80
Khoá luận tốt nghiệp Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K8 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DNVVN.................................. 3 1.1.Khái niệm,đặc điểm và vai trò của DNVVN........................................... 3 1.1.1.Khái niệm về DNVVN:......................................................................... 3 1.1.2.Đặc điểm của DNVVN:......................................................................... 3 1.1.3.Vai trò của DNVVN:............................................................................. 6 1.2. Đặc điểm tín dụng đối với DNVVN......................................................... 8 1.2.1.Khái niệm, đặc trưng của tín dụng........................................................ 8 1.2.2. Các phương thức cho vay áp dụng đối với DNVVN......................... 11 1.2.3. Khái niệm, quy trình tín dụng ngân hàng........................................... 12 1.2.4. Đặc điểm tín dụng ngân hàng với doanh nghiệp vừa và nhỏ.............16 1.3.Quan điểm và sự cần thiết mở rộng hoạt động tín dụng với DNVVN............................................................................................................ 16 1.3.1.Quan điểm mở rộng tín dụng và chỉ tiêu đo lường mức độ mở rộng tín dụng................................................................................................. 16 1.3.2. Sự cần thiết mở rộng tín dụng đối với DNVVN................................ 20 1.3.3 Nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng tín dụng DNVVN.................... 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI CHI NHÁNH NHCT HOÀN KIẾM........................................ 28 2.1. Khái quát hoạt động tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm........... 28 2.1.1. Cơ cấu tổ chức:................................................................................... 28 2.1.2.Các hoạt động chủ yếu của NHCT Hoàn Kiếm.................................. 30 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm....................................................... 37 2.2.1. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn............................................................. 37 2.2.2. Cơ cấu và quy mô tín dụng đối với DNVVN.....................................38 2.2.3. Chất lượng tín dụng đối với DNVVN................................................ 41 2.3. Đánh giá việc mở rộng quy mô tín dụng DNVVN tại NHCT Hoàn Kiếm...................................................................................................... 43 2.3.1. Kết quả đạt được:................................................................................ 43 2.3.2.Những tồn tại....................................................................................... 45

Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K8

MỤC LỤCLỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................1CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DNVVN.................................. 3

1.1.Khái niệm,đặc điểm và vai trò của DNVVN........................................... 31.1.1.Khái niệm về DNVVN:......................................................................... 31.1.2.Đặc điểm của DNVVN:.........................................................................31.1.3.Vai trò của DNVVN:............................................................................. 6

1.2. Đặc điểm tín dụng đối với DNVVN.........................................................81.2.1.Khái niệm, đặc trưng của tín dụng........................................................ 81.2.2. Các phương thức cho vay áp dụng đối với DNVVN.........................111.2.3. Khái niệm, quy trình tín dụng ngân hàng...........................................121.2.4. Đặc điểm tín dụng ngân hàng với doanh nghiệp vừa và nhỏ.............16

1.3.Quan điểm và sự cần thiết mở rộng hoạt động tín dụng vớiDNVVN............................................................................................................16

1.3.1.Quan điểm mở rộng tín dụng và chỉ tiêu đo lường mức độ mởrộng tín dụng................................................................................................. 161.3.2. Sự cần thiết mở rộng tín dụng đối với DNVVN................................ 201.3.3 Nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng tín dụng DNVVN.................... 23

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNGDNVVN TẠI CHI NHÁNH NHCT HOÀN KIẾM........................................ 28

2.1. Khái quát hoạt động tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm........... 282.1.1. Cơ cấu tổ chức:................................................................................... 282.1.2.Các hoạt động chủ yếu của NHCT Hoàn Kiếm.................................. 30

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏtại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm....................................................... 37

2.2.1. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn.............................................................372.2.2. Cơ cấu và quy mô tín dụng đối với DNVVN.....................................382.2.3. Chất lượng tín dụng đối với DNVVN................................................41

2.3. Đánh giá việc mở rộng quy mô tín dụng DNVVN tại NHCTHoàn Kiếm...................................................................................................... 43

2.3.1. Kết quả đạt được:................................................................................432.3.2.Những tồn tại....................................................................................... 45

Page 2: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K8

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại này:..................................................46CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐIVỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM.......... 49

3.1. Định hướng mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN củachi nhánh năm 2009:......................................................................................493.2. Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng của DNVVN tại chinhánh Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm............................................ 50

3.2.1.Hoàn thiện và phát triển các sản phẩm phù hợp với khách hàngDNVVN........................................................................................................ 503.2.2.Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng............................................ 523.2.3.Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt:..............................................523.2.4.Huy động vốn và sử dụng nguồn vốn hợp lý...................................... 543.2.5.Tăng cường hoạt động tư vấn, hỗ trợ DNVVN.................................. 553.2.6.Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng................................................563.2.7.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý, giải quyếtcho vay đối với DNVVN.............................................................................. 573.2.8.Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốnvay của các DNVVN.................................................................................... 573.2.9 Tăng cường quảng bá hình ảnh và phát triển đồng bộ các hoạtđộng của chi nhánh ...................................................................................... 583.2.10 Ngân hàng có thể góp vốn đầu tư, liên kết với DNVVN..................593.2.11 Thực hiện chính sách khách hàng đặc biệt đối với các DNVVN..... 59

3.3 Một số kiến nghị đối với chính phủ, ngân hàng nhà nước và cáccơ quan có liên quan.......................................................................................59

3.3.1 Đối với chính phủ................................................................................ 593.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước:.................................................... 613.3.3 Các kiến nghị với ngân hàng công thương việt nam :........................ 623.3.4. Một số kiến nghị khác........................................................................ 63

KẾT LUẬN.........................................................................................................65DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................... 66

Page 3: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 01: Tình hình huy động vốn của chi nhánh............................................ 30

Bảng 02: Tình hình cho vay của chi nhánh 2006-2008................................... 32

Bảng 03: Hoạt động dịch vụ của chi nhánh..................................................... 35

Bảng 05:Tình hình huy động vốn phòng khách hàng DNVVN...................... 37

Bảng 06: Tình hình tín dụng đối với DNVVN................................................ 38

Bảng 07: Tình hình cho vay DNVVN..............................................................39

Bảng 08: Dư nợ cho vay phân theo loại tiền....................................................40

Bảng 09: Vòng quay vốn tín dụng................................................................... 41

Bảng 10: Tỷ lệ nợ quá hạn................................................................................42

Bảng 11: Hiệu suất sử dụng vốn...................................................................... 42

Page 4: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K84

LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài:

Hiện nay, DNVVN đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, thúc đẩy

lực lượng sản xuất phát triển và tận dụng được các nguồn lực như lao động,

nguồn tiền mặt nhà rỗi trong dân cư.

Các DNVVN được đánh giá là bộ phận năng động, họat động có hiệu

quả của nền kinh tế. Điều này xuất phát từ lợi thế quy mô nhỏ gọn nên việc

chuyển hướng kinh doanh trong các DNVVN dễ dàng hơn trong các doanh

nghiệp lớn. Các DNVVN hoạt động trên hầu hết mọi địa bàn, mọi ngành nghề

của nền kinh tế. Đây là bộ phận quan trọng trong quá trình sản xuất, lưu thông

hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế

dân doanh của nước ta trong quá trình CNH-HĐH đất nước.

Trong quá trình phát triển hiện nay, DNVVN còn gặp không ít khó khăn.

Khó khăn lớn nhất hiện nay của thành phần kinh tế này là thiếu vốn đầu tư

sản xuất kinh doanh nên không có nhiều cơ hội mở rộng sản xuất cũng như có

chiến lược kinh doanh dài hạn. Nguồn vốn huy động hiện nay của các

DNVVN từ vay vốn ngân hàng đang gặp khó khăn mà đây lại là nguồn vốn

chính giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động của mình. DNVVN có thể vay

vốn trên thị trường phi tài chính, tuy nhiên lãi suất vay tại các tổ chức này

thường rất cao.

Không chỉ các DNVVN muốn vay vốn ngân hàng để mở rộng sản xuất

kinh doanh mà các ngân hàng thương mại cũng muốn mở rộng quy tín dụng

của ngân hàng để phát triển hoạt động kinh doanh. Với số lượng lớn các

DNVVN như hiện nay là thị trường khách hàng tiềm năng cho ngân hàng phát

triển sản phẩm tín dụng phù hợp hơn với nhu cầu của các DNVVN. Xuất phát

từ thực tiễn đó, qua thời gian thực tập tại NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm - là

ngân hàng chủ yếu tài trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp,

thương nghiệp và đang thực hiện chỉ đạo của NHCT Việt Nam, của NHNN

Page 5: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K85

Việt Nam về phát triển cho vay DNVVN, em đã chọn đề tài: ” Giải pháp mở

rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh NHCT chi nhánh

Hoàn Kiếm” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu của đề tài:

Nhằm đánh giá thực trạng cho vay DNVVN tại chi nhánh NHCT

chi nhánh Hoàn Kiếm đồng thời có những kiến nghị, giải pháp nhằm mở rộng

hoạt động tín dụng DNVVN tại chi nhánh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: thực trạng hoạt động tín dụng đối với các

DNVVN tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm giai đoạn 2006-2008.

- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu lí luận và thực tiễn tại NHCT

Hoàn Kiếm trên cơ sở tình hình thực tế của chi nhánh giai đoạn 2006-2008 để

từ đó tìm ra nguyên nhân, giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng

DNVVN.

4. Phương pháp nghiên cứu :

Khoá luận sử dụng các phương pháp : duy vật biện chứng, duy vật

lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp điều tra, so sánh, tổng hợp,

phương pháp thống kê đối chiếu…

5. Kết cấu khoá luận

*Lời mở đầu

*Chương 1: Những vấn đề chung về DNVVN

* Chương 2 : Thực trạng mở rộng tín dụng DNVVN tại chi nhánh

NHCT Hoàn Kiếm

* Chương 3 : Đánh giá việc mở rộng quy mô tín dụng DNVVN chi

nhánh NHCT Hoàn Kiếm

* Kết luận.

Page 6: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K86

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DNVVN1.1.Khái niệm, đặc điểm và vai trò của DNVVN

1.1.1.Khái niệm về DNVVN:

Theo điều 3 NĐ90/2001/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày

23/11/2001 thì DNVVN là cơ sở sản xuất kinh doanh độc lập, đã đăng kí kinh

doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng kí kinh doanh không quá 10 tỷ

đồng hoặc số lao động hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình

kinh tế xã hội cụ thể của ngành ,địa phương trong quá trình thực hiện các biện

pháp, chương trình trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả 2 tiêu chí

hoặc 1 trong 2 tiêu chí nói trên.

Còn theo NHCT Việt Nam thì định nghĩa DNVVN là các doanh nghiẹp

có dưới 500 lao động, vốn cố định dưới 10 tỷ, vốn lưu động dưới 8 tỷ đồng

và doanh thu hàng tháng dưới 20 tỷ đồng. Sự xác định này nhằm phân loại đối

tượng cho vay vốn và số vốn cho vay đối với các doanh nghiệp.

1.1.2.Đặc điểm của DNVVN:

Mỗi tổ chức kinh tế có những cách định nghĩa về DNVVN khác nhau.

Tuy nhiên theo cách định nghĩa nào thì DNVVN có những đặc điểm nổi bật

sau:

a) Điểm mạnh của DNVVN:

- Quy mô nhỏ:

DNVVN là những doanh nghiệp có quy mô nhỏ về vốn, lao động, mô

hình quản lí đơn giản, chi phí quản lí, chi phí đào tạo không lớn và luôn trong

tình trạng thiếu vốn cho mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư cải tiến

máy móc hay thực hiện các dự án của doanh nghiệp. Tuy nhiên với quy mô

nhỏ và mức độ đầu tư không lớn, linh hoạt rất phù hợp cho phát triển dân

Page 7: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K87

doanh. DNVVN là phương thức phù hợp và hữu hiệu để huy động nguồn lực

từ dân cho phát triển kinh tế.

- Tính linh hoạt:

DNVVN có khả năng đầu tư đa dạng và linh hoạt. Điều này được thể

hiện ở việc sử dụng linh hoạt các loại máy móc thiết bị, có thể dễ dàng thay

đổi công nghệ, đổi mới trang thiết bị với chi phí không quá lớn, kết hợp được

cả công nghệ truyền thống và hiện đại. Mặt khác, lĩnh vực sản xuất kinh

doanh của các DNVVN thường hướng tới phục vụ trực tiếp đời sống xã hội

chủ yếu là đầu tư vào các sản phẩm có sức mua cao, nhạy cảm với biến động

của thị trường và khả năng phản ứng lại thị trường linh hoạt, chuyển đổi

nhanh mặt hàng phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.

- Bộ máy tổ chức hoạt động đơn giản:

Do quy mô nhỏ và lượng lao động không nhiều nên việc tổ chức sản xuất

cũng như bộ máy quản lí của DNVVN gọn nhẹ, đơn giản. Không có sự phân

tầng các phòng ban mang tính rõ rệt và chuyên môn hoá chưa cao. Tuy nhiên

đây cũng là 1 lợi thế của DNVVN do chi phí cho hoạt động tổ chức, quản lí

tương đối thấp, thời gian đưa ra quyết định và truyền đạt ý tưởng từ lãnh đạo

tới công nhân viên nhanh chóng và hiệu quả, không phải qua nhiều khâu

trung gian.

b) Điểm yếu của DNVVN:

- Năng lực tài chính còn yếu:

Có DNVVN hiện nay chưa thực sự chú trọng đến tính minh bạch và hiệu

quả của hoạt động tài chính trong doanh nghiệp. Lí do trước hết là do trình độ

quản lí và quan điểm của ban quản trị chưa quan tâm đúng mức tới vai trò của

hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Thông thường các DNVVN đầu tư rất

lớn về sản xuất, marketing, bán hàng… Nhưng lại lơ là về vấn đề tài chính

hoặc trao toàn bộ cho bộ phận kế toán. Hầu như trong các DNVVN hiện nay

của Việt Nam thường thiếu vị trí giám đốc tài chính và mọi hoạt động tài

Page 8: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K88

chính của danh nghiệp do kế toán trưởng đảm nhiệm. Điều này ảnh hưởng rất

lớn đến đánh giá tài chính, quyết định kinh doanh cũng như chiến lược phát

triển của công ty.

- Khả năng tiếp cận nguồn vốn thấp:

Nguồn vốn chủ yếu của các DNVVN thường là vốn tự có hoặc vốn vay

trên thị trường phi tài chính. Số lượng vay vốn ngân hàng hiện nay vẫn còn rất

thấp so với nhu cầu của doanh nghiệp. Điều này được giải thích là do nhiều

nguyên nhân nhưng nhìn chung do năng lực tài chính của doanh nghiệp chưa

cao, tài sản thế chấp không đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng. Điều này sẽ

dẫn đến doanh nghiệp thiếu mặt bằng sản xuất kinh doanh, thiếu vốn đầu tư

cho sản xuất, đổi mới công nghệ, khó khăn cho mở rộng thị trường.

- Thiếu thông tin, khó khăn trong việc tiếp cận thị trường tài chính.

Khu vực này thường bị thiếu thông tin về thị trường đầu vào như thị

trường vốn, lao động, nguyên vật liệu, thiết bị, công nghệ, thiếu thông tin về

thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước cũng như cho xuất khẩu và đặcbiệt là

chưa tiếp cận được công nghệ thông tin trong quản lí doanh nghiệp. Điều này

cũng xuất phát tư chính đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, thường không

có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực công nghệ thông tin vì các DNVVN

thường chỉ chú ý vào các hoạt động tác nghiệp, giành rất ít thời gian cho các

hoạt động cải tiến và chiến lược. Điều này cản trở họ tiếp cận các công nghệ

mới nhất. Thứ 2 là DNVVN thường không biết các nguồn thông tin mà họ

nên tham khảo. Điều này khiến họ tụt hậu về công nghệ. Thứ 3, việc tiếp cận

thông tin và cải tiến công nghệ đòi hỏi thay đổi nhiều về chức năng, nhiệm vụ

và trách nhiệm. Nó làm thay đổi từ bên trong tổ chức. Việc doanh nghiệp tụt

hậu về công nghệ do hạn chế về tổ chức và tần nhìn chiến lược thích đáng.

Do thiếu thông tin, năng lực tài chính chưa đảm bảo minh bạch là trở

ngại lớn cho các DNVVN khi tham gia thị trường tài chính. Họ chưa đủ lớn

để phát hành vốn qua kênh thị trường chứng khoán.

Page 9: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K89

-Khả năng tiếp cận thị trường kém:

Khả năng xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường trong và ngoài nước

còn nhiều hạn chế, thường chưa nắm bắt, khai thác và đáp ứng được nhu cầu

thị trường. Do công nghệ lạc hậu, nên các sản phẩm của các DNVVN thường

chỉ cung cấp sản phẩm thông dụng, chưa có những sáng tạo đột phá để tăng

tính cạnh tranh và kích thích tiêu dùng… Lại thêm quy mô nhỏ bé, năng lực

sản xuất chưa cao, hạn chế về vốn, thiếu khả năng xây dựng triển khai kế

hoạch tiếp thị sản phẩm nên DNVVN gặp nhiều khó khăn để cạnh tranh trong

môi trường toàn cầu hoá. Trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu

sự liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp lớn và DNVVN khiến mạng lưới

phân phối sản phẩm còn bó hẹp.

1.1.3.Vai trò của DNVVN:

Doanh nghiệp vừa và nhỏ có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế của

đất nước, chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp đã đăng kí kinh doanh.

Hàng năm đóng góp khoảng 40% GDP của đất nước, thu hút khoảng 50%

tổng số doanh nghiệp và chiếm 17,46% tổng nộp ngân sách nhà nước.

Thời gian qua, doanh nghiệp vừa và nhỏ là động lực phát triển cho nền

kinh tế đất nước. Từ năm 2001 đến tháng 6 năm 2008 đã có 285.900 doanh

nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã đăng kí với số vốn đăng kí

là 1.233.000 tỉ đồng đưa tổng số các doanh nghiệp trong cả nước lên 349.300

doanh nghiệp với tổng vốn đăng kí trên 1.389.000 tỉ đồng

Đóng góp quan trọng vào GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Doanh

nghiệp vừa và nhỏ ngày càng đóng góp nhiều hơn vào tổng GDP do số lượng

doanh nghiệp ngày càng lớn và phân bố rộng khắp trong hầu hết các ngành và

lĩnh vực. Trong khối doanh nghiệp thì doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 40%

GDP của cá nước, thu hút khoảng 50,13% tổng số lao động cho doanh nghiệp,

vốn chiếm khoảng 28,92%, doanh thu chiếm 22,07%, lợi nhuận chiếm

11,78% và nộp ngân sách nhà nước 17,46%.

Page 10: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K810

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ có vai trò tích cực với sụ phát triển kinh tế

địa phương, khai thác được tiềm năng thế mạnh của từng vùng. Với lợi thế

của mình, doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể len lỏi đến những thị trường nhỏ lẻ

và phát huy được khả năng tận dụng mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế.

- Thu hút và huy động các nguồn lực trong xã hội trong đầu tư, phát triển

dựa vào ưu thế của mình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ban đầu khởi nghiệp

với số vốn nhỏ nhưng có khả năng thu hồi vốn nhanh, thường huy động được

nguồn vốn tự có hay vay mượn bạn bè, người thân, làm tăng vốn nhờ nguồn

tiết kiệm trong dân cư.

Ngoài ra các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tận dụng các nguồn lực

tại chỗ như lao động, nguyên vật liệu…thúc đẩy phát triển trên địa phương,

tạo ra lượng sản phẩm với giá thành tương đối rẻ hơn do giá thành đầu vào rẻ.

-Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện

đại hoá, sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ làm tăng tỉ trọng

của ngành công nghiệp, dịch vụ. Giúp cho việc chuyển dịch cơ cấu từ nông

nghiệp và sản xuất nhỏ lên nền sản xuất công nghiệp hoá với những đổi mới

trang thiết bị công nghệ mới cũng như trình độ lao động được nâng cao. Đồng

thời hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ góp phần làm cho nền kinh

tế năng động và đạt hiệu quả kinh tế cao. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng

một vai trò quan trọng trong lưu thông hàng hoá, bổ sung cho doanh nghiệp

lớn, là mạng lưới tiêu thụ hàng hoá cho các doanh nghiệp lớn.

-Làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế.

Sự ra đời của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã làm tăng tính cạnh tranh

cho nền kinh tế. Với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các

ngành, lĩnh vực sẽ làm giảm tính độc quyền và buộc các doanh nghiệp phải

cạnh tranh với nhau, liên tục đổi mới để tồn tại và phát triển. Vì vậy nó góp

phần làm cho nền kinh tế năng động, đạt hiệu quả cao.

Page 11: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K811

1.2. Đặc điêm tín dụng đối với DNVVN

1.2.1.Khái niệm, đặc trưng của tín dụng

a. Khái niệm:

Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản( tiền hoặc hàng hoá )

giữa bên cho vay và bên đi vay, trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho

bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay

có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến

hạn thanh toán.

b. Bản chất của tín dụng ngân hàng:

+ Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm hai hình

thức là cho vay ( bằng tiền ) và cho thuê ( bất động sản và động sản ).

+ Xuất phát từ nguyên tắc hoàn trả, người cho vay khi chuyển giao tài

sản cho người đi vay sử dụng phải có cơ sở để tin rằng người đi vay sẽ trả

đúng hạn. Đây là yếu tố hét sức cơ bản trong quản trị tín dụng. Trong thực tế

một số nhân viên tín dụng khi xét duyệt cho vay không dựa trên cơ sở đánh

giá mức độ tín nhiệm của khách hàng mà lại chú trọng đến các đảm

bảo ,chính quan điểm này đã làn ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

+ Gía trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị hoàn trả lúc cho vay,

hay nói cách khác là người đi vay phải trả thêm phần lãi ngoài phần vốn gốc.

+ Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở hoàn

trả vô điều kiện. Về khía cạnh pháp lý, những văn bản xác định quan hệ như

hợp đồng tín dụng, khế ước… thực chất là lệnh phiếu, trong đó bên đi vay

cam kết hoàn trả vô điều kiện cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.

c. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng:

- Tín dụng ngân hàng được thiết lập trên cơ sở lòng tin

Lòng tin là cơ sở đầu tiên để có quan hệ tín dụng. Vì quan hệ tín dụng

xảy ra khi người cho vay tin tưởng người đi vay sẽ hoàn trả tiền vay và sử

dụng vốn vay hiệu quả. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân

Page 12: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K812

hàng thì ngoài lòng tin,ngân hàng còn yêu cầu tài sản đảm bảo hay bảo

lãnhcủa bên thứ ba.

- Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn có thời hạn

Thời hạn trong quan hệ tín dụng phụ thuộc vào thoả thuận giữa ngân

hàng và khách hàng. Để xác định thời gian vay ngân hàng căn cứ tính hợp lý

giữa thời hạn đi vay và thời hạn cho vay vốn để giảm thiểu rủi ro thanh khoản.

Còn khách hàng xác định dựa trên cơ sở chu kì sản xuất kinh doanh, thời

điểm hình thành nguồn thu của mình.

- Tín dụng ngân hàng mang tính hoàn trả cả gốc và lãi

Hoàn trả là một thuộc tính vốn có của tín dụng. Vì vốn cho vay của ngân

hàng là vốn huy động của những ngườu tạm thời thừa vốn nên sau một thời

gian nhất định ngân hàng phải trả lại cho người ký thác. Mặt khác, ngân hàng

cần phải có nguồn để bù đắp chi phí hoạt động như: khấu hao tài sản cố định,

trả lương cán bộ công nhân viên, chi phí văn phòng phẩm… nên người vay

vốn ngoài việc trả nợ gốc còn phải trả cho ngân hàng một khoản lãi.

d. Phân loại tín dụng:

* Căn cứ vào thời hạn tín dụng

- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm. Tín

dụng ngắn hạn được dùng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động

của các doanh nghiệp và phục vụ nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân.

- Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ một đến năm năm.

Loại tín dụng này được cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ

thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi

vốn nhanh.

- Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng

để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công

trình thuộc cơ sở hạ tầng ( đường xá, bến cảng, sân bay…), cải tiến và mở

rộng sản xuất với quy mô lớn.

Page 13: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K813

* Căn cứ vào đối tượng tín dụng.

- Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành

vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, có nghĩa là cho vay bù đắp vốn lưu

động thiếu hụt tạm thời. Tín dụng vốn lưu động bao gồm: cho vay dự trữ hàng

hoá, cho vay chi phí sản xuất, cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới hình

thức chiết khấu kì phiếu.

- Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài

sản cố định, có nghĩa là đầu tư để mua sắm tài sản cố định,cải tiến và đổi mới

kĩ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới.

* Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn.

- Tín dụng sản xuát và lưu thông hàng hoá: là loại tín dụng cấp cho các

nhà doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh để tiến hành sản xuất và lưu thông

hàng hoá.

- Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng cấp cho các cá nhân đáp ứng nhu

cầu tiêu dùng như; mua sắm nhà cửa, xe cộ và các loại hàng hoá có giá trị cao.

* Căn cứ vào xuất xứ của tín dụng.

- Tín dụng gián tiếp; là hình thức cấp tín dụng thông qua một trung gian

tài chính như ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tín dụng khác.

- Tín dụng trực tiếp: là hình thức cấp tín dụng giữa người có tiền ( hoặc

hàng hoá ) với người cần sử dụng tiền ( hoặc hàng hoá ) đó, không cần phải

thông qua một trung gian tài chính nào cả.

* Căn cứ vào mức độ đảm bảo.

- Tín dụng có đảm bảo: là hình thức cấp tín dụng có tài sản hoặc ngưòi

bảo lãnh đứng ra đảm bảo cho khoản nợ vay.

- Tín dụng không có đảm bảo: là hình thức tín dụng không có tài sản

hoặc người bảo lãnh đảm bảo cho khoản nợ vay.

1.2.2. Các phương thức cho vay áp dụng đối với DNVVN

a. Cho vay ngắn hạn:

Page 14: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K814

- Cho vay từng lần: là phương thức cho vay dựa trên cơ sở nhu cầu tín

dụng của từng đối tượng vay cụ thể, như cho vay để mua nguyên vật liệu đối

với các doanh nghiệp sản xuất,cho vay dự trữ hàng hoá để bán đối với các

doanh nghiệp thương mại... Đây là loại cho vay có kì hạn nợ cụ thể gắn liền

với chu kì ngân quỹ của doanh nghiệp. Thường áp dụng với những doanh

nghiệp vay vốn không thường xuyên với ngân hàng, những doanh nghiệp nhỏ,

mới thành lập.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng: là phương pháp cho vay để đáp ứng

toàn bộ nhu cầu thiếu hụt vốn lưu động theo hạn mức đã cam kết. Hạn mức

tín dụng là giới hạn tối đa số tiền cho vay mà ngân hàng có thể cung cấp cho

một khách hàng trong một thời gian nhất định. Ngân hàng xác định hạn mức

tín dụng trên cơ sở phân tích toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp

và doanh nghiệp được sử dụng một cách chủ động tiền vay trong hạn mức

thoả thuận đó.

* Chiết khấu: là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó khách hàng

chuyển nhượng các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng để

nhận lấy một khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi lợi tức chiết khấu và hoa hồng

phí ( nếu có). Chiết khấu là một nghiệp vụ tín dụng ít rủi ro, khả năng thu hồi

nợ là khá chắc chắn. Tuy nhiên có thể phát sinh các giáy tờ có giá giả mạo,vì

vậy các ngân hàng phải có các biện pháp để hạn chế loại rủi ro này.

b. Cho vay trung, dài hạn

* Cho vay theo dự án đầu tư: đây là khoản tín dụng tài trợ cho việc đầu

tư mua sắm tài sản cố định hay xây dựng các công trình được dự tính sẽ mang

lại thu nhập trong tương lai.

* Cho vay hợp vốn: là hình thức cho vay trong đó một nhóm các tổ chức

tài chính cùng liên kết lại để tập hợp vốn cho một khách hàng vay. Hình thức

cho vay này là cần thiết khi nhu cầu vay vốn của khách hàng vượt quá khả

năng cho vay của một tổ chức tài chính, khi người cho vay muốn phân tán

Page 15: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K815

tiền vay để hạn chế rủi ro; đặc biệt đối với các tổ chức tài chính nhỏ, có trình

độ nghiệp vụ chưa cao muốn thông qua nghiệp vụ này để có thể tiếp cận,học

hỏi kinh nghiệm, kĩ thuật cho vay của các tổ chức tài chính lớn. Hơn nữa, đối

với doanh nghiệp đi vay thì hình thức cho vay này có thể đáp ứng ngay một

lần nhu cầu vốn lớn, hạn chế chi phí về thời gian và tiền bạc khi phải vay

nhiều lần ở nhiều tổ chức tài chính.

1.2.3. Khái niệm, quy trình tín dụng ngân hàng

a. Khái niệm

Quy trình tín dụng ngân hàng là tổng hợp các nguyên tắc, quy định của

ngân hàng trong việc cấp tín dụng. Quy trình tín dụng tổng quát thường gồm

5 giai đoạn: Lập hồ sơ đề nghị vay vốn Phân tích tín dụng Quyết định

tín dụng Giải ngân Giám sát thanh lý tín dụng. Việc phân đoạn như vậy

tạo điều kiện cho việc xác đinh các thao tác nghiệp vụ ở mỗi giai đoạn và

phân tích trách nhiệm cho các nhân viên thực hiện.

Các giai đoạn này đồng đều, liên quan đến nhau và có vai trò quan trọng

như nhau trong một quy trình tín dụng, tạo nên một thể thống nhất.

b. Quy trình tín dụng ngân hàng:

Giai đoạn 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng.

Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng do khách hàng lập, đây là bước đầu để ngân

hàng lấy được các thông tin liên quan đến khách hàng. Lượng giấy tờ trong hồ

sơ được lập trong giăi đoạn này phụ thựôc vào nhiều yếu tố như khách hàng

đã thiết lập quan hệ hay khách hàng lần đầu quan hệ, loại hay kĩ thuật cấp tín

dụng… Tuỳ vào từng đối tượng khách hàng mà ngân hàng sẽ xem xét theo

loại nào, có đảm bảo hay tín chấp…

Hồ sơ đề nghị cấp tín dụng còn phụ thuộc vào quy mô nhu cầu vốn tín

dụng của khách hàng. Yêu cầu thông tin từ hồ sơ tín dụng sẽ tăng lên khi quy

mô tín dụng sẽ đựơc cấp lớn.

Page 16: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K816

Ở giai đoạn này nhiệm vụ chủ yếu của nhân viên tín dụng là tiếp xúc,

thông báo điều kiện cấp tín dụng đối với từng khách hàng cụ thể với những

mục đích sử dụng vốn đã định.

Giai đoạn 2: Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm năng của khách

hàng về sử dụng vốn tín dụng cũng như khả năng hoàn trả vốn vay ngân hàng.

+ Mục tiêu của phân tích tín dụng là hạn chế tình trạng thông tin không

cân xứng giữa thông tin khách hàng đưa ra với thực tế tại doanh nghiệp, tìm

kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và tiên lượng

khả năng kiểm soát của ngân hàng về các loại rủi ro đó cũng như dự kiến các

biện pháp phòng ngừa, hạn chế. Mặt khác phân tích tín dụng cho ngân hàng

kiểm tra tính chính xác của các thông tin do khách hàng cung cấp từ đó nhận

định đúng về thái độ của khách hàng.

+ Nôi dung phân tích tín dụng: bao gồm 2 lĩnh vực

Phân tích phi tài chính: phân tích các yếu tố ít hoặc không liên quan đến

tài chính của khách hàng một cách trực tiếp.

Phân tích tài chính: phân tích hiện trạng tài chính và các dự báo về tài

chính trong tương lai của khách hàng nhằm tìm kiếm và tiên lượng các trường

hợp xấu có thể xảy ra làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

Trong quá trình phân tích tài chính, ngân hàng cũng sẽ xác định thời hạn

cho vay hợp lí. Thời hạn cho vay đựơc coi là khoảng thời gian từ lần đầu tiên

phát tiền vay (giải ngân) cho đến khi khách hàng thanh toán xong khoản đã

vay cả gốc lẫn lãi.

Cơ sở để xác định thời hạn cho vay là tính chất luân chuyển vốn của

phương án sản xuất kinh doanh và phương án tài chính hoặc chu kì ngân quỹ

của khách hàng.

Giai đoạn 3: Quyết định tín dụng

Page 17: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K817

Ngoài các thông tin được chuyển giao từ giai đoạn trước chuyển sang,

ngoài ra quyết định còn phải được dựa vào những cơ sở sau:

- Thông tin cập nhật từ thị trường, cơ quan liên quan.

- Chính sách tín dụng của ngân hàng, những quy định hoạt động tín dụng

của nhà nước.

- Nguồn cho vay của ngân hàng khi ra quyết định.

Kết quả thẩm định đảm bảo tín dụng.

Sau đó nhà quản trị còn tính giá cả, chi phí cho khoản tín dụng, định

lượng nhưng rủi ro có thể xảy ra để dự kiến thu nhập có đựơc từ tài khoản tín

dụng sẽ được cấp. Từ đó sẽ đưa ra quyết định chấp nhận hay từ chối đơn đề

nghị cấp tín dụng đó.

Giai đoan 4: Giải ngân

Là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam

kết theo hợp đồng.

Phương thức của giải ngân phụ thuộc vào nội dung cam kết của hợp

đồng tín dụng. Theo tiêu chuẩn nghiệp vụ giải ngân có thể chia ra làm hai loại:

- Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền thuần tuý.

- Giải ngân là giai đoạn cho vay phụ kèm theo việc cấp tiền.

Giai đoạn 5: Giám sát, thu nợ, thanh lý tín dụng.

+ Giám sát tín dụng để đạt được mục tiêu là kiểm tra việc thực hiện các

điều khoản đã cam kết theo hợp đồng tín dụng như: Khách hàng có sử dụng

đúng mục đích hay không. Kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong

quá trình sử dụng vốn tín dụng theo dõi thực hiện các điều khoản cụ thể đã

thoả thuận.

c. Hợp đồng, kịp thời phát hiện những vi phạm để ứng xử thích hợp.

Theo dõi và ghi nhận việc thực hiện quy trình tín dụng của các bộ phận, cá

nhân có liên quan tại ngân hàng.

Page 18: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K818

Đến hạn thu nợ gốc cộng lãi vay: trường hợp khách hàng không trả được

nợ thì ngân hàng sẽ xem xét cơ cấu lại nợ cho khách hàng nếu có lí do hợp lí,

nếu không thì chuyển nợ quá hạn,phân vào nhóm nợ thích hợp.

1.2.4. Đặc điêm tín dụng ngân hàng với DNVVN

- Các khoản cho vay đối với DNVVN thường nhỏ

Do các DNVVN có quy mô cũng như nguồn vốn không lớn, vì vậy,

trong khuôn khổ hoạt động của doanh nghiệp thưòng đầu tư vào các dự án có

quy mô phù hợp với khả năng, đó là những dự án có mức đầu tư vừa phải nên

món vay ngân hàng của doanh nghiệp thường nhỏ. Vì vậy ngân hàng sẽ luôn

cân nhắc giữa chi phí bỏ ra như chi phí quản lí, chi phí tim kiếm thông tin về

doanh nghiệp, các chi phí khác… và lãi thu được từ khoản vay đó có bù đắp

được chi phí và sinh lời cho ngân hàng hay không.

- Loại hình cho vay chủ yếu là cho vay ngắn hạn

Theo Thời báo doanh nhân: tỷ lệ cho vay ngắn hạn các DNVVN tại các

NHTM là 73.05%, cho vay dài hạn chỉ chiếm 26.95%. Do các doanh nghiệp

thường có nhu cầu vay vốn tạm thời cao, đáp ứng cho nhu cầu tài trợ vốn lưu

động như mua nguyên vật liệu… có khả năng quay vòng vốn nhanh. Các

khoản vay dài hạn của DNVVN thường phát sinh khi mở doanh nghiệp hoặc

mua máy móc thiết bị hoặc tài trợ nhu cầu vốn lưu động thường xuyên. Tuy

nhiên, các khoản vay dài hạn khi doanh nghiệp mới thành lập chứa đựng

nhiều rủi ro, thường các DNVVN không đủ tài sản bảo đảm khi vay vốn mua

thiết bị, máy móc. Vì vậy doanh số cho vay ngắn hạn vẫn chiếm chủ yếu do

thời gian luân chuyển vốn nhanh, ngân hàng có thể nhanh quay vòng vốn.

- Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm

Do các DNVVN vẫn tồn tại những yếu kém như năng lực tài chính

không cao, khả năng xây dựng phương án kinh doanh còn nhiều hạn chế. Vì

vậy mà khi cho vay vốn, các ngân hàng thường yêu cầu tài sản bảo đảm hoặc

bảo lãnh của bên thứ ba. Tuy nhiên, một lượng lớn các DNVVN khi vay vốn

Page 19: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K819

tại ngân hàng không đáp ứng được yêu cầu về tài sản bảo đảm do những tài

sản bảo đảm thường là máy móc thiết bị, nhà xưởng mà khi ngân hàng đánh

giá lại thường rất thấp. Hoạt động bảo lãnh tín dụng đang rất cần thiết cho các

DNVVN trong điều kiện hiện nay khi mà các DNVVN thường không đảm

bảo tài sản bảo đảm nhưng hoạt động của các tổ chức, các quỹ bảo lãnh hiện

nay rất mờ nhạt và phần lớn các DNVVN không tiếp cận được các dịch vụ

bảo lãnh.

Hoạt động tín dụng đối với các DNVVN của các NHTM, ngoài nguồn

vốn huy động trong nước còn được sự hỗ trợ từ các tổ chức nước ngoài. Một

số dự án hỗ trợ của nước ngoài đã cung ứng nguồn tín dụng cho các DNVVN

và các hộ gia đình thông qua hệ thống NHTM như: WB với dự án “ Tài trợ

cho doanh nghiệp ở vùng nông thôn giai đoạn I,II”, ngân hàng Hợp tác quốc

tế Nhật Bản (JIBC) với dự án “ tài trợ DNVN “….

- Lượng hồ sơ vay vốn của các DNVVN được các NHTM chấp nhận

tương đối thấp, chỉ có khoảng 30% đến 40% đơn vay vốn của doanh nghiệp

được ngân hàng chấp nhận cho vay.

Việc trả nợ vay ngân hàng của các DNVVN : 23% hoạt động kinh doanh

tốt, trả nợ đúng hạn đầy đủ, 73.2% doanh nghiệp hoạt động trung bình, 3.8%

gặp khó khăn, 1.42% có khả năng mất vốn gây ảnh hưởng lớn tới khả năng

thu hồi nợ của ngân hàng.

