230
GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , m học :2010 - 2011 Tiết:1-2 Ngày soạn: 22/ 8/2010 Tổng quan văn học việt nam A. Mục tiêu: I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng : 1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được kiến thức chung nhất, tổng quan nhất về hai bộ phận của VHVN và quá trình phát triển của VHVN. - Nắm vững hệ thống vấn đề: + Thể loại văn học + Con người trong văn học. 2. Kỹ năng: Tổng hợp kiến thức văn học. 3. Thái độ : Nghiêm túc tiếp thu bài giảng II/ Nâng cao mở rộng : B.Phương pháp: Làm việc với SGK, đặt câu hỏi, gợi mở. C.Chuẩn bị của GV, HS: a.Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu. b.Chuẩn bị của HS: Đọc SGK, soạn bài mới. D.Tiến trình lên lớp: 1. ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu bài “ tổng quan văn học Việt Nam”. b. Triển khai bài mới Hoạt động của thầy trò Nội dung kiến thức HĐ1 ? Em hiểu thế nào là tổng quan văn học Việt Nam. Nội dung của bài là gì. ? Hãy cho biết những bộ phận hợp thành của nền VHVN. I. Các bộ phận hợp thành của nền VHVN. - VHVN có hai bộ phận: + VHDG + VH viết -> cùng phát triển song song và luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 1

Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

Embed Size (px)

DESCRIPTION

 

Citation preview

Page 1: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011Tiết:1-2 Ngày soạn: 22/ 8/2010

Tổng quan văn học việt namA. Mục tiêu: I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng :

1. Kiến thức: - Giúp học sinh nắm được kiến thức chung nhất, tổng quan nhất về hai bộ phận của VHVN và quá trình phát triển của VHVN.

- Nắm vững hệ thống vấn đề: + Thể loại văn học + Con người trong văn học.

2. Kỹ năng: Tổng hợp kiến thức văn học. 3. Thái độ : Nghiêm túc tiếp thu bài giảngII/ Nâng cao mở rộng :B.Phương pháp: Làm việc với SGK, đặt câu hỏi, gợi mở.C.Chuẩn bị của GV, HS: a.Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.

b.Chuẩn bị của HS: Đọc SGK, soạn bài mới.

D.Tiến trình lên lớp: 1. ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới:a. Đặt vấn đề: Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy. Để cung cấp cho các em những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu bài “ tổng quan văn học Việt Nam”.b. Triển khai bài mới

Hoạt động của thầy trò Nội dung kiến thức HĐ1 ? Em hiểu thế nào là tổng quan văn học Việt Nam. Nội dung của bài là gì.? Hãy cho biết những bộ phận hợp thành của nền VHVN.

I. Các bộ phận hợp thành của nền VHVN.- VHVN có hai bộ phận: + VHDG + VH viết -> cùng phát triển song song và luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 1

Page 2: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011? Thế nào là VHDG. ? Thể loại. Đặc trưng cơ bản của VHDG.

? sự khác nhau giữa VHDG và VH viết.

HĐ2

? Nhìn một cách tổng quát VH viết Việt Nam được chia làm mấy thời kỳ lớn.? Nêu những nét chính về văn học trng đại Việt Nam.

? Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa VHTĐ và VHHĐ.

? Văn học thời kỳ này được chia làm mấy giai đoạn. nét chính của mỗi giai đoạn là gì.

HĐ3? Mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên được thể hiện như thế nào trong văn học.

1. Văn học dân gian :- VHDG là sáng tác tập thể và truyền miệng của nhân dân lao động.- Thể loại: SGK.- Đặc trưng: Tính truyền miệng, tính tập thể và sự gắn với các sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.

2. Văn học viết: a. Chữ viết của VHVN:- VH viết: + Chữ Hán.

+ Chữ Nôm. + Chữ Quốc ngữ.

b. Hệ thống thể loại của VH viết: SGK II. Quá trình phát triển của VH viết Việt Nam:- Chia làm 3 thời kỳ: 1. Văn học trung đạ i: - VH có nhiều chuyển biến qa các giai đoạn lịch sử khác nhau, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước và có quan hệ giao lưu với nhiều nền văn học.- VH viết bằng chữ Hán và chữ Nôm.- Tiếp nhận hệ thống thể loại và thi pháp cả văn học Trung Quốc.- Tác giả và tác phẩm tiêu biểu: SGK.- Nội dung: yêu nước và nhân đạo.

2. Văn học hiện đại: - VHHĐ có:

+ Tác giả: xuất hiện đội ngũ nhà văn, nhà thơ chuyên nghiệp.+ Đời sống văn học: sôi nổi, năng động.+ Thể loại: có nhiều thể loại mới.+ Thi pháp: lối viết hiện thực. + Nội dung: tiếp tục nội dung của văn học dân tộc là tinh thần yêu nước và nhân đạo.

- 4 giai đoạn: SGKIII. Con người Việt Nam qua văn học: 1. Con người Việt Nam trong quan hệ với thế giới tự nhiên:- Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan trọng của VHVN.

+ Trong văn học dân gian: thiên nhiên tươi đẹp, đáng yêu: cây đa, bến nước, vầng trăng....

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 2

Page 3: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Con người Việt Nam với quốc gia dân tộc được phản ánh như thế nào trong văn học.- Yê nước: yêu quê hương, tự hào về truyền thống văn hoá dân tộc, về lịch sử dựng nước và giữ nước, ý chí căm thù giặc, tinh thần hi sinh vì độc tự do của tổ quốc....

? Trải qua các thời kỳ lịch sử khác nhau trong văn học, con người VN có ý thức ra sao về bản thân.

? Vậy, nhìn chung khi xây dựng mẫu người lý tưởng con ngưới VN được văn học xây dựng ra sao.

+ VHTĐ: hình tượng thiên nhiên gắn với lý tưởng đạo đức, thẩm mỹ: tùng, cúc....+ VHHĐ: thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, yêu cuộc sống, đặc biệt là tình yêu đôi lứa.

2. Con người Việt Nam trong quan hệ với quốc gia dân tộc.- Chủ nghĩa yêu nước là nội dung tiêu biểu- một giá trị quan trọng của VHVN.

+ VHTĐ: ý thức sâu sắc về quốc gia dân tộc, về truyền thống văn hiến lâu đời của dân tộc.+ VHHĐ: yêu nước gắn liền với sự đấu tranh và lý tưởng XHCN.

3.Con người Việt Nam trong quan hệ với xã hội:- Xây dựng một xã hội tốt đẹp là ước muốn ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Nhiều tác phẩm thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp.-> Nhìn thẳng vào thực tại với tinh thần nhận thức phê phán và cải tạo xã hội là một truyền thống lớn của văn học VN.- Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đề cho sự hình thành CNHT( từ 1930- nay) và CNNĐ trong văn học dân tộc. 4.Con người VN và ý thức về bản thân.- VHVN đã ghi lại quá trình tìm kiếm lựa chọn các giá trị để hình thành đạo lý làm người của dân tộc VN. Các học thuyết như: N-P-L và tư tưởng dân gian có ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình này + Trong những hoàn cảnh đặc biệt, con người VN thường đề cao ý thức cộng đồng. + giai đoạn cuối thế kỷ XVIII- đầu TK XIX, giai đoạn 1930- 1945, thời kỳ đổi mới từ 1986- nay -> VH đề cao con người cá nhân.- Văn học xây dựng một đạo lý làm người với nhiều phẩm chất tốt đẹp như: nhân ái, thỷ chung, tình nghĩa, vị tha, đức hi sinh vì sự nghiệp chính nghĩa....

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 3

Page 4: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 20114.Cũng cố : các bộ phận hợp thành của nền văn học VN. Một số nội dung chủ yếu của VHVN. Tiến trình lịch sử của Văn học VN.5.Dặn dò : Nắm vững những nội dung cơp bản đã học. Soạn bài mới: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.E. Rút kinh nghiệm :............................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết thứ: 3 Ngày soạn:23/8/2010Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

A.Mục tiêu:I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng :1. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp bằng

ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp, về hai quá trình trong hoạt động giao tiếp.2. Kỹ năng : Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một hoạt động giao tiếp, nâng

cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.

3. Thái độ : nghiêm túc tiếp thu bài giảngII/ Nâng cao mở rộng :

B.Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích, giải thích. C.Chuẩn bị của GV, HS: a. Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, đọc tài tài liệu.

b. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, đọc SGK, soạn bài mới.D.tiến trình lên lớp: 1. ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ: không 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Trong cuộc sống hàng ngày để đạt được kết quả cao trong quá trình giao tiếp thì con người cần sử dụng phương tiện ngôn ngữ. Bởi giao tiếp luôn phụ thuộc vào hoàn cảnh, nhân vật giao tiếp. Vậy, để hiểu rõ hơn về diều đó chúng ta tìm hiểu bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ b. Triển khai bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức- HĐ1 HS đọc văn bản 1 - sgk và trả lời câu hỏi? Hoạt động giao tiếp được văn bản trên ghi lại diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? hai bên có cương vị và quan hệ với nhau ra sao.

? Người nói nhờ ngôn ngữ biểu đạt nội dung tư tưởng, tình cảm của mình thì người đối thoại làm gì để lĩnh hội được nội dung đó ? hai bên đổi vai giao tiếp cho nhau như thế nào.

I. Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ: 1. Tìm hiểu văn bản:- Nhân vật giao tiếp: vua Trần - Các Bô lão.-> vị thế khác nhau -> ngôn ngữ giao tiếp khác nhau: + các từ xưng hô( bệ hạ) + Từ thể hiện thái độ( xin, thưa...) - Nhân vât tham gia giao tiếp phải đọc hoặc nghe xem người nói nói gì để giải mã rồi lĩnh hội nội dung đó.- Người nói và người nghe có thể đổi vai cho nhau: + vua nói -> bô Lão nghe.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 4

Page 5: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Hoạt động giao tiếp trên diễn ra trong hoàn cảnh nào ? Nội dung hoạt động đề cập đến vấn đề gì ? hoạt động có đạt được mục đích không.

-HS đọc văn bản, tìm hiểu và trả lời câu hỏi ở sgk.

HĐ2? Qua việc tìm hiểu hai văn bản trên, em hãy cho biết thế nào là hoạt động giao tiếp

GV hướng dẫn HS làm bài.

+ bô Lão nói -> Vua nghe.- Hoàn cảnh giao tiếp: + đất nước đang bị giặc ngoại xâm đe doạ.-> địa diểm cụ thể: Điện Diên Hồng- Nội dung giao tiếp: + Hoà hay đánh -> vấn đề hệ trọng còn hay mất của quốc gia dân tộc, mạng sống con người.- Mục đích giao tiếp: + Bàn bạc để tìm ra và thống nhất sách lược đối phó với quân giặc.2. Tìm hiểu văn bản “ tổng quan văn học Việt Nam”.- Nhân vật giao tiếp: + Tác giả viết sgk-> có tuổi, có vốn sống, có trình độ hiểu biết cao. + HS -> (ngc lại với t/g viết sgk)- Hoàn cảnh giao tiếp:Có tổ chức giáo dục, trong nhà trường.- Nội dng giao tiếp: +lĩnh vực văn học. + Đề tài: tổng quan VHVN. +Vấn đề cơ bản: *các bộ phận hợp của VHVN. *Quá trình p/t của VHVN. *Con người VN qua văn học.- Mục đích: cung cấp tri thức cho người đọc .- Phương tiện và cách thức giao tiếp. + Dùng thuật ngữ văn học. + Câu văn mang đặc điểm của văn bản khoa học: hệ thống đề mục lớn, nhỏ... + Kết cấu văn bản mạch lạc rõ ràng.II. kết luận:- HĐGT là hoạt động trao đổi thông tin của con người trong xã hội, được tioến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ ( dạng nói hoặc dạng viết) nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, tình cảm....- Mỗi hoạt động giao tiếp gồm hai quá trình: + Tạo lập văn bản. + Lĩnh hội văn bản. -> Hai quá trình này diễn ra trong quan hệ tương tác.- Trong hoạt động giao tiếp có sự chi phối của các nhân tố: nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện và cách thức

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 5

Page 6: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011giao tiếp.III. Luyện tập:- Làm bài tập 4-5 sgk.

4. Cũng cố : Các nhân tố giao tiếp. Quá trình của hoạt động giao tiếp.

5. Dặn dò : nắm vững các nội dung đã học Soạn bài: khái quát văn học dân gian Việt NamE.Rút kinh nghiệm :...................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết thứ: 4 Ngày soạn:24/8/2010Khái quát văn học dân gian việt nam

A. Mục tiêu :I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng :1.Kiến thức:Khái niệm về các thể loại của văn học dân gian. Giúp học sinh nắm được những đặc trưng cơ bản của VHDG. Những giá trị to lớn của văn học dân gian.

2.Kỹ năng:Tổng hợp kiến thức vh. Phân biệt các thể loại vhdg trong cùng một hệ thống.3. Thái độ: Nghiêm túc tiếp thu bài giảng II/ Nâng cao mở rộng :

B.Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích, diễn giảng. C.Chuẩn bị của GV, HS: 1. Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, đọc tài tài liệu.

2. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, đọc SGK, soạn bài mới.D.tiến trình lên lớp: 1. ổn định: 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày những nội dung cơ bản của vhvn. 3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Trong suốt cuộc đời của mỗi con người không ai không một lần được nghemột bài vè, một câu đố, một chuyện cổ tích hay một câu hát ru... Đó chình là những tác phẩm của vhdg. Vậy, chúng ta cùng tìm hiểu văn bản: khái quát văn học dân gian Việt Nam. b. Triển khai bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

HĐ1? Em hiểu thế nào là văn học dân gian.

? Vậy, theo em phương thức truyền miệng là gì.? Tại sao vhdg lại là những sáng tác tập thể.

I. Khái niệm:- VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tác nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.- Không dùng chữ viết mà dùng lời để truyền từ người này sang người khác từ đời này sang đời khác.- Không có chữ viết cha ông ta truyền

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 6

Page 7: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011? Trong đời sống cộng đồng dân gian có những sinh hoạt nào.

HĐ2? Theo em, vhdg có những đặc trưng cơ bản nào.

? tại sao nói vhdg là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.-vhdg tồn tại dưới dạng ngôn ngữ nói: lời nói, lời hát, lời kể...-> ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, gần gủi- NT vhdg: miêu tả hiện thực giống như thực tế miêu tả hiện thực một cách kỳ ảo.VD: vhdg có nhiều cốt truyện, nhân vật, tình tiết... giống nhau: nhiều tryện dân gian VN có tình tiết nhân vật chính được sinh ra do bà mẹ thụ thai một cách khác thường ( Thánh Gióng, Sọ Dừa...).

?Quá trình sáng tác tập thể của vhdg diễn ra như thế nào.

HĐ3? Vhdg bao gồm các thể loại nào, đăc trưng cơ bản của các thể loại. HĐ4

? Các giá trị cơ bản của vhdg.? Tri thức vhdg bao gồm những lĩnh vực nào ? tại sao lại là kho tri thức.

bằng miệng-> sửa văn bản-> sáng tác tập thể.-Các hình thức sinh hoạt: lao động tập thể, vui chơi, ca hát tập thể, lễ hội...II. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian: 1. Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ:- VHDG là sáng tác nghệ thuật ngôn từ truyền miện=> truyền thống nghệ thuật của vhdg.

-VHDG tồn tại lưu hành theo phương thức truyền miệngtừ người này sang người khác qua nhiều thế hệ và qua các địa phương khác nhau-> đặc điểm của vhdg là tính dị bản.- Tính truyền miệng còn biểu hiện trong diễn xướng dân gian: ca hát, chèo, tuồng... 2. Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể:- Cá nhân khởi xướng, tập thể hưởng ứng tham gia, truyền miệng trong dân gian.- Quá trình truyền miệng lại được tu bổ, sửa chữa, thêm bớt cho hoàn chỉnh. Vì vậy vhdg mang đậm tính tập thể.=> Tính truyền miệng và tính tập thể là những dặc trưng cơ bản chi phối quá trình sáng tạo và lưu tryền tác phẩm vhdg, thể hiện sự gắn bó mật thiết của vhdg với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.III. Hệ thống thể loại của VHDG: (SGK)IV. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian: 1. VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc :- Tri thức vhdg thuộc mọi lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã hội và con người. đó là những kinh nghiệm được đúc rúttừ thực tiễn.- VN 54 tộc nguươì-> vốn tri thức của toàn dân tộc phong phú và đa dạng.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 7

Page 8: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Giá trị về mặt giáo dục của vhdg.

? trình bày những giá trị nghệ thuật to lớn của văn học dân gian.

2. VHDG có giá trị giao dục sâu sắc về đạo lý làm người: - Giáo dục tinh thần nhân đạo và lạc quan.- Hình thành những phẩm chất tốt đẹp của con người 3. VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc:- VHDG được chắy lọc, mài dũa qua không gian và thời gian. Nhiều tác phẩm đã trở thành mẫu mực về nghệ thuật để chúng ta học tập.=> Trong tiến trình lịch sử, vhdg đã phát triển song song cùng văn học viết, làm cho nền văn học Việt nam trở nên phong phú đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.

4.Cũng cố : đặc trưng cơ bản của vhdg. Thể loại vhdg. Vai trò của vhdg đối với nền văn học dân tộc.

5. Dặn dò : nắm vững các nội dung đã học Soạn bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.E. Rút kinh nghiêm :...................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết thứ: 5 Ngày soạn: 24/8/2010Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (t2)

A. Mục tiêu :I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng :1.Kiến thức: Giúp học sinh cũng cố và khắc sâu kiến thức đã học.2. Kỹ năng:.ứng dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.3. Thái độ : Nghiêm túc tiếp thu bài giảng II/ Mở rộng nâng cao :

B.Phương pháp:đặt câu hỏi, gợi mở, phân tích.C.Chuẩn bị của GV, HS: 1. Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu. 2. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, làm bài tập ở sgk.D.tiến trình lên lớp:

1. ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Các nhân tố chi phối hoạt động giao tiếp. 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: ở tiết trước chúng ta đã nắm được những kiến thức cơ bảnvề hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Vậy, để khắc sâu hơn về kiến thức đó, chúng ta tiến hành thực hành làm bài tập.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 8

Page 9: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 b. Triển khai bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

HĐ1 ? Phân tích các nhân tố giao tiếpthể hiện trong bài ca dao:Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng nên chăng

HĐ2-HS đọc đoạn đối thoại (A cổ- 1em nhỏ với một ông già)và trả lời câu hỏi?Trong cuộc giao tiếp trên, các nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những hành động nói cj thể nào. Nhằm mục đích gì? ( chọn trong các từ: chào, hỏi, đáp lời, khen để gọi tên mỗi hành động cho phù hợp)

? Khi làm bài thơ này Hồ Xuân Hương đã giao tiếp với người đọc về vấn đề gì.

? Người đọc căn cứ vào đâu để lĩnh hội bài thơ.

Bài 1 :- Nhân vật giao tiếp: chàng trai- cô gái, lứa tuổi 18-20, họ khao khát tình yêu.- Hoàn cảnh giao tiếp: đêm trăng sáng và thanh vắng-> phù hợp với câ chuyện tình của những đôi lứa yêu nhau.- Nội dung và mục đích giao tiếp: “ tre non đủ lá” “đan sàng”-> chàng trai tỏ tình với cô gái-> tính đến chuyện kết duyên.-> cách nói phù hợp với hoàn cảnh, mục đích giao tiếp.Bài 2: - Các hành động giao tiếp cụ thể: + Chào ( cháu chào ông ạ!) + Chào đáp lại ( A cổ hả?) + Khen ( lớn tướng rồi nhỉ!) + Hỏi (bố cháu...) + Trả lời(thưa...)- Cả 3 câu của ông già chỉ có một câu hỏi “bố cháu có ...” các câu còn lại để chào và khen.- Lời nói các nhân vật bộc lộ tình cảm với nhau. Cháu tỏ thái độ kính mến qua các từ: thưa, ạ. Còn ông là tình cảm yêu quí trìu mến đối với cháu.Bài 3:Tìm hiểu bài thơ: “ Bánh trôi nước”-Qua việc miêu tả, giới thiệu bánh trôi nước. Hồ Xuân Hương muốn nói đến thân phận chìm nổi của mình. Một người con gái xinh đẹp tài hoa lại gặp nhiều bất hạnh, éo le. Song trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được phẩm chất của mình.- Căn cứ vào cuộc đời của nữ sĩ Hồ Xuân Hương: là người có tài, có tình nhưng số phận trớ trêu đã dành cho bà sự bất hạnh. Hai lần lấy chồng thì cả hai lần “cố đấm ăn xôi...” Điều đáng khâm phục ở bà là dù trong hoàn cảnh nào vẫn giữ gìn phẩm chất của mình.

4. Cũng cố : Nắm vững những kiến thức đó học .5. Dặn dò : làm bài tập ở nhà. Soạn bài mới: Văn bản.E. Rút kinh nghiệm :

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 9

Page 10: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011...................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết thứ: 6 Ngày soạn:26/8/2010

Văn bảnA. Mục tiêu :I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng :1.Kiến thức: Giúp học sinh có được những kiến thức cơ bản về văn bản và kiến thức khái quát về các loại văn bản xét theo phong cách chức năng ngôn ngữ. 2.Kỹ năng:nâng cao kĩ năng thực hành phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.3. Thái độ : nghiêm túc tieepd thu bài giảng II/ Mở rộng nâng cao :

B.Phương pháp:đặt câu hỏi, gợi mở, đàm thoại.C.Chuẩn bị của GV, HS: 1. Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu. 2. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, soạn bài mới.D.tiến trình lên lớp:

1. ổn định2. Kiểm tra bài cũ: không.

3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Phong cách ngôn ngữ bao quátụư sử dụng tất cả các phương tiện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của ngôn ngữ toàn dân. Cho nên nói và viết đúng phong cách là đích cuối cùng của việc học tập Tiếng việt, là một yêu cầu văn hoá đặt ra đối với con người văn minh hiện đại... Ta tìm hiểu bài văn bản.b. Triển khai bài mới:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

HĐ1?Các văn bản trên được người nói (người viết ) tạo ra trong hoàn cảnh nào ? để đáp ứng nhu cầu gì. ? Mỗi văn bản đề cập tới vấn đề gì

? Về hình thức văn bản 3 có bố cục như thế nào.

I. Khái niệm, đặc điểm:1. Ví dụ: (1,2,3,sgk)2. nhận xét:-Vb1 tạo ra trong hoạt động giao tiếp chung. Đây là kinh nghiệm của nhiều người với mọi người -> mối quan hệ giữa con người trong cuộc sống.- Vb2 tạo ra trong hoạt động giao tiếp giữa cô gái và mọi người-> lời than thân cả cô gái.- Vb3 tạo ra trong hoạt động giữa chr tịch nước với quốc dân đồng bào-> lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.- Bố cục: 3phần + Mở đầu: “hỡi đồng bào toàn quốc”-> nhân tố giao tiếp. + Thân bài: “chúng ta muốn hoà... dân tộc ta”-> nêu lập trường chình nghĩa của ta và dã tâm cả Pháp. + Kết bài: (phần còn lại)-> khẳng định nước VN độc lập và kháng chiến thắng

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 10

Page 11: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Mỗi văn bản tạo ra nhằm mục đích gì.

? Qua việc tìm hiểu các văn bản trên, em hiểu thế nào là văn bản. Đặc điểm của văn bản là gì.HĐ2? Vấn đề được đề cập trong mỗi văn bản thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống.? Từ ngữ được sử dụng trong mỗi văn bản thuộc loại nào (từ ngữ thông thường trong cuộc sống hay từ ngữ chính trị)

? Cách thức thể hiện nội dung của các văn bản như thế nào.

? Vậy, các văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào.

HĐ3? Qua việc so sánh trên hãy cho biết có mấy loại văn bản

lợi.- Mục đích: + Vb1 truyền đạt kinh nghiệm sống. + Vb2 lời than thân để gợi sự hiểu biết và cảm thông của mỗi người đối với số phận người phụ nữ. + Vb3 kêu gọi, khích lệ, thể hiện quyết tâm của mọi trong kháng chiến chống thực dân Pháp. 3.Kết luận:(xem phần ghi nhớ-sgk)

II. Các loại văn bản: 1. So sánh các văn bản 1,2,3- Nội dung: + Vb1: kinh nghiệm sống. + Vb2: thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. + Vb3: kháng chiến chống thực dân Pháp. - từ ngữ: Vb1,2 dùng nhiều từ ngữ thông thường. Vb3 dùng nhiều từ ngữ chính trị.

- Cách thức thể hiện: + vb1,2 trình bày nội dung thông qua hình ảnh cụ thể-> có tính hình tượng. + vb3 dùng lý lẽ và lập luận để khẳng định rằng: cần phải kháng chiến chống Pháp.- Vb 1,2 thuộc phong cách ngôn ngữ NT. Vb3 thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận.2. Kết luận: ( xem phần ghi nhớ - sgk)

4.cũng cố : Đặc điểm của văn bản, các loại văn bản. 5. Dặn dò : nắm chắc các kiến thức đã học. Chuẩn bị viết bài làm văn số 1.E.Rút kinh nghiệm :..................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết thứ: 7 Ngày soạn:26/8/2010

Viết bài làm văn số 1A. Mục tiêu :I/Chuẩn kiến thức kỹ năng: 1.Kiến thức: Giúp học sinh cũng cố những kiến thức và kĩ năng làm văn, đặc biệt là về văn biểu cảm và văn nghị luận.

2.Kỹ năng: vận dụng những hiểu biết của mình để bộc lộ cảm nghĩ của mình về một sự vật, sự việc, hiện tượng gần gủi trong cuộc sống hoặc một tác phẩm văn học. 3. Thái độ: Nghiêm túc tieepd thu bài giảng II/ Mở rộng nâng cao:

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 11

Page 12: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 B.Phương pháp: thực hành: gv ra đề, hs làm bài.

C.Chuẩn bị của GV, HS:1. Chuẩn bị của GV: chuẩn bị chu đáo về đề ra và đáp án.

2. Chuẩn bị của HS: ôn tập lại các kiến thức cơ bản đã học ở lớp dưới. D.tiến trình lên lớp:

1. ổn định2. Kiểm tra bài cũ: không.

3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Để kiểm tra đánh giá quá trình học tập đạt kết quả như thế nào chúng ta thực hành viết bài số 1.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

HĐ1 GV ghi đề lên bảng.

HĐ2 yêu cầu đề

I. Đề ra: ( Bám chuẩn kiến thức kỹ năng) Tùy theo yêu cầu mỗi lớp mà có đề kiểm tra phù hợp1.Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về vẽ đẹp hình tượng của người lính trong bài thỏ “Đồng chí ” của Chính Hữu.2. Nêu cảm nghĩ sâu sắc nhất của em về một trong 2 tác phẩm sau, đã học trong chương trình văn THCS :- Chuyện người con gái Nam Xương- Chiếc lươc ngà.II. Yêu cầu:Đề 1   ; 1. Về nội dung : Cần nắm được các ý sau và phân tích làm nổi bật các ý đó:- Vẻ đẹp chân chất mộc mạc, giản dị cả những người nông dân mặc áo lính.- Vẻ đẹp của đời sống tâm hồn, tình cảm. + Tình đồng chí, đồng đội, tình quê hương. + Lạc quan, yêu đời.- Vẻ đẹp của ý chí quuyết tâm.=> đó là vẻ đẹp của sức mạnh tâm hồn, của tầm lòng yêu nứơc... -> kế thừa nét đẹp từ ngàn xưa truyền lại.Đề 2 : Nắm được giá trị ND- Nt của tác phẩm .

3.Hình thức ( Yêu cầu chung cho cả hai đề)

- Trình bày sạch sẽ, rõ ràng.- Dùng từ viết câu chính xác.III. Đáp án, thang điểm :

1. Mở bài : 1 điểm- Tuỳ vào khả năng của hs. Có thể mở bài

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 12

Page 13: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

GV hướng dẫn một số điều cơ bản để làm tốt bài văn này.

trực tiếp hoặc gián tiếp.2. Thân bài :8 điểm

- hiểu được ý 1: 2điểm.-hiểu được ý 2: 2điểm.-hiểu được ý 3: 2điểm.- Cuối cùng phải khẳng định được đó là vẻ đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.

3. Kết luận : 1 điểm - Khẳng định được giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm. Khái quát nâng cao vấn đề.IV. Hướng dẫn chung :- Để làm tốt bài văn các em cần:

+ Ôn lại những kiến thức và kĩ năng tập làm văn đã học trong chương trình ngữ văn THCS, đặc biệt là văn biểu cảm.+ Ôn luyện những kiến thức và kĩ năng Tiếng việt (đặc biệt là về câu và các biện pháp tu từ) + Quan sát, tìm hiểu và tìm cách diễn đạt những cảm xúc, suy ngẫm về bài thơ.

4.cũng cố: các bước tiến hành làm một bài văn biểu cảm, phân tích.5. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới: Chiến thắng Mtao Mxây.E. Rút kinh nghiệm :....................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết thứ: 8-9 Ngày soạn:27/8/2010

Chiến thắng mtao mxâyA. Mục tiêu :I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng: 1.Kiến thức: Giúp học sinh nắm đựoc đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu “ nhân vật anh hùng sử thi” về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ. 2.Kỹ năng: biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy dược giá trị cả sử thi về nội dung và nghệ thuật. 3. Thái độ : Nghiêm túc tiếp thu bài giảng II/ Mở rộng nâng cao :

B.Phương pháp: đặt câu hỏi, gợi mở, đàm thoại, phân tích.C.Chuẩn bị của GV, HS: 1. Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu.

2. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, soạn bài mới.D.tiến trình lên lớp:

1.ổn định

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 13

Page 14: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 20112.Kiểm tra bài cũ: ? Phân tích các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. 3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Sử thi Đam san là niềm tự hào lớn lao nhất của đồng bào Ê- Đê . Là sản phẩm tinh thần vô cùng quí giá của họ. đồng bào Tây Nguyên thường kể cho nhau nghe trong những ngôi nhà Rụng. Vậy, để hiểu về sử thi Đam San chúng ta tìm hiểu bài “Chiến thắng MTao Mxây”

b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

HĐ1? Em hiểu thế nào là sử thi. ở nước ta có những loại sử thi dân gian nào- Thần thoại, truyền thuyết khác sử thi: chất liệu thần thoại chỉ có thể trở thành sử thi khi:- ND: được hệ thống hoá thành một cốt truyện phức tạp -NNNT: văn vần hoặc văn xuôi. Sử dụng nhiều biện pháp tự sự: dẫn truyện, độc thoại, đối thoại -Qui mô: hoành tráng, đồ sộ.HĐ2Giới thiệusử thi ĐS

HĐ3

? Vị trí của đoạn trích.HS đọc theo phân vai ? Hãy chỉ ra các nhân vật đã tham gia vào cuộc chiến giữa DS và MTao Mxây. Vai trò của các nhân vật.

I. Vài nét về sử thi: 1. khái niệm : sgk 2. Phân loại : 2 loại.- Sử thi thần thoại: được xây dựng trên cơ sở các truyện kể về sự hình thành thế giới và muôn loài, con người và bộ tộc thời cổ đại.- Sử thi anh hùng: kể về cuộc đời và chiến công của những tù trưởng anh hùng- chiến công ấy có ý nghĩa với cả cộng đồng.II. Sử thi Đam San: 1.Tóm tắt: sgk 2.Nội dung:- Đam San là sử thi nỏi tiếng của dân tộc Ê- Đê - Miêu tả những chiến công oanh liệt và khát vọng tự do của Đam San theo hai chủ đề: + Đấu tranh chống những ràng buộc cả tập tục hôn nhân mẫu quyền: tục nối dây. + Đấu tranh chống những tù trưởng thù địch.III. Đoạn trích : 1 Vị trí : nằm ở đoạn giũa tác phẩm. 2. đọc- hiểu:-Các nhân vật tham gia làm nỗi rõ sự kiện: + Mtao Mxây: cướp vợ ĐS-> cuộc chiến nổ ra-> nhân vật đối thủ của ĐS. + ĐS: đánh Mtao Mxây dành lại hạnh phúc riêng (là nhân vật chính, nhân vật trung tâm quyết định diễn biến cốt truyện) + Ông trời: nhân vật thần kì hỗ trợ cho

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 14

Page 15: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

HĐ4? Trong cuộc chiến đấu giữa ĐS và MtaoMxay được tác giả kể qua những chặng nào.? Cuộc khiêu chiến của ĐS đối với kẻ thù của mình được diễn tả như thế nào. Có nhận xét gì về cách diễn tả đó.

Đam San- Đến chân cầu thang khiêu chiến-> rất chủ động.- Dngf lời nói khích dụ Mtao Mxây ra khỏi nhà xuống đánh tay đôi với mình.- Thách đọ dao.- Doạ phá sàn, đốt nhà.- Coi khinh kẻ thù không bằng con lợn, con trâu.- Không thèm đánh trộm lúc Mtao Mxây đang đi xuống cầu thang (tự tin, đàng hoàng)=> cuối cùng dụ được kẻ thù quyết đấu với mình.

? Vậy, cuộc quyết đấu giữa ĐS và Mtao Mxâydiễn ra ra sao. Đam San- Khích Mtao Mxây múa trước.

- ĐS dứng không nhúc nhích.-> vừa thấy được tài nghệ của kẻ thù vừa bộc lộ được bản lĩnh của mình.

ĐS. + Hnhị: nhân vật trợ thủ trao vật thần kì cho ĐS. Cùng với nhân vật ông trời sự trợ lực của Hnhị thể hiện qan niệm về cuộc đấu tranh chính nghĩa cả nhân vật anh hùng. + Quần chúng: đóng vai trò hậu thuẩn cho nhân vật chính-> bị lôi cuốn bởi sức mạnh và mục đích chiến đấu của nhân vật chính.=> sức mạnh và lý tưởng của cá nhân người anh hùng biểu tượng cho sức mạnh và lý tưởng cả cả cộng đồng. 1. Hình tượng nhân vật ĐS trong cuộc chiến với Mtao Mxây:-ĐSđến chân cầu thang kẻ thù khiêu chiến.-cảnh hai người múa khiên.- Cảnh hai người đuổi nhau, ĐS đâm không thủng đùi Mtao Mxây.- Nhờ ông trời mách kế, ĐS giết Mtao Mxây.=> trong trận chiến giữa ĐS và MtaoMxay luôn có sự đối lập: Mtao Mxây- Nhà giàu có, rộng rãi, sang trọng.Bị động, sợ hãi, do dự, rụt rè không dám xuống-> trêu tức ĐS (tay ta ôm...)

- Sợ đánh bất ngờ phải ra.- Hình dáng Mtao Mxây hung hãn, dữ tợn như một vị thần, khiên tròn như đầu cú, gươm óng ánh như cái cầu vòng -> tần ngần do dự.

Cuộc quyết đấu giữa ĐS và Mtao Mxây diễn ra qa các hiệp:* Hiệp1: cảnh hai người múa khiên. Mtao Mxây- Vào múa khiên: khiên kêu lạch xạch như quả mướp khô.- Tự xem mình là một tướng qen đánh thiên hạ, xéo nát đất đai thiên hạ, bắt tù binh -> chủ quan, ngạo mạn.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 15

Page 16: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011- ĐS múa khiên: “một lần xốc... phía tây”-> múa khiên rất đẹp thể hiện tài năng và sức khoẻ cả ĐS-người dũng sĩ.

- Nhận được miếng trầu cả vợ-> sức khoẻ ĐS tăng lên gấp bội, múa khiên càng nhanh, mạnh và đẹp (như bão, như lốc,...)- Đâm vào đùi, vào người Mtao Mxây nhưng không thủng.- Trong giấc mơ được ông trời mách kế: dùng chày mòn ném vào vành tai kẻ thù là được.-> đuổi theo Mtao Mxay đến ngã lăn quay xuống đất -> hỏi tội cướp vợ -> giết Mtao Mxây.=> Đs chiến thắng trở thành một tù trưởng giàu mạnh nhất vùng.

? Sự chiến thắng đó có ý nghĩa như thế nào.

? Em có nhận xét gì về chi tiết Hnhị ném miếng trầu cho ĐS và chi tiết ông trời mách kế cho ĐS.

? em có nhận xét gì cuộc chiến đấu và chiến thắng của ĐS (cuộc chiến đấ có gây cảm giác ghê rợn không? Sau khi giết Mtao Mxây ĐS có tàn sát tôi tớ, có đốt phá dày xéo đất đai của y không? Chàng chiến đấu nhằm mục đích gì) Tìm những chi tiết chứng minh tuy ĐS có mục đích riêng nhưng lại có ý nghĩa và tầm quan trọng chng cho cộng đồng.

? Nhân vật ĐS được giới thiệ như thế nào về vẻ đẹp thân hình diện mạo.- Hình ảnh ĐS được miêu tả qua cái nhìn

- Mtao Mxây bước cao bước thấp, chém trượt khoeo chân kẻ thù, chỉ trúng cái chảo cột trâu-> bỏ chạy, vừa chạy vừa chống đỡ -> cầu cứu Hnhị quăng cho miếng trầu.* Hiệp2 :

- Bị chày mòn đâm vào vành tai -> cùng đường ngã lăn xuốnh đất.- Giả dối cầu xin tha mạng.- Bị giết.

* ý nghĩa chiến thắng:- Thể hiện vẻ đẹp, sức mạnh của người anh hùng-> cộng đồng.- Khát vọng hoà bình hoà hợp tự do.- ĐS ăn trầu-> sức mạnh tăng lên: tình nghĩa vợ chồng- sức mạnh thần linh.- Nhân vật ông trời cũng giống như ông tiên ông bụt trong truyện cổ tích của người kinh -> sự mách kế của ông trời thể hiện sự gần gủi giữa con người với thần linh.- Tuy có mục đích riêng - chiến đấu để dành lại vợ- dành lại hạnh phúc riêng cho mình nhưng lại có ích cho toàn thể cộng đồng-> buôn làng được mở rộng.- Sau khi chiến thắng ĐS gọi tôi tớ, dân làngMtao Mxây đi theo mình.- ĐS ra lệnh dân làng ăn mừng.=> ĐS là một người giàu có, là niềm tự hào của dân tộc-> là nhân vật lý tưởng của người Ê-Đê.

2. Hình tượng nhân vật ĐS trong lễ ăn mừng chiến thắng:- Vẻ đẹp kì diệu cả thân hình diện mạo: + Tóc chảy dài đầy nong hoa. +U ống không biết say. + Chuyện trò không biết chán.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 16

Page 17: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011đầy ngưỡng mộ-> về vẻ đẹp và sức mạnh.

? Có nhận xét gì về cách miêu tả.

? Vậy, lễ ăn mừng được khắc hoạ ra sao.

? Trong lễ ăn mừng có gì đặc biệt? Tại sao ĐS ra lệnh đánh lên nhiề loại chiêng còng? Vai trò cả nó đối với cộng người Ê-Đê.

HĐ5? Những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích

+ Ngực qấn chéo tấm mền chiến. + Đôi mắt long lanh, bắp chân to bằng cây xà ngang, bắp đùi to... + Sức ngang voi đực, hơi thở ầm ầm như sấm.- Ngôn ngữ so sánh độc đáo + hô ngữ + giọng văn hào hùng => ca ngợi người anh hùng.- Lễ ăn mừng: + Nhà ĐS chật ních tôi tớ. + Ăn uống đông vui. + Tù trưởng gần xa đều đến và thán phục.- Trong lễ ăn mừng ĐS thể hiện niềm vi lớn bằng cách nổi lên nhiều chiêng lớn, nhỏ. Mở tiệc nhỏ, tiệc to mời mọi người cùng ăn uống vi chơi.-> Tự hào về sự giàu có của thị tộc. Chiêng còng và âm thanh của nó hết sức quan trọng. Đó là bản sắc riêng và lâu đời của các dân tộc thiểu số nói chung và của người Ê-Đê nói riêng -> sự giàu co, sang trọng về mặt vật chất và tinh thần của tù trưởng và thị tộc.3. Vài nét đặc sắc về nghệ thuật:- Ngôn ngữ sử thi: + Ngôn ngữ người kể chuyện: miêu tả nhân vật và cuộc chiến. + Ngôn ngữ nhân vật có nhiều câu mệnh lệnh(ơ diêng...)- Giọng điệu trang trọng, chậm rãi, với các phép so sánh, phóng đại, liệt kê, trùng điệp, tạo dựng khing cảnh hoành trángtrong sử thi.=> Tất cả góp phần làm cho sử thi có vẻ đẹp hoành tráng, người nghe như được sống lại thời xa xưa.=> Chiến thắng Mtao Mxây là một đoan trích hấp dẫn của sử thi ĐS. Ca ngợi vẻ đẹp dũng mạnh của người anh hùng. Đồng thời thể hiện tấm lòng trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình, thiết tha với cuộc sống bình yên, phồn vinh của thị tộc.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 17

Page 18: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 20114.cũng cố: Sử thi ĐS đã làm sống lại quá khứ hào hùng của người Ê-Đê thời cổ đại. Đó cũng là khát vọng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên ngày nay- một Tây Nguyên giữa lòng đất nước giàu mạnh, đoàn kết, thống nhát-> mục tiêumà cả nước ta cùng đồng bào Tây Nguyên vươn tới.5. Dặn dò : - Về nhà tìm đọc sử thi Đam San - Chuẩn bị bài mới: văn bản.E. Rút kinh nghiệm :....................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết thứ: 10 LUYỆN TẬP : Ngày soạn:27/8/2010

Văn bảnA. Mục tiêu :I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng : 1.Kiến thức: Qua tiết học giúp học sinh cũng cố và khắc sâu hơn những kiến thức đã học. 2.Kỹ năng: ứng dụng các kiến đã học vào quá trình tạo lập và lĩnh hội văn bản. 3. Thái độ : Nghiêm túc tiếp thu bài giảng II/ Mở rộng nâng cao :B.Phương pháp: đặt câu hỏi, gợi mở, đàm thoại, phân tích.C.Chuẩn bị của GV, HS: 1. Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu. 2. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, soạn bài mới.D.tiến trình lên lớp:

1.ổn định2.Kiểm tra bài cũ: ? thế nào là văn bản? đặc điểm của văn bản.

3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: ở tiết trước các em đã nắm được những kiến thức cơ bản về văn bản. vậy, để khắc sâu hơn về mặt kiến thức đó chúng ta tiến hành làm bài tập b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ1 -Cho hs tìm hiểu đoạn văn T37-sgk.? Phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn.

Bài 1: - Đoạn văn có một chủ đề thống nhất, câu chốt đứng ở đầu câu. Câu chốt (câu chủ đề) được làm rõ bằng các câu tiếp theo: giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau. + Môi trường có ảnh hưởng tới mọi đặc tính của cơ thể. + So sánh các lá mọc trong các môi trường khác nhau. * Cùng đậu Hà Lan. * Lá cây mây. * Lá cơ thể biến thành gaỉơ cây xương rồng thuộc miền khô ráo. * Dày lên như cây lá bỏng.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 18

Page 19: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011->(1luận điểm, 2 luận cứ, 4 luận chứng)? Phân tích sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn (từ ý khái quát đến ý cụ thể qua các cấp độ)

? Đặt nhan đề cho đoạn văn.HĐ2

? Sắp xếp các câu trong đoạn thành một văn bản hoàn chỉnh, mạch lạc và đặt cho văn bản một nhan đề cho phù hợp.

- Đơn xin phép nghỉ học là một văn bản. Hãy xác định:? Đơn viết cho ai.? Người viết đơn ở cương vị nào? Mục đích viết đơn là gì? Nội dung cơ bản của lá đơn

? Viết một số câu khác tiếp theo câu văn dưới đây để tạo một văn bản có nội dung thống nhất, sau đó đặt nhan đề cho văn bản này.“Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại ngày càng nghiêm trọng.

- Hai câu: môi trường có ảnh hưởng tới đặc tính của cơ thể. So sánh lá mọc trong môi trưòng khác nhau là hai câu thuộc hai luận cứ, 4 câu sau là luận chứng làm rõ luận cứ vào luận điểm (câu chủ đề)- ý chung của đoạn(câu chốt-> câu chủ đề-> luận điểm) đã được triển khai rõ ràng.- Nhan đề: môi trường và cơ thể.Bài 2 : T38-sgk.- Sắp xếp như sau: a-c-e-b-d.- Tiêu đề: bài thơ “Việt Bắc”.

Bài 3 :- Đơn gửi cho các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy cô chủ nhiệm. Người viết là học sinh.- Mục đích: xin phép được nghỉ học- ND: nêu rõ họ tên, lý do xin nghỉ, thời gian nghỉ và hứa thực hiện chép bài làmnhưthế nào.

Bài 4:- MT sống của... nghiêm trọng.+ Rừng đầu nguồn đang bị chặt phá, khai thác bừa bãi là nguyên nhân gây ra hạn hán, lở lụt kéo dài.+ Các sông suối ngày càng bị cạn kiệt và bị ô nhiểm do các chất thải của các khu công nghiệp, của các nhà máy.+ Các chất thải nhất là bao ni lông vứt bừa bãi trong khi ta chưa có qui hoạch xử lý hàng ngày.+ Phân bón, thuốc trừ sâu, trừ cỏ sử dụng không theo qui hoạch.- Tất cả đã đến mức báo động về môi sống của loài người.- Tiêu đề: Môi trường sống kêu cứu.

4. Cũng cố : đặc điểm cơ bản của văn bản.5. Dặn dò : làm bài tập còn lại ở sgk.Soạn bài mới: Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ.E.Rút kinh nghiệm :..................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết thứ: 11-12 Ngày soạn:29/8/2010

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 19

Page 20: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011Truyện An Dương Vương và Mị châu- Trọng Thuỷ

A. Mục tiêu :I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng: 1.Kiến thức: Qua việc phân tích một truyền thuyết cụ thể, giúp hs nắm được đặc trưng chủ yếu của truyền thuyết: kết hợp nhuần nhuyển yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng, phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ và tình cảm cả nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử. 2. Kĩ năng: phân tích tryện dân gian.3. Thái độ: có cái nhìn đúng đắn và xử lý các mối quan hệ trong xã hội một cách hài

hoà.II/ Mở rộng nâng cao:B.Phương pháp: đặt câu hỏi, gợi mở, đàm thoại, phân tích.C.Chuẩn bị của GV, HS: 1. Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu. 2. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, soạn bài mới.D.tiến trình lên lớp:

1.ổn định2.Kiểm tra bài cũ:? Phân tích hình tượng nhân vật Đam San trong đoạn trích “chiến thắng Mtao Mxây” 3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Xưa nay thắng lợi mà dựa vào vũ khí đơn thuần khiến con người lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Thất bại cay đắng làm cho kẻ thù nảy sinh những mưu kêsaau độc. Đây là những nguyên nhân trả lời cho câu hỏi vì sao vua An Dương Vương mất nước. Chúng ta tìm hiểu qua truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thuỷ. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHĐ1

? Thế nào là truyền thuyết ? đặc trưng cơ bản của truyền thuyết là gì.

? Theo em truyền thuyết này có mấy bản kể.

I. Tìm hiểu chung : 1. Đặc trưng cơ bản của truyền thuyết:- Là loại truyện dân gian kể về các sự kiện có ảnh hưởng lớn lao đến lịch sử dân tộc. TT không phải là lịch sử mà chỉ liên quan đến lịch sử, phản ánh lịch sử.- Những câu chuyện trong lịch sử được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tinh lại thành những hình tượng nghệ thuật độc đáo, nhuốm màu sắc thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường.2. Văn bản: a. Vị trí: - Văn bản ở sgk được trích “Rùa vàng” trong tác phẩm “Lĩnh Nam chích quái” (những câu chuyện ma quái ở phương Nam)- Có 3 bản kể: + Rùa vàng. + Thục kĩ An Dương Vương trong “thiên Nam ngữ lục”-> văn vần.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 20

Page 21: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Tryền thuyết chia làm mấy đoạn.

HĐ2? Cảm nhận chung nhất của em về TT thyết An Dương Vương và Mị Châu-Trọng Thuỷ.

-GV gọi HS đọc theo từng đoạn.

? Quá trình An Dương Vương xây thành được miêu tả như thế nào

? Em có nhận xét gì về việc xây thành của ADV.

+ Ngọc trai- giếng nước. b. Bố cục : 3 đoạn.- đoạn1: từ đầu đến “bèn xin hoà”-> An Dương Vương xây thành chế nỏ bảo vệ vững chắc đất nước.- Đoạn 2: tiếp đó đến “dẫn vua xuống biển”: cảnh nước mất nhà tan.- Đoạn 3: (còn lại) mượn hình ảnh ngọc trai giếng nước để thể hiện thái độ của tác giả dân gian đối với Mị Châu. c. Chủ đề: - Miêu tả quá trình xây thành, chế nỏ và bảo vệ đất nước của An Dương Vương và bi kịch nước mất nhà tan. Đồng thời thể hiện thái độ, tình cảm, của tác giả dân gian với từng nhân vật.II. Đọc hiểu văn bản: 1.Đọc : 2.Tóm tắt văn bản: - ADV xây thành chế nỏ và chiến thắng TĐ.- Trọng Thuỷ lấy cắp nỏ thần.- Triệu Đà phát binh xâm lược Âu Lạc -> ADV thất bại chém MC và đi xuống biển.- Kết cục bi thảm của TT và hình ảnh ngọc trai-giếng nước. 3. Tìm hiểu văn bản: a. Nhân vật An Dương Vương: * Xây thành, chế nỏ đánh thắng Triệu Đà:- Thành đắp tới đâu lại lở tới đó.- Lập bàn thờ giữ mình trong sạch để cầu đảo bách thần.- Nhờ cụ già mách bảo, sứ thanh gương tức rùa vàng giúp nhà vua xây thành trong nửa tháng thì xong.=> ca ngợi công lao của ADV đồng thời khẳng định sự lớn mạnh và quyết tâm giữ nước của nhân dân Âu Lạc.- Vua cảm tạ rùa vàng. Song vẫn băn khoăn “nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống”.-> ý thức trách nhiệm của người cầm đầu đất nước. Bởi lẽ dựng nước đã khó khăn song giữ nước lại càng khó khăn hơn.- TĐ xâm lược -> ADV chiến thắng.-> có thành có nỏ và đặc biệt là có tinh thần cảnh giác.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 21

Page 22: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Xây xong thành vua ADV nói gì với rùa vàng.? Em có suy nghĩ gì về chi tiết này.

? Vì sao ADV chiến thắng TĐ.

