31
SỐ 19 BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 10 - 2014 1. Tđiển Logistics 2. Khách hàng Logistics 3. Quy định Pháp lut 4. Tiêu điểm tháng 09/2014 5. Các công ty Logistics 6. Gii pháp qun trLogistics 7. Xu hướng thtrường 8. Skin Logistics tháng ti

Bản tin Logistics TIN...Gia tăng giá trị còn quan trọng hơn là giảm thiểu lãng phí. Giá trị là điểm bắt đầu của tư duy tinh gọn. Giá trị chỉ

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

SỐ 19

BẢN TIN LOGISTICS THÁNG 10 - 2014

1. Từ điển Logistics

2. Khách hàng Logistics

3. Quy định – Pháp luật

4. Tiêu điểm tháng 09/2014

5. Các công ty Logistics

6. Giải pháp quản trị Logistics

7. Xu hướng thị trường

8. Sự kiện Logistics tháng tới

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 1

TƢ DUY TINH GỌN

Tư duy tinh gọn là một giải pháp hữu hiệu để lọai trừ lãng phí, giúp chuyển đổi lãng phí thành giá trị. Tư duy tinh gọn giúp xác định rõ giá trị, sắp xếp các họat động tạo ra giá trị theo một quy trình tốt nhất, tiến hành các họat động này một cách liên tục theo yêu cầu và ngày càng hiệu quả. Tư duy tinh gọn giúp sản xuất ngày càng hiệu quả, ngày càng ít tốn nguồn lực về con người, máy móc, thiết bị, thời gian và không gian; cung cấp đúng những gì và đúng lúc khách hàng cần.

Womack & Jones đề ra 5 nguyên lý tinh gọn. Các nguyên lý tinh gọn là nền tảng của quá trình tư duy tinh gọn. Đầu tiên giá trị được xác định chính xác từ quan điểm khách hàng, tiếp theo là nhận dạng toàn bộ chuỗi giá trị là chuỗi các bước quá trình tạo ra giá trị, sau đó là tạo dòng chảy giá trị liên tục, nhanh và linh họat, kế đến là dòng chảy được kéo bởi nhu cầu khách hàng, và cuối cùng là cải tiến liên tục đến trạng thái hòan hảo.

1. XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ

Nguyên lý tinh gọn đầu tiên của Womack & Jones là hiểu được giá trị, tiếp theo là lọai bỏ lãng phí. Gia tăng giá trị còn quan trọng hơn là giảm thiểu lãng phí. Giá trị là điểm bắt đầu của tư duy tinh gọn. Giá trị chỉ có ý nghĩa khi được mô tả theo một sản phẩm cụ thể thỏa nhu cầu khách hàng ở một thời điểm cụ thể với 1 giá cả cụ thể. Cần có quan điểm rõ ràng về những gì thực sự cần thiết. Xác định giá trị không đúng tạo ra sản phẩm không phù hợp yêu cầu khách hàng là lãng phí. Giá trị đựơc tạo ra bởi nhà sản xuất, tuy nhiên thường rất khó cho nhà sản xuất xác định được chính xác giá trị. Giá trị được xác định theo quan điểm khách hàng. Tuy nhiên, nhà sản xuất thường có khuynh hướng tạo ra sản phẩm thuận tiện theo hệ thống sản xuất của mình hay nghĩ rằng là tốt hay kinh tế cho khách hàng. Khi thiết kế sản phẩm, nhà sản xuất thường để ý đến các ràng buộc hay năng lực của hệ thống sản xúât của mình hơn là để ý nhu cầu khách hàng.

2. NHẬN DẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ

a. Chuỗi giá trị

Sau khi đã xác định được giá trị, bước tiếp theo trong tư duy tinh gọn là nhận dạng chuỗi giá trị. Chuỗi giá trị là tập các họat động cho một sản phẩm bao gồm:

- Các họat động giải quyết vấn đề trong quá trình thiết kế và sản xuất sản phẩm.

- Các họat động quản lý thông tin trong quá trình tiếp nhận đơn hàng, họach định và điều độ quá trình nhận nguyên vật liệu, sản xuất và giao hàng.

- Các họat động chuyển đổi vật lý trong quá trình tiếp nhận nguyên vật liệu từ nhà cung cấp, gia công lắp ráp thành phẩm cho khách hàng.

b. Sơ đồ chuỗi giá trị

Theo Womack & Jones, chuỗi giá trị nên được mô hình hóa theo sơ đồ. Sơ đồ chuỗi giá trị của một sản phẩm hay một họ sản phẩm bao gồm: Dòng vật tư và Dòng thông tin. Dòng vật tư biễu diễn các họat động chuyển đổi vật lý trong quá trình tiếp nhận nguyên vật liệu từ nhà cung cấp, gia công lắp ráp thành phẩm cho khách hàng. Dòng thông tin bao gồm các họat động quản lý thông tin,nhằm kiểm sóat dòng vật tư, trong quá trình tiếp nhận đơn hàng, họach định và điều độ quá trình nhận nguyên liệu, sản xuất và giao hàng.

c. Phân tích chuỗi giá trị

Phân tích chuỗi giá trị giúp phân lọai các họat động trong chuỗi giá trị: Họat động gia tăng giá trị và Hoạt động không gia tăng giá trị. Họat động không gia tăng giá trị là các họat động lãng phí. Lãng phí trong hệ thống thường rất nhiều và không nhận ra. Phân tích chuỗi giá trị giúp nhận dạng và giảm thiểu hay lọai bỏ lãng phí.

TỪ ĐIỂN LOGISTICS 1

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 2

3. TẠO DÒNG CHẢY

Khi giá trị đã được xác định chính xác theo quan điểm khách hàng, sơ đồ chuỗi giá trị đã được xây dựng với sự lọai bỏ các bước lãng phí, bước tiếp theo của tư duy tinh gọn là tạo ra dòng chảy liên tục, nhanh và linh họat cho các bước gia tăng giá trị còn lại của chuỗi giá trị.

a. Dòng chảy liên tục

Dòng chảy liên tục thể hiện ở dòng vật tư chảy liên tục không bị gián đọan, ngắt quãng, xếp hàng, chờ đợi. Để tạo dòng chảy liên tục cho các bước gia tăng giá trị, chuỗi giá trị cần tập trung theo quan điểm của đối tượng hay sản phẩm là hàng hóa trong hệ thống chế tạo hay khách hàng trong hệ thống dịch vụ, không nên theo quan điểm của các bộ phận hay các bước sản xuất của hệ thống sản xuất. Chuỗi giá trị nên được tổ chức theo theo quá trình hơn là theo chức năng.

b. Dòng chảy nhanh và linh hoạt

Dòng chảy nhanh và linh họat là cơ bản cho sản xuất tinh gọn. Tạo dòng chảy nhanh và linh họat là phương cách tốt nhất để hệ thống sản xuất đạt được đồng thời năng suất và chất lượng. Hệ thống sản xuất tinh gọn cần hướng đến Dòng chảy nhanh và linh họat với các phương tiện căn bản là phòng ngừa và giảm thiểu lãng phí và biến thiên. Tư duy dòng chảy nhanh xem tốc độ là tâm điểm của sản xuất tinh gọn. Cần sản xuất với thời gian nhanh nhất chứ không phải với sản lượng nhiều nhất. Tư duy dòng chảy linh họat xem sản xuất lý tưởng là sản xuất với cỡ lô bằng 1, khách hàng cần bao nhiêu sản xuất bấy nhiêu, là tốt nhất cho khách hàng và cũng là chính sách tinh gọn nhất cho nhà sản xuất.

4. KÉO DÕNG CHẢY

Khi đã thiết lập dòng chảy vật tư, dòng chảy vật tư được kiểm sóat theo 2 phương pháp cơ bản là đẩy và kéo. Phương pháp đẩy, đẩy vật tư trên dòng chảy từ trước ra sau, ngược lại phương pháp kéo, kéo vật tư từ sau ra trước.

Nguyên tắc tinh gọn là sử dụng phương pháp kéo. Phương pháp kéo chỉ tạo ra sản phẩm khi cần thiết, đáp ứng nhu cầu ngắn hạn của khách hàng, không sản xuất thừa. Ngược lại với phương pháp đẩy đẩy sản phẩm, thường là không mong muốn, đến với khách hàng.

Trong quá trình sản xuất kéo, trạm trước sẽ không sản xuất cho đến khi trạm sau có yêu cầu, quá trình kéo lan dần qua các trạm kể từ trạm cuối của quá trình sản xuất. Tư duy kéo là không làm gì đến khi nhận được tín hiệu yêu cầu, không sản xuất gì đến khi nhận lệnh sản xuất, tín hiệu hay lệnh sản xuất là từ khách hàng.

5. CẢI TIẾN ĐẾN HOÀN HẢO

Khi đã xác định giá trị, đã nhận dạng chuỗi giá trị, đã tạo dòng chảy, đã giúp khách hàng kéo dòng chảy, đối tương của các nguyên lý tinh gọn như giá trị, chuỗi giá trị, dòng chảy, lực kéo sẽ thay đổi theo thời gian.Giá trị được xác định ngày một chính xác hơn. Các đối tương của các nguyên lý tinh gọn không chỉ thay đổi mà còn tương tác với nhau. Dòng chảy nhanh hơn sẽ bộc lộ lãng phí trong chuỗi giá trị cần đươc lọai bỏ. Lực kéo của nhu cầu khách hàng càng lớn càng làm bộc lộ các rào cản dòng chảy cần được tháo bỏ.

Sự thay đổi và tương tác lẫn nhau của đối tương của các nguyên lý tinh gọn làm quá trình giảm nguồn lực, giảm lãng phí, giảm thời gian, giảm chi phí, gia tăng giá trị là quá trình không có kết thúc, tư duy tinh gọn tiến đến bước cuối cùng là cải tiến liên tục đến hòan hảo. Hoàn hảo không chỉ là chất lượng, mà có nghĩa là sản xuất đúng lọai sản phẩm, đúng lúc khách hàng cần, ở giá cả hợp lý với lãng phí bằng không. Trạng thái hoàn hảo là trạng thái lý tưởng, là mục tiêu hướng đến của hệ thống tinh gọn.

Sự rõ ràng trong suốt của hệ thống sản xuất là yếu tố quan trọng nhất trong việc cải tiến liên tục đến hoàn hảo, mọi người trong hệ thống đều thấy rõ ràng mọi việc, dễ dàng tìm ra cách thức tốt hơn để tạo ra giá trị, kết quả khi thực hiện cải tiến gần như phản hồi lập tức.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 3

SAMSUNG VÀ HÀNH TRÌNH 5 NĂM TẠI VIỆT NAM

Sau khi “cất cánh” từ Bắc Ninh, đánh dấu bước khởi đầu trong hành trình tại Việt Nam, đến nay Samsung đã có hơn 5 năm đầu tư và phát triển tại Việt Nam.

Khởi đầu từ Bắc Ninh

Tháng 3/2008, Công ty TNHH Điện tử Samsung Việt Nam chính thức được Chính phủ Việt Nam cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại tỉnh Bắc Ninh với quy mô sử dụng đất là 100 ha và tổng vốn đầu tư ban đầu là 700 triệu USD. Ban đầu, nhà máy này có công suất 1,5 triệu chiếc điện thoại di động/tháng với khoảng 2.300 công nhân viên làm việc liên tục.

Tháng 10/2009, nhà máy sản xuất, lắp ráp và ứng dụng công nghệ sản xuất điện thoại di động khép kín hiện đại nhất đã được Samsung khánh thành và đưa vào hoạt động tại Yên Phong, Bắc Ninh.

Đến nay, sau hơn 5 năm hoạt động, Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam đã 3 lần tăng quy mô vốn đầu tư cho dự án tại Bắc Ninh. Công ty đã được chấp thuận tăng vốn thêm 1 tỷ USD, lên mức 2,5 tỷ USD.

Nhờ đóng góp của Samsung, kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại và linh kiện của Việt Nam luôn dẫn đầu cả nước trong thời gian qua. Theo số liệu thống kê, năm 2012, doanh nghiệp này đã xuất khẩu khoảng 12,6 tỷ USD, chiếm tới 11% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Năm 2013, Samsung đạt kim ngạch xuất khẩu trên 23 tỷ USD, đóng góp hơn 18% vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Samsung là doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu lớn nhất, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Từ đầu năm 2014 đến nay, kim ngạch xuất khẩu điện thoại của cả nước luôn đạt trên 1,5 tỉ USD/tháng.

Kim ngạch xuất khẩu điện thoại VN từ đầu năm đến tháng 8/2014 (Nguồn: Tổng cục Hải quan)

Nhà máy thứ hai tại miền Bắc Việt Nam: Samsung Thái Nguyên

Nhận ra nhiều tiềm năng phát triển lớn tại thị trường Việt Nam như Chính phủ có nhiều chính sách ưu đãi dành cho doanh nghiệp nước ngoài, nguồn lao động dồi dào với chi phí rẻ, Samsung tiếp tục rót vốn đầu tư vào nhà máy thứ hai tại Việt Nam: nhà máy Samsung Thái Nguyên.

Được thông qua vào tháng 3/2013 và đến tháng 3/2014, nhà máy Samsung Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động. Dự án này gồm Nhà máy sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử cho điện thoại di động Samsung (quy mô 1,2 tỉ USD) và Nhà máy sản xuất, gia công lắp ráp điện thoại di động và các sản phẩm công nghệ cao (quy mô 2 tỉ USD).

KHÁCH HÀNG LOGISTICS 2

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 4

Chỉ sau khoảng 7 tháng, sự xuất hiện và đi vào hoạt động ổn định của nhà máy Samsung Electronic đã mang lại cho Thái Nguyên tốc độ tăng trưởng đáng ngưỡng mộ. Nhà máy Samsung Thái Nguyên (SEVT) đã sản xuất trên 6 triệu chiếc điện thoại, doanh thu đạt 2,6 tỷ USD, dự kiến đến hết năm 2014 đạt doanh thu 8 tỷ USD và tiếp tục tăng lên 12 tỷ USD trong năm 2015. Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, sau 9 tháng năm 2014, Thái Nguyên dẫn đầu cả nước với quy mô sản xuất công nghiệp tăng 135,2% và tỷ lệ sử dụng lao động tăng 79,7% so với cùng kỳ năm trước.

Đến nhà máy thứ 3 tại TP Hồ Chí Minh

Trước cuộc đại chuyển dịch từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, Samsung tiếp tục chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn. Sau 2 nhà máy lớn tại miền Bắc Việt Nam, Samsung tiếp tục tấn công vào phía Nam với dự án trị giá 1,4 tỷ USD tại Khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh.

Ngày 1/10/2014, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Hàn Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến thăm Tập đoàn Samsung và chứng kiến lễ trao giấy chứng nhận đầu tư thành lập Công ty TNHH điện tử Samsung CE COMPLEX tại Khu công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo nội dung giấy chứng nhận đầu tư, một nhà máy lắp ráp, gia công, kinh doanh các sản phẩm điện tử công nghệ cao mang nhãn hiệu Samsung sẽ được đầu tư xây dựng, với tổng vốn đầu tư 1,4 tỷ USD, dự kiến đi vào hoạt động đầu năm 2016.

