Bốn là, nhiều công trình đã xác định, việc tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực, cùng nhau phối hợp hành động là xu thế và giải pháp quan trọng nhằm đối phó với mối đe dọa ANPTT và bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa này trong giai đoạn hiện nay.

Trong thời gian tới, các mối quan hệ hợp tác này càng cần được nâng cao hơn nữa cả về hiệu quả và tính thiết thực. Mở rộng quan hệ đối ngoại, tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối phó với

Page 27: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

23

tình trạng biến đổi khí hậu; đẩy mạnh hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, các cơ quan an ninh của các nước trong vấn đề đấu tranh chống khủng bố, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia; thiết lập hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế, với các tổ chức quốc tế có liên quan; chú trọng tăng cường quan hệ hợp tác với các nước ASEAN trong đối phó với mối đe dọa ANPTT, đặc biệt trong phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, bảo đảm an ninh biển, đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên, với các chương trình, kế hoạch và cơ chế phù hợp... được xem xét là những vấn đề không chỉ nhằm mục đích đối phó với các mối đe dọa ANPTT mà còn để góp phần vào việc bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa này.

Như vậy, mối đe dọa ANPTT và bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa đó là

vấn đề rất phong phú và phức tạp. Các vấn đề về khái niệm, nội dung, tính

chất, đặc điểm của mối đe dọa ANPTT và Việt Nam bảo vệ ĐLDT trước mối

đe dọa đó đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đặt ra, làm rõ với các góc độ

và cấp độ khác nhau nhằm phục vụ cho những mục đích nghiên cứu cụ thể.

Đề tài luận án sẽ tiếp thu, kế thừa kết quả của các công trình trước, vận dụng

trong quá trình luận giải các nội dung và phát triển trong nghiên cứu đề tài

luận án, phục vụ cho việc làm rõ vấn đề Việt Nam bảo vệ ĐLDT trước mối đe

dọa ANPTT giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2015.

1.2.2. Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu Theo mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

luận án, từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan cho thấy còn có

sự thiếu hụt trên nhiều vấn đề, mà luận án phải tiếp tục đi sâu giải quyết. Một

loạt vấn đề lý luận, thực tiễn về mối đe dọa ANPTT ở Việt Nam và Việt Nam

bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa đó từ năm 2001 đến năm 2015 cần được nhận

thức, nhận diện và thực hiện như thế nào, với những nội dung, giải pháp mang

tính đặc thù ra sao cho đến nay vẫn còn khá nhiều “khoảng trống”. Vấn đề

Việt Nam thực hiện bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT từ năm 2001 đến

Page 28: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

24

năm 2015 chưa có công trình nào đề cập trực tiếp, trực diện, chuyên sâu, có

hệ thống với tư cách là công trình khoa học độc lập.

Trên cơ sở kế thừa thành quả của các nhà khoa học trong nước và nước

ngoài, tác giả làm rõ công cuộc bảo vệ ĐLDT của Việt Nam trước mối đe dọa

ANPTT giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2015 trên những vấn đề chính sau:

Thứ nhất, luận án tập trung làm rõ quan niệm về mối đe dọa ANPTT và

tác động của nó đến ĐLDT ở Việt Nam; cố gắng “khuôn” những vấn đề cụ

thể vào nội hàm của mối đe dọa ANPTT ở Việt Nam một cách hợp lý nhất, có

cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc. Phân tích thực trạng mối đe dọa ANPTT

ở Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2015, trên từng nội dung của mối đe dọa

ANPTT, bao gồm cả việc nhận diện, làm rõ tính chất, đặc điểm, cũng như sự

phát triển của từng vấn đề ANPTT trong khoảng thời gian theo phạm vi

nghiên cứu của đề tài.

Thứ hai, luận án làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn Việt Nam bảo

vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT từ năm 2001 đến năm 2015. Trên cơ sở

lý luận chung về ĐLDT và bảo vệ ĐLDT, luận án xây dựng quan niệm bảo vệ

ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT, với nội hàm xác định, phù hợp với thực tiễn

của Việt Nam và thế giới hiện nay. Luận án phân tích thực tiễn Việt Nam bảo

vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT từ năm 2001 đến năm 2015 trên cơ sở

những chủ trương và biện pháp hoạt động cụ thể, chủ yếu là của Trung ương,

trong bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT.

Thứ ba, luận án đánh giá một cách toàn diện, có hệ thống những thành

tựu, hạn chế trong bảo vệ ĐLDT của Việt Nam trước mối đe dọa ANPTT từ

năm 2001 đến năm 2015, trên cơ sở khung lý luận và những nội dung đã trình

bày ở các phần trên. Luận án tìm kiếm cách thức kết hợp các giải pháp nhằm

ứng phó có hiệu quả đối với vấn đề an ninh phi truyền thống ở Việt Nam;

đồng thời rút ra một số kinh nghiệm không chỉ có ý nghĩa đối với Việt Nam

trong thời gian tới, mà quan trọng là đối với các nước đang phát triển trong

bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT.

Page 29: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

25

Tiểu kết chương 1 Tổng hợp tình hình của các công trình nghiên cứu liên quan cho thấy,

mối đe dọa ANPTT và bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa đó là vấn đề rất phong

phú và phức tạp. Các công trình nghiên cứu rất đa dạng cả về nội dung, hình

thức và cách tiếp cận. Đến nay, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, làm rõ

với các góc độ và cấp độ khác nhau nhằm phục vụ cho những mục đích

nghiên cứu cụ thể khác nhau về các vấn đề cơ bản mối đe dọa ANPTT và Việt

Nam bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa đó... Luận án sẽ tiếp thu, kế thừa kết quả

của các công trình trước, vận dụng và phát triển trong nghiên cứu, phục vụ

cho việc làm rõ các vấn đề theo chủ đề của đề tài luận án.

Tổng quan tình hình nghiên cứu, theo mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu,

cho thấy còn thiếu hụt trên nhiều vấn đề, mà luận án phải tiếp tục giải quyết.

Thứ nhất, luận án tập trung làm rõ quan niệm về mối đe dọa ANPTT và tác

động của nó đến ĐLDT ở Việt Nam. Thứ hai, luận án làm rõ một số vấn đề lý

luận và thực tiễn Việt Nam bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT từ năm

2001 đến năm 2015. Thứ ba, luận án đánh giá một cách toàn diện, có hệ thống

những thành tựu, hạn chế trong bảo vệ ĐLDT của Việt Nam trước mối đe dọa

ANPTT từ năm 2001 đến năm 2015.

Luận án là công trình nghiên cứu độc lập, chuyên sâu, có hệ thống về

bảo vệ ĐLDT của Việt Nam trước mối đe dọa ANPTT trong giai đoạn lịch sử

từ năm 2001 đến 2015, khi Việt Nam thực hiện hội nhập quốc tế ngày càng

sâu rộng, mối đe dọa ANPTT đối với ĐLDT của Việt Nam trở nên phức tạp.

Page 30: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

26

Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG

CỦA MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM 2.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN

THỐNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỘC LẬP DÂN TỘC

2.1.1. Mối đe dọa an ninh phi truyền thống Muốn làm rõ vấn đề bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT, trước

hết phải nhận diện rõ ANPTT; đồng thời, làm rõ tác động của nó với tư cách là các mối đe dọa, các mối nguy cơ đối với độc lập dân tộc.

2.1.1.1. Khái niệm về mối đe dọa an ninh phi truyền thống An ninh là một khái niệm cơ bản thường được sử dụng trong ngôn ngữ

và thực tiễn chính trị quốc tế. An ninh là nhu cầu đầu tiên và thiết yếu của mỗi con người, mỗi quốc gia và toàn nhân loại; đồng thời, an ninh cũng là điều kiện cơ bản và quan trọng số một đảm bảo cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Do sự khác biệt về lịch sử chính trị, văn hóa cũng như cách nhìn, cách tiếp cận và quan niệm giá trị khác nhau của mỗi nước mà khái niệm an ninh được hiểu, được định nghĩa theo nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, hiểu theo nghĩa chung nhất của ngôn ngữ chính trị quốc tế, “An ninh” là khái niệm dùng để chỉ “Trạng thái ổn định, an toàn, không có dấu hiệu nguy hiểm đe dọa sự tồn tại và phát triển bình thường của cá nhân, của từng tổ chức, của từng lĩnh vực hoạt động xã hội hoặc của toàn xã hội” [165, tr.25]. Mặt khác, nội hàm của khái niệm an ninh không chỉ giới hạn ở tình trạng như đã nêu, mà còn bao hàm cả những biện pháp để mang lại tình trạng đó, tức là hành động để thực hiện an ninh. Cách hiểu về khái niệm an ninh như vậy phản ánh nhu cầu và quan niệm chung của cộng đồng quốc tế đồng thời nó bao hàm đầy đủ nội hàm của khái niệm an ninh trong giai đoạn hiện nay.

An ninh quốc gia (national security): An ninh quốc gia là sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích quan trọng khác của một quốc gia. Ở Việt Nam, an

Page 31: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

27

ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc [117]. Trong quan hệ quốc tế, khi phân loại khái niệm an ninh theo chủ thể quốc gia và yếu tố thời gian người ta chia thành an ninh truyền thống (ANTT) và an ninh phi truyền thống (ANPTT).

An ninh truyền thống (traditional security): lấy Nhà nước làm đơn vị (quốc gia) và chủ yếu đề cập những quan hệ chính trị, tương quan sức mạnh quân sự giữa các quốc gia. Các lợi ích đều phải đặt dưới lợi ích quốc gia. An ninh truyền thống là để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, thể chế và giá trị của đất nước, trong đó cốt lõi là bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa từ bên ngoài bằng tấn công quân sự. Do đó, quốc gia là chủ thể duy nhất đảm bảo sự sống còn của mình thông qua việc tăng cường quyền lực quốc gia bằng sức mạnh quân sự và khả năng phòng thủ.

An ninh phi truyền thống (non-traditional security): xuất hiện khá lâu sau khái niệm ANTT. Từ năm 90 thế kỷ XX, tức là sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, các học giả trên thế giới mới đề xuất khái niệm này. Từ đó đến nay, ANPTT trở thành mối quan tâm lớn của các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới, là một trong những chủ đề quan trọng được các nhà khoa học nghiên cứu và luôn là vấn đề nóng hổi được bàn luận trên nhiều diễn đàn khu vực, quốc tế, cũng như trong nhiều nội dung của các quan hệ song phương và đa phương.

ANPTT là một quan niệm mới về một trạng thái an ninh khác với ANTT, nó phản ánh sự thay đổi nhận thức của con người về an ninh và sự mở rộng nội hàm khái niệm ANQG. Nếu ANTT coi ANQG là bảo vệ đất nước các mối đe dọa hoặc tấn công bằng chính trị, quân sự từ bên ngoài và bên trong thì ANPTT không chỉ bảo vệ chủ quyền quốc gia mà còn bảo vệ con người, bảo vệ cộng đồng, nó mang tính xuyên quốc gia do những mối uy hiếp, đe dọa của các nhân tố bên trong và bên ngoài đối với môi trường sinh tồn và phát triển của cộng đồng xã hội và công dân của mỗi quốc gia trong mối quan hệ chặt chẽ với khu vực và thế giới.

Page 32: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

28

Sự xuất hiện ANPTT không làm phai nhạt và biệt lập với ANTT vì hai vấn đề này luôn đan xen nhau và có thể chuyền hóa lẫn nhau trong điều kiện nhất định. Trong thế giới hiện đại, an ninh của mỗi quốc gia vừa bao hàm an ninh chính trị, quân sự truyền thống và đang đối mặt với nhiều thách thức phi truyền thống như kinh tế, văn hóa, xã hội, thông tin, môi trường, tài nguyên, chủ nghĩa khủng bố, v.v… Từ đó ANQG được bổ xung những nội dung mới, tạo ra những thay đổi mang tính lịch sử trên những bình diện sau:

Thứ nhất, tranh chấp quyền lực, lãnh thổ truyền thống đang từng bước chuyển hóa thành tranh chấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, tranh chấp quyền lực cứng và quyền lực mềm để mở rộng không gian ảnh hưởng phục vụ cho lợi ích quốc gia, dân tộc.

Thứ hai, tận dụng ưu thế đi trước, có trình độ khoa học công nghệ cao, nắm giữ các nguồn lực kinh tế to lớn, các cường quốc phương Tây luôn chủ động sử dụng các thủ đoạn, cơ hội làm sâu sắc thêm mâu thuẫn, trầm trọng thêm những khó khăn nhằm đẩy nhanh việc cải tạo tiến tới lật đổ các quốc gia có chế độ chính trị khác nhằm thu hút các quốc gia đó vào khu vực ảnh hưởng của mình.

Thứ ba, tiến trình toàn cầu hóa không ngừng gia tăng và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tạo ra cơ hội phát triển mới của các quốc gia dân tộc, đồng thời cũng xuất hiện những nguy cơ rất dễ đổ vỡ trong xã hội hiện đại. Nguy cơ mất an ninh mạng, sự phát triển nhanh chóng của các thứ vũ khí thông minh có sức mạnh hủy diệt, ô nhiễm môi trường trái đất và xung quanh trái đất, sự khốc liệt của thiên tai, dịch bệnh hầu như đang tăng lên hàng ngày, sự băng hoại đạo đức hay rối loạn tâm lý, khủng hoảng niềm tin của giới trẻ do mất gốc về văn hóa hoặc áp lực quá nặng nề của cuộc sống vv… đang đẩy nhân loại đến ranh giới ngày càng mỏng manh an toàn và rủi ro.

Thứ tư, chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tôn giáo cực đoan ngày càng phát triển và luôn thực hiện các hoạt động chống phá xã hội

Page 33: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

29

bằng các thủ đoạn bạo lực và nhiều thủ đoạn tinh vi khác. Đây chính là những uy hiếp nghiêm trọng đối với anh ninh của mọi quốc gia.

Thứ năm, càng phát triển, càng tác động vào thiên nhiên với mục đích cải tạo nó, hầu như con người càng dấn sâu vào vòng luẩn quẩn và gánh chịu ngày càng nặng nề sự trả thù của thiên nhiên đúng như Ph.Ăngghen đã cảnh báo. Trên thực tế, con người đang đối mặt những nguy cơ từ chính sự “phát triển” của mình, đó là sự cạn kiệt tài nguyên, nhiệt độ trái đất tăng lên, nước biển dâng, môi trường sống sấu đi, dịch bệnh đối với con người, cây trồng và vật nuôi… ngày càng nặng nề phức tạp.

Thứ sáu, trong tiến trình toàn cầu hóa, khi “biên giới cứng” giữa các quốc gia hầu như bị phá vỡ mà “ biên giới mềm” chưa thể tạo thành hàng rào an ninh hiệu quả cao, an ninh của các quốc gia dân tộc trở nên phức tạp khó lường do sự tác động của các yếu tố từ bên ngoài và nằm ngoài sự mong đợi cũng như vượt qua sự cảnh giác, đề phòng của con người. Điều này cũng có nghĩa là áp lực ngày càng lớn, nguy cơ ngày càng cao đối với an ninh quốc gia.

Đến nay, việc nhận thức và xác định khái niệm, cũng như nội dung vấn đề ANPTT vẫn chưa có sự thống nhất.

- Mỹ và Phương Tây quan niệm ANPTT: Ở Mỹ, từ sau Chiến tranh lạnh với sự phát triển của các lý thuyết triết

học, học thuyết chính trị và hoàn cảnh cụ thể về sự biến chuyển của khu vực cũng như thế giới như học thuyết quyền lực mềm và quyền lực cứng, quyền lực thông minh được phát triển ở Mỹ từ thời tổng thống Bill Clinton(quyền lực mềm), George Bush (quyền lực cứng), B. Ôbama (quyền lực thông minh), được vận dụng để phát triển chính thức thành học thuyết cho An Ninh Quốc gia Hoa Kỳ. Trong bối cảnh những tranh chấp quốc tế, chủ nghĩa khủng bố diễn biến phức tạp trên phạm vi toàn cầu cùng những diễn biến tác động từ trong ngoài lãnh thổ quốc gia về biến đổi khí hậu, an ninh, quốc phòng, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa.... Mối đe dọa an ninh không chỉ kẻ thù truyền thống như các nước khác, mà còn các tổ chức phi chính phủ bạo lực, các tập đoàn ma túy, các tập đoàn đa quốc gia và các tổ chức phi chính phủ, một số

Page 34: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

30

đột biến bao gồm thiên tai và các sự kiện gây thiệt hại môi trường nghiêm trọng. Do đó, để đảm bảo nguồn lực tối ưu cho quốc gia và giải quyết những tranh chấp, biến cố của quốc gia hay củng cố hình ảnh quốc gia trước cộng đồng thế giới một số nước đã thành lập và củng cố hội đồng (ủy ban) quốc gia đánh dấu tầm quan trọng của nó là cơ quan tham mưu cố vấn cao nhất cho lãnh đạo của quốc gia đó về tình hình trong nước xu hướng của khu vực và thế giới phối hợp hiệu quả với các cơ quan khác.

Ở Phương Tây: Có nhiều nhận thức khác nhau về ANPTT nhưng một số học giả phương Tây cho rằng khái niệm an ninh trước đây được giải thích theo nghĩa quá hẹp; theo cách suy nghĩ truyền thống, khách thể của nó cần được đảm bảo an ninh là quốc gia (nhà nước); an ninh chỉ liên quan đến việc bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ lợi ích quốc gia hoặc những giá trị cơ bản của quốc gia; phương tiện trước tiên được sử dụng là duy trì lực lượng quân sự; sự an toàn của con người ít được quan tâm tới. Từ cách tiếp cận và lý giải đó các học giả có xu hướng coi ANPTT là an ninh con người.

Theo Liên Hiệp Quốc, ANPTT bao gồm an ninh con người (cá nhân) và an ninh cộng đồng. Trong báo cáo “Phát triển con người” năm 1994 của Liên Hiệp Quốc (được đa phần các học giả và nghị sĩ Châu Âu đồng thuận) các mối đe dọa an ninh con người bao gồm: thất nghiệp, nghiện ngập, tội ác, ô nhiễm, vi phạm nhân quyền, lo lắng về chiến tranh và bạo lực có tổ chức, v.v. Báo cáo này định nghĩa an ninh con người là “sự an toàn của con người trước những mối đe doạ kinh niên như nghèo đói, bệnh tật và đàn áp, và những sự cố bất ngờ, bất lợi trong đời sống hàng ngày” [211, tr.23]. Báo cáo cũng đưa ra 7 nội dung chủ yếu của an ninh con người, gồm: (1) an ninh kinh tế; (2) an ninh lương thực; (3) an ninh sức khoẻ; (4) an ninh môi trường; (5) an ninh cá nhân; (6) an ninh cộng đồng; và (7) an ninh chính trị.

Trên cơ sở định nghĩa và những nội dung trên, Báo cáo đã nêu ra những đặc tính cơ bản của an ninh con người là: (1) an ninh con người là mối quan tâm chung; (2) các nội dung của an ninh con người quan hệ mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau; (3) an ninh con người được đảm bảo dễ dàng bằng biện pháp

Page 35: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

31

ngăn ngừa sớm hơn là bằng biện pháp can thiệp sau đó; và (4) an ninh con người lấy con người làm trung tâm. An ninh con người nhấn mạnh tính chất phụ thuộc lẫn nhau giữa các khía cạnh của an ninh. Mối đe dọa đối với an ninh của con người ở một nơi trên thế giới có ý nghĩa đối với tất cả các quốc gia. Nhiều mối đe dọa về an ninh hiện nay như nạn đói, bệnh tật, ô nhiễm, tội ác, khủng bố, xung đột sắc tộc và tan rã về xã hội không còn là những sự kiện biệt lập. Những vấn đề toàn cầu khi trở thành mối đe doạ chung của nhân loại cần có sự phối hợp hành động và hợp tác của nhiều quốc gia, thậm chí là tất cả các quốc gia [211, tr.24-33].

Báo cáo còn chỉ rõ, an ninh con người không đồng nghĩa với phát triển con người vì khái niệm sau mang ý nghĩa rộng hơn khái niệm trước; tuy nhiên, giữa hai khái niệm này có mối liên quan chặt chẽ. Đồng thời, an ninh con người cũng không đồng nghĩa với những vấn đề nhân quyền, nhưng giữa chúng cũng có những mối liên quan với nhau. An ninh con người về cơ bản mang tính tích cực vì có hiệu quả và khả thi hơn khi tiến hành các biện pháp phòng ngừa hơn là can thiệp khi khủng hoảng đã nổ ra. Ví dụ: chi phí cho ngăn chặn bệnh HIV/AIDS lây lan bằng cách đầu tư vào chăm sóc sức khoẻ ban đầu hay giáo dục kế hoạch hoá gia đình ít hơn nhiều khi bệnh này trở thành dịch bệnh. Về phương diện này, an ninh con người được coi là phát triển con người. Do đó, bảo đảm phát triển con người bền vững là nhằm đảm bảo an ninh con người và cũng chính là ứng phó lại các mối đe dọa từ ANPTT.

- Phương Đông nhận thức về ANPTT: Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 6 giữa ASEAN và Trung Quốc

tại Phnôm Pênh (Campuchia) đã ra Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về hợp tác trên lĩnh vực ANPTT, xác định những vấn đề ANPTT: tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, buôn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế, tội phạm công nghệ cao.

Một số học giả châu Âu, châu Á khi nghiên cứu vấn đề này đã đề cập thêm một số vấn đề như an ninh lương thực, an ninh kinh tế - tài chính, tội

Page 36: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

32

phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao. Hội nghị Bộ trưởng các nước ASEAN (ADMM+) tháng 10 năm 2010 tại Hà Nội đã xác định các mối nguy cơ đe dọa ANPTT bao gồm: khủng bố, cướp biển, tội phạm xuyên quốc gia, ma túy, buôn bán vũ khí, rửa tiền, kinh tế, công nghệ cao.

Hội nghị cấp cao ASEM tổ chức tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tháng 10 năm 2012, đề xuất những biện pháp nhằm đối phó với các nguy cơ, thách thức ANPTT: biến đổi khí hậu, thiên tai, an ninh năng lượng, an ninh hạt nhân, chống cướp biển, bảo vệ và sử dụng nguồn nước [110].

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2004 xác định: Những vấn đề chưa được giải quyết, liên quan đến tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên bộ, trên biển cùng những vấn đề ANPTT khác như buôn bán và vận chuyển trái phép vũ khí, ma túy, cướp biển, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, khủng bố, nhập cư và di cư trái phép, suy thoái môi trường, sinh thái... cũng là những mối quan tâm an ninh của Việt Nam [22, tr.11].

Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam nêu rõ: “Các yếu tố đe dọa ANPTT, tội phạm công nghệ cao tiếp tục gia tăng. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp” [48, tr.28]. “Những căng thẳng, xung đột tôn giáo, sắc tộc, ly khai, chiến tranh cục bộ, bạo loạn chính trị, can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn sẽ diễn ra gay gắt; các yếu tố đe dọa ANPTT, tội phạm công nghệ cao trong các lĩnh vực tài chính - tiền tệ, điện tử - viễn thông, sinh học, môi trường... còn tiếp tục gia tăng” [48, tr.182-183].

Các quan niệm nêu trên dù không hoàn toàn giống nhau, nhưng đã xác định được các vấn đề cơ bản về ANPTT. Kế thừa những quan niệm nêu trên, với cách tiếp cận tổng hợp và bám sát vào sự phát triển của vấn đề, luận án đưa ra khái niệm: An ninh phi truyền thống là khái niệm nhằm phân biệt với an ninh truyền thống, dùng để chỉ các mối đe dọa phi truyền thống đối với an ninh quốc gia, cuộc sống con người và cộng đồng nhân loại, không xuất phát trực tiếp từ yếu tố quân sự, nảy sinh từ các yếu tố tự nhiên và xã hội, diễn ra

Page 37: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

33

và tác động trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thông tin, môi trường..., mang tính tổng hợp, xuyên quốc gia và có tính nguy hiểm cao đe dọa tới độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.

Khái niệm ANPTT nêu trên phản ánh những vấn đề cơ bản, từ nội dung, nguồn gốc nảy sinh, tính chất và mối quan hệ giữa ANPTT với ANTT. ANPTT vừa là một bộ phận của ANQG vừa là sự mở rộng của khái niệm ANQG. ANPTT theo các cách tiếp cận trên là xem xét nó với tư cách là “các mối đe dọa”, “các nguy cơ đe dọa” đến con người, cộng đồng, đến quốc gia dân tộc và toàn nhân loại. Nó bao gồm các vấn đề phát sinh từ tự nhiên, bởi tự nhiên; và những vấn đề do con người gây nên, cũng như sự “cộng hưởng” của cả tự nhiên và xã hội, có nội hàm rất phong phú, đa dạng. Từ nghững khái niệm nêu trên chúng ta có thể hiểu:

Mối đe dọa an ninh phi truyền thống : là những thách thức trên mọi lĩnh vực đối với không chỉ độc lập dân tộc,chủ quyền quốc gia, mà còn đối với vận mệnh sống còn của loài người và môi trường sống trên trái đất.

Cũng như khái niệm ANPTT, các mối đe dọa ANPTT đối với ĐLDT có nội hàm rộng, đa dạng, phức tạp nhưng lại tùy thuộc vào quan niệm, nhận thức của mỗi quốc gia và bị chi phối, quyết định bởi lợi ích quốc gia, dân tộc cùng các lợi ích chính trị, kinh tế, đối ngoại, quốc phòng, an ninh của từng nước, nên cách tiếp cận, xem xét, đánh giá về mức độ, tính chất, sự cấu thành và phạm vi ảnh hưởng của nó cũng khác nhau. Mặc dù còn nhiều quan niệm, quan điểm khác nhau, nhưng tựu chung lại, nhận thức về mối đe dọa ANPTT của nhiều quốc gia, của khu vực Đông Nam Á có ba điểm chung cơ bản sau:

Thứ nhất, các mối đe dọa ANPTT xuất phát từ những vấn đề đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững, ổn định xã hội, môi trường sinh thái và thể chế xã hội; làm suy giảm tăng trưởng kinh tế, sức khoẻ con người, tác động tiêu cực đến đời sống sinh hoạt của đông đảo nhân dân và làm gia tăng các hiểm họa tự nhiên.

Thứ hai, các mối đe dọa ANPTT có phạm vi tác động rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia, chủ thể, vượt ra khỏi lợi ích, phạm vi

Page 38: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

34

ANTT và trở thành vấn đề toàn cầu, tác động cả trực tiếp, gián tiếp, cả trước mắt và lâu dài đối với ANQG.

Thứ ba, giải quyết, ứng phó với các mối đe dọa ANPTT đòi hỏi sự quan

tâm, hợp tác, nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế và trách nhiệm của từng

quốc gia, với hệ thống giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, pháp

luật, khoa học - kỹ thuật, ngoại giao và an ninh, quốc phòng…

Đối với Việt Nam, căn cứ vào quan điểm của Đảng và Nhà nước; xuất

phát từ thực tiễn vấn đề ANPTT cùng các mối đe dọa của nó từ năm 2001 đến

nay, luận án tập trung vào các mối đe dọa ANPTT đối với ĐLDT của Việt

Nam trên sáu nội dung chính: biến đổi khí hậu; an ninh kinh tế, tài chính; an

ninh năng lượng; an ninh lương thực; tội phạm công nghệ cao; tội phạm

xuyên quốc gia.

2.1.1.2. Tính chất của mối đe doạ an ninh phi truyền thống Thứ nhất, các mối đe doạ ANPTT vừa có nguồn gốc tự nhiên vừa có

nguồn gốc xã hội, mang tính tổng hợp; vừa mang tính phi bạo lực vừa mang

tính bạo lực,vừa đe dọa trực tiếp vừa đe dọa gián tiếp đến ĐLDT.

ANPTT nảy sinh từ các yếu tố tự nhiên bao gồm: thảm hoạ thiên nhiên,

cạn kiệt tài nguyên, môi trường, bão lụt, nước biển dâng...; từ các yếu tố xã

hội gồm khủng bố, dịch bệnh, tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc

gia... Tuy nhiên, cũng có vấn đề tác động “cộng hưởng” do cả tự nhiên và xã

hội. Nước biển dâng là do yếu tố tự nhiên, nhưng do sự xâm phạm và hủy

hoại môi trường của con người làm cho sự dâng lên của nước biển càng trở

nên nguy hiểm. Vì thế, các mối đe doạ ANPTT mang tính tổng hợp, nó còn

bao gồm an ninh trên các lĩnh vực như tài nguyên, kinh tế, tài chính tiền tệ,

khoa học kỹ thuật, thông tin, xã hội, văn hoá. ANPTT có thể chia làm hai

phương diện có tính chất bạo lực và tính chất phi bạo lực. Về tính chất bạo

lực, đó là các vấn đề đặc trưng như chủ nghĩa khủng bố, buôn lậu ma tuý, tội

phạm có tổ chức; về tính chất phi bạo lực, đó là những vấn đề như ô nhiễm

môi trường, khủng hoảng tài chính tiền tệ, bệnh dịch.

Page 39: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

35

Thứ hai, các mối đe doạ an ninh phi truyền thống lan tràn nhanh, mang tính xuyên quốc gia.

Vấn đề toàn cầu hay toàn nhân loại được quan niệm là những vấn đề mà tác động của nó có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của tất cả các quốc gia dân tộc, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội, biên giới quốc gia. ANPTT là vấn đề toàn cầu, mang tính xuyên quốc gia do những uy hiếp và nhân tố phi chính trị, phi quân sự gây ra và ảnh hưởng đến an ninh các nước, sự “lan toả” hoặc ảnh hưởng từ vấn đề nội bộ của một nước mà gây ra mất an ninh cho nước khác, hoặc khu vực đó và cả tính đa dạng trong cách thức giải quyết vấn đề. Tính xuyên quốc gia, hoặc “mối uy hiếp xuyên quốc gia” của ANPTT là rõ ràng, nó chỉ vấn đề ảnh hưởng đến an ninh của một số quốc gia, khu vực và toàn cầu như chủ nghĩa khủng bố, bệnh dịch, buôn lậu ma tuý, di dân phi pháp, ô nhiễm môi trường, tội phạm công nghệ cao. Những vấn đề đó là một loại uy hiếp mới, vượt qua biên giới quốc gia của tư duy ANTT. Những uy hiếp đó rất phức tạp, liên hệ lẫn nhau, đa tầng và phi quân sự. Các hoạt động tội phạm, khủng bố quốc tế, nhất là khủng bố bằng vũ khí sinh học, hóa học, bệnh dịch…, lây lan có quy mô xuyên biên giới.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia tăng lên, thế giới dường như trở nên nhỏ bé hơn, nhưng lại khó kiểm soát hơn, kém an toàn hơn bởi các mối đe dọa ANPTT có mức độ nguy hiểm cao hơn, sức ảnh hưởng lớn hơn. Tính chất lan tràn nhanh và xuyên quốc gia đặt ra những thách thức mới đối với việc bảo vệ ĐLDT của đất nước, đòi hỏi phải có biện pháp phù hợp.

Thứ ba, các mối đe doạ ANPTT ảnh hưởng lẫn nhau, tác động cộng hưởng; có thể bùng phát đột xuất, kích thích lây lan.

Các mối đe doạ ANPTT có đặc điểm tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Vấn đề an ninh của một phương diện nào đó đều có thể dẫn đến hoặc kích thích sự bùng phát của vấn đề an ninh khác, khiến cho sự ảnh hưởng và mức độ nguy hại của các mối đe doạ ANPTT ở cấp độ cao hơn, gay gắt hơn. Chẳng hạn sự nghèo đói, xung đột bộ tộc ở một số khu vực châu Phi liên quan

Page 40: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

36

đến vấn đề nạn di dân phi pháp; các hoạt động tội phạm và chủ nghĩa khủng bố cũng như tin tặc dưới nhiều hình thức câu kết với nhau; những vấn đề như buôn lậu ma túy và rửa tiền phi pháp, kinh tế ngầm; tội phạm có tổ chức và di dân phi pháp; môi trường suy thoái và nạn nhân môi trường đều có liên hệ với nhau. Trong một số vấn đề đã hình thành “chuỗi xích” của “vấn đề - khủng hoảng - xung đột”, có thể kích thích lẫn nhau và tạo thành hiệu ứng nguy hại mang tính dây chuyền với phạm vi lớn hơn, đồng thời tạo thành “uy hiếp” song trùng hoặc nhiều hơn đối với ANQG và an ninh quốc tế, như vấn đề tôn giáo dân tộc, vấn đề chủ nghĩa khủng bố... Các vấn đề ANPTT thường là bùng phát đột xuất dưới hình thức khủng hoảng, từ đó tạo thành mối đe doạ nghiêm trọng trực tiếp đối với ANQG, như khủng hoảng kinh tế, tiền tệ, bệnh dịch, khủng bố, nên chúng càng trở nên khó kiểm soát, khó giải quyết.

Thứ tư, các mối đe doạ ANPTT mang tính nguy hiểm cao, phạm vi rộng, trực tiếp uy hiếp, gây hậu quả nghiêm trọng đối với sinh mệnh con người, đời sống xã hội các nước và toàn nhân loại.

Các vấn đề ANPTT đều trực tiếp cấu thành uy hiếp đối với sinh mệnh con người, đời sống xã hội của các nước và an ninh toàn nhân loại, ANQG, an ninh khu vực cũng như an ninh toàn cầu, tuy có sự khác nhau về phương thức, mức độ, thời gian và hậu quả. Tính chất nguy hiểm của các mối đe dọa ANPTT không chỉ biểu hiện ở mức độ hủy hoại, sự tàn phá của nó đối với cuộc sống của con người, mà còn đặt ra nhiều thách thức đối với sự ổn định xã hội, sự tồn vong của cả cộng đồng, hiệu quả thực tế của hợp tác và hội nhập toàn cầu; thậm chí còn làm nảy sinh các vấn đề về an ninh quân sự.

Khủng hoảng tài chính tiền tệ không chỉ trực tiếp đem đến nguy hại kinh tế, như ngân hàng sụp đổ, doanh nghiệp phá sản, công nhân thất nghiệp, thâm hụt tài chính, dự trữ ngoại hối tổn thất, GDP giảm sút, mà còn đem đến những nguy hại chính trị, an ninh to lớn. Lịch sử cho thấy, hậu quả của khủng hoảng tài chính tiền tệ là quyền lực của đảng cầm quyền bị giảm xuống; thậm chí mất quyền lãnh đạo đất nước. Khủng hoảng tài chính tiền tệ còn làm nảy sinh những nguy hại xã hội to lớn, khiến cho quốc gia đang phát triển có thể trở

Page 41: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

37

nên kiệt quệ và dẫn đến động loạn xã hội cục bộ, xung đột giữa chủng tộc, tôn giáo và đoàn thể xã hội khác nhau gia tăng. Các thảm họa thiên tai, động đất, sóng thần, bão lụt, dịch bệnh, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên… ngày càng thách thức các thành tựu của khoa học, kỹ thuật hiện đại và khả năng, nỗ lực của con người. Khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, những vấn đề tài chính, năng lượng, lương thực… đang thử thách nghiệt ngã năng lực điều hành của các chính phủ, sự ổn định xã hội, sự vững chắc của các thể chế chính trị và các nền kinh tế, kể cả nền kinh tế giàu mạnh nhất, và tính khả thi của các liên kết hợp tác quốc tế, khiến cho không một quốc gia nào có thể yên ổn phát triển.

Các mối đe dọa ANPTT đang diễn biến ngày càng khó lường, với quy mô, tần suất ngày càng gia tăng, tạo ra những hệ quả kinh tế - xã hội sâu rộng. Phạm vi tác động của các mối đe dọa ANPTT là toàn thế giới, không kể riêng một quốc gia nào. Nó trở thành những thách thức mang tính toàn cầu, bởi hoạt động của tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố quốc tế, nhất là khủng bố bằng vũ khí sinh học, hóa học, bệnh dịch, nước biển dâng là không biên giới, nó vượt ra khỏi biên giới lãnh thổ và lợi ích ANQG của một nước.

Trong bối cảnh bùng nổ cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ đã làm cho biên giới địa lý giữa các quốc gia trở nên “mềm” hơn, dễ vượt qua hơn; mạng internet đã tạo ra một “thế giới ảo” với các xa lộ thông tin toàn cầu, không còn biên giới ngăn cách. Cùng với đó là sự hủy hoại của chính con người đối với tự nhiên, môi trường; sự phát triển kinh tế thiếu kiểm soát, chạy theo lợi nhuận thuần túy, lợi ích trước mắt; sự chi phối của những tư tưởng chính trị cực đoan, sự tha hóa và suy thoái về đạo đức của bản thân con người… đã làm cho những vấn đề mà ngày nay được gọi là các mối nguy cơ ANPTT, càng trở nên trầm trọng hơn, phức tạp hơn, có quy mô lớn hơn rất nhiều. Nhân tố ANPTT biến hoá không ngừng. Ví dụ, cùng với sự không ngừng leo thang của các hành động tấn công khủng bố của chủ nghĩa khủng bố, việc chống khủng bố trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong công cuộc bảo vệ ANQG.

Page 42: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

38

2.1.1.3. Quan hệ giữa mối đe dọa an ninh phi truyền thống với mối đe dọa an ninh truyền thống trong bảo vệ độc lập dân tộc

Khi đề cập đến mối đe doạ của ANPTT tức là cách so sánh với đe doạ ANTT. Tuy nhiên, cần thấy rằng khái niệm ANPTT là một bước phát triển mới và bổ sung cho khái niệm an ninh nói chung, chứ không phải đối lập hay mang tính loại trừ và thay thế nhau. Trong điều kiện toàn cầu hóa, quan hệ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng gắn bó chặt chẽ, thâm nhập, đan xen, tác động và chuyển hóa nhau rất khó tách biệt, sự khác nhau giữa ANPTT và ANTT không phải lúc nào cũng được phân định một cách rõ ràng, bởi các vấn đề của cả hai loại an ninh tác động và quan hệ chặt chẽ với nhau, thậm chí đan xen chuyển hóa vào nhau. ANTT và ANPTT đều chỉ quan niệm an ninh, nhưng khác nhau còn là ở chỗ góc nhìn đối với nhận thức về an ninh, chủ thể an ninh, giới định tính chất và nội dung của an ninh. Trong nhiều trường hợp, các vấn đề ANTT và ANPTT có quan hệ mật thiết với nhau đến mức nhiều khi không thể phân biệt rạch ròi được đâu là vấn đề của ANTT và đâu là vấn đề của ANPTT. Vì thế, việc phân tách vấn đề ANTT và ANPTT trong khá nhiều trường hợp chỉ mang tính tương đối, bởi sự đan xen, chồng lấn nội dung giữa chúng. Chẳng hạn, sự khủng hoảng, cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên (nhất là năng lượng, dầu mỏ, tài nguyên nước...) đã dẫn đến cuộc xung đột vũ trang giữa các quốc gia nhằm tranh đoạt tài nguyên. Hành vi phát tán vũ khí không phải là hành vi quân sự nhưng hậu quả của nó rõ ràng là mối đe dọa quân sự. Cuộc chiến chống khủng bố có khi biến dạng thành cuộc chiến tranh xâm lược vì lợi ích của các nước lớn. Tội phạm công nghệ cao xâm nhập hệ thống dữ liệu của các công ty, tập đoàn, các tổ chức quốc tế, các cơ quan chính phủ... không chỉ gây ra các thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế, mà còn thách thức nghiêm trọng đối với ANQG. Tương tự như vậy, các vấn đề ANPTT như an ninh kinh tế, an ninh tài chính tiền tệ... nếu không được đảm bảo sẽ dẫn đến nguy cơ mất ổn định xã hội trong nội bộ quốc gia. Sự bất ổn xã hội lan rộng, mạnh đến mức nào đó có thể dẫn đến sự sụp đổ của thể chế chính trị, thay đổi bản chất chế độ chính trị của một quốc

Page 43: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

39

gia. Trong nhiều trường hợp nếu không kiểm soát, nó có thể chuyển hóa thành những vấn đề ANTT như đã từng thấy.

Mối quan hệ giữa ANPTT và ANTT trong tình hình hiện nay ngày càng chặt chẽ và tác động lẫn nhau. ANPTT và ANTT đều là vấn đề của ANQG, theo sự tác động của mình, chúng đều uy hiếp, đe dọa đến ANQG của đất nước. Hay nói cách khác, trong nội hàm ANQG bao gồm cả ANPTT và ANTT. Trong điều kiện nhất định, vấn đề an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống có thể chuyển hoá lẫn nhau.

Một số vấn đề vốn thuộc ANTT có thể diễn biến thành vấn đề ANPTT, như vấn đề dân tộc thiểu số, xung đột tôn giáo trong nội bộ quốc gia có thể vượt qua biên giới mà “lan toả” ra nước khác và khu vực, khiến nó trở thành vấn đề an ninh xuyên quốc gia. Vì thế, bảo vệ ANQG là phải thực hiện tổng thể các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, khắc phục và cả đấu tranh với các mối đe dọa, uy hiếp ANQG, các hoạt động xâm phạm ANQG, của cả ANPTT và ANTT trong một chiến lược thống nhất. Trong bối cảnh ngày nay, chiến lược ANQG của các nước không chỉ đơn thuần quan tâm đến nguy cơ an ninh quân sự mà vừa quan tâm đến nguy cơ an ninh quân sự truyền thống, lại phải vừa quan tâm đối với các nguy cơ ANPTT.

Trong điều kiện nhất định vấn đề ANPTT và ANTT có khả năng chuyển hóa lẫn nhau. Nếu một khi mâu thuẫn ANPTT tăng lên đến một mức độ nhất định thì nó có thể chuyển hóa nó thành mối đe dọa ANTT và sử dụng sức mạnh quân sự để đối phó, thậm chí còn phát triển thành xung đột vũ trang hay chiến tranh cục bộ. Xu hướng này có khả năng xảy ra ở các lĩnh vực như an ninh tài nguyên - môi trường. Sự khủng hoảng, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, cạn kiệt nguồn nguyên liệu, đặc biệt là nguồn năng lượng, đã dẫn đến các cuộc tranh đoạt tài nguyên, và trong không ít trường hợp, vũ lực đã được sử dụng để phân định, giải quyết. Bối cảnh của cuộc chiến tranh Trung Đông luôn có bóng dáng của chiến tranh năng lượng và nguồn nước. Ví dụ, tội phạm buôn bán ma túy ở Panama là mối đe dọa ANPTT, nhưng Mỹ lấy cớ đó để can thiệp quân sự xâm lược vào năm 1990. Tội phạm công nghệ cao không

Page 44: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

40

chỉ tấn công vào các lĩnh vực kinh tế, tài chính…mà còn thâm nhập vào các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, quân sự, quốc phòng. Những biến động, xung đột dẫn đến lật đổ chế độ ở một số nước châu Phi và Trung Đông những năm 2010 - 2012, được bắt nguồn từ những lời kêu gọi được truyền đi trên các trang mạng xã hội; “cách mạng xã hội trên internet”, “cách mạng từ internet” như là một đặc điểm nổi bật của hiện tượng này. Chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, tôn giáo cực đoan ngày càng phát triển và luôn thực hiện các hoạt động chống phá xã hội bằng các thủ đoạn bạo lực và nhiều thủ đoạn tinh vi khác là những uy hiếp nghiêm trọng đối với anh ninh của mọi quốc gia. Có những vấn đề ANPTT tích luỹ tiềm tàng, dần hình thành như vấn đề môi trường sinh thái, tôn giáo dân tộc; có vấn đề mở rộng, lan tràn tạo thành, như bệnh dịch, khủng hoảng tài chính tiền tệ. Các mối đe dọa ANPTT thường là bùng phát đột xuất dưới hình thức khủng hoảng, từ đó tạo thành mối đe doạ nghiêm trọng trực tiếp đối với ANQG, như khủng hoảng tiền tệ Đông Á 1997 - 1998, bệnh dịch, khủng bố; khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu 2008 -2009, khủng hoảng nợ công ở nhiều quốc gia tư bản.