? Vậy, em có nhận xét gì về sự giúp đỡ của rùa vàng và thái độ cả tác giử dân gian.- trong tâm thức của người Việt cổ rùa là một nhân vật nằm trong bộ “tứ linh”: long-ly-quy-phụng.

GV chuyển.

? Nhà vua mất cảnh giác đã được thể hiện như thế nào trong TT.

Trái tim lầm chỗ để trên đầu... cơ đồ đắm biển sâu.? Nhận xét

? Bài học nghioêm khắc và muộn màng mà nhà vua rút ra được từ khi nào.

? Thái độ, tình cảm của dân gian đối với vua.

=> qua việc làm và kết quả đó ADV xứng đáng là vị vua anh minh, sáng suốt có trách nhiệm là một thủ lĩnh có tinh thần cảnh giác cao độ, được nhân dân và thần linh ủng hộ, giúp đỡ tôn vinh nên đã thành công.- Sự giúp đỡ của rùa vàng: + Kỳ ảo hoá sự nghiệp chính nghĩa. + Nỏ thần còn là sự kì ảo hoá về một vũ khí tinh xảo của người xưa. + Tổ tiên cha ông đời trước luôn ngầm giúp đỡ con cháu đời sau. Con cháu nhờ có cha ông mà hiển hách. Cha ông nhờ có con cháu càng rạng rỡ anh hùng=> Đây cũng là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam.* Cơ đồ đắm biển sâu:- TĐ cầu hoà.- Cầu hôn-> vua gả con gái cho TĐ.- Cho TT ở lại trong thành-> tự do đi lại không dám sát.- Không bảo ban con gái (muốn làm...)- Lơ là trong việc phòng thủ đất nước.-> Chủ quan khinh địch.=> ADV đã tự đánh mất mình, mất nước, mà nguyên nhân cốt lõi là do chủ quan, tự mãn mất cảnh giáccao độ, không hiểu kẻ thù, không phòng bị -> thất bại.- Khi tiếng thét của Kim qui - hiện thân của trí tuệ sáng suốt “người ngồi sau lưng ...” đã giúp vua bừng tỉnh ->ADV tuốt gươm chém Mị Châu.=> Nhà vua người cầm đầu đất nước đa đứng trên quyền lợi của dân tộc thẳng tay trừng trị kẻ có tội. Cho dù kẻ đó là đứa con cành vàng lá ngọc của mình. Đây là sự lựa chọn quyết liệt một bên là nghĩa nước một bên là tình riêng=> để cái chung trên cái riêng.- Người có công dựng nước và trong giờ phút quyết liệt vẫn đặt nghĩa nước trên tình nhà. Vì vậy, trong lòng dân, ADV không chết-> bước vào thế giới vĩnh cửu, bất tử. b. Nhân vật Mị Châu:- Là công chúa xinh đẹp, trong sáng, ngây thơ.- Mị Châu đã đưa cho TT xem nỏ thần->

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 22

Page 23: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011? ADV theo rùa vàng về thỷ phủ. Em có suy nghĩ gì về chi tiết này. So sánh với hình ảnh khi Thánh Gióng về trời em thấy thế nào.- So sánh với hình ảnh Thánh Gióng về trời thì ADV không rực rỡ, hoành tráng bằng. Bởi lẽ ADV đã để mất nước. Một người phải ngước mắt lên nhìn mới thấy, một người phải cí xuống thăm thẳm mới nhìn thấy.-> thái độ của dân gian dành riêng cho mỗi nhân vật.

? Hãy nhận xét về con người, hành động và trách nhiệm của Mị Châu? sai lầm lớn nhất của nhân vật này? vì sao.

? Chi tiết máu MC trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu, xác hoá thành ngọc thạch. Chi tiết này thể hiện thái độ của người xưa như thế nào? Nhắn gửi diều gì với thế hệ trẻ.

? Có ý kiến cho rằng hình ảnh ngọc trai-giếng nước là biểu hiện tượng trưng của một tình yêu chung thuỷ. í kiến của em thế nào.

tài sản quốc gia, bí mật quân sự. Nàng đã phạm vào nguyên tắc của bề tôi đối với cha, đối với đất nước-> nàng đã tiết lộ bí mật quốc gia = Mị Châu phải trả giá bằng cái chết.- Nhân dân thật công bằng và nhân hậu -> an ỉ MC -> người thật đáng thương và đáng cảm thông -> ngây thỏ, không chú ý -> thực sự bị lừa dối.- Cha ông muốn nhắn nhủ thế hệ trẻmai sau là: đặt quan hệ riêng chung cho đngs mực.(MC đã nặng tình cảm vợ chồng mà bỏ quên nghĩa vụ, trách nhiệm đối với tổ quốc) c. Nhân vật Trọng Thuỷ:- Trọng Thuỷ là một tên gián điệp lợi hại.- Là nhân vật trung tâm có nhiều mâu thuẩn.- Là người con biết nghe lời, bề tôi trung thành của vua cha.=> Cái chết của TT cho thấy sự bế tắc ân hận muộn màng của y. song cái chết là đích đáng bởi y đã gây ra bao cảnh nước mất nhà tan. Tuy nhiên cái chết đó cũng gợi lòng thương cảm của người đọc, bởi lẽ TT cũng là nạn nhân của chiến tranh xâm lược -> cái chết là một cách giải quyết mâu thuẩn trong con người anh ta.=> không phải là một tình yêu chung thuỷ vì TT dưới con mắt của chúng ta là một kẻ gián điệp đội lốt con rể.- Những hình ảnh đẹp đậm chất trữ tình ấy chỉ tượng trưng cho sự minh oan, chiêu tuyết bao dung của nhân dân đối với MC, chứng thực tấm lòng trong sáng của nàng, chi tiết giếng nước có hồn TT -> ẩn dụ kép: + Nỗi ân hận vô hạn và chứng nhận cho lòng mong muốn được giải tội của TT. + Với MC: tấm lòng của nàng càng được sáng tỏ sự ngây thơ của nàng đáng thương.- Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói: “ TT của ta đều bắt nguồn từ cái lõi của sự thật lịch sử.” Cái lõi lịch sử của TT này là: + ADV xây thành chế nỏ bảo vệ đất nước.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 23

Page 24: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

HĐ3? Từ sự phân tích trên hãy cho biết đâu là cốt lõi của lịch sử, cốt lõi lịch sử đó đã được dân gian thần hoá như thế nào.

? Hãy phát biểu những thu nhận cả em sau khi học xong bài này.

+ ADV để mất nước.=> nhân dân đã thần kì hoá gửi vào đó tâm hồn thiết tha của mình qua hình ảnh rùa vàng, bi tình sử MC-TT và hình ảnh NT- GN đều là thái độ cuat tác giả dân gian đối với từng nhân vật có liên quan tới lịch sử -> là trí tưởng tượng của nhân dân ta.III. Tổng kết:- Bằng trí tưởng tượng thông qua hình tượng nhân vật và các chi tiết hư cấu. Truyện ADV và MC-TT là một cách giải thích nguyên nhân mất nước Âu Lạc. Qua đó, nhân dân ta muốn nêu lên bài học lịch sử về tinh thần cảnh giác với kẻ thù và cách xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa riêng- chung, gia đình-đất nước, cá nhân-cộng đồng.

4. Cũng cố : đặc trưng cơ bản của tryền thuyết.5. Dặn dò: - nắm nội dung cơ bản của bài học. - soạn bài mới: lập dàn ý bài văn tự sự.E.Rút kinh nghiệm :......................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết thứ: 13 Ngày soạn:4/9/2010

Lập dàn ý bài văn tự sựA. Mục tiêu : I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng: 1.Kiến thức: giúp hs biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự. 2. Kĩ năng: nâng cao nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn ý trước khi viết một bài văn tự sự nói ri 3.Thái độ: nghiêm túc trong học tập và kiểm tra.

II/ Mở rộng nâng cao: B.Phương pháp: đặt câu hỏi, gợi mở, đàm thoại, phân tích.C.Chuẩn bị của GV, HS: 1. Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu. 2. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, soạn bài mới.D.tiến trình lên lớp:

1.ổn định2.Kiểm tra bài cũ: không.

3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Trước khi nói diều gì, các cụ ta ngày xưa đã dạy: “ăn có nhai nói có nghĩ” nghĩa là đừng vội vàng trong khi ăn và phải cân nhắc kĩ lưỡng trước khi nói. Làm một bài văn cũng vậy phải có dàn, có sự sắp xếp các ý, các sự kiện tương đối hoàn chỉnh. Để thấy rõ vai trò của dàn ý chúng ta tìm hiểu bài: lập dàn ý bài văn tự sự.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 24

Page 25: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ1 -HS đọc phần trích trong sgk và lần lượt trả lời các câu hỏi.? Trong phần trích trên nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì.

? Qua lời kể của nhà văn anh chị học tập được điều gì trong quá trình hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện để chuẩn bị lập dàn ý cho bài văn tự sự.

HĐ2HS đọc ví dụ ở sgk? Theo suy ngẫm của nhà văn Nguyễn Tuân có thể kể về hậu thân của chị Dậu bằng những câu chuyện 1, 2. Hãy lập dàn ý cho bài văn kể về một trong hai câu chuyện trên.

? Qua việc phân tích trên, hãy cho biết thế nào là lập dàn ý bài văn tự sự.? Các bước lập dàn ý bài văn tự sự ? muốn lập

I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện: - Nhà văn Nguyên Ngọc kể về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn “rừng xà nu”.- Muốn viết bài văn, kể lại một câu chuyện hoặc viết một truyện ngắn ta phải hình thành ý tưởng và phác thảo cốt truyện(dự kiến tình huống, sự kiện, nhân vật) theo Nguyên Ngọc. + Chọn nhân vật: anh Đề - mang cái tên Tnú rất miền núi. Cụ già Mết phải có vì là cội nguồn của bản làng, của TN mà nhà văn đã thấy được... + Về tình huống và sự kiện để kết nối với nhân vật: Cái gì, ngyên nhân nào là bật lên sự kiện nội dung diệt cả 10 tên ác ôn những năm tháng chưa hề có tiếng súng cách mạng. Đó là cái chết cả mẹ con Mai, mười đầu ngón tay Tnú bốc lửa. + Các chi tiết khác tự nó đến như: rừng xà nu gắn liền với số phận mỗi con người.II. Lập dàn ý:- Câu chuyện 1: ánh sáng. + Mở bài: chị Dậu hớt hải chạy về hướng làng mình trong đêm tối. Chạy về tới nhà, trời đã khuya thấy một người lạ đang đứng nói chuyện với chồng. Vợ chồng gặp nhau mừng mừng tủi tủi. + Thân bài: người khách lạ là cán bộ Việt minh tìm đến hỏi thăm tình cảnh gia đình anh Dậu. Từng bước giảng giải cho vợ chồng chị Dậu nghe vì sao dân mình khổ? Muốn hết khổ phải làm gì? nhân dân quanh vùng họ đã làm được gì? như thế nào? Người khách lạ ấy thỉnh thoảng ghé thăm gia đình anh Dậu, mang tin mới khuyến khích chị Dậu. Chị Dậu vận động những người xung quanh. Chị Dậu dẫn đầu đoàn dân công lên huyện phá kho thóc của Nhật chia cho

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 25

Page 26: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011dàn ý tốt cần phải làm gì.

HĐ3? Dựa vào câu nói của Lê Nin, anh chị hãy lập dàn ý câu chuyện về một học sinh tốt phạm sai lầm trong phút yếu mềm nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ chiến thắng bản thân vươn lên trong học tập.

người nghèo. + Kết bài: Chị Dậu và bà con xóm làng chuẩn bị mừng ngày tổng khởi nghĩa. Chị Dậu đón Tý trở về.* HS xem phần ghi nhớ ở SGK.III. Luyện tập: - Tên truyện: Sau cơn giông. + Mở bài: Minh ngồi một mình ở nhà vì cậu đang bị đình chỉ học tập. + Thân bài: Minh nghĩ về những khuyết điểm, việc làm của mình trong những lúc yếu mềm. Đó là trốn học đi chơi lêu lỏng với bạn. Chuyến đi ấy chẳng mang lại kết quả gì. Gần một tuần bỏ học, bài vở không nắm được, Minh bị điểm xấu liên tiếp và hạnh kiểm yếu trong học kỳ I Nhờ có sự nghiêm khắc của bố mẹ, cùng với sự giúp đỡ của bạn, Minh đã nhìn thấy lỗi lầm của mình. Chăm chỉ học hành tu dưỡng mọi mặt. Cuối năm Minh đạt học sinh tiên tiến. + Kết bài: suy nghĩ của Minh sau lễ phát thưởng: bạn rủ đi chơi xa Minh đã chối từ.

4. Cũng cố: Các bước lập dàn ý bài văn tự sự.5. Dặn dò: Về nhà làm bài tập còn lại ở sgk. Chuẩn bị bài mới: Uylitxơ trở về.E. Rút Kinh nghiệm :....................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết thứ: 14-15 Ngày soạn:6/9/2010Uy-lít- xơ trở về

(trích ô đi xê - sử thi Hy Lạp của Hômerơ )A. Mục tiêu : I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng: 1.Kiến thức: giúp hs cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hy Lạp thể hiện qua cảnh đoàn tụ vợ chồng sau 20 năm xa cách.Thấy được đặc sắc cơ bản của nghệ thuật trần thuật đầy kịch tính, lối miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật sử thio của Hômerơ. 2.Kĩ năng: đọc hiểu trích đoạn sử thi. Biết phân tích diễn biến tâm lý nhân vật qua đoạn trích.3. Thái độ: Nghiêm túc tieepd thu bài giảng II/ Mở rộng nâng cao: B.Phương pháp: đặt câu hỏi, gợi mở, đàm thoại, phân tích.

C.Chuẩn bị của GV, HS: 1. Chuẩn bị của GV: soạn giáo án, nghiên cứu tài liệu. 2. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, soạn bài mới.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 26

Page 27: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011D.tiến trình lên lớp:

1.ổn định2.Kiểm tra bài cũ: ? Phân tích quá trình dựng nước và giũ nước của An Dương Vương.

3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Hy Lạp là quê hương có nền văn minh rực rỡ nhất châu Âu thời chiếm hữu nô lệ. Trong đó văn học đóng vai trò vô cùng quan trọng. Khi nói đến VHHL ta không thể không nhắc đến Hômerơ-thiên tài của hai bộ sử thi nổi tiếng là: Iliát và Ôđixê. Vậy, chúng ta tìm hiểu qua đoạn trích: Uylitxơ trở về. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHĐ1? hãy trình bày những hiểu biết của em về Hy Lạp cổ đại.

? nêu những nét tiêu biểu nhất về thiên tài Hômerơ.

? Em đã đọc sử thi nào của Hômerơ chưa? hãy kể lại nội dung tác phẩm ấy.

HĐ2-Hd HS tìm hiểu đoạn trích.? Cho biết vị trí, đại ý của đoạn trích.- sau 20 năm trời xa cách P và U đã gặp

I. Vài nét về Hy Lạp cổ đại và Hômerơ: 1. Hy Lạp cổ đại:- Là quê hương cả nền văn minh sớm nhất, rực rỡ nhất châu Âu thời CHNL.- Có kho tàng văn hoá đồ sộ với những thành tựu lớn về triết học, KH, VHNT.=> đặc diểm nổi bật: ý thực tôn trọng con người, phục vụ lợi ích con người. 2. Hômerơ:- Là nhà thơ sử thi nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại, sống khoảng thế kỷ VIII, VII TCN.-> cha đẻ của nền thi ca Hy Lạp.- Là tác giả của hai bộ sử thi nổi tiếng là :Ilyat và Ôđixê. * Ilyat :- 15.693 câu thơ, viết về năm thứ 10 của cuộc chiến thành Troa.- Âm hưởng chủ đạo, hào hùng (ca ngợi những người anh hùng).-> được coi là bản anh hùng ca chiến trận. * Ôđixê:- 12.110 câu thơ, chia làm 24 khúc ca.- Tác phẩm xoay quanh hành trình trở về đầy gian nan thử thách của người anh hùng Uylitxơ.-> là “bản anh hùng ca về cuộc sống hoà bình, về cuộc thám hiểm vùng biển phía Tây của người Hy Lạp cổ.- Cảm hứng chủ đạo: ca ngợi tinh thần dũng cảm, tài trí của con người trong cuộc chinh phục thiên nhiên.II. Đoạn trích Uylitxơ trở về: 1. Vị trí đoạn trích: -Trích khúc ca thứ XXIII. Của sử thi Ôđixê.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 27

Page 28: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011lại nhau. Cuộc gặp gỡ diễn ra đầy kịch tính và cũng rất xúc động chúng ta cùng tìm hiểu tâm trạng cả những người trong cuộc ấy.

? Khi nghe nhũ mẫu báo tin U trở về P có phản ứng như thế nào? điều này cho chúng ta hiểu thêm gì về nàng.

? Ngay giây phút mừng vi ấy P đã trấn tỉnh lại, nàng thay đổi thái độ ? vì sao.? Biện pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng ở đây.

? Cuộc đối thoại giữa T và P diễn ra như thế nào.

? Khi gặp U thái độ và tâm trạng của P ra sao.

? Để giải toả mối nghi ngờ trong lòng

2. Đại ý: - Miêu tả cuộc gặp gỡ giữa Pênêlốp và uylitxơ sau 20 năm trời xa cách.. 3. Tìm hiểu đoạn trích: a. Nhân vật Pênêlốp: vợ của Uylitxơ. * Cuộc đối thoại giữa P và nhũ mẫu Ơ- Là vú nuôi của U, một người hiền lành, tốt bụng trung thành với chủ, khi biết được U trở về, nhủ mẫu rất mừng báo tin cho P. - Được báo tin U trở về, nàng trách mắng người đưa tin-> vì không tin vào sự thật, nàng tưởng mình bị đánh lừa.- Nhủ mẫu tiếp tục thuyết phục, P mừng rỡ cuống cuồng, nàng nhảy khỏi dường ôm hôn người giúp việc, nước mắt chan hoà => P thực sự vui mừngvì U trở về, nàng không kìm giữ nỗi niềm vui, hạnh phúc của mình => P rất yêu chồng.- “Hãy khoan hí hửng reo cười”-> đây là một vị thần, chàng đã chết.-> lí trí đã lấn át tình cảm, P nghi ngờ chuyện đang xảy ra với nàng, 20 năm chờ đợi gần như đã tuyệt vọng.=> đây là nét tâm lí tin ở thần linh, nặng về lí trí.- Nhủ mẫu nóng lòng dưa ra dấu hiệu vết thẹo do răng nanh con lợn lòi húc, đưa tính mạng ra thề. P vẫn thận trọng mượn ý định thần linh-ý nghĩ ngây thơ của người cổ đại -> nàng không kiên quyết phủ định mà tạm gác chuyện lại di xuống lầu. => NT tri hoãn sử thi. * Cuộc đối thoại với Têlêmác - Con của U:- T trách mẹ...- P thận trọng đáp: “ con ạ... người”-> thực chất là nói với U, ngầm báo hiệu ý định thử thách => cách nói khéo léo, tế nhị. * Cuộc đối thoại với U:- Phân vân, lặng thinh, lòng sửng sốt, khi âu yếm nhìn chồng, khi lại không nhận ra chồng dưới bộ quần áo rách mướp -> tâm trạng rối bời.- Ra lệnh khiêng chiếc giường -> dấu hiệu riêng của hai người.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 28

Page 29: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011mình, P đã làm gì.? Nhận xét

? Có thái độ ra soa trước thử thách đó? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để thể hiện tính cách nhân vật.

? Qua việc phân tích trên. Em có nhận xét gì về đặc điểm, tính cách nhân vật.

- G đọc lại những đoạn văn nói về U? Khi trở về nhà U đã có những hành động gì. Điều đó chứng tỏ chàng là người như thế nào.? Khi nghe P nói với con trai, thái độ cả U được tác giả thể hiện ra sao.? Em có nhận xét gì về cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật.HĐ3? Qua đoạn trích tác giả muốn gửi gắm điều gì.

-> Cách thử thách khéo léo, kín đáo, tế nhị.=> P là người thận trọng, thông minh.- U giật mình và kể ra tỉ mỉ về chiếc giường với kỉ niệm ngày cưới.-> sử dụng nghệ thuật miêu tả.=> P nhận ra chồng, ôm chầm lấy chồng với hai hàng nước mắt chan hoà.=> Là một người phụ nữ thông minh, thận trọng, trí tuệ sắc sảo, rất yêu chồng và chung thuỷ với chồng -> là mẫu người phụ nữ lý tưởng của thời cổ đại. 2. Nhân vật U: - Một mình giết 108 vị cầu hôn -> mưu trí, dũng cảm.- “Nhẫn nại, mỉm cười”-> bình tỉnh, tự tin, thông minh.=> Cuộc gặp gỡ đầy kịch tính và rất xúc động. Đây là sự gặp gỡ giữa hai trí tuệ lớn, hai tâm hồn cao đẹp. 3. Chủ đề tư tưởng:- Ca ngợi tinh thần dũng cảm, trí thông minh, tình cảm thuỷ chung của con người.

4. Cũng cố : Ôđixê là một bộ sử thi có giá trị nhân văn lớn lao.5. Dặn dò : - học nội dung đoạn trích - phân tích nhân vật P.

- chuẩn bị bài mới: trả bài số 1. E. Rút kinh nghiệm :...................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết thứ: 16 Ngày soạn:8/9/2010

Trả bài làm văn số 1A. Mục tiêu : 1.Kiến thức: giúp hs hệ thống hoá những kiến thức và kĩ năng biểu lộ ý nghĩ và cảm xúc về lập dàn ý, về diễn đạt. 2.Kĩ năng: tự đánh giá những ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của mình, đồng thời có được những định hướng cần thiết nữa những bài viết sau. 3.Thái độ: học tập nghiêm túc.

B.Phương pháp: thực hành, trả bài.C.Chuẩn bị của GV, HS:

1. Chuẩn bị của GV: chấm bài 2. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, soạn bài mới- lập dàn bài cho đề ra.D.tiến trình lên lớp:

1.ổn định2.Kiểm tra bài cũ: không

3. Bài mới:

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 29

Page 30: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 a. Đặt vấn đề: Để biết được ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình. Rút kinh nghiệm và sửa chữa nhằm giúp cho những bài làm sau được tốt hơn. Chúng ta sẽ tiến hành qua tiết trả bài. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

HĐ1Nhận xét

HĐ2trả bài

I/Giáo viên ghi đề lên bảng: Đề 1 và 2 II/Yêu cầu: Xem giáo án tiết 7.III. Nhận xét chung : 1. Ưu điểm:- Nhìn chung, đa số các em hiểu đề, biết phân tích những đặc điểm nổi bật của hình tượng người lính.- Một số em viết có cảm xúc, có những phát hiện tốt. 2. Nhược điểm: - Bên cạnh nhiều em làm bài tốt thì còn có một số em diễn đạt còn yếu, thậm chí sai nội dung cơ bản. - Dẫn chứng đưa ra còn có nhiều sai sót.- Cách dùng từ đặt câu còn sai nhiều.- Diễn đạt còn yếu.IV. Đọc bài có điểm cao nhất:V. Sửa lỗi chính tả:(theo lỗi đã dẫn ở trong bài làm của học sinh)VI. Trả bài:

4.Cũng cố: các bước tiến hành làm một bài văn biểu cảm, văn nghị luận và văn phân tích. 5. Dặn dò: - Cần đọc thêm sách tham khảo.

-Chuẩn bị bài mới: Ra Ma buộc tội.E.Rút kinhnghiệm  :...................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết thứ: 17-18 Ngày soạn:20 /9/2010

Ra ma buộc tội(trích Ramayana-sử thi ấn Độ)

A. Mục tiêu : I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng : 1.Kiến thức: Qua đoạn trích Ra Ma buộc tội giúp hs hiểu quan niệm của người ấn Độ cổ đại về người anh hùng, đấng quân vương mẫu mực và người phụ nữ lý tưởng.Hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật của sử thi Ramayana. 2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích nhân vật sử thi.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 30

Page 31: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 3.Thái độ: Có ý thức về lòng danh dự và tình yêu thương.II/ Mở rộng nâng cao:B.Phương pháp và KTDH: Phát vấn, gợi mở, phân tích.C.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu.2. Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp:1.ổn định2.Kiểm tra bài cũ: ? Phân tích tính cách nhân vật P và U qua đoạn trích Uylitxơ trở về. 3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Rama nhan vật anh hùng của sử thi ấn Độ được ca ngợi bởi sức mạnh của đạo đức, lòng từ thiện và danh dự cá nhân. Để thấy rõ điều này, chúng ta tìm hiểu đoạn trích “Rama buộc tội trích sử thi Ramayana của Vanmaki. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHĐ1:? Nêu những hiểu biết của em về sử thi Ramayana.

HĐ2:? Chủ đề của tác phẩm là gì.- “Chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn, thì Ramayna còn làm say mê lòng người và cứu giúp họ ra khỏi vòng tội lỗi ” Ramayana được nhân dân ÂĐ coi là một thánh kinh.

? Vị trí, đại ý của đoạn trích.

HĐ3   : - hs đọc đoạn trích.

I. Sử thi Ramayana:- Là sử thi nổi tiếng của ÂĐ dài 24.000 sloka - tức 48. 000 câu thơ. Gồm 7 khúc ca.- Tác giả đầu tiên là Vanmiki, một nhà thơ, tu sĩ Bàlamôn sống vào thế kỷ III, IV TCN -> sau đó được nhiều người bổ sung.- Tóm tắt nội dung 7 khúc ca: + Tuổi trẻ cả hoàng tử Rama. + Cuộc lưu đày của Rama. + Xita bị quỷ vương bắt cóc. + Rama liên minh với vua loài hầu. + Hanuman do thám vùng Lanka. + Cuộc chiến tranh giữa Rama và quỷ vương. + Gặp gỡ.=> Đề cao những con người có lý tưởng đạo đức, trung tín, thuỷ chung, tình cảm, nghị lực.II. Đoạn trích: 1. Vị trí :- Trích ở chương 79 khúc ca 6 của tác phẩm Ramayana (sau khi cứu Xita ra khỏi đảo Slan ka Rama gặp Xita và lòng ghen tuông đối Xita trỗi dậy trong lòng Rama) 2. Đại ý: - Miêu tả tâm trạng của Rama và Xita sau những tháng ngày xa cách.III. Đọc - hiểu văn bản: 1. Đọc : 2. Tìm hiểu đoạn trích :- Cuộc gặp gỡ giữa Rama và Xita có sự

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 31

Page 32: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011? Cuộc gặp gỡ giữa Rama và XIta có gì đặc biệt.

? Cứu Xita ra khỏi nanh vuốt của kẻ thù. Rama ghen tuông với Xita, bắt nguồn từ lòng yêu Xita. Tâm trạng của Rama diễn biến như thế nào.? Rama xưng hô với Xita ra sao ? Nhận xét.? Thái độ của Rama, hành động của Rama.

? Em có nhận xét gì về thái độ, hành động của Rama không.

- Vì lòng ghen tuông Rama mất sáng suốt -> bất thường, vì sự ghen tuông đã nén đến cực độ.? Trước hành động của Xita tâm trạng của Rama được thể hiện như thế nào.

? Qua sự phan tích trên em có nhận xét gì về nhân vật Rama.

? Xita là người vợ như thế nào ? ở nàng có phẩm chất gì đáng quí.

? Khi nghe Rama ngờ vực tâm trạng của Xita ra sao.

? Phản ứng của Xita.

khác thường và đối lập nhau giữa hai nhân vật. Xita khao khát được gặp chồng “ta muốn được gặp chồng ta ngay” Rama lại lạnh nhạt nghi ngờ, giận dữ. Vì vây, cuộc gặp gỡ này diễn ra đầy xung đột. a. Nhân vật Rama:- “ Hỡi phu nhân...”-> lời lẽ của một người anh hùng trịnh trọng và oai nghiêm. Đồng thời những lời tuyên bố trườc 3 quân thiên hạ với giọng điệu đanh thép, cứng rắn -> vì danh dự của dòng họ, đẳng cấp.- Từ trịnh trọng -> lạnh lùng -> dửng dưng, phủ phàng “ ta cho nàng ... nghi ngờ...” sự ghen tuông, lời buộc tội của Rama.- Hành động: xua đuổi Xita, khuyên nàng đi theo người khác -> xúc phạm, khinh bỉ Xita.=> lòng ghen tuông làm chàng thiếu sáng suốt, mất bình tỉnh. Nhưng đằng sau đó là một sự bối rối, một mâu thuẩn (khi bắt gặp sắc đẹp của Xita lòng Rama đau như dao cắt)-> tình cảm còn ràng buộc, Rama vẫn còn yêu Xita.- Rama: “ khủng khiếp như thần chết”. “ mắt dán xuống đất”.-> Nội tâm của Rama có sự dằng xé giữa tình yêu và danh dự.=> Là một vị thần giáng sinh nhưng giống một người trần tục, ghen tuông, ăn nói thiếu suy nghĩ. Nhưng đằng sau đó là một tấm lòng chứa chan tình cảm. b. Nhân vật Xita:- Người vợ chung thuỷ, kiên trinh, biết hi sinh vì chồng “ theo chồng vào...”- Khi nghe chồng nói những lời xa lạ, cử chỉ thiếu thân mật, xúc phạm. Xita “ nghẹt thở, xấu hổ” “ nước mắt...” -> ngỡ ngàng, đau xót, tủi nhục và oan ức.- “ Lấy tà áo lau nước mắt”- Dịu dàng, nghẹn ngào, nức nở “lời của người...”- Quyết định dũng cảm: lên giàn hoả thiêu -> bình tỉnh, sáng suốt, tự tin vào tình yêu trong trắng của mình -> khẳng định tình yêu, bản lĩnh cả Xita -> tấm lòng Xita đã được thử lửa.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 32

Page 33: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Có nhận xét gì về hành động của Xita.? Cảm nhận sâu sắc nhất của em về nhân vật Xita.HĐ4:? Phát biểu những thu nhận của em sau khi học đoạn trích.

- Xita là người phụ nữ có ý thức về nhân phẩm, nhân cách, là người có bản lĩnh -> tác giả đã khắc hoạ một Xita toàn diện, tiêu biểu cho mẫu người phụ nữ ÂĐCĐ.3. Tổng kết : - Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tài tình qua đoạn trích tác giả muốn ca ngợi, đề cao tình cảm trong sáng của con người, tình cảm vợ chồng thỷ chung, ý chí và nghị lực của họ. Đề cao và ca ngợi đức tính quí giá của người phụ nữ.

E. Tổng kết rút kinh nghiệm  :+ Cũng cố Phần KTKN : đoạn trích rất thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật, giúp ta hiểu rõ hơn về tình cảm cả người ÂĐCĐ. + Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài : - Tìm đọc sử thi Ramayana.

- Soạn bài mới: Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong văn tự sự. + Đánh giá chung về buổi học : + Rút kinh nghiệm :...................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết thứ: 19 Ngày soạn:21/9/2010

Chọn sự việc chi tiết tiêu biểutrong bài văn tự sự

A. Mục tiêu : I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng : 1.Kiến thức: giúp hs nhận biết thế nào sự việc, chi tiết tiêu biểu trong văn bản tự sự . 2.Kĩ năng: chọn được sự việc,chi tiết tiêu biểu khi viết một bài văn tự sự. 3. Thái độ: có ý thức và thái độ tích cực phát hiện, ghi nhận những sự việc, chi tiết xẩy ra trong c/sống và trong các tác phẩm để viết một bài văn tự sự.II/ Nâng cao mở rộng :

B.Phương pháp và KTDH: Phát vấn, gợi mở, thảo luận.C.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp:1.ổn định:2.Kiểm tra bài cũ:không.

3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự là một khâu vô cùng quan trọng. Vậy, để thực hiện tốt điều đó, chúng ta tìm hiểu bài: chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 33

Page 34: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

HĐ1 :gv choHS tìm hiểu các k/n :

? Em hãy cho biết đoạn trích Uylitxơ trở về của tác giả Hômerơ kể chuyện gì.? ở phần cuối đoạn trích tác giả đã chọn một số sự việc quan trọng đó là sự việc gì, được kể bằng những chi tiết tiêu biểu nào.

? Qua ví dụ vừa phân tích trên, em hiểu thế nào là tự sự.

? Sự việc là gì ?

? Vậy, thế nào là sự việc tiêu biểu.

HĐ2: gv hướng dẫn HS Cách chọn SVCT tiêu biểu :? Tác giả dân gian kể chuyện gì (về tình cha con, tình vợ chồng chung thuỷ, về công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta xưa)? Trong truyện có sự việc TT và MC chia tay nhau. TT hỏi MC...(chi tiết 1,2) theo các em có thể coi sự việc và các chi tiết trên là những sự việc chi tiết tiêu biểu trong truyên ADV và MC-TT được không.

? Từ ví dụ ở sgk tưởng tượng người con lão Hạc trở về làng sau cách mạng tháng Tám.(hs đọc đoạn văn ở sgk)

I. Khái niệm: 1. Tự sự là gì?- VD: đoạn trích Uylitxơ trở về.- Nhận xét: + Kể về cuộc gặp mặt kì lạ của hai vợ chồng người anh hùng U sau 20 năm trời xa cách. + Cuối đoạn trích có sự việc P thử chồng bằng cách hỏi về những chi tiết, đặc điểm của chiếc giường.-> Đây là sự việc tiêu biểu với một số chi tiết tiêu biểu như: P nhờ nhủ mẫu khiêng giường, U giật mình hỏi lại -> nói rõ đặc điểm của chiếc giường.=> họ nhận ra nhau.- KL:(sgk) 2. Sự việc:- Sự việc là cái xảy ra được nhận thức có ranh giưới rõ ràng, phân biệt với những cái xảy ra khác.- Trong văn bản tự sự, mỗi sự việc được diễn tả bằng lời nói, cử chỉ, hành động của nhân vật trong quan hệ với nhân vật khác. Người viết chọn một số sự việc tiêu biểu để câu chuyện hấp dẫn -> sự việc tiêu biểu góp phần hình thành cốt truyện.- Chi tiết: sgk.II. Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu:- Tìm hiểu tryện ADV và MC-TT. + Kể về: công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của cha ông ta ( xây thành, chế nỏ) Tình vợ chồng (MC - TT) Tình cha con ( ADV- MC) + Đó là sự việc tiêu biểu. Hai chi tiét trên đều là chi tiết tiêu biểu -> đều mở ra bước ngoặt, sự việc mới, tình tiết mới. Nếu thiếu những chi tiết này câu chuyện sẽ dừng lại, kém phần ý nghĩa. Nếu dừng lại không thể hiện TT than phiền thì khó có chi tiết TT theo dấu lông ngỗng -> dừng lại ở TĐ cất quân sang đánh ÂL thắng lợi -> giảm sự hấp dẫn, không có mối tình MC- TT và không có thái độ của tác giả dân gian. - Anh tìm gặp ông Giáo + Con đường dẫn hai người đến nghĩa địa. Họ đứng trước ngôi mộ thấp bé. + Anh thắp hương, cúi đầu trước mộ cha, đôi mắt đỏ hoe, miệng mếu máo như muốn

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 34

Page 35: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? hãy chọn sự việc rồi kể lại một số chi tiết tiêu biểu.

? Từ những sự việc trên hãy rút ra cách chọn sự việc chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.Hd hs làm bài tập ở sgk.

HĐ3: luện tập

khóc.+ Anh rì rầm những gì không rõ. Hình như anh muốn nói với cha nhiều lắm. Người cha hiền lành lúc nào cũng quan tâm tới con, người cha đã khổ sở cả một đời. + Anh như muốn cất lên tiếng gọi cha ơi! Cha! Con đã về đây thì cha đã... Nghẹn ngào không nói thành lời.Nước mắt rưng rưng.Bên cạnh ông Giáo cũng ngấn lệ. - KL: sgk III. Luyện tập : (Sgk)

E. Tổng kết- rút kinh nghiệm  :+ Cũng cố phần kiến thức kỹ năng : để viết một bài văn tự sự, cần lựa chọn được các chi tiết tiêu biểu. Sự việc chi tiết tiêu biểu có tác dụng dẫn dắt câu chuyện, tô đậm tính cách nhân vật và tập trung thể hiện chủ đề của câu chuyện. +Hướng dẫn HS tự học và chuẩn bị bài học: - làm bài tập còn lại ở sgk. chuẩn bị viết bài số 2. + Đánh giá chung về buổi học :+ Rút kinh nghiệm:......................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết thứ: 20-21 Ngày soạn:22 /9/2010

Bài làm văn số 2 A. Mục tiêu : I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng : 1.Kiến thức: giúp hs hiểu sâu hơn về văn bản tự sự, nhất là những kiến thức về đề tài, cốt truyện, nhân vật, sự việc, chi tiết, ngôi kể,... 2.Kĩ năng: viết tốt bài văn tự sự. 3. Thái độ: làm bài nghiêm túc.II/ Nâng cao mở rộng :

B.Phương pháp và KTDH: thực hành làm bài.C.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: ra đề, đáp án. 2.Chuẩn bị của HS: ôn tập các phần đã học.

D.tiến trình lên lớp:1.ổn định:2.Kiểm tra bài cũ: không.

3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: nhằm giúp cho việc sử dụng từ ngữ đúng, hay, diễn đạt mạch lạc, truyền cảm. Đồng thời, nâng cao kĩ năng làm văn tự sự -> làm bài văn số 2. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 35

Page 36: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011HĐ1 : gvra đề

HĐ2: Yêu cầu đề

I. Đề ra: - Sau khi tự tử ở giếng Loa thành, xuống thuỷ cung. Trọng Thuỷ đã tìm gặp lại Mị Châu. Những sự việc gì đã xảy ra. Hãy kể lại câu chuyện đó.II. Yêu cầu: 1. Về nội dung :- Có thể tưởng tượng câu chuyện đó như sau: + Sau khi an táng cho vợ, Trọng Thuỷ ngày đêm buồn rầu, khổ não. + Một hôm đang tắm Trọng Thuỷ nhìn thấy bóng Mị Châu ở dưới nước bèn nhảy xuống giếng ôm nàng mà chết. + Trọng Thuỷ lạc xuống thuỷ cung. Trọng Thuỷ tìm gặp lại Mị Châu. Mị Châu kể lại chuyện mình và trách Trọng Thuỷ -> Mị Châu nhất quyết cự lại Trọng Thuỷ, rồi cả cung điện biến mất. + Trọng Thuỷ còn lại một mình: buồn rầu, khổ não. Trọng Thuỷ muốn ngàn năm nước biển sẽ xoá sạch lỗi lầm của mình. + Trọng Thuỷ hoá thành một bức tượng đá vĩnh viễn nằm lại dưới đáy đại dương. 2. Về nội dung: Trình bày đẹp, rõ ràng.III. Đáp án, thang điểm. - Mở bài: 1điểm. - Thân bài: 8điểm. - Kết luận: 1điểm.

E. Tổng kết rút kinh nghiệm : +Cũng cố phần KTKN: GV thu bài. Cách tiến hành làm một bài văn tự sự. + Hướng dẫn học bài ,chuẩn bị bài mới : chuẩn bị bài mới: Tấm cám. + Đánh giá chung về buổi học : +Rút kinh nghiệm :...................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết thứ: 22-23 Ngày soạn: 24 /9/2010

Tấm cám(truyện cổ tích)

A. Mục tiêu : I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng : 1.Kiến thức: giúp hs tìm hiể truyện cổ tích thần kì Tấm Cám để nắm được: + nội dung của truyện. + Biện pháp nghệ thuật chính của truyện.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 36

Page 37: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 2.Kĩ năng: biết cách đọc và hiểu một truyện cổ tích thần kì - nhận biết được tryện cổ tích thần kì.3. Thái độ: có tình yêu đối với người lao động, cũng cố niềm tin vào sự chiến thắng

của cái thiện, cả chính nghĩa trong cuộc sống.II/ Nâng cao mở rộng :

B.Phương phápvà KTDH: Phát vấn, gợi mở, thảo luận.C.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp:1.ổn định:2.Kiểm tra bài cũ: ? Phân tích tâm trạng của Rama và Xita trong đoạn trích Rama buộc tội.

3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Cô tấm đã đi vào đời sống văn hoá cùng với suy nghĩ và cảm thông chia sẽ tất cả mọi người. Để hiểu thêm về truyện chúng ta cùng tìm hiểu. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHĐ1:? Em hiểu thế nào là truyện cổ tích.

? Truyện cổ tích được chia làm mấy loại.

? Vậy, theo em trong 3 loại truyện CT trên loại truyện nào chiếm số lượng nhiều nhất.? Đặc trưng quan trọng của truyện CT thần kỳ.

Là loại tryện quen thuộc-> kiểu truyện của thế giới. Người ta thống kê trên thế giới có 564 kiểu truyện Tấm Cám: Cô bé lọ lem (Pháp), Con cá vàng (Thái lan), ý ưởi ý nọng ( Thái-VN), Đôi giày vàng (Chăm)...

HĐ2: Tìm hiểu văn bản? Trình bày những hiểu biết của em về truyện CT Tấm Cám.

I. Tìm hiểu chung : 1. Khái niệm:- Là tác phẩm tự sự dân gian có cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thầng nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. 2. Phân loại:- 3 loại: + CT về loài vật + CT sinh hoạt. + CT thần kỳ-chiếm số lượng nhiều nhất.-> có sự tham gia của các yếu tố thần kỳ voà tiến trình phát triển của câu chuyện.- Nội dung: truyện CTTK đề cập tới số phận bất hạnh của người lao động về hạnh phúc gđ, về công bằng xh, về phẩm chất và năng lực của con người.-> truyện Tấm Cám tiêu biểu cho loại truyện CTTK.- Chủ đề: truyện p/ánh số phận bất hạnh của cô gái mồ côi với ước mơ chiến thắng cái ác để giành và giữ hạnh phcs của con người lương thiện.- Bố cục: 2 phần- đều thể hiện ước mơ chiến thắng cả cái thiện đối với cái ác và triết lí hạnh phcs của ndlđ.II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Đọc: 2. Tìm hiểu văn bản:

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 37

Page 38: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Theo dõi toàn tryện ta thấy nổi bật lên sự mâu thuẩn, đó là mâu thuẩn gì, giữa nhân vật nào với nhân vật nào, mâu thuẩn đó phát triển ra sao theo mạch cốt truyên, mâu thuẩn nào là chủ yếu, vì sao.

? Vậy, thực chất cả mâu thuẩn này là gì.

? Em có nhận xét gì về các nhân vật bụt, nhà vua trong quá trình phát triển và giải quyết mâu thuẩn xung đột cả truyện.

? Mâu thuẩn xng đột giữa T và C cùng mụ gì ghẻ có thể chia làm mấy chặng ? tóm tắt sự việc chính của từng chặng.

? Cộc đời và số phận của T được miêu tả như thế nào ? em có suy nghĩ gì về những chi tiết ấy.

? Tác giả dân gian đã miêu tả diễn biến truyện như thế nào để dẫn đến xung đột giữa T và mẹ con C.

tấm- Làm lụng vất vả suốt cả ngày.-Chăm chỉ được giỏ tép đầy-> khóc.

* Nhân vật và mâu thẩn xng đột chủ yếu:- Nếu căn cứ vào quan hệ gđ thì có mâu thuẩn: + Tấm ><Cám (cùng thế hệ, cùng cha khác mẹ) + Tấm><gì ghẻ (gì ghẻ-con chồng) -> trong 2 >< trên thì >< T-C là chủ yếu, liên tục xuyên suốt toàn truyện và ngày càng căng thẳng, quyết liệt. >< gì ghẻ- con chồng chỉ đóng vai trò bổ sung, phụ trợ không liên tục. Có thể khái quát đó là >< gđ: Tấm - Cám, gì ghẻ.-> là mâu thuẩn xh-> khái quát thành >< thiện-ác.- Các nhân vật va, bụt đều thuộc phe thiện, đứng về phía Tấm nhưng tham gia rất ít và có mức độ vào quá trình phát triển và giải quyết >< xung đột với truyện.-> Mâu thuẩn ấy pt thành xng đột một mất một còn và dẫn đến kết thúc thiện thắng ác (kết thúc có hậu).=> Vậy, tìm hiểu giá trị và đặc điểm tư tưởng - NT của truyện là thực chất phân tích xung đột ấy giữa 3 nhân vật.- Bắt cua-> chăn trâu -> xem hội -> thành hoàng hậu.- Bốn lần bị giết -> 4 lần hoá thân.- Trả thù. a. Thân phận của Tấm và con đường đến hạnh phúc của cô.- T và C là hai chị em cùng cha khác mẹ.- Mẹ T chết -> T nhỏ tuổi.- Cha chết -> T ở với gì ghẻ - mẹ C.-> là đứa trẻ mồ côi, con riêng -> với xh cũ nổi khổ cả T chồng chất <-> hiện thân của cái thiện.

Mẹ con Cám- Chơi bời lêu lỏng, ăn trắng mặc trơn.- Lừa chị đổ tép sang giỏ mình, về trước lĩnh thưởng.- Lừa giết cá bóng ăn thịt.- Không muốn cho Tấm đi xem hội-> đổ thóc lẫn gạo bắt Tấm nhặt.- Khi Tấm thử giày bỉu môi khinh miệt.- Giết Tấm và giết cả những kiếp hồi sinh của Tấm.=> Mẹ con Cám gian xảo, độc ác -> hiện

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 38

Page 39: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011- Chăn trâu-> chăn đường xa.- Khóc khi bóng bị giết.- Chôn xương bóng ở chân giường.- Nhặt thóc gạo.- Đi xem hội, rơi giày, thử giày -> thành hoàng hậu.=> Tấm bất hạnh, bị hắt hủi, yếu đuối, thụ động, dễ khóc, chăm chỉ, hiền ngoan, cũng khát khao được vui chơi hạnh phúc.

? Mâu thuẩn giữa T và mẹ con C p/a mâu thuẩn gì của xã hội. Từ xung đột ấy truyện cổ tích giải quyết theo cách nào.

? Vậy, con đường dẫn đến hạnh phúc của T được miêu tả như thế nào.

? Những hình ảnh như: con bống, cong gà, đàn chim sẽ đặc biệt chiếc giày T đánh rơi có ý nghĩa gì.

? Con đường dẫn đến hạnh phúc của T đã cho em suy nghic gì.

thân của cái ác bóc lột Tấm cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. + Vật chất: bắt Tấm lđ quấn quật-> trút hết giỏ cá, bắt bóng ăn thịt. + Tinh thần: giành yếm đỏ, không cho xem hội, khinh miệt khi thử giày.- Mâu thuẩn xung đột trong gia đình, trên bình diện đạo đức. Trong xã hội đó là >< giữa cái thiện(tốt) và ác (xấu).=> Như vậy, TC mượn >< trong gđ để p/a >< trong xh và hướng giải quyết >< đó theo quan điểm thiện thắng ác - ở hiền thì gặp lành=> nhân vật dù trải qua bao khó khăn vất vả thậm chí phải chết nhưng cuối cùng vẫn được hưởng hạnh phúc.- Con đường dẫn đến hạnh phúc của T chính là xu hướng giải quyết ><, muốn giải quyết >< t/g dân gian đã sử dụng yếu tố kì ảo: bụt -> có phép lực vô biên, lại hioền từ, chuyên cứu giúp người nghèo khổ, bất hạnh theo trí tưởng tượng của nd- đó là cái có lí và vô lí trong truyện cổ tích thần kì, tạo nên nét hấp dẫn của loại truyện này.- Chiếc giày đánh rơi là một trong những chi tiết độc đáo bởi nó không chỉ là sự tưởng tượng đẹp mà còn là chiếc cầu là cái cớ để sop sánh với C -> gặp vua -> hoàng hậu.-> mở màn cho hàng loạt tội ác của mẹ con C sau này -> đẩy >< thành xung đột gay gắt.- Từ mồ côi -> h.hậu, hạnh phúc sung sướng chỉ có ở người hiền lành, chăm chỉ, lương thiện, điều đó nêu lên triết lí “ở hiền gặp lành”. Đây cũng là quan niệm phổ biến của truyện cổ tích thần kì ở VN. Mặt khác trở thành h.hậu là ước mơ khát vọng lớn lao cả người dân bị áp bức bốc lột trong xh xưa. b. Cuộc đấu tranh để giành lại hạnh phúc:- Trải qua 4 lần hồi sinh.Chim vàng anh-> cây xoan đào-> khung cửi-> quả thị => hoá thân với những gì bình dị thân thương của cuộc sống dân dã. Đó là những hình ảnh đẹp, tạo ấn tượng thẫm mĩ cho truyện.- Sau mỗi lần hồi sinh T dần trưởng thành hơn, thực tế khóc liệt đã làm thay đổi tính

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 39

Page 40: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

=> tuy nhiên, con đường đi đến hạnh phúc của T không đơn giản chúng ta cùng tìm hiểu.

? T trải qua mấy kiếp hồi sinh ? em có nhận xét gì về quá trình biến hoá và tình cảnh của T sau mỗi lần hồi sinh.

? Sự trở về của T sau 4 lần hoá thân đã gửi gắm quan niệm ngày xưa của nhân dân lao động ra sao.

? Nếu đôi giày là vật trao duyên thì điều gì là vật nối duyên của T- miếng trầu nên dâu nhà người.- miếng trầu ăn ngọt như đường đã ăn lấy của phải thương lấy người.

HĐ3: Gvhướng dẫn tổng kết

cách T. Nếu trước đây bị hại T chỉ biết khócnhẫn nhịn. Đến đây nhân vật: chim... không thay T đ/t mà chỉ là nhân vật T gửi linh hồn trở về đ/t quyết liệt với kẻ thù để giành lại hạnh phúc. Điêud đặc biệt là lần này T không hề khóc, cũng không có sự xuất hiện của bụt. ND lđ muốn qua nhân vật T để thể hiện ý tưởng của mình. Muốn có hạnh phúc con người phải tự giành giật, đ/t giữ lấy thì mới bền lâu.- 4 lần bị giết, 4 lần hoá thân-> c/m sức sống mãnh liệt của T, thể hiện qn luân hồi của đạo phật trong tinh thần nd-> ước mơ của nd gửi gắm vào T. T phải sống và trừng trị kẻ ác -> qn “ở hiền gặp lành” và tinh thần lạc quan niềm tin vào chân lí và công bằng trong tâm thức của người Việt cổ trong truyện cổ tích.- Miếng trầu têm cánh phượng là vật nối duyên - là h/a quen thuộc trong đời sống văn hoá, gắn với phong tục hôn nhân. Nhận trầu và ăn trầu là nhận lời giao ước kết hôn.=> miếng trầu có ý nghĩa giao duyên không thể không có mặt trong sự hội ngộ giữa vua và Tấm.III. Tổng kết:- Cốt truyện hấp dẫn, li kì, sự tham gia các yếu tố thần kì, sự xen kẽ các câu văn vần khắc hoạ hình ảnh của T: từ yếu đuối thụ động đến kiên quyết đấu tranh giành lại c/s hạnh phúc của mình.- Thể hiện sức sóng và sự trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập, tấn công của thế lực thù địch. Đó là sức mạnh thiện thắng ác qua cuộc đ/t không khoan nhượng đến cùng. Chiến thắng của cái thiện thể hiện ước mơ và tinh thần lạc quan của nhân dân.

