194
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ PHÁT TRIỂN HÀ NỘI - 2018

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÙI THANH TUẤN

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ PHÁT TRIỂN

HÀ NỘI - 2018

Page 2: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BÙI THANH TUẤN

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Mã số: 62 31 01 05

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM THỊ KHANH

HÀ NỘI - 2018

Page 3: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung

thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo

quy định.

Tác giả

Bùi Thanh Tuấn

Page 4: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

MỤC LỤC Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI 8

1.1. Những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến

đề tài luận án 8

1.2. Đánh giá chung về những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

luận án và vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 24

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG

NGHIỆP NGOẠI THÀNH 27

2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của phát triển nông nghiệp ngoại thành 27

2.2. Nội dung, chỉ tiêu, phương thức đánh giá và nhân tố tác động đến

phát triển nông nghiệp ngoại thành 38

2.3. Kinh nghiệm trong - ngoài nước về phát triển nông nghiệp ngoại

thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52

Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC

HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 62

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến phát triển nông

nghiệp ngoại thành Hà Nội 62

3.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội

giai đoạn 2008 - 2016 71

3.3. Đánh giá chung về phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành

Hà Nội giai đoạn 2008 - 2016 100

Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 109

4.1. Định hướng phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội 109

4.2. Những giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ở

các huyện ngoại thành Hà Nội 120

KẾT LUẬN 152

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 154

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155

PHỤ LỤC 164

Page 5: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ANLT An ninh lương thực

BĐKH Biến đổi khí hậu

CDCC Chuyển dịch cơ cấu

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

ĐBSH Đồng bằng sông Hồng

ĐTH Đô thị hóa

GDP Tổng sản phẩm nội địa

GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn

GTSX Giá trị sản xuất

HNQT Hội nhập quốc tế

HTX Hợp tác xã

KCHT Kết cấu hạ tầng

KHCN Khoa học - công nghệ

KTTT Kinh tế thị trường

KT-XH Kinh tế - xã hội

NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao

NN, NT Nông nghiệp, nông thôn

NTM Nông thôn mới

VĐX Vành đai xanh

Page 6: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Tổng sản phẩm và cơ cấu kinh tế theo ngành 67

Bảng 3.2: Trị giá hàng hóa nông sản xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội 75

Bảng 3.3: Cơ cấu GTSX nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2008 - 2016 81

Bảng 3.4: Tốc độ CDCC ngành nông nghiệp Hà Nội 82

Bảng 3.5: Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng 83

Bảng 3.6: Tốc độ CDCC ngành trồng trọt Hà Nội 84

Bảng 3.7: GTSX ngành chăn nuôi theo nhóm vật nuôi và sản phẩm 86

Bảng 3.8: Tốc độ CDCC ngành chăn nuôi Hà Nội 86

Bảng 4.1: Dự báo dân số thành phố Hà Nội năm 2020 và 2030 111

Bảng 4.2: Quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở thành phố

Hà Nội năm 2015 và 2020

114

Page 7: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 3.1: GTSX nông nghiệp (theo giá hiện hành) 72

Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội 73

Biểu đồ 3.3: Tốc độ CDCC ngành nông nghiệp theo ngành kinh tế 83

Biểu đồ 3.4: Tốc độ CDCC ngành trồng trọt 85

Biểu đồ 3.5: Tốc độ CDCC ngành chăn nuôi 87

Biểu đồ 3.6: Số lượng trang trại trên địa bàn Hà Nội 90

Biểu đồ 3.7: Giá trị tạo ra/ha đất nông nghiệp của Hà Nội và Thành

phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 - 2016

92

Biểu đồ 3.8: Cơ cấu lao động có việc làm khu vực nông thôn theo 3

nhóm ngành kinh tế chính, giai đoạn 2010 - 2014

94

Biểu đồ 3.9: Tình trạng hoạt động kinh tế của lao động khu vực nông

thôn thành phố Hà Nội năm 2014

95

Biểu đồ 3.10: Thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn ngoại

thành so với cả thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 - 2016

96

Biểu đồ 3.11: Ý kiến về thu nhập bình quân/người/tháng của hộ nông

dân ngoại thành 97

Biểu đồ 3.12: Những sản phẩm chủ yếu ở các huyện ngoại thành 104

Page 8: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong nhiều năm gần đây, nông nghiệp Việt Nam vẫn là một ngành sản

xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế, cung cấp trực tiếp lương thực, thực

phẩm cho người dân; cung cấp, sử dụng yếu tố đầu vào - đầu ra cho ngành

công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, “nông nghiệp đô thị” (Urban argiculture)

được sản xuất dựa trên không gian trong và ngoại thành, có sự kết nối chặt

chẽ với hệ thống kinh tế - xã hội (KT-XH) và sinh thái đô thị.

Những năm qua, mặc dù giá trị sản xuất (GTSX) của ngành nông nghiệp

chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu kinh tế thành phố Hà Nội (khoảng 4 - 4,5%),

nhưng góp phần đáng kể vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị - xã

hội quan trọng của Thủ đô, như: cung cấp lương thực, thực phẩm cho khoảng

10 triệu người dân đang cư trú, công tác, học tập ở Hà Nội và một lượng

không nhỏ khách vãng lai; bảo đảm việc làm cho trên 3 triệu người trong độ

tuổi lao động ở khu vực nông thôn; đóng góp tích cực vào Chương trình xây

dựng nông thôn mới (NTM); nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần

cho dân cư ở khu vực nông thôn. Nông nghiệp ngoại thành còn góp phần hình

thành các vành đai xanh (VĐX), hồ điều hoà, tạo lập môi trường, cảnh quan;

tham gia vào dịch vụ du lịch, cải thiện môi trường sinh thái, làm giàu cho nét

đẹp truyền thống văn hoá người Hà Nội [40].

Thời gian qua, sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã đạt nhiều

tiến bộ, như: cơ giới hóa, ứng dụng khoa học - công nghệ (KHCN) vào sản

xuất được đẩy mạnh; dồn điền đổi thửa được coi là khâu đột phá, đạt kết quả

nổi bật; bước đầu đã hình thành và mở rộng các vùng chuyên canh tập trung,

có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế khá cao như các vùng sản xuất

lúa chất lượng cao, rau an toàn, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, vùng chăn nuôi xa

khu dân cư. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển nông nghiệp Thủ đô theo

Page 9: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

2

hướng bền vững vẫn chưa thực sự phù hợp, bên cạnh đó, nông nghiệp ngoại

thành Hà Nội còn nhiều hạn chế như: diện tích đất sản xuất nông nghiệp sẽ

ngày càng thu hẹp do tốc độ đô thị hóa (ĐTH) nhanh; quy mô sản xuất nhỏ,

manh mún, chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh thấp, sản xuất

thiếu bền vững; chuyển dịch cơ cấu (CDCC) nội bộ ngành nông nghiệp còn

chậm, chưa vững chắc; năng suất, sản lượng một số cây trồng, vật nuôi tuy

tăng khá, nhưng chất lượng sản phẩm còn kém; công tác nghiên cứu, ứng

dụng và chuyển giao tiến bộ KHCN, kỹ thuật vào sản xuất còn chậm, hiệu

quả chưa cao; người dân không thể dựa vào đồng ruộng để nâng cao thu nhập

cũng như chất lượng cuộc sống… Do đó, độ an toàn và giá trị kinh tế cũng

như năng suất, chất lượng của các sản phẩm lương thực, thực phẩm còn chưa

cao. Môi trường tự nhiên, sinh thái vẫn đang bị đe doạ, ảnh hưởng xấu đến

chất lượng cuộc sống cư dân Thủ đô.

Thấy rõ được vai trò cũng như những kết quả và hạn chế của nông

nghiệp ngoại thành, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà

Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định: thành phố tập trung

phát triển nông nghiệp, nông thôn (NN, NT) theo hướng văn minh, hiện đại,

hiệu quả, bền vững: phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị, sinh thái

trên cơ sở hình thành những khu nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC); từng

bước hiện đại hóa nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất để tạo ra nhiều

sản phẩm có giá trị cao; nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng hiệu

suất sử dụng đất và tăng năng suất lao động nông nghiệp; quy hoạch ổn định

các vùng sản xuất nông nghiệp, xác định các VĐX, các tuyến nông nghiệp

sinh thái và các khu NNCNC [51].

Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030 cũng đã xác định: phát triển nông nghiệp gắn với

hình thành VĐX, vùng trồng rau sạch, lúa chất lượng cao, vùng trồng cây ăn

quả, vùng trồng hoa, cây cảnh gắn với hệ thống phân phối tiện lợi cho người

Page 10: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

3

dân. Nâng cao năng suất, chất lượng các mặt hàng nông sản, bảo đảm vệ sinh

an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả sản xuất, giá trị sản xuất/đơn vị diện

tích đất nông nghiệp trên cơ sở hình thành các vùng sản xuất hàng hóa chuyên

canh tập trung quy mô lớn [59].

Trong những năm tới, cùng với bối cảnh hội nhập quốc tế (HNQT) sâu

rộng, cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, quá trình ĐTH diễn ra mạnh mẽ,

nông nghiệp ngoại thành Hà Nội sẽ bị thu hẹp về quy mô đất đai, hệ sinh thái

bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, làng nghề ở khu vực ngoại thành; GDP

nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế thành phố ngày càng nhỏ. Phát triển nông

nghiệp đã định ra những yêu cầu mới, đòi hỏi phải CDCC ngành nông

nghiệp, phát triển theo hướng hiện đại, bền vững, NNCNC. Do vậy, làm

sáng rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn trong phát triển nông nghiệp ngoại

thành theo hướng bền vững là yêu cầu khách quan, thật sự cần thiết nhằm

thúc đẩy KT-XH và môi trường của Thủ đô phát triển trong điều kiện công

nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), ĐTH và HNQT. Vì vậy, “Phát triển

nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội” được lựa chọn làm đề tài

nghiên cứu của luận án tiến sỹ - chuyên ngành Kinh tế phát triển.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận phát triển nông nghiệp ngoại thành và

làm rõ thực trạng trên địa bàn ngoại thành Hà Nội, luận án đề xuất các giải

pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp Thủ đô trong thời gian tới.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ

sau đây:

- Nghiên cứu tình hình trong, ngoài nước về phát triển nông nghiệp

ngoại thành, tìm ra khoảng trống lý luận và thực tiễn để tiếp tục làm rõ.

Page 11: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

4

- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp ở

các huyện ngoại thành, bao gồm: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, chỉ

tiêu và phương thức đo lường sự phát triển nông nghiệp ngoại thành.

- Nghiên cứu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông

nghiệp ngoại thành.

- Nghiên cứu kinh nghiệm của quốc tế và trong nước về phát triển nông

nghiệp ngoại thành; rút ra bài học đối với phát triển nông nghiệp Hà Nội.

- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà

Nội nhằm làm rõ những thành tựu, hạn chế; khó khăn và nguyên nhân cản trở

sự phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội.

- Đề xuất phương hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp

ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là phát triển nông nghiệp ở các

huyện ngoại thành Hà Nội, tập trung ở lĩnh vực: trồng trọt và chăn nuôi.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận án đi sâu nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý

luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, trong đó tập

trung vào các nội dung: (1) Sự tăng trưởng của nông nghiệp ngoại thành; (2)

CDCC nông nghiệp ngoại thành theo hướng bền vững; (3) Nâng cao hiệu quả

sản xuất ngành nông nghiệp ngoại thành. Trên cơ sở đó, xác định những định

hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ngoại

thành trong thời gian tới.

- Về không gian: Luận án khảo sát thực trạng phát triển nông nghiệp ở

17 huyện ngoại thành Hà Nội, trong đó nghiên cứu một số huyện ngoại thành

đại diện cho 3 tiểu vùng sinh thái (vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng đất

bãi ven sông) và mức độ chịu sự tác động của quá trình ĐTH. Đặc biệt, dựa

Page 12: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

5

theo khảo sát, điều tra của tác giả và Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã

hội Hà Nội, luận án tập trung nghiên cứu các huyện: Sóc Sơn, Đông Anh, Gia

Lâm, Hoài Đức, Phúc Thọ, Ba Vì, Ứng Hòa và Phú Xuyên.

- Về thời gian: Luận án nghiên cứu, khảo sát thực trạng phát triển nông

nghiệp ngoại thành Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2008 - 2016 và đề xuất các

giải pháp phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn

đến năm 2050.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án dựa vào những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà

nước về phát triển KT-XH nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng. Đồng

thời, luận án cũng dựa vào một số lý thuyết của kinh tế học, kinh tế thị trường

(KTTT) hiện đại (quan hệ cung - cầu, vai trò của nhà nước; chuỗi giá trị,

chuỗi cung ứng, cạnh tranh trong điều kiện HNQT…); lý thuyết của chuyên

ngành kinh tế phát triển để nghiên cứu về phát triển nông nghiệp ngoại thành.

Luận án kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học liên

quan, đã được công bố của một số tác giả về phát triển nông nghiệp nói

chung, nông nghiệp ngoại thành nói riêng; kinh nghiệm của quốc tế và trong

nước; đồng thời trực tiếp điều tra, khảo sát thực tế để thực hiện mục đích,

nhiệm vụ đã đề ra.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó cơ

bản sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp hệ thống hóa: phương pháp này được sử dụng ở phần

tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến phát triển nông nghiệp ngoại

thành (Chương 1) và trong phần cơ sở lý luận của đề tài luận án (Chương 2)

Page 13: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

6

để nghiên cứu đầy đủ, toàn diện vấn đề; đồng thời xác định rõ nội dung cần

tập trung nghiên cứu của luận án.

- Phương pháp phân tích và tổng hợp: phương pháp này được sử dụng

chủ yếu trong phần đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp các huyện

ngoại thành Hà Nội (Chương 3).

- Phương pháp thống kê và so sánh được sử dụng trong phần đánh giá

thực trạng ở Chương 3.

- Phương pháp quy nạp và diễn dịch được sử dụng để làm rõ một số

vấn đề cơ bản về phát triển nông nghiệp ngoại thành.

- Phương pháp điều tra xã hội học được sử dụng dựa trên những khảo

sát, điều tra của tác giả và Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội.

Trong phiếu điều tra của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà

Nội có 03 đối tượng, gồm: Mẫu 01: Hộ gia đình, cá nhân; Mẫu 02: Doanh

nghiệp, hợp tác xã (HTX), trang trại; Mẫu 03: Cán bộ quản lý cấp sở, ngành,

huyện, thị xã và cấp xã, tại 06 huyện được chọn điều tra, khảo sát thực tế,

cũng như tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội. Các phiếu điều

tra thu được, sau khi kiểm tra làm sạch, loại bỏ những phiếu không phù hợp.

Tổng hợp số liệu và xử lý phiếu điều tra bằng phần mềm tin học chuyên dùng

SPSS. Luận án sử dụng một phần kết quả thu được để tham khảo thêm về

thực trạng, cũng như làm một phần cơ sở đưa ra giải pháp thúc đẩy phát triển

nông nghiệp ngoại thành (xem một số bảng tổng hợp từ kết quả điều tra, khảo

sát ở Phụ lục 11).

Trong khảo sát, điều tra và phỏng vấn chuyên sâu của tác giả, ở các

huyện: Sóc Sơn, Đông Anh và Phú Xuyên, với 01 mẫu phiếu điều tra (đối

tượng là hộ gia đình, cá nhân) được lựa chọn để làm mẫu đối chiếu, khẳng

định thêm kết quả của hướng nghiên cứu. Tác giả đã điều tra 250 hộ gia đình,

cá nhân, tuy nhiên trong quá trình xử lý số liệu, có nhiều phiếu không được sử

dụng do không đưa ra phương án trả lời đầy đủ. Vì vậy, các phiếu điều tra

Page 14: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

7

không được làm sạch trước khi thu hồi, nên tác giả không sử dụng mô hình

SPSS, mà sử dụng phương pháp thống kê, phân tích để xử lý số liệu. Tuy vậy,

tác giả cho rằng, với pham vi và đối tượng điều tra phù hợp với hướng nghiên

cứu, các số liệu mẫu điều tra của tác giả mang tính đại diện và có độ tin cậy

cho việc đối chiếu, làm rõ hơn kết quả nghiên cứu, góp phần phản ánh thực

trạng phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội.

- Sử dụng ma trận SWOT được sử dụng phân tích, đánh giá điểm mạnh,

điểm yếu, thách thức, cơ hội đối với phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà

Nội để làm cơ sở đưa ra định hướng và giải pháp thúc đẩy phát triển nông

nghiệp ngoại thành thời gian tới.

Các phương pháp trên được sử dụng linh hoạt, đan xen, kết hợp để phát

huy hiệu quả tổng hợp hướng đến hoàn thành mục tiêu nghiên cứu.

5. Đóng góp của luận án

Luận án là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nghiên cứu lý thuyết với thực

tiễn, dựa trên việc hệ thống hóa, làm sáng rõ cơ sở lý luận về phát triển nông

nghiệp ngoại thành để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm

đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội sau giai đoạn nghiên

cứu 2008 - 2016 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiến của luận án

- Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng rõ thêm

lý luận về nông nghiệp ngoại thành và phát triển nông nghiệp ngoại thành.

- Về thực tiễn: Những kết quả của luận án góp phần thúc đẩy phát triển

nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới. Đồng thời, luận án là

nguồn tư liệu tham khảo tốt cho công tác công tác nghiên cứu, giảng dạy tại

các cơ sở đào tạo kinh tế.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung

của luận án gồm 4 chương, 10 tiết.

Page 15: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

8

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về vai trò phát triển nông

nghiệp ngoại thành

Tác giả J.H.Von Thunen (1826) trong “The Isolated State with Respect

to Agriculture and Political Economy” (Nông nghiệp và kinh tế chính trị trong

nhà nước cô lập) [86] làm rõ vai trò của nông nghiệp ngoại thành (vành đai

nông nghiệp) đối với các thành phố. Tác giả cho rằng, chi phí vận chuyển từ

nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ, nhất là tính chất, vai trò của các vành đai

nông nghiệp đem lại cho khu vực đô thị sẽ quyết định chủ yếu đối với sự phân

bố của một số hình thức sản xuất nông nghiệp. Từ đó, các VĐX sản xuất nông

nghiệp xung quanh một trung tâm đô thị với khoảng cách phù hợp sẽ thu được

lợi nhuận tối đa.

Tiếp tục hướng nghiên cứu của J.H.Von Thunen, một số công trình

khoa học của nhiều tác giả nước ngoài nghiên cứu về khái niệm, vai trò, đặc

điểm, những yếu tố tác động; tiềm năng cũng như thách thức đối với sự phát

triển nông nghiệp đô thị; trên cơ sở nghiên cứu một số trường hợp ở các nước

trên thế giới, các tác giả đưa ra những chính sách nhằm thúc đẩy nông nghiệp

đô thị theo hướng bền vững. Theo hướng này, các tác giả cho rằng, nông

nghiệp đô thị có vai trò quan trọng không chỉ cung ứng lương thực, thực

phẩm tươi sống cho cư dân đô thị, mà còn tạo việc làm thời vụ, cải thiện môi

trường sinh thái cho khu vực nội đô của từng thành phố. Tiêu biểu cho hướng

nghiên cứu này, có thể kể đến các công trình: “Urban Agriculture: Food, Jobs

and Sustainable Cities” (Nông nghiệp đô thị: lương thực, việc làm và các đô

thị bền vững) của các tác giả Smith J., Ratta A., Nase J. (1996) [84]; “Urban

Page 16: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

9

agriculture: definition, presence, potentials and risks” (Nông nghiệp đô thị:

định nghĩa, sự hiện diện, tiềm năng và rủi ro) của tác giả Mougeot J.A. (1999)

[80]; “The Special Programme for Food Security: Urban and Periurban

Agriculture” (Chương trình đặc biệt về an ninh lương thực: nông nghiệp đô

thị và ven đô) của FAO (2001) [75]…

Tác giả Nugent (2000) với “The Impact of Urban Agriculture on the

Household and Local Economies” (Ảnh hưởng của nông nghiệp đô thị đối với

các hộ gia đình và các nền kinh tế địa phương) [81] đã nghiên cứu ở 17 thành

phố lớn trên thế giới, trong đó có Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, người

dân vùng ven các đô thị lớn quyết định duy trì sản xuất nông nghiệp vì những

lý do chủ yếu như: 1) Phục vụ nhu cầu tiêu dùng của gia đình; 2) Đa dạng hóa

nguồn thu nhập; 3) Tránh rủi ro về kinh tế; 4) Đối phó với tình trạng tăng giá

lương thực, thực phẩm trên thị trường; 5) Tạo thêm việc làm cho lao động gia

đình; 6) Bảo đảm an ninh sinh kế cũng như an ninh tài sản đất.

Trong nghiên cứu “Profitability and sustainability of urban and peri-

urban agriculture” (Lợi nhuận và tính bền vững của nông nghiệp đô thị và ven

đô) [76] của FAO (2007) cho rằng, nguồn lương thực, thực phẩm như gia

cầm, sữa, rau… sản xuất ở vùng đô thị thường có giá trị cao; sản phẩm được

tiêu thụ trực tiếp nên chi phí vận chuyển, lưu kho, bảo quản… luôn thấp hơn

các sản phẩm cùng loại và hệ thống phân phối nhanh gọn nên bảo đảm tính

tươi sống của các mặt hàng nông sản. Nông nghiệp đô thị góp phần: 1) Cải

thiện mức sống của người thành thị; 2) Tận dụng các chất thải (lỏng và rắn) từ

đô thị và công nghiệp để làm phân bón và đưa đất hoang hóa vào sử dụng.

Tiềm năng mang lại từ nông nghiệp đô thị rất lớn, có vai trò rất quan

trọng trong quá trình ĐTH và phát triển các đô thị lớn trên thế giới với chức

năng: 1) Bảo đảm an ninh lương thực (ANLT) và dinh dưỡng cho vùng đô thị;

2) Phát triển kinh tế nông thôn; 3) Xóa đói giảm nghèo ở nông thôn; 4) Góp

phần vào việc quản lý môi trường đô thị. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích

Page 17: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

10

mang lại, nông nghiệp đô thị cũng có những rủi ro: 1) Rủi ro cho sức khỏe

cộng đồng khi các bệnh truyền nhiễm qua những thực phẩm tươi sống: do sử

dụng nguồn nước ô nhiễm hoặc nhiễm khuẩn trong sản xuất nông nghiệp, sơ

chế, chế biến nông sản; ô nhiễm nước uống do các chất tồn dư từ nông nghiệp

như thuốc bảo vệ thực vật và phân bón; 2) Tác động tiêu cực đến môi trường:

ô nhiễm nguồn nước do sử dụng quá mức phân đạm, thuốc trừ sâu, phân gia

súc và gia cầm…

Tác giả Phạm Sỹ Liêm (2009) trong “Nông nghiệp đô thị trong quy

hoạch thành phố Hà Nội” [30] cho rằng, phát triển nông nghiệp những vùng

ven đô thị (nông nghiệp đô thị) đang được các nước trong khu vực triển khai

rất thành công. Nông nghiệp ven đô thị không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế,

mà còn đóng vai trò quan trọng về mặt xã hội và môi trường: 1) Về kinh tế,

nhờ có nông nghiệp mà đô thị không còn là nơi chỉ nhập lương thực, thực

phẩm từ nông thôn và xuất rác thải trở lại đó, mà giúp giảm chi phí vận

chuyển và diện tích kho lạnh cho thực phẩm tươi sống. Điều quan trọng là

nông nghiệp đô thị giải quyết nhiều việc làm thích hợp cho phụ nữ, nông dân

bị thu hồi đất để mở rộng đô thị và cho nông dân ngoại tỉnh nhập cư vào đô

thị; 2) Về xã hội, góp phần xây dựng cộng đồng thông qua các nhóm làm

vườn rau, vườn hoa công cộng, các nhóm tương trợ có cùng sở thích như

trồng rau thủy canh, trồng nấm, nuôi ong, chim cá cảnh…; bồi đắp tình yêu

thiên nhiên, quý trọng sự sống và thái độ tích cực đối với xã hội, tạo cơ hội

vận động thân thể và thư giãn tâm trí cho những người lao động trí óc; 3) Về

môi trường, sản xuất nông nghiệp sử dụng, tái chế nước thải và rác thải; giảm

lượng rác sinh hoạt vì thực phẩm đã qua sơ chế; đồng thời, làm đẹp cảnh quan

vùng đô thị với những VĐX nông nghiệp.

Tuy nhiên, VĐX nông nghiệp luôn có nguy cơ bị thị trường bất động

sản “gặm nhấm” làm suy giảm, biến mất dần. Để bảo vệ sự tồn tại của VĐX,

ngoài việc sử dụng các công cụ hành chính và pháp lý, còn cần vận dụng khéo

Page 18: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

11

léo công cụ kinh tế, cụ thể là bỏ vốn đầu tư đưa nông nghiệp đô thị vào khu

vực này để nâng mức thu nhập của người lao động lên sát với mức trung bình

của người dân nội thành. Không nên để cho những người dân mất đất đối mặt

với các thách thức “hậu thu hồi đất” mà cần tổ chức họ lại, đưa họ vào trận

tuyến nông nghiệp đô thị của thành phố.

Tác giả Nguyễn Văn Toàn (2010) trong “Sử dụng tài nguyên đất Hà

Nội theo hướng bền vững” [53] cho rằng, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội

không chỉ làm tốt chức năng kinh tế, mà còn đóng góp quan trọng vào việc

bảo vệ môi trường đô thị khi hình thành VĐX kết hợp du lịch nông nghiệp

sinh thái. Để phát triển nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân

ngoại thành Hà Nội cần nghiên cứu lai tạo, sản xuất lúa đặc sản, có chất lượng

cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng Thủ đô. Đồng thời,

phải phát huy lợi thế so sánh trong sản xuất rau an toàn, cây ăn quả đặc sản,

hoa, cây cảnh công nghệ cao…

Tác giả Nguyễn Đăng Nghĩa và Mai Thành Phụng (2011) trong “Nông

nghiệp đô thị và ven đô thị” [33] đã cho rằng, cơ hội cũng như thuận lợi trong

phát triển nông nghiệp ven đô là giảm chi phí đóng gói, lưu trữ và vận chuyển

thực phẩm tươi sống; đồng thời góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người

thất nghiệp và hưu trí ở khu vực ven đô. Nông nghiệp đô thị và ven đô có

nhiều lợi thế khi dễ dàng tiếp cận các dịch vụ (tài chính, chuyển giao KHCN,

du lịch…). Loại hình nông nghiệp này còn góp phần giảm thiểu những tác

động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), hạn chế ô nhiễm môi trường khi

khả năng tái sử dụng lớn chất thải hữu cơ từ đô thị. Tuy nhiên, nông nghiệp

đô thị và ven đô thường chịu thách thức, rủi ro cho sự phát triển khi bị cạnh

tranh về đất, nước, năng lượng và lao động với các ngành kinh tế khác; bị tác

động lớn đến chất lượng khi sử dụng nguồn nước ô nhiễm do chất thải đô thị,

ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và môi trường sống của cư dân ngoại thành.

Page 19: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

12

Tác giả Hồ Cao Việt (2013) trong “Cơ sở khoa học của các hình thái

phát triển nông nghiệp đô thị và vận dụng cho Đồng bằng sông Cửu Long”

[72] đã hệ thống, làm rõ: khái niệm, vai trò, chức năng, nguyên nhân và

những rủi ro của nông nghiệp đô thị. Nghiên cứu ở các nước về nông nghiệp

đô thị với thuật ngữ “urban agriculture” xuất hiện từ những năm đầu của thế

kỷ XXI và mô hình này phát triển ở nhiều thành phố lớn trên thế giới. Nông

nghiệp đô thị xuất phát từ những nguyên nhân sau: (i) Giảm diện tích đất canh

tác do công nghiệp hóa và ĐTH; (ii) Giảm thu nhập của hộ nông dân trong

quá trình công nghiệp hóa và ĐTH ở vùng ven đô; (iii) Các yếu tố ảnh hưởng

đến sinh kế (lao động, vốn, đất, trình độ sản xuất) bị giảm sút; (iv) Lợi thế so

sánh về hiệu quả kinh tế của nông sản sản xuất tại chỗ và các nông sản mang

về thành thị từ nơi khác (giảm chi phí vận chuyển và chi phí trung gian, giá

bán cạnh tranh, giảm tỷ lệ hao hụt); (v) Nông dân ven đô có điều kiện tốt hơn

khi tiếp cận nhanh với KHCN mới; (vi) Hệ thống kết cấu hạ tầng (KCHT) và

logistics thuận lợi hơn.

Quỹ GSRD (GSRD Foundation), Quỹ châu Á (The Asia Foundation)

và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (2016) với tài liệu “Phát triển

nông nghiệp ven đô, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân” [21]

cho rằng, nông nghiệp ngoại thành góp phần giải quyết việc làm, bảo đảm an

sinh xã hội, cung cấp một lượng thực phẩm an toàn, tươi sống với chất lượng

cao; đồng thời góp phần làm tăng sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của môi

trường, cải tạo điều kiện vi khí hậu, ô nhiễm không khí, tạo ra môi trường

xanh, trong lành, có lợi cho sức khỏe người dân đô thị. Các cơ quan chức

năng cần có cơ chế ưu đãi riêng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp ven đô

và ngoại thành, trong đó chú trọng đến việc quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch

hệ thống cây xanh. Hướng tới mục tiêu phát triển đô thị bền vững từ việc hình

thành các vùng sản xuất nông nghiệp sạch, bảo tồn cảnh quan sinh thái đô thị.

Page 20: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

13

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về hình thức phát triển nông

nghiệp ngoại thành

Tác giả J.H.Von Thunen (1826) [86] cho rằng, xung quanh một thành

phố trung tâm có thể tồn tại và phát triển 5 vành đai sản xuất chuyên môn hóa

nông nghiệp: i) Vành đai thực phẩm tươi sống; ii) Vành đai lương thực, thực

phẩm; iii) Vành đai cây ăn quả; iv) Vành đai lương thực và chăn nuôi; v)

Vành đai lâm nghiệp. Số lượng vành đai, cũng như bán kính của mỗi vành đai

sản xuất nông nghiệp này sẽ tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, tập quán sản

xuất của cư dân ngoại thành và quy mô mỗi thành phố trung tâm.

Các tác giả như Sinclair (1967), Boal (1970), Bryant (1973) trong

những nghiên cứu của mình đã cho thấy, một điểm chung của nông nghiệp

ngoại thành (hay nông nghiệp đô thị) thường phát triển thành các VĐX bao

quanh các thành phố. Cơ bản thường có 03 vành đai khác nhau như: i) Vành

đai thứ nhất: tại trung tâm thành phố với sự ổn định của đất đai và quy hoạch,

nông nghiệp ở đây thường có lợi nhuận cao do có nhiều lợi thế thị trường; ii)

Vành đai thứ hai: cận kề ngoại ô, quy hoạch đất đai chưa ổn định, lợi nhuận

thấp do nông dân không muốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp; iii) Vành đai

thứ ba: ở ngoài cùng xa trung tâm thành phố, nông nghiệp phát triển đa dạng

và đạt lợi nhuận rất cao trên đơn vị diện tích [27, tr.2].

Theo FAO (2007) [76] các hình thái nông nghiệp đô thị như trồng cây

không cần đất, trong túi nhựa và thủy canh, hệ thống làm vườn trong tháp,

làm vườn trong khoang chứa theo hướng thâm canh sinh học phát triển mạnh

ở đô thị do khan hiếm đất. Nông nghiệp đô thị theo hướng ứng dụng công

nghệ cao, canh tác theo trục đứng để giảm thiểu chiếm dụng diện tích và tận

dụng không gian trống xen kẽ trong đô thị hoặc canh tác trên sân thượng…

tận dụng tất cả những khoảng không và không gian chưa được sử dụng.

Tác giả Hồ Cao Việt (2013) [72] đã xác định, trong bối cảnh phát triển

công nghiệp hóa và ĐTH nhanh ở các tỉnh thành trong cả nước, diện tích đất

Page 21: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

14

nông nghiệp thu hẹp dần nên sản lượng một số nông sản giảm đáng kể; thu

nhập từ nông nghiệp của đa số hộ nông dân sống ven đô giảm sút; trong khi

đó, nhu cầu các loại thực phẩm chủ yếu ở các đô thị lớn tăng rất nhanh. Do

vậy, hơn một thập niên qua, ở các thành phố lớn, như: Hà Nội, Hải Phòng, Đà

Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành và phát triển các

hình thái nông nghiệp sử dụng ít đất hoặc không đất, công nghệ cao (vi sinh,

giá thể, hệ thống tưới hiện đại, nhà màng, nhà lưới, thủy canh…), sử dụng ít

nhân lực, nhưng sản phẩm đã, đang được tiêu thụ, cung cấp cho các siêu thị,

hệ thống phân phối nông sản ở các thành phố lớn; mang lại lợi nhuận cao góp

phần tăng thu nhập đáng kể cho những hộ nông dân sinh sống ở các vùng ven

đô và cận đô thị.

Tác giả Trần Quốc Việt (2014) trong “Các hình thức tổ chức lãnh thổ

nông nghiệp đô thị ở Thành phố Hồ Chí Minh - Phân tích từ góc độ địa lí kinh

tế và sinh thái” [73] đã xác định, cơ sở để hình thành vành đai nông nghiệp

xung quanh Thành phố Hồ Chí Minh là nền nông nghiệp được chú trọng phát

triển với những khu vực sản xuất tập trung được hình thành và có sự phân hóa

theo từng khu vực lãnh thổ. Nông nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh có các

vành đai cụ thể như: 1) Vành đai thực phẩm tươi sống: nằm sát trung tâm

thành phố. Chịu trách nhiệm cung cấp phần lớn rau, đậu và các sản phẩm

chăn nuôi (thịt, trứng và sữa) cho người dân thành phố. Hình thành nên vành

đai này gồm: Quận 12, quận Bình Tân, Quận 8, quận Bình Thạnh, quận Thủ

Đức, Quận 2, một phần huyện Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè và

Quận 9; 2) Vành đai lương thực: nằm liền kề vành đai thực phẩm tươi sống,

với cây lương thực chủ yếu là cây lúa, ngô và khoai các loại. Vành đai này

bao gồm một số khu vực thuộc huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và Nhà

Bè. Do hiệu quả kinh tế còn thấp, nên ở vành đai này đang có sự CDCC cây

trồng, vật nuôi theo hướng sử dụng KHCN hiện đại; 3) Vành đai nuôi trồng

thủy sản: tập trung tại khu vực huyện Cần Giờ và ven sông Sài Gòn, sông

Page 22: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

15

Đồng Nai. Vành đai này cung cấp nguồn thủy sản tươi sống cho dân cư đô thị,

gồm cả thủy sản nước ngọt, lợ và mặn; 4) Vành đai rừng sinh thái, rừng

phòng hộ và vườn cây ăn trái phân bố tại các khu vực ven Thành phố như

huyện Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ. Đây là vành đai có ý nghĩa quan trọng

bảo vệ môi trường sinh thái cho Thành phố.

Ngoài ra, nghiên cứu về hình thức phát triển nông nghiệp ngoại thành,

còn có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nông nghiệp

ngoại thành theo hướng đô thị - sinh thái. Cụ thể là:

Tác giả Phạm Văn Khôi (2004) trong nghiên cứu “Phát triển nông

nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái” [28] cho rằng,

sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã tiếp cận các tiêu chí của nông

nghiệp sinh thái vùng ven đô, nhưng còn gặp khó khăn trên các mặt kinh tế, tổ

chức và kỹ thuật… Với quá trình ĐTH và sự mở rộng ngày càng nhanh các

khu vực nội đô, khu vực ngoại thành đang có nhiều điều kiện phát triển, đẩy

mạnh sự CDCC kinh tế nông thôn. Tuy nhiên, quá trình này cũng làm nảy

sinh nhiều hệ lụy, như góp phần làm ô nhiễm môi trường ngày càng trầm

trọng. Do vậy, nông nghiệp ngoại thành cần được đầu tư phát triển theo

những yêu cầu và nội dung mới để không chỉ đáp ứng yêu cầu, tính chất của

VĐX, cung cấp lương thực, thực phẩm tươi sống mà hướng tới phù hợp với

nền tảng của vùng nông nghiệp sinh thái hiện đại. Để làm được điều này cần

đẩy mạnh quá trình CDCC kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng phát

triển các sản phẩm cao cấp, hình thành các vùng sản xuất tập trung, chuyên

môn hóa kết hợp phát triển các hoạt động du lịch, dịch vụ…

Tác giả Lê Quý Đôn (2005) với đề tài “Cơ sở khoa học để phát triển

nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hóa nông

thôn Hà Nội giai đoạn 2006 - 2010” [18] đã xác định: nông nghiệp đô thị sinh

thái là quá trình sản xuất nông nghiệp từ nguyên liệu, bảo quản, chế biến đến

tiêu thụ sản phẩm phải phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn, bảo

Page 23: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

16

đảm sự cân bằng sinh thái, tạo hiệu quả sản xuất. Quá trình này được diễn ra ở

các vùng xen kẽ trong đô thị hoặc ven đô và ngoại ô. Từ việc xác định này,

tác giả đã tập trung đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển nông

nghiệp Hà Nội theo hướng CNH, HĐH và theo hướng nông nghiệp sinh thái,

phát triển bền vững giai đoạn 2006 - 2010.

Tác giả Vũ Xuân Đề (2006) trong nghiên cứu “Nghiên cứu xây dựng các

mô hình nông nghiệp sinh thái phù hợp trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện

đại hóa và đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh” [17] đã làm rõ khái niệm và

những vấn đề liên quan khác đến nông nghiệp đô thị sinh thái. Tác giả cho

rằng, nông nghiệp sinh thái - đô thị là nông nghiệp phát triển trên vùng đô thị

hoặc gần vùng đô thị; thích ứng với sinh thái đô thị và phát huy lợi thế từ điều

kiện vật chất - kỹ thuật đô thị để hoàn thiện chức năng của nó. Nông nghiệp

sinh thái tham gia vào chu trình cân bằng, cung ứng các nhu cầu của thị

trường đô thị từ nông sản hàng hóa sạch, chất lượng cao đến các sản phẩm

văn hóa, tinh thần, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cho cư dân thành thị. Đồng

thời, đề tài đã đánh giá khá toàn diện thực trạng phát triển mô hình sản xuất

nông nghiệp theo hướng sinh thái của thành phố, qua đó, đã đưa ra hệ thống

giải pháp để thúc đẩy sự phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái trên địa bàn

Thành phố Hồ Chí Minh.

Tác giả Lê Văn Thơ (2012) trong luận án “Nghiên cứu phát triển nông

nghiệp ở thành phố Thái Nguyên theo hướng đô thị sinh thái” [48] đã nghiên

cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về nông nghiệp đô thị,

nông nghiệp đô thị sinh thái; kinh nghiệm của một số nước trong phát triển

nông nghiệp đô thị sinh thái. Qua đó, tác giả đã phân tích, đánh giá rõ nét thực

trạng phát triển nông nghiệp thành phố Thái Nguyên; đồng thời chỉ ra được

những kết quả đạt được, thế mạnh và những tồn tại, hạn chế, các yếu tố ảnh

hưởng đến phát triển nông nghiệp thành phố Thái Nguyên. Tác giả đề xuất

các mô hình phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái hiệu quả về KT-XH và

Page 24: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

17

môi trường phù hợp với điều kiện sản xuất của thành phố Thái Nguyên, tỉnh

Thái Nguyên.

Một số công trình cũng đã nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nông

nghiệp ngoại thành theo hướng đô thị - sinh thái, như đề tài “Nghiên cứu luận

cứ phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở thành phố Hải Phòng” [64] do Ủy

ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2007) tiến hành nghiên cứu, đã xác định,

cần bảo vệ, khai thác hợp lý quỹ đất nông nghiệp của thành phố theo mục tiêu

hiệu quả, bền vững; đồng thời làm rõ những định hướng và đưa ra những giải

pháp cụ thể phát triển nông nghiệp đô thị sinh thái (nội đô và ven đô) đến năm

2015, tầm nhìn 2020. Đề tài “Một số giải pháp phát triển nông nghiệp, nông

thôn ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở kết hợp công nghệ cao

và phù hợp sinh thái” [25] tác giả Đinh Sơn Hùng (2003) đã xác định về mặt

lý luận của nông nghiệp sinh thái, dựa trên KHCN hiện đại. Đề tài cũng đi sâu

đánh giá thực trạng phát triển NN, NT ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh

trên cơ sở của nông nghiệp sinh thái và ứng dụng KHCN tiên tiến.

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về sự tác động của quá trình đô

thị hóa đến phát triển nông nghiệp ngoại thành

Tác giả Ramankutty N., Foley J., Olejniczak N. (2000) trong “People

on the land: Changes in global population and croplands during the 20th

century” (Mọi người trên đất: Những thay đổi về dân số toàn cầu và đất canh

tác trong thế kỷ 20) [82] đã làm rõ những ảnh hưởng từ quá trình ĐTH và

tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ dẫn tới việc thu hồi đất từ khu vực nông nghiệp

sang lĩnh vực phi nông nghiệp như: nhà ở, khu công nghiệp… Đây là tác động

rõ nét, đặc trưng nhất của quá trình ĐTH đến sự phát triển nông nghiệp ngoại

thành trên thế giới.

Tác giả Rigg, Jonathan (2005) trong nghiên cứu “Poverty and

livelihoods after full-time farming: a Southeast Asian view” (Nghèo đói và

sinh kế sau khi canh tác toàn thời gian: một quan điểm Đông Nam Á) [83] đã

Page 25: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

18

khẳng định, cùng với quá trình ĐTH làm diện tích đất đai ngày càng bị thu

hẹp và sự đa dạng của những cơ hội việc làm nên nông nghiệp ngày càng bị

coi là sinh kế phụ sau sinh kế phi nông nghiệp. Người lao động nông thôn

đang dần từ bỏ nghề nông, sống dựa vào các hoạt động kinh tế phi nông

nghiệp, nhất là đối với lực lượng lao động trẻ.

Tác giả Michael Spence, Patricia Clarke, Annez và Robert M. Buckley

(2010) với nghiên cứu “Đô thị hóa và tăng trưởng” [78] đã thể hiện rõ mối

quan hệ giữa quá trình ĐTH và tăng trưởng kinh tế. Theo các tác giả, cùng

với sự dẫn đầu của ngành công nghiệp và dịch vụ ở khu vực thành thị, phát

triển sản xuất nông nghiệp ở khu vực ngoại thành với việc ứng dụng KHCN

đã góp phần giải phóng sức lao động, kéo theo sự di cư vào đô thị của một bộ

phận lao động để tham gia vào hoạt động kinh tế phi nông nghiệp trong đô

thị. Hơn nữa, năng suất lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ luôn cao

hơn ngành nông nghiệp. Do vậy, có sự chuyển dịch lao động mạnh từ khu vực

nông nghiệp sang các ngành nghề phi nông nghiệp và đời sống người dân khu

vực ngoại thành sẽ được nâng cao.

Tác giả Nguyễn Tiệp (2005) trong nghiên cứu “Nguồn nhân lực nông

thôn ngoại thành trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội”

[52] nêu rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về đào tạo, phát triển nguồn

nhân lực ngoại thành trong quá trình ĐTH ở thành phố Hà Nội. Đồng thời xác

định những đặc trưng cơ bản mà nguồn nhân lực ngoại thành tác động đến

CDCC lao động và sự phát triển của nhiều ngành dịch vụ trong quá trình

ĐTH. Có thể nhận thấy, quá trình ĐTH thúc đẩy sự dịch chuyển lao động

nông thôn ngoại thành vào các thành phố lớn, sẽ giải quyết việc làm vùng

nông thôn. Tuy nhiên, đa số lao động nông thôn nước ta còn ở trình độ thấp,

đào tạo nghề còn ít; các chính sách hỗ trợ tín dụng cho dạy, học nghề còn hạn

chế. Do vậy, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực ngoại thành đòi

hỏi có sự đầu tư lớn cho các loại hình đào tạo thường xuyên và đào tạo lại để

Page 26: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

19

cư dân ngoại thành chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp được thuận lợi.

Trong cuốn sách cũng làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực

ngoại thành, như: sự tăng trưởng và phát triển KT-XH; mức tăng dân số; đời

sống vật chất của người dân; việc làm và thu nhập… Đồng thời khẳng định,

phát triển nguồn nhân lực ngoại thành sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy quá

trình CNH, HĐH NN, NT, trong đó, đào tạo có vai trò quyết định đến số

lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề ở khu vực ngoại thành. Đồng thời đưa

ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực

nông thôn ngoại thành Hà Nội phù hợp với quá trình ĐTH và CNH, HĐH.

Tác giả Phạm Sỹ Liêm (2009) [30] cho rằng, trong quá trình ĐTH, diện

tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, sự dư thừa lực lượng lao động ở

những vùng ven đô thị ngày càng tăng, nên phát triển nông nghiệp những

vùng quanh đô thị (nông nghiệp đô thị, nông nghiệp ngoại thành) sẽ góp phần

quan trọng giải quyết vấn đề này. Nông nghiệp đô thị có thể trở thành một

ngành kinh tế có nhiều ưu điểm: gắn với sản xuất lưu thông phân phối thành

một chuỗi, giúp sản phẩm được lưu thông nhanh hơn, thu hút lao động dư

thừa; đồng thời hạn chế công việc xử lý rác hữu cơ ở đô thị.

Tác giả Nguyễn Thị Thơm, Phí Thị Hằng (2010) với công trình “Giải

quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa” [49] đã

làm rõ thực trạng việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp

trong quá trình ĐTH ở Hải Dương (một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng

điểm Bắc Bộ); đồng thời, phân tích tác động của ĐTH đến vấn đề lao động,

việc làm trong nông nghiệp. Cùng với quá trình CNH, HĐH và ĐTH, các khu

công nghiệp, thành phố ngày càng mở rộng nên diện tích đất nông nghiệp

đang dần bị thu hẹp. Người nông dân mất đất sản xuất, buộc phải chuyển sang

các hoạt động phi nông nghiệp hoặc không có việc làm ổn định. Một số người

nông dân rơi vào tình trạng bị thất nghiệp, không có tư liệu sản xuất. Do vậy,

giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ngày càng trở nên bức thiết.

Page 27: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

20

Theo đó, cần đề ra giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động

khu vực NN, NT để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ quá trình ĐTH như giải

pháp về quy hoạch, về mở rộng cầu lao động, nâng cao chất lượng lao động…

Tác giả Nguyễn Thị Hải Vân (2013) trong cuốn sách “Đô thị hóa và

việc làm lao động ngoại thành Hà Nội” [67] nghiên cứu từ cơ sở lý luận đến

thực tiễn về những tác động từ quá trình ĐTH tới lao động, việc làm, thu nhập

của người dân ở khu vực nông thôn; đồng thời khảo sát kinh nghiệm của

Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng trong việc hạn chế những tác động tiêu

cực của quá trình ĐTH, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân

khu vực nông thôn. Nội dung đi sâu phân tích thực trạng của thành phố Hà

Nội và làm rõ 03 yếu tố tác động từ quá trình ĐTH đến khu vực ngoại thành:

1) Tác động đến xu hướng lao động, việc làm ở nông thôn; 2) Tác động đến

cơ cấu và chất lượng lao động nông thôn ngoại thành; 3) Tác động đến việc

làm và sinh kế nông thôn ngoại thành. Cuốn sách cũng xác định rõ, quá trình

ĐTH không chỉ làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, còn đẩy mạnh sự biến

đổi cơ cấu ngành nghề ở khu vực ngoại thành, trong đó, một số người dân

không có việc làm mới, ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Những người nông dân

ngoại thành bị mất đất sản xuất phải tự tìm việc làm mới hoặc không có việc

làm ổn định. Họ gặp khó khăn khi chuyển sang các ngành nghề phi nông

nghiệp, vì đa phần họ có trình độ yếu, không được đào tạo nghề. Một số

người nông dân ngoại thành đã di chuyển vào đô thị để kiếm việc làm và chủ

yếu làm nghề tự do, lao động chân tay hay làm ở một số dịch vụ giản đơn, kéo

theo nhiều tác động tiêu cực đến các vấn đề KT-XH và môi trường cho cả khu

vực thành thị và ngoại thành.

Tác giả Trần Thị Minh Phương (2015) với luận án “Giải pháp tạo việc

làm cho lao động nông thôn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa” [36]

đã cho rằng, vấn đề tạo việc làm cho lao động nông thôn có ý nghĩa đặc biệt

quan trọng đối với quá trình phát triển KT-XH của thành phố Hà Nội. Với tốc

Page 28: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

21

độ quá trình ĐTH nhanh, việc làm khu vực nông thôn ít đã kéo theo các hệ

lụy về xã hội như: thất nghiệp, tệ nạn xã hội, nghèo đói… Luận án đã đi sâu

nghiên cứu những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn về việc làm, cũng

như sự cần thiết phải tạo việc làm cho người lao động nông thôn trong bối

cảnh ĐTH. Đồng thời phân tích thực trạng lao động, tình hình tạo việc làm

cho người lao động nông thôn thành phố Hà Nội. Qua đó, luận án đưa ra một

số nhiệm vụ nhằm tăng cường tạo việc làm cho người lao động nông thôn Hà

Nội như: phát triển nguồn nhân lực, chú trọng xuất khẩu lao động phổ thông,

tăng cường thông tin thị trường lao động…

1.1.4. Các công trình nghiên cứu về kinh nghiệm phát triển nông

nghiệp ngoại thành

Tác giả Mark Redwood (2012) trong cuốn “Agriculture in urban

planning: Generating livelihoods and food security” (Nông nghiệp trong quy

hoạch đô thị: tạo sinh kế và an ninh lương thực) [79] đã làm rõ thực trạng

phát triển nông nghiệp ở các thành phố trên thế giới, nhất là ở những nước

đang phát triển như Zimbabue, Ghana, Peru, Congo… Trong đó, làm rõ

những đóng góp của nông nghiệp vào vấn đề ANLT, sinh kế và sức khỏe

người lao động. Tác phẩm nghiên cứu các chiến lược phát triển nông nghiệp

đô thị nhằm gắn việc sản xuất với vai trò tạo cảnh quan đô thị. Đồng thời

nghiên cứu các loại hình sản xuất nông nghiệp đô thị nhằm cung cấp lương

thực, thực phẩm an toàn; những ảnh hưởng của nông nghiệp đô thị đến sức

khoẻ cộng đồng do thuốc trừ sâu, ô nhiễm môi trường nước và suy thoái vi

sinh vật. Cuốn sách thể hiện: sự liên kết giữa người nông dân, nhà quản lý,

nhà môi trường… ở các thành phố để phát triển nông nghiệp đô thị theo

hướng bền vững nhằm bảo đảm ANLT và việc làm cho người dân đô thị.

Tác giả David Mason (2006) với công trình “Urban Agriculture” (Nông

nghiệp đô thị) [74] đã làm rõ, do đất hẹp, điều kiện tự nhiên không thuận lợi,

nên sản xuất nông nghiệp ở Singapore bị hạn chế ở nhiều mặt. Chính phủ

Page 29: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

22

Singapore đã tạo điều kiện về cơ chế, chính sách, tài trợ vốn, đầu tư KCHT

nhằm phát triển những khu du lịch sinh thái, nhà vườn ở các khu đất vùng cận

đô thị. Ngoài nhiệm vụ sản xuất các sản phẩm nông nghiệp cung cấp một

phần cho nhu cầu của cư dân đô thị như: rau, cây kiểng, cá, trứng…, vùng sản

xuất nông nghiệp ở Singapore được xây dựng trên cơ sở kết nối các khu nghỉ

dưỡng, nhà hàng, hồ câu cá… tạo cảnh quan xanh, sinh động phục vụ phát

triển du lịch.

