224
BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIN LPPHÁP VIT NAM SAU HIẾN PHÁP NĂM 2013 REPORT ASSESSMENT OF THE LEGISLATIVE DEVELOPMENT PROCESS IN VIETNAM SINCE ADOPTION OF 2013 CONSTITUTION -----0-0----- Biên son: -TS V ũ Công Giao -TS Nguyn Minh Tun -TS Đặng Minh Tun HÀ NI 2014

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁPỞ VIỆT NAM SAU HIẾN PHÁP NĂM 2013

REPORT

ASSESSMENT OF THE LEGISLATIVEDEVELOPMENT PROCESS IN VIETNAM

SINCE ADOPTION OF 2013 CONSTITUTION

-----0-0-----

Biên soạn: -TS Vũ Công Giao

-TS Nguyễn Minh Tuấn

-TS Đặng Minh Tuấn

HÀ NỘI – 2014

Page 2: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

2

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

XHCN Xã hội chủ nghĩaCNXH Chủ nghĩa xã hội

CHXHCN Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa

TAND Tòa án Nhân dân

TANDTC Tòa án Nhân dânTối cao

VKSND Viện Kiểm sát Nhân dân

VKSNDTC Viện Kiểm sát Nhân dânTối cao

HĐND Hội đồng Nhân dân

UBND Ủy ban Nhân dân

UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc Hội

MTTTQ Mặt trận Tổ quốc

Tổng LĐLĐ Tổng Liên đoàn Lao động

Đoàn TNCS Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hội LHPN Hội Liên hiệp Phụ nữBLHS Bộ luật Hình sự

BLTTHS Bộ luật Tố tụng Hình sựVBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật

Page 3: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

3

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

GIỚI THIỆU

PHẦN I

SỰ RA ĐỜI, NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ KẾ HOẠCH THỰC THIHIẾN PHÁP NĂM 2013

1.1. Nguyên nhân, định hướng và tiến trình sửa đổi Hiến pháp năm 19921.2. Khái quát những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 19921.3. Kế hoạch tổ chức thi hành Hiến pháp năm 2013

PHẦN II

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIẾN PHÁP NĂM 2013,BAO GỒM TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP

TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC CỤ THỂ2.1. Hiến pháp năm 2013: Triển vọng và thách thức với việc cải cách thể chế2.2. Hiến pháp năm 2013: Triển vọng và thách thức với việc phân quyền và kiểm soátquyền lực

2.3. Hiến pháp năm 2013: Triển vọng và thách thức với cải cách tư pháp2.4. Một số định hướng mới nhất của Chính phủ trong việc xây dựng pháp luật để thực

thi Hiến pháp năm 2013.

2.5. Đánh giá mức độ phù hợp của các dự án Luật tổ chức Quốc Hội, Luật tổ chức Chínhphủ, Luật tổ chức Chính quyền địa phương và Luật Ban hành văn bản pháp luật

2.6.Những đạo luật cần ưu tiên ban hành, sửa đổi để thực thi Hiến pháp năm 2013PHẦN III

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIẾN PHÁP NĂM 2013TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ, BAO GỒM TÁC ĐỘNGĐẾN HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP TRÊN LĨNH VỰC NÀY

3.1.Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 trong lĩnh vực kinh tế

3.2.Một số gợi ý cụ thể về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế để phù hợp vớiHiến pháp năm 2013

PHẦN IV

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUCỦA CÁC HỌC GIẢ VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN HIẾN PHÁP NĂM 2013

4.1. Công trình là sách chuyên khảo, sách tham khảo

4.2. Công trình là các tuyển tập các bài viết từ các Hội thảo khoa học

4.3.Các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành

Page 4: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

4

4.4.Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu

PHẦN V

KẾT LUẬN CHUNG VÀ NHỮNG GỢI Ý VỚI NLD

5.1.Kết luận chung

5.2.Những gợi ý cho NLD

PHỤ LỤC I

Cấu trúc của Hiến pháp năm 2013 so sánh với Hiến pháp năm 1992

PHỤ LỤC II

Tóm tắt những điểm mới cơ bản của Hiến pháp năm 2013so với Hiến pháp năm 1992

PHỤ LỤC III

Một số thuật ngữ quan trọng trong Hiến pháp năm 2013

PHỤ LỤC IV

Dự kiến tiến độ trình Quốc Hội, UBTVQH xem xét, thông qua các Dự án Luật, Pháp lệnh(Ban hành kèm theo Kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã

được UBTVQH ban hành theo Nghị quyết số 718/NQ -UBTVQH13ngày 02/01/2014)

PHỤ LỤC V

Dự kiến các dự án luật, pháp lệnh cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới

(Ban hành kèm theo Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướngChính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước

CHXHCN Việt Nam )

PHỤ LỤC VI

Nghị quyết số 70/2014/QH13 ngày 30/5/2014 về việc điều chỉnh Chương trình Xây dựngLuật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc Hội Khóa XIII, năm 2014 và Chương trình Xây dựng

Luật, Pháp lệnh năm 2015

PHỤ LỤC VII

Bảng tham chiếu so sánh Hiến pháp năm 2013 với Hiến pháp năm 1992kèm giải trình các nội dung sửa đổi, bổ sung

của Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

Page 5: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

5

GIỚI THIỆU

Việc chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang "nền kinh tế thịtrường định hướng XHCN" kể từ năm 1986 đã giúp Việt Nam đạt được những kết quảvượt bậc về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế. Tuy nhiên, đồng thời với thành tựuđó, yêu cầu hoàn thiện hệ thống luật pháp để thúc đẩy cải cách kinh tế và hội nhập kinhtế quốc tế ngày càng trở lên cấp thiết và được Nhà nước Việt Nam rất quan tâm.

Để hỗ trợ Việt Nam trong việc hoàn thiện hệ thống luật pháp, Chính phủ Canadavà Chính phủ Việt Nam đã ký kết Dự án Phát triển lập pháp quốc gia (Dự án NLD)trong đó vạch ra một chương trình tổng thể để đổi mới quy trình lập pháp của Việt Namvà cải thiện chất lượng văn bản pháp luật liên quan đến kinh tế. Mục tiêu cụ thể của Dựán NLD là hỗ trợ các cơ quan nhà nước của Việt Nam áp dụng các quy trình hoạch địnhvà quản lý mang tính chiến lược, tăng cường sự tham gia của người dân và khu vựckinh tế tư nhân, cũng như tăng cường tính thống nhất, gắn kết và tiêu chuẩn hóa trongquy trình lập pháp của Việt Nam. Dự án sẽ kéo dài trong 7 năm (từ 2010-2017) baogồm 4 hợp phần: (1) Xây dựng năng lực hoạnh định chiến lược, đánh giá nhu cầu, vàquản lý hiệu quả hoạt động; (2) Xây dựng năng lực nghiên cứu chính sách, đánh giá tácđộng và lấy ý kiến công chúng; (3) Xây dựng kỹ năng kỹ thuật soạn thảo văn bản phápluật; (4) Xây dựng năng lực nhằm đảm bảo tính thống nhất và hệ thống tổ chức của vănbản pháp luật.

Báo cáo này do ba giảng viên Khoa Luật ĐHQG Hà Nội biên soạn trong khuônkhổ Giai đoạn 1 của Dự án NLD. Đây là một nghiên cứu định tính, thực hiện dựa trênviệc phân tích Hiến pháp năm 2013, một số văn bản pháp luật và nghiên cứu có liênquan.

Mục đích của báo cáo là cung cấp một cái nhìn tổng quan về những điểm mớitrong Hiến pháp năm 2013, thực trạng và triển vọng sự phát triển lập pháp ở Việt Namtừ sau khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua, từ đó đưa ra những ý kiến tư vấn chohoạt động của NLD ở Việt Nam trong thời gian tới, trong đó chú trọng vào hoạt độnglập pháp trên lĩnh vực kinh tế. Nghiên cứu này rất cần thiết bởi lẽ Hiến pháp năm 2013là đạo luật gốc, có hiệu lực cao nhất, với rất nhiều nội dung mới (so với Hiến pháptrước đó năm 1992), vì vậy đặt ra những đòi hỏi cấp thiết với việc hoàn thiện khuônkhổ pháp luật của Việt Nam trong những năm tới. Theo nghĩa đó, nghiên cứu này gópphần đảm bảo rằng những hoạt động tiếp theo trong khuôn khổ của Dự án NLD sẽ gắnkết và hỗ trợ trực tiếp, hiệu quả nhất các nhu cầu và chương trình xây dựng pháp luậtcủa Quốc Hội cũng như của các cơ quan nhà nước khác ở Việt Nam mà được xác lậpdựa trên những nội dung của Hiến pháp năm 2013.

Dựa trên những yêu cầu của NLD, báo cáo đề cập đến những nội dung cụ thể sauđây:

- Lý do, tiến trình sửa đổi và những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so vớiHiến pháp trước đó (Hiến pháp năm 1992, đã được sửa đổi, bổ sung năm2001).

Page 6: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

6

- Những triển vọng thay đổi trên một số lĩnh vực quan trọng ở Việt Nam xuấtphát từ những điểm mới trong Hiến pháp năm 2013 và những thách thức đặt ratrong việc hiện thực hóa những triển vọng thay đổi đó.

- Những điều chỉnh lớn trong Hiến pháp năm 2013 trong một số vấn đề về thểchế nhà nước, quản trị quốc gia, cải cách tư pháp và những yêu cầu đặt ra vớiviệc ban hành mới, sửa đổi, bổ sung các bộ luật, luật có liên quan của ViệtNam, đặc biệt là các luật về lĩnh vực kinh tế.

- Kế hoạch lập pháp (ban hành mới và sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh) đểthực thi Hiến pháp năm 2013 và vai trò của Chính phủ, bao gồm của Hội đồngtư vấn thẩm định dự án luật, pháp lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến phápnước CHXHCN Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ thành lập, trong việc thựchiện kế hoạch đó.

- Tình hình nghiên cứu của giới học giả Việt Nam với những vấn đề liên quanđến sửa đổi, bổ sung và thực thi Hiến pháp năm 2013.

- Những gợi ý cho hoạt động tiếp theo của NLD nhằm mục đích hỗ trợ nâng caohiệu quả công tác lập pháp của Việt Nam trong những năm tới đây, đặc biệt làđể thực thi Hiến pháp năm 2013.

Gắn với nội dung của báo cáo, nhóm tác giả đã thiết kế 7 Phụ lục nhằm giúpngười đọc nhanh chóng nắm bắt và tra cứu những điểm cốt lõi của từng vấn đề.

Do giới hạn về thời gian và nguồn lực, việc khảo sát thực tế và phỏng vấn cácđối tượng liên quan không có điều kiện thực hiện. Điều đó có nghĩa là ở những giaiđoạn tiếp theo, Dự án NLD cần có thêm những công trình khác, sử dụng cả phươngpháp nghiên cứu định tính và định lượng để phân tích làm rõ một số vấn đề chưa có cơhội khảo sát hoặc chưa thể khảo sát kỹ trong báo cáo này. Những nghiên cứu tiếp theocó thể hướng vào một số khía cạnh lý luận phức tạp mà báo cáo này chưa thể phân tíchthấu đáo do thiếu tư liệu thực tế. Ngoài ra, các nghiên cứu tiếp theo có thể hướng vàocác vấn đề cụ thể như: (i) Hoàn thiện quy trình xây dựng chính sách, pháp luật, trong đómối quan hệ của các chủ thể liên quan được thiết lập một cách rõ ràng, hợp lý; (ii) Xâydựng các quy tắc, tiêu chuẩn cho việc xác lập chính sách và soạn thảo các văn bản phápluật cũng như cho việc phối hợp giữa các chủ thể liên quan; (iii) Xây dựng và tiêuchuẩn hóa các công cụ và phương pháp thẩm định, đánh giá và thông qua các dự thảochính sách và văn bản pháp luật.

Nhóm tác giả xin chân thành cám ơn NLD đã tin cậy giao thực hiện báo cáo vàhy vọng nghiên cứu này là một tài liệu hữu ích cho NLD trong các hoạt động của dự ánở Việt Nam.

Page 7: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

7

PHẦN I

SỰ RA ĐỜI, NHỮNG ĐIỂM MỚIVÀ KẾ HOẠCH THỰC THI HIẾN PHÁP NĂM 2013

1.1.Nguyên nhân, định hướngvà tiến trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992Hiến pháp năm 1992 được ban hành vào những năm đầu thực hiện chính sách

Đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm thể chế hóa đường lối mở cửa đất nướcmà được đề ra trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm1986) và Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH(CNXH) năm1991. Với bản hiến pháp này, trong gần ba thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được nhữngthành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các phương diện chính trị, kinh tế, vănhóa, xã hội, mà nổi bật nhất là về kinh tế.

Mặc dù vậy, bắt đầu từ cuối thập kỷ 2000, sự phát triển kinh tế của Việt Nam đãdần chậm lại. Điều này có nguyên nhân từ một loạt bất cập về thể chế vốn tồn tại từ lâumà chưa được giải quyết, liên quan đến các vấn đề về quản lý nhà nước, mô hình pháttriển kinh tế… Hậu quả là tình trạng quan liêu, tham nhũng trở nên nghiêm trọng, kinhtế khủng hoảng, thiếu tính cạnh tranh, người dân bất bình, suy giảm lòng tin với nhànước.

Thực trạng trên đã khiến Đảng Cộng sản Việt Nam nhận ra rằng cần đẩy mạnhđổi mới để duy trì sự phát triển của đất nước và bảo vệ chế độ. Trong bối cảnh đó, Đạihội toàn quốc lần thứ XI của Đảng (12-19/01/2011) đã thông qua Cương lĩnh xây dựngđất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), trong đó xácđịnh những mục tiêu, định hướng phát triển trong giai đoạn mới, hướng vào thực hiện 8đặc trưng của chế độ XHCN ở Việt Nam (so với 2 đặc trưng trong Cương lĩnh năm1991), bao gồm: (i) Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; (ii) Do nhândân làm chủ; (iii) Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại vàchế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; (iv) Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc; (v) Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện pháttriển toàn diện; (vi) Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôntrọng và giúp nhau cùng phát triển; (vii) Có Nhà nước pháp quyền XHCN của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; (viii) Có quan hệ hữu nghịvà hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.1

Bối cảnh kể trên khiến cho Hiến pháp năm 1992, mặc dù đã được sửa đổi một sốđiều vào năm 2001, đã trở lên lạc hậu. Nó cần được tiếp tục sửa đổi để phù hợp và thểchế hóa những định hướng, mục tiêu mới trong Cương lĩnh năm 2011 và các văn kiệnkhác của Đại hội Đảng lần thứ XI, cụ thể là để: ”…bảo đảm đổi mới đồng bộ cả về kinhtế và chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của nhân dân, do nhân

1 Xem Lê Hữu Nghĩa , Những đặc trưng thể hiện tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xây dựng, thamluận tại phiên họp sáng 14/1 tại Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cũng xem toàn văn Cương lĩnh tạihttp://www.xaydungdang.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=3525&print=true

Page 8: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

8

dân và vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, bảo đảm tốthơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đấtnước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế”.2

Để đạt được mục tiêu nêu trên, các yêu cầu sau đây đã được đặt ra với việc sửađổi Hiến pháp năm 1992:3

- Tiếp tục khẳng định và làm rõ hơn những nội dung cơ bản có tính bản chất củachế độ mà đã được quy định trong Hiến pháp năm 1992, cụ thể là về phát huy dân chủXHCN, quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, pháttriển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước phápquyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

- Thể chế hóa những quan điểm, chủ trương lớn được nêu trong Cương lĩnh[năm 2011] và các văn kiện khác của Đảng [Đại hội Đảng lần thứ XI].