Và những bƣớc đi tiếp theo

Như vậy, ban đầu chỉ là lắp ráp, qua 5 năm, từng bước Samsung đã đầu tư cho các nhà máy sản xuất linh, phụ kiện điện thoại di động và thực sự sản xuất ở Việt Nam. Việt Nam từ “cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu” của Samsung, đã trở thành “cứ điểm sản xuất mới”, sau đó là“cứ điểm sản xuất toàn cầu hoàn chỉnh” của tập đoàn này.

Từ 245 triệu USD kim ngạch xuất khẩu của năm đầu tiên, trong năm 2013 Samsung đã đóng góp tới 23,9 tỷ USD cho tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 132 tỷ USD của Việt Nam. Con số này trong năm 2014 dự kiến khoảng 30 tỷ USD, và sẽ tăng nhanh trong những năm tới.

Một tín hiệu đáng mừng nữa, theo thông tin từ tạp chí Bloomberg, Samsung Heavy Industries - công ty đóng tàu lớn thứ 3 thế giới và là thành viên của tập đoàn Samsung đang xem xét lựa chọn một trong ba quốc gia châu Á là Việt Nam, Indonesia và Myanmar để xây dựng nhà máy đóng tàu 950 triệu USD. Trong đó, Việt Nam vốn đã có sẵn lợi thế là nơi đặt nhà máy của Samsung Electronics, chuyên sản xuất điện thoại và đồ dùng công nghệ trong gia đình.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 5

ĐỂ LỌT XE QUÁ TẢI, CẢNG BIỂN SẼ BỊ ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG

Đồng loạt 29 cảng biển ở TP HCM ký cam kết với Bộ GTVT sẽ kiểm soát tải trọng hàng hóa xuất nhập khẩu ra vào cảng. Nếu vi phạm, các cảng có thể bị đình chỉ hoạt động từ một đến ba tháng. Như vậy nếu làm nghiêm thì xe quá tải sẽ được chặn từ gốc.

Trong bản cam kết mà các doanh nghiệp cảng ký với Bộ GTVT có ghi rõ: Nếu các cảng vi phạm xếp hàng quá tải trọng lần đầu xe bị xử lý theo Nghị định 171/2012/NĐ-CP và Thông tư 55/2013/TT-BGTVT. Trường hợp vi phạm lần thứ hai sẽ bị đình chỉ hoạt động từ một đến ba tháng. Quy định nghiêm khắc là vậy song tất cả các cảng đều ký cam kết và khẳng định sẽ thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Bộ GTVT.

CÁCH CHỨC LÃNH ĐẠO CẢNG BIỂN NẾU 2 LẦN CHO CONTAINER QUÁ TẢI LÊN TÀU

Đây là thông điệp vừa được Bộ GTVT gửi đến các cảng biển nhằm tiến tới xóa bỏ nạn xe chở hàng quá tải. Theo Bộ GTVT, dù các container chở đến các cảng để xếp lên tàu biển đều được cân nhưng thực tế vẫn còn trường hợp xếp container quá tải lên tàu. Nguyên nhân có phần do sự cạnh tranh không lành mạnh, cảng biển buông lỏng để hút khách hàng. Chính việc “để lọt” các container quá tải tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho tàu biển trong khi chở hàng và làm ảnh hưởng xấu cầu, đường khi lưu thông trên đường. Do vậy, Bộ GTVT yêu cầu các cảng biển phải nghiêm túc kiểm soát tải trọng container, kiên quyết không cho xe vào cảng và không chất container quá tải lên tàu. Nếu cảng biển vi phạm lần thứ hai, ngoài việc bị xử phạt theo quy định chung còn bị đình chỉ hoạt động của cảng 1-3 tháng; đồng thời người đứng đầu các cảng biển sẽ bị đình chỉ công tác 1-3 tháng để kiểm điểm trách nhiệm hoặc cách chức.

Ngày 06/10/2014, Sở GTVT TP.HCM cũng yêu cầu thanh tra giao thông phối hợp với CSGT dùng cân xách tay để kiểm tra những xe đã được cân tự động ở đoạn An Sương - An Lạc trên quốc lộ 1. Việc này nhằm đánh giá độ chính xác của cân tự động được lắp đặt tại khu vực.

TỪ 21/09/2014 THU PHÍ TẠI TRẠM T2 TRÊN QL51

Bộ GTVT vừa có quyết định số: 3457/QĐ-BGTVT về việc thu phí tại Trạm thu phí phụ T2 Km 28+480 Quốc lộ 51 để hoàn vốn cho dự án đầu tư xây dựng mở rộng Quốc lộ 51 đoạn Km 0+900 – Km 73+600. Theo đó, Bộ GTVT quyết định cho phép Công ty CP phát triển đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (BVEC) được tổ chức thu phí tại Trạm thu phí phụ T2 tại Km 28+480 Quốc lộ 51 kể từ 0 giờ ngày 21/09/2014 để thu phí hoàn vốn đầu tư dự án xây dựng mở rộng Quốc lộ 51.

Cũng theo quyết định này của Bộ GTVT, trạm thu phí phụ T2 và các trạm thu phí T1, T3 trên tuyến Quốc lộ 51, tỉnh Đồng Nai được giao cho nhà đầu tư triển khai thu phí trong thời gian thực hiện hợp đồng BOT. Khi kết thúc thời hạn thu phí theo hợp đồng hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định trưng mua hoặc yêu cầu dịch chuyển trạm thu phí, chấm dứt quyền thu phí thì các trạm thu phí sẽ được chuyển giao cho Tổng Cục đường bộ Việt Nam hoặc đơn vị được Bộ GTVT chỉ định để tiếp tục quản lý, xử lý theo quy định hiện hành. BVEC có trách nhiệm nghiêm túc thực hiện.

Mức thu chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ tại Trạm thu phí phụ T2 và các Trạm thu phí T1, T3 trên tuyến Quốc lộ 51 thực hiện theo quy định tại Thông tư số 87/2014/TT-BTC ngày 4-7-2014 của Bộ Tài chính.

Cũng theo thông tin từ BVEC, nguyên tắc thu phí bao gồm: Trường hợp phương tiện đi qua 1 trạm (T1; T2 hoặc T3), thì chủ phương tiện phải nộp phí tại trạm đó. Trường hợp phương tiện qua 2 Trạm kế tiếp nhau (T1 và T2 hoặc T2 và T3) thì chủ phương tiện phải nộp phí tại trạm đến đầu tiên và không phải nộp phí khi qua Trạm thứ 2. Trường hợp phương tiện qua cả 3 Trạm, thì chủ phương tiện phải nộp phí tại Trạm T1 và Trạm T3.

Đối với Trạm T1 và T3, chủ phương tiện mua vé tháng, vé quý riêng và sử dụng tại từng Trạm. Trường hợp, chủ phương tiện có vé tháng, vé quý của Trạm T1 hoặc Trạm T3, khi qua Trạm T2 sẽ không phải nộp phí. Trường hợp phương tiện chỉ qua Trạm T2 (không qua Trạm T1 và Trạm T3) thì chủ phương tiện mua vé tháng, vé quý của Trạm T1 hoặc Trạm T3 để sử dụng khi qua Trạm T2.

PHÁP LUẬT – QUY ĐỊNH 3

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 6

Đối với xe sử dụng dịch vụ thu phí không dừng qua các Trạm (chủ phương tiện phải có tài khoản trả trước của ngân hàng, có thiết bị thu phát tín hiệu) thì mức thu phí, cách tính phí qua các trạm tương tự cách tính phí tại khoản 1 và khoản 2 nêu trên, xe không cần dừng lại tại Làn thu phí không dừng của các trạm, việc phải trả phí được thực hiện tự động thông qua tài khoản thanh toán ngân hàng mà chủ phương tiện đã đăng ký với đơn vị thu phí.

TỪ 01/11/2014: THU PHÍ SỬ DỤNG ĐƢỜNG BỘ THEO ĐẦU XE

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2014.

Theo đó, xe mô tô (không bao gồm xe máy điện) loại dung tích xylanh đến 100cm3 đóng phí tối đa 100 ngàn đồng/năm; trên 100 cm3 mức phí là 150 ngàn đồng/năm. Xe ô tô cá nhân chở người dưới 10 chỗ mức thu là 130 ngàn đồng/tháng; xe buýt, xe dưới 10 chỗ; xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe tải, ô tô chuyên dùng có khối lượng dưới 4.000kg phải đóng mức phí sử dụng đường bộ là 180.000 đồng/tháng, tương đương 540.000 đồng/quý và 2,16 triệu đồng/năm.

Cũng từ ngày 1-11, mức phí sử dụng đường bộ đối với xe đầu kéo được điều chỉnh tăng theo các mức sau: 590.000 đồng/tháng đối với xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo đến dưới 19.000kg; 720.000 đồng/tháng đối với xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 19.000kg đến dưới 27.000kg; 1,04 triệu đồng/tháng đối với xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 27.000kg đến dưới 40.000kg và 1,43 triệu đồng/tháng đối với xe đầu kéo có khối lượng bản thân cộng với khối lượng cho phép kéo theo từ 40.000kg trở lên (mức phí theo quy định trước đây là 270.000 đồng/tháng với xe đầu kéo có trọng lượng bản thân dưới 8.500kg và 390.000 đồng/tháng với xe đầu kéo có trọng lượng từ 8.500kg trở lên).

Cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải có số phí phải nộp từ 30 triệu đồng/tháng trở lên được thực hiện khai, nộp phí theo tháng. Đặc biệt, ô tô bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; xe kinh doanh vận tải thuộc các hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh vận tải tạm dừng lưu hành liên tục từ 30 ngày trở lên và ô tô không tham gia giao thông, không sử dụng đường thuộc hệ thống giao thông đường bộ và ô tô dùng để sát hạch của tổ chức đào tạo dạy nghề lái xe sẽ không phải chịu phí sử dụng đường bộ.

QŨY BÌNH ỔN GIÁ XĂNG DẦU DƢ GẦN 2.300 TỶ ĐỒNG

Tính đến hết tháng 9, tổng số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đạt gần 2.297 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức gần 1.595 tỷ đồng hồi cuối quý II. Theo Bộ Tài chính, trong quý III, các doanh nghiệp đã trích từ giá bán lẻ xăng dầu vào Quỹ hơn 1.105 tỷ đồng, nhưng chỉ sử dụng để bình ổn giá hơn 403 tỷ theo các mức được cơ quan điều hành quy định. Mức sử dụng này dao động 300-500 đồng/lít trong quý III. Cũng trong giai đoạn này, giá bán lẻ xăng dầu tăng 1 lần và giảm 7 lần (riêng xăng giảm 6 lần).

TĂNG MỨC PHẠT CHỦ XE CHỞ QUÁ TẢI LÊN GẤP 4 LẦN

Ngày 1/10/2014, Bộ GTVT đã trình Chính phủ dự thảo sửa đổi Nghị định 171/2013 với nội dung quy định về phạt xe quá tải. Cụ thể, khi xe chở quá tải 40%-60%, chủ xe là cá nhân bị phạt 12-14 triệu đồng; chủ xe là tổ chức, doanh nghiệp bị phạt 24-28 triệu đồng. Khi chở quá tải trên 100%, mức phạt dành cho chủ xe sẽ lên tới 32-36 triệu đồng. Hiện tại, mức phạt cao nhất với cá nhân là 4 triệu đồng và tổ chức là 8 triệu đồng cho hành vi này.

Dự thảo đề xuất không tước giấy phép lái xe tài xế chở quá tải đến 30% (hiện tại là tước giấy phép một tháng). Tài xế chở quá tải đến 60% sẽ bị tước giấy phép 1 tháng, thay vì 2 tháng như hiện nay.

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ THÙNG HÀNG CỦA XE TỰ ĐỔ, XE XI TÉC, XE TẢI

Bộ trưởng Bộ GTVT vừa ký ban hành Thông tư số 42/2014/TT-BGTVT quy định về thùng hàng của xe tự đổ, xe xi téc, xe tải tham gia giao thông đường bộ.

Theo đó, quy định về thùng hàng phải có kết cấu vững chắc, đảm bảo an toàn cho hàng hóa được chuyên chở, có sàn, các thành thùng phía trước, bên cạnh và phía sau. Thùng xe không được có các

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 7

kết cấu để lắp được các chi tiết, cụm chi tiết dẫn tới việc làm tăng thể tích chứa hàng. Đối với thùng hở của các loại sơ mi rơ moóc tải được thiết kế để chở hàng hóa và chở được công ten nơ thì còn phải bố trí các khóa hãm công ten nơ.

Thùng hàng sau khi lắp đặt lên xe phải thỏa mãn các yêu cầu về kích thước giới hạn cho phép của xe, chiều dài đuôi xe, khối lượng toàn bộ cho phép, khối lượng phân bố lên vị trí chốt kéo. Bên cạnh đó, chiều cao của thùng xe tải phải tuân thủ các quy định; thể tích của thùng hàng xe tự đổ được xác định theo các kích thước hình học bên trong lòng thùng xe và đảm bảo sao cho khối lượng riêng biểu kiến tuân thủ quy định; đồng thời thể tích chứa hàng của xe xi téc phải tuân thủ các yêu cầu.

Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/11/2014 và thay thế Thông tư số 32/2012/TT-BGTVT ngày 09/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kích thước giới hạn thùng chở hàng ô tô tải tự đổ, rơ moóc và sơ mi rơ moóc tải tự đổ, ô tô xi téc, rơ moóc và sơ mi rơ moóc xi téc tham gia giao thông đường bộ.

LẮP ĐẶT CAMERA GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA TẢI TRỌNG XE LƢU ĐỘNG

Để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tại trạm KTTTX lưu động; ngày 02/10/2014, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có văn bản số 5093/TCĐBVN-KHCN,MT&HTQT gửi GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc lắp đặt camera giám sát hoạt động trạm KTTTX lưu động.

Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo như sau:

- Các Sở Giao thông Vận tải bố trí, lắp đặt bổ sung camera giám sát hoạt động trực tuyến trạm KTTTX lưu động nhằm theo dõi tổng thể tình hình xe ô tô hoạt động trên đoạn đường qua trạm và hoạt động cân xe của trạm.

- Tín hiệu hình ảnh truyền về Văn phòng Thanh tra Sở GTVT, hoặc Văn phòng Sở GTVT, hoặc Văn phòng UBATGT tỉnh để theo dõi trực tuyến và được lưu trữ tối thiểu 01 tháng để phục vụ công tác hậu kiểm.

- Thanh tra Sở GTVT, Sở GTVT và UBATGT tỉnh bố trí nhân sự theo dõi hoạt động kiểm soát tải trọng xe trực tuyến.

- Kinh phí lắp đặt lấy từ nguồn Quỹ bảo trì đường bộ địa phương.

ĐỀ XUẤT MỞ ĐẠI LỘ XUYÊN ĐÔNG DƢƠNG

Ý tưởng mở tuyến đường bộ và đường sắt xương sống dài 1.000 cây số đi qua ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia vừa được ông Mai Trọng Tuấn, người đề xuất “đường bay vàng”, gởi đến Chính phủ và các cơ quan chức năng. Theo đề xuất này, tuyến đường bắt đầu từ đèo Mụ Dạ (Quảng Bình, Việt Nam) đi qua biên giới Việt – Lào, rồi đi tiếp qua các điểm Na Pao, Mường Phìn, Slavan, Champasak (Lào), Stungtreng , Kratie (Campuchia) và kết thúc tại Bình Phước (Việt Nam).

