127
1 MÔN HỌC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN BIỂN GIỚI THIỆU CHUNG thành sa mạc khô cằn. Biển và đại dương cung cấp cho con người một kho tàng khổng lồ về thực phẩm, khí đốt, hóa chất, vật liệu, điều hòa môi trường, phát triển du lịch và giải trí là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội và tạo dựng nền văn minh cho loài người. Người ta dự đoán vào những thế kỷ tới biển và đại dương sẽ là nơi dự trữ cuối cùng của loài người về thực phẩm, năng lượng và nguyên nhiên liệu. Biển có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển và an ninh của các nước nói riêng và thế giới nói chung. Một số nước và vùng lãnh thổ đã tận dụng thế mạnh về biển để đạt được trình độ phát triển rất cao. Các nước có biển đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển.

GIỚI THIỆU CHUNG - ttbiendao.hcmussh.edu.vnttbiendao.hcmussh.edu.vn/Resources/Docs/SubDomain/ttbiendao/TN-MT/Tai... · Do vậy, môn học sử dụng hợp lý tài nguyên

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

1

MÔN HỌC

SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN BIỂN

GIỚI THIỆU CHUNG

thành sa mạc khô cằn.

Biển và đại dương cung cấp cho con người một kho tàng khổng lồ

về thực phẩm, khí đốt, hóa chất, vật liệu, điều hòa môi trường, phát

triển du lịch và giải trí là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội và tạo

dựng nền văn minh cho loài người. Người ta dự đoán vào những thế kỷ

tới biển và đại dương sẽ là nơi dự trữ cuối cùng của loài người về thực

phẩm, năng lượng và nguyên nhiên liệu.

Biển có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển và an ninh

của các nước nói riêng và thế giới nói chung. Một số nước và vùng lãnh

thổ đã tận dụng thế mạnh về biển để đạt được trình độ phát triển rất

cao. Các nước có biển đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng

cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển.

2

Giống như các dạng tài nguyên thiên nhiên nói chung, tài nguyên biển nói

riêng được hình thành trong những điều kiện môi trường cụ thể của biển và đại

dương. Sự hình thành chúng liên quan mật thiết đến cấu trúc và địa động lực đáy

biển và đại dương, đến cấu trúc và động lực khối nước phủ trên. Ngoài ra, chúng

còn bị chi phối bởi hàng loạt quá trình như: quá trình địa chất, sinh học, hóa học;

thủy động lực; các tương tác nội-ngoại sinh, sông-biển, khí quyển-đại dương.

Theo tính toán sơ bộ, dân số thế giới và các đô thị lớn phát triển tập trung ở

vùng ven đại dương, vùng ven biển cách đường bờ biển chừng 100 km về phía lục

địa và trên các đảo. Xu hướng này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do nhịp

độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng và mạnh mẽ. Điều này cũng kéo

theo sự tăng cao nhu cầu tiêu thụ và sử dụng tài nguyên biển. Hậu quả là tài

nguyên biển có nguy cơ bị suy giảm, suy thoái do bị khai thác quá mức; một số

dạng tài nguyên quí hiếm dễ có nguy cơ mất hẳn. Môi trường biển bị ô nhiễm và

suy thoái đang tác động trực tiếp vào các hệ thống tài nguyên biển, vào khả năng

tái tạo và phục hồi các dạng tài nguyên cụ thể. Vì vậy, việc nghiên cứu sử dụng

hợp lý và quản lý hiệu quả tài nguyên biển trở nên hết sức cấp bách không chỉ đối

với các quốc gia có biển mà còn cả đối với cả cộng đồng quốc tế. Điều đó quyết

định sự tồn tại và chất lượng cuộc sống của loài người trong tương lai. Đặc biệt

khi nguồn tài nguyên trên lục địa bị cạn kiệt và bầu khí quyển bị ô nhiễm.

Vùng biển Việt Nam chiếm phần lớn diện tích biển Đông, bao gồm hai

quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với diện tích khoảng 1 triệu km2. Đảng và Nhà

nước ta nhận định: Biển có ý nghĩa to lớn để nước ta phát triển, mở cửa giao lưu

với quốc tế và ngày càng có vai trò lớn trong định hướng phát triển tương lai. Qua

thăm dò, khảo sát cho thấy, tiềm năng tài nguyên biển Việt Nam tuy không thuộc

hàng giàu có của thế giới, nhưng rất đáng kể và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối

với sự nghiệp phát triển đất nước. Dọc bờ biển nước ta đã hình thành những trung

tâm đô thị lớn, trên 100 địa điểm có thể xây dựng những cảng biển lớn, nhỏ;

nhiều đảo, hòn đủ điều kiện và lợi thế phát triển du lịch, bảo vệ an ninh quốc

phòng; vùng biển có nhiều tiềm năng thủy sản, dầu khí…

3

Biển Việt Nam được phân chia thành 5 vùng chính: Vùng biển Vịnh Bắc

Bộ, vùng biển Trung Bộ, vùng biển Đông Nam Bộ, vùng biển Tây Nam Bộ và

vùng biển Giữa Biển Đông. Tại các vùng biển này hình thành nhiều ngư trường

với sản lượng thủy sản lớn, phục vụ các nghề khai thác: nghề lưới rê, nghề câu

vàng, nghề lưới kéo đáy đơn... Từ năm 2000-2005, tổng trữ lượng khai thác thủy

sản biển đạt khoảng 4 triệu tấn, trong đó trữ lượng cá nổi khoảng 2,8 triệu tấn,

chiếm khoảng 70% tổng trữ lượng. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là hiện nay tại

những vùng ven bờ đã và đang bị tận dụng khai thác quá mức, làm cho nguồn lợi

thủy sản có nguy cơ bị cạn kiệt. Với 84% số lượng tàu thuyền lắp máy có công

suất dưới 90CV và thuyền thủ công hoạt động chủ yếu ở vùng nước ven bờ đã

gây sức ép quá lớn cho nguồn lợi thủy sản ven bờ, làm tăng nguy cơ cạn kiệt. Vì

nhiều lý do mà đã qua, lượng tàu phát triển một cách tự phát, không theo định

hướng quy hoạch phát triển biển và số lượng tàu cá có công suất nhỏ vẫn tăng

bình quân 2.300 chiếc/năm, số lượng ngư dân trực tiếp khai thác hải sản tăng bình

quân 23.155 người/năm. Điều này đồng nghĩa với việc cạnh tranh trong khai thác

ven bờ với cường độ cao, ráo riết hơn. Vì cuộc sống trước mắt, nhóm ngư dân này

dùng mọi biện pháp để đánh bắt: Giảm kích thước mắt lưới, tăng cường độ khai

thác hoặc dùng những biện pháp khai thác mang tính hủy diệt, như: Sử dụng chất

nổ, chất độc, xung điện… Sự suy giảm nguồn lợi cá đã ảnh hưởng nghiêm trọng

và trực tiếp đến hiệu quả đánh bắt của các loại nghề khai thác hải sản. Tỷ lệ cá

tạp, cá con trong các mẻ lưới ngày càng cao, chiếm 40-95% sản lượng đánh bắt,

tùy theo loại ngành nghề khai thác, kéo theo doanh thu các hoạt động khai thác có

xu hướng thấp dần.

Quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4, Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, nêu

rõ: “Phấn đấu để nước ta trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển,

bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển… Có chính sách hấp dẫn nhằm

thu hút mọi nguồn lực phát triển kinh tế biển… giải quyết tốt các vấn đề xã hội,

cải thiện một bước đáng kể đời sống của nhân dân vùng biển và ven biển”. Hiện

nay, ngành Thủy sản đang xây dựng các giải pháp về quản lý; điều chỉnh năng lực

4

tàu thuyền, cơ cấu nghề nghiệp; cơ sở hậu cần nghề cá; khoa học - công nghệ; bảo

vệ phục hồi và phát triển nguồn lợi thủy sản; đào tạo nguồn nhân lực và hợp tác

quốc tế trong khai thác thủy sản. Theo đó, dự kiến đến năm 2020, kinh tế biển

đóng góp khoảng 53 - 55% GDP và 55-60% kim ngạch xuất khẩu cả nước. Để đạt

được kết quả trên, Nhà nước, ngư dân và hậu cần nghề khai thác hải sản phải cùng

chung tay, liên kết chặt chẽ hơn nhằm khép kín lộ trình thành một dây chuyền sản

xuất, đưa nghề khai thác hải sản trở thành một trong những ngành kinh tế đầu tàu,

góp phần quan trọng vào tốc độ phát triển chung của đất nước. Đối với Cà Mau,

ngành Thủy sản và chính quyền các cấp đang cố gắng quản lý, khống chế lượng

tàu thuyền khai thác ven bờ, phương tiện có công suất nhỏ, nhằm hướng đến

chuyển đổi ngành nghề cho đối tượng ngư dân này một cách hợp lý, trong điều

kiện khai thác hợp lý.

Việt Nam với hơn 3.200 km bờ biển, khoảng 3.000 hòn đảo, và hơn 11.000

loài sinh vật biển, là cơ sở để nước ta phát triển nghề khai thác biển vững mạnh.

Tuy nhiên, nếu không có một chiến lược khai thác hợp lý, thì tiềm năng biển sẽ

không còn. Do vậy, để phát triển bền vững nghề khai thác hải sản, cần đảm bảo

tính bền vững về môi trường sinh thái, nguồn lợi và ổn định xã hội.

Việt Nam là một quốc gia với tiềm năng tài nguyên biển to lớn. Biển đã

được Nhà nước đặt vào vị trí chiến lược quan trọng về cả kinh tế lẫn an ninh

quốc phòng. Khai thác biển ở nước ta cũng là một trong những nghề truyền thống

tuy còn lạc hậu; khả năng quản lý biển còn yếu. Vì thế, giống như các nước trong

khu vực, nước ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường và tài nguyên

biển, đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. Một trong những nguyên nhân chính

là hiểu biết về bản chất môi trường biển và nhận thức về tài nguyên biển còn rất

yếu. Trong bối cảnh kinh tế thời mở cửa, nhu cầu khai thác và sử dụng tài nguyên

biển phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa tăng rõ rệt. Vì thế, việc nghiên cứu sử

dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên môi trường biển cần được ưu tiên cao trong thời

gian tới.

5

Do vậy, môn học sử dụng hợp lý tài nguyên biển có ý nghĩa và thực tiễn

cao giúp cho sinh viên nắm được các khái niệm cơ bản về tầm quan trọng của

biển đối với con người, giá trị và tiềm năng to lớn của tài nguyên biển đối với

phát triển kinh tế - xã hội trong những thế kỷ tới để từ đó xây dựng các định

hướng nghiên cứu cũng như kế hoạch khai thác và bảo vệ tài nguyên biển và môi

trường biển một cách hợp lý.

CHƯƠNG I

MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BIỂN

1.1 Những khái niệm chung về biển và các vấn đề liên quan

Như đã biết, biển và đại dương chứa đựng nhiều hệ thống tự nhiên ở

những cấp độ và qui mô khác nhau, bao gồm các loại hình thủy vực, các hệ sinh

thái biển và ven bờ khác nhau. Vì vậy, hiểu biết chính xác khái niệm về chúng

giúp các nhà nghiên cứu và quản lý nhận biết đúng đối tượng nghiên cứu và quản

lý của mình ngay từ khi bắt đầu công việc.

1.1.1 Thủy vực (water-body)

Là một vùng trũng bất kỳ trên bề mặt Trái đất có chứa nước thường xuyên,

bất kể nước ngọt, nước lợ hoặc nước mặn, với các hình thái và qui mô khác nhau.

Mỗi loại hình thủy vực được đặc trưng bởi các quá trình và có bản chất tự nhiên

riêng. Ví dụ: ao, hồ, đầm, phá, vịnh…

1.1.2 Đại dương thế giới (world ocean)

Là toàn bộ các thủy vực có chứa nước mặn của Trái đất và không phân biệt

ranh giới. Như vậy, trên hành tinh chúng ta chỉ tồn tại một đại dương thế giới.

1.1.3 Đại dương (ocean)

Là những thủy vực nước mặn có qui mô lớn trong đại dương thế giới. Nó

cũng là những bộ phận quan trọng của đại dương thế giới và được phân định

tương đối bởi ranh giới “nhân tạo”. Thông thường, ranh giới về phía lục địa của

6

đại dương được phân định với các vùng biển phía trong bởi các hệ thống đảo,

tương ứng với các đới phá hủy cấu trúc địa chất của rìa lục địa ở phía dưới.

Trước kia, dựa vào truyền thuyết, người ta đã chia ra thành 7 đại dương là:

Bắc Băng Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Đại Tây Dương, Nam Đại Tây Dương, Bắc

Thái Bình Dương, Nam Thái Bình Dương và Đại Dương Nam Cực. Đến năm

1845, tên của 3 đại dương: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương

mới được thừa nhận chính thức. Đến nay, người ta chia ra và thừa nhận 4 đại

dương chính: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Bắc Băng

Dương, Hình 1.1.

Hình 1.1: Đại dương, biển và các vịnh lớn trên trái đất

Diện tích và độ sâu trung bình của 4 đại dương được cho trong bảng 1.1.

1.1.4 Biển (sea)

Là một loại hình thủy vực nước mặn của đại dương thế giới, nằm sát các

đại lục và ngăn cách với đại dương ở phía ngoài bởi hệ thống đảo vào bán đảo, và

ở phía trong bởi bờ đại lục (còn gọi là bờ biển – shoreline). Do nằm sát lục địa và

chịu ảnh hưởng của các quá trình lục địa (chủ yếu thông qua hệ thống sông ngòi),

7

nước biển thường có thành phần và tính chất khác với nước đại dương. Cho nên

trong các văn liệu, người ta còn gọi chúng là các biển rìa (marginal sea).

Vào thế kỷ 15, theo quan niệm của người Hồi giáo, trên thế giới có 7 biển

là: Địa Trung Hải, Biển Đỏ, Biển Đông Phi, Biển Tây Phi, Biển Đông, Ấn Độ

Dương và vịnh Persian. Đến nay, phòng Thủy đạc Quốc tế đã thống kê và lập

danh sách khoảng 68 biển trên thế giới, trong đó một số biển lại nằm trong biển

khác lớn hơn. Ví dụ, Địa Trung Hải lại bao gồm 7 biển nhỏ khác.

Bảng 1.1: Diện tích và độ sâu trung bình của lòng/lưu vực 4 đại dương

TT Tên đại dương Diện tích

(106 km2) Độ sâu TB (m)

1 Thái Bình dương

(Pacific Ocean)

166,2

4.188

2 Đại tây dương

(Atlantic Ocean)

86,5

3.736

3 Ấn Độ dương (Indian Ocean) 73,4 3.872

4 Đại Tây dương

(Arctic Ocean)

9,5 1.330

1.1.5 Vịnh (gulf)

Công ước Luật Biển qui định: Vịnh là một bộ phận của biển lõm sâu rõ rệt

vào đất liền, được bờ biển bao quanh và có diện tích ít nhất cũng bằng diện tích

của một nửa hình tròn có bán kính là đường thẳng kẻ ngang qua cửa vào của vùng

lõm.

Cụ thể hơn, diện tích vùng lõm được tính trong phạm vi đường mực triều

thấp nhất ven bờ vịnh (vùng lõm) và đường thẳng nối liền hai điểm gần nhau nhất

ở 2 phía cửa vào tự nhiên của vịnh, không tính các cửa nhân tạo. Ví dụ: vịnh Bắc

8

Bộ, vịnh Thái Lan. Ví dụ minh họa các Vịnh trên biển của Việt Nam được cho

trong Bảng 1.2.

1.1.6 Vũng (bay)

Là một loại hình thủy vực nằm sát bờ, đây là một bộ phận của vịnh hoặc

biển, có kích thước khác nhau. Ranh giới các vũng thường là bờ của các cung bờ

hoặc các đảo ở phía ngoài, nhiều khi phải phân biệt nhờ địa hình đáy có dạng lòng

chảo. Trong thực tế Việt Nam đôi khi cũng gọi lẫn vũng là vịnh. Ví dụ: vũng Rô,

vũng Tàu, vịnh Hạ Long, vịnh Chân Mây,…

Ví dụ minh họa các Vịnh trên biển của Việt Nam được cho trong Bảng 1.2.

1.1.7 Vụng (embayment)

Là một bộ phận lõm vào lục địa của vũng, vịnh hoặc biển, có kích thước

nhỏ và thông với vùng biển bên ngoài bởi một hoặc vài cửa (inlet). Đôi khi cũng

được gọi lẫn với tên là vịnh. Ví dụ: vịnh (vụng) Bãi Cháy.

Ví dụ minh họa các Vịnh trên biển của Việt Nam được cho trong Bảng 1.2.

1.1.8 Phá (coastal lagoon)

Là một loại hình thủy vực ven bờ, phía ngoài ngăn cách với biển bởi một

hệ thống các doi cát chắn (sand barrier) dọc bờ và thông với biển bởi một hoặc

vài cửa.

Các phá điển hình thường phát triển ở rìa các đồng bằng cát ven biển, nơi

giàu bồi tích cát, trong điều kiện động lực của vùng bờ có xu thế san bằng và với

vai trò thống trị của dòng sóng dọc bời. Ví dụ: phá Tam Giang.

Một số phá được địa phương gọi là đầm như: đầm Lăng Cô, Ô Loan,

Trường Giang, Cù Mông, Nước Mặn, Nước Ngọt, Trà Ổ, Thủy Triều, Thị Nại,

Đầm Nại. Tuy nhiên, người Việt Nam thường gọi phá là đầm phá.

9

Bảng 1.1: Bảng 1.2:

10

1.1.9 Cửa sông (estuary/river mouth)

Là phần cuối cùng của các sông trước khi đổ vào biển. Đây là một khu vực

bờ biển thường bị sụt chìm (đôi khi cũng ở trạng thái ổn định), nơi xảy ra các

tương tác trực tiếp và mạnh mẽ giữa sông và biển. Tùy thuộc vào bản chất động

lực, hình thái, cấu trúc của cửa sông, người ta phân loại thành các kiểu cửa sông

chính như: cửa sông hình phễu (cửa sông Bạch Đằng, sông Thị Vải), cửa sông

châu thổ (cửa Định An, cửa Ba Lạt), cửa sông kiểu “cúc áo” (cửa sông Đà Rằng),

hoặc dạng đầm phá,….

Mô phỏng cửa sông tiếp giáp với đới bờ được thể hiện trong Hình 1.2.

1.1.10 Đường bờ biển (coastline)

Đường bờ biển gọi tắt là đường bờ - là đường tiếp tuyến giữa bề mặt nước

biển ở vị trí mực thủy triều trung bình và bề mặt sườn bờ lục địa.

1.1.11 Đới bờ biển (coastal zone)

11

Đới bờ biển gọi tắt là đới bờ - nằm chuyển tiếp giữa biển và lục địa, luôn

chịu tác động tương tác của các quá trình biển và lục địa, cũng như nội – ngoại

sinh và có hình dạng kéo dài dọc đường bờ. Ranh giới phía lục địa được tính đến

rìa các đồng bằng châu thổ hiện đại (Holoxen muộn), hoặc giới hạn thâm nhập

mặn dọc sông, hoặc cách đường bờ 10 km ở khu bờ núi ven biển (đôi khi lấy ranh

giới các huyện ven biển). Còn ranh giới phía biển được tính đến rìa thềm lục địa

hiện đại tương ứng độ sâu 200 m. Đới bờ gồm hai phần: dải ven biển và dải ven

bờ.

Mô phỏng phần đới bờ tiếp giáp với cửa sông và đường bờ được thể hiện

trong Hình 1.2.

Hình 1.2: Vị trí vùng cửa sông, đới bờ và vùng bờ

Nguồn: Iman and Nordstrom, 1971

Ví dụ đặc trưng về các cửa sông Mekong và phân bố lưu lượng cho các

nhánh sông (cửa sông) được thể hiện trong Hình 1.3.

12

1.1.12 Dải ven biển (coastal land)

Là dải lục địa ven biển, bất kể đồng bằng hay vùng núi, tính từ đường bờ

trở vào lục địa đến nơi chấm dứt ảnh hưởng của biển, tương ứng ranh giới phía

lục địa của đới bờ.

Hình 1.3: Các cửa sông Mekong và phân bố lưu lượng cho các nhánh sông

1.1.13 Dải ven bờ (coastal waters)

Là dải biển ven bờ, tính từ đường bờ ra khơi đến nơi chấm dứt ảnh hưởng

trực tiếp của các quá trình lục địa, tương ứng ranh giới phía biển của đới bờ.

Tham khảo như trong Hình 1.2.

1.1.14 Vùng bờ (coastal area)

Vùng bờ là một phần của đới bờ, có hình dạng bất kỳ với qui mô khác nhau

tùy thuộc vào mục đích và năng lực quản lý. Giống như đới bờ, vùng bờ cũng

gồm hai phần: ven biển và ven bờ.

13

1.2 Vai trò của biển trong đời sống con người

1.2.1 Những đóng góp của biển

Toàn bộ các biển và đại dương chiếm tới 361 triệu km2, nghĩa là khoảng

71% diện tích bề mặt Trái Đất. Thực sự, nhân loại đang sống trên những hòn đảo

khổng lồ giữa các đại dương mênh mông của một quả cầu nước.

Được sinh ra và tiến hóa trên bề mặt các hòn đảo đó, từ lâu, con người vẫn

sống nhờ vào đất. Khoảng 5 tỷ người hiện nay đang dựa vào một diện tích canh

tác nhỏ hẹp, chừng 3% bề mặt hành tinh để sinh sống, đồng thời chỉ mới nhận

nguồn thức ăn rất nhỏ bé từ biển, đại dương.

Giờ đây nguồn của cải ở trên cạn không còn là vô tận nữa, đặc biệt trong

thời kỳ mà nhân loại đang tạo nên những kỳ tích trong các lĩnh vực khoa học và

kỹ thuật, con người đòi hỏi không chỉ nguồn thực phẩm dồi dào mà cả các nguyên

vật liệu, nguồn năng lượng, thậm chí cả nguồn nước ngọt…, từ đại dương. Nhân

loại đang trong tư thế tiến chiếm các vùng nước mênh mông và giàu có mà trước

đây chỉ mới khai thác một phần.

Biển và đại dương chứa đựng nguồn vật chất tiềm tàng. Sản lượng các loài

thực vật trong toàn bộ khối nước đạt tới 550,2 tỷ tấn, còn động vật 56,2 tỷ tấn.

Những năm gần đây, nghề khai thác các đối tượng sinh vật biển thường đạt trên

dưới 80 triệu tấn/năm, trong đó cá chiếm 90% tổng sản lượng. Người ta tính rằng,

năng suất sinh học hiện tại là 5,4 – 15,0 kg/km2 đối với vùng đáy thềm và dốc lục

địa. Do đó, sản lượng hải sản có thể đạt 100 triệu tấn năm trong những năm sắp

tới.

Từ năm 1970 trở lại đây, nguồn tài nguyên sinh vật biển của Thế Giới được

coi là hữu hạn, đặc biệt là những loài có ý nghĩa kinh tế. Nhiều loài bị khai thác

quá mức, vượt quá khả năng tái tạo của chúng, một số loài có nguy cơ tuyệt

chủng.

14

So sánh với sản lượng khai thác hàng năm ở nước ngọt thì ở biển và đại

dương luôn vượt hơn khoảng 50 lần. Nhịp độ khai thác (triệu tấn) tăng dần theo

thời gian, Bảng 1.3.

Bảng 1.3: Sản lượng thủy hải sản khai thác trên đại dương và nước ngọt

Năm Nước mặn Nước ngọt

1950 17,6 tr tấn 3,2 tr tấn

1989 75 13,5

1990 90 25,5

2002 112 32,4

Thông thường ở những quốc gia phát triển, nguồn thu nhập từ khai thác

sinh vật biển chiếm khoảng trên 1% tổng thu nhập quốc dân. Nhưng ở các nước

phát triển, con số này là 5 – 7%. Hiện nay sản lượng đánh bắt cá tập trung ở sáu

nước: Nhật, Nga, Trung Quốc, Na Uy, Pêru và Mỹ, chiếm khoảng 80% sản lượng

Thế Giới. Ngoài lợi thế về biển, sáu nước này còn tham gia dánh cá trong khu vực

biển (hải phận) quốc tế.

Theo đánh giá của FAO, đến nay có hơn 50 loài tôm biển tự nhiên được

khai thác, nhưng chỉ có 10 loài có sản lượng lớn. Sản lượng tôm khai thác tự

nhiên vẫn chiếm tỉ lệ cao (72%) trong tổng số lượng tôm Thế Giới và có giá trị

khoảng 10,7 tỉ USD. Hiện nay có bảy ngư trường khai thác tôm quan trọng nhất

Bảng 1.4.

Bên cạnh nguồn lợi sinh vật, biển còn là mỏ khoáng khổng lồ, trong thềm

lục địa là những túi dầu với trữ lượng rất lớn. Hầu hết các nguyên tố hóa học đều

có mặt trong nước biển. Song, muối ăn có hàm lượng cao nhất. Nếu như toàn bộ

muối ăn trong đại dương được kết tinh lại sẽ cho một khối lượng lớn đến mức mà

nó có thể trải trên toàn lục địa một lớp dày 150m. Người ta cũng biết rằng, khai

thác được toàn bộ lượng vàng hòa tan trong nước đại dương, khi chia đều cho

nhân loại thì mỗi chúng ta sẽ nhận chừng 2 kg.

Bảng 1.4: Bảy ngư trường quan trọng nhất khai thác tôm trên đại dương

15

Ngư trường Sản lượng năm (1000 tấn)

Tây – Bắc Thái Bình Dương 1.150

Giữa – Tây Thái Bình Dương 382

Tây Ấn Độ Dương 243

Tây – Bắc Đại Tây Dương 243

Đông Ấn Độ Dương 237

Đông – Bắc Đại Tây Dương 174

Giữa – Tây Đại Tây Dương 164

Biển và đại dương còn có nguồn năng lượng tiềm tàng sinh ra từ các dòng

chảy, hoạt động của thủy triều, gió biển…, cùng với nhiều các tài nguyên khác

chưa được khai thác hay chưa phát hiện hết… Mai đây, con người coi biển là môi

trường hoạt động chính của mình, chẳng kém gì những vùng đất mới khai phá.

Từ lâu con người đã hướng đến việc khai thác các đối tượng thủy sản nhằm

bổ sung cho sự thiếu hụt ngày một tăng của nguồn đạm động vật trên cạn (động

vật nuôi, chim thú, rừng…) nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi dân số đang

trong trạng thái “bùng nổi” và khi nhu cầu dinh dưỡng của con người ngày một

cao.

Các chuyên gia dinh dưỡng đã tính rằng, trong một ngày đêm cong người

đòi hỏi 80 – 100g đạm (Pokrovskii 1964) để duy trì mọi hoạt động bình thường

của mình. Trừ các nước có nền kinh tế phát triển, còn phần lớn cư dân trên thế

giới phải khai thác nguồn đạm chủ yếu từ thực vật (67%). Đạm động vật trong

khẩu phần thức ăn thường thấp, trung bình gồm 24% từ thịt và sữa, 4% từ trứng

và 5% từ cá (Schaefer, 1965). Nhiều dân tộc còn sống nghèo khổ, dưới mức năng

lượng tối thiểu của thế giới (2000 – 3000 kcal/ngày đêm) và luôn luôn đói về

nguồn thức ăn đạm động vật.

Theo Moixev (1969) nếu như coi tỷ lệ đạm động vật trong khẩu phần dinh

dưỡng là 35 – 40% (khoảng 20 – 25g đạm tối thiểu) thì hàng năm chúng ta phải

cung cấp 525 – 660 nghìn tấn đạm động vật để thỏa mãn nhu cầu bình thường cho

72 triệu dân, trong đó nghề cá biển chỉ mới đáp ứng được chừng 30% tổng số.

16

Cá là một trong những đối tượng thủy sản có giá trị về mặt dinh dưỡng.

Ngoài hàm lượng đạm cao, trong cá còn chứa nhiều chất vô cơ, các nguyên tố vi

lượng, axít amin và giầu các loại vitamin A, B1, B2, B12, C, D3, D6, E…so với các

thực phẩm có nguồn gốc động vật khác thì cá thuộc loại thực phẩm toàn diện,

hàm lượng mỡ thấp, dễ tiêu hóa. Bởi lẽ đó, việc nâng tỷ lệ cá trong khẩu phần

thức ăn của nhiều nước hiện nay không phải chỉ bù đắp sự giảm sút nguồn đạm

động vật mà còn là việc làm định hướng.

Ngoài cá là đối tượng chủ yếu, nghề biển còn tiến hành khai thác hàng loạt

các loài động, thực vật khác, vừa có giá trị làm thực phẩm, làm thức ăn gia súc,

vừa cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp hóa chất, dược liệu…Nhìn

chung, những đối tượng này cũng có hàm lượng đạm cao cùng với nhiều axít

amin không thay thế… có lợi cho đời sống của con người. Chẳng hạn, tỷ lệ đạm

tính theo trọng lượng khô của sò huyết là 59,4%, bào như 49,9, ngao 62,0, sá sùng

65,0% trong khi đó thịt bò chỉ đạt 44,9; thịt cừu 40,5; thịt lợn 34,5%. Bởi vậy,

trong những năm gần đây, thế giới đã khai thác một lượng lớn hải sản (không kể

cá) thuộc các loài động vật không xương sống như: Thân mềm, Giáp xác (khoảng

6% tổng sản lượng đánh bắt), thú biển và rong tảo (4%). Trong nhóm Thân mềm

(Mollusca) thân mềm Hai Vỏ (Bivalvia) chiếm gần 60% (sò, vẹm…), sau đó là

Chân đầu (Cephalopoda) với trên ¾ là mực gần 1/3 là bạch tuộc. Đối với Giáp

xác, tôm chiếm tỷ lệ cao nhất (66%) sau là cua (22%), các đối tượng Giáp xác

khác chỉ chiếm 12%. Như vậy, chia theo dân số trên thế giới, bình quân mỗi

người hàng năm nhận được khoảng dưới 18kg thủy sản các loại.

Ngày nay, trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, biển

càng giữ vai trò cực kỳ quan trọng. Biển với tài nguyên đa dạng và phong phú của

mình trở thành tư liệu sản xuất với những ưu thế riêng so với đất liền. Con người

và những hoạt động của nó trên biển đã tạo ra ở đây một hình thái kinh tế mới –

kinh tế biển.

17

Kinh tế biển cùng với kinh tế đồng bằng, kinh tế miền núi tổ hợp nên nền

kinh tế quốc gia thống nhất, đặc trưng cho những nước có biển. Ở nước ta 25 tỉnh,

gần 100 huyện và nhiều thành phố lớn như Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy

Nhơn, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh… nằm dọc bờ biển là những địa bàn

quan trọng tham gia và sự phát triển của nền kinh tế biển hiện tại cũng như trong

tương lai, đặc biệt là những tam giác kinh tế mới ra đời như Hà Nội – Quảng Ninh

– Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Bà Rịa Vũng Tàu là tiền đề

nhằm huy động tài nguyên của lục địa và biển cũng như nguồn nhân lực, tài lực

cho sự phát triển kinh tế chung của đất nước.

Kinh tế biển bao gồm trước hết là khai thác và nuôi trồng thủy sản, phát

triển hàng hải, khai thác dầu mỏ và khí đốt, khai thác khoáng sản và hóa chất, mở

mang du lịch và phát triển nông – lâm – nghiệp…sau nữa là phát triển các ngành

dịch vụ, đảm bảo cho những lĩnh vực trên hoạt động một cách đồng bộ như xây

dựng các cơ sở hạ tầng, mở mang công nghiệp đóng và sửa chữa tầu thuyền, chế

biến hải sản, tinh chế dầu mỏ, khoáng hóa chất, xây dựng bến bãi kho tàng cũng

như phát triển các loại dịch vụ khác. Tất cả việc làm trên tựu trung, nhằm tập hợp

khai thác một cách hợp lý thế mạnh tổng hợp của biển, tạo nên những giá trị cao

của nền kinh tế hàng hóa. Trên cơ sở như vậy, kinh tế biển không chỉ tham gia

vào sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân một cách tích cực mà còn tạo

điều kiện trực tiếp để đưa nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế chung của

các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.

Nghề khai thác thủy sản của nước ta gần nửa thế kỷ qua, mặc dầu có những

thăng trầm nhưng cũng đã đạt được những thành tích đáng kể. Ở giai đoạn từ

1985 đến 1990, nhịp điệu khai thác hàng năm tăng trên 9,0%, đạt sản lượng chung

khoảng 1,1 triệu tấn vào đầu những năm của thập kỷ 90 này. Riêng đối với nghề

cá biển sản lượng khai thác được thống kê ở bảng sau (Bảng 1.5).

Bảng 1.5: Phương tiện và sản lượng hải sản khai thác năm 1992 (theo

Biodiversity Action plan, 1994)

18

Vùng khai thác Số lượng tầu

(chiếc)

Tổng số

mã lực

Mã lực

trung bình

Sản lượng

(tấn)

%

Miền Bắc

Bắc Trung Bộ

Nam Trung Bộ

Nam Bộ (gồm đông

và tây)

6.681

11.708

21.826

14.247

69.449

160.678

348.201

369.877

10

14

16

26

29.220

80.770

226.242

397.712

4

11

31

54

Tổng số 54.462 948.255 17 727.944 100

1.2.2 Những trở ngại và rủi ro do biển gây ra

Ngoài những giá trị lớn lao của mình, biển cũng đem đến cho con người

bao trở ngại, đôi khi cả những tai họa khủng khiếp.

Sóng, gió, dòng biển, nước dâng về mặt nào đó là những phương tiện của

biển luôn luôn công phá đất liền, hủy hoại bờ biển, các vùng dân cư và các thành

phố ven biển.

Sóng xuất hiện trên biển do nhiều nguyên nhân, song sóng gây ra gió thổi

trên mặt biển có tổng năng lượng tới 2,5 tỷ KW. Hàng ngày, những con sóng bình

thường ồ ạt đổ bộ vào các vùng bờ không được bảo vệ đã rửa trôi đất đá và gặm

ngày một sâu vào lục địa. Sóng vỗ vào bờ dựng đứng thường có sức hủy hoại lớn,

áp lực lên đến 20 tấn/m2. Khi sóng bật lên cao đã có trường hợp làm vỡ cửa ra vào

của một đèn biển cao 60m. Những sóng lớn có bước sóng dài 250 – 300m lan

truyền với tốc độ lớn, khoảng 75km/giờ, rất nguy hiểm cho thuyền bè ra khơi,

nhất là những ngày biển động và giông bão. Sóng lừng xuất hiện trên mặt biển cả

khi gió giảm với sự dao động có quy tắc của nước biển. Sóng lừng có sức tàn phá

rất mạnh đối với vùng bờ. Từ trung tâm của một cơn bão biển nào đó, sóng lừng

truyền đi khá xa đến hủy hoại một vùng bờ cách đó hàng ngàn cây số. Ở Pêru

người ta đặt tên cho vùng biển của họ hay gặp loại sóng này là Mar-brava, tức là

“Biển Điên”.

Những sóng gây ra do động đất hay sự phun trào của núi lửa dưới đáy biển

gọi là sóng thần (tsunamis), gây ấn tượng mạnh nhất. Chúng có bước sóng rất dài,

19

có thể đạt độ cao 30m so với mực nước biển và lan truyền nhanh, đôi khi với tốc

độ 1700km/giờ. Ở đại dương sóng này chỉ làm cho tầu lắc nhẹ, khó thấy nhưng

càng vào gần bờ, sóng càng cao và càng hung dữ. Trong thời gian phun trào của

núi lửa Cracatau (1883), trên biển hình thành sóng thần. Một ngọn sóng đã hất

một pháo thuyền đậu ở bờ nam đảo Sumatra (Inđônêxia) vào sâu trong đất liền

23km lên độ cao 9m. Một ngọn sóng khác đổ bộ vào vùng bờ thấp ở Meraca trên

đảo Java (Inđônêxia) đạt độ cao thần thoại – 38m, tương đương với ngôi nhà 12

tầng.

Cuộc tranh chấp giữa biển và lục địa diễn ra lúc thì gay gắt, lúc thì thầm

lặng nhưng rất quyết liệt, trong đó còn có sự can thiệp của con người chống lại lục

địa, nơi con người được sinh ra và được nuôi dưỡng. Trong cuộc tranh chấp này,

biển đem mây mưa trút xuống lục địa. Những cơn mưa rả rích kéo dài hay những

trận mưa như trút nước trong các cơn giông bão là những cái chổi thần kỳ, quét

khỏi mặt đất mọi lớp mầu mỡ để ùn ùn đưa ra biển. Những trận thủy chiến như

thế diễn ra triền miên, tới hàng tỷ năm rồi. Các đỉnh núi, cao nguyên, vùng đất

trồng, đồi trọc… bị bóc mòn từng lớp, từng lớp trong khi đó đáy biển được lấp

dần bằng những “chiếm lợi phẩm” do biển công phá lục địa, dày tới hàng ngàn

mét. Tất nhiên, để chống lại, đất phải dựng lên các chiến lũy. Đó là những thảm

rừng biếc xanh. Rừng ngăn cản sự tàn phá của mưa lũ, chống sói mòn và bảo vệ

độ mầu mỡ của đất. Từ đó cuộc tranh chấp giữa biển và lục địa trở nên cân bằng.

Song, khi nhân loại trở nên đông đúc, những đòi hỏi nguồn tài nguyên thiên nhiên

cho cuộc sống của mình ngày một cao, con người đã đốn hạ rừng, san bằng các

“chiến lũy” mà đất dựng lên, tạo ra hàng triệu ha đất trồng đồi trọc… để cho biển

lại hủy hoại đất ngày một mãnh liệt. Trên lãnh thổ nước ta, rừng trên cạn bị thu

hẹp tới con số báo động (dưới 30% độ che phủ), rừng ngập mặn ven biển chỉ còn

lại rừng thứ sinh và mới trồng với diện tích khoảng 50% so với nửa thế kỷ trước

là những bằng chứng về tội lỗi của con người đối với đất.

Cùng với sóng cả và mưa thường xuyên công phá đất liền, những cơn lốc

chợt đến, chợt đi và những trận bão nhiệt đới gần như xuất hiện có chu kỳ hàng

20

năm thường gây nên những tai họa lớn cho các tỉnh duyên hải và những vùng lân

cận.

Theo thống kê nhiều năm (Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc, 1993),

khoảng 40% số cơn bão được hình thành ở Biển Đông và Thái Bình Dương đổ bộ

vào bờ biển nước ta trong khoảng thời gian từ tháng VI đến tháng XII. Bão đi vào

các tỉnh duyên hải miền Bắc thường sớm hơn. Càng dịch xuống phía nam, bão

muộn dần và đến đều giảm Tây Nam Bộ hầu như không có bão. Nhiều cơn bão

gây ra gió rất lớn, tới 40 – 50m/giây, nghĩa là khoảng 144 – 180km/giờ ứng với

gió trên cấp 12, kèm theo mưa to (200 – 400mm) có khi rất to (500 – 600mm

hoặc hơn nữa). Sự kết hợp gió mạnh với mưa lớn trên một vùng rộng thường gây

ra những thiệt hại đáng kể cho sản xuất và đời sống.

Gió bão còn cuốn theo một khối nước khổng lồ, làm mực nước biển dâng

cao 1,5 – 2,0m so với mực nước bình thường, nhất là ở tâm bão. Khi vào đất liền,

những “cây nước” được bão mang theo phá phách rất mãnh liệt. Trong trận bão

lịch sử ngày 21 – 9 – 1955 đổ bộ vào địa phận Hải Phòng – Kiến An đã dìm sâu

một vùng rộng lớn nằm sâu trong đất liền 10 – 12km xuống dưới lớp nước mặn

dầy 2 – 4m. Bão gây ra gió giật và đổi chiều, kéo dài từ 6 đến 15 – 16 ngày với

các cấp gió khác nhau. Do vậy, nhiều công trình xây dựng, đê kè, cột điện, cây

cối… bị đổ gãy, đồng ruộng, làng mạc.. bị ngập chìm. Những thiệt hại tính được

rất to lớn, phải nhiều năm mới bù đắp nổi.

Bên cạnh những tác hại do các điều kiện cơ học của biển gây ra, nước biển

và sinh vật biển còn hủy hoại các công trình trên biển bằng các cách riêng của

mình. Quá trình ăn mòn của nước biển hay sự đục phá của các sinh vật biển diễn

ra một cách chậm chạp và âm thầm song không kém gay gắt. Nước biển và sinh

vật biển hợp tác với nhau làm mục ruỗng các công trình bằng gỗ như tầu, thuyền,

cọc đê kè, cầu cảng. Khi bám vào vỏ tầu, rong tảo, giun, hầu, hà… không chỉ làm

hoen gỉ vỏ sắt, tạo điều kiện cho nước mặn “gặm, nhấm” kim loại mà còn làm

tăng trọng tải của tầu, làm giảm tốc độ tầu tới 50%, đồng thời làm tốn thêm đến

30% nhiên liệu, nhất là ở các vùng biển nhiệt đới. Sinh vật biển còn gây hiện

21

tượng nước phát sáng khi tầu thuyền di chuyển ban đêm. Đây cũng là một trong

những trở ngại đối với các hoạt động quân sự trên biển.

Nói chung, những tác hại do biển gây ra cũng rất đa dạng và nghiêm trọng.

Song, trong cuộc sống của mình, con người cũng dần nhận thức được và dần biết

chế ngự để từng bước chinh phục biển một cách có hiệu quả hơn, mặc dầu, đến

nay trước chúng ta, biển và dại dương còn chứa đựng bao điều bí mật

CHƯƠNG II

TÀI NGUYÊN BIỂN

2.1 Dòng năng lượng và chu trình khoáng chất

Biển Đông là một hệ sinh thái khổng lồ. Trong quá trình phát sinh và phát triển,

Biển Đông đã trải qua bao biến đổi cực kì lớn lao. Sinh vật tồn tại trong biển cũng qua

một quá trình tiến hóa lâu dài, dưới sự kiểm soát của quy luật chọn lọc tự nhiên, đã thích

nghi với điều kiện sống muôn hình muôn vẻ tại đây. Những quần xã sinh vật, tức là

những sinh vật thuộc các loài khác nhau cùng sống trong một vùng nhất định (biotop),

có quan hệ với nhau trên cơ sở vật dữ và mồi, trong hoạt động sống của mình, khi tương

tác với các điều kiện đặc trưng của biển đã tạo nên chu trình vật chất và sự chuyển hóa

năng lượng với quy mô hành tinh, lôi cuốn mọi nguyên tố hóa học, mọi vật chất vào

vòng luân chuyển để tạo ra khối lượng lớn các chất hữu cơ dưới dạng thực vật và động

vật.

Biển Đông nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa điển hình, có thềm lục địa rộng

lớn, đồng thời đặc trưng bởi khu hệ sinh vật giàu có thuộc vùng An Độ – Tây Thái Bình

Dương. Đó là ưu thế để tạo nên tính đa dạng sinh học (Biodiversity) và sự hình thành

năng suất sinh học ccao của Biển Đông so với các vùng biển khác trên thế giới.

Theo các số liệu quan trắc, hàng năm, Biển Đông có số lượng ngày nắng gắt,

chẳng hạn, ở ven biển Bắc Bộ thường là từ 1400 đến 1600 giờ, ven biển Phan Thiết

2414 giờ và thành phố Hồ Chí Minh – 1983 giờ, đồng thời trên một xentimet vuông bề

mặt biển, trung bình hằng năm nhận khoảng gần 200Kcal năng lượng bức xạ Mặt trời.

Trong khi đó ở các biển thuộc các vĩ độ cao, năng lượng đó giảm đi nhiều: 80Kcal/cm2

22

đối với vùng cực và 120-160Kcal/cm2 đối với các vùng biển ôn đới. Đối với Biển Đông

cũng như mọi nơi khác của miền nhiệt đới và xích đạo, nguồn năng lượng này quả là

giàu có mà chúng ta chưa có những thấu kính khổng lồ để thâu tóm, biến nó thành các

dạng năng lượng khác phục vụ cho đời sống, cho nên chúng ta đành để lãng phí! Hoàn

toàn không phải do ta chưa có ngành quang học hiện đại để chế tạo thấu kính mà chính

chúng ta chưa có ý thức sử dụng nguồn năng lượng này một cách hữu hiệu. Một mét

vuông đồi trọc được phủ xanh, một mặt nước được nuôi cấy các thực vật thích hợp thì

trên một diện tích lớn của lục địa, đầm hồ, thềm biển… chắc chắn sẽ thu được nguồn

năng lượng khổng lồ dưới dạng các hợp chất hữu cơ chứa năng lượng.

Ngoài năng lượng chủ yếu của mặt trời, Biển Đông còn nhận được những nguồn

năng lượng khác dưới các dạng nhiệt của bản thân Trái Đất, của các quá trình hóa sinh

và sự phân hủy các chất phóng xạ.

Tất nhiên, toàn bộ năng lượng mà biển tiếp thu được từ bức xạ Mặt Trời và từ

những nguồn khác, đã làm cho khối nước ấm lên, làm cho các chất hữu cơ được thành

tạo bởi các quần xã sinh vật. Bức xạ Mặt Trời, khi xâm nhập vào biển, thường bị hấp

phụ một cách mau chóng ngay trên lớp nước bề mặt. Ở những vùng biển khơi, độ trong

lớn, lớp màng (khoảng 1cm) đã nhận khoảng 27% tổng lượng bức xạ. Ở lớp dày 1m

năng lượng bị hấp thụ tới 62%, chỉ còn khoảng 0,45% có thể xâm nhập xuống lớp sâu

100m.

Tại vùng gần bờ, do ảnh hưởng của nước lục địa, độ trong giảm, năng lượng bức

xạ bị hấp phụ hầu như hoàn toàn ngay trên các lớp nước tầng mặt. Ở những độ sâu 15-

30m chỉ còn nhận chừng 1% tổng lượng của nó. Chính vì thế, tầng nước giàu có của

biển và đại dương không nằm ở dưới những lớp nước sâu, mà thường tập trung trên tầng

nước từ 0 đến 50-60m hoặc sâu hơn một chút đối với vùng nước trong. Ở những độ sâu

này, nhiệt độ không quá thấp, lại có đầy đủ ánh sáng nên thực vật thủy sinh có điều kiện

phát triển, tạo ra cái gọi là tầng sinh dưỡng. Tất nhiên, với độ sâu nước thuộc thềm lục

địa và tầng mặt (epipelagic) của các biển và đại dương.

Bức xạ Mặt Trời, khi xâm nhập vào biển, đã mau chóng hâm nóng lớp nước bề

mặt. Nước truyền nhiệt rất kém, bởi vậy, nếu như không có các quá trình khác hỗ trợ thì

sự chênh lệch nhiệt độ giữa những lớp nước bề mặt và sâu dưới đáy đại dương quả là rất

lớn. Tuy nhiên, trong biển cũng có quá trình điều hòa nhiệt độ mà chính nhờ quá trình

đó, dưới đáy sâu các biển và đại dương không có cảnh băng giá và hoang vắng như

những sa mạc chết. Đối với sự điều hòa nhiệt giữa các lớp nước, các dòng giữ vai trò rất

23

quan trọng. Có thể coi chúng là nhân tố chủ yếu phân bố lại nhiệt trong các biển và đại

dương theo chiều ngang cũng như chiều thẳng đứng.