- Hoàn thiện kỹ thuật lập hiến, bảo đảm để Hiến pháp thực sự là đạo luật cơ bản,có tính ổn định, lâu dài.

Trên cơ sở những mục tiêu và yêu cầu nêu trên, một số quan điểm mang tínhchất định hướng kỹ thuật cũng đã đư ợc đặt ra cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm1992:4

- Phải dựa trên cơ sở tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và các đạo luậtcó liên quan; căn cứ vào định hướng, nội dung của Cương lĩnh [năm 2011] và các vănkiện khác của Đại hội Đảng lần thứ XI; kế thừa những quy định của Hiến pháp năm1992 và của các bản Hiến pháp trước đây còn phù hợp; sửa đổi, bổ sung những vấn đềthực sự cần thiết, những vấn đề đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, có đủ cơ sở,nhận được sự thống nhất cao và phù hợp với tình hình mới.

- Tiếp tục khẳng định bản chất và mô hình tổng thể của hệ thống chính trị và bộmáy nhà nước đã được xác định trong Cương lĩnh [năm 2011] và Hiến pháp năm 1992,[mà cụ thể là] Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, donhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; quyền lực nhànước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nướctrong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

- Khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân,đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểutrung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theochủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xãhội.

2 Xem Tờ trình số 194/TTr-UBDTSĐHP ngày 19/10/2012 về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của Ủy banDự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tr.1.3 Tài liệu trên, tr.2.4 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ngày 05/01/2013 của Ủy ban Dự thảo sửađổi Hiến pháp năm 1992, tr.2-3.

Page 9: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

9

- Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; đổi mới đồng bộ, phù hợpvề kinh tế và chính trị, vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam XHCN dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

- Tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; quyền của công dânkhông tách rời nghĩa vụ của công dân; thực hiện dân chủ XHCN; tăng cường kỷ luật, kỷcương; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Sửa đổi Hiến pháp là công việc hệ trọng, phải tiến hành chặt chẽ, khoa họcdưới sự lãnh đạo của Đảng; bảo đảm sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học,các nhà quản lý; tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân và các cơ quan, tổ chức; chútrọng công tác thông tin, tuyên truyền, bảo đảm đúng định hướng, không để các đốitượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng để chống phá, xuyên tạc.

Về tiến trình, từ năm 2011, Việt Nam đã tổ chức tổng kết thi hành Hiến phápnăm 1992 đồng thời thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 2013. Sau hơnmột năm dự thảo, do có nhiều ý kiến khác nhau về một số vấn đề quan trọng, ngày02/1/2013, Quốc Hội quyết định tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiếnpháp năm 1992 – điều mà không được dự kiến trong kế hoạch ban đầu. Việc lấy ý kiếntheo kế hoạch sẽ được kết thúc vào ngày 31/3/2013, nhưng sau đó được kéo dài đếncuối năm 2013, dưới ba hình thức chính: tổ chức các hội nghị, hội thảo; lấy ý kiếnthông qua mạng Internet và phát phiếu xin ý kiến đến từng hộ gia đình. Theo thông báocủa Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, tính đến 17/5/2013, đã có hơn 26.091.000 lượtý kiến góp ý của nhân dân và hơn 28.000 hội nghị, hội thảo, tọa đàm được tổ chức.5

Ngày 28/11/2013, Quốc Hội khóa XIII bỏ phiếu thông qua Hiến pháp (sửa đổi)năm 2013, với 97,59% (486/488) đại biểu có mặt bỏ phiếu tán thành, chỉ có 2 đại biểubỏ phiếu trắng. Bên cạnh quan điểm đánh giá rằng Hiến pháp năm 2013 sẽ giúp đẩymạnh toàn diện công cuộc Đổi mới,6cũng có ý kiến cho rằng với Hiến pháp năm 2013,Việt Nam khó có sự thay đổi lớn về mọi mặt, đặc biệt là về chính trị.7 Mặc dù vậy, nếuphân tích kỹ, có thể thấy Hiến pháp năm 2013 đã gợi mở khá nhiều cơ hội cải cách vềthể chế ở Việt Nam, bao gồm thể chế về quản lý kinh tế, mà sẽ được đề cập cụ thể trongcác phần tiếp theo của báo cáo này.

1.2. Khái quát những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến phápnăm 1992

Hiến pháp năm 2013 có 11 chương, 120 điều. Về số lượng, so với Hiến pháp năm1992 (có 12 chương, 147 điều), Hiến pháp năm 2013 giảm một chương, 27 điều. Tuynhiên, xét cụ thể về cấu trúc, so với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 đã bổsung một chương mới (Chương X, về Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước)

5 Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Báo cáo số 287/BC-UBDTSĐHP ngày 17/5/2013 về việc giải trình, tiếp thu,chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở ý kiến nhân dân .6 Ví dụ, xem Nguyễn Sinh Hùng, Hiến pháp sửa đổi là bảo đảm chính trị -pháp lý vững chắc, tạihttp://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Hien-phap-sua-doi-la-dam-bao-chinh-triphap-ly-vung-chac/188102.vgp,truy cập ngày 14/7/2014.7 Ví dụ, xem Đỗ Kim Thêm, Với Hiến pháp mới, Việt Nam ít hy vọng thay đổi, trênhttp://hienphap.net/2013/12/05/voi-hien-phap-moi-viet-nam-it-hy-vong-thay-doi-do-kim-them/, truy cập ngày15/7/2014.

Page 10: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

10

và 12 điều mới (các Điều 19, 34, 41, 42, 43, 55, 63, 78, 111, 112, 117 và 118), đồng thờisửa đổi, bổ sung 101 điều, chỉ giữ nguyên 7 điều (các Điều 1, 49, 77, 86, 87, 91 và 97)(xem cấu trúc chi tiết của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 ở Phụ lục I).

Hiến pháp năm 2013 đã có một số thay đổi về kỹ thuật lập hiến (kết cấu và cáchthức diễn đạt) theo hướng ngắn gọn, xúc tích, chặt chẽ hơn so với Hiến pháp năm 1992,với mục tiêu bảo đảm rằng nó ‘…đúng tầm là đạo luật cơ bản, có tính ổn định lâu dài’.8Cụ thể như sau (xem thêm bản tóm tắt các điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so vớiHiến pháp năm 1992 ở Phụ lục II và bản so sánh chi tiết hai Hiến pháp năm 1992, 2013ở Phụ lục III):

1.2.1. Lời nói đầu

Lời nói đầu của Hiến pháp năm 2013 được viết cô đọng, súc tích hơn (còn 3đoạn với 290 từ, so với 6 đoạn, 536 từ của Hiến pháp năm 1992)9, song vẫn kế thừa cácnội dung cơ bản như về truyền thống, lịch sử đất nước, dân tộc, lịch sử lập hiến, nhiệmvụ của cách mạng trong giai đoạn mới, mục tiêu xây dựng đất nước của Hiến pháp năm1992. Khác biệt quan trọng nhất là một quy định mới, nêu rằng: "Nhân dân Việt Namxây dựng và thi hành Hiến pháp này…” - cho thấy tư tưởng về chủ quyền của nhân dânvới hiến pháp (mà từng được nêu trong Hiến pháp 1946) đã được tái khẳng định sau khiđã không được nhắc đến trong các Hiến pháp 1959,1980,1992.

1.2.2. Chế độ chính trị (Chương I, Điều 1-13)

Tên Chương I được viết gọn lại thành “Chế độ chính trị” (so với“NướcCHXHCN Việt Nam - Chế độ chính trị” trong Hiến pháp năm 1992). Về cấu trúc, cácquy định về Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Thủ đô, ngày Quốc khánh (vốn được quyđịnh trong Chương XI Hiến pháp năm 1992) cũng được đưa vào Chương này, vì đượcxem là ‘..những nội dung quan trọng gắn liền với chế độ chính trị của quốc gia’.10

Về nội dung, Chương này tiếp tục khẳng định bản chất của chế độ chính trịXHCN mà đã được xác định trong Điều 2 Hiến pháp năm 1992, trong đó nêu rằng:‘Nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữagiai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức’, nhưng bổ sung một sốquy định sau đây để làm rõ hơn các đặc thù của mô hình chính trị ở Việt Nam:

- Bổ sung từ kiểm soát vào nguyên tắc "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sựphân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" (Điều 2). Đây là điểm mới rất quan trọng trongchế định về thể chế chính trị của Hiến pháp năm 2013, một nỗ lực lớn trong việc kiểmsoát quyền lực nhà nước bằng Hiến pháp ở Việt Nam. Nó cho thấy Việt Nam đã tiếnthêm một bước nữa trong việc vận dụng các thuộc tính của nguyên tắc tam quyền phân

8Xem Ðoàn thư ký kỳ họp, Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi), tài liệukèm theo Ðề cương báo cáo kết quả kỳ họp thứ 6, Quốc Hội khóa XIII (21/10-30/11/2013).9 Xem Trương Đắc Linh, Nguyễn Mạnh Hùng, Những điểm mới cơ bản của Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm2013, tại http://hcm.edu.vn/TinTuc/2014/3/BaigiangTLinh.htm, truy cập ngày 01/7/2014.10 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.3.

Page 11: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

11

lập, nhưng vẫn chưa chính thức thừa nhận nguyên tắc này. Với quy định mới đã nêu,“kiểm soát quyền lực” đã được thừa nh ận là một nguyên tắc của nhà nước pháp quyền,là một vấn đề mới trong tổ chức quyền lực Nhà nước ở Việt Nam, được thể hiện xuyênsuốt trong các Chương V, VI, VII, VIII và IX của Hiến pháp năm 2013 và sẽ tiếp tụcđược thể chế hóa trong các luật có liên quan.11

-Trong khi kế thừa quy định của Điều 4 Hiến pháp năm 1992, trong đó khẳngđịnh vị trí lãnh đạo độc tôn của Đảng Cộng sản Việt Nam với nhà nước và xã hội như làmột vấn đề có ‘tính lịch sử, tính tất yếu khách quan’,12Điều 4 Hiến pháp năm 2013 bổsung quy định về bản chất của Đảng, trong đó nêu rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam làđội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân laođộng và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, củanhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhlàm nền tảng tư tưởng”. Thêm vào đó, Điều này cũng bổ sung cụm từ “Ðảng gắn bómật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu tráchnhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”, đồng thời khẳng định không chỉcác tổ chức của Ðảng mà cả các đảng viên cũng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiếnpháp và pháp luật (Ðiều 4). Những bổ sung này được cho là ‘để làm rõ hơn bản chất,vai trò và trách nhiệm của Ðảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội’.13

- Bổ sung quy định “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hình thức dânchủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc Hội, Hội đồng Nhân dân (HĐND) vàthông qua các cơ quan khác của Nhà nước” (Ðiều 6). Đây là quy định mới vì Hiếnpháp năm 1992 chỉ quy định “Nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước thông qua QuốcHội và HĐND” – tức là chỉ thông qua hình thức dân chủ đại diện. Quy định mới đã làmrõ và mở rộng các phương thức thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, đặc biệt là tạocơ sở để thúc đẩy các hình thức dân chủ trực tiếp mà vẫn còn khá mới mẻ ở Việt Nam.

- Bổ sung quy định “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp vàpháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trungdân chủ” (Điều 8). Quy định này phần nào cho thấy sự “giằng xé” trong tư duy của cácnhà lập hiến Việt Nam, thể hiện ở việc trong khi cố gắng củng cố các nguyên tắc củanhà nước pháp quyền (nhà nước tổ chức, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật), họ vẫnchưa thể (hoặc không thể) thoát hẳn khỏi những nguyên lý của mô hình nhà nướcXHCN (nguyên tắc tập trung dân chủ).

- Điều 9 liệt kê đầy đủ 6 tổ chức chính trị - xã hội (gồm MTTQ Việt Nam, TổngLĐLĐ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn TNCS) Hồ Chí Minh, Hội LHPNViệt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam ) và xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm củacác tổ chức này, đặc biệt là của MTTQ Việt Nam trong việc đại diện, bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kếttoàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã

11Xem Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi), tài liệu đã dẫn.12Xem Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi), tài liệu đã dẫn.13 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.4.

Page 12: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

12

hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân.14 Quy định mớivề vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc “tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát,phản biện xã hội”phản ánh xu thế và nỗ lực thúc đẩy kênh giám sát quyền lực nhà nướctừ bên ngoài ở Việt Nam.15

- Tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợptác của Việt Nam với tất cả các nước trên thế giới; đồng thời cam kết "tuân thủ Hiếnchương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà CHXHCNViệt Nam là thành viên",khẳng định Việt Nam "là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộngđồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc" (Điều 11, Điều 12). Quy định mới này chothấy quyết tâm chính trị về việc hội nhập quốc tế của Việt Nam đã được xác quyết vàngày càng được củng cố.

- Đặc biệt, lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, tất cả các từ “Nhândân” trong Hiến pháp năm 2013 đều được viết hoa. Điều này được lý giải là để “thểhiện sự tôn trọng và đề cao vai trò của Nhân dân với tư cách là chủ thể duy nhất củatoàn bộ quyền lực nhà nước”16.

1.2.3. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân (Chương II,Điều 14-49)

Chương II được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và bố cục lại Chương V(Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân) của Hiến pháp năm 1992. Ngoài việc chuyểnvị trí từ thứ 5 lên thứ 2, tên chương cũng đư ợc điều chỉnh thành: “Quyền con người,quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”, với mục đích để ‘khẳng định giá trị, vai tròquan trọng của quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp’-17một quan điểmđược cổ vũ mạnh mẽ, với sự đồng thuận cao trong lần sửa đổi Hiến pháp này ở ViệtNam.

Chương II kế thừa và làm rõ hơn các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đãđược quy định trong Chương V Hiến pháp năm 1992; đồng thời bổ sung một số quyềnmới mà được xem là thành tựu của gần 30 năm đổi mới đất nước18, nhằm ‘…thể hiện rõhơn trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người, quyềncông dân’,19và để ‘…phù hợp với các điều ước quốc tế về quyền con người màCHXHCN Việt Nam là thành viên’20. Xét tổng thể về nội dung, Chương II có nhiềuđiểm mới nhất trong Hiến pháp năm 2013, thể hiện qua những quy định sau:

14Xem Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi), tài liệu đã dẫn.15Ở Việt Nam, các chuyên gia về hiến pháp cho rằng có hai kênh chính để giám sát quyền lực nhà nước: (i) Kênhbên trong (internal) là sự giám sát giữa các cơ quan nhà nước với nhau, thể hiện nổi b ật ở quy định về sự phâncông, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, v à (ii) Kênh bênngoài (external), thể hiện ở vai trò giám sát, phản biện, phê phán của các thiết chế ngoài nhà nước, mà nổi bật làcá cơ quan truyền thông và các tổ chức xã hội dân sự.16 Xem Phan Trung Lý, “Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam - Hiến pháp dân chủ, pháp quyền và pháttriển” (Bài phát biểu tại Hội nghị giới thiệu nội dung Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam tại Trường ĐH LuậtTp. Hồ Chí Minh ngày 18/12/2013).17 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.3.18Xem Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi), tài liệu đã dẫn.19Xem Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi), tài liệu đã dẫn.20 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.5.