Ước tính tổng chiều dài tuyến đường khoảng 1.000Km, trong đó phần nằm trên lãnh thổ Việt Nam 30km, phần nằm trên lãnh thổ Lào 560km và nằm trên lãnh thổ Campuchia 410 km. Điều quan trọng là trên 50% chiều dài tuyến đường chạy theo triền sông Mekong nên không có đèo dốc cao.

BAN HÀNH “HỆ THỐNG CHỈ TIÊU THỐNG KÊ NGÀNH GTVT”

Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng vừa ký Thông tư số 41/2014/TT-BGTVT Ban hành “Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Giao thông vận tải”. Theo đó, Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành GTVT là tập hợp các chỉ tiêu thống kê phản ánh tình hình và kết quả hoạt động chủ yếu của Ngành GTVT, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Nhà nước; làm cơ sở cho việc đánh giá, dự báo tình hình, hoạch định chiến lược, chính sách phát triển ngành GTVT; đáp ứng nhu cầu trao đổi, hợp tác thông tin với các tổ chức, cá nhân.

Căn cứ vào “Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Giao thông vận tải” các Vụ, Ban tham mưu thuộc Bộ GTVT tổng hợp chỉ tiêu thống kê được phân công phụ trách, cung cấp cho Vụ Kế hoạch - Đầu tư tổng hợp chung và công bố; Tổng cục Đường bộ VN, các Cục thuộc Bộ GTVT có trách nhiệm thu thập, tổng hợp các chỉ tiêu thống kế theo ngành, lĩnh vực để cung cấp cho các Vụ, Ban tham mưu

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 8

thuộc Bộ tổng hợp; các Sở GTVT chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp thông tin thống kê trên địa bàn, cung cấp cấp cho các cơ quan thuộc Bộ GTVT.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/11/2014, thay thế Quyết định số 1504/QĐ-BGTVT ngày 4/6/2013 của Bộ trưởng Bộ GTVT về việc ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành GTVT.

KHỞI CÔNG XÂY CAO TỐC HẠ LONG- HẢI PHÕNG

Ngày 13/09/2014, tỉnh Quảng Ninh tổ chức khởi công tuyến cao tốc Hạ Long - Hải Phòng dài 25,5 km, điểm đầu quốc lộ 8 thuộc phường Đại Yên (TP Hạ Long), điểm cuối đến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (thuộc quận Hải An, Hải Phòng). Đây là tuyến cao tốc 4 làn, được thiết kế đạt 100 km/h, tổng mức đầu tư gần 14.000 tỷ đồng. Tuyến cao tốc sẽ rút ngắn quãng đường Hải Phòng - Quảng Ninh từ 60 km hiện nay xuống còn 25 km, tiết kiệm gần một giờ di chuyển.

PHÁT LỆNH THÔNG XE CAO TỐC DÀI NHẤT VIỆT NAM

Sáng ngày 21/09/2014, tại Lào Cai, Thủ tướng đã phát lệnh thông xe tuyến cao tốc dài nhất Việt Nam với chiều dài toàn tuyến lên tới 245 km đi qua 5 tỉnh. Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế trong nước, tuyến đường này còn tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế đối ngoại của các nước ASEAN và Trung Quốc. Tổng mức đầu tư của dự án đường cao tốc Nội Bài-Lào Cai đã được điều chỉnh tại Quyết định số 3008/QĐ-BGTVT ngày 7/8/2014 của Bộ Giao thông Vận tải là 1,46 tỷ USD (giai đoạn 1) bao gồm vay ưu đãi ADF (ADB) 236,21 triệu USD, vay thông thường OCR (ADB) 1,03 tỷ USD và vốn đối ứng là 170,31 triệu USD cho giải phóng mặt bằng.

Xe đi trên tuyến sẽ được phát thẻ tại trạm đầu vào và thu phí tại trạm đầu ra. Xe dưới 12 chỗ, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng là 300.000 đồng/xe/lượt. Xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi; xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn là 460.000 đồng/xe/lượt.

Xe từ 31 ghế ngồi trở lên; Xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn trả phí 610.000 đồng/xe/lượt. Xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn và xe chở container 20 fit trả phí 760.000 đồng/xe/lượt và xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên và xe chở container 40 fit trả phí 1.220.000 đồng/xe/lượt.

1.000 TỶ ĐỒNG XÂY DỰNG CẦU ĐƢỜNG SẮT BÌNH LỢI

Sở GTVT TP HCM vừa báo cáo UBND TP HCM về việc lấy ý kiến các đơn vị liên quan đến việc xây mới cầu đường sắt Bình Lợi bắc qua sông Sài Gòn, nối quận Thủ Đức và quận Bình Thạnh, TP HCM. Theo thiết kế, cầu có chiều dài 521,2 m với kinh phí dự kiến khoảng 1.000 tỉ đồng.

CÔNG BỐ VÙNG NƢỚC CẢNG BIỂN THUỘC ĐỊA PHẬN TỈNH QUẢNG NINH

Ngày 19/08/2014, Bộ trưởng Bộ GTVT ký ban hành Thông tư số 35/2014/TT-BGTVT công bố vùng nước cảng biển thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh và khu vực quản lý của Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh. Theo đó, vùng nước cảng biển Quảng Ninh thuộc địa phận Quảng Ninh bao gồm 7 vùng nước cảng biển tại các khu vực: Vạn Gia, Hải Hà, Mũi Chùa, Cẩm Phả, Cửa Đối, Hòn Gai, Quảng Yên.

Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức công bố vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão cho tàu thuyền vào, rời Cảng biển Quảng Ninh và khu nước, vùng nước khác theo quy định.

Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh có trách nhiệm căn cứ vào tình hình thực tế về thời tiết, sóng gió, mớn nước, trọng tải của tàu thuyền và tính chất hàng hóa, chỉ định vị trí cụ thể cho tàu thuyền đón trả hoa tiêu, kiểm dịch, neo đậu, chuyển tải và tránh bão trong vùng nước theo quy định, bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.

Ngoài phạm vi vùng nước các cảng biển quy định, Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh còn có trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong vùng biển thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/11/2014.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 9

LUẬT HẢI QUAN NĂM 2014 CHÍNH THỨC CÓ HIỆU LỰC TỪ NGÀY 01/01/2015

Luật Hải quan số 54/2014/QH13 (sau đây gọi là Luật Hải quan 2014) đã được Quốc hội thông qua vào 23/6/2014 tại kỳ họp thứ VII và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/1/2015. Luật Hải quan năm 2014 được bố cục thành 8 Chương gồm 104 Điều, với nhiều điểm mới, đặc biệt là các nội dung liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK.

1. “Cơ chế một cửa quốc gia” (quy định tại khoản 3 Điều 3): là việc thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, theo đó “cho phép người khai hải quan gửi thông tin,chứng từ điện tử để thực hiện thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua một hệ thống thông tin tích hợp. Cơ quan quản lý nhà nước quyết định cho phép hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông tin tích hợp”.

Ngành Hải quan đã triển khai, áp dụng Hệ thống thông quan tự động (Hệ thống VNACCS/VCIS) kể từ ngày 01/4/2013 trong thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó việc khai báo của người khai hải quan được thực hiện qua mạng và Hệ thống sẽ tiếp nhận, phản hồi kết quả xử lý trong vài giây. Đây là một trong những bước đột phá trong thực hiện hiện đại hóa, cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, là tiền đề để thực hiện cơ chế một của quốc gia trong thời gian tới.

2.“Xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan là việc cơ quan hải quan xác định mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa trước khi làm thủ tục hải quan”(khoản 26 Điều 3, Điều 28). Trước đây, nội dung này được quy định tại các văn bản hướng dẫn (nghị định, thông tư) nay đã được luật hóa. Theo đó, doanh nghiệp cung cấp cho cơ quan những hồ sơ, tài liệu, … có liên quan và đề nghị cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của lô hàng dự kiến, xuất khẩu, nhập khẩu. Trên cơ sở đó,doanh nghiệp sẽ tính toán được số tiền thuế phải nộp, dự kiến trước hiệu quả kinh doanh để chủ động quyết định việc xuất khẩu hoặc nhập khẩu của mình.

3. “Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan”(tại điều 23):

- Về thời gian cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa có sự thay đổi,rút ngắn hơn so với qui định trước đây (điểm b, khoản 2 Điều 23): “Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hoá chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hoá cho cơ quan hải quan”,trong khi quy định trước đây là 02 ngày làm việc, điều này sẽ làm giảm bớt thời gian thông quan, giảm chi phí cho doanh nghiệp.

- Khoản4 Điều 23 quy định thêm trường hợp “Cơ quan hả ủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc để bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động hải quan”. Nội dung này trước đây được hướng dẫn thựchiện bằng các văn bản hướng dẫn, nay đã được đưa vào Luật nhằm tạo thuận lợicho doanh nghiệp trong việc giao nhận hàng hóa đúng thời gian theo thỏa thuậntrong hợp đồng, tránh ách tắt hàng hóa tại cửa khẩu.

4. Hồ sơ hải quan (khoản 1 điều 24): Nhằm đơn giản hóa, rút gọn hồ sơ Hải quan và tạo điều kiện cho Doanh nghiệp, tại Luật Hải quan 2014 quy định chung thống nhất về hồ sơ hải quan. Theo đó, chỉ có hải quan là chứng từ bắt buộc phải có khi làm thủ tục hải quan. Đối với các chứng từ khác thuộc hồ sơ hải quan giao Bộ Tài chính quy định cụ thể trường hợp phải nộp hoặc xuất trình phù hợp với quy định của pháp luật liên quan. Điều này có sự khác biệt so với quy định trước đây. Cụ thể tại Luật Hải quan sửa đổi 2005, hồ sơ Hải quan gồm: tờ khai hải quan; hóa đơn thương mại; hợp đồng mua bán hàng hóa; giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh mà theo quy định của pháp luật phải có giấy phép; Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật đối với từng mặt hàng mà người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải quan.

5. Thời hạn nộp hồ sơ xuất khẩu (khoản 1 Điều 25): thời hạn nộp hồ sơ hải quan đối với hàng xuất khẩu là: nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 10

chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh (quy định trước đây là 08 giờ). Về thực tế, quy định này tạo điều kiện cho doanh nghiệp có nhiều thời gian để tập kết, đóng container hàng hóa xuất khẩu.

6. Chế độ ƣu tiên đối với doanh nghiệp: Nhằm tạo thuận lợi và khuyến khích Doanh nghiệp có kim ngạch XNK cao, chấp hành tốt pháp luật, thuế, Luật Hải quan 2014 bổ sungMục 2 chương III gồm các Điều từ 42 đến Điều 45 quy định về chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp: Điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên; Chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp; Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong việc thực hiện chế độ ưu tiên; Trách nhiệm của doanh nghiệp được áp dụng chế độ ưu tiên.

Trong đó, tại Điều 43 quy định về “Chế độ ưu tiên đối với doanh nghiệp”:

- Miễn kiểm tra chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, trừ trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc kiểm tra ngẫu nhiên để đánh giá sự tuân thủ pháp luật.

- Được làm thủ tục hải quan bằng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc kể từ ngày nộp chứng từ thaythế tờ khai hải quan, người khai hải quan phải nộp tờ khai hải quan hoàn chỉnh và các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan.

- Được ưu tiên khi thực hiện thủ tục về thuế đối với hàng hóa theo quy định của pháp luật về thuế.

SẼ CỔ PHẦN HÓA TẤT CẢ CẢNG BIỂN TRÊN CẢ NƢỚC

Thông tin do Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết tại cuộc họp báo quý 3/2014 của lãnh đạo Bộ GTVT ngày 7/10/2014. Những cảng lớn đang thực hiện Nhà nước nắm giữ trên 51%, cảng nhỏ sẽ bán hết. Bộ GTVT đang giao Vinalines xây dựng kế hoạch. Hiện tại đã cổ phần hóa xong 9 cảng biển.

VIỆT NAM THAM GIA “CHƢƠNG TRÌNH KIỂM SOÁT CONTAINER”

Chương trình kiểm soát container (CCP), một chương trình sáng kiến chung của Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) và Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) tài trợ không hoàn lại. Chương trình này có quy mô toàn cầu, triển khai từ năm 2004 nhằm hỗ trợ các Chính phủ thiết lập cơ chế bền vững tại các cảng biển quan trọng nhằm hạn chế container bị lợi dụng cho các hoạt động buôn bán trái phép ma túy, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

Từ năm 2014, Việt Nam và 4 nước Asean là Thái Lan, Malaysia, Indonexia và Philippines sẽ triển khai. Riêng Việt Nam sẽ triển khai trong 3 năm, từ 2014-2016. Tổng kinh phí cho 5 nước Asean là hơn 2,7 triệu USD.

GIẢM THỦ TỤC CHO TÀU CHỞ HÀNG TẠI ĐBSCL

Ngày 15/09/2014, Cục Hàng hải Việt Nam đã làm việc với Bộ tư lệnh Biên phòng để rà soát lại quy trình thực hiện các thủ tục đối với tàu biển hoạt động vùng ĐBSCL và đi vào Campuchia.

Với các quy định trong Hiệp định vận tải thủy Việt Nam – Campuchia, những vấn đề gì giải quyết được thì tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Những vấn đề còn vướng mắc thì Cục Hàng hải sẽ có báo cáo với Bộ GTVT trình Chính phủ xem xét, nếu cần thiết sẽ kiến nghị sửa đổi một số điều trong Hiệp định.

Hiện tại Bộ GTVT đang triển khai xây dựng kênh Quan Chánh Bố để tàu trọng tải lớn vào sông Hậu, ông Nguyễn Nhật đề xuất Bộ tư lệnh Biên phòng cần sớm xem xét thành lập đồn biên phòng tại đây để tạo thuận tiện cho doanh nghiệp vận tải ra vào sông Hậu.

TÀU VÀO 2 CẢNG TRONG CÙNG VÙNG NƢỚC CHỈ LÀM THỦ TỤC 1 LẦN

Ngày 11/09/2014, Thứ trưởng Bộ GTVT đã chủ trì cuộc họp tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quản lý các vùng nước đan xen giữa hàng hải và thủy nội địa để tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp vận tải. Theo Cục Hàng hải VN và Cục Đường thủy nội địa VN, hàng chục năm qua giữa hai lĩnh vực hàng hải và đường thủy tồn tại ba vướng mắc nổi cộm trong công tác quản lý.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 11

Thứ nhất, cảng biển, khu neo đậu hàng hải nằm trên luồng thủy nội địa quốc gia và ngược lại. Điều này dẫn đến sự không thống nhất trong điều hành hoạt động phương tiện, chồng chéo trong kiểm tra và phát sinh hai lần thủ tục, lệ phí nếu tàu vào cả cảng hàng hải và đường thủy; phát sinh việc không rõ thẩm quyền điều tra, xử lý tai nạn tàu biển.

Thứ hai, hiện có hơn 291km luồng chồng lấn giữa hàng hải và thủy nội địa, hệ thống báo hiệu khác nhau, dẫn đến hoa tiêu dẫn tàu nước ngoài hiện mới chỉ có hoa tiêu hàng hải, nếu đến đoạn đường thủy mà hoa tiêu đường thủy dẫn sẽ gây tốn kém cho chủ tàu.

