210
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐINH QUANG TIẾN GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TRONG ĐỜI SỐNG CƢ DÂN NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2017

GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TRONG ĐỜI SỐNG … · TS. NGUYỄN DUY BẮC ... bác ái kết hợp với các giá ... thấy giá trị của tôn giáo nói

  • Upload
    vudan

  • View
    226

  • Download
    3

Embed Size (px)

Citation preview

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐINH QUANG TIẾN

GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

TRONG ĐỜI SỐNG CƢ DÂN NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC

HÀ NỘI - 2017

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐINH QUANG TIẾN

GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

TRONG ĐỜI SỐNG CƢ DÂN NAM BỘ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC

Mã số: 62 31 06 40

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGUYỄN THANH XUÂN

2. PGS. TS. NGUYỄN DUY BẮC

HÀ NỘI - 2017

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung

thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo

quy định.

Tác giả

Đinh Quang Tiến

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG

VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 7

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 7

1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản 20

Chƣơng 2: KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO CAO ĐÀI Ở NAM BỘ 35

2.1. Điều kiện hình thành đạo Cao Đài 35

2.2. Khái lược về lịch sử và sinh hoạt của đạo Cao Đài 46

Chƣơng 3: NHẬN DIỆN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA ĐẠO CAO ĐÀI 62

3.1. Giá trị nhận thức 62

3.2. Giá trị đạo đức 74

3.3. Giá trị thẩm mỹ 89

Chƣơng 4: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠO CAO

ĐÀI TRONG ĐỜI SỐNG CƢ DÂN NAM BỘ VÀ MỘT SỐ

VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY 105

4.1. Tác động của các giá trị văn hóa đạo Cao Đài trong đời

sống cư dân Nam Bộ 105

4.2. Một số vấn đề đặt ra đối với việc phát huy giá trị văn hóa

của đạo Cao Đài hiện nay 127

KẾT LUẬN 144

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN

QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 147

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 148

PHỤ LỤC 160

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Trang

Biểu đồ 4.1: Mức độ chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài tham gia hoạt động

từ thiện xã hội 105

Biểu đồ 4.2: Mức độ nhận biết về trường dạy học của đạo Cao Đài 108

Biểu đồ 4.3: Mức độ hiểu biết về các hình thức đào tạo của đạo Cao Đài 109

Biểu đồ 4.4: Mức độ chứng nghiệm sự màu nhiệm trong cuộc đời tu

hành của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài 113

Biểu đồ 4.5: Mức độ cầu nguyện để vượt qua khó khăn, vướng mắc

trong cuộc sống của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài 114

Biểu đồ 4.6: Mức độ đánh giá về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa,

xã hội, tôn giáo của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài 118

Biểu đồ 4.7: Mức độ tham gia các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội 119

Biểu đồ 4.8: Mức độ hoạt động bồi dưỡng đức tin hằng ngày của chức

sắc, tín đồ đạo Cao Đài 120

Biểu đồ 4.9: Mức độ lôi cuốn của đạo Cao Đài thu hút tín đồ tin theo 121

Biểu đồ 4.10: Mức độ nhu cầu tôn giáo của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài 122

Biểu đồ 4.11: Mức độ các giá trị của đạo Cao Đài tác động đến đời sống

tinh thần của chức sắc, tín đồ 123

Biểu đồ 4.12: Mức độ đóng góp của đạo Cao Đài trong đời sống văn

hóa, xã hội ở Nam Bộ 124

Biểu đồ 4.13: Mức độ phù hợp của đạo Cao Đài với phong tục tập quán,

lối sống của cư dân Nam Bộ 125

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Đạo Cao Đài là một trong các tôn giáo lớn ở Việt Nam, ra đời năm 1926 tại

Tây Ninh, hiện nay có khoảng 2,5 triệu tín đồ, hơn 10 ngàn chức sắc hoạt động chủ

yếu tại các tỉnh, thành phố Nam Bộ. Hơn 90 năm qua, đạo Cao Đài đã trở thành

một thực thể tồn tại khách quan, có tính hấp dẫn riêng, lôi cuốn được nhiều người

tin theo. Đạo Cao Đài tạo ra một cộng đồng có tín ngưỡng và hướng dẫn con người

có lối sống đạo đức, tinh thần nhân văn. Một bộ phận cư dân Nam Bộ đến với đạo

Cao Đài được sống trong cộng đồng có tổ chức, tham gia đời sống tập thể và cả đời

sống cá nhân có một nếp sống văn hoá. Do được tiếp xúc với văn hoá phương Tây,

những người sáng lập đạo Cao Đài đã tiếp thu, dung hoà các tinh hoa văn hoá

phương Tây về tư tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái kết hợp với các giá trị văn

hoá truyền thống của dân tộc để tạo cho đạo Cao Đài một diện mạo mới thu hút được

cư dân Nam Bộ tin theo. Hằng năm, đạo Cao Đài có khoảng 30 ngàn người nhập

môn (vào Đạo). Điều này cho thấy vai trò, giá trị của đạo Cao Đài trong đời sống

cư dân Nam Bộ.

Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có những nhìn

nhận khoa học hơn về tôn giáo và coi tôn giáo là lĩnh vực tinh thần không thể thiếu

trong một bộ phận nhân dân. Do đó, chúng ta có những nhìn nhận cởi mở và tích

cực đối với giá trị của tôn giáo. Tôn giáo có vai trò không nhỏ trong đời sống của

người có đạo và ở chừng mực nào đó đối với người không có đạo. Đồng thời, Nhà

nước cũng công nhận những giá trị văn hóa của tôn giáo đóng góp trong sự nghiệp

xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hình thành nhân cách con người hiện nay. Nhiều tôn

giáo đã được Nhà nước công nhận và cho phép hoạt động công khai. Thực tế cho

thấy giá trị của tôn giáo nói chung và giá trị văn hóa của tôn giáo nói riêng đóng vai

trò không nhỏ trong đời sống của người có đạo và đã có những tác động nhất định

đến đời sống cư dân sống xung quanh các tôn giáo, trong đó có đạo Cao Đài.

Sự xuất hiện của đạo Cao Đài đã góp phần đáp ứng nhu cầu tinh thần của

người Nam Bộ và trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học ở trong

2

nước và nước ngoài. Nghiên cứu về văn hóa của đạo Cao Đài đã có một số công

trình tìm hiểu, lý giải nhưng nghiên cứu về giá trị văn hóa của đạo Cao Đài và

những tác động của nó trong đời sống cư dân Nam Bộ đến nay chưa có công trình

nào đề cập đến một cách đầy đủ và thấu đáo. Vì vậy, việc nghiên cứu nhằm nhận

diện các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong các sinh hoạt văn hóa của cư dân

Nam Bộ là cần thiết về lý luận và thực tiễn trong bối cảnh đổi mới của xã hội hiện

nay. Đồng thời cũng góp phần thực hiện tốt việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá

dân tộc và chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết số

25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 Hội nghị lần thứ VII Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khoá IX về công tác tôn giáo.

Để góp phần làm sáng tỏ các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài và những tác

động của nó trong đời sống cư dân Nam Bộ đồng thời phát huy các giá trị văn

hóa của đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ hiện nay, nghiên cứu sinh

lựa chọn đề tài: "Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam

Bộ" làm luận án tiến sĩ, chuyên ngành Văn hóa học, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chí Minh.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích

Nghiên cứu các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài và những tác động của nó

trong đời sống cư dân Nam Bộ góp phần khẳng định và phát huy các giá trị văn hóa

đó trong đời sống cư dân Nam Bộ hiện nay.

2.2. Nhiệm vụ

- Làm rõ tình hình nghiên cứu về đạo Cao Đài; hệ thống hóa một số vấn đề

lý luận cơ bản về giá trị, giá trị văn hóa và khái quát sự hình thành, tồn tại, cơ cấu

của đạo Cao Đài.

- Phân tích, nhận diện các giá trị văn hóa cơ bản của đạo Cao Đài và những

tác động của nó trong đời sống cư dân Nam Bộ.

- Đánh giá quá trình tiếp nhận, phát huy của cư dân Nam Bộ đối với các giá

trị văn hóa của đạo Cao Đài và những vấn đề đặt ra hiện nay trong việc phát huy các

giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống của họ.

3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong

đời sống cư dân Nam Bộ trước đây và hiện nay.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi khách thể: Đề tài tập trung nghiên cứu giá trị văn hóa của đạo Cao

Đài trong đời sống của bộ phận cư dân có đạo Cao Đài.

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu những tác động của các giá trị văn hóa đạo

Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ, giới hạn từ năm 1995, khi đạo Cao Đài

được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân và hoạt động bình thường như các tôn

giáo khác ở Việt Nam đến nay.

- Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu ở các địa phương có Tòa thánh,

Tổ đình và có đông chức sắc, tín đồ của đạo Cao Đài tại: Tây Ninh, Bến Tre, Tiền

Giang, Cà Mau, Kiên Giang, thành phố Hồ Chí Minh.

4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận

Luận án sử dụng cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và

chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh và chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

4.2. Phương pháp cách tiếp cận liên ngành

Văn hóa học là một khoa học có tính tổng hợp. Do vậy, nghiên cứu một hiện

tượng văn hóa tôn giáo dưới góc nhìn văn hóa học có thể vận dụng, sử dụng tri thức

của nhiều môn khoa học như: tâm lý học, tôn giáo học, xã hội học, sử học,…

Sử dụng phương pháp cách tiếp cận liên ngành để làm rõ các vấn đề về giá

trị văn hóa của đạo Cao Đài. Trong đó phương pháp nghiên cứu tôn giáo học và sử

học để làm rõ quá trình hình thành, tồn tại, cơ cấu của đạo Cao Đài; phương pháp

nghiên cứu xã hội học để làm rõ những tác động của các giá trị văn hóa đạo Cao

Đài trong đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân Nam Bộ và những vấn

đề đặt ra hiện nay; phương pháp tâm lý học để thấy được nhận thức, thái độ của cư

dân Nam Bộ do tác động của các giá trị văn hóa đạo Cao Đài trong đời sống của họ.

4

4.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu

Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu là sử dụng thông tin trong tài liệu

để rút ra thông tin cần thiết đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Phương pháp

này thu thập thông tin thứ cấp, không tiếp xúc với đối tượng khảo sát, chủ yếu thực

hiện qua nghiên cứu tài liệu, sách báo,… Hiện nay, sự bùng nổ của khoa học công

nghệ giúp nguồn thông tin thêm đa dạng, phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho

người nghiên cứu thu thập và xử lý thông tin.

Khi nghiên cứu sự ra đời và tồn tại của đạo Cao Đài, nghiên cứu sinh đã sưu

tầm các tài liệu: Tân luật, Pháp Chánh truyền, Thánh ngôn, Thánh giáo, kinh sách

(Kinh Thiên đạo, Kinh Thế đạo, sách, báo, tạp chí, kỷ yếu,…), sách lịch sử Đạo,

công văn, Đạo văn, văn kiện, hồi ký, ảnh lưu trữ,… Sau khi có tài liệu liên quan,

nghiên cứu sinh chọn lọc các thông tin xác thực để phân tích, tìm hiểu, kết nối, nhận

định đúng các sự kiện lịch sử trên mối tương quan thống nhất. Tuy nhiên, một số tài

liệu đưa thông tin chưa chính xác do người viết là người trong Đạo viết ra bằng trí

nhớ bản thân, không trích dẫn nguồn tài liệu làm căn cứ nên có sự sai lệnh về thời

gian, tên gọi. Do đó việc xử lý thông tin cần người nghiên cứu phải cẩn trọng, tỷ mỷ

và công phu.

4.4. Phương pháp điều tra xã hội học

Nghiên cứu sinh xây dựng bảng điều tra đối với 300 người là chức sắc, tín đồ

đạo Cao Đài. Tổng hợp kết quả thu được có 263/300 người (37 phiếu không thu về

được hoặc không hợp lệ). Sử dụng 263 phiếu điều tra bằng bảng hỏi anket khảo sát

chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài ở các địa phương: Tây Ninh (50 phiếu của Cao Đài

Tây Ninh), Bến Tre (103 phiếu trong đó Cao Đài Ban Chỉnh đạo 53, Cao Đài Tiên

Thiên 50), Tiền Giang (60 phiếu trong đó Cao Đài Chơn Lý 30 và Cao Đài Việt

Nam 30), Kiên Giang (30 phiếu của Cao Đài Bạch Y), Thành phố Hồ Chí Minh (20

phiếu của Cơ quan Phổ Thông Giáo Lý Đại Đạo). Nghiên cứu sinh chia đối tượng

điều tra thành hai khu vực: Tây Nam Bộ có nhiều Hội thánh Cao Đài nên triển khai

193 phiếu và Đông Nam Bộ có Cao Đài Tây Ninh cùng Cơ quan Phổ Thông Giáo

Lý Đại Đạo chuyên nghiên cứu về đạo Cao Đài triển khai 70 phiếu. Đối tượng điều

tra gồm 192 chức sắc (48 Lễ sanh, 60 Giáo hữu, 50 Giáo sư, 18 Phối sư, 11 Đầu sư,

5

5 Chưởng pháp), và 71 tín đồ (47 tín đồ tu tại gia, 24 tín đồ sinh hoạt tại Họ đạo).

Bảng hỏi điều tra xã hội học gồm 20 câu hỏi trong đó chia thành 5 vấn đề chính:

thông tin chung về người được điều tra; mức độ niềm tin tôn giáo; vai trò của đạo

Cao Đài trong đời sống xã hội; thái độ về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã

hội, tôn giáo; tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng. Bằng phương pháp định

tính, nghiên cứu sinh sử dụng kết quả định tính để làm sáng tỏ thêm những kết quả

thu được từ phương pháp định lượng.

Nghiên cứu sinh triển khai thực hiện phỏng vấn sâu đối với 41 chức sắc, nhà

tu hành và nhà quản lý có trình độ hiểu biết giáo lý, có kinh nghiệm trong khoa học

quản lý nhà nước đối với đạo Cao Đài. Trong đó, Cao Đài Tây Ninh 02 chức sắc,

Cao Đài Ban Chỉnh đạo 03 chức sắc, Cao Đài Tiên Thiên 05 chức sắc, Cao Đài

Minh Chơn đạo 06 chức sắc, Cao Đài Chơn Lý 05 chức sắc, Cao Đài Việt Nam

(Bình Đức) 05 chức sắc, Cao Đài Bạch Y 05 chức sắc, Cơ quan Phổ Thông Giáo Lý

Đại Đạo 03 nhà tu hành, cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo 07 người (Tây Ninh

02, Bến Tre 01, Cà Mau 02, Kiên Giang 02). Nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu liên

quan đến các vấn đề: trình độ nhận thức, hiểu biết về đạo Cao Đài; đánh giá về các

lĩnh vực văn hóa, xã hội liên quan đến đạo Cao Đài; nhận định về sựtác động của

các giá trị văn hóa đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ.

4.5. Phương pháp điền dã

Khi tìm hiểu sự tác động của các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời

sống cư dân Nam Bộ, nghiên cứu sinh chủ yếu chọn phương pháp điền dã để thực

hiện những chuyến đi thực tế đến các cơ sở thờ tự như: Tòa thánh, Thánh thất, Nhà

tu, di tích lịch sử của đạo Cao Đài, nơi diễn ra các cuộc lễ hoặc chính nơi cộng đồng

cư dân sinh sống và thực hành nghi lễ hằng ngày, gặp trực tiếp người có kiến thức

sâu rộng về giáo lý Cao Đài để phỏng vấn, tìm hiểu thông tin phục vụ đề tài. Nội

dung phỏng vấn về giá trị nhận thức, giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ và những tác

động của nó trong đời sống một bộ phận cư dân có đạo Cao Đài ở Nam Bộ.

Khi nghiên cứu giá trị văn hóa đạo Cao Đài bằng phương pháp điền dã,

nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp quan sát tham dự để chứng kiến diễn biến

các lễ hội của đạo Cao Đài (Đại lễ Vía Đức Chí Tôn, Đại lễ Hội Yến Diêu Trì

Cung, Lễ Trung nguyên, Lễ Hạ nguyên,…); các nghi thức quan hôn tang tế (lễ hôn

6

phối, lễ tang, lễ tắm thánh, lễ nhập môn,…); hành vi thực hành tôn giáo (chức sắc

quỳ chứng đàn, lễ sỹ đi chữ tâm dâng tam bửu, đồng nhi đọc kinh nhập hội - xuất

hội, làm phép Thượng tượng,…),… Nghiên cứu sinh đặt mình vào vị thế của người

trong cuộc để cảm nhận những tác động của đạo Cao Đài đối với một bộ phận cư

dân có đạo Cao Đài ở Nam Bộ qua nghi lễ tôn giáo và với góc độ của người nghiên

cứu để trải nghiệm, lý giải hiện tượng tôn giáo đem lại.

5. Kết quả và đóng góp mới của luận án

5.1. Về mặt lý luận

- Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giá trị và giá trị văn

hóa của đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ hiện nay.

- Ngoài ra, luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những

học viên, sinh viên chuyên ngành văn hóa học, tôn giáo học nghiên cứu những vấn

đề về giá trị, giá trị văn hóa của tôn giáo.

5.2. Về mặt thực tiễn

- Luận án góp phần làm rõ các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài và những tác

động của nó trong đời sống cư dân Nam Bộ, giúp các nhà nghiên cứu, nhà quản lý

tham khảo để từ đó nghiên cứu, xây dựng chính sách văn hóa hợp lý, nâng cao hiệu

lực quản lý nhà nước đối với đạo Cao Đài.

- Khuyến nghị một số vấn đề đặt ra đối với việc phát huy các giá trị văn hóa

của đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ hiện nay.

6. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội

dung luận án có 4 chương, 9 tiết.

7

Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về tôn giáo và về giá trị văn hóa

1.1.1.1. Các công trình lý luận chung về tôn giáo theo quan điểm mácxít

Lý luận chung về tôn giáo có công trình: "Mác, Ăngghen, Lênin bàn về tôn

giáo" của Nguyễn Đức Sự [120] gồm 2 phần: phần trích tuyển các tác phẩm của

C.Mác và Ph.Ăngghen và phần trích tuyển các tác phẩm của V.I.Lênin. Đây là

những tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin có liên quan đến vấn đề tôn

giáo và thể hiện quan điểm về tôn giáo. Trong bối cảnh đương thời, C.Mác,

Ph.Ăngghen, V.I.Lênin phải nói nhiều đến mặt tiêu cực và sự lợi dụng tôn giáo của

giai cấp thống trị nên chưa có điều kiện "đi sâu nghiên cứu chức năng nhiều mặt của

tôn giáo cũng như đi sâu nghiên cứu các khía cạnh văn hóa, tâm lý, tình cảm, đạo

đức v.v.. của tôn giáo" [120, tr.22-23]. Các tác phẩm của C.Mác, Ph.Ăngghen,

V.I.Lênin chủ yếu nói đến vấn đề chính trị, đấu tranh giai cấp, vai trò của tôn giáo

trong đời sống xã hội mà ít bàn luận đến vấn đề văn hóa của tôn giáo. Do cách nhìn

của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin xuất phát từ vấn đề chính trị, xã hội nên chưa

nhìn nhận tôn giáo là thành tố của văn hóa.

Trong tác phẩm: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo"

của Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Lữ (đồng chủ biên) [97] đã trình bày quan điểm

của Hồ Chí Minh về sự khác biệt giữa tôn giáo phương Đông với tôn giáo phương

Tây; tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc; Hồ Chí Minh về

vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Tư tưởng của Hồ Chí Minh là

tôn trọng, khoan dung khi ứng xử với tôn giáo, coi tôn giáo là đạo đức, là văn hóa,

là nhu cầu tinh thần của nhân dân và kiên quyết xử lý hành vi lợi dụng tín ngưỡng,

tôn giáo làm ảnh hưởng đến lợi ích của dân tộc, lợi ích của cộng đồng.

Tác phẩm: "Lý giải tôn giáo" của Trác Tân Bình [13] gồm 624 trang với 4

phần: tôn giáo là gì; lịch trình của tôn giáo; nghiên cứu tôn giáo; nghiên cứu Kitô

8

giáo. Tác giả trình bày, lý giải hiện tượng biểu hiện bên ngoài, thế giới tâm linh tôn

giáo, phân tích mối quan hệ gắn bó giữa tôn giáo với đời sống xã hội của các tôn

giáo ở Trung Quốc và trên thế giới. Lý giải hiện tượng tôn giáo, tác giá đánh giá tôn

giáo là bình diện sâu nhất của văn hóa, quy định đặc tính và bản chất của văn hóa:

"Còn tín ngưỡng tôn giáo, chuẩn mực đạo đức, quan niệm giá trị, hứng thú thẩm

mỹ, phương thức tư duy có thể quy vào bình diện tinh thần và tâm lý của văn hóa,

nó là bình diện sâu nhất của văn hóa, nó quy định đặc tính và bản chất của văn hóa"

[13, tr.63]. Tác giả đã khẳng định tôn giáo là biểu hiện sâu sắc nhất của văn hóa và

mang những đặc trưng cơ bản của văn hóa.

Tác phẩm: "Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam" của Đặng

Nghiêm Vạn [154]. Tác phẩm nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến vấn

đề tôn giáo ở Việt Nam, đặc điểm và vai trò của tôn giáo Việt Nam trong đời sống

hiện nay, đặc biệt là đời sống văn hóa trong công cuộc xây dựng đất nước và bối cảnh

toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay. Từ đó, tác giả đề cập một số vấn đề về chính

sách của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo ở Việt Nam. Trong đó, tác giả xác định tôn

giáo là nhu cầu cần thiết của nhân dân cần được tôn trọng và tôn giáo có vai trò nhất

định trong văn hóa, xã hội góp phần thúc đẩy phát triển xã hội. Đồng thời, tác giả

nhận định về diễn biến và xu thế của tôn giáo trong bối cảnh toàn cầu hóa.

C : "

Quang Hưng [75]. Công trình của tác giả đã góp phần: xác định căn bản lý luận về

chính sách tôn giáo; xây dựng một nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; nhu cầu

giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và Giáo hội hiện nay tại Việt Nam và tổng

kết chính sách tôn giáo trong thời kỳ đổi mới của đất nước. Tác giả làm rõ vấn đề

chính sách tôn giáo và nhà nước pháp quyền tại Việt Nam, với hy vọng: "...thúc đẩy

những yếu tố tích cực của cộng đồng các tôn giáo với đời sống chính trị - xã hội và

văn hóa cũng như góp phần vào việc phát triển bền vững đất nước..." [75, tr.437].

Tác giả mong muốn Nhà nước, nhân dân cùng với tôn giáo phát huy những giá trị

tích cực của tôn giáo trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Công trình: "Tôn giáo trong văn hóa Việt Nam" của Nguyễn Hồng Dương

[34] với 2 nội dung chính: phần lý luận giải quyết vấn đề cơ sở lý luận mối quan hệ

9

của tôn giáo với văn hóa và phát triển, xem xét tôn giáo nằm trong cơ tầng nào của

văn hóa; phần vai trò, vị trí của tôn giáo trong văn hóa và phát triển ở Việt Nam, tác

giả nghiên cứu từng vấn đề cụ thể của Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Công giáo,

đạo Tin lành, tôn giáo nội sinh, lễ hội tôn giáo,... với văn hóa và phát triển. Tác giả

đã đóng góp về mặt lý luận nghiên cứu các khái niệm làm công cụ cho việc tìm hiểu

vấn đề tôn giáo trong văn hóa và phát triển, định nghĩa tôn giáo dưới góc độ văn hóa và

chứng minh vai trò, vị trí của tôn giáo đối với văn hóa và phát triển ở Việt Nam.

1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về giá trị và giá trị văn hóa

Công trình: "Lý thuyết về giá trị" của J. Dewey [77]. Dewey đặt vấn đề phải

cải tiến phán đoán về giá trị theo các tiêu chí tạo ra được các giá trị đạo đức, có thể

định hướng lại hành vi không để thói quen thống trị, khẳng định hình thành và vận

hành giá trị là quá trình tâm lý. Tác giả phân loại giá trị làm hai: loại sơ đẳng và loại

cao hơn. Loại sơ đẳng là loại xác định giá trị của vật thể một cách trực tiếp, không

thông qua nhận thức và ý thức. Loại thứ hai cao hơn có nội dung nhận thức rõ ràng,

phải từ một phán đoán về giá trị. Muốn có phán đoán về giá trị nhất thiết phải tiến

hành giáo dục giá trị. Các phán đoán giá trị dẫn đến giá trị, điều khiển hành vi là các

phán đoán thực tiễn, nhấn mạnh quan điểm thực tiễn trong giá trị học.

Tác phẩm: "Cấu trúc của giá trị: Cơ sở của giá trị khoa học" của Robert S.

Hartman [115]. Tác giả khái quát 3 lĩnh vực của giá trị học: nghiên cứu mối quan hệ

giữa kinh tế và đạo đức; nghiên cứu sự khác biệt đạo đức với các vấn đề chính trị;

và từ hai vấn đề thuộc lĩnh vực nêu trên dẫn đến hệ quả là đưa ra được các giá trị,

trong đó có các giá trị đạo đức. Nghiên cứu giá trị theo phương pháp tiếp cận giá trị

học của Hartman nhằm định hướng giá trị của cá thể, nhóm, dân tộc, đất nước, khu

vực, toàn cầu và được vận dụng nhiều vào văn hóa học nói chung cũng như nghiên

cứu so sánh văn hóa (liên văn hóa) thuộc các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tôn giáo,

xã hội,...

Tác phẩm: "Nền đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản" của Max

Weber [91] nghiên cứu dưới góc độ xã hội học về tôn giáo chỉ ra mối quan hệ giữa

nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản. Tác giả khảo sát quan niệm

đạo đức và động cơ ứng xử của các cá nhân thuộc đạo Tin lành để tìm thấy giá trị

10

đạo đức của tôn giáo có mối quan hệ "tương hợp chọn lọc" với tinh thần của chủ

nghĩa tư bản, từ đó tạo ra động lực tinh thần cần thiết và thuận lợi cho sự phát triển

của chủ nghĩa tư bản. Tác giả có một số nhận định về mối quan hệ giữa tôn giáo và

xã hội, đạo đức Tin lành đóng vai trò động lực tinh thần cho sự ra đời của chủ nghĩa

tư bản, đây chính là giá trị của đạo Tin lành trong quá trình phát triển nền văn minh

ở các nước phương Tây. Tác phẩm cho thấy giá trị của tôn giáo đối với đời sống xã

hội trong trường hợp của đạo Tin lành tại nước Mỹ.

Công trình: "Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng" của Trần Ngọc

Thêm [129] đã đề cập hai vấn đề chính là văn hóa học lý luận và ứng dụng ở Việt

Nam và thế giới. Tại chương 1, tác giả trình bày quan niệm về hệ thống khái niệm

cơ bản sử dụng trong văn hóa học, giới thiệu những phương pháp cơ bản để nghiên

cứu văn hóa và một số vấn đề lý luận văn hóa học cụ thể. Đặc biệt, tác giả làm rõ

quan niệm về văn hóa, nhận diện văn hóa, giá trị văn hóa, góp phần làm cơ sở cho

hướng nghiên cứu đề tài và góc nhìn văn hóa học trong lý luận về khoa học xã hội ở

Việt Nam. Tác giả quan niệm giá trị văn hóa là do con người sáng tạo ra và đối lập

với giá trị tự nhiên, bao gồm các loại giá trị đạo đức, giá trị kinh tế, giá trị pháp lý,

giá trị ký hiệu học, giá trị toán học,... vì: "...mọi giá trị và hệ giá trị do con người

sáng tạo ra đều thuộc văn hóa cả rồi" [129, tr.93].

Công trình: "Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi" của tác giả

Ngô Đức Thịnh [134] nghiên cứu giá trị văn hóa về lý luận và ứng dụng trong cuộc

sống. Công trình gồm 7 chương, 471 trang đã làm rõ vấn đề tình hình nghiên cứu,

vấn đề lý luận về giá trị văn hóa. Tác giả đề cập đến các giá trị văn hóa trong các

lĩnh vực: văn hóa tổng quát truyền thống Việt Nam, trong một số lĩnh vực đời sống

vật chất, trong một số lĩnh vực đời sống xã hội, chính trị, trong đời sống tinh thần

truyền thống và thực trạng, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa trong bối cảnh đổi mới

và hội nhập. Đặc biệt vấn đề giá trị văn hóa trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo

được tác giả đề cập từ trang 265 đến trang 299. Tác giả cho rằng tôn giáo, tín

ngưỡng cũng là một nguồn lực trí tuệ, một cách nhận thức thế giới và coi tôn giáo,

tín ngưỡng là những giá trị văn hóa của con người. Từ đó, tác giả nêu ra thực trạng

giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, đồng thời nêu quy

11

luật phát triển của giá trị văn hóa để đưa ra định hướng, giải pháp nhằm bảo tồn,

làm giàu, phát huy giá trị văn hóa truyền thống.

Tác phẩm: "Tìm hiểu các giá trị dân tộc Việt Nam với tâm lý học và giáo dục

học" của Phạm Minh Hạc [51] đã làm rõ khái niệm về giá trị, lịch sử giá trị quan,

giá trị loài người, giá trị dân tộc Việt Nam, giá trị xã hội trong xã hội nông nghiệp,

giá trị trong văn minh công nghiệp, giá trị bản thân. Tác giả nghiên cứu sâu các vấn

đề nêu trên nhằm định hướng hệ giá trị của người Việt Nam theo yêu cầu của thời

đại mới. Dưới góc nhìn tâm lý học và giáo dục học, tác giả cung cấp nhiều tri thức

về đời sống tâm lý, quá trình hình thành, phát triển con người từ nhận thức, tình

cảm, ý chí nhằm phát huy bản tính tốt đẹp của con người và bản sắc dân tộc. Đồng

thời, tác giả mong muốn "được góp vào môn đạo đức học, văn hóa học, góp phần

chỉnh đốn, xây dựng, phát huy giá trị đạo đức xã hội" [51, tr.10].

Công trình: "Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con đường

tới tương lai" của Trần Ngọc Thêm [130]. Công trình có đóng góp về mặt lý luận và

thực tiễn trong việc nghiên cứu giá trị học, giá trị văn hóa, hệ giá trị Việt Nam

truyền thống, những biến động của hệ giá trị Việt Nam, con đường đi đến hệ giá

trị Việt Nam mới. Về lý luận, tác giả đã cung cấp một bộ khung lý luận nghiên

cứu giá trị, xây dựng hệ giá trị ở Việt Nam, đánh giá thực trạng biến động của hệ

giá trị Việt Nam truyền thống hiện nay, những xu hướng biến đổi giá trị và góp

phần đẩy mạnh việc nghiên cứu, đào tạo trong lĩnh vực liên quan đến văn hóa,

con người. Về mặt thực tiễn, tác giả đề xuất một mô hình hệ giá trị Việt Nam

mới nói chung và mô hình rút gọn phục vụ việc xây dựng văn hóa - con người ở

Việt Nam trong giai đoạn trước mắt, đề xuất những giải pháp cơ bản để hiện

thực hóa được hệ giá trị cốt lõi, cung cấp cơ sở cho việc hoạch định chính sách

phát triển văn hóa và con người.

Với phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy

vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể, các tác giả

dưới góc nhìn văn hóa học, tôn giáo học, triết học để đã lý giải hiện tượng xuất hiện

của tôn giáo, của giá trị, giá trị văn hóa và phân tích, tìm hiểu các đặc trưng của tôn

giáo, của giá trị văn hóa.

12

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về đạo Cao Đài và giá trị văn hóa của

đạo Cao Đài

1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về phương diện lịch sử và chính trị - xã hội

Trong các công trình nghiên cứu về lịch sử đạo Cao Đài của người nước

ngoài có cuốn: "Histoire du Caodaime" (Lịch sử đạo Cao Đài) của Gabriel Gobron

[169]. Gabrie Gobron là một trong năm chức sắc người Pháp đầu tiên được Giáo

hữu Trần Quang Vinh, Chủ trưởng Cơ quan Truyền giáo Hải ngoại của Cao Đài

Tây Ninh ân phong chức sắc năm 1932 với phẩm Tiếp dẫn Đạo nhơn thuộc chức

sắc Hiệp Thiên đài và vợ ông là bà Marguerite Gobron cũng được phong phẩm Lễ

sanh. Nội dung cuốn sách tập trung giới thiệu về giáo lý, giáo luật, lễ nghi, tổ chức

và lịch sử của đạo Cao Đài. Gobron cho rằng đặc điểm nổi bật của đạo Cao Đài là

tinh thần "tổng hợp" của tôn giáo và thuật chiêu hồn ở Việt Nam. Đồng thời, cũng

cho rằng đạo Cao Đài là một hình thức canh tân của Phật giáo.

Cuốn: "Đại Đạo Sử cương" của Trần Văn Rạng [113]. Tác giả đã trình bày

các hoạt động chính của đạo Cao Đài chủ yếu là Cao Đài Tây Ninh từ khi hình

thành cho đến năm 1975. Nội dung cuốn sách được sắp xếp theo thứ tự thời gian,

các sự kiện được miêu tả chi tiết, có tư liệu lịch sử để chứng minh, lối diễn đạt dễ

hiểu, tiêu đề rõ ràng, tiện lợi cho tra cứu lịch sử của đạo Cao Đài. Do tác giả là

người đạo Cao Đài nên trước một số vấn đề chính trị - xã hội giải thích có phần

thiên về mặt tôn giáo và nhìn nhận vấn đề chưa khách quan.

Đề tài: "Peasant Politics and Religious Sectarianism: Peasant and Priest in

the Caodai in Vietnam" (Chính trị nông dân và giáo phái: nông dân và chức sắc

trong đạo Cao Đài ở Việt Nam) của tác giả Werner Jayne Susan [170]. Nội dung

gồm: Đạo Cao Đài ra đời ở Nam Bộ thuộc Pháp; địa chủ và nông dân; Tây Ninh -

Thánh địa; bành trướng và suy vi và phần kết luận. Đây là công trình được rút gọn

từ bản luận án tiến sỹ năm 1976 của tác giả với đề tài: "Đạo Cao Đài: Chính trị của

một phong trào tôn giáo tổng hợp (The Caodai: The politics of a Vietnamese

syncretic religious movement) tại trường Đại học Yale University, Southeast Asia

studies, America. Tác giả nhận định rằng đạo Cao Đài là một phong trào nông dân

lớn nhất ở Việt Nam vào thời kỳ Pháp thuộc và lý giải sự ra đời của đạo Cao Đài

13

trên hai yếu tố chính là nông dân và chức sắc để tập hợp lực lượng tín đồ qua mối

quan hệ địa chủ - nông dân và tư sản - chức sắc. Tác giả phân tích vấn đề đạo Cao

Đài trong mối quan hệ với các tổ chức chính trị đương thời như Việt Minh, Cộng

sản, chính quyền thực dân Pháp và cho rằng đạo Cao Đài là phong trào nông dân

lớn nhất Việt Nam thời Pháp thuộc có ảnh hưởng đáng kể đến nền chính trị ở Nam

Bộ đương thời. Công trình cho thấy vai trò của đạo Cao Đài trong đời sống chính trị

ở Việt Nam [170].

Cuốn sách: "Lịch sử Đạo Cao Đài", quyển 1, 2 của Cơ quan Phổ Thông Giáo

Lý Đại Đạo [22; 23]

-

- (1930-

1938). Công trình đã làm rõ nguyên nhân ra đời và chia rẽ của đạo Cao Đài thời kỳ

đầu thành lập, đồng thời làm rõ một số vấn đề về giáo lý, giáo luật của đạo Cao Đài.

Cuốn sách: "Đạo Cao Đài hai khía cạnh: lịch sử và tôn giáo" của Nguyễn

Thanh Xuân [166]. Tác giả luận giải hoàn cảnh, điều kiện ra đời của đạo Cao Đài;

quá trình phát triển của đạo Cao Đài từ việc chia rẽ thành các chi phái, việc hợp

nhất bất thành của đạo Cao Đài; ảnh hưởng của đạo Cao Đài đối với đời sống chính

trị của đất nước qua việc đạo Cao Đài tham gia kháng chiến cứu quốc và thái độ của

các thế lực đế quốc đối với đạo Cao Đài; cuối cùng là chính sách tôn giáo của Đảng,

Nhà nước và quá trình công nhận về tổ chức đối với đạo Cao Đài. Tác giả đã khắc

họa thành công bức tranh toàn cảnh về đạo Cao Đài ở Việt Nam trên hai khía cạnh

lịch sử và tôn giáo. Trên khía cạnh lịch sử, tác giả phân tích sự hình thành, tồn tại

14

của đạo Cao Đài từ một tổ chức thống nhất đến chia rẽ thành các phái Cao Đài khác

nhau và nỗ lực thống nhất của đạo Cao Đài, đồng thời chỉ rõ những đóng góp của

đạo Cao Đài trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Trên khía cạnh tôn giáo, tác

giả đã làm rõ về cơ cấu tổ chức, đời sống tinh thần, nghi lễ, hoạt động tôn giáo của

đạo Cao Đài và phân tích nguyên nhân hình thành, tồn tại của đạo Cao Đài dưới góc

nhìn của sử học.

C : " [148]

:

"

" [148, tr.376]. Công trình đã đánh giá, nhìn nhận

đạo Cao Đài trên các lĩnh vực chính trị, xã hội và cho thấy vai trò của đạo Cao Đài

trong xã hội miền Nam những năm đầu thế kỷ 20.

Các tác giả đã góp phần làm sáng tỏ lịch sử hình thành của đạo Cao Đài,

phân tích các yếu tố làm cơ sở cho việc hình thành đạo Cao Đài, vai trò, ảnh hưởng

của các vị chức sắc có công khai đạo, các sinh hoạt văn hóa của người tín đồ đạo

Cao Đài. Tuy nhiên, các công trình chưa tập trung làm rõ sự tồn tại của đạo Cao Đài

hiện nay với các tổ chức khác nhau và hoạt động liên giao từ đổi mới đến nay.

1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu về phương diện văn hóa và giá trị văn

hóa của đạo Cao Đài

Cuốn: "Phương châm hành đạo" của Lê Văn Trung [147]. Cuốn sách có 24

trang, 8 chương gồm các nội dung về việc giữ đạo, người trong đạo, người ngoại

đạo, phổ thông Thiên đạo, năng hầu đàn, điều lệ hầu đàn, xem kinh sách - luật lệ và

hướng dẫn xem kinh sách. Tác giả Lê Văn Trung với tư cách là người đứng đầu

15

Cao Đài Tây Ninh đã trình bày khá rõ nét về mục đích hành đạo, các đặc trưng cơ

bản của người tín đồ đạo Cao Đài trong việc tu hành ở gia đình, Thánh thất và xã

hội. Cuốn sách nêu được sứ mệnh của đạo Cao Đài nhằm cứu vớt chúng sinh khỏi

cuộc sống khổ đau của cõi đời và đem tới giá trị nhận thức của tín đồ về mục đích

tu hành theo đạo Cao Đài. Đây là phương diện tôn giáo qua đó thấy được ý nghĩa

của giá trị văn hóa của đạo Cao Đài.

Cuốn: "Đại Đạo Giáo lý" của Trương Văn Tràng [144] với gần 200 trang,

gồm 3 phần: về mặt tôn giáo; vũ trụ và nhân sinh quan; Thượng thừa và Hạ thừa.

Tác phẩm đi sâu phân tích về phương diện giáo lý của đạo Cao Đài, trình bày

những nét căn bản về sự hình thành của đạo Cao Đài, xác định việc đạo Cao Đài ra

đời là kết quả của việc tổng hợp của ba nguồn học thuyết phương Đông truyền

thống: Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo. Đây được coi là công trình khảo cứu hữu ích

về việc nghiên cứu, tìm hiểu về giáo lý của đạo Cao Đài, có thể suy niệm về việc tu

hành của người tín đồ đạo Cao Đài trong trình độ tiến hóa của xã hội đương thời.

Cuốn sách trình bày cơ cấu các giá trị của đạo Cao Đài, góp phần tìm hiểu triết lý

của đạo Cao Đài [144].

Cuốn sách: "Đời sống của người tín đồ Cao Đài" của Nguyễn Long Thành

[125]. Cuốn sách đã phân tích làm rõ các giá trị trong đời sống của người tín đồ đạo

Cao Đài trong sinh hoạt hằng ngày, trong tâm linh, trong ứng xử với xã hội và đức

tin của người có đạo. Tác giả phân tích các hoạt động hằng ngày của người tín đồ

đạo Cao Đài để chỉ rõ các sinh hoạt văn hóa của người đạo Cao Đài và niềm tin tôn

giáo của họ trong cuộc sống.

Công trình: "Tìm hiểu đạo Cao Đài qua tám nhận định" của tác giả Huệ

Minh [92]. Cuốn sách đưa ra tám nhận định về các vấn đề: Đạo sử và ý thực hệ tâm

linh; tôn chỉ của đạo Cao Đài; mục đích của đạo Cao Đài; hình thể tổ chức của đạo

Cao Đài; biểu tượng thờ cúng của Cao Đài giáo; tổng quan về Tân luật, Pháp Chánh

truyền và Thánh ngôn hiệp tuyển; tìm hiểu và phân tích Thánh ngôn hiệp tuyển;

giáo lý Cao Đài. Thông qua 8 nhận định, tác giả lý giải, tìm hiểu làm rõ một số vấn

đề nghiên cứu về giá trị văn hóa của đạo Cao Đài, trong đó chú trọng đến giáo lý,

kinh sách, tôn chỉ, mục đích, tổ chức, biểu tượng thờ cúng của đạo Cao Đài.

16

Công trình: "Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài" của Đặng Nghiêm Vạn [153]

đã nghiên cứu một số vấn đề về lịch sử, chính trị, văn hóa, hệ thống tổ chức của đạo

Cao Đài. Đặc biệt tác giả Đặng Nghiêm Vạn đã cho rằng đạo Cao Đài có ảnh hưởng

đến đời sống của người dân Nam Bộ là một tôn giáo nhập thế, hiểu được tâm lý xã

hội của nông dân Nam Bộ đương thời nên thu hút được đông đảo người tham gia.

Cuốn sách góp phần quan trọng trong việc nhận thức về đạo Cao Đài thấy được các

giá trị của đạo Cao Đài đối với xã hội để đề xuất Nhà nước tiến hành xem xét công

nhận pháp nhân, bình thường hóa về hoạt động và tổ chức của đạo Cao Đài.

Công trình: "The Caodai: A new religious movement" (Đạo Cao Đài: Một

phong trào tôn giáo mới) của tác giả Sergei Blagov [168]. Đây là sự mở rộng của

luận án phó tiến sỹ của tác giả tại Phân viện Dân tộc học thuộc Viện Hàn lâm Khoa

học Liên Xô năm 1991. Trong công trình nghiên cứu này, S. Blagov nhận định về

việc ra đời của đạo Cao Đài là sự kết hợp giữa phong trào chính trị tôn giáo và tư

tưởng truyền thống. Tác giả lý giải việc ra đời của đạo Cao Đài như là một sự hòa

giải mâu thuẫn trong xã hội giữa các giá trị truyền thống của phương Đông với các

giá trị mới của nền văn minh phương Tây du nhập vào Việt Nam. Sự phát triển của

đạo Cao Đài được tác giả đánh giá theo khuynh hướng độc lập mang tính đặc thù

của một tổ chức chính trị xã hội có ảnh hưởng đến cư dân Nam Bộ.

Công trình: "Bước đầu học đạo (dành cho tân tín đồ Cao Đài)" của Nguyễn

Văn Hồng [71]. Nội dung gồm các vấn đề từ việc nhập môn vào Đạo đến cách lạy,

ăn chay, nghi tiết cúng đàn, hành chánh đạo, lịch sử thành lập Đạo, tôn chỉ, phương

pháp tu hành, vũ trụ quan,… đến tang lễ. Tác giả đã kế thừa những công trình đi

trước để trình bày khá đầy đủ hoạt động của người tín đồ Cao Đài theo quy luật

vòng đời từ lúc vào đạo đến lúc từ trần. Công trình miêu tả các hoạt động của người

tín đồ đạo Cao Đài trong quá trình tu hành cần phải thực hiện và góp phần làm rõ

sinh hoạt văn hóa của người tín đồ đạo Cao Đài.

Cuốn sách: "Người Nam Bộ và tôn giáo bản địa" của Phạm Bích Hợp [65]

viết về 3 tôn giáo bản địa sinh ra ở Nam Bộ là đạo Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo và

Bửu Sơn Kỳ Hương. Trong đó phần đạo Cao Đài được giới thiệu từ trang 178 đến

trang 314 với 3 nội dung chính: cơ bút - yếu tố tiên quyết cho sự hình thành đạo

17

Cao Đài; giáo lý Cao Đài và đức tin của người tín đồ; một tôn giáo nhiều Hội thánh.

Tác giả nhận định đạo Cao Đài là một tôn giáo có ảnh hưởng lớn ở Nam Bộ và đánh

giá cơ bút chính là điều kiện đầu tiên quyết định cho sự ra đời của đạo Cao Đài, góp

phần tạo sự thuyết phục, thu hút đối với người tín đồ Cao Đài. Về giáo lý, tác giả

cho rằng đạo Cao Đài đã cung cấp điểm tựa quan trọng cho đức tin của các tín đồ,

đồng thời cũng phản ánh tinh thần cởi mở của người Việt Nam Bộ. Đó là giá trị của

huyền thoại tôn giáo, tính thiêng của tôn giáo tạo thành giá trị tâm thức của người

tín đồ đạo Cao Đài.

Cuốn: "Yếu điểm giáo lý Đại Đạo" của Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại Đạo

[24] đã luận giải các vấn đề về: nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan Cao Đài,

tổng quan về con người Cao Đài, tổng quan về con đường phản bổn hoàn nguyên

của đạo Cao Đài. Nội dung cuốn sách nhằm trình bày những điểm căn bản, cốt yếu

của giáo lý Cao Đài vừa có tính đặc thù, vừa có tính phổ quát như: Cao Đài, Thiên

Nhãn, Quyền pháp, Đạo pháp. Đó là những nội dung cốt lõi để nghiên cứu giá trị

tinh thần, giá trị tâm linh của người tín đồ đạo Cao Đài trong đời sống tu hành cũng

như trong đời sống xã hội.

Đề tài: "Đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài trong bối cảnh văn hoá

Nam Bộ" của Huỳnh Ngọc Thu [136]. Nội dung luận án đã góp phần tìm hiểu chức

năng tôn giáo trong đời sống tín đồ Cao Đài ở Nam Bộ, những đóng góp về mặt văn

hóa của đạo Cao Đài đối với văn hóa Nam Bộ qua đời sống tôn giáo của tín đồ, ảnh

hưởng của văn hóa Nam Bộ đối với việc hình thành và phát triển đạo Cao Đài, cũng

như đối với đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài, một số quan điểm lý thuyết

về văn hóa trong nghiên cứu nhân học như thuyết chức năng, các lý thuyết liên quan

đến vùng văn hóa. Tác giả khẳng định đạo Cao Đài là tôn giáo bản địa do người

Việt ở Nam Bộ sáng tạo từ nền tảng của các tôn giáo có trước đó. Đời sống tôn giáo

của tín đồ Cao Đài thể hiện tính hỗn dung văn hóa và biểu hiện yếu tố thoáng, mở

trong hành xử tôn giáo. Đồng thời góp phần làm phong phú, đa dạng cho văn hóa

Nam Bộ.

Cuốn sách: "Tìm hiểu tôn giáo Cao Đài" của Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại

Đạo [25]. Tác giả tìm hiểu các vấn đề về cơ cấu của đạo Cao Đài gồm: lịch sử khai

18

đạo sự xuất hiện và cơ cấu tôn giáo Cao Đài; tổ chức Hội thánh và luật pháp đạo;

thánh thất, thánh tượng, nghi lễ; giáo lý căn bản về vũ trụ quan, nhân sinh quan, tôn

chỉ, mục đích của đạo Cao Đài; phương pháp tu hành về công phu, công quả, công

trình; tổng luận về Ngũ chi Đại Đạo, Pháp Chánh truyền Cửu Trùng đài, Pháp

Chánh truyền Hiệp Thiên đài, Ngũ giới cấm, Tứ đại điều quy, ý nghĩa hai chữ Cao

Đài. Cuốn sách cung cấp tư liệu tìm hiểu cơ cấu của đạo Cao Đài qua lịch sử hình

thành, tổ chức giáo hội, luật pháp, thánh thất, thánh tượng, nghi lễ, giáo lý, phương

pháp tu hành của người đạo Cao Đài, góp phần làm sáng tỏ cơ sở hình thành các giá

trị văn hóa của đạo Cao Đài.

Công trình: "Một góc nhìn văn hóa Cao Đài" của Huệ Khải [81]. Tác giả đề

cập đến 18 vấn đề dưới góc nhìn văn hóa Cao Đài về các lĩnh vực trong đời sống

tinh thần của đạo Cao Đài. Một số nội dung rất cụ thể về tên gọi chức sắc, nhạc lễ,

hôn lễ, ngôn ngữ, cờ phướn,… của đạo Cao Đài được phân tích, lý giải qua trải

nghiệm về thực tế và kiến thức khoa học trong nghiên cứu tôn giáo. Các nội dung

được tác giả đề cập đến đều tìm hiểu các khía cạnh trong sinh hoạt văn hóa của tín

đồ đạo Cao Đài, trong đó hướng đến các hoạt động tôn giáo, nghi lễ, âm nhạc, tư

tưởng, triết lý nhân sinh của đạo Cao Đài.

Đề tài: "Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi - quá trình hình

thành, phát triển và nếp sống đạo" của Nguyễn Thị Ánh Ngà [96] đã góp phần làm

rõ quá trình hình thành, phát triển, nội dung cơ bản và nếp sống đạo của Cao Đài

Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, phân tích những ảnh hưởng của Cao Đài Đại

Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi đối với đời sống xã hội và những vấn đề đặt ra

hiện nay. Tác giả đã đi sâu phân tích các nghi lễ, cơ cấu tổ chức, cách hành đạo để tìm

ra những đặc điểm nổi bật của người tu hành trong Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam

Thanh Vô Vi. Tuy nghiên cứu dưới góc độ tôn giáo học nhưng tác giả đã nhận diện nếp

sống đạo của người tu hành có ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa Nam Bộ và có những

đóng góp nhất định trong việc tạo nên sắc thái đặc trưng cho văn hóa Nam Bộ từ nửa

sau thế kỷ XX của Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi.

Đề tài: "Đạo Cao Đài ở Nam Bộ: tổ chức đời sống cộng đồng và những đặc

trưng văn hóa" của Nguyễn Mạnh Tiến [140]. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về đời

19

sống cộng động của tín đồ đạo Cao Đài trên lĩnh vực văn hóa đời sống xã hội, văn

hóa vật chất, văn hóa tinh thần. Đồng thời miêu tả những đặc trưng văn hóa thể hiện

qua đời sống cộng đồng của tín đồ đạo Cao Đài. Qua tìm hiểu, phân tích, tác giả đã

nghiên cứu thành công về đời sống cộng đồng của tín đồ đạo Cao Đài trên khía

cạnh văn hóa học và tìm hiểu các đặc trưng văn hóa của đạo Cao Đài.

1.1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án

cần giải quyết

1.1.3.1. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu

- Tôn giáo và giá trị văn hóa là vấn đề được nhiều tác giả trong và ngoài

nước quan tâm. Tôn giáo theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng có vai

trò nhất định trong đời sống xã hội và tạo ra động lực thúc đẩy sự phát triển của xã

hội, đồng thời nó cũng tác động trở lại đối với đời sống xã hội. Giá trị văn hóa là do

con người sáng tạo ra, định hướng cho con người vươn lên trong cuộc sống.

- Nghiên cứu về lịch sử và chính trị - xã hội của đạo Cao Đài, nhiều tác giả

đã làm rõ bối cảnh ra đời và tồn tại của đạo Cao Đài nhưng chưa trình bày đầy đủ

sự phức tạp của các phái Cao Đài hiện nay.

- Nghiên cứu về giá trị văn hóa của đạo Cao Đài, một số tác giả đã trình bày

cơ cấu các giá trị và đặc trưng văn hóa của đạo Cao Đài, nhưng chưa nhận diện đầy

đủ các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài.

- Nhìn chung, các công trình nêu trên chỉ mới đề cập một cách sơ lược về các

giá trị văn hóa của đạo Cao Đài hoặc gợi mở về các giá trị của đạo Cao Đài trong

đời sống cư dân Nam Bộ.

- Một số tác giả như: Huỳnh Ngọc Thu, Nguyễn Thị Ánh Ngà, Trần Mạnh

Tiến,… đã nghiên cứu đạo Cao Đài như một hiện tượng văn hóa, một "tiểu văn

hóa" với một số đặc trưng văn hóa và sự đóng góp, ảnh hưởng của đạo Cao Đài đối

với văn hóa Nam Bộ. Tuy nhiên, các tác giả chưa đi sâu nghiên cứu một cách có hệ

thống giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ. Chưa phân

tích làm rõ các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài và những tác động của nó trong đời

sống cư dân Nam Bộ, những vấn đề đặt ra hiện nay trong việc phát huy các giá trị

văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ. Đây là khoảng trống của

20

đề tài mà các tác giả chưa nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ, đòi hỏi phải

được tiếp tục đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu.

1.1.3.2. Những vấn đề luận án cần giải quyết

Đề tài "Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ"

sẽ đề cập những vấn đề cần giải quyết để nhận diện các giá trị văn hóa của đạo Cao

Đài và những tác động của nó trong đời sống cư dân ở Nam Bộ nhằm phát huy các

giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ hiện nay.

Trên cơ sở tiếp thu thành quả của các công trình nghiên cứu đi trước và bổ

sung vào khoảng trống nghiên cứu về giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời

sống cư dân Nam Bộ, luận án cần giải quyết một số vấn đề sau:

Một là, thông qua việc khai thác, kế thừa kết quả nghiên cứu từ các công

trình khoa học trong nước và nước ngoài, luận án góp phần làm rõ cơ sở hình thành

các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài.

Hai là, phân tích, nhận diện các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài thể hiện qua

giá trị nhận thức, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ của đạo Cao Đài. Trên cơ sở đó,

tìm hiểu, phân tích làm rõ tác động của các giá trị văn hóa đạo Cao Đài trong đời

sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân Nam Bộ.

Ba là, phân tích những vấn đề đặt ra đối với việc phát huy giá trị văn hóa của

đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ hiện nay, nhằm phát huy giá trị đạo đức

tôn giáo, nâng cao vai trò của đạo Cao Đài tham gia các hoạt động xã hội, giảm

thiểu những hạn chế để góp phần xây dựng xã hội đạo đức, văn minh.

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

1.2.1. Khái niệm

1.2.1.1. Tôn giáo và đạo Cao Đài

* Tôn giáo

Tôn giáo là đối tượng xem xét của nhiều ngành khoa học trong suốt lịch sử

phát triển của tôn giáo. Do đó, có nhiều quan điểm khác nhau về tôn giáo như quan

điểm thần học, quan điểm tâm lý học, quan điểm xã hội học, quan điểm dân tộc học,

quan điểm triết học,…Việc nghiên cứu tôn giáo đã có từ lâu nhưng việc xem xét tôn

giáo như một đối tượng của môn khoa học nhân văn mang tính giao thoa hoặc tính

tổng hợp, mới xuất hiện chưa lâu.

21

Về mặt từ nguyên học thì thuật ngữ "tôn giáo" là một thuật ngữ vẫn còn đang

tranh luận. Trong tiếng Hán Việt "tôn giáo" là "tông giáo" (giáo phái hay học phái).

Trong tiếng Anh và tiếng Pháp là religion, tiếng Nga là religya. Trong tiếng Latinh,

religio có nghĩa là "mộ đạo", "thần thánh", "đối tượng sùng bái". Theo định nghĩa

của giáo hội (thần học) thì tôn giáo là mối liên hệ của con người với Thượng đế, với

Thần linh, với cái tuyệt đối, với một lực lượng nào đó, với sự siêu việt hóa,… Nhà

thần học và triết học Tin Lành giáo R.Otto cho rằng tôn giáo là "sự thể nghiệm cái

thần thánh" [64, tr.25]. Nhà triết học và xã hội học, Max Weber cho rằng tôn giáo

đã tạo ra động lực cho con người trong cuộc sống.

Quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng tôn giáo là rất đa dạng, được

phân biệt tùy thuộc vào các nguyên tắc và các phương pháp xuất phát điểm. Hai ông

đã nêu đặc trưng tôn giáo dựa trên quan niệm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội

và con người. Các ông cho rằng tôn giáo không có lịch sử riêng của mình, không có

bản chất đặc biệt và nội dung đặc biệt nằm ngoài thế giới. Tôn giáo phát triển trong

bối cảnh lịch sử xã hội; sự tiến hóa của tôn giáo diễn ra tùy thuộc vào sự phát triển

của sản xuất xã hội, của hệ thống quan hệ xã hội. Trong tôn giáo, con người biến

thế giới kinh nghiệm của mình thành một bản chất tưởng tượng, đứng đối lập với nó

như một vật xa lạ.

Mỗi khái niệm về tôn giáo đều chưa làm cho các nhà nghiên cứu hay chính

những chức sắc, tín đồ tôn giáo vừa lòng. Bởi tôn giáo là lĩnh vực tinh thần có nhiều

cách hiểu, cách lý giải khác nhau theo quan điểm chủ quan của mỗi người. Để có

khái niệm công cụ, nghiên cứu sinh lựa chọn quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen

về tôn giáo. Có thể nói rằng, tôn giáo là sản phẩm của con người, do con người sáng

tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu về tinh thần của con người trong xã hội, tôn giáo tạo

cho con người có niềm tin vào thế giới vô hình nơi hư vô, nhưng con người vẫn

sống trong cuộc sống hữu hình nơi trần thế, đồng thời tôn giáo quy định những luật

lệ, nghi thức mang tính thiêng liêng để con người thực hành, tuân theo.

* Đạo Cao Đài

Đạo Cao Đài tên gọi đầy đủ là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, có nghĩa là một nền

đạo lớn mở ra kỳ thứ ba để cứu giúp con người nơi cõi trần thoát khỏi cảnh khổ

22

luân hồi mà trở về cõi Thiêng liêng hằng sống. Theo quan niệm của người theo đạo

Cao Đài, gọi là Đại Đạo, một nền Đạo lớn, bởi vì nền Đạo này có qui mô lớn, được

Thượng Đế khai mở và làm Giáo chủ, với tôn chỉ: Qui nguyên Tam giáo, phục nhất

Ngũ chi. Đạo Cao Đài kế thừa tinh hoa của các tôn giáo đã có từ trước đến nay do

các đấng: Thần - Thánh - Tiên - Phật mở ra, thống nhất hợp lại thành một mối, dưới

sự chưởng quản của Thượng Đế.

Gọi là Tam Kỳ Phổ Độ bởi vì trước đây đã mở ra hai kỳ phổ độ: Nhất Kỳ

Phổ Độ và Nhị Kỳ Phổ Độ. Nhất Kỳ Phổ Độ mở ra vào thời Thái cổ của nhân loại,

gồm các tôn giáo: Nhiên Đăng Cổ Phật mở Phật giáo, Brahma Phật mở Đạo

Bàlamôn, Thái Thượng Lão Quân mở Tiên giáo, Phục Hy mở Nho giáo, Thánh

Moise mở Thánh giáo Do Thái. Nhị Kỳ Phổ Độ mở ra vào thời Thượng cổ của nhân

loại, gồm các tôn giáo: Phật Thích Ca mở Phật giáo ở Ấn Độ, Lão Tử mở Lão giáo

và Khổng Tử mở Nho giáo ở Trung Hoa, Chúa Jésus mở Thánh giáo ở Do Thái,

Khương Tử Nha cầm Bảng Phong Thần đứng đầu Thần đạo Trung Hoa. Tam Kỳ

Phổ Độ là thời đại hiện nay, ứng với cuối hạ nguyên tam chuyển, bước qua thượng

nguyên tứ chuyển. Đạo Cao Đài cho rằng, đây là kỳ phổ độ lần cuối, trước khi mở

Đại hội Long Hoa, đó là một cuộc phán xét cuối cùng để tận độ nhân sinh, cứu giúp

tất cả chúng sinh.

Thời Tam Kỳ Phổ Độ, Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng cơ mở đạo, lấy đài

ngự của Ngài là Cao Đài làm danh hiệu. Ngọc Hoàng Thượng Đế được dân

gian gọi là Ông Trời, được người theo đạo Cao Đài gọi là Thầy. Đức Cao Đài

lấy danh xưng là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Cao Đài chỉ về Nho

giáo, nghĩa là cái đài cao nhất mực (Thái cực) ngôi của Đấng Chúa Tể Càn

khôn mà Nho giáo sùng bái dưới danh hiệu Thượng Đế. Tiên Ông chỉ về một vị

Đại Giác Kim Tiên trong Đạo giáo. Đại Bồ Tát Ma Ha Tát chỉ về một vị Phật

trong Thích giáo.

Vì vậy, Ngọc Hoàng Thượng Đế là Đấng Cao Đài, nên cũng gọi là Cao

Đài Thượng Đế và nền Đại Đạo được mở ra vào thời Tam Kỳ Phổ Độ được gọi

là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, cũng gọi là Cao Đài Đại Đạo, hay gọi tắt là đạo

Cao Đài.

23

1.2.1.2. Văn hóa và giá trị văn hóa

* Văn hóa

Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần được con người sáng

tạo và lưu giữ trong quá trình lịch sử. Như vậy có thể hiểu văn hoá là lĩnh vực rộng

lớn bao gồm toàn bộ hoạt động và sản phẩm hoạt động sáng tạo của con người từ

trước đến nay.

Nghiên cứu văn hoá có rất nhiều khoa họckhác nhau dựa trên những cách

tiếp cận của từng ngành với những mục đích khác nhau. Mỗi ngành trong các khoa

học về văn hoá có nhiệm vụ nghiên cứu một lĩnh vực văn hoá nào đó. Khái niệm

văn hoá vì vậy có nhiều định nghĩa khác nhau. Các nhà đạo đức học coi văn hoá là

đạo đức, các nhà tôn giáo học coi văn hoá là phong tục, tập quán, tín ngưỡng, các

nhà dân tộc học coi văn hoá là hình thức biểu hiện đời sống của các tộc người,…

Tính đa nghĩa của khái niệm văn hoá không chỉ có trong nhận thức lý luận mà còn

là thực tiễn. Văn hoá là khái niệm đang vận động, mang tính lịch sử, biến đổi cùng

các thời đại trong lịch sử.

Để có một khái niệm công cụ cho việc nghiên cứu đề tài luận án, nghiên cứu

sinh lựa chọn quan niệm về văn hoá của Chủ tịch Hồ Chí Minh làm cơ sở triển khai

đề tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra quan niệm về văn hóa, như sau:

Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo

và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn

giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về

mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát

minh đó tức là văn hóa" [119, tr.15].

Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm văn hoá là toàn bộ những sáng tạo và phát

minh của con người nhằm mục đích phục vụ cuộc sống của con người, trong đó tôn

giáo như một thành tố của văn hoá. Dù coi tôn giáo là một bộ phận của văn hoá hay

tách tôn giáo khỏi văn hoá một cách trừu tượng thành một hệ thống độc lập tương

đối thì tôn giáo và văn hoá cũng có sự tác động qua lại lẫn nhau.