Mối quan hệ giữa mối đe dọa ANPTT và mối đe dọa ANTT trong bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc là mối quan hệ tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Các mối đe dọa ANPTT và ANTT đều uy hiếp đến ĐLDT của mỗi quốc gia. Độc lập, chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia, thể chế chính trị và con đường phát triển của đất nước, nền văn hóa và bản sắc dân tộc... đều bị đe dọa, uy hiếp bởi các mối đe dọa từ ANPTT và cả ANTT. Tuy tính chất, mức độ của các mối đe dọa của hai vấn đề an ninh này là có sự khác nhau, nhưng chúng đều uy hiếp đến ĐLDT và đặt ra những vấn đề cụ thể đối với việc bảo vệ, củng cố nền ĐLDT ấy.

Nội dung, biện pháp, hình thức bảo vệ, củng cố ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT có khác so với nội dung, biện pháp, hình thức bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc trước các mối de dọa ANTT. Những biện pháp quân sự là những biện pháp mang tính chất đặc trưng của việc bảo vệ, củng cố ĐLDT trước các mối đe dọa ANTT, nhưng có thể sẽ không cần thiết trong việc đối phó với các mối đe dọa ANPTT. Tuy nhiên, có đối phó tốt các mối đe dọa

Page 45: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

41

ANTT, thì mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối phó có hiệu quả với các mối đe dọa ANPTT, và ngược lại. Sự khác nhau và mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa ANPTT và ANTT đòi hỏi các chủ thể phải nhận thức và xử lý tốt trong bảo vệ và củng cố nền độc lập dân tộc.

2.1.2. Tác động của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đến độc lập dân tộc

Tác động của các mối đe dọa ANPTT đến ĐLDT là sự tác động tổng hợp, toàn diện đến toàn bộ nội dung cấu thành độc lập dân tộc. Ở đây, luận án tập trung nghiên cứu tác động trên những vấn đề chính sau:

Một là, tác động đến độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia Các mối đe dọa ANPTT tác động mạnh mẽ đến độc lập, chủ quyền và an

ninh quốc gia trong các quan hệ quốc tế. Đây là một hướng tác động sâu sắc, gây nhiều ảnh hưởng đối với ĐLDT của đất nước. Một loạt các mối đe dọa ANPTT như khủng bố, tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia, rửa tiền, di dân trái phép, buôn bán người, dịch bệnh, an ninh lương thực, các vấn đề môi trường, sinh thái, thảm họa thiên nhiên... đe dọa trực tiếp đến độc lập, chủ quyền và ANQG. Trên thực tế, vấn đề khủng bố không chỉ gây hậu quả trực tiếp đến ANQG, mà việc giải quyết nó, việc chống khủng bố nhiều khi lại là “cái cớ” cho sự can thiệp của các thế lực bên ngoài vào công việc nội bộ, kể cả sự can thiệp bằng vũ lực.

Độc lập, chủ quyền và ANQG trong điều kiện đó bị uy hiếp nghiêm trọng, thậm chí bị xâm phạm. Các nước, đặc biệt là các nước nhỏ có thể bị “cuốn theo” một cách tự phát vào vòng xoáy của chống khủng bố, dễ dẫn đến bị lệ thuộc và phụ thuộc vào các nước lớn trong các quan hệ quốc tế. Thậm chí cả những việc cộng đồng quốc tế “góp sức” vào giải quyết các vấn đề dịch bệnh, khắc phục thảm họa thiên nhiên ở một nước nào đó, khu vực nào đó, cũng là “điều kiện” để các nước lớn can thiệp sâu vào đời sống chính trị - kinh tế - xã hội đất nước.

Xu thế toàn cầu hóa hiện nay đang chịu sự chi phối, lũng đoạn của các thế lực tư bản phương Tây, trước hết là Mỹ, các nước tư bản phát triển và các

Page 46: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

42

tập đoàn tư bản độc quyền xuyên quốc gia. Điều này cũng có nghĩa là áp lực ngày càng lớn, nguy cơ ngày càng cao đối với ANQG, đối với ĐLDT của các nước vừa và nhỏ.. Sự uy hiếp, xâm phạm độc lập dân tộc, chủ quyền và an ninh quốc gia dưới tác động của các mối đe dọa ANPTT là mạnh mẽ và trực tiếp, nhưng không phải dễ dàng nhận thức đầy đủ và càng không dễ dàng khắc phục mối đe dọa này, thậm chí, để giải quyết các mối đe dọa từ ANPTT đối với ĐLDT các nước phải gia tăng hợp tác,hội nhập về mọi mặt, nhất là trên lĩnh vực khoa học, công nghệ đối với các nước phát triển.

Hai là, tác động đến thể chế chính trị đất nước và con đường phát triển của dân tộc.

Giữ vững và kiên định thể chế chính trị đất nước và con đường phát triển của dân tộc là một vấn đề cơ bản cốt lõi trong nội dung và yêu cầu bảo vệ ĐLDT của các quốc gia. Không thể có ĐLDT thực sự, nếu không giữ vững được, không kiên định thể chế chính trị đất nước và con đường phát triển.

Sự tác động và uy hiếp của mối đe dọa an ninh phi truyền thống đến thể chế chính trị đất nước và con đường phát triển của dân tộc thể hiện trên những vấn đề chính là: thứ nhất, nó buộc nước phải có sự “điều chỉnh” về thể chế chính trị, điều chỉnh hệ thống pháp luật theo hướng mang tính “quốc tế” hơn; thứ hai, nó đặt ra và “yêu cầu” các nước phải xem xét lại mô hình, thậm chí con đường phát triển của dân tộc mình; thứ ba, nó “đòi hỏi” phải du nhập những khuôn khổ, mô hình của bên ngoài, trên thực tế là từ các nước phương Tây, Mỹ. Chủ nghĩa khủng bố tác động mạnh mẽ đến tâm lý của người bị hại, tạo nên tâm lý hoảng sợ của con người, khiến cho người ta có thể phải từ bỏ sự ủng hộ đối với chính phủ.

Trong điều kiện toàn cầu hóa, trước các mối đe dọa ANPTT các vấn đề tác động trên càng trở nên rõ ràng và cụ thể, thường gắn với sự chống phá của các thế lực thù địch bằng “diễn biến hòa bình”, đặc biệt đối với các nước như Việt Nam. Những “yêu cầu”, “khuyến nghị” đối với Việt Nam rằng, cần phải từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phải thực hiện “đa nguyên, đa đảng”; xây dựng nhà nước pháp quyền theo kiểu

Page 47: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

43

phương Tây; thực hiện “xã hội dân sự”; cần phải đi theo con đường và mô hình dân chủ tư sản... trong thời gian gần đây, đã cho thấy sự tác động, đặc biệt là sự lợi dụng những tác động từ các mối đe dọa ANPTT đến ĐLDT là rất to lớn. Những lo ngại mất độc lập, tự chủ về chính trị mà không dám tích cực hội nhập quốc tế; hoặc yêu cầu phải đẩy nhanh hơn nữa quá trình hội nhập quốc tế, mà không quan tâm đầy đủ đến độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia; đòi đẩy mạnh cải cách chính trị, thậm chí phải thực hiện “đa đảng đối lập”; những luận điệu rằng, lúc này mà nhấn mạnh đến độc lập, tự chủ là “lạc hậu”, làm “mất cơ hội” phát triển, … đang là suy nghĩ ở một số người, một số nơi trong xã hội.

Ba là, tác động đến nền kinh tế độc lập tự chủ của quốc gia. Trước tác động của các mối đe dọa ANPTT, tính độc lập tự chủ của nền

kinh tế đất nước bị uy hiếp, dễ rơi vào phụ thuộc, lệ thuộc vào bên ngoài. Tác động của các mối đe dọa ANPTT đến độc lập tự chủ của kinh tế là tác động trực tiếp trên các vấn đề: lợi ích kinh tế; chủ quyền kinh tế; định hướng phát triển kinh tế; thể chế kinh tế; sự ổn định kinh tế, đặc biệt là về tài chính, tiền tệ và quan hệ hợp tác kinh tế thương mại quốc tế của quốc gia. Nền kinh tế đất nước luôn phải đối mặt với nguy cơ lợi ích kinh tế quốc gia bị đe doạ; phương hướng phát triển nền kinh tế có thể bị xáo trộn.

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 bắt đầu từ nước Mỹ, nhanh chóng lan rộng là nhiều nước, kéo cả nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái, là một thí dụ sự tác động của các mối đe dọa ANPTT đến tính độc lập và khả năng ứng phó của các nền kinh tế dân tộc. Trong điều kiện toàn cầu hóa, chỉ dựa vào sức mạnh bản thân, một quốc gia không thể bảo đảm được an ninh kinh tế, mà cần phải tăng cường hợp tác song phương, khu vực và đa phương; cần phải đặt an ninh kinh tế của quốc gia vào trong khung cảnh chính trị, kinh tế của khu vực hoặc toàn cầu, để suy tính một cách toàn diện nhằm đạt được mục tiêu an ninh kinh tế. Trong điều kiện đó, ngoại giao, đặc biệt là ngoại giao kinh tế là biện pháp bảo đảm an ninh kinh tế mà các nước trên thế giới quen dùng. Cần phải mở rộng các mối

Page 48: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

44

quan hệ như tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế; hợp tác kinh tế khu vực; hợp tác kinh tế nước lớn và hợp tác kinh tế song phương.

Báo cáo Chiến lược ANQG của Mỹ năm 1988 cho rằng: “Một nền kinh tế ngày càng tăng trưởng, có tính đàn hồi và có tiềm lực khoa học kỹ thuật là hết sức quan trọng đối với ANQG”; ANQG và thực lực kinh tế không thể tách rời nhau. Điều đó cho thấy, tác động của các mối đe dọa ANPTT làm cho an ninh kinh tế nổi lên thực sự như là bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ thống ANQG, là một nội dung then chốt trong bảo đảm an ninh quốc gia. Khủng hoảng tài chính tiền tệ còn làm nảy sinh những nguy hại xã hội rất to lớn, với những hậu quả khó lường, khiến cho các quốc gia đang phát triển có thể trở thành kiệt quệ và dẫn đến mất ổn định xã hội cục bộ, hoặc xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo và đoàn thể xã hội khác nhau. Chính điều này lại tác động mạnh mẽ và đe dọa trực tiếp, dù là khách quan hay chủ quan, đến sự ổn định và tính độc lập tự chủ và cả thể chế của nền kinh tế đất nước.

Một vấn đề cần chú ý là, thông qua phối hợp giải quyết các mối đe dọa ANPTT, đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, liên doanh, liên kết kinh tế, các thế lực thù địch đẩy mạnh phát triển khu vực kinh tế tư nhân, làm biến đổi dần cơ sở kinh tế - xã hội, thực hiện “diễn biến hòa bình” về kinh tế, chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng triệt để khai thác, lợi dụng các chủ trương cổ phần hoá, mở thị trường chứng khoán để hỗ trợ, tác động, thúc đẩy kinh tế tư bản tư nhân phát triển, từng bước làm suy yếu, vô hiệu hoá, mất dần vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước, đưa nền kinh tế phát triển chệch định hướng XHCN; cổ súy cho kinh tế thị trường TBCN, khuếch trương vai trò kinh tế tư bản tư nhân, khuyến khích tư nhân hoá. Thông qua các tổ chức quốc tế và khu vực để “hoà nhập” Việt Nam vào các cơ sở kinh tế, tài chính, an ninh, chính trị TBCN. Thông qua các khoản viện trợ kinh tế, cho vay ưu đãi, hiệp định thương mại và các quan hệ kinh tế khác để tăng cường gây sức ép về chính trị, can thiệp nội bộ, từng bước chuyển hoá theo quỹ đạo TBCN. Chúng còn dùng sức mạnh kinh tế thông qua hợp tác để thực hiện ý đồ chuyển hoá chế độ chính trị; thực hiện tư tưởng chỉ đạo: “Đầu vào kinh tế, đầu ra chính trị”.

Page 49: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

45

Bốn là, tác động đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường, sinh thái. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái là những nhân tố dễ bị

tác động bởi sự tác động từ các mối đe dọa ANPTT có nguồn gốc từ chính con người. Vấn đề môi trường, cạn kiệt nguồn tài nguyên, khan hiếm nguồn nước sạch, vấn đề biến đổi khí hậu, nước biển dâng… đôi khi lại đe dọa nhiều hơn đối với cuộc sống của người dân ở những quốc gia không phải là “thủ phạm” gây ra những biến đổi, cạn kiệt đó. Sự khai thác thiếu kiểm soát, tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái, “hiệu ứng nhà kính”, khí hậu nóng lên, tầng ôzon bị phá hoại và tổn hao, tính đa dạng sinh vật giảm, đất hoang mạc hoá, tình trạng nước biển dâng, bão, lụt, sóng thần không những chỉ là xuất phát từ tự nhiên, bởi tự nhiên, mà chúng còn nói lên rất rõ sự trừng phạt của tự nhiên đối với con người, đối với những hành động ứng xử thiếu văn hóa và thiếu trách nhiệm của con người đối với chính tự nhiên.

Càng tác động vào thiên nhiên với mục đích cải tạo nó, hầu như con người càng dấn sâu vào vòng luẩn quẩn và gánh chịu ngày càng nặng nề sự nổi giận “trả thù” của chính thiên nhiên đúng như Ph.Ăngghen đã từng cảnh báo từ lâu. Trên thực tế, con người đang phải đối mặt những nguy cơ từ chính sự “phát triển” của mình. Ảnh hưởng của các vấn đề môi trường đối với ANQG biểu hiện ở chỗ, nó có thể gậm nhấm “quốc thổ lành mạnh”, làm suy yếu năng lực phát triển bền vững đất nước; gây ra “xung đột quốc tế”; gây hiệu ứng xuyên quốc gia của vấn đề môi trường; có thể gây ra cuộc chiến tranh đoạt tài nguyên. Trong điều kiện đó, vấn đề bảo vệ độc lập dân tộc càng gặp khó khăn với nhiều thách thức không dễ dàng giải quyết.

Năm là, tác động đến việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một nội dung, một yêu

cầu đặc biệt quan trọng của việc giữ gìn và củng cố ĐLDT của các quốc gia trong thời đại ngày nay. Sự lợi dụng của các thế lực bên ngoài đối với vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền trong quá trình hợp tác quốc tế ứng phó với các mối đe dọa ANPTT, đã đe dọa nhiều giá trị dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc. Sự hình thành, phát triển của mọi nền văn hoá cũng đều là sự

Page 50: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

46

thống nhất của tính riêng và tính chung trong nền văn hoá đó. Tính dân tộc không chỉ là đặc trưng cơ bản của một nền văn hoá, mà nó còn là nội hàm cốt lõi của sức sống của nền văn hoá ấy. Giữ gìn tính dân tộc của văn hoá là điều kiện cơ bản của phát triển văn hoá dân tộc, đồng thời nó cũng là động lực nội tại của sự sinh tồn và phát triển dân tộc.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các mối đe dọa ANPTT làm cho an ninh của các quốc gia, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc, cho đến đời sống của mỗi cá nhân con người trở nên mong manh hơn bao giờ hết, xâm hại nghiêm trọng đến những giá trị vốn có của ĐLDT và chủ quyền quốc gia. Vấn đề giữ gìn những giá trị truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, thuần phong mỹ tục, những giá trị đạo đức, lối sống gặp nhiều khó khăn. Việc bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống của quốc gia dân tộc trên mọi lĩnh vực, không chỉ về kinh tế, chính trị, mà còn cả về văn hoá, tư tưởng, xã hội, chống lại mọi mưu toan áp đặt đe doạ, xâm lăng văn hóa của các thế lực đế quốc, thù địch là một vấn đề bức xúc, gay go và rất phức tạp đối với mỗi quốc gia dân tộc.

2.2. THỰC TRẠNG MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2015

2.2.1. Mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam trước năm 2001 Từ đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, cùng với việc Chiến tranh lạnh kết

thúc, sự tác động của cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hóa gia tăng làm thay đổi nhanh chóng mọi mặt tình hình thế giới đồng thời xuất hiện mối quan tâm về vấn đề ANPTT. Đây cũng là thời kỳ Việt Nam bắt đầu tiến trình đổi mới toàn diện đất nước. Hội nghị Trung ương 3, khóa VII (6-1992) đã đề ra tư tưởng chỉ đạo về an ninh và đối ngoại trước những diễn biến mới của khu vực và thế giới “giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và CNXH, đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt phù hợp với vị trí và hoàn cảnh của nước ta, cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với từng đối tượng ta có thể quan hệ” [21, tr.326].

Như vậy là, từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc các nguồn gốc phát sinh những vấn đề ANPTT cùng các mối đe dọa của nó từ dạng tiềm tàng đã hiện

Page 51: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

47

hữu đe dọa an ninh của mỗi quốc gia và cuộc sống con người.Tuy nhiên, trong thời gian này ở Việt Nam chưa có nhận thức đầy đủ, toàn diện về ANPTT, mà về cơ bản chúng ta mới chỉ nhận thức về nó qua các mối đe dọa mang tên gọi là “những vấn đề toàn cầu”. Báo cáo chính trị tại Đại hội VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã viết “…Nguy cơ chiến tranh thế giới hủy diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi” [44, tr.76] và “…Cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu, không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết, mà phải có sự hợp tác đa phương” [44, tr.77].

Các mối đe dọa mang tính toàn cầu trong thập niên 90 được Việt Nam quan tâm nghiên cứu, hợp tác quốc tế cùng nhau giải quyết chủ yếu tập chung vào các vấn đề: Biến đổi khí hậu; hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên; ô nhiễm môi trường; chênh lệch giàu nghèo; bệnh tật hiểm nghèo; “tự diễn biến” “tự chuyển hóa”...

Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị, khoá VIII về Chiến lược an ninh quốc gia (năm 1998) đã cảnh báo và chỉ ra các yếu tố thách thức đối với ANQG của Việt Nam, trong đó có vấn đề ANPTT. Bước sang thế kỷ XXI, Đảng và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chú trọng và từng bước đề ra những chủ trương, đối sách thích hợp đối với ANPTT và gắn các chủ trương, đối sách đó với các quan điểm, tư duy đổi mới kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và đối ngoại trong thời kỳ đổi mới đất nước. Cách tiếp cận nhận thức, nghiên cứu và lý giải trên cũng chính là lý do tác giả lựa chọn thời gian nghiên cứu cho đề tài luận án từ năm 2001 đến năm 2015.

2.2.2. Thực trạng mối đe dọa an ninh phi truyền thống ở Việt Nam từ năm 2001 đến 2015

2.2.2.1. Từ biến đổi khí hậu Công ước khung của Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) cho

rằng, biến đổi khí hậu là: “sự biến đổi của khí hậu Trái đất và những hiệu ứng nguy hại của nó là mối quan tâm chung của nhân loại” [95]. Biến đổi khí hậu

Page 52: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

48

cùng với suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường là những thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XXI. Nó đã, đang và sẽ làm thay đổi toàn diện, sâu sắc các hệ sinh thái tự nhiên, đời sống kinh tế - xã hội, quá trình phát triển, đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh môi trường, năng lượng, nguồn nước, lương thực… đối với mọi quốc gia trên phạm vi toàn cầu.

Từ cuộc cách mạng công nghiệp đến nay, con người sử dụng một khối lượng lớn nhiên liệu khoáng vật như dầu lửa, than và phân hoá học, đã gây ra hiệu ứng nhà kính trong khí quyển, nhiệt độ không khí tăng 0,6 độ và nếu khí thải vẫn duy trì như hiện tại thì đến năm 2025, nhiệt độ tăng 1độ, cuối thế kỷ có thể là 3 độ. Trái đất nóng lên, băng tan, nước biển nâng lên 60-100 cm, uy hiếp nghiêm trọng đối với 1 tỷ người sống trên các quốc đảo và thành phố ven biển. Những vấn đề khí hậu nóng lên; tầng ozon bị phá hoại và tổn hao; tính đa dạng sinh vật giảm; đất hoang mạc hoá; thảm thực vật rừng bị phá hoại; khủng hoảng nguồn nước và tài nguyên hải dương bị phá hoại; ô nhiễm mưa axít; thiên tai bão lụt, hạn hạn... là những hệ lụy từ biến đổi khí hậu.

Trong khoảng 100 năm (1906 - 2005), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng khoảng 0,740C, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gấp đôi so với 50 năm trước đó. Kết quả tính toán của các mô hình khí hậu toàn cầu dựa trên mối liên hệ giữa phát thải khí nhà kính và sự gia tăng nhiệt độ (nêu trong báo cáo gần đây nhất của IPCC (Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) do Tổ chức Khí tượng Thế giới và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc thành lập năm 1988, là một cơ quan khoa học chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro về biến đổi khí hậu do hoạt động của con người gây ra, với sự tham gia của hơn 500 nhà khoa học và khoảng 2.000 chuyên gia đến từ các nước trên thế giới) chỉ ra rằng nhiệt độ trái đất vào cuối thế kỷ XXI có thể sẽ tăng từ 1,10C đến 6,40C [8]. Nhiệt độ bình quân tăng lên 1 độ C, thì vĩ độ ôn đới địa cầu lại xa thêm xích đạo khoảng 100 đến 200 km, cũng có nghĩa là khu vực hạn hán được mở rộng thêm [77, tr.169]. Liên hợp quốc đã khuyến cáo rằng, đến năm 2025 sẽ có gần 1/2 dân số thế giới sống ở khu vực thiếu nước; khoảng 1/2 nguồn nước

Page 53: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

49

ngầm bị ô nhiễm, chủng loại và hàm lượng của những vật có hại trong nước cũng đạt đến mức độ phải xử lý triệt để [Dẫn theo 186].

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của biển đổi khí hậu, trong đó đồng bằng sông Cửu Long là một trong ba đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất. Biến đổi khí hậu hiện hữu ở Việt Nam có nguy cơ tác động ngày càng lớn hơn.

Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Việt Nam tương đối rõ nét trong vòng 50 năm qua, đặc biệt trong 15 năm gần đây. Nhiệt độ trung bình hàng năm tăng 0,5 độ C; mực nước biển dâng cao hơn 0,2 m; thiên tai, bão, lũ gia tăng cường độ và tính cực đoan [Dẫn theo 171]. Do biến đổi khí hậu, nhiều công trình chắn sóng, chắn cát, đê sông, đê biển dễ bị phá vỡ trước lũ lụt, thiên tai. Các hệ sinh thái tự nhiên cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nhất là miền Trung, nam Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Ngập triều tăng mạnh ở Cần Thơ, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Cà Mau và tỉnh Vĩnh Long. Diện tích đất bị hoang mạc hóa ngày càng mở rộng, thậm chí có thể bị sa mạc hóa. Riêng ở đồng bằng sông Cửu Long, dự báo vào năm 2030, nếu không có giải pháp ứng phó quyết liệt thì khoảng 45% diện tích của khu vực này sẽ bị nhiễm mặn cục bộ [71]. Từ đầu thế kỷ XXI đến nay, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ thiên tai đối với Việt Nam ngày càng tăng, gây tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường, sinh thái. Từ năm 2001 đến năm 2015, ở Việt Nam các loại thiên tai như: bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, úng ngập, hạn hán, xâm nhập mặn và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, làm chết và mất tích hơn 10.711 người, thiệt hại về tài sản khoảng 1,5% GDP/năm [10].

Từ năm 1989 đến 2011, trung bình ở Việt Nam có 567 người chết mỗi năm do thảm họa thiên nhiên. Cơn bão Xangsane năm 2006 đã gây thiệt hại cho Việt Nam tới 1,2 tỉ USD ở 15 tỉnh miền Trung. Riêng năm 2013, đã có hơn 10 cơn bão xuất hiện trên Biển Đông, trong đó có 5 cơn bão đổ bộ vào đất liền; tháng 11 năm 2013 thiên tai đã làm 54 người chết, hơn 600 ngôi nhà bị sập, gần 260.000 ngôi nhà bị ngập nước, sạt lở, tốc mái [168]. Theo ông

Page 54: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

50

Bernard O Callaghan, Điều phối viên chương trình của Tổ chức Bảo vệ Môi trường thiên nhiên thế giới, nước biển dâng sẽ khiến khoảng 22 triệu người Việt Nam mất nhà cửa và thiệt hại lên tới 10% GDP. Thiệt hại do thiên tai gây ra đối với Việt Nam trong năm 2011 khoảng 0,53% GDP, khoảng 0,54% GDP trong năm 2012 [32]. Trong báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long, do Ủy ban Khoa học công nghệ và môi trường của Quốc hội chủ trì, phối hợp thực hiện tháng 11 năm 2014: trong 2 thập niên qua, mỗi năm Việt Nam thiệt hại khoảng 1,5% GDP do các thảm họa thiên nhiên.

Ngoài ra, mặc dù chưa phải là quốc gia phát thải lượng lớn khí nhà kính, nhưng lượng khí nhà kính của Việt Nam đang ngày càng tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng.

Thông thường trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, ô nhiễm môi trường có thể gia tăng ở mức gấp nhiều lần so với mức tăng GDP (Theo kinh nghiệm của các nước đi trước, đối với các nước trong giai đoạn đang phát triển như Việt Nam khi GDP tăng lên gấp đôi, ô nhiễm môi trường có thể tăng lên từ 3-5 lần. Đối chiếu với những nhận định trên đây, giai đoạn đổi mới, mở cửa của Việt Nam tính từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước diễn ra trên 20 năm với GDP năm 2011 tăng gần 4,5 lần so với năm 1990 thì ô nhiễm môi trường có thể tăng lên từ 15 đến 23 lần. Tuy nhiên, trên thực tế ô nhiễm môi trường ở Việt Nam có tăng nhưng ở mức thấp hơn). Việt Nam đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do biến đổi khí hậu và công nghiệp hóa, ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi đang có nguy cơ vượt ngưỡng chịu đựng của các hệ sinh thái, ảnh hưởng nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội, điều kiện sống và sức khỏe của nhân dân. Suy giảm đa dạng sinh học đe dọa làm mất cân bằng sinh thái trên diện rộng. Các hệ sinh thái sông, hồ, đầm cũng đang bị khai thác quá mức, chịu áp lực nặng nề từ các dự án phát triển hạ tầng lớn như ngăn đập phục vụ nhu cầu thủy lợi và thủy điện, dẫn đến mất môi trường sống của nhiều loài thủy sinh và làm suy giảm chức năng sinh thái. Các dòng sông,

Page 55: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

51

vùng đầm phá bị thay đổi dẫn đến mất chức năng điều tiết nước đã gây xói lở, nhiễm mặn, cạn kiệt dòng chảy, v.v. làm ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến đời sống của người dân và nhiều loài sinh vật. Biến đổi khí hậu làm cho các hệ sinh thái biển như rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển và đa dạng sinh học đang bị suy thoái, thu hẹp diện tích.

Quảng Ninh là một ví dụ khá điển hình về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Theo kết quả khảo sát năm 2003, tại các điểm phân bố san hô trên vịnh Hạ Long đều có san hô chết, thành phần loài và độ phủ san hô đều bị suy giảm mạnh. Đến năm 2014, Quảng Ninh có trên 2.500 ha rừng ngập mặn bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất, diện tích đất san lấp mặt bằng mở rộng ra biển là trên 500 ha, tập trung chủ yếu ở khu vực Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và hệ sinh thái ven biển khu vực này [Dẫn theo 166]. Tình trạng đánh bắt thuỷ sản bằng chất huỷ diệt, đánh bắt cá thể non, đánh cắp san hô vẫn diễn ra làm giảm đa dạng sinh học khu Di sản Thiên nhiên Thế giới; độ đục của nước biển tăng cao do ảnh hưởng của hoạt động trên vịnh và ven bờ làm cho san hô bị chết nhiều.

Biến đổi khí hậu, với những tác động ngày một gia tăng và khó lường ở nhiều lĩnh vực, các địa phương sẽ làm gia tăng mức độ cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường; làm tăng khả năng bị tổn thương, là nguy cơ làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hoặc làm mất đi nhiều thành quả kinh tế, xã hội mà Việt Nam đã đạt được.

Các nguy cơ, rủi ro bởi biến đổi khí hậu cần được tính đến trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như trong kế hoạch phát triển của các ngành và các địa phương. Tuy nhiên, khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế; tình trạng ngập lụt ở một số thành phố lớn chậm được khắc phục; khả năng phòng tránh, giảm nhẹ tác hại của thiên tai đối với sản xuất và đời sống, nhất là sản xuất nông nghiệp còn nhiều hạn chế.

Page 56: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

52

2.2.2.2. Từ vấn đề kinh tế, tài chính Tài chính tiền tệ là một bộ phận cấu thành quan trọng của kinh tế quốc

dân, cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, địa vị của tài chính tiền tệ trong kinh tế quốc dân ngày càng cao. Tài chính tiền tệ là phong vũ biểu của nền kinh tế. Trong điều kiện kinh tế thị trường, nhiều vấn đề kinh tế thông qua tình hình tài chính tiền tệ biểu hiện ra như sự lên xuống của giá cổ phiếu, dao động của lãi suất. Vấn đề an ninh kinh tế, tài chính của các nước đang phát triển, đặc biệt là nền kinh tế mới nổi, xuất hiện trong quá trình “tiểu tuần hoàn” tư bản trong nước bị nạp vào “đại tuần hoàn” của tư bản quốc tế, làm nảy sinh an ninh tài chính tiền tệ chính là tự do hoá tài chính tiền tệ không thoả đáng, đặc biệt là thị trường tài chính tiền tệ mở cửa nhanh và quá sớm. Những cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong thập niên 80, 90 thế kỷ XX đã cho thấy rõ sự rối loạn của tài chính tiền tệ, đó là kết quả tích tụ lâu dài của nguy cơ tài chính tiền tệ, khi biến thành khủng hoảng tài chính tiền tệ dẫn đến suy thoái kinh tế, hơn nữa dẫn đến khủng hoảng xã hội và chính trị; khiến cho quốc gia đang phát triển có thể kiệt quệ và dẫn đến xung đột xã hội.

Đối với Việt Nam, vấn đề an ninh kinh tế, tài chính thực sự mới đặt ra một cách cụ thể trong những năm gần đây. Trong quá trình hội nhập quốc tế, thị trường tài chính của Việt Nam phát triển với quy mô và tốc độ rất nhanh. Sự phát triển của thị trường tiền tệ và ngân hàng, tính ổn định chưa cao, lạm phát kéo dài trong nhiều năm, đã tạo bất ổn cho nền kinh tế vĩ mô, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nợ quá hạn của các ngân hàng có xu thể tăng, một số ngân hàng thanh khoản khó khăn, một số phải sáp nhập, cơ cấu lại theo hướng sáp nhập với ngân hàng lớn hoặc có thể phải có sự can thiệp trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước… Thị trường tiền tệ và ngân hàng Việt Nam hoạt động về cơ bản tính ổn định chưa cao, an toàn ở mức thấp và phát triển khó khăn, có khả năng lâm vào khủng hoảng do nợ quá hạn của các ngân hàng thương mại tăng cao. Thị trường chứng khoán Việt Nam mới phát triển từ năm 2000 nhưng đã có sự mất ổn định hoạt động, chưa thật an toàn và hiệu quả. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế gặp

Page 57: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

53

nhiều khó khăn, nợ xấu ngân hàng tăng cao là nguy cơ gây mất ổn định thị trường, nếu không xử lý tốt dễ dẫn đến khủng hoảng thị trường tiền tệ và ngân hàng, tác động đến khủng hoảng thị trường tài chính. Trong khi đó, việc thực thi các giải pháp về phòng, chống tội phạm nói chung và phòng chống rửa tiền nói riêng về cơ bản chưa đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế, do đó hệ thống tài chính Việt Nam rất dễ bị lợi dụng để tội phạm sử dụng như khu vực để rửa tiền và phạm tội, gây tổn thất cho thị trường tài chính. Một trong những thách thức lớn nhất là làm sao kiểm soát tình hình tài chính quốc gia ổn định, an toàn, tạo nền tảng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững trong bối cảnh nền kinh tế khu vực và thế giới còn tiềm ẩn những nguy cơ bất ổn. Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong danh sách cảnh báo về thị trường tài chính gặp nhiều rủi ro trong giao dịch tài chính quốc tế.

Về sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), Việt Nam xếp thứ 74/117 nền kinh tế (2005), 77/125 (2006), xếp thứ 65/142 (2011). Điểm số về năng lực cạnh tranh tổng thể của Việt Nam năm 2011 chỉ đạt 4,24 điểm, ở mức thấp so với các nền kinh tế khu vực [12, tr.199]. Năm 2014-2015, chỉ số về môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đã được cải thiện, xếp thứ 68/144 nền kinh tế xếp hạng, so với các nước Đông Nam Á, Việt Nam vẫn nằm trong tốp cuối, thuộc loại thấp nhất. Biểu phát triển đó đã nói lên tình hình tài chính tiền tệ của Việt Nam những năm qua [Dẫn theo 98].

Cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Á trong những năm 1997 - 1998, khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu trong những năm 2008 - 2009, khủng hoảng nợ công ở nhiều quốc gia tư bản những năm 2011 - 2014, đều tác động mạnh mẽ đến an ninh tài chính và nền kinh tế của Việt Nam. Trong khủng hoảng tiền tệ 1997 - 1998, Việt Nam chưa hội nhập quốc tế sâu rộng, thì sự tác động của nó đến an ninh tài chính chưa nhiều. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, thì sự tác động rõ ràng và trực tiếp hơn. Cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 - 2009, khủng hoảng nợ công ở nhiều quốc gia tư bản năm 2011 - 2015 tác động rất mạnh đến Việt Nam. Các

Page 58: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

54

cuộc suy thoái, khủng hoảng này đã làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam chững lại, đồng tiền giảm giá, tăng trưởng kinh tế chậm lại, GDP hàng năm suy giảm, nhiều thị trường, nhất là thị trường bất động sản co lại và đóng băng. Từ năm 2011, Chính phủ Việt Nam buộc phải thực hiện rất nhiều biện pháp để bảo đảm an ninh tài chính và kinh tế vĩ mô.

Mối đe dọa an ninh tài chính kinh tế đối với Việt Nam bao gồm: một là, từ những yếu tố bên ngoài tác động; hai là, từ các yếu tố đe dọa đổ vỡ của hệ thống tổ chức tín dụng, ngân hàng trong nước; ba là, từ các loại tội phạm liên quan đến lĩnh vực tài chính tiền tệ [Dẫn theo 53]. Do tác động của những khó khăn về kinh tế - xã hội và ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài, tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, tiền tệ diễn biến phức tạp với tính chất và mức độ nguy hiểm hơn so với trước đây. Tình hình tội phạm kinh tế, tham nhũng, lãng phí, nhất là trên lĩnh vực tài chính, tiền tệ xảy ra rất phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của Nhà nước, tổ chức và công dân. Nguyên nhân tình trạng trên có nhiều, nhưng chủ yếu là chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của công tác đảm bảo an ninh kinh tế, tài chính, còn chủ quan, mất cảnh giác, chưa chú trọng bảo vệ bí mật nhà nước; đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, nhân viên bị suy thoái, thậm chí móc nối với bên ngoài để phạm tội.

An ninh quốc gia và thực lực kinh tế là hai vấn đề không thể tách rời nhau [77, tr.17]. Thực lực đất nước còn yếu thì việc ứng phó và xử lý vấn đề an ninh tài chính là khó khăn. Khả năng “chống đỡ” trước sự tác động mạnh mẽ bởi tình hình kinh tế thế giới của nền kinh tế và của các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế, yếu kém. Vì thế, vấn đề đảm bảo an ninh kinh tế, tài chính, tiền tệ và phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực này là nhiệm vụ hết sức quan trọng, vừa là nhiệm vụ cấp bách vừa là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, đòi hỏi quyết tâm cao, sự kiên trì, bền bỉ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng.

2.2.2.3. Từ vấn đề năng lượng Năng lượng vốn được coi là “chìa khóa” để mỗi quốc gia và nền kinh tế

của mình được “bảo vệ” khỏi các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến trạng thái

Page 59: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

55

kinh tế - xã hội của quốc gia và làm chậm hoặc ngăn cản đà tăng trưởng kinh tế. Từ giữa thập niên 80 thế kỷ trước, nhận thức của con người về vấn đề an ninh năng lượng không chỉ giới hạn trong việc cung ứng mà còn về vấn đề sử dụng năng lượng. An ninh năng lượng, đầu tiên được lý giải giản đơn là an ninh cung ứng năng lượng, ở đó tính ổn định của cung ứng trở thành mục tiêu cơ bản của an ninh năng lượng quốc gia.

An ninh năng lượng với ý nghĩa hiện đại là gắn bó chặt chẽ với sự phát triển bền vững, an ninh năng lượng là một trạng thái thực hiện bảo đảm năng lượng, là sự thống nhất hữu cơ của an ninh cung ứng năng lượng và an ninh sử dụng năng lượng. Tình hình mỗi nước khác nhau, song chiến lược an ninh năng lượng của các nước đều lấy bảo đảm an ninh dầu lửa làm hạt nhân, tích cực mở rộng cung ứng dầu lửa; thiết lập và tăng cường dự trữ; thực hiện chính sách tiết kiệm; tích cực khai thác năng lượng mới; hạ thấp tiêu thụ dầu lửa, thúc đẩy mạnh mẽ việc sử dụng năng lượng tinh khiết.

Năm 1997, Bộ Năng lượng Mỹ đưa ra chiến lược phát triển năng lượng quốc gia mới để thích ứng với nhu cầu phát triển trong tương lai. Trong chiến lược đó, Bộ Năng lượng Mỹ đã đề ra 5 mục tiêu chiến lược lớn và hàng loạt mục tiêu nhỏ khác cũng như biện pháp chiến lược cấu thành, bao gồm: nâng cao hiệu suất của hệ thống năng lượng; bảo đảm an ninh cung ứng năng lượng; lấy quan niệm giá trị tôn trọng sức khoẻ và môi trường để thúc đẩy việc sử dụng và sản xuất năng lượng; mở rộng phạm vi có thể lựa chọn năng lượng trong tương lai; thúc đẩy hợp tác quốc tế trong vấn đề toàn cầu.

Chiến lược năng lượng Liên bang Nga trước năm 2020 nhấn mạnh: “Để tăng cường an ninh kinh tế và an ninh năng lượng cần phải mở rộng kênh xuất khẩu trên ba mặt Bắc, Đông, Nam, tăng thêm tỷ trọng của những hướng đó trong kết cấu địa duyên xuất khẩu năng lượng” [Dẫn theo 26]. SNG là phương hướng trọng điểm hợp tác năng lượng quốc tế của Nga, đặc biệt là các nước Trung Á; giải quyết vấn đề biển Caxpi và các nước liên quan.

Sự phát triển kinh tế “nóng” của các quốc gia châu Á đi kèm với nhu cầu về năng lượng tăng cao. Nhu cầu năng lượng của châu Á tăng khoảng 40%

Page 60: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

56

(so với mức tăng chưa đến 5% của Bắc Mỹ). Trung Quốc đứng thứ 2 thế giới (sau Mỹ) xét về tiêu thụ năng lượng, hình thành cái gọi là “cơn khát năng lượng”. Cơn khát năng lượng ngày càng tăng của Trung Quốc là hậu quả của sự bùng nổ kinh tế, phát triển kinh tế “nóng”, sự mở rộng ngoại thương, gia tăng thu nhập, gia tăng dân số và đô thị hoá không ngừng khiến mức tiêu thụ năng lượng tính theo đầu người đang gia tăng. Theo Báo cáo của tổ chức năng lượng Châu Á, lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng gấp 5 lần (từ 2 triệu thùng dầu mỗi ngày lên gần 11 triệu thùng dầu mỗi ngày) vào năm 2030. Điều đó đồng nghĩa việc Trung Quốc sẽ buộc phải nhập khẩu 80% lượng dầu mỏ tiêu dùng trong nước [16].

Việt Nam là một nước có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, nhưng tiêu hao năng lượng nhiều. Điều chú ý là tiêu hao năng lượng cho một đơn vị sản phẩm trong nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam cao hơn so với các nước khu vực. Cường độ năng lượng trong công nghiệp của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Malaysia khoảng 1,5 - 1,7 lần. So với các nước phát triển, tỷ lệ giữa nhu cầu năng lượng so với tăng trưởng GDP của Việt Nam cao gấp gần 2 lần, trong khi ở các nước phát triển tỉ lệ này là dưới 1.

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao và liên tục, Việt Nam thuộc nhóm những nước tiêu thụ năng lượng tương đối lớn so với khu vực và thế giới, nhưng sử dụng năng lượng lại không hiệu quả. Điều đó có những nguyên nhân chính là: thứ nhất, đó là do rào cản kỹ thuật; công nghệ lạc hậu, các thiết bị sản xuất cũ kỹ và chậm đổi mới, tỷ lệ hao hụt quá nhiều trong khâu chuyển tải; sự thiếu hiểu biết về tiết kiệm năng lượng, thiếu công cụ đo, thiếu thông tin về công nghệ tiết kiệm năng lượng, ý thức của cán bộ quản lý, vận hành thiết bị năng lượng kém... là lý do chủ yếu. Thứ hai, đó là do rào cản kinh tế; là việc phân tích tài chính không phù hợp, thiếu vốn đầu tư, thiếu vốn phát triển công nghệ năng lượng trong khi phần lớn công nghệ năng lượng đều lạc hậu, cũ kỹ. Thứ ba, đó là do rào cản về thể chế, chính sách, thiếu các chính sách thúc đẩy sử dụng năng lượng theo hướng tiết kiệm, hiệu quả. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam liên tục với tốc

Page 61: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

57

độ khá cao đã giúp cải thiện mức sống của người dân, làm tăng nhu cầu sử dụng năng lượng.

Giai đoạn từ 2001- 2010, tổng sản xuất năng lượng sơ cấp của Việt Nam (các loại than, đầu khí, thuỷ điện) tăng từ trên 32 triệu tấn dầu quy đổi (triệu TOE3 ) đến 62 triệu TOE, gấp 1,9 lần với bình quân tăng 6,8%/năm; tổng tiêu thụ năng lượng thương mại cuối cùng (không tính năng lượng phi thương mại như: củi, than bùn, phụ phẩm nông nghiệp…) tăng từ 11,9 triệu TOE lên đến 35 triệu TOE, gấp 2,9 lần; điện tiêu thụ bình quân đầu người tăng từ 289 kWh lên 998 kWh/người.năm, gấp gần 3,5 lần.

Việt Nam là quốc gia nằm ở trung tâm Đông Nam Á, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng, gió, mưa nhiều, có điều kiện tự nhiên tốt để phát triển năng lượng tái tạo, với nguồn sinh khối ở mức khoảng 2.500 MW, thủy điện nhỏ ở mức 7.000 MW, điện gió ở mức 3.000 MW… Tuy nhiên, khả năng khai thác nguồn năng lượng này còn khiêm tốn với khoảng 150 MW sinh khối, 1.100 MW thủy điện nhỏ, 55 MW điện gió đã được khai thác. Nguyên nhân của tình trạng khai thác không hiệu quả này là do kết cấu hạ tầng còn hạn chế, chính sách chưa đủ mạnh, nguồn lực hạn hẹp (đặc biệt là nguồn lực tài chính) trong khi lĩnh vực năng lượng tái tạo đòi hỏi nguồn đầu tư tài chính và nhân lực rất lớn. Nguồn thủy điện ở Việt Nam được ước tính có tiềm năng khai thác khoảng 26.000 MW (tương đương khoảng 100 tỷ KWh/năm). Đến năm 2015 tổng công suất lắp máy của tất cả các nhà máy thủy điện đã vận hành khai thác đạt 13.509 MW chiếm đến 50,17% tổng công suất lắp máy, và sản lượng điện đạt 53,122 tỷ KWh hay 45,18% sản lượng điện của lưới điện quốc gia, trong khi đó nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng dự báo không quá 10 nghìn MW [59].