Theo các số liệu điều tra ở Biển Đông, vào thời kỳ mùa khô, tại khơi đảo Hải

Nam sự chênh lệch về nhiệt độ nước giữa các lớp nước mặt và sát đáy là 4,80C; vào mùa

mưa, trị số đó cao hơn gần gấp hai lần. Tại các nơi khác như khởi Cửu Long, vịnh Thái

Lan, khơi Boocnêo và Sumatra, tương ứng với các mùa, sự chênh lệch nhiệt độ giữa

tầng mặt và tầng đáy thấp hơn nhiều, thường là: 3,3-3,7oC; 1,2-1,9oC; 6,2 và 1,6oC trong

khi nhiệt độ nươc sở tầng đáy của các vùng kể trên không quá lạnh, trung bình dao động

từ 19,6 (khơi Hải Nam) đến 27,2oC (khơi Sumatra) (Kyoshi Maru, 1968 – 1974).

Sự trao đổi nhiệt giữa các lớp nước ở gần bờ xảy ra mạnh mẽ hơn còn do sóng và

thủy triều. Đối với vùng nước ngoài khơi, trừ những nơi xuất hiện dòng nước trồi hoặc

nước lặn, thường trong tầng nước hình thành sự phân tầng của nhiệt độ. Lớp nước trên

mặt có nhiệt độ cao hơn một lớp nước đệm, mà ở đó có sự thay đổi đột ngột của nhiệt

độ. Lớp nước đệm này đối với các vực nước miền ôn đới thường xuất hiện vào thời kỳ

xuân – hè. Đến đầu mùa thu, lớp nước bề mặt lạnh dần và chìm xuống, nước đáy lại trồi

lên, xóa hẳn sự chênh lệch nhiệt độ giữa các lớp. Còn trong các vùng biển ở vĩ độ thấp,

lớp nước đệm tồn tại quanh năm. Lớp này, nói chung thường nằm cách mặt nước 50-

60m hoặc sâu hơn nữa, được coi là một ngăn cách sinh học đối với các nhóm sinh vật

thích ứng với các chế độ nhiệt khác nhau đồng thời cản trở sự xáo trộn thẳng đứng của

khối nước. Do vậy, năng lượng sinh học của các lớp nước tầng mặt thấp vì thiếu nguồn

muối bổ sung từ đáy lên.

Bên cạnh kho năng lượng quý báu có nguồn gốc vũ trụ ấy, Biển Đông còn nhận

nguồn vật chất dồi dào từ lục địa. Đó là muối khoáng, những nguyên liệu cần thiết để

xây dựng nên cơ thể của mọi sinh vật.

Từ quá khứ xa xăm hàng tỷ năm về trước, những trận mưa lớn kéo dài thế kỷ, rồi

sau này những trận mưa trung bình, rả rích cùng với những cơn giông, bão…, nước đã

bào mòn mặt đất và lôi cuốn vào biển tất cả những màu mỡ, rất giàu muối khoáng. Do

vậy, biển có đủ mặt những gì mà mặt đất có, ngoài những sản phẩm riêng của mình.

Hơn nữa, theo nguyên tắc nước chảy chỗ trũng, lượng muối được tích tụ trong biển còn

cao hơn nhiều so với một số vùng trên mặt đất. Muối khoáng trong biển rất đa dạng, bao

gồm hầu hết các nguyên tố hóa học có trong bảng tuần hoàn Menđêlêev. Muối chính của

nước biển là muối ăn (NaCl). Muối ăn cùng với các muối của nhóm halogen làm cho

nước biển có vị mặn, chát nồng. Song, quan trọng hàng đầu với đời sống của thủy sinh

24

vật là các muối nitơ, phospho, silic, kali, canxi, mangan, manhê, đồng, sắt, brôm, I

ốt,… hòa tan trong nước.

Thông qua sự trao đổi chất, sinh vật lấy nguyên tố hóa học dưới dạng muối từ

môi trường để xây dựng cơ thể. Ngoài cacbon, hydro, oxy chứa trong cacbonic và nước,

những thành viên tham gia vào quá trình quang hợp, tạo nên đường thì nitơ, lưu huỳnh

hình thành nên các protit. Phospho có mặt trong axit quan trọng, axit nuclêic, đảm bảo

nhiệm vụ truyền đạt các thông tin di truyền. Phospho còn có trong ATP (andenozin

triphosphat), chất tích tụ năng lượng cho chất sống. Silic tham gia vào thành phần vỏ

của tảo silic v.v…

Nhiều các nguyên tố khác, tuy không chứa khối lượng lớn trong cơ thể, nhưng sự

có mặt của chúng lại có vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động sống của sinh vật:

sắt trong phân tử của hemoglobin, manhê trong phân tử của clorophin, những chất khác

trong thành phần của các men, các hocmôn v.v…

Muối có vị trí lớn như vậy đối với đời sống của sinh vật nên những nơi nào

nghèo muối, nơi đó có sự sống nghèo nàn, nơi nào giàu muối, nơi đó sự sống trở nên sôi

động và phong phú hơn.

Biển nhận muối khoáng từ nhiều nguồn. Một số muối được hình thành bởi những

phản ứng hóa học, dưới tác dụng của một dòng điện mạnh trong những tia chớp xanh lè

của những cơn giông. Một số xuất hiện do những thiên thể bay vào tầng khí quyển dày

đặc, bị bốc cháy rồi lả tả rơi xuống mặt biển và đại dương. Những loại loại muối được

hình thành như vậy đều gộp vào một nhóm muối có nguồn gốc vũ trụ. Có một số muối

lại xuất hiện sau những trận phun trào của núi lửa, số khác có nguồn gốc sinh học, nghĩa

là được tạo ra do hoạt động sống của sinh vật hoặc do sự hủy hoại của những cơ thể đã

chết.

Song, nguồn muối của biển và đại dương như trên đã nói tới, chủ yếu có nguồn

gốc từ lục địa. Lượng muối này có khối lượng rất lớn, tạo nên sự giàu có của biển và đại

dương.

Trên dọc bờ phía tây của Biển Đông, hai hệ thống sông lớn: sông Hồng và sông

Cửu Long cùng với bao con sông khác, hằng năm cung cấp cho biển hàng trăm tỷ mét

khối nước ngọt cùng hàng trăm triệu tấn cát, phù sa giàu có các loại muối dinh dưỡng.

Người ta tính rằng, trong một mét khối nước của sông Hồng chứa tới 14,0g đạm

và 2,8-3,5g mùn, còn nước của sông Cửu Long trung bình chứa 2,4g đạm và 0,6g lân và

các muối hòa tan khác như canxi, manhê v.v. (Nguyễn Viết Phổ, 1983). Và như vậy, các

25

hệ thống sông Hồng, sông Cửu Long với tổng lượng nước tương ứng hàng năm 140-500

tỉ mét khối đã chuyên chở vào Biển Đông và những vùng châu thổ của nó khoảng

1,96.106 – 1,2.106 tấn đạm nguyên chất.

Rõ ràng, các dòng sông, không chỉ làm nên những cánh đồng màu mỡ ở hai đầu

đất nước, như hình ảnh một gánh lúa đầu mùa mà còn như dòng sữa mát nuôi sống cả

thế giới sinh vật Biển Đông, tạo nên nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và tiềm

tàng trong tầng nước cũng như trong lòng đất và trên bề mặt của thềm lục địa.

Do nhận được lượng muối khổng lồ từ các nguồn khác nhau, tầng nước Biển

Đông bao quanh lục địa nước ta rất phì nhiêu, không kém những vùng đất màu mỡ của

các châu thổ. Ở nhiều nơi, người ta thấy, hàm lượng các muối chứa nitơ vượt quá mức

bình thường, trên 20 mgN/m3 (muối nitrit). Muối silic dao động trong khoảng từ 10 đến

100mg Si/m3 nước. Muối phospho có số lượng thấp hơn nhưng cũng không dưới vài ba

chục miligam (tính theo P2O5) trong một mét khối nước.

Những sinh vật của Biển Đông do đó, đã tắm mình trong dung dịch thức ăn, chứa

chan ánh sáng, chẳng như những cây xanh trên mặt đất phải cố vươn cành, xòa tán để

đón ánh nắng mặt trời và buộc phải kéo dài bộ rễ, cắm sâu vào lòng đất để chắt chiu

nguồn vật chất nghèo nàn vẫn đang mất dần do bị rửa trôi và kết vón.

2.2 Thực vật và sản lượng sinh vật sơ cấp

Dọc bờ biển nước ta, từ vùng trên triều đến vùng dưới triều đều có những thuận

lợi cho đời sống của nhiều tảo bám. Đến nay, theo các tài liệu tổng kết (Nguyễn Văn

Tiến, 1994) trong vùng nước ven bờ đã phát hiện được 653 loài rong biển, 24 biến loài,

20 dạng, trong đó ở miền Bắc có trên 300 loài, còn ở miền Nam – trên 500. Ngành rong

Đỏ thường đa dạng nhất, chiếm ưu thế về số lượng loài (310 loài), sau là rong Lục (151

loài), rong nâu (124 loài), rong Lam có số lượng loài ít nhất. Trong chúng, 90 loài (gần

14% tổng số) là những đối tượng kinh tế quan trọng cho các ngành công nghiệp hóa

chất, dược liệu, thực phẩm, thức ăn cho chăn nuôi và dùng làm phân bón. Các loài thuộc

rong Câu (Graccilaria) và rong Nữ (Sargassum) thường có giá trị bậc nhất như rong câu

chỉ vàng (G.asiatica), rong câu thắt (G.blodgettii), rong đông (Hypnea japonica,

H.boergesenii), rong mơ sừng (S.siliquosum), rong mơ lá tiêm (S.meclurei), rong mơ

phao cánh (S.kjellmanianum), rong mơi nhánh bó (S.polycystum). v.v…

26

Mặc dù phong phú về số lượng giống, loài, sự phát triển về sinh vật lượng của

từng loài hay nhóm loài còn tùy thuộc vào điều kiện môi trường nơi chúng sống như nền

đáy, các vật thể để bám, đặc điểm của khí tượng thủy văn.

Ở những vùng nền cứng (đá, cuội, sỏi, san hô…) số lượng loài rong thường đa

dạng nhất, gồm rong mứt, rong gai, rong du, rong guột, rong thun thút, rong đông, rong

đại, rong mơ, rong thạch, rong câu v.v… Ngược lại, những vùng đáy mềm thuộc các bãi

ven sông, nhất là nơi trống trải, sóng mạnh, số lượng các loài rong giảm đi nhanh chóng

vì chúng thiếu vật bám, nền đáy lại kém ổn định. Những loại đặc trưng cho vùng này là

rong guột, rong bún, rong câu v.v…

Ở những vùng đáy đá, rong tập trung cao nhất tại phần trên của đới dưới triều, ở

những đới cao hoặc thấp hơn đới này sinh vật lượng của rong đều giảm. Ở đây, các loài

ưu thế đều thuộc giống rong Moư. Chúng hình thành những dải hay “rừng” rậm rạp.

Rong mơ sinh trưởng khá tốt, kích thước tới vài ba mét. Trên diện tích một mét vuông

mật độ rong mơ đạt đến 200-300 bụi và cho sản lượng bình quân gần 1,0 kg trọng lượng

khô. Trữ lượng chung cuarong mơ thuộc vùng biển nước ta được đánh giá khoảng 30

000 – 35.000 tấn, trong đó riêng loài Sargassum meclurei chiếm 30% trữ lượng. Nơi có

tiềm năng lớn nhất là Quảng Ninh (trên 12.000 tấn) và vùng biển từ Ninh Thuận đến

Khánh Hòa (15.000 tấn).

Sau rong mơ là rong câu. Rong câu ưa sống ở vùng triều, tập trung ở triều giữa

và triều thấp, nơi chất đáy là cát bùn, có nhiều vật bám. Nhiều loại rong câu phát triển

rất thuận lợi trong các đầm nước lợ, nồng độ muối thấp và ít sóng gió. Những vùng như

Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Hà, Thanh Hóa, Thừa Thiên – Huế có nguồn lợi rong câu

tự nhiên khá phong phú. Trong số những loài rong câu thì rong câu chỉ vàng có giá trị

hơn cả, không chỉ vì hàm lượng agar cao mà nó còn phân bố khá phổ biến và cho sản

lượng tự nhiên đáng kể.

Rong câu chỉ vàng hay rong câu nói chung, có nguồn gốc ôn đới, sống nhiều năm

với dạng sống bám và không bám, phân bố chủ yếu ở độ sâu từ 0,30 đến 1,0m. Chúng

phát triển nhanh vào mùa lạnh và tàn lụi vào mùa hè.

Trong các đầm nước lợ thường xuyên ngập nước, ít vật bám, rong câu có những

biến đổi về các đặc điểm sinh học và có thể phát triển quanh năm. Ở vùng triều, rong có

chu kỳ phát triển tròn một năm và mùa sinh sản từ tháng II đến tháng III còn mùa khai

thác với sản lượng cao tập trung vào tháng III-IV và IX-X hàng năm.

27

Nhìn chung, trên các bãi triều mật độ của rong câu thấp hơn rong mơ, có nơi đạt

20-25 cụm/m2 và cho sản lượng từ 10 đến 13kg tươi. Trữ lượng chung của rong câu dọc

bờ biển nước ta được đánh giá khoảng 7 000 – 9 300 tấn tươi, trong đó rong câu chỉ

vàng (Gracil-laria asiatica) chiếm tỉ trọng lớn nhất, 7000 – 8000 tấn (Nguyễn Văn Tiến,

1994).

Hiện tại, trong cả nước có khoảng 12.000 – 17.000 ha diện tích thuận lợi cho việc

trồng rau câu. Nếu diện tích trên được đưa vào sản xuất thì hàng năm có thể nâng sản

lượng rong câu lên 2.500 – 3.000 tấn khô.

Rong biển có tầm quan trọng riêng trong các đặc sản. Ngoài giá trị thực phẩm,

rong biển còn là nguồn nguyên liệu quý để khai thác các hóa chất như agar, alganat,

mannitol v.v… Ở rong mơ, hàm lượng axit algenic lên tới 30-40%, hàm lượng mannitol

– 4,0 – 16,7%. Hàm lượng iod của các loài thuộc rong nâu dao động từ 0,05 đến 0,33%.

Trong các lài rong còn phát hiện được hàng loạt các nguyên tố hóa học khác như nhôm

(Al), silic (Si), manhê (Mg), canxi (Ca), stronti (Sr), bari (Ba), sắt (Fe), mangan (Mn)

titan (Ti), coban (Co), niken (Ni), crom (Cr), đồng (Cu), chì Pb), kẽm (Zn) v.v… với

hàm lượng từ 1 phần 10 vanjd đến 1 phần nghìn tính theo trọng lượng tro. Chính vì lẽ

đó, trong nhiều thế kỷ, các loại hóa chất như brom, iod, kali, … hầu như chỉ được khai

thác từ rong biển. Hiện tại, nhiều loại hóa chất khác như vật biển quan trọng này để

cung cấp cho các ngành công nghiệp (dệt, in hoa, thuộc da, đồ hộp, bánh kẹo), hóa dược

và nông nghiệp).

Ngoài các công dụng trên, ở nhiều nước rong biển còn được dùng phổ biến làm

thức ăn và phân bón. Bột rong biển có hàm lượng chất dinh dưỡng cao: 6% đạm, 14%

đường, 2% mỡ, 18% chất khoáng.

Với tầm quan trọng như thế, rong biển không chỉ khai thác tự nhiên mà còn được

trồng trong các đầm nước lợ. Năng suất trồng hiện nay còn thấp, trừ những đầm thực

nghiệm với năng suất dao động từ 2 đến 4 tấn rong khô trên một ha năm. Trong khu vực

và trên thế giới, một số nước trồng rong câu thâm canh đạt năng suất thu hoạch khá cao

như Đài Loan (7-12 tấn khô/ha/năm) Canada, Chi Lê, Mỹ (8-10 tấn khô/ha/năm).

Nghề trồng rong câu hay rong biển nói chung, ở nước ta còn gặp nhiều vấn đề

nan giải. Đó là những quy trình nuôi trồng tăng sản hoàn chỉnh, nhất là trồng rong câu

bằng bào tử, diệt trừ rong tạp, để phòng dịch bệnh. Nuôi trồng với quy mô lớn và thâm

canh nhằm đạt năng suất cao là con đường mà nhiều nước đang vươn tới.

28

Ngoài những thực vật bậc thấp sống đáy (Phytoben-thos) hay sống phụ sinh

(Epiphyta) trên các bãi biển, các sình lầy, cửa sông (Estuary) còn xuất hiện các dạng

thực vật bậc cao, ưa mặn, thích nghi với cảnh “nửa nước, nửa đất” của vùng triều như

sú, vẹt, trang, đước, mắm, bần… tạo nên cảnh sắc đặc trưng cho vùng bờ biển nhiệt đới.

Đối với đời sống của biển và đại dương cây ngập mặn không đóng vai trò gì đáng kể.

Song, sự quần tụ của chúng trên các bãi đất mới bồi cửa sông, trên các sình lầy và bãi

triều ven biển lại có những giá trị to lớn khác. Sú, vẹt, mắm, bần, trang, đước … hình

thành nên “đê, kè” chắn sóng, chống lại sự bào mòn của biển đối với lục địa, đồng thời

còn là công cụ của đất liền tiến chiếm đại dương. Cây ngập mặn tập trung thành rừng,

kéo theo chúng là chim trời, cá nước, trăn, rắn, thú rừng… tạo nên một hệ sinh thái đặc

trưng, ổn định trong điều kiện bất ổn định của các nguyên tố yếu tố môi trường – Hệ

sinh thái rừng ngập mặn (Mangrove Ecosystem)i.

Rừng ngập mặn trên giải bờ biển nước ta trước đây khá sầm uất, chiếm một diện

tích khoảng 400 000 ha, trong đó 250 000 ha tập trung ở Nam bộ, nhất là bán đảo Cà

Mau (Maurand, 1943). Cũng tương tự như rừng trên lục địa, đến nay rừng ngập mặn bị

thu hẹp đáng kể, chỉ còn khoảng 252 500 ha mà chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng trồng và

rừng cây bụi (Viện Điều tra quy hoạch rừng, 1983). Nạn mất rừng gây ra bởi nhiều lẽ.

Trong cuộc chiến tranh vừa qua, Mỹ đã trải chất độc hóa học, bom đạn nhằm biến rừng

để lấy gỗ, đốt than, lấy đất cho nông nghiệp, định cư và mở rộng diện tích cho các

vuông tôm quảng canh. Rừng ngập mặn dù ở phía nam hay phía bắc đang đứng trước

nguy cơ bị hủy diệt.

Tùy thuộc vào điều kiện sinh thái từng vùng, rừng ngập mặn mỗi nơi mỗi khác.

Rừng thuộc các tỉnh ven biển phía bắc thường nghèo nàn, phát triển cằn cỗi, song ở

Nam bộ, được thừa hưởng nền nhiệt độ cao và những điều kiện thuận lợi khác,trang,

đước, mắm, bần… tạo nên những giải rừng lớn điển hình đối với vùng bờ biển đước làm

cho thiên nhiên tây Nam Bộ có những vẻ đẹp hùng vĩ. Trước đây, ai đã từng qua đây

đều ghi nhận được những ấn tượng sâu sắc của một cuộc sống rất sôi động và đầy thi

vị: con nước triều hối hả từ cửa sông tràn vào các kênh rạch, luồn lạch qua rừng cây.

Nước lên, các sình lầy đầy nước, lòng sông được mở rộng, các tán cây dường như lún

dần và chụp lên mặt nước. Không gian trở nên bao la, tạo ra vẻ đẹp hùng vĩ mỗi buổi

sớm chiều.

Vai trò quan trọng nhất của thực vật trong đời sống của biển và đại dương thuộc

về thực vật nổi (Phytoplankton). Chúng là những cơ thể đơn bào sống đơn độc hay tập

29

đoàn với kích thước rất nhỏ mà mắt thường khó bề nhìn thấy (Hình 2.1). Sự tồn tại và

phát triển của chúng trong nước dưới ánh sáng Mặt Trời tạo cho biển một màu xanh dịu

– màu xanh nước biển.

Hình 2.1: Một số đại diện của các chi thực vật nổi trong biển

Biển Đông hay đúng hơn trong vùng nước thềm lục địa bao quanh nước ta đến

nay đã phát hiện được gần 540 loài thực vật nổi thuộc 4 ngành: tảo Kim

(Silicoflagellata), tảo Lam (Cyanophyta), tảo giáp (Pyrrophyta) và tảo Silic

(Bacillariophyta). Tuy nhiên, tùy theo tính chất của mỗi vùng mà số lượng loài của mỗi

ngành có đổi thay. Tùy theo thời gian trong năm, chế độ thủy lý, thủy hóa của nước thay

đổi mà nhóm loài này xuất hiện thay thế cho những nhóm loài khác.

Theo số liệu điều tra tổng hợp vịnh Bắc bộ của đoàn nghiên cứu Việt Xô (1960 –

1961), ở vịnh Bắc Bộ bước đầu ghi chép được 103 loài, trong đó 61 loài thuộc tảo Silic

30

và 33 loài thuộc tảo giáp. Đến nay, những nhà khoa học Việt Nam đã bổ sung một danh

sách các loài tảo khá đầy đủ với gần 320 loài, riêng tảo Silic có 230 loài (Chiếm 72,3%)

và tảo giáp 84 loài (26,4%), tạo nên băng suất sơ cấp cho vùng nước thềm lục địa.

Ở các vùng phía nam, bao gồm biển miền Trung, đông và tây Nam bộ, những

nghiên cứu thuộc Viện Hải dương học Nha Trang và của các nhà khoa học khác (Hoàng

Quốc Trương, 1962, Shirota, 1966, v.v…) đã phát hiện được 468 loài. Tảo Silic cũng là

ngành ưu thế nhất, chiếm gần 65% số lượng loài, sau đó là tảo giáp (34%). Tảo Kim rất

hiếm, chỉ từ 1 (vịnh Bắc bộ) đến 2 loài (các biển phía Nam).

Tại các xoang nước gần bờ, đặc biệt là ở các vùng cửa sông do ảnh hưởng của

khối nước lục địa đổ ra, thành phần tảo có những nét khác biệt, liên quan với sự xuất

hiện phong phú hơn của các đại diện thuộc tảo lục, tảo Lam, và sự suy giảm số lượng

các loài tảo Silic và tảo giáp. Ngay trong tảo Silic là nhóm tảo chiếm ưu thế trong khu

hệ thực vật nổi, tảo Silic Lông chim (Pennatea) có số loài đông hơn so với tảo Silic

Trung tâm (Cuntricea), nhất ở phần đầu của vùng cửa sông. Trong mùa lũ, ở vùng nước

ven bờ trước châu thổ Bắc bộ do nước bị ngọt hóa ta có thể gặp hàng loạt các đại diện

thuộc chi Ulothrix, Rhizoclonium, Spyrogyra, Closterium, Merismopedia v.v… đặc

trưng cho nhóm tảo nước ngọt. Đôi khi, những loài tảo này phát triển khá mạnh, bổ

sung thêm sự giàu có cho vùng nước cửa sông và ven biển kế cận (Vũ Trung Tạng,

1994).

Những trận mưa hè qua đi, lũ mất dần, khi dòng sông chỉ còn mang lượng nước

ngọt ít ỏi của mình ra biển thì nước mặn lại chiếm lĩnh toàn bộ phần thấp của vùng cửa

sông và vùng nước sông và tảo biển điển hình. Chúng đua nhau sinh sôi, nảy nở, tạo nên

đỉnh cao của sự phát triển trong năm. Nhiều đại diện của tảo Silic như Rhizosolenia

acuminata, Rh.crassispina, Planktonell sol v.v… còn gây ra hiện tượng “hoa nước” (Vũ

Trung Tạng, 1994).

Tại vùng biển trước các nhánh của hệ thống sông Cửu Long và đặc biệt phía tây

Cà Mau, nhất là vào thời kỳ mùa mưa, thành phần các loài tảo mang tính chất của khu

hệ thuộc vùng biển bị ngọt hóa. Mặc dù số lượng các loài tảo Silic và tảo giáp vẫn

chiếm ưu thế, phần lớn các loài là những dạng ưa ấm, rộng muối.

Những loài có nguồn gốc đại dương, hẹp muối xuất hiện chủ yếu trong thời kỳ

mùa khô từ tháng XI đến tháng IV hàng năm hoặc ở nơi nước sâu hơn có độ muối cao

và ổn định. Ở ven biển nam Trung bộ không nhiều các hệ thống sông lớn, thềm lục địa

lại hẹp, độ sâu lớn nên đặc tính của khối nước gần với khối nước biển khơi, nhất là

31

trong thời kỳ mùa khô. Do vậy, thành phần của khu hệ thực vật nổi hoàn toàn khác biệt

với những vùng bị ngọt hóa nêu trên. Tảo silic và tảo giáp ở bất kỳ thời điểm nào cũng

đều chiếm ưu thế tuyệt đối, hơn nữa, chúng gồm chủ yếu các dạng đại dương điển hình

như Chaetoceros atlanticus, Ch.densus, Ch.denticulatus, Ch.peruvianus, Bacteriastrum

commosum, Rhizosolenia robuta, Rh.acuminata, Rh.crassispia, Planktonella sol, v.v..

Chẳng hạn, trong vịnh Nha Trang, ngoài sự bổ sung cho công trình trước đó của Ross

(1926) nhiều loài, C.Dawydoff còn thống kê toàn bộ được 36 giống và trên 60 loài tảo,

trong đó có 40 loài tảo giáp và 22 loài tảo silic. Những nghiên cứu sau này chỉ ra rằng,

số lượng các loài tảo trong vịnh cao hơn nhiều, riêng tảo Silic có trên 200 loài, tạo nên

nguồn thức ăn có giá trị cho các loài động vật nổi.

Thực vật nổi có vai trò quan trọng bậc nhất trong xích thức ăn của biển và đại

dương. Chúng phân bố chủ yếu ở lớp nước tầng mặt có đủ ánh sáng. Nhờ bộ sắc tố, thực

vật nổi tiếp nhận năng lượng bức xạ Mặt Trời để tổng hợp nên chất hữu cơ đầu tiên từ

CO2, nước và muối khoáng thông qua hoạt động quang hợp.

Quá trình quang hợp của thực vật nổi để tạo thành chất hữu cơ thực vật phụ thuộc

vào 3 yếu tố cơ bản: năng lượng bức xạ Mặt Trời trong phổ ánh sáng nhìn thấy, nguồn

đioxit cacbon (CO2), và muối khoàng trong nước và đặc tính của quần xã thực vật.

Ở biển, quang hợp được tiến hành tại 3 vùng mà ở đó nguồn năng lượng bức xạ

thường không thấp hơn 0,18 Kcal/cm2/ giờ. Với ngưỡng trên trong những xoang nước

ven bờ, độ đục cao, quang hợp chỉ xảy ra tại lớp nước sát bề mặt từ 0 đến 2m hoặc mươi

mét theo độ sâu. Tại nhữn vùng xa bờ hơn, nước trong hơn, tầng quang hợp đạt đến độ

sâu 30-40m, còn ở vùng nước khơi, độ đục đạt cực tiểu, tầng này kéo xuống tới độ sâu

gần 100m.

Hơn nữa, giới hạn bức xạ thấp nhất mà ở đó thực vật nổi có thể sinh trưởng được

vào khoảng 1% của cường độ chiếu sáng bề mặt trong điều kiện được chiếu sáng đầy

đủ. Tuy nhiên, ngay ở tầng nước sát quá cao lại giầu bức xạ của tia cực tím, nên cường

độ quang hợp của nhiều loài tảo giảm đi một cách nhanh chóng, bởi vì quá trình này đạt

được cực đại chỉ trong điều kiện chế độ ánh sáng trong nước ở mức cực thuận

(Optimum) đối với hoạt động của tảo. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cường độ quang hợp

tăng cường khi độ chiếu sáng tăng đến giới hạn 2000-4000 lux. Khi độ chiếu sáng đạt

cực đại 8000-10000 lux, thì cường độ quang hợp giảm xuống, chỉ còn 20-30% so với

mức ban đầu.

32

Liên quan giữa quá trình quang hơp của tảo và sự đồng hóa cacbon người ta cũng

thấy rằng, ở những lớp nước có cường độ chiếu sáng không nhỏ hơn 400 lux, sinh vật

lượng của thực vật nổi và sự đồng hóa cacbon cũng tăng lên. Ở những lớp nước sâu, ánh

sáng giảm dưới mức đó, quá trình quang hợp và sự sinh sản của tảo bị đình chỉ, còn hoạt

động sống của chúng giảm dần, thực vật nổi cũng sẽ chết.

Để tiếp nhận năng lượng từ bức xạ ánh sáng, các loài tảo có bộ sắc tố rất hoàn

hảo, gồm tổ hợp các nhau của sắc tố xanh (clorophin a, b, c và d), phicobilin

(phicoxianin, phicoerytrin v.v…) và carotinoit. Tuy mỗi loài tảo, tùy nơi sống, các tổ

hợp này thay đổi, chẳng hạn, nhóm sắc tố đầu tiên có hầu hết ở các loài vi khuẩn và thực

vật. Tảo Nâu không có clorophin a, b ít khi có clorophin c… Ngay các sắc tố cũng khác

nhau về thành phần cấu trúc và phổ hấp thụ ánh sáng.

Trong quang hợp các phần tử mang mầu đóng vai trò thu nạp năng lượng tử ánh

sáng, truyền năng lượng hấp thụ được cho các trung tâm phản ứng. Ở đó xảy ra các phản

ứng quang hóa để khử CO2. Những dạng hấp thụ ánh sáng có bước sóng dài của

clorophin a là những trung tâm như thế. Sự truyền năng lượng từ bộ phận thu nạp lượng

tử vào các trung tâm phản ứng hầu như không gây nên sự phát tán năng lượng.

Phycobilin gặp ở thanh tảo là Phicoxianin có phổ hấp thụ cực đại trong giải sóng 500-

600 nanomet. Chúng truyền năng lượng hấp thụ cho clorophin nhằm mở rộng cơ sở

năng lượng cho quang hợp. Hàng chục loại carotinoit huy động những phần khác nhau

của phổ bức xạ cho quang hợp và đóng vai trò chủ đạo trong sự thích nghi của tảo với

các điều kiện chiếu sáng khác nhau. Do sự khác nhau về thành phần trong bộ sắc tố,

những loài tảo phân bố rất khác nhau trong các vùng nước và cả theo chiều thẳng đứng.

Chúng chia nhau không gian để thu nhận tối đa nguồn năng lượng chiếu xuống tầng mà

ở đấy, thành phần của các tia đơn sắc thay đổi và cường độ chiếu sáng suy giảm một

cách nhanh chóng theo sự tăng tiến của độ sâu.

Trong quá trình tạo nên chất hữu cơ, ngoài năng lượng Mặt Trời, tảo rất cần các

loại muối khoáng, nhất là các muối tạo sinh (Biogene) như N, P, K, Si… Một số muối

như sắt, manhê, mangan… tuy chỉ cần một lượng rất nhỏ, nhưng nếu thiếu, các loài tảo

không thể phát triển được. Đó là các muối vi lượng. Các muối khác cần cho thực vật tạo

nên sản lượng cao như nitơ, silic… là những muối đa lượng. Các loài tảo không chỉ đòi

hỏi có đủ loại muối với hàm lượng cần thiết cho sự phát triển của mình mà còn đòi hỏi tỉ

lệ thích hợp giữa các loại muối. Tuy nhiên, một điều ai cũng thừa nhận rằng, nơi nào

giầu muối dinh dưỡng thì nơi đó các loài tảo phát triển phong phú, nơi nào nghèo muối

33

thì có bức tranh ngược lại. Chính vì lẽ đó, ở vùng nước nông ven bờ, nơi tiếp nhận

nguồn muối dinh dưỡng khổng lồ từ lục địa, năng suất sơ cấp giầu có hơn nhiều lần so

với vùng nước khơi, xa bờ, tại vùng nước “trồi” muối được bổ sung từ đáy sâu, thực vật

nổi cũng phát triển phong phú, kéo theo chúng, các loài động vật nổi và cá nổi cũng trở

nên đông đúc, tạo ra ngư trường tốt cho các vùng biển.

Trong các vùng biển nhiệt đới nói chung hay Biển Đông nói riêng, dòng năng

lượng Mặt Trời trải xuống mặt biển quanh năm ít thay đổi, bởi vậy, thời kì sinh dưỡng

của thực vật nổi kéo dài suốt năm và hoặc không hình thành cao phát triển hoặc liên tiếp

có những đỉnh cao phát triển trong các tháng với hiện tượng nước “nở hoa” thường

xuyên.

Trong vịnh Thái Lan hằng năm vào mùa hè, từ tháng IV đến tháng VIII, sau

những cơn mưa nặng hạt, khi biển lặng và nhiệt độ nước cao, ở vùng bờ phía đông và

phía tây có tảo Lam (Trichodesmium) “nở hoa”. Sau đấy một hai tháng Noctiluca cũng

“nở hoa”. Tảo “nở hoa” chiếm một vùng đến 40 hải lý kể từ bờ, tạo thành những điểm

lớn và những dải rộng, nhanh chóng phủ kín một diện tích từ 5 đến 5000 hải lý vuông,

số lượng tế bào đạt đến trên một triệu trong một lít nước. Sau những lần “nở hoa”, xác

chết của tảo gây nên mùi hôi thối nồng nặc, có năm làm cho nhiều loài cá nổi và động

vật đáy chết hàng loạt “Gurianova, 1972).

Ở vịnh Thái Lan trong chu kỳ năm có 2 lần nước “nở hoa’: một lần vào mùa hè

(tối đa) và một lần vào mùa đông, liên quan đến hướng gió mùa thịnh hanh trong vùng.

Đối với bờ biển miền Trung, đặc biệt ở trong vịnh Nha Trang, người ta cũng thấy

hiện tượng phát triển đa chu kỳ của sinh vật nổi và không thấy có giai đoạn chuyển tiếp

nào giữa các đỉnh cao phát triển. Thực vật nổi ở đây sinh sản rất mau chóng, gây ra hiện

tượng “nở hoa”, chúng đã biến nước của vịnh thành “cháo loãng” và một khối lớn các

loài tảo chết đi đã bao phủ trên đáy cát, đá cuội, đá tảng một lớp bùn đày.

Ở vịnh Bắc bộ, cuộc khảo sát (1960) của đoàn điều tra hợp tác Việt – Xô đã có

nhận xét, hầu như suốt năm, người ta đều quan sát thấy hiện tượng “nở hoa” của thực

vật nổi tại các vùng khác nhau của vịnh. Mặc dù không dày đặc, song, hiện tượng “nở

hoa” phân bố thành nhiều điểm lớn và thành những dải trên toàn vịnh. Các đỉnh “nở

hoa” tối đa rơi vào những tháng, những chỗ khác nhau.

Mùa đông, vào tháng I-II, ta chỉ thấy tảo “nở hoa” ở nửa phía bắc vịnh. Chúng

gồm chủ yếu những loài tảo Silic thuộc chi Chaetoceros, Coscinodiscus, Rhizosolenia

v.v…. Ở giữa vịnh, tảo phát triển khá mạnh, bao gồm một diện tích rộng lớn với lớp

34

nước bề mặt dày trên 25m. Tại phần trung tâm vùng nước cạn phía bắc, vùng “nở hoa”

trùng với vùng giàu muối khoáng ở lớp nước mặt do sự xáo trộn mạnh của lớp nước này

với các lớp nước gần đáy ở bờ phía tây nhờ dòng chảy từ lục địa đổ ra.

Vào tháng IV, khi vùng “nở hoa” mở rộng thì không những chỉ có tảo Silic mà

còn có sự tham gia của các loài thuộc chi Oscillaria (tảo Lam). Tại phía Nam vịnh,

người ta đã gặp các dải tảo Lam trôi lềnh bềnh trên mặt nước.

Trong tháng VII-VIII, trên toàn vùng nước của vịnh đều có hiện tượng “nở hoa”.

Ở nửa phần bắc vịnh, tảo Lam gây ra “nở hoa”, còn phía nam lại do các loài thuộc chi

Bellerochia (tảo Silic), tảo Rhizosolenia dịch chuyển xuống xa hơn nữa.

Vào tháng X tảo Lam và tảo Giáp nhường sự phát triển mạnh cho tảo Silic.

Những đại diện của chi Chaetoceros và Bellerochia gây hiện tượng “nở hoa” ở phần

bắc và dọc bờ phía tây vịnh xuống phía nam, đến vĩ độ 18o40 Bắc.

Chu kỳ năm của thực vật nổi trong vịnh Bắc bộ là đặc trưng đối với các vùng

nước nông vùng nhiệt đới. Cùng độ “nở hoa” của tảo trong vịnh cao chưa từng thấy,

vượt quá chỉ tiêu “nở hoa” về mặt số lượng so với các vùng nước ở các vĩ độ

(Gurianova, 1972).

Sau những đợt “nở hoa”. Sóng đã dồn xác tảo thành những đám xốp, phủ lên mặt

nước một lớp dày đến 0,5m và trôi ra cửa vịnh vào Biển Đông. Điều đó cũng nói lên

rằng, vịnh Bắc bộ như một trạm trung gian chuyển nguồn muối khoáng từ lục địa và

Biển Đông. Tảo trong vịnh sau khi nhận được lượng muối khổng lồ, đua nhau sinh sôi

nảy nở rồi mau chóng chết đi. Xác tảo chưa kịp phân hủy trong vịnh đã được dòng nước

khoáng hóa hoàn toàn. Qúa trình đó làm cho vịnh Bắc bộ không có khả năng tích tụ

muối khoáng và dẫn đến sự giảm sút năng suất sinh học của vịnh.

Trong vùng nước phần bắc vịnh, từ khoảng vĩ độ 19o30 Bắc trở lên, vào thời kỳ

mùa đông do sự vận động thẳng đứng của nước và sự xáo trộn của các dòng, tầng nước

được bổ sung nhiều muối dinh dưỡng từ đáy, tạo điều kiện cho thực vật nổi phát triển.

Sinh vật lượng của chúng đạt từ 3g/m3 ở lớp nước 10m đến 6,5g/m3 ở lớp nước 50-25m.

Ở phần nam vịnh cũng như khu vực kế cận thuộc Biển Đông, sinh vật lượng thực vật

nổi chỉ đạt trên dưới 0,5g/m3 nước. Sinh vật lượng trung bình trong toàn khối nước dao

động trong phạm vi từ 0,38 đến 0,96g/m3 nước, cao nhất vào mùa đông và thấp nhất vào

mùa xuân. Do đó, sinh khối của chúng trong toàn vịnh biến thiên trong khoảng 1600 đến

4.100 ngàn tấn, trung bình là 2.800 ngàn tấn.

35

Tại các vùng nước phía nam, đặc biệt ở bờ phía tây Việt Nam, trong vịnh Thái

Lan, do nguồn muối khoáng phong phú của nước hệ thống sông Cửu Long đem đến,

thực vật nổi trở nên giàu có, tương tự như vùng nước ven bờ phía tây vịnh Bắc bộ và các

vùng nước thuộc biển Ban Tích, bờ tây Ấn Độ, vịnh Ba Tư, Hồng Hải v.v… Năng suất

sơ cấp của vùng, nếu tính theo sự đồng hóa cacbon, có thể đạt trên 500mC/m2/ngày.

Trên cơ sở bản đồ phân bố sản lượng thực vật nổi trong các biển và đại dương thế

giới, ta thấy hầu như toàn bộ vùng nước thềm lục địa Biển Đông nằm trong vùng có sức

sản xuất cao, trừ một diện tích phía nam thềm lục địa Sunda (biển Java và tây bắc đảo

Boocnêo) có năng suất sơ cấp thiết (theo mức đồng hóa cacbon 100-150 mgC/m2/ngày;

toàn bộ vịnh Thái Lan và một xoang hẹp ven bờ phía tây vịnh Bắc Bộ, năng suất sơ cấp

cao nhất như trên đã nói (trên 500mgC/m2/ngày). Đại bộ phận diện tích còn lại của thềm

lục địa trị số đồng hóa cacbon của tảo đạo trong khoảng từ 250 đến 500 mgC/m2/ngày.

Theo nhiều công trình nghiên cứu, mỗi gam cacbon được thực vật đồng hóa ứng

với sự hình thành một lượng chất hữu cơ là 20g tươi, đồng thời sức sản xuất ban đầu của

biển và đại dương trung bình được tính là 50-70gC/năm thì trong vùng thềm lục địa bao

quanh nước ta, sản lượng thực vật nổi đạt đến con số 1000 – 1400 triệu tấn hàng năm.

Đối với vùng khơi Biển Đông (bao gồm một phần phía nam thềm lục địa Sunda,

phần nước tây bắc Boocnêô), năng suất sơ cấp thấp hơn nhiều, cường độ đồng hóa

cacbon chỉ đạt khoảng 100-150gC/m2/ngày. Và rõ ràng rằng, trên diện tích vùng nước

thềm lục địa, sản lượng thực vật nổi chỉ đạt đến 60-70% sản lượng thực vật nổi của cả

biển.

Như vậy trong Biển Đông, những dải “rừng” tảo bám quanh các đảo và trải rộng

ra của thềm nước nông dọc bờ, tạo nên nơi cư trú cho nhiều loại động vật biển, cung cấp

thức ăn cho một số ít loài thú biển và là đối tượng khai thác của con người. Trong tầng

nước bao la, đặc biệt ở những đới nông của thềm lục địa, thực vật đơn bào đã gieo

những cánh “đồng cỏ” trù mật để chăn thả những đàn “gia súc” có số lượng khổng lồ

của biển cả.

2.3 Động vật nổi và nguồn thức ăn động vật đầu tiên

Động vật nổi (Zooplankton) được coi là động vật “ăn cỏ” của biển và đại dương

và là vật trung gian chuyển chất hữu cơ từ thực vật đến mọi động vật dị dưỡng khác lớn

hơn. Động vật nổi rất đa dạng theo các nhóm bậc phân loại, gồm Nguyên sinh vật

(Protozoa), giáp xác (Crustacea). Ruột khoang (Coelenterata), Giun tròn

36

(Trochelminthes), Giun đốt (Annelida), Thân mềm (Mollusca), Chân khớp (Arthopoda),

Hàm tơ (Chaetognatha), động vật đầu sống (Prochordata) và vô số những ấu trùng của

động vật đáy, bao gồm cả cá (Hình 2.2). Chúng là những cơ thể có kích thước nhỏ

thường từ 0,05 đến 100mm, (trừ một vài loài Zooplankton có kích thước trên 1m như

một vài loài sứa), và sống trôi nổi chỉ ở giai đoạn ấu trùng, sau khi biến đổi để có hình

dạng của cơ thể trưởng thành, chúng chuyển sang kiểu sống khác hoặc dưới đáy (ở động

vật đáy) hoặc bơi lội giỏi trong tầng nước (các loài cá).

Hình 2.2: Một số đại diện của động vật nổi trong biển

Theo những tổng kết gần đây (Nguyễn Tiến Cảnh, 1994), trong vùng nước thềm

lục địa Biển Đông đã phát hiện được gần 660 loài động vật nổi (trừ động vật Nguyên

sinh) , trong đó Ruột khoang 102 loài, giun Tròn 06 loài, giun Đốt 20 loài, Chân khớp

398 loài, Thân mềm 51 loài, Hàm tơ 34 loài và ngành Đầu sống 46 loài. Riêng ở vịnh

Bắc bộ có 236 loài, còn ở các vùng biển phía Nam, số lượng loài động vật nổi lên tới

37

605 loài. Dù ở đâu, ngành Chân khớp cũng giữ vị trí hàng đầu, chiếm 60-70% tổng số

loài. Nếu tính cả động vật Nguyên sinh thì động vật nổi còn đa dạng hơn nhiều. Theo

A.Shirota (1966), trong thành phần động vật nổi của các vùng biển từ Thừa Thiên trở

xuống phía nam đã ghi chép được trên 760 loài thuộc 110 họ của 13 ngành động vật

không xương sống, trong đó động vật Nguyên sinh có tới 15 bộ, khoảng 40 họ và 220

loài.

Bộ trùng Lỗ (Foraminifera), gồm 2 họ với 6 loài còn bộ trùng Phóng xạ

(Radiolaria) có 21 họ với trên 40 loài. Những đại diện của 2 bộ này (thuộc lớp trùng

Chân giả, Sarcodina) có nhiều ý nghĩa đối với đời sống của biển và đại dương. Trùng Lỗ

chủ yếu sống ở đáy, chỉ một số không nhiều loài sống nổi. Cơ thể trùng Lỗ được bọc bởi

một vỏ hữu cơ thấm chất vôi (CaCO3) hoặc gắn với những hạt cát. Hình dạng vỏ rất

thay đổi. Ở những loài sống nổi, trên vỏ xuất hiện những mấu, gai, ... dài để tăng diện

tích tiếp xúc với nước, chống chìm. Trùng Lỗ, trùng phóng xạ, nhất là những loài thuộc

giống Globigeria và hàng loạt các loài tảo Silic khi chết đi, lắng xuống đáy đã tạo nên

những lớp trầm tích đáy đại dương đặc biệt, gọi là đáy sinh học. Dạng đáy này chiếm

diện tích rộng ở vùng biển sâu từ 5.000m trở lên. Có lẽ lớp bùn mịn, mầu xám ở đáy

Biển Đông cũng được hình thành do các loài sinh vật thuộc những nhóm trên và vì thế,

Biển Đông tuy là một biển nội địa nhưng lại mang những nét của đại dương.

Đứng sau trùng Phóng xạ là bộ Hotricha. Bộ này có khoảng 13 họ nhưng giầu về

số lượng loài (trên 70 loài), gặp hầu hết trong các vùng nước ven bờ thuộc thềm lục địa

nước ta.

Những đại diện sống nổi của ngành Ruột khoang chủ yếu thuộc 2 lớp Thủy mẫu

(Hydrozoa) và Sứa (Scyphomedusa). Các loài sứa khá đông đúc và phân bố khắp vùng.

Chúng dù to hay nhỏ đều có dạng như những chiếc dù trắng, bập bệnh nổi trôi trong

tầng nước, nhiều khi làm đầy cả đụt lưới đánh cá. Một số nơi ở vùng ven biển người ta

khai thác sứa và chế biến thành sứa muối để làm món ăn dân dã.

Những động vật nổi hay gặp nhất và có vai trò lớn trong xích thức ăn của biển và

đại dương là giáp xác thấp (Crustacea) như các bộ Chân lá (Phyllopoda), giáp xác Có vỏ

(Ostratacea), Chân chèo (Copepoda), Chân tơ (Cirripedia), Bơi nghiêng (Amphiphoda),

tôm Lân (Euphausiacea), Mi-xit (Mysidacea), Mười chân (Decapoda) và Tromatopoda

v.v… Những đại diện thuộc các bộ trên hầu như sống ở mọi vùng và mọi tầng nước của

38

Biển Đông, tạo nên nguồn thức ăn động vật quan trọng vào bậc nhất cho các đàn cá nổi.

Động vật thuộc nhóm này có kích thước rất thay đổi, từ vài ba phần milimet đến 2-3

hoặc 10mm. Trong chúng, giáp xác Chân chèo thường chiếm ưu thế 60-70% số lượng

loài của mẫu động vật nổi và cho sinh khối khá lớn. Những loài điển hình của giáp xác

Chân chèo có hình ô van và một cuống đuôi. Nó có 4-5 đôi chân giống như những mái

chèo và một đôi “râu” kềnh càng phân bố ở 2 bên mút đầu. Nhiều loài có màu sắc sặc sỡ

như những đại diện của giống Pontella, Biancoi… Những dạng của họ Sappiridae có thể

rất dẹt, con đực giống như một chiếc lá li ti, ánh lên màu xanh tím.