- Tín dụng đối với DNVN luôn cần sự giám sát tư vấn , hỗ trợ của ngân

hàng do trình độ quản lí cũng như trình độ lập báo cáo tài chính của doanh

nghiệp còn nhiều hạn chế. Tín dụng DNVVN luôn có sự hỗ trợ phi tài chính

từ phía ngân hàng như : ngân hàng thường xuyên giới thiệu cho doanh nghiệp

tham gia các buổi thuyết trình kinh nghiệm quản trị kinh doanh, điều hành

doanh nghiệp và các buổi tư vấn chuyên sâu về việc lựa chọn sản phẩm, dịch

vụ ngân hàng để giúp các doanh nghiệp có thể sử dụng các sản phẩm của

ngân hàng hiệu quả nhất.

Page 20: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K820

1.3. Quan điểm và sự cần thiết mở rộng hoạt động tín dụng với

DNVN

1.3.1.Quan điểm mở rộng tín dụng và chỉ tiêu đo lường mức độ mở

rộng tín dụng.

a. Khái niệm về mở rộng tín dụng

Mở rộng tín dụng là việc làm tăng lên về doanh số, dư nợ, đa dạng hoá

các sản phẩm dịch vụ và tăng lên về số lượng khách hàng cũng như đối tượng

khách hàng. Đồng thời đảm bảo đựơc chất lượng tín dụng.

+ Mở rộng tín dụng là đáp ứng được tối đa nhu cầu hợp lí của khách

hàng trong phạm vi năng lực của ngân hàng. Bất cứ ngân hàng nếu nguồn lực

đảm bảo về nhân sự, tài chính, quản tri…thì việc càng mở rộng tín dụng có

khả thi càng mang lại được nhiều lợi ích cho ngân hàng.

Việc xác định các dự án vay vốn khả thi là rất quan trọng. Nó đòi hỏi

ngân hàng phải đánh giá chính xác được nhiều vốn, tính khả thi của dự án đó

tránh việc dự án khả thi không được ngân hàng chấp nhận hoặc dự án không

khả thi thì lại được ngân hàng chấp nhận. Cả hai trường hợp đó đều gây bất

lợi cho ngân hàng.

+ Mở rộng tín dụng là đáp ứng được nhiều hơn nữa nhu cầu vay vốn

hợp lí của nhiều đối tượng khách hàng.

Ngân hàng sẽ cho vay với nhiều đối tượng khách hàng thuộc nhiều

ngành nghề khác nhau. Điều này sẽ giúp ngân hàng sẽ phân tán được rủi ro,

cung cấp được nhiều sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Đặc biệt là rủi ro về

ngành. Nếu ngân hàng chỉ tập trung vào một số ngành nghề nhất định thì rủi

ro ngành xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến lượng lớn khách hàng của ngân hàng,

ảnh hưởng khả năng hoàn trả vốn vay cho ngân hàng. Việc mở rộng đối tượng

khách hàng giúp ngân hàng tìm được những khách hàng tốt có dự án kinh

doanh khả thi và có hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Page 21: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K821

+ Mở rộng tín dụng nghĩa là ngân hàng sẽ chủ động cung cấp các sản

phẩm tín dụng đa dạng và hợp lí cho khách hàng. Để thu hút được khách

hàng sử dụng sản phẩm của ngân hàng thì ngân hàng cần cung cấp ngày càng

nhiều các loại hình cho vay để đáp ứng tốt nhất điều kiện vay vốn và phù hợp

với từng nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Đa dạng các hình thức cho vay như: cho vay từng lần, cho vay tài trợ

vốn lưu động, cho vay theo hạn mức… cho vay ngắn hạn, dài hạn, trung hạn.

Mỗi loại hình sẽ phù hợp vơi đặc tính sản xuất kinh doanh của từng doanh

nghiệp trong từng ngành nghề. Việc đa dạng các sản phẩm tín dụng như vậy

sẽ đáp ứng được tốt nhất theo tính chất hoạt động của doanh nghiệp.

b. Quan điểm mở rộng tín dụng

- Mở rộng tín dụng phải gắn liền với đảm bảo chất lượng tín

dụng

Chất lượng tín dụng là một khái niệm phản ánh mức độ rủi ro trong

bảng tổng hợp cho vay của một TCTD. Để phản ánh về chất lượng tín dụng

có rất nhiều chỉ tiêu nhưng nói chung dựa vào tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ, tỷ lệ

và cơ cấu tài sản bảo đảm. Ngoài ra, đánh giá định tính chất lượng tín dụng,

sử dụng đến chỉ tiêu cơ cấu dư nợ các khoản cho vay ngắn hạn- dài hạn trong

tương quan cơ cấu nguồn vốn của TCTD.

Chất lượng tín dụng quyết định sự tồn tại và phát triển của từng ngân

hàng nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung. Việc đảm bảo chất

lượng các khoản vay hiện tại cũng như các khoản vay trong tương lai giúp

ngân hàng phát triển bền vững và kinh doanh có hiệu quả.

Vì vậy, song song mục tiêu mở rộng tín dụng ngân hàng luôn phải thực

hiện giám sát, đảm bảo chất lượng cho từng khoản vay. Đạt được những yêu

cầu về chất lượng tín dụng thì mục tiêu mở rộng tín dụng của ngân hàng mới

có tác dụng, ngược lại , mở rộng tín dụng tràn lan có thể gây nợ xấu gia tăng,

gây tổn thất cho chính ngân hàng và nền kinh tế.

Page 22: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K822

- Mở rộng tín dụng phải đảm bảo năng lực quản trị điều hành

Năng lực quản trị, kiểm soát và điều hành của nhà lãnh đạo trong ngân

hàng có vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả, an toàn trong

hoạt động ngân hàng. Tầm nhìn của nhà lãnh đạo là yếu tố then chốt để ngân

hàng có một chiến lược kinh doanh đúng đắn trong dài hạn. Thông thường,

đánh giá năng lực quản trị, kiểm soát và điều hành một ngân hàng, người ta

thường xem xét đánh giá các chuẩn mực và các chiến lược mà ngân hàng xây

dựng trong hoạt động của mình. Hiệu quả hoạt động cao, có sự tăng trưởng

theo thời gian và khả năng vượt qua những bất trắc là bằng chứng cho năng

lực quản trị cao của ngân hàng.

Một số tiêu chí thể hiện năng lực quản trị năng lực quản trị của ngân

hàng

+ Chiến lược kinh doanh của ngân hàng bao gồm: chiến lược

marketing, phân khúc thị trường, phát triển sản phẩm, dịch vụ…

+ Cơ cấu tổ chức và khả năng áp dụng phương thức quản trị ngân

hàng hiệu quả.

+ Sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Mở rộng tín dụng là một chiến lược kinh doanh của nhà quản trị, được

sự chỉ đạo hoạt động từ cấp quản trị tới toàn thể nhân viên trong ngân hàng.

Vì vậy, nhà quản trị phải có đủ trình độ nhìn nhận mục tiêu phát triển cho

ngân hàng, phù hợp với tiềm năng sẵn có của ngân hàng như nguồn vốn huy

động, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, trình độ của cán bộ nhân viên; phù hợp

thực trạng của nền kinh tế, với tiềm năng đối tượng khách hàng …

- Mở rộng tín dụng đảm bảo kiểm soát được rủi ro

Các ngân hàng luôn phải đối mặt với các loại rủi ro như: rủi ro tín dụng,

rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro thu nhập, rủi ro phá

sản dù ngân hàng có mở rộng tín dụng hay không. Trong mọi trường hợp thì

ngân hàng luôn quan tâm đến quản trị rủi ro bởi quản trị rủi ro là một trong

Page 23: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K823

những yếu tố hàng đầu để ngân hàng nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm

bảo hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động mở rộng tín dụng của ngân

hàng phải luôn đảm bảo kiểm soát được các loại rủi ro đó. Đặc biệt ngân hàng

phải luôn quan tâm đến rủi ro tín dụng khi thực hiện mở rộng tín dụng vì đây

là rủi ro xuất phát từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra

khi khách hàng vay vi phạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng làm giảm

hay mất giá trị của tài sản có của ngân hàng. Vì vậy, trong hoạt động tín dụng,

ngân hàng phải đánh giá đầy đủ và chính xác về uy tín, khả năng trả nợ của

khách hàng vay. Ngoài kiểm soát rủi ro tín dụng, ngân hàng phải đảm bảo

kiểm soát các rủi ro khác như rủi ro lãi suất hay rủi ro thanh khoản… Ngân

hàng sẽ phải cân đối giữa nguồn vốn huy động và đề ra mức tăng dư nợ cho

vay hợp lý để vẫn đủ dự trữ cần thiết khi khách hàng có nhu cầu rút tiền mặt

hay đáp ứng các nhu cầu vay vốn và các yêu cầu về tiền mặt khác.

- Mở rộng tín dụng trong quan hệ cân đối với các TCTD khác

Các NHTM tuy hoạt động độc lập nhưng vẫn bị chi phối rất lớn từ hệ

thống các ngân hàng và chịu sự quản lý trực tiếp của NHNN. Vì vậy, mọi

hoạt động của ngân hàng phải luôn xem xét trong mối tương quan với các

ngân hàng khác. Hoạt động giữa các NHTM vừa mang tính cạnh tranh vừa

mang tính hỗ trợ, hợp tác đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng,

tránh rủi ro hệ thống, bởi chỉ một ngân hàng có rủi ro như rủi ro thanh khoản

sẽ kéo theo rủi ro cho toàn hệ thống NHTM. Các NHTM hoạt động dưới sự

quản lý của NHNN. Vì vậy, mở rộng tín dụng phải đảm bảo các tỷ lệ an toàn

theo các quyết định của NHNN như qđ457/2005/QĐ-NHNN; qđ

493/2005/QĐ-NHNN…

c. Chỉ tiêu đo lường mức độ mở rộng tín dụng

+ Doanh số cho vay là tổng tiền cho vay được giải ngân trong khoảng

thời gian nhất định thường là một quý, tháng, năm.

+ Mức doanh số cho vay:

Page 24: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K824

MDS = DSt– DSt-1

MDS: là mức tăng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

DSt: là doanh số cho vay năm t đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

DSt-1: là doanh số cho vay năm t-1 đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Tốc độ tăng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

TĐDS = (MDS/DSt-1).100%

TĐDS: là tồc độ tăng doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ.

MDS: là mức tăng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

DSt-1: là doanh số cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ năm thứ (t-1)

+ Tỷ trọng doanh số cho vay DNVVN so với tổng doanh số cho vay:

TDS = (DS1/DS).100%

TDS: tỷ trọng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ trong tổng doanh số cho

vay

DS1: doanh số cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ

DS: tổng doanh số cho vay

Mức tăng dư nợ tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Dư nợ tín dụng là tổng số tiền ngân hàng đã cho khách hàng vay tại một

thời điểm nhất định:

MDN = DNt – DNt-1

MDN: mức tăng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

DNt: là dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ năm t

DNt-1: là dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ năm t-1

+ Tốc độ tăng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:

TĐDN = (MDN/DNt-1).100%

TĐDN: tốc độ tăng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

MDN: là mức tăng dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

DNt-1: là dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ năm t-1

Page 25: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K825

+ Tỷ trọng dư nợ tín dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ so với tổng dư

nợ tín dụng

TDN = (DN1/DN).100%

TDN: tỷ trọng dư nợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ so với tổng dư nợ

tín dụng.

DN1: là dự nợ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

DN: là tổng dư nợ tín dụng của khách hàng

mở rộng đối tượng cùng đối tượng khách hàng

+ Mức tăng số lượng khách hàng

MSL = St –St-1

MSL: là mức tăng số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

St: là số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm t

St-1: là số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ năm t-1

c. Chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng

Việc mở rộng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ đạt hiệu quả khi đi

kèm với nó là chất lượng tín dụng được đảm bảo. Vì vậy để đo lường mức độ

mở rộng tín dụng, ngân hàng luôn phải xem xét đồng bộ với các chỉ tiêu đảm

bảo chất lượng tín dụng.

+ Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân

Vòng quay vốn tín dụng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tín

dụng ngân hàng, nó cho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm. Nếu vòng

quay vốn tín dụng nhanh, tức việc đưa vốn vào sản xuất, kinh doanh của

ngân hàng đạt hiệu quả cao.

+ Chỉ tiêu nợ quá hạn trên dư nợ:

Tỉ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn của DNVVN/Tổng dư nợ DNVVN

Page 26: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K826

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán cũng như uy tín của khách

hàng đối với ngân hàng, nó gián tiếp phản ánh khả năng thu hồi vốn của ngân

hàng với các khoản cho vay và phản ánh chất lượn khoản vay tốt hay không.

+ Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ tín dụng/Vốn huy động

Chỉ tiêu này thể hiện % vốn huy động được được sử dụng trong hoạt

động tín dụng. Hệ số này cao cho thấy lượng vốn được sử dụng để cho vay

lớn, tức hiệu quả sử dụng vốn cao. Nếu hệ số này thấp là một dấu hiệu không

tốt, có thể ngân hàng đang bị ứ đọng vốn như vậy sẽ làm tăng chi phí huy

động vốn, giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

1.3.2. Sự cần thiết mở rộng tín dụng đối với DNVVN.

Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi

nhuận dưới sự quản lí của ngân hàng nhà nước. Vì vậy hoạt động mở rộng tín

dụng được ngân hàng thực hiện khi nó đem lại lợi ích cho ngân hàng, khách

hàng và nền kinh tế.

Dưới đây chúng ta xem xét những điều kiện để ngân hàng thực hiện hoạt

động mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

a.Đứng trên góc độ của ngân hàng thương mại:

- Mở rộng cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp ngân hàng đa dạng hoá

danh mục cho vay, phân tán rủi ro và tăng lợi nhuận.

Việc mở rộng các đối tượng khách hàng doanh nghiệp, khách hàng

doanh nghiệp lớn, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá

nhân, nó giúp ngân hàng không bị tập trung vào một nhóm đối tượng mà khi

xảy ra rủi ro với nhóm đối tượng đó thì sẽ gây hậu quả xấu cho ngân hàng.

Phân tán rủi ro do số lượng khách hàng DNVVN lớn, quy mô từng khoản vay

nhỏ, trải rộng trên hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực nên việc cho vay các đối

tượng này sẽ giúp phân tán rủi ro của doanh mục khoản vay.

- Tạo điều kiện để tăng thu dịch vụ ngân hàng do tổng số lượng giao dịch

lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại thường có xu hướng sử dụng trọn gói

Page 27: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K827

dịch vụ tại một ngân hàng, do đó tạo cơ hội để ngân hàng nâng cao và thay

đổi dần cơ cấu thu nhập. Bất cứ doanh nghiệp nào khi quan hệ với ngân hàng

đều muốn được ngân hàng cung cấp đa dạng các sản phẩm dịch vụ, nhiều loại

hình do ngân hàng làm việc lâu dài với doanh nghiệp sẽ có nhiều am hiểu về

doanh nghiệp đó để có thể hỗ trợ khi cần thiết. Mặt khác, việc quan hệ lâu dài,

hợp tác giúp tạo sự tin cậy giữa ngân hàng với doanh nghiệp. Điều này có lợi

cho cả hai phía.

- Ngân hàng dễ dàng quản lý việc sử dụng vốn cũng như tình hình hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp do các DNVVN thường có quy mô nhỏ

gọn, địa bàn hoạt động hẹp. Đây là do đặc tính của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Việc giám sát được môi trường hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp giúp ngân hàng tránh được những rủi ro tín dụng và có biện

pháp tư vấn hợp lý, chính xác cho doanh nghiệp khi cần thiết.

- Do đặc điểm của nền kinh tế, trước đây các ngân hàng thương mại chú

trọng cho vay các doanh nghiệp lớn, bỏ qua một lượng không nhỏ các doanh

nghiệp vừa và nhỏ làm ăn có hiệu quả. Theo xu hướng phát triển nên các

doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng có vai trò quan trọng và trở thành

động lực tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế. Đặc biệt trong những năm gần

đây doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc huy động tối

đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển và đây là đối tượng khách hàng lớn,

tiềm năng cho ngân hàng. Ngoài ra còn có các biện pháp chỉ đạo phát triển

doanh nghiệp vừa và nhỏ từ chính phủ với nhiều chính sách hỗ trợ ưu đãi. Vì

vậy việc tận dụng đối tượng khách hàng này sẽ nhận được sự hỗ trợ từ ngân

hàng nhà nước.

- Mở rộng doanh nghiệp vừa và nhỏ cần phải cân xứng với nguồn lực

hiện có của ngân hàng, ngân hàng chỉ thực hiện mở rộng tín dụng được khi nó

đáp ứng đầy đủ nguồn lực của bản thân cho việc mở rộng đó. Nếu ngân hàng

có nguồn lực dồi dào mà lại không mở rộng cho vay sẽ gây ứ đọng vốn làm

Page 28: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K828

tăng chi phí, gây thiệt hại cho ngân hàng. Các tiềm năng nguồn lực của ngân

hàng bao gồm: năng lực quản trị, năng lực nhân viên, năng lực tài chính, cơ

sở vật chất hạ tầng hiện nay của ngân hàng rất lớn và được trang bị đầy đủ.

Như ngân hàng công thương từ năm 2003 đến nay đã thành lập phòng khách

hàng DNVVN tại các trụ sở cũng như chi nhánh để đáp ứng tốt nhất yêu cầu

vay vốn của đối tượng này.

- Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện này là rất lớn, tuy

nhiên hiện nay chỉ có 30 – 40% số doanh nghiệp yêu cầu vay vốn được chấp

nhận. Điều này phụ thuộc vào cả hai phía ngân hàng và doanh nghiệp. Trong

tương lai với các sản phẩm cho vay mới, ngân hàng sẽ có thể khai thác được

số lượng lớn khách hàng DNVVN do DNVVN ngày càng hoàn thiện và phát

triển hơn. Đồng thời ngân hàng cũng phải tìm ra các biện pháp tư vấn, hỗ trợ

DNVVN để tạo điều kiện thuận lợi cho cả hai phía. Khi doanh nghiệp để

ngân hàng tư vấn, làm ăn hiệu quả thì khả năng thu nợ của ngân hàng cũng sẽ

hiệu quả.

.b.Xét theo khía cạnh của DNVVN

- Mở rộng tín dụng ngân hàng sẽ giúp các DNVVN có nhiều cơ hội để

tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển. DNVVN hiện nay đang trong tình trạng

khát vốn vay và gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận các loại nguồn vốn

để mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh. Việc huy động vốn từ thị trường

tài chính rất khó khăn. Các DNVVN chưa đủ điều kiện để phát hành cổ phiếu

hay trái phiếu ra công chúng, việc huy động vốn từ các tổ chức phi tài chính

thì chi phí thường rất cao. Vì vậy nguồn vốn tín dụng ngân hàng sẽ là nguồn

cung cấp vốn chính cho các DNVVN.

- Ngoài ra việc mở rộng tín dụng cùng với đa dạng các sản phẩm như tư

vấn, hỗ trợ thông tin thị trường, khách hàng, tập huấn nâng cao trình độ, cung

cấp các dịch vụ trọn gói góp phần làm thuận tiện hơn cho các DNVVN thực

hiện thương mại đối tác.

Page 29: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K829

- Thông qua cho vay, vốn tín dụng được cung cấp kịp thời tạo điều kiện

cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và nâng cao trách nhiệm sử dụng vốn

của doanh nghiệp. Việc quản lý vốn chặt chẽ trong quá trình vay vốn sẽ giúp

doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn.

c.Nền kinh tế:

- Việc mở rộng tín dụng hợp lí sẽ đem lại hiệu quả cho cả doanh nghiệp

và ngân hàng. Doanh nghiệp thì có thể sử dụng nguồn vốn vay để mở rộng

sản xuất, tạo sản phẩm trên thị trường. Do đó ngân hàng sẽ thu lãi được từ

các khoản vay đó. Từ đó tạo ra lợi nhuận cho xã hội, thúc đẩy kinh tế phát

triển.