* Giá trị văn hóa

Văn hóa được gắn liền với giá trị. Văn hóa có thể hiểu là làm cho đẹp, trở

thành có giá trị. Giá trị của văn hóa là thước đo để phân biệt văn hóa với phản văn

24

hóa, giá trị với phi giá trị. Có thể coi văn hóa là hệ thống giá trị do con người sáng

tạo ra. Như vậy, giá trị văn hóa gồm tất cả các loại giá trị đạo đức, giá trị kinh tế,

giá trị văn học,…

Mai Văn Hai, Mai Kiệm quan niệm giá trị văn hóa là toàn thể những thành

tựu sáng tạo của con người: "Giá trị văn hóa là toàn thể những thành tựu sáng tạo,

trong đó bao gồm các phát minh khoa học, các tác phẩm nghệ thuật, các công trình

kiến trúc xuất sắc,… mà con người đã sáng tạo được" [52, tr.180]. Ngô Đức Thịnh

quan niệm giá trị văn hóa là quá trình sáng tạo, lao động của con người trong môi

trường tự nhiên và xã hội để thỏa mãn nhu cầu, khát vọng của cộng đồng về những

điều tốt đẹp: "Giá trị văn hóa (cultural value) là yếu tố cốt lõi của văn hóa, nó được

sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với môi

trường tự nhiên và xã hội nhất định" [134, tr.23].

Có thể hiểu khái niệm giá trị văn hóa là những sáng tạo của con người trong

tiến trình lịch sử được cộng đồng chấp nhận, tin tưởng và trở thành mục tiêu, hành

động của con người trong xã hội hướng tới. Giá trị văn hóa của tôn giáo là thế giới

quan, biểu tượng, định hướng ý thức và lối ứng xử của con người trong cuộc sống.

Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài là thế giới quan, nhân sinh quan, hình ảnh, biểu

tượng, nghi lễ, sinh hoạt tôn giáo và hoạt động tôn giáo trong đời sống xã hội.

1.

Đời sống là khái niệm rộng chỉ toàn bộ hoạt động của con người về tinh thần

và vật chất. Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê, đời sống là "toàn bộ nội dung

những hoạt động trong một lĩnh vực nào đó của con người và xã hội", ví dụ đời

sống văn hóa, đời sống tinh thần hay "toàn bộ nói chung điều kiện sinh hoạt của con

người, xã hội" hoặc "lối sống chung của một tập thể, một xã hội" [106, tr.552]. Cư

dân là người dân sống tại một địa bàn, một vùng miền, một địa phương nhất định

trong không gian địa lý chung. Cũng theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê cho

rằng: "Cư dân d. Người cư trú trong một vùng, một địa bàn cụ thể, thí dụ, cư dân

vùng sông nước Nam Bộ" [106, tr.370].

Đời sống cư dân bao gồm tổng thể những hoạt động vật chất và tinh thần của

người dân sống tại một địa bàn, địa phương nhất định. Đạo Cao Đài ra đời trong bối

25

cảnh xã hội ở Nam Bộ nên chịu tác động của xã hội Nam Bộ và ngược lại, sau khi hình

thành, phát triển, đạo Cao Đài tác động trở lại đời sống xã hội của cư dân Nam Bộ.

Có các quan niệm khác nhau về cơ cấu của đời sống xã hội: theo quan điểm

triết học của chủ nghĩa Mác đời sống xã hội gồm đời sống vật chất và đời sống tinh

thần; theo quan điểm của các nhà văn hóa học đời sống xã hội bao gồm văn hóa vật

chất (sinh tồn), văn hóa xã hội (văn hóa tổ chức xã hội), văn hóa tinh thần; theo

quan niệm của Hồ Chí Minh đời sống xã hội bao gồm các lĩnh vực chính trị, kinh tế,

văn hóa, xã hội,…

Trong luận án này, nghiên cứu sinh lựa chọn quan niệm của chủ nghĩa Mác

nhằm làm rõ những tác động của các giá trị văn hóa đạo Cao Đài trong đời sống vật

chất và đời sống tinh thần của cư dân là người đạo Cao Đài ở Nam Bộ.

1.2.1.4. Tâm linh

Tôn giáo gắn liền với vấn đề tinh thần hay tâm linh của con người. Ngày

nay, khoa học kỹ thuật đã phát triển mạnh nhưng vẫn chưa thể giải thích thỏa đáng

vấn đề tâm linh của con người.

Trong tâm thức người Việt và người phương Đông vẫn coi trọng giá trị tinh

thần hơn giá trị vật chất. Trong cuộc sống hằng ngày, vấn đề tâm linh vẫn đang tồn

tại trong xã hội, trong thế giới tôn giáo và được đại đa số nhân dân tin theo. Nguyễn

Thừa Hỷ cho rằng tâm linh người Việt là mọi vật đều có linh hồn: "…tất cả mọi vật

trong vũ trụ và thế gian này đều có linh hồn (vạn vật hữu linh), dưới nhiều tên gọi

tương tự khác nhau như hồn, phách, vía, vong, ma, quỷ, thần, thánh, yêu tinh…"

[76, tr.254]. Cuộc sống con người không chỉ vươn tới cái đúng, cái đủ của khoa học

mà còn vượt ra ngoài tri thức khoa học của con người, đó chính là tâm linh. Hiện

nay, quan niệm về tâm linh đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu.

Tâm linh là những vấn đề mang tính siêu thực của con người, vượt trên khả năng

của con người trong cuộc sống đời thường.

Như vậy, tâm linh có thể hiểu là những vấn đề liên quan đến tinh thần của

con người mang tính thiêng liêng, siêu nhiên được biểu hiện bằng khả năng nhận

biết siêu nghiệm, thần giao cách cảm, khả năng linh cảm của con người trong cuộc

sống mà khoa học không giải thích được. Còn đối với vấn đề tâm linh trong tôn

26

giáo là việc con người cảm nhận, thừa nhận, tin tưởng vào sự tồn tại và có mối quan

hệ khải thị với lực lượng siêu nhiên, thần thánh.

1.2.1.5. Biểu tượng

Thuật ngữ biểu tượng (symbol) trong tiếng Anh là một từ bắt nguồn từ

ngôn ngữ cổ ở châu Âu (symbolus trong tiếng La Mã và symbolon trong tiếng Hy

Lạp) có nghĩa là ký hiệu, tín hiệu, dấu hiệu,… hoặc có nghĩa là liên kết, suy

nghĩ,… Luc Benoist cho biểu tượng là hình ảnh tượng trưng: "Biểu tượng

(emblème) - hình ảnh tượng trưng thường đi kèm hoặc thể hiện một nhân vật,

một quyền lực, một nghề nghiệp hay một đảng phái" [90, tr.150]. Theo tiếng Hán

thì biểu tượng có nghĩa là: biểu là "bày ra", "dấu hiệu"; tượng là "hình tượng".

Biểu tượng là hình tượng được phô bày ra trở thành một dấu hiệu, ký hiệu tượng

trưng và mang ý nghĩa trừu tượng.

Đối với giá trị văn hóa của đạo Cao Đài có thể nghiên cứu, xem xét ở góc độ

biểu tượng sẽ làm rõ tâm thức, ý nghĩa nhân văn của tôn giáo trong đời sống xã hội.

Biểu tượng có tính đa nghĩa nhưng có hai nghĩa chính là biểu hình và biểu ý. Ở giai

đoạn ban đầu mới xuất hiện có lẽ ngôn ngữ biểu tượng thường mang tính đơn giản

và ước lệ. Về sau, do sự phát triển của xã hội loài người, ngôn ngữ biểu tượng ngày

càng được mở rộng đến mọi thành tố văn hoá và mọi mặt đời sống của con người.

Như vậy, có thể nói biểu tượng là một hình thái ngôn ngữ hay các ký hiệu có

ý nghĩa tượng trưng cho ngôn ngữ của con người để truyền đạt về trí tuệ, sự sáng

tạo, sự liên kết mang những chuẩn mực, giá trị của một nền văn hóa. Biểu tượng tôn

giáo là các ký hiệu có ý nghĩa tượng trưng cho ngôn ngữ của con người để truyền

đạt về tư tưởng, trí tuệ, các giá trị của con người trong mối quan hệ với các đấng

siêu nhiên, thần thánh.

1.2.1.6. Một số thuật ngữ cơ bản sử dụng trong luận án

Do đạo Cao Đài ra đời ở Nam Bộ nên có một số thuật ngữ địa phương, để

thống nhất trong nghiên cứu, một số thuật ngữ sau đây được hiểu và sử dụng trong

luận án:

* Cơ bút: Cơ: Cái máy, sự xoay chuyển như cái máy. Bút: cây viết. Cơ bút là

dụng cụ dùng để thông công với các Ðấng thiêng liêng.

27

* Phổ độ: Phổ: Rộng lớn, bày ra khắp cả, đều cả. Độ: cứu giúp. Phổ độ là

cứu giúp chúng sinh.

* Ơn Trên: Ơn Trên là ơn huệ của các Đấng Bề Trên nơi cõi thiêng liêng ban

xuống cho dân chúng, đồng thời được dùng để chỉ các Đấng thiêng liêng, hay để chỉ

Đức Chí Tôn hoặc Đức Phật Mẫu.

* Thiên nhãn: Thiên: Ông Trời, tầng Trời, cõi Trời. Nhãn: con mắt. Thiên

nhãn có nghĩa là mắt Trời, biểu tượng bằng hình con mắt trái của con người, tượng

trưng cho Ngọc Hoàng Thượng Đế. Thờ Thiên nhãn là thờ Trời.

* Một số từ ngữ địa phương: Sinh - sanh; bảo - bửu; nguyên - ngươn; chính -

chánh; nhất - nhứt; hoàn - hườn, thi - thơ; bậc - bực, nhân sinh - nhơn sanh,…

1.2.2. Một số vấn đề lý luận liên quan

1.2.2.1. Lý thuyết văn hóa vùng

Văn hóa vùng là văn hóa của cộng đồng cư dân sinh sống trong phạm vi một

không gian có sự tương đồng về địa lý, tự nhiên, kinh tế, văn hóa.

A.A Belik cho rằng vùng văn hóa là khái niệm của trào lưu truyền bá luận, thể

hiện truyền bá vật chất và tín ngưỡng, phong tục đặc biệt đối với một văn hóa nhất

định: "Thể hiện các tham số không gian của sự truyền bá những vật thể văn hóa (vật

chất) và một phức thể nào đó của tín ngưỡng và phong tục tập quán đặc biệt đối với

một văn hóa nhất định" [1, tr.343]. Ngô Đức Thịnh quan niệm văn hóa vùng là vùng

lãnh thổ có sự tương đồng về tự nhiên, dân cư với mối quan hệ tương đồng về kinh

tế, xã hội và con người có sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa để hình thành văn hóa

vật chất và tinh thần của cư dân: "Văn hóa lãnh thổ hay văn hóa vùng là một dạng

thức văn hóa, mà ở đó trong một không gian địa lý xác định, các cộng đồng người

do cùng sống trong một môi trường tự nhiên nhất định,…" [135, tr.14]. Như vậy,

văn hóa vùng là thực thể văn hóa có đặc điểm riêng về địa lý, kinh tế, xã hội, văn

hóa của một cộng đồng thể hiện qua sinh hoạt, tổ chức, hoạt động của con người.

Về cư dân Nam Bộ, chủ yếu là người Việt, Khmer và người Hoa. Về tín

ngưỡng, tôn giáo, vùng Nam Bộ phong phú, đa dạng với nhiều tín ngưỡng, tôn giáo

cùng tồn tại trong đó có tôn giáo ngoại sinh, tôn giáo nội sinh, tín ngưỡng thờ cúng

thiên thần, tín ngưỡng thờ cúng nhân thần. Về văn hóa, Nam Bộ là vùng đất mới,

28

kết quả của quá trình dung hợp, tiếp biến văn hóa Đông - Tây. Trong quá trình dung

hợp văn hóa, Nam Bộ vẫn giữ gìn bản sắc văn hóa Việt nhưng mang đặc trưng riêng

không lẫn với vùng đất khác.

Lý thuyết văn hóa vùng nêu trên có thể vận dụng để phân tích sự hình thành,

tồn tại của đạo Cao Đài ở Nam Bộ, vùng đất lịch sử ở trung tâm giao lưu của các

nền văn hóa Nam - Bắc, Đông - Tây, theo quy luật hội tụ - giao thoa, kết tinh, lan

tỏa. Vùng đất Nam Bộ mới được người Việt khai phá và phát triển hơn 300 năm.

Nam Bộ là vùng đất chịu sự thống trị của thực dân Pháp đầu tiên và trực tiếp "Nam

Kỳ thuộc địa",… nơi diễn ra sự hỗn dung văn hóa Việt - Khmer - Hoa và phương

Tây cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Vì vậy, vùng Nam Bộ mang đặc trưng riêng về

địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.Với đặc trưng riêng của văn hóa vùng Nam

Bộ đã góp phần hình thành đạo Cao Đài và làm phong phú, đa dạng cho văn hóa

Nam Bộ.

1.2.2.2. Lý thuyết giá trị

Thuật ngữ giá trị: value (tiếng Anh), valuer (tiếng Pháp), cennost (tiếng Nga)

có nghĩa là giá trị, giá cả. Sự hình thành thuật ngữ giá trị gắn liền với các quan điểm

triết học, xã hội học trong lịch sử tư tưởng của nhân loại. Nhận thức về giá trị có từ

sớm trong tư tưởng nhân loại được thể hiện trong các quan điểm triết học cổ đại

phương Tây và phương Đông. Đến thế kỷ XIX khi khoa học triết học phát triển đến

sư phân ngành thì giá trị được xem là đối tượng của ngành khoa học mới xuất hiện -

giá trị học.

Trong lịch sử tồn tại, con người đã nhận ra giá trị là cái có ích, cái mong

muốn, cái có ý nghĩa với cuộc sống con người, cộng đồng, xã hội. Các nhà xã hội

học còn quan niệm giá trị là sản phẩm của văn hóa và giá trị là sự quan tâm, sở

thích, nhu cầu, lôi cuốn,… được con người lựa chọn. C.Kluckholn nhà xã hội học

Hoa Kỳ cho rằng: "Giá trị là quan niệm và điều mong muốn đặc trưng hiện nay ẩn

cho một cá nhân hay một nhóm và ảnh hưởng tới việc chọn các phương thức,

phương tiện hoặc mục tiêu của hành động" [52, tr.130]. Các nhà triết học cho giá trị

là thành quả của lao động sáng tạo vật chất và tinh thần của con người và có tác

dụng điều chỉnh hoạt động của xã hội: "Giá trị là một phạm trù triết học dùng để chỉ

29

sự đánh giá những thành quả lao động sáng tạo vật chất và tinh thần của con người"

[3, tr.43]. Các nhà tâm lý học coi giá trị là sản phẩm tinh thần của con người được

hình thành và phát triển trong môi trường xã hội và hoạt động của con người. Các

nhà ngôn ngữ học cho rằng giá trị là vật có lợi ích, đáng quý về một mặt nào đó

hoặc chỉ phẩm chất tốt đẹp, có tác dụng lớn trong đời sống xã hội: "Cái làm cho một

vật có ích lợi, có ý nghĩa, là đáng quý về mặt nào đó" [106, tr.386]. Các nhà văn hóa

học quan niệm giá trị là văn hóa, không phải mọi cái do con người sáng tạo ra là

văn hóa mà chỉ có những sáng tạo có giá trị mới thuộc về văn hóa: "Văn hóa chỉ

chứa cái hữu ích, cái tốt, cái đẹp. Trong từ "văn hóa" thì, trong truyền thống phương

Đông, "văn" là khái niệm đối lập với "võ", ‘văn" có nghĩa là "vẻ đẹp", là giá trị; văn

hóa có nghĩa là "trở thành đẹp, thành có giá trị" [129, tr.41]. Các nhà nghiên cứu

theo quan điểm mác xít cho rằng giá trị là một hiện tượng mang tính xã hội. Giá trị

là một hiện tượng chức năng (chức năng đánh giá) nên nhận thức phải có tính chủ

thể, khách thể. Cái gì không liên quan đến con người và đời sống xã hội thì cũng

không tồn tại trong phạm trù giá trị.

Giá trị là khái niệm rộng và được nhiều nhà khoa học nghiên cứu đã trở

thành ngành khoa học về giá trị. Dù còn sự bất đồng về quan niệm giá trị nhưng

nhìn chung giá trị là cái có thực trong hiện thực xã hội, là cái có lợi ích, có ý nghĩa

tốt đẹp về một mặt nào đó trong xã hội và được cộng đồng chấp nhận. Giá trị có ý

nghĩa đối với cộng đồng để xã hội cùng hướng tới những điều tốt đẹp, chuẩn mực

trong cuộc sống. Giá trị vừa mang tính khách quan, vừa mang tính chủ quan trong

mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, với con người và xã hội. Giá trị vừa là sự

nhận thức vừa là sự mong muốn của chủ thể đối với khách thể. Giá trị vừa là cái

định hướng cho chủ thể, vừa là động lực thúc đẩy chủ thể hành động vươn tới. Quan

niệm về giá trị cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi cái được coi là giá trị còn tùy

thuộc vào: chủ thể đánh giá, thời gian, không gian và tiêu chí đánh giá. Giá trị

không phải là cái bất biến mà nó cũng biến đổi trong thời gian, không gian và đặc

biệt là trong môi trường xã hội khác nhau.

Giá trị tôn giáo bắt nguồn từ nhu cầu và mong muốn được bình an trong đời

sống tinh thần của nhân dân bằng niềm tin vào thế giới thần linh: "Giá trị thuộc lĩnh

30

vực tín ngưỡng, tôn giáo xuất phát từ nhu cầu an ninh tinh thần nhờ thế giới siêu

linh" [158, tr.56-57]. Trên cơ sở lý thuyết giá trị có thể vận dụng lý thuyết này nhằm

tìm hiểu các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài được hình thành trên "cái biểu đạt" là

hệ thống các văn bản (kinh sách, Thánh ngôn, Tân luật, Pháp Chánh truyền), giáo

lý, biểu tượng thờ cúng, tổ chức giáo hội, sinh hoạt tôn giáo theo nguyên tắc chung

của đạo Cao Đài. Đồng thời góp phần nhận diện các giá trị nhận thức, giá trị đạo

đức, giá trị thẩm mỹ của đạo Cao Đài và các giá trị đó được biểu hiện qua "cái được

biểu đạt" là hoạt động tôn giáo, sinh hoạt văn hóa của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài

trong đời sống văn hóa ở Nam Bộ.

1.2.2.3. Cơ cấu văn hóa và hệ thống giá trị văn hóa

* Cơ cấu văn hóa của đạo Cao Đài

Hiện nay, nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn nghiên cứu về tôn giáo

như: triết học, tôn giáo học, tâm lý học, xã hội học, nhân học và văn hóa học,… nên

cách chia cơ cấu của tôn giáo cũng khác nhau. Chẳng hạn, triết học coi tôn giáo là

một hình thái ý thức xã hội có cơ cấu: ý thức thường ngày (niềm tin cảm tính) và ý

thức lý luận (giáo lý); tâm lý học coi tôn giáo là một hiện tượng tâm lý đặc thù có

cơ cấu: tình cảm, ý thức, thái độ, hành vi,…; văn hóa học coi tôn giáo là một hiện

tượng văn hóa nhóm, cộng đồng xã hội, "một tiểu văn hóa".

Đáng lưu ý nhất là ý kiến của P.Sorokin cho rằng: "Mỗi tôn giáo là một nền

văn hóa" [159, tr.14] và cho cơ cấu văn hóa của một tôn giáo gồm 4 yếu tố: có một

giáo lý; có một hệ thống hành động, bao gồm: lễ nghi, phong tục hay nói rộng ra là

một nếp sống; có một thể chế truyền đạo; có hệ thống biểu tượng. Bốn thành tố này

vừa đủ để xác định một kiểu văn hóa cộng đồng.

Theo Jean Ladriere cho rằng văn hóa của một cộng đồng người biểu hiện ra

như một tổng thể bao gồm 4 bộ phận. Một là hệ thống ý niệm gồm tập hợp những

khái niệm và biểu tượng, dựa vào đó các nhóm xã hội khác nhau tìm cách lý giải

mình và giải thích thế giới thông qua triết học, khoa học, tín ngưỡng, tôn giáo. Hai

là hệ thống giá trị liên quan đến chuẩn mực cho phép phân biệt thực - giả, đánh giá

tốt - xấu, nhận định đúng - sai,… trong những tình huống hành động cụ thể. Ba là

hệ thống biểu hiện bao gồm các thể thức và hình thức trình bày, qua đó các tình cảm, ý

31

niệm bộc lộ ra và có thể cảm nhận được một cách cụ thể. Hệ thống biểu hiện quan

trọng nhất là hệ thống nghệ thuật. Bốn là hệ thống hành động bao gồm các tri thức,

công nghệ học, cho phép làm chủ ở mức độ nào đó môi trường tự nhiên và các thể chế

xã hội, dựa vào đó cộng đồng tự tổ chức và quản lý số phận của mình [160, tr.5].

Từ quan điểm của hai nhà nghiên cứu văn hóa nêu trên về tôn giáo dưới góc

nhìn văn hóa học, mỗi tôn giáo như một tiểu văn hóa của cộng đồng đặc thù, nghiên

cứu sinh tổng hợp lại đưa ra một khung phân tích cơ cấu văn hóa của đạo Cao Đài

gồm 4 thành tố: hệ thống giáo lý (triết lý); hệ thống giá trị, chuẩn mực; hệ thống

thực hành và hệ thống ngoại hiện.

Hệ thống giáo lý (triết lý) có thể hiểu là hệ thống ý niệm hoặc triết lý. Đây là

thành tố cốt lõi của một tiểu văn hóa tôn giáo, thể hiện thế giới quan, nhân sinh

quan và sứ mệnh của một tôn giáo, có vai trò chi phối toàn bộ tôn giáo đó.

Hệ thống giá trị, chuẩn mực là các nguyên tắc cơ bản của các quan hệ ứng

xử trong cộng đồng Cao Đài, tạo ra chuẩn mực, khuôn mẫu hướng dẫn hành vi các

thành viên trong đạo Cao Đài. Đây chính là giá trị văn hóa của đạo Cao Đài với các

nguyên tắc được thực hiện theo giáo lý, giáo luật, tổ chức giáo hội và tác động đến

đạo đức, lối sống, nhân cách con người, thái độ, tư tưởng của các thành viên đối với

cộng đồng, dân tộc, đất nước.

Hệ thống thực hành thực chất là hệ thống thực hành của văn hóa tôn giáo,

mà ở đây là văn hóa của đạo Cao Đài bao gồm: hệ thống lễ nghi về giáo lễ, nghi

thức thờ cúng tại Tòa thánh, Thánh thất, tư gia; thực hiện đàn lễ Tiểu đàn, Đại đàn

và lễ hội tôn giáo.

Hệ thống ngoại hiện hay hệ thống biểu hiện bao gồm các yếu tố: biểu tượng,

nghi tượng, cách sắp đặt điện thờ, kiến trúc Thánh thất, văn chương, ngôn ngữ, giai

thoại, trang phục,… biểu hiện triết lý, tư tưởng, tình cảm của cộng đồng đạo Cao

Đài một cách sinh động, cảm tính mà người ta có thể nhận biết một cách cụ thể. Các

tôn giáo nói chung và đạo Cao Đài nói riêng có hệ thống ngoại hiện hết sức phong

phú, đa dạng. Nếu nghiên cứu chúng theo khung phân tích của tôn giáo học thì

chúng dễ bị ẩn khuất trong các yếu tố của hệ thống thực hành và không thấy được

vai trò to lớn của các yếu tố này trong văn hóa của các tôn giáo khác nhau. Do vậy,

32

theo khung phân tích của văn hóa học yếu tố ngoại hiện quan trọng nhất là hệ thống

nghệ thuật thể hiện giá trị thẩm mỹ của một tôn giáo.

* Hệ thống giá trị văn hóa của đạo Cao Đài

Nếu coi mỗi tôn giáo là "một tiểu văn hóa" với cơ cấu 4 thành tố như đã trình

bày thì theo đó hệ thống giá trị của đạo Cao Đài được tách riêng một cách trừu

tượng hóa là đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án. Nghiên cứu sinh cần làm rõ

vai trò, vị trí của hệ thống giá trị văn hóa đạo Cao Đài và tác động của nó trong đời

sống cư dân Nam Bộ.

Để giáo lý của một tôn giáo (triết lý, tư tưởng) được thực hiện trong đời

sống xã hội, văn hóa tôn giáo đưa ra hệ thống giá trị, chuẩn mực hướng dẫn hành

vi của tín đồ cho phù hợp với triết lý tư tưởng của nó. Tác giả B.X.Ê-ra-xốp đưa

ra hệ thống giá trị tôn giáo: "Chúa, luật đạo, niềm tin, cứu chuộc, hành thiện,

nghi thức, kinh thánh và thánh truyền, nhà thờ" [10, tr.288]. Tác giả Trần Ngọc

Thêm cho rằng các giá trị văn hóa xét theo chủ thể có thể xem là một cấu trúc

phân loại giá trị văn hóa theo chủ thể điển hình gồm: "... ba nhóm giá trị: nhận

thức - đạo đức - thẩm mỹ" [130, tr.67]. Nghiên cứu sinh dựa trên cách chia cấu

trúc giá trị văn hóa theo chủ thể của Trần Ngọc Thêm để chia cơ cấu các giá trị

văn hóa của đạo Cao Đài trong nghiên cứu vấn đề của luận án. Giá trị là yếu tố

quan trọng nhất của bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong đời sống xã hội, cần phải

nghiên cứu vì nó chính là vai trò, tác dụng của sự vật ấy đối với con người và xã

hội. Đó là đối tượng của văn hóa học khi nghiên cứu về tôn giáo khác với các

ngành khoa học khác nghiên cứu tôn giáo. Trong luận án này, các giá trị văn hóa

33

của đạo Cao Đài sẽ được nhìn dưới ba góc độ: giá trị nhận thức, giá trị đạo đức và

giá trị thẩm mỹ.

Giá trị nhận thức là hệ thống giáo lý, triết lý tôn giáo bao gồm giá trị tri thức

và giá trị tâm linh. Giá trị đạo đức là hệ thống giá trị chuẩn mực tôn giáo bao gồm

giá trị nhân cách - lối sống và giá trị cố kết cộng đồng. Giá trị thẩm mỹ là hệ thống

ngoại hiện, hệ thống thực hành của tôn giáo bao gồm giá trị biểu tượng và giá trị

nghệ thuật. Như vậy, nghiên cứu sinh sử dụng lý thuyết cơ cấu tiểu văn hóa của nhà

nghiên cứu văn hóa P.Sorokin và Jean Ladriere để phác thảo cơ cấu các thành tố

văn hóa của đạo Cao Đài. Còn khi nghiên cứu hệ thống giá trị văn hóa của đạo Cao

Đài - một vi hệ (phân hệ) của nó thì nghiên cứu sinh sử dụng lý thuyết cơ cấu giá trị

văn hóa của tác giả Trần Ngọc Thêm. Nội dung nghiên cứu các giá trị văn hóa của

đạo Cao Đài sẽ được trình bày ở chương 3 của luận án.

Tóm lại, dựa trên quan niệm của các nhà nghiên cứu văn hóa P.Sorokin, Jean

Ladriere và Trần Ngọc Thêm về văn hóa, nghiên cứu sinh đưa ra một khung phân

tích cơ cấu giá trị văn hóa của đạo Cao Đài bao gồm 3 thành tố: giá trị nhận thức,

giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ. Cách chia cơ cấu trên đây của các nhà nghiên cứu

văn hóa rất cần thiết để nghiên cứu văn hóa của một cộng đồng nói chung hay một

cộng đồng tôn giáo nói riêng dưới góc độ văn hóa học. Song cách chia này cũng chỉ

có ý nghĩa tương đối, vì các thành tố của một nền (kiểu) văn hóa cộng đồng luôn

luôn tác động lẫn nhau, biểu hiện qua nhau, nghĩa là có mối quan hệ hữu cơ giữa

chúng. Vì vậy, có thể nói như B.X.Ê-ra-xốp bất cứ yếu tố nào của một tôn giáo

cũng giữ một giá trị nhất định. Trong các chương sau quan điểm này ít nhiều sẽ

được vận dụng vào nghiên cứu giá trị văn hóa của đạo Cao Đài.

Tiểu kết chƣơng 1

Tôn giáo là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhằm lý giải một

hiện tượng xã hội thu hút đông đảo người dân tham gia. Tuy đã có nhiều công trình

có giá trị khoa học về mặt lý luận và thực tiễn nhưng chưa một công trình nào đáp

ứng được đầy đủ nhu cầu khám phá, lý giải thế giới tâm linh của con người. Vì vậy,

tôn giáo vẫn mãi là đề tài thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu.

34

Đạo Cao Đài là sản phẩm của quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa ở Nam Bộ

trên cơ sở kế thừa tinh hoa của các tôn giáo nên trở thành đối tượng nghiên cứu của

nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài. Các công trình nghiên cứu đạo Cao

Đài còn ít đề cập hoặc chưa nghiên cứu một cách có hệ thống về đề tài giá trị văn

hóa của đạo Cao Đài. Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu có

trước, luận án thực hiện đề tài giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống cư

dân Nam Bộ nhằm góp phần nhận diện các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài và

những tác động của nó trong đời sống của cư dân là người đạo Cao Đài ở Nam Bộ.

Luận án sử dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh về tôn giáo, văn hóa nhằm góp phần làm rõ các khái niệm về đạo Cao Đài, giá

trị, giá trị văn hóa, đời sống cư dân và một số khái niệm liên quan đến đề tài. Đồng

thời, vận dụng lý thuyết văn hóa vùng để phân tích, tìm hiểu các đặc điểm về vùng

đất, cư dân Nam Bộ, bối cảnh xã hội Nam Bộ tạo tiền đề cho sự ra đời của đạo Cao

Đài; vận dụng lý thuyết giá trị để nhận diện các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài và

phân tích, tìm hiểu những tác động của nó trong đời sống của cư dân Nam Bộ. Sử

dụng lý thuyết của các nhà nghiên cứu văn hóa P.Sorokin, Jean Ladriere và Trần

Ngọc Thêm để xác định cơ cấu giá trị văn hóa của đạo Cao Đài gồm: giá trị nhận

thức, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ. Trên cơ sở xác định khái niệm và cơ cấu

giá trị văn hóa của đạo Cao Đài, luận án sử dụng các phương pháp cách tiếp cận liên

ngành, phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, phương pháp điều tra xã hội

học, phương pháp điền dã để nghiên cứu môi trường ra đời, quá trình tồn tại của đạo

Cao Đài làm cơ sở phân tích, nhận diện các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong

đời sống của bộ phận cư dân có đạo Cao Đài ở Nam Bộ.

35

Chƣơng 2

KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO CAO ĐÀI Ở NAM BỘ

2.1. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH ĐẠO CAO ĐÀI

Đạo Cao Đài ra đời ở vùng Nam Bộ nước ta từ thế kỷ XX bị quy định bởi

đặc trưng văn hóa vùng do các đặc điểm tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội của vùng

chi phối. Trước khi nhận diện giá trị văn hóa của nó cần nghiên cứu các đặc điểm

của vùng Nam Bộ.

2.1.1. Vùng đất Nam Bộ và đặc điểm cƣ dân Nam Bộ

Đất Nam Bộ được con người biết đến khoảng từ "4.000 năm đến 2.500 năm",

là "vùng tiếp giáp giữa cao nguyên đất đỏ và châu thổ sông Cửu Long" [109, tr.39].

Nam Bộ được hình thành qua quá trình lịch sử với nhiều tên gọi khác nhau

như: Nam Kỳ, Nam Kỳ Lục tỉnh, Nam Việt, Nam phần, Nam Trung, Lục Châu, Gia

Định,… Tên gọi Nam Bộ được dùng để tìm hiểu vùng đất miền Nam từ quá khứ

cho đến ngày nay (Nam Bộ học), còn tìm hiểu vùng đất này từ trước năm 1930 thì

dùng từ các tên gọi như: Nam Kỳ, Nam Kỳ Lục tỉnh, Gia Định, Lục Châu,…

Về vị trí địa lý, Nam Bộ ở cuối bán đảo Đông Dương, có diện tích 67.870km2

[79, tr.13], vùng đất ở cuối đất nước về phía Nam được người Việt tiếp thu, khai

phá và phát triển khoảng hơn 300 năm, nằm trọn trong lưu vực của hai dòng sông

Đồng Nai và Cửu Long. Nam Bộ còn là vùng đất ở cửa sông, giáp với biển Đông.

Khí hậu ở Nam Bộ có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Trong một năm, có

sáu tháng mùa mưa và sáu tháng mùa khô tạo cho thiên nhiên ở Nam Bộ có phần

khác biệt với Bắc Bộ. Nam Bộ có vị trị địa lý thuận lợi trong giao thương buôn bán

từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam và chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ,

Trung Hoa nên sớm có sự giao lưu văn hóa của các nền văn minh thế giới.

Về tộc người, những cư dân đầu tiên ở Nam Bộ chủ yếu là người Khmer và

người Chăm sinh sống quần cư tại miền đất này. Về sau xuất hiện thêm các tộc

người khác di cư đến như người Việt, người Hoa, người Ấn Độ. Khoảng thế kỷ XV

- XVI, người Việt tiến hành mở rộng đất xuống phía Nam bắt đầu cuộc khai phá

vùng đất mới và đánh dấu sự có mặt của thành phần cư dân quan trọng là người

36

Việt, sau này chiếm ưu thế về tộc người tại Nam Bộ. Thế kỷ XVII, chúa Nguyễn bắt

đầu mở rộng khai khẩn đất phía Nam và lập thành các thôn xã. Cùng thời, người

Hoa cũng chiêu mộ lưu dân và lập xã ở Hà Tiên do Mạc Cửu đứng đầu. Sau này,

Mạc Cửu thần phục chúa Nguyễn được phong chức Tổng Binh để giữ đất . Việc

khai khẩn đất phía Nam của các chúa Nguyễn thành công đem về vùng đất rộng

lớn. Đồng thời, Nam Bộ trở thành vựa lúa lớn nhất nước. Trong các thành phần

cư dân ở Nam Bộ, người Việt chiếm đa số và mang theo kinh nghiệm lao động

trồng lúa nước, truyền thống đoàn kết, tương trợ nhau để khai khẩn đất hoang và

từng bước làm thay đổi cảnh quan vùng đất mới. Một trong những thành công

của cư dân người Việt khi khai phá vùng đất Nam Bộ là họ có ý chí cao, can

đảm, biết chịu đựng, học hỏi, tiếp thu cái mới để thích ứng với môi trường mới.

Việc sống cộng cư, cùng với sự phát triển về buôn bán giúp Nam Bộ trở thành

trung tâm kinh tế quan trọng với các hải cảng sầm uất: "Một số hải cảng cũng đã

xuất hiện với sự ra vào tấp nập của các tàu buôn Trung Quốc, Nhật Bản, Java, Tây

Dương" [29, tr.592-593].

Về tín ngưỡng, tôn giáo, Nam Bộ là môi trường thuận lợi cho sự phát triển

các tín ngưỡng, tôn giáo, trở thành "vùng đất phong phú nhất về tín ngưỡng - tôn

giáo ở Việt Nam" [60, tr.31]. Đời sống tâm linh của cư dân Nam Bộ khá phức tạp

và chịu ảnh hưởng của nhiều tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Bao gồm: Tín ngưỡng

thờ cúng thiên thần: cúng Thổ Địa, Thần Tài, Táo Quân, Cá Ông (đình miếu ven

biển), Thành Hoàng Bổn Cảnh, Sơn Thần (đình miếu trong nội địa), Bà Chúa Xứ

(đền miếu ở núi Sam, núi Bà Đen). Một số nơi còn thờ Ngọc Hoàng (Ông Thiên),

Mẹ Phật Mẫu Diêu Trì (Bà)...; Tín ngưỡng thờ cúng nhân thần: thờ cúng gia tiên,

Quan Thánh Đế Quân, tổ nghề nghiệp, danh nhân, anh hùng dân tộc (đền miếu)...;

Tôn giáo địa phương: phổ biến nhất là đạo Cao Đài và Phật giáo Hoà Hảo. Ngoài ra

còn có các tôn giáo: Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ Ân Hiếu Nghĩa...; Tôn giáo thế giới:

phổ biến nhất là Phật giáo, Công giáo, Tin lành: "Chỉ riêng tín đồ các đạo ở đồng

bằng sông Cửu Long đã chiếm 1/3 tổng số tín đồ cả nước" [149, tr.194]. Và sự đa

dạng tín ngưỡng, tôn giáo này tạo thành sự đa dạng về đời sống tâm linh cũng góp

phần tạo nên các tôn giáo mới. Các tộc người sinh sống tại vùng đất mới mang đến

37

các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau và trong quá trình cộng cư đó, họ vẫn giữ được

tinh thần bao dung, hòa đồng trong tín ngưỡng, tôn giáo.

Tính cách nổi bật của cư dân Nam Bộ là "trọng nghĩa khinh tài", cư xử hào

hiệp, mến khách, dễ kết thân, hòa đồng với cộng đồng: "Họ cư xử hào hiệp, trọng

nghĩa khí, coi khinh tiền tài, có thể vì nghĩa khí mà xả thân mình không nuối tiếc"

[135, tr.323-324]. Cũng bởi môi trường Nam Bộ đầy thử thách tạo ra con người

luôn hành động, nói ít làm nhiều. Bên cạnh đó, cư dân Nam Bộ còn có thành phần

xuất thân là tội đồ bị lưu đày nên: "ham mê buôn bán và thờ ơ với địa vị quan chức

cũng như việc khoa cử" [21, tr.305]. Cư dân Nam Bộ không coi việc học hành làm

trọng mà sống bằng hành động, thẳng thắn nhưng cũng mang nặng tâm lý sầu tư

qua các điệu vọng cổ.

Như vậy, Nam Bộ là vùng đất mới của đất nước với hơn 300 năm lịch sử

hình thành, phát triển, trong đó có sự đóng góp to lớn của tộc người Việt đã khai

khẩn đất hoang và đem đến vùng đất này kinh nghiệm sản xuất lúa nước, phát triển

buôn bán để hình thành trung tâm văn hóa, kinh tế của đất nước. Đồng thời cũng là

môi trường thuận lợi để ra đời các tôn giáo trong đó có đạo Cao Đài. Khi đạo Cao

Đài ra đời chủ yếu quy tụ các tộc người Việt gia nhập. Có rất ít người Chăm vào

đạo Cao Đài, người Khmer, người Hoa vẫn theo tôn giáo truyền thống của mình nên

đạo Cao Đài là tôn giáo của người Việt ở Nam Bộ là chính.

2.1.2. Bối cảnh xã hội ở Nam Bộ tác động đến sự ra đời của đạo Cao Đài

Đạo Cao Đài ra đời năm 1926 ở Từ Lâm Tự (còn gọi là chùa Gò Kén) tại ấp

Long Trung, xã Long Thành, huyện Hoà Thành, tỉnh Tây Ninh do một số công

chức, tư sản, địa chủ, trí thức sáng lập và phát triển chủ yếu ở Nam Bộ. Hiện nay,

đạo Cao Đài có "trên 1 vạn chức sắc, gần 3 vạn chức việc, khoảng 2,5 triệu tín đồ,

với 983 tổ chức Họ Đạo cơ sở được công nhận ở 35/38 tỉnh, thành phố, thành lập 63

Ban Đại diện, 08 Đại diện, khoảng 1.200 cơ sở thờ tự" [162, tr.8]. Quá trình tồn tại

của đạo Cao Đài gắn liền với bối cảnh xã hội về điều kiện chính trị, kinh tế, văn

hoá, xã hội ở Nam Bộ trước năm 1975.

Nguyễn Thanh Xuân nhận định hai yếu tố quan trọng lý giải sự ra đời của

một tôn giáo là: "một là hoàn cảnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tư tưởng

38

đương thời; hai là vai trò người sáng lập" [166, tr.95]. Nhận định này rất đúng với

trường hợp của đạo Cao Đài.

Về kinh tế, chính trị, những năm đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp đẩy mạnh

việc khai thác thuộc địa ở Đông Dương với nhiều hoạt động bóc lột về kinh tế, áp

bức về chính trị, nô dịch về văn hoá. Trong điều kiện như vậy, nền kinh tế của Việt

Nam đã dần dần trở thành một nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến. Sự chuyển

biến trong cơ sở kinh tế đã dẫn tới những chuyển biến sâu sắc trong xã hội Việt

Nam, đặc biệt từ đầu thế kỷ XX trở đi. Điều đó đã đẩy người dân Việt Nam nói

chung, nông dân ở Nam Bộ nói riêng lâm vào cuộc sống lầm than khổ cực, không

những nghèo nàn về kinh tế mà còn thấp kém về văn hoá. Các cuộc đấu tranh chống

thực dân Pháp của nhân dân ta nói chung và của nông dân Nam Bộ nói riêng diễn ra

rất sôi nổi, quyết liệt nhưng tất cả đều thất bại và bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu.

Về đời sống xã hội ở Nam Bộ, thực dân Pháp và chế độ phong kiến ra sức

bóc lột, chiếm ruộng đất của nông dân để làm đồn điền trồng cao su: "Trong số

ruộng đất cướp đoạt thêm được, thì riêng Nam Bộ là 503.000 ha, bằng 2/3 tổng số"

[166, tr.36] mà họ chiếm đoạt. Nạn binh lửa, việc bắt phu, bắt lính của thực dân

Pháp gây ra tình trạng chết chóc, phiêu tán rất phổ biến trong nhân dân lao động.

Người nông dân lẫn người thợ thủ công bị cướp đoạt ruộng đất, bị thất nghiệp, bị

sưu cao, thuế nặng, đều trở nên bần cùng hoá và phá sản. Trước mắt họ chỉ có thể

lựa chọn: ở lại nông thôn làm tá điền, ra thành phố và các vùng kỹ nghệ, vùng mỏ

làm thuê hoặc vào làm phu trong các đồn điền,… Kết quả là ở nông thôn đã xảy ra

một quá trình phân hoá giai cấp mạnh mẽ.

Về văn hóa tín ngưỡng: do đặc điểm riêng về mặt địa lý, lịch sử, dân cư,

người dân Nam Bộ có sắc thái riêng về tính cách, tâm lý, lối sống. Đặc biệt cư dân

người Việt ở Nam Bộ có nhu cầu rất cao về đời sống tín ngưỡng. Do sống tại môi

trường mới nên cư dân Nam Bộ cần điểm tựa về tâm linh, họ thờ cúng nhiều và thấy

mọi thứ đều có yếu tố thiêng trong đó. Thế nhưng vào những thập kỷ đầu của thế kỷ

XX, các tôn giáo truyền thống ở Nam Bộ sa sút uy tín, không đáp ứng được yêu cầu

là chỗ dựa tinh thần của nhân dân. Một số tín ngưỡng, tôn giáo mới ra đời như đạo

Lành, đạo Dừa, đạo Ngồi,…cũng không đáp ứng được nhu cầu về tín ngưỡng, tôn

39

giáo của nhân dân Nam Bộ. Bối cảnh suy thoái của các tôn giáo đương thời giúp

cho đạo Cao Đài có thời cơ ra đời. Nam Bộ là vùng đất mà tôn giáo truyền thống

chưa đủ sức bao trùm đến mọi nơi nên cư dân đã sáng tạo ra một số tôn giáo mới

để thực hành theo cách riêng của mình: "Từ đó, họ mới sáng tạo ra một số tôn giáo

mới như đạo Cao Đài, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, đạo Dừa, Phật giáo Hòa Hảo,… lấy

Phật giáo Đàng Trong làm căn bản và tiếp biến thêm một số tôn giáo mới du nhập

và tín ngưỡng riêng của nhiều ông đạo mà mỗi ông hành trì theo một cách riêng"

[126, tr.120]. Chính người đạo Cao Đài cũng nhận định sự suy thoái về đạo đức

của các tôn giáo đương thời đã góp phần thuận lợi cho đạo Cao Đài ra đời, phần

nào đáp ứng nhu cầu về đời sống tâm linh của cư dân Nam Bộ và cũng là giải

pháp văn hóa vừa góp phần bảo vệ văn hóa tín ngưỡng truyền thống, vừa tiếp thu

văn hóa phương Tây.

Bối cảnh xã hội nêu trên đã ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, đời sống của

một số nhà trí thức, công chức, tư sản, địa chủ ở miền Nam do bị chế độ thực dân,

phong kiến chèn ép, kinh doanh thua lỗ, phá sản, đồng lương ít ỏi, ruộng đất bị thu

hẹp, sự bất công xã hội, bế tắc trong sự nghiệp và cuộc sống. Họ tìm đến thú chơi

"Thông linh học" - một trào lưu của phương Tây được du nhập vào Việt Nam đầu

thế kỷ XX và nhanh chóng hòa nhập với tục cầu hồn, cầu tiên - một tín ngưỡng dân

gian của người Việt và nhanh chóng trở thành phong trào "cầu cơ", "chấp bút" (gọi

tắt là cơ bút) diễn ra khá phổ biến ở miền Nam. Chính từ việc tổ chức các đàn cầu

cơ mà một số nhà trí thức, công chức, tư sản, địa chủ đã sáng lập đạo Cao Đài.

Sự ra đời của đạo Cao Đài là hệ quả trực tiếp của quan niệm "Tam giáo đồng

nguyên" (Nho - Phật - Lão) có từ lâu đời ở nước ta; và có quan hệ mật thiết với các

nhóm Ngũ chi Minh đạo (Minh sư, Minh đường, Minh lý, Minh thiện, Minh tân) ở

vùng Nam Kỳ lục tỉnh cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Đạo Cao Đài ra đời đã có

được màu sắc mới, biết kết hợp tinh hoa của các tôn giáo, có nhiều đặc điểm gần

gũi với văn hoá, lối sống truyền thống của người dân Nam Bộ nên nhanh chóng thu

hút được mọi người tin theo với hy vọng được che chở, an ủi và giải thoát. Đó cũng

là biểu hiện của quá trình giao lưu văn hóa Đông - Tây, là "tinh thần khoan dung và

đồng nguyên hết sức rộng rãi và cao độ của văn hóa Việt Nam" [9, tr.426].

40

Cùng với bối cảnh xã hội Nam Bộ còn có vai trò của các chức sắc góp phần

vào sự ra đời của đạo Cao Đài. Người có công lớn trong việc thành lập đạo Cao Đài

là ông Ngô Văn Chiêu [32, tr.51]. Ông Ngô Văn Chiêu, đạo hiệu Ngô Minh Chiêu,

sinh năm 1878 tại Bình Tây, Chợ Lớn. Ông thuộc dòng dõi gia đình quan Thị lang

của Triều đình Huế. Ông làm việc trong chính quyền Pháp, kinh qua các công việc:

thư ký tại Sở Tân Đáo ở Sài Gòn; Tri huyện tại Tân An; chủ quận đảo Phú Quốc,…

Ông khởi sự tu hành từ năm 1920 khi được Cao Đài Tiên Ông giáng cơ xưng danh

lần đầu tiên tại một buổi cầu cơ. Ngày 8-2-1921, ông bắt đầu ăn trường chay và

hành đạo. Năm 1921, ông thấy Thiên nhãn hiện 2 lần và được Tiên Ông dạy vẽ con

mắt để thờ và xưng tên là "Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát" gọi là Thầy.

"Từ đó, ông chính thức là đệ tử đầu tiên của Đức Cao Đài Tiên Ông" [133, tr.12].

Năm 1924, ông được Cao Đài Tiên Ông cho thấy cảnh Bồng Lai. Ngày 30-7-1924,

ông Chiêu được chuyển về Sài Gòn làm việc. Tại đây, ông cùng nhóm bạn đã phát

triển các hình tượng lễ nghi tôn giáo tương đối hoàn thiện và đầy đủ. Năm 1925,

Cao Đài Tiên Ông dạy ông đem mối Đạo truyền ra và gây dựng cơ phổ độ của đạo

Cao Đài. Năm 1931, ông xin nghỉ việc về an dưỡng tại Cần Thơ.

Bên cạnh công lao chuẩn bị thành lập đạo của ông Ngô Văn Chiêu còn có

đóng góp quan trọng của nhóm cơ "Cư - Tắc - Sang". Ông Cao Quỳnh Cư, người

gốc ở Tây Ninh làm việc tại Sở Hỏa xa, Sài Gòn. Ông Cư cùng với người bạn đồng

hương là Phạm Công Tắc và người cháu là Cao Hoài Sang, cả hai người đều làm

việc tại Sở Thương chánh Sài Gòn, tạo thành một nhóm có thú tiêu diêu xướng họa

thi ca. Khoảng tháng 6 năm 1925 (Ất Sửu), ba người tập xây bàn theo kiểu "Thông

linh học" của phương Tây. Sau nhiều lần cầu cơ, họ gặp Đấng Thiêng liêng tự xưng

là Đức "A Ă Â". Tới tháng 8 năm 1925, nhóm "Cư - Tắc - Sang" dùng ngọc cơ để

trò chuyện cùng Đức "A Ă Â". Vào đêm Noel (24-12-1925), nhóm "Cư - Tắc -

Sang" chấp cơ được Đức "A Ă Â" giáng cơ phải trau dồi đạo đức giúp "Thầy" khai

đạo. Tới đầu năm 1926, Cao Đài Tiên Ông giáng cơ truyền dạy về đạo đức, tư

tưởng cho nhóm "Cư - Tắc - Sang".

Thời kỳ đầu đạo Cao Đài được hình thành từ việc lập đàn cơ của hai nhóm

cơ Ngô Văn Chiêu và "Cư - Tắc - Sang". Đa số họ đều là tầng lớp trí thức, công

41

chức, tư sản nhỏ của chính quyền thực dân Pháp. Các nhóm cầu cơ tập hợp và kết

nạp thêm một số người có ảnh hưởng lớn trong xã hội Nam Bộ như: cựu Thượng

nghị viện Lê Văn Trung, bà Lâm Ngọc Thanh, nghiệp chủ ở Vũng Liêm, ông Lê

Văn Lịch, đốc phủ Lê Bá Trang, quan phủ Nguyễn Ngọc Tương, quan phủ Lê Văn

Hòa,... Ông Lê Văn Trung được coi "là người Minh Tân" [95, tr.148] có tư tưởng

mới trong xã hội đương thời, sau này làm Quyền Giáo tông của đạo Cao Đài.

Ngày 27-1-1926, trong một đàn cơ nhóm "Cư - Tắc - Sang" được Thượng đế

chỉ dạy tìm đến ông Ngô Văn Chiêu để xem cách thức thờ phụng. Các ông Trung -

Cư - Tắc - Sang tìm gặp ông Chiêu và suy tôn làm anh cả. Ngày 28-1-1926, ông Lê

Văn Trung mở tiệc họp mặt 13 tín đồ đầu tiên của đạo Cao Đài và 14 vị khác đã hầu

đàn cơ nhiều lần nhưng chưa chính thức được xem là đệ tử Cao Đài. Như vậy, bước

đầu các vị tín đồ Cao Đài đầu tiên đã thống nhất được các đàn cơ làm một và cùng

chung mục đích thờ phụng Cao Đài Thượng Đế. Nhưng sự thống nhất này không

được bao lâu thì tới ngày 12-2-1926, cơ bút đã phân công cho từng người và chia

thành 6 đàn cơ chính. Trong năm 1926, cơ bút chỉ bảo nhiều về sự phân hợp trong

đạo, quy chế tế lễ của đạo, giảng giải về giáo lý, giáo luật của đạo Cao Đài.

Werner Jayne Susan cho rằng chức sắc thời kỳ đầu lập đạo Cao Đài là tầng lớp

trên trong xã hội Nam Bộ gồm địa chủ, quan lại, tiểu tư sản, nhà giáo và những

người khác có tài sản nhưng không phải là nông dân: "…, hệ thống chức sắc, tổ

chức giáo hội và ban lãnh đạo của các phái cũng nằm trong những người tầng lớp

trên và tiểu tư sản" [170, tr.30].

Ngày 29-9-1926, nhóm Lê Văn Trung họp tại nhà Nguyễn Văn Tường

(thông ngôn Sở Tuần cảnh Sài Gòn) làm tờ khai đạo, mang chữ ký của 28 người đại

diện cho 247 tín đồ. Trong số 28 người ký tên khai đạo không có ông Ngô Văn

Chiêu. Ngày 7-10-1926, tờ khai đạo được gửi lên Thống đốc Nam Bộ - Le Fol. Nội

dung tờ khai đạo nêu lên tôn chỉ, mục đích của đạo là "Tam giáo quy nguyên, Ngũ

chi phục nhất" nhằm hòa hợp tất cả các phần tinh túy chân truyền của các tôn giáo

đã có, thống nhất tư tưởng đi đến chân lý đại đồng về đạo đức tôn giáo. Đồng thời

thực hành chủ nghĩa "Từ bi - Công bình - Bác ái" thương yêu đồng loại, hòa nhập,

tương trợ nhau, đồng tình cùng nhau xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngày

42

18-11-1926 (14-10-Bính Dần), toàn bộ thành viên của các nhóm cơ thờ phụng Đức

Cao Đài tổ chức làm lễ khai đạo tại Từ Lâm tự, xã Long Thành, huyện Hoà Thành,

tỉnh Tây Ninh. Ông Lê Văn Trung thay mặt tín đồ mời các quan chức Pháp - Việt

đến dự. Vài tháng sau, số người nhập môn đã lên đến hàng nghìn người.

Điều đặc biệt là đạo Cao Đài được hình thành từ cơ bút. Tác giả Đồng Tân

nhận định: "Nói đến Cao Đài giáo mà không nói đến cơ bút thì chẳng khác gì đi vào

một ngôi nhà mà không qua cái ngõ bởi lẽ cơ bút là cái cửa ngõ đi vào chân lý Đại

Đạo Tam Kỳ Phổ Độ" [123, tr.53]. Cơ bút là phương pháp thông công giữa con

người trong cõi trần (hữu hình) và các đấng thiêng liêng trong cõi vô hình. Trong

đạo Cao Đài, người trực tiếp tham gia cầu cơ gọi là đồng tử. Khi cầu cơ, đồng tử

cầm cơ để viết ra thánh ngôn gọi là thủ cơ, cầm bút để viết ra thánh ngôn gọi là

chấp bút, có khi đồng tử vừa thủ cơ vừa xuất ngôn qua linh điển gọi là thánh ngôn.

Đồng tử phải sống thanh khiết, không được kết hôn và thường xuyên thực hiện

thiền định để có thể tiếp nhận linh điển của thiêng liêng. Cơ bút đóng vai trò quan

trọng thời kỳ đầu thành lập của đạo Cao Đài góp phần hoàn thiện về tổ chức giáo

hội, giáo lý, giáo luật, kinh sách, phong phẩm chức sắc, chỉ dạy việc hành đạo,…

Trong quá trình sử dụng cơ bút, một số chức sắc đã lợi dụng cơ bút cho mục đích cá

nhân gây chia rẽ trong Đạo. Vì vậy, ngày 1-6-1927, Ngọc Hoàng Thượng Đế đã chỉ

dạy ngưng cơ bút: "Còn tới cuối kỳ tháng 6 nầy thì Thầy phải ngưng hết cơ bút

truyền Đạo, các con sẽ lấy hết chí thành đã ung đúc bấy lâu mà lần hồi lập cho hoàn

toàn mối Đạo" [41, tr.45]. Tuy nhiên, một số chức sắc vẫn say mê cơ bút và không

nghe theo lời dạy của Thượng Đế. Nguyên nhân do cơ bút là một phương tiện đặc

biệt của đạo Cao Đài giúp cho tâm linh con người giao tiếp với tâm linh vũ trụ

mong đạt được sự hướng thượng.

Vậy cơ bút có giá trị gì? Thứ nhất, cơ bút làm cho chức sắc, tín đồ Cao Đài

tin rằng có thế giới thần tiên trong vũ trụ. Người tín đồ Cao Đài có niềm tin sâu sắc

vào Thượng Đế đã giáng điển lập đạo Cao Đài và do chính Thượng Đế làm giáo

chủ, không giao cho người trần: "có Trời làm chủ, có Phật Tiên Thánh Thần" [69,

tr.17]. Thứ hai, cơ bút để lại giá trị di sản vô giá cho đạo Cao Đài. Đó là những

công trình như: Thánh ngôn hiệp tuyển, Pháp Chánh truyền, kinh Đại Thừa Chơn

43

giáo,…hoặc là những lời của Tiên, của Phật khuyên dạy nhân sinh. Thứ ba, cơ bút

tạo cơ hội cho con người được tiếp xúc trực tiếp với thế giới thần linh, được nghe,

được đọc những lời dạy của thần linh qua kinh sách nên thu hút được mọi người

tham gia. Thứ tư, cơ bút thể hiện mối giao cảm giữa Trời và Người theo nguyên lý

"Thiên nhân hiệp nhất" của đạo Cao Đài. Ở đây không có yếu tố mê tín mà khoa

học có thể chứng minh được trong thực tế.

Bên cạnh đó, cơ bút cũng có những điều gây hại. Tác giả Huệ Minh chỉ ra

bốn điều gây hại của cơ bút là: Một là, chức sắc ỷ vào cơ bút thì dễ bị lệ thuộc uy

quyền cơ bút mà đánh mất khả năng và sứ mạng cao quý của mình. Hai là, tín đồ ỷ

lại cơ bút thì dễ bị tha lục cám dỗ đến nỗi xa lìa chân lý, sa vào mê tín dị đoan. Ba

là, phí phạm công lao và đức hy sinh cao quý của các chức phận làm trách nhiệm.

Bốn là, tạo điều kiện cho quần chúng nhận xét sai lầm đối với nền Đạo mới mẻ

mang nhiều tính chất tiến bộ. Những tác hại của cơ bút: "Đó là những hậu quả tai

hại do lạm dụng cơ bút vượt ngoài Thánh ý" [93, tr.139]. Điều này làm cho chính

Hộ pháp Phạm Công Tắc của Cao Đài Tây Ninh cũng phải nói rằng: "Đạo thành

cũng do cơ bút, Đạo bại cũng do cơ bút, cơ bút hư hư thực thực không biết đâu mà

lần" [29, tr.95]. Cơ bút gắn liền với quá trình ra đời và hình thành giáo lý, giáo luật

và tổ chức của đạo Cao Đài. Cơ bút được gắn với yếu tố thiêng liêng "ý và lời của

cơ bút là lời dạy bảo của Đấng tối cao - Ngọc Hoàng Thượng Đế". Hiện nay, đạo

Cao Đài không còn sử dụng cơ bút nhưng di sản của cơ bút vẫn còn giá trị trong đời

sống của người tín đồ Cao Đài. Vai trò lịch sử của cơ bút thời kỳ đầu thành lập đạo

đã hoàn thành nhưng sứ mạng tâm linh của cơ bút vẫn tiếp diễn trong đời sống của

tín đồ đạo Cao Đài.

Quá trình hình thành đạo Cao Đài đã phán ánh bối cảnh xã hội Nam Bộ lúc

bấy giờ có đủ điều kiện cần thiết để một tôn giáo mới ra đời. Trong điều kiện đó,

đạo Cao Đài đã phần nào đáp ứng được nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần

chúng nhân dân lao động và trở thành một tổ chức tôn giáo có lực lượng chức sắc,

tín đồ đông đảo, để cùng nhau thực hiện mục đích được tự do về tư tưởng hoặc xa

hơn là đấu tranh chống áp bức, thoát khỏi đói nghèo. Giai đoạn này, đạo Cao Đài

từng bước hình thành, kiện toàn tổ chức, giáo lý, giáo luật, nghi lễ, kinh sách và

44

hoạt động thống nhất về tổ chức. Tuy nhiên do mâu thuẫn nội bộ giữa các chức sắc

lãnh đạo và những bất đồng trong Hội thánh nên đạo Cao Đài bị chia rẽ thành nhiều

hệ phái, nhưng số lượng tín đồ và cơ sở thờ tự vẫn phát triển rộng khắp các tỉnh

đồng bằng Nam Bộ, đồng thời đã tạo ra vị thế mới cho đạo Cao Đài trong xã hội

đương thời.

2.1.3. Lý do đạo Cao Đài ra đời ở Nam Bộ

Từ điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở Nam Bộ làm tiền đề thuận

lợi cho đạo Cao Đài ra đời. Quá trình tồn tại, đạo Cao Đài không thể mở rộng ảnh

hưởng đến Bắc Bộ và Trung Bộ (Tuy nhiên, ở miền Bắc và miền Trung cũng có sự

hiện diện của đạo Cao Đài nhưng quy mô nhỏ hơn). Lý giải hiện tượng này, Phan

Ngọc cho rằng phong trào tôn giáo ở Nam Bộ luôn sôi động để cuốn hút người dân

tham gia trong đó có đạo Cao Đài: "Cụ thể là phong trào tôn giáo ở Bắc Bộ và

Trung Bộ suốt thời Pháp thuộc vẫn hệt như trước đây, nghĩa là im lìm, trái lại ở

Nam có nhiều cuộc vận động mang tính chất tôn giáo: Phan Xích Long, đạo Dừa,

và nổi bật nhất là Cao Đài và Hòa Hảo với hàng triệu tín đồ" [99, tr.287].

Quá trình mở đất, cư dân Nam Bộ mang nặng tư tưởng hoài cổ nhớ về cội

nguồn, đồng thời phải đối mặt những khó khăn, vất vả trong cuộc sống nên họ có

nhu cầu thành lập một tôn giáo mới để đoàn kết, giúp đỡ nhau. Điều này, cư dân

miền Bắc không có được: "Tất cả những hẫng hụt đó tạo nên ở người dân một nhu

cầu đoàn kết mới mà ở miền Bắc không có là đoàn kết trong một tôn giáo để che

chở nhau, nâng đỡ nhau" [99, tr.289]. Cư dân Nam Bộ sinh sống ở vùng đất mới

nên con người không bị ràng buộc về truyền thống văn hóa, họ trở nên mạnh bạo,

cởi mở và đón nhận những cái mới, chấp nhận điều mới mẻ trong cuộc sống:

"Trước nhất, ai cũng dễ dàng nhận ra đây là vùng đất mới, bởi vậy nó vừa lạ lẫm, xa

vời, lại vừa thu hút, vẫn gọi con người. Đất mới, con người cũng mới, trên vai

không trĩu nặng truyền thống hàng ngàn năm, con người mạnh bạo, năng động, cởi

mở,…" [135, tr.296].

Xã hội Nam Bộ những năm đầu thế kỷ XX rơi vào khủng hoảng tư tưởng,

người dân mất phương hướng, bế tắc trong cuộc sống họ mong muốn được thay đổi.

Trong lúc đó, các tôn giáo mới xuất hiện như đạo Cao Đài nêu cao tinh thần dân

45

chủ để thỏa mãn khao khát bình đẳng, dân chủ của người nông dân, Phật giáo Hòa

Hảo chủ trương tứ ân để thỏa mãn yêu cầu về Tổ quốc, gia đình. Điều đó đã thu hút

đông đảo quần chúng vào Đạo. Khi gia nhập đạo Cao Đài, cư dân người Việt Nam

Bộ thấy được giá trị của tôn giáo có tư tưởng hòa đồng, lối sống dân chủ, khát vọng

xây dựng một xã hội nhân bản, tiến bộ.

Đạo Cao Đài ra đời trở thành một hiện tượng xã hội ở Nam Bộ lúc bấy giờ và

được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu. Nguyễn Văn Nguyễn lý giải lý do đạo

Cao Đài ra đời ở Nam Bộ cùng với nhiều tôn giáo trong tác phẩm "Thái độ của

chúng ta đối với tôn giáo" là: Thứ nhất "vì Nam Bộ ruộng đất tập trung nhiều trong

tay nhà băng Đông Dương và các địa chủ, nhất là bọn Pháp, nông dân đã phân tán

ra mỗi người có một miếng đất nhỏ, manh mún...". Khi bị mất đất, trở nên "thất

nghiệp kinh niên, lỡ quê lỡ chợ" thì trong tình trạng đó "tình cảm tôn giáo cũng dễ

bộc lộ". Thứ hai, sự bế tắc trong việc phân hóa giai cấp xã hội ở Nam Bộ, và cho

rằng đó là nguyên nhân cơ bản nhất đẻ ra tình trạng "lắm tôn giáo" ở xứ này.