Hầu như các loài giáp xác Chân chèo đều có mặt trong vùng nước nông gần bờ.

Một số loài sống cả ở những vùng khơi đại dương với độ muối cao như nhiều đại diện

thuộc các họ Oithonidae, Oncaeidae, Corycaeidae… Một số loài thuộc họ Metridae gặp

ở thềm lục địa nước ta còn là những dạng cơ bản của động vật nổi biển sâu.

Trong các vùng bị ngọt hóa, nhất là vùng cửa sông, còn có mặt một số loài giáp

xác nước ngọt thuộc giống Eucyclops, Thermocyclops, Mesocyclops… song, nhóm cơ

bản vẫn là những loài nước lợ thích nghi với biên độ dao động lớn của độ muối như

Schmarkeria gor gordioides, Sinocalanus laevidactilus, Acartiella sinensis v.v… (Vũ

Trung Tạng, 1994).

Bên cạnh giáp xác Chân chèo không thể không kể đến vai trò ưa thích không chỉ

đối với cá mà đối với cả nhiều loài thú biển (cá voi khoang, cá voi xanh…). Tôm Lan có

dáng bề ngoài chẳng khác gì moi, tép và là động vật nổi có kích thước lớn, có loài đôi

khi đạt đến 4-5cm chiều dài. Tôm Lân có mầu trắng đục, một vài loài có mầu rực rỡ.

Những loài có mầu thường gặp nhiều ở các biển lạnh Bắc và Nam bán cầu. Đôi nơi

chúng tập trung đông đúc đến mức làm cho biển nhuộm màu đỏ máu và làm cho mặt

biển sáng hồng lên trong những đêm tối trời. Ở biển nước ta tôm Lân có trên 10 loài,

song nhờ sự phát triển cao về số lượng, chúng đã tạo nên nguồn thức ăn quan trọng cho

nhiều loài cá nổi.

Trong số những giáp xác sống nổi ở vùng biển nước ta còn gặp nhiều loài thuộc

bộ Mysidacea, bộ Mười chân (moi Acetes) cũng như các dạng ấu trùng của chúng.

Hàm tơ là nhóm động vật có đời sống trôi nổi. Chúng vừa là thức ăn cho cá, vừa

là vật dữ, ăn các loài động vật nổi khác. Một số đại diện của giống Sagitta hay còn gọi là

“Mũi tên biển” là sinh vật chỉ thị của các khối nước và các hải lưu. Chẳng hạn, loài

39

Sagitta serratodentata và S.draco đặc trưng cho khối nước ngoài khơi Biển Đông với

nồng độ muối và nhiệt độ cao.

Thân mềm sống nổi chủ yếu thuộc nhóm Chân bụng. Hai bộ Mesogastropoda và

Pteropoda có hơn một chục họ và 70-80 loài. Chúng phát triển rất phong phú trong khối

nước thềm lục địa. Nhiều loài thuộc các họ Cavolinidae, Alantidae, Limacilidae, … rất

hay gặp trong các mẫu vớt bằng lưới động vật nổi.

Ngoài những loài động vật nổi sống suốt đời trong tầng nước (Holoplankton) còn

nhiều dạng ấu trung của giáp xác, giun nhiều tơ (Polychaeta), giun dẹt (Platthelminthes),

Thân mềm (Mollusca), động vật Hình rêu (Bryzoa), Da gai (Echinodermata) v.v… chỉ

sống ở giai đoạn đầu của quá trình biến thái, sau đó chuyển vào dạng sống trưởng

thành. Đó là những loài thuộc dạng sống nổi tạm thời (Meroplankton). Sự có mặt của

chúng làm cho động vật nổi thêm đa dạng và tầng nước thêm giàu có nhưng sau các lần

biến thái, hàng loạt các loài này mất đi, gây ra sự dao động đáng kể về số lượng và sinh

vật lượng của động vật nổi.

Động vật nổi dinh dưỡng chủ yếu bằng các loài tảo đơn bào. Do đó, sự phân bố

của chúng hoàn toàn không thể tách khỏi những nơi tập trung của tảo. Động vật nổi

đông đúc trong các lớp nước tầng mặt, giầu thức ăn. Ở những vùng sâu, thiếu ánh sáng,

thực vật nổi nghèo, động vật nổi cũng thưa thớt, thường chỉ gặp những loài ăn vẩn, ăn

xác. Ở vùng nước ngoài khơi, tính đa dạng về loài và sự phong phú về số lượng của

động vật nổi cũng giảm đi nhiều so với vùng nước nông gần bờ, nơi thức ăn giầu có. Tất

nhiên, sự biến động về số lượng và sinh vật lượng của động vật nổi gây ra do nhiều

nguyên nhân (nhiệt độ nước, độ muối, chế độ chiếu sáng v.v…). Những yếu tố thay đổi

có chu kỳ tạo cho chúng cuộc sống có nhịp điệu: nhịp điệu ngày đêm, nhịp điệu theo

thủy triều và nhịp điệu mùa.

Trong vịnh Bắc bộ, sự phát triển của động vật nổi mang những nét của một vùng

nước nông nhiệt đới nhưng điều kiện khí hậu hải dương không thật điển hình. Vào thời

kỳ mùa đông, khu vực tập trung của động vật nổi nằm ở vùng nước xoáy, nơi gặp gỡ

của dòng nước nóng từ phía nam vịnh chảy lên và dòng nước lạnh từ phía bắc vịnh chảy

xuống. Lúc này, những loài ưa nước nhạt (Centropages furcatus, Penilia avirostris,

Evadne tergestina…) chiếm một diện tích khá rộng ở phần tây vịnh và những nơi có sự

xâm nhập sâu của khối nước từ khơi Biển Đông đổ vào. Những loài thuộc nước ấm ôn

đới, chẳng hạn Calanus sinucus, chỉ có mặt ở vùng biển phía nam đảo Hải Nam, nơi

40

nhiệt độ nước tương đối thấp do dòng nước lạnh chảy qua xuống phía nam. Mùa này

sinh vật lượng của động vật nổi ởi phía nam đảo Bạch Long Vĩ cao nhất, 9,5g/m3, còn ở

phía bắc và phía tây vịnh dao động trong khoảng 1-5g/m3. Theo kết quả điều tra từ năm

1960 đến nay vào thời gian mùa đông, sinh vật lượng động vật nổi trung bình trong toàn

vịnh dao động từ 0,070 đến 0,076g/m3.

Mùa xuân (tháng IV), diện tích phân bố của các loài ưa nước nhạt thu hẹp về

phần phía bắc, nhóm đại dương dịch xuống phía nam vịnh, còn nhóm nước ấm ôn đới

mở rộng vùng phân bố của mình tới giới hạn đường thẳng nhiệt khoảng 20oC. Sinh khối

động vật nổi giảm thấp hơn so với mùa đông, thường chỉ đạt trung bình gần 0,06g/m3,

trừ khu vực phía tây đảo Hải Nam và phía đông quần đảo Long Châu, nơi mà sinh vật

lượng cao hơn (khoảng 2-3g/m3). Trong mùa hạ, sự phân bố của các nhóm động vật nổi

trở nên phức tạp, liên quan với sự đa dạng của các điều kiện khí tượng hải dương. Nhóm

ưa nước nhạt cũng phân hóa. Những loài quá ưa ngọt hơn xuất hiện ở vùng nước thuộc

phần bắc vịnh, hình thành lưỡi phân bố lùi xuống phía nam nhưng hoàn toàn vắng mặt ở

trung tâm vịnh. Nhóm có nguồn gốc đại dương theo dòng nước có độ muối cao từ phía

nam lên, rẽ vào vịnh và xâm nhập xa lên phía bắc, nhất là ở nửa trung tâm vịnh. Lúc

này, sinh vật lượng động vật nổi tại trung tâm vịnh nghèo hơn so với phần nam vịnh và

phía nam đảo Hải Nam. Tuy nhiên, vào thời gian này sinh vật lượng trung bình trong

toàn khối nước đạt giá trị cao nhất, trên 0,093g/m3 (Nguyễn Tiến Cảnh, 1994).

Mùa thu (Tháng X), nhóm giáp xác Râu ngành (Cladocera) vẫn duy trì ở vùng

gần bờ phía tây bắc và men theo đó xuống phía nam, còn loài Centropages furcatus

phân bố hầu như khắp vịnh. Riêng các loài ưa ấm ôn đới không hình thành số lượng

đáng kể nào. Sinh vật lượng của động vật nổi nói chung giảm với giá trị trung bình

khoảng 0,064g/m3, chỉ một vùng nhỏ ở phần đông bắc có sinh vật lượng cao nhất (gần

g/m3).

Sự chênh lệch về sinh vật lượng trong vịnh theo mùa không lớn, mặc dù mức độ

tập trung cao nhất của động vật nổi rơi vào mùa hạ, thấp nhất vào mùa xuân với tỉ lệ

tương ứng là 3:2. Sản lượng chung của động vật nổi trong toàn khối của vịnh Bắc bộ

được đánh giá trên 1 triệu tấn, trong đó ở lớp nước tầng mặt (0-100m) chiếm khoảng

97% tổng số (Nguyễn Tiến Cảnh, 1994).

41

Do các vùng biển phía nam có những đặc trưng về điều kiện khí tượng thủy văn

mà thành phần loài và sự phát triển của động vật nổi cũng khác biệt hơn so với vịnh Bắc

bộ. Vì ít chịu ảnh hưởng của một mùa lạnh nên chế độ nhiệt của nước trong vùng cao và

ổn định. Tính chất mùa chỉ thể hiện rõ ở trạng thái mùa mưa và mùa khô, liên quan tới

điều đó là ảnh hưởng khác nhau của khối nước ngọt đổ ra từ lục địa và khối nước từ

vùng khơi xâm nhập vào, nhất là ở những vùng nước sâu thuộc nam Trung bộ. Yếu tố

nhiệt – muối tương ứng của 2 mùa trực tiếp chi phối chu kỳ phát triển của thực vật nổi

trong năm, từ đó xuất hiện sự thay thế về thành phần và mức độ phong phú của động vật

nổi. Trong vùng, hàng năm đều gặp 4 đỉnh cao về số lượng. Vào tháng X, số lượng động

vật nổi đạt được cực đại, trong đó vai trò chính thuộc về giáp xác Chân chèo. Trong

tháng II những đại diện của Salpae, Amphypoda, ấu trùng Mười chân (tôm, cua…) thay

thế cho giáp xác Chân chèo, tạo nên sinh khối cao. Một số loài (trừ Salpae) còn sinh sản

kéo dài cho tới tháng III. Trong tháng V-VI, số lượng giáp xác Chân chèo lại tăng và

những loài thuộc bộ Ostracoda rất giàu về cả mật độ và sinh khối. Trong đại diện của họ

Appendicularidae, sau đến một số loài trong bộ Bơi nghiêng (Amphipoda) và nhiều loài

giáp xác khác phát triển đông đúc. Sinh vật lượng trung bình của động vật nổi tại vùng

biển miền Trung vào mùa hạ đạt trên 0,048g/m3, gấp gần 2,7 lần sinh vật lượng mùa

xuân (trên 0,018 g/m3), trùng với khe thấp nhất trong chu kỳ phát triển của động vật nổi.

Ở biển nam Trung bộ còn xuất hiện một vùng nước trồi (Upwelling) trong

khoảng thời gian từ tháng V đến tháng IX. Hoạt động của nó đã làm biến đổi các trường

vật lý, hóa học theo xu hướng có lợi cho đời sống sinh vật (nhiệt độ nước giảm đi 1-2oC,

còn hàm lượng muối dinh dưỡng tăng trên 8mmP/m3…) và kéo theo là sự đột biến của

các yếu tố sinh học. Tại đây, mật độ thực vật nổi có thể đạt đến hàng triệu tế bào trong

một mét khối nước, nhờ vậy, sinh khối của động vật nổi lên đến 0,070 g/m3, gấp 2 lần so

với mùa đông, từ đó tạo ra nguồn cá khai thác vụ Nam cao đối với các tỉnh Bình Thuận

và Ninh Thuận, khoảng 45-50 nghìn tấn (Đoàn Văn Bộ, 1993).

Như vậy, mỗi giá trị về mật độ lớn của sinh khối và sự tăng nhanh số lượng của

động vật nổi đều tương ứng với sự phát triển luân phiên của hàng loạt nhóm loài khác

nhau, chúng kế tiếp nhau đạt số lượng tối đa của mình vào những khoảng thời gian xác

định, phù hợp với đặc tính thích nghi của mỗi nhóm loài đối với sự biến đổi của các yếu

tố môi trường. Có lẽ, đây cũng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên, có tác dụng

điều chỉnh sự phát triển của các loài trong một phức hệ động vật đa dạng và mối quan hệ

42

thức ăn căng thẳng của các vùng biển thuộc vĩ độ thấp. Ở vùng biển phía đông Nam bộ,

động vật nổi phát triển kém hơn so với các vùng khác thuộc thềm lục địa nước ta. Trong

các mùa, sinh vật lượng dao động từ 0,018 đến gần 0,027 g/m3, thấp nhất vào mùa xuân

và cao nhất vào mùa thu (Nguyễn Tiến Cảnh, 1994).

Có lẽ vùng màu mỡ về thức ăn động vật cho cá nổi là vùng biển phía tây Nam

Bộ. Trong các xoang nước hẹp ven bờ, mật độ động vật nổi tăng lên gấp bội, có nơi sinh

vật lượng lên đến gần 1,38 g/m3. Trong toàn vùng, sinh vật lượng cao nhất (0,096 g/m3 )

trùng vào mùa đông, còn giá trị thấp nhất (0,063g/m3) rơi vào mùa xuân. Bởi vậy,

những nơi này trở thành bãi đẻ, nơi vỗ béo của các đàn cá bố mẹ, là cái “nôi” nuôi

dưỡng những đàn cá con và nhiều loài sinh vật biển khác. Ta không ngạc nhiên, vùng

biển phía tây Nam bộ là một trong những ngư trường quan trọng khai thác cá cơm, cá

thu nhiệt đới… Do vậy, Phú Quốc không chỉ giàu đặc sản mà còn là cơ sở lớn sản xuất

nước mắm ngon nổi tiếng từ nguồn cá cơm (Stoleporus indicus, S.commersoni, S.tri,

v.v…).

Nhìn chung, trong các vùng biển thuộc thềm lục địa nước ta, động vật nổi không

chỉ đa dạng về thành phần giống loài mà còn tạo nên số lượng và sinh vật lượng cao. Sự

giàu có của động vật nổi tập trung ở vịnh Bắc bộ và biển phía tây Nam bộ, phong phú ở

vùng nước ven bờ và những vùng nước hỗn hợp hoặc nước trồ. Xa khỏi vùng ven bờ từ

một vài trăm cây số, số lượng loài và mức độ giàu về nguồn lợi động vật nổi giảm.

Trong biến trình của năm, động vật nổi phát triển mạnh vào mùa hạ đối với các vùng

nước ngược lên phía bắc, hoặc vào mùa đông ở cực phía nam. Riêng mùa xuân bất kỳ ở

đâu, động vật nổi cũng hình thành một khe thấp nhất về số lượng và sinh khối.

Theo bản đồ phân bố động vật nổi trên toàn vực nước biển và đại dương thế giới

và căn cứ vào những kết quả nghiên cứu nhiều năm, sinh vật lượng động vật nổi Biển

Đông tương đương với nhiều vùng biển khác như biển Hoa Đông, bờ tây bán đảo

Malaixia, vịnh Bengan, vùng ven biển thuộc đông bắc châu Phi (bao gồm cả biển

Madagasca, vịnh Ba Tư, bờ phía tây Ấn Độ) và phần lớn vùng bắc Đại Tây dương (40-

65o Bắc), v.v… Ở đấy sinh vật lượng trung bình của động vật nổi trong lớp nước dày 0-

100m dao động từ 100 đến 200mg/m3.

Theo đánh giá mới đây (Nguyễn Tiến Cảnh, 1994), trong vùng nước thềm lục địa

nước ta khối lượng động vật nổi vào khoảng 1305 nghìn tấn, trong đó 95% tổng số

thuộc các lớp nước tầng mặt (0-100m theo độ sâu).

43

2.4 Động vật đáy và nguồn lợi động vật đáy

Động vật không xương sống sống đáy (gọi tắt là động vật đáy), của Biển Đông

bao gồm nhiều đại diện thuộc các nhóm động vật khác nhau như Thân lỗ (Porifera),

Ruột khoang (Coelenterata), giun Dẹt (Plathelminthes) giun Nhiều tơ (Polychaeta), giun

Đốt (Annelida), động vật Hình rêu (Byozoa), giáp xác (Crustacea), thân mềm Chân

Bụng (Gastropoda), thân mềm Hai vỏ (Bivalvia), Da gai (Echinodermata), động vật Có

Bao (Tunicata) và bọn Đầu sống (Protochordata). Chúng hình thành nên nguồn thức ăn

đáy cho các loài động vật đáy, đồng thời nhiều loài trong chúng là những đối tượng khai

thác quan trọng của con người như hầu, sò, hải sâm, trai ngọc, bào ngư, tôm, cua v.v…

(Hình 2.3).

Hình 2.3: Đại diện một số động vật đáy vùng triều

Thành phần giống loài động vật đáy khá phong phú. Những khảo sát nhiều năm

qua chỉ ra rằng, động vật đáy thuộc vùng thềm lục địa nước ta có gần 6400 loài, trong

đó Profera 16 loài, Coelenterata 714 loài, Annelida 34 loài, Sipunculida 32 loài,

Euchiurida 6 loài, Bryozoa 100 loài, Rachiopoda 6 loài, Mollusca 2523 loài, Crustacea

1647 loài, Echinodermata 384 loài, Holothuroidea 51 loài.

44

Các nghiên cứu (Grianova, 1972) chỉ ra rằng, riêng động vật Thân mềm, tuy có

số lượng loài ít hơn so với các vùng biển thuộc Philipin, Malaixia… ở phía đông và nam

nhưng lại giàu có hơn so với các vùng biển phía bắc, chẳng hạn, ở thềm biển Hoa Đông

nhóm này khoảng 700 loài, ở Hoàng Hải chỉ còn 300 loài. Nhóm giáp xác, đặc biệt là

bọn Mười chân, rất đa dạng đối với các vùng biển nhiệt đới như Biển Đông. Riêng các

loài tôm ở Hoàng Hải có khoảng 6 loài, xuống đến biển Hoa Đông số lượng loài tăng

lên, tới 150 loài. Ở Biển Đông hiện nay đã biết khoảng 250-350 loài. Họ tôm He, một

trong những đối tượng đang được khai thác và nuôi thả, có tới 75 loài thuộc 16 giống,

trong đó khoảng 20 loài có giá trị kinh tế, sống chủ yếu ở vùng nước không sâu quá

50m. Họ tôm Hùm (Palinuridae) ở Hoàng Hải không có một loài nào, song trong vùng

biển ven bờ nước ta đã xác định được 8 loài, trong đó 5 loài là những đối tượng kinh tế

quan trọng.

Cua là nhóm động vật còn ít tuổi so với nhiều nhóm động vật không xương sống

khác. Ở thời kỳ Crêt, theo niên biểu địa chất, các loài của nhóm này phát triển cực kỳ

mạnh mẽ và chiếm lĩnh những không gian rộng lớn của hành tinh. Nhiều loài ngoi lên

cạn, không chỉ ở vùng bờ biển mà còn cả ở triền núi cao, ẩm ướt của rừng nhiệt đới.

Nhiều loài phân bố trong các vực nước ngọt, nhiều loài xâm nhập sâu xuống các miền

đáy đại dương tới giới hạn 2.500m (Gurianova, 1972). Nhiều loài khác ưa sống ở những

vùng nước lợ thuộc các cửa sông, đầm phá. Trở ngại chính ngăn cản sự phát tán của cua

là yếu tố nhiệt độ. Các loài cua chủ yếu có mặt trong giới hạn của vùng nước nhiệt đới.

Khu hệ cua nghèo. Ở vịnh Bắc bộ cua có khoảng 300 loài. Nếu so với phần đông, đông

nam đảo Hải Nam, nơi mà khí hậu đỡ khắc nghiệt hơn so với vịnh, số loài cua lên đến

500 loài, còn ở vùng biển Philippin, Indonexia số loài cua đông gấp 3 lần so với vịnh

Bắc bộ, trongkhi đó ở bờ biển Nhật bản và Primo (Liên bang Nga) chỉ có 24-25 loài.

Trừ biển Tsukot, tại Bắc và Nam cực quanh năm băng giá, các loài cua hoàn toàn vắng

mặt.

Bên cạnh 2 nhóm Thân mềm và giáp xác, Biển Đông còn là một trong những

vùng giàu có san hô của đại dương thế giới. Trên vùng thềm lục địa nước ta đã phát hiện

được gần 300 loài thuộc 16 họ của bộ San hô Cứng (Scleractinia) (Lăng Văn Kẻn, 1991)

tham gia chính vào công cuộc thành tạo các rạn san hô, các đảo san hô ngầm (gout), đảo

và quần đảo san hô nổi tiếng như Hoàng Sa, Trường Sa… Nhiều họ trong bộ san hô

Cứng rất giàu loài như Acroporiidae 83 loài, Faviidae 59 loài… chiếm 61% tổng số loài

45

chung. Trừ những vùng bị ngọt hóa, nước đục do ảnh hưởng của dòng lục địa, san hô

phân bố dọc đới bờ, quanh các hải đảo tới bộ sâu 20-30m, đặc biệt phong phú trong các

vùng biển từ vĩ độ 10o Bắc trở xuống. Chúng hình thành nên các kiểu rạn viền bờ

(Fringing Feef), rạn chắn (Barrier Reef), rạn nền (Platform Reef)… tại các địa hình khác

nhau (Lăng Văn Kẻn, 1991, Nguyễn Huy Yết, 1995 v.v…).

San hô có vai trò tương tự như cây ngập mặn, trở thành “vật trụ” để tạo nên hệ

sinh thái độc đáo và giàu có vào bậc nhất của biển và đại dương – Hệ sinh thái san hô

(Coral Reef Ecosystem). Ngay ở vùng nước phía tây vịnh Bắc Bộ, trong các rạn san hô

bước đầu đã phát hiện được trên 1680 loài sinh vật khác, gồm hàng tram loài tảo sống

nổi, các loài rong sống bám, hàng trăm loài động vật không xương sống và gần 400 loài

cá (Nguyễn Huy Yết, 1995). Hệ sinh thái san hô trong đáy nước lộng lẫy sắc màu, nguy

nga như những cung điện. Những loài sinh vật quần tụ với nhau ở đây trên cơ sở các

mối quan hệ về nơi ở và thức ăn rất khăng khít. Nhiều loài đã góp công “xây” nên

những nơi ở mới mà tại đó lại là chỗ cư trú cho rất nhiều loài sinh vật khác, từ những cơ

thể sống bám hay ẩn mình trong các hang hốc đến những cơ thể sống định cư không di

động hay ít di động trong một thời gian tương đối hẹp trên những “tướng” Thân lỗ, các

“bụi rậm” của những loài Ruột khoang, “rừng” tảo rậm rạp và san hô đầy màu sắc. Hệ

sinh thái san hô còn hấp dẫn đối với nhiều loài sinh vật biển khác, một số là khách vãng

lai tìm đến kiếm ăn, một số khác, một số khác gửi gắm một phần đời sống của mình

trong hệ sinh thái giàu có và ổn định này.

Ngoài sự đa dạng về thành phần của các loài động vật, thực vật, hệ sinh thái san

hô còn chứa nhiều đặc sản: hải sâm, tôm hùm, trai ngọc, đồi mồi, trai tai tượng v.v…

Năng suất sơ cấp của các rạn san hô thường đạt đến 1500-3500g C/m2/năm, riêng năng

suất cá cũng từ 350-1850kg/ha. Hệ sinh thái san hô không chỉ là nơi bảo tồn đa dạng

sinh học cho biển mà còn tham gia tích cực vào chu trình cacbon toàn cầu. Những

nghiên cứu đánh giá rằng 50% lượng khí dioxit cacbon (CO2) thải ra do hoạt động của

con người và sinh vật trên Hành tinh được nước đại dương, trong đó có vai trò mấu chốt

của san hô vào tảo, hấp thụ; 50% còn lại được tung vào bầu khí quyển. Nhờ vậy, tỉ số

giữa khí CO2 và O2 (CO2/O2) mới được duy trì ổn định. Nếu như rừng trên đất liền ngày

càng thu hẹp, nhiên liệu đốt cháy ngày một gia tăng, các rạn san hô bị khai thác và hủy

diệt… chắc chắn con người sẽ phải sống trong bầu khí quyển ngột ngạt, đầy tro bụi.

Hơn nữa, lúc ấy, khi nhiệt độ của Trái Đất nâng lên do “hiệu ứng nhà kính” thì mực

46

nước đại dương cũng sẽ tăng cao, nạn “đại hồng thủy” sẽ xảy ra và tràn ngập các vùng

đất thấp ven biển, nơi mà hiện nay hai phần ba nhân loại đang sinh sống cùng với toàn

bộ nền văn minh của mình.

Khu hệ động vật đáy Biển Đông còn gồm hàng loạt các loài đặc trưng cho vùng

biển Nhiệt đới Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương. Nhiều loài như Sam, động vật Tay cuốn

(Lingula), Chân tơ (Mitella) Chân đầu (Spirula), cá Lưỡng tiêm.v.v.. là những động vật

cổ xưa vẫn còn được lưu trữ trên nền đáy Biển Đông, mặc dù ở nhiều vùng biển khác

trên thế giới, từ lâu chúng đã bị tiêu diệt. Bởi vậy, Biển Đông còn được coi là mộ trong

những kho bảo tồn các “hóa thạch” sống.

Do sự khác biệt về điều kiện sống, đặc biệt là cấu trúc của nền đáy, điều kiện

dinh dưỡng mà thành phần loài, sự phân bố và đặc tính phát triển về số lượng cũng như

sinh vật lượng động vật đáy mỗi nơi mỗi khác.

Ở vịnh Bắc bộ số loài động vật đáy chiếm khoảng 20% tổng số loài thuộc thềm

lục địa nước ta. Ở đây, ngoài đặc tính của một vùng biển nông, nhiệt độ nước trong các

tháng dao động mạnh, thềm đáy đơn điệu, chủ yếu được bao phủ bởi lớp bùn mỏng,

bùn, cát-bùn… rồi dòng nước lạnh từ biển Hoa Đông xâm nhập vào vịnh qua eo biển

Quỳnh Châu, men theo bờ xuống phía nam đã làm cho khu hệ mất đi những đại diện

điển hình của biển nhiệt đới như hải miên hình chén (Poterion neptuni), vẹm (Mytilus

smargadinus), trai tai tượng (Hippopus sp) ốc xà cừ (Turbo marmonatus), ốc kim khôi

(Cassis cormata) v.v… Những loài đặc trưng cho điều kiện sống của vịnh gồm

Phyllodoce castanea, Eunice tubifex… (giun Nhiều tơ), Distorsio reticulata, Murex

tiapa… (Thân Mềm), tôm nương (Penaeus orientalis) tôm nhật (P.Japonicus), tôm rảo

(Metapenaeus ensis)… (giáp xác), một số loài Da gai như Laganum decagonal,

Ophiura pteracantha…

Sinh vật lượng động vật đáy trung bình trên 8,5g/m2 còn mật độ khoảng 70

con/m2. Vùng có khối lượng bình quân cao nằm ở phía bắc vịnh, phía tây đảo Bạch

Long Vĩ, bờ tây đảo Hải Nam và một khu vực nhỏ ven vùng biển Quảng Trị - Thừa

Thiên. Vùng biển quanh đảo Bạch Long Vĩ còn là quê hương của bào ngư (Haliotis

diversicolor), cá lưỡng tiêm (Brachiostoma belcheri, Asymmetron cultellum)… Biển

thuộc quần đảo Cô Tô (Quảng Ninh), Biện Sơn, Hòn Mê (Thanh hóa) là nơi tập trung

của trai Ngọc (Pteria martensi, P.penguin, P.margatifera, P.maxima…). Vùng biển nông

47

ven bờ trước của hệ thống sông Hồng, từ Cát Bà đến Bà Lạt là bãi tôm lớn của bờ phía

tây vịnh Bắc bộ. Trên các bãi triều, đặc biệt ở những nơi có rừng ngập mặn còn là vùng

tập trung của ốc, hầu, sò, ngao, cua, ghẹ v.v… nguồn thực phẩm quan trọng của các ngư

dân ven biển.

Các khu vực khác có nhiều ưu thế đối với sự phát triển của khu hệ động vật đáy.

Từ ven biển miền Trung trở xuống phía Nam, nhiệt độ nước quanh năm ít biến đổi và có

xu hướng tăng dần, đáy chủ yếu là nền cứng, như cát, sỏi, các ghềnh đá từ những nhánh

núi ăn lan ra biển, đá san hô chết hoặc những rạn san hô đang phát triển, nhất là san hô

Sáu ngăn (Madreporaria), san hô Nước (Millipora, Stylasteridae), bao bãi “cỏ” ngầm,

các đai rong (Sargassum, Eucheuma v.v..) và xa hơn xuống phía nam lại là một vùng

đáy bùn, bùn cát của bán đảo Nam bộ với các dải rừng ngập mặn. Những sinh cảnh

muôn vẻ như thế làm tăng gấp bội tính đa dạng về loài, tạo thuận lợi cho sự tồn tại và

phát triển của khu hệ động vật đáy.

Ở vùng biển miền Trung thềm lục địa hẹp, độ đốc lớn, nhìn chung, sinh vật lượng

của động vật đáy tương đối nghèo, phần lớn diện tích chỉ đạt 1 g/m2 ứng với khoảng 50

cá thể/m2. Khu hệ động vật đáy ở sát bờ phong phú hơn nhiều, sinh vật lượng có nơi lên

đến 5-30g/m2 tương ứng với mật độ 140-190 cá thể/m2. Những loài đặc trưng cho khu

vực này là Amphinome rostrata, Glycera alba, G.capitata, Prionospio malayensis…

(thuộc Polychaeta), nhiều loài như : vẹm (Mytilus viridis), ngọc nữ (Pteria penguin),

điệp (Chalamys nobilis) sò, hầu, ốc đụn (Throchus niloticus, T.pyramis…), trai tai

tượng (Tridacna, squamosa, T.croea…) v.v… (thuộc thân mềm) cũng như những loài

tôm có giá trị kinh tế như tôm sú (Penaeus monodon), tôm cỏ (P.semisulcatus), tôm hùm

(Panulirus ornatus, P.homarus, P.longiceps, P.stimpsoni)… và những loài Holothuris

leucospilota, Stichopus chloronetus, Culeita novaeguinea, Diadema setosum,

Ophiocoma scolopendrina v.v.. (Da gai).

Trong vịnh Nha Trang ngoài những san hô mọc thành rừng còn có những cánh

“đồng cỏ” ngầm, được tạo nên bởi các dạng “Lông biển”. “Lông biển” khá phát triển,

đôi khi đạt kích thước một mét và bao phủ một diện tích rộng của nhiều khu vực đáy

vịnh (Gurianova, 1972). Xa hơn, phần khơi kề trước đồng bằng sông Cửu Long lại gặp

một vùng “Lông biển” như thế rất phát triển. Ở vùng biển cực nam Trung bộ, đặc biệt từ

mũi Nay (Varella) trở xuống, số lượng các giống loài động vật đáy tăng lên nhiều so với

vịnh Bắc bộ, đồng thời kích thước của cơ thể cũng lớn hơn. Chẳng hạn, thân mềm Tiền

48

mang (Prosobranchia) có trên 400 loài thuộc 160 giống, 13 họ. Nhiều giống Thân mềm

có hàng chục loài khác nhau như giống ốc Đụn (Throchus), ốc Xà cừ (Turbo), ốc Nón

(Conus), ốc Làn (Cypraea), trong khi đó ở vịnh Bắc bộ chỉ có trên 100 loài thân mềm

Hai vỏ và khoảng vài trăm loài Chân bụng.

Trên thềm lục địa, nếu dịch sang phía đông, đông nam đảo Hải Nam và xa hơn

chút nữa xuống quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… Khu hệ động vật đáy cũng có những

cánh “đồng cỏ” ngầm, được tạo nên bởi các dạng “Lông biển”. “Lông biển” khá phát

triển, đôi khi đạt kích thước một mét và bao phủ một diện tích rộng của nhiều khu vực

đáy vịnh (Gurianova, 1972). Xa hơn, phần khơi kề trước đồng bằng sông Cửu Long lại

gặp một vùng “Lông biển” như thế rất phát triển. Ở vùng biển cực nam Trung bộ, đặc

biệt từ mũi Nay (Veralla) trở xuống, số lượng các giống loài động vật đáy tăng lên nhiều

so với vịnh Bắc bộ, đồng thời kích thước của cơ thể cũng lớn hơn. Chẳng hạn, thân mềm

Tiền mang (Prosobranchia) có trên 400 loài thuộc 160 giống, 13 họ. Nhiều giống Thân

mềm có hàng chục loài khác nhau như giống ốc Đụn (Throchus), ốc Xà cừ (Turbo), ốc

Nón (Conus), ốc Làn (Cypraea), trong khi đó ở vịnh Bắc bộ chỉ có trên 100 loài thân

mềm Hai vỏ và khoảng vài trăm loài Chân bụng.

Trên thềm lục địa, nếu dịch sang phía đông, đông nam đảo Hải Nam và xa hơn

chút nữa xuống quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… khu hệ động vật đáy cũng có những

nét độc đáo. San hô Sáu ngăn phát triển rất phong phú cùng với hàng trăm loài khác, tạo

nên các đỉnh núi ngầm, các quần đảo lớn làm cho đáy biển vốn đã lởm chởm càng lởm

chởm hơn. Những con trai tai tượng “khổng lồ” sống trong thềm đá san hô, những sao

biển “kình” (Culcita novaeguinea), nhưng con hải sâm quá cỡ (Telenota ananas) rải rác

trên các rạn đá; những bãi “cỏ biển” Thalassia, rong biển Caulerpa… làm cho khu hệ

động vật đáy ở đây mang những nét điển hình của vùng biển nhiệt đới.

Ở vùng biển đông và tây Nam bộ, đáy biển lại trở nên đơn điệu hơn so với các

vùng biển Trung bộ. Giun Nhiều tơ có khoảng 200 loài với những loài đặc trưng như

Micronephtys sphaerocirrata, Thalenessa tropica, Onusphis eremita… Động vật Thân

mềm có khoảng 500 loài mà những loài thường gặp là Turbo bruneus, Nerita albicilla,

Strombus succinetus, Thais aculeata… cùng với gần 500 loài giáp xác, nhiều loài trong

chúng có giá trị cao trong khai thác tôm như he, cua bơi, tôm hùm, và gần 100 loài Da

gai (Holothuria spinifera, Echinodiscus auritus, Lobenia elongata v.v…). Khu vực tập

trung của động vật đáy chạy dài từ Hàm Tân đến Vũng Tàu, biển đông nam Côn Đảo

49

với sinh vật lượng từ 10-15g/m2 (Nguyễn Văn Chung và nnk… 1994). Những diện tích

còn lại sinh vật lượng động vật đáy thường thấp. Bờ đông và tây bán đảo Nam Bộ là

những “mỏ” tôm quan trọng, hàng năm sản lượng khai thác lớn, chiếm khoảng 80-85%

tổng sản lượng tôm đánh bắt trong cả nước.

Sự phân bố của động vật đáy được chi phối bởi nhiều yếu tố sinh thái, trước hết

là cấu trúc của nền đáy, nguồn thức ăn và quá trình xảy ra trong tầng sinh dưỡng ở lớp

nước bề mặt. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ khoảng dưới 5-10% chất hữu cơ được sản

sinh ra trong lớp nước phía trên có thể xâm nhập tới đáy và trở thành nguồn thức ăn cho

động vật đáy và các loài vi sinh vật. Nếu so với sản lượng sơ cấp thì chỉ 0,1-0,2% chất

hữu cơ đi vào thành phần các chất lắng đọng trên lớp mặt đáy.

Chính những sinh vật đáy là nhóm tiếp tục sử dụng lượng vật chất “rơi rụng”

này. Như vậy, trong thủy quyển, động vật đáy nói riêng hay các sinh vật đáy nói chung,

đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong các chu trình vật chất và đương nhiên, nơi nào giầu

chất hữu cơ, nơi đó đông đúc các loài sinh vật đáy, còn ở nơi nào nghèo, sinh vật đáy

cũng kém đa dạng và giảm hẳn số lượng của mình. Trong các vùng biển nhiệt đới và

xích đạo, theo quy luật phổ biến, sinh vật lượng động vật đáy không cao hơn so với các

vùng biển ôn đới và cận cực; sinh vật lượng và mật độ cũng giảm đi nhanh chóng theo

độ sâu. Ở những vùng đáy mềm tập trung các loài giun, giáp xác… thường với kích

thước nhỏ nên chúng có giá trị cao trong thức ăn của cá, còn ở những xoang nước hẹp,

nền cứng, nhất là nơi chuyển tiếp xuống các vùng đáy sâu phân bố chủ yếu các quần xã

ăn lọc như Balanus, Huệ biển, Hải miên, Thân mềm với kích thước lớn… nên chúng ít

có giá trị làm thức ăn cho caù.

Những quy luật này được thể hiện khá rõ trong sự phân bố của khu hệ động vật

đáy thuộc vùng thềm lục địa Biển Đông.

Tại những nơi nước nông, sinh vật lượng động vật đáy trung bình đạt trên 10

g/m2. Từ độ sâu 60m trở xuống, giá trị đó giảm đi một cách nhanh chóng. Điều này

được phản ánh rất rõ trong sản lượng cá đáy khai thác tại các sản nước khác nhau (bảng

1). Trong thời gian mùa đông, cá tập trung ở độ sâu trên 70m, nhưng đến mùa xuân, cá

đi vào khu vực nước nông (30-50m), còn trong mùa hè và mùa thu, cá phân bố đều ở độ

sâu trên 30m, tương tự như mùa xuân. Sự phân bố đó một phần có liên quan đến điều

kiện nhiệt độ của nước, nhưng phần lớn bị chi phối bởi cơ sở thức ăn của cá, được tạo ra

50

do các loài động vật đáy mà những độ sâu khác nhau. Như vậy, đối với vịnh Bắc bộ

phải coi khu vực nước sâu 30-50m là vùng có triển vọng cho nghề cá đấy. Còn vùng

thềm lục địa thuộc các tỉnh phía Nam, nơi khai thác có triển vọng như thế lại phân bố ở

nước sâu 40-60m. Trong những độ sâu tối ưu trên, sản lượng đánh bắt thí nghiệm đạt

chừng 150-200 tại trong một giờ kéo lưới.

Ngoài sự phụ thuộc vào độ sâu, cấu trúc của nền đáy còn quyết định sự tồn tại và

phát triển của các nhóm động vật đáy đặc trưng. Liên quan với điều đó, khu hệ động vật

đáy được chia thành nhiều nhóm sinh thái khác nhau hay những quần xã ưa đáy đá,

quần xã ưa đáy cát, quần xã ưa đát cát bùn lẫn vỏ Thân mềm, quần xã ưa đáy bùn và

quần xã ưa thực vật.

- Quần xã quần tụ trên các rạn đá, rạn san hô là quần xã đặc trưng cho các vùng

biển nông nhiệt đới, thường tồn tại ở vùng Đông Bắc (Hạ Long, Bái Tử Long); nhất là

ven biển miền Trung, xung quanh các hải đảo thềm lục địa, v.v… Thành phần loài của

quần xã này khá đa dạng, gồm cả san hô và những sinh vật sống quần tụ với san hô.

Những loài hay gặp thuộc các giống Balanus, Lepas cùng với một số loài Thân mềm

(Modiolus barbatus, Brachiydontes hirsutus…), giun Nhiều tơ (Hydroides exaltatus var.

versicusosus, H.albiceps, Spriobranchus giganteus…). Chúng chủ yếu sống định cư,

thích nghi với kiểu bám hay làm tổ trong các hang hốc, hầu hết là những loài ăn lọc, ưa

nước chảy. Nhiều loài có kích thước lớn như trai tai tượng, ốc xà cừ, ốc đụn, hải sâm,

sao biển, tôm hùm, cua nhện, bạch tuộc.v.v…

- Quần xã ưa đáy cát: Đáy cát chiếm diện tích khá rộng trong vùng nước nông

thềm lục địa song bị chia cắt rất lớn bởi các loại đáy khác (đáy đá, rạn san hô, đáy bùn

v.v..). những loài động vật đáycư trú trên nền cát đặc biệt là cát có độ hạt trung bình hay

lớn nghèo hơn so với đáy bùn. Phần lớn chúng có cách sống vùi như giun Nhiều tơ

(Marphysa belli, Thalenessa tropica, Aglaophanusa orientalis, Lumbrineris

ambionensis…), cá lưỡng tiêm, một số loài thuộc giáp xác Bơi nghiêng, cua xanh, ghẹ,

sò lông, móng tay và những đại diện của Da gai. Sinh vật lượng của quần xã này nói

chung không cao.

- Quần xã ưa đáy cát bùn lẫn vỏ ốc. Quần xã này phát triển rất phong phú trong

nhiều vùng biển thuộc thềm lục địa. Động vật đáy gồm nhiều đại diện của Foraminifera

với vỏ đá vôi, giun Nhiều tơ thuộc họ Maldanidae, thâm mềm Hai vỏ, Chân bụng, nhiều

loài Thân lỗ, Thủy tức, động vật Hình Rêu, Huệ biển, Cầu gai dẹt v.v… Sinh vật lượng

51

của chúng khá cao và gần với sinh vật lượng hàm thức ăn. Chẳng hạn, trong vịnh Bắc

bộ, ở những nơi như thế, sinh vật lượng trung bình đạt 127,5g/m2 và tối đa đến trên

327g/m2. Những cá thể non của thân mềm, giáp xác nhỏ, giun nhiều tơ… cho sinh vật

lượng hàm thức ăn trung bình là 68,7g/m2, có nơi lên tới 197,5g/m2 (Nguyễn Xuân Dục

và nnk, 1994).

- Quần xã ưa đáy bùn: Vùng này gồm nơi có chất đáy là bùn, bùn nhuyễn đất sét,

cát mịn và chiếm diện tích rộng lớn ở biển nước ta, nhất là những khu vực chịu ảnh

hưởng trực tiếp của các hệ thống sông lớn. Đáy được thành tạo bởi phù sa cùng với vỏ,

xác sinh vật được dòng sông mang ra từ lục địa nên giầu chất hữu cơ, thích hợp cho lối

sống vùi, cố định hay di động chậm trên mặt đáy. Đại diện cho dạng đáy này là các loài

giáp xác Bơi nghiêng, cua xanh, ghẹ, sò lông, móng tay và những đại diện của Da gai.

Sinh vật lượng của quần xã này nói chung không cao.

- Quần xã ưa thích đáy cát bùn lẫn vỏ ốc. Quần xã này phát triển rất phong phú

trong nhiều vùng biển thuộc thềm lục địa. Động vật đáy gồm nhiều đại diện của

Foraminifera với vỏ đá vôi, giun Nhiều tơ thuộc họ Maldanidae, thân mềm Hai vỏ,

Chân bụng, nhiều loài Thân lỗ, Thủy tức, động vật Hình rêu, Huệ biển, Cầu gai dẹt

v.v… Sinh vật lượng của chúng khá cao và gần với sinh vật lượng làm thức ăn. Chẳng

hạn, trong vịnh Bắc bộ, ở những nơi như thế, sinh vật lượng trung bình đạt 127,5 g/m2

và tối đa đến 327g/m2. Những cá thể non của Thân mềm, giáp xác nhỏ, giun nhiều tơ…

cho sinh vật lượng làm thức ăn trung bình là 68,7g/m2, có nơi lên tới 197,5g/m2

(Nguyễn Xuân Dục và nnk, 1994).

- Quần xã ưa thích đáy bùn: Vùng này gồm nơi có chất đáy là bùn, bùn nhuyễn

đất sét, cát mịn và chiếm diện tích rộng lớn ở biển nước ta, nhất là những khu vực chịu

ảnh hưởng trực tiếp của các hệ thống sông lớn. Đáy được thành tạo bởi phù sa cùng với

vỏ, xác sinh vật được dòng sông mang ra từ lục địa nên giàu chất hữu cơ, thích hợp cho

lối sống vùi, cố định hay di động chậm trên mặt đáy. Đại diện cho dạng đáy này là các

loại giáp xác (Scylla serrata, Macrophthalmus latreillei, Xenophthalmus obscurus…)

Thân mềm (Mitra melongtra,…) giun Nhiều tơ (Diopatra variabilis, Glycora

capitata…), Da gai (peronella lesueuri, astropecten polycanthus, amphioplus

depressus…) động vật hình rêu thuộc giống Retiflustra v.v… quần xã này khá đông loài,

chủ yếu là những loài ăn cặn vẩn hữu cơ, bắt mồi theo kiểu lọc sinh vật lượng động vật

đáy tương đối thấp, song sinh vật lượng làm thức ăn không chênh lệch mấy so với sinh

52

vật lượng chung. Ở những nơi nào động vật Da gai chiếm ưu thế thì sinh vật lượng làm

thức ăn giảm đi nhiều.

- Quần xã ưa sống với thực vật: Quần xã này đặc trưng cho những nhóm động vật

đáy sống trong các bụi rong tảo, trong các rừng ngập mặn thuộc đới ven bờ. Các nhóm

loài ở đây rất đa dạng, gồm những đại diện ăn mùn bã hữu cơ, có kiểu sống bám hay

khoét sâu vào cây chủ hoặc sống tự do trên mặt đáy, hoặc sống trong các hang, mà dưới

đáy, gốc, rễ cây… Những nghiên cứu gần đây (Phạm Đình Trọng, 1996) chỉ ra rằng,

rừng ngập mặn thuộc bờ phía tây vịnh Bắc bộ có tới 379 loài động vật đáy, trong đó

giun Nhiều tơ 103 loài, giáp xác 102 loài, Thân mềm 169 loài, Sâu đất (Sipunculida) 3

loài và Tay cuộn (Brachiopoda) 2 loài. Nơi nào rừng ngập mặn còn giầu, động vật đáy

càng đa dạng, trong đó ưu thế là các loài thuộc lớp phụ Errantia (lớp Polychaeta), bộ

phụ Cua và lớp Chân bụng, nơi nào rừng bị suy thoái, động vật đáy cũng nghèo nàn cả

về số lượng loài và lượng cá thể. Ngoài những cư dân thường trú, trong các hệ thực vật

lớn như trên còn là nơi kiếm ăn, sinh sản, trú ngụ tạm thời của nhiều “khách” vãng lai,

nhất là các loài tự bơi (Necton) và các dạng ấu trùng của chúng.

Như vậy, ta có thể nhận thấy rằng, khu hệ động vật đáy thềm lục địa phía Tây

Biển Đông khá đa dạng về thành phần loài. Số lượng loài nhìn chung, tăng lên theo

hướng từ bắc tới nam. Ở vịnh Bắc Bộ, khu vực bờ phía tây nghèo hơn so với vùng biển

phía nam và đông nam đảo Hải Nam do về mùa đông, nhiệt độ giảm xuống thấp và chịu

ảnh hưởng của dòng nước lạnh từ phía bắc chảy xuống. Biển Trung bộ nhờ sự đa dạng

về cảnh sống nên thành phần loài động vật đáy phong phú nhất, còn biển phía đông và

tây Nam bộ, mặc dầu ở vĩ độ thấp hơn nhưng điều kiện sống trở nên đơn điệu hơn, động

vật đáy do đó, cũng giảm đi tính đa dạng của mình.