Page 13: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

13

- Lần đầu tiên xác định rõ và đầy đủ các nghĩa vụ của nhà nước trong việc "côngnhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân" (Điều 3 và Điều14 khoản 1). Quy định mới này phản ánh sự thay đổi tư duy trước đây ở Việt Nam coiquyền con người, quyền công dân là những thứ nhà nước “ban phát” cho người dân,sang nhận thức chung của cộng đồng quốc tế trong đó xem quyền con người, quyền côngdân là những giá trị tự nhiên, vốn có của con người mà nhà nước có nghĩa vụ ghi nhận vàbảo đảm.

- Bổ sung một số quyền mới, bao gồm: Quyền sống (Điều 19); Quyền hiến mô,bộ phận cơ thể người, hiến xác (Điều 20); Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêngtư (Điều 21); Quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34); Quyền hưởng thụ và tiếpcận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa (Điều41); Quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giaotiếp (Điều 42); Quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43); Quyền củacông dân không bị trục xuất, giao nộp cho nước khác (Điều 17); đồng thời quy định rõhơn (sửa đổi hoặc tách thành điều riêng) một số quyền kế thừa từ Hiến pháp năm 1992,bao gồm: Bình đẳng trước pháp luật (Điều 16); Cấm tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhânđạo và hạ nhục (Điều 20 khoản 1); Bảo vệ đời tư và nơi ở (Điều 21, 22); Tiếp cận thôngtin (Điều 25); Tham gia quản lý nhà nước và xã hội (Điều 28); Bình đẳng giới (Điều26); Bỏ phiếu trong trưng cầu dân ý (Điều 29); Xét xử công bằng (Điều 31); Tư hữu tàisản (Điều 32); An sinh xã hội (Điều 34); Việc làm (Điều 35).

- Bổ sung một nguyên tắc hiến định, đó là quyền con người, quyền công dân chỉcó thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng,an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng (Điề u 14,khoản 2).Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa các cơ quan nhànước tùy tiện giải thích và hạn chế các quyền hiến định mà đã xảy ra khá nhiều ở ViệtNam, bởi nó nêu rõ những lý do có thể được sử dụng để hạn chế quyền, cùng với việc giớihạn chủ thể duy nhất là Quốc Hội mới có thể quyết định việc này (bằng luật), chứ khôngphải bất cứ cơ quan nhà nước nào (bằng pháp luật21) như trong Hiến pháp năm 1992. Cóquan điểm cho rằng, nguyên tắc này còn có ý nghĩa là các quy định liên quan đến cácquyền bất khả xâm phạm của con người, của công dân (như quyền được sống, quyềnkhông bị tra tấn, quyền bình đẳng trước pháp luật v.v.) là có hiệu lực trực tiếp; chủ thể củacác quyền này được viện dẫn các quy định của Hiến pháp để bảo vệ các quyền của mìnhkhi bị xâm phạm.22 Mặc dù vậy, quan điểm này có thể gây tranh cãi. Thực t ế cho thấy cácquyền hiến định chưa bao giờ chứng tỏ có h iệu lực áp dụng trực tiếp ở Việt Nam.

- Không còn đồng nhất quyền con người và quyền công dân (như ở Điều 50 Hiếnpháp năm 1992). Thay vì sử dụng đại từ “công dân” là chủ thể của mọi quyền như Hiếnpháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 chủ yếu sử dụng đại từ “mọi người” , “không ai” đểchỉ chủ thể của các quyền mà áp dụng với cả công dân Việt Nam và nước ngoài có mặt hợppháp trên lãnh thổ Việt Nam, chỉ sử dụng đại từ “công dân” trong một số quy định vềnhững quyền hoặc nghĩa vụ áp dụng riêng đối với công dân Việt Nam. Sự điều chỉnh

21Ở Việt Nam, khái niệm pháp luật được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các VBQPPL do các cơ quan nhànước từ trung ương đến địa phương ban hành. Còn luật thì chỉ có thể do Quốc Hội thông qua.22 Xem Những điểm mới cơ bản của Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, tài liệu đã dẫn.

Page 14: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

14

này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm các quyền con người trong bối cảnh hộinhập quốc tế, cũng như trong việc thực hiện các điều ước quốc tế về nhân quyền mà ViệtNam đã tham gia.

- Sắp xếp lại các điều theo các nhóm quyền, bắt đầu từ các quy định chung (gồmcác nguyên tắc, các bảo đảm thực hiện quyền, giới hạn quyền và hạn chế quyền ), sau đóđến nhóm các quyền dân sự, chính trị , nhóm các quyền kinh tế, xã hộ i, văn hóa; cácnghĩa vụ của công dân; quyền và nghĩa vụ của người nướ c ngoài.

1.2.4.Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường(Chương III, Điều 50-63)

Chương III được xây dựng trên cơ sở lồng ghép Chương II (Chế độ kinh tế) vàChương III (Văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ) của Hiến pháp năm 1992. Việclồng ghép như vậy là để ‘..thể hiện sự gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế,bảo đảm công bằng xã hội với phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và bảovệ môi trường’.23

Với phương châm là chương này chỉ quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc,khái quát ở tầm hiến pháp, còn những nội dung cụ thể sẽ do các văn bản pháp luật chuyênngành điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn phát triển của đấtnước24nên về mặt cấu trúc, nhiều quy định chi tiết, mang nặng tính ‘tuyên ngôn’ trongcác Chương II và III của Hiến pháp năm 1992 đã đư ợc bỏ đi hoặc sửa đổi trong chươngnày.

1.2.4.1.Về kinh tếChương này tiếp tục khẳng định chính sách phát triển nền kinh tế thị trường nhiều

thành phần định hướng XHCN, coi các thành phần kinh tế đều là bộ phận quan trọngcủa nền kinh tế quốc dân (Điều 51) nhưng không liệt kê các thành phần kinh tế cụ thểnhư trong Hiến pháp năm 1992. Điều này là để tránh tình trạng càng liệt kê càng bấtcập.

Điều 51 vẫn quy định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”, tiếp tục khẳng địnhvai trò của Nhà nước và kinh tế nhà nước trong việc định hướng, điều tiết sự phát triểncủa nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, với lý giải rằng ‘quy định như vậy khôngảnh hưởng đến sự vận hành của nền kinh tế thị trường và vị trí, vai trò của các thànhphần kinh tế khác’25. Tuy nhiên, thực chất việc này cho thấy tư tưởng đổi mới quản lýkinh tế vẫn chưa triệt để, tâm lý bám giữ thành phần kinh tế này (cùng với thành phầnkinh tế tập thể) như là một nền tảng để duy trì chế độ chính trị vẫn rất nặng nề. Mặc dùvậy, do việc quy định về tính chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước gây ra nhiều vấnđề như quản lý yếu kém, thua lỗ nghiêm trọng và tình trạng tham nhũng rộng khắptrong các doanh nghiệp nhà nước nên Hiến pháp năm 2013 đã không kế thừa các quyđịnh “Kinh tế nhà nước được củng cố và phát triển…cùng với kinh tế tập thể ngày càngtrở thành nền tảng vững chắc của kinh tế quốc dân”, và quy định “sở hữu toàn dân và sở

23 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.3.24 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.3.25 Xem Những điểm mới cơ bản của Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, tài liệu đã dẫn.

Page 15: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

15

hữu tập thể là nền tảng’ của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong các Điều 19 và 15Hiến pháp năm 1992.

Một vấn đề khác cũng gây nhiều tranh cãi đó là việc Hiến pháp năm 2013 tiếp tụckhẳng định đất đai "…thuộc sở hữu toàn dân" (Điều 53) như trong các Hiến pháp năm1992, 1980. Điều này được lý giải là bởi “trong điều kiện phát triển của nước ta hiệnnay, việc phải thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vẫn cầnthiết’.26Tuy nhiên, để tránh tình trạng thu hồi đất tràn lan, tùy tiện,27Hiến pháp năm2013 đồng thời bổ sung quy định nêu rõ, đất đai "..do Nhà nước đại diện chủ sở hữu vàthống nhất quản lý" (Điều 53), quyền sử dụng đất là quyền tài sản được pháp luật bảo hộ(Điều 54, khoản 2), Nhà nước chỉ thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng ‘..trongtrường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinhtế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng’, và ‘..việc thu hồi đất phải công khai, minhbạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật’ (Điều 54 khoản 3).

Bên cạnh những vấn đề trên, Chương III Hiến pháp năm 2013 còn bổ sung một sốquy định như: Xác định vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chếkinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phâncông, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảođảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân (Điều 52); khẳng định quyền tự do kinhdoanh và sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế (Điều 51); làm rõ khái niệm và vaitrò đại diện chủ sở hữu và quản lý của nhà nướcvới tài sản công (đất đai, tài nguyênnước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiênkhác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý) (Điều 53); làm rõ khái niệm, vai tròđại diện quản lý của nhà nước và các nguyên tắc quản lý các nguồn tài chính công (ngânsách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn khác được coi làtài chính công) (Điều 55); quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chốngtham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước (Điều 56). Những quyđịnh bổ sung này cũng phản ánh những nỗ lực và tạo cơ sở cho việc tiếp tục cải cách nềnquản trị quốc gia, đặc biệt là quản trị về kinh tế, mà hiện là nhu cầu cấp bách ở Việt Nam.

Nội dung và tác động lập pháp của những quy định mới về kinh tế trong Hiếnpháp năm 2013 mà đã nêu ở trên được phân tích cụ thể hơn ở Phần III của Báo cáo này.

1.2.4.2.Về xã hội, văn hóaHiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa các quy định trong Hiến pháp năm 1992 về

trách nhiệm của Nhà nước và xã hội trong lĩnh vực lao động, việc làm và an sinh xã hội,chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, xây dựng gia đìnhtruyền thống, phát triển con người (các Điều 58-60); đồng thời bổ sung quy định vềtrách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người laođộng người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hàihòa và ổn định (Điều 57).

26 Xem Những điểm mới cơ bản của Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, tài liệu đã dẫn.27 Xem Những điểm mới cơ bản của Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, tài liệu đã dẫn.

Page 16: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

16

Nhìn chung, những quy định về xã hội, văn hóa trong Hiến pháp năm 2013 ít thayđổi so với Hiến pháp năm 1992. Điều này một phần là bởi các nguyên tắc nền tảng(hiến định) về xã hội, văn hóa ở Việt Nam mang tính chất ổn định, khó điều chỉnh hơnso với quy định về những lĩnh vực khác.

1.2.4.3.Về giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

Hiến pháp năm 2013 kế thừa những quy định về giáo dục, khoa học, công nghệtrong Hiến pháp năm 1992, cụ thể như tiếp tục khẳng định phát triển giáo dục và đàotạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, tiếp tục xác định mục đích, mục tiêucủa phát triển giáo dục và khoa học, công nghệ...,nhưng diễn đạt lại một cách ngắn gọn,xúc tích hơn, trong đó chỉ nêu những định hướng lớn đã đư ợc xác định trong Cươnglĩnh năm 2011 (các Điều 61,62). Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013bổ sung một điềuriêng (Điều 63), trong đó khẳng định trách nhiệm của Nhà nước trong quản lý, bảo vệmôi trường, sử dụng, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học; phòngchống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Quy định mới này phản ánh mối quan tâm vàphản ứng của Nhà nước với các vấn đề về môi trường và sử dụng, bảo tồn tài nguyên thiênnhiên mà mới nổi lên như là những ưu tiên cấp bách ở Việt Nam trong khoảng hơn hai thậpkỷ gần đây.

1.2.5. Bảo vệ Tổ quốc (Chương IV, Điều 64-68)

Chương này kế thừa bố cục và nội dung các quy định của Chương IV Hiến phápnăm 1992, trong đó tiếp tục khẳng định việc bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh quốc gialà sự nghiệp của toàn dân, song lực lượng vũ trang nhân dân giữ vai trò nòng cốt. Dovấn đề bảo vệ Tổ quốc có nội hàm rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực quốc phòng, anninh, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội nên Hiến pháp năm 2013 có một quy định kháiquát “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN là sự nghiệp của toàn dân” (Điều 64), sau đó cụthể hóa từng lĩnh vực đã nêu trong các Đ iều 65, 66, 67, 68 và trong một số nội dungkhác của Hiến pháp.

So với Hiến pháp năm 1992, chế định bảo vệ Tổ quốc trong Hiến pháp năm2013 có hai điểm mới quan trọng, đó là: (i) Quy định Nhà nước Việt Nam sẽ ‘…gópphần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới’ (Điều 64), và (ii) Quy định bổ sungnhiệm vụ của lực lượng vũ trang là ‘..tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, vớiĐảng và Nhà nước28..’ (Điều 65). Bổ sung thứ nhất nêu trên là để mở đường cho việcViệt Nam gửi quân tham gia lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc – điều màđã đư ợc Đảng Cộng sản và Nhà nước đặt kế hoạch vài năm trước đó.

1.2.6.Về bộ máy nhà nước

Hiến pháp năm 2013 tiếp tục kế thừa các quy định về bản chất và mô hình tổngthể của bộ máy nhà nước trong Hiến pháp năm 1992 nhưng làm rõ hơn nguyên tắc phâncông, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp; đồng thời xácđịnh rõ hơn chức năng và điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này.Một điểm mới quan trọng khác là Hiến pháp năm 2013 bổ sung quy định về một số

28Điều 45 Hiến pháp 1992 chỉ quy định lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhândân.

Page 17: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

17

thiết chế hiến định độc lập, bao gồm Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.Đáng tiếc là Hội đồng Hiến pháp – thiết chế được kỳ vọng và cổ vũ mạnh mẽ bởi cácchuyên gia luật học vì cho rằng đó là một sự bổ sung rất cần thiết cho cơ chế kiểm soátquyền lực trong bộ máy nhà nước hiện có quá nhiều lỗ hổng của Việt Nam – đã bị bỏ rakhỏi dự thảo vào sát thời điểm nó được thông qua.29

1.2.6.1.Quốc Hội (Chương V,Điều 69-85)

Trong Hiến pháp năm 2013, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổchức của Quốc Hội, các cơ quan của Quốc Hội cơ bản giữ như quy định của Hiến phápnăm 1992, tuy nhiên có sửa đổi, bổ sung một số quy định để ‘..phù hợp với chức năngcủa cơ quan thực hiện quyền lập pháp và mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyềnlập pháp, hành pháp, tư pháp’,30cụ thể như sau:

Về Quốc Hội:

- Điều 69 kế thừa quy định ở Điều 83 Hiến pháp năm 1992, trong đó tiếp tụckhẳng định Quốc Hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhànước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, Quốc Hội có các quyền lập hiến, lậppháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạtđộng của Nhà nước; tuy nhiên, điểm mới là Điều 69 không quy định Quốc Hội là cơquan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp như trong Điều 83 Hiến pháp năm 1992.

Việc không quy định Quốc Hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến là để phùhợp với quy định mới về chủ quyền của nhân dân trong hoạt động lập hiến trong LờiNói đầu của Hiến pháp năm 2013. Nó ‘để ngỏ khả năng về một cơ chế lập hiến với sựkết hợp giữa thẩm quyền của Quốc Hội với quyền lập hiến của nhân dân thông quathẩm quyền của Quốc Hội quyết định trưng cầu ý dân về Hiến pháp’31mà đã có cơ sở từquy định bổ sung tại Khoản 4 Ðiều 120, trong đó nêu rằng: "..Việc trưng cầu ý dân vềHiến pháp do Quốc Hội quyết định" .