Trường hợp đạo Cao Đài có vai trò rất lớn của tầng lớp viên chức trung cao cấp,

điền chủ... ở Nam Bộ. Thứ ba là lực lượng xã hội tham gia và quan hệ mật thiết nhất

với vấn đề tôn giáo là nông dân [74, tr.118]. Những người sáng lập đạo Cao Đài đã

biết lợi dụng đặc điểm hành chính ở Nam Kỳ để công khai nền Đạo, lôi cuốn tín đồ

bằng chủ trương bình đẳng, dân chủ trong cộng đồng.

Như vậy, đạo Cao Đài ra đời trong bối cảnh xã hội đương thời đang khủng

hoảng về chính trị, kinh tế. Cư dân Nam Bộ lại chủ yếu là nông dân có nguồn gốc từ

Bắc Bộ nên luôn khắc khoải, hoài niệm. Tại vùng đất mới, cư dân có nhu cầu đoàn

kết để cải tạo thiên nhiên, xây dựng môi trường xã hội mới, không chịu được sự gò

bó của chính quyền cai trị và từ đó nảy sinh nhu cầu về tín ngưỡng, tôn giáo. Với

vai trò là các tầng lớp trên trong xã hội đương thời, những người sáng lập đạo Cao

Đài đã sáng tạo ra một tôn giáo đáp ứng được nhu cầu tinh thần của cư dân Nam Bộ

mang tư tưởng đại đồng, nghĩa hiệp, vừa mới lạ vừa quen thuộc, phù hợp với đặc

điểm, tích cách của người dân Nam Bộ và biết cách lựa chọn thời điểm để công khai

nền Đạo với chính quyền cai trị. Từ các lý do nêu trên có thể khẳng định, đạo Cao

Đài chỉ có thể ra đời tại Nam Bộ và được vùng đất Nam Bộ nuôi dưỡng, trưởng

46

thành tốt nhất so với Bắc Bộ và Trung Bộ. Dù có nhiều lần mở rộng địa bàn ở trong

nước cũng như ở nước ngoài nhưng đạo Cao Đài cũng chưa có thành công nào như

ở Nam Bộ, thậm chí còn thất bại.

2.2. KHÁI LƢỢC VỀ LỊCH SỬ VÀ SINH HOẠT CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

2.2.1. Lịch sử đạo Cao Đài

Sau khi tổ chức lễ khai đạo từ năm 1926 đến năm 1930, đạo Cao Đài vẫn là

một tôn giáo thống nhất, có Toà thánh ở Tây Ninh. Thời gian này, đạo Cao Đài tập

trung hoàn chỉnh về giáo lý, giáo luật, nghi lễ, củng cố hệ thống tổ chức hành chính

đạo từ trung ương đến cơ sở. Đặc biệt, đạo Cao Đài triển khai các hoạt động truyền

giáo ở các địa phương, nhất là ở vùng Lục tỉnh để phát triển tín đồ. Những chức sắc

lãnh đạo Cao Đài thời kỳ đầu chủ trương mở rộng nền Đạo, tăng cường hoạt động

truyền đạo: "…, sau khi ra đời, những người lãnh đạo Cao Đài triển khai ngay các

hoạt động truyền giáo, phát triển tín đồ để tạo thanh thế, khẳng định sự tồn tại của

mình" [166, tr.270].

Nhưng sự thống nhất về tổ chức của đạo Cao Đài chỉ tồn tại trong khoảng 10

năm đầu tiên. Khi số lượng tín đồ tăng lên làm cho quyền lợi của chức sắc trong

giáo hội ngày càng lớn, dẫn đến phát sinh mâu thuẫn giữa các chức sắc lãnh đạo

ngày càng gay gắt. Đồng thời việc cải cách nền hành chính đạo bằng pháp quyền đã

làm cho nhiều chức sắc lãnh đạo giáo hội bất đồng sâu sắc nên đã rời khỏi Toà

thánh Tây Ninh về địa phương thành lập các phái Cao Đài mới. Nguyễn Thanh

Xuân nhận xét: "Gần như là quy luật, các tôn giáo khi phát triển đến một mức độ

nhất định đều có sự phân hóa. Nếu như các tôn giáo khác phân hóa do sự bất đồng

về quan điểm giáo thuyết, thần học, thì đạo Cao Đài phân hóa chủ yếu do những

mâu thuẫn giữa cá nhân các chức sắc" [165, tr.322]. Đây là một trong những

nguyên nhân chính dẫn đến sự chia rẽ trong đạo Cao Đài.

Theo những người trong đạo Cao Đài, nguyên nhân phân chia chi phái của

đạo Cao Đài có nhiều. Thứ nhất, thời gian đầu chuyển Thánh thất từ chùa Gò Kén

về đất mới mua, các chức sắc lãnh đạo Hội thánh không có điều kiện tập trung để

điều hành giáo hội nên đã trở lại làm công việc riêng: ông Phạm Công Tắc sang

Nam Vang, ông Lê Văn Trung về Sài Gòn và đi hành đạo, ông Cao Quỳnh Cư ở lại

47

đứng ra điều hành việc đạo nhưng để một số chức sắc lộng quyền,… dẫn đến mầm

mống tư tưởng phân ly. Thứ hai, các quy định trong Tân luật, Pháp Chánh truyền

của Hội thánh chưa được phổ biến rộng rãi hoặc chưa được chức sắc, tín đồ tuân thủ

thực hiện dẫn đến ý thức chấp hành còn nhiều khiếm khuyết. Thứ ba, hàng chức sắc

lãnh đạo Hội thánh thiếu hụt khá nhiều so với quy định dẫn đến sự kiêm nhiệm hoặc

độc quyền không có sự giám sát lẫn nhau. Thứ tư, chức sắc, tín đồ ở Hội thánh và

các cơ sở Đạo muốn tiếp tục sử dụng cơ bút nhưng không được đáp ứng do Tòa

thánh Tây Ninh thực hiện cấm cơ bút từ năm 1927. Thứ năm, giữa các chức sắc

lãnh đạo với nhau không phục nhau về chức vụ, phẩm vị trong đạo dẫn đến mâu

thuẫn [23, tr.386-391]. Đó chính là các nguyên nhân dẫn đến sự chia rẽ của đạo Cao

Đài, trong đó có nguyên nhân cơ bản là mâu thuẫn giữa các chức sắc lãnh đạo.

Sự tồn tại của đạo Cao Đài là quá trình chia rẽ về tổ chức và nỗ lực thống

nhất bất thành. Chia rẽ, phân ly là đặc điểm nổi bật của đạo Cao Đài từ năm 1930

đến năm 1975. Thời gian này, đạo Cao Đài chia rẽ thành nhiều phái Cao Đài khác

nhau, có lúc lên đến 30 phái. Trong các phái Cao Đài này có khoảng 10 phái là hoạt

động theo đúng chân truyền của đạo Cao Đài và tồn tại đến nay.

Sau năm 1975, một số phái Cao Đài vì không có đường hướng hành đạo

phù hợp nên đã mai một dần. Đối với Cao Đài Tây Ninh do vấn đề chính trị, Nhà

nước có chủ trương thu hẹp ảnh hưởng của Đạo, đưa chức sắc, tín đồ về tu tại

gia, đóng cửa các thánh thất, giải tán bộ máy hành chính đạo, trưng thu các cơ sở

kinh tế, xã hội,... làm cho sinh hoạt tôn giáo của Cao Đài Tây Ninh nói riêng và

các phái Cao Đài nói chung bị hạn chế. Các hoạt động tôn giáo của Cao Đài Tây

Ninh chỉ duy trì sinh hoạt trong phạm vi cơ sở thờ tự, không được tổ chức lễ hội

đông người. Do ảnh hưởng bối cảnh xã hội chung lúc bấy giờ nên các phái Cao

Đài trước đây có quá trình gắn bó với dân tộc như: Cao Đài Ban Chỉnh đạo, Cao

Đài Chiếu Minh Long Châu, Cao Đài Tiên Thiên,… cũng bị ảnh hưởng, phạm vi

sinh hoạt tôn giáo tập trung chủ yếu tại cơ sở, ít có hoạt động tôn giáo nổi bật

trong thời gian này.

Từ năm 1995 đến nay, các phái Cao Đài được Nhà nước công nhận tổ chức

tôn giáo, hoạt động tôn giáo bình thường như các tôn giáo khác ở Việt Nam. Hiện

48

nay, đạo Cao Đài có 10 Hội thánh, 01 pháp môn tu hành và 21 tổ chức Cao Đài hoạt

động độc lập được công nhận tổ chức tôn giáo (Xem phụ lục 2).

Tuy vậy, các Hội thánh Cao Đài hay pháp môn tu hành cùng các tổ chức Cao

Đài hoạt động độc lập đều hoạt động theo một giáo lý chung và có hệ thống thiết

chế tổ chức tương đối giống nhau. Vì thế, khi nghiên cứu cơ cấu thiết chế của đạo

Cao Đài chỉ cần phân tích cơ cấu tổ chức của một Hội thánh (Cao Đài Tây Ninh) là

có thể hình dung ra cơ cấu của các Hội thánh khác và của toàn bộ thiết chế tổ chức

đạo Cao Đài nói chung.

2.2.2. Thiết chế tổ chức và thực hành nghi lễ của đạo Cao Đài

Đạo Cao Đài là một tôn giáo bản địa. Quá trình tồn tại, đạo Cao Đài đã xây

dựng hệ thống thiết chế tổ chức và các quy định thực hành nghi lễ phù hợp với đặc

điểm cư dân Nam Bộ. Trước đây có các quan điểm khác nhau về sự tồn tại của đạo

Cao Đài trong đó có quan điểm của Werner Jayne Susan cho rằng đạo Cao Đài là

một phong trào chính trị nông dân. Thực tế đã chứng minh, đạo Cao Đài không phải

là một tổ chức chính trị nông dân mà trở thành một thực thể tôn giáo với đầy đủ các

thành tố của một tôn giáo có: giáo lý, giáo luật, giáo lễ, giáo hội, giáo sỹ, giáo dân.

2.2.2.1. Giáo lý

Giáo lý là học thuyết về triết lý sống và thế giới quan, nhân sinh quan của tôn

giáo. Tôn chỉ của đạo Cao Đài là Tam giáo quy nguyên, Ngũ chi phục nhất. Tam

giáo quy nguyên là quy ba tôn giáo: Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo trở về cái gốc,

cái nguyên bản. Tinh thần dung hợp Tam giáo để thực hiện mục đích Thế đạo đại

đồng, Thiên đạo giải thoát và duy trì được bản sắc văn hóa của đạo Cao Đài. Ngũ

chi phục nhất tức là thống nhất năm ngành đạo thành một là Nhơn đạo, Thần đạo,

Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo. Đó là đường lối tu hành tuần tự như năm nấc thang

tu hành. Phục nhất có nghĩa là thống nhất thành một hệ thống bổ sung cho nhau,

hiệp thành đạo pháp nhất quán để đưa người tu đến mục đích giải khổ, đắc đạo. Đạo

Cao Đài xây dựng một nền giáo lý kế thừa tinh hoa của Tam giáo: "…đó là lòng

bình đẳng trước mọi tôn giáo, và khả năng tiếp thu, chuyển hóa Tam giáo cho hòa

hợp với văn hóa bản địa, tạo thành một tín ngưỡng tổng hợp trên đất nước Việt

Nam" [31, tr.87]. Vì vậy, đạo Cao Đài chủ trương tôn trọng tín ngưỡng của các tôn

49

giáo để cùng thực hiện chung giáo lý của một tôn giáo lớn nhằm giác ngộ nhân loại

toàn cầu.

Giáo lý của đạo Cao Đài xây dựng dựa trên hai nguyên lý căn bản là: Thiên

địa vạn vật đồng nhất thể: Trời đất vạn vật có cùng một bản thể và Nhất bản tán vạn

thù, vạn thù qui nhất bổn: Một gốc phân tán ra vạn hình thức (sai biệt), vạn hình

thức (sai biệt) quay về một gốc. Từ nguyên lý thứ nhất, giáo lý của đạo Cao Đài

quan niệm Trời và Người có cùng bản thể, có thể tương thông, tương ứng và hiệp

nhất được. Nên trong Thánh giáo của đạo Cao Đài được Thượng Đế dạy rằng:

"Thầy là các con, các con là Thầy" [43, tr.52]. Kế đến, chúng sinh cũng đồng bản

thể nên phải thương yêu nhau, nhất là giữa người với người xem nhau như anh em,

từ đó phải thực hiện mục đích đại đồng nhân loại. Từ nguyên lý thứ hai, giáo lý của

đạo Cao Đài quan niệm rằng vũ trụ là một trường tiến hóa có khởi điểm từ bản thể

Đại Linh quang, tức Thượng Đế, phóng phát các điểm linh quang tiềm tàng trong

vạn loại để tiến hóa từ khoáng sản, thảo mộc, thú cầm, đến con người. Rồi từ con

người đến các bậc Thần, Thánh, Tiên, Phật để trở về hiệp nhất với Thượng Đế. Do

đó, cứu giúp con người là thực hiện sự tiến hóa để trở về với Thượng Đế, tức nguồn

gốc của mình mà cũng là của vũ trụ. Muốn thế con người phải biết tu công, lập đức

để hoàn hảo hóa bản thân đến chân, thiện, mỹ. Giáo lý Cao Đài gọi đó là "Phản bổn

hoàn nguyên". Đạo Cao Đài có giáo lý bao dung, coi nhân loại đều có một Đấng

Cha chung trong một đại gia đình với thuyết đại đồng, lấy tình thương yêu để xóa

bỏ hận thù: "Thầy cấm các con từ đây nếu không đủ sức thương yêu nhau thì cũng

chẳng đặng ghét nhau, nghe à!" [41, tr.82].

Giáo lý đạo Cao Đài cho rằng con người được sinh ra từ hai nguồn gốc: một

là từ chân linh của các bậc Phật, Tiên, Thánh, Thần và chân linh do Diêu Trì Kim

Mẫu tạo thành cho xuống cõi trần để cứu độ chúng sinh theo hướng chân, thiện, mỹ;

hai là từ con người được chuyển kiếp từ các loài thảo mộc, cầm thú để thành người:

"Thảo mộc tấn hóa mãi, muôn vạn kiếp mới bước sang qua thú cầm thì từ thú cầm

đã đặng hai phần hồn. Thú cầm mới dần dần tấn hóa mãi, trăm, ngàn, muôn kiếp lên

đặng làm người thiệt là trăm đắng ngàn cay, muôn thảm vạn sầu,…" [17, tr.306]. Từ

hai nguồn được sinh ra, con người hiện diện tại cõi trần bằng tam thể (xác thể, thần

50

thể, hồn thể) tương ứng với tam bảo (tinh, khí, thần): "Thể thứ nhất mang ngươn

tinh, thể thứ hai mang ngươn khí, thể thứ ba mang ngươn thần. Tinh, Khí, Thần

được gọi là tam bửu của con người" [24, tr.155]. Trong hồn thể hay còn gọi là linh

hồn được phân ra thành tam hồn: linh hồn, giác hồn, sinh hồn. Sinh hồn là mong

muốn tồn tại; giác hồn là cảm giác, cảm nhận; linh hồn là trí tuệ, nhận thức. Tam

hồn có mối quan hệ mật thiết với nhau vì: "con người từ lúc thọ bẩm Thiên tính đến

khi cất lên tiếng khóc chào đời, bèn thọ địa khí mà sinh giác hồn, nên gọi là Thiên,

Địa, Nhơn đối chiếu với Tinh, Khí, Thần. Tức: Thiên = Thần = Linh hồn, Địa = Khí

= Giác hồn, Nhơn = Tinh = Sinh hồn" [142, tr.82]. Khi con người hội đủ thể chất và

tâm linh, giá trị con người được trải qua quá trình chuyển biến từ sinh học đến xã

hội học.

Tóm lại, giáo lý của đạo Cao Đài dạy con người sống trung thực, trong sáng,

biết thương yêu, đùm bọc nhau, tu hành để rèn luyện đạo đức, lối sống. Điều này,

thể hiện đạo Cao Đài có sự tiến bộ trong giáo lý, hướng con người đến sự hoàn

thiện, hoàn mỹ, tu hành để tự giải khổ cho bản thân, giải thoát cho mọi người nhằm

xây dựng một xã hội đại đồng, hoà bình, hạnh phúc. Điều đó đã làm sáng lại truyền

thống văn hoá của cư dân Nam Bộ, không có tinh thần phục cổ mà thích nghi với xã

hội đương thời. Giáo lý đạo Cao Đài biết tích hợp, kế thừa các giáo lý của các tôn

giáo có trước nên có ít điều mới.

2.2.2.2. Giáo luật

Giáo luật là những quy định, điều lệ và điều cấm của tôn giáo. Những người

sáng lập đạo Cao Đài đã xây dựng các văn bản quy định về luật lệ để áp dùng trong

chức sắc, tín đồ thực hiện, nhằm hoạt động theo đúng khuôn khổ, quy định của tôn

giáo. Giáo luật cơ bản của đạo Cao Đài được quy định tại Thánh ngôn hiệp tuyển,

Tân luật, Pháp Chánh truyền.

Các quy định không được làm của người tín đồ đạo Cao Đài được thể hiện

qua "Ngũ giới cấm" là 5 điều cấm người đạo Cao Đài không được vi phạm: thứ nhất

là cấm sát sinh, không sát hại sinh vật từ thảo mộc, côn trùng, cầm thú đến con

người; thứ hai là cấm trộm cắp, lừa gạt người; thứ ba là cấm tà dâm, lấy vợ người,

loạn luân, tà sắc; thứ tư là cấm say mê rượu thịt, ăn uống quá độ; thứ năm là cấm

51

xảo trá, láo xược, lỗ mãng thô tục. Đồng thời, đạo Cao Đài quy định người tín đồ

bắt buộc phải thực hiện theo "Tứ đại điều quy" để rèn luyện đạo đức tu hành: Một là

phải tuân theo lời dạy của bề trên; hai là không được khoe tài, kiêu ngạo; ba là tiền

bạc phải rõ ràng, phân minh; bốn là phải trung thực, thủy chung.

Kinh Ngọc Đế chơn truyền Tân ước tri nguyên của Cao Đài Bạch Y còn có

mười điều cấm là: cấm sát sanh; cấm dâm dục; cấm trộm cướp; cấm khoe khoang,

vọng ngữ; đừng để mình đụng đàn bà, con gái; đừng ở chung với đàn bà, con gái

nơi chỗ kín hay là một phòng, hoặc nói chuyện khích nhau hoặc đi chung một

đường; cấm không được dấu lỗi mình hoặc bày tội người, hoặc đem chuyện xấu của

người ra nói; cấm không được bênh vực người có lỗi hoặc là bà con thân thích có

lỗi, mình kiếm chước chữa lỗi; cấm không được đi theo người có tội có lỗi, hoặc

người tham lam gian xảo; cấm không được ăn uống không chừng mực, hoặc la ó,

nói chuyện lỗ mãng, lớn tiếng hoặc đi mau, chạy giỡn, làm cho mất vẻ trật tự của

đạo [66, tr.28].

Chức sắc đạo Cao Đài được quy định về số lượng cho 6 cấp từ phẩm Giáo hữu

đến Giáo tông, tổng số là 3.115 người (Giáo tông 01, Chưởng pháp 03, Đầu sư 03,

Phối sư 36, Giáo sư 72, Giáo hữu 3.000). Riêng phẩm Lễ sanh và chức sắc nữ phái

không giới hạn số lượng. Chức sắc phẩm Giáo tông và Đầu sư có quyền lập luật,

phẩm Đầu sư có quyền thay đổi luật, phẩm Giáo sư và Giáo hữu có quyền xin chế

giảm luật lệ. Chức sắc đạo Cao Đài từ phẩm Giáo hữu trở lên ăn trường trai và xuất

gia hành đạo tại cơ sở thờ tự.

Tín đồ đạo Cao Đài bắt buộc phải ăn chay mỗi tháng 10 ngày (có phái quy định

6 ngày), cúng tứ thời và đến cơ sở thờ tự của Đạo (Tòa thánh, Thánh thất, Thánh

tịnh,…) hành lễ vào ngày mùng Một và ngày Rằm/Âm lịch hằng tháng. Quy định

trong giáo luật của đạo Cao Đài thể hiện sự rõ ràng và văn minh nhằm trang bị cho

người tín đồ đạo Cao Đài đạo đức tu hành như "bộ thiết giáp" để phòng ngừa mọi

cám dỗ của cuộc sống: "…, Thầy đã thả một lũ hổ lang ở lộn với các con. Thầy

hăng xúi chúng nó thừa dịp mà cắn xé các con, song trước Thầy đã cho các con mặc

một bộ thiết giáp; chúng nó chẳng hề thấy đặng, là đạo đức của các con" [43, tr.17].

Điều này khẳng định việc tu hành của đạo Cao Đài chú trọng rèn luyện đạo đức của

52

con người trên tinh thần tiến bộ khuyến khích tu dưỡng bản thân và đối phó với

những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Nhìn chung, giáo luật của đạo Cao Đài quy định khá chặt chẽ trong hoạt

động của cá nhân và tập thể. Đối với tập thể có sự giám sát giữa các cơ quan đạo, có

cơ chế phải thống nhất trong hoạt động tôn giáo và tuân thủ theo quy định của giáo

quyền. Đối với cá nhân có quy định cụ thể thực hiện việc tu hành như ăn chay, đạo

phục, tu dưỡng, truyền đạo và những điều bắt buộc trong nếp sống đạo, những điều

cấm không được vi phạm. Quy định bắt buộc phải ăn chay, thực hiện Ngũ giới cấm,

Tứ đại điều quy làm cho người muốn vào đạo bị hạn chế về số lượng, cản trở sự

thích nghi của tôn giáo trong xã hội hiện đại nhưng đồng thời các quy định này

cũng giúp tín đồ đạo Cao Đài vươn tới chân giá trị của cuộc sống.

2.2.2.3. Giáo lễ

Giáo lễ là những quy định về nghi thức, nghi lễ thờ cúng, sự tôn kính của

người tín đồ đối với các lực lượng siêu nhiên theo quan niệm của tôn giáo. I.Eibl

Eibesfeldt cho rằng nghi lễ có các chức năng: một là, cố kết tạo ra những liên hệ

hữu ái hợp tác; hai là, hệ thống văn hóa (xã hội) kìm hãm tính gây hấn; ba là, nghi

lễ gắn liền với khát vọng của con người muốn chiến thắng sự sợ hãi trước những

hiện tượng không hiểu được, không giải thích được của thế giới xung quanh; bốn là,

kìm giữ và trấn an trong những quan hệ liên cá nhân, trung hòa hóa sự gây hấn giữa

cá nhân với nhau; năm là, củng cố tính tổ chức [1, tr.312-315]. Nghi lễ có nhiều

công dụng đối với tín đồ của một tôn giáo.

Nghi thức thờ phụng của đạo Cao Đài mang tính tích hợp của các tôn giáo.

Cơ cấu của điện thờ đạo Cao Đài: trung tâm của điện thờ là thánh tượng Thiên

nhãn, biểu tượng thiêng liêng nhất của đạo Cao Đài, tượng trưng cho Ông Trời, hay

Ngọc Hoàng Thượng Đế. Dưới Thiên nhãn thờ giáo chủ của Tam giáo, Tam trấn,

Thánh đạo và Thần đạo. Biểu hiện cụ thể:

Ở Toà thánh nơi Bát Quái đài thờ một quả Càn khôn, chính giữa nhìn ra có

tượng hình Thiên nhãn và chung quanh có 3.072 ngôi tinh tú. Trong ruột quả Càn

khôn có ngọn đèn Thái cực. Trước Thiên nhãn có năm cấp, chia ra cấp thứ nhất thờ

hình Tam giáo Giáo chủ; cấp thứ ba thờ hình Gia Tô Giáo chủ (Thánh Đạo); cấp thứ

53

tư thờ hình Khương Thái Công (Thần Đạo). Cấp thứ năm thờ ngôi Giáo tông tượng

trưng cho Nhân Đạo. Trong Cửu Trùng đài thì căn thứ nhất (ở trong nhìn ra) có bảy

cái ngai, để trên cái bệ có ba cấp, cấp thứ nhất để ngai vị Giáo tông, cấp thứ hai để

ba cái ngai ba vị Chưởng pháp, cấp thứ ba để ba cái ngai ba vị Đầu sư. Bên tay trái

(trong nhìn ra) nơi Bát Quái đài, có bàn thờ Quan Thánh Đế Quân, bên tay mặt có

bàn thờ Quan Âm Bồ Tát.

Thánh thất cũng giống như ở Tòa thánh, nhưng không có quả Càn khôn và

bảy cái ngai, ba ngôi Hộ pháp, Thượng sanh, Thượng phẩm; không có bệ Thập nhị

Thời quân và bàn thờ Thượng Đế nơi Hiệp Thiên đài cùng huyền cơ. Nơi bàn thờ

Hộ pháp thì thờ chữ phù "Giáng Ma Xử" (chữ KHÍ) và hai bên cũng treo hai cây

phướn: Thượng phẩm và Thượng sanh. Bên trong thay cho quả Càn khôn là Thánh

tượng Thiên nhãn.

Nhà tư thờ Thánh tượng và bài vị Tam trấn, kế đó là đèn Thái cực, hai bên là

bình hoa, đĩa trái cây, chính giữa để rượu trà, ngoài lư hương, hai bên hai ngọn đèn.

Trong các đàn lễ, đạo Cao Đài sử dụng nhạc lễ để giáo dục con người sống

hiền hoà qua giai điệu của các nhạc cụ dân tộc như đàn cò, đàn bầu, đàn kìm, trống,

chuông, mõ,… Việc sử dụng nhạc trong nghi lễ của đạo Cao Đài tạo ra nét tươi mới

và hòa hợp: "..., nghi lễ giúp đoàn kết ý chí, điều khiển hành động, hòa hợp tâm hồn

và dẫn tới cân bằng sức mạnh vật chất cũng như cân bằng các thế lực trong xã hội"

[90, tr.121]. Kinh của đạo Cao Đài được đọc giọng nam xuân, nam ai theo truyền

thống dân tộc nên gần gũi, dễ đọc.

Lễ phẩm của đạo Cao Đài dùng đồ chay là sản phẩm có nguồn gốc thực vật

và chế biến từ thực vật (trái cây, bánh kẹo, hoa, trà, rượu,…). Khi hành lễ tại cơ sở

thờ tự (Toà thánh, Thánh thất), chức sắc nam phái Cửu Trùng đài của đạo Cao Đài

mặc áo Thiên phục theo 3 phái (phái Thượng mặc áo màu xanh, phái Ngọc mặc áo

màu đỏ, phái Thái mặc áo màu vàng); chức sắc Hiệp Thiên đài và nữ phái mặc áo

màu trắng.

Nghi lễ của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài thực hiện gần giống nghi thức của

tín ngưỡng dân gian Nam Bộ. Đối với người sống thì lạy hai lạy; lạy người chết bốn

lạy; lạy Thần Thánh 3 lạy; lạy Tiên Phật 9 lạy; lạy Ngọc Hoàng Thượng Đế 12 lạy.

54

Khi lạy Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thần, Thánh, Tiên, Phật thì tay bắt ấn tý. Tay bắt

ấn tý có nghĩa là bàn tay trái nắm lại, đầu ngón cái bàn tay trái đặt phía dưới ngón

áp út bàn tay trái. Bàn tay phải ôm nắm tay bàn tay trái. Đầu ngón cái bàn tay phải

đặt phía dưới ngón trỏ bàn tay trái. Lúc lạy, hai bàn tay xoè ra, úp xuống đất, ngón

cái bàn tay mặt gác chéo lên ngón cái bàn tay trái.

Giáo lễ của đạo Cao Đài tương đối cầu kỳ, bằng việc thờ phụng Ngọc Hoàng

Thượng Đế cùng các giáo chủ của Tam giáo, Tam trấn, khi hành lễ có sử dụng nhạc

lễ và kế thừa hình thức thờ cúng của tín ngưỡng dân gian để thực hiện các nghi thức

cúng lễ.

2.2.2.4. Giáo hội

Tổ chức giáo hội được quy định trong Tân luật, Pháp Chánh truyền của đạo

Cao Đài. Ở cấp trung ương Hội thánh có Toà thánh là nơi hoạt động của chức sắc

lãnh đạo giáo hội. Về mặt tổ chức cấp Hội thánh có 3 Đài gồm: Bát Quái đài, Cửu

Trùng đài và Hiệp Thiên đài: "Nếu xét về phương diện pháp luật thì Bát Quái đài là cơ

quan lập pháp, Cửu Trùng đài là cơ quan hành pháp và Hiệp Thiên đài là cơ quan tư

pháp". Ba Đài của đạo Cao Đài được quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ.

Bát Quái đài của đạo Cao Đài thuộc phần vô hình, do Ngọc Hoàng Thượng

Đế làm chưởng quản gồm các giáo chủ của Tam giáo và Ngũ chi, Tam Trấn Oai

Nghiêm được thờ tại Bửu điện nơi Toà thánh. Bát Quái đài có nhiệm vụ là cơ quan

lập pháp, điều hành hoạt động của đạo Cao Đài thông qua hình thức cơ bút nơi Hiệp

Thiên đài. Hiện nay, Bát Quái đài không còn chức năng lập pháp do đã ngừng sử

dụng cơ bút từ năm 1927, đồng thời công việc điều hành hoạt động Đạo do hai Đài:

Cửu Trùng đài và Hiệp Thiên đài thực hiện.

Hiệp Thiên đài là cơ quan tư pháp của đạo Cao Đài, do chức sắc phẩm Hộ

pháp đứng đầu. Hiệp Thiên đài có 2 nhiệm vụ: làm cơ quan trung gian giữa Bát

Quái đài và Cửu Trùng đài thông qua cơ bút và làm cơ quan bảo vệ pháp luật của

Đạo. Cơ quan Hiệp Thiên đài có 3 Chi: Chi Pháp, Chi Đạo và Chi Thế. Chi Pháp do

chức sắc phẩm Hộ pháp phụ trách; Chi Đạo do chức sắc phẩm Thượng phẩm phụ

trách; Chi Thế do chức sắc phẩm Thượng sanh phụ trách. Dưới phẩm Hộ pháp,

Thượng phẩm, Thượng sanh là chức sắc phẩm Thập nhị Thời quân (12 vị Thời

55

quân). Hiện nay, Hiệp Thiên đài hoạt động với nhiệm vụ là cơ quan bảo vệ pháp

luật của đạo Cao Đài, giám sát hoạt động của cơ quan Cửu Trùng đài.

Cửu Trùng đài là cơ quan hành pháp của đạo Cao Đài, thực hiện các nhiệm

vụ truyền đạo, hành đạo, tổ chức thực hiện công việc đạo và giáo hóa nhân sinh tu

hành. Cửu Trùng đài ở Hội thánh gồm có các cơ quan Cửu viện nam phái, Cửu viện

nữ phái và các cơ quan giúp việc cho chức sắc phẩm Giáo tông, Chưởng pháp và

Đầu sư. Chức sắc cơ quan Cửu Trùng đài có 9 phẩm, đứng đầu là phẩm Giáo tông.

Chức sắc mỗi phái có quyền hành riêng biệt. Chức sắc nữ phái có phẩm cao nhất là

Đầu sư. Chức sắc bên nam phái được chia làm 3 phái: Thái, Thượng, Ngọc. Cửu

viện nam phái dưới quyền phụ trách trực tiếp của các chức sắc phẩm Chánh Phối

sư. Tổ chức hành chính Cửu Trùng đài nữ phái cũng có 9 Viện như nam phái,

nhưng nữ phái chỉ có một vị nữ Chánh Phối sư. Tuy phân chia thành ba Đài khác

nhau nhưng cả ba Đài đều có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ và bổ sung cho nhau: "1.

Bát Quái đài (tượng trưng linh hồn). 2. Cửu Trùng đài (tượng trưng hình thể). 3.

Hiệp Thiên đài (tượng trưng chơn thần). Trời có Nhựt, Nguyệt, Tinh. Đất có Thủy,

Hỏa, Phong. Người thì có Tinh, Khí, Thần. Đạo thì có Tam giáo: Phật, Thánh, Tiên.

Ba đài hiệp một thành hình thể mới có sự khôn ngoan và sáng suốt được" [35, tr.3].

Việc chia thành ba Đài nhưng thực chất có sự thống nhất trong một chỉnh thể tôn

giáo, giữa các Đài có sự gắn kết như một bộ phận không thể tách rời.

Tổ chức hành chính cấp địa phương của đạo Cao Đài có 4 cấp gồm: Trấn

đạo, Châu đạo, Tộc đạo và Hương Đạo. Trấn đạo là khu vực địa lý được giao phụ

trách nhiều tỉnh, thành phố có đạo Cao Đài do chức sắc phẩm Giáo sư đảm nhiệm

gọi là Khâm Trấn đạo. Châu đạo là địa bàn một tỉnh, thành phố có đạo Cao Đài do

chức sắc phẩm Giáo hội đảm nhiệm gọi là Khâm Châu đạo. Tộc đạo là địa bàn một

huyện, quận thuộc tỉnh, thành phố do phẩm Lễ sanh đảm nhiệm gọi là Đầu Tộc đạo.

Hương đạo là địa bàn hành chính của một xã, phường do phẩm Chánh Trị sự đảm

nhiệm được các chức việc Bàn Trị sự Hương đạo bầu lên gọi là Đầu Hương đạo.

Tộc đạo là cấp cơ sở của đạo Cao Đài hay còn gọi là Họ đạo. Mỗi Tộc đạo

có một Thánh thất để thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và quy tụ tín đồ tổ chức sinh

hoạt tôn giáo. Về tổ chức hành chính, Tộc đạo có văn phòng giúp việc Đầu Tộc đạo

56

do Đầu Phòng văn đảm nhiệm, nếu không có Đầu Phòng văn thì cử một Thư ký

giúp việc Đầu Tộc đạo. Mỗi Tộc đạo hay Thánh thất có Ban Tứ vụ để điều hành

việc đạo. Ban Tứ vụ gồm 4 vụ: Hộ vụ, Lễ vụ, Lương vụ, Công vụ.

Thực tế hiện nay, tổ chức hành chính của đạo Cao Đài có một số thay đổi.

Cấp Trung ương giáo hội tại Toà thánh có cơ quan Thượng hội và Ban Thường trực

Hội thánh (hoặc Thường trực, Hội đồng Chưởng quản, Ban Điều hành) cùng cơ

quan Cửu viện nam nữ và các cơ quan giúp việc Hội thánh tại Toà thánh. Cấp địa

phương không còn Trấn đạo và Hương đạo. Châu đạo được gọi là Ban Đại diện Hội

thánh hoạt động trên địa bàn một tỉnh, thành phố có nhiệm vụ hướng dẫn Ban Cai quản

các Họ đạo trên địa bàn phụ trách hoạt động theo Hiến chương, luật đạo của Hội thánh.

Đứng đầu Ban Đại diện Hội thánh ở tỉnh, thành phố là Trưởng Ban Đại diện. Tộc đạo

được gọi là Họ đạo hoạt động trong phạm vi Thánh thất có Ban Cai quản phụ trách.

Đứng đầu Ban Cai quản là Cai quản, có Phó Cai quản và Thư ký hoạt động theo nhiệm

kỳ 3 năm. Ngoài ra, Họ đạo còn có bộ phận Tứ vụ giúp việc Ban Cai quản và các

thành viên Chánh Trị sự, Phó Trị sự, Thông sự cùng Ban Nghi lễ.

Đặc điểm tổ chức giáo hội của đạo Cao Đài được xây dựng, thiết chế có 5

cấp hành chính: Trung ương, vùng, tỉnh, huyện, xã. Các cấp hành chính trong đạo

Cao Đài có giáo quyền rõ ràng được quy định cụ thể bằng điều luật tạo điều kiện

cho chức sắc, tín đồ thực hiện. Đến nay, đạo Cao Đài không còn duy trì tổ chức

giáo hội như quy định mà thay đổi tổ chức giáo hội để phù hợp với sự phát triển của

xã hội hiện đại. Mặc dù vậy, về cơ bản tổ chức giáo hội của đạo Cao Đài vẫn giữ

được các yếu tố cần thiết, mô hình tổ chức ở cấp trung ương và cơ sở được giữ

nguyên đảm bảo cho hoạt động của giáo hội được thuận lợi. Tuy nhiên, tổ chức giáo

hội của đạo Cao Đài do năng lực tầng lớp giáo sỹ chưa đáp ứng được yêu cầu về

chất lượng và tổ chức điều hành giáo hội dẫn đến những lúng túng trong quản lý,

xảy ra nhiều vấn đề bất cập trong hoạt động hiện nay.

2.2.2.5. Giáo sỹ

Đạo Cao Đài quan niệm giáo sỹ là người tín đồ của tôn giáo được huấn luyện

để trở thành những chức sắc đi truyền đạo. Trong đạo Cao Đài, thành phần giáo sỹ

có chức sắc, chức việc. Chức sắc là người có chức vụ, đóng vai trò quan trọng trong

57

việc quản lý, điều hành công việc đạo theo tôn chỉ, mục đích của đạo Cao Đài.

Chức sắc còn đại diện cho tập thể tín đồ chịu trách nhiệm về hoạt động của tôn giáo

đối với xã hội. Thành phần giáo sỹ của đạo Cao Đài khá đa dạng gồm chức sắc hai

đài (Cửu Trùng đài và Hiệp Thiên đài), hai phái (nam, nữ) và chức sắc Phước thiện.

Trước đây, phẩm trật chức sắc của đạo Cao Đài được thực hiện bằng hình

thức thiên phong sử dụng cơ bút để phong phẩm, phong chức cho giáo sỹ. Hiện nay,

đạo Cao Đài thực hiện phong phẩm, phong chức cho giáo sỹ bằng hình thức công

cử. Theo quy định của đạo Cao Đài, chức sắc có nhiệm vụ truyền bá chân lý đạo,

dìu dắt nhân sinh và nêu gương đạo đức cho nhân sinh noi theo. Chức sắc phải thực

hiện trường trai, tuyệt dục để râu tóc, có tâm sáng và hành đạo cứu độ nhân sinh.

Tân luật, Pháp Chánh truyền quy định cụ thể về hệ thống tổ chức và phẩm trật chức

sắc của đạo Cao Đài.

Hàng giáo phẩm Cửu Trùng đài chia các phẩm thành ba thành phần: thành

phần lãnh đạo tại Tòa thánh có 7 vị là Giáo tông, 3 vị Chưởng pháp, 3 vị Đầu sư;

thành phần điều hành có 36 Phối sư trong đó có 3 vị Chánh Phối sư; thành phần

thực hành tại địa phương trực tiếp hành đạo ở cơ sở có vô số từ chức việc đến phẩm

Giáo sư. Chức sắc giáo phẩm Cửu Trùng đài đều có thánh danh (Khi tín đồ đạo Cao

Đài được phong phẩm vào hàng chức sắc Cửu Trùng đài sẽ được ban một tên

thánh): nam phái có 3 chữ, chữ đầu chỉ tên phái (Thái, Thượng, Ngọc), chữ đệm ở

giữa là tên trong khai sinh, chữ cuối là tịch đạo đời Giáo tông thứ nhất dùng chữ

Thanh; nữ phái có 2 chữ, chữ đầu là tịch đạo đời Giáo tông thứ nhất dùng chữ

Hương, chữ cuối là tên trong khai sinh: "Hiện nay thì Giáo tông thiêng liêng của

đạo là Đức Lý Thái Bạch nên tất cả chức sắc Cửu Trùng đài nam nữ dưới quyền

Ngài đều phải lấy tịch đạo là Thanh (nếu nam phái) và Hương (nếu nữ phái)".

Thời kỳ đầu thành lập, các chức sắc đứng đầu giáo hội đa phần là người có

trình độ học vấn, địa vị trong xã hội: "Đạo Cao Đài ra đời xuất phát từ ý tưởng và

quá trình vận động của một số nhân vật mà thành phần xuất thân là tầng lớp quan

lại, địa chủ, tiểu tư sản (theo thống kê: 39% là địa chủ, 37% là tiểu tư sản, 8% là

cường hào, 16% là các nhân vật hoạt động tôn giáo)" [33, tr.8]. Về sau này, chức

sắc đạo Cao Đài chủ yếu là thành phần nông dân. Khi tham gia đạo Cao Đài,

58

người nông dân phát huy đức tính cần cù, chăm chỉ và rèn luyện đạo đức con

người hoà hợp với cộng đồng xã hội. Việc học tập, nghiên cứu giáo lý Cao Đài

đối với họ là một trở ngại không nhỏ nên có ít người hiểu sâu sắc về giáo lý của

đạo. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo sỹ Cao Đài. Tuy nhiên, người

đạo Cao Đài vẫn luôn coi trọng hàng giáo phẩm của mình và tin rằng: "hàng giáo

phẩm Cao Đài trong tương lai nhân loại có thể là một tập họp các giáo phẩm tôn

giáo thế giới,…" [123, tr.92].

Đạo Cao Đài ban đầu là một giáo hội thống nhất sau đó chia rẽ thành nhiều

phái khác nhau. Mỗi phái Cao Đài xây dựng hệ thống tổ chức giáo hội riêng, dẫn

đến việc chênh lệch về phẩm trật, trình độ của chức sắc. Nhưng nhìn chung, các Hội

thánh Cao Đài vẫn duy trì hệ thống tổ chức và phẩm trật chức sắc theo quy định của

Tân luật, Pháp Chánh truyền. Tổ chức giáo sỹ của đạo Cao Đài đa dạng, thiết chế

chặt chẽ và tương đối phức tạp. Từng phẩm trật giáo sỹ trong đạo Cao Đài được quy

định quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm rõ ràng. Hoạt động giáo sỹ có sự giám sát lẫn

nhau giữa chức sắc Cửu Trùng đài và chức sắc Hiệp Thiên đài, đảm bảo dân chủ

trong điều hành và phương thức hoạt động. Do có nhiều thành phần giáo sỹ cũng

dẫn đến sự chồng chéo, cồng kềnh của tổ chức làm hạn chế trong sinh hoạt, điều

hành, tổ chức thực hiện.

2.2.2.6. Giáo dân

Từ điển Cao Đài của Đức Nguyên cho rằng: "giáo là truyền dạy, dân là dân

chúng, nhơn sanh" [102, tr.55]. Giáo dân có nghĩa là dạy bảo nhân sinh, dạy bảo tín

đồ. Thiên Chúa giáo coi giáo dân là người dân theo đạo Thiên Chúa. Đạo Cao Đài

coi người dân theo Đạo là tín đồ. Như vậy, theo quan niệm của đạo Cao Đài giáo

dân được hiểu là tín đồ.

Trước khi trở thành tín đồ của đạo Cao Đài, người muốn vào Đạo phải có hai

người trong Đạo, có đạo đức tiến dẫn với người đứng đầu tại Họ đạo. Hai người tiến

dẫn này phải có trách niệm chỉ bảo, dìu dắt người muốn vào Đạo hiểu biết về giáo

lý, giáo luật cho đến khi thông hiểu và thuộc kinh sách. Khi người muốn vào Đạo

đủ điều kiện làm lễ nhập môn và đọc lời minh thệ trước Ngọc Hoàng Thượng Đế

mới chính thức trở thành tín đồ của đạo Cao Đài.

59

Đạo Cao Đài quy định, tín đồ là người từ 18 tuổi trở lên đã làm lễ nhập môn

vào đạo Cao Đài. Trong hàng tín đồ có hai bậc: bậc hạ thừa là người có vợ chồng,

ăn chay 6 hoặc 10 ngày, thực hiện Ngũ giới cấm, tuân thủ Thế luật của đạo Cao

Đài, tín đồ ăn chay 10 ngày trở lên được thọ truyền bửu pháp, được vào tịnh thất có

người chỉ luyện Đạo; bậc thượng thừa là người xuất gia tu hành, không ở với vợ

chồng, ăn chay trường, giữ giới luật, thực hiện Tứ đại điều quy, bắt buộc để râu tóc,

trang phục phải mặc toàn đồ vải màu trắng, không được xa xỉ.

Cao Đài Tây Ninh quy định tín đồ đến công quả hoặc hiến thân tại Tòa

thánh, định kỳ trong 5 tháng trở lại phải biết cách cúng lạy, thuộc kinh Cúng Tứ

thời và Sám hối. Ở trên 8 tháng phải hiểu Tân luật, Pháp Chánh truyền chú giải và

nghi tiết Đại đàn, Tiểu đàn. Trang phục của tín đồ đạo Cao Đài khi hành lễ là bộ

tiểu phục, quần áo dài truyền thống màu trắng. Nam mặc áo dài trắng, quần trắng,

đội khăn đóng màu đen. Nữ áo dài trắng, quần trắng, đội "lúp" màu trắng.

Khi trở thành tín đồ đạo Cao Đài phải thực hiện theo Thế luật, coi nhau như

"con một Cha", phải thương yêu nhau, giúp đỡ nhau, lấy lòng thành thật mà đối đãi

với nhau, dìu dắt nhau trên đường Đạo và đường Đời. Nhập môn rồi phải quên

những việc oán thù khi trước, không được ghen ghét, tranh đua, kiện cáo, phải nhẫn

nhịn và hòa thuận với nhau. Nếu có điều chi xích mích phải vui nghe người làm đầu

trong Họ đạo phân giải. Nam giữ Tam cang (quân vi thần cang, phụ vi tử cang, phu

vi thê cang), Ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín). Nữ giữ Tam tùng (tùng phụ, tùng

phu, phu tử tùng tử), Tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh). Khi giao thiệp với xã hội, tín

đồ đạo Cao Đài phải biết dung hòa, lấy hạnh đức để kính nhường lời nói, việc làm,

nâng đỡ người tùy theo công việc. Trong hàng tín đồ với nhau phải giữ tình đồng

đạo khăng khít, gắn bó nhất là mỗi khi gia đình người Đạo có việc tang, việc hôn lễ

cần giúp đỡ nhau.

Tín đồ đạo Cao Đài xác định hành đạo để phụng sự dân sinh, nâng cao dân

trí, hoàn thành dân đức. Phụng sự dân sinh là xây dựng tinh thần đạo đức coi nhau

như anh em trong một gia đình, cùng cha, cùng Thầy để chăm lo phước thiện cho

cuộc sống của người dân. Nâng cao dân trí là giúp nhân sinh được học hành, hiểu

biết trong đời sống vật chất, không mê muội, tu hành, rèn luyện trở thành người có

60

trí tuệ. Hoàn thành dân đức là xây dựng tình thương yêu trong nhân sinh, tu tâm,

sửa tính, rèn luyện con người đạo đức trong sáng, chí nhân, chí thiện: "Dân sinh,

dân trí, dân đức là nền tảng để con người có một lẽ sống đạo thuần nhiên, có công

đức mà thực hiện tôn chỉ Đại Đạo - một trong những chặng đường tiến hóa của

nhân loại" [142, tr.179].

Giáo dân hay tín đồ của đạo Cao Đài khi nhập môn vào Đạo phần nhiều chưa

qua các trường lớp đào tạo về tôn giáo nên được coi là người giữ Đạo. Tín đồ đạo

Cao Đài sau khi vào Đạo được học tập, chỉ bảo về giáo lý, giáo luật, các nghi lễ,

sinh hoạt trong đạo để từ đó xác định đường lối tu hành của bản thân.

Tiểu kết chƣơng 2

Đạo Cao Đài ra đời trong bối cảnh xã hội, vùng đất và con người Nam Bộ

đặt ra nhu cầu về đời sống tâm linh. Trong điều kiện môi trường và xã hội ở Nam

Bộ, những cư dân mới đến khẩn hoang, hòa hợp cùng cư dân bản địa để xây dựng

đời sống xã hội. Tại đây, các di dân người Việt đã đem tới cho cộng đồng cư dân ở

Nam Bộ kinh nghiệm trồng lúa nước và phát triển nông nghiệp. Các tộc người khác

như người Hoa, người Chăm cũng phát huy vai trò tham gia xây dựng vùng đất

Nam Bộ trở thành vựa lúa lớn của đất nước. Đặc điểm về cư dân, địa lý, văn hóa, xã

hội tạo ra đặc trưng riêng của vùng đất Nam Bộ không lẫn với vùng đất khác và trở

thành yếu tố quan trọng hình thành đạo Cao Đài. Cùng với sự phát triển về đời sống

xã hội, cư dân Nam Bộ có nhu cầu cao về tín ngưỡng, tôn giáo.

Việc xuất hiện đạo Cao Đài có yếu tố của môi trường địa lý, môi trường xã

hội ở Nam Bộ và góp phần quan trọng là tầng lớp sáng lập. Những chức sắc sáng

lập đạo Cao Đài đa phần là tầng lớp trên trong xã hội đã biết tranh thủ thời cơ và

chính sách của chính quyền thực dân Pháp đối với tôn giáo để thành lập đạo Cao

Đài. Quá trình hoạt động, đạo Cao Đài có đặc điểm chia rẽ về tổ chức, từ một tổ

chức tôn giáo thống nhất có Tòa thánh ở Tây Ninh trở thành nhiều phái Cao Đài,

hoạt động độc lập không phụ thuộc nhau. Mặc dù vậy, đa số các phái Cao Đài đều

thực hiện theo quy định của giáo luật lúc ban đầu. Đạo Cao Đài có hệ thống giáo lý,

giáo luật, giáo lễ, tổ chức giáo hội, hoạt động tôn giáo phong phú, thiết chế chặt chẽ

61

tạo nên một kiểu văn hóa đặc thù của người dân Nam Bộ. Văn hóa đạo Cao Đài phù

hợp với tâm thức của cư dân Nam Bộ trong nghi thức thờ phụng, trong sinh hoạt tôn

giáo, trong nếp sống đạo nên đã thu hút đông đảo tín đồ tin theo. Từ đó thấy được

giá trị văn hóa của đạo Cao Đài qua tín ngưỡng, tổ chức, hoạt động tôn giáo và ý

nghĩa của tôn giáo đối với xã hội. Vấn đề này là trung tâm nghiên cứu của luận án

sẽ được trình bày ở hai chương tiếp theo.

62

Chƣơng 3

NHẬN DIỆN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

Trên cơ sở lý thuyết giá trị và quan điểm của các nhà khoa học, nhà nghiên

cứu tôn giáo, giá trị văn hóa của đạo Cao Đài được nhận diện dưới ba góc độ: giá trị

nhận thức, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ. Trong chương này, luận án sẽ khái

quát một số giá trị cơ bản của đạo Cao Đài.

3.1. GIÁ TRỊ NHẬN THỨC

3.1.1. Giá trị tri thức

Đạo Cao Đài đã tạo ra môi trường cho tín đồ được hiểu biết, khám phá về thế

giới xung quanh, về con người, về xã hội. Tri thứclà yếu tố cần thiết của con người

để tham gia các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đạo Cao Đài trang bị cho tín đồ

những tri thức về vũ trụ quan, nhân sinh quan, xã hội quan và góp phần nâng cao

dân trí.

3.1.1.1. Nhận thức về vũ trụ quan, nhân sinh quan, xã hội quan

Quan niệm về thế giới quan của đạo Cao Đài cho rằng, vũ trụ có hai phần:

hữu hình và vô hình. Phần vô hình rất quan trọng vì nó điều khiển toàn bộ các hoạt

động của phần hữu hình. Phần vô hình ở trung tâm của vũ trụ. Phần hữu hình ở bên

ngoài phần vô hình luôn chuyển động xoay tròn và liên tục, không ngừng. Phần vô

hình gồm có tam thập lục thiên (36 từng trời), thập nhị thiên (12 từng trời), 2 tứ đại

bộ châu Thượng và Hạ. Phần hữu hình có 3.072 ngôi sao, chia ra: tam thiên thế giới

(3.000 thế giới) ở bên trên, thất thập nhị địa (72 địa cầu) ở bên dưới. Trong không

gian bao la vô tận, càn khôn vũ trụ của Ngọc Hoàng Thượng Đế là một khối cầu lớn

vĩ đại, trong đó chứa 3.072 ngôi sao. Phần hữu hình của vũ trụ được tượng trưng bằng

quả càn khôn được thờ nơi Bát Quái đài tại Tòa Thánh Tây Ninh. Để điều khiển sự

chuyển động của các tinh cầu và địa cầu, cũng như điều khiển sự tiến hóa của càn khôn

vũ trụ, Ngọc Hoàng Thượng Đế lập ra một bộ máy vô hình, gồm nhiều cơ quan là các

tầng Trời và các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật để giúp Thượng Đế. Huệ Minh cho

rằng: "Giáo lý Cao Đài ở trong tất cả mọi kiến giải phản ánh được chân lý và phụng sự

được chân hạnh phúc của con người một cách trung thực và toàn vẹn" [92, tr.85].

63

Đạo Cao Đài quan niệm thế giới được tạo thành từ khí hư vô gọi là vô cực.

Trong vô cực lại có một cái lý thiên nhiên diệu huyền và một nguyên khí tự nhiên.

Lý và Khí ấy ngưng kết với nhau, đông tụ lâu đời qua thời gian trở thành một khối

Đại Linh quang. Từ đây, vũ trụ có ngôi Thái cực toàn năng thiên biến vạn hóa để

quy tụ khí hư vô hóa sinh thế giới muôn loài, vạn vật. Vũ trụ biến sinh là hệ thống

Âm Dương - Thái cực và Thái cực - Âm Dương vận hành trong bản thể vô cực.

Như vậy, vạn vật đều nhất thể từ khí hư vô và có cùng một gốc từ Thái cực sinh ra:

"Điểm linh quang là gì? Là cái yến sáng mà thôi. Thái cực là một khối Đại Linh

quang chia ra, ban cho mọi người một điểm Tiểu Linh quang khi đầu thai làm

người. Đến chết điểm linh quang ấy quay về hiệp nhứt với Đại Linh quang" [17,

tr.300]. Vũ trụ có nguyên lý vận hành là vạn vật được sinh ra và có tiến hóa, sự tiến

hóa theo một vòng tròn để trở về nguồn gốc ban đầu, trở nên hoàn thiện tuyệt đối.

Đạo Cao Đài quan niệm Đạo lập ra là để cứu cứu rỗi nhân sinh, Thượng Đế

mở ra con đường cho nhân sinh trở về với Thượng Đế. Con đường đó mở đầu ngay

tại bản thân con người và kết quả sẽ nhận được ngay trong cõi đời. Cặp phạm trù

Đại Linh quang và Tiểu Linh quang khẳng định hai chủ thể Trời - Người hiệp nhất,

hay còn gọi là Thiên Nhân hiệp nhất cùng một bản thể là linh quang. Điều này

khích lệ con người tu tiến từ nhân bản đến mức siêu việt hòa cùng bản thể của vũ

trụ là Thượng Đế: "Đạo Thầy tức là các con, các con tức là Thầy" [43, tr.6].

Quan niệm về thế giới quan của đạo Cao Đài thể hiện sự hài hòa, quân bình

giữa duy tâm và duy vật hay còn gọi là "Trung Đạo" theo chủ trương tâm vật bình

hành. Khẳng định tính nhân bản trong triết lý tư tưởng hướng con người đến sự cao

siêu trong tôn giáo nhưng cũng rất dung dị trong cuộc sống con người. Đạo là sự

màu nhiệm của tạo hóa ban cho con người nhưng nó không ở đâu xa xôi mà ở chính

trong tâm mỗi con người. Đó chính là tính nhân bản, là giá trị của thế giới quan đạo

Cao Đài.

Nhân sinh quan Cao Đài có các điểm chính sau đây: linh hồn con người là

một siêu thực thể trường tồn bất diệt; linh hồn kết hợp với thể xác tạo thành con

người có sự sống hoàn hảo; con người hoàn toàn có quyền tự chủ dìu dắt thiên

lương của mình; mỗi người phải được tự do sống theo tính phận của mình; cõi trần

64

là một trường học, con người là những học trò đang theo học trên trường đời; số

mạng và tương lai của con người không phải là một việc đã được an bài hay định

trước bởi Thượng Đế, mà do nhân quả của mỗi người.

Như vậy, nhân sinh quan Cao Đài thể hiện tinh thần hành động trong cuộc

sống, không chịu an phận, thủ thường mà luôn vươn lên khẳng định giá trị bản thân

và thoát khỏi số phận. Muốn giải thoát nỗi khổ nơi trần thế, đạt được thành công

trong việc tu hành thì con người phải biết tu dưỡng đạo đức, tu luyện tinh thần để

hòa hợp với quy luật của trời đất, vươn đến các nấc thang của sự tiến hóa.

Xã hội quan đạo Cao Đài quan niệm cuộc đời là những ham muốn, tranh

giành danh lợi nên con người không tránh khỏi những tranh đấu, thù nghịch

nhau: "Thầy thấy bầy con ở thế gian, vì miếng ăn đất ở, vì danh vọng mà các con

cắn xé nhau, chia rẽ nhau, nào khác chi rắn chung hầm, vì đói mà cắn giết nhau,

nuốt ăn nhau, đâu biết suy xa nghĩ tột" [17, tr.176]. Từ danh vọng, quyền lợi dẫn

con người đến chỗ bày trò lừa gạt, sống giả mộng phù vân làm cho cõi đời trở

thành bể khổ. Đạo Cao Đài nhìn nhận xã hội cần có cái khổ để con người chứng

minh sự tiến hóa của bản thân. Đạo Cao Đài cho rằng nguyên nhân gây ra cái

khổ là do chính con người, cõi đời không có khổ mà chính con người tự tạo ra

rồi đổ lỗi cho nhau. Để giải quyết vấn đề của con người trong xã hội, đạo Cao

Đài cho rằng cần xây dựng đạo đức con người chuẩn mực, thiên lương để cõi đời

nhân nghĩa, hạnh phúc.

Như vậy, đạo Cao Đài quan niệm con người có mối tương quan với vũ trụ,

với Thượng Đế và với con người xã hội. Tín đồ đạo Cao Đài xuất gia tu hành nhưng

vẫn nhận thức bản thân là một phần tử của cộng đồng xã hội, phải có trách nhiệm

góp phần tham gia vào sự tiến hóa chung của xã hội loài người. Đó là phương châm

cứu thế lấy đạo đức, chuẩn mực của người tu hành để người đời hiểu rõ chân lý của

cuộc sống.

3.1.1.2. Nâng cao dân trí

Khi đạo Cao Đài ra đời đã đối mặt với vấn đề trình độ dân trí nói chung và

trình độ của chức sắc, tín đồ Cao Đài nói riêng còn hạn chế. Xác định vấn đề quan

trọng, cấp bách cần thực hiện, đạo Cao Đài chú trọng việc phát triển giáo dục đào

65

tạo. Đạo Cao Đài chủ trương mở các khóa phổ biến giáo lý, giáo luật và đào tạo

chức sắc được học chữ, nâng cao trình độ tri thức cho tín đồ.

Trong môi trường tu hành, tín đồ đạo Cao Đài được học chữ và nếp sống văn

minh. Năm 1927, sau một năm khai đạo, Cao Đài Tây Ninh quyết định thực hiện

công việc mở trường đào tạo nhằm nâng cao dân trí. Chương trình học theo chương

trình của Nhà nước, cộng thêm các môn của Đạo. Tháng 9-1928, khai giảng năm

học đầu tiên, trường Đạo Đức Học Đường có tất cả 210 học sinh. Sau 4 năm học,

Trường Đạo Đức Học Đường đã có sự tiến bộ vượt bậc góp phần việc mở mang dân

trí, trang bị tri thức cho tín đồ: "Kỳ thi tiểu học vừa rồi, nhà trường có 26 trò đi thi

đều đậu hết. Có 21 trò đậu luôn phần Pháp văn (mention francaise) [112, tr.6]. Năm

1952, trường có 60 lớp, có 10 lớp Cao đẳng, đi thi tiểu học với 5.393 thí sinh thi tại

tỉnh Tây Ninh và chỉ trượt một học sinh vì bị bệnh không dự thi được. Đó là kết quả

của quá trình tập trung đào tạo, nâng cao dân trí của Cao Đài Tây Ninh. Năm 1971,

Cao Đài Tây Ninh mở Viện Đại học Cao Đài được chính quyền cấp giấy phép hoạt

động. Ngoài ra, Cao Đài Tây Ninh còn mở các lớp hạnh đường để bồi dưỡng cho

chức sắc, chức việc về hành chính đạo nâng cao trình độ quản lý trong điều hành

việc đạo. Từ đó, giúp cho người tín đồ Cao Đài có môi trường được học tập từ nhỏ

đến lớn và nếu có nguyện vọng làm việc cho Đạo thì được bồi dưỡng qua các lớp

hạnh đường bổ sung thêm kiến thức về tôn giáo và hành chính đạo để trở thành một

chức sắc Cao Đài.

Cao Đài Ban Chỉnh đạo thành lập Minh Đạo Học Đường nhằm dạy chữ,

nâng cao hiểu biết về tôn giáo, về cách thức tu hành cho chức sắc, tín đồ: "Hội

thánh quy định buộc những người trong đạo có con từ 7 tới 12 tuổi phải cho đi học

biết quốc văn (chữ quốc ngữ); nơi nào không có trường Nhà nước, thì phải cho vào

Thánh thất sở tại mà học kinh và tập lễ theo đồng nhi của Đạo" [37, tr.71]. Nhận

biết chức sắc, tín đồ của Hội thánh chủ yếu là nông dân có trình độ học vấn thấp

nên Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương quan tâm việc dạy chữ trong Đạo. Tại Tòa

thánh, mở trường học chữ, tổ chức nuôi học sinh mồ côi nghèo khó cho ăn học được

94 người. Ban đêm mở hai lớp dạy chữ, hai lớp dạy Đạo lý phổ thông cho những

người làm công quả, số học viên 4 lớp này trên 200 người. Ngoài ra, còn có một

66

trường Hạnh đường gồm 2 lớp: một lớp cho chức sắc và một lớp cho chức việc dự

học, mỗi tháng 15 ngày. Hội thánh lập một trường Tiểu học cho trẻ biết chữ, biết

kinh lễ và phận sự đồng nhi. Mỗi Thánh thất phải có lớp Đồng nhi. Mỗi tháng, Hội

thánh Cao Đài Ban Chỉnh đạo ra một Châu tri dạy Đạo, nhất là về Ngũ giới cấm, Tứ

đại điều qui, Bài Thương yêu,… Đồng thời khuyến khích chức sắc, tín đồ học thuộc

lòng và ban khen cho những người đã học thuộc. Tại các Họ đạo đều hưởng ứng

phong trào học tập, trở thành động lực khuyến khích tinh thần học Đạo sâu rộng

trong chức sắc, tín đồ.

Trong bối cảnh những năm đầu thế kỷ 20, đời sống của nhân dân ở Nam

Bộ còn hạn chế, trình độ dân trí thấp, dân sinh khó khăn nhưng đạo Cao Đài đã

mở các trường lớp cho chức sắc, tín đồ học tập là một hoạt động tích cực, tiến bộ

và nhân bản.