Sự phát triển về số lượng và sinh vật lượng của động vật đáy ngoài sự phụ thuộc

vào thức ăn và các yếu tố môi trường còn được quyết định bởi cấu trúc về loài của các

quần xã. Thường ở những nơi sống chủ yếu giun Nhiều tơ và giáp xác, mật độ động vật

đáy lớn hơn nhưng sinh vật lượng lại thấp hơn so với những nơi tập trung chủ yếu là

Thân mềm và Da gai, hơn nữa, sinh vật lượng động vật đáy chung gần với sinh vật

lượng làm thức ăn. Những nghiên cứu chỉ ra rằng, sinh vật lượng của động vật đáy ở

vùng biển Ninh Thuận – Minh Hải (8,5g/m2) nghèo hơn so với vùng biển phía nam và

đông nam đảo Hải Nam do về mùa đông, nhiệt độ giảm xuống thấp và chịu ảnh hưởng

của dòng nước lạnh từ phía bắc chảy xuống. Biển Trung bộ nhờ sự đa dạng về cảnh

53

sống nên thành phần loài động vật đáy phong phú nhất, còn biển phía đông và tây Nam

bộ, mặc dầu ở vĩ độ thấp hơn nhưng điều kiện sống trở nên đơn điệu hơn, động vật đáy

do đó, cũng giảm đi tính đa dạng của mình.

Sự phát triển về số lượng và sinh vật lượng của động vật đáy ngoài sự phụ thuộc

vào thức ăn và các yếu tố môi trường còn được quyết định bởi cấu trúc về loài của các

quần xã. Thường ở những nơi sống chủ yếu giun Nhiều tơ và giáp xác, mật độ động vật

đáy lớn hơn nhưng chủ yếu là thân mềm và da gai, hơn nữa sinh vật lượng động vật đáy

chung gần với sinh vật lượng làm thức ăn. Những nghiên cứu chỉ ra rằng, sinh vật lượng

của động vật đáy ở vùng biển Ninh Thuận – Minh Hải (8,5g/m2) nghèo hơn so với vịnh

Bắc bộ (11,03g/m2) nhưng mật độ lại cao hơn gần 4 lần (401 so với 103 cá thể/m2), do ở

đây các loài giun Nhiều tơ và giáp xác chiếm ưu thế, chúng là những loài có giá trị làm

thức ăn cho những động vật sống đáy khác. (Nguyễn Văn Chung, 1994).

Nhìn chung, số lượng và sinh vật lượng động vật đáy thềm lục địa Biển Đông

nghèo hơn nhiều so với các vùng nước ôn đới và cận cực, dao động từ 103 đến 401 cá

thể/m2 và từ 8,5 đến 20,7 g/m2. Tuy nhiên theo sơ đồ phân bố động vật đáy trong các

biển và đại dương, thềm lục địa Biển Đông được xếp ngang hàng với vùng ven biển bờ

tây Ấn Độ, vịnh Bengan, Hoàng Hải, vùng nước ôn đới bờ đông nam Mỹ La tinh, những

nơi mà sinh vật lượng dao động từ 10 đến 100g/m2.

Động vật đáy phần lớn có giá trị làm thức ăn đối với cá đáy, song trong chúng có

nhiều loài là những đối tượng cạnh tranh với cá về nơi ở và thức ăn, gây hiện tượng

căng thẳng trong mối quan hệ sinh học trong vực nước.

Nhiều loài Da gai (sao biển, nhím biển, hải sâm v.v..). Chân đầu (mực, bạch

tuộc…) đã sử dụng nhiều loài động vật làm thức ăn của cá (giáp xác, giun Nhiều tơ,

Thân mềm v.v…). Theo số liệu nghiên cứu của S.Thorson (1956) ở vùng biển Đan

Mạch, trong tất cả các động vật không ở vùng biển Đan Mạch, trong tất cả các động vật

không xương sống sống đáy làm thức ăn cho cá thì chỉ khoảng 2-5% được cá sử dụng

phần còn lại bị tiêu diệt bởi các loài động vật không xương sống khác mà trước hết là

sao biển và hải sâm. Chúng có mật độ lớn, từ 15 sao biển đến 400-500 hải sâm trên một

mét vuông diện tích đáy và trở thành đối thủ nguy hiểm của các đàn cá đáy. Hàng ngày

chúng chiếm đoạt một lượng thức ăn lớn gấp 4 lần lượng thức ăn của cá trong vùng.

54

Nhiều Da gai còn bắt cả cá làm thức ăn. Chẳng hạn, sao biển Asteras rubens chủ

động tấn công cá, có khi cả những cá có kích thước lớn, chẳng kém gì nó. Ở nhiều nơi

người ta còn bắt gặp hai, ba sao biển cùng một lúc xông vào bắt một con cá. Những loài

cá làm thức ăn cho sao biển thường là cá ngựa, cá vẹt, bánh đường v.v… Nhím biển sử

dụng các loài cá khác như cá lon, cá bống, cá làng chài… làm thức ăn cho mình. Như

vậy, rõ ràng, nhiều loài động vật đáy dữ, cỡ lớn chẳng những không có giá trị khai thác

mà lại là tác nhân làm suy giảm một cách trực tiếp nguồn lợi cá cũng như những đối

tượng thủy sản có giá trị kinh tế khác.

Tuy nhiên, sự tồn tại và phát triển của chúng đừng nghĩ là vô ích mà thực sự

chúng tham gia vào hệ sinh thái biển như một thành viên cần thiết và quan trọng, tạo

nên sự cân bằng ổn định cho cả hệ thống trong quá trình phát triển và tiến hóa.

Bên cạnh ý nghĩa to lớn của động vật đáy đối với năng suất thứ cấp và vai trò lớn

của chúng trong biển và đại dương, nhiều động vật không xương sống đáy được con

người khai thác từ lâu làm thức ăn, làm thuốc hoặc sử dụng trong mỹ nghệ, trang trí…

Nhiều loài trở thành những đặc sản…

Người ta tính rằng, sản lượng động vật đáy (trừ cá) khai thác được thuộc các

nước chung quanh Biển Đông chiếm trên 10% tổng sản lượng hải sản. Do chúng có giá

trị xuất khẩu cao, một số nước thu nhập gấp 3 lần lớn hơn ngoại tệ xuất khẩu cá. Theo

thống kê của Tổ chức lương thực và thực phẩm của Liên hiệp quốc (FAO), sản lượng

đánh bắt Thân mềm và giáp xác của Malaixia, Philippin, Thái Lan, Hồng Kông, Đài

Loan, Campuchia và Việt Nam trong những năm cuối của thập kỷ 60 mỗi năm tăng từ

323,3 đến 438,0 nghìn tấn. Ở nước ta trong những năm gần đây sản lượng động vật đáy

khai thác được hàng năm đạt con số trên dưới vài chục vạn tấn, chủ yếu là giáp xác

(tôm, cua), Chân đầu (mực, bạch tuộc…) và Hai vỏ (hầu, sò, điệp…).

Giáp xác bậc cao là tôm, cua… có tầm quan trọng nhất (Hình 2.4) trong đó tôm

đã phát hiện được 101 loài, thuộc 34 giống của 11 họ. Riêng họ tôm He (Penaeidae) có

tới 75 loài thuộc 16 giống mà đại diện là tôm sú, tôm vàng, tôm ấn, tôm nhật, tôm rảo,

tôm lớt, tôm nương, tôm gân, tôm sắt,… Họ tôm hùm (Palinuridae) đã gặp 7 loài (Hồ

Thu Cúc, 1991, …) như hùm sao (Panulirus ornatus), hùm ma (P.penicillatus), hùm đỏ

(P.longipes), hùm lông (P.stimpsoni) và hùm đá (P.polyphagus). Cùng với những đại

diện trên là các tôm Vổ (Scyllarides), tôm Trứng (Pandalidae), tôm Càng (Palaeonidae)

và Moi (Sergestidae). Tôm hùm phân bố chủ yếu trong các ghềnh đá, rạn san hô, nhiều

55

hang hốc,… thuộc vùng biển Đông Bắc (Hạ Long, Bái Tử Long), ven biển miền Trung,

nhất là vùng bờ Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và xung

quanh các hải đảo (Côn Đảo, Phú Quốc v.v…). Một vài loài trong chúng có kích thước

khá lớn như hùm xanh, hùm lông, nặng đến sáu cân và có hình dáng oai vệ như những

con rồng.

Hình 2.4: Một số đại diện của

Giáp xác bậc cao

1. Tôm bạc 2. Tôm hùm

3. Tôm râu 4. Tôm vổ

5. Ghẹ

Tôm phân bố rất rộng theo độ sâu của thềm lục địa, từ vùng nông sát bờ đến độ

sâu gần 300-400m, tuy nhiên, phần lớn chúng tập trung ở sải nước từ 50m trở vào bờ.

Nhóm loài ưa nước nông, chủ yếu thuộc các giống tôm He (Penaeus và Metapenaeus),

một số loài thuộc giống tôm Hùm (Panulirus) và giống tôm Vổ (Thenus). Nhóm loài ưa

nước sâu thường xuống tới 140-380m, nhưng tập trung ở độ sâu 150-250m mà đại diện

của chúng thuộc giống Scyllarus, Ibacus và Thenus, trong đó tôm vổ biển sâu (Ibacus

ciliatus) đóng vai trò quan trọng trong khai thác. Do sự phân bố như thế, ở biển nước ta

hình thành 2 khu vực khai thác tôm lớn: khu vực biển nông và biển sâu. Khu vực biển

nông phân bố sát bờ, ở độ sâu dưới 50m nước với các bãi tôm lớn như Cát Bà- Bà Lạt

nằm trước cửa hệ thống sông Hồng; các bãi tôm phía đông và tây bờ biển Nam bộ với

sản lượng chung cho phép khai thác từ 19.000 đến 24.000 tấn, trong đó ở vịnh Bắc bộ

chỉ chiếm trên dưới 8%, ở biển Trung bộ 8,5-12,5% còn chủ yếu tập trung ở biển Nam

bộ, trên dưới 80%. Khu vực sâu phân bố xa bờ, ở sải nước từ 50 đến 350m dọc bờ biển

miền Trung, nhất là nam Trung bộ và vùng khơi biển đông Nam bộ, đặc biệt là khu vực

đông bắc, đông nam, tây nam cù lao Thu, với sản lượng khai thác được đánh giá vào

56

khoảng 35.000 - 46.000 tấn, tuy nhiên mức độ khai thác còn rất thấp (Bùi Đình Chung

và nnk, 1995).

Tôm đang là mặt hàng xuất khẩu có giá trị trên thị trường quốc tế. Chẳng thế,

trên thế giới, năm 1970 sản lượng tôm khai thác ở mức 1 triệu tấn, nhưng đến năm 1988

con số đó tăng lên 2 lần. Ngoài tôm khai thác, nghề nuôi tôm nước lợ ngày một phát

triển. Sản lượng tôm nuôi thường đạt 5-7% sản lượng tôm đánh bắt. Những nơi sản xuất

tôm chính trên thế giới tập trung trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương (chiếm 63%

tổng sản lượng), sau là Mỹ La tinh (22%), bắc Đại Tây Dương (9%), số còn lại thuộc

Tây Phi, đông bắc Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Các “cường quốc” sản xuất tôm

với sản lượng từ 40.000 đến 285.000 tấn/năm theo thứ tự từ cao đến thấp là Trung

Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Hoa Kỳ, Indonexia, Na Uy, Philippin, Mehico, Malaixia,

Braxil, Nhật Bản, Việt Nam, Aixlen và Hàn Quốc.

Tôm có tập tính sống đàn nơi đáy cát bùn, bùn cát… giầu chất hữu cơ, ăn tạp,

nhất là mùn bã cùng với một số loài tảo và giun. Trong chu kỳ sống của mình, nhiều loài

có giai đoạn đầu sống bắt buộc trong vùng nước lợ, nhất là ở các cửa sông, kênh rạch,

đầm phá ven biển. Khi thành thục, chúng lại kéo đàn ra nơi nước sâu, độ muối cao, tiến

hành giao vĩ và đẻ trứng. Sau khi sinh sản, tôm bố mẹ thường chết. Trứng được thụ tinh,

phát triển và nở ra ấu trùng. Trứng và ấu trùng theo dòng triều vào bờ và xâm nhập vào

các cửa sông, đầm phá. Ở đáy chúng nhanh chóng biến đổi hình dạng của mình qua

hàng loạt lần lột xác để trở thành tôm con rồi lớn lên thành tôm trưởng thành. Sự biến

đổi hình dạng từ ấu trùng đếm tôm con (gọi là quá trình biến thái) phải trải qua 6-8 tuần

lễ. Tôm con sinh sống trong các cửa sông, đầm phá hay các đầm nuôi… kéo dài từ 3 đến

6 tháng sẽ trở thành thương phẩm (Hình 2.5).

Nuôi tôm trong đầm hay trong bể xây có lịch sử lâu đời, nhất là ở các nước thuộc

địa Đông Nam Á. Song, nghề nuôi tôm hiện đại ra đời không lâu, mới bắt đầu từ những

năm 30 của thế kỷ này. Khi những nhà khoa học Nhật Bản sản xuất được tôm giống

Kuruma, tức là tôm he Nhật (Panaeus Japonicus). Sau những năm của thập kỷ 70 và 80

cùng với việc vớt tôm giống loài tự nhiên và sản xuất tôm giống bằng con đường giục

đẻ nhân tạo, nghề nuôi tôm bước vào trạng thái bùng nổ, tạo nên lượng tôm nuôi khá

lớn, nhất là ở vùng Đông Nam Á, với sản lượng 556.500 tấn trên diện tích nuôi khoảng

820.000 ha vào năm 1991.

57

Nghệ nuôi tôm ở nước ta trong vài thập kỷ qua trở thành phong trào quần chúng

và đóng góp một sản lượng tôm xuất khẩu đáng kể. Trên những bãi bồi cửa sông hay

trong các đầm phá và rừng ngập mặn, các đầm nuôi nước lợ được khoanh lại với diện

tích rất thay đổi, từ 5-20 ha đến 30-40 ha hay lớn hơn bằng các đê bao với hệ thống

cống lấy nước và thoát nước… Những ngày cuối năm việc chuẩn bị ao đầm được hoàn

tất. Sau đó, theo thủy triều, người ta mở cống lấy nước. Nước vào đầm mang theo ấu

trùng, tôm con và cả nguồn thức ăn tự nhiên. Công việc mở cống, đóng cống, cứ lặp đi

lặp lại trong năm bảy con nước. Tôm trong đầm lớn dần, sau 3-4 tháng chờ con nước

ròng, cống mở, tôm theo nước đi vào các “đụt” lưới và được vớt lên, xếp lại, ướp đông

nguyên con hay bóc vỏ và đóng gói để xuất sang thị trường các nước.

Hình 2.5: Vòng đời tôm biển và những nơi sinh sống

Nghề nuôi tôm như thế được gọi là nuôi quảng canh, hoàn toàn dựa vào nguồn

giống và thức ăn tự nhiên, năng suất rất thấp, thường đạt 50-250kg/ha, tuy nhiên, trên

những diện tích nhỏ dăm ba ha, được coi sóc chu đáo năng suất có thể đạt 300-

500kg/ha. Hiện nay, nuôi tôm hướng theo phương thức quảng canh cải tiến, nghĩa là

ngoài nguồn giống và thức ăn tự nhiên ngư dân còn tăng mật độ nuôi và bổ sung thức ăn

chế biến. Nhờ đó có những đầm đạt năng suất khá cao, đến 500-600kg/ha. Nuôi quảng

canh thường cần nhiều diện tích, do vậy, ngư dân phải triệt hạ rừng ngập mặn để mở

rộng diện tích các “vuông tôm”. Đây lại là một hậu họa sinh thái to lớn đối với các hệ

58

sinh thái ven biển. Mất rừng không chỉ mất đê kè chắn sóng, giảm đa dạng sinh học mà

còn thu hẹp nơi ở của tôm, cá nước lợ, giảm lượng thức ăn mùn bã của các loài sinh vật

ven biển cửa sông, trong đó cả tôm cá nước lợ mà từ trước tới nay ta vẫn sống dựa vào.

Hiện tại, với gần 130 000 ha diện tích đưa vào nuôi thả, nuôi quảng canh cải tiến cũng

chỉ có khoảng 20 000 ha, chiếm hơn 15% tổng số, còn nuôi với hình thức cao hơn, tức là

nuôi bán thâm canh, dường như không đáng kể, diện tích mới có khoảng 1000 ha trong

toàn vùng. Chuyển dần từ nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến sang bán thâm canh là

con đường đúng đắn và bức bách để sớm ngăn chặn việc thu hẹp rừng ngập mặn, các bãi

bồi còn non…, giảm bớt căng thẳng trong mối quan hệ sử dụng tài nguyên ven biển giữa

các nghành nông – lâm – ngư nghiệp, đồng thời nâng cao được năng suất nuôi thả. Tuy

nhiên, nuôi bán thâm canh hoặc nuôi thâm canh đòi hỏi phải đầu tư lao động, tài chính,

khoa học kỹ thuật với những chính sách thích hợp, tạo cho ngư dân những hiểu biết cần

thiết và những điều kiện thuận lợi để họ tự giác chuyển hướng.

Bên cạnh tôm he, tôm hùm cũng đang được khai thác khá mạnh. Chỉ riêng 8 tỉnh

miền Trung, từ Quảng Bình đến Ninh Thuận, trong năm 1989 đã thu mua gần 300 tấn

tôm hùm cho xuất khẩu (Hồ Thu Cúc, 1991). Sản lượng này không ổn định và có chiều

hướng suy giảm. Kích thước tôm khai thác nhỏ dần. Chính vì vậy, ngư dân còn khai

thác tôm con, nuôi giữ trong các lồng lưới ở biển cho đến kích thước thương phẩm để

bán. Mối nguy hại cho các loài tôm hùm chính là sự đánh bắt quá mức, nơi sống bị hủy

hoại do khai thác san hô và đánh cá bằng chất nổ trong các rạn đá.

Cua biển ở nước ta có nhiều loại nhưng giá trị lớn nhất phải kể đến là cua bể

(Scylla serrata), ghẹ (Nep-tunus pelagicus) và một vài loài khác. Cua bể phân bố khắp

vùng ven biển, không tập trung thành các bãi lớn, tuy nhiên, ở những nơi đáy bùn, giầu

chất hữu cơ thuộc cửa sông và rừng ngập mặn cua phong phú hơn. Cua được khai thác

bằng các nghề thủ công (cào cua) hoặc lẫn trong các mẻ lưới đáy, do vậy, sản lượng

không cao. Gần một chục năm lại đây, nhu cầu cua xuất khẩu trong vùng tăng đã kích

thích nghề khai thác cua ngoài tự nhiên và phong trào nuôi cua trong đầm ở các tỉnh ven

biển. Nuôi cua gặp trở ngại lớn nhất là con giống. Người ta phải khai thác cua con để

bán cho những người nuôi cua nước lợ. giục đẻ nhân tạo và ương nuôi ấu trùng cua cho

đến cua giống đang là những khó khăn chưa vượt qua được.

Ngoài cua, ghẹ … nhân dân ven biển còn đánh bắt nhiều loài khác phục vụ cho

bữa ăn hàng ngày như cáy bùn, cáy xanh, còng; rạm, cùm cụp v.v…

59

Nhóm động vật Thân mềm được khai thác gồm nhiều loài thuộc Chân bụng

(Gastropoda), Hai vỏ (Bivalvia) và Chân đầu (Cephalopoda). Những loài chân bụng Hai

vỏ ngoài giá trị thực phẩm còn được sử dụng làm đồ mỹ nghệ (lấy ngọc, lấy xà cừ…),

chế biến dược liệu (bào ngư) hoặc làm vật trang trí.

Trong số 334 loài Chân bụng đã phát hiện được (Hình 2.6), bào ngư với 3 loài

được xem là những đối tượng kinh tế quan trọng. Ở vịnh Bắc Bộ loài Haliotis

diversicolor là loài thường gặp nhất, phân bố ở Cô Tô, Ba Mùn, Thượng Mai, Hạ Mai,

đảo Bạch Long Vĩ, ven biển Hà Tĩnh, hòn La (Quảng Bình), Cồn Cỏ (Quảng Trị), bắc

đèo Hải Vân (Thừa Thiên – Huế). Dọc biển miền Trung và Nam bộ còn gặp hai loài

khác là H.ovina và H.asinina nhưng loài đầu phổ biến hơn. Chúng phân bố từ Quảng

Nam – Đà Nẵng đến Ninh Thuận và ven các đảo như đông bắc Phú Quốc, quần đảo An

Thới, Thổ Chu, Côn Đảo. Vùng biển Khánh Hòa là nơi có sản lượng cao. Bào ngư

thường phân bố ở vùng dưới triều đến độ sâu 10-20m tùy loài nhưng ưa đáy đá, nước

trong, độ muối cao và nhiều sóng gió. Do khai thác quá mức sản lượng bào ngư giảm đi

nhanh chóng. Bạch Long Vĩ được coi như quê hương của loài đặc sản này nay cũng

không còn trữ lượng để khai thác.

Hình 2.6: Một số đại diện

của lớp Chân bụng

1. Bào ngư (Haliotis diverdicolor)

2. Ốc Bù giác (Cymbium melo)

3. Ốc nón (Conus flavidus)

4. 4. Ốc bàn tay (Lambis lambis)

5. Ốc gai (Murex antilarum)

60

Trên thềm lục địa phía tây Biển Đông như khu vực đông nam đảo Hải Nam, các

vùng biển miền Trung và Nam bộ còn gặp rất nhiều loài Chân bụng có kích thước lớn

như ốc Xà cừ (Trochidae) với 13 loài, ốc Tù và (Turbinidae) 4 loài, ốc Hương

(Neritidae) 11 loài, ốc Nón (Conidae) 12 loài, ốc Làn (Cypraeidae) 6 loài, ốc Xương

(Muricidae) 28 loài v.v.. Trong chúng nhiều loài có giá trị kinh tế cao như ốc xà cừ

(Turbo marmorata), ốc đụn (Trochus niloticus), ốc bù giác (Melo melo), ốc hương

(Babylonia areolata) v.v…

Thân mềm Hai vỏ trong vùng biển nước ta đã xác định được 356 loài thuộc 39 họ

(Hình 2.7). Chúng phân bố khá rộng, từ vùng triều đến dưới triều hay đáy biển sâu, tại

nơi đáy bùn, đáy cát, rạn đá hay rạn san hô. Một số loài phân bố rải rác, còn một số

khác thành các bãi tập trung. Nhiều loài cho năng suất khai thác cao, có tầm quan trọng

về kinh tế. Nhiều loài được coi là đối tượng nuôi thả trong các vùng ven biển từ hàng

trăm năm trước đây.

Hình 2.7: Một vài đại diện

của lớp Hai vỏ

1. Trai ngọc (Pincradamartensii)

2. Vẹm xanh (Mytilus ‘Chloromya’

smaragdinus)

3. Sò huyết (Arca ‘anadana’ grannosa)

4. Sò quéo (Arca ‘Anadana’ antipa)

5. Ngao dầu (Meretrix meretrix)

6. Hầu cửa sông (Otrea rivularis)

Vẹm xanh (Mytilus smaragdinus) là một trong những loài thân mềm Hai vỏ có

giá trị thực phẩm cao. Vẹm sống bám vào các tảng đá, vách đá của vùng triều hay dưới

triều dọc bờ biển. Nhiều nơi có mật độ khá dày, tới 1000 con/m2. Con lớn nhất chiều

dài đạt đến 30cm và trọng lượng 500g. Sản lượng vẹm cũng đang suy giảm do đánh bắt

61

quá mức. Ở một vài địa phương như đầm Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế) chẳng hạn, trước

đây nguồn lợi vẹm xanh rất giàu có nhưng nay không còn nữa.

Sò (Arca) có tới 14 loài, trong đó vài ba loài là những đặc sản không mấy ai là

không biết đến như sò huyết (Arca Anadana granosa), sò lông (A.Anadana subcranata),

sò quéo (A.Anadana antiquata). Thịt sò rất ngon và bổ vì ngoài lượng đạm cao, nhiều

chất khoáng còn chứa hàng loạt các axit amin quant rọng, trong đó có cả những axit

amin không thay thế như lysin, arginin, methionin, leucin… Những vùng có sò huyets

nổi tiếng như Hà Cối, Tiên Yên (Quảng Ninh), Minh Hải, Kiên Giang v.v… Bình Thuận

là nơi có trữ lượng sò quéo rất cao, khoảng 69 000 đến 90 000 tấn và cho sản lượng khai

thác 32000 – 42000 tấn mỗi năm. Sản lượng khai thác sò huyết của cả nước ước tính

khoảng 18 000 – 20 000 tấn (Nguyễn Hữu Phụng và nnk, 1995).

Ngao (Meretrix) gồm 2 loài: ngao dầu (M.lusoria) và ngao vân (M.meretrix).

Ngao vân khá phổ biến. Ngao sống trong đáy bùn triều ở độ sâu thấp, từ 0 đến một vài

mét. Chúng phân bố dọc bờ biển nước ta, từ Quảng Ninh đến Hà Tiên nhưng tập trung

cao ở bãi triều thuộc các hệ thống sông lớn như sông Hồng, sông Cửu Long, với diện

tích tới hàng chục ngàn hecta. Ngoài việc dùng làm thức ăn trực tiếp, nhiều địa phương

đã khai thác ngao để xuất khẩu như một số huyện Xuân Thủy (Nam Hà), Kim Sơn

(Ninh Bình), Thạnh Phú (Bến Tre)…

Hầu (Ostrea) đã phát hiện được 11 loài, trong đó hầu sông (O.rivularis) có giá trị

hơn cả. Hầu sinh sống gần các cửa sông, độ muối thấp và biến đổi, giầu thức ăn nhưng

độ đục không cao. Hầu phân bố từ Quảng Ninh đến Quảng Bình nhưng chủ yếu tập

trung ở Quảng Ninh (cửa sông Ka Long, Đầm Hà, Tiên Yên, Ba Chẽ) và Hải Phòng

(cửa Bạch Đằng, cửa Cấm). Sản lượng chung đạt đến 10.000-12.000 tấn năm. Hầu,

ngoài việc khai thác tự nhiên, còn được nuôi thả, cho năng suất cao. Những nước nuôi

hầu nổi tiếng là Trung Quốc, Nhật, Pháp…

Trai ngọc gồm một số loài như trai ngọc thường (Pinctada martensi), trai ngọc

môi vàng (P.maxima), trai ngọc nữ (Pteria penguin). Chúng sống thành cụm 5-7 con

hoặc vài chục con, thường ở nơi đáy đá, đá san hô lẫn các vỏ sò hay nơi đáy cát, cát bùn

với vỏ Thân mềm khác. Tùy mỗi loài mà vùng phân bố của chúng theo độ sâu rất khác

nhau. Trai ngọc thường sống ở độ sâu tới 15m với độ muối cao trên 32�, nhưng nhiều

ở sải nước 3-5m, độ muối cao trên 32�, ít sóng gió như vùng biển Cô Tô, Vĩnh Thực

(Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), ven biển Thừa – Thiên, đông nam Phú Quốc, đảo

62

Nam Du, Thổ Chu… Trai ngọc môi vàng phân bố sâu hơn, ở sải nước 10-20m tại các

khu vực từ Quảng Nam- Đà Nẵng đến Vũng Tàu, phía đông và tây nam Phú Quốc. Trai

ngọc nữ sống ở độ sâu nhỏ hơn 20m, có mặt ở Biện Sơn, hòn Mê (Thanh Hóa) và dọc

bờ biển từ Quảng Nam – Đà Nẵng đến Bình Thuận.

Trai ngọc có cỡ thay đổi từ 9-10cm (trai ngọc thường) đến 25cm (ngọc nữ và trai

ngọc môi vàng). Giá trị lớn nhất của những loài này là cho ngọc trai và sau này, được

nuôi để cấy ngọc nhân tạo. Do vậy, trai ngọc bị khai thác rất mạnh. Bãi trai ngọc Cô Tô

có tới hàng triệu cơn nay đã bị hủy hoại, hầu như không còn.

Điệp (Chlamys nobilis ) là loài được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Ở vùng

tây Thái Bình Dương trong thập kỷ 80 sản lượng điệp khai thác trung bình hàng năm

khoảng trên 3 500 tấn, chủ yếu là Australia, Philippin, và Indonexia. Ở nước ta, điệp

phân bố chủ yếu ở biển Bình Thuận, từ mũi Cà Ná đến Phan Thiết, tại độ sâu 10-20m,

độ muối cao, đáy là cát thô hoặc cát lẫn vỏ sò hoặc san hô. Trữ lượng điệp vào khoảng

44.000 tấn, sản lượng khai thác năm 1986 là 15000 – 20000 tấn song rất biến động, có

năm chỉ đạt 100 tấn (Nguyễn Hữu Phụng, 1995).

Cùng với các đối tượng nêu trên, nhiều loài khác như phi (Sanguinolaria diphos),

ngán (Cyclina sinensis), tu hài (Lutralia philippinarum), dòm nâu (Modiolus

philipinus), điệp nguyệt (Amussium pleuronects), don (Glauconmya chinensis), dắt

(Aloidis laevis ) v.v… là những đối tượng được ưa chuộng và đang bị khai thác không

kém mãnh liệt để làm thực phẩm, nhất là trong điều kiện dân số thuộc các tỉnh ven biển

ngày một tăng, lực lượng lao động ngày một dư thừa.

Lớp Chân đầu (Cephalopoda) gồm mực và bạch tuộc cũng là những mặt hàng

xuất khẩu quan trọng (Hình 2.8). Trong vùng biển nước ta đã xác định được 37 loài mực

thuộc 4 họ (mực Ống, mực Nang, mực Xim, mực Ôma) và 6 loài bạch tuộc (Nguyễn

Xuân Dục, 1994). Trừ mực ống sông nổi, bạch tuộc và mực nang sống chủ yếu ở đáy.

Chúng thường phân bố ở những độ sâu từ 20 đến 350m, nhưng phần lớn ở sải nước 50-

150m. Những loài chính thường gặp và được khai thác nhiều là mực thẻ (Logigo

formosana), mực ống (L.edulis), mực mai (Sepia latimanus), mực ống ngắn

(Sepioteuthis lessoniana), mực nang tấm (Sepia lycidas), mực nang vân hổ (Sepia

tigris)… Mực phân bố rất rộng, song những vùng tập trung mực cũng là địa bàn khai

thác nổi tiếng như biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh – Nghệ - Tĩnh, Quảng Bình –

Thừa Thiên, Quảng Nam – Đà Nẵng, đặc biệt là các tỉnh nam Trung bộ (Phú Yên,

63

Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận), biển đông Nam Bộ, Côn Đảo, Phú Quốc. Mùa

vụ khai thác mực thay đổi từng vùng và phụ thuộc vào từng đối tượng. Đối với mực

nang, hàng năm từ tháng I đến tháng V chúng thường di chuyển từ khơi vào bờ, tạo nên

sản lượng cao trong vùng nước nông. Ở các tỉnh nam Trung bộ, trong vụ Nam mực ống

nhiều vào các tháng VIII. IX. Những nơi khai thác chính là khu vực biển từ Cà Ná trở ra

phía đông bắc cù lao Thu và từ ven bờ Phan Thiết xuống phía nam.

Hình 2.8: Một vài đại diện

của lớp Chân đầu

1. Mực ống

2. Mực nang

3. Bạch tuộc

Trong vụ Bắc, mực ống tập trung vào đầu tháng XII và tháng I, còn mực nang

cho sản lượng cao từ tháng XII đến tháng IV. Nơi khai thác quan trọng trong thời gian

này là khu vực quanh cù lao Thu, Đông Hải, (Phan Rang), Hòa Thắng (Bắc Bình), mũi

Né (Phan Thiết), La Gi (Hàm Tân). Ở vịnh Bắc bộ mùa vụ khai thác mực ống từ tháng

V đến tháng X, đỉnh cao là tháng VII-X, còn mực nang từ tháng XII, đến tháng II.

Trữ lượng mực trong toàn vùng biển nước ta dao động từ 64000 đến 67000 tấn

với khả năng khai thác cho phép từ 25.650 đến 26.760 tấn, trong đó ở vịnh Bắc Bộ

2,9%, biển bắc Trung Bộ 20,0% còn ở biển nam Trung bộ và Nam bộ 77,1% (Bùi Đình

Chung và nnk, 1995). Thực tế, trong những năm đầu thập kỷ 90, sản lượng mực đánh

bắt hàng năm còn ở dưới mức khai thác cho phép, khoảng 15.000 – 16.000 tấn.

Động vật Da gai (Echinodermata) khá đa dạng về giống loài, nhiều loại trong

chúng có giá trị kinh tế cao như đồn đột cát (Holothuria scabra), đồn đột (H.nobilis),

đồn đột lựu (Thelemota ananas), đồn đột mít (Actinopyga echinites) đồn đột dứa (A.

mauritana), hải sâm đen (Holothuria atra) v.v… (Hình 2.9). Chúng là những loài có kích

64

thước khá lớn, trung bình từ 400-500g đến 700-800g, một vài loài như đồn đột dứa, đồn

đột vú nặng đến 1,0-1,5kg, đồn đột lựu 4-5kg.

Hình 2.9: Một số đại diện

của động vật Da gai

1. Sao biển (Asterias sp)

2. Sao biển tay rắn (Ophiopholis

aculeatus)

3, 4 Hải sâm (Holothuria spp)

Đồn đột hay hải sâm sống trên những nền đáy bùn, cát bùn bến đáy cát hoặc trên

các rạn đá san hô đã chết, tại những độ sâu vài ba mét đến 15-20m trong các vũng vịnh,

quanh các hải đảo. Do vậy, ở vùng biển Quảng Ninh, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh

Thuận, Bình Thuận, Phú Quốc, Côn Đảo, Trường Sa, Hoàng Sa… hải sâm khá đa dạng

về loài và cho sản lượng khai thác cao. Chúng là mặt hàng được ưa chuộng trên thị

trường Hồng Kông và Singapo.

Trong số động vật đáy còn nhiều loài khác hoặc chưa được điều tra hoặc chưa

được đánh giá đầy đủ, song chúng vẫn giữa vai trò xác định trong hệ sinh thái biển và

cũng có thể trở thành nguồn lợi khai thác quan trọng trong tương lai.

2.5 Cá và nguồn lợi cá

2.5.1 Những đặc trưng của nguồn lợi cá Biển Đông

Năng suất sinh học thứ cấp có tầm quan trọng bậc nhất được tạo nên trong Biển

Đông là cá.

65

Nguồn lợi cá của Biển Đông trước hết mang nhiều nét đặc trưng của một khu hệ

động vật giàu có của biển và đại dương thế giới. Riêng vùng biển thềm lục địa nước ta

đến mới được biết gần 2040 loài cá thuộc 717 giống của 198 họ và 32 bộ (Nguyễn Nhật

Thi, 1991). Con số này cao hơn so với các biển phía bắc nhưng lại kém đa dạng hơn so

với những vùng biển nhiệt đới điển hình (Philipin và Malaixia). Chúng được hình thành

liên quan với sự ra đời của các biển rìa lục địa phía đông và đông nam Châu Á (Linberg,

1972) do vậy, khu hệ còn trẻ hơn so với nhiều khu vực khác của Biển Đông. Cá biển

nước ta là một phức hợp các nhóm loài có nguồn gốc khác nhau, từ vùng nước ấm

phương bắc đến những đại diện nhiệt đới phương nam, từ những nhóm có nguồn gốc

vốn có của vùng nước phía tây Thái Bình Dương đến những loài mang sắc thái của khu

hệ động vật Ấn Độ Dương và các biển xa hơn nữa: biển Đỏ, Địa Trung Hải và Đại Tây

Dương. Dù có sự pha trộn như thế ở những năm tháng xa xưa hay một sự dị nhập, mặc

dù rất hiếm hoi, đang diễn ra trước mắt chúng ta thì khu hệ cá thuộc thềm lục địa Biển

Đông vẫn mang những đặc tính cơ bản của một khu hệ động vật biển nhiệt đới thuộc

tổng vùng địa lý động vật rộng lớn Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương.

Do đặc tính như vậy, thành phần các loài cá khai thác khá đa dạng, gồm tới hàng

chục loài, trong đó một số loài có tầm quan trọng kinh tế cũng chiếm tỷ lệ không cao,

khoảng 10-20%. Những mẻ lưới thí nghiệm đã chỉ ra rằng, các loài có sản lượng cao là

cá nục sò (13,8% sản lượng mẻ lưới), cá hố (6,0) cá chỉ vàng (4,8%), cá tráp (2,4%), cá

nhồng (2,0%) cá thu nhiệt đới (1,6%), nục thuôn (1,1%), còn các loài cá khác chỉ chiếm

tỷ lệ nhỏ hơn 1% (Bùi Đình Chung, 1994). Tỷ lệ này thay đổi theo từng vùng và theo

mùa, song phản ảnh tính chất đa dạng của động với giới thuộc vùng vĩ độ thấp mà Biển

Đông là một bộ phận của nó. Hơn nữa, các loài cá tạp và vô giá trong khai thác cũng

chiếm một tỷ lệ đáng kiể, khoảng 2-30%, thậm chí có khi lến dến 40-50% sản lượng các

mẻ lưới.

Đặc trưng thứ hai là nguồn lợi cá tiềm tàng tập trung vào các nhóm cá sống ở

tầng mặt và tầng ngần đáy. Cá sống đáy có trữ lượng thấp hơn hai nhóm cá trên. Theo

số liệu điều tra, trong vùng thềm lục địa Biển Đông từ độ sâu 500m trở lại, trữ lượng cá

nổi gần bằng với trữ lượng của cá đáy và gần đáy cộng lại. Tính chất này phản ánh rất rõ

ngay trong từng vùng nước riêng biệt như vịnh Bắc bộ, biển tây Nam bộ, đặc biệt là ở

khu vực biển miền Trung (Bảng 2.1).

66

Thứ ba, nhìn tổng thể, cá khai thác ở Biển Đông thuộc nhóm cá chính: cá thềm

lục địa và cá đại dương. Những loài cá sống chủ yếu trong vùng nước nông thềm lục địa

thường có kích thước nhỏ, tuổi thọ thấp, tuổi thành trục lần đầu đến sớm, khả năng tái

sản xuất nguồn lợi cao. Chúng là những loài ít di cư xa, chủ yếu trong vùng thềm lục

địa. Nhiều loài thích nghi với những cảnh sống đặc trưng như cá rạn san hô, cá rừng

ngập mặn, cá cửa sông… Nhiều loài tiến hành di cư biển – sông (Anadromy) để sinh

sản như cá mòi (Clupanodon thrissa), cá cháy (Macrura reevesii), cá cháo lớn (

Megalops cyprinoides), v.v… Một số loài trước đây hay cả hiện nay có khả năng xâm

nhập và mở rộng vùng phân bố của mình vào sâu trong các vực nước ngọt, tham gia vào

quá trình hình thành động vật giới nước ngọt (Vũ Trọng Tạng, 1994). Do những đặc

tính mềm dẻo sinh thái của cá thềm lục địa mà nghề cá ven bờ trong nhiều năm qua nói

chung chưa đến nỗi đem lại những biến động sâu sắc về nguồn lợi. Đương nhiên, sinh

vật dù có khả năng tự khôi phục và mềm dẻo đến mấy nhưng bị khai thác quá mức vẫn

rơi vào tình trạng suy thoái và có nguy cơ bị diệt vong. Điều này cũng đã xảy ra đối với

một số loài và đang đe dọa đến số phận của nhiều loài cá và cả động vật biển có giá trị

khác.

Bảng 2. 1: Trữ lượng và khả năng khai thác cá ở Biển Đông

Nguồn: (Bùi Đình Chung, Phạm Ngọc Đẳng và nnk, 1994).

Thứ

tự Vùng biển Loại cá

Trữ lượng Khả năng

khai thác Tỷ lệ

(%) Tấn % Tấn %

1 Vịnh Bắc bộ

(nửa phía Tây

Cá nổi

Cá đáy

390 00

48 409

83,3

16,7

156000

31 364

83,0

17,0 16,9

438 409 100,0 187 364 100,0

2 Miền Trung Cá nổi

Cá đáy

500 000

61 646

89,0

11,0

200 000

24 658

89,0

11,0 20,3

561 646 100,0 224 658 100,0

3 Đông Nam bộ Cá nổi

Cá đáy

524 000

698 307

42,9

57,1

209 600

279 323

42,9

57,1 41,1

1 222 307 100,0 488 923 100,0

4 Tây Nam bộ Cá nổi

Cá đáy

316 000

190 679

62,4

37,3

126 000

76 272

62,0

38,0 18,3

67

506 679 100,0 202 272 100,0

5 Goø Noåi Caù noåi 10 000 100,0 2 500 100,0 0,4

Toång coäng

Caù noåi

Caù ñaùy

1 740 000

1 029 041

63,0

37,0

697 100

411 617

62,8

37,2 100,0

2 769 041 100,0 1 108 717 100,0

Khác với cá thềm lục địa, những loài cá nguồn gốc đại dương với kích thước lớn

hay nhỏ thường hình thành nên những đàn đông. Chúng theo các dòng nước ấm với

nồng độ muối cao từ vùng khơi Biển Đông hay từ tây Thái Bình Dương xâm nhấp âu

vào gần bờ để sinh sản và kiếm ăn trong những thời gian nhất định trong năm như cá

thu, ngừ, cá kiếm, cá chim, cá chuồn, cá nhồng, cá thu nhiệt đới v.v... Tại những vùng

biển sâu cá có nguồn gốc đại dương là cơ cấu chính của nguồn lợi các tầng nước mặt và

tầng nước giữa. Về cơ bản, khu vực nước sâu với các nhóm cá đại dương có thể được

coi là một ngư trường rất phong phú nhưng khả năng đánh bắt còn rất hạn chế, kể cả ở

những nước có nghề cá tương đối phát triển thuộc khu vực Biển Đông.

Đặc điểm cuối cùng là thềm lục địa Biển Đông rộng lớn, nơi tập trung chính của

nguồn lợi cá và các hải sản khác. Song, bao bọc xung quanh nó chủ yếu là những nước

đang phát triển với tổng dân số khoảng trên 400 triệu người (trừ Trung Quốc). Do vậy,

khai thác hải sản trong các khu vực Biển Đông diễn ra rất mãnh liệt, nhất là hiện nay,

khi sức ép dân số ngày một gia tăng, việc huy động mọi tiềm năng thiên nhiên cho sự

phát triển của nền kinh tế ngày một lớn. Nghề cá của các nước sống trong vùng hoạt

động chủ yếu ở những sải nước nông (0-500m), nhất là các xoang nước gần bờ với độ

sâu nhỏ hơn 100m như eo biển Đài Loan, phía bờ nam Trung Quốc, vịnh Bắc bộ, vùng

biển Trung bộ, biển Nam bộ và vịnh Thái Lan. Những tài liệu khảo sát đều khẳng định

rằng, cá đáy tập trung cao ở những khu vực đặc trưng của mỗi mùa là sự phát triển thay

thế nhau của các nhóm loài thực vật và động vật nổi trong vùng. Do vậy, tính chất của

khu hệ cá cũng như tập tính của mỗi loài có nhiều nét độc đáo.

2.5.2 Nguồn lợi cá ở vịnh Bắc Bộ

Khu hệ cá vịnh Bắc bộ khá phong phú về thành phần giống, loài, bao gồm trên

960 loài thuộc 457 giống và 162 họ của 28 bộ cá. Những loài cá phân bố vào vịnh phần

lớn là các loài có nguồn gốc Thái Bình Dương, đặc biệt là động vật giới cổ thuộc thềm

lục địa Malaixia, sau khi đã trải qua một quá trình chọn lọc khắt khe do điều kiện nhiệt

68

đới không điển hình của vịnh. Bên cạnh khối chủ yếu thuộc các loài cá nhiệt đới nói

trên, trong vịnh còn có mặt những loài thuộc động vật giới ôn đới nước ấm Nhật Bản.

Những loài này đôi khi mở rộng vùng phân bố của mình xuống đến bờ Nam trung bộ.

Những loài thuộc các khu hệ khác (Ấn Độ Dương, Biển Đỏ, Địa Trung Hải v.v..) không

nhiều. Sự có mặt của cá thuộc các vùng địa lý khác nhau tạo nên cho vịnh Bắc bộ một

phức hệ cá đặc trưng, thích ứng với điều kiện riêng của vịnh: một vùng biển nông, trẻ về

mặt lịch sử hình thành, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự tương tác Đất – Biển và chế

độ gió mùa của vùng Đông Nam Á. Các loài cá trong vịnh Bắc bộ phần lớn sống định

cư, hình thành nên những đàn địa phương, tiến hành những cuộc di cư ngắn trong phạm

vi của vịnh. Các loài từ khơi Biển Đông hay từ đại dương xâm nhập vào không nhiều

và sự xuất hiện của chúng thường trùng vào những thời gian xác định trong năm, phụ

thuộc vào chế độ nhiệt và muối trong vịnh, liên quan chặt chẽ với hoạt động của các

dòng thải lưu và chế độ gió mùa: cá thu, ngừ, cá chuồn, cá bạc má, cá chim, cá nhồng,

nhám búa v.v… (Hình 20).

Hình 2.10: Một số lòai các sống nổi vùng khơi

Bộ phận lớn của cá trong vịnh là cá nổi và cá gần đáy. Cá đáy thường không

hình thành những đàn khai thác lớn do vịnh tương đối nông, sự phân bố của các yếu tố

69

hải dương và sinh vật trong vịnh tương đối đồng đều trừ một vài nơi có những biến dị

bất thường gây ra bởi sự xáo trộn hay sự nổi, chìm của các khối nước.

Sống trong vịnh Bắc bộ cá thường đẻ trứng kéo dài dinh dưỡng hầu như quanh

năm. Điều này phản ánh những đặc tính chung của các vùng nhiệt đới. Đương nhiên,

khả năng hình thành đàn, sự di chuyển theo mùa của cá trong nội bộ vịnh, tập tính di cư

thẳng đứng, sự tập trung trú đông ở phía đông và cửa vịnh là những nét riêng biệt của cá

vịnh Bắc bộ.

Trong số hơn 960 loài cá của vịnh có khoảng 80 loài cá thuộc các đối tượng có

giá trị kinh tế bậc nhất, trên 50 loài có giá trị thứ hai và khoảng 250 loài được liệt vào

hàng thứ 3 (Bexedov, 1963). Số cá còn lại hoặc ít gặp nói chung là cá tạp không có ý

nghĩa gì với nghề khai thác.

Vịnh Bắc bộ là một ngư trường lớn của nước ta. Nguồn lợi cá nói riêng hay hải

sản nói chung của vịnh được sử dụng chủ yếu là Việt Nam, Trung Quốc, còn Nhật Bản,

Hồng Kông đánh bắt với tỷ lệ thấp và phần lớn họ khai thác ở vùng cửa vịnh.