Liên quan đến quyền lập pháp, kế thừa nội dung Điều 87 Hiến pháp năm 1992,Điều 84Hiến pháp năm 2013quy định các chủ thể có quyền sáng kiến lập pháp bao gồmChủ tịch nước, UBTVQH, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc Hội, Chính phủ,TANDTC, VKSNDTC, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vàcác tổ chức thành viên của Mặt trận. Ở đây, theo nhận thức mới của các nhà lập hiếnViệt Nam, quyền trình sáng kiến lập hiến/sáng kiến lập pháp là một yếu tố không thểthiếu được của quyền lập hiến/quyền lập pháp, vì vậy, việc không quy định Quốc Hội làcơ quan duy nhất có quyền lập pháp là để phù hợp với quy định ở Điều 84.32

29Quy định về Hội đồng Hiến pháp vẫn còn được nêu trong Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến phápnăm 1992 ngày 5/01/2013 của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, cũng như trong D ự thảo 3 (Dự thảo đượctiếp thu, chỉnh lý trên cơ sở ý kiến của nhân dân để trình Quốc Hội tại kỳ họp thứ 5, Quốc Hội khoá XIII, ngày17/5/2013, và được công bố công khai trên trang duthaoonline của Văn phòng Quốc Hội).30 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.8.31 Xem Đào Trí Úc, Quốc Hội và Chủ tịch Nước trong Hiến pháp mới, tạihttp://daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=304621, truy cập ngày 5/7/2014.32Xem Đào Trí Úc, Quốc Hội và Chủ tịch Nước trong Hiến pháp mới, tài liệu đã dẫn.

Page 18: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

18

- Khoản 2 Điều 70 bổ sung thẩm quyền của Quốc Hội trong việc giám sát, quyđịnh tổ chức và hoạt động, quyết định nhân sự đối với Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểmtoán Nhà nước và các cơ quan khác do Quốc Hội thành lập. Quy định này là để phù hợpvới việc hiến định hai thiết chế độc lập mới là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toánnhà nước (các Điều 117,118).

- Khoản 3 Điều 70chỉ quy định Quốc Hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sáchvà nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chứ không quyết định kếhoạch phát triển kinh tế - xã Hội của đất nước như trong Điều 84 Hiến pháp năm 1992.Sự thay đổi này được lý giải là ‘..để xác định rõ hơn vai trò, trách nhiệm và mối quanhệ giữa Quốc Hội và Chính phủ’.33 Thực tế cho thấy sự điều chỉnh này sẽ giúp Chínhphủ chủ động, năng động hơn trong điều hành, quản lý đất nước trong điều kiện kinh tế thịtrường. Cũng với mục đích tương tự, Khoản 1 Điều 70 đã bỏ quy định về thẩm quyềncủa Quốc Hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh mà được nêu trongKhoản 1 Điều 84 Hiến pháp năm 1992, nhằm tạo điều kiện cho Chính phủ chủ động, linhhoạt trong việc đề xuất xây dựng luật, pháp lệnh.

- Khoản 4 Điều 70 quy định Quốc Hội có thẩm quyền "quyết định chính sách cơbản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết địnhphân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địaphương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ Chính phủ; quyếtđịnh dự toán ngân sách Nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương, phê chuẩn quyếttoán ngân sách Nhà nước". Như vậy, so Hiến pháp năm 1992, Quốc Hội trong Hiến phápnăm 2013 chỉ tập trung vào quyết định các chính sách cơ bản và các vấn đề được minhđịnh rõ ràng. Sự sửa đổi này được cho là một mặt giúp làm rõ hơn vị trí của Quốc Hội -cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất – trongviệc quyết định các vấn đề tài chính, tiền tệ, kinh tế quan trọng của quốc gia34; đồng thờimở ra khả năng thực hiện phân cấp, phân định nhiệm vụ, quyền hạn hợp lý hơn giữa cáccơ quan ở Trung ương và địa phương, phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phươngtrong những vấn đề có liên quan đến kinh tế - xã hội nói chung của quốc gia35.

Liên quan đến thẩm quyền của Quốc Hội trong việc quyết định dự toán và phêchuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, có ý kiến cho rằng cần tách bạch hoàn toàn giữangân sách trung ương và ngân sách địa phương, theo đó thẩm quyền của Quốc Hội chỉdừng lại ở ngân sách cấp trung ương. Tuy nhiên, ý kiến này không được tiếp thu, với lýgiải rằng tuy việc nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của địa phương về ngânsách là cần thiết để địa phương chủ động trong việc triển khai ngân sách nhằm hoànthành những mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của mình, nhưng ‘..việc tách bạch hoàntoàn giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương là không phù hợp với tìnhhình thực tế hiện nay ở nước ta’, bởi Nhà nước Việt Nam là thống nhất nên tài chính

33 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.8.34Xem Đào Trí Úc, Quốc Hội và Chủ tịch Nước trong Hiến pháp mới, tài liệu đã dẫn.35 Xem Đinh Xuân Thảo, Quốc Hội trong Hiến pháp (sửa đổi), tạihttp://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tuyentruyenhienphap/item/22582602-quoc-hoi-trong-hien-phap-sua-doi.html, truy cập ngày 5/7/2014.

Page 19: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

19

nhà nước và ngân sách nhà nước cũng phải được quản lý thống nhất bởi Quốc Hội là cơquan đại diện cho cử tri cả nước.36

- Khoản 7 Điều 70 bổ sung quy định về thẩm quyền của Quốc Hội trong việc phêchuẩn, miễn nhiệm và cách chức Thẩm phán TANDTC theo đề nghị của Chánh ánTANDTC. Quy định bổ sung này được lý giải là ‘để phù hợp với yêu cầu đổi mới môhình TAND, làm rõ hơn vai trò của Quốc Hội trong mối quan hệ với cơ quan thực hiệnquyền tư pháp, đồng thời nâng cao vị thế của Thẩm phán theo tinh thần cải cách tư pháp[Nghị quyết số 49/NQ-TW năm 2005 của Bộ chính trị về cải cách tư pháp]’.37 Với quyđịnh bổ sung này, vị trí của thẩm phán TANDTC được nâng cấp ngang hàng với bộtrưởng và các thành viên Chính phủ, “thể hiện vị trí, vai trò quan trọng ngày càng tăngcủa chức danh Thẩm phán TANDTC trong mối tương quan với các chức danh kháctrong bộ máy nhà nước”. 38

- Khoản 7 Điều 70 đồng thời bổ sung quy định: "Sau khi được bầu, Chủ tịchnước, Chủ tịch Quốc Hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC phải tuyên thệtrung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp”. Quy định bổ sung này nhằm tăngcường ý thức về danh dự và trọng trách của những người giữ các chức vụ chủ chốttrong bộ máy nhà nước, là sự thể hiện‘…trách nhiệm chính trị sâu sắc,…lời cam kếtmạnh mẽ của các chức danh lãnh đạo quan trọng đứng đầu cơ quan lập pháp, hành phápvà tư pháp trong bộ máy nhà nước trước nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ được Ðảng,Nhà nước, Quốc Hội, nhân dân giao cho’.39

- Khoản 9 Điều 70 quy định thẩm quyền của Quốc Hội trong việc “Quyết địnhthành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia,điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính -kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật’. Sovới quy định tại khoản 8 Ðiều 84 Hiến pháp năm 1992, thẩm quyền của Quốc Hội đượcmở rộng và quy định chặt chẽ hơn, không chỉ giới hạn ở việc thành lập, giải thể mà cảviệc nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.Ngoài ra, thẩm quyền của Quốc Hội còn được mở rộng sang việc thành lập, bãi bỏ cơquan khác theo quy định của Hiến pháp và luật – điều mà chưa được nêu trong Hiếnpháp năm 1992.

- Khoản 14 Điều 70 quy định cụ thể các điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền phêchuẩn hoặc bãi bỏ của Quốc Hội, đó là các điều ước quốc tế về chiến tranh và hòa bình,các vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân,tư cách thành viên của Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vực, thương mại quốc tế(Điều 83 Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định chung là Quốc Hội có quyền “..phê chuẩnhoặc bãi bỏ điều ước quốc tế do Chủ tịch nước trực tiếp ký; phê chuẩn hoặc bãi bỏcác điều ước quốc tế khác đã đư ợc ký kết hoặc gia nhập theo đề nghị của Chủ tịchnước”). Sự bổ sung này cũng nhằm mục đích phân định rõ hơn vai trò và quy ền hạn của

36 Xem Những điểm mới cơ bản của Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, tài liệu đã dẫn.37 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.8-9.38Xem Đinh Xuân Thảo, Quốc Hội trong Hiến pháp (sửa đổi) , tài liệu đã dẫn.39Xem Đinh Xuân Thảo, Quốc Hội trong Hiến pháp (sửa đổi) , tài liệu đã dẫn.

Page 20: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

20

Quốc Hội và Chính phủ trong việc phê chuẩn các điều ước quốc tế. Đây được xem là‘nền tảng hiến định cho việc tạo lập hành lang pháp lý theo hướng chuẩn mực, hoànthiện hơn cho việc bảo đảm, thực thi chủ quyền quốc gia, thực thi chính sách đối ngoạitrong thời gian tới’.40

-Khoản 3 Điều 71 bổ sung quy định: “Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa QuốcHội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh”. Bổ sung này nhằmlàm rõ hơn thẩm quyền kéo dài nhiệm kỳ của Quốc Hội (Hiến pháp năm 1992 chỉ quyđịnh Quốc Hội có quyền quyết định kéo dài nhiệm kỳ của mình mà không nêu giới hạnthời gian cụ thể).

- Điều 78 bổ sung quy định về thẩm quyền của Quốc Hội trong việc thành lập Ủyban lâm thời để nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất địnhkhi cần thiết. Bổ sung này nhằm tạo điều kiện thực thi thẩm quyền của Quốc Hội trongviệc nghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định mà đã đượcquy định tại Luật hoạt động giám sát của Quốc Hội và Luật tổ chức Quốc Hội. Ở gócđộ khác, bổ sung này được cho là để ‘..phù hợp với yêu cầu của việc thực hiện các hoạtđộng xây dựng pháp luật, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng củaQuốc Hội [mà] ngày càng nhiều hơn và phức tạp hơn’.41 Yếu tố này cũng được sử dụngđể lý giải cho quy định bổ sung ở Khoản 3 Điều 76, trong đó nêu rằng: ‘Việc thành lập,giải thể Ủy ban do Quốc Hội quyết định”.42

Về Ủy ban Thường vụ Quốc Hội

Hiến pháp năm 2013 bổ sung một số thẩm quyền cho UBTVQH, trong đó baogồm:

- “Đề nghị Quốc Hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch QuốcHội, Phó Chủ tịch Quốc Hội, Ủy viên UBTVQH, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủnhiệm Ủy ban của Quốc Hội, Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhànước”(khoản 6 Điều 74). Bổ sung này để gắn kết với các quy định về thẩm quyền củaQuốc Hội trong việc bầu ra những chức danh đã nêu, bao gồm hai cơ quan hiến địnhđộc lập mới được quy định là Hội đồng Bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước, đồngthời để ‘…làm rõ và chi tiết hơn quy trình của việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm cácchức vụ đó’.43

- ‘…giám sát hoạt động của Chính phủ, TANDTC, VKSNDTC, Kiểm toán Nhànước và cơ quan khác do Quốc Hội thành lập” (khoản 3 Điều 74). Việc bổ sung Kiểmtoán nhà nước và các cơ quan khác do Quốc Hội thành lập vào danh sách các chủ thểchịu sự giám sát của UBTVQH cũng là để tương thích với quy định mới về việc thànhlập các cơ quan này trong Hiến pháp năm 2013.

- "Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hànhchính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương" (khoản 8 Điều 74). Trong thực tế,

40Xem Đinh Xuân Thảo, Quốc Hội trong Hiến pháp (sửa đổi) , tài liệu đã dẫn.41Xem Đào Trí Úc, Quốc Hội và Chủ tịch Nước trong Hiến pháp mới, tài liệu đã dẫn.42Xem Đào Trí Úc, Quốc Hội và Chủ tịch Nước trong Hiến pháp mới, tài liệu đã dẫn.43Xem Đào Trí Úc, Quốc Hội và Chủ tịch Nước trong Hiến pháp mới, tài liệu đã dẫn.

Page 21: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

21

quy định bổ sung này là sự chuyển dịch thẩm quyền từ Chính phủ (trong Hiến phápnăm 1992) sang cho UBTVQH, với mục đích nhằm tăng cường vai trò và quyền lựccủa cơ quan lập pháp trong việc quyết định vấn đề quan trọng là thành lập và điều chỉnhđịa giới đơn vị hành chính ở cấp địa phương cao nhất của quốc gia (tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương).

- "Phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền củanước CHXHCN Việt Nam " (khoản12 Điều 74). Bổ sung này là sự kế thừa quy định củaHiến pháp 1959 (điểm 11, Ðiều 53) và Hiến pháp 1980 (điểm 14, Ðiều 100) và được lýgiải là để tương thích với tầm quan trọng của vị trí đại sứ đại diện đặc mệnh toàn quyềncủa quốc gia ở nước ngoài, cũng như để phù hợp với thông lệ quốc tế.44

Về Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc Hội

Hiến pháp năm 1992 quy định Quốc Hội bầu tất cả lãnh đạo và ủy viên của Hộiđồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc Hội (Điều 94, 95). Tuy nhiên, Hiến pháp năm2013 sửa đổi các quy định này, theo đó Quốc Hội chỉ bầu Chủ tịch Hội đồng Dân tộc vàChủ nhiệm các Ủy ban; còn Phó Chủ tịch và Ủy viên Hội đồng Dân tộc; Phó Chủnhiệm và Ủy viên các Uỷ ban sẽ do UBTVQH phê chuẩn (Điều 75, 76). Sự sửa đổi nhưvậy được cho là để phù hợp với‘..tính chất hoạt động [không thường xuyên] của QuốcHội và các cơ quan của Quốc Hội, cũng như yêu cầu của công tác cán bộ”45ở Việt Nam,cụ thể là để ‘bảo đảm tính chủ động, kịp thời, không phức tạp về quy trình, thủ tụctrong trường hợp cần có sự điều chỉnh về nhân sự [của Hội đồng Dân tộc và các Ủyban] do yêu cầu của thực tiễn’.46 Ở một góc độ khác, sự sửa đổi này cũng phản ánh‘tinh thần phân cấp thẩm quyền của Hiến pháp mới’.47

Bên cạnh sửa đổi nêu trên, Hiến pháp năm 2013 cũng bổ sung quy định về quyềnyêu cầu thành viên Chính phủ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, TổngKiểm toán Nhà nước và cá nhân hữu quan giải trình về những vấn đề cần thiết (Điều 94Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định thẩm quyền của Hội đồng Dân tộc và các Ủy banđược yêu cầu các chủ thể này trình bày và cung cấp tài liệu). Quy định mới này nhằmtăng cường vị trí, vai trò và hiệu quả hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy bancủa Quốc Hội.

Về đại biểu Quốc Hội

Hiến pháp năm 2013 bổ sung quy định về quyền của đại biểu Quốc Hội trongviệc “..tham gia làm thành viên của Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc Hội”(Điều 82 khoản 1). Quy định mới này được cho là sẽ tạo sự chủ động cho đại biểu QuốcHội tham gia hoạt động trong Hội đồng dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc Hội, qua đó giúphọ phát huy sở trường và năng lực, kinh nghiệm công tác của mình.48 Tuy nhiên, một đềxuất quan trọng về quyền của đại biểu Quốc Hội được miễn trừ trách nhiệm pháp lý khi

44Xem Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi), tài liệu đã dẫn.45 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.9.46Xem Đinh Xuân Thảo, Quốc Hội trong Hiến pháp (sửa đổi) , tài liệu đã dẫn.47Xem Đào Trí Úc, Quốc Hội và Chủ tịch Nước trong Hiến pháp mới, tài liệu đã dẫn.48 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.9.