Sau năm 1975, các trường đào tạo của đạo Cao Đài không hoạt động. Đạo

Cao Đài chỉ tổ chức các lớp bồi dưỡng hạnh đường cho chức sắc, tín đồ. Từ năm

1997 đến nay, Hội thánh Cao Đài Tây Ninh tiếp tục duy trì hoạt động bồi dưỡng

giáo lý hạnh đường cho chức sắc, tín đồ học. Báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Tây

Ninh, trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2014 Cao Đài Tây Ninh đã: "mở 10 lớp

hạnh đường đào tạo được 1.700 chức sắc và 15 lớp tập huấn đạo sự ngắn ngày trong

năm 2014 cho hơn 5.500 chức việc để nâng cao trình độ, sự hiểu biết về nghi thức,

giáo lý, giáo luật của Cao Đài Tây Ninh" [152, tr.7]. Báo cáo của Ủy ban nhân dân

tỉnh Bến Tre về hoạt động đào tạo của Cao Đài Ban Chỉnh đạo và Cao Đài Tiên

Thiên viết: "các phái Cao Đài ở địa phương đã mở 51 lớp, với 3.600 chức sắc, chức

việc tham gia" [151, tr.5]. Báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về hoạt

động đào tạo của Hội thánh Truyền Giáo Cao Đài như sau: "Hội thánh mở thành

công 02 lớp giáo lý hàm thụ (đào tạo trong 4 năm) cho 400 học viên là chức sắc, tín

đồ của Hội thánh,…" [150, tr.5]. Năm 2014, Hội thánh Truyền Giáo Cao Đài làm

Đề án thành lập Học viện Cao Đài Truyền Giáo tại Đà Nẵng với lý do: "Tất cả chức

sắc, chức việc này từ trước đến nay chưa được đào tạo trong trường lớp theo đúng

chuẩn mực của giáo hội" [70, tr.6]. Năm 2016, trường chiêu sinh khóa đầu tiên với

60 học viên. Học viện Truyền Giáo Cao Đài là trường đào tạo chức sắc đầu tiên của

67

đạo Cao Đài hiện nay. Ngoài ra, đạo Cao Đài còn một số hình thức đào tạo khác

như bồi dưỡng giáo lý hạnh đường, lớp đạo tràng ở quy mô nhỏ, thời gian ngắn.

Nền giáo dục của đạo Cao Đài mang tính dân tộc và tiếp thu yếu tố văn minh

thời đại.Với việc đưa chương trình giảng dạy chữ quốc ngữ trong các trường lớp,

đạo Cao Đài khẳng định tinh thần dân tộc, ý thức tự lập, tự cường và sẵn sàng đón

nhận những cái mới, cái văn minh của xã hội. Như vậy khi vào đạo Cao Đài, tín đồ

có điều kiện được học tập từ bậc tiểu học đến Đại học. Việc mở mang các trường

đào tạo cho tín đồ cho thấy các vị chức sắc đứng đầu đạo Cao Đài luôn quan tâm

đến việc nâng cao tri thức để đào tạo con người có kiến thức về đạo Cao Đài và kiến

thức xã hội.

3.1.2. Giá trị tâm linh

Giá trị tâm linh của đạo Cao Đài được biểu hiện bằng việc đem lại niềm tin

cho tín đồ và khải thị cho con người trong cuộc sống.

3.1.2.1. Niềm tin cho tín đồ

Niềm tin tôn giáo một thuộc tính bản ngã của con người là đức tin vào thế

giới siêu hình, do chính con người sáng tạo ra và nó tác động trở lại với con người

trong cuộc sống. Niềm tin của tín đồ đạo Cao Đài có nguồn gốc từ tâm thức của

người Việt ủy thác và hy vọng vào sức mạnh của các yếu tố tự nhiên vừa gần gũi,

vừa thiêng liêng gắn bó với cuộc sống của họ: "Tâm thức ấy, trong mỗi hành vi

thường nhật, trọng đại hay nhỏ bé, kết thành một mạng lưới chằng chịt qua các biểu

hiện thực hành, khi thì hoành tráng lễ nghi ở đền đài miếu vũ công khai, khi thì âm

thầm nhẹ nhàng giây lát bên gốc cây, hòn đá" [86, tr.19].

Khi đã tin có thế giới thiêng liêng do Ngọc Hoàng Thượng Đế làm chủ thì

người theo đạo Cao Đài nhập môn vào Đạo và thực hiện lời thề: "Từ đây biết một

đạo Cao Ðài Ngọc Ðế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư môn đệ, gìn luật lệ Cao

Ðài, như sau có lòng hai thì Thiên tru Ðịa lục" [43, tr.20]. Lời minh thệ của tín đồ

đạo Cao Đài có 3 tác dụng: một là, cơ sở pháp lý chứng nhận là người tín đồ qua sớ

cầu đạo; hai là, răn dạy người tín đồ biết hình phạt thiêng liêng để giữ giới tu hành;

ba là, được các Đấng thiêng liêng nhận làm môn đệ của Đức Cao Đài để phù hộ

trong cuộc sống tu hành. Cuộc sống tu hành của tín đồ đạo Cao Đài là quá trình bồi

68

dưỡng đức tin. Khi tin theo đạo Cao Đài, người tín đồ làm việc gì cũng như thấy

"Thiên nhãn" của Đức Chí Tôn theo dõi, kiểm soát những việc làm đó. Từ đấy,

trong hành động, lời nói, người tín đồ luôn tâm niệm thực hiện theo tôn chỉ, mục

đích, giáo lý của đạo Cao Đài. Nhưng để có đức tin, người tín đồ Cao Đài cần tự tạo

ra, không ai cho được.

Để chứng minh niềm tin của tín đồ đạo Cao Đài, xin dẫn chứng một số câu

chuyện như sau. Câu chuyện thứ nhất, tại một vùng nọ có một ông bị đau bụng lâu

ngày không khỏi đã chữa trị nhiều nơi không hết. Biết tin đạo Cao Đài có cầu cơ linh

thiêng có thể xin thuốc chữa bệnh rất hiệu nghiệm. Ông bèn liên hệ với người bạn là tín

đồ đạo Cao Đài xin hầu đàn cơ xin thuốc trị bệnh. Khi đang hầu đàn xin thuốc có người

ở đằng sau kề tai ông nói nhỏ "Toa này thuốc độc không hà, đừng uống". Ông suy nghĩ

vài giây thấy đã chạy hết thầy thuốc rồi không khỏi nay Ơn Trên chữa trị có bề gì theo

Ơn Trên luôn cũng được. Thuốc sắc xong, ông bèn uống ngay. Mười phút sau, Ơn Trên

dạy "Lấy lông gà ngoáy trong họng cho mửa". Ra ngoài sân làm theo lời dạy, ông mửa

ra con gì như con sên. Từ đó hết bệnh luôn [122, tr.105].

Câu chuyện thứ hai, sau chiến tranh, Trung úy Nguyễn Hữu Văn từ một

người lính phục viên trở về quê hương Thanh Hóa làm nghề thợ rèn mưu sinh. Một

hôm, trong giấc mơ anh thấy một người áo trắng mách rằng hãy đi về phía Tây Nam

sẽ gặp ngôi chùa có biểu tượng con mắt mở. Đó là nguồn tâm linh cần nương tựa.

Giấc mơ lạ làm anh Văn ám ảnh và chuẩn bị dành dụm tiền sau một năm thực hiện

chuyến đi xa. Anh Văn đến được Thánh thất Trung Kiên của Hội thánh Truyền

Giáo Cao Đài thấy Thánh tượng Thiên nhãn. Từ đó, anh Văn ăn chay và theo đạo

Cao Đài: "…gia đình anh và bà con thân thuộc tập ăn chay, cúng chay, tụng những

bài kinh Tân pháp cho giỗ kỵ, tang ma. Mặc dù nghi thức chưa đâu vào đâu nhưng

họ đã có đức tin và lòng hồi hướng về mối đạo Trời" [155, tr.9]. Câu chuyện này,

nghiên cứu sinh được chứng kiến, năm 2002, Hội thánh Truyền Giáo Cao Đài có

đơn thỉnh nguyện về việc bổn đạo ở Thanh Hóa bị chính quyền không cho sinh hoạt

tôn giáo. Nghiên cứu sinh tham gia đoàn công tác của Ban Tôn giáo Chính phủ đến

Ủy ban nhân dân huyện Thiệu Hóa làm việc về vấn đề sinh hoạt của đạo Cao Đài.

Tại đây, đoàn công tác được Ủy ban nhân dân huyện Thiệu Hóa báo cáo có khoảng

69

80 người theo đạo Cao Đài tụ tập tại nhà anh Nguyễn Hữu Văn. Do không đăng ký

sinh hoạt nên Ủy ban nhân dân xã đã tịch thu kinh sách và một số đồ dùng thờ cúng

trong đó có cờ Đạo, Thiên nhãn, chuông mõ, Đạo quy của Hội thánh Truyền Giáo

Cao Đài. Đồng thời, cho biết qua quá trình vận động hơn một tháng gọi từng người

lên Ủy ban nhân dân huyện hỏi một câu: "Ông/bà có theo đạo Cao Đài không?", kết

quả đạt được chỉ còn một người nói theo đạo Cao Đài. Đó là anh Nguyễn Hữu Văn.

Phải có niềm tin sâu sắc thì anh Nguyễn Hữu Văn mới vững vàng vượt qua những

thử thách trong quá trình tu hành.

Câu chuyện thứ ba, một cụ bà người đạo Cao Đài ăn chay trường khi ốm yếu

sắp mất muốn được ăn miếng gan gà luộc. Người con gái của bà cũng theo đạo Cao

Đài suy nghĩ rồi quyết định mua gan gà về luộc cho mẹ ăn. Khi mang lên cho cụ bà

ăn thì nhận được câu trả lời: "Mẹ thử các con xử trí trước tình mẹ và giới cấm như

thế nào đấy thôi! Cả đời ăn uống nhiều lắm rồi mà đã được chi. Tấm thân giả tạm

này đã đến hồi hoại diệt mà còn vay mượn thêm làm gì? Mẹ sắp ra đi!" [155, tr.75].

Ba hôm sau, cụ bà mất trong thanh thản với nụ cười mãn nguyện.

Cũng có trường hợp, người vào đạo Cao Đài nhưng chưa có đức tin mà chỉ

mong tìm đến sự an ủi, giải thoát tinh thần cho bản thân: "Tín đồ không chỉ đến với

tôn giáo bằng niềm tin mà còn tìm một sự an ủi lớn, một sự giải thoát những bất lực

trong cuộc sống thực tại, một hy vọng về cuộc sống tốt hơn" [145, tr.80]. Tín đồ đạo

Cao Đài tin rằng nếu tích cực tu hành làm nhiều điều thiện sẽ được Trời, Phật phù

hộ và sau này khi mất sẽ được lên "Bạch Ngọc Kinh", nơi thế giới không có khổ

cực. Niềm tin của đạo Cao Đài là tin vào chánh tín chứ không vào mê tín. Chánh tín

là tin tưởng thuận theo lẽ tự nhiên, tìm hiểu kỹ vấn đề và tự nhận thức thông qua

kinh sách, lời dạy của Đức Chí Tôn, nhận định của người đi trước. Từng bước tìm

hiểu cho đến chân lý hướng đến mục đích cao đẹp trong cuộc sống. Mê tín là tin

một cách mù quáng, không hiểu rõ vấn đề, không biết suy xét, nhận định mà tin

theo những điều trái ngược không hướng đến mục đích phục vụ nhân sinh, phục vụ

cộng đồng.

Qua tu hành, tín đồ đạo Cao Đài đã xây dựng niềm tin ngày càng vững bền

và niềm tin đó được chứng nghiệm trong cuộc sống càng làm tăng sức mạnh tâm

70

linh: "Phải có một đức tin rất mạnh mới chứng nghiệm được thế giới vô hình, và

một khi đặt mình trong mối tương giao ấy, đời sống của người tín đồ sẽ trở nên phi

phàm". Sức mạnh tinh thần đó đã chứng minh rằng, dù thế giới thần linh chưa ai

hình dung được đầy đủ nhưng đã đem tới cho con người ở thế giới trần tục một sức

mạnh để ngày càng vững vàng trong đời sống xã hội: "Bằng đức tin của mình, tín

đồ thể hiện lòng tín ngưỡng và sự tin cậy vào một Đức Chúa mà đó không phải ai

khác ngoài xã hội; xã hội đem lại một "sức mạnh" sáng tạo và nền tảng, một "sức

mạnh tinh thần" cho các tín đồ" [105, tr.19]. Đức tin của người đạo Cao Đài giúp họ

vững vàng trong cuộc sống để tu học và hành đạo:

"Lòng con tin Đấng Cao Đài,

Đạo đời Trời sẽ an bài cho con" [80, tr.74]

Có thể nói, niềm tin của tín đồ đạo Cao Đài là vừa hướng về Thiên Đạo vừa

hướng về nhân sinh trong cuộc sống giữa đường Đạo và đường đời. Đó là niềm tin vào

bản thân để vững vàng vượt qua những thử thách, khó khăn trong quá trình tu hành.

3.1.2.2. Khải thị cho con người trong cuộc sống

Khả năng khải thị cho con người trong cuộc sống là nấc thang tiến hóa của

con người khi tu luyện thành công theo pháp tu của đạo Cao Đài. Theo Max Weber,

tôn giáo có 3 loại hình quyền lực: giáo sỹ là quyền lực tôn giáo của giáo hội; thầy

phù thủy là quyền lực tôn giáo cá nhân của người thực hiện dựa trên truyền thống;

nhà tiên tri là quyền lực tôn giáo cá nhân của người được công nhận trên cơ sở

sự thần khải hay phép màu. Đồng thời, Max Weber cũng chia nhà tiên tri thành

hai loại: tiên tri đạo đức là công cụ báo hiệu của Thượng Đế và ý muốn của

Thượng Đế cần xây dựng một mô hình xen kẽ với xã hội đang tồn tại; tiên tri

tấm gương không thiết lập một xã hội mới mà tìm kiếm con đường cá nhân để

vượt qua hiện thực xã hội.

Đoàn Xuân Mượu cho rằng con người gồm có thân thể vật lý và thân thể tế

vi. Trong thân thể tế vi chia làm hai nhóm: nhóm tế vi bậc thấp và nhóm tế vi bậc

cao. Nhóm tế vi bậc cao chỉ loài người là động vật cao cấp nhất trong vũ trụ gồm

các thân thể trí tuệ, thân thể linh cảm và linh hồn. Khả năng khải thị trong cuộc

sống hay còn gọi là khả năng tiên tri, khả năng biết trước những điều xảy ra trong

71

cuộc sống thuộc thân thể linh cảm: "Thân thể linh cảm cho con người khả năng nhìn

thấy trước (tiên tri) khả năng đi sâu vào bản chất sự vật không phải bằng con đường

thảo luận hay tư duy logic, mà bằng trực giác chớp nhoáng. Đó là bản năng sinh

tồn" [94, tr.95]. Đồng thời cũng khẳng định, tiên tri là biểu hiện của linh cảm con

người, là sự mẫn tiệp trong cảm xúc của con người.

Mục đích của đạo Cao Đài nhằm giúp con người nơi cõi trần "khai trí, khai

tâm, khai thần cố gắng tu luyện để rũ bỏ phàm tính, tiến tới sự thanh cao, kết tụ tinh

hoa để thực hiện trong tương lai một giống người siêu đẳng như Thần Thánh Tiên

Phật, hoặc hoàn hảo như Trời" [25, tr.92-93]. Thực chất là giải quyết vấn đề nhân

sinh và tâm linh cho con người. Nhiều khi con người trong xã hội cũng chưa chắc

biết mình sống trên đời để làm gì và đạo Cao Đài đã cho các thành viên trong cộng

đồng của mình biết:

"Tu là học để làm Trời,

Phải đâu kiếp kiếp làm người thế gian" [25, tr.93].

Đạo Cao Đài khuyên con người nên tu hành để giải thoát bản thân đồng thời

tu tiến để trở thành người thông tuệ như các đấng thiêng liêng. Bản thân con người

nơi cõi trần cũng xác định sống là để tiến hóa. Quá trình tu luyện đã được chứng

minh trong đời sống của người tín đồ đạo Cao Đài. Chủ yếu những người tu hành

nhiều năm, có phẩm vị cao trong đạo, có thành quả trong tu luyện gọi là "đắc đạo"

tại thế mới có khả năng khải thị cho con người trong cuộc sống.

Lịch sử đạo Cao Đài có một số trường hợp đặc biệt có khả năng này nhưng

không phổ biến được tín đồ thừa nhận. Người thứ nhất là ông Ngô Văn Chiêu là

Giáo tông đầu tiên của đạo Cao Đài nhưng không nhận phẩm vị mà về Cần Thơ lập

phái Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi chuyên về tịnh luyện "nội giáo tâm

truyền". Khi còn đương thời lúc đau ốm, ông Ngô Văn Chiêu thường nói Đức Đại

Từ Phụ đã định cho ông bỏ xác trên sông Cửu Long, nên có câu:

"Giờ nầy Thầy điểm thâm công,

Ngày sau con sẽ cỡi Rồng về Nguyên" [18, tr.79].

Ngày ông Chiêu mất, ông cho gọi các đệ tử đến dặn dò. Lấy xe ô tô để đi từ

Cần Thơ về Tân An nhưng khi đang qua phà Mỹ Thuận thì ông mất trong tư thế

72

ngồi tịnh. Các đệ tử lại đưa ông về Cần Thơ làm lễ tang. Tại thảo lư nơi ông ở, các

đệ tử tìm thấy phong thư có đề lại mấy chữ:

"Thôi, các em nhứt tâm

Thầy chẳng quên ta, ta hằng tại.

Chẳng đặng nhiều lời…

Bần Đạo".

Trong phong thư còn có 100 đồng bạc để lại lo việc tang. Các đệ tử đều thấy

ông Chiêu mất đã được dự liệu trước và hiểu lời ông nói tiên tri rằng liễu đạo tại

sông Cửu Long (cỡi rồng). Ông Chiêu mất được 3 ngày mà khí sắc không đổi, đồng

thời mở con mắt bên trái giống như Thiên nhãn vẽ thờ cho nên các tín đồ bất luận

lớn nhỏ đều xin cư tang có cả trên ngàn người.

Người thứ hai là ông Nguyễn Ngọc Tương, Giáo tông Cao Đài Ban Chỉnh

đạo. Theo tài liệu của Cao Đài Ban Chỉnh đạo, ông Nguyễn Ngọc Tương nhập đại

tịnh 9 năm 81 ngày gọi là Cửu niên diện bích, Cửu cửu thần du là giai đoạn giải khổ

để đoạt đến cơ tuyệt khổ của Đại Đạo. Trong thời gian đại tịnh, ông Tương luôn

luôn bế ngũ quan, có việc thì rung chuông gọi, dùng ngón tay viết chữ bóng trên

lòng bàn tay của các thanh đồng để giao tiếp. Đạo Cao Đài có tân pháp để thọ

truyền. Tân pháp của đạo Cao Đài gồm các phép tịnh luyện và bí pháp mật truyền.

Các phép tịnh luyện là sự cúng kính, công phu cúng tứ thời, nhập tịnh tham thiền để

hoàn hư, giải trừ thất tình lục dục cho tinh thần tinh tấn, luyện tam bửu ngũ hành tạo

lấy pháp thân. Các bí pháp mật truyền gồm: phép giải oan, giải bệnh, tắm thánh,

vĩnh sanh, đoạn nghiệt, tuyệt trần, tiểu xá, đại xá, giải khổ,… để giải oan, giải khổ

cho chúng sinh trong thời đại ân xá kỳ ba của đạo Cao Đài. Riêng hai phép đại xá

và giải khổ chỉ có phẩm Giáo tông mới được quyền thực hiện. Tân pháp chỉ được

khẩu truyền cho hàng giáo phẩm có nhiều công quả, lập nguyện thượng thừa nghĩa

là ăn trường chay, tuyệt dục, hiến thân hành đạo. Tân pháp Cao Đài chú trọng rèn

luyện tâm hồn làm gốc để được hòa đồng với bản thể của Thượng Đế. Cuộc đời của

ông Tương để lại nhiều điều tiên tri mà hậu thế mới được chứng nghiệm. Ông

Tương muốn mở đạo nơi đất Bắc nên cử thanh đồng Tô Văn Pho ra Hà Nội hành

đạo và nhắn nhủ bằng câu thơ trong Minh Tâm Bửu giám:

73

"Lập thân hành đạo dương danh ư hậu thế,

Dĩ hiển kỳ phụ mẫu hiếu chi chung giả".

(Dịch nghĩa: Tự mình đi hành đạo để gương tốt cho về sau,

Làm vinh hạnh cho cha mẹ, đó mới là trọn vẹn hiếu thảo).

Trước khi đi, thanh đồng Tô Văn Pho hỏi ông Tương: "Con đi chừng nào

con về?" và được trả lời "Chừng nào thiết lộ thông em về" [117, tr.41]. Thứ bảy,

ngày 01-01-1949, thanh đồng Tô Văn Pho lên tàu thủy đi ra cảng Hải Phòng và sau

5 ngày đến Hà Nội. Năm 1951, khi ông Tương mất thanh đồng Tô Văn Pho về chịu

tang và đến tháng 10 năm 1975, thanh đồng Tô Văn Pho đi tàu hỏa từ Hà Nội vào

Sài Gòn. "Thiết lộ thông" phải chăng là tiên tri thống nhất đất nước, thanh đồng Tô

Văn Pho hoàn thành nhiệm vụ trở về Bến Tre. Năm 1997, khi thiết lập lại Hội thánh

Cao Đài Ban Chỉnh đạo, thanh đồng Tô Văn Pho được bầu làm Trưởng Ban

Thường trực Hội thánh và giữ phẩm Chánh Phối sư. Đó là "sứ mệnh thiêng liêng"

mà Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương giao phó cho thanh đồng Tô Văn Pho và đã

hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ làm gương tốt về sau. Một tiên tri nữa của ông Tương

là về người con trai út Nguyễn Ngọc Nhựt khi tham gia kháng chiến giữ chức Ủy

viên xã hội của Ủy ban kháng chiến Nam Bộ. Trong lần thứ hai Nguyễn Ngọc Nhựt

về Bến Tre, ông Tương đã dự liệu được số phận của người con trai. Ông Tương đã

khóc khi Nguyễn Ngọc Nhựt rời Tòa thánh và nói với thanh đồng Lê Văn Sáu rằng:

"Cậu Tám đã hoàn thành nhiệm vụ, sứ mệnh cậu Tám đã xong, ơn trên đã định rồi,

em lo soạn sẵn cho ông mười thứ kinh để đó, ông có việc cần. Nghe đến đây tôi

hoảng hốt nói: Biết vậy sao ông không dạy cậu Tám tìm cách… an bày? Thiên cơ

bất khả lậu em à!" [117, tr.121]. Thời gian sau, Nguyễn Ngọc Nhựt bị Pháp bắt và

tra tấn. Trong những ngày ở tù, ông Tương cho người đem mười thứ kinh để

Nguyễn Ngọc Nhựt đọc. Việc này liên tưởng tới nhà tiên tri Vanga khi được phóng

viên hỏi: "Nếu bác nhìn thấy tai họa sắp đến với một người hoặc thậm chí thấy

người đó sắp chết thì bác có thể làm một cái gì đó để tránh tai họa được không?

Vanga trả lời: "Không, chẳng ai có thể giúp gì được, kể cả bác" [85, tr.50]. Ông

Tương cũng tiên tri về ngày mất của mình. Ngày 8-6-1951, ông Tương dặn hai

thanh đồng rằng: "Anh sẽ về chầu Đại Từ Phụ 7 ngày, hai em ráng giữ gìn cho

74

thanh tịnh. Khi thấy dứt thở quá 7 ngày mà anh chưa về, thì hai em sẽ cho Hội thánh

hay" [39, tr.82]. Ngày 11-6-1951, ông Tương bắt đầu ngồi tịnh đến ngày 18-6-1951

thì ngừng thở. Ngày 22-6-1951, Hội thánh Cao Đài Ban Chỉnh đạo cho mời bác sỹ

đến khám và khẳng định ông đã chết từ hai ngày trước nhưng vì tinh thần mạnh nên

chưa hư. Người đạo Cao Đài Ban Chỉnh đạo cho rằng ông đã đạt thành tân pháp

chân truyền của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Ngoài ra, còn một số người trong đạo Cao Đài có khả năng này như Quyền

Giáo tông Lê Văn Trung, Hộ pháp Phạm Công Tắc, Đầu sư Lê Văn Được,… Như

vậy, đa số các nhà tu hành của đạo Cao Đài khi tu luyện đạt đến sự thông tuệ hay

còn gọi là "đắc đạo" đều đi theo hướng "tiên tri tấm gương" như Max Weber phân

loại nhằm tìm kiếm con đường cá nhân để vượt qua hiện thực xã hội. Tagore cho

rằng: "Cá nhân nào mà tinh thần trở thành Một với Thượng Đế, cá nhân ấy được

chúng ta coi là đóa hoa tối thượng của nhân loại" [111, tr.47]. Cũng có thể còn

nhiều người hoài nghi hay không tin vào khả năng tiên tri của họ. Nhưng trong cuộc

sống phải có trải nghiệm hoặc tự mình tạo dựng niềm tin đối với thế giới, đối với

bản thân: "Mà đối với những người đã có niềm tin thì như chúng ta đã biết, chẳng

cần tới những lời giải thích và những bằng chứng làm gì" [104, tr.11].

Những người như Ngô Văn Chiêu, Nguyễn Ngọc Tương đã trở thành tấm

gương điển hình của người đạo Cao Đài. Tín đồ đạo Cao Đài nhắc đến các vị đó

như một bậc Thánh, Thần và có sức ảnh hưởng lâu dài trong đời sống tâm linh của

đạo Cao Đài. Thế giới tâm linh không ai hình dung nó tồn tại ở đâu, quy mô, hình

thức thế nào, chưa có câu trả lời chính xác. Nhưng thế giới tâm linh đó có ảnh

hưởng to lớn trong đời sống con người. Con người khi gia nhập tôn giáo để tu

luyện, họ đã vượt qua được chính bản thân đời thường của mình để có thể đến được

sự cao thượng của con người.

3.2. GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC

3.2.1. Giá trị nhân cách - lối sống

Đạo Cao Đài xây dựng được hệ thống giá trị nhân cách - lối sống cho tín đồ

trong quá trình tu hành. Theo Phạm Minh Hạc, giá trị đó chính là giá trị cá nhân và

nhân cách của người tín đồ đạo Cao Đài được biểu hiện qua 3 đặc điểm là: tinh thần

75

trách nhiệm, nói đi đôi với thực hành; hình thành năng lực, phẩm chấtđạo đức, lối

sống cao đẹp của người tu hành; trở thành tấm gương tiêu biểu trong lối sống cá

nhân, gia đình, xã hội.

3.2.1.1. Tinh thần trách nhiệm, nói đi đôi với thực hành

Giá trị bản thân được coi là giá trị đặc biệt, nguồn gốc của mọi tiến bộ xã

hội. Trong xã hội ngày nay, vai trò của hệ giá trị nói chung và giá trị bản thân nói

riêng được đánh giá cao trong "sức mạnh mềm" của con người, từng cộng đồng,

quốc gia, dân tộc. Giá trị bản thân là: "tổ hợp các giá trị cá thể, cá nhân và nhân

cách - các giá trị của từng người do chính người đó hình thành và phát triển, sử

dụng, phát huy và tự thể hiện, tự khẳng định trong cuộc sống của mình" [51, tr.330].

Coi trọng giá trị bản thân là coi trọng con người biết yêu bản thân, coi trọng bản

thân rồi coi trọng người khác và ngược lại. Điều kiện có ý nghĩa quyết định là phải

tạo lập giá trị bản thân có tinh thần trách nhiệm, nói đi đôi với thực hành.

Trong cuộc sống, tín đồ đạo Cao Đài có tinh thần trách nhiệm với bản thân,

gia đình và xã hội. Thứ nhất, họ xác định tinh thần trách nhiệm đối với bản thânphải

từ bỏ mọi ham vui của cuộc đời, rèn luyện lối sống đạo đức của người tu hành, trau

dồi tư tưởng đại đồng, nhân hòa hướng đến thực hành những điều tốt đẹp trong cuộc

sống. Tân luật của đạo Cao Đài quy định trách nhiệm của tín đồ: "Phải giữ tam cang

ngũ thường là nguồn cội của nhơn đạo; nam thì hiếu đễ, trung tín, lễ nghĩa,liêm sỹ,

nữ thì tùng phụ, tùng phu, tùng tử và công, dung, ngôn, hạnh" [42, tr.19]. Trên tinh

thần đó, người đạo Cao Đài hằng ngày rèn luyện đạo đức bản thân, sống có trách

nhiệm với gia đình. Đối với vợ chồng thì thủy chung không được bỏ nhau, đối với

con cái phải giáo dục trở thành người hiền lương, đối với cha mẹ, ông bà phải tôn

kính, hiếu lễ, đối với bạn bè phải tương trợ ngọt bùi với nhau, đối với mọi người

phải đạo đức, sẵn sàng giúp đỡ.

Thứ hai, họ xác định tinh thần trách nhiệm đối với Đạo thực hiện tam lập

(lập đức, lập công, lập ngôn), tam công (công phu, công quả, công trình) để trở

thành người hiểu biết, giúp đỡ người đạo tu tiến. Họ phải hy sinh lợi ích của bản

thân hết lòng vì nhân sinh phục vụ để cùng nhau tiến bộ trên đường tu hành: "cần

giữ gìn đức hạnh cho hoàn toàn, chỉ biết bố đức hơn ra oai, thi ân hơn lập pháp mà

76

thôi" [56, tr.106]. Sống có trách nhiệm chính là biểu hiện của giá trị bản thân, của

con người có nhân cách, có trách nhiệm với cộng đồng, trách nhiệm xã hội càng

cao, nhân cách càng lớn.

Thứ ba, họ xác định tinh thần trách nhiệm của bản thân đối với xã hội biết

lấy tình thương yêu để ứng xử với mọi người, mọi vật và có lòng phục vụ đất nước,

phục vụ nhân dân: "Nghĩa vụ đối với xã hội buộc chúng ta phải thương người mến

vật và tận tâm phục vụ xứ sở và nhơn sanh" [56, tr.91]. Từ ba điều trên cho thấy, tín

đồ đạo Cao Đài luôn xác định ý thức trách nhiệm của bản thân, sống có trách nhiệm

với chính mình, với gia đình và xã hội. Đảm bảo sự hài hòa giữa việc tu hành và

cuộc sống xã hội thể hiện phong cách của người tu hành.

Điều quan trọng của người đạo Cao Đài là biết hài hòa, cân bằng trong đời

sống tinh thần và vật chất theo quan niệm "Tâm vật bình hành" có nghĩa là: "tâm ý

và hành động cụ thể phải diễn tiến đồng đều" [24, tr.176]. Trong xã hội xưa nay,

vấn đề vật chất thường được coi trọng hơn vấn đề tinh thần. Khi đánh giá một con

người, nhiều người thường lấy vật chất làm thước đo về giá trị, so sánh sự giàu

sang, tài sản nhiều hay ít của người đó mà quên đi yếu tố tinh thần là trí tuệ, là đạo

đức, là văn hóa, là giá trị nhân sinh. Con người khi khó khăn hoặc vui vẻ về tinh

thần thì có thể dễ dàng chia sẻ với mọi người nhưng khi khó khăn hoặc giàu có về

vật chất tiền bạc thì lại ít khi hoặc không muốn chia sẻ với mọi người. Từ đó dẫn

đến sự mất cân bằng giữa vật chất và tinh thần. Đạo Cao Đài đề cao quan niệm "tâm

vật bình hành" để con người biết được quy luật trong sinh hoạt đạo đức, trong cuộc

sống và tránh trường hợp "ngôn hành bất nhất" giữa lời nói và việc làm phải thống

nhất. Câu chuyện về "tâm vật bình hành" được người đạo Cao Đài nêu ví dụ cụ thể:

"Trước cảnh khổ đó, nếu lòng mình đã thương cảm thì hãy thực hiện cụ thể sự

thương cảm đó bằng hành động và vật chất, tức là giúp đỡ người ta phần nào để xoa

dịu bớt sự bi lụy của người ta. Được như vậy mới là có hành động trong tinh thần

tâm vật bình hành" [93, tr.176].

Để khẳng định giá trị cuộc sống là biết hành động đúng lúc, kịp thời không

"nói suông" mà phải biến lời nói thành hành động. Đó chính là "giá trị của những

giá trị", tạo niềm tin giữa con người với con người. Như vậy, tạo lập giá trị bản thân

77

không phải chỉ là quyết tâm mà phải bằng hành động, hoạt động để đạt được kết quả

cụ thể cho bản thân, tự khẳng định chính mình. Từ tinh thần trách nhiệm, nói đi đôi

với thực hành của đạo Cao Đài đã trở thành giá trị nhân cách - lối sống trong cộng

đồng và xã hội.

3.2.1.2. Hình thành phẩm chất đạo đức, lối sống cao đẹp của người tu hành

Nói đến phẩm chất đạo đức của người tu hành phải có sự khác biệt với phẩm

chất đạo đức của con người trong xã hội. Người tu hành ngoài việc chấp hành pháp

luật của nhà nước còn phải chấp hành quy định của tôn giáo. Sự khác biệt là các quy

định của tôn giáo sẽ chặt chẽ hơn, khó thực hiện hơn để điều chỉnh hành vi của con

người. Đó chính là đạo đức của người tu hành. Theo quan niệm của đạo Cao Đài:

"Đạo đức là cái khuôn mẫu để con người phải nương theo đó mà sửa mình, rèn tâm

luyện tánh, đặng mở mang trí não cho được sáng suốt, đạt đến chỗ trí huệ" [102,

tr.99]. Khi trở thành tín đồ đạo Cao Đài, họ bắt đầu rèn luyện, học tập đức tính, lối

sống cao đẹp của người tu hành. Muốn có đức tính cao đẹp thì tín đồ Cao Đài phải

từ bỏ những vui thú của đời thường, hằng ngày tu dưỡng bản thân, rèn luyện đức

tính của người tu hành. Cao Đài Ban Chỉnh đạo quy định cụ thể chức sắc từ Giáo

hữu trở lên, muốn vào chính vị phải thực hành những điều sau đây: "Phải có tịnh 36

ngày, 72 ngày, 108 ngày sắp lên. Tịnh có ích là bỏ được những tánh không lành,

không tốt do tính dục mà ra như là: giận, ghét, oán thù, gây rầy, lớn tiếng, khinh

người, kích bác người, tự cao, tự đắc,…" [67, tr.28]. Nhập tịnh hay ngồi thiền nhằm

giúp cho người tín đồ đạo Cao Đài có thời gian suy ngẫm, tự rèn luyện khắc chế

tính phàm trần của con người, từ bỏ chúng để trở thành người có đạo đức, lối sống

trong sáng theo nếp sống tu hành. Quá trình tu tịnh, thiền định cũng giúp cho tín đồ

đạo Cao Đài có khả năng tự điều chỉnh bản thân, hướng đến giá trị bền vững của

con người.

Không những phải từ bỏ những thú vui của đời thường, tín đồ đạo Cao Đài

phải thực hiện theo giới luật để giảm tính phàm trần của con người nâng cao đạo

đức tu hành. Dù biết cuộc đời tu hành là phải vượt qua chông gai, thử thách, nhưng

người tín đồ đạo Cao Đài vẫn sẵn sàng đón nhận và quyết tâm vượt qua với mong

muốn nếu không thành Thần, Thánh, Tiên, Phật thì cũng thành người đạo đức. Tín

78

đồ đạo Cao Đài thực hiện lối sống làm lành lánh dữ, ăn ở ngay thật không làm điều

thất đức, phải cứu nhân độ thế, giúp đỡ người khó khăn, hoạn nạn. Đồng thời phải

trau dồi đức hạnh, biết khiêm nhường, nhẫn nại, hòa thuận, thanh liêm trong cuộc

sống. Thánh giáo đạo Cao Đài chỉ dạy: "Đức hạnh là điều cần nhất của bực tu hành.

Thành Tiên, thành Phật cũng nhờ đức hạnh, vì thuở nay chưa từng nghe có Tiên Phật

nào mà không hoàn toàn đức hạnh" [147, tr.4]. Rèn luyện đức hạnh con người là điều

cốt yếu của người tu hành, cần thiết cho một tín đồ tu luyện để có năng lực trong công

phu, tự hoàn chỉnh bản thân theo chuẩn mực của xã hội. Giáo tông Nguyễn Ngọc

Tương của Cao Đài Ban Chỉnh đạo dạy chức sắc rằng: "cải thiện dân sinh, dân trí phải

gắn liền với cải thiện dân tâm - và trước tiên - phải làm cho dân được no ấm, khôn

ngoan, hiền lương và đạo đức" [2, tr.13]. Trước khi nâng cao dân trí cần làm cho dân

được ấm no và chú trọng rèn luyện đạo đức con người. Có đạo đức mới giúp con người

sống có trách nhiệm, thể hiện phẩm chất của người tu hành trong xã hội.

Như vậy, bước đầu đạo Cao Đài giúp tín đồ được học tập, rèn luyện năng

lực, phẩm chất đạo đức theo chuẩn mực của xã hội, lối sống cao thượng, trong sáng

của tôn giáo để hình thành giá trị con người.

3.2.1.3. Góp phần tạo nên lối sống cá nhân, gia đình, xã hội tiêu biểu về

đạo đức

Tín đồ đạo Cao Đài phát huy giá trị bản thân trong cuộc sống để trở thành

tấm gương tiêu biểu về đạo đức, lối sống cá nhân, gia đình, xã hội. Phạm Minh Hạc

cho rằng: "Phát huy giá trị bản thân tức là đem những giá trị mình hình thành được

vào cuộc sống, bằng các công việc cụ thể, lao động nghề nghiệp, vốn liếng kinh

nghiệm - trải nghiệm của chính mình rồi tự rút kinh nghiệm và đi đến tự lập" [51,

tr.349]. Quá trình hoạt động, đạo Cao Đài luôn nêu cao đạo đức của người tu hành

và điển hình là đạo đức của các vị chức sắc đứng đầu như: Quyền Giáo tông Lê Văn

Trung, Hộ pháp Phạm Công Tắc, Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương, Chưởng pháp

Trần Đạo Quang, Chưởng pháp Cao Triều Phát, Giáo tông Nguyễn Bửu Tài,… trở

thành tấm gương cho chức sắc, tín đồ noi theo.

Sau khi thành lập, đạo Cao Đài đã tạo ra một lực lượng quần chúng đông

đảo, tác động mạnh đến cư dân Nam Bộ giúp trấn an tinh thần, củng cố đức tin, gieo

79

tư tưởng đúng đắn, nêu gương sáng về đạo đức tu hành, tạo được niềm tin trong

chức sắc, tín đồ. Quyền Giáo tông Lê Văn Trung là người có công khai đạo Cao Đài

với chính quyền Pháp qua tờ khai tịch Đạo ngày 23-8-Bính Dần (ngày 28-8-1926).

Ông thay mặt cho 28 vị chức sắc, đại diện cho 247 tín đồ Cao Đài mang tờ khai tịch

Đạo đến Thống đốc Nam Kỳ, Le Fol để tuyên bố: "Kể từ ngày nay chúng tôi đi phổ

thông Ðại Ðạo khắp cả hoàn cầu" [44, tr.16]. Trước khi làm Quyền Giáo tông, Lê

Văn Trung nêu cao gương đạo đức tu hành, tích cực đi thuyết đạo để vận động

người nhập môn vào đạo Cao Đài. Những ngày đầu lập Đạo, chính quyền thực dân

Pháp luôn gây sức ép và do lòng người chưa thuận khiến cho công việc của Hội

thánh Tây Ninh gặp nhiều trở ngại. Với trách nhiệm của người đứng đầu, ông luôn

bình thản trước những nguy nan như biết được quy luật của nó: "Ðương giữa buổi

nguy nan như thế, ông Lê Văn Trung vẫn cứ điềm tĩnh, ngồi lo sắp đặt công

việc,…" [44, tr.158]. Tu hành đã giúp cho ông Lê Văn Trung trở thành người tự tin,

nắm bắt được quy luật của xã hội để có ứng xử hài hòa, tự tại.

Đầu sư Nguyễn Ngọc Tương khi còn làm việc tại Tòa thánh Tây Ninh đã

chỉnh đốn việc ăn uống tại Tòa thánh. Do khi mới thành lập, việc ăn uống tại Tòa

thánh Tây Ninh có sự phân cấp rõ ràng. Chức sắc lớn trong đạo không ăn chung

cùng chức việc và tín đồ. Thấy vậy, ông Nguyễn Ngọc Tương xem xét các phòng ăn

của đạo hữu làm công quả và thường xuyên ăn cơm cùng với đạo hữu. Sau khi

nghiên cứu thực tế, ông Nguyễn Ngọc Tương đề nghị giảm bớt số tiền ăn của chức

sắc lớn để thêm vào số tiền ăn của đạo hữu và cử người kiểm soát chu đáo mọi việc

thu chi lúa gạo, lương thực của phòng trù. Kết quả là vừa tiết kiệm nhiều tiền bạc

lương thực của Hội thánh vừa nâng được mức ăn cho đạo hữu. Về tinh thần đã xóa

bớt được chế độ phân cấp trong ăn uống, tình cảm giữa chức sắc lớn và đạo hữu

được gắn bó hơn. Khi về Bến Tre lập Cao Đài Ban Chỉnh đạo và được công cử lên

phẩm Giáo tông, ông đề nghị Hội thánh lập Uỷ ban chọn lựa và kiểm duyệt các kinh

sách đạo được in lại. Các vị này sẽ xem xét, lựa chọn và cho in những kinh sách phù

hợp với đường hướng chỉnh đạo của Hội thánh. Ông Nguyễn Ngọc Tương còn làm

gương về sự chuyên cần trong sinh hoạt. Một buổi làm việc của ông được ghi lại

như sau: "Sáng sớm, Người thức dậy lúc 5 giờ, cùng rồi tịnh đến 6 giờ ra ăn cháo,

80

đọc sách báo. 7 giờ, đến văn phòng làm việc. 8 giờ, cỡi xe đạp đi viếng các cơ sở

như: Học đường, Hạnh đường, Dưỡng đường, các cơ sở công nghệ và 9 giờ sở rẫy.

10 giờ, trở về văn phòng làm việc. 11 giờ, cúng rồi tịnh,…" [38, tr.42].

Đạo Cao Đài đã hình thành lối sống văn minh cho tín đồ, từ việc thay đổi

nếp ăn uống, sắp xếp thời gian tu hành và làm việc hiệu quả, khoa học. Những thay

đổi trong đời sống hằng ngày của người đạo đã có tác động nhất định đến rèn luyện

đạo đức, lối sống của tín đồ. Đồng thời, những tấm gương của các chức sắc đứng

đầu đã ảnh hưởng tích cực đến cư dân Nam Bộ và nhất là ở nơi có Toà thánh,

Thánh thất hoạt động, tạo ra tinh thần hiếu học, siêng năng, lối sống văn minh trong

mỗi gia đình đạo và tín đồ.

Hiện nay, đạo Cao Đài có nhiều hoạt động tôn giáo tiến bộ, góp phần tích cực vào

việc xây dựng đời sống văn hóa, văn minh trong cộng đồng. Hình ảnh những chức sắc,

tín đồ đạo Cao Đài mặc áo dài trắng, đội khăn xếp hòa cùng dòng người trên đường trở

nên dung dị, quen thuộc và tác động đến đạo đức, lối sống của cư dân Nam Bộ.

3.2.2. Giá trị cố kết cộng đồng

Nguyễn Hồng Dương cho rằng vai trò của tôn giáo nội sinh với văn hóa và

phát triển ở Nam Bộ thể hiện ở 3 lĩnh vực: "cố kết cộng đồng, khai hoang lập ấp,

giáo dục lối sống" [34, tr.267]. Từ quan niệm nêu trên, nghiên cứu sinh phân tích

giá trị cố kết cộng đồng của đạo Cao Đài qua các đặc trưng là: ý thức về cộng đồng,

mỗi người là một bộ phận của cộng đồng; yên tâm, tự tin được chia sẻ; đóng góp,

hy sinh cho cộng đồng đồng đạo và cho dân tộc.

3.2.2.1. Ý thức về cộng đồng, mỗi người là một bộ phận của cộng đồng

Trong điều kiện thiên nhiên vừa phong phú vừa khắc nghiệt, cùng với an

ninh, trật tự không đảm bảo giặc cướp nổi lên, người dân phải hợp lực với nhau,

sống quần cư để sản xuất, bảo vệ thành quả khai hoang và bảo vệ tính mạng con

người. Quá trình khai hoang và đấu tranh cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, người dân

Nam Bộ đã tạo thành cộng đồng làng xã để hỗ trợ nhau trong lao động sản xuất,

sinh hoạt hằng ngày và đời sống tín ngưỡng, tôn giáo: "Trong tâm thức của người

Việt Nam, nhà - làng - nước là ba phạm trù gắn bó chặt chẽ với nhau. Sự bình an

trong cuộc sống được hình thành từ đó" [15, tr.151].

81

Sự ra đời của đạo Cao Đài đáp ứng được nhu cầu gắn kết cộng đồng, thành

lập tổ chức có sự quản lý, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Sinh hoạt hằng ngày trong

lao động sản xuất, ốm đau, cưới hỏi, tang ma, dựng nhà,… người dân cùng hỗ trợ

nhau nhưng khi gia nhập tổ chức tôn giáo, các hoạt động này đã được thiêng liêng

hóa trở thành sự ràng buộc, là trách nhiệm của mỗi thành viên trong cộng đồng.

Những công việc này trở thành điều kiện bắt buộc không mang tính thương mại

mua bán mà tự nguyện, tự giác của mọi người. Điều này cho thấy tôn giáo đã liên

kết, cố kết con người trong một ấp, một xã (một Họ đạo) bằng sự thiêng liêng để họ

gắn bó với làng xã, với mảnh đất Nam Bộ. Sự gắn kết tâm linh trở thành chủ đạo để

các tôn giáo ở đứng vững trước các biến động của lịch sử. Trong sinh hoạt hằng

ngày, tín đồ đạo Cao Đài được đồng đạo giúp đỡ trong việc hiếu, hỷ và sản xuất:

" [20, tr.5].

Tín đồ tại Họ đạo có trách nhiệm tuân lệnh của chức sắc Cai quản Họ đạo,

không được phép làm chuyện trái đạo. Mỗi tháng vào hai ngày Sóc Vọng (ngày

mùng Một và ngày Rằm/Âm lịch) hằng tháng, tín đồ phải về Thánh thất để hành lễ.

Chức sắc ở tại Thánh thất quy định mỗi ngày cúng tứ thời, tín đồ quy định cúng tứ

thời tại gia hoặc Thánh thất. Khi gia nhập đạo Cao Đài, tín đồ được sống trong môi

trường văn hoá cộng đồng có thiết chế về tổ chức, về hoạt động. Đặc biệt, người tín

đồ đạo Cao Đài được cộng đồng tại Họ đạo quan tâm, hỗ trợ hoạt động trong sinh

hoạt tôn giáo và xã hội. Nguyễn Duy Hinh cho rằng đạo Cao Đài đã xây dựng được

một làng tôn giáo: "Một, làng toàn tòng một tôn giáo, chỉ có một bộ máy đạo - đời

làm một. Thời xa xưa đã có. Thời cận hiện đại có lẽ còn làng Cao Đài ở Tây Ninh là

làng tôn giáo, ở đó đạo và đời được cùng một bộ máy đại diện" [61, tr.437]. Điều

này cho thấy sự gắn kết trong cộng đồng ở Họ đạo của đạo Cao Đài mang đặc điểm

riêng không lẫn với các tôn giáo khác.

Khi gia đình người đạo có việc về hôn nhân, tang lễ thì được những người

trong Họ đạo đến giúp đỡ, chia sẻ. Trong cuốn sách Bước đầu học đạo của Nguyễn

82

Văn Hồng có câu chuyện về việc nhập môn vào đạo. Một người hàng xóm thấy gia

đình người tín đồ đạo Cao Đài khi từ trần được người đạo lo hết các công việc từ

mua quan tài, tụng kinh siêu thoát, tổ chức lễ tang, có đất nghĩa địa để chôn,… Từ

sự việc đó, người hàng xóm đã xin gia nhập đạo Cao Đài với mục đích cụ thể để khi

mất đi cũng được tổ chức lễ tang như người tín đồ Cao Đài: "Dù gia đình giàu có ở

ngoài đời, chịu tốn nhiều tiền, cũng không thể tổ chức được một đám tang tốt đẹp

như vậy. Ông Út Mô cảm thấy rất khâm phục đạo Cao Đài và trong trí ông lóe lên

tư tưởng: hay là mình xin gia nhập vào đạo Cao Đài" [71, tr.9].

Sự hỗ trợ, chia sẻ trong cộng đồng đã tạo cho đạo Cao Đài sức hấp dẫn, lôi

cuốn để người dân tin theo, mỗi người đều có ý thức góp phần vào công việc chung

của cộng đồng và trở thành một giá trị đạo đức đáng quý.

3.2.2.2. Yên tâm, tự tin được chia sẻ

Khi sống trong môi trường tôn giáo, được đùm bọc sẻ chia của mọi người

trong cộng đồng, tín đồ đạo Cao Đài thấy tự tin, bình an trong cuộc sống. Cùng một

cộng đồng thờ chung một Đấng thiêng liêng sẽ tạo cho họ sự đồng cảm, tình thương

yêu, nhân từ của con người: "Sự gần gũi, đồng cảm của những cộng đồng có chung

một tôn giáo cùng tôn thờ chung một Chúa đã làm cơ sở để nảy sinh sự gắn kết, tình

yêu thương, nhân từ giữa con người với con người".

Từ người cô đơn, trẻ mồ côi, người già neo đơn đến người tu hành bình

thường đều được sự ân cần của các chức sắc, sự sẻ chia của đồng đạo trong sinh

hoạt hằng ngày. Điều này, làm cho họ an tâm làm ăn, sinh sống, tu hành:

Có trì giới thì đời sống tu hành mới có nề nếp trật tự.

Có nề nếp trật tự, mới có sự vừa lòng thuận ý.

Có vừa lòng thuận ý, mới có sự hoan hỷ.

Có hoan hỷ mới có thanh tịnh.

Có thanh tịnh mới có an tâm [93, tr.155].

Tín đồ đạo Cao Đài khi đã an tâm tu hành, họ tìm thấy sự sáng suốt qua tu

luyện tinh thần, vượt qua những cám dỗ của cuộc đời. Họ sẵn sàng chia sẻ với mọi

người nhận thức về vũ trụ quan, nhân sinh quan, xã hội quan. Có rất nhiều chức sắc,

nhà tu hành trong đạo Cao Đài đã chia sẻ bằng hình thức như hồi ký, luận bàn giáo

83

lý, sưu tầm đạo sử,... Quyền Giáo tông Lê Văn Trung của Cao Đài Tây Ninh viết

cuốn Phương châm hành đạo để tín đồ hiểu quy tắc hành đạo và mong muốn thực

hiện đúng tôn chỉ, mục đích của đạo Cao Đài: "..., mong rằng chư Ðạo hữu lưỡng

phái nam nữ nhứt tâm hành sự theo qui tắc chuẩn thằng, thì rất may mắn cho nền

Ðạo, mà lại cũng là một điều hân hạnh cho tôi lắm đó" [147, tr.4].

Đầu sư Hương Hiếu, chức sắc cao cấp trong thời kỳ đầu lập đạo Cao Đài đã

viết cuốn Đạo sử xây bàn miêu tả quá trình hình thành đạo Cao Đài thủa ban đầu

qua các đàn cơ và vai trò của cơ bút đối với nền đạo Cao Đài. Đến với đạo Cao Đài

bà Hương Hiếu có điều kiện được tiếp cận, tìm hiểu về vai trò của việc cầu cơ và

bằng trí quan sát, nỗ lực bản thân đã ghi lại cho hậu thế hiểu rõ. Đó chính là công

lao của bà, giúp cho: "..., thế hệ đương kim chỉ có công đọc mà hiểu biết phần nào

mầu nhiệm của Ðạo, nếu không đọc thật uổng" [59, tr.11].

Thanh đồng Lê Văn Sáu xuất thân trong gia đình trung lưu ở Long An khi

vào đạo Cao Đài được phục vụ Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương của Cao Đài Ban

Chỉnh đạo đã trở thành con người hiểu biết và thông đạt cách ứng xử trong Đạo

và xã hội. Ông viết trong cuốn Hồi ký về Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương biểu

hiện tinh thần hy sinh vì nền Đại Đạo và nguyện mãi xứng đáng làm môn đệ của

Ngài: "Vì lời nguyện với Ngài, tôi ghi lại quyển "Hồi ký" để thế hệ mai sau thấu

đạt, học tập rèn luyện tu thân, hành đạo theo gương hạnh của Ngài mới xứng

đáng làm con cái của Thầy, môn đệ của người Anh Cả Thiêng Liêng cao quý đã

vì Đạo, vì nhơn sanh mà hy sinh tất cả" [117, tr.1]. Đến hôm nay, tín đồ Cao Đài

Ban Chỉnh đạo vẫn luôn ghi nhớ và học theo tấm gương đạo đức của Giáo tông

Nguyễn Ngọc Tương, đồng thời trân trọng tình cảm, sự hy sinh của thanh đồng Lê

Văn Sáu trong quá trình tu hành.

Sự tự tin chia sẻ quan điểm của bản thân giúp tín đồ đạo Cao Đài cởi mở

trong giao tiếp, dung hòa các mối quan hệ tạo được bản sắc của đạo Cao Đài không

phân biệt đẳng cấp, hòa đồng về vật chất và quyền lợi. Vượt qua những trở ngại của

xã hội, tín đồ đạo Cao Đài xây dựng tinh thần đại đồng coi nhau như anh em trong

một gia đình, cùng chung một cha để đoàn kết, gắn bó với nhau trên đường đạo và

đường đời.

84

3.2.2.3. Đóng góp, hy sinh cho cộng đồng đồng đạo và cho dân tộc

Tín đồ đạo Cao Đài sẵn sàng cống hiến, đóng góp và hy sinh cho cộng

đồng đồng đạo. Đó là tinh thần mà đạo Cao Đài đem tới cho mỗi tín đồ. Giáo

hữu Bùi Văn Tâm cho rằng: "Giá trị con người không do của cải vật chất người

có, không do dáng vóc, sắc tướng, y phục bên ngoài mà do tinh thần phục vụ,

biết hy sinh cho việc phải điều lành, do sức mạnh của tình thương bình đẳng"

[122, tr.57]. Tinh thần vì cộng đồng của tín đồ đạo Cao Đài thể hiện bằng sự

đoàn kết thương yêu và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Điều này chính là tinh thần

phục vụ, hy sinh vì mọi người.

Khi gia nhập đạo, tín đồ được dạy phương pháp tu hành tam công: công phu,

công quả, công trình nhằm sẵn sàng đóng góp sức người, sức của cho cộng đồng

Cao Đài. Tinh thần tu hành theo tam công rất quan trọng trong giáo lý của đạo Cao

Đài. Lập công quả là hy sinh tư lợi để hành đạo vì xã hội, vì đạo; lập công trình là

rèn luyện bản thân theo giới luật trở thành người hạnh đức; lập công phu là tu luyện

tinh thần tiến hóa về đạo pháp. Trong tam công thì công quả yêu cầu sự hy sinh bản

thân để giúp đời, giúp đạo. Theo quan niệm của tín đồ đạo Cao Đài làm công quả

là:"…phát xuất từ lòng tự nguyện tự giác, thiết tha với nó, xem nó là mục đích của

đời mình" [102, tr.124]. Nghĩa là gắn việc làm công quả như mục đích sống của con

người trên tinh thần tự nguyện, tự giác.

Sự đóng góp, hy sinh cho cộng đồng đồng đạo được biểu hiện qua hành động

tự nguyện của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài. Năm 1937, khi tín đồ Cao Đài tham gia

xây dựng Tòa thánh Tây Ninh chủ yếu là thợ hồ, thợ mộc, thợ sắt muốn làm công

quả, họ tự nguyện thực hiện điều kiện: "Nếu ai muốn làm công quả, phải trọn hiến

thân… Nam thì tu chơn, nữ thì thủ trinh. Tình nguyện cho đến khi tạo Đền Thánh

xong" [23, tr.270]. Năm 1938, đạo Cao Đài ra Đạo luật quy định tín đồ toàn đạo

phải thực hiện làm công quả 5 ngày mỗi năm để tu tạo Tòa thánh và các cơ sở đạo:

"Toàn Ðạo nam nữ mỗi năm phải giúp cho Hội thánh 5 ngày công quả đặng tu tạo

Tòa thánh và các dinh thự nơi Thánh Ðịa cho đến ngày nào hoàn tất" [40, tr.25].

Việc làm công quả từ tinh thần tự nguyện đã trở thành công việc bắt buộc và người

đạo Cao Đài thấy đó là nghĩa vụ, bổn phận cần thiết của một tín đồ.

85

Từ quy định trong giáo luật đã tác động đến hành động của con người, tạo

cho tín đồ Cao Đài có tinh thần tự giác, sẵn sàng đóng góp, hy sinh vì cộng

đồng. Đời sống của tín đồ đạo Cao Đài còn hạn chế về vật chất nhưng mạnh về

tinh thần, khi có việc cần thiếthọ đều tích cực tham gia. Câu chuyện "Nước mắt

mặn bằng nước chấm" của Họ đạo Phụng Sơn thuộc Cao Đài Cầu Kho Tam

Quan ở xã Hoài Hảo, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định thể hiện tinh thần vì

cộng đồng. Do hậu quả chiến tranh, mảnh đất xây dựng Thánh thất có nhiều bom

mìn, chức sắc, tín đồ ở Họ đạo Phụng Sơn không có tiền để thuê nên tự tổ chức

rà soát bom mìn với tinh thần vì Thầy, vì Đạo: "Sau ba ngày làm việc, Lễ sanh

Bùi Vinh cùng bổn đạo đã lượm được tổng số 84 quả đạn các loại, rồi mời

Huyện đội, Xã đội đến xử lý". Trong xã hội hiện nay, hành động của Họ đạo

Phụng Sơn khó chấp nhận vì gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Nhưng

trong thế giới tinh thần của tôn giáo, họ sẵn sàng làm bằng niềm tin tín ngưỡng

cao cả và hành động dũng cảm vì lợi ích của cộng đồng. Khi tu hành, con người

có được tinh thần cao thượng, biết thương yêu, biết hy sinh và biết niềm vui sống

là hạnh phúc của đời người. Ở vùng quê nghèo nhưng lại giàu tình nghĩa, khi Họ

đạo Phụng Sơn tổ chức cất tấm lần thứ nhất, hàng trăm bà con xung quanh đến

giúp không kể công, trong đó có người hỗ trợ ximăng cho xe chở đến mà giấu

tên. Và còn nhiều câu chuyện, nhiều tấm gương đóng góp, hy sinh cho cộng

đồng của đạo Cao Đài không thể kể hết được.

Đó là tinh thần đặc trưng của con người trong tổ chức tôn giáo bởi họ thấy sự

thích hợp trong tâm linh, phù hợp trong cuộc sống. Giá trị đạo đức của tôn giáo, giá

trị nhân văn của con người góp phần vào việc xây dựng con người đạo đức, xã hội

văn minh trong thời đại hiện nay của đất nước.

Bên cạnh, tinh thần đóng góp hy sinh cho cộng đồng đồng đạo, chức sắc, tín

đồ đạo Cao Đài còn đóng góp hy sinh cho dân tộc qua các hoạt động yêu nước, gắn

bó với dân tộc. Tinh thần yêu nước là một trong những giá trị tiêu biểu của dân tộc

Việt Nam. Trần Văn Giàu khẳng định: "Tình cảm và tư tưởng yêu nước là tình cảm

và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam" [49, tr.100]. Quá trình

tồn tại, đạo Cao Đài biểu hiện tinh thần yêu nước qua hoạt động đấu tranh chống

86

ngoại xâm và xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đây là biểu hiện cao nhất của giá

trị cố kết cộng đồng trong đạo Cao Đài từ giai đoạn đầu hình thành đến năm 1975.

Đạo Cao Đài ra đời trong hoàn cảnh mất nước nên chịu sự tác động của đời

sống chính trị - xã hội ở Nam Bộ. Các phái Cao Đài phân hoá về hoạt động, chia

thành ba xu hướng hoạt động chính: xu hướng thứ nhất là yêu nước theo cách mạng

để thay đổi cuộc sống bị áp bức; xu hướng thứ hai là theo thực dân xâm lược chấp

nhận cuộc sống bị đô hộ, áp bức; xu hướng thứ ba là không tham gia chính trị an

phận với cuộc sống tu hành. Trong ba xu hướng nêu trên thì xu hướng thứ nhất đã

trở thành giá trị cao đẹp của đạo Cao Đài trong lịch sử tồn tại góp phần vào công

cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Xuất phát từ tinh thần "phụng đạo, yêu nước", đa số các phái Cao Đài tham

gia kháng chiến cứu quốc. Cao Đài Minh Chơn đạo ở Cà Mau thực hiện đường

hướng hoạt động gắn bó với dân tộc, giúp tín đồ làm ăn tập thể chống chính sách áp

bức, bóc lột hà khắc của thực dân Pháp. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng

chiến, ông Cao Triều Phát quyết định lập căn cứ kháng chiến tại Giồng Bốm để

chống lại thực dân Pháp xâm lược. Ông Cao Triều Phát vận động chức sắc, tín đồ

tham gia bằng câu nói thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc: "Tôn giáo có nhiều bàn

thờ, còn Tổ quốc chỉ có một bàn thờ mà thôi" [72, tr.163]. Ngày 14-2-1946, thực

dân Pháp đã tấn công Giồng Bốm: "..., Pháp đưa khoảng 2 tiểu đoàn chia làm 3 mũi

tiến đánh, có phi pháo bắn yểm trợ dữ dội, trước khi chúng tiến quân". Nghĩa quân

Cao Đài đã quyết tử chiến đấu với địch nhưng đã thất bại và bị quân Pháp thảm sát

dã man hàng trăm tín đồ, đốt phá các cơ sở của Đạo. Đạo quân áo trắng đã tiêu diệt

được hơn 100 tên địch đồng thời viết nên một trang sử vẻ vang về đạo Cao Đài. Ý

chí quật cường, hy sinh anh dũng của nghĩa quân áo trắng gây tiếng vang lớn khắp

miền. Nó trở thành nguồn cổ vũ, khích lệ tinh thần yêu nước trong tín đồ đạo Cao

Đài và nhân dân Nam Bộ.

Cao Đài Ban Chỉnh đạo có đường hướng hoạt động gắn bó với dân tộc. Tư

tưởng của ông Nguyễn Ngọc Tương là thu nhận và phong chức cho những chức sắc

có tinh thần yêu nước và bãi chức, miễn nhiệm chức sắc có tư tưởng theo giặc. Hai

người con trai của ông là Nguyễn Ngọc Bích và Nguyễn Ngọc Nhựt đều trở thành

87

cán bộ cao cấp của cách mạng trực tiếp tham gia kháng chiến cứu nước. Nguyễn

Ngọc Nhựt khi bị Pháp bắt đã thể hiện dũng khí của người yêu nước không chịu

khuất phục trước kẻ thù, viết thư trả lời Thiếu tướng Boyer de Latour, Tư lệnh

quân viễn chinh của chính quyền Pháp từ chối hợp tác với giặc, tin tưởng vào sự

nghiệp kháng chiến sẽ thắng lợi của dân tộc: "Khi bắt buộc phải chọn lựa, bao

giờ người dân cũng chọn kẻ chiến thắng" [73, tr.71-72]. Sự hy sinh của Nguyễn

Ngọc Nhựt là tấm gương sáng của ý chí anh dũng và lòng yêu nước nồng nàn,

thể hiện dũng khí của người chiến sỹ cách mạng kiên trung với niềm tin son sắt

vào thắng lợi của dân tộc.