Thứ ba, hiện không có tiêu chí phân biệt cảng biển với cảng thủy nội địa, thiếu cơ sở pháp lý để phân định loại cảng và quản lý, cá biệt có trường hợp cùng một cảng nhưng một nửa là hàng hải nửa là thủy nội địa.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng chỉ đạo hai Cục thống nhất việc hoa tiêu dẫn tàu biển trên luồng thủy nội địa do hoa tiêu hàng hải thực hiện. Những vùng nước cảng biển có cảng thủy nội địa mà chưa có cảng vụ đường thủy địa phương giao cho Cục Hàng hải VN thí điểm quản lý. Đối với thủ tục, lệ phí, nếu tàu ra, vào các cảng trong cùng một vùng nước chỉ cần làm một lần thủ tục và nộp một lần lệ phí; còn khác vùng nước thực hiện theo quy định hiện hành

CHÍNH PHỦ ĐÃ THÔNG QUA DỰ ÁN SÂN BAY LONG THÀNH

Dự án sân bay Long Thành sẽ được đầu tư theo phương thức xã hội hoá, trong đó Chính phủ cho phép kêu gọi cả nhà đầu tư nước ngoài cùng tham gia.

Quốc hội sẽ là cơ quan cuối cùng quyết định về việc đầu tư dự án sân bay Long Thành, Đồng Nai...

Dự án được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn khởi đầu có công suất thiết kế là 20-25 triệu lượt khách/năm, tổng mức đầu tư xấp xỉ 6 tỷ USD. Giai đoạn 2 là sau khi chúng ta có đủ điều kiện về kinh tế mới thực hiện, nâng công suất lên 60-80 triệu lượt khách/năm. Giai đoạn 2 được thực hiện sau năm 2050. Ở giai đoạn 1 (từ 2020 – 2025), hiện Bộ Giao thông Vận tải đang kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia liên doanh, giảm tối đa kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước. Theo báo cáo của chủ đầu là Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), khái toán tổng số tiền phải chi cho giai đoạn 1 của sân bay là 7,8 tỷ USD. Trong số này tiền từ ngân sách và vay ODA chiếm hơn một nửa. 3,8 tỷ USD còn lại là vốn của doanh nghiệp thông qua liên doanh, liên kết đầu tư theo hình thức hợp tác công – tư (PPP), trong đó nhà nước cho phép tư nhân cùng tham gia đầu tư vào các dịch vụ hoặc công trình công cộng của nhà nước. Để giảm áp lực huy động vốn trong giai đoạn đầu, ACV sẽ phân kỳ đầu tư thành giai đoạn 1a và 1b, trong đó phần 1a đến năm 2023 sẽ giải ngân khoảng 5,6 tỷ USD. Khi đó, nguồn vốn doanh nghiệp huy động là 2,7 tỷ USD. Số còn lại từ ngân sách hoặc vay ODA. Đối với các hạng mục sử dụng nguồn vốn PPP, ACV khẳng định việc Thủ tướng cho phép đưa sân bay Long Thành vào danh mục dự án quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài đến năm 2020 là một thuận lợi. Hiện đang có nhiều nhà đầu tư nước ngoài như tập đoàn ADPi (Pháp), Samsung (Hàn Quốc), Công ty Cảng hàng không Incheon (Hàn Quốc) và một số tập đoàn của Nhật Bản bày tỏ sẵn sàng hợp tác đầu tư vào các hạng mục của dự án dưới nhiều hình thức đầu tư như PPP, BOT.

KHÔNG MỞ RỘNG SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT

UBND TP.HCM vừa có văn bản chính thức báo cáo Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề xuất không mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo UBND TP, sân bay Tân Sơn Nhất có tổng diện tích 1.500ha với 590,48ha diện tích khai thác dân dụng, nằm trong khu vực đô thị có mật độ dân cư cao xung quanh sân bay, là cảng hàng không dân dụng kết hợp với hoạt động quân sự.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 12

Hiện nay, công suất vận chuyển hành khách mỗi năm khoảng 20 triệu người. Với lượng hành khách này, hệ thống giao thông hiện hữu kết nối với sân bay thường xuyên quá tải.

Báo cáo của UBND TP cho biết để nâng tổng công suất lên 50 triệu hành khách/năm thì cần mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía bắc với diện tích bồi thường giải phóng mặt bằng thêm 641ha.

Theo đó, phải di dời 140.000 hộ dân, trong khi TP lại chưa có định hướng di dời tái định cư. Bên cạnh đó, tổng số vốn đầu tư sân bay mới dự kiến 9,152 tỉ USD, trong đó tiền đền bù giải tỏa được tính toán theo giá đất mà UBND TP công bố.

Còn nếu tính tiền bồi thường theo giá đất thị trường, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng còn tăng nhiều hơn khiến tổng mức đầu tư còn tăng cao.

Với quy mô mở rộng sân bay, hệ thống giao thông xung quanh sân bay hiện hữu sẽ bị quá tải dẫn đến ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên diện rộng.

UBND TP cho rằng việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường do ô nhiễm tiếng ồn và khí thải sẽ vượt xa tiêu chuẩn.

Mặt khác, sau khi hoàn thành mở rộng, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ hạn chế rất lớn đến việc thực hiện quy hoạch phát triển đô thị do bị khống chế về tĩnh không, phễu bay.

Vì vậy, việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất là không phù hợp với quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025 đã được Thủ tướng duyệt tại quyết định số 24/QĐ-TTg ngày 6-1-2010

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 13

NGÀNH CẢNG BIỂN

Cảng khu vực Hải Phòng: Hơn 48 triệu tấn hàng hóa qua

Theo Cảng vụ Hàng hải Hải Phòng, đến hết tháng 9, tổng lượng hàng hóa qua khu vực cảng Hải Phòng đạt 48,487 triệu tấn, tăng 20% so với cùng kì năm 2013 và bằng cả năm 2012.

Trong 9 tháng qua, khu vực cảng Hải Phòng tiếp nhận 13.373 lượt tàu biển, tăng 10% so với cùng kì năm 2013 và 8.070 lượt tàu thủy nội địa, tăng 24% so với cùng ki năm ngoái. Đặc biệt, tất cả các loại hàng hóa qua cảng Hải Phòng đều có sự tăng trưởng. Đối với vận tải đường biển, so với cùng kì năm 2013, hàng XK tăng 18%, hàng NK tăng 14%, hàng nội địa tăng 20%.

Riêng hàng container có sự tăng trưởng đột phá khi cảng biển Hải Phòng xếp dỡ 2,4 triệu TEU, tương đương 28,5 triệu tấn, tăng 18% so với cùng kì năm 2013.

Cảng Cửa Lò: nâng cấp luồng cho tàu biển 10.000T

Ngày 27/09/2014, tại tỉnh Nghệ An, Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp chính quyền địa phương tổ chức lễ khởi công dự án "Đầu tư nâng cấp luồng cho tàu biển 10.000 tấn đầy tải vào Cảng Cửa Lò", với tổng kinh phí trên 375 tỷ đồng. Với sự đầu tư này, Cảng Cửa Lò được kỳ vọng trở thành một trong những cửa khẩu quốc tế đường biển lớn nhất ở khu vực Bắc Trung bộ.

Dự án được phân kỳ đầu tư làm hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 với gói thầu “Thi công nạo vét luồng tàu và phao tiêu báo hiệu”, sẽ nạo vét luồng tàu đến âm 7,2m và đầu tư hệ thống phao tiêu báo hiệu đồng bộ, tổng kinh phí gần 180 tỷ đồng. Giai đoạn 2 sẽ xây dựng đê Nam dài 250m với tổng kinh phí trên 196 tỷ đồng. Dự kiến tiến độ thi công của gói thầu số 8 “Thi công nạo vét luồng tàu và phao tiêu báo hiệu” sẽ hoàn thành vào quý I năm 2015. Khi đó, Cảng Cửa Lò sẽ đáp ứng nhu cầu nâng cấp luồng cho tàu biển 10.000 tấn đầy tải ra vào an toàn, thuận lợi, góp phần mở rộng phạm vi xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh của tỉnh Nghệ An như: đá trắng, gỗ dăm… sang các thị trường lớn, cũng như trung chuyển hàng hóa cho các nước trong khu vực.

Cảng Chân Mây: Thoái toàn bộ vốn Nhà nƣớc

Bộ GTVT vừa chấp thuận phê duyệt phương án CPH cảng Chân Mây do Ban chỉ đạo CPH của đơn vị này trình lên. Theo phương án này, sẽ bán 25% vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Vốn điều lệ của đơn vị là hơn 308 tỉ đồng, tổng số cổ phần phát hành lần đầu là 30.862.200 cổ phần, giá khởi điểm dự kiến 10.700 đồng/cổ phần. Cơ cấu công ty cổ phần sẽ gồm Nhà nước nắm giữ 75% cổ phần, các thành phần khác giữ 25% (trong đó bán cho CBCNV 0,92%, bán ra bên ngoài 24,08%).

Dự kiến, việc chào bán cổ phần cảng Chân Mây sẽ được tiến hành vào tháng 10/2014. Tổ chức đại hội cổ đông lần thứ nhất và đăng kí doanh nghiệp cổ phần tháng 12/2014.

Cảng Đà Nẵng: sản lƣợng và doanh thu tăng cao sau 1 tháng cổ phần hóa

Tháng 8 vừa qua, sản lượng hàng thông qua Cảng Đà Nẵng là 577.500 tấn, đưa tổng sản lượng 8 tháng đầu năm 2014 đạt gần 4 triệu tấn, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm 2013. Đặc biệt, sản lượng container 8 tháng chạm con số 148.970 Teus, tăng 43,6 % so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hàng container nội địa đạt 39.393 TEUs, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm trước, một tỷ lệ tăng rất lớn và khả quan. Hàng rời và hàng bao như cát vàng, đất sét, bột đá, bột gia súc, thạch cao, bột sắn đều có tốc độ tăng trên 60%. so với cùng kỳ năm 2013 Doanh thu tháng 8 đạt hơn 42 tỷ VNĐ.

Cảng Quy Nhơn: mở rộng thành cảng trọng điểm khu vực

UBND tỉnh Bình Định vừa phê duyệt đồ án Quy hoạch chi tiết xây dựng, mở rộng cảng Quy Nhơn giai đoạn 2020-2030 và tầm nhìn sau năm 2030.

Trong giai đoạn 2020-2030, tổng diện tích nghiên cứu quy hoạch mở rộng cảng Quy Nhơn là khoảng 95 ha. Trong đó, diện tích thuộc phường Hải Cảng rộng hơn 68 ha; diện tích quy hoạch xây dựng cảng xăng dầu thuộc phường Thị Nại rộng 3 ha; diện tích quy hoạch khu nước, vũng quay tàu của cảng Quy Nhơn và khu cảng hàng lỏng rộng 24 ha.

TIÊU ĐIỂM THÁNG 09/2014 4

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 14

Giai đoạn sau năm 2030 sẽ quy hoạch mở rộng cảng Quy Nhơn sang khu vực phía đông đường Phan Châu Trinh và phía bắc đường Trần Hưng Đạo với diện tích khoảng 21 ha. Sau khi mở rộng cảng Quy Nhơn, dự kiến lượng hàng hóa thông qua cảng sau năm 2020 sẽ đạt từ 15-18 triệu tấn/năm và đạt từ 25-30 triệu tấn/năm giai đoạn sau năm 2030.

Cảng Quy Nhơn là điểm đầu mối của các tỉnh Nam Trung Bộ-Tây Nguyên đến các cửa khẩu của Việt Nam với Lào, Campuchia. Trong những năm gần đây, nhiều hãng hàng hải quốc tế đã chọn cảng Quy Nhơn là điểm trung chuyển hàng hóa quan trọng. Đây là cảng biển có lượng hàng hóa thông qua lớn thứ ba cả nước, sau cảng Hải Phòng (19 triệu tấn) và cảng Sài Gòn (10 triệu tấn). Việc đầu tư phát triển cảng gắn với quy hoạch xây dựng cụm cảng biển Quy Nhơn, Nhơn Hội, Thị Nại, Tân Cảng, Đống Đa. Cụm cảng này được hình thành sẽ có quy mô lớn, uy tín và hiệu quả trong hệ thống cảng biển Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, trở thành đầu mối trung chuyển, trung tâm giao thương kinh tế của tiểu vùng sông Mekong và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

22%

Sở GT-VT Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, tổng khối lượng hàng thông qua cảng trong 9 tháng ướ44,76 triệu tấn, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2013 (44,76/36,68 triệu tấn), trong đó: hàng

container tăng 39% (17,23/12,42 triệu tấn), hàng lỏng không tăng, đạt 11,05 triệu tấn, hàng khô tăng 25% (16,48/13,19 triệu tấn).

Nguyên nhân lượng hàng container tăng đều do hàng xuất nhập khẩu tăng 39% (888/638 ngàn TEUs) và hàng quá cảnh tăng 49% (1,1 triệu/832 ngàn TEUs). Lượng hàng khô tăng chủ yếu do hàng xuất nhập khẩu và hàng quá cảnh, bù đắp lượng giảm của hàng khô nội địa. Riêng hàng lỏng tiếp tục có xu hướng chuyển từ hàng quá cảnh sang hàng nội địa.

Lượng hàng container và hàng khô xuất nhập khẩu tăng cho thấy dấu hiệu tiếp tục phục hồi của nền kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực cảng Bà Rịa – Vũng Tàu, đặc biệt là khu vực Cái Mép – Thị Vải.

Cảng Gò Dầu: đầu tƣ hơn 200 tỷ đồng xây bến tàu

Ngày 23/09/2014, Công ty Cổ phần Cảng Đồng Nai tổ chức lễ khởi công xây dựng bến tàu có khả năng tiếp nhận tàu tải trọng 30.000 tấn tại khu vực Cảng Gò Dầu, Đồng Nai.

Quy mô công trình gồm một cầu cảng chính và một cầu dẫn. Cầu chính dài 250m, rộng 22m, cầu dẫn có chiều dài 32m, rộng 12m. Công trình có tổng mức đầu tư hơn 200 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2015. Khi đưa vào sử dụng, bến tàu sẽ đáp ứng nhu cầu bốc xếp hàng hóa ngày càng tăng của các doanh nghiệp ở Đồng Nai cũng như khu vực Đông Nam bộ.

Hệ thống Cảng Đồng Nai bao gồm Cảng Long Bình Tân và Cảng Gò Dầu với tổng diện tích mặt bằng 443.000 m2, là hệ thống cảng được đầu tư hiện đại, nằm ở vị trí kết nối giao thông đường thủy, đường bộ và hàng không thuận lợi.

Cảng Cát Lái: Chuẩn bị đo thời gian giải phóng hàng

Ban Cải cách hiện đại hóa Hải quan, Tổng cục Hải quan vừa có công văn gửi Hải quan TP HCM về kế hoạch đo thời gian giải phóng hàng tại Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn KV1 (Cảng Cát Lái).

Theo đó, từ ngày 13 - 18/10, Tổng cục Hải quan sẽ đo thời gian giải phóng hàng hóa xuất - nhập khẩu theo hợp đồng thương mại (hàng nhập kinh doanh, xuất kinh doanh) trên tuyến đường biển thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời gian đo sẽ là thời gian xử lý tác nghiệp của cơ quan Hải quan từ khi hàng được vận chuyển đến cảng/cửa khẩu đến khi hàng đã được quyết định thông quan/giải phóng hàng rời khỏi khu vực giám sát hải quan.