Page 22: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

22

tranh luận, nêu câu hỏi, kiến nghị, lựa chọn biểu quyết hay phát biểu về bất kỳ vấn đề gìđặt ra tại trước Quốc Hội49 đã không được tiếp thu.

Bên cạnh đó, liên quan đến vị trí, vai trò, thẩm quyền và trách nhiệm của đại biểuQuốc Hội, Hiến pháp năm 2013 còn có hai điểm mới đáng chú ý:

Thứ nhất,Khoản 1 Điều 79 quy định ‘Đại biểu Quốc Hội là người đại diện cho ýchí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước’. Nhưvậy, khác với quy định tại Điều 97Hiến pháp năm 1992 trong đó nêu rằng ‘Đại biểuQuốc Hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại diện chonhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại diện cho nhân dân cả nước’, Hiến phápnăm 2013 nhấn mạnh trách nhiệm của đại biểu Quốc Hội trước hết là với người dân ởđơn vị bầu cử, sau đó là người dân cả nước. Quy định này được cho là để ‘phù hợp vớihiểu biết chung về chế độ đại diện đã được khẳng định ở hầu hết các quốc gia trên thếgiới’.50

Thứ hai, cũng với tinh thần nhấn mạnh trách nhiệm đại diện của đại biểu Quốc Hội,Điều 82 khẳng định: ‘Đại biểu Quốc Hội có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đạibiểu’. Đây là quy định rõ ràng, mang tính chất yêu cầu, ràng buộc cao hơn rất nhiều sovới quy định tại Điều 100 Hiến pháp năm 1992 mà trong đó chỉ nêu rằng: ‘Đại biểu QuốcHội phải dành thời gian để làm nhiệm vụ đại biểu’.

Về kỳ họp Quốc Hội

Khoản 1 Điều 83 Hiến pháp năm 2013 bổ sung quy định về tính chất các kỳ họpcủa Quốc Hội, theo đó nêu rằng: ‘Quốc Hội họp công khai. Trong trường hợp cần thiết,theo đề nghị của Chủ tịch nước, UBTVQH, Thủ tướng Chính phủ hoặc của ít nhất mộtphần ba tổng số đại biểu Quốc Hội, Quốc Hội quyết định họp kín’. Hiểu theo cách trìnhbày của Điều 83, Quốc Hội chủ yếu họp công khai, việc họp kín chỉ trong trường hợp đặcbiệt (khi cần thiết).51 Vì Điều 83 không quy định cụ thể về những ‘trường hợp cần thiết’có thể triệu tập họp Quốc Hội theo hình thức họp kín nên vấn đề này sẽ do luật định.

1.2.6.2.Chủ tịch nước (Chương VI, Điều 86-93)

Hiến pháp năm 2013 không có sự thay đổi đáng kể về hình thức và nội dung củachế định Chủ tịch nước. Chương VI kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992 vềvị trí, vai trò của Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước CHXHCNViệt Nam về đối nội và đối ngoại (Điều 86), với lý giải là để ‘...phù hợp với bản chất vàmô hình tổng thể của bộ máy nhà nước’52 của Việt Nam.Nói chung, Chủ tịch nước tiếptục được Hiến pháp năm 2013 xác định là một thiết chế quan trọng trong bộ máy nhànước, có vai trò phối hợp quyền lực, là bảo đảm quan trọng cho việc thực hiện các chứcnăng đối nội, đối ngoại của Nhà nước và cho hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành

49 Về vấn đề này, xem Hoàng Minh Hiếu, “Bổ sung quy định về quyền miễn trừ trách nhiệm của đại biểu QuốcHội vào Hiến pháp 1992” , trong cuốn Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, TậpI, NXB Hồng Đức, 2012.50Xem Đào Trí Úc, Quốc Hội và Chủ tịch Nước trong Hiến pháp mới, tài liệu đã dẫn.51Xem Đào Trí Úc, Quốc Hội và Chủ tịch Nước trong Hiến pháp mới, tài liệu đã dẫn.52 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.10.

Page 23: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

23

pháp, tư pháp của quyền lực nhà nước.53 Chỉ có một số sửa đổi, bổ sung nhỏ trongChương này, với mục tiêu nhằm ‘làm rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịchnướctrong mối quan hệ với cơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tưpháp’54; cụ thể như sau:

- Khoản 5 Điều 88 quy định cụ thể quyền của Chủ tịch nước được“quyết địnhphong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hảiquân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cụcchính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ” (khoản 9 Điều 103 Hiến pháp năm 1992 chỉquy định chung là Chủ tịch nước có quyền quyết định phong hàm, cấp sĩ quan cấp caotrong các lực lượng vũ trang nhân dân). Bổ sung này được lý giải là để ‘…làm rõ hơnnhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước trong việc thống lĩnh các lực lượng vũ trang’55.

- Điều 90 bổ sung quy định: ‘Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họpbàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạncủa Chủ tịch nước” (Điều 105 Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định, khi xét thấy cần thiết,Chủ tịch nước có quyền tham dự các phiên họp của Chính phủ). Bổ sung này được lýgiải là để ‘…làm rõ hơn thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc tham dự các cuộchọp của Chính phủ’56.

- Khoản 3 Điều 88 bổ sung quy định thẩm quyền của Chủ tịch nước bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TANDTC căn cứ vào nghị quyết của Quốc Hội vàquyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán các Tòa án khác. Bổ sung nàyđược lý giải là để làm rõ hơn thẩm quyền của Chủ tịch nước trong việc bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức thẩm phán, phù hợp với yêu cầu cải cách tư pháp57.

- Liên quan đến Chủ tịch nước, Khoản 2 Điều 89 quy định thẩm quyền của Hộiđồng Quốc phòng và An ninh do Chủ tịch nước làm Chủ tịch được: “…trình Quốc Hộiquyết định tình trạng chiến tranh, trường hợp Quốc Hội không thể họp được thì trìnhUBTVQH quyết định; động viên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổquốc; thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt do Quốc Hội giao trong trườnghợp có chiến tranh; quyết định việc lực lượng vũ trang tham gia hoạt động góp phầnbảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới’. So với quy định trong Điều 104 Hiến phápnăm 1992, Hội đồng Quốc phòng và An ninh được bổ sung các thẩm quyền mới, quantrọng, đó là trình Quốc Hội quyết định tình trạng chiến tranh, quyết định việc lực lượngvũ trang tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.Những quy định mới này là để làm rõ hơn thẩm quyền của thiết chế quan trọng này,cũng như để gắn kết với quy định mới về việc thực hiện nghĩa vụ quốc tế của lực lượngvũ trang ở Điều 65.

1.2.6.3.Chính phủ (Chương VII, Điều 94-101)

Về Chính phủ

53Xem Đào Trí Úc, Quốc Hội và Chủ tịch Nước trong Hiến pháp mới, tài liệu đã dẫn.54 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.10.55 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.10.56 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.10.57 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.10.

Page 24: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

24

Chương VII Hiến pháp năm 2013 kế thừa các quy định về vị trí, chức năng, cơcấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong Chương VIII Hiến pháp năm1992 song có một số quy định được sửa đổi, bổ sung, sắp xếp lại, với mục đích là để‘cho phù hợp với vị trí, chức năng của Chính phủ với tính chất là cơ quan hành chínhnhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc Hội’,58 cụthể như sau:

- Điều 94 kế thừa quy định Chính phủ "là cơ quan hành chính nhà nước cao nhấtcủa nướcCHXHCN Việt Nam ", "là cơ quan chấp hành của Quốc Hội" của Hiến phápnăm 1992, song bổ sung một quy định mới trong đó lần đầu tiên chính thức khẳng địnhChính phủ "là cơ quan thực hiện quyền hành pháp". Điều này được lý giải là để “phùhợp với quan điểm và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước có sự phân công, phốihợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp vàtư pháp”59mà đã được thể hiện ngay từ Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (quy định được bổsung vào năm 2001). Nói cách khác, cùng với quy định bổ sung về kiểm soát giữa cáccơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp ở khoản 3 Điều 2 (đã phân tích ở trên), và quyđịnh bổ sung về tòa án thực hiện quyền tư pháp (phân tích ở chế định tòa án dưới đây),quy định Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp ở Điều 94 cũng cho thấy nỗlực của các nhà lập hiến Việt Nam trong việc thiết lập một cơ chế kiểm soát quyền lựctrong nội bộ bộ máy nhà nước theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Tuy nhiên, các quyđịnh mà Điều 94 kế thừa từ Hiến pháp năm 1992 phần nào cũng cho thấy ý chí níu giữnguyên tắc tập quyền XHCN - với đặc điểm về vị trí tối cao và toàn quyền của QuốcHội trong mối quan hệ với các cơ quan nhà nước khác, trong đó có Chính phủ- điều màvề nguyên tắc là đi ngược với nỗ lực xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực theo tamquyền phân lập.

- Điều 96 khoản 2 bổ sung nhiệm vụ của Chính phủ trong việc “…đề xuất, xâydựng chính sách trình Quốc Hội, UBTVQH quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyềnđể thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này…”. Đây là quy định mới nhằmkhẳng định vai trò hoạch định chính sách của Chính phủ - một yêu cầu ngày càng nổi lênrõ hơn trong thực tế quản trị quốc gia ở Việt Nam kể từ khi Đổi mới (1986) đến nay. Quyđịnh này sẽ kéo theo những cải cách về quy trình và thủ tục xây dựng và sửa đổi, bổ sungluật, pháp lệnh và các VBQPPLkhác ở Việt Nam trong thời gian tới.

- Chuyển thẩm quyền của Chính phủ quyết định về điều chỉnh địa giới hànhchính (thực tế là cả chia tách, thành lập mới) các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh(khoản 10 Điều 112 Hiến pháp năm 1992) sang thẩm quyền của UBTVQH, với lý giảilà ‘để phù hợp với tính chất và tầm quan trọng của việc điều chỉnh địa giới đơn vị hànhchính lãnh thổ’.60

- Điều 95 khoản 1 quy định: “Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủtướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượngthành viên Chính phủ do Quốc Hội quy định…’ Như vậy, so với Hiến pháp năm 1992,

58 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.11.59 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.11.60 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.11.

Page 25: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

25

Hiến pháp năm 2013 đã bỏ cụm từ“các thành viên khác” và bổ sung cụm từ “cơ cấu, sốlượng thành viên Chính phủ do Quốc Hội quy định”. Những sửa đổi, bổ sung này nhằmlàm rõ hơn quy định về cơ cấu, thành phần của Chính phủ.

Về Thủ tướng Chính phủChương VII Hiến pháp năm 2013 có một số quy định được sửa đổi, bổ sung

theo hướng tiếp tục đề cao vị trí, vai trò của Thủ tướng Chính phủ.

- Khoản 2 Điều 95 bổ sung một quy định mới, trong đó nêu rõ ‘Thủ tướng Chínhphủ là người đứng đầu Chính phủ’, đồng thời quy định rõ hơn và bổ sung trách nhiệmgiải trình của Thủ tướng, đó là: Chịu trách nhiệm trước Quốc Hội về hoạt động của Chínhphủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chínhphủ trước Quốc Hội, UBTVQH, Chủ tịch nước (Hiến pháp năm 1992 chỉ quy định ‘Thủtướng Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc Hội và báo cáo công tác với Quốc Hội,UBTVQH, Chủ tịch nước’).

- Sắp xếp, cơ cấu lại quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ(khoản 1,2 Điều 98), để ‘làm rõ hơn thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việcđịnh hướng, điều hành hoạt động của Chính phủ và lãnh đạo hệ thống hành chính nhànước từ trung ương đến địa phương, qua đó bảo đảm tính thống nhất và thông suốt củanền hành chính quốc gia’.61

- Bổ sung thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo việc đàm phán, kýkết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước theo ủy quyền của Chủ tịch nước, đàm phán,ký hoặc gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ, chỉ đạo thực hiện điều ướcquốc tế mà CHXHCN Việt Nam là thành viên (khoản 5 Điều 98); đồng thời bổ sungquy định về trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện chế độ báo cáotrước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quantrọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ (khoản 6Điều 98). Những bổ sung này trước hết là để “bảo đảm sự tương thích [giữa nhiệm vụ,quyền hạn của Thủ tướng] với nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ”.62

- Sửa đổi, gộp thẩm quyền trong việc ban hành VBQPPL của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ vào một điều (Điều 100) đểquy định khái quát việc ban hành văn bản của các chủ thể này, đồng thời không quyđịnh cụ thể về các loại VBQPPL mà các chủ thể này có thẩm quyền ban hành như Hiếnpháp năm 1992 mà để cho luật định, với mục đích để ’bảo đảm tính ổn định, lâu dàitrong các quy định của Hiến pháp’.63 Sửa đổi này để mở khả năng cho việc sửa đổi cácquy định có liên quan trong Luật ban hành VBQPPL năm 2008.

Về các thành viên Chính phủHiến pháp năm 2013 có một số sửa đổi, bổ sung nhằm tăng cường vai trò, trách

nhiệm cá nhân của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thể hiện rõ hơn vị trí, nhiệmvụ, trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách vừa là thành

61 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.11.62 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.12.63 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.12.

Page 26: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

26

viên Chính phủ, đồng thời là một thiết chế có trách nhiệm quản lý Nhà nước đối vớingành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước. Cụ thể:

- Về vị trí, vai trò, theo khoản 1 Điều 99: “Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộlà thành viên Chính phủ và là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, lãnh đạo công táccủa bộ, cơ quan ngang bộ; chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực đượcphân công”. Quy định này làm rõ hơn vị trí, vai trò của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ so với quy định trong Hiến pháp năm 1992. Thêm vào đó, Hiến pháp năm 2013bổ sung quy định cụ thể về vai trò và trách nhiệm của các thành viên Chính phủ (cáckhoản 2-5 Điều 95) để làm rõ hơn mối quan hệ giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủvà các thành viên khác của Chính phủ.

- Về nhiệm vụ, quyền hạn, Hiến pháp năm 2013 bổ sung một số nhiệm vụ, quyềnhạn mới của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, bao gồm: “..tổ chức thi hành vàtheo dõi việc thi hành pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc”(Khoản 1 Điều 99); và “..ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạncủa mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theoquy định của luật” (Điều 100).

- Về trách nhiệm giải trình, Hiến pháp năm 2015 quy định rõ ràng và đầy đủ hơn sovới Hiến pháp năm 1992, theo đó Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải “chịutrách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc Hội về ngành, lĩnhvực được phân công phụ trách” (bổ sung chịu trách nhiệm cá nhân trước Chính phủ),đồng thời phải “cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạtđộng của Chính phủ” (khoản 4 Điều 95). Đặc biệt, Hiến pháp năm 2013 còn bổ sung quyđịnhBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, ngoài việc báo cáo công tác trước Chínhphủ và Thủ tướng Chính phủ, còn phải thực hiện chế độ báo cáo trước nhân dân vềnhững vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý” (khoản 2 Điều 99).

