42
PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông cho sau năm 2015 ở Việt Nam, phát triển năng lực người học là một định hướng quan trọng, được khẳng định. Theo định hướng này, giáo dục không đơn thuần chỉ trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh mà còn chú ý hơn vào việc phát triển năng lực người học. Trong những năm qua, Trường THCS Hùng Vương đã tích cực đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, ứng dụng CNTT trong dạy và học theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Để góp phần nâng cao hơn nữa việc ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên môn về phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh, tôi lựa chọn 1

fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

  • Upload
    others

  • View
    1

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

PHẦN I. MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về

đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá

nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã

hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh

tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc.

Trong Đề án Đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông cho sau

năm 2015 ở Việt Nam, phát triển năng lực người học là một định hướng quan

trọng, được khẳng định. Theo định hướng này, giáo dục không đơn thuần chỉ

trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh mà còn chú ý hơn vào việc phát triển

năng lực người học.

Trong những năm qua, Trường THCS Hùng Vương đã tích cực đổi mới

phương pháp và hình thức tổ chức dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, ứng dụng

CNTT trong dạy và học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Để góp phần nâng cao hơn nữa việc ứng dụng đổi mới sinh hoạt chuyên

môn về phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động tự học của học sinh, tôi lựa

chọn chuyên đề “TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH” làm chủ đề đổi

mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh trong năm

học 2018-2019 này với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn

diện của nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

2. Tên chuyên đề: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH

3. Tác giả chuyên đề:- Họ và tên: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG- Trường: THCS HÙNG VƯƠNG

4. Mô tả chuyên đề- Chuyên đề thuộc môn Tin học – Lớp 8 – Bài 5: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN

CHƯƠNG TRÌNH.

1

Page 2: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

- Đối tượng: HS lớp 8- Dự kiến số tiết dạy: 4- Kế hoạch dạy học chuyên đề:

Tiết Nội dung

1 Khái niệm bài toán và xác định bài toán. Quá trình giải bài toán trên máy tính.

2 Thuật toán và mô tả thuật toán

3

Một số ví dụ về thuật toán:

- Tính diện tích hình ghép A

- Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên liên tiếp S = 1 + 2 + ... + 100

- Thuật toán hoán đổi hai giá trị

4

Một số ví dụ về thuật toán

- Thuật toán so sánh hai giá trị

- Thuật toán tìm max

PHẦN II. THỰC HIỆN DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ

A. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ

1. Kiến thức:

- Hiểu được bài toán là gì và biết cách xác định bài toán.

- Xác định được input, output của một bài toán

- Biết các bước giải bài toán trên máy tính

- Biết mô tả thuật toán bằng phương pháp liệt kê các bước.

- Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích và xác định bài toán.

- Xác định input, output của bài toán trong các lĩnh vực như Vật lí, Hóa học, Địa lý ....

2

Page 3: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

- Hiểu được thuật toán tính tổng n số tự nhiên đàu tiên và số lớn nhất trong dãy số.

3. Thái độ:

- Tạo cho học sinh niềm yêu thích, say mê, mong muốn khám phá các cách giải bài toán trên máy tính.

- Thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

- Rèn tư duy sáng tạo, làm việc theo công nghệ.

- Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái, kỹ năng sống...

4. Định hướng năng lực hình thành:

- Năng lực giải quyết vấn đề toán học.

- Năng lực giao tiếp toán học và kỹ năng xử lý bài toán trong thực tiễn.

- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, học tin.

- Hình thành năng lực phân tích và giải quyết vấn đề cho học sinh.

- Hình thành năng lực hợp tác trong hoạt động nhóm.

- Năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: Toán, Vật lí, địa lý, tự nhiên, hóa học, xã hội…. để giải quyết các vấn đề chuyên đề dạy học đặt ra.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH CHO CHUYÊN ĐỀ

1. Nội dung chuẩn bị

1.1. Đối với giáo viên:

Nghiên cứu kĩ nội dung bài 5 “Từ bài toán đến chương trình” từ trang 37 44 quyển 3_ tin học 8. Đọc một số tài liệu có nội dung liên quan tới bài 5, tìm kiếm, sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh, đoạn video, fle âm thanh liên quan đến bài học.Chuẩn bị về: Bài soạn trình chiếu PowerPoint, bài soạn chủ đề bằng Microsoft Word.

1.2. Đối với học sinh:

- Nghiên cứu nội dung bài 5: “Từ bài toán đến chương trình” và tư liệu tìm hiểu trên internet trả lời các câu hỏi trong bài 5, SGK quyển 3 tin 8.

- Chuẩn bị theo sự phân công của giáo viên trước 1 tuần.

- Nhóm 1+2: Tìm hiểu về bài toán trong các lĩnh vực môn học và trong thực tế cuộc sống.

3

Page 4: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

- Nhóm 2: Tìm hiểu về quá trình giải bài toán trên máy tính và đóng vai robot nhặt rác .

- Nhóm 3+4: Tìm hiểu về thuật toán và cách mô tả về thuật toán, các bước mô tả, lấy ví dụ bài toán rồi đi xác định bài toán và mô tả thuật toán.

- Các nhóm cần nhớ lại về kiến thức các môn :

* Môn Toán: Tính diện tích hình tròn, diện tích hình tam giác, diện tích hình bán cầu, tính tỷ lệ xích, tính tổng các số tự nhiên liên tiếp...

* Môn Lý: Tính vận tốc trung bình, tính thời gian .

* Môn Hóa: Tính tỷ lệ phần trăm oxi có trong không khí.

* Môn Công nghệ: Nghệ thuật ẩm thực: làm món trứng rán, nấu cơm, pha trà mời khách.

* Môn Văn, Lịch sử, địa lý: Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, diện tích của đảo Trường Sa Lớn, sự tích dưa hấu, chiều dài tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.

* Môn Giáo dục công dân: An toàn giao thông, tinh thần đoàn kết, kỹ năng sống…

* Môn Âm nhạc: Thưởng thức bài hát “Gần lắm Trường sa” sáng tác Hình Phước Long do ca sĩ Khánh Hòa biểu diễn và bài hát “ Chúng em với an toàn giao thông” do tốp ca Hoa nắng thể hiện.

- Sách giáo khoa, vở ghi chép.

- Kiến thức liên môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử, Địa, Công nghệ, hiểu biết xã hội…

2. Chuẩn bị phương tiện dạy học của chuyên đề

- Thiết bị dạy học:

+ Cốc nước màu, bộ ấm chén, chè, nước sôi, bảng phụ..

+ Thiết bị dạy học máy tính, máy chiếu, máy quay phim.

+ Phiếu học tập A2,A1, bút màu, nam châm.+ Đưa yêu cầu cho học sinh, chia nhóm để học sinh chuẩn bị trước 1 tuần.- Học liệu:+ Một số hình ảnh về minh họa cho các bài toán.+ Đoạn video có liên quan đến nội dung bài học: Video về robot nhặt rác,

Video về ý tưởng thuật toán so sánh...