Tác giả Lê Quốc Doanh (2004) với đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học

và các giải pháp kinh tế - kỹ thuật nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn

ven đô thành phố Hà Nội” [14] cho rằng, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội có

lợi thế hơn so với những vùng nông nghiệp khác ở điều kiện tự nhiên, đất đai,

khí hậu, nhất là khoảng cách với thị trường. Tuy nhiên, quá trình ĐTH vừa có

những tác động tích cực (thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút lao động dư

thừa…); vừa có những tác động tiêu cực (ô nhiễm môi trường, ngập úng, mất

đất nông nghiệp, không gian nông thôn bị phá vỡ…) ảnh hưởng đến nông

nghiệp ngoại thành Hà Nội. Do vậy, để khai thác lợi thế, tiềm năng của mình,

nông nghiệp ngoại thành Hà Nội phải hướng đến sản xuất các sản phẩm tươi

sống chất lượng cao với số lượng lớn. Đồng thời hình thành các vành đai

nông nghiệp khác nhau với mức độ đa dạng, khả năng thâm canh, khả năng

thích ứng những điều kiện mới của quá trình ĐTH.

Tác giả Trần Hồi Sinh (2006) với nghiên cứu “Chuyển dịch cơ cấu lao

động 5 huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị

hoá - thực trạng và giải pháp” [39] đã đưa ra hệ thống lý luận về nội dung cơ

cấu lực lượng lao động và CDCC lao động; đồng thời phân tích thực trạng

lao động và sự CDCC cơ cấu lao động ở 5 huyện ngoại thành Thành phố Hồ

Chí Minh. Tác giả đề tài đã so sánh mối quan hệ giữa CDCC kinh tế với cơ

cấu lao động, qua đó, đánh giá những mặt tích cực, hạn chế trong quá trình

CDCC lao động và đề xuất các giải pháp để đẩy nhanh việc CDCC lao động ở

Page 30: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

23

5 huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh theo hướng nâng cao chất

lượng lao động, phù hợp với mục tiêu phát triển KT-XH của Thành phố.

Tác giả Trần Thị Hồng Việt (2006) với luận án “Những giải pháp kinh

tế chủ yếu nhằm CDCC kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng

nông nghiệp sinh thái” [69] đã nghiên cứu cơ sở khoa học của CDCC kinh tế

nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái, làm rõ

các khái niệm, cơ cấu kinh tế và CDCC kinh tế nông nghiệp theo hướng sinh

thái; các nhân tố ảnh hưởng và nội dung CDCC kinh tế nông nghiệp theo

hướng sinh thái. Từ đó, luận án đã phân tích thực trạng CDCC kinh tế nông

nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng sinh thái nhằm đánh giá những kết quả

đạt được, hạn chế và nguyên nhân. Qua đó, xác định phương hướng và giải

pháp nhằm CDCC kinh tế ở ngoại thành Hà Nội theo hướng sinh thái.

Quỹ GSRD (GSRD Foundation), Quỹ châu Á (The Asia Foundation)

và Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (2016) với tài liệu “Phát triển

nông nghiệp ven đô, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân” [21]

đưa ra những nghiên cứu thực tế và kinh nghiệm phát triển nông nghiệp ngoại

thành ở một số khu vực ở Hà Nội, nhất là huyện Gia Lâm. Nghiên cứu cho

thấy, quá trình ĐTH làm suy giảm diện tích đất nông nghiệp, tác động tiêu

cực đến đời sống dân cư ở các vùng ven đô và ngoại thành. Việc nghiên cứu

các chiều cạnh phát triển vùng ven đô từ động thái chung trong quá trình

ĐTH là điều cần thiết cho xây dựng chính sách phát triển.

Tác giả Hoàng Thị Ngọc Ánh (2016) trong “Điểm sáng phát triển nông

nghiệp đô thị ở Hải Phòng” [3] đã xác định, những kết quả tích cực và đúng

hướng trong phát triển nông nghiệp đô thị trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân đạt 4,2%/năm trong giai đoạn

2010 - 2014. Thành phố xây dựng được khu phát triển NNCNC đầu tiên với

quy mô và công nghệ hiện đại nhất miền Bắc, đồng thời triển khai hàng trăm

nhiệm vụ KHCN trong lĩnh vực phát triển NN, NT, tập trung vào việc lai tạo

Page 31: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

24

giống cây trồng, vật nuôi mới, xây dựng và ứng dụng các quy trình công nghệ

mới… Nhiều mô hình hay, cách làm mới cho doanh nghiệp ở khu vực NN,

NT thực hiện, mang lại hiệu quả kinh tế cao, điển hình như: 50 mô hình cánh

đồng mẫu lớn sản xuất lúa và cây rau màu năng suất cao. Một số vùng nông

thôn có tốc độ ĐTH nhanh, nông dân sáng tạo hàng loạt mô hình nông nghiệp

đô thị hiệu quả cao, đặc sắc, như các làng vườn, nhà vườn kết hợp du lịch sinh

thái ở Thủy Nguyên, An Dương; làng trang trại ở Kiến Thụy, An Lão; các mô

hình nuôi cá cảnh, cá sấu, dế mèn, nhím ở Thủy Nguyên và khu du lịch Cát

Bà… Để Hải Phòng phát triển nông nghiệp đô thị theo hướng công nghệ cao,

cần thực hiện tốt một số giải pháp về: 1) Công tác quy hoạch; 2) Nguồn vốn

đầu tư, tín dụng; 3) Bảo vệ môi trường.

1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.2.1. Đánh giá chung

Từ quá trình tổng quan tình hình nghiên cứu về nông nghiệp đô thị nói

chung, nông nghiệp ngoại thành nói riêng được trình bày ở trên, cho thấy, có

nhiều học giả quan tâm nghiên cứu vấn đề này từ các góc độ, khía cạnh khác

nhau. Cụ thể là:

- Một số nghiên cứu đã bước đầu làm rõ vai trò của nông nghiệp đô thị

hay nông nghiệp ngoại thành trong việc cung cấp nguồn lương thực, thực

phẩm tươi sống; giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, điều hòa môi

trường sống cho cư dân đô thị; đồng thời chỉ ra những ưu thế cạnh tranh của

nông nghiệp ngoại thành như: thị trường thuận lợi, chi phí vận chuyển thấp,

bảo đảm tính tươi sống của các mặt hàng nông sản; dễ dàng tiếp cận các dịch

vụ tài chính… Trong đó, nông nghiệp ngoại thành phát triển thành các VĐX

khác nhau với mức độ đa dạng, khả năng thích ứng với điều kiện phát triển

KT-XH của đô thị, góp phần bảo vệ môi trường và tham gia vào hoạt động du

lịch; thường có 3 - 4 vành đai nông nghiệp bao quanh các thành phố.

Page 32: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

25

- Ngoài việc khẳng định, vai trò của nông nghiệp ngoại thành trong bảo

vệ môi trường, một số nghiên cứu nêu bật các VĐX là một đặc điểm của nông

nghiệp ngoại thành; đồng thời thể hiện sự nhận định, đánh giá sát đáng về quá

trình phát triển nông nghiệp ngoại thành, làm rõ thuận lợi, khó khăn, trong đó

có những tác động lớn từ quá trình ĐTH đối với sự phát triển của nông nghiệp

ngoại thành, như: diện tích đất giảm dần, đời sống dân cư ngoại thành có sự

chênh lệch rõ với thị thành… Một số công trình cũng nêu rõ những rủi ro

trong phát triển nông nghiệp ngoại thành, như: nguồn nước sản xuất bị ô

nhiễm, thiếu hụt nguồn lao động chất lượng cao.

- Một số công trình nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nông nghiệp

ngoại thành, từ thực trạng quá trình phát triển nông nghiệp ngoại thành ở một

số thành phố trong và ngoài nước, trong đó tập trung vào vấn đề nông nghiệp

đô thị - sinh thái, CDCC ngành nông nghiệp; CDCC lao động, chính sách hỗ

trợ phát triển, xây dựng NTM… Qua đó, đã chỉ ra thuận lợi, hạn chế, thách

thức, đưa ra những giải pháp phát triển nông nghiệp ngoại thành các thành

phố lớn thời gian tới. Cũng qua những nghiên cứu, một số tác giả đề cập đến

cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại thành,

nhất là việc quy hoạch sử dụng đất và hệ thống VĐX để hình thành vùng sản

xuất nông nghiệp sạch, bảo tồn cảnh quan sinh thái, văn hóa nông nghiệp;

những vấn đề về chính sách phát triển vùng, chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra

cho nông nghiệp ngoại thành; chính sách thúc đẩy sự liên kết giữa người nông

dân với các nhà quản lý, doanh nghiệp…

Nhìn chung, những công trình được tổng quan trong đề tài có giá trị

tham khảo hữu ích khi phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng,

phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng hiện đại, bền vững nhằm phát

huy tối đa lợi thế cũng như vai trò của loại hình sản xuất này. Đây là gợi ý để

luận án tiếp cận đúng thực trạng phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội

trong điều kiện ĐTH, HNQT và BĐKH, khi những công trình trên chưa

Page 33: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

26

nghiên cứu bao quát, có hệ thống về phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà

Nội trong điều kiện hiện nay.

1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

Mặc dù các công trình nghiên cứu phát triển nông nghiệp ngoại thành

của nhiều tác giả đã tiếp cận khía cạnh: vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh

hưởng, tình hình phát triển…, nhưng chưa có kết quả nghiên cứu nào đề cập

có hệ thống về lý luận và thực tiễn trên địa bàn chịu nhiều tác động của quá

trình ĐTH, HNQT và BĐKH như ngoại thành Hà Nội. Trong giới hạn, phạm

vi nghiên cứu của đề tài, luận án làm rõ những vấn đề sau:

- Về mặt lý luận:

Luận án làm rõ cơ sở khoa học phát triển nông nghiệp ngoại thành,

trong đó tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

+ Làm sáng rõ bản chất của phát triển nông nghiệp ngoại thành.

+ Phân tích đặc điểm và vai trò của phát triển nông nghiệp ngoại thành.

+ Chỉ ra và phân tích làm sáng rõ nội dung, chỉ tiêu đánh giá phát triển

nông nghiệp ở các huyện ngoại thành.

+ Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp

ngoại thành.

- Về mặt thực tiễn:

Luận án đi sâu phân tích, đánh giá một số nội dung từ thực tiễn phát

triển nông nghiệp ngoại thành như:

+ Phân tích, đánh giá kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển

nông nghiệp ngoại thành; rút ra những bài học cho phát triển nông nghiệp

ngoại thành Hà Nội.

+ Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp ở các huyện

ngoại thành Hà Nội, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân.

+ Nghiên cứu, đề xuất định hướng, giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh

phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong thời gian tới.

Page 34: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

27

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NGOẠI THÀNH

2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG

NGHIỆP NGOẠI THÀNH

2.1.1. Khái niệm

2.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp

Theo Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên: nông nghiệp là ngành

sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, cung cấp sản phẩm trồng trọt và sản phẩm

chăn nuôi [35, tr.740].

Trong tác phẩm Kinh tế Nông nghiệp - lý thuyết và thực tiễn, tác giả

Đinh Phi Hổ quan niệm: “Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật

chất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Hoạt động nông nghiệp không

những gắn liền với các yếu tố KT-XH mà còn gắn với các yếu tố tự nhiên.

Nông nghiệp theo nghĩa rộng gồm có: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và

thủy sản” [20, tr.5].

Theo đó, nông nghiệp bao gồm:

Trồng trọt là ngành sử dụng đất đai với cây trồng làm đối tượng chính

để sản xuất ra lương thực, thực phẩm, tư liệu cho công nghiệp và thỏa mãn

các nhu cầu về vui chơi giải trí, tạo cảnh quan (hoa viên, cây kiểng, sân banh).

Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp

(theo nghĩa hẹp), với đối tượng sản xuất là các loại động vật nuôi. Đây là

ngành cung cấp thực phẩm nhiều chất đạm như thịt, sữa, trứng; cung cấp da,

len, lông; sản phẩm phụ của chăn nuôi dùng làm phân bón…

Lâm nghiệp là các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ rừng;

khai thác, vận chuyển và chế biến các sản phẩm từ rừng; trồng cây, tái tạo

rừng, duy trì tác dụng phòng hộ của rừng.

Ngư nghiệp bao gồm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản trong đó đánh bắt

Page 35: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

28

là hoạt động lâu đời của con người nhằm cung cấp thực phẩm cho mình thông

qua các hình thức đánh bắt cá và các thủy sinh vật khác [54, tr.24-25].

2.1.1.2. Khái niệm nông nghiệp ngoại thành

Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, tiếp cận một số công trình tiêu

biểu, tác giả nhận thấy, vẫn còn khoảng trống về khái niệm nông nghiệp ngoại

thành. Vì vậy, đề tài luận án xuất phát từ khái niệm “nông nghiệp đô thị”

trong những nghiên cứu mà tác giả tiếp cận được để bước đầu làm rõ phạm

trù “nông nghiệp ngoại thành”.

Trước hết, có thể hiểu, thuật ngữ “nông nghiệp đô thị” (Urban

argiculture) được dùng để gọi chung việc sản xuất nông sản hàng hoá dựa vào

các vùng đất và diện tích mặt nước nằm xen kẽ, rải rác trong khu đô thị và

vùng ngoại ô. Phần lớn các nghiên cứu về nông nghiệp đô thị thường hướng

vào nông nghiệp ven đô vì vai trò của nó trong cung cấp thực phẩm; không

gian nghỉ ngơi, giải trí gần gũi thiên nhiên, bảo đảm sự phát triển toàn diện

của con người cả về sức khoẻ và giá trị văn hoá tinh thần. Phát triển nông

nghiệp ven đô với mục đích đầu tiên là phát triển nông thôn ngoại thành chứ

không phải chỉ là để thoả mãn nhu cầu của dân cư đô thị. Loại hình sản xuất

nông nghiệp đô thị là tập hợp các hình thức sản xuất nông nghiệp ở khu vực

nội thị và ven đô có những đặc trưng chung về chức năng, tính chất, mục

đích, trình độ phát triển [31].

Công trình “Cities of the future: Urban Agricultrure in the third

millennium” (Đô thị tương lai: Nông nghiệp đô thị trong thiên niên kỷ thứ ba)

của tác giả I.M. Madeleno cho rằng: khác với nông nghiệp truyền thống, nông

nghiệp đô thị kết nối, hòa nhập vào hệ thống sinh thái và hệ thống kinh tế đô

thị. Nông nghiệp đô thị góp phần tạo ra hệ thống thực phẩm cung cấp, kết nối

với sự tiêu dùng của cư dân đô thị; tác động trực tiếp lên hệ sinh thái đô thị.

Ngoài ra, nông nghiệp đô thị chịu sự cạnh tranh về đất với các chức năng

khác ở đô thị, chịu sự tác động bởi quy hoạch và chính sách của đô thị [78].

Page 36: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

29

Trong Luận án tiến sỹ của Vũ Thị Mai Hương, tác giả cho rằng: Nông

nghiệp đô thị là ngành kinh tế trong đô thị và ven đô thị; vừa cung cấp lương

thực, thực phẩm tươi sống, hoa, sinh vật cảnh; vừa tạo thêm không gian xanh

và cơ hội thư giãn cho người dân đô thị; sử dụng và tái sử dụng tài nguyên

thiên nhiên, chất thải đô thị; ứng dụng kỹ thuật thâm canh cao, thường mang

lại hiệu quả kinh tế cao [27].

Trong bài “Cơ sở khoa học của các hình thái phát triển nông nghiệp đô

thị và vận dụng cho Đồng bằng sông Cửu Long” tác giả Hồ Cao Việt cho rằng:

Nông nghiệp đô thị diễn ra ở vùng thành thị hoặc ven đô được tích hợp

rất nhiều hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp với hoạt động kinh

tế, tiếp thị, kinh doanh nhằm mang lại nguồn thu nhập và phúc lợi, tạo

cảnh quan đẹp và bảo vệ môi trường; cải thiện sức khỏe và môi trường

sống cho cộng đồng cư dân nội thị và ngoại thị [72, tr.108].

Trong bài “Nhận dạng nông nghiệp đô thị Việt Nam” tác giả Lê Văn

Trưởng quan niệm: nông nghiệp đô thị là một ngành sản xuất ở trung tâm,

ngoại ô, vùng lân cận đô thị, có chức năng trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, phân

phối các loại thực phẩm, lương thực và các sản phẩm khác, sử dụng nguồn lực

tự nhiên và nhân văn, các sản phẩm cùng các dịch vụ ở đô thị và vùng lân cận

đô thị để cung cấp trở lại cho đô thị các sản phẩm, dịch vụ cao cấp. Nông

nghiệp đô thị bao gồm nông nghiệp nội thị và nông nghiệp ngoại thị với các

hoạt động chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản [55].

Từ những quan niệm nêu trên, có thể nhận thấy, nông nghiệp ngoại

thành là một bộ phận của nông nghiệp đô thị, với địa bàn ven đô, xa đô; hòa

nhập với hệ sinh thái và có mối quan hệ chặt chẽ với quá trình phát triển

KT-XH, công nghiệp hóa và ĐTH của một đô thị.

2.1.1.3. Khái niệm phát triển nông nghiệp ngoại thành

Trong quá trình nghiên cứu, khảo sát, tiếp cận một số công trình tiêu

biểu, tác giả nhận thấy, vẫn còn khoảng trống về phát triển nông nghiệp ngoại

Page 37: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

30

thành. Song, trong bài viết “Cơ sở khoa học của các hình thái phát triển nông

nghiệp đô thị và vận dụng cho Đồng bằng sông Cửu Long”, tác giả Hồ Cao

Việt quan niệm: phát triển nông nghiệp ngoại thành (hay nông nghiệp đô thị;

nông nghiệp ven đô) là sự phát triển bền vững trên cơ sở kết hợp hài hòa

giữa ba yếu tố: kinh tế, môi trường và xã hội [72, tr.108].

Luận án thống nhất với quan niệm này của tác giả Hồ Cao Việt và lấy

đây là một hướng phân tích, luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn của

phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Theo đó, luận án bước đầu

nghiên cứu phạm trù “phát triển nông nghiệp ngoại thành” từ quan niệm trên.

Trong Luận án tiến sỹ của Phùng Văn Dũng, tác giả cho rằng: Phát

triển nông nghiệp là quá trình vận động của ngành nông nghiệp nhằm chuyển

đổi từ sản xuất thủ công là chủ yếu sang nền nông nghiệp sử dụng máy móc

và công nghệ hiện đại; chuyển nền nông nghiệp tự cung tự cấp là chính thành

nền sản xuất hàng hóa chất lượng cao và tham gia ngày càng sâu rộng hơn

vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu và phát triển nhanh nông nghiệp sạch,

nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, NNCNC…, nhằm đáp ứng mục

tiêu của phát triển nông nghiệp bền vững [15].

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (Food and

Agriculture Organization of the United Nations - FAO), năm 1992, cho rằng,

phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về

tổ chức, kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển, nhằm bảo đảm sự

thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về nông phẩm và dịch vụ của con người

hiện tại và đáp ứng nhu cầu của mai sau.

Trong Luận án tiến sỹ, Serey Mardy cho rằng:

Phát triển nông nghiệp một cách bền vững là quá trình phát triển cần

sự kết hợp hợp lý, hài hòa, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với

việc thực hiện tốt các vấn đề xã hội và môi trường trong sản xuất nông

nghiệp. Sự phát triển đó đòi hỏi phải đáp ứng được những nhu cầu

hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng

nhu cầu của các thế hệ tương lai của sản xuất nông nghiệp [38, tr.6].

Page 38: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

31

Như vậy, có thể hiểu: Phát triển nông nghiệp ngoại thành là quá trình

biến đổi về số lượng, chất lượng, hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp gắn

liền với quá trình phát triển KT-XH khu vực ven đô thị và CDCC kinh tế nông

nghiệp ngoại thành theo hướng bền vững nhằm xây dựng một nền nông

nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao.

2.1.2. Những đặc điểm chủ yếu của phát triển nông nghiệp ngoại thành

Ngoài những đặc trưng chung của phát triển nông nghiệp, phát triển

nông nghiệp ngoại thành mang đặc điểm riêng, có thể khái quát thành các đặc

điểm chủ yếu sau:

2.1.2.1. Phát triển nông nghiệp ngoại thành nhằm đáp ứng những

nông sản phẩm phục vụ nhu cầu của nội đô

Khu vực đô thị thường tập trung đông người với sự phát triển của công

nghiệp, dịch vụ và nơi đặt trụ sở của cơ quan nhà nước, bệnh viện, trường

học… Dân số ở các đô thị sẽ ngày càng tăng kéo theo nhu cầu về lương thực,

thực phẩm của người dân đô thị cũng không ngừng tăng lên theo thời gian.

Không chỉ vậy, khu vực đô thị sẽ tập trung nhu cầu thường xuyên và ngày

càng tăng về văn hoá, ẩm thực, du lịch, nhất là những đối tượng khách hàng

cao cấp ngày càng tăng. Phát triển nông nghiệp ngoại thành sẽ đáp ứng một

phần quan trọng nhu cầu lương thực, thực phẩm tươi sống một cách trực tiếp,

tại chỗ cho cư dân đô thị. Nếu đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào sản xuất, chế

biến, phân phối, nông nghiệp ngoại thành sẽ tạo ra nguồn thực phẩm an toàn,

tươi sống cho cư dân đô thị. Những sản phẩm chủ lực mà nông nghiệp ngoại

thành thường cung cấp cho đô thị là: rau màu, hoa cây cảnh, lương thực, sản

phẩm chăn nuôi thủy sản… Vì vậy, khối lượng, nhất là chất lượng của những

sản phẩm này và các dịch vụ du lịch đi kèm cũng đòi hỏi rất cao. Đây vừa là

một lợi thế so sánh của nông nghiệp ngoại thành để có sự phát triển nhanh,

bền vững, vừa là một thách thức lớn cho nông nghiệp ngoại thành phát triển

Page 39: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

32

đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của cư dân đô thị cũng như nhóm

khách hàng vãng lai có thu nhập cao.

2.1.2.2. Phát triển nông nghiệp ngoại thành gắn với phát triển vùng

đô thị và vành đai xanh

Nông nghiệp ngoại thành thường hình thành các VĐX bao quanh thành

phố góp phần phát triển vùng thủ đô khi một số hình thức sản xuất phát triển

chủ yếu để phục vụ nhu cầu của cư dân đô thị. Cùng với quá trình phát triển

nông nghiệp ngoại thành, KT-XH vùng thủ đô có điều kiện thuận lợi được

thúc đẩy phù hợp và tương thích với nội đô. Nông nghiệp ngoại thành đáp

ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, giáo dục… gần gũi thiên nhiên, bảo đảm sự

phát triển toàn diện cả về sức khoẻ và giá trị văn hoá tinh thần của dân cư đô

thị. Nông nghiệp ngoại thành phát triển sẽ tạo ra hệ thống cảnh quan, các

VĐX (bao gồm hệ thống cây xanh, công viên nông nghiệp, vùng sản xuất

nông nghiệp tập trung theo hướng sinh thái, kết hợp du lịch…) đáp ứng nhu

cầu nghỉ ngơi, giải trí của dân cư đô thị. Ngoài ra, nông nghiệp ngoại thành

còn phục vụ nhu cầu thưởng thức hoa, cây cảnh, nhu cầu về môi trường xanh;

tạo ra môi trường lao động chân tay phục vụ tối đa cho sự phát triển thể lực,

trí lực, tinh thần cho cư dân đô thị vào những ngày cuối tuần, nghỉ lễ.

2.1.2.3. Phát triển nông nghiệp ngoại thành trong điều kiện diện tích

đất đai thu hẹp do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa

Cùng với những hệ lụy từ quá trình ĐTH, công nghiệp hóa một cách ồ

ạt, thường vượt quá quy hoạch sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, chất đất, đa dạng

sinh học… Hơn nữa, đất nông nghiệp các vùng ngoại thành đang bị suy giảm

nghiêm trọng về chất lượng, cũng như ô nhiễm do lạm dụng quá nhiều các

loại phân vô cơ, thuốc trừ sâu… làm cho dư lượng các chất hoá học ngấm

trong đất và nguồn nước ngày càng nhiều. Điều này ảnh hưởng lớn đến sự ổn

định, phát triển của nông nghiệp ngoại thành. Do vậy, nông nghiệp ngoại

thành cần được tập trung các nguồn lực đầu tư để làm tốt vai trò cung cấp

Page 40: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

33

lương thực, thực phẩm tươi sống, chất lượng cao, cũng như hạn chế những tác

động tiêu cực về ô nhiễm, góp phần tạo dựng một môi trường đô thị trong

sạch, một hệ sinh thái cân bằng, bền vững. Điều này, cũng cần sự hỗ trợ lớn ở

tầm vĩ mô thể hiện trong những quy hoạch, kế hoạch phát triển chung với sự

đầu tư cho nghiên cứu, phân tích, dự báo chính xác các trạng thái, những thay

đổi của quá trình ĐTH.

Do quá trình ĐTH nhanh nên sự phát triển nông nghiệp ngoại thành

không ổn định từ mặt không gian đến sự tập trung các nguồn lực, cơ cấu sản

xuất… Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm để “nhường chỗ”

cho công trình xây dựng nhà ở, giao thông, các khu công nghiệp… Trước

tiên, cần giữ gìn quỹ đất cho nông nghiệp dựa trên những quy hoạch vùng sản

xuất chuyên canh tập trung, quy hoạch sử dụng đất đai, nhất là đối với khu

vực ngoại thành của các thành phố lớn. Tiến hành tổng điều tra lại hiện trạng

sử dụng đất ở để có những quy hoạch phù hợp, bảo đảm sự hài hòa trong quá

trình ĐTH. Không để diễn ra hiện tượng cấp phép sử dụng đất sai quy định,

nhất là khu vực ưu tiên phát triển VĐX cho các thành phố lớn. Cùng với việc

sử dụng tiết kiệm diện tích đất gắn với đổi mới mô hình tổ chức sản xuất hiệu

quả, để thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại thành phải sử dụng công nghệ

cao, với nguồn nhân lực chất lượng cao tương thích với sự phát triển mạnh

mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong thời gian tới.

2.1.2.4. Phát triển nông nghiệp ngoại thành trong điều kiện lao động

nông nghiệp di chuyển dần sang các ngành nghề phi nông nghiệp

Với sự khác biệt về cơ hội việc làm, thu nhập, đời sống vật chất, tinh

thần giữa nông thôn và thành thị, dòng người di cư từ nông thôn đến thành thị

ngày càng nhiều. Sự dư thừa lao động hay tình trạng thiếu đồng bộ trong quản

lý KCHT ở đô thị và tình trạng thiếu hụt lao động, cùng với nghèo đói, thiếu

phương tiện mưu sinh ở nông thôn… làm cho sự phát triển của nông nghiệp

ngoại thành khó giữ sự ổn định, bền vững. Quá trình CNH, HĐH và ĐTH,

Page 41: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

34

một mặt sẽ tạo ra nhu cầu lớn về lao động, mặt khác sẽ làm tăng năng suất lao

động nông nghiệp, lao động nông thôn sẽ chuyển sang các ngành phi nông

nghiệp ngày càng nhiều.

Hơn nữa, người dân ở các khu vực ngoại thành thường có trình độ thấp

hơn thành thị, họ ít được tiếp cận với các hình thức đào tạo việc làm nên khó

tìm được việc làm ở các đô thị; ở lại nông thôn, họ cũng gặp khó khăn do đất

sản xuất manh mún, bị thu hẹp dần. Mặt khác, với chất lượng lao động khu

vực ngoại thành hiện nay nhìn chung còn thấp, lại thiếu tập trung nguồn lực

phát triển, thị trường lương thực, thực phẩm đòi hỏi ngày càng cao về chất

lượng nên việc nghiên cứu, áp dụng các phương thức sản xuất hiện đại; sử

dụng công nghệ cao để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trở nên cấp

thiết. Do vậy, để góp phần đẩy mạnh sự phát triển nông nghiệp ngoại thành

theo hướng hiện đại, công nghệ cao và bền vững, cần phải có chính sách tạo

việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lực lao động cho khu vực này.

2.1.2.5. Phát triển nông nghiệp ngoại thành ảnh hưởng trực tiếp đến

tình hình ổn định chính trị - xã hội ở trong - ngoài đô thị

Phát triển nông nghiệp ngoại thành là cơ sở nâng cao đời sống vật chất

và tinh thần của nông dân, bảo đảm ổn định tình hình chính trị - xã hội và sự

phát triển hài hoà, bền vững giữa hai khu vực thành thị - nông thôn; kết hợp

chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa các mặt: KT-XH và môi trường. Việc phát triển

nông nghiệp ngoại thành vừa bảo đảm quỹ đất cho sản xuất, vừa bảo đảm

mục tiêu bảo vệ ANLT và môi trường… Do đó, phát triển nông nghiệp là một

bộ phận của chiến lược và chính sách phát triển bền vững của mỗi thành phố

hay địa phương nhằm phục vụ mục tiêu dài hạn; tránh khai thác cạn kiệt tài

nguyên đất, để lại hậu quả xấu về KT-XH và môi trường. Về mục tiêu của sự

phát triển, nông nghiệp ngoại thành phải góp phần xóa đói, giảm nghèo, giảm

sự chênh lệch về thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn

với thành thị; góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường đô thị. Do vậy, sự ảnh

Page 42: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

35

hưởng trực tiếp đến tình hình ổn định chính trị - xã hội ở trong - ngoài đô thị

là một đặc điểm nổi bật của nông nghiệp ngoại thành.

Ngoài ra, với trình độ học vấn, sự tích lũy vốn trong cộng đồng dân cư

ở mức cao, có điều kiện thu hút vốn, hỗ trợ từ các ngành dịch vụ cho nông

nghiệp, KCHT khu vực nông thôn ngoại thành có nhiều điều kiện để đầu tư

nên phát triển tương đối tốt và đồng đều… là những lợi thế, thuận lợi để thúc

đẩy sự phát triển nông nghiệp ngoại thành. Do vậy, phát huy, tận dụng được

những lợi thế trên, nông nghiệp ngoại thành sẽ phát triển thuận lợi với trình

độ sản xuất, nâng cao năng suất lao động, bảo đảm được các yêu cầu bền

vững về KT-XH và môi trường của sự phát triển.

2.1.3. Vai trò của phát triển nông nghiệp ngoại thành

2.1.3.1. Phát triển nông nghiệp ngoại thành góp phần thúc đẩy tăng

trưởng kinh tế của thành phố

Nông nghiệp nói chung, nông nghiệp ngoại thành nói riêng là một

ngành sản xuất quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế ở những nước đang phát

triển; do đó, phát triển nông nghiệp ngoại thành vẫn là động lực quan trọng

góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở một thành phố, nhất là những thành

phố ở các nước còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Sự phát triển của nông

nghiệp sẽ góp phần vào tiến bộ KT-XH chung của thành phố, đặc biệt là việc

đảm nhiệm vai trò chính trong đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của số

dân ngày càng gia tăng ở khu vực thành thị và tạo ra tăng trưởng kinh tế cần

thiết để giảm nghèo ở khu ngoại thành.

Tuy nhiên, ngành nông nghiệp đang đứng trước nhiều thách thức đối

với quá trình phát triển, nhất là yêu cầu kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng

kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội với tình trạng chênh lệch thu nhập, mức

sống khu vực nông thôn - thành thị có xu hướng gia tăng. Theo thời gian,

trình độ phát triển của mỗi đô thị thay đổi, đóng góp của gia tăng sản lượng

ngành nông nghiệp ngoại thành vào tăng trưởng kinh tế của một thành phố sẽ

Page 43: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

36

giảm dần. Song, nông nghiệp ngoại thành vẫn giữ được vai trò, vị trí quan

trọng trong bảo đảm an sinh xã hội cũng như duy trì tính bền vững về kinh tế,

chính trị - xã hội, môi trường sống giữa khu vực nông thôn và thành thị của

một thành phố.

2.1.3.2. Phát triển nông nghiệp ngoại thành góp phần chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông thôn theo hướng bền vững

Quá trình phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng nâng cao giá

trị gia tăng, phát triển bền vững gắn với xây dựng NTM là nội dung quan

trọng trong CDCC kinh tế nông thôn ven đô. Phát triển nông nghiệp ngoại

thành sẽ góp phần quan trọng để tổ chức lại sản xuất theo hướng có giá trị gia

tăng cao hơn, nâng cao thu nhập của người làm nông nghiệp, thu hẹp khoảng

cách về thu nhập giữa người dân nông thôn và người dân đô thị, dần kéo theo

các dịch vụ phát triển… Phát triển nông nghiệp ngoại thành phải gắn liền với

xây dựng NTM, đây là hai vấn đề gắn kết chặt chẽ nhằm thúc đẩy phát triển

KT-XH khu vực nông thôn ven đô. Trong quá trình đó, phải đặt người nông

dân vào vị trí trung tâm và vai trò chủ thể để thực hiện sự phát triển nông

nghiệp và xây dựng NTM.

Cùng với sự phát triển nông nghiệp ngoại thành là sự phát triển các

hình thức hợp tác, liên kết đa dạng, nhất là giữa người nông dân và doanh

nghiệp trong sản xuất nông nghiệp. Với các hình thức hợp tác, liên kết đa

dạng sẽ hình thành chuỗi giá trị, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham

gia từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ; từng bước hình thành những tổ hợp

nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ công nghệ cao, hướng tới xây dựng mô

hình sản xuất nông nghiệp đa chức năng, phát triển bền vững. Trong quá trình

phát triển sản xuất nông nghiệp ngoại thành, một bộ phận cư dân nông thôn

chuyển sang làm các nghề tự do, bán thời gian hoặc tham gia vào các nghề

tiểu thủ công nghiệp, vào lưu thông hàng hóa. Quá trình này sẽ thúc đẩy phát

triển các ngành phi nông nghiệp ở nông thôn. Đây là tiền đề quan trọng để

Page 44: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

37

thúc đẩy CDCC kinh tế khu vực ngoại thành tương thích với quá trình CNH,

HĐH nông thôn, góp phần quan trọng vào quá trình CNH, HĐH đất nước và

phát triển KT-XH theo hướng bền vững.

2.1.3.3. Phát triển nông nghiệp ngoại thành góp phần chuyển dịch cơ

cấu lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của người nông

dân ngoại thành

Hiện nay, do quá trình ĐTH nhanh, hiện tượng phá vỡ quy hoạch đô thị

diễn ra ở nhiều nơi, dẫn đến diện tích đất nông nghiệp khu vực ngoại thành

đang bị thu hẹp nhanh chóng. Một số người nông dân mất đất sản xuất, trong

khi không có trình độ, tài sản tích lũy lại hạn chế nên gặp nhiều khó khăn để

chuyển đổi nghề, do đó, vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động khu

vực ngoại thành trở nên cấp thiết. Để giải quyết vấn đề này, ngoài đào tạo

nghề, giúp người nông dân chuyển đổi nghề, thì phát triển NNCNC với những

tiến bộ mới từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ở khu vực ngoại thành, đúng

với quy hoạch đô thị và chiến lược phát triển KT-XH là một trong những giải

pháp khả thi, phù hợp với nguồn lực còn thiếu. Khi phát triển nông nghiệp

NNCNC ở khu vực ngoại thành sẽ giúp người nông dân ở khu vực nông thôn

có thu nhập cao, đời sống được cải thiện, giảm bớt chênh lệch về thu nhập

giữa thành thị và nông thôn.

2.1.3.4. Phát triển nông nghiệp ngoại thành góp phần tạo vành đai

xanh cho thành phố

Với mục tiêu là quy hoạch và xây dựng các “đô thị xanh”, “đô thị sinh

thái”, xây dựng nền kinh tế xanh ở Việt Nam, nông nghiệp ngoại thành góp

phần quan trọng trong điều hòa môi trường và kiến tạo cảnh quan, bảo đảm

các tiêu chuẩn sống của cư dân đô thị. Do vậy, trong quá trình ĐTH và phát

triển KT-XH, cần chú trọng công tác quy hoạch đô thị gắn với phát triển nông

nghiệp ngoại thành, bảo đảm lợi ích của cư dân hai khu vực đô thị và nông

thôn. Đồng thời, cần kiến tạo nông nghiệp ngoại thành thành hệ thống cảnh

Page 45: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

38

quan, các VĐX làm giảm thiểu những hệ lụy của quá trình ĐTH tới môi

trường. Vành đai nông nghiệp hay VĐX sẽ đóng vai trò là một trong những

khung giới hạn của sự phát triển đô thị, theo một trật tự và quy hoạch định

sẵn, bảo đảm sự cân bằng giữa phát triển với môi trường sống ở các đô thị.

Tuy nhiên, do quá trình ĐTH các vành đai nông nghiệp thường không ổn định

về không gian và khó được mở rộng. Đồng thời các VĐX thường có sự dịch

chuyển theo hướng giảm dần do tốc độ ĐTH, sự CDCC lao động, tình trạng ô

nhiễm môi trường; khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp…

2.2. NỘI DUNG, CHỈ TIÊU, PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ VÀ NHÂN TỐ

TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NGOẠI THÀNH

2.2.1. Nội dung phát triển nông nghiệp ngoại thành

2.2.1.1. Sự tăng trưởng của nông nghiệp ngoại thành

Cũng giống như sự phát triển nông nghiệp nói chung, tăng trưởng của

nông nghiệp là một yếu tố của phát triển nông nghiệp ngoại thành. Tăng

trưởng nông nghiệp ngoại thành là sự gia tăng sản lượng nông nghiệp hay

tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chủ yếu phục vụ nhu cầu cho cư dân đô

thị trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng được thể

hiện bằng quy mô và tốc độ phát triển. Quy mô - phản ánh sự gia tăng nhiều

hay ít; tốc độ - được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự

gia tăng nhanh hay chậm, có ổn định hay không, tăng do mở rộng quy mô,

hay do nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp… giữa các thời kỳ phát triển

của nông nghiệp ngoại thành. Ngoài ra, tăng trưởng của nông nghiệp ngoại

thành còn được thể hiện qua mức gia tăng sản lượng bình quân trên một đầu

người, tăng trưởng phải bảo đảm chất lượng cao và nâng cao tính cạnh tranh

trong kinh tế, tăng trưởng gắn liền với CDCC nông nghiệp ngoại thành theo

hướng hiện đại, bền vững.

Sự tăng trưởng nông nghiệp ngoại thành còn phụ thuộc vào quy mô, tốc

độ tăng trưởng của từng ngành trong nội bộ nông nghiệp. Ngành nào phù hợp

Page 46: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

39

với nhu cầu chủ yếu của cư dân đô thị sẽ có điều kiện phát triển thuận lợi nên

tốc độ tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn hơn. Đồng thời quy mô, tốc độ tăng

trưởng của từng ngành còn phản ánh rõ những sản phẩm đặc trưng, chủ lực,

đem lại hiệu quả kinh tế cao, có vai trò chi phối sự phát triển nông nghiệp

ngoại thành.

Sản lượng hay tổng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ sản xuất nông

nghiệp ngoại thành nhiều hay ít thể hiện quy mô lớn hay nhỏ và cơ cấu sản

xuất; đồng thời phản ánh tính hiệu quả của việc huy động, phân bổ và sử dụng

phù hợp các nguồn lực như tài nguyên thiên nhiên (đất đai, nước), lao động,

KHCN, vốn… Vì vậy, nâng cao chất lượng tăng trưởng trong phát triển nông

nghiệp ngoại thành góp phần gia tăng tiềm lực, sức mạnh kinh tế ngoại thành,

xây dựng NTM giàu có, văn minh và hiện đại.

2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ngoại thành theo hướng

bền vững

Cơ cấu nông nghiệp nói chung, cơ cấu của nông nghiệp ngoại thành nói

riêng thể hiện trình độ phát triển của một nền nông nghiệp, do vậy, CDCC

nông nghiệp ngoại thành theo hướng bền vững là sự thay đổi theo đúng xu thế

của các bộ phận cấu thành nền sản xuất nhằm bảo đảm cho ngành nông

nghiệp tăng trưởng cao, liên tục và ổn định trong dài hạn. Đây là sự biến đổi

về chất, thể hiện trình độ phát triển nông nghiệp ngoại thành trong một giai

đoạn nhất định. Sự CDCC nông nghiệp ngoại thành thể hiện qua các nội

dung: i) CDCC cây trồng, vật nuôi theo hướng phục vụ đô thị; ii) CDCC nông

nghiệp gắn với sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm tài nguyên đất đai; iii)

CDCC nông nghiệp gắn với sử dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật gắn

với nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả GTSX; sản xuất sạch, an toàn…

nhằm phát huy lợi thế của vùng, tiểu vùng; của các thành phần kinh tế khu

vực ngoại thành và phù hợp với yêu cầu của thị trường chủ yếu trong nội đô.

Page 47: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

40

Sự thay đổi trạng thái của cơ cấu nông nghiệp ngoại thành được biểu

hiện trên các mặt cơ bản sau:

- Sự thay đổi tỷ trọng về GO hay GDP, lao động, vốn của từng ngành

so với toàn nền nông nghiệp;

- Sự thay đổi số ngành chuyên môn hóa trong nông nghiệp;

- Sự thay đổi về vị trí và mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành và nội bộ

từng ngành.

Ngoài ra, CDCC nông nghiệp ngoại thành theo hướng bền vững gắn

với việc nâng cao năng lực nội sinh và khả năng cạnh tranh của các nông sản

phẩm trong thị trường nội đô được thể hiện ở sự thay đổi mô hình sản xuất.

Quá trình CDCC nông nghiệp ngoại thành sẽ góp phần hình thành nên các mô

hình sản xuất (chuyển từ mô hình nhỏ sang mô hình lớn) nhằm khai thác, sử

dụng hiệu quả, tiết kiệm nguồn lực, trên cơ sở gia tăng hàm lượng KHCN,

chuyển từ giá trị gia tăng thấp sang gia tăng cao để nâng cao năng suất, chất

lượng sản xuất nông nghiệp.

2.2.1.3. Nâng cao hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp ngoại thành

Phát triển nông nghiệp ngoại thành cần đem lại hiệu quả về KT-XH và

môi trường cho khu vực nông thôn ngoại thành, trọng tâm là nâng cao năng

suất lao động; CDCC lao động gắn với tạo việc làm, nâng cao đời sống, thu

nhập cho nông dân ngoại thành, tương thích với quá trình ĐTH ngày càng

tăng và xây dựng NTM giàu đẹp. Phát triển nông nghiệp ngoại thành phải bảo

đảm khai thác hiệu quả nguồn nhân lực khu vực ven đô, xa đô; đồng thời tạo

ra công ăn việc làm góp phần tăng thu nhập của người lao động khu vực này.

Để phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng hiện đại, bền vững, đòi hỏi

phải thực hiện gắn kết mục tiêu tăng trưởng với mục tiêu tạo việc làm. Vì nếu

tăng trưởng ngành nông nghiệp không đi đôi với giải quyết việc làm, giảm

tình trạng thất nghiệp thì không chỉ làm lãng phí nguồn lực xã hội mà còn gia

Page 48: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

41

tăng các nguy cơ tiêu cực ảnh hưởng đến an sinh xã hội, môi trường sống cả

trong và ngoại thành.

Khi lao động nông nghiệp có việc làm và thu nhập tăng sẽ làm tăng

tổng thu nhập của khu vực nông thôn, khi đó nhu cầu ở khu vực này tăng,

cũng như tăng khả năng tích lũy cho sự phát triển nông nghiệp nói riêng và

nền kinh tế nói chung. Đồng thời, việc tạo mở việc làm có giá trị gia tăng cao

thông qua CDCC lao động từ ngành trồng trọt, cây lương thực (lúa) sang

trồng cây cảnh, cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản… nhằm gia tăng thu nhập cho

người nông dân ngoại thành.

Phát triển nông nghiệp ngoại thành còn hướng tới nâng cao chất lượng

cuộc sống của cư dân nông thôn thông qua giảm nghèo bền vững (cả vật

chất, tinh thần, cơ hội tiếp cận dịch vụ xã hội…). Giảm nghèo đa chiều sẽ

tạo ra mặt bằng xã hội phát triển tương đối đồng đều, bảo đảm an sinh xã hội

cả khu vực nội đô và ngoại thành. Phát triển nông nghiệp ngoại thành cũng

góp phần hình thành nên các mô hình sản xuất hợp lý nhằm hạn chế những

tác động xấu gây ô nhiễm nguồn nước, môi trường sống, sức khỏe cư dân

khu vực nội đô và ngoại thành. Như vậy, CDCC lao động NN, NT sang khu

vực đô thị phải bảo đảm tính bền vững về kinh tế, chính trị - xã hội và môi

trường sống.

2.2.2. Chỉ tiêu và phương thức đo lường sự phát triển nông nghiệp

ngoại thành

2.2.2.1. Chỉ tiêu đánh giá sức tăng trưởng của nông nghiệp

- Quy mô tăng trưởng nông nghiệp là chỉ tiêu đánh giá sự gia tăng

nhiều hay ít, quy mô lớn hay bé từ kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh

nông nghiệp ngoại thành trong một thời gian nhất định (thường là một năm).

Chỉ tiêu này còn xác định vị trí, vai trò của sản xuất nông nghiệp ngoại thành

trong cơ cấu KT-XH, qua tỷ trọng GDP nông nghiệp của thành phố.

Page 49: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

42

- Tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và

phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ. Đây là chỉ tiêu quan

trọng thể hiện rõ động thái tăng trưởng, mức độ gia tăng, biến đổi về lượng

của sản xuất nông nghiệp ngoại thành.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp cũng phản ánh kết quả hoạt động sản

xuất, kinh doanh của nông nghiệp ngoại thành (tạo ra dưới dạng sản phẩm vật

chất và dịch vụ trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm). Giá trị sản xuất

cũng xác định cơ cấu, tốc độ tăng trưởng, hiệu quả kinh tế và vị trí của nông

nghiệp ngoại thành của thành phố. Giá trị sản xuất nông nghiệp nói chung,

GTSX nông nghiệp ngoại thành nói riêng được tính bằng cách cộng GTSX

của 3 ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tương ứng với 2 loại giá theo

từng thời kỳ nghiên cứu (giá trị thực tế của từng năm và giá so sánh).

2.2.2.2. Chỉ tiêu và phương thức đo lường sự chuyển dịch cơ cấu

ngành nông nghiệp

- Xu hướng CDCC:

Xu hướng CDCC nông nghiệp được đánh giá qua sự thay đổi tỷ trọng

GTSX của các ngành trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Đây

là chỉ tiêu quan trọng nhằm xác định quá trình thay đổi cơ cấu của các ngành

nông nghiệp. Xu hướng biến đổi tỷ trọng GTSX giữa các ngành là căn cứ để

đánh giá sự phù hợp giữa quá trình CDCC với tiến trình CNH, HĐH và ĐTH.

Để phân tích, đánh giá cơ cấu ngành nông nghiệp, cần dựa vào chỉ tiêu

đã được lượng hóa: tỷ trọng GO từng ngành trong cơ cấu ngành nông nghiệp,

theo công thức:

Ti = SLi/SLi x100%

Ti: tỷ trọng GTSX ngành i trong cơ cấu ngành nông nghiệp; SLi: GTSX

ngành i; SLi: tổng GTSX của toàn ngành.

Ngoài ra, CDCC nông nghiệp ngoại thành còn được xem xét ở các chỉ

tiêu: i) Tỷ trọng của các sản phẩm nông nghiệp chủ lực trong giá trị của nông

Page 50: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

43

nghiệp qua các năm, thời kỳ; ii) Tỷ trọng các sản phẩm chế biến trong GTSX

nông nghiệp; iii) Tỷ trọng các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng tiến bộ KHCN

có giá trị gia tăng cao trong GTSX nông nghiệp ngoại thành.

- Tốc độ CDCC:

Để đánh giá tốc độ CDCC ngành, phương pháp được sử dụng phổ biến

là phương pháp vector. Phương pháp này lượng hóa mức độ chuyển dịch giữa

2 thời điểm t0 và t1 bằng công thức sau:

Trong đó: Si(t0), Si(t1) là tỷ trọng

của ngành i tại kỳ gốc và kỳ nghiên cứu;

là góc hợp bởi hai vector cơ cấu S(t0)

và S(t1), cos càng lớn thì các cơ cấu càng gần nhau và ngược lại.

+ Khi cos = 1 hay = 0: hai cơ cấu đó đồng nhất, không có sự CDCC

+ Khi cos = 0 hay = 90: hai cơ cấu trực giao, CDCC lớn nhất

Cos càng lớn thì các cơ cấu càng gần nhau, cho thấy chuyển dịch

chưa nhanh; ngược lại, nếu cos càng nhỏ thì các cơ cấu càng xa nhau,

chuyển dịch nhanh. Để đánh giá một cách trực giác sự chuyển dịch có thể so

sánh góc φ với giới hạn tối đa của sự sai lệch giữa hai vector. Như vậy, φ/900

phản ánh tỷ lệ CDCC GTSX giữa các ngành (hệ số CDCC). Nếu hệ số này

càng gần 1 thì góc giữa hai vector càng lớn, CDCC mạnh. Khi hệ số chuyển

dịch càng gần 0 thì CDCC là không đáng kể. Chỉ số này kết hợp với việc

phân tích xu hướng trên cơ sở số liệu cụ thể để đánh giá tính hợp lý và tốc độ

của quá trình CDCC ngành nông nghiệp ngoại thành.

2.2.2.3. Chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả trong phát triển nông nghiệp

- Giá trị tạo ra (tính bằng tiền)/diện tích đất là chỉ tiêu đánh giá hiệu

quả của sản xuất nông nghiệp và khả năng tăng năng suất bằng việc nghiên

cứu, ứng dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất, kinh doanh.

n

i

n

iii

n

iii

tStS

tStS

Cos

1 11

20

2

110

)().(

)()(

Page 51: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

44

- Chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm trong nông nghiệp:

+ Các chỉ tiêu đánh giá sự CDCC lao động trong nông nghiệp bao gồm:

i) Cơ cấu lao động phân theo các lĩnh vực của ngành nông nghiệp: Phản ánh

tỷ trọng, quy mô của nguồn nhân lực ngành nông nghiệp trong các lĩnh vực

trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản của ngành nông nghiệp; ii) Cơ cấu lao động

phân theo tính chất lao động: Phản ánh tỷ trọng, quy mô của nguồn nhân lực

ngành nông nghiệp theo các nhóm lao động; iii) Cơ cấu lao động theo trình độ

chuyên môn kỹ thuật: Phản ánh tỷ trọng, quy mô của nguồn nhân lực ngành

nông nghiệp theo các cấp trình độ đào tạo; iv) Cơ cấu lao động theo độ tuổi,

giới tính, dân tộc.

+ Giải quyết việc làm cho một bộ phận cư dân khu vực ngoại thành là

một chỉ tiêu quan trọng đánh giá tính bền vững trong phát triển nông nghiệp

ngoại thành khi mục tiêu tăng trưởng gắn liền với mục tiêu tạo việc làm. Vì

giải quyết việc làm không chỉ tránh lãng phí nguồn lực lao động khu vực

ngoại thành mà còn góp phần giải quyết những tiêu cực tiềm ẩn từ quá trình

ĐTH tác động đến an sinh xã hội. Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá vấn

đề giải quyết việc làm, bao gồm: i) Tỷ lệ người có việc làm; ii) Tỷ lệ người

thất nghiệp; iii) Cơ cấu độ tuổi người có việc làm và người thất nghiệp ở khu

vực nông thôn ngoại thành.

- Chỉ tiêu đánh giá việc nâng cao thu nhập và đời sống người nông dân

ngoại thành, bao gồm: i) Quy mô tăng thu nhập bình quân/người/năm của hộ

nông dân; ii) Tốc độ gia tăng thu nhập; iii) Mức độ chênh lệch thu nhập nông

dân ngoại thành/thu nhập của toàn thành phố; iv) Số lượng, cơ cấu, tỷ lệ giảm

nghèo và tái nghèo khu vực nông thôn ngoại thành; v) Mức độ cải thiện chất

lượng lao động, trình độ văn hóa, mức tăng tuổi thọ (sức khỏe), tỷ lệ dân số

được sử dụng nước sạch… Đây là những chỉ tiêu đánh giá sự hiệu quả của

phát triển nông nghiệp ngoại thành.

