14
Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy: Bàn tay nặn bột LỜI GIỚI THIỆU Việc hình thành cho học sinh một thế giới quan khoa học và niềm say mê khoa học, sáng tạo là một mục tiêu quan trọng của giáo dục hiện đại khi mà nền kinh tế tri thức đang dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới. Phương pháp "Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học. Tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản chất vấn đề. Chương trình “Bàn tay nặn bột” là sự quy trình hóa một cách logic phương pháp dạy học, dẫn dắt học sinh đi từ chưa biết đến biết theo một phương pháp mới mẻ là để học sinh tiếp xúc với hiện tượng, sau đó giúp các em giải thích bằng cách tự mình tiến hành quan sát qua thực nghiệm. Phương pháp này giúp các em không chỉ nhớ lâu, mà còn hiểu rõ câu trả lời mình tìm được. Qua đó, học sinh sẽ hình thành khả năng suy luận theo phương pháp nghiên cứu từ nhỏ và hình thành tác phong, phương pháp làm việc khi trưởng thành. Vậy phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột” là gì? - Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột” (BTNB), tiếng Pháp là La main à la pâte - viết tắt là LAMAP; tiếng Anh là Hands-on, là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên. - Phương pháp này được khởi xướng bởi Giáo sư Georges Charpak (Giải Nobel Vật lý năm 1992). - Theo phương pháp BTNB, dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề 1

GIỚI THIỆU TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỘI GIẢNGbg-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/13_Thu... · Web viewViệc hình thành cho học sinh một thế giới quan

  • Upload
    others

  • View
    5

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: GIỚI THIỆU TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỘI GIẢNGbg-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/13_Thu... · Web viewViệc hình thành cho học sinh một thế giới quan

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy: Bàn tay nặn bột

LỜI GIỚI THIỆU

Việc hình thành cho học sinh một thế giới quan khoa học và niềm say mê khoa học, sáng tạo là một mục tiêu quan trọng của giáo dục hiện đại khi mà nền kinh tế tri thức đang dần dần chiếm ưu thế tại các quốc gia trên thế giới.

Phương pháp "Bàn tay nặn bột" là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm cơ bản về khoa học. Tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản chất vấn đề.

Chương trình “Bàn tay nặn bột” là sự quy trình hóa một cách logic phương pháp dạy học, dẫn dắt học sinh đi từ chưa biết đến biết theo một phương pháp mới mẻ là để học sinh tiếp xúc với hiện tượng, sau đó giúp các em giải thích bằng cách tự mình tiến hành quan sát qua thực nghiệm. Phương pháp này giúp các em không chỉ nhớ lâu, mà còn hiểu rõ câu trả lời mình tìm được. Qua đó, học sinh sẽ hình thành khả năng suy luận theo phương pháp nghiên cứu từ nhỏ và hình thành tác phong, phương pháp làm việc khi trưởng thành.

Vậy phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột” là gì?- Phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột” (BTNB), tiếng Pháp là La main à la

pâte - viết tắt là LAMAP; tiếng Anh là Hands-on, là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn khoa học tự nhiên.

- Phương pháp này được khởi xướng bởi Giáo sư Georges Charpak (Giải Nobel Vật lý năm 1992).

- Theo phương pháp BTNB, dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình.

BTNB chú trọng đến việc hình thành kiến thức cho HS bằng các thí nghiệm tìm tòi nghiên cứu để chính các em tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra...

Với một vấn đề khoa học đặt ra, HS có thể đặt ra các câu hỏi, các giả thuyết từ những hiểu biết ban đầu, tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu để kiểm chứng và đưa

1

Page 2: GIỚI THIỆU TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỘI GIẢNGbg-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/13_Thu... · Web viewViệc hình thành cho học sinh một thế giới quan

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy: Bàn tay nặn bột

ra những kết luận phù hợp thông qua thảo luận, so sánh, phân tích, tổng hợp kiến thức.

Cũng như các phương pháp dạy học tích cực khác BTNB luôn coi HS là trung tâm của quá trình nhận thức, chính các em là người tìm ra câu trả lời và lĩnh hội kiến thức dưới sự giúp đỡ của GV.

Mục tiêu của BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học của HS. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, BTNB còn chú ý nhiều đến việc rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho HS.