- Giải quyết vấn đề việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

DNVVN giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Khi doanh nghiệp giải

quyết được các khó khăn về vốn thì sẽ phát triển được quy mô cũng như chất

lượng sản xuất trở thành một khu vục thu hút được lực lượng lao động lớn

cho nền kinh tế. Trong nền kinh tế Việt Nam, DNVVN có quy mô nhỏ, sản

xuất đơn giản không yêu cầu tay nghề quá phức tạp sẽ là nơi thu hút lao động

dư thừa nhàn rỗi từ nông thôn góp phần nâng cao chất lượng đời sống của

người dân.

-Mở rộng tín dụng đối với các ngành nghề khác nhau, giúp thúc đẩy các

ngành nghề phát triển đa dạng, phục vụ được tốt hơn nhu cầu của người tiêu

dùng trong nước và cho xuất khẩu. Tạo ra sản phẩm với giá cạnh tranh cung

cấp cho thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài….

1.3.3 Nhân tố ảnh hưởng tới việc mở rộng tín dụng DNVVN

1.3.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng thương mại:

- Quy mô nguồn vốn của ngân hàng:

Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm vốn tự có và vốn huy động. Vốn tự

có chiếm tỷ lệ nhỏ so với toàn bộ nguồn vốn của ngân hàng nhưng lại đóng

vai trò quan trọng. Nó đảm bảo hoạt động an toàn cho hoạt động của ngân

Page 30: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K830

hàng, trích lập các quỹ dự phòng rủi ro. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ lệ lớn,

ngân hàng hoạt động kinh doanh là nhờ nguồn vốn này. Muốn mở rộng hoạt

động kinh doanh ngân hàng phải có đủ nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu vay

vốn của ngân hàng. Ngân hàng luôn xem xét giữa lãi suất cho vay và lãi suất

huy động nhằm thu được lợi nhuận từ hoạt động đó và đảm bảo các tỉ lệ cho

vay an toàn. Quyết định 457/2005/NHNN quy định:Tổ chức tín dụng, trừ chi

nhánh của ngân hàng nhà nước phải duy trì tỉ lệ 8% giữa vốn tự có so với

tổng tài sản có rủi ro; Tổng dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng đối với một

khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng… Vì

vậy việc mở rộng tín dụng, ngân hàng luôn phải xem xét để đảm bảo tỷ lệ an

toàn này, đồng thời tính toán được chi phí bỏ ra để thực hiện khuyến khích

cho vay và lợi nhuận từ việc khuyến khích cho vay đó.

- Chính sách tín dụng:

Chính sách tín dụng là những quy định của ngân hàng từ quy mô, kì hạn,

tài sản đảm bảo,… và các nội dung khác. Nó quyết định đến mục tiêu cũng

như chiến lược phát triển của mỗi ngân hàng. Vì vậy việc mở rộng tín dụng

có thực hiện được hay không tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng của ngân

hàng đó.

- Lãi suất tín dụng:

Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất

định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó. Ngân hàng luôn xem xét để

lãi suất cho vay bù đắp được lãi suất nguồn vốn huy động, bù đắp được các

chi phí khác khi thực hiện cho vay đối với một khách hàng nào đó và thu

được lợi nhuận cho ngân hàng. Với mỗi đối tượng khách hàng, ngân hàng sẽ

xem xét để xác định mức lãi suất hợp lý. Ngoài ra, lãi suất ngân hàng cho

khách hàng vay còn phụ thuộc vào mức độ rủi ro của dự án đầu tư. Nếu dự án

đầu tư có độ rủi ro cao thì ngân hàng yêu cầu mức lãi suất cho vay cao hơn và

ngược lại.

Page 31: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K831

- Kiểm soát nội bộ:

Đây là yếu tố quan trọng giúp ngân hàng thực hiện kiểm tra, kiểm soát

và phát hiện những sai phạm, yếu kém trong hoạt động tín dụng. Công tác

kiểm tra, kiểm soát thường xuyên sẽ giúp đảm bảo các hoạt động tín dụng đi

đúng hướng, thực hiện đúng quy trình, tránh tình trạng gian lận có thể xảy ra

giữa cán bộ tín dụng và khách hàng vay vốn. Công tác kiểm tra, kiểm soát nội

bộ được thực hiện bởi cán bộ kiểm soát nội bộ, đòi hỏi người thực hiện kiểm

soát phải đáp ứng đầy đủ tính chất nghề nghiệp: giỏi chuyên môn, trung thực,

khách quan, hiểu biết pháp luật…

- Quy trình tín dụng: quy trình tín dụng là các bước mà một cán bộ tín

dụng phải thực hiện khi cho vay đối với khách hàng. Khi ngân hàng có được

quy trình tín dụng hợp lí, chặt chẽ, nhanh gọn, chính xác sẽ xác định được

đúng đối tượng khách hàng vay và giảm thời gian xin vay vốn của khách hàng

cũng như đảm bảo được lợi ích của ngân hàng. Quy trình tín dụng không nên

quá rườm rà nhiều bước, tránh gây mất thời gian cho khách hàng. Đây là yếu

tố mà khách hàng đặc biệt quan tâm, khách hàng muốn được vay nhanh chóng,

thuận tiện. Trong cả quy trình tín dụng, ngân hàng luôn giám sát việc sử dụng

tiền vay của khách hàng để có các biện pháp xử lí khi có rủi ro hoặc các biện

pháp tư vấn, giúp đỡ cho doanh nghiệp….

- Trình độ của cán bộ tín dụng: cán bộ tín dụng là người trực tiếp tiếp

xúc khách hàng và đánh giá đơn xin vay vốn. Vì vậy có thể nói trình độ của

cán bộ tín dụng quyết định xem đơn vay vốn đó có được chấp nhận hay không.

Tránh tình trạng dự án khả thi không được ngân hàng tài trợ còn dự án không

khả thi lại được tài trợ. Cả hai trường hợp đó đều ảnh hưởng đến việc mở

rộng tín dụng của ngân hàng.

Khi cán bộ làm việc cứng nhắc thì sẽ không thu hút được khách hàng và

khách hàng có khả năng sử dụng dịch vụ của ngân hàng khác. Nếu cán bộ tín

dụng lại quá tin tưởng vào khách hàng thì sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng. Vì

Page 32: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K832

vậy, thái độ làm việc cũng như trình độ của cán bộ tín dụng là vô cùng quan

trọng.

- Cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị:

Cơ sở hạ tầng vừa tạo hình ảnh cho ngân hàng, vừa là cơ sở vật chất để

ngân hàng có thể mở rộng tín dụng. Với việc mở nhiều chi nhánh, đặt tại

nhiều địa điểm, ngân hàng sẽ tận dụng được tối đa lượng khách hàng tiềm

năng của khu vực đó vì khách hàng quan tâm đến yếu tố thuận tiện.

Công nghệ ngân hàng đòi hỏi phải luôn hiện đại nhanh chóng và độ

chính xác cao để thực hiện các giao dịch tài chính vì vậy điều thiết yếu là

công nghệ và trang thiết bị của ngân hàng phải luôn hiện đại, đáp ứng đựơc

yêu cầu khắt khe, chính xác tuyệt đối, đồng thời để nâng cao chất lượng dịch

vụ, thu hút được nhiều khách hàng hơn.

1.3.3.2. Các nhân tố môi trường bên ngoài

- Nhu cầu vay vốn và tình hình sản xuất của DNVVN

Đây là đối tượng khách hàng mà chúng ta đang nghiên cứu để mở rộng

cho vay. Vì vậy, điều đầu tiên ngân hàng phải xem xét tới là đặc điểm hiện tại

của đối tượng cho vay này.

Xem xét đối lượng khách hàng DNVVN, nhu cầu vay vốn của họ, tình

hình sản xuất kinh doanh có khả thi hay không.

Hiện nay, các DNVVN không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn

trong khối doanh nghiệp, nhu cầu vay vốn của họ là rất lớn. Tuy nhiên vẫn có

nhiều điểm yếu như tình hình tài chính chưa tốt, tài sản đảm bảo chưa đầy

đủ… nhưng vẫn được đánh giá là khối khách hàng tiềm năng của ngân hàng.

Trong tương lai, ngân hàng và DNVVN cùng hoàn thiện để hợp tác tốt nhất

đem lại hiệu quả cho cả hai bên.

- Khả năng lập dự án và tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.

Ngân hàng khi cho vay tài trợ dự án sẽ luôn xem xét dự án đó có hợp lý, có

đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp hay không. Chỉ khi đánh giá được dự án

Page 33: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K833

khả thi hoặc tư vấn giúp đỡ doanh nghiệp lập được dự án tốt thì ngân hàng

mới xác định cho doanh nghiệp vay.

Trong quá trình doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng luôn quan tâmgiám sát đến tình hình sử dụng vốn vay. Nếu khách hàng sử dụng vốn vayđúng mục đích, có hiệu quả thì ngân hàng sẽ tiếp tục cho vay và duy trì quanhệ lâu dài. Nếu không ngân hàng sẽ nhắc nhở hoặc chấm dứt tài trợ.

-Tình hình kinh tế xã hội: Tình hình kinh tế xã hội có ảnh hưởng trựctiếp đến hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp. Trong môi trường kinh tếổn định thì nhu cầu đầu tư cũng như hiệu quả đầu tư cũng tăng lên.Các doanhnghiệp hoạt động trong môi trường kinh tế ổn định, tránh được những rủi rothất thường, phát triển theo đúng kế hoạch, dự án đề ra sẽ thu được lợi nhuậnvà thực hiện được việc hoàn trả vốn gốc lẫn lãi cho ngân hàng.

Việc hoàn trả đúng hạn tạo uy tín cho doanh nghiệp trước ngân hàng đểthúc đẩy quan hệ lâu dài, tạo cơ hội cho những lần hợp tác vay vốn sau.

Mở rộng uy tín còn chịu ảnh hưởng của từng giai đoạn kinh tế. Tronggiai đoạn kinh tế suy thoái hoạt động của doanh nghiệp và ngân hàng đều gặpkhó khăn, việc sử dụng vốn của doanh nghiệp không thu được kết quả sẽ ảnhhưởng trực tiếp tới ngân hàng.

- Hệ thống pháp luật và các chính sách của nhà nước.Hiện nay có nhiều bộ luật như: luật doanh nghiệp, luật tài chính doanh

nghiệp, luật ngân hàng nhà nước, các văn bản dưới luật… có tác động trựctiếp tới chính sách điều hành cũng như các hoạt động của ngân hàng. Đặc biệtlà các chính sách điều hành của ngân hàng nhà nước như tỷ lệ dự trữ bắt buộc,trần lãi suất cho vay,… sẽ ảnh hưởng đến khả năng cho vay đối với doanhnghiệp, bởi vì ngân hàng luôn chịu sự điều hành của ngân hàng nhà nước.Nếu tỷ lệ dự trữ quá cao làm giảm nguồn vốn sử dụng để cho vay suy ra cókhả năng giảm lượng tín dụng. Hoặc quy định về trần lãi suất khiến ngânhàng phải cân nhắc giữa lãi suất cho vay và chi phí bỏ ra để ra quyết định xemcó cho vay được hay không. Hiện nay ngân hàng nhà nước có nhiều chỉ đạo

Page 34: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K834

hỗ trợ DNVVN, đây là yếu tố giúp ngân hàng có thể mở rộng cho vay đốitượng này.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DNVVN TẠI

CHI NHÁNH NHCT HOÀN KIẾM.

2.1. Khái quát hoạt động tại ngân hàng công thương Hoàn Kiếm.

2.1.1. Cơ cấu tổ chức:

NHCT Hoàn Kiếm là chi nhánh cấp 1 của NHCT Việt Nam. Trước tháng

3/1988, NHCT Hoàn Kiếm là một chi nhánh trực thuộc NHCT TP Hà Nội

thực hiện nhiệm vụ chính được giao là kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán

đồng thời vừa đảm bảo về vốn cho các đơn vị ngoài quốc doanh và các tập thể

trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Đến ngày 26/3/1988, sau chỉ thị số 218/CT ban

hành ngày 13/7/1987 của Hội đồng quản trị thực hiện điều lệ của NHCTVN,

chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm chính thức tách khỏi NHCT TP Hà Nội và đến

ngày 1/4/1993 trở thành một đơn vị hạch toán độc lập, phụ thuộc vào

NHCTVN có quyền tự chủ kinh doanh, được mở tài khoản giao dịch tại

NHNN cũng như các tổ chức tín dụng khác trong cả nước. Do đó, bên cạnh

việc thực hiện đầy đủ các chức năng của môt chi nhánh thì NHCT Hoàn Kiếm

còn thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ như một Ngân hàng

thương mại

Page 35: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K835

Các khối nghiệpvụ

Ban giám đốcGiám đốc

Phó giám đốc

Khối tácnghiệp

Khối hỗ trợKhối quản lírủi ro

Phòng giaodịch

Khối kinh doanh

Theo Quyết định số 1294/CTHK-QĐ ngày 18 tháng 9 năm 2006 của

Giám đốc Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm về việc ban hành chức năng, nhiệm

vụ của các phòng, ban tại chi nhánh Hoàn Kiếm bao gồm 11 phòng : Phòng

Phòng tổnghợp

Phòng quản lírủi ro

P.KHND lớn

P.KHDNVVN

Phòng kế toán,giao dịch

Phòng tổ chứchành chính

Quỹ TK-ĐiểmGD

Phòng thanhtoán XNK

P.KH cá nhân

Phòng kế toántài chính

Phòng tiền tệkho quỹ

Phòng QL nợcó vấn đề

Phòng thôngtin điện toán

Page 36: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K836

khách hàng doanh nghiệp lớn, Phòng khách hàng DNVVN,Phòng khách hàng

cá nhân, Phòng quản lý rủi ro, Phòng quản lý nợ có vấn đề, Phòng kế toán,

Phòng thanh toán xuất nhập khẩu, Phòng tiền tệ kho quỹ, Phòng tổ chức hành

chính, Phòng thông tin điện toán, Phòng tổng hợp. Trong đó, phòng khách

hàng DNVVN có chức năng chính là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với

khách hàng là các DNVVN, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; Thực

hiện các nghiệp liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù

hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hương sdẫn cảu NHCT Việt Nam. Trực

tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩmdịch vụ ngân hàng cho

các DNVVN.

2.1.2.Các hoạt động chủ yếu của NHCT Hoàn Kiếm

a. Huy động vốn

Bảng 01: Tình hình huy động vốn của chi nhánh

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Chênh

lệch ±%

Chênh

lệch ±%

Chênh

lệch ±%

Tổng nguồn

vốn huy động

3.185.860 +16.6% 3.797.400 +19.19% 4341.187 +14.32%

Theo thành

phần kinh tế

-Tiền gửi

doanh

nghiệp

-Tiền gửi dân

2.259.000

926.860

2.809.367

988.033

+24.36%

+6.6%

3.301.787

1.039.400

+17.52%

+5.2%

Page 37: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K837

Theo kì hạn

-Tiền gửi

không kì hạn

-Tiền gửi có

kì hạn

423.000

2.789.700

505.485

3.291.915

+19.5%

+18%

562.100

3.779.087

+11.0%

+14.8%

I . Tổng 3.185.860 ↑ 16,6% 3.797.400 +19,19% 4.341.187 +14,32%

( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh các năm 2006-2008)

Nhận xét : Nguồn vốn huy động của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm luôn

đạt tốc độ tăng trưởng tốt qua các năm.

Năm 2007 các DN lớn chuyển hướng tham gia đầu tư mạnh vào các địnhchế thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thị trường chứng khoán. Đối với dâncư, do lạm phát dã chuyển sang đầu tư mạnh vào thị trường bất động sản.Cộng với sự cạnh tranh lãi suất và mở rộng mạng lưới hoạt động của hệ thốngNHCT Hoàn Kiếm trên địa bàn, NHCT Hoàn Kiếm vẫn đạt tốc độ huy độngvốn tăng 19,19%. Trong đó, huy động vốn của DN tăng 24,36%, huy độngvốn của dân cư tăng 6,6%.

Lượng tiền gửi của DN tăng, một phần do việc cổ phần hoá, các doanhnghiệp nhà nước thu được lượng vốn thặng dư khá lớn, phần được giữ lạichưa đầu tư vào sản xuất kinh doanh ngay, tạm thời gửi vào ngân hàng.

Cơ cấu và nguồn vốn huy động năm 2007 thay đổi theo hướng hiệu quảhơn:

So với năm 2006, tiền gửi không kì hạn tăng 19,5%So với năm 2007, tiền gửi có kì hạn tăng 18%

tốc độ tăng tiền gửi không kì hạn > tốc độ tăng của tiền gửi có kì hạn.Tuy nhiên tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn giảm thấp hơn năm 2006

Tình trạng lạm phát từ cuối năm 2007, đầu năm 2008 đã gây khó khăncho công việc huy động vốn tại chi nhánh.

Page 38: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K838

Thể hiện tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2008 đều giảm sovới năm 2007.

Tổng nguồn vốn huy động năm 2008 chỉ tăng 14,32% so với năm 2007.(19,19%).

Do trong thời kì lạm phát doanh nghiệp phải sử dụng lượng tiền nhiềuhơn cho chi phí đầu vào, làm lượng tiền gửi vào ngân hàng tăng rất thấp.Nhưng so với các ngân hàng khác thì NHCT Hoàn Kiếm vẫn đạt được tỷ lệtăng trưởng vốn cao.

Lượng tiền gửi của dân cư có tốc độ tăng trưởng giảm so với năm 2007do người dân lo ngại lạm phát, đầu tư vào vàng, đô la thay vì gửi vào ngânhàng.

Tiền gửi có kì hạn có tốc độ tăng trưởng cao hơn tiền gửi không kì hạndo cuộc chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng trong nửa đầu năm 2008, nhưngchủ yếu là ngắn hạn. Các loại tiền gửi dài hạn có xu hướng giảm trong năm2008 do lượng chứng chỉ tiền gửi phát hành năm 2007 đến hạn NHCT chưacho phép huy động tiếp.

Như vậy : Việc huy động vốn của NHCT Hoàn Kiếm vẫn đạt tốc độ tăngtrưởng cao hơn mức bình quân ngành, thể hiện ở những cố gắng lớn của chinhánh. Bên cạnh việc nghiên cứu đưa ra sản phẩm mới để thu hút và giữ vữngnguồn vốn từ các tổ chức và dân cư. Đến năm 2008, NHCT chi nhánh HoànKiếm đã thành lập 10 điểm giao dịch để cung cấp các sản phẩm, dịch vị tiệních của một ngân hàng bán lẻ hiện đại như: huy động vốn, cho vay, kiều hối,dịch vụ thanh toán, chuyển tièn, mở thẻ, chuyển lương qua thẻ…

b.Hoạt động tín dụngHoạt động tín dụng vẫn là hoạt động kinh doanh chủ yếu tạo của ngân

hàng. Thực tế cho thấy chi nhánh luôn chú trọng phát triển các sản phẩm dịchcho vay tốt nhất tới khách hàng bên cạnh các hoạt động kinh doanh khác nhưđầu tư liên doanh, góp vốn cổ phần…

Page 39: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K839

Bảng 02: Tình hình cho vay của chi nhánh 2006-2008

Đơn vị: triệu đồng

( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh 2006-2008)

Nhận xét :

- Năm 2007: Tổng dư nợ cho vay cuối năm 2007 đạt 1.233.710 (Trđ)tăng 15,3% so với năm 2006. Trong đó chủ yếu là tăng dư nợ cho vay ngắn

Chỉ tiêuNăm 2006 Năm 2007 Năm 2008

±% ±% ±%

I Dư nợ cho vay

1. Theo thời hạn

-Ngắn hạn

-Trung dài hạn

2. Theo thành

phần kinh tế

-Cho vay

doanh nghiệp nhà

nước

-Cho vay ngoài

quốc doanh

+Tỷ trọng cho

vay DN nhà nước

+tỷ trọng cho

vay NQD

II Doanh số cho

vay

1.070.000

220.000

850.000

778.000

292.000

72,71%

27,29%

1.380.000

1.233.710

430.478

830.232

800.000

433.710

64,84%

35,16%

1.641.600

+15,3%

+83,39%

-2,32%

+2,8%

+48,53%

+17%

1.344.744

559.309

785.435

829.584

515.160

61,69%

38,31%

1.732.466

+9%

+38,62%

-5,4%

+3,698%

+18,78%

+7,3%

Page 40: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K840

hạn lại có xu hướng giảm. Do chỉ đạo của NHCT Việt Nam trong việc chuyểndịch cơ cấu dư nợ cho vay theo hướng mở rộng cho vay thành phần kinh tếvừa và nhỏ, chủ yếu cho vay ngắn hạn, tăng nhanh vòng quay tín dụng.