4

Page 5: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

+ Bài hát “Gần lắm trường sa” – Sáng tác Hình Phước Long do ca sĩ Khánh Hòa biểu diễn.

+ Bài hát “Chúng em với an toàn giao thông” – Sáng tác và trình bày do nhóm Hoa Nắng thể hiện.3. Lựa chọn phương pháp dạy học chủ yếu của chuyên đề:

- Dạy học theo chủ đề.- Sử dụng tổ hợp các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực, chú trọng

hoạt động tự học của học sinh như cá nhân, nhóm.- Vấn đáp, đàm thoại, thảo luận nhóm.- Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn.- Đánh giá quá trình dạy học, vận dụng kiến thức trên phiếu học tập.

C. CỤ THỂ TIẾN TRÌNH DẠY HỌCTiết 1: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH

I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG1.Kiến thức- Biết được khái niệm bài toán là gì?- Xác định được Input, Output của một bài toán đơn giản- Biết quá trình để giải một bài toán trên máy tính2. Kỹ năng- Xác định được Input và output trong một bài toán chương trình pascal

đơn giản trong các môn học hay trong cuộc sống hàng ngày.3. Thái độ- Nghiêm túc trong học tập- Tạo niềm yêu thích, say mê, mong muốn biết được quá trình giải bài

toán trên máy tính, thành thạo các bước mô tả thuật toán của những bài toán đơn giản để đam mê giải quyết bài toán trên máy tính.

- Từ việc tính toán các bài tập liên quan đến toán học từ đó các em có liên hệ với môn học khác, đặc biệt là môn Toán và thêm yêu thích môn học.

- Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức.II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN1. Giáo viên: - Phiếu học tập: - Giấy A2: đã có sẵn hai bài toán và sơ đồ mô tả quá trình giải bài toán

trên máy tính.5

Page 6: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

- Máy tính, máy chiếu- Bút màu (đủ cho 4 nhóm), nam châm,..2. Học sinh: - Sách, vở, đọc lại kiến thức của SĐK.- Chuẩn bị theo sự phân công của giáo viên trước một tuần.- HS tự phân chia làm 4 nhóm, có một nhóm trưởng. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

Hoạt động Nội dung

1. Khởi độngKiểm tra bài cũ thông qua trò chơi bắn tên, để từ đó có nhu cầu tìm hiểu cách giải một bài toán trên máy tính.

2. Hình thành kiến thức

- Khái niệm bài toán, xác định bài toán

- Quá trình giải bài toán trên máy tính là gì?

3. Luyện tập và củng cố

- Tìm hiểu và các bài toán trong các lĩnh vực và xác định input và output của các bài toán đó.

- Từ các input và output hình thành bài toán để từ đó hiểu bài toán

4. Mở rộng

Tìm hiểu một số bài toán trong thực tiễn hàng ngày như nấu cơm, rán đậu, hay các bài toán trong toán học như tìm số lớn nhất trong ba số, hay sắp xếp ba số theo thứ tự không giảm ...

IV. CỤ THỂ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

. Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số:

- Quan sát lớp học: vệ sinh, bàn ghế, khan lau bảng, trang phục của hs.

- Kiểm tra thiết bị dạy học.

. Kiểm tra bài cũ:

1, Trong các cách khai báo biến sau, những cách nào không hợp lệ? Tại sao không hợp lệ?

A. Var a,b:real; B. var a,b:read;

C. Var: x:integer; D. var Diem TB:real;

6

Page 7: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

Đ áp án : B (tên kiểu sai); C (Thừa dấu ‘:’ sau var);D (Tên biến có dấu cách)

2, Trong các cách khai báo hằng sau, những cách nào không hợp lệ? Hãy sửa lại cho hợp lệ.

A. Var a=10; B. const a=integer;

C. const x=10; D. const a:=10;

Đáp án : A (Sai từ khóa);

B (Giá trị cho hằng phải có giá trị cụ thể);

D (Thừa dấu ‘:’ sau tên hằng)

1. Hoạt động 1: Tình huống xuất phát

1.1. Mục tiêu: Tạo động cơ để học sinh có nhu cầu quan tâm đến cách các giải bài toán đó trên máy tính.

1.2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm.

1.3. Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu Projector

1.4. Sản phẩm: Học sinh có nhu cầu tìm hiểu về khái niệm bài toán và cách giải bài toán đó trên máy tính.

GV đặt câu hỏi: Tính diện tích tam giác ABC khi biết chiều dài cạnh đáy với chiều cao tương ứng. Có những biến nào được khai báo trong bài toán này?

Câu trả lời mong đợi từ học sinh: Cần khai báo các biến là:

- Biến diện tích S;

- Biến chiều dài cạnh đáy a, chiều cao tương ứng h.

GV: Các em đã biết cách để giải một bài toán như tính diện tích hình tam giác khi biết cạnh đáy và chiều cao tương ứng, tính chu vi hình tròn hay diện tích hình chữ nhật trong môn toán, giải bài toán trong môn vật lý hay môn hóa học, ...Vấn đề đặt ra muốn giải được những bài toán này trên máy tính thì ta làm như thế nào? Để có câu trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng đi tìm hiểu vào nội dung bài học: “ Từ bài toán đến chương trình” .

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

2.1. Mục tiêu: Học sinh hiểu được thế nào là bài toán, xác định bài toán là ta đi xác định điều gì? Từ đó nắm được quá trình giải bài toán đó trên máy tính.

7

Page 8: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

2.2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối liên hệ tích hợp giữa các môn với môn tin học. Đặt vấn đề để học sinh trao đổi và đưa nhận xét. Tận dụng vốn hiểu biết một cách tự nhiên của học sinh

2.3. Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.

2.4. Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu Projector, tư liệu

2.5. Sản phẩm: Học sinh biết được bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết, xác định bài toán là đi xác định Input và output, nắm được quá trình giải bài toán trên máy tính gồm ba bước: xác định bài toán – mô tả thuật toán – viết chương trình. Học sinh làm được mô tả thuật toán của những bài toán trong thực tế.

Nội dung hoạt động

Nội dung 1: Bài toán và xác định bài toán

GV: cho hs quan sát các trên các slide về các bài toán và yêu cầu học sinh quan sát , thảo luận nhóm rồi trả lời câu hỏi: Bài toán là gì?

Bài toán 1: Đảo Trường Sa Lớn có diện tích 0,15km2 . Trên bản đồ, diện tích đó là 0,15cm2 . Tìm tỷ lệ xích của bản đồ đó.

Bài toán 2: Quãng đường từ Hà nội đến Hải Phòng là 100km, có một ô tô đi từ Hà nội đến Hải Phòng với vận tốc 60km/h. Hãy tính thời gian để ô tô đã đi hết quãng đường đó.

Bài toán 3: Tìm đường đi ngắn nhất để tránh điểm tắc nghẽn giao thông trong giờ cao điểm?

Bài toán 4: Trong 22.4 lít không khí có chứa 4.48 lít O2. Hãy tính tỷ lệ phần trăm của Oxi có trong không khí.

Bài toán 5: Trình bày các bước để pha một ấm trà mời khách.