Cảng Nhà Rồng Khánh Hội: tăng thêm tàu Container về cảng

Nằm trong kế hoạch phát triển của mình, Công ty cổ phần Vận tải biển Tân Cảng (Tan Cang Shipping) đã tăng cường đưa vào khai thác thêm một tàu container tại Cảng Nhà Rồng Khánh Hội.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 15

Đó là tàu Tan Cang Pioneer có sức chở 600 TEUS. Tàu cập cảng lúc 21 giờ 15 phút ngày 13/9/2014 mang theo 486 TEUS hàng nhập và xuất 511 TEUS. Cảng Nhà Rồng Khánh Hội đã giải phóng hàng nhập và dứt điểm làm hàng xuất lúc 14 giờ 00 ngày 14/9, tàu rời bến lúc 16 giờ 00 cùng ngày, đúng theo kế hoạch làm hàng.

Cùng với tàu Bien Dong Trader có sức chở 700 TEUS, đây là tàu thứ hai của Tan Cang Shipping được khai thác tại Cảng Nhà Rồng Khánh Hội. Như vậy đến thời điểm này, Cảng Nhà Rồng Khánh Hội đã được 3 hãng tàu container nội địa chọn khai thác với tần suất 7 tàu/tuần . Đây là một minh chứng về năng lực cạnh tranh, khả năng khai thác, trình độ quản lý và chất lượng dịch vụ của Cảng Sài Gòn nói chung và Cảng Nhà Rồng Khánh Hội nói riêng.

NGÀNH HÀNG KHÔNG

Ngày 14/11/2014, IPO Vietnam Airlines, Nhà nƣớc giữ 75% cổ phần

Sau Quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa Tổng công ty Hàng không VN (Vietnam Airlines) của Thủ tướng, Tổng công ty cho biết tháng 11 sẽ tổ chức IPO. Song song với quá trình phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng, Vietnam Airlines sẽ phối hợp cùng các nhà tư vấn tài chính quốc tế triển khai công tác bán chiến lược theo các tiêu chí và quy trình do Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định.

Theo Quyết định phê duyệt phương án cổ phần hóa của Thủ tướng, Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam, cổ phần hóa theo hình thức giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Vốn điều lệ của Vietnam Airlines là 14.101.840.000.000 đồng. Tổng số cổ phần phát hành lần đầu là 1.410.184.000 cổ phần, trong đó cổ phần Nhà nước nắm giữ là 75%.

Quyết định cũng nêu rõ, Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Công ty cổ phần kế thừa các quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của Tổng công ty Hàng không Việt Nam trước khi chuyển đổi; được tiếp tục kinh doanh các ngành, nghề hiện Tổng công ty đang thực hiện và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

Tổng số lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp là 10.180 người và toàn bộ số lao động này tiếp tục làm việc tại Công ty cổ phần.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP là Bộ GTVT. Thủ tướng Chính phủ ủy quyền Bộ trưởng Bộ GTVT quyết định mức giá khởi điểm bán đấu giá cổ phần lần đầu; quyết định tiêu chí và lựa chọn nhà đầu tư chiến lược; phê duyệt quyết toán chi phí cổ phần hóa và hướng dẫn thực hiện chuyển Tổng công ty Hàng không Việt Nam thành công ty cổ phần theo đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ GTVT chỉ đạo, chọn thời điểm thích hợp để giảm tỷ lệ phần vốn Nhà nước còn nắm giữ không thấp hơn 65% vốn điều lệ.

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ hướng dẫn Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP quản lý và sử dụng số tiền thu được từ cổ phần hóa để tăng phần vốn Nhà nước khi doanh nghiệp này tăng vốn điều lệ.

Đồng thời, Tổng công ty Hàng không Việt Nam –CTCP được thực hiện các cơ chế chính sách về vay vốn có bảo lãnh theo Nghị quyết số 83/NQ-CP ngày 8/7/2013 của Chính phủ và quyết định của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản số 1567/TTg-CN ngày 18/10/2007, số 1567/TTg-KTN ngày 22/9/2008 về kế hoạch dự án phát triển đội tàu bay.

Dự kiến, IPO Vietnam Airlines với giá khởi điểm 22.300 đồng/cp

Dự án sắp tới hứa hẹn sẽ là dự án lớn với số lượng kỹ sư có tay nghề cao lên tới 1000 người “Chúng tôi hướng đến những dự án đầu tư ở nước ngoài có tiềm năng sinh lợi nhuận. Và chúng tôi sẽ tận dụng những kinh nghiệm từ các dự án trước trong việc tiết kiệm chi phí. Chúng tôi hi vọng kế hoạch cho dự án sẽ hoàn thành sớm nhất có thể trong năm nay” – ông Chun cho biết.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 16

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN

10 hãng tàu container lớn nhất thế giới

Công bố tuyến vận tải ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận và Kiên Giang

Sáng 5/10/2014, tại Cảng Thuận An (tỉnh Thừa Thiên – Huế), Bộ GTVT đã tổ chức lễ công bố tuyến vận tải ven biển từ Quảng Bình đến Kiên Giang. Trước đó, tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình được Bộ GTVT công bố đưa vào khai thác đã phát huy hiệu quả trong vận tải hàng hóa, được các doanh nghiệp vận tải đánh giá cao.

Tuyến vận tải ven biển từ Kiên Giang đến Bình Thuận có chiều dài bờ biển trên 700 km, chiếm 23% chiều dài bờ biển của cả nước. Với 28.600 km sông kênh rạch, trong đó có khoảng 13.000 km có khả năng khai thác vận tải với 25 cửa sông lớn nhỏ, rất thuận lợi cho tàu thuyền ra vào lưu thông sâu vào đất liền, vận chuyển hàng hóa hai chiều với khối lượng lớn đến các tỉnh ven biển để phục vụ cho các nhà máy và khu công nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. Trên tuyến vận tải này, khu vực đồng bằng sông Cửu Long có vị trí quan trọng, là vùng sản xuất nông nghiệp lớn nhất cả nước.

Nối tiếp tuyến này, tuyến vận tải ven biển từ Bình Thuận đến Quảng Bình có chiều dài bờ biển 858 km với 37 cửa sông lớn nhỏ cũng rất thuận lợi cho tàu thuyền ra vào lưu thông sâu vào đất liền vận chuyển hàng hóa hai chiều với khối lượng lớn đến các tỉnh ven biển để phục vụ cho các nhà máy và khu công nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng. Phạm vi hoạt động của tuyến này cách bờ không quá 12 hải lý, dành cho phương tiện thủy nội địa mang cấp SB (sông pha biển). Tuyến vận tải ven biển Quảng Bình - Bình Thuận sẽ nối hai tuyến vận tải ven biển đã đi vào hoạt động là Quảng Ninh - Quảng Bình và Bình Thuận - Kiên Giang, tạo thành tuyến vận tải ven biển thông suốt từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Tuyến “giữa” này đi qua các tỉnh miền Trung: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, đáp ứng nhu cầu kết nối vận tải bằng phương tiện thủy giữa các địa phương miền Trung và phía Nam.

Khai trƣơng tuyến vận tải container Hải Phòng – Hà Tĩnh

Sáng ngày 09/10/2014, tại cảng Chùa Vẽ, Hải Phòng, Cục Hàng Hàng Việt Nam, Cảng Vụ Hải Phòng tổ chức khai trương tuyến vận tải biển bằng container Hải Phòng – Hà Tĩnh.

Tuyến vận tải biển bằng container Hải Phòng – Hà Tĩnh được triển khai dựa trên quá trình tổng kết, đánh giá hiệu quả của tuyến vận tải ven biển đã được thử nghiêm trước đó. Sau gần 3 tháng thử nghiệm tuyến vận tải ven biển đã thực hiện được gần 1/2 triệu tấn hàng dời, tương đương 77.000 lượt xe tải. Tuyến này phù hợp cho tàu SB khai thác.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 17

Cổ phần hóa Vinalines: nhiều đề xuất để đẩy nhanh tái cơ cấu

Thêm 4 đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) được Bộ Giao thông đề xuất bổ sung vào danh sách cho phá sản, ngừng hoạt động.

Đề án điều chỉnh quá trình tái cơ cấu của Vinalines đã được Bộ Giao thông vận tải thông qua và kiến nghị lên Thủ tướng. Theo đó, Tổng công ty đề xuất được phá sản Công ty TNHH Công nghiệp tàu thủy Cà Mau. Doanh nghiệp này hiện có vốn điều lệ 137,7 tỷ đồng với 100% vốn là của công ty mẹ đầu tư. Lý do dẫn tới đề xuất này của Vinalines thay cho việc tiếp tục nắm giữ 100% vốn điều lệ như đề án trước đó là doanh nghiệp đã đình trệ hoạt động sản xuất, kinh doanh, mất cân đối tài chính, không có khả năng trả nợ, không xây dựng được phương án kinh doanh khả thi.

Trước đó Tổng công ty đã cho 2 doanh nghiệp khác là Công ty cổ phần Vận tải dầu khí Falcon và Công ty TNHH MTV Vận tải Viễn dương Vinashinlines thực hiện các thủ tục phá sản với lý do tương tự. Bên cạnh đó, Vinalines cũng đề nghị giải thể, chấm dứt hoạt động sau khi chuyển nhượng xong các dự án đang thực hiện, gồm: Công ty cổ phần Phát triển cảng Bến Đình - Sao Mai; Trường cao đẳng Nghề hàng hải Vinalines; Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines - Đông Đô.

Vinalines giải thích, 3 đầu mối này được thành lập để quản lý một dự án đầu tư. Tuy nhiên, mục tiêu của các dự án này hiện không còn, doanh nghiệp không sinh lợi nên việc chấm dứt hoạt động sẽ giúp cả Tổng công ty và đối tác trút bỏ phần nào gánh nặng tài chính.

Ngoài 3 đầu mối đầu, đến nay, Tổng công ty đã có quyết định chấm dứt hoạt động, giải thể đối với 4 doanh nghiệp khác là Công ty Kinh doanh xăng dầu Vinalines phía Bắc; Công ty Thương mại xăng dầu đường biển; Công ty Hàng hải Vinalines Cần Thơ; Trung tâm Phát triển nhân lực Hàng hải Đông Nam Á. Cùng với việc cho giải thể, phá sản thêm 4 đơn vị, Vinalines cũng xin được thoái vốn sâu hơn tại 10 cảng biển mà tổng công ty đang nắm cổ phần chi phối.

Cụ thể, nếu được Thủ tướng đồng ý, doanh nghiệp sẽ giảm tỷ lệ vốn nắm tại 4 cảng lớn là Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng Sài Gòn từ 75% xuống còn 51%; Điều chỉnh tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ từ 75% xuống còn 49% đối với các cảng: Cần Thơ, Nghệ Tĩnh, Cam Ranh; Giảm tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ xuống dưới 50% thay vì 50 - 65% như hiện nay đối với cảng Khuyến Lương, Năm Căn. Còn tại cảng Nha Trang, Tổng công ty sẽ thoái toàn bộ và chuyển về cho địa phương là tỉnh Khánh Hòa quản lý. Giải thích cho đề xuất này, cả lãnh đạo Bộ Giao thông và Vinalines đều nhìn nhận, việc vẫn giữ cổ phần chi phối trên 50-75% như kế hoạch vừa qua khiến quá trình IPO các cảng biển gần như thất bại khi tỷ lệ bán ra chỉ chưa tới 20% kế hoạch.

Thực tế tại các cảng lớn, dù đặt kế hoạch bán 25% cổ phần nhưng hiện Tổng công ty vẫn đang nắm gần 95% tại cảng Hải Phòng và Đà Nẵng, trong khi tại Cảng Quảng Ninh tỷ lệ này lên đến 98%.

Nếu kiến nghị này được thông qua và quá trình thoái vốn cuối năm nay suôn sẻ, Vinalines nhiều khả năng sẽ có thêm hơn 2.000 tỷ đồng để tái cơ cấu nợ bởi Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc cho phép doanh nghiệp được dùng khoản thu từ IPO các đơn vị thành viên để tái cơ cấu nợ

Samsung xem xét đầu tƣ 950 triệu USD xây nhà máy đóng tàu ở Việt Nam

Theo tin từ Bloomberg, Samsung đang xem xét lựa chọn một trong ba quốc gia châu Á là Việt Nam, Indonesia và Myanmar để xây dựng nhà máy đóng tàu 950 triệu USD.

Sau những thành công khổng lồ thu được từ thị trường điện thoại thông minh, Tập đoàn Samsung tiếp tục mở rộng đầu tư vào lĩnh vực đóng tàu và kỹ thuật với hai công ty thành viên là Samsung Heavy Industries, công ty đóng tàu lớn thứ 3 thế giới và Samsung Engineering, công ty kỹ thuật đầu tiên của Hàn Quốc.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 18

Một phần trong chiến lược kinh doanh của tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc này là kết hợp khai thác hai lĩnh vực thế mạnh của Samsung Heavy và Samsung Engineering. Trước nhu cầu thăm dò và khai thác dầu khí phục vụ sản xuất tăng cao trên toàn thế giới, Samsung Heavy Industries hi vọng sẽ tăng lợi nhuận lên ít nhất 15 tỷ USD vào năm 2015 thông qua các sản phẩm xuất khẩu.

Samsung Heavy Industries có trụ sở chính đặt tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Theo kế hoạch, Samsung Heavy muốn tập trung vào các sản phẩm thăm dò dầu khí và đóng tàu cỡ lớn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh trong nước. Đồng thời xây dựng các nhà máy vệ tinh ở nước ngoài để phục vụ cho việc lắp ráp sản phẩm và giảm chi phí sản xuất.

Hiện nay Samsung Heavy Industries đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy vệ tinh đầu tiên tại nước ngoài. Theo giám đốc tài chính Chun Tae Heung, công ty dự định đầu tư 1.000 tỷ won (tương đương với 950 triệu đô la) để xây dựng nhà máy vào năm 2017.

Một trong ba quốc gia Châu Á là Indonesia, Việt Nam và Myanmar đang được xem xét để lựa chọn đầu tư. Trong đó, Việt Nam vốn đã có sẵn lợi thế là nơi đặt nhà máy của Samsung Electronics, chuyên sản xuất điện thoại và đồ dùng công nghệ trong gia đình.

NGÀNH ĐƢỜNG SẮT

Chính thức khai thác tàu hàng container lạnh 58 giờ

Từ ngày 19/09/2014, Tổng công ty Đường sắt VN (VNR) tổ chức khai thác tàu hàng chuyên chở container lạnh loại 40 feet với hành trình 58 giờ trên tuyến đường sắt Bắc - Nam. Đoàn tàu khởi hành từ ga Yên Viên đến ga Sóng Thần và ngược lại.