Page 52: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

45

2.2.3. Những nhân tố tác động đến phát triển nông nghiệp ngoại thành

Phát triển nông nghiệp ngoại thành chịu sự tác động của nhiều yếu tố,

từ tài nguyên thiên nhiên (đất đai, nước), lao động, vốn, KHCN, chính sách

đến thị trường… Các yếu tố tác động đan xen vừa thúc đẩy, vừa kìm hãm sự

phát triển của nông nghiệp ngoại thành. Do vậy, cùng với việc xác định rõ các

nhân tố tác động đến phát triển nông nghiệp ngoại thành, cần chủ động ứng

phó có hiệu quả nhằm thúc đẩy nông nghiệp ngoại thành phát triển theo

hướng hiện đại, bền vững.

2.2.3.1. Các nhân tố bên trong

* Tiềm năng, lợi thế về tự nhiên và kinh tế - xã hội:

- Các yếu tố tự nhiên:

Điều kiện tự nhiên là nhân tố tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp

nói chung, sản xuất nông nghiệp ngoại thành nói riêng. Khi điều kiện tự nhiên

(đất đai, nguồn nước, thời tiết, khí hậu…) phù hợp, thuận lợi cho sự phát triển

của các loại cây trồng hoặc vật nuôi và ngược lại. Trong điều kiện như nhau,

nếu quy mô diện tích đất lớn, ứng dụng KHCN vào sản xuất sẽ tạo ra sản

phẩm có chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và nâng cao sức

cạnh tranh cho nông sản.

Vị trí địa lý cũng quy định sự phát triển của một số loại nông sản có giá

trị, với lợi thế cạnh tranh, mang tính đặc trưng cho từng vùng. Đặc biệt, đối

với nông nghiệp ngoại thành, vị trí địa lí (thường bao quanh các đô thị lớn) sẽ

tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các mặt hàng nông sản khi nơi sản xuất và thị

trường tiêu thụ gắn liền với nhau. Hơn nữa, với cự ly thường gần trung tâm đô

thị, các khu vực ngoại thành có thuận lợi phát triển nông nghiệp sinh thái, kết

hợp với dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng, vui chơi, nghỉ ngơi cho cư dân đô thị.

Tuy nhiên, với vị trí địa lý bao quanh các trung tâm đô thị, khu vực sản

xuất của nông nghiệp ngoại thành dần bị thu hẹp do quá trình ĐTH, hay bị ô

nhiễm đất, nguồn nước. Trong các yếu tố tự nhiên, khí hậu, nước, sinh vật

Page 53: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

46

được coi là yếu tố tác động trực tiếp và thường xuyên nhất đến phát triển

nông nghiệp ngoại thành. Do vậy, yêu cầu xử lý nguồn nước thải từ sinh hoạt,

sản xuất làng nghề hay đầu tư khoan giếng để cung cấp nguồn nước sạch cho

sản xuất nông nghiệp ngoại thành đang là bài toán đặt ra cần ưu tiên xử lý

trước nhất.

- Các yếu tố kinh tế - xã hội:

Điều kiện KT-XH tác động đến hướng chuyên môn hóa, trình độ, quy

mô và hiệu quả sản xuất trong quá trình phát triển nông nghiệp ngoại thành.

Một số yếu tố cơ bản trong điều kiện KT-XH tác động đến sự phát triển của

nông nghiệp ngoại thành là:

+ Đô thị hóa biểu hiện ở sự gia tăng dân số, sự phát triển nhanh chóng

của KCHT với mở rộng diện tích hoặc xây dựng các khu đô thị mới. Quá

trình ĐTH có vai trò thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp ngoại thành khi

công nghiệp, dịch vụ ngày càng mở rộng sẽ kéo theo sự gia tăng nhu cầu tiêu

dùng, cũng như cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm…;

hay thu nhập bình quân đầu người tăng, đời sống nông dân được cải thiện thì

nhu cầu về số lượng, chất lượng lương thực, thực phẩm tăng; hoặc có sự tích

luỹ, tạo điều kiện mở rộng tái đầu tư phát triển, trong đó có nông nghiệp

ngoại thành. Song, ở chiều ngược lại, quá trình ĐTH quá nhanh sẽ kìm hãm

sự phát triển của nông nghiệp ngoại thành khi sự suy giảm diện tích đất canh

tác tăng dần; tình trạng vừa dư thừa và vừa thiếu hụt lao động; vấn đề ô nhiễm

do chất thải công nghiệp và sinh hoạt… ngày càng trở nên nghiêm trọng.

+ Nguồn vốn đầu tư của Nhà nước cho nông nghiệp nói chung, nông

nghiệp ngoại thành nói riêng là yếu tố quan trọng, tác động mạnh mẽ đến sự

phát triển của nông nghiệp ngoại thành. Vốn đầu tư là một nguồn lực quan

trọng để nâng cấp KCHT, xây dựng NTM; đầu tư KHCN cho phát triển nông

nghiệp ngoại thành nhằm xây dựng nền NNCNC. Quy mô, chất lượng và khả

năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn, hay khả năng thu hút, tiếp cận nguồn vốn

Page 54: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

47

đóng vai trò quan trọng để phát triển nông nghiệp ngoại thành. Tuy nhiên, nếu

đầu tư dàn trải, thiếu khoa học sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực quan trọng này.

Hơn nữa, đầu tư cho nông nghiệp đạt tỷ suất lợi nhuận không cao như xây

dựng, công nghiệp và dịch vụ, vì nông nghiệp là lĩnh vực chịu nhiều rủi ro

nên cần có những khuyến khích đầu tư phù hợp đối với các nguồn vốn, nhất là

nguồn vốn từ tư nhân, doanh nghiệp, tín dụng của các ngân hàng thương mại.

+ Kết cấu hạ tầng nông thôn là nền tảng cho sự phát triển nông nghiệp

ngoại thành, nếu có được hệ thống KCHT nông thôn hiện đại, đồng bộ sẽ giúp

giảm thiểu chi phí sản xuất, giao dịch; thúc đẩy lưu thông, mở rộng thị trường

tiêu thụ; tạo điều kiện ứng dụng hiệu quả KHCN và hình thành các vùng

chuyên canh tập trung sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nhưng nếu không phát

huy được thì sẽ cản trở sự phát triển của nông nghiệp ngoại thành. Hiện nay,

KCHT nông thôn vùng ven đô ở các thành phố lớn chưa được đầu tư đồng bộ,

chưa tạo động lực cho nông nghiệp ngoại thành phát triển.

+ Nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào sản xuất, chế biến, phân phối nông

sản, nông nghiệp ngoại thành sẽ tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có

năng suất cao, chất lượng tốt; làm thay đổi phương thức sản xuất. Hiện nay,

KHCN là yếu tố quyết định đến sự phát triển của nông nghiệp nói chung,

nông nghiệp ngoại thành nói riêng. Vì vậy, tăng cường nghiên cứu, ứng dụng

KHCN vào sản xuất, chế biến, phân phối nông sản sẽ là động lực cho sự phát

triển; đồng thời khắc phục được những hạn chế của tự nhiên, những tác động

tiêu cực của ô nhiễm môi trường ở khu vực ngoại thành; chủ động hơn trong

hoạt động và khả năng phân bố sản xuất, tạo điều kiện hình thành các vùng

NNCNC, nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông nghiệp ngoại thành. Tuy nhiên,

nếu không có một định hướng hay chiến lược rõ ràng trong việc xác định

những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với các điều kiện phát triển

của từng địa phương, việc ứng dụng KHCN vào sản xuất, chế biến, phân phối

Page 55: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

48

sản phẩm sẽ làm giá thành một số mặt hàng nông sản tăng cao, không cạnh

tranh với những sản phẩm cùng loại khác.

+ Chất lượng nguồn nhân lực cũng tác động mạnh mẽ đến sự phát triển

của nông nghiệp ngoại thành. Để có được ngày càng nhiều sản phẩm đạt chất

lượng cao, có sức cạnh tranh lớn trên thị trường, nhân tố con người được xác

định là yếu tố quyết định đem đến từ năng suất, chất lượng trong sản xuất, kéo

theo giảm chi phí, giảm giá thành. Do vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng cho người

làm nông nghiệp ngoại thành nhằm tạo nên những người lao động mới nắm chắc

KHCN trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, theo kịp những thay đổi

của BĐKH và nhu cầu, thị hiếu của thị trường… là con đường ngắn nhất góp

phần hoàn thành tiến trình CNH, HĐH NN, NT. Ở khu vực ngoại thành, lao

động nông nghiệp thường bị thiếu hụt do sự chuyển dịch sang các lĩnh vực phi

nông nghiệp, song, nguồn nhân lực khu vực nông thôn ngoại thành thường có

chất lượng cao phù hợp với nền nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng KHCN vào

sản xuất, chế biến, phân phối nông sản. Ngoài ra, với nguồn nhân lực chất lượng,

nông nghiệp ngoại thành sẽ thích ứng cao nhu cầu của thị trường tiêu dùng khi

nắm bắt, tiếp cận nhanh các tín hiệu từ thị trường này để sớm chuyển đổi cơ cấu

cây trồng, vật nuôi.

* Xây dựng, thực thi chính sách của địa phương:

Chính sách phát triển nông nghiệp ngoại thành là các biện pháp kinh tế

hoặc phi kinh tế thể hiện sự tác động, can thiệp của các cơ quan quản lý nhà

nước ở địa phương vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp theo những mục tiêu

xác định, trong một thời hạn nhất định.

Chính sách phát triển nông nghiệp ngoại thành tốt sẽ tạo ra động lực để

phát huy tối đa các nguồn lực, tính năng động của những chủ thể tham gia vào

sản xuất, kinh doanh; hay khai thác lợi thế từ khu vực đô thị nhằm thúc đẩy

mạnh mẽ phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng hiện đại, bền vững,

ứng dụng công nghệ cao. Do vậy, đổi mới, hoàn thiện chính sách thúc đẩy

Page 56: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

49

phát triển là vấn đề quan trọng đặt ra cho sự phát triển của nông nghiệp ngoại

thành. Một số cơ chế, chính sách tác động trực tiếp đến phát triển nông nghiệp

ngoại thành gồm: chính sách đất đai (chịu tác động của quá trình ĐTH); quy

hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp ngoại thành; chính sách tài chính - tín

dụng; phát triển nhân lực; phát triển KHCN… Trong đó, việc xây dựng, thực

hiện các quy hoạch phát triển nông nghiệp ngoại thành để phát triển các vùng

sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh tập trung nhằm sử dụng hiệu quả

các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp ngoại thành; bảo đảm hài hòa về lợi

ích cho các chủ thể sở hữu, sử dụng đất đai, gắn với bảo vệ môi trường sinh

thái khu vực cả trong và ngoại thành.

* Sự phát triển của các mô hình tổ chức sản xuất:

Hiện nay, mô hình thức tổ chức sản xuất cơ bản nhất là: Kinh tế hộ, HTX,

trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp. Đối với phát triển nông nghiệp ngoại

thành hiện nay, kinh tế trang trại là mô hình tổ chức, liên kết sản xuất cơ bản

nhất, hiệu quả nhất, là cơ sở để liên kết sản xuất ở mức độ cao hơn. Các mô

hình tổ chức sản xuất thường liên kết với nhau trong một chuỗi giá trị và hướng

tới phương thức sản xuất NNCNC. Nông nghiệp ngoại thành cũng có đẩy đủ các

hình thức liên kết sản xuất giống như trong toàn bộ một nền nông nghiệp nói

chung, như: hộ nông dân liên kết thành HTX; HTX hợp đồng với các doanh

nghiệp để cung cấp dịch vụ đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra; hộ nông dân

làm thuê cho doanh nghiệp… Theo xu hướng phát triển, nông nghiệp ngoại

thành có nhiều mối liên kết “4 nhà”, liên kết giữa công nghiệp, dịch vụ với nông

nghiệp; liên kết vùng, liên kết ngành hàng… để nâng cao sức cạnh tranh cho các

mặt hàng nông sản.

Với sự phát triển của các mô hình tổ chức sản xuất, nông nghiệp ngoại

thành chuyển đổi từ sản xuất và kinh doanh manh mún, lạc hậu sang lối công

nghiệp; đồng thời làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, nâng cao năng

suất lao động cũng như đời sống vật chất và văn hoá của người dân. Do vậy,

Page 57: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

50

Nhà nước cần có những cơ chế, chính sách đặc thù cho từng mô hình tổ chức

sản xuất và liên kết được hoạt động hiệu quả, đem lại lợi ích tối đa cho các

chủ thể tham gia thực hiện chuỗi giá trị sản xuất.

2.2.3.2. Các nhân tố bên ngoài

- Chính sách của Nhà nước và Chương trình xây dựng nông thôn mới:

Chính sách của Nhà nước có tác động mạnh mẽ bằng nhiều hướng, theo

nhiều mục tiêu khác nhau đối với sự phát triển nông nghiệp nói chung, phát

triển nông nghiệp ngoại thành nói riêng. Việc ban hành và thực hiện các chính

sách là nhằm định hướng chiến lược, điều chỉnh mối quan hệ trong nội bộ

ngành nông nghiệp hay hỗ trợ sự phát triển của các mô hình tổ chức sản

xuất… Tuy nhiên, khi chính sách không còn phù hợp, bộc lộ hạn chế sẽ là

làm chậm lại sự phát triển của nông nghiệp.

Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010 -

2020 là một chương trình tổng thể về phát triển KT-XH, chính trị và an ninh -

quốc phòng địa bàn nông thôn trong cả nước. Chương trình này sẽ còn được

thực hiện ở nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó tập trung cải tạo, xây dựng

KCHT ở khu vực nông thôn và ngoại thành; làm chuyển dịch cơ cấu ngành

nghề, cơ cấu lao động theo hướng bền vững, hiện đại; nâng cao chất lượng và

hiệu quả phát triển nông nghiệp ngoại thành; góp phần giải quyết việc làm và

tăng thu nhập cho lao động khu vực ngoại thành… Tuy nhiên, xây dựng NTM

cũng kéo theo sự mở rộng của không gian đô thị, làm diện tích đất nông

nghiệp ngày càng giảm; hơn nữa, có thể làm lãng phí và giảm các nguồn lực ở

địa phương, trong đó có nguồn lực đầu tư phát triển nông nghiệp ngoại thành.

- Sự mở rộng và phát triển thị trường:

Khu vực đô thị là một thị trường lớn, nhiều tiềm năng với sự tập trung

dân cư và lượng khách vãng lai; thu nhập của cư dân đô thị có xu hướng ngày

càng cao nên sức tiêu thụ hàng hóa lớn; đồng thời KCHT tương đối hoàn

chỉnh và hệ thống phân phối hàng hóa phong phú, đa dạng như các siêu thị

Page 58: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

51

lớn, trung tâm thương mại, chợ đầu mối, nơi đặt trụ sở của các chợ thương

mại điện tử… Cùng với đó là sự phát triển của công nghiệp chế biến, dịch vụ

nông nghiệp ở đô thị là những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy nông nghiệp

ngoại thành phát triển. Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng, vệ sinh an toàn thực

phẩm đối với các mặt hàng nông sản lại cao và khắt khe hơn, đòi hỏi sự phát

triển nông nghiệp ngoại thành sớm hình thành chuỗi liên kết từ nông trại đến

bàn ăn, tăng cường liên kết với các nguồn lực từ khu vực đô thị, hướng tới

NNCNC, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái.

- Thách thức từ hội nhập quốc tế:

Cùng với tiến trình hội nhập quốc tế, nhất là với các hiệp định thương

mại thế hệ mới, nông nghiệp Việt Nam nói chung, nông nghiệp ngoại thành

nói riêng sẽ chịu tác động cả tích cực lẫn tiêu cực từ nhiều khía cạnh như: mở

cửa thị trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật, đầu tư, lao

động, tổ chức thể chế, quản trị, chính sách và môi trường kinh doanh… Nếu

thích ứng tốt, với cơ chế, chính sách hợp lý, sự ưu tiên, tập trung các nguồn

lực…, nông nghiệp ngoại thành sẽ tận dụng được những thuận lợi cho thúc

đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng KHCN hiện đại. Tuy nhiên,

nếu không có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thích ứng, nông nghiệp ngoại

thành sẽ gặp nhiều khó khăn khi chịu sự cạnh tranh của nhiều nông sản phẩm

ngoại nhập, có thể sẽ “thua trên sân nhà”.

- Ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu:

Thời gian gần đây, BĐKH đang diễn biến phức tạp, khó lường và ngày

càng rõ nét, ảnh hưởng ngày càng lớn đến đời sống con người và hệ sinh thái

tự nhiên, nhất là hiện tượng đảo nhiệt ở các thành phố lớn làm ảnh hưởng xấu

đến sự phát triển của nông nghiệp ngoại thành. Dưới tác động của BĐKH

cùng với xu thế nóng lên của toàn cầu, ảnh hưởng của ĐTH, nhiệt độ ở các đô

thị sẽ tiếp tục tăng và cao hơn so với các vùng xung quanh (do hiệu ứng đảo

nhiệt). Với những diễn biến của BĐKH, một số loại cây trồng đặc sản có lợi

Page 59: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

52

thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của nông nghiệp ngoại thành sẽ bị ảnh hưởng,

có thể làm thay đổi chất lượng hoặc mất dần về diện tích. BĐKH làm xuất

hiện nhiều các hiện tượng thiên tai như: bão, lũ lụt, lốc xoáy… cũng như nguy

cơ ngập lụt các vùng đất thấp ở thành phố, đe dọa đến năng suất, chất lượng

các mặt hàng nông sản ngoại thành. Tuy nhiên, BĐKH cũng thúc đẩy đầu tư

và ứng dụng KHCN vào sản xuất, kinh doanh nông sản.

Ngoài các yếu tố cơ bản kể trên, còn nhiều nhân tố khác nữa như sự

CDCC lao động sang lĩnh vực phi nông nghiệp, quy định về sở hữu ruộng đất

trong Luật Đất đai, kinh nghiệm, tập quán sản xuất… sẽ tạo nên những đan

xen giữa thúc đẩy cũng như cản trở sự phát triển của nông nghiệp ngoại

thành. Do vậy, cần xác định rõ những yếu tố tác động và có giải pháp để hạn

chế yếu tố cản trở và hỗ trợ yếu tố thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại

thành là một yêu cầu khách quan.

2.3. KINH NGHIỆM TRONG - NGOÀI NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG

NGHIỆP NGOẠI THÀNH VÀ BÀI HỌC RÚT RA ĐỐI VỚI THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.3.1. Kinh nghiệm của Đài Bắc (Đài Loan)

Đài Bắc là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của Đài Loan, với sự

phát triển tập trung của các khu công nghiệp hiện đại. Song, Đài Bắc đã xây

dựng được nền nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao, nhất là nông

nghiệp sinh thái nhằm phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, thư giãn của cư dân đô

thị. Những trang trại quy mô “vừa và nhỏ” (thường khoảng 2 - 5 ha) ở vùng

ven thành phố Đài Bắc thường thu hút lượng khách tham quan khá đông, nhất

là gia đình, học sinh các trường trong thành phố đến trải nghiệm làm nông

nghiệp. Ngoài mục đích xây dựng một môi trường sống hài hòa, thân thiện

với con người và giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ các khu công nghiệp, việc

ưu tiên phát triển nông nghiệp sinh thái ở những vùng ven thành phố Đài Bắc

đã thúc đẩy phát triển ngành du lịch của thành phố nói riêng, cả Đài Loan nói

chung. Ngoài ra, Đài Bắc còn tập trung xây dựng nhiều cơ sở nghiên cứu và

Page 60: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

53

sản xuất, chuyển giao các loại giống cây trồng lớn cho các vùng sản xuất

nông nghiệp tập trung, trong đó tập trung nghiên cứu những bộ giống đầu

giòng như hoa, các loại quả, đồng thời sản xuất các loại giống để xuất khẩu.

Để thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp đô thị hay nông nghiệp sinh thái,

các cơ quan chức năng của Đài Loan nói chung, Đài Bắc nói riêng đã tạo mọi

điều kiện về thuế, đất đai, nhất là có chính sách bảo hiểm nông nghiệp cho

nông dân; đồng thời xác định rõ chiến lược, quy hoạch phát triển; xây dựng

chính sách vĩ mô phù hợp, sự lựa chọn những sản phẩm có lợi thế cạnh

tranh… Từ những thành công và bước phát triển nông nghiệp của Đài Bắc

cũng như của Đài Loan, có thể rút ra một số bài học sau:

Thứ nhất, vai trò của các tổ chức nông dân với những hình thức tổ chức

sản xuất thích hợp. Xây dựng các thể chế “Nông hội” ở từng vùng sinh thái để

tạo cơ hội cho người dân nông thôn tự ra các quyết định sản xuất, kinh doanh,

trong đó cơ bản xây dựng bốn hình thức liên kết để hỗ trợ phát triển của nông

nghiệp: i) Hiệp hội nông dân, bao gồm những nhóm hợp tác đa mục đích, do

chính những người nông dân lập ra nhằm mang lại những lợi ích cho bản thân

họ; ii) Hiệp hội thủy lợi, với chức năng chính là quy định sử dụng nước tưới

tiêu, thu phí nước, xây dựng và bảo trì các cơ sở thủy lợi; iii) Hiệp hội ngư

dân, với chức năng tương tự như hội nông dân, khác ở chỗ các hoạt động là

nhắm đến phục vụ ngư dân; iv) HTX marketing cây ăn quả, bao gồm những

nông dân tích cực tham gia trồng cây ăn quả.

Nông hội được coi là “cầu nối” giữa các cơ quan chức năng với nông

dân để thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp, hướng vào xuất khẩu. Về

cơ bản, đây là những tổ chức kinh tế hợp tác làm dịch vụ phi nông nghiệp, từ

cung cấp vật tư đến tiêu thụ nông sản, hỗ trợ người nông dân thương lượng

giá cả các mặt hàng nông sản. Các doanh nghiệp với sự bảo trợ của Chính

phủ, phối hợp với nông hội ký kết hợp đồng với nông dân sản xuất nguyên

liệu cho nhà máy và tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Page 61: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

54

Thứ hai, nghiên cứu, ứng dụng KHCN vào sản xuất, chế biến, tiêu thụ

nông sản. Đổi mới và ứng dụng KHCN mới là động lực quan trọng trong phát

triển nông nghiệp của Đài Bắc nói riêng, phát triển nông thôn ở Đài Loan nói

chung. Đài Bắc có nhiều viện nghiên cứu và các trạm khảo nghiệm phục vụ

sản xuất nông nghiệp. Nhờ vậy, đã tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi có

năng suất chất lượng cao phù hợp với thị trường trong nước và xuất khẩu;

nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ của hóa học, sinh học và cơ giới

vào sản xuất nông nghiệp.

Thứ ba, phát triển các dịch vụ hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản. Những

dịch vụ hỗ trợ mở rộng tại các trạm ở vùng chuyên canh tập trung là cầu nối

giữa nghiên cứu, thử nghiệm trên với dịch vụ tín dụng. Hội nông dân đóng vai

trò rất tích cực trong việc cung cấp tín dụng cho mục đích sản xuất và

marketing nhằm gia tăng khả năng bán sản phẩm của nông dân và duy trì hiệu

quả hoạt động. Thực hiện chính sách hỗ trợ giá, hỗ trợ các HTX hoạt động

theo chuỗi giá trị, từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm nông nghiệp. Các thành

phần kinh tế đều kết nối chặt chẽ và chia sẻ lợi ích với nhau nhằm phát triển

công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm tạo nên giá trị gia tăng cao cho

nông sản, tăng sức cạnh tranh hàng hoá xuất khẩu dựa trên mối “liên kết” chặt

chẽ công nghiệp với nông nghiệp khi hình thành mối quan hệ hợp đồng giữa

nông dân sản xuất nguyên liệu với nhà máy chế biến [4; 5].

2.3.2. Kinh nghiệm của Bangkok (Thái Lan)

Nằm ở châu thổ sông Chao Phraya, với diện tích 1.568,7 km2, Bangkok

không chỉ là thủ đô mà còn là thành phố đông dân nhất Thái Lan. Trong các

thập kỷ 70 và 80, cùng với sự phát triển bùng nổ của kinh tế Thái Lan, quá

trình ĐTH ở Bangkok diễn ra mạnh mẽ, đã ảnh hưởng tới sự phát triển nông

nghiệp ven đô. Quá trình ĐTH đã làm cho dân số Bangkok tăng lên khá

nhanh, cùng với đó ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh ở nội đô và

ngoại vi dẫn đến các hoạt động nông nghiệp bị đẩy ra vùng bên ngoài, hình

Page 62: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

55

thành nên những vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, chuyên môn hóa với

sản phẩm chính là lúa gạo để phục vụ xuất khẩu; sản phẩm rau, củ, quả…

phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cư dân đô thị. Sự bùng nổ của dân số ở

Bangkok đã dẫn tới tăng vọt nhu cầu của dân cư về lương thực, thực phẩm

cao cấp an toàn, nhất là các loại rau xanh; kèm theo đó là nhu cầu về nghỉ

ngơi, giải trí cuối tuần ở các vùng ngoại ô. Giá đất ngoại ô Bangkok đã tăng

vọt do hiện tượng đầu cơ ruộng đất; sự ô nhiễm môi trường nặng nề cũng đòi

hỏi nông nghiệp ngoại thành Bangkok phải làm tốt vai trò đáp ứng nhu cầu

dân cư đô thị và điều hòa môi trường.

Để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình ĐTH, sau một thời

gian dài chủ yếu tập trung vào thâm canh lúa, nông nghiệp ven đô Bangkok

chuyển sang đa dạng hóa sản phẩm. Nông nghiệp ven đô Bangkok có đặc

điểm là không hình thành một số vành đai xung quanh thành phố, mà chỉ hình

thành những vùng sản xuất chuyên môn hóa do vị trí địa lý của Bangkok nằm

sát biển, một số nơi không trồng trọt được vì bị xâm nhập mặn. Các vùng sản

xuất này có thể nằm cách Thủ đô Bangkok hàng chục Kilômét nhưng việc

chuyên chở hàng hóa, vật tư vẫn thuận tiện do sự phát triển nhanh của hệ

thống KCHT, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ. Bên cạnh việc xuất

khẩu nông sản thì chiến lược đa dạng hóa nông sản là một thành công của các

vùng sản xuất nông nghiệp ngoại thành này.

Bên cạnh phát triển rau quả ở ngoại thành, Bangkok còn nổi tiếng trong

phát triển các mô hình nông nghiệp kết hợp nhằm đa dạng hóa sản phẩm, sử

dụng hiệu quả đất đai và các nguồn lực khác, như mô hình kết hợp giữa trồng

trọt (lúa - rau - quả) và chăn nuôi (lợn - gia cầm) bắt đầu phát triển từ khi

Chính phủ giới thiệu các tiến bộ kỹ thuật về giống và công nghệ nuôi. Các mô

hình chăn nuôi thâm canh cao được các hộ nông dân ngoại thành phát triển

trên cơ sở đầu tư mạnh mẽ về vốn, kỹ thuật và đã đem lại lợi nhuận khá lớn

cho nông dân. Tuy nhiên, các trang trại chăn nuôi ngoại ô cũng gây ra ô

Page 63: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

56

nhiễm nguồn nước, tiếng ồn hay bệnh dịch… Điều này chưa được tính đến

trong hợp đồng giữa các hộ chăn nuôi và các công ty thu mua. Trước thực tế

đó, Chính phủ Thái Lan đã thực hiện một chương trình có tên gọi “quản lý

các trang trại chăn nuôi”, trong đó tập trung vào giải quyết vấn đề môi trường:

xử lý chất thải để sản xuất biogas và phân bón. Trong chương trình này,

Chính phủ Thái Lan đã trợ giúp tài chính, kỹ thuật cũng như sự hỗ trợ về thể

chế nhằm bảo đảm mức thu nhập tối thiểu cho hộ nông dân.

Tóm lại, sản xuất nông nghiệp ở Thái Lan nói chung, ở Thủ đô

Bangkok nói riêng đã đạt được những thành quả to lớn không chỉ về tốc độ

tăng trưởng sản xuất nông nghiệp mà còn về chất lượng thực phẩm và mức độ

đáp ứng nhu cầu của người dân về vật chất lẫn cảnh quan môi trường. Thành

công trên là do những nguyên nhân sau:

- Giải quyết tốt quá trình CDCC kinh tế nông nghiệp theo hướng xuất

khẩu, kết hợp với thúc đẩy đa dạng hóa sản phẩm. Ngoài ra, còn sự phát triển

của KCHT, sự tiếp cận dễ dàng về tín dụng đối với hộ nông dân, chính sách

khuyến nông cho phép dễ tiếp cận các kỹ thuật mới và chính sách phát triển

quan hệ hợp đồng giữa công ty chế biến với người nông dân nhằm ổn định

đầu ra cho nông sản.

- Vai trò của Nhà nước cũng rất quan trọng trong việc xây dựng và thực

hiện chính sách, quy hoạch đất đai, điều tiết giá cả, giải quyết các vấn đề môi

trường, tư vấn, tạo khung pháp lý cho phát triển nông nghiệp. Ngoài ra, chính

sách trợ giá nông sản không chỉ thực hiện ở việc Chính phủ mua sản phẩm

của nông dân theo giá cao mà người trồng lúa còn được hưởng những ưu đãi

khác như mua phân bón với giá thấp, được cung cấp giống mới có năng suất

cao, được vay vốn với lãi suất thấp… Chính phủ Thái Lan còn hỗ trợ về giá

cho nông dân trồng 5 loại cây chủ lực là sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt và

chôm chôm. Cấp cho dân nghèo và người không có ruộng đất thuê trồng trọt

với giá rẻ trong ít nhất 5 năm, sau đó có thể gia hạn thêm. Đặc biệt, Chính phủ

Page 64: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

57

Thái Lan còn thực hiện việc đưa các chuyên viên, chuyên gia giám sát từ việc

sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị trường xuất khẩu mới.

- Coi trọng nâng cao chất lượng nhân lực làm nông nghiệp. Nhiều

trường đại học, cao đẳng, trung học và các khóa học tại chỗ về kỹ thuật canh

tác, chuyển giao công nghệ được mở rộng với nhiều ưu đãi nhằm thu hút và

nâng cao trình độ nguồn nhân lực nông nghiệp.

- Nhiều hình thức HTX nông nghiệp được hình thành và đưa vào hoạt

động để phổ biến kinh nghiệm, kỹ thuật… giúp xã viên tiết giảm chi phí sản

xuất và tiếp cận gần thị trường, nhờ vậy, họ có thể bán với giá cao hơn, duy

trì sự bảo đảm về khối lượng và chất lượng sản phẩm. Với sự hỗ trợ của chính

phủ, các xã viên được huấn luyện về kỹ thuật trồng trọt, hiểu biết về lợi ích

của phân bón và thuốc trừ sâu. Ngoài ra, xã viên được hỗ trợ giá mua khi máy

móc sản xuất nông nghiệp như: máy kéo, máy bơm nước… [19; 48; 68].

2.3.3. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa,

KHCN của cả nước, là hạt nhân của khu kinh tế trọng điểm phía Nam. Những

năm gần đây, ngành nông nghiệp thành phố đang có xu hướng giảm mạnh tỷ

trọng; nếu năm 1985, ngành nông nghiệp đóng góp 6,2% trong cơ cấu GDP

thì đến năm 2010 còn 1,21%, từ năm 2014 đến nay chỉ còn khoảng 1,00%.

Song, ngành nông nghiệp Thành phố vẫn giữ vai trò quan trọng trong bảo

đảm sự phát triển hài hòa, bền vững cho quá trình phát triển KT-XH trên địa

bàn. Giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành nông nghiệp

của Thành phố tăng bình quân là 5% (cả nước tăng 3,36%); giai đoạn 2011 -

2015 là 5,8%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm diện tích

trồng lúa một vụ, hiệu quả kém sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị

kinh tế cao: hoa lan, cây kiểng, cá cảnh, rau an toàn, chăn nuôi bò sữa… Hiện

nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 1.663 ha trồng rau an toàn ứng dụng

công nghệ cao, sản lượng đạt khoảng 30.000 tấn/năm, nhất là diện tích rau sản

Page 65: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

58

xuất trong nhà lưới cho giá trị sản lượng 120 - 150 triệu đồng/ha; hơn 700 ha

trồng hoa - cây cảnh, các hộ nông dân áp dụng công nghệ cao trong sản xuất

hoa cảnh đem lại thu nhập 600 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm. Thành phố Hồ Chí

Minh đang hướng tới mục tiêu: trong giai đoạn 2015 - 2020, sẽ tập trung xây

dựng và đưa vào hoạt động 4 - 5 khu NNCNC; từ năm 2025 trở đi, sẽ đưa sản

xuất nông nghiệp của Thành phố đạt trình độ thâm canh và ứng dụng công

nghệ cao theo đặc trưng của nông nghiệp đô thị. Nghiên cứu về sự phát triển

của nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh có thể rút ra một số kinh nghiệm cơ

bản sau:

Thứ nhất, tích cực triển khai các chính sách tín dụng phục vụ phát triển

nông nghiệp. Nhờ các chính sách tín dụng, chính sách hỗ trợ đầu tư trong NN,

NT, nguồn vốn vay ưu đãi đến tay hàng ngàn hộ dân, góp phần cải thiện đời

sống của người dân, thúc đẩy quá trình phát triển KT-XH trên địa bàn Thành

phố. Thông qua nhiều hình thức cho vay vốn, đã thúc đẩy nhanh quá trình

CDCC cây trồng, vật nuôi có hiệu quả thấp sang các cây trồng, vật nuôi có

hiệu quả kinh tế cao. Giai đoạn 2011 - 2016, tổng số lao động (việc làm) tạo

ra thông qua các hình thức cho vay hỗ trợ sản xuất là khoảng 47.245 lao động,

trong đó có 5.727 lao động là đối tượng nghèo.

Thứ hai, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết phù hợp. Tạo điều

kiện giúp người dân trên địa bàn Thành phố chủ động tham gia các hình thức

hợp tác, liên kết, liên doanh để khắc phục những hạn chế về quy mô của kinh

tế hộ, Thành phố đã động viên người nông dân tích cực tham gia vào quá

trình đổi mới HTX, tham gia hay hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nông

nghiệp. Từ các mô hình HTX kiểu mới, tổ hợp tác, trang trại, doanh nghiệp

nông nghiệp đã dần hình thành các vùng chuyên canh tập trung sản xuất giống

cây trồng, vật nuôi có hiệu quả cao như hoa lan, cá cảnh, rau an toàn theo tiêu

chuẩn VietGAP…; xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản có giá trị sang các thị

trường như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật và một số nước châu Âu.

Page 66: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

59

Thứ ba, chú trọng xây dựng và phát triển NNCNC. Điểm nhấn của

nông nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh là NNCNC. Thành phố đã tập trung

xây dựng khu NNCNC với quy mô 88,17 ha tại huyện Củ Chi; hình thành các

trung tâm NNCNC như: Trung tâm Công nghệ sinh học (Quận 12), Trại thực

nghiệm bò sữa công nghệ cao hợp tác với Israel (huyện Củ Chi) nhằm chuyển

giao, hỗ trợ công nghệ cao đến từng trang trại và hộ sản xuất… Khu NNCNC

ở Củ Chi là những mô hình thử nghiệm đầu tiên của nước ta về một khu

NNCNC đa chức năng để nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN, kêu gọi

đầu tư cho quy trình sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Các mô

hình ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn sẽ có sức lan tỏa về phương thức

sản xuất mới ở khu kinh tế trọng điểm phía Nam [39; 70].

2.3.4. Những bài học rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm phát triển

nông nghiệp ngoại thành trong - ngoài nước cho Hà Nội

Mặc dù tùy vào điều kiện tự nhiên, KT-XH của mỗi nước, mỗi địa

phương khác nhau nên định hướng phát triển nông nghiệp cũng khác nhau,

song, từ việc nghiên cứu những kinh nghiệm thành công trong phát triển nông

nghiệp nói chung, nông nghiệp đô thị và vành đai nông nghiệp ven đô nói

riêng, có thể rút ra ba bài học kinh nghiệm cơ bản đối với việc phát triển nông

nghiệp ngoại thành Hà Nội như sau:

Một là, nhận thức đúng về vị trí, vai trò của phát triển nông nghiệp

ngoại thành, nhà nước chú trọng trong việc xây dựng thực hiện các chiến

lược, chính sách vĩ mô phù hợp, tạo khung pháp lý cho phát triển nông

nghiệp. Cùng với đó là việc lựa chọn những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh,

điều tiết giá cả, giải quyết các vấn đề môi trường và xây dựng những ngành

hỗ trợ cho nông nghiệp ở từng giai đoạn. Nhà nước cũng cần tập trung việc

xúc tiến thương mại, hỗ trợ phát triển thị trường, hướng tới xuất khẩu.

Hai là, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, đánh giá tiềm năng, thế mạnh

cũng như những thuận lợi, khó khăn của phát triển nông nghiệp ngoại thành,

Page 67: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

60

xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp ngoại thành gắn với thị

trường chủ lực là đô thị và hướng tới xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản có

giá trị như: hoa lan, cá cảnh, rau an toàn… Làm tốt công tác quy hoạch đất

đai để có quỹ đất sản xuất nông nghiệp ổn định, quy mô lớn với sự đồng bộ

của KCHT khu vực nông thôn, hình thành các vùng chuyên canh tập trung,

quy mô lớn, có điều kiện phát triển NNCNC.

Ba là, đẩy mạnh huy động, sử dụng hiệu quả nguồn lực (tài chính, tín

dụng; KHCN, lao động kỹ thuật…). Trong đó, các chính sách tín dụng được

triển khai hiệu quả sẽ cung cấp vốn cho sản xuất, phát triển kinh tế ở nông

thôn, khơi thông dòng vốn tín dụng đầu tư cho phát triển nông nghiệp, tạo

điều kiện thuận lợi cho người nông dân và các thành phần kinh tế khác tiếp

cận được nguồn vốn ưu đãi. Thông qua nhiều hình thức cho vay vốn đẩy

mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp; đồng thời, thúc đẩy nhanh quá

trình CDCC cây trồng, vật nuôi có hiệu quả thấp sang các cây trồng, vật nuôi

có hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Sử

dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước làm vốn mồi trong đầu tư KCHT nông

thôn, đầu tư nghiên cứu, ứng dụng KHCN trong nông nghiệp nhằm xây dựng

nền nông nghiệp hiện đại.

Bốn là, chú trọng ứng dụng KHCN tiên tiến vào sản xuất; xây dựng và

phát triển NNCNC. Với điều kiện ĐTH, BĐKH và chú trọng phát triển công

nghiệp, dịch vụ, các nguồn lực phát triển nông nghiệp ngày càng hạn chế, do

vậy, để phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững cần học tập Thái Lan,

Đài Loan, Thành phố Hồ Chí Minh trong việc tập trung nghiên cứu, ứng dụng

KHCN trong sản xuất nông nghiệp. Cùng với việc xây dựng, phát triển khu

NNCNC để nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ KHCN vào sản xuất, cần chủ

động nghiên cứu để có được những kỹ thuật, công nghệ phù hợp với điều kiện

tự nhiên canh tác, vốn, trình độ của người dân nước ta. Chú trọng lai tạo nhiều

giống cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao phù hợp với thị trường

Page 68: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

61

trong nước và xuất khẩu; nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ của hóa

học, sinh học và cơ giới vào sản xuất nông nghiệp.

Việc ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp đòi hỏi lao động phải

có trình độ kỹ thuật và khả năng tiếp thu những kiến thức mới của lao động

nông nghiệp thường xuyên. Do vậy, cần chú trọng đào tạo, tập huấn, chuyển

giao KHCN; thu hút lực lượng lao động trẻ có trình độ tham gia sản xuất,

kinh doanh ở nông thôn, vì đây là lực lượng có khả năng tiếp thu và ứng dụng

KHCN tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp hiệu quả nhất.

Năm là, phát triển các hình thức tổ chức và liên kết sản xuất theo chuỗi

giá trị. Hỗ trợ các hội nông dân, HTX kiểu mới hoạt động tốt trong vai trò

cung ứng vật tư nông nghiệp thiết yếu, đào tạo, chuyển giao, ứng dụng

KHCN; cung cấp thông tin, dự báo về thị trường; hỗ trợ kinh phí, điều kiện

sinh hoạt, bảo vệ lợi ích, quyền lợi chính đáng của người nông dân. Sự phát

triển của các tổ chức HTX kiểu mới và hội nông dân giúp cho khu vực nông

thôn, khu vực ngoại thành phát triển hài hòa cả về KT-XH và môi trường.

Khuyến khích và hỗ trợ nông hộ liên kết trong tổ hợp tác, HTX kiểu mới,

trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp gắn liền với quản lý theo chuỗi giá trị,

chuỗi sản phẩm, nhằm tập trung ruộng đất, sản xuất nông nghiệp hàng hóa, có

điều kiện ứng dụng KHCN như Đài Bắc, Bangkok.

Page 69: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

62

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT

TRIỂN NÔNG NGHIỆP NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

Nằm ở trung tâm đồng bằng sông Hồng (ĐBSH), Hà Nội có diện tích là

3.358,92 km2, trong đó, có diện tích tự nhiên khu vực ngoại thành là 3.051,22

km2, chiếm 90,84% tổng diện tích tự nhiên của thành phố. Hà Nội tiếp giáp

với 8 tỉnh: Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hòa

Bình, Hưng Yên và Hà Nam. Đầu năm 2014, huyện Từ Liêm chia, tách thành

2 quận Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, nên hiện nay, Hà Nội có 30 đơn vị

hành chính (gồm 12 quận, 17 huyện và 01 thị xã), với 386 xã (trong đó có 329

xã đồng bằng, 43 xã vùng đồi gò và 14 xã miền núi). 17 huyện ngoại thành

Hà Nội, bao gồm: Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Mê Linh, Ba Vì,

Phúc Thọ, Đan Phượng, Hoài Đức, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ,

Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức.

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hà Nội là Thủ đô, trái tim của cả nước, là trung tâm chính trị, hành

chính, kinh tế, văn hóa; với vị trí giao thông phát triển; là trọng tâm của Vùng

kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nên Hà Nội có sức tác động mang tính liên vùng,

đảm nhiệm vai trò làm cầu nối, cung cấp sản phẩm hàng hoá quan trọng giữa

các tỉnh, thành phố trong vùng và cả nước. Do vậy, Hà Nội có nhiều thuận lợi,

cơ hội trong việc khai thác và phát triển những ngành hàng có lợi thế cạnh

tranh, trong đó có nhiều nông sản phẩm ở ngoại thành [31; 59].

3.1.1.2. Khí hậu, nguồn nước và chế độ thủy văn

- Về khí hậu:

Các huyện ngoại thành Hà Nội có đặc điểm của khí hậu cận nhiệt đới

ẩm, với mùa hè nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông tương đối lạnh, ít mưa về

Page 70: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

63

đầu mùa và có mưa phùn về nửa cuối mùa. Thuộc vùng cận nhiệt đới ẩm,

thành phố cũng như các huyện ngoại thành Hà Nội quanh nǎm tiếp nhận

lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao (bức xạ có khả năng

quang hợp hàng năm khoảng 65 Kcal/cm2). Khả năng bức xạ này phù hợp cho

các loại cây màu vụ hè, thu, đông xuân, như: khoai tây, cà chua, bắp cải, đậu

cô ve… Nhìn chung, khí hậu ngoại thành Hà Nội phù hợp cho phát triển các

loại cây trồng nhiệt đới, ôn đới và các rừng, vườn sinh thái. Tuy nhiên, chu kỳ

mùa đông có những ngày ấm đan xen với những ngày lạnh nên rất khó dự báo

chính xác năng suất cây trồng [27; 31; 59].

- Nguồn nước và chế độ thủy văn:

Với mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mật độ khoảng 0,5 km/km2;

nguồn nước dồi dào và khả năng khai thác lượng nước ngầm lớn, đáp ứng tốt

nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, nhất là phát triển

nuôi trồng thủy sản; vừa để tiêu và tưới nước, vừa tạo cảnh quan sinh thái. Hà

Nội là thành phố đặc biệt có nhiều ao, hồ, đầm, với 20 hồ lớn có tổng dung

tích hữu ích 164 triệu m3 nước, gồm: hai hồ lớn (Suối Hai 48 triệu m3, Đồng

Mô - Ngải Sơn 86 triệu m3) và 18 hồ nhỏ (dung tích hữu ích 1 triệu m3), khả

năng tưới cho gần 24 nghìn ha đất canh tác. Các hồ lớn như: Ngải Sơn - Đồng

Mô, Suối Hai, Mèo Gù, Xuân Khanh, Tuy Lai, Quan Sơn… bên cạnh việc

tích trữ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp còn đóng vai trò trong phát triển

du lịch sinh thái [59, tr.10]. Hệ sinh thái của hồ, sông ngòi trên địa bàn Hà

Nội đã tạo nên nhiều phong cảnh đẹp, có tác dụng điều hoà khí hậu và môi

trường sống cho người dân Thủ đô. Tuy nhiên, nhiều sông, hồ ngoại thành Hà

Nội là nơi tù đọng lâu ngày (như sông Nhuệ) hoặc bị ô nhiễm từ nước thải

sinh hoạt từ đô thị và hoá chất độc hại ở làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Nước

sông, hồ ở Hà Nội đang bị nhiễm bẩn nặng tới mức báo động là mối nguy cơ

đe dọa sự phát triển nông nghiệp ngoại thành, nhất là đối với vấn đề vệ sinh

Page 71: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

64

an toàn thực phẩm, sức khoẻ người lao động cũng như hạn chế nguồn nước

sạch tưới tiêu cho cây trồng [27; 31; 59].

3.1.1.3. Thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng ngoại thành Hà Nội phong phú, đa dạng, bao gồm 5 nhóm

chính là: Nhóm đất phù sa, nhóm đất xám bạc màu, nhóm đất đỏ vàng, nhóm

đất lầy và than bùn, nhóm đất cát. Đất nông nghiệp của Hà Nội rất màu mỡ và

có độ phì nhiêu cao, tập trung ở các vùng bãi ven sông và các vùng ngập nước

nên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đất nông nghiệp Hà Nội tập trung

chủ yếu ở các huyện ngoại thành; trong đó, nhiều nhất là các huyện Ba Vì:

29.188,6 ha; Sóc Sơn: 18.042,6 ha; Chương Mỹ: 14.047,3 ha, Mỹ Đức:

14.396,26 ha… Tuy nhiên, việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông

nghiệp ngày càng tăng, trong giai đoạn 2008 - 2016 diện tích đất nông nghiệp

giảm mạnh (bình quân mỗi năm giảm gần 930 ha). Việc giảm diện tích đất

sản xuất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, chủ yếu là đất ở, đất khu công

nghiệp và đất giao thông. Diện tích các loại đất nông nghiệp tăng, giảm cụ thể

như sau: đất trồng lúa giảm 7.281 ha; đất lâm nghiệp có rừng tăng gần 300ha;

đất nuôi trồng thủy sản tăng gần 500 ha. Thực trạng phân bổ và sử dụng các

loại đất theo chức năng chưa phù hợp, đất phục vụ phát triển công nghiệp tập

trung chiếm phần rất nhỏ (1,44%, khoảng 4.799,72 ha); quỹ đất dành cho giao

thông ít; đất dành cho hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế… còn thiếu. Diện tích

đất nông nghiệp giảm dần do tác động của ĐTH, đòi hỏi nhanh chóng hình

thành các vùng sản xuất tập trung, các ngành sản xuất theo hướng bền vững

để sử dụng hiệu quả tiềm năng đất đai, hạn chế ô nhiễm và đáp ứng nhu cầu

nông sản phẩm sạch cho Hà Nội. Vì vậy, cần thiết phải có sự đánh giá tổng

thể về hiệu quả sử dụng đất đai trên toàn địa bàn Thủ đô, trong đó có việc giữ

gìn quỹ đất phát triển nông nghiệp. Tại nhiều nơi khu vực ngoại thành, sự

thoái hóa đất, diện tích đất nông nghiệp giảm xuống còn kéo theo cả sự suy

thoái về hệ thực vật, động vật và môi trường… đến mức báo động.

Page 72: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

65

Với điều kiện tự nhiên nêu trên, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội có

nhiều thuận lợi, tiềm năng phát triển khi sản xuất nông nghiệp đang giữ vai

trò quan trọng cung cấp nông sản đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú và

ngày càng tăng của hơn 10 triệu dân Thủ đô và khách vãng lai. Tuy nhiên, tốc

độ ĐTH quá nhanh làm thu hẹp đất sản xuất nông nghiệp khiến vai trò này

ngày càng giảm. Quá trình ĐTH, CNH, HĐH mạnh mẽ đã và đang đặt ra

những vấn đề về môi trường, lao động việc làm ở các huyện ngoại thành, điều

này khiến cho nông nghiệp Hà Nội đang đứng trước nhiều thách thức mới đòi

hỏi sự thay đổi cho phù hợp với một nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, theo

hướng bền vững. Hà Nội với vai trò là “trung tâm đầu não chính trị - hành

chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao

dịch quốc tế của cả nước” nên nông nghiệp ngoại thành nơi đây có điều kiện

rất thuận lợi tiếp cận kết quả nghiên cứu của các viện, trường đại học, trung

tâm nghiên cứu chuyên ngành phục vụ cho NN, NT và làm hình mẫu, tạo sức

lan tỏa cho nông nghiệp ở nhiều địa phương, nhất là những tỉnh, thành trong

vùng ĐBSH [27; 31; 59].

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Trong quá trình CNH, HĐH, Hà Nội đang phát triển theo hướng giảm

tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, song, nông

nghiệp vẫn có vai trò quan trọng, góp phần đáng kể vào việc thực hiện các

nhiệm vụ kinh tế, chính trị - xã hội quan trọng của Thủ đô. GRDP 02 năm

2016 và 2017 (theo cách tính mới) của thành phố Hà Nội đạt 1.324,1 nghìn tỷ

đồng (giá so sánh 2010), trong đó, năm 2016 đạt 638,7 nghìn tỷ đồng tăng

trưởng 7,125%. Về GRDP bình quân, giai đoạn 2011 - 2016 tăng 8,91% (gấp

1,58 lần mức tăng bình quân chung của cả nước), đạt khá trong bối cảnh kinh

tế còn nhiều khó khăn nhưng vẫn thấp hơn so với kế hoạch đề ra là 12 - 13%

(giai đoạn 2006 - 2010 đạt 10,73%). Trong đó, ngành dịch vụ đạt mức tăng

Page 73: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

66

trưởng cao nhất: 9,8%/năm; ngành công nghiệp - xây dựng tăng 8,7%/năm;

ngành nông nghiệp tăng 2,6%/năm. Nếu xét theo thứ tự về quy mô GDP theo

tỉnh, thành cả nước, Hà Nội đứng vị trí thứ hai, sau Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong đó, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thấp hơn các ngành phi nông

nghiệp, đóng góp vào tăng trưởng của ngành nông nghiệp đã giảm từ 6,54%

năm 2008 xuống còn 4,8% năm 2016. Trong giai đoạn 2008 - 2016, mức

đóng góp cho tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt khoảng 5,5%.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2016, 2017 và Quý I năm 2018

đạt 447.401 tỷ đồng (bằng 47,74% số dự kiến thu giai đoạn 2016 - 2020),

trong khi đó, thu ngân sách 03 năm 2011 - 2013 đạt 430.983 tỷ đồng. Việc

tổng thu ngân sách tăng nhanh sẽ bảo đảm các nhiệm vụ chi ngân sách và chi

đầu tư phát triển. Tổng vốn đầu tư xã hội tăng trưởng đều đặn qua các năm

(năm 2016 đạt 278 nghìn tỷ đồng, tăng 10%; năm 2017 đạt 308,2 nghìn tỷ

đồng, tăng 10,9%). Cơ cấu vốn đầu tư xã hội dịch chuyển đúng hướng; tỷ

trọng vốn đầu tư khu vực Nhà nước giảm dần qua từng năm, cụ thể: năm 2015

đạt 109,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 43,4% tổng vốn đầu tư xã hội; năm 2016 đạt

117 nghìn tỷ đồng, chiếm 42,1%; năm 2017 đạt 121,1 nghìn tỷ đồng, chiếm

39,3%. Đầu tư từ khu vực tư nhân trong nước chiếm tỷ trọng cao: năm 2015

đạt 116 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,9%; năm 2016 đạt 133,4 nghìn tỷ đồng,

chiếm 48%; năm 2017 đạt 157,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 51,1%. Kim ngạch

xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội năm 2016 đạt 10,68 tỷ USD, tăng 1,9% so với

năm 2015; xuất khẩu năm 2017 đạt 11,78 tỷ USD, tăng 10,3% so với năm

2016; tăng trưởng bình quân đạt 6,2%/năm [31; 59; 62].