GV: Nhận xét và kết luận

Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết

HS: lắng nghe, ghi chép, cập nhật vào sản phẩm học tập của mình.

GV: Đặt vấn đề với học sinh: Để giải quyết một bài toán trong toán học cụ thể như bài tính diện tích tam giác khi biết cạnh đáy a với chiều cao tương ứng h thì trước tiên em phải đi xác định điều gì? Từ đó để giải quyết bài toán trong tin học chúng ta cần xác định những gì? Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi

8

Page 9: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

GV: Nhận xét và kết luận, hoc sinh ghi bài:

Để giải quyết bài toán thì chúng ta cần xác định điều kiện cho trước (Input) và kết quả cần tìm (output).

HS: làm việc trong SGK, tìm hiểu tư liệu đã yêu cầu chuẩn bị , 4 nhóm thảo luận rồi yêu cầu cá nhân của nhóm bất kỳ xác định xác định điều kiện cho trước, kết quả thu được của bài toán 1 theo yêu cầu của giáo viên chiếu lên slide.

Bài toán 1: Đảo Trường Sa Lớn có diện tích 0,15km2 . Trên bản đồ, diện tích đó là 0,15cm2 . Tìm tỷ lệ xích của bản đồ đó.

GV: Chia HS làm 4 nhóm: Nhóm 1,3 xác định input và output của bài toán trong phiếu học tập, nhóm 2,4 có input và output xây dựng thành lời bài toán. thực hiện theo nhóm . Tổ chức các nhóm 1,3 đối chiếu chéo nhau, tương tự với nhóm 2,4.

Bài toán 6: Quãng đường từ Hà nội đến Hải Phòng là 121km, một ô tô đi từ Hà nội đến Hải Phòng với vận tốc 60km/h. Trên đường ô tô dừng đèn đỏ 6 lần mỗi lần 30 giây. Hỏi sau bao lâu ô tô đến Hải Phòng?

GV: Sau khi học sinh làm việc nhóm xong, yêu cầu so sánh kết quả của nhóm mình với nhóm bạn, tổ chức cho hs nhận xét chéo kết quả lần nhau giữa các nhóm, nhận xét , chỉnh sửa và chiếu đáp án lên slide trên bảng.

* Input: S=121km, V=60km/h, td=180giây(6*30) =180/3600=0.05 h.

(td là thời gian ô tô dừng để đợi đèn đỏ trong 6 lần mỗi lần 30 giây)

* Output: Thời gian để ô tô đi đến được từ Hà Nội- Hải Phòng.

HS: Ghi chép và cập nhật vào sản phẩm học tập của mình.

Tương tự học sinh : Tìm input và output của bài toán 2 -> bài toán 5.

Nội dung 2: Quá trình giải bài toán trên máy tính

GV: Yêu cầu một học sinh lên thực hiện các thao tác của robot nhặt rác đã được học ở bài 1, các nhóm học sinh khác quan sát và ghi lại các thao tác robot nhặt rác, từ đó học sinh trả lời câu hỏi : Một dãy các thao tác đó là gì?? Thuật toán là gì?

GV: Nhận xét và kết luận

Dãy hữu hạn các thao tác để giải một bài toán thường được gọi là thuật toán

GV: Máy tính có thể tự giải các bài toán hay không?

9

Page 10: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

HS: trả lời.

GV: Nhận xét và kết luận.

=> Để máy tính có thể giải các bài toán, ta cần hướng dẫn máy tính thực hiện một dãy hữu hạn các thao tác, từ các điều kiện cho trước ta nhận được kết quả cần thu được.

GV: Cho học sinh quan sát sơ đồ SGK và thảo luận nhóm để hình thành quá trình giải bài toán trên máy tính gồm những bước nào? HS: đọc thông tin SGK.

GV: Nhận xét và kết luận, yêu cầu học sinh ghi chép các bước:

Các bước giải bài toán trên máy tính

Xác định bài toán: xác định điều kiện ban đầu (input) và kết quả cần xác định (output).

Xây dựng thuật toán: Lựa chọn và mô tả các thao tác sẽ thực.

Viết chương trình: Diễn đạt thuật toán bằng một ngôn ngữ lập trình sao cho máy tính có thể hiểu và thực hiện được.

3. Luyện tập – Vận dụng

3.1. Mục tiêu: HS xác định thành thạo Input và Output của các bài toán trong các môn học cũng như các bài toán trong thực tế

3.2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: cá nhân, thảo luận nhóm, củng cố thông qua chơi trò.

3.3. Phương tiện dạy học: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu, …

3.4. Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi về bài học để hiểu rõ hơn về bài toán và xác định bài toán. Từ đó nắm rõ quy trình giải bài toán trên máy tính

Nội dung hoạt động

GV: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi thông qua các câu hỏi, Yêu cầu

HS ngồi theo nhóm trao đổi thảo luận và đưa ra đáp án đúng?

HS: Thảo luận nhóm , chia sẻ kiến thức và trao đổi cùng các bạn.

GV: Quan sát các nhóm và giúp đỡ học sinh khi cần thiết.

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai?

10

Page 11: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

a.Với mọi bài toán, ta đều có thể viết được ngay chương trình để giải mà không nhất thiết phải thực hiện theo ba bước: Xác định bài toán – mô tả thuật toán – Viết CT

b. Xác định bài toán là chỉ rõ các điều kiện cho trước và kết quả cần thu được.

c. Một dãy hữu hạn các thao tác nếu thực hiện nhiều lần, nhưng không thu được kết quả cần thiết từ điều kiện đã cho thì không xem là một thuật toán.

GV: Sau khi học đưa ra đáp án thì GV nhận xét và đưa đáp án đúng là a

Câu 2: Hãy chỉ ra Input và Output của bài toán sau: Tính tổng các số tự nhiên chẵn từ 1 đến 100?

GV: Sau khi học đưa ra đáp án thì GV nhận xét và đưa đáp án đúng là:

- Input: Dãy 100 số tự nhiên gồm 1, 2,…, 100

- Output: Tổng giá trị các số tự nhiên : 2+4+6+…+10

Câu 3. Lựa chọn phương án sai trong các phương án

a. Xác định bài toán là bước đầu tiên và là bước quan không trọng.

b. Bài toán là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết.

c. Để giải quyết bài toán chúng ta cần xác định điều kiện cho trước (input) và kết quả cần tìm (output).

GV: Học sinh một lần nữa được nhắc lại là xác định bài toán là bước đầu tiên và là bước rất quan trọng trong việc giải một bài toán.

Câu 4. Thứ tự các bước trong quá trình giải bài toán trên máy tính?

a. Xác định bài toán – Mô tả thuật toán - Viết chương trình

b. Mô tả thuật toán - Xác định bài toán – Viết chương trình

c. Xác định bài toán – Viết chương trình – Mô tả thuật toán

GV: Nhắc lại cho học sinh ba bước của quá trình giải bài toán trên máy tính. Chốt đáp án là a.

Câu 5: Hãy chỉ ra các phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

a. Xác định bài toán là việc xác định các điều kiện ban đầu ( thông tin vào - INPUT) và các kết quả cần thu được ( thông tin ra - OUTPUT)..

b. Dãy hữu hạn các thao tác cần thực hiện theo một trình tự nhất định để giải một bài toán gọi là thuật toán.