- Năm 2008: Tốc độ tăng dư nợ cho vay nhỏ hơn năm 2007. Đây làmột năm khó khăn cho các doanh nghiệp và ngân hàng khi lạm phát tăng cao.Ngân hàng giảm lượng cho vay trung dài hạn, tăng cường cho vay ngắn hạn.

- Dư nợ cho vay theo kì hạn của chi nhánh: cho vay trung dài hạnchiểm tỷ trọng tương đối cao.

Năm 2006 tỷ trọng cho vay trung dài hạn là 79.43% thì tới năm 2007 tỷtrọng cho vay trung dài hạn đã giảm xuống còn 67.29%. Tới năm 2008 tỷtrọng cho vay trung dài hạn tiếp tục giảm còn 58.4%. Qua đó nhận thấy cơcấu dư nợ đã được thay đổi theo hướng tích cực, tỷ trọng cho vay trung dàihạn của chi nhánh có xu hướng giảm qua các năm còn tỷ trọng cho vay ngắnhạn tăng dần lên. Trong năm 2008 tỷ trọng cho vay trung dài hạn còn tươngđương tỷ trọng cho vay ngắn hạn.

- Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế: tỷ trọng cho vay doanh nghiệpnhà nước có xu hướng giảm: năm 2006 tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhànước:72,7%

Năm 2007 tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước là 64,8%Năm 2008 tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước là 61,69%

-Tỷ trọng cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanhtăng .Nguyên nhân là do chỉ đạo của NHCT hướng tới đối tượng khách hàngnày, đặc biệt mở rộng đối tượng khách hàng DNVVN.

Dư nợ cho vay thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tăng 141.710 triệuđồng so với năm 2006, tốc độ tăng đạt 48.53%. Năm 2008 tăng 81.450 triệuso với năm 2007, tốc độ tăng đạt 18.78%.

Dư nợ cho vay thành phần kinh tế nhà nước năm 2007 tăng 22.000 triệuđồng so với năm 2006, tốc độ tăng đạt 2.8%. Năm 2008 tăng 29.584 triệuđồng, tốc độ tăng đạt 3.698%.

Page 41: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K841

Qua 3 năm, dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước và cho vay ngoàiquốc doanh đều tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng dư nợ cho vay thành phần kinh tếnhà nước rất thấp, chỉ từ 23%. Tốc độ cho vay các doanh nghiệp ngoàiquốc doanh tăng rất cao và có giảm trong năm 2008.

Doanh số cho vay của chi nhánh tăng đều đặn qua các năm song trongbối cảnh chung, tốc độ tăng của năm 2008 vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của năm2007.

- Xử lý và thu hồi nợ đọng: những khoản nợ đọng tại chi nhánh là nhữngkhoản nợ xấu phát sinh từ lâu và hầu hết khách hàng không còn tồn tại, khôngcó tài sản đảm bảo hoặc tài sản đã được xử lý nhưng không thu đủ nợ gốc.Mặt khác, các khoản nợ đều liên quan đến vụ án do đó việc thu hồi nợ rất khókhăn.

- Bằng các biện pháp tích cực, quyết liệt trong năm 2007 chi nhánh đãthu được 365 triệu đồng nợ đã được xử lí rủi ro. Trong 3 năm gần đây, chinhánh kiên quyết rút dần dư nợ đối với khách hàng có biểu hiện yếu kém vềtài chính và hoạt động kém hiệu quả.

c. Hoạt động dịch vụChi nhánh đã mở rộng mạng lưới hoạt động, triển khai đồng bộ các dịch

vụ ngân hàng đa dạng như: dịch vụ thẻ, chuyển tiền, kiều hối, thu đổi ngoại tệ,thanh toán thẻ, séc du lịch….

Từ đó có thể cung cấp chuỗi sản phẩm mang tính khép kín, đảm bảo tốiđa hoá lợi ích của khách hàng cũng như ngân hàng. Thu dịch vụ phí của chinhánh năm 2007 là 3363 triệu đồng tăng 11% so với năm 2006. Năm 2008 là4563 triệu đồng tăng 35,68% so với năm 2007. Bao gồm các hoạt động dịchvụ sau:

- Hoạt động thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại và kinh doanh ngoại

hối.

Do các khách hàng của ngân hàng tập trung vào các doanh nghiệp lớn,

trung bình hàng năm chiếm tới 78% tỷ trọng cho vay toàn chi nhánh. Các

Page 42: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K842

khách hàng chủ yếu là đơn vị sản xuất rất ít đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu.

Đồng thời do chính sách tín dụng năm 2007 – 2008 đã ảnh hưởng lớn đến sự

phát triển của hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và tài trợ thương mại. Tuy

nhiên, thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại năm 2007 vẫn đạt 35 triệu

USD tăng 66% so với 2006. Số dư của bảo lãnh xấp xỉ 101 tỉ đồng tăng 2 lần

so với năm trước và không phát sinh nợ trả thay cho khách hàng.

- Về kinh doanh ngoại tệ: trong năm 2007, do biến động của thị trường

ngoại hối, NHCTVN đưa ra những chính sách hạn chế mua bán ngoại tệ làm

hạn chế doanh số mua bán tại chi nhánh, doanh số mua và bán ngoại tệ tại chi

nhánh năm 2007 đạt 110 triệu USD giảm 43% so với năm 2006, lãi kinh

doanh ngoại tệ là 516 triệu đồng, giảm 45%.

- Dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ: năm 2007 dịch vụ chuyển tiền

VNĐ đạt 75.457 tỉ đồng tăng 33.169 tỉ đồng so với năm trước. Chuyển tiền

ngoại tệ đạt 79 triệu USD tăng 11 triệu USD và 17% so với năm trước.

Bảng 03: Hoạt động dịch vụ của chi nhánh

Đơn vị: triệu đồng

( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh của chi nhánh )

- Hoạt động phát hành thẻ: năm 2007 đã phát hành được 6.586 thẻ các

loại, giảm nhẹ so với năm 2006, đạt 80% kế hoạch NHCT giao.

Chỉ tiêu2006 2007 2008

+-% +-% +-%

Dịch vụ chuyển

tiền (tỉ VNĐ)45.183 75.457 +67% 115.449 +53%

Chuyển tiền ngoại

tệ (triệu USD)67 79 +17% 89 %13%

Page 43: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K843

- Hoạt động ngân quỹ: chi nhánh chấp hành nghiêm chỉnh các quy định

trong giao nhận, kiểm đếm, bảo quản, vận chuyển cũng như công tác quản lí

kho và quỹ tiền mặt, hồ sơ khách hàng, giấy tờ có giá.

d. Kết quả hoạt động kinh doanh:

Bảng 04: Kết quả hoạt đông kinh doanh

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Tổng thu nhập 186.985 243.410 307.408

Tổng chi phí 125.670 178.180 224.507

Kết quả kinh

doanh61.315 65.230 82.901

(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh 2006-20008)

Năm 2006: tổng thu nhập của chi nhánh đạt 186.985 triệu đồng trong khi

tổng chi phí là 125.670 triệu đồng, kết quả kinh doanh đạt 61.315 triệu đồng.

Năm 2007: tổng thu nhập tăng 56.425 triệu đồng, tăng 30.17% so với

năm 2006. Chi phí tăng 52.510 triệu đồng, tăng 41.78% so với 2006. Tốc độ

tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của thu nhập cho thấy hiệu quả kinh

doanh của chi nhánh chưa tốt.

Năm 2008: tổng thu nhập tăng 63.998 triệu đồng, tăng 26.29% so với

năm 2007. Tổng chi phí tăng 53.987 triệu đồng tăng 26% so với 2007, tốc độ

tăng của tổng thu nhập nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí cho thấy tình hình

kinh doanh của chi nhánh đã được cải thiện, làm cho kết quả hinh doanh của

chi nhánh tăng thêm 17.671 triệu đồng.

2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại NHCT chi

nhánh Hoàn Kiếm.

2.2.1. Tình hình khách hàng DNVVN của chi nhánh

Page 44: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K844

Hầu hết những khách hàng là DNVVN của chi nhánh tập trung trên địa

bàn thành phố Hà Nội và các vùng lân cận, đây là khu vực tập trung đông đảo

lượng DNVVN. Theo số liệu thống kê của Sở kế hoạch và đầu tư thành phố

Hà Nội tại thời điểm tháng 5/2008, trên địa bàn Hà Nội có 61.400 doanh

nghiệp đang hoạt động trong đó có trên 58.000 DNVVN, tỷ trọng đóng góp

của các DNVVN chiếm trên 45% GDP trên địa bàn.

Tuy lượng khách hàng DNVVN trên địa bàn rất lớn nhưng lượng

DNVVN đang quan hệ tín dụng với chi nhánh trong thời gian qua lại tương

đối thấp. Dưới đây là tình hình số lượng khách hàng DNVVN vay vốn tại

ngân hàng.

Bảng 05: Số lượng khách hàng DNVVN có quan hệ tín dụng với

NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm.

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

Số lượng Tỷ trọng Số lượng Tỷ

trọng

Số lượng Tỷ

trọng

Khách hàng

doanh nghiệp 50 100 67 100 74 100

Khách hàng

DNVVN 35 70 51 76 82

Mức tăng

DNVVN 16 10

(Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm 2006-

2008)

Số lượng khách hàng DNVVN của chi nhánh đều tăng qua các năm.

Năm 2007, tăng thêm 16 khách hàng, chiếm 76% số lượng khách hàng doanh

nghiệp của chi nhánh, năm 2008 tăng 10 khách hàng, chiếm 82% . Những

kháh hàng DNVVN của chi nhánh đều có tiềm lực tài chính và nguồn thu ổn

Page 45: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K845

định như: Công ty chiếu sáng và thiết bị đô thị; Công ty cổ phần điện chiếu

sáng; Công ty thi công cơ giới và dịch vụ; Công ty điện công trình…Đồng

thời chi nhánh phát triển các khách hàng mới tiềm năng như: Quỹ dịch vụ

viễn thông công ích Việt Nam; Công ty bảo hiểm dầu khí PVI; Doanh nghiệp

Việt Hồng; Trung tâm đào tạo xuất khẩu lao động…Tuy số lượng khách hàng

DNVVN của chi nhánh chiếm tỷ trọng cao trong tổng số khách hàng doanh

nghiệp của chi nhánh nhưng các khoản vay của DNVVN thường nhỏ nên tỷ

trọng cho vay của DNVVN trong tổng dư nợ của chi nhánh vẫn thấp, trung

bình chỉ chiếm 20% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, số lượng DNVVN có quan hệ

tín dụng với chi nhánh vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường và

khả năng của ngân hàng. Vì vậy, chính sách mở rộng tín dụng đối với

DNVVN trong thời gian tới của chi nhánh là cần thiết.

2.2.1. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn

Bảng 06:Tình hình huy động vốn phòng khách hàng DNVVN

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu31/12/06 31/12/07 31/12/08

Số tiền Số tiền +-% Số tiền +-%

1.Tiền gửi không kìhạn 127.943 228.943 +78.9% 309.073 +35%

2. Tiền gửi có kì hạn 13.372 23.527 +75.94% 29.927 +27.2%

Tổng nguồn vốn 141.315 252.470 +78.65% 339.000 34.27%

( Nguồn : Phòng khách hàng DNVVN)

Page 46: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K846

Biểu đồ 1: Tình hình huy động vốn của Phòng khách hàng DNVVN

- Đến thời điểm 31/12/2008: tổng nguồn vốn huy động của Phòng đạt

339.000 triệu đồng, tăng 86.530 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng đạt

34.27%.

Tuy nhiên tốc độ tăng này thấp hơn tốc độ tăng của nguồn vốn huy động

năm 2007 (78.65%), số tăng tuyệt đối là 111.155 triệu đồng cho thấy năm

2008 việc huy động vốn trong đối tượng DNVVN kém hiệu quả hơn so với

năm 2007.

- Trong cơ cấu nguồn vốn huy động từ DNVVN, tỷ trọng của tiền gửi

không kì hạn chiếm rất cao

Năm 2006: 90.53%

Năm 2007: 90.68%

Năm 2008: 91,17%

Vì đặc tính của các doanh nghiệp là thường có nguồn nhàn rỗi tạm thời

hoặc lượng tiền lưu thông trong việc thanh toán không dùng tiền mặt giữa các

doanh nghiệp với nhau vì vậy mà lượng tiền gửi có kì hạn chiếm tỷ lệ rất thấp,

Page 47: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K847

doanh nghiệp luôn phải quay vòng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh,

lượng tiền nhàn rỗi lâu dài là không lớn.

- Trước áp lực cạnh tranh gay gắt về việc huy động vốn trên thị trường,

đặc biệt là những tháng đầu năm 2008, Phòng DNVVN của chi nhánh NHCT

Hoàn Kiếm đã chủ động tiếp cận và giới thiệu đến khách hàng các hình thức,

sản phẩm tiền gửi mới nhất của NHCT.

Bên cạnh việc quan tâm thu hút được tiền gửi của các khách hàng đang

quan hệ tín dụng có tiềm lực tài chính và nguồn thu ấn định như công ty chiếu

sáng và thiết bị đô thị, công ty cổ phẩn điện chiếu sáng,… Phòng đã tích cực

tiếp thị, khai thác các khách hàng mới có tiềm năng như Quỹ dịch vụ viễn

thông công ích Việt Nam, công ty bảo hiểm Dầu khí…

2.2.2. Cơ cấu và quy mô tín dụng đối với DNVVN

a. Dư nợ tín dụng đối với DNVVN

Dư nợ tín dụng là một trong những chỉ tiêu đánh giá tình hình

mở rộng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dưới đây là những con số phản

ánh dư nợ vào thời điểm cuối năm.

Bảng 07: Tình hình dư nợ tín dụng đối với DNVVN

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

31/12/06 31/12/07 31/12/08

Tỉ trọng +-% Tỉ trọng +-% Tỉ trọng +-%

I.Dư nợcho vayDNVVN

70366 100 86136 100 +22.4% 99207 100 +15.17%

- Ngắnhạn

34814 49.47 63728 73.98 +83.05% 79610 80.246 +24.92%

- Trunghạn

13399 19.04 7697 8.93 -42.55% 8099 8.163 +5.22%

Page 48: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K848

- Dài hạn 22154 31.49 14711 17.04 -33.59% 11498 11.59 -21.84%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi

nhánh NHCT Hoàn Kiếm 2006 – 2008)

Biểu đồ 2: Dư nợ tín dụng đối với DNVVN theo thời hạn vay

- Dư nợ cho vay DNVVN liên tục tăng qua các năm với tỷ lệ tăng tương

đối cao so với ngành. Điều này cho thấy chi nhánh đã đáp ứng được tốt nhu

cầu vay vốn của doanh nghiệp và tiếp cận được với đối tượng DNVVN theo

chủ trương của NHCT Việt Nam. Tuy nhiên, tốc độ tăng dư nợ cho vay

DNVVN năm 2008 là 15.17% nhỏ hơn tốc độ tăng dư nợ của năm 2007 là

22.4%, số tuyệt đối năm 2008 tăng 13.071 triệu đồng, cũng thấp hơn mức

tăng 15.770 triệu đồng của năm 2007. Năm 2008 là năm khó khăn chung cho

ngành ngân hàng khi NHNN thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm

chế lạm phát và NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm cũng không ngoại lệ.

Page 49: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K849

Tình hình cho vay theo thời gian cho thấy: dư nợ ngắn hạn có tốc độ

tăng rất lớn, trong khi đó cho vay trung, dài hạn lại có xu hướng giảm trong 3

năm gần đây. Năm 2007 dư nợ ngắn hạn tăng 83.05% và đến năm 2008 tốc

độ tăng đã giảm còn 24.92% nhưng vẫn chưa đạt được chỉ tiêu kế hoạch.

- Cho vay ngắn hạn đối với DNVVN vẫn chiếm tỉ trọng cao và tăng dần

trong các năm: Hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn chủ yếu là tài trợ nhu

cầu vay vốn ngắn hạn cho DNVVN có tốc độ luẩn chuyển vốn nhanh như

cho vay tàì trợ vốn lưu động, cho vay từng lần… Mục đích giúp ngân hàng

tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng.

- Tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn tương đối thấp và có xu hướng

giảm dần. Nguyên nhân là do trong chính sách cho vay của ngân hàng trong

việc quy định tỉ lệ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp tham gia vào mua sắm

máy móc thiết bị sản xuất vẫn còn cao nên việc đồng ý cho DNVVN vay vốn

trung dài hạn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác tình hình nền kinh tế năm 2008

có nhiều biến động, do chính sách thắt chặt tiền tệ, các ngân hàng thiếu vốn,

đua nhau tăng lãi suất để huy động khiến người dân tranh thủ gửi tiền ngắn

hạn để hưởng lãi hơn là gửi dài hạn, gây thiếu hụt nguồn vốn huy động dài

hạn. Vì vậy cho vay trung dài hạn của chi nhánh có xu hướng giảm.

b. Doanh số cho vay đối với DNVVN

Bảng 08: Doanh số cho vay DNVVN

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

1. Doanh số cho vay của chi nhánh 985.213 1.139.042 1.161.632

2. Doanh số cho vay DNVVN 180.294 218.696 249.751

3. Tỷ trọng 18.3% 19.2% 21.5%

4. Mức tăng doanh số cho vay 38.402 31.055

Page 50: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K850

DNVVN

Nguồn: Phòng khách hàng DNVVN

- Doanh số cho vay DNVVN tại chi nhánh vẫn liên tục tăng qua các năm:

mức tăng doanh số cho vay năm 2007 đạt 38.402 triệu đồng với tốc độ tăng

đạt 21,3%, mức tăng doanh số cho vay năm 2008 đạt 31.055 triệu đồng với

tốc độ tăng đạt 14,2%. Như vậy, qua bảng số liệu trên cho thấy mức tăng

doanh số cho vay đối với DNVVN tại chi nhánh đã giảm cả lượng tăng tuyệt

đối và tốc độ tăng.

- Tỷ trọng doanh số cho vay DNVVN so với doanh số toàn chi nhánh

vẫn còn khá nhỏ, năm 2006 chiếm 18.3%, năm 2007 là 19.2% và năm 2008 là

21.5%. Do trước đây chi nhánh thường chú trọng cho vay các doanh nghiệp

lớn, các tập đoàn và hoạt động cho vay DNVVN mới thực sự được chú trọng

trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên tỷ trọng cho vay DNVVN đã tăng dần lên từ năm 2006 đến

2008 do chi nhánh có những biện pháp thúc đẩy hoạt động cho vay đối tượng

này, và theo chính sách của NHCT, đẩy mạnh cho vay DNVVN. Đặc biệt

trong những năm gần đây, hoạt động của DNVVN ổn định và có những bước

phát triển đáng kể. Đây là điều kiện thuận lợi cho chi nhánh mở rộng hoạt

động cho vay.