Những đội đánh cá cơ giới lần đầu tiên của Nhật Bản khi xâm nhập vào vịnh để

khai thác đã nhận thấy nguồn lợi cá trong vịnh phong phú hơn vùng nước thềm lục địa

thuộc bờ nam Trung Quốc. Do vậy, hoạt động khai thác của các đội tầu đánh cá Nhật

Bản, Đài Loan, Hồng Kông trong vùng vịnh cũng như trên thềm lục địa nước ta trước

đại chiến thế giới thứ II rất sôi động. Nguồn lợi cá vịnh Bắc bộ gồm cả 3 nhóm: nhóm

sống nổi tầng mặt, cá gần đáy và đáy. Đối với cá đáy (Hình 2.11), vùng tập trung của

các nhóm cá khác nhau không giống nhau và thay đổi theo mùa. Nói chung, nhóm cá có

kích thước nhỏ thường phân bố gần bờ, nước nông, còn cá có kích thước lớn hơn phân

bố xa bờ và nước sâu hơn. Ngay trong một loài cũng hình thành nên những quần thể

khác nhau, liên quan với điều kiện khác nhau giữa bờ phía tây và phía đông của vịnh,

giữa vùng gần bờ và phần sâu cửa vịnh. Trong thời kỳ gió mùa Đông bắc, cá đáy có

khuynh hướng di cư ra xa bờ, tập trung ở lòng chảo sâu tại trung tâm cửa vịnh. Vào thời

kỳ gió mùa Tây nam, khi nhiệt độ nước nâng cao, bắt đầu từ phần tây vịnh đến phần

đông vịnh, rồi đồng đều trong toàn khối nước, cá từ đáy dịch chuyển dần vào bờ và

phân tán khắp vùng nước nông để kiếm ăn và sinh sản. Do vậy, khai thác vào thời gian

này ít gặp các bãi cá đáng kể, trừ một vài khu vực nước xáo trộn xung quanh đảo Bạch

Long Vĩ, vùng biển bắc Trung bộ và tây nam đảo Hải Nam. Tuy nhiên, trong điều kiện

chung của vịnh Bắc bộ, sự biến động của các đàn cá không đến nỗi gây khó khăn cho

70

sản xuất. Do vậy, các vịnh của mỗi mùa khác nhau vẫn hình thành các bãi cá mà tại đó

sản lượng chung của các loài giữ được tính ổn định tương đối của mình như khu vực

biển Bạch Long Vĩ, phía tây đảo Hải Nam, khu vực từ Hòn Mê đến hòn Gió.. với năng

suất cao, thường đạt trên 100kg/mẻ lưới.

Trong một tổ hợp đa dạng của cá sống đáy chỉ có khoảng trên dưới mười loài

chiếm ưu thế về sản lượng, trước hết là cá hồng, cá phèn, cá khế, cá sạo, cá đù, cá bánh

đường… Sự phong phú về số lượng của chúng được phản ánh bằng tỷ lệ mỗi loài trong

mẻ lưới khai thác. Trung bình trong mỗi mẻ lưới cá hồng chiếm 9-10%, đôi khi 15-18%,

cá phèn 9-12%, cá mồi 7-9%, cá lượng 6-8%. Những loài cá còn lại dao động trong

khoảng từ 1 đến 6% sản lượng.

Hình 2.11: Một số lòai các sống đáy vùng khơi

1. Cá mối (Saurida clongata) 2. Cá mú (Epinephelus moara)

3. Cá dưa (Muraenesox talabonoides) 4. Cá hồng (Lutianus sp)

5. Cá trác dài (Pricianthus tayenus) 6. Cá nhụ (Eleutheronema tetradactylum)

Cá hồng vừa có sản lượng cao vừa là loài cá có giá trị về mặt dinh dưỡng. Họ cá

Hồng (Lutianidae) có tới 18 giống với khoảng 115 loài, phân bố chủ yếu ở các biển

nhiệt đới Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, và Ấn Độ Dương trong các xoang nước

71

gần bờ, nhiều sỏi đá và rạn san hô. Giống cá Hồng (Lutianus) có gần 70 loài. Phần phía

đông Biển Đông đã gặp trên 30 loài, phần tây bắc Biển Đông 18 loài và trong vịnh Bắc

bộ 18 loài, nhiều loài là đối tượng khai thác của nghề lưới kéo đáy như cá hồng thường,

cá hồng bạc, cá hồng giải đen, cá hồng lang, cá hồng sọc đỏ, cá hồng sọc vàng, v.v…

Trong vịnh Bắc bộ cá khai thác có kích thước 25-60cm, có con nặng 5-7kg. Cá thường

sống ở những nơi nước sâu trên 40m và tập trung đông ở sải nước 40-90m thuộc phía

đông vịnh, có độ muối cao và ấm áp (19-25oC). Cá hồng thuộc loại cá dữ, đẻ nhiều (đến

2 triệu trứng) và là đối tượng của các loại nghề: kéo đáy, câu và bóng.

Giống cá Phèn (Upenus) ở vịnh Bắc bộ có khoảng 10 loài, trong đó cá phèn

khoai, cá phèn một sọc và cá phèn 2 sọc chiếm sản lượng cao nhất. Hai loài đầu thường

sống rải rác trong vịnh nhưng ở phía tây, tây nam và giữa vịnh, nơi có độ sâu 30-90m,

chất đáy là bùn pha cát, cát pha bùn lẫn vỏ thân mềm. Cá khai thác có kích thước dao

động từ 80 đến 175mm.

Ở vùng biển Bạch Long Vĩ cá thường lớn hơn so với cá sống ở vùng nước phía

tây và tây nam vịnh.

Cá phèn hai sọc khai thác được ở phần phía tây vịnh cho sản lượng cao, đôi khi

chiếm 20% tổng sản lượng mẻ lưới. Mùa khai thác chính vào tháng VII, tháng IX. Loài

này phần lớn sống ở vùng nước nông, gần bờ, nơi độ sâu không quá 50m và chất đáy là

bùn lẫn vở Thân mềm hay bùn pha cát.

Ngoài những loài có sản lượng tương đối ổn định hàng năm, một vài loài cá vốn

có sản lượng thấp song do một nguyên nhân nào đó đột nhiên tăng nhanh số lượng, lấn

át cả các loài cá khác rồi sau đó lại giảm đi. Chẳng hạn, trong các năm 1974 và 1975 ở

vịnh Bắc bộ xuất hiện hiện tượng gọi là mùa cá nục và cá bánh đường, bởi lẽ những loài

cá này vào các thời điểm đó chiếm tỷ lệ rất cao trong sản xuất, trên 40% sản lượng.

Cũng như cá đáy, cá nổi trong vịnh hình thành những đàn cá địa phương, kích

thước không lớn, di cư trong nội bộ vịnh. Mùa xuân – hè, nhiệt độ nước dâng cao dần từ

nam lên bắc, từ bờ ra khơi, các đàn cá di nhập dần vào bờ và lên cực bắc vịnh kiếm ăn

và sinh sản, nhất là trước cửa các hệ thống sông lớn. Lúc này trong vịnh còn gặp một số

đàn cá nổi từ khơi Biển Đông vào vỗ béo và đẻ trứng như cá chuồn, cá bạc má, cá

nhồng… tại những khu vực nước có độ muối cao, ảnh hưởng của nước lục địa ít. Cuối

mùa thu, nhiệt độ nước giảm dần, các loài cá đại dương ưa ấm rời khỏi vịnh, ra khơi

72

hoặc lùi xuống phía nam. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian này, dòng nước ấm với độ

muối từ Biển Đông xâm nhập theo cửa vịnh lên phía bắc và kéo theo nó là các đàn cá

khác như cá đé, cá thu, cá trích (Sardinella allecia). V.v… tạo nên sản lượng khai thác

cao trong vụ cá Bắc. Trong vụ cá Nam, trùng với gió mùa Tây nam, nghề cá nổi trong

vịnh Bắc bộ diễn ra rất sôi động. Trên các bãi cá lớn, các loại nghề khai thác đều được

triển khai: giã cá, giã tôm, lưới vây, lưới rê, mành chim , mành nục, thả bóng, câu hồng,

trà rạo, lưới đèn… giăng trên mặt biển. Cá của mùa này, trừ cá đáy, ít đa tạp, chủ yếu là

cá có kích thước nhỏ. Những loài cá có sản lượng cao, chất lượng tốt là cá trích , cá nục,

cá lầm, cá cơm… Mỗi loài, tùy loại cư ngụ, có thể chiếm từ 10 đến 35% sản lượng,

riêng cá trích ít khi thấp hơn 30% tổng số. Những nơi cá trích cho sản lượng cao là khu

vực từ Long Châu đến quần đảo Cô Tô, từ cửa Hội đến cửa Lò và vùng biển Quảng

Bình, tại những làn nước 20-30m. Cá nục, cá lầm lại tập trung ở vùng nước quanh quần

đảo Cô Tô, Bạch Long Vĩ, hòn Mê, hòn Mắt và Cồn Khơi. Cá Cơm gặp nhiều ở vùng

biển ít bị ngọt hóa trong phạm vi độ sâu thấp hơn 30m như vùng biển Cô Tô – Trằn

(Quảng Ninh), Long Châu (Hải Phòng), vùng biển nam Thanh Hóa và Quảng Bình.

Trong những cá biển khơi xâm nhập vào vịnh, một số loài lại di chuyển vào gần các cửa

sông để sinh sản và kiếm ăn (cá gúng, cá đé…), một số loài khác (thu, ngừ, bẹ, bạc

má…) lại ưa những nơi giầu thức ăn nhưng nước phải mặn. Do vậy, những loài này

thường tập trung ở vùng nước Vân Hải (Quảng Ninh) hay từ Long Châu đến Đồ Sơn

(Hải Phòng), vùng biển Kỳ Anh (Hà Tĩnh) và biển Quảng Bình.

Ở vịnh Bắc bộ, hàng năm một vài loài trong họ cá Trích (Clupeidae) như cá mòi

cờ (Clupanodon thrissa), cá cháy (Macrura reevesii) có tập tính di cư vào nước ngọt để

sinh sản. Cá mòi cờ phân bố chủ yếu trong vịnh Bắc bộ, sống thành đàn lớn, đôi khi đạt

đến hàng chục tấn ở những làn nước 10-12m. Trong các tháng X, XI, XII, I, II cá tập

trung trong các xoang nước gần bờ, trước cửa hệ thống sông Hồng – Thái Bình để tiếp

tục kiếm ăn và chuẩn bị cho mùa đẻ trứng. Khoảng từ tháng III trở đi, cá theo nhau từng

đàn đi ngược vào các hệ thống sông, nhất là sông Hồng để sinh sản. Bãi đẻ của cá nằm

từ phần trên của hạ lưu sông Hồng lên phía thượng lưu. Nhiều đàn di cư đến tận Đoan

Hùng (Vĩnh Phú), Chi Nê (Hòa Bìh) và Yên Bái hoặc cao hơn. Cá sinh sản từ cuối tháng

III đến tháng V, rồi theo lũ đầu mùa cùng con cái xuôi dòng ra biển (tháng VI, VII).

Trên đường di cư sinh sản, cá trở thành nguồn lợi khai thác quan trọng đối với cư dân

sống ven sông. Do vậy, cá bị khai thác đến kiệt quệ. Sau những năm cuối của thập kỷ 60

73

cá không còn cho sản lượng đánh bắt nữa và rơi vào tình trạng đe dọa tiêu diệt (Vũ

Trung Tạng, 1971, 1994). Thực tế, cá mòi tuy còn rất ít, song vẫn tiếp tục xuất hiện trên

sông Hồng trong mùa sinh sản. Không những thế, cá sót lại có kích thước lớn hơn, sức

sinh sản cao hơn… do mật độ thưa. Điều đó nói lên rằng, cá vẫn còn khả năng tự khôi

phục số lượng quần thể của mình khi con người ngừng khai thác và có biện pháp bảo vệ

đàn cá di cư sinh sản một cách nghiêm ngặt.

Cá cháy có kích thước lớn hơn, quần thể nhỏ hơn và di cư sinh sản trên hệ thống

sông Hồng xa hơn so với cá mòi. Cá có thịt ngon nên bị khai thác cũng mãnh liệt, sản

lượng đánh bắt không còn, cá đang trong tình trạng bị đe dọa tiêu diệt, tương tự như cá

mòi.

Nguồn lợi cá vịnh Bắc bộ là cơ sở khai thác chủ yếu của các tỉnh phía Bắc. Trong

khoảng thời gian năm 1955-1973 sản lượng đánh được tương đối thấp, dao động từ 53

đến 114 nghìn tấn, dưới mức khai thác cho phép. Hơn hai thập kỷ qua, cường độ khai

thác cũng như sản lượng thủy sản khai thác tăng lên nhiều. Theo những tổng kết, trữ

lượng chung của cá ở phần nước phía tây vịnh được đánh giá vào khoảng 440 nghìn tấn

trong tổng số khoảng 680-750 nghìn tấn của toàn vịnh. Mức khai thác cho phép cá toàn

vịnh từ 320 đến 370 nghìn tấn, trong đó riêng cho Việt Nam khoảng gần 200 nghìn tấn.

Hiện nay, nghề cá nổi vịnh Bắc bộ có thể được xem đã đạt mức cho phép, trong khi đó

khai thác cá đáy còn có thể gia tăng để nâng sản lượng lên mức được phép đánh bắt trên

cơ sở để đưa nghề cá vào vừng nước sâu xa bờ.

Nghề cá lộng trong vịnh Bắc bộ đang diễn ra với cường độ ngày một cao tại

những độ sâu chưa vượt quá 30m, hơn nữa, ngư cụ có mức chọn lọc thấp, ngư dân còn

dùng chất nổ một cách phổ biến để đánh cá. Đó là những dấu hiệu xấu chưa đưa đến sự

sụp đổ của nghề cá, trước hết là nghề ven bờ rồi đến nghề xa bờ trong tương lai nếu

không có những biện pháp khai thác hợp lý và bảo vệ vùng nông ven bờ một cách hữu

hiệu.

2.5.3 Nguồn lợi cá biển Trung bộ

Biển miền Trung khác với các vùng biển khác bởi những nét rất riêng của mình:

ít chịu ảnh hưởng của sông ngòi, bờ biển lởm chởm đá, lắm vũng vịnh, biển sâu, nước

có độ muôi cao, độ trong lớn, mang đặc tính của nước đại dương. Thềm lục địa miền

Trung đẹp, đường cùng độ sâu 100m đi sát bờ, do vậy các bãi cá đáy hẹp. Vai trò chính

74

trong nguồn lợi cá là cá nổi và cá tầng giữa. Hơn nữa, vùng ngoài khơi ở nam Trung bộ

xuất hiện vùng nước trồi (Upwelling) trong thời kỳ gió mùa hoạt động ổn định từ tháng

V đến tháng IX. Nhờ đó, muối dinh dưỡng từ đáy sâu được chuyển lên bổ sung cho tầng

nước mặt, tạo nên sự phát triển mạnh của sinh vật nổi với mật độ của Phytoplankton có

bậc 106 tế bào/m3 và sinh vật lượng Zooplankton 70mg/m3, gấp hơn 2 lần so với mùa

đông (Đoàn Văn Bộ, 1993), kéo theo chúng là các đàn cá nổi và cá tầng giữa từ khơi

Biển Đông và Thái Bình Dương xâm nhập vào, đưa sản lượng đánh bắt trong vùng lên

gấp 3 lần so với cá vụ Bắc.

Trong cả 2 mùa gió, trừ phần cực bắc, gió thịnh hành là gió đông bắc (mùa

đông) hoặc tây nam (mùa hè) với cường độ yếu, không đổ bộ trực tiếp vào bờ, tạo cho

mùa cá ở đây kéo dài 9-10 tháng.

Ở các bãi cá đáy của biển miền Trung, trong khai thác thường gặp khoảng trên 50

loài, trong đó mươi loài cho sản lượng cao như cá hanh vàng (20%) cá hố (10,5%), cá

trác, cá sơn dạo (7,0%), sau là cá hồng, cá mối, cá song, chim Ấn Độ, cá lượng (hay cá

đổng), cá mú và một số loài của nhóm cá sụn v.v… (Hình 2.11). Mỗi loài phân bố ở một

độ sâu nhất định nên sản lượng khai thác rất phân tán. Cá hồng ưa vùng nông gần bờ

hơn so với các loài cá khác, chủ yếu tập trung ở độ sâu 40 -130m tại khu vực trước cửa

vịnh hay phía tây nam vịnh Bắc bộ. Cá hanh vàng, cá lượng phân bố rộng ở nhưng sải

nước sâu từ 60 đến 250m. Vùng tập trung chính của cá hanh vàng nằm ở biển Thừa

Thiên – Huế, Quảng Nam – Đà Nẵng, còn vùng có mật độ cá lượng cao khá hẹp, chỉ gặp

ở biển Quảng Nam – Đà Nắng. Cá mối phân bố ở vùng gần bờ tại độ sâu 50-80m và gặp

nhiều từ vịnh Bắc bộ đến biển Quảng Nam.

Hình 2.12: Một số đại diện của

nhóm cá sụn vùng khơi

1. Cá nhám búa (Sphyma sp.)

2. Cá đối điện (Narke sp.)

3. Cá ó (Myliobatis tobilei)

4. Cá đuối (Altoplatea zonura)

75

Mùa cá tập trung của bãi cá Thừa Thiên – Đà Nẵng vào tháng III, VI và V. Các

tháng sau, sản lượng cá mối giảm dần. Mùa khai thác cá lượng, hanh vàng tương đối

kéo dài và ổn định suốt mùa cá.

Do sự phân tán như vậy nên ngư trường cá đáy ở biển miền Trung thue kém các

vùng nước khoáng của thềm lục địa. Nhưng đánh giá của đội tàu khảo sát Kyoshin Maru

thuộc công ty Kyokuyo (Nhật Bản) giúp cho “Chương trình phát triển ngư nghiệp viễn

duyên miền Nam Việt Nam” trong thời kỳ 1968-1974 chỉ ra rằng, quá nửa diện tích

thềm lục địa miền Trung thuộc loại ngư trường trung bình, nghĩa là sản lượng đánh

được trong một giờ kéo lưới chỉ đạt 46 đến 138 kg. Phần lớn diện tích còn lại được liệt

vào loại ngư trường kém (dưới 46kg/giờ kéo lưới). Những tổng kết gần đây (1977-1988)

cũng cho thấy, năng suất kéo lưới dao động từ 42 đến 26kg/giờ, cá tập trung chủ yếu ở

vùng gần bờ và vùng nước từ Quy Nhơn đến Nha Trang với mật độ luôn luôn cao (Bùi

Đình Chung và nnk, 1994).

Ngược với cá đáy, nguồn lợi cá nổi ở đây rất dồi dào, không chỉ bù lại sự thua

thiệt của cá đáy mà còn vượt lên mọi vùng biển khác về mặt trữ lượng cũng như sản

lượng khai thác. Nhiều địa phương thuộc duyên hải miền Trung là những địa bàn khai

thác cá biển quan trọng. Theo thống kê năm 1969, sản lượng cá đánh bắt của Đà Nẵng là

30.900 tấn, Khánh Hòa 42.000 tấn, Ninh Thuận – Bình Thuận 84.000 tấn. Nếu tính

riêng năm 1974 thì sản lượng cá biển toàn miền Trung chiếm đến 64% tổng sản lượng

cá biển toàn miền Nam nước ta, trong đó 90% thuộc về cá nổi. Sau ngày giải phóng (từ

1976 đến 1980) sản lượng cá chung trong vùng dao động từ 130 000 đến 266 000 tấn

(cá nổi chiếm ưu thế). Sự giảm sút đến mức tối thiểu (130 000 tấn) vào năm 1980 không

phải do nguồn lợi giảm mà do chính sách của thời kỳ bao cấp để lại. giữa những năm

của thập kỷ 80 đến nay, sản lượng cá khai thác trong vùng lại tăng lên tương xứng với

tiềm năng vốn có của nó.

76

Thành phần các đàn cá nổi của biển miền Trung bao gồm các đại diện quan trọng

nhất của các họ cá thuộc thềm lục địa (cá mòi, cá trích, cá lầm, cá bẹ, cá cơm, cá nục…)

và các loài cá có nguồn gốc đại dương (cá chuồn, thu, ngừ, bạc má, sòng, nhám, kiếm

v.v…).

Cá trong bộ cá Trích (Clupeiformes), kích thước từ nhỏ đến trung bình, có tập

tính hình thành đàn, sống nổi, dinh dưỡng chủ yếu bằng sinh vật nổi. Nhiều đàn lớn đến

hàng trăm tấn, di chuyển dọc bờ biển kiếm ăn và sinh sản, tạo nên sản lượng khai thác

cao như đàn cá mòi dầu, cá cơm, cá đé, cá lẹp v.v…

Cá mòi dầu với kích thước trung bình từ 12 đến 15cm, sống gần bờ thuộc biển

nam Trung bộ. Sau mùa vỗ béo cá chứa lượng mỡ khá lớn trong cơ thể. Do vậy, ngoài

giá trị về mặt dinh dưỡng, cá còn là nguyên liệu cho công nghiệp ép dầu. Trước đây, đàn

cá này rất đông cho sản lượng khai thác cao, người Pháp có ý định xây dựng nhà máy

sản xuất dầu cá để sử dụng trong công nghiệp. Song, do khai thác quá mức, nguồn lợi

mòi dầu ngày một giảm và đến nay, đàn cá quý này, tương tự như cá mòi ở vịnh Bắc bộ

không còn cho sản lượng khai thác nữa.

Cá cơm thuộc họ cá Trổng (Engraulidae) (Hình 19) gồm nhiều loài: cá cơm

thường, cơm Ấn Độ, cơm tiêu, cơm Sóc Trăng, cơm tri…t rong đó một vài loài có giá trị

cao vì thịt ngon, sản lượng lớn. Cá sống đàn, tạo nên các đàn địa phương khác nhau.

Các đàn cá thường tiến hành di cư cùng với sự xuất hiện của gió mùa dọc ven biển miền

Trung và vùng biển phía Tây Nam bộ. Do sự vắng mặt hay sự xuất hiện đàn cá nhỏ này

mà mùa khai thác cá cơm ở mỗi nơi mỗi khác. Ở Bình Định, Quảng Ngãi mùa cá cơm

bắt đầu từ tháng II và kéo dài đến tháng VII, ở Phan Rang, Phan Thiết, mùa cá muộn

hơn, từ tháng III đến tháng IX và trong thời gian tháng VII, VIII sản lượng khai thác

thường cao hơn. Mùa cá đến, nghề chài, mành cơm,… hoạt động khá sôi nổi. Cá cơm

được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất nước mắm. Nước mắm cá cơm ngoài lượng đạm

cao còn có mùi vị thơm ngon đặc biệt. Bởi lẽ đó, nước mắm Phan Thiết, Phú Quốc đã

trở nên nổi tiếng từ xưa.

Những loài cá thuộc nhóm đại dương xâm nhập vào vùng thường có kích thước

lớn. Trong mùa gió Tây nam, nhiệt độ nước vùng gần bờ tăng lên một cách đồng đều,

các đại diện của nhóm cá này xuất hiện đông, đôi khi có những đàn dày đặc đến hàng

chục vạn tấn. Trong báo cáo của Tony Loftas (1970) có đoạn viết: “… Trong một

77

chuyến đi biển, Jack Garton, một chuyên viên nghề cá của FAO đã gặp một bãi cá bạc

má (Rastrelliger sp) chiếm một diện tích 45x30 hải lý (1350km2). Tập đoàn cá này được

phát hiện bằng máy thủy âm đã làm Garton yêu cầu phải cung cấp trang bị ngay trong

tiến trình khảo sát năm đó để nghiên cứu cá tầng giữa của vùng phía tây Biển Đông. Là

một thuyền trưởng nghề cá lâu năm, có đầu óc thực tế, Jack Garton đã tỏ ra rất lạc quan

về các kết quả thu được… và ông ta đã cho rằng, nghề cá ở Việt Nam rất có triển vọng

đạt kết quả tốt”.

Cũng như cá bạc má, cá chuồn gồm nhiều đàn lớn, nhỏ thuộc các loài khác nhau.

Những đàn lớn thường là đàn hỗn hợp. Mùa khai thác chính tập trung trong thời gian từ

tháng III đến tháng IX.

Cá thu ngừ là những đàn cá nổi đại dương, có kích thước lớn. Hiện nay, riêng đối

với vùng biển miền Trung đã xác định được 12 loài đều có giá trị kinh tế cao. Chúng

thường chiếm 20-30% sản lượng khai thác được. Liên quan đến điều kiện ấm nắng của

vùng, cá thu ngừ xuất hiện hầu như quanh năm nhưng mùa khai thác chính từ tháng II

đến tháng IX. Trong những loài cá ngừ, ngừ chù (Auxis thazard) cho sản lượng cao nhất

(chiếm 10-21% sản lượng). Các loài khác nhau ngừ bò (Neothunnus macropterus), ngừ

vằn (Katsuwonus pelamis Sarda orientalis), cá ngừ chấm (Euthynnus affinis) chiếm tỷ lệ

thấp hơn (3,2-3,4%). Cá thu vạch (Scomberomoru commersonii) tập trung nhiều ở vùng

biển Phú Yên, Khánh Hòa, chiếm khoảng 1,4-1,5% sản lượng khai thác chung trong

vùng.

Theo các số liệu thống kê, trữ lượng cá nổi trên toàn vùng biển Trung bộ được

đánh giá vào khoảng 500-600 nghìn tấn. Nếu như hiện nay, sản lượng cá ngừ toàn vùng

đã đạt 200 nghìn tấn thì mức khai thác cho phép còn có thể nâng sản lượng đó lên 1,5-2

lần, là đạt giá trị 300-400 nghìn tấn.

Đối với cá cáy, trữ lượng cá nổi và mức khai thác cho phép vào khoảng 100

nghìn tấn. Đánh giá mới đây, trữ lượng cá đáy còn thấp hơn nhiều, gần 62 nghìn tấn và

mức khai thác cho phép cũng chỉ gần 25 nghìn tấn.

Như vậy, rõ ràng, một vùng biển với nguồn lợi cá nổi giầu có gấp bội, lấn át

nguồn lợi cá đáy; một vùng biển với sự phong phú đặc biệt của cá hanh vàng, cá hố

(thuốc cá sống đáy), cá chuồn, cá ngừ (thuộc cá sống nổi) đã đem đến cho nghề cá của

miền trung những nét rất đặc sắc và độc đáo, tạo nên tổng sản lượng khai thác cao, đứng

thứ hai trong toàn quốc, chỉ sau nghề cá của biển đông Nam bộ.

78

2.5.4 Nguồn lợi cá biển đông Nam bộ

Vùng biển đông Nam bộ nằm trong giới hạn của thềm lục địa rộng lớn phía Nam.

Đáy bằng phẳng và phần lớn diện tích của nó rất thuận lợi cho nghề lưới kéo đáy. Hàng

năm vùng này nhận một lượng muối dinh dưỡng từ lục địa do hệ thống sông Cửu Long

đem ra, do đó nguồn sinh vật làm thức ăn cho cá phát triển rất phong phú. Phần nước

vùng khơi ở khoảng vĩ độ 6-10o Bắc và kinh độ 107-110o Đông, trong năm thường

xuyên tồn tại một vùng nước nổi trồi lên từ đáy. Do đó, tầng nước mặt được bổ sung

nguồn muối dinh dưỡng từ các tầng nước sâu và trở thành nơi tập trung của sinh vật làm

thức ăn cho nhiều đàn cá quan trọng. Khi phát hiện được những vùng nước nổi giầu có

như thế ở đông nam vùng biển Nam bộ, các chuyên viên nghề cá thế giới khẳng định

rằng, “đã tìm thấy kho vàng” cho nghề cá nước ta.

Thực vậy, vùng biển phía nam nước ta có nguồn lợi thủy sản phong phú và tiềm

tàng, từ các bãi tôm lớn bao quanh bờ biển đến những bãi cá đáy, cá nổi và những vùng

tập trung đồi mồi, thú biển…, đặc trưng cho một vùng biển nhiệt đới điển hình. Khu hệ

cá biển nói riêng hay khu hệ động vật nói chung của vùng biển phía nam, tính từ mũi

Nạy (Varella) ở vĩ độ 12o30’ Bắc trở xuống hoàn toàn khác biệt với khu hệ thuộc vùng

biển phía bắc. Các nhà sinh học cho rằng, hai vùng này nằm trong 2 khu vực địa lý động

vật khác nhau. Vùng bắc mũi Nạy thuộc phụ vùng Trung Hoa – Nhật Bản, còn vùng

phía nam Mũi Nạy thuộc vùng Aán Độ – Malaixia, chúng đều nằm trong tổng vùng

nhiệt đới Ấn Độ – Tây Thái Bình Dương rộng lớn, nơi chứa đựng các trung tâm phát

sinh và phát tán của động vật giới biển và đại dương.

Trong toàn bộ các loài cá tạo nên nguồn lợi cơ bản ở đây, người ta thống kê được

60-70% số loài thuộc về cá sống đáy và gần đáy. Chúng cũng đã cung cấp tới 57% tổng

sản lượng cá được phép khai thác trong toàn vùng. Số lượng loài cá nổi chiếm tỷ lệ 30-

40%. Theo vùng phân bố (Bùi Đình Chung và nnk, 1994) thì có tới 68% số loài thuộc

nhóm cá gần bờ hay thềm lục địa và 32% số loài thuộc nhóm cá đại dương xâm nhập

vào. Chính vì những lẽ đó mà cá lưới đáy cũng rất đa tạp. Trong mỗi mẻ lưới thường có

trên 40 loài. Cá nổi là những đàn cá nhỏ có kích thước rất khác nhau, song các đàn cá

nhỏ (dưới 100m2) thường chiếm ưu thế (trên 84%), các đàn cá cỡ vừa (100m2) chiếm tỷ

lệ thấp (15%), còn các đàn cá lớn (10 000m2) và rất lớn (trên 10 000m2) rất hiếm gặp, có

tỷ lệ tương ứng là 0,7 và 0,1% tổng số đàn cá trong suốt quá trình khảo sát (Bùi Đình

Chung và nnk, 1994). Phần lớn các đàn cá thường tập trung ở tầng nước nông (0-50m),

79

càng xuống sâu cá ít tập trung thành đàn. Đối với mỗi đàn, mật độ cá tăng theo độ sâu,

tạo nên những khối hình nón di chuyển trong tầng nước, chủ yếu ở sải nước 20-50m.

Những loài cá lưới đáy chính và cho sản lượng cao gồm cá sửu (hay cá đù bạc),

cá đuối, cá chim Aán, cá kẽm, cá mú,…. Theo thống kê của các tầu khảo sát Kyoshin

Maru (1968 – 1974), trong một số mẻ lưới riêng biệt, cá sửu cho sản lượng khai thác cao

nhất (20%), sau đến cá nục (9%), cá phèn, cá hồng (mỗi loài 7%). Nhìn chung, trong

toàn vùng, kể cả vùng khơi biển đông Nam bộ cá hồng và cá mối vẫn là những loài cho

sản lượng khai thác cao hơn cả (trên 14% tổng sản lượng cá đáy) sau đó là cá sơn dạo,

cá lượng (mỗi loài đều chiếm 7%), các loài còn lại có sản lượng thấp, chỉ từ 4-5 đến

1,2%.

Những loài cá này phân bố tản mạn, ít hình thành những đàn lớn. Cá hồng sống

trong những độ sâu từ 10 đến 130m, chất đáy là cát. Ngư trường chính của cá hồng nằm

ở khu vực phía đông nam và nam bờ biển đông Nam bộ, kéo dài tới vùng nước phía tây

bắc đảo Boocneo, trong đó khu vực biển phía đông nam Côn Đảo, tại những độ sâu 50-

60m, chất đáy là bùn cát có mật độ cao hơn cả. Cá hồng thuộc vùng ngoài khơi Cửu

Long không chỉ chiếm tỷ lệ cao mà còn có kích thước và trọng lượng trung bình lớn hơn

(530mm và 3200g) so với các vùng nước khác thuộc Hải Nam, vịnh Thái Lan, khơi

Boocneo và Xumatra. Chiều dài và trọng lượng tối đa của cá đánh được đạt đến 700mm

và 8000g.

Cá mối phân bố khắp trong phạm vi mật độ sâu 20-175m, tập trung đông (năng

suất kéo lưới trên 15kg/giờ) ở vùng nước phía đông nam, xa khỏi bờ biển đồng bằng

sông Cửu Long, kéo dài từ vĩ độ 5o đến 10o Bắc và kinh độ 107-109o Đông.

Cá sơn dạo phân bố trong những độ sâu tương tự như cá mối, nhưng khu vực tập

trung chính của chúng là vùng nước khơi Vũng Tàu với độ sâu 40-50m, đặc biệt ở vùng

biển phía tây nam mũi Cà Mau, khoảng vĩ độ 5-7o Bắc, chất đáy là bùn cát, mật độ cá

sơn dạo khá cao (trên 18kg/giờ kéo lưới). Kích thước của cá khai thác thay đổi từ 110

đến 740mm, tương ứng với trọng lượng 21- 6.100g. Nhìn chung, cá đánh được thuộc

loại cỡ trung bình, khoảng 190-200mm chiều dài và 190-210g trọng lượng.

Những loài cá khác ít hình thành các khu phân bố rõ ràng, thường sống hỗn hợp

với nhau và cho năng suất không cao. Trong năm, vào thời kỳ gió mùa Đông bắc, cá tập

trung nhiều hơn ở vùng nước gần bờ và dịch lên phía bắc. Sản lượng khai thác, do đó,

cũng cao hơn. Một vài nơi mật độ cá đáy rất cao như biển Côn Đảo và khu vực cù lao

80

Thu. Đến thời kỳ gió mùa Tây nam cá dịch xa khỏi bờ, lùi xuống phía nam và phân tán

hơn. Sản lượng khai thác cũng thấp hơn so với thời kỳ gió mùa Đông bắc. Năng suất

kéo lưới chung trong cả 2 vùng (gần và xa bờ) đều đạt tới 150-300kg/giờ.

Theo những tổng kết mới đây (Bùi Đình Chung và nnk, 1994) năng suất kéo lưới

trung bình ở vùng biển đông Nam bộ liên tục trong khoảng thời gian từ 1977 đến 1988

dao động trong giới hạn 149-716kg/giờ, cao nhất là năm 1986, thấp nhất là năm 1988 và

vùng có năng suất trung bình cao là vùng biển Vũng Tàu – Côn Đảo và cù lao Thu. Ở 2

bãi cá chính này trong suốt 12 năm (1977 – 1988) sản lượng trung bình không thể hiện

sự biến động rõ rệt mà dường như có khuynh hướng dao động với chu kỳ vài ba năm.

Những năm đạt đỉnh cao về sản là 1979, 1983, 1986.

Theo các tài liệu điều tra nguồn lợi cá biên Nam Việt Nam trước băn 1975, trữ

lượng cá đáy trong toàn vùng được ước tính khoảng 450 nghìn tấn và sản lượng khai

thác cho phép 270 nghìn tấn. Những đánh giá mới đây cho rằng, sản lượng cá đáy lên

đến trên 698 nghìn tấn với khả năng khai thác gần 280 nghìn tấn.

Nguồn lợi cá nổi của biển đông Nam bộ không phong phú như biển miền Trung

nhưng lại tập trung và phân bố ở những làn nước nông không xa bờ, chủ yếu ở độ sâu

20-50m. Các bãi cá chính, nhất là vào thời kỳ gió mùa Đông bắc, nằm từ biển Vũng Tàu

đến Phan Thiết, biển Côn Đảo và cù lao Thu. Các đàn cá thường gặp là cá bò gai và cá

sòng nhỏ. Vào thời gian chuyển tiếp mùa khô sang mùa mưa, biển vẫn động, trong vùng

xuất hiện các đàn cá cơm, cá bạc má nhỏ và cá trích đang di cư đi đẻ. Chúng thường

phân bố trong các làn nước nông dưới 40m. Khi gió mùa Tây nam bắt đầu hoạt động, ở

vùng nước gần Côn Đảo và khơi Vũng Tàu ta chỉ gặp những đàn cá bạc má nhỏ và cá

sòng. Giữa mùa, vào thời điểm gió tây nam đã được được cường độ mạnh, ổn định,

trong tầng nước, đặc biệt là vùng biển tây nam và đông nam Côn Đảo xuất hiện các đàn

cá với mật độ cao như cá sòng, cá nục, cá trích… Sản lượng có thể đạt 5-12 tấn cho mỗi

đàn. Thời kỳ chuyển tiếp từ gió mùa Tây nam sang gió mùa Đông bắc, cường độ các

loại gió trên đều yếu, lúc này trong tầng nước bắt gặp những đàn cá bò, cá bạc má, cá

thu ống… có kích thước lớn di chuyển ở phía Nam Vũng Tàu và đông bắc Côn Đảo. Ở

vùng biển Côn Đảo trên một diện tích rộng khoảng 8.000 hải lý vuông, thường thấy

trung bình có hàng chục đàn cá với sản lượng ước tính khoảng 100-150 tấn. Vùng biển

trước cửa hệ thống sông Cửu Long là nơi kiếm ăn và sinh sản của các đàn cá nổi thềm

lục địa và đại dương. Trong khoảng thời gian từ tháng X đến đầu tháng III năm sau,

81

năng suất cá nổi có thể đạt 8,7 tấn/km2 (FAO, 1976), thậm chí có nơi như trước vùng

cửa sông Tiền và sông Hậu năng suất lên đến 16,7 tấn/km2 vào lúc cao điểm trong mùa

(Lagler, 1976). Điều đó cũng khẳng định những nhận xét của P.Chevey (1927) trước

đây, khi cho rằng, “tại vùng nước kế cận với cửa sông Mekogn cá tập trung rất phong

phú tương tự như những ngư trường có nhiều cá nhất trên thế giới và đem đến cho vùng

này một nguồn lợi đặc biệt trội so với sự nghèo nàn chung của các vùng nước thềm lục

địa nhiệt đới Biển Đông.

Vào mùa cá chính, từ tháng V đến tháng X nghề cá trong vùng rất sôi động. Ghe

thuyền tấp nập ra khơi. Cá đánh lên đủ loại, song khá thuần đối với mỗi loại nghề, từ

các loài cá nhỏ sống gần bờ như cá cơm, cá lầm, cá trích, cá nục, bạc má, … đến những

loài cá có kích thước lớn như thu, ngừ, sòng, kiếm v.v…

Tại vùng biển đông Nam bộ, khoảng 20 hải lý cách bờ, trữ lượng cá nổi được

đánh giá khoảng 220 nghìn tấn so với khả năng khai thác cho phép 120 nghìn tấn

(Kyoshin Maru, 1974). Nếu diện tích vùng biển được khảo sát vào những năm gần đây

trong giới hạn tọa độ 6o,00 – 10o30’ Bắc và 105-110o Đông, trữ lượng cá nổi trong

vùng lên đến 524 nghìn tấn với khả năng khai thác gần 210 nghìn tấn.

2.5.5 Nguồn lợi cá vịnh Thái Lan

Vịnh Thái Lan có diện tích 305 nghìn kilomet vuông và được coi như một biển

nội địa vì trong 2 mùa, gió xuất hiện các hoàn lưu chảy vòng tròng theo chiều thuận và

nghịch với chiều kim đồng hồ, làm cho sự trao đổi nước của vịnh với Biển Đông trở nên

khó khăn. Đây là một trong những đặc điểm khác biệt so với vịnh Bắc Bộ. Nhờ vậy, sau

khi nhận nguồn muối dinh dưỡng khổng lồ từ lục địa được các dòng sông mang ra, thực

vật nổi phát triển phong phú tới mức làm cho nước thường xuyên nở hoa. Sau những lần

như vậy, xác tảo bị phân hủy và bị khoáng hóa ngay trong vịnh. Nguồn muối dinh

dưỡng được tái tạo lại được lưu giữ, ít bị “rửa trôi” khỏi vịnh như trường hợp ở vịnh

Bắc bộ. Khi thì chúng lắng xuống do hoạt động của xoáy nghịch vào thời kỳ gió mùa

Tây nam, khi thì chúng trồi lên do ảnh hưởng của xoáy thuận vào thời điểm gió mùa

Đông bắc. Chính vì thế, tầng nước trong vịnh luôn giầu muối, tạo cơ sở vật chất quan

trọng cho sự hình thành năng suất sơ cấp cao trong suốt năm và vịnh Thái Lan trở thành

một trong những ngư trường lớn và giàu có của Biển Đông. Tham gia khai thác nguồn

lợi trong vịnh gồm Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaixia…

82

Nguồn lợi cá vịnh Thái Lan được tạo nên bởi khu hệ cá khá phong phú, khoảng

trên dưới 1.000 loài, trong đó 70-80 loài là đối tượng kinh tế (Hình 2.10, 2.11 và 2.12).

Đối với cá ở đây cũng có những nét đặc trưng, có thể khác với các khu hệ cá lân cận

như ở đông Nam bộ, Trung bộ và cả vịnh Bắc bộ về mặt nguồn gốc hình thành. Nghiên

cứu của Blanc – Fourmanoir (1964) về cá thuộc bờ biển Campuchia cho rằng, khu hệ cá

vịnh Thái Lan rất giống với khu hệ cá biển Ceylon thuộc Aán Độ Dương nhưng lại

giống rất ít với khu hệ cá biển thuộc bờ phía đông của bán đảo Đông Dương. Có thể từ

xa xưa, khu hệ cá ở đây có những mối quan hệ mật thiết với khu hệ cá thuộc các vịnh

nông phía đông Aán Độ Dương, mặc dù nó đã được hình thành từ một trung tâm phát

sinh động vật giới thềm lục địa thuộc quần đảo Malaixia, trong phụ vùng Aán Độ – Tây

Thái Bình Dương.

Trong khai thác, cá hồng thường chiếm sản lượng cao (15% sản lượng đánh bắt),

sau là cá sơn dạo (6%), cá mối (5,8%), cá hanh (4%), các loài cá khác (cá kẽm, cá hố, cá

đổng, cá mú, cá đuối v.v…) có sản lượng thấp hơn, song không dưới 1%).

Cá hồng phân bố khá rộng nhưng vùng có mật độ cao nằm ở thềm lục địa phía

tây nam bờ Campuchia và tây nam đảo Phú Quốc. Tại đây, sản lượng các mẻ lưới

thường đạt trên 24kg/giờ. Cá sơn dạo lại gặp nhiều ở vùng nước phía tây nam cửa vịnh,

khoảng vĩ độ 5o – 7o Bắc.

Cá sửu cho sản lượng khai thác cao ở vùng phía tây nam bán đảo Cà Mau với

chất đáy là bùn.

Những loài cá khác ít hình thành các bãi tập trung, do đó, thành phần cá trong mẻ

lưới rất phức tạp. Nhìn chung, ngư trường tốt phân bố ở 2 vùng chính: thứ nhất là khu

vực phía tây nam đảo Phú Quốc và ven bờ Campuchia, thứ hai là khu vực bờ đông

Malaixia tới cửa vịnh. Ở những địa bàn trên, năng suất kéo lưới dao động từ 150 đến

300kg/giờ. Các phần nước còn lại có mật độ cá thấp, dưới 138kg/giờ kéo lưới. Theo sự

đánh giá của các tàu khảo sát của Công ty Kyokuyo (1968 – 1974), trữ lượng cá đáy

trong toàn vịnh khoảng 610 nghìn tấn và sản lượng khai thác cho phép là 366 nghìn tấn.

Nếu tính riêng cá đáy của phần biển phía tây Nam bộ thuộc vùng đặc quyền kinh tế của

nước ta thì trữ lượng được đánh giá trên 190 nghìn tấn với khả năng khai thác cho phép

trên 76 nghìn tấn.

83

Tương tự như vùng biển Trung bộ, nguồn lợi cá nổi vịnh Thái Lan có phần ưu

thế hơn so với cá đáy. Trong thành phần cá nổi, nhóm cá sống ven bờ, ít di cư xa đặc

biệt phong phú, nhất là tại vùng nước lân cận đảo Phú Quốc, ven bờ Campuchia và Thái

Lan. Trong những khu vực còn lại và nơi sâu hơn 30m, mật độ của các nhóm cá này

giảm đi rõ rệt. Những cá nổi có kích thước lớn thường sống xa bờ. Cá nổi có tầm quan

trọng và cho sản lượng cao là cá bạc má, cá cơm, cá trích, cá nục, cá khế, cá thu, cá

ngừ….

Cá cơm cũng như ở các khu vực khác thuộc thềm lục địa phía đông nước ta, gồm

nhiều loại khác nhau, sống thành đàn. Mùa khai thác cá cơm trong vùng kéo dài từ cuối

tháng VIII đến giữa tháng II năm sau nhưng trong khoảng thời gian 3 tháng cuối năm

(tháng X, XI, và XII) cá cho sản lượng cao nhất. Nhờ có nguồn nguyên liệu này, hàng

năm Phú Quốc sản xuất khoảng 60-70 triệu lít nước mắm ngon từ 1200 đến 1500 tấn cá

cơm các loại như cá cơm đỏ, sóc tiêu, cơm Aán Độ…

Cá bạc má hay còn gọi là cá thu nhiệt đới là một trong những loài cá nổi có

nguồn gốc đại dương rất quan trọng cho nghề cá vịnh Thái Lan. Trong vịnh có hai loài

thường thay thế nhau mỗi mùa khai thác, liên quan với sự thay đổi của chế độ gió mùa.

Trong thời gian từ tháng V đến tháng VIII, trùng vào mùa gió Tây nam, cá bạc má lớn

(Rastrelliger kanagurta) là một trong những loài cá nổi cho sản lượng cao, nhưng vào

những tháng gió mùa Đông bắc, cá bạc má lớn mất hẳn và nó được thay thế bằng loại

bạc má nhỏ (Rastrellger negrectus) Loài cá nhỏ này tham gia thành phần khai thác cao

trong các tháng X, và XI, sau đó giảm và mất hẳn vào khoảng tháng IV, tháng V để

nhường chỗ cho loài bạc má lớn.

Nhìn chung, mùa khai thác cá nổi trong vịnh Thái Lan chủ yếu từ tháng II đến

tháng V và từ tháng X đến tháng XII. Riêng ở vùng biển phía tây Cà Mau mùa cá chính

kéo dài từ tháng II đến tháng VI. Trong năm thời kì hoạt động của gió mùa thời kỳ hoạt

động của gió mùa Đông bắc là mùa vụ khai thác cá nổi trong vịnh có nhiều thuận lợi và

cũng trong thời gian này cá trích, cá mòi, cá cơm là những đối tượng rất phong phú.

Theo tài liệu của FAO (1973) mật độ chung của cá nổi trong vịnh khá cao, đạt

đến 3,41 tấn /km2 và như vậy, trữ lượng cá nổi toàn vịnh được đánh giá là 1038 nghìn

tấn với sản lượng được phép khai thác là 415 nghìn tấn. Diện tích vùng khai thác cá nổi

hữu hiệu trong vùng đặc quyền kinh tế của nước ta ở bờ tây Nam bộ vào khoảng 50

84

nghìn cây số vuông, bao gồm phần lớn các bãi cá giầu có với mật độ tiềm tàng là 5,5

tấn/km2. Với khả năng đó, hàng năm vùng biển phía tây Nam bộ có thể khai thác trên

100 nghìn tấn. Những giá trị này hơi thấp hơn so với đánh giá gần đây với trữ lượng cá

nổi riêng trên vùng đặc quyền kinh tế của nước ta là 316 nghìn tấn và sản lượng được

phép khai thác là 126 nghìn tấn, bằng 62% trữ lượng của cá nổi và cá đáy cộng lại.