11

Page 12: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

c. Đối với mỗi bài toán cụ thể chúng ta chỉ có một thuật toán duy nhất để giải bài toán đó trên máy tính.

d. Với mỗi bài toán cụ thể, chúng ta phải lựa chọn ngôn ngữ lập trình phù hợp rồi mới xây dựng thuật toán giiar bài toán đó.

GV: Nhắc lại cho học sinh biết thuật toán là lời giải của bài toán, một bài toán có nhiểu cách giải tức là có nhiều thuật toán, nhưng thuật toán chỉ áp dụng cho mọt bài toán. Chốt đáp án là a,b.

4. Hoạt động tìm tòi mở rộng

4.1. Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng và củng cố thêm kiến thức cho bản thân

4.2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: cá nhân

4.3. Phương tiện dạy học: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu,…

4.4. Sản phẩm: HS có thể đưa ra những câu hỏi để hỏi GV nhằm mở rộng thêm những hiểu biết của bản thân cũng như giáo viên.

Nội dung hoạt động

Bài toán 1: Hãy xác định input và output cho bài toán nấu cơm giúp bố mẹ. Từ đó đưa ra các bước để thực hiện nấu cơm?

* Input: Nồi, gạo, nước.

* Output: Cơm đã nấu.

Bài toán 2: Cho ba số a,b,c. Em hãy viết thuật toán sắp xếp các số đó theo thứ tự không tăng. Từ đó em hãy mô tả thuật toán nếu có thể.

* Input: Ba số a,b,c.

* Output: a,b,c được sắp xếp không tăng.

12

Bước 1: Cho gạo cần nấu vào nồi, đổ nước, vo gạo.

Bước 2: Đổ nước vo gạo cho đến hết.

Bước 3: Cho lượng nước vừa đủ so với lượng gạo có trong

nồi

Bước 4: Cắm điện, chọn chế độ nấu cho phù hợp.

Bước 5: Đợi một khoảng thời gian cho đến khi cơm chín.

Page 13: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

Tiết 2: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH

I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

1. Kiến thức

-Biết mô tả thuật toán bằng liệt kê các bước.

- Biết lựa chọn thuật toán và mô tả bằng ngôn ngữ thông thường.

- Biết một bài toán có thể có nhiều cách giải tức là có một hoặc nhiều thuật toán.

2. Kỹ năng

- Hiểu thuật toán là cách liệt kê các bước của bài toán.

- Viết thuật toán cho các bài toán đơn giản: nấu cơm hay pha trà mời khách...

3. Thái độ

- Nghiêm túc trong học tập

- Tạo niềm yêu thích, say mê , mong muốn biết được cách mô tả thuật toán của các bài toán trong các môn học cũng như trong đời sống hàng ngày.

- Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên:

- Phiếu học tập:

- Giấy A2: đã có hai bài tập

- Máy tính, máy chiếu

- Bút màu (đủ cho 4 nhóm), nam châm,..

2. Học sinh:

- Sách, vở, đọc lại kiến thức của SĐK.

- Chuẩn bị theo sự phân công của giáo viên trước một tuần.

- HS tự phân chia làm 4 nhóm, có một nhóm trưởng.

- Học sinh chủ động lấy ví về bài toán khi ở nhà rồi mô tả thuật toán cho bài toán đó.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

13

Page 14: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

Hoạt động Nội dung

1. Khởi độngKiểm tra bài cũ thông qua trò chơi bắn tên, để từ đó học sinh có nhu cầu tìm hiểu thuật toán và mô tả thuật toán.

2. Hình thành kiến thức

- Khái niệm thuật toán là gì?

- Mô tả thuật toán cho từng bài toán cụ thể

3. Luyện tập và củng cố

- Tìm hiểu và các bài toán trong các lĩnh vực và xác định input và output của các bài toán đó. Từ đó mô tả thuật toán cho bài toán cụ thể nhưng ở mức đơn giản.

- Có thể phát triển một bài toán có một hoặc nhiều thuật toán.

4. Mở rộng

- Tìm hiểu một số bài toán trong thực tiễn hàng ngày như gọi điện thoại cho đến khi đầu dây bên kia có người nhấc máy, số lớn nhất trong ba số, hay sắp xếp ba số theo thứ tự không giảm ...

IV. CỤ THỂ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

. Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số:

- Quan sát lớp học: vệ sinh, bàn ghế, khan lau bảng, trang phục của hs.

- Kiểm tra thiết bị dạy học.

. Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Bài toán là gì?

a. Là một công việc

b. Là một nhiệm vụ

c. Là một công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết

d. Không là công việc hay nhệm vụ .

Đáp án : c (Là công việc hay một nhiệm vụ cần phải giải quyết)

2, Quá trình giải bài toán trên máy tính gồm:

a. Hai bước; c. Một bước

b. Ba bước; d. Bốn bước

14

Page 15: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

Đáp án : b (Ba bước: Xác định bài toán – Mô tả thuật toán – Viết chương trình);

1. Hoạt động 1: Tình huống xuất phát

1.1. Mục tiêu: Tạo động cơ để học sinh có nhu cầu quan tâm đến cách mô tả thuật toán.

1.2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm.

1.3. Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu Projector

1.4. Sản phẩm: Học sinh có nhu cầu tìm hiểu về khái niệm thuật toán và cách mô tả thuật toán trên một vài bài toán cụ thể.

GV đặt câu hỏi: Hãy xác định Input và Output rồi viết các bước để thực hiện bài toán món đậu rán giúp bố mẹ

Câu trả lời mong đợi từ học sinh:

Bước 1: Thái đậu thành từng miếng nhỏ, cho vào đĩa.

Bước 2: Cho một thìa dầu ăn vào chảo, đun nóng đều rồi thả đậu vào.

Bước 3: Đun tiếp khoảng 3 phút, lật mặt trên của từng miếng đậu úp xuống dưới. Đun tiếp trong khoảng 3 phút nữa.

Bước 4: Lấy đậu ra đĩa.

GV: Các bước để thực hiện nấu cơm hay rán đậu trong thực tế hằng ngày chúng ta vẫn thường làm khi hệ thống lại chính là thuật toán cho bài toán nấu cơm hay bài toán rán đậu. Để tìm hiểu kỹ hơn về thuật toán và mô tả thuật toán chúng ta cùng tìm hiểu nội dung “ 3. Thuật toán và mô tả thuật toán”

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

2.1. Mục tiêu: Học sinh hiểu được thế nào là thuật toán toán, Thế nào là mô tả thuật toán và biết mô tả thuật toán của những bài toán đơn giản: pha trà mời khách, giải phương trình bậc nhất, bài toán làm món trứng tráng.

2.2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối liên hệ tích hợp giữa các môn với môn tin học

2.3 Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.

2.4. Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu Projector, tư liệu

2.5. Sản phẩm: Học sinh biết thuật toán là dãy các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định. Từ đó học sinh biết mô tả thuật toán của những bài toán trong thực tế và các bài toán trong các môn học.