E. Tổng kết rút kinh nghiệm :+ cũng cố phần KTKN: truyện làm rung động người đọc bởi nỗi niềm bất hạnh đáng thương của cô gái mồ côi và chuyển thành cuộc đấu tranh không khoan nhượng để giành hạnh phúc. Truyện p/a ước mơ đổi đời, lạc quan của cha ông ta ngày trước.+ Hướng dẫn học bài chuẩn bị bài mới :- nắm chắc nội dung đã học. - chẩn bị bài: miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.+ Đánh giá chung về buoiir học : + Rút kinh nghiệm :......................................................................................................................................................................................................................................................................

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 40

Page 41: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

Tiết thứ: 24 Ngày soạn:26/9/2010

Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sựA. Mục tiêu : I/Chuẩn kiến thức kỹ năng : 1.Kiến thức: giúp hs cũng cố vững chắc hơn những kiến thức và kĩ năng đã học về miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. . chú ý đến việc quan sát, liên tưởng và tưởng tượng. 2.Kĩ năng: nâng cao năng lực miêu tả và biểu cảm nói chung, quan sát và liên tưởng, tưởng tượng nói riêng khi viết bài văn tự sự.Thái độ: học tập và làm bài nghiêm túc.II/ Nâng cao mở rộng :

B.Phương pháp và KTDH : Phát vấn, gợi mở, thảo luận.C.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp:1.ổn định:2.Kiểm tra bài cũ: ? trình bày cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài văn tự sự.

3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: trong thơ trữ tình sử dụng nhiều yếu tố miêu tả và tự sự. Vậy, trong văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm không b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ1 - Ôn lại các kiến thức về miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự.

? Thế nào là miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.

? Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự có gì giống và khác nhau với văn bản miêu tả và biểu cảm.

? Căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả

I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự:- Dùng các chi tiết và hình ảnh giúp người đọc (người nghe) hình dung ra đặc điểm nổi bật của sự việc, con người, phong cảnh làm cho đối tượng nói đến như hiện ra trước mắt.- Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, t/c, c/x, thái độ và sự đánh giá của người viết đ/v đối tượng được nói tới.- Miêu tả ở tự sự giống mt trong văn bản mt ở cách thức tiến hành. Khác là nó không chi tiết, cụ thể mà chỉ là mt khái quát cả sự vật sự việc, con người để truyện có sức hấp dẫn. - Biểu cảm trong văn tự sự cũng giống như biểu cảm trong văn biểu cảm về cách thức. Khác ở tự sự là những cảm xúc xen vào trước những sự việc, chi tiết có tác động mạnh mẽ về tư tưởng, t/c với người đọc (người nghe).

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 41

Page 42: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011của miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự.? Giải thích vì sao đoạn trích dưới đây (sgk-t73) rất thành công trong việc sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

HĐ2 ? Chọn và điền từ (quan sát, liên tưởng, tưởng tượng) thích hợp với mỗi ô trống

? Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự người làm chỉ cần quan sát đối tượng một cách kĩ càng mà không cần liên tưởng, tưởng tượng được không.

? Cảm xúc, rung động được nảy sinh từ đâu.

? Vậy, miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự có tầm quan trọng như thế nào ? làm thế nào để miêu tả và biểu cảm thành công.

HĐ3 -hd hs làm bài.

- Căn cứ vào sự hấp dẫn qua h/a miêu tả để liên tưởng tới yế tố bất ngờ trong tryện. Căn cứ vào sự tryền cảm mạnh mẽ qua cách trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, t/c của tác giả. ->Yếu tố miêu tả và biểu cảm tăng thêm vẻ đẹp hồn nhiên của cảnh vật, lòng người. ->Ta như chứng kiến cảnh đêm sao thơ mộng trên núi cao ở Prô văng xơ miền Nam nước Pháp.II. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự:- a -> liên tưởng. - b -> quan sát.- c -> tưởng tượng.- Không chỉ quan sát trong miêu tả mà phải liên tưởng, tưởng tượng mới gây được cảm xúc. VD: trong đoạn văn “những vì sao”- Ađô-đê -> phải quan sát để nhận ra: trong đêm tiếng suối nghe rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa, những tiếng sột soạt văng vẳng trong không gian. Tưởng tượng cô gái nom như một chú mục đồng của nhà trời nơi có những đám cưới sao. Liên tưởng: cuộc hành trình trầm lặng ngoan ngoãn của ngàn sao gợi nghĩ đến đàn cừu lớn.- Từ a,b,c sgk.-> chỉ có tiếng nói cả trái tim chưa đủ nó mang tính chư quan. Những suy nghĩ chân thành, sâu sắc chỉ có thể qan sát đến liên tưởng và tưởng tượng các sự vật sự việc xung quanh mình. Nếu chỉ dựa vào nhận biết của tâm hồn mình thì chưa đủ. (xem phần ghi nhớ ở sgk)III. Luyện tập: Bài tập 1,2 sgk.

E. Tổng kết rút kinh nghiệm  :+ cũng cố phần kiến thức KN: để làm một bài văn hay cần thiết phải quan tâm tới con người và đời sống, phải lưu giữ những ấn tượng và cảm xúc trước con người và đời sống. +Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới : -về nhà làm thêm một số bài văn tự sự. -chuẩn bị bài: “Tam đại con gà’’ và nhưng nó phải bằng hai mày. + Đánh giá chung về buoiir học : + Rút kinh nghiệm :

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 42

Page 43: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011......................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết thứ: 25 Ngày soạn:26/9/2010 -Tam đại con gà

- Nhưng nó phải bằng hai mày(tryện cười)

A. Mục tiêu : I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng : 1.Kiến thức: giúp hs: - hiểu được thực chất cả mâu thuẩn trái tự nhiên trong nhân vật. - Nắm được nghệ thuật “tự bộc lộ”. -Thấy được sự phê phán của nhân dân đối với nhân vật thầy lý và thái độ giễu cợt đối với Cải. - Nắm được đặc sắc nghệ thuật của truyện này. 2. Kĩ năng: phân tích và xâu chuỗi được mâu thẩn trong truyện cười. 3.Thái độ: có tinh thần lối sống lành mạnh.II/ Nâng cao mở rộng :

B.Phương pháp và KTDH: Phát vấn, gợi mở, thảo luận.C.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: ? Hãy phân tích bản chất của mâu thuẩn và xung đột trong truyện Tấm Cám.

3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: trong kho tàng vhdg chúng ta đã bắt gặp các thể loại như: cổ tích, sử thi...mỗi thể loại có những điểm riêng khác nhau. Truyện cười là một thể loại của vhdg nó rất hấp dẫn, thu hút nhiều độc giả ở những gốc độ khác nhau. Để biết rõ, chúng ta tìm hiểu hai tryện cười sau. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHĐ1? Thế nào là truyện cười.? Truyện cười được chia làm mấy loại. Đó là những loại nào.

HĐ2

? Đối với truyện cười nên phân tich theo hướng nào ? phân tích theo nhân vật hay phân tích theo tình huống gây

I. Vài nét về truyện cười: 1. Khái niệm : sgk. 2. Phân loại : 2 loại.- Truyện khôi hài: nhằm mục đích giải trí, mua vui, ít nhiều có tính giáo dục.- Truyên trào phúng: phê phán những kẻ thuộc tầng lớp trên trong xã hội nông thôn VN xưa.II. Đọc hiểu văn bản:- Truyên cười có rất ít nhân vật, nhân vật chính trong truyện là đối tượng chủ yếu của tiếng cười. Mặt khác tryện cười không kể về số phận, cuộc đời nhân vật như tryện cổ tích. Mọi chi tiết đều hướng về tình huống

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 43

Page 44: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011cười.

? Hai dòng đầu của truyện giới thiệu sự việc gì.? Theo em người thầy phải có những diều kiện nào.? Trong dạy học cho bọn trẻ anh ta bắt gặp những tình hống nào.? ý nghĩa của chi tiết này là gì.

? Có nhận xét gì về hành động này. -gv chuyển.

? Tình huống 2 ? phản ứng.- Lê Nin nói: ngu dốt + nhiệt tình = phá hoại.? ý nghĩa.? Hành động của thầy rất phi lí, lời giải thích lại càng phi lí -> bản chất của thầy. ? Đối tượng bị cười ở đây là ai.? ý nghĩa.HĐ3? Bốn câu đầu của truyện giới thiệu điều gì ? Cải đến buổi kiện với tâm trạng như thế nào.? Tuyên phạt như thế nào ? Cải và lí trưởng đã có h/đ, n/n ntn

Hành động- Cải: xoè 5 ngón tay ra.- Lý trưởng xoe 5 ngón trái úp trên 5 ngón tay phải.-> ngôn ngữ mật.? Có nhận xét gì về hành động và ngôn ngữ nhân vật.

? Đánh giá như thế nào về hai nhân vật Cải và Ngô.

? Nhận xét gì về lời nói gây cười kết thcs truyện.

gây cười -> đọc hiểu theo cái cười và bản chất của cái cười. 1. Tam đại con gà:- Anh học trò dốt - hay nói chữ, khoe khoang và liều lĩnh làm thầy.- Có hiểu biết, nhân cách. * Tình huống 1: - Học trò hỏi chữ kê, thầy không biết, trả lời liều “dủ dỉ là con dù dì”- yêu cầu học trò đọc khẽ.-> dốt đến mức điều tối thiểu cũng không biết.- Khấn thổ công: được cả 3 đài -> đắc chí bệ vệ ngồi trên giường bảo lũ trẻ đọc to -> dốt nhưng tự cho mình là giỏi. * Tình huống 2:- Bố học trò hỏi: + nghĩ thầm: mình đã...hơn -> tự nhận mình là dốt. + Trả lời liều kèm theo một lời giải thích rất phi lí.-> Thầy dốt và tìm cách che dấu cái dốt.- Bản chất và hành động dấu dốt của anh học trò.=> ý nghĩa: phê phán thói dấu dốt. 2. Nhưng nó phải bằng hai m ày:- Cải: (lót cho thầy lí 5 đồng) -> tin tưởng sẽ thắng kiện.- Lý trưởng: (đã nhận tiền Cải) tuyên phạt Căi 10 roi -> tạo nên tính kịch.

Ngôn ngữ- Xin xét lại... lẽ phải...con.- Tao biết mày phải...bằng hai mày.

-> ngôn ngữ công khai.=> lẽ phải được tính bằng tiền.* ý nghĩa: - Tố cáo và phê phán: + Công lí được đo đếm bằng đồng tiền. + phê phán tệ nạn đút lót.- Cải vừa là nạn nhân vừa là thủ phạm. Hành vi tiêu cực đã làm anh ta trở nên thảm hại. Anh ta vừa đáng thương, vừa đáng trách.- Hình thức chơi chữ độc đáo “phải” là từ chỉ tính chất + từ chỉ số lượng = nhận thức về sự bất hợp lí trong tư duy người nghe.-> nhưng lại hợp lí khi ta liên tưởng đến 5

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 44

Page 45: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011đồng, 10 đồng tiền đút lót.- Lời nói thầy lí vừa vô lí vừa hợp lí. Vô lí trong xử kiện, hợp lí trong mối quan hệ với nhân vật.

E. Tổng kết rút kinh nghiệm : +cũng cốphần KTKN: -> Cái dốt không che đậy được, càng dấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ.

-> truyện vạch trần lối xử vì tiền của bọn quan lại. + Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài mới : -về nhà tìm đọc thêm một số truyện cười. -chẩn bị bài: ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa. + Đánh giá chung về buổi học : + Rút kinh nghiệm:......................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết thứ: 26-27 Ngày soạn:28/9/2010 Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

A. Mục tiêu : I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng: 1.Kiến thức: giúp hs hiểu và cảm nhận dược tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa cả người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm sắc màu dân gian cả ca dao.

2. Kĩ năng: biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại. . 3.Thái độ: đồng cảm với tâm hồn người lao động.II/ Nâng cao mở rộng :B.Phương phápvà KTDH: Phát vấn, gợi mở, thảo luận.C.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: ? phân tích hai truyện cười đã học để làm rõ các đặc trưng của thể loại truyện cười. 3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: ca dao là tiếng nói của tình cảm gđ, tình yêu quê hương đất nước và cũng là tình yêu đôi lứa và nhiều mối quan hệ khác. Chúng ta tìm hiểu qua các bài ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

HĐ1? Thế nào là ca dao ? ca dao được chia làm mấy loại.

? Đặc trưng nghệ thuật cơ bản của ca

I. Vài nét chung về ca dao: 1. Khái niệm : sgk. 2. Phân loại:- Ca dao được phân theo nội dung chủ đề: + Ca dao trữ tình: than thân, yêu thương, tình nghĩa. + Ca dao hài hước, trào phúng. 3. Nghệ thuật:

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 45

Page 46: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011dao.

? Có thể xếp 6 bài ca dao thành mấy nhóm, mỗi nhóm gồm những bài nào.HĐ2 tìm hiểu VB? Trong bài ca dao 1,2 nhân vật trữ tình là ai.? Bài ca dao đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì.

? Thông qua biện pháp nghệ thuật đó tác giả dân gian muốn nói tới điều gì.

-> Bài ca dao không chỉ nói lên thân phận phụ thuộc cả người phụ nữ mà còn là tiếng nói khẳng định giá trị phẩm chất của họ.

? Em hiểu như thế nào về từ “ai” trong câu “ ai làm chua...khế ơi” như thế nào.

? Tình nghĩa con người được diễn tả ra sao.? Điều đó được thể hiện qua hệ thống so sánh, ẩn dụ như thế nào ? vì sao tác giả dân gian lại lấy h/a t/n, vũ trụ để khẳng định tình nghĩa của con người.

? Câu cuối “ ta như sao... giữa trời” thể hiện vẻ đẹp gì, phân tích.

? Nhân vật trữ tình trong bài ca dao.? Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng.

- Thể thơ lục bát ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, biểu tượng truyền thống, hình thức lặp lại, đối đáp mang đậm sắc thái dân gian.II. Đọc hiểu văn bản: 1. Đọc: 2. Tìm hiểu văn bản :- Bài 1,2: lời than thân của người phụ nữ trong xã hội cũ.- Bài 3: duyên không thành tình nghĩa vẫn sắt son.- Bài 4: nỗi niềm thương nhớ người yêu da diết, bồn chồn.- Bài 5: ước muốn mãnh liệt trong tình yêu.- Bài 6: nghĩa tình gắn bó thuỷ chung của vợ chồng. a. Bài 1-2:- Nhân vật trữ tình: người phụ nữ - thân phận cả họ đều là những người phụ thuộc.- Mô típ câu mở đầu: thân em. Sử dụng lối so sánh, ẩn dụ.- Hình ảnh ẩn dụ (bài 1) là tấm lụa đào -> nhân vật trữ tình ý thức sâu sắc về vẽ đẹp của mình, nhưng vẻ đẹp ấy mong manh, chông chênh không có gì đảm bảo(phất phơ...) không biết sẽ ra sao(vào tay ai).- Nhân vật trữ tình(bài 2) có vẻ bề ngoài không đặc sắc nhưng giá trị ở tấm lòng, bản chất bên trong-> ý thức về giá trị của mình -> tự biết, người ngoài chưa chắc biết. b. Bài 3:- “Ai”- đtừ phiếm chỉ -> mọi người. Trong bài này chỉ người trong cuộc (chàng trai hay cô gái) hoặc cha mẹ ép duyên mà chia cắt mối tình của họ, hay những đối tượng khác.- Từ ai-> trách móc, oán giận nghe xót xa đến tận đáy lòng.- Bị lỡ duyên, tình nghĩa vẫn thuỷ chung, bền vững. điều đó được sánh với: mặt trăng sánh...-> Tác giả sử dụng nhiều h/a vũ trụ, t/n bởi đ/s của người lđ luôn gắn bó gần gủi với t/n, hơn nữa không có gì trường tồn bằng t/n -> họ sẵn sàng chia sẽ đời sống tâm hồn của mình.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 46

Page 47: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011? Các biện pháp nghệ thuật ấy có tác dụng gì trong việc diễn tả tâm trạng của cô gái.

? Toàn bài thơ thể hiện bằng thể thơ vãn bốn, ở câu cuối lại là thơ lục bát ? Tác dụng.

Thông thường mỗi khi thổ lộ tình cảm con người lúc đầu hay nói gần, nói xa, mượn cái này để nói cái khác nhưng tâm trạng lại không yên, càng thổ càng dạt dào. ? Đây là lời của ai nói với ai và nói điều gì.

? Nội dung đó được biểu hiện bằng biện pháp nghệ thuật nào.? Hãy phân tích vẻ đẹp độc đáo của chiếc cầu dải yếm trong bài ca dao.

? Chủ đề của bài ca dao.? Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng ? ý nghĩa.

HĐ3 Hướn dẫn HS tự tổng kết

- Đó là vẻ đẹp của lòng chung thuỷ của sức mạnh t/y -> t/y đích thực mãnh liệt. c. Bài 4:- Cô gái đang sống trong tâm trạng thương nhớ người yêu khôn nguôi. Nỗi niềm thương nhớ ấy dằng dặc trong cả không gian và thời gian.- So sánh: khăn, đèn = nỗi lòng.Nhân hoá, hoán dụ: khăn, đèn.Lối lặp lại hình ảnh, nhịp điệu, từ ngữ, cú pháp.- Mượn khăn, đèn -> nỗi lòng nhớ thương của cô gái luôn thao thức, không lúc nào nguôi. Đặc biệt với lối thể hiện luôn lặp lại khiến cho nỗi niềm thương nhớ thêm dằng dặc không dứt, nhiều tầng, nhiều nấc.- Thể thơ vãn bốn tạo sự lặp lại về cấu trúc, nhịp điệu, h/a, từ ngữ để diễn tả những cung bậc trong nỗi lòng “không yên” của cô gái.- Câu cuối- đỉnh diểm của tâm trạng -> thẳng thắn giải bày. Bài 5: - Đây là lời ước muốn của cô gái. Cũng là lời cô thầm nói với người yêu của mình- H/a độc đáo: bắc cầu dải...- H/ a thực trong đ/s. Tuy nhiên: + sông = 1gang. + cầu = dải yếm.=> phi lí, rất ảo.- Dúng cái phi lí để nói cái có lí, có tình-> niềm mong muốn được gần nhau.- Sự độc đáo trong bài ca dao này còn thể hiện ở ước muốn kha táo bạo của người con gái: đón người mình yêu bằng dải yếm mềm mại, mang hơi ấm của cơ thể + nhịp đập của trái tim <-> giàu nữ tính, đáng yêu. Bài 6: - Nói tới tình nghĩa con người.- Muối, gừng -> thuộc tính cay, mặn -> nghĩa tình có mặn mà, cay đắng => nặng tình, nặng nghĩa.- Gừng cay, muối mặn vẫn có thể nhạt phai nhưng với đôi ta thì: Tình...mới xa.=> Gắn bó cả một đời, một kiếp.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 47

Page 48: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011+ Tổng kết chung:

E. Tổng kết rút kinh nghiệm : +cũng cố phần KTKN: nỗi niềm chua xót, đắng cay và tình cảm yêu thương, chung thuỷ của người bình dân trong xã hội cũ được bộc lộ chân tình, sâu sắc qua chùm ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa. Nghệ thuật ca dao đặc sắc đã tô đậm thêm vẻ đẹp tâm hồn của người dân lao động trong các câu ca dao. + Hướn dẫn tự học và chuẩn bị bài mới -về nhà tìm đọc thêm một số bài ca dao. -chuẩn bị bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói và viết. + Đánh giá chung về giờ học:+ Rút kinh nghiệm :......................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết thứ: 28 Ngày soạn:2/10/2010

Đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viếtA. Mục tiêu: I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng: 1.Kiến thức: giúp hs phân biệt đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.2. Kĩ năng: trình bày bằng miệng hoặc viết văn bản phù hợp với đặc điểm của ngôn

ngữ nói và ngôn ngữ viết. 3.Thái độ: học tập nghiêm túc.II/ Nâng cao mở rộng :B.Phương phápvà KTDH: Phát vấn, gợi mở, thảo luận.C.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: không. 3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Không phải ngẫu nhiên người ta chia phong cách ngôn ngữ thành phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phong cách ngôn ngữ gọt giũa. Để thấy được điều này chúng ta tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ1 :GV đưa ra một số vd để hình thành khái niệm :Vd: - Bác Thuỷ ơi! Bác có chuyện gì vui vui kể đi nào!.- Tôi thì lamg gì có chuyện vui? - Bà Thuỷ uể oải đáp - già rồi! bảo anh Keng ấy! Anh ấy đang trai.- Khỉ cái bà này! cứ phải đang trai mới vui...- Lạt phát mạnh vào lưng bà Thuỷ.? Em hãy cho biết ngôn ngữ được dùng trong văn bản trên là ngôn ngữ được dùng trong hoàn cảnh nào? nhận biết nó

I. Đặc điểm của ngôn ngữ nói : 1. Ví dụ: 2. Khái niệm : - Ngôn ngữ nói là những lời nói, âm thanh dùng trong giao tiếp hàng ngày, ít có điều kiện lựa chọn, gọt giũa, được hỗ trợ của cử chỉ, điệu bộ, nét mặt. 3. Đặc điểm sử dụng các phương tiện biểu đạt: - Ngữ điệu: đa dạng, cao thấp, liên tục, ngắt quảng, to nhỏ, nhanh chậm -> là yếu tố quan trọng góp phần bộc lộ và bổ sung

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 48

Page 49: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011phải dựa vào giác quan gì.? Trong ngôn ngữ nói từ ngữ xuất hiện như thế nào.

? Ngôn ngữ nói thường hay sử dụng những loại câu nào.? Theo em lời diễn giảng, lời phát biểu, bài nói... thuộc ngôn ngữ nói hay viết.? Nói và đọc khác nhau như thế nào.

HĐ2:- Gv cho đoạn văn:

? Dấu hiệu để em nhận biết đâu là ngôn ngữ viết.

? Thế nào là ngôn ngữ viết.

? Hãy cho biết ngôn ngữ viết sử dụng các phương tiện biểu đạt như thế nào.

- VD: bài báo cáo ghi lại cuộc phỏng vấn hoặc toạ đàm.- VD: thuyết trình trước hội nghị bằng một báo cáo đã viết sẵn.

HĐ3: Gv hướng dẫnHS luyện tập :? Phân tích đặc điểm của ngôn ngữ viết được thể hiện trong đoạn trích của Phạm

thông tin.- Từ ngữ: phong phú: khẩu ngữ, trợ từ, thán từ, từ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ, từ chêm xen, đưa đẩy, hô gọi.-> thoát li mọi chuẩn mực, tự do, thoải mái.- Câu: + câu tỉnh lược. + câu rườm rà.-> đây là loại trung gian giữa nói và viết.

-> cùng phát ra âm thanh. Song đọc lệ thuộc vào văn bản đến từng dấu ngắt câu. Trong khi đó người nói phải tận dụng ngữ điệu, cử chỉ để diễn cảm.II. Đặc điểm của ngôn ngữ viết: 1. Ví dụ: * Nhận xét: - Trình bày một nội dung xác định bằng hình thức chữ viết.- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.- Ngôn ngữ trau chuốt và mang tình nghệ thuật cao.- Câu dài, nhiều thành phần nhưng được liên kết chặt chẽ, rõ ràng.- Người tiếp nhận thông tin không có mặt trực tiếp. 2. Khái niệm : ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết trong văn bản và được tiếp nhận bằng thị giác, được hỗ trợ bàng hệ thống dấu câu, kí hiệu, bản đồ, sơ đồ. Là ngôn ngữ được gọt giũa. 3. Đặc điểm sử dụng các phương tiện biểu đạt:- Chữ viết: đúng chính tả, sử dụng đúng kí hiệu ngôn ngữ.- Từ ngữ: dùng từ chính xác, có chọn lọc, phù hợp với phong cách, tránh khẩu ngữ, từ địa phương.- Câu: câu dài, nhiều thành phần nhưng bố cục chặt chẽ,rõ ràng. * Lưu ý: có sự giao thoa giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. + Ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết. + Ngôn ngữ viết trong văn bản được trình bày lại bằng lời nói miệng.III. Luyện tập:Bài 1 - sgk.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 49

Page 50: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011Văn Đồng “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt” ( sgk-t88)

- Cố thủ trướng Phạm Văn Đồng đã sử dụng hệ thống thuật ngữ: vốn chữ của tiếng ta, phép tắc tiếng ta, bản sắc tinh hoa, phong cách.- Thay thế từ: vốn chữ của tiếng ta thay cho “ từ vựng”, phép tắc của tiếng ta thay cho “ngữ pháp”.- Sử dụng đúng dấu câu (câu hai chấm, ngoặc đơn...)

E. Tổng kết rút kinh nghiệm : + Củng cố phần KTKN : ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết có những đặc điểm về hoàn cảnh sử dụng trong giao tiếp, về các phượng tiện cơ bản và yếu tố hỗ trợ về từ ngữ, câu văn. Vì thế cần nói và viết cho phì hợp với đặc điểm riêng đó. + Hướng dẫn HS tự học và chuẩn bị bài : - về nhà làm bài tập ở sgk. - chuẩn bị bài: Ca dao hài hước. +Đánh giá chung buổi học : + Rút kinh nghiệm :.....................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết: 29-30 Ngày soạn: 4 /10/2010

-Ca dao hài hước - Đọc thêm : Lời Tiễn dặnA. Mục tiêu : (Trích: Tiễn dặn người yêu - dân tộc Thái )I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng : 1.Kiến thức: giúp hs cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng, thông minh, hóm hỉnh của người bình dân cho dù c/s của họ còn nhiều vất vả lo toan. 2. Kĩ năng: tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao qua tiếng cười của ca dao hài hước. 3.Thái độ: tâm hồn lạc quan yêu đời, yêu c/s.II/ Nâng cao mở rộng :

B.Phương pháp và KTDH : Phát vấn, gợi mở, thảo luận.C.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: ? Phân tích tâm trạng của nhân vật trong bài ca dao “ khăn thương nhớ ai”. 3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: ca dao vốn là những câu hát cất lên từ trong c/s lđ của người bình dân, nó làm cho con người sống với nhau giàu tình giàu nghĩa hơn, đôi khi nó thể hiện nỗi niềm chua xót, đắng cay và cả tiếng cười lạc quan, thông minh, hóm hỉnh. Để thấy được tiếng cười lạc quan ấy như thế nào, chúng ta tìm hiểu qua ca dao hài hước. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ1: GV hướng dấn HS tìm hiểu chung I. Tìm hiểu chung:

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 50

Page 51: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011về ca dao :? Ca dao hài hước, châm biếm có vị trí như thế nào trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam.

? Mục đích của ca dao hài hước châm biếm là gì.

HĐ2: GV hướng dẫn HS đọc hiểu các bài cadao bằng hệ thống câu hỏi khai thác bài :

? Tiếng cười trong bài ca dao có gì đặc biệt. - Gánh cực mà... Còng lưng mà... => cười để sống vui hơn.? Tác giả dân gian chọn cảnh nào để cười.

? Vậy, trong bài ca dao tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì.

? Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gì.

- Ca dao hài hước, châm biếm có vị trí quan trọng trong vhdg, chiếm một bộ phận đáng kể trong cd-dc.- Tạo ra tiếng cười: + Giải trí mua vui. + Chế giễu những thói hư, tật xấu trong nội bộ cũng như để phê phán, đã kích những hạng người xấu trong xã hội.II. Đọc- hiểu: 1. Bài 1: - Đây là tiếng cười tự trào của người bình dân. người lđ tự cười mình trong hoàn cảnh rất nghèo.- Chọn cảnh cưới để cười. Cưới là hoàn cảnh có nhiều chuyện để nói và có dịp bộc lộ mình -> nghèo mà không buồn vẫn sang, vẫn sống vì tình, vì nghĩa.- NT trào lộng đặc sắc của bài ca dao: + Tạo ra tình huống để cười: đám cưới của một đôi bạn trẻ, chàng rễ bàn tính việc dẫn cưới, cô dâu dự định thách cưới. + Lối nói ngoa dụ, phóng đại: dẫn voi, trâu... cô gái thách cưới: một nhà khoai lang. + Lối nói giảm dần: voi-> trâu-> bò-> chuột.Củ to-> củ nhỏ-> củ mẻ-> củ rím-> củ hà. + Cách nói đối lập: Dẫn voi/ sợ quốc cấm. Dẫn trâu/ sợ máu hàn. Dẫn bò/ sợ co gân. Lợn/ khoai lang. + Chi tiết hài hước: miễn là có thú...mời làng.- Nghe những lời thách cưới của đôi trai gái ta hình dung được một đám cưới diễn ra sẽ rất nhỏ, đơn sơ-> nghèo. Tuy nhiên, nó được giải thích một cách hợp lí: + Nhà trai không phải không sắm được lễ vật linh đình-> dẫn con chuột...-> hợp tình, vẹn nghĩa. + Nhà gái không phải không biết thách cưới -> đòi một nhà khoai lang.- Dẫn cưới bằng con chuột. Thách cưới một nhà khoai lang.=> Chưa hề có bao giờ.- Tiếng cười vừa chia sẽ với c/s còn khốn

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 51

Page 52: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

- Vật thách cưới chỉ có một nhưng lại rất nhiều, chưa từng có ai thách cưới như vậy.? Em có nhận xét gì về việc dẫn cưới và thách cưới của chàng trai và cô gái.? Chọn cảnh rất đặc biệt để cười. Vậy, tiếng cười trong bài ca dao này bộc lộ cho ta thấy phẩm chất gì ở người bình dân.

? Tiếng cười trong ba bài ca dao này có gì khác với bài ca dao thứ nhất.? Vậy, tác giả dân gian cười những con người nào trong xã hội, nhằm mục đích gì với thái độ ra sao.? Tiếng cười đó bật ra nhờ thủ pháp nghệ thuật gì.

? Thông qua các bài ca dao trên tác giả dân gian muốn nói tới diều gì.

HĐ3: Hướng dẫn HS đọc thêm : Lời tiễn dặn

khó của người lao động vừa làm vơi nhẹ nỗi vất vả của c/s thường nhật.=> Như vậy, tiếng cười bộc lộ niềm vui, sự yêu đời, ham sống của người bình dân. Đồng thời, qua bài ca dao này cũng muốn phê phán một số người thách cưới rất nặng nề. 2. Bài 2,3,4:- Là tiếng cười châm biếm, phê phán những thói hư tật xấu, những loại người đáng chê trách trong xã hội. * Bài 2 : phê phán loại đàn ông yếu đuối, không đáng sức trai, không đáng nên trai.NT phóng đại, đối lập: khom lưngchống gối/ gánh hai hạt vừng. * Bài 3 : phê phán loại đàn ông lười nhác, không có chí lớn. NT cách nói ngoa dụ và tương phản.Đi ngược ( đảm đang) >< ngồi bếp sờ đuôi con mèo(vô tích sự) * Bài 4 : chế giễu loại phụ nữ đỏng đảnh vô duyên. NT: ngoa dụ, tương phản. Lỗ mũi 18 gánh lônh>< râu rồng...Ngáy oo >< cho vui nhà...=> Bằng nghệ thuật tương phản và ngoa dụ đã làm bật lên tiếng cười vào những đức ông chồng vô tích sự chẳng làm nên trò trống gì, đến những anh chồng coi vợ là hơn tất cả, dù vợ chẳng ra gì vẫn tốt, vẫn đẹp, vẫn tìm cách nguỵ biện bênh vực.=> Như vậy, đây là tiếng cười phê phán trong nội bộ nhân dân nhằm nhắc nhở nhau tránh những thói hư tật xấu mà con người thường mắc phải. Thái độ của tác giả dân gian ở đây nhẹ nhàng, thân tình, mang tính giáo dục.

II/ Hướng dẫn đọc thêm  : Lời tiễn dặn1. Tiểu dẫn (SGK)2. Tìm hiểu văn bản :a. Nội dung :- Niềm xót thương của chàng trai và nỗi đau khổ tuyệt vọng của cô gái- Khát vọng hạnh phúc và tình yêu của chàng trai cô gái

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 52

Page 53: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011b. Nghệ thuật : -Điệp từ,ngữ, cấu trúc- Tù ngữ hình ảnh gần giũ đời sống đồng bào Thái-Cách miêu tả tâm trạng nhân vật chi tiết .

E. Tổng kết rút kinh nghiêm : + Củng cố phần KTKN : bằng NT trào lộng thông minh, hóm hỉnh, những tiếng cười đặc sắc trong CD-tiếng cười tự trào, giải trí, châm biếm, phê phán -> tâm hồn lạc quan yêu đời và triết lí nhân sinh lành mạnh trong c/s còn nhiều vất vả, lo toan của người bình dân. + Hướng dẫn HS tự học và chuẩn bị bài : - về nhà tìm đọc thêm CD hài hước.

chuẩn bị bài: Luyện tập viết đoạn văn tự sự + Đánh gái buổi học : + Rút kinh nghiệm :..................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết thứ: 31 Ngày soạn:8/10/2010

Luyện tập viết đoạn văn tự sựA. Mục tiêu : I/ chuẩn kiến thức kỹ năng : 1.Kiến thức: giúp hs nắm được các loại đoạn văn trong văn bản tự sự. 2. Kĩ năng: biết viết đoạn văn nhất là đoạn ở phần thân bài để góp phần hoàn thiện một bài văn tự sự. 3.Thái độ: có ý thức học tập và tìm hiểu.II/ Nâng cao mở rộng :

B.Phương phápvà KTDH: Phát vấn, gợi mở, thảo luận.C.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ:không. 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Mỗi văn bản tự sự thường gồm nhiều đoạn văn với những nhiệm vụ khác nhau, nhưng đều tập trung làm rõ chủ đề và ý nghĩa của văn bản. Vậy, muốn viết tốt đoạn văn trong bài văn tự sự ta cần phải làm gì... b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ1: gv hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm ĐV tự sự : ? Em hiểu thế nào là đoạn văn.? Đoạn văn trong văn bản tự sự có đặc điểm gì.

I. Đoạn văn trong bài văn tự sự: Sgk- Mỗi văn bản tự sự thường gồm nhiều đoạn văn với những nhiệm vụ khác nhau. + Đoạn mở bài. + Đoạn thân bài. + Đoạn kết bài.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 53

Page 54: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

HĐ2 : Cách viết đoạn văn tự sự ?

Em rút ra được điều gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc?

? Có thể coi đây là một đoạn văn tự sự được không ? vì sao.? Viết đoạn văn này bạn hs đã thành công ở nội dung nào? Qua việc tìm hiểu các đoạn văn trên hãy cho biết cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự.

HĐ3:- Hd hs làm bài tập ở sgk.

- ND mỗi đoạn văn tuy khác nhau nhưng đều có chung nhiệm vụ là thể hiện chủ đề và ý nghĩa văn bản.II. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự: 1. Tìm hiểu đoạn văn trong truyện ngắn Rừng xà nu - NTT.- Mở đầu và kết thúc t/n “Rừng xà nu” đúng như dự kiến của nhà văn NTT. + Mở đầu tả RXN hết sức tạo hình. + Kết thúc miêu tả RXN mờ dần, xa dần.- Giống nhau: cả hai đoạn mở đầu và kết thúc tác phẩm đều tả cánh RXN và tập trung làm nổi bật chr đề của tác phẩm.- Khác nhau: + đầu truyện mở ra c/s hiện tại. + Kết thúc gợi ra sự lớn lao mạnh mẽ hơn ở những ngày tháng phía trước.- Xác định được nội dung cần viết, định ra hướng viết, ở mỗi sự việc cần phác thảo chi những tiết, mỗi chi tiết cần phác thảo nét chính, đặc sắc gây ấn tượng. Đặc biệt, có sự việc chi tiết phảiđược thể hiện rõ chủ đề, cố gắng thể hiện mở đầu, kết thúc có chung một giọng điệu, cách kể sự việc. 2. tìm hiểu đoạn văn viết về hậu thân của chi Dậ cả một học sinh:- Đây là một đoạn văn tự sự - có câu chủ đề và các câu chi tiết làm rõ chủ đề.- Thành công khi miêu tả sự việc chị Dậu được cán bộ Đảng giác ngộ, cử về Đông xá vận động bà con lên. (xem phần ghi nhớ ở sgk)III. Luyện tập: Bài 1 :đoạn văn kể về sự việc phá bom nổ chậm của các cô gái thanh niên xung phong. ở phần thân đề của văn bản “ những ngôi sao xa xôi” - Đáng lẽ phải dùng ngôi thứ nhất, người chép cố tình chép sai những chỗ sau: + da thịt cô gái. + cô khoả đất. + cô rùng mình. + Phương định cẩn thận. + tim Phương Định cũng đập không rõ.

tất cả đều sửa bằng tôi.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 54

Page 55: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 Bài 2 : HS tự trình bày GV nhận xét

E. Tổng kết rút kinh nghiệm : + Củng cố phần kiến thức kỹ năng : HS cần nắm được :cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự. + Hướng dẫn HS tự học và chuẩn bị bài : - về nhà là bài tập ở sgk.

- chuẩn bị bài: ôn tập văn học dân gian Việt Nam. + Đánh giá buổi học : + Rút kinh nghiệm :.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết thứ: 32 Ngày soạn:9/10/2010ôn tập văn học dân gian việt nam

A. Mục tiêu : I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng : 1.Kiến thức: giúp hs cũng cố hệ thống hoá các kiến thức về vhdgvn đã được học: kiến thức chung, kiến thức về thể loại và kiến thức tác phẩm. 2. Kĩ năng: vận dụng đặc trưng các thể loại của vhdg để phân tích các tác phẩm cụ thể. 3.Thái độ: có ý thức học tập và tìm hiểu.II/ Nâng cao mở rộng :

B.Phương phápvà KTDH: Phát vấn, gợi mở, thảo luận.C.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ:không. 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: vhdg là một bộ phận lớn của nền vhdt, nó bao gồm nhiều thể loại khác nhau, mang những đặc trưng riêng nhưng đều thể hiện quan niệm, tư tưởng, tình cảm...của người bình dân. Chúng ta nhìn lại qua bài ôn tập. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

HĐcủa GV: Dựa vào các câu hỏi SGK để hướng dẫn HS ôn tập : ? vhdg là gì ? trình bày các đặc trưng cơ bản của vhdg.? vhdg gồm mấy thể loại ? đó là những thể loại nào.? Từ các truyện vhdg đã học ( hoặc các đoạn trích) lập bảng tổng hợp so sánh các thể loại theo mẫu.

* Nội dung ôn tập : ( Theo hướng dẫn SGK Và chuẩn kiến thức kỹ năng )1- Khái niệm vhdg.2- Đặc trưng cơ bản của vhdg.3- Thể loại vhdg. (sgk)

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 55

Page 56: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011E. Tổng kết rút kinh nghiệm : + Củng cố kiến thức kỹ năng : Nắm vững những kiến thức đã ôn tập+ Hướng dẫn HS tự học và chuẩn bị bài : Trả bài số 2 , ra đề số 3 HS làm ở nhà ( Văn tự sự )+ Đánh giá buổi học : + Rút kinh nghiệm : ......................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết thứ: 33 Ngày soạn:5/10/2009

Trả bài làm văn số 2 Ra đề bài làm văn số 3

(HS làm ở nhà )A. Mục tiêu : I/Chuẩn kiến thức kỹ năng : 1.Kiến thức: giúp hs hệ thống hoá những kiến thức đã học. Nâng cao kĩ năng viết bài văn tự sự. 2.Kĩ năng: tự đánh giá những ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của mình, đồng thời có được những định hướng cần thiết nữa những bài viết sau. 3.Thái độ: học tập nghiêm túc.II/ Nâng cao mở rộng :

B.Phương phápvà KTDH: thực hành, trả bài.C.Chuẩn bị của GV, HS:

3. Chuẩn bị của GV: chấm bài 2. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, soạn bài mới- lập dàn bài cho đề ra.D.tiến trình lên lớp:

1.ổn định2.Kiểm tra bài cũ: không

3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: bài làm văn là thước đo kết quả học tập lưu giữ kiến thức và kĩ năng thực hành của chung ta. Vậy, để thấy được bài làm đạt kết quả như thế nào ta xem xét qua bài làm số 2 và rút kinh nghiệm bổ cứu cho bài làm số 3. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ1: GV nhận xết trả bài A. Trả bài số 2:

I. Đề ra : xem tiết 20,21. II. Yêu cầu :xem tiết 20,21. III. Nhận xét chung: 1. Ưu điểm: - Đa số các em nắm được yêu cầu cầu đề.- Một vài em viết có sức hấp dẫn. 2. Nhược điểm:- Còn có một số em yếu, thậm chí sai vấn đề mà đề ra yêu cầu.- Diễn đạt còn yếu.- Cách dùng từ đặt câu sai nhiều.IV. Đọc bài có số điểm cao nhất:V. Sửa lỗi chính tả:

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 56

Page 57: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

HĐ2: GV ra đề số 3 HS làm ở nhà

( theo lỗi đã dẫn ở bài của hs)B. Ra đề số 3 . ( Văn tự sự ) I. Đề ra:Hãy tưởng tượng mình là nhân vật Tấm kể lại quá trình hoá thân để đấu tranh giành lấy hạnh phúc. II. Yêu cầu: 1. Về nội dung : - Có thể kể câu chuyện như sau:+ Đóng vai nhân vật Tấm sinh ra trong một gia đình...+ Sự thay đổi (bước ngoặt của cuộc đời) bắt tép -> ca bống -> hoàng hậu.bốn lần bị giết -> bốn lần hoá thân -> sự đấu tranh giành lại hạnh phúc -> trả thù. 2. Hình thức:Trình bày sạch đẹp, rõ ràng.

E. Tổng kết rút kinh nghiệm : + Củng cố phần KTKN : HS cần năm được : cách làm bài văn tự sự. + Hướng dẫn HS tự học và chuẩn bị bài : - về nhà tìm đọc thêm tài liệu. - chuẩn bị bài: Khái quát VHVN từ TK X - hết TK XIX. + Đánh giá buổi học : + Rút kinh nghiệm :......................................................................................................................................................................................................................................................................Tiết thứ: 34-35 Ngày soạn:11/10/2010

Khái quát văn học Việt Namtừ thế kỷ x đến hết thế kỷ xix

A. Mục tiêu :I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng : 1.Kiến thức: giúp hs nắm được một cách khái quát kiến thức cơ bản về: các thành phần văn học chủ yếu, các giai đoạn văn học, những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX. 2. Kĩ năng: tổng hợp kiến thức văn học sử. 3.Thái độ: bồi dưỡng lòng yêu mến, giữ gìn và phát huy di sản văn học dân tộc.II/ Nâng cao mở rộng :

B.Phương phápvà KTDH : Phát vấn, gợi mở, thảo luận.C.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: không. 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: VHVN từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX phát triển trong một thời gian dài với diễn biến lich sử xã hội phức tạp. Tuy nhiên, nó đã gặt hái được rất nhiều thành tựu cả về nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Chúng ta cùng tìm hiểu.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 57

Page 58: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

HĐ1: GV Hướng dẫn HS tìm hiểu các thành phần VH :? Vh viết VN chính thức ra đời từ khi nào ? Bao gồm mấy thành phần.

? Văn học chữ Hán ra đời từ khi nào ? có những thể loại nào tiêu biểu.

? Trình bày các đặc điểm của văn học chữ Nôm.

? Điểm chung giữa VH chữ Hán và VH chữ Nôm là gì.

HĐ2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu các giai đoạn phát triền của VH thời kì này:? VHVN từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX đã trải qua những giai đoạn phát triển nào ? đặc điểm nổi bật về lịch sử, văn học của môic giai đoạn ấy là gì.

I. Các thành phần của văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX:- TK X nước ta giành được độc lập sau hơn một nghìn năm Bắc thuộc -> nền văn học viết ra đời.- Thành phần: VH chữ Hán và Nôm. 1. Văn học chữ Hán: - Ra đời ngay từ buổi đầu của nền văn học viết và tồn tại suốt quá trình hình thành và pt của vhtđ bao gồm cả thơ và văn xuôi.- Thể loại: tiếp thu chủ yếu từ TQ: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyền kì, kí sự, tt chương hồi, phú, thơ ĐL... 2. Văn học chữ Nôm:- Xuất hiện từ cuối thế kỷ XIIIvà pt đến hết thời kì VHTĐ.- Thể loại: + Tiếp thu từ TQ: phú, văn tế... + Thể loại VHDT: ngâm khúc, truyện thơ, hát nói hoặc của TQ đã được dân tộc hoá: thơ nôm ĐL.=> sự tồn tại của vh chữ Hán và vh chữ Nôm cho thấy hiện tượng song ngữ ở VHTĐVN. Hai thành phần vh này không đối lập nhau mà bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển. Nó p/a được hiện thực và đ/s tâm hồn con người VN, đều có những tác giả lớn.II. Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX : 1. Giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV:- Nước ta giành được độc lập dân tộc, xd nhà nước pk -> liên tục trải qua các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm -> âm vang hào hùng chiến thắng -> trong các cuộc k/c tinh thần dân tộc phát triển, lòng yêu nước trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Các địa danh BĐ, CL... đi vào lich sử cùng với các tên tuổi anh hùng dân tộc: THĐ, LTK...- VHDG tiếp tục tồn tại, vh viết chính thức ra đời. + Chữ viết: lúc đầu viết bằng chữ Hán sau có thêm có chữ Nôm.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 58

Page 59: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Em hiểu như thế nào là “ hào khí Đông A”(chữ đông + bộ a = Trần => hào khí thời đại nhà Trần)

? Lịch sử giai đoạn này có những sự kiện gì.

? Trình bày những điểm về lịch sử và văn học giai đoạn này.

+ Thể loại: văn xuôi: chiếu, biểu, kí, truyện.Văn vần: thơ Đường luật, phú... + Lực lượng sáng tác: vua chúa, tăng lữ, nhà nho. + Cảm hứng bao trùm: yêu nước chống ngoại xâm, thể hiện “ hào khí Đông A” + Tác giả tiêu biểu: sgk 2. Giai đoạn từ thế kỷ XV đến hết thế kỷ XVII:- Đây là giai đoạn rực rỡ nhất của chế độ PKVN. Nhưng từ đầu TK XVI trở đi nhà nước PK bắt đầu bộc lộ rõ sự khủng hoảng (>< nội bộ, chiến tranh chia cắt đất nước...)- Văn học có bước phát triển mới: + Chữ viết: vh chữ Nôm phát triển hơn trước. + Thể loại: VH chữ Hán với nhiều thể loại, thành tựu chủ yếu là văn chính luận, văn xuôi tự sự. Văn vần: lục bát, song thất, truyện thơ, ngâm khúc. + L. lượng sáng tác: nhà nho ở ẩn. + Nội dung: ca ngợi nhà nước pk -> bất mãn với hiện tại, nhớ tiếc quá khứ,tán dương lối sống thanh tao nhàn tản. + tác giả và tác phẩm tiêu biểu: sgk 3. Giai đoạn từ thế kỷ XVIII dến nửa đầu thế kỷ XIX: - Giai cấp phong kiến rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra khắp nơi -> đây là thế kỷ của bão táp, máu lửa và nước mắt.- VH phát triển rực rỡ + Chữ viết:vhchữHvàchữ N đều pt. + Thể loại: pt cả về v. xuôi lẫn văn vần với thể loại như: thơ ĐL, LB, phú, truyện thơ, hát nói, truyện kí. + ND: cảm hứng nhân đạo chống pk, đòi quyền sống cho con người, nhất là người phụ nữ. + Tác giả tác phẩm tiêu biểu: sgk. 4. Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX: - Đất nước ta rơi vào tay đô hộ của thực dân Pháp. Phong trào yêu nước chống Pháp nổ ra khắp nơi, nhưng nhìn chung đều thất bại.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 59

Page 60: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? giai đoạn này có những chuyển biến như thế nào về mặt lịch sử và văn học.

HĐ3 :v hướng dẫn HS tìm hiểu về những đặc điểm lớn ND-NT :

- pt trong thời gian khá dài vh viết trung đại đã đạt được nhiều thành tựu lớn về hai mặt nội dung và nghệ thuật.- Về nội dung bao trùm nhất là cn yêu nước, cn nhân đạo và cảm hứng thế sự.? Em hiểu như thế nào là yêu nước.? Yêu nước trong giai đoạn này có những đặc điểm gì nổi bật. “ sống thờ vua thác cũng thờ vua...”(VTNSCG - NĐC)nhìn chung cn y/n được thể hịên tập trung ở một số phương diện: ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù...- TP: HTS, TH, BNĐC...

TP BNĐC - NT: nhân nghĩa + yên dân.Thơ nôm của HXH, truyện kiều - ND, cung oán ngâm khúc...

? Thế nào là thế sự.? ND cảm hứng thế sự được biểu hiện như thế nào.