1.2.6.4.Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân (Chương VIII, Điều 102-109)

Tên của Chương VIII vẫn giữ nguyên như tên Chương X của Hiến pháp năm 1992(Tòa án Nhân dân và Viện Kiểm sát Nhân dân), nhưng đổi vị trí lên sát chương ‘Chínhphủ’,64 với mục đích ‘…để thể hiện sự gắn kết giữa các cơ quan thực hiện quyền lậppháp, hành pháp và tư pháp’.65Thêm vào đó, chương này bỏ việc chia thành hai mụcriêng (mục TAND và mục VKSND) như trong Hiến pháp năm 1992 để bảo đảm thốngnhất chung về kỹ thuật lập hiến.66

Về nội dung, những điểm mới của chương này bao gồm:

Tòa án Nhân dân

- Khoản 1 Điều 102 quy định: “TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCNViệt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. So với Điều 127 Hiến pháp năm 1992 (chỉ quy

64Trong Hiến pháp 1992, Chính phủ được quy đị nh trong Chương VIII, sau đó đến HĐND-UBND (chương IX),rồi mới đến TAND, VKSND (chương X).65 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.3.66 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.12.

Page 27: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

27

định TAND chỉ là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam ), ngoài chức năng xétxử, Hiến pháp năm 2013 còn quy định TAND có chức năng thực hiện quyền tư pháp–điều mà đã từng được quy định trong Hiến pháp năm 1946 nhưng đã bị bỏ đi trong cácHiến pháp 1959,1980,1992. Quy định mới này cũng nhằm để phân định quyền lực rõràng giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp – một yêu cầu cốt lõi để thực hiệnđịnh hướng hoàn thiện bộ máy nhà nước Việt Nam theo kiểu nhà nước pháp quyềnXHCN.67Tuy nhiên, ý nghĩa thực tiễn trước mắt của quy định mới này thể hiện ở việcnó là cơ sở pháp lý để chuyển giao cho TAND thẩm quyền giải quyết những loại vụviệc liên quan đến việc hạn chế quyền nhân thân của công dân mà hiện vẫn đang do cáccơ quan hành chính đang thực hiện, ví dụ như ra các quyết định áp dụng biện pháp bắtbuộc chữa bệnh, quyết định đưa người vào các trung tâm giáo dưỡng, cai nghiện.68

- Điều 127 Hiến pháp năm 1992 quy định hệ thống tòa án gồm: “TANDTC,TAND địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định”. Theo quy địnhnày, hệ thống tòa án được tổ chức theo hai cấp hành chính (huyện và tỉnh). Tuy nhiên,khác với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 chỉ quy định một cách khái quát làhệ thống TAND gồm TANDTC và các Tòa án khác do luật định (khoản 2 Điều102). Quy định mới này nhằm mở đường cho việc thực hiện chủ trương đề ra trong Nghịquyết số 49/NQ-TW năm 2005 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về cải cách tưpháp, theo đó hệ thống tòa án sẽ được tổ chức lại theo thẩm quyền xét xử mà không phụthuộc vào cấphành chính như hiện nay.69 Một trong những mục tiêu của việc tổ chức lạinhư vậy nhằm tránh cho các tòa án và thẩm phán khỏi phụ thuộc vào chính quyền cùngcấp, qua đó bảo đảm nguyên tắc tòa án xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

- Liên quan đến nguyên tắc tòa án xét xử độc lập, Điều 130 Hiến pháp năm 1992quy định: “Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”, trongkhi Điều 103 (khoản 2) Hiến pháp năm 2013 quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độclập và chỉ tuân theo pháp luật”. Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã mở rộng nội hàmnguyên tắc tòa án xét xử độc lập, theo đó Thẩm phán, Hội thẩm được độc lập trong mọihoạt động, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến khi kết thúc phiên tòa xét xử (trong suốt quátrình xét xử), chứ không chỉ giới hạn trong thời gian tiến hành xét xử (“khi xét xử”) nhưquy định tại Điều 130 Hiến pháp năm 199270. Ngoài ra, khoản 2 Điều 130 Hiến phápnăm 2013 còn bổ sung quy định “…nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vàoviệc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”, qua đó tăng cường sự bảo đảm thực thi nguyêntắc Tòa án xét xử độc lập trong thực tiễn.

67Xem Trần Văn Tú, Các quy định về TAND trong Hiến pháp sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và hướng hoàn thiệnLuật Tổ chức TAND, tạihttp://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=43256903, truy cập ngày 4/7/2014.68Xem Trần Văn Tú, tài liệu đã dẫn.69 Dự kiến hệ thống tòa án sẽ được tổ chức lại theo 4 cấp: (i) TAND sơ thẩm khu vực – có nhiệm vụ xét xử sơ thẩmhầu hết các loại vụ án thuộc thẩm quyền của TAND; (ii) TAND cấp tỉnh – có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm là chủ yếu,xét xử sơ thẩm một số loại vụ án thuộc các trường hợp mà TAND sơ thẩm khu vực không có thẩm quyền xét xử sơthẩm; (iii) TAND cấp cao – có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm và có thẩm quyền xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm hoặctái thẩm; (iv) TANDTC – có nhiệm vụ xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm cao nhất, song chủ yếu là tổng kết kinhnghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng pháp luật. Xem Trần Văn Tú, tài liệu đã dẫn.70Xem thêm Trần Văn Tú, tài liệu đã dẫn.

Page 28: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

28

- Liên quan đến nguyên tắc xét xử tập thể, Khoản 4 Điều 103 Hiến pháp năm 2013quy định: “TAND xét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủtục rút gọn”. Cụm từ “trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn” là nội dung mới củanguyên tắc này so với quy định tại Điều 131 Hiến pháp năm 1992. Điều này mở ra khảnăng có những ngoại lệ trong việc áp dụng nguyên tắc xét xử tập thể và quyết định theođa số, cụ thể là với những vụ án có tình tiết đơn giản, rõ ràng, hành vi vi phạm khôngnghiêm trọng.71

- Cũng nhằm thực hiện các yêu cầu của cải cách tư pháp, trên cơ sở kết hợp vớimô hình tố tụng thẩm vấn, Hiến pháp năm 2013 nhấn mạnh việc bảo đảm nguyên tắctranh tụng tại phiên tòa (khoản 5 Điều 103) – một nguyên tắc rất quan trọng trongviệc đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia tố tụng, từ đó tăng cường tínhminh bạch, công khai, nâng cao chất lượng hoạt động xét xử của tòa án. Quy định mớinày đặt ra yêu cầu pháp luật tố tụng phải quy định cụ thể về trình tự, thủ tục tranh tụng tạiphiên tòa trong tất cả các lĩnh vực xét xử.

- Khoản 6 Điều 103 quy định “Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được đảm bảo”.Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung nguyên tắc mới về xét xử hai cấp. Nguyên tắcnày không được quy định trong Hiến pháp năm 1992 nhưng được thể hiện trong Luật Tổchức TAND, trong đó nêu rằng: “Tòa án thực hiện chế độ hai cấp xét xử”. Như vậy, quyđịnh ở khoản 3 Điều 102 có kế thừa quy định của Luật Tổ chức TAND, nhưng đồng thờibao hàm nội dung mới đó là khẳng định rõ hai cấp xét xử là cấp sơ thẩm và cấp phúcthẩm; còn các hoạt động giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án không được coi là cấp xétxử.72 Điều này có ý nghĩa thực tiễn quan trọng là đảm bảo những vụ việc được tòa án giảiquyết, xét xử mà đã có hiệu lực pháp luật (đã qua giải quyết xét xử ở cấp phúc thẩm) phảiđược thi hành, tránh tình trạng khiếu nại kéo dài.73Nguyên tắc hiến định mới này kéo theotrách nhiệm của ngành Tòa án là phải bảo đảm chất lượng xét xử cao nhất ở cả hai cấpxét xử sơ thẩm và phúc thẩm; đồng thời đặt ra yêu cầu với Luật Tổ chức TAND sửa đổilà phải có quy định cụ thể về trách nhiệm của Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm, phúcthẩm.74

- Ngoài việc kế thừa quy định của Hiến pháp năm 1992 về nhiệm vụ bảo vệ lợiích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, Hiến pháp năm 2013còn bổ sung quy định về nhiệm vụ khác của TAND là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền conngười, quyền công dân (khoản 3 Điều 102). Quy định này có ý nghĩa quan trọng trongviệc bảo vệ các quyền con người thông qua hệ thống tòa án.

- Khoản 3 Điều 88 quy định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh ánTANDTC, thẩm phán TANDTC, thẩm phán khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước;

71 Thủ tục rút gọn là thủ tục tố tụng được áp dụng để xét xử những vụ việc đơn giản, rõ ràng, tro ng đó chỉ cần mộtthẩm phán xem xét giải quyết chứ không cần một Hội đồng xét xử (3 người, một thẩm phán và hai hội thẩm nhândân như ở Việt Nam) theo thủ tục xét xử thông thường. Thủ tục rút gọn cho phép giải quyết nhanh chóng, kịp thờinhưng vẫn đảm bảo đúng pháp luật những vụ việc đơn giản, rõ ràng, qua đó tiết kiệm thời gian cho những ngườitham gia tố tụng.72Xem thêm Trần Văn Tú, tài liệu đã dẫn.73Xem thêm Trần Văn Tú, tài liệu đã dẫn.74Xem Trần Văn Tú, tài liệu đã dẫn.

Page 29: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

29

đối với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức Thẩm phán TANDTC có sự phê chuẩncủa Quốc Hội. Như vậy, so với Hiến pháp năm 1992, địa vị pháp lý của thẩm phán, đặcbiệt là địa vị của thẩm phán TANDTC, được nâng lên đáng kể, thể hiện qua các khía cạnhđó là: (i) Hiến pháp năm 1992 không quy định thẩm quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệmthẩm phán mà để cho luật định; và theo Điều 40 khoản 3 Luật Tổ chức TAND năm 2002,thẩm phán khác (Thẩm phán các TAND địa phương, Tòa án quân sự quân khu và tươngđương, Tòa án quân sự khu vực) do Chánh án TANDTC (chứ không phải do Chủ tịchnước) bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức (theo đề nghị của các Hội đồng tuyển chọn thẩmphán); (ii) Hiến pháp năm 1992 (khoản 8 Điều 103) chỉ quy định Chủ tịch nước có quyềnbổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức thẩm phán TANDTC mà không yêu cầu sự phê chuẩncủa Quốc Hội. Việc đề cao địa vị pháp lý của đội ngũ thẩm phán - những người trực tiếpgiải quyết, xét xử các loại vụ án và thực hiện quyền tư pháp – được cho là “…phù hợp vớitiến bộ xã hội và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế’,75 vì việc đó thúc đẩy ý thức tráchnhiệm của các thẩm phán, qua đó nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các vụ án.

Một ý nghĩa thực tiễn khác của những sửa đổi nêu trên là qua đó xác định rõ vị trícủa thẩm phán là thẩm phán của quốc gia, không phụ thuộc vào địa phương nào.76 Điềunày phù hợp với tính chất hoạt động xét xử của thẩm phán là nhân danh nhà nước. Việcquy định Thẩm phán TANDTC do Chủ tịch nước bổ nhiệm và được Quốc Hội phê chuẩn(tương tự như thủ tục bổ nhiệm, phê chuẩn các bộ trưởng) là để phù hợp với sự điều chỉnhsắp tới về cơ cấu của đội ngũ thẩm phán, theo đó Thẩm phán TANDTC sẽ chỉ có số lượnghạn chế (có thể khoảng không được 17 người, thay vì số lượng 120 người như hiện nay) vàlà những người ưu tú nhất trong hệ thống tòa án, thực sự là biểu tượng của công lý.77

Viện Kiểm sát Nhân dân

Khi thảo luận sửa đổi Hiến pháp năm 1992, có ý kiến cho rằng cần xây dựng mộtchương riêng quy định về Viện KSND, hoặc đưa vào chương các thiết chế hiến định độclập (cùng với Kiểm toán nhà nước, Hội đồng bầu cử quốc gia). Tuy nhiên, ý kiến đókhông được tiếp thu và Hiến pháp năm 2013 vẫn tiếp tục đặt Viện KSND cùng chươngvới TAND như Hiến pháp năm 1992. Điều này được lý giải do ‘tính chất tư pháp rất rõnét trong hoạt động của viện kiểm sát’, và để ‘phù hợp với cách thiết kế trong hiến phápnhiều nước trên thế giới…kể cả những nước theo nguyên tắc phân quyền…’78

Hiến pháp năm 2013 kế thừa về quy định của Hiến pháp năm 1992 về chức năngthực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện KSND (khoản 1 Điều107). Đây là thiết chế đặc thù của hệ thống viện kiểm sát trong các nước XHCN trước đây,khác với thiết chế cơ quan công tố ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó cơ quan công tốchỉ có chức năng thực hành quyền công tố. Việc tiếp tục theo đuổi mô hình Viện KSNDvới hai chức năng như vậy được cho là vẫn cần thiết ở Việt Nam, vì ngoài chức năng côngtố, hệ thống Viện KSND còn là ‘...một thiết chế giám sát độc lập, hoạt động trực tiếp,

75Xem Trần Văn Tú, tài liệu đã dẫn.76Xem Trần Văn Tú, tài liệu đã dẫn.77Xem Trần Văn Tú, tài liệu đã dẫn.78Xem Nguyễn Thị Thủy, Thiết chế VKSND trong Hiến pháp (sửa đổi),http://citinews.net/phap-luat/thiet-che-vien-kiem-sat-nhan-dan-trong-hien-phap--sua-doi--7Q2JJZA/, truy cập ngày 5/7/2014.

Page 30: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

30

thường xuyên và có tính chuyên nghiệp cao..’79– điều mà phần nào giúp khắc phục lỗ hổngvề kiểm soát quyền lực ở Việt Nam hiện nay.

Nhìn chung, thiết chế Viện KSND trong Hiến pháp năm 2013 không có nhiều thayđổi lớn, chỉ có một số sửa đổi, bổ sung nhỏ như sau:

- Ngoài quy định về nhiệm vụ‘bảo vệ pháp luật, bảo vệ chế độ XHCN, lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luậtđược chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất’ như trong Hiến pháp năm 1992, Hiếnpháp năm 2013 còn bổ sung nhiệm vụ của Viện KSND là “..bảo vệ pháp luật, quyềncon người, quyền công dân; bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân” (khoản 3 Điều 112). Đây được coi là một quy định mới phù hợp, bởi vìViện KSND ở Việt Nam không chỉ có vai trò, trách nhiệm là một bên buộc tội như cơquan công tố ở các nước khác, mà còn có vai trò, trách nhiệm kiểm sát hoạt động tưpháp để phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm, chống làm oan người vô tội.80Nói cáchkhác, sự bổ sung này ‘..phù hợp trách nhiệm của một thiết chế hiến định đảm nhiệmchức năng kép là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp’, và ‘..có ýnghĩa định hướng cho hoạt động của kiểm sát viên khi giải quyết vụ án phải làm rõnhững chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, những tình tiết tăng nặng,giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người có hành vi phạm tội, chứ không chỉ tập trungtìm kiếm chứng cứ buộc tội’.81

-Khoản 2 Điều 107 quy định Viện KSND gồm VKSNDTC và các Viện kiểm sátkhác do luật định (thay cho việc quy định rõ các cấp Viện KSND (tỉnh và huyện) nhưHiến pháp năm 1992). Sửa đổi này cũng nhằm thể chế hóa yêu cầu về đổi mới hệ thốngtổ chức Viện KSND, đồng thời để phù hợp với mô hình TAND là không tổ chức theođơn vị hành chính.