15

Page 16: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

Nội dung hoạt động

Nội dung 1. Thuật toán và mô tả thuật toán

3.1 Mô tả thuật toán pha trà.

GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu về thuật toán pha trà.

HS: quan sát kĩ từng bước và có thể đưa ra các bước pha trà theo ý của mình. Kết quả cần thu được cuối cùng ở đây là ấm trà pha xong để mời khách.

* Xác định bài toán:

Input: Trà, nước sôi, ấm và chén

Output: Chén trà đã pha để mời khách.

*Mô tả:B 1: Tráng ấm chén bằng nước sôi;

B 2: Cho một nhúm trà vào ấm;

B 3: Tráng trà;

B 4: Rót nước sôi vào ấm và đợi 3 – 4 phút;

B 5: Rót trà ra chén để mời khách

Nội dung 2: Thuật toán giải phương trình bậc nhất tổng quát bx + c = 0.

GV: Cho hs quan sát và phân tích thuật toán giải phương trình bậc nhất.

B1: Nếu b = 0 chuyển tới B3;

B2: Tính nghiệm của phương trình x = -c/b rồi chuyển tới B4;

B3: Nếu c 0 thông báo phương trình vô nghiệm, ngược lại (c = 0) thông báo phương trình vô số nghiệm.

16

Page 17: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

B4: Kết thúc thuật toán.

HS: Quan sát và ghi ra vở

GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận và trả lời “Mô tả thuật toán là gì”?

HS: Thảo luận nhóm để thực hiện nhiệm vụ và đại diện nhóm đưa ra câu trả lời.

GV: Nhận xét, chỉnh sửa và kết luận: .

*Mô tả thuật toán:

Là việc liệt kê trình tự hữu hạn các bước để chỉ dẫn máy tính thực hiện và thu được kết quả.

Việc mô tả thuật toán có thể mô tả bằng ngôn ngữ tự nhiên hoặc mô tả theo sơ đồ khối.

Tuy nhiên mô tả theo sơ đồ khối sẻ trực quan hơn, dễ mô tả hơn và có tính chuyên nghiệp hơn( giới thiệu phần sơ đồ khối ở phần mở rộng để học sinh tìm hiểu thêm)

HS: Ghi bài và cập nhật vào sản phẩm học tập của mình.

3. Luyện tập – Vận dụng

3.1. Mục tiêu: Hs mô tả thành thạo các thuật toán của các bài toán đơn giản trong các môn học cũng như các bài toán trong thực tế.

3.2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: cá nhân, thảo luận nhóm

3.3. Phương tiện dạy học: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu, …

3.4. Sản phẩm: HS mô tả được các bước để giải một bài toán đơn giản hay phức tạp bằng một hay nhiều cách.

Nội dung hoạt động

GV: Yêu cầu 4 nhóm mỗi nhóm thực hiện mô tả thuật toán của một bài.HS: Làm việc nhóm.Bài toán 1: Đảo Trường Sa Lớn có diện tích 0,15km2 . Trên bản đồ, diện

tích đó là 0,15cm2 . Tìm tỷ lệ xích của bản đồ đó..

Bài toán 2: Quãng đường từ Hà nội đến Hải Phòng là 100km, có một ô tô đi từ Hà nội đến Hải Phòng với vận tốc 60km/h. Hãy tính thời gian để ô tô đã đi hết quãng đường đó.

Bài toán 3: Tìm đường đi ngắn nhất để tránh điểm tắc nghẽn giao thông trong giờ cao điểm?

17

Page 18: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

Bài toán 4: Trong 22.4 lít không khí có chứa 4.48 lít O2. Hãy tính tỷ lệ phần trăm của Oxi có trong không khí.

GV: Tổ chức cho học sinh báo cáo sản phẩm, đánh giá, hỗ trợ HS.

HS: Các nhóm dùng nam châm ghi sản phẩm lên bảng và cử HS đại diện báo cáo, các nhóm còn lại trao đổi.

Bài toán 1: Đảo trường sa có diện tích 0,15km2 . Trên bản đồ, diện tích đó là 0,15cm2 . Tìm tỷ lệ xích của bản đồ đó.

B1: tl0,15/(0,15*1010);

B2: Thông báo kết quả.

Bài 2: Quãng đường từ Hà nội đến Hải Phòng là 121km, có một ô tô đi từ Hà nội đến Hải Phòng với vận tốc 60km/h. Hãy tính thời gian để ô tô đã đi hết quãng đường đó.

B1: t 121/60;

B2: Thông báo kết quả.

Bài 3: Tìm đường đi ngắn nhất để tránh điểm tắc nghẽn giao thông trong giờ cao điểm tại ngã tư?

B1: Xác định các tuyền đường khác nhau đi đến đích mà không qua điểm tắc nghẽn.

B2: Xác định đường đi ngắn nhất không qua điểm tắc nghẽn.

B3: Đi theo tuyến đường ngắn nhất không qua điểm tắc nghẽn.

Bài 4: Trong 22.4 lít không khí có chứa 4.48 lít O2. Hãy tính tỷ lệ phần trăm của Oxi có trong không khí.

B1: tl 22,4/4.48 *100;

B2: Thông báo kết quả.

4. Hoạt động tìm tòi mở rộng

4.1 Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng và củng cố thêm kiến thức của mình

4.2 Phương pháp/kĩ thuật dạy học: cá nhân

4.3 Phương tiện dạy học: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu,…4.4 Sản phẩm: HS có thể đưa ra những câu hỏi để hỏi GV nhằm mở rộng

thêm những hiểu biết của bản thân cũng như giáo viên.

18

Page 19: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

Nội dung hoạt động

GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu và thực hiện yêu cầu của bài toánHS: Ghi nhiệm vụ, chuẩn bị tìm hiểu và thực hiện nhiệm vụ bên ngoài lớp.Bài toán 5: Pha trà mời khách hãy mô tả bằng sơ đồ khối. Bài toán : Viết thuật toán tìm số lớn nhất của 3 số nguyên dương a,b,c.

Viết thuật toán cho thuật toán đó.Gợi ý: Input : Ba số nguyên a,b,c

Output : Max (là số lớn nhất trong ba số a,b,c)

Tiết 3: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH

I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

1.Kiến thức

- Biết mô tả thuật toán tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.

- Biết mô tả thuật toán hoán đổi giá trị hai biến

- Biết chương trình là thể hiện của thuật toán trên một ngôn ngữ cụ thể.

2. Kỹ năng

- Hiểu thuật toán tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, thuật toán đổi giá trị của biến.

3.Thái độ

- Nghiêm túc trong học tập

- Tạo niềm yêu thích, say mê , mong muốn biết được cách mô tả thuật toán của các bài toán tính tổng các số tự nhiên đầu tiên, hoán đổi giá trị hai biến

- Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên:

- Phiếu học tập:

- Giấy 23: đã có hai bài tập

- Máy tính, máy chiếu

- Bút màu (đủ cho 4 nhóm), nam châm,..

2. Học sinh:

- Sách, vở, đọc lại kiến thức của SĐK.