Như vậy, trên toàn bộ vùng nước thềm lục địa phía tây biển Đông, trữ lượng cá

được đánh giá vào khoảng 3 648 – 3 838 nghìn tấn, trong đó cá nổi tương ứng chiếm

46,4 -45,6% tổng số. Sản lượng khai thác cho phép có thể từ 968 đến 1 016 nghìn tấn

đối với cá đáy và từ 935 đến 1035 nghìn tấn đối với cá nổi. Riêng trên 4 địa bàn khai

thác của nước ta hiện nay: vịnh Bắc bộ, vùng biển Trung bộ, đông Nam bộ và phần

nước phía tây Nam bộ, tổng trữ lượng cá được đánh giá trên 2769 tấn với khả năng khai

thác cho phép khoảng 1108 nghìn tấn, trong đó cá nổi chiếm tỷ trọng gần 63% tổng sản

lượng.

Những kết quả này mới nói lên phần nguồn lợi cá chủ yếu ở những vùng nước

nông, gần bờ. Nghề cá tương lai chắc chắn không chỉ hoạt động bó hẹp ở đó mà còn

vươn ra các vùng nước sâu xa bờ. Những dự tính của FAO từ năm 1973, giúp cho sự

phát triển nghề cá của các nước Đông Nam Á đã chỉ ra rằng, cá đáy ở phạm vi độ sâu từ

0 đến 500m kề lục địa với diện tích khai thác khoảng 1300 nghìn km2 có thể đạt đến 403

nghìn tấn, còn sản lượng khai thác hữu hiệu là 202 nghìn tấn. Vùng khai thác cá nổi có

diện tichslowns hơn khoảng 1660 nghìn cây số vuông với mật độ trung bình 3,1

tấn/km2, trữ lượng tối đa được tính là 5.160 nghìn tấn. Do đó, hàng năm sản lượng khai

thác hữu hiệu có thể đạt khoảng 2065 tấn.

Trong điều kiện khai thác hiện tại, ở một vài vùng như thềm lục địa nam Trung

Quốc, vịnh Thái Lan, vùng cực nam của thềm lục địa Sunda… sản lượng cá đã đánh

được hằng năm đã vượt quá mức cho phép. Song ngược lại, đối với cá nổi hầu như ở

mọi vùng sản lượng khai thác được đều thấp dưới mức cho phép. Do vậy tương lai của

nghề cá nổi trong phạm vi vùng nước không xa bờ còn có khả năng tăng lên đáng kể so

với điều kiện hiện tại.

Riêng đối với nước ta, trong điều kiện hiện, nguồn cá hoạt động mạnh suốt dọc

bờ biển, chủ yếu ở xoang nước nông dưới 30m. Sản lượng khai thác hải sản trong năm

1980-1989 tăng từ 398 nghìn đến 658 nghìn tấn, trong đó trên 90% là cá, còn lại là tôm,

85

mực … Những năm đầu của thập kỷ này, sản lượng chung đạt trên dưới 1,1 triệu tấn,

song cá biển cũng chỉ khoảng trên 700 nghìn tấn. Nhìn chung, giá trị này còn thấp hơn

nhiều so với sản lượng khai thác cho phép đã được đánh giá. Sở dĩ có tình trạng như vậy

vì phần lớn vùng biển, từ độ sâu 30-50m, đến 100m, là nơi tập trung của nhiều đàn cá có

kích thước lớn, giá trị kinh tế cao mà nghề cá nước ta chưa vươn được tới. Cường độ

khai thác tập trung quá cao ở vùng nước nông sát bờ, nơi chỉ chiếm khoảng 17% diện

tích khai thác hữu hiệu, không chỉ làm tăng sản lượng mà còn nguy cơ gây ra sự suy

giảm trữ lượng và đa dạng sinh học của biển. Thực tế của ngành cá trong vài ba thập kỷ

qua đã chỉ ra rằng, do khai thác quá mức, một số đố tượng hải sản có giá trị đã mất khả

năng đánh bắt: cá mòi, cá cháy thuộc cửa sông Hồng, bào ngư ở Bạch Long Vĩ, trai

ngọc ở Cô Tô, vẹm xanh, đồi mồi…. Một số loài cá và thủy sản có giá trị kinh tế khác

đang trong trạng thái suy giảm sản lượng như cá hồng, cá sạo, cá phèn (ở vịnh Bắc bộ),

tôm hùm (ở biển miền Trung) v.v… thế vào đó là sự gia tăng những loài tôm, cá có kích

thước nhỏ và kém giá trị. Hơn thế nữa, ngư cụ lạc hậu, độ chọn lọc kém, chất nổ dùng

trong đánh cá còn phổ biến trên mọi vùng biển chưa được ngăn chặn một cách hữu hiệu

là những nguy cơ hủy hoại nguồn lợi.

2.6 Các nguồn lợi sinh vật khác của biển

2.6.1 Rùa biển

Rùa biển hay gặp ở Biển Đông gồm một số loài như rùa da (Dermochelys

coriacea) thuộc họ rùa da (Dermochelyidae), quản đồng (Caretta olivacea), vích

(Chelonia mydas) và đồi mồi (Eretmochelys imbricata) thuộc họ Vích (Chelonidae).

Rùa da là loài rùa lớn nhất hiện nay, có con nặng đến 680kg, thân dài trên 2m,

phân bố ở các biển nhiệt đới, vùng nước sâu. Trên vùng biển nước ta rùa da sống ở vịnh

Bắc bộ và nhất là trong các vùng nước phía nam như biển Trung bộ và quanh các đảo,

quần đảo lớn (Hoàng Sa, Trường Sa…). Khác với những loài khác, mai với dáng hình

quả tim, không phủ vẩy mà được bọc bằng một lớp da nhẵn và hình thành 7 gờ nổi chạy

dọc thân trông như những múi khế. Rùa da dinh dưỡng chủ yếu bằng rong biển, giáp xác

và thân mềm. Chúng đẻ trứng vào thời gian từ tháng IV đến tháng VII trên bãi cát của

các hải đảo. Mỗi vụ rùa đẻ khoảng 80-130 trứng. Trứng cũng như thịt rùa làm thực

phẩm rất có giá trị.

Quản đồng nhỏ hơn so với rùa da, phân bố rộng trong các vùng biển nhiệt đới và

cận nhiệt đới Thái Bình Dương và Aán Độ Dương. Chúng thường gặp ở vịnh Bắc Bộ,

86

biển Trung bộ và Nam bộ cũng như gần các hải đảo. Những vùng đánh bắt quản đồng

nhiều là Hoàng Sa, Trường Sa, Phú Quốc, Côn Đảo, Nha Trang. Loài này ưa sống gần

bờ. Thức ăn của quản đồng tương tự như rùa da. Mùa đẻ từ tháng II đến tháng V, mỗi

mùa rùa đẻ 150 đến gần 200 trứng. Thịt và trứng quản đồng ngon nên loài này cũng bị

khai thác nhiều, mỗi năm trung bình từ vài trăm đến vài nghìn con.

Vích có kích thước lớn như rùa da. Mai là những tấm sừng gắn chặt với nhau, có

mầu nâu xỉn. Yếm bụng mầu vàng nhạt. Vích cũng là một trong những loài đặc trưng

cho các biển nhiệt đới, thường gặp trong các vùng nước dọc bờ biển nước ta, nhất là

những nơi sản hô phát triển phong phú. Vích ăn thực vật thủy sinh và một số loài động

vật không xương sống. Mỗi mùa đẻ cho tới 200 trứng. Vích cũng bị khai thác nhiều làm

thực phẩm. Do vậy, sản lượng bị giảm sút mạnh.

Đồi mồi là loài quan trọng nhất trong nhóm rùa biển, mặc dầu thịt không ngon,

nhưng vẩy đồi mồi được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ cao

cấp, rất được ưa chuộng trên mọi thị trường trong và ngoài nước. Đồi mồi nhỏ hơn vích

song cũng có con đạt đến 90cm và nặng 70-80kg. Trong vùng nước thềm lục địa, đồi

mồi có mặt khắp nơi nhưng “quê hương” của chúng phải kể đến là Thổ Chu, Phú Quốc,

Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa. Chúng sống trong vùng biển sạch, độ muối tương đối

cao, giầu san hô, dinh dưỡng chính bằng các loài động vật không xương sống, cá con và

một ít búp rong tảo. Mùa sinh sản của đồi mồi từ tháng V đến tháng VII, VIII. Mỗi vụ

chúng đẻ 2-3 lứa, cách nhau 15-20 ngày với lượng trứng từ 150 đến 200 trứng. Đồi mồi

cũng như vích, quản đồng, rùa da đẻ trên bãi cát, vụn san hô tại các đảo vắng như Thổ

Chu, đảo Đồi Mồi (Phú Quốc), bãi Dương, bãi Bằng, hòn Tre, hòn Dừa (Côn Đảo) và

các đảo trong cụm đảo Hoàng Sa, Trường Sa v.v… Đêm đêm, các loài rùa biển bò lên

đảo, đào dăm bảy hố vừa đào. Đẻ xong rùa lấp tất cả các hố và ngụy trang để cho các

loài chim, thú khó bề phát hiện trứng được vùi ở hố nào. Sau 45-60 ngày ấp bằng nhiệt

độ ngoài trờ, trứng nở thành rùa biển con. Rùa con rời tổ tìm về biển với cha mẹ. Do đồi

mồi quý giá và sản lượng thấp, nên người dân trên đảo Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo và

những vùng lân cận như Hà Tiên, đã thu trứng đồi mồi về ấp trong các lò ấp bằng trấu,

mạt cưa để lấy đồi mồi con làm giống nuôi thả. Đồi mồi con lớn rất nhanh. Tốc độ tăng

trưởng trong những năm đầu đạt đến 10cm/năm.

Người ta khai thác đồi mồi cốt để lấy vẩy. Vẩy đồi mồi là những tấm sừng với

những hoa văn nhiều màu sắc đẹp, bóng như đá cẩm thạch. Từ vẩy đồi mồi người ta làm

ra các mặt hàng mỹ nghệ: vòng, xuyến, bông tai, lược, quạt, tráp… đồi mồi. Nghề sản

87

xuất hàng đồi mồi trở thành nghề truyền thống của một số địa phương như Hà Tiên, Nha

Trang, Côn Đảo … Nhu cầu về các mặt hàng đồi mồi cũng như mẫu nhồi cả con để

trang trí ngày một tăng. Do vậy, cường độ khai thác đồi mồi ngày một mạnh. Sản lượng

đánh bắt đồi mồi ngày một giảm, tới mức báo động. Đồi mồi đang trong tình trạng bị

kêu cứu.

2.6.2 Rắn biển

Trong số 3.000 loài của 10 họ thuộc phân bộ Rắn (Serpentes), nhiều loài của họ

Hydropiidae chuyên sống trong các biển nhiệt đới Aán Độ Dương và Thái Bình Dương.

Rắn trong họ này có đầu không phân hóa rõ, đuôi dẹt như hình mái chèo. Khi từ bỏ lục

địa để chuyển vào đời sống ở biển, trước hết rắn tập trung ở ven bờ nước, trong các rừng

sú vẹt, bờ các hải đảo, trong các bụi rêu, kẽ đá v.v… Ở nhiều nơi, trong một không gian

chật hẹp có khi gặp tới hàng ngàn con. Tại biển Cảnh Dương (chân Hải Vân – Bạch Mã)

bãi cát phẳng lỳ, nước trong, sóng lặng… tưởng sẽ là một bãi tắm tuyệt vời, song chính

ở đây lại là nơi sinh sống của nhiều loài rắn biển với mật độ khá cao.

Ngoài những loài rắn biển sống trong nước và không dám rời xa khỏi bờ thì các

loài thuộc giống Đẻn chuyên hóa khá sâu với lối sống ở vùng khơi, xa bờ và đẻ con.

Đẻn có thể gặp đơn độc hay từng đàn đến trăm con, thậm chí nghìn con trên mặt biển.

Ngư dân thường bắt được chúng trong các lưới cá. Những khi mắc lưới đẻn rất hung dữ,

còn trong trường hợp bình thường đẻn tránh khi gặp người.

Nói chung kích thước của rắn biển dao động trong khoảng 1,0-1,5m, con lớn nhất có thể

dài 2,75m. Tất cả các loài rắn biển đều có nọc rất độc, độc hơn cả nọc độc của rắn hổ

trâu, cạp nong… sống trên lục địa. Nọc rắn là một dược liệu quý dùng để chế ra các loại

thuốc xoa bóp hay thuốc tiêm có tác dụng làm giảm đau trong các bệnh hủi, ung thư,

viêm thần kinh, chữa bệnh hay chảy máu, chữa thấp khớp, làm hạ huyết áp. V.v.. Rắn

dùng ngâm rượu, thịt rất ngọt, da rắn có giá trị sản xuất các mặt hàng da cao cấp. Bởi

vậy, ở Aán Độ, Philipin người ta chuyên bắt rắn để xuất khẩu sang nhiều nước như

Hồng Kông, Nhật Bản. Rắn biển sống trong thềm lục địa nước ta có tới 9 giống: Đẹn

đuôi gai (Aipysurus), đẻn Mỏ (Enhydrina), đẻn Mõm (Kerilia), đẻn Vậy bụng không

đều (Thalassophina), đẻn Biển (Hydrophis), đẻn Sọc dưa (Pelamis) và đẻn Đầu nhỏ

(Microephalophis) với 11 loài đã được xác định (Nguyễn Khắc Hường, 1994 và nnk).

Rắn biển còn ít được nghiên cứu và ít được quan tâm. Song do giá trị kinh tế của chúng

88

mà cần coi đó là một nguồn lợi tiềm tàng, sơm được đánh giá để có quy hoạch sử dụng

và bảo vệ nguồn lợi này một cách hợp lyù

2.6.3 Chim biển

Chim biển đem đến cho biển vẻ đẹp riêng. Không những thế, chim biển còn tham

gia vào đời sống của biển và đại dương như một bộ phận không thể thiếu được. Hiện

nay, người ta đã biết khoảng 8.600 loài chim, trong đó khoảng 200 loài là những chim

biển điển hình. Dọc bờ biển và trên các hải đảo thuộc thềm lục địa nước ta cũng có tới

hàng trăm loài chim, trong chúng có nhiều loài sống định cư, nhiều loài là những loài

chim di cư về, nhiều loài cư trú trên các hải đảo và nhiều loài là những loài chim biển

điển hình mà cuộc sống của chúng quen nơi sóng nước của đại dương.

Khi mùa lạnh đến, nhiều loài chim di cư từ các miền ôn đới hay cận cực về tránh

rét trên dọc bờ biển nước áp hơn tân, Nam bán cầu (Australia, Newzealand…) như vịt

trời, mòng biển, giang, sếu v.v.. Nhiều nơi chim tới hàng vạn con, một số loài trong đó

thuộc dạng quý hiếm, một số loài khác khá phổ biến, chẳng hạn mòng két (Anas crecca),

vịt mỏ thìa (A.cypeata), vịt đầu vàng (A.penelocs), vịt mốc (A. Acuta), mòng két mày

trắng (A.quẻquedula), diệc xám (Ardea cinerea), choắt chân đỏ (Tringa erythropus),

các loài của giống Choi choi (Charadrius), Mòng biển (Larus), Rẽ (Calidris), v.v… (Lê

Diên Dực, 1989). Người dân ở đây có nghề bắt chim truyền thống (bẫy chim, lưới

chim). Giữa mùa chim, đêm đến mỗi cỗ lưới bắt được tới vài ba chục con ngỗng, vịt

trời… do săn bắn và rừng ngập mặn ven biển bị thu hẹp, chim về thưa dần. Mãi đến

năm 1988 bãi chim cửa Bà Lạt (thuộc huyện Xuân Thủy, Nam Hà) trở thành khu bảo vệ

và được ghi vào danh sách Công ước bảo vệ đất ngập nước quốc tế (Ramsar). Ở những

sân chim thuộc rừng ngập mặn tây Nam bộ có tới 40-50 loài chim, mật độ rất đông.

Chim làm tổ trên cây, trong các bụi cỏ trên mặt đất… Trứng chim, chim non rơi xuống

làm mồi cho thú rừng, rắn rừng. Chim ở đây thuộc nhiều loại : le nâu, le khoang cổ,

diệc, choắt, rẽ giun, cò bợ, cò ruồi, cò xanh, vạc, gà nước, nhạn, cốc, giang, sếu, hạc

khoang cổ, quắm, cá kheo, bìm bịp v.v… Nhiều loài là chim sống định cư, biết làm tổ,

một số là chim di cư. Nhiều loài có kích thước lớn, có con nặng 4-7kg. chúng quần tụ

trong các sân chim tạo nên một nguồn lợi lớn.

Ở các hải đảo như hòn Trứng (Côn Đảo), Hoàng Sa, Trường Sa,… một số loài có

số lượng cá thể rất lớn như chim điên (Sula leucogaster plutus, S.sula rubripes), cốc

biển (Fregata minor), nhạn (Sterna fuscata infuscata, S.bergii cristata, S.sumatra

89

sumatra, Anous stolidus pileatus)… Trên đảo hòn Trứng phân chim nhiều làm trắng

đảo. Bởi vậy, người dân Côn Đảo còn gọi đảo này là hòn Đá trắng. Ở các đảo Hoàng Sa,

Trường Sa phân chim hòa trong đá san hô, dưới tác động của nhiệt độ và các trận mưa

nhiệt đới đã tạo nên phot phat với trữ công nghệp, có thể khai thác hàng vạn tấn mỗi

năm làm phân bón cho các vùng canh tác.

Chim làm tổ trên đảo còn phải kể đến là yến. Chim yến gồm yến xiêm

(Collocalia innominata) và yến hàng (C.fuciphaga germani). Loài sau có vai trò kinh tế

quan trọng của nước ta. Và trở thành một đặc sản vì chúng cho nguồn “tai yến” rất có

giá trị. Chim yến phân bố từ Quảng Ninh đến Phú Quốc, song yến hàng tập trung đông ở

các tỉnh duyên hải nam Trung bộ, đặc biệt là ở Phú Yên, Khánh Hòa và một số hòn đảo

khác thuộc Phú Quốc, Côn Đảo…

Chim yến là một loài chim nhỏ. Đôi cánh hẹp nhưng dài, khi dang ra trông như

một cánh ná, đuôi chim ngắn và chẻ đôi… chân ngắn có lẽ không quen với cách đi lại

bình thường trên mặt đất. Chim bay giỏi nên được mệnh danh là chim của bầu trời.

Ngoài tài bay nhanh, những hoạt động khác cũng diễn ra trên bầu trời trong lúc bay như

bắt mồi, tỉa lông và thậm chí có con vừa bay vừa ngủ. Chim sống thành đôi và tập trung

thành đàn lớn phù hợp với kích thước của hang. Chim có tập tính làm tổ trên các vách

đá cheo leo, thoáng mát để đẻ trứng.

Mùa xuân đến, khi thời tiết trở nên ấm áp cũng là thời kỳ yến cuốn tổ. Đôi chim

yến thay nhau nhả “bọt” để làm nên những chiếc tổ xinh xắn giống như nửa chiếc vỏ

trứng gắn chặt vào vách đá. Chim thường xây tổ vào ban đêm trong một vài tháng. Tùy

mỗi vùng, vào khoảng đầu hay cuối tháng III chim đẻ trứng lứa đầu. Cũng chính lúc này

người ta tranh thủ bóc tổ. Mất tổ, chim lại hối hả kéo từ “ruột” mình ra những “sợi tơ’

để dệt nên tổ mới. Vào tháng VII chim mới đẻ trứng lần thứ 2. Mỗi con chim cái chỉ đẻ

2 trứng và ấp khoảng 2 tháng. Chim non mới nở trụi lông và rất yếu, được bố mẹ thay

nhau mới mồi. Sau hơn 2 tháng, chim con đã trưởng thành, đủ lông, đủ cánh và bắt đầu

sống tự lập. Điều đáng được ghi nhận là trong một hang chật hẹp có hàng ngàn đôi yến

làm tổ, song chúng không bao giờ nhầm lẫn tổ của nhau.

Tổ hay tai yến là một sản vật quý để làm nên các bữa tiệc “yến tiệc”. Tai yến

được chia thành 4 loại khác nhau: yến huyết, yến quan, yến thiên và yến địa. Yến huyết

có màu hồng rất quý hiếm và đắt. Tai yến trở thành một mặt hàng xuất khẩu cao cấp với

giá trị 160 đến 195 đô la Mỹ/kg, tùy mỗi loại (1995). Tuy nhiên, không phải bất cứ tỉnh

90

duyên hải nào, bất cứ hang đá nào yến cũng sống và làm tổ, do vậy, sản lượng tai yến

thay đổi theo từng vùng và theo từng hang yến sống. Theo một số tác giả (Lương Duy

Ninh, 1986, Nguyễn Hữu Phụng và nnk, 1995), ở Quảng Bình yến chỉ tập trung trong 3

hang (hòn Chùa, hòn La, Vĩnh Sơn), sản lượng tổ yến thấp. Các hang ở cù lao Chàm,

hòn Tài, hòn Khô, òn Ông (Quảng Nam – Đà Nẵng) sản lượng tăng lên đáng kể. Ở Bình

Định có 7-9 hang lớn chim yến cư trú, như bán đảo Phước Mai, hòn Cau, hòn Cỏ, hòn

Xe, Thị Nại, hòn Ngang, cù lao Xanh. Khánh Hòa có thể coi như “quê hương” của yến

hàng. Chúng sống và làm tổ ở 30 hang, trong đó những hang lớn và quan trọng nằm ở

hòn Ngoại, hònNội, hòn Muôn, hòn Điện, hòn Nọc, hòn Chà Là. Sản lượng khai thác

mỗi kỳ ở đấy lên đến 15.000 - 17.000 tổ. Ngoài những địa phương trên, còn gặp một số

hang yến ở hòn Tre lớn, Tre nhỏ, hòn Trứng, hòn Bà (Côn Đảo), hòn Rái, hòn Đồi

Mồi… (Phú Quốc), song sản lượng tai yến không đáng kể. Nếu lấy sản lượng tổ yến

khai thác được vào năm 1930 làm mốc thì sản lượng của năm 1945 chỉ bằng 73%, năm

1975 -39,8% và cho đến năm 1985 sản lượng đã được nâng lên 91,6%; trong đó Khánh

Hòa luôn là tỉnh dẫn đầu, cung cấp gần 2/3 tổng sản lượng tổ yến của cả nước.

Nguồn lợi chim yến ở nhiều vùng suy giảm là do khai thác của con người. Lấy tổ

tức là làm mất chỗ đẻ của chim bố mẹ, tiêu diệt trứng và chim non… đưa đến sự giảm

sút nguồn bổ sung, giảm khả năng khôi phục số lượng của quần thể. Bởi vậy, cũng có

thể do khai thác mà hòn Ngư (Nghệ An), hang Tràng Hồng (Thanh Hóa) từng có chim

yến bỏ đi từ lâu lắm rồi. Cách khai thác hiện nay: bóc hết tổ, diệt trứng và chim non

đang là mối đe dọa to lớn cho nguồn lợi quý giá này.

Cùng với những loài chim có đời sống gắn với đất liền hay hải đảo, biển và đại

dương còn có những loài chim suốt đời sống cảnh lênh đênh, lấy mặt nước và bầu trời là

nơi ở chính, trừ khi sinh sản mới cập vào các đảo và bờ biển để đẻ trứng như hải âu

(Procellaria leucomelaena), chim báo bão (Puffinus sp) v.v…

Chim là một nguồn lợi, song về mặt nào đó, chim còn là những đối tượng gây

hại. Ngoài tác nhân là vật truyền bệnh ký sinh, chim còn là kẻ tiêu thụ cá tôm. Những

loài làm thức ăn cho chim là giáp xác, thân mềm, cá con… trên các bãi nông vùng triều

và đàn cá nổi như cá trích, cá cơm, cá chuồn, rồi mực… ở tầng nước mặt biển khơi.

Trung bình, nếu mỗi con chim trong 1 ngày sử dụng từ một đến hai ba cân tôm, cá …

thì hàng năm biển mất đi một sản lượng hải sản to lớn nhường nào.

91

2.6.4 Thú biển

Biển Đông là một trong những môi trường thuận lợi đối với đời sống của nhiều

loài thú biển thuộc bộ Cá voi (Cetacea), và một loài độc nhất trong họ Bò nước

(Dugongidae) thuộc bộ Voi biển (Sirenia).

Những loài thú biển là những loài có đời sống thứ sinh dưới nước. Từ xa xưa, tổ

tiên chúng đã có thời ở cạn, song trong cuộc cạnh tranh sinh tồn, chúng trở lại đời sống

đại dương với không gian bao la và nguồn thức ăn phong phú so với lục địa chật hẹp.

Chính vì vậy, cuộc sống trong nước buộc chúng phải biến đổi hình dạng, nhưng những

gì là ưu việt trong đời sống trên cạn mà các loài động vật nước thực thụ khác không có

thì chúng đều giữ lại như kiểu thở bằng phổi, đẻ con và nuôi con bằng sữa. Sống trong

nước nên thân thể có hình dạng thoi, chi biến đổi thành vây bơi, đuôi thành bản nằm

ngang, lông mất đi chỉ còn lại tấm da trần đàn hồi, dưới là lớp mỡ dày,… Cá voi có đời

sống khá dài, thường từ 30 đến 50 năm. Chúng sinh sản lần đầu sau 3-6 năm tùy loài,

mỗi lần đẻ cách nhau vài ba năm, tuy nhiên, cũng có loài mắn hơn, có chửa khi con còn

chưa cai sữa. Mỗi lần một con cái sinh ra 5-6 con. Nếu con mẹ chỉ chửa một phôi thì

con sinh ra khá lớn, đôi khi đạt đến nửa chiều dài cơ thể mẹ. Trong các đại dương hiện

tại chỉ còn 86 loài. Nhiều loài bị tiêu diệt cách đây vài trăm năm. Sản lượng cá voi của

đại dương đang bị giảm sút nghiêm trọng do khai thác quá mức. Trong vùng biển nước

ta có trên 10 loài thuộc phân bộ cá Voi có răng (Odontoceti) và cá Voi không răng

(Mustacoceti).

Cá voi không răng là những loài sống chủ yếu ở vùng nước lạnh Bắc và Nam bán

cầu. Trong mùa đông chúng có thể xâm nhập xuống phần bắc Biển Đông, đôi khi sâu

hon vào vùng nước nông thềm lục địa. Những loài thuộc cá Voi không răng có mặt ở

vùng biển nước ta là cá voi xanh (Blaenoptera musculus), cá voi ôn đới (B.borealis), cá

voi châu Úc (B.australis) và cá voi thân ngắn (Megaptera boops). Cá voi xanh sống đơn

độc, đôi khi cũng họp thành nhóm 2 hay 3 con. Hiện tại, loài này còn rất ít, khoảng

10.000 con trên toàn đại dương thế giới. Loài cá voi xanh. Chiều dài của con cái lớn

nhất đạt đến 15m, con đực 14,3m. chúng sống ở Bắc và Nam bán cầu, nơi nước ấm, ít

khi thấp hơn 20oC thuộc biển Nhật Bản, Indonexia, Mianma và đôi khi gặp trong vùng

biển nước ta. Hiện tại, chúng ta còn lưu giữ được một số bộ xương của cá voi không

răng khi chúng xâm nhập vào bờ và bị chết ở bờ biển Nam Hà, Quảng Bình…

92

Cá Voi có răng mới chính là cư dân của biển nhiệt đới và ôn đới. Ở Biển Đông,

trong vùng thuộc thềm lục địa nước ta có thể gặp những đại diện thuộc 3 họ: cá Heo

(Delphinidae), cá Heo nhiều răng (Phocaenidae) và họ cá Nhà táng (Physeteridae).

Loài cá heo (Delphinus delphis) có kích thước nhỏ (160-260cm), thường phân bố

rộng ở biển nhiệt đới và ôn đới. Chúng sống từ đàn từ 5-7 đến 9-13 con và rất hay gặp ở

trước cửa sông Hồng vùng biển Trung bộ, ngoài khơi trước châu thổ sông Cửu Long,

vùng biển Côn Đảo v.v… Cá heo là loài động vật ưa hoạt động, có hệ thần kinh rất phát

triển, thích gần người, hay bắt chước. Do vậy, ngày nay người ta nuôi cá heo để làm

xiếc, sử dụng chúng trong nghề đánh cá, nghiên cứu hải dương và cả trong mục đích

quân sự, đồng thời còn là đối tượng nghiên cứu trong các lĩnh vực y học và sinh học.

Những loài cá voi khác như cá ông sư (orcella brevirostris), cá heo mõm dài

(Prodelphinus malayanus), cá heo ngắn (Sotalia plumbeus), cas heo nhiều răng

(Neophocaena phocenoides), cá nhà táng (phyceter catodon), cá cogi (Kogia

breviceps)v.v… còn ít được nghiên cứu và sự hiểu biết về chúng còn rất hạn chế. Song

trong chúng, một số loài có khả năng xâm nhập sâu vào vùng nước lợ, đôi khi theo dòng

sông Mekong lên đến tận biên giới Campuchia – Lào như cá heo mõm ngắn, cá heo

nhiều răng, cá ông sư.

Cùng với những loài nêu trên, Biển Đông còn giữ lại một loài của họ Bò nước

(Dugongidae) thuộc bộ Voi biển (Sirenia). Bộ này gồm 3 họ, một họ trong chúng đã bị

tiêu diệt cách đây khoảng trên 200 năm, một họ khác sống Đại Tây Dương thuộc bờ

biển châu Mỹ, còn họ Bò nước với loài độc nhất của mình, trở thành loài đặc hữu của

tổng vùng địa lý động vật nhiệt đới Aán Độ – Tây Thái Bình Dương. Đó là bò nước

(Dugong dugong). Bò nước dài khoảng 3m, có con lớn đến 5m với trọng lượng khoảng

1 tấn. Chúng sống định cư trong những vùng nước nông (khoảng 20m), gần bờ, nơi giầu

có các loài rong tảo. Địa bàn phân bố của loài này rất rộng, từ vùng nước ấm nam Nhật

Bản xuống đến các vùng nước nông bờ biển Trung Quốc, Việt Nam, Indonexia,

Philipin, từ phía đông châu Phi, biển Đỏ đến tận bờ châu Uùc. Bò nước là đối tượng

khai thác quan trọng của nhiều nước, đặc biệt là các nước châu úc. Vì vậy, số lượng cá

thể của quần thể bò nước không những không tăng mà còn đang bị suy giảm và vùng

phân bố của nó bị thu hẹp đáng kể. Do đó, trước đây, người ta còn gặp bò nước ở vùng

biển Nam Trung bộ, song gần nửa thế kỷ qua loài này đã biến mất.

93

Nhìn chung, các loài thú biển, nhất là cá voi là những đối tượng kinh tế quan

trọng. Người ta đánh bắt cá voi để lấy thịt, xương, da, mỡ… phục vụ cho các ngành

công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc, công nghiệp da dày… Mỡ cá voi sản xuất các

loại dầu máy cao áp. Gan cá voi chứa nhiều vitamin A cùng với nhiều chất khác có giá

trị về mặt dược liệu. Cũng chính vì vậy, nghề khai thác cá voi trên thế giới ngày càng

mãnh liệt. Sản lượng cá voi suy giảm trầm trọng, một số loài đã bị tuyệt chủng, một số

loài khác đang lâm vào cảnh bị đe dọa tiêu diệt. Trước tình hình như vậy, các nước trên

thế giới có nghề săn cá voi buộc phải ngồi với nhau để ký những công ước nhằm ngăn

chặn tình trạng khai thác quá mức và bảo vệ các đàn cá voi đang bị kêu cứu.

2.7 Hóa chất và khóang sản

Những nhà hóa học cho rằng, biển và đại dương chứa nguồn nguyên liệu vô tận

cho nền công nghiệp hóa học. Các nguyên tố dưới dạng đơn chất hay hợp chất; ở trạng

thái hòa tan hay trong thể rắn… đều có mặt trong nước, trong thềm đáy, trên mặt đáy và

trong các cơ thể sinh vật. Vài đơn cử để thấy được khối lượng của các chất trong biển và

đại dương lớn đến chừng nào. Chẳng hạn, uran được khai thác trên toàn đại dương sẽ

cho ra 5.109 tấn, bạc: 5.108 , vonfram: 150.106 tấn, manhe: 2,1.105 tấn, mangan: 3,109,

v.v… Riêng khối nước của Biển Đông chứa khoảng 1.493 tỷ tấn brom; 3,93.107 tấn sắt;

11,8.106 tấn đồng và 15.712 tấn vàng… Mặc dù khối lượng lớn nhưng hàm lượng của

nhiều nguyên tố hóa học trong nước biển rất thấp, như bạc; 0,0003mg/lít nước biển,

coban: 0,0005mg/lit; uran: 0,003mg/lít, vàng: 0,000004mg/lít, iot: 0,06mg/lít. Một số

các chất khác lại có hàm lượng rất đáng kể, chẳng hạn natri: 10,5g/lit; magie: 1,35g/lít,

kali: 0,38g/lit… Nhiều hóa chất được khai thác cả ở trên đất liền và ở biển như muối ăn,

lưu huỳnh, mangan, vàng v.v… Một số khác, trên lục địa rất hiếm hoặc chưa phát hiện

được trữ lượng khai thác, buộc phải chắt ra từ nước biển (brom, iot, v.v..). Những chất

có hàm lượng cao người ta lấy trực tiếp từ nước biển, song, có nhiều chất do hàm lượng

quá nhỏ phải khai thác qua các tảo biển vì hệ số tích lũy các chất này trong tảo cao hơn

ở nước từ vài ba trăm đến hàng vạn lần.

Các kết quả phân tích cho thấy, cứ một tấn rong khô có thể cho ta 178kg muối

kali, đồng thời chứa một lượng đáng kể muối iot cùng các chất khác. Trong những năm

trước chiến tranh thế giới thứ II, các nước Tây Âu mỗi năm khai thác 175 tấn iot từ rong

biển, còn ở Nhật Bản khai thác được 300 tấn. Bởi lẽ đó, rong biển không chỉ cung cấp

94

nguồn đạm dinh dưỡng cho con người, gia súc mà còn nguyên liệu cho công nghiệp hóa

chất.

Các chất không chỉ hòa tan trong khối nước đại dương hoặc tích tụ trong cơ thể

sinh vật mà còn có nhiều trên bãi biển, trên nền đáy của biển và đại dương. Đó là kim

cương, thạch anh, cát, sét, cao lanh, đá vôi… cùng nhiều các hợp chất khác của hầu hết

các nguyên tố hóa học. Những loại này ở bờ biển nước ta rất giàu có và là nguyên liệu

quý cho nhiều nành công nghiệp quan trọng. Chẳng hạn như các loại cát (cát trắng, cát

vàng, cát đen) không chỉ đơn thuần sử dụng chúng làm vật liệu xây dựng, mà còn là

nguyên lieeujc ho ngành quang học. Từ cát người ta chế ra thủy tinh, pha lê trong suốt

hay cùng một vài chất khác tạo ra các loại pha lê có màu rực rỡ như sắc cầu vồng. Cát

quý có nhiều ở Cát Hải, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên. Cát ở Cam Ranh nổi tiếng trên thế

giới, có giá trị xuất khẩu cao, trữ lượng xấp xỉ 4-5 trăm triệu tấn. Trước đây người ta

định xây dựng ở đấy một nhà máy sản xuất pha lê với công suất ba vạn tấn trong một

năm.

Các vùng bãi biển còn chứa lượng nguyên tố đất hiếm lớn lao. Nguyên tố đất

hiếm không giống như một nguyên tố hóa học thông thường như vàng, sắt, oxy,… mà

nó gồm 15 nguyên tố trong bảng tuần hoàn Mendelev có thứ tự từ 57 đến 71. Các dạng

hỗn hợp của đất là floridi, mismetali (hỗn hợp kim loại của tất cả đất hiếm và polivit

(hỗn hợp oxy của tất cả đất hiếm). Đất hiếm có nhiều công dụng trong các ngành luyện

kim, quang học, công nghiệp nguyên tử,… thậm chí sử dụng cả trong sinh hoạt hàng

ngày (làm mạng đèn măng xông, làm đá lửa…).

Một điều rất đáng lưu ý là hiện nay người ta còn khai thác các kim loại nằm ngay

trên đáybiển dưới dạng các hạt “đa kim”. Những hạt này có nhiều hình dạng, to nhỏ

khác nhau. Thành phần cấu tạo nên hạt “đa kim” rất phức tạp, trong đó mangan, sắt là

hai chất chủ yếu. Ngoài ra “đa kim” còn có niken, cooban, đồng, các nguyên tố phóng

xạ (uran, radi) và nhiều nguyên tố khác. “Đa kim” có mặt trong đáy các đại dương và

các thềm lục địa, song trữ lượng ở mỗi nơi khác. Đối với đáy biển Đông vấn đề này

chắc chắn còn đặt ra nhiều dấu hỏi trong đầu các nhà địa chất hải dương về trữ lượng và

khả năng khai thác thứ kim loại có giá trị này.

Hiện nay, chúng ta đã chiết xuất muối ăn trực tiếp từ nước biển, sử dụng cát nấu

thủy tinh, khai thác các hóa chất hiếm (iot, agar, alginat, manitol…) từ các loại rong

95

biển; khai thác các dược liệu từ nhiều loại hải sản như vỏ bào ngư, ngọc điệp, ngọc trai,

trứng bún, mai mực…, sử dụng vỏ sò, ốc biển, xương san hô để nung vôi, làm nguyên

liệu cho công nghiệp xi măng và trang trí…

Trong các hoạt động phong phú đó thì nghề làm muối là nghề có truyền thống lâu

đời và giữ vai trò thiết yếu đối với đời sống của nhân dân ta. Muối ăn cũng như lương

thực, thực phẩm, nước uống rất cần thiết cho con người, cho mọi sinh vật, cũng như cho

các ngành công nghiệp quan trọng. Từ muối ăn người ta sản xuất ra clo, axit clohydric,

sút ăn da, sôđa, v.v… phục vụ cho nhiều ngành sản xuất, như làm xà phòng, dệt vải,

luyện cao su, thuộc da, luyện kim, lọc dầu, làm thủy tinh v.v… Nhu cầu muối ăn rất lớn,

trung bình mỗi năm một người cần dùng khoảng 8kg, và như vậy, hằng năm chúng ta

cần dùng khoảng 60 vạn tấn muối cho kỹ nghệ thực phẩm. Nếu tính cả nhu cầu muối

cho công nghiệp trong điều kiện hiện nay, thì sản lượng muối khai thác ít nhất phải đạt

140-180 vạn tấn/năm.

Biển rất giàu muối, trung bình cứ một lít nước có chừng 35gam muối, trong đó

chủ yếu là muối ăn. Nước ta lại có bờ biển dài, bãi rộng, số ngày nắng cao… là điều

kiện rất thuận lợi cho nghề làm muối thủ công phát triển, đặc biệt là ở các tỉnh phía

Nam. Ai đã từng qua Bằng La (Hải Phòng), Hải Hậu (Nam Hà), Hậu Lộc (Thanh Hóa),

Quỳnh Lưu, Hộ Độ (Nghệ An) rồi tiếp nữa qua Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Phú Yên,

Khánh Hòa, Ninh Thuân, Bình Thuận… chắc chắn sẽ được tận mắt ngắm những đồng

muối trải dài trên bãi biển và kẻ ra như những ô cờ, những mương máng thẳng tắp,

những chiếc máy bơm chạy bằng sức gió và những con người xạm đen vì nắng trời và

gió biển. Nước được dẫn trực tiếp vào các sân phơi hoặc được chắt lọc qua cát để cood

dậm lại trước khi lên sân (đối với các tỉnh miền Bắc). Ở đây, dưới nắng trời và gió lộng,

nước bay hơi, để lại trên sân những lớp muối dày, trắng muốt, sau mỗi buổi chiều, muối

được vun lại thành đống và chuyển vào kho. Công việc tắt bật từ sáng đến chiều. Cứ

như vậy, từ biển qua các khâu sản xuất, muối đã đến các xí nghiệp, đến từng gia đình, ở

khắp mọi miền của đất nước.

2.8 Dầu mỏ và khí đốt

Cùng với kho hóa chất và kim loại, Biển Đông còn chứa trong thềm lục địa

những túi dầu và khí thiên nhiêm tiềm tàng, mở ra một ngành công nghiệp mới – công

nghiệp dầu khí. Dầu mỏ ở thế kỷ chúng ta chưa có nguồn năng lượng nào sánh kịp và

96

đang giữ địa vị hàng đầu trong mọi ngành sản xuất. Nếu như than đá là đặc trưng cho

một giai đoạn gọi là “thời đại than đá” ở thế kỷ thứ XVIII và đầu XIX thì dầu mỏ càng

xứng đáng với cái tên “vàng đen” của thế kỷ XX này. Cũng vì thế dầu mỏ đã gây ra

“cơn sốt dầu” ở các nước tư bản (Mỹ, canada, Anh, Pháp, Ý, Tây Đức, Hà Lan, Na Uy,

Đan Mạch, Thụy Sĩ, Bỉ, Hy Lạp, Aùo,…).Vào mùa thu năm 1973, sau khi chiến tranh ở

Trung Đông kết thúc nó như một bệnh dịch, tạo nên mối lo lắng, bi quan bao trùm thế

giới tư bản.

Theo báo cáo của Viện quốc tế về môi trường và phát triển và Viện nguồn lợi thế

giới (IIED và WRI, 1987) thì dầu mỏ và khí đốt đến giữa thập kỷ 80 chiếm 62,7% tổng

số năng lượng thuộc cả 2 khu vực: các nước phát triển và các nước đang phát triển,

trong khi năng lượng thủy điện chiếm 7,4-13,7%; năng lượng hạt nhân 7,4-2,0%, còn

năng lượng than đá -22,5((21,6%, riêng Trung Quốc 80,3%. Dầu mỏ dùng làm nhiên

liệu chạy máy kể cả cho những con tàu vũ trụ và là nguyên liệu cho các ngành công

nghiệp hóa chất, hóa thực phẩm, v.v…

Dầu mỏ phân bố rải rác trên các lục địa và đáy đại dương. Theo các số liệu thăm

dò năm 1985 thì trữ lượng dầu mỏ trên toàn thế giới là 95,8 tỷ tấn khối, phân bố như

sau: Bắc Mỹ 6%, Tây Aâu 3,7%, Liên Xô (cũ) 8,6%, Trung Đông 56,3%, các nước đang

phát triển (trừ Trung Quốc) 22,3% , Trung Quốc 2,6%, Đông Aâu 0,3%, châu Uùc

0,2%, Nhật Bản 0,0%.

Trong những thập kỷ gần đây, nhịp điệu khai thác dầu mỏ và khí đốt của thế giới

tăng nhanh đáng kể. Sản lượng khai thác tính ra bằng sức khai thác trong 100 năm về

trước. Mức tiêu thụ dầu hàng năm khá lớn, chẳng hạn, năm 1985 toàn thế giới tiêu thụ 2

789,5 triệu tấn, mặc dầu có giảm đi so với năm 1980 khoảng gần 10%, trong khi đó mức

tiêu thụ khí thiên nhiên lên đến 1535,3 triệu tấn khối, tăng so với năm 180 là 14%. Điều

đáng chú ý là những nước như Hoa Kỳ, Tây Aâu, trữ lượng và mức khai thác dầu thấp

hoặc không hề có (Nhật Bản) lại tiêu thụ 2/3 lượng dầu của toàn thế giới, vượt xa các

nước Trung Đông, nơi tập trung cao nhất của nguồn dầu mỏ và khí đốt toàn lục địa.

Nguồn dầu mỏ và khí đốt không phải vô tận. Với tốc độ khai thác hiện thời,

lượng dầu mỏ của thế giới chỉ đủ dùng cho vài ba chục năm nẵm, theo tính toán của các

chuyên gia thế giới, trữ lượng dầu trên toàn lục địa có khoảng 300-400 tỷ tấn, còn trong

đại dương 1400 tỷ tấn (Gavrilov, 1978). Chính thế, nguồn dầu mỏ và khí đốt sớm bị cạn

kiệt, trước hết là ở trên các lục địa. Bởi vậy, trong khoảng thời gian từ 1960 người ta đã

97

đẩy nhanh việc thăm dò và khai thác dầu ở các biển nông thềm lục địa. Chỉ riêng từ năm

1960 đến 1972, sản lượng dầu khai thác ở biển tăng lên gấp 4 lần, từ 104 đến 444 triệu

tấn. Đến nay trên đáy biển thềm lục địa 400 bể dầu đã được phát hiện.

Nước ta nằm trên “bản lề” của 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng cỡ lớn của

hành tinh: Thái Bình Dương và Địa Trung Hải. Phải chăng lục địa và vùng thềm của nó

là nơi hội tụ của những mỏ khoáng và những túi dầu khổng lồ của cả 2 vùng rộng lớn

đó. Nhiều nhà địa chất nước ngoài dựa vào những tài liệu mới mẻ đã mạnh dạn dự đoán

rằng, dầu mỏ của vùng thềm lục địa Đông Nam Á có thể có “tầm cỡ Trung Đông”.

Dầu mỏ ở đây được phát hiện trong các trầm tích trẻ, chủ yếu thuộc tuổi Mioxen

(khoảng 28 triệu năm về trước) và thường nằm ở độ sâu 1000-2000m. Những kết quả

nghiên cứu trước đây về cấu trúc địa chất và sự phân bố 305 mỏ dầu và 205 mỏ khí của

giải này cho thấy 100% các lớp chứa dầu và 82,1% các lớp chứa khí đều tập trung trong

các “miền võng”. Miền võng sông Hồng với bồn trầm tích đá dày 5000m, kéo dài ra ít

tận vịnh Bắc bộ với lớp sa thạch dày 2000m. bồn trầm tích Cửu Long có bề dày 2500-

3500m chạy từ ngoài khơi vào tận châu thổ sông Cửu Long. Bồn trầm tích “Saigon-

Sarawak” mênh mông với chiều dày 5000m. Chúng đã được xem là những nơi chứa

dầu vì nhiều nhà địa chất đã xác định “chúng có cấu trúc tương tự như nhiều miền võng

khác ở Đông Nam Á, nơi đã tìm ra các mỏ dầu lớn cỡ công nghiệp (hình 27).

Ngay từ đầu năm 1959 công tác thăm dò dầu mỏ và khí đốt ở nước ta đã bắt đầu.

Trước năm 1975, 05 mũi khoan khoan những độ sâu khác nhau tại miền Bắc đã cho biết

một mũi có khả năng có dầu và 2 mũi có khí. Ở thềm lục địa phía Nam, cũng vào thời

gian này, 05 mũi khoan tại mực nước biển từ 87 đến 126m và với độ sâu của các giếng

từ 1640 đến 4049m đã cho những kết quả đáng khích lệ. Giếng mang tên “Bạch Hổ”

trên bồn trầm tích Cửu Long, tại mực nước biển 100m với độ dâu 3026m đã phát hiện

được dầu và khí với sản lượng khai thác ước tính 2400 thùng dầu/ngày. Giếng “Dừa

1X” trên bồn trầm tích “Saigon-Sarawak” ở mực nước 104m với độ sâu 4049m có dầu

và khí với sản lượng khai thác 1500 thùng/ngày. Các mũi khoan khác như “Hồng 1x”,

“Mía 1X”, “Dừa 2X” có dấu hiệu của dầu hoặc còn chưa rõ. Theo những tài liệu gần

đây (1989) trữ lượng dầu mỏ trên một số vùng được đánh giá vào khoảng 1500 triệu tấn,

trong đó vịnh Bắc bộ 500, nam Côn Sơn 400, Cửu Long 300 và biển Tây Nam bộ (vịnh

Thái Lan) 300 triệu tấn.