Trong thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp, một số chức sắc Cao Đài Tiên

Thiên bị Pháp bắt với tội danh chính trị phạm lưu đày Côn Đảo 5 năm khổ sai, 10

năm biệt xứ, tịch biên gia sản và đóng cửa toàn bộ thánh tịnh của Cao Đài Tiên

Thiên: "… trong hàng chức sắc và tín đồ Cao Đài Tiên Thiên có nhiều cựu chính trị

phạm thời Pháp thuộc từng bị đày ở Côn Đảo, tính ra có gần 200 chính trị phạm ở

Côn Đảo" [68, tr.41]. Thể hiện tinh thần dân tộc không hợp tác với giặc, một số

chức sắc Cao Đài Tiên Thiên đã hành động anh dũng nhưông Nguyễn Phú Thứ tự

dùng dao mổ bụng trước quân xâm lược để giữ nghĩa khí của vị chức sắc yêu nước.

Trong kháng chiến chống Mỹ, Cao Đài Tiên Thiên đã quyên góp ủng hộ cách mạng

300 chiếc thuyền, bảo vệ 3.000 tu sỹ không đi quân dịch, vận động được 1/2 Tiểu

đoàn Ngụy trở về không làm tay sai cho Mỹ, tổ chức cầu nguyện hoà bình tại Thánh

tịnh Ngọc Sơn Quang ở Vĩnh Long thu hút hàng vạn người tham dự: "…, lập diễn

đàn chống Mỹ Ngụy đòi chấm dứt chiến tranh, đòi Mỹ rút khỏi miền Nam Việt

Nam, trả quyền tự do cho nhân dân miền Nam" [6, tr.23]. Cao Đài Tiên Thiên luôn

tự hào là phái có ba đời Giáo tông yêu nước: Giáo tông Phan Văn Tòng, Giáo tông

Nguyễn Bửu Tài và Quyền Giáo tông Đặng Văn Huẩn.

Một bộ phận chức sắc, tín đồ Cao Đài Tây Ninh có tinh thần yêu nước tham

gia hoạt động cách mạng và tích cực đóng góp vào sự nghiệp giải phóng đất nước.

Tiêu biểu như Phối sư Đặng Trung Chữ, Tư lệnh đệ nhị Sư đoàn quân đội Cao Đài

tham gia Mặt trận Việt Minh dẫn đầu đoàn chức sắc, tín đồ Cao Đài Tây Ninh mít

tinh ủng hộ cách mạng: "…đã xuống đường với cờ băng khẩu hiệu cùng các đoàn

88

thể quần chúng kéo vào thị xã Tây Ninh dự cuộc mít tinh lớn để biểu dương lực

lượng" [166, tr.278]. Năm 1947, tỉnh Tây Ninh thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân

Việt Nam do Mặt trận Việt Minh làm nòng cốt. Một số nhân sỹ, trí thức tôn giáo đã

tham gia, trong đó có ông Phạm Trung Kiên anh ruột của Hộ pháp Phạm Công Tắc

được bầu làm Phó Chủ tịch. Cũng trong năm 1947, tại Đồng Tháp Mười, Cao Đài

Cứu quốc 12 phái hiệp nhất được thành lập do ông Cao Triều Phát, Cao Đài Minh

Chơn đạo làm Chủ tịch, ông Nguyễn Văn Khảm, Cao Đài Tây Ninh làm Phó Chủ

tịch và ông Hoàng Minh Viễn, Cao Đài Tây Ninh làm uỷ viên, ông Thượng phẩm

Cao Huệ Chương, Cao Đài Tây Ninh được bầu làm Chưởng quản Hiệp Thiên đài,...

Những năm gần giải phóng, Cao Đài Tây Ninh có 500 cơ sở cốt cán và hàng trăm

thanh niên tham gia lực lượng vũ trang góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Ngoài ra, các phái Cao Đài khác như: Cao Đài Chiếu Minh Long Châu, Cao

Đài Bạch Y, Cao Đài Chơn Lý, Cao Đài Cầu Kho - Tam Quan, một bộ phận chức

sắc, tín đồ Truyền giáo Cao Đài cũng tích cực tham gia cách mạng đấu tranh vì sự

nghiệp giải phóng dân tộc. Tổng kết đóng góp của các phái Cao Đài qua 02 cuộc

kháng chiến cứu nước có: "hơn 4.000 liệt sỹ, 10.000 thương binh, 400 bà mẹ Việt

Nam anh hùng và nhiều gia đình có công với cách mạng, nhiều huân, huy chương

được Nhà nước trao tặng,..." [16, tr.15].

Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đạo Cao Đài tiếp tục

phát huy truyền thống yêu nước để đoàn kết tôn giáo, tham gia các hoạt động xã

hội. Năm 2006, nhân dịp tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm

Thánh thất Cao Đài Thủ đô được tổ chức tại Hà Nội, đoàn đại biểu chức sắc đạo

Cao Đài đến chào thăm Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Tại buổi tiếp, Chủ tịch

nước mong rằng các chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài giữ gìn, phát huy truyền thống tốt

đẹp "phụng Đạo, yêu Nước", đoàn kết với nhau cùng tham gia xây dựng đất nước

và minh họa bằng câu chuyện bó đũa trong truyện ngụ ngôn Việt Nam. Từ ý kiến

của Chủ tịch nước, các phái Cao Đài đã có sáng kiến thành lập tổ chức liên giao

hành đạo nhằm thực hiện các hoạt động chung về giáo dục đào tạo, báo chí và từ

thiện xã hội. Từ năm 2008 đến nay, các phái Cao Đài đã tổ chức 8 hội nghị liên giao

hành đạo và đạt được một số kết quả: về tổ chức gia tăng từ 12 tổ chức lên 21 tổ

89

chức; về từ thiện xã hội đã đóng góp tổng giá trị trên 200 tỷ đồng; về hoạt động báo

chí thành lập Tạp chí Cao Đài để phổ biến giáo lý, giáo luật, đời sống tôn giáo của

đạo Cao Đài; thống nhất thành lập Học viện Cao Đài tại Bến Tre và đang tiến hành

hoàn thiện hồ sơ xin phép chính quyền nhà nước chấp thuận.

Với tinh thần vừa hành đạo vừa tham gia tham gia kháng chiến cứu quốc,

đồng bào đạo Cao Đài đã thể hiện tinh thần yêu nước sẵn sàng hy sinh vì tình yêu

quê hương, đất nước với niềm tin vào chiến thắng của chính nghĩa, của dân tộc.

Chức sắc Cao Đài vốn có tinh thần yêu nước, lại sẵn có đầu óc tổ chức nên khi có

lực lượng tín đồ trong tay, họ đã nhanh chóng phát triển thành phong trào yêu nước

ở khắp các tỉnh Nam Bộ. Lúc đầu, phong trào này chỉ mang tính tự phát nhưng sau

đó được Đảng giác ngộ, tổ chức và định hướng đấu tranh nên phong trào yêu nước

của đồng bào theo đạo Cao Đài trở thành một bộ phận không thể thiếu của cách

mạng miền Nam trong hai cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc.

Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đạo Cao Đài đã phát

huy truyền thống quý báu đó, tích cực vận động tín đồ tham gia các hoạt động phát

triển kinh tế, văn hóa, xã hội, từ thiện, nhân đạo,... ở địa phương, chấp hành các quy

định của pháp luật nhà nước và đóng vai trò trong việc đoàn kết tôn giáo ở Nam Bộ

(Các Hội thánh và tổ chức Cao Đài tự nguyện liên giao hoạt động chung với nhau

trên một số lĩnh vực báo chí, đào tạo và từ thiện nhân đạo. Hình thức đoàn kết tôn

giáo này tồn tại từ năm 2008 đến nay vẫn đang hoạt động thu hút 10 Hội thánh Cao

Đài, 21 tổ chức Cao Đài hoạt động độc lập và Hội thánh Minh Lý đạo Tam Tông

Miếu ở thành phố Hồ Chí Minh trở thành mô hình tiêu biểu cho tinh thần đoàn kết

tôn giáo). Chính vì vậy, đạo Cao Đài đã hình thành các giá trị nhân sinh, trong đó có

giá trị cố kết cộng đồng của cư dân Nam Bộ.

3.3. GIÁ TRỊ THẨM MỸ

3.3.1. Giá trị biểu tƣợng

Đạo Cao Đài có nhiều biểu tượng như: Thánh tượng Thiên nhãn, đèn Thái

cực, cổ pháp, chữ vạn, cờ tam thanh, thuyền bát nhã, Tòa thánh, Thánh thất,…

Trong thế giới biểu tượng của đạo Cao Đài, với phạm vi nghiên cứu của đề tài,

nghiên cứu sinh lựa chọn biểu tượng Thánh tượng Thiên nhãn để nghiên cứu. Bởi

90

biểu tượng Thánh tượng Thiên nhãn được tín đồ đạo Cao Đài coi là thiêng liêng

nhất, quan trọng nhất và là biểu tượng của cái đẹp tuyệt đối, cái đẹp vĩnh hằng.

3.3.1.1. Nguồn gốc ra đời biểu tượng Thánh tượng Thiên nhãn

Mỗi tôn giáo ra đời đều có biểu tượng tinh thần thiêng liêng và toàn mỹ để

tôn thờ. Các biểu tượng thiêng liêng của tôn giáo có thể là hình tượng con người,

hình tượng vật thể, hình tượng thần thánh,… Đạo Cao Đài chọn Thánh tượng Thiên

nhãn làm biểu tượng của mình. Nguồn gốc ra đời của Thánh tượng Thiên nhãn

mang yếu tố linh thiêng khi người đệ tử đầu tiên của đạo Cao Đài là ông Ngô Văn

Chiêu (1878-1932) biết được phương pháp thông linh học với đấng thiêng liêng qua

những lần dự đàn cầu Tiên xin thuốc chữa bệnh cho mẹ (1902-1917). Thần thoại

khai đạo Cao Đài truyền dẫn: Năm 1921, ông Chiêu làm Quận trưởng Phú Quốc ở

Hà Tiên được Đức Chí Tôn giáng cơ truyền dạy phải tìm một dấu hiệu riêng biệt để

thờ. Ông Chiêu bèn chọn chữ Thập nhưng Đức Chí Tôn không đồng ý vì đó là dấu

hiệu của tôn giáo đã có rồi. Ngày 20-4-1921, ông Chiêu đang ngồi ở sau dinh Quận,

thấy xuất hiện một con mắt lớn, tỏa hào quang. Con mắt đó nhìn thẳng vào ông, làm

ông sợ hãi, lấy 2 bàn tay che mặt lại không dám nhìn, một lúc sau, ông mở mắt ra

vẫn thấy con mắt toả hào quang rực rỡ hơn nữa. Ông Chiêu bèn chắp tay vái rằng:

"Bạch Tiên Ông! Đệ tử biết rõ huyền diệu của Tiên Ông rồi, đệ tử xin Tiên Ông

đừng làm vậy đệ tử sợ lắm! Như phải Tiên Ông bảo thờ Thiên nhãn thì xin cho biến

mất tức thì" [18, tr.30]. Vừa khấn xong thì con mắt từ từ mờ dần rồi biến mất. Tuy

vậy, ông Chiêu vẫn chưa tin nên chưa vẽ Thiên nhãn để thờ. Vài ngày sau, ông

Chiêu lại thấy Thiên nhãn xuất hiện như lần trước, ông lại vái lạy Tiên Ông và xin

vẽ Thiên nhãn để thờ thì con mắt tự nhiên biến mất.

Lúc này, Đức Cao Đài xưng danh là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha

Tát và dạy ông Chiêu phải gọi Tiên Ông bằng Thầy. Ông Chiêu hiểu ý của Cao Đài

Tiên Ông đoán rằng đó là thiên ý của Thượng Đế, chúa tể của càn khôn vũ trụ

truyền dạy. Việc Đức Cao Đài xưng danh là Tiên Ông hiểu theo cách gọi trong dân

gian rất gần gũi với truyền thống văn hóa tín ngưỡng, thẩm mỹ bản địa của người

Việt Nam. Đây cũng là một trong những yếu tố làm cho đạo Cao Đài được nhiều

người tin theo.

91

Như vậy, sự ra đời của Thánh tượng Thiên nhãn mang yếu tố tâm linh của

con người. Ông Ngô Văn Chiêu có khả năng "thần giao cách cảm", quan hệ trực

tiếp với Thượng Đế, được nhận thiên ý lập Thánh tượng Thiên nhãn làm biểu tượng

thiêng liêng của đạo Cao Đài.

3.3.1.2. Thiên nhãn biểu tượng toàn năng của các giá trị chân - thiện - mỹ

Trong dân gian thường nói: "Trời cao có mắt", để chỉ Ông Trời, tức là Đấng

Thượng Đế, nhìn thấy rõ tất cả những hành vi thiện ác của chúng sinh, dù bộc lộ ra

ngoài hay giấu giếm bên trong, mắt Trời đều thấy rõ. Thiên nhãn có nghĩa là mắt

trời biểu hiện bằng con mắt trái của con người. Thánh tượng Thiên nhãn là biểu

tượng của Ngọc Hoàng Thượng Đế, của Đức Chí Tôn được người tín đồ đạo Cao

Đài suy tôn, thờ kính.

Con mắt trái là hình thể thuộc về vật chất mang sự màu nhiệm, huyền bí của

quyền lực vô hình trong càn khôn vũ trụ, mà thường được gọi tên là Trời. Rosemary

Ellen Guiley cho rằng mắt cũng có nhân cách, các mặt xấu đều ở bên phải: "Theo

một số truyện thần thoại, mắt cũng có nhân cách của riêng nó, từ bầu trời đảo xuống

với các mặt xấu nằm ở bên phải. Biến thể của Mắt thần Horus là mắt thấu suốt, hay

mắt huyền bí trong Đại ấn của Mỹ" [115, tr.294-295].

Thiên nhãn tượng trưng cho hình ảnh của Đức Cao Đài đã được Việt hóa với

tên gọi quen thuộc, gần gũi với phong tục của người Việt Nam là Ông Trời, tá danh

là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát. Tín đồ đạo Cao Đài thường nói, họ

theo đạo Ông Trời, đạo Thờ Trời. Theo Đinh Hồng Hải, đạo Cao Đài còn gọi là đạo

Trời: "Rất nhiều tín đồ Cao Đài gọi tôn giáo của mình là đạo Trời vì họ tin rằng

Thượng Đế là Đấng Sáng tạo hay Đấng Tối linh đã tạo ra các tôn giáo và vạn vật

trong vũ trụ" [53, tr.243]. Trong tâm thức người Việt khát vọng về cái chân (sáng

tạo, công bằng, lẽ phải), cái thiện (thương yêu, cứu độ, an ủi con người) luôn đi liền

với cái mỹ toàn năng hóa thần thánh, ông Tiên, ông Bụt "đẹp như ông Tiên, hiền

như ông Bụt". Con mắt của Tiên Ông nhìn thấu mọi lẽ của con người, khát vọng

nhân sinh.

Với cách hiểu dân dã, bình dị thì Thánh tượng Thiên nhãn là biểu tượng cho

Đức Chí Tôn, Ngọc Hoàng Thượng Đế được gọi là Tiên Ông đem đến cho đất nước

92

Việt Nam một nền tôn giáo mới. Thánh tượng Thiên nhãn còn là biểu tượng của

tinh thần khoan dung, tích hợp, tổng hợp văn hóa và kết tinh tri thức minh triết

phương Đông và phương Tây của người Việt để xây đắp một nền Đạo có tính tổng

hợp ở đầu thế kỷ XX.

3.3.1.3. Thiên nhãn biểu tượng khoan dung văn hóa: dân tộc và nhân loại

Dân tộc ta có nền văn hóa khoan dung, hòa đồng làm cơ sở để thích nghi

các hiện tượng tự nhiên, xã hội, con người. Nhân dân ta luôn tôn trọng các tín

ngưỡng, tôn giáo. Trước tiên là các tôn giáo từ ngoại sinh vào Việt Nam như Lão

giáo, Nho giáo, Phật giáo đều được đón nhận và biến đổi cho phù hợp với tín

ngưỡng bản địa làm nên hệ giá trị đạo đức, tinh thần đặc sắc của văn hóa Việt

Nam truyền thống. Sau này, có thêm các tôn giáo như: Công giáo, Tin lành, Hồi

giáo,… cũng được một bộ phận nhân dân tiếp nhận, tin theo. Đạo Cao Đài do

người Việt Nam sáng lập đã dung hòa các tôn giáo đã có để trở thành một tôn

giáo nội sinh. Đó là kết quả của sự tiếp biến văn hóa "hỗn dung các tôn giáo

ngoại sinh và bản địa hết sức đặc biệt" [138, tr.170].

Theo quan niệm dân gian của người Trung Hoa thì Ngọc Hoàng Thượng Đế

là vị vua tối cao của bầu trời, là chủ của Thiên đình: "Ngọc Hoàng Thượng Đế đứng

đầu tất cả các thần tiên có quyền lực tối cao với quyền năng tự nhiên như mây mưa

sấm chớp, nước lửa…" [53, tr.234]. Đạo Cao Đài thờ Thánh tượng Thiên nhãn là

thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, chúa tể của càn khôn vũ trụ cùng các Đấng thiêng

liêng đã lập các tôn giáo như Nho giáo, Lão giáo, Phật giáo, Công giáo. Thánh

tượng Thiên nhãn thể hiện tinh thần kết hợp của các tôn giáo lớn ở Việt Nam lúc

bấy giờ và biểu hiện niềm tin vào một đấng tối cao cai quản thế giới trần thế: "Đạo

Cao Đài đồng nhất Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo và Kitô giáo chung một đấng tối

cao, coi Thượng Đế và Ông Trời là một" [53, tr.242]. Tuy nhiên, các tôn giáo ngoại

sinh khi được thờ phụng trong đạo Cao Đài đã được Việt hóa. Đó là sự khoan dung,

hòa đồng, linh hoạt với mọi ảnh hưởng từ bên ngoài, đề cao chữ hòa trong giao lưu

tiếp biến văn hóa, sẵn sàng chấp nhận cái bên ngoài để tạo nên các giá trị về đạo

đức, lối sống, chuẩn mực văn hóa tôn giáo và có sức mạnh bảo tồn, phát huy bản

sắc văn hóa của dân tộc.

93

Thờ Thiên nhãn mang ý nghĩa nhân loại để thống nhất văn hóa các tôn giáo

trên thế giới thờ chung một đấng thiêng liêng là Ông Trời. Vẽ hình con mắt để

không phân biệt chủng tộc, quốc gia, dân tộc cùng chung một Đấng Tối cao là Ông

Trời, cha chung của muôn loài, vạn vật trên địa cầu. Các tôn giáo ra đời trước đây

đều chọn biểu tượng tôn thờ mang tính chất của dân tộc, quốc gia, con người nên ít

có một tôn giáo nào mang tính toàn cầu. Khi thờ biểu tượng Thiên nhãn thì đạo Cao

Đài đã không còn phân biệt tôn giáo, coi nhau đều là con chung của Thượng Đế mà

dân tộc Việt Nam được lãnh sứ mạng phổ độ nền chân lý đạo đến toàn thế giới.

Ngạn ngữ phương Tây có câu: "Con mắt là cửa sổ của tâm hồn". Nội tâm

con người biểu lộ ra bên ngoài chủ yếu qua con mắt. Đôi mắt của con người để nhìn

nhận vạn vật, còn sự hiểu biết để trí não quyết định. Cái nhìn thấy của hai con mắt

mới là chính, thấy được mới hiểu biết sáng suốt: "Biểu tượng cho tâm linh vô

hình (tâm tại nhãn), mắt Trời là thống nhất ở khắp mọi nơi, là sản phẩm của tinh

thần tổng hợp vạn giáo. Mắt Trời soi xét tất cả, không việc gì không biết" [128,

tr.308]. Đôi khi nhìn mà không thấy được, do vậy sự suy ngẫm, phán đoán, nhận

thức bởi trí tuệ của con người mà thành. Trong Thánh ngôn của đạo Cao Đài có

viết: "Thần cư tại nhãn", nghĩa là Thần trú nơi mắt. Mắt là cửa ngõ của tâm, mắt

là nơi ra vào của Thần. Thần ở đây hiểu là thần thái, thần khí của con người mà

khỏe mạnh thì trí tuệ anh minh, thần khí mà yếu đuối thì trí tuệ bạc nhược. Thần

thái, thần khí còn thì người sống. Như vậy, mắt và Thần tuy hai mà là một. Với

biểu tượng Thiên nhãn, đạo Cao Đài đã phổ thông được nền chân đạo đến với thế

giới, từ người đến muôn vật đều có sự tương đồng, không có sự khác biệt về

hình dạng, kích thước, màu sắc.

Vì vậy, khoan dung văn hóa được biểu hiện qua biểu tượng Thiên nhãn là

Thượng Đế, thực hiện mục đích "Thế đạo đại đồng", hướng tới một thế giới nhân

loại bình đẳng, hạnh phúc không phân biệt tôn giáo, dân tộc lấy nhân bản làm nền

tảng, nhân quyền được tôn trọng, nhân tính được phát huy để xây dựng một thế giới

văn minh, đạo đức, hòa bình. Tính dân tộc và nhân loại còn là tình bác ái, thương

yêu đối với muôn loài, vạn vật từ những sinh vật nhỏ nhất đến các loài cầm thú, đến

con người và cả chúng sinh.

94

3.3.1.4. Thiên nhãn biểu tượng minh triết phương Đông và phương Tây

Quan niệm về Thượng Đế và vũ trụ Cao Đài có nguồn gốc từ Lão giáo và

Dịch lý của Nho giáo. Theo Lão Tử thì trước khi trời đất xuất hiện đã có Đạo. Đó là

Đạo vĩnh cửu, không có hình dáng, không có tên gọi, nên gọi là Đạo. Quan niệm về

vũ trụ có một bản thể tối sơ gọi là hư vô chi khí, trong bản thể ấy chứa đựng hai

nguồn năng lượng nguyên thủy của Dương và Âm là Lý và Khí. Thái cực là nguyên

lý hay nguyên động lực thúc đẩy hai nguồn năng lượng Âm Dương trong vũ trụ để

sanh hóa vạn vật. Vẽ một con mắt để thờ, mà không vẽ 2 con mắt (một cặp) là bởi

vì 1 là số khởi thủy của càn khôn vũ trụ và vạn vật (theo Dịch học): 1 sanh 2, 2 sanh

3, 3 sanh vạn vật. Tức là "nhất bổn tán vạn thù, vạn thù qui nhất bổn". Cho nên, số 1

là gốc, lại là số Dương, mà Đức Chí Tôn làm chủ Dương quang. Số 1 cũng chỉ ngôi

Thái cực, là ngôi độc nhất trong càn khôn vũ trụ. Vẽ con mắt bên trái để thờ, chứ

không phải vẽ con mắt bên phải, bởi vì bên trái thuộc về Dương, bên phải thuộc về

Âm, nên khi vào Thánh thất quì cúng Đức Chí Tôn, phái nam quì bên trái của Đức

Chí Tôn; phái nữ quì bên phải của Đức Chí Tôn (nam tả, nữ hữu). Do đó, con mắt

trái tượng trưng Đức Chí Tôn và Đức Chí Tôn chưởng quản khí Dương quang.

Thờ Thiên nhãn là thờ ngôi số một, ngoài phần Dương biểu thị cho Thượng

Đế còn mang tính chân lý độc nhất, mọi sự vật, hiện tượng đều từ ngôi số một mà

ra. Thiên nhãn biểu thị tính chất tổng hợp nhất thể của đạo Cao Đài. Theo tôn chỉ

của đạo Cao Đài thì Thiên nhãn là biểu tượng của ý nghĩa "Tam giáo quy nguyên,

ngũ chi hiệp nhất" hay tư tưởng "vạn giáo nhất lý". Thiên nhãn tượng trưng cho

chân thần của Trời. Hằng ngày, tín đồ đạo Cao Đài cúng tứ thời để gom thần lực

của bản thân nhìn Thiên nhãn nhằm tạo điều kiện Thiên Nhân hiệp nhất. Con mắt

tượng trưng cho tâm, ánh sáng của mắt tượng trưng cho thần là chủ của tâm. Thờ

Thiên nhãn là thờ Thượng Đế của vũ trụ, mà cũng là Thượng Đế của chính bản thân

nội tại trong mỗi người. Trong Thánh giáo của đạo Cao Đài dạy tín đồ rằng: "Thầy

đến đặng hoàn nguyên Chơn Thần cho các con đắc đạo" [43, tr.77].

Bên cạnh việc chỉ dạy thờ Thiên nhãn, Đức Chí Tôn còn dạy tín đồ Cao Đài

đặt một ngọn đèn Thiên đăng hay còn gọi là đèn Thái cực để chiếu rọi vào Thiên

nhãn. Điều này Đức Chí Tôn muốn nói đến nguồn cội của sự sáng suốt là ánh Thái

95

cực có từ buổi khai Thiên. Ngôi của Thượng Đế là Thái cực, rồi Thượng Đế vận

chuyển Thái cực phân ra Lưỡng nghi là Âm Dương, rồi âm tăng trưởng cực đại là

Thái âm, sinh thêm Thiếu dương. Dương tăng trưởng cực đại là Thái dương sinh

thêm Thiếu dương hiện tượng này gọi là Tứ tượng. Từ Tứ tượng sinh ra Bát quái, từ

Bát quái biến hóa vô cùng mà tạo ra càn khôn thế giới và vạn vật chúng sinh.

Thiên nhãn có tính triết học biểu hiện tư duy logic biện chứng sự phát triển

của vũ trụ. Đức Chí Tôn là Đấng Tạo hóa, sáng tạo ra muôn loài, tạo ra sự sống của

trái đất được thể hiện qua biểu tượng Thiên nhãn: "Con mắt tượng trưng cho Tâm.

Thờ Thiên Nhãn là thờ Thượng Đế Chí Tôn của vũ trụ, mà cũng chính là thờ

Thượng Đế nội tại trong mỗi con người" [25, tr.65].

Biểu tượng tôn giáo trong đạo Cao Đài mang nội dung triết lý, tư tưởng, giáo

lý của đạo Cao Đài. Các biểu tượng đều hướng tới các giá trị của tôn giáo về ý

nghĩa nhân sinh, tôn chỉ, mục đích của đạo Cao Đài. Biểu tượng Thiên nhãn là một

trong những biểu tượng quan trọng nhất của đạo Cao Đài tượng trưng cho Thượng

Đế. Thực ra việc thờ Thiên nhãn không có gì mới lạ, vì từ thời Thượng cổ, người Ai

Cập, người Do Thái ở Châu Phi, người Pérou ở nam Châu Mỹ đã biết vẽ hình Thiên

nhãn trên Kim Tự Tháp để thờ Thượng Đế: "Người Ai Cập sử dụng mắt làm bùa hộ

mạng đám ma để bảo vệ chống lại điều ác và sự tái sinh ở địa ngục, biểu tượng này

trang trí trên các xác ướp, quan tài và hầm mộ" [115, tr.294]. Trong văn hoá cổ điển

Trung Quốc có hình tượng Thiên thủ Thiên nhãn Quan Âm có ngàn tay, ngàn mắt:

"Ngàn tay biểu thị cứu vớt khắp chúng sinh, ngàn mắt biểu thị quan sát khắp thế

gian" [103, tr.562]. Hiện nay, trên đồng tiền một đôla (one dollar) của nước Mỹ ở

mặt sau cũng có biểu tượng con mắt ở trên Kim Tự Tháp có 13 bậc, tượng trưng

cho 13 bang đầu tiên của nước Mỹ.

Việc lựa chọn Thánh tượng Thiên nhãn làm biểu tượng tôn giáo đem đến cho

đạo Cao Đài một màu sắc mới, mang ý nghĩa nhân sinh cao cả. Màu sắc mới đó

mang hình ảnh vừa lạ, lại vừa quen. Lạ vì con mắt đó là biểu tượng của tôn giáo

tượng trưng cho Ông Trời, quen vì con mắt đó của con người, ai cũng biết, ai cũng

có để nhìn thấy mọi sự vật hiện tượng của thế giới loài người. Triết lý thờ phụng

Thiên nhãn đem tới nhận thức nhân văn của con người, hướng con người đạt đến sự

96

hoàn thiện, hoàn mỹ thông qua việc tu luyện hàng ngày để hiệp nhất tam bửu hoà

cùng bản thể của vũ trụ. Tín đồ đạo Cao Đài tâm niệm Thiên nhãn là biểu tượng

thiêng liêng nhất, sâu sắc nhất. Hằng ngày, tín đồ đạo Cao Đài cúng tứ thời đều nhìn

Thiên nhãn để hiệp thông với Thượng Đế nhằm gọt rửa tâm hồn cho trong sạch, tu

tiến như "đang nhìn vào chính cõi tâm linh của mình" [128, tr.308]. Đồng thời cũng

được Ngọc Hoàng Thượng Đế ban phúc lành cho mỗi người đạo được tinh tấn trên

con đường tu hành để mở được huệ nhãn trở thành người minh triết và tiến tới mở

được "Thiên nhãn" của bản thân để thông suốt với vũ trụ.

Các tôn giáo xuất hiện trước đây trải qua thời gian đã bị loài người làm xa

rời bản chất thuần chân ban đầu, làm cho hình tướng càng ngày càng khác biệt

đưa đến sự phân chia không hòa hợp, không thực hiện được sứ mạng nguyên

thủy. Trước thực tại ấy, Ngọc Hoàng Thượng Đế mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

với mục đích quy các tôn giáo thành một để khắc phục các khác biệt về hình

thức, thực hiện sứ mạng thiêng liêng, hóa giải nạn kỳ thị tôn giáo, sắc tộc để

cùng nhau xây dựng một thế giới đại đồng.Tất cả tôn giáo đều từ một gốc tạo

thành. Đó là Đạo, là Thượng Đế, là Phật, là Chúa,… Tên gọi có khác nhau, hình

thức có khác nhau, cách triết lý không giống nhau nhưng có một bản thể duy

nhất, một chân lý hiệp một. Tìm hiểu biểu tượng Thánh tượng Thiên nhãn nói

riêng và các biểu tượng trong đạo Cao Đài giúp chúng ta thấy được ý nghĩa biểu

tượng tôn giáo mang yếu tố tâm linh, triết lý nhân sinh và hiểu được đức tin sâu

sắc của người đạo Cao Đài hướng đến.

3.3.2. Giá trị nghệ thuật

3.3.2.1. Kế thừa, sáng tạo, phát huy văn hóa dân tộc trong hoạt động lễ

nhạc, lễ hội, kinh điển và báo chí

* Kế thừa, phát huy và góp phần bảo tồn âm nhạc dân gian Nam Bộ

Lễ nhạc của đạo Cao Đài cũng mang âm hưởng của âm nhạc dân gian Nam

Bộ với điệu nam xuân, nam ai, thể thơ song thất lục bát, thất ngôn tứ tuyệt, thất

ngôn bát cú,... Khi hành lễ người đạo Cao Đài luôn có ban lễ nhạc với các dụng cụ

âm nhạc truyền thống như đàn cò, đàn kìm, phách, sáo, nhị,… để thể hiện giai điệu

dân tộc và ban đồng nhi đọc kinh.

97

Ngày 11.10.1996, trong buổi nói chuyện về nhạc truyền thống dân tộc Việt

Nam, Giáo sư Trần Văn Khê nhắc lại kỷ niệm về thời nhỏ ở Vĩnh Long với các

chức sắc Cao Đài như Đầu sư Nguyễn Văn Ngợi (Cao Đài Tiên Thiên) và Trần Văn

Quế (Truyền Giáo Cao Đài). Ông cho biết, nhạc Cao Đài đều do nhạc trong dân

gian Việt Nam, trong truyền thống Việt Nam đưa vào, các điệu nhạc lễ đều có mặt

trong nghi lễ của đạo Cao Đài: "Tức là âm nhạc trong đạo Cao Đài dựa vào âm nhạc

truyền thống dân gian của miền Nam một cách rõ ràng" [81, tr.84-85]. Một câu

chuyện liên quan đến nhạc lễ của đạo Cao Đài là năm 2008, đoàn đại biểu chức sắc

các Hội thánh Cao Đài đến chào thăm Chính phủ được Phó Thủ tướng Trương Vĩnh

Trọng tiếp đoàn. Mở đầu buổi tiếp kiến, Phó Thủ tướng nói rằng là người con quê

hương Bến Tre, nhà ở gần Thánh thất Cao Đài nên hằng ngày vẫn nghe câu kinh và

cất giọng ngâm:

"Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp,

Lòng nương nhang khói tiếp truyền ra" [45, tr.23].

Bất ngờ với lời mở đầu vừa thân thiết vừa am hiểu nhạc lễ Cao Đài của Phó

Thủ tướng, đoàn chức sắc Cao Đài vỗ tay nhiệt liệt tán thưởng và tạo cho buổi tiếp

kiến trở nên thân thiện, đầm ấm.

Đạo Cao Đài sử dụng nhạc lễ trong nghi lễ, kế thừa nhạc lễ dân gian của

Nam Bộ nên giai điệu thân thiết, gần gũi với đời sống của cư dân Nam Bộ. Khi

nghe nhạc lễ của đạo Cao Đài, người dân Nam Bộ như được trở về dòng tâm thức

truyền thống văn hóa dân tộc. Chính điều này góp phần tạo ra thành công của đạo

Cao Đài trong việc thu hút tín đồ ở Nam Bộ và hình thành giá trị nhân sinh biết lễ

nghĩa, biết ứng xử trong cuộc sống.

* Sáng tạo lễ hội mới trên nền tảng văn hóa dân tộc

Lễ hội là một phần quan trọng trong hoạt động tôn giáo. Lễ hội là hoạt động

để bày tỏ lòng thành kính qua các hình thức mang tính nghi lễ, cúng tế nhằm đáp

ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng. Mỗi tôn giáo đều có lễ hội riêng mang đặc

điểm văn hóa của từng tôn giáo. Cao Đài Tây Ninh được coi là gốc của đạo Cao Đài

nên khi tìm hiểu về lễ hội lựa chọn lễ vía Đức Chí Tôn và lễ hội Yến Diêu Trì Cung

của Cao Đài Tây Ninh là cơ bản nhất.

98

Người đạo Cao Đài thường truyền miệng câu nói: "Tháng một vía Cha, tháng

Tám vía Mẹ", hàm ý nói về ý nghĩa quan trọng của hai ngày lễ hội lớn nhất trong

đạo Cao Đài. Lễ vía Đức Chí Tôn được tổ chức hằng năm vào ngày Mùng 9 tháng

Giêng Âm lịch, được xem là lễ hội quan trọng nhất của đạo Cao Đài. Tại Tòa thánh

nơi Đại Đồng Xã có trưng bày triển lãm với các mô hình: Thích Ca thuyết pháp,

Thần Nông, Lục Tổ Huệ Năng, Bát Tiên, Hai Bà Trưng, Hải Thượng Lãn Ông, Mẫn

Tử Khiên, Mạnh Tông khóc măng, những hình ảnh sinh hoạt của Hội thánh, nhạc

khí sắc tộc, hoa kiểng,… và xem cách bày trí, trang hoàng của buổi lễ. Lễ vía Đức

Chí Tôn còn gọi là lễ vía Trời, vía Ngọc Hoàng Thượng Đế hay vía Cha được tổ

chức long trọng, trang nghiêm, chú trọng về phần lễ nhiều hơn về phần hội so với lễ

vía Đức Phật Mẫu.

Lễ hội Yến Diêu Trì Cung được tổ chức hằng năm vào ngày 15 tháng 8 Âm

lịch. Đây là lễ hội lớn nhất của đạo Cao Đài thu hút hàng vạn tín đồ tham dự, đồng

thời cũng là dịp phái nữ đạo Cao Đài trổ tài khéo léo, đảm đang làm ra những phẩm

vật, hoa quả, bánh trái đẹp mắt, sinh động để kính dâng và bày tỏ tình cảm, biết ơn

sinh thành của Đức Phật Mẫu. Do lễ hội tổ chức vào ngày Tết thiếu nhi nên lượng

người ở các nơi đến dự lễ hội khá đông. Lễ hội là sự kế thừa truyền thống văn hóa

dân tộc được biểu hiện qua tín ngưỡng thờ Mẫu, tinh thần lễ hội văn hóa nông

nghiệp, văn hóa gia đình, trọng phụ nữ. Mỗi người tín đồ khi về Toà thánh đều

mang theo sản phẩm của gia đình, của quê hương để đóng công quả với Hội thánh.

Người có nhiều mang nhiều, người có ít mang ít. Ngoài ra, họ còn đóng tiền công

quả cho Hội thánh để có tiền tổ chức lễ hội. Nhận xét về lễ hội của đạo Cao Đài,

ông Trang Văn Hải, nguyên Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh cho rằng lễ Hội

Yến Diêu Trì Cung để "giáo dục truyền thống hào hùng của dân tộc, hiếu đạo của

con người Việt nói chung và dân Nam Bộ nói riêng" [55, tr.2]. Lễ hội của đạo Cao

Đài đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa lễ hội của cư dân Nam Bộ.

* Sử dụng nghệ thuật ngôn từ (thể thơ dân tộc) truyền bá kinh điển

Kinh điển của đạo Cao Đài có hệ thống kinh sách có giá trị cao trong đời

sống tinh thần của người tín đồ. Đầu tiên là Thánh ngôn hiệp tuyển là tập hợp

những lời dạy của Thượng Đế cùng Thần, Thánh, Tiên, Phật thông qua cơ bút để

99

truyền lại tư tưởng cho đời sau, dành cho người tu phổ độ nhằm nâng cao đạo đức

của tín đồ đạo Cao Đài. Thứ hai là Đại Thừa Chơn giáo là bộ kinh được Thượng Đế

chỉ dạy thông qua cơ bút để truyền lại tư tưởng cho đời sau, dành cho người tu vô vi

trong đạo Cao Đài. Đại Thừa chơn giáo phản ánh về vũ trụ quan, nhân sinh quan và

các mặt trong đời sống tu hành của người đạo Cao Đài. Ngoài ra, đạo Cao Đài còn

có nhiều kinh điển như: Thánh Đức Chơn truyền trung đạo của Cao Đài Tiên Thiên,

Thi văn diệu lý của Cao Đài Minh Chơn đạo, Tuyên ngôn dạy đạo của Cao Đài Ban

Chỉnh đạo, Tà chánh yếu ngôn và Huấn nữ từ âm của Truyền Giáo Cao Đài, Ngọc

Đế chơn truyền Tân ước tri nguyên của Cao Đài Bạch Y, Thánh giáo sưu tầm của

Cao Đài Chơn Lý, Tân luật, Pháp Chánh truyền, Kinh Thiên đạo - Thế đạo,… Điều

này đã chứng minh kho tàng kinh điển của đạo Cao Đài có giá trị to lớn trong đời

sống tinh thần của tín đồ. Thơ văn của đạo Cao Đài được thể hiện qua thể thơ song

thất lục bát, hoặc lục bát. Đây là thể loại quen thuộc của thơ văn Việt Nam nên dễ

đọc, dễ hiểu. Giọng đọc kinh theo điệu nam ai, nam xuân nên gần gũi với truyền

thống của dân tộc.

Kinh điển, thơ văn của đạo Cao Đài kế thừa và phát huy kho tàng ngôn ngữ

Việt Nam về thể loại, hình thức, nội dung để tạo ra sự gần gũi trong cộng đồng Cao

Đài. Đồng thời biểu hiện tính chất đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống, việc giữ

gìn ngôn ngữ, giai điệu trong sáng của dân tộc. Kinh điển của đạo Cao Đài góp

phần hình thành tri thức cho chức sắc, tín đồ trên bước đường tu hành.

* Sử dụng tiếng Việt trong hoạt động báo chí

Báo chí của đạo Cao Đài ra đời từ rất sớm, ngay từ năm 1928 và có nhiều

đóng góp vào hoạt động phổ biến chữ quốc ngữ, giữ gìn tiếng Việt.

Theo thống kê của các phái Cao Đài từ năm 1928 đến năm 1975, đạo Cao

Đài có 19 tờ báo và tạp chí được xuất bản. Trong đó, tờ báo Cao Đài đầu tiên là

tuần báo L’ Action indochinoise (Hành động Đông Dương) ra mắt ngày 23.8.1928

đã đăng bài "A Propos du Caodaisme" (về đạo Cao Đài) của H.H và L’ Action

indochinoise et le Caodaisme của Nam Đình (Hành động Đông Dương và đạo Cao

Đài). Các tờ báo và tạp chí đáng kể như: Revue Caodaiste năm 1930, do ông

Nguyễn Văn Ca sáng lập, ông Nguyễn Trung Hậu chủ bút; Đuốc chơn lý năm 1935,

100

giám đốc là ông Nguyễn Văn Ca; Đại đạo năm 1936, do ông Lê Thế Vĩnh quản lý;

Đại đồng năm 1938 của Liên Hòa Tổng Hội; Đại Đạo Qui Nguyên năm 1938 của

Cao Đài Đại Đạo Liên Hòa Tổng Hội; Đại đạo năm 1945 của Tòa thánh Tây Ninh,

do Chưởng ấn Nguyễn Văn Hợi sáng lập; Cao Đài Giáo lý năm 1965, nguyệt san

của Cơ quan Phổ thông giáo lý Cao Đài giáo Việt Nam, đến số 95 đình bản (tháng

3. 1975),... [16, tr.15-16].

Hiện nay, đạo Cao Đài có Tạp chí Cao Đài của các Hội thánh và tổ chức Cao

Đài, có trụ sở tại Tòa thánh Bến Tre, Hội thánh Cao Đài Ban Chỉnh đạo, do ông Lữ

Minh Châu làm Tổng Biên tập. Ngoài ra, một số phái Cao Đài có báo điện tử

(website) để nghiên cứu, trao đổi giáo lý, giới thiệu pháp luật nhà nước và thông tin

hoạt động hành đạo của đạo Cao Đài.

Báo chí của Cao Đài có nội dung chủ yếu là phổ biến lập trường, tôn chỉ,

mục đích của đạo Cao Đài, thánh giáo, giáo lý, tin tức của đạo Cao Đài,... Từ khi

thành lập đến năm 1975, báo chí của đạo Cao Đài đa số sử dụng tiếng Việt. Trong

giai đoạn đầu thế kỷ XX, báo chí ở Nam Bộ còn sử dụng tiếng Pháp. Điều này cho

thấy tinh thần dân tộc của đạo Cao Đài trong hoạt động báo chí nhằm giữ gìn văn

hóa truyền thống, truyền dạy đạo đức, lối sống đến tín đồ của mình.

3.3.2.2. Dung hòa nghệ thuật, giàu bản sắc văn hóa Nam Bộ trong kiến

trúc thờ tự, trang phục, ẩm thực

* Một nền kiến trúc mới dung hòa nghệ thuật phương Đông với phương Tây

Khi hình thành tổ chức tôn giáo, đạo Cao Đài xây dựng các cơ sở thờ tự phục

vụ nhu cầu tín ngưỡng và nơi ở của chức sắc, tín đồ. Đặc biệt kiến trúc thờ tự của

đạo Cao Đài đã tạo ra được phong cách riêng trong tổng thể kiến trúc thờ tự tôn

giáo ở Việt Nam.

Kiến trúc thờ tự của đạo Cao Đài phù hợp với phong cách của cư dân Nam

Bộ, hài hòa kiến trúc giữa phong cách của phương Đông và phương Tây, tạo nên ý

thức mới trong xây dựng của cư dân Nam Bộ. N và hiện

nay cư dân Nam

ợp . Lối kiến trúc thờ tự của đạo Cao Đài là sự kết hợp phong phú,

đa dạng, giàu tính biểu tượng có thể coi là sản phẩm của phong cách phóng khoáng

101

của người dân Nam Bộ. Lê Văn Lợi nhận xét về kiến trúc của đạo Cao Đài như sau:

"Thánh thất của đạo Cao Đài có sự kết hợp giữa kiến trúc hiện đại của phương Tây

và kiến trúc truyền thống của dân tộc, tạo nên vẻ đẹp vừa cổ kính vừa lộng lẫy và

toát lên triết lý nhân sinh giàu tính nhân văn" [62, tr.179]. Sự dung hòa giữa kiến

trúc phương Đông và phương Tây của đạo Cao Đài tạo nên một nền kiến trúc mới

trong kiến trúc tôn giáo của dân tộc.

Kiến trúc thờ tự của đạo Cao Đài là sự sáng tạo độc đáo của cư dân Nam Bộ.

Độc đáo ở chỗ biết kết hợp giữa kiến trúc phương Đông và phương Tây tạo ra sự

hài hòa vừa có nét của nhà thờ Công giáo, vừa có nét của chùa Phật giáo nhưng

không sao chép hoàn toàn mà thay đổi để phù hợp với triết lý của đạo Cao Đài.

Triết lý ở đây là về số học có số 3 ứng với tam đài, số 9 ứng với Cửu Trùng đài, số

12 ứng với 3.072 tinh tú,… Kiến trúc thờ tự của đạo Cao Đài trở thành biểu tượng

tôn giáo cần được giải mã nhằm hiểu được triết lý nhân sinh của những người sáng

lập đạo Cao Đài để lại.

* Nghệ thuật trang phục, ẩm thực đặc trưng của vùng văn hóa Nam Bộ

Trang phục của người đạo Cao Đài gồm có: thường phục, đại phục và tiểu

phục. Thường phục là bộ quần áo bà ba trắng, dùng để sinh hoạt thường ngày như

đi đường hay làm công quả. Tiểu phục là trang phục áo dài, quần trắng của chức

sắc, tín đồ đạo Cao Đài mặc khi hành đạo, làm lễ tại tư gia, nơi thờ tự. Đại phục là

trang phục mặc khi hành lễ tại nơi thờ tự. Đại phục chức sắc Hiệp Thiên đài quần

dài trắng, áo dài trắng, dây sắc lịnh và mang giầy theo phẩm vị chức sắc. Đại phục

chức sắc Cửu Trùng đài nam phái quần dài trắng, áo dài Tam thanh (vàng, xanh,

đỏ), mũ và mang giầy theo phẩm vị chức sắc. Đại phục nữ phái quần dài trắng, áo

dài trắng, khăn lúp trắng và mang giầy tùy theo phẩm vị chức sắc.

Văn hóa mặc của cộng đồng người Việt Nam Bộ có nét đặc trưng trong văn

hóa mặc là "bộ quần áo bà ba màu đen, chiếc khăn ô vuông (khăn rằn) cho cả nam

và nữ, vốn là chiếc khăn Krame của người Khmer được cải biến. Phụ nữ búi tóc

hoặc chải tóc kẹp" [141, tr.352]. Người đạo Cao Đài chủ yếu là tộc người Việt ở

Nam Bộ, trang phục mặc theo truyền thống dân tộc là khăn đóng màu đen, áo dài

truyền thống màu trắng, nam để râu tóc. Đạo phục của tín đồ đạo Cao Đài chủ đạo

102

là màu trắng mang ý nghĩa sâu sắc trong đời sống tinh thần của tín đồ đạo Cao Đài.

Trong thế giới màu sắc thì màu trắng được coi là màu cơ bản nhất của các màu. Về

ý nghĩa tượng trưng của màu sắc: "đỏ là màu của giới động vật (tên Adam có nghĩa

là màu đỏ), xanh lục là màu của giới thực vật, trắng là màu của giới khoáng vật"

[90, tr.96], và màu trắng được coi là tổng hợp của các màu. Trang phục của tín đồ

đạo Cao Đài góp phần giữ gìn giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Hình ảnh tín

đồ đạo Cao Đài mặc áo dài trắng, khăn đóng trở nên dung dị và tác động đến tâm lý

của cư dân Nam Bộ. Cư dân Nam Bộ trân trọng những người mặc áo tu hành và nó

gợi nhớ hình ảnh của cha ông ngày xưa để biết quý trọng truyền thống và cuộc sống

hiện tại.

Ẩm thực trong đạo Cao Đài quy định tín đồ bắt buộc phải ăn chay từ 6 ngày

trở lên, chức sắc ăn chay trường. Ăn chay trở thành nhu cầu của chức sắc, tín đồ đạo

Cao Đài. Việc ăn chay cũng là một trong các hình thức tu luyện để giảm bớt yếu tố

"phàm ăn tục uống" hướng đến các giá trị cao đẹp của con người "để nhớ khi ăn

chay để làm việc thiện, không nóng giận, luôn luôn nhớ Thầy dạy Ngũ giới cấm"

[55, tr.3]. Ăn chay để hướng thiện, rèn luyện đạo đức, giảm các tính phàm tục của

con người.

Chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài đều tuân thủ nghiêm việc ăn chay. Ngoài ăn

chay tại nhà, tín đồ đạo Cao Đài đến ăn chay tại nơi thờ tự. Ở các thành phố lớn,

đạo Cao Đài có mở các tiệm cơm chay để phục vụ chức sắc, tín đồ, đồng thời cũng

cải thiện đời sống vật chất cho Đạo. Trong các ngày lễ kỷ niệm, đại hội, đại lễ, đạo

Cao Đài làm tiệc chay thiết đãi quan khách và chức sắc, tín đồ. Hằng năm vào dịp

đại lễ Vía Đức Chí Tôn và Hội Yến Diêu Trì Cung, Cao Đài Tây Ninh tổ chức thiết

đãi cơm chay trong mấy ngày tổ chức đại lễ. Chức sắc, tín đồ cùng nhân dân về dự

có thể dùng cơm chay miễn phí tại Trai đường trong nội ô Tòa thánh Tây Ninh.

Việc ăn chay của đạo Cao Đài khá đơn giản, bữa ăn của một chức sắc tại Tòa

thánh hay Thánh thất gồm có: cơm, canh rau, mắm chưng làm bằng đậu tương hoặc

thêm ít đậu phụ (đậu hũ) kho. Nước chấm thường dùng nước tương (xì dầu). Mỗi

khi có công việc thì làm tiệc chay đãi khách, có thêm món lẩu. Cách ăn chay của

đạo Cao Đài không cầu kỳ biểu hiện nếp sống bình dị, không xa hoa. Tín đồ có thể

103

ngồi cùng bàn với chức sắc, không phân biệt trên dưới thể hiện tinh thần dân chủ,

hòa đồng trong cuộc sống. Trong bữa ăn, tín đồ đạo Cao Đài ở Nam Bộ thường

dùng nhiều cơm và thói quen ăn đồ ngọt như bánh kẹo trong khi uống nước trà,

ngồi làm việc.

Thực hành theo giáo luật bắt buộc ăn chay để hướng thiện từ trong tâm của

mình, tín đồ đạo Cao Đài đã thực hiện đúng chỉ dạy của Thượng Đế không sát sinh

muôn vật vừa bảo vệ môi trường, vừa giúp con người sống gần gũi với tự nhiên. Ăn

chay chính là giáo dục người tín đồ rèn luyện khả năng thích nghi môi trường tu

hành của đạo Cao Đài. Đồng thời yêu cầu phải biết sử dụng các nguyên liệu thực

vật tự nhiên để đủ chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể, có đủ thể lực, trí lực tu hành

theo tân pháp của đạo Cao Đài.

Tiểu kết chƣơng 3

Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài được hình thành trên cơ sở giá trị văn hóa

truyền thống của dân tộc gồm: giá trị nhận thức, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ.

Đây là các giá trị tiêu biểu của chủ thể văn hóa được kết tinh, lan tỏa trong đạo Cao

Đài, hình thành cộng đồng văn hóa riêng, có giá trị trong đời sống cư dân Nam Bộ.

Giá trị nhận thức giúp cho chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài có tri thức về vũ trụ

quan, nhân sinh quan, xã hội quan và hiểu được sứ mệnh của đạo Cao Đài trong đời

sống xã hội. Từ nhận thức đó, tín đồ đạo Cao Đài tin tưởng vào thế giới tâm linh nơi

có Đấng Tạo hóa sinh ra vạn vật, muôn loài và sáng tạo ra đạo Cao Đài để giải khổ

con người nơi cõi trần, hướng đến giải thoát linh hồn sau khi mất đi. Giá trị đạo đức

tạo cho chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài có nhân cách, đoàn kết cộng đồng, lối sống

nhân hòa và nhập thế tham gia các hoạt động phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội góp

phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Giá trị thẩm mỹ có ý nghĩa biểu tượng tôn giáo,

kiến trúc nghệ thuật thờ tự, trang phục, ẩm thực, lễ nhạc, lễ hội, kinh điển, báo

chí,… độc đáo mang đặc trưng riêng, phù hợp với văn hóa truyền thống dân tộc.

Các giá trị văn hóa đã được tín đồ đạo Cao Đài phát huy trong quá trình tồn

tại và trở thành những chuẩn mực trong đạo đức, lối sống và góp phần hình thành

nhân cách con người, tạo dựng giá trị nhân sinh trong đời sống vật chất và đời sống

104

tinh thần của cư dân Nam Bộ. Tín đồ đạo Cao Đài hành đạo để nhập thế tham gia

các hoạt động xã hội vì lợi ích của cộng đồng, dân tộc, đất nước. Những hoạt động

của đạo Cao Đài thể hiện xu hướng thế tục, gần gũi với đời sống của cư dân Nam

Bộ về cả tinh thần và vật chất. Điều đó tạo ra động lực cho tín đồ đạo Cao Đài khi

tham gia các hoạt động xã hội, góp phần xây dựng xã hội đạo đức và làm phong phú

nền văn hóa dân tộc. Các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài đã được chứng minh trong

lịch sử và trở thành giá trị bền vững trong đời sống cư dân Nam Bộ.

105

Chƣơng 4

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠO CAO ĐÀI TRONG

ĐỜI SỐNG CƢ DÂN NAM BỘ VÀ MỘT SÓ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN NAY

4.1. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẠO CAO ĐÀI TRONG

ĐỜI SỐNG CƢ DÂN NAM BỘ

Từ các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài đã được nhận diện ở chương 3,

nghiên cứu sinh tiếp tục tìm hiểu tác động của nó trong bộ phận cư dân có đạo Cao

Đài ở Nam Bộ. Đối tượng cư dân là người theo đạo Cao Đài ở Nam Bộ. Theo quan

niệm của chủ nghĩa Mác đã nêu ở chương 1, đời sống xã hội gồm đời sống vật chất

và đời sống tinh thần.

4.1.1. Tác động đến đời sống vật chất

4.1.1.1. Từ thiện

Theo báo cáo của các phái Cao Đài năm 2013 đã đóng góp 109.781.415.500đ

vào hoạt động từ thiện [162, tr.9]. Điều tra về hoạt động từ thiện của đạo Cao Đài,

kết quả (biểu đồ 4.1) là 71.06% tham gia tích cực, 28.12% tham gia vừa phải, 0%

tham gia ít, và 0.76% không tham gia. Đa số chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài đều tham

gia hoạt động từ thiện xã hội, coi đây vừa là trách nhiệm, vừa là hoạt động thể hiện

tinh thần tôn giáo đối với cộng đồng và xã hội.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 4.1: Mức độ chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài tham gia

hoạt động từ thiện xã hội

Nguồn: [Phụ lục 8].

Đánh giá về hoạt động từ thiện của đạo Cao Đài, chức sắc, tín đồ đều cho

rằng đạt hiệu quả 89.30%. Đây là sự đánh giá của những người trong cuộc về hoạt

106

động của chính họ. Tuy nhiên vẫn có một số lượng người không nhỏ 9.50% đánh

giá hoạt động này còn hạn chế, 0.76% đánh giá ít hiệu quả và 0.38% đánh giá chưa

hiệu quả. Thực tế hoạt động từ thiện của đạo Cao Đài dù có hệ thống tổ chức

chuyên hoạt động về lĩnh vực này song vẫn chưa được tổ chức chặt chẽ, còn tự phát

theo phong trào, tiềm lực kinh tế hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động.

Trả lời về vấn đề hoạt động từ thiện của đạo Cao Đài, 07 người làm công tác

quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo ở các tỉnh: Tây Ninh, Bến Tre, Cà Mau, Kiên

Giang đều có nhận định chung là hoạt động từ thiện của đạo Cao Đài là tốt, đóng

góp tích cực cho cộng đồng cư dân Nam Bộ và an sinh xã hội. Tuy nhiên, dưới góc

nhìn của người làm công tác quản lý nhà nước, bà Phạm Thị Thanh Thúy chỉ ra

được hạn chế của hoạt động từ thiện trong đạo Cao Đài: "…cách làm của người đạo

Cao Đài chưa hợp lý mang tính dàn trải, không đi vào chiều sâu, làm từ thiện không

phải chỉ đem tiền, quà đến cho tín đồ trong đạo", đồng thời đưa ra phương pháp để

khắc phục: "đào tạo nghề thủ công cho người đạo, cung cấp nguyên vật liệu để

người đạo tăng gia sản xuất, tạo đầu ra cho sản phẩm làm từ thiện theo hướng này

mới hiệu quả" [137, tr.3]. Ý kiến này rất xác đáng để điều chỉnh hoạt động từ thiện

của đạo Cao Đài trong thời gian tới.

Hoạt động từ thiện của đạo Cao Đài được thực hiện theo quy định của đạo

thu hút được đông đảo tín đồ tham gia. Những năm gần đây, hoạt động từ thiện của

đạo Cao Đài ngày càng phát triển và tích cực tham gia các hoạt động chung của xã

hội. Tuy nhiên, hoạt động từ thiện của đạo Cao Đài còn mang tính tự phát chưa

được tổ chức chặt chẽ. Mỗi khi hữu sự thì cùng chung tay làm rất tích cực nhưng

sau đó lại trở lại bình thường mà không chăm sóc, nuôi dưỡng hay duy trì hoạt động

từ thiện thường xuyên. Nội lực của đạo Cao Đài còn nghèo về vật chất nên muốn

thay đổi cách làm từ thiện cần thiết phải xây dựng các cơ sở sản xuất, cơ sở trồng

trọt tạo ra các vật dụng, nông sản để làm từ thiện, đóng góp cho xã hội thì mới bền

vững và huy động được nhiều hơn nữa tín đồ tham gia.

4.1.1.2. Khám chữa bệnh

Trong hoạt động khám chữa bệnh, đạo Cao Đài rất chú trọng chăm sóc sức

khỏe cho cộng đồng, đồng thời cứu giúp người dân khi đau yếu, bệnh tật với tinh

107

thần cứu khó trợ nghèo. Các cơ sở khám chữa bệnh của đạo Cao Đài đã thực hiện

tốt việc chăm sóc sức khỏe cho đồng đạo và người dân ở vùng có đạo Cao Đài.

Theo báo cáo của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2013, đạo Cao Đài có 93 cơ

sở phòng thuốc nam khám chữa bệnh, trong đó có 135 cơ sở bốc thuốc, 02 cơ sở

chăm sóc chữa bệnh lâu dài tại cơ sở, có 11 cơ sở chăm sóc người già, tổng kinh phí

thực hiện hoạt động khám chữa bệnh là 235 tỷ đồng [163, tr.35]. Hoạt động khám

chữa bệnh của đạo Cao Đài cụ thể là: Cao Đài Ban Chỉnh đạo có 30 phòng chẩn trị

y học dân tộc, châm cứu, phục vụ sức khoẻ đồng đạo khi đau yếu. Phòng chẩn trị y

học dân tộc Dưỡng Đường của Hội thánh Cao Đài Ban Chỉnh đạo đã khám và điều

trị miễn phí cho 180.611 lượt người, cấp 817.892 thang thuốc miễn phí, châm cứu

cho 143.567 lượt người, thành tiền 5.738.188.000 đồng. Tổng hợp số liệu chung của

các phòng chẩn trị như xem mạch cho 1.268.685 người, bốc 118.030 thang thuốc,

198.326 lượt người được châm cứu miễn phí, trị giá là 5.998.659.670 đồng; Cao

Đài Tiên Thiên có 18 phòng khám y học dân tộc, khám điều trị cho 5.098 bệnh

nhân; châm cứu, bấm huyệt cho 989 người; bốc thuốc miễn phí 12.377 thang thuốc;

cấp phát 1.670 gói thuốc trị gan, đau nhức; Cao Đài Chơn Lý có 2 phòng thuốc y

học dân tộc ở Thánh thất Nha Trang (Khánh Hoà) và Thánh thất Thanh Bình (Tiền

Giang) là nơi phát thuốc chữa bệnh miễn phí cho đồng bào nghèo khó; Cao Đài

Chiếu Minh Long Châu có 3 phòng thuốc nam hoạt động trên 30 năm, đã xem mạch

trị bệnh cho trên 10.825 lượt người, châm cứu cho gần 520 người, bốc 15.670 thang

thuốc miễn phí; Cao Đài Bạch Y có 04 phòng thuốc Nam hoạt động từ thiện, châm

cứu 12.000 người, bốc 1.988.000 thang thuốc nam, trị giá 3.976.000.000 đồng,...

[163, tr.32-34]. Ngoài ra, ở các tỉnh, thành phố, một số Họ đạo Cao Đài có phòng

khám thuốc chữa bệnh, góp phần làm tốt công việc khám chữa bệnh ở tuyến cơ sở.

Hoạt động khám chữa bệnh của đạo Cao Đài có nhiều điều tích cực góp phần

chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng Cao Đài và cư dân ở Nam Bộ. Quá trình hoạt

động còn hạn chế, chất lượng lương y chưa đáp ứng tiêu chuẩn chung của xã hội,

phương tiện, cơ sở vật chất của các phòng khám, phòng thuốc còn nghèo nàn, lạc

hậu. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay những đóng góp của cộng đồng đạo Cao Đài

đối với hoạt động khám chữa bệnh là điều đáng quý, đáng ghi nhận. Họ đã lấy tinh

108

thần, đạo đức tôn giáo để làm điều thiện, điều lành làm giảm đi nỗi đau thể xác,

tăng thêm niềm vui cho mọi người, mọi nhà.

4.1.1.3. Giáo dục đào tạo

Điều tra mức độ nhận biết của chức sắc, tín đồ đối với hoạt động giáo dục

đào tạo của đạo Cao Đài. Kết quả phần lớn họ đều có biết 68.02% và biết 23.18%

đạo Cao Đài có trường dạy học. Gần 9% không biết và không ý kiến về việc này

(biểu đồ 4.2). Do một số phái Cao Đài không có trường dạy học nên với câu hỏi này

cũng có một tỷ lệ không nhỏ chức sắc, tín đồ không biết và không ý kiến về việc

này. Thực tế hoạt động giáo dục đào tạo của đạo Cao Đài hiện nay rất yếu, chưa có

trường đào tạo chức sắc. Cao Đài Truyền Giáo Cao Đài đã thành lập được Học viện

Cao Đài Truyền Giáo năm 2015 nhưng chưa đi vào hoạt động, đang tuyển sinh khóa

đầu tiên năm 2016 tại Đà Nẵng.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 4.2: Mức độ nhận biết về trƣờng dạy học của đạo Cao Đài

Nguồn: [Phụ lục 8].

Tiếp tục điều tra mức độ hiểu biết về các hình thức đào tạo của trường học

Cao Đài. Kết quả (biểu đồ 4.3) việc hiểu biết về mô hình giáo dục đào tạo của đạo

Cao Đài của một số chức sắc, tín đồ chưa chính xác. Chức sắc, tín đồ có ý kiến khác

là 22.04%, không ý kiến là 8.36%, còn lại lựa chọn trường phổ thông trung học

12.92%, trường đại học Cao Đài 12.16%, tất cả các trường hợp trên 10.64%, trường

phổ thông cơ sở 9.12%. Số liệu thống kê cho thấy, một số chức sắc, tín đồ chưa

nắm chắn thông tin về hình thức giáo dục của đạo Cao Đài. Số chức sắc, tín đồ biết

đạo Cao Đài trước đây có trường dạy học ở Tây Ninh, Bến Tre không nhiều. Nhìn

109

tổng quát hoạt động giáo dục đào tạo của đạo Cao Đài chưa phát triển. Dù trước

đây, đạo Cao Đài đã có trường dạy học cho con em người đạo nhưng số lượng được

đào tạo không đáng kể so với số lượng tín đồ. Vì vậy, con em của tín đồ đạo Cao

Đài chủ yếu học tại các trường học của chính quyền nhà nước. Đối với chức sắc,

đạo Cao Đài chủ yếu đào tạo bằng hoạt động bồi dưỡng, nâng cao kiến thức qua các

lớp giáo lý hạnh đường, hay đạo tràng.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 4.3: Mức độ hiểu biết về các hình thức đào tạo của đạo Cao Đài

Nguồn: [phụ lục 8].