- VH viết bằng chữ quốc ngữ ra đời, nhưng vh viết bằng chữ H và chữ N là chính. + Thể loại: không thay đổi. + vh thời kỳ này có hai bộ phận chính: * VH yêu nước chống Pháp: đề cao vai trò của người dân, tiêu biểu có NĐC. * VH phê phán lên án hiện thực, tiêu biểu có NK, TX.III. Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX: 1. Chủ nghĩa yêu nước: - Khái niệm yêu nước: sgk.- Đặc điểm: yêu nước gắn với trung quân “ trung quân ái quốc” - là quan niệm và yêu cầu của người trung đại (trung với vua là yêu nước, yêu nước là trung với vua<-> vua= nước)- ND yêu nước không chỉ thể hiện ở dạng quan niệm tư tưởng mà bằng cảm xúc, cảm hứng với đủ cung bậc buồn, vui,... giọng hào hùng bi ai, thủ thỉ, than khóc. 2. Chủ nghĩa nhân đạo: - CNNĐ: là biểu hiện ở lòng thương người, lên án...- Do ảnh hưởng của Phật giáo nđ luôn thể hiện sinh động lạc quan tư thế nhân sinh tình thương con người.- Nho giáo với học thuyết nhân nghĩa ảnh hưởng đến văn học một cách lớn lao.- Trong vh tđ từ cuối thế kỷ XVIII nhân đạo bao trùm và thể hiện đặc sắc mối quan hệ giữa con ngưởi với con người - chống pk đòi quyến sống con người. 3. Cảm hứng thế sự:- Khái niệm: sgk.- TP hướng tới hiện thực c/s để ghi lại những điều trông thấy: + Lê Hữu Trác với “TKKS”. + NBK với những bài thơ viết về nhân tình thế thái. + Đời sống nông thôn trong thơ NK, xh thị thành trong thơ TX.=> Qua đó tác giả bộc lộ yêu ghét, lên án, và cả thể hiện hoài bảo, khát vọng của mình.IV. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 60

Page 61: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? VHVN từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX có những đặc điểm lớn nào về mặt hình thức.? Em hiểu thế nào là tính qui phạm.- qui phạm là những qui ước của một cộng đồng văn chương về giá trị nghệ thuật viết văn.

Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị được thể hiện như thế nào trong VHTĐ.

HĐ3: Hướng dẫn kết luận :

XIX: 1.Tính qui phạm và sự phá vở tính qui phạm: - Tính qui phạm là đặc điểm nổi bật của vh thời trung đại. Thể hiện ở hai phương diện: + Hình thức: niêm luật, thi liệu... + NDNT: đề cao giáo huấn -> trở thành qui ước Tuy nhiên trong quá trính sáng tạo có một số nhà thơ đã phá bỏ tính qui phạm. 2. Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị:- Biểu hiện: + Chủ đề, đề tài: hướng tới cái cao cả trang trọng. + Hình tượng nghệ thuật: hướng tới vẻ tao nhã mĩ lệ. + Ngôn ngữ nghệ thuật: chất liệu ngôn ngữ cao quí, diễn đạt trau chuốt. Tuy nhiên, trong quá trính phát triển vh ngày càng gắn bó với hiện thực, đưa vh trở về gần gủi với đ/s hiện thực, tự nhiên và bình dị. 3. Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn háo nước ngoài:- VHTĐ tiếp thu tinh hoa VHTQ. + Chữ viết: chữ Hán. + Thể loại: Đường luật, cổ phong. + Thi liệu, văn liệu: địa danh, con người TQ.- Trong q/t tiếp thu có sự việt hoá: + Chữ viết: sáng tạo ra chữ Nôm. + Thể loại mới: LB,STLB... + Đưa cảnh và c/s con người ở làng quê VN vào trong văn học.* Kết luận chung:- Suốt 10 thế kỷ VHTĐVN đã phát triển trong sự gắn bó với vận mệnh đất nước, nd. Cùng với vhdg, vhtđ góp phần làm nên diện mạo hoàn chỉnh và đa dạng của VHDT ngay từ buổi đầu, tạo cơ sở vũng chắc cho sự phát triển của vh ở những thời kỳ sau.

E. Tổng kết rút kinh nghiệm : + Củng cố phần KTKN: HS cần nắm vững : nội dung vh gắn liền với các giai đoạn phát triển.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 61

Page 62: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 + Hướng dẫn HS tự học và chuẩn bị bài : - về nhà học và nắm chắc những nội dung đã học. - chuẩn bị bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. + Đánh giá chung buổi học : + Rút kinh nghiêm : ......................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết thứ: 36 Ngày soạn:15/10/2010 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

A. Mục tiêu : I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng : 1.Kiến thức: giúp hs nắm vững các khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và p/c ngôn ngữ sinh hoạt với các đặc trưng cơ bản của nó để làm cơ sở phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác. 2. Kĩ năng: rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong giao tiếp hàng ngày, nhất là việc dùng từ, xưng hô biểu hiện t/c, thái độ và nói chung là thể hiện văn hoá giao tiếp trong đ/s hiện nay. 3.Thái độ: giữ gìn và yêu quí ngôn ngữ dân tộc.II/ Nângcao mở rộng :

B.Phương pháp và KTDH: Phát vấn, gợi mở, thảo luận.C.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày các đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển thì hàng ngày con người cần có mqh qua lại với nhau. Trong quá trình đó con người đã sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ thái độ, tư tưởng, t/c của mình với người khác. Ngôn ngữ đó được gọi là ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt hàng ngày. b. Triển khai bài :

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hđ1- HS đọc đoạn hội thoại ở sgk - t113 và trả lời câu hỏi.? Cuộc hội thoại đó diễn ra ở đâu ? vào thời gian nào ? các nhân vật giao tiếp là ai?? Nội dung và mục đích của cuộc hội thoại là gì? Có nhận xét gì về từ ngữ và câu văn trong cuộc hội thoại.? Vậy, qua việc tìm hiểu trên em hiểu

I. Ngôn ngữ sinh hoạt: 1. Khái niệm:- VD : sgk.- Nhận xét:+ Tại khu tập thể X vào buổi trưa(xảy ra trong c/s hàng ngày) + Nhân vật gt: + Mục đích giao tiếp: + Từ ngữ: quen thuộc, gần gủi. + Câu văn: dùng câu cảm, câu cầu khiến, câu tỉnh lược.-> ngôn ngữ sinh hoạt.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 62

Page 63: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt (khẩu ngữ, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại)

? Hãy trình bày các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt.

Hđ2 Hướng dẫn HS luyện tập:

? Hãy phát biểu ý kiến của mình về nội dung của những câu ca dao sau:

? Đoạn trích dưới đây ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào ? có nhận xét gì về việc dùng từ ở đoạn này.

- Kết luận : Ngôn ngữ sinh hoạt là lời ăn tiếng nói hàng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm,...đáp ứng những nhu cầu trong c/s. 2. Các dạng biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt:- 2 dạng: + Nói (đối thoại, độc thoại) + Viết(nhật kí, hồi ức cá nhân, thư từ) * Lưu ý: trong các tác phẩm vh, ngôn ngữ sinh hoạt được tái hiện dưới dạng viết (bắt chước, mô phỏng)-> khi tái hiện lời nói tự nhiên được cải biến phần nào theo thể loại văn bản và ý định chủ quan của người sáng tạo.II. Luyện tập: Bài 1 : a- Lời nói... lòng nhau.-> đây là lời khuyên chân thành trong khi hội thoại. Mọi người hãy tôn trọng và giữ phép lịch sự. Hãy biết lựa chọ từ ngữ nào, cách nói nào để người nghe hiểu mà vẫn vui vẻ đồng tình. - Vàng thì... thử lời.-> muốn biết vàng tốt hay xấu thì phải thử qua lửa, chuông thì thử tiếng để thấy độ vang. Con người qua lời nói biết được người ấy có tính nết như thế nào, người nói dễ nghe hay sỗ sàng cục cằn. b. Đây là đoạn trích trong tác phẩm “ bắt sấu rừng U Minh hạ” của Sơn Nam. Ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng tái hiện có sáng tạo. Nhưng người ta vẫn nhận ra ngôn ngữ sinh hoạt về cách dùng từ ngữ hàng ngày. + Đi ghe xuồng. + Ngặt tôi không mang thứ phú quí đó. + Cực lòng biết bao nhiêu khi nghe ở miệt Rạch Giá.

E. Tổng kết rút kinh nghiệm : + cũng cố phần KTKN: đặc điểm của p/c ngôn ngữ sinh hoạt + Hưỡng tự học và chuẩn bị bài : - về nhà làm bài tập còn lại ở sgk.

- chuẩn bị bài: Tỏ lòng. +Đánh giá buổi học:

+ Rút kinh nghiệm :......................................................................................................................................................................................................................................................................

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 63

Page 64: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011Tiết thứ: 37 Ngày soạn:19/10/2010

Tỏ lòng(Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão)

A. Mục tiêu : I/ Chuẩn kiến thưc kỹ năng : 1.Kiến thức: giúp hs cảm nhận được vẻ đẹp của con người thời Trần qua hình tượng trang nam nhi với lí tưởng và nhân cách cao cả. Cảm nhận được vẻ đẹp của thời đại qua hin h tượng “ ba quân” với sức mạnhk khí thế hào hùng. Vẻ đẹp của con người và vẻ đẹp thời đại quyện hoà vào nhau.

2. Kĩ năng: vận dụng kiến thức đã học về thơ Đường luật để cảm nhận và phân tích thành công nghệ thuật của bài thơ: thiên về gợi, bao quát gây ấn tượng, dồn nén cảm xúc, h/a hoành tráng, đạt tới độ súc tích cao, có sức biểu cảm mạnh mẽ. 3.Thái độ: bồi dưỡng nhân cách, sống có lí tưởng, quyết tâm thực hiện lí tưởng.II/ Nâng cao mở rộng :B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, bình giảng.C.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày các đặc điểm về nội dung của VHVN từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX.

3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: tỏ lòng là một bài thơ tiêu biểu thể hiện “ hào khí Đông A” của thời đại nhà Trần. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hđ1 Gv hướng dẫn tìm hiểu chung:? Dựa vào tiểu dẫn ở sgk hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả Phạm Ngũ Lão.

? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào.

Hđ2 Gv hướng dẫn đọc hiểu VB:? Nhận xét về thể thơ, nội dung bài thơ.

Gv giảng nhan đề.- hoành sóc: cầm ngang ngọn giáo ->tư

I. Vài nét về tác giả và tác phẩm: 1. Tác giả:- PNL ( 1250- 1320) là một nhân vật lịch sử có công lớn trong kháng chiến chống N - M, có địa vị cao ở đời Trần.- Là người văn võ toàn tài: thơ văn để lại còn rất ít, nhưng “thuật hoài” là bài thơ nổi tiếng tiêu biểu cho thơ văn thể hiện hào khí Đông A. 2. Tác phẩm: - Bài thơ ra đời trong không khí quyết chiến quyết thắng của đời Trần khi giặc N - M xâm lược đất nước.II. Đọc hiểu bài thơ:- Đây là bài thơ tứ tuyệt ĐL, chỉ có 4 câu với 28 chữ nhưng đã nói được những điều rất lớn về đ/n, về thời đại, đặc biệt là một con người VN ưu tú trong l/s - PNL. 1. Hai câu đầu:Hoành sóc...thôn ngưu- Nổi bật trong hai câu thơ đầu là hình

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 64

Page 65: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011thế sẵn sàng chiến đấu bản dịch: múa giáo ? Nổi bật trong hai câu thơ này là hình ảnh nào. (tráng sĩ - ba quân) ? Những hình ảnh đó được miêu tả ra sao.C2: át cả sao ngưu - át cả trời cao.? Qua cách miêu tả của tác giả em hiểu được điều gì.

gv liên hệ với câu thơ trong Chinh phụ ngâm“ chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo” - sự quen thuộc đã được chọn lọc kết tinh.

? Hai câu này tiếp tục nói đến hình ảnh nào. (nam nhi - tráng sĩ)? Hình ảnh người tráng sĩ hiện lên ra sao.? em hiểu gì về cái chí và cái tâm của người tráng sĩ.

Hoặc: đã làm trai...với núi sông.(NCT)

Hđ3 Gv hướng dẫn tổng kết :

ảnh tráng sĩ cắp ngang ngọn giáo đi cứu nước ròng rã đã bao năm mà vẫn không hề mệt mỏi.- Hoà chung với h/a tráng sĩ là h/a ba quân với hùng khí mạnh mẽ nuốt trôi trâu.- H/a ba quân chính là h/a của dân tộc, sức mạnh của ba quân cũng chính là sức mạnh của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm.=> Hình ảnh tráng sĩ lồng vào h/a dân tộc. Cái riêng, cái cụ thể hoà vào cái cái chung, cái khái quát => h/a thơ tuyệt đẹp, có tính chất sử thi, hoành tráng, thể hiện được khí thế, sức mạnh của thời đại nhà Trần. 2. Hai câu sau : Nam nhi ...Vũ Hầu. - Người tráng sĩ hiện lên với cái chí và cái tâm cảu mình.+ Công danh, sự nghiệp, tiếng thơm -> đây là chí làm trai giữa cõi đời. Người con trai phải coi công danh là một món nợ đời phải trả.VD: vòng trới đất ... trong 4 biển.-> Đây là quan niệm nhân sinh thời phong kiến.+ Thẹn-> cái tâm -> PNL thẹn vì chưa có tài thao lược như Vũ Hầu GCL -> đây là cái thẹn cao cả của một con người hết lòng vì nước, thẹn vì chưa khôi phục được giang sơn.-> Lời tâm sự này càng thể hiện rõ hơn quan niệm công danh mà PNL đã nêu ở câu trên. Đó là thứ công danh đền nợ nước, chứ không phải là một thú công danh tầm thường.III. Tổng kết:Bài thơ là tiếng lòng riêng của một con người nhưng cũng là tiếng lòng chung của một thời đại. Qua bài thơ ta hiểu thêm về một tầm lòng vì nước của một vị tướng tài ba PNL, nhưng ta cũng hiểu thêm về vẻ đẹp hùng dũng cao cả của người trai đời Trần, về âm vang một thời l/s hào hùng của dân tộc.

E. Tổng kết rút kinh nghiệm :

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 65

Page 66: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 +cũng cố phần KTKN: bài thơ ngắn gọn nhưng đã tái hiện thành công h/a người trai thời loạn với tư thế hiên ngang sánh ngang tầm vũ trụ, với chí lớn lao, tầm cao cả -> khí thế của cả dân tộc. + Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bai : - học thuộc lòng, phân tích h/a người trai đời Trần.

- chuẩn bị bài: Cảnh ngày hè. + Đánh giá buổi học :

+ Rút kinh nghiêm :.....................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết thứ: 38 Ngày soạn:22/10/2010Cảnh ngày hè

(Bảo kính cảnh giới 43 - Nguyễn Trãi)

A. Mục tiêu : I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng : 1.Kiến thức: giúp hs cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của bức tranh ngày hè. Qua bức tranh thiên nhiên là vẻ đẹp tâm hồn NT với tình yêu t/n, yêu đời, nặng lòng với nhân dân, đất nước. 2. Kĩ năng: phân tích tốt bài thơ Nôm. 3.Thái độ: bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, đất nước, tình cảm gắn bó với c/s người dân.II/ Nâng cao mwor rộng :

B.Phương pháp và KTDH: Phát vấn, gợi mở, phân tích, bình giảng.C.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: ? phân tích hình ảnh người trai đời Trần được thể hiện trong bài thơ “thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão.4. Bài mới: a. Đặt vấn đề: Xuân Diệu và Huy Cận viết: “ cảnh vật của NT là cảnh vật đầy tư tưởng. Cảnh vật có tư tưởng, cảnh vật từ tư tưởng mà ra. NT thở bằng phong cảnh, tỏ tình bằng phong cảnh, không bắt nó thành non bộ của mình. Nhà thơ và cảnh vật tự hoà quyện vào nhau như bầu bạn, tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” “ cảnh ngày hè” là bài thơ chứng minh cho điều đó.

b. Triển khai bài:Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hđ1 Gv hướng dẫn tìm hiểu chung :? Em hiểu gì về tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.

I. Vài nét về “quốc âm thi tập”:- QÂTT là tập thơ chữ Nôm.- Tập thơ chia làm nhiều phần: vô đề, môn thì lệnh, môn hoa mộc, môn cầm thú. Phần vô đề chia làm nhiều phần.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 66

Page 67: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Nội dung của tập thơ.

Hđ2 Gv hứơng dẫn đọc hiểu VB:? Cảm nhận ban đầu của em về bài thơ này: thể thơ, đề tài.? Bố cục thông thường của một bài thơ ĐL gồm 4 phần, riêng bài này có cách phân chia nào khác không.

? Cảnh ngày hè được miêu tả bằng những chi tiết, hình ảnh nào.

? Em có nhận xét gì về cách miêu tả đó.

? Sau những câu thơ tả cảnh này ta thấy thấp thoáng bõng dáng của con người. Đó là c/s như thế nào, hãy phân tích.

? Trước cảnh thiên nhiên và cuộc sống ấy nhà thơ có tâm trạng gì.

- “cảnh ngày hè” nằm trong chùm thơ BKCG của phần vô đề.- Nội dung của QÂTT: + Tình yêu quê hương gia đình tha thiết. + Lòng yêu cuộc sống giản dị trong sạch. + Tấm lòng thường xuyên hăng hái giúp nước, giúp dân. + Thực tế xấu xa hiểm độc của bọn cầm quyến gian ác.II. Đọc hiểu văn bản: 1. Đọc: 2. Tìm hiểu văn bản:- Đây là bài thơ TNTTĐL cải biên -> miêu tả cảnh ngày hè và tâm trạng của tác giả trước cảnh đó.- 2 phần: + 6 câu đầu: cảnh ngày hè. + 2 câu cuối: tâm trạng của nhà thơ. a. Cảnh ngày hè:- Hoè lục: đùn đùn.- Thạch lựu: phun thức đỏ.- hồng liên trì: đã tiễn mùi hương.- Cầm ve...-> Bằng những từ ngữ chỉ màu sắc âm thanh, động từ đùn, phun được sử dụng sáng tạo -> cảnh ngày hè hiện lên tươi đẹp, sống động, đấy sức sống (màu sắc như tuôn xối, sức sống như đùn lên)-> cảnh khác xa với cảnh mà những chiều hè ta vẫn thường gặp.=> phải là người rung động, nhạy cảm với thiên nhiên có tâm hồn tha thiết gắn bó với c/s NT mới có cách cảm nhận này.- Lao xao...tịch dương.-> Bằng những từ láy gợi thanh, các phép đối ngữ, đảo ngữ -> gợi lên c/s vừa đông vui, nhộn nhịp, vừa cổ kính trang nghiêm -> đây là c/s thanh bình yên ả, hạnh phúc.=> tâm hồn gắn bó với c/s, với con người của NT. b. Tâm trạng của thi nhân:- Lẽ có ngu cầm...-> nhà thơ ước ao có tiếng đàn của vua Thuấn để ca ngợi c/s thái bình của nhân dân, để dân giàu đủ khắp đòi phương.- Câu thơ 6 chữ kết thúc nhấn mạnh niềm mơ ước ấy - 1 mơ ước bình thường mà vĩ

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 67

Page 68: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

Hđ3 Gvhướng dẫn tổng kết :

đại, lãng mạn mà thực tế. Nó thể hiện rõ tấm lòng nhân nghĩa niềm ưu quốc ái dân của ông.III. Tổng kết :- Bằng thể thơ ĐL cải biên với những từ ngữ được sử dụng sáng tạo -> bài thơ ngắn gọn mà ý tứ sâu sắc.- Bài thơ như một cung đàn cất lên từ tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của nhà thơ.

E. Tổng kết rút kinh nghiêm : +cũng cố phần KTKN: bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu c/s - tấm lòng vì nước vì dân của NT. + Hướng dẫn tự học và chuẩn bị bài : - học thuộc lòng, phân tích bài thơ. - chuẩn bị bài: Tóm tắt văn bản tự sự. + Đánh giá chung về buổi học :

+ Rút kinh nghiệm  :......................................................................................................................................................................................................................................................................

Tiết thứ: 39 Ngày soạn:28/10/2010

Tóm tắt văn bản tự sựA. Mục tiêu : I/ Chuẩn kiến thức kỹ năng : 1.Kiến thức: giúp hs nắm được mục đích yêu cầuvà cách thức tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính. 2. Kĩ năng: tóm tắt được những văn bản tự sự đơn giản có độ dài vừa phải dựa theo nhân vật chính. 3.Thái độ: có ý thức tốt trong học tập.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tíchC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: nhằm giúp cho việc hiểu rõ ý nghĩa và đánh giá chuẩn về văn bản chúng ta cần phải tóm tát văn bản. Vậy, muốn tóm tắt văn bản đạt hiệu quả cao chúng ta tìm hiểu bài “tóm tắt văn bản tự sự”

b. Triển khai bài:Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hđ1 Gv chóH oonlaij kiến thức đã học: Tóm tắt VBTS

A. Lý thuyết :I. Mục đích yêu cầu tóm tắt văn bản tự sự

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 68

Page 69: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011Hđ2Gvhướng dẫn HS tìm hieeur khái niệm:- NHân vật văn học ? -Tóm tắt VBTS dựa theo nhân vật chính? -MĐYC tốm tắt VBTS dựa theo nhân vật chính ?

? Theo em, thế nào là tóm tắt văn bản tự sự

? Vậy, mục đích và yêu cầu của việc tóm tắt văn bản tự sự là gì.

Hđ2 Gv Hướng dẫn HS tìm hiểu cách tốm tắt VBTS dựa theo nhân vật chính :? Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần phải làm những việc nào.

? Em hiểu như thế nào về nhân vật văn học? Thế nào là nhân vật chính.

? Vậy, tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính là gì.

? Hãy xác định nhân vật chính của truyện là ai ? tìm hiểu và tóm tắt truyện theo nhân vật An Dương Vương.

dựa theo nhân vật chính:* Cho ngữ liệu HS phân tích -> rút ra khái niệm :-> Khái niệm: - Nhân vật vh là hình tượng con người (có thể loài vật hay cây cỏ...được nhân cách hoá) được miêu tả trong văn bản văn học.- Nhân vật chính thường có tên tuổi, lai lich, ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ...- Mỗi nv thường có mối quan hệ với nhân vật khác và thường được bộc lộ theo diễn biến cốt truyện.- Trong một tác phẩm văn học có nhiều loại nhân vật. Tuỳ theo vai trò, vị trí, tầm quan trọng của nhân vật trong tác phẩm, người ta chia ra nv chính, phụ.- Tóm tắt VBTS dựa theo nhân vật chính : Là viết hoặc kể lại một cách ngắn gọn những sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật đó -> giúp ta nắm vững t/c và số phận của nv -> tìm hiểu và đánh giá tp (tóm tắt cần trung thành với văn bản gốc)- Mục đích : giúp cho người nghe, người đọc nắm được nội dung chính của văn bản.- Yêu cầu : khi tóm tắt cần phản ánh trung thực nội dung văn bản cần tóm tắt.- Cần đọc kĩ để hiểu đúng vb, xác định được nội dung chính(các sự việc và nhân vật chính) sắp xếp các nd đó theo trình tự hợp lí rồi viết vb tóm tắt thật ngắn gọn và đáp các y/c của một vb.II. Cách tóm tắt văn bản tự sự đựa theo nhân vật chính:* Cho HS tìm hiểu ngữ liệu SGK-> Phân tích ngữ liệu rút ra cách Tomstawts VBTS dựa theo nhân vật chính : * Ngữ liệu : truyện ADV, MC-TT- Tóm tắt: ADV xây loa thành cứ đắp xong lại đổ. Mãi sau nhà vua được thần rùa vàng giúp đỡ mới xây xong thành. Thần còn cho ADV chiếc vuốt để làm lẫy nỏ chống giặc ngoại xâm. TĐ đem quân sang xâm lược ÂL nhưng bị đánh bại. ít lâu sau, TĐ cầu hôn MC - con gái ADV cho con trai mình là TT. Lợi dụng sự

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 69

Page 70: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Từ ví dụ trên hãy cho biết cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính.

Hđ3 luyện tập :

ngây thơ và cả tin của MC, TT đánh tráo lấy nỏ mang về nước cho TĐ. TĐ cất quân sang xâm lược ÂL. Mất lẫy nỏ ADV thua trận bèn cùng MC lên ngựa chạy về phương nam. Nhà vua cừu cứu rùa vàng và được thần cho biết “ kẻ nào...đó”Hiểu nguồn cơn vua rút kiếm chém MC, sau đó cầm sừng tê giác theo rùa vàng xuống biển. Kết luận : Rút ra cách tóm tắt VBTS

dựa theo nhân vật chính :-Đoc kỹ văn bản xác định nhân vật chính.-Chọn các sự việc cơ bản xảy ra với nhân vật chính và diễn biến của các sự việc đó .-Tóm tắt các hành động, lời nói ,tâm trạng của nhân vật theo diễn biến các sự việc.B. Luyện tập : GV hướng dẫn, phân nhóm

cho HS luyện tập 3 bài tập SGK-> Qua luyện tập củng cố phần lý thuyết đã học ở trên .

E.Tổng kết rút kinh nghiêm : +cũng cố phần KTKN: cách tóm tắt văn bản tự sự dựa theo nhân vật chính. + Hướn dẫn tự học và chuẩn bị bài: - làm bài tập ở sgk.

- chuẩn bị bài: Nhàn + Đánh giá chung về buổi học : + Rút kinh nghiêm :............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 70

Page 71: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

Tiết thứ: 40 Ngày soạn:2/11/2010Nhàn

- Nguyễn Bỉnh Khiêm-

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs cảm nhận được vẻ đẹp c/s, nhân cách caư Nguyễn Bỉnh Khiêm: c/s đạm bạc, nhân cách thanh cao, trí tuệ sáng suốt, uyên thâm. Hiểu đúng quan niệm sống nhàn của NBK. 2. Kĩ năng: biết cách đọc hiểu một bài thơ giàu tính triết lí. 3.Thái độ: yêu mến, kính trọng nhà thơ NBK.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tíchC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: ? Tình yêu thiên nhiên được thể hiện như thế nào trong bài thơ “ cảnh ngày hè” của Nguyễn Trãi. 3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: “Nhàn” là bài thơ với lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống của nhà thơ NBK> Vậy, đó là c/s như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

? Trình bày một vài nét tiêu biểu về tác giả NBK.

- GV nói về hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ -> NBK cáo quan về ở ẩn -> chọn cuộc sống nhàn.

I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả: (1491 - 1585)- Quê quán: làng Trung Am - Lý Học - Vĩnh bảo - ngoại thành Hải Phòng.- Năm 1535 đỗ trạng nguyên, làm quan dưới triều Mạc. Là người có học vấn uyên thâm luôn tham vấn cho triều đình nhà Mạc -> được phong tước trình Tuyền Hầu, trình quốc công(trạng trình)- Khi làm quan ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu 18 lộng thần, vua không nghe -> cáo quan về quê lập quán Trung tân, dựng am Bạch Vân -> hiệu Bạch Vân cư sĩ.- Dạy học -> học trò giỏi -> suy tôn ông là Tuyết giang phu tử.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 71

Page 72: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Hãy cho biết sự nghiệp sáng tác tiêu biểu của nhà thơ NBK.

? Sáng tác của ông thể hiện nội dung gì.

? Xuất xứ bài thơ.? Theo em bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào.

- Hs đọc bài thơ - GV đọc lại.? Bài thơ có thể phân chia theo bố cục như thế nào.

? Hai câu đầu nhà thơ thể hiện điều gì.? Hoàn cảnh cuộc sống đó được tác giả thể hiện ra sao.

? Vậy, nhà thơ đã dùng biện pháp nghệ thuật gì để khắc hoạ ? Qua đó ta thấy tâm trạng của tác giả hiện lên như thế nào.

? Nhà thơ đã chọn cho mình một c/s ra sao (quan niệm về c/s của tác giả)

? NBK đã chọn cho mình một nơi như thế nào để sống.? nơi vắng vẻ, chốn lao xao là như thế nào.

? Có nhận xét gì về cách thể hiện của

2. Sự nghiệp sáng tác:- Tập thơ chữ Hán: BV am thi tập.- Tập thơ chữ nôm: BV quốc ngữ thi.- Nội dung thơ mang đậm chất triết lí giáo huấn ngợi ca chí của kẻ sĩ, thú thanh nhàn. Đồng thời phê phán thói đời đen bạc trong xã hội. 3. Tác phẩm “Nhàn ”:- “Nhàn” trích trong tập thơ “Bạch Vân quốc ngữ thi”- còn có tên gọi là “Thú nhàn”- NBK khi về trí sĩ ở quê nhà đã sáng tác nhiều bài thơ nói về lối sống nhàn. Đây là bài thơ tiêu biểu cho triết lí nhân sinh, tâm tư và sở thích cá nhân của nhà thơ.II. Đọc hiểu bài thơ: 1. Đọc: 2. Tìm hiểu bài thơ: a. Hai câu đề:Một mai...thú nào.- Hoàn cảnh sống của nhà thơ.- Ông về sống giữa thôn quê như một lão nông tri điền, với những dụng cụ lao động: mai, cuốc (dụng cụ đào xới đất) cần câu( bắt cá).- Cách dùng từ chỉ số đếm rành rọt -> trạng thái thanh thản, tâm thế sẵn sàng cho một c/s bình dị, khiêm tốn.- Từ “thơ thẩn”, “dầu ai vui thú nào” nói lên trạng thái thảnh thơi, không bợn chút cơ mưu tư lợi, không bận tâm với lối sống bon chen, danh lợi.-> lối sống không vất vả, cực nhọc => quan niệm về c/s nhàn tản. b. Hai câu thực:- Ta dại...lao xao.- Nơi vắng vẻ - không phải chốn quan trường - nơi có sự giành giật về chức quyền danh lợi. Tuy nhiên không hẳn là sự lánh đời - đây chính là nơi mình thích, sống thoải mái, không bị ràng buộc.- Chốn lao xao - nơi đua chen, giành giật thậm chí mua bán về danh lợi.- Nói ngược: ta dại/ người khôn- Đối lập: vắng vẻ/lao xao.=> khẳng định sự lựa chọn của mình + mỉa mai => dại nhưng thực ra là khôn. Đây là cái khôn của một thanh cao quay

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 72

Page 73: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011tác giả ở trong hai câu thực.

? Qua đó chúng ta hiểu thêm điều gì về NBK- trong bài thơ Nôm 94Khôn mà hiểm độc là khôn dạiDại vốn hiền lành ấy dại khôn => dại khôn của NBK xuất phát từ trí tuệ triết lí dân gian “ ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác”

? Đây là hai câu thơ thể hiện rõ hoàn cảnh sống nhàn của NBK. Vậy, cảnh sống nhàn hạ đó được tác giả khắc hoạ ra sao trong hai câu luận.? Em có nhận xét gì về cách dùng từ đặt câu của tác giả.- Qniệm sống nhàn của NBK+ Nhàn thân -> tránh xa vòng danh lợi.+ Tâm không nhàn -> luôn ưu ái với đời.

lưng lại với danh lợi, tìm sự thư thái cho tâm hồn, sống ung dung hoà hợp với tự nhiên.=> vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách cao cả, trí tuệ sáng suốt. c. Hai câu luận:Thu ăn...tắm ao.- Cuộc sống đạm bạc nhưng không khắc khổ.- Ngắt nhịp 1/3 giống nhau ở hai câu và đối nhau khá chỉnh. Một câu thơ có hai mùa xuân-hạ-thu-đông-> quanh năm. Tương ứng với từng mùa là thú vui của người sống nhàn-> tất cả đều gần gủi với c/s đời thường. Đó là c/s quê mùa, chất phác, sinh hoạt rất đạm bạc.=> c/s thanh cao hoà nhập tự nhiên. d. Hai câu kết:Rượu đến...chiêm bao.- Dùng điển tích-> coi thường danh lợi, phú quí, khẳng định lối sống của nhà thơ. 3. Tổng kết :- Bài thơ ngắn gọn, ý tứ sâu sắc - lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hoà hợp với tự nhiên, giữ cốt cách thanh cao, vượt lên trên danh lợi.

5. cũng cố: Nhàn trong bài thơ của NBK cùng dòng với chữ nhàn của NT, CVA. Những bậc đại hiền này nhàn thân mà không nhàn tâm. Nó khác xa lối sống nhàn “độc thiện kì thân” (làm tốt cho riêng mình)

6. Dặn dò: - học thuộc lòng và phân tích quan niệm nhàn của NBK. - chuẩn bị bài: Đoc Tiểu Thanh kí.

***

Tiết thứ: 41 Ngày soạn:5/11/2009đọc tiểu thanh ký

(Độc Tiểu Thanh ký- Nguyễn Du)

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs nhận thức được sự thương xót quan tâm của nhà thơ ND tới số phận của những người phụ nữ tài sắc.Thấy được nghệ thuật của bài thơ nhất là ngôn ngữ, hình ảnh hàm súc cùng với vận dụng sáng tạo lối kết cấu thơ Đường.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 73

Page 74: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 2. Kĩ năng: biết cmả nhận và phân tích sâu sắc bài thơ bài thơ 3.Thái độ: cảm thông chia sẽ với số phận của những con người bất hạnh trong xã hội.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tíchC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: ? phân tích quan niệm nhàn của nhà thơ NBK được thể hiện trong bài thơ Nhàn. 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: ND- nhà thơ đã dành một t/c ưu ái, một sự cảm thông chia sẽ sâu sắc của mình đối với những người phụ nữ bất hạnh trong xã hội. Tiểu Thanh một người con gái Trung Quốc cũng là một trong những người phụ nữ. Ta tìm hiểu qua bài thơ “Đọc Tiểu Thanh ký”.

b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

? Trình bày những hiể biết của em về tác giả ND.

? Bài thơ sáng tác trong hoàn cảnh nào.? Xuất xứ bài thơ.

Hs đọc bài thơ - Gv đọc lại.? Cảm xúc bao trùm của bài thơ.

? Hai câu đề viết về điều gì. ( cảnh và tình)

I. Giới thiệu chung: 1. Tác giả:- ND-đại thi hào dân tộc (1766-1820). Quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh - Tác giả tập thơ chữ Hán “ Thanh Hiên thi tập”, đặc biệt là kiệt tác truyện kiều. 3.Nhân vật Tiểu Thanh : sgk. 4.Hoàn cảnh sáng tác bài thơ :- Đọc tập thơ cả Tiểu Thanh kí.- ĐTTK nằm trong tập thơ “Thanh Hiên thi tập” là tập thơ chữ Hán viết vào những năm ND ra làm quan cho triều Nguyễn.II. Đọc - hiểu bài thơ:1.Đọc:

2.Tìm hiểu bài thơ: - Đây là bài thơ TNBCĐL viết bằng chữ Hán, bao trùm bài thơ là những t/c thương xót của ND trước số phận Tiểu Thanh. a. Hai câu đề:Hồ Tây...Thổn thức...- Cảnh đẹp -> gò hoang, sự thay đổi bể dâuMảnh giấy tàn.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 74

Page 75: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Vậy, qua cảnh và tình nhà thơ muốn nói tới diều gì.

? Em có nhận xét gì về kết cấu của hai câu thơ.

? Hai câu thực đã bộc lộ cảm xúc tâm trạng gì của nhà thơ.

? Có nhận xét gì về từ ngữ được sử dụng trong câu thơ? NHững từ ngữ đó chứa đựng nội dung ý nghĩa gì.

? Hai câu kết nói về ai? có nhận xét gì về bút pháp nghệ thuật của tác giả.? Tâm trạng của tác giả.

-> ND đến với TT từ hai di vật: + Gò hoang - nơi cảnh đẹp ngày xưa nổi tiếng. + Tập thơ cả nàng bị đốt dang dở.-> lòng tác giả lại thổn thức không nguôi.=> Tác giả mượn sự biến thiên thay đổi của thời gian, cảnh vật để nói tới sự thay đổi dâu bể của c/đời. b. Hai câu thực:Son phấn...Văn chương...- NT đối lập, ẩn dụ tượng trưng -> nói đến nhan sắc và tài hoa của TT. Thế nhưng nhan sắc và tài hoa đó sớm bị vùi dập (chôn đốt). => Nỗi lòng đau đớn, sự xót xa thương cảm của ND đối với TT. c. Hai câu luận :Nỗi hờn...Cái án...- Nỗi hận của TT đã trở thành một qui luật chung cả muôn đời, mọi thời (kim cổ). Nỗi hận ấy khó hỏi trời -> càng đau khổ, bế tắc.- ND tự nhận mình là người cùng hội, cùng thuyền với TT (ngã tự cư) ->sự đồng cảnh giữa hai số phận -> nói đến sự phi lí bạo tàn của cuộc đời. d. Hai câu kết:- Là một câu hỏi thể hiện niềm băn khoăn trăn trở day dứt của ND. Ông là người đã khóc thương cho TT, 300 năm sau liệu có ai khóc thương cho ông không. 3. Tổng kết:- Bằng thể thơ ĐL với các biện pháp nghệ thuật tiêu biểu. Bài thơ đã thể hiện tấm lòng nhân đạo lớn lao của ND. Lòng nhân đạo ấy đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia và thời đại. ND thương xót cho một người con gái Trung Quốc sống cách mình mấy trăm năm và băn khoăn về “biết ai hậu...”

4.cũng cố: sự cô đơn trong thực tại của ND -> thương cảm trước những người cùng hội cùng thuyền -> tấm lòng nhân đạo.5. Dặn dò: - học thuộc lòng và phân tích bài thơ. - chuẩn bị bài: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 75

Page 76: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011***

Tiết thứ: 42 Ngày soạn:10/112009Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt(TT)

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs nắm vững các khái niệm ngôn ngữ sinh hoạt và p/c ngôn ngữ sinh hoạt với các đặc trưng cơ bản của nó để làm cơ sở phân biệt với các phong cách ngôn ngữ khác. 2. Kĩ năng: rèn luyện và nâng cao năng lực giao tiếp trong giao tiếp hàng ngày, nhất là việc dùng từ, xưng hô biểu hiện t/c, thái độ và nói chung là thể hiện văn hoá giao tiếp trong đ/s hiện nay. 3.Thái độ: giữ gìn và yêu quí ngôn ngữ dân tộc.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, thảo luận.C.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: ? Trình bày các đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: xã hội loài người muốn tồn tại và phát triển thì hàng ngày con người cần có mqh qua lại với nhau. Trong quá trình đó con người đã sử dụng ngôn ngữ để bày tỏ thái độ, tư tưởng, t/c của mình với người khác. Ngôn ngữ đó được gọi là ngôn ngữ dùng trong sinh hoạt hàng ngày. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức? Qua ví dụ T133 ở tiết trước và qua thực tế giao tiếp hàng ngày thì p/c ngôn ngữ sinh hoạt có những dặc trưng nào là cơ bản.- 3 dặc trưng.? Trong đoạn hội thoại đó (VD t133) tính cụ thể được biểu hiện ở các mặt nào.

? Vì sao ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt phải cụ thể.

I. Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt: . Tính cụ thể: - Tính cụ thể biểu hiện ở các mặt: + Điạ điểm. + Thời gian. + Người nói. + Người nghe. + Có đích lời nói (Lan, Hùng gọi Hương đi học) + Diễn đạt (cụ thể qua việc dùng từ ngữ, ngữ điệu phù hợp với đối thoại: từ hô gọi...-> Cụ thể về: hoàn cảnh, con người, cách nói năng, từ ngữ diễn đạt.=> Trong giao tiếp hội thoại ngôn ngữ phải cụ thể -> người nói và người nghe càng dễ hiểu nhau. Nếu ngôn ngữ càng trừu tượng, sách vở thì càng gây khó khăn cho g/tiếp.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 76

Page 77: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Tính cảm xúc biể hiện như thế nào trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.Cho hs nhận xét ở ví dụ.

- Cho hs đối thoại về một vấn đề tự chọn, sau đó cho các em nhận xét về phát âm, giọng nói, dngf từ, chọn câu...? Tại sao khi nói chyện qua điện thoại, ta có thể đoán được người ở đầu dây bên kia là người như thế nào.? Qa việc tìm hiểu các đặc trưng trên. Hãy cho biết thế nào là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

- Hướng dẫn hs làm bài.

2. Tính cảm xúc- Biểu hiện ở: + Giọng điệu (thân mật, quát nạt...) + Từ ngữ (gì, gớm...) + Kiểu câu (câu cảm thán, câu cầu khiến...)-> Tính cảm xúc gắn với ngữ điệu (giọng nói) vốn là biểu hiện tự nhiên của hành vi nói năng, vì vậy, bất kì một lời nói nào cũng mang tính cảm xúc. Tính cx còn biểu hiện ở lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ -> ngôn ngữ hội thoại gắn với các phương tiện giao tiếp đa kênh. Người tiếp nhận nhừo những yếu tố cảm xúc mà hiểu nhanh hơn, cụ thể hơn những gì được nói ra. 3. Tính cá thể:- Tính cá thể: nét riêng, nét khác biệt. + Giọng nói. + Dùng từ, lựa chọn kiểu câu.-> lời nói là vẻ mặt thứ hai, là diện mạo thứ hai của con người để phân biệt người này với người khác.* Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là p/c mang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp hàng ngày. Đặc trưng cơ bản là: tính cụ thể, tính cảm xúc và tính cá thể.II. Luyện tập: Bài 1- sgk T127.- Ngôn ngữ sử dụng trong đoạn trích “ Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm” mang đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. + Tính cụ thể: thời gian: Đêm khuya. Không gian: Rừng núi. + Tính cảm xúc: thể hiện ở gipọng điệu thân mật, những câu nghi vấn, cảm thán, những từ ngữ “viễn cảnh, cận cảnh, cảnh chia li, cảnh đau buồn” được viết theo dòng tâm sự. + Tính cá thể: nét cá thể trong ngôn ngữ của nhật kí là ngôn ngữ của một người giàu cảm xúc, có đời sống nội tâm phong phú (...nằm thao thức...nghĩ gì...)

4.cũng cố: các đặc trưng trên cũng là dấu hiệu kq của p/c n/ ngữ sinh hoạt5. Dặn dò: - làm bài tập ở sgk

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 77

Page 78: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 - Chuẩn bị bài mới: đọc thêm.

***

Tiết thứ: 43 Ngày soạn:12/11/2009Đọc thêm:

Vận nước; cáo bệnh bảo mọi người và hứng trở về

A. Mục tiêu:

1.Kiến thức: giúp hs hiểu được những điều cơ bản về mặt nội dung và biện pháp nghệ thuật của các bài thơ nói trên. 2. Kĩ năng: phân tích và tổng hợp kiến thức văn học. 3.Thái độ:

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tíchC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng và phân tích bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí. 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

? Hãy trình bày những nét cơ bản về các tác giả: ĐPT, MGTS, NTN.

? Hai câu đầu tác giả nói về vấn đề gì ? Sử dụng biện pháp nghệ thuật nào.? Tâm trạng của tác giả.

I. Giới thiệu chung: Xem sgk.II. Đọc hiểu các bài thơ: 1.Vận nước - Đỗ pháp Thuận- Hai câu đầu t/g mượn h/a t/n nói về vận nước. Vận nước=dây mây quấn quýt -> sự bền chặt dài lâu, phát triển thịnh vượng.-> Khẳng định vận may của đất nước - niềm tin của t/g vào vận nước -> tâm trạng phơi phới, niềm tin, niềm tự hào, lạc quan.- Hai câu cuối nói về đường lối trị nước -> điểm then chốt của bài thơ ở hai chữ thái

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 78

Page 79: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011- Vô vi: dùng đức của bant thân để cảm hoá dân, khiến cho dân tin phục -> xh bình trị vua không phải làm gì.- Cư điện các: là nơi triều chính điều hành chính sự.? Bốn câu thơ đầu nói lên điều gì về qui luật tự nhiên của đời người. Hãy phân tích.

- Con người đời Lý -> Phật giáo thịnh đạt. Dù xuất giá tu hành nhưng không quay lưng lại c/đ vẫn đầy bản lĩnh và ý chí tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

? Nỗi nhớ quê hương trong hai câu thơ đầu có gì đặc sắc.

? Phân tích nét riêng cả lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc trong bài thơ qua hình tượng độc đáo.

bình.=> P/a truyền thống yêu nước, yêu chuộng hoà bình=> bài thơ có ý nghĩa như một tuyên ngôn hoà bình ngắn gọn hàm súc.2. Cáo bệnh bảo mọi người - Mãn giác Thiền sư:- Diễn tả qui luật biến đổi của t/n. Nhưng: hoa rụng=>hoa nở => sự luân hồi của t/n.- Câu 3,4 qui luật biến đổi của đời người. Nhưng con người không luân hồi -> c/đ sẻ đi về phía huỷ diệt không hề cứu vãn được => nuối tiếc, xót xa.- hai câu cuối không phải tả t/n -> cành mai giúp cho ta có nhiều cảm nhận.+ Sức sống mãnh liệt của vạn vật và con người.+ Hình tượng nt đẹp: tinh thần lạc quan mạnh mẽ và kiên định trước những biến đổi của trời đất và thời cuộc => tinh thần ý chí bất diệt của nhà phật.3. Hứng trở về - Ng Trung Ngạn:- Hai câu đầu -> nỗi nhớ q/hương. Nỗi nhớ cụ thể dân dã làm nỗi lên gốc gác đồng quê, nghề trồng dâu, nuôi tằm, trồng lúa và sinh hoạt rất đạm bạc.=> Nỗi nhớ quê hg chân thực, bình dị -> lòng yêu nước sâu sắc.- T/y q/h được thể hiện bằng h/a gợi nhớ: dâu tằm, hương thơm đồng lúa, cua béo, dẻo thơm ngọt ngào trong bữa cơm quê.- Hai câu sau: cảm xcs bắt nguồn từ nhận thức lí trí -> nghèo khó vẫn là quê hương. Tiếng gọi trở về quê hương tha thiết, khắc khoải. => Yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về dân tộc.

4.cũng cố: 5. Dặn dò: - Tìm đọc sách tham khảo. - Chuẩn bị bài mới: Tại lầu HH tiễn MHN đi QL.

***

Tiết thứ: 44 Ngày soạn: 15/11/2009Tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên

đi quảng lăngLý Bạch

A. Mục tiêu:

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 79

Page 80: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 1.Kiến thức: giúp hs hiểu được tình cảm chân thành trong sáng của LB đối với bạn. Hiểu được một đặc điểm cơ bản của thơ Đường thể hiện ở bài thơ này: ý ở ngoài lời. 2. Kĩ năng: phân tích tốt bài thơ TTĐL. 3.Thái độ: vun đắp, xây dựng và giữ gìn t/c bạn bè.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tíchC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: không. 3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Lý Bạch là nhà thơ có nhiều bài thơ viết về tình cảm bạn bè tha thiết sâu đậm “ tại lầu HH tiễn MHN đi QL” là bài thơ tiêu biểu. Chúng ta cùng tìm hiểu. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

- Yêu cầu hs đọc tiểu dẫn ở sgk - nêu vài nét vắn tắt về tác giả LB.

- Cho hs đọc bài thơ, gv đọc lại.- Giảng nhan đề - so sánh bản dịch và nguyên tác.

? Bố cục của bài thơ.? Bài thơ viết về cuộc tiễn biệt giữa LB và MHN. Vậy, cuộc tiễn đưa diễn ra trong không gian và thời gian nào.

? Không gian nơi tiễn được tác giả diễn tả ra sao.? Bút pháp nghệ thuật.

I. Vài nét về tác giả và tác phẩm: 1. Tác giả:- Lý Bạch 701 - 762.- Là người hào phóng thích giao lưu với bạn bè và du lãm.- Một con người có hoài bão và ước mơ lớn: giúp nước, giúp dân nhưng không thực hiện được.- Là nhà thơ nổi tiếng -> p/c lãng mạn -> thi tiên.- Âm hưởng chủ đạo trong thơ là tiếng nói yêu đời, yêu t/n, yêu quê hương đất nước. 2. Tác phẩm : sgk.II. Đọc hiểu bài thơ: 1. Đọc : 2. Tìm hiểu bài thơ:- Tại lầu HH... -> HHLTMHNCQL.- Bản dịch: bạn -> chưa lột tả hết ý nghĩa. Ngyên tác là “cố nhân”-> bạn cũ -> t/c lưu luyến.- Cô phàm -> cô độc, lẻ loi.=> Đây là bài thơ TNĐLTT viết về đề tài tiễn biệt. a. Hai câu đầu :- K/gian nơi tiễn: phia Tây lầu HH.- K/gian nơi đến: Dương Châu.- T/gian tiễn đưa: vào tháng 3 (m/xuân)- Dương Châu -> chốn phồn hoa đô hội.- NT: + tả cảnh ngụ tình. + Đăng cao vọng miễn (lên cao nhìn xa)

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 80

Page 81: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong hai câu sau.? các hình ảnh tiêu biểu.

+ Đối lập: LHH><DC -> cảnh sống khác nhau.Nơi đến là chốn phồn hoa đô hội nơi trần thế - lại trong dịp tháng 3. Còn lầu là nơi yên tỉnh, thanh bình, lắng động, p/c của bạn lại là một đạo sĩ -> gợi lên nỗi lo lắng trong lòng tác giả=> không biết ở đó bạn có bị cám đỗ cuốn hút làm mất p/c không.=> Dù không trực tiếp nói đến tâm trạng người đưa tiễn nhưng đằng sau cảnh vật đó ta thấy được tâm trạng buồn, luyến tiếc tha thiết và lo lắng của người tiễn đưa. b. Hai câu sau :- Cánh buồm đơn chiếc, dòng sông, bầu trời.-> nhà thơ chỉ nhìn thấy một cánh buồm đơn chiếc của MHN - Tâm hồn định hướng cho đôi mắt chỉ chú mục vào một điểm nhìn.- Câu thơ vẻ ra sự xa dần của cánh buồm ban đầu còn rõ (cô phàm) -> mờ dần, thấp thoáng như hư như thực (viễn ảnh) -> mất hút vào khoảng trời nước xanh thẳm bao la ( bích không tận) -> vẫn đứng để “duy kiến”- NT: tả cảnh ngụ tình. đối lập.=> không một chữ buồn, chữ luyến... mà ta cứ thấy thần hồn nhà thơ dõi theo bóng buồm của bạn, 1 dòng t/c chảy mãi theo dòng Trường giang. Nhà thơ đã gửi dòng sông hữu hạn vào bầu trới vô hạn => mối tình thăm thẳm như dòng sông vô hạn như bầu trời. 3. Tổng kết:- Bài thơ là bức tranh về không gian, thời gian hoành tráng -> tình bạn giản dị trong sáng và thanh cao.

4.cũng cố: bài thơ ngắn gọn -> t/c chân thành và tài năng NT của nhà thơ ( ít lời nhiều ý) -> đặc trưng chung của thơ Đường.5. Dặn dò: - học thuộc lòng bài thơ. - Chuẩn bị bài mới: thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ.

Tiết thứ: 45 Ngày soạn: 18/11/2009Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 81

Page 82: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011A. Mục tiêu:

1.Kiến thức: giúp hs củng cố và nâng cao kiến thức về hai phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. 2. Kĩ năng: có kĩ năng phân biệt, phân tích và sử dụng hai phép t từ nói trên.

3.Thái độ: giữ gìn và yêu quí ngôn ngữ dân tộc.

B.Phương pháp: thực hành, đặt câu hỏi, phân tích.

C.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp:

1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: không.