Để thầy cô có thể vận dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào giảng dạy một cách dễ dàng, chúng tôi biên soạn cuốn thư mục chuyên đề "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy: Bàn tay nặn bột".

Thư mục gồm 11 bài viết của các tác giả là giáo viên, CBQL trong ngành giáo dục, được đăng trên tạp chí Thế giới trong ta với những nội dung nói về dạy học theo phương pháp Bàn tay nặn bột như cách chia nhóm trong lớp, giao việc cho học sinh, tổ chức tiết học sao cho tốn ít thời gian, ...

Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học các môn TN&XH và Khoa học, thầy cô sẽ thấy đây là một phương pháp có thể phát huy tối đa khả năng tự học và sáng tạo của học sinh, giúp các em tự phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra. Nhờ đó học sinh hình thành khả năng suy luận theo phương pháp nghiên cứu từ nhỏ, góp phần hình thành tác phong và phương pháp làm việc của một nhà khoa học khi các em trưởng thành.

Các bài trích được sắp xếp theo thứ tự số ra của tạp chí Thế giới trong ta.Thư mục chỉ giới thiệu một số bài trích tiêu biểu trong các cuốn tạp chí, nhằm

gợi mở những điều mới trong phương pháp dạy học cho học sinh Tiểu học. Cuốn thư mục sẽ như một người dẫn đường giúp các thầy, các cô tìm đến những tài liệu bổ ích một cách hiệu quả hơn.

Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những thiếu xót, rất mong sự góp ý của các thầy cô giáo để cuốn thư mục ngày một hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn !

2

Page 3: GIỚI THIỆU TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỘI GIẢNGbg-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/13_Thu... · Web viewViệc hình thành cho học sinh một thế giới quan

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy: Bàn tay nặn bột

NỘI DUNG THƯ MỤC

1. ĐÀO VĂN TOÀN.Dạy học Khoa học ở trường TH, THCS và "Bàn tay nặn bột"//Thế giới trong ta .- 2014 .- Số CĐ137 .- tr.2; tr.4 .- tr.6; tr.83

Tóm tắt:Bài viết giới thiệu về phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột" và việc ứng dụng

nó trong dạy học môn Khoa học ở Tiểu học, Trung học cơ sở.- Giới thiệu về "Bàn tay nặn bột"+ "Bàn tay nặn bột" là gì ?+ Bối cảnh ra đời+ Quan điểm dạy học Khoa học2. VŨ DUY YÊN.Một số vấn đề về việc vận dụng "Bàn tay nặn bột"//Thế giới

trong ta .- 2014 .- Số CĐ137 .- tr.7 .- tr.9Tóm tắt:- Sự ra đời và phát triển của phương pháp Bàn tay nặn bột.- Một số ưu nhược điểm cơ bản của phương pháp Bàn tay nặn bột.+ Ưu điểm:

Phát huy được tính tự giác, tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Rèn luyện được nhiều thao tác tư duy như phân tích, so sánh, khái quát hoá,

trừu tượng hoá, tổng hợp, ... Giúp HS biết cách lý luận, lý luận từ thực tiễn. Rèn luyện được kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ nói và viết cho học sinh

thông qua việc trình bày kết quả nghiên cứu học tập của mình. Giúp Hs làm quen với công việc nghiên cứu của nhà khao học. Kiến thức mới do chính các em tìm ra nên hiểu được sâu, vận dụng được tốt,

dễ dàng hơn. Thông qua việc nghiên cứu, tìm tòi với các thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu

tài liệu hay điều tra, ... sẽ tạo ra cho HS tính tò mò, ham muốn khám phá, yêu và say mê khoa học.

+ Nhược điểm: Phương pháp BTNB đòi hỏi nhiều trang thiết bị dạy học như: thiết bị thí

nghiệm, hoá chất, tranh ảnh, mô hình, sa bàn, sách vở tài liệu, ... Tổ chức không khéo, không chu đáo dễ tốn nhiều thời gian, không thực hiện

được đúng kế hoạch dạy học, thậm chí xảy ra tai nạn, hoặc dẫn đến kết quả sai, ... Phương pháp BTNB chỉ ấp dụng được với một số môn khoa học tự nhiên nhất

định chứ không áp dụng được cho tất cả các môn học. Đặc biệt không áp dụng được với môn Toán, vì toán học là môn tư duy theo logic trừu tượng.