19

Page 20: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

- Chuẩn bị theo sự phân công của giáo viên trước một tuần.

- HS tự phân chia làm 4 nhóm, có một nhóm trưởng.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

Hoạt động Nội dung

1. Khởi động

Kiểm tra bài cũ thông qua trò chơi hoán đổi hai cốc nước , một cốc chanh và một cốc nước cam cho nhau biết hai cốc có thể tích như nhau, để từ đó học sinh có nhu cầu tìm hiểu thuật toán của các bài toán như tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên, hay hoán giá trị hai biến.

2. Hình thành kiến thức

- Tìm hiểu thuật toán tính diện tích hình A?

- Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên

- Đổi giá trị hai biến

3. Luyện tập và củng cố

- Tìm hiểu và viết thuật toán cho bài toán tìm sắp xếp ba số a,b,c theo thứ tự không tăng.

- Mô phỏng thuật toán với bộ số là (5,7,6)

4. Mở rộng- Mô tả thuật toán của bài toán trong thực tiễn: Gọi điện thoại cho đến khi đầu dây bên kia có người nhấc máy

IV. CỤ THỂ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

. Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số:

- Quan sát lớp học: vệ sinh, bàn ghế, khan lau bảng, trang phục của hs.

- Kiểm tra thiết bị dạy học.

. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Thuật toán là gì?

Đáp án : Là dãy các thao tác cần thực hiện theo một trình tự xác định để thu được kết quả cần thiết từ những điều kiện cho trước.

1. Hoạt động 1: Tình huống xuất phát

1.1. Mục tiêu: Tạo động cơ để học sinh có nhu cầu quan tâm đến thuật toán hoán đổi giá trị của hai biến, thuật toán tính tổng các số tự nhiên đầu tiên..

1.2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm.

20

Page 21: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

1.3. Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu Projector

1.4. Sản phẩm: Học sinh hiểu thuật toán tính tổng 100 số tự nhiên đầu tiên để từ đó thực hiện tính tổng của n số tự nhiên( n nhập bất kỳ từ bàn phím). Thuật toán hoán đổi giá trị hai biến để từ đó biết cách sắp xếp các số theo thứ tự tăng hay giảm.

GV đặt câu hỏi: Hãy làm cách nào để hoán đổi cốc nước cam cho cốc nước chanh và ngược lại? Biết hai cốc có thể tích như nhau.

Câu trả lời mong đợi từ học sinh:

Bước 1: Sử dụng một cốc trung gian có thể tích như hai cốc nước cam và chanh. Gọi cốc nước cam là cốc A, cốc nước chanh là cốc B, và cốc trung gian là cốc C.

Bước 2: Đổ cốc nước cam A vào cốc trung gian C.( A C). Lúc này cốc A rỗng. Cốc C đang chứa nước cam.

Bước 3: Đổ cốc nước chanh B vào cốc nước A.( BA). Cốc A đã chứa nước chanh.

Bước 4: Đổ cốc C vào cốc B. Cốc B chứa nước cam. Việc hoán đổi hai cốc nước hoàn thành

GV: Các em đã biết hoán đổi hai cốc nước vậy để hoán đổi hai giá của hai biến thì chúng ta đi tim hiểu nôi dung tiếp theo của bài “4. Một số ví dụ về Thuật toán”

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

2.1. Mục tiêu:

- Học sinh hiểu được thuật toán tính diện tích của một hình A được ghép bởi hình chữ nhật và hình bán nguyệt.

- Nắm chắc thuật toán tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.

- Hiểu rõ thuật toán hoán đổi hai giá trị .

2.2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối liên hệ thực tiễn với tin học.

2.3 Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.

2.4. Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu Projector, tư liệu

2.5. Sản phẩm: Học sinh biết thuật toán tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên và thuật toán hoán đổi giá trị hai biến.

21

Page 22: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

Nội dung hoạt động

Nội dung : Ví dụ về thuật toán:

Nội dung 1: Bài toán 1: Một hình A được ghép từ một hình chữ nhật với chiều rộng 2a, chiều dài b và một hình bán nguyệt bán kính a như hình dưới đây:

GV: Yêu cầu 4 nhóm thực hiện mô tả thuật toán của bài toán.

HS: Làm việc nhóm

GV: Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, sau đó nhận xét và chiếu kết quả lên màn hình cho hs quan sát, phân tích và so sánh.

GV: Mô hình hóa quá trình tính toán trên màn hình cho hs quan sát

a. Xác định bài toán

- INPUT: Số a, b.

- OUTPUT : Diện tích của hình A.

b. Mô tả thuật toán

B1: Nhập a và b;

B2. Tính S1 2*a * b {(Tính S hình CN)};

B3. Tính S2 a*a*3.14{(S hình bán nguyệt)};

B4. Tính S S1 + S2 và kết thúc.

Nội dung 1: Tính tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên liên tiếp S = 1 + 2 + ... + 100

GV: Mô hình hóa quá trình tính toán trên màn hình cho hs quan sát.

22

1 2 3 100 .......

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

0

Page 23: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

S = 0

S1 = S + 1

S2 = S1 + 2

S3 = S2 + 3

...............S100 = S99 + 100

GV: Yêu cầu học sinh viết Thuật toán của tính tổng 100 số tự nhiên.

HS: Học sinh dựa theo gợi ý của giáo viên thảo luận nhóm để viết thuật toán.

GV: Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình .

GV Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức.

Bước 1: S 0; i 0;

Bước 2: i i + 1

Bước 3: Nếu i <= 100 thì S S + i; và quay lại bước 2. Trong trường hợp ngược lại, thông báo kết quả rồi kết thúc thuật toán

Nội dung 3: Đổi giá trị của hai biến x và y.

GV: Tổ chức cho hs thực hành bằng cách tráo đổi hai cốc nước cho nhau như mô tả ban đầu ở phần khởi động. giả sử ba cốc là x,y,z.

HS: thực hành theo hướng dẫn của giáo viên.

23

NhËn xÐt:B¾t ®Çu tõ S1 viÖc tÝnh S ®-ược lÆp ®i lÆp l¹i 100 lÇn theo quy luËt Ssau = Strước+ i

víi i t¨ng lÇn lượt tõ 1 ®Õn100

Page 24: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

yx+ Đầu tiên ta đổ nước ở cốc màu xanh x sang cốc rỗng z. lúc này z=a;

+ Sau đó ta đổ nước ở cốc màu hồng y sang cốc xanh x. lúc này x=b;

+ Cuối cùng ta đổ cốc nước z có chứa a vào cốc màu hồng; lúc này y=a;

Vậy việc hoán đổi nước ở hai cốc đã được hoàn thành

GV: Thuật toán hoán đổi giá trị hai biến.

HS: Học sinh trả lời câu hỏi đưa ra thuật toán và giáo viên nhận xét và

GV Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức.Nội dung trình chiếu trên màn hình.

Bước 1: xz { sau bước này giá trị của z=a);

Bước 2: yx { sau bước này giá trị của x=b);

Bước 3: yz { sau bước này giá trị của y= z=a);

3. Luyện tập – Vận dụng

3.1 Mục tiêu: Hs mô tả thành thạo các thuật toán của các bài toán đơn giản trong các môn học cũng như các bài toán trong thực tế.