Việt Nam có đa dạng nguồn nhiên liệu năng lượng, song không thực sự dồi dào. Tiềm năng kinh tế - kỹ thuật nguồn thuỷ điện được đánh giá có thể sản xuất hàng năm khoảng 65-70 tỷ kWh sẽ được khai thác hết với các công trình thuỷ điện đang vận hành, đang và sẽ xây dựng từ nay đến 2017. Theo quy hoạch khai thác của ngành than, sản lượng than sẽ chỉ đủ cung cấp cho

Page 62: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

58

khoảng 12.000 MW, nghĩa là sản xuất được không quá 72 tỷ kWh mỗi năm, kể cả đến những năm 2025-2030. Nguồn điện năng có thể thiếu hụt lên tới trên 50 tỷ kWh vào năm 2030. Các đơn vị nhà nước được giao nhiệm vụ đầu tư sản xuất cung cấp điện như EVN, PVN, TKV cũng gặp khó khăn về hoàn vốn, đảm bảo đủ chi phí hoạt động điện lực… Năm 2010, thời tiết không thuận lợi, lượng nước về các hồ thuỷ điện giảm kỷ lục so với nhiều năm, cộng với giá các nhiên liệu dầu nhập khẩu tăng cao, EVN đã thua lỗ và nợ tiền điện và tiền mua khí, mua than của 2 tập đoàn PVN và TKV tới 10.000 tỷ đồng.

Năng lượng là huyết mạch cho phát triển kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân, với bối cảnh chung toàn cầu và điều kiện cụ thể của Việt Nam, an ninh năng lượng ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn. Chính phủ Việt Nam đã có những cơ chế năng động và hiệu quả để năng lượng được đảm bảo cung cấp ngày càng đầy đủ với giá cả hợp lý, đảm bảo đủ năng lượng cho công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

2.2.2.4. Từ vấn đề lương thực An ninh lương thực quốc gia được hiểu là sự đảm bảo mỗi quốc gia về

nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào lương thực nhập khẩu. Theo FAO, an ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận với lương thực, các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đầy đủ mọi lúc, mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động.

Trong nhiều thập kỷ qua, an ninh lương thực luôn là vấn đề bức xúc của tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Hiện nay, vấn đề an ninh lương thực ngày càng trở nên gay gắt, nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực tập trung giải quyết. Theo báo cáo thường niên mới nhất của Liên hợp quốc với nhan đề “Tình trạng bất ổn lương thực trên thế giới năm 2015”, con số này được thiết lập một cách cụ thể ở mức 795 triệu người, tương ứng với mức giảm 216 triệu người so với giai đoạn 1990 - 1992 [97]. Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia được nhiều nước đặt lên vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự và hành động của quốc gia mình, đặc biệt là

Page 63: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

59

việc ưu tiên phát triển nông nghiệp. Vấn đề an ninh lương thực là vấn đề toàn cầu và là mối quan tâm chung của toàn nhân loại với sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và sự gia tăng dân số.

Việt Nam là một nước nông nghiệp, với hơn 70% dân số là nông dân, lao động nông nghiệp chiếm hơn 76% lao động của cả nước, đóng góp từ 25% - 27% GDP của cả nước [Dẫn theo 142]…; vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân có tầm quan trọng đặc biệt.

Vấn đề đất nông nghiệp. Trong an ninh lương thực, đất nông nghiệp là yếu tố đặc biệt quan trọng. Tài nguyên đất Việt Nam phong phú về chủng loại gồm 62 loại đất, thuộc 14 nhóm phân bố khắp các vùng, miền trên cả nước, nhưng đất nông nghiệp hiện có 26.226 nghìn ha, chiếm 79,24% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 10.126 nghìn ha, đất lâm nghiệp 15.366 nghìn ha, đất nuôi trồng thủy sản 690 nghìn ha, đất diêm nghiệp 19 nghìn ha và đất nông nghiệp khác có 26 nghìn ha. Đất phi nông nghiệp có 3.705 nghìn ha, chiếm 11,20%, trong đó đất ở 684 nghìn ha, đất chuyên dùng 1.824 nghìn ha, các loại đất phi nông nghiệp còn lại 1.198 nghìn ha. Đất chưa sử dụng còn 3.164 nghìn ha, chiếm 9,56%, trong đó đất bằng chưa sử dụng 237 nghìn ha, đất đồi núi chưa sử dụng 2.633 nghìn ha [8]. Đất nông nghiệp của Việt Nam bình quân đầu người rất thấp, chỉ có 1224 m2, nhưng giữa các vùng lại rất khác nhau (Tây Nguyên là 4173 m2, đồng bằng sông Hồng là 633 m2). Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, chính sách đất đai cùng với việc di dân tự do đang có diễn biến phức tạp, đặt ra những vấn đề nổi cộm, bức xúc. Ở các thành phố lớn, các tỉnh có tốc độ đô thị hoá nhanh, số hộ nông dân không có đất chiếm tỷ lệ lớn hơn so với cả nước, như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Đà Nẵng… Hiện trạng đất đai nhiều nơi đang bị thoái hoá và thu hẹp dần. Cả dẻo đất miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận đang bị sa mạc hoá. Đất ở đồng bằng và thành thị đang bị thu hẹp dần do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá. Đất ở miền núi lại càng khan hiếm do nạn chặt phá rừng bừa bãi làm đất đai bị suy thoái, môi trường bị ô nhiễm, nguồn nước dần bị cạn kiệt. Đất canh tác nông nghiệp, đất rừng tự

Page 64: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

60

nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ bị thu hẹp dần diện tích do bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Việt Nam hiện có khoảng 7,5 triệu ha đất đã và đang chịu tác động mạnh bởi sa mạc hóa; 30.000 ha bị nhiễm mặn, phèn; 300.000 ha đất khô hạn theo mùa hoặc cả năm. Tình trạng manh mún đất nông nghiệp (trên cả nước có 70 triệu thửa đất nông nghiệp) đã hạn chế khả năng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển sản xuất hàng hóa.

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động, Thương binh xã hội, từ năm 1990 đến 2003, trung bình mỗi năm cả nước mất khoảng 50.000 ha đất nông nghiệp cho các nhu cầu phi nông nghiệp; bình quân cứ 1 ha đất bị mất bị thu hồi sẽ làm cho 13 lao động nông nghiệp bị mất việc, riêng đồng bằng sông Hồng là 15 người. Trong những năm 2000 đến 2005, mỗi năm bình quân cả nước có 200.000 ha đất nông nghiệp do Nhà nước thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, đô thị mới, hoặc chuyển mục đích sử dụng. Giai đoạn 2006 - 2010, tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi 192.212 ha và theo đó có 2.498.756 lao động nông nghiệp mất việc. Đến năm 2011, cả nước có hơn 30 vạn hộ nông dân không còn đất sản xuất, hoặc có nhưng sản xuất không ổn định [160, tr.44-45]. Điều đáng chú ý trong những người bị mất việc, nhóm người bị ảnh hưởng nhiều nhất ở độ tuổi từ 35 trở lên, đó là những người thường có trách nhiệm tạo thu nhập cho gia đình và vấn đề học chuyển đổi nghề mới ở họ không dễ dàng.

Trong điều kiện đó, vấn đề bảo đảm diện tích đất nông nghiệp đạt 26,7 triệu ha; bảo vệ 3,8 triệu ha đất trồng lúa, trong đó có 3,2 triệu ha đất chuyên trồng lúa nước; khai hoang, phục hóa hơn 1,6 triệu ha đất chưa sử dụng; cải tạo một bước các vùng đất bị ô nhiễm; không để mở rộng thêm diện tích đất bị thoái hóa, bạc màu, hoang mạc hóa theo Đề án của Chính phủ, sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức. Việc ổn định diện tích đất nông nghiệp là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc đảm bảo an ninh lương thực quốc gia hiện nay.

Ở một nước nông nghiệp như Việt Nam, an ninh lương thực được coi là mục tiêu hàng đầu. Kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc cải cách nền kinh

Page 65: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

61

tế, nhờ việc phát triển đúng hướng các ngành kinh tế, trong đó đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và sản xuất lương thực, thực phẩm với mục tiêu đẩy lùi nạn đói nghèo, mưu sinh bền vững và nâng cao mức sống cho người dân. An ninh lương thực và mưu sinh bền vững quốc gia đã được thiết lập và đạt được nhiều thành tựu.

Vấn đề xuất khẩu. Trong cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008, các doanh nghiệp kinh doanh lương thực nhà nước rơi vào tình trạng “cạn kiệt hầu bao” do ngân hàng chậm giải ngân, thì các nhà đầu tư chứng khoán đã nhận ra sự hấp dẫn của thị trường lúa gạo. Nhiều đơn vị không có chức năng kinh doanh lương thực, thực phẩm cũng nhảy vào mua gạo, thuê thêm các kho chứa hàng ở đồng bằng sông Cửu Long để tích trữ gạo. Một số thị trường bán lẻ gần như lệ thuộc vào 3-5 đầu mối cung cấp. Khi các đầu mối này ghim hàng lập tức đã tạo nên cơn sốt giá. Sở dĩ họ có thể thao túng thị trường gạo nội địa là vì các doanh nghiệp kinh doanh lương thực nhà nước “bận lo” xuất khẩu mà quên thị trường nội địa. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết họ không cạnh tranh được với tư thương, nguyên nhân là do bản thân họ phải chịu 5% thuế giá trị gia tăng khi thu múa lúa gạo nguyên liệu, còn tư thương thì không. Như vậy, chuyện thiếu gạo ở đồng bằng sông Cửu Long cũng như ở những địa phương khác chỉ là “ảo”. Chính sự đầu cơ của các tư thương cùng với những thông tin thiếu minh bạch là nguyên nhân chính dẫn đến giá lương thực, thực phẩm tăng đột biến trong thời gian qua, đặc biệt là giá gạo.

Vấn đề đói nghèo. Tuy có sự phát triển, nhưng tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam vẫn còn cao, đặc biệt là đồng bào ở các tỉnh miền núi. Năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo ở Tây Bắc là 28,55%; vùng miền núi Đông Bắc là 17,39%; ở Tây Nguyên là 15,58%; ở các tỉnh Bắc Trung Bộ là 15,01%, trong khi tỷ lệ hộ nghèo chung của cả nước là 9,64%. Hệ thống cung cấp và tiếp cận các dịch vụ cơ bản như giáo dục, y tế, thông tin truyền thông… còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc, miền núi còn thấp [16, tr.4]. Theo giải trình về chính sách xoá đói giảm nghèo của Uỷ ban

Page 66: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

62

Các vấn đề xã hội của Quốc hội tháng 6 năm 2014, hiện nay tỷ lệ hộ nghèo ở vùng miền núi Tây Bắc vẫn cao gấp 2,97 lần so với tỷ lệ hộ nghèo của cả nước; miền núi Đông bắc là 1,81 lần; bắc Trung bộ và Tây Nguyên là 1,56 lần. Trên bình diện chung, tỷ trọng hộ nghèo là người dân tộc thiểu số chiếm gần 50% tỷ lệ hộ nghèo của cả nước.

Vấn đề suy dinh dưỡng. Trong khi Việt Nam không còn là quốc gia có nạn đói tràn lan, thặng dư sản xuất lúa gạo ngày càng tăng thì an ninh dinh dưỡng, đảm bảo an toàn, chất lượng lương thực tiêu dùng của người dân chưa được đảm bảo. Việt Nam vẫn đối mặt với “nạn đói tiềm ẩn”, người dân hàng ngày vẫn đối mặt với tình trạng thiếu vitamin A, mất cân bằng dinh dưỡng. Gần 1/3 trẻ em nông thôn còi cọc, có chiều cao rất thấp so với lứa tuổi. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và bà mẹ nuôi con bú thiếu chất còn cao. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng khá phổ biến, không chỉ ở vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo và khó khăn mà ngay cả các vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước như đồng bằng sông Cửu Long. Nguyên nhân cơ bản là thiếu sự chăm sóc y tế và chế độ ăn uống không đảm bảo cân bằng về dinh dưỡng.

Vấn đề nước sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp và công nghiệp chế biến lương thực tiêu thụ đến 70% toàn bộ lượng nước dùng toàn cầu. Nhưng những năm gần đây, nguồn tài nguyên nước ngày càng ít đi, kể cả nguồn nước mặt và nước ngầm, dẫn đến sự giảm sút sản lượng lương thực. Ô nhiễm nước, đất phèn hoá và sa mạc hoá đã uy hiếp nghiêm trọng đến an toàn phẩm chất hàng hoá lương thực. An ninh môi trường nước trở thành một trong những nhân tố chủ yếu để bảo đảm an ninh lương thực. Theo thống kê, tổng trữ lượng nước toàn cầu là 1,386 tỷ m3; 70,8% địa cầu được bao phủ bởi hải dương, nước là tài nguyên thiên nhiên phong phú nhất địa cầu. Nhưng có đến 97,47% là nước mặn, phân bổ trong các hải dương, lòng đất và ao hồ, nước ngọt chỉ chiếm 2,53%, trong đó 68,7% phân bố ở sông băng lưỡng cực và tuyết tụ vĩnh cửu, 30,36% phân bố ở trong lòng đất. Tài nguyên nước mà nhân loại thực sự sử dụng được rất ít, không đến 1% tổng số nước ngọt [1]. Do khai thác mù quáng, lãng phí và gây ô nhiễm thô bạo của con người, tài nguyên nước dùng được ngày càng ít đi.

Page 67: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

63

Đối với Việt Nam, ô nhiễm nước ngày càng mở rộng; hiện tượng lãng phí nước nghiêm trọng; khai thác quá độ gây ra thảm hoạ hạn hán, lũ lụt. Hiện tại nước đã trở thành tài nguyên khan hiếm ở Việt Nam. Nguồn nước thiếu nghiêm trọng, đặc biệt là nguồn nước sạch, nhiều nơi hạn hán nặng nề như ở các tỉnh miền Trung, các tỉnh Tây Nguyên, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp, đặt ra nhiều vấn đề khá gay gắt và phức tạp đối với việc bảo đảm đất nông nghiệp và an ninh lương thực. Xu hướng này nếu vẫn tiếp diễn sẽ ảnh hưởng xấu đến sản lượng lúa, cũng như ảnh hưởng đến sản lượng lúa gạo, an ninh lương thực trong nước và khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam.

2.2.2.5. Từ tội phạm công nghệ cao Tội phạm công nghệ cao là khái niệm mới xuất hiện trong thời gian gần

đây, nhằm chỉ các loại tội phạm trong lĩnh vực công nghệ cao, sử dụng các phương tiện kỹ thuật công nghệ cao để phá hủy, tấn công, đe dọa nguy hiểm đối với ANQG, tổ chức và cá nhân. Nó được tiến hành trong một môi trường phạm tội mới, bên cạnh các môi trường phạm tội truyền thống khác. Môi trường phạm tội của tội phạm công nghệ cao là môi trường trên mạng máy tính - không gian điều khiển. Tội phạm này khác hẳn các tội phạm truyền thống với đặc điểm chính là khó nhận biết đích danh. Đó là loại tội phạm mới, có đặc thù riêng, rất khó phát hiện và xử lý dấu vết, chứng cứ.

Tội phạm công nghệ cao vẫn có nhiều điểm giống tội phạm truyền thống về mục đích phạm tội, về thủ đoạn phạm tội. Cũng giống như tất cả các loại tội phạm, tội phạm công nghệ cao cũng nhằm mục đích tư lợi, chiếm hưởng trái phép tài sản của người khác. Tội phạm công nghệ cao xâm nhập trái phép vào các website, lấy cắp thông tin tài khoản cá nhân một hoặc nhiều người rồi dùng nó để rút tiền, để mua hàng, mục đích của hành vi đó là nhằm chiếm trái phép tài sản người khác. Thủ đoạn của tội phạm công nghệ cao cũng là gian dối. Đối tượng phạm tội cũng khác với tội phạm truyền thống, phải có hiểu biết về công nghệ thông tin thì mới thực hiện được hành vi phạm tội.

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin mà cốt lõi là kĩ thuật máy tính, mạng máy tính ngày càng đóng vai trò quan trọng trong

Page 68: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

64

đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá và cuộc sống con người... Một khi mạng máy tính bị tiến công và bị phá hủy, sẽ gây hậu quả khủng khiếp, hoạt động của các cơ sở quân sự, chính trị, kinh tế bị ngưng trệ, xã hội rối loạn; sức chiến đấu của quân đội sẽ giảm đi nhanh chóng, thậm chí là bị tê liệt, đặc biệt là đối với quân đội của các nước quá phụ thuộc vào mạng.

Trên thế giới, tội phạm công nghệ cao thực sự là mối đe dọa đến độc lập chủ quyền quốc gia và thể chế chính trị đất nước. Những biến động chính trị, bạo loạn, xung đột, dẫn đến lật đổ chế độ ở một số quốc gia Bắc Phi và Trung Đông năm 2011- 2013, bắt nguồn từ những lời kêu gọi được truyền đi trên các trang mạng xã hội, và người ta đã nói đến các cụm từ: “cách mạng xã hội trên internet”, “cách mạng từ internet” như là đặc điểm nổi bật của các “phong trào” biến động, bạo loạn này, cho thấy mối đe dọa ANPTT của tội phạm công nghệ cao. Trong thực tế, các vụ tiến công và phòng thủ mạng của các quốc gia hiện nay không chỉ do các “chiến binh mạng” thực hiện, mà còn xuất phát từ các tổ chức, cá nhân, các chuyên gia máy tính (hacker) đơn lẻ không quan hệ với nhà nước - vì nhiều lý do khác nhau như hiếu kì, thậm chí phá hoại không chủ đích hoặc được bảo trợ của chính quyền thực hiện.

Ở Việt Nam, tội phạm công nghệ cao là loại tội phạm mới xuất hiện những năm gần đây, nhưng lại có sự gia tăng ngày càng nhanh cả ở số lượng và tính chất nguy hiểm. Phần đông đối tượng phạm tội loại tội phạm này là người nước ngoài, một số vụ còn có sự tham gia của nhiều đối tượng trong nước [175]. Lúc đầu đối tượng phạm tội ở Việt Nam chỉ là một số ít người nước ngoài hoặc Việt kiều nhưng thời gian gần đây thì người Việt Nam phạm tội cũng nhiều, phần lớn là trẻ tuổi, có hiểu biết sâu về công nghệ thông tin nhưng lại không đem những kiến thức có được để làm những việc có ích mà lại sử dụng làm phương tiện phạm tội.

Tội phạm công nghệ cao xuất hiện ở Việt Nam cùng với quá trình phát triển công nghệ thông tin. Từ năm 2001 đến nay, hệ thống máy tính phát triển mạnh mẽ, loại tội phạm công nghệ cao cũng có sự phát triển. Tình hình mất an toàn thông tin số diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều nguy cơ đe dọa

Page 69: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

65

nghiêm trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh. Xu hướng tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam chuyển dần từ phá hoại sang trục lợi một cách tinh vi. Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về mức độ rủi ro khi người dân dùng mạng tin học.

Trong năm 2009, có 10 trường hợp làm giả thẻ ATM bị bắt; Việt Nam có hơn 1.000 website bị hacker tấn công; chỉ tính riêng hơn 40 vụ án công nghệ cao bị phanh phui, thiệt hại mà loại tội phạm này gây ra đã lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Đầu năm 2010, Việt Nam phát hiện 5 thủ phạm ăn cắp thông tin thẻ tín dụng ở nước ngoài rồi mua vé máy bay bán lại, trong đó kẻ cầm đầu có lúc mua đến 200 vé máy bay của Vietnam Airlines, tổng số tiền lừa đảo với nhiều hình thức lên đến 2 tỷ đồng. Trong năm 2010, có một số báo điện tử, chẳng hạn VietNamNet liên tục bị tiến công từ chối dịch vụ. Theo báo cáo của VNISA thì Việt Nam đứng thứ 5 trong số 10 nước có nguy cơ mất an toàn thông tin cao nhất trong năm 2010.

Trong tháng 5-6 năm 2011, hàng loạt trang web của Chính phủ, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng bị tin tặc tiến công làm nghẽn mạng trong nhiều giờ. Theo thống kê của Trung tâm An ninh mạng (Bkav), trong vòng hơn 10 ngày tháng 6 năm 2011 đã có 249 websites của Việt Nam bị hacker nước ngoài tấn công, trong đó có 51 websites có tên miền org.vn-websites của các ban, ngành, các bộ và các đơn vị thuộc Chính phủ [25]… Đây không phải là con số đột biến, bởi thực tế, theo Bkav, mỗi năm có khoảng trên dưới 1.000 vụ hacker tấn công như vậy. Các hình thức tiến công chủ yếu là thay đổi giao diện Websites, hacker tải lên máy chủ file lạ, hoặc sửa những file chủ đã có sẵn ở trên các máy chủ, từ chối dịch vụ, làm tê liệt các máy chủ hoặc thay đổi, cướp tên miền... Cũng trong tháng 6 năm 2011, đã có 3.690 dòng virút máy tính mới xuất hiện tại Việt Nam và lây nhiễm trên 6.955.000 lượt máy tính; virút lây nhiều nhất trong tháng 6 là Sality.PE (trên 481.000 lượt máy tính). Tháng 7 năm 2011 có đến 85.000 địa chỉ tại Việt Nam bị tiến công lấy cắp dữ liệu. Người ta gọi Máy chủ Việt Nam là “sân tập” của hacker quốc tế [25]. Trong hai năm 2010 - 2011, hàng loạt vụ tiến công vào tập đoàn Google, tập đoàn Yahoo, hãng Sony và các

Page 70: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

66

trang mạng Wikileaks tạo nên cuộc chiến truyền thông quy mô lớn, dai dẳng giữa các tập đoàn, liên quan đến các quốc gia.

Năm 2011, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc Hội thảo “An toàn, an ninh mạng Việt Nam: Nguy cơ và giải pháp” nhằm thảo luận tìm hiểu rõ nguyên nhân, từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục tình trạng nhiều website của các cơ quan, tổ chức trong nước bị hacker tấn công. Ở Thành phố Hồ Chí Minh, trong hai năm từ 2012 - 2014, các cơ quan tiến hành tố tụng Thành phố đã khởi tố 46 vụ/142 bị can, truy tố 23 vụ/79 bị can, xét xử 19 vụ/70 bị can các vụ án có liên quan đến tội phạm sử dụng công nghệ cao mà phổ biến là các tội: “Đánh bạc” (Điều 248); “Tổ chức đánh bạc” (Điều 249); “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” (Điều 139); “Sử dụng mạng Internet thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” (Điều 226b); “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” (Điều 267) [175]. Những hành vi phạm tội phổ biến của loại tội phạm này thường là làm giả các loại hồ sơ, giấy tờ, thẻ ATM, thẻ tín dụng rất tinh vi để rút tiền từ ngân hàng; sử dụng đường truyền Internet tốc độ cao và lắp đặt thiết bị, các máy phát sóng trái phép sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet để truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cá nhân, sau đó cấu kết với các đối tượng trong nước, giả danh là cán bộ các cơ quan nhà nước rồi gọi điện thoại cho nạn nhân để hù dọa yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản của chúng.

Các vụ tấn công trên mạng và các vụ xâm nhập hệ thống công nghệ thông tin là nhằm do thám, trục lợi, phá hoại dữ liệu, ăn cắp tài sản, cạnh tranh không lành mạnh,… hiện đang gia tăng ở mức báo động về số lượng, đa dạng về hình thức, tinh vi hơn về công nghệ. Nhiều chuyên gia công nghệ cho rằng, nguyên nhân là do hacker đã chiếm được một máy chủ của một nhà cung cấp dịch vụ để từ đó tấn công giao diện hàng loạt website trên đó. Hiện nay, các ngân hàng, sàn giao dịch chứng khoán ở Việt Nam đều áp dụng giao dịch điện tử qua mạng; do đó, các đối tượng có điều kiện tiếp cận với mạng máy tính, đã lợi dụng nhiệm vụ được giao và sở hở về bảo mật mạng của đơn vị để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản; các đối tượng này vào hệ thống

Page 71: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

67

mạng của đơn vị thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán khống, nộp tiền, chuyển tiền khống, rút tiền để chiếm đoạt.

Tuy nhiên, trong khi bị hacker tấn công, các đơn vị ở Việt Nam lại quan niệm đơn giản: bị hacker tấn công thì tắt, lúc nào hết thì lại bật. Có những trang web bị hacker tấn công nhiều năm nay vẫn không quan tâm. Điều này cho thấy, ý thức bảo mật còn hạn chế.

Tội phạm công nghệ cao là một loại tội phạm mới phát sinh, có nhiều tính chất đặc thù, phi truyền thống, khả năng hoạt động phạm tội rất rộng, đối tượng phạm tội có tính chất xuyên quốc gia…, nên quá trình giải quyết những vụ án do tội phạm sử dụng công nghệ cao để thực hiện, các cơ quan chức năng có liên quan gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Các đối tượng tội phạm này sử dụng mạng Internet làm phương tiện; hầu hết các tài liệu, chứng cứ là các tệp tin lưu trữ trên máy tính, trên mạng. Khi bị phát hiện, có thể xoá, sửa nhanh chóng để tiêu huỷ, nên rất khó thu thập chứng cứ.

Điều chú ý là, tội phạm công nghệ cao còn được thực hiện với ý đồ chống phá cách mạng Việt Nam thông qua hệ thống truyền thông hiện đại, các mạng xã hội; các hacker nước ngoài tiến công vào hệ thống mạng của các cơ quan Đảng, Nhà nước Việt Nam. Trong Báo cáo gửi Bộ Ngoại giao Mỹ, Jon Aloisi (cựu Phó Đại sứ Mỹ tại Việt Nam) cho rằng: “Thành công lớn nhất là đã thực hiện việc đưa vào Việt Nam mạng lưới Internet. Đó là phương tiện hữu hiệu cho chiến dịch truyền bá các tư tưởng phương Tây nằm trong chiến lược nhằm thay đổi chính thể ở quốc gia này”. Hiện nay, có trên 400 trang mạng, 380 tờ bào, tạp chí, 60 đại phát thanh tiếng Việt ngày đêm chĩa vào chống phá Việt Nam. Theo Hiệp hội An toàn thông tin (VNISA), tình trạng tin tặc xâm nhập, cài đặt virút gián điệp vào hệ thống mạng của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương có kết nối với mạng internet để đánh cắp thông tin, bí mật quốc gia diễn ra khá nghiêm trọng.

2.2.2.6. Từ tội phạm xuyên quốc gia Theo Công ước quốc tế của Liên hiệp quốc về chống tội phạm có tổ

chức xuyên quốc gia thông qua ngày 15 tháng 12 năm 2000 tại Palermo,

Page 72: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

68

Italia có nêu: “Một tội phạm xuyên quốc gia, nếu: tội phạm đó được thực hiện ở nhiều quốc gia; tội phạm đó diễn ra ở một quốc gia, nhưng phần chủ yếu của việc chuẩn bị, kế hoạch, chỉ đạo và điều khiển diễn ra ở một quốc gia khác; tội phạm đó diễn ra ở một quốc gia nhưng có liên quan đến một nhóm tội phạm có tổ chức mà đã tham gia vào các hoạt động phạm pháp ở một quốc gia khác; hoặc tội phạm diễn ra ở một quốc gia này nhưng có ảnh hưởng sâu rộng đến một quốc gia khác” [151]. Tội xuyên quốc gia mang tính tổng hợp, có thể liên quan đến các loại tội phạm khác: khủng bố; tài trợ khủng bố; vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện quân sự; chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy; liên quan đến hải tặc và cướp biển; rửa tiền; trong lĩnh vực tin học, điện tử viễn thông; xâm phạm quyền tác giả; xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; môi trường; hàng giả; vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; buôn bán người; xuất, nhập cảnh trái phép; tổ chức, cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép; làm giả giấy tờ tùy thân, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả và phương tiện thanh toán khác…

Những năm gần đây, tình hình tội phạm xuyên quốc gia trên thế giới diễn biến phức tạp. Các hình thức tội phạm xuyên quốc gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là buôn bán ma túy và các loại tội phạm mang lại lợi nhuận cao như hoạt động buôn bán vũ khí, buôn người, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế và tội phạm công nghệ cao... Khi thương mại toàn cầu tăng nhanh, luồng hàng hóa phi pháp tăng lên. Các hoạt động kinh doanh phi pháp của tội phạm xuyên quốc gia mang tính toàn cầu hóa, ngày càng mở rộng địa bàn, tận dụng ưu thế của các thị trường; những dịch vụ phi pháp cho hoạt động tội phạm xuyên quốc gia như: cung cấp giấy tờ giả mạo, cung cấp dịch vụ tài chính, kế toán và pháp luật cũng phát triển. Tội phạm xuyên quốc gia khai thác triệt để việc giảm bớt các quy định quốc tế, kiểm soát biên giới và việc khuyến khích tự do để mở rộng phạm vi hoạt động; câu kết với nhau ngày càng chặt chẽ

Page 73: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

69

hơn, tận dụng điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của mỗi tổ chức, phân chia các hoạt động, giảm thiểu nguy cơ bị phát hiện.

Sau khi là thành viên WTO và hội nhập ngày càng sâu rộng, Việt Nam có nhiều yếu tố, điều kiện thuận lợi bảo đảm ANQG, nhưng các cá nhân và tổ chức tội phạm quốc tế lợi dụng xu thế hội nhập, hợp tác của Việt Nam tiến hành các hoạt động tội phạm ngay trên lãnh thổ Việt Nam hoặc lợi dụng lãnh thổ Việt Nam làm địa bàn trung gian. Tội phạm trong nước tăng cường móc nối với tội phạm ở nước ngoài tiến hành phạm tội. Những năm qua, tình hình tội phạm xuyên quốc gia liên quan đến Việt Nam có xu hướng tăng dần về cả số vụ, việc lẫn tính chất, mức độ nghiêm trọng, đặc biệt là những hoạt động của các băng nhóm tội phạm có tổ chức mang tính xuyên quốc gia.

Trong các loại tội phạm xuyên quốc gia ở Việt Nam, đáng chú ý: Một là, tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em ra nước ngoài, sử dụng hộ chiếu giả để đưa phụ nữ và trẻ em ra nước ngoài hoạt động mại dâm, bán làm vợ người nước ngoài, bóc lột sức lao động... tập trung một số nước, vùng lãnh thổ, như Nga, Trung Quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, Đài Loan, Campuchia, Malaixia... Hai là, tội phạm đưa người ra nước ngoài trái phép. Theo thống kê của Tổng cục Cảnh sát, năm 2014, lực lượng chức năng Việt Nam đã điều tra khám phá 334 vụ, bắt 616 đối tượng mua bán người; sáu tháng đầu năm 2015, các lực lượng đã điều tra khám phá 136 vụ, bắt 227 đối tượng, giải cứu và tiếp nhận 303 nạn nhân bị mua, bán. Ba là, tội phạm ma túy, những năm gần đây, tính quốc tế và các yếu tố liên quan đến nước ngoài của tội phạm ma túy ở Việt Nam rõ nét hơn. Lực lượng chuyên trách của Việt Nam và các nước phát hiện nhiều đối tượng phạm tội ma túy là người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài vào Việt Nam để buôn bán, vận chuyển ma túy, diễn biến phức tạp, nhất là tuyến biên giới đường bộ và đường biển, đường hàng không. Bốn là, tội phạm sản xuất, buôn bán tiền giả, hàng giả, gian lận thương mại, buôn lậu, lừa đảo kinh tế, trốn thuế xuất nhập khẩu ở khu kinh tế thương mại tự do, thương mại điện tử. Tội phạm là người trong nước mua tiền giả ở khu vực biên giới, đưa vào nội địa tiêu thụ; nguồn ngoại tệ giả chủ yếu do các đối tượng nước ngoài

Page 74: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

70

mang vào Việt Nam tiêu thụ. Năm là, hoạt động khủng bố liên quan đến Việt Nam. Ở Việt Nam tuy chưa xảy ra khủng bố, nhưng các mục tiêu của khủng bố quốc tế đang xuất hiện ngày một nhiều tại Việt Nam, như đại diện công ty, khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam... Việc một số nước khu vực gia tăng hoạt động phòng, chống khủng bố làm cho các đối tượng khủng bố có thể dạt vào Việt Nam ẩn náu, chờ cơ hội hoạt động.

Trong những năm tới, tình hình tội phạm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia ở Việt Nam sẽ diễn biến phức tạp. Các đối tượng phạm tội thường tập trung vào các lĩnh vực mà Việt Nam còn thiếu nhiều kinh nghiệm quản lý, cũng như đấu tranh phòng, chống, với những thủ đoạn hết sức tinh vi. Ngày càng xuất hiện nhiều trường hợp Việt kiều hoặc người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư kinh doanh, nhưng thực chất là lừa đảo chiếm đoạt tài sản của cá nhân người Việt Nam và của Nhà nước. Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia đang là một thách thức lớn trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Tiểu kết chương 2 An ninh phi truyền thống là một khái niệm mới xuất hiện và được bàn

đến khá nhiều trong thời gian gần đây, có những quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau. Luận án quan niệm: An ninh phi truyền thống là khái niệm nhằm phân biệt với an ninh truyền thống, dùng để chỉ các mối đe dọa phi truyền thống đối với an ninh quốc gia, cuộc sống con người và cộng đồng nhân loại, không xuất phát trực tiếp từ yếu tố quân sự, nảy sinh từ các yếu tố tự nhiên và xã hội, diễn ra và tác động trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thông tin, môi trường..., mang tính tổng hợp, xuyên quốc gia và có tính nguy hiểm cao đe dọa tới độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.

Nội dung, biện pháp, hình thức bảo vệ, củng cố ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT có khác so với nội dung, biện pháp, hình thức bảo vệ, củng cố độc lập dân tộc trước các mối de dọa ANTT. Những biện pháp quân sự là những biện pháp mang tính chất đặc trưng của việc bảo vệ, củng cố ĐLDT trước các mối đe dọa ANTT, nhưng có thể sẽ không cần thiết trong việc đối phó với các mối đe dọa ANPTT. Tuy nhiên, có đối phó tốt các mối đe dọa

Page 75: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

71

ANTT, thì mới tạo điều kiện thuận lợi cho việc đối phó có hiệu quả với các mối đe dọa ANPTT, và ngược lại. Sự khác nhau và mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa ANPTT và ANTT đòi hỏi các chủ thể phải nhận thức và xử lý tốt trong bảo vệ và củng cố nền độc lập dân tộc.

Tác động của các mối đe dọa ANPTT đến ĐLDT là sự tác động tổng hợp, toàn diện đến toàn bộ nội dung cấu thành độc lập dân tộc, luận án tập trung nghiên cứu tác động trên 6 vấn đề chính : biến đổi khí hậu; an ninh kinh tế, tài chính; an ninh năng lượng; an ninh lương thực; tội phạm công nghệ cao; tội phạm xuyên quốc gia. Trong thập niên 90, ở Việt Nam chưa có nhận thức đầy đủ,toàn diện về ANPTT, mà về cơ bản mới chỉ nhận thức về nó qua các mối đe dọa mang tên gọi là “những vấn đề toàn cầu”. Các mối đe dọa mang tính toàn cầu trong thập niên 90 được chúng ta quan tâm nghiên cứu, hợp tác quốc tế cùng nhâu giải quyết chủ yếu tập chung vào các vấn đề: Biến đổi khí hậu; hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên; ô nhiễm môi trường; chênh lệch giàu nghèo; bệnh tật hiểm nghèo; “tự diễn biến” “tự chuyển hóa”…vv.. Thực trạng các mối đe dọa ANPTT ở Việt Nam từ năm 2001 đến 2015 được trình bày đã thể hiện rõ tính chất, mức độ ảnh hưởng, tác hại của nó đối với cuộc sống con người và các lĩnh vực của đời sống xã hội, đối với ĐLDT, chủ quyền và an ninh quốc gia, đặt ra sự cần thiết và yêu cầu bảo vệ vững chắc ĐLDT trước các mối đe dọa an ninh này.

Page 76: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

72

Chương 3 QUAN ĐIỂM VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI BẢO VỆ ĐỘC LẬP

DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM TRƯỚC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015

3.1. QUAN ĐIỂM CỦA VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

TRƯỚC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

3.1.1. Bảo vệ độc lập dân tộc của Việt Nam trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống là yêu cầu khách quan

Bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT là tất yếu khách quan, là yêu cầu cấp thiết của các quốc gia dân tộc trên thế giới trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển. Trong thế kỷ XXI, sự phát triển nhanh chóng của xu thế toàn cầu hoá khiến các nước, các khu vực trên thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Không ít mối đe dọa ANPTT là vấn đề mang tính quốc tế, yêu cầu hợp tác cùng giải quyết được đặt ra đối với tất cả các nước và yêu cầu bảo vệ ĐLDT cũng được đặt ra một cách bấp bách. Các quốc gia dân tộc ngày càng ý thức rõ những quyền lợi dân tộc cơ bản của mình; các quyền độc lập dân tộc, quyền tự quyết chế độ chính trị, quyền lựa chọn con đường phát triển, chủ quyền quốc gia... ngày càng được các quốc gia dân tộc khẳng định và quyết tâm bảo vệ.

Trước mối đe dọa ANPTT, việc bảo vệ ĐLDT càng trở nên tất yếu và cấp thiết, bởi những lý do chính sau:

Một là, từ sự tác động và mối nguy hiểm của các mối đe dọa an ninh phi truyền thống đối với độc lập dân tộc của Việt Nam.

Như trên đã phân tích, các mối đe dọa ANPTT tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến toàn bộ các yếu tố cấu thành ĐLDT, như tính độc lập, tự chủ, chủ quyền, ANQG..., đặt ra những thách thức to lớn đối với các quốc gia dân tộc trong việc bảo vệ ĐLDT. Ngày nay, xu thế toàn cầu hoá làm cho các mối đe dọa ANPTT trở nên phức tạp, đa dạng và nguy hiểm hơn; việc đối phó với nó đã và đang cuốn hút tất cả các quốc gia dân tộc, đặt ĐLDT của tất cả các

Page 77: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

73

nước trước những thách thức to lớn, nhất là chủ quyền, ANQG, lợi ích dân tộc. Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, trước tác động của các mối đe dọa ANPTT, nếu như không bảo đảm được độc lập tự chủ, định hướng chính trị, chủ quyền, quyền quyết định chính sách đối nội, đối ngoại, lợi ích quốc gia dân tộc, thì hội nhập quốc tế không thể đem lại hiệu quả thiết thực, quyền lực quốc gia trong các cơ quan quyền lực khu vực và quốc tế không được bảo đảm; trái lại còn có thể dẫn đến tình trạng bị lệ thuộc, phụ thuộc, thậm chí bị “hòa tan”. Điều này càng trở nên nguy hiểm đối với các nước chậm phát triển, đang phát triển, bởi vì họ thiếu những điều kiện để chống đỡ trước những tác động tiêu cực của các mối đe dọa ANPTT trong điều kiện toàn cầu hóa.

Trong tình hình mới, các mối đe doạ ANPTT đã và đang thách thức nền ĐLDT của Việt Nam, đặc biệt là sự vững chắc và phát triển bền vững của nền kinh tế, sự ổn định chính trị xã hội, độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh đất nước và cuộc sống các tầng lớp nhân dân [40]. Trong thời gian qua, Việt Nam đã thực hiện nhiều chủ trương, nội dung, biện pháp không chỉ để đối phó với các mối đe doạ ANPTT, mà còn để bảo vệ, củng cố nền ĐLDT, giữ vững chủ quyền quốc gia, thể chế chính trị, nền kinh tế đất nước trước các mối đe dọa đó. Đây còn là một nội dung, yêu cầu quan trọng của việc giải quyết mối quan hệ lớn “giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế” [48, tr.73] mà Việt Nam đã xác định, cần phải nhận thức đúng và giải quyết tốt trong tình hình mới.

Hai là, từ sự lợi dụng mối đe doạ an ninh phi truyền thống của các thế lực đế quốc, thù địch để xâm phạm độc lập dân tộc của Việt Nam.

Do các nước phát triển có ưu thế về vốn, khoa học, công nghệ, thị trường, nên trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa họ và các nước đang phát triển còn nhiều bất bình đẳng, phần lớn lợi ích của toàn cầu hoá được dồn vào các nước phát triển. Tận dụng ưu thế đi trước, có trình độ khoa học công nghệ cao, nắm giữ các nguồn lực kinh tế to lớn, các cường quốc phương Tây luôn chủ động sử dụng các thủ đoạn, tận dụng cơ hội làm sâu sắc thêm mâu thuẫn, trầm trọng thêm những khó khăn từ các mối đe doạ ANPTT, nhằm đẩy nhanh việc chuyển hóa, tiến tới lật đổ các quốc gia có chế độ chính trị khác. Các

Page 78: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

74

nước lớn thường ỷ lại vào thế mạnh về kinh tế, quân sự để chi phối các nước nhỏ, các nước nghèo bằng cách áp đặt quan điểm chính trị, dùng thủ đoạn bóc lột về kinh tế thông qua quan hệ trao đổi mua bán không bình đẳng, thậm chí tiến hành cả những cuộc chiến tranh xâm lược, các hoạt động lật đổ.

Hiện nay, CNTB vẫn là thế lực hùng mạnh cả về kinh tế và quân sự, nắm tuyệt đại bộ phận những thành tựu khoa học, công nghệ, của cải vật chất toàn nhân loại. CNTB ra sức lợi dụng quá trình toàn cầu hóa, lợi dụng các mối đe doạ ANPTT để áp đặt các “giá trị văn hóa”, các luật chơi đối với tất cả các quốc gia, đồng hóa về văn hóa các dân tộc trên thế giới. Những chính sách của các nước phát triển, những hoạt động của các tổ chức phi chính phủ trong giúp đỡ, hỗ trợ về vật chất, kỹ thuật đối với các quốc gia bị tác động bởi nạn động đất, sóng thần, thiên tai, dịch bệnh, khắc phục những thảm họa môi trường, sinh thái thường gắn với những điều kiện về chính trị, pháp luật, chủ quyền, thể chế kinh tế. Điều đó đã buộc các nước phải đấu tranh đòi quyền bình đẳng, tôn trọng, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc trong hợp tác quốc tế khắc phục, đối phó với mối đe doạ ANPTT. Vì thế, vấn đề đối phó với mối đe doạ ANPTT trở thành một nội dung trọng yếu của hợp tác quốc tế; là một yêu cầu cơ bản của việc bảo vệ ĐLDT của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện nay.

Ba là, xuất phát trực tiếp từ yêu cầu tồn tại và phát triển của các quốc gia dân tộc trong bối cảnh hiện nay.

Trong bối cảnh hiện nay, trước tác động của mối đe doạ ANPTT các quốc gia dân tộc trên thế giới,trong đó có Việt Nam không thể tồn tại và phát triển, nếu không giữ vững được, không bảo vệ được ĐLDT. Để bảo vệ ĐLDT, chủ quyền quốc gia và phát triển, tất cả các nước đều đã đưa ra và thực thi những đối sách đưa đất nước hội nhập với thế giới, giữ vững độc lập về đường lối, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và chủ quyền quốc gia. Tùy theo từng nước, tùy theo trình độ và quyết tâm của giới lãnh đạo cầm quyền và nhân dân các nước, mà các chiến lược, đối sách quốc gia đem lại hiệu quả nhiều hay ít trong bảo vệ ĐLDT, chủ quyền quốc gia và phát triển đất nước.

Page 79: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

75

Đẩy mạnh quan hệ quốc tế trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ ĐLDT là một hướng được các nước ngày càng quan tâm.