3

Page 4: GIỚI THIỆU TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỘI GIẢNGbg-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/13_Thu... · Web viewViệc hình thành cho học sinh một thế giới quan

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy: Bàn tay nặn bột

- Những khó khăn khi áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột vào Việt Nam.+ CSVC trường học còn thiếu thốn.+ Nội dung SGK hiện tại quá nặng về cung cấp kiến thức.+ Những bộ SGK của các môn có thể vận dụng được phương pháp này đã trình

bày đầy đủ kiến thức của bài học cần lĩnh hội, tức đã có đáp án, câu trả lời sẵn nên khi áp dụng phương pháp này sẽ trở nên vô duyên, không phát huy được tính tìm tòi, hứng thú của học sinh.

+ Trình độ, năng lực chuyên môn của một bộ phận không nhỏ GV còn yếu.+ Giáo viên của chúng ta chưa được đào tạo một cách bài bản, để áp dụng

phương pháp này cần nhiều khoa tập huấn.- Những điều kiện để áp dụng thành công phương pháp BTNB ở Việt Nam.3. ĐỖ PHƯƠNG TRÀ.Tổ chức dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột"

nhằm xây dựng tri thức Khoa học ở người học//Thế giới trong ta .- 2014 .- Số CĐ137 .- tr.10 .- tr.14

Tóm tắt:Bài viết đưa ra tiến trình trong một tiết dạy theo PP "Bàn tay nặn bột".Sơ đồ mô tả khái quát tiến trình nghiên cứu theo phương pháp Bàn tay nặn bột:

4

Page 5: GIỚI THIỆU TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỘI GIẢNGbg-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/13_Thu... · Web viewViệc hình thành cho học sinh một thế giới quan

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy: Bàn tay nặn bột

4. BÙI THỊ BẨY.Dạy bài "Nhôm" (Khoa học 5) bằng phương pháp Bàn tay

nặn bột//Thế giới trong ta .- 2014 .- Số CĐ137 .- tr.22 .- tr.24

Tóm tắt:

Bài viết đưa ra các bước dạy bài "Nhôm" theo phương pháp "Bàn tay nặn bột".

- Tìm hiểu thêm về Bàn tay nặn bột.

+ Khái niệm.

+ Phân tích 5 bước của bài dạy theo PP BTNB.

Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề.

Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu.

Bước 3: Đề xuất câu hỏi và nêu phương án thực nghiệm.

Bước 4: Tiến hành thí nghiệm.

Bước 5: Hợp lý hoá kiến thức.

+ Sự khác nhau của chia nhóm trong PP BTNB với chia nhóm thông thường.

- Cách dạy bài "Nhôm" theo phương pháp BTNB.

+ Mục tiêu: Qua bài học học sinh năm được những gì ?

+ Đường lối chung.

+ Chuẩn bị: HS chuẩn bị gì?

Nhóm chuẩn bị gì ?

+ Các hoạt động dạy học:

Bước 1: Tình huống xuất phát.

Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu.

Bước 3: Đề xuất câu hỏi và nêu phương án thực nghiệm.

Bước 4: Tiến hành thí nghiệm.

Bước 5: Hợp lý hoá kiến thức và đối chiếu với giả thuyết ban đầu.

5. HOÀNG THỊ THANH NGÀ.Cao su - một bài học hay của Khoa học 5

được dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột//Thế giới trong ta .- 2014 .- Số

CĐ137 .- tr.25 .- tr.27

Tóm tắt:

Bài viết trình bày cách dạy bài Cao su theo PP BTNB.

- Nhận xét chung về bài Cao su thong chương trình Khoa học 5.

5

Page 6: GIỚI THIỆU TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỘI GIẢNGbg-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/13_Thu... · Web viewViệc hình thành cho học sinh một thế giới quan

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy: Bàn tay nặn bột

Các hoạt động tìm hiểu về cao su phải đa dạng các hình thức và PP dạy học khác.

Cụ thể là:

Hoạt động 1: Kể tên một số đồ dùng bằng cao su; tìm hiểu nguồn gốc của cao su.

Hoạt động 2: Nêu tình huống có vấn đề: Tiến hành theo bước 1 của PP BTNB.

Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất của cao su theo PP BTNB.

Hoạt động 4: Lưu ý khi sử dụng đồ dùng làm bằng cao su (sử dụng kĩ thuật

khăn trải bàn).

- Chuẩn bị của học sinh và giáo viên.

- Mô tả chi tiết các hoạt động dạy học.

6. NGUYỄN THỊ THUÝ.Dạy bài "Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận

của cây mẹ" (Khoa học 5) bằng phương pháp Bàn tay nặn bột//Thế giới trong ta .-

2014 .- Số CĐ137 .- tr.28 .- tr.30

Tóm tắt:

Bài viết trình bày cách dạy bài "Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của

cây mẹ" theo PP BTNB.

- Mục tiêu

Qua bài học, học sinh phải nhận thức được một thực tế khách quan là:

+ Không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt mà rất nhiều loài cây mọc lên từ

thân, rễ hoặc lá của cây mẹ.

+ Kể tên các loài cây mọc lên từ thân, rễ, lá của cây mẹ.

+ Nêu được cách trồng từng loại cây đó.

- Đường lối dạy học

- Chuẩn bị của GV và HS

- Mô tả chi tiết các bước lên lớp

7. TRẦN TRUNG HUY.Dạy bài "Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt" (Khoa học

4) theo phương pháp Bàn tay nặn bột//Thế giới trong ta .- 2014 .- Số CĐ137 .-

tr.31 .- tr.33

Tóm tắt:

Bài viết trình bày cách dạy bài "Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt" theo PP

BTNB.

6

Page 7: GIỚI THIỆU TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỘI GIẢNGbg-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/13_Thu... · Web viewViệc hình thành cho học sinh một thế giới quan

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy: Bàn tay nặn bột

- Cách tổ chức lớp học

+ Chia lớp học thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4-6 em.

+ Các nhóm ngồi xung quanh, bàn GV ở giữa lớp.

+ Chia nhóm theo cách ngẫu nhiên, đa trình độ, có một nhóm trưởng và một

thư kí.

- Chuẩn bị của GV và HS

- Mô tả chi tiết hoạt động dạy học

8. NGUYỄN THỊ HÀ.Dạy bài "Hoa" (Tự nhiên và Xã hội lớp 3) theo phương

pháp Bàn tay nặn bột//Thế giới trong ta .- 2014 .- Số CĐ137 .- tr.34 .- tr.36

Tóm tắt:

Bài viết trình bày cách dạy bài "Hoa" theo PP BTNB.

- Mục tiêu của bài học

+ Tìm hiểu sự khác nhau về màu sắc, mùi hương của các loài hoa.

+ Tìm được một số bộ phận chính của một bông hoa.

+ Nêu được chức năng của hoa đối với thực vật và lợi ích của hoa đối với đời

sống con người.

- Tóm tắt các bước lên lớp

- Mô tả chi tiết tiến trình sư phạm

9. NGUYỄN THỊ HOA CÚC."Ba thể của nước" dạy theo phương pháp Bàn

tay nặn bột//Thế giới trong ta .- 2014 .- Số CĐ139 .- tr.31 .- tr.33

Tóm tắt:

Bài viết trình bày cách dạy bài "Ba thể của nước" theo PP BTNB.

- Làm rõ mục tiêu bài học

+ HS biết và lấy được VD chứng tỏ trong tự nhiên nước tồn tại ở ba thể rắn,

lỏng, khí.

+ Mô tả được cách làm nước đá, qua đó nói được tên gọi của quá trình chuyển

thể từ nước lỏng thành nước đá (đông đặc).

+ Làm thí nghiệm để thấy nước đá chuyển thể thành nước lỏng và nêu được tên

gọi quá trình đó (nóng chảy).

7

Page 8: GIỚI THIỆU TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỘI GIẢNGbg-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/13_Thu... · Web viewViệc hình thành cho học sinh một thế giới quan

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy: Bàn tay nặn bột

+ Làm thí nghiệm để thấy nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí rồi lại thành thể

lỏng và nêu được tên gọi của hai quá trình đó (bốc hơi và ngưng tụ).

+ Trình bày được sơ đồ sự chuyển thể của nước.

- Các hoạt động chính của bài: gồm 5 hoạt động chính.

- Chuẩn bị của HS và GV.