3.2 Phương pháp/kĩ thuật dạy học: cá nhân, thảo luận nhóm

3.3 Phương tiện dạy học: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu, …

3.4 Sản phẩm: HS mô tả được các bước để giải một bài toán đơn giản hay phức tạp bằng một hay nhiều cách.

Nội dung hoạt động

GV: Yêu cầu 4 nhóm thực hiện mô tả thuật toán của bài sắp xếp ba số a,b,c theo thứ tự không tăng

24

Page 25: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

Bài toán : Cho ba số a,b,c. Em hãy viết thuật toán sắp xếp các số đó theo thứ tự không tăng. Từ đó em hãy mô phỏng quá trình thực hiện thuật toán.

HS: Làm việc nhóm

GV: Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình .

GV Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức

Bước 1: Nhập a,b,c;

Bước 2: Nếu a<b, tráo đổi giá trị của a và b;

Bước 3: Nếu b<c, tráo đổi giá trị của b và c;

Bước 4: Nếu a<b, tráo đổi giá trị của a và b;

Bước 5: In a,b,c và kết thúc thuật toán.

Mô phỏng thuật toán với bộ dữ liệu (5,7,6):

Bước 1 a b c

1 5 7 6

2 7 5 6

3 7 6 5

4 7 6 5

5 7 6 5

4. Hoạt động tìm tòi mở rộng

4.1 Mục tiêu: Giúp học sinh có nhu cầu mở rộng và củng cố thêm kiến thức

4.2 Phương pháp/kĩ thuật dạy học: cá nhân

4.3 Phương tiện dạy học: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu,…

4.4 Sản phẩm: Học sinh mô tả thuật toán bài toán trong thực tế hặc hỏi GV nhằm mở rộng thêm những hiểu biết của bản thân cũng như giáo viên.

Nội dung hoạt động

25

Page 26: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu và thực hiện yêu cầu của bài toán

HS: Ghi nhiệm vụ , chuẩn bị tìm hiểu và thực hiện nhiệm vụ bên ngoài lớp.

Bài toán: Em hãy viết thuật toán cho bài toán gọi tới một số điện thoại cố định (kết thúc khi kết nối thành công hoặc người gọi gác máy).

Gợi ý:

Input: Số điện thoại cần gọi

Output: Kết nối thành công hoặc người gọi gác máy

Mô tả thuật toán :

Bước 1: Nhấc ống nghe của máy điện thoại lên.

Bước 2: Bấm số cần gọi.

Bước 3: Nghe máy.

Bước 4: Nếu có người nhấc máy (kết nối thành công), chuyển tới bước 7.

Bước 5: Nếu nghe thấy tút ngắn (máy bận), gác máy và chuyển tới bước 7; Ngược lại (tút dài, chưa có người nhấc máy), tiếp tục nghe máy và chờ.

Bước 6: Nếu thời gian chờ chưa vượt quá 30 giây vẫn không có người nhấc máy, tiếp tục nghe và chờ.

Bước 7: Kết thúc.

Tiết 4 : TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH

I. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

1.Kiến thức

- Biết mô tả thuật toán so sánh hai số a,b.

- Biết mô tả thuật toán bài toán tìm số lớn nhất trong dãy số.

- Biết mô phỏng thuật toán với những bài toán đơn giản.

2. Kỹ năng

- Hiểu thuật toán tìm Max trong dãy sô a1, a2, .....an

3.Thái độ

- Nghiêm túc trong học tập

- Tạo niềm yêu thích, say mê , mong muốn biết được cách mô tả thuật toán của các bài toán tìm số lớn nhất trong dãy số.

26

Page 27: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

- Thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động tìm hiểu kiến thức.

II. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

1. Giáo viên:

- Phiếu học tập:

- Giấy A2: đã có hai bài toán

- Máy tính, máy chiếu

- Bút màu (đủ cho 4 nhóm), nam châm,..

2. Học sinh:

- Sách, vở, đọc lại kiến thức của SĐK.

- Chuẩn bị theo sự phân công của giáo viên trước một tuần.

- HS tự phân chia làm 4 nhóm, có một nhóm trưởng.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

Hoạt động Nội dung

1. Khởi độngKiểm tra bài cũ thông qua trò tìm ai cao nhất, để từ đó học sinh có nhu cầu tìm hiểu thuật toán của các bài toán tìm Max và bài toán so sánh hai số.

2. Hình thành kiến thức

- Tìm hiểu thuật toán so sánh hai số thực?

- Tìm Max ( số lớn nhất trong dãy sô).

3. Luyện tập và củng cố

- Tìm hiểu và viết thuật toán tìm số lớn nhất trong ba số a,b,c.

- Mô phỏng thuật toán với bộ số là (3,5,7)

4. Mở rộng- Mô tả thuật toán của bài toán trong thực tiễn: Tính vận tốc ô tô.

IV. CỤ THỂ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

. Ổn định tổ chức:

- Kiểm tra sĩ số:

- Quan sát lớp học: vệ sinh, bàn ghế, khan lau bảng, trang phục của hs.

- Kiểm tra thiết bị dạy học.

. Kiểm tra bài cũ:

27

Page 28: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

Câu hỏi: Một ô tô khởi hành từ A lúc 8h, đến B lúc 10h. Cho biết đường từ A đến B dài 100km. Tính vận tốc của ô tô ra km/h. Em hãy viết thuật toán cho bài.

Đáp án :

Input: AB = 100 Km ; t1=10h; t2=8h

Output: Vận tốc của ô tô.

Mô tả thuật toán

Bước 1: t= t1 – t2

Bước 2: v=s/t

Bước 3: Vận tốc v của ô tô với quãng đường 100km và thời gian t giờ.

1. Hoạt động 1: Tình huống xuất phát

1.1. Mục tiêu: Tạo động cơ để học sinh có nhu cầu quan tâm đến thuật toán tìm max và so sánh hai số thực a,b.

1.2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Cá nhân, thảo luận nhóm.

1.3. Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu Projector

1.4. Sản phẩm: Học sinh hiểu thuật toán tìm Max và so sánh hai số thực bất kỳ a,b.

GV đặt câu hỏi: Viết thuật toán tìm ra bạn cao nhất trong 10 bạn, biết các bạn được đánh số thứ tự từ một đến 10.

Câu trả lời mong đợi từ học sinh:

Bước 1: Đầu tiên giả sử bạn cao nhất là bạn số 1; Max=b1

Bước 2: So sánh Max với bạn tiếp theo nếu bạn tiếp theo cao hơn Max thì Max=b2 và ngược lại Max=b1.

Bước 3: Dịch chuyển sang bạn tiếp theo, và lại tiếp tục so sánh Max với bạn đó để tìm ra bạn cao hơn, và lần lượt như thế cho đến bạn cuối cùng để tìm được Max

Bước 4: Thông báo bạn cao nhất trong 10 bạn.