Hiện nay, các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang tăng cường ngoại giao đa phương, chia sẻ quan điểm, phối hợp hành động, tạo tiếng nói và sức mạnh, đối trọng tập thể trước các thế lực lớn để bảo vệ ĐLDT. Diễn đàn Liên hợp quốc (UN), Phong trào Không liên kết (NAM), Nhóm 77 (G77), Nhóm 20 (G20), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF), Đối thoại Sanghri La, Hiệp hội liên kết Mỹ La tinh (ALADI), Cộng đồng các nước Caribe (AEC), Tổ chức Thống nhất châu Phi (OAU), Diễn đàn Xã hội Porto Alegre… là những thiết chế toàn cầu, khu vực khá hữu hiệu, tạo ra sự thay đổi không thể phủ nhận về tương quan lực lượng trong cuộc đấu tranh chung, trong bảo vệ ĐLDT của các nước hiện nay.

Thế giới toàn cầu hóa là một không gian kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị ngày càng nhất thể hóa dưới sự tác động của quá trình hội nhập quốc tế do đông đảo các quốc gia dân tộc và các chủ thể quan hệ quốc tế khác triển khai. Các quốc gia dân tộc, các đảng cầm quyền và chính phủ mỗi nước, tuy vẫn còn đầy đủ chức trách, quyền hạn, nhưng đều trở thành bộ phận của các hệ thống, có trách nhiệm tuân thủ các thiết chế, quy định chung.

Thế giới toàn cầu hóa là cộng đồng, một xã hội quốc tế được vận hành trên cơ sở nền quản trị toàn cầu (global governance), bên cạnh quản trị quốc gia. Chủ thể sử dụng quyền lực quản lý toàn cầu rất đa dạng: các thiết chế liên kết quốc tế; các hiệp hội quốc tế của các công dân tự nguyện thuộc nhiều quốc gia; các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia... Chiều hướng vận hành của quyền lực không thuần tuý theo chiều từ trên xuống dưới, mà đa nguyên, đa chiều, trong đó phổ biến là theo chiều ngang. Hoạt động quản lý không còn là một quá trình ban bố mệnh lệnh, chế định chính sách đơn hướng, mà là một quá trình tác động qua lại giữa các chủ thể.

Thế giới toàn cầu hóa đang chịu sự chi phối, lũng đoạn của các thế lực phương Tây, trước hết là chính quyền ở các nước tư bản phát triển và các tập

Page 80: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

76

đoàn tư bản độc quyền xuyên quốc gia. Xét về tổng thể, quá trình toàn cầu hóa hiện nay là quá trình mở rộng, củng cố thị trường cho các tập đoàn tư bản độc quyền; là quá trình xác lập các quan hệ sản xuất TBCN trên quy mô toàn cầu; là quá trình tuyên truyền, phổ biến áp đặt chủ nghĩa tự do mới như hình thái ý thức hệ TBCN trong bối cảnh của thế giới đương đại; là quá trình xâm lăng văn hóa một cách thô bạo từ phía các cường quốc tư bản đến các quốc gia dân tộc; là quá trình can thiệp vừa tinh vi vừa trắng trợn vào công việc nội bộ, độc lập của các quốc gia có chủ quyền. Thế giới toàn cầu hoá là môi trường hợp tác; đồng thời là mặt trận đấu tranh gay go, quyết liệt của các quốc gia độc lập có chủ quyền và các lực lượng tiến bộ vì các mục tiêu hoà bình, ĐLDT, dân chủ và phát triển.

Thế giới hiện nay là một diễn đàn đối thoại, thị trường đầu tư chung, không gian sản xuất - kinh doanh liên hoàn, môi trường không thể thiếu cho hợp tác và phát triển. Mặt khác, chủ nghĩa tự do mới, trên cả hai phương diện ý thức hệ và chiến lược, chính sách của chủ nghĩa tư bản độc quyền hiện đại, đang được hàng loạt các thiết chế chính trị, kinh tế quốc tế… triển khai thông qua các chương trình cải cách cơ cấu, tự do hóa, tư nhân hóa…, đặt chính phủ của các quốc gia vào trách nhiệm nặng nề do các thế lực tư bản độc quyền định đoạt, đặt cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT của các nước đang phát triển vào tình thế gay go, quyết liệt. Trước các mối đe dọa ANPTT, các quốc gia dân tộc không thể tồn tại và phát triển nếu không hội nhập và nếu không bảo vệ được ĐLDT của mình.

Những phân tích trên cho thấy, tính cấp thiết của Việt Nam trong việc bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT hiện nay xuất phát trực tiếp từ các nguy cơ, uy hiếp bởi các mối đe doạ ANPTT; từ sự lợi dụng vấn đề này để can thiệp vào độc lập, chủ quyền quốc gia của các thế lực bên ngoài, các nước lớn, chủ yếu là phương Tây và Mỹ. Đồng thời, xuất phát trực tiếp từ yêu cầu tồn tại và phát triển của các quốc gia dân tộc trước sự tác động mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu sắc của các mối đe dọa ANPTT trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển sâu rộng.

Page 81: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

77

Trong xu thế toàn cầu hoá, trước tác động của mối đe dọa ANPTT, ĐLDT, đặc biệt là chủ quyền và lợi ích của các quốc gia dân tộc đang bị đặt trước những thách thức nghiêm trọng. Nếu Việt Nam không lựa chọn được chiến lược và những giải pháp thích hợp, thì mối đe dọa từ ANPTT có thể làm cho sức mạnh tổng hợp của quốc gia bị suy giảm tương đối, đe doạ đến ĐLDT và chủ quyền quốc gia dân tộc. Các mối đe dọa ANPTT làm cho an ninh quốc gia, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc trong đó có Việt Nam, đời sống của mỗi con người trở nên mong manh hơn, xâm hại đến những giá trị vốn có của ĐLDT.

Trong bối cảnh đó, việc bảo vệ và phát huy những giá trị truyền thống của các quốc gia độc lập có chủ quyền trên mọi lĩnh vực, không chỉ về kinh tế, chính trị, mà còn cả về văn hoá, tư tưởng, xã hội, chống lại mọi mưu toan áp đặt, đe doạ ĐLDT của các thế lực đế quốc là một vấn đề bức xúc, gay go và phức tạp đối với mỗi quốc gia dân tộc. Vấn đề ĐLDT, bảo vệ chủ quyền quốc gia và phát triển dân tộc Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá trước các mối đe dọa ANPTT đã trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.

Các quốc gia dân tộc trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng không thể phát triển được trong không gian toàn cầu với sự tác động mạnh mẽ bởi các mối đe dọa ANPTT, với sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nếu không có chiến lược phát triển phù hợp, không biết gia tăng sức mạnh của bản thân mình, kết hợp với sức mạnh thời đại để có thể thích ứng và đối phó được với tình hình và phát triển đi lên. Thực tế hiện nay, nhiều quốc gia dân tộc trên thế giới đã và đang thực hiện chiến lược, sách lược và đối sách nhằm gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phối hợp, hợp tác quốc tế đối phó và giải quyết các vấn đề ANPTT, bảo vệ ĐLDT, trước sự tác động mạnh mẽ và phức tạp của tình hình. Đó là dòng chủ đạo trong thực tiễn đấu tranh bảo vệ ĐLDT của nhân dân thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, trong điều kiện toàn cầu hóa tính tùy thuộc, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, các khu vực và toàn nhân loại ngày càng trở nên rõ

Page 82: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

78

ràng, chặt chẽ và sâu sắc. Những vấn đề ĐLDT, an ninh quốc gia của các nước trên thế giới trước mối đe dọa ANPTT ngày càng quan hệ chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng và tác động trực tiếp lẫn nhau. Trong điều kiện đó, vấn đề ĐLDT cũng cần phải có nhận thức mới trên nền tảng tư duy mới về dân tộc, về ĐLDT, về chủ quyền và lợi ích quốc gia dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa, trước tác động của các mối đe dọa ANPTT.

Tính tùy thuộc và sự quan hệ lẫn nhau giữa các quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa đã làm cho việc nhận thức về độc lập, tự chủ của nhiều quốc gia cũng có sự phát triển mới. Những vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc nêu trên về ĐLDT vẫn tiếp tục được khẳng định và càng cần phải nhấn mạnh hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa. “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”, nhưng đảm bảo và giữ vững được ĐLDT, không bị “hòa tan” là nguyên tắc và phương châm hành xử trong các mối quan hệ quốc tế của nhiều quốc gia dân tộc trên thế giới trong tình hình hiện nay, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam rất nặng nề, yêu cầu rất cao và toàn diện. Cho nên, mục tiêu, quan điểm, phương châm chỉ đạo, nhiệm vụ và các giải pháp bảo vệ Tổ quốc không chỉ liên quan đến vấn đề thuộc về ANTT, mà còn cả những vấn đề từ ANPTT và mối quan hệ giữa chúng.

3.1.2. Quan điểm của Việt Nam về nội dung, hình thức, biện pháp bảo vệ độc lập dân tộc trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống

Thứ nhất, quan điểm về bảo vệ độc lập dân tộc Bảo vệ ĐLDT là nột dung cốt lõi của bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Bảo vệ

ĐLDT là tổng thể những hoạt động của các chủ thể nhằm “phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm” [117], các hoạt động phá hoại để giữ gìn, bảo vệ ĐLDT. Đó là việc huy động sức mạnh nội sinh, sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, kết hợp với ngoại lực để bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm, phá hoại. Đó là hành vi “tự bảo vệ” trước sự tác động của tình hình và mọi sự đe dọa, uy hiếp, xâm phạm độc lập, chủ quyền, an ninh quốc gia từ bên ngoài. “Tự bảo vệ” vừa là “phương thức” vừa là “phương châm”

Page 83: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

79

chỉ đạo trong bảo vệ ĐLDT, bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ ĐLDT, bảo vệ Tổ quốc không có nghĩa chỉ bằng nỗ lực và sức mạnh của bản thân mình, mà phải kết hợp tốt với sức mạnh bên ngoài, tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn nhất để bảo vệ, đặc biệt trong điều kiện tác động mạnh mẽ của mối đe dọa ANPTT.

Hiện nay, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là một trong hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ toàn diện trên tất cả các nội dung cấu thành Tổ quốc, cả phương diện tự nhiên - lịch sử và cả phương diện chính trị - xã hội trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt nhau, không thể tách rời trong mục tiêu, nội dung bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Năm 2003, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám khoá IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới:

Một là, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; hai là, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; ba là, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, công nghiện hoá, hiện đại hoá đất nước; bốn là, bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; năm là, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hoá; sáu là, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hoà bình, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa [46, tr.45-46].

Năm 2006, Đại hội X của Đảng tiếp tục xác định: Bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hoá và an ninh xã hội; duy trì trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hành động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ [47, tr.108-109].

Năm 2011, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ rõ:

Page 84: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

80

Mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững hòa bình, ổn định chính trị, bảo đảm anh ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta [48, tr.81-82].

Năm 2013, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám khóa XI của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định tiếp tục thực hiện những mục tiêu, quan điểm, phương hướng, phương châm chỉ đạo nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc mà Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tám khóa IX năm 2003 đã đề ra, đồng thời bổ sung, phát triển Chiến lược bảo vệ Tổ quốc phù hợp với tình hình. Hội nghị chỉ rõ những vấn đề rất cơ bản của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, là phải: “Nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn bài học của ông cha ta: “Dựng nước đi đôi với giữ nước”; “giữ nước từ khi nước chưa nguy”; có kế sách ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa”. Phải thực hiện cho bằng được: “kinh tế phải vững, quốc phòng phải mạnh, thực lực phải cường, lòng dân phải yên, chính trị - xã hội ổn định, cả dân tộc là một khối đoàn kết thống nhất” [50, tr.168-169].

Thứ hai, quan điểm về bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT Bảo vệ ĐLDT Việt Nam trước các mối đe dọa ANPTT là một bộ phận

cấu thành của mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đặt trong điều kiện trước các mối đe dọa ANPTT. Theo đó, có thể quan niệm: Bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT là tổng thể hoạt động của quốc gia nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của đất nước kết hợp với sức mạnh bên ngoài để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, khắc phục những tác động tiêu cực từ ANPTTvà đấu tranh làm thất bại mọi hoạt động lợi dụng các mối đe dọa ANPTT, nhằm giữ gìn, bảo vệ vững chắc ĐLDT, chủ quyền quốc gia.

Bảo vệ ĐLDT Việt Nam trước mối đe dọa ANPT là quá trình phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, khắc phục những tác động tiêu cực từ các mối đe

Page 85: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

81

dọa ANPTT đến toàn bộ các nội dung cấu thành của ĐLDT. Các vấn đề ANPTT như biến đổi khí hậu, tội phạm công nghệ cao, an ninh lương thực, tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố... ngày càng uy hiếp nghiêm trọng đến an ninh quốc gia. Vì thế, vấn đề phát hiện, ngăn chặn, khắc phục những tác động tiêu cực từ sự uy hiếp, đe dọa đó trở thành vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT.

Bảo vệ ĐLDT Việt Nam trước các mối đe dọa ANPTT là quá trình đấu tranh làm thất bại mọi hoạt động lợi dụng các mối dọa ANPTT và lợi dụng việc hợp tác quốc tế trong đối phó với các mối đe dọa này, để xâm phạm ĐLDT, chủ quyền đất nước của các thế lực thù địch. Đây là vấn đề đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi các nước tư bản phát triển, các nước lớn ra sức đẩy mạnh việc lợi dụng quá trình hợp tác quốc tế đối phó với mối đe dọa ANPTT để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia dân tộc trên thế giới, yêu sách thay đổi chính sách, pháp luật, thậm chí đòi cải cách, thay đổi thể chế chính trị.

Đó là hai quá trình quan hệ chặt chẽ với nhau trong bảo vệ ĐLDT Việt Nam trước các mối đe dọa ANPTT, không được coi nhẹ một quá trình nào. Mối quan hệ hữu cơ này phải được nhận thức đúng và giải quyết tốt trong thực tiễn bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT. Bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT là phải trực tiếp phục vụ và góp phần hướng tới thực hiện thắng lợi mục tiêu, nội dung bảo vệ Tổ quốc; là phải tìm cách kết hợp các nhóm giải pháp để đưa lại hiệu quả cao nhất trong quá trình ứng phó với các mối đe dọa ANPTT.

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT được thể hiện một cách toàn diện, rõ nét và sâu sắc, đó là: bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN không chỉ là giữ vững chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, mà còn là bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc... Các nguy cơ đe dọa ANQG bao gồm cả nguy cơ quân sự và phi quân sự, cả từ bên trong và bên ngoài. Với ý nghĩa đó, ngoài việc phát triển

Page 86: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

82

luận điểm “thực hiện bảo vệ Tổ quốc từ xa”, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định “tự bảo vệ” là phương thức hữu hiệu để bảo vệ từng con người, từng tổ chức và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Đây là quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về phòng, chống các mối đe dọa ANPTT để bảo vệ ĐLDT trong tình hình mới.

Thứ ba, nội dung bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT Nội dung bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT là rộng lớn và

toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Các yếu tố cấu thành ĐLDT là: bảo vệ những giá trị thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc; là bảo vệ chủ quyền quốc gia về lãnh thổ, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, đối ngoại trong các quan hệ quốc tế, không bị lệ thuộc và phụ thuộc vào bên ngoài; là bảo vệ lợi ích dân tộc, chủ quyền quốc gia gắn với bảo vệ quyền con người; là đấu tranh chống mọi sự áp đặt, nô dịch dân tộc, sự lợi dụng từ các mối đe dọa ANPTT để chống phá ĐLDT, xâm phạm ANQG Việt Nam của các thế lực thù địch… trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời.

Bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT trên những nội dung cơ bản, cụ thể sau đây:

Một là, bảo vệ độc lập về chính trị, bảo vệ đường lối xây dựng và phát triển đất nước; bảo vệ độc lập, chủ quyền trong xác định đường lối đối nội, đối ngoại, định hướng phát triển trên các lĩnh vực của quốc gia trong các mối quan hệ quốc tế, không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào bên ngoài trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.

Hai là, là bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại và quyền con người trong các quan hệ quốc tế trước các mối đe dọa ANPTT.

Ba là, là đấu tranh ngăn chặn, chống lại mọi sự xâm phạm, phá hoại ĐLDT của các thế lực thù địch trước các mối đe dọa ANPTT; không ngừng gia tăng sức mạnh và khả năng bảo vệ ĐLDT của đất nước trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.

Page 87: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

83

Các nội dung bảo vệ ĐLDT quan hệ chặt chẽ với nhau trong chỉnh thể thống nhất của ĐLDT, gắn bó chặt với nội dung bảo vệ Tổ quốc; bảo vệ nội dung này cũng là góp phần bảo vệ nội dung khác và ngược lại.

Thứ tư,hình thức, biện pháp bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT Hình thức, biện pháp bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT rất

phong phú, đa dạng. Mỗi quốc gia dân tộc có thể thực hiện những hình thức, biện pháp khác nhau, nhằm bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT. Trong từng giai đoạn khác nhau, căn cứ vào tình hình cụ thể cũng như những tác động cụ thể của các mối đe dọa ANPTT khác nhau mà thực hiện những nội dung, hình thức, biện pháp bảo vệ khác nhau, đồng thời phải tìm cách kết hợp các nhóm giải pháp để đưa lại hiệu quả cao nhất trong quá trình ứng phó với các mối đe dọa ANPTT.

- Phải huy động sức mạnh tổng hợp, toàn diện của quốc gia. Đây là hình thức, biện pháp cơ bản đầu tiên mang tính quyết định đến khả năng và hiệu quả bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT của quốc gia. Bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT bao gồm tổng thể các hoạt động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, khắc phục những tác động tiêu cực, đấu tranh của quốc gia, với tư cách là một chủ thể trong quan hệ quốc tế. Nó bao gồm tổng thể các hoạt động nhằm huy động, phát huy mọi nguồn lực trong nước, sức mạnh nội sinh của quốc gia dân tộc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh để bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT. Yêu cầu bảo vệ ĐLDT đặt ra rất gay gắt trong điều kiện toàn cầu hóa và trước các mối đe dọa ANPTT, bao gồm cả việc giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất quốc gia, giữ vững độc lập tự chủ về chính trị, kinh tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

- Giữ vững định hướng phát triển đất nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, gia tăng sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Muốn bảo vệ được ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT, thì vấn đề quyết định là Việt Nam phải kiên định và xây dựng cho mình mạnh lên; phải giữ vững định hướng phát triển đất nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, gia tăng sức mạnh bảo vệ Tổ quốc. Đây là hình thức, biện pháp cơ bản vừa thể hiện tinh thần bảo vệ ĐLDT vừa tạo nền tảng, cơ sở

Page 88: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

84

để bảo vệ ĐLDT. Giải pháp đối phó với các mối đe dọa ANPTT cũng đồng thời nằm trong các giải pháp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, bảo đảm cho đất nước phát triển, độc lập chủ quyền, ANQG được giữ vững. Tiền đề quan trọng tăng cường sức mạnh quốc gia là đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước toàn diện và đồng bộ. Những vấn đề: phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của nhân dân, tăng cường quốc phòng và an ninh... là những vấn đề cơ bản tạo nên sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao nội lực để bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT.

- Phối kết hợp với các chủ thể quan hệ quốc tế khác để bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT. Đây là hình thức, biện pháp quan trọng trong điều kiện hiện nay. Bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT bao gồm cả các hoạt động phối kết hợp với các chủ thể quan hệ quốc tế khác, với các quốc gia khác, khu vực khác, với các tổ chức quốc tế và khu vực, như hợp tác song phương, đa phương, hợp tác khu vực, quốc tế, hợp tác quốc tế cụ thể trên các lĩnh vực. Ví dụ: hợp tác quốc tế trong chống khủng bố, trong chống dịch bệnh, khắc phục, phống chống thảm họa thiên tai, bão lụt, thảm họa môi trường sinh thái, trong phòng chống tội phạm công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia. Nghị quyết của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế ngày 10 tháng 4 năm 2013 xác định rõ quan điểm và chủ trương:

Chủ động và tích cực tham gia các cơ chế đa phương về quốc phòng, an ninh mà nước ta là thành viên, trước hết là các cơ chế trong khuôn khổ ASEAN và do ASEAN làm chủ đạo. Xây dựng và triển khai kế hoạch gia nhập các cơ chế đa phương khác; trong đó, có việc tham gia các hoạt động hợp tác ở mức cao hơn, như hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, kiểm soát phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, diễn tập chung và các hoạt động khác, đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và góp phần đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu ổn định, bền vững [17].

Page 89: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

85

- Phối kết hợp các chủ thể, lực lượng,các nhóm giải pháp tạo nên sức mạnh tổng hợp trong bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT

Theo quan điểm sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, nội lực, sức mạnh bên trong là chính; lực lượng bảo vệ Tổ quốc là cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Vì thế, chủ thể và lực lượng bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT là cả dân tộc, toàn thể hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các tổ chức và nhân dân; trong đó nhà nước - quốc gia với tư cách là vai trò chủ thể trong quan hệ quốc tế, là lực lượng chủ đạo; lực lượng vũ trang, quân đội và công an có vai trò đặc biệt quan trọng.

Quan điểm trước đây cho rằng, giải quyết các mối đe dọa ANPTT không phải là nhiệm vụ của quân đội, nhưng trong thực tế, khi xảy ra các mối đe dọa ANPTT, chỉ có quân đội Việt Nam phải phối hợp với quân đội các nước khác mới đủ khả năng và điều kiện để giải quyết. Trong thực tiễn, quân đội có đóng góp rất quan trọng về nhân lực, vật lực trong giải quyết các mối đe dọa ANPTT như: động đất, sóng thần, cháy rừng, bão lũ, các thảm họa thiên tai khác. Việc nâng cao hiệu quả hợp tác giữa quân đội Việt Nam với quân đội các nước ASEAN nhằm đối phó với mối đe dọa ANPTT ở khu vực để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền và an ninh quốc gia, hòa bình và ổn định khu vực đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết hiện nay.

Vấn đề đặt ra ở đây không chỉ là giải quyết các mối đe dọa ANPTT, mà là bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT. Xét dưới góc độ bảo vệ, quân đội không những là lực lượng quan trọng mà quân đội còn phải là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc nói chung, trong bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT nói riêng. Thực tiễn cũng đã chứng tỏ điều đó. Trong các phiên đối thoại Shangri-La năm 2014 và 2015 tại Singapore, ở các Hội nghị ADMM+ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã có các cuộc gặp song phương với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Singapore, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Brunei, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia và Bộ trưởng Quốc phòng

Page 90: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

86

Miammar. Các Hội nghị ADMM+ đã bàn đến việc phối hợp các nước giải quyết các vấn đề hợp tác trên biển, bảo đảm độc lập, chủ quyền biển các các nước ở Biển Đông, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, thực hiện xây dựng đảo nhân tạo làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái biển theo Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982 và DOC. Các cuộc gặp cũng nhấn mạnh về việc cần thiết phải thực thi đầy đủ và hiệu quả DOC, tiếp tục các nỗ lực sớm xây dựng COC.

Công an nhân dân cũng là một lực lượng quan trọng, không thể thiếu trong bảo vệ ĐLDT trước đe dọa ANPTT. Thật vậy, trong bối cảnh hiện nay, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tình hình an ninh, chính trị, kinh tế thế giới và khu vực bên cạnh mặt thuận lợi, tiếp tục có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất trắc, khó lường. Thế giới phải đối mặt với những vấn đề mang tính toàn cầu như khủng bố quốc tế, xung đột sắc tộc, dân tộc, tôn giáo, tranh chấp chủ quyền, lãnh thổ; những vấn đề ANPTT như biến đổi khí hậu, an ninh mạng, thiên tai, dịch bệnh,… đe dọa trực tiếp đến hoà bình, ổn định của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, đòi hỏi lực lượng công an nhân dân phải tích cực, chủ động mở rộng quan hệ đối ngoại, tham gia vào các tổ chức hợp tác an ninh quốc tế và khu vực…Phải tăng cường phối hợp, hiệp đồng với các ngành, đoàn thể trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, kết hợp với việc xây dựng lực lượng Công an nhân dân ngày càng trong sạch, vững mạnh [148].

Như vậy là, những nội dung bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Tính chất nguy hiểm, mức độ lây lan, tính chất xuyên quốc gia của các mối đe dọa ANPTT trong bối cảnh toàn cầu hóa, đòi hỏi và quy định yêu cầu, nội dung, hình thức, biện pháp, chủ thể, lực lượng và sự phối kết hợp giữa các nhân tố này trong bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT.

Page 91: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

87

3.2. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM TRƯỚC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG

3.2.1. Bảo vệ độc lập dân tộc trước tác động của biến đổi khí hậu Việt Nam là một quốc gia bị ảnh hưởng sâu sắc của biến đổi khí hậu, nên

vấn đề ứng phó với biến đổi khí hậu luôn được Đảng, Nhà nước, cũng như các cấp, các ngành chú trọng. Các chủ trương, giải pháp của Đảng và Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu được thường xuyên hoàn thiện, bắt nhịp kịp thời với những chuyển biến nhận thức, xu thế phát triển của vấn đề biến đổi khí hậu ở khu vực và trên thế giới. Điều đó thể hiện tầm nhìn chiến lược của Việt Nam, đã gắn việc ứng phó với biến đổi khí hậu với việc phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng phát triển bền vững, tạo nền tảng vững chắc cho việc bảo vệ ĐLDT.

- Triển khai các chủ trương,chính sách: Ngày 18 tháng 3 năm 2002, khi mà vấn đề ANPTT mới được nhận thức

và đề cập đến, BCHTW Đảng khóa IX đã ra Nghị quyết số 15-NQ/TW về đẩy nhanh công CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010. Trong đó, đã xác định rõ chủ trương ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi theo hướng sử dụng tổng hợp tài nguyên nước để cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, nước sinh hoạt và cải thiện môi trường sinh thái, phòng chống, hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quan điểm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất còn được đề cập đến trong Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 12 tháng 3 năm 2003 của BCHTW Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Năm 2007, khi gia nhập WTO Việt Nam đã cam kết thực hiện các quy chuẩn về phân loại sản phẩm liên quan đến lĩnh vực dịch vụ môi trường, Theo Hệ thống Phân loại sản phẩm chủ yếu của Liên Hiệp Quốc (CPC), ngành dịch vụ môi trường được định nghĩa bao gồm bao gồm các dịch vụ xử lý nước thải (CPC 9401), dịch vụ xử lý rác thải (CPC 9402), dịch vụ đánh giá tác động môi trường (CPC 94090), dịch vụ làm sạch khí thải (CPC 94040) và dịch vụ xử lý tiếng

Page 92: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

88

ồn (CPC 94050). Ngoài các nội dung cam kết trong lĩnh vực môi trường, các cam kết khác chủ yếu liên quan đến dịch vụ tư vấn kỹ thuật (CPC 8672), dịch vụ tư vấn kỹ thuật đồng bộ (CPC 8673) [24].

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đã xác định mục tiêu tạo điều kiện sống an toàn cho nhân dân đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung và các vùng thường xuyên bị bão, lũ, thiên tai, chủ động triển khai các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu. Mặc dù đây là một nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhưng vấn đề biến đổi khí hậu, khắc phục thiên tai, bão lụt, hạn hán được Đảng Cộng sản Việt Nam đề cập khá sâu sắc và cụ thể.

Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011) Việt Nam xác định rõ: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường” [48, tr.78]; và định hướng: “Quản lý, bảo vệ, tái tạo và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên quốc gia”. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 nêu rõ quan điểm: phát triển kinh tế - xã hội phải coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Cương lĩnh chỉ rõ nhiệm vụ: “Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm soát, ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển năng lượng sạch. Coi trọng nghiên cứu dự báo, thực hiện các giải pháp ứng phó với quá trình biến đổi khí hậu và thảm họa thiên nhiên” [48, tr.78].

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 trình bày tại Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu quan điểm: “Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”. Đồng thời, nhấn mạnh: “Phải đặc biệt coi trọng giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ để bảo đảm cho đất nước phát triển nhanh và bền vững”; “Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng” [48, tr.106].

Page 93: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

89

Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2012 của BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nghị quyết nêu lên quan điểm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phải gắn với tiết kiệm đất canh tác, bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Nhận thức đúng đắn vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái trước các mối đe dọa ANPTT, từ biến đổi khí hậu, trên cơ sở những chủ trương, giải pháp của Đảng, Nhà nước Việt Nam đã sớm xây dựng và ban hành các chính sách, quy phạm pháp luật, từng bước hình thành hành lang pháp lý, môi trường chính sách cho công tác phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo điều kiện cho việc giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, lợi ích dân tộc trước mối đe doạ từ biến đổi khí hậu, cũng như quá trình hợp tác quốc tế trong vấn đề này.

Cụ thể như: Chiến lược quốc gia Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020; Chiến lược Phát triển ngành Khí tượng Thủy văn đến năm 2020; Chiến lược Phát triển Thủy lợi đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược Tăng trưởng xanh; Luật Đê điều; Luật Tài nguyên nước; Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Pháp lệnh Phòng, chống lụt bão; Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi; Pháp lệnh Bảo vệ công trình khí tượng thủy văn. Đặc biệt, ngày 05 tháng 12 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và sau đó là Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu. Những chiến lược và kế hoạch đó tạo cơ sở quan trọng cho Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia dân tộc trước tác động của biến đổi khí hậu.

- Xây dựng cơ cấu hệ thống tổ chức, cơ chế hoạt động để phối hợp các nguồn lực của xã hội:

Ở Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường được Chính phủ giao là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, thực hiện các biện pháp bảo vệ độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia dân tộc. Trong cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường có Cục Khí tượng Thủy văn

Page 94: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

90

và Biến đổi khí hậu là cơ quan chuyên môn, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện quản lý, điều phối các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương, Ủy ban Quốc gia về tìm kiếm cứu nạn, các tổ chức phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai ở các địa phương cũng được kiện toàn, bổ sung theo hướng phù hợp với bối cảnh biến đổi khí hậu.

Để tăng cường công tác chỉ đạo, điều phối liên ngành thực hiện các chiến

lược, chương trình, đề án, dự án liên quan đến biến đổi khí hậu, Ủy ban Quốc

gia về biến đổi khí hậu được thành lập, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ

quan thường trực của Ủy ban. Nhiều Bộ, ngành, địa phương đã thực hiện các

chương trình, dự án đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến độc lập, chủ

quyền quốc gia, an ninh đất nước, đến ngành mình, địa phương mình, những

địa bàn, khu vực để làm căn cứ xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với

biến đổi khí hậu phù hợp. Đây chính là cơ chế hoạt động phối hợp các nguồn

lực của xã hội trong ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ độc lập, chủ

quyền, lợi ích quốc gia dân tộc.

Trong Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu và Kế hoạch hành động

quốc gia về biến đổi khí hậu đã khẳng định rõ một số vấn đề cơ bản cần chú ý

trong nhận thức và hành động:

Một là, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh công tác bảo

vệ tài nguyên, môi trường có ý nghĩa sống còn, quan hệ mật thiết, tác động

qua lại, quyết định sự phát triển bền vững và độc lập, tự chủ của đất nước; là

nền tảng để hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo

đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng xã hội thân thiện với môi trường, hướng

tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững, ổn định xã hội.

Hai là, nhấn mạnh biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng nhất đối

với toàn nhân loại, ảnh hưởng sâu sắc và làm thay đổi toàn diện đời sống xã

hội toàn cầu, tính độc lập và sự ổn định của các quốc gia. Để chủ động ứng

phó với biến đổi khí hậu phải tiến hành đồng thời các hoạt động thích ứng và

Page 95: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

91

giảm nhẹ, trong đó thích ứng với biến đổi khí hậu là trọng tâm và coi giảm

nhẹ khí nhà kính là cơ hội để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.

Ba là, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh bảo vệ tài nguyên, môi trường phải trên cơ sở tiếp cận quản lý tổng hợp, liên ngành, liên vùng, tính đủ lợi ích tổng thể quốc gia và đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên liên quan, giữa các thế hệ; dựa trên nội lực là chính, đồng thời phát huy hiệu quả nguồn lực hỗ trợ và kinh nghiệm quốc tế và ứng dụng khoa học, công nghệ với bước đi phù hợp với từng giai đoạn phát triển.

Bốn là, khẳng định việc ứng phó với biến đổi khí hậu là quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi tổ chức, cá nhân và cộng đồng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự tham gia, giám sát của toàn xã hội. Trên cơ sở đó, khẳng định trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ ĐLDT trước tác động từ biến đổi khí hậu cho các tầng lớp nhân dân.

Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, Chiến lược của Chính phủ Việt Nam xác định: phải nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai; đánh giá được các nguy cơ thiên tai; nâng cao năng lực và lồng ghép phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của các vùng, miền; nâng cao nhận thức, hình thành ý thức thường trực ứng phó với biến đổi khí hậu của các ngành, các cấp, cộng đồng dân cư và người dân; nâng cao khả năng thích ứng của hệ thống hạ tầng, công trình thủy lợi, kinh tế - xã hội, cộng đồng dân cư trước tác động của biến đổi khí hậu, trước hết cho các vùng đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, dải ven biển miền Trung và khu vực đồng bằng sông Hồng; đảm bảo 100% chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lĩnh vực và vùng được xây dựng, cập nhật, bổ sung có tính đến các yếu tố biến đổi khí hậu. Trong đó, chú ý giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: giảm cường độ phát thải khí nhà kính trong các ngành, lĩnh vực từ 8 - 10% so với năm 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị GDP từ 1 - 1,5% mỗi năm, giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 10 - 20% so với phương án phát triển thông thường; năng lượng mới

Page 96: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

92

và tái tạo chiếm từ 5 - 7% trong cơ cấu năng lượng chung; đưa giảm nhẹ phát thải và hấp thụ khí nhà kính thành các chỉ tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng được thị trường tín chỉ các-bon trong nước và tích cực tham gia vào thị trường tín chỉ các-bon quốc tế [170].

Theo đó, xác định tập trung xây dựng và phát triển năng lực giám sát,

cảnh báo khí hậu, thiên tai; xây dựng và phát triển năng lực chủ động phòng

tránh, giảm nhẹ thiên tai phù hợp với điều kiện từng vùng, miền trong bối

cảnh biến đổi khí hậu. Triển khai thực hiện Chương trình đồng bằng sông

Cửu Long và Chương trình đồng bằng sông Hồng về quản lý tài nguyên nước;

xây dựng quy hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên nước cho các lưu vực sông

lớn, chủ động phòng, tránh lũ, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển

dâng. Từng bước hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa lực lượng tìm kiếm cứu

nạn các cấp từ Trung ương tới địa phương. Nâng cao năng lực chống chịu với

biến đổi khí hậu của hệ thống hạ tầng kỹ thuật, kinh tế - xã hội quốc gia, địa

phương và của cộng đồng.

- Tổ chức thực hiện: Trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2015 Việt Nam đã triển khai hai

chiến lược lớn của Chính phủ gồm Chiến lược Quốc gia về Biến đổi khí hậu

(2011) và Chiến lược Quốc gia về Tăng Trưởng Xanh (2012). Cả hai chiến

lược đã vạch ra các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, trong đó có mục

tiêu giảm 10% khí nhà kính, so với năm 2010, mục tiêu sử dụng năng lượng

tiết kiệm và hiệu quả trong Chiến lược quốc gia về Tăng Trưởng Xanh.. triển

khai Chương trình Hỗ trợ Ứng phó với Biến đổi khí hậu (SPRCC).Đánh giá

việc thực hiện SPRCC cho thấy, thời gian qua đã thúc đẩy việc phát huy

nhiều hoạt động về chủ động tăng cường tính sẵn sàng trước thiên tai và quan

trắc khí hậu, an ninh nước và chủ động ứng phó phù hợp với kịch bản nước

biển dâng tại các vùng dễ bị tổn tương... Cụ thể là Luật Phòng chống giảm

nhẹ thiên tai đã được xây dựng và có hiệu lực từ năm 2013 và Luật Tài

nguyên nước năm 2012.

Page 97: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

93

Về tài chính, đến nay SPRCC đã cung cấp nguồn kinh phí bổ sung cho các nhiệm vụ ưu tiên về biến đổi khí hậu của Chính phủ. Tính đến cuối năm 2014, tổng mức đóng góp của SPRCC từ các nhà đồng tài trợ theo hình thức hỗ trợ ngân sách cho Chính phủ đạt hơn 1 tỉ USD. Đồng thời, một cơ chế tài chính được thiết lập mang tính cải tiến để cấp vốn cho các dự án biến đổi khí hậu tại địa phương và là một đóng góp quan trọng để thiết lập một hệ thống quốc gia về hỗ trợ tài chính cho biến đổi khí hậu [167].

Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực Ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020. Văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn khẩn trương hoàn thiện xây dựng Đề án thành lập Trung tâm Quốc gia đào tạo, huấn luyện và thao diễn tập tổng hợp phòng, chống ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo Quyết định số 1041/QĐ-TTg ngày 24/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

Tính chủ động của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa từ biến đối khí hậu còn thể hiện ở chỗ, đã tham gia tích cực vào các diễn đàn thế giới và khu vực về ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, đặc biệt là các hoạt động hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường trong khu vực châu Á, các nước ASEAN, các nước Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng. Việt Nam đã sớm tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto, triển khai các hoạt động thực hiện Công ước, quan tâm xây dựng chính sách, pháp luật và phát triển tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã và đang tích cực thực hiện các nghĩa vụ của một nước thành viên Công ước Khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Nghị định thư Kyoto; có vai trò ngày càng tích cực và có trách nhiệm trong các diễn đàn, hội nghị quốc tế về biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng tham gia tích cực vào các tổ chức giảm nhẹ thiên tai khu vực và toàn cầu như: Trung tâm giảm nhẹ thiên tai châu Á (ADRC), Trung tâm phòng ngừa thiên tai châu Á (ADPC), Ủy ban quản lý thiên tai ASEAN (ACDM), Ủy ban bão (TC), Đối tác giảm nhẹ thiên tai (NDM-P), Hội nghị về biến đổi khí hậu (COP 21) v.v. Đồng thời, Việt Nam

Page 98: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

94

cũng tích cực tham gia ký kết và thực hiện những cam kết quốc tế, như về chống khủng bố, chống biến đổi khí hậu, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, buôn bán phụ nữ và trẻ em, bảo đảm an ninh biển, an ninh hàng hải. Đặc biệt tại COP 21, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã đưa ra cam kết mạnh mẽ của Việt Nam góp phần cùng cộng đồng quốc tế ứng phó với BĐKH. Đồng thời tuyên bố, Việt Nam sẽ đóng góp 1 triệu USD vào Quỹ Khí hậu xanh giai đoạn 2016-2020 và cam kết giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và có thể giảm đến 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ tích cực triển khai các chiến lược, Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH trên nhiều lĩnh vực với các biện pháp thiết thực [2].

- Kết quả đạt được: Tính đến giai đoạn 2012 - 2015, Việt Nam thực hiện Kế hoạch ưu tiên 10

chương trình, đề án trọng tâm về các vấn đề biến đổi khí hậu; công nghệ dự báo và mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn; quản lý các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; dự án chống ngập úng tại một số thành phố lớn; cải tạo hệ thống đê biển; phát triển mô hình cộng đồng ứng phó với biến đổi khí hậu. Khả năng bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT biểu hiện ở sức mạnh bảo vệ được tăng cường, khả năng ứng phó với các mối đe dọa ANPTT được nâng cao. Đây là yếu tố và là kết quả cơ bản bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT của Việt Nam thời gian qua.

Từ năm 2003, Hội nghị Trung ương 8 khóa IX của Đảng đã nhận định: “Chúng ta hoàn toàn có khả năng giữ vững hoà bình, ổn định để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN” [13, tr.4]. Khả năng của đất nước trong bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT được biểu hiện rõ ràng ở sự phát triển kinh tế, xã hội; ở chỗ sự nghiệp đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam gần ba mươi năm qua đã đạt được thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử.

Trong phần đánh giá tổng quát kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội XI (dự thảo) trình Đại hội XII có nêu: bảo vệ tài nguyên môi trường và ứng phó

Page 99: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

95

với biến đổi khí hậu có những chuyển biến tích cực; an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo,đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện” [52, tr.4].

Những thành tựu trên lĩnh vực này không chỉ giúp Việt Nam ứng phó ngày một hiệu quả với những tác động của biến đổi khí hậu,mà quan trọng hơn là giữ vững ổn định kinh tế - xã hội, ổn định lòng dân, bảo vệ độc lập dân tộc, phát triển đất nước theo hướng bền vững.

3.2.2. Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh kinh tế, tài chính An ninh kinh tế của quốc gia thực chất là bảo đảm cho sự phát triển kinh

tế của đất nước được thăng bằng; bảo đảm chủ quyền độc lập kinh tế của đất nước, nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của các ngành sản xuất trụ cột, bảo đảm sự cung cấp ổn định và bền vững về thị trường, năng lượng, tài chính, tiền tệ..., làm chỗ dựa cho sự phát triển kinh tế, đủ sức chống đỡ trước sự chấn động kinh tế trong nước và quốc tế.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang đứng trước những cơ hội to lớn, lẫn thách thức không nhỏ và những yêu cầu mới về bảo đảm an ninh kinh tế trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những năm qua, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp; kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức; các thế lực thù địch, phản động tăng cường hoạt động chống phá; tình hình tội phạm có xu hướng gia tăng; hệ lụy từ những tác động tiêu cực của các loại tội phạm trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, tiền tệ, đối với an ninh, trật tự , an toàn xã hội còn diễn biến khó lường.

An ninh kinh tế, tài chính là một vấn đề khá phức tạp, mối đe dọa của nó đối với ĐLDT của Việt Nam đến từ nhiều góc độ khác nhau:

Thứ nhất, quá trình tái cơ cấu kinh tế bộc lộ những bất cập: số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn lớn, giải quyết việc làm còn khó khăn, tác động tiêu cực đến an sinh và ổn định xã hội, làm nảy sinh phức tạp về an ninh, trật tự. Tình trạng lợi dụng kẽ hở trong chủ trương, chính sách kinh tế để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước vẫn xảy ra, tình trạng trốn thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế giá trị gia tăng, lợi dụng tạm nhập tái xuất để buôn lậu, đã tác động xấu đến an ninh tài chính, ngân hàng. Tình trạng doanh nghiệp, dự án

Page 100: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

96

FDI vắng chủ, nợ thuế, trốn thuế và nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, nợ vốn vay của các tổ chức tín dụng trong nước bỏ trốn, tác động xấu đến môi trường kinh doanh, đầu tư tại Việt Nam.

Thứ hai, công tác quản lý người lao động nước ngoài tại các dự án còn lỏng lẻo, thậm chí vi phạm nhiều quy định về cấp phép lao động, dẫn đến mất ổn định về an ninh, trật tự tại địa phương. Hoạt động khai thác khoáng sản chưa được quản lý chặt chẽ gây thất thoát tài nguyên, tác động xấu đến môi trường. Ví dụ: Việc cấp phép cho các nhà đầu tư Trung Quốc ở nhiều địa điểm chiến lược của Việt Nam như Bô xít ở Tây nguyên; gang thép ở Vũng Áng (Hà Tĩnh)…có thể tạo ra những mối đe dọa tới an ninh và ĐLDT của Việt Nam.

Thứ ba, trong hợp tác kinh tế, đối tác nước ngoài lợi dụng sự yếu kém trong quản lý kinh tế và tình trạng khó khăn về tài chính của nhiều doanh nghiệp Việt Nam để chi phối, tìm cách đưa các công nghệ, thiết bị lạc hậu vào nước ta.Ví dụ như hàng loạt các nhà máy xi măng lò đứng nhập từ Trung Quốc vào nhiều tỉnh phía Bắc của Việt Nam.