- Mô tả chi tiết các bước lên lớp.

10. NGUYỄN THỊ HÀ.Cách dạy bài 51 "Nóng, lạnh và nhiệt độ" theo

phương pháp Bàn tay nặn bột//Thế giới trong ta .- 2014 .- Số CĐ140 .- tr.43 .- tr.45

Tóm tắt:

Bài viết trình bày cách dạy bài 51 "Nóng, lạnh và nhiệt độ" theo PP BTNB.

- Mục tiêu bài học

Học sinh phải làm thí nghiệm để chứng minh được hai vấn đề:

+ Một là nếu để một vật gần một vật nóng hơn sẽ truyền nhiệt sang vật lạnh

hơn làm cho vật đó nóng lên và "bản thân mình" thì lạnh đi.

+ Hai là nước nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

- Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

- Tóm tắt các bước lên lớp

11. PHAN THỊ THANH GIANG.Phương pháp "Bàn tay nặn bột" với môn

Khoa học lớp 4, lớp 5//Thế giới trong ta .- 2014 .- Số CĐ143 .- tr.37 .- tr.41

Tóm tắt:

Tác giả chia sẻ một số thủ thuật khi áp dụng PP BTNB mất ít thời gian nhưng

vẫn đảm bảo các bước của BTNB.

Tiến trình để áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" theo 5 bước:

Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và nêu vấn đề.

Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh.

Bước 3: Đề xuất câu hỏi, giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.

Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu.

Bước 5: Kết luận và hợp thức hoá kiến thức.

Trong 5 bước dạy thì bước 2 và 3 là mất nhiều thời gian nhất.

- Khắc phục thời gian ở bước 2, 3.

8

Page 9: GIỚI THIỆU TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỘI GIẢNGbg-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/13_Thu... · Web viewViệc hình thành cho học sinh một thế giới quan

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy: Bàn tay nặn bột

+ Bộc lộ quan niệm của học sinh qua 4 thao tác.

+ Hướng dẫn cho học sinh tiến hành thực hiện bước 2 chỉ qua hai thao tác:

Bộc lộ quan niệm

Trình bày quan niệm, so sánh đối chiếu.

+ Đề xuất câu hỏi, giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.

- Cách thiết kế phiếu học tập và ghi phiếu học tập hợp lí để tránh viết lại nhiều

lần một nội dung mất thời gian.

- Minh hoạ trong một tiết dạy bài "Nước có tính chất gì ?"

9

Page 10: GIỚI THIỆU TÀI LIỆU PHỤC VỤ HỘI GIẢNGbg-thbinhminh.haiduong.edu.vn/null/file_de_thi/13_Thu... · Web viewViệc hình thành cho học sinh một thế giới quan

Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy: Bàn tay nặn bột

MỤC LỤC

Theo tên bài viết

STT Nội dung Trang

1 Lời giới thiệu 1

2 Dạy học Khoa học ở trường TH, THCS và "Bàn tay nặn bột" 3

3 Một số vấn đề về việc vận dụng "Bàn tay nặn bột" 3

4 Tổ chức dạy học theo phương pháp "Bàn tay nặn bột" nhằm xây dựng tri thức Khoa học ở người học 4

5 Dạy bài "Nhôm" (Khoa học 5) bằng phương pháp Bàn tay nặn bột 5

6 Cao su - một bài học hay của Khoa học 5 được dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột 5

7 Dạy bài "Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ" (Khoa học 5) bằng phương pháp Bàn tay nặn bột 6

8 Dạy bài "Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt" (Khoa học 4) theo phương pháp Bàn tay nặn bột 6

9 Dạy bài "Hoa" (Tự nhiên và Xã hội lớp 3) theo phương pháp Bàn tay nặn bột 7

10 ."Ba thể của nước" dạy theo phương pháp Bàn tay nặn bột 7

11 Cách dạy bài 51 "Nóng, lạnh và nhiệt độ" theo phương pháp Bàn tay nặn bột 8

12 Phương pháp "Bàn tay nặn bột" với môn Khoa học lớp 4, lớp 5 8

Nhận xét:...................................................................................................................................................................................................................................................................Thư mục xếp loại: ...........................................................................................................

HIỆU TRƯỞNG

Hoàng Thị Nết

Người soạn

Nguyễn Thị Tuyến

10