Theo đó, tàu hàng chuyên chở loai container bảo ôn có chiều cao gần 2,9 m, dài hơn 12 m và rộng hơn 2,4 m. Tàu hàng chuyên chở container chiều Yên Viên - Sóng Thần mang số hiệu H1, chiều Sóng Thần - Yên Viên mang số hiệu H2. Hai đoàn tàu này lưu hành tốc độ không quá 70 km/h. Tổng trọng đoàn tàu H1/H2 không quá 800 tấn, chiều dài đoàn tàu không quá 325 m, thời gian lữ hành không quá 58 giờ. Trong suốt hành trình, hai đoàn tàu này phải giữ nguyên thành phần, không cắt nối thêm toa xe ở dọc đường và được ưu tiên như đối với tàu khách Thống Nhất. Hàng tuần tàu H1 xuất phát tại ga Yên Viên vào ngày thứ ba, tàu H2 xuất phát tại Sóng Thần vào thứ sáu. Việc đưa vào khai thác tàu hàng chuyên chở container lạnh hành trình 58 giờ thể hiện sự nỗ lực của VNR trong tái cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của của khách hàng.

HOẠT ĐỘNG LOGISTICS

Cần Thơ mời doanh nghiệp Nhật đầu tƣ vào 12 dự án trọng điểm

Tại buổi làm việc với Đoàn doanh nghiệp Nhật Bản thuộc Tổ chức FEC (Nhật Bản) ngày 04/10/2014, thành phố Cần Thơ đã giới thiệu và mời gọi các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào 12 dự án trọng điểm trên các lĩnh vực công nghệ cao, du lịch, trung tâm dịch vụ logistics, hạ tầng khu công nghiệp, bất động sản...

Cần Thơ hiện có năm doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Cần Thơ, trong đó có ba doanh nghiệp đầu tư với hình thức liên doanh với các doanh nghiệp Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc và có hai doanh nghiệp 100% vốn Nhật Bản.

12 dự án trọng điểm Cần Thơ kêu gọi đầu tƣ:

1. Dự án xây dựng hạ tầng Khu công nghiệp Ô Môn, tổng diện tích 317ha tại phường Phước Thới, Quận Ô Môn với tổng vốn đầu tư dự kiến 130 triệu USD

2. Dự án khu Nông nghiệp công nghệ cao 1 tại xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai với diện tích là 45ha, tổng vốn đầu tư dự kiến là 7,9 triệu USD

3. Dự án khu Nông nghiệp công nghệ cao Nông trường sông Hậu, với quy mô 244ha, tại xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ với tổng vốn đầu tư 26 triệu USD

4. Dự án khu Nông nghiệp công nghệ cao - Công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ với diện tích 100ha, tại xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Thạnh với tổng vốn đầu tư dự kiến 10,2 triệu USD

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 19

5. Dự án khu công nghệ thông tin tập trung tai quận Bình Thủy với tổng diện tích xây dựng 100ha, vốn đầu tư dự kiến 34 triệu USD

93ha, với tổng vốn đầu tư dự kiến trên 5.500 tỷ đồng

7. Dự án xây dựng khách sạn, hội nghị tiêu chuẩn năm sao tại cồn Cái Khế, quận Ninh Kiều với tổng vốn đầu tư dự kiến 45,5 triệu USD 8. Dự án Nhà máy sản xuất động cơ và lắp ráp máy nông nghiệp với tổng vốn đầu tư 33 triệu USD

9. Dự án đầu tư xây dựng cảng Cái Cui giai đoạn 2, tại phường Tân Phú, quận Cái Răng với tổng vốn đầu tư dự kiến 33 triệu USD

10. Dự án khu Đô thị đường Võ Văn Kiệt, quận Ninh Kiều với tổng diện tích đất dự án 692ha, vốn đầu tư dự kiến 13.840 tỷ đồng

11. Dự án xây dựng trung tâm dịch vụ logistics với tổng diện tích khoảng 265ha, tại phường Tân Phú, quận Cái Răng

12. Dự án khu du lịch cồn Sơn với diện tích 74,4ha, tại quận Bình Thủy với vốn đầu tư dự kiến là 100 triệu USD.

Trung Quốc quy hoạch phát triển ngành hậu cần trung và dài hạn

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành “Quy hoạch phát triển ngành hậu cần trung và dài hạn (2014-2020),” theo đó đẩy nhanh việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ hậu cần hiện đại, đảm bảo dịch vụ hậu cần cho nhiệm vụ xây dựng xã hội khá giả.

Bản Quy hoạch nhấn mạnh hậu cần (logistics) là ngành mang tính cơ sở, tính chiến lược, hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đẩy nhanh phát triển hậu cần hiện đại có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, chuyển đổi phương thức phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế quốc dân và xây dựng văn minh sinh thái.

Theo văn bản trên, đến năm 2020, Trung Quốc sẽ cơ bản xây dựng được hệ thống dịch vụ hậu cần hiện đại được bố trí hợp lý, kỹ thuật tiên tiến, hiệu quả cao, bảo vệ môi trường và an ninh trật tự; từng bước nâng cao mức độ xã hội hóa và chuyên nghiệp hóa ngành hậu cần, tăng cường sức cạnh trạnh của các doanh nghiệp trong ngành này, nâng cao hiệu quả vận hành và phương thức vận hàng cơ sở hạ tầng hậu cần, giảm tỷ lệ tổng kinh phí chi cho hậu cần của toàn xã hội trong tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) từ 18% năm 2013 xuống khoảng 16%.

Quy hoạch cũng yêu cầu thực hiện các biện pháp đảm bảo liên quan, đi sâu cải cách mở cửa, hoàn thiện chế độ pháp quy, quy chuẩn hóa trật tự thị trường, tăng cường quản lý giám sát, hoàn thiện chính sách hỗ trợ, mở rộng các kênh đầu tư tài chính, tăng cường công tác thống kê, tăng cường bồi dưỡng nhân tài và nghiên cứu lý luận, phát huy vai trò của hiệp hội ngành nghề.

Ủy ban Phát triển cải cách quốc gia (NDRC) cung cần tăng cường công tác chuẩn bị, phối hợp, cùng với các bộ ngành liên quan nghiên cứu, đưa ra kế hoạch hành động 3 năm thúc đẩy phát triển ngành hậu cần.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 20

FEDEX VIỆT NAM MANG CƠ HỘI HỌC TẬP ĐẾN TRẺ EM VÙNG ĐBSCL

FedEx Express, công ty con của Tập đoàn FedEx đã tổ chức tuần lễ FedEx Cares Week với hoạt động trao tặng học bổng toàn phần cho các em học sinh tại Đồng Tháp và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long hợp tác cùng Quỹ học bổng Việt Nam (VNSF).

Tại Trường Tiểu học Mỹ An Hưng B, tỉnh Đồng Tháp, các tình nguyện viên FedEx cùng với Quỹ học bổng Việt Nam đã trao tặng xe đạp, sách vở và trang thiết bị cho phòng đọc sách của trường, cũng như trao 137 suất học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhưng có thành tích học tập xuất sắc trong nhiều năm.

Hoạt động của FedEx Express nằm trong khuôn khổ tuần lễ FedEx Cares Week diễn ra từ 20-28/9 hàng năm, với khoảng 1.000 tình nguyện viên FedEx từ 12 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương (Australia, Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam) tham gia hỗ trợ các tổ chức địa phương trong 37 dự án cộng đồng trên toàn khu vực.

Đây là một phần trong dự án toàn cầu của FedEx với sự tham gia của các nhân viên FedEx trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, FedEx hỗ trợ các chương trình hướng đến cộng đồng bao gồm chương trình chăm sóc y tế Heartbeat Việt Nam mang những phòng khám di động đến với những trẻ em tại những tỉnh vùng sâu vùng xa, và ORBIS, bệnh viện mắt bay duy nhất trên thế giới đến chữa trị và ngăn ngừa bệnh mù lòa cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.

DHL EXPRESS CÔNG BỐ ĐIỀU CHỈNH GIÁ CƢỚC 2015

Ngày 24/09/2014, DHL Express, nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế hàng đầu thế giới, vừa công bố việc tăng giá chung trung bình trên toàn cầu, có hiệu lực từ 1/1/2015. Tại Việt Nam, mức tăng giá trung bình sẽ vào khoảng 4.9%.

DHL Express điều chỉnh mức giá mỗi năm thông qua việc xem xét tỷ lệ lạm phát và các chi phí phát sinh khác tại mỗi quốc gia trong số hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ mà công ty hoạt động. Mức điều chỉnh sẽ khác nhau giữa các quốc gia, tùy thuộc vào từng địa phương, và sẽ áp dụng cho tất cả các khách hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng.

DHL RÓT 10 TRIỆU USD VÀO THỊ TRƢỜNG CHUYỂN PHÁT VIỆT NAM

Ngày 19/09/2014, Công ty TNHH chuyển phát nhanh DHL - VNPT (thành viên Tập đoàn DHL tại Việt Nam) đã khai trương Văn phòng chính và Trung tâm khai thác phía Nam tại số 6 đường Thăng Long, quận Tân Bình, TP.HCM. Dự án này có tổng mức đầu tư 10 triệu USD và là khoản đầu tư lớn nhất của DHL từ khi “ông lớn” trong lĩnh vực chuyển phát nhanh này có mặt tại thị trường Việt Nam cách đây 26 năm.

Cơ sở mới này có diện tích 4.900 m2, trong đó có tòa nhà văn phòng 3 tầng và trung tâm khai thác có diện tích gấp đôi so với trước đây.

Trung tâm khai thác được trang bị nhiều dây chuyền, thiết bị hiện đại nhất, nhằm giảm thiểu số lần khiêng vác xử lý kiện hàng từ đó giảm thiểu tỷ lệ hư hỏng và tăng gấp đôi khả năng xử lý hàng hóa cho khu vực phía Nam.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY LOGISTICS 5

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 21

Ngoài ra, để giữ cam kết bảo vệ môi trường, tòa nhà được trang bị hệ thống chiếu sáng đèn LED hiện đại, ước tính giúp giảm 30% lượng điện năng tiêu thụ và khí thải carbon,...

Hiện nay, ngoài 2 Trung tâm khai thác tại Hà Nội và TP.HCM, DHL còn các trạm trung chuyển tại Hải Phòng, Đà Nẵng, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu. Tăng trưởng của DHL tại thị trường Việt Nam nhiều năm qua luôn ở mức 2 con số và mức đầu tư 10 triệu USD lần này đảm bảo cho sự tăng trưởng trong nhiều năm tới. DHL - NVPT Express hiện có 1 máy bay chuyên dụng đến TP.HCM mỗi ngày, 134 phương tiện vận chuyển, hơn 400 nhân viên đạt tiêu chuẩn quốc tế đang làm việc và thực hiện hơn 10.000 đơn hàng mỗi ngày...

Từ năm 2007, DHL hợp tác với VNPT để thành lập liên doanh DHL-NVPT Express. Thông qua sự hợp tác này mà các khách hàng ở vùng sâu, vùng xa đã được phục vụ nhanh, hiệu quả hơn. Đây cũng là mô hình mà DHL thực hiện ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ từ trước đến nay. Được biết, sự tăng trưởng của liên doanh này luôn ở mức cao trong nhiều năm qua. Cùng với đó là sự đầu tư thêm các trung tâm giao dịch, trạm trung chuyển, điểm cung cấp dịch vụ…trong cả nước. Tổng vốn đầu tư của DHL tại thị trường tính đến cuối năm 2013 là khoảng 27 triệu USD.

DHL được sở hữu bởi Tập đoàn Deutsche Post DHL, mạng lưới toàn cầu của DHL kết nối hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ với khoảng 315.000 nhân viên. Tổng doanh thu của DHL trong năm 2013 là trên 55 tỷ Euro.

DHL BẮT TAY CLB BAYERN MUNICH

DHL đã trở thành đối tác bạch kim chính thức và cũng là đối tác hậu cần quốc tế và thương mại điện tử toàn diện của Câu lạc bộ bóng đá Bayern Munich (FC Bayern Munich - Đức).

Hợp đồng có thời hạn 6 năm, đến năm 2020 này, vừa được công bố tại sân vận động Allianz Arena, Thành phố Munich.

Trong một phần của thỏa thuận này, DHL đạt được nhiều quyền lợi quảng cáo cùng với điều khoản hợp tác độc quyền trong lĩnh vực logistics, các giải pháp thương mại điện tử toàn diện, và các hoạt động chuyển phát thư truyền thống cho FC Bayern Munich. Những quyền lợi này bao gồm quay quảng cáo, các sự kiện PR, và quyền sử dụng logo đối tác.

Trong nhiều năm qua, việc tài trợ các sự kiện thể thao đóng một vai trò quan trọng trong khâu quảng bá thương hiệu được triển khai bởi hai thương hiệu cốt lõi của Deutsche Post DHL.

Trong nhiều năm qua, Tập đoàn Deutsche Post đã là đối tác quan trọng của Hiệp hội Bóng đá Đức (DFB), và là nhà tài trợ chính thức Cúp quốc gia và đội tuyển bóng đá nam quốc gia của hiệp hội.

Trong giai đoạn đầu của quá trình hợp tác, người hâm mộ và du khách đến sân vận động Allianz Arena ở Thành phố Munich có thể sử dụng Quầy dịch vụ DHL để gửi hàng hóa trực tiếp từ cửa hàng chính của câu lạc bộ Bayern (FC Bayern Megastore) đến nhà của họ.

DHL VIỆT NAM TỔ CHỨC NGÀY TÌNH NGUYỆN TOÀN CẦU 2014

DHL, nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh và hậu cần hàng đầu thế giới, vừa tổ chức nhiều hoạt động khác nhau vào trung tuần tháng 9 tại Hà Nội và TPHCM trong khuôn khổ Ngày Tình nguyện toàn cầu 2014. Năm nay, DHL Express Việt Nam tổ chức 2 hoạt động hỗ trợ cộng đồng. Trong đó, hoạt động "Hiến máu tình nguyện" nhận được sự tham gia của 160 cá nhân, gồm Ban giám đốc, cán bộ quản lý và nhân viên của DHL Express Việt Nam, đã quyên góp tổng cộng 89 đơn vị máu tặng Bệnh viện Truyền máu Huyết học. Trong khi hoạt động "Hội chợ từ thiện" gây quỹ 50 triệu đồng tiền mặt và các hiện vật từ nhân viên DHL để gửi tặng các tổ chức từ thiện.

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 22

Song hành cùng DHL Express, DHL Supply Chain và DHL Forwarding đã phối hợp tổ chức sự kiện "Chạy vì trẻ em". Tại sự kiện này, 2 công ty đã đóng góp 30 triệu đồng vào 2 quỹ bảo trợ của Báo Thanh Niên. Ngoài ra, các tình nguyện viên tham gia vào sự kiện này đã quyên góp cho tổ chức từ thiện bằng cách mua nước, khăn hoặc bánh mì tại các trạm có đặt thùng quyên góp từ thiện.

Ngày Tình nguyện toàn cầu là một chương trình tình nguyện được phối hợp thực hiện phạm vi toàn cầu, thể hiện qua 3 chương trình Trách nhiệm cộng đồng cốt lõi của tập đoàn, trong đó tập trung vào bảo vệ môi trường (GoGreen), tăng cơ hội giáo dục và việc làm cho thanh niên (GoTeach) và hỗ trợ cộng đồng (GoHelp).

TÂN CẢNG SÀI GÕN ĐẦU TƢ XÂY CẢNG CONTAINER TẠI CẦN THƠ

Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp Cần Thơ vừa cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH một thành viên Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đầu tư xây dựng cảng container tại Khu công nghiệp Thốt Nốt (Cần Thơ). Với tổng mức đầu tư gần 142 tỷ đồng (6,6 triệu USD), Cảng có khả năng bốc dỡ khoảng 15.000 container và 25.000 tấn hàng rời mỗi năm. Dự án có mục tiêu thu gom, tập kết, thông quan hàng hoá của TP. Cần Thơ và các tỉnh lân cận. Dự kiến, Dự án sẽ được khởi công xây dựng trong tháng 9/2014 và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2015.