Sự hiểu biết của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài đối với hoạt động giáo dục đào

tạo chưa cao. Có thể thấy, hoạt động giáo dục đào tạo của đạo Cao Đài còn rất nhiều

việc phải làm để nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết giáo lý, giáo luật của chức sắc, tín

đồ. Hoạt động giáo dục đào tạo của đạo Cao Đài cần được nâng cao hơn trong giai

đoạn hiện nay để hòa nhập cộng đồng và tồn tại trong đời sống xã hội hiện đại.

4.1.1.4. Lao động sản xuất

Đa số chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài có thành phần là nông dân nên việc mở

mang phước điền tạo điều kiện cải thiện đời sống vật chất cho nhân sinh là rất cần

thiết. Đạo Cao Đài chủ trương mở mang công nghệ, nông nghiệp đáp ứng nhu cầu

vật chất và tạo của cải cho Hội thánh: "…tổ chức làm ruộng phước điền, để có một

căn bản về lương thực và tài chánh cho nền Đạo, và cũng để có nơi cho đạo hữu làm

công quả" [39, tr.27].

110

Cao Đài Tây Ninh lập Cơ quan Phước thiện có nhiệm vụ chuyên lo về mặt

sản xuất, lương điền, công nghệ, kinh doanh thu hoa lợi hợp pháp để hỗ trợ phương

tiện, vật chất cho việc từ thiện xã hội. Cao Đài Tây Ninh chú trọng việc lao động sản

xuất của tín đồ. Tại Tòa thánh Tây Ninh thành lập các cơ sở sản xuất gồm: Trại mộc,

Nhà may Linh Đức, Sở nhang trầm hương,… phục vụ các nhu cầu về vật chất của Đạo,

đồng thời tạo công việc cho tín đồ. Tại Tòa thánh thành lập Cửu viện lo các công việc

chủ yếu của Đạo. Trong đó, Lương viện có nhiệm vụ đảm bảo lương thực nuôi sống

toàn Đạo; Công viện có nhiệm vụ chăm lo xây dựng, tu bổ nơi thờ tự, nơi ở, đường

giao thông của Đạo; Nông viện có nhiệm vụ chăm lo mở mang đồn điền, chuyên sản

xuất, trồng trọt. Theo báo cáo của Hội thánh năm 2016, hằng tháng các cơ sở phước

điền và cơ sở sản xuất của Cao Đài Tây Ninh thu được khoảng 200 triệu đồng.

Về tài chính, một số phái Cao Đài như Cao Đài Ban Chỉnh đạo quy định

nhiệm vụ đóng góp công quả về Hội thánh để: "…tạo nguồn kinh phí, được quy

định tăng từ thấp lên cao (Thí dụ: Đạo hữu một ngày công/năm, lên đến Giáo sư 12

ngày công/năm)" [23, tr.475]. Về nông nghiệp, Hội thánh khai phá mở rộng được 9

sở trồng hoa và rau cải với diện tích 20 mẫu, với số nhân công mỗi ngày khoảng

500 người. Các cơ sở này cung cấp cho Toà thánh đủ ăn hàng ngày và không phải

mua ở chợ. Tại các Thánh thất đều tổ chức làm ruộng phước điền để có lương thực

và tài chính cho Đạo, đồng thời cũng để đạo hữu về làm công quả. Cao Đài Ban

Chỉnh đạo khuyến khích các Thánh thất tạo lập phước điền để tự túc cho Họ đạo có

phương tiện cho đạo hữu làm công quả. Hội thánh đã xây dựng được lối sống văn

hoá trong Đạo biết đoàn kết thương yêu, tương thân hoà ái với mọi người, vừa tu

hành vừa có việc làm, tạo ra của cải, vật chất nuôi bản thân và nuôi Đạo. Giáo hữu

Phan Văn Thanh cho biết: "

nh yêu

thương" [124, tr.3]. Điều này đã tác động đến chức sắc, tín đồ trong Đạo tích cực tu

hành hơn khi đời sống vật chất được đảm bảo.

Năm 2016, Cao Đài Ban Chỉnh đạo có 80% tín đồ ở vùng nông thôn, đời

sống chủ yếu gắn với nông nghiệp. Nhờ sự cần cù lao động nên đời sống vật chất

111

của tín đồ Cao Đài Ban Chỉnh đạo đã được ổn định chỉ còn trên 10% hộ nghèo. Hội

thánh mở mang công nghệ, phước điền, trường dạy chữ, dạy Đạo trong chức sắc, tín

đồ tạo cho người tu hành có nhận thức sâu sắc về tôn giáo về xã hội. Tu hành có

được cuộc sống ấm no, được hưởng thụ những đặc ân của Thượng Đế, được biết

chữ để tự nhận biết về xã hội, về Đạo… Những điều đó giúp cho đời sống vật chất

của người tín đồ được nâng cao, góp phần cùng nhân dân địa phương có chất lượng

cuộc sống tốt hơn.

Hiện nay, đạo Cao Đài khuyến khích tín đồ vừa tu hành, vừa tích cực tham

gia lao động sản xuất. Trong thời kỳ hiện đại hóa, tín đồ đạo Cao Đài tiếp tục phát

huy tinh thần cần cù, chăm chỉ trong sản xuất và thực hiện các chính sách của Nhà

nước. Trong lao động sản xuất, tín đồ đạo Cao Đài thực hiện việc vần công, đổi

công, hỗ trợ nhau trong lao động. Quá trình tu hành, tín đồ đạo Cao Đài luôn có ý

thức đối với cộng đồng xã hội và phát động phong trào thi đua lao động sản xuất để

tạo ra của cải vật chất nuôi sống bản thân và làm giàu cho xã hội. Việc mở mang

công nghệ, phước điền, sản xuất,… góp phần tạo cho cuộc sống của người tu hành

trở nên có ý nghĩa, có ích cho xã hội, tác động đến đạo đức, lối sống của cư dân

Nam Bộ.

4.1.2. Tác động đến đời sống tinh thần

4.1.2.1. Niềm tin vào Thượng Đế

Trong đời sống hằng ngày, tín đồ đạo Cao Đài luôn tin tưởng vào Thượng

Đế là Ông Trời, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức Chí Tôn, Đức Đại Từ Phụ,… Trong

thế giới tâm linh đó, người đạo Cao Đài tu dưỡng bản thân để mong muốn được trở

thành bậc Thần, Thánh, Tiên, Phật. Đây là ước muốn của người tín đồ nhưng để đạt

được họ phải tu luyện theo phương tu của tôn giáo. Tìm hiểu niềm tin của chức sắc,

tín đồ đạo Cao Đài vào Thượng Đế, trong 34 chức sắc, nhà tu hành được hỏi phỏng

vấn đều khẳng định trọn tin vào Ngọc Hoàng Thượng Đế đã sáng lập ra đạo Cao

Đài tại Việt Nam để giáo hóa chúng sanh, tu thân giải thoát. Các câu trả lời theo 2

xu hướng: một là tin Thượng Đế mở đạo Cao Đài để tu nhân đạo và tu thiên đạo

nhằm làm trọn nhiệm vụ gia đình, xã hội, công dân rồi mới làm bổn phận thiêng

liêng tu hành của bản thân; hai là tin Thượng Đế để tu hành trở thành người có đạo

112

đức, có khả năng cứu vớt chúng sinh thoát khỏi nỗi khổ nơi trần thế. Ông Trần Đức

Tăng, Trưởng Ban Thường trực Hội thánh Cao Đài Minh Chơn đạo đại diện cho xu

hướng thứ nhất cho rằng: "Trước tiên tu nhơn đạo làm tròn nhiệm vụ trong gia đình,

nhiệm vụ trong đạo Cao Đài, nhiệm vụ trong xã hội, nhiệm vụ công dân đối với Tổ

quốc" [121, tr.1]. Bà Cao Bạch Liên, con gái của ông Cao Triều Phát đại diện cho

xu hướng thứ hai cho rằng: "…Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế sáng lập đạo Cao Đài

ở Việt Nam để tận độ chúng sanh, không chỉ ở Việt Nam mà theo lời dạy của Đức

Chí Tôn là sẽ cứu độ chúng sanh cả năm châu bốn biển trong thời kỳ mạt kiếp" [89,

tr.1]. Theo nghiên cứu sinh mỗi xu hướng lựa chọn đều vì mục đích là tu hành cải

tạo bản thân, cải tạo xã hội. Tu hành trước hết là cho bản thân để trở thành người có

đạo đức và từ đó có thể tác động đến gia đình, cộng đồng, xã hội.

Phỏng vấn một số nhà quản lý nhà nước về tôn giáo nhận xét về việc biểu

hiện niềm tin tôn giáo của người đạo Cao Đài. Các câu trả lời đều đánh giá cao đức

tin tôn giáo của người đạo Cao Đài và nhận định đạo Cao Đài sẽ có xu hướng phát

triển tốt sau này. Ông Nguyễn Vĩnh Thế, Phó Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh

cho rằng: "Niềm tin của người có đạo Cao Đài rất bền vững. Vì đạo Cao Đài dạy

rằng: Nếu sống có công đức, khi chết sẽ được sung sướng nơi "Bạch Ngọc kinh".

Nếu có tội sẽ vướng mãi vào kiếp luân hồi, nhân quả. Ngoài ra, đạo còn dạy "Xả

phú cầu bần, xả thân cầu đạo", tu hành diệt dục để được "phổ độ" [131, tr.5]. Thực

tế và kết quả khảo sát cho thấy, người đạo Cao Đài có niềm tin tôn giáo sâu sắc. Khi

nhập môn vào Đạo, họ đã tin tưởng vào Thượng Đế và khi hành đạo họ được chứng

nghiệm càng củng cố thêm niềm tin tưởng đó.

Niềm tin tôn giáo cần sự chứng nghiệm để tăng thêm sức mạnh tâm linh của

con người. Kết quả khảo sát về sự chứng nghiệm (biểu đồ 4.4) có 86.64% trả lời có

chứng nghiệm, 5.7% chưa chứng nghiệmvà 4.56% người không ý kiến. Điều này

cho thấy đức tin của người đạo Cao Đài rất cao và có chứng nghiệm trong cuộc

sống. Đại đa số tín đồ đều đã được kiểm nghiệm trong cuộc đời. Biểu hiện giá trị

tâm linh của đạo Cao Đài được chức sắc, tín đồ tin tưởng, khó lòng thay đổi. Bằng

chứng là sau khi có chứng nghiệm thì điều đó tác động đến cuộc đời tu hành của họ

rất sâu sắc. Với câu hỏi tiếp theo "Nếu có thì sự chứng nghiệm đó tác động như thế

113

nào đối với cuộc đời tu hành của ông/bà?". Kết quả có 76.38% trả lời "Nâng cao

đức tin", cao nhất trong các ý trả lời. Trong cuộc sống hằng ngày người đạo Cao

Đài rất tin tưởng vào thế giới thiêng liêng phù hộ cho họ trong cuộc sống. Điều này

minh chứng cho đức tin và giá trị tâm linh đem đến cho chức sắc, tín đồ đạo Cao

Đài những đổi thay trong cuộc đời gặp điều lành, điều tốt.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 4.4: Mức độ chứng nghiệm sự màu nhiệm trong cuộc đời tu hành của

chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài

Nguồn: [phụ lục 8].

Cuộc sống hiện đại với sự phát triển nhanh của khoa học công nghệ hiện nay có

thể giải thích được nhiều hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội. Nhưng để

giải thích niềm tin tôn giáo của con người thì khoa học công nghệ cũng chưa giải

đáp thỏa mãn, nhất là niềm tin vào thế giới siêu nhiên của người tín đồ theo tôn

giáo. Qua điều tra thấy được tín đồ đạo Cao Đài có niềm tin tôn giáo sâu sắc và họ

tin tưởng trong thế giới tự nhiên có các đấng thiêng liêng cai trị do Ngọc Hoàng

Thượng Đế làm chủ đã sáng lập đạo Cao Đài ở Việt Nam để giúp nhân sinh tu hành

giải thoát, xây dựng một xã hội đạo đức.

4.1.2.2. Niềm tin vào bản thân

Người theo đạo Cao Đài tin tưởng có Ngọc Hoàng Thượng Đế làm chủ vũ trụ,

mọi hoạt động của con người đều có sự giám sát, soi xét của Thượng Đế. Nhưng

Thượng Đế chỉ hướng dẫn con người phương pháp tu hành, không thể dìu dắt con

người đi hết cả cuộc đời. Bản thân mỗi người phải biết vượt qua những cám dỗ của

cuộc sống đời thường, tu luyện để phát triển trí tuệ, đạo đức. Giáo lý đạo Cao Đài

114

dạy rằng "Thầy là các con, các con là Thầy", ý nói Thượng Đế không ở đâu xa mà

Thượng Đế ở tại tâm của mỗi tín đồ. Như vậy, sự tin tưởng vào Thượng Đế không

mâu thuẫn với sự tin tưởng vào bản thân, bởi đó là nhận thức, là niềm tin tôn giáo

của người đạo Cao Đài. Càng tin tưởng Thượng Đế, người đạo Cao Đài càng tin

tưởng vào bản thân để họ có sức mạnh tinh thần vượt qua khả năng của chính mình,

vươn lên cái bình thường hướng đến cái cao thượng, cao cả trong cuộc sống.

Tin vào bản thân là khả năng tự nhận thức trong quá trình tu hành của tín đồ

đạo Cao Đài. Để tìm hiểu vấn đề này trong đời sống tinh thần của chức sắc, tín đồ

đạo Cao Đài, nghiên cứu sinh đặt câu hỏi "Mỗi khi gặp khó khăn, vướng mắc trong

cuộc sống, ông/bà có cầu nguyện Đức Cao Đài phù hộ, độ trì để tai qua nạn khỏi

không?". Kết quả (biểu đồ 4.5) có 97.28% người trả lời "có" thể hiện niềm tin sâu

sắc của người tín đồ đạo Cao Đài. Trong số này có 89.30% người trả lời đã được

chứng nghiệm để vượt qua khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống. Thực tế cho thấy

dù có khẩn cầu Thượng Đế cũng không có phép màu nào giúp đỡ tín đồ đạo Cao

Đài vượt qua được các khó khăn trong cuộc sống. Chính nhờ vào khả năng tin

tưởng có Thượng Đế phù hộ độ trì nên bản thân tín đồ đạo Cao Đài nỗ lực hơn để

vượt qua trở ngại đó. Sự chứng nghiệm cao gần 90% càng chứng tỏ khi con người

được động viên, khuyến khích về tinh thần, họ có khả năng phi thường, phát huy

được năng lực của bản thân.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 4.5: Mức độ cầu nguyện để vƣợt qua khó khăn, vƣớng mắc

trong cuộc sống của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài

Nguồn: [phụ lục 8].

115

Trong 34 chức sắc, nhà tu hành được hỏi, đa số họ đều cầu nguyện Thượng

Đế hoặc các đấng thiêng liêng phù hộ. Bởi họ cho rằng cầu nguyện cũng là phương

cách tu hành do Đức Cao Đài chỉ dạy. Bên cạnh đó, họ cho rằng: "tinh thần tự lập

cũng được đề cao, cầu nguyện kết hợp với ý chí vượt khó mà nạn khổ được qua và

đời tu được tấn hóa" [20, tr.6]. Câu hỏi này nhằm tìm hiểu niềm tin của chức sắc,

nhà tu hành đạo Cao Đài được biểu hiện trong đời sống tôn giáo và tinh thần nỗ lực

của họ khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Kết quả đa phần họ đều cầu nguyện để

được tai qua, nạn khỏi, nhưng có ít người hiểu rằng cầu nguyện chính là niềm tin

vào bản thân, giúp chính mình tăng thêm sức mạnh tinh thần để tự vượt qua.

Thượng Đế không dìu dắt con người khi vấp ngã mà Thượng Đế cho con người tinh

thần, nghị lực để tự đứng dậy sau khi vấp ngã. Đó mới là niềm tin vào bản thân của

tín đồ đạo Cao Đài. Giáo sư Thái Văn Biết trả lời rằng: "Mặc dầu tôi không có cầu

nguyện lúc gian nguy nhưng với lòng tin vào sức sống chúng tôi vẫn vượt qua" [11,

tr.4]. Nhận thức này của Giáo sư Thái Văn Biết cho thấy trong đời sống tôn giáo,

người đạo Cao Đài có niềm tin sâu sắc vào Thượng Đế nhưng họ cũng hiểu rằng để

đến với Thượng Đế cần có niềm tin vào cuộc sống thế tục do mình tự chiến thắng

bản thân. Như vậy, niềm tin tôn giáo giúp cho con người có sức mạnh tinh thần và

từ đó con người có ý chí, niềm tin vào bản thân để tự vượt qua những khó khăn, trở

ngại trong cuộc sống.

Không chỉ có niềm tin vào bản thân mà cần có hành động để biến niềm tin đó

thành hiện thực. Hầu hết họ đều cho rằng đã có chứng nghiệm trong cuộc sống. Ông

Nguyễn Văn Trạch cho biết: "Có chứng nghiệm khi thân nhân vượt qua bệnh tật

trầm trọng hay bản thân tránh khỏi tai nạn bất ngờ trên đường hành đạo, khiến bản

thân càng vững đức tin, tích cực lập công bồi đức..." [143, tr.4]. Sự nỗ lực hay đấu

tranh của bản thân nhằm chiến thắng mọi bệnh tật, vướng mắc trong cuộc sống của

người đạo Cao Đài là do niềm tin tôn giáo mang lại. Con người nếu biết cân bằng

giữa tự vượt khó và cầu nguyện theo thuyết "tâm vật bình hành" sẽ giúp cuộc sống

hài hòa: "

" [107, tr.4]. Như vậy, chức sắc, tín đồ đạo

116

Cao Đài đều biết tự cân bằng giữa nỗ lực vượt khó và tin tưởng vào Thượng Đế. Sự

hài hòa trong tinh thần của người đạo Cao Đài giúp họ có kết quả và được chứng

nghiệm trong cuộc sống.

Tin vào Thượng Đế là niềm tin cao cả của tâm linh, tin vào bản thân là niềm

tin thiết thực của con người. Chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài biết kết hợp hài hòa giữa

hai điều này để cân bằng trong tư tưởng và có hành động đúng đắn trong cuộc sống.

Đó chính là giá trị cao đẹp, cũng là giá trị tâm linh được tín đồ đạo Cao Đài thực

hành thường xuyên trong sinh hoạt tôn giáo và cuộc sống đời thường. Điều này như

một liều thuốc bổ dưỡng mỗi lần uống vào càng tăng thêm sức lực, tinh thần cho

chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài, càng tin vào con đường tu hành mà họ đã chọn.

4.1.2.3. Tư tưởng chính trị

Trước năm 1975, đạo Cao Đài có hai thái cực chính trị, một là nêu cao tinh

thần dân tộc tham gia kháng chiến cứu nước, hai là bị chính quyền xâm lược lợi

dụng, tham gia hoạt động quân sự. Theo Werner Jayne Susan, chiến tranh đã tạo

điều kiện cho đạo Cao Đài phát triển, trong đó có phát triển lực lượng quân sự:

"Chiến tranh đã mang lại cho Cao Đài cơ hội phát triển. Trước hết là sự phát triển

lực lượng vũ trang Cao Đài, đến năm 1954 đã là 65.000 người (con số này sẽ rất ý

nghĩa khi so với bộ đội Việt Minh lúc đó chỉ có 3.000 cùng với 35.000 du kích ở

vùng này vào năm 1952)" [170, tr.63]. Đến thời chính quyền Mỹ - Diệm, quân đội

Cao Đài bị giải thể, không được phép tồn tại lực lượng quân sự độc lập. Trong khi

đó ở Bắc Bộ, Chủ tịch Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa Tôn Đức Thắng

đã nhìn nhận đạo Cao Đài là tôn giáo chính thức qua thư gửi Phối sư Phùng Văn

Thới, Ngoại Viện trưởng đạo Cao Đài Bắc Bộ tại Hà Nội ngày 07-11-1946 viết:

"đạo Cao Đài được tự do hoạt động như các đạo khác" [82, tr.45]. Thời kỳ này, đạo

Cao Đài chịu chi phối nặng nề của chính quyền Mỹ - Diệm, Cao Đài Tây Ninh thực

hiện giải tán quân đội, trở lại sinh hoạt tôn giáo bình thường. Các phái Cao Đài ở

miền Tây Nam Bộ, tiêu biểu là Cao Đài Minh Chơn đạo tích cực tham gia kháng

chiến cứu quốc.

Trong bối cảnh đất nước đang bị xâm lược nên người theo đạo Cao Đài xác

định đâu là giặc để có thái độ ứng xử thích hợp, không phạm đạo đức tu hành nhưng

117

cũng không quên trách nhiệm với dân tộc và hành động "giết người thì đền mạng

còn giết giặc thì thành Thần" [62, tr.558]. Điều đó đã chứng minh tinh thần dân

tộc và lòng yêu nước nồng nàn của tín đồ đạo Cao Đài qua hai cuộc kháng chiến

cứu nước. Ông Trần Tự Kinh, nguyên Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Cà Mau cho

rằng: "Nhiều Hội thánh là nơi nuôi chứa cán bộ lúc khó khăn, lòng yêu nước của

đạo Cao Đài dâng trào hiệp thành sức mạnh của sự đoàn kết để giải phóng dân

tộc" [78, tr.4]. Đóng góp của đạo Cao Đài trong hai cuộc kháng chiến cứu nước

có ý nghĩa to lớn về tinh thần, là nguồn động viên to lớn để chức sắc, tín đồ tham

gia hoạt động yêu nước.

Thời kỳ đổi mới đến nay, đạo Cao Đài xác định đường hướng hoạt động

"Nước vinh, Đạo sáng" hoạt động gắn bó với dân tộc. Các hoạt động tôn giáo cơ

bản chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước, tạo tinh thần đoàn kết, gắn bó giữa các

phái Cao Đài. Bên cạnh đó, các thế lực thù địch và lực lượng người Việt ở nước

ngoài vẫn có hoạt động chỉ đạo các phần tử Cao Đài ở trong nước tổ chức hoạt động

chống đối giáo hội Cao Đài, xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam, hoạt động tôn

giáo trái phép và sắp xếp nhân sự giáo hội để gây sức ép với chính quyền Nhà nước.

Những năm gần đây, đáng chú ý là hoạt động của nhóm chống đối trong Cao Đài

Tây Ninh đã liên kết với một số phần tử xấu thuộc các tổ chức tôn giáo để tham gia

thành lập tổ chức liên tôn có hoạt động chống Đảng, Nhà nước. Nhóm này cũng liên

kết với các đối tượng cực đoan tại nước ngoài chuyên xuyên tạc và cung cấp các

thông tin sai sự thật cho Đại sứ lưu động của Ủy ban tự do tôn giáo Hoa Kỳ (thuộc

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ) nhằm vu cáo Đảng, Nhà nước vi phạm quyền tự do tín

ngưỡng tôn giáo, thiếu dân chủ, vi phạm nhân quyền. Các hoạt động này gây mất an

ninh trật tự ở một số địa phương và làm sai lệch sự thật về quyền tự do tín ngưỡng,

tôn giáo ở Việt Nam.

Đánh giá tư tưởng của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài về một số vấn đề chính

trị, kinh tế, văn hóa, xã hội qua kết quả khảo sát (biểu đồ 4.6), cho thấy vấn đề an

ninh, an toàn xã hội được đánh giá cao thứ hai trong 9 vấn đề nêu ra, có 72.20%

nhận xét tốt hơn trước, 5.32% không thay đổi, 8.74% kém đi. Điều này thể hiện vấn

đề an ninh, an toàn xã hội được tín đồ đạo Cao Đài quan tâm và nhận thấy chuyển

118

biến rõ nét nhất trong đời sống cư dân Nam Bộ, góp phần tích cực trong việc ổn

định chính trị.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 4.6: Mức độ đánh giá về các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội,

tôn giáo của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài

Nguồn: [phụ lục 8].

Tìm hiểu, đánh giá hành động của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài khi tham gia

các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội hiện nay, kết quả (biểu đồ 4.7) đa số chức sắc,

tín đồ đạo Cao Đài đều tham gia. Đặc điểm của tín đồ đạo Cao Đài là tuổi cao nên

kết quả Hội Người cao tuổi có tỷ lệ cao nhất 35.72%, Hội Chữ thập đỏ 29.26%, Hội

Nông dân 28.88%, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp 27.36%, Hội Liên hiệp Phụ

nữ 16.72%, Hội đồng nhân dân các cấp 16.34%,… Phần lớn chức sắc, tín đồ đạo

Cao Đài tích cực vừa tu hành, vừa tham gia hoạt động xã hội. Tinh thần nhập thế

của đạo Cao Đài rất đậm nét khi tham gia các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội góp

phần cùng nhân dân xây dựng đời sống xã hội ngày càng ổn định, bền vững. Tuy

nhiên tỷ lệ tín đồ không tham gia cũng khá cao 22.80%, cho thấy bên cạnh sự tích

cực của tinh thần nhập thế còn một bộ phận không tham gia hoạt động xã hội. Điều

này không có gì là trở ngại, đó cũng là điều đáng trân trọng của chức sắc, tín đồ đạo

Cao Đài để cân bằng giữa người tham gia hoạt động xã hội và người chuyên tu hành

giữ gìn đạo pháp.

119

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 4.7: Mức độ tham gia các tổ chức chính trị, đoàn thể xã hội

Nguồn: [phụ lục 8].

Tư tưởng chính trị của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài đa phần thấy được chính

sách đổi mới của đất nước đem lại cho đời sống chính trị của đạo Cao Đài ngày càng

tốt hơn trước. Tinh thần yêu nước của đạo Cao Đài đã tác động đến hoạt động của chức

sắc, tín đồ đạo Cao Đài tham gia các lĩnh vực chính trị, xã hội. Tư tưởng và hoạt động

chính trị hiện nay của đạo Cao Đài đã thích nghi với môi trường xã hội, chấp hành

pháp luật, tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cộng đồng tôn giáo

đoàn kết, hoạt động từ thiện,… chính là giá trị cố kết cộng đồng trong thời đại mới.

4.1.2.4. Hành đạo

Từ giá trị nhận thức đã tác động đến thực hành công việc đạo của tín đồ đạo

Cao Đài. Đánh giá hoạt động hành đạo của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài qua việc bồi

dưỡng đức tin bằng các hoạt động cụ thể. Kết quả (biểu đồ 4.8) hoạt động thực hành tam

công có tỷ lệ cao nhất 70.68%, tiếp đến là tụng kinh tứ thời 68.40%, làm việc thiện

63.46%. Hai hoạt động là làm việc hành chính đạo và đến Thánh thất có tỷ lệ thấp nhất

cùng 53.96%. Hoạt động thực hiện tam công biểu hiện tinh thần thực hành rất cao của

người đạo Cao Đài. Đó là thực hành công phu, công quả, công trình theo giáo luật của

đạo Cao Đài. Điều này cho thấy ý thức tự giác và hành động của tín đồ đạo Cao Đài,

không chỉ là niệm danh Đức Cao Đài, nghiên cứu giáo lý, làm việc thiện còn thực hiện

tam công để bồi dưỡng đức tin hằng ngày. Yếu tố bất ngờ là công việc hành chính đạo và

120

đến Thánh thất không được đánh giá cao trong việc bồi dưỡng đức tin. Điều này cho

thấy đạo Cao Đài chưa phát huy được vai trò của hành chính đạo và quy tụ tín đồ đến

Thánh thất sinh hoạt. Thực tế ở một số cơ sở, khi ở Thánh thất có công việc thì người

đạo Cao Đài mới cùng nhau gánh vác công việc, xúm nhau lại cùng làm. Nhưng những

ngày Sóc - Vọng hằng tháng chỉ có một số ít chức sắc tuổi cao, làm nghề nông, hoặc các

vị chức sắc, chức việc có vị trí trong Ban Cai quản, Ban Trị sự tại Họ đạo đến hành lễ.

Việc tụng kinh tứ thời được đánh giá cao để bồi dưỡng đức tin hằng ngày của họ, đây là

điều kiện bắt buộc đối với chức sắc tại Thánh thất. Từ các yếu tố trên cho thấy giá trị cố

kết cộng đồng của đạo Cao Đài vẫn được duy trì nhưng tính liên kết đã giảm so với trước

đây. Bởi chức sắc, tín đồ còn lo làm ăn kiếm sống, ít có thời gian đến Thánh thất. Chỉ có

chức sắc xuất gia tu hành còn thường xuyên tại cơ sở nhưng mỗi khi có công việc họ vẫn

gắn kết được mọi người. Đó cũng là đặc điểm của cư dân Nam Bộ trong cuộc sống, sẵn

sàng tương trợ nhau khi có công việc chung của cộng đồng.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 4.8: Mức độ hoạt động bồi dƣỡng đức tin hằng ngày của chức sắc,

tín đồ đạo Cao Đài

Nguồn: [phụ lục 8].

Tìm hiểu mức độ lôi cuốn của đạo Cao Đài đối với chức sắc, tín đồ có 10

phương án lựa chọn. Kết quả (biểu đồ 4.9) nội dung phù hợp lối sống dân tộc có tỷ

lệ cao nhất là 13.30%, kế đến là giữ gìn văn hóa truyền thống và giáo lý cao đẹp có

tỷ lệ bằng nhau là 10.26% cùng xếp thứ hai, tiếp đến là giáo luật dễ thực hiện

9.50%, tư tưởng đại đồng 8.74%, chức sắc, tín đồ hòa đồng 8.36%, sinh hoạt dân

121

chủ 4.94%, tổ chức giáo hội chặt chẽ 4.56%. Nội dung tổng hợp tất cả các nội dung

trên được lựa chọn nhiều nhất với tỷ lệ 71.44%. Tín đồ đạo Cao Đài cho rằng đạo

Cao Đài lôi cuốn bởi phù hợp với lối sống của dân tộc. Từ giáo lý, thực hành, đặc

điểm đều gần gũi và quen thuộc với cư dân Nam Bộ. Nguyên nhân có thể những

người sáng lập đạo Cao Đài đều là người sinh ra và lớn lên ở Nam Bộ, hiểu về

phong tục, lối sống, tư duy của con người Nam Bộ nên đó là nguồn cảm hứng để

sáng lập đạo Cao Đài. Ông Lê Văn Tròn, Trưởng Ban Điều hành Giáo hội Cao Đài

Việt Nam (Bình Đức) cho rằng, đạo Cao Đài hấp dẫn bởi: "…

" [146, tr.1]. Đó chính là giá trị nhân cách - lối sống của

đạo Cao Đài, là phong cách của cư dân Nam Bộ "nói đi đôi với thực hành".

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 4.9: Mức độ lôi cuốn của đạo Cao Đài thu hút tín đồ tin theo

Nguồn: [phụ lục 8].

Đánh giá về mức độ nhu cầu tôn giáo có 09 nội dung để chức sắc, tín đồ đạo

Cao Đài lựa chọn. Kết quả (biểu đồ 4.10) nhu cầu tích cực làm từ thiện có tỷ lệ cao

nhất 70.30%, nhu cầu có chức sắc, chức việc tốt và có tư cách pháp nhân cùng có tỷ

lệ 69.54% đứng thứ hai, nhu cầu xây dựng cơ sở thờ tự khang trang đứng thứ ba với

tỷ lệ 62.32%, nhu cầu tổ chức tốt các lễ hội tôn giáo 53.58%, vận động gia đình sinh

hoạt tôn giáo 51.68%, ý kiến khác 0.76% và không làm gì 0%. Điều này cho thấy

nhu cầu chính đáng của người tu hành là làm điều thiện, điều lành. Chức sắc, tín đồ

đạo Cao Đài đa phần lựa chọn nội dung này để thu hút tín đồ tham gia sinh hoạt tôn

122

giáo không phải chỉ có niềm tin tôn giáo, mà phải có cả sự hướng thiện của con

người trong tôn giáo và ngoài xã hội. Đạo Cao Đài rất chú trọng việc làm từ thiện

được chỉ dạy ngay trong giáo lý và quá trình hành đạo. Một nhu cầu cũng đáng xem

xét là mong muốn có chức sắc, chức việc tốt. Đây có lẽ là nhu cầu phù hợp nhất đối

với đạo Cao Đài hiện nay. Chất lượng chức sắc, chức việc của đạo Cao Đài so với

các tôn giáo ở Việt Nam có phần kém hơn. Nguyên nhân do không có trường đào

tạo chức sắc, mặt bằng học vấn của hàng ngũ chức sắc thấp, ít có người tốt nghiệp

Đại học dẫn đến năng lực, trình độ yếu. Từ thực tế đó, các chức sắc, tín đồ nhận

thấy nhu cầu này cần phải thực hiện sẽ giúp cho đạo Cao Đài thu hút được tín đồ

tham gia sinh hoạt tôn giáo, nâng cao chất lượng hoạt động của đạo Cao Đài. Song

hành với nhu cầu có chức sắc, chức việc tốt là nhu cầu có tư cách pháp nhân để đạo

Cao Đài hoạt động bình thường. Mặc dù vấn đề này hiện nay trong đạo Cao Đài cơ

bản đã được giải quyết nhưng nó vẫn có tính thời sự trong hoạt động tôn giáo.

Đơn vị tính: %

0

10

20

30

40

50

60

70

80

Có tư

cách

pháp

nhân

Xây

dựng

cơ sở

thờ tự

khang

trang

chức

sắc,

chức

việc tốt

Tích

cực

làm từ

thiện

Tổ

chức

tốt các

lễ hội

tôn

giáo

Vận

động

gia

đình

sinh

hoạt

tôn

giáo

Không

làm gìÝ kiến

khác

69.54%2

62.32%

69.54%

70.30%

53.58%

51.68%

0%

0.76%

Biểu đồ 4.10: Mức độ nhu cầu tôn giáo của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài

Nguồn: [phụ lục 8].

Trong đời sống tinh thần, tín đồ đạo Cao Đài có nhu cầu cao về tín ngưỡng, tôn

giáo. Hằng ngày, chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài sinh hoạt trong nếp sống tôn giáo tụng

123

kinh, niệm danh Đức Cao Đài, làm việc thiện, tu dưỡng đạo đức, hành đạo,… Những

nhu cầu đó đều xuất phát từ tinh thần tự nguyện của họ. Đạo Cao Đài ra đời để đáp ứng

nhu cầu tinh thần của cư dân Nam Bộ mong muốn có một tôn giáo gần gũi với truyền

thống dân tộc. Giáo lý, giáo luật, tổ chức, hoạt động của đạo Cao Đài được xây dựng,

hình thành trên nền tảng đặc điểm lối sống, văn hóa của cư dân Nam Bộ. Điều này giúp

cho đạo Cao Đài trở nêngần gũi với đạo đức, lối sống của cư dân Nam Bộ.

4.1.2.5. Nếp sống văn hóa

Các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài tác động đến nếp sống văn hóa của chức

sắc, tín đồ. Khi được hỏi vào đạo Cao Đài, ông/bà thấy đạo Cao Đài đem lại điều gì

có giá trị cho đời sống của bản thân? Kết quả (biểu đồ 4.11) có 73.72% lựa chọn

được tu dưỡng bản thân và 64.98% được sống có lý tưởng cao đẹp; các giá trị khác

như nêu gương hạnh đức 55.86%, lối sống cộng đồng 50.92%, nâng cao tri thức

50.16%. Điều này cho thấy, tín đồ đạo Cao Đài đánh giá cao việc tu dưỡng bản thân

để trở thành người hoàn thiện hơn, có lý tưởng, có đạo đức trong xã hội. Một điều

đáng quan tâm là nội dung nâng cao tri thức được đánh giá thấp nhất trong 5 nội

dung nêu ra. Như vậy, theo tín đồ đạo Cao Đài khi vào Đạo họ nhận thấy các giá trị

về nhân cách - lối sống có tác động nhiều hơn giá trị tri thức.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 4.11: Mức độ các giá trị của đạo Cao Đài tác động đến đời sống tinh

thần của chức sắc, tín đồ

Nguồn: [phụ lục 8].

124

Tìm hiểu về các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài có đóng góp cho đời sống văn

hóa, xã hội ở Nam Bộ, tín đồ đạo Cao Đài cho rằng đạo Cao Đài ra đời có đóng góp

giữ gìn đạo đức, văn hóa truyền thống là cao nhất với 78.66%, đoàn kết cộng đồng

64.60%, tạo ra cộng đồng có tín ngưỡng 57.00%, giáo dục con người 56.62%, nâng cao

dân trí 53.96%. Còn lại hai giá trị được đánh giá thấp hơn là đáp ứng nhu cầu tinh thần

của cư dân 48.64%, đa dạng văn hóa dân tộc 22.80% (biểu đồ 4.12). Giá trị giữ gìn đạo

đức, văn hóa truyền thống được tín đồ đạo Cao Đài đánh giá có đóng góp nhiều nhất.

Điều này cho thấy tín đồ đạo Cao Đài luôn ý thức việc hành đạo là để bảo vệ đạo đức

và văn hóa truyền thống. Đây là hai nội dung quan trọng của người tín đồ Cao Đài, tu

hành để rèn luyện đạo đức và giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc. Tín đồ đạo Cao

Đài lựa chọn và đánh giá cao giá trị đạo đức của đạo Cao Đài.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 4.12: Mức độ đóng góp của đạo Cao Đài trong đời sống văn hóa,

xã hội ở Nam Bộ

Nguồn: [phụ lục 8].

Tìm hiểu mức độ phù hợp của đạo Cao Đài đối với lối sống của cư dân Nam

Bộ có 06 nội dung lựa chọn. Kết quả (biểu đồ 4.13) nội dung tinh thần đoàn kết

được đánh giá cao nhất với 74.10%, trang phục truyền thống dân tộc đứng thứ hai

với 73.72%, tính nhân văn, nghĩa tình 62.70%, liên kết cộng đồng 56.62%, lối sống

dân chủ 56.24%, khác 0.76%. Tín đồ đạo Cao Đài lựa chọn và đánh giá cao nhất

125

tinh thần đoàn kết của đạo Cao Đài. Giá trị cố kết cộng đồng là một trong những giá

trị mà đạo Cao Đài gây dựng góp phần liên kết mọi người tham gia hoạt động tôn

giáo và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Tinh thần đoàn kết trở thành giá trị đáng trân

trọng không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn là đặc điểm của các tộc người, các

tôn giáo trong đó có đạo Cao Đài. Tín đồ đạo Cao Đài đánh giá cao về trang phục

truyền thống dân tộc. Với việc mang trang phục là khăn đóng, áo dài, đạo Cao Đài

đã bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc, giữ gìn di sản của cha ông để lại.

Hình ảnh người đạo Cao Đài mặc áo dài màu trắng, đội khăn xếp trở thành bản sắc

riêng của dân tộc. Bản thân người đạo Cao Đài cũng nhận định : "…việc đó không

có gì cản trở đối với việc hòa nhập cộng đồng trong xã hội hiện đại như ngày nay"

[20, tr.4]. Vấn đề lối sống dân chủ được đánh giá thấp nhất 56.24%. Thực tế, đạo

Cao Đài có lối sống dân chủ giữa chức sắc và tín đồ. Tuy nhiên, quá trình hoạt

động, một số chức sắc vẫn mang quyền lực áp đặt vào công việc dẫn đến mất dân

chủ, sinh ra độc quyền, độc đoán. Điều này hiện nay đang xảy ra ở một số Hội

thánh dẫn đến mâu thuẫn nội bộ, tranh giành quyền lực. Một số chức sắc hiện nay

không còn là tấm gương tiêu biểu về đạo đức, lối sống cá nhân, gia đình và xã hội.

Có thể vì các lý do nêu trên mà tín đồ đạo Cao Đài đánh giá thấp lối sống dân chủ.

Đơn vị tính: %

Biểu đồ 4.13: Mức độ phù hợp của đạo Cao Đài với phong tục tập quán, lối

sống của cƣ dân Nam Bộ

Nguồn: [phụ lục 8].

126

Trong giao tiếp hàng ngày, tín đồ Cao Đài xưng hô với nhau thân thiện, gần

gũi không quan cách. Giáo tông là người đứng đầu trong Đạo xưng là anh Cả, còn

các vị chức sắc xưng với người tín đồ là anh, là chị. Người tín đồ gọi chức sắc là

anh lớn, chị lớn. Cao Đài Thượng Đế khi xuất hiện qua "cơ bút" xưng danh với các

đệ tử là Thầy, như là người hướng dẫn, chỉ dạy cho tín đồ. Cao Đài Thượng Đế còn

xưng danh là Cha để khuyên chúng sanh biết nhìn nhận mình là anh em con chung

một Đấng Cha Trời.

"Chẳng quản đồng tông mới một nhà,

Cùng nhau một đạo tức một Cha.

Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi,

Dạy lẫn cho nhau đặng chữ hoà".

Đây là cách xưng hô biểu hiện đạo Cao Đài không có sự phân biệt giai cấp

trong sinh hoạt hàng ngày dân chủ, bình dân trong giao tiếp, và trở thành những

người tu hành sống chan hoà không có khoảng cách người trên, kẻ dưới, người

đồng đạo coi nhau như anh em.

Lễ hội của đạo Cao Đài mang đặc trưng văn hóa của cư dân Nam Bộ. Năm

2015, khi nghiên cứu sinh tham dự lễ Hội Yến Diêu Trì Cung tại Toà thánh Tây

Ninh chứng kiến hàng vạn người không quản ngại thời tiết thành tâm hướng về Báo

Ân Từ tưởng niệm Đức Phật Mẫu. Trong tiết trời mưa, người đạo Cao Đài vẫn đứng

chờ Hội thánh khai mạc màn biểu diễn nghệ thuật có múa lân, múa rồng, múa sư tử

và rước cộ bông theo các tích cổ trong văn hoá dân gian, theo huyền thoại của đạo

Cao Đài ở trước Tòa thánh. Đó là biểu hiện đức tin và thiết chế cộng đồng chặt chẽ

của đạo Cao Đài. Đông đảo chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài và người dân đến tham dự

không quản ngại thời tiết, không gian chật hẹp vẫn tự giác xếp hàng, trật tự, tuân

theo hướng dẫn của Ban Tổ chức. Thông qua lễ hội, đạo Cao Đài biểu hiện giá trị

gắn kết cộng đồng trở nên khoan dung, độ lượng trong sinh hoạt tôn giáo.

Trang phục của đạo Cao Đài mang tính triết lý sâu sắc. Phối sư Bùi Văn Côn

của Cao Đài Tây Ninh cho rằng: "

" [22, tr.6]. Đối với những

người không phải là tín đồ đạo Cao Đài cho việc mặc trang phục của đạo Cao Đài

127

vẫn phù hợp với thời đại bởi khi sinh hoạt tôn giáo họ mới mặc đạo phục còn khi

sinh hoạt thường ngày họ "ăn mặc như cư dân trong xóm làng" [78, tr.2]. Người đạo

Cao Đài cho rằng chọn màu trắng làm chủ đạo trong trang phục bởi vì: "…màu

trắng tượng trưng cho sự sạch sẽ. Người mặc trang phục màu trắng phải cẩn thận

giữ gìn kẻo bị vấy bẩn; như nhắc nhở mình hành động, cử chỉ phải cẩn trọng, giữ

gìn sự trong sáng tâm hồn" [89, tr.6].

Kiến trúc thờ tự của đạo Cao Đài tạo ra phong cách nghệ thuật riêng và hình

thành một ý thức mới trong xây dựng: "

" [20, tr.9].

Lễ nhạc của đạo Cao Đài đem lại sự hài hòa, cân bằng về tinh thần "trật tự

điều hòa tâm hồn được thành kính, diệt trừ được bản ngã tư tâm, hướng thiện lòng

thành kính các đấng thiêng liêng và tiếp tục nhận được nhiều ân điển" [110, tr.8].

Nhạc lễ của đạo Cao Đài tạo ra cho chức sắc, tín đồ cảm xúc sâu xa, sự rung động

của các giác quan đem lại cảm giác sâu lắng, bồi hồi, tưởng cảm đến cõi siêu linh

mà ngôn ngữ không thể diễn đạt được.

Điều tra về nếp sống văn hóa của tín đồ đạo Cao Đài cho thấy trong các

phương án lựa chọn, tín đồ đạo Cao Đài luôn hướng đến mục đích về giá trị nhân

cách - lối sống và tinh thần giữ gìn truyền thống văn hóa, đạo đức làm trọng. Điều

này chứng minh, đạo Cao Đài theo tư tưởng truyền thống, ít đổi mới, ngại đấu tranh

với những cái cũ, cái bảo thủ. Chính vì vậy, đạo Cao Đài hiện nay chậm thích nghi

với môi trường xã hội và tốc độ phát triển không nhanh so với các tôn giáo khác.

4.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN

HÓA CỦA ĐẠO CAO ĐÀI HIỆN NAY

Quá trình tồn tại, đạo Cao Đài đã hình thành, xây dựng các giá trị văn hóa

riêng, đồng thời được tín đồ lưu giữ và phát triển trong đời sống xã hội. Sự phát

triển nhanh của khoa học công nghệ và đời sống xã hội đã tác động đến các giá trị

văn hóa của đạo Cao Đài. Một số giá trị văn hóa của đạo Cao Đài đã có sự biến đổi

để thích nghi với môi trường xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế

hiện nay, đạo Cao Đài cũng nằm trong quy luật biến đổi, phát triển văn hóa là từ

128

"truyền thống (tradition) - tiếp biến (acculturation) - đổi mới (innovatinon) - quay

về truyền thống" [134, tr.410]. Sự biến đổi giá trị văn hóa của đạo Cao Đài được

biểu hiện qua biến đổi về thiết chế tổ chức và một số giá trị văn hóa cụ thể.

4.2.1. Sự biến đổi giá trị của đạo Cao Đài trong đời sống bộ phận cƣ dân

có đạo Cao Đài ở Nam Bộ hiện nay

4.2.1.1. Biến đổi thiết chế tổ chức và các giá trị văn hóa

Quá trình hoạt động, đạo Cao Đài có những biến đổi về cơ cấu thiết chế tổ

chức. Đó là biến đổi về tổ chức, hoạt động giữ đạo, truyền đạo, xu hướng hoạt động

để thích nghi và phù hợp với đời sống xã hội. Từ những thiết chế tổ chức giáo hội

ban đầu, Cao Đài Tây Ninh thành lập thêm bộ phận Phạm Môn của Phạm Công

Tắc, sau đó đổi thành cơ quan Phước Thiện để chuyên làm công việc khuyến thiện.

Cao Đài Ban Chỉnh đạo thành lập Ban Hành thiện từ Hội thánh đến Họ đạo và bổ

sung một bậc tu trung thừa cho người tín đồ có thêm lựa chọn hay tăng nấc thang tu

hành (Tân luật của đạo Cao Đài quy định có 2 bậc tu hành là hạ thừa và thượng

thừa). Các phái Cao Đài trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc đã liên kết với nhau

thành lập Cao Đài Cứu quốc, Liên giao I, Liên giao II tham gia kháng chiến cứu

nước, góp phần cùng nhân dân giành độc lập dân tộc. Hiện nay, các phái Cao Đài

tiếp tục liên kết với nhau hoạt động liên giao hành đạo trên các lĩnh vực xã hội, thể

hiện tinh thần đoàn kết tôn giáo, tiến bộ, gắn bó với dân tộc. Thời kỳ xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc, các phái Cao Đài xây dựng lại Hiến chương và đường hướng hành

đạo. Hiến chương của các phái Cao Đài hiện nay đều khẳng định tổ chức giáo hội 2

cấp: trung ương là Hội thánh, cơ sở là Họ đạo. Ngoài ra, có cấp trung gian là Ban

Đại diện tỉnh, thành phố. Đường hướng hành đạo của các phái Cao Đài đều xác định

phương châm "Nước vinh, Đạo sáng".

Trước đây, các phái Cao Đài hoạt động điều hành giáo hội theo quy định của

Tân luật, Pháp Chánh truyền. Đó là việc điều hành giáo hội theo phẩm vị chức sắc

có Giáo tông nắm quyền hành pháp và Hộ pháp nắm quyền tư pháp. Đến nay, các

phái Cao Đài hoạt động điều hành giáo hội không theo phẩm vị chức sắc mà bằng

hình thức tập thể lãnh đạo, thông qua hoạt động của 3 Hội (Thượng hội, Hội thánh,

Hội Nhơn sanh). Thành lập tổ chức lãnh đạo Hội thánh gồm chức sắc lưỡng đài

129

(Cửu Trùng đài và Hiệp Thiên đài), lưỡng phái (nam, nữ) để giải quyết công việc

hành chính của đạo như: Ban Thường trực, Hội đồng Chưởng quản, Thường trực,

Ban Điều hành. Giúp việc cho tổ chức lãnh đạo Hội thánh nêu trên có các cơ quan

giúp việc như: Cửu viện nam nữ, Toà Nội chính, Toà Pháp chánh, Cơ quan Phổ tế,

Cơ quan Phước thiện, Cơ quan nữ phái, Cơ quan Hiệp Thiên đài,… Sự biến đổi này

làm đơn giản hệ thống tổ chức của đạo Cao Đài nhưng cũng đặt ra vấn đề do không

đủ điều kiện hoạt động theo quy định của luật đạo dẫn đến những bất cập trong hoạt

động của đạo Cao Đài sau này.

Về hoạt động giữ đạo và truyền đạo của đạo Cao Đài cũng có những biến đổi

tích cực. Chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài hiện nay chủ yếu đều ảnh hưởng từ ông bà,

cha mẹ theo truyền thống gia đình để tu hành. Số tín đồ mới nhập môn mỗi năm

khoảng 30 ngàn tín đồ nhưng số mất đi thì chưa thống kê được. Các phái Cao Đài

đều đảm bảo hoạt động theo truyền thống của từng phái và có sự tiếp biến đổi mới

cho phù hợp với điều kiện xã hội. Phỏng vấn 34 chức sắc, nhà tu hành về kết quả

phổ độ người vào Đạo. Rất ít người chưa phổ độ được, còn lại đa phần đều có kết quả

cao trong hoạt động truyền đạo của bản thân. Đầu sư Huỳnh Thị Phúc, Trưởng Ban Đại

diện Cao Đài Chơn Lý tỉnh Long An cho biết: "

" [108, tr.2]. Tín đồ đạo Cao Đài luôn nhớ đến

công ơn của người tiến dẫn mình vào đạo, thể hiện đức tính thủy chung và lối sống có

đạo đức. Hoạt động truyền đạo do không sử dụng cơ bút nên đạo Cao Đài chủ yếu hoạt

động bằng việc giảng đạo tại cơ sở thờ tự hay trực tiếp đến nhà tín đồ. Thông qua các

hoạt động lễ hội, tuyên truyền trên kinh sách, báo chí, truyền thông, nhạc lễ, nhân cách

tu hành của tín đồ đạo Cao Đài nhằm truyền đạo đến cư dân Nam Bộ. Sự biến đổi

trong hoạt động truyền đạo là có hoạt động truyền thông trên mạng Internet để phổ biến

giáo lý đạo Cao Đài đến với tín đồ và người dân quan tâm muốn tìm hiểu. Hiện nay,

các phái Cao Đài đều có trang báo điện tử (website) để thực hiện công việc truyền đạo

và có hiệu quả cao. Một số trang báo của tổ chức, cá nhân đạo Cao Đài ở nước ngoài

cũng góp phần truyền bá đạo Cao Đài ra thế giới.

130

Về xu hướng hoạt động, trong xu thế toàn cầu hóa, mở cửa, giao lưu, hội

nhập hiện nay đã trở thành nhu cầu tất yếu của văn hóa các dân tộc, là "một sự thay

đổi xã hội, một sự liên thông ngày càng tăng giữa các xã hội và các yếu tố của nó do

sự xuyên văn hóa" [127, tr.163]. Trước bối cảnh đó, đạo Cao Đài biểu hiện tinh thần

toàn cầu hóa, tính mở của tôn giáo ngay thời kỳ đầu thành lập đã "tuyên bố sẽ là tôn

giáo của nhân loại" [154, tr.211]. Mở đầu Thánh ngôn hiệp tuyển, Ngọc Hoàng

Thượng Đế dạy:

Muôn kiếp có ta nắm chủ quyền,

Vui lòng tu niệm hưởng ân thiên.

Đạo màu rưới khắp nơi trần thế,

Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên [43, tr.5].

Tư tưởng xây dựng một xã hội đại đồng, một tôn giáo của nhân loại là mục

đích của đạo Cao Đài. Trên tinh thần đó, đạo Cao Đài mở rộng hoạt động tôn giáo ở

nước ngoài, truyền đạo ra các nước: Pháp, Mỹ, Campuchia, Trung Quốc,… Đến

nay, đạo Cao Đài đã có mối quan hệ đồng đạo với các tổ chức, cá nhân đạo Cao Đài

ở nước ngoài. Thực tế, kết quả toàn cầu hóa tôn giáo của đạo Cao Đài có thành tựu

nhất định, nhưng khó có thể thực hiện được trong tương lai, bởi lẽ xu thế thế tục

hóa, đa dạng hóa, dân tộc hóa đang chiếm ưu thế trong đời sống tôn giáo. Xu thế đa

dạng hóa là xu thế tất yếu đảm bảo tính nguyên tắc của thời đại thống nhất trong đa

dạng. Đạo Cao Đài ở Việt Nam bị chia rẽ thành nhiều tổ chức tôn giáo. Mỗi tổ chức

lại xây dựng mô hình hệ thống tổ chức giáo hội khác nhau. Điều này làm cho đạo

Cao Đài trở nên đa dạng và phong phú. Từ một tổ chức ban đầu là đạo Cao Đài có

Tòa thánh ở Tây Ninh đến nay đạo Cao Đài tồn tại 10 Hội thánh, 01 Pháp môn tu

hành, 21 tổ chức Cao Đài hoạt động độc lập không trực thuộc các Hội thánh. Các tổ

chức Cao Đài hoạt động vẫn khẳng định là đạo Cao Đài, chỉ có một số ít biến đổi về

hình thức và nội dung nhưng vẫn cơ bản thực hiện theo truyền thống của đạo Cao

Đài, hoặc "cũng có canh cải ít nhiều tùy từng nơi, nhưng về cơ bản là vẫn thống

nhất trên nguyên tắc" [65, tr.274].

Xu thế dân tộc hóa là xu thế tái đổi mới tôn giáo truyền thống. Đạo Cao Đài

là tôn giáo ra đời ở Việt Nam nhưng quá trình tồn tại cũng phải thay đổi để thích

131

nghi với đời sống xã hội "bỏ bớt những yếu tố lỗi thời, tiếp nhận những yếu tố cần

thiết hợp với tâm thức tôn giáo" [153, tr.221]. Giới luật của đạo Cao Đài quy định

chức sắc bắt buộc phải để râu tóc nhưng trong quá trình thực hiện không bắt buộc

việc này.

Xu thế thế tục hóa là hành vi nhập thế của tôn giáo bằng cách tham gia vào

những hoạt động xã hội. Đạo Cao Đài có tư tưởng nhập thế nên sẵn sàng tham gia

các hoạt động xã hội như y tế, giáo dục, từ thiện, báo chí. Trong hoạt động y tế, đạo

Cao Đài chủ trương khuyến khích mỗi Thánh thất của đạo Cao Đài đều thành lập cơ

sở khám chữa bệnh cho người đạo và người dân.

Từ biến đổi về cơ cấu thiết chế tổ chức dẫn đến đạo Cao Đài biến đổi các giá

trị văn hóa. Đó là biến đổi về giá trị nhận thức, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mỹ.

Giá trị nhận thức gồm giá trị tri thức và giá trị tâm linh cũng biến đổi để

thích nghi và phù hợp với đời sống xã hội.

Về giá trị tri thức, đạo Cao Đài trang bị cho tín đồ tri thức về thế giới quan,

nhân sinh quan, xã hội quan, đồng thời giáo dục tín đồ biết thương yêu đoàn kết,

học tập, tu hành vươn lên vượt qua cái bình thường của bản thân, hướng đến cái phi

thường của trí tuệ. Điều này đã giúp tín đồ đạo Cao Đài hòa nhập cộng đồng, biết

tuân theo quy luật của tự nhiên, của xã hội đểcó thể đạt được những kết quả vượt

quá sự mong đợi trong quá trình tu hành. Đạo Cao Đài giúp tín đồ có môi trường

được rèn luyện, tu dưỡng, học tập nâng cao dân trí để trở thành người có kiến thức

về xã hội, về tôn giáo. Trước tác động của xã hội hiện đại, đạo Cao Đài đã chú trọng

phát triển giáo dục, tăng cường mở các lớp hạnh đường để đào tạo, bồi dưỡng chức

sắc, chức việc trong hành đạo, thành lập các trường đào tạo chức sắc, khuyến khích

tín đồ học tập, nâng cao trình độ tri thức.

Về giá trị tâm linh, đạo Cao Đài đã tạo ra thế giới tâm linh riêng có Ngọc

Hoàng Thượng Đế làm giáo chủ và hướng dẫn tín đồ tu luyện để trở thành người

đạo đức có thể vươn tới sự minh triết trong cuộc sống. Trong bối cảnh toàn cầu hóa

hiện nay, giá trị tâm linh cũng có biến đổi. Trước đây, phẩm vị chức sắc của đạo

Cao Đài do chính Ngọc Hoàng Thượng Đế thiên phong (qua cơ bút), nhưng đến nay

đã thay thế hình thức thiên phong và dùng hình thức công cử theo quy định của luật

132

đạo. Việc công cử là chọn và bầu người có phẩm vị trong tổ chức tôn giáo do chính

những chức sắc bầu ra. Tín đồ đạo Cao Đài tin tưởng vào Ngọc Hoàng Thượng Đế

và cho rằng phẩm vị chức sắc là do Thượng Đế lựa chọn: "

" [124, tr.5]. Điều này giúp cho người tín đồ

Cao Đài tin tưởng vào bản thân và tiếp tục tu hành trên con đường đã chọn.

Giá trị đạo đức gồm giá trị nhân cách - lối sống và giá trị cố kết cộng đồng.

Về giá trị nhân cách - lối sống, đạo Cao Đài đã hình thành chuẩn mực về đạo đức,

lối sống cho người tín đồ. Tính cởi mở, dung hòa trong giáo lý của đạo Cao Đài

giúp người tín đồ tham gia các hoạt động xã hội, lao động, sản xuất có trách nhiệm

trên tinh thần đạo đức. Khi tham gia lao động sản xuất, tín đồ Cao Đài chủ trương

vừa tu hành, vừa lao động sản xuất để làm giàu cho bản thân và làm giàu cho xã

hội. Điều này làm động lực cho phát triển xã hội ở những nơi có tín đồ đạo Cao Đài.

Hiện nay, đạo đức xã hội đang đối mặt với nguy cơ suy thoái về phẩm chất con

người, lối sống thực dụng, lợi ích cá nhân và sự lãnh cảm của cộng đồng trước số

phận của người nghèo khổ,... Đạo Cao Đài cũng không tránh khỏi những biến đổi

và chuyển dịch về đạo đức, lối sống. Đạo đức của người tín đồ vẫn tuân thủ theo

quy định của Đạo nhưng đã thay đổi cho phù hợp. Lối sống của tín đồ Cao Đài

không còn khép kín trong các nhà tu, nhà tịnh mà hòa nhập với cộng đồng xã hội,

tham gia các hoạt động xã hội.

Về giá trị cố kết cộng đồng, bối cảnh toàn cầu hóa tác động mạnh đến giá trị

cố kết cộng đồng của đạo Cao Đài. Trước đây, vai trò cộng đồng trong đạo Cao Đài

được đánh giá cao bởi tinh thần trách nhiệm, ý thức cá nhân với cộng đồng, tự tin

chia sẻ với cộng đồng, đóng góp hy sinh cho cộng đồng và tinh thần yêu nước.

Những yếu tố nêu trên vẫn còn trong đạo Cao Đài nhưng đã có sự biến đổi bởi tác

động của nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế. Tinh thần cố kết

cộng đồng trong đạo Cao Đài hiện nay không đặt nặng vấn đề ý thức cá nhân với

cộng đồng. Theo quy định của đạo Cao Đài, mỗi tín đồ phải đến Thánh thất hành lễ

2 kỳ trong tháng và tương thân, tương ái với đồng đạo. Nhưng trong cuộc sống hiện

đại, những tín đồ còn trong độ tuổi lao động còn đối mặt với đời sống hằng ngày,

lao động sản xuất nên ít có thời gian tham gia sinh hoạt cộng đồng tại cơ sở. Tuy

133

nhiên, khi cộng đồng có yêu cầu, họ sẵn sàng tham gia nhiệt tình, hoặc khi đồng đạo

gặp khó khăn, họ giúp đỡ bằng vật chất, bằng sức lao động để thể hiện tinh thần

cộng đồng của mình. Ông Trần Tự Kinh, nguyên Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Cà

Mau cho rằng đạo Cao Đài đa số là người nông dân, sống bằng nghề nông nghiệp

nên họ có sự đoàn kết, yêu thương, chia sẻ trong cuộc sống: "gắn bó với nông dân

nghĩa xóm tình làng, bệnh hoạn ốm đau thuốc men chữa trị cho bệnh nhân nghèo"

[78, tr.2]. Tinh thần yêu nước đã có sự biến đổi so với thời kỳ kháng chiến cứu

nước. Trước đây yêu nước gắn liền với đấu tranh chống ngoại xâm, là tinh thần giữ

nước. Đến nay, yêu nước gắn liền với xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là tinh thần

dựng nước. Do vậy, tinh thần yêu nước hiện nay khó xác định hơn bởi yêu nước là

tinh thần đoàn kết, tinh thần cộng đồng, tinh thần chấp hành pháp luật, sống có trách

nhiệm với cộng đồng, tích cực lao động sản xuất làm giàu cho xã hội, ý thức xây

dựng đời sống văn hóa dân tộc, tình yêu gia đình, dòng tộc, quê hương đất nước

cũng trở thành giá trị cố kết cộng đồng. Đạo Cao Đài cũng biến đổi theo quy luật

của xã hội, tinh thần yêu nước của tín đồ đạo Cao Đài được biểu hiện qua tinh thần

đoàn kết, chấp hành pháp luật, tham gia lao động sản xuất, tinh thần tương thân,

tương ái giúp đỡ người nghèo khổ trong cộng đồng.

Về giá trị thẩm mỹ gồm giá trị biểu tượng và giá trị nghệ thuật cũng biến đổi

thích nghi với đời sống xã hội. Về giá trị biểu tượng, đạo Cao Đài tích cực trùng tu,

xây dựng mới hàng trăm cơ sở thờ tự. Một số công trình có kiến trúc quy mô mới

được hoàn thành như: Tòa thánh Châu Minh của Cao Đài Tiên Thiên ở Bến Tre,

Tòa thánh Tam Quan của Cao Đài Cầu Kho Tam Quan ở Bình Định, Thánh thất Đa

Phước của Cao Đài Tây Ninh ở Lâm Đồng, Thiên tòa Hoàng Đạo của Cao Đài Việt

Nam (Bình Đức) ở Tiền Giang, Trung tông Thánh tịnh của Truyền Giáo Cao Đài ở

Đà Nẵng,... Các Thánh thất, cơ sở thờ tự của đạo Cao Đài đã trở thành mái nhà

chung trong sinh hoạt cộng đồng của người tín đồ và là nơi biểu hiện tinh thần đoàn

kết, xây dựng lối sống cộng đồng, bảo vệ văn hóa dân tộc.