Về CDCC, trong giai đoạn vừa qua có sự dịch chuyển khá nhanh theo

hướng tích cực: tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng lên,

tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm. Năm 2008, cơ cấu các ngành tương ứng là:

52,3%; 41,2%; 6,5%, đến năm 2016, cơ cấu các ngành tương ứng là: 57,3%;

29,7% và 3,2%. Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển. Trong

Page 74: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

67

cơ cấu kinh tế trên địa bàn Thành phố năm 2016, thương mại - dịch vụ là

ngành có tỷ trọng cao nhất; Hà Nội là một trong số ít địa phương có tỷ trọng

thương mại - dịch vụ cao hơn ngành công nghiệp (xem Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Tổng sản phẩm và cơ cấu kinh tế theo ngành

Đơn vị: Tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 2008 2011 2014 2016

GDP (giá hiện hành) 178.605 365.239 502.967 599.178

Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản

11.713 17.029 17.940 19.280

Công nghiệp - Xây dựng 73.538 106.726 148.675 177.919

1

Dịch vụ 93.354 206.933 288.801 343.193

Cơ cấu kinh tế (%)

Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 6,5 4,7 3,6 3,2

Công nghiệp và xây dựng 41,2 29,2 29,6 29,7 2

Dịch vụ 52,3 56,6 57,3 57,3

Nguồn: Xử lý từ [12; 13]

Nhìn vào cơ cấu ngành kinh tế trên có thể thấy, Hà Nội đang hình thành

một hình thái với chất lượng cao hơn trong đó dịch vụ đóng vai trò chủ đạo,

từ năm 2008 đến nay ngành dịch vụ luôn chiếm trên 50% cơ cấu tổng sản

phẩm trên địa bàn. Cũng theo phân tích ở trên, tổng số vốn đầu tư xã hội trên

địa bàn liên tục tăng nhanh qua các năm, tập trung chủ yếu vào xây dựng

KCHT, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM…; cơ cấu đầu tư

chuyển dịch theo hướng tập trung cho các ngành và sản phẩm chủ lực.

Bên cạnh những kết quả đạt được, KT-XH của thành phố vẫn còn nhiều

khó khăn: chất lượng tăng trưởng thấp; nguồn nhân lực khu vực nông thôn

ngoại thành có tay nghề cao có tỷ lệ thấp nên đã hạn chế người lao động trong

việc ứng dụng KHCN vào sản xuất hay chuyển dịch sang các ngành công

nghiệp, dịch vụ, tạo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, cũng như hiệu

quả sử dụng vốn, tư duy KTTT còn hạn chế…, có những tác động không tốt

đến quá trình xây dựng NTM ở một số huyện ngoại thành [31; 59; 62].

Page 75: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

68

3.1.2.2. Về dân số, lao động và việc làm

Theo Niên giám thống kê thành phố Hà Nội, năm 2016, dân số Thủ đô

là 7.582,3 nghìn người; năm 2014 là 7.265.600. Tính bình quân giai đoạn

2006 - 2014, tốc độ tăng dân số toàn thành phố là 2,3%, trong đó thành thị là

5,1%, cao hơn cả Thành phố Hồ Chí Minh (3,5%), chủ yếu là tăng cơ học và

0,3% ở nông thôn. Dân cư phân bố không đồng đều, tập trung tại các quận nội

thành, mật độ dân số trung bình là 2.202 người/km2. Tốc độ ĐTH phát triển

rất nhanh, năm 2008 có 40,8% dân thành thị (tương ứng với 2.632.087 người

và 59,2% dân nông thôn (tương ứng với 3.816.750 người); năm 2010, dân số

trung bình khu vực ngoại thành Hà Nội năm là 4.140,2 nghìn người, năm

2013 là 4.452,2 nghìn người và năm 2016 là 4.183,9 nghìn người. Về cơ cấu,

dân số trung bình khu vực ngoại thành Hà Nội giảm từ 62,56% xuống còn

55,18% năm 2016.

Khu vực ngoại thành Hà Nội là địa bàn dồi dào về nguồn nhân lực cho

phát triển nông nghiệp, đồng thời là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho nhu cầu

phát triển KT-XH của thành phố. Tuy nhiên, do quá trình CNH, HĐH và

ĐTH với cơ hội việc làm, thu nhập, điều kiện sinh sống, học tập tốt nên dòng

di cư từ khu vực ngoại thành và các tỉnh, thành khác ở ĐBSH vào Hà Nội

ngày càng lớn, đây là một sức ép lớn về mọi mặt cho quá trình phát triển KT-

XH của Thủ đô. Theo số liệu thống kê hiện nay, dân số khu vực ngoại thành

chiếm khoảng hơn 50% dân số toàn thành phố. Biến động dân số ở khu vực

này chủ yếu do luồng di dân đi làm ăn, sinh sống hoặc học tập tại thành thị và

vì không đủ diện tích đất sản xuất nông nghiệp [31; 59; 62].

Về lao động ở nông thôn của Hà Nội theo kết quả tổng kiểm kê năm

2009 là 2,41 triệu người, bằng 58,8% tổng lao động toàn thành phố. Đến năm

2013 lao động khu vực nông thôn đã tăng lên 2,69 triệu người, chiếm hơn

37% tổng dân số toàn thành phố. Đến năm 2017, lao động khu vực thành thị

khoảng 2 triệu người; khu vực nông thôn là 1,8 triệu người. Tỷ lệ tham gia

Page 76: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

69

lực lượng lao động là 67,8%, trong đó khu vực thành thị là 62,3% và khu vực

nông thôn là 75,3%. Số người có việc làm trong năm 2017 đạt trên 3,7 triệu

người chiếm 97,4% so với tổng số lao động trong độ tuổi từ 15 trở lên. Trong

đó, khu vực khu vực thành thị chiếm 53,1%; khu vực nông thôn chiếm 46,9%.

Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động đang làm việc qua đào tạo của Hà Nội ước đạt

60,7% và tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị ở mức 3,1%. So với cả nước, lao

động trên địa bàn Hà Nội có trình độ chuyên môn cao hơn. Bình quân cứ 03

lao động thì có 01 người có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên [37]. Lao

động khu vực nông thôn Hà Nội tuy dồi dào, song tỷ lệ lao động qua đào tạo

năm 2010 mới đạt 35%; trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 25,4%, chất

lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật không đều, tập trung ở các

quận nội thành. Lao động Hà Nội còn có tâm lý kén chọn việc làm và thu

nhập rất nặng nề. Tỷ trọng việc làm bền vững tăng chậm, việc làm không ổn

định, việc làm tạm thời còn khá cao, chiếm khoảng 45% kết quả giải quyết

việc làm hàng năm. Cơ cấu lao động ở nông thôn có sự chuyển dịch theo

hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp. Hiện tại, trong cơ cấu lao động

nông thôn Hà Nội, lao động ngành nông nghiệp chiếm gần 58%, lao động

công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm trên 25% (hơn 546.000

người) và lực lượng lao động dịch vụ - thương mại chiếm gần 17%. Trong đó,

lao động ở lĩnh vực nông nghiệp khoảng 1,2 triệu người chiếm hơn 51% tổng

số lao động nông thôn. Đồng thời, chất lượng lao động khu vực NN, NT từng

bước được nâng lên. Tổng sản phẩm nội địa bình quân đầu người của Thủ đô

tăng đều hàng năm, thường ở mức cao gấp hơn 1,58 lần trung bình cả nước và

gấp khoảng l,7 lần so với cả vùng ĐBSH. Khu vực ngoại thành Hà Nội có thu

nhập bình quân đầu người không đồng đều, nhóm người thu nhập cao tập

trung chủ yếu ở khu vực cận đô thị trung tâm [31; 59; 62].

Tuy nhiên, chất lượng lao động khu vực NN, NT vẫn chưa đáp ứng

được yêu cầu phát triển KT-XH Thủ đô với nhiều tác động đan xen của tiến

Page 77: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

70

trình CNH, HĐH trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Lao động

trẻ, khoẻ, có kỹ thuật ở nông thôn có xu hướng thoát ly nông nghiệp ngày

càng gia tăng làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai ứng dụng các tiến

bộ KHCN trong phát triển nông nghiệp.

3.1.2.3. Về kết cấu hạ tầng

Hà Nội có hệ thống KCHT phát triển khá đồng bộ và phát triển hơn

nhiều địa phương khác ở ĐBSH. Hệ thống giao thông đường bộ gồm các

tuyến Quốc lộ có chiều dài khoảng trên 150 km; khoảng 3.628 km đường và

237 cầu các loại do thành phố quản lý. Đường trục xã, liên xã khoảng 2.870,2

km, đã trải nhựa hoặc bê tông 2.315,2 km; đường liên thôn khoảng 4.321,3

km, trong đó đã cứng hóa 2.596,8 km; đường ngõ, xóm có khoảng 6.893,2

km, với 4.030,6 km đã được bê tông hóa; trục chính nội đồng khoảng 6.892,3

km, trong đó 545,8 km đã được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện. Trên

địa bàn thành phố có hệ thống sông với quy mô lớn, nhỏ khác nhau, trong đó

các sông lớn chảy qua địa bàn như: sông Hồng, sông Đà, sông Đáy, sông

Tích, sông Nhuệ, sông Bùi… Hiện nay, 09 cảng sông với hệ thống kho bãi,

công trình phụ trợ, tập trung chủ yếu ở các huyện ngoại thành. Nhìn chung, hệ

thống giao thông của Hà Nội những năm gần đây đã góp phần làm thay đổi bộ

mặt thành phố, nhất là khu vực nông thôn, được đầu tư bằng nhiều chương

trình, dự án, nguồn vốn khác nhau từ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây

dựng NTM. Hệ thống điện và lưới điện khá hoàn chỉnh, bảo đảm tiêu chuẩn

kỹ thuật cung cấp điện an toàn, chất lượng ổn định, phục vụ tốt cho nhu cầu

sản xuất, sinh hoạt. Hệ thống chợ, siêu thị trên địa bàn Hà Nội gồm: khoảng

411 chợ, bình quân 1 quận, huyện, thị xã có 14 chợ; tính đến tháng 12/2011,

có 20 trung tâm thương mại trên địa bàn, chủ yếu tập trung tại các quận của

Hà Nội (bình quân 1 quận/huyện mới có 1 trung tâm thương mại) khá thấp so

với Thành phố Hồ Chí Minh (mỗi quận/huyện có 1,5 trung tâm thương mại);

tính đến tháng 12/2012, có 110 siêu thị trên địa bàn. Mạng lưới y tế hầu như

Page 78: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

71

phủ khắp địa bàn, với 32 cơ sở y tế do Bộ Y tế quản lý; 09 bệnh viện và trung

tâm khám chữa bệnh thuộc các bộ, ngành, bên cạnh đó còn có 15 bệnh viện

thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng; có 41 bệnh viện đa khoa, chuyên khoa,

30 trung tâm y tế quận, huyện, thị xã; 577 trạm y tế xã, phường, thị trấn… bảo

đảm phục vụ tốt việc khám, chữa bệnh của nhân dân trên địa bàn Thủ đô và

những tỉnh lân cận. Hiện nay, trên địa bàn ngoại thành, tỷ lệ người sử dụng

nước sạch mới đạt hơn 35,5%; tỷ lệ thu gom xử lý rác thải sinh hoạt cũng

thấp, chỉ đạt 87%; tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2014 là 2,89% [19].

Hạ tầng KT-XH nông thôn tiếp tục được quan tâm đầu tư qua Chương

trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, đã từng bước đáp ứng nhu cầu

phục vụ nông nghiệp và góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn các huyện ngoại

thành, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân khu vực này. Với những

điều kiện tự nhiên, KT-XH của Hà Nội về cơ bản có nhiều thuận lợi để phát

triển nông nghiệp hàng hóa với cơ cấu hợp lý, hiện đại và bền vững.

3.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI

THÀNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 - 2016

3.2.1. Thực trạng tăng trưởng nông nghiệp các huyện ngoại thành

Thời gian qua, do quá trình ĐTH, đất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội

đang có xu hướng giảm dần, lại liên tiếp chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai,

dịch bệnh diễn biến thất thường, song, quy mô và tốc độ GDP của nông

nghiệp ngoại thành Hà Nội tăng liên tục qua các năm GTSX nông, lâm nghiệp

và thủy sản của Hà Nội vẫn tăng dần đều trong thời gian gần đây. Từ năm

2008 đến nay, GTSX nông nghiệp của Thành phố vẫn luôn đạt kết quả tích

cực, năm 2016, tổng GTSX nông nghiệp của Hà Nội đạt 39.632 tỷ đồng (giá

hiện hành), tăng 105,3% so với năm 2008 (19.304 tỷ đồng) (xem Biểu đồ 3.1).

Tổng sản lượng lương thực luôn vượt chỉ tiêu đề ra hàng năm và đạt trên 1,2

triệu tấn; tổng đàn gia súc, gia cầm tăng từ 1,1 - 1,3 lần (đàn bò sữa tăng 14,5

lần); sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 1,3 lần và đạt 396.000 tấn. Giá trị

Page 79: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

72

tăng thêm ngành nông nghiệp đạt bình quân 2,4%/năm, tăng 0,65% so với

mục tiêu đề ra (1,75%); cơ cấu sản xuất: trồng trọt, lâm nghiệp chiếm

41,14%; chăn nuôi, thủy sản chiếm: 55,89%; dịch vụ chiếm: 2,97% [63, tr.7-8].

Đơn vị: Tỷ đồng

Biểu đồ 3.1: GTSX nông nghiệp (theo giá hiện hành)

Nguồn: Xử lý từ [12; 13]

Giai đoạn 2008 - 2016, toàn lĩnh vực nông nghiệp vẫn có bước tăng

đáng kể, tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt khoảng 4%, cao hơn so

với chỉ tiêu đặt ra (xem Biểu đồ 3.2). Chất lượng tăng trưởng của nông nghiệp

ngoại thành Hà Nội ngày càng được cải thiện. Sản xuất nông nghiệp, trong

giai đoạn 2008 - 2015, sản xuất nông nghiệp của Thành phố đạt tăng trưởng

bình quân 3,5%/năm; trong đó, ngành thủy sản là lĩnh vực có tốc độ tăng bình

0

5000

10000

15000

20000

25000

30000

35000

40000

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ

Page 80: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

73

quân 5,3%/năm, kế đến là GTSX ngành chăn nuôi tăng bình quân 4,5%/năm

và cuối cùng là ngành trồng trọt (chịu ảnh hưởng nhiều nhất của quá trình

CNH, HĐH và thiên tai dịch bệnh) tăng bình quân 2,2%/năm, giữ ổn định

diện tích đất trồng lúa trên 60.000 ha, bảo đảm ANLT.

Đơn vị: %

Biểu đồ 3.2: Tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội

Nguồn: Xử lý từ [12; 13]

Hệ số sử dụng đất canh tác tăng dần, năm 2005 là 2,56 lần, năm 2010 là

2,35 lần đến năm 2015 là 2,67 lần. Năng suất lúa bình quân 1 vụ luôn đạt từ

59 - 61 tạ/ha (một trong những tỉnh có năng suất lúa cao nhất ĐBSH); sản

lượng rau các loại tăng từ 562.000 tấn đến 651.000 tấn; sản lượng thủy sản

tăng từ 35.659 tấn năm 2010 lên 66.672 tấn năm 2015, bình quân mỗi năm

tăng 16,1%. Đây là kết quả của việc sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp cũng

như các nguồn lực khác của ngoại thành Hà Nội ngày càng tăng.

Có thể khẳng định, từ những chủ trương đúng đắn của Thành ủy, Ủy

ban nhân dân, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về phát triển nông nghiệp

trong thời gian qua, cùng với sự cố gắng nỗ lực của các cấp, các ngành và

nhân dân, nên sản xuất nông nghiệp Hà Nội đạt tăng trưởng khá, cơ cấu nông

4.96% 4.87%

3.91%

0.00%

0.50%

1.00%

1.50%

2.00%

2.50%

3.00%

3.50%

4.00%

4.50%

5.00%

2001 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2016Năm

Tỷ

lệ

Page 81: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

74

nghiệp chuyển dịch tích cực, giá trị trồng trọt 43,94%; chăn nuôi, thủy sản:

53,72%; dịch vụ 2,34%. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư nâng cấp; hệ

thống đê điều, công trình thủy lợi được củng cố, bảo đảm phục vụ sản xuất,

an toàn phòng, chống lụt bão và khắc phục hậu quả thiên tai; đời sống vật chất

và tinh thần của nông dân được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng được

đổi mới; góp phần phát triển KT-XH, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an

toàn xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, ở một số địa phương, người nông dân sản

xuất không theo quy hoạch, việc CDCC cây trồng, vật nuôi còn tự phát dẫn

tới tình trạng cung vượt cầu, làm cho đầu ra của nông sản thiếu ổn định.

Giá trị sản phẩm xuất khẩu trong đó nông sản phẩm xuất khẩu: Là

trung tâm kinh tế cả nước, song kim ngạch thương mại của Hà Nội từ năm

2012 đến nay luôn thâm hụt thương mại lớn, nếu kéo dài sẽ kìm hãm sự tốc

độ CDCC kinh tế. Trong năm 2015, Hà Nội cũng là địa phương có nhập siêu

lớn nhất cả nước (15,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 10,4 tỷ USD, nhập

khẩu lên đến 25,7 tỷ USD). Tuy nhiên, đối với hàng hóa nông sản, không góp

phần vào tình trạng thâm hụt thương mại này, vẫn là xuất khẩu hơn nhập

khẩu. Cụ thể: Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2013 đạt 9.913

triệu USD, trong đó kim ngạch nông sản phẩm xuất khẩu đạt 968 triệu USD,

giảm 5,2% so với năm 2012. Về tỷ lệ kim ngạch hàng nông sản trong tổng

kim ngạch xuất khẩu toàn Thành phố năm 2013 chiếm 9,8%, giảm so với năm

2009. Tính chung cả nhóm hàng nông, lâm và thủy sản, tổng kim ngạch xuất

khẩu năm 2013 đạt 1.127 triệu USD tăng 0,9% so với năm 2012. Nhìn chung

trong năm 2013 kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các nhóm hàng của nông

nghiệp đều giảm (chỉ số phát triển nhóm hàng nông sản năm 2013 là 95,1%,

thủy sản không đổi). Trong 02 năm 2014, 2015, kim ngạch nông sản phẩm

xuất khẩu đạt 1.256 triệu USD và 1.257 triệu USD; nhập khẩu lần lượt là 705

triệu USD và 873 triệu USD (xem Bảng 3.2).

Page 82: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

75

Bảng 3.2: Trị giá hàng hóa nông sản xuất nhập khẩu trên địa bàn Hà Nội

Đơn vị: Triệu USD

Chỉ tiêu 2010 2011 2014 2015 2016

Hàng nông sản 869 933 1.066 1.056 959

Hàng lâm sản 69 92 181 191 204 Xuất khẩu

Hàng thủy sản 6 5 9 10 15

Nhập khẩu Lương thực 55 180 655 705 873

Nguồn: Xử lý từ [12; 13]

- Về thực trạng sản xuất và cơ cấu ngành trồng trọt. Giá trị sản xuất

trồng trọt giai đoạn 2011 - 2015 tăng trung bình 3,68%/năm đạt khá cao so

với giai đoạn 2005 - 2010 (tăng 0,09%). Tuy nhiên, tốc độ tăng không ổn định

giữa các năm. Năm 2011, GTSX trồng trọt tăng tới 10% thì năm 2012 lại

giảm tới 2,84%. Lý do chủ yếu là năm 2012 bị ảnh hưởng bởi thời tiết rét

đậm, rét hại kéo dài sau đó lại bị mưa úng dẫn đến vụ Đông - Xuân thất thu.

Ngoài ra, năm trước tăng trưởng đạt khá cao nên năm tiếp theo khó duy trì tốc

độ cao đó. Giá trị sản xuất rau, hoa, cây cảnh tăng trưởng cao tới 11,12% giai

đoạn 2011 - 2015 và duy trì tốc độ tăng khá ổn định qua các năm. Phát triển

rau, hoa, cây cảnh phù hợp với xu hướng khách quan khi mà rau, đậu, hoa,

cây cảnh hiện nay mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% thị trường Hà Nội (40%

là từ các địa phương phụ cận cung cấp). Cây lương thực có hạt và cây công

nghiệp hàng năm tăng trưởng không ổn định, khi mà trong 5 năm từ 2011 -

2015 chỉ có 2 năm có tăng trưởng dương. Đối với cây trồng lâu năm, GTSX

cây ăn quả tăng khá 15,03%/năm và tương đối ổn định. Cây công nghiệp lâu

năm tăng trưởng không ổn định và đạt trung bình 0,47%/năm [31; 63].

Cơ cấu GTSX trồng trọt chủ yếu là cây hàng năm, chiếm khoảng 85%,

cây lâu năm chỉ chiếm khoảng 15%. Cơ cấu GTSX trồng trọt đang chuyển

dịch theo hướng giảm tỷ trọng cây hàng năm và tăng tỷ trọng cây lâu năm.

Thực trạng này thể hiện ưu thế về hiệu quả kinh tế và giá trị hàng hóa của

Page 83: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

76

nhóm cây lâu năm trong quá trình CDCC cây trồng vì đa phần là diện tích cây

lâu năm được chuyển đổi từ đất cây hàng năm kém hiệu quả. Trong GTSX

cây hàng năm, tỷ trọng lương thực có hạt chiếm gần 50% và đang có xu

hướng giảm dần. Cây rau, đậu, hoa, cây cảnh chuyển dịch theo chiều ngược

lại, từ 2011 đến 2015, tỷ trọng những loại cây trồng này đã tăng 5,67% trong

cơ cấu GTSX trồng trọt nói chung và hiện chiếm trên 30,2% GTSX ngành

trồng trọt. Tỷ trọng các cây trồng hàng năm khác đều giảm dần. Đối với cây

trồng lâu năm, các cây ăn quả chiếm tỷ trọng là chủ yếu. Trong cơ cấu GTSX

trồng trọt nói chung, giai đoạn 2010 - 2015, tỷ trọng cây ăn quả tăng 2,93%,

hiện chiếm 12,95%; cây công nghiệp lâu năm tăng 1,44%, hiện chiếm hơn

2%. Đây là kết quả tích cực góp phần thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển

theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao hiệu quả đầu tư cũng như hiệu quả sử

dụng đất [31; 63; 68].

Cây hàng năm chủ yếu là 2 vụ lúa: Đông - Xuân, Hè - Thu và một vụ

Đông trồng rau màu. Diện tích trồng lúa vụ Đông - Xuân và Hè - Thu tương

đối ổn định (khoảng 101.500 ha). Hà Nội là địa phương đứng đầu cả nước về

sản xuất vụ Đông với diện hàng năm khoảng 45.000 - 50.000 ha, chiếm

khoảng 13% diện tích đất gieo trồng 3 vụ. Tuy nhiên, diện tích trồng rau màu

vụ Đông không ổn định. Với xu hướng ĐTH và diễn biến thời tiết phức tạp,

lại thiếu lao động trẻ, khoẻ, có kỹ thuật do quá trình chuyển dịch lao động từ

nông thôn sang các lĩnh vực khác trong khi cơ giới hoá chưa cao, sản xuất vụ

Đông thường không được quan tâm, chỉ được coi là vụ phụ nên diện tích cây

trồng vụ Đông ngày càng giảm. Vụ Đông là vụ quan trọng do có nhiều lợi thế

và tiềm năng như thời gian sản xuất ngắn (chỉ hơn 2 tháng), đất đai trồng lúa

còn nhiều, ngoài ra còn đất bãi, đất vùng thấp vẫn có thể sản xuất được vụ

Đông. Mặt khác, vụ Đông là vụ sản xuất chủ yếu những cây trồng mang tính

hàng hóa đem lại giá trị gia tăng cao, phục vụ nhu cầu thực phẩm rất lớn cho

trước và sau Tết Nguyên đán; vụ Đông cũng là vụ ít sâu bệnh, các cây trồng

Page 84: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

77

cũng rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, do quy mô sản xuất nhỏ lẻ,

manh mún; chế biến, bảo quản sau thu hoạch còn sơ sài, chuỗi giá trị thấp; hệ

thống thuỷ lợi cho cây vụ Đông bị phá vỡ do quá trình ĐTH; đặc biệt là vấn

đề tổ chức sản xuất, thông tin thị trường sự tham gia của doanh nghiệp còn

khiêm tốn dẫn tới đầu ra bấp bênh… cũng hạn chế việc phát triển vụ Đông

[19, tr.68-69]. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm ước đạt 297.082 ha,

bằng 99,54% kế hoạch, giảm 15.450 ha so với năm 2011 (đạt 312.532 ha);

trong đó diện tích lúa cả năm 203.331 ha; năng suất bình quân ước đạt 57,68

tạ/ha; sản lượng 1,173 triệu tấn. Diện tích ngô cả năm ước đạt 20.184 ha,

giảm so với năm 2011 là 3.599 ha; năng suất ước đạt 49 tạ/ha, sản lượng

98,902 nghìn tấn, giảm so với năm 2011 là 10.098 tấn; tổng diện tích rau, đậu

thực phẩm các loại 30.017 ha, năng suất ước đạt 194 tạ/ha, sản lượng 582,330

tấn; trong đó diện tích rau an toàn là 5.500 ha đạt mục tiêu đề ra. Tổng diện

tích đậu tương đạt 24.498 ha; năng suất ước đạt 17 tạ/ha, sản lượng 41,647

nghìn tấn. Tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 1,27 triệu tấn, bằng

98% so với năm 2011; trong đó thóc là 1,173 triệu tấn, ngô là 98,902 nghìn

tấn [63, tr.7-8]. Cụ thể về một số cây trồng chủ yếu hàng năm:

+ Diện tích trồng cây lương thực có hạt năm 2015 là 221.604 ha (giảm

hơn 8.000 ha so với năm 2010), chủ yếu được trồng tập trung tại 6 huyện: Sóc

Sơn, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Phú Xuyên, Ba Vì và Mỹ Đức, với diện tích

chiếm trên 51% đất trồng cây lương thực toàn thành phố. Sản lượng lúa năm

2015 đạt gần 1,17 triệu tấn. Diện tích trông ngô đang giảm dần (giảm 4.057

ha, còn khoảng 21.000 ha). Ngô được trồng chủ yếu tại Ba Vì, Sóc Sơn, Phúc

Thọ… năng suất đạt trung bình 4,35 tấn/ha, sản lượng khoảng 100.000 tấn -

chỉ đủ cung cấp một phần nhu cầu chăn nuôi trên địa bàn…

+ Diện tích gieo trồng đậu tương hàng năm khoảng 20.000 ha, được

trồng chủ yếu vụ Đông và Đông - Xuân, chiếm ngôi vị số một trong các cây

trồng vụ Đông với trên 35% diện tích. Cây đậu tương khá quan trọng nhưng

Page 85: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

78

hiện tại vẫn chủ yếu do dân tự chọn giống nên phẩm cấp thấp, thoái hóa nhiều

dẫn đến năng suất không cao, năm 2015 trung bình đạt 15 tạ/ha, chỉ bằng 95%

của năm 2010.

+ Cây rau, đậu thực phẩm các loại có xu hướng tăng với diện tích canh

tác khoảng 12.000 ha, diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 32.000 ha (tăng

trung bình 2%/năm), sản lượng rau đạt trên 650 nghìn tấn (năm 2015), năng

suất trung bình đạt hơn 200 tạ/ha/vụ. Sản lượng rau xanh của Hà Nội chỉ đáp

ứng khoảng 60% nhu cầu, trong đó với loại rau an toàn mới đáp ứng trên 40%,

lượng rau còn lại được cung cấp từ Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương… [19].

+ Mặc dù diện tích đất nông nghiệp liên tục giảm, nhưng diện tích đất

trồng hoa, cây cảnh liên tục tăng. Năm 2015, diện tích canh tác khoảng 2.700

ha, diện tích gieo trồng đạt khoảng 5.100 ha (tăng 2,4 lần so với năm 2010),

tập trung tại 42 vùng của 18 xã của các huyện: Mê Linh, Đan Phượng,

Thường Tín). Khoảng 85% sản lượng được tiêu thụ trên địa bàn Thành phố,

15% còn lại được tiêu thụ tại các địa phương khác và xuất khẩu theo đường

tiểu ngạch. Thu nhập từ trồng hoa khá cao, trung bình đạt 400 - 500 triệu

đồng/ha/năm (hoa hồng), có mô hình đạt 500 - 700 triệu đồng/ha/năm (hoa

ly). Đặc biệt, một số diện tích hoa hồng chất lượng cao đạt doanh thu trên 1 tỷ

đồng/ha/năm, một số mô hình hoa ly chất lượng cao đạt gần 10 tỷ

đồng/ha/năm [31; 66].

Tuy nhiên, việc phát triển sản xuất hoa, cây cảnh gặp không ít khó khăn

khi chưa có dự án đầu tư KCHT kỹ thuật vùng sản xuất tập trung, trung tâm

sản xuất hoa công nghệ cao và trung tâm giới thiệu sản phẩm hoa. Bên cạnh

đó, các vùng sản xuất hoa hiện nay còn thiếu cán bộ kỹ thuật chuyên ngành về

hoa, cây cảnh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, bảo quản và tiêu thụ

còn hạn chế. Chưa kể, hoa là loại nông sản đặc biệt, có hiệu quả kinh tế cao

nhưng mức đầu tư rất lớn, rủi ro cao nên phần lớn người sản xuất chưa mạnh

dạn đầu tư, thiếu hệ thống cơ sở thiết bị như nhà lạnh, nhà lưới…

Page 86: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

79

+ Diện tích trồng cây ăn quả tăng khá nhanh, năm 2015 đạt 15.726 ha

(tăng gần 1.800 ha so với năm 2010), chiếm 10% diện tích đất nông nghiệp,

tập trung chủ yếu tại các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Đông Anh, Phúc Thọ,

Chương Mỹ… với trên 10 loại cây ăn quả được trồng, trong đó, có các loại

cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như: bưởi, nhãn, chuối, cam… Diện tích cho

thu hoạch năm 2015 là 13.127 ha với sản lượng đạt 222.447 tấn (năng suất đạt

15,96 tấn/ha), tổng GTSX đạt 2.521 tỷ đồng (181 triệu đồng/ha), GTSX tăng

trung bình 5%/năm [19, tr.69-70].

- Về thực trạng sản xuất và cơ cấu ngành chăn nuôi, thủy sản. Những

năm gần đây, sản xuất chăn nuôi ở ngoại thành Hà Nội vẫn phát triển và duy

trì sự ổn định. Tốc độ tăng GTSX giai đoạn 2011 - 2015 đạt 3,91%/năm,

trong đó: GTSX chăn nuôi trâu, bò tăng 12,23%/năm - tăng cao nhất trong

các lĩnh vực chăn nuôi và cao hơn mức trung bình 5 năm 2006 - 2010 là

11,86%. Tuy nhiên, tăng trưởng không ổn định, năm 2013 chỉ tăng 1,64%,

2015 chỉ tăng 2,99%; GTSX chăn nuôi lợn tăng không đáng kể 0,14% (giai

đoạn 2006 - 2010 tăng 7,65%), trong đó các năm 2012, 2013, 2014 giảm liên

tục; GTSX chăn nuôi gia cầm tăng tương đối ổn định qua các năm, trung

bình đạt 11,15% (5 năm 2006 - 2010 là 11,29%). Cơ cấu nội bộ ngành chăn

nuôi có sự chuyển dịch theo hướng giảm nhóm gia súc, tăng cơ cấu nhóm

gia cầm. Vật nuôi chủ lực của thành phố Hà Nội là lợn, gà, vịt và bò thịt. Do

giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng làm tăng giá thành sản xuất, giảm lợi

nhuận, thị trường không ổn định nên nông dân thiếu yên tâm sản xuất, hạn

chế đầu tư phát triển, từ năm 2011 đàn lợn giảm liên tục. Tỷ trọng GTSX

chăn nuôi lợn giảm từ 68,15% năm 2010 xuống còn 63,38% năm 2015; chăn

nuôi gia cầm tăng từ 26,56% lên 29,37%; chăn nuôi trâu, bò tăng từ 3,05%

lên 4,97% [19, tr.72].

Tổng đàn trâu năm 2016 khoảng 25.326 con, bằng 101,3% so với cùng

kỳ năm 2011; đàn bò 141.860 con, bằng 77% so với cùng kỳ năm 2011.

Page 87: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

80

Trong đó, đàn bò sữa là 14.374 con, bằng 144,8% so với cùng kỳ năm 2011;

đàn lợn 1.548.265 con, bằng 94,2% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó: lợn

nái 164.526 con, bằng 88,7% so với cùng kỳ năm 2011, lợn thịt 1.381.483

con; đàn gia cầm 25.429.000 con, bằng 147,4% so với cùng kỳ năm 2011.

Trong đó, gà là 16.540.000 con. Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2015 là

21.908 ha, tăng 1.408 ha so với năm 2011 (20.500 ha); tổng sản lượng sản

xuất 73.092 tấn, tăng 12.092 tấn so với năm 2011 (61.000 tấn) [63, tr.7-8].

Đàn gia cầm đang có xu hướng tăng nhanh. Tổng đàn gia cầm năm 2015 có

25,4 triệu con (gấp 1,47 lần tổng đàn năm 2010), sản lượng gia cầm giết thịt

đạt 82.369 tấn (gấp 1,56 lần sản lượng năm 2010). Hình thức tổ chức sản xuất

chăn nuôi phổ biến vẫn là chăn nuôi hộ gia đình (khoảng 75% số hộ chăn

nuôi, cung cấp khoảng 70% sản lượng thịt cho thị trường). Tuy nhiên, đã có

sự chuyển dịch về quy mô chăn nuôi theo hướng giảm số hộ chăn nuôi. Nếu

như năm 2011 có 16,2% số hộ chăn nuôi lợn thì đến năm 2014 giảm xuống

chỉ còn 13%, số con nuôi trung bình tương ứng là 7,6 con/hộ tăng lên 9,5

con/hộ; với chăn nuôi gà, năm 2011 có 27,0% số hộ chăn nuôi gà thì đến năm

2015 giảm còn 23,0%, số con nuôi trung bình tương ứng là 66,5 con/hộ tăng

lên 69,5 con/hộ.

Hình thức trang trại chăn nuôi chủ yếu có 2 loại chính là chăn nuôi gia

cầm và lợn, trong đó chăn nuôi gà, vịt là chủ yếu. Năm 2014, Hà Nội có 3.185

trại/trang trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư, gồm: 35 trại chăn nuôi

bò sữa (chiếm 1,1%); 68 trại chăn nuôi bò thịt (2,14%); 779 trại chăn nuôi lợn

với quy mô lợn nái từ 10 con, lợn thịt 100 con/hộ (24,46%) và 2.303 trại chăn

nuôi gia cầm, với quy mô từ 1.000 gà đẻ, 1.000 gà thịt, 500 gà thả vườn trở

lên; vịt thịt, vịt đẻ 500 con trở lên (72,31%). Vốn đầu tư của các cơ sở này

chủ yếu là vốn tự có của gia đình, vốn vay cá nhân, họ hàng (chiếm khoảng

70 - 80%), vốn tín dụng chiếm tỷ lệ thấp (20 - 30%) [19, tr.72-73].

Page 88: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

81

3.2.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ở các huyện

ngoại thành

Những năm qua, CDCC kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng tích

cực, phù hợp với yêu cầu phát triển: giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng chăn

nuôi, thuỷ sản, dịch vụ nông nghiệp, ngành lâm nghiệp ổn định. Tỷ trọng các

cây trồng, vật nuôi có chất lượng và giá trị kinh tế cao, an toàn thực phẩm

tăng dần. Tuy nhiên, tốc độ của sự chuyển dịch rất chậm, sau 6 năm mức

giảm của nông nghiệp là 3,5%. Năm 2008, tỷ trọng GTSX ngành nông nghiệp

là 95,6%, thủy sản là 4,2% và lâm nghiệp là 2,0%; đến 2016 tỷ trọng nông

nghiệp giảm xuống còn 92,1%, ngành thủy sản, tỷ trọng thủy sản tăng lên đến

7,7%, lâm nghiệp vẫn giữ ở mức 2,0% (xem Bảng 3.3).

Bảng 3.3: Cơ cấu GTSX nông nghiệp Hà Nội giai đoạn 2008 - 2016

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng nông, lâm, thủy sản

100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

1. Nông nghiệp 95,6 94,9 93,6 93,3 92,6 92,4 92,1 92,5 92,1

- Trồng trọt 51,2 45,9 43,0 43,7 42,1 41,9 41,7 42,5 42,0

- Chăn nuôi 42,5 46,8 47,0 46,4 47,2 47,2 47,2 46,8 47,0

- Dịch vụ nông nghiệp 1,9 2,2 3,5 3,2 3,3 3,3 3,2 3,2 3,1

2. Thủy sản 4,2 4,9 6,2 6,5 7,2 7,4 7,7 7,3 7,7

3. Lâm nghiệp 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2 0,2

Nguồn: Xử lý từ [12; 13]

Đi sâu vào phân tích nội bộ ngành nông nghiệp cho thấy, sự chuyển

dịch theo xu hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng của ngành trồng

trọt, mức độ chuyển dịch tuy có cao hơn nông nghiệp và thủy sản, nhưng so

yêu cầu của CDCC kinh tế ngành nông nghiệp Thủ đô tốc độ chuyển dịch vẫn

chưa tương xứng.

Sử dụng phương pháp vector để đánh giá tốc độ CDCC kinh tế ngành

nông nghiệp của Thành phố Hà Nội, lượng hóa mức độ CDCC giữa 2 thời

điểm t0 và t1 qua công thức (trang 44), ta có:

Page 89: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

82

Bảng 3.4: Tốc độ CDCC ngành nông nghiệp Hà Nội

Đơn vị: %

Năm cos Tốc độ CDCC Năm cos Tốc độ CDCC

2008-2009 0,99477 6,52 2012-2013 1,00000 0,15

2009-2010 0,99917 2,59 2013-2014 1,00000 0,18

2010-2011 0,99988 0,97 2014-2015 0,99991 0,87

2011-2012 0,99963 1,73 2015-2016 0,99997 0,52

Nguồn: [12; 13] và tính toán của tác giả

Từ số liệu về cơ cấu GTSX ngành nông nghiệp theo phân ngành kinh tế

của Hà Nội từ năm 2008 đến năm 2016, ta có thể tính toán tốc độ CDCC

ngành nông nghiệp Hà Nội và các ngành trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông

nghiệp, thủy sản và lâm nghiệp. Nhìn chung, cả giai đoạn 2008 - 2016 tốc độ

dịch chuyển của ngành nông nghiệp biến thiên lớn và có chiều hướng chậm

lại, đặc biệt là giai đoạn từ năm 2010 đến 2014 có chiều hướng đi xuống.

Bảng 3.4 cho thấy, tốc độ chuyển dịch giai đoạn 2008 - 2009 đạt cao nhất là

6.52%; chuyển sang 2009 - 2010, giảm xuống còn 2,59%; 2010 - 2011 giảm

xuống dưới 1% còn 0,97%; 2011 - 2012 tăng lên 1,73% và thấp nhất là các

năm 2012 - 2013 và 2013 - 2014 giảm xuống dưới 1% còn 0,15% và 0,18%;

bước sang 2014 - 2015 và 2015 - 2016 tốc độ chuyển dịch đã có chiều hướng

tăng, lần lượt là 0,95% và 2,03%.

Mặc dù diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm do quá trình ĐTH

của Thành phố ngày càng tăng và tốc độ CDCC kinh tế ngành nông nghiệp có

xu hướng giảm, nhưng GTSX/ha đất nông nghiệp vẫn có xu hướng tăng. Như

vậy, có thể đánh giá cơ cấu ngành nông nghiệp của Hà Nội trong giai đoạn

vừa qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng ở mức thấp dần

(xem Biểu đồ 3.3).

Page 90: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

83

Biểu đồ 3.3: Tốc độ CDCC ngành nông nghiệp theo ngành kinh tế

Nguồn: [12; 13] và tính toán của tác giả

- Sự CDCC trong ngành trồng trọt: cây lương thực có hạt là loại cây

trồng chủ đạo với trên 50% tổng GTSX của ngành những năm 2008 - 2013,

tuy nhiên, đang có xu hướng giảm dần. Năm 2016, GTSX ngành trồng trọt đạt

16.473 tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm 2015, tăng 76% so với năm 2008, trong

đó lĩnh vực có mức tăng lớn nhất là nhóm rau, đậu, hoa, cây cảnh tăng 7,1%

so với năm trước; nhóm cây lương thực cho hạt tuy năm 2014 có tăng so với

năm 2013 nhưng tỷ lệ tăng là rất ít 0,78%. Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt

trong giai đoạn này có sự thay đổi đáng kể, trong khi các loại cây lương thực

có hạt đang có xu hướng giảm dần, thì nhóm cây ăn quả, đặc biệt là nhóm cây

rau, đậu, hoa, cây cảnh đang có xu hướng tăng nhanh (xem Bảng 3.5).

Bảng 3.5: Cơ cấu GTSX ngành trồng trọt phân theo nhóm cây trồng

Đơn vị: %

Loại cây trồng 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Lương thực có hạt 62,7 67,3 53,1 54,8 53,6 50,3 49,7 48,8 47,1

Rau, đậu, hoa, cây cảnh 16,5 16,2 24,5 22,0 24,7 26,0 27,3 33,8 36,4

Cây ăn quả 9,3 8,9 10,0 11,5 11,5 12,4 12,6 10,4 10,5

Loại khác 11,5 7,6 12,4 11,7 10,2 11,3 10,8 7,0 6,0

Nguồn: [12; 13]

Page 91: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

84

Những năm qua, trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã hình thành nhiều

vùng sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn và có chất lượng cao trong

vùng sản xuất chuyên canh tập trung, vùng rau an toàn, vùng lúa chất lượng

cao, vùng cây ăn quả, vùng trồng hoa, cây cảnh, vùng chăn nuôi tập trung…

Tuy nhiên, việc khai thác các lợi thế của Thành phố chưa thực sự tốt như:

mức độ áp dụng KHCN tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp thấp; một số nơi

người dân vẫn sản xuất theo phương thức truyền thống, theo thói quen, kinh

nghiệm; chất lượng không bảo đảm khi người sản xuất sử dụng quá mức hóa

chất, phân bón vào sản xuất; người nông dân còn thiếu nhiều kiến thức mới,

kỹ thuật công nghệ cao; công tác tuyên truyền, phổ biến về sản xuất các sản

phẩm sạch, chất lượng cao, an toàn thực phẩm còn hạn chế.

Bảng 3.6: Tốc độ CDCC ngành trồng trọt Hà Nội

Đơn vị: %

Năm cos Tốc độ CDCC Năm cos Tốc độ CDCC

2008-2009 0,99755 4,46 2012-2013 0,99849 3,50

2009-2010 0,97618 13,92 2013-2014 0,99966 1,65

2010-2011 0,99846 3,53 2014-2015 0,99166 8,23

2011-2012 0,99854 3,44 2015-2016 0,99855 3,42

Nguồn: [12; 13] và tính toán của tác giả

Nhìn vào số liệu ở Bảng 3.6, ta thấy tốc độ CDCC ngành trồng trọt giai

đoạn 2008 - 2016 tăng khá nhanh, nhưng không đều qua các năm. Những năm

2009 - 2010 ở mức 13,92%, năm 2014 - 2015 ở mức 8,23%, những năm 2010

- 2013 chỉ ở khoảng mức hơn 3%. Nhìn chung, những năm gần đây, tốc độ

CDCC ngành trồng trọt có xu hướng chậm dần, nhất là giai đoạn 2013 - 2014

ở mức dưới 2%. Tuy nhiên, tính chung cả giai đoạn 2008 - 2016 tốc độ

CDCC của ngành trồng trọt đạt gần 6% nhanh hơn tốc độ CDCC của toàn

ngành nông nghiệp (xem Biểu đồ 3.4).

Page 92: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

85

Biểu đồ 3.4: Tốc độ CDCC ngành trồng trọt

Nguồn: [12; 13] và tính toán của tác giả

Biểu đồ 3.4 cho thấy, tốc độ CDCC ngành trồng trọt có xu hướng chậm

dần cùng với tốc độ biến đổi giữa diện tích đất trồng trọt và GTSX của ngành.

Thời gian qua, mặc dù diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm (0,8%/năm),

song GTSX ngành trồng trọt/1ha đất nông nghiệp vẫn có xu hướng tăng khá

cao, tăng 17,1%, cao hơn tốc độ CDCC của toàn ngành. Như vậy, có thể đánh

giá ngành trồng trọt của Hà Nội trong thời gian qua đã có sự chuyển dịch

nhanh theo hướng giá trị cao, phục vụ nhu cầu của cư dân đô thị.

- Sự CDCC trong ngành chăn nuôi: GTSX ngành chăn nuôi trong

những năm qua liên tục tăng mạnh. Năm 2014 GTSX ngành chăn nuôi toàn

thành phố đạt 14.897 tỷ đồng (theo giá so sánh 2010), chiếm 51,1% GTSX

ngành nông nghiệp. So với năm 2013, GTSX ngành chăn nuôi tăng khá là

3,1%. Tính cả giai đoạn từ 2008 - 2014, GTSX ngành chăn nuôi tăng bình

quân 6,5%/năm tăng cao hơn so với GTSX của toàn ngành nông nghiệp. Đóng

góp lớn vào GTSX của ngành vẫn là chăn nuôi lợn, năm 2014 đạt 8.397 tỷ

đồng, chiếm 56,4% GTSX toàn ngành. Tuy nhiên, mức tăng GTSX của ngành

chăn nuôi lợn giai đoạn này có xu hướng tăng chậm, bình quân 2008 - 2014 chỉ

Page 93: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

86

tăng 3,2%/năm; trong 2 năm 2013, 2014 GTSX của lĩnh vực này có xu hướng

giảm dần. Ngoại trừ giai đoạn 2008 - 2012, toàn ngành có tốc độ chuyển dịch

nhanh là do Hà Nội mở rộng địa giới hành chính nên có sự tương tác về số liệu

của ngành chăn nuôi Hà Nội với một số địa phương được sáp nhập, từ năm

2013 đến nay, toàn ngành đang có xu hướng giảm dần (xem Bảng 3.7).

Bảng 3.7: GTSX ngành chăn nuôi theo nhóm vật nuôi và sản phẩm

Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng Tỷ đồng 9.258 10.535 12.686 19.181 18.061 17.179 17.946 19.292 20.852

Trâu, bò % 1,2 2 3,1 3,2 3,5 3,4 4,9 4,7 4,5

Lợn “ 70,7 68,6 68,2 64,7 60,7 58,4 57,0 58,9 59,7

Gia cầm “ 25,6 27,2 26,6 30 33,8 36,2 35,6 34,2 33,8

Nguồn: [12; 13] và tính toán của tác giả

Tăng trưởng mạnh nhất của ngành chăn nuôi là chăn nuôi trâu, bò với

mức tăng GTSX của giai đoạn 2008 - 2016 ở mức gần 35%/năm; tiếp đến là

chăn nuôi gia cầm với mức tăng 14,1%/năm. Theo đó, cơ cấu của toàn ngành

chăn nuôi giai đoạn này có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần; trong đó tỷ

trọng chăn nuôi lợn giảm dần, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi trâu bò và gia cầm.

Tốc độ CDCC ngành chăn nuôi ngoại thành Hà Nội được thể hiện rõ qua

Bảng 3.8 dưới đây.

Bảng 3.8: Tốc độ CDCC ngành chăn nuôi Hà Nội

Đơn vị: %

Năm cos Tốc độ CDCC Năm cos Tốc độ CDCC

2008-2009 0,99947 2,06 2012-2013 0,99891 2,98

2009-2010 0,99987 1,04 2013-2014 0,99942 2,16

2010-2011 0,99806 3,96 2014-2015 0,99999 0,34

2011-2012 0,99726 4,71 2015-2016 0,99992 0,78

Nguồn: [12; 13] và tính toán của tác giả

Page 94: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

87

Từ Bảng 3.8, ta thấy, giai đoạn 2008 - 2012, tốc độ CDCC ngành chăn

nuôi Hà Nội có xu hướng tăng nhanh, từ 1,04% 2009 - 2010 lên đến 4,71%

năm 2011 - 2012. Tuy nhiên, từ 2012 đến nay đang có xu hướng giảm dần và

chỉ còn 0,34% và 0,78 trong giai đoạn 2014 - 2016 (xem Biểu đồ 3.5). Điều

này là do, ngành chăn nuôi của Thành phố vẫn quy mô nhỏ lẻ, giá thành cao,

liên tục đối mặt với các dịch bệnh trên nhiều đàn gia súc, gia cầm do chưa đầu

tư KHCN vào sản xuất; hệ thống giết mổ, bảo quản trữ đông chưa đạt tiêu

chuẩn… Tỷ lệ áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến trong chăn nuôi còn rất

thấp. Đa số các hộ chăn nuôi hiện nay vẫn sử dụng các máy móc thiết bị thô

sơ, tự chế; hệ thống chuồng trại đơn giản, công tác xử lý ô nhiễm môi trường

tuy đã được quan tâm nhưng tỷ lệ còn thấp. Người dân vẫn chú trọng đến

những vật nuôi cho năng suất, chưa chú trọng đến chất lượng sản phẩm, an

toàn thực phẩm. Việc áp dụng KHCN tiên tiến trong giết mổ gia súc gia cầm

hiện nay còn nhiều hạn chế, đa số người dân giết mổ vật nuôi ngay tại nơi sản

xuất với các thiết bị thô sơ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và môi

trường dân cư ngoại thành.

Biểu đồ 3.5: Tốc độ CDCC ngành chăn nuôi

Nguồn: [12; 13] và tính toán của tác giả

Page 95: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

88

Mặc dù, với mức CDCC ngành chăn nuôi đang giảm dần, nhưng nông

nghiệp ngoại thành đang phát triển đa dạng với các loại sản phẩm cao cấp như

lợn hướng nạc, bò sữa, gà thả vườn… Đồng thời, việc hình thành và phát triển

các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư thực hiện đúng quy hoạch tạo

hướng phát triển các sản phẩm sạch, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và

bảo vệ môi trường.

- Sự CDCC trong ngành thủy sản, giai đoạn 2008 - 2014, GTSX của

ngành thủy sản xu hướng khá, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15,3%/năm.

Cơ cấu nội bộ ngành thuỷ sản đã chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch

vụ giống, đặc biệt là các giống cao cấp như cá chép giòn, rô phi đơn tính, tôm

càng xanh…

Năm 2016, Hà Nội có diện tích nuôi trồng thủy sản là 20.886 ha, giảm

254 ha so với năm 2015, giảm 2.251 ha so với năm 2014. Năm 2014, Hà Nội

có diện tích nuôi trồng là 23.137 ha; tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt

90.380,5 tấn; sản xuất cá giống các loại đạt 1.440,3 triệu con, tăng 4% so với

năm 2013. Ngoài ra, một số loài cá chất lượng được phát triển nuôi ở nhiều

vùng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng như: cá trắm

đen, cá lăng, cá chép… Việc phát triển các loại thuỷ đặc sản cao cấp đã đi

theo đúng hướng quy hoạch thể hiện ở chỗ diện tích và sản lượng các loại

thuỷ đặc sản cao cấp đã tăng lên khá nhanh trong thời gian qua.