98

Sau ngày đất nước thống nhất, Tổng công ty dầu khí Việt Nam ra đời. Năm 1981

liên doanh dầu khí Việt Xô (Vietsovpetro) được thành lập trên cơ sở hiệp định liên

chính phủ Việt Nam và Liên Xô về công tác dầu khí nhằm súc tiến việc khai thác dầu

mỏ và khí đốt tại mỏ Bạch Hổ. Trải qua một thời gian chuẩn bị không dài, đến năm

1986 giếng khoan đầu tiên trên mỏ Bạch Hổ đã bước vào hoạt động, báo hiệu sự ra đời

của một ngành kinh tế có tầm quan trong bậc nhất của đất nước – ngành công nghiệp

dầu khí. Cũng từ đây, Vietxovpetro đang mở rộng hoạt động của mình. Bốn giàn khoan

di động và 8 giàn khoan cố định đang bền bì khoan sâu vào lòng đất để hút lên những

dòng dầu sánh đặc. Những “đuốc lửa” đốt khí đồng hành trên các giàn khai thác làm

sáng lên một góc trời phía đông nam Tổ quốc. Sản lượng dầu khai thác được mỗi năm

một gia tăng, từ 0,4 triệu (1986) lên trên 7,0 triệu tấn (1995), xuất khẩu dầu thô đã đạt

khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Ngoài mỏ Bạch Hổ với gần 100 giếng khai thác những mỏ mới như Đại Hùng,

Rồng… có trữ lượng dầu lớn cũng dần bước vào sử dụng (Hình 28).

Theo dự đoán của các chuyên gia nước ngoài, Việt Nam có trữ lượng dầu khá

lớn, ước tính khoảng 300 thùng (mỗi thùng = 159 lít). Họ còn dự báo vào thế kỷ đầu của

thế kỷ XXI nước ta có thể sản xuất từ 300 đến 500 nghìn thùng trong một ngày đêm.

Nhờ vậy trong những năm qua, nhất là khi nền kinh tế mở thì hàng loạt các hãng, công

ty dầu khí nổi tiếng trên thế giới vào Việt Nam để hợp tác thăm dò khai thác và tinh chế

dầu mỏ như các hãng Shell (Hà Lan), Total (Pháp), BP (anh), BHP (Uùc), Petrocanada

(Canada), Petronas (Malaixia), cùng với nhiều công ty khác của Aán Độ, Indonexia,

Hoa Kỳ v.v..

Năm 1995, khí thiên nhiên từ mỏ Bạch Hổ cũng được dẫn bằng đường ống về

cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện Bà Rịa – Vũng Tàu với sản lượng 1

triệu mét khối. Con số này sẽ tăng lên gấp 2-4 lần vào khoảng những năm cuối cùng của

thế kỷ. Nhà máy lọc dầu đầu tiên đặt tại Dung Quất (Quảng Ngãi) với công suất 6,5

triệu tấn năm cũng được khởi công vào đầu năm 1996.

Khi thác dầu mỏ và khí đốt trên thềm lục địa nói riêng hay nền công nghiệp dầu

khí của nước ta nói chung đang mở ra những triển vọng to lớn cho sự phát triển của nền

kinh tế. Tuy nhiên, ngành này càng được đẩy mạnh, càng được mở rộng thì mạt trái của

99

nó, tức là hậu quả sinh thái do nó gây ra cũng sẽ tăng tiến, đe dọa đến đời sống của sinh

vật biển và đến môi trường tại một vùng biển được coi là trù phú bậc nhất của đất nước.

2.9 Các nguồn năng lượng sạch

Một kho báu nữa của biển nước ta là nguồn năng lượng vô tận của thủy triều,

nhiệt biển và gió biển. Dạng năng lượng nay rẻ tiền, sạch và trở thành năng lượng của

tương lai.

Người ta cho rằng, năng lượng thủy triều trên các vùng ven biển rất ổn định so

với năng lượng của các dòng sông. Ở những nơi có mức thủy triều cao, khả năng khai

thác càng lớn. Những đánh giá gần đây cho thấy, năng lượng thủy triều trên hành vào

khoảng 8 x 102 KW gấp 100.000 lần công suất của các nhà máy thủy điện trên toàn thế

giới cộng lại. Tuy nhiên, việc khai thác nguồn năng lượng này còn rất thấp bởi vì không

phải tất cả các vùng biển đều có thể lợi dụng được nguồn năng lượng này. Theo tính

toán thì tất cả chỉ có khoảng 25 điểm đủ điều kiện xây dựng các nhà máy thủy điện thủy

triều, và do đó, chỉ có thể chuyển đổi không vượt quá 10-25% điểm đủ điều kiện xây

dựng các nhà máy thủy điện thủy triều như Kislaja Guba (Nga), Phandi (Canada) và La

Ranxơ (Pháp). La Ran xơ được coi là lớn nhất gồm 24 tuyeecs bin với tổng công suất 24

000 KWW và sản lượng điện hàng năm là 800 triệu KW/giờ.

Nguồn năng lượng khai thác nữa đang được các nhà khoa học trên thế giới chú ý

đến là năng lượng được tạo ra do sự chênh lệch nhiệt độ khá lớn giữa lớp nước trên mặt

và lớp nước dưới sâu trong các biển nhiệt đới. năng lượng này được gọi là năng lượng

“Mặt trời biển”. Cách đây hơn 6 thập kỷ, vào năm 1930 nhà bác học Pháp Giooc Clodo

đã xây dựng thành công nhà máy nhỏ dùng dạng năng lượng này ở ngoài khơi biển

Cuba, gần thành phố Matandat với công suất 23KW. Một số nước hiện nay đã có kế

hoạch xây dựng những nhà máy với công suất lớn trên 1000KW để đưa vào hoạt động.

Theo tính toán của các chuyên gia về năng lượng thì toàn bộ năng lượng “Mặt trời biển”

ở các vùng biển nhiệt đới từ vĩ 20oNam có thể cung cấp một nguồn năng lượng lớn

nhiều lần tổng năng lượng tiêu thụ hiện nay toàn thế giới.

Nguồn năng lượng sạch phát sinh do gió cũng có nguồn gốc từ năng lượng Mặt

trời. Từ 3000 năm trước Công nguyên người Ai Cập đã sử dụng năng lượng gió để vận

hành các cối xay gió. Trước khi phát minh ra máy hơi nước, năng lượng gió được sử

dụng rất rộng rãi: vận hành máy xay, chạy thuyền buồm trên sông và cả trên các đại

100

dương. Nguồn năng lượng này rất lớn, ước tính trên toàn thế giới khoảng 10000 triệu

KW/giờ, song có nhược điểm là rất tản mạn và không liên tục. do vậy việc khai thác nó

rất ít. Ở thời đại công nghiệp hóa với giá nhiên liệu rẻ, điện năng đã đẩy lùi cối xay gió

và thuyền buồm vào dĩ vãng nhưng giờ đây và tương lai, khi than đá, dầu mỏ và khí đốt

trở nên khan hiếm và cạn kiệt, khi môi trường ngày một ô nhiễm do đốt nhiên liệu, do

tai vạ của các nhà máy nhiệt điện dùng sức gió sẽ lại tấp nập mọc lên, đặc biệt là các

vùng ven biển, trên các hải đảo và các trạm đèn biển của thềm lục địa và đại dương.

Nhiều vùng dọc bờ biển nước ta có ưu việt để tận dụng các nguồn năng lượng

sạch này. Ngoài những cánh buồm truyền thống chạy trên sông, biển chưa hề bị thay

thế, ở nhiều địa phương như Hải Hậu (Nam Hà), Ninh Thuận, Bình Thuận, nơi được

mệnh danh : vùng ‘ít mưa, thừa gió người ta sử dụng phổ biến những cánh quạt gió và

năng lượng Mặt trời trực tiếp đang được khai thác để thắp sáng các đèn biển.

Năng lượng thủy triều, nhiệt biển và năng lượng gió là những dạng năng lượng

của tương lai và có tiềm năng to lớn. Chúng sẽ trở nên rất có giá trị đối với vùng ven

biển nước ta, nhất là khi điều kiện khai thác cho phép.

2.10 Tiềm năng phát triển giao thông trên biển

Từ xa xưa, ông cha ta đã khai thác tiềm năng giao thông trên các hệ thống sông,

lạch nội địa và ven biển. Những cảng, những nút giao thông quan trọng đã ra đời và đã

từng nổi tiếng một thời như Kẻ Chợ, Thần Phù, Hội An... Khi nền kinh tế phát triển,

mối giao lưu quốc tế được mở rộng thì hàng hải trở nên quan trọng, nhất là đối với các

nước có biển và kéo theo nó là hệ thống cảng biển ra đời. Hiện nay, dọc bờ biển nước ta

đã có khoảng 17 cảng quốc tế và nhiều cảng nội địa khác. Nhiều hải cảng trở thành then

chốt trên các tuyến đường nối với các châu lục khác như Cửa Ông, Hải Phòng, Đà

Nẵng, Cam Ranh, Quy Nhơn, cảng thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh,

về vị trí hàng hải, ngay từ sớm đã được mệnh danh là “Viên ngọc của Viễn Đông”, nối

liền những tuyến đường từ Ấn Độ Dương đến các cảng lớn của Đông Nam Á, Đông Bắc

Á và các hải cảng xa xôi khác... Những hải cảng nằm sâu vào nội thường nông, luồng

lạch hay bị bồi lấp... hạn chế đối với hoạt động của các tầu có trọng tải lớn. Hơn nữa,

bến bãi và cơ sở hạ tầng còn quá thấp nên lưu lượng hàng hóa hàng năm còn rất nhỏ so

với nhiều cảng quốc tế. Hiện nay, ngoài việc mở rộng, nâng cấp và hiện đại hóa các hải

cảng cũng như Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh ... nhiều cảng biển mới, nước sâu

101

đang được đầu tư và xây dựng như Thị Vải, Dung Quất... nhằm đảm bảo khối lượng

hàng hóa thông qua 70 triệu tấn vào năm 2000, tức là lớn gần gớm 3 lần khối lượng

hàng hóa của năm 1995. Dung Quất trong tương gần sẽ trở thành thương cảng lớn nhất

của nước ta, có khả năng thông qua 4 triệu TEU container/ năm và có thể sử dụng như

một cảng chuyển tải lớn tương tự Singapo, Hồng Kông, ... trên bờ biển Nam Trung bộ.

Những vị trí có tầm quan trọng trong việc xây dựng cảng như Dung Quất thường

nằm dọc ven biển miền Trung, nơi biển sâu lại nằm kề trục lộ giao thông Nam-Bắc và

xuyên đại dương trong tương lai.

Cùng với hệ thống hải cảng và con đường giao lưu quốc tế, hệ thống sông ngòi

dày đặc và mật độ cửa sông cao dọc bờ biển (khoảng 20km/một cửa sông) tạo điều kiện

thuận lợi cho sự phát triển giao thông sông- biển.

Đi đôi với hệ thống cảng, ngành hàng hải nước ta còn phải đầu tư nhằm nâng cao

tổng trọng tải của đội tàu, tàu chở hàng... với trọng tải lớn.

Nước ta, một quốc gia có vị trí then chốt trong vùng Đông Nam Á và bờ tây Thái Bình

Dương, giao thông trên biển càng trờ thành yếu tố quan trọng, nhất là trong giai đôạn

mở cửa, đưa nền kinh tế của đất nước hộp nhập với nền kinh tế chung của khu vực và

thị trường thế giới.

2.11 Tiềm năng phát triển du lịch và giải trí

Du lịch đang là nhu cầu cuộc sống và nó đã trở thành một ngành công nghiệp,

đóng góp thế mạnh của mình vào sự thu nhập của quốc gia. Theo số liệu 1992, ngành du

lịch Singapo đã đón 6.442.000 khách, đạt doanh thu 7,38 tỷ đôla Mỹ, Malaixia

8.740.000 khách với doanh thu, 5,25 tỷ đô la Mỹ, Thái Lan 6.173.000 khách với 5,22 tỷ

đô la Mỹ v.v. Ở nước ta, ngành du lịch còn non trẻ và chỉ được đẩy nhanh lên từ sau

những ngày mở cửa. Theo tổng cục du lịch, khách du lịch tới Việt Nam tăng hơn 120%

trong thời gian từ 1986 đến 1993 và đến 1995 số lượng người du lịch là khoảng 1,5 triệu

người. Dọc bờ biển nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều khu nghỉ mát và các

bãi biển tắm tuyệt vời như các khu vực lớn Quảng Ninh – Hải Phòng và Vịnh Hạ Long,

Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Huế – Đà Nẵng với cố đo và các lăng tẩm, với vườn Quốc

gia Bạch Mã, bán đảo Sơn Trà và phố cổ Hội An, khu vực thành phố Hồ Chí Minh –

Vũng Tàu với địa đọa Củ Chi – Côn Đảo v.v.

102

Hạ Long và Huế, những thắng cảnh thiên nhiên và di sản văn hóa cảu Thế giới đã

được UNESCo thừ nhận càng cuốn hút sự quan tâm của khách thập phương. Hiện tại,

cơ sở hạ tầng và những điều kiện vật chất, tinh thần phục vụ cho ngành còn thấp kém,

song đang được các nhà đầu tư chú ý hàng đầu. Khai thác du lịch nói chung hay du lịch

biển nói riêng đang là hướng chiến lược và là một trong các mũi nhọn kinh tế của các

nước trong vùng. Bởi lẽ, đây là loại “hàng hóa bán không phải trao tay” và kéo theo nó

là hàng hóa bán không phải trao tay” và kéo theo nó là những hàng loạt các dịch vụ tại

chỗ khác, đồng thời còn mở rộng sự giao lưu quốc tế về văn hóa.

Tất nhiên, sự phát triển của công nghiệp du lịch cũng như các lĩnh vực kinh tế

khác, bao giờ cũng có 2 mặt: cái lớn và cái hại, cần biết để lựa chọn và hạn chế những

tiêu cực. Một trong những hậu quả gây ra do du lịch không có quy hoạch và hướng dẫn

là làm ô nhiễm môi trường cho vùng ven biển mà chính do nguồn nước thải, rác thải…

từ các khách sạn, các bãi tắm và những nơi tập trung đông người gây ra. Nhiều dịch

bệnh cũng sẽ xuất hiện và lây lan từ đây. Nhiều bãi tắm, vùng nuôi thủy sản, khu dân cư

lân cận… còn phải chịu nhiều hậu quả, nhát là khi cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch

còn quá thấp. Khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên để tạo nên các mặt hàng lưu

niệm bán cho khách hoặc để làm các món đặc sản… rồi nạn buôn bán động vật sống,

các mẫu ướp, mẫu nhồi v.v đang là những nguy cơ làm mất đi những loài động vật, thực

vật quý hiếm hoặc đang lâm vào cảnh bị đe dọa tiêu diệt

Thu nhập và sự mất mát từ du lịch luôn đi kèm với nhau trong quá trình phát

triển. Nếu như chỉ để ý đến lợi nhuận trước mắt của ngành mà coi nhẹ mặt hai thì hậu

quả chung phải gánh chịu to lớn khôn lường. Bởi vậy, du lịch là một dạng khai thác tài

nguyên và là yếu tố có tác động trở lại đến sinh giới và môi trường nên nó phải được

xem xét trong các quy hoạch tổng thể sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ sự trong sạch

của môi trường của vùng và toàn đới ven biển.

103

CHƯƠNG III

KHAI THÁC SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN BIỂN

3.1 Vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên

Tài nguyên của Biển Đông phong phú và đa dạng. Nguồn lợi về sinh vật đã được

các nhà khoa học quan tâm và đánh giá. Thống kê của FAO (1970) đã chỉ rõ, trong số

khoảng 30 triệu tấn cá khai thác được ở Thái Bình Dương hàng năm, tại vùng biển phía

Bắc đã có xu thế giảm từ 14,5 triệu tấn (1968) xuống đến 8 triệu tấn (1969); tại vùng

biển phía Nam sản lượng từ 12 triệu tấn (1968) xuống 9 triệu tấn (1969); trong khi đó,

tại vùng biển phía Tây (tức là Biển Đông) sản lượng từ 3,8 triệu tấn (1968) tăng lên đến

12 triệu tấn (1969).

Điều đó chứng tỏ, tiềm năng khai thác cá ở vùng biển nước ta nói chung còn khá

dồi dào, song cần sử dụng hợp lý mới có thể tránh khỏi những hậu quả như những biển

lân cận. Để bảo vệ nguồn lợi cá cũng như những nguồn lợi thủy sản khác thường phải

theo những hướng sau:

- Khai thác một cách hợp lý

- Khai thác đi đôi với nuôi trồng, thả thêm hải sản, làm giàu cho biển

- Bảo vệ sự đa dạng sinh học, các hệ sinh thái đặc trưng, các bãi cá đẻ, nơi sinh

dưỡng, sinh sống của cá con và cá trưởng thành.

- Duy trì nguồn muối dinh dưỡng cho biển, nhất là vùng gần bờ, kết hợp với việc

bón phân cho các vùng nuôi trổng thủy sản.

- Chống ô nhiễm các vùng biển.

Những phương hướng trên bao gồm hàng loạt biện pháp tổng hợp, nhằm ứng

dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc bảo vệ vùng biển, bảo vệ thiên nhiên.

104

Khai thác hợp lý cá và các đối tượng sinh vật trong bất kỳ vùng nước nào là lấy

đi một phần của trữ lượng tương đương với sự gia tăng hằng năm của trữ lượng đó

không gây nên tình trạng các sinh vật mất khả năng khôi phục lại số lượng bình thường

của quần thể, đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất.

Nguồn lợi các sinh vật ở nước được hình thành trong tổ hợp các điều kiện của

một hệ sinh thái, bởi vậy, hoạt động khai thác của con người phải được xem như một

nhân tố quan trọng, có tác động đến sự biến đổi và tiến hóa của hệ thống đó.

Các thành viên cấu trúc nên nguồn lợi sinh vật, trong đó có cá và các thủy sản,

trong quá trình tiến hóa của mình đã thích nghi với sự biến đổi của các điều kiện môi

trường ở những giới hạn nhất định. Phản ứng trước nhất của các quần thể sinh vật là

thay đổi số lượng của mình trước những biến động của các điều kiện sống; đặc biệt đối

với nguồn thức ăn, nhằm duy trì tính ổn định tương đối của cả hệ sinh thái, trên cơ sở

tạo ra sự cân bằng sinh học

Trên quan điểm đó, khai thác hợp lý chỉ được coi là một phần nhân tố tự nhiên

mà sinh vật thích nghi khi nó nằm trong hệ thống triotropha. Khai thác quá mức, tức là

tác động của con người vượt ra ngoài giới hạn thích nghi của sinh vật sẽ không nằm

trong hệ thống nêu trên. Do vậy, nghề khai thác thủy sản phải được xây dựng và phát

triển trên một cơ sở khoa học hiện đại, nhằm sử dụng tổng hợp các nguồn lợi ở nước

một cách hợp lý.

3.2 Khai thác, sử dụng hợp lý nguồn lợi sinh vật Biển

Tài nguyên của Biển Đông phong phú và đa dạng. Nguồn lợi về sinh vật đã được

các nhà khoa học quan tâm và đánh giá. Thống kê của FAO (1970) đã chỉ rõ, trong số

khoảng 30 triệu tấn cá khai thác được ở Thái Bình Dương hàng năm, tại vùng biển phía

Bắc đã có xu thế giảm từ 14,5 triệu tấn (1968) xuống đến 8 triệu tấn (1969); tại vùng

biển phía Nam sản lượng từ 12 triệu tấn (1968) xuống 9 triệu tấn (1969); trong khi đó,

tại vùng biển phía Tây (tức là Biển Đông) sản lượng từ 3,8 triệu tấn (1968) tăng lên đến

12 triệu tấn (1969).

Điều đó chứng tỏ, tiềm năng khai thác cá ở vùng biển nước ta nói chung còn khá

dồi dào, song cần sử dụng hợp lý mới có thể tránh khỏi những hậu quả như những biển

lân cận. Để bảo vệ nguồn lợi cá cũng như những nguồn lợi thủy sản khác thường phải

theo những hướng sau:

105

- Khai thác một cách hợp lý

- Khai thác đi đôi với nuôi trồng, thả thêm hải sản, làm giàu cho biển

- Bảo vệ sự đa dạng sinh học, các hệ sinh thái đặc trưng, các bãi cá đẻ, nơi sinh

dưỡng, sinh sống của cá con và cá trưởng thành.

- Duy trì nguồn muối dinh dưỡng cho biển, nhất là vùng gần bờ, kết hợp với việc

bón phân cho các vùng nuôi trổng thủy sản.

- Chống ô nhiễm các vùng biển.

Những phương hướng trên bao gồm hàng loạt biện pháp tổng hợp, nhằm ứng

dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc bảo vệ vùng biển, bảo vệ thiên nhiên.

3.2.1 Hiện trạng khai thác đánh bắt nghề cá

Khoa học về nghề cá ra đời trong khi nghề cá đã và đang phát triển. Nó đã thừa

kế hàng loạt các thành tựu của các khoa học khác mà trước tiên là khoa học sinh học.

Khoa học nghề cá rất quan tâm đến cơ sở lý luận về sự hình thành các dàn khai thác,

một trong những vấn đề có tầm quan trọng hiện nay. Theo các quan điểm mới, dàn khai

thác được hình thành bởi phần bổ sung, tức là phần bao gồm các cá thể lần đầu tiên

bước vào dàn khai thác và phần còn lại, gồm những cá thể trong tuổi khai thác còn sót

lại sau các lần đánh bắt ở những năm trước.

Ở phần này chủ yếu là những cá thể có tuổi cao khác nhau, hầu như đã đẻ ít nhất

một lần trong đời, khả năng tái sản xuất, do đó, hoặc giảm hoặc có trường hợp ngừng

sinh sản. Trái ngược lại, các thế hệ của phần bổ sung rất sung sức, tăng trưởng nhanh,

sức sinh sản lớn…, là yếu tố cơ bản để khôi phục số lượng và trữ lượng quần thể truớc

những biến đổi của điều kiện môi trường, trong đó có khai thác. Khai thác hợp lý một

đối tượng nào đó tức là thu hồi một tỷ lệ thích hợp giữa phần bổ sung và phần còn lại

cùa loại nhằm tạo khả năng cho loài phục hồi lại số lượng của mình sau một năm đánh

bắt.

Trong thành phần khai thác, nếu tỷ lệ những cá thể già nhiều hơn tức là khai thác

chưa đạt mức mà tiềm năng khai thác cho phép. Ngược lại, tỷ lệ cá thể già thấp hơn còn

cá thể trẻ chiếm ưu thế , nghĩa là khai thác đã quá mức cho phép, có thể gây nên sự giảm

sút về số lượng và sự giảm trữ lượng của đàn. Những cá thể già trong đàn thường có

chất lượng cao đối với thương phẩm nhưng khả năng khôi phục của đàn lại kém, do vậy

cần khai thác với tỷ lệ cao. Khai thác cá thể già là cách tỉa đàn, có tác dụng làm trẻ đàn,

106

đồng thời giải phóng nguồn thức ăn của thủy vực cho phần trẻ mà trước đây cá thể già

sử dụng. Tuy nhiên, để làm trẻ đàn động vật làm thức ăn cần phải giữ lại một tỷ lệ cá thể

già trong thủy vực. Đồng thời, để nâng cao sản lượng khai thác, chúng ta không loại trừ

đánh bắt một số lượng nhất định các cá thể mới bước vào tuổi thành thục. Khai thác các

con non, các tổ hợp đi đẻ là việc làm bất hợp lý; còn đánh bắt những cá thể mới đẻ

xong, đang bước vào đầu mùa vỗ béo, không đem lại hiệu quả kinh tế cao vì chúng rất

gầy. Khai thác hợp lý là một vấn đề phức tạp trong khoa học nghề cá. Trên cơ sở nghiên

cứu về sinh học, sinh thái học cá thể và vực nước cũng như đặc điểm nguồn lợi, kinh tế

từng vùng mà Nhà nước đề ra những tiên chuẩn và các đạo luật khai thác và bảo vệ: quy

định kích thước tối thiểu được phép đánh bắt của các đối tượng khai thác, cỡ mắt lưới

tối thiểu được phép sử dụng trong đánh bắt, vùng được đánh bắt, vùng phải bảo vệ, mùa

đánh bắt, thời gian cấm đánh bắt, nghiêm cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt lạc hậu

(đăng, vó, lưới mau, dùng chất nổ, dùng bả độc…).

Do khai thác không hợp lý, hiện nay, nghề cá của thế giới đã mất đi những đàn cá

có giá trị như cá mập ở Thái Bình Dương gần bờ Bắc Mỹ, đàn cá trai ở bờ châu Úc…

nhiều đàn khác đang có xu thế giảm số lượng của mình. Khai thác hợp lý là biện pháp

tổng hợp bảo vệ sức tái sản xuất của thủy vực. Song, trực tiếp bảo vệ các bãi cá đẻ, bãi

cá con là nhiệm vụ rất quan trọng. Sự hủy hoại bãi cá đẻ có thể diễn ra do khai thác

cũng như do các hoạt động kinh tế khác. Nghề cào đáy ven bờ thực chất đã phá hủy các

bãi đẻ của nhiều loài cá cũng như các thủy sản khác, nhất là các loài đẻ trứng bám vào

các vật thể ở đáy. Trong các đầm ven biển (trường hợp ở hệ đầm phá Thừa Thiên, đầm

Thị Nại, …), te máy đã bắt một lượng lớn cá con, đồng thời hủy diệt bãi đẻ của cá đẻ

trứng bám vào thực vật thủy sinh, lấp kín các hang mà của nhiều đối thủy sản. Những

vùng ngâm tre gỗ ở đầu nguồn, ở thượng lưu… đã ô nhiễm nhiều vùng nước, hủy hoại

các bãi đẻ của nhiều loài cá, kể cả cá biển di cư đến đây đẻ trứng.

Những lớp dầu máy lênh láng trên mặt nước vùng ven bờ, đặc biệt ở các cảng,

những nơi khai thác dầu mỏ trên thềm lục địa v.v… tạo nên một màng ngăn cách sự

xâm nhập oxy trong không khí vào nước, gây nên tình trạng ngạt thở cho khu hệ sinh

vật màng mỏng, tiêu diệt hàng loạt các sinh vật làm thức ăn cũng như trứng và ấu trùng

các loài cá đẻ trứng nổi. Bảo vệ sức tái sản xuất của thủy vực cũng tức là bảo vệ các đàn

cá bố mẹ trên đường đi đẻ, nhất là những loài có chu kỳ sống dài, tuổi thành thục sinh

sản lần đầu muộn, sức khôi phục số lượng quần thể kém. Hiện tượng này chúng ta chưa

107

thật chú trọng. Trong thời kỳ di cư đi đẻ của loài cá mòi, cá cháy vào sông, nghề cá dọc

các sông lớn đã sử dụng mọi phương tiện để đánh bắt một cách triệt để. Ta chưa có

những quy định và biệp pháp ngăn ngừa, cấm khai thác trong lúc cá đẻ rộ. Bởi vậy, sau

những năm 60 đến nay, các đàn cá này hầu như mất khả năng khai thác! Khai thác cá

gần bờ chắc chắn cũng đem đến hậu quả như thế đối với cá đàn cá ở biển khơi.

Để bổ sung cho nguồn lợi biển, nhiều nước còn rất chú trọng đế công tác thuần

hóa cá, các đặc sản và các đối tượng làm thức ăn cho chúng.

Đối với các vực nước nội địa, đi đôi với việc chọn giống, thuần hóa, người ta

tiến hành bón phân phối hợp với việc bổ sung nguồn thức ăn công nghiệp để tăng cường

năng suất sinh học của vực nước. Công việc này ở biển chưa được áp dụng rộng rãi mà

chỉ thực hiện tốt ở các đầm, phá… với diện tích hẹp. Nguồn phân lớn nhất của biển

chính là nguồn muối dinh dưỡng từ lục địa được nước sông mang ra. Để duy trì nguồn

phân bón thiên nhiên đó, giờ đây cần phải được bàn cãi trong chương trình quy hoạch

chung của lãnh thổ. Hiện nay, nguồn nước lụt đổ vào biển đang có xu hướng giảm dần

do nhiều lẽ. Việc điều tiết nước của các dòng sông để chống lũ lụt, việc xây dựng các

hồ chứa, các trạm thủy điện trên sông, việc sử dụng nước cho đồng ruộng,… đã lấy đi

một lượng lớn nước ngọt và nguồn muối dinh dưỡng giàu có.

Thu hẹp rừng ngập mặn giành đất cho nông nghiệp và mở rộng các đầm nuôi tôm

quảng canh… không chỉ làm mất đi nơi sinh sống mà còn làm giảm nguồn thức ăn tại

chỗ của các sinh vật biển… Do vậy, nguồn phân bón tự nhiên cho biển giảm đi, tính

chất khu hệ và nguồn lợi ven bờ biến đổi theo chiều hướng nghèo dần. Lãnh thổ (kể cả

đất và biển) là một thể thống nhất. Nguồn lợi trên biển cũng như trong cạn gắn bó mật

thiết với nhau trong tổng thể đó. Cho nên trong quy hoạch các vùng lãnh thổ trên cạn

hay trong việc sử dụng nước của dòng sông, việc sử dụng đất rừng ngập mặn… cho một

mục đích kinh tế nào đó, nhất thiết phải chú ý đến nguồn lợi của biển mà dòng nước lục

địa và rừng ngập mặn là nguyên nhân trực tiếp quyết định đến sự phát triển hay suy

giảm của nó.

Các đê kè trên sông ngăn nước, không chỉ hủy hoại bãi đẻ của các loài cá nước

ngọt mà còn ngăn không cho các loài cá biển có tập tính vào đẻ ở các thượng nguồn.

Nhiều nước đang đau đầu vì mất đi hoặc giảm trữ lượng các đàn cá quý (cá tầm, cá

hồi…) di cư.

108

Ở vùng biển nước ta, như trên đã đề cập đến, nhiều đàn cá quý như mòi cờ, cá

cháy (ở vịnh Bắc bộ), cá mòi dầu (vịnh Nam Trung bộ), cá cháo lớn (cửa sông Cửu

Long), trai ngọc (ở Cô Tô), bào ngư (Bạch Long Vĩ), vẹm xanh, tôm hùm, sò huyết

(đầm Lăng Cô), đồi mồi (ở Hạ Long, vùng biển Côn Đảo, Phú Quốc…) v.v… đang

trong tình trạng cạn kiệt, khó có khả năng phục hồi lại số lượng quần thể của mình. Sản

lượng các loài cá có giá trị kinh tế cao cá hồng, cá song, cá sủ, cá chim, cá thu… trong

nhiều vùng biển bị suy giảm sản lượng. Năng suất đánh bắt của một số nghề chủ lực có

xu hướng giảm, nhất là các loài nghề hoạt động trong vùng nước nông dưới 30 m sát bờ.

Chẳng hạn, nghề vó đèn ở vịnh Bắc bộ trước đây đạt năng suất 100 tấn/vàng lưới/năm

nay chỉ còn 30 – 40 tấn/vàng lưới/năm. Nghề lưới vây ở miền Trung giảm từ 60 – 75

xuống 35 – 40 tấn/vàng lưới/năm. Nhiều đối tượng khai thác có giá trị nay được thay

bằng những loài kém hơn. Tôm loại 1, 2 khai thác ở vùng biển Vũng Tàu – Côn Đảo

mấy năm trước chiếm 20 – 25% sản lượng nay chỉ còn 3 – 5%, thay vào đó là tôm cỡ

nhỏ, loại 3 và 4 (Lê Cường, Ngọc Hiệp, 1992). Vùng biển nước ta không sâu nhưng

giàu muối dinh dưỡng, nguồn thức ăn phong phú, nhất là các xoang nước hẹp ven bờ,

được gọi là vùng lộng (30 m nước trở vào), là bãi đẻ của hầu hết các đàn cá, nơi dinh

dưỡng, sinh sống của cá con và nơi vỗ béo của nhiều đàn cá kinh tế. Chính vì vậy, vùng

này cần được bảo vệ tích cực. Ngược lại, hiện nay, những nơi nước nông như thế lại là

địa bàn hoạt động mãnh liệt của nghề cá nước ta. Nếu tính sản lượng khai thác của khối

tàu có công suất lớn hằng năm chiếm 10% tổng sản lượng cá đánh được ở thềm lục địa,

có nghĩa, đấy là những cá có kích thước lớn được khối tàu 250 sức ngựa trở lên khai

thác ở vùng nước xa bờ hơn (chưa phải là khơi Biển Đông), còn 90% sản lượng còn lại

thuộc cá cỡ nhỏ ven bờ, trong đó phần lớn cá chưa bước vào tuổi sinh sản. Đó là dấu

hiệu báo trước sự suy giảm trữ lượng trong thời gian tới, nếu công việc cứ tiếp tục duy

trì như vậy.

Biển của chúng ta còn nhiều đàn lại thuộc những đại diện cá có đời sống dài hơn,

thành thục chậm, khả năng khôi phục số lượng quần thể kém, như cá hồng, cá song, cá

kẽm, cá mú… lại là những đối tượng rất có giá trị.

Đặc tính nguồn lợi của vùng nước nông và vùng khơi có những nét rất khác biệt.

Vùng nước ven bờ chính là vùng “tái sản xuất của vùng lợi”. Vì đây là bãi đẻ, nơi nuôi

dưỡng của cá con và cá chưa thành thục, mật độ cá cao. Đây cũng là vùng tập trung các

đặc sản. Vùng nước ven bờ là vùng có sức sản xuất cao nhưng đồng thời cũng là vùng

dễ bị con người làm ô nhiễm nặng. Vùng khơi mang mang những nét của vùng “khai

109

thác”. Ở đây tập trung những cá có kích thước lớn, thành phần cá khai thác ít phức tạp

(kể cả cá đáy), dễ gặp những đàn cá nổi thuần loại với mật độ lớn, đôi khi đạt hàng trăm

tấn (cá trích, sòng, bạc má, thu, ngừ…). Môi trường đỡ bị nhiễm bẩn. song sức sản xuất

không cao so với vùng sát bờ.

Do đó, công nghiệp hóa khai thác là con đường đưa nghề cá vào vùng nước khơi,

vào các đại dương, vừa nâng cao hiệu suất khai thác, vừa bảo vệ khu vực tái sản xuất ở

ven bờ. Nông nghiệp hóa biển nhằm biến các vùng nước nông ven bờ thành các cơ sở

nuôi trồng hải sản một cách thực thụ, tương tự như ruộng đồng, chuồng trại trên đất liền.

Công nghiệp hóa khai thác và nông nghiệp hóa biển bao hàm hướng phân bố lại lao

động, phân bố lại ngành nghề trên biển; đồng thời, về bản chất mà nói, đó là sự chuyên

canh lớn đối với nghề khai thác nguồn lợi sinh vật trên quan điểm sử dụng hợp lý toàn

bộ tài nguyên của một thể thống nhất – Biển.

3.2.2 Công nghiệp hóa nghề đánh bắt

Trên thế giới, sự tăng trưởng vượt bậc của nghề đánh cá biển trong thời gian qua

là do ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật của nhiều ngành (cơ khí, điện tử, âm

học, quang học, hải dương học, hóa học, sinh học, điều khiển học,…), đặc biệt do đã áp

dụng rộng rãi các phương pháp đánh cá tiên tiến, kết hợp những tàu đánh cá có tốc độ

nhanh, trọng tải lớn với các phương tiện thăm dò, phát hiện các bãi cá hoặc tìm cách dụ

hay tập trung cá, kết hợp với việc thay sợi lưới tự nhiên bằng sợi hóa học, kết hợp đánh

cá nhiều tầng ở những độ sâu lớn v.v…

Nghề cá đại dương càng phát triển khi toàn bộ tàu thuyền được cơ giới hóa. Hiện

nay, trên thế giới có 37.000 tàu đánh cá loại khổng lồ và khoảng 1 triệu người làm việc

trên đó, có khả năng khai thác và chế biến tại chỗ 1 tấn cá/giờ, đem lại “70 tỷ đô la Mỹ

năm, chưa kể vô số thuyền máy cỡ nhỏ và 12 triệu ngư dân địa phương khai thác phân

nửa lượng cá trên toàn thế giới. Theo thống kê, riêng ở Liên Xô trước đây, tổng công

suất động cơ cá hạm đội đánh cá lên đến 4.082 nghìn sức ngựa ( tính đến tháng 1 năm

1967), trong khoảng thời gian 25 năm (1940 – 1965) số lượng tàu đánh cá tăng 3,4 lần

so với năm 1913, còn tổng công suất tàu tăng 10,7 lần. Sau Đại chiến Thế giới Lần II,

nghề cá của nước này tập trung những hạm đội lớn khai thác tại những khu vực đại

dương nổi tiếng như biển Bắc, đông bắc Đại Tây Dương, tây bắc Thái Bình Dương và

các bãi cá ở bờ đông và tây châu Phi v.v…Ở Nhật Bản, nghề cá ven bờ chỉ còn chiếm

110

sản lượng dưới 20% tổng số. Nói chung, ở những nước có nghề cá phát triển, những tàu

có công suất trung bình và nhỏ khai thác gần bờ thường chiếm tỷ lệ thấp. Ngay trên

những bãi cá truyền thống thuộc Bắc bán cầu, khi sản lượng của các đối tượng quan

trọng bị giảm, các hạm đội đánh cá lớn cũng dịch chuyển dần xuống Nam bán cầu thuộc

các phần nước trung tâm của Nam Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Nghề cá biển nước ta trước đây cũng như hiện nay mặc dù đã có nhiều cố gắng

trong việc đầu tư về cơ sở vật chất, đặc biệt là trong các nghiên cứu cơ bản phục vụ cho

việc thăm dò, đánh giá trữ lượng nguồn lợi… song chưa tương xứng với tiềm năng thực

sự của một vùng biển. Cho đến cuối thập kỷ 70, tàu thuyền của các tỉnh phía Bắc cũng

chỉ được cơ giới hóa 3 – 5% tổng hợp, trong khi đó tàu có công suất cỡ 250 sức

ngựa.chiếc chiếm 10%. Ở các tỉnh phía Nam, đến năm 1974 có khoảng 44.000 tàu

thuyền được trang bị máy thủy với tổng công suất 613.000 sức ngựa, trong đó chỉ có 31

tàu đánh cá “Viễn duyên” với công suất trung bình 180 sức ngựa/chiếc. Sau khi giải

phóng, nghề cá bước vào một thời kỳ đầy khó khăn do nền kinh tế tập trung bao cấp. Số

lượng tàu thuyền đánh cá và tổng công suất máy móc đều giảm, sản lượng khai thác chỉ

bằng một nửa sản lượng của 2 miền Nam Bắc cộng lại của năm 1974.

Đến nay, nghề cá biển đã có trên 30.000 thuyền thủ công, trọng tải từ 2 – 5

tấn/chiếc và đội tàu gắn máy với tổng công suất trên 950.000 sức ngựa (CV), trong đó

hơn 80% là loại thuyền máy cỡ nhỏ dưới 45 CV, số còn lại (khoảng 20%) thuộc khoảng

100 tàu với công suất lớn hơn, có khả năng hoạt động xa bờ. Với cơ cấu đội tàu như thế,

nghề cá chỉ có thể hoạt động trong vùng nước nông, gần bờ và làm việc ngắn ngày trên

biển. Thực tế đã chỉ ra rằng, vùng “lộng”, nơi có độ sâu dưới 30 m ở vịnh Bắc bộ và

vùng biển Nam bộ đến dưới 50 m ở vùng biển Trung bộ với diện tích chỉ chiếm khoảng

11% vùng đặc quyền kinh tế đang chịu một sức ép ghê gớm của nghề cá.

Đến nay, nghề cá biển đã có trên 30 000 thuyền thủ công, trọng tải từ 2 đến 5

tấn/chiếc và đội tàu gắn máy với tổng công suất trên 950 000 sức ngựa (CV), trong đó

hơn 80% là loại thuyền máy cỡ nhỏ dưới 45CV, số còn lại (khoảng 20%) thuộc khoảng

100 tàu với công suất lớn hơn, có khả năng hoạt động xa bờ. Với cơ cấu đội tàu như thế,

nghề cá chỉ có thể hoạt động trong vùng nước nông, gần bờ và làm việc ngắn ngày trên

biển. Thực tế đã chỉ ra rằng, vùng “lộng”, nơi có độ sâu từ dưới 30m ở vịnh Bắc bộ và

vùng biển Nam bộ đến dưới 50m ở vùng biển Trung bộ với diện tích chỉ chiếm khoảng

11% vùng đặc quyền kinh tế đang chịu một sức ép ghê gớm của nghề cá. Tại những nơi

111

khai thác tốt thuộc phạm vi độ sâu 30-50m ở vịnh Bắc bộ, 30-100m ở biển Nam bộ và

sâu 50-200m ở biển Trung bộ (chiếm khoảng 43% tổng diện tích vùng đặc quyền kinh

tế) nghề cá hoạt động rất hạn chế, trong khi đó vùng biển sâu, xa bờ (khoảng 46% diện

tích còn lại) có thể coi là vùng “đất trống” mà nghề cá nước ta chưa vươn tới. Hơn nữa,

trên 4 khu vực khai thác lớn thì 66% tổng số tàu thuyền và trên 75% tổng công suất máy

móc tập trung khai thác ở vùng biển phía Nam, từ Đà Nẵng đến Kiên Giang, sản lượng

hải sản đánh bắt trong các vùng biển thuộc Trung bộ (từ 20o Bắc trở vào) và Nam bộ

chiếm 85% tổng sản lượng cả nước, phần biển còn lại thuộc các tỉnh phía bắc chỉ đóng

góp 15%. Khai thác với cường độ cao trong vùng nước nông, gần bờ là một nghịch lý

đối với các nước có nghề cá phát triển. Tập trung đánh bắt ở nơi nước nông, dù có tăng

sản lượng lên đôi chút trong khi cường lực khai thác trên đơn vị khai thác lại giảm thì

điều đó đang dẫn đến tình trạng khai thác quá mức, làm “rạn nứt’ trữ lượng và hủy hoại

nguồn lợi. Số liệu khai thác thủy sản trong khoảng thời gian 1980-1992 đã chỉ ra điều

như thế. Trong giai đoạn này, tại thời điểm của năm 1980 nếu số lượng thuyền thủ công

(15 490 cái), tổng công suất máy móc (gần 467 000 CV) và sản lượng khai thác (khoảng

400000 tấn) đều được coi là một đơn vị thì năm 1992 số thuyền thủ công và công suất

máy móc đều tăng hơn 2 lần, còn tổng sản lượng tăng 1,8 lần; trong khi đó năng suất

trên đơn vị sức ngựa giảm từ 1,10 (năm 1980) xuống 0,75 tấn/CV (1992). Hiện tại nghề

cá gia đình có chiều hướng tăng, kéo theo là sự gia tăng của thuyền bè cỡ nhỏ và sự đa

dạng của lưới chài mau khó bề kiểm soát. Điều đó càng làm tăng sức ép lên nguồn lợi

của vùng nước nông, sát bờ.

Thực tế ngành cá trên thềm lục địa Biển Đông đã chỉ ra rằng, không đẩy được

khai thác ra vùng khơi, không tiến hành nuôi trồng và thả cá biển thì nguồn lợi thủy sản

ven bờ sẽ suy giảm trông thấy. Nghề cá của Thái Lan là một bằng chứng. Từ năm 1970

lưới cào ven bờ của nước này phát triển khá ồ ạt. Sản lượng của cá chiếm 80% tổng sản

lượng đánh bắt (1,3 triệu tấn). Chỉ sau 1 năm, năng suất của 1 giờ kéo lưới từ 297,8kg

giảm xuống 97,44kg. hậu quả đó dẫn đến tổng sản lượng đánh bắt của Thái Lan trong

những năm gần đây giảm sút nghiêm trọng.

Trong điều kiện trước mắt, nghề cá nước ta cần phải dần dần xây dựng các đội

tàu đánh cá xa bờ cỡ từ 250 đến 1000 sức ngựa/ chiếc và lượng nước đẩy từ 350 đến

2000 tấn cùng với những trang bị đánh bắt và ướp lạnh tốt, đi đôi với những phương

pháp thăm dò, phát hiện, dự báo các đàn cá khai thác trên các tàu chuyên khảo sát hay

112

trên các máy bay. Các đội tàu lưới cần có một số tàu thuyền dịch vụ đi kèm để lấy cá

trực tiếp từ các mẻ lưới, chuyên chở cá, tạo điều kiện cho tàu khai thác hoạt động liên

tục, đồng thời nhanh chóng đưa cá về các cảng đảo và các cảng ven bờ. Để nâng cao

chất lượng sản phẩm, trong điều kiện của nghề biển nước ta, các tàu lưới kéo cũng nên

trang bị những phương tiện gọn nhẹ để chế biến tại chỗ cá tạp thành bột cá, nước bổi

v.v... hoặc cũng có thể thí điểm xây dựng một số “trạm nổi” trên biển hoặc trên các đảo

gần các ngư trường lớn để chế biến và cung cấp những nhu yếu phẩm cho các tầu lưới

hoạt động dài ngày trên biển.

Nghề cá vịnh Bắc bộ sớm đòi hỏi những tàu thuyền có công suất lớn hơn hiện

nay vì ở đây, các bãi cá tốt lại tập trung ở giữa và cửa vịnh, xa bờ nhưng độ sâu cũng

không lớn. Hơn nữa, điều kiện khí hậu thời tiết trên vịnh phức tạp, nhiều giông bão.

Thuyền nhỏ, sáng đi chiều về... chỉ làm tăng thêm mối hiểm họa cho nguồn lợi hải sản ở

vùng nước nông sát bôø.

Nghề cá tôm ở một số tỉnh miền Bắc có thể cần được trang bị bằng các tàu máy

cỡ nhỏ và trung bình, còn đối với các biển miền Trung, đông và tây Nam bộ nên có

những loại tàu 300-500 sức ngựa với thiết bị đông lạnh để khai thác ở những sải nước

sâu, xa hơn.

Những phát hiện gần đây còn cho thấy, vùng biển nước ta, nhất là khu vực đông

nam nằm gần bãi lớn của thế giới, do đó, cần xây dựng đội tàu với trang bị tiên tiến để

tham gia khai thác nguồn lợi này.

Cơ giới hóa tàu thuyền, hiện đại hóa lưới chài... đối với việc xây dựng các xí

nghiệp đóng tàu, sửa chữa máy móc, thiết bị,... phát triển công nghệ hải sản từng bước

cơ giới hóa các quá trình khai thác, chế biến lưu giữ và vận chuyển những sản phẩm

khai thác được từ biển đến các thị trường trong và ngoài nước là những đòi hỏi ngày

càng tăng của quá trình công nghiệp và hiện đại hóa nghề cá.

Thực tế ngành cá trên thềm lục địa Biển Đông đã chỉ ra rằng, không đẩy được

khai thác ra vùng khơi, không tiến hành nuôi trồng và thả cá biển thì nguồn lợi thủy sản

ven bờ sẽ suy giảm trông thấy. Nghề cá của Thái Lan là một bằng chứng. Từ năm 1970

lưới cào ven bờ của nước này phát triển khá ồ ạt. Sản lượng của cá chiếm 80% tổng sản

lượng đánh bắt (1,3 triệu tấn). Chỉ sau 1 năm, năng suất của 1 giờ kéo lưới từ 297,8kg

113

giảm xuống 97,44kg. hậu quả đó dẫn đến tổng sản lượng đánh bắt của Thái Lan trong

những năm gần đây giảm sút nghiêm trọng.