- Hiến pháp năm 2013 không kế thừa quy định về Ủy ban kiểm sát của ViệnKSND như ở Điều 138 Hiến pháp năm 1992 mà để Luật tổ chức VKSND quy định ‘chophù hợp với yêu cầu trong từng giai đoạn cụ thể’.82

- Khoản 2 Điều 109 bổ sung quy định về nguyên tắc hoạt động của kiểm sát viên(khoản 2 Điều 109), trong đó nêu rằng: ‘Khi thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạtđộng tư pháp, kiểm sát viên tuân theo pháp luật và chịu sự chỉ đạo của Viện trưởngViện KSND’. Quy định này được cho là để đảm bảo phù hợp với nguyên tắc Việntrưởng Viện kiểm sát lãnh đạo thống nhất toàn ngành,83tuy nhiên gây tranh cãi về yêucầu đảm bảo tính độc lập, khách quan, đúng pháp luật trong việc thực hiện quyền công tốvà kiểm sát hoạt động tư pháp của Kiểm sát viên. Có ý kiến cho rằng, trước những yêucầu mới của cải cách tư pháp, cần giới hạn phạm vi tác động của nguyên tắc tập trungthống nhất lãnh đạo trong ngành kiểm sát chỉ ở phương diện tổ chức bộ máy và công táccán bộ; còn trong hoạt động tố tụng, cần bảo đảm chế độ độc lập cho kiểm sát viên như

79Xem Nguyễn Thị Thủy, tài liệu đã dẫn.80 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.14.81Xem Nguyễn Thị Thủy, tài liệu đã dẫn.82 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.14.83 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.14.

Page 31: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

31

đối với thẩm phán và hội thẩm, không chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện KSND.84

Tuy nhiên, ý kiến đó đã không được chấp nhận với lý giải rằng quy định về sự chỉ đạocủa Viện trưởng VKSND với kiểm sát viên nêu ở khoản 2 Điều 109 là để bảo đảmnguyên tắc tập trung thống nhất lãnh đạo - nguyên tắc đặc thù trong tổ chức và hoạt độngcủa ngành kiểm sát, và không mâu thuẫn với yêu cầu của cải cách tư pháp về tăng quyền,tăng trách nhiệm cho kiểm sát viên.85Một mặt, sự chỉ đạo của Viện trưởng là cần thiết đểgiúp kiểm sát viên hòa thành nhiệm vụ là thực hành quyền công tố - tìm kiếm chứng cứbuộc tội, truy tố người phạm tội ra tòa và bảo vệ sự buộc tội tại tòa án.86Mặt khác, sự chỉđạo của Viện trưởng không có nghĩa là cản trở sự chủ động của kiểm sát viên; kiểm sátviên có quyền và trách nhiệm vận dụng mọi biện pháp hợp pháp để thực hành quyềncông tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, chỉ khi các quyết định của kiểm sát viên không cócăn cứ và trái pháp luật thì Viện trưởng mới thực hiện thẩm quyền rút, đình chỉ, hủy bỏquyết định đó.87

1.2.6.5. Về chính quyền địa phương (Chương IX, Điều 110-116)

Tên chương này được thay đổi từ tên Chương IX (Hội đồng Nhân dân và Ủy banNhân dân) của Hiến pháp năm 1992, để “làm rõ hơn tính chất của hệ thống cơ quan ởđịa phương trong mối quan hệ với trung ương, thể hiện tính gắn kết, mối quan hệ chặtchẽ giữa HĐND, UBND trong chỉnh thể của chính quyền địa phương”.88 Mặt khác, việcđổi tên như vậy còn do “nội hàm của chương này không chỉ quy định về HĐND,UBND, mà còn quy định về việc phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ và mối quan hệgiữa cơ quan nhà nước với MTTQ Việt Nam và các đoàn thể xã hội ở địa phương”.89

Về nội dung, chương này kế thừa nhiều quy định của Chương IX Hiến pháp năm1992 về phân chia đơn vị hành chính lãnh thổ, địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ củaHĐND, UBND, song sửa đổi, bổ sung một số quy định, cụ thể như sau:

- Về đơn vị hành chính lãnh thổ: Khoản 1 Điều 110 Hiến pháp năm 2013 giữ quyđịnh về phân chia đơn vị hành chính của quốc gia tại Điều 118 của Hiến pháp năm 1992(nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tỉnh chia thành huyện, thànhphố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận, huyện và thịxã; huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã;quận chia thành phường) ‘nhằm bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, ổn định trong cấu trúchành chính ở nước ta’90; tuy nhiên, để mở đường cho việc thành lập các đơn vị hànhchính mới, Khoản 1 Điều 110 đồng thời bổ sung quy định về "đơn vị hành chính - kinhtế đặc biệt do Quốc Hội thành lập" và "đơn vị hành chính tương đương" với các đơn vịhành chính chính thức. Đặc biệt, khoản 2 Điều 110 lần đầu tiên quy định: “Việc thành

84Xem Nguyễn Thị Thủy, tài liệu đã dẫn.85Nguyên tắc này yêu cầu VKSND các cấp phải được tổ chức thành một hệ thống độc lập, các VKSND cấp dưới chỉtrực thuộc ngành dọc, trực thuộc cơ quan cấp trên mình, không trực thuộc cơ quan quản lý nhà nước khác; Việntrưởng VKSND cấp dưới phải phục tùng sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên, Viện trưởng VKSND cáccấp phải chịu sự lãnh đạo thốn g nhất của Viện trưởng VKSNDTC.86Xem Nguyễn Thị Thủy, tài liệu đã dẫn.87Xem Nguyễn Thị Thủy, tài liệu đã dẫn.88 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.3.89 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.3.90Xem Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi), tài liệu đã dẫn.

Page 32: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

32

lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhândân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định”. Quy định này có ý nghĩa bảođảm tính ổn định các đơn vị hành chính - lãnh thổ, khắc phục tình trạng xảy ra trongmấy thập kỷ gần đây là "nhập – tách" (mà chủ yếu là tách) các đơn vị hành chính mộtcách thiếu căn cứ và ít tính đến nguyện vọng của cộng đồng dân cư ở địa phương.

-Về tổ chức chính quyền địa phương.Hiến pháp năm 2013 không quy định cụ thểvề tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp chính quyền địa phương như Hiến phápnăm 1992 mà bổ sung một quy định mới (Điều 111), trong đó nêu khái quát rằng: ‘1.Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước CHXHCNViệt Nam; 2. Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức phùhợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luậtđịnh”. Quy định này tạo điều kiện cho việc xây dựng Luật tổ chức chính quyền địaphương trong đó xác định thành lập HĐND, UBND theo các cấp hành chính, trên cơ sởtổng kết thực hiện Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc Hội về "Thực hiện thí điểmkhông tổ chức HĐND huyện, quận, phường" và kết quả thí điểm thực hiện một số nộidung về tổ chức chính quyền đô thị.

Về địa vị pháp lý và chức năng, nhiệm vụ của chính quyền địa phương: Hiếnpháp năm 2013 bổ sung một quy định (Điều 112) mang tính định hướng mối quan hệgiữa chính quyền trung ương và chính quyền địa phương, giữa các cấp chính quyền địaphương: “Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sởphân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và củamỗi cấp chính quyền địa phương. Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phươngđược giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điều kiệnbảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó". Quy định mới này được cho là để ‘phù hợp với nguyêntắc tổ chức quyền lực nhà nước thống nhất và mối quan hệ giữa trung ương và địaphương trong tình hình mới’.91

1.2.6.6. Về Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhànước (Chương X, Điều 117-118)

Đây là một chế định hoàn toàn mới của Hiến pháp năm 2013, với mục đích ‘làmrõ hơn chủ quyền nhân dân, cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực, hoànthiện bộ máy nhà nước pháp quyền XHCN’92 ở Việt Nam. Chương này lẽ ra còn baogồm một cơ quan hiến định độc lập nữa là Hội đồng Hiến pháp, song như đã nêu ở trên,quy định này đã bị bỏ ra khỏi Dự thảo.

- Hội đồng bầu cử quốc gia: Việc bổ sung thiết chế này (Điều 117) được cho làđể ‘...thể hiện đầy đủ, sâu sắc hơn chủ quyền nhân dân, tạo cơ chế để nhân dân thựchiện đầy đủ quyền làm chủ của mình’, và để ‘...thể chế hóa một trong những chủ trươngcủa Đảng là tăng cường hình thức dân chủ trực tiếp theo hướng hoàn thiện chế định bầucử…”93Theo quy định tại khoản 1 Điều 117, Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan doQuốc Hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc Hội; chỉ đạo và hướng

91 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.15.92 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.15.93Xem Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi), tài liệu đã dẫn.

Page 33: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

33

dẫn công tác bầu cử đại biểu HĐND các cấp. Điều này quy định thành phần của Hộiđồng bầu cử quốc gia gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên (khoản 2), nhưngkhông đề cập cụ thể đến tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này mà để luật định.

- Kiểm toán Nhà nước: Khác với Hội đồng Bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhànước là một thiết chế đã được thành lập và đang hoạt động ở Việt Nam từ 1994, tuynhiên trước đó chưa từng được quy định trong hiến pháp. Việc hiến định Kiểm toánNhà nước cho thấy vai trò của thiết chế này được đề cao hơn trước, xuất phát từ nhậnthức cho rằng Kiểm toán Nhà nước là cơ quan có vai trò quan trọng trong quản trị quốcgia, cụ thể là trong việc bảo đảm hiệu lực, hiệu quả và tính minh bạch trong hoạt độngcủa các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước.94Ngoài ra, việchiến định thiết chế này còn để phù hợp với thực tiễn trên thế giới và tăng cường tínhchất độc lập trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước.95

Theo quy định tại khoản 1 Điều 118, Kiểm toán Nhà nước là cơ quan do QuốcHội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việcquản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Khoản 2 Điều này quy định Tổng Kiểm toánNhà nước là người đứng đầu Kiểm toán Nhà nước, do Quốc Hội bầu, chịu trách nhiệmvà báo cáo trước Quốc Hội; trong thời gian Quốc Hội không họp chịu trách nhiệm vàbáo cáo trước UBTVQH. Mặc dù vậy, Điều này cũng không đề cập cụ thể đến tổ chức,nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước mà để cho luật định.

1.2.7. Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp (Chương XI, Điều119-120)

Chương này được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung các Điều 146 và Điều147 của Hiến pháp năm 1992.

Điều 119 kế thừa quy định “Hiến pháp là luật cơ bản của nước CHXHCN ViệtNam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiếnpháp” như Điều 146 Hiến pháp năm 1992, nhưng bổ sung quy định mới: "Mọi hành vivi phạm Hiến pháp đều bị xử lý” và xác định rõ “Quốc Hội, các cơ quan của Quốc Hội,Chủ tịch nước, Chính phủ, TAND, VKSND, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thểNhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định”.

Nếu như Điều 147 Hiến pháp năm 1992 quy định là chỉ Quốc Hội mới có quyềnsửa đổi Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp phải được ít nhất là hai phần ba tổng sốđại biểu Quốc Hội biểu quyết tán thành, thì Điều 120 quy định cụ thể quy trình "làm Hiếnpháp", sửa đổi Hiến pháp, trong đó nêu rằng:

“Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểuQuốc Hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc Hội quyết địnhviệc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểuQuốc Hội biểu quyết tán thành.

94 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.16.95 Xem Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, tài liệu đã dẫn, tr.16.

Page 34: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

34

Quốc Hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thànhviên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc Hội quyết địnhtheo đề nghị của UBTVQH. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiếnNhân dân và trình Quốc Hội dự thảo Hiến pháp. Hiến pháp được thông qua khi có ítnhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc Hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dânvề Hiến pháp do Quốc Hội quyết định. Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực củaHiến pháp do Quốc Hội quyết định”.

Trong thực tế, có đề xuất quy định Dự thảo sửa đổi Hiến pháp sau khi đượcQuốc Hội thông qua với đa số tuyệt đối thì phải được trưng cầu ý dân trước khi có hiệulực, nhằm mục đích thể hiện đầy đủ chủ quyền nhân dân, tuy nhiên, quy định đó đãkhông được tiếp thu. Một trong những nguyên nhân là do lo ngại quy định tổ chứctrưng cầu dân ý bắt buộc về dự thảo Hiến pháp mới có thể dẫn tới nguy cơ mất ổn địnhcủa thể chế chính trị.

1.3.Kế hoạch tổ chứcthihành Hiến pháp năm 20131.3.1.Khái quát kế hoạch tổ chức thi hành Hiến pháp năm 2013Ngay sau khi thông qua Hiến pháp năm 2013, Quốc Hội đã thông qua Nghị

quyết 64/2013/QH13 ngày 28/11/2013 quy định một số điểm thi hành Hiến pháp nướcCHXHCN Việt Nam (Hiến pháp năm 2013).

Để thực thi Nghị quyết kể trên của Quốc Hội, ngày 02/01/2014, UBTVQH đãthông qua Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 ban hành Kế hoạch tổ chức triển khaithi hành Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Căn cứ vào hai Nghị quyết đã nêu củaQuốc Hội và UBTVQH, ngày 13/02/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số251/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch của Chính phủ tổ chức triển khai thi hành Hiến phápnăm 2013. Tiếp theo đó, ngày 11/4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số508/QĐ-TTg thành lập Hội đồng Tư vấn thẩm định các dự án luật, pháp lệnh trực tiếptriển khai thi hành Hiến pháp.

Về phía Đảng Cộng sản, ngày 3/01/2014, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 32-CT/TWngày 03 tháng 01 năm 2014 về triển khai thi hành Hiến pháp nước CHXHCN ViệtNam, trong đó xác định những nhiệm vụ trọng tâm mà các cấp ủy Đảng, chính quyền,MTTQ và các đoàn thể nhân dân các cấp cần tập trung thực hiện để thực thi Hiến phápnăm 2013.

Những văn bản nêu trên đề cập đến những vấn đề sau:

Thứ nhất, xác định tầm quan trọngvà thời gian triển khai thi hành Hiến phápnăm 2013. Về tầm quan trọng, Chỉ thị số 32-CT/TW nêu rõ, việc triển khai thi hànhHiến pháp năm 2013 là ‘…một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn bộ hệ thốngchính trị, của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân’. Về thời gian, theo tinh thần các vănbản đã nêu trên, việc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 được bắt đầu từ ngày01/01/2014 (khi bản Hiến pháp này có hiệu lực) và công việc lập pháp kéo dài cho đếnnăm 2020 (căn cứ vào danh mục các luật và pháp lệnh cần sửa đổi, bổ sung hoặc banhành mới để thi hành Hiến pháp năm 2013 được xác định trong Kế hoạch ban hành kèmtheo Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13).

Page 35: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

35

Thứ hai, xác định các nội dung cụ thể của việc triển khai thi hành Hiến phápnăm 2013, bao gồm: (i) Tuyên truyền, phổ biến Hiến pháp mới, và (ii)Rà soát, sửa đổi,bãi bỏ hoặc ban hành mới văn bản pháp luật phù hợp với Hiến pháp mới.

Với nội dung thứ nhất, Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 của UBTVQH xácđịnh các hoạt động: (i) Tổ chức Hội nghị toàn quốc (hội nghị trực tuyến, có truyền hìnhtrực tiếp) triển khai thi hành Hiến pháp; (ii) Tổ chức Hội nghị toàn quốc tập huấn báocáo viên, tuyên truyền viên về Hiến pháp; (iii) Tổ chức tuyên truyền, giới thiệu, phổbiến nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp; (iv) Tổ chức rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung,cập nhật các quy định mới của Hiến pháp để có kế hoạch biên soạn lại sách giáo khoa,giáo trình, tài liệu nghiên cứu, giảng dạy về Hiến pháp; (v) Việc phổ biến, tuyên truyềnHiến pháp phục vụ công tác đối ngoại. Trong các hoạt động đã nêu, hoạt động (i) doUBTVQH chủ trì và đã được thực hiện vào tháng 1/2014; còn các hoạt động khác doChính phủ chủ trì, trong đó hoạt động (ii) đã được thực hiện vào tháng 1/2014, các hoạtđộng khác được thực hiện từ năm 2014 và trong các năm tiếp theo.