Điều này cho thấy, một sự CDCC kinh tế tích cực chú trọng vào việc

phát triển bền vững nguồn lợi thuỷ sản cho tương lai và đáp ứng nhu cầu sản

phẩm cao cấp của cư dân Thủ đô. Tuy nhiên, cơ cấu nội tại ngành thủy sản

chưa có sự CDCC một cách mạnh mẽ mà chủ yếu vẫn phát triển cơ cấu nuôi

thả truyền thống (chủ yếu là cá) nhằm nâng cao GTSX cho toàn ngành, sản

xuất quy mô nhỏ lẻ là chính, công nghệ còn kém cho nên sẽ có mặt hàng rất

khó khăn khi mở cửa. Hà Nội có 17 cơ sở sản xuất nhân tạo cá giống với tổng

diện tích 50 ha, hàng năm sản xuất được 700 - 750 triệu cá bột, 170 - 185

Page 96: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

89

triệu cá giống các loại, đáp ứng được 60 - 65% số lượng cá giống. Tuy nhiên,

chất lượng con giống thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành thủy

sản theo hướng bền vững. Chính vì vậy, năng suất, sản lượng thủy sản của Hà

Nội còn thấp so với tiềm năng. Hiện nay, môi trường nước dùng cho nuôi

trồng thủy sản trên địa bàn các huyện ngoại thành cơ bản đáp ứng được chất

lượng. Một số huyện giáp ranh với khu vực nội đô như: Thanh Trì, Thanh

Oai, Chương Mỹ… do ảnh hưởng của ĐTH làm cho nguồn nước bị ô nhiễm

khá nặng, ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng thủy sản của các địa phương này.

- Về các vùng sản xuất trồng trọt chuyên canh trong CDCC sản xuất

nông nghiệp. Giai đoạn năm 2011 - 2015, thành phố đã xây dựng được 157

mô hình cánh đồng lớn, sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao tại 86 HTX,

diện tích gần 25.000 ha, với hơn 155.000 lượt hộ dân tham gia. Năng suất lúa

bình quân đạt từ 5,2 - 5,4 tấn/ha. Giá trị kinh tế đạt hơn 19,3 triệu đồng, tăng

so với sản xuất lúa thường hơn 3,2 triệu đồng/ha. Nếu như năm 2011, Hà Nội

có 22,4% diện tích trồng lúa chất lượng cao, thì đến năm 2015 đạt gần 70.000

ha, chiếm gần 40% diện tích gieo trồng. Đã xây dựng thành công nhãn hiệu

tập thể: “gạo Bồ Nâu” của HTX nông nghiệp Thanh Văn, “gạo thơm Bối

Khê” của HTX Tam Hưng, huyện Thanh Oai và “nếp cái hoa vàng Sóc Sơn”.

Sau dồn điền đổi thừa, Hà Nội đã quy hoạch được nhiều vùng sản xuất lớn,

thuận lợi để phát triển, mở rộng diện tích lúa hàng hóa chất lượng cao.

Tính đến hết năm 2015, thành phố Hà Nội thực hiện quản lý và cấp

giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất rau cho 5.100

ha, chiếm 43% diện tích trồng rau. Thực hiện Đề án sản xuất cây ăn quả giá

trị kinh tế cao chuyên canh tập trung, thành phố Hà Nội đã trồng mới, ghép

cải tạo được 1.292 ha 4 giống cây ăn quả chủ lực: Bưởi diễn, Nhãn chín

muộn, Chuối tiêu hồng, cam Canh. Hầu hết các loại cây ăn quả trên đều cho

thu nhập cao: cam Canh đạt 779 triệu đồng/ha, nhãn chín muộn đạt 770 triệu

đồng/ha, bưởi Diễn đạt 513 triệu đồng/ha, chuối tiêu Hồng đạt 368 triệu

Page 97: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

90

đồng/ha. Thành phố đã hỗ trợ và xây dựng được 7 nhãn hiệu tập thể sản phẩm

quả gồm: nhãn chín muộn của Quốc Oai và Hoài Đức, bưởi đường Quế

Dương, cam Canh Kim An, bưởi Phúc Thọ, bưởi đồi gò Chương Mỹ, Phật thủ

Đắc Sở, Hoài Đức. Để thúc đẩy và duy trì tốc độ tăng trưởng, thực hiện tái cơ

cấu ngành trồng trọt phải hướng đến nâng cao hiệu quả và phát triển bền

vững, lựa chọn những cây trồng chủ lực có lợi thế kinh tế cao. Theo đó, tái cơ

cấu không chỉ là CDCC cây trồng mà phải thay đổi cách tiếp cận trong tổ chức

sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa và phát triển bền vững [19, tr.70-72].

- Sự CDCC cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong các trang trại trên địa bàn

Thành phố Hà Nội. Các trang trại trên địa bàn Thành phố Hà Nội có sự phát

triển cả về số lượng và chất lượng. Cụ thể, năm 2006 Hà Nội có 195 trang

trại, năm 2010 có 3.561 trang trại, tính đến hết năm 2016, thành phố có 3.189

trang trại, trong đó có 1.346 trang trại chăn nuôi, 147 trang trại kinh doanh

tổng hợp, 132 trang trại nuôi trồng thủy sản… với tổng diện tích sử dụng

3.325 ha và thu hút trung bình từ 7 - 9 lao động/trang trại (xem Biểu đồ 3.6).

Đơn vị: Nghìn

Biểu đồ 3.6: Số lượng trang trại trên địa bàn Hà Nội

Nguồn: [12; 13] và tính toán của tác giả

195

3561

1124

1637

2137

3189

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

2006 2010 2011 2014 2015 2016

Page 98: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

91

Từ thành công của công tác dồn điền, đổi thửa cũng đã hình thành thêm

nhiều trang trại tập trung, quy mô lớn, góp phần CDCC cây trồng, vật nuôi,

phủ xanh đất trống, đồi trọc, cải tạo diện tích đầm lầy hoang hóa… tạo ra

nhiều nông sản hàng hóa có giá trị kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt nhu

cầu việc làm cho lao động nông thôn. Loại hình sản xuất của trang trại ngày

càng đa dạng và có sự CDCC theo hướng giảm tỷ trọng trang trại trồng cây

hàng năm, cây lâu năm, tăng mạnh tỷ trọng trang trại chăn nuôi (đặc biệt là

trang trại chăn nuôi lợn và gia cầm). Số lượng trang trại có xu hướng tập

trung nhiều hơn ở các huyện xa trung tâm do quỹ đất rộng, như các huyện:

Quốc Oai, Chương Mỹ, Phúc Thọ và Ba Vì…

Nhìn chung, trang trại đang từng bước khẳng định vai trò trong phát

triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội; tạo ra khối lượng hàng hoá lớn góp

phần thúc đẩy CDCC cây trồng, vật nuôi; góp phần khai thác tốt tiềm năng về

vốn, lao động và đất đai. Nhìn chung, sự phát triển kinh tế trang trại đã góp

phần phát huy được lợi thế so sánh, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp

hàng hoá, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh đối với nhiều mặt

hàng nông sản, thúc đẩy tiến trình CNH, HĐH NN, NT ngoại thành Hà Nội.

Kinh tế trang trại ở ngoại thành Hà Nội là nền tảng cơ bản để xây dựng các

mô hình sản xuất dựa trên sự kết hợp giữa phát triển sản xuất nông nghiệp với

các dịch vụ, du lịch sinh thái và các dự án đầu tư xây dựng vùng nông nghiệp

đô thị - sinh thái nhằm tạo ra một hệ sinh thái cân bằng, bền vững như: Mô

hình kết hợp nuôi thả cá, trồng cây ăn quả và kinh doanh dịch vụ câu cá giải

trí ở Đông Anh; mô hình phát triển cây ăn quả, trồng cây lâu năm kết hợp

chăn nuôi gia cầm theo phương thức công nghiệp kết hợp chăn thả sinh thái ở

vùng đồi núi Sóc Sơn; khu nuôi trồng thuỷ sản, cây ăn quả với du lịch Đông

Mỹ… Tuy nhiên, hầu hết các trang trại trên địa bàn ngoại thành Hà Nội đều

phải tự lo đầu ra và thường thiếu vốn sản xuất. Vì các trang trại có quy mô

nhỏ, thiếu sự liên kết theo chuỗi sản xuất [40].

Page 99: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

92

3.2.3. Thực trạng về chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở

các huyện ngoại thành

- Về giá trị tạo ra trên một hec ta đất nông nghiệp hàng năm: Giai đoạn

2008 - 2016, cùng với việc nghiên cứu, ứng dụng sâu những tiến bộ KHCN

vào sản xuất, kinh doanh, việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng,

vật nuôi, nhất là đưa giống mới đã làm tăng năng suất, đưa hiệu quả của sản

xuất nông nghiệp ngoại thành tăng đều qua các năm. Giá trị sản xuất nông

lâm nghiệp/1 ha đất nông nghiệp liên tục tăng nhờ việc đẩy mạnh việc ứng

dụng KHCN; GTSX nông, lâm, thủy sản đạt 233 triệu đồng/ha, cao hơn năm

2014 và tăng 1,24 lần so với năm 2010 [40]. Về GTSX/1ha đất sản xuất của

ngành chăn nuôi trong giai đoạn vừa qua có xu hướng tăng khá (7,3%/năm).

Trong đó, lĩnh vực có mức tăng mạnh nhất là lĩnh vực chăn nuôi trâu, bò

(34,4%/năm) và lĩnh vực chăn nuôi gia cầm (14,1%/năm) [31; 66].

Đơn vị: Triệu đồng/ha

Biểu đồ 3.7: Giá trị tạo ra/ha đất nông nghiệp của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 - 2016

Nguồn: [12; 13] và tính toán của tác giả

Biểu đồ 3.7 cho thấy, giai đoạn 2008 - 2016, giá trị tạo ra/1ha đất nông

nghiệp của Hà Nội tăng qua các năm: từ 122 triệu đồng/ha năm 2008 lên 239

triệu đồng/1ha năm 2016. Nhìn chung, giá trị tạo ra/1ha đất nông nghiệp của

Hà Nội tăng đều theo các năm, tăng khá nhanh trong giai đoạn 2010 - 2013,

0

50

100

150

200

250

300

350

400

450

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Hà Nội

TP. Hồ Chí Minh

Page 100: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

93

nhưng có xu hướng chậm dần bắt đầu từ 2013 đến nay. Như vậy, ngành nông

nghiệp Hà Nội trong thời gian qua, tuy đã đem những hiệu quả nhất định,

nhưng chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh thấp; công tác nghiên

cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất còn chậm; chưa

đầu tư đúng mức vào NNCNC dẫn đến nông nghiệp ngoại thành chưa chuyển

dịch nhanh theo hướng giá trị cao, phục vụ nhu cầu của cư dân đô thị…

So với Thành phố Hồ Chí Minh, giá trị tạo ra/1ha đất nông nghiệp của

Hà Nội ngày càng thua kém. Nếu như giai đoạn 2008 - 2011, giá trị tạo ra/1ha

đất nông nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh cao hơn Hà Nội không nhiều,

thì giai đoạn 2012 - 2016, giá trị tạo ra/1ha của Thành phố Hồ Chí Minh có sự

đột biến rõ nét, làm gia tăng khoảng cách về giá trị tạo ra/1ha đất nông nghiệp

giữa hai thành phố. Điều này không chỉ phản ánh, đến chất lượng, hiệu quả

của phát triển nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, mà thể hiện

được sự đầu tư đúng hướng, việc ứng dụng KHCN, chuyển đổi cơ cấu cây

trồng, vật nuôi, nhất là việc đẩy mạnh xây dựng NNCNC của địa phương này,

tuy đi sau nhưng đã phát triển mạnh hơn Hà Nội.

- Về sự chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập,

đời sống nông dân ngoại thành:

Thời gian qua, lao động nông thôn ngoại thành chủ yếu dịch chuyển từ

khu vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp - xây dựng; lao động từ lĩnh

vực công nghiệp - xây dựng sang lĩnh vực dịch vụ, lao động từ khu vực nông

nghiệp chuyển sang các ngành dịch vụ còn hạn chế. Với xu hướng dịch

chuyển lao động và định hướng phát triển kinh tế ngoại thành giai đoạn 2016

- 2020, dự báo tỷ trọng lao động nông nghiệp trong cơ cấu lao động xã hội

vào năm 2020 khoảng 20%. Theo tác giả Trần Thị Minh Phương [36], giai

đoạn 2010 - 2014, lao động khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội đang có

xu hướng giảm dần trong ngành nông nghiệp, tăng tham gia lĩnh vực công

nghiệp - xây dựng và dịch vụ (xem Biểu đồ 3.8).

Page 101: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

94

2010 2011 2012 2013 2014 Năm

Biểu đồ 3.8: Cơ cấu lao động có việc làm khu vực nông thôn theo 3 nhóm ngành kinh tế chính, giai đoạn 2010 - 2014

Nguồn: [36, tr.83]

Kinh tế hộ hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ

là chủ yếu, chiếm 32,6%, lĩnh vực công nghiệp chiếm 29%, dịch vụ chiếm

32,6%, hoạt động khác chiếm 5,9%. Thu nhập của các hộ chủ yếu từ hoạt

động dịch vụ - chiếm 34,4% và lĩnh vực công nghiệp xây dựng - chiếm

31,9%, còn lại là từ nông, lâm, ngư nghiệp là 26,5% và thu nhập khác chiếm

7,2%. Điều này cho thấy, các hoạt động phi nông nghiệp đem lại thu nhập cao

hơn. Do vậy, cơ cấu ngành nghề ở nông thôn có sự thay đổi, tỷ lệ hộ nông

nghiệp giảm mạnh, tỷ lệ hộ phi nông nghiệp tăng nhanh. Đây là kết quả tất

yếu của quá trình CNH, HĐH khu vực ngoại thành, lao động nông nghiệp

được thu hút và chuyển dần sang làm việc tại các khu công nghiệp, tham gia

vào hoạt động dịch vụ khác [19, tr.44].

Hiện nay, Hà Nội có lực lượng lao động ở thành thị chiếm 49,3%, nông

thôn chiếm 56,3%; với 59,7% dân số hiện nay sống ở ngoại thành, khu vực

này đang tập trung lực lượng lao động dồi dào nên cần được chú trọng khai

thác hiệu quả. Lực lượng lao động được đào tạo chuyên môn kỹ thuật tăng

đáng kể, đạt tỷ lệ 49,7% (năm 2009 chỉ có 31,1%). Tuy nhiên, khoảng cách về

Page 102: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

95

lực lượng lao động được đào tạo giữa khu vực thành thị và nông thôn khá xa,

tương ứng là 65,3% và 31,9%. Như vậy, tỷ lệ lao động khu vực nông thôn

được đào tạo chưa bằng nửa so với khu vực thành thị. Để thúc đẩy CDCC kinh

tế ngoại thành, phát triển NNCNC, tỷ lệ lao động khu vực nông thôn được đào

tạo cần đạt khoảng 40 - 45% vào năm 2020. Do vậy, cần xây dựng và thực hiện

tốt chính sách thúc đẩy, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực ngoại thành nhằm phát

triển KT-XH Thủ đô nói chung, phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng

bền vững nói riêng [19, tr.44].

Năm 2008, số lao động nông thôn ở Hà Nội có việc làm là 1,43 triệu

người, số không có việc làm là 37,5 ngàn người chiếm gần 2,6% lực lượng

lao động nông thôn. Số người có việc làm khá đông mà chủ yếu là lao động

giản đơn, có thu nhập thấp. Năm 2015, số người không có việc làm trong

nông nghiệp đã giảm xuống còn 24,1 ngàn người (nhờ phát triển công nghiệp

và dịch vụ). Nhờ CDCC kinh tế và phát triển nhiều hình thức, mô hình kinh tế

đòi hỏi tay nghề cao trong nông nghiệp mà thu nhập của lao động nông thôn

đã tăng lên. Cũng theo tác giả Trần Thị Minh Phương [36], năm 2014, lao

động khu vực ngoại thành có việc là là 75,04%; không hoạt động kinh tế là

23,39%; thất nghiệp là 1,58% (xem Biểu đồ 3.9).

Biều đồ 3.9: Tình trạng hoạt động kinh tế của lao động khu vực nông thôn

thành phố Hà Nội năm 2014

Nguồn: [36, tr.81]

Page 103: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

96

Những năm gần đây, chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn

được tăng lên và không ngừng được cải thiện, nâng cao theo hướng tích cực,

thu nhập bình quân đầu người khu vực này đã tăng dần đều. Năm 2013, thu

nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn đạt khoảng 23,7 triệu

đồng/người/năm, tăng 169% so với năm 2010; tăng từ 14,0 triệu đồng (năm

2011) lên 28,6 triệu đồng (năm 2014) [40]; năm 2015 đạt 33,0 triệu

đồng/người/năm, vượt 8,0 triệu đồng so với mục tiêu; năm 2016 đạt 36 triệu

đồng/năm [68, tr.6].

Đơn vị: Triệu đồng

Biểu đồ 3.10: Thu nhập bình quân của người dân khu vực nông thôn ngoại thành so với cả thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 - 2016

Nguồn: [12; 13] và tính toán của tác giả

Biểu đồ 3.10 cho thấy, giai đoạn 2008 - 2016, thu nhập bình quân của

người dân khu vực nông thôn Hà Nội tăng qua các năm: từ 8,2 triệu

đồng/người/năm (năm 2008) lên 36 triệu đồng/người/năm (năm 2016); cả giai

đoạn tăng 4,4 lần. Tuy nhiên, thu nhập bình quân/người/năm của người dân

khu vực nông thôn Hà Nội so với thu nhập bình quân/người/năm của cả Hà

Nội vốn thấp, lại đang có chiều hướng chậm lại. Giai đoạn 2008 - 2014 thu

nhập bình quân/người/năm của người dân khu vực nông thôn Hà Nội tăng

3,48 lần; giai đoạn 2014 - 2016 chỉ còn 1,25 lần. Trong khi đó, thu nhập bình

quân/người/năm của người dân Hà Nội vẫn tăng cao (giai đoạn 2014 - 2016 là

010

20304050

607080

90100

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Hà Nội

Khu vựcnông thônHà Nội

Page 104: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

97

1,5 lần) và có xu hướng gia tăng khoảng cách về thu nhập so với cư dân ngoại

thành. Điều này thể hiện một phần, năng suất lao động người dân khu vực

nông thôn, trong đó có người sản xuất nông nghiệp đang chậm dần, dẫn đến

khả năng tích lũy cũng giảm và trở thành lực cản phát triển nông nghiệp ngoại

thành Hà Nội thời gian tới. Do vậy, cần có giải pháp thu hút vốn, đầu tư ứng

dụng KHCN nhằm tăng năng suất lao động khu vực nông thôn là giải pháp

căn cơ để nông nghiệp ngoại thành Hà Nội phát triển đúng với tiềm năng và

thế mạnh vốn có.

Theo phiếu điều tra khảo sát của tác giả, trong năm 2016, có đến

58,66% số người được hỏi cho rằng, thu nhập bình quân/người/tháng của hộ

nông dân ngoại thành Hà Nội khoảng từ 3 đến 5 triệu; 30,66% cho rằng thu

nhập từ 2 đến 3 triệu; 10,66% cho rằng thu nhập dưới 2 triệu; không có ai cho

rằng thu nhập trên 5 triệu (xem Biểu đồ 3.11).

Đơn vị: Triệu đồng

10.66%

30.66%

58.66%

0%0.00%

10.00%

20.00%

30.00%

40.00%

50.00%

60.00%

Dưới 2 triệu Từ 2 đến 3 triệu Từ 3 đến 5 triệu Trên 5 triệu

Biểu đồ 3.11: Ý kiến về thu nhập bình quân/người/tháng

của hộ nông dân ngoại thành

Nguồn: Xử lý từ phiếu điều tra

Điểm nổi bật trong thu nhập của người dân khu vực ngoại thành Hà

Nội là số hộ nông dân có thu nhập cao ngày càng tăng lên. Năm 2012, toàn

thành phố có 18 hộ nông dân thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm, năm 2014 số này

Page 105: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

98

tăng 232 hộ; năm 2015, có gần 147 ngàn hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh

doanh giỏi, số hộ có mức thu nhập trên 200 triệu đồng/năm tăng gấp 2 lần

năm 2014 [23]. Cụ thể: Vùng sản xuất rau an toàn tại các huyện: Đông Anh,

Phúc Thọ, Hoài Đức, Gia Lâm, Chương Mỹ… với GTSX từ 400 - 500 triệu

đồng/ha/năm; Vùng trồng cây ăn quả ở một số xã thuộc huyện Đan Phượng,

Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Gia Lâm, Phúc Thọ… với giá trị 0,5 - 1,5

tỷ/ha/năm; vùng trồng hoa, cây cảnh như ở Mê Linh, Đan Phượng, Thường

Tín, Đông Anh, Thạch Thất… với giá trị 0,51,5 tỷ/ha/năm có nơi đạt trên 2

tỷ/ha/năm, các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư như: Sơn Tây, Ba Vì,

Gia Lâm, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thanh Trì, Phúc Thọ… với giá trị từ 5 - 6

tỷ đồng/hộ/năm cá biệt có một số hộ đạt 150 - 200 tỷ đồng/hộ/năm; vùng nuôi

trồng thủy sản hiệu quả như: Thanh Trì, Phú Xuyên, ứng Hòa, Mỹ Đức, Quốc

Oai… với giá trị từ 200 - 300 triệu đồng/ha/năm [63, tr.12].

Cùng với những thay đổi tích cực trong thu nhập của người dân khu

vực nông thôn ngoại thành Hà Nội, KCHT khu vực này cũng có nhiều điểm

tiến bộ nhờ thành quả của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.

Tính đến hết năm 2015 toàn thành phố có 386 xã (do 15 xã của huyện Từ

Liêm đã chuyển thành phường năm 2014), trong đó có 201/386 xã (chiếm

52,07%) đạt chuẩn NTM, vượt 12,07% so với mục tiêu đề ra. Trong đó 185

xã còn lại, có 102 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 83 xã đạt từ 10 - 14 tiêu chí.

Huyện Đan Phượng đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận chuẩn NTM

năm 2015 [63, tr.12-13]. Hệ thống chính trị ở cơ sở được củng cố vững mạnh;

công tác an ninh, trật tự và an toàn xã hội khu vực nông thôn được bảo đảm.

Năm 2016, toàn thành phố có thêm 54 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số xã về

đích lên 255/386 xã, chiếm 66,02% (bằng 11,7% tổng số xã đạt tiêu chí NTM

trên toàn quốc). Trong số 131 xã còn lại có 88 xã đạt từ 15 - 18 tiêu chí, 42 xã

đạt từ 10 - 14 tiêu chí, chỉ còn xã Ba Vì, huyện Ba Vì đạt 8 tiêu chí. Theo báo

cáo tại buổi làm việc giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn với Ủy

Page 106: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

99

ban nhân dân thành phố Hà Nội về công tác nông nghiệp, nông dân, nông

thôn ngày 17/2/2017, thì Hà Nội được đánh giá là địa phương dẫn đầu cả

nước về kết quả xây dựng NTM. Về cấp huyện, đến hết năm 2016, Hà Nội có

2 huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM là Đan

Phượng và Đông Anh [68, tr.6]; năm 2017, Hà Nội có thêm huyện Thanh trì,

Hoài Đức được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM.

Từ thành quả của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM,

hiện nay, nông thôn ngoại thành Hà Nội không còn nhà dột nát, đa số các hộ

gia đình có nhà kiên cố, khang trang. Từ năm 2011 - 2015 đã tổ chức được

3.675 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn với 127.763 lượt người tham gia

học nghề, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề toàn thành phố đạt 82,56%; trong

5 năm qua, thành phố đã tổ chức 573 phiên giao dịch việc làm, tuyển dụng

được 13.912 lao động, đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 55%; công tác y tế,

chăm sóc sức khỏe nông dân có nhiều tiến bộ, 100% trạm y tế xã có bác sỹ

công tác tại trạm, tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 77,8%,

có 353/386 (chiếm 91,5%) đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế, chất lượng khám,

chữa bệnh được nâng cao [63, tr.8-9].

Cũng từ thành quả của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng

NTM ở ngoại thành Hà Nội, tăng trưởng nông nghiệp ngoại thành ở mức độ

cao đã góp phần quan trọng trong việc duy trì ổn định KT-XH khu vực nông

thôn, thực hiện thành công xóa đói, giảm nghèo của phần lớn dân số sống ở

khu vực này. Số hộ nghèo toàn thành phố năm 2015 còn 34.409 hộ, giảm

81.648 hộ so với năm 2011 (116.057 hộ), tỷ lệ hộ nghèo còn 1,91%, giảm

5,61% so với năm 2011 (7,52%). Trong đó, khu vực nông thôn giảm từ

172.850 hộ nghèo năm 2011 xuống còn 28.528 hộ năm 2014. Tỷ lệ hộ nghèo

khu vực nông thôn giảm từ 11,25% (năm 2011) xuống còn dưới 1,5% (năm

2015) [63, tr.8]. Ước đến hết năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo toàn Thành phố giảm

xuống còn dưới 1,5%, trong đó khu vực nông thôn còn dưới 2,3%. Tốc độ

Page 107: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

100

giảm nghèo trung bình giai đoạn 2008 - 2015 là 2,6%/năm. Vấn đề an sinh xã

hội khu vực ngoại thành Hà Nội đã liên tục cải thiện trong suốt thời gian dài.

Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn theo chuẩn mới tại Quyết định

số 12/2016/QĐ-UBND ngày 13/4/2016 là 5,6% [68, tr.6].

Từ những tác động tích cực của CDCC kinh tế nông thôn theo hướng

tiến bộ đã giúp cho đời sống người dân khu vực nông thôn ngoại thành ngày

càng khá lên cả về vật chất lẫn tinh thần, nâng số hộ ở khu vực ngoại thành

được dùng điện từ 91,2% năm 2008 lên 99,6% năm 2015; tỷ lệ hộ sử dụng

nước sinh hoạt hợp vệ sinh từ 63,2% lên 95,2%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp

còn khoảng 48% lao động xã hội khu vực nông thôn, trong đó, lao động qua

đào tạo đạt 42,1%. Trên 91% số hộ gia đình có vô tuyến truyền hình; 100% số

xã và trên 30% số thôn có máy tính kết nối Internet; hầu hết các hộ có điện

thoại [63, tr.9]. Tính đến hết năm 2016, tỷ lệ số dân nông thôn trên địa bàn

Thành phố được sử dụng nước sinh hoạt bảo đảm vệ sinh là 100%, trong đó

có 38% số dân được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. 100% số

xã có trạm y tế, có bác sỹ và các xã đã cơ bản đạt chuẩn quốc gia về y tế. Tỷ

lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế ở một số huyện tương đối cao như Đan

Phượng (80%), Phúc Thọ (80,2%), Phú Xuyên (75%), Chương Mỹ (76%)…

trên 91% số hộ gia đình có vô tuyến truyền hình; 100% số xã có máy tính kết

nối Internet; hầu hết các hộ có điện thoại [68, tr.6]. Ngoài ra, trình độ dân trí

người dân nông thôn ngoại thành ngày càng được nâng cao; trình độ tổ chức

quản lý chỉ đạo của cán bộ xã, cán bộ khuyến nông được đào tạo cẩn thận,

tiếp thu nhanh tiến bộ KHCN để ứng dụng vào sản xuất.

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC

HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 - 2016

Từ những phân tích, đánh giá thực phát triển nông nghiệp ngoại thành

Hà Nội giai đoạn 2008 - 2016 theo nội dung và chỉ tiêu đánh giá (đã xác định

ở Chương 2), luận án rút ra một số kết quả nổi bật, cùng với hạn chế, nguyên

Page 108: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

101

nhân cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nông nghiệp ngoại thành

Hà Nội thời gian tới.

3.3.1. Những kết quả đạt được

- Những năm qua, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã đạt được những

kết quả quan trọng góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của toàn thành

phố. Sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ, GTSX liên tục tăng qua các năm.

Cùng với sự phát triển của sản xuất, nhiều HTX, tổ đội sản xuất, hình thức

hợp tác mới được hình thành, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp, đáp

ứng yêu cầu tình hình mới.

- Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực; tăng tỷ

trọng chăn nuôi, thuỷ sản và các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, các sản

phẩm sạch, an toàn. Cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp có sự thay đổi theo

hướng hiệu quả hơn, đạt được những thành tựu quan trọng và là nền tảng

vững chắc góp phần ổn định KT-XH. Cơ cấu kinh tế NN, NT đã có sự chuyển

dịch đúng hướng bền vững, phát huy lợi thế so sánh của từng địa phương, gắn

kết với thị trường tiêu thụ các sản phẩm. Cơ cấu kỹ thuật trong sản xuất nông

nghiệp chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng sử dụng công nghệ cao,

công nghệ sạch, công nghệ sinh học, cho năng suất, chất lượng sản phẩm cao,

an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái, giảm tỷ trọng sử dụng các

yếu tố thủ công, năng suất thấp, độc hại cho môi trường, cũng như sức khoẻ

người dân khu vực ngoại thành.

- Bước đầu định hình, hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp

chuyên canh tập trung, chuyên môn hoá, đem lại hiệu quả cao, đáp ứng yêu

cầu của một nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị và sinh thái, như: vùng

sản xuất lúa chất lượng cao, vùng sản xuất rau an toàn, vùng trồng hoa, vùng

trồng cam canh, bưởi diễn, vùng chăn nuôi gia cầm, bò thịt, bò sữa tập trung

tại các huyện: Đông Anh, Hoài Đức, Đan Phượng, Ba Vì, Thanh Trì… Liên

kết giữa sản xuất nông nghiệp với các khâu dịch vụ khu vực NN, NT ngoại

Page 109: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

102

thành Hà Nội đã có bước phát triển, nhất là các dịch vụ cung ứng giống cây,

giống con, thức ăn chăn nuôi, các loại vật tư nông nghiệp…

- Các mô hình tổ chức sản xuất nông nghiệp của Hà Nội đã từng bước

có sự chuyển biến theo hướng tích cực, tăng dần kinh tế trang trại, doanh

nghiệp và có nhiều HTX nông nghiệp hoạt động ngày càng có hiệu quả. Triển

khai thực hiện tốt các mô hình sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản trên địa

bàn; mô hình sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao; sản xuất rau an toàn; phát

triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm; nuôi trồng thủy sản… được đẩy

mạnh. Tổ chức sản xuất trong khu vực nông nghiệp ngoại thành đã thể hiện

sự chuyển biến mạnh về chất, nhiều hình thức hợp tác, liên kết sản xuất và

tiêu thụ sản phẩm với hiệu quả đầu tư cao đã xuất hiện trong các ngành sản

xuất và ở nhiều địa bàn.

- Nông nghiệp ngoại thành phát triển đã góp phần giảm khoảng cách

giàu - nghèo giữa các quận nội thành với ngoại thành, người nông dân dễ

dàng tiếp cận được với văn hóa, tri thức. Thu nhập bình quân của nông dân

không ngừng được cải thiện và nâng cao. Nếu như năm 2008, thu nhập bình

quân đầu người khu vực nông thôn của Hà Nội là 8,2 triệu đồng/năm, thì đến

năm 2014, con số này đạt 28,6 triệu đồng. Tính đến hết năm 2016, thu nhập

bình quân đầu người khu vực nông thôn trên địa bàn Thủ đô đã đạt 36 triệu

đồng/năm [68, tr.6].

3.3.2. Mặt hạn chế

- Tốc độ, động thái tăng trưởng nông nghiệp ở các huyện ngoại thành

Hà Nội chưa tương xứng tiềm năng, thế mạnh; chưa đáp ứng tốt các nhu cầu

cho nội đô, các tỉnh ngoài và xuất khẩu. Chất lượng tăng trưởng thấp do sản

xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là sản xuất quy mô nhỏ, phân tán; phần nhiều

sử dụng mô hình tăng trưởng chiều rộng, truyền thống (sử dụng đất đai, lao

động phổ thông (truyền nghề) mà chưa sử dụng mô hình tăng trưởng kinh tế

theo chiều sâu, ứng dụng KHCN, lao động chất lượng cao, do đó, khả năng

Page 110: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

103

hấp thụ các nguồn lực phát triển nông nghiệp kém hiệu quả, thu nhập của

người dân khu vực ngoại thành còn thấp, không ổn định, còn khó khăn.

- Chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi còn chậm, chưa vững

chắc, tuy năng suất, sản lượng một số cây trồng, vật nuôi tăng khá, dẫn đến

chất lượng nông sản và hiệu quả sản xuất chưa cao. So với yêu cầu phát triển

nông nghiệp Thủ đô theo hướng bền vững thì sự CDCC ngành nông nghiệp

vẫn chưa thực sự phù hợp. Giá trị kinh tế cũng như năng suất, chất lượng của

các sản phẩm lương thực, thực phẩm chưa cao, chưa bảo đảm an toàn vệ sinh

thực phẩm, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân Thủ đô.

- Các mô hình thức tổ chức sản xuất và liên kết tuy bước đầu đã phát

huy tác dụng, nhưng hoạt động nhiều khi chưa đạt hiệu quả, nhất là nhiều

HTX có quy mô nhỏ, thiếu vốn và năng lực sản xuất còn thấp. Bên cạnh đó,

đơn vị sản xuất chủ yếu vẫn là các hộ gia đình, có quy mô nhỏ lẻ, phân tán,

công cụ sản xuất nhiều nơi vẫn còn giản đơn. Với quy mô nhỏ lẻ, công nghệ

lạc hậu, làm thủ công là chính, các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn ngoại

thành Hà Nội vẫn chưa tạo sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất với chế biến.

Một số khâu dịch vụ thiết yếu như tổ chức tiêu thụ sản phẩm, bảo quản, chế

biến nông, lâm, thủy sản, cung cấp tín dụng còn hạn chế; việc gắn kết, chia sẻ

trách nhiệm và lợi ích giữa người cung cấp dịch vụ với người trực tiếp sản

xuất nông nghiệp chưa đem lại hiệu quả cao đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến

sự phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội.

- Chưa phát triển mạnh các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập

trung quy mô lớn; các vùng sản xuất tạo nên những nông sản chủ lực mang

lợi thế cạnh tranh của nền nông nghiệp đô thị (sản phẩm chất lượng cao, độc

đáo, an toàn vệ sinh thực phẩm…) mà chủ yếu dừng lại ở sản phẩm, ngành

sản xuất đơn thuần, gần giống nông nghiệp các tỉnh, thành khác với phần lớn

sản xuất lúa gạo, chăn nuôi và rau… Điều này đã được minh chứng, làm rõ

hơn qua phiếu điều tra khảo sát của tác giả. Theo phiếu điều tra khảo sát, có

Page 111: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

104

đến 85,33% số người được hỏi cho rằng, lúa gạo là sản phẩm chủ lực ở địa

phương; tiếp đến có 67,33% người cho rằng là chăn nuôi; 64,66% người cho

rằng là rau; 56,66% người cho rằng là cây ăn quả và chỉ có 0,2% người được

hỏi cho rằng là hoa, cây cảnh (xem Biểu đồ 3.12).

Biểu đồ 3.12: Những sản phẩm chủ yếu ở các huyện ngoại thành

Nguồn: Xử lý từ phiếu điều tra

- Trình độ lao động nông nghiệp còn thấp so với yêu cầu CDCC cây

trồng, vật nuôi theo hướng công nghệ cao; số lao động có trình độ chuyên

môn kỹ thuật, thợ lành nghề khu vực ngoại thành Hà Nội chưa đáp ứng được

nhu cầu thị trường lao động. Theo đó, đời sống của một bộ phận nông dân

ngoại thành còn thấp; chênh lệch về thu nhập và hưởng thụ văn hóa của người

dân ở khu vực nông thôn và khu vực thành thị còn khoảng cách lớn; nhiều lao

động nông thôn thiếu việc làm, thu nhập không ổn định. Tỷ lệ hộ nghèo khu

vực nông thôn ngoại thành còn cao, đời sống một bộ phận nông dân, nhất là ở

vùng xa trung tâm còn nhiều khó khăn. Kết quả đào tạo nghề, giải quyết việc

85.33%

64.66%

56.66%

67.33%

2%

0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00

%

Lúa gạo

Rau

Cây ăn quả

Chăn nuôi

Hoa, cây cảnh

Page 112: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

105

làm cho lao động nông thôn, đặc biệt là ở những nơi thu hồi đất nông nghiệp

còn nhiều hạn chế.

3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế

Như trên đã phân tích, phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội thời

gian qua còn nhiều hạn chế. Những hạn chế đó bắt nguồn từ nhiều nguyên

nhân khác nhau, có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan,

trong đó có một số nguyên nhân cơ bản sau:

Thứ nhất, công tác xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển

nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH chậm, chưa phát huy được tiềm năng,

thế mạnh về điều kiện tự nhiên, KT-XH của Thủ đô. Công tác quy hoạch,

quản lý quy hoạch xây dựng NTM còn nhiều yếu kém. Quản lý đất đai ở

nhiều nơi bị buông lỏng, dẫn tới tình trạng lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích.

Nhìn chung, Hà Nội vẫn chưa có được một quy hoạch hoàn thiện tạo

một chỉnh thể hài hòa giữa khu vực nông thôn và đô thị, phù hợp với điều

kiện tự nhiên, xã hội của Thành phố để có thể nâng cao vị thế của ngành nông

nghiệp. Chất lượng các đồ án quy hoạch của nhiều huyện ngoại thành còn

thấp, đặc biệt quy hoạch NTM của nhiều xã chưa gắn với tái cơ cấu nông

nghiệp, thiếu tính liên kết vùng. Một số quy hoạch ở cấp cơ sở còn nặng về

hình thức, tính khả thi thấp; hay có mâu thuẫn, chồng chéo về mục tiêu hoặc

chậm được triển khai thực hiện.

Hơn nữa, do tốc độ ĐTH quá nhanh, mang tính tự phát đã tạo ra những

biến động thường xuyên, khó kiểm soát đối với sản xuất NN, NT ngoại thành.

Quá trình này làm phá vỡ các quy hoạch, thay đổi cấu trúc cảnh quan nông

thôn ngoại thành và hệ cân bằng sinh thái; làm ô nhiễm môi trường đất, nước

và không khí. Do đó, môi trường khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội đang

ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là ở các khu vực làng nghề chế biến

nông sản và hộ chăn nuôi quy mô lớn trong khu vực dân cư. Việc phá vỡ các

quy hoạch đã làm tình trạng mất dần các vùng đất sản xuất nông nghiệp

Page 113: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

106

truyền thống gia tăng, diện tích đất nông nghiệp thu hẹp nhanh, phân bố nhỏ

lẻ, manh mún nên khó khăn cho việc đẩy mạnh cơ giới hóa, ứng dụng KHCN

và xây dựng nền sản xuất nông nghiệp đô thị hiện đại, quy mô lớn. Đồng thời

quá trình ĐTH đã làm hệ thống các công trình thủy lợi, đê điều xuống cấp và

bị chia cắt, làm giảm năng lực phục vụ một số hệ thống công trình đã có.

Thứ hai, đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng

KCHT nông thôn còn ở mức thấp, dàn trải, chưa đáp ứng yêu cầu, chưa tương

xứng với vị trí, tầm quan trọng và đóng góp của khu vực nông thôn trong quá

trình xây dựng, phát triển Thủ đô. Hệ thống KCHT nông thôn ngoại thành đầu

tư chưa đồng bộ; hạ tầng về giao thông, thuỷ lợi, điện phục vụ sản xuất một

số nơi còn gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu cầu. Vốn đầu tư cho

nông nghiệp còn thấp, chỉ chiếm 4 - 6 % tổng vốn xây dựng cơ bản. Việc

phân bổ, giao kinh phí ngân sách Thành phố hỗ trợ thực hiện Chương trình

xây dựng NTM đôi khi còn chậm, khó khăn cho cơ sở trong việc giải ngân,

thanh quyết toán; nhiều nơi chưa chủ động huy động, sử dụng nguồn vốn tại

chỗ, vốn đóng góp từ nhân dân. Các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh

nghiệp đầu tư vào NN, NT chưa đủ mạnh, không hấp dẫn doanh nghiệp đầu

tư, trong khi đó thủ tục hành chính tiếp nhận đầu tư của doanh nghiệp vào

NN, NT còn rườm rà, phức tạp. Việc tiếp cận các nguồn vốn vay của các

doanh nghiệp, trang trại, hộ sản xuất khi vay vốn đầu tư sản xuất còn khó

khăn do thủ tục thế chấp tài sản phức tạp, lãi suất cao, chưa tiếp cận được các

khoản vốn vay với lãi suất ưu đãi. Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển

sản xuất nông nghiệp chưa thu hút được các chủ thể ở khu vực ngoại thành

đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hay phát triển NNCNC.

Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực, các chỉ số về giáo dục - đào tạo,

dạy nghề tại một số khu vực ngoại thành Hà Nội còn thấp. Trình độ nhận thức

hạn chế của một bộ phận cán bộ và người dân về nội dung, phương pháp,

cách làm trong phát triển nông nghiệp hàng hóa cũng như trong xây dựng

Page 114: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

107

NTM nên còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước; chưa

tích cực, chủ động tham gia đóng góp công sức vào thúc đẩy phát triển nông

nghiệp ngoại thành và công cuộc xây dựng NTM tại một số địa phương trên

địa bàn. Sự đầu tư cho các loại hình đào tạo, như: đào tạo thường xuyên và

đào tạo lại nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực ngoại thành

chưa được chú trọng, nhất là việc giúp người nông dân tìm việc làm, CDCC

lao động từ thuần nông sang hoạt động phi nông nghiệp được thuận lợi.

Thứ tư, hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN phục vụ

phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội chưa phát huy hiệu quả do hạn chế

về quy mô, cơ cấu vốn đầu tư; khó khăn về cơ chế, chính sách, năng lực cán

bộ; tâm l ý, thói quen và trình độ của người nông dân trong việc nắm bắt, ứng

dụng KHCN mới vào sản xuất. Công tác nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao

tiến bộ kỹ thuật mới, nhất là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông

nghiệp còn hạn chế. Do vậy, việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN

vào sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội chưa mang lại hiệu quả cao,

chưa đủ sức tạo sự thay đổi cơ bản về mặt chất lượng để thúc đẩy nông

nghiệp ngoại thành phát triển. Việc hỗ trợ từ Nhà nước cho sản xuất nông

nghiệp còn hạn chế, nên chưa khuyến khích được doanh nghiệp và người dân

đầu tư máy móc, thiết bị công nghệ mới vào sản xuất, chế biến nông sản, giết

mổ gia súc, gia cầm; kéo theo đầu ra sản phẩm nông nghiệp (chế biến, tiêu thụ

sản phẩm) còn thiếu tính bền vững.

Thứ năm, năng lực phát triển thị trường yếu, thị trường thụ nông sản

phẩm, nhất là các sản phẩm an toàn, có chất lượng cao của nông nghiệp ngoại

thành Hà Nội chưa ổn định, còn gặp nhiều khó khăn do chưa chiếm lĩnh được

lòng tin của người tiêu dùng. Việc xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại

phát triển thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa chưa được quan tâm đúng

mức; một số mặt hàng nông sản đặc sản đưa ra thị trường chủ yếu là ở dạng

thô, nên không phát huy được lợi thế so sánh, dẫn đến giá cả nông sản phẩm

Page 115: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

108

chưa hợp l ý, chủ yếu lưu thông trên thị trường tự do, các chợ truyền thống.

Công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản đặc sản còn

mờ nhạt… đã dẫn tới không khai thông thị trường và tổ chức tiêu thụ sản

phẩm. Các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm còn ít

[40]. Việc xây dựng chuỗi liên kết hiện gặp nhiều khó khăn; nhận thức về

nhãn hiệu thương hiệu của người tiêu dùng chưa cao, chưa tạo thói quen cho

người tiêu dùng về nguồn gốc; giá thuê cửa hàng trưng bày, tiêu thụ sản phẩm

trên địa bàn Thành phố cao dẫn đến khó phát triển các chuỗi sản xuất, chế

biến đến tiêu thụ. Hơn nữa, thị trường thụ nông sản phẩm còn yếu là do các

sản phẩm nông, lâm, thủy sản có chất lượng cao chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu

dùng của nhân dân Thủ đô. Sản xuất nông nghiệp ngoại thành còn sử dụng

nhiều chất cấm, hóa chất trong trồng trọt, chăn nuôi nên gây ô nhiễm môi

trường đất đai, nguồn nước, không khí… tác động xấu không chỉ tới môi

trường sống và sản xuất mà còn khiến nông sản không bảo đảm yêu cầu về vệ

sinh, an toàn thực phẩm, giảm sức cạnh tranh về chất trên thị trường; ảnh

hưởng xấu tới hiệu quả trong quá trình lưu thông - tiêu thụ sản phẩm; nhất là

với thị trường vốn được coi là khắt khe về chất lượng sản phẩm như Hà Nội.

Page 116: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

109

Chương 4

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

4.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI

THÀNH HÀ NỘI

4.1.1. Phân tích, đánh giá SWOT đối với phát triển nông nghiệp

ngoại thành Hà Nội

Phân tích SWOT cho ta thấy, những thuận lợi, khó khăn cùng cơ hội và

thách thức của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội; đồng thời là cơ sở để đưa ra

các định hướng chiến lược thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà

Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

4.1.1.1. Điểm mạnh, điểm yếu đối với phát triển nông nghiệp ngoại

thành Hà Nội

- Điểm mạnh trong phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội (S):

+ Nông nghiệp ngoại thành Hà Nội ngày càng được sự quan tâm, đầu

tư của Thành phố, trong 4 năm thực hiện Chương trình số 02/CTr-TU của

Thành ủy (2011 - 2014), đã huy động được 48.708 tỷ đồng vốn đầu tư phát

triển cho triển khai các dự án xây dựng cơ bản khu vực nông thôn; trong đó,

riêng vốn ngân sách Thành phố là 40.678 tỷ đồng (chiến 83,5%), vốn tín dụng

đầu tư phát triển của Nhà nước là 160 tỷ đồng (chiếm 0,3%), vốn tín dụng

ngân hàng thương mại là 7.870 tỷ đồng (chiếm 16,2%). Thực hiện Chương

trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM từ năm 2011 đến nay, tổng kinh

phí các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể và nhân dân đã đóng góp, ủng hộ bằng

tiền và các hình thức quy ra tiền được 5.079 tỷ đồng. Hội đồng nhân dân

thành phố Hà Nội đã thông qua Chương trình Phát triển nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016 - 2020 là khoảng

8.686,1 tỷ đồng (trong đó, nguồn vốn sự nghiệp ngân sách thành phố: 785,7

Page 117: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

110

tỷ đồng; nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân: 7.900,4 tỷ đồng [26],

với mục tiêu phấn đấu đạt 1.000 ha rau; 500 ha hoa; 1.370 ha cây ăn quả…

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch

chi tiết xây dựng Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật

NNCNC và xúc tiến thương mại nông nghiệp, rộng 9,9 ha nằm trong Khu sản

xuất, dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thuộc địa giới hành

chính của phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, với tổng mức đầu tư dự toán sơ

bộ để thực hiện dự án là khoảng 588 tỷ đồng, trong đó huy động xã hội hóa

khoảng 122 tỷ đồng để đầu tư các hạng mục công trình có tính chất kinh

doanh, có khả năng thu vốn… Ngày 15/01/2015, Hà Nội cũng công bố và bàn

giao hồ sơ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/5000 khu nông nghiệp sinh thái ứng dụng

công nghệ cao Hoa Lâm Viên tại xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, với diện tích

nghiên cứu lập quy hoạch 966.067 m2.

+ Các trung tâm nghiên cứu khoa học chuyên ngành nông nghiệp như:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Chăn

nuôi… đóng trên địa bàn, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội có ưu thế trong

việc đẩy mạnh ứng dụng KHCN, nâng cao chất lượng sản phẩm qua chế biến

và bảo quản sau thu hoạch… Việc cơ giới hoá và ứng dụng những tiến bộ

KHCN rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp sẽ góp phần thúc đẩy nông nghiệp

ngoại thành Hà Nội phát triển theo hướng bền vững, đưa quá trình CNH,

HĐH NN, NT của Thành phố sớm thành công. Đây cũng là điều kiện thuận

lợi để nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trở thành mô hình ứng dụng KHCN

vào sản xuất, thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để dần lan tỏa ra

các tỉnh phụ cận và cả nước nhằm xây dựng nền NNCNC, hàng hóa lớn.

+ Lao động khu vực ngoại thành Hà Nội còn dồi dào và trình độ ngày

càng được nâng cao. Theo số liệu thống kê năm 2009 lao động nông thôn là

2,41 triệu người, bằng 58,8% tổng lao động toàn thành phố. Đến năm 2013

lao động khu vực nông thôn đã tăng lên 2,69 triệu người, chiếm hơn 37%

Page 118: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

111

tổng dân số toàn thành phố; năm 2015, lao động khu vực nông thôn vào

khoảng 3,91 triệu người. So với cả nước, lao động trên địa bàn Hà Nội có

trình độ chuyên môn cao hơn. Bình quân cứ 03 lao động thì có 01 người có

trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên [37] và chất lượng lao động trong

NN, NT từng bước được nâng lên. Dự báo lao động khu vực nông thôn Hà

Nội vẫn sẽ gia tăng vào những năm tới khi dân số của Hà Nội đang tăng

nhanh, trong khi dân số khu vực nông thôn sẽ giảm dần (xem Bảng 4.1).

Bảng 4.1: Dự báo dân số thành phố Hà Nội năm 2020 và 2030

Đơn vị: 1000 người

Chỉ tiêu 2020 2030

1. Dân số thành phố Hà Nội 7.956 9.135

2. Dân số đô thị 4.614 6.355

Tỷ lệ đô thị hoá (%) 58,0 67,5

3. Dân số nông thôn 3.341 3.061

Nguồn: [59, tr.90]

+ Nông nghiệp ngoại thành Hà Nội có thị trường lớn, hấp dẫn và giàu

tiềm năng phát triển với khoảng 10 triệu người dân đang cư trú, công tác, học

tập, du lịch và đang có xu hướng tăng mạnh. Theo thống kê của Sở Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hiện nay, lương thực, thực phẩm sản

xuất trên địa bàn mới chỉ cung cấp được khoảng 52% thịt các loại, 64% cá,

65% trứng gia cầm, 20% sữa, 44% gạo tẻ, 55% rau củ tươi và 17% quả tươi.

Do vậy, nhu cầu về lương thực, thực phẩm trên địa bàn Hà Nội là rất lớn, nhất

là đối với sản phẩm nông nghiệp bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực

phẩm như rau sạch, các loại quả đặc sản ngày càng tăng cao. Có thể nhận

thấy, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội có một thị trường cao cấp, nhu cầu về

sản phẩm nông sản không những bảo đảm cho những đòi hỏi về vật chất mà

còn cả tinh thần phù hợp với thị hiếu, sự đa dạng, phong phú của mặt hàng

nông sản và nhu cầu vui chơi, thư giãn, giải trí. Hà Nội là địa bàn tập trung

Page 119: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

112

nhiều đối tượng khách hàng cao cấp, có nhu cầu thường xuyên và ngày càng

tăng về ẩm thực, văn hoá và du lịch, vì vậy, các sản phẩm và dịch vụ trong

khu vực NN, NT cũng đòi hỏi ngày càng phát triển. Đây là một lợi thế của

nông nghiệp ngoại thành các đô thị lớn nói chung và nông nghiệp ngoại thành

Hà Nội nói riêng phát triển theo hướng sinh thái, bền vững [31; 66].