TÂN CẢNG SÀI GÕN KHAI TRƢƠNG THƢ VIỆN TẠI CẢNG CÁT LÁI

Sau 05 tháng triển khai xây dựng, với sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Tổng công ty; sự tư vấn của Nhà sách Văn Lang, Thư viện Trường ĐH KHXH & Nhân văn, Thư viện Trường ĐH giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh. Sáng 03/9/2014, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn long trọng tổ chức khai trương Thư viện tại cảng Tân cảng Cát Lái.

Với tổng diện tích: 196 m2, 44 chỗ ngồi, Thư viện được trang bị 38 máy vi tính 01 máy máy in, scanner; 02 máy Máy quét mã vạch; 03 màn hình Tivi 50 inch; 3.604 nhan đề, 6.890 bản sách in thuộc các thể loại Kinh tế, chính trị, kỹ năng mềm, quản trị kinh doanh, kỹ thuật hàng hải, ngoại ngữ, văn học…; 47 nhan đề Báo, tạp chí in; 18.347 nhan đề Báo, tạp chí điện tử; 158 nhan đề tài liệu điện tử của Nhà xuất bản tổng hợp Tp.Hồ Chí Minh; 16 nhan đề tài liệu ngoại văn về logistics và vận tải biển; 1826 báo cáo, và hơn 50.000 luận văn ở các lĩnh vực kinh doanh, khoa học, giáo dục, tâm lý học… cùng các cơ sở dữ liệu

trực tuyến: Proquest, SpringerLink, Business Expert

Press, dữ liệu tiêu chuẩn quốc tế, dữ liệu nhãn hiệu hàng hóa, dữ liệu tiêu chuẩn Việt Nam, dữ liệu bài trích tạp chí… Toàn bộ nguồn thông tin của Thư viện được quản lý bởi phần mềm tiên tiến hiện đại.

Việc đưa Thư viện của Tổng công ty vào hoạt động giúp CB-CNV, CS, người lao động xây dựng thói quen đọc và giáo dục kỹ năng đọc, kỹ năng khai thác tri thức để hình thành Văn hóa đọc, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững tri thức của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn.

TÂN CẢNG SÀI GÒN VÀ VINAMILK KÝ KẾT HỢP ĐỒNG CUNG CẤP DỊCH VỤ LOGISTICS

Ngày 23/9/2014, tại cảng Tân Cảng - Cát Lái, Tân Cảng Sài Gòn đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ logisitics cho Công ty sữa Việt Nam Vinamilk. Từ đây, TCSG tiếp tục khẳng định quyết tâm phát triển trụ cột kinh doanh thứ 2 của mình – Logistics.

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của 2 Thương hiệu Quốc gia: Tân cảng Sài Gòn và Vinamilk; đồng thời thể hiện sự hợp tác quan trọng giữa Tổng

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 23

công ty TCSG – Nhà khai thác cảng container, cung cấp dịch vụ logistics, vận tải biển lớn nhất Việt Nam với Công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk – Thương hiệu số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người, nhằm đẩy mạnh phát triển Trụ cột Logistics của TCT TCSG, cũng như không ngừng củng cố, nâng cao niềm tin của người tiêu dùng về sản phẩm dinh dưỡng Vinamilk khi được Tân cảng Sài Gòn cung cấp dịch vụ logistis.

Theo hợp đồng được ký kết, từ tháng 10/2014, Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn sẽ chính thức trở thành nhà cung cấp dịch vụ Logistics cho Vinamilk trên phạm vi toàn quốc.

DEPOT NHƠN TRẠCH GIẢM 70KM VẬN CHUYỂN TẠI CÁC KCN PHÍA ĐÔNGN TP.HCM

Sáng 01/10 vừa qua, ICD Biên Hòa và Interlog vừa công bố Khu Depot đầu tiên tại KCN Nhơn Trạch. Đây cũng đồng thời là Depot đầu tiên trong bán kính 35km từ cảng Cái Mép, giúp tạo thêm một giải pháp mới cho logistics hàng hóa khu vực phía Đông TPHCM. Sự ra đời của Nhơn Trạch Depot được kỳ vọng sẽ tạo được nhiều thuận lợi cho DN XNK và giảm lưu lượng hàng hóa tại hai cảng Cát Lái và Cái Mép.

Hiện nay có một thực trạng tại khu vực cụm cảng biển số 5 (Cảng biển Đông Nam Bộ gồm: TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh lân cận) là thiếu depot trong bán kính 35km gần cảng Cái Mép, hàng hóa vẫn tập trung chủ yếu tại TP.HCM dẫn đến tình trạng kẹt cảng và kẹt đường. Do đó, Nhơn Trạch Depot được ra đời dưới sự hợp tác giữa Công ty Cổ phần Giao nhận tiếp vận quốc tế Interlog và Công ty Cổ phần Logistics Tín Nghĩa – ICD Biên Hòa sẽ góp phần hoàn thiện chuỗi cung ứng cho việc vận chuyển hàng hóa từ cảng biển về nhà máy và ngược lại.

Nhơn Trạch Depot đã hình thành nên “Mô hình vận tải mới” cho khu vực Nhơn Trạch, Long Thành, Mỹ Xuân, Gò Dầu, góp phần điều chỉnh hợp lý lưu lượng tại các cảng TP.HCM và Cái Mép (Bà Rịa – Vũng Tàu). Theo mô hình vận tải mới này, cự ly và thời gian mà các đội xe phải vận chuyển container đến nhà máy và cảng biển sẽ được giảm bớt. Nhơn Trạch Depot góp phần thúc đẩy khách hàng XNK trực tiếp, kết nối đường bộ qua cảng Cái Mép, giảm chi phí chuyển tải xà lan đường sông giữa cảng Cái Mép – Cát Lái. Đặc biệt, điều này còn tạo cơ hội phát triển khách hàng mới tại khu công nghiệp Nhơn Trạch (Đồng Nai) và các khu công nghiệp lân cận. Trong giai đoạn kế tiếp, Nhơn Trạch Depot sẽ cung cấp thêm các dịch vụ hỗ trợ cho đội xe bao gồm: bãi đậu đầu kéo, rơ-moóc, dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, phòng tạm trú cho các tài xế, phụ xe…

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 24

PTSC THỰC HIỆN CÁC DỊCH VỤ LOGISTICS CHO DỰ ÁN LỌC HÓA DẦU NGHI SƠN

Mới đây, PTSC Thanh Hóa đã đưa vào sử dụng nhà xưởng có diện tích mặt bằng khoảng 27 ha nhằm phục vụ việc tập kết, lưu giữ máy móc, thiết bị cơ khí cho Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Dự kiến, ngày 22/9, cảng Nghi Sơn sẽ đón chuyến tàu đầu tiên vận chuyển đường ống dẫn dầu (với tổng chiều dài khoảng 35 km) và đến cuối năm 2014, sẽ đón tàu chở thiết bị siêu trường, siêu trọng của Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn.

Được biết, PTSC Thanh Hóa đã ký kết hợp đồng nguyên tắc với Công ty TNHH liên doanh Lọc hóa dầu Nghi Sơn về việc cung cấp các dịch vụ logistics phục vụ thi công Dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn. Ước tính, có hơn 1 triệu tấn thiết bị phục vụ cho việc thực hiện Dự án sẽ được bốc dỡ, tập kết thông qua cảng Nghi Sơn.

GEMADEPT LOGISTICS

Hoạt động tiêu biểu của GLC trong tháng 09/2014:

- Hoạt động DC:

+ Cả 4 DC đang hoạt động của GLC luôn hoạt động tối đa công suất, sản lượng bình quân từ 18.000- 20.000 CBM/tuần/DC

+ Tất cả các trang thiết bị đều đã được đầu tư để chuẩn bị cho mùa cao điểm cuối năm

+ Công tác training đã được thực hiện tốt ở các bộ phận, sẵn sang đáp ứng KPIs của các khách hàng

+ Tổ chức thành công buổi Go-Live đánh dấu hoàn thiện triển khai Hệ thống quản lý RF Barcode đến các khách hàng lớn như Masan, Yazaki, Samsung,…

- Hoạt động TDV: Hiện tại, nhu cầu xe đang lên rất cao, đội xe phải thuê thêm xe ngoài để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các khách hàng. Đến thời điểm này, GLC đã nhận thêm về 10 chiếc xe tải nhẹ, nâng tổng số lượng xe tải nhẹ của GLC lên hơn 30 chiếc.

- Hoạt động xây dựng thƣơng hiệu: Đơn vị đã triển khai dự án xây dựng nhân diện thương hiệu mới đồng nhất cho GLC bao gồm việc sử dụng các màu sắc hình ảnh, Logo, tên công ty, letter head, đồng phục, văn phòng, nhà kho, đội xe, container, website, form biểu mẫu và các ấn phẩm văn phòng,… với những thiết kế chuyên nghiệp và đồng bộ được thiết kế bởi công ty Attention VN. Cùng với bộ nhận diện thương hiệu mới và chất lượng dịch vụ vượt trội, GLC định hướng trở thành công ty 3PL dẫn đầu thị trường trong nước và khu vực, có trình độ quản trị, công nghệ và trình độ nguồn nhân lực cao và cơ sở hạ tầng trang thiết bị logistics hiện đại, rộng khắp, có sức cạnh tranh cao và sẽ là đơn vị chủ lực core business, một hình ảnh biểu tượng của Tập đoàn Gemadept.

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 25

CÁC NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ CHUỖI CUNG ỨNG TINH GỌN

Nguyên tắc thiết kế được chia thành 3 mục: bố trí tinh gọn, kế hoạch sản xuất tinh gọn và chuỗi cung ứng tinh gọn

- Bố trí tinh gọn và Kế hoạch sản xuất tinh gọn gồm tập hợp nguyên tắc liên quan đến các quá trình sản xuất bên trong doanh nghiệp

- Chuỗi cung ứng tinh gọn áp dụng quan điểm tinh gọn cho toàn bộ chuỗi cung ứng.

* Bố trí tinh gọn (Lean layouts)

- Bố trí nhà máy được thiết kế để đảm bảo dòng công việc cân bằng với mức tồn kho sản phẩm dở dang WIP thấp nhất.

- Bảo trì ngăn ngừa (Preventive maintenance) được tập trung để tránh thời gian hỏng hóc.

a. Công nghệ nhóm (Group technology - GT):

Các chi tiết tương tự nhau được nhóm lại thành cụm gia đình (families) và các quá trình phải tạo ra các chi tiết mà những chi tiết đó được sắp xếp vào một tổ sản xuất (manufacturing cell). Loại bỏ thời gian vận chuyển và chờ giữa các hoạt động, giảm lượng tồn kho và giảm số lao động.

b. Chất lượng tại nguồn (Quality at the source): Làm đúng ngay từ đầu và nếu có vấn đề sai sót gì xảy ra thì phải dừng quá trình lại ngay tức khắc

- Công nhân trở thành người kiểm tra, tự chịu trách nhiệm với chất lượng kết quả của họ. - Người lao động tập trung vào một phần của công việc tại một thời điểm, do đó vấn đề chất lượng được phát hiện. Nếu tốc độ quá nhanh,

. - Công nhân được trao quyền tự bảo trì cho đến khi sự cố được khắc phục.

c. Sản xuất kịp thời (JIT hay Sản xuất đúng thời hạn): Sản xuất cái cần sản xuất, đúng lúc cần và không sản xuất thêm.

- Bất cứ thứ gì vượt qua mức tối thiểu đều được xem là lãng phí - Thường áp dụng đối với sản xuất lặp lại - Ý tưởng quy mô lô nhỏ (1 lô) - Nhà cung cấp chuyển hàng vài lần trong 1 ngày - Tối thiểu đầu tư vào tồn kho và rút ngắn thời gian chờ. - JIT bộc lộ nhiều vấn đề khác về tồn kho

* Kế hoạch sản xuất tinh gọn

Sản xuất tinh gọn cần kế hoạch sản xuất ổn định.

- Level Schedule: (Kế hoạch sản xuất bình chuẩn hóa) là kế hoạch kéo nguyên vật liệu vào dây chuyền lắp ráp cuối cùng với tốc độ không đổi.

- Freeze window: thời gian kế hoạch cố định và không có sự thay đổi nào

- Backflush: các chi tiết tập hợp thành đơn vị sản phẩm thì chúng được xóa khỏi tồn kho định kỳ và tính vào trong sản xuất

- Uniform plant loading: quá trình san bằng luồng sản xuất để giảm những đợt phản ứng thường phát sinh do sự thay đổi tiến độ.

.

Back

GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ LOGISTICS 6

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 26

WORLD BANK: VIỆT NAM ĐANG HỘI NHẬP SÂU HƠN VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

Theo báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á-Thái Bình Dương của World Bank, Việt Nam đang ngày càng tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu nhờ kim ngạch xuất khẩu tăng cao.

Theo World Bank, mức độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của một quốc gia được đánh giá thông qua tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu đóng góp vào tổng giá trị gia tăng của quốc gia đó. Ở Việt Nam, trong 9 tháng năm 2014, kim ngạch xuất khẩu đã tăng 14,1% và hứa hẹn cả năm xuất siêu khoảng 1,5 tỷ USD.

World Bank nhận định, Việt Nam chỉ nhập khẩu các sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, lắp ráp như máy móc thiết bị phụ tùng, nguyên phụ liệu dệt may, chất dẻo … Trong khi đó, xuất khẩu đang tăng trưởng mạnh và đóng góp khoảng 41% vào tổng GDP của cả nước. Quan trọng hơn, các công ty nội địa được hưởng lợi về công nghệ, kỹ thuật, cơ sở hạ tầng từ các công ty nước ngoài thông qua đầu tư FDI.

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn do các nền kinh tế lớn biến động, Việt Nam không tránh khỏi những ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, khi kinh tế toàn cầu phục hồi, xuất khẩu của Việt Nam và các nước Đông Nam Á hứa hẹn sẽ hưởng lợi. Bên cạnh đó, các quốc gia cần phải có các chính sách điều chỉnh giá cả phù hợp để tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của nước mình.

Báo cáo của World Bank cũng chỉ rõ, Trung Quốc, Malaysia, Việt Nam và Campuchia sẽ là những quốc gia hưởng lợi về xuất khẩu khi kinh tế toàn cầu hồi phục. Mức độ hưởng lợi sẽ phản ánh vai trò của từng quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng. Năng lực sản xuất điện còn nhiều hạn chế. Trong 2 thập kỷ qua, năng lực sản xuất điện của Việt Nam mới tăng 10%. Chất lượng và hệ thống đường giao thông còn nhiều yếu kém, chưa đủ năng lực phục vụ sản xuất công nghiệp. Việc phân bổ nguồn lực và thực hiện các dự án còn hạn chế, đặc biệt là các dự án giao thông trọng điểm có vốn đầu tư nhà nước thường bị "đắp chiếu" dài ngày.