* Dư nợ cho vay phân theo loại tiền

Bảng 09: Dư nợ cho vay phân theo loại tiền

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

2006 2007 2008

Số tiềnTỷ

trọngSố tiền

Tỷ

trọngSố tiền

Tỷ

trọng

Tổng dư nợ 70.366 100 86.136 100 99.207 100

Page 51: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K851

- Dư nợ nội tệ 65.440 93 70.631 82 94.247 95

- Dư nợ ngoại tệ 4.926 7 15.505 18 4.960 5

Nguồn: Phòng Khách hàng DNVVN

NHCT Hoàn Kiếm chủ yếu cho DNVVN vay bằng đồng nội tệ, tỷ trọng

chiếm từ 82% trở lên. Tỷ trọng cho vay ngoại tệ rất nhỏ.

- Năm 2007 tỷ trọng cho vay ngoại tệ đã đạt 18% so với tổng dư nợ cho

vay của DNVVN. Đây là hướng phát triển phù hợp với tình hình kinh tế Việt

Nam khi đây là năm đầu tiên Việt Nam gia nhập tổ chức WTO. Nhu cầu đầu

tư xuất khẩu tăng, mở rộng quan hệ quốc tế. Vì vậy NHCT Hoàn Kiếm tăng

cường cho vay bằng ngoại tệ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.

- Năm 2008 cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ lan rộng ảnh hưởng đến hoạt

động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Theo chủ trương của chính phủ và chỉ

đạo của NHCT, giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu giảm được rủi ro về tỉ giá

ngoại tệ, chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã thu nợ và giảm thấp dư nợ cho vay

ngoại tệ. Dư nợ cuối 2008 chỉ là 4.960 triệu đồng, giảm 10.545 triệu đồng so

với năm 2007. Tỷ trọng cho vay ngoại tệ chỉ còn 5%.

* Dư nợ cho vay theo tài sản bảo đảm

Bảng 10: Dư nợ cho vay theo tài sản bảo đảm đối với DNVVN

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

2006 2007 2008

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ 70.366 100 86.136 100 99.207 100

Dư nợ có tài sản bảo đảm 66.848 95 80.106 93 89.286 90

Page 52: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K852

Dư nợ không có tài sản bảo đảm 3.518 5 6.030 7 9.921 10

(Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng Phòng khách hàng DNVVN 2006-

2008)

Do đặc điểm của DNVVN còn nhiều hạn chế như: tình hình tài chính

chưa đủ mạnh, các báo cáo tài chính còn chưa minh bạch, khả năng lập dự án

còn thấp nên ngân hàng vẫn chủ yếu cho DNVVN vay dưới hình thức có tài

sản bảo đảm. Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng

dư nợ cho vay đối với DNVVN. Năm 2006 là 95%, năm 2007, tỷ lệ cho vay

có tài sản bảo đảm giảm xuống còn 93% và tới năm 2008, tỷ lệ này vẫn ở

mức cao là 90%. Tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm giảm dần qua các năm một

mặt là do những cố gắng của ngân hàng trong việc tăng cường cho vay

DNVVN, mặt khác là do những chuyển biến đáng kể của các DNVVN trong

quá trình phát triển tự hoàn thiện mình. Càng ngày các DNVVN càng ý thức

được vai trò của việc thực hiện minh bạch các báo cáo tài chính, nâng cao

năng lực quản trị và không ngừng học hỏi, sáng tạo trong sản xuất kinh

doanh…

2.2.3. Chất lượng tín dụng đối với DNVVN

Các chỉ tiêu đo lường chất lượng tín dụng

a. Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân

Bảng 11: Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

- Doanh số thu nợ đối

với DNVVN119.737 155.043 197.852

Page 53: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K853

- Dư nợ bình quân đối

với DNVVN65.430 72.113 80.102

- Vòng quay vốn tín

dụng1.83 2.15 2.47

Nguồn: Phòng khách hàng DNVVN

Vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh NHCT Hoàn

Kiếm có xu hướng tăng qua các năm. Đây là những nỗ lực của chi nhánh

trong việc quản lí vốn và thu hồi nợ. Doanh số thu nợ liên tục tăng qua các

năm với tốc độ tăng đều cao hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay. Năm 2007,

tốc độ tăng doanh số thu nợ đạt 29,448 trong khi đó tốc độ tăng doanh số cho

vay đạt 21,3%.Năm 2008, tốc độ tăng doanh số thu nợ đạt 27,61% , tốc độ

tăng doanh số cho vay là 14,2%. Những kết quả đó là do những cố gắng lớn

của chi nhánh trong công tác thẩm định cho vay và thu hồi nợ, có những biện

pháp thích đáng trong việc giám sát, xử lý nợ khi có nghi ngờ. Vòng quay vốn

tín dụng tăng nhanh cho thấy hiệu quả thu hồi nợ của chi nhánh tương đối tốt.

b. Tỉ lệ nợ quá hạn

Nợ quá hạn là một chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng hoạt

động tín dụng của ngân hàng. Qua chỉ tiêu nợ quá hạn để đánh giá thực trạng

chất lượng tín dụng của ngân hàng, từ đó xác định phương hướng mở rộng

hoạt động tín dụng. Ngân hàng chỉ có thể thực hiện mở rộng tín dụng khi chất

lượng các khoản vay được đảm bảo.

Bảng 12: Tỷ lệ nợ quá hạn

2006 2007 2008

- Nợ quá hạn( triệu 140 129 0

Page 54: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K854

đồng)

- Tỉ lệ nợ quá hạn 0.2% 0.15% 0%

Nguồn: Phòng khách hàng

Tình hình nợ quá hạn trong thời gian qua tại chi nhánh rất thấp : nợ quá

hạn năm 2006 là 140 triệu đồng, năm 2007 là 129 triệu đồng và năm 2008 chi

nhánh không còn nợ quá hạn. Nợ quá hạn của chi nhánh trong 3 năm rất thấp

và giảm dần từ năm 2006 tới năm 2008 và tỉ lệ nợ quá hạn luôn đảm bảo

trong phạm vi an toàn cho phép. Chất lượng tín dụng của chi nhánh luôn đựơc

đảm bảo. Đây là cố gắng lớn của chi nhánh do chi nhánh thường xuyên thực

hiện rà soát, sàng lọc khách hàng, tăng cường và không ngừng nâng cao chất

lưọng thẩm định khách hàng, thực hiện nghiêm túc quy trình nghiệp vụ đảm

bảo vốn tín dụng đầu tư đúng đối tượng. Hầu hết các khách hàng quan hệ tín

dụng tại chi nhánh có hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, tình hình tài chính

lành mạnh. Đồng thời, chi nhánh kiên quyết rút dần dư nợ đối với khách hàng

có biểu hiện yếu kém về tài chính và hoạt động kém hiệu quả. Vì vậy, tỷ lệ nợ

quá hạn năm 2006 là 0.2% và giảm dần trong năm 2007. Tới năm 2008 tỷ lệ

nợ quá hạn là 0%.

c. Hiệu suất sử dụng vốn

Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ tín dụng đối với DNVVN/Vốn huy

động đối với DNVVN

Bảng 13: Hiệu suất sử dụng vốn

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

- Tổng dư nợ tín dụng đối với DNVVN 70.366 83.166 99.207

- Vốn huy động của DNVVN 141.315 252.470 339.000

- Hiệu suất sử dụng vốn 47.79% 34.11% 29.26%

Page 55: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K855

Hiệu suất sử dụng vốn này được tính theo tổng dư nợ vào thời điểm cuối

năm. Vì vậy nó chỉ mang tính thời điếm.

Tuy nhiên, nhìn vào kết quả này thấy rằng hiệu suất sử dụng vốn của

Phòng DNVVN là chưa cao.

2.3. Đánh giá việc mở rộng quy mô tín dụng DNVVN tại NHCT

Hoàn Kiếm.

2.3.1. Kết quả đạt được:

Trong những năm qua, mặc dù diễn biến kinh tế phức tạp và có nhiều

thay đổi.Cuối năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO. Năm 2007 – 2008, lạm

phát tăng cao, khủng hoảng kinh tế Mỹ và các nước trên thế giới ảnh hưởng

đến nền kinh tế Việt Nam. Đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu của

doanh nghiệp - đối tượng khách hàng của ngân hàng, biến động tỷ giá, chính

sách thắt chặt tiền tệ của NHNN gây những ảnh hưởng lớn tới hoạt động của

ngân hàng. Trước bối cảnh đó, chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã không ngừng

nỗ lực hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ của mình.

Dưới đây là những kết quả đạt được trong việc mở rộng quy mô tín dụng

DNVVN tại chi nhánh:

- Tốc độ tăng doanh số cho vay đạt được tỷ lệ cao so với ngành. Năm

2007 doanh số cho vay tăng 21.3%, năm 2008 tăng 14.2%. Điều này cho thấy

quy mô cho vay DNVVN của chi nhánh đang ngày càng được mở rộng. Với

mức tăng doanh số hàng năm là: năm 2007 tăng 38.402 triệu đến năm 2008

mức tăng đạt 31.055 triệu. Tỷ trọng cho vay DNVVN trung bình chiếm 20%

tổng doanh số cho vay toàn chi nhánh. Tuy tỷ lệ này chưa cao nhưng đây là

cố gắng rất lớn của chi nhánh đặc biệt là Phòng khách hàng DNVVN mới

được thành lập.

- Dư nợ cho vay DNVVN tăng trưởng đều đặn với tốc độ tăng: năm

2007 là 22.4%, năm 2008 là 15.17%. Mức tăng dư nợ năm 2007 là 15.770

triệu đồng, mức tăng dư nơ năm 2008 đạt 13.071 triệu đồng.

Page 56: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K856

- Số lượng khách hàng mới năm 2008 đã tăng lên 10 khách hàng. Trong

năm 2008 Phòng DNVVN đã thẩm định, giải quyết trên 360 món vay với

doanh số giải ngân đạt 198.760 triệu đồng tăng 52.325 triệu đồng so với năm

2007, thu nợ được 324 khoản.

- Hệ số vòng quay vốn tín dụng liên tục tăng trong 3 năm gân đây thể

hiện được chất lượng tín dụng cuả chi nhánh không ngừng được nâng cao, tốc

độ luân chuyển vốn ngày càng nhanh, hiệu quả cho cả ngân hàng và doanh

nghiệp.

- Chỉ tiêu nợ quá hạn cả 3 năm đều rất thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm

dân qua các năm. Đến năm 2008, tỷ lệ nợ quá hạn bằng 0. Qua đó cho thấy

được chất lượng tín dụng cũng như quá trình thẩm định khách hàng, thẩm

định dự án của ngân hàng là rất tốt. Thành công này là đóng góp rất lớn từ

phía cán bộ tín dụng, người trực tiếp tiếp xúc, làm việc với khách hàng và đưa

ra quyết định tín dụng thích hợp. Đồng thời chi nhánh chỉ đạo cán bộ tín dụng

thường xuyên bám sát doanh nghiệp, đôn đốc thu nợ vay đầy đủ cả gốc lẫn lãi,

rà soát, thường xuyên nắm bắt, phân tích, đánh giá tình hình doanh nghiệp đê

tham mưu cho ban lãnh đạo đưa ra những quyết định quan hệ tín dụng phù

hợp cho từng khách hàng.

- Phòng khách hàn DNVVN là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với

khách hàng DNVVN để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện các

nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lí các sản phẩm tín dụng phù hợp với

chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của NHCTVN; trực tiếp quảng cáo,

tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các DNVVN.

Việc mở rộng tín dụng DNVVN, tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng

mới giúp chi nhánh mở rộng được lượng dịch vụ cung cấp như tài khoản thẻ,

dịch vụ tư vấn, thanh toán, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh…

- Chi nhánh luôn có những khuyến khích với những khách hàng sử dụng

trọn gói các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nhằm thúc đẩy các dịch vụ ngân

Page 57: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K857

hàng phát triển đồng đều, tận dụng được lượng sản phẩm đa dạng của ngân

hàng.

- Cơ cấu tổ chức của chi nhánh đã được điều chỉnh lại theo hướng lấy

khách hàng là trung tâm nhăm tăng cường tính chuyên nghiệp. Dưới sự chỉ

đạo của NHCTVN, chi nhánh coi trọng việc hoàn thiện các sản phẩm truyền

thống và phát triển các sản phẩm mới phù hợp hơn với DNVVN. Chi nhánh

cũng tích cực trong việc tìm kiếm và giữ mối liên hệ với các tổ chức liên quan

để tìm kiếm các nguồn vốn giá rẻ, quỹ bảo lãnh tín dụng. Hiện tại chi nhánh

đang áp dụng các chương trình cho vay DNVVN hợp tác với nước ngoài như:

Chương trinh DEG, KDW, SLEĐF, chương trình tiết kiệm và hiệu quả năng

lượng, chương trinh SMEDF-EU2: là chương trình nhằm củng cố sự phát

triển kinh tế xã hội Việt Nam qua việc ứng dụng các dịch vụ tài chính các

DNVVN. Là chương trình tín dụng bằng nguốn vốn quỹ phát triển DNVVN

do liên minh Châu Âu tài trợ nhằm cung cấp các khoản vay trung dài hạn cho

doanh nghiệp.

2.3.2.Những tồn tại

- Tỷ trọng doanh số cho vay DNVVN so với doanh số cho vay của toàn

chi nhánh còn thấp, đạt 20%. Mặc dù chi nhánh đã chú trọng phát triển cho

vay DNVVN nhưng doanh số cho vay vẫn thấp hơn rất nhiều so với doanh số

cho vay các doanh nghiệp lớn là các tập đoàn, tổng công ty.

- Hiệu suất sử dụng vốn thấp, chi nhánh vân chưa tận dụng được tối đa

nguồn vốn huy động để cho vay. Vì vậy làm tăng chi phí huy động vốn, giảm

lợi nhuận của ngân hàng. Tình hình trên cho thấy hoạt động tín dụng chưa

tương xứng với nguồn lực hiện có của chi nhánh.

- Tín dụng vẫn là hoạt động cốt lõi của ngân hàng, song số lượng khách

hàng chưa nhiều, trung bình mỗi năm tăng hơn 10 khách hàng, lượng khách

hàng chưa đa dạng về loại hình, vẫn chủ yếu là những khách hàng truyền

thống. Trong khi đó, lượng DNVVN đang không ngừng tăng lên cả về số

Page 58: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K858

lượng và chất lượng. Đây là thị trường tiềm năng của ngân hàng. Theo số liệu

thống kê chưa đầy đủ của sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội, trên địa bàn có hơn

58.000 DNVVN. Thực tế lượng khách hàng của chi nhánh trung bình hàng

năm chỉ đạt 135 khách hàng.

- Các hoạt động dịch vụ chưa tập trung đúng mức, kết quả còn khiêm tốn,

hạn chế trong việc cung cấp những sản phẩm mang tính khép kín, trọn gói đối

với từng đối tượng khách hàng.

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại này:

- Việc tăng trưởng dư nợ tín dụng những năm gần đây gặp nhiều khó

khăn do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

- Thứ nhất: thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát của chính phủ năm

2007-2008 một số khách hàng, một số ngành mới bị hạn chế đầu tư và nhập

khẩu.

- Ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ đặc biệt là

đợt phát hành tín phiếu bắt buộc 20.300 tỉ VNĐ vào tháng 3/2008, tăng dự trữ

bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản… khiến các ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu

vốn trầm trọng, cạnh tranh lãi suất, đẩy lãi suất huy động lên cao khiến lãi

suất cho vay tăng đột biến. Tình trạng này làm cho các doanh nghiệp nhỏ hạn

chế về vốn đã thu hẹp quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, còn đối với các

doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi về vốn và nguồn thu thì hạn chế vay vốn

ngân hàng để giảm thiểu chi phí tài chính.

- Trong điều kiện thắt chặt tiền tệ, bản thân ngân hàng chủ động cắt

giảm tín dụng để đáp ứng mục tiêu an toàn và thanh khoản.

- Nhà nước chưa có những quy định cụ thể về chế độ kế toán tài chính,

kiểm toán báo cáo tài chính đối với các DNVVN, chưa có các văn bản hướng

dẫn cụ thể về các biểu mẫu, các loại báo cáo tài chính hàng năm của doanh

nghiệp. Điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu thập thông tin về

tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Page 59: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K859

Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

- Tuy những năm gần đây NHCT chỉ đạo chú trọng phát triển cho vay

DNVVN, song điều kiện vay vốn còn qua chặt chẽ, chưa linh hoạt, tỷ lệ cho

vay DNVVN có tài sản đảm bảo chiếm 98%. Tài sản bảo đảm được chấp

nhận chủ yếu là máy móc thiết bị, ôtô, quyền sử dụng đất mà rất ít chấp nhận

các loại tài sản bảo đảm khác như các khoản phải thu, L/C hàng xuất.

- Ngân hàng thiếu thông tin chính xác về doanh nghiệp; để tạo dựng

niềm tin, sự gắn kết với các DNVVN do phần lớn thông tin về doanh nghiệp

không có hoặc chưa minh bạch, giao dịch không hoá đơn, chứng từ rất phổ

biến.

- Phía ngân hàng chưa chủ động tiếp cận đối tượng khách hàng mới mà

vẫn theo phương pháp thông thường mà tự khách hàng tìm đến ngân hàng khi

có nhu cầu. Ngân hàng chưa có các biện pháp Marketting, giới thiệu thông tin

về ưu thế của sản phẩm tín dụng để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác

trên địa bàn.

- Quy trình từ lúc tiếp xúc khách hàng tới khi giải ngân phải trải qua

nhiều công đoạn, giấy tờ phức tạp gây tốn thời gian đi lại, chờ đợi của khách

hàng làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các dự án của doanh nghiệp cũng

như mức độ hài lòng của khách hàng.

Nguyên nhân từ phía DNVVN:

- Nguyên nhân chủ yếu từ phía DNVVN mà ngân hàng không đáp ứng

nhu cầu vay vốn trước hết đó là tính hợp lí, khả thi của dự án. Bên cạnh

những doanh nghiệp làm ăn tốt có khả năng lập dự án còn nhiều doanh nghiệp

không có khả năng lập dự án hoặc lập dự án với quy trình tính toán không

đúng, không hợp lí.

- Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường chưa được thực hiện

đầy đủ vì sổ sách kế toán của doanh nghiệp thường đơn giản, ghi chép không

đúng chuẩn mực hoặc những khoản không được ghi chép đúng với thực tế.

Page 60: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K860

- Doanh nghiêp chưa chú trọng tìm hiểu cặn kẽ đến các thủ tục vay vốn

và sản phẩm tín dụng của ngân hàng cũng như các văn bản luật hiện hành. Vì

vậy mà thường bị động trước những vấn đề rắc rối xảy ra, có trường hợp mất

niềm tin vào ngân hàng, gây hậu quả xấu cho quan hệ giữa ngân hàng và

doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường không có đủ tài sản thế chấp cho

khoản vay. Đây cũng ừa một rào cản lớn khi mà ngân hàng hiện nay vẫn rất

coi trọng việc xem xét giải quyết đơn vay vốn khi có đầy đủ tài sản bảo đảm.