Thứ tư, tội phạm kinh tế, tham nhũng, lãng phí xảy ra rất phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Năm 2013 đã phát hiện 12.138 vụ vi phạm về trật tự quản lý kinh tế, nhiều hơn 518 vụ so với năm 2012; 435 vụ tham nhũng, nhiều hơn 104 vụ so với năm 2012. Tội phạm tham nhũng chủ yếu xảy ra trong các dự án đầu tư, quản lý tài sản công, xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng đất đai, thực hiện chính sách xã hội. Tình hình buôn lậu vàng, ngoại tệ, thuốc lá, hàng tiêu dùng và một số mặt hàng cao cấp, có giá trị kinh tế cao vẫn còn diễn biến phức tạp. Theo báo cáo của Cục cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng - Bộ Công an, trong năm 2015, đơn vị đã trực tiếp điều tra 93 vụ với 455 bị can; phát hiện khởi tố mới 37 vụ với 64 bị can; mở rộng điều tra khởi tố mới 62 bị can. Đơn vị đã làm tốt công tác là đầu mối thường trực của Bộ Công an trong theo dõi, tập hợp, chỉ đạo, đôn đốc các vụ án tham nhũng thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi, chỉ đạo trong toàn quốc [67].

Page 101: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

97

Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện các chủ trương, giải pháp đảm bảo an ninh kinh tế, tài chính, tiền tệ, của các cơ quan chức năng còn bộc lộ một số thiếu sót, bất cập, nhất là trong công tác bảo vệ bí mật nhà nước. Tình hình tội phạm kinh tế, tham nhũng, lãng phí, nhất là trên lĩnh vực tài chính, tiền tệ vẫn xảy ra rất phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, gây thiệt hại nghiêm trọng tài sản của Nhà nước, tổ chức và công dân.

Nguyên nhân tình trạng trên có nhiều, nhưng chủ yếu là do cấp ủy, lãnh đạo một số cơ quan, tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ vị trí, tầm quan trọng của công tác đảm bảo an ninh kinh tế, tài chính, tiền tệ, còn chủ quan, sơ hở, mất cảnh giác, chưa chú trọng bảo vệ bí mật nhà nước; đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, nhân viên bị suy thoái, xuống cấp, thậm chí móc nối với đối tượng bên ngoài để thực hiện hành vi phạm tội [116].

Trong thời gian tới, tình hình kinh tế, tài chính, tiền tệ thế giới, khu vực còn diễn biến phức tạp; các mối đe dọa ANTT và phi truyền thống tiếp tục gia tăng, trong đó an ninh kinh tế, tài chính, tiền tệ đang đặt ra nhiều thách thức lớn đối với lợi ích và an ninh của nhiều quốc gia. Việt Nam vẫn đứng trước nhiều thách thức lớn, đan xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp. Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn tồn tại. Do tác động của những khó khăn về kinh tế - xã hội và ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài, tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, tiền tệ sẽ diễn biến phức tạp với tính chất và mức độ nguy hiểm hơn so với trước đây.

Để đảm bảo an ninh kinh tế, tài chính, tiền tệ, cần đổi mới nhận thức, tư duy về vị trí, tầm quan trọng của công tác đảm bảo an ninh kinh tế, tài chính, tiền tệ trong chiến lược bảo vệ ANQG; theo đó, an ninh kinh tế, tài chính, tiền tệ là nền tảng và là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chiến lược ANQG. Đây là trách nhiệm của các cấp, các ngành, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của Chính phủ để tạo ra tiền đề, môi trường thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vì vậy, cần xem đây là bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến

Page 102: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

98

lược phát triển kinh tế - xã hội, cũng như chiến lược phát triển trong từng ngành, lĩnh vực kinh tế, tài chính, tiền tệ của đất nước. Việt Nam cần quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả phương châm, nguyên tắc là “chủ động phòng ngừa, giữ vững bên trong là chính”, “tự bảo vệ mình là chính”. Xác định “chủ động phòng ngừa, giữ vững bên trong” không đơn thuần chỉ là bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, mà là một nội dung cốt lõi của từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ngay trên từng địa bàn; đi liền đó là hệ thống các giải pháp thiết thực, khả thi, phục vụ có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về cơ cấu lại nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm phúc lợi xã hội và an sinh xã hội. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong quá trình thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế - xã hội.

Trong các lực lượng tham gia, Công an giữ vai trò nòng cốt, có ý nghĩa góp phần tạo ra tiền đề, môi trường thuận lợi cho quá trình thực hiện. Ngành công an cần chủ động nắm tình hình việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về kinh tế, tài chính, tiền tệ; kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót để tham mưu với Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục. Tham mưu, phối hợp giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện, đình công, lãn công, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng lao động và quyền lợi của người lao động, đồng thời đấu tranh vô hiệu hóa hoạt động lợi dụng kích động công nhân đình công, lãn công của các thế lực thù địch, phản động. Chủ động phối hợp giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp nảy sinh có liên quan đến an ninh, trật tự, các vụ kiện, tranh chấp kinh tế, thương mại quốc tế, bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia và của doanh nghiệp Việt Nam.

Quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và quy định của Nhà nước về công tác tổ chức, cán bộ, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ. Chỉ đạo triển khai thực hiện các giải pháp bảo vệ chặt chẽ an ninh chính trị nội bộ, vô hiệu hoá hoạt động thâm nhập, tác động,

Page 103: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

99

thông qua kinh tế nhằm chuyển hóa nội bộ, thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động. Tăng cường bảo vệ bí mật nhà nước, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức cũng như ý thức trách nhiệm của các ngành, các cấp và của cán bộ, công nhân viên đối với công tác này; coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của cơ quan, tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ, trong đó phải gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.

Chủ động nắm tình hình, sớm phát hiện những biểu hiện “tự diễn biến” “tự chuyển hóa” trong nội bộ cơ quan, tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ để giải quyết, xử lý kịp thời. Tập trung phát hiện những cán bộ, đảng viên có biểu hiện mơ hồ về lập trường chính trị, có quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch; có lối sống thực dụng, phẩm chất đạo đức không lành mạnh, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để đấu tranh, xử lý theo các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Trong đảm bảo an ninh kinh tế cũng cần tăng cường công tác trao đổi, phối hợp giữa cơ quan Công an với các cơ quan, tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong đảm bảo an toàn, an ninh mạng. Xây dựng các quy định, quy trình, quy chuẩn, hệ thống bảo đảm an toàn, an ninh mạng; hệ thống phát hiện, cảnh báo các dấu hiệu bất thường liên quan đến công tác bảo mật; tăng cường trao đổi kinh nghiệm, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trong rà soát, phát hiện và phòng ngừa sự cố, khắc phục lỗ hổng bảo mật. Tổ chức kiểm tra, đánh giá toàn diện công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin tại các cơ quan, tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ; từ đó đề ra các giải pháp khắc phục và phòng ngừa nguy cơ mất an ninh, an toàn mạng, bảo vệ bí mật nhà nước trên không gian mạng.

Để đảm bảo an ninh kinh tế Việt Nam cần tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ (24-2-2011). Tăng cường công tác phát hiện, đấu tranh với tội phạm kinh tế, tham nhũng, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, quản lý sử dụng đất đai, vốn, tài sản của Nhà nước; phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, xử lý, đảm bảo đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không để oan sai, thu

Page 104: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

100

hồi tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt, hạn chế thiệt hại xảy ra. Cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông đại chúng, các ngành kinh tế, tài chính, tiền tệ trong công tác tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, công nhân viên và nhân dân về các phương thức, thủ đoạn phạm tội của số đối tượng hoạt động “tín dụng đen”, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế, tài chính, tiền tệ, phát hiện kịp thời những sơ hở, thiếu sót, kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành bổ sung, sửa đổi, có biện pháp khắc phục, không để tội phạm lợi dụng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại tài sản của Nhà nước, tổ chức và công dân.

Ngoài ra, việc tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện bộ tiêu chí, tiêu chuẩn về an ninh, an toàn đối với hoạt động kinh tế - kỹ thuật, dịch vụ tài chính, tiền tệ, nhất là ở những ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và các lĩnh vực nhạy cảm, then chốt của nền kinh tế cũng rất cần thiết. Hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn này phải tương thích với chuẩn quốc tế, phù hợp với từng ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ; là cơ sở quan trọng cho việc tạo lập, quản lý, giám sát an ninh, an toàn hoạt động của các loại thị trường, nhất là thị trường vốn, tiền tệ và các thị trường khác. Khẩn trương thiết lập, vận hành hệ thống quản lý, giám sát, cảnh báo các hiểm họa, các nguy cơ đe dọa gây mất an ninh, an toàn hoạt động kinh tế - kỹ thuật, dịch vụ tài chính, tiền tệ.

- Kết quả đạt được: Cho đến nay Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng trong đảm

bảo an ninh kinh tế, tài chính. Theo Báo cáo về tình hình kinh tế, xã hội năm 2013, kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 và nhiệm vụ năm 2014 - 2015, Việt Nam đã thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Điều hành linh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tài khóa và tiền tệ. Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm từ 18,13% năm 2011 xuống còn 6,81% năm 2012, 9 tháng năm 2013 là 4,63%, cả năm khoảng 7% (kế hoạch khoảng 8%) [5]. Tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng được kiểm soát phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ

Page 105: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

101

mô và bảo đảm tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay giảm mạnh. Tỷ giá cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối tăng nhanh, đạt mức khoảng 12 tuần nhập khẩu. Tình trạng đô-la hóa, vàng hóa giảm đáng kể. Niềm tin vào đồng tiền Việt Nam tăng lên. Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu. Xuất khẩu cả năm tăng 14,4% (kế hoạch 10%); bình quân 3 năm tăng 22%/năm (kế hoạch 5 năm 12%/năm). Nhập khẩu năm 2013 tăng 15,6%, nhập siêu khoảng 0,4% tổng kim ngạch xuất khẩu (kế hoạch 8%) [32]. Cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt. Quan hệ thương mại và đầu tư tiếp tục được mở rộng với hầu hết các quốc gia và nền kinh tế. Tăng cường quản lý ngân sách, chống thất thu và tiết kiệm chi. Năm 2011 - 2012 đã cố gắng cân đối ngân sách theo kế hoạch. Năm 2011 tăng trưởng GDP đạt 6,24%, năm 2012 chỉ đạt 5,25%; năm 2013 tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 4,76%, quý II tăng 5%, quý III tăng 5,54%), cả năm tăng khoảng 5,4%. Trong điều kiện khó khăn, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn giữ được ổn định và tăng trướng khá, bình quân 3 năm, GDP tăng khoảng 5,6%/năm. Sản xuất công nghiệp, xây dựng từng bước được phục hồi; khu vực nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định; các ngành dịch vụ tăng trưởng khá [161, tr.3].

Vấn đề này đã được thế giới ghi nhận. Mạng Eurasia Review dẫn đánh giá của các chuyên gia Viện Nghiên cứu phát triển thuộc Đại học Tổng hợp Pari nhận định kinh tế Việt Nam là “một hiện tượng phát triển thần kỳ ở châu Á” sau nhiều năm khó khăn nghiêm trọng do chiến tranh gây ra; “Chỉ trong vòng 15 năm, đã có 25 triệu người dân Việt Nam thoát nghèo” [164, tr.8]. “Việt Nam là một thị trường quan trọng và đang phát triển đối với các nhà sản xuất của Mỹ, Việt Nam cũng là động lực đối với nền kinh tế Mỹ, giúp đạt mục tiêu tạo hơn 28.000 việc làm tại Mỹ thông qua hoạt động xuất khẩu hàng Mỹ” [137, tr.8].

Phòng Thương mại Công nghiệp Pari phối hợp với Cơ quan phát triển giao thương quốc tế UBIRANCE cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp tại Việt Nam tổ chức tại Pari - Pháp cuộc Hội thảo với chủ đề “Việt

Page 106: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

102

Nam - con rồng mới của ASEAN”, đa số đã đánh giá Việt Nam là đất nước cởi mở, đang trên đường phát triển mạnh trong khối các nước ASEAN, Việt Nam xứng đáng được coi là “con rồng mới” của các nước ASEAN [109, tr.8].

Theo Báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) công bố ngày 12 tháng 6 năm 2013, Việt Nam nằm trong tốp đầu các quốc gia hoàn thành các mục tiêu quốc tế về xóa đói giảm nghèo. Đã có 38 quốc gia hoàn thành các mục tiêu đó, trong đó có việc cắt giảm một nửa tỷ lệ nghèo đói vào năm 2015. Riêng Việt Nam hoàn thành mục tiêu cắt giảm 50% số người thiếu ăn trong các giai đoạn 1990 - 1992 và 2010 - 2012. Việt Nam đang nổi lên như một công xưởng sản xuất đầy hứa hẹn với nhiều lợi thế, trong đó có lực lượng lao động dồi dào, khoảng 75% dân số ở độ tuổi dưới 40 và chi phí nhân công có tính cạnh tranh cao. Trong 5 năm gần đây, các nhà khoa học Việt Nam đã tạo hơn 142 giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng cao, trong đó, đã chọn tạo và tuyển chọn được gần 100 giống lúa mới, đưa năng suất lúa bình quân cả nước đạt trên 52,3 tạ/ha năm 2010, đứng đầu Đông Nam Á [12, tr.177]. Trong việc xóa đói giảm nghèo, Việt Nam cũng tập trung đẩy mạnh và đạt được kết quả đáng khích lệ, góp phần gia tăng sức mạnh quốc gia, bảo vệ ĐLDT. Đến tháng 3 năm 2014, Việt Nam đã ban hành 501 văn bản pháp luật chính sách liên quan đến giảm nghèo, trong dó có 188 văn bản đang có hiệu lực; tỷ lệ nghèo đói từ 58% năm 1992 xuống còn 7,6% vào cuối năm 2013 [156, tr.66].

Việt Nam đã thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài khá lớn, trước hết là FDI từ các mối quan hệ thương mại với gần 230 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu hút được nhiều nghìn dự án FDI từ gần 90 nước và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký hàng trăm tỷ USD. Nhiều nhà đầu tư lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia đã và đang đặc biệt quan tâm đến Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng thế giới (WB) trong ứng phó với biến đổi khí hậu tại Đồng bằng sông Cửu Long, trên cơ sở kế hoạch được xây dựng nhờ Hà Lan giúp đỡ.

Cùng với nguồn vốn FDI và ODA, viện trợ không hoàn lại của các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài (FNGO) đã trở thành một nguồn lực rất quan

Page 107: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

103

trọng. Đánh giá viện trợ phi chính phủ không thể dừng lại ở con số bởi sự trợ giúp của các FNGO, không chỉ là viện trợ vật chất mà bao gồm cả chuyển giao kinh nghiệm, công nghệ, nâng cao dân trí, năng lực, chăm sóc y tế, phổ cập giáo dục… Sự giúp đỡ của các FNGO có ý nghĩa thiết thực và đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đây là nguồn lục không thể thiếu trong công cuộc phát triển đất nước nói chung và bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT nói riêng.

Kết quả chung, kinh tế đã đạt tốc độ tăng trưởng cao và được xếp vào nhóm tăng trưởng cao trên thế giới. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, tổng sản phẩm quốc nội đến năm 2014 đã đạt khoảng 184 tỷ USD. Từ năm 2008, với mức GDP bình quân đầu người đạt 1.047 USD (giá thực tế), Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước đang phát triển có thu nhập thấp, để gia nhập nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân 4 năm 2011-2014 đạt 5,82%, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của các nước ASEAN cùng thời kỳ(4). GDP bình quân đầu người năm 2011 là 1.517 USD, năm 2012 là 1.749 USD, năm 2013 là 1.908 USD, năm 2014 đạt 2.028 USD(5). Lạm phát được kiểm soát, tỷ lệ lạm phát đã giảm mạnh từ mức 18,13% (năm 2011) xuống 6,81% (năm 2012), còn 6,04% vào năm 2013 và chỉ còn khoảng 3% năm 2014 [138].

An ninh kinh tế, tài chính, tiền tệ là những vấn đề khá phức tạp, để hạn chế những rủi ro tài chính và tiến tới đẩy lùi nguy cơ khủng hoảng kinh tế, tài chính ở các mức độ khác nhau, bảo đảm an ninh kinh tế, tài chính và bảo vệ ĐLDT trước nguy cơ này, Việt Nam đã nhìn nhận khách quan các yếu tố gây nên rủi ro kinh tế, tài chính. Trên cơ sở đó, đề ra và thực hiện các biện pháp phù hợp, cơ bản bảo đảm ổn định, phục vụ có hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa từ vấn đề kinh tế cũng như tài chính, tiền tệ.

3.2.3. Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh năng lượng Bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa an ninh năng lượng ngày càng trở nên

phức tạp, cấp bách. Giải quyết mối đe dọa từ an ninh năng lượng, cũng như

Page 108: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

104

bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa từ vấn đề năng lượng, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chủ trương rõ ràng và cụ thể. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ nhiệm vụ: “Phát triển năng lượng sạch” [48, tr.78]. Nhà nước đã ban hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; có chương trình thúc đẩy tăng trưởng xanh... Trong “Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050”, Chính phủ Việt Nam nêu hai quan điểm phát triển năng lượng dài hạn, tạo cơ sở cho việc giữ vững an ninh, bảo vệ độc lập, lợi ích quốc gia dân tộc trước mối đe dọa an ninh năng lượng.

Quan điểm một là, phát triển năng lượng phải gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đảm bảo đi trước một bước với tốc độ cao, bền vững, đồng bộ, đi đôi với đa dạng hóa các nguồn năng lượng và công nghệ tiết kiệm năng lượng là nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Quan điểm hai là, phát triển năng lượng quốc gia phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước kết hợp với việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước ngoài một cách hợp lý, thiết lập an ninh năng lượng quốc gia trong điều kiện mở, thực hiện liên kết hiệu quả trong khu vực và toàn cầu, gắn với giữ vững an ninh quốc gia và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ.

Theo đó, một số giải pháp an ninh năng lượng được cho là quan trọng và phù hợp với Việt Nam được thực hiện là:

Một là, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng được đánh giá là giải pháp luôn được ưu tiên vì là giải pháp đòi hỏi đầu tư thấp hơn nhiều so với các giải pháp khác. Nhiều nội dung vận động mọi người có ý thức tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng đang được triển khai mạnh mẽ trong một chương trình mục tiêu quốc gia. Nếu Việt Nam thực hiện tốt “Chương trình mục tiêu quốc gia về tiết kiệm và Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050” đã được Chính phủ phê duyệt trong quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 “Chương trình

Page 109: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

105

mục tiêu quốc gia về tiết kiệm và hiệu quả năng lượng”, thì có thể giảm được nhu cầu tiêu thụ năng lượng tới trên dưới 10% trong vòng 5 năm tới [157].

Các cuộc vận động người dân với khẩu hiệu: “Tắt bớt đèn khi không cần

thiết và trước khi ra khỏi phòng”; “đặt máy điều hoà ở mức 27o -:-28o C”;

khuyến khích người tiêu dùng “Thay bóng đèn sợi đốt bằng đèn huỳnh quang

và đèn compact”; Chương trình “Tiến hành dán nhãn các thiết bị điện tiết

kiệm năng lượng và khuyến khích người dân sử dụng thiết bị tiết kiệm năng

lượng”; thực hiện công tác kiểm toán năng lượng để các hộ công nghiệp và

thương mại có các biện pháp sử dụng năng lượng hiệu quả nhất…Kết quả

thực hiện các chương trình tiết kiệm điên năng thời gian qua là khá hiệu quả.

Ví dụ: Tính đến cuối năm 2013, trên toàn quốc đã có trên 600.000 bình nước

nóng năng lượng mặt trời được lắp đặt và sử dụng, giúp giảm đáng kể việc

tiêu thụ điện cho việc cung cấp nước nóng phục vụ sinh hoạt trong các hộ gia

đình. Cũng trong năm 2013, Bộ Công Thương đã kết hợp với EVN triển khai

hệ thống bình đun nước nóng mặt trời quy mô công nghiệp tại ba miền theo

mô hình ESCO. Dự án triển khai đã tiết kiệm được hơn 2 GWh tương đương

với hơn 5 tỷ đồng [189].

Chính sách giá năng lượng cũng được coi là một trong những chính sách

đột phá; nhanh chóng xóa bỏ độc quyền, bao cấp trong cả sản xuất và tiêu

dùng năng lượng. Giá năng lượng được xác định phù hợp với cơ chế thị

trường; Nhà nước điều tiết giá năng lượng thông qua chính sách thuế và các

công cụ quản lý khác. Những năm qua, thực hiện chính sách hỗ trợ một số

ngành công nghiệp mũi nhọn phát triển, đồng thời hỗ trợ người nghèo, thu

nhập thấp, Nhà nước Việt Nam đã duy trì giá năng lượng khá thấp so với khu

vực và trên thế giới, góp phần quan trọng giữ vững ổn định kinh tế - xã hội,

đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Hai là, tăng cường công tác khảo sát thăm dò các nguồn tài nguyên năng

lượng là giải pháp thường xuyên nhằm tăng cường khả năng khai thác sản

xuất các nguồn năng lượng sơ cấp, giảm bớt sự phụ thuộc bên ngoài.

Page 110: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

106

Ba là, đa dạng hoá các nguồn năng lượng bao gồm đa dạng hoá khai thác

sử dụng các loại nguồn năng lượng khác nhau,chú trọng phát triển năng lượng tái tạo. Mặc dù năng lượng tái tạo có những đặc điểm hạn chế về tính phụ thuộc thời tiết, giá cả thiết bị cao, khả năng khai thác thiết bị thấp hơn các loại nguồn khác, nhưng Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách khuyến khích mạnh mẽ để dạng năng lượng này ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng thể các nguồn năng lượng. Đặc biệt, phát triển năng lượng tái tạo ở các vùng miền núi, biên giới, hải đảo còn có ý nghĩa về tăng cường năng lực an ninh quốc phòng.

Quyết định số 37/2011/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển điện gió 6 đoạn 2006 - 2015 có xét đến năm 2025. Song song với khai thác các nguồn tài nguyên năng lượng trong nước, cần nghiên cứu ứng dụng các loại nguồn năng lượng khác như: phát triển sử dụng năng lượng hạt nhân cho phát điện; nhập khẩu điện và xây dựng các nguồn điện từ các nước láng giềng Lào, Campuchia, Trung Quốc để đưa điện về nước, nhập khẩu khí hoá lỏng LNG cho sản xuất điện… Đa dạng nguồn năng lượng còn biểu hiện ở đa dạng hoá các chủ sở hữu khai thác kinh doanh ngành năng lượng, gồm cả chủ sở hữu trong nước và nước ngoài (ví dụ các dự án nguồn điện IPP, BOT…), nhằm huy động vốn, nguồn lực và công nghệ hiện đại cho đảm bảo cung cấp năng lượng.

Các chính sách, biện pháp phát triển năng lượng, bảo đảm an ninh năng lượng cũng như hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này đã đồng thời góp phần bảo vệ ĐLDT trước mối đe doạ này .

- Kết quả đạt được: Tính đến giai đoạn 2011 - 2015,Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam

(TKV) đã hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, góp phần điều tiết kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Kết quả, tổng sản lượng than khai thác 2011 - 2015 đạt 195,65 triệu tấn, tiêu thụ 192,3 triệu tấn; sản xuất điện đạt 38,4 tỷ kWh, gấp 4,77 lần so với giai đoạn trước [125].

Giai đoạn 2011-2015, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã đạt được những thành tựu to lớn, giữ vững vị trí đầu tàu trong sự nghiệp công

Page 111: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

107

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh năng lượng, chủ quyền biển đảo quốc gia.. Tập đoàn đóng góp 25 - 28%/năm tổng thu ngân sách nhà nước, vượt 195 ngàn tỷ đồng, tương đương khoảng 9,3 tỷ USD so với kế hoạch Chính phủ giao. Các sản phẩm của Tập đoàn là dầu thô, xăng dầu, khí thiên nhiên, khí hóa lỏng, điện, đạm…, đã góp phần rất quan trọng phát triển kinh tế - xã hội đất nước và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia [94].

3.2.4. Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh lương thực Việt Nam là một nước nông nghiệp, việc ứng phó trước mối đe dọa về

an ninh lương thực là vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu. Khi mà vấn đề an ninh lương thực nổi lên, thì đe dọa trực tiếp đến ổn định xã hội, có thể xuất hiện những xung đột; vấn đề giữ vững, bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa này trở nên cấp bách. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước Việt Nam, các cấp, các ngành luôn quan tâm đến vấn đề an ninh lương thực, đã thực hiện nhiều chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, giải quyết vấn đề đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp,vấn đề thủy lợi, thực hiện nhiều chương trình xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội,...

Năm 2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X ra Nghị quyết số 26-NQ/TW của về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là nghị quyết đầu tiên bàn đến một cách cơ bản và toàn diện về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mối quan hệ với nhau, không những bảo đảm an ninh lương thực Việt Nam mà còn góp phần vào sự ổn định lương thực trên thế giới, đồng thời hướng tới xây dựng nông thôn hiện đại, nông thôn mới.

Đại hội XI của Đảng năm 2011 nhấn mạnh chủ trương: “Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, chính sách về đất đai” [48, tr.109]; “Tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai” [48, tr.109]. Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng đến 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nghị quyết nhấn mạnh: “Đất đai phải

Page 112: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

108

được phân bổ hợp lý, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm có hiệu quả cao; đảm bảo lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; nâng cao chất lượng và bảo vệ đất canh tác nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia” [9].

Chính phủ Việt Nam đã trình Trung ương ban hành nghị quyết về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai và nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”. Quốc hội cũng đã thông quan Luật đất đai (sửa đổi) năm 2013. Đến nay, Việt Nam cơ bản hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thực hiện nhiều giải pháp để quản lý, sử dụng có hiệu quả đất trồng lúa; một số vấn đề môi trường mang tính toàn cầu như phá hoại tầng ôzôn, hiệu ứng nhà kính, Việt Nam đã tích cực khắc phục, tạo thuận cơ sở cơ bản cho việc ổn định đất đai và sản xuất nông nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực.

Năm 2005, được tài trợ bởi nguồn ngân sách từ Cộng đồng Châu Âu (EC) thông qua tổ chức Action Aid làm cơ quan quản lý và CARE quốc tế, Nhóm các tổ chức Xã hội dân sự vì An ninh Lương thực và Giảm nghèo (CIFPEN) được thành lập dựa trên nền tảng của một nhóm công tác bao gồm các Tổ chức phi chính phủ của Việt Nam (VNGOs). Các thành viên của CIFPEN hoạt động trong các lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn, sức khoẻ, giáo dục và bảo tồn. Hợp tác, cộng tác qua lại và chia sẻ thông tin là những nhân tố then chốt trong hoạt động của CIFPEN. Bên cạnh những đóng góp tích cực xoá đói giảm nghèo một cách độc lập vào công cuộc này của quốc gia, CIFPEN đã phát triển nhiều hoạt động hợp tác ban đầu hiệu quả giữa các tổ chức thành viên.

Mạng CIFPEN là mạng duy nhất của Khối các tổ chức dân sự trong nước hoạt động trên lĩnh vực An ninh lương thực và giảm nghèo tại Việt Nam. CIFPEN và các thành viên của mình đã thành công trong việc thực hiện nhiều hoạt động ở cả cấp cộng đồng và quốc gia, xây dựng năng lực cho các thành

Page 113: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

109

viên CIFPEN và nhiều tổ chức khác, liên kết các hoạt động liên quan đến vận động chính sách theo hướng có lợi cho người nghèo. Năng lực của mạng CIFPEN cũng như của các thành viên đã được tăng cường từ nguồn lực ban đầu của 28 tổ chức thành viên năm 2005, đến năm 2010 đã có 45 tổ chức [27]. Việc thành lập CIFPEN đã tạo ra một diễn đàn kết nối Khối các tổ chức dân sự trong nước cùng quan tâm đến An ninh lương thực và Xoá đói giảm nghèo nhằm có được những hành động chung để cùng nỗ lực chống lại đói nghèo.

Bên cạnh đó,Việt Nam thường xuyên quan tâm đến bảo vệ tài nguyên rừng: nâng độ che phủ rừng lên 42 - 43% vào năm 2015, lên 44 - 45% vào năm 2020; ổn định diện tích rừng đặc dụng trên 2 triệu ha; phục hồi 0,62 triệu ha rừng tự nhiên; trồng 250.000 ha, khoanh nuôi, tái sinh tự nhiên 750.000 ha rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; cải tạo 350.000 ha rừng tự nhiên nghèo kiệt [136]. Đẩy mạnh việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản: bảo vệ, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các loài thủy sản quý, hiếm, có giá trị khoa học, giá trị kinh tế; phục hồi một bước nguồn lợi thủy sản tại các thủy vực tự nhiên, ưu tiên vùng ven bờ, hệ thống sông, suối, hồ chứa nhằm hài hòa giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; ngăn chặn các tác động làm suy giảm nguồn lợi thủy sản, làm tổn thương đến các hệ sinh thái tại các thủy vực tự nhiên.

Việt Nam hưởng ứng mạnh mẽ Ngày Nước thế giới 2012 (ngày 22-3) với chủ đề “Nước và An ninh lương thực”, đã đề cao mối quan hệ, vai trò quan trọng của nguồn nước trong việc đảm bảo an ninh lương thực, để qua đó nâng cao nhận thức cho tất cả mọi người dân về tầm quan trọng của tài nguyên nước đối với an ninh lương thực, sức khỏe cộng đồng, ổn định xã hội. Việt Nam xác định bảo vệ nguồn nước là nhiệm vụ của toàn xã hội; giáo dục cho các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân nâng cao ý thức, trách nhiệm, góp phần giữ gìn, tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước bằng những hoạt động thiết thực. Theo thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ năm 2000 đến năm 2010, mỗi năm diện tích đất lúa của Việt Nam giảm 27.000 ha do chuyển đổi mục đích sử dụng vì quá trình đô thị hóa; thu nhập thấp cũng không khuyến khích người nông dân trồng lúa. Tháng 4 năm 2015, tiếp theo Chương trình

Page 114: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

110

của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Đông Á tại Inđônêxia, Việt Nam thảo luận tham gia việc thiết lập chương trình nghị sự bảo đảm an ninh lương thực.

Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức các quan chức cao cấp về môi trường của các nước ASEAN (ASOEN); là thành viên của Trung tâm vùng về bảo tồn đa dạng sinh học của các nước ASEAN (ARCBC). Điển hình là các sáng kiến đối thoại và hợp tác về bảo tồn thiên nhiên trong khu vực như Diễn đàn đa dạng sinh học Việt Nam - Lào - Campuchia; Chương trình bảo tồn vùng sinh thái dãy Trường Sơn; Chương trình bảo tồn đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước hạ lưu sông Mê Công. Thông qua các chương trình hợp tác đào tạo dài hạn và ngắn hạn ở khu vực, năng lực bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam được nâng cao. Việt Nam đã được vinh danh trong số 38 quốc gia được Tổ chức Lương thực Liên hợp quốc (FAO) công nhận thành tích nổi bật trong đấu tranh xóa đói giảm nghèo. Việt Nam là một trong những nước dẫn đầu Đông Nam Á về triển khai các nỗ lực hợp tác vùng về bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng tài nguyên bền vững.

- Kết quả đạt được: Việt Nam bắt đầu công cuộc cải cách kinh tế vào năm 1986, với định

hướng chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang một nền kinh tế thị trường hội nhập đầy đủ với thể chế thương mại Thế giới. Việt Nam hội nhập bước đầu thông qua các Thỏa thuận Thương mại Song Phương (BTA) với nhiều nước, trong đó, quan trọng nhất là Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (2001). Nó đã giúp tăng tốc quá trình Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế Khu vực và Toàn cầu. Các Hiệp định Thương mại Khu vực (AFTA - Khu vực Thương mại Tự do ASEAN, ACFTA - Khu vực Thương mại Tự do ASEAN - Trung Quốc,…) đã từng bước được ký kết và đưa đến sự gia nhập của Việt Nam với tư cách là thành viên thứ 150 vào Tổ chức Thương mại Thế giới WTO đầu năm 2007. Trong quá trình cải cách này, an ninh lương thực luôn được chú trọng trong hệ thống chính sách quốc gia. Vì vậy, an ninh lương thực ở cấp quốc gia đã được cải thiện một cách đáng kể. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới [27].

Page 115: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

111

Năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu hơn 6,5 triệu tấn gạo và nhiều mặt

hàng nông sản khác với tổng kim ngạch gần 31 tỷ USD. Xuất khẩu gạo 6

tháng đầu năm 2015 ước đạt 3,055 triệu tấn và 1,318 tỷ USD, giảm 6,2% về

khối lượng và giảm 10,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2014 [143]. Có được

kết quả này là do Việt Nam đã kiên trì thực hiện nhiều cải cách trong nông

nghiệp, một trong những cải cách đó là thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân

và các loại hình doanh nghiệp thông qua hình thức đối tác công tư.

Như vậy là, sau gần 30 năm đổi mới từ một nền kinh tế khép kín, tập

trung quan liêu bao cấp, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế năng động,

vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đã và

đang là một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu, góp phần bảo

đảm an ninh lương thực thế giới [120].

Những vấn đề trên thể hiện nỗ lực rất quan trọng của Việt Nam không

chỉ trong xây dựng, phát triển đất nước, bảo đảm an ninh lương thực, mà trên

cơ sở đó củng cố, gia tăng sức mạnh quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ và

định hướng phát triển đất nước.

3.2.5. Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa từ tội phạm công

nghệ cao Thực tiễn từ 2001 đến 2015, việc đối phó với các mối đe dọa an ninh từ

tội phạm công nghệ cao đã được Đảng, Nhà nước Việt Nam ngày càng quan

tâm, đưa ra những quan điểm, chủ trương, chính sách, luật pháp và tổ chức

lực lượng bảo đảm an ninh mạng, chống mọi hoạt động của tội phạm công

nghệ cao bảo vệ an ninh chính trị, chủ quyền quốc gia.

Năm 2001, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 55/2001/NĐ-

CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ

Internet, quy định rõ những vấn đề về dịch vụ Internet. Năm 2003, Chính phủ

ban hành Nghị định số 33/2002/NĐ-CP ngày 28/3/2003 quy định chi tiết thi

hành Pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước. Năm 2005, Ban Bí thư ra Chỉ thị số

52-CT/TW ngày 22 tháng 7 năm 2005 về phát triển và quản lý báo điện tử ở

Page 116: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

112

Việt Nam hiện nay, nhằm tăng cường quản lý các hoạt động của hệ thống

mạng, báo điện tử, ngăn chặn các loại tội phạm trên mạng.

Năm 2008, Bộ Thông tin và Truyền thông ra Quyết định số 52/2008/QĐ-BTTTT ngày 02/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Ban hành Quy chế xác định nguồn tin trên báo chí. Bộ Thông tin và Truyền thông ra Thông tư số 07/2008/TT-BTTTT ngày 18/12/2008 hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân.

Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 897/CT-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2011 Về việc tăng cường triển khai các hoạt động đảm bảo an toàn thông tin số, và chỉ thị Bộ Thông tin - Truyền thông nhanh chóng triển khai hệ thống giám sát an toàn thông tin trên mạng Internet Việt Nam, nhằm sớm phát hiện các nguy cơ, dấu hiệu và nguồn gốc tấn công mạng, bảo vệ an ninh quốc gia. Khi ban hành Chỉ thị 897, Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ, trong thời gian qua, tình hình mất an toàn thông tin số ở nước ta diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; nêu lên tầm quan trọng và sự cần thiết thực hiện những biện pháp đảm bảo quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền đất nước.

Năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Nghị định này quy định chi tiết việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, thông tin trên mạng, trò chơi điện tử trên mạng, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh thông tin.

Điều 5 của Nghị định nêu rõ các hành vi bị cấm: Một là, lợi dụng việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng nhằm mục đích: chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc; tuyên truyền chiến tranh, khủng bố; gây hận thù, mâu thuẫn giữa các dân

Page 117: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

113

tộc, sắc tộc, tôn giáo; tuyên truyền, kích động bạo lực, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật quy định; đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm; truyền bá tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm bị cấm; giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Hai là, cản trở trái pháp luật việc cung cấp và truy cập thông tin hợp pháp, việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ hợp pháp trên Internet của tổ chức, cá nhân. Ba là, cản trở trái pháp luật hoạt động của hệ thống máy chủ tên miền quốc gia Việt Nam “.vn”, hoạt động hợp pháp của hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Bốn là, sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên Internet. Năm là, tạo đường dẫn trái phép đối với tên miền hợp pháp của tổ chức, cá nhân; tạo, cài đặt, phát tán phần mềm độc hại, vi-rút máy tính; xâm nhập trái phép, chiếm quyền điều khiển hệ thống thông tin, tạo lập công cụ tấn công trên Internet [33].

Các hiệp hội hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến bảo an toàn thông tin số tăng cường nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo an toàn thông tin số; điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng bảo an toàn thông tin số trong các tổ chức, doanh nghiệp trên phạm vi cả nước. Việt Nam rất quan tâm và là một nước có tốc độ phát triển công nghệ thông tin nhanh. Theo số liệu của cục Viễn thông (Bộ Thông tin và truyền thông), tính đến hết tháng 10.2014, Việt Nam có 130,5 triệu thuê bao di động, trong đó thuê bao 2G là 104 triệu, thuê bao 3G là 26,5 triệu. Trong nhóm 2G, thuê bao trả trước là 99,6 triệu, trả sau chỉ có 4,4 triệu thuê bao. Còn nhóm 3G, nhóm thuê bao trả trước chiếm 24,4 triệu, còn số lượng thuê bao trả sau là 2,07 triệu. Nhiều chuyên gia viễn thông, trong đó có cả các nhà mạng thừa nhận “dịch vụ di động tại Việt Nam phát triển không bền vững khi lượng thuê bao trả trước của 2G và cả 3G

Page 118: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

114

chiếm trên 90% thị phần” [18]. Đây là thông tin mà Bộ Thông tin và truyền thông với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực này cần nghiên cứu và đưa ra những giải pháp điều chỉnh để ngành phát triển theo hướng bền vững,đảm bảo an ninh mạng ở Việt Nam.

Các cơ quan có chức năng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn xử lý các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao như: cá độ bóng đá qua mạng, đánh bạc qua mạng, truyền bá văn bá phẩm đồi trụy qua mạng (số lượng, dung lượng của đĩa, USB…), trộm cắp cước viễn thông quốc tế… Tổng kết rút kinh nghiệm công tác điều tra, khám phá, xử lý tội phạm công nghệ cao, nêu rõ phương thức thủ đoạn phạm tội để các cơ quan tố tụng. Đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ cán bộ cho các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan giám định, các cơ quan có chức năng khác để có điều kiện phát huy tác dụng trong công tác đấu tranh phòng chống và xử lý tội phạm. Tăng cường hợp tác trong hoạt động tương trợ tư pháp nhằm tăng cường mối quan hệ phối hợp trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, nâng cao hiệu quả công tác ủy thác, tương trợ tư pháp.

Cơ quan Cảnh sát điều tra của các tỉnh, thành phố được tổ chức tăng cường khả năng đáp ứng yêu cầu đối phó với tội phạm công nghệ cao. Những bộ phận chuyên trách chống tội phạm công nghệ cao của Bộ Công an được thành lập và hoạt động ngày càng hiệu quả. Việc tổng kết rút kinh nghiệm công tác điều tra, khám phá, xử lý tội phạm công nghệ cao, nêu rõ phương thức thủ đoạn phạm tội; việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ cán bộ cho các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan giám định, các cơ quan có chức năng khác để có điều kiện phát huy tác dụng trong công tác đấu tranh phòng chống và xử lý tội phạm; công tác tăng cường hợp tác trong hoạt động tương trợ tư pháp, nhằm tăng cường mối quan hệ phối hợp trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, nâng cao hiệu quả công tác ủy thác, tương trợ tư pháp, được thực hiện ngày càng đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

Các lực lượng vũ trang, Quân đội nhân dân Việt Nam cũng thành lập và triển khai lực lượng tham gia ứng phó với các thách thức ANPTT, phòng

Page 119: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

115

chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, bảo đảm an ninh mạng, an ninh biển.

Cục An ninh mạng của Bộ Công an được thành lập, kiện toàn tổ chức bộ máy, phối hợp với các bộ, ngành chức năng thực hiện Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế; và thực hiện Chỉ thị 28 của Ban Bí thư, Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ về ứng phó với các thách thức ANPTT, tăng cường công tác đảm bảo an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới. Ngoài ra, Cục An ninh mạng Bộ Công an đã chú trọng nâng cao trình độ mọi mặt để đội ngũ cán bộ, chiến sĩ an ninh mạng hoàn thành tốt yêu cầu, nhiệm vụ được giao; đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế, chủ động phối hợp với an ninh, với cảnh sát các nước xây dựng, tổ chức diễn tập các phương án phòng thủ ứng phó với các thách thức ANPTT, chống tội phạm tấn công mạng, vì an ninh quốc gia và lợi ích của nhân dân mỗi nước.

- Kết quả đạt được: Chính phủ Việt Nam trong những năm từ 2001 đến 2015 rất quyết liệt

chỉ đạo chiến lược quốc gia về đảm bảo an toàn, an ninh mạng, coi việc gìn giữ, bảo vệ không gian mạng như là một chủ quyền quốc gia. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã chủ động, tích cực đấu tranh chống mọi sự lợi dụng tự do báo chí, tự do internet để gây mất ổn định, chống lại Tổ quốc, nhân dân và dân tộc, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, giữ vững ổn định chính trị tư tưởng xã hội.

Năm 2010, Cục cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) được thành lập, khi internet và công nghệ số phát triển như vũ bão và kèm theo đó là tình trạng tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp, khó lường. Với phương châm, vừa đào tạo vừa chiến đấu, lực lượng cảnh sát phòng, chống tội phạm công nghệ cao đã trưởng thành nhanh chóng. Đến tháng 6-2015, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã điều tra hơn 1.500 đầu mối vụ việc, chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp

Page 120: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

116

khởi tố hàng trăm vụ án với hơn 1.100 bị can, trong đó, có nhiều chuyên án lớn, nhiều đường dây tội phạm nguy hiểm, hoạt động xuyên quốc gia. Phần lớn là tội phạm làm thẻ tín dụng giả, chiếm đoạt tiền của người dân và ngân hàng; sử dụng mạng viễn thông để đe dọa, tống tiền; lừa đảo bán hàng đa cấp thông qua hình thức trung tâm thương mại điện tử [54]…

Với vai trò và trách nhiệm của mình, lực lượng Công an nhân dân Việt Nam luôn nỗ lực phấn đấu, đẩy mạnh hợp tác, sát cánh cùng các cơ quan thực thi pháp luật trong và ngoài nước đấu tranh, phòng chống hiệu quả với các loại tội phạm công nghệ cao góp phần quan trọng vào những thành tựu đối ngoại, ngoại giao của đất nước; tạo dựng thế trận an ninh bên trong và bên ngoài biên giới quốc gia, thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; vì hoà bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới.

3.2.6. Bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa từ tội phạm xuyên quốc gia Bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa tội phạm xuyên quốc gia trong hơn thập

kỷ qua, đối với Việt Nam, được đặt ra một cách cấp bách. Việt Nam đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách, thực hiện nhiều biện pháp một mặt để ứng phó với mối đe dọa an ninh từ tội phạm xuyên quốc gia, mặt khác để bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa an ninh này. Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định rõ quan điểm và thái độ: “sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống” [48].

Việt Nam tham gia hợp tác quốc tế với tinh thần trách nhiệm và có đóng góp tích cực vào các cơ chế diễn đàn đa phương của ASEAN với các đối tác bên ngoài như diễn đàn: ASEAN+1, ASEAN+3, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) …, góp phần quan trọng củng cố môi trường hòa bình, an ninh cho sự nghiệp phát triển đất nước và bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT. Việt Nam có đóng góp tích cực trong thực hiện các hiệp ước, cam kết song phương, đa phương, như: “Chiến lược hợp tác chống ma túy ASEAN năm 2000”; “Tuyên bố chung Bắc Kinh về hợp tác chống ma túy năm 2001”; “Tuyên bố ASEAN về hợp tác chống khủng bố”; “Tuyên bố chung ASEAN -

Page 121: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

117

Mỹ về hợp tác chống khủng bố” tháng 8 năm 2002; “Tuyên bố chung ASEAN - EU về hợp tác chống khủng bố” tháng 01 năm 2003; “Tuyên bố Bali II” tháng 10 năm 2003 về xây dựng cộng đồng ASEAN; các kỳ họp của Diễn đàn An ninh khu vực - ASEAN (ARF)... Việt Nam đã làm sâu sắc thêm các mối quan hệ hợp tác quốc phòng trong các vấn đề ANPTT, như: chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, dịch bệnh..., nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu cấp thiết trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước, trong bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT.