Về giá trị nghệ thuật, đạo Cao Đài giảm thời gian thực hành nghi thức trong

lễ nhạc, lễ hội. Một số Họ đạo tại các trung tâm đô thị đã không dùng ban nhạc

trong đàn lễ để rút ngắn thời gian tổ chức đàn lễ từ 2 đến 3 giờ xuống còn hơn 1 giờ

134

đồng hồ. Điều này nhằm tiết kiệm thời gian giúp tín đồ có thêm thời gian tham gia

các hoạt động khác trong đời sống xã hội.

Quá trình đổi mới và hội nhập, đạo Cao Đài biết kế thừa truyền thống và tiếp

nhận cái mới từ bên ngoài. Tín đồ đạo Cao Đài đã tự giác nhận thức và thay đổi qua

các hoạt động tôn giáo để thích nghi với quá trình biến đổi văn hóa.

4.2.1.2. Ảnh hưởng của biến đổi các giá trị văn hóa đạo Cao Đài hiện nay

Hiện nay, các phái Cao Đài có biến đổi về hệ thống tổ chức giáo hội, không

theo quy định của Tân luật, Pháp Chánh truyền hoặc truyền thống của đạo. Nguyên

nhân, thứ nhất do khi thành lập lại tổ chức giáo hội đều xây dựng mô hình tập thể

lãnh đạo qua hình thức: Thượng hội, Ban Thường trực, Hội đồng Chưởng quản,

Ban Điều hành,… không còn mô hình phẩm vị chức sắc đóng vai trò lãnh đạo giáo

hội; thứ hai, do quá trình lâu dài không được phong chức, phong phẩm từ sau năm

1975 đến năm 1995 nên đa số các phái Cao Đài không đủ chức sắc hành đạo theo

quy định của luật đạo; thứ ba, chức sắc Cao Đài hiện nay không dám đảm nhận

phẩm vị cao trong tổ chức giáo hội như Giáo tông, Hộ pháp mà để vô vi. Từ các

nguyên nhân trên, dẫn đến thiếu hụt chức sắc điều hành tổ chức giáo hội. Đồng thời

mô hình tổ chức giáo hội hiện nay của đạo Cao Đài là mô hình mới chưa có tiền lệ,

không có trong quy định của luật đạo, khiến cho hoạt động của các phái Cao Đài có

nhiều hạn chế. Đánh giá về tổ chức của đạo Cao Đài sau 20 năm hoạt động, Ban

Tôn giáo Chính phủ cho rằng: "Mâu thuẫn nội bộ trong các Hội thánh Cao Đài vẫn

tiếp tục diễn ra giữa các chức sắc lãnh đạo Hội thánh. Nguyên nhân do tư tưởng lạc

hậu, điều hành thiếu hiệu quả, mất dân chủ và chức sắc kém uy tín" [7, tr.3]. Đây là

vấn đề đã tồn tại từ lâu, chưa được khắc phục.

Sự biến đổi về tổ chức giáo hội của đạo Cao Đài dẫn đến tình trạng mất đoàn

kết, mâu thuẫn nội bộ và đặc biệt nghiêm trọng là người đứng đầu tổ chức của các

phái Cao Đài thường mắc bệnh chuyên quyền, độc đoán. Nguyên nhân do biến đổi

cơ cấu tổ chức giáo hội, về nguyên tắc quyền lực do tập thể lãnh đạo giáo hội quyết

định nhưng chức năng giám sát, kiểm tra của cơ quan Hiệp Thiên đài và phân quyền

của chức sắc trong Hội thánh không rõ ràng. Mọi quyền lực của giáo hội tập trung

vào cơ quan Ban Thường trực hay Hội đồng Chưởng quản, Ban Điều hành. Các cơ

135

quan khác như Thượng hội hay Ban Thập ngũ Linh đăng thực tế lại trở thành nơi

"an dưỡng" của chức sắc cao cấp, không có thực quyền.

Thành phần xuất thân của chức sắc trong đạo Cao Đài đa phần là nông

dân nên mang tâm lý tiểu nông. Theo Phạm Minh Hạc, tư tưởng tiểu nông là:

"thiếu khoa học, chủ quan, duy ý chí, phiến diện, giản đơn, nặng về cảm tính và

cảm tình,… Hết sức bảo thủ, trì trệ, không năng động, thiếu sáng tạo, không

nhạy cảm với cái mới, kém tính thích nghi" [51, tr.286]. Chính từ tâm lý này mà

chức sắc đạo Cao Đài có năng lực hạn chế, điều hành giáo hội chưa tốt, uy tín

trong đạo không cao, tư tưởng lạc hậu, bảo thủ dễ bị các phần tử xấu lợi dụng,

tham gia các hoạt động tôn giáo trái phép, gây chia rẽ mất đoàn kết. Đạo Cao

Đài tồn tại tình trạng Họ đạo ở cơ sở không chấp nhận Hội thánh là tổ chức lãnh

đạo ở trung ương mà hoạt động tách rời: "Hiện nay, còn 70 Họ đạo Cao Đài chưa

về sinh hoạt với Hội thánh (trong đó: Tây Ninh 12; Ban Chỉnh đạo 44; Tiên

Thiên 6; Truyền giáo 7; Chơn lý 1)" [7, tr.4]. Những Họ đạo Cao Đài hoạt động

ly khai tuy chưa gây hậu quả lớn đối với xã hội nhưng tiềm ẩn nhiều vấn đề phức

tạp, dễ làm mất an ninh, trật tự tại địa phương. Ngoài ra, đạo Cao Đài còn có

hoạt động chống đối Hội thánh, chủ yếu trong Cao Đài Tây Ninh: "Sau khi được

công nhận về tổ chức, các Hội thánh Cao Đài xảy ra tình trạng Họ đạo hoạt động

tách rời giáo hội, thậm chí có hoạt động chống đối, gây cản trở cho hoạt động

của giáo hội hợp pháp" [160, tr.54]. Nhóm chống đối này tổ chức các hoạt động

đòi hỏi về nhân quyền, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, yêu cầu khôi phục tổ chức

giáo hội như Tân luật, Pháp Chánh truyền, tham gia tổ chức liên tôn giáo có

hành động trái pháp luật,...

Sự biến đổi về cơ cấu thiết chế tổ chức của đạo Cao Đài dù mang tính tích

cực hay tiêu cực cũng đều phản ánh tâm lý của con người đối với xã hội: "Tôn giáo

phải bắt đầu từ con người, phục vụ con người thì nó mới tồn tại, và một khi nó đã

và đang tồn tại cùng con người chứng tỏ nó là hợp lý, còn nếu nó chống lại hay áp

bức con người thì sớm hay muộn tôn giáo cũng sẽ bị hủy diệt" [57, tr.22]. Biến đổi

để thích nghi và phục vụ nhu cầu của con người để tồn tại là quy luật phát triển của

các hiện tượng xã hội trong đó có tôn giáo.

136

Tôn giáo có mặt tiến bộ, tích cực nhưng cũng có mặt hạn chế, tiêu cực. Vấn đề

tiêu cực của tôn giáo là: "Mặt tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo là dễ làm người ta ỷ lại,

tin mù quáng vào số mệnh và thường dẫn đến mê tín dị đoan. Chúng có thiên hướng cổ

vũ lối sống thụ động, cam chịu, dễ ngả nghiêng và dễ bị những nếp sống khép kín, bi

quan và bế tắc cám dỗ" [160, tr.88-89]. Các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong sự

vận động của quy luật xã hội cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của sự biến đổi.

Đạo đức, lối sống của người tín đồ đạo Cao Đài đang đứng trước thách thức

của nền kinh tế thị trường, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Một số chức sắc lãnh

đạo giáo hội Cao Đài không rèn luyện bản thân để trở thành người hiểu biết về giáo

lý làm mất niềm tin của nhân sinh: "

"

[22, tr.9]. Điều này chứng minh thực tế một số chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài có

phẩm vị cao trong tôn giáo, có niềm tin tôn giáo sâu sắc nhưng sự hiểu biết về giáo

lý không nhiều. Thời gian gần đây là vụ việc khiếu kiện kéo dài trong Cao Đài

Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi về đạo đức, lối sống của những người đứng đầu

pháp môn. Giáo luật của Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi quy định người

đạo phải tu vô vi, không sắc tướng, không được thưa kiện hoặc gây xích mích với

nhau: "Nhất là chẳng nên bày mưu xúi kế cho người thưa kiện hoặc gây gổ nhau

cùng là đem chuyện của người nầy mà nói với người kia làm cho hai đàng xích

mích" [19, tr.8]. Tuy nhiên, những người này đã bất chấp giới luật, vì lợi ích cá

nhân nên có hành động mất đoàn kết, vi phạm giới luật.

Chức sắc đạo Cao Đài có trình độ học vấn thấp: "Kết quả điều tra khảo sát

năm 2002, cho thấy trình độ chức sắc Cao Đài rất thấp có 52,3% là bậc Tiểu học và

45,4% từ bậc phổ thông cơ sở đến phổ thông trung học. Số chức sắc có trình độ Đại

học, Cao Đẳng chỉ có 2,3%" [8, tr.133]. Giáo sư Đặng Nghiêm Vạn quan ngại về vấn

đề này: "Trong 400 người được hỏi ở Hòa Thành, không có một người kinh qua đại

học. Trong giới chức sắc, người có học giảm sút và rất nhiều người chưa hiểu hết giáo

lý, mà chỉ là thực hiện như một thói quen. Đó là một điều đáng ngại" [152, tr.83].

Hiện tượng chức sắc vi phạm giới luật trong đạo Cao Đài có xu hướng gia

tăng. Năm 2013, một vị chức sắc Đầu Họ đạo Cao Đài Ban Chỉnh đạo ở Bến Tre ở

137

tuổi 70 bị Tòa án kết án 20 năm tù giam vì hai tội "hiếp dâm trẻ em" và "giao cấu

với trẻ em". Báo Điện tử Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh đưa tin: "…trong thời

gian làm người đứng đầu Họ đạo Cao Đài Ban Chỉnh xã Hưng Phong, huyện Giồng

Trôm, tỉnh Bến Tre, do hằng ngày có nhiều trẻ em gái khoảng độ tuổi 12 - 13 là học

sinh thường vào chơi, Huỳnh Văn Siêng đã nảy sinh ý định dụ dỗ các em gái này

quan hệ tình dục với mình" [170, tr.1]. Đây là điều hiếm có trong đạo Cao Đài khi

chức sắc vi phạm pháp luật để lại tiếng xấu cho đạo Cao Đài và báo hiệu sự suy

thoái đạo đức của một bộ phận chức sắc, tín đồ.

Những ảnh hưởng của sự biến đổi về thiết chế tổ chức và giá trị văn hóa của

đạo Cao Đài xuất phát từ nguyên nhân tập quán sinh hoạt của cư dân Nam Bộ còn

vận hành theo lối tiểu nông cùng với tác động của nền kinh tế thị trường, chạy theo

vật chất làm suy thoái đạo đức, lối sống của tôn giáo. Nhưng trên góc độ tiếp cận

theo văn hóa học vẫn thấy được những giá trị văn hóa tốt đẹp, nhân văn của tôn giáo

đóng góp vào đời sống văn hóa dân tộc.

4.2.2. Phát huy các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống cƣ

dân Nam Bộ hiện nay

4.2.2.1. Nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa của đạo Cao Đài

Trước nhu cầu về tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, Đảng, Nhà nước từng

bước nâng cao và đổi mới nhận thức về đạo Cao Đài. Trước năm 1975, đạo Cao Đài

bị chính quyền xâm lược lợi dụng tham gia hoạt động chính trị. Điều này làm cho

nhận thức của một số cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu nhầm rằng đạo Cao Đài là

tôn giáo "phản động". Trên thực tế, đạo Cao Đài có hai xu hướng chính trị: một

hướng chủ yếu là hoạt động yêu nước, gắn bó với dân tộc và một hướng bị chính

quyền xâm lược lợi dụng có hoạt động đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Từ nhận

thức chưa đúng đối với đạo Cao Đài nên giai đoạn sau năm 1975 đến trước đổi mới,

Đảng, Nhà nước thực hiện chính sách giải thể tổ chức hành chính đạo của các phái

Cao Đài, bắt buộc chức sắc, tín đồ về tu tại gia.

Đến thời kỳ đổi mới, Đảng, Nhà nước đã đổi mới tư duy về tôn giáo trên cả

bình diện lý luận và thực tiễn. Sự đổi mới tư duy về tôn giáo của Đảng được khởi

đầu bằng Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về tăng

138

cường công tác tôn giáo trong tình hình mới với luận điểm: "đạo đức tôn giáo có

nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới". Đây là bước phát triển về

tư duy nhận thức của Đảng về vấn đề tôn giáo, "phản ánh đúng quy luật tồn tại

khách quan của tôn giáo ở nước ta" [63, tr.23]. Nghị quyết số 25/NQ-TW của Ban

Chấp hành Trung ương Đảng (khoá IX) về công tác tôn giáo khẳng định: "Tôn giáo

là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ

phận nhân dân" [47, tr.2]. Như vậy, Đảng, Nhà nước đã đổi mới nhận thức về tôn

giáo và coi tôn giáo là các giá trị văn hóa, đó là thái độ ứng xử khoa học của Đảng.

Đối với đạo Cao Đài, Đảng nhìn nhận: "Đ

" [4, tr.1]. Trên tinh

thần đổi mới của Đảng, Nhà nước, các phái Cao Đài được công nhận tư cách pháp

nhân, hoạt động bình thường như các tôn giáo ở Việt Nam.

Đánh giá công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, Văn kiện Đại hội Đại biểu

toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam viết: "Quản lý nhà nước về tôn

giáo, tín ngưỡng có mặt còn hạn chế" [48, tr.257]. Công tác quản lý nhà nước còn

nặng nề yếu tố về hành chính, chưa nhìn nhận tôn giáo là một thành tố của văn hóa

dân tộc,nhận thức của cán bộ, đảng viên về tôn giáo chưa đồng bộ và một số còn

mang tư tưởng định kiến, bảo thủ đối với tôn giáo.

Một vấn đề nữa trong nhận thức về đạo Cao Đài, một số nhà nghiên cứu

chưa đánh giá đúng về giá trị văn hóa của đạo Cao Đài. Phan Ngọc trong tác phẩm

"Một thức nhận về văn hóa Việt Nam viết: "Những tôn giáo nội sinh cũng không

thể bỏ đạo thờ cúng tổ tiên, ông bà. Đạo Cao Đài khuyên con người thờ cúng tổ

tiên, nhưng không cúng mặn mà đốt vàng mã" [100, tr.290]. Theo giáo luật và thực

tế hoạt động, đạo Cao Đài là một tôn giáo văn minh không sử dụng vàng mã. Trong

các đàn lễ của đạo Cao Đài thường có việc dâng sớ cầu nguyện Ngọc Hoàng

Thượng Đế ban ơn lành cho nhân sinh và bá tánh, sau đấy người chủ đàn lễ đốt lá

sớ đó. Ở đây có thể hiểu nhầm việc đốt sớ cầu nguyện thành đốt vàng mã. Nên việc

nhận định đạo Cao Đài "đốt vàng mã" là hoàn toàn không chính xác. Một nhận thức

nữa mà một số nhà nghiên cứu cho rằng đạo Cao Đài thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh

139

cũng chưa chính xác. Bởi theo quy định của đạo Cao Đài nghi thức thờ phụng chỉ

thờ Thiên nhãn biểu tượng cho Ngọc Hoàng Thượng Đế và các vị giáo chủ của các

tôn giáo cùng các Phật Tiên Thánh Thần, không có Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong

các cơ sở thờ tự của đạo Cao Đài đều có lập Báo Ân từ để thờ những vị chức sắc,

tín đồ có công với Đạo. Việc thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh xuất hiện từ khi các phái

Cao Đài tham gia kháng chiến cứu quốc, tiêu biểu là phái Cao Đài Minh Chơn đạo

đã thờ ảnh Bác tại Báo Ân từ để ghi nhớ công lao của Người với Tổ quốc. Nên nhận

định đạo Cao Đài thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh phải được hiểu là tôn thờ, tôn kính

người có công với đất nước. Một số nhà nghiên cứu cũng cho đạo Cao Đài thờ cả

Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tôn Trung Sơn và Victor Hugo. Thực tế trong nghi thức thờ

phụng không có thờ 3 vị trên. Đây là hình vẽ do Hiền tài Lê Minh Tòng thực hiện

và được Hộ pháp Phạm Công Tắc cho gắn lên bức tường tại Tĩnh Tâm điện nơi

Hiệp Thiên đài tại Tòa thánh Tây Ninh năm 1948 để thể hiện tinh thần đại đồng của

đạo Cao Đài cùng sứ mạng truyền giáo đạo Cao Đài ra nước ngoài. Việc thờ 3 vị

này không có quy định trong Pháp Chánh truyền, Tân luật và các phái Cao Đài

(không kể Cao Đài Tây Ninh) đều không có hình vẽ Tam thánh ở Hiệp Thiên đài.

Nhìn nhận tôn giáo có vai trò tích cực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam có cái nhìn mới về tôn giáo: một là,

xác định tôn giáo là một thành tố của văn hóa; hai là, nhìn nhận đầy đủ hơn về bản

chất của tôn giáo; ba là, tôn trọng tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân

dân, tôn trọng và phát huy những giá trị văn hóa của tôn giáo; bốn là, nhấn mạnh

những giá trị văn hóa nhân bản, phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới; năm

là, ghi nhận các tôn giáo đã có sự hội nhập với văn hóa của dân tộc.

4.2.2.2. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục trong đạo Cao Đài

Chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài còn hạn chế khi thực hành các quy định của

pháp luật trong hoạt động tôn giáo. Để nâng cao kiến thức về pháp luật trong đồng

bào đạo Cao Đài, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hóa, tôn giáo cần

thực hiện: thường xuyên tuyên truyền, giáo dục pháp luật Nhà nước trong lĩnh vực

tín ngưỡng, tôn giáo đối với các Hội thánh Cao Đài; vận động chức sắc, tín đồ các

phái Cao Đài tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế,

140

văn hoá, xã hội ở địa phương; hướng dẫn các Hội thánh Cao Đài có quá trình hoạt

động gắn bó với dân tộc tổ chức kỷ niệm ngày lễ, đại hội, hội nghị thông qua đó

giáo dục truyền thống tốt đẹp của các Hội thánh Cao Đài trong lịch sử đấu tranh giải

phóng dân tộc; xây dựng phòng truyền thống tại các Hội thánh, Họ đạo Cao Đài

bằng các tư liệu lịch sử, tranh ảnh, sách báo có liên quan đến truyền thống lịch sử,

truyền thống cách mạng hoặc hoạt động yêu nước của các Hội thánh Cao Đài.

4.2.2.3. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo

Cao Đài

Hướng dẫn các Hội thánh Cao Đài hoàn chỉnh Hiến chương theo những nội

dung tiến bộ trong giáo lý, giáo luật của đạo Cao Đài và phù hợp với quy định của

pháp luật. Xây dựng tổ chức giáo hội theo truyền thống của từng phái Cao Đài có

Cửu viện nam nữ, lưỡng đài, lưỡng phái, hoạt động theo 3 hội (Thượng hội, Hội

thánh, Hội Nhơn sanh). Hiện nay, đạo Cao Đài chưa có trường đào tạo chức sắc nên

chủ yếu tổ chức các khoá bồi dưỡng giáo lý hạnh đường. Chính quyền các cấp cần

tạo điều kiện để các Hội thánh Cao Đài tổ chức các lớp bồi dưỡng, tiến tới mở

trường đào tạo chức sắc.

Cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp phối hợp với các ngành liên

quan tập trung giải quyết tình hình các Họ đạo Cao Đài hoạt động ly khai tách dời

Hội thánh, vận động trở về hoạt động trực thuộc các Hội thánh theo truyền thống

của các phái Cao Đài. Vấn đề đất đai, cơ sở thờ tự, cơ sở tôn giáo của đạo Cao Đài

có nhiều vụ việc phức tạp, phải được giải quyết từng bước, đồng bộ theo quy định

của pháp luật. Thông qua Hiến chương cho phép các Hội thánh Cao Đài được quan

hệ với các tổ chức Cao Đài trực thuộc ở nước ngoài và công nhận chức sắc, chức

việc ở nước ngoài. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy

Đảng, Nhà nước để phục vụ nhân dân nói chung và tôn giáo nói riêng. Hoàn thiện

tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo từ trung ương đến cơ sở đảm bảo chính sách

đãi ngộ, thu hút nhân tài trong chính sách chung của Đảng, Nhà nước.

4.2.2.4. Cụ thể hóa các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời năm 2004 đã đảm bảo cho hoạt động

tôn giáo theo quan điểm đổi mới của Đảng, Nhà nước, phần nào đáp ứng được điều

141

kiện hoạt động của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên, một số quy định

của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định hướng dẫn một số điều về Pháp

lệnh chưa cụ thể hoá những hoạt động mang tính chất đặc thù của đạo Cao Đài nên

cần có hướng dẫn mang tính quy phạm pháp luật đối với công tác quản lý nhà nước

đối với đạo Cao Đài. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, những chính sách của

Đảng cần được cụ thể hóa bằng văn bản pháp luật. Hướng đến việc quản lý tôn giáo

bằng pháp luật phải minh bạch, cụ thể, đáp ứng những nhu cầu thiết thực của tôn

giáo. Các vấn đề riêng còn phức tạp chưa được giải quyết của đạo Cao Đài hiện nay

cũng cần được luật hóa để quản lý theo quy định pháp luật. Ngày 01 tháng 01 năm

2018, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có hiệu lực thi hành, chính quyền các cấp cần tăng

cường công tác tuyên truyền pháp luật và hướng dẫn chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài

hoạt động tôn giáo theo các quy định của Luật.

4.2.2.5. Phát huy giá trị văn hóa của đạo Cao Đài gắn liền với chiến lược

xây dựng giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam

Giá trị truyền thống là "cái tốt phổ biến, cơ bản, có nhiều tác dụng tích cực

cho đạo đức luân lý, có tác dụng hướng dẫn nhận định và hướng dẫn sự hành động,

thì mới mang danh là giá trị truyền thống" [49, tr.107]. Đạo Cao Đài là tôn giáo ra

đời tại Việt Nam nên mang tính dân tộc đậm nét. Đạo Cao Đài lưu giữ những giá trị

văn hóa truyền thống của dân tộc như: trang phục, ngôn ngữ, đạo đức, lối sống, lễ

hội, nhạc lễ, yêu nước, tinh thần dân tộc, biểu tượng tôn giáo,… Trong quá trình

phát huy giá trị văn hóa của đạo Cao Đài cần lưu giữ các giá trị văn hóa đó trong

đời sống của cư dân Nam Bộ mà cụ thể là chức sắc, tín đồ của đạo Cao Đài. Đạo

đức, lối sống, tinh thần đoàn kết, yêu nước, cố kết cộng đồng,… được chức sắc, tín

đồ đạo Cao Đài phát huy trong việc tham gia các hoạt động xã hội đóng góp vào

thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.

Trong quá trình phát triển đất nước, chúng ta phải đối mặt với các vấn đề về

suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thứ

nhất là biểu hiện của lối sống thực dụng, vụ lợi, vị kỷ cho bản thân, gia đình, dòng

tộc. Thứ hai là tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bòn rút của công. Thứ ba là lợi

dụng chức vụ, quyền hạn, hoặc sơ hở của chính sách, pháp luật để làm giàu bất

142

chính. Thứ tư là lối sống cơ hội chạy theo quyền lợi, danh vọng, con người thiếu

năng lực, thiếu văn hóa nhưng lại giữ vị trí lãnh đạo trong bộ máy công quyền gây

bức xúc trong nhân dân. Thứ năm là con người nói không đi đôi với làm chỉ hứa

hẹn, "chém gió", nói nhiều làm ít hoặc nói một đằng làm một nẻo, xa rời nhân dân.

Thứ sáu là một bộ phận nhân dân lợi dụng sơ hở của chính sách, pháp luật để vụ lợi,

quan hệ truyền thống tốt đẹp trong cộng đồng bị lối sống thực dụng làm xói mòn,

đạo đức gia đình báo động tình trạng hôn nhân toan tính phá vỡ truyền thống thủy

chung tình nghĩa vợ chồng, thanh niên sống không có lý tưởng, hoài bão dễ mắc

vào các tệ nạn xã hội,… Trước những thách thức của thời đại, các giá trị văn hóa

của đạo Cao Đài cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Thực tế ở địa phương nơi có cư dân là

người đạo Cao Đài sinh sống đều được đánh giá là đảm bảo tốt về an ninh trật tự,

lối sống văn hóa, tinh thần đoàn kết, thương yêu, quan hệ giữa chính quyền và cư

dân gần gũi, gắn bó. Đặc biệt ở nơi có tín đồ đạo Cao Đài sinh sống, các tệ nạn xã

hội ít xâm nhập vào được. Đó chính là điều giá trị văn hóa của đạo Cao Đài đã phát

huy được trong đời sống cư dân ở Nam Bộ.

Để đảm bảo giữa phát huy các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài gắn với chiến

lược xây dựng giá trị truyền thống của dân tộc cần đảm bảo loại bỏ những giá trị

văn hóa lạc hậu, bảo thủ như hoạt động mê tín dị đoan, ý thức tiểu nông của chức

sắc, tín đồ,… Hiểu mê tín dị đoan theo nghĩa là: "những hành vi lợi dụng niềm tin,

tín ngưỡng của con người để trục lợi bất chính, gây những hệ quả xấu đối với tính

mạng, sức khỏe, danh dự, tiền bạc của cá nhân và cộng đồng, tổn hại tới an sinh xã

hội và an ninh quốc gia" [134, tr.429].

Tiểu kết chƣơng 4

Các giá trị văn hóa đạo Cao Đài đã tác động đến đời sống của chức sắc, tín

đồ đạo Cao Đài. Những tác động của giá trị văn hóa đạo Cao Đài trong đời sống cư

dân Nam Bộ mà chủ yếu là người đạo Cao Đài khá rõ nét, ảnh hưởng đến sinh hoạt

hằng ngày của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài qua hoạt động của đời sống vật chất và

đời sống tinh thần. Với tinh thần nhập thế, chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài tích cực

tham gia các hoạt động thế tục để đoàn kết cộng đồng, xây dựng xã hội đạo đức,

143

văn minh, làm giàu cho bản thân và xã hội. Trong đời sống vật chất, tín đồ đạo Cao

Đài tích cực lao động sản xuất, hoạt động từ thiện, khám chữa bệnh và giáo dục đào

tạo. Trong đời sống tinh thần, tín đồ đạo Cao Đài tin tưởng vào Thượng Đế, tin vào

bản thân để hành đạo theo nếp sống của tôn giáo. Tuy nhiên, trước những tác động

của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, đạo Cao Đài có những biến đổi về cơ

cấu thiết chế tổ chức và các giá trị văn hóa. Biến đổi về cơ cấu tổ chức làm cho đạo

Cao Đài hoạt động bị hạn chế, mất chức năng giám sát quyền lực của những chức

sắc cao cấp xảy ra bất cập trong hệ thống tổ chức giáo hội. Biến đổi về các giá

trịvăn hóa làm tình hình các phái Cao Đài có những diễn biến phức tạp và ảnh

hưởng đến đạo đức, lối sống của chức sắc, tín đồ.

Vấn đề đặt ra đối với đạo Cao Đài hiện nay, tích cực có, tiêu cực có nhưng

nhìn chung những biến đổi của đạo Cao Đài chưa bị ảnh hưởng nhiều, còn lưu giữ

được cơ bản các giá trị văn hóa. Để phát huy các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài

trong đời sống cư dân Nam Bộ hiện nay cần nâng cao nhận thức về giá trị văn hóa

của đạo Cao Đài, đảm bảo sự thống nhất giữa kế thừa và đổi mới, truyền thống và

hiện đại góp phần xây dựng truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam ngày càng giàu

bản sắc và bền vững.

144

KẾT LUẬN

Giá trị văn hóa là những sáng tạo của con người trong tiến trình lịch sử được

cộng đồng chấp nhận, tin tưởng và trở thành mục tiêu, hành động của con người

trong xã hội hướng tới. Trong cuộc sống hiện nay, giá trị văn hóa đang được đề cao,

trở thành yếu tố không thể tách rời trong công cuộc phát triển kinh tế, chính trị của

quốc gia, dân tộc. Giá trị văn hóa của tôn giáo cũng là một thành tố quan trọng góp

phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước. Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài là thế

giới quan, nhân sinh quan, hình ảnh, biểu tượng, nghi lễ, sinh hoạt tôn giáo, hoạt

động tôn giáo trong đời sống xã hội nhằm định hướng ý thức và lối ứng xử của tín

đồ trong cuộc sống. Do vậy, giá trị văn hóa của đạo Cao Đài cũng là nguồn lực xã

hội đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Kết quả nghiên cứu của luận án đã phân tích sự hình thành, cơ cấu thiết chế

tổ chức, nhận diện các giá trị văn hóa và tác động của giá trị văn hóa đạo Cao Đài

trong đời sống của cư dân là người đạo Cao Đài ở Nam Bộ. Luận án sử dụng lý

thuyết văn hóa vùng để nghiên cứu, phân tích bối cảnh ra đời, quá trình hình thành

và tồn tại của đạo Cao Đài với những đặc trưng riêng của vùng đất Nam Bộ. Đạo

Cao Đài là tôn giáo ra đời trong bối cảnh xã hội ở Nam Bộ có nhiều biến động về

kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong bối cảnh đó, những người sáng lập đạo

Cao Đài đã biết lựa chọn thời điểm thích hợp để công khai với chính quyền thực

dân Pháp về việc thành lập đạo Cao Đài. Sự ra đời của đạo Cao Đài đã đáp ứng nhu

cầu của một bộ phận cư dân Nam Bộ mong muốn được giải thoát về tinh thần tìm

đến tôn giáo như một cứu cánh trong cuộc sống. Đồng thời, đạo Cao Đài là sản

phẩm của quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa phương Đông và phương Tây

gắn liền với đặc điểm về địa lý, cư dân ở Nam Bộ là môi trường thuận lợi cho đạo

Cao Đài phát sinh, phát triển.

Sử dụng phương pháp cách tiếp cận liên ngành kết hợp các phương pháp của

nhiều ngành khoa học: tôn giáo học, xã hội học, tâm lý học, sử học,... để nhận diện

các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài đang được chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài lưu giữ

và phát huy. Đó là giá trị nhận thức gồm giá trị tri thức và giá trị tâm linh, giá trị

145

đạo đức gồm giá trị nhân cách - lối sống và giá trị cố kết cộng đồng, giá trị thẩm mỹ

gồm giá trị biểu tượng và giá trị nghệ thuật. Các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài

đang được lan tỏa trong cộng đồng và góp phần vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ

quốc hiện nay. Phân tích sự tác động của các giá trị văn hóa đạo Cao Đài trong

đời sống vật chất và đời sống tinh thần cư dân là người đạo Cao Đài ở Nam Bộ,

sự biến đổi về cơ cấu thiết chế tổ chức ảnh hưởng đến sự biến đổi các giá trị văn

hóa của đạo Cao Đài trong giai đoạn hiện nay. Những biến đổi vừa có tác động

tích cực, vừa có tác động tiêu cực đối với cư dân Nam Bộ mà chủ yếu là người

theo đạo Cao Đài, đồng thời cũng là động lực để chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài

thay đổi, vận động theo xu hướng phát triển của xã hội. Các giá trị văn hóa đó đã

tác động đến đời sống vật chất, đời sống tinh thần qua sinh hoạt tôn giáo, hoạt

động văn hóa của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài. Luận án đã khẳng định vai trò

của các giá trị văn hóa đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ là yếu tố

quyết định nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của đạo Cao Đài. Chức sắc,

tín đồ đạo Cao Đài là chủ thể của giá trị văn hóa, là người sáng tạo, lưu truyền,

kế thừa, giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa đạo Cao Đài hiện nay. Để bảo tồn và

phát huy giá trị văn hóa của đạo Cao Đài cần nâng cao nhận thức về giá trị văn

hóa của đạo Cao Đài cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, phát triển dân trí, đào

tạo, bồi dưỡng chức sắc, tín đồ trở thành người có tri thức, có đạo đức, lối sống

chuẩn mực, văn minh, cụ thể hóa các quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn

giáo gắn với chiến lược xây dựng giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam góp

phần xây dựng con người toàn diện về trí lực, nhân lực cho cộng đồng đạo Cao

Đài nói riêng và cho cộng đồng xã hội nói chung.

Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài có những đóng góp quan trọng trong việc

bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc để quá trình xây dựng nền văn

hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo Nghị quyết Trung ương 5 khóa

VIII. Nghiên cứu giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ là

việc làm cần thiết để nhìn nhận chân thực, chính xác về đạo Cao Đài. Từ đó, chúng

ta đưa ra định hướng đúng, phù hợp với hoạt động của đạo Cao Đài nhằm bảo tồn

và phát huy giá trị văn hóa của đạo Cao Đài, xây dựng chính sách văn hóa hợp lý,

146

nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Cao Đài mang lại

hiệu quả tích cực cho đời sống bộ phận cư dân có đạo Cao Đài ở Nam Bộ hiện nay.

Quá trình đổi mới của Đảng, Nhà nước đã thay đổi nhận thức về tôn giáo nói

chung và đạo Cao Đài nói riêng. Đảng nhận định đại bộ phận chức sắc, tín đồ đạo

Cao Đài có những đóng góp tích cực trong sự nghiệp kháng chiến cứu nước và xây

dựng đất nước hiện nay. Từ nhận thức đúng đắn của Đảng đã giúp cho đạo Cao Đài

phát huy các giá trị văn hóa trong thời đại mới. Các nhà nghiên cứu về tôn giáo

cũng nhìn nhận, đánh giá đạo Cao Đài là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân

dân nên cần được đáp ứng, giải quyết trong đời sống xã hội. Giải quyết vấn đề tồn

tại của đạo Cao Đài và phát huy giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống cư

dân Nam Bộ hiện nay đặt ra vấn đề nâng cao vai trò của pháp luật, đổi mới phương

pháp quản lý nhà nước về đạo Cao Đài, xây dựng lối sống mới, xây dựng giá trị cá

nhân của chức sắc, tín đồ đạo Cao Đài.

Do giới hạn theo quy định của luận án, dù đã có kết quả khảo sát, điều tra,

phân tích nhưng luận án chưa nghiên cứu sâu về từng vấn đề cụ thể. Đối với việc

nghiên cứu về giá trị biểu tượng, luận án mới bước đầu tìm hiểu ý nghĩa của biểu

tượng Thánh tượng Thiên nhãn nên còn nhiều biểu tượng của đạo Cao Đài chưa

được đề cập đến. Vì vậy hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ nghiên cứu chuyên sâu về

giá trị biểu tượng để làm rõ các giá trị thẩm mỹ của đạo Cao Đài./.

147

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Đinh Quang Tiến (2013), "Một số đặc điểm văn hóa của đạo Cao Đài", Tạp

chí Văn hóa nghệ thuật, (350), tr.72-76.

2. Đinh Quang Tiến (2016), "Đạo Cao Đài góp phần hình thành giá trị gắn kết

cộng đồng của cư dân Nam Bộ", Tạp chí Cao Đài, (21), tr.21-25.

3. Đinh Quang Tiến (2016), "Đặc điểm hành đạo và nhập thế của đạo Cao Đài",

Tạp chí Công tác Tôn giáo, (115), tr.12-16.

4. Đinh Quang Tiến (2015), "Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối

với đạo Cao Đài từ năm 1990 đến năm 2015", Kỷ yếu hội thảo khoa học:

Chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam: 25 năm

nhìn lại, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.523-534.

5. Đinh Quang Tiến (2017), "Phát huy các giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong

đời sống cư dân Nam Bộ hiện nay", tại trang http://lyluanchinhtri.vn,

ngày 14/6/2017.

148

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. Tài liệu tiếng Việt

1. A.A. Belik (2000), Văn hóa học những lý thuyết nhân học văn hóa, (người

dịch Đỗ Lai Thúy, Hoàng Vinh, Huyền Giang), Tạp chí Văn hóa nghệ

thuật, (17), tr.93-97.

2. Trường An (2014), Đức Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

3. Lương Gia Ban, Nguyễn Thế Kiệt (Đồng chủ biên) (2014), Giá trị văn hóa

truyền thống dân tộc với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam

hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. (1992), -

, (Tài liệu Mật), Hà Nội.

5. Ban Chỉ đạo, Ban Biên tập Truyền thống Tây Nam Bộ (2000), Tây Nam Bộ 30

năm kháng chiến (1945-1975), Hà Nội.

6. Ban Đại diện Cao Đài Tiên Thiên tỉnh Vĩnh Long (2003), Cao Đài Tiên Thiên

trước cơ đạo mới, Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Vĩnh Long, Vĩnh Long.

7. Ban Tôn giáo Chính phủ (2015), Báo cáo tổng kết 20 năm công tác quản lý

nhà nước đối với đạo Cao Đài (1995-2015), ngày 22/5/2015, Hà Nội.

8. Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Báo cáo tổng quan dự án Điều tra căn bản

thực trạng đạo Cao Đài với cách mạng - những kiến nghị về chủ trương,

chính sách, Hà Nội.

9. Huỳnh Công Bá (2012), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế.

10. Nguyễn Duy Bắc (Chủ biên) (2008), Sự biến đổi các giá trị văn hóa trong bối

cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, Nxb Từ điển

Bách khoa & Viện Văn hóa, Hà Nội.

11. Thái Văn Biết (2016), Trả lời phỏng vấn ngày 29/7/2016, Cà Mau.

12. Nguyễn Khắc Bích (1971), Sách phần Đạo Cao Đài, Nhà in Kiến Hòa, Bến Tre.

13. Trác Tân Bình (2007), Lý giải tôn giáo, (người dịch Trần Nghĩa Phương),

Nxb Hà Nội, Hà Nội.

149

14. Trần Văn Bính (2007), Một số vấn đề về văn hóa văn nghệ, Nxb Chính trị

quốc gia, Hà Nội.

15. Trần Văn Bính (2015), Văn hóa Việt Nam trên đường đổi mới, thời cơ và

thách thức, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.

16. Các Hội thánh và tổ chức Cao Đài (2015), Văn kiện lễ kỷ niệm 90 năm khai

đạo Cao Đài, Hà Nội.

17. Cao Đài Đại Đạo phái Chiếu Minh (2006), Đại thừa chơn giáo, Nxb Tôn giáo,

Hà Nội.

18. Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi (2007), Lịch sử quan phủ

Ngô Văn Chiêu (1878-1932), Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

19. Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi (2007), Quy điều Nội lệ tập

số 3, Tu hành, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

20. Lữ Minh Châu (2016), Trả lời phỏng vấn ngày 20-7-2016, Bến Tre.

21. Choi Byung Wook (2011), Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng, (Nhóm

dịch Lê Thùy Linh, Trần Thiện Thanh, Hoàng Anh Tuấn, Phạm Văn

Thủy, Nguyễn Mạnh Dũng), Nxb Thế giới, Hà Nội.

22. Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại Đạo (2005), Lịch sử đạo Cao Đài, quyển 1,

Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

23. Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại Đạo (2008), Lịch sử đạo Cao Đài, quyển 2,

Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

24. Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại Đạo (2008), Yếu điểm giáo lý Đại Đạo, Nxb

Tôn giáo, Hà Nội.

25. Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại Đạo (2009), Tìm hiểu tôn giáo Cao Đài, Nxb

Tôn giáo, Hà Nội.

26. Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại Đạo (2012), Cao Đài vấn đáp, Nxb Tôn giáo,

Hà Nội.

27. Bùi Văn Côn (2016), Trả lời phỏng vấn ngày 24/7/2016, Tây Ninh.

28. Trần Đức Cường (Chủ biên) (2014), Lịch sử hình thành và phát triển vùng đất

Nam Bộ (từ khởi thủy đến năm 1945), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

29. Trương Hải Cường (2012), Một số vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam

hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

150

30. Nguyễn Thị Ngọc Dung (2000), Tìm hiểu Hội Cao Đài Cứu quốc 1947-1954,

Luận án thạc sĩ Khoa học lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và

nhân văn, thành phố Hồ Chí Minh.

31. Lê Anh Dũng (1994), Con đường Tam giáo Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí

Minh, Hồ Chí Minh.

32. Lê Anh Dũng (1996), Lịch sử Đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn 1920-1926, Nxb

Thuận Hóa, Huế.

33. Phan Đức Dư, Nguyễn Minh Dũng (Chủ nhiệm) (1996), Hoạt động của địch

lợi dụng Cao Đài Tây Ninh thực trạng và giải pháp, Đề tài khoa học cấp

bộ, Thành phố Hồ Chí Minh.

34. Nguyễn Hồng Dương (2013), Tôn giáo trong văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa

thông tin, Hà Nội.

35. Phạm Tấn Đãi (2013), Giải thích nội tâm và ngoại tâm Đền Thánh Cao Đài

Tây Ninh, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

36. Đặng Thế Đại (2010), "Tôn giáo - cách nhìn văn hóa học", Tạp chí Nghiên

cứu Tôn giáo, (12), tr.16.

37. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Hội thánh dưới quyền ủng hộ của Đức Giáo tông

Nguyễn Ngọc Tương (1954), Châu tri chỉnh đạo (1934-1936), Nhà in

Hòa Chánh, Sài Gòn.

38. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Hội thánh dưới quyền ủng hộ của Đức Giáo tông

Nguyễn Ngọc Tương (1958), Tiểu sử Đức Giáo tông Nguyễn Ngọc

Tương (1881-1951), Nhà in Hòa Chánh, Sài Gòn.

39. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ (2013), Tiểu sử Đức Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương

(1881-1951) vị Giáo tông thời "thanh tịnh" của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ,

Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

40. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa thánh Tây Ninh (1969), Đạo luật, Tòa thánh

giữ bản quyền, Tây Ninh.

41. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa thánh Tây Ninh (1970), Thánh ngôn hiệp tuyển

Quyển thứ nhì, Hội thánh giữ bản quyền, Tây Ninh.

42. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa thánh Tây Ninh (1972), Tân luật, Hội thánh giữ

bản quyền, Tây Ninh.

151

43. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa thánh Tây Ninh (1973), Thánh ngôn Hiệp

tuyển, Quyển 1, Tòa thánh giữ bản quyền, Tây Ninh.

44. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa thánh Tây Ninh (1973), Tiểu sử Đức Quyền

Giáo tông Thượng Trung Nhựt, Hội thánh giữ bản quyền, Tây Ninh.

45. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa thánh Tây Ninh (1992), Kinh Thiên đạo và Thế

đạo, Hội thánh giữ bản quyền, Tây Ninh.

46. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa thánh Tây Ninh (1995), Thánh ngôn hiệp tuyển,

Quyển thứ nhất, Nxb Thuận Hóa, Huế.

47. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp

hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo, Nxb Chính trị quốc

gia, Hà Nội.

48. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XII, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

49. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

50. Trần Văn Giàu (1996), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX

đến Cách mạng Tháng Tám, tập I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

51. Phạm Minh Hạc (2015), Tìm hiểu các giá trị dân tộc Việt Nam với tâm lý học

và giáo dục học, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

52. Mai Văn Hai, Mai Kiệm (2010), Xã hội học văn hóa, Nxb Khoa học xã hội,

Hà Nội.

53. Đinh Hồng Hải (2015), Những biểu tượng đặc trưng trong văn hóa truyền

thống Việt Nam (tập 2), Các vị thần, Nxb Thế giới, Hà Nội.

54. Mai Thanh Hải (2002), Từ điển Tôn giáo, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

55. Trang Văn Hải (2016), Trả lời phỏng vấn ngày 25/7/2016, Tây Ninh.

56. Nguyễn Trung Hậu, Lê Thiện Phước (1959), Đại Đạo học đường, Hội thánh

giữ bản quyền, Bến Tre.

57. Đỗ Lan Hiền (2014), Vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội, một số vấn

đề trao đổi, bàn luận, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Viện Nghiên cứu Tôn

giáo, Hà Nội.

152

58. Hoàng Ngọc Hiến (2011), Luận bàn minh triết và minh triết Việt, Nxb Tri

thức, Hà Nội.

59. Hương Hiếu (1995), Đạo sử, Quyển 1+2), Tòa thánh Tây Ninh giữ bản quyền,

Tây Ninh.

60. Lý Tùng Hiếu (2012), Ngôn ngữ văn hóa vùng đất Sài Gòn và Nam Bộ, Nxb

Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.

61. Nguyễn Duy Hinh, Lê Đức Hạnh (2011), Phật giáo trong văn hóa Việt Nam,

Nxb Văn hóa thông tin & Viện Văn hóa, Hà Nội.

62. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2015), Văn hóa tôn giáo với phát

triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.

63. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2015), Chính sách, pháp luật về tín

ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam: 25 năm nhìn lại, Nxb Lý luận chính trị,

Hà Nội.

64. Đỗ Minh Hợp (Chủ biên) (2006), Tôn giáo học nhập môn, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

65. Phạm Bích Hợp (2007), Người Nam Bộ và tôn giáo bản địa (Bửu Sơn Kỳ

Hương, Cao Đài, Hòa Hảo), Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

66. Hội thánh Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý (2014), Ngọc Đế chơn truyền Tân ước

tri nguyên, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

67. Hội thánh Cao Đài Ban Chỉnh đạo (2007), Tuyên ngôn dạy đạo của Đức Giáo

tông Nguyễn Ngọc Tương, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

68. Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên (2008), Tìm hiểu gương hy sinh phụng đạo yêu

nước của ba đời Giáo tông và Đức Hộ pháp Cao Đài Tiên Thiên, Nxb

Tôn giáo, Hà Nội.

69. Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên (2012), Hành trạng Ngọc Đầu sư Nguyễn Văn

Ngợi, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

70. Hội thánh Truyền Giáo Cao Đài (2014), Đề án thành lập Học viện Cao Đài

Truyền Giáo, Hà Nội.

71. Nguyễn Văn Hồng (2004), Bước đầu học đạo (dành cho tân tín đồ), Tòa

thánh Tây Ninh ấn hành, Tây Ninh.

72. Nguyên Hùng (1997), Đạo đời hai vai, Nxb Văn học, Hà Nội.

153

73. Nguyên Hùng (2003), Dũng khí Nguyễn Ngọc Nhựt, Nxb Trẻ, thành phố Hồ

Chí Minh.

74. Đỗ Quang Hưng, Đào Duy Anh và Nguyễn Văn Nguyễn (2008), Bàn về tôn

giáo nghiên cứu, sưu tầm, chú giải, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.

75. Đỗ Quang Hưng (2014), Chính sách tôn giáo và Nhà nước pháp quyền, Nxb

Đại học Quốc gia Hà Nội.

76. Nguyễn Thừa Hỷ (2015), Văn hóa Việt Nam truyền thống một góc nhìn, Nxb

Văn hóa thông tin, Hà Nội.

77. J. Dewey (1939), Lý thuyết về giá trị, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

78. Đinh Văn Khá (1975), Đại lễ Vía Đức Chí Tôn trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ

Độ (Tòa thánh Tây Ninh), Tiểu luận Cao học Nhân văn, Trường Đại học

Văn khoa, Viện Đại học, Sài Gòn.

79. Huệ Khải (2008), Đất Nam kỳ tiền đề văn hóa mở Đạo Cao Đài, Nxb Tôn

giáo, Hà Nội.

80. Huệ Khải (2008), Lòng con tin Đấng Cao Đài, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

81. Huệ Khải (2011), Một góc nhìn văn hoá Cao Đài, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

82. Huệ Khải (2015), Lịch sử Thánh thất Cao Đài Thủ đô Hà Nội, Nxb Tôn giáo,

Hà Nội.

83. Trần Tự Kinh (2016), Trả lời phỏng vấn ngày 28/7/2016, Cà Mau.

84. Nguyễn Lân (2002), Từ điển Từ và ngữ Hán Việt, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

85. Trần Ngọc Lân (2006), Những chuyện về thế giới tâm linh, Nxb Văn hóa

thông tin, Hà Nội.

86. Leopold Cadiere (2010), Văn hóa, tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người

Việt, Tập 1, (Đỗ Trinh Huệ dịch), Nxb Thuận Hóa, Huế.

87. Trần Thanh Liêm (2012), Ảnh hưởng của Cao Đài Minh Chơn đạo đối với đời

sống tinh thần ở tỉnh Cà Mau hiện nay, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học

viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

88. (2014), và nay .

89. Cao Bạch Liên (2016), Trả lời phỏng vấn ngày 2/8/2016, Thành phố Hồ Chí Minh.

90. Luc Benoist (2006), Dấu hiệu, biểu trưng và thần thoại, (Hoàng Mai Anh

dịch), Nxb Thế giới, Hà Nội.

154

91. Max Weber (2010), Nền đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản, (Bùi

Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng và Trần Hữu Quang dịch),

Nxb Tri thức, Hà Nội.

92. Huệ Minh (1991), Tìm hiểu Đạo Cao Đài qua tám nhận định, Tài liệu học

Đạo - Phổ biến nội bộ, Bến Tre.

93. Huệ Minh (2015), Giáo lý vấn đáp, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

94. Đoàn Xuân Mượu (2010), Con người là tiểu vũ trụ, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

95. Sơn Nam (1971), Miền Nam đầu thế kỷ XX Thiên địa hội và cuộc Minh Tân,

Nxb Phù Sa, Sài Gòn.

96. Nguyễn Thị Ánh Ngà (2014), Cao Đài Đại Đạo Chiếu Minh Tam Thanh Vô

Vi - Quá trình hình thành, phát triển và nếp sống đạo, Luận án tiến sĩ

Tôn giáo học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

97. Lê Hữu Nghĩa, Nguyễn Đức Lữ (Đồng chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí

Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

98. Lại Bích Ngọc (2009), Nguồn gốc, vai trò, chức năng của tôn giáo trong lịch

sử thế giới cổ - trung đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

99. Phan Ngọc (2002), Bản sắc Văn hoá Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội.

100. Phan Ngọc (2007), Một nhận thức về văn hóa Việt Nam, Nxb Quân đội nhân

dân, Hà Nội.

101. Phan Ngọc (2013), Nền văn hóa mới của Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin,

Hà Nội.

102. Đức Nguyên (2000), Cao Đài Từ điển, Quyển 1, 2, 3), Tòa thánh Tây Ninh ấn

hành, Tây Ninh.

103. Nguyễn Tôn Nhan (2002), Bách khoa thư văn hoá cổ điển Trung Quốc, Nxb

Văn hoá thông tin, Hà Nội.

104. Nikolai Nadejdin (2013), Vanga - một cuộc đời kỳ lạ, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

105. Oliver Bobineau, Sébastien Tank - Storper dưới sự chỉ đạo của Francois de

Singly (2012), Xã hội học tôn giáo, (Hoàng Thạch dịch), Nxb Thế giới,

Hà Nội.

106. Hoàng Phê (Chủ biên) (2006), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.

155

107. Huỳnh Thanh Phong (2016), Trả lời phỏng vấn ngày 19/7/2016, Bến Tre.

108. Huỳnh Thị Phúc (2016), Trả lời phỏng vấn ngày 19/7/2016, Long An.

109. Thạch Phương, Hồ Lê, Huỳnh Lứa và Nguyễn Quang Vinh (2014), Văn hóa

dân gian người Việt ở Nam Bộ, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh.

110. Phạm Thị Minh Phương (2016), Trả lời phỏng vấn ngày 29/7/2016, Cà Mau.

111. Rabindranath Tagore (2015), Thực nghiệm tâm linh, (Như Hạnh dịch), Nxb

Hồng Đức, Hà Nội.

112. Trần Văn Rạng (1974), Giáo dục văn hóa đạo Cao Đài, Tòa thánh Tây Ninh

ấn hành, Tây Ninh.

113. Trần Văn Rạng (1994), Đại Đạo sử cương, 4 tập, Tòa thánh Tây Ninh ấn

hành, Tây Ninh.

114. Trần Văn Rạng (2012), Đức Quyền Giáo tông Lê Văn Trung, Nxb Phương

Đông, Thành phố Hồ Chí Minh.

115. Robert S. Hartman (1967), Cấu trúc của giá trị: Cơ sở của giá trị khoa học,

Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

116. Rosemary Ellenguiley (2005), Từ điển tôn giáo và các thể nghiệm siêu việt,

Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

117. Lê Văn Sáu (2006), Hồi ký Đức Giáo tông Nguyễn Ngọc Tương (1947-1951),

(Bản thảo), Bến Tre.

118. Nguyễn Văn Sâm (1974-1975), Tín ngưỡng Việt Nam cận đại và hiện đại

(giảng khóa chứng chỉ văn minh Việt Nam), Luận văn tốt nghiệp, Đại học

Văn khoa Sài Gòn, Sài Gòn.

119. Đặng Đức Siêu (2002), Hành trình văn hóa Việt Nam (giản yếu), Nxb Lao

động, Hà Nội.

120. Nguyễn Đức Sự (Tuyển chọn, biên soạn) (2001), Mác, Ăng ghen, Lênin bàn

về tôn giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

121. Trần Đức Tăng (2016), Trả lời phỏng vấn ngày 29/7/2016, Cà Mau.

122. Bùi Văn Tâm (2012), Bồi dưỡng đức tin, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

123. Đồng Tân (1970), Tổng quan Cao Đài giáo, Nhà in Cao Hiên, Sài Gòn.

124. Phan Văn Thanh (2016), Trả lời phỏng vấn ngày 28/7/2016, Tiền Giang.

156

125. Nguyễn Long Thành (1996), Đời sống của người tín đồ Cao Đài, In tại

Đường sáng Ấn quán, Hoa Kỳ.

126. Võ Văn Thành (2013), Văn hóa Nam Bộ qua cái nhìn của Sơn Nam, Nxb Trẻ,

Thành phố Hồ Chí Minh.

127. Nguyễn Toàn Thắng (Chủ biên) (2014), Những vấn đề lý luận về phát triển

văn hóa trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia -

Sự thật, Hà Nội.

128. Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở Văn hoá Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

129. Trần Ngọc Thêm (2013), Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng,

Nxb Văn hóa - Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.

130. Trần Ngọc Thêm (2016), Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại và con

đường tới tương lai, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh.

131. Nguyễn Vĩnh Thế (2016), Trả lời phỏng vấn ngày 14/7/2016, Tây Ninh.

132. Tùng Thiên, Từ Bạch Hạc (2012), "Tìm hiểu nhục nhãn, huệ nhãn & Thiên

nhãn", tại trang https://www.daotam.info/booksv/timhieu-nhucnhanhuen

hanthiennhan/thnnhntn.htm, truy cập ngày 12/7/2017.

133. Hoàng Minh Thiện, Đinh Quốc Bảo và Nguyễn Thanh (2012), 72 chức sắc

tiền khai Đạo Cao Đài, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

134. Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (2014), Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và

biến đổi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

135. Ngô Đức Thịnh (2015), Phân hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam,

Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

136. Huỳnh Ngọc Thu (2009), Đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài trong bối

cảnh văn hóa Nam Bộ, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Trường Đại học Khoa học

xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.

137. Phạm Thị Thanh Thúy (2016), Trả lời phỏng vấn ngày 21/7/2016, Bến Tre.

138. Nguyễn Hữu Thức (2007), Một số kinh nghiệm quản lý và hoạt động tư tưởng

- văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin & Viện Văn hóa, Hà Nội.

139. Nguyễn Thị Thường (2008), Giáo trình văn hóa học, Nxb Đại học Sư phạm,

Hà Nội.

157

140. Nguyễn Mạnh Tiến (2015), Đạo Cao Đài ở Nam Bộ: tổ chức đời sống cộng

đồng và những đặc trưng văn hóa, Luận án tiến sĩ Văn hóa học, Viện Hàn

lâm, Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội.

141. Vương Xuân Tình (Chủ biên) (2015), Các dân tộc ở Việt Nam, tập 1, Nxb

Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

142. Tổ chức liên giao Các Hội thánh và tổ chức trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ

(2013), Chương trình đề tài hạnh đường trung cấp, Bản dự thảo, Hà Nội.

143. Nguyễn Văn Trạch (2016), Trả lời phỏng vấn ngày 2/8/2016, Thành phố Hồ

Chí Minh.

144. Trương Văn Tràng (1970), Cao Đài Giáo lý, Tòa thánh Tây Ninh ấn hành,

Tây Ninh.

145. Tạ Quốc Trị, Nguyễn Thị Thanh Vân (2009), "Niềm tin tôn giáo của tín đồ

Cao Đài Tây Ninh", Tạp chí Khoa học Xã hội, (3), tr.80.

146. Lê Văn Tròn (2009), Trả lời phỏng vấn ngày 18/7/2016, Tiền Giang.

147. Lê Văn Trung (1964), Phương châm hành đạo, Tòa thánh Tây Ninh ấn hành,

Tây Ninh.

148. (2015),

-

) , Thành phố Hồ Chí Minh.

149. Nguyễn Thanh Tuấn (2010), Đa dạng văn hóa và quyền văn hóa hiện nay ở

Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội.

150. Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng (2014), Báo cáo số 306/BC-UBND,

ngày 31/12/2014 tổng kết, đánh giá 20 năm thực hiện công tác quản lý

nhà nước về đạo Cao Đài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng.

151. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2014), Báo cáo số 439/BC-UBND ngày

29/12/2014 về tình hình hoạt động của đạo Cao Đài và công tác quản lý

nhà nước đối với đạo Cao Đài, Bến Tre.

152. Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh (2014), Báo cáo số 215/BC-UBND, ngày

31/12/2014 tổng kết công tác quản lý nhà nước đối với đạo Cao Đài trên

địa bàn tỉnh Tây Ninh sau 20 năm đổi mới, Tây Ninh.

158

153. Đặng Nghiêm Vạn (Chủ biên) (1995), Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài, Nxb

Khoa học xã hội, Hà Nội.

154. Đặng Nghiêm Vạn (2012), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt

Nam, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

155. Vân Vi (2006), Đạo áo trắng, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

156. Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn

quốc gia (1997), Tôn giáo và đời sống hiện đại, tập 1, Hà Nội.

157. Viện Văn hoá, Bộ Văn hoá (1984), Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở, Nxb

Văn hoá, Hà Nội.

158. Hoàng Vinh (1999), Mấy vấn đề về lý luận và thực tiễn xây dựng nền văn hóa

ở nước ta, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.

159. Hoàng Vinh (2005), "Góp phần tìm hiểu thuật ngữ văn hóa Đảng", Tạp chí

Văn hóa và Phát triển, (04), tr.14.

160. Hoàng Vinh (2008), "Về xây dựng văn hóa doanh nghiệp", Tạp chí Văn hóa

và phát triển, (16), tr.5.

161. Huỳnh Khái Vinh (1998), Những vấn đề thời sự văn hóa, Nxb Văn hóa thông

tin, Hà Nội.

162. Vụ Cao Đài, Ban Tôn giáo Chính phủ (2013), Số liệu thống kê các Hội thánh

Cao Đài năm 2013, Hà Nội.

163. Vụ Cao Đài, Ban Tôn giáo Chính phủ (2014), Báo cáo tổng quan Tiểu Đề án

Thực trạng hoạt động của đạo Cao Đài; quá trình hoàn thiện, đổi mới,

chính sách pháp luật đối với đạo Cao Đài- những vấn đề đặt ra từ

phương diện quản lý nhà nước, Hà Nội.

164. Trần Quốc Vượng (Chủ biên) (2009), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo

dục, Hà Nội.

165. Nguyễn Thanh Xuân (2012), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

166. Nguyễn Thanh Xuân (2015), Đạo Cao Đài hai khía cạnh Lịch sử và Tôn giáo

(tái bản lần thứ nhất), Nxb Tôn giáo, Hà Nội.

167. Huệ Ý (2016), Trả lời phỏng vấn ngày 2/8/2016, Thành phố Hồ Chí Minh.

159

Tài liệu tiếng Anh

168. Blagov. S (1999), The Caodai: A new religious movement, The institute of

oriental studies Moscow, Russia.

169. Gabriel Gobron (1950), History and Philosophy of Caodaism Reformed

Buddism, Vietnamese Spiritism, New Religion in Eursia, Translated from

the original French by Pham Xuan Thai, Publishing - House 112

Gialong, Saigon, Vietnam.

170. Werner, Jayne Susan (1981), Peasant Politics and Religious Sectarianism:

Peasant and Priest in the Cao Dai in Vietnam, Yale University Southeast

Asia Studies, New Haven.

160

PHỤ LỤC

161

MỤC LỤC PHỤ LỤC

Trang

Phụ lục 1 Điện thờ Bát Quát đài; Sơ đồ Cửu Trùng đài; Hệ thống

chức sắc Cửu Trùng đài 162

Phụ lục 2 Các tổ chức Cao Đài hiện nay 165

Phụ lục 3 Một số hình ảnh về văn hóa của đạo Cao Đài 172

Phụ lục 4 Bảng hỏi phỏng vấn sâu về giá trị văn hóa của đạo Cao

Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ (Đối tượng phỏng vấn

là chức sắc, chức việc, tín đồ, nhà tu hành đạo Cao Đài) 181

Phụ lục 5 Bảng hỏi phỏng vấn sâu về giá trị văn hóa của đạo Cao

Đài trong đời sống cư dân Nam Bộ (Đối tượng phỏng vấn

là nhà quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Cao Đài) 184

Phụ lục 6 Danh sách phỏng vấn chức sắc, nhà tu hành, nhà quản lý

về giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời sống cư dân

Nam Bộ 186

Phụ lục 7 Mẫu phiếu điều tra xã hội học 189

Phụ lục 8 Bảng tổng hợp kết quả phiếu điều tra xã hội học

196

162

PHỤ LỤC 1

ĐIỆN THỜ BÁT QUÁT ĐÀI, SƠ ĐỒ CỬU TRÙNG ĐÀI,

HỆ THỐNG CHỨC SẮC CỬU TRÙNG ĐÀI

Phật Thích CaLão tử

Chúa Jesus

Khƣơng Tử Nha

Khổng tử

Quan Thánh

Đế quânLý Thái BạchQuan Âm Bồ Tát

SƠ ĐỒ ĐIỆN THỜ NƠI BÁT QUÁT ĐÀI

QUẢ CÀN KHÔN

(THÁNH TƢỢNG THIÊN NHÃN)

Nguồn: Tác giả tổng hợp.

163

SƠ ĐỒ CỬU TRÙNG ĐÀI TẠI TÕA THÁNH

Ngai

Giáo tông

Ngai

Thƣợng Chƣởng pháp

Ngai

Ngọc Đầu sƣ

Ngai

Thái Chƣởng pháp

Ngai

Thái Đầu sƣ

Ngai

Ngọc Chƣởng pháp

Ngai

Thƣợng Đầu sƣ

Nữ phái

(Gồm 9 bậc chức sắc, tín đồ Cửu

Trùng Đài hành lễ

Nam phái

(Gồm 9 bậc chức sắc, tín đồ Cửu Trùng

Đài hành lễ)

Bàn Nội nghi

Nguồn: Tác giả tổng hợp.

164

HỆ THỐNG CHỨC SẮC CỬU TRÙNG ĐÀI

Nguồn: Tác giả tổng hợp.