GV: Các em đã biết hoán đổi hai cốc nước vậy để hoán đổi hai giá của hai biến thì chúng ta đi tim hiểu nôi dung tiếp theo của bài “4. Một số ví dụ về Thuật toán”

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức

28

Page 29: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

2.1. Mục tiêu: Học sinh nắm đươc thuật toán so sánh hai số thực và thuật toán tìm số lớn nhất trong một dãy số đã cho..

2.2. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, phát hiện. Khai thác mối quan hệ giữa các môn học và thực tiễn với tin học.

2.3 Hình thức tổ chức hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm.

2.4. Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu Projector, tư liệu

2.5. Sản phẩm: Học sinh biết thuật toán tìm Max và từ đó làm được các bài toán về tìm số lớn nhất và tìm số nhỏ nhất trong dãy số.

Nội dung hoạt động

Nội dung 1: Thuật toán so sánh hai giá trị

Cho hai số thực a và b. Hãy cho biết kết quả so sánh hai số đó dưới dạng “a lớn hơn b”,”a nhỏ hơn b” hoặc “a=b”.

GV: Yêu cầu 4 nhóm thực hiện mô tả thuật toán của bài toán.

HS: Làm việc nhóm

GV: Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm, sau đó nhận xét và chiếu kết quả lên màn hình cho hs quan sát, phân tích và so sánh.

Input: Hai số thực a và b.

Output: Kết quả so sánh.

Thuật toán:

B1: So sánh a và b. Nếu a>b, kết quả là “a lớn hơn b”.

B2: Nếu a<b, kết quả là “a nhỏ hơn b”; ngược lại là “a=b” và kết thúc thuật toán.

GV: Yêu cầu học sinh quan sát kỹ thuật toán và cho biết thuật toán đúng chưa?

HS: Suy nghĩ và phát hiện vấn đề

GV: Nhận xét, phân tích và so sánh để học sinh nhận thấy thuật toán có vấn đề

Bước 1 a b Kết quả

1 6 5 “ a lớn hơn b”

29

Page 30: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

2 6 5 “ a bằng b”

Vậy có hai kết quả, vừa lớn hơn lại vừa bằng với bộ số (6,5) Thuật toán sai.

GV: Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm mô tả lại thuật toán với bài toán so sánh hai số thực a,b theo hướng dẫn.

GV: chốt sau và yêu cầu học sinh ghi bài.

B1: So sánh a và b. Nếu a>b, kết quả là “a lớn hơn b”. và chuyển đến bước 3.

B2: Nếu a<b, kết quả là “a nhỏ hơn b”; ngược lại là “a=b” và kết thúc thuật toán.

B3: Kết thúc thuật toán.

Nội dung 2: Tìm số lớn nhất trong dãy A các số a1, a2, …., an ( n>=1) cho trước.

GV: Từ phần khởi động học sinh đã hình thành cách tìm giá trị lớn nhất. Từ đó giáo viên yêu cầu nhóm học sinh mô tả thuật toán tìm Max dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

HS: Thảo luận nhóm và trình bày mô tả thuật toán tìm Max.

Sau đó gv chiếu thuật toán tìm Max lên màn hình cho hs quán sát.

Input :dãy số a1, a2..............an (n>=1);

Output : Max ( là số lớn nhất trong dãy số a1, a2..............an)

Thuật toán tìm max của dãy số:

Bước 1: Nhập giá trị cho từng phần tử trong dãy số.

Bước 2: Max a1;i 1.

Bước 3: Nếu Max < ai thì Max ai.

Bước 4: i i+1.

Bước 5: Nếu i < n , quay lại bước 2.

Bước 6: Thông báo giá trị Max và kết thúc thuật toán.

GV: Phân tích từng bước trong thuật toán để từ đó học sinh hình thành thuật toán tìm Max hay tìm Min hai hay nhiều số trong một dãy sô.

HS: Lắng nghe và ghi vào vở.30

Page 31: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

GV: Hệ thống lại bài học bằng bản đồ tư duy trên màn hình trình chiếu.

Hoạt động 3 . Luyện tập – Vận dụng

3.1 Mục tiêu: Hs mô tả được thuật toán tìm Max của ba số a,b,c

3.2 Phương pháp/kĩ thuật dạy học: cá nhân, thảo luận nhóm

3.3 Phương tiện dạy học: SGK, giáo án, máy tính, máy chiếu, …

3.4 Sản phẩm: HS mô tả được thuật toán tìm Max cảu ba số a,b,c và mô phỏng được thuật toán đó.

4. Nội dung hoạt động

GV: Yêu cầu 4 nhóm thực hiện mô tả thuật toán tìm Max ba số nguyên dương a,b,c.

Bài toán : Viết thuật toán tìm số lớn nhất của 3 số nguyên dương a,b,c. Mô phỏng cho thuật toán đó.

HS: Làm việc nhóm

GV: Tổ chức cho các nhóm trình bày kết quả của nhóm mình .

GV Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức, học sinh ghi bài.

Input : Ba số nguyên a,b,c

31

Page 32: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

Output : Max ( là số lớn nhất trong ba số a,b,c)

Thuật toán tìm max của ba số a,b,c

Bước 1: Nhập 3 số nguyên a,b,c

Bước 2: Max a;

Bước 3: Nếu Max < b thì Max b;

Bước 4: Nếu Max < c thì Max c;

Bước 5: In ra max và kết thúc thuật toán

Bảng mô phỏng thuật toán tìm Max với bộ dữ liệu (3,5,7)Bước 1 a b c Giá trị lớn nhất

1 3 5 7

2 3 5 7 3

3 3 5 7 5

4 3 5 7 7

5 3 5 7 7

4. Hoạt động 4: Tìm tòi và mở rộng

Xác định bài toán và mô tả thuật toán để giải các bài tập sau:

Bài 1: Em hãy tính số lần đọc để đọc thuộc lòng bài thơ – bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam, Vua Nam ở

Rành rành định phận tại sách trời.

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Lý Thường Kiệt

Bài 2: Liên đội trường THCS Hùng Vương đang vận động cuộc ủng hộ đồng bào vùng cao bằng cách quên góp tiền. Mỗi đội viên ủng hộ tùy tâm với số

32

Page 33: fn.vinhphuc.edu.vn€¦  · Web viewPHẦN I. MỞ ĐẦU. 1. Lí do chọn đề tài. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện

tiền khác nhau. Mỗi ngày liên đội cũng nhận được số tiền là khác nhau. Mục tiêu của liện đội ủng hộ ít nhất là 1.000.000 vnđ. Hỏi liên đội cần bao nhiêu ngày để hoàn thành mục tiêu.

Bài 3: Để ủng hộ chương trình “Trái tim cho em”. Liên đội trường THCS Hùng Vương quyết định phát động cuộc ủng hộ. Mỗi đội viên ủng hộ 5000 đ, liên đội có 826 đội viên. Hỏi Số tiền liên đội ủng hộ được là bao nhiêu?

XÁC NHẬN CỦA BAN GIÁM HIỆU Phúc yên , ngày 12 tháng 12 năm 2018Người thực hiện chuyên đề

Nguyễn Thị Thu Phương

33