Trong điều kiện trước mắt, nghề cá nước ta cần phải dần dần xây dựng các đội

tàu đánh cá xa bờ cỡ từ 250 đến 1000 sức ngựa/ chiếc và lượng nước đẩy từ 350 đến

2000 tấn cùng với những trang bị đánh bắt và ướp lạnh tốt, đi đôi với những phương

pháp thăm dò, phát hiện, dự báo các đàn cá khai thác trên các tàu chuyên khảo sát hay

trên các máy bay. Các đội tàu lưới cần có một số tàu thuyền dịch vụ đi kèm để lấy cá

trực tiếp từ các mẻ lưới, chuyên chở cá, tạo điều kiện cho tàu khai thác hoạt động liên

tục, đồng thời nhanh chóng đưa cá về các cảng đảo và các cảng ven bờ. Để nâng cao

chất lượng sản phẩm, trong điều kiện của nghề biển nước ta, các tàu lưới kéo cũng nên

trang bị những phương tiện gọn nhẹ để chế biến tại chỗ cá tạp thành bột cá, nước bổi

v.v... hoặc cũng có thể thí điểm xây dựng một số “trạm nổi” trên biển hoặc trên các đảo

gần các ngư trường lớn để chế biến và cung cấp những nhu yếu phẩm cho các tầu lưới

hoạt động dài ngày trên biển.

Nghề cá vịnh Bắc bộ sớm đòi hỏi những tàu thuyền có công suất lớn hơn hiện

nay vì ở đây, các bãi cá tốt lại tập trung ở giữa và cửa vịnh, xa bờ nhưng độ sâu cũng

không lớn. Hơn nữa, điều kiện khí hậu thời tiết trên vịnh phức tạp, nhiều giông bão.

Thuyền nhỏ, sáng đi chiều về... chỉ làm tăng thêm mối hiểm họa cho nguồn lợi hải sản ở

vùng nước nông sát bôø.

Nghề cá tôm ở một số tỉnh miền Bắc có thể cần được trang bị bằng các tàu máy

cỡ nhỏ và trung bình, còn đối với các biển miền Trung, đông và tây Nam bộ nên có

những loại tàu 300-500 sức ngựa với thiết bị đông lạnh để khai thác ở những sải nước

sâu, xa hơn.

Những phát hiện gần đây còn cho thấy, vùng biển nước ta, nhất là khu vực đông

nam nằm gần bãi lớn của thế giới, do đó, cần xây dựng đội tàu với trang bị tiên tiến để

tham gia khai thác nguồn lợi này.

Cơ giới hóa tàu thuyền, hiện đại hóa lưới chài... đối với việc xây dựng các xí

nghiệp đóng tàu, sửa chữa máy móc, thiết bị,... phát triển công nghệ hải sản từng bước

cơ giới hóa các quá trình khai thác, chế biến lưu giữ và vận chuyển những sản phẩm

khai thác được từ biển đến các thị trường trong và ngoài nước là những đòi hỏi ngày

càng tăng của quá trình công nghiệp và hiện đại hóa nghề cá.

114

3.2.3 Nuôi trồng thủy hải sản

Khai thác phải đi đôi với nuôi trồng. Đó là con đường đúng đắn nhất của nghề

thủy sản hiện nay. Trước đây cũng như trong tương lai, dù có cơ giới hóa mọi quá trình

trên biển thì khai thác vẫn giữ đặc tính là “săn bắt” và “hái lượm”. Khoa học càng tiến

bộ, kỹ thuật khai thác càng đa dạng và hiện đại, sản lượng thủy sản thu hồi từ biển càng

đa dạng và hiện đại, sản lượng thủy sản thu hồi từ biển càng tăng thì nguồn lợi, nếu

không được duy trì và phát triển, càng sớm suy giảm và nghèo kiệt chẳng kém gì tài

nguyên không có khả năng tái tạo trên đất liền. Do vậy, nuôi trồng thủy sản chẳng

những bù đắp lại sự thiếu hụt do khả năng khai thác bị hạn chế mà còn làm giàu thêm

cho biển, tạo nên những đặc sản mà trong điều kiện tự nhiên đang bị suy thoái hoặc

không thể khai thác do sản lượng thấp.

Theo tài liệu của Chương trình môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP), từ năm

1950 đến 1984 sản lượng thủy sản toàn thế giới khai thác được tăng hơn 4 lần, từ 20 đến

82 triệu tấn, trong đó 73 triệu tấn từ biển. Song, từ năm 1970 lại đây, tốc độ khai thác

tăng rất chậm, liên quan đến một số vùng bị đánh bắt quá mức và bị ô nhiễm. Tổ chức

lương thực và thực phẩm của Liên hiệp quốc (FAO) cho rằng, biển và đại dương không

thể chịu đựng nổi một khi sản lượng khai thác hàng năm vượt quá 100 triệu tấn. Như

vậy, đến năm 2000 với sản lượng khai thác cho phép, nghề cá thế giới cũng chỉ có thể

nâng sản lượng cá hơn so với 1984 gần 30 triệu tấn. Dự báo này không còn nghi ngờ gì

khi nguồn lợi của một số vùng và một số đối tượng khai thác thực sự đã bị giảm sút.

Chẳng hạn, ngay từ đầu những năm 70 nguồn lợi cá tuyết và cá trích đã bị giảm đi

nghiêm trọng. Sự sụp đổ của nghề cá trổng Pêru vào những năm 1971-1972 xảy ra do

khai thác quá mức và do cả sự biến động của điều kiện khí hậu mà ta đã quen gọi là hiện

tượng “El-Nino”.

Nghề nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nuôi thả biển (Mariculture) gần 2 thập kỷ

qua đã thu hẹp khoảng cách giữa sự cung cấp lâu dài do khai thác và nhu cầu tiêu thụ

của loài người vào cuối thế kỷ này. Trong năm 1985 sản lượng nuôi trồng trên toàn thế

giới vượt hơn 10 triệu tấn, tức là trên 11% tổng sản lượng thủy sản. Từ năm 1975 đến

1980 sản lượng nuôi tăng trung bình hàng năm là 7% so với 2% tốc độ tăng trưởng của

các khu vực sản xuất thực phẩm khác. Ở giai đoạn 1980-1985 nhịp độ nuôi trồng có

giảm song vẫn duy trì ở mức 5,5%. Nhịp điệu này có thể còn được duy trì cho tới năm

115

2010 và do đó, tổng thu hoạch của nghề nuôi trồng sẽ vượt lên 18 triệu tấn mỗi năm tại

bước ngoặt của thế kỷ này.’

Nuôi trồng thủy sản đã được con người chú ý từ lâu. Ngay cả việc nuôi thả cá

biển trên một số vùng như ở Ha-Oai đã được tiến hành từ giữa thế kỷ thứ XV. Tại đây

người ta đã xây dựng các đầm nuôi cá đối, giữ được cả cá thành thục để cho đẻ ngqy

trong điều kiện của đầm.

Ở các nước châu Á, Trung Quốc có nghề nuôi thủy sản sớm nhất và lâu đời nhất,

tới hàng ngàn năm về trước, đầu tiên là các loài thủy sản nước ngọt, sau là tôm cá nước

lợ.

Nuôi thả biển trên quy mô lớn trước tiên xuất hiện ở các nước Bắc Mỹ và là hệ

quả của những thành tựu đạt được trong nghề nuôi cá nước ngọt ở đây. Cuối thế kỷ thứ

XIX, bằng cách nuôi thả nhân tạo, nhiều đàn cá ở bờ đông và tây bắc Mỹ có nguy cơ

mất khả năng khai thác lại được phục hồi. Người ta còn sử dụng phương pháp thụ tinh

nhân tạo để tăng nguồn giống cho đàn cá bơn, cá tuyết ở vùng bờ Đại Tây Dương.

Những năm đầu của thế kỷ XX được mệnh danh là “kỷ nguyên vàng” của sự

phát triển nghề nuôi cá biển. Các nhà máy sản xuất cá giống, sản xuất thức ăn nhân tạo,

các phòng thí nghiệm và các trạm nghiên cứu sinh học để phục vụ cho nuôi thả biển ra

đời ở hàng loạt các nước thuộc châu Mỹ, châu Aâu. Nhiều công trình nghiên cứu về

sinh học, sinh lý – sinh thái học và kỹ thuật ương ấp trứng, ấu trùng cá... trong điều kiện

nhân tạo được công bố. Nhiều kết quả đáng được lưu ý như 3 nhà máy sản xuất cá giống

tại bờ tây nước Mỹ, chuyển 2 loài cá hồi đến Niu Dilon, cá trích vào biển A rập, cá bơn

lưỡi vào hồ Ca mơ rum (Cộng hòa A rập), chuyển cá chình châu Aâu vào bờ biển Nhật

Bản, thí nghiệm thả cá giống của cá bơn gai vào biển Đen, thuần hóa cá đối vào biển

Caxpien.... Đối với cá bơn gai, các thí nghiệm còn chỉ ra rằng, trong điều kiện tự nhiên,

mức sống sót của cá chỉ đạt 1% của số lượng ban đầu. Song do tạo nên được những điều

kiện thực nghiệm phù hợp đã nâng tỉ lệ đó lên 75% và do đó chỉ cần 20-30 cá mẹ có thể

gây và nuôi thành 1 triệu con đạt kích thước thương phẩm.

Nuôi thả các đối tượng hải sản trong các vùng biển, đòi hỏi vốn và sức lực không

nhiều so với nuôi các động vật trên cạn, thường rẻ hơn 2 lần, đồng thời tiết kiệm được

đất canh tác. Theo tính toán của nhiều chuyên gia, trong điều kiện nuôi thâm canh, một

ha trồng tảo có thể đạt được từ 120 đến 150 tấn tươi trong 1 năm (năng suất tự nhiên 7

116

tấn). Một ha nuôi trồng hầu dàn thu hoạch 50 tấn, nghĩa là 8,3 tấn thịt (bỏ vỏ) , trong khi

đó 1 ha đất được trồng cây thức ăn cho gia súc chỉ có thể sản xuất được 100kg thịt bò

hay 1000 kg thịt lợn.

Đối tượng nuôi thả biển rất đa dạng, nhưng mỗi vùng có một tập đoàn giống đặc

trưng, gồm các loài rong, tảo, thân mềm, giáp xác, cá, bò sát và cả thú biển.

Những loài tảo có giá trị nhất trong nuôi trồng là giống bắp cải biển (Porphira),

hẹ biển (Laminaria), rong hồng vân (Eucheuma), rong đông (Hypnea), rong câu

(Gracillaria) v.v... Ở Nhật Bản mỗi năm sản lượng bắp cải biển thu được trên 230 nghìn

tấn, còn ở Mỹ người ta nuôi tảo nâu trong các trang trại biển đã đạt mật độ khoảng 1

nghìn cá thể trên một ha với sản lượng 300-500 tấn tươi (Pinchot, 1977).

Trong nhóm Thân mềm những loài thường được nuôi là hầu, nhất là hầu Thái

Bình Dương (Crossostrea gigas) vẹm châu Âu (Mytilus edulis), sò (giống Arca) thậm

chí cả Chân đầu (Cephalopoda). Sản lượng hầu nuôi trên thế giới đã vượt 800 nghìn tấn

và đến năm 2000 có thể đạt trên 2 triệu tấn (trong đó Mỹ chiếm 42%, Nhật 29% tổng

sản lượng). Ở những vùng biển nhận được dòng nước ấm từ các thành phố, sản lượng

hầu rất cao. Chẳng hạn ở Tây Ban Nha, trong những vùng như thế, năng suất lên đến

130 tấn/ha.

Các loài của giống Vẹm (Mytilus) sử dụng thức ăn thực vật nổi kinh tế hơn so

với hầu và cho sản lượng lớn. Chẳng hạn, ở Thái Lan năng suất vẹm nuôi có thể đạt 180

tấn/ha (3 vụ trong năm).

Tôm, cua... thuộc Giáp xác có hàng trăm loài là những đối tượng nuôi, nhất là các

loài của họ tôm He (Penaeidae), còn trong nước ngọt là tôm càng xanh

(Macrobranchium rosenbergi). Nghề nuôi tôm rất phát triển ở các nước Đông Nam Á,

Đông và Đông Bắc Á, các nước thuộc Ấn Độ Dương... Riêng ở Nhật Bản sản lượng tôm

nuôi là khoảng 300 nghìn tấn với năng suất 80-160 tạ/ha/năm.

Cá nuôi gồm hàng chục loài như cá tằm, cá hồi (ở xứ lạnh) và các loài cá đối, cá

song, cá vược, cá măng sữa, cá bống v.v... thuộc các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

Nghề nuôi thủy sản ở nước ta cũng có lịch sử lâu đời như nhiều nước Đông Nam

Á. Trong mấy chục năm lại đây, nuôi thả đã trở thành phong trào quần chúng và là mũi

nhọn, tạo nên mặt hàng xuất khẩu có giá trị, nhất là tôm, đối với ngành thủy sản.

117

Tập đoàn nuôi trồng dọc bờ biển nước ta cũng rất đa dạng về thành phần loài và

phong phú về số lượng con giống, từ các loài tảo (rong câu, rongm ơ, rong đông, bắp cải

biển) các loài Thân mềm (hầu, sò, vẹm...), Giáp xác (tôm, cua các loại), từ các loài cá

(cá đối, măng sữa, cá song, cá tráp, cá kẽm, cá nầu, cá vược v.v...) (Hình 31) đến các

loài rùa biển (vích, đồi mồi ...). Nhờ điều kiện nóng ấm và nguồn thức ăn phong phú nên

các sinh vật biển sinh sản hầu như quanh năm, dọc vùng ven biển lúc nào cũng có nguồn

giống, đặc biệt vào mùa đẻ rộ của các loài. Trước cửa các hệ thống sông lớn hàng chục

tỉ tôm, cá giống.... xâm nhập vào vùng cửa sông, các đầm phá, kênh rạch nước lợ để

kiếm ăn và phát triển.

Nhiều vùng trên giải bờ biển ngoài nguồn giống còn có những điều kiện thuận lợi

khác cho sự mở mang nghề nuôi trồng thủy sản nước lợ: Mức triều cao (tới trên 4m); bãi

rộng, thức ăn tự nhiên phong phú v.v... Chính vì vậy, trong những năm qua diện tích

nuôi trồng lên đến gần 130 000 ha trong tổng số gần 400 000 ha bãi triều, vùng ngập

nước có khả năng nuôi thả.

Do nuôi quảng canh nên năng suất chung thấp, trung bình trong khoảng 200-

300kg/ha/năm, tuy nhiên ở một số địa phương, nhờ điều kiện thiên nhiên thuận lợi lại

được chăm sóc, quản lý tốt, diện tích nuôi nhỏ, năng suất có thể đạt 500-600 đến 700-

800 kg/ha/năm, trong đó tôm chiếm tỉ lệ đáng kể, đóng góp một phần quan trọng cho

mặt hàng tôm xuất khẩu.

CHƯƠNG IV

QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BIỂN

4.1 Tình trạng ô nhiễm môi trường biển

Ô nhiễm môi trường nói chung hay ô nhiễm môi trường biển nói riêng là hậu quả

của Cuộc Cách mạng Công nghiệp mà nó được khởi đầu từ giữa thế kỷ thứ VIII. Nhất là

sau Cuộc Đại chiến Thế giới II, mức độ ô nhiễm ngày càng trầm trọng, phạm vi ô nhiễm

ngày càng mở rộng trên toàn cầu. Thời kỳ mà đại dương trong sạch đã qua đi rồi. Nhiều

vùng biển, đặc biệt là một số biển nội địa như Ban Tích, Địa Trung Hải… đang lâm vào

tình trạng kêu cứu, có nguy cơ trở thành những vùng “biển chết” vì bị ô nhiễm trầm

trọng.

118

Nguồn gây ô nhiễm cho biển và đại dương rất đa dạng, từ càc chất thải lỏng đến

các chất thải rắn và phóng xạ. Chúng được chuyển ra từ lục địa hoặc xâm nhập vào từ

không khí và do hoạt động của con người ngay trên mặt biển và đại dương. Chất gây ô

nhiễm gồm: nước thải sinh hoạt, chất thải từ các ngành công nghiệp như dầu mỏ, acid và

muốn của chúng, nhất là các kim loại nặng (thủy ngân, sắt, đồng, chì…), các hóa chất sử

dụng trong nông nghiệp (phân bón, chất diệt cỏ và diệt côn trùng…), những chất phóng

xạ v.v…

Vùng biển nước ta cũng không còn trong sạch. Tùy nơi, tùy thời gian, mức độ ô

nhiễm nặng nhẹ có khác nhau, song hiện trạng này ngày một trầm trọng thêm, liên quan

với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng đẩy mạnh.

Hầu như toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt và công nghiệp không được xử lý từ

các thành phố, các vùng tập trung dân cư, các khu công nghiệp ven biển… để đổ trực

tiếp ra biển. Bản thân nước thải sinh hoạt không độc nhưng mang một lượng lớn các

chất hữu cơ (muối hòa tan và mùn bã) ra biển, làm cho số lượng vi khuẩn tăng lên, làm

giảm độ trong và lượng oxy trong nước, đôi khi làm xuất hiện các dạng khí độc

(methane, sulfuro), hủy hoại khu hệ động vật đáy. Trong các vụng, vịnh kín, mức độ gây

hại của nước thải sinh hoạt càng lớn hơn.

Nước thải và rác thải công nghiệp là mối đe dọa lớn cho đời sống sinh vật biển.

nề công nghiệp của nước ta tuy chưa phát triển, nhưng phần lớn máy móc, thiết bị quá

cũ kỹ dã tạo ra lượng rác và nước thải lớn hơn bình thường. Chẳng hạn một vài nơi như

Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì… hằng năm thải vào hệ thống sông lớn 240 – 300 triệu m3

nước thải sinh hoạt và công nghiệp không được thanh lọc, trong đó từ 34 triệu m3 nước

của khu công nghiệp Việt Trì chứa 100 tấn acid sulfuric, 400 tấn acid clohydric, 1300

tấn sút, 300 tấn bezen và 25 tấn pestixit cùng nhiều cặn vẩn vô cơ và hữu cơ khác.

Những chất này một phần bị hủy hoại, số còn lại trôi ra vùng cửa sông ven biển (World

Bank, 1994). Do vậy, trong vùng nước ven bờ, gần với các thành phố và trung tâm công

nghiệp, hàm lượng trung bình của đồng dao động từ 0,025 đến 0,046 mg/l (ở vùng biển

Vũng Tàu) vượt từ 2,5 đến 4,6 lần mức cho phép đối với khối nước ven bờ. trong nước

biển, các chất cadimi, coban, kẽm, acxenic, thủy ngân… phân bố khá rộng. Hàm lượng

trung bình của chúng tuy còn dưới mức cho phép (trừ thủy ngân ở vùng biển Quảng

Ninh bằng mức cho phép), song đang có xu hướng gia tăng. Ở những cảng than lớn trên

bờ biển Quảng Ninh thải vào vịnh Hạ Long và các khu vực lân cận một lượng cám than

119

đáng kể, làm nước vẩn cặn và mẫu nước xẫm lại, ấy là chưa nói đến rác rưởi nổi trôi

từng đám lớn trên mặt nước, một tình trạng rất phổ biến trên các bến cảng.

Nguồn hóa chất độc hại được dùng làm phương tiện diệt cỏ, trừ sâu trên đồng

ruộng khi không phân hủy hết cũng sẽ được tích tụ và chuyển ra biển. Theo số liệu mới

đây, chỉ riêng năm 1991, toàn quốc đã sử dụng trên 20000 tấn thuốc hóa học mà phần

lớn là các chất diệt côn trùng. Nhiều chất có độc tính cao đối với cá, các động vật hoang

dã và cả sức khỏe con người như các chất chứaa phosphate hữu cơ và cácbamat, cũng

như các gốc clorin hữu cơ khác… Cùng với các hóa chất được sử dụng trong nông

nghiệp ngày một tăng, trong cuộc chiến tranh trước đây, 42 triệu lít các chất độc màu da

cam và 72 triệu lít các chất làm trụi lá cây được Mỹ dùng để hủy diệt môi sinh (Cypris,

1972) vẫn còn tồn lưu trong đất và cả trong cơ thể sinh vật, tiếp tục gây ra những mối đe

dọa đối với đời sống của sinh giới và con người. Trong vùng nước ven bờ cũng đã phát

hiện được sự có mặt của DDT, DE và lindane với hàm lượng đáng lo ngại.

Ở những khu vực khác thuộc Biển Đông như đỉnh vịnh Thái Lan, người ta đã

phát hiện được nhiều kim loại nặng như cadimi, crom, đồng, chì, kẽm… với hàm lượng

cao, đủ mức gây độc cho các loài cá (cá đối, cá nục, cá bạc má…), và nhất là các loài

thân mềm (Pernoviridis, Crassostrea commersoni, Anadana granosa,

Paphiaundulata…) (Hungspeugs, 1988). Trong vịnh Ambon và biển Flores (Indonesia)

đã xuất hiện hiện tượng giàu dinh dưỡng theo mùa. Ở biển Java còn gặp cả nạn “Thủy

triều đỏ” gây ra do tảo Noctiluca milialis, mật độ E. Coli rất cao, hàm lượng thủy ngân

đạt đến 0,028 – 0,035 µg/l, chì 0,04 – 0,50 µg/l, và cadimi 0,005 – 0,450 µg/l. “Thủy

triều đỏ” cũng xuất hiện và lan rộng trên vùng biển Philippine vào những tháng gió mùa

Tây Nam (Hungspeugs, 1988).

Dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ đang ngày càn gây ra sự ô nhiễm trầm

trọng trên biển và đại dương. Dầu mỏ xâm nhập vào nước biển bằng nhiều con đường,

rất khó có thể tính một cách chính xác. Những đánh giá gần đây nhất (Witherby & Co

Ltd, 1991) chỉ ra rằng, lượng dầu đưa vào biển bằng tất cả các nguồn lên đến trên 3,2

triệu tấn mỗi năm, trong đó nguồn lớn nhất từ lục địa (37% tổng số), chủ yếu là chất thải

từ các ngành công nghiệp, các thành phố… Dầu được thải bỏ hay rò rỉ do các đội tàu

hoạt động trên biển, trước hết là do các tàu chở dầu vận chuyển tới nửa lượng dầu toàn

thế giới khai thác được (khoảng 3 tỉ tấn) chiếm đến 33%. Dầu tràn do các tàu chở dầu

gặp nạn được đánh giá là 12%, từ khí quyển xâm nhập xuống 9%, từ các nguồn tự nhiên

120

khác 7%, còn dầu thất thoát từ quá trình khai thác chỉ chiếm 2% tổng số dầu đổ vào biển

và đại dương (Hình 4.1).

Những hiểm họa lớn về dầu thường liên quan đến sự tràn dầu của các giếng

khoan và từ các tai nạn đắm tàu dầu trên biển. Theo tài liệu của Viện Nguồn lợi Thế giới

(WRI, 1987) trong giai đoạn 1973 – 1986 trên biển đã xảy ra 434 tai nạn trong số

53.581 tàu chở dầu (chiếm 1,2%) và làm tràn 2,4 triệu tấn dầu. Dầu đổ vào biển được

sóng và dòng nước đưa đi xa hoặc dạt vào bở và xáo trộn xuống lớp nước sâu và đáy

biển. Một tấn dầu có thể làm nhiễm bẩn tối thiểu 12 km2 mặt biển với một lớp dầu dày

2,5 – 10,0 mm, tất nhiên, lớp này mỏng dần theo thời gian do quá trình hòa tan, nhũ hóa,

quang hóa và bay hơi. Trong các cảng bị ô nhiễm nặng, dầu tích tụ ở đáy với hàm lượng

chiếm đến 20% trọng lượng chất đáy.

Hình 4.1: Các nguồn gây ô

nhiễm chính cho

môi trường biển

Nguồn: Witherby& CoLtd., 1991

Biển Đông đang là địa bàn khai thác dầu sôi nổi hiện nay của các nước Đông

Nam Á, đồng thời là con đường hàng hải, đặc biệt là tuyến vận chuyển dầu đến các

nước Đông Bắc Á, trước hết là Nhật Bản, khoảng 0,9 triệu thùng mỗi ngày (Clark,

1992). Do vậy, trên tuyến đường Singapore – Tokyo qua biển Vũng Tàu – Côn Đảo và

quần đảo Trường Sa có đến 15 – 20% lượt tàu qua lại đã để lại những vệt dầu lớn. Trên

hải phận nước ta, hằng năm nhận gần 27.900 tấn dầu, trong đó 23.000 tấn từ các tàu chở

dầu, 4.038 tấn từ các thành phố, khu công nghiệp (Tp. HCM – Biên Hòa, Đà Nẵng,

Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Nam Định…) cũng như từ các nguồn khác (Đặng

Xuân Hiển, 1993). Lượng dầu trên là khả năng tiềm tàng gây ô nhiễm cho vùng biển

nước ta. Giờ đây, ở nhiều khu vực, hàm lượng dầu đã vượt mức cho phép đối với nghề

121

nuôi trồng thủy sản (0,05 mg dầu/l), có nơi còn vượt cả mức quy định đối với các bãi

tắm ven biển (0,3 mg dầu/l). Những khảo sát năm 1991 chỉ ra rằng, 90% khu vực biển

Hải Phòng có hàm lượng hydruacacbua dầu bằng và lớn hơn 0,05 mg dầu/l, 17% diện

tích có hàm lượng dầu bằng và vượt 0,3 mg dầu/l, đặc biệt 7% diện tích, nơi tập trung

công nghiệp và cảng, hàm lượng dầu lớn hơn 1,0 mg dầu/l (Đỗ Hoài Dương và nnk,

1992). Ở cảng Vũng Tàu cũng có hiện tượng tương tự: hàm lượng dầu trung bình dao

động từ 0,082 – 0,103 (1989) đến 0,349 – 1,748 mg dầu/l (1990).

Tàu Leela đắm tại cảng Quy Nhơn (VIII – 1989) đã làm cho gần 200 tấn dầu tràn

ra vịnh và các vùng lân cận. Sau 1 tháng đã xử lý, tại phía Nam và cửa vịnh, hàm lượng

dầu vẫn còn giữ ở mức 1,0 – 8,8 mg/l (Phạm Văn Ninh và nnk, 1989). Gần đây nhất

(3.X.1994), tàu Neptune Aries, Singapore, đâm vào cầu cảng Cát Lái (Tp. HCM) làm

tràn ra 1.700 tấn dầu, gây ra tai họa nghiêm trọng đối với hàng chục ngàn ha rừng ngập

mặn, cánh đồng lúa và vùng chăn thả vịt… Ô nhiễm biển do dầu ngày nay là một hiện

thực trên vùng biển nước ta, tuy mức độ mỗi nơi mỗi khác. Hậu quả chính của ô nhiễm

dầu trước hết là hủy hoại các hệ sinh thái màng nước (Pleiston và Neiston) cũng như các

hệ sinh thái ven bờ, ven đảo (rừng ngập mặn, rạn san hô…), gây ra sự suy giảm tính đa

dạng sinh học và nguồn lợi biển. Những sự cố lớn về dầu ở vùng gần bờ còn gây tình

trạng ô nhiễm nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

Hiện nay, công nghiệp dầu khí của nước ta đang mở ra những triển vọng to lớn

cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, song kéo theo nó là những hiểm họa

tiềm tàng về sự ô nhiễm biển, nhất là vùng khai thác, chế biến dầu lớn nhất lại trùng vào

những có tiềm năng hải sản lớn nhất của đất nước, cả ngoài khơi và vùng ven bờ.

Giờ đây, một dạng nhiễm bẩn khác từ các nguyên tố phóng xạ gây ra cũng ngày

một tăng do sự phát triển của ngành công nghiệp nguyên tử ở các nước có nền công

nghiệp phát trển (nhà máy điện, tàu ngầm, tàu phá băng… chạy bằng năng lượng hạt

nhân…), do các vụ thử bom nguyên tử và khinh khí trên đất liền và cả trên đại dươnbg

cũng như sự “cất giấu” các thải bã của nền công nghiệp nguyên tử xuống đáy biển.

Bản thân nước đại dương cũng chứa các nguyên tố phóng xạ, nhưng độ phóng xạ

tự nhiên của nước đại dương rất nhỏ, nhỏ hơn độ phóng xạ của trầm tích 56 lần, của đá

hoa cương 180 lần. Độ phóng xạ nói chung của đại dương là 4,7.1011 curi. Như vậy, các

sinh vật biển có thể sống và hoạt động bình thường trong môi trường có độ phóng xạ

không đáng kể đó.

122

Độ phóng xạ và sự tích tụ các chất phóng xạ trong nước biển gây ra hiện nay là

do con người. Trong thời gian từ năm 1946 đến năm 1963 chỉ riêng nước Mỹ đã thải

vào Đại Tây Dương và Thái Bình Dương một lượng chất phóng xạ mà độ phóng xạ của

nó đạt đến vài chục nghìn curi. Năm 1975 toàn thế giới đã đưa khoảng 300 tài nguyên tử

vào hoạt động, độ phóng xạ do chúng thải ra vượt trên 300 nghìn curi. Theo các tính

toán khác nhay, cho đến năm 1961 riêng bụi phóng xạ của Stronti từ không khí rơi vào

biển đạt đến 5,3 M curi. Từ năm 1959 – 1961 độ phóng xạ của Stronti – 90 ở Đại Tây

Dương là 10-13 curi/l, ở Thái Bình Dương và viển Iêclan 10-12 và thậm chí lên đến 10-11,

trong khi Stronti – 90 ytri – 91, ytri – 90, xeri – 114 với liều lượng 10-10 – 10-11 curi/l đã

gây độc cho trứng và ấu trùng cá. Điều đáng lo ngại hôm nay và ngày mai là người ta

dùng biển và đại dương như nới chứa các thải bã phóng xạ. Ở Anh, các bã phóng xạ

được dẫn theo các ống ngầm ra biển Ai-len. Ở Oocrigiee (Mỹ), bã phóng xạ đổ theo

dòng sông Tennitxi. Đến nay, người ta cũng chôn xuống đáy biển đến 94.000 tấn chất

thải phóng xạ chứa trong các hòm kín tại độ sâu 4.000 m. Số lượng này chắc chắn ngày

một tăng thêm và khi nước biển làm mục nát chúng ra thì tai họa lớn lao như thế nào đối

với biển và đối với con người! Ngoài chất thải bã tuồn ra đại dương , các vụ nổ bom

nguyên tử và khinh khí gây ra nhiều nguy hiểm. Người ta đã theo dõi sau lần thử bom

nguyên tử của Mỹ ở đảo Bikini, độ phóng xạ của của lớp nước bề mặt tăng lên gấp một

triệu lần so với độ phóng xạ tự nhiên. Bốn tháng sau khi vụ nổ xảy ra, ở khoảng cách xa

trung tâm vụ nổ 1.500 hải lý, độ phóng xạ của nước vẫn gấp 3 lần độ phóng xạ tự nhiên.

Sau 13 tháng , nướcn nhiễm xạ đã lan rộng trên một diện tích 2,6 triệu km vuông. Đây

chưa phải là “kết quả” toàn diện của một vụ nổ! Những cuộc thử nghiệm như thế vẫn

còn tiếp diễn, đặc biệt gần đây nhất (1995 – 1996) là 6 lần thử bom hạt nhân của Pháp

được tiến hành ở Thái Bình Dương.

Toàn bộ các chẩt gây ô nhiễm cho biển (chất vô cơ, hữu cơ, các nguyên tố phóng

xạ) đều gây hại cho đời sống của vực nước và cho cả con người, nhất lkaf khi sử dụng

thủy sản làm thức ăn. Các tác hại của chúng gây ra cho sinh vật bằng nhiều cách: gây

tác hại cơ học, gây bệnh, gây độc. các chất độc vô cơ như muối đồng, chì, thủy ngân…

các acid vô cơ, v.v… thường gây độc ở những liều lượng rất nhỏ, có khi chỉ từ vài phần

mườn hay vài phần trăm mg/l nước. Trong các muối vô cơ, muốn acsenic làm chết giáp

xác thấp ở nồng độ 0,25 – 2,5 mg/l, làm chết cá ở nồng độ 10 – 20 mg/l. Muối chì làm

chết động vật nổi ở nồng độ 0,5 mg/l và chết cá con ở nồng độ 10 – 15 mg/l. Muối đồng

làm chết cá ở nồng độ từ 1,0 – 100 mg/l.

123

Các chất hữu cơ như DDT, Cl666; 2,4,5 T…, có thời gian phân hủy rẩt chậm do

cấu trúc bền vững, ngoài độc tính cao còn tích tụ trong cơ thể sinh vật một lượng lớn

bằng con đường “khuyếch đại sinh học”, đủ gây độc cho người sử dụng. Các kết quả

thực nghiệm cho thấy, khi độ phóng xạ của nước là 19 µcuri/l thì độ phóng xạ của động

vật nổi là 80.000 µcuri/l, của cá con là 9.000, trong xương cá lớn là 5.000 còn thịt cá là

1.100 µcuri/l. Các chất đồng vị phóng xạ như Stronti 90 và Ytri – 90 duy trì trong cá và

các sinh vật biển một thời gian rất dài. Tác hại của các chất phóng xạ là gây bệnh phóng

xạ, hủy diệt tế bào khi bị nhiễm nặng hoặc ảnh hưởng liên tiếp đến các thế hệ sau (bất

thụ, quái thai…) khi bị nhiễm phóng xạ nhẹ.

4.2 Mối đe dọa mội trường do mực nước biển dâng

Mực nước biển dâng là hậu quả tổng hợp của môi trường không khí bị ô nhiễm

bởi các khí thải công nghiệp, nông nghiệp, nạn đốt phá rừng… Lượng khí cabonic

(CO2) từ 0,0280% (năm 1750) ngày nay đã đạt đến 0,0345% và vào cuối thế kỷ XXI có

thể sẽ lên đến 0,060%. Bên cạnh đó, mỗi năm con người tung vào khí quyển 110 triệu

tấn oxyt lưu huỳnh, 69 triệu tấn oxyt nito, 2 triệu tấn chì, 78.000 tấn acxenic, 11.000 tấn

thủy ngân cùng nhiều hợp chất hữu cơ như benzen, clorometin, vinin clorit, CFC,…

dưới dạng hơi và khoảng 60 triệu tấn bụi. Những chất trên cuối cùng phần lớn cũng xâm

nhập vào đại dương, khí quyển. Khí CO2, CH4, NOx, CFC, H2O, bụi… tích tụ lại làm

tăng “hiệu ứng nhà kính”, nghĩa là làm ngăn cản bức xạ nhiệt sóng dài của Trái đất thoát

vào Vũ trụ, làm cho nhiệt độ Trái đất tăng lên. Người ta dự báo rằng, vào năm 2030,

nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ nâng cao hơn khoảng 20C, còn mực nước biển trung bình

cũng sẽ dâng lên khoảng 30 – 50 cm.

Vào cuối thế kỷ tới, nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất sẽ đạt đến 260C và

mực nước biển sẽ cao hơn mức hiện tại 0,5 – 1,5m. Sự thay đổi như thế có thể nhanh

gấp 10 – 50 lần so với nhịp độ biến đổi trung bình của nhiệt độ đã từng xảy ra ở cuối kỷ

Băng Hà lần cuối (Chương trình sinh địa quyển Quốc tế, IGBP, 1993). Sự dâng lên của

mực nước biển cục bộ còn có thể được tạo ra trực tiếp bởi tác động của con người làm

thay đổi trường sóng, trường gió của một vùng bờ biển khi xây dựng đê kè, nạo vét

luồng lạch v.v… làm xuất hiện sự lụt lún bãi biển liên quan đến việc khai thác nước

ngầm, khai thác dầu mỏ và khí đốt cũng như cát và sa khoáng ven biển hoặc còn liên

124

quan đến sự thiếu hụt trầm tích trên các rìa châu thổ do đắp đập, ngăn sông ở phía

thượng nguồn…

Như vậy, hoạt động của con người trong giai đoạn hiện tại đã tạo ra hậu quả sinh

thái chung trên toàn cầu là sự biến động của khí hậu. Trạng thái cân bằng của khí hậu sẽ

đổi thay, bão tố, mưa nắng… cũng trở nên khốc liệt và thất thường, nhiều vùng đất thấp

ven biển sẽ bị ngập lụt, bao gồm cả các thành phố, những châu thổ màu mỡ; nhiều rạn

san hô, rừng ngập mặn đang tồn tại sẽ bị hủy diệt và thế vào đó là những hệ mới lấn sâu

và bờ và đất liền; nhiều loài sinh vật ưa ẩm sẽ mở rộng vùng phân bố của mình còn

những loài ưa lạnh có thể sẽ mất đi hoặc rút về gần cực hay lặn xuống biển sâu; nước

mặn sẽ xâm nhập sâu vào lục địa, làm nhiều vùng bị nhiễm mặn; mối tương tác sông –

biển cũng thay đổi, đường bờ biển động khôn lường v.v…

Những nghiên cứu mới đây (UNEP, 1992) đã chỉ ra rằng, sự nóng lên của Trái

đất ở vùng Đông Nam Á trong những thập kỷ tới là điều chắc chắn. Ở Indonesia có thể

chờ đợi sự tăng nhiệt độ trung bình khoảng 30C. Mưa tăng lên toàn vùng, làm tăng tốc

độ xói mòn; diện tích đất nông nghiệp và các vùng nuôi tôm sẽ bị ngập, như vậy 81.000

dân phải tìm kiếm công việc phụ khàc. Lưu vực sông Kelatan ở Đông Bắc bán đảo

Malaysia sẽ xảy ra nhiều lũ lụt, mực nước sông sẽ dâng cao hơn mức nước cao nhất hiện

hay 9%. Tại Thái Lan, nước biển dâng sẽ làm cho khu nuôi tôm ven bờ, các khu du lịch

và bãi tắm trở thành các đầm lầy.

Ở nước ta, trong năm qua, một dự án trong chương trình hợp tác Hà Lan – Ba

Lan – Việt Nam đã được triển khai nhằm đánh giá sự hủy hoại do mực nước biển dâng

cho đến năm 2100 làm cơ sở cho việc quản lý tổng hợp giải ven biển Việt Nam trong

tương lai. Vùng khảo sát để đánh giá hậu quả của mực nước biển dâng theo 2 kịch bản

33, và 100 cm, so với mực nước biển trung bình với tần suất ngập lụt 1/10, 1/100 và

1/1000 năm tại 17 khu vực thuộc 37 tỉnh ven biển trong giới hạn từ đường mép nước

đến đường đồng mức địa hình 10m trên mực nước biển trung bình.

Hiện tại, ở nước ta có tới 34.000 km2 và gần 3 triệu người đang bị đe dọa bởi lũ

lụt và tới năm 2005, diện tích đó sẽ mở rộng đến 50.000 km2 và khoảng 5 triệu người bị

đe dọa bởi lũ lụt. Khi mực nước biển dâng, vùng bị ngập lớn nhất là đồng bằng sông

Cửu Long, sau là châu thổ sông Hồng và phần Bắc Trung bộ. Nơi ít chịu ảnh hưởng

nhất là Nam Trung bộ. Bằng các phương pháp phân tích lợi ích chi phí cũng như phân

125

tích đa mục tiêu, các nghiên cứu đã dự báo những tác động của mực nước biển dâng vào

khoảng năm 2030, trong đó có tính đến tiềm năng lụt lội, sự xâm nhập mặn, nạn sói mòn

đất và bờ biển, sự hủy diệt rừng ngập mặn và các đầm phá… đồng thời cũng đề ra các

chiến lược ứng phó và dự kiến sự tốn phí về tài chính v.v…

4.3 Sức ép của sự gia tăng dân số lên nguồn lợi sinh vật biển

Sự gia tăng dân số đang nỗi đau đầu của các nước đang phát triển. Dân số tăng

lên đòi hỏi sự gia tăng lương thực, thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác cho đời

sống. Đương nhiên, các nhu cầu đó chỉ có thể có bằng cách khai thác từ đất, rừng, sông,

biển. Và thế là mức độ khai thác tài nguyên càng khốc liệt. Thiên nhiên không đủ sức

gánh chịu sức nặng quá tải của dân số nên ngày một nghèo kiệt và bị hủy hoại, còn con

người vì kế mưu sinh không ngừng tay khai phá. Cứ thế, sự gia tăng dân số - thiên nhiên

suy thoái – môi trường bị ô nhiễm – sự đói nghèo… cứ đuổi nhau, luẩn quẩn như chiến

đèn cù, một điều rất đặc trưng cho những nước chậm phát triển.

Ở nước ta, dân số cả nước lên đến 72,5 triệu người vào năm 1994. Trong năm

1979, dân số thuộc các tỉnh ven biển có 11,2 triệu, sau 10 năm tăng lên 15 triệu và đến

nay đạt đến khoảng 18 triệu người với gần 200.000 người sống trên các hải đảo. Mật độ

dân số thay đổi từ 50 người/km2 ở các đảo đến 700 người/km2 trong các vùng ven biển

thuộc châu thổ sông Hồng. Mật độ dân số trung bình trong toàn vùng là 276 người/km2,

gấp 1,32 lần mật độ trung bình trong toàn quốc.

Nhịp điệu gia tăng dân số tương đối cao, trung bình 2,5%, có nơi 2,7% hoặc cao

hơn nữa. Có thể dự đoán rằng, dân số thuộc các tỉnh ven biển sẽ tăng lên đến 22 triệu

người vào năm 2010. Do vậy, lực lượng lao động hằng năm tăng lên từ 2 đến 2,8% do

tăng dân số tự nhiên và do chuyển vùng. Tuy nhiên, trình độ văn hóa và tay nghề thấp.

Khoảng 10% lực lượng lao động được đào tạo lại tập trung trong các ngành kinh tế ở

các thị trấn và thành phố, 5% lực lượng lao động không có việc làm, nhất là ở các tỉnh

ven biển miền Bắc và miền Trung.

Riêng dân cư nghề cá chỉ chiếm 2,5% dân số toàn quốc, trong đó người làm nghề

cá (khai thác và nuôi trồng thủy sản) vào khoảng 950.000 người. Phần lớn họ sống định

cư. Song, ở nhiều địa phương, hàng ngànn gia đình sống trong các thuyền, lênh đênh

trên mặt nước (dân vạn đò, sống thủy cư). Chẳng hạn, riêng ở Thừa Thiên – Huế có tới

1.400 hộ với trên 7.750 nhân khẩu sống theo kiểu này. Thật khó bề kiểm soát những hậu

126

quả sinh thái do họ gây ra. Bên cạnh những ngư dân chuyên nghiệp hay bán chuyên

nghiệp, những người không có việc làm hoặc những người làm ruộng, làm muối, làm

lâm nghiệp… trong những tháng “nông nhàn” cũng tham gia kiếm sống bằng việc đánh

bắt thủy sản. Chính vì vậy, chẳng một nguồn lợi nào tránh được sự săn bắt đến kiệt quệ.

Những lưới chài, đăng, đó mau… giăng dày ở các cửa sông; từ những dao, thuổng để

đào bắt hầu, sò, ngao, vọp, những chiếc bẫy “cò ke” tinh xảo để bẫy cá… đến những kíp

mìn, thuốc nổ, bình điện… trang bị cho các thuyền và các công cụ đánh cá… được tung

ra trên khắp vùng, từ rừng ngập mặn đến các kênh rạch, từ mép nước đến vùng biển

nông sát bờ. Tôm, cá, hầu, sò… dù ở tuổi lọt lòng cũng bị thu bắt, bày bán trên các chợ

làng. Tuy nhiên, cuộc sống của người dân ven biển chằng được cải thiện là bao. Số hộ

giàu rất ít (2 – 3%), số hộ nghèo chiếm đến trên dưới 20% với mức thu nhập dưới

40.000 – 50.000 đ/tháng/người và gia sản của họ chỉ dưới 1 triệu đồng/người. Ở những

vùng sâu và xa hoặc trên các hải đảo 40% trẻ em không được cắp sách đến trường, ấy là

chưa kể đến nạn mù chữ ở người lớn và tình trạng khó khăn về y tế và chăm sóc sức

khỏe ban đầu.

Thực trạng trên không chỉ đơn thuần là sức ép to lớn lên tài nguyên thiên nhiên

và môi trường mà còn là những vấn đề kinh tế - xã hội bức bách, đòi hỏi có những chiến

lược, chính sách tổng hợp, tầm cỡ quốc gia để từng bước đưa dần mức sống vật chất và

tinh thần của người dân miền biển hòa nhập với đời sống cộng đồng. Đấy cũng là giải

pháp cơ bản để xây dựng chiến lược khai thác hợp lý tài nguyên, duy trì đa dạng sinh

học và bảo vệ môi trường cho sự phát triển của xã hội lâu bền.

4.4 Bảo tồn đa dạng sinh học biển và bảo vệ môi trường biển

Biển, đại dương và các lục địa là một thể thống nhất. Chúng liên hệ với nhau

bằng các chu trình vật chất toàn cầu và dòng năng lượng bắt nguồn từ bức xạ Mặt trời.

Mỗi sự kiện xảy ra trên bất kỳ vùng đất, vùng biển nào đều có ảnh hưởng không sớm thì

muộn, không nặng thì nhẹ đến những vùng đất và vùng biển khác, đến tính đa dạng và

mọi nguồn lợi của thiên nhiên. Bởi vậy, trong các hoạt động của con người, mỗi quốc

gia trước hết phải chịu trách nhiệm đối với vùng đất, vùng biển của mình đồng thời có

bổn phận duy trì và phát triển tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ sự trong sạch cũng như

những giá trị văn hóa tinh thần của biển và toàn sinh quyển.

127

Để bảo tồn đa dạng sinh học biển và bảo vệ môi trường biển cần có những biện

pháp tổng hợp bao gồm hệ thống luật, các biện pháp kinh tế và hành chính cũng như

công tác giáo dục và giác ngộ người dân. Trước mắt các công việc cấp bách cần thiết

phải làm ngay như sau:

- Từng bước đưa nghề cá ra xa bờ và đẩy mạnh công tác nuôi trồng theo hướng

bán thâm canh, ngăn cấm khai thác các đàn cá di cư đi đẻ, cấm sử dụng các công

cụ khai thác lạc hậu.

- Thực hiện nghiêm luật bảo vệ môi trường và pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản

cần quy định những vùng cấm đánh bắt, thời gian cấm đánh bắt ở các vùng nước

ven bờ, tiêu chuẩn hóa và quy định kích thước tối thiểu của đối tượng được phép

khai thác cũng như mắt lưới tối thiểu được phép sử dụng trong nghề cá,…

- Bảo vệ những nơi sống đặc trưng đối với các lòai hải sản, bao gồm trong đó là

bảo tồn, khôi phục lại rừng ngập mặn, bảo vệ các rạn san hô, các bãi cỏ ngầm ven

biển và quanh các hải đảo.

- Công tác lấn biển mở rộng diện tích cho nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản và

định cứ,… trên các vùng cửa sông ven biển, khai thác sa khóang, cát, xây dựng

bến cảng, khai thông luồng lạch,… đều phải tuân theo các quy họach tổng thể của

vùng, lãnh thổ.

- Cần có các biện pháp kiểm sóat, ngăn ngừa và hạn chế các nguồn thải, các chất

gây ô nhiễm đổ ra biển từ các khu công nghiệp, khu dân cư, phương tiện giao

thông thủy, khu vực khai thác tinh chế dầu của ngành dầu khí.