Giáo tông

Ngọc

Chƣởng pháp

Cửu Trùng Đài

Thƣợng

Chƣởng pháp

Thái

Chƣởng pháp

Thái

Đầu sƣ

Thƣợng

Đầu sƣ

Ngọc

Đầu sƣ

Thái

Chánh Phối sƣ

Thƣợng

Chánh Phối sƣ

Ngọc

Chánh Phối sƣ

Hộ - Lƣơng - Công

Học - Y - Nông

Hòa - Lại - Lễ

Phối sƣ 12-12-12

Giáo sƣ

24-24-24

Giáo hữu

1000-1000-1000 Lễ sanh

Chánh Trị sự Thông sự

Phó Trị sự

Tín đồ

165

PHỤ LỤC 2

CÁC TỔ CHỨC CAO ĐÀI HIỆN NAY

1. Các tổ chức giáo hội và pháp môn tu hành đạo Cao Đài hiện nay

Thứ nhất là phái Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi do ông Ngô Văn

Chiêu sáng lập. Năm 1926, ông Ngô Văn Chiêu không nhận phẩm vị Giáo tông mà

về Cần Thơ thành lập phái Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, thực hiện đường hướng

tu luyện theo pháp môn "vô vi" không phổ độ, không thành lập tổ chức giáo hội.

Với chủ trương tu luyện theo bí pháp chơn truyền nên phái Cao Đài Chiếu Minh

Tam Thanh Vô Vi không phát triển rộng rãi mà chỉ có số ít tín đồ tin theo. Cao Đài

Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi thực hiện đường lối tu tịnh, được coi là pháp môn tu

hành của đạo Cao Đài, hiện nay có khoảng 50 chức việc, 6.000 tín đồ, 13 nhà đàn,

phạm vi hoạt động ở 8 tỉnh, thành phố.

Thứ hai là phái Cao Đài Tây Ninh là Hội thánh đầu tiên tiếp nhận Tân luật,

Pháp Chánh truyền của đạo Cao Đài, xây dựng Toà thánh Tây Ninh, có hệ thống tổ

chức hành chính đạo từ Trung ương đến cơ sở, thành lập năm 1926 tại Tây Ninh.

Lúc đầu, Cao Đài Tây Ninh vốn là Hội thánh thống nhất và duy nhất của đạo Cao

Đài, nhưng từ khi nội bộ phân hoá một số chức sắc cao cấp rời khỏi Tòa thánh Tây

Ninh về các địa phương thành lập các phái Cao Đài mới làm cho Cao Đài Tây Ninh

bị đặt vào thế như một phái của đạo Cao Đài. Cao Đài Tây Ninh do Lê Văn Trung,

Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang lãnh đạo là một phái lớn được coi là gốc đạo Cao

Đài, có Tòa thánh tại Tây Ninh, có số lượng tín đồ đông nhất trong các hệ phái Cao

Đài. Cao Đài Tây Ninh thực hiện đường hướng hành đạo phổ độ nên thu hút được

đông đảo tín đồ, chủ yếu là nông dân. Cao Đài Tây Ninh hiện nay có trên 1 triệu tín

đồ, 400 Họ đạo với 387 Thánh thất, 145 Điện thờ Phật mẫu, hoạt động ở 37 tỉnh,

thành phố và có khoảng 3 vạn tín đồ đang cư trú tại nước ngoài.

Thứ ba là phái Cao Đài Tiên Thiên do các ông Nguyễn Hữu Chính, Lê Kim

Tỵ, Phan Văn Tòng sáng lập năm 1929 có Tòa thánh Châu Minh ở Bến Tre. Cao

Đài Tiên Thiên có nguồn gốc ra đời từ các đàn cầu cơ ở khu vực Tam giang và đồng

bằng sông Cửu Long, không phải là phái tách ra từ Cao Đài Tây Ninh, có đường

166

hướng hành đạo độc lập nhưng cơ bản vẫn tuân thủ theo quy định của đạo Cao Đài.

Do thành lập qua các đàn cầu cơ nên các thánh tịnh của Cao Đài Tiên Thiên đều có

tên gọi khác nhau. Cao Đài Tiên Thiên có nhiều chức sắc yêu nước tham gia hai

cuộc kháng chiến cứu quốc. Lịch sử Cao Đài Tiên Thiên gắn liền với sự chia rẽ nội

bộ Đạo có lúc phân chia thành 3 Hội thánh. Năm 1995, Cao Đài Tiên Thiên đã

thống nhất thành một Hội thánh và được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân

đầu tiên trong các phái Cao Đài. Cao Đài Tiên Thiên hiện nay có trên 80.000 tín đồ,

129 Thánh tịnh, phạm vi hoạt động ở 16 tỉnh, thành phố.

Thứ tư là phái Cao Đài Minh Chơn đạo do các ông Trần Đạo Quang, Phan

Văn Thiệu sáng lập năm 1930, có Tòa thánh Ngọc Sắc ở Cà Mau. Sau khi rời khỏi

Tòa thánh Tây Ninh, ông Trần Đạo Quang về Cà Mau lập phái Cao Đài Minh Chơn

đạonhằm làm sáng tỏ chân lý đạo thực hiện phương châm hành đạo lấy tu "nhơn

đạo" làm nền tảng, xem việc cứu khổ nhơn sanh là công quả cao nhất của người tu

hành nên đã thu hút được đông đảo nông dân ở các vùng sâu, vùng xa ở các tỉnh Cà

Mau, Bạc Liêu. Sau này, khi ông Cao Triều Phát gia nhập Đạo đã lãnh đạo pháiCao

Đài Minh Chơn đạo theo đường hướng "chấn hưng cơ đạo - cứu khổ nhơn sanh -

phụng sự Tổ quốc" thực hiện đường hướng vừa hành đạo vừa tham gia kháng chiến

cứu quốc và góp phần cùng nhân dân vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cao Đài Minh

Chơn đạo hiện nay có khoảng 36.000 tín đồ, 49 Thánh thất, hoạt động ở 04 tỉnh.

Thứ năm là phái Cao Đài Chơn Lýdo ông Nguyễn Văn Ca sáng lập năm

1932 có Tòa thánh ở Mỹ Tho, Tiền Giang. Cao Đài Chơn Lý hành đạo với phương

châm làm sáng tỏ chơn lý đạo Cao Đài. Do bất đồng quan điểm với Tòa thánh Tây

Ninh nên ông Nguyễn Văn Ca khi thành lập phái Cao Đài Chơn Lý đã có thay đổi

cơ bản về tổ chức giáo hội và nghi lễ thờ phụng. Cao Đài Chơn Lý thực hiện kinh

sách theo Đuốc Chơn Lý, Luật Bình quân, Thánh giáo sưu tầm,… và thờ Thượng

Đế bằng "hình con mắt trong trái tim theo ý nghĩa câu Thánh giáo "Nhãn thị chủ

tâm" và gọi là "Thánh tượng tâm nhãn". Hiện nay, Cao Đài Chơn Lý có trên 14.000

tín đồ, 29 Thánh thất, hoạt động ở 16 tỉnh, thành phố .

Thứ sáu là phái Cao Đài Ban Chỉnh đạo do hai ông Nguyễn Ngọc Tương và

Lê Bá Trang sáng lập năm 1934 tại Bến Tre. Nguyễn Ngọc Tương và Lê Bá Trang

167

bất đồng quan điểm hành đạo với Lê Văn Trung và Phạm Công Tắc nên rời Tòa

thánh Tây Ninh về Bến Tre lập Cao Đài Ban Chỉnh đạo với chủ trương lập cơ chỉnh

đạo, thực hiện đường hướng tu hành theo đúng chân truyền của đạo Cao Đài. Cao

Đài Ban Chỉnh đạo hiện nay có khoảng 800.000 tín đồ, 245 Thánh thất và nhà tu,

phạm vi hoạt động ở 25 tỉnh, thành phố, hiện còn 34 Thánh thất và nhà tu chưa về

sinh hoạt với Hội thánh.

Thứ bảy là phái Cao Đài Bạch Y do các ông Tô Bửu Tài, Trương Minh Tòng

sáng lập năm 1936, có Thánh tòa Ngọc Kinh ở Kiên Giang. Cao Đài Bạch Y cơ bản

hoạt động theo quy định của đạo Cao Đài và hành đạo theo kinh luật Ngọc Đế chơn

truyền Tân ước tri nguyên. Về tổ chức giáo hội của Cao Đài Bạch Y có chức sắc Hiệp

Thiên đài được tổ chức gần giống với Cao Đài Chơn Lý. Hiện nay, Cao Đài Bạch Y có

khoảng 5.000 tín đồ, 14 Thánh thất, phạm vi hoạt động ở 4 tỉnh, thành phố.

Thứ tám là phái Cao Đài Cầu Kho Tam Quan có nguồn gốc từ Thánh thất

Cao Đài Cầu Kho ở Sài Gòn, do ông Phan Nghị, Vương Quan Kỳ, Đoàn Văn Bản,

Phan Trường Mạnh,… sáng lập năm 1937 và thành lập Hội thánh năm 1960, có Tòa

thánh Tam Quan ở Bình Định.Cao Đài Cầu Kho Tam Quan cơ bản thực hiện theo

quy định Tân luật, Pháp Chánh truyền của đạo Cao Đài, tổ chức giáo hội gọn nhẹ và

được tổ chức chặt chẽ giống phái Truyền Giáo Cao Đài. Hội thánh Cao Đài Cầu

Kho Tam Quan hiện nay có trên 11.000 tín đồ, 26 Thánh thất, phạm vi hoạt động ở

8 tỉnh, thành phố.

Thứ chín là phái Truyền Giáo Cao Đài do các ông Lê Trí Hiển, Trần Nguyên

Chất, Trần Quốc Luyện, Nguyễn Quang Châu,… sáng lập từ những năm 1939 và tổ

chức thành lập Hội thánh năm 1956 do ông Trần Văn Quế làm Chủ trưởng, có Tòa

thánh Trung Hưng Bửu Toà ở Đà Nẵng. Truyền Giáo Cao Đài có lập trường hành

đạo "thuần chơn vô ngã, thuần túy đạo đức", xây dựng tổ chức giáo hội gọn nhẹ hơn

so với các phái Cao Đài nhưng được tổ chức chặt chẽ. Hiện nay, Truyền Giáo Cao

Đài có khoảng 50.000 tín đồ, 63 Thánh thất, cơ sở đạo, phạm vi hoạt động ở 17

tỉnh, thành phố, chủ yếu ở Trung Bộ.

Thứ mười là phái Cao Đài Chiếu Minh Long Châu có nguồn gốc từ phái Cao

Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi của ông Ngô Văn Chiêu, do các ông Nguyễn

168

Văn Tự, Hồ Văn Hữu, Lê Hữu Lộc, Nguyễn Văn Gai, Nguyễn Hữu Khải, Lê Quang

Đẩu và bà Từ Lý sáng lập năm 1940, có Toà thánh Long Châu ở Hậu Giang. Cao

Đài Chiếu Minh Long Châu hành đạo theo Ngọc Đế Chơn Truyền và Thánh ngôn,

Thánh giáo, Đại Thừa Chơn Giáo, Tam Ngươn Giác Thế. Cao Đài Chiếu Minh

Long Châu xây dựng tổ chức giáo hội gần giống Cao Đài Bạch Y, ban đầu thực

hiện tu tịnh như Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, nhưng sau đó chuyển sang

tu hành phổ độ và có nhiều hoạt động yêu nước. Cao Đài Chiếu Minh Long Châu

hiện nay có khoảng 3.000 tín đồ, 21 Thánh tịnh và Nhà tịnh, phạm vi hoạt động ở 8

tỉnh, thành phố.

Mười một là phái Cao Đài Việt Nam (Bình Đức) có nguồn gốc từ phái Cao

Đài Chơn Lý do ông Nguyễn Văn Mưu sáng lập năm 1960, có Toà thánh Thiên Toà

Hoàng Đạo tại Tiền Giang. Cao Đài Việt Nam (Bình Đức) xây dựng tổ chức giáo hội,

nghi lễ thờ phụng và hoạt động gần giống Cao Đài Chơn Lý, có kinh sách riêng như

Hiến pháp quy niệm, Thiên Đạo chơn truyền, Đuốc Chơn lý, Thánh giáo và Hồng

chương Luật sử. Cao Đài Việt Nam (Bình Đức) hiện nay có trên trên 4.000 tín đồ, có

09 Thánh thất và 16 Trường quy, phạm vi hoạt động ở 05 tỉnh, thành phố.

2. Các tổ chức Cao Đài hoạt động độc lập hiện nay

Ngoài 10 phái Cao Đài có tổ chức giáo hội và 01 pháp môn tu hành, đạo Cao

Đài còn tồn tại các tổ chức Cao Đài hoạt động độc lập, không có tổ chức giáo hội,

không trực thuộc các phái Cao Đài nêu trên, có đặc điểm riêng về tổ chức, lịch sử,

phạm vi hoạt động chủ yếu tại một tỉnh, thành phố.

Nam Thành Thánh thất do ông Đoàn Văn Bản sáng lập năm 1925, ban đầu

có tên gọi là Thánh thất Cầu Kho. Nam Thành Thánh thất là một trong những thánh

thất đầu tiên của đạo Cao Đài gắn liền với lịch sử ngày 23/8/Bính Dần (29-9-1926)

28 vị chức sắc ký tên vào Tờ khai đạo tuyên bố công khai nền đạo Cao Đài với

chính quyền Pháp. Nam Thành Thánh thất hoạt động theo quy định của đạo Cao

Đài. Hiện nay, Nam Thành Thánh thất có khoảng 100 tín đồ, có 01 cơ sở, hoạt động

chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Vĩnh Nguyên Tự do ông Lê Văn Tiểng thành lập năm 1908 tại Cần Giuộc,

tỉnh Long An. Ban đầu, Vĩnh Nguyên Tự thuộc tổ chức của chi Minh Đường. Năm

169

1926, ông Lê Văn Lịch quy thuận theo đạo Cao Đài và được phong phẩm Đầu sư

cùng đợt với Đầu sư Lê Văn Trung và Hộ pháp Phạm Công Tắc. Vĩnh Nguyên Tự

là di tích lịch sử của đạo Cao Đài. Nơi đây được Đức Chí Tôn giáng cơ thiên phong

chức sắc tiền khai đạo, soạn thảo kinh điển, ban hành quyển Tứ thời nhựt tụng kinh

và soạn thảo Tân luật của đạo Cao Đài. Vĩnh Nguyên Tự hoạt động độc lập, thực

hiện theo chơn truyền của đạo Cao Đài. Hiện nay, Vĩnh Nguyên Tự có khoảng 400

tín đồ, 01 cơ sở, hoạt động chủ yếu tại Long An.

Cao Đài Thượng Đế do các ông Võ Văn Thơm, Lê Công Phượng, Nguyễn

Văn Huỳnh, Nguyễn Thiện Niệm, Đặng Khắc Kỷ, Nguyễn Đăng Khoa,… thành lập

năm 1928, tự nhận là phái thứ 12 của đạo Cao Đài, có Tây Thành Thánh thất tại

Cần Thơ. Cao Đài Thượng Đế hoạt động phổ độ và tổ chức giáo hội theo luật Ngọc

Đế Chơn truyền. Hiện nay, Cao Đài Thượng Đế có 4 cơ sở hoạt động là: Tây Thành

Thánh thất ở Cần Thơ, Chiếu Minh tự ở Vĩnh Long, Bạch Vân Cung ở Sóc Trăng

và Thánh tịnh Long Vân ở Đồng Tháp với khoảng 1.000 tín đồ.

Thánh thất Liên Hoa Cửu Cung Thiên Đạo Học đường do ông Phan Thanh,

Nguyễn Văn Sâm, Nguyễn Văn Quí, Nguyễn Văn Quốc, Nguyễn Văn Khai, Trần

Văn Quế, Đoàn Văn Bản, Trương Kế An, Cao Sỹ Tấn, Hà Thuận Hưng, Vương

Quan Kỳ, Huỳnh Văn Phát thành lập năm 1929 tại Sài Gòn. Thánh thất Liên Hoa

Cửu Cung Thiên Đạo Học đường hoạt động độc lập với mục đích liên giao chi phái,

phổ thông giáo lý và chẩn tế xã hội. Hiện nay, Thánh thất có khoảng 1.500 tín đồ,

hoạt động chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Cao Đài Chiếu Minh Giáo toà do ông Bùi Quang Huy là đệ tử cấp nhất của

ông Ngô Văn Chiêu sáng lập từ những năm 1930, đến năm 1970, ông Bùi Hà Thanh

có công thành lập tổ chức, có Tổ đình Chiếu Minh đàn ở Vĩnh Long. Cao Đài Chiếu

Minh Giáo tòa có nguồn gốc từ Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi, thực hiện

tu tịnh kết hợp với rèn luyện tâm pháp để tăng cường sức khỏe. Hiện nay, Cao Đài

Chiếu Minh Giáo toà có trên 1.000 tín đồ.

Chiếu Minh đàn Chợ Lớn là tổ chức thuộc phái Cao Đài Chiếu Minh Tam

Thanh Vô Vi nhưng không quy tụ về pháp môn ở Cần Thơ mà hoạt động độc lập,

do ông Trần Nghĩa Trọng và Nguyễn Văn Quản sáng lập năm 1932 tại Chợ Lớn.

170

Chiếu Minh đàn Chợ Lớn hoạt động giống các nhà đàn của phái Cao Đài Chiếu

Minh Tam Thanh Vô Vi, không có chức sắc, tu tịnh tại cơ sở. Người tu tự giác tu

luyện, ăn chay trường. Hiện nay, Chiếu Minh đàn Chợ Lớn có hơn 200 tín đồ, hoạt

động chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Thánh tịnh Thiên Trước thành lập năm 1933 tại Cần Thơ, trước đây thuộc

phái Cao Đài Tiên Thiên có tên là Thánh tịnh Trước Mai, sau hoạt động độc lập.

Thánh tịnh Thiên Trước thực hiện theo Tân luật, Pháp Chánh truyền và Ngọc Đế

chơn truyền của đạo Cao Đài. Hiện nay, Thánh tịnh Thiên Trước có trên 500 tín đồ,

hoạt động chủ yếu ở Cần Thơ.

Thánh tịnh Tân Minh Quang do ông Phạm Ngọc Lắm thành lập năm 1940 tại

Sài Gòn. Thánh tịnh Tân Minh Quang hoạt động độc lập và thực hiện theo quy định

của đạo Cao Đài. Hiện nay, Thánh tịnh Tân Minh Quang có khoảng 500 tín đồ, hoạt

động chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Cao Đài Việt Nam (Bến Tranh) có nguồn gốc từ Cao Đài Chơn Lý do ông

Đoàn Văn Năm sáng lập năm 1948, có Tòa thánh tại Tiền Giang. Cao Đài Việt

Nam (Bến Tranh) hoạt động về tổ chức và nghi lễ gần giống Cao Đài Chơn Lý.

Hiện nay, Cao Đài Việt Nam (Bến Tranh) có trên 2.000 tín đồ và một cơ sở trực

thuộc là Thánh tịnh Thượng Linh Đàn tại xã Tân An Luông, huyện Vũng Liêm,

tỉnh Vĩnh Long.

Thánh thất Bàu Sen do ông Phan Thanh thành lập năm 1949 tại Sài Gòn.

Thánh thất mang tên Bàu Sen vì nơi này trước kia là một cái bàu lớn trồng nhiều

sen và ông Phan Thanh mong muốn Thánh thất đem tới sự an lành cho người đạo.

Thánh thất Bàu Sen được tổ chức và hoạt động theo chơn truyền của đạo Cao Đài.

Hiện nay, Thánh thất Bàu Sen có khoảng 250 tín đồ, hoạt động chủ yếu tại Thành

phố Hồ Chí Minh.

Cao Đài Thống nhất do ông Phan Khắc Sửu, Nguyễn Bửu Tài thành lập năm

1953 tại Tam Giáo điện Minh Tân ở Sài Gòn. Mục đích của Cao Đài Thống nhất

nhằm thống nhất các phái đạo Cao Đài. Do không có người đủ uy tín để quy tụ các

phái Cao Đài và nội bộ đạo Cao Đài đã phân hóa sâu sắc nên mục đích của Cao Đài

Thống nhất không thành công. Hiện nay, Cao Đài Thống nhất còn 3 cơ sở hoạt

171

động độc lập ở tỉnh Tiền Giang là Thánh tịnh Thanh Tịnh đàn, Thánh tịnh Vĩnh

Hòa, Thánh tịnh Thiên Phước đàn với khoảng 1.000 tín đồ.

Cao Thượng Bửu Toà do ông Trần Văn Tìa thành lập năm 1956, có Tòa

thánh tại Bạc Liêu. Cao Thượng Bửu Tòa hoạt động độc lập, tổ chức và sinh hoạt

theo Tân luật, Pháp Chánh truyền và mục đích của đạo Cao Đài. Hiện nay, Cao

Thượng Bửu Tòa có khoảng 100 tín đồ, 01 cơ sở đạo là Tòa thánh, phạm vi hoạt

động chủ yếu tại Bạc Liêu.

Cơ quan Phổ thông Giáo lý Đại Đạo do các ông Trần Văn Quế, Nguyễn

Triệu Kha, Nguyễn Văn Trương,…sáng lập năm 1962 tại Sài Gòn. Cơ quan Phổ

thông Giáo lý Đại Đạo không phải là một Hội thánh, hay một thánh thất, mà là một

cơ sở đạo Cao Đài tập hợp tín hữu không phân biệt chi phái, có chí hướng học tập,

nghiên cứu giáo lý đạo Cao Đài để phổ thông giáo lý đến mọi người. Hiện nay, Cơ

quan Phổ thông Giáo lý Đại Đạo có khoảng 300 tín đồ, có 01 cơ sở, hoạt động chủ

yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguồn: Tác giả tổng hợp.

172

PHỤ LỤC 3

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ VĂN HÓA CỦA ĐẠO CAO ĐÀI

1. Hình ảnh về Đại Ngọc cơ

(Nguồn: Đinh Quang Tiến chụp tại Thánh tòa Vô Vi Huỳnh Quang Sắc,

ngày 13/10/2016, TP. Hồ Chí Minh)

2. Ban thờ tại Thánh Đức Tổ đình Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi

(Nguồn: Đinh Quang Tiến chụp tại Thánh Đức Tổ đình Cao Đài Chiếu Minh Tam Thanh

Vô Vi, ngày 25/10/2016, Cần Thơ)

173

3. Tòa thánh Cao Đài Tây Ninh

(Nguồn: Đinh Quang Tiến chụp tại Tòa thánh Tây Ninh, ngày 14/10/2016, Tây Ninh)

4. Tòa thánh Châu Minh, Cao Đài Tiên Thiên

(Nguồn: Đinh Quang Tiến chụp tại Tòa thánh Châu Minh, ngày 25/10/2016, Bến Tre)

174

5. Hiệp Thiên Đài tại Thiên Tòa Hoàng Đạo, Cao Đài Việt Nam (Bình Đức)

(Nguồn: Đinh Quang Tiến chụp tại Thiên Tòa Hoàng Đạo, ngày 09/10/2016, Tiền Giang)

6. Tòa thánh Cao Đài Việt Nam (Bến Tranh)

(Nguồn: Đinh Quang Tiến chụp tại Tòa thánh Cao Đài Việt Nam (Bến Tranh),

ngày 10/10/2016, Tiền Giang)

175

7. Ban thờ tại Tòa thánh Long Châu, Cao Đài Chiếu Minh Long Châu

(Nguồn: Đinh Quang Tiến chụp tại Tòa thánh Long Châu, ngày 18/10/2016, Hậu Giang)

8. Lễ khánh thành Hiệp Thiên Đài, Cao Đài Việt Nam (Bình Đức)

(Nguồn: Nguyễn Thị Hương chụp tại Thiên Tòa Hoàng Đạo, ngày 09/10/2016,

Tiền Giang)

176

9. Đồng nhi đạo Cao Đài biểu diễn ca nhạc

(Nguồn: Đinh Quang Tiến chụp tại Thánh Tòa Vô Vi Huỳnh Quang Sắc, ngày 13/10/2016,

TP. Hồ Chí Minh)

10. Khám chữa bệnh từ thiện tại Thánh tịnh Ngọc Minh Đài

(Nguồn: Đinh Quang Tiến chụp tại Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, ngày 16/10/2016,

TP. Hồ Chí Minh)

177

11. Nghi thức định tâm trong lễ khánh thành Hiệp Thiên Đài của Cao Đài Việt

Nam (Bình Đức)

(Nguồn: Nguyễn Thị Hương chụp tại Thiên Tòa Hoàng Đạo, ngày 09/10/2016,

Tiền Giang)

12. Tiệc chay của đạo Cao Đài

(Nguồn: Đinh Quang Tiến chụp tại Thiên Tòa Hoàng Đạo, ngày 09/10/2016, Tiền Giang)

178

13. Tinh thần phấn khởi của tín đồ đạo Cao Đài khi hành đạo

(Nguồn: Đinh Quang Tiến chụp tại Thánh Tòa Vô Vi Huỳnh Quang Sắc, ngày 13/10/2016,

TP. Hồ Chí Minh)

14. Nếp sống của gia đình chức sắc đạo Cao Đài

(Nguồn: Nguyễn Thị Hương chụp tại nhà ông Trần Văn Sâm, ngày 10/10/2016,

Tiền Giang)

179

15. Chữ điển của đạo Cao Đài

(Nguồn: Đinh Quang Tiến chụp tại nhà ông Trần Văn Sâm, ngày 10/10/2016, Tiền Giang)

180

16. Hội thảo về đạo Cao Đài

(Nguồn: Nguyễn Thị Hương chụp tại Thánh tịnh Minh Kiến Đài, ngày 17/10/2016,

TP. Hồ Chí Minh)

17. Nghi thức thỉnh chuông U minh của chức sắc nữ phái Cao Đài Việt Nam (Bến

Tranh)

(Nguồn: Đinh Quang Tiến chụp tại Tòa thánh Cao Đài Việt Nam (Bến Tranh),

ngày 10/10/2016, Tiền Giang)

181

PHỤ LỤC 4

BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU VỀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA

ĐẠO CAO ĐÀI TRONG ĐỜI SỐNG CƢ DÂN NAM BỘ

(Đối tượng phỏng vấn là chức sắc, chức việc, tín đồ, nhà tu hànhđạo Cao Đài)

------------------

1. Xin ông/bà vui lòng cho biết họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, nơi

sinh? Ngày tháng nhập môn vào đạo Cao Đài? Phẩm trật, chức vụ và đang sinh hoạt

trong tổ chức tôn giáo Cao Đài nào?

2. Ông/bà cho biết nguyên nhân hoặc nguồn gốc gia nhập đạo Cao Đài của

bản thân?

3. Ông/bà thấy đạo Cao Đài có sự hấp dẫn ở điểm gì? (về giáo lý, giáo luật,

hoạt động,…)

4. Ông/bà có tin đạo Cao Đài do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế (hay còn gọi

là Ông Trời) sáng lập tại Việt Nam để giáo hóa chúng sanh, tu thân giải thoát? Vì

sao?

5. Đạo Cao Đài có hai phương tu: ngoại giáo công truyền và nội giáo tâm

truyền, theo ông/bà phương tu nào hiệu quả hơn? Vì sao?

6. Đức tin rất cần thiết đối với người tín đồ đạo Cao Đài, vậy ông/bà bồi

dưỡng đức tin hằng ngày của bản thân như thế nào?

7. Ông/bà có thể giải thích tại sao nhiều người có hạnh đức nhưng cuộc đời

lại chịu nhiều thiệt thòi, khổ cực? Việc tu hành theo đạo Cao Đài có làm thay đổi

được bất công đó hay không?

8. Từ khi hành đạo đến nay, ông/bà đã độ được bao nhiêu người vào đạo Cao

Đài? Những người mà ông/bà độ dẫn có còn tu hành hay không? Họ có thường

xuyên thăm hỏi hoặc nhớ đến ông bà hay không?

9. Người tu theo đạo Cao Đài nhằm mục đích gì? Trong thế giới biểu tượng

tôn giáo, ông/bà thấy biểu tượng nào có giá trị đối với người tín đồ Cao Đài? Vì

sao?

10. Theo ông/bà, đạo Cao Đài có đóng góp gì cho đời sống xã hội ở Nam Bộ

nói riêng và Việt Nam nói chung? Ông/bà có thể nêu một số ví dụ để minh họa?

11. Tại sao đạo Cao Đài ra đời tại Nam Bộ chứ không phải ở Trung Bộ hoặc

Bắc Bộ?

182

12. Khi vào đạo, ông/bà thấy đạo Cao Đài đem lại cho ông/bà điều gì có giá

trị trong đời sống?

13. Đạo Cao Đài là tôn giáo ra đời tại Việt Nam, theo ông/bà đạo Cao Đài đã

làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy nền văn hóa dân tộc?

14. Đạo Cao Đài có đặc điểm gì gần gũi với phong tục tập quán, lối sống của

người dân Nam Bộ?

15. Đạo Cao Đài mặc trang phục truyền thốngcủa dân tộc, để râu tóc, giữ

giới luật khá nghiêm, vậy theo ông/bà việc đó có là trở ngại cho người đạo Cao Đài

hòa nhập cộng đồng trong xã hội hiện đại như ngày nay không? Vì sao?

16. Theo ông/bà, đạo Cao Đài có tác động hoặc ảnh hưởng gì tới đời sống

văn hóa của cư dân Nam Bộ, đặc biệt đối với người tín hữu đạo Cao Đài?

17. Trong cuộc đời tu hành, ông/bà trải qua sự chứng nghiệm (sự huyền diệu,

màu nhiệm) của đạo Cao Đài chưa? Nếu có thì điều đó có tác động như thế nào đối

với cuộc đời tu hành của ông/bà?

18. Khi ông/bà tu theo đạo Cao Đài thì những người thân trong gia đình và

hàng xóm có ủng hộ hoặc cản trở không? Vì sao?.

19. Người tín hữu đạo Cao Đài có đặc điểm gì khác biệt so với người dân

không theo tôn giáo và với người tín đồ theo các tôn giáo khác ở Việt Nam?

20. Theo ông/bà, tại sao đạo Cao Đài bị chia rẽ thành nhiều tổ chức tôn giáo

khác nhau? Ông/bà có tin tưởng rằng, sau này đạo Cao Đài có thể thống nhất được

không? Vì sao?

21. Trong cộng đồng đạo Cao Đài, ông/bà thấy các vị chức sắc hành đạo ở

các Hội thánh Cao Đài hiện nay có đủ đức tài, năng lực, uy tín để điều hành đạo sự

không? Vì sao?

22. Ông/bà có tham gia hoạt động từ thiện xã hội không? Ông/bà thấy kết

quả hoạt động từ thiện của đạo Cao Đài như thế nào? Ông/bà có đề xuất phương

pháp nào giúp đạo Cao Đài làm tốt hơn trong hoạt động từ thiện xã hội không?

23. Mỗi khi gặp khó khăn, vướng mắc trong cuộc sống, ông/bà có cầu

nguyện Đức Cao Đài phù hộ, độ trì để tai qua nạn khỏi không? Ông/bà đã có chứng

nghiệm về việc này hay chưa?

24. Ông/bà cho biết, khi người tín đồ nhập môn vào đạo Cao Đài rồi, họ có

chuyển sang tôn giáo khác hay không? Người dân bình thường phải làm thế nào để

được làm tín đồ của đạo Cao Đài?

183

25. Đạo Cao Đài có trường dạy học cho tín đồ hay không? Nếu có thì hình

thức đào tạo của đạo Cao Đài như thế nào?

26. Hiện nay, đạo Cao Đài không còn sử dụng cầu cơ mà thông qua tập thể

chức sắc để giải quyết công việc đạo (phong chức, phong phẩm), vấn đề này có ảnh

hưởng đến hoạt động của đạo Cao Đài không? Vì sao?

27. Đạo Cao Đài là một tôn giáo còn nghèo so với các tôn giáo khác ở Việt

Nam, tại sao ông/bà lại lựa chọn theo đạo Cao Đài để tu hành?

28. Ông/bà có nhận xét gì về kiến trúc Tòa thánh, Thánh thất, Thánh tịnh của

đạo Cao Đài? Lối kiến trúc đó có phù hợp với phong cách của người dân Nam Bộ?

29. Tại sao đạo Cao Đài lại chọn màu trắng làm màu chủ đạo trong trang

phục của mình? Khi hành lễ, ông/bà thấy nhạc lễ của đạo Cao Đài có tác động thế

nào đến tâm thức của mình?

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của ông/bà. Chúc ông/bà mạnh khỏe, an vui

trong cuộc sống./.

184

PHỤ LỤC 5

BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU VỀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA

CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TRONG ĐỜI SỐNG CƢ DÂN NAM BỘ

(Đối tượng phỏng vấn là nhà quản lý nhà nước về hoạt động của đạo Cao Đài)

------------------

1. Xin ông/bà vui lòng cho biết họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, nơi

sinh? Chức danh, chức vụ của cơ quan công tác hoặc đã từng công tác? Ông/bà biết

đến và nghiên cứu về đạo Cao Đài từ khi nào?

2. Ông/bà cho biết đạo Cao Đài có đóng góp gì cho đời sống xã hội ở Nam

Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung? Ông/bà có thể nêu một số ví dụ để minh họa?

3. Tại sao đạo Cao Đài ra đời tại Nam Bộ chứ không phải ở Trung Bộ hoặc

Bắc Bộ?

4. Đạo Cao Đài là tôn giáo ra đời tại Việt Nam, theo ông/bà đạo Cao Đài đã

làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy nền văn hóa dân tộc?

5. Theo ông/bà, đạo Cao Đài có đặc điểm gì gần gũi với phong tục tập quán,

lối sống của người dân Nam Bộ? Vì sao?

6. Đạo Cao Đài mặc trang phục truyền thống của dân tộc, để râu tóc, giữ giới

luật khá nghiêm, vậy theo ông/bà việc này có là trở ngại cho người đạo Cao Đài hòa

nhập cộng đồng trong xã hội hiện đại như ngày nay không? Vì sao?

7. Theo ông/bà, đạo Cao Đài có tác động hoặc ảnh hưởng gì tới đời sống văn

hóa, xã hội của cư dân Nam Bộ, đặc biệt đối với người tín hữu đạo Cao Đài?

8. Ông/bà thấy đạo Cao Đài có biến đổi gì từ khi thành lập cho đến nay (về

tổ chức, con người, phương thức hoạt động,…)? Vì sao?

9. Hơn 90 năm qua, dù trong bất kỳ bối cảnh xã hội nào, đạo Cao Đài vẫn

luôn có hàng triệu người tin theo, vậy theo ông/bà đặc điểm nào đã giúp đạo Cao

Đài duy trì được điều này? Vì sao?

10. Theo ông/bà, người tín hữu đạo Cao Đài có đặc điểm gì khác biệt so với

người dân không theo tôn giáo và với người tín đồ theo các tôn giáo khác ở Việt

Nam?

11. Ông/bà cho biết, tại sao đạo Cao Đài bị chia rẽ thành nhiều tổ chức tôn

giáo khác nhau? Ông/bà có tin tưởng rằng, sau này đạo Cao Đài có thể thống nhất

được không? Vì sao?

185

12. Trong cộng đồng đạo Cao Đài, ông/bà thấy các vị chức sắc hành đạo ở

các Hội thánh hiện nay có đủ đức tài, năng lực, uy tín để điều hành đạo sự không?

Vì sao?

13. Ông/bà có nhận xét gì về việc biểu hiện đức tin tôn giáo của người tín đồ

đạo Cao Đài? (qua cúng tứ thời, tam công, từ thiện xã hội,…). Ông/bà có thể cho

biết xu hướng hoạt động của đạo Cao Đài trong thời gian tới như thế nào?

14. Ông/bà thấy kết quả hoạt động từ thiện của đạo Cao Đài như thế nào?

Ông/bà có đề xuất phương pháp nào giúp đạo Cao Đài làm tốt hơn trong hoạt động

từ thiện xã hội không?

15. Theo ông/bà, đạo Cao Đài cần làm gì để bảo tồn và phát huy các giá trị

văn hóa trong thời đại hiện nay? Vì sao?

16. Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, ông/bà cho biết đạo Cao Đài

có đóng góp gì vào hai cuộc kháng chiến cứu nước?

17. Theo ông/bà, đạo Cao Đài có cần thay đổi (giáo lý, giáo luật, tổ chức,

phương thức hoạt động,…) để thích nghi với bối cảnh xã hội hiện nay không? Vì

sao?

18. Trong thế giới biểu tượng của đạo Cao Đài, ông/bà thấy biểu tượng tôn

giáo nào quan trọng nhất của đạo Cao Đài? Vì sao?

19. Ông/bà thấy đạo Cao Đài có tồn tại, hạn chế gì trong hơn 90 năm hoạt

động? Ông/bà có thể đề xuất giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và

phát huy những điểm tích cực của đạo Cao Đài trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội

nhập quốc tế hiện nay?

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của ông/bà. Chúc ông/bà mạnh khỏe, an vui

trong cuộc sống./.

186

PHỤ LỤC 6

DANH SÁCH PHỎNG VẤN CHỨC SẮC, NHÀ TU HÀNH, NHÀ QUẢN LÝ

VỀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TRONG ĐỜI SỐNG

CƢ DÂN NAM BỘ

----------------------

STT Họ và tên Phẩm vị, chức vụ, nơi làm việc

Ngày

phỏng

vấn

Địa

điểm

1 Huỳnh Văn

Ba

Nam Thiên Sư, Phó Tổng Thư ký Hội

đồng Chưởng quản, Hội thánh Cao Đài

Chơn Lý

21/7/2016 Tiền

Giang

2 Huỳnh Văn

Bảy

Đầu sư, Thượng hội, Hội thánh Cao Đài

Tiên Thiên 19/7/2016

Bến

Tre

3 Đinh Văn Bé Chánh Phối sư, Trưởng Ban Thường trực

Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên 19/7/2016

Bến

Tre

4 Thái Văn Biết Giáo sư, Hội thánh Cao Đài Minh Chơn

đạo 29/7/2016 Cà Mau

5 Quách Thị

Bốn

Đầu sư, Phó Hội trưởng Hội đồng

Chưởng quản, Hội thánh Cao Đài Chơn

21/7/2016 Tiền

Giang

6 Lữ Minh

Châu

Hiến pháp, Phó Trưởng Ban Thường trực

Hội thánh Cao Đài Ban Chỉnh đạo 20/7/2016

Bến

Tre

7 Bùi Văn Côn

Phối sư, Tổng quản Văn phòng Thái

Chánh Phối sư, Hội thánh Cao Đài Tây

Ninh

24/7/2016 Tây

Ninh

8 Trang Văn

Hải

Nguyên Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Tây

Ninh

27/7/2016 Tây

Ninh

9 Nguyễn Văn

Hồng

Phối sư, Tổng quản Văn phòng Ngọc

Chánh Phối sư 24/7/2016

Tây

Ninh

10 Dương Văn

Khoái

Chánh Phối sư, Phó Trưởng Ban Điều

hành Giáo hội Cao Đài Việt Nam (Bình

Đức)

18/7/2016 Tiền

Giang

11 Huỳnh Văn Giáo hữu, Công viện trưởng, Hội thánh 27/7/2016 Kiên

187

Khọt Cao Đài Bạch Y Giang

12 Trần Tự Kinh Nguyên Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Cà

Mau 28/7/2016 Cà Mau

13 Nguyễn Văn

Lãnh

Thượng phẩm, Thượng hội, Hội thánh

Cao Đài Ban Chỉnh đạo 20/7/2016

Bến

Tre

14 Trương Minh

Lập

Phối sư, Phó Trưởng Ban Thường trực

Hội thánh Cao Đài Bạch Y 27/7/2016

Kiên

Giang

15 Trần Thanh

Liêm

Trưởng phòng nghiệp vụ, Ban Tôn giáo

tỉnh Cà Mau 28/7/2016 Cà Mau

16 Cao Bạch

Liên

Giáo hữu, con gái cụ Cao Triều Phát, Hội

thánh Cao Đài Minh Chơn đạo 2/8/2016

TP. Hồ

Chí

Minh

17 Lê Minh Lô Giáo sư, Chánh Văn phòng Tổng lý, Hội

thánh Cao Đài Minh Chơn đạo 29/7/2016 Cà Mau

18 Lê Văn Long Đầu sư, Hội trưởng Hội đồng Chưởng

quản Hội thánh Cao Đài Chơn Lý 21/7/2016

Tiền

Giang

19 Nguyễn Thị

Mai

Giáo hữu, Trưởng Ban Đại diện Cao Đài

Tiên Thiên tỉnh Long An 19/7/2016

Long

An

20 Nguyễn Văn

Mạnh

Đầu sư, Thượng hội, Hội thánh Cao Đài

Ban Chỉnh đạo 20/7/2016

Bến

Tre

21 Huỳnh Thanh

Phong

Chánh Phối sư, Phó Trưởng Ban Thường

trực Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên 19/7/2016

Bến

Tre

22 Huỳnh Thị

Phúc

Đầu sư, Trưởng Ban Đại diện Cao Đài

Chơn Lý tỉnh Long An 19/7/2016

Long

An

23 Đỗ Như

Phương

Trưởng phòng Tổng hợp Hành chính,

Ban Tôn giáo tỉnh Kiên Giang 28/7/2016

Kiên

Giang

24 Phạm Thị

Minh Phương

Phối sư, Phó Trưởng Ban Thường trực

Hội thánh Cao Đài Minh Chơn đạo 29/7/2016 Cà Mau

25 Trần Văn Sâm Tây Hiệp quang, Cố vấn Ban Điều hành

Giáo hội Cao Đài Việt Nam (Bình Đức) 21/7/2016

Tiền

Giang

26 Nguyễn Minh

Sơn

Giáo hữu, Từ hàn Ban Thường trực Hội

thánh Cao Đài Bạch Y 28/7/2016

Kiên

Giang

27 Nguyễn Văn

Sỹ Lục đàn, Hội thánh Cao Đài Bạch Y 28/7/2016

Kiên

Giang

28 Trần Đức

Tăng

Đầu sư, Trưởng Ban Thường trực Hội

thánh Cao Đài Minh Chơn đạo 29/7/2016 Cà Mau

29 Huỳnh Văn

Thạch

Đầu sư, Thượng hội, Hội thánh Cao Đài

Tiên Thiến 19/7/2016

Bến

Tre

30 Phan Văn Giáo hữu, Ủy viên Ban Điều hành Giáo 21/7/2016 Tiền

188

Thanh hội Cao Đài Việt Nam (Bình Đức) Giang

31 Phạm Văn

Thành

Trung Thiên sư, Tổng Thư ký Hội đồng

Chưởng quản Hội thánh Cao Đài Chơn

21/7/2016 Tiền

Giang

32 Nguyễn Vĩnh

Thế Phó Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Tây Ninh 14/7/2016

Tây

Ninh

33 Phạm Thị

Thanh Thúy

Trưởng phòng Cao Đài, Ban Tôn giáo

tỉnh Bến Tre

21/7/2016 Bến

Tre

34 Nguyễn Văn

Trạch

Cố vấn Tổng Thư ký Cơ quan Phổ thông

Giáo lý Đại Đạo 2/8/2016

TP. Hồ

Chí

Minh

35 Lê Văn Tròn Phối sư, Trưởng Ban Điều hành Giáo hội

Cao Đài Việt Nam (Bình Đức) 18/7/2016

Tiền

Giang

36 Nguyễn Văn

Trường

Giáo hữu, Lễ viện trưởng, Hội thánh Cao

Đài Bạch Y 28/7/2016

Kiên

Giang

37 Ngô Thanh

Viện

Khai pháp, Phó Trưởng Ban Thường trực

Hội thánh Cao Đài Minh Chơn đạo 29/7/2016 Cà Mau

38 Lê Tròn Vình Lễ sanh, Giáo hội Cao Đài Việt Nam

(Bình Đức) 18/7/2016

Tiền

Giang

39 Đào Văn Xem Trưởng phòng nghiệp vụ, Ban Tôn giáo

tỉnh Kiên Giang 28/7/2016

Kiên

Giang

40 Lê Văn

Xướng

Hiệp Lý Minh Đạo, Cơ quan Phổ thông

Giáo lý Đại Đạo 2/8/2016

TP. Hồ

Chí

Minh

41 Huệ Ý (Đoàn

Thiền Tâm)

Tổng Thư ký Cơ quan Phổ thông Giáo lý

Đại Đạo 2/8/2016

TP. Hồ

Chí

Minh

Nguồn: Tác giả điều tra, khảo sát.

189

PHỤ LỤC 7

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

ĐỀ TÀI: GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TRONG

ĐỜI SỐNG CƢ DÂN NAM BỘ

(Đối tượng phỏng vấn là chức sắc, chức việc, tín hữu đạo Cao Đài)

----------------------------------

Kính thưa quý chức sắc, chức việc, tín hữu đạo Cao Đài!

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, vấn đề bảo tồn, phát

huy các giá trị văn hóa dân tộc nói chung và giá trị văn hóa của đạo Cao Đài nói

riêng cần được quan tâm, giải quyết. Nhằm góp phần phát huy các giá trị văn hóa

của đạo Cao Đài vào sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nền văn hóa dân

tộc hiện nay, nghiên cứu sinhthực hiện đề tài "Giá trị văn hóa của đạo Cao Đài

trong đời sống cư dân Nam Bộ". Để nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra, rất mong

ông/bà dành chút thời gian trả lời một số câu hỏi dưới đây, chia sẻ quan điểm, đánh

giá, nhận xét, phân tích về đạo Cao Đài và giá trị văn hóa của đạo Cao Đài trong đời

sống cư dân Nam Bộ. Thông tin do ông/bà cung cấp sẽ được đảm bảo tính khuyết

danh và hoàn toàn phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học.

(Chú ý: Không cần ghi họ tên, đánh dấu X vào ô vuông)

Câu 1: Xin ông/bà cho biết vài nét về bản thân?

a/ Giới tính:

1. Nam 2. Nữ

b/ Tuổi đời:

1. Dưới 30 tuổi 2. Từ 30 tuổi đến 45 tuổi

3. Từ 46 đến 60 tuổi 4. Từ 61 tuổi đến 70 tuổi

5. Từ 70 tuổi đến 80 tưổi 6. Trên 80 tuổi

c/ Phẩm vị tôn giáo:

190

* Chức sắc:

1. Lễ sanh và tương đương 2. Giáo hữu và tương đương

2. Giáo sư và tương đương 4. Phối sư và tương đương

5. Đầu sư và tương đương 6. Chưởng pháp và tương đương

* Chức việc:

1. Trưởng Ban Cai quản 2. Phó Ban Cai quản

3. Thư ký Ban Cai quản 4. Thành viên Ban Cai quản

5. Chánh trị sự 6. Phó Trị sự

7. Thông sự 8. Thành viên Ban Trị sự

* Tín đồ:

1. Tu tại gia 2. Sinh hoạt tại Họ đạo

d/ Nghề nghiệp bản thân:

1. Công nhân 3. Trí thức

2. Nông dân 4. Doanh nghiệp

5. Công chức 6. Khác (tự ghi)

e/ Trình độ học vấn:

1. Tiểu học 2. Trung học cơ sở

3. Trung học phổ thông 4. Cao đẳng

5. Đại học 6. Thạc sỹ

7. Tiến sỹ 8. Khác (tự ghi)

Câu 2: Ông/bà vào đạo Cao Đài trong trƣờng hợp nào?

1. Tự tìm hiểu 2. Theo truyền thống gia đình

3. Được người khác giới thiệu 4. Được Ơn Trên báo

5. Do bất trắc trong cuộc sống 6. Nguyên nhân khác (tự ghi)

Câu 3: Theo ông/bà, đạo Cao Đài ra đời có tác động nhƣ thế nào đến đời

sống cƣ dân ở Nam Bộ?

1. Tích cực 2. Tiêu cực

3. Không ảnh hưởng 4. Không có ý kiến

191

Câu 4: Khi vào đạo Cao Đài, ông/bà thấy đạo Cao Đài đem lại điều gì có

giá trị cho đời sống của bản thân?

1. Nâng cao tri thức 2. Tu dưỡng bản thân

3. Sống có lý tưởng cao đẹp 4. Nêu gương hạnh đức

5. Lối sống cộng đồng 6. Khác (tự ghi)

Câu 5. Ông/bà cho biết đạo Cao Đài có sự hấp dẫn nào đề thu hút tín đồ

tin theo?

1. Giáo lý cao đẹp 2. Giáo luật dễ thực hiện

3. Tư tưởng đại đồng 4. Sinh hoạt dân chủ

5. Chức sắc, tín đồ hòa đồng 6. Giữ gìn văn hóa truyền thống

7. Phù hợp lối sống dân tộc 8. Tổ chức giáo hội chặt chẽ

9. Tất cả nội dung nêu trên 10. Khác (tự ghi)

Câu 6. Đức tin rất cần thiết đối với ngƣời tín đồ đạo Cao Đài, vậy ông/bà

bồi dƣỡng đức tin hằng ngày bằng hoạt động nào dƣới đây?

1. Tụng kinh tứ thời 2. Niệm danh Đức Cao Đài

3. Nghiên cứu, học tập giáo lý 4. Thực hành tam công

5. Làm việc thiện 6. Làm việc hành chính đạo

7. Đến Thánh thất 8. Khác (tự ghi)

Câu 7. Sau hơn 90 năm ra đời, theo ông/bà đạo Cao Đài có đóng góp gì

cho đời sống văn hóa, xã hội ở Nam Bộ?

1. Tạo ra cộng đồng có tín ngưỡng 2.Đoàn kết cộng đồng

3. Giữ gìn đạo đức, văn hóa truyền thống 4. Nâng cao dân trí

5. Đa dạng tôn giáo dân tộc 6. Giáo dục con người

7. Đáp ứng nhu cầu tinh thần cư dân 8. Khác (tự ghi)

Câu 8. Đạo Cao Đài có đặc điểm nào dƣới đây gần gũi với phong tục tập

quán, lối sống của ngƣời dân Nam Bộ?

1. Trang phục truyền thống dân tộc 2. Lối sống dân chủ

3. Tinh thần đoàn kết 4. Liên kết cộng đồng

5. Tính nhân văn, nghĩa tình 6. Khác (tự ghi)

192

Câu 9. Trong cuộc đời tu hành, ông/bà đã từng trải qua sự chứng

nghiệm màu nhiệm của đạo Cao Đài chƣa?

1. Có 2. Chưa

3. Không tin 4. Không ý kiến

* Nếu có thì sự chứng nghiệm đó tác động nhƣ thế nào đối với cuộc đời

tu hành của ông/bà?

1. Nâng cao đức tin 2. Tu luyện nhiều hơn

3. Nghiên cứu, chiêm nghiệm 4. Phổ truyền cho mọi người

5. Giữ bí mật 6. Không có ý kiến

Câu 10. Mỗi khi gặp khó khăn, vƣớng mắc trong cuộc sống, ông/bà có

cầu nguyện Đức Cao Đài phù hộ, độ trì để tai qua nạn khỏi không?

1. Có 2. Không

3. Không tin 4. Không có ý kiến

* Nếu có thì ông/bà đã đƣợc chứng nghiệm vƣợt qua khó khăn, vƣớng

mắc chƣa?

1. Đã chứng nghiệm 2. Chưa chứng nghiệm

3. Không tin sẽ chứng nghiệm 4. Không có ý kiến

Câu 11. Ông/bà có biết đạo Cao Đài có trƣờng dạy học cho tín đồ hay

không?

1. Có 2. Không

3. Không biết 4. Không ý kiến

* Nếu có trƣờng dạy học, ông/bà có biết hình thức đào tạo của trƣờng

học Cao Đài nhƣ thế nào?

1. Trường Đại học Cao Đài 2. Trường Phổ thông Trung học

3. Trường Phổ thông cơ sở 4. Tất cả trường hợp trên

5. Khác (tự ghi) 6. Không ý kiến

Câu 12. Tại sao ông/bà lựa chọn theo đạo Cao Đài tu hành?

1. Tôn giáo có sự hấp dẫn 2. Tôn giáo của dân tộc

3. Phù hợp lối sống, văn hóa 4. Truyền thống gia đình

5. Khác (tự ghi) 6. Không ý kiến

9

.

K

h

á

c

(

t

g

h

9

.

K

h

á

c

(

t

9

.

K

h

á

c

(

t

193

Câu 13. Ông/bà có tham gia hoạt động từ thiện xã hội không?

1. Tham gia tích cực 2. Tham gia vừa phải

2. Tham gia ít 4. Không tham gia

* Ông/bà đánh giá hoạt động từ thiện của đạo Cao Đài nhƣ thế nào?

1. Hiệu quả 2. Ít hiệu quả

3. Chưa hiệu quả 4. Còn hạn chế

Câu 14. Trong các vấn đề dƣới đây ông/bà quan tâm tới vấn đề nào?

(Sắp xếp sự quan tâm của từng vấn đề theo số thứ tự từ 1 đến 9)

Câu 15: Ông/bà đã tham gia các hoạt động nào dƣới đây?

1. Phong trào thi đua yêu nước

2. Xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư

3. Xoá đói giảm nghèo

4. Lễ hội văn hoá, văn nghệ

5. Hoạt động từ thiện nhân đạo

STT Vấn đề quan tâm

Đánh số thứ tự

từ số 1 đến số 9

vấn đề quan tâm

01 Học tập giáo lý, giáo luật, nghi lễ

02 Tổ chức các lễ hội tôn giáo

03 Việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm chức sắc

04 Xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự

05 Phổ thông nền đạo Cao Đài

06 Đào tạo chức sắc kế thừa

07 Được Nhà nước công nhận tổ chức tôn giáo

08 In kinh sách, đồ dùng việc đạo

09 Đoàn kết tôn giáo

194

6. Đền ơn đáp nghĩa

7. Tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp

8. Hoạt động khác (tự ghi)

Câu 16. Ông/bà đã từng hoặc đang tham gia vào tổ chức nào dƣới đây?

1. Hội Nông dân 2. Hội Người cao tuổi

3. Hội Liên hiệp Phụ nữ 4. Hội Chữ thập đỏ

5. Hội Cựu chiến binh 6. Hội LHTN VN

7. Hội đồng ND các cấp 8. MTTQVN các cấp

9. Khác (tự ghi) 10. Không tham gia

Câu 17. Xin ông bà (anh chị) cho biết một số ý kiến nhận xét về các vấn

đề hiện nay? (Đánh dấu X vào ý kiến đánh giá)

Stt Vấn đề Tốt hơn

trƣớc

Không

thay đổi

Kém

đi

1 An ninh, an toàn xã hội

2 Kinh tế xã hội

3 Đời sống nhân dân

4 Con cháu được học hành

5 Chăm sóc sức khỏe nhân dân

6 Kinh sách, đồ dùng việc đạo

7 Xây dựng, sửa chữa cơ sở thờ tự

8 Hoạt động của các Hội thánh Cao Đài

9 Sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở

195

Câu 18. Xin ông/bà cho biết đạo Cao Đài cần làm gì để thu hút tín đồ

sinh hoạt tôn giáo?

1. Có tư cách pháp nhân 2. Xây dựng cơ sở thờ tự khang trang

3. Có chức sắc, chức việc tốt 4. Tích cực làm từ thiện

5. Tổ chức tốt các lễ hội tôn giáo 6. Vận động gia đình sinh hoạt tôn giáo

7. Không làm gì 8. Ý kiến khác (tự ghi)

Câu 19. Với trách nhiệm là ngƣời chức sắc, nhà tu hành, ông/bà thấy

cần phải làm gì để đạo Cao Đài hoạt động ổn định và phát triển?

1. Giữ đúng chơn truyền của nền Đại đạo

2. Đào tạo chức sắc hành đạo có năng lực, uy tín

3. Chức sắc quan tâm, gần gũi nhơn sanh

4. Xây dựng nền đạo ổn định

5. Tổ chức tốt các lễ hội

6. Xây dựng tình thương yêu, đoàn kết trong đồng đạo

7. Phổ thông rộng rãi đạo Cao đài

8. Vận động tín đồ hưởng ứng về với Hội thánh

9. Đấu tranh với chức sắc bảo thủ, lạc hậu

10. Không quan tâm

Câu 20. Hiện nay, đạo Cao Đài có nhiều tổ chức khác nhau, ông/bà thấy

vấn đề này nhƣ thế nào?

1. Có tác động tích cực 2. Tồn tại của lịch sử cần giải quyết

3. Ảnh hưởng tiêu cực tới nền đạo 4. Không ảnh hưởng gì

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông/bà. Chúc ông/bà mạnh khỏe, an

lành trong cuộc sống./.

196

PHỤ LỤC 8

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

Tổng số phiếu: 263

Câu 1: Câu 1: Xin ông/bà cho biết vài nét về bản thân?

Stt %

1 Nam 162 61.56

2 101 38.38

Stt %

1 30 24 9.12

2 39 14.82

3 60 89 33.82

4 n 70 70 26.60

5 80 33 12.54

6 Trên 80 8 3.04

:

Stt %

1 48 18.24

2 60 22.80

3 50 19.00

4 ương 18 6.84

5 11 4.18

6 5 1.90

:

Stt %

1 25 9.50

2 29 11.02

197

3 16 6.08

4 22 8.36

5 25 9.50

6 15 5.70

7 14 5.32

8 19 7.22

:

Stt %

1 47 17.86

2 24 9.12

?

Stt %

1 52 19.76

2 192 72.96

3 29 11.02

4 7 2.66

5 2 0.76

6 0 0

?

Stt %

1 217 82.46

2 4 1.52

3 59 22.42

4 10 3.8

?

Stt %

1 132 50.16

2 194 73.72

3 171 64.98

198

4 147 55.86

5 134 50.92

6 0 0

theo?

Stt %

1 27 10.26

2 25 9.50

3 23 8.74

4 13 4.94

5 22 8.36

6 27 10.26

7 35 13.30

8 12 4.56

9 188 71.44

10 2 0.76

:

Stt %

1 180 68.40

2 165 62.70

3 156 59.28

4 186 70.68

5 167 63.46

6 142 53.96

7 142 53.96

8 1 0.38

, theo

?

Stt %

1 150 57.00

2 170 64.60

199

3 207 78.66

4 142 53.96

5 60 22.80

6 149 56.62

7 128 48.64

8 0 0

,

?

Stt %

1 194 73.72

2 148 56.24

3 195 74.10

4 149 56.62

5 165 62.70

6 K 2 0.76

Câu 9. Trong cuộc đời tu hành, ông/bà đã từng trải qua sự chứng nghiệm màu

nhiệm của đạo Cao Đài chƣa?

Stt %

1 228 86.64

2 Chưa 15 5.7

3 Không tin 0 0

4 12 4.56

* Nếu có thì sự chứng nghiệm đó tác động nhƣ thế nào đối với cuộc đời tu

hành của ông/bà?

Stt %

1 201 76.38

2 125 47.50

3 65 24.70

4 111 42.18

5 17 6.46

6 8 3.04

200

Câu 10. Mỗi khi gặp khó khăn, vƣớng mắc trong cuộc sống, ông/bà có cầu

nguyện Đức Cao Đài phù hộ, độ trì để tai qua nạn khỏi không?

Stt %

1 256 97.28

2 Không 3 1.14

3 Không tin 1 0.38

4 1 0.38

* Nếu có thì ông/bà đã đƣợc chứng nghiệm vƣợt qua khó khăn, vƣớng mắc

chƣa?

Stt %

1 235 89.30

2 10 3.80

3 2 0.76

4 10 3.80

Câu 11. Ông/bà có biết đạo Cao Đài có trƣờng dạy học cho tín đồ hay không?

Stt %

1 179 68.02

2 61 23.18

3 18 6.84

4 5 1.9

* Nếu có trƣờng dạy học, ông/bà có biết hình thức đào tạo của trƣờng học Cao

Đài nhƣ thế nào?

Stt %

1 32 12.16

2 34 12.92

3 24 9.12

4 28 10.64

5 58 22.04

6 22 8.36

Câu 12. Tại sao ông/bà lựa chọn theo đạo Cao Đài tu hành?

Stt %

1 89 33.82

201

2 178 67.64

3 159 60.42

4 189 71.82

5 2 0.76

6 2 0.76

Câu 13. Ông/bà có tham gia hoạt động từ thiện xã hội không?

Stt %

1 187 71.06

2 74 28.12

3 0 0

4 Không tham gia 2 0.76

* Ông/bà đánh giá hoạt động từ thiện của đạo Cao Đài nhƣ thế nào?

Stt ng %

1 235 89.30

2 2 0.76

3 1 0.38

4 25 9.50

?

St

t

quan tâm

1 2 3 4 5 6 7 8 9

1

28 6 9 1 3 3 16 2 10

% 10.64 2.28 3.42 0.38 1.14 1.14 6.08 0.76 3.80

2

13 4 1 4 9 11 14 7 7

% 4.94 1.52 0.38 1.52 3.42 4.18 5.32 2.66 2.66

3

4 8 2 13 13 11 10 3 9

% 1.52 3.04 0.76 4.94 4.94 4.18 3.80 1.14 3.42

4

2 12 3 7 13 14 6 8 9

% 0.76 4.56 1.14 2.66 4.94 5.32 2.28 3.04 3.42

5 Phổ thông 3 17 8 9 9 3 4 11 11

202

nền Đại Đạo % 1.14 6.46 3.04 3.42 3.42 1.14 1.52 4.18 4.18

6 Đào tạo chức

sắc kế thừa

8 5 11 9 7 10 2 8 16

% 3.04 1.90 4.18 3.42 2.66 3.80 0.76 3.04 6.08

7

o

13 3 10 4 7 13 3 12 9

% 4.94 1.14 3.80 1.52 2.66 4.94 1.14 4.56 3.42

8

1 4 16 7 8 5 4 10 17

% 0.38 1.52 6.08 2.66 3.04 1.90 1.52 3.80 6.46

9

4 6 5 8 4 14 8 7 19

% 1.52 2.28 1.90 3.04 1.52 5.32 3.04 2.66 7.22

52.44%

38.00%

37.62%

1 42.18%

48.26%

45.22%

49.40%

40.28%

49.78%

Câu 15: Ông/bà đã tham gia các hoạt động nào dƣới đây?

Stt %

1 157 59.66

2 201 76.38

3 186 70.68

4 132 50.16

5 212 80.56

6 175 66.50

7 157 59.66

8 31 11.78

Câu 16. Ông/bà đã từng hoặc đang tham gia vào tổ chức nào dƣới đây?

Stt %

1 76 28.88

203

2 94 35.72

3 44 16.72

4 77 29.26

5 20 7.60

6 41 15.58

7 43 16.34

8 72 27.36

9 2 0.76

10 Không tham gia 60 22.80

Câu 17. Xin ông bà (anh chị) cho biết một số ý kiến nhận xét về các vấn đề

Stt

% %

g

%

1

190 72.20 14 5.32 23 8.74

2 169 64.22 27 10.26 5 1.90

3 dân

170 64.60 27 10.26 5 1.90

4

178 67.64 32 12.16 0 0

5

173 65.74 28 10.64 2 0.76

6

141 53.58 59 22.42 5 1.90

7

192 72.96 17 6.46 0 0

8

160 60.80 56 21.28 2 0.76

204

9

172 65.36 33 12.54 7 2.66

Câu 18. Xin ông/bà cho biết đạo Cao Đài cần làm gì để thu hút tín đồ sinh hoạt tôn

giáo?

Stt %

1 183 69.54

2 164 62.32

3 183 69.54

4 185 70.30

5 141 53.58

6 136 51.68

7 Kh 0 0

8 2 0.76

Câu 19. Với trách nhiệm là ngƣời chức sắc, nhà tu hành, ông/bà thấy cần phải

làm gì để đạo Cao Đài hoạt động ổn định và phát triển?

Stt %

1 213 80.94

2 192 72.96

3 186 70.68

4 183 69.54

5 156 59.28

6

o

188 71.44

7 171 64.98

8 151 57.38

9 126 47.88

10 Không quan tâm 0 0

Câu 20. Hiện nay, đạo Cao Đài có nhiều tổ chức khác nhau, ông/bà thấy vấn

đề này nhƣ thế nào?

205

Stt %

1 73 27.74

2 69 26.22

3 59 22.42

4 98 37.24

Nguồn: Tác giả điều tra, khảo sát.