Page 61: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K861

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI

DNVVN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG HOÀN KIẾM

3.1. Định hướng mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN của

chi nhánh năm 2009:

Với những kết quả đã đạt được trong năm qua, chi nhánh tiếp tục duy trì

và phát huy những thế mạnh truyền thống, khắc phục yếu kém đồng thời dưới

sự chỉ đạo của NHCT Việt Nam thực hiện tốt việc mở rộng hoạt động tín

dụng DNVVN.

Chi nhánh đã đề ra mục tiêu mở rộng tín dụng đồng thời nâng cao chất

lượng tín dụng DNVVN 2009 như sau:

-Dư nợ cho vay DNVVN đạt 116.000 (triệu đồng) trong đó

dư nợ ngắn hạn: 95.617 (triệu đồng)

dư nợ dài hạn : 20.383 (triệu đồng)

-Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ đạt 0%

-Vốn huy động của phòng khách hàng DNVVN đạt 375.116 (triệu đồng)

-Tỷ lệ cho vay có bảo đảm giảm xuống còn 95%, thay vào đó là sử dụng

các hình thức như bảo lãnh, tín chấp…

-Chi nhánh tiếp tục triển khai mở rộng nhiều các hình thức cho vay, đáp

ứng nhu cầu vay vốn của DNVVN. Tích cực thúc đẩy quan hệ hợp tác với

khách hàng truyền thống và tiếp cận khách hàng mới một cách năng động,

phát huy mọi nguồn lực và khả năng của ngân hàng.

-Tăng cường các hoạt động, quảng bá các sản phẩm dịch vụ của ngân

hàng dành cho các DNVVN, thể hiện thiện chí hợp tác bình đẳng, giúp đỡ với

những DNVVN chưa có điều kiện vay vốn tốt, mở những đợt tập huấn, hội

Page 62: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K862

thảo cho cán bộ của chi nhánh về cả chuyên môn và các kỹ năng mềm để

phục vụ tốt nhất cho công việc.

-Dưới sự lãnh đạo của Ngân Hàng Công Thương, chi nhánh hoàn thành

tốt các chương trình hợp tác phát triển DNVVN ở trong nước cũng như các

chương trình hợp tác từ nước ngoài.

3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng của DNVVN tại chi

nhánh Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm.

3.2.1.Hoàn thiện và phát triển các sản phẩm phù hợp với khách hàng

DNVVN.

Hiện nay tại chi nhánh vẫn chủ yếu là cung cấp các sản phẩm cho vay

truyền thống như vay theo hạn mức, cho vay từng lần, cho vay theo dự án đầu

tư,…Vì thế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vay đa dạng của khách hàng.

Trong tương lai, ngân hàng cần phải nghiên cứu và áp dụng các sản

phẩm mới như: chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay có bảo đảm bằng các khoản

phải thu, cho vay có bảo đảm bằng L/C xuất khẩu, cho vay theo hạn mức thấu

chi, cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, cho vay

bảo lãnh, tín chấp,…

+ Cho vay đảm bảo bằng các khoản phải thu:

Đây là hình thức cho vay mới trong thời gian gần đây. Các khoản phải

thu hiện tại hoặc hình thành trong tương lai đều là tài sản của doanh nghiệp.

Đó là những khoản mà khi doanh nghiệp đã giao hàng cho khách hàng, chưa

thu tiền ngay do thoả thuận giữa doanh nghiệp và khách hàng như: mua trả

chậm. Vì vậy, doanh ngiệp sẽ rơi vào tình trạng thiếu vốn tạm thời trong thời

gian cho khách hàng mua chịu đó. Tùy theo đặc điểm của từng doanh ngiệp

mà ngân hàng sẽ tư vấn, hỗ trợ khách hàng nên dùng loại sản phẩm nào thích

hợp nhất. Ngân hàng sẽ xem xét các khoản phải thu này để ra quyết định có

cho doanh nghiệp vay hay không. Điều đó phụ thuộc vào các khoản thu có độ

Page 63: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K863

an toàn hay không, khách hàng của doanh nghiệp có đủ độ tin cậy, năng lực

tài chính, trả đúng hạn cho doanh nghiệp không…

+ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng công

ty: Ngân hàng chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong

phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ và rút

tiền mặt tự động hoặc các điểm ứng tiền mặt. Dịch vụ này đòi hỏi doanh

nghiệp phải thực sự có năng lực tài chính bền vững, lành mạnh.

+ Cho vay theo hạn mức thấu chi: là việc cho vay mà ngân hàng thoả

thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài

khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ va

NHNN về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

+ Cho vay bằng hình thức chiết khấu giấy tờ có giá: Hình thức này áp

dụng với DNVVN khi doanh nghiệp đang nắm giữ các giấy tờ có giá như:

thương phiếu, tín phiếu, trái phiếu của chính phủ hoặc của các công ty có

năng lức tài chính tốt đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, hoặc các

chứng chỉ tiền gửi của chính ngân hàng đó hoặc các ngân hàng khác.

+ Cho vay qua hoạt động bảo lãnh: Đây là hình thức không mới nhưng

chưa được áp dụng phổ biến tại chi nhánh do các tổ chức đúng lên bảo lãnh

cho các doanh nghiệp chưa nhiều. Mặt khác, sự tiếp cận giữa DNVVN với

các tổ chức bảo lãnh chưa được đầy đủ. Ngân hàng phải là cầu nối giữa doanh

nghiệp và tổ chức bảo lãnh để giúp hoạt động cho vay được hiệu quả, mở

rộng được lượng tín dụng

Với doanh nghiệp quan hệ lâu năm,có uy tín, thương hiệu tốt trên thị

trường, dựa vào đánh giá phương án kinh doanh khả thi, ngân hàng có thể

xem xét cho vay tín chấp hoặc bảo đảm bằng các khoản phải thu. Bằng việc

tích cực trong hoạt động tư vấn, thẩm định khách hàng, giúp ngân hàng mở

rộng cho vay DNVVN và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Page 64: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K864

3.2.2.Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng.

Thẩm định tín dụng có vai trò quan trọng trong việc quyết định tín dụng.

Nó là căn cứ để ngân hàng quyết định xem có nên cho khách hàng đó vay cốn

hay không. Để đạt được kết quả thẩm định chính xác, đòi hỏi ngân hàng phải

thu thập và xử lí thông tin về khách hàng một cách hiệu quả, sát với thực tế

tình hình của doanh nghiệp để tránh đưa ra quyết định sai lầm, bỏ lỡ khách

hàng tiềm năng hay chấp nhận khách hàng có dự án không khả thi. Cả 2

trường hợp này đều ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tín dụng.

Với những khách hàng truyền thống, ngân hàng lưu giữ hồ sơ, chấm

điểm tín dụng đối với từng khách hàng để những lần vay vốn sau được giải

quyết nhanh chóng, hiệu quả, tránh gây lãng phí thời gian cho khách hàng.

Với những khách hàng lần đầu, ngân hàng chú trọng thẩm định nhưng có thể

lược bỏ những bươc không cần thiết, nên rút gọn các bước giao dịch, ngân

hàng có thể chỉ yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, dữ liệu một hoặc hai lần,

còn lại phải tự thực hiện các bước khác để tránh gây nhiều thủ tục phiền hà

cho khách hàng.

Ngân hàng nên tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng vốn vay

của khách hàng để kịp thời có các biện pháp xử lí hoặc tư vấn, hỗ trợ khách

hàng.

3.2.3.Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt:

Một trong những điều quan tâm của doanh nghiệp khi đến vay vốn ngân

hàng là lãi suất, bởi lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh

nghiệp. Do vậy, ngân hàng nên đua ra mức lãi suất hợp lý, hình thành trên cơ

sở thỏa thuận với khách hàng, hài hòa giữa lợi ích ngân hàng và khách hàng.

Đối với DNVVN, nên thực hiện lãi suất dựa vào độ tín nhiệm cuả doanh

nghiệp, ưu thế sản phẩm của doanh nghiệp và xu thế sản xuất kinh doanh trên

thị trường…

Page 65: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K865

Để đạt được điều này, ngân hàng cần tích cực khai thác tối đa nguồn vốn

giá rẻ, dài hạn để tài trợ DNVVN. Bên cạnh việc sử dụng có hiệu quả nguồn

vốn quỹ quay vòng của chương trình tín dụng nước ngoài hiện có, ngân hàng

tích cực tìm kiếm thêm các nguồn vốn tài trợ khác.

Ngân hàng sẽ xét theo các đối tượng sau để xác định mức lãi suất hợp lý:

-Theo mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp với ngân hàng, ngân hàng sẽ

có những bảng xếp hạng tín dụng các khách hàng vay vốn, những khách hàng

có điểm tín dụng tốt, vay và hoàn trả đúng hạn sẽ được hưởng mức lãi suất ưu

đãi hơn những đối tượng khách hàng khác.

-Theo mức độ quan hệ với ngân hàng là những khách hàng có quan

hệ lâu năm với ngân hàng sử dụng nhiều các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng

thì cũng sẽ được ưu tiên.

-Mức độ rủi ro của từng khoản cho vay mà ngân hàng quyết định lãi

suất phù hợp. Những khoản vay có độ rủi ro, ngân hàng thường quy định mức

lãi suất cao hơn để bù đắp về chi phí dự phòng hoặc chi phí bất ngờ xảy ra

như khi dự án bị phá sản, làm ăn không hiệu quả, rủi ro về thị trường đối với

những dự án có mức độ thành công không cao,…

Hiện nay NHCT Việt Nam đang triển khai sản phẩm mới “Khách

hàng quyết định lãi suất” dành riêng cho các khách hàng là các doanh nghiệp

xuất khẩu, áp dụng với khách hàng xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ chắc chắn,

có nhu cầu vay vốn ngắn hạn. Khách hàng có thể chủ động quyết định lãi suất

áp dụng cho khoản vay VNĐ ngắn hạn đồng thời cam kết bán ngoại tệ kì hạn

cho ngân hàng.

Đây là sản phẩm của NHCT Việt Nam dành cho các doanh nghiệp

xuất khẩu từ khi chính phủ ban hành quyết định 131/QĐ-TTg về việc hỗ trợ

các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để kinh doanh. Với sản phẩm mới

này, ngân hàng hi vọng sẽ thu hút được khách hàng sử dụng rộng rãi, nhằm

mở rộng hoạt động cho vay với doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng.

Page 66: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K866

3.2.4.Huy động vốn và sử dụng nguồn vốn hợp lý.

Thực trạng tại chi nhánh năm vừa rồi, nguồn vốn sử dụng để cho vay rất

thấp, chỉ chiếm 29,26%(năm 2008); 34,11%(năm 2007). Vì vậy ngân hàng

phải hợp lý hóa giữa nguồn vốn huy động và nguồn vốn đi vay. Trong khi đó

chi nhánh chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn có xu

hướng giảm nhẹ. Ngân hàng cần có những biện pháp để nâng cao cả vốn huy

động ngắn hạn cũng như vốn huy động dài hạn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu

cho khách hàng, vay vốn ngắn hạn và vay vốn dài hạn.

Trong những năm tới, với chủ trương chỉ đạo của NHCT Việt Nam, tập

trung phát triển cho vay DNVVN; ngân hàng có nhiều biện pháp tăng cường

cho vay DNVVN. Việc huy động vốn phải được thực hiện tốt, phù hợp với

từng đối tượng khách hàng. Gửi tiền và đảm bảo chi phí trong phạm vi kiểm

soát của ngân hàng.

Trước hết chúng ta đề cập đến các biện pháp huy động vốn:

-Chính sách lãi huy động:

Ngân hàng phải xác định được các mức lãi suất huy đọng phù hợp với

từng loại tiền và từng kì hạn. Xây dựng cơ cấu lãi suất linh hoạt phù hợp với

từng đối tượng khách hàng. Ngân hàng sẽ có nhưng ưu đãi với những khách

hàng có quan hệ lâu dài với ngân hàng hoặc với những khách hàng sử dụng

nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

-Đa dạng các sản phẩm tiền gửi

Ngoài các sản phẩm tiền gửi truyền thống, ngân hàng luôn phải phát

triển các sản phẩm mới tạo được những khả năng thích ứng nhất cho khách

hàng. Ngân hàng có thể linh hoạt chuyển đổi các sản phẩm tiền gửi lẫn nhau.

Khi có yêu cầu của khách hàng hoặc có những biện pháp tư vấn các sản phẩm

mới mang lại lợi ích hơn cho khách hàng.

-Mở rộng thêm các phòng giao dịch, điểm giao dịch tạo điều kiện thuận

lợi cho khách hàng đến với giao dịch của ngân hàng đồng thời nâng cao năng

Page 67: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K867

lực giao tiếp, tư vấn của nhân viên giao dịch với khách hàng, đảm bảo mức độ

hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng.

Chi nhánh phải thực hiện tốt khâu tuyển dụng, đào tạo nhân viên, tạo văn

hoá trong giao dịch.

Tăng cường quảng bá hình ảnh và giới thiệu các sản phẩm huy động đa

dạng của ngân hàng, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác.

- Cải tiến công nghệ : Thực hiện các nghiệp vụ chính xác, nhanh chóng,

nâng cao hiệu quả hoạt động máy móc thiết bị. Hiện nay, hệ thống máy ATM

của ngân hàng còn nhiều bất cập, nhiều lỗi trong giao dịch, không đáp ứng

được nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng. Đây là nguyên nhân khách hàng

muốn gửi tiền mặt thay vì gửi tiền vào ngân hàng.

3.2.5.Tăng cường hoạt động tư vấn, hỗ trợ DNVVN.

Các doanh nghiệp hiện nay đã có những bước phát triển mạnh, đồng bộ,

tuy nhiên tính chuyên nghiệp trong khâu lập báo cáo tài chính hay lập dự án

chưa cao. Điều đó đòi hỏi các ngân hàng có những chương trình để giúp đỡ

doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc đó.

Tăng cường hoạt động hỗ trợ phi tài chính nhằm thu hút và tạo sự gắn bó

của khách hàng với chi nhánh. Đồng thời ngân hàng sẽ cung cấp thông tin

kinh tế tài chính, hướng dẫn thủ tục giới thiệu đối tác đầu tư, bạn hàng, nhà

cung cấp cho khách hàng,…

Hỗ trợ khách hàng tham gia các khóa đào tạo, tham gia triển lãm, hội

chợ giới thiệu sản phẩm, thúc đẩy quan hệ mua bán, chuyển giao công nghệ

giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước,…

Ngân hàng có thể hỗ trợ các DNVVN thông qua hiệp hội các DNVVN,

thường xuyên liên lạc, hợp tác với hiệp hội để tăng cường tìm hiểu và giúp đỡ

doanh nghiệp.

Ngoài ra, ngân hàng còn đóng vai trò là cầu nối giữa các doanh nghiệp

cùng có quan hệ với ngân hàng hoặc ngân hàng có thể chủ động liên lạc với

Page 68: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K868

các ngân hàng khác để có thông tin cần thiết tư vấn cho doanh nghiệp. Ngân

hàng do có nhiều mối quan hệ với nhiều đối tượng khách hàng thuộc nhiều

ngành nghề khác nhau sẽ có những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp, tránh

những thông tin sai lệch, không chính xác về đối tác.

3.2.6.Nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng.

Trong quá trình xét duyệt cho vay thì vai trò của cán bộ tín dụng là yếu

tố rất quan trọng. Cán bộ tín dụng là người trực tiếp xét duyệt cho vay đơn

vay vốn của khách hàng. Vì vậy, muốn đảm bảo chất lượng tín dụng trước hết

phải nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng.

Chi nhánh cần thực hiện những lớp học đào tạo cán bộ chuyên sâu về

DNVVN. Song song với việc bố trí đủ cán bộ phù hợp số lượng khách hàng,

cần quán triệt tới từng cán bộ tín dụng thống nhất quan điểm, nhận thức sự

cần thiết phát triển khách hàng DNVVN, và đào tạo những kỹ năng, kiến thức

chuyên sâu về phục vụ khách hàng DNVVN. Tăng cường tính chủ động của

cán bộ tín dụng cũng như mọi thành viên của chi nhánh khi tiếp cận khách

hàng và hoàn thiện các kĩ năng giao dịch.

Cần nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng trên các phương diện cụ thể:

- Sự hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng để có thể tư vấn

khách hàng và làm tốt nhiệm vụ chuyên môn.

- Xây dựng kỹ năng giao tiếp, ứng xử với khách hàng.

- Kĩ năng thu thập thông tin chính xác, khách quan không chỉ từ bản thân

doanh nghiệp vay vốn mà từ nhiều phương tiện khác nhau mà cán bộ tín dụng

có thể thu thập được như: thông tin từ đối tác, bạn hàng, nhà cung cấp của

doanh nghiệp đó.

- Kiến thức chuyên môn: Kiến thức về pháp luật, tài chính kế toán, khả

năng phân tích tài chính.

- Thường xuyên thu thập thông tin về tình hình kinh tế, xã hội, tình hình

hoạt động của từng ngành cụ thể.

Page 69: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K869

- Luôn duy trì và tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp, trung thực, trách nhiệm.

Xây dựng cơ chế lương thưởng gắn với chất lượng hiệu quả công việc,

đảm bảo tạo động lực cho cán bộ tâm huyết với nghề.

3.2.7. Thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường

Thực tế ở nước ta hiện nay bộ phận nghiên cứu thị trường trong các tổ

chức kinh tế thường hoạt động chưa hiệu quả, chưa sát với tình hình thực tế

của thị trường. Ngay trong bản thân các ngân hàng hoạt động nghiên cứu thị

trường cũng chưa được chú trọng. Đây chính là một điểm yếu mà các ngân

hàng cần khắc phục để có thể đưa ra sản phẩm thực sự phù hợp với khách

hàng của mình.

Vì vậy, trong thời gian tới chi nhánh cần nâng cao vai trò của bộ phận

nghiên cứu thị trường với đối tượng là các DNVVN như: thực trạng hoạt

động của các DNVVN, nhu cầu vay vốn, những khó khăn vướng mắc của

doanh nghiệp khi đi vay vốn tại ngân hàng, có thể tổ chức đối thoại trực tiếp

với khách hàng, khả năng cung ứng vốn vay và thị phần hiện có của các đối

thủ cạnh tranh đối với đối tượng khách hàng này. Nghiên cứu về thị trường

còn giúp ngân hàng nắm bắt thông tin về hoạt động của doanh nghiệp trên thị

trường, từ đó đánh giá chính xác hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp

làm ăn có hiệu quả hay không, tình hình ngành nghề đang kinh doanh của

doanh nghiệp có chịu ảnh hưởng của các nhân tố về môi trường kinh tế, xã

hội, chính trị, tự nhiên…trong hiện tại và tương lai.

Việc nghiên cứu thị trường không chỉ giúp ngân hàng thẩm định và lựa

chọn khách hàng mà còn giúp ngân hàng có những thông tin để tư vấn cho

khách hàng trong quá trình sản xuất kinh doanh hay thực hiện hợp đồng với

đối tác.

3.2.8.Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong xử lý, giải

quyết cho vay đối với DNVVN.

Page 70: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K870

Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp ngân hàng xử lý nhanh chóng

các thủ tục dữ liệu khi khách hàng đến cung cấp tài liệu vay vốn. Đồng thời

khách hàng và ngân hàng có thể liên hệ qua mạng internet, tạo thuận tiện cho

khách hàng không phải đi lại nhiều lần, gây mất thời gian và phiền hà cho

khách hàng. Ngoài ra, ngân hàng thực hiện cho vay, giải ngân cho khách hàng

thông qua tài khoản thẻ, đồng thời thực hiện thanh toán cho khách hàng vay

thông qua hình thức chuyển khoản. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có hệ

thống máy móc và ứng dụng công nghệ cao trong việc vử lý nghiệp vụ.