3. Bài mới:a. Đặt vấn đề: ẩn dụ và hoán dụ là hai phép tu từ cơ bản thường gặp trong văn

chương. Vậy, để nhận biết dễ dàng và phân biệt nó giúp cho việc khai thác triệt để nội dung ý nghĩa ẩn chứa đằng sau biện pháp đó của các tác phẩm văn học chúng ta...

b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcĐọc những câu ca dao sau và trả lời câu hỏi.? Thyền, bến, cây đa mang nội dung ý nghĩa gì.

? Thuyền, bến ở câu ca dao 1 và cây đa, bến cũ, con đò ở câu ca dao 2 có gì khác nhau.

I. ẩn dụ:Bài 1: - Thuyền ơi... đợi thuyền.- Trăm năm đành...khác đưa. + Thuyền -> ẩn dụ: người con trai. + Bến -> người con gái -> yếu tố tỉnh (cố định) - tình yêu chung thuỷ son sắt.- Cây đa, bến -> những người có quan hệ gắn bó nhau phải xa nhau.- Thuyền và con đò về bản chất đều là dụng cụ để chyên chở trên sông.- Bến và bến cũ đều là địa điểm cố định. Song chúng khác nhau: thuyền và bến ở câu 1 chỉ hai đối tượng (chàng trai - cô gái) còn bến và đò ở câu 2 lại là con người có quan hệ gắn bó nhưng ví điều kiện nào đó phải xa nhau.Bài 2: a. Lửa lựu: chỉ hoa lựu đỏ chói như lửa. b. Hót: ca ngợi mùa xuân, đất nước, ca ngợi c/đ mới với sức sống đang trỗi dậy.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 82

Page 83: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011? Tìm và phân tích phép ẩn dụ.- Dưới trăng... Đầu tường...- Ơi con chim chiền chiện...

- Xưa phù du mà mnay đã phù sa. Xưa bay đi mà nay không trôi mất.

Đọc các câu ca dao sau và trả lời các câu hỏi.

? Dùng những cụm từ đầu xanh, mà hồng nhà thơ ND muốn nói điều gì và ám chỉ nhân vật nào trong truyện Kiều.

? áo nâu, áo xanh chỉ lớp người nào trong xã hội.? Phân biệt hai phép tu từ.

Từng giọt long lanh rơi: ca ngợi cái đẹp cả mùa xuân cũng là cái đẹp của cuộc đời, cái đẹp của c/s. c. Phù du: chỉ c/s mới, c/s màu mỡ đầy triển vọng tốt đẹp của con người.II. Hoán dụ:- Đầu xanh có tội tình gì Má hồng đến quá nửa thì chưa thôiNhân vật TK (lấy tên của đối tượng này để gọi một đối tượng khác dựa vào sự tiếp cận ) - áo nâu liền với áo xanh. Nông thôn liền với thị thành đứng lên.Chỉ những người nông dân và đội ngũ công nhân VN trong xã hội ta.Bài 2:- Thôn Đoài ngồi ... Cau thôn Đoài nhớ...-> Thôn Đoài, thôn Đông hoán dụ để chỉ hai người trong cuộc tình. Cau thôn Đoài và trầu không thôn nào -> ẩn dụ cách nói lấp lửng của tình yêu đôi lứa.

4.cũng cố: tìm thêm một số biện pháp ẩn dụ trong ca dao, tục ngữ.5. Dặn dò: - làm bài tập số 3 T137-sgk. - Chuẩn bị bài mới: trả bài số 3.

***

Tiết thứ: 46 Ngày soạn:22/11/2009

Trả bài làm văn số 3

A. Mục tiêu:

1.Kiến thức: giúp hs nhận thức rõ hơn về những ưu điểm và nhược của bản thân về kiến thức và kĩ năng viết bài văn tự sự 2.Kĩ năng: tự đánh giá những ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của mình, đồng thời có được những định hướng cần thiết nữa những bài viết sau.

3.Thái độ: học tập nghiêm túc.

B.Phương pháp: thực hành, trả bài.

C.Chuẩn bị của GV, HS:

6. Chuẩn bị của GV: chấm bài 2. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, soạn bài mới- lập dàn bài cho đề ra.D.tiến trình lên lớp:

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 83

Page 84: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 20111.ổn định2.Kiểm tra bài cũ: không

3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: nhận ra ưu và khuyết điểm trong bài làm của mình nhằm rút kinh nghiệm khắc phục cho những bài làm tiếp theo. Chúng ta thực hành trả bài. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

I. Đề ra : xem tiết 33. II. Yêu cầu :xem tiết 33. III. Nhận xét chung: 1. Ưu điểm: - Đa số các em nắm được yêu cầu cầu đề, biết kể chuyện.- Một vài em viết có sức hấp dẫn. 2. Nhược điểm:- Còn có một số em yếu, thậm chí sai vấn đề mà đề ra yêu cầu.- Diễn đạt còn yếu.- Cách dùng từ đặt câu sai nhiều.IV. Đọc bài có số điểm cao nhất: Kim Duyên.V. Sửa lỗi chính tả:( theo lỗi đã dẫn ở bài của hs)VI. Trả bài:VII. Kết quả:Giỏi: 1Khá: 9TB: 35Yếu: 1

4.cũng cố: cách làm bài văn tự sự.5. Dặn dò: - về nhà tìm đọc thêm tài liệu. - chuẩn bị bài: Cảm xúc mùa thu.

***Tiết thứ: 47 Ngày soạn: 26/11/2009

Cảm xúc mùa thu(Thu Hứng - Đỗ Phủ)

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs hiểu được bức tranh mùa thu hiu hắt cũng là tâm trạng buồn lo của con người cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi xót xa cho thân phận của mình.Hiểu thêm về đặc điểm của thơ Đường. 2. Kĩ năng: phân tích tốt bài thơ TNBCĐL. 3.Thái độ: cảm thông chia sẻ với c/s, tấm lòng của nhà thơ.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tíchC.Chuẩn bị của GV, HS:

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 84

Page 85: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng và phân tích bài thơ “tại lầu HH tiễn MHN đi QL” 3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực tiêu biể của đời Đường và của VHTQ. Thơ ông mang âm hưởng của nỗi buồn ai oán, triền miên về những cảnh đời đau khổ bất hạnh, những bất công ngang trái trong xã hội mà chính ông cũng đẫ nếm trải trong cuộc đời của mình. “cảm xúc mùa thu” thể hiện cảm xúc về nỗi nhớ quê hương, về c/s cô đơn của tác giả. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

- Hs đọc tiể dẫn ở sgk.- Gv tóm tắt ý chính

? Kể tên một vài tác phẩm tiêu biểu của Đỗ Phủ mà em biết.

Hs đọc bài thơ-gvđọc lại, giảng nhan đề.

? Cảm nhận đầu tiên của em về bài thơ này: thể thơ, đề tài.? Bố cục bài thơ.

? Cảnh mùa thu được tác giả phác hoạ bằng những hình ảnh nào.

I. Vài nét về tác giả và tác phẩm : 1. Tác giả: 712-770.- Là nhà thơ hiện thực lớn nhất đời Đường và của lịch sử thơ ca TQ.- Xuất thân từ một gia đình quan lại lâu đời. Ông nội là một nhà thơ lớn đầu đời Đường.- Từng đi nhiều nơi và cuộc đời trải nhiều vất vả long đong, có khi không có nơi nương tựa, phải sống lang thang, có khi bị bắt.- Qua đời trong h/c đói rét, bệnh tật trên một chiếc thuyền rách nát. 2. Tác phẩm:- Ông để lại 1400 bài thơ, nổi tiếng là những bài: binh xa hành, tam lại, tam biệt,...- Nội dung thơ giàu lòng yêu nước thương dân và nhạy cảm trước thời cuộc.- Ông được tôn vinh là “thi thánh”.II. Đọc hiểu bài thơ: 1. Đọc:- Cảm xúc mùa thu - thu hứng.- Đây là bài thơ TNBCĐL, miêu tả cảnh mùa thu và tâm trạng của tác giả trước cảnh đó.- Bố cục: 2 phần. + 4 câu đầu: cảnh mùa thu. + 4 câu sau: nỗi niềm của nhà thơ. 2. Tìm hiểu bài thơ: a. Cảnh mùa thu:- Rừng phong: sương móc trắngxoá.- Núi Vu, kẽm Vu: hiu hắt.- Lưng trời: sóng rợn.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 85

Page 86: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Em có nhận xét gì về cảnh đó ? bút pháp nghệ thuật.

? Nhà thơ tiếp tục miêu tả hính ảnh thiên nhiên thể hiện chính tâm trạng mình ? nhận xét hình ảnh đó.

- Con thuyền vừa là nơi nương náu của tác giả vừa là con thuyền lênh đênh neo c/đ ông với nỗi nhớ quê tha thiết.

? Từ nỗi đau của mình nhà thơ đã hướng về c/s của nhân dân ? c/s đó được tác giả miêu tả ra sao.

? Qua cảnh sống đó em có suy nghĩ gì về c/s của nhà thơ.

? Hãy phát biểu những thu nhận của em về giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.

- Dòng sông: thẳm.- Mây: đùn giáp mặt đất.=> Bằng ngòi bút chấm phá và tả cảnh ngụ tình hết sức điêu luyện, nhà thơ đẫ miêu tả cảnh sắc t/n tiêu điều u ám và dữ dội, tất cả mờ mịt trong bầu trời đầy mây khói, với không khí lạnh lùng. b. Nỗi niềm của nhà thơ:- Khóm cúc nở hoa hai lần: là đoá hoa trong tưởng tượng của nhà thơ về quê nhà - hoa cúc nở hai lần (kể từ ngày rời thành đo đã hai năm) -> nhìn hoa cúc nở ĐP tính t/g xa cố hương mà giàn dụa nước mắt.- H/a con thuyền lẻ loi: giống như c/đ phiêu bạt của tác giả trong dòng đời.=> tâm trạng cô đơn lẻ loi buồn nhớ của t/g.- T/g hướng về c/s: với không khí rộn ràng, khẩn trương của nhịp sống khi mùa thu về - h/a quen thuộc, sống động và gợi cảm. Đó là cảnh sống rộn ràng dao thước để may áo rét, là tiếng chày giặt áo dồn dập hối hả để chống lại cái rét mùa thu.- Câu kết dựng lên c/s long đong của tác giả, khi mọi người ở nhà chuẩn bị áo rét khắp nơi chày nện vang, chuẩn bị một c/s yên ổn, thì tác giả lại đang long đong nơi đất khách quê người. 3. Tổng kết:- NT: bút pháp chấm phá, tả cảnh ngụ tình.- ND: thu hứng là mùa thu u ám, buồn bả của nỗi lòng tác giả xa quê.

4.cũng cố : Thu hứng là bài thơ chứa đầy cảm xúc trăn trở về nỗi nhớ quê hương da diết, chan chứa tình đời, có giá trị nhân văn sâu sắc.5. Dặn dò: - về nhà học thuộc lòng phân tích bài thơ. - chuẩn bị bài: đọc thêm.

***

Tiết thứ: 48 Ngày soạn:5/12/2009Đọc thêm:

Lầu hoàng hạc (Thôi Hiệu) khe chim kêu (vương xương linh) nỗi oán của người khuê phòng (vương duy)

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs nắm được những kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 86

Page 87: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 2. Kĩ năng: phân tích tốt bài thơ ĐL. 3.Thái độ: yêu quí trân trọng di sản văn học nước ngoài.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tíchC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: ? Đọc thuộc lòng và phân tích tâm trạng nhà thơ được thể hiện trong bài “cảm xúc mùa thu”. 3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức? Trình bày những nét cơ bản về các tác giả: THôi Hiệu, Vương Xương Linh, Vương Duy.

? Bốn câu đầu cho ta biết về điều gì ? có nhận xét gù về cách dùng từ đặt câu cẩu tác giả.- quá khứ: có hạc vàng.- hiện tại: không còn hạc vàng.

? Hai câu 5,6 xuất hiện những h/a nào, h/a đó diễn tả điều gì ? nhà thơ có tìm được sự đồng cảm không.

? Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện như thế nào.

I. Giới thiệu chung : Xem sgk.II. Tìm hiểu các bài thơ: 1. Lầu hoàng hạc: a. Bốn câu đầu :- Biết về tích của lầu HH - có một ông vua cưỡi hạc vàng bay đi, chỉ còn lại lầu HH và cảm xúc ngậm ngùi nuối tiếc của tác giả.- 4 câu đầu có sự phá cách mạnh mẽ về thơ ĐL + cách thể hiện h/a tạo nên sự đối lập qkhứ/htại, xưa/nay, còn/mất -> đối lập giữa hữu hạn/vô hạn.=> 4 câu đầu thể hiện triết lí hiện thực: qkhứ, hiện tại là k/n t/g đối cực. Dù qkhứ hiện thần hạnh phúctột đỉnh của con người nhưng mất đi sẽ không bao giừo trở lại, t/n hiện thực c/s là trường tồn. b. Bốn câu sau :- H/a: cây cối bên bờ sông, dòng sông tạnh, cỏ thơm, bãi Anh vũ.-> không tìm được sự đồng cảm, t/n dù đẹp nhưng vẫn lạnh lẽoco liêu, không thể xua đi cô đơn trong lòng người lữ khách -> quay về với mình. Nhật mộ...-> quê hương ở đâu vẫn là một dấu chấm hỏi -> sự cô đơn lên đến đỉnh điểm.=> quê hương không chỉ là câu hỏi của TH mà của cả một lớp người như TH. Quê hương là điểm tựa của cõi lòng, là nơi trú ẩn của những tâm hồn không tìm được sự bình an khi hướng ngoại -> sầu -> nỗi lòng buồn sầu dài dằng dặc.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 87

Page 88: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011=> bắt nguồn từ huyền thoại, nhà thơ luyến tiếc qkhứ và nhớ về quê hương thắm thiết -> nỗi đau của kẻ tha hương.

? Nhà thơ cảm nhạn được hoa quế rơi chi tiết ấy nói lên về cảnh vật đêm xuân và tâm hồn thi sĩ như thế nào.

? Mối quan hệ giữa động và tĩnh được thể hiện ra sao trong bài thơ.

? Khuê oán là bài thơ tiêu biểu cho tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của con người đời Đường ? Phân tích.

2. Khe chim kêu :- Nhà thơ cảm nhận được hoa quế rơi -> đêm xuân thanh tĩnh -> sự cảm nhạn tinh tế của nhà thơ. Ông sống trong tâm trạng thanh nhàn -> tâm hồn nhà thơ giao cảm chan hoà với t/n.- Giữa người và cảnh, đêm trăng thanh tĩnh và tiếng chim kêu -> mqhệ biểu hiện cmả xúc tinh tế, sôi động trong mqhệ hoà cảm giữa t/n với con người.Nhà thơ lắng nghe được những gì nhỏ bé xao động xung quanh mình. Trăng sáng giữa đêm xuân, núi rừng cũng bừng lên vẻ đẹp, tiếng chim kêu làm cho bức tranh có hồn, sự sống vẫy gọi. 3. Nỗi oán của người khuê phò ng:- Diễn biến tâm trạng của người thiếu phụ: vui sướng, lãng mạn -> lên lầu ->bắt gặp màu dương liễu -> cô đơn.-> chiến tranh pk phi nghĩa là nguyên nhân của mọi điều đau khổ.=> t/g lên án chiến trang phi nghĩa đời Đường.

4.cũng cố :HS nắm vững những kiến thức đó học 5. Dặn dò :- chuẩn bị bài: ôn tập kiểm tra học kì.

***

Tiết thứ : 49-50THI HỌC KỲ I

(đề, đáp án chung)

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 88

Page 89: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

Tiết thứ: 51 Ngày soạn:10/12/2009

Trình bày một vấn đềA. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs nắm được yêu cầu và cách thức trình bày một vấn đề. 2. Kĩ năng: trình bày tốt 3.Thái độ: mạnh dạn, bình tĩnh, tự tin khi trình bày vấn đề.

B.Phương pháp: thực hành, đặt câu hỏi, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: trong c/s hàng ngày, giao tiếp là một nhu cầu tất yếu. Trong khi giao tiếp kể cả nói và viết, chúng ta cần có kĩ năng trình bày để thể hiện rõ nhận thức, tư tưởng t/c của mình. Vậy, chúng ta cần có hiểu biết cách trình bày một vấn đề.b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức? Trình bày một vấn đề có tầm quan trọng như thế nào.

- những công việc đó không dễ dàng. Vì vậy, phải nắm được một số thao tác về trình bày một vấn đề? Muốn trình bày một vấn đề cần phải chuẩn bị những công việc gì.? Khi trình bày ta chọn đề tài như thế nào.- VD: đề tài: thời trang và tuổi trẻ

? Tại sao cần phải lập dàn ý cho bài trình bày.VD: trình bày trước hs toàn trường về vđề ATGT là h/ p của mỗi người.

I. Tầm quan trọng của việc trình bày một vấn đề:- Trình bày một vấn đề là nhu cầu của c/s lđ, học tập và công tác. Để người khác, tập thể nhận thức suy nghĩ t/c của mình cũng như thuyết phục họ cảm thông và đồng tình với mình.II. Công việc chuẩn bị: 1. Chon vấn đề trình bày :- Chọn một vấn đề trình bày thuộc vào đề tài chung tức trình bày vấn đề gì? để có sự lựa chon ấy cần xác định. + Hiểu biết của bản thân về vđề đó. + Người nghe là những ai (tuổi tác, trình độ, giới tính và nghề nghiệp. Họ đang quan tâm tới vấn đề gì) + Đề tài trình bày có bao nhiêu vấn đề. 2. Lập dàn ý cho bài trình bày:- Để trình bày rõ ràng, rành mạch, đầy đủ không có khiếm khuyết, chủ động hơn cần phải lập dàn ý.- dàn ý trình bày tượng tự như bài văn: vấn đề -> ý lớn -> ý nhỏ -> sắp xếp theo trình tự hợp lý.-> Có một số chuẩn bị khác về trình bày.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 89

Page 90: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011- Dàn ý:+ Đặt vấn đề->xác định ý cần t/bày.+ Quan niệm như thế nào về ATGT.+ Một số bức xúc trong q/ t tham gia giao thông.+ Biện pháp.? Khi trình bày một vấn đề ta phải thực hiện theo các bước nào.

? Hãy cho biết các câu sau đây tương ứng với phần nào trong quá trình trình bày.

III. Trình bày: 1. Bắt đầu trình bày:- Chào cử toạ và mọi người bằng lời lẻ ngắn gọn và đầy đủ nhất.- Nêu lí do trình bày. 2. Trình bày nội dung chính :- Nội dung chính là gì.- Bao nhiêu vấn đề.- Mỗi vấn đề được cụ thể hoá ntn.- Cần có chuyển ý, chuyển đoạn. Mỗi vấn đề cần liên hệ dẫn chứng cụ thể cho sinh động. 3. Kết thúc và cảm ơn:- Tóm tắt nhấn mạnh một số ý chính.- Đặt ra yêu cầu cụ thể.- Cảm ơn người nghe.IV. Luyện tập:Bài 1 : sgk- Chào các bạn. Tôi rất phấn khởi...- Chào các bạn. Cảm ơn các bạn đã tới đây...- Trước khi bắt đầu, cho phép tôi được nói đôi điều về bản thân...=> thuộc phần bắt đầu trình bày.- Tôi muốn kết thúc bài nói bằng cách nhắc lại đôi điều đã nêu lên ở lúc mở đầu...- Giờ sắp kết thúc bài nói và đến đây tôi muốn một lần nữa lướt qua những điểm chính đã nêu...=> thuộc phần tt và kết thúc nội dung chính.

4.cũng cố: xem phần ghi nhớ ở sgk 5.Dặn dò: - làm bài tập còn lại ở sgk. - chuẩn bị bài: lập kế hoạch cá nhân 6.Rut kinh nghiệm :

***

Tiết thứ: 52 Ngày soạn: 14/12/2009Lập kế hoạch cá nhân

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs nắm được y/ cầu của một bản kế hoạch cá nhân 2. Kĩ năng: biết xác định mục tiê kế hoạch và viết bản KHCN. 3.Thái độ: có thói quen làm việc theo kế hoạch.

B.Phương pháp: thực hành, đặt câu hỏi, thảo luận

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 90

Page 91: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011C.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: việc lập kế hoạch cá nhân là một việc làm rất cần thiết, nó thể hiện p/c làm việc khoa học, chủ động trong công việc. Vậy, muốn làm tốt điều đó chúng ta tìm hiể bài. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

? Kế hoạch cá nhân là gì

? Tác dụng của việc lập kế hoạch cá nhân.

? Đọc ví dụ ở sgk và cho biết bản kế hoạch cá nhân gồm mấy phần ? nêu cụ thể từng phần

? Cho biết những điểm khác biệt của bản kế hoạch cá nhân dưới đây.

I. Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cá nhân:- Là bản dự kiến nội dung, cách thức hành động và phân bố thời gian để hoàn thành một công việc nhất định.- Giúp ta hình dung được các công việc cần làm, phân bố thời gian hợp lí, tránh bị động hoặc bỏ qên, bỏ sót các công việc cần làm.=> biết cách và có thói qen lập KHCN thể hiện p/c làm việc KH, chủ động, bảo đảm cho công việc được tiến hành thuận lợi và có kết quả.II. Cách lập kế hoạch cá nhân:- 2 phần: + Phần 1: nêu họ tên, nơi làm việc, học tập của người lập kế hoạch. + Phần 2: nêu nội dung công việc cần làm, thời gian, địa điểm tiến hành, dự kiến kết quả đạt được.* Lưu ý: nếu lập KHCN cho riêng mình thì không cần phần 1. Lời văn ngắn gọn, cần thiết có thể kẻ bảng.III. Luyện tập:Bài 1 sgk.- Đây không phải là bản KHCN dự kiến làm công việc nào đó. Mà là thời gian biểu sắp xếp cho một ngày. Công việc chỉ nêu chung, không cụ thể, không có phần dự kiến hoàn thành công việc, kquả cần đạt.Bài 2 :* Nội dung cần phải bổ sung:- Viết dự thảo báo cáo, dự kiến nd. + Kiểm điểm quá trình thực hiện nvụ cả chi đoàn những việc đã làm được, kết quả cụ thể. + Nguyên nhân. + Những mặt yếu , kém, ng nhân. + Phương hướng công tác trong nhiệm kì tới, nêu rõ phương hướng cụ thể để thực hiện tốt

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 91

Page 92: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011? Bản kế hoạch (bài 2 - sgk T153) còn quá sơ sài. Hãy trao đổi để giúp bạn hoàn thiện bản kế hoạch đó.

=> Tất cả phải có ý kiến tham gia của cô giáo chr nhiệm và duyệt của đoàn trường. - Hd hs về nhà làm.

những gì đã đề ra.- Cách thức tiến hành đại hội: + Thời gian, địa điểm. + Ai đảm nhiệm công tác tổ chức trang hoàng cho đại hội. + Bí thư báo cáo. + Đề cử, ứng cử vào BCH. + Bầu ban kiểm phiếu.Bài 3 : lập bản kế hoạch cá nhân.

4.cũng cố: xem phần ghi nhớ ở sgk. 5.Dặn dò: - làm bài tập còn lại ở sgk. - chuẩn bị bài: Thơ hai cư của Ba Sụ6. Rut kinh mghiệm :

***Tiết thứ: 53 Ngày soạn:14/12/2009 Đọc thêm:

Thơ hai cư của ba sôA. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs làm quen với thể thơ hai cư, thấy được cái hay, cái đẹp của nó, thấy nó cũng gần gủi với tâm hồn của mỗi chúng ta.Những qui tắc và đặc trưng nghệ thuật của thơ Hai cư. 2. Kĩ năng: phân tích tốt bài thơ Hai cư. 3.Thái độ: cảm thông chia sẻ với c/s, tấm lòng của nhà thơ.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tíchC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Hs đọc tiểu dẫn ở sgk.? Thơ Hai cư có đặc điểm gì. Thường mtả và gợi c/xúc về t/n, phong cảnh 4 mùa với h/a hoa lá, chim muông.

? T/c thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô được thể hiện như thế nào

I. Giới thiệu chung : 1. Tác giả: sgk. 2. Đặc điểm thơ Hai cư: - Ngắn, mỗi bài không quá 10 chữ.- P/a trạng thái tâm hồn người Nhật -> hoà nhập với t/n.- Thơ Hai cư đậm chất Thiền.II. Đọc hiểu văn bản : 1 Đọc : 2. Tìm hiểu các bài thơ: a. Bài 1 :- Quê Ba sô ở Miê, ông lên Êđô được 10 năm

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 92

Page 93: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011trong bài thơ 1 và 2.

? Bài thơ 3 thể hiện t/c của tác giả đối với mẹ, tình cảm đó được khắc hoạ ra sao.

? Tình cảm của tác giả đối với em bé

? Bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ ? Hãy phân tích.

? Mối tương giao giữa các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ được thể hiện như thế nào trong hai bài thơ 6 và 7.

? Khát vọng sống và đi tiếp những cuộc du hành của Ba sô được thể hiện trong bài 8 ? Hãy phân tích.

-> đi bằng hồn của mình.

mới về thăm lại. Khi đi xa lại nhớ Êđô, thấy Êđô thân thiết như qhương mình => t/y qh đ/n đã hoà làm một. b. Bài 2: - Ba Sô ở kinh đô Kiôtô từ thời trẻ, sau đó lên Êđô. Hai mươi năm sau, cuối đời ông trở lại, nghe tiếng chim đỗ quyên hót mà viết nên bài thơ này.- Chủ thể bài thơ bị xoá mờ, ở giữa kinh đô ngày nay mà nhớ kinh đo xưa, kinh đo đầy kỉ niệm, một kinh đô vĩnh viễn qua rồi-> nỗi nhớ, sự hoài cảm. c. Bài 3 : -> nỗi thương xót khi mẹ không còn. H/a “làn sương thu” gợi nỗi buồn trống trải bởi công sinh thành dưỡng dục chưa được báo đền. d. Bài 4 :- Ngày trước ở NB vì nghèo đói, bố mẹ đẻ con ra không nuôi nỗi đành phải mang bỏ vào rừng sâu -> nỗi buồn tê tái gửi vào gió thu -> nỗi buồn nhân thế, nhân đạo trong thơ Ba sô. e. Bài 5 :- Mượn mưa để nói về hiện thực của c/đ. Chú khỉ con ấy là sinh mạng, 1 kiếp người và là con người chung trong c/đ. Chú khỉ (nvật) mong mỏi làm thế nào để khỏi đói rét, khổ -> vẻ đẹp tâm hồn lấp lánh giá trị nhân đạo thiết thực. g. Bài 6: - Miêu tả cảnh mùa xuân ở hồ Bi wa, khi gió thổi cánh hoa đào rụng xuống mặt hồ làm mặt hồ gợn sóng -> triết lí về sự tương giao giữa các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ.h. Bài 7:-> tiếng ve là thanh, đá là vật. Nhưng trong cảnh u tịch, vắng lặng của chiều tà, khi t/cả đều im ắng hết lại có thể nghe được tiếng ve rên rỉ như nhiểm vào đá, thấm vào đá -> cảm nhận sâu sắc thắm tình giữa con người với t/n tạo vật. i. Bài 8 :- Ba sô rất thích lãng du. Vì thế, ngay cả khi sắp từ giã cõi đời ông vẫn còn lưu luyến lắm, muốn tiếp tục cuộc đi -> k/v sống không phải để hưởng thụ mà thực hiện sở thích.

4.cũng cố: tìm quí ngữ - từ chỉ mùa.Bài 1: mùa sương - mùa thu; bài 2: chim đỗ quyên - mùa hè; bài 3: sương thu - mùa thu; bài 4: gió mùa thu - mùa thu; bài 5: mưa đông - mùa đông; bài 6: hoa đào - mùa xuân; bài 7: tiếng ve - mùa hè; bài 8: cánh đống hoang vu - mùa đông.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 93

Page 94: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 20115.Dặn dò: - tìm đọc thơ Hai cư - chuẩn bị bài:trả bài số 4.6. Rut kinh nghiệm :

***

Tiết thứ: 54Trả Bài làm học kỳ I(đề, đáp án chung)

Tiết thứ: 55 Ngày soạn: 5/12/2009

Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minhA. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs trình bày và phân tích được các hình thức kết cấu cơ bản của văn bản thuyết minh: k/c theo thời gian, không gian, trật tự logíc của đối tượng thuyết minh và nhận thức của người đọc, kết cấu hỗn hợp. 2. Kĩ năng: xây dựng được kết cấu cho bài văn thuyết minh về các đối tượng theo kiểu giới thiệu, trình bày. 3.Thái độ: học và làm bài đầy đủ, nghiêm túc.

B.Phương pháp: thực hành, đặt câu hỏi, phân tích.C.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: không. 3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: văn bản thuyết minh có kết cấu như thế nào và khi thuyết minh một vấn đề ta chon hình thức kết cấu ra sao. Chúng ta tìm hiểu bài

b. Triển khai bài:Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

? Thế nào là văn bản thuyết minh.

? Theo em có bao nhiêu kiểu thuyết minh.- Đọc hai văn bản ở sgk-trả lời câu hỏi.? Hãy xác định đối tượng và mục đích thuyết minh của từng văn bản.

? Tìm các ý chính tạo thành nội dung thuyết minh của từng văn bản.

I. Khái niệm : - VB thuyết minh là kiểu vb nhằm giới thiệu trình bày chính xác, kquan về cấu tạo t/c, qhệ, giá trị của một sự vật hiện tượng, 1 vấn đề thuộc tự nhiên xh, con người.II. Kết cấu của văn bản thuyết minh: 1. Tìm hiểu văn bản : 1,2 sgk- VB1: giới thiệu hội thổi cơm thi ở Đòng Vân thuộc Đồng Tháp, huyện Đan Phương, Hà Tây-> giới thiệu với người đọc t/g, địa điểm và diễn biến của lễ hội + ý nghĩa của lễ hội với đ/s tinh thần của người lđ. + Giới thiệu sơ qua làng Đồng Văn, Đồng

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 94

Page 95: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Phân tích cách sắp xếp các ý trong từng văn bản. Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ấy.

? Qua việc tìm hiểu hai văn bản trên hãy cho biết thế nào là kết cấu của văn bản thuyết minh.

? Nếu phải thuyết minh bài “Tỏ Lòng” (thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão thì chọn hình thức kết cấu nào

Tháp, Đan Phượng, Hà Tây. + Thông lệ làng mở hội trong đó có thổi cơm thi vào ngày 15-1. + Luật lệ và hình thức thi cử. + Nội dung hội thi (diễn biến cuộc thi). + Đánh giá kết quả. + ý nghĩa hội thi.=> Các ý được sắp xếp theo trình tự thời gian. - VB2: giới thiệu bưởi Phúc Trạch - Hà Tĩnh -> cảm nhận được hình dáng màu sắc, hương vị và sự bổ dưỡng của bưởi Phúc Trạch. + Trên nước ta có nhiều loại bưởi, trong đó có bưởi PT. + Miêu tả hình thể của bưởi, hiện trạng bên trong của bưởi PT. + Giá trị của bưởi PT.=> Các ý được sắp xếp theo trình tự hỗn hợp. 2. Kết luận : - Là sự tổ chức sắp xếp các thành tố của VB thành một đơn vị thống nhất hoàn chỉnh và phù hợp với mqhệ bên trong hoặc bên ngoài với nhận thức con người.III. Luyện tập:Bài 1: sgk.- Hình thức kết cấu hỗn hợp + Giới thiệu PNL là một vị tướng và cũng là môn khách, là con rễ Trần Quốc Tuấn. + Đã từng đánh đông, dẹp bắc. + Ca ngợi sức mạnh của quân dân đời Trần trong đó có PNL. + PNL còn băn khoăn vì nợ công danh.=> vẻ đẹp của người trai đời Trần, âm vang một thời lịch sử hào hùng của dân tộc.

4.cũng cố: xem phần ghi nhớ ở sgk 5.Dặn dò: - làm bài tập còn lại ở sgk. - chuẩn bị bài: lập dàn ý bài văn thuyết minh.6.Rut kinh nghiệm :

*** Tiết thứ: 56 Ngày soạn:16/12/2009

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 95

Page 96: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

Lập dàn ý bài văn thuyết minhA. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs thấy được sự cần thiết của việc lập dàn ý khi làm văn nói chung và viết bài văn thuyết minh nói riêng. 2. Kĩ năng: cũng cố vững chắc hơn kĩ năng lập dàn ý. 3.Thái độ: học và làm bài đầy đủ, nghiêm túc.

B.Phương pháp: thực hành, đặt câu hỏi, phân tích.C.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: ? Văn bản thuyết minh là gì ? kết cấu của văn bản thuyết minh. 3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: lập dàn ý cho một bài văn thuyết minh là một khâu rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình làm bài. Vậy, lập dàn ý như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài.

b. Triển khai bài:Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

? Nhắc lại bố cục 3 phần của một bài văn và nhiệm vụ của mỗi phần.

? Bố cục 3 phần có phù hợp với bài văn thuyết minh không.

? So sánh phần mở bài và kết bài của văn tự sự thì văn bản thyết minh có những điểm tương đồng và khác biệt nào

? Các trình tự sắp xếp ý cho phần thân bài kể dưới đây có phù hợp với yêu cầu của bài thuyết minh không.

? Các bước tiến hành một bài văn thuyết

I. Dàn ý bài văn thuyết minh:b- Mở bài: giới thiệu svật,sviệc,đ/s cụ thể của bài viết. - Thân bài: n/ d chính của bài viết - Kết bài: nêu suy nghĩ, hành động của người viết.-> Phù hợp -> văn TM là kquả của thao tác làm văn. Cũng có lúc người viết phải miêu tả nêu cảm xúc, trình bày sự việc. - Nhìn chung là tương đồng. - Khác: ở phần kết bài - VB tự sự chỉ cần nêu cảm nghĩ của người viết.VBTM phải trở lại đề tài thyết minh, lưu lại những suy nghĩ cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả. - Trình tự t/ g (từ xưa đến nay) - Trình tự k/g ( từ xa ->gần, trong ra ngoài, từ trên xuống dưới) - Trình tự nhận thức của con người (từ quen đến lạ, dễ thấy đến khó thấy...) - Trình tự c/m - phản bác hoặc phản bác-c/m.II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh : 1. Xác định đề tài: 2. Lập dàn ý: - Mở bài: nêu được đề tài bài viết.Cho người đọc nhận ra kiểu VB của bài làm. Thu hút sự chú ý cả người đọc đối với đề tài. - Thân bài:

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 96

Page 97: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011minh.

? Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh sau:

+ tìm ý, chọn ý: ý phải phù hợp và làm rõ được điều cần thuyết minh. + Sắp xếp ý: theo hệ thống thống nhất không trùng lặp hay chồng chéo. - Kết bài: trở lại đề tài của bài thuyết minh.Lưu lại những suy nghĩ và cảm xcs ở độc giả.III. Luyện tập :Giới thiệu một tác giả văn học - MB: - TB: cần nêu được: + Cách 1: thân thế và sự nghiệp của tác giả.Tiểu sử của t/ g từ khi sinh đến khi mất, theo từng giai đoạn của c/đ.Tác phẩm của t/g chia theo gđoạn, đề tài, thể loại, theo hình thức văn tự... + Cách 2: thân thế và sự nghiệp của tác giả theo từng giai đoạn quan trọng của c/đ.- KB: Phần mở bài và kết bài phải làm được những điểm chính như lí thuyết ở sgk đã nêu.

4.cũng cố: xem phần ghi nhớ ở sgk 5.Dặn dò: - làm bài tập còn lại ở sgk. - chuẩn bị bài: Phỳ Sụng Bạch Đằng6. Rut kinh nghiệm :

***

Tiết thứ: 57 Ngày soạn: 17/12/2009Phú sông bạch đằng-Trương Hán Siêu-

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn cả bài phú sông BĐ. ND y/n thể hiện ở niềm tự hào về chiến công lịch sử và chiến công thời Trần trên dòng sông BĐ. tư tưởng nhân văn thể hiện qua việc đề cao vai trò, vị trí, đức độ của con người, coi đây là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp cứu nước.Thấy được những đặc trưng cơ bản của thể phú. 2. Kĩ năng: phân tích tốt bài phú. 3.Thái độ: bồi dưỡng lòng y/n, niềm tự hào dân tộc và ý thức trân trọng những địa danh lịch sử và danh nhân lịch sử.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tíchC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 97

Page 98: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: BĐ là một dòng sông nổi tiếng của Việt Nam. Nơi đây đã trở thành niềm tự hào của quân dân Đại Việt. Dòng sông và những chiến công hiển hách đã là niềm cảm hứng hoài cổ hào hùng của bao thế hệ thi nhân. BĐGP của THS là một tác phẩm tiêu biểu. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

? Dựa vào tiể dẫn ở sgk, hãy nêu vắn tắt những nét về cuộc đời và con người THS.

=> Bài phú Sông Bạch Đằng thuộc loại phú cổ thể

? Em biết gì về sông Bạch Đằng và hoàn cảnh ra đời bài phú này.

? Thông thường một bài phú cổ thể gồm mấy phần.? Ngoài kết cấu trên có thể xét về mặt ý để tìm ra kết cấ khác ? Đó là kết cấu nào.

- Trong thể phú t/g thường tưởng tượng ra n/v thứ hai để trò chuyện-> bài văn sống động hơn -> khách ta, bô lão cũng là tác giả.

? Nhân vật khách hiện lên như thế nào trong đoạn mở đầu.(? Em có nhận xét gì về nhân vật được gọi là khách)

I. Giới thiệu tác giả tác phẩm: 1. Tác giả: THS (?-1354) là một nhân vật toàn tài: chính trị, quân sự, văn chương. 2. Tác phẩm: a. Thể phú : xem sgk. b. Hoàn cảnh sáng tác bài phú sông Bạch Đằng:- Là một địa danh l/s nổi tiếng, đã trở thành đề tài sáng tác của nhiều tác giả: Trần Minh Tông, Ng/ Trãi.- THS khi đang là trọng thần của triều đình nhà Trần đã đi dạo chơi trên sông và làm bài phú này (chưa rõ năm nào, chỉ biết khoảng 50 năm sau chiến thắng N-M 1288) c. Bố cục :- 4 phần: sgk.- Xét về ý: có 3 phần. + Đoạn 1: cảnh dạo thuyền chơi sông của khách. + Đoạn 2:Trận BĐ qua hồi tưởng của các bô lão. + Còn lại: bàn luận về chiến thắng.III. Đọc - hiểu văn bản : 1. Đọc: 2. Tìm hiểu : a. Nhân vật khách và cảnh dạo thuyền chơi sông: Mở đầu tác phẩm bằng h/a:- K/g rộng lớn: biển lớn (giương buồm...) sông hồ (cửu giang ngũ hồ) những vùng đất nổi tiếng (tam ngô bách việt)- Sử dụng động từ mạnh: gõ, thăm...- Cách diễn tả thời gian chuyển tiếp nhanh: sớm chiều.- Dùng câu khẳng định: đâu mà chẳng biết.-> t/g đã khắc hoạ rõ nét h/a n/v khách với nét t/c phóng khoáng, mạnh mẽ, có tráng chí, thích

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 98

Page 99: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

- Tráng chí 4 phương là chí lớn, muốn thu cả cảnh vật vào lòng mình.? Em có nhận xét gì về cuộc du chơi cả khách.- Tử Trường - Tư Mã Thiên - nhà sử học, văn học nổi tiến TQ đã từng đi khắp nơi.

? Sông BĐ từ lâu đã nổi tiếng là một cảnh đẹp. Hãy chứng minh qua bài thơ này.(? Cảnh sắc BĐ hiện lên như thế nào trước mắt khách)

? Trước cảnh ấy khách có tâm trạng gì.

? Em có nhận xét gì về cách kể, giọng kể cả các bô lão về trận đánh này.

? Tác giả đã lí giải như thế nào về chiến thắng của dân tộc.

phiêu du đây đó, hiểu biết nhiều điều. Cửu giang...trong dạ. Nhưng tráng chí vẫn còn chưa thoả=> cuộc du chơi của khách không phải là một cuộc nhàn du của các bậc ẩn sĩ lánh đời mà đó là chuyến đi của một nghệ sĩ tìm thi liệu, cảm hứng, học hỏi như Tử Trường ngày trước.- Cảnh sông BĐ đẹp: bao la, hùng vĩ được gợi lên từ các h/a so sánh, ẩn dụ, các câu văn biền ngẫu có các vế sóng đôi. Bát ngát sóng kình/thướt tha đuôi trĩ.Nước trời một sắc/p/ cảnh ba thu. Cảnh đẹp nhưng buồn: lau san sát, bến lách đìu hiu, sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô.-> Cảnh gợi buồn trong lòng người: nỗi buồn tiếc ngậm ngì, nỗi niềm hoài cổ. Buồn vì cảnh thảm...còn lưu.=> ở đoạn 1 hiện lên một tâm hồn thơ, một khách hải hồ nhưng cũng là một kẻ sĩ thiết tha với đất nước, l/s dân tộc. Đó là tác giả. b. Trận Bạch Đằng qua hồi tưởng của các bô lão:- Thyền tàu...chói.-> Lời kể sôi nổi, hào hùng, các câu biền ngẫ đối xứng từng cặp -> gợi lên không khí một cuộc c/đ ác liệt đến mức “nhật nguyệt...sắp đổ”. Cuối cùng ta giành được chiến thắng vẻ vang -> được so sánh với các trận thắng lớn trong l/s: XB,HP... trận này được nghìn thu ca ngợi.=> Niềm tự hào của tác giả về sức mạnh c/thắng của dân tộc.- Ta th được chiến thắng vẻ vang vì: + Trời đất cho nơi hiểm trở. + Nhân tài giữ cuộc điện an. + Đại vương coi thế giặc nhàn.-> Ta hội đủ 3 yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Trong đó đè cao yếu tố con người. Đó là cuộc c/đ chính nghĩa hợp với ý trời, lòng dân để “ lưu tiếng...mòn” .- Cuối cùng khẳng định lại một lần nữa chân lí đã được l/s c/m, kiểm nghiệm: “Bất nghĩa...lưu danh” c. Lời bàn thêm:- Ca ngợi công lao của hai vị thánh quân. Nhấn mạnh đức cao cả người cầm quân trong việc giữ cho muôn đời thái bình.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 99

Page 100: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

- Lời tổng kết sâu sắc có giá trị muôn đời => niềm tự hào của t/g trước cảnh non sông hngf vĩ, trước những chiến công oanh liệt của dân tộc và đường lối giữ tài tình của nhà Trần, mà cũng là của dân tộc ta.? Hãy rút ra ý nghĩa chủ đề của bài phú này.

3. Tổng kết:- Với cấ tứ đơng giản mà hấp dẫn, bố cục chặt chẽ, lời văn linh hoạt, h/t nghệ thuật sinh động, vừa gợi hình sắc trực tiếp vừa mang ý nghĩa kq, triết lí, ngôn từ vừa trang trọng vừa lắng động hào sảng.- bài phs thể hiện rõ niềm tự hào của nhà văn trước cảnh non sông hùng vĩ, trước những chiến công oanh liệt và sức mạnh c/đ, c/thắng của dân tộc ta.

4.cũng cố: Bài phú -> gợi lại hào khí Đong A của dân tộc.5.Dặn dò: - Học thuộc lòng đoạn 2. Phân tích niềm tự hào dân tộc thể hiện trong bài phú. - chuẩn bị bài: Tác giả Nguyễn Trãi.6.Rut kinh nghiệm

Tiết thứ: 58 Ngày soạn: 19/12/2009

Tác giả nguyễn trãiA. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs nắm được những nét chính về c/đ và sự nghiệp văn học của NT - một nhân vật l/s, một danh nhân văn hoá thế giới và vị trí của ông trong lịch sử văn học dân tộc: nhà văn chính luận kiệt xuất, người khai sáng thơ ca tiếng việt. 2. Kĩ năng: tổng hợp kiến thức văn học sử. 3.Thái độ:

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: ? Phân tích nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài phú sông Bạch đằng. 3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: NT - một đại anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. ở chương trình ngữ văn THCS đã cho các em hiểu biết một phần nhỏ về ông qua hai đoạn trích “côn sơn ca” và “nước Đại Việt ta”. Chương trình ngữ văn 10 THPT tiếp tục mở rộng và đi sâu hơn về tác giả VHTĐ vĩ đại này. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 100

Page 101: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011- Hs đọc sgk, tóm tắt ý chính, gv bổ sung.

- Từ nhỏ NT đã được sự nuôi dưỡng của ông ngoại là Trần Nguyên Đán.- Năm 1400 là đời hồ Quí Ly.

1430 bị bắt giam nửa năm sa được thả về -> ở ẩn tại Côn Sơn. Bị tru di tam tộc.

? Những đóng góp lớn lao của NT cho dân tộc.

? Hãy kể tên những tác phẩm của NT mà em biết.

? Theo em, yếu tố chính luận được thể hiện trong các sáng tác nào của NT.

I. Cuộc đời Nguyễn Trãi:- Nt sinh năm 1380 trong 1 gđ có truyền thống y/n và v/c. Cha là NPK-tiến sĩ. Mẹ là Trần Thị thái-con Trần Nguyên Đán một quí tộc đời Trần.- Năm 1400 đỗ thái học sing (tiến sĩ) ra làm quan dưới triều Hồ. Khi triều Hồ bị lật đổ (NPK bị bắt) Nt lui về tìm cách rửa nhục cho nước trả thù cho cha.- 1423 dâng Bình Ngô sách, trở thành quân sư xất sắc cho Lê Lợi.- 1428 viết ĐCBN.- 1430 bị bắt.- 1440 được Lê Thái Tông vời ra làm quan.- 1442 án Lệ Chi Viên.(19/5/1442)=> 62 năm trong đời NT là 62 năm mà nước ta phải trải qua nhiều biến cố lớn lao. Trước ngã ba đường l/s NT luôn chọn cho mình 1 con đường đi đúng đắn, bộc lộ 1 trí tuệ sáng suốt, 1 nhãn quan chính trị sắc bén, một lòng y/n thương dân tha thiết.- Ông có những đóng góp lớn lao cả về: ctrị, qsự, VHNT. + Về chính trị: dựa vào dân, lấy dân làm gốc, nhân nghĩa gắn với yên dân. + Về quan sự: lấy ít địch nhiều, mưu phạt tâm công.=> Một anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.II. Sự nghiệp thơ văn : 1. Những tác phẩm chính :- là anh hùng dân tộc, NT còn là nhà văn, nhà thơ, ông để lại nhiều tp có gtrị. + TP viết bằng chữ Hán: QTTMT, ĐCBN,ƯTTT, CLS phú... + TP viết bằng chữ Nôm: QÂTT. + Ngoài ra ông còn có cuốn Dư địa chí - sách địa lý cổ nhất của VN. 2. Nguyễn Trãi - nhà văn chính luận kiết xuất:- NT nhà văn chính luận lỗi lạc, tư tưởng chủ đạo xuyên suốt các áng văn chính luận là tư tưởng nhân nghĩa, y/n, thương dân. + QTTMT: tập văn luận chiến gồm nhiều bức thư và những giấy tờ giao thiệp với triều đình nhà Minh, có mục đích chung là “ ngã mưu phạt nhi tâm công bất chiến tự khuất” + ĐCBN: áng văn y/n lớn của thời đại, bản

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 101

Page 102: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

Ta luôn đánh vào lòng người không chiến trận mà giặc tự khuất -> khuất phục chúng về mặt ý chí buộc chúng phải đầu hàng.

? Yếu tố trữ tình được thể hiện như thế nào trong các sáng tác của ông.

Dáng ngay thẳng cứng cõi của cây trúc, vẻ thanh tao, trong trắng của cây mai, sức sômngs khoẻ khoắn của cây tùng. Những p/c tốt đẹp tượng trưng cho người quân tử đều có ở NT.

- Quân thân chưa báo lòng canh cánhTình phụ cơm trời áo cha (ngôn chí 7)- Lòng bạn vầng trăng vằng vặc cao.- Quê Côn sơn, Làng Chi Ngại, cánh đồng Nhị Khê.

tuyên ngôn về chủ quyền độc lập dt, bản cáo trạng tội ác kẻ thù, bản hùng ca cuộc k/n Lam sơn. ở ĐCBN, sức mạnh tư tưởng nhân nghĩa và tư tưởng y/n đã hoà làm một. “ Việc nhân ... trừ bạo”=> văn chính luận của NT đạt tới trình độ nghệ thuật mẫu mực. 3. NT - nhà thơ trữ tình sâu sắc :- Qua 2 tập thơ ƯTTT và QÂTT ghi lại h/a NT vừa là người anh hùng vĩ đại vừa là con người trần thế. * Người anh hùng vĩ đại : + Lý tưởng anh hùng là sự hoà qyện giữa nhân nghĩa y/n, thương dân -> lúc nào cũng tha thiết mãnh liệt. “Bui một...triều đông” (thuật hứng2) + P/c, ý chí của người anh hùng luôn ngời sáng trong c/đ chống ngoại xâm cũng như trong đ/t chống cường quyền bạo ngược vì chân lí.“Vườn quỳnh...đứng ngăn” (tự thán40).=> Tất cả là để giúp nước, giúp dân. * Con người trần thế:- Nt đau nỗi đau của con người, yêu t/y của con người.-> Nhà thơ khát khao sự hoàn thiện của con người và mơ ước xh thái bình thịnh trị.- T/y của Nt dành cho t/n, đ/n, con người, c/s.- Thơ NT có những câu nói về nghĩa vua tôi, về tình cha con xiết bao cảm động.- ƯT thường hay nói tới tình bạn sáng trong như vầng nguyệt.- NT gắn bó tha thiết với qh. Nỗi nhớ quê cụ thể sâu sắc.=> Những vần thơ Nt viết về t/n, đ/n về tình cha con, tình bạn...xiết bao gần gủi, thân thương. Khía cạnh “con người” trong người anh hùng Nt chính là vẻ đẹp nhân bản đã góp phần nâng người anh hùng dân tộc lên tầm nhân loại.III. Kết luận :- Xuất hiện ở nửa đầu TK XV, thiên tài VHNT trở thành 1 h/tượng Vh kết tinh t/thống vh Lí Trần, đồng thời mở đường cho cả gđ p/t mới.- Về nd v/c NT hội tụ đầy đủ 2 nguồn cảm hứng lớn của vhdt là y/n và nđ.- Về hình thức nt, v/c Nt kết tinh cả 2 bình diện cơ bản nhất là thể loại và ngôn ngữ. Nt là

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 102

Page 103: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Hãy rút ra những thu nhận của em về tác giả NT.

n/v chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng vh tiếng Việt, ông đem đến cho nền vhdt thơ ĐL viết bằng chữ Nôm, đưa ngôn ngữ TV thành ngôn ngữ vh giàu đẹp.