+ Với đặc thù của một nền nông nghiệp đô thị, phát triển theo hướng

bền vững cả về kinh tế lẫn sinh thái môi trường, nông nghiệp ngoại thành Hà

Nội có vai trò quan trọng tạo nên VĐX cho các khu đô thị, khu dân cư, khu

công nghiệp… Đồng thời các VĐX nông nghiệp là cơ sở tạo sức hấp dẫn cho

phát triển dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và phát triển các dịch

vụ xã hội khác. Thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp ngoại thành sẽ đóng vai

trò chính trong cải thiện điều kiện môi trường sinh thái, cảnh quan sinh tồn

của vùng thủ đô, góp phần vào việc xây dựng Thủ đô hiện đại, văn minh,

xanh, sạch, đẹp; hài hòa, bền vững và giàu sức sống truyền thống nhân văn.

- Điểm yếu trong phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội (W):

+ Nông dân vẫn sản xuất manh mún, mạnh ai nấy làm; vai trò HTX còn

mờ nhạt trong việc liên kết sản xuất và tiêu thụ; chưa thể hiện vai trò là cầu

nối giữa người nông dân với doanh nghiệp trong chuỗi giá trị. Hoạt động của

đa số HTX, doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm

chủ yếu vẫn theo phương thức truyền thống, chưa chủ động xây dựng định

hướng phát triển cụ thể; chưa có nhiều mô hình liên kết quy mô lớn, hiệu quả.

Việc sản xuất, kinh doanh theo chuỗi liên kết chưa đạt hiệu quả như mong

muốn; sản phẩm vẫn còn phụ thuộc nhiều vào biến động thị trường.

+ Chưa có chính sách đủ mạnh để khuyến khích phát triển nông nghiệp

ứng dụng công nghệ cao; công tác nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ

KHCN mới vào sản xuất nông nghiệp ở các huyện ngoại thành còn ít dẫn đến

nông sản phẩm có chất lượng cao chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của

nhân dân Thủ đô. Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông

Page 120: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

113

nghiệp chưa đủ mạnh để thu hút được doanh nghiệp đầu tư, nhất là lĩnh vực

chế biến nông sản, giết mổ gia súc, gia cầm và nông nghiệp ứng dụng công

nghệ cao. Việc thu hút nguồn lực xã hội phát triển nông nghiệp và xây dựng

NTM ở một số địa phương còn gặp khó khăn.

+ Hệ thống KCHT nông thôn ngoại thành Hà Nội đầu tư chưa đồng đều

giữa các địa phương và thiếu tính đồng bộ nên chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất

và phục vụ đời sống sinh hoạt của cư dân khu vực ngoại thành. Hạ tầng về

giao thông nông thôn, thủy lợi... phục vụ sản xuất nông nghiệp nhiều nơi còn

khó khăn, thiếu thốn, nhất là những vùng xa trung tâm như: Sóc Sơn, Ba Vì,

Ứng Hòa. Công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, quản lý đất đai khu

vực ngoại thành Hà Nội còn nhiều bất cập, gây lãng phí các nguồn lực đầu tư.

Môi trường ở một số huyện ngoại thành đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, nhất

là ở các làng nghề thủ công mỹ nghệ và khu chăn nuôi tập trung.

+ Quá trình ĐTH mang lại sự phát triển KT-XH cho Thành phố, nhưng

ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng đe dọa đến cuộc sống của cư dân

nơi đây. ĐTH nhanh làm đất đai trong nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, nhất

là đất đai tại các vùng sản xuất; trong khi nhu cầu nông sản càng tăng lên về

số lượng, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; đồng thời làm gia tăng

những vấn đề về việc làm, an sinh xã hội khu vực nông thôn ngoại thành. Tốc

độ ĐTH ở Thủ đô càng nhanh càng làm thu hẹp vai trò và ảnh hưởng rất lớn

đến yêu cầu phát triển xanh, bền vững của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội;

làm mất dần VĐX để điều hòa khí hậu hay là nơi vui chơi, giải trí, thư giãn

trong không gian nông nghiệp sinh thái. Chỉ tính riêng trong giai đoạn 2011 -

2015, diện tích nông nghiệp của Hà Nội giảm trung bình 5.500 - 6.000 ha,

bình quân mỗi năm giảm trên 1000 ha; nguyên nhân chính của việc suy giảm

diện tích đất sản xuất nông nghiệp là chuyển sang đất phi nông nghiệp, chủ

yếu là đất ở, đất khu công nghiệp và đất giao thông… Do vậy, Hà Nội cần

sớm có những quy hoạch tổng thể về sử dụng đất (không chỉ dừng lại ở quy

Page 121: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

114

hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp - xem Bảng 4.2) nhằm giữ gìn diện

tích đất nông nghiệp và VĐX cho các khu đô thị, khu dân cư của Thủ đô.

Bảng 4.2: Quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở thành phố Hà Nội năm 2015 và 2020

Năm 2015 Năm 2020 Chỉ tiêu

Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%)

Tổng diện tích tự nhiên 332.889 100,0 332.889 100,0 Đất sản xuất nông nghiệp 131.845 39,6 115.217 34,6 Đất trồng cây hàng năm 118.252 35,5 103.757 31,2 Đất trồng lúa 99.956 30,0 92.120 27,7 Đất trồng cây hàng năm khác 18.296 5,5 11.637 3,5 Đất trồng cây lâu năm 13.593 4,1 11.460 3,4

Nguồn: [61]

4.1.1.2. Cơ hội, thách thức đối với phát triển nông nghiệp ngoại

thành Hà Nội

- Cơ hội đối với phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội (O):

+ Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn nói chung, phát triển nông

nghiệp nói riêng luôn là “tâm điểm” trong các chủ trương, chính sách phát

triển KT-XH của Đảng và Nhà nước ta hơn 30 năm đổi mới. Nông nghiệp,

nông dân, nông thôn luôn chiếm vị trí hết sức quan trọng trong toàn bộ tiến

trình phát triển của đất nước; giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông

thôn sẽ góp phần tạo ra những điều kiện KT-XH. Sự quan tâm đến phát triển

nông nghiệp và khẳng định đây là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự

nghiệp CNH, HĐH đất nước đã được thể hiện ở nhiều chủ trương, chính sách

phát triển nông nghiệp.

+ Nông nghiệp Việt Nam nói chung, trong đó có nông nghiệp ngoại

thành Hà Nội có những bước phát triển liên tục tăng trong một thời gian dài,

sản lượng hàng hóa ngày càng tăng, thu nhập và đời sống của dân cư nông

thôn được nâng cao, thị trường tiêu thụ nông sản mở rộng cả trong và ngoài

nước. Tiêu thụ nông sản trong nước góp phần quan trọng cân đối cung - cầu,

Page 122: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

115

bình ổn thị trường, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống

của nhân dân, bảo đảm đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.

+ Nông nghiệp ngoại thành dễ tiếp cận các dịch vụ đô thị, nhất là

những thay đổi tiến bộ từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo đó, việc ứng

dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, trong đó có công nghệ sinh học sẽ góp

phần làm tăng năng suất và chất lượng nông sản, tạo điều kiện phát triển công

nghiệp chế biến, thương mại dịch vụ các sản phẩm nông sản có chất lượng

cao, cho hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Trong bối cảnh cuộc cách mạng

công nghiệp 4.0, công nghệ tự động, cảm biến, sinh học…, cùng KHCN tiên

tiến sẽ được chú trọng ứng dụng vào quy trình sản xuất, nhất là trong lai tạo

những giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất, chất lượng cao hơn. Với cuộc

cách mạng công nghiệp 4.0, nông nghiệp thông minh với công nghệ điện toán

đám mây cũng được đẩy mạnh triển khai thử nghiệm, như Tập đoàn FPT và

Tập đoàn Fujitsu (Nhật Bản) hợp tác xây dựng Trung tâm Hợp tác nông

nghiệp thông minh FPT - Fujitsu tại Hà Nội; sau đó, Tập đoàn FPT sẽ đầu tư

vào cao nguyên Mộc Châu, biến nơi này thành trung tâm sản xuất nông

nghiệp hiệu suất cao, ứng dụng triệt để công nghệ thông tin vào sản xuất nông

sản phẩm theo chuỗi giá trị.

- Thách thức đối với phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội (T):

Nông nghiệp các huyện ngoại thành Hà Nội không những đang đứng

trước những thách thức chung cho sự phát triển nông nghiệp cả nước, mà còn

bị tác động lớn từ những thách thức riêng, như:

+ Khả năng cạnh tranh của các mặt hàng nông sản Hà Nội đang bị tác

động mạnh từ nông sản những địa phương lân cận và ngoại nhập. Mặc dù nhu

cầu về các mặt hàng nông sản của người tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà

Nội là rất lớn; hơn nữa, khả năng đáp ứng của ngành nông nghiệp Hà Nội mới

được khoảng 60 - 70% nhu cầu. Tuy nhiên, với quá trình HNQT sâu rộng với

nhiều sân chơi như Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)… dẫn đến sự gia tăng

Page 123: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

116

nhanh chóng lượng hàng nhập khẩu với giá cả cạnh tranh, chất lượng vượt

trội, các mặt hàng nông sản của Thành phố sẽ gặp khó khăn để đứng vững

trên “sân nhà”. Vì sản xuất vẫn cơ bản là manh mún, phân tán, khó ứng dụng

KHCN dẫn tới chất lượng các mặt hàng nông sản chưa cao, giá trị gia tăng

thấp nên sự cạnh tranh kém. Do đó, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội cần phát

triển theo hướng NNCNC, phù hợp với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp

4.0 nhằm nâng cao về số lượng lẫn chất lượng những sản phẩm nông nghiệp,

đáp ứng tối đa cho nhu cầu của thị trường trực tiếp này.

+ Biến đổi khí hậu trên địa bàn Thủ đô đang ngày càng rõ nét và có

mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn. Dưới tác động từ BĐKH, nhiệt độ tăng lên

ở phạm vi toàn cầu và hiện tượng đảo nhiệt ở các thành phố lớn làm nhiệt độ

Thủ đô sẽ tiếp tục tăng và cao hơn so với các vùng xung quanh. Mưa càng ít

trong mùa đông làm tăng nguy cơ khô hạn. Biến đổi khí hậu sẽ làm xuất hiện

càng nhiều các hiện tượng thiên tai như bão, mưa axit, lốc xoáy… cũng như

nguy cơ ngập lụt các vùng đất thấp ở Thủ đô. Thời gian gần đây, nông nghiệp

ngoại thành Hà Nội cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của BĐKH khi sản xuất

liên tục gặp khó khăn do thời tiết, thiên tai; dịch bệnh xảy ra ở nhiều địa

phương, nhất là trong chăn nuôi làm nhiều người nông dân chịu cảnh thua lỗ.

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường cùng với các quy hoạch chưa hoàn

thiện, sản xuất còn mang tính tự phát, chưa có định hướng cho từng vùng,

từng ngành hàng đang là nguy cơ đe dọa đến sự phát triển bền vững của nông

nghiệp ngoại thành. Quá trình ĐTH nhanh ở khu vực ven đô không chỉ kéo

theo tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải, mà còn làm giảm

diện tích đất nông nghiệp vốn là nơi cung cấp rau xanh, lương thực thực phẩm

cho người dân Hà Nội. Người nông dân mất đất sản xuất dẫn đến mất việc

làm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế. Vùng sản xuất nông nghiệp còn

lại bị chia cắt manh mún, thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, thực

Page 124: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

117

phẩm bị ô nhiễm, sản lượng và năng suất nhiều cây trồng, vật nuôi sụt giảm

kéo theo khả năng cạnh tranh của nông sản ngoại thành ngày càng thấp.

Ngoài ra, sự phát triển của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội còn những

thách thức như: KCHT kỹ thuật và xã hội khu vực ngoại thành chưa đồng bộ,

còn nhiều yếu kém. Yêu cầu phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi… gắn

với quy hoạch phát triển đô thị, khu vực nông thôn còn nhiều bất cập; chưa có

mô hình quản lý thống nhất. Chất lượng nguồn nhân lực, các chỉ số về giáo

dục - đào tạo, dạy nghề trong một số khu vực ngoại thành Hà Nội còn thấp;

một bộ phận dân cư có cuộc sống khó khăn…

4.1.1.3. Các kết hợp chiến lược từ SWOT cho phát triển nông nghiệp

ngoại thành Hà Nội

Từ những phân tích về những thuận lợi, khó khăn cùng cơ hội và thách

thức của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội ở trên, luận án bước đầu đưa ra một

số định hướng chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại thành

trong thời gian tới, như sau:

- Liên kết SO (phát triển, đầu tư): Đầu tư phát triển nông nghiệp đô thị

sản xuất hàng hóa quy mô lớn cùng với việc giữ gìn và mở rộng các vùng

chuyên canh tập trung; đầu tư phát triển các trung tâm nghiên cứu, ứng dụng

công nghệ sinh học vào lai tạo, sản xuất cây con giống đầu nguồn, chất lượng

cao; đẩy mạnh ứng dụng KHCN tiên tiến, hiện đại, phát triển NNCNC. Chú

trọng phát triển thị trường tiêu thụ với những mặt hàng nông sản đặc sản, có

lợi thế cạnh tranh và được chế biến sâu nhằm nâng cao chất lượng của nông

sản ngoại thành Hà Nội.

- Liên kết WO (tận dụng, khắc phục): Cùng với việc hỗ trợ phát triển

kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, cần đẩy mạnh việc nhân rộng các mô hình

liên kết sản xuất theo chuỗi sản phẩm nhằm cung cấp những mặt hàng nông

sản chất lượng cao, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đáp ứng tốt nhu cầu

ngày càng cao của cư dân Thủ đô. Chú trọng quy hoạch các vùng sản xuất

Page 125: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

118

nông nghiệp quy mô lớn nhằm tập trung các nguồn lực phát triển và bảo vệ

môi trường, cùng việc giữ gìn các VĐX cho các khu đô thị Hà Nội.

- Liên kết ST (duy trì, khống chế): Tăng cường các hoạt động tập huấn,

phổ biến các thành tựu mới của KHCN trong sản xuất nông nghiệp, nhất là

chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao, phù

hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Hà Nội. Tạo ra nhiều các nông sản phẩm

chất lượng tốt, có ưu thế cạnh tranh gắn với chuỗi tiêu thụ sản phẩm.

- Liên kết WT (khắc phục, né tránh): Các đơn vị chức năng và địa

phương ở Hà Nội cần chủ động tạo lập môi trường liên kết, hình thành các

chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị cho nông sản phẩm; định hướng sản xuất theo tín

hiệu thị trường. Huy động tối đa, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nhất là

nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM ở các huyện ngoại

thành Hà Nội. Đầu tư nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN vào sản

xuất, hướng tới việc xây dựng nền nông nghiệp đô thị hiện đại, bền vững.

Từ quá trình nghiên cứu, khảo sát thực trạng phát triển nông nghiệp

ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2008 - 2016 và những định hướng nêu trên,

luận án thống nhất ý kiến của một số chuyên gia cho rằng, thúc đẩy phát triển

nông nghiệp ngoại thành có ý nghĩa quan trọng không chỉ ở các lợi ích về

kinh tế, xã hội, môi trường mà còn góp phần bảo đảm ổn định chính trị - xã

hội và xác định nông nghiệp ngoại thành Hà Nội cần phát triển theo mô hình

nông nghiệp đô thị - sinh thái; chuyển dịch theo hướng hiện đại, bền vững và

NNCNC; gắn với bảo vệ môi trường, phát triển du lịch và xây dựng NTM.

4.1.2. Định hướng phát triển nông nghiệp của Thủ đô đến năm

2030, tầm nhìn 2050

Từ một số định hướng chiến lược nêu trên cùng với việc nghiên cứu,

khảo sát thực trạng phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội (ở Chương 3)

và căn cứ vào định hướng phát triển của Thủ đô nói chung, phát triển nông

Page 126: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

119

nghiệp nói riêng làm cơ sở để luận án xác định rõ hơn định hướng phát triển

nông nghiệp của Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Cụ thể là:

Một là, phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông

nghiệp đô thị - sinh thái kết hợp với phát triển du lịch và chú trọng bảo vệ môi

trường với các VĐX, từng bước thích ứng với hiện tượng đảo nhiệt ở các

thành phố lớn, những tác động tiêu cực của BĐKH. Quy hoạch những vùng

sản xuất nông nghiệp gắn với các di tích lịch sử, làng nghề truyền thống… để

phát triển và mở rộng các tuyến du lịch sinh thái, văn hóa. Trong công tác quy

hoạch cần chú trọng việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất với giảm thiểu ô

nhiễm môi trường nội đô, tạo ra những điều kiện thuận lợi nâng cao thu nhập,

đời sống vật chất, tinh thần của người dân và môi trường sinh thái ngoại thành

trên cơ sở gìn giữ các VĐX (vùng trồng rau sạch, vùng trồng hoa, cây cảnh,

cây xanh), các tuyến nông nghiệp sinh thái.

Hai là, phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông

nghiệp hiện đại, hàng hóa lớn, chuyên canh tập trung nhằm thực hiện tập

trung, tích tụ ruộng đất tạo điều kiện cơ giới hóa sản xuất, thay đổi phương

thức sản xuất theo các hình thức tổ chức, liên kết và phát triển NNCNC. Tập

trung hình thành các trang trại, cơ sở sản xuất, vùng sản xuất giống cây trồng,

vật nuôi đóng vai trò cung cấp cây con giống đầu nguồn, chất lượng cao cho

địa bàn, các tỉnh, thành lân cận và ĐBSH. Đẩy mạnh ứng dụng KHCN vào

sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng; CDCC cây trồng, vật nuôi có năng

suất, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường

của Hà Nội; mở rộng liên kết với các loại hình dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông

nghiệp; nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành hàng.

Ba là, phát triển nông nghiệp ngoại thành hướng tới nền nông nghiệp

hữu cơ, cung cấp nguồn thực phẩm sạch, tươi sống, có giá trị cao, đáp ứng cơ

bản nhu cầu của người dân Thủ đô. Từ việc xây dựng các vùng sản xuất

chuyên canh tập trung, quy mô lớn hình thành các chuỗi giá trị, chuỗi ngành

Page 127: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

120

hành trong sản xuất, phân phối các mặt hàng nông sản cho người dân đô thị,

nâng cao năng lực cạnh tranh gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Phát triển

thị trường nông nghiệp nhằm hình thành đồng bộ các yếu tố của thị trường

nông thôn; quy hoạch và phát triển mạng lưới thương mại - dịch vụ.

Bốn là, phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng CNH, HĐH,

phù hợp với quá trình ĐTH và xây dựng NTM, thúc đẩy xã hội hóa lao động,

tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân ngoại thành. Xây dựng

kế hoạch đào tạo giúp người nông dân tìm kiếm việc làm khi bị thu hồi đất.

Phát triển nông nghiệp gắn với CDCC lao động ngoại thành, phù hợp với quá

trình ĐTH và xây dựng NTM văn minh, hiện đại, tăng hiệu suất sử dụng đất

và tăng năng suất lao động nông nghiệp, nâng cao thu nhập và chất lượng đời

sống vật chất, tinh thần của người nông dân.

4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN

NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI

Từ việc xác định hạn chế, nguyên nhân qua khảo sát thực trạng phát

triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội giai đoạn 2008 - 2016; bước đầu làm rõ

những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức và chiến lược, định hướng phát

triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội qua phân tích SWOT và những phân

tích, tổng hợp khác, luận án sử dụng kết quả khảo sát điều tra làm một trong

những căn cứ để đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp ngoại

thành Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

4.2.1. Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt các quy hoạch phát

triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội

(Theo kết quả xử lý từ phiếu điều tra, có54% trong tổng số người được

hỏi cho đây là giải pháp rất quan trọng và 43% cho đây là giải pháp quan

trọng, xem Phụ lục 10 - câu hỏi 8).

Để bảo đảm phát triển KT-XH, trong đó có phát triển nông nghiệp theo

hướng hiện đại, bền vững, thành phố cần giải quyết mối quan hệ giữa phát

Page 128: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

121

triển đô thị và nông thôn theo một tổng thể đã định sẵn dựa trên các quy

hoạch được phê duyệt. Theo các quy hoạch, những giải pháp đột phá, xây

dựng cơ chế, chính sách, sử dụng hiệu quả nguồn lực nhằm gìn giữ nguồn tài

nguyên thiên nhiên, môi trường sống; bảo tồn bản sắc văn hóa và không gian

xanh, khu nông nghiệp sinh thái, đáp ứng tối đa nhu cầu về vật chất, tinh thần

của người dân Thủ đô sẽ được thực hiện nghiêm túc ở từng kế hoạch cụ thể.

Do đó, phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội phải dựa trên cơ sở quy

hoạch tổng thể phát triển KT-XH và quy hoạch sử dụng đất nhằm tạo ra một

cấu trúc cân bằng, hợp lý giữa các yếu tố trong hệ sinh thái nông nghiệp và

góp phần bảo vệ môi trường vùng Thủ đô. Để bảo đảm cho việc thực hiện

hiệu quả giải pháp này, cần chú trọng một số nhiệm vụ sau đây:

Thứ nhất, để phát triển nông nghiệp ngoại thành, quy hoạch là một nội

dung quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn

lực, nhất là việc ứng dụng KHCN vào sản xuất, xây dựng nền NNCNC; là cơ

sở để tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, quy

hoạch phải đạt được những mục tiêu sau:

- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao năng

suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả và tính bền vững của nền

nông nghiệp hàng hóa lớn, tập trung và hiện đại.

- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải có hệ thống chính

sách bảo đảm huy động cao các nguồn lực, trước hết là đất đai, lao động…,

phát huy ưu thế các thành tựu KHCN từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

nhằm thích ứng với BĐKH và HNQT; dựa trên cơ sở đổi mới tư duy về tiếp

cận thị trường, khai thác hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên của mỗi địa

phương ngoại thành Hà Nội.

- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn kết chặt chẽ sản

xuất với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ; tích tụ ruộng

đất, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn.

Page 129: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

122

- Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải gắn với CDCC lao

động nông thôn ngoại thành Hà Nội, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu

sản xuất nông sản hàng hóa với trình độ kỹ thuật và công nghệ ngày càng cao.

Từ đó, hoàn thiện công tác quy hoạch phân khu, quy hoạch sử dụng

đất, đi kèm với các cơ chế, chính sách có liên quan để bảo đảm cơ cấu và

chức năng sử dụng đất trong các lĩnh vực khác nhau, nhất là quỹ đất phát triển

nông nghiệp nhằm phục vụ quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô theo

hướng “Thành phố xanh, hoà bình”; góp phần quan trọng giải quyết việc làm,

xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh và ổn định xã hội; nâng cao chất lượng

đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn ngoại thành Hà Nội.

Thứ hai, những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm trong hoàn thiện và thực

hiện các quy hoạch nhằm phát triển nông nghiệp ngoại thành, bao gồm:

- Hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp phù hợp quy

hoạch phát triển KT-XH chung của thành phố góp phần quan trọng làm cho

nông nghiệp ngoại thành Hà Nội phát triển theo hướng hiện đại, bền vững.

- Điều chỉnh chiến lược và quy hoạch phát triển nông nghiệp ngoại

thành theo yêu cầu của tái cấu trúc NN, NT trên cơ sở đẩy mạnh phát triển và

lành mạnh hóa thị trường hàng hóa nông sản trong nước, kết nối có hiệu quả

với thị trường quốc tế; góp phần phát huy cao lợi thế so sánh của sản phẩm

nông nghiệp chủ lực, như hoa, cây cảnh ở huyện Mê Linh, Đan Phượng, Quốc

Oai; cam Canh ở Thanh Oai; bưởi Diễn ở Phúc Thọ, Chương Mỹ; nhãn chín

muộn ở Hoài Đức…

- Đầu tư kinh phí thực hiện quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết

các vùng sản xuất chuyên canh tập trung được đề xuất, nhất là đối với vùng

NNCNC. Xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển các vùng sản xuất chuyên

canh hàng hóa gắn với quy hoạch vùng, liên kết vùng.

- Tập trung thực hiện việc rà soát công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng

NTM, nhất là quy hoạch và đầu tư xây dựng NTM phải liên kết với phát triển

Page 130: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

123

đô thị. Gắn quy hoạch sản xuất nông nghiệp với quy hoạch KCHT, cụm dân

cư nhằm cân bằng lợi ích của nông nghiệp, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh

học, nâng cao chất lượng đời sống của nông dân và cải thiện diện mạo nông

thôn ngoại thành, sử dụng hiệu quả và hài hòa không gian nông thôn, không

gian đô thị trên địa bàn Hà Nội.

- Để thực hiện tốt các quy hoạch phát triển nông nghiệp, cần xây dựng

chương trình, đề án, nhất là dự án phát triển NNCNC hay đầu tư, nâng cấp

KCHT phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tập trung vào việc thực hiện điều

chỉnh, bổ sung và hoàn thiện các quy hoạch chuyên ngành như: Quy hoạch

phát triển nông nghiệp; Quy hoạch phòng, chống lũ…

- Thành phố và những huyện ngoại thành cần khẩn trương hoàn thiện

và làm tốt các quy hoạch nhằm tạo tiền đề cho ngân hàng thương mại đầu tư

vốn an toàn, hiệu quả.

Thứ ba, một số quy hoạch cần hoàn thiện và thực hiện nhằm phát triển

nông nghiệp các huyện ngoại thành theo hướng bền vững, bao gồm:

- Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai nông nghiệp là kế hoạch sử dụng

tài nguyên đất đai mang tính tổng thể, lâu dài và chiến lược. Quy hoạch sử

dụng đất đai tốt sẽ là nền tảng phát triển nông nghiệp ngoại thành theo hướng

bền vững; là yếu tố chính trong yêu cầu phát triển và giữ gìn các VĐX, vành

đai nông nghiệp ở các thành phố lớn. Do vậy, cần có định hướng và điều

chỉnh quy hoạch tổng thể sử dụng đất nông nghiệp theo hướng tái cơ cấu

ngành nông nghiệp, phát huy cao lợi thế so sánh gắn với sản xuất nông nghiệp

hàng hóa quy mô lớn, hiện đại và bền vững. Theo đó, cần làm tốt một số

nhiệm vụ sau:

+ Tăng cường chất lượng dự báo, bảo đảm sự ổn định của quy hoạch và

nâng cao sự liên kết, đồng bộ giữa quy hoạch các khu/cụm công nghiệp chế

biến với các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung, vùng

NNCNC. Tiến hành song song với việc quy hoạch là công tác hỗ trợ tập

Page 131: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

124

trung, tích tụ ruộng đất cả theo hướng chuyển nhượng và cho thuê quỹ đất

nông nghiệp lâu dài. Trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển KT-XH

cùng như quy hoạch sử dụng đất, ưu tiên bố trí quỹ đất dành cho phát triển

khu NNCNC.

+ Định hướng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp theo hai nhóm là

“quy hoạch cứng” và “quy hoạch mềm”. Quy hoạch cứng là việc thành phố

đưa ra những vùng không được phép chuyển đổi mục đích sử dụng trong từng

thời kỳ nhằm gìn giữ quỹ đất nông nghiệp, bảo vệ VĐX của Thủ đô. Quy

hoạch mềm là việc thành phố đưa ra những vùng, những loại đất có tính

tương đồng để người dân có thể chuyển đổi mục đích sử dụng đất một cách

linh hoạt theo tín hiệu thị trường. Do đó, xác định những vùng đất hiện có thể

dành cho phát triển nông nghiệp, song, trong dài hạn phù hợp với việc chuyển

đổi thành đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ và hạ tầng đô thị; cùng

với đó là tăng thời gian cho kỳ kế hoạch sử dụng đất, từ 05 năm lên 10 năm.

Đa dạng hóa các hình thức công khai quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan

nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; xác định rõ khu vực nào được phép và

không được phép tham gia giao dịch trên thị trường chuyển nhượng quyền sử

dụng đất, tạo điều kiện cho các chủ thể sử dụng đất, chủ doanh nghiệp đầu tư

vào lĩnh vực nông nghiệp dễ tiếp cận và yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.

+ Xây dựng các quy định, giám sát chặt chẽ việc lập, điều chỉnh, thực

hiện quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt và việc thu hồi đất đai, chuyển

mục đích sử dụng đất nông nghiệp nhằm hạn chế tối đa tình trạng phát triển tự

phát, phá vỡ quy hoạch, nhất là đối với địa bàn có tốc độ ĐTH nhanh như

ngoại thành Hà Nội. Theo đó, việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

phải bảo đảm chất lượng (đòi hỏi có tầm nhìn chiến lược dài hạn - trên 20

năm) để hạn chế tối đa việc thay đổi, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng

đất). Có các quy định, chế tài đủ mạnh buộc các cấp, các ngành và địa phương

phải thực hiện đúng quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, trong đó gắn

Page 132: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

125

chặt trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền. Việc điều chỉnh

quy hoạch và mục đích sử dụng đất chỉ được áp dụng trong những điều kiện

đặc biệt, có mức độ ảnh hưởng lớn và phải được quy định chặt chẽ. Do vậy,

công tác quy hoạch đất phải dựa trên quy hoạch vùng thủ đô, quy hoạch các

vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh tập trung quy mô lớn, quy

hoạch phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn ngoại thành…

+ Quy hoạch đất đai để phát triển giao thông, KCHT đáp ứng yêu cầu

của phát triển nông nghiệp hàng hóa và NNCNC. Quy hoạch đất nông nghiệp

đồng bộ giữa đất đai sản xuất với hệ thống nước tưới, kênh mương, đường,

điện, trụ sở điều hành, hệ thống xử lý chất thải trong khu NNCNC. Tổ chức,

cá nhân đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong khu NNCNC được hưởng ưu

đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai, nhất là đất để xây dựng cơ

sở nghiên cứu, đào tạo, ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công

nghệ cao, cơ sở thử nghiệm, sản xuất sản phẩm NNCNC…

+ Rà soát, hoàn thiện quy hoạch NNCNC theo hướng mở, có chính

sách ưu đãi cho các khu NNCNC theo hướng phát huy lợi thế của địa phương

và bảo đảm cho người nông dân ngoại thành Hà Nội với bất kể quy mô nào

cũng được khuyến khích ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Trên cơ sở

đó, thành phố phê duyệt quy hoạch các vùng sản xuất NNCNC nhằm bảo đảm

tính ổn định lâu dài về đất đai, đồng thời tạo cơ sở pháp lý quan trọng để tiến

hành quy hoạch chi tiết và có kế hoạch đầu tư đúng mức; chủ động xây dựng

cho được chuỗi liên kết nhằm hình thành vùng sản xuất rau, hoa cao cấp ứng

dụng công nghệ cao ở các huyện Mê Linh, Đan Phượng…; vùng chăn nuôi bò

sữa ứng dụng công nghệ cao ở Ba Vì; bưởi Diễn ở Phúc Thọ, Chương Mỹ…

- Quy hoạch phát triển vùng sản xuất chuyên canh tập trung với một số

loại cây trồng, vật nuôi có lợi thế cạnh tranh, cụ thể: Quy hoạch phát triển rau

an toàn; hoa, cây cảnh ở Mê Linh, Đan Phượng; phát triển cây dược liệu ở

Sóc Sơn, Ba Vì…; nuôi gia súc, gia cầm ở Sóc Sơn, Đông Anh, Ba Vì, Hoài

Page 133: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

126

Đức, Quốc Oai, Thanh Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa… Việc quy hoạch này,

được xây dựng trên những diện tích cấy lúa kém hiệu quả nhằm phát triển

một số loại cây trồng, vật nuôi bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái,

tôn tạo cảnh quan phục vụ du lịch, vui chơi giải trí. Quy hoạch và mở rộng

vùng nhân nuôi cây con giống ứng dụng công nghệ cao để cung ứng giống có

chất lượng cho nhu cầu tại chỗ và các tỉnh ĐBSH, phù hợp với thế mạnh của

nông nghiệp ngoại thành Hà Nội và mục tiêu xây dựng nền NNCNC.

- Quy hoạch vùng phát triển trang trại sản xuất, kinh doanh cây, con

giống sẽ là mô hình phù hợp với đất đai sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội ngày

càng thu hẹp và yêu cầu phát triển NNCNC, phù hợp với cuộc cách mạng

công nghiệp 4.0. Hình thành các vùng sản xuất tập trung trên cơ sở quy hoạch

các vùng phát triển trang trại; công bố quỹ đất có thể giao hoặc cho thuê để

phát triển trang trại, chủ yếu là các vùng ao hồ, bãi bồi ven sông… Theo đó,

tập trung thực hiện nội dung: 1) Xác định phát triển các loại cây trồng, vật

nuôi chủ lực, phù hợp với lợi thế đất đai, khí hậu của mỗi huyện và có tính

đến thị trường tiêu thụ sản phẩm, như: phát triển vùng trồng hoa, cây cảnh,

chủ yếu theo mô hình kinh tế trang trại ở các huyện Mê Linh, Đan Phượng,

Quốc Oai; bưởi Diễn ở Phúc Thọ, Chương Mỹ; nhãn chín muộn ở Hoài Đức,

cam Canh ở Thanh Oai; 2) Quy hoạch KCHT, nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao

thông, hệ thống cung cấp điện, nước, cơ sở công nghiệp chế biến… bảo đảm

đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển sản xuất của trang trại.

4.2.2. Đẩy mạnh phát triển các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị,

hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao

(Theo kết quả xử lý từ phiếu điều tra, có 96% trong tổng số người được

hỏi cho đây là giải pháp rất quan trọng và giải pháp quan trọng, xem Phụ lục

10 - câu hỏi 11).

Việc thúc đẩy sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp, HTX và

các hộ nông dân ngoại thành Hà Nội trong việc tổ chức sản xuất gắn với

Page 134: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

127

chuỗi giá trị sẽ khắc phục được tình trạng không ổn định thị trường nông sản,

hay hiện tượng “được mùa thì rớt giá, mất mùa thì giá tăng”. Đồng thời, cũng

khắc phục tình trạng tổ chức sản xuất nông nghiệp mang tính nhỏ lẻ, manh

mún với công nghệ lạc hậu, chất lượng hàng nông sản thấp. Trong Văn kiện

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII đã chỉ rõ: Tổ chức lại sản xuất, tăng

cường liên kết theo chuỗi giá trị. Gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản

trên cơ sở phát triển các hình thức hợp tác, liên kết giữa hộ gia đình với các tổ

chức hợp tác và doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và

bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Khuyến khích liên kết giữa

hộ nông dân sản xuất với tổ chức tín dụng, tổ chức KHCN và doanh nghiệp

[65]. Do vậy, để thực hiện định hướng này, đồng thời thúc đẩy phát triển các

hình thức tổ chức và liên kết nhằm sản xuất nông sản theo chuỗi giá trị, chuỗi

ngành hàng, góp phần tập trung, tích tụ ruộng đất, xây dựng nền nông nghiệp

hàng hóa lớn, NNCNC ở khu vực ngoại thành Hà Nội, cần thực hiện các

nhiệm vụ sau:

- Hiện nay, cũng như tương lai gần, Việt Nam nói chung, thành phố Hà

Nội nói riêng cần xây dựng được nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công

nghệ cao, mức độ thương mại hóa lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế, dựa

trên các hình thức sản xuất quy mô lớn và tập trung như: trang trại, HTX, liên

hiệp HTX trong mối liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp. Trong quá trình này,

cần chủ động tính tới việc CDCC lao động nông nghiệp dôi dư sang các

ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn ngoại thành hoặc tham gia lực lượng

lao động đô thị; cần có sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp với năng lực

về vốn, KHCN và thị trường. Đây là lực lượng tiên phong để phát triển nền

nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, nhất là phát triển các

ngành công nghiệp - dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp. Điều này không chỉ giúp tạo

thêm nhiều giá trị gia tăng cho nông sản mà còn tạo ra nhiều việc làm cho lao

động nông nghiệp dôi dư. Cùng với quá trình này, xây dựng cơ chế, chính

Page 135: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

128

sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các cụm liên ngành tại các vùng nông

nghiệp chuyên canh tập trung, các khu/cụm công nghiệp - dịch vụ hỗ trợ nông

nghiệp, các công viên nông nghiệp xanh, sạch cung cấp hàng hóa và dịch vụ

du lịch cho đô thị. Điều này đòi hỏi phải tính tới việc tăng kết nối KCHT

nông thôn ngoại thành với đô thị, tăng cường liên kết các khu/cụm/công

viên/trung tâm công nghiệp - dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp và vùng ngoại thành.

- Do đất sản xuất nông nghiệp ở Hà Nội có giá trị cao và sẽ ngày càng

thu hẹp, nên không nhất thiết tập trung phát triển những mô hình quy mô lớn,

mà ưu tiên phát triển vào phân khúc có giá trị gia tăng cao, phù hợp với các

nguồn lực hiện có của thành phố, như các trang trại, HTX sản xuất, kinh

doanh cây, con giống; các cơ sở với công nghệ sơ chế, chế biến nông sản

chuyên sâu, hiện đại. Hơn nữa, với lực lượng lao động lớn trong khu vực

ngoại thành Hà Nội, việc duy trì, phát triển các trang trại nhỏ có thể là một

giải pháp hữu hiệu về mặt xã hội, dưới khía cạnh giải quyết việc làm, sinh kế

bền vững cho cư dân khu vực này. Do vậy, hoàn thiện, bổ sung cơ chế, chính

sách phát triển kinh tế hợp tác để những loại hình kinh tế này phát triển, đóng

vai trò quan trọng trong tập trung, tích tụ đất đai, góp phần nâng cao năng

suất, hiệu quả sản xuất.

- Trong giai đoạn quá độ của phát triển kinh tế trang trại và kinh tế hợp

tác, chưa nên ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp nhận chuyển nhượng sử dụng đất

hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ nông dân. Thay vào đó,

nên tập trung thúc đẩy thị trường thuê quyền sử dụng đất cho các cá nhân, tổ

chức kinh tế, nhất là doanh nghiệp và HTX để hình thành liên kết giữa nông

dân, HTX và doanh nghiệp. Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ

các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển NNCNC, khuyến khích liên kết

sản xuất trong nông nghiệp theo chuỗi giá trị, chuỗi ngành hàng.

- Tuân thủ đầy đủ các quy hoạch, hướng tới xây dựng, phát triển nền

nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, tăng hiệu quả sử dụng đất với

Page 136: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

129

những quy mô và hình thức sản xuất phù hợp gắn với quá trình CDCC lao

động khu vực nông thôn ngoại thành. Cần có định hướng khuyến khích doanh

nghiệp đầu tư vào các khu/cụm/công viên/trung tâm công nghiệp - dịch vụ hỗ

trợ nông nghiệp thông qua việc thuê đất nông nghiệp hoặc liên kết với trang

trại, HTX. Xác rõ định hướng phát triển đô thị ở các cấp và mức độ kết nối

với kinh tế nông thôn ngoại thành, định hướng phát triển KCHT nhằm kết nối

ngoại thành - đô thị, kết nối các lĩnh vực kinh tế, kết nối vùng. Đặc biệt, việc

tăng cường kết nối giữa các địa phương vùng thủ đô, giữa nông thôn với đô

thị sẽ giải quyết tốt những hệ lụy về chính trị - xã hội, tạo việc làm, sinh kế

bền vững… cho người nông dân ngoại thành Hà Nội trong quá trình tập trung,

tích tụ đất đai.

- Xây dựng, phát triển và hoàn thiện các hình thức liên kết sản xuất,

kinh doanh bền vững trong nông nghiệp nhằm đẩy mạnh quá trình tập trung,

tích tụ ruộng đất phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực khu vực

ngoại thành, hướng tới phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn theo các hình

thức chủ yếu: 1) Các hộ nông dân liên kết ruộng đất với nhau trong các HTX

thành vùng sản xuất hàng hóa lớn, chất lượng cao; 2) Tập trung, tích tụ ruộng

đất cho các hộ nông dân sản xuất hàng hóa giỏi (trang trại sản xuất hàng hóa

lớn); 3) Các hộ nông dân góp vốn bằng quyền sử dụng ruộng đất, liên kết với

các doanh nghiệp hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn; 4)

Tập trung, tích tụ ruộng đất cho các doanh nghiệp nông nghiệp sản xuất hàng

hóa lớn, chất lượng cao bằng cho thuê hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng.

- Để xây dựng sự đa dạng các hình thức liên kết nhằm phát triển nền

nông nghiệp hiện đại, hiệu quả, bền vững cần chú trọng phát triển kinh tế hộ

nông dân theo hình thức liên kết giữa hộ nông dân trong HTX với doanh

nghiệp và chủ thể khác; hình thành được chuỗi liên kết hợp lý, có sự chia sẻ

cả về trách nhiệm, nghĩa vụ, lợi ích và rủi ro giữa hộ nông dân với HTX,

doanh nghiệp và chủ thể liên quan khác. Vì các hộ nông dân ngoại thành hiện

Page 137: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

130

vẫn là chủ thể cơ sở và lực lượng đông đảo nhất, về lâu dài vẫn giữ vai trò

quan trọng trong nền nông nghiệp hàng hóa, do đó, ngoài giải pháp nâng cao

trình độ, cần chú ý đào tạo năng lực quản lý, sản xuất, kinh doanh là biện

pháp hữu hiệu thúc đẩy kinh tế hộ phát triển thành các trang trại có quy mô

lớn và hiện đại. Các chủ trang trại quy mô lớn sẽ là những chủ nhân tương lai

của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội với đầy đủ kiến thức tổng hợp về hạch

toán kinh doanh, quản lý sản xuất, tiếp cận thị trường, bảo vệ môi trường…

- Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với các bộ, ban, ngành

chức năng nghiên cứu đưa ra những biện pháp thúc đẩy việc ký kết hợp đồng

và xây dựng chế tài cụ thể để tăng tính ràng buộc, bảo đảm tuân thủ, thực hiện

hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp và người dân, tránh tình trạng phá vỡ

hợp đồng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu làm

rõ trách nhiệm của các bên khi tham gia hợp đồng và vai trò của cơ quan chức

năng trong việc hỗ trợ các bên thực hiện cam kết của mình.

- Thành phố xây dựng cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy hình thành

nhiều hình thức liên kết, hợp tác giữa hộ nông dân, trang trại, HTX và doanh

nghiệp với các viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại học, cơ sở đào tạo

(trong và ngoài nước) nhằm nghiên cứu thử nghiệm, chuyển giao, ứng dụng

KHCN vào sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Bảo đảm mối liên kết

giữa bốn nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông nhằm

góp phần thực hiện có hiệu quả nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, NNCNC,

nông nghiệp đô thị - sinh thái.

- Thành phố tạo điều kiện, hỗ trợ mở rộng mối liên kết kinh tế giữa

nông nghiệp ngoại thành Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận bằng cách

rà soát, điều chỉnh quy hoạch, đánh giá tiềm năng và các cơ hội phát triển mối

liên kết của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh ĐBSH.

Xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động liên kết trong sản xuất nông sản

mang tính chất vùng để tạo điều kiện cho nông sản cung cấp vào Hà Nội bảo

Page 138: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

131

đảm tính an toàn ngay từ nơi sản xuất và có xuất xứ nguồn gốc nông sản rõ

ràng. Xây dựng cơ chế, chính sách liên kết kinh tế giữa nông nghiệp Thủ đô

Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh ĐBSH theo hướng phát huy vai trò, vị thế

của Thủ đô; gắn kết giữa những chủ thể sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông

sản giữa nông nghiệp ngoại thành Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh ĐBSH.

4.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát triển nông nghiệp

ở các huyện ngoại thành

(Theo kết quả xử lý từ phiếu điều tra, có 58% trong tổng số người được

hỏi cho đây là giải pháp rất quan trọng và 41% cho đây là giải pháp quan

trọng, xem Phụ lục 10 - câu hỏi 19).

Phát triển nguồn nhân lực cho quá trình CNH, HĐH nói chung, cho sự

phát triển KT-XH thành phố Hà Nội nói riêng được xác định là mục tiêu then

chốt, có ý nghĩa quyết định để Hà Nội trở thành một trong những đầu tàu phát

triển kinh tế, trung tâm nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao KHCN của cả

nước, phù hợp với điều kiện của KTTT, phát triển kinh tế tri thức. Nguồn

nhân lực khu vực NN, NT chất lượng cao cũng được xác định vừa là yêu cầu,

vừa là động lực cho sự phát triển bền vững của nông nghiệp ngoại thành Hà

Nội. Phát triển nhân lực khu vực ngoại thành Hà Nội cần xác định rõ mục tiêu

đào tạo là: 1) Góp phần CDCC lao động nông thôn, chuyển đổi nghề nghiệp,

giải quyết lao động dôi dư trong quá trình tập trung, tích tụ ruộng đất; 2)

Nâng cao trình độ, thích hợp với nền nông nghiệp hàng hóa lớn, NNCNC.

Theo đó, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khu vực ngoại thành sẽ được

thực hiện theo 02 hướng chính, như sau:

Thứ nhất, đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ của các chủ thể

trong phát triển nông nghiệp ngoại thành, nhất là phát triển NNCNC.

- Thành phố cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người nông dân

ngoại thành và các doanh nghiệp nắm và thực hiện những quy định trong Luật

Công nghệ cao và Quyết định số 1895/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,

Page 139: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

132

Nghị định số 210/NĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các chính sách thu

hút, kêu gọi đầu tư khác; Nghị định số 55/NĐ-CP ngày 09/5/2015 của Chính

phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển NN, NT. Các chính sách được

thành phố ban hành như: Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND về một số chính

sách thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao

thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020.

- Thành phố tổ chức tập hợp thông tin về cuộc cách mạng công nghiệp

4.0, nhất là những tiến bộ KHCN trong phát triển nông nghiệp và những mô

hình ứng dụng, phát triển sản xuất NNCNC trên địa bàn và trong cả nước.

Các thông tin này cần được tổ chức theo những cấp độ khác nhau (giới thiệu

chung, giới thiệu cụ thể và chi tiết), có phân chia theo các chủ đề, tiêu chí

khác nhau để dễ tiếp cận. Đầu mối tập hợp thông tin này có thể là một số đơn

vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội hoặc Sở Khoa học

và Công nghệ Hà Nội. Thông tin được tập hợp phải được chuyên gia trong

ngành thẩm định để bảo đảm tính chính xác, tính phù hợp và tối ưu của nó.

Việc chuyển tải thông tin được thực hiện theo nhiều phương thức: chuyên

mục riêng trên đài truyền hình thành phố, trang Web của các cơ quan liên

quan… Cùng với đó là xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo, tập huấn

công nghệ thông tin để giúp người nông dân ở các huyện ngoại thành nâng

cao trình độ sử dụng, khai thác thông tin chuyên ngành và các thông tin hữu

ích khác trên mạng Internet phục vụ phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM.

Tổ chức tham quan, học tập nghiên cứu mô hình NNCNC tại các địa phương

như: Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh… cho đội

ngũ cán bộ kỹ thuật và người nông dân ngoại thành Hà Nội.

- Đẩy mạnh các hoạt động nâng cao nhận thức và nâng cao năng lực

cho người nông dân ngoại thành Hà Nội về ứng dụng tiến bộ KHCN, các hoạt

động này cần được thực hiện theo nhiều kênh thông tin khác nhau, có sự phối

hợp giữa nhiều cơ quan, ban, ngành từ thành phố đến cấp huyện, xã vừa nâng

Page 140: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

133

cao mặt bằng tri thức cho nông dân, vừa tạo điều kiện để họ có thể tiếp cận

một cách thuận lợi các tri thức chuyên ngành, đặc thù khi cần thiết. Các cơ

quan quản lý ở thành phố, cấp huyện ngoại thành Hà Nội không chỉ nâng cao

năng lực quản lý của mình trong nhiệm vụ này, mà còn huy động các tổ chức

xã hội, tổ chức KHCN và doanh nghiệp cùng tham gia.

- Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách

nhiệm bảo vệ môi trường trong khu vực NN, NT ngoại thành; đồng thời, có

cơ chế, thể chế và pháp luật; áp dụng mạnh các công cụ kinh tế trong quản lý

môi trường để người dân khu vực này thực hiện nghiêm chỉnh. Tăng cường

đưa các nội dung về bảo vệ môi trường, “sản xuất xanh, sạch” vào các chương

trình đào tạo ngắn hạn, thường xuyên cho người nông dân ngoại thành Hà

Nội; đồng thời, triển khai các mô hình đào tạo nghề gắn với sản xuất theo

hướng sạch, vệ sinh, an toàn thực phẩm, đạt tiêu chuẩn VietGAP, VietGHAP,

GlobalGAP, HACCP, GMP… Ở các loại hình đào tạo cho người nông dân

ngoại thành cần chú trọng, gắn kết nhuần nhuyễn với hoạt động khuyến nông,

khuyến ngư, bảo vệ thực vật, thú y, quản lý chất lượng nông sản.

- Nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của bảo hiểm nông

nghiệp. Người nông dân Việt Nam nói chung, nông dân ngoại thành Hà Nội

nói riêng chưa có thói quen tham gia bảo hiểm hoặc còn không ít người chưa

tin tưởng và nhận thức được vai trò của bảo hiểm trong đời sống, sản xuất,

kinh doanh. Do vậy, nhận thức của người nông dân ngoại thành về tầm quan

trọng của bảo hiểm nông nghiệp sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa

quy mô lớn, NNCNC. Nếu nhận thức của nông dân về bảo hiểm nông nghiệp

tốt, thậm chí không cần Nhà nước hỗ trợ, họ sẽ tự nguyện tham gia.

- Hình thành đội ngũ các chủ hộ nông dân được đào tạo (qua một hệ

thống trường lớp, chương trình thích hợp) có văn hóa, có trình độ, có vị trí xã

hội không kém gì các ngành, nghề khác. Cần có biện pháp đổi mới cách nghĩ,

cách làm, văn hóa của người nông dân trong quá trình thực hiện tập trung,

Page 141: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

134

tích tụ ruộng đất và đầu tư công nghệ cao nhằm phát triển nông nghiệp ngoại

thành Hà Nội. Tìm cách chuyển biến người nông dân ngoại thành Hà Nội từ

nông dân truyền thống thành đội ngũ hộ nông dân sản xuất hàng hóa giỏi và

công nhân nông nghiệp, phát huy những ưu điểm vốn có và khắc phục những

tồn tại cố hữu. Thực hiện tốt giải pháp này sẽ xây dựng được đội ngũ nông

dân sản xuất hàng hóa giỏi phù hợp với phát triển một nền nông nghiệp hiện

đại và bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

- Tăng cường mở các lớp ngắn hạn để hướng dẫn, chuyển giao KHCN,

cây con mới và sản xuất sạch cho người nông dân để họ có đủ khả năng nắm

bắt, ứng dụng KHCN vào thực tiễn sản xuất. Tổ chức định kỳ các lớp đào tạo

ngắn hạn, các lớp tập huấn, các chương trình thực nghiệm nhằm gắn kết các

nhà khoa học, các chuyên gia với người nông dân để trực tiếp chuyển giao

KHCN vào sản xuất. Thành lập các trung tâm dạy nghề và hỗ trợ nông dân

khu vực ngoại thành với tư cách là đơn vị sự nghiệp hoạt động theo quy định

của Nhà nước, đây sẽ là đầu mối liên hệ, hợp tác, liên kết các đơn vị sự

nghiệp, nhà khoa học, doanh nghiệp, HTX… trong việc tổ chức dạy nghề,

hướng dẫn, tập huấn cho hội viên các HTX và người nông dân ứng dụng tiến

bộ KHCN mới vào sản xuất; nâng cao kỹ năng quản lý sản xuất, kinh doanh.

- Đào tạo, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực có trình độ cao, các nhà

khoa học trẻ trong lĩnh vực công nghệ cao làm việc trong ngành nông nghiệp

và ở khu vực nông thôn; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đóng vai trò là

“thủ lĩnh” của người dân ngoại thành Hà Nội làm nhiệm vụ xây dựng NTM.

Thực hiện các chế độ đãi ngộ nhằm thu hút các chuyên gia nông nghiệp giỏi,

gắn chặt nghiên cứu với đào tạo, khuyến nông, hỗ trợ doanh nghiệp và người

nông dân ở khu vực ngoại thành. Việc thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao

về khu vực NN, NT không những làm tăng chất lượng nguồn nhân lực cho

khu vực này mà còn giúp củng cố mối liên kết giữa chủ hộ nông dân với trí

Page 142: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

135

thức, doanh nghiệp và Nhà nước, đáp ứng và thực hiện tốt vai trò là các chủ

thể chính yếu của nền nông nghiệp hàng hóa.