Để đối phó với tỷ lệ tội phạm xuyên quốc gia ngày một gia tăng và để thể chế hoá khuôn khổ hợp tác ASEAN, Việt Nam nhất trí thông qua Hiệp định ASEAN chống Buôn người, đặc biệt là Phụ nữ và Trẻ em (ACTIP) và Kế hoạch Hành động ASEAN chống nạn buôn người, đặc biệt là Phụ nữ và Trẻ em (APA). Hiệp định này là một khuôn khổ khu vực tạo cơ sở cho sự hợp tác và phối hợp giữa các nước thành viên ASEAN trong quá trình điều tra, xét xử những kẻ phạm tội buôn người cũng như hỗ trợ cho các nạn nhân của tội phạm buôn người.

Ngoài ra, Việt Nam cùng với ASEAN hợp tác với các nước đối tác Úc, Canada, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga... cũng như một số tổ chức quốc tế về tội phạm xuyên quốc gia để ứng phó với tình hình. Tất cả các đối tác đều cam kết tăng cường và làm sâu sắc thêm sự hợp tác với Việt Nam và ASEAN trong nỗ lực trấn áp tội phạm xuyên quốc gia trong khu vực. Việt Nam cũng tích cực hưởng ứng Tuyên bố của Hội nghị Hội nghị cấp cao Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) họp tại Brisbane, Australia tháng 11 năm 2014 và triển khai theo tinh thần của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Quá trình Việt Nam triển khai thực hiện bảo vệ ĐLDT trước tác động của các mối đe dọa ANPTT từ năm 2001 đến năm 2015 được thể hiện tập trung ở các vấn đề cơ bản nêu trên. Những vấn đề đó quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau, nói lên những cố gắng, nỗ lực to lớn của Việt Nam trong xây dựng,

Page 122: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

118

phát triển đất nước, gia tăng sức mạnh tổng hợp quốc gia trong ứng phó với mối đe dọa ANPTT, đặc biệt trong bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT.

- Kết quả đạt được: Trước những biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, Việt

Nam trong những năm đổi mới, tiếp tục triển khai hiệu quả hoạt động đối ngoại, hợp tác quốc tế, tạo dựng thế trận an ninh phòng tuyến bảo vệ an ninh trật tự từ xa, góp phần quan trọng vào những thành tựu đối ngoại của đất nước.

Hơn 20 năm qua, kể từ khi chính thức trở thành thành viên của Bản thỏa thuận Hợp tác Phòng chống ma túy tiểu vùng sông Mê Kông, Việt Nam đã tích cực tham gia vào kế hoạch hành động hợp tác quốc tế tiểu vùng, có tiếng nói quan trọng tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đấu tranh không khoan nhượng, quyết liệt với tội phạm ma túy, góp phần nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhờ đó các hoạt động hợp tác đa phương và song phương thông qua cơ chế tiểu vùng ngày càng đi vào chiều sâu, có hiệu quả hơn, được đánh giá là một khuôn khổ hợp tác năng động, hiệu quả nhất của khu vực.

Thông qua cơ chế hợp tác đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong các vấn đề quan trọng: Cùng với các nước thành viên trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông, chỉ tính riêng trong năm 2014, lực lượng Công an Việt Nam đã hợp lực, tấn công, bắt giữ, triệt phá hàng trăm đường dây ma túy khủng xuyên quốc gia từ trung tâm sản xuất ma túy tổng hợp lớn nhất thế giới và là nguồn cung cấp heroin lớn thứ 2 trên thế giới - khu vực Tam giác vàng về Việt Nam; phát hiện, bắt giữ 19.195 vụ với 28.880 đối tượng liên quan đến tội phạm ma túy; thu giữ 573,2kg heroin; 19,3kg cocain; 28,8kg thuốc phiện; 1.536kg cần sa; 231,2kg và 165.314 viên ma túy tổng hợp cùng nhiều phương tiện, tài sản, vật chứng khác [41].

Bộ Công an Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 105 bộ, cơ quan ngang bộ của 55 nước thuộc khắp các châu lục trên thế giới và tham gia vào 22 tổ chức, diễn đàn hợp tác đa phương trong và ngoài khu vực [41]. Thông qua đó, lực lượng Công an Việt Nam đã tạo dựng được những mối quan hệ hợp tác tích cực, thiết lập những mối quan hệ ổn định, lâu dài; làm cho chính giới các

Page 123: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

119

nước có cách nhìn xác thực, hiểu đúng hơn về Việt Nam; tạo đà thế và lực mới. Lực lượng Công an Việt Nam đã phối hợp vô cùng chặt chẽ, hiệu quả với Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và Cơ quan phòng chống tội phạm nguy hiểm và có tổ chức của Vương quốc Anh (SOCA) triệt phá thành công đường dây tội phạm xuyên quốc gia, tấn công trộm cắp thông tin thẻ tín dụng và mua hàng trái phép chuyển về Việt Nam tiêu thụ của nhóm tội phạm “Mattfeuter” chiếm hưởng và gây thiệt hại cho các bị hại số tiền khoảng 200 triệu đô la Mỹ [41].

Là thành viên thứ 156 của tổ chức Interpol, từ năm 1991 đến năm 2015, lực lượng Công an Việt Nam đã tiếp nhận và xử lý hàng triệu lượt thông tin liên quan đến tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy; phối hợp thực hiện hiệu quả các yêu cầu tương trợ tư pháp về xác minh, điều tra, truy nã; tiến hành bắt giữ và trao trả 200 đối tượng truy nã cho cảnh sát các nước Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan, Australia…; phối hợp với lực lượng Cảnh sát các nước bắt giữ và dẫn độ về nước 49 đối tượng truy nã của Việt Nam [41], góp phần quan trọng vào những thành tựu đối ngoại, ngoại giao của đất nước; tạo dựng thế trận an ninh bên trong và bên ngoài biên giới quốc gia, thực hiện có hiệu quả chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm; vì hoà bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới.

Như vậy là,trong gần 30 năm đổi mới, việc bảo vệ ĐLDT của Việt Nam trước các mối đe dọa ANPTT thống đã “góp phần tạo ra thế và lực mới cho đất nước” [48, tr.156]; và thế và lực đó, đến lượt mình, lại tạo cơ sở, điều kiện để Việt Nam bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT.

Không thể có vị thế đất nước và sự đánh giá cao của thế giới đối với Việt Nam như ngày nay, nếu như Việt Nam không có đường lối đổi mới đúng đắn, không kiên định vững vàng mục tiêu ĐLDT gắn liền với CNXH để rồi có được những thành tựu trên tất cả các lĩnh vực; nếu như Việt Nam không chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, không thể bảo vệ được ĐLDT trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống.

Tiểu kết chương 3 Bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT là khách quan và cấp thiết

của các quốc gia dân tộc trên thế giới trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là đối

Page 124: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

120

với các nước đang phát triển. Bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT là tổng thể hoạt động của quốc gia huy động sức mạnh tổng hợp của đất nước kết hợp với sức mạnh bên ngoài để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, khắc phục những tác động tiêu cực từ ANPTT và đấu tranh làm thất bại mọi hoạt động lợi dụng xâm phạm nhằm giữ gìn, bảo vệ vững chắc ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT. Các nội dung bảo vệ quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Tính chất nguy hiểm, mức độ lây lan, tính chất xuyên quốc gia của mối đe dọa ANPTT đòi hỏi và quy định yêu cầu, nội dung, hình thức, biện pháp bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa an ninh này.

Từ năm 2001 đến năm 2015, đặc biệt trong những năm gần đây, Việt Nam đã tích cực và chủ động ứng phó với mối đe dọa ANPTT và triển khai thực hiện bảo vệ ĐLDT trước tác động của các mối đe dọa ANPTT. Luận án trình bày quá trình Việt Nam triển khai thực hiện bảo vệ ĐLDT trước tác động của các mối đe dọa ANPTT từ các vấn đề: biến đổi khí hậu, an ninh kinh tế, tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, tội phạm công nghệ cao và tội phạm xuyên quốc gia. Các vấn đề đó quan hệ và ảnh hưởng lẫn nhau, nói lên những cố gắng, nỗ lực to lớn của Việt Nam trong xây dựng, phát triển đất nước, trong ứng phó với mối đe dọa ANPTT, đặc biệt trong bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT.

Page 125: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

121

Chương 4 ĐÁNH GIÁ VỀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM

TRƯỚC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2015 VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI

VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 4.1. ĐÁNH GIÁ VỀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM TRƯỚC

MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2015

4.1.1. Thành tựu 4.1.1.1. Nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ độc

lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống ngày càng được nâng cao, đầy đủ và rõ ràng

Một trong những thành tựu nổi bật là Đảng, Nhà nước Việt Nam đã triển khai thực hiện nhiều chủ trương, giải pháp hữu hiệu để làm cho nhận thức và trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc XHCN nói chung, bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT nói riêng của mọi tầng lớp nhân dân và cả hệ thống chính trị không ngừng được nâng cao. Ý thức bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT, ý thức bảo vệ Tổ quốc của mọi tầng lớp nhân dân đã nâng cao được một bước quan trọng.

Nhận thức và ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ ĐLDT, bảo vệ Tổ quốc trước mối đe dọa ANPTT thể hiện ở việc đã thực hiện quán triệt đầy đủ và giáo dục sâu rộng mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc theo tinh thần Đại hội IX, X và XI của Đảng Cộng sản Việt Nam cho toàn xã hội, đặc biệt là cho cán bộ, đảng viên. Đã tổ chức nghiên cứu, tuyên truyền, trao đổi thông tin về các mối đe dọa ANPTT và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa này một cách thường xuyên.

Thực tế từ 2001 đến nay, Việt Nam đã kết hợp khá nhuần nhuyễn yêu cầu bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ với yêu cầu bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ Đảng, giữ vững môi trường quốc tế thuận lợi để xây dựng và phát triển đất nước. Việt Nam luôn kiên trì chủ trương đẩy mạnh hợp tác quốc

Page 126: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

122

tế trong ứng phó với mối đe doạ ANPTT trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi. Đồng thời, đấu tranh với những biểu hiện lợi dụng việc hợp tác ứng phó với mối đe doạ ANPTT xâm hại độc lập, chủ quyền, lợi ích quốc gia dân tộc, góp phần giữ vững hòa bình, an ninh khu vực và thế giới, tạo môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước.

Quan điểm quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng - an ninh” [48, tr.82] được quán triệt ngày càng sâu sắc đối với tất cả các chủ thể, cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong ứng phó với mối đe doạ ANPTT. Trên cơ sở đó, việc phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của nhân dân, tăng cường quốc phòng và an ninh... là những vấn đề cơ bản nhằm tạo nền gốc vững chắc cho việc đối phó với các mối đe dọa ANPTT, để bảo vệ ĐLDT, ngày càng được quan tâm thực hiện tốt. Sự nghiệp đổi mới đất nước gần ba mươi năm qua đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo điều kiện vững chắc cho Việt Nam bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT.

Việt Nam đã khắc phục được nhận thức và một số biểu hiện không đúng về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược; thực hiện tốt hơn yêu cầu bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT. Điều đó được thể hiện:

Một là, khắc phục được nhận thức ứng phó với mối đe doạ an ninh phi truyền thống đơn thuần, cho rằng việc ứng phó với mối đe doạ an ninh phi truyền thống không cần đặt ra vấn đề bảo vệ ĐLDT.

Hai là, khắc phục nhận thức đơn thuần trong thực hiện chiến lược quốc phòng, an ninh, cho rằng, hoạt động của lực lượng vũ trang chỉ thuần túy là hoạt động quân sự, an ninh mà không thấy hết mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội là nhằm góp phần bảo vệ Tổ quốc; và do đó, khắc phục được quan niệm lực lượng vũ trang không cần đặt ra và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT, mà cho rằng đó là nhiệm vụ của các lực lượng chuyên trách trên từng vấn đề an ninh cụ thể.

Page 127: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

123

Ba là, khắc phục những biểu hiện tách rời giữa hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam, làm gắn bó chặt chẽ hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh trong cùng mục tiêu thống nhất: vừa bảo đảm phát triển bền vững của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vừa giữ vững độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Biểu hiện cụ thể là, khắc khục những biểu hiện tách rời nhiệm vụ ứng phó với mối đe dọa ANPTT và nhiệm vụ bảo vệ ĐLDT. Đây là vấn đề rất cơ bản vừa tạo điều kiện vừa là sự phản ánh kết quả về mặt nhận thức, tư tưởng của Việt Nam đối với nhiệm vụ bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT thời gian qua.

Trên cơ sở nhận thức đó, Việt Nam đã phát huy được sức mạnh tổng hợp và vai trò của mọi lực lượng, con người và tổ chức trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định, làm thất bại nhiều âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lưc thù địch, bảo vệ vững chắc ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT.

Lực lượng và sức mạnh bảo vệ ĐLDT, bảo vệ Tổ quốc trước các mối đe dọa ANPTT là toàn thể dân tộc Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó đại đoàn kết toàn dân tộc là động lực chủ yếu, phát huy nội lực là chính. Việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT, đặc biệt trong đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn lợi dụng việc ứng phó với mối đe dọa ANPTT để chống phá cách mạng Việt Nam của các thế lực thù địch, nhất là chiến lược “diễn biến hòa bình”, đã chủ động, tích cực và hiệu quả hơn, bảo vệ vững chắc ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT.

Đây là thành tựu thể hiện sâu sắc tính chất toàn dân, toàn diện của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc nói chung, bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT nói riêng trong thời gian qua. Tính chất toàn dân, toàn diện của sự nghiệp bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT được biểu hiện sinh động và sâu sắc ở việc mọi người dân, mọi cộng đồng dân cư, dù hoạt động trên lĩnh vực nào của đời sống xã hội, trên địa bàn nào, trong môi trường nào, trong ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, hay tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm cộng nghệ cao... cũng đều có ý thức rõ ràng về hoạt động của mình và

Page 128: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

124

của ngành mình, là những việc làm thiết thực, có ý nghĩa để góp phần bảo vệ ĐLDT. Từ đó, đề cao ý thức, trách nhiệm công dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở cơ quan, đơn vị, trên địa bàn hoạt động, bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT.

Cũng trong lĩnh vực nhận thức, Việt Nam đã nhận thức rõ vai trò của các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài ( FNGO) đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ổn định tình hình chính trị của đất nước, góp phần làm lành mạnh hóa môi trường đầu tư, viện trợ cũng như bảo đảm các yêu cầu đối nội, đối ngoại của đất nước. Dựa trên cơ sở của pháp luật, đội ngũ làm công tác quản lý cần nâng cao tinh thần dân tộc, hướng dẫn các FNGO đi đúng hướng, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam, đáp ứng yêu cầu vừa tranh thủ viện trợ vừa không để các FNGO lợi dụng xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT.

Ý thức, trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ đối với nhiệm vụ bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT của mọi tầng lớp nhân dân, của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị được nâng cao là cơ sở quan trọng làm cho sức mạnh bảo vệ ĐLDT được củng cố vững chắc và được tăng cường toàn diện. Điều đó đã tạo động lực mới để phát triển mạnh mẽ các phong trào toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, toàn dân giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT.

4.1.1.2. Độc lập dân tộc, chủ quyền và an ninh quốc gia, lợi ích dân tộc trước mối đe doạ an ninh phi truyền thống được giữ vững và bảo đảm

Đây là một trong những thành tựu cơ bản, nổi bật, khẳng định các mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN, các nội dung bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT được thực hiện tốt trong thực tiễn. Suốt 15 năm qua, Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, ĐLDT và định hướng XHCN của Việt Nam được giữ vững; môi trường ổn định, hoà bình và an ninh cho sự phát triển được đảm bảo; Việt Nam đã làm thất bại nhiều âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới đất nước, nâng cao vị thế và uy tín trên trường quốc tế.

Page 129: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

125

Đại hội X của Đảng năm 2006 đánh giá: “Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia tăng lên rất nhiều” [47, tr.67]. Những thành tựu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc được Đại hội XI của Đảng năm 2011 nhận định rõ thêm: “Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội chủ nghĩa, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững. Thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân được củng cố; tiềm lực quốc phòng, an ninh được tăng cường, nhất là trên các địa bàn chiến lược, xung yếu, phức tạp” [48, tr.155].

Thành tựu nổi bật này là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, cả khách quan và chủ quan, trong đó có việc thực hiện những chủ trương, biện pháp bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT. Mặc dù còn có những khó khăn, hạn chế nhất định, thậm chí còn có nhiều phức tạp, nhưng thành tựu nêu trên như Đảng Cộng sản Việt Nam đánh giá, là đáng ghi nhận, thực sự có ý nghĩa, cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội, tạo cho Việt Nam một diện mạo mới, vị thế mới, tư thế mới trong đời sống quốc tế.

Đặt trong bối cảnh hơn 15 năm qua, ĐLDT của Việt Nam luôn bị thách thức, bị đe dọa và uy hiếp từ nhiều phía, trong đó có sự tác động mạnh mẽ của các mối đe dọa ANPTT và sự lợi dụng vấn đề này để chống phá Việt Nam, mới thấy được ý nghĩa và giá trị thực sự của những thành tựu mà Việt Nam đạt được. Từ năm 2001 đến nay, Tổ quốc Việt Nam XHCN luôn được bảo vệ vững chắc; chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được củng cố. Điều đó đã khách quan tạo điều kiện thuận lợi căn bản và môi trường hoà bình cho sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Có được thành tựu trên bởi vì, trong quá trình bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT, Việt Nam đã luôn tuân thủ nghiêm ngặt quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định; quán triệt sâu sắc yêu cầu: “Giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội; làm thất bại mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch và mọi ý đồ, hành động xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không để bị động, bất

Page 130: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

126

ngờ” [47, tr.138]. Việc Việt Nam chủ động ứng phó với các mối đe dọa ANPTT, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia; tội phạm công nghệ cao; tích cực xóa đói giảm nghèo; phòng chống thiên tai, dịch bệnh; chủ động ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu... đã khách quan góp phần bảo vệ ĐLDT, chủ quyền và ANQG. Trong quá trình ứng phó với các mối đe dọa ANPTT, Việt Nam đã hạn chế, khắc phục được những tác động tiêu cực của mối đe dọa an ninh này đối với ĐLDT.

Trong ứng phó với biến đổi khí hậu, Việt Nam đã nhìn nhận rõ những tác động ngày một gia tăng và khó lường ở nhiều lĩnh vực, địa phương làm gia tăng mức độ cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường; làm tăng khả năng bị tổn thương, là nguy cơ làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hoặc làm mất đi nhiều thành quả đã đạt được. Vì vậy, các nguy cơ, rủi ro do tác động của các mối đe dọa ANPTT, như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, tài chính, năng lượng, tội phạm công nghệ cao..., đã được tính đến trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực hiện các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành và địa phương. Đồng thời, trong ứng phó với các mối đe dọa ANPTT, Việt Nam đã chủ động ngăn ngừa, hạn chế và làm phá sản nhiều âm mưu, hành động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề này để chống phá ĐLDT của Việt Nam.

Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội năm 2013, kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 và nhiệm vụ năm 2014 - 2015 nêu rõ những kết quả: chủ quyền quốc gia được bảo đảm; hoạt động đối ngoại đạt được nhiều kết quả tích cực... An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Ngăn chặn kịp thời các âm mưu và hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia và chống phá đất nước. Công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội được tập trung chỉ đạo. Đã triệt phá nhiều băng nhóm tội phạm có tổ chức, nhất là tội phạm kiểu xã hội đen, tội phạm ma túy, tội phạm kinh tế, tội phạm sử dụng công nghệ cao… [161, tr.4].

Những thành tựu trong bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT đã tạo điều kiện thuận lợi nâng cao uy tín, vị thế đất nước trên trường quốc tế.

Page 131: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

127

Cùng với đó, quá trình thực hiện nhất quán đường lối, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế với khu vực và thế giới, đã tạo thêm niềm tin để Việt Nam vững bước trên con đường phát triển đi lên, tận dụng tốt những thuận lợi, cơ hội mới đang mở ra. Việt Nam có cơ hội thuận lợi để đẩy nhanh quá trình điều chỉnh, tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; bảo vệ vững chắc ĐLDT, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm ANQG, lợi ích dân tộc và thế chế chính trị đất nước trước các mối đe dọa ANPTT.

4.1.1.3. Sức mạnh tổng hợp và khả năng bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống được tăng cường

Sức mạnh và khả năng bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT được được tăng cường toàn diện, đáp ứng yêu cầu ngăn chặn và loại trừ nguy cơ chiến tranh và khả năng đối phó thắng lợi với các tình huống chiến tranh nếu xảy ra, với mọi quy mô và trình độ. Đất nước đã:

ra khỏi tình trạng kém phát triển, bộ mặt của đất nước và đời sống của nhân dân có nhiều thay đổi; sức mạnh về mọi mặt được tăng cường, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ XHCN được giữ vững, vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao; tạo tiền đề để nước ta phát triển mạnh mẽ hơn trong giai đoạn mới [48, tr.177].

Sức mạnh bảo vệ ĐLDT là sự kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh truyền thống và hiện đại, sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại. Đó là sức mạnh tổng hợp của các yếu tố chính trị, quân sự, kinh tế, khoa học, công nghệ, văn hóa, ngoại giao, v.v., biểu hiện thành sức mạnh vật chất, tinh thần của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Sức mạnh về mọi mặt của đất nước đã tạo tiền đề vật chất - tinh thần quyết định cho việc giữ vững, bảo đảm độc lập, tự chủ của đất nước trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt trên lĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Sức mạnh tổng hợp được tăng cường, đã nâng cao khả năng bảo vệ ĐLDT của đất nước trước mối đe dọa ANPTT.

Page 132: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

128

Khả năng của Việt Nam trong bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT được biểu hiện ở việc Việt Nam chủ động, tích cực trong ứng phó với các mối đe dọa ANPTT. Ngay từ năm 2000, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc, Việt Nam đã cùng với 188 quốc gia ký cam kết thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG). Thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Chính phủ Việt Nam đã triển khai hàng loạt chương trình, chiến lược, dự án, kế hoạch. Trong đó, nhấn mạnh đến việc phát huy vai trò chủ đạo của Nhà nước trong quản lý, điều hành; nâng cao tính năng động, sáng tạo của các doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể xã hội và cộng đồng dân cư; tận dụng hiệu quả các cơ chế hợp tác quốc tế; xác định rõ việc ứng phó với biến đổi khí hậu phải gắn liền với phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và sức mạnh quốc gia, gia tăng khả năng bảo vệ ĐLDT của đất nước trước mối đe dọa ANPTT.

4.1.2. Hạn chế 4.1.2.1. Còn có nhận thức không đúng, chưa đầy đủ về bảo vệ độc lập

dân tộc trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống Thời gian qua, nhận thức và trách nhiệm của hệ thống chính trị, của các

tầng lớp nhân dân về mối đe dọa ANPTT; về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng mối đe dọa này để chống phá; về mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển đảo, thềm lục địa, bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc trước mối đe dọa của ANPTT chưa thật sự đầy đủ, rõ ràng; trong tổ chức thực hiện một số nhiệm vụ thiếu triệt để, đồng bộ, thống nhất.

- Trong nhận thức tư tưởng, tình cảm và hành động của một bộ phận cán bộ và nhân dân, của một số tổ chức, doanh nghiệp còn có những biểu hiện bàng quan, không quan tâm đầy đủ đến nhiệm vụ quốc phòng an ninh, bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa của ANPTT. Không ít tổ chức, người dân còn nhấn mạnh đến bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, mà xem nhẹ, không chú ý đúng mức đến bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng, Nhà nước và định hướng XHCN; tách rời giữa hai mặt tự nhiên - lịch sử và chính trị - xã hội trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Thậm chí, cá biệt còn có những biểu hiện nói đến bảo vệ Tổ quốc chỉ là bảo vệ ĐLDT, chủ quyền quốc gia, không gắn

Page 133: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

129

với bảo vệ chế độ. Vẫn còn một bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ, đảng viên nhận thức về trách nhiệm, về nguy cơ đe dọa ĐLDT và CNXH từ các mối đe dọa ANPTT chưa rõ ràng, thấu đáo. Chưa thấy rõ tầm quan trọng đặc biệt của vấn đề bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT.

Đại hội XI của Đảng đánh giá: “Nhận thức về quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân của một số cán bộ, đảng viên trong các ngành, các cấp chưa đầy đủ, sâu sắc, thiếu cảnh giác trước âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch” [48, tr.170]. Một số bộ, ngành, địa phương có lúc còn chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời bình, nhiệm vụ bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT. Không ít nhân dân và cán bộ, chiến sĩ quân đội và cả đảng viên còn cho rằng: kinh tế mạnh là quốc phòng mạnh, kinh tế mạnh là mọi thứ đều mạnh. Vì vậy, đã có không ít công trình, dự án kinh tế - xã hội, chương trình, kế hoạch ứng phó với mối đe dọa ANPTT chưa chú ý đầy đủ đến yêu cầu bảo vệ ĐLDT, thậm chí còn vi phạm; việc đối phó với các mối đe dọa ANPTT đã không tính đến đầy đủ vấn đề bảo vệ ĐLDT [6].

- Vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đúng âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, thủ đoạn lợi dụng hợp tác, hỗ trợ trong ứng phó với mối đe dọa ANPTT để vi phạm độc lập, chủ quyền của Việt Nam; còn mơ hồ, chủ quan, mất cảnh giác. Chưa thấy hết tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, hội nhập quốc tế, tính nguy hại của các mối đe dọa ANPTT đến ĐLDT. Trong thực tiễn chỉ đạo công tác quốc phòng, an ninh, còn chậm nghiên cứu chiến lược dài hạn gắn chặt với chiến lược kinh tế - xã hội. Chưa kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong một chiến lược thống nhất nhằm phát huy tối đa mọi nguồn lực, tạo sức mạnh tổng hợp để bảo vệ ĐLDT.

Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua hai mươi năm đổi mới (1986 - 2006) của Đảng nhận định: “Sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng chưa ngang tầm với đòi hỏi của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trước tình hình mới; một số cán bộ, đảng viên chưa thấy hết âm mưu của các thế lực thù địch,

Page 134: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

130

còn mơ hồ, chủ quan, mất cảnh giác; chưa thấy hết tác động của mặt trái cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, kể cả lực lượng vũ trang” [43, tr.120]. Ở một số địa phương còn xảy ra các vụ việc phức tạp liên quan đến tôn giáo, người dân tộc thiểu số, nông dân; còn để tình trạng “bé” xé thành “to”, “nhỏ” thành “lớn”, nhưng việc tổng kết rút kinh nghiệm chưa kịp thời, chưa có đối sách hợp lý, hiệu quả.

Trên thực tế, có nơi, có lúc nội dung bảo vệ độc lập chủ quyền, ANQG chưa được nhận thức sâu sắc, chưa được tính toán kỹ lưỡng trước sự tác động, chi phối của nhiều yếu tố trong các quan hệ quốc tế, nhất là trong hợp tác đối phó với mối đe dọa ANPTT. Việc bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT chưa được tách riêng ra một cách thật sự rành mạch cả trong nhận thức, cả trong tổ chức hoạt động thực tiễn. Điều đó phần nào đã làm suy giảm tính hiệu quả trong bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT.

4.1.2.2. Có lúc còn bị động, bất ngờ trong bảo vệ độc lập dân tộc trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống

Từ năm 2001 đến nay, xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ, tác động ngày càng sâu sắc đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội của mọi quốc gia, khu vực và toàn thế giới. Với sự lợi dụng của các thế lực thù địch, đã xuất hiện những mưu đồ lấy “làng toàn cầu” thay thế cho quốc gia dân tộc; lấy sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các nước để hạ thấp độc lập, chủ quyền quốc gia; lấy tính quốc tế và thị trường “không biên giới” để phủ nhận tính bất khả xâm phạm về ĐLDT, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; lấy quy định, công ước quốc tế thay thế cho luật pháp đất nước; lấy những “giá trị toàn cầu” thay thế giá trị dân tộc, kể cả hệ tư tưởng và thể chế chính trị. Trong điều kiện đó, nếu không bảo đảm được ĐLDT, tự chủ, định hướng chính trị, chủ quyền quốc gia, quyền quyết định chính sách đối nội, đối ngoại, thì hội nhập quốc tế đối phó với các mối đe dọa ANPTT sẽ không thể đem lại hiệu quả thiết thực, quyền lực quốc gia trong các cơ quan quyền lực khu vực, quốc tế không được bảo đảm; trái lại có thể dẫn đến tình trạng bị phụ thuộc, mất độc lập, tự chủ, thậm chí bị “hòa tan” về chính trị.

Page 135: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

131

- Trong tham gia các diễn đàn quốc tế, khu vực, Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp khi xác định và thực hiện các biện pháp để giữ vững, đảm bảo ĐLDT, nhưng lại không cản trở, không gây khó khăn cho các quan hệ của Việt Nam. Trong hợp tác ứng phó với mối đe doạ ANPTT, những biện pháp bảo đảm độc lập, tự chủ về kinh tế, cả về chính trị, quốc phòng, an ninh vấp phải những đòi hỏi và yêu cầu khắt khe từ phía đối tác, nhất là từ các đối tác lớn, các diễn đàn, tổ chức kinh tế lớn như Mỹ, EU, WTO... Vì thế, ở Việt Nam thời gian qua trong quá trình hợp tác ứng phó với mối đe doạ ANPTT, thực hiện quan hệ song phương, đa phương, đã có những biểu hiện hợp tác “bằng mọi giá”, làm ảnh hưởng tiêu cực đến lợi ích quốc gia dân tộc, đến độc lập, tự chủ của đất nước.

- Trong đối phó với các mối đe dọa ANPTT, có lúc Việt Nam còn có bị động, bất ngờ trước sự lợi dụng việc hợp tác đối phó với các mối đe dọa ANPTT của các thế lực thù địch để chống phá cách mạng Việt Nam. Quá trình bảo vệ ĐLDT, việc phân biệt và xử lý mối quan hệ giữa đối tác và đối tượng còn có một số hạn chế, bất cập. Nhận thức về hợp tác và đấu tranh, đối tác và đối tượng trong hợp tác đối phó với các mối đe dọa ANPTT có lúc, có nơi chưa thật rõ ràng, thiếu cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Đấu tranh quốc phòng, an ninh trong đối phó với các mối đe dọa ANPTT có lúc chưa được quán triệt sâu sắc; vận dụng chưa tốt sách lược đấu tranh trong xử lý, giải quyết mối quan hệ đối tác và đối tượng trong trường hợp cụ thể.

- Việc nghiên cứu chiến lược quốc phòng, an ninh, bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT còn chậm. Chưa xây dựng được chiến lược quốc phòng, chiến lược an ninh, chiến lược bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT. Công tác nghiên cứu dự báo, đánh giá âm mưu, thủ đoạn xâm phạm và đe dọa độc lập, chủ quyền, ANQG trước các mối đe dọa ANPTT, đặc biệt là chủ quyền quốc gia trên Biển Đông, tuy đã được quan tâm chú ý, nhưng chưa đầy đủ, thiếu thống nhất, có lúc còn có biểu hiện bị động trong ứng xử, đối phó với một số tình huống phức tạp xảy ra.

Page 136: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

132

4.1.2.3. Khả năng của Việt Nam trong bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống còn có mặt hạn chế

Thời gian qua, Việt Nam chưa thực sự phát huy tốt sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng an ninh, trong bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT. Ý thức và trách nhiệm của nhân dân và chính quyền ở một số địa phương, cơ sở, ở các cấp, các ngành trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; hiệu quả trong tổ chức thực hiện các nhiệm vụ ứng phó với các mối đe dọa ANPTT để bảo vệ ĐLDT có nơi, có lúc, có mặt còn chưa cao.

Chưa tập trung được cao nhất nguồn lực và thời gian để ứng phó với tác động hết sức nặng nề của các mối đe dọa ANPTT, đặc biệt như khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, biến đổi khí hậu, môi trường, sinh thái, tội phạm xuyên quốc gia. Việc đấu tranh với sự lợi dụng mối đe dọa ANPTT chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch còn có biểu hiện nhận thức chưa đúng, còn lúng túng, bị động trong tổ chức đấu tranh; chưa phát huy tốt các nguồn lực đấu tranh, và đấu tranh chưa hiệu quả.

Mặc dù đã có chiến lược, kế hoạch hành động quốc gia về ứng phó với các mối đe dọa ANPTT, như chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh lương thực quốc gia..., nhưng vẫn còn thiếu các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể để thể chế hóa các chủ trương, giải pháp về ứng phó với các mối đe dọa ANPTT.

- Việc thực hiện các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu còn nhiều hạn chế, yếu kém; khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu chưa cao. Chính sách, pháp luật trong giảm nhẹ phát thải khí nhà kính còn chưa đủ mạnh, chưa thể hiện được định hướng giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực có tiềm năng ở Việt Nam như sử dụng năng lượng, nông nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, phát triển năng lượng tái tạo, v.v. Kỷ luật kỷ cương trong quản lý, khai thác và sử dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản chưa nghiêm. Một số công trình thủy điện chưa thực hiện tốt yêu cầu về an toàn và bảo vệ môi trường. Ô nhiễm môi trường tại nhiều khu, nhiều cụm công nghiệp, làng

Page 137: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

133

nghề, cơ sở sản xuất, lưu vực các sông chậm được cải thiện, có nơi còn trầm trọng hơn. Tình trạng ngập lụt ở một số thành phố lớn chậm được khắc phục; tình trạng ô nhiễm môi trường, việc khắc phục hậu quả thiên tai còn bị động, lúng túng. Trong phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai còn tư tưởng ỷ lại, thiếu chủ động, chủ quan, thiếu kinh nghiệm. Mặc dù biến đổi khí hậu là thách thức sống còn đối với toàn nhân loại mà Việt Nam là một quốc gia bị nặng nề nhất, nhưng vẫn còn có những nghi ngờ về biến đổi khí hậu và nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân; chưa thấy được sự bức bách phải bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa này.

- Nghiên cứu về các mối đe dọa ANPTT chưa sâu sắc và toàn diện, việc phân định nội hàm của từng vấn đề chưa thật tường minh, rành mạch. Sự phối hợp giữa an ninh, quốc phòng và đối ngoại trong bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT còn hạn chế. “Việc gắn kết giữa phát triển kinh tế với củng cố, tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, đặc biệt tại các vùng chiến lược, biển, đảo còn chưa chặt chẽ” [48, tr.170]. Việc phối hợp hoạt động của các lực lượng đối ngoại quốc phòng, an ninh với các lực lượng đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong đấu tranh bảo vệ ĐLDT còn có lúc chưa đồng bộ, thiếu sự thống nhất, chưa tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn nhất. Sự phối hợp giữa đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân, giữa các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại để bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT chưa đồng bộ. Việc cụ thể hóa sự kết hợp giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại; quy hoạch, kế hoạch, quy chế hoạt động về kết hợp còn có mặt hạn chế, bất cập. Việc bổ sung, điều chỉnh các hệ thống văn bản pháp luật và chính sách thực hiện kết hợp giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại để bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT còn chậm, chưa cụ thể, tác dụng chỉ đạo thực tiễn còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.

Trong thực tiễn giải quyết một số vấn đề cụ thể về an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, tội phạm công nghệ cao, nhất là vấn đề liên quan đến bên ngoài, sự phối hợp giữa an ninh, quốc phòng và đối ngoại

Page 138: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

134

để bảo vệ ĐLDT trên một số mặt còn thiếu đồng bộ, chưa chặt chẽ, chưa nhịp nhàng, ăn khớp.

- Chưa huy động tốt các lực lượng và sức mạnh để bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT. Vai trò, trách nhiệm của các chủ thể, các lực lượng trong bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT chưa phát huy tốt và toàn diện. Đặc biệt, vai trò và trách nhiệm của các lực lượng trong đấu tranh phi vũ trang, nhất là trong đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa; lãnh đạo và huy động các tổ chức, đoàn thể, quần chúng nhân dân... tham gia đấu tranh bảo vệ ĐLDT chưa rõ ràng, còn chồng lấn, chồng chéo, chưa được giải đáp thỏa đáng về lý luận, còn lúng túng trong tổ chức thực hiện.

Trong đấu tranh quốc phòng, an ninh, bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT, có lúc chưa quán triệt và vận dụng sách lược mềm dẻo, phù hợp khi xử lý một số vấn đề nổi cộm về đối tác, đối tượng. Việc phối hợp, kết hợp giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong bảo vệ Tổ quốc từ xa, ngăn chặn từ trước, từ nơi xuất phát âm mưu, thủ đoạn chống phá Việt Nam của các thế lực thù địch, cả ở trong nước và ở ngoài nước còn hạn chế. Việc xử lý một vài vấn đề trong nước chưa được tính toán thật đầy đủ đến phản ứng và tác động quốc tế nhằm hạn chế các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng gây khó khăn về ngoại giao. Công tác thông tin, tuyên truyền đối ngoại có biểu hiện chưa nhạy bén, hình thức chưa sinh động; cơ chế phối hợp giữa các ngành, các cấp trong bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT chưa đồng bộ, hiệu quả còn hạn chế.

Có lúc, có nơi chưa thật sự quan tâm đúng mức đến bảo vệ Tổ quốc trong thời bình. Vì thế, bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT cũng chưa được quan tâm tốt; thiếu nội dung, hình thức và biện pháp kịp thời, phù hợp, hiệu quả. Chưa tạo ra phong trào đấu tranh mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân, của các lực lượng tiến bộ, hòa bình trên thế giới để họ đồng tình, ủng hộ Việt Nam. Việc nêu cao tính chính nghĩa, công lý của Việt Nam trên các diễn đàn và công luận thế giới để bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT, đặc biệt trên vấn đề an ninh biển, hiệu quả còn thấp, nhất là khi có sự vi phạm của thế lực bên ngoài. Kết hợp giữa đối ngoại, quốc phòng, an

Page 139: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

135

ninh trong bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT chưa tốt, còn có biểu hiện bị động trong đối phó và xử lý tình huống.

- Khả năng giữ vững độc lập, tự chủ của nền kinh tế Việt Nam còn hạn chế, sức chống đỡ thấp, rất dễ bị thương tổn trước tác động của các mối đe dọa ANPTT như an ninh tài chính, năng lượng, lương thực, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ bị mất độc lập, tự chủ trước sự tác động mạnh mẽ, nhiều chiều của các mối đe dọa ANPTT.

Nền kinh tế Việt Nam cũng như các doanh nghiệp Việt Nam còn tồn tại tư duy của người sản xuất nhỏ, duy ý chí; việc sử dụng vốn đầu tư chưa hiệu quả; quá trình chuẩn bị các điều kiện cho hội nhập, tham gia các diễn đàn, hợp tác quốc tế ứng phó với mối đe dọa ANPTT chưa kịp thời phù hợp, chưa tốt; thiếu kinh nghiệm, năng lực cạnh tranh còn kém. Đến năm 2008, tỷ lệ công nghệ cao trong các doanh nghiệp Việt Nam kém Thái Lan 15 lần, Malaixia 25 lần, Xingapo khoảng 35 lần. Tập đoàn Intel muốn tuyển 2.000 lao động trí thức mà chỉ được 90 người. “Năng xuất lao động xã hội thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Năng lực cạnh tranh quốc gia chậm được cải thiện” [48, tr.166]. Theo Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, kết quả trong 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 và nhiệm vụ trong năm 2014 - 2015, tháng 10 năm 2013, thì kinh tế vĩ mô Việt Nam tuy cơ bản là ổn định, lạm phát tuy có được kiểm soát, nhưng chưa thật vững chắc. Cân đối ngân sách khó khăn, bội chi cao hơn kế hoạch. Việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một số mặt hàng và dịch vụ thiết yếu còn chậm, chưa tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. Hoạt động của một số tổ chức tín dụng chưa thật an toàn. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP không đạt kế hoạch. Hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp [161]. Số liệu từ phiên họp Chính phủ Việt Nam tháng 9 năm 2014 cho thấy: năng suất lao động của Việt Nam hiện nay rất thấp, thấp hơn từ 2 đến 15 lần so với các nước khu vực Đông Nam Á.

Điều đó nói lên khả năng giữ vững độc lập, tự chủ của nền kinh tế Việt Nam còn thấp, sức chống đỡ yếu, rất dễ bị thương tổn, bị mất độc lập, tự chủ

Page 140: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

136

trước sự tác động mạnh mẽ của tình hình, đặc biệt trước tác động của các mối đe dọa ANPTT. Khó khăn, thách thức do sự biến động của nền kinh tế thế giới, tình hình lạm phát, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, sức ép cạnh tranh đối với sản phẩm, doanh nghiệp (trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, dịch vụ, phân phối, bán lẻ…) ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế nước nhà, đến ĐLDT của Việt Nam.

4.1.2.4. Hiệu quả bảo vệ độc lập dân tộc trong hợp tác quốc tế đối phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống chưa cao

Trong thời gian qua, với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam đã “đưa các mối quan hệ quốc tế vào chiều sâu trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, phát huy tối đa nội lực, giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc; chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình hội nhập quốc tế” [48, tr.236]. Việt Nam chủ trương hội nhập quốc tế là “nhằm củng cố môi trường hòa bình, tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững, nâng cao đời sống nhân dân; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN; quảng bá hình ảnh Việt Nam, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc; tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của đất nước; góp phần tích cực vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”, như Nghị quyết của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế năm 2013 chỉ rõ.

Tuy nhiên, trên thực tế hiệu quả bảo vệ ĐLDT trong hợp tác quốc tế đối phó với các mối đe dọa ANPTT chưa cao. Vấn đề bảo vệ ĐLDT của Việt Nam thông thường chỉ gắn với vấn đề an ninh, quốc phòng chung của khu vực và các diễn đàn quốc tế mà Việt Nam tham gia. Nhưng việc gắn bó đó còn ở mức độ, thậm chí có trường hợp, nền ĐLDT của Việt Nam còn bị đe dọa, nhất trong các vấn đề về bảo vệ định hướng phát triển, chế độ xã hội và thể chế chính trị đất nước. Việc hợp tác quốc tế để đối phó với các mối đe dọa ANPTT đã được chú trọng và đạt nhiều kết quả khá tốt, nhưng việc hợp tác đó để bảo vệ ĐLDT lại chưa được đặt ra đúng mức và thực hiện tốt.

Page 141: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

137

Đến nay, có thể thấy hầu hết các nỗ lực hợp tác đa phương về ứng phó với các mối đe dọa ANPTT trong khu vực mà Việt Nam tham gia mới chỉ tập trung chủ yếu vào việc thiết lập cơ chế mềm, ra tuyên bố, tổ chức đối thoại, trao đổi, hội thảo, tọa đàm..., mà ít đi vào thực chất, tăng cường thi hành luật và hợp tác pháp lý, cơ chế; tính ràng buộc trong hợp tác chưa cao. Vì thế, việc bảo vệ ĐLDT của Việt Nam gặp nhiều khó khăn và dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng chống phá, vi phạm.