4.cũng cố: NT là bậc anh hùng dân tộc, 1 nv toàn tài hiếm có nhưng lại là người phải chịu những oan khiên thảm khóc dưới thời pk. 5.Dặn dò: - nắm các nội dung đã học. - chuẩn bị bài: Đại cáo bình Ngô.6. Rut kinh nghiệm :

***Tiết thứ: 59 Ngày soạn: 20/12/2009

Đại cáo bình ngô-nguyễn trãi-

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs hiểu rõ những giá trị lớn về nd và nt cả ĐCBN: bản tuyên ngôn chủ quyên độc lập, áng văn y/n chói ngời tư tưởng nhân văn, kiệt tác vh kết hợp hài hoà giữa yế tố chính luận và văn chương.Nắm vững đặc trưng cơ bản của thể cáo đồng thời thấy được những sáng tạo của NT. 2. Kĩ năng: Đọc hiể tác phẩm chính luận viết bằng thể văn biền ngẫu. 3.Thái độ: giáo dục, bồi dưỡng ý thức dân tộc, yêu quí di sản văn hoá của cha ông.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: ? 3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Sau 10 năm k/c chống quân Minh xâm lược thắng lợi, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lập ra triều đình hậu Lê, cử NT viết ĐCBN để bố cáo cho toàn dân được biết chiến thắng vĩ đại của quân và dân ta. Từ nay nước Đại Việt đã giành lại nền độc lập, non sông trở lại thái bình. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

? Bài cáo được sáng tác trong hoàn cảnh nào.

I. Vài nét về thể cáo và hoàn cảnh sáng tác ĐCBN: 1. Thể cáo : sgk 2. Hoàn cảnh sáng tác:- 1-1428, sau 10 năm k/c chống quân Minh xâm lược, LL lên ngôi, cử NT viết bài cáo này.- Đại cáo -> mang t/c quốc gia trọng đại.- Dngf từ Ngô chỉ giặc Minh -> sắc thái coi

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 103

Page 104: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011? Em hiểu gì về nhan đề bài cáo

? Nhân nghĩa là gì ? Nt quan niệm như thế nào về nhân nghĩa.Qniệm nhân nghĩa không còn là một học thuyết đạo đức hạn hẹp mà là một lý tưởng xh.(thư số 8 gửi Phương Chính) gv chuyển.? Nt đã khẳng định chủ quyền đất nước qua những chi tiết cụ thể nào? cách dùng từ đặt câu của tác giả trong đoạn văn có gì đặc biệt.

? Tác giả đã tố cáo những âm mưu nào của giặc.? Câu văn nào em cho là tiêu biểu khi nói về tội ác của giặc Minh.? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì.

? NT còn nói lên những tội ác nào nữa của kẻ thù.

khinh, căm thù.II. Bố cục: 4 phần - sgk. 1. Đọc: 2. Tìm hiểu văn bản: a. Đoạn 1 : nêu luận đề chính nghĩa:- Mở đầu: việc nhân nghĩa...- Nhân nghĩa + yên dân -> làm cho dân có c/s yên lành, hp, sống trong độc lập hoà bình. Muốn yên dân -> trừ bạo -> chống xâm lược.-> đây là quan niệm tiến bộ thể hiện rõ tấm lòng yêu dân của NT.- Các câu tiếp theo với giọng văn sôi nổi tự hào, dtừ kđịnh, so sánh -> kđịnh chủ quyền độc lập dân tộc. + Tên nước: Đại Việt. + Lãnh thổ: bờ cõi đã chia, đã phân định. + Phong tục tập quán. + Văn hiến giống nòi, nhân tài. + Lịch sử: triều đại: Triệu-Đinh-Lý-Trần.-> đập tan luận điệu của bọn pk pbắc cho rằng VN là quận huyện của chúng và đập tan tư tưởng “trời không có 2 mặt trời, đất không có hai hoàng đế”-> Niềm tự hào dân tộc.=> Vậy, nổi bật trong đoạn 1 là tư tưởng nhân nghĩa và ý thức độc lập dân tộc -> đây là cơ sở chính nghĩa của cuộc k/c. b. Đoạn 2: Tội ác giặc Minh- Vạch trần luận điệu “phù Trần diệt Hồ”.- Khủng bố tàn bạo và man rợ: Nướng dân...tai vạ.- NT: thậm xưng, dtừ đối lập bổ sung-> tăng sức biểu cảm của câu văn. Đọc nó ta như thấy có máu chảy, có lửa cháy có những sinh linh vô tội đang quằn quại, đớn đau.- Chúng bóc lột hết sức dã man: + Thuế má: nặng thế khoá + Phu phen: phục vj việc xây nhà, đắp đất + Dâng nạp: mò ngọc, tìm vàng, bắt dò chim trả... + Chúng diệt sx: tan tác cả nghề canh cửi. + Chúng diệt cả sự sống: nheo nhóc...-> NT liệt kê, lựa chọn h/a tiêu biểu -> tội ác chồng chất của giặc.- Bằng giọng điệu khi uất hận trào sôi, khi cảm thương tha thiết, lúc nghen ngào tấm tức, câu văn vừa tượng trưng vừa cụ thể-> thái độ căm hờn. T/g đã kết thcs bản cáo trạng bằng câu

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 104

Page 105: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Thái độ của tác giả

Số lượng tội ác không sao ghi nổi dù chặt hết tre rừng. Dơ bẩn không sao rửa sạch dù tát hết nước bể đông.

? Có một hình tượng nổi bật trong đoạn này. Đó là hình tượng của ai, hãy phân tích.

? Buổi đầu dấy binh quân ta gặp khó khăn gì.

Đoạn này nêu lên 3 vấn đề quan trọng mà k/n cần phải giải quyết: vấn đề cầu hiền, tập hợp lực lượng và xác định chiến lược chiến thuật.

? Tác giả đã thuật lại những trận đánh nào.Gươm mài...Voi uống...

? Em có nhận xét gì về giọng văn ở đoạn này.

văn đầy hình tượng. Độc ác...-> lấy cái vô hạn nói cái vô hạn. Dơ bẩn...-> dùng cái vô cùng nói cái vô cùng.=> Đó là những tội ác trời không dung đất không tha, thần dân đều căm giận -> đây cũng là một trong những nguyên nhân của cuộc k/n-> bão tố k/n đã nổi lên. c. Đoạn 3 : quá trình chiến đấu và chiến thắng:- Hình tượng Lê Lợi. + Xuất thân bình thường: chốn hoang dã nương mình.Núi Lam sơn dấy nghĩa. + Căm thù giặc: há đội trưòi chung, không cùng sống. + Có lý tưởng quyết tâm cao.- Thế giặc mạnh ta quân yếu lương ít, nhưng nhờ có tinh thần đoàn kết. Nhân dân 4 cõi...ngọt ngàoNhờ có đường lối k/c đúng đắn. Đem dại nghĩa...cường bạo-> Ta phản công và được thắng lợi.- Trận Bồ Đằng: có t/c mở màn cho sự chyển hướng hoạt động của nghĩa quân. Bằng các từ ngữ h/a có sức gợi tả lớn, với âm điệu mạnh mẽ -> T/g đẫ diễn tả khí thế tấn công như vũ bão của quân ta-> giặc bị đẩy vào tình thế thảm hại: Mất vía nín thở cầu thoát thân...Ta càng đánh càng mạnh, chiến thắng càng liên tục giòn giã, quân giặc càng thất bại thảm hại chua cay: thừa thắng...bỏ mạng- Trận Chi Lăng - Xương Giang: + Giặc: cho quân tiếp viện: Đinh Mùi...kéo sang.-> câu văn có hai vế sóng đôi, âm điệu liền mạch miêu tả rõ sức mạnh của quân tiếp viện: 2 tên tướng giỏi, 2 đạo quân mạnh, 2 cách tiến quân, 2 thời điểm khác nhau -> thế gọng kìm ép chặt quân ta. + Ta: chủ động đón đánh địch: điều binh...-> giành thắng lợi dồn dập. Ngày 18, 20,25, 28 ...=> t/g liệt kê một loạt chiến thắng dồn dập của quân ta. Âm điệu câu văn mạnh mẽ, cách ngắt nhịp nhanh=> niềm tự hào của NT.- Cuối cùng giặc thất bại thảm hại

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 105

Page 106: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

ẻT tưởng lớn của thời đại là: Nhân nghĩa + yên dân.Về ctrị: Dựa vào dân...Về qsự: lấy ít... Về nhân đạo: y/n thương dân căm thù giặc nhưng vẫn sẵn sàng mở lòng hiếu sinh cho kẻ bại trận.

Ta mở đường hiếu sinh -> lập trường nhân đạo của ta. d. Đoạn 4 : tuyên bố hoà bình.- Giọng văn phấn khởi, thoải mái, câu văn cân đối hài hoà -> diễn tả tư thế mới của dân tộc, nền thái bình vững chắc.IV. Tổng kết :- ĐCBN là bản tổng kết cuộc k/c 10 năm gian lao nhưng anh dũng của dân tộc ta. Với kết cấu chặt chẽ, cân đối, giọng văn sang sảng hào hùng, h/t sắc sảo hấp dẫn, câu văn biền ngẫu đa dạng,...-> niềm tự hào dân tộc, lòng căm thù giặc sâu sắc, tư tưởng lớn của thời đại. Xứng đáng được gọi là “áng thiên cổ hùng văn”

4.cũng cố: ĐCBN với cuụoc đại phá quân Minh toàn thắng là một áng thiên cổ hùng văn vô tiền khoáng hậu. Sở dĩ như vậy là vì ở ĐCBN có sự kết hợp giữa cảm hứng ctrị và c/h nghệ thuật đến mức kì diệu mà chưa có tp vh chính luận nào vượt qua.5.Dặn dò: - Học thuộc lòng đoạn 2,3 sgk. - chuẩn bị bài: tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh.6. Rut kinh nghiệm :

***

Tiết thứ: 60 Ngày soạn: 23/12/2009

Tính chuẩn xác hấp dẫn của văn bản thuyết minh

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs nắm được những kiến thức cơ bản về tính chẩn xác và tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh. 2. Kĩ năng: bước đầ vận dụng những kiến thức đã học để viết những văn bản thyết minh có tính chuẩn xác và hấp dẫn. 3.Thái độ: học và làm bài nghiêm túc

B.Phương pháp: thực hành, đặt câu hỏi, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 106

Page 107: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: tính chuẩn xác và hấp dẫn là yêu cầu vô cùng quan trọng của văn bản thuyết minh. Vậy, làm thế nào để văn bản thuyết minh đạt được những yêu cầu đó, ta tìm hiểu bài. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Chuẩn xác là y/c đầu tiên và cũng là y/c quan trọng nhất của mọi văn bản thuyết minh.? Để đảm bảo tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh, chúng ta cần lưu ý điểm gì.

? Trả lời các câu hỏi sau đây để kiểm tra tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh.? Câu a viết như thế có chuẩn xác không ? vì sao.

? Câu b có điểm nào chưa chuẩn xác.

? Ccâu c có nên sử dụng văn bản đó để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không ? nếu không thì lý do gì.

? Có thể kể một số biện pháp để làm cho văn bản thuyết minh hấp dẫn

? Phân tích biện pháp làm cho luận

I. Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết minh: 1. Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh:- Tìm hiểu tường tận thấu đáo trước khi viết.- Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo, tài liệu có giá trị. * Chú ý đến thời điểm xb các tài liệuđể có cập nhật những thông tin mới cũng như những thay đổi thường có. 2. Luyện tập :a. Chưa chuẩn xác: ctrình ngữ văn 10 không chỉ có vhdg, về vhdg không chỉ có ca dao tục ngữ, và trong ctrình ngữ văn 10 không có câu đố.b. Không chuẩn ở chỗ: “thiên cổ hùng văn” là áng hùng văn của nghìn đời (tức là bất hủ) chứ không phải là áng hùng văn viết cách đây một nghìn năm.c. Không thể dùng để thuyết minh về nhà thơ NBK vì có nói đến thân thế nhưng không hề nói đến sự nghiệp thơ của NBK. II. Tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh: 1. Tính hấp dẫn và một số biện pháp tạo tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh:- Sử dụng những chi tiết cụ thể, sinh động, những con số chính xác để bài văn không bị trừu tượng mơ hồ.- Dùng các thủ pháp so sánh đối chiếu để gây ấn tượng cho người đọc ( người nghe).- Kết hợp và sử dụng các kiểu câu làm cho bài văn thuyết minh biến hoá linh hoạt, không đơn điệu.- Khi cần nên phối hợp nhiều loại kiến thức để đối tượng cần thuyết minh được soi rọi từ nhiều mặt. 2. Luyện tập:a. Luận điểm “nếu bị ...hãm” có ý nghĩa khái quát, phần nào mang tính áp đặt, do đó có thể dễ quên- Các chi tiết số liệu và lập luận ở những câu

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 107

Page 108: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011điểm “nếu bị tước đi môi trường ...kìm hãm” trở nên cụ thể, dễ hiểu, hấp dẫn.

? Phân tích tác dụng tạo hứng thú của việc kể lại triyền thuyết về hòn đảo An Mạ.

? Qua việc tìm hiểu trên hãy cho biết văn bản thuyết minh cần đảm bảo những y/c nào.

? Phân tích tính hấp dẫn của đoạn trích.

sauđã góp phần cụ thể hoá luận điểm trên một cách sinh, cụ thể và hấp dẫn thú vị.b. nếu chỉ nói “hồ Ba bể là...VN” thì cũng đủ và chắc chắn không có ai phản đối, như thế là đúng nhừng chưa hấp dẫn.- Khi gắn hồ Ba bể với cái tryền thuyết Pò Giá Mãi thì trở nên hấp dẫn hơn, lung linh hơn và dễ nhớ hơn. (Hs xem phần ghi nhớ ở sgk)III. Thực hành :Bài 1 :- Đoạn thuyết minh trên sinh động hấp dẫn vì: + Tác giả sử dụng linh hoạt nhiều kiểu câu ngắn dài, nghi vấn, cảm thán... + Dùng thủ pháp so sánh: “bó hành...lá mạ” + Dùng thủ pháp biểu cảm: “trông mà thèm quá” “ có ai lại đứng vào ăn cho được”...

4.cũng cố: các yêu cầu cơ bản của văn bản thuyết minh.5.Dặn dò: - làm bài tập còn lại ở sgk. - chuẩn bị bài: Tựa “trích diễm thi tập”6. Rut kinh nghiệm :

*** Tiết thứ: 61 Ngày soạn: 25/12/2009

Tựa trích diễm thi tập-hoàng đức lương-

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn học của tiền nhân.Nắm được cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tính biểu cảm của bài tựa 2. Kĩ năng: 3.Thái độ: yêu quí di sản văn hoá của cha ông.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: ? giải thích vì sao bài cáo được xem là áng thiên cổ hùng văn. 3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Sưu tầm, bảo tồn di sản văn hoá tinh thần của tổ tiên cha ông là một việc rất quan trọng và cần thiết nhưng cũng hết sức khó khăn. Tiến sĩ HĐL là một trong những trí thức thời Lê đã làm công việc đó. Sau khi hoàn thành TDTT, ông lại tự viết một bài tựa đặt ở đầu sách nói rõ quan điểm và tâm sự của mình và giới thiệu sách với người đọc.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 108

Page 109: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

? Trình bày một vài nét chính về tác giả Hoàng Đức Lương.

? Em hiểu gì về thể tựa.

-> bài tựa gồm 2 phần.

? Lẽ ra tác giả phải trình bày lí do này ngay ở phần đầ nhưng ông lại đặt xuống phần cuối ?vì sao

? Tác giả cho biết nguyên nhân vì sao thơ ca không lưu truyền hết ở đời

I. Vài nét chung : 1. Tác giả: (?-?)- Đỗ tiến sĩ 1478 và hoàn thành “TDTT” năm 1497. 2. Thể tựa (tự)- Các bài tựa, bạt, dẫn, đề dẫn... thuộc thể văn gọi là tựa, vốn có nguồn gốc từ TQ ra đời vào khoảng thời nhà Hán.- Đặc điểm: + Tựa thường đặt ở đầu tp, nd thường trình bày lí do và qtrình hoàn thành tp. + Thường thiên về văn nghị luận, đôi khi chất nghị luận được kết hợp với chất tự sự và chất trữ tình.-> TDTT thiên về văn nghị luận. 3. Văn bản :- TDTT - tuyển tập những bài thơ có giá trị từ thời Trần - thời Lê.- Gồm 6 quyển.- Trình bày lí do và quá trình hoàn thành cuốn tựa TDTT.II. Tìm hiểu văn bản : 1. Tác giả trình bày lí do vì sao biên soạn “trích diễm thi tập”- T/g muốn đưa người đọc đến một nhận thức rằng: TDTT ra đời không phải do ý muốn chủ quan của cá nhân mình, mà do y/c của thời đại. Vì thế trước tiên t/g trình bày thực trạng tình hình di sản thơ ca VN thời bấy giờ.- Có hai nguyên nhân: * NN chủ quan: + Chỉ có thi nhân mới thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca -> ít người am hiểu. + Người có học thì ít để ý đến thơ ca vì bận rộn chốn quan trường, lận đận trong khoa cử -> Danh sĩ bận rộn, thiếu người thực sự tâm huyết. + Người quan tâm đến thơ ca thì không đủ năng lực và tính kiên trì-> thiếu người đủ lực đủ tài. + Chưa được lệnh vua không ai dám khắc ván lưu hành -> nhà nước không khuyến khích in ấn lưu hành -> thiếu sự ủng hộ về mặt pháp lí.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 109

Page 110: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Có nhận xét gì về cách lập lận của tác giả ? Tác dụng của câu hỏi.

? Động cơ soạn sách cả tác giả ? để hoàn thành tác phẩm t/g phải làm gì.

? Thái độ khiêm tốn của tác giả thể hiện ở những lời lẽ nào của bài tựa.

? Nhận xét cốt cách NT lập luận của tác giả.

* NN khách quan: + Sức phá hỷu cả thời gian đối với sách vở. + Chiến tranh hoả hoạn.-> Dùng hình ảnh và câu hỏi tu từ.“tan nát trôi chìm”, “rách nát tan tành”... “làm sao giũ mãi...”=> Câu hỏi biểu hiện nỗi xót xa của t/g và gợi t/c của người đọc đ/v thực trạng di sản văn thơ lúc bấy giờ. T/g kết thúc phần 1 bằng lời than “như thế...lắm sao” -> cũng là n/nhân thôi thúc t/g làm TDTT. 2. Thuật lại quá trình hoàn thành tác phẩm, nội dung và kết cấu của tác phẩm:- Thực trạng, tình hình sách vở về thơ ca VN rất hiếm “không khảo cứu vào đâu được”. Người học làm thơ như t/g chỉ trông vào “Bách gia đời Đường”.- Nhu cầu bức thiết phải biên soạn “than ôi...thương xót lắm sao”.-> T/g đa trước thực trạng di sản thơ văn của dân tộc, lòng tự tôn dt bị tổn thương -> NN biên soạn sách.- Việc sưu tầm vất vả, khó khăn vì: các thư tịch cũ không còn, t/g phải “nhặt nhạnh...nát”, “hỏi quanh khắp nơi”, “thu lượm...trong triều”, rồi phân chia loại quyển.-> Đây là công việc đòi hỏi tồn nhiều thời gian công sức, người không tâm huyết không thể làm được.- Vậy, mà t/g hết sức khiêm tốn “tài hèn sức mọn”, “mạn phép...viết” => người P.Đông trung đại thường hay khiêm nhường trong cách xưng hô và khi nói về mình.- Lập luận chặt chẽ, chất nghị luận hoà quyện với chất trữ tình, t/g trình bày luận điểm một cách rõ ràng, khúc chiết.=> Tựa TDTT thể hiện lòng y/n của t/g: trân trọng di sản văn hoá của cha ông, đau xót trước thực trạng không có di sản vh làm cănn bản phải mượn vh đời Đường + không quản công việc nặng nhọc, sách vở tan nát, sức người có hạn. HĐL đã vượt qua những khó khăn này để sưu tầm thành bộ TDTT gồm 6 quyển.III. Tổng kết :- Lời tựa của cuốn TDTT cũng giống như lời tựa của những cuốn sách khác. Song cái đáng trân trọng là ở lời tựa này t/g đã thể hiện tư

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 110

Page 111: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011? Qua việc tìm hiểu tựa “TDTT” em hiểu thêm điề gì về con người tác giả HĐL.

? Hãy phát biểu những thu nhận của em về tựa TDTT.

tưởng độc lập dân tộc về mặt VHDT, biểu lộ niềm tin, niềm tự hào vào nền văn hoá văn hiến dt.- bằng NT lập luận chặt chẽ của văn thuyết minh xen lẫn với biểu cảm rất trữ tình, t/g đã gián tiếp thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự tôn, tự cường dt.

4.cũng cố: xem phần ghi nhớ ở sgk.5.Dặn dò: - nắm vững những nội dung đã học - chuẩn bị bài: Hiền tài là nguyên khí quốc gia6. Rut kinh nghiệm :

Tiết thứ: 62 Ngày soạn:27/12/2009 Đọc thêm:

Hiền tài là nguyên khí của quốc gia-thân nhân trung-

(trích bài kí đề danh bia tiến sĩ khoa Nhâm tuất niên hiệu Đại bảo thứ ba)

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs hiểu được nd và giá trị của một tấm văn bia trong Văn Miếu-QTG: khẳng định tầm q/trọng của hiền tài đối với quốc gia. Khắc bia tiến sĩ là việc làm khích lệ nhân tài không những có ý nghĩa lớn đ/v đương thời mà còn có ý nghĩa lâu dài đ/v hậu thế. C/s trọng nhân tài của triều đại LTT. Từ đó có thể rút ra bài học l/s quí báu.Kết cấu chặt chẽ, lập luận khúc chiết, giàu sức thuyết phục. 2. Kĩ năng: phân tích tốt văn bản. 3.Thái độ:

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: ? Sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ và yếu tố biểu cảm được thể hiện như thế nào trong bài tựa TDTT 3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Trong văn miếu QTG Hà Nội, từ thế kỷ X (triều Lý) đã có dựng những hàng bia đá (đặt trên lưng rùa) ghi họ tên, năm thi đỗ của các tiến sĩ Đại Việt.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 111

Page 112: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011Đó là một việc làm độc đáo, đầy ý nghĩa của các vương triều PKVN. Bài đọc thêm này trích từ một trong những bài văn bia đó.b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

? Hãy trính bày một vài nét về tác giả Thân Nhân Trung.

? Em hiểu như thế nào là hiền tài.? Vì sao tác giả nói hiền tài là n/k của quốc gia.

? vậy, theo tác giả ai là ngưpời làm nên n/k ấy.? Giữa hiền tài với đất nước có mối quan hệ với nhau như thế nào.

Nhưng việc làm đó chưa xứng đáng với vai trò, vị trí của hiền tài. Vì vậy, cần phải khắc bia đá để lưu danh sử sách.? Việc khắc bia ghi tên tiến sĩ có ý nghĩa và tác dụng.

I. Vài nét chung : 1. Tác giả : 1418-14999.- 1469 đỗ tiến sĩ.- là người nổi tiếng v/c, được LTT tin dùng, thường cho vào hầu bút văn -> khi thành lập hội Tao Đàn, LTT ban cho ông là Tao đàn phó ngyên suý. 2. Tác phẩm : sgk.II. Tìm hiểu văn bản :* Hiền tài: là người tài cao, học rộng, có đạo đức-hiền tài là n/k của quốc gia.- Nguyên khí: chất làm nên sự sống còn của đất nước, xh -> n/k thịnh thì nước mạnh, n/k yếu thì nước yếu.- Kẻ sĩ(người có học) làm nên n/k ấy (hiền tài) * Mối quan hệ giữa hiền tài với vận mệnh của nước nhà.- Người có tài cao học rộng là chất làm nên sự sống còn của đ/n, xh.- Nhiều người đã mạng chính sự ra tô điểm cho cảnh trị bình suốt mấy chục năm, được quốc gia tin dùng.-> Vì vậy, Nhà nước đã từng trọng đãi hiền tài làm đến mức cao nhất để khích lệ nhân tài, đề cao danh tiếng, phong chức tước, cấp bậc, ghi tên bảng vàng, ban yến tiệc...* ý nghĩa: - Khuyến khích nhân tài “khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”- Noi gương hiền tài, ngăn ngừa điều ác “kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng”- làm cho đ/n hưng thịnh, bền vững dài lâu “dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn dũa danh tiếng cho sĩ ph, vừa để cũng cố mạnh mạch cho nhà nước”=> Thời nào thì hiền tài cũng là n/k của quốc gia, phải biết quí trọng nhân tài. Hiền tài có mối quan hệ sống còn đối với sự thịnh suy cả đất nước.=> Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “một dân tộc dốt là một dt yếu” -> qđ của nước ta “ gd là quốc sách hàng đầu” ->trọng dụng nhân tài.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 112

Page 113: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011? Vậy, việc khắc bia ghi tên tiến sĩ có ý nghĩa lịch sử gì.Triều đại LTT rất quí người hiền tài biết dùng nhân tài, nên cũng là triều đại hoàng kim nhất trong l/s chế độ PKVN.

4.cũng cố: tầm quan trọng của hiền tài đối với vận mệnh đất nước.5.Dặn dò: - tìm đọc một số đoạn trích khác. - chuẩn bị bài: bài viết số 5.6.Rut kinh nghiệm :

*

Tiết thứ: 63 Ngày soạn: 29/12/2009

Viết Bài làm văn số 5 A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs tiếp tục cũng cố những kiến thức và kĩ năng làm văn thyết minh, cngx như những kĩ năng lập dàn ý, diễn đạt... 2.Kĩ năng: viết tốt bài văn thyết minh. 3. Thái độ: thấy rõ trình độ làm văn cả bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết để bài làm văn thuyết minh đạt kết quả tốt hơn.

B.Phương pháp: thực hành làm bài.C.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: ra đề, đáp án. 2.Chuẩn bị của HS: ôn tập các phần đã học.

D.tiến trình lên lớp:1.ổn định:2.Kiểm tra bài cũ: không.

3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: nhằm giúp cho việc sử dụng từ ngữ đúng, hay, diễn đạt mạch lạc, truyền cảm. Đồng thời, nâng cao kĩ năng làm văn tự sự -> làm bài văn số 2. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcI. Đề ra: - Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hương. II. Yêu cầu: 1. Về nội dung :- Tuỳ vào từng đối tượng mà hs lựa chọn. Tuy nhiên cần phải chú ý: đặc điểm về mặt lịch sử, địa lý, cảnh sắc, giá trị thẩm mĩ...của đối tượng. 2. Về hình thức : Trình bày đẹp, rõ ràng.III. Đáp án, thang điểm. - Mở bài: 1điểm. - Thân bài: 8điểm. - Kết luận: 1điểm.

4.Cũng cố: GV thu bài. 5. Dặn dò: chuẩn bị bài mới: Khái quát lịch sử Tiếng Việt.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 113

Page 114: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 20116. Rut kinh nghiệm :

***

Tiết thứ: 64 Ngày soạn: 02/01/2010

Khái quát lịch sử tiếng việt

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs nắm được một cách khái quát những tri thức cốt lõi về cội nguồn, quan hệ họ hàng của Tiếng Việt và quan hệ tiếp xúc giữa TV với một số ngôn ngữ khác trong khu vực.

2. Kĩ năng: Nhận thức rõ quá trình phát triển của TV gắn bó với sự phát triển của dân tộc và đất nước. 3.Thái độ: ghi nhớ lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về TV-tiếng nói của dân tộc “tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quí báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó ngày càng phổ biến rộng khắp”B.Phương pháp: thực hành, đặt câu hỏi, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Nước ta có 54 dân tộc sống gần gủi có quan hệ họ hàng mật thiết với nhau, tạo đk trong việc giao lư văn hoá-kinh tế. Bên cạnh đó VN là nước nằm trong khu vực Đông Nam á. Chính vì thế luôn có sự hội nhập và tiếp th ng/ngữ cũng như vh các nước khác -> chúng ta tìm hiểu bài. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

? Em hiểu thế nào là Tiếng Việt.

? Quá trình phát triển của Tiếng Việt chia làm mấy thời kì? Nguồn gốc của Tiếng ViệtXất hiện và trưởng thành sớm trên lưu vực sông Hồng và sông Mã.

VD: Tiếng Việt Tiếng Mường Anh eing Trắng tlắng Ngày ngài

I. Khái niệm :- TV là ngôn ngữ của dt Việt, nó được sử dụng chính thức trong các lĩnh vực hành chính, ngoại giao, giáo dục...đồng thời cũng là công cụ giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng người Việt.II. Lịch sử phát triển của Tiếng Vi ệt 1. TV trong thời kỳ dựng nướ c: a. Nguồn gốc Tiếng Việt :- Nguồn gốc bản địa.- Thuộc họ ngôn ngữ Nam á. b. Quan hệ họ hàng Tiếng Việt :- TV thuộc họ Nam á -> có qhệ họ hàng với các ngôn ngữ khác ở VN, DD và khu vực ĐNCA.- TV có qhệ với nhiều ngôn ngữ khác ngoài họ Nam á, nhất là ngôn ngữ thuộc nhóm Thái-Mã lai.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 114

Page 115: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Đặc điểm của Tiếng Việt ở thời kỳ này.

Việt hoá là phương thức tự bảo tồn và phát triển của TV trước sự chèn ép của các ngôn ngữ ngoại lai.

? Trong thời kỳ Pháp thộc TV có những đặc điểm nào nổi bật

? Hãy trình bày đặc điểm của chữ Nôm

<-> TV có sự phát triển độc lập riêng đầy sức sống. 2. TV trong thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc: - Ngôn ngữ giữ vtrò chính thống ở VN là tiếng Hán, TV chỉ được dùng làm phương tiện giao tiếp trong sinh hoạt.- Thời gian 1000 năm Bắc thuộc là t/g đ/t của TV để bảo tồn và từng bước p/t giành lại những vị trí xh đã bị tiếng hán chiếm giữ. 3. TV dưới thời kỳ độc lập tự chủ :- Bắt đầu từ TK XI việc xd và cũng cố thêm 1 bước nhà nước pk độc lập ở nước ta. Nho học dần được đề cao và giữ vị trí độc tôn. Việc học ngôn ngữ-văn tự Hán được chú trọng -> nền v/c chữ Hán mang sắc thái VN hthành và pt.- Sự ra đời của chữ Nôm-1 nền VHVN bằng TV ra đời và đạt đỉnh cao với những bài phú Nôm đời Trần...->tỉ lệ các ytố Hán Việt khá lớn nhưng về cơ bản đã được V/hoá. 4. TV trong thời kỳ Pháp thuộc :- Sự pt của TV diễn ra mạnh mẽ và nhanh, các p/c chức năng được h/thành, Từ ngữ p/phú hơn. Bên cạnh vốn từ dt, những từ gốc Hán còn có thêm nhiều từ gốc Âu... -> V/xuôi TV h/đại thực sự h/thành và pt p/phú, tinh tế, đa dạng. 5. TV từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến nay :- Với bản tuyên ngôn độc lập -> Tv giành lại được địa vị xứng đáng của mình trong một nước VNĐL tự do.- Sau c/m TV được dùng trong mọi hoạt động của xh.II. Chữ viết của Tiếng Việt : 1. Chữ Nôm : là thứ chữ ghi ý.- Là thứ chữ được xd trên cơ sở chữ Hán cách đọc theo âm của TV.- Ra đời-hình thành vào khoảng TK VIII - IX khi ý thức tự chr, tự cường pt mạnh, y/c pt kt, vh trở nên bức thiết.- Cấu tạo: được đặt theo 2 cách: + Mượn nguyên văn chữ Hán + Mượn các yếu tố có sẵn của chữ Hán rồi đem lắp ghép lại tạo ra chữ Nôm.- Ưu điểm: tạo chữ viết riêng cho dt, có những thành tựu đáng kể.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 115

Page 116: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

VD: âm HV là cố -> Nôm là có.Ghép chữ Hán là thiên và thượng -> chữ Nôm đọc là trời.

? Hãy cho biết hoàn cảnh xuất hiện của quốc ngữ.

? Phân tích cấu tạo của chữ quốc ngữ.

? Trình bày ưu, nhược điểm.

Dùng nhiều chữ cái ghi một âm.Ph, nh, kh, ngTuy có những hạn chế như vậy nhưng chữ QN là thứ chữ ưu việt hơn so với chữ Nôm và chữ Hán.

- Nhược điểm: + Ghi âm thiếu chính xác. + Cách viết không qui định thống nhất. + Khó thông dụng. 2. Chữ Quốc ngữ:- Là thứ chữ ghi âm.- TK XVII các giáo sĩ người Châu Âu -> truyền đạo -> được xd trên cơ sở chữ cái La tinh.- Cấu tạo: các chữ cái+dấu thanh điệu(về cơ bản mỗi chữ cái dùng để ghi một âm mỗi âm chỉ ghi một chữ cái).- Ưu điểm: thứ chữ ghi âm đơn giản, tiện lợi có tính khoa học.- Nhược điểm: còn nhiều phức tạp chưa hoàn toàn đúng theo nguyên tắc trên.=> cần chuẩn hoá TV trong đó có sự chuẩn hoá chữ viết TV.

4.Cũng cố: nguồn gốc, quá trình phát triển và chữ viết của TV.5. Dặn dò: chuẩn bị bài mới: Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn.6.Rut kinh nghiệm :

*** Tiết thứ: 65 Ngày soạn: 03/01/2010

Hưng đạo đại vương trần quốc tuấn -ngô sĩ liên-(trích đại việt sử ký toàn thư)

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs hiểu, cảm phục và tự hào về tài năng đức độ lớn của người anh hngf dân tộc Trần Quốc Tuấn, đồng thời hiểu được những bài học đạo lý quí bá cngx là bài học làm người mà ông để lại cho đời sau.Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sử của tác giả và cũng hiểu được thế nào là “văn sử bất phân”. 2. Kĩ năng: phân tích và tổng hợp kiến thức văn học. 3.Thái độ: yêu quí ngưỡng mộ những người anh hùng dân tộc.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là người hiền tài? Vì sao hiền tài là ngyên khí của quốc gia. 3.Bài mới:

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 116

Page 117: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 a. Đặt vấn đề: Thượng quốc công thiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là một vị hiền tài, anh hùng dân tộc, một trong những danh tướng nổi tiếng toàn thế giới bởi 2 lần chỉ huy quân đội nhà Trần chiến thắng quân Mông Nguyên xâm lược. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

? Trình bày một vài nét về tác giả Ngô Sĩ liên

? Em biết gì về tác phẩm “Đại Việt sử ký toàn thư”

Hồng bàng (Văn Lang- Âu Lạc)

? Đoạn trích nằm ở vị trí nào của tác phẩm.? Có thể chia đoạn trích làm mấy phần. Giải nghĩa từ khó. GV nhận xét: là cuốn sử biên niên nhưng t/g không hoàn toàn ghi chép các sự việc theo năm tháng khô khan mà bằng những chi tiết, câu chuyện chân thật, cụ thể.? ND trọng tâm văn bản đề cập đến vấn đề gì ? Nhân vật được khắc hoạ qua những chi tiết, những mối quan hệ nào.? TQT đã nói gì với va Trần? Lời noí đó ra sao.

-Chân dung HĐĐV ->qhệ với vua -> Qhệ với gia nô, con trai=> thái độ -> với đ/n

-> với gđ

I. vài nét về tác giả và tác phẩm : 1. Tác giả: (?-?)- 1442 ông đỗ tiến sĩđược cử vào viện Hàn Lâm - Từng làm tư nghiệp Quốc Tử Giấm (hiệu trưởng) một trong những nàh sử học nổi danh ở nước ta thời trung đại. Ông đã vâng lệnh Lê Thánh Tông biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư. 2. Tác phẩm : Là bộ chính sử lớn của VN thời trung đại do NSL biên soạn, hoàn tất năm 1497, gồm 15 quyển, ghi chép l/s từ thời Hồng Bàng cho đến khi Lý Thái Tổ lên ngôi (1428) Tác phẩm thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ, vừa có giá trị văn học vừa có giá trị sử học.II. Văn bản :- Vị trí: ở tập 2, quyển VI, phần bản Kỷ, kỷ nhà Trần.- Bố cục: 3 phần + TQT với kế sách giữ nước. + TQT với lời trối của cha. + Lời dặn con của TQT.

III. Tìm hiểu văn bản : 1. Chân dung nhân vật lịch sử HĐĐVTQT: a. Lời nói cuối cùng về kế sách giữ nước:- Ngày xưa, Triệu Vũ dựng nước- Vua Lý...- Vừa rồi...-> lời dặn ân cần, cặn kẽ, tỉ mỉ, phân tích cụ thể, dẫn chứng rõ ràng về cách thắng giặc của từng triều đại trước.-> Trí thông minh, uyên bác, vốn kinh nghiệm dồi dào và tầm nhìn xa trông rộng, tấm lòng tận tuỵ với nước với dân đến phút cuối cùng của cuộc đời=> Một lòng trung quân ái quốc.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 117

Page 118: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011? Qa lời dặn em thấy ở TQT nổi bật lên phẩm chất gì.? điề mà TQT nhấn mạnh là gì. XD đội quân tinh nhuệ, đoàn kết lấy dân làm gốc -> vẫn còn có ý nghĩa đến hiện nay

TQKhải lười tắm -> TQT nấu nước thơm tự tay tắm cho TQK (em họ)? Dù không đồng tình với cha nhưng TQT vẫn muốn làm một phép thử, ông đã bàn bạc với ai ? Kết quả ra sao.

? Qua đó thấy được điều gì đáng trân trọng ở con người TQT.

? Nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện.

? Hãy liệt kê những công lao của THĐ.

? Lời dặn dò con cái trước khi mất của ông có ý nghĩa.

? Chi tiết về lòng tin của dân chúng...(câu hỏi 5-sgk-T45).

b. Trần Quốc Tuấn với lời trối của cha:- Ghi nhớ trong lòng nhưng không cho là phải.

+ Bàn với Dã Tượng, Yết kiêu-> thực hiện phép thử. Cảm động đã klhóc khi nghe lời giải bày của gia nô -> nhân cách cao cả của TQT. + Bàn với hai con trai: * Với Hưng Vũ vương ->ngầm cho là phải. * Với Quốc Tảng: định giết, không cho gặp mặt.=> Tính cách thận trọng, trung nghĩa và lối giáo dục con cái công bằng, nghiêm khắc.-> Lời kể giản dị với những câu chuyện cụ thể giàu sức thuyết phcj đã làm nổi bật tấm lòng trung nghĩa của TQT. Giữa chữ hiếu và chữ trung ông tự nguyện đặt chữ trung lên trước.=> đặt quyền lợi đ/n lên trên quyền lợi gđ bản thân. c. Những công lao lớn và lời dặn con trước khi mất:- “Bệ hạ chém tôi trước rồi hãy hàng” -> lời nói khảng khái thể hiện tấm lòng trung nghĩa. + Tiến cử nhiều người tài. + Soạn nhiều cuốn sách có giá trị. + được mọi người trong nước kính yêu kẻ thù kính sợ.-> Vị tướng có công lao và uy tín bậc nhất trong triều đình nhà Trần <-> khiêm tốn giản dị lo lắng sâu xa cả việc sau khi chết, dạy dỗ con cái kĩ càng.=> Hình ảnh HĐĐVTQT đã được thần thánh hoá trong tâm thức dân gian, trở thành vị phúc thần linh thiêng có thể phù hộ cho con cháu đời sảutong công cuộc bảo vệ đ/n. 2. vài nét về nghệ thuật :- Cách ghi chép theo trình tự t/g -> đặc điểm hàng đầu của thể loại sử biên niên.- NT kể chuyện hấp dẫn, chi tiết chọn lọc xcs động.III. Tổng kết:Xem phần ghi nhớ sgk.IV. Luyện tập :- Chi tiết tháng 6 ngày 24 sao sa...có ý nghĩa gì.-> quan niệm duy tâm, mối liên quan thần bí của con người và vũ trụ.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 118

Page 119: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011? Nhận xét nghệ thuật kể chuyện trong đoạn trích.

4.Cũng cố: Chân dung nhân vật lịch sử HĐĐVTQT. Nghệ thật khắc hoạ nhân vật, nghệ thuật kể chuyện. 5. Dặn dò: chuẩn bị bài mới: Thái sư Trần Thr Độ.6. Rut kinh nghiệm :

***

Tiết thứ: 66 Ngày soạn: 03/01/2010

Thái sư trần thủ độ-trích Đại Việt sử kí toàn thư-Ngô Sĩ Liên

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs hiểu được nhân cách chính trực, chí công vô tư, biết lắng nghe và khuyến khích cấp dưới giữ vững phép nước cả Trần Thủ ĐộNắm được lối viết kết hợp sử biên niên và tự sự của Ngô Sĩ Liên. 2. Kĩ năng: đọc và hiểu sử kí. Phân tích nhân vật. 3.Thái độ: Tự hào về truyền thống cha ông.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

2.Kiểm tra bài cũ: ? Nêu những hiểu bíêt của em về thể loại sử kí.? Nhân cách vĩ đại của TQT được miêu tả qua những mối quan hệ nào ? với những câu chuyện cụ thể ra sao.

3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: trần Thủ Độ là một con người nổi tiếng chí công vô tư, liêm khiết và đầy bản lĩnh. Bài học này sẽ giúp các em có cái nhìn sâu sắc về ông. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

Gv giới thiệu thêm về TTĐ.

HS đọc - gv hd tìm hiểu chú thích.

I. Vài nét chung :- Trần Thủ Độ (1194-1264) là chs họ của Trần Thái Tông, ông chú cả Trần Thánh Tông, từng gĩư chức thái sư (tể tướng-quan đầu triều lo mọi việc chính sự) là người hết lòng hết sức, tận tuỵ trung thành giúp các vua Trần giữ gìn cơ nghiệp.- Đoạn trích được nằm trong “ĐV sử kí toàn thư”.- Nội dung: khắc hoạ chân dung TTĐ.II. Đọc hiểu văn bản : * Chân dung TTĐ được khắc hoạ qua 4 câu chuyện:- câu chuyện 1: xử người vạch tội mình. + công khai công nhận lời của người hặc là

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 119

Page 120: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Câu chuyện kể về điều gì ? TTĐ đã ứng xử ra sao.- Vua Trần cảnh.GV giải thích thêm: trong tình thế vua Trần còn nhỏ, triều đình mới lập, ông không thể không chyên quyền nhưng ông tự biết mình là người ít học, chỉ giỏi võ biền, mưu mô quyền biến chứ không có chí làm vua, chỉ có lòng hết sức giúp vua mà thôi.? Câu chuyện thứ hai kể về điều gì?. Nhận xét liên hệ ngày nay.

? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện và khắc hoạ nhân vật của nhà viết sử không.

? Qua cả 4 câu chuyện trên em có nhận xét gì về nhân cách của Trần Thủ Độ.

đúng -> thưởng cho người ấy.=> bản lĩnh trung thực, thẳng thắn nhận lỗi.

- Câu chuyện thứ hai: (bắt tên quân hiệu)Trước yêu cầu và lời nói khích của vợ ->Trần Thủ Độ cho bắt người quân hiệu-> vặn hỏi-> ban thưởng.=> Cách xử lý bất ngờ, khác thường-> là người chí công vô tư, thực hiện đúng pháp luật, không thiên vị người thân, khuyến khích những người giữ nghiêm phép nước.- Câu chuyện thứ ba:Cái giá chức câu đương-ý nghĩa: răn vợ không được cậy quyền thế để làm bậy bạ-kiên quyết trừng trị bọn chạy chức, chạy quyền, đút lót, hối lộ, dựa dẫm thân thích, giữ công bằng pháp luật.- Câu chuyện 4: An quốc hay là thần.-> Luôn đặt việc quốc gia lên trên hết -> chí công vô tư.* Nghệ thuật kể chuyện rất độc đáo, hấp dẫn gây nên yếu tố bất ngờ khiến người đọc hồi hộp chờ đợi qua từng tình huống (sự kiện)=> Trần Thủ Độ là người đã có công lớn trong việc khai sáng, phò trợ nhà Trần. Ông đã đem hết lòng trung thành tận tuỵ, tài năng và mưu trí của mình để giúp vua Trần giữ gìn cơ nghiệp, bảo vệ đ/n chống ngoại xâm => p/c chí công vô tư, nghiêm minh liêm khiết của một vị quan đầu triều.

4.Cũng cố: Tài năng nhân cách của Trần Thủ Độ.5. Dặn dò: chuẩn bị bài mới: Phương pháp thuyết minh.6. Rut kinh nghiệm :

***Tiết thứ: 67 Ngày soạn: 04/01/2010

Phương pháp thuyết minh

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs nắm được những kiến thức cơ bản về một số phương pháp thyết minh thường gặp. 2. Kĩ năng: bước đầu vận dụng những kiến thức đã học để viết được những văn bản thuyết minh có sức thuyết phục cao. 3.Thái độ:

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 120

Page 121: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ:

3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: Văn bản thuyết minh cũng như nhiều loại văn bản khác, có thể được xem xét dưới nhiều gốc độ khác nhau. Tuy nhiên, xét về mặt tiếp phục vụ cho việc làm văn thuyết minh thì phương pháp là điều rất quan trọng. Chúng ta tìm hiểu bài. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

? Một bài văn thuyết minh cần phải đảm bảo những yêu cầu nàoVD: đoạn văn nói về TQT trong ĐVSKTT -người viết muốn thyết minh: công lao tiến cử người tài giỏi cho đ/n

? Ngoài tri thức và nhu cầu thì cần có điều kiện gì để viết văn bản thuyết minh.? PPTM có vai trò như thế nào ? mối quan hệ giữa PPTM và mục đích TM.

Bcó thể là kiến thức về l/s, văn hoá, nguồn gốc sự vật, thân thế và sự nghiệp của t/g...VD: ND là một thiên tài và TK của ông là một kiệt tác.

- VD: thông tin về ngày trái đất năm 2000: bao ni long làm tắc nghẽn cống nước thải, làm chết các svật, làm ô nhiểm thực phẩm...

- Vd: cấm hút thuốc lá ở những nơi công cộng, phạt nặng những người vi phạm (ở Bỉ, 1987 vi phạm lần 1 phạt 40 đôla,

I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh:- Yêu cầu: đảm bảo cung cấp thông tin về đối tượng một cách trung thực, c/xác và khách quan. ND thyết minh phải chuẩn xác, sinh động, hấp dẫn. Trình tự thuyết minh phải hợp lí, KH và nhất quán.

- Cần có PPTM phù hợp -> hiện thực hoá tri thức và nh cầu thành bài văn.-> PPTM là công cụ pvụ cho một mục đích TM nào đó <-> không thể có một PPTM chung chung, trừu tượng ->quan trọng.-> mục đích TM thường được hiện thực hoá thành bài văn thông qua PPTM, còn các PPTM bao giờ cũng gắn liền với một mục đích TM cụ thể.II. Một số phương pháp thuyết minh: 1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học:* PP nêu đ/n: mô hình a là b. A là đối tượng cần TM, blà tri thức về đối tượng. T/dụng : giúp cho người đọc hiểu về đối tượng.* PP liệt kê: kể ra lần lượt các đặc điểm, t/c...của sự vật theo một trật tự nào đó. T/dụng: giúp người đọc hiểu sâu sắc, toàn diện và có ấn tượng về nd được TM.* PP dùng số liệu: dùng các số liệu c/xác để kđịnh độ tincậy cao của các tri thức được cung cấp. Khả năng thuyết phục cao.* PP so sánh: SS 2 đối tượng cùng loài nhằm làm nổi bật các đặc điểm, t/c của đối tượng cần TM. Tăng sức thuyết phục và độ tin cậy cho nd

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 121

Page 122: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011tái phạm 500 đôla...)

Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là gặm nhấm như tằm ăn dâu...

Huế là một sự kết hợp hài hoà giữa núi, sông và biển...Huế còn có nhưng công trình kiến trúc nổi tiếng.

? Cho biết t/g mỗi đoạn trích dưới đây đã sử dụng pp nào ? tác dụng của mỗi pp.

So sánh 2 phương pháp. PP định nghĩa

TM.* PP phân loại, phân tích: chia đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnh, từng vấn đề để lần lượt thuyết minh. Giúp người đọc hiểu dần từng mặt của đối tượng 1 cách có hệ thống, cơ sở để hiểu đối tượng một cách đầy đủ, toàn diện.* Bài tập: - Đoạn 1:T48sgk.+ MĐTM: công lao tiến cử người tài giỏi cho đ/n của TQT.+ PPTM: liệt kê, giải thích.+ T/d: đảm bảo tính chuẩn xác, thuyết phục.- Đoạn 2: n/nhân thay đổi bút danh của thi sĩ Ba SÔ.+ PP phân tích, giải thích.+ Cung cấp những hiểu biết mới, bất ngờ, thú vị.- Đoạn 3: Giúp người đọc hiểu về cấu tạo của tế bào.+ Nêu số liệu và so sánh.+ hấp dẫn gây ấn tượng mạnh.- Đoạn 4: giúp người đọc hiểu về 1 loại hình NT dân gian.+ Phân tích, giải thích.+ Cung cấp những hiểu biết mới, thú vị. 2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thyết minh: a. T/ minh bằng cách chú thích :- Với câu Ba Sô là bút danh -> chú thích cho danh xưng “ba sô” -> có thể viết như sau: ba sô là bút danh của một thi sĩ nổi tiếng.- Khi sử dụng PP đ/n -> Ba sô là một thi sĩ nổi tiếng -> sẽ phân biệt được Ba sô với các nhà thơ nhà văn khác.

PP chú thích Nêu ra tên gọi khác hoặc một cách nhận biết khác, có thể chưa p/a đầy đủ những thuộc tính bản chất của đối tượng.VD: Tên hiệu của N.Khuyến là Quế sơn. Của ND là Thanh Hiên.

Có tính linh hoạt, mềm dẻo, có tác dụng đa dạng hoá vb và phong phú hoá cách diễn đạt. b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân- kết quả:- Mục đích là chủ yếu -> đây chính là bức

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 122

Page 123: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011-Giống nhau:cùng có mô hình a là b- Khác nhau:Nêu những thuộc tính cơ bản của đối tượng để p/biệt đ/tượng này với đ/t khác, trong đó đ/t thường cùng loài với nhau.VD: nhà thơ a với nhà thơ b,... Đảm bảo tính c/ xác và độ tin cậy

GV cho hs đọc đoạn văn ở sgk, nêu câu hỏi.? Theo em, trong 2 mục đích ấy m/đ nào là chủ yếu ? vì sao.