- Thành phố hợp tác với các viện, trung tâm nghiên cứu, trường đại

học, cơ sở đào tạo (trong và ngoài nước) để xây dựng, thực hiện dự án ưu tiên

về “Phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao”, từng

bước xây dựng đội ngũ chuyên viên, chuyên gia có trình độ quản lý, kỹ thuật

chuyên nghiệp, chuyển giao tri thức và hướng dẫn công nghệ cho lực lượng

trực tiếp sản xuất. Đối tượng của loại hình đào tạo này là các công chức nhà

nước, kỹ thuật viên nông, lâm nghiệp và thủy sản từ huyện đến xã và nông dân

tiên tiến ở các HTX, tổ hợp tác… trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội.

Thứ hai, hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người nông dân khu vực

ngoại thành Hà Nội.

- Chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực ngoại thành góp phần hỗ trợ

quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất nhằm phát triển nông nghiệp hàng hóa

lớn. Do vậy, cần có chính sách ưu đãi trong đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp

cho nông dân theo lộ trình CDCC lao động khu vực ngoại thành Hà Nội, tạo

điều kiện cho tập trung, tích tụ ruộng đất. Đào tạo và đào tạo lại kỹ năng cho

lực lượng lao động khu vực ngoại thành để những người nông dân thích nghi

với những công việc trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, nhất là phù hợp

với việc phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ ở khu vực nông thôn.

- Để tái tạo sinh kế bền vững cho người dân ngoại thành bị mất đất do

quá trình ĐTH, công nghiệp hóa, cần nâng cao kỹ năng/tay nghề cho họ. Có

phương án lâu dài và tổng quát: đào tạo nghề ngắn hạn (chương trình đào tạo

nghề cho lao động bị mất đất phải trở thành bộ phận cơ bản của chương trình

đào tạo nghề nông thôn ngoại thành) và thiết kế theo hướng cả chương trình

đào tạo nghề dài hạn (để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động

nông thôn ngoại thành, nhất là lao động trẻ); đào tạo nghề chuyển đổi và

chương trình hỗ trợ lao động di chuyển đến các khu công nghiệp, thành thị.

Page 143: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

136

- Các huyện ngoại thành tự tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề

của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các

doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và năng lực dạy nghề của các cơ sở dạy

nghề để xây dựng kế hoạch dạy nghề phù hợp với quy hoạch phát triển KT-

XH của thành phố. Bảo đảm hoạt động đào tạo nghề gắn với nhu cầu sử dụng

lao động và thị trường cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề. Tạo

điều kiện để người lao động được đào tạo có nhiều cơ hội và khả năng tìm

kiếm việc làm thích ứng với ngành nghề được đào tạo, góp phần CDCC lao

động khu vực NN, NT ngoại thành Hà Nội hiệu quả và bền vững.

- Tập trung dạy nghề cho bộ phận nông dân ngoại thành gắn với làng

nghề thủ công mỹ nghệ, các làng nghề truyền thống có khả năng phát triển

cao, với nhiều sản phẩm đang chiếm lĩnh trên thị trường trong và ngoài nước,

như làng nghề Bát Tràng nhằm giải quyết tốt nhu cầu việc làm, thu nhập và

nâng cao đời sống của cư dân nông thôn. Từ việc nâng cao chất lượng dạy nghề

cho người nông dân đến khả năng tiếp cận, chia sẻ thông tin… sẽ tạo ra bước

chuyển biến cơ bản về nhận thức để người nông dân lựa chọn nghề phù hợp với

năng lực, điều kiện của bản thân; phù hợp với xu hướng CDCC lao động.

4.2.4. Huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn phát triển

nông nghiệp ở các huyện ngoại thành

(Theo kết quả xử lý từ phiếu điều tra, có 99,9% trong tổng số người

được hỏi cho đây là giải pháp rất quan trọng và quan trọng, xem Phụ lục 10 -

câu hỏi 14).

Để thúc đẩy quá trình phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội trong

giai đoạn tới, cần phải có lượng vốn lớn, dự kiến tổng nhu cầu kinh phí thực

hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2016 -

2020 ở Hà Nội là khoảng 30.000 tỷ đồng (trong đó, vốn từ ngân sách địa

phương là 18.000 tỷ đồng) [63]; dự kiến tổng mức đầu tư thực hiện Chương

trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thành phố Hà Nội, giai

Page 144: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

137

đoạn 2016 - 2020 là khoảng 8.686,1 tỷ đồng (trong đó, nguồn vốn sự nghiệp

ngân sách thành phố: 785,7 tỷ đồng; nguồn vốn huy động từ các tổ chức, cá

nhân: 7.900,4 tỷ đồng [26]. Do vậy, cần phát triển các hình thức huy động

nguồn vốn, các hình thức đầu tư để có đủ lượng vốn theo kế hoạch; đồng thời

phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn phát triển nông nghiệp ngoại thành

Hà Nội thời gian tới. Cụ thể là:

Thứ nhất, huy động nguồn vốn phát triển nông nghiệp ngoại thành.

- Thành phố cần dành một nguồn Ngân sách cho phát triển nông nghiệp

ngoại thành nói chung, phát triển NNCNC nói riêng; sử dụng vốn ngân sách

nhà nước làm vốn mồi để thúc đẩy huy động nguồn vốn tư nhân theo hình

thức đối tác công - tư (PPP) trong đầu tư xây dựng KCHT đồng bộ phục vụ

phát triển nông nghiệp ngoại thành, nhất là xây dựng các khu NNCNC, ưu

tiên hạ tầng công nghệ thông tin gắn với các cụm liên kết ngành, công viên

nông nghiệp và các vườn ươm công nghệ cao.

- Có chính sách và biện pháp cụ thể phát triển bảo hiểm nông nghiệp

nhằm hỗ trợ các ngân hàng thương mại cũng như các doanh nghiệp, người sản

xuất đối phó hiệu quả với rủi ro về thị trường, thiên tai, dịch bệnh… Ngoài ra,

chính sách bảo hiểm trong nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân

hàng và doanh nghiệp yên tâm trong việc khai thác dự án liên kết, ứng dụng

công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, nhất là chính sách bảo hiểm đối

với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, có lợi thế cạnh tranh như: bưởi Diễn,

cam Canh và nhãn chín muộn ở ngoại thành Hà Nội. Miễn, giảm thuế cho

doanh nghiệp tham gia vào thị trường bảo hiểm nông nghiệp.

- Trong quá trình tập trung, tích tụ ruộng đất, có chính sách hỗ trợ tín

dụng cho thuê đất, mua đất nông nghiệp để khuyến khích những hộ nông dân

sản xuất giỏi tích tụ ruộng đất, đồng thời đánh thuế đối với trường hợp bỏ

hoang đất đai. Tạo điều kiện vốn hóa đất đai, tài sản và phát triển bảo hiểm xã

hội cho những nông dân rời bỏ nông nghiệp tham gia vào lĩnh vực phi nông

Page 145: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

138

nghiệp tại nông thôn và đô thị. Đầu tư vào việc đổi mới các chương trình đào tạo

nghề nông thôn, huy động sự tham gia của doanh nghiệp thuê lao động, theo nhu

cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động.

- Để doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp có thể tiếp cận

được nguồn vốn từ ngân hàng, cần nới rộng các tiêu chuẩn cho vay, nhất là

đối với NNCNC. Phải nhanh chóng sửa đổi quy định về cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất, xác lập quyền tài sản trên đất nông nghiệp để tạo điều kiện

thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký vay vốn ngân hàng.

- Tăng cường năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại, đa

dạng hóa các nguồn vốn, sản phẩm và kênh phân phối tín dụng cho phát triển

nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Các ngân hàng thương mại cần được củng

cố và mở rộng mạng lưới hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân khu

vực ngoại thành tiếp cận vốn vay hoặc các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Trong đó, áp dụng mô hình ngân hàng lưu động giúp người dân gửi tiền, vay

vốn và trả nợ thuận tiện. Chủ động xác định nhu cầu theo từng nhóm khách

hàng ở khu vực ngoại thành để đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp.

- Đa dạng các nguồn huy động vốn, không chỉ tạo sức hút từ vốn đầu tư

trong nước mà còn chú trọng huy động vốn đầu tư nước ngoài (các dự án

ODA…); khai thác tiềm năng vốn của người trực tiếp sản xuất nông nghiệp

ngoại thành. Việc huy động vốn của người trực tiếp sản xuất hay trong dân có

thể được thực hiện thông qua các hình thức như đấu thầu quyền sử dụng đất,

mặt nước hay tự đầu tư trong dân phát triển trang trại quy mô lớn. Các địa

phương có quỹ đất đấu thầu sẽ có nguồn vốn cơ bản, phục vụ trực tiếp cho quá

trình xây dựng NTM, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững.

- Để thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài hay các doanh nghiệp lớn trong

nước, cần phát triển đồng bộ KCHT, ưu tiên cho các chủ đầu tư triển khai

thực hiện dự án phát triển NNCNC. Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc cải cách

hành chính, từ thủ tục cấp phép, phê duyệt các dự án, phù hợp với các chương

Page 146: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

139

trình phát triển KT-XH; tạo điều kiện, môi trường đầu tư thuận lợi; khuyến

khích các doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào NNCNC, xây dựng trang trại, khu

chăn nuôi tập trung xa khu dân cư hay mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thị

trường tiêu thụ, tìm kiếm đối tác liên doanh. Cùng với việc tạo điều kiện cho

các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả là việc bảo đảm

thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.

Thứ hai, đa dạng nguồn vốn và các hình thức cung cấp tín dụng đầu tư

cho nông nghiệp ngoại thành.

- Các ngân hàng trên địa bàn thành phố cung ứng kịp thời tín dụng với

lãi suất hợp lý, chú trọng các hình thức cho vay vốn dài hạn, trung hạn nhằm

hỗ trợ vốn cho nông dân, doanh nghiệp kinh doanh đầu tư vào các vùng

NNCNC. Ngân hàng nên đánh giá khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án

để làm cơ sở cho vay thay vì chỉ quan tâm tài sản bảo đảm, nhất là đối với

doanh nghiệp nhỏ, nông hộ. Ngân hàng đồng hành, liên kết với doanh nghiệp,

nông hộ như là đối tác đầu tư, cùng tham gia xây dựng dự án sẽ giúp tháo gỡ

khó khăn về vốn cho đầu tư phát triển NNCNC.

- Phát triển các quỹ đầu tư mạo hiểm với ưu đãi đặc thù nhằm huy động

nguồn vốn trong dân cư, tích tụ, tập trung thành lượng vốn lớn cho khởi

nghiệp trong lĩnh vực NNCNC. Quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ thúc đẩy việc nghiên

cứu và ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp, tăng hiệu quả đầu tư, giảm

thiểu rủi ro từ đầu tư phát triển nông nghiệp và đầu tư cho công nghệ cao.

- Tăng cường năng lực tài chính, quản trị rủi ro và đổi mới hoạt động

của các tổ chức tín dụng hoạt động ở khu vực ngoại thành Hà Nội, chủ yếu là

Ngân hàng Agribank, Ngân hàng Chính sách xã hội và các quỹ tín dụng nhân

dân. Các ngân hàng cần lập kế hoạch cho vay tín dụng nông thôn một cách

hợp lý về thời gian, cơ cấu vốn đầu tư, phương thức cho vay cũng như hạn

mức vốn vay nhằm bảo đảm khai thác tiềm năng của mỗi vùng. Đổi mới toàn

Page 147: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

140

diện tổ chức, mạng lưới kinh doanh theo mô hình ngân hàng thương mại hiện

đại giảm trung gian, tăng năng lực cho các đơn vị trực tiếp kinh doanh.

- Cải cách, đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhằm tăng khả năng tiếp cận

vốn tín dụng cho người nông dân khu vực ngoại thành, nhất là trong cho vay

không có bảo đảm bằng tài sản của hộ nông dân. Đồng thời, xác lập cơ chế

thực thi đơn giản và rõ ràng để rút ngắn khoảng cách giữa các chính sách với

thực tế triển khai. Các ngân hàng thương mại cần thường xuyên tổ chức

hướng dẫn các thủ tục vay vốn cho người nông dân.

- Các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố cần dựa trên hiệu

quả sử dụng vốn của người vay để làm cơ sở thúc đẩy cho vay tới các nông

hộ; tránh tình trạng “không nhiệt tình” cho vay gói nhỏ để đầu tư sản xuất tại

gia đình do các khoản vay này thường nhỏ lẻ, chi phí hoạt động tín dụng của

tổ chức tín dụng sẽ cao, nhiều rủi ro và khả năng sinh lời thấp. Chú ý tạo điều

kiện thuận lợi để những người có uy tín, có tầm ảnh hưởng trong các ngành

hàng, làng nghề ở từng địa phương tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

Nếu nhóm khác hàng này hài lòng thì mức độ “lan tỏa” đối với các dịch vụ tài

chính, ngân hàng sẽ nhanh chóng trong khu vực ngoại thành.

- Mở rộng đối tượng được tham gia, hưởng ưu đãi trong các chương

trình cho vay ưu đãi lĩnh vực ưu tiên trong nông nghiệp để nâng cao khả năng

tiếp cận với các dòng vốn tín dụng. Nâng cao định mức ưu đãi cho các

chương trình trọng điểm cả về hạn mức vay và lãi suất cho vay một cách phù

hợp với điều kiện thực tiễn sản xuất, kinh doanh của từng lĩnh vực.

- Các tổ chức cung cấp tín dụng vi mô không chỉ mở rộng mục đích cho

vay hướng chủ yếu vào hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn mở rộng ở

các chương trình cho vay hướng vào đào tạo nghề để nâng cao kỹ năng sản

xuất, kinh doanh cho hộ nông dân. Từ đó, họ có thể bổ sung các khoản thu

nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp hoặc tham gia vào thị trường lao động

khác. Đồng thời, nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng vi mô cũng có thể bắt

Page 148: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

141

đầu từ chính các hộ gia đình bằng việc tham gia tích cực vào các tổ, nhóm tín

dụng, nâng cao trình độ và kỹ năng làm việc.

- Kết hợp nhiều phương thức cho vay nhằm giúp người vay chủ động

hơn trong sử dụng vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp, giảm thủ tục

cho vay, tiết kiệm được các chi phí gián tiếp khi tiếp cận nguồn vốn ngân

hàng. Mở rộng thị trường cho thuê tài chính ở nông thôn nhằm khắc phục hạn

chế về tài sản bảo đảm nợ vay (cho vay không cần tài sản thế chấp như vay

ngân hàng); có thể cho thuê tài chính giúp các hộ sản xuất đầu tư đổi mới thiết

bị, công nghệ với quy mô vốn lớn, thời gian cho thuê khoảng 5 - 10 năm.

Thứ ba, sử dụng hiệu quả nguồn vốn phát triển nông nghiệp ngoại

thành Hà Nội.

- Xây dựng chính sách tín dụng cho vay theo chuỗi giá trị phù hợp quy

mô thị trường, mở rộng chủ thể tham gia chuỗi, gắn nhu cầu tài chính và các

dịch vụ đi kèm khác với doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Khuyến

khích ngân hàng cung cấp tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp kinh doanh

có vùng nguyên liệu, có hợp đồng với nông dân. Doanh nghiệp sử dụng khoản

vay để ứng trước vốn cho người nông dân có hợp đồng với doanh nghiệp.

- Có cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế tư

nhân đầu tư vốn mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, đẩy mạnh cơ

giới hóa trong sản xuất. Liên kết giữa ngân hàng, tổ chức tín dụng với các hộ

nông dân, trước hết là các chủ trang trại, HTX để giải quyết các vấn đề vướng

mắc trong hoạt động cho vay và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay. Xây

dựng quỹ cho trí thức trẻ vay vốn làm việc, lập nghiệp ở vùng nông thôn.

- Tăng cường phối hợp giữa các tổ chức tín dụng, đoàn thể, các tổ chức

chính trị - xã hội như Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ và chính

quyền các địa phương khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội nhằm hướng

dẫn người dân cách xây dựng dự án vay vốn, sử dụng nguồn vốn hợp lý; bảo

đảm quản lý nợ và rủi ro. Cần tập trung sự phối hợp trong lựa chọn các mô

Page 149: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

142

hình sản xuất có hiệu quả để cho vay, kiểm soát vay và thu nợ, gắn đầu tư tín

dụng với việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển KT-XH ở địa bàn

nông thôn ngoại thành Hà Nội. Hội Nông dân, Hội Phụ nữ ở các huyện ngoại

thành Hà Nội cần xây dựng kế hoạch thực hiện các công đoạn ủy thác vốn

vay và giám sát sử dụng nguồn vốn bảo đảm đúng mục đích, có hiệu quả cao.

- Hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu và tranh chấp trong hoạt

động tín dụng nông nghiệp. Thành phố cần tăng cường hỗ trợ, chỉ đạo các địa

phương thực hiện các biện pháp khoanh nợ, giãn nợ và cho vay tiếp để tái tạo

sản xuất, duy trì khả năng trả nợ đối với những rủi ro từ thiên tai, địch họa.

Các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố cần thực hiện các biện pháp

nhằm kiểm soát người nông dân, doanh nghiệp dùng vốn vay không đúng

mục đích, như đầu tư bất động sản… Cần phân định rạch ròi về trách nhiệm

của Nhà nước, của tổ chức tín dụng, của người vay khi rủi ro bất khả kháng

xảy ra và có cơ chế xử lý nhanh để bù đắp, tái tạo nguồn vốn đầu tư cho sản

xuất nông nghiệp.

4.2.5. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học -

công nghệ vào sản xuất, chế biến, kinh doanh nông nghiệp

(Theo kết quả xử lý từ phiếu điều tra, có 60,66% trong tổng số người

được hỏi cho đây là giải pháp rất quan trọng và 40% cho đây là giải pháp

quan trọng, xem Phụ lục 10 - câu hỏi 17).

Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng KHCN tiên tiến, hiện đại vào sản

xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của các mặt hàng

nông sản là yêu cầu khách quan và bức thiết của nông nghiệp Việt Nam nói

chung, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội nói riêng trong cuộc cách mạng công

nghiệp 4.0; đồng thời góp phần giải quyết được bài toán đặt ra do quá trình

CNH, HĐH NN, NT trong điều kiện BĐKH, ĐTH, HNQT. Thời gian qua,

hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN phục vụ phát triển nông

nghiệp ngoại thành Hà Nội chưa phát huy hiệu quả do hạn chế về quy mô, cơ

Page 150: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

143

cấu vốn đầu tư; khó khăn về cơ chế, chính sách, năng lực cán bộ; tâm l ý, thói

quen và trình độ của người nông dân trong việc nắm bắt, ứng dụng KHCN

mới vào sản xuất. Do đó, để việc ứng dụng KHCN tiên tiến nhằm phát triển

nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng hiện đại, bền vững, cần tập trung

giải quyết tốt các vấn đề sau:

Thứ nhất, thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế,

nhất là các trung tâm nghiên cứu và doanh nghiệp tham gia nghiên cứu,

chuyển giao KHCN tiên tiến, lai tạo những cây, con giống chất lượng cao; chế

tạo các phương tiện phục vụ sản xuất hiệu quả. Có cơ chế, chính sách nhằm

tăng cường sự liên kết, hình thành mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa doanh

nghiệp với các trung tâm nghiên cứu, khuyến nông để nâng cao hiệu quả quản

lý hoạt động, phát huy lợi thế của mỗi địa phương, tránh dàn trải, kém hiệu

quả trong đầu tư và sản xuất. Hỗ trợ đầu tư xây dựng KCHT vùng nuôi trồng

thủy đặc sản, chất lượng cao ở các xã đã hình thành vùng chuyên canh tập

trung, như ở xã Tráng Việt và Tiền Phong của huyện Mê Linh; xã Thanh Đa

của Phúc Thọ; xã Duyên Hà và Đông Mỹ, huyện Thanh Trì; vùng trồng rau

sạch ở xã Nam Hồng, huyện Đông Anh… Chú trọng đầu tư xây dựng các

khu, trung tâm NNCNC gắn với phát huy các loại cây trồng, vật nuôi có lợi

thế của từng địa phương. Khuyến khích người nông dân sử dụng các công

nghệ đặc trưng của nền nông nghiệp xanh như: sử dụng các loại giống kháng

sâu bệnh, các loại phân vi sinh, phân tự chế bằng các chất hữu cơ, thuốc trừ

sâu thảo mộc… Thực hiện chính sách khuyến khích ứng dụng KHCN vào sản

xuất như: chính sách hỗ trợ đầu tư các thiết bị cơ giới hoá quy trình sản xuất;

chính sách hỗ trợ chuyển đổi giống, cây trồng, vật nuôi mới, có chất lượng

cao, có khả năng sinh lợi cao hơn và ít tác động đến môi trường hơn.

Thứ hai, thành phố Hà Nội cần chú trọng việc nghiên cứu, tuyển chọn

các loại cây, con giống mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ sinh học nhằm đa

dạng hóa các mặt hàng nông sản, từng bước nâng cao chất lượng nông sản.

Page 151: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

144

Đưa công nghệ cao vào sản xuất rau an toàn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu

ngày càng cao của người dân thành phố Hà Nội. Đồng thời, cần tập trung

nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến cho khâu chế biến, bảo quản sau thu

hoạch các sản phẩm từ nông nghiệp và kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn

thực phẩm các mặt hàng nông sản. Để làm tốt công việc này, cần tăng cường

liên kết, mối quan hệ phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại

học trong nước (nhất là Học viện Nông nghiệp Việt Nam) với nhau và với

doanh nghiệp để có được nhiều mặt hàng nông nghiệp chất lượng cao, mẫu

mã đẹp, đáp ứng thị hiếu, nhu cầu tiêu dùng của người dân Thành phố, hướng

tới xuất khẩu. Cần xác định các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, các mô hình

sản xuất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng địa phương để

ưu tiên đầu tư nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ KHCN vào sản xuất cũng

như chế biến nhằm xây dựng những nông sản đặc sản chiếm lĩnh thị trường.

Thứ ba, tăng nguồn vốn đầu tư của Thành phố cho nghiên cứu, ứng

dụng KHCN tiên tiến, hiện đại vào phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà

Nội, tập trung vào các mảng: cây, con giống chất lượng cao; sản xuất - chế

biến; bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn lương thực, thực phẩm; giảm thiểu

ô nhiễm môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, kết hợp với

người nông dân ứng dụng KHCN vào sản xuất lớn, làm gia tăng giá trị trên

mỗi sản phẩm nông sản; giảm thiểu đến mức thấp nhất các yếu tố đầu vào;

giảm giá thành sản xuất; nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực

phẩm. Có chính sách tín dụng linh hoạt hỗ trợ cho doanh nghiệp, người nông

dân vay vốn để đầu tư ứng dụng KHCN vào sản xuất, vì sản xuất theo hướng

này cần vốn đầu tư ban đầu rất lớn, nhất là đối với các mô hình làm nhà kính,

nhà lưới và công nghệ chế biến sâu sau thu hoạch.

Thứ tư, đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN vào

phát triển, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống dịch vụ đầu

vào và đầu ra trong nông nghiệp ngoại thành Hà Nội; chú trọng vào các dịch

Page 152: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

145

vụ về cây, con giống, thuốc bảo vệ thực vật, chăm sóc thú y… trên cơ sở hình

thành các vùng chuyên canh, sản xuất lớn. Từng bước xây dựng nông nghiệp

ngoại thành Hà Nội thành nền NNCNC đáp ứng tối đa nhu cầu của người dân

Thủ đô với những loại cây trồng, vật nuôi đặc sản, có lợi thế so sánh của từng

địa phương. Cần bảo đảm cây, con giống đưa vào sản xuất, chăn nuôi có chất

lượng cao, an toàn về dịch bệnh và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, sinh

thái của Thành phố. Đồng thời, cần sớm có những định hướng về KHCN

trong xây dựng, tổ chức các khu vực sản xuất NNCNC với tính ổn định lâu

dài nhằm thực hiện tái cơ cấu các ngành, nghề đáp ứng nhu cầu ngày càng

tăng của cư dân đô thị và yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Thứ năm, tăng cường đầu tư cho các trung tâm nghiên cứu và chuyển

giao KHCN trên địa bàn gắn với yêu cầu phát triển nông nghiệp ngoại thành

theo hướng bền vững, như Trung tâm rau hoa, quả; Trung tâm giống gia súc,

gia cầm, Trung tâm khuyến nông của Hà Nội, các HTX dịch vụ nông nghiệp

của các huyện ngoại thành Hà Nội. Các trung tâm này có thể tiếp nhận và

nhân nhiều giống cây trồng, vật nuôi từ những cơ sở nghiên cứu của Trung

ương như Học viện Nông nghiệp Việt Nam hoặc nhập ngoại có hiệu quả kinh

tế cao vào Hà Nội, hoặc liên kết với đơn vị sản xuất ở ngoại thành trong việc

chuyển giao KHCN vào sản xuất rau sạch, cây ăn quả đặc sản. Thực hiện

công tác này, cần chú ý tới một số vấn đề: 1) Lựa chọn được những KHCN

phù hợp điều kiện địa phương, phù hợp với trình độ và khả năng tiếp nhận

của người nông dân. Đồng thời phải phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu,

trình độ, mức độ phát triển KCHT, tập quán sinh sống, tập quán, trình độ canh

tác, khả năng tiếp nhận công nghệ, tiếp cận thị trường của người dân; 2) Việc

ứng dụng và chuyển giao KHCN phải được thử nghiệm ở nhiều nơi, phù hợp

với đơn vị, cá nhân có đủ năng lực, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm sản

xuất; 3) Kết hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng mô hình sản xuất gắn với đào

tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và đào tạo nông dân, nâng cao năng lực

Page 153: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

146

cho cán bộ cơ sở. Tổ chức các cuộc tham quan, hội thảo ở những địa phương,

HTX sản xuất kinh doanh hiệu quả để người nông dân, chủ nhiệm các HTX

học hỏi về ứng dụng KHCN vào sản xuất một cách chủ động, quy mô hơn.

Thứ sáu, khuyến khích, hỗ trợ cán bộ kỹ thuật phụ trách nông nghiệp ở

cơ sở thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ; đồng thời, thực hiện đồng

bộ nhiều biện pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ kỹ thuật

phục vụ nông nghiệp và người nông dân để họ có đủ khả năng nắm bắt, quản

lý và thực hiện, ứng dụng KHCN vào thực tiễn sản xuất. Tổ chức định kỳ các

lớp đào tạo ngắn ngày, các lớp tập huấn, các chương trình thực tế gắn kết các

nhà khoa học, các chuyên gia với người nông dân để trực tiếp chuyển giao,

ứng dụng hiệu quả KHCN vào sản xuất. Hướng dẫn ứng dụng công nghệ sinh

học từ ứng dụng giống cây trồng mới, có hiệu quả cao đến khâu bảo quản, sơ

chế nông sản nhằm ngày càng nâng cao chất lượng nông sản trên thị trường.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người nông dân về

vai trò của KHCN; đòi hỏi, yêu cầu của thị trường đối với các sản phẩm nông

nghiệp an toàn, bảo đảm vệ sinh; những tác động của hoạt động sản xuất nông

nghiệp đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu những tác động

tiêu cực của BĐKH. Cần làm cho người nông dân nhận thấy, việc ứng dụng

KHCN vào sản xuất, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, giá trị cao,

kinh tế xanh là đòi hỏi khắt khe của KTTT, quá trình HNQT, nhất là cuộc

cách mạng công nghệ 4.0 với những cơ hội, thách thức đan xen.

Việc đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN góp phần

định hướng trước mắt cũng như lâu dài cho sản xuất nông nghiệp ngoại thành

Hà Nội; phù hợp với điều kiện không gian ngày càng thu hẹp do quá trình

ĐTH; tương thích với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hay những

tác động tiêu cực từ BĐKH. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng

KHCN vào sản xuất sẽ mang lại lợi ích tối đa cho người nông dân từ hiệu quả

mang lại: năng suất tối ưu, chất lượng tốt, giá thành hạ, tăng khả năng cạnh

Page 154: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

147

tranh của nông sản phẩm trên thị trường; đồng thời tạo ra cơ sở quan trọng

cho việc bảo đảm môi trường sinh thái, bền vững từ việc giảm thiểu sử dụng

thuốc bảo vệ thực vật, chất cấm trong bảo quản thực phẩm…

4.2.6. Đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

(Theo kết quả xử lý từ phiếu điều tra, có 97% số người được hỏi cho

đây là giải pháp rất quan trọng và quan trọng, xem Phụ lục 10 - câu hỏi 25).

Nông sản phẩm ngoại thành Hà Nội được xác định tiêu thụ thị trường

Thành phố là chủ yếu, một phần nông sản đặc sản cung cấp cho các tỉnh,

thành trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, trước xu hướng HNQT ngày càng

sâu rộng, các mặt hàng này sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các hàng hóa

nhập khẩu cùng loại. Hơn nữa, việc giải quyết tốt vấn đề thị trường sẽ trở nên

khó khăn hơn khi nhu cầu của cư dân đô thị về các sản phẩm cao cấp và sản

phẩm văn hoá tinh thần ngày càng cao. Nhu cầu này luôn gắn chặt với việc

cung cấp các sản phẩm an toàn, có chất lượng cao trong một nền nông nghiệp

hiện đại, bền vững. Do vậy, để giải quyết tốt vấn đề thị trường cần tập trung

vào nhiệm vụ sau:

Thứ nhất, chất lượng và độ an toàn của nông sản phẩm là một vấn đề

quan trọng để bảo đảm việc duy trì sức tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, phải nâng

cao vai trò quản lý nhà nước ở mỗi huyện ngoại thành trong xử lý nghiêm túc

các trường hợp vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm, hay việc phối hợp

kiểm soát chặt chẽ với các tỉnh lân cận cung cấp nông sản cho Hà Nội ngay từ

khâu sản xuất đến phân phối sản phẩm. Việc giám sát, kiểm tra phải được

thực hiện thường xuyên, liên tục và nghiêm túc, trong đó tăng cường quy định

trách nhiệm và xử lý vi phạm đối với các cán bộ trực tiếp làm công tác thanh

tra, kiểm dịch trên địa bàn thành phố. Để công tác thanh tra, kiểm tra có hiệu

quả, các cơ quan chức năng cần xây dựng quy chế phối hợp, thực hiện hệ

thống đánh giá chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn về sản xuất nông sản

hữu cơ và an toàn thực phẩm cho các loại nông sản phẩm ở ngoại thành Hà

Page 155: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

148

Nội, nhất là phát triển các chuỗi sản xuất cho chứng nhận VietGAP,

VietGHAP, GlobalGAP, HACCP, GMP…

Thứ hai, Thành phố cần đầu tư nâng cao năng lực dự báo thị trường,

nhất là những dự báo trung và dài hạn về số lượng, chất lượng, chủng loại

nông sản hàng hoá mà thị trường nội đô Hà Nội, thị trường trong và ngoài

nước cần; xác định rõ tình hình cung - cầu, giá cả của mỗi chủng loại hàng

hoá. Trên cơ sở thông tin thị trường, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư sản

xuất, lựa chọn hình thức và thời điểm tham gia thị trường hiệu quả nhất. Đẩy

mạnh công tác xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, khuyến khích, tạo

thuận lợi cho các HTX, trang trại và doanh nghiệp trong và ngoài thành phố

ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để phát triển và mở rộng thị

trường tiêu thụ cho nông sản ngoại thành Hà Nội.

Thứ ba, cùng với việc thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm (tìm kiếm thị

trường tiêu thụ sản phẩm), cần tập trung vào công nghệ chế biến để cung cấp

cho người dân Thủ đô những sản phẩm sạch, chất lượng cao. Tạo những điều

kiện cần thiết để các sản phẩm sạch, an toàn tiếp cận dễ dàng với người tiêu

dùng. Thực tế là nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô đối với các sản phẩm an

toàn như rau an toàn, hoa quả đặc sản ngày càng tăng nhưng các điều kiện để

bảo đảm gắn kết người tiêu dùng có nhu cầu với sản phẩm sạch còn yếu kém.

Các điều kiện đó có thể bao gồm: i) Các kênh thông tin phân biệt sản phẩm

sạch làm cho người tiêu dùng yên tâm, tin tưởng khi mua hàng; ii) Các kênh

tiêu thụ thông suốt, đều đặn đến tận các siêu thị, cửa hàng trong thành phố;

iii) Mức giá cả phải hợp lý để vừa bảo đảm lợi ích cho người sản xuất vừa

phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng.

Để giải quyết vấn đề thông tin, cần hướng tới xây dựng thương hiệu

cho sản phẩm, tiến tới cấp chứng chỉ về chất lượng sản phẩm; kết hợp với tổ

chức giới thiệu rộng rãi các sản phẩm để người tiêu dùng biết rõ về xuất xứ

nguồn gốc. Phát triển việc hỗ trợ ứng dụng phần mềm hệ thống thông tin điện

Page 156: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

149

tử sử dụng mã QR truy xuất nguồn gốc bảo đảm an toàn thực phẩm tập trung

tại các cơ sở sản xuất, HTX, trang trại, cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở sơ chế,

chế biến quy mô lớn, các chuỗi sản xuất, của hàng chuyên doanh, siêu thị, chợ

đầu mối. Hướng tới tăng tỷ lệ truy xuất nguồn gốc ở các cơ sở sản xuất, kinh

doanh quy mô nhỏ, chợ bán lẻ đạt mức 30% đến 50%.

Việc xây dựng thương hiệu phải được thực hiện cho tất cả các vùng

chuyên canh tập trung như vùng rau an toàn tại 2 xã Tráng Việt và Tiền

Phong của huyện Mê Linh; xã Thanh Đa của Phúc Thọ; Duyên Hà của Thanh

Trì…, sau đó, tổ chức quảng bá giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện thông

tin đại chúng cho dân chúng biết về thương hiệu.

Để kênh tiêu thụ được thông suốt đến tận hệ thống các cửa hàng, siêu

thị trong thành phố, việc thành lập các HXT tiêu thụ và tổ chức tốt hoạt động

tiêu thụ là cần thiết cho các vùng chuyên canh tập trung, như vùng rau Đông

Anh, Thanh Trì hay các vườn hoa quả đặc sản như bưởi Diễn ở Phúc Thọ.

Với hình thức cung ứng này sẽ bảo đảm cung cấp sản phẩm đều đặn và có địa

chỉ cụ thể, tạo dựng niềm tin cho người tiêu dùng. Do vậy, để phát triển nông

nghiệp ngoại thành theo hướng hiện đại, bền vững, phải nâng cao chất lượng

hoạt động của các HTX tiêu thụ nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hệ thống cung

ứng; làm nhiệm vụ ký kết hợp đồng cung ứng, vận chuyển nông sản phẩm cho

các siêu thị, cửa hàng trong nội thành. Các HTX phải chú trọng đến 03 tiêu

chuẩn quan trọng mà cư dân nội thành cần là giá cả, chất lượng và tính đều

đặn của việc cung ứng.

Cần hỗ trợ giá trong giai đoạn nông sản phẩm sạch, an toàn mới tung ra

thị trường do có giá thành sản xuất cao, để người tiêu dùng tiếp cận, làm quen

với sản phẩm; đồng thời kích thích người sản xuất mở rộng đầu tư cho các sản

phẩm sạch, an toàn. Trong thời gian này, giá cả đối với các sản phẩm sạch, an

toàn là một khó khăn lớn đối với người sản xuất và người tiêu dùng, do đó,

chính sách trợ giá phải được xây dựng khoa học trên cơ sở điều tra nhu cầu thị

Page 157: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

150

trường, thu nhập của người tiêu dùng để xác định đúng giá thành cho từng

loại nông sản phẩm. Phải làm từng bước với những thí điểm, thăm dò thị

trường để tính toán các yếu tố phát sinh khi thực hiện trợ giá. Thành phố có

thể nghiên cứu hình thức trợ giá qua các HTX tiêu thụ nếu như các HTX này

ký hợp đồng cung cấp giá thấp hơn cho siêu thị.

Thứ tư, đối với các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh tập trung, cần

đầu tư xây dựng phát triển thành khu liên hợp từ cung cấp nguyên liệu, đến

sản xuất, chế biến và tiêu thụ trong mối liên kết 4 nhà; thực hiện tốt Quyết

định số 80/TTg ngày 26/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích

phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hoá theo hợp đồng. Đa dạng hoá các hình

thức tiêu thụ nông sản cho nông dân ngoại thành, khuyến khích và tạo mọi

điều kiện cho kinh tế tư nhân tham gia chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức

tốt các hoạt động thông tin, tiếp thị và nâng cao trình độ tiếp thị cho hộ nông

dân và các tổ chức kinh doanh nông sản phẩm đặc sản, nâng cao vai trò quản

lý của Nhà nước trong quảng cáo, tìm kiếm thị trường và tổ chức tốt hoạt

động xuất khẩu. Phương thức có thể sử dụng là liên kết đầu tư vốn, công nghệ

và bao tiêu sản xuất, học tập kinh nghiệm từ các mô hình sản xuất NNCNC,

sản xuất hoa, cây cảnh, rau an toàn, chất lượng cao phục vụ xuất khẩu của,

Đài Bắc, Bangkok hoặc Thành phố Hồ Chí Minh.

Thứ năm, nông sản phẩm ở các huyện ngoại thành Hà Nội được xác

định tiêu thụ thị trường nội đô là chủ yếu, ngoài ra cung cấp cho các tỉnh khác

và một phần tham gia xuất khẩu. Tuy nhiên, trước xu hướng HNQT thì sự

cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhất là từ các mặt hàng nông sản nhập khẩu. Để

kích thích sản xuất phát triển, cần tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Xây dựng mạng lưới chợ đầu mối, chợ nông thôn nhằm tiêu thụ nông

sản phẩm cho nông dân, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia, phù

hợp với Chương trình xây dựng NTM. Hình thành những trục, những điểm

giao lưu hàng hoá trên địa bàn ngoại thành Hà Nội gắn với việc phát triển các

Page 158: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

151

thị trấn, thị tứ, các trung tâm “công nghiệp - dịch vụ nông thôn”, với các trục

giao thông chính tạo ra những thuận lợi tiêu thụ nông sản phẩm.

- Tạo điều kiện về cơ chế, chính sách để các HTX nông nghiệp có thể

đảm nhiệm dịch vụ đầu vào và đầu ra cho nông sản hàng hoá theo chuỗi sản

phẩm cũng như đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông sản để tạo thị trường

đầu ra ổn định. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, nhất là doanh

nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh đầu tư vào phát triển công nghệ chế biến

nông sản, phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông sản ngoại thành kết nối thông

suốt với thị trường nội thành.

- Xây dựng thương hiệu sản phẩm từ việc áp dụng kỹ thuật sản xuất đạt

tiêu chuẩn chất lượng và được công nhận của cơ quan kiểm định trong nước

và quốc tế, cho tới việc quảng bá cung cấp sản phẩm tới người tiêu dùng.

- Thường xuyên tổ chức các buổi hội trợ, triển lãm tại khu vực nội đô

nhằm giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm các nhà đầu tư, mở rộng mạng lưới tiêu

thụ. Hỗ trợ các HTX, trang trại và doanh nghiệp nông nghiệp ở ngoại thành

liên kết mở chuỗi cửa hàng giới thiệu, trực tiếp đưa nông sản đến tận tay

người tiêu dùng nội đô hoặc đưa vào các nhà hàng, trường học, bệnh viện…

trong nội thành.

- Quản lý chặt chẽ về giá cả nông sản ngoại thành, cũng như vật tư nông

nghiệp, không để tư thương ép giá, bảo vệ quyền lợi của người nông dân.

- Thành phố chủ trì, phối hợp với các huyện ngoại thành và các tỉnh

thành lân cận tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề giới thiệu, quảng bá nông

sản phẩm có thế mạnh của từng địa phương, tạo điều kiện để các doanh

nghiệp thu mua tiêu thu sản phẩm, tiếp cận dễ dàng hơn với các nhà sản xuất

tại địa phương. Tổ chức hội thảo hoặc thuê chuyên gia tư vấn từ các nước có

nền NNCNC và có thị trường lớn nhằm xác định rõ định hướng về lĩnh

vực/mặt hàng mà Thủ đô có lợi thế so sánh (như cây rau vụ đông) để đầu tư

công nghệ cao, tìm kiếm thị trường và làm chủ thị trường.

Page 159: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

152

KẾT LUẬN

Phát triển nông nghiệp ngoại thành là quá trình gia tăng số lượng, chất

lượng ngành nông nghiệp gắn liền với CDCC nông nghiệp theo hướng CNH,

HĐH và phát triển bền vững nhằm xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa

lớn, ứng dụng công nghệ cao, thực hiện đầy đủ vai trò: góp phần thúc đẩy

tăng trưởng kinh tế của thành phố; CDCC kinh tế nông thôn theo hướng bền

vững; CDCC lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của người

nông dân ngoại thành; VĐX cho thành phố.

Thời gian qua, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã đạt được những kết

quả quan trọng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của toàn thành phố.

Tăng trưởng kinh tế nông nghiệp luôn ở mức cao, liên tục tăng qua các năm.

Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, đúng hướng theo

lợi thế so sánh của từng địa phương. Tổ chức sản xuất trong khu vực kinh tế

nông nghiệp đã thể hiện sự chuyển biến mạnh về chất, nhiều hình thức hợp

tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với hiệu quả đầu tư cao ở hầu hết

các huyện ngoại thành. Nông nghiệp ngoại thành phát triển đã góp phần giảm

khoảng cách giàu - nghèo giữa các quận nội thành với ngoại thành; thu nhập

bình quân của nông dân không ngừng được cải thiện.

Tuy nhiên, tăng trưởng nông nghiệp các huyện ngoại thành chưa tương

xứng tiềm năng, thế mạnh; khả năng sử dụng các nguồn lực kém hiệu quả. Cơ

cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch chậm, chưa vững chắc. Các hình thức tổ

chức sản xuất và liên kết chưa đạt hiệu quả, nhất là nhiều HTX có quy mô

nhỏ, thiếu vốn và năng lực sản xuất còn thấp. Bên cạnh đó, đơn vị sản xuất

chủ yếu vẫn là các hộ gia đình, có quy mô nhỏ lẻ, phân tán, công cụ sản xuất

nhiều nơi vẫn còn lạc hậu. Chưa hình thành và phát triển nhiều vùng sản xuất

nông nghiệp chuyên canh tập trung quy mô lớn; những vùng sản xuất tạo nên

những nông sản chủ lực mang lợi thế cạnh tranh của nền nông nghiệp đô thị.

Page 160: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

153

Nguyên nhân của những hạn chế kể trên là do: công tác xây dựng, thực

hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH

chậm, chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, KT-XH

của Thủ đô; đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng kết cấu

hạ tầng nông thôn còn ở mức thấp, dàn trải, chưa đáp ứng yêu cầu, chưa

tương xứng với vị trí, tầm quan trọng và đóng góp của khu vực nông thôn

ngoại thành; năng lực huy động, sử dụng nguồn vốn hạn chế; chất lượng

nguồn nhân lực thấp, khả năng ứng dụng công nghệ hạn chế; năng lực phát

triển thị trường yếu, thị trường tiêu thụ nông sản phẩm, nhất là các sản phẩm

an toàn, có chất lượng cao của nông nghiệp ngoại thành Hà Nội chưa ổn định;

hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN phục vụ phát triển nông

nghiệp ngoại thành Hà Nội chưa phát huy hiệu quả...

Để khắc phục những hạn chế trên, trong thời gian tới, cần phải thực

hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp: i) Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tốt

các quy hoạch phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội; ii) Đẩy mạnh phát

triển các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị, hướng tới xây dựng nền nông

nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao; iii) Nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành; iv) Huy động, phân

bổ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại

thành; v) Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng KHCN vào sản xuất,

chế biến, kinh doanh nông nghiệp; vi) Đẩy mạnh phát triển thị trường tiêu thụ

sản phẩm.

Page 161: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

154

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ

CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1. Bùi Thanh Tuấn (2015), “Để nông nghiệp ngoại thành Hà Nội phát triển

bền vững”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (10), tr.9-11.

2. Bùi Thanh Tuấn (2015), “Hà Nội đầu tư vào khu nông nghiệp công nghệ

cao: Bước đi tích cực trong hợp tác với Nhật Bản”, Hồ sơ sự kiện -

chuyên san của Tạp chí Cộng sản, (315), tr.41-43.

3. Bùi Thanh Tuấn (2016), “Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội hiện

đại và bền vững”, Tạp chí Kinh tế và Quản lý, (17), tr.57-59.

Page 162: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

155

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu trong nước

1. Nguyễn Thị Quỳnh Anh (2014), Giải pháp kinh tế và quản lý môi trường

cho phát triển nuôi trồng thủy sản các huyện phía Nam thành phố Hà

Nội, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà

Nội, Hà Nội.

2. Hoàng Thị Ngọc Ánh (2016), “Một số đề xuất về chính sách phát triển

nông nghiệp đô thị tại Hải Phòng”, Tạp chí Tài chính, (4), tr.73-74.

3. Hoàng Thị Ngọc Ánh (2016), “Điểm sáng phát triển nông nghiệp đô thị

ở Hải Phòng”, Tạp chí Tài chính, ( 6), tr.107-108.

4. Phạm Thị Thanh Bình (2013), “Phát triển nông nghiệp Đài Loan: tiến

trình phát triển và nhân tố tác động”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế,

(2), tr.197-208.

5. Nguyễn Thế Bình (2014), “Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp đô thị ở

Đài Loan”, Thông tin cập nhật của Viện Khoa học kỹ thuật nông

nghiệp miền Nam, tại trang http://www. iasvn.org/homepage/Kinh-

nghiem-phat-trien-nong-nghiep-do-thi-o-Dai-Loan-5231.html, [truy

cập ngày 27/08/2014].

6. Bộ Chính trị (2012), Nghị Quyết số 11-NQ/TW, ngày 06/01/2012 về

phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011

- 2020, Hà Nội.

7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011), Quy hoạch tổng thể

phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn

đến 2030, Hà Nội.

8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2012), Đề án tái cơ cấu

ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát

triển bền vững, Hà Nội.

Page 163: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

156

9. Trần Xuân Châu (2003), Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa ở Việt

Nam - Thực trạng và giải pháp, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Trần Văn Chử (Chủ biên) (2006), Giáo trình Kinh tế học phát triển,

NXB. Lý luận Chính trị, Hà Nội.

11. Nguyễn Thành Công (2015), “Kinh tế tri thức: nền tảng phát triển kinh tế

- xã hội Hà Nội”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (09), tr.73-75.

12. Cục Thống kê Thành phố Hà Nội (2015), Niên giám thống kê 2014,

NXB. Thống kê, Hà Nội.

13. Cục Thống kê Thành phố Hà Nội (2017), Niên giám thống kê 2016,

NXB. Thống kê, Hà Nội.

14. Lê Quốc Doanh (2004), Nghiên cứu cơ sở khoa học và các giải pháp

kinh tế - kỹ thuật nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn ven đô

thành phố Hà Nội, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viện Khoa học Kỹ thuật

Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

15. Phùng Văn Dũng (2014), Phát triển nông nghiệp Việt Nam sau khi gia

nhập Tổ chức thương mại thế gới (WTO), Luận án tiến sỹ Kinh tế,

Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị Quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị

lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) về nông

nghiệp, nông dân và nông thôn, Hà Nội.

17. Vũ Xuân Đề (2006), “Nghiên cứu xây dựng các mô hình nông nghiệp

sinh thái phù hợp trong tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và

đô thị hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh”, Báo cáo đề tài nghiên cứu

khoa học, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh.

18. Lê Quý Đôn (2005), “Cơ sở khoa học để phát triển nông nghiệp theo

hướng nông nghiệp đô thị sinh thái và hiện đại hóa nông thôn Hà

Nội giai đoạn 2006 - 2010”, Đề tài khoa học, Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn Hà Nội, Hà Nội.

Page 164: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

157

19. Nguyễn Thái Đông (2016), “Giải pháp tái cơ cấu kinh tế ngoại thành

Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến 2030”, Báo cáo khoa

học tổng kết đề tài, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.

20. Đinh Phi Hổ (2003), Kinh tế nông nghiệp - lý thuyết và thực tiễn, NXB.

Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

21. Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (2016), GSRD Foundation,

The Asia Foundation, Kỷ yếu hội thảo: Phát triển nông nghiệp ven

đô, hướng tới cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân, Hà Nội.

22. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Nghị quyết số

04/2012/NQ-HĐND ngày 05/4/2012 về thí điểm một số chính sách

khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng

nông thôn thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016, Hà Nội.

23. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2013), Nghị quyết số

25/2013/NQ-HĐND ngày 04/12/2013 về chính sách khuyến khích

phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung thành

phố Hà Nội giai đoạn 2014 - 2020; Chính sách khuyến khích phát

triển làng nghề thành phố Hà Nội; Chính sách hỗ trợ đầu tư công

trình cấp nước sạch nông thôn thành phố Hà Nội, Hà Nội.

24. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội (2015), Nghị quyết số

03/2015/NQ-HĐND ngày 08/7/2015 về một số chính sách thực hiện

Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội.

25. Đinh Sơn Hùng (2003), “Một số giải pháp phát triển nông nghiệp, nông

thôn ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở kết hợp công

nghệ cao và phù hợp sinh thái”, Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa

học, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, Thành

phố Hồ Chí Minh.

Page 165: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

158

26. Hoàng Mạnh Hùng (2014), Phát triển liên kết kinh tế giữa nông nghiệp

Thủ đô Hà Nội với nông nghiệp các tỉnh phụ cận, Luận án tiến sỹ

Kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

27. Vũ Thị Mai Hương (2014), Nghiên cứu sự phát triển nông nghiệp đô thị

ở Hà Nội, Luận án tiến sỹ Lịch sử địa lý, Đại học Sư phạm Hà Nội.

28. Phạm Văn Khôi (2004), Phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo

hướng nông nghiệp sinh thái, NXB. Nông nghiệp, Hà Nội.

29. Nguyễn Phượng Lê, Lê Văn Tân (2013), “Vai trò của sản xuất nông

nghiệp đối với các hộ dân vùng ngoại thành Hà Nội: nghiên cứu

điển hình ở thị trấn Trâu Quỳ - huyện Gia Lâm”, Tạp chí Khoa học

và Phát triển, (7), tr57-59.

30. Phạm Sỹ Liêm (2009), “Nông nghiệp đô thị trong quy hoạch thành phố

Hà Nội”, Kỷ yếu hội thảo: Hà Nội - thành phố thân thiện và sống tốt

cho cộng đồng, Hà Nội.

31. Trịnh Kim Liên (Chủ biên) (2016), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng giá trị cao, kinh tế xanh và

phát triển bền vững, NXB. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

32. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội (2011), “Hoạt động

tín dụng góp phần phát triển nông nghiệp và kinh tế ngoại thành

Thủ đô Hà Nội”, Kỷ yếu hội thảo, Hà Nội.

33. Nguyễn Đăng Nghĩa, Mai Thành Phụng (2011), “Nông nghiệp đô thị và

ven đô thị”, Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp lần thứ 3,

Chuyên đề: Những mô hình nông nghiệp đô thị hiệu quả, Trung tâm

Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh

Long tổ chức, tr.10-22.

34. Nguyễn Quốc Oánh (2012), Nghiên cứu hệ thống tín dụng nông thôn

ngoại thành Hà Nội, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Đại học Nông nghiệp

Hà Nội.

35. Hoàng Phê (2005), Từ điển tiếng Việt, NXB. Đà Nẵng, Đà Nẵng.

Page 166: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

159

36. Trần Thị Minh Phương (2015), Giải pháp tạo việc làm cho lao động

nông thôn thành phố Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa, Luận án tiến

sỹ Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

37. Nguyễn Mạnh Quyền (2015), Phát triển vùng phụ cận của trung tâm Thủ

đô Hà Nội - Thực trạng và giải pháp, NXB. Chính trị quốc gia - Sự

thật, Hà Nội.