Trường hợp Việt Nam hợp tác quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu cho thấy một số bất cập đáng chú ý. Những năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tần suất và cường độ thiên tai ngày càng tăng, gây ra nhiều tổn thất to lớn về người, tài sản, cơ sở hạ tầng về kinh tế, văn hóa, xã hội, tác động xấu đến môi trường và cuộc sống con người. Việt Nam đã tiến hành nhiều hợp tác trong lĩnh vực này. Độc lập chủ quyền, an ninh, lợi ích quốc gia dân tộc phải được nhấn mạnh là nguyên tắc, yêu cầu tối cao của Việt Nam trong hợp tác quốc tế để giải quyết mối đe dọa an ninh này, nhưng có lúc vấn đề độc lập, chủ quyền chưa được đề cập cụ thể. Thêm vào nữa, khả năng phòng chống, khắc phục mối nguy cơ này của Việt Nam còn hạn chế, yếu kém. Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực ứng phó với thiên tai qua việc giảm thiểu rủi ro, đẩy mạnh chuẩn bị và xây dựng nhiều kịch bản khác nhau về tác động của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, chưa có tiến bộ rõ, hoặc phương án cụ thể. Các cam kết chính trị rất rõ ràng và mạnh mẽ, nhưng còn thiếu hụt lớn trong xây dựng khả năng ứng phó của cộng đồng và năng lực của chính quyền các cấp, nhất là ở địa phương. Năng lực thích ứng của Việt Nam còn hạn chế; nguồn lực cho nâng cao thích ứng với biến đổi khí hậu chưa đáp ứng nhu cầu; các giải pháp thích ứng chủ yếu tập trung vào ứng phó với các tác động đã xảy ra, nhiều giải pháp chưa thật phù hợp, thường chú trọng giải pháp công trình, đòi hỏi chí phí cao, chưa thực sự hiệu quả... Chưa đề cập thỏa đáng đến nội dung, giải pháp bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa này. Những cơ chế, tính pháp lý hợp tác để tăng cường hiệu quả ứng phó còn lỏng lẻo. Do đó, khả năng, điều kiện để bảo vệ ĐLDT của Việt Nam còn nhiều hạn chế, khó khăn, đòi hỏi phải quan tâm hơn và có chiến lược, giải pháp phù hợp.

Page 142: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

138

Tóm lại: Đánh giá hoạt động bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT của Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2015, luận án nêu và phân tích 03 thành tựu và 04 hạn chế cơ bản.Trong đó, thành tựu lớn nhất 15 năm qua là: Độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, ĐLDT và định hướng XHCN của Việt Nam được giữ vững; môi trường ổn định, hoà bình và an ninh cho sự phát triển được đảm bảo; Việt Nam đã làm thất bại nhiều âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, góp phần quan trọng vào quá trình đổi mới đất nước, nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Còn tất cả các hạn chế đều phản ánh một thực trạng chung là: Khả năng giữ vững độc lập, tự chủ của nền kinh tế Việt Nam còn hạn chế, sức chống đỡ thấp, rất dễ bị thương tổn trước tác động của các mối đe dọa ANPTT như an ninh tài chính, năng lượng, lương thực, biến đổi khí hậu, tội phạm xuyên quốc gia. Điều này dễ dẫn đến nguy cơ bị mất độc lập, tự chủ trước sự tác động mạnh mẽ, nhiều chiều của các mối đe dọa ANPTT.

Trong thời gian tới, khu vực châu Á - Thái bình Dương ngày càng trở thành nơi tranh giành lợi ích, ảnh hưởng của các nước lớn, đặc biệt là lợi ích kinh tế; là khu vực có các cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, với những tổ chức, diễn đàn kinh tế song phương, đa phương năng động, góp phần làm tăng trưởng kinh tế toàn khu vực nói chung và từng nước nói riêng. Đây là nơi có sức lao động hùng hậu, chiếm gần ½ dân số thế giới, là thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm của thế giới, giúp thu hút và là điểm đến của các nền kinh tế ngoài khu vực. Tuy nhiên, các nước lớn đầu tư nguồn lực vào khu vực là do lợi ích khác nhau, rất dễ dẫn đến mâu thuẫn nhau về lợi ích làm xuất hiện nhiều mối đe dọa an ninh cả ANTT lẫn ANPTT, các nước trong khu vực sẽ bị tác động mạnh bởi sự cạnh tranh này. Các nước nhỏ trong khu vực có thể trở thành “quân cờ” trên bàn cờ của các nước lớn; các nước lớn sẵn sàng “đi đêm”, thỏa thuận ngầm với nhau, bán đứng lợi ích của các nước nhỏ, kể cả độc lập, chủ quyền, để bảo vệ lợi ích của họ. Trong điều kiện đó khả năng giữ vững độc lập, tự chủ, nhất là trước sự tác động mạnh mẽ của các mối đe dọa ANPTT là rất thấp. Việt Nam cần nắm bắt thời cơ, phát huy những thành tựu, kinh nghiệm đã

Page 143: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

139

đạt được để khắc phục những hạn chế, tác động tiêu cực, bảo vệ ĐLDT, hội nhập và phát triển, nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế.

4.2. KINH NGHIỆM CỦA VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRƯỚC MỐI ĐE DỌA AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN

Từ năm 2001 đến 2015, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT, chủ động, tích cực góp sức cùng với cộng đồng quốc tế và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Những kết quả đạt được cũng như những hạn chế, khó khăn của Việt Nam trong bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT hơn mười năm qua đã để lại những kinh nghiệm quý, có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với Việt Nam, mà còn đối với với các nước đang phát triển - những nước có điểm tương đồng về điều kiện lịch sử - xã hội với Việt Nam.

4.2.1. Chủ động ngăn ngừa, ứng phó với mối đe dọa an ninh phi truyền thống để bảo vệ độc lập dân tộc

Đây là kinh nghiệm quan trọng đầu tiên mà Việt Nam đã thể hiện trong thực tiễn bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT từ 2001 đến nay. Trong bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT, việc nêu cao tinh thần chủ động là một vấn đề rất quan trọng. Chủ động ngăn ngừa, ứng phó trước các mối đe dọa ANPTT là một thể hiện tính chủ động trong bảo vệ ĐLDT. Việt Nam là một nước đang phát triển chịu nhiều ảnh hưởng bởi tác động của các mối đe dọa ANPTT, đặc biệt là những vấn đề như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, bão lụt, thiên tai, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, an ninh biển.... Đó là những vấn đề khó dự báo, dự lường về thời gian xảy ra, mức độ hủy hoại, sự tác động; là vấn đề không dễ dàng ngăn ngừa, ứng phó. Sự bị động, lúng túng trong ứng phó các mối đe dọa ANPTT là điều rất dễ xảy ra, đòi hỏi tính chủ động rất cao. Như vấn đề biến đổi khí hậu, từ sớm Chính phủ Việt Nam đã đặc biệt quan tâm, ra Nghị quyết 60/2007/NQ-CP về biến đổi khí hậu, 03 tháng 12 năm 2007. Năm 2008, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (triển khai thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP của Chính phủ).

Page 144: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

140

Điều này thể hiện tính chủ động cao của Việt Nam trong ngăn ngừa, ứng phó với mối đe dọa ANPTT từ biến đổi khí hậu.

Việt Nam là một nước đang phát triển, vấn đề giành và giữ ĐLDT luôn là vấn đề nổi lên trong suốt quá trình lịch sử. Việt Nam cũng là một nước có nhiều kinh nghiệm trong đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ ĐLDT của mình. Độc lập dân tộc bao giờ cũng phải gắn liền với đấu tranh chống mọi sự áp đặt, nô dịch của các thế lực bên ngoài. Đấu tranh cho ĐLDT là vấn đề trước tiên; để có độc lập tự do, điều quan trọng là phải biết đấu tranh.

Chủ động ngăn ngừa, ứng phó các mối đe dọa ANPTT là thể hiện sự chủ động trong bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa này. Đây là kinh nghiệm rất quan trọng, có giá trị không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển, chậm phát triển trong cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay.

Chủ động ngăn ngừa, ứng phó các mối đe dọa ANPTT là phải chủ động quyết định chủ trương, chính sách ứng phó với các mối đe dọa ANPTT. Nắm vững quy luật, tính tất yếu của sự vận động chính trị, kinh tế toàn cầu, những vấn đề ANPTT, phát huy đầy đủ năng lực nội sinh, xác định giải pháp đúng đắn phù hợp để ứng phó với các mối đe dọa ANPTT. Chủ động còn bao hàm sự sáng tạo lựa chọn phương thức hành động đúng, dự báo được những nguy cơ từ các mối đe dọa ANPTT; chủ động trong hội nhập, hợp tác quốc tế để ứng phó với các mối đe dọa ANPTT. Trên cơ sở đó, chủ động bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT.

Kinh nghiệm này chỉ ra rằng, nếu không chủ động và thực hiện tốt việc ngăn ngừa, ứng phó thì các mối đe dọa ANPTT sẽ gây nên những hậu quả khôn lường không chỉ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, mà còn đối với ĐLDT, chủ quyền và an ninh quốc gia. Và ngược lại, nếu chủ động, nêu cao tinh thần cảnh giác, đề cao ý thức và tinh thần trách nhiệm, thì có thể ngăn ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất sự hủy hoại và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống con người, đến ĐLDT của đất nước.

Page 145: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

141

Để có thể chủ động trong vấn đề này, Việt Nam đã thực hiện khá tốt công tác tư tưởng, giáo dục, tuyên truyền nhằm tạo nên sự thống nhất rộng rãi trong nhận thức xã hội về những nội dung, những biểu hiện mới của ĐLDT và bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT. Chính phủ Việt Nam đã chú trọng đầu tư thoả đáng cho nghiên cứu cơ bản về các mối đe dọa ANPTT. Trên cơ sở đó, chỉ rõ những tác động chung, cũng như những tác động mang tính đặc thù đối với ĐLDT của Việt Nam. Trọng tâm của việc nghiên cứu là hướng vào làm rõ các vấn đề nội dung, biểu hiện mới của ĐLDT; những thuận lợi cơ bản, những khó khăn chủ yếu và các giải pháp trước mắt, cũng như lâu dài để bảo vệ vững chắc ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT trong quá trình hội nhập quốc tế. Những kết quả nghiên cứu là chất liệu phục vụ trực tiếp cho công tác tư tưởng, công tác giáo dục, thông tin tuyên truyền về các nội dung bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT.

Tính chủ động của Việt Nam được biểu hiện cụ thể trong hành động thực tiễn; thể hiện trong nghị quyết, chủ trương của Đảng, trong các đề án, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tính chủ động trong bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT thể hiện ở sự cố gắng của cả nước và toàn xã hội, ở sự chủ động, tích cực hợp tác quốc tế và phối hợp hành động chung trên các diễn đàn song phương, đa phương trong ứng phó với các mối đe dọa này.

Yều cầu cơ bản để có thể chủ động, từ kinh nghiệm Việt Nam hơn mười năm qua cho thấy, là phải làm tốt công tác dự báo chiến lược, dự báo tình huống, bảo đảm trong mọi hoàn cảnh đất nước cũng không bị động, bất ngờ; kiên định định hướng và mục tiêu phát triển. Không dự báo hoặc không làm tốt vấn đề dự báo, thì sự bị động, lúng túng, bất ngờ là điều sẽ xảy ra. Việc dự báo phải thấy được những uy hiếp đối với ĐLDT từ các mối đe dọa ANPTT, đặc biệt đối với những vấn đề liên quan trực tiếp đến đất nước, đến đời sống nhân dân, đến an ninh và độc lập, chủ quyền, như an ninh biển, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao, thiên tai. Việc dự báo cũng phải tính đến âm mưu, thủ đoạn lợi dụng hợp tác quốc tế trong ứng phó với các mối đe dọa ANPTT để chống phá ĐLDT của đất nước.

Page 146: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

142

Dự báo được những biến động của tình hình, đối tượng và đối tác, sự chuyển biến, chuyển hóa của đối tượng và đối tác trong quá trình hội nhập, cũng như trong quá trình hợp tác để đối phó với các mối đe dọa ANPTT.

Việc đưa vấn đề ANPTT vào Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2004; việc Chính phủ Việt Nam trình đề án Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường; việc thường xuyên tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học về các vấn đề ANPTT; việc các cấp, các Bộ, ngành, các địa phương chủ động triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ứng phó... là những ví dụ cho thấy tính chủ động của Việt Nam trong ứng phó với các mối đe dọa ANPTT. Điều đó không những tạo điều kiện cho Việt Nam có thể chủ động để đối phó với nguy cơ này, mà còn nâng cao được tính chủ động trong bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT, khắc phục và hạn chế được sự bị động, bất ngờ, nhất là đối với sự lợi dụng các vấn đề ANPTT của các thế lực thù địch để chống phá ĐLDT của Việt Nam.

Tính chủ động của Việt Nam trong bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT còn thể hiện ở chỗ, Việt Nam đã tích cực và chủ động ký kết và tham gia các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực ANPTT. Qua đó, Việt Nam không chỉ góp phần cùng với cộng đồng quốc tế ứng phó với các mối đe dọa ANPTT, mà còn là để bảo vệ ĐLDT và tạo điều kiện quốc tế cho việc bảo vệ ĐLDT. Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã ký kết và tham gia nhiều điều ước quốc tế trên nhiều lĩnh vực ANPTT.

Tham gia và thực hiện có hiệu quả các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ. Tháng 9/2000, tại Hội nghị thượng đỉnh Thiên niên kỷ do Liên hợp quốc tổ chức, Việt Nam cùng với 188 nước đã ký cam kết thực hiện các “Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ” (MDG), bao gồm 8 nội dung: xóa đói giảm nghèo; phổ cập giáo dục tiểu học; đẩy mạnh bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ; giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em; tăng cường sức khỏe cho bà mẹ; phòng chống HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác; đảm bảo môi trường bền vững; xây dựng quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển. Dựa trên các MDG và định

Page 147: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

143

hướng phát triển của đất nước, Việt Nam đã xây dựng 12 Mục tiêu phát triển (VDG) của mình, bao gồm các vấn đề xã hội và xóa đói giảm nghèo đến năm 2010, để tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả hơn. Các VDG của Việt Nam vừa phản ánh khá đầy đủ các MDG của Liên hợp quốc, vừa tính đến một cách sâu sắc những đặc thù Việt Nam.

Tham gia các công ước quốc tế về môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Nhận thức được những hiểm họa của sự xuống cấp môi trường toàn cầu đối với tương lai của nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã sớm tham gia và ký kết các công ước quốc tế về môi trường, đặc biệt là Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về môi trường và phát triển được tổ chức tại Rio de Janeiro (Brasil) năm 1992 và Hội nghị thượng đỉnh về phát triển bền vững tại Johannesburg (Nam Phi) năm 2002. Tại hai hội nghị này, Việt Nam đã cùng các nước xây dựng những chương trình hành động toàn cầu về bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững ở mỗi quốc gia và trên toàn cầu trong thế kỷ XXI. Ngoài việc tham dự và ký kết các Công ước quốc tế, Việt Nam đã tham gia vào các hoạt động hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với nhiều hình thức đa dạng như hợp tác song phương, đa phương, hợp tác khu vực và toàn cầu. Một loạt các tổ chức quốc tế về môi trường đã tiếp nhận sự tham gia của Việt Nam. Đó là Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF); Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP); Chương trình Liên hợp quốc về bảo vệ thiên nhiên và tài nguyên tự nhiên (IUCN)... Đến cuối năm 2014, riêng vấn đề về bảo vệ môi trường trên thế giới đã có khoảng 300 công ước quốc tế, Việt Nam đã tham gia 23 công ước, trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao chủ trì gồm 6 Công ước: Công ước về Kiểm soát việc vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu hủy chúng (Công ước Basel); Công ước Ramsar về Các vùng đất ngập nước và nơi cư trú của các loài chim nước; Công ước về Đa dạng sinh học; Công ước về Các chất hữu cơ khó phân hủy (POP); Công ước Viên về Bảo vệ tầng ôzôn; Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu; và các thỏa thuận hợp tác song phương về khí tượng thủy văn với một số quốc gia như Trung Quốc, Lào, Nga, Mỹ, Pháp, Ốtxtrâylia.

Page 148: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

144

Ngoài ra, Việt Nam đã ký kết và tham gia nhiều điều ước quốc tế đa phương trong lĩnh vực đảm bảo ANPTT, có thể kể đến một số điều ước phổ cập sau đây do Liên hợp quốc chủ trì:

Trong lĩnh vực phòng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, chống buôn bán phụ nữ, trẻ em, chống buôn lậu vũ khí. Tháng 12/2000 Việt Nam đã ký Công ước Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước TOC). Năm 2011, Việt Nam đã tiến hành phê chuẩn Công ước TOC gồm 3 nghị định thư bổ sung, gồm: Nghị định thư về chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em; Nghị định thư về chống đưa người di cư bất hợp pháp và Nghị định thư về chống mua bán bất họp pháp vũ khí, đạn dược...

Trong lĩnh vực phòng, chống khủng bố. Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã ký kết và tham gia các điều ước quốc tế về phòng, chống khủng bố: Công ước về phòng ngừa và trấn áp các tội chống lại người được hưởng sự bảo hộ quốc tế, kế cả viên chức ngoại giao năm 1973 (có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 01/6/2002); Công ước về trấn áp các hành vi bất hợp pháp xâm phạm an toàn hành trình hàng hải năm 1988 (có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 10/10/2002); Công ước về trấn áp các hành vi tài trợ cho khủng bố năm 1999 (có hiệu lực đối với Việt Nam từ năm 2002); Nghị định thư về trấn áp các hành vi bất hợp pháp xâm phạm an toàn các công trình cố định trên thềm lục địa năm 1988 (có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 10/10/2002); Công ước ASEAN về chống khủng bố (có hiệu lực đối với Việt Nam từ 28/5/2011); Công ước về bảo vệ an toàn vật liệu hạt nhân năm 1980 và phần sửa đổi của Công ước (có hiệu lực đối với Việt Nam từ năm 2002).

Trong lĩnh vực phòng, chống cướp biển. Việt Nam đã tham gia Hiệp định khu vực chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền tại châu Á, có hiệu lực kể từ ngày 04/9/2006.

Trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng (trong đó có phòng, chống rửa tiền) Việt Nam đã tham gia “Chương trình toàn cầu chống tham nhũng” và ký “Công ước của Liên hợp quốc về Chống tham nhũng” năm 2003 và là một trong số các quốc gia đầu tiên ký kết Công ước này.

Page 149: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

145

Điều quan trọng là, những việc làm trên đã thể hiện sự nỗ lực của Đảng

và Nhà nước Việt Nam từng bước hội nhập vào đời sống khu vực và thế giới

trong giải quyết các mối đe dọa ANPTT; đồng thời, thể hiện rõ vị thế mới

vững chắc của Việt Nam trong quan hệ với các nước trên thế giới, tính chủ

động, tích cực của Việt Nam trong giải quyết các mối đe dọa ANPTT. Trên

cơ sở đó, Việt Nam nêu cao tính chủ động trong bảo vệ ĐLDT trước mối đe

dọa ANPTT. Đây thực sự là một kinh nghiệm quý, quan trọng đối với các

nước đang phát triển hiện nay.

4.2.2. Kiên định định hướng phát triển, giữ vững độc lập, chủ quyền, ổn định trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống

Đây là kinh nghiệm đặc biệt quan trọng khẳng định rõ sự kiên trì, kiên

định những vấn đề nguyên tắc, cũng như những yêu cầu cơ bản trong bảo vệ

ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT, mà Việt Nam đã thực hiện trong thời

gian qua, có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển.

Định hướng phát triển của Việt Nam là ĐLDT và CNXH. Đây là vấn đề

cơ bản, cốt lõi mà Đảng và nhân dân Việt Nam kiên trì, kiên định và giương

cao suốt từ năm 1930 đến nay, nhờ đó, cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi

này đến thắng lợi khác. Tổng kết 15 năm đổi mới (1986 -2000), Đại hội IX

của Đảng rút ra bài học chủ yếu: “Trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục

tiêu ĐLDT và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ

Chí Minh” [45, tr.81]. Tổng kết 20 năm đổi mới (1986 - 2006), Đại hội X của

Đảng tiếp tục xác định: “Trong quá trình đổi mới phải kiên định mục tiêu

ĐLDT và CNXH trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh” [47, tr.70]. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên

CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011) rút ra bài học kinh nghiệm lớn thứ

nhất của cách mạng Việt Nam: “Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ

nghĩa xã hội” [48, tr.65]. Từ thực tiễn chỉ đạo thực hiện, Nghị quyết Đại hội

X, Đại hội XI của Đảng rút ra kinh nghiệm: “kiên định mục tiêu độc lập dân

tộc và chủ nghĩa xã hội” [48, tr.180].

Page 150: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

146

Kiên định định hướng phát triển, giữ vững độc lập, chủ quyền, bảo đảm ổn định đất nước không những là yêu cầu, nguyên tắc, mà đó còn là sự thể hiện cụ thể thành tựu của việc bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT. Bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT không thể không kiên định theo mục tiêu và con đường phát triển của dân tộc. Xa rời định hướng phát triển thì về thực chất, Việt Nam sẽ không bảo vệ được Tổ quốc theo nghĩa đầy đủ, không thể bảo vệ được ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT.

Kiên định mục tiêu ĐLDT và CNXH là biểu hiện cao và tập trung của ĐLDT, thể hiện rõ tính độc lập, tự chủ trong việc quyết định con đường phát triển của dân tộc trước các mối đe dọa ANPTT. Việt Nam thuộc nhóm các nước kém phát triển của thế giới và đang xây dựng CNXH, yêu cầu giữ vững ĐLDT đặt ra rất gay gắt trong điều kiện toàn cầu hóa, bao gồm cả giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, độc lập tự chủ về chính trị, kinh tế, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Những luận điệu đòi đánh đổi chế độ XHCN do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo để “lấy sự cam kết của một số cường quốc phương Tây,... để giữ gìn độc lập, chủ quyền quốc gia” [3, tr.8] là những luận điệu thực sự hồ đồ về chính trị và đặc biệt nguy hại. Từ bỏ chế độ XHCN cũng tức là từ bỏ ĐLDT; và không thể có ĐLDT thực sự nào mà trông cậy và dựa vào “sự cam kết” của các thế lực bên ngoài, nhất là trong bối cảnh hiện nay và trước tác động của các mối đe dọa ANPTT.

Vấn đề cơ bản có ý nghĩa cấp bách và chiến lược lâu dài đối với Việt Nam trong giữ vững độc lập, tự chủ và định hướng XHCN trước các mối đe dọa ANPTT, là phải bảo đảm và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; phải tập trung mọi nỗ lực xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp quốc gia. Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhất thiết phải được hoạch định trên cơ sở lấy lợi ích quốc gia dân tộc làm ưu tiêu số một, phải đặt trong mối quan hệ gắn bó mật thiết, hữu cơ giữa những yêu cầu cấp thiết bên trong và tác động của bối cảnh bên ngoài. Đồng thời, trong hoạch định và thực hiện chủ trương, chính sách trên các mặt, phải thấy rõ mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữa an ninh và phát triển, giữa độc lập tự

Page 151: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

147

chủ và hội nhập quốc tế, lấy nhiệm vụ xây dựng kinh tế là trọng tâm hàng đầu, phát huy tối đa nội lực, tranh thủ cao độ ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Phải lấy thế và lực của đất nước làm chỗ dựa vững chắc cho bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT trong hội nhập quốc tế.

Trong khi “phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm”, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định rõ, việc giải quyết mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế, bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị. Để giữ vững ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Việt Nam đã tăng cường đa dạng hóa và mở rộng quan hệ đối ngoại với nhiều đối tác, thực hiện nhiều cách thức hội nhập quốc tế với các lộ trình linh hoạt theo nhiều phương, nhiều tuyến, nhiều tầng, coi đó là cách thức để tạo ra một “dải lựa chọn”, một thế “đan cài” lợi ích, khiến cho Việt Nam không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào bên ngoài. Yêu cầu giữ vững định hướng đặt ra vấn đề phải hết sức tránh tình trạng bị lệ thuộc vào bất cứ đối tác nào, thị trường nào; không đẩy các đối tác vào tình thế phải lựa chọn giữa Việt Nam và nước khác; phải kiên quyết không để đất nước rơi vào tình trạng đối đầu, bị cô lập. Xuất phát lợi ích quốc gia dân tộc lâu dài và trước mắt, trong từng lĩnh vực và trong từng thời kỳ, từng hoàn cảnh điều kiện đất nước và tình hình thế giới, Việt Nam có chính sách và biện pháp phù hợp với từng đối tượng, đối tác; chủ động thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các nước, nhất là các nước lớn.

Kinh nghiệm Việt Nam chỉ ra rằng, để bảo vệ ĐLDT nói chung, trước mối đe dọa ANPTT nói riêng, các quốc gia dân tộc phải biết đấu tranh, phải dựa vào sức mình là chính. Đấu tranh giành ĐLDT, bảo vệ và giữ gìn ĐLDT là vấn đề cơ bản, là mục tiêu hàng đầu trong lịch sử dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đã từng “quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy” [104, tr.4]. Khi đã là một quốc gia độc lập có chủ quyền, thì quyết tâm giữ vững nền độc lập, đấu tranh chống mọi sự áp đặt, nô dịch mới, đưa dân tộc tiến lên, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc trong một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Page 152: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

148

Trong xu thế toàn cầu hoá, trước các mối đe dọa ANPTT, ĐLDT của các quốc gia có những thời cơ lớn và có những thách thức nghiêm trọng. Những thách thức đối với ĐLDT thể hiện trên các vấn đề cơ bản: một là, nếu không lựa chọn được những giải pháp thích hợp, thì toàn cầu hoá, các vấn đề ANPTT có thể sẽ làm cho sức mạnh tổng hợp quốc gia suy giảm tương đối, đe doạ đến ĐLDT và chủ quyền quốc gia; hai là, các vấn đề ANPTT sẽ làm cho ANQG, bản sắc văn hoá dân tộc, đời sống của mỗi người trở nên mong manh, những giá trị ĐLDT dễ bị xâm hại.

Để bảo vệ ĐLDT, yêu cầu cơ bản của việc ứng phó với các mối đe dọa ANPTT là phải trực tiếp phục vụ cho mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng an ninh, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ ĐLDT. Đó là phải: “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, giữ vững hòa bình, ổn định chính trị và ANQG, trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta” [48, tr.81-82]. Phải bám sát và góp phần thực hiện nhiệm vụ: “giữ vững môi trường hòa bình, thuận lợi cho đẩy mạnh CNH, HĐH, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, ĐLDT, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” [48, tr.236].

Xa rời yêu cầu đó, không quan tâm đúng mức đến yêu cầu đó, thì việc ứng phó với các mối đe dọa ANPTT sẽ mất đi ý nghĩa, có thể hạn chế được những tác động từ các mối đe dọa ANPTT, nhưng lại bị rơi vào tình trạng bị phụ thuộc, lệ thuộc, thậm chí bị mất độc lập, chủ quyền. Đây là kinh nghiệm quan trọng mà Việt Nam đã thực hiện trong bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT từ 2001 đến nay.

Giữ vững độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế đối phó với các mối đe dọa ANPTT thể hiện trước hết trong quyết sách hội nhập, nhằm khai thác tối đa các lợi thế, đối phó thắng lợi với các thách thức đặt ra của quá trình hội nhập và các mối đe dọa ANPTT. Phải chủ động lựa chọn các tổ chức tham

Page 153: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

149

gia, các đối tác và hình thức quan hệ, thời điểm tham gia hội nhập, xây dựng lộ trình hội nhập hợp lý trong khuôn khổ quy định chung; chủ động điều chỉnh chính sách cho phù hợp với mục tiêu và yêu cầu hội nhập đối phó với các mối đe dọa ANPTT để bảo vệ ĐLDT.

Tư tưởng chỉ đạo trong bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT là phải xuất phát từ mục tiêu và lợi ích quốc gia dân tộc; phải giữ vững nguyên tắc độc lập, thống nhất và CNXH, đồng thời phải sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với từng đối tượng mà Việt Nam quan hệ. Đây là sự kế thừa và vận dụng sáng tạo quan điểm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, vừa kiên định nguyên tắc chiến lược, vừa mềm dẻo, linh hoạt về sách lược trong tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trong thực tiễn, Việt Nam đã thường xuyên chú trọng mở rộng quan hệ quốc tế song phương, đa phương nhưng có nguyên tắc, mà nguyên tắc cao nhất, đồng thời cũng là lợi ích dân tộc cao nhất là ĐLDT và CNXH. Đại hội XI của Đảng chỉ rõ: chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, đồng thời góp phần tích cực vào sự nghiệp hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới; phải giữ vững nguyên tắc vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa kiên quyết vừa mềm dẻo để đạt tới mục tiêu, bảo vệ được lợi ích chính đáng của đất nước; phải luôn cảnh giác, không mơ hồ trước những âm mưu, thủ đoạn lợi dụng hợp tác quốc tế để can thiệp, áp đặt về chính trị.

Trên lĩnh vực kinh tế, từ năm 2001 đến nay Việt Nam luôn quán triệt quan điểm gắn xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ với chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; kết hợp giữa phát triển kinh tế với quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Đảm bảo độc lập tự chủ về đường lối, chính sách, có tham khảo và tiếp thu kinh nghiệm của nước ngoài, nhưng không bị áp đặt hoặc bị lệ thuộc. Đồng thời, nâng cao tiềm lực kinh tế, xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, có sức cạnh tranh, phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng hiện đại; gia tăng năng lực nội sinh; giữ vững ổn định kinh tế - tài chính vĩ mô, bảo đảm an ninh

Page 154: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

150

lương thực, an toàn năng lượng, tài chính - tiền tệ, môi trường... Đó là sự thể hiện tính kiên định về định hướng phát triển, giữ vững độc lập, tự chủ, ổn định của nền kinh tế đất nước.

Trước mối đe dọa ANPTT, vấn đề bảo vệ ĐLDT đòi hỏi phải kết hợp nhiều nhân tố, song nhân tố quốc phòng và an ninh vẫn cần thiết phải được tăng cường. Vì thế, phải quan tâm, đầu tư đúng mức cho quốc phòng, an ninh. Tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh phải gắn với việc phát huy sức mạnh của lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân, với sức mạnh của lực lượng và thế trận an ninh nhân dân, kết hợp chặt chẽ quốc phòng - an ninh - kinh tế - đối ngoại trong chiến lược thống nhất và trong từng quy hoạch, kế hoạch cụ thể; cũng như thể hiện trong các chương trình, chiến lược, kế hoạch ứng phó với các mối đe dọa ANPTT của Trung ương, địa phương, của các cấp, các ngành.

4.2.3. Phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao khả năng ứng phó với mối đe dọa an ninh phi truyền thống để bảo vệ độc lập dân tộc

Đây là kinh nghiệm đặc biệt quan trọng của Việt Nam trong lịch sử cách mạng, cũng như trong hơn mười năm qua ứng phó với các mối đe dọa ANPTT. Quan điểm sức mạnh tổng hợp là quan điểm cơ bản của cách mạng Việt Nam được Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng và tuân thủ, luôn thực hiện tốt việc xây dựng, củng cố và phát huy, tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn nhất cho cách mạng. Nếu không tạo dựng và phát huy được sức mạnh tổng hợp, không nâng cao được năng lực, khả năng ứng phó với các mối đe dọa ANPTT, thì không những không thể đối phó có hiệu quả với các mối đe dọa này, mà còn khó có thể giữ vững được ĐLDT. Dù có kiên định con đường và mục tiêu phát triển, nhưng nếu không có thực lực, không phát huy được sức mạnh, thì khó có thể bảo đảm cho sự kiên định ấy.

Thực tiễn từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã tập trung nỗ lực tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia, coi là yếu tố cơ bản, then chốt để giảm sự “tùy thuộc bất đối xứng” không có lợi cho Việt Nam, để bảo vệ vững chắc ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT. Khi giải quyết các mối đe dọa ANPTT, Việt Nam đã thường xuyên quan tâm đến việc tăng cường sức mạnh “mềm”

Page 155: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

151

của đất nước, như truyền thống dân tộc, lịch sử, văn hóa, khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nâng cao khả năng “tự bảo vệ” để các chính sách quốc gia có được sự ủng hộ và giúp đỡ cao của cộng đồng quốc tế, đặc biệt của các nước có liên quan, các nước lớn. Trên cơ sở đó, gia tăng sức mạnh tổng hợp và khả năng ứng phó với các mối đe dọa ANPTT.

Lịch sử cũng chứng tỏ, trong điều kiện nền tảng vật chất - kỹ thuật còn nhiều hạn chế, nhưng dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, dân tộc Việt Nam với tinh thần tự chủ, tự lực, tự cường, đã phát huy tính ưu việt của thể chế chính trị, nêu cao chủ nghĩa yêu nước, đoàn kết thống nhất, tạo nên sức mạnh to lớn. Nhờ đó, nhân dân Việt Nam vượt qua được những thử thách khắc nghiệt nhất, bảo vệ vững chắc ĐLDT và những thành quả cách mạng đã giành được, tiếp tục vững bước đi lên.

Sức mạnh tổng hợp là sức mạnh toàn diện trên tất cả các lĩnh vực trong sự kết hợp chặt chẽ với nhau; kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh bên trong với sức mạnh vên ngoài. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, bên cạnh việc tăng cường sức mạnh vật chất, tiềm lực kinh tế, thì việc tăng cường sức mạnh chính trị tinh thần, củng cố sự đồng thuận xã hội, phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc là những nhân tố cơ bản quyết định đối với việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và định hướng XHCN ở Việt Nam. Điều này lại phụ thuộc rất quyết định vào năng lực lãnh đạo của Đảng, vào sự trong sạch, vững mạnh của Đảng; đòi hỏi gắt gao Đảng phải thực sự ngang tầm với nhiệm vụ lịch sử đang đặt ra. Vì thế, Đại hội XI của Đảng đã xác định:

Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại [48, tr.188].

Page 156: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

152

Kinh nghiệm này chỉ ra rằng, muốn nâng cao khả năng ứng phó với các mối đe dọa ANPTT thì không những phải gia tăng sức mạnh tổng hợp, mà còn phải chủ động, có hiểu biết và có cách thức ứng phó phù hợp, hiệu quả. Vấn đề không chỉ là quyết tâm mà điều quan trọng là phải biết biến quyết tâm đó hành hành động cụ thể, mang lại hiệu quả thiết thực.

Thời gian qua, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã xác định được quan điểm, chủ trương và có kế hoạch, phương án, đề án cụ thể đối phó với các mối đe dọa ANPTT nói chung và đối với từng vấn đề ANPTT cụ thể nói riêng. Việt Nam đã nhận thức đúng và thể hiện rõ những quan điểm rất cơ bản: “Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng vững chắc của quốc phòng - an ninh”; phát triển bền vững bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và sức khỏe của nhân dân; tăng cường quốc phòng và an ninh... coi đó là những vấn đề cơ bản để đối phó với các mối đe dọa ANPTT và bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa này. Những quan điểm cơ bản đó tiếp tục được nhấn mạnh trong Hội nghị Trung ương 8 khóa XI (năm 2013) của Đảng: “Nắm vững và vận dụng nhuần nhuyễn bài học của ông cha ta: “Dựng nước đi đôi với giữ nước”; “giữ nước từ khi nước chưa nguy”; có kế sách ngăn ngừa, loại bỏ các nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa”. Phải thực hiện cho bằng được: “kinh tế phải vững, quốc phòng phải mạnh, thực lực phải cường, lòng dân phải yên, chính trị - xã hội ổn định, cả dân tộc là một khối đoàn kết thống nhất” [50, tr.168-169].

Thời gian qua, các cấp, các ngành và địa phương, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể từ Trung ương đến địa phương đã phối hợp chặt chẽ, huy động toàn dân tham gia các phong trào phòng chống các loại tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự an toàn xã hội, giúp nhau xóa đói giảm nghèo, vượt khó đi lên. Các phong trào xanh, phong trào trồng rừng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống thiên tai, dịch bệnh... đã góp phần to lớn thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Page 157: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

153

Qua các phong trào đó, đã ngăn ngừa và xử lý có hiệu quả ảnh hưởng của các mối de dọa ANPTT góp phần bảo vệ ĐLDT. Đây là kinh nghiệm có giá trị tốt đối với các nước đang phát triển, chậm phát triển trong bảo vệ ĐLDT trước các mối de dọa ANPTT hiện nay.

Để bảo vệ ĐLDT trước các mối de dọa ANPTT, vấn đề củng cố lòng dân, phát huy sức mạnh của nhân dân có tầm quan trọng đặc biệt. Sức mạnh tổng hợp bảo vệ ĐLDT sẽ bị suy yếu, sức mạnh dân tộc sẽ không thể được phát huy, nếu như lòng dân không “yên”; và do đó, vấn đề bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT sẽ gặp khó khăn. Xao nhãng củng cố nhân tâm, lòng dân không yên, ly tán, để cho “chính sự phiền hà”, “trăm vạn người trăm vạn lòng”, thì đó là nguy cơ mất ĐLDT trước các mối họa từ bên ngoài. Không thể có “thế trận lòng dân” vững chắc nếu như lòng dân không “yên”, xã hội mất ổn định. Trong khí đó, các thế lực thù địch đặc biệt chú trọng “công phá” vào lòng dân, làm “nhiễu” lòng dân, làm rối loạn lòng dân với nhiều thủ đoạn tinh vị, xảo quyệt. Chúng ra sức thực hiện những biện pháp đánh vào lòng người, huỷ hoại cơ sở chính trị - xã hội, gây mất ổn định, làm rối loạn lòng dân, làm cho dân “xa” Đảng, đối lập dân với Đảng. Trong điều kiện đó, vấn đề làm cho dân tin, dân “yên” càng là đòi hỏi bức thiết của tình hình, đặc biệt trong bảo vệ ĐLDT.

Trong thực tiễn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cũng như trong bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT từ 2001 đến nay, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã thực hiện hàng loạt vấn đề rất cơ bản và cấp bách để “yên” lòng dân. Đã nỗ lực quyết tâm cao để “Sớm đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng khó khăn hiện nay, phát triển nhanh và bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc” [50, tr.170]. Mọi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, có sự tham gia ý kiến của nhân dân. Nhân dân lao động là chủ thể mọi quyền lực; quyền lợi và nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm, cống hiến và hưởng thụ gắn bó chặt chẽ với nhau. Mọi người dân đều trực tiếp hay

Page 158: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

154

gián tiếp đề đạt nguyện vọng và đóng góp ý kiến của mình cho các cơ quan công quyền. Việt Nam mặc dù kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng nền giáo dục có sự phát triển khá, quyền học hành của con người được bảo đảm và ngày càng được thực hiện tốt.

Những quan điểm, chính sách và số liệu nêu trên cho thấy Việt Nam đã nhìn trúng vấn đề, thấy rõ sức mạnh bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ ĐLDT là sức mạnh tổng hợp; nhận thức một cách thấu đáo nguồn nội lực, sức mạnh dân tộc, sức mạnh bên trong, khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nhân tố quyết định nhất trong mối quan hệ chặt chẽ với sức mạnh bên ngoài, sức mạnh thời đại. Đã thực hiện khá tốt việc phát huy sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ ĐLDT. Điều đó không chỉ thể hiện trách nhiệm của Việt Nam cùng với cộng đồng quốc tế trong ứng phó với các mối đe dọa ANPTT, mà còn cho thấy năng lực, khả năng của Việt Nam trong ứng phó với các mối đe dọa này. Trên cơ sở đó, góp phần trực tiếp giữ vững ĐLDT, bảo đảm chủ quyền và ANQG.

Vấn đề ứng phó với mối đe dọa ANPTT là một nội dung rất quan trọng của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc XHCN của Việt Nam trong thời kỳ mới. Phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao khả năng ứng phó với các mối đe dọa ANPTT là một kinh nghiệm cơ bản có tầm quan trọng đặc biệt. Bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT vừa là yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, vừa là điều kiện quan trọng để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ, giữ vững hòa bình, ổn định chính trị và ANQG, trật tự, an toàn xã hội. Thực hiện nhiệm vụ này đòi hỏi sự đồng thuận xã hội và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, sự quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, với những giải pháp, biện pháp phù hợp và hiệu quả.

4.2.4. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, kết hợp các giải pháp trong bảo vệ độc lập dân tộc trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia tăng lên; thế giới dường như trở nên “nhỏ bé” hơn, nhưng lại khó kiểm soát

Page 159: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

155

hơn, kém an toàn hơn bởi các mối đe dọa ANPTT có mức độ nguy hiểm cao hơn, sức ảnh hưởng lớn hơn. Chính vì vậy, giải quyết và đối phó với những vấn đề này đòi hỏi phải có sự nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, sự cố gắng của mỗi cộng đồng, quốc gia, con người, với những giải pháp và bước đi phù hợp, kết hợp tổng lực các biện pháp kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, pháp luật, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội. Vì thế, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT là vấn đề tất yếu và có tầm quan trọng đặc biệt.

Tăng cường hợp tác, cùng nhau phối hợp hành động, kết hợp các giải pháp tạo nên hiệu ứng tổng hợp to lớn trong đối phó với các mối đe dọa ANPTT. Việt Nam rất chú trọng thực hiện hiệu quả các cam kết quốc tế đã thỏa thuận; làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác. Tổng kết 20 năm đổi mới, năm 2006 Đại hội X của Đảng đã nêu 5 bài học lớn, trong đó bài học thứ ba là bài học về hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.

Thời gian qua, trên cơ sở nhận thức đúng đắn vấn đề, Việt Nam đã thực hiện nhiều nội dung, kết hợp nhiều biện pháp trong đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế để bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đây là một kinh nghiệm quý có giá trị không chỉ đối với Việt Nam trong thời gian tới, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển hiiện nay.

Việt Nam đã “tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối phó với những thách thức ANPTT, và nhất là tình trạng biến đổi khí hậu” [48, tr.237]. Chính phủ và các cơ quan chức năng của Việt Nam có nhiều nỗ lực thực hiện đẩy mạnh hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, các cơ quan an ninh, cảnh sát của các nước trong vấn đề ANPTT, đấu tranh chống khủng bố, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm công nghệ cao; thiết lập hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế, với các tổ chức quốc tế có liên quan, đặc biệt chú trọng tăng cường quan hệ hợp tác với các nước ASEAN, với các chương trình, kế hoạch và cơ chế phù hợp.

Page 160: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

156

Kinh nghiệm Việt Nam chỉ rõ, để có thể đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT, cần phải quán triệt sâu sắc và thực hiện một cách sáng tạo, có hiệu quả chủ trương chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Đẩy mạnh hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới, khai thác lợi thế so sánh và nguồn lực bên ngoài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ ĐLDT. Thực hiện điều chỉnh, đổi mới bên trong, từ phương thức lãnh đạo, quản lý đến hoạt động thực tiễn; từ trung ương đến địa phương, doanh nghiệp; tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, thể chế tạo thuận lợi cho hội nhập quốc tế ứng phó với các mối đe dọa ANPTT. Việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế phải chú trọng đến tính thiết thực, thực tế, khả thi của các cam kết quốc tế, không nóng vội, giản đơn, nặng về tuyên bố, thiếu tính pháp lý, ràng buộc trách nhiệm.

Nghiên cứu về các mối đe dọa ANPTT, thiết lập hành lang pháp lý, xây dựng cơ chế hợp tác với các nước trong khu vực và quốc tế, với các tổ chức quốc tế có liên quan. Ở khu vực Đông Nam Á, các nước ASEAN và các nước đối thoại đã xây dựng các chương trình và kế hoạch hợp tác trên lĩnh vực ANPTT, bao gồm các cơ chế và khả năng hợp tác cụ thể. Các chương trình và kế hoạch hợp tác đã thể hiện rõ sự cần thiết khách quan và tầm quan trọng của những hợp tác song phương, đa phương trong nội khối, cũng như sự hợp tác giữa các nước ASEAN với các đối tác đối thoại trong việc đối phó với vấn đề ANPTT. Những thách thức an ninh mà khu vực đang phải đối mặt như an ninh biển, chủ nghĩa khủng bố, thảm họa thiên nhiên, dịch bệnh truyền nhiễm, an ninh lương thực và năng lượng, biến đổi khí hậu, được các Tư lệnh Quốc phòng các nước ASEAN nhất trí coi là những vấn đề cần được ưu tiên hợp tác hiện nay và xác định cần tăng cường khả năng quân đội tham gia giải quyết các vấn đề khu vực, tăng cường xây dựng lòng tin, giảm căng thẳng thông qua trao đổi trực tiếp các cấp.