? Các ý trong đoạn có quan hệ nhân quả không ? chỉ rõ đâu là nn và kết quả.

? Khi làm văn cần căn cứ vào đâu để lựa chọn PPTM? Mục đích của việc sử dụng PPTM là gì.

? Qua việc tìm hiểu trên em rút ra kết luận gì chung nhất về PPTM.

? Nhận xét về sự chọn lựa, vận dụng và phối hợp các PPTM trong đoạn văn.

“chân dung tâm hồn” của thi sĩ Ba Sô.- Qhệ nhân-quả-> vì từ niềm say mê cây chuối (NN) -> bút danh Ba Sô (KQ) -> các ý định trình bày hợp lí, sinh động và bất ngờ, thú vị hấp dẫn.III. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh:- Căn cứ vào mục đích thuyết minh- Ngoài cung cấp thông tin đầy đủ, kquan về đối tượng được TM, PPTM còn góp phần sinh động hoá vb TM để gây hứng thú cho người đọc.- Xem phần ghi nhớ ở sgk.IV. Luyện tập: - PP được sử dụng trong đoạn trích là: + PP chú thích: hoa lan đã... Còn người P.Tây... + PP phân tích, giải thích: hoa lan thường được chia... + PP số liệu: chỉ riêng 10 loài...- Ngoài ra t/g còn sử dụng các yếu tố miêu tả hấp dẫn như: với cánh môi cong lượn...

4.Cũng cố: Các PP thuyết minh.5. Dặn dò: chuẩn bị bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.6. Rut kinh nghiệm :

***

Tiết thứ: 68-69 Ngày soạn: 04/01/2010

Chuyện chức phán sự đền tản viên( Tản Viên từ phán sự lục-trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ)

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs thấy được p/c dũng cảm, kiên cường của n/v chính NTV - đại biểu cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà.Thấy được cái hay của nghệ thuật kể chuyện sinh động, hấp dẫn, giàu kịch tính của tác giả truyền kì mạn lục.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 123

Page 124: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 2. Kĩ năng: phân tích tốt. 3.Thái độ: lòng yêu chính nghĩa, tự hào về người trí thức VN.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: ? Nhân cách Trần Thủ Độ được thể hiện qua những câu chuyện nào.

3.Bài mới: a. Đặt vấn đề: ca ngợi nhưng nho sĩ trí thức khảng khái, chính trực vì nghĩa lớn, chống gian tà là một chủ đề được thể hiện trong “truyền kì mạn lục” - Nguyễn Dữ. Chúng ta cùng tìm hiểu. b. Triển khai bài:Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức? Trình bày một vài nét về tác giả Ngyễn Dữ

? Em hiểu gì về thể văn truyền kì và truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ.

I. vài nét về tác giả và tác phẩm : 1. tác giả:- ND (?-?) sống khoảng thế kỷ XVI.- Xuất thân trong gia đình khoa bảng.- từng đi thi và ra làm quan -> về ẩn dật.2. tác phẩm :- Truyền kì: sgk.- Truyền kì mạn lục: + Là tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 20 truyện ra đời vào khoảng thế kỷ XVI. + Các truyện hầu hết ở thời: Lý, Trần, Hồ, Lê sơ. + có yếu tố hoang đường. + -> hiện thực xhpk đương thời với đầy rẫy những tệ trạng mà t/g muốn vạch trần, phê phán. + TP thể hiện số phận của những con người nhỏ bé trong xh, những bi kịch t/y, đặc biệt là những người phụ nữ.TP cũng thể hiện tinh thần dân tộc, niềm tự hào về nhân tài, văn hoá nước Việt, đề cao đạo đức nhân hậu thuỷ chung. Khẳng định qđ sống “lánh đục về trong” của lớp trí thức ẩn dật đương thời. -> TP có giá trị hiện thực + nhân đạo.=> “thiên cổ kì bút”II. Đọc hiểu văn bản: 1. Đọc : 2. Tìm hiểu văn bản : a. Nhân vật Ngô Tử Văn :- Tên: Soạn. Quê quán: YD, LG.- Tính tình: khảng khái, cương trực.-> Cách giới thiệu ngắn gọn, trực tiếp -> tạo ấn

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 124

Page 125: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011Cho hs đọc - tìm hiểu bố cục.? văn bản đề cập đến nhân vật nào.? Nhân vật được tác giả giới thiệu ra sao.

? Để thấy rõ nhân vật Tử văn t/g đã thể hiện qua những sự kiện nào.? Vì sao tử văn đốt đền.

? Chàng đẫ có hành động gì trước đốt đền

? Em có nhận xét gì về hành động đó.

? Việc dân gian lập đền thờ -> niềm tin, thái độ, t/c của họ đối với những người đáng tôn thờ. Vậy, TV đốt đền có phải đã phá những điều đó không.

? Hậu quả của việc đốt đền là gì.

? Khi bị quỷ giải đi cũng như khi đứng trước diêm vương thì NTV có tinh thần thái độ ra sao.? Theo em chi tiết diêm vương xử kiện nói lên điều gì.

-> hồn tên tướng giặc gây tội ác vẫn tồn tại. Dvương không biết, các thần ở những đền miếu lân cận ăn của đút bao che cho nhau, các phán quan chưa làm hết trách nhiệm.

tượng + hiểu được t/c cơ bản của nhân vật. * Tử Văn đốt đền :- Nguyên nhân: đền linh-> hồn tướng giặc chiếm, làm yêu làm quái -> TV tức giận.- hành động: tắm gội sạch sẽ, khấn trời, châm lửa đốt đền, -> vung tay không cần gì cả- Tính khảng khái, cương trực, dũng cảm của kẻ sĩ vì dân trừ hại.

- hồn tên tướng giặc, một người P.bắc - ngoại bang. Khi sống hung ác. Khi chết cướp đền.-> chống lại thần bất chính -> việc làm chính nghĩa. Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ -> trừ hồn tên tướng giặc hung bạo, bảo vệ thổ thần VN. Đồng thời tỏ rõ quan điểm và thái độ của người trí thức muốn đã phá sự mê tín vào thần linh bất chính của quần chúng nhân dân.- Hậu quả: TV sốt nóng, sốt rét.-> Bị kiện xuống âm phủ. * Diêm vương xử kiện :- Điềm nhiên, không khiếp sợ.- Kêu oan, đòi phán xét minh bạch, công khai.- Không run rẩy, không nhụt chí, tự tin vào chính nghĩa, kiên quyết đấu tranh cho chân lí cho lẽ phải.=> tên họ Thôi bị trừng trị, TV chiến thắng, Thổ công được trả lại đền.- Niềm tin của con người thời trung đại: bên cạnh cõi trần còn có cõi âm. Khát vọng công lí chưa được thực hiện trong đ/s trần thế của người xưa. Bộc lộ rõ hơn bản lĩnh của NTV. Khuyên răn giáo dục con người sống và hành động thế nào cho đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều ác.* NTV nhậm chức phán sự đền Tản Viên(chức quan xem xét các việc kiện tụng-> thực hiện công lí)- Một sự thưởng công xứng đáng -> noi gương cho người sau, khích lệ mọi người dũng cảm đ/t chống cái ác bảo vệ công lí. 2. Vài nét về nghệ thuật:- cách mở đầu tác phẩm khá độc đáo (giới thiệu h/c, hành động của NTV).- Kết cấu truyện như một xung đột giàu kịch tính.- Tính cách nhân vật khắc hoạ nổi bật.- các chi tiết trong truyện được chọn lọc, thể hiện

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 125

Page 126: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Khi thắng kiện công lao của NTV đã được đền đáp như thế nào- ngoài việc hưởng bổng lộc (một nửa xôi lợn của dân cúng tế)? Việc nhậm chức này có ý nghĩa gì.

? Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện

? Qua việc tìm hiểu trên em rút ra được điều gì về nhân vật NTV.

rất công phu, già tính biểu tượng.- Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và bút pháp kì ảo hoang đường.=> Qua việc làm của NTV cho ta thấy ông không chỉ là một kẻ sĩ đúng nghĩa, già lòng cương trực, khảng khái, dũng cảm mà còn người yêu nước có tinh thần dân tộc mạnh mẽ.IV. Tổng kết: Xem phần ghi nhớ ở sgk

4.Cũng cố: Cảm hứng của nhà văn “lấy cái xưa nói nay lấy cái kì để nói cái hiện thực”5. Dặn dò: - Tìm đọc tryền kì mạn lục. - Chẩn bị bài mới: luyện tập viết đoạn văn thuyết minh6.Rut kinh nghiệm :

Tiết thứ: 70-71 Ngày soạn: 10/1/2010

Luyện tập viết đoạn văn thuyết minhA. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs cũng cố vững chắc kĩ năng viết đoạn văn đã học. đòng thời thấy được mối liên quan chặt chẽ giữa các kĩ năng đó với kĩ năng lập luận dàn ý. 2. Kĩ năng: vận dụng các kĩ năng để viết đoạn văn thuyết minh. 3.Thái độ: học làm bài nghiêm túc.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: ? vai trò của PPTM ? Yêu cầu đối với việc sử dụng PPTM.

3.Bài mới:

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 126

Page 127: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 a. Đặt vấn đề: để khắc sâu hơn kĩ năng viết đoạn văn đã học, đồng thời thấy được tầm quan trọng của kĩ năng lập luận dàn ý. Chúng ta tìm hiểu bài. b. Triển khai bài:Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức? Em hiểu thế nào là đoạn văn.- Về nội dung: ĐV có thể hoàn chỉnh hoặc không hoàn chỉnh.- Về hình thức: ĐV luôn hoàn chỉnh? yêu cầu của đoạn văn.(sgk)

? Giữa văn tự sự và văn thuyết minh có điểm gì giống và khác.

? Một đoạn văn thyết minh gồm bao nhiêu phần. (3phần)

? Muốn viết được một đoạn văn thuyết minh chúng ta phải chuẩn bị như thế nào( ? các bước chẩn bị để viết một bài văn thyết minh)

- HS đọc đoạn văn T63-sgk và trả lời câu hởi.

? Vậy, qua việc tìm hiểu trên, hãy cho biết muốn viết tốt đoạn văn thuyết minh cần phải làm gì.

I. Đoạn văn thuyết minh :- Đoạn văn là đơn vị cơ sở của văn bản liền kề với câu, diễn đạt một nội dng nhất định, được mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng viết hoa và kết thúc bằng dấu ngắt đoạn.- Giống nhau: đảm bảo cấu trúc thường gặp của một đoạn văn. đề cập đến đối tưưọng (có thể cùng một đối tượng).- Khác nhau: + Văn tự sự -> kể - sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm rất hấp dẫn và xúc động. + Văn thuyết minh -> giải thích -> chỉ cung cấp tri thức có các yếu tố mtả và biểu cảm.II. Viết đoạn văn thuyết minh :- B1 : xác định đối tượng cần t/minh VD: 1 nhà khoa học. 1 tác phẩm vh. 1 điển hình người tốt,...- B2 : Xây dựng dàn ý.VD: MB(mấy đoạn, mỗi đoạn nóigì) TB (mấy đoạn, mỗi đoạn diễn đạt một ý hay hơn một ý) KB ( mấy đoạn mỗi đoạn nói gì)- B3 : viết từng đoạn văn theo dàn ý.- B4 : lắp ráp các đoạn thành bài văn và kiểm tra sửa chữa, bổ sung.

-> đây là đoạn văn thuyết minh về nghịch lí giữa thời gian và tốc độ. PPTM: giải thích, so sánh và nêu số liệ Nghĩa bóng -> khuyên ta hãy tận dụng thời gian để làm việc có năng suất, hiệu quả, nếu cứ lười biếng, rong chơi thì sẽ bị “lão hoá” với tốc độ khủng khiếp của ánh sáng. => Nắm vững các kiến thức về đoạn văn thuyết minh và các kĩ năng viết đoạn văn Tm. Có đủ tri thức cần thiết và chuẩn xác để làm rõ ý chung của đoạn. Sắp xếp hợp lí các tri đó theo một thứ tự rõ ràng rành mạch. Vận dụng đúng đắn, sáng tạo những PPTM và diễn đạt để đoạn văn trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn.III. Luyện tập :

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 127

Page 128: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

HS viết bài - thảo luận.

Viết đoạn văn thyết minh về Nguyễn Trãi.

4.Cũng cố: các bước chuẩn bị để viết một đoạn văn thyết minh.5. Dặn dò: - làm bài tập ở sgk. - Chẩn bị bài mới: Trả bài số 5 *RÚT KINH NGHIỆM :

Tiết thứ:72 Ngày soạn:11/1/2010

Trả bài làm văn số 5Ra đề bài làm văn số 6

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs hệ thống hoá những kiến thức đã học. Nâng cao kĩ năng viết bài văn thuyết minh 2.Kĩ năng: tự đánh giá những ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của mình, đồng thời có được những định hướng cần thiết nữa những bài viết sau. 3.Thái độ: học tập nghiêm túc.

B.Phương pháp: thực hành, trả bài.C.Chuẩn bị của GV, HS:

7. Chuẩn bị của GV: chấm bài 2. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, soạn bài mới- lập dàn bài cho đề ra.D.tiến trình lên lớp:

1.ổn định2.Kiểm tra bài cũ: không

3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: bài làm văn là thước đo kết quả học tập lưu giữ kiến thức và kĩ năng thực hành của chung ta. Vậy, để thấy được bài làm đạt kết quả như thế nào ta xem xét qua bài làm số 2 và rút kinh nghiệm bổ cứu cho bài làm số 3. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

A. Trả bài số 5: I. Đề ra : xem tiết 64,65. II. Yêu cầu :xem tiết 64,65. III. Nhận xét chung: 1. Ưu điểm: - Đa số các em nắm được yêu cầu cầu đề.- Một vài em viết có sức hấp dẫn. 2. Nhược điểm:- Còn có một số em yếu, thậm chí sai vấn đề mà đề ra yêu cầu.- Diễn đạt còn yếu.- Cách dùng từ đặt câu sai nhiều.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 128

Page 129: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011IV. Đọc bài có số điểm cao nhất:Lan Duyên.V. Sửa lỗi chính tả:( theo lỗi đã dẫn ở bài của hs)B. Ra đề số 6. I. Đề ra:Thuyết minh về cuộc đời Trương hán Siêu và phú sônh bạch Đằng. II. Yêu cầu: 1. Về nội dung : - Cần làm rõ được những nội dung sau: + Giới thiệu những nét cơ bản về cuộc đời THS. + Giới thiệu về thể phú. + ND và giá trị của Phú sông Bạch Đằng. 2. Hình thức:Trình bày sạch đẹp, rõ ràng.

4.cũng cố: cách làm bài văn thuyết minh văn học.5. Dặn dò: - về nhà tìm đọc thêm tài liệu. - chuẩn bị bài: Những yờu cầu về sử dụng TV* RÚT KINH NGHIỆM:

Tiết thứ: 73 Ngày soạn: 15/1/2010

Những yêu cầu về sử dụng tiếng việtA. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs nắm được những y/c về sử dụng TV ở các phương diện: phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách chức năng ngôn ngữ. 2. Kĩ năng: Vận dụng các y/c vào việc sử dngj TV, phân tích được lỗi đúng, sai, sửa chữa được các lỗi khi dùng TV. 3.Thái độ: giữ gìn sự trong sáng của TV.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: nhằm gíp cho việc sử dụng TV một cách chính xác, chuẩn mực, hay. Mặt khác giữ gìn và phát triển vốn TV của dân tộc. Ta học. b. Triển khai bài:Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 129

Page 130: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Hãy phát hiện lỗi về phát âm và chữ viết (ctả) chữa lại đúng. Từ đó em có kết luận gì về y/c sử dụng ngữ âm và chữ viết của TV.- Từ địa phương: dưng mờ = nhưng mà, bẩu = bảo, mờ = mà.

? Hãy phát hiện và chữa lỗi từ ngữ trong các câu (sgk)

? Lựa chọn những câu dùng từ đúng.

? phát hiện lỗi, chữa lỗi.

? Lựa chọn câu văn đúng trong các đoạn văn - sgk.

? từng câu trong đoạn văn c đều đúng nhưng đoạn văn vẫn không có được tính thống nhất, chặt chẽ. Hãy phân tích lỗi và chữa lại - TK và Tv...ngoại. Họ sống...nhà, hoà thuận hp cùng cha mẹ. Họ đều có những nét xinh đẹp tuyệt vời. TK là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng hoa...hờn. Còn TV...mị.Về tài thì TK cũng hơn hẳn TV. Thế nhưng...hp.? vậy, từ VD trên em có kết luận gì về việc sử dụng ngữ pháp trong Tv.

? Hãy phân tích và chữa lại những từ

I. Sử dụng đúng theo các chuẩn mực của TV: 1. Về ngữ âm và chữ viết :- VD: sgk. + C1- dùng sai cặp phụ âm cuối c/t: giặc/giặt. + C2 - sai cặp phụ âm đầ d/r: dáo/ráo. + C3 - sai thanh điệu hỏi/ngã: lẽ, đỗi/lẻ, đổi.=> cần phát âm đúng. Viết đúng qui tắc chính tả. 2. Về từ ngữ:* C1:...anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót. + C2:...các vđề mà thầy giáo t/đạt. + C3: ...mắc bệnh và chết vì bệnh... + C4:...mổ mắt và sẽ được điều trị bằng những thứ thuốc đặc hiệu. * C1:...yếu điểm -> phải dùng là nhược điểm. + C2,3,4 đúng.C5: TV...thứ tiếng rất sinh động, pp=> Dtừ đúng nghĩa, đúng ngữ cảnh. Tránh lỗi thừa từ, lặp từ. Tránh dùng từ sáo rỗng, công thức, không cần thiết. 3. Về ngữ pháp : a. C1: Thừa từ qua-> qua tp “TĐ” NTTố đã... C2: Thiếu VN->lòng...cụ thể. b. C1: mơ hồ -> có thể viết lại như sau: Có được ngôi nhà người ta đã làm cho, bà sống hp hơn. Các câu còn lại đúng. c. Đoạn văn sai chr yếu ở các mối liên hệ, sự liên kết giữa các câu: câu lộn xộn, thiếu liên kết logíc. Cần sắp xếp lại các câu, các vế câu và thay đổi một số từ ngữđể ý của đoạn mạch lạc và phát triển theo trình tự hợp lí.

=> câu phải đúng qui tác ngữ pháp, liên kết với nhau phải rõ ràng, chặt chẽ, tránh những lỗi câu tuy đúng NP nhưng có thể làm người đọc hiểu lầm. 4. Về phong cách ngôn ngữ:- Từ hoàng hôn (buổi chiều tà - muộn) nhưng chỉ dùng trong văn thơ (p/c ngôn ngữ NT) không thể dùng trong biên bản hành chính, càn thay bằng từ buổi chiều.- Cụm từ hết sức (chỉ mức độ cao, rất, vô cùng) -> dùng trong ngôn ngữ nói (p/c NNSH) đây là văn bản nghị luận->thay bằng từ rất hoặc vô cùng.- Các từ xưng hô: bẩm, cụ, con.- Thành ngữ: trời tru đất diệt, một thước cắm dùi không có.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 130

Page 131: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011dùng không phù hợp với phong cách ngôn ngữ.

? Hãy nhận xét về các từ thuộc p/c ngôn ngữ sinh hoạt ở đoạn sau (sgk)

? Trong câ TN “chết...quì” sử dụng theo nghĩa như thế nào.

? tác dụng của việc sử dụng từ ngữ.

? Phân tích hiệu quả biểu đạt của việc dùng ẩn dụ và so sánh trong câu sau(sgk)

? phân tích tính chính xác và và tính biểu cảm của từ lớp (thay cho từ hạng) và từ sẽ (thay từ phải) trong bản di chcs của HCM

- Các từ mang sắc thái khẩu ngữ: sinh ra, có dám nói gian, quả, về làng về nước...-> không thể dùng trong đơn đề nghị (p/c NN hành chính)=> Vậy, cần nói và viết phù hợp với đặc trưng và chuẩn mực trong từng p/c chức năng ngôn ngữ.II. sử dụng hay, đạt hiệu quả giao tiếp cao:- đứng và quì được dùng với nghĩa chuyển không biểu hiện tư thế con người -> phép ẩn dụ -> p/c, nhân cách.-> chết đứng - khí phách hiên ngang cao đẹp.-> sống quì - quì luỵ, hèn nhát.=> mang tính hình tượng và tính biểu cảm.- Cụm từ “chiếc nôi xanh, cái máy điều hoà khí hậu” -> cách gọi tên khác để chỉ cây cối.=> có tính hình tượng và giá trị biểu cảm.* Kết luận:(xem phần ghi nhớ sgk)III. Luyện tập :Bài 1:- từ lớp phân biệt người theo tuổi tác, thế hệ, không có nét nghĩa xấu-> phù hợp với câu văn.- Từ phải -> nghĩa bắt buộc, cưỡng bức -> nặng nề, không phù hợp với sắc thái nghĩa nhẹ nhàng vinh hạnh của việc đi gặp các vị c/m đàn anh từ sẽ -> nhẹ nhàng phù hơpợ hơn.

4.Cũng cố: các chuẩn mực của TV.5. Dặn dò: - làm bài tập ở sgk. - Chuẩn bị bài mới: Hồi trống cổ thành* RÚT KINH NGHIỆM :

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 131

Page 132: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

Tiết thứ: 74 Ngày soạn: 15/1/2010 Hồi trống cổ thành

( trích hồi 28- Tam quốc diễn nghĩa -La Quán Trung)A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs hiểu được tính cách bộc trực thẳng thắn của Trương Phi cũng như tình nghĩa vườn đào cao đẹp của ba anh em kết nghĩa- một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa.Hồi trống đã gieo vào lòng người đọc âm vang chiến trận hào hùng. 2. Kĩ năng: phân tích tốt. 3.Thái độ: lòng yêu chính nghĩa

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: ? Tính cách phẩm chất của NTV được thể hiện qua hành động như thế nào. Hãy phân tích. 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Hồi trống cổ thành là đoạn trích tiêu biểu bộc lộ rõ nét tính cách của các nhân vật: TP, QC là hồi trống thể hiện cuộc gặp mặt của các anh hùng. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

? Trình bày vài nét về tác giả La quán Trung.TT chương hồi (TTCĐTQ) p/t trong thời Minh - Thanh -> mỗi TT có nhiều hồi, mỗi hồi kể lại một vài sự việc xảy ra theo trình tự t/g, cuối mỗi hồi luôn có câu “hạ hồi phân giải”Đặc điểm: mở đầu bằng những chuyện xa xôi -> đi vào triều đại liên quan đến cốt truyện. Dẫn truyện bằng mấy câu thơ, kết thúc bằng bài vịnh.? Trình bày những nội dng chính của TQDN

? Vị trí, đại ý đoạn trích.

I. Vài nét về tác giả và tác phẩ m: 1. Tác giả : 1330-1400, tên là bản, tự là LQT -> ngoài TQDN, LQT còn viết một số bộ sử diễn nghĩa khác nhưng bị thất truyền. 2. Tác phẩm: TQDN a. Nguồn gốc tác phẩm :- Là tiểu thyết chương hồi, ra đời vào giữa thế kỷ XIV, là tiểu thuyết l/s dài 120 hồi, có nguồn gốc từ những tư liệu lịch sử và những truyện kể dân gian. b. Tóm tắt nội dung truyện :(hs tóm tắt - gv bổ sung) c. Nội dung :- giá trị của tác phẩm: + p/a thực trạng xh TQ luôn rơi vào tình trạng cát cứ phân tranh. + Biểu dương những tấm gương sống mẫu mực (qua hình tượng bộ tứ tuyệt) + đề cao k/v của nhân dân.II. Đoạn trích “Hồi trống cổ thành ”: 1. Vị trí - đại ý đoạn trích :- Trích hồi 28 TQDN.- Đoạn trích miêu tả cuộc gặp gỡ giữa hai anh em

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 132

Page 133: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011? bố cục phân tích.

? Khi nghe tin QC đến, TP có cử chỉ và thái độ như thế nào.

? Có nhận xét gì về thái độ hành động đó.

? Nguyên nhân vì đâu có thái độ đó.

? Có nhận xét gì về cuộc đón tiếp đó.

? Khi gặp TP, QC có thái độ cử chỉ ra sao.

? Mâu thuẩn giữa QC và Tp giải quyết như thế nào. Qua đó em hiểu điều gì về QC.

? ý nghĩa của hồi trống trận.

QC và TP. 2. Tìm hiểu đoạn trích : a. Trương Phi :- Chẳng nói năng gì lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân đi tắt ra cửa bắc. TP mắt tròn xoe, râu vểnh ngược, hò hét như sấm múa xà mâu chạy lại đâm QC.-> động tác khẩn trương, dứt khoát, biểu thị thái độ rõ ràng, kiên quyết, rất giận dữ của TP -> nóng nảy.- Do hiểu nhầm “kẻ đại trượng phu không thờ hai chủ” -> trung nghĩa.=> đây là cuộc đón tiếp chưa từng có, bộc lộ rõ t/c nhân vật: nóng nảy, bộc trực và trung thành. Khóc -> tình nghĩa. b. Quan Công :- mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón.- Khi bị TP cho rằng QC phản bội (thái độ TP giận dữ) QC cậy nhờ hai chị giải thích nhưng không được - Để minh oan, QC chém đầ Sái Dương -> lấy tín nghĩa làm trọng -> sẵn sàng hi sinh vì chân lí.=> HTCT là một trong những đoạn hay nhất trong TQDN. Nó nói về cuộc hội ngộ giữa các anh hùng. Một cuộc hội ngộ không hoa không rượu chỉ có một hồi trống trận=> khẳng định lòng trng thực thẳng thắn. c. vài nét về nghệ thuật : Nt giải quyết xung đột hấp dẫn.>< thứ nhất chưa được giải quyết xong t/g đã xây dựng tiếp >< thứ hai -> xung đột gay gắt quyết liệt hơn đòi hỏi phải giải quyết. Khi giải quyết >< thứ nhất là đồng thời t/g đã giải quyết xung đột thứ hai.III. Tổng kết : HTCT là một sự kiện nhưng có kết cấu hoàn chỉnh trình tự câu chuyện được sắp xếp theo thứ lớp phân minh -> qua đó thấy được tấm lòng trung nghĩa của QC và TP.

4.cũng cố: Kể thêm một vài câu chyện về QC và TP.5. Dặn dò: - về nhà tìm đọc TQDN - chuẩn bị bài: Tào Tháo uống rượu luận anh hùng.* RÚT KINH NGHIỆM :

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 133

Page 134: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

Tiết thứ: 75 Ngày soạn: 20/1/2010

Tào tháo uống rượu luận anh hùng( trích hồi 21- Tam quốc diễn nghĩa -La Quán Trung)

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs hiểu được từ quan niệm đối lập về anh hngf đến t/c đối lập giữa Tào Tháo (gian hùng) và Lưu Bị (anh hùng) qua ngòi bút kể chuyện giàu kịch tính, rất hấp dẫn của tác giả. 2. Kĩ năng: phân tích tốt. 3.Thái độ: trân trọng cái đẹp, cái ngay thẳng.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: ? Phân tích nhân vật Trương Phi được thể hịên trong đoạn trích. 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Tào Tháo nhân vật tyệt gian trong TQDN, là một hình tượng sinh động, tài năng, mưu lược nhưng thâm độc quỷ quyệt. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

? Nêu vị trí, đại ý của đoạn trích.

? Đoạn trích kể về nội dung gì? đề cập đến mấy nhân vật. Họ gặp nhau trong tình huống nào.

tào tháo- Đang thắng, có quyền, có đất, có lính.- Tự tin, đầy bản lĩnh, thông minh sắc sảo, hiểu người, hiểu mình.=> chủ quan đắc chí, coi thường người khác -> bị Lưu Bị qua mặt dễ dàng.=> Gian hùng.

? Tào Tháo quan niệm như thế nào về anh hùng.

? Nêu vài nét về nghệ thuật

I. Vị trí:- Trích hồi 21- TQDN.-> là một hồi đặc biệt, độc đáo.II. đọc hiểu văn bản:1. Đọc:2. Tìm hiểu văn bản:

lưu bị-Đang thua, mất đất, mất quân -> phải sống nhờ kẻ thù.- Lo lắng sợ hãi, cố che giấu ý nghĩ, tài năng t/c thật của mình=> khôn ngoan, linh hoạt, che dấu được hành động sơ suất của mình.

=> Anh hùng.

* Quan niệm của Tào Tháo về anh hùng:- Được ví với con rồng.- Là người phải có chí lớn, tài bao trùm thiên hạ.* vài nét về nghệ thuật:- Kể chyện hấp dẫn, lôi cuốn.- XD tình huống tự nhiên: mơ chín, uống rượu.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 134

Page 135: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 20114.cũng cố: Nắm tính cách của hai nhân vật.5. Dặn dò: - về nhà tìm đọc TQDN -Chuẩn bị bài: Tỡnh cảnh lẻ loi của người chinh phụ* RÚT KINH NGHIỆM :

Tiết thứ: 76-77 Ngày soạn: 25/1/2010

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ(trích chinh phụ ngâm khúc)

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs hiểu được nỗi đau khổ của người chinh phụ bắt ngồn từ cảnh cô đơn khi người chinh phu phải ra trận vắng nhà. Qua đó nắm được ý nghĩa đề cao hạnh phúc lứa đôi của tác phẩm.Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm của đoạn trích. 2. Kĩ năng: phân tích tâm trạng nhân vật. 3.Thái độ: cảm thông chia sẻ tình cảm.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Chinh phụ ngâm là bài ca dài, lời than thở của người vợ trẻ có chồng đi chiến trận ở xa, khao khát c/s lứa đôi trong hoà bình yên ổn của người chinh phụ. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

? Trình bày một vài nét về tác giả Chinh phụ ngâm.

? Nêu những hiểu biết của em về tác phẩm chinh phụ ngâm.

I. Vài nét về tác giả và tác phẩm : 1. Tác giả : a. tác giả nguyên tác :- Đặng Trần Côn: (?-?)- Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII.- Ngoài tác phẩm Chinh phụ ngâm, ông còn làm thơ và phú chữ hán. b. Tác giả dịch :- Đoàn Thị Điểm: (1705-1748), hiệu Hồng Hà Nữ Sĩ.- là người nổi tiếng thông minh từ nhỏ.- Là t/g của tập truyện chữ Hán “truyền kì tân phả” 2. Tác phẩm :- CPN gồm 478 câu viết bằng chữ Hán theo thể trường đoản cú (câu thơ dài ngắn không đều nhau) -> dịch ra theo thể STLB.- ND: viết về nỗi lòng của người chinh phụ có chồng ra trận (viết năm 1470) - Giá trị t/p: mang giá trị nđ lớn.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 135

Page 136: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Vị trí đại ý đoạn trích.

? Có thể chia đoạn thơ làm mấy phần

? tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn thơ là gì và được diễn tả như thế nào.

? Tác giả dùng yếu tố ngoại cảnh nào và diễn tả ra sao.

? những dấu hiệu nào cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ

+ Tố cáo lên án chiến tranh pk. + Đề cao k/vọng h/ph con người.- NT: thành công về miêu tả diễn biến tâm trạng của người chinh phụ qua khung cảnh không gian và diễn biến thời gian.II. Đoạn trích : 1. Vị trí, đại ý đoạn trích ;- trích từ câu 193-216.- diễn tả tâm trạng của người chinh phụ khi chinh phu xa nhà. 2. Bố cục : 2 phần.- 16 câu đầu: nỗi cô đơn của người chinh phụ .- 8 câu sau: niềm thương nhớ chồng.III. Đọc hiểu đoạn trích : 1. Đọc : 2. Tìm hiểu đoạn trích : a. 16 câu đầu :- TT cô đơn lẻ loi của người chinh phụ -> thể hiện qua ngoại cảnh, hành động để diễn tả nội tâm của chinh phụ. + Hình ảnh ngọn đèn -> h/a vô tri vô giác dtả t/g: trời đẫ tối -> TT của chinh phụ, nỗi nhớ sự chờ đợi khiến nàng không để ý đến bước đi của thời gian -> câu 4- h/a ngọn đền -> người bạn không biết chia sẻ t/g => tô đậm nỗi cô đơn, lẻ loi trong khoảng không gian mênh mông của con người. + Tiếng gà -> tô đậm đêm tối não nùng tịch mịch -> tiếng lòng của người chinh phụ. + Bóng cây hoè -> phất phơ buông xuống chẳng còn sức sống.=> mỗi yếu tố ngoại cảnh là một lát cắt nội tâm -> hình bóng đơn chiếc của người chinh phụ được tô đậm.- Trực tiếp miêu tả nhân vật: + Miêu tả ngoại hình: buồn rầu chẳng nói nên lời -> không để ý đến ngoại hình mặc cho dáng vẻ tiều tuỵ, xộc xệch. + Miêu tả hành động: Lúc ở ngoài mái hiên -> đi qua đi lại chờ đợi một điều gì đó. Lúc ở trong phòng: hương...chùng.=> hàng loạt từ gượng+đtừ: gãy, soi, đốt... gắn với các đồ vật: đàn, hương, gương...-> tâm trạng xao động thể hiện nỗi nhớ về người chồng. b. 8 câu sau : lời bộc bạch của người chinh phụ.- người chinh phụ không thoát khỏi tình cảnh cô đơn, nỗi nhớ nhung sầu muộn của nàng thêm da diết.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 136

Page 137: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Tâm trạng nhớ nhung được gợi ra như thế nào trong 8 câu sau.

? Không gian, thời gian.

=> nỗi nhớ được so sánh với chiều rộng của không gian và chiều dài thời gian.

? Nỗi nhớ đã tác đôngk lên ngoại cảnh. Vậy, em có nhận xét gì về cảnh vật ở đây, nó biểu hiện điều gì. so sánh với câu thơ của Nguyễn Du: cảnh nào...

Lòng này... -> gửi tình mình vào ngọn gió đông -> thoả được ước mong, chia sẻ nỗi niềm của mình đối với người chồng.- Non yên: không gian rộng xa vời thăm thẳm.- Đằng đẳng: thời gian -> nỗi nhớ dài dặc theo chiều thời gian - Từ láy đau đáu, đằng đẳng -> nỗi nhớ triền miên không bao giờ nguôi, không lúc nào có thể dứt ra được - cảnh buồn người... phn.-> những giọt sương trĩu nặng, tiếng côn trùng rả rích, đêm tỉnh mịch, mưa phùn se lạnh, dai dẳng-> lòng người thêm tê tái cô đơn. 3. Tổng kết :- Đoạn trích miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, buồn khổ ở người chinh phụ khao khát được sống trong tình yêu hạnh phúc lứa đôi.- Giá trị nhân văn của đoạn trích: + Đồng cảm với khao khát hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ. + Lên án chiến trạnh phong kiến chia rẽ t/c gây nên bao tấn bi kịch tinh thần cho con người.

4.cũng cố: tâm trạng của người chinh phụ5. Dặn dò: - về nhà học thuộc lòng đoạn thơ, phân tích. - chuẩn bị bài : Túm tắt VB thuyết minh* RÚT KINH NGHIỆM :

Tiết thứ :78 Ngày soạn :22/2/2010

Tóm tắt văn bản thuyết minhA. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs tóm tắt được một văn bản thuyết minh có nội dung đơn giản về một sản vật, một danh lam thắng cảnh, một hiện tượng văn học... 2. Kĩ năng: tóm tắt văn bản thuyết minh và so sánh với việc tóm tắt văn bản tự sự. 3.Thái độ: học làm bài nghiêm túc.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 137

Page 138: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: ? các bước chuẩn bị viết một đoạn văn thuyết minh. 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: trong c/s không phải lúc nào c/ta cũng đọc nguyên văn một văn bản thuyết minh cho người khác nghe, mà đôi khi phải tóm tắt sao cho ngắn gọn, đủ ý để người nghe có thể nhanh chóng nắm bắt được những thông tin chính xác về đối tượng. Vậy, muốn làm được điều đod một cách thánh thạo... b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

? Tóm tắt văn bản thuyết minh nhằm mục đích gì.

? khi tóm tắt cần đảm bảo những yêu cầu nào.

? MĐ, qui trình của việc tóm tắt văn bản tự sự.

Hd hs tìm hiểu văn bản.

? Văn bản TM về đối tượng nào.

? Đại ý của văn bản là gì. ? Vậy, có thể chia văn bản trên thành mấy đoạn, ý chính của mỗi đoạn là gì.? Viết TT vb nhà sàn với độ dài khoảng 10 câu.- hdhs tóm tắt.

? Nêu cách tóm tắt văn bản thuyết

I. Mục đích yêu cầu tóm tắt văn bản thuyết minh:- Mục đích: hiểu và ghi nhớ những nội dung cơ bản của bài văn hoặc giới thiệu với người khác về đối tượng thuyết minh.- Yêu cầu: ngắn gọn, rành mạch, sát nội dung cơ bản.- MĐ TM vb tự sự là kể lại một cốt truyện cho người đọc, người nghe hiểu nd cơ bản của tác phẩm ấy. + B1: đọc kĩ văn bản cần TM. + B2: lựa chọn sự việc chính và nhân vật chính. + B3: sắp xếp cốt tryện tóm tắt theo một trình tự hợp lí. + B4: viết bản tóm tắt bằng lời văn của mình.II. cách tóm tắt một văn bản thuyết minh:1. Đọc và tóm tắt văn bản: “nhà sàn”- TM về sự vật(nhà sàn) - một kiểu công trình kiến trúc dùng để ở của người dân miền núi- VB giới thiệu nguồn gốc, kiến trcs và giá trị sử dụng của nhà sàn.- 3 phần: + MB: (từ đầu-vhoá cộng đồng) đ/n và nêu m/đích sử dụng nhà sàn. + TB: (tiếp theo-nhà sàn) TM nguồn gốc, ctạo và công dụngcủa nhà sàn. + KB: (đoạn còn lại) khẳng định giá trị thẩm mĩ của nhà sàn. 2. Kết luận:=>cách tóm tắt văn bản thuyết minh- B1: x/định m/đích, y/c TT vb.- B2: đọc kĩ vb gốc.- B3: viết vb TT bằng lời văn của mình. - B4: ktra, sửa chữa văn bản TT.III. Luyện tập :

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 138

Page 139: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011minh.

Hs đọc phần tiểu dẫn bài thơ hai cư của Ba sô.? Đối tượng và bố cục của văn bản.

Bài 1-T71-sgk.- Đối tượng: tiểu sử, sự nghiệp thơ Ba Sô và những đặc điểm của thể thơ Hai Cư.- Bố cục: 2 đoạn.+ Đoạn 1: (từ đầu-M.si-ki(1876-1902) tiểu sử và giới thiệu những tp của Ba Sô.+ Đoạn 2: (phần còn lại) TM về đặc điểm nội dung và nghệ thuật của thơ Hai Cư

4.cũng cố: cách tóm tắt văn bản thuyết minh 5. Dặn dò: - về nhà tìm đọc thêm tài liệu. - chuẩn bị bài: Lập dàn ý bài văn nghị luận* RUT KINH NGHIỆM :

Tiết thứ: 79 Ngày soạn: 25/2/2010

LẬP DÀN í BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs nắm được tác dụng của việc lập dàn ý và cách thức lập dàn ý bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng: lập được dàn ý cho bài văn nghị luận. 3.Thái độ: có ý thức thói quen lập dàn ý trước khi viết các bài nghị luận.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: ? các bước chuẩn bị viết một đoạn văn thuyết minh. 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Lập dàn ý là một khâu quan trọng trong quá trình làm một bài văn. Vậy, cách lập dàn ý bài văn nghị luận có điểm gì đặc biệt. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức? lập dàn ý là gì? tác dụng của việc lập dàn ý.

? Việc đầu tiên cần làm là gì.

I. Tác dụng của việc lập dàn ý :- Khái niệm:sgk.- tác dụng: giúp người viết: + Bao quát được nội dung chủ yếu. + Tránh xa đề, lạc đề, lặp ý. + Tránh bỏ sót hoặc triển khai các ý không cân xứng.II.Cách lập dàn ý bài văn nghị luận :- VD: lập dàn ý cho đề bài sau:Bàn về vai trò t/d to lớn...(sgk) 1. Tìm ý cho bài văn :

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 139

Page 140: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Luận đề là gì

? Để làm sáng tỏ luận đề này cần phải triển khai những vấn đề nào.

? Bố cục của một bài dàn ý.? có mấy cách mở bài, ưu điểm.

? Qua việc tìm hiểu trên hãy rút ra kết luận về việc lập dàn ý bài văn nghị luận.

- GV hdẫn Hs làm bài.

- sách là phương tiện cung cấp tri thức cho con người -> giúp con người trưởng thành về mặt nhận thức -> là một luận đề đung. + Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người + Sách mở mạng những tri thức cho con người + càn phải có thái độ đúng đ/v sách và việc đọc sách. * sách không chịu ảnh hưởng của không gian và thời gian. * sách là người bạn tinh thần chia sẻ niềm vui nỗi buồn. * Học theo sách + thực tế c/s. 2. Lập dàn ý : a. Mở bà i:- Sách là phương tiện cung cấp tri thức cho con người.- Cần có thái độ đúng đối với sách. b. Thân bài : - B1: giải thích “sách là gì...” - B2: bình luận câu nói của Gởki: + Đây là nói đúng. + Cần có thái độ đúng. c. Kết bài :k/ định tác dụng to lớn của sách.* Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc y/c của đề bài để tìm hệ thống luận điểm, luận cứ rồi sắp xếp, triển khai chúng theo trình tự hợp lí, có trọng tâm.Dàn ý bài văn nghị luận gồm 3 phần: MB, TB, KB.III. Luyện tập :Bài 1,2 sgk

4.cũng cố: nắm chắc cách lập dàn ý bài văn nghị luận5. Dặn dò: - về nhà làm bài tập - chuẩn bị bài: Tác giả Nguyễn Du* RUT KINH NGHIỆM :

Tiết thứ: 80-81 Ngày soạn: 2/3/2010

Truyện kiều - tác giảA. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hsắnm rõ một số nét chính về hoàn cảnh xã hội và tiểu sử ND có ảnh hưởng đến các sáng tác của ông.Nắm được một số đặc điểm chính trong sự nghiệp sáng tác và những đặc trưng cơ bản về ND và NT trong các tác phẩm của ND.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 140

Page 141: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011Nắm được một số đặc điểm cơ bản về ND và NT của truyện kiều qua các đoạn trích. 2. Kĩ năng: tổng hợp kíên thức. 3.Thái độ: yêu qí trân trọng chia sẻ với cuộc đời ND

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: ? Phân tích diễn biến tâm trạng của người chinh phụ trong đoạn trích “tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: ND là nhà thơ tiêu biểu của VHVN giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX. Ông có đóng góp to lớn cho nền VHDT nhiều phương diện ND và NT xứng đáng được gọi là thiên tài văn học. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thứcHS đọc phần I - sgk, tóm tắt ý chính - GV bổ sung.

Bao giờ Ngàn Hóng hết câySông Rum hết nước họ này hết quan

? Dựa vào sgk kể tên các tập thơ chữ Hán của ND.

? Giá trị về thơ chữ Hán.

I. Cuộc đờ i:- ND tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh năm 1765 trong một gia đình quí tộc có nhiều người đỗ đạt.- Thời đại ND sống (những năm cuối TK XVIII đầu TK XIX) là thời kỳ rối ren loạn lạc nhất trong lịch sử dân tộc.-> ND tận mắt chứng kiến nhiều cuộc đổi thay sơn hà, nhiều cuộc bể dâu -> ảnh hưởng đến thiên tài ND.- Cuộc đời ND trải nhiều long đong dâu bể ông đi nhiều biết nhiều -> hiểu biết và thông cảm với đời sống nhân dân.II. Sự nghiệp văn học : 1. Các sáng tác chính : a. Sáng tác bằng chữ Hán :- Bao gồm 249 bài thơ ữ Hán được ND viết vào các thời kỳ khác nhau. + Thanh Hiên thi tập-viết trước khi làm quan với nhà Nguyễn. + Nam trung tạp ngâm ->làm quan ở Huế và Quảng bình. + Bắc hành tạp lục-> chuyến đi sứ Trung Quốc.-> Thể hiện tư tưởng tình cảm, nhân cách của nhà thơ. Đặc biệt trong Bắc hanh tạp lục ND đã: Phê phán chế độ pk Trung Hoa chà đạp lên quyền sống con người . Ca ngợi, đ/cảm với những anh hùng, nghệ sĩ tài hoa cao thượng Trung Hoa (Đỗ phủ, Nhạc Phi). Cảm thông với những thân phận nghèo khổ, người phụ nữ tài hoa bạc mệnh.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 141

Page 142: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Trình bày những hiểu biết của em về truyện kiều.

? Đặc điểm lớn về mặt nội dung trong sáng tác của ND.Sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với c/s và con ngươi: con người nhỏ bé, bất hạnh, người phụ nữ, người ăn mày, mù hát rong...

Gv cho HS đọc phần ghi nhớ ở sgk.

b. Sáng tác chữ Nôm :- Văn chiêu hồn.- Truyện kiều.-> Tk được sáng tác trên cơ sở cốt truyện cuat tiểu thuyết chương hồi KVKT -> ND đã sáng tác nên một kiệt tác tự sự trữ tình dài 3254 câu thơ lục bát.2. Một vài đặc điểm về ND và NT của thơ văn ND: a. Đặc điểm về nội dung :- Đề cao cảm xúc (tình). + Triết lý về số phận đàn bà: đau đớn... + Khái quát bản chất tàn bạo của chế độ pk. + Đề cao quyền sống của con người, đồng cảm và ca ngợi tình yêu lứa đôi tự do, khát vọng tự do và hạnh phúc của con người. b. Đặc điểm về nghệ thuật :- Thành công trong nhiều thể loại thơ ca: ngũ ngôn, thất ngôn, ca, hành.- Thơ LB, STLB đạt đến tuyệt đỉnh của thơ ca cổ trung đại.- tinh hoa ngôn ngữ bình dân và bác học Việt đã kết tụ nơi thiên tài Nd - nhà phân tích tâm lí bậc nhất, bậc đại thành của thơ LB, và STLB.* Kết luận chung:

4.cũng cố: nắm đặc điểm về ND và Nt thơ ND5. Dặn dò: - về nhà tìm đọc thơ ND - chuẩn bị bài: Trao duyờn* RÚT KINH NGHIỆM :

Tiết thứ: 82 Ngày soạn: 5/3/2010

Trao duyên(trích truyện kiều- nguyễn du)

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs hiểu được tình yêu sâu nặng và bi kịch cuả Kiều qua đoạn trích. Đối với Kiều tình và hiếu thống nhất chặt chẽ. Nắm được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật trong đoạn trích. 2. Kĩ năng: phân tích diễn biến tâm lí nhân vật. 3.Thái độ: cảm thông với số phận con người.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 142

Page 143: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: ?ốTm tắt ngắn gọn truyện Kiều. 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Trong cuộc đời 15 năm lưu lạc, Thuý Kiều chịu rất nhiều nỗi đau... -> Trao duyên là một nỗi đau đặc biệt. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

? cho biết vị trí của đoạn trích.? Nọih dung của đoạn trích là gì.

? Em có nhận xét gì về cách dùng từ củat tác giả trong hai câu thơ đầu đoạn.

? Tại sao tác giả lại dùng 2 chữ tơ thừa.

? Em có nhận xét gì về lời thỉnh cầu của TK.

? Sau lời thỉnh cxầu TK tiếp tục nói với TV điều gì ? có nhận xét gì về nhịp điệu của câu thơ.

I. vị trí, đại ý đoạn trích :- Trích từ câu 723-756 TK.- Kiều trao duyên cho em -> nỗi đau xót vì tình yêu dang dở, vì nghĩ mình có lỗi.II. Đọc hiểu đoạn trích : 1. Đọc: 2. Tìm hiểu đoạn trích :- Tâm trạng của Thuý Kiều trong cuộc trao duyên là một tâm trạng đầy đau đớn xót xa. + Cậy em....-> sự van lơn, cầu khấn và cả sự trông cậy. + Ngồi lên... -> cử chỉ không bình thường.-> Kiều hạ mình xuống vì điều Kiều sắp nói với em là một điều rất hệ trọng .- Sau khi kể lại mọi nỗi niềm với TV, Kiều nói: keo loan...-> “tơ thừa” chùng xuống -> với nàng mối tình với KT là đẹp, quí giá nhung với TV là mối tơ thừa -> mặc em -> Kiều rất tâm lí.- Thuyết phục em: + ngày xuân...-> lí. + Xót tình...-> tình.-> lời thỉnh cầu chân thành thuyết phục, ràng buộc. Đặt TV vào tình thế phải chấp nhận -> K rất thông minh.- Trao kỉ vật: duyên...chung.-> nhịp 4/4, âm điệu nặng nề -> tâm trạng mâu thuẩn của K -> tình yêu sâu nặng.- “dù em... >< bộc lộ-> không đủ tỉnh táo -> đớn đau.- Trao duyên rồi K coi như đã chết nàng tự coi mình là một người “mệnh bạc” “thác oan” Dẫu vậy vẫn khẳng định “ hồn còn mang...thề”-> tình yêu chung thuỷ, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của nàng.- Hai câu cuối là khóc đứt quảng, nghẹn ngào của TK.Ôi! Kim lang...từ đây.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 143

Page 144: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

- Liên hệ với thơ Xuân Quỳnh. Em trở về đúng nghĩa...

? hãy phát biểu những thu nhận của em sau khi học đoạn trích.

-> Kiều tự trách mình là một người phụ bạc, tuy ta thấy rõ nàng là người rất chu đáo lo toan cho hạnh phúc của người yêu -> Kiều là người giàu đức hi sinh.- Trong một câu thơ tên KT được nhắc đến 2 lần kèm theo những thán từ chỉ sự đớn đau, tuyệt vọng: ơi, hỡi ôi, nhịp thơ 3/3 -> tiến nấc-> tiếng kêu đau đớn tuyệt vọng -> k/v tình yêu tan vở-> k/v tình yêu -> giá trị nhân văn bền vững của TK. 3. Tổng kết :- Đoạn trích miêu tả thành công nhgững trạng thái tâm lí của K trong đêm trao duyên. Tất cả đều thấm đẫm một nỗi đau đớn, xót xa, một sự dùng dằng tiếc nuối đầy >< trong tâm trạng K. Qua đó ta thấy rõ bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật tài tình, tính nhất quán của ông trong việc khắc hoạ tính cách nhật vật. K đẹp hơn ngay trong nỗi đau của mình -> tấm lòng cảm thông thương xót của nhà thơ với nỗi đau của TK.