38. Serey Mardy (2014), Nghiên cứu phát triển nông nghiệp bền vững ở tỉnh

Svay Riêng, Campuchia, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học viện Nông

nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

39. Trần Hồi Sinh (Chủ nhiệm) (2006), Chuyển dịch cơ cấu lao động 5

huyện ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình đô thị

hoá - thực trạng và giải pháp”, Viện Nghiên cứu phát triển Thành

phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

40. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội (2014), Báo

cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác và giải pháp chủ yếu các

năm, Hà Nội.

41. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội (2015), Báo

cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác và giải pháp chủ yếu các

năm, Hà Nội.

42. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội (2016), Báo

cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác và giải pháp chủ yếu các

năm, Hà Nội.

43. Nguyễn Mậu Thái (2015), Nghiên cứu xây dựng nông thôn mới các

huyện phía Tây thành phố Hà Nội, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

44. Thành ủy thành phố Hà Nội (2008), Chương trình số 02-CTR/TU ngày

31/10/2008, hành động thực hiện Nghị quyết số 26 về tam nông,

Hà Nội.

45. Thành ủy thành phố Hà Nội (2013), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị

quyết 26 về tam nông, tháng 12/1013, Hà Nội.

Page 167: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

160

46. Vũ Đình Thắng (Chủ biên) (2013), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp,

NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

47. Trần Văn Thể (2015), Đánh giá thiệt hại kinh tế do chất thải phát sinh từ

hoạt động sản xuất tại làng nghề chế biến nông sản vùng đồng bằng

sông Hồng, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học viện Nông nghiệp Việt Nam,

Hà Nội.

48. Lê Văn Thơ (2012), Nghiên cứu phát triển nông nghiệp ở thành phố Thái

Nguyên theo hướng đô thị sinh thái, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp,

Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Hà Nội.

49. Nguyễn Thị Thơm, Phí Thị Hằng (2010), Giải quyết việc làm cho lao

động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa, NXB. Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

50. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông

nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, ban hành kèm

theo Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02/02/2012, Hà Nội.

51. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành

phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội.

52. Nguyễn Tiệp (2005), Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong quá

trình đô thị hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội, NXB. Lao động -

Xã hội, Hà Nội.

53. Nguyễn Văn Toàn (2010), “Sử dụng tài nguyên đất Hà Nội theo hướng

bền vững”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Phát triển bền vững

Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, Hà Nội.

54. Đoàn Tranh (2012), Phát triển nông nghiệp tỉnh Quảng Nam giai đoạn

2010 - 2020, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Đại học Đà Nẵng, thành

phố Đà Nẵng.

55. Lê Văn Trưởng (2008), “Nhận dạng nông nghiệp đô thị Việt Nam”, Hội

thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ 3, Tiểu ban nông thôn, nông

nghiệp Việt Nam hiện đại, tập 4, Hà Nội, tr.272-280.

Page 168: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

161

56. Nguyễn Ngọc Tuấn (2003), Những vấn đề kinh tế - xã hội và môi trường

vùng ven các đô thị lớn trong quá trình phát triển bền vững, NXB.

Khoa học Xã hội, Hà Nội.

57. Nguyễn Từ (2008), Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát

triển nông nghiệp Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

58. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Báo cáo tổng kết 25 năm

(1987 - 2011) thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn

thành phố Hà Nội, Hà Nội.

59. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Quy hoạch phát triển

nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030,

Hà Nội.

60. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Đào tạo nghề cho lao động

nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg trên địa bàn thành phố

Hà Nội, Kế hoạch số 112/KH-UBND ngày 24/8/2012, Hà Nội.

61. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2013), Quy hoạch sử dụng đất đến

năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của

thành phố Hà Nội, Hà Nội.

62. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2016), Tài liệu tham khảo trình

Thường trực Thành ủy Hà Nội về Chương trình phát triển nông

nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai

đoạn 2016 - 2020, Hà Nội.

63. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2016), Báo cáo tổng kết 5 năm thực

hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thành

phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015, Hà Nội.

64. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2007), “Nghiên cứu luận cứ phát

triển nông nghiệp đô thị sinh thái ở thành phố Hải Phòng”, Đề tài

nghiên cứu khoa học và triển khai thực nghiệm, Sở Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn Hải Phòng, Hải Phòng.

Page 169: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

162

65. Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại

hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội.

66. Phạm Văn Vân (2013), Ảnh hưởng của các dự án đầu tư đến tình hình

quản lý sử dụng đất nông nghiệp huyện Chương Mỹ, thành phố Hà

Nội, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà

Nội, Hà Nội.

67. Nguyễn Thị Hải Vân (2013), Đô thị hóa và việc làm lao động ngoại

thành Hà Nội, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

68. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội (2017), Báo cáo Điều

tra, khảo sát kết quả thực hiện Nghị quyết Hội đồng nhân dân thành

phố Hà Nội về một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp

- nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2016,

Hà Nội.

69. Trần Thị Hồng Việt (2006), Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm

chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo

hướng nông nghiệp sinh thái, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại

học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

70. Trần Thị Hồng Việt (2006), “Mô hình vùng nông nghiệp theo hướng đô

thị sinh thái ở Hà Nội những năm 2020 nhìn từ kinh nghiệm của

Bangkok, Thái Lan”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 110, tr.44-46.

71. Vũ Tuấn Việt (2013), “Vấn đề phát triển bền vững trong đô thị hóa và

phát triển nông thôn”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (22), 17-20.

72. Hồ Cao Việt (2013), “Cơ sở khoa học của các hình thái phát triển nông

nghiệp đô thị và vận dụng cho Đồng bằng sông Cửu Long”, Khoa

học - công nghệ trong phát triển nông nghiệp bền vững vùng Đồng

bằng sông Cửu Long, Kỷ yếu hội thảo khoa học, NXB. Chính trị

quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.98-114.

73. Trần Quốc Việt (2014), “Các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp đô

thị ở Thành phố Hồ Chí Minh - Phân tích từ góc độ địa lí kinh tế và

sinh thái”, Tạp chí Khoa học, (60), 44-47.

Page 170: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

163

* Tài liệu nước ngoài

74. David Mason (2006), Urban Agriculture, Churchill Felow Repport 1.2.

75. FAO (2001), The Special Programme for Food Security: Urban and

Periurban Agriculture, Revision 2, Hanbook Series Vol 3.

76. FAO (2007), Profitability and sustainability of urban and peri-urban

agriculture, Electronic Publishing Policy, Rome.

77. Frank Ellis (1992), Agricultural policies in developing countries, New

York: Cambridge University Press.

78. I.M. Madeleno (2002), “Cities of the future: Urban Agricultrure in the

third millennium”, Tropical Institute, Lisbon, Potuger.

79. Mark Redwood (2012), Agriculture in urban planning: Generating

livelihoods and food security, New York.

80. Mougeot .J.A (1999), “Urban agriculture: definition, presence, potentials

and risks”, Growing cities, growing food: Urban agriculture on the

policy agenda, Published by IRDC, Ottawa.

81. Nugent, R (2000), “The Impact of Urban Agriculture on the Household

and Local Economies”, in N.Baker, M.Dubbeling, S.Grundel,

U.Sabel-Koschella and H.de Zeeuw (eds) Growing Cities, Growing

Food. DSA: Eurasburg, pp. 67-97.

82. Ramankutty N., Foley J., Olejniczak N. (2000), People on the land:

Changes in global population and croplands during the 20th century.

AMBIO: A Journal of the Human Environment, 31 (3), 251-257.

83. Rigg, Jonathan (2005), “Poverty and livelihoods after full-time farming:

a Southeast Asian view”, Asia Pacific Viewpoint 46(2): 173-184.

84. Smith J., Ratta A., Nase J. (1996), “Urban Agriculture: Food, Jobs and

Sustainable Cities”, UN Development Program Publication, Series

for Habitat II, Vol.I, New York.

85. Vagneron, I. (2007), “Economic appraisal of profitability and

sustainability of peri-urban agriculture in Bangkok”, Ecological

Economics, 61(2), pp. 516-529.

86. Von Thunen J.H. (1826), The Isolated State with Respect to Agriculture

and Political Economy, Palgrave Macmillan UK.

Page 171: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

164

PHỤ LỤC

Page 172: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

165

Phụ lục 1

Kết quả phát triển sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015

TT Nội dung Đơn vị Năm 2011 Năm 2015 Số lượng tăng thêm từ năm

2011 đến 2015

Đạt tỷ lệ (%)

1 Diện tích lúa chất lượng cao ha 32.551 36.548 3.997 112,3% 2 Diện tích gieo trồng hoa, cây cảnh ha 4.681 5.324 643 113,7% 3 Diện tích cây ăn quả ha 13.885 15.461 1.576 111,4% 4 Diện tích rau an toàn ha 3.255 5.100 1.845 156,7% 5 Diên tích chè an toàn ha 155 216 61 139,4% 6 Tổng đàn bò con 176.172 142.900 (33.272) 81,1% Trong đó: Bò sữa con 8.470 14.710 6.240 173,7% 7 Tổng đàn lợn con 1.533.078 1.450.000 (83.078) 94,6% Trong đó: Lợn chất lượng cao con 387.500 435.000 47.500 112,3% 8 Sản lượng chăn nuôi Tồng sản lượng thịt hơi các loại tấn 387.200 396.500 9.300 102,4% Tổng sản lượng trứng gia cầm các loại triệu quả 862 1.300 438 150,8% Sản lượng sữa bò tấn 18.568 38.500 19.932 207,3% 9 Gia cầm con 21.560.000 26.700.000 5.140.000 123,8%

10 Diện tích thâm canh thủy sản ha 9.000 10.000 1.000 111,1% 11 Sản lượng thủy sản tấn 42.500 98.100 55.600 230,8%

Nguồn: [68]

Page 173: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

166

Phụ lục 2 Kết quả dồn điền, đổi thửa thành phố Hà Nội đến hết năm 2015

Kết quả dồn điền đổi thửa

lũy kế từ năm 2012 đến

T3/2015 TT Tên huyện

Kế hoạch

DĐĐT (ha) Diện tích

(ha) Tỷ lệ (%)

Diện tích

đất dôi dư

sau

DĐĐT

(ha)

Diện tích

vượt so với

Kế hoạch

Thành phố

giao (ha)

Diện tích

chưa DĐĐT

xong so với

kế hoạch

được giao

(ha)

1 Ba Vì 4,652.00 5,422.34 116.56 206.04 770.34 -

2 Đan

Phượng 16.94 16.94 100.00 - - -

3 Đông Anh 1,994.48 1,567.09 78.57 - - 427.39

4 Gia Lâm 1,460.97 1,095.88 75.01 - - 365.09

5 Hoài Đức 1,222.00 920.50 75.33 2.5 - 301.50

6 Mê Linh 3,280.00 3,280.00 100.00 203 - -

7 Mỹ Đức 7,513.89 7,486.04 99.63 68.32 - 27.85

8 Phúc Thọ 3,685.14 3,707.60 100.61 - 22.46 -

9 Sóc Sơn 10,126.18 11,091.41 109.53 870.82 965.23 -

10 Thạch Thất 2,100.18 2,171.78 103.41 25.04 71.60 -

11 Thanh Oai 5,102.46 5,165ễ58 101.24 83.17 63.12 -

12 Thanh Trì 816.90 816.90 100.00 - - -

13 Sơn Tây 1,004.48 1,150.60 114.55 49.7 146.12 -

14 Thường

Tín 4,302.19 4,391.56 102.08 70.7 89.37 -

15 Ứng Hòa 5,602.79 5,266.13 93.99 - - 336.66

16 Chương

Mỹ 10,443.46 10,394.63 99.53 106.8 - 48.83

17 Quốc Oai 4,350.11 3,982.10 91.54 20.51 - 368.01

18 Phú Xuyên 8,607.40 8,964.59 104.15 67.17 357.19 -

TỔNG SỐ 76,281.57 76,891.67 100.80 1,773.78 2,485.43 1,875.33

Nguồn: [68]

Page 174: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

167

Phụ lục 3: Tổng hợp vốn đầu tư trên địa bàn huyện, thị xã giai đoạn 2011 - 2015 và dự kiến giai đoạn 2016 - 2020 Đơn vị: Triệu đồng

TT Nội dung Tổng cộng giai đoạn 2011-2015

Năm 2011

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Năm 2015 Dự kiến giai

đoạn 2016-2020 l=2+..+6 2 3 4 5 6 7 Tổng nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn (A+B) 63,552,635 11,372,602 14,229,413 13,237,586 11,190,638 13,522,396 72,092,165

A Nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư (I+II+III) 52,660,635 10,372,602 12,229,413 10,937,586 8,490,638 10,630,396 59,420,165 I Nguồn vốn ngân sách Thành phố 20,317,502 4,079,305 4,740,299 5,287,551 2,566,911 3,643,436 23,589,426 1 Vốn xây dựng cơ bản tâp trung (NSTP) 15,258,256 3,258,100 3,926,410 4,143,026 1,508,500 2,422,220 17,073,656

2 Chương trình MTQG NSTW hỗ trợ (các công trình, dự án thủy lợi do Sở Nông nghiêp & PTNT thực hiện)

477,351 200,000 277,351 1,664,000

3 Chương trình mục tiêu, nhiệm vụ Thành phố (ATGT, chống ùn...) 113,000 62,000 51,000 4 Vốn sự nghiệp thực hiện công trình, dự án 3,654,811 625,205 678,889 854,779 704,370 791,568 3,407,246 - Lĩnh vực giao thông 1,966,152 285,569 418,048 446,221 370,428 445,886 1,724,769 - Lĩnh vực đê điều, thủy lợi 1,688,659 339,636 260,841 408,558 333,942 345,682 1,682,477

5 Vốn sự nghiệp hỗ trợ các Chương trình, dự án PTSXNN 814,084 134,000 135,000 238,746 154,041 152,297 1,444,524 II Nguồn vốn ngân sách huyện, thị xã và xã 28,830,983 5,203,682 6,945,435 5,078,555 5,290,027 6,313,284 31,926,029 1 Nguồn vốn theo phân cấp 18,909,611 3,998,832 4,763,660 3,290,025 3,827,320 3,029,774 20,800,572 Vốn XDCB tâp trung (ngân sách huyện, thị xã) 6,815,578 1,268,509 1,545,993 1,319,367 1,367,449 1,314,260 8,178,000 - Tiền sử dụng đất; 4,472,557 950,118 785,216 755,271 1,115,721 866,231 5,368,000 - Thu đền bù thiệt hại khi NN thu hồi đất)... 441,849 71,163 102,165 111,074 83,547 73,900 450,000 - Các nguồn khác (kết dư, chuyển nguồn, thăng thu..) 7,179,627 1,709,042 2,330,286 1,104,313 1,260,603 775,383 7,500,000

2 Ngân sách Thành phố hỗ trợ trực tiếp 4,131,710 359,850 936,375 636,195 851,707 1,347,583 3,801,600 - Vốn sự nghiệp 420,264 89,850 162,726 34,576 34,576 98,536 - Vốn đầu tư 3,711,446 270,000 773,649 601,619 817,131 1,249,047

3 Bổ sung có mục tiêu chương trình, dự án (vốn lồng ghép) 5,789,662 845,000 1,245,400 1,152,335 611,000 1,935,927 7,323,857 III Các nguồn vốn hợp pháp khác 3,512,150 1,089,615 543,679 571,480 633,700 673,676 3,904,710 1 Vốn trái phiếu Chính phủ, công trái giáo dục 2,069,696 748,580 178,000 385,480 381,000 376,636 2,324,557 2 Nguồn vốn ODA (điện, nước sach) 637,954 197,035 212,679 25,000 113,200 90,040 663,945 Trong đó: Chương trình nước sạch nông thôn 203,240 113,200 90,040

3 Đầu tư từ nguồn thu XSKT 804,500 144,000 153,000 161,000 139,500 207,000 916,208 B Nguồn vốn huy động ngoài ngân sách 10,892,000 1,000,000 2,000,000 2,300,000 2,700,000 2,892,000 12,672,000

Nguồn: [63]

Page 175: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

168

Phụ lục 4

Vùng sản xuất lúa chất lượng cao chuyên canh tập trung đến năm 2020 theo quy hoạch

Đơn vị: ha

TT Tên vùng Diện tích

quy hoạch Diện tích

đã có

Diện tích

mở rộng

đến 2020

Tổng 42.405 9.255 33.150

1 Xã Phong Vân - Cổ Đô - Vạn Thắng - Tản Hồng -

Đồng Thái, huyện Ba Vì 1.230 430 800

2 Xã Vật Lại - Cẩm Lĩnh - Minh Quang, huyện Ba Vì 1.000 300 700

3

Xã Liệp Tuyết - Nghĩa Hương - Cấn Hữu - Tuyết

Nghĩa - Thạch Thán - Tân Hòa - Ngọc Mỹ - Đồng

Quang, huyện Quốc Oai

1.910 310 1.600

4 Xã Thụy Hương - Lam Điền - Hoàng Diệu - Đại Yên -

Hợp Đồng (Chương Mỹ) 1.100 250 850

5 Quảng Bị - Thượng Vực - Đồng Phú - Văn Võ - Phú

Nam An - Hòa Chính, huyện Chương Mỹ 1.300 200 1.100

6 Xã Đông Sơn - Đông Phương Yên - Phú Nghĩa - Trung

Hòa - Tốt Động, huyện Chương Mỹ 1.450 250 1.200

7 Xã Thủy Xuân Tiên - Tân Tiến - Nam Phương Tiến -

Hồng Phong - Trần Phú, huyện Chương Mỹ 1.100 350 750

8 Xã Viên Nội - Cao Thành - Sơn Công - Hoa Sơn,

huyện Ứng Hòa 1.355 405 950

9 Xã Vạn Thái - Tảo Dương Văn - Hòa Lâm - Hòa Phú,

huyện Ứng Hòa 1.520 320 1.200

10 Xã Trầm Lộng - Đại Hùng - Đội Bình - Kim Đường -

Đông Lỗ (Ứng Hòa) 1.555 205 1.350

11 Xã Quảng Phú Cầu - Liên Bạt - Phương Tú - Trung Tú

- Đồng Tân - Minh Đức, huyện Ứng Hòa 3.225 975 2.250

12 Xã Bình Minh - Mỹ Hưng - Tam Hưng - Thanh Thùy -

Thanh Văn - Phương Trung, huyện Thanh Oai 2.450 1.200 1.250

13 Xã Tân Ước - Đỗ Động - Hồng Dương - Dân Hòa - Cao Dương - Xuân Dương - Liên Châu, huyện Thanh Oai

2.550 700 1.850

Page 176: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

169

TT Tên vùng Diện tích

quy hoạch Diện tích

đã có

Diện tích

mở rộng

đến 2020

14 Xã Mỹ Thành - Tuy Lai - An Mỹ, huyện Mỹ Đức 1.035 85 950

15 Xã Phùng Xá - Xuy Xá - Lê Thanh - Hồng Sơn - Hợp

Tiến - An Phú (Mỹ Đức) 2.165 465 1.700

16 Xã Đốc Tín - Vạn Kim - Đại Hưng - Đại Nghĩa - Phù

Lưu Tế, huyện Mỹ Đức 1.250 350 900

17 Xã Liên Mạc - Tam Đồng - Tự Lập - Thanh Lâm -

Kim Hoa, huyện Mê Linh 2.100 500 1.600

18 Xã Tân Hưng - Bắc Phú - Đức Hòa - Việt Long - Xuân

Thu - Kim Lũ (Sóc Sơn) 1.880 330 1.550

19 Xã Minh Trí - Hiền Ninh - Mai Đình - Minh Phú - Phú Cường - Tân Dân - Quang Tiến, huyện Sóc Sơn

2.370 370 2.000

20 Xã Thụy Lâm - Liên Hà - Dục Tú - Xuân Nội - Đông Hội - Việt Hùng, huyện Đông Anh

2.665 265 2.400

21

Xã Hát Môn - Võng Xuyên - Phúc Hòa - Xuân Phú -

Phụng Thượng - Sen Chiểu - Tích Giang - Ngọc Tảo,

huyện Phúc Thọ

1.800 200 1.800

22 Xã Phú Túc - Tri Trung - Hoàng Long - Chuyên Mỹ,

huyện Phú Xuyên 2.200 400 1.600

23 Xã Vân Từ - Phú Yên - Vân Hoàng - Tân Dân - Châu Can - Hồng Minh huyện Phú Xuyên

1.760 160 1.600

24 Xã Nguyễn Trãi - Thắng Lợi - Hòa Bình, huyện

Thường Tín 745 145 600

25 Xã Dị Nậu - Canh Nậu - Hương Ngải, huyện Thạch

Thất 690 90 600

Nguồn: [24]

Page 177: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

170

Phụ lục 5

Vùng sản xuất rau an toàn chuyên canh tập trung đến năm 2020 theo quy hoạch

Đơn vị: ha

TT Tên vùng Diện tích quy hoạch

Diện tích

đã có

Diện tích mở

rộng đến 2020

Tổng 3.792 480 3.312

Huyện Mê Linh 619 40 579

1 Tráng Việt 134 40 94

2 Văn Khê 290 - 290

3 Tiền Phong 90 - 90

4 Tiến Thắng 105 - 105

Huyện Chương Mỹ 266 40 226

5 Phú Nam An 50 - 50

6 Nam Phương Tiến 70 - 70

7 TT Chúc Sơn 66 20 46

8 Thụy Hương 80 20 60

Huyện Đông Anh 215 30 185

9 Nam Hồng 85 - 85

10 Tàm Xá 50 - 50

11 Vân Nội 80 30 50

Huyện Thanh Oai 231 20 211

12 Kim An 41 10 31

13 TT Kim Bài 38 10 28

14 Thanh Cao 120 - 120

15 Tam Hưng 32 - 32

Huyện Hoài Đức 422 85 337

16 Tiền Yên 31 15 16

17 Vân Côn 183 50 133

18 An Thượng 60 - 60

19 Song Phương 148 20 128

Huyện Ứng Hòa 170 10 160

20 Phù Lưu 90 10 80

21 Vạn Thái 40 - 40

22 Sơn Công 40 - 40

Huyện Thanh Trì 80 40 40

23 Yên Mỹ 80 40 40

Huyện Thường Tín 171 55 116

24 Tân Minh 70 25 45

25 Hà Hồi 51 20 31

26 Thư Phú 50 10 40

Huyện Gia Lâm 210 40 170

27 Đặng Xá 90 30 60

Page 178: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

171

TT Tên vùng Diện tích quy hoạch

Diện tích

đã có

Diện tích mở

rộng đến 2020

28 Lệ Chi 80 10 70

29 Yên Thường 40 - 40

Huyện Ba Vì 173 20 153

30 Sơn Đà 47 - 47

31 Minh Châu 44 10 34

32 Tây Đằng 51 - 51

33 Chu Minh 31 10 21

Huyện Quốc Oai 133 10 123

34 Tân Phú 65 10 55

35 Sài Sơn 68 - 68

Huyện Phú Xuyên 162 - 162

36 Minh Tân 162 - 162

Huyện Sóc Sơn 159 15 144

37 Xuân Giang 53 - 53

38 Thanh Xuân 106 15 91

Huyện Mỹ Đức 134 10 124

39 Bột Xuyên 55 10 45

40 Lê Thanh 47 - 47

41 Phúc Lâm 32 - 32

Huyện Phúc Thọ 338 45 293

42 Vân Phúc 40 25 15

43 Thọ Lộc 30 - 30

44 Long Xuyên 50 - 50

45 Sen Chiểu 30 10 20

46 Võng Xuyên 78 10 68

47 Tam Hiệp 60 - 60

48 Hát Môn 50 - 50

Huyện Đan Phượng 159 10 149

49 Phương Đình 52 10 42

50 Thọ An 107 - 107

Huyện Thạch Thất 150 10 140

51 Tiến Xuân 60 - 60

52 Phú Kim 35 - 35

53 Hương Ngải 55 10 45

Nguồn: [24]

Page 179: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

172

Phụ lục 6

Vùng sản xuất cây ăn quả giá trị kinh tế cao chuyên canh tập trung đến năm 2020 theo quy hoạch

Đơn vị: ha Diện tích

quy hoạch TT Tên vùng

Loại cây

Diện tích

Diện tích

đã có

Diện tích mở rộng đến 2020

Tổng 3.450 1.590 1.860

1 Xã Cát quế -Yên Sở - Đắc Sở - Dương Liễu,

huyện Hoài Đức

Bưởi, cam

325 145 180

2 Xã An Thượng - Đông La - Song Phương,

huyện Hoài Đức Nhãn 190 60 130

3 Xã Nam Phương Tiến - Thủy Xuân Tiên -

Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ Bưởi 295 125 170

4 Xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ Bưởi 70 35 35

5 Xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ Bưởi 170 80 90

6 Xã Phú Cường - Phú Minh - Minh Trí,

huyện Sóc Sơn

Nhãn, Bưởi

250 150 100

7 Xã Nam Sơn - Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn Đu đủ 180 100 80

8 Xã Đại Thành, huyện Quốc Oai Nhãn 170 100 70

9 Xã Phú Thị - Xã Kim Sơn - Cổ Bi - Đặng

Xá, huyện Gia Lâm Chuối 365 175 190

10 Xã Đông Dư, huyện Gia Lâm Ổi 140 70 70

11 Xã Tự Nhiên - Chương Dương,

huyện Thường Tín

Chuối, bưởi

280 130 150

12 Xã Văn Khê - Hoàng Kim - Chu Phan,

huyện Mê Linh Chuối 350 110 240

13 Xã Cao Viên - Kim An - Thanh Mai,

huyện Thanh Oai Cam 270 160 110

14 Xã Vân Hà - Vân Nam - Hát Môn -

Vân Phúc, huyện Phúc Thọ

Bưởi, chuối

255 80 175

15 Xã Hiệp Thuận - Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ Bưởi 140 70 70

Nguồn: [24]

Page 180: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

173

Phụ lục 7

Vùng sản xuất hoa, cây cảnh chuyên canh tập trung đến năm 2020 theo quy hoạch

Đơn vị: ha

TT Tên vùng Diện tích

quy hoạch Diện tích

đã có

Diện tích

mở rộng đến 2020

Tổng 751 449 302

1 Xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn 50 25 25

2 Xã Xuân Giang, huyện Sóc Sơn 40 25 15

3 Xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng 50 35 15

4 Xã Song Phượng - Đồng Tháp, huyện Đan Phượng 72 13 59

5 Phường Long Biên, quận Long Biên 50 15 35

6 Xã Kim Nỗ, huyện Đông Anh 30 14 16

7 Xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh 35 22 13

8 Xã Văn Khê, huyện Mê Linh 134 80 54

9 Xã Mê Linh, huyện Mê Linh 240 198 42

10 Xã Tam Thuấn - Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ 50 22 28

Nguồn: [24]

Phụ lục 8

Vùng sản xuất chè chất lượng cao chuyên canh tập trung đến năm 2020 theo quy hoạch

Đơn vị: ha

TT Tên vùng Diện tích

quy hoạch

Diện

tích đã

Diện

tích mở

rộng đến

2020

Tổng 2.120 75 2.045

1 Xã Ba Trại - Cẩm Lĩnh - Minh Quang, huyện Ba Vì 650 30 620

2 Xã Tản Lĩnh - Yên Bài - Vân Hòa, huyện Ba Vì 550 13 537

3 Xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn 450 20 430

4 Xã Hòa Thạch, huyện Quốc Oai 220 5 215

5 Xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ 250 7 243

Nguồn: [24]

Page 181: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

174

Phụ lục 9 Trang trại chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư

đến năm 2020 theo quy hoạch

Trong đó Trong đó

Huyện

Tổng số trang trại đã

Bò sữa

Bò thịt

Lợn Gia cầm

Tổng số trang trại

quy hoạch đến

2020

Bò sữa

Bò thịt

Lợn Gia cầm

Sóc Sơn 11 6 5 24 12 12

Số lượng (con) 3.600 43.000 5.700 70.000

Đông Anh 15 1 14 16 1 15

Số lượng (con) 600 216.000 1.500 286.000

Gia Lâm 7 1 2 4 7 1 2 4

Số lượng (con) 40 2.600 22.000 60 3.600 32.000

Mê Linh 4 1 3 8 3 5

Số lượng (con) 2.800 8.000 6.500 20.000

Sơn Tây 25 18 7 25 18 7

Số lượng (con) 44.600 59.000 65.000 77.000

Ba Vì 25 3 4 3 15 33 5 6 5 17

Số lượng (con) 210 220 6.600 83.000 400 600 15.000 150.000

Phúc Thọ 6 2 2 2 6 2 2 2

Số lượng (con) 160 900 14.000 300 3.500 19.000

Đan Phượng 4 1 2 1 5 1 2 2

Số lượng (con) 20 5.200 4.000 30 7.000 8.000

Quốc Oai 24 7 2 15 30 7 5 18

Số lượng (con) 140 6.500 768.000 200 10.000 860.000

Thạch Thất 18 1 12 5 18 1 12 5

Số lượng (con) 20 38.000 37.000 30 50.000 55.000

Chương Mỹ 32 1 4 27 42 1 6 35

Số lượng (con) 20 8.600 294.000 30 20.000 385.000

Thanh Oai 9 1 8 11 3 8

Số lượng (con) 3.400 56.000 13.000 65.000

Thường Tín 4 1 3 5 2 3

Số lượng (con) 500 14.000 1.500 19.000

Phú Xuyên 16 2 3 11 19 3 5 11

Số lượng (con) 150 5.800 51.000 220 9.000 64.000

Ứng Hoà 22 7 15 27 12 15

Số lượng (con) 12.000 103.000 24.000 115.000

Mỹ Đức 12 2 6 4 15 2 9 4

Số lượng (con) 90 3.700 26.000 140 14.000 37.000

Cộng 234 450 620 145.400 1.798.000 291 750 1.260 249.300 2.262.000

Nguồn: [24]

Page 182: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

175

Phụ lục 10

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN (Dùng cho hộ gia đình, cá nhân)

Kính thưa Quý vị!

Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa

quan trọng trong thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế, trong đó có ngành nông

nghiệp. Những năm qua, nông nghiệp ngoại thành Hà Nội đã có bước phát triển

mới, tăng trưởng trong nông nghiệp ngày càng tích cực vào tăng trưởng, phát triển

kinh tế của Thủ đô; cơ cấu kinh tế nông nghiệp dịch chuyển dần theo hướng tiến bộ,

hiện đại: Giảm tỷ trọng trồng cây lương thực, tăng tỷ trọng rau, màu, cây ăn quả,

phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa; hình thành các vành đai xanh...;

không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả sản xuất nông nghiệp, sản

xuất sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm... Tuy nhiên, trước những yêu cầu và đòi hỏi

ngày càng cao của quá trình phát triển kinh tế nói chung, kinh tế nông nghiệp nói

riêng gắn với hội nhập quốc tế, trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, nông

nghiệp ngoại thành Hà Nội đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Yêu cầu đặt ra

cần phải nghiên cứu, đánh giá một cách khách quan, toàn diện, khoa học thực trạng

phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội, chỉ ra nguyên nhân; đề xuất phương

hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ngoại thành. Vì

vậy, đề tài: “Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội” được tiến

hành nghiên cứu, điều tra và khảo sát thực tế.

Chúng tôi kính mong sự tham gia nhiệt tình, khách quan và trách nhiệm của

Ông (Bà) vào cuộc khảo sát. Chúng tôi cam kết toàn bộ nội dung phiếu khảo sát chỉ

được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học.

Để phục vụ cho việc nghiên cứu để tài “Phát triển nông nghiệp ở các huyện

ngoại thành Hà Nội”. Rất mong Ông/Bà dành thời gian chia sẻ ý kiến của mình

thông qua các câu hỏi mà chúng tôi đã soạn sẵn dưới đây.

I. Thông tin người trả lời:

1. Họ và tên:…………………..…….………..

2. Giới tính:

1. Nam 2. Nữ

3. Trình độ văn hóa phổ thông:

1. Tiểu học 2. Trung học cơ sở 3. Trung học phổ thông

4. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

1. Sơ cấp 2. Trung cấp 3. Cao đẳng, Đại học 4. Sau đại học

5. Địa chỉ: Tên thôn:………..….; Tên xã…..…….; Tên huyện:…..………

Page 183: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

176

II. Phần trả lời câu hỏi:

(Để trả lời câu hỏi, Ông/Bà vui lòng đánh dấu vào X , trừ khi có chỉ dẫn khác)

Câu 1: Theo Ông/Bà, thời gian qua, sản lượng nông nghiệp hàng năm của địa

phương:

Tăng

Giảm

Ý kiến khác:………………………………………………

Câu 2: Theo Ông/Bà, ở địa phương mình có thường xuyên chuyển đổi cơ cấu cây

trồng hay không?

Có Không

Nếu Có, Ông/Bà vui lòng cho biết, hướng tập trung sang loại cây trồng nào? (Chọn

01 hoặc nhiều lựa chọn phù hợp)

Lúa gạo

Rau

Cây ăn quả

Hoa cây cảnh

Khác:…………………………………………………

Câu 3: Ở địa phương Ông/Bà, sản phẩm nông nghiệp nào là chủ lực? (Chọn 01 lựa

chọn phù hợp)

Lúa gạo

Rau

Cây ăn quả

Chăn nuôi

Hoa cây cảnh

Khác:…………………………………………………

Câu 4: Năng suất, chất lượng của các sản phẩm chủ lực ở địa phương Ông/Bà?

(Chọn 01 lựa chọn phù hợp)

Rất tốt

Tốt

Bình thường

Kém đi

Khác:…………………………………………………

Page 184: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

177

Câu 5: Ông/Bà cho biết, ở địa phương, việc giảm diện tích đất nông nghiệp trong

những năm gần đây như thế nào: (Chọn 01 lựa chọn phù hợp)

Đáng kể

Không đáng kể

Khác:…………………………………………………

Nếu đáng kể thì lĩnh vực nào giảm nhiều nhất: (Chọn 01 lựa chọn phù hợp)

Trồng trọt

Chăn nuôi

Thủy sản

Câu 6: Theo Ông/Bà, ở địa phương mình có quan tâm đến việc phổ biến các quy

hoạch phát triển nông nghiệp hay không?

Có Không

Nếu Có, Ông/Bà vui lòng cho biết, đó là những quy hoạch nào: (Chọn 01hoặc nhiều

lựa chọn phù hợp)

Quy hoạch tổng thể sử dụng đất đai

Quy hoạch phát triển nông nghiệp

Quy hoạch phát triển vùng sản xuất chuyên canh tập trung

Quy hoạch vùng phát triển trang trại

Quy hoạch phòng, chống lũ

Quy hoạch khác (ghi cụ thể):………………………………

Câu 7: Theo Ông/Bà các quy hoạch phát triển nông nghiệp đang thực hiện ở địa

phương đã phù hợp chưa? (Chọn 01 lựa chọn phù hợp)

Phù hợp

Không phù hợp

Khác:………………………………………………….

Câu 8: Theo Ông/Bà mức độ quan trọng của việc xây dựng, hoàn thiện và thực hiện

tốt các quy hoạch nhằm phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội thời gian tới?

(Chọn 01 lựa chọn phù hợp)

Rất quan trọng

Quan trọng

Không quan trọng

Khác:………………………………………………….

Page 185: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

178

Câu 9: Ông/Bà cho biết hình thức tổ chức và liên kết sản xuất nông nghiệp của địa phương chủ yếu là: (Chọn 01 lựa chọn phù hợp)

Hợp tác xã Trang trại Doanh nghiệp Hộ gia đình liên kết trong hợp tác xã Hộ gia đình liên kết với doanh nghiệp Khác:………………………………………………….

Câu 10: Theo Ông/Bà hình thức tổ chức và liên kết sản xuất nông nghiệp nào mang lại hiệu quả cao nhất? (Chọn 01 lựa chọn phù hợp)

Hợp tác xã Trang trại Doanh nghiệp Hộ gia đình liên kết trong hợp tác xã Hộ gia đình liên kết với doanh nghiệp Khác:………………………………………………….

Câu 11: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ quan trọng của việc phát triển các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao? (Chọn 01 lựa chọn phù hợp)

Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Khác:…………………………………………………

Câu 12: Ông/Bà hãy cho biết nguồn vốn nào đang được sử dụng để đầu tư phát triển nông nghiệp và khu vực nông thôn ngoại thành hiện nay? (Chọn 01 hoặc nhiều lựa chọn phù hợp)

Ngân sách Trung ương Ngân sách địa phương Nguồn vốn quốc tế Hộ nông dân Doanh nghiệp Vốn vay (ngân hàng, quỹ tín dụng) Các tổ chức khác Khác:………………………………………………….

Page 186: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

179

Câu 13: Theo Ông/Bà, trong tiếp cận các nguồn vốn tín dụng cho phát triển nông

nghiệp, người nông dân đang gặp: (Chọn 01 lựa chọn phù hợp)

Thuận lợi Khó khăn

Nếu là khó khăn thì theo Ông/Bà, nguyên nhân là: (Chọn 01 hoặc nhiều lựa chọn

phù hợp)

Lãi suất vay vốn cao

Thủ tục hành chính phức tạp

Điều kiện vay khó đáp ứng

Khó khăn khác: (ghi cụ thể):

(1).…..………………………………………………

(2)…………………………………………………..

Câu 14: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ quan trọng của việc huy động, phân bổ và sử

dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội

thời gian tới? (Chọn 01 lựa chọn phù hợp)

Rất quan trọng

Quan trọng

Không quan trọng

Khác:…………………………………………………

Câu 15: Ông/Bà cho biết mức độ ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất nông

nghiệp tại địa phương, đã: (Chọn 01 lựa chọn phù hợp)

Phổ biến

Trung bình

Không đáng kể

Khác:………………………………………………….

Câu 16: Theo Ông/Bà, việc áp dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất ở địa

phương thường tập trung ở khâu: (Chọn 01 lựa chọn phù hợp)

Giống cây trồng, vật nuôi mới

Quy trình sản xuất

Bảo quản, chế biến sau thu hoạch

Khác:………………………………………………….

Page 187: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

180

Câu 17: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ quan trọng của việc đẩy mạnh nghiên cứu,

chuyển giao, ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, chế biến, kinh doanh

trong nông nghiệp ngoại thành Hà Nội hiện nay? (Chọn 01 lựa chọn phù hợp)

Rất quan trọng

Quan trọng

Không quan trọng

Khác:………………………………………………….

Câu 18: Theo Ông/Bà địa phương mình có thường xuyên tổ chức thực hiện các

chính sách, biện pháp hỗ trợ việc làm, đào tạo nghề cho người nông dân hay không?

(Chọn 01 lựa chọn phù hợp)

Thường xuyên

Không thường xuyên

Khác:…………………………………………………

Câu 19: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn

nhân lực phát triển nông nghiệp ngoại thành Hà Nội? (Chọn 01 lựa chọn phù hợp)

Rất quan trọng

Quan trọng

Không quan trọng

Khác:…………………………………………………

Câu 20: Nếu là hộ nông dân, Ông/Bà có nguyện vọng chuyển đổi nghề nghiệp hay

kiếm thêm việc làm hay không?

Có Không

Nếu có, là những công việc: (Chọn 01 hoặc nhiều lựa chọn phù hợp)

Lao động phổ thông toàn thời gian

Lao động phổ thông bán thời gian

Lao động có tay nghề

Xuất khẩu lao động

Làm công nhân cho doanh nghiệp ở địa phương

Làm công nhân cho doanh nghiệp ở bất kỳ đâu

Khác:…………………………………………………

Page 188: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

181

Câu 21: Theo Ông/Bà, việc tiêu thụ nông sản ngoại thành hiện nay như thế nào?

Thuận lợi

Thất thường

Khó khăn

Khác………………………………………………….

Câu 22: Theo Ông/Bà, sức cạnh tranh của nông sản phẩm ở các huyện ngoại thành

khi tiếp cận thị trường?

Sức cạnh tranh tốt

Bình thường

Sức cạnh tranh kém

Khác………………………………………………….

Câu 23: Ông/Bà cho biết, bản thân có được tiếp cận thông tin thị trường tiêu thụ

nông sản phẩm hay không?

Có Không

Nếu Có, thì qua phương tiện nào:

Internet

Truyền thông đại chúng (ti vi, radio, báo…)

Tiểu thương

Qua Hợp tác xã

Qua doanh nghiệp

Các cơ quan chức năng của Nhà nước

Bạn bè, người thân

Khác:…………………………………………………

Câu 24: Theo Ông/Bà thời gian qua, nông sản phẩm ở các huyện ngoại thành chủ

yếu được tiêu thụ qua ký kết hợp đồng tiêu thụ?

Có Không

Nếu Có, thì là loại hợp đồng nào:

Hợp đồng bằng văn bản

Hợp đồng bằng miệng

Khác:…………………………………………………

Page 189: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

182

Câu 25: Ông/Bà hãy đánh giá mức độ quan trọng của việc đẩy mạnh phát triển

thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản ngoại thành Hà Nội? (Chọn 01 lựa chọn

phù hợp)

Rất quan trọng

Quan trọng

Không quan trọng

Khác:…………………………………………………

Câu 26: Theo Ông/Bà, đối với hộ nông dân khu vực ngoại thành Hà Nội thì thu

nhập bình quân hiện nay là khoảng: (Chọn 01 lựa chọn phù hợp)

Dưới 2 triệu đồng/người/tháng

Từ 2 đến dưới 3 triệu đồng/người/tháng

Từ 3 đến dưới 5 triệu đồng/người/tháng

Trên 5 triệu đồng/người/tháng

Khác: (xin ghi cụ thể số tiền)…………………………

Câu 27: Ông/Bà cho biết, mức thu nhập của khu vực nông nghiệp, nông thôn ngoại

thành Hà Nội thời gian gần đây là: (Chọn 01 lựa chọn phù hợp)

Tăng

Giảm

Khác:…………………………………………………

Nếu là tăng, thì do: (Chọn nhiều lựa chọn phù hợp)

Sản lượng nông sản tăng

Giá nông sản tăng

Khác:…………………………………………………

Câu 28: Để thúc đẩy nông nghiệp ngoại thành phát triển, Ông/Bà có kiến nghị gì

đối với các cơ quan chức năng?

……………………………………………………………………………………....

……………………………………………………………………………………....

………………………………………………………………………………………

Xin trân trọng cảm ơn!

Page 190: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

183

TỪ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT

của Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội năm 2017

Bảng 1. Thông tin về các đối tượng trả lời phiếu điều tra, khảo sát

Đối tượng điều tra Số phiếu thu về

1. Doanh nghiệp, HTX, trang trại 200

2. Hộ gia đình 1.800

3. Cán bộ quản lý (Sở, ngành, huyện, thị xã và cấp xã) 112

Tổng số 2.112

Nguồn: [68]

Bảng 2. Mức độ quan trọng của các cơ chế, chính sách

DN, HTX, Trang trại

Hộ gia đình

Nội dung Số trả

lời Tỷ lệ (%)

Số trả lời Tỷ lệ (%)

Rất quan trọng 150 75,8 1384 76,9

Quan trọng 48 24,2 416 23,1

Bình thường 0 0 0 0,0

Cơ chế, chính sách về xây dựng NTM

Không quan trọng 0 0 0 0,0

Rất quan trọng 101 53,4 1083 60,2

Quan trọng 88 46,6 411 22,8

Bình thường 0 0 201 11,2

Chính sách khuyến khích thực hiện dồn điền đổi thửa

Không quan trọng 0 0 105 5,8

Rất quan trọng 91 48,1 825 45,8

Quan trọng 92 48,7 686 38,1

Bình thường 6 3,2 289 16,1

CS khuyến khích đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản

Không quan trọng 0 0 0 0,0

Rất quan trọng 72 42,9 815 45,3

Quan trọng 91 54,2 786 43,7

Bình thường 5 3 189 10,5

CS khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản giống, bảo quản nông sản Không quan trọng 0 0 10 0,6

Rất quan trọng 94 51,4 819 45,5

Quan trọng 81 44,3 781 43,4

Bình thường 8 4,4 182 10,1

CS khuyến khích đầu tư thực hiện cơ giới hoá trong SXNN

Không quan trọng 0 0 18 1,0

Page 191: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

184

Rất quan trọng 83 45,4 829 46,1

Quan trọng 100 54,6 784 43,6

Bình thường 0 0 172 9,6

Khuyến khích phát triển vùng SXNN chuyên canh tập trung

Không quan trọng 0 0 15 0,8

Rất quan trọng 99 60 316 17,6

Quan trọng 66 40 884 49,1

Bình thường 0 0 478 26,6

Khuyến khích phát triển vùng, khu SXNN ứng dụng công nghệ cao thuộc Vùng SXNN chuyên canh tập trung Không quan trọng 0 0 122 6,8

Nguồn: [68]

Bảng 3. Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách của các cấp

STT Đối tượng Rất tốt

(%) Tốt

(%)

Bình thường

(%)

Không tốt

(%)

1 Hội đồng nhân dân thành phố 49 46 5 -

2 Ủy ban nhân dân thành phố 47 48 5 -

3 Các Sở, ngành liên quan của thành phố 27 48 22 3

4 Hội đồng nhân dân cấp huyện, thị xã 27 46 23 4

5 Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị xã 26 44 25 5

6 Các tổ chức CTXH của TP (Hội, đoàn thể…) 13,5 50 25,5 11

Nguồn: [68]

Bảng 4. Tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực

nông nghiệp, nông thôn của các huyện, thị xã

STT

Nội dung Rất tốt

(%) Tốt (%)

Bình thường

(%)

Không tốt (%)

1 Tuyên truyền phổ biến về CC,CS 19 59 21 1

2 Hướng dẫn người dân tiếp cận CC,CS 15 63 21 1

3 Phân công trách nhiệm và tổ chức thực hiện 6 66 26 2

4 Phân bổ các nguồn lực thực hiện CC,CS 8 61 31 0

5 Thực hiện đúng quy trình, quy định của CC,CS 11 74 15 0

6 Kiểm tra, giám sát việc thực hiện CC,CS 4 70 24 2

7 Sơ kết, tổng kết việc thực CC,CS của địa phương. 7 73 20 0

8 Kiến nghị cấp trên bổ sung, điều chỉnh CC,CS phù hợp 4 67 27 2

Nguồn: [68]

Page 192: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

185

Bảng 5. Tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách

của Thành phố tại các huyện, xã

DN, HTX, Trang trại

Hộ gia đình

Nội dung

Số trả lời Tỷ lệ (%)

Số trả lời Tỷ lệ (%)

Rất tốt 67 34,9 634 35,2

Tốt 105 54,7 947 52,6

Bình thường 17 8,9 184 10,2

Ban hành các văn bản cần thiết để cụ thể hóa cơ chế, chính sách của Thành phố

Không tốt 3 1,6 35 1,9

Rất tốt 29 17,3 425 23,6

Tốt 103 61,3 915 50,8

Bình thường 30 17,9 302 16,8

Tuyên truyền phổ biến, vận động… nhân dân

Không tốt 6 3,6 158 8,8

Rất tốt 65 33,9 525 29,2

Tốt 103 53,6 925 51,4

Bình thường 24 12,5 312 17,3

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của chính quyền cấp Huyện

Không tốt 0 0 38 2,1

Rất tốt 66 36,1 535 29,7

Tốt 94 51,4 918 51,0

Bình thường 17 9,3 262 14,6

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của chính quyền cấp Xã

Không tốt 6 3,3 85 4,7

Rất tốt 33 19,3 533 29,6

Tốt 102 59,6 878 48,8

Bình thường 30 17,5 267 14,8

Công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện cơ chế, chính sách của địa phương

Không tốt 6 3,5 122 6,8

Rất tốt 26 17,0 303 16,8

Tốt 86 56,2 878 48,8

Bình thường 41 26,8 561 31,2

Đề xuất thêm các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân tiếp cận cơ chế chính sách của Thành phố Không tốt 0 0 58 3,2

Nguồn: [68]

Page 193: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

186

Bảng 6. Mức độ tác động của các cơ chế, chính sách trong lĩnh vực

nông nghiệp, nông thôn của Thành phố

Cán bộ DN, HTX Hộ gia đình Cơ chế,

chính sách Trả lời Số trả

lời Tỷ lệ (%)

Số trả lời

Tỷ lệ (%)

Số trả lời

Tỷ lệ (%)

Tác động rất nhiều 49 49,0 93 50,8 922 51,2

Tác động nhiều 40 40,0 70 38,3 731 40,6

Tác động trung bình 11 11,0 18 9,8 147 8,2

Hạ tầng nông thôn

Ít tác động 0 0,0 2 1,1 0 0,0

Tác động rất nhiều 24 24,0 59 33,3 571 31,7

Tác động nhiều 47 47,0 97 54,8 746 41,4

Tác động trung bình 27 27,0 16 9 384 21,3

Cơ giới hóa trong

SXNN

Ít tác động 2 2,0 5 2,8 99 5,5

Tác động rất nhiều 23 23,0 73 39,2 589 32,7

Tác động nhiều 57 57,0 81 43,5 845 46,9

Tác động trung bình 20 20,0 24 12,9 362 20,1

Chuyển dịch cơ cấu

SXNN

Ít tác động 0 0,0 8 4,3 4 0,2

Tác động rất nhiều 27 27,0 63 36,8 520 28,9

Tác động nhiều 58 58,0 66 38,6 848 47,1

Tác động trung bình 15 15,0 33 19,3 360 20,0

Năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, thủy sản Ít tác động 0 0,0 9 5,3 72 4,0

Tác động rất nhiều 24 24,0 63 38,9 635 35,3

Tác động nhiều 50 50,0 59 36,4 774 43,0

Tác động trung bình 26 26,0 35 21,6 351 19,5

Phát triển khoa học, kỹ thuật

phục vụ sản xuất Ít tác động 0 0,0 5 3,1 40 2,2

Tác động rất nhiều 17 17,0 72 48 630 35,0

Tác động nhiều 40 40,0 39 26 641 35,6

Tác động trung bình 36 36,0 28 18,7 355 19,7

Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuât

Ít tác động 7 7,0 11 7,3 174 9,7

Tác động rất nhiều 19 19,0 73 47,7 648 36,0

Tác động nhiều 51 51,0 53 34,6 770 42,8

Tác động trung bình 30 30,0 27 17,6 382 21,2

An toàn vệ sinh thực

phẩm

Ít tác động 0 0,0 0 0,0 0 0,0

Page 194: HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI THANH TUẤN an... · thành và bài học rút ra đối với thành phố Hà Nội 52 ... Thu nhập bình quân của

187

Cán bộ DN, HTX Hộ gia đình Cơ chế,

chính sách Trả lời Số trả

lời Tỷ lệ (%)

Số trả lời

Tỷ lệ (%)

Số trả lời

Tỷ lệ (%)

Tác động rất nhiều 27 27,0 43 29,3 648 36,0

Tác động nhiều 49 49,0 71 48,3 778 43,2

Tác động trung bình 24 24,0 25 17 280 15,6

Hiệu quả sản xuất

kinh doanh

Ít tác động 0 0,0 8 5,4 94 5,2

Tác động rất nhiều 13 13,0 58 37,9 650 36,1

Tác động nhiều 51 51,0 60 39,2 775 43,1

Tác động trung bình 36 36,0 28 18,3 284 15,8

Môi trường sản xuất

Ít tác động 0 0,0 7 4,6 91 5,1

Tác động rất nhiều 13 13,0 50 31,4 640 35,6

Tác động nhiều 39 39,0 50 31,4 765 42,5

Tác động trung bình 36 36,0 36 22,6 295 16,4

Thu hút đầu tư vào nông

nghiệp

Ít tác động 12 12,0 23 14,5 100 5,6

Tác động rất nhiều 28 28,0 52 31,5 650 36,1

Tác động nhiều 56 56,0 78 47,3 760 42,2

Tác động trung bình 15 15,0 27 16,4 300 16,7

Nâng cao thu nhập của người

dân Ít tác động 1 1,0 8 4,8 90 5,0

Nguồn: [68]