Bên cạnh đó, ngân hàng cần hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý đối

với từng khách hàng và thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng, làm căn cứ

đưa ra các quyết định kinh doanh hiệu quả nhất đối với mỗi khách hàng.

3.2.9. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn

vay của các DNVVN.

Việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của DNVVN giúp

ngân hàng tránh tổn thất khi doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích hoặc có

những sai sót trong quá trình thực thi dự án. Hoạt động tín dụng mang lại

quyền lợi và trách nhiệm cho cả hai phía nên ngân hàng không thể giải ngân

xong mà không quan tâm tới khoản vốn đó.

Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra, giám sát cho tới khi thu được nợ

gốc và lãi. Kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay, tốc độ thi công của dự án hoặc

quá trình mua nguyên vật liệu… có diễn ra đúng thời gian thỏa thuận trong

hợp đồng hay không, lãi vay trả đúng hạn… Đồng thời thực hiện các biện

pháp can thiệp nếu người vay không thực hiện đúng theo cam kết.

3.2.10. Tăng cường quảng bá hình ảnh và phát triển đồng bộ các hoạt

động của chi nhánh .

Tăng cường quảng bá hình ảnh sẽ giúp ngân hàng tiếp cận đến khách

hàng nhiều hơn, tăng uy tín của ngân hàng trước khách hàng. Ngân hàng phải

thường xuyên có những thông tin quảng cáo hợp lí về ngân hàng

Page 71: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K871

Phát triển cơ sở vật chất như văn phòng đại diện, cơ sở hoạt động , trang

thiết bị vừa để tạo hình ảnh ngân hàng vừa đáp ứng được nhu cầu hoạt động

giao tiếp của ngân hàng với khách hàng.

- Mở rộng hoạt động tín dụng DNVVN chịu ảnh hưởng không nhỏ của

các hoạt động khác của ngân hàng. Bởi DNVVN thường có xu hướng sử dụng

trọn gói các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng; khách hàng vừa vay vốn của

ngân hàng, vừa thực hiện các hoạt động thanh toán, chuyển tiền, mua bán

ngoại tệ,…nếu các hoạt động ngoài tín dụng không đáp ứng được nhu cầu của

khách hàng, họ có thể chuyến sang ngân hàng khác cung cấp tốt hơn các sản

phẩm dịch vụ đó vì các hoạt động này thường đi kèm với nhau, đặc biệt là khi

khách hàng đã có quan hệ lâu dài với ngân hàng và mở tài khoản tại ngân

hàng.

Các sản phẩm dịch vụ trọn gói giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp được tiến hành hiệu quả, an toàn, nhanh chóng. Đồng thời, khi khách

hàng sử dụng trọn gói sản phẩm của ngân hàng, họ sẽ được ngân hàng uu đãi

về lãi suất khi vay vốn, ưu đãi về tỷ giá khi mua bán ngoại tệ và các hình thức

ưu đãi khác .

Các sản phẩm trọn gói hiện nay như : sản phẩm tài trợ dự án trọn gói là

hình thức hỗ trợ tài chính xuyên suốt quá trình thực hiện dự án của doanh

nghiệp gồm : phát hành bảo lãnh, cung cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ

thanh toán trong nước và quốc tế theo trình tự phát sinh nhu cầu của doanh

nghiệp khi cần thiết. Sản phẩm tài chính khi vận chuyển trọn gói ảnh hưởng

đến hỗ trợ tài chính cho những doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá trong nước

hoặc xuất nhập khẩu có nhu cầu về vay vốn ngay khi hàng hoá còn chưa tiêu

thụ và mong muốn một tỷ lệ cho vay cao nhất trên giá trị lô hàng với những

điều kiện ưu đãi nhất .

3.2.11. Ngân hàng có thể góp vốn đầu tư , liên kết với DNVVN

Page 72: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K872

Để mở rộng tín dụng, ngân hàng không nhất thiết chỉ cho doanh nghiệp

vay vốn mà có thể lựa chọn xem doanh nghiệp nào làm ăn hiệu quả, có triển

vọng thì ngân hàng có thể thoả thuận kí hợp đồng liên doanh liên kết với

những doanh nghiệp đó để cùng sản xuất kinh doanh. Như vậy, ngân hàng

không những mở rộng được tín dụng mà còn có điều kiện xâm nhập thị

trường từ đó tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu của khách hàng đồng thời vừa

trực tiếp giám sát, quản lí vốn cho vay vừa tạo ra thu nhập cao do trực tiếp là

người đầu tư vốn. Về phía doanh nghiệp, do có sự tư vấn, cộng tác của phía

ngân hàng, doanh nghiệp sẽ làm ăn có hiệu quả hơn, hạn chế được rủi ro cho

khách hàng và ngân hàng. Cách thức này tương đối hiệu quả và cũng trong

khả năng đầu tư, quản lí của ngân hàng vì các DNVVN thường có quy mô và

phạm vi hoạt động không lớn .

3.2.12. Thực hiện chính sách khách hàng đặc biệt đối với các DNVVN

Ngân hàng phải thường xuyên phân loại khách hàng, doanh nghiệp theo

tiêu chí nhất định để có chính sách ưu đãi phù hợp với các DNVVN. Những

doanh nghiệp uy tín có quan hệ tín dụng thường xuyên, trả nợ gốc và lãi đúng

hạn thì sẽ được hưởng các ưu đãi về lãi lãi suất tiền vay, tăng lãi suất tiền gửi,

giảm phí dịch vụ … Chính sách khách hàng đặc biệt này như một hình thức

khuyến mại mà ngân hàng dành cho khách hàng và khuyến khích khách hàng

sử dụng nhiều các sản phẩm của ngân hàng.

3.3 Một số kiến nghị đối với chính phủ, ngân hàng nhà nước và các

cơ quan có liên quan

3.3.1 Đối với chính phủ

Chính phủ cần tiếp tục tạo môi trường pháp lí đầy đủ cho các DNVVN

hoạt động. Chính phủ các ban ngành cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp

luật để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động theo một khuôn khổ nhất

định, từ đó có ý thức, trách nhiệm tuân thủ đúng theo quy chế hoạt động của

nhà nước. Hiện nay hệ thống các văn bản pháp luật như luật doanh nghiệp,

Page 73: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K873

luật kinh doanh, luật cạnh tranh và các văn bản liên quan như nghị định, nghị

quyết , … vẫn chưa được đồng bộ và hoàn chỉnh .

Nhà nước cần có những quy định chặt chẽ, cụ thể về chế độ kế toán tài

chính, kiểm toán báo cáo tài chính của DNVVN. Phải yêu cầu các DNVVN

thực hiện đứng đắn, chính xác và minh bạch, hạch toán đúng chuẩn mực kế

toán do bộ tài chính hướng dẫn .

-Chính phủ phải có biện pháp khuyến khích các địa phương thành lập

quỹ bảo lãnh tín dụng cho DNVVN rộng khắp trên cả nước. Thực tế chính

phủ đã ban hành quyết định số 193/2001/QĐ-TTG ngày 20/12/2001, bộ tài

chính đã ban hành thông tư số 42/2002/TT_BTC ngày 07/5/2002 hướng dẫn

thực hiện quyết định 193 và ngân hàng nhà nước ban hành thông tư số

06/2003/TT-NHNN ngày 10/4/2003. Do còn thiếu tính khả thi của quyết định

193, thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 115/QĐ_TTG ngày

25/6/2004 sửa đổi bổ sung. Tuy nhiên, chỉ có một số tỉnh như Tây ninh, Yên

Bái, Trà Vinh thành lập được quỹ bảo lãnh tín dụng DNVVN và đi vào hoạt

động, một số địa phương khác đang triển khai thành lập nhưng còn rất chậm.

Việc thành lập có quỹ bảo lãnh có vai trò quan trọng giúp DNVVN vay vốn

ngân hàng để sản suất kinh doanh. Tuy vậy, hoạt động của các quỹ bảo lãnh

vẫn chưa thực sự hiệu quả. Điều đó đòi hỏi chính phủ phải có các biện pháp

xử lí, chỉ đạo đến từng địa phương thực hiên một cách nhanh nhất .

-Nhà nước cần chỉ đạo thực hiện và bổ sung nghị định 90/2001/NĐ-CP

về trợ giúp phát triển DNVVN.

+Căn cứ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch và kế hoạch sử

dụng đất chủ tịch tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương tạo điều kiện thuận

lợi cho DNVVN có điều kiện sản xuất .

+xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nhằm phát triển

DNVVN .

Page 74: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K874

+Ưu đãi trong việc thuê đất, chuyển nhượng, thế chấp và các quyền khác

về sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Các ngân hàng đã triển khai nhiều

phương thức hỗ trợ tín dụng thích hợp cho đối tượng khách hàng DNVVN

-Nhà nước có nhiều các chính sách về thị trường và tăn khả năng cạnh

tranh cho DNVVN : chính phủ tạo điều kiện để DNVVN tham gia cung ứng

hàng hoá, sản phẩm dịch vụ theo kế hoạch mua sắm bằng vốn ngân sách,

khuyến khích các hình thức đấu thầu phụ công nghiệp, chuyển giao công nghệ,

tổ chức hội thảo cho DNVVN có thể tiếp cận với công nghệ và năng lực quản

trị của các doanh nghiệp mạnh.

-Nhà nước cần có các biện pháp chỉ đạo, nhằm phát triển đồng bộ

DNVVN vả các doanh nghiệp lớn. Có các chính sách hỗ trợ thông tin, tư vấn

cho doanh nghiệp, trợ giúp DNVVN, tiếp thu trình độ quản lí, xây dựng

chiến lược sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, các

biện pháp marketing …

-Nhà nước cần thúc đẩy các cơ quan định giá tài sản, trung tâm tư vấn tín

dụng, giúp DNVVN có thể định giá chính xác tài sản của doanh nghiệp mình,

chủ động khi đi vay vốn ngân hàng …

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước:

-NHNN có những chính sách tín dụng hơp lí, khuyến khích phát triển

các DNVVN. Có những chỉ đạo tới các ngân hàng thương mại hỗ trợ các

DNVVN trong quá trình vay vốn .

-NHNN cần hoàn thiện môi trường pháp lí, ban hành các quy định hợp

lí về lãi suất, về dự trữ bắt buộc, trần lãi suất, biên độ của giao động tỉ giá

giúp các ngân hàng thương mại hoạt động ổn định tránh có những biện pháp

can thiệp cứng nhắc tới hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại.

-NHNN tiếp tục hoàn thiện các hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh

vĩ mô hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả an toàn và sinh lời.

-Thúc đẩy thị trường hàng hóa và thị trường tiền tệ phát triển.

Page 75: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K875

-NHNN tư vấn tốt cho chính phủ trong việc ban hành các chế độ, chính

sách phát triển kinh tế đồng thời thực hiện các chủ trương, định hướng phát

triển kinh tế xã hội của đảng và nhà nước.

-NHNN cần nhanh chóng chỉnh sửa và hoàn thiện các văn bản pháp

luật về quy chế cho vay, bảo lãnh, tài sản bảo đảm,… tạo môi trường pháp lí

lành mạnh cho các ngân hàng thương mại. Các văn bản cần sửa đổi theo

hướng tăng tính chủ động cho các ngân hàng thương mại .

-Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng CIC của NHNN, cung cấp

thông tin nhanh chóng, chính xác cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức kính

tế khác :

+Xây dựng CIC là trung tâm dữ liệu quốc gia hàng đầu trên cơ sở công

nghệ khoa học tiên tiến .

+Có sự phối hợp chặt chẽ giữa CIC với các cơ quan thuế, thống kê, bộ

tài chính, bộ kế hoạch đầu tư … để sàng lọc thông tin.

-Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà

nước với các tổ chức tín dụng nhằm phát hiện, xử lí các sai phạm của các tổ

chức tín dụng khi thực hiện các quy định của ngân hàng nhà nước như về tỉ lệ

an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ cho vay bảo lãnh đối với một khách so với vốn tự

có của ngân hàng nhằm đảm bảo các ngân hàng thực hiện kinh doanh đúng

pháp luật, tránh rủi ro xảy ra với hệ thống ngân hàng thương mại.

3.3.3 Các kiến nghị với NHCT Việt Nam :

-NHCTVN cần thực hiện đúng các quy định chỉ đạo của nhà nước cũng

như của NHNNVN và hướng dẫn cho các chi nhánh.

-NHCTVN nghiên cứu các sản phẩm mới, phát triển các sản phẩm vàchỉ đạo các chi nhánh thực hiện triển khai các sản phẩm đó một cách có hiệuquả.

-NHCTVN cần ban hành, hoàn thiện đồng bộ các văn bản về hoạt độngkinh doanh, các tỷ lệ cho vay an toàn tối thiểu, các quy định về tài sản bảo

Page 76: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K876

đảm, hình thức cho vay riêng của hệ thống nhưng vẫn bảo đảm đúng theo chỉđạo của NHNN nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh nâng cao chấtlượng tín dụng và đảm bảo hoạt động an toàn hiệu quả.

- Cung cấp các thông tin mới nhất từ NHNN và các thông tin cần thiếtkhác như : thông tin về các doanh nghiệp, thông tin về các ngân hàng khác đểgiúp chi nhánh đánh giá đúng nhất về mức độ tín nhiệm cũng như năng lực tàichính của ngân hàng.

- Tăng cường phát triển chiến lược marketing áp dụng trong toàn hệthống.

- Thường xuyên tổ chức, phối hợp tổ chức các cuộc hội thảo với cácdoanh nghiệp nhằm tìm hiểu được nhu cầu, ưu thế cũng như các khó khăn củadoanh nghiệp để có thể trao đổi, khắc phục khó khăn trong quan hệ tín dụnggiữa doanh nghiệp với ngân hàng.

- NHCT Việt Nam cần luôn có các biện pháp thanh tra, giám sát, trợgiúp các chi nhánh khi cần thiết. Yêu cầu các chi nhánh phải thường xuyênbáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh và các báo cáo tài chínhkhác.

3.3.4. Một số kiến nghị khác* Với DNVVN:Tự bản thân các DNVVN phải ý thức được vai trò và trách nhiệm của

mình, luôn tiếp thu kiến thức mới và hoàn thiện những thiếu sót trong quátrình quản lí, điều hành, tổ chức sản xuất, cung ứng hàng hoá, dịch vụ…

- Phải nâng cao năng lực quản trị:Vai trò chỉ đạo của nhà quản lý có tính chất quyết định đến đường lối,

chính sách hoạt động của doanh nghiệp. Để đạt được điều này, giám đốc cácdoanh nghiệp phải thường xuyên học hỏi, trang bị kiến thức, kĩ năng quản trị,kĩ năng giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định nhanh chóng, chớp thời cơkinh doanh đúng lúc.

Page 77: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K877

- Thực hiện báo cáo tài chính minh bạch, theo đúng chế độ kế toán, kiểmtoán hiện hành. Doanh nghiệp phải đầu tư khâu tuyển dụng cán bộ kế toán cónăng lực, trung thực, có trình độ chuyên môn tốt.

-Khắc phục yếu kém, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật. Doanhnghiệp phải thường xuyên cập nhật các thông tin về những thay đổi quy chế,văn bản luật do nhà nước quy định. Doanh nghiệp phải tìm hiểu một cách chitiết các văn bản pháp luật hiện hành, luật quy định không chỉ tronh lĩnh vựcngành nghề kinh doanh của doanh ghiệp mà còn phải am hiểu các loại luậtkhác nhau như: luật ngân hàng, luật phá sản, luật bán phá giá,…của nền kinhtế.

- DNVVN phải thực hiện tốt khâu lập dự án khi đi vay vốn sản xuất kinhdoanh tại ngân hàng. Đây là yếu tố phụ thuộc vào năng lực nguồn nhân lựccủa doanh nghiệp, trình độ của cán bộ lập dự án phải đáp ứng được yêu cầucủa ngân hàng, phải có trình độ về kế toán, tài chính, lập dự án đầu tư, hiểubiết pháp luật, hiểu biết về thị trường.

- DNVVN nên tham gia nhiều cuộc hội thảo kinh tế để có cơ hội họckinh nghiệm của các doanh nghiệp khác và tăng cường mối quan hệ giữa bộphận DNVVN với các doanh nghiệp lớn và với ngân hàng, đồng thời cập nhậtthông tin, tình hình kinh tế xã hội, những định hướng phát triển của nhà nước,của ngành nghề kinh tế…

* Với Hiệp hội DNVVN- Hiệp hội DNVVN hiện nay đang hoạt động tuy nhiên hiệu quả chưa

cao, chưa có nhiều biện pháp hỗ trợ các DNVVN .- Tăng cường hoạt động của hiệp hội là nơi các DNVVN có thể trao đổi,

giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển kinh doanh.- Tăng cường sự tiếp xúc của hiệp hội DNVVN với các hiệp hội hay các

tổ chức kinh tế khác để tăng cường các mối quan hệ trong hợp tác kinh doanhvới các doanh nghiệp.

- Nắm bắt thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVNthành viên, thu thập ý kiến của các doanh nghiệp hội viên và những bất cập

Page 78: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K878

trong cơ chế, chính sách, những vướng mắc trong sản xuất kinh doanh. Trêncơ sở đó đề xuất những giải pháp tháo gỡ, tạo môi trường sản xuất kinh doanhthông thoáng.

- Giúp các DNVVN có những thông tin đầy đủ về thị trường trong vàngoài nước, tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm, hội chợ triển lãm với mụcđích trao đổi, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp.

- Hiệp hội DNVVN cần tạo khung pháp lý đầy đủ và phù hợp, đảm bảosự cạnh tranh lành mạnh và sản xuất kinh doanh trong hành lang pháp luậtcho các hội viên.

Page 79: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K879

KẾT LUẬNMở rộng tín dụng và phát triển hoạt động kinh doanh không chỉ giúp

các ngân hàng tăng lợi nhuận mà còn tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Việc nghiên cứumở rông tín dụng đối với DNVVN tại chi nhánh NHCT Hoàn

Kiếm như đã phân tích ở trên cho thấy những khó kkhăn, hạn chế cũng như

các kết quả đã đạt được của chi nhánh trong quá trình hoạt động.

Trong khoá luận của mình, em đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị

để giải quyết những mặt còn tồn tại trong phát triển cho vay DNVVN tại chi

nhánh NHCT Hoàn Kiếm.

Do thiếu kinh nghiệm thực tế và trình độ kiến thức chưa sâu nên có

những hạnchế trong bài viết, em rất mong được sự đánh giá, góp ý của thầy

cô.

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS.Tô Kim Ngọc cùng các thầy cô

trong khoa và NHCT chi nhánh Hoàn Kiếm đã tạo điều kiện giúp em hoàn

thành khoá luận này.

Page 80: Giai phap mo_rong_hoat_dong_tin_dung_doi_voi_dnvvn_tai_chi_nhanh_nhct_chi_nhanh_hoan_kiem

Khoá luận tốt nghiệp

Đặng Thị Mai Chang Lớp: NHD - K880

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng( Học viện ngân hàng )

2. Tạp chí ngân hàng ( 5/2008); số 3 ( 2/2009); (12/2008).

3. Luật doanh nghiệp 2005

4. Luật các tổ chức tín dụng

5. Báo cáo thường niên của NHNN 2006; 2007

6. Giáo trình tài trợ dự án

7. Quy chế cho vay đối với khách hàng của NHCT Việt Nam

8. Thời báo kinh tế

9. Báo cáo thường niên của NHCT Hoàn Kiếm

10. Thông tin trên internet

www.icb.com.vn

www.sbv.gov.vn

www.economy.com.vn

www.goolge.com.vn.