4.cũng cố: diễn biến tâm trạng của TK.5. Dặn dò: - học thuộc lòng, phân tích đoạn thơ. - chuẩn bị bài: “ nỗi thương mình”* RUT KINH NGHIỆM :

Tiết thứ: 83 Ngày soạn: 9/3/2010

Nỗi thương mình(trích truyện kiều- nguyễn du)

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs hiểu được Kiều-một thiếu nữ tài sắc, tâm hồn trong trắng đã bị xhpk xô đẩy vào cảnh ngộ nghiệt ngã, buộc phải chấp nhận thận phận kĩ nữ tiếp khách làng chơi. Qua đó ta thấy được chủ nghĩa nhân văn sâu sắc của tác giả: thông cảm trân trọng với nhân vật. Nắm được nghệ thuật ngôn từ của tác giả trong việc tả cảnh tả tình 2. Kĩ năng: phân tích diễn biến tâm lí nhân vật. 3.Thái độ: cảm thông với số phận con người.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định:

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 144

Page 145: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 2.Kiểm tra bài cũ: ?phân tích diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều trong đoạn trích Trao duyên. 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Bán mình cho MGS, Kiều rơi vào lầu xanh của mụ Tú Bà. Nàng rút dao tự tử nhưng không thành. ở lầu Ngâng Bích Kiều lại mắc bẩy SK, bị Tú bà đánh đập tơi bời, tiếp đó là những ngày ê chề nhục nhã của nàng, đem tấm thân ngọc ngà làm trò chơi cho những kẻ lắm tiền hám sắc. Nhà thơ đã ghi lại tâm trạng của nàng Kiều trong thời gian ấy. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

? vị trí, đại ý của đoạn trích.? Bố cục của đoạn trích.

? Cảnh lầu xanh được tác giả klhắc hoạ qua những chi tiết, hình ảnh nào.

? Có nhận xét gì về các hình ảnh đó (biện pháp nghệ thuật) -> cảnh sinh hoạt ở lầu xanh nhộn nhịp ồn ào.

Nhũng câu tiếp theo thể hiện nỗi lòng tâm trạng gì của Thuý Kiều? Tác giả thể hiện tâm trạng đó ra sao.

? Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong thơ này là gì.

? các câu tiếp theo thể hiện điều gì.

I. vị trí đoạn trích :II. Đọc hiểu đoạn trích : 1. Đọc : 2. Tìm hiểu đoạn trích : a. Cảnh lầu xanh : 4 câu đầu.- H/a bướm lả ong lơi, lá gió cành chim, cuộc say đầy thàng, trận cười suốt đêm, Tống Ngọc Trường khanh.- NT ước lệ, h/a ẩn dụ tượng trưng, dùng từ tách từ sáng tạo, đối lập.-> số phận thực tế của Kiều, thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ- nhưng ta vẫn thấy chân dung cao đẹp của nhân vật Kiều. Thể hiện thái độ trân trọng cảm thông của tác giả đối với nhân vật. b. Nỗi lòng của Thuý Kiều :- Tâm trạng cô đơn buồn tủi của Kiều khi ở lầu xanh.- Khi tỉnh...canh-> nhịp thơ 3/3 với 2 vế đối xứng tạo nên âm hưởng đều đặn cho câu thơ -> nỗi xót xa thương mình của Kiều.- Khi sao... Giờ sao... => câu hỏi đối lập giữa quá khứ ngọt ngào hạnh phúc và hiện tại đắng cay chua xót của Kiều -> nỗi đớn đau tiếc nuối và t/c xót xa của Kiều trong c/s hiện tại.- Mặt sao... Thân sao... => câu hỏi, thành ngữ quen thuộc trong c/s được vận dụng 1 cách sáng tạo -> sự mỉa mai đau đớn thái độ tự khinh bỉ, ghê tởm mình của Kiều.- cảnh sinh hoạt ở lầu xanh, cảnh thiên nhiên -> mang tính chất ước lệ, đẹp một cách xa vời.- Vui là ... Ai tri....-> Thái độ miễn cưỡng chấp nhận thực tại và nỗi cô đơn không tri âm tri kỉ của Kiều khi ở lầu xanh.=> đoạn thơ diễn tả nỗi cô đơn, nỗi lòng xót xa

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 145

Page 146: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011? Hai câu cuối thể hiện tâm trạng gì của TK.

? Rút ra những thu nhận của em sau khi học xong đoạn trích.

đau đớn với nỗi giằng xé trong lòng Kiều, thương mình xót xa cho mình. 3. Tổng kết :Hiểu và thông cảm với những nỗi niềm đau đớn của con người, khẳng đinh ca ngợi những nét đẹp trong tâm hồn họ. Tố cáo lên án những thế lực tàn bạo đen tối đã đày đoạ con người => biểu hiện tấm lòng nhân đạo nhân đạo của ND.

4.cũng cố: diễn biến tâm trạng của TK.5. Dặn dò: - học thuộc lòng, phân tích đoạn thơ. - chuẩn bị bài: Phong cỏch ngụn ngữ nghệ thuật* RÚT KINH NGHIỆM :

Tiết thứ: 84 Ngày soạn:12/3/2010

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuậtA. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs nắm được khái niệm ngôn ngữ và phong cách ngôn ngữ nghệ thuật với các đặc trưng cơ bản của nó. 2. Kĩ năng: có kĩ năng phân tích và sử dụng ngôn ngữ theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. 3.Thái độ: học và làm bài nghiêm túc.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: ? không. 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: ngôn ngữ là phương tiện tư duy và giao tiếp quan trọng bậc nhất của con người. Ngôn ngữ còn là công cụ xây dựng hình tượng nghệ thuật văn chương -> phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Vậy, phong cách ngôn ngữ là gì... b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 146

Page 147: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? ở hai ví dụ trên ví dụ nào có tính biểu cảm lớn hơn ? vì sao.? Căn cứ vào đâu mà em biết được điều đó? Vậy, ví dụ b thuộc phong cách ngôn ngữ gì.Vậy, ngôn ngữ nghệ thuật là gì.

? Ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật được chia làm bao nhiêu loại.

? chức năng của ngôn ngữ nghệ thuật.

? phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có những đặc trưng cơ bản nào.

? Để tạo nên tính hình tượng người viết thường dùng những phép tu từ nào.

? Thế nào là tính truyền cảm. Cho ví dụ.

I. Ngôn ngữ nghệ thuật :- Ví dụ: a. Tim có hình chóp, lớn bằng nắm tay, nặng chừng300g, đỉnh quay xuống dưới, đáy lên trên. b. Bác ơi! tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người- Nhận xét: Ví dụ b có tính biểu cảm lớn hơn a. Căn cứ vào ngôn ngữ. ví dụ a thuộc p/c nn khoa học. ví dụ b thuộc p/c nn nghệ thuật.- Kết luận:-> là ngôn ngữ gợi hình, gợi cảm được dùng trong văn bản ng/ thuật. * lưu ý: NN nt dùng trong lời nói hàng ngày trong văn bản thuộc p/c ngôn ngữ khác.- 3 loại: + NN tự sự trong truyện, TT, bút kí, phóng sự... + NN thơ ca trong ca dao, vè, thơ... + NN sân khấu trong kịch, chèo, tuồng...- Chức năng: + Thông tin. + Thẩm mĩ.- VD: Trong đầm ... mùi bùn.-> thông tin về nơi sống cấu tạo, hương vị và sự trong sạch của sen.-> cảm xúc thẩm mĩ: cái đẹp có thể hiện hữu và bảo tồn ngay trong môi trường có nhiều cái xấu.II. Phong cách ngôn ngữ nghệthuật : 1. Tính hình tượng : - Văn bản có khả năng gợi lên ở người đọc n hững h/a cụ thể, trực tiếp, sống động. VD: ở vd trên hình tượng cụ thể như: lá xanh, bông trắng, nhị vàng.- Dùng phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ.-> ngôn ngữ nghệ thuật có tính da nghĩa.- VD: bài thơ “Bánh trôi nước”.-> một món ăn.-> thân phận người phụ nữ trong xhpk -> khẳng định phẩm chất bên trong của họ. 2. Tính truyền cảm :Ngôn ngữ trong văn bản có tính truyền cảm khi nó dấy lên trong lòng người đọc những t/c mà người tạo lập ửi gắm trong đó.- VD: sgk. 3. tính cá thể :- Thể hiện cái riêng không lãn lộn của sự vật hiện tượng.- Khi nó thể hiện được những điêu sau:

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 147

Page 148: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Ngôn ngữ của văn bản có tính cá thể hoá khi nào.

+ cách sử dụng ngôn ngữ riêng của từng người tạo lập.VD: NN của HXH, NK, TX.+ Cách sử dụng ngôn ngữ làm nổi bật được vẻ riêng của nhân vật, cảnh, người.VD: đoạn miêu tả nhan sắc của TK, TV.=> tính cá thể hoá tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật những sáng tạo mới lạ không trùng lặp.III. Luyện tập :-Bài tập 1,2,3.

4.cũng cố: Dặc trưng ngôn ngữ nghệ thuật.5. Dặn dò: - Làm bài tập ở sgk. - chuẩn bị bài: Chớ khớ anh hựng*RÚT KINH NGHIỆM :

Tiết thứ: 85 Ngày soạn: 15/3/2010

chí khí anh hùng(trích truyện kiều- nguyễn du)

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs hiểu được lí tưởng anh hùng của ND qua nhân vật Từ Hải . Thấy được nghệ thuật tả người anh hùng trong đoạn trích. 2. Kĩ năng: đọc diễn cảm, phân tích. 3.Thái độ: trân trọng ước mơ khất vọng.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: ?phân tích diễn biến tâm trạng của Thuý Kiều trong đoạn trích Nỗi thương mình. 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Từ Hải – một bậc đại trượng phu anh hùng cái thế, mmọt tráng sĩ anh hùng tung hoành thiên hạ, vừa có chí khí phi thường vừa có tâm hồn khoáng đạt. Một phần chí khí anh hùng lí tưởng ấy được thể hiện trong buổi chia tay với TK để chàng ra đi vì nghiệp lớn. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 148

Page 149: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

Những câu thơ đầu thể hiện h/a của người anh hùng TH. h/a đó được thể hiện qua các từ ngữ.? em hiểu gì về từi trượng phu và cụm từ động lòng bốn phương? từ thoắt nói lên điều gì trong t/c của Th.

-> H/a TH gần giống với h/a chinh phu trong đoạn đầu CPN:Chàng tuổi trẻ...? Khi miêu tả anh hùng Th với h/a trên thì t/g xuất phát từ cảm hứng gì.

? vậy, khi TK không muốn xa rời Th thì TH đã thuyết phục TK như thế nào.

? có nhận xét gì về h/a: tiếng chiêng...? Nhũng câu tiếp theo thể hiện điều gì

? Hai câu cuối tác giả thể hiện h/a TH như thế nào.

I. Vị trí đại ý đoạn trích : sgkII. Bố cục: 3 phần.III. Đọc hiểu đoạn trích : 1. Đọc : 2. Tìm hiểu đoạn trích : a. Tính cách và chí khí anh hùng của Từ hải:- Nửa năm... Trượng phu...-> từ ngữ ước lệ -> chỉ TH có chí khí anh hùng tung hoành thiên hạ, quyết mưu sự nghiệp lớn, phi thường -> chí lớn chưa thành thì không bị ràng buộc bởi vợ con gia đình.- với h/a: trông vời...rong.-> cảm hứng vũ trụ, con người vũ trụ với kích thước phi thường, không gian bát ngát, ngợi ca, khâm phục.- Yêu cầu chính đáng của Kiều bị TH từ chối đồng thời có hàm ý trách Kiều sao lại có thể thường tình nữ nhi như vậy( TH luôn xem K là người tri kỉ, người hiểu mình hơn ai hết, là người tâm phúc tương tri)- Tiếp đó TH nói lên niềm tin sắt đá vào tương lai sự nghiệp. Mục đích ra đi của chàng: làm cho...thường-> ước mơ lớn, ước mơ thành đại tướng.-> tưởng tượng về tương lai -> dứt áo ra đi + niềm tin thành công, lí tưởng cao cả của anh hùng.- Hoàn cảnh khó khăn, quyết tâm dứt khoát sắt đá của TH và cũng là lới an ủi chân tình của người chồng chí khí nhưng rất tâm lí.Đành lòng...Chấy chăng...- Quyết lời... Gió mây...-> thái độ và cử chỉ dứt khoát, không chần chừ, do dự, không để t/c yếu đuối lung lạc cản bước.- Với h/a chim bằng lướt theo gió mây trên biển khowi bát ngát – h/a ẩn dụ tượng trưng về người anh hùng lí tưởng cao đẹp hùng tráng phi thường, mang tầm vóc vũ trụ. Đó chính là ước mơ của ND – ước mơ con người và công lí gửi vào nhân vật lãng mạn TH. b. Nghệ thuật xây dựng nhân vật :- Bút pháp l/mạn, lí tưởng với cảm hứng vũ trụ, ngợi ca, với h/a ước lệ, kì vĩ, lời đối thoại trực tiếp bộc lộ t/c tự tin đầy bản lĩnh. 3. Tổng kết : ( xem phần ghi nhớ sgk)

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 149

Page 150: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Thành công về nghệ thuật của tác giả trong việc xây dựng nhân vật TH.4.cũng cố: chí khí anh hùng của TH trong đoạn trích.5. Dặn dò: - học thuộc lòng đoạn thơ. - chuẩn bị bài: Thề nguyền.*RÚT KINH NGHIỆM :

Đọc Thờm :

Thề nguyền(trích truyện kiều- nguyễn du)

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs hiểu được bài ca tình yêu lãng mạn lí tưởng, ước mơ táo bạo của ND, qua đêm thề nguyền thiêng liêng và thơ mộng của TK và KT. NT tả kết hợp ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật mạng những đặc tính riêng. 2. Kĩ năng: đọc diễn cảm, phân tích. 3.Thái độ: trân trọng ước mơ khất vọng.B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luận

C.Chuẩn bị của GV, HS: 1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: ?lí tưởng anh hùng của nhân vật TH được bộc lộ như thế nào qua đoạn trích “Chí khí anh hùng” 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: đỉnh cao của mối tình say đắm và thuỷ chung của KT và TK được thể hiện qua đoạn thơ kể về đêm thề nguyền của hai người. Đây cũng là đỉnh cao của nghệ thuật tả cảnh tả tình của ND. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 150

Page 151: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? các từ vội, xăm xăm, băng diễn tả hành động của Kiều khi đi sang nhà KT ? nhận xét dụng ý nghệ thuật của các từ trên.? ì sao nàng vội vàng như vậy

? Tác giả đã thể hiện không gian của cuộc thề nguyền như thế nào

? Có nhận xét gì về lời thề này.

? ý nghĩa của “thề nghuyền”

I. Vị trí đoạn trích: sgk.II. Đọc hiểu văn bản:1. Đọc:2. Tìm hiểu văn bản:- Diễn tả tâm trạng và t/c của TK vừa thể hiện sự khẩn trương, vội vã của nàng trong hành động táo bạo, đột xuất, bất ngờ ngay cả với chính nàng.- Lo sợ cha mẹ về sẽ trách mắng nhưng sâu hơn thế K nghe theo tiếng gọi của tình yêu.- Không gian mơ màng như thực như mơ: Nhặt thưa...mơ màng”-> không gian đậm màu sắc thần tiên thơ mộng, TK đến với KT như từ cõi tiên bước xuống trần.-> Từ không gian mơ màng chuyển qua không gian thành kính thiêng liêng ngào ngạt hương thơm, lung linh ánh sáng -> Kim kiếu thề ước. “ Tiên thề ... đến xương”-> lấy vầng trăng chứng giám => đây là một lời thề thiêng liêng với người yêu trước đất trời -> không thể đổi thay.=> quan niệm mới mẻ táo bạo của ND trong tình yêu ở thời trung đại. Mặt khác chứng minh t/c say đắm mãnh liệt chư đôngva rất đỗi trong sáng, thiêng liêng của Kiều – Kim.

4.cũng cố: ý nghĩa của lời thề.5. Dặn dò: - học thuộc lòng đoạn thơ. - chuẩn bị bài: Lập luận trong văn nghị luận*RÚT KINH NGHIỆM :

Tiết thứ: 86 Ngày soạn: 18/3/2010

Lập luận trong văn nghị luậnA. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs củng cố và nâng cao hiểu biết về yêu cầu và cách xây dựng lập luận đã học ở THCS: k/n về lập luận, cách xác đinh luận điẻm, tìm kiếm luận cứ và sử dụng các phương pháp lập luận. 2. Kĩ năng: có kĩ năng lập luận trong bài nghị luận. 3.Thái độ: học và làm bài nghiêm túc.

B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luậnC.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: ? không.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 151

Page 152: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: ở THCS chúng ta đã được làm quen với những kiến thức về lập luận trong văn nghị luận. đẻ cũng cố, khắc sâu hơn những kiến thức đã hợc... b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

HS đọc đoạn văn ở mục I SGK? Mục đích cảu lập luận là gì? để đạt được mục đích đó tác giả đã dùng những lí lẽ hoặc dẫn chứng nào.? Vậy, qua việc tìm hiểu trên, hãy cho biết thế nào lập luận trong văn nghị luận

? Việc đầu tiên cần phải làm là gì.? Bài văn nghị luận trên bàn về vấn đề gì? quan điểm của tác giả về vấn đề đó như thế nào.? Bài văn có bao nhiêu luận điểm.? Vậy luận điểm là gì( ý kiến thể hiện quan điểm, tư tưởng trong bài văn nghị luận)? Việc tiếp theo là gì? tìm các luận cứ cho mỗi luận điểm

? Xác định phương pháp lập luận được vận dụng trong văn bản trên.

? Rút ra kết luận về việc lập luận trong văn nghị luận

I.Khái niệm về lập luận trong văn nghị luận:* Ví dụ:* Nhận xét:* Kết luận:- lập luận là dưa ra các lí lẽ, bằng chứng nhàm dẫn dắt người nghe(đọc) đến một kết luận nào đó mà người nói(viết) muốn đạt tới.II. Cách xây dựng lập luận :- VD: SGK. 1. xác định luận điểm :- Bài văn có hai luận điểm: + Tiếng nước ngoài(TA) đang lấn lướt TV trong các bảng hiệu ở nước ta. + Một số trường hợp tiếng nước ngoài đưa vào báo chí một cách không cần thiết...đọc. 2. Tìm luận cứ :- Khắp nơi đều có quảng cáo...cảnh + Chữ nước ngoài...nhỏ...trên + đi đâu...chũ Triều Tiên + Trong khi đó...nước khác.- Tôi không biết...tờ báo + Có một số...in rất đẹp + Nhưng...cần đọc+ Trong khi đó...thông tin=> Luận cứ -> tìm ra các lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục.3. Lựa chọn phương pháp lập luận :- văn bản lập luận theo phương pháp: qui nạp và so sánh đối lập . từ hai luận điểm của bài viết tác giả đi đén kết luận “phải chăng...suy ngẫm” So sánh đối lập “trong khi...ta...” “trong khi đó, khá nhiều...- ( xem ghi nhớ SGK)III. Luyện tập:- Đọc sách đem lại cho ta nhiều bổ ích. + tích luỹ và mở rộng tri thức về tự nhiên, xã hội. + Khám phá bản thân để hiểu mình là ai, đang quan hệ với ai, trong hoàn cảnh nào. + Khơi dậy khát vọng sáng tạo + Học tập cách dùng từ, đặt câu, diễn đạt..

4.cũng cố: cách xây dựng lập luận trong văn nghị luận.5. Dặn dò: - Làm bài tập ở sgk

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 152

Page 153: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 - chuẩn bị bài:Trả bài số 6* RÚT KINH NGHIỆM :

Tiết thứ: 87 Ngày soạn: 18/3/2010

Trả bài làm văn số 6A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs hệ thống hoá những kiến thức đã học. Nâng cao kĩ năng viết bài văn thuyết minh 2.Kĩ năng: tự đánh giá những ưu điểm, nhược điểm trong bài làm của mình, đồng thời có được những định hướng cần thiết nữa những bài viết sau. 3.Thái độ: học tập nghiêm túc.

B.Phương pháp: thực hành, trả bài.C.Chuẩn bị của GV, HS:

8. Chuẩn bị của GV: chấm bài 2. Chuẩn bị của HS: học bài cũ, soạn bài mới- lập dàn bài cho đề ra.D.tiến trình lên lớp:

1.ổn định2.Kiểm tra bài cũ: không

3. Bài mới: a. Đặt vấn đề: bài làm văn là thước đo kết quả học tập lưu giữ kiến thức và kĩ năng thực hành của chung ta. Vậy, để thấy được bài làm đạt kết quả như thế nào ta xem xét qua bài làm số 6 và rút kinh nghiệm bổ cứu cho bài làm số 7. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 153

Page 154: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011A. Trả bài số 6 : I. Đề ra : II. Yêu cầu : III. Nhận xét chung: 1. Ưu điểm: - Đa số các em nắm được yêu cầu cầu đề.- Một vài em viết có sức hấp dẫn. 2. Nhược điểm:- Còn có một số em yếu, thậm chí sai vấn đề mà đề ra yêu cầu.- Diễn đạt còn yếu.- Cách dùng từ đặt câu sai nhiều.IV. Đọc bài có số điểm cao nhất:Lan Duyên.V. Sửa lỗi chính tả:( theo lỗi đã dẫn ở bài của hs)VI. Trả bài:

4.cũng cố: 5. Dặn dò: - chuẩn bị bài mới: văn bản văn học.* RUT KINH NGHIẸM :

Tiết thứ: 88 Ngày soạn: 20/3/2010Văn bản văn học

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs nhận biết các tiêu chí của văn bản văn học theo quan niệm hiện nay.Hiểu rõ quá trình biến chuyển từ văn bản văn học đến TPVH trong tâm trí người đọc Biết rõ các tầng cấu trúc VBVH và mối quan hệ giữa các tầng đó.Hiểu VBVH là một chỉnh thể đơn giản, phải đi sâu tìm hiểu mới dần thấy rõ hàm nghĩa của nó. 2. Kĩ năng:tổng hợp kiến thức văn học. 3.Thái độ: B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luận

C.Chuẩn bị của GV, HS: 1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: ? 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Văn bản văn học là gì, nó khác với văn bản không văn học ở những điểm gì, bằng cách nào để nhận biết đúng và sâu một văn bản văn học. Chúng ta tìm hiểu bài: văn bản văn học.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 154

Page 155: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

? Trong các văn bản trên văn bản nào thuộc loại vbvh, văn bản nào thuộc loại văn bản phi văn học, vì sao.

? văn bản văn học có những tiêu chí cơ bản nào.

? Vì sao nói hiểu tầng ngôn từ mới là bước thứ nhất cần thiết để đi vào chiều sâu của vbvh.

? Hình tượng vbvh là gì.

? Để tạo nên tính hình tượng phải nhờ vào những yếu tố nào.

I. Tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học: 1. Ví dụ : cho các văn bản sau: Truyện Kiều, Hịch tướng sĩ, Thông báo về ngày trái đất năm 2000. 2. Nhận xét : - TK, HTS -> VBVH.- Thông ... -> VB phi Vh.-> theo nghĩa rộng: VBVH là văn bản sử dụng ngôn từ nghệ thuật.-> Theo nghĩa hẹp: VBVH là sáng tác nghệ thuật được xây dựng bằng hư cấu sáng tạo. 3. Kết luận :- VBVH đi sâu phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới t/c và tư tưởng thoả mãn nhu cầu hướng thiện và thẫm mĩ của con người.- VBVH được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật mang tính hình tượng tính thẩm mĩ cao.- Mỗi VBVH đều thuộc một thể loại nhất định và theo những qui ước và cách thức của thể loại đó.II. Cấu trúc của văn bản văn học : 1. tầng ngôn từ – từ ngữ âm đến ngữ nghĩa:-> khi đọc vbvh điều đầu tiên ta tiếp xúc với ngôn từ -> hiểu rõ ngữ nghĩa của nó( từ nghĩa đen đến nghĩa bóng) + chú ý đến ngữ âm.- VD: KHóc anh...-> Các âm thanh cho ta thấy sự đau đớn quặn thắt trên một khuôn mặt. 2. tầng hình tượng :- Trong vbvh t/g dùng ngôn từ để xd HTVH - hình tượng có thể là người, cảnh vật, âm thanh, đường nét, màu sắc.- VD: SGK.- Để tạo nên tính hình tượng phải nhờ vào những chi tiết, cốt truyện, nhân vật, hoàn cảnh, tâm trạng.* Tuy nhiên, hình tượng tạo ra không giống với sự thực ngoài đời. Mà qua hình tượng tác giả muốn gửi gắm tình ý sâu kín của mình với người đọc, với cuộc đời. 3. Tầng hàm nghĩa :-> Từ tầng ngôn từ đến tầng hình tượng ta tìm ra được tầng hàm nghĩa-> hiểu được những điều nhà văn muốn tâm sự, những ước mơ khát vọng nhà văn muốn gửi gắm cho đời.- VD: bài thơ “mời trầu”+ NTM: mời trầu.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 155

Page 156: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? VBVH chứa đựng mấy tầng nghĩa.

? Khi tìm ra tầng hàm nghĩa của văn bản thì thực chất ta đã hiểu được điều gì.

? Bài mời trầu muốn nói lên điều gì.

+ NHA: từ hỡnh tượng cau, trầu và thắm, xanh, bạc -> tõm hồn tự do yờu đương của con người – khỏt vọng lớn lao của con người luụn vươn tới hạnh phỳc tương lai đẹp đẽ bằng một t/c chõn thành thuỷ chung nam nữ.III. Từ văn bản văn học đến tác phẩm văn học: SGKIV. Kết luận : SGK

4.cũng cố: Cấu trúc của văn bản văn học.5. Dặn dò: - làm bài tập ở sgk. - chuẩn bị bài mới: Thực hành các phép tu từ.

* RUT KINH NGHIẸM :

Tiết thứ:89-90 Ngày soạn: 21/3/2010

Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối trong việc sử dụng tiếng việt. 2. Kĩ năng:nhận diện phân tích cấu tạo của hai phép tu từ trên. Sử dung được các phép tu từ đó. 3.Thái độ: B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luận

C.Chuẩn bị của GV, HS: 1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: ? 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: để khắc sâu hơn về kiến thức các phép tu từ giúp cho việc sử dụng tiếng việt tốt... b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

- HS đọc ngữ liệu.I. Luyện tập về phép điệp : 1. Tìm hiểu ngữ liệu :

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 156

Page 157: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011? Tìm các cụm từ lặp lại ? So sánh a và b có gì giống và khác.

? Phép điệp tu từ là gì.- Lấy VD về phép điệp.

? Nhận xét về ngữ liệu a và b

? Tác dụng của phép đối.

? Phép đối tu từ là gì.

? Phép đối được sử dụng trong các thể loại nào.

a. lặp lại cụm từ: + Thông báo. + Nhấn mạnh khắc sâu hình ảnh. + Gợi liên tưởng (tính hình tượng) b. Lặp lại từ: +Thông báo.+ Dễ nhớ, dễ thuộc.-> a sử dụng phép tu từ.-> b không có phép tu từ. 2. Phép điệp tu từ là gì?Là hình thức lặp lại yếu tố ngôn ngữ nào đó ( từ, ngữ, câu, đoạn, vần, kết cấu...) nhằm nhấn mạnh khắc sâu hình ảnh, biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa có khả năng gợi hình tượng nghệ thuật.II. Luyện tập về phép đối : 1. tìm hiểu ngữ liệu:a. Sắp xếp đối nhau ở hai vế trong câu.DT-DT (từ loại) – thanh – ý.TT-TT (từ loại) – thanh – ý.b. Sắp xếp đối trong hai câu: từ, thanh, ý.c. Tiểu đối- đối trong câu lục hoặc câu bát.- Tác dụng: tạo sự cân đối hài hoà.Nhấn mạnh bổ sung ý nghĩa. 2. Phép đối tu từ là gì?- Là cách sắp xếp các từ, ngữ hoặc câu, vế câu ở những vị trí cân xứng nhau, để tạo nên hiệu quả giống nhau hoặc trái ngược nhau nhằm mục đích gợi ra vẻ đẹp hoàn chỉnh và hài hoà trong cách diễn đạt ý nghĩa nào đó.- Sử dụng trong các thể loại: thơ ĐL, LB, TN.

4.cũng cố: 5. Dặn dò: - làm bài tập ở sgk. - chuẩn bị bài mới:nội dung và hình thức của văn bản văn học.*RUT KINH NGHIẸM :

Tiết thứ: 91 Ngày soạn: 21/3/2010

nội dung và hình thức của văn bản văn họcA. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs vận dụng các khái niệm nội dung và hình thức khi phân tích văn bản văn học. Thấy rõ mối quan hệ giữa nội dung và hình thức trong văn bản văn học. 2. Kĩ năng:tổng hợp kiến thức văn học. 3.Thái độ: B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luận

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 157

Page 158: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 C.Chuẩn bị của GV, HS:

1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: ? 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: nội dung và hình thức là hai phương diện cơ bản thống nhất không thể tách rời trong tác phẩm văn học. Vậy, ND và Ht của văn bản văn học là gì. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

? Về mặt nội dung của văn bản văn học ta cần tìm hiểu các khái niệm nào.? đề tài là gì? cho ví dụ.

? em hiểu thế nào là chủ đề.

? Bên cạnh nội dung thì hình thức văn bản có những yếu tố nào.? Hãy giải thích ngắn gọn ý nghĩa của mỗi yếu tố đó.

I. Khái niệm:* Nội dung: 1. Đề tài :- là lĩnh vực đời sống được nhà văn nhận thức, lựa chọn, khái quát, bình giá, và thể hiện trong văn bản.- VD: tác phẩm “ Tắt đèn”-> c/s bi thảm của người nông dân VN trước cách mạng tháng Tám 1945 trong những ngày sưu thuế. 2. Chủ đề : - Là vấn đề cơ bản được nêu ra trong văn bản, chủ đề thể hiện điều quan tâm cũng như chiều sâu nhận thức của nhà văn đối với c/s. 3. Tư tưởng của văn bản:- Là sự lí giải đối với chủ đề đã nêu lên, là nhận thức của tác giả muốn trao đổi nhắn gửi đối thoại với người đọc. 4. Cảm hứng nghệ thuật :- là nội dung tình cảm chủ đạo của VBVH. Nó là tư tưởng, t/c, thái độ của nhà văn được cụ thể hoá một cách sinh động thành mạch cảm xúc trạng thái tâm hồn.* Hình thức: 1. Ngôn từ : là yếu tố đầu tiên của VBVH. Các chi tiết, các sự việc, các hình tượng, các nhân vật.. và các thành tố khác được tạo nên nhờ lớp ngôn từ. 2. Kết cấu : là sự sắp xếp tổ chức các thành tố của VBVH thành một đơn vị thônga nhất hoàn chỉnh và có ý nghĩa. 3. Thể lọai : sgk.=> giữa ND và HT có mối quan hệ biện chứng với nhau tạo nên giá trị của VBVH. Vì vậy, không thể có một hình thức thuần tuý mà chỉ có hình thức mang tính nội dung và cũng không có nội dung trần trụi thoát li hình thức.II. ý nghĩa quan trọng của nội dung và hình thức

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 158

Page 159: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? vai trò của nội dung và hình thức của văn bản văn học.

văn bản văn học:- Tiếp xúc với văn bản văn học, yếu tố đầu tiên ta tiếp xúc là ngôn từ.- Sau khi đọc xong VBVH, điều đọng lại trong kí ức của chúng ta là nội dung của văn bản.=> một vbvh có giá trị là văn bản phải có nội dung sâu sắc và hình thức mới mẻ hấp dẫn.III. kết luận : sgk.

4.cũng cố: 5. Dặn dò: - làm bài tập ở sgk. - chuẩn bị bài mới:các thao tác nghị luận.* RUT KINH NGHIẸM :

Tiết thứ: 92 Ngày soạn: 22/3/2010

các thao tác nghị luậnA. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs củng cố và nâng cao hiểu biết về các thao tác nghị luận thường gặp .Nhận diện chính xác các thao tác trên trong các văn bản nghị luận 2. Kĩ năng:vận dụng kiến thức vào viết văn. 3.Thái độ: B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luận

C.Chuẩn bị của GV, HS: 1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: ? 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: làm thế nào để thuyết phục người khác nghe theo ý kiến bàn luận của mình về một hiện tượng hoặc một vấn đề nào đó, bằng những lời nói phù hợp với lẻ phải và sự thật. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 159

Page 160: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011? Thao tác là gì? thế nào là tác nghị luận.

? Trong lời tựa... (câu hỏi b, sgk, T132)

? câu hỏi c, sgk, T132

? Những nhận định d ở sgk có đúng không ?vì sao.

? Mục đích của thao tác so sánh là gì.

? Có bao nhiêu cách so sánh.? Muốn thực hiện thao tác so sánh cần điều kiện gì.

? Tác giả muốn chứng minh điều gì.? Để làm rõ điều chứng minh, tác giả đã sử dụng những thao tác nghị luận chủ yếu nào.

I. Khái niệm : ( sgk)II. Một số thao tác nghị luận cụ thể: 1. Ôn lại các thao tác phân tích, tổng hợp, diễn dịch, qui nạ p. Sgk.- Tác giả sử dụng thao tác phân tích -> tách một nhận định chung thành các mặt riêng biệt để làm rõ nguyên nhân khiến cho thơ văn không lưu truyền hết ở đời.- Bài kí đề danh bia tiến sĩ khoa nhâm tuất: 2 câu ở sgk sử dụng phép qui nạp -> quan hệ nhân quả.- Tựa trích diễm thi tập -> thao tác tổng hợp -> tóm tắt những bộ phận vào một kết luận chung mang tính khái quát.- Hịch tướng sĩ -> thao tác qui nạp ->bằng cách thông qua hàng loạt các dẫn chứng để đi tới một kết luận “từ xưa...có”- Nhận định 1 đúng với điều kiện: tiền đè để dd phải chân thực và cách suy luận khi dd phải chính xác, kết luận rút ra không thể bác bỏ.- Nhận định 2 chưa thật xác đáng ->khi nào sự qui nạp còn chưa đầy đủ thì mối liên hệ giữa 1 số dữ liệu với kết luận còn phải kiểm chứng trong thực tế.- Nhận định 3 đúng: kết quả của phân tích là tổng hợp 2. Thao tác so sánh :- mục đích: thấy được sự giống và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng nhất định.- 2 cách: + SS để thấy được sự giống nhau. + SS để thấy được sự khác nhau.- Điều kiện so sánh: sgk. 3. Kết luận : sgk.III. Luyện tập :Tìm hiểu đoạn trích ở sgk.- C/m: “Thơ Nôm của Nguyễn Trãi tiếp...văn học dân gian”-> sử dụng thao tác phân tích.-> tới câu cuối cúng tác giả chuyển sang qui nạp. Từ trường hợp riêng của NT tác giả đã nâng lên thành sứ mệnh, thành chức năng cao quí của văn chương nghệ thuật. Nhờ thao tác qui nạp mà tầm vóc tư tưởng của đoạn trích được nâng lên một mức cao hơn.

4.cũng cố: 5. Dặn dò: - làm bài tập ở sgk.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 160

Page 161: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 - chuẩn bị bài mới: tổng kết phần văn học.* RUT KINH NGHIẸM :

Tiết thứ: 93-94-95 Ngày soạn: 23/3/2010

Tổng kết phần văn họcA. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs nắm toàn bộ kiến thức cơ bản của chương trình văn học lớp 10. 2. Kĩ năng: tổng hợp kiến thức văn học. 3.Thái độ: B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luận

C.Chuẩn bị của GV, HS: 1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: ? 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: để nhìn lại một cách tổng quát nhất về toàn bộ chương trình văn học chúng ta đã học. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 161

Page 162: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011? VHVN bao gồm mấy bộ phận ? Đó là những bộ phận nào.

? đặc điểm truyền thống của VHVN.

? VHDG là gì ? đặc trưng cơ bản của VHDG.

? VHDG bao gồm mấy thể loại ? Đó là những thể loại nào.

? Trình bày những giá trị của VHDG.

? Đặc điểm chung của văn học viết Việt Nam.

? VH viết VN từu thế kỉ X – XIX bao gồm những thành phần nào ? phát triển qua mấy giai đoạn ? đặc điểm lớn về mặt nội dung và nghệ thuật.

- Cho hai nhóm hs soạn -> thảo luận

? tiểu thuyết chương hồi “TQDN” ? chủ đè ý nghĩa của TQDN ? ý nghĩa của đoạn trích.

I. Khái quát về văn học Việt nam :- VHVN có hai bộ phận: + VHDG + VH viết- Đặc điểm: + yêu nước. + Nhân đạo. 1. văn học dân gian :- Đặc trưng: + TP n/ thuật ngôn từ truyền miệng. + S/tác tồn tại lưu truyền tập thể. + Gắn bó với những hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng.- Thể loại: + Tự sự dân gian: TT, ST, CT, TT, TC, NN, Vè. + Trữ tình dân gian: CD-DC, TN, câu đố. + Sân khấu dân gian: chèo, tuồng, múa rối.- Giá trị: + nhận thức. + giáo dục. + nghệ thuật. 2. văn học viết :- Đặc điểm chung của văn học VN. + Thể hiện tư tưởng, t/c của con người Vn trong 5 mối quan hệ đa dạng: với thế giới tự nhiên, quốc gia, dân tộc, xã hội, bản thân. + hai nội dung cảm hứng lớn và xuyên suốt: yêu nước và nhân đạo. + ảnh hưởng truyền thống và tiếp biến văn học nước ngoài.- thành phần văn học: + VH chữ Hán. + VH chữ Nôm.- Giai đoạn phát triẻn: + Từ TK X – hết TK XIV. + Từ TK XV – hết TK XVII. + Từ TK XVIII – nửa đầu TK XIX. + Từ nửa sau TK XIX.- Nội dung: + Yêu nước: gắn với trung quân ái quốc. + Nhân đạo: chịu ảnh hưởng của Nho, Phật, Đạo.- Tác giả tác phẩm tiêu biểu.II. văn học nước ngoài :- So sánh đặc điểm chung của thơ Đường và thơ Hai cư.- Đoạn trích khái quát nhân vật Quan công và Trương phi -> ca ngợi tình bạn bè, anh em chung thuỷ, sống chết vì lí tưởng lên án sự đầu hàng giả trá.- Lối kể chuyện theo sự việc, khắc hoạ nhân vật

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 162

Page 163: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011bằng hành động, lối kết cấu chương hồi.-> Tam quốc với câu chuyện dài về chiến tranh thời trung đại với âm vang hồi trống cổ thành.III. Lí luận văn học :- Tiêu chí của văn bản văn học.- Cấu trúc của văn bản văn học.- Nội dung hình thức của văn bản văn học.IV. luyện tập tổng hợp:- Thuyết minh về một tác giả hoặc tác phẩm văn học trong chương trình mà em tâm đắc.

4.cũng cố: 5. Dặn dò: - làm bài tập ở sgk. - chuẩn bị bài mới: ụn tậpTV

* RÚT KINH NGHIỆM :

Tiết thứ: 96 Ngày soạn:24/3/2010ôn tập phần tiếng việt

A. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs củng cố hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về tiếng việt đã học trong năm học. 2. Kĩ năng: nâng cao kỉ năng sử dụng tiếng việt đúng chuẩn mực và đúng phong cách. 3.Thái độ: B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luận

C.Chuẩn bị của GV, HS: 1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: ? 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: củng cố khắc sâu kiến thức tiếng việt đã học. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 163

Page 164: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Hoạt động giao tiếp là gì ? các nhân tố tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh.

? văn bản là gì? đặc điểm của văn bản.

? Sửa lỗi ngữ pháp các câu sau.y

I. Lí thuyết : 1. Hoạt động giao tiếp là tiếp xúc và trao đổi thông tin giữa mọi người trong xã hội được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ, nhằm thực hiện những mục đích về nhận thức, t/c, hành động.- Nhân vật giao tiếp: +người nói. + người nghe.- Hoàn cảnh giao tiếp.- ND giao tiếp.- Mục đích giao tiếp.- Phương tiện và cách thức giao tiếp.- Đặc điểm riêng của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 2. đặc điểm cơ bản của văn bản:- VB là sản phẩm được tạo ra trong quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ, thường bao gồm nhiều câu.- Đặc điểm của văn bản. 3. Đặc điểm cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. 4. lịch sử phát triển của tiếng việt, chữ viết của tiếng việt.II. Thực hành luyện tập : 1. Muốn chiến thắng đòi hỏi ta phải chủ động tiến công.-> thừa từ đòi hỏi, thiếu dấu phẩy ngăn cách thành phần câu.=> Muốn chiến thắng, ta phải chủ động tiến công. 2. Được tham quan danh lam thắng cảnh làm chúng ta càng thêm yêu nước.-> thừa từ làm, thiếu dấu phẩy.=>được tham quan danh lam thắng cảnh, chúng ta càng thêm yêu nước. 3. Cháu vẫn nhớ kì nghỉ hè năm ngoái về quê lùa gà vào chuồng cùng bà.-> diễn đạt mơ hồ.=> cháu...ngoái về quê cùng bà lùa gà vào chuồng. 4. Trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước hào hùng.-> mới có trạng ngữ, thiếu nồng cốt c-v.=> trong những..., nhân dân ta đã lập nêm những chiến công chưa từng có trong lịch sử nghìn năm dựng nước và giữ nước.

4.cũng cố: 5. Dặn dò: - làm bài tập ở sgk. - chuẩn bị bài mới: ụn tập làm văn* RÚT KINH NGHIỆM :

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 164

Page 165: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

Tiết thứ: 97 Ngày soạn:25/3/2010

ôn tập phần làm vănA. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs nắm những nội dung cơ bản của chương trình làm văn lớp 10. Qua đó, thấy được sự kế thừa và phát triển của các nội dung so với chương trình tập làm văn đã học ở THCS. 2. Kĩ năng: tích hợp kiến thức.

3.Thái độ: B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luận

C.Chuẩn bị của GV, HS: 1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: ? 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: lí thuyết bao giờ cũng gắn liền với thực hành. Vậy, kiến thức về lí thuyết tập làm văn sẽ được thể hiện bằng bài văn cụ thể. Để khắc sâu kiến thức lí thuyết, vận dụng làm bài tập cụ thể ta ôn lại các kiến thức đã học.

b. Triển khai bài:Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

I. Lí thuyết:1. Đặc điểm riêng và mối quan hệ giữa kiểu bài tự sự, thuyết minh và nghị luận:a. Đặc điểm riêng:b. Mối quan hệ:- Tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận. Ngoài ra tự sự còn có thể kết hợp với miêu tả nội tâm, đối thoại và độc thoại nội tâm.- Thuyết minh có sử dụng các yếu tố miêu tả, nghị luận.- Nghị luận sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, thuýêt minh.2. Cách lập dàn ý:- Xác định đề tài: kể về việc gì, chuyện gì?- Dự kiến cốt truyện: sự việc 1,2, 3.- Dàn ý: + mở bài.+ Thân bài.+ Kết bài.3. Cấu tạo của lập luận, các thao tác nghị luận:- Luận điểm.- Luận cứ.- Các phương pháp lập luận.4. Yêu cầu về tính chuẩn xác, hấp dẫn* Chuẩn xác:

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 165

Page 166: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011- Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết. - Thu thập đấy đủ tài liệu.*Hấp dẫn:- Đưa ra những chi tiét cụ thể sinh động, những con số chính xác để làm bài văn không trừu tượng, mơ hồ.- So sánh làm nổi bật-> khắc sâu.- Kết hợp sử dụng các kiểu câu -> không đơn điệu.- Phối hợp nhiều loại kiến thức.II. Luyện tập:Bài 1, 2 sgk

4.cũng cố: 5. Dặn dò: - Chuẩn bị bài : Luyện tập viết đoạn văn tự sự* RÚT KINH NGHIỆM :

Tiết thứ: 98-99 Ngày soạn: 25/3/2010

luyện tập viết đoạn văn nghị luậnA. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs củng cố cách viết đoạn văn nghị luận.

2. Kĩ năng: viết các đopạn văn nghị luận có cấu trúc và phương pháp lập luận khác nhau. 3.Thái độ: B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luận

C.Chuẩn bị của GV, HS: 1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: ? 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: giúp cho việc viết đoạn văn nghị luận thành thạo. b. Triển khai bài:

Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức - GV ghi đề lên bảng.

- Chọn 1 ý trong dàn ý để viết.(chọn ý 2 trong phần thân bài)

? Viết các câu triển khai.

Lập dàn ý bài văn nghị luận sau: “sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới” * Sách giúp con người tự khám phá dân tộc, bản thân mình và chắp cánh những ước mơ, nuôi dưõng khát vọng. - Bước 1: vd luận điểm:Sách không những giúp ta hiểu về dân tộc mình mà còn giúp ta hiểu được cả bản thân mình.- Bước 2: +đọc sách chúng ta mới hiểu trong trường kì lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta có biết bao biến cố thăng trầm hào hùng và bi tráng.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 166

Page 167: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

HDHS lắp ráp các câu mở đoạn với các câu khai triển thành một đoạn văn sau đó sửa chữa và hoàn chỉnh.

+ đọc sách chúng ta mới thấm thía, bên cạnh tên tuổi một số vị anh hùng dân tộc lưu danh trong sử sách, còn có hàng triệu triệu anh hùng vô danh đã bỏ mình vì nước. + đọc sách chúng ta chợt hiểu ra rằng, những ngày mình sống hôm nay đã được các thế hệ cha ông ta bảo vệ và giữ gìn bằng bao mồ hôi nước mắt và cả xương máu. + Đọc sách chúng ta mới ngộ ra rằng, tri thức của nhân loại thì mênh mông như nước đại dương, mà hiểu biết của mỗi chúng ta chẳng qua chỉ là vài giọt nước nhỏ nhoi mà thôi.- Bước 3: sắp xếp các ý.

4.cũng cố: 5. Dặn dò: - làm bài tập ở sgk. - chuẩn bị bài mới: viết quảng cáo. * RÚT KINH NGHIỆM :

Tiết thứ: 100, 101 Ngày soạn: 20/4/2010

Bài làm văn số 7(kiểm tra học kí II)

( Thi chung, chầm chung )

Tiết thứ: 102 Ngày soạn: 3/5/2010

Viết quảng cáoA. Mục tiêu: 1.Kiến thức: giúp hs nắm được mục đích của quảng cáo là thông tin, ytuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, lợi ích, sự tiện lợi... của sản phẩm, dịch vụ làm tăng lòng ham thích mua hàng và sử dụng dịch vụ của khách hàng.

2. Kĩ năng: biết cách trình bày và quảng cáo ngắn gọn.

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 167

Page 168: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011 3.Thái độ: B.Phương pháp: Phát vấn, gợi mở, phân tích, thảo luận

C.Chuẩn bị của GV, HS: 1.Chuẩn bị của GV: Soạn giáo án, đọc tài liệu. 2.Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, soạn bài mới.

D.tiến trình lên lớp: 1.ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ: ? 3.Bài mới:

a. Đặt vấn đề: quảng cáo là hình thức thông tin thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng... Vậy, cách viết 1 văn bản quảng cáo như thế nào?

b. Triển khai bài:Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức

? Các văn bản trên quảng cáo về điều gì.

? Các em thường gặp các văn bản đó ở đâu.

? Yêu cầu của văn bản quảng cáo.

? Việc đầu tiên phải làm là gì ? nội dung.? Giải thích thế nào là rau sạch.

I. Vai trò và yêu cầu chung của văn bản quảng cáo: 1. Văn bản quảng cáo trong đời sống:- Ví dụ: sgk + Quảng cáo về máy vi tính và dịch vụ khám bệnh-> trên ti vi, báo chí, tờ rơi.- Kết luận: Văn bản quảng cáo là văn bản thông tin về một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thu hút và thuyết phục khách hàng tin vào chất lượng, lợi ích sự tiện lợi của sản phẩm, dịch vụ và ham thích mua hàng và sử dụng dịch vụ đó. 2. Yêu cầu chung của văn bản quảng cáo:- đảm bảo tính trung thực.- Diễn đạt ngắn gọn rõ ý.II. Cách viết văn bản quảng cáo :- Ví dụ: viết quảng cáo cho sản phẩm rau sạch. 1. xác định nội dung cơ bản cho lời quảng cáo:- Rau được trồng trên đất rau truyền thống, không bị pha tạp các chất độc hại.- Rau được tưới bằng nước sạch, không sử dụng thuốc diệt cỏ hoặc các chất độc hại khác.- rau được bảo quản sạch bằng phương tiện chuyên dùng, không sử dụng các phương tiện có phân súc vật hoặc hoá chất độc hại. 2. Chọn hình thức quảng cáo:- Chọn phương pháp trình bày: + Dùng cách qui nạp, so sánh. + Chọn từ ngữ khẳng định tuyệt đối và các kiểu câu để khẳng định tính ưu việt của rau sạch và lôi cuốn người đọc. + Kết hợp với tranh ảnh, hình thức trình bày.- Ví dụ: rau sạch có tác dụng tốt cho sức khoẻ như giải nhiệt, điều hoà tiêu hoá chống táo bón... Tạo cảm giác hưng phấn cho bữa ăn: mắt nhìn, niệng nhai...

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 168

Page 169: Giáo án ngữ văn lớp 10 trọn bộtruonghocso.com

GIÁO ÁN MÔN : NGỮ VĂN 10- BAN CƠ BẢN , Năm học :2010- 2011

? Hình thức quảng cáo Chủng loại phong phú, đáp ứng mọi khẩu vị. Giá cả hợp lí, phù hợp với sức mua của thị trường.*Kết luận: sgk.III. Luyện tập :Bài tập 1,2 sgk.

4.cũng cố: 5. Dặn dò: - làm bài tập ở sgk. - chuẩn bị bài mới: ôn tập phần làm văn

***

Tiết thứ: 103 Trả Bài làm văn số 7

(kiểm tra học kí II)(Thi chung, chầm chung)

Tiết thứ: 104 Ngày soạn: 6/5/2010

GV: NGUYỄN VĂN TRÌNH - Trường THPT Lê Lợi- Đông Hà . 169