Việt Nam chú trọng phát huy vai trò, trách nhiệm của mình tại các tổ chức, diễn đàn, cơ chế hợp tác mà Việt Nam là thành viên. Xây dựng và triển

Page 161: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

157

khai kế hoạch gia nhập, hoạt động trong các tổ chức, diễn đàn khác, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế đối phó với mối đe dọa ANPTT trong thời gian qua thể hiện cụ thể ở việc Việt Nam đã tích cực và đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả thực hiện các cam kết đã ký.

Hợp tác trên những lĩnh vực ANPTT là một hướng hợp tác mới được các nước ASEAN triển khai có hiệu quả với các nước đối thoại, nhất là với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU. Đó là các chương trình: Chiến lược hợp tác chống ma túy ASEAN; Tuyên bố chung Bắc Kinh về hợp tác chống ma túy; Tuyên bố ASEAN về hợp tác chống khủng bố; Tuyên bố chung ASEAN - Hoa Kỳ về hợp tác chống khủng bố; Tuyên bố chung ASEAN - EU về hợp tác chống khủng bố; Tuyên bố Bali II về xây dựng cộng đồng ASEAN; các Hội nghị về diễn đàn khu vực ARF... Trong số các cơ chế hợp tác đó, ARF là một cơ chế đối thoại an ninh chính thức quan trọng. Bên cạnh cơ chế ARF, cơ chế hợp tác giữa 10 nước ASEAN với 3 nước Đông Bắc Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc, hay còn gọi là cơ chế 10+3 cũng đang ngày càng trở thành một kênh chính cho hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác an ninh. Đây là nỗ lực hết sức có ý nghĩa của các nước Đông Nam Á và Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống lại những hiểm hoạ ANPTT vì ổn định và phát triển, bảo vệ ĐLDT.

Trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm

của mình đối với việc bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do

hàng hải, hàng không ở khu vực. Trước việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn

khoan xâm phạm thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đe

dọa an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông, với sự cố gắng của Việt Nam,

ngày 10 tháng 5 năm 2014, ASEAN đã ra tuyên bố riêng về tình hình Biển

Đông, khẳng định các nguyên tắc về tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có

Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. Đây lần đầu tiên ASEAN ra tuyên bố

thể hiện sự quan ngại chung về các diễn biến căng thẳng ở Biển Đông; khẳng

Page 162: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

158

định trách nhiệm của Hiệp hội đối với hòa bình, ổn định ở khu vực cũng như

sự đoàn kết của ASEAN trước khó khăn, thử thách.

Trong hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn tuân thủ những vấn đề nguyên tắc

về độc lập, chủ quyền và yêu cầu các bên đối tác cũng tuân thủ nghiêm túc, coi

đó là nền tảng của sự hợp tác. Đó là: thứ nhất, tôn trọng độc lập, chủ quyền và

toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; thứ hai, không

dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực; thứ ba, giải quyết các bất đồng và tranh

chấp thông qua thương lượng hoà bình; thứ tư, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và

cùng có lợi. Theo đó, dù đối tác có lớn như thế nào, nhưng nếu gây ảnh hưởng xấu

đến việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam,

thì cũng phải xem xét lại. Trong quá trình hợp tác quốc tế đối phó với các mối đe

dọa ANPTT phải gắn chặt với thực tiễn đất nước và lấy hiệu quả làm thước đo

trong từng dự án hợp tác cụ thể, với từng đối tác, diễn đàn cụ thể. Khắc phục tư

tưởng “bị động”, “trông chờ”, “dựa dẫm” vào đối tác lớn nào đó trong đối phó với

các mối đe dọa ANPTT và bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT.

Thực hiện những nguyên tắc nêu trên thì hội nhập quốc tế mới thực sự có ý nghĩa; ĐLDT mới được bảo đảm vững chắc trong quá trình ứng phó với các mối đe dọa ANPTT. Đây là vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước chậm phát triển, đang phát triển trong hợp tác quốc tế nói chung và trong hợp tác đối phó với các mối đe dọa ANPTT nói riêng, để bảo vệ, giữ vững ĐLDT.

Hợp tác quốc tế đối phó với các mối đe dọa ANPTT vừa là yêu cầu

nhiệm vụ của sự nghiệp quốc phòng an ninh, bảo vệ Tổ quốc, vừa là điều kiện

quan trọng để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh

thổ, bảo vệ chế độ, giữ vững hòa bình, ổn định chính trị và an ninh quốc gia,

trật tự, an toàn xã hội, đòi hỏi sự đồng thuận và nỗ lực của toàn xã hội với

những giải pháp, biện pháp phù hợp, hiệu quả. Đó là kinh nghiệm được đúc

kết từ thực tiễn hợp tác quốc tế đối phó với các mối đe dọa ANPTT của Việt

Nam, có ý nghĩa quan trọng đối với các nước trên thế giới, đặc biệt đối với

các nước đang phát triển phải đối mặt với nhiều nguy cơ ANPTT.

Page 163: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

159

Tiểu kết chương 4 Thực tiễn bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT từ năm 2001 đến

nay, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng. Mặc dù còn nhiều

khó khăn, hạn chế cả về nhận thức và trong tổ chức hoạt động thực tiễn; cả về

việc huy động sức mạnh bên trong và trong hợp tác, hội nhập quốc tế, còn có

lúc bị động, nhưng những nguyên tắc và nội dung cơ bản ĐLDT của Việt

Nam luôn được bảo vệ và giữ vững. Điều đó đã góp phần quan trọng làm nên

những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới đất nước,

đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ vững chắc ĐLDT

và Tổ quốc Việt Nam XHCN trong mọi tình huống.

Những thành tựu và cả những hạn chế của Việt Nam trong bảo vệ ĐLDT

trước mối đe dọa ANPTT từ năm 2001 đến nay đã để lại nhiều bài học kinh

nghiệm quan trọng. Tính chất quan trọng và ý nghĩa thực tiễn của những kinh

nghiệm được rút ra từ thực tiễn Việt Nam bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa

ANPTT hơn mười năm qua không chỉ có giá trị lịch sử và hiện tại, mà còn cả

trong thời gian tới; không chỉ có giá trị đối với Việt Nam, mà còn có ý nghĩa

rất quan trọng đối với các nước đang phát triển, chậm phát triển. Những nội

dung, yêu cầu, nguyên tắc, biện pháp bảo vệ ĐLDT trong hội nhập quốc tế

nói chung, trước các mối đe dọa ANPTT nói riêng mà Việt Nam thực hiện,

các nước có thể học hỏi, tham khảo để đấu tranh bảo vệ ĐLDT trước các mối

đe dọa ANPTT trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và sự lợi dụng

chống phá của các lực lượng đế quốc, thù địch.

Page 164: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

160

KẾT LUẬN 1. Luận án quan niệm: An ninh phi truyền thống là khái niệm nhằm phân

biệt với an ninh truyền thống, dùng để chỉ các mối đe dọa phi truyền thống đối với an ninh quốc gia, cuộc sống con người và cộng đồng nhân loại, không xuất phát trực tiếp từ yếu tố quân sự, nảy sinh từ các yếu tố tự nhiên và xã hội, diễn ra và tác động trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, thông tin, môi trường..., mang tính tổng hợp, xuyên quốc gia và có tính nguy hiểm cao đe dọa tới độc lập chủ quyền quốc gia. Luận án tập trung làm rõ các mối đe dọa ANPTT chủ yếu ở Việt Nam bao gồm: biến đổi khí hậu, an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, tội phạm công nghệ cao và tội phạm xuyên quốc gia. Thực trạng các mối đe dọa ANPTT ở Việt Nam từ năm 2001 đến 2015 đã thể hiện rõ tính chất, mức độ ảnh hưởng, tác hại của nó, đặt ra sự cần thiết và yêu cầu bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa an ninh này.

2. Bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT là khách quan và cấp thiết của các quốc gia dân tộc trên thế giới trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Đó là tổng thể hoạt động của quốc gia huy động sức mạnh tổng hợp của đất nước kết hợp với sức mạnh bên ngoài để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, khắc phục những tác động tiêu cực từ ANPTT và đấu tranh làm thất bại mọi hoạt động lợi dụng mối đe dọa này nhằm giữ gìn, bảo vệ vững chắc ĐLDT trước.

3. Từ năm 2001 đến năm 2015, đặc biệt trong những năm gần đây, Việt Nam tích cực và chủ động ứng phó với mối đe dọa ANPTT và triển khai thực hiện bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa này. Thực tiễn bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Mặc dù còn nhiều khó khăn, hạn chế, nhưng những nguyên tắc, nội dung cơ bản ĐLDT của Việt Nam luôn được bảo vệ và giữ vững. Điều đó góp phần quan trọng làm nên thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử của sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bảo vệ vững chắc ĐLDT và Tổ quốc XHCN trong mọi tình huống.

Page 165: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

161

4. Những thành tựu và hạn chế của Việt Nam trong bảo vệ ĐLDT trước mối đe dọa ANPTT từ năm 2001 đến nay đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quan trọng, có giá trị đối với Việt Nam và có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước đang phát triển, chậm phát triển. Những nội dung, yêu cầu, nguyên tắc, biện pháp bảo vệ ĐLDT trong hội nhập quốc tế nói chung, trước các mối đe dọa ANPTT nói riêng mà Việt Nam thực hiện, các nước có thể học hỏi, tham khảo để đấu tranh bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT và sự lợi dụng chống phá của các lực lượng đế quốc, thù địch.

5. Bảo vệ ĐLDT của Việt Nam trước mối đe dọa ANPTT từ năm 2001 đến năm 2015 là một vấn đề phức tạp, rộng lớn, việc nghiên cứu của luận án mới chỉ là bước đầu. Hơn nữa, vấn đề bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT sẽ còn tiếp tục phát triển; các mối đe dọa ANPTT và cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT còn diễn biến phức tạp. Vì thế, tác giả luận án rất mong vấn đề này sẽ được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn, phù hợp với sự vận động, phát triển không ngừng của tình hình, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ của cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT trước các mối đe dọa ANPTT.

Page 166: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

162

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Đàm Trọng Tùng (2014), “Củng cố độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia

trước mối đe dọa an ninh phi truyền thống trong xu thế toàn cầu hóa”, Tạp chí Giáo dục Lý luận quân sự, số 4/146.

2. Thái Văn Long - Đàm Trọng Tùng (2015), “Bảo đảm an ninh văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số 01.

3. Đàm Trọng Tùng (2015), “Bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia trước các mối đe dọa an ninh biển hiện nay”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước, số 3.

4. Đàm Trọng Tùng (2015), “Các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống đối với độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 6.

5. Thái Văn Long - Đàm Trọng Tùng (2016), “Việt Nam - Ấn Độ phát huy “sức mạnh mềm” thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược”, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số 2.

6. Đàm Trọng Tùng (2016), “Giá trị bền vững của di sản Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia”, Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, số 2.

Page 167: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

163

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Hồ Thúy An (dịch) (2008), Nửa nhân loại sẽ thiếu nước, tại trang

http://www.tiasang.com.vn/, truy cập ngày 17/02/2015. 2. Đức Anh (2015), Hội nghị COP 21: Thế giới chung tay giảm thiểu tác

động của biến đổi khí hậu, tại trang http://tapchimoitruong.vn/, truy cập 18/12/2015.

3. Giáp Thế Anh (2011), "Thực chất "hai kịch bản" cho Việt Nam là gì?", Báo Quân đội nhân dân, (29), tr.8-11.

4. Nguyễn Vân Anh (Chủ biên) (2008), Phòng chống buôn bán người, Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và vị thành niên (CSAGA), Hà Nội.

5. Vân Anh (2013), Tăng trưởng GDP không đạt kế hoạch, tại trang http://hanoimoi.com.vn/, truy cập ngày 21/3/2015.

6. Nguyễn Văn Ba (2012), "Việt Nam là cơ sở sản xuất đầy hứa hẹn", Báo Nhân dân, (18), tr.8-12

7. Nguyễn Đình Ban (2011), Tăng cường ứng phó với mối đe dọa an ninh “phi truyền thống” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng”, tại trang http://tapchiqptd.vn/, truy cập ngày 17/1/2015.

8. Ban Cán sự Đảng Chính phủ (2013), Báo cáo tóm tắt Đề án trình Hội nghị Trung ương 7 khóa XI: Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường, Hà Nội.

9. Ban Chấp hành Trung ương (2012), Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng đến 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, Hà Nội.

10. Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão Trung ương (2014), Báo cáo tình hình phòng, chống lụt bão, Hà Nội.

Page 168: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

164

11. Ban Tuyên giáo Trung ương (2007), Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Ban Tuyên giáo Trung ương (2012), Tài liệu Nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI , Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2003), Tài liệu học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Nguyễn Bá (2011), "An ninh lương thực toàn cầu và những tác động từ quá trình này", Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại, (6).

15. Nguyễn Phương Bình (2004), Các vấn đề an ninh phi truyền thống ở Đông Nam Á: Tác động đối với ASEAN và Việt Nam, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội.

16. Phạm Thị Thanh Bình (2014), “An ninh năng lượng là một trong những vấn đề được các quốc gia đặc biệt quan tâm bởi năng lượng là yếu tố đầu vào quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội”, Tạp chí Cộng sản, (10), tr.10-11.

17. Bộ Chính trị (2013), Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế, Hà Nội. 18. Bộ Công thương (2015), Nền tảng di động: Tiềm năng lớn cho thương

mại điện tử, tại trang http://www.moit.gov.vn/, truy cập ngày 08/01/2015.

19. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), "Báo cáo về tỉ lệ hộ nghèo trong cả nước", Báo Nhân dân, (12), tr.16-17.

20. Bộ Ngoại giao (1995), Hội nhập quốc tế và giữ vững bản sắc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

21. Bộ Ngoại giao (2002), Ngoại giao Việt Nam 1945 - 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Bộ Quốc phòng (2004), Quốc phòng Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Thế giới, Hà Nội.

Page 169: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

165

23. Bộ Tài chính (2015), Thành tựu tài chính - ngân sách qua 30 năm đổi mới, tại trang http://tapchitaichinh.vn/, truy cập ngày 07/03/2015.

24. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Cam kết về môi trường, tại trang http://www.rimf.org.vn/, truy cập ngày 4/9/2014.

25. Bộ Thông tin truyền thông (2011), Tổng hơp tin tuần từ 18/6-24/6/2011, tại trang http://mic.gov.vn/, truy cập ngày 24/6/2014.

26. Nguyễn Văn Bốn (2011), "Chiến lược hiện đại hóa nước Nga “tổ hợp Metvedep-Putin”", Báo Đất Việt, (10), tr.21-22.

27. Các tổ chức Xã hội dân sự vì An ninh Lương thực và Giảm nghèo (CIFPEN) (2015), Chiến lược và Kế hoạch hoạt động 5 năm của CIFPEN (2011-2015), tại trang http://www.cifpen.org, truy cập ngày 30/6/2015.

28. Vương Dật Châu (Chủ biên) (2004), An ninh quốc tế trong thời đại toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Hồ Châu (Chủ nhiệm) (2006), Mối đe dọa đối với an ninh phi truyền thống và tác động của nó đến quan hệ quốc tế hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

30. Nguyễn Đình Chiến (2012), "Đấu tranh quốc phòng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới", Tạp chí Khoa học quân sự, (10).

31. Hoàng Mạnh Chiến (2005), "Nhận dạng chủ nghĩa khủng bố", Tư liệu khoa học Công an, (3).

32. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Báo cáo về tình hình kinh tế-xã hội năm 2013, Hà Nội.

33. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định số 72/2013/NĐ-CP hướng dẫn về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, Hà Nội.

34. A.H.Cordosman (2002), Chiến lược phòng thủ quốc gia chống vũ khí sinh học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

35. Lê Văn Cương (2008), "Tác động của nhân tố an ninh phi truyền thống đối với văn hóa và con người ở một số nước Đông Á", Tạp chí Thông tin Khoa học Xã hội, (9).

Page 170: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

166

36. Lê Văn Cương (2013), Mối quan hệ giữa an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Nội.

37. Phạm Thành Dung (2013), "An ninh phi truyền thống - vấn đề mang tính toàn cầu", Tạp chí Giáo dục lý luận, (191).

38. Âu Dương Duy, La Phụng (2008), "An ninh quốc gia và hành động quân sự phi chiến tranh", Tạp chí Quân sự thế giới (Shi jie jun shi), (7).

39. Nguyễn Chí Dũng (2011), "Quán triệt và thực hiện đường lối, quan điểm đối ngoại quốc phòng, an ninh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI", Tạp chí Khoa học quân sự, (6).

40. Nguyễn Tấn Dũng (2014), Phát biểu tại Viện Koerber, Berlin, Cộng hòa Liên bang Đức, tại trang http://thutuong.chinhphu.vn/, truy ngày 15/12/2014.

41. Nguyễn Tấn Dũng (2015), Hợp tác quốc tế đấu tranh phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, tại trang http://nguyentandung.org/, truy cập ngày 23/09/2015.

42. Đỗ Tiến Dũng (2011), "An ninh môi trường ở khu vực Đông Nam Á", Tạp chí Khoa học quân sự, (5).

43. Đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chỉ đạo Tổng kết Lý luận (2005), Báo cáo Tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986-2006), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

44. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

46. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

47. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

48. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

49. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Chủ trương, giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường trình Hội nghị Trung ương 7 khóa XI, Hà Nội.

Page 171: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

167

50. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

51. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.

52. Đảng Cộng sản Việt Nam (2015), Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, Hà Nội.

53. Đại học Kinh tế Quốc dân (2015), An ninh tài chính tiền tệ Việt nam trong bối cảnh toàn cầu hóa, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia, Hà Nội.

54. Đài Tiếng nói Việt Nam (2015), C50 - “Khắc tinh” của tội phạm công nghệ cao, tại trang http://vovgiaothong.vn/xa-hoi/c50-khac-tinh-cua-toi-pham-cong-nghe-cao/112715, truy cập ngày 29/07/2015.

55. Hàn Thúc Đông (2011), "10 sự uy hiếp lớn đến an ninh xung quanh Trung Quốc" , Tạp chí Quân sự (Jun shi wen zhai), (11).

56. Nguyễn Hoàng Giáp (2000), "Các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hoá", Tạp chí Cộng sản, (22).

57. Nguyễn Hoàng Giáp (2011), "Độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế", Tạp chí Đối ngoại, (8).

58. Nguyễn Hoàng Giáp (2012), Một số vấn đề chính trị quốc tế trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

59. Green ID, SIDA (2015), Phát triển thủy điện ở Việt Nam: Thách thức và rủi ro trong bối cảnh biến đổi khí hậu, tại trang congnghiep xanh.wordpress.com, truy cập ngày 29/7/2015.

60. Dương Thị Thanh Hà, Nguyễn Thị Kim Nhàn (2012), "Về quan niệm an ninh phi truyền thống", Tạp chí Khoa học và Giáo dục an ninh, (02).

61. Nguyễn Thị Thúy Hà (2014), "Quan điểm của Việt Nam về một số thách thức ANPTT hiện nay", Tạp chí Giáo dục lý luận, (208).

62. Hoàng Minh Hằng (2012), "Vấn đề an ninh năng lượng ở Đông Á: Thực trạng và giải pháp", tại trang inas.gov.vn, truy cập ngày ngày 23/3/2015.

Page 172: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

168

63. Nguyễn Thị Hằng (2010), "Hợp tác quốc phòng ASEAN - nhìn từ góc độ đối phó với thách thức an ninh phi truyền thống", Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (9).

64. Phạm Ngọc Hiền (2011), Hội nhập kinh tế quốc tế: Những vấn đề đặt ra đối với công tác công an, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

65. Phạm Ngọc Hiền (2011), Hỏi - đáp về bảo vệ an ninh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

66. Hoàng Phước Hiệp (2004), "Góp phần nghiên cứu vấn đề chủ quyền quốc gia trong bối cảnh kinh tế quốc tế", Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số (3/144).

67. Anh Hiếu (2016), “Cảnh sát kinh tế: Những dấu ấn trong năm 2015”, tại trang http://cand.com.vn/, truy cập 02/01/2016.

68. Nguyễn Huy Hiệu (2012), "Vấn đề hợp tác quốc phòng, an ninh giữa Việt Nam với các nước đồng minh của Mỹ ở Đông Nam Á", Tạp chí Khoa học quân sự, (10).

69. Đặng Văn Hiếu (2014), "Tư duy mới về an ninh quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế", Tạp chí Công an nhân dân, (3).

70. Nguyễn Quốc Hiếu (2010), "Quân đội các nước ASEAN: tăng cường hợp tác để đối phó với an ninh phi truyền thống", Tạp chí Khoa học quân sự, (11).

71. Hân Hòa (2015), “Biến đổi khí hậu và những tác hại”, Cổng thông tin điện tử Hội nông dân, truy cập ngày 27/04/2015.

72. Đàm Huy Hoàng (2012), "Hợp tác ASEAN - Trung Quốc nhìn từ góc độ đối phó với các thách thức an ninh phi truyền thống", Tạp chí Quan hệ quốc phòng, (4).

73. Nguyễn Huy Hoàng (2001), "Toàn cầu hoá và phát triển kinh tế ở các nước ASEAN", Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, (5/50), tr.58- 63.

74. Thủy Hoàng (2011), "Tội phạm mạng đe dọa an ninh năng lượng toàn cầu", tại trang http://www.vinhphuctv.org.vn/, truy cập ngày 26/5/2015.

Page 173: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

169

75. Nguyễn Đình Hòe, Nguyễn Ngọc Sinh (2012), An ninh môi trường, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

76. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Quan hệ quốc tế (2006), Mối đe dọa an ninh phi truyền thống và tác động của nó đến quan hệ quốc tế hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội.

77. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2013), An ninh quốc gia những vấn đề an ninh phi truyền thống, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

78. Học viện Quan hệ quốc tế (1999), Cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ ở khu vực. Nguyên nhân và tác động, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

79. Đỗ Minh Hợp và Nguyễn Kim Lai (2005), Những vấn đề toàn cầu trong thời đại ngày nay, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

80. Hội đồng Nhà nước Trung Quốc (2002), Sách trắng Quốc phòng, Trung Quốc.

81. S.Huntington (2003), Sự va chạm của các nền văn minh, Nxb Lao động, Hà Nội.

82. Phạm Đình Hùng (2008), "Hợp tác Tiểu vùng về an ninh môi trường sinh thái trong khai thác nguồn lợi sông Mê Kông", Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, (4/144).

83. Hoàng Quốc Hùng (2011), "Hợp tác quốc phòng đối phó với an ninh phi truyền thống", Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (11).

84. Nguyễn Mạnh Hưởng (2012), "An ninh phi truyền thống - vấn đề mang tính toàn cầu", Tạp chí Cộng sản, ngày 09/7/2012.

85. Nguyễn Văn Hưởng (2010), Hội nhập quốc tế và những vấn đề đặt ra cho công tác bảo vệ an ninh qquốc gia, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

86. Nguyễn Đắc Hy (2011), Môi trường và con đường phát triển, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

87. Hồng Khanh (2012), "Những thách thức mới đối với an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương", Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại, (3).

Page 174: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

170

88. Trần Khánh (2002), Liên kết ASEAN trong bối cảnh toàn cầu hoá, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

89. John Kirton (2003), Hội nghị Thượng đỉnh G7 là một tổ chức an ninh mới, tại trang http://www.g8.utoronto.ca/scholar/kirton 199301/ kirconc.htm, truy cập ngày 26/3/2015.

90. Bùi Phan Kỳ (2011), "Mối quan hệ giữa an ninh sinh thái với an ninh quốc gia", Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (11).

91. Lê Hữu Lâm (2013), "Bảo vệ an ninh quốc gia trước các mối đe dọa an ninh phi truyền thống trong tình hình hiện nay", Tạp chí Khoa học quân sự, (02).

92. Tô Lâm (2011), "Những nội dung cơ bản của công tác bảo vệ an ninh quốc gia theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI", Tạp chí Công an nhân dân, (3).

93. Tô Lâm (2013), "Ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu", Tạp chí Khoa học và Chiến lược, (20).

94. Lê Kim Liên (2015), Định hướng lớn của Đảng bộ Tập đoàn dầu khí Việt Nam, tại trang http://baocongthuong.com.vn/, truy cập ngày 30/7/2015.

95. Liên Hợp quốc (1992), Công ước khung, tại trang http://thuvienphapluat. vn/van-ban/Tai-nguyen-Moi-truong/Cong-uoc-khung-thay-doi-khi-hau-cua-Lien-hop-quoc-1992-67331.aspx, truy cập ngày 26/9/2014.

96. Hà Linh (2011), "An ninh sinh thái - vấn đề toàn cầu cấp bách", Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (11).

97. Khánh Linh (2015), “Số người bị đói trên thế giới giảm mạnh ”, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, truy cập ngày 28/05/2015.

98. Phương Linh (2014), Việt Nam vẫn thua láng giềng về năng lực cạnh tranh, tại trang http://kinhdoanh.vnexpress.net/, truy cập ngày 5/9/2014.

99. Vũ Tuyết Loan (2006), "An ninh phi truyền thống ở châu Á - Thái Bình Dương vấn đề và giải pháp", Tạp chí Cộng sản, (23).

Page 175: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

171

100. Thái Văn Long (2006), Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

101. Vũ Thị Mai (2012), "Thách thức an ninh phi truyền thống tại Đông Bắc Á trong thập niên đầu thế kỷ XXI và dự báo trong 10 năm tới", Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, (9/139).

102. Bùi Xuân Mai (2012), "Hợp tác an ninh đa phương trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương", Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại, (11).

103. Phạm Bình Minh (Chủ biên) (2010), Cục diện thế giới đến năm 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

104. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 105. Hải Minh (2008), "An ninh phi truyền thống và một số vấn đề Việt Nam

cần quan tâm", Tạp chí Quan hệ quốc phòng, (01). 106. Trần Minh (2011), "Quan niệm mới về an ninh quốc gia", Tạp chí Quốc

phòng toàn dân, (1). 107. Trình Mưu - Vũ Quang Vinh (Chủ biên) (2004), Quan hệ quốc tế những

năm đầu thế kỷ XXI vấn đề, sự kiện và quan điểm, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

108. Trình Mưu, Nguyễn Thế Lực và Nguyễn Hoàng Giáp (Chủ biên) (2005), Quá trình triển khai thực hiện chính sách đối ngoại của Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

109. Hoàng Trần Nam (2013), "Việt Nam xứng đáng là con rồng mới của ASEAN", Báo Quân đội nhân dân, truy cập ngày 17/01/2015.

110. Nguyễn Thị Thúy Nga (2014), "Quan điểm của Việt Nam về các thách thức an ninh phi truyền thống hiện nay", Tạp chí Lý luận chính trị, (4).

111. Nguyễn Văn Ngừng (1999), Xu hướng phát triển kinh tế thế giới hiện nay và tác động đối với an ninh trật tự ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

112. Nguyễn Văn Ngừng (2009), Tác động của kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế đối với quốc phòng, an ninh ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Page 176: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

172

113. Trịnh Nhu (Chủ nhiệm) (2012), Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc, Đề tài khoa học cấp bộ, Hà Nội.

114. PaulPillar (2002), Chủ nghĩa khủng bố và chính sách đối ngoại của Mỹ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

115. Song Phương (2012), "Châu Á trước những thách thức an ninh năng lượng và lương thực", tại trang petrotimes.vn, truy cập ngày ngày 11/8/2015.

116. Trần Đại Quang (2014), Tăng cường đảm bảo an ninh kinh tế tài chính tiền tệ góp phần phát triển đất nước, tại trang https://www /HVANND, truy cập ngày 27/3/2015.

117. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật An ninh quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

118. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2011), Luật Phòng, chống buôn bán người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

119. Đặng Đình Quý, Nguyễn Vũ Tùng (2010), Độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế, trong: Định hướng chiến lược đối ngoại Việt Nam đến 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

120. Nguyễn Quỳnh (2015), Kinh tế Việt Nam 70 năm - những bước phát triển ấn tượng, tại trang http://vov.vn/kinh-te/kinh-te-viet-nam-70-nam-nhung-buoc-phat-trien-an-tuong-427452.vov, truy cập ngày 02/9/2015.

121. Phan Văn Rân- Nguyễn Hoàng Giáp (2010), Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hoá và vấn đề đặt ra với Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

122. Attanop Sirisak (2005), "Chuyển đổi quân sự trong xử lý vấn đề an ninh phi truyền thống", Tạp chí Nghệ thuật quân sự Việt Nam, (6).

123. Nguyễn Xuân Sơn, Nguyễn Văn Du (Đồng chủ biên) (2006), Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong 2 thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

124. Nguyễn Văn Sửu (2005), "Tác động của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến sinh kế nông dân Việt Nam", Báo Quân đội nhân dân, (16), tr.4-6.

Page 177: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

173

125. Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) (2015), Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu lần thứ II nhiệm kỳ 2015-2020, tại trang http://www.moit.gov.vn/, truy cập ngày 22/8/2015.

126. Bùi Minh Thanh (2008), An ninh tài chính - tiền tệ: thời cơ, nguy cơ của Việt Nam sau gia nhập WTO, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

127. Đinh Vũ Thanh (2012), Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực nông nghiệp và giải pháp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

128. Đặng Xuân Thanh (2013), "Khoa học an ninh trong hệ thống các ngành khoa học", Tạp chí Khoa học chiến lược, (9).

129. Lưu Học Thành (2004), "Khái niệm an ninh phi truyền thống trong bối cảnh hiện nay", Tạp chí Sự kiện & Nhân vật nước ngoài, (6).

130. Đặng Xuân Thành (2007), "Những thách thức đối với an ninh phi truyền thống ở châu Á", Tạp chí Khoa học quân sự, (2).

131. Nguyễn Vĩnh Thắng (Chủ biên) (2011), Quốc phòng an ninh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

132. Nguyễn Xuân Thắng (2011), Độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong bối cảnh mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

133. Nguyễn Thông (2012), "Chính sách năng lượng mới của Mỹ", tại trang Petrotimes.vn, truy cập ngày ngày 08/02/2015.

134. Thông tấn xã Việt Nam (2005), An ninh Đông Bắc Á, Tài liệu tham khảo, Hà Nội.

135. Thông tấn xã Việt Nam (2005), Cơ chế an ninh Đông Á. Bối cảnh và hiện thực, Tài liệu tham khảo đặc biệt, Hà Nội.

136. Thủ tướng Chính phủ (2012), Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020, tại trang http://thutuong.chinhphu.vn/, truy cập ngày 01/11/2014.

137. Hoàng Đình Thủy (2011), "Việt Nam: Thị trường quan trọng với nông sản Mỹ", Báo Quân đội nhân dân, (28), tr.6-7.

138. Nguyễn Đức Thủy (2015), "Một số thành tựu trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta”, Tạp chí Cộng sản, (22), tr.15-16.

Page 178: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

174

139. Nguyễn Xuân Thủy (2010), "Quan niệm về an ninh phi truyền thống và sự thay dổi tư duy chiến lược trong bảo vệ an ninh quốc gia", Tạp chí Khoa học và Chiến lược, (9).

140. Nguyễn Xuân Thủy (2012), "An ninh truyền thống và phi truyền thống trong nội hàm "bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa"", Tạp chí Khoa học và Chiến lược, (3).

141. Nguyễn Hữu Toàn (2013), Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của các nước đang phát triển sau chiến tranh lạnh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

142. Nguyễn Thế Toàn (2007), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với phát triển du lịch bền vững, tại trang www.tapchicongsan.org.vn, truy cập ngày 4/7/2015.

143. Tổng cục Thống kê (2015), Tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm

2015, tại trang https://www.gso.gov.vn, truy cập ngày 17/8/2014. 144. Tổng cục V - Bộ Công an (2002), Chủ nghĩa khủng bố và chính sách đối

ngoại của Hoa Kỳ, Tài liệu tham khảo, Hà Nội. 145. Phạm Thị Ngọc Trầm (1997), Môi trường sinh thái vấn đề và giải pháp,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 146. Trần Văn Trình (2007), "Tìm hiểu về chủ nghĩa khủng bố và tội phạm

khủng bố", Bản tin phòng, chống khủng bố, (3). 147. Nguyễn Phú Trọng (2013), "Bài phát biểu bế mạc Hội nghị Ban Chấp

hành Trung ương lần thứ tám khóa XI", Báo Quân đội nhân dân, (10), tr.4-5.

148. Nguyễn Phú Trọng (2015), Công an là lực lượng trọng yếu tuyệt đối tin cậy của Đảng, tại trang http://vietnamnet.vn/, truy cập ngày 17/8/2015.

149. Phạm Ngọc Trung (2012), "Nhận diện tội phạm khủng bố trong an ninh phi truyền thống", Tạp chí Khoa học quân sự, (11).

150. Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và vị thành niên (2008), Phòng chống buôn bán người, Hà Nội.

Page 179: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

175

151. Trung tâm Phối hợp phòng chống tội phạm xuyên quốc gia (2011), Tội phạm xuyên quốc gia là gì?, tại trang http://www.jtcc.vn/ vi_crime.html, truy cập ngày 26/5/2015.

152. Trung tâm Thông tin Khoa học công nghệ - Môi trường - Bộ Quốc phòng (2002), Tư liệu tham khảo về khủng bố và chống khủng bố, Hà Nội.

153. Phạm Quốc Trụ (2001), "Quan niệm về an ninh quốc gia dưới tác động của xu thế toàn cầu hoá", Tạp chí Cộng sản, (12).

154. Bế Xuân Trường, Nguyễn Bá Dương (Đồng tác giả) (2013), Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

155. Đỗ Quốc Tuân (2009), "Biến đổi khí hậu toàn cầu và tác động tới an ninh, quốc phòng", Tạp chí Quan hệ quốc phòng, (3+4).

156. Lê Anh Tuấn (2014), "Thực hiện chính sách giảm nghèo ở Việt Nam", Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (8).

157. Nguyễn Anh Tuấn (2011), Một số giải pháp về an ninh năng lượng Việt Nam, tại trang http://ievn.com.vn/, truy cập ngày 26/7/2015.

158. Tạ Minh Tuấn (2008), "Hợp tác Mỹ - Trung Quốc trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống", Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, (3).

159. Bùi Minh Tuyên (2011), "Nhận dạng một số nguy cơ gây mất ổn định an ninh quốc gia có nguyên nhân từ mất an ninh kinh tế", Tạp chí Khoa học và Giáo dục an ninh, (7).

160. Phạm Thị Túy (2008), "Vấn đề việc làm của nông dân hiện nay - Bài toán không dễ giải", Tạp chí Cộng sản, (12), tr.15-17.

161. Đào Đình Tùng (2013), "Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 và nhiệm vụ 2014- 2015", Báo Nhân dân, (22), tr.9-10.

162. Nguyễn Vũ Tùng (2008), "Tiếp cận thách thức an ninh phi truyền thống", Tạp chí Những vấn đề kinh tể và chính trị thế giới, (4/144).

163. Hoàng Kông Tư (2005), "Về khái niệm khủng bố và tội phạm khủng bố", Bản tin phòng, chống khủng bố, (5).

164. Nguyễn Văn Tư (2010), "Kinh tế Việt Nam là hiện tượng thần kỳ ở châu Á", Báo Nhân dân, (30), tr.11-12.

Page 180: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

176

165. Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam (2004), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

166. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2015), Quảng Ninh: Quy hoạch phát triển rừng ngập mặn phù hợp với phát triển kinh tế-xã hội, tại trang http://phutho.gov.vn/, truy cập ngày 22/02/2015.

167. Ủy ban Quốc gia (2014), Thông cáo báo chí của UBQG về biến đổi khí hậu, tại trang http://vpcp.chinhphu.vn/, ngày 8-10-2014.

168. Văn phòng đại diện WHO tại Việt Nam (2014), Tình trạng khẩn cấp và hành động nhân đạo, tại trang http://www.wpro.who.int/ vietnam/topics/ emergencies/factsheet/vi/, truy cập ngày 16/1/2015.

169. Cẩm Vân (2012), "Để làm thất bại âm mưu, thủ đoạn tung tin xuyên tạc, bịa đặt", Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (12).

170. Hải Vân (2015), Nền kinh tế xanh nhìn từ chính sách giảm nhẹ phát thải khí, tại trang http://nangluongvietnam.vn/, truy cập ngày 15/9/2015.

171. Bùi Thu Vân (2012), Biến đổi khí hậu và tác động của nó đối với Việt Nam, tại trang vns.hnue.edu.vn/?page=service_detail&TID=209, truy cập ngày 26/8/2014.

172. Viện Chiến lược - Bộ quốc phòng (2011), "Ảnh hưởng của các nước lớn tới cục diện chiến lược quốc phòng - an ninh tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương", Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (11).

173. Viện Chiến lược - Bộ quốc phòng (2011), "ASEAN tăng cường hợp tác đối phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống trên biển", Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (11).

174. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng (2010), Quốc phòng - an ninh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

175. Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2014), Thực trạng và giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao, tại trang http://www.vksnd.hochiminhcity.gov.vn/, truy cập ngày 30/07/2014.

176. Viện Thông tin Khoa học xã hội (1998), Quyền con người - Các văn kiện quan trọng, Nxb Viện Thông tin Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.

Page 181: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

177

177. Viện Thông tin Khoa học xã hội (1999), Nông nghiệp, an ninh lương thực với tăng trưởng kinh tế, Hà Nội.

178. Viện Thông tin Khoa học xã hội (2000), Toàn cầu hoá và khu vực hoá: cơ hội và thách thức đối với các nước đang phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

179. Viện Thông tin Khoa học xã hội (2003), Khủng bố và chống khủng bố với vấn đề an ninh quốc tế, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

180. Viện Thông tin Khoa học xã hội (2004), Nghèo đói và an ninh châu Á, Hà Nội.

181. Viện Thông tin Khoa học xã hội (2004), An ninh kinh tế dân tộc: trên con đường đến sự thông nhất về lý luận, Hà Nội.

182. Viện Thông tin khoa học xã hội (2005), Một số vấn đề an ninh và chiến lược năng lượng của nước ngoài, Tài liệu tham khảo, Hà Nội.

183. Phan Anh Việt (2012), "Những vấn đề đặt ra về đối phó với an ninh phi truyền thống của các nước ASEAN và các nước đối tác", Tạp chí Kiến thức quốc phòng hiện đại, (3).

184. Phạm Thái Việt (2003), Chủ quyền quốc gia trong thời đại toàn cầu hóa, Thông tin Khoa học xã hội, số 6.

185. Vũ Trọng Việt (2012), "Bộ đội Biên phòng quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng XI trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia", Tạp chí Khoa học Biên phòng, (4).

186. Nguyễn Viết (2010), “Châu Á khát trầm trọng”, Báo Dân trí, (6). 187. Lục Trung Vĩ (Chủ biên) (2006), Bàn về an ninh phi truyền thống, Viện

Chiến lược và Khoa học Bộ Công an, Hà Nội. 188. Nguyễn Chí Vịnh (2014), "Đối ngoại quốc phòng, thành tựu và những

vấn đề đặt ra trong thời kỳ hội nhập và phát triển", Báo Quân đội nhân dân, (12).

189. Trịnh Lê Vũ (2014), Tiết kiệm năng lượng - Những vấn đề cấp bách, tại trang http://nangluongvietnam.vn/, truy cập ngày 21/08/2014.

190. Nguyễn Xuân Yêm (2008), An ninh kinh tế thời kỳ hội nhập và gia nhập WTO, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

Page 182: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

178

Tiếng Anh 191. Amitav Acharya, Ralf Emmers, Mely Caballero-Anthony (2006),

Studying Non-Traditional Security In Asia: Trends And Issues, Publisher: Marshall Cavendish Academic, http://www.amazon.com/ Studying-Non-traditional-Security-Asia- Trends/dp/981210463198.

192. Avery Goldstein, Edward Mansflel (2012), The Nexus of Economics, Security, and International Relations in East Asia, Stanford.

193. Bertrand Fort, Francis X.Johnson (2005), Technology Partnerships for Renewables: Key to Energy Security, at page http://www.asef.org/.

194. Collin Koh & Mely Caballero-Anthony (2008), Energy & Non-Traditional Security: A Tripartite Approach, NTS Insight, RSIS Centre for NTS Studies, http://www.rsis.edu.sg/nts/resources/nts.../ NTS%20Insight% 20Nov%202008.pdf.

195. Elizabeth L. Chalecki , Environmental Security: A Case Study of Climate Change, http://www.bvsde.paho.org/bvsacd/cd68/EChalecki.pdf.

196. Eddie Walsh (2011), Threats Non-Traditional Security in Asia: Finding a regional way forward, at page http://www.eastasiaforum.org/ 2011/06/04/non-traditional-.

197. James Laki (2014), Non-Traditional Security Issues: Securitisation of Transnational Crime in Asia, http://www.rsisntsasia.org/.

198. John Kirton, The Seven-Power Summit as a New Security Institution, http://www. g8.utoronto. ca/scholar/kirton 199301/kirconc.htm.

199. Joseph Nye (1996), Security of the New Era, Foreign Affairs, (East/Spring 1005).

200. John Vogler, Mark F. Imber (1996), The environment and international relations: Global environmental change programme, London. - New York: Routledge.

201. Mely Caballero, Ralf Emmer, Amitav Acharya (2006), Non-Traditional Security in Asia: Dilemmas Seciritization, http://www.amazon.com/Non-Traditional-Security-Asia-Dilemmas.

Page 183: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

179

202. Mely Caballero-Anthony, Youngho Chang, Nur Azha Putra (2012), Energy and Non-Traditional Security (NTS) in Asia, http://www.amazon.com/Energy-Non- Traditional-Security-Asia-.

203. Nayef Al-Rolhan (2010), The three pillars of Sustainable National Security in transnational world, at page http://www.sustainablehistory.com/the-three-pillars.html.

204. Norman Myers (1986), The environmental dimension to security issues, Volume 6.

205. International Security in a Global Age, Economic & Social Research Coucil, http://www.ers.ac.uk/esrccontent/reseachfunding/global-age.asp.

206. Richard H. Ullman (1983), Redefining Security, International Security, Vol. 207. Samuel Hungtington (1993), The Clash Of Civilizations, Council on

Foreign Relations, pp.22-49. 208. Saima Afzal (2012), Non-Traditional Security Threats to Pakistan Post 9/11,

Publisher: LAP LAMBERT Academic Publishing (October 22), http://www.amazon.com/Non-Traditional-Security-Threats-Pakistan-.

209. Saurabh Chaudhuri (2005), Difining no-traditional security threats, http://www.globalindiafoundation.org.

210. Tsuneo Akaha (2002), Nontraditional Security Issues in Northeast Asia and Prospects for International Cooperation, prepared for presentation at “thingking Outside the Security Box: Nontraditional Security in Asia: Governance, Globalization, and the Enviromenf\ United Nations University, United Nations, New York, March 15.

211. UNDP (1994), Human Development Report 1994, New York: United Nations, p23.

212. United Nations (1994), Human Devolopment Report 1994, United Nations Development Programme, New York.

213. Vogler, John, Mark F,Imber (1996), Environment & International Relations, London-New York: Routledge.

Page 184: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH - hcma.vnhcma.vn/Uploads/2016/4/4/LU-N ÁN 3-2016.pdf · Quan điểm của Việt Nam về bảo vệ độc lập dân tộc

180

214. Wang Jiangli (2007), Security Community" in the Context of Nontraditional Security, www.rsisntsasia.org/activities/ fellowship/ 2007/wjrs%20paper.pdf.

215. Wang Yong (2005), East Asia Community and Nontraditional Security, A Proposal from China.

216. Wei Jincheng (2013), Information war: a new form of people's war, http://www.fas.org/.

217. Yizhou Wang (2006), Defining Non - Traditional security an Its Implications for China, at page http://www.iwep.org.cn/.