Đánh giá chung về các nền kinh tế khu vực Đông Á, không tính Trung Quốc, World Bank cho rằng, các quốc gia đang phát triển ở Đông Á sẽ tăng trưởng 4,8% trong năm nay; trước khi tăng tốc lên mức 5,3% trong năm 2015. Khu vực này hưởng lợi nhờ xuất khẩu tăng và quá trình điều chỉnh nội địa được hoàn thành.

Các chuyên gia của World Bank cũng nhận định, mặc dù toàn bộ khu vực này sẽ được hưởng lợi nhiều hơn bất cứ khu vực nào nhờ sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu nhưng tác động tới các nước khác nhau sẽ khác nhau, tùy thuộc vào môi trường đầu tư và xuất khẩu.

Đồng thời, World Bank cũng cảnh báo, còn nhiều điều bất trắc có thể ảnh hưởng tới tăng trưởng của khu vực. Các nền kinh tế có thu nhập cao, đặc biệt là ở khu vực đồng euro và Nhật Bản, có thể phải đối mặt với những rủi ro tiêu cực trong ngắn hạn. Các điều kiện về tài chính trên toàn cầu có thể sẽ được thắt chặt một cách đáng kể, và những căng thẳng về chính trị ở quy mô quốc tế và khu vực có thể làm ảnh hưởng tới triển vọng tăng trưởng. Khu vực này cũng vẫn tiếp tục dễ bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm tăng trưởng mạnh từ Trung Quốc.

XU HƢỚNG LOGISTICS 7

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 27

ĐÀ NẴNG ĐỊNH HƢỚNG TRỞ THÀNH TRUNG TÂM LOGISTICS CỦA KHU VỰC

Đó là khuyến nghị của TS. Nguyễn Đình Cung – Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương tại Hội thảo phát triển DN Đà Nẵng do UBND Đà Nẵng tổ chức mới đây nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia kinh tế, các DN và các sở, ban, ngành liên quan về Đề án Phát triển DN Đà Nẵng đến năm 2020.

Theo Phó Giám đốc Sở KHĐT Đồng Thị Bích Chính, dự thảo Đề án đã dựa trên sự khảo sát, nghiên cứu và phân tích cụ thể về tình hình thực tế để đưa ra định hướng, mục tiêu phát triển DN thành phố đến năm 2020, trong đó yêu cầu đạt tốc độ phát triển số lượng DN tăng thêm bình quân 10%/năm, giải quyết việc làm bình quân 31.000 người/năm, tổng vốn đầu tư từ khu vực DN chiếm từ 65-70% tổng vốn đầu tư trên địa bàn thành phố, khu vực DN đóng góp khoảng 75-85% tổng thu ngân sách của thành phố.

Đề án cũng đưa ra định hướng phát triển theo ngành nghề và định hướng phát triển theo không gian dựa trên nền tảng phát triển sẵn có như công nghiệp chế tạo, chế biến, dệt may, da giày, hoá chất, cao su, nhựa, phát triển các ngành dịch vụ, nông nghiệp…; phát triển DN hoạt động theo lợi thế cạnh tranh của từng quận, huyện…

Tuy nhiên, theo TS. Nguyễn Đình Cung, việc chia cắt không gian phát triển tạo sự manh mún, cát cứ không cần thiết; các ngành nghề sẽ phát triển một cách tự nhiên, theo nhu cầu của DN và xã hội chứ không phải là ý kiến chủ quan của chính quyền thành phố.

“Để phát triển DN, Đà Nẵng nên tiếp cận bằng phương pháp “đồng hành cùng DN”, chia sẻ những khó khăn và cho họ thấy chúng ta đang phục vụ họ. Chính quyền phải trở thành “đối tác” của DN, chủ động cung cấp các dịch vụ hành chính công, giảm bớt chi phí cho DN bằng cách giảm thủ tục hành chính; thực thi các chính sách, pháp luật thật tốt, giảm rủi ro về pháp lý cho DN, và đặc biệt, đội ngũ cán bộ của ngành phải có kỹ năng về kinh doanh, tài chính chứ không chỉ đơn thuần các kỹ năng quản lý”, TS Cung chia sẻ.

Về định hướng phát triển ngành nghề, theo TS Nguyễn Đình Cung, Đà Nẵng cần phải lựa chọn hướng đi thích hợp hơn, thay vì chọn ưu tiên các ngành như dệt may, da giày, cơ khí.. - những lĩnh vực không phải là thế mạnh, thì nên tập trung phát triển các ngành dịch vụ, du lịch, thương mại - những lĩnh vực có giá trị gia tăng cao.

Với những lợi thế của mình, Đà Nẵng nên đưa ra định hướng trở thành trung tâm logistics của khu vực, đủ khả năng làm tất cả các công việc liên quan đến cung ứng, vận chuyển, theo dõi sản xuất, kho bãi, thủ tục hải quan, phân phối… điều mà hầu như chưa có tỉnh thành nào tại khu vực miền Trung làm được.

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Võ Duy Khương ghi nhận những ý kiến đóng góp đầy nhiệt huyết, trách nhiệm, khoa học và có nhiều sáng tạo của các các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế, nhà quản lý, các hội, hiệp hội DN và cộng đồng DN thành phố; đồng thời đề nghị ban soạn thảo tiếp thu đầy đủ các ý kiến của các đại biểu, sớm hoàn chỉnh đề án.

UBND Đà Nẵng sẽ tiếp tục rà soát, xem xét lại tính khả thi của các kế hoạch, chương trình hỗ trợ DN đã ban hành, đồng thời đề xuất các giải pháp, chính sách mới, cụ thể và hiệu quả hơn. Thành phố cam kết thực hiện và đổi mới các cơ chế, chính sách nhằm giảm thiểu các rào cản, tạo động lực và môi trường thuận lợi cho DN phát triển bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh...

Back

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 28

DIỄN ĐÀN “NGÀY NHÀ MÁY FDI HỘI TỤ”

Thời gian: Ngày 28/10/2014

Địa điểm: khu Công nghiệp, Đô thị Việt Nam-Singapore (VSIP) tỉnh Bắc Ninh

Đơn vị tổ chức: sự hỗ trợ của UBND tỉnh Bắc Ninh và Công ty TNHH Phát triển Thành phố Thương mại Á Châu (ATC), Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Nội dung: Diễn đàn sẽ tập trung cập nhật, thảo luận về tình hình kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư Việt Nam và định hướng thu hút FDI trong thời gian tới, cũng như các cách thức tăng cường hợp tác giữa các nhà máy FDI và các tập đoàn đa quốc gia. Sự kiện sẽ giúp các nhà sản xuất, lắp ráp là các tập đoàn đa quốc gia gặp gỡ, trao đổi thông tin với các nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng, nguyên vật tư kỹ thuật trong các lĩnh vực như công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ nội địa hoá các ngành công nghiệp điện tử, cơ khí chế tạo, ô tô, xe máy

Mục đích: tạo cơ hội cho các nhà sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại các tỉnh phía Bắc tăng cường hợp tác, mở rộng sản xuất, kinh doanh; đồng thời thực hiện Chỉ thị 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Khách mời dự kiến: đại diện từ Chính phủ, các bộ ban ngành liên quan, các tỉnh thành trên cả nước, các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế và hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài, và khoảng 200 nhà sản xuất FDI đến từ Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương…và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước.

HỘI NGHỊ ĐỐI THOẠI VỚI DOANH NGHIỆP NĂM 2014 VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ HẢI QUAN

* Tại Hà Nội:

Thời gian: Bắt đầu từ 7g30, Thứ năm, ngày 30 tháng 10 năm 2014

Địa điểm: Hội trường Văn Miếu, Khách sạn Pullman, 40 Cát Linh, HN

* Tại TP. Hồ Chí Minh:

Thời gian: Bắt đầu từ 7g30, Thứ năm, ngày 06 tháng 11 năm 2014

Địa điểm: Hội trường Dinh Thống nhất, 135 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bến Nghé, Q1, TP. HCM

Nội dung: Hội nghị tập trung vào 2 nội dung chính: (1) Thông tin tổng hợp về các thay đổi về chính sách, thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực thuế, hải quan và (2) Đối thoại giải đáp các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, góp ý xây dựng các văn bản pháp luật từ phía các doanh nghiệp. TRIỂN LÃM NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG HIỆU VÀ NGÀNH BÁN LẺ (VIETRF) 2014

Thời gian: 30/10/2014 đến 01/11/2014

Địa điểm: Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) - 799 Nguyễn Văn Linh, Q.7, Tp. Hồ Chí Minh

Đơn vị tổ chức: tập đoàn Coex Hàn Quốc

Thông tin về triển lãm: đây là triển lãm duy nhất về Nhượng quyền Thương hiệu tại thị trường Việt Nam. Là nơi tập trung nhiều đơn vị quốc tế tham gia triển lãm với các sản phẩm dịch vụ chất lượng cao, những giải pháp tiên tiến nhất cho từng lĩnh vực đưa ra thị trường, VIETRF được quan tâm rộng rãi như là nhân tố quan trọng trong việc kích thích phát triển Ngành Bán lẻ và Nhượng quyền Thương hiệu tại thị trường mới nổi như Việt Nam hay các nước Đông Dương. Bên cạnh đó là các chương trình kết nối giao thương, hội nghị chuyên nghiệp tạo dấu ấn đặt biệt trong các chương trình triển lãm VIETRF đã qua. Năm 2014, VIETRF sẽ là nơi duy nhất những công ty bán nhượng quyền gặp gỡ các đối tác nhận

SỰ KIỆN LOGISTICS TRONG CÁC THÁNG TỚI 8

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 29

nhượng quyền, các công ty sản xuất tìm gặp nhà phân phối, bán sỉ, bán lẻ, những người mua hàng…, và các đơn vị bán lẻ có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng mục tiêu…

350 đơn vị triển lãm đến từ 25 quốc gia/vùng lãnh thổ

6 nhóm gian hàng quốc tế

20,000 khách tham quan chuyên ngành trong và ngoài nước

HỘI CHỢ THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIETNAM EXPO) LẦN THỨ 12

Thời gian: 03-06/12/2014

Địa điểm: Trung tâm Triển lãm và Hội nghị Sài Gòn (SECC) - 799 Nguyễn Văn Linh, Q.7, Tp. Hồ Chí Minh

Mặt hàng trƣng bày: Thương mại, đầu tư, Xuất nhập khẩu

Đơn vị tổ chức: Bộ Công thương Việt Nam

CHƢƠNG TRÌNH MỚI TRÊN VTV9: VIETNAM LOGISTICS

Thời gian phát sóng: phát sóng lần đầu vào lúc 10g00 sáng Chủ nhật, phát lại vào lúc 11h10’ thứ Hai 8h00 và sáng thứ Tư tuần kế tiếp;

Kênh phát sóng: VTV9

Nhà sản xuất: Đài truyền hình Việt Nam

CHƢƠNG TRÌNH VỀ LOGISTICS TRÊN INFOTV- LOGISTICS VIỆT NAM

Thời gian phát sóng: 20h30 - 20h45 tối thứ Sáu và phát lại lúc 10h30 thứ Bảy hàng tuần

Kênh phát sóng: kênh InfoTV

Nhà sản xuất: VietNam Logistics Media phối hợp InfoTV

GIẢI THƢỞNG QUỐC TẾ “LUẬN VĂN XUẤT SẮC 2014”

Giới thiệu: Hiệp hội Chuỗi cung ứng Việt Nam (Vietnam Supply Chain) phối hợp với Hiệp hội Logistics Đức đã giới thiệu đến các tài năng trẻ Logistics Việt Nam giải thưởng quốc tế “Luận văn xuất sắc 2014”. 100 nhà khoa học trẻ trên toàn thế giới sẽ được trao giải thưởng thường niên “Luận văn xuất sắc” do Hiệp hội Logistics Đức tài trợ.

Các bài luận văn được nộp thông qua sự đề cử của các giảng viên tại các trường đại học và được viết không trước hơn 1 năm kể từ thời điểm nộp. Số lượng lớn các giải thưởng, các chủ đề được trao tặng phản ánh sự phong phú, đa dạng các khía cạnh trong lĩnh vực chuỗi cung ứng và Logistics.

Giải thƣởng: Giấy chứng nhận; Cơ hội tham gia Hội nghị Thượng đỉnh Logistics Quốc tế diễn ra vào tháng 10/2014 tại Berlin (Đức) miễn phí; Cơ hội trở thành hội viên của Hiệp hội Logistics Đức miễn phí trong vòng nửa năm.

Điều kiện và điều lệ tham dự: Bài luận văn phải mang tính xây dựng, đóng góp lớn, có sự tương thích cao, là những nghiên cứu chuyên sâu về học thuật hoặc các ứng dụng thực tiễn, thể hiện sự sáng tạo trong việc tìm kiếm những giải pháp cho các thách thức hiện tại thuộc lĩnh vực Logistics; Việc đăng ký phải thông qua các giáo sư/giảng viên; Luận văn cử nhân hoàn chỉnh gửi kèm theo đánh giá, nhận xét, giải thích của người hướng dẫn; Luận văn thạc sỹ gửi kèm theo dàn bài và nhận xét của người hướng dẫn; Giới hạn tối đa 100 bài luận được trao giải. Các bài luận đăng ký sớm sẽ nhận được sự ưu tiên.

CUỘC THI CHUỖI CUNG ỨNG VÀ TÀI CHÍNH

Đơn vị tổ chức: CEL Consulting cùng The Fresh Connection và Cộng đồng Tài Chính Cung Ứng vừa hợp tác giới thiệu cuộc thi tranh tài mang tên “Cool Connection” cho sinh viên toàn

Bản tin Logistics – GMD Corp/R&D Dept. - Page 30

cầu để kết nối sinh viên, tài năng trẻ với các công ty toàn cầu trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng và tài chính.

Giá trị giải thƣởng: Giải thưởng cuộc thi chính có tổng trị giá tiền mặt 20,000 euros và các cơ hội thực tập tại các tập đoàn toàn cầu như: Philips, Heineken, Unilever…

Mục đích: nhằm kết nối các tổ chức giáo dục và các tập đoàn kinh tế, ngân hàng để thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức học thuật và thực tiễn nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý cung ứng và tài chính.

Vòng thi: chia thành 3 vòng dựa theo kết quả của nhóm qua trải nghiệm mô phỏng hoá một chuỗi cung ứng trên máy tính và trực tuyến - “The Cool Connection”. Vào 21/10/2014, những đội nào có kết quả đạt chuẩn quản lý chuỗi cung ứng “ảo” của mình sẽ được mời tham gia vòng đấu toàn cầu. Vào tháng 12/2014, cuộc thi sẽ công bố kết quả các đội vào chung kết để mời vào vòng thi đầu tổ chức tại Hà Lan vào tháng 3/2015.

Các đội vào vòng chung kết sẽ được hỗ trợ chi phí khách sạn trong vòng 1 tuần thi đấu tại Hà Lan. Tổng giải thưởng tiền mặt lên đến 20.000 euro. Cơ cấu giải thưởng tiền mặt bao gồm: Giải nhất: 10.000 euro, Giải nhì: 6.000 euor, Giải ba: 4.000 euro.

Cách thức tham dự: Để tham dự cuộc thi, các đội cần có 4 thành viên là SV chính qui năm cuối và được xác nhận hướng dẫn bởi một giảng viên đại học.

Back

"Wear the old coat and buy the new book.”

- Austin Phelps (1820 - 1890)-