Với nội dung thứ hai, Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 của UBTVQH xác địnhmột danh mục 89 luật, pháp lệnh cần sửa đổi và ban hành mới để thực thi Hiến phápnăm 2013 trong thời gian từ tháng 10/2014 đến 2020, cùng tiến độ chi tiết trình QuốcHội, UBTVQH xem xét, thông qua (xem chi tiết trong Phụ lục 5). Hệ thống các luật,pháp lệnh này được chia thành các nhóm như sau:

- Nhóm 1: Các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước và các thiết chếtrong hệ thống chính trị. Nhóm này gồm 20 luật, bộ luật và 2 pháp lệnh, được chiathành các nhóm nhỏ hơn, đó là: (i) Các văn bản pháp luật liên quan đến tổ chứcvà hoạt động của Quốc Hội và bầu cử; (ii) Các văn bản pháp luật liên quan đếntổ chức và hoạt động của Chủ tịch nước; (iii) Các văn bản pháp luật liên quanđến tổ chức và hoạt động của Chính phủ và chính quyền địa phương; (iv) Cácvăn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của TAND; (v) Các văn bản pháp luậtvề tổ chức và hoạt động của VKSND; (vi) Các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạtđộng của Kiểm toán Nhà nước; (vii) Văn bản về tổ chức và hoạt động của MTTQViệt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

- Nhóm 2: Các văn bản pháp luật về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bảncủa công dân. Nhóm này bao gồm 15 luật, bộ luật.

- Nhóm 3: Các văn bản pháp luật về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học,công nghệ và môi trường. Nhóm này bao gồm 38 luật.

- Nhóm 4: Các văn bản pháp luật về bảo vệ Tổ quốc. Nhóm này bao gồm 9 luật và01 Pháp lệnh.

- Nhóm 5: Các văn bản pháp luật về đối ngoại và hợp tác quốc tế. Nhóm này baogồm 4 luật.

Theo các Nghị quyết 64/2013/QH13 và Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13, nhómcác văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước và các thiết chế trong hệ thống chínhtrị (Nhóm 1) được ưu tiên sửa đổi trước. Cụ thể, Nghị quyết 64/2013/QH13 quy định,các Luật Tổ chức Quốc Hội, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ

Page 36: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

36

chức VKSDN, Luật Kiểm toán Nhà nước, Luật Bầu cử đại biểu Quốc Hội, Luật Bầu cửđại biểu HĐND và ban hành mới Luật Tổ chức chính quyền địa phương phải được trìnhQuốc Hội thông qua chậm nhất vào kỳ họp thứ 10, tháng 10 năm 2015 (khoản 2 Điều3).

Để phù hợp với Nghị quyết 64/2013/QH13, ngày 30/5/2014, Quốc Hội đã thông quaNghị quyết 64/2013/QH13 điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong hainăm còn lại (2014, 2015) của nhiệm kỳ Quốc Hội khóa XIII (xem Phụ lục VI).

Thứ ba, xác định các chủ thể có trách nhiệm trong việc tổ chức thi hành Hiến phápnăm 2013. Theo tinh thần của Chỉ thị số 32-CT/TW, ngoài các cơ quan nhà nước thìcác cơ quan của Đảng Cộng sản và hệ thống MTTQ Việt Nam cũng có trách nhiệmtrong việc triển khai thực thi Hiến pháp mới. Theo Nghị quyết 64/2013/QH13, các cơquan nhà nước ở trung ương và địa phương có trách nhiệm tổ chức thi hành Hiến phápthông qua các hoạt động: kịp thời sửa đổi, bãi bỏ các văn bản trái với Hiến pháp; điềuchỉnh lại cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phù hợp với quy định củaHiến pháp; triển khai các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp (khoản1 Điều 4). Bên cạnh các cơ quan nhà nước, MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viêncủa Mặt trận được giao trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dungcủa Hiến pháp, nâng cao nhận thức về Hiến pháp và ý thức chấp hành Hiến pháp trongxã hội (khoản 2 Điều 4).

1.3.2.Vai trò và kế hoạch của Chính phủ trong hoạt động lập pháp để thi hànhHiến pháp năm 2013

Ở Việt Nam, Chính phủ là một chủ thể có quyền trình dự án luật, pháp lệnh (Điều96 khoản 2 Hiến pháp năm 2013) lên Quốc Hội. Trong thực tế, Chính phủ giữ vai tròđặc biệt quan trọng trong hoạt động này, thể hiện ở việc phần lớn các dự án luật vàpháp lệnh (cả sửa đổi và ban hành mới) do các bộ, ban ngành Chính phủ dự thảo vàtrình Quốc Hội xem xét thông qua; chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ các dự án luật và pháp lệnhdo các chủ thể khác (các đại biểu, ủy ban của Quốc Hội, các tổ chức chính trị-xã hội)trình lên. Cụ thể, trong khoảng từ năm 2009 đến 2013, Quốc Hội và UBTVQH đã thôngqua 89 luật và pháp lệnh, trong đó có 74 văn bản do Chính phủ trình lên, chiếm tỷ lệ83%.96

Liên quan đến hoạt động lập pháp để thi hành Hiến pháp năm 2013, ngày 13/2/2014,Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 251/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch của Chínhphủ tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. Bản kế hoạch nàyđặt ra những mục tiêu cụ thể, xác định thời hạn, tiến độ hoàn thành và cơ chế phối hợpgiữa các Bộ, ngành, địa phương trong việc tiến hành các hoạt động triển khai thi hànhHiến pháp năm 2013 trên phạm vi cả nước, đồng thời đưa ra một danh mục dự kiến cácdự án luật, pháp lệnh cần sửa đổi, bổ sung, ban hành mới từ năm 2014 đến 2020 mà dobộ, ngành thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm chủ trì soạn thảo trình Quốc Hội vàUBTVQH (xem Phụ lục VI). Tiếp theo đó, ngày 11/4/2014, Thủ tướng Chính phủ đã kýQuyết định số 508/QĐ-TTg thành lập Hội đồng Tư vấn thẩm định các dự án luật, pháp

96 Nguồn, Báo cáo tổng kết việc thi hành Luật ban hành VBQPPL năm 2008 và Luật ban hành VBQPPL củaHĐND, UBND năm 2004 của Chính phủ trình Quốc Hội, tháng 4/2014, Phụ lục 2.

Page 37: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

37

lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam. Theo Điều 1Quyết định này, thành phần của Hội đồng gồm: Một Chủ tịch và một Phó Chủ tịchthường trực của Hội đồng là Bộ trưởng và Thứ trưởng Bộ Tư pháp; một Phó Chủ tịchHội đồng là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, và các thành viên Hội đồng là đạidiện lãnh đạo các Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, BộTài chính, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyênvà Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ LĐ-TB-XH, Bộ Khoa học và Công nghệ,Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Bên cạnh đó, thành viên của Hội đồng cònbao gồm Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Ủy banpháp luật của Quốc Hội; đại diện lãnh đạo: Văn phòng Trung ương, Ban Tuyên giáoTrung ương, Ban Nội chính trung ương, Văn phòng Quốc Hội, Văn phòng Chủ tịchnước, Trung ương Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn luật sư Việt Nam, Phòng Thươngmại và Công nghiệp Việt Nam; một số chuyên gia, nhà khoa học có uy tín.

Theo Điều 2 của Quyết định nêu trên, Hội đồng có các nhiệm vụ: (1) Tư vấn, giúpChính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xem xét cho ý kiến về mục tiêu, yêu cầu,quan điểm chỉ đạo và những định hướng cơ bản xây dựng các dự án luật, pháp lệnh trựctiếp triển khai thi hành Hiến pháp do Chính phủ trình, bảo đảm cụ thể hóa thống nhấtvới nội dung, tinh thần của Hiến pháp; cho ý kiến đối với các dự án luật, pháp lệnhkhông do Chính phủ trình trong quá trình chuẩn bị ý kiến của Chính phủ về các dự ánluật, pháp lệnh này, và, (2) Tư vấn thẩm định các dự án luật, pháp lệnh trực tiếp triểnkhai thi hành Hiến pháp. Theo Điều 3, Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể kết hợpvới đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Ý kiến kết luận bằng văn bản củaHội đồng được gửi đến cơ quan chủ trì soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, các cơ quanthành viên Hội đồng, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ. Theo Điều 5, kinh phí hoạtđộng của Hội đồng và Tổ giúp việc của Hội đồng do ngân sách nhà nước bảo đảmtheoquy định tài chính hiện hành.

Kể từ khi thành lập (11/4/2014) đến hết tháng 12/2014, Hội đồng đã họp được 6phiên để cho ý kiến về nhiều dự luật, cụ thể như sau:

- Phiên họp thứ 1 (ngày 04/6/2014): Trong phiên họp này, các thành viên đã traođổi, cho ý kiến về Dự thảo Quy chế và Kế hoạch hoạt động của Hội đồng, bao gồm cácvấn đề: Nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Hội đồng, trách nhiệm của từng thành viênHội đồng, trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong việc phối hợp, bảo đảmhoạt động của Hội đồng, trách nhiệm của cơ quan thường trực, kế hoạch hoạt động củaHội đồng (nội dung hoạt động, kết quả hoạt động, cơ quan chủ trì, phối hợp thực hiệnvà tiến độ, thời gian thực hiện).

- Phiên họp thứ 2 (ngày 02/07/2-14): Trong phiên họp này, các thành viên đã traođổi, cho ý kiến về Dự án Bộ luật Dân sự (sửa đổi), trong đó tập trung vào một số vấn đềquan trọng như: bảo đảm nguyên tắc BLDS là bộ luật nền, có vị trí, vai trò là luật chungcủa hệ thống luật tư; tôn trọng và bảo vệ quyền dân sự; địa vị pháp lý của hộ gia đìnhvà tổ hợp tác; hình thức sở hữu; giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức; vềthời hiệu. Một vấn đề được nhiều thành viên cho ý kiến là nguyên tắc quy định tạiKhoản 2 Điều 3 Dự thảo BLDS liên quan đến việc thẩm phán không được từ chối giải

Page 38: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

38

quyết vụ việc dân sự với lý do chưa có điều luật để áp dụng. Mặc dù còn có các ý kiếnkhác nhau, nhưng đa số các thành viên cho rằng việc đưa nguyên tắc này vào dự thảo làmột điểm mới rất tích cực. Hội đồng đánh giá cao sự cố gắng của Ban soạn thảo trongviệc cụ thể hóa quy định của Hiến pháp trong Dự thảo BLDS, đặc biệt là các quy địnhvề quyền con người, quyền công dân, song đồng thời cho rằngcần tiếp tục rà soát quyđịnh về quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp để cụ thể hóa trong BLDS,ví dụ như quyền được sống, quyền được bào chữa…Hội đồng cho rằng, BLDS sửa đổicần mang tính khái quát cao để nếu bất cứ vấn đề gì mà luật chuyên ngành chưa có thìđều có thể áp dụng được BLDS.

- Phiên họp thứ 3 (3/7/2014): Trong phiên họp này, các thành viên đã trao đ ổi, cho ýkiến về Dự án Luật Ban hành VBQPPL(VBQPPL) hợp nhất, trong đó tập trung vàonhững vấn đề quan trọng như: (i) Hợp nhất hai Luật Ban hành VBQPPL năm 2004 vànăm 2008 với mục đích tạo một khuôn khổ pháp lý chung, thống nhất, đồng bộ, minhbạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả về ban hành VBQPPL từ trung ương đếnđịa phương; (ii) Tách bạch quy trình xây dựng, thông qua chính sách với quy trình soạnthảo văn bản, sao cho không còn tình trạng “vừa soạn thảo vừa phải xây dựng chínhsách”; (iii) Xác định cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm chính trong hoạch định chínhsách.

- Phiên họp thứ 4(12/7/2014): Trong phiên họp này, các thành viên đã trao đ ổi, choý kiến về Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức chính quyềnđịa phương. Đối với Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), nhiều ý kiến đề nghị cầntập trung làm rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc tổchức và hoạt động của Chính phủ; chế định “Bộ trưởng không Bộ”, Văn phòng Chínhphủ; chế độ làm việc và mối quan hệ công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.Đối với dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các ý kiến xoay phạm vi điềuchỉnh của Luật, theo đó, dự thảo Luật chỉ quy định về đơn vị hành chính của từng cấpchính quyền địa phương, mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hànhchính, phân cấp, phân quyền và nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp chính quyền địaphương…Đối với đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và hoạt động giám sát củaHĐND, dự thảo Luật chỉ quy định mang tính nguyên tắc, các nội dung cụ thể về cơ cấutổ chức, chức năng nhiệm vụ… của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt và hoạt độnggiám sát của HĐND sẽ do Luật về đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt và Luật về hoạtđộng giám sát của Quốc Hội và HĐND điều chỉnh.

- Phiên họp thứ 5(25/7/2014): Trong phiên họp này, các thành viên đã trao đ ổi, choý kiến về dự án Luật Tổ chức TAND (sửa đổi) và Luật Tổ chức VKSND (sửa đổi). Tạiphiên họp, các ý kiến cho rằng dự thảo Luật Tổ chức TAND và Luật Tổ chức VKSNDđã cụ thể hóa khá đầy đủ và đúng các quy định mới và tinh thần của Hiến pháp về cảicách tư pháp liên quan đến tổ chức và hoạt động của TAND và VKSND. Trong hai dựthảo, nguyên tắc kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiệncác quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đã được thể hiện, tuy nhiên cần phải được cụthể hơn nữa. Trong mối quan hệ phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước,VKSND được xác định là thiết chế kiểm soát hoạt động tư pháp, có trách nhiệm phốihợp đồng thời kiểm sát chặt chẽ, thường xuyên đối với cơ quan điều tra, tòa án, cơ quan

Page 39: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

39

thi hành án và các cơ quan khác trong việc thực hiện hoạt động tư pháp. Đối với dựthảo Luật Tổ chức TAND, cơ chế kiểm soát quyền lực giữa cơ quan lập pháp và tưpháp đã được thể hiện, tuy nhiên, quy định về cơ chế kiểm soát của cơ quan hành phápđối với việc thực hiện chức năng quyền tư pháp còn hạn chế, một số quy định chưa bảođảm nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc "thống nhất quản lý nền hành chínhquốc gia".

- Phiên họp thứ 6(18/10/2014): Trong phiên họp này, các thành viên đã trao đổi, choý kiến về dự án Luật Bầu cử Đại biểu ĐBQH và HĐND và Kết quả rà soát văn bản quyphạm pháp luật (VBQPPL) theo Hiến pháp năm 2013.

Về Dự thảo Luật Bầu cử ĐBQH và HĐND, các ý kiến xoay quanh phạm vi điềuchỉnh được mở rộng của Luật này (rộng hơn nhiều so với Luật Bầu cử ĐBQH vàHĐND hiện hành), trong đó tập trung vào một số quy định mới, bước đầu cụ thể hóaquy định của Hiến pháp năm 2013, cụ thể như nguyên tắc bầu cử; quyền bầu cử, ứngcử; tiêu chuẩn, số lượng ĐBQH, HĐND; quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia; mốiquan hệ giữa Chính phủ với Hội đồng bầu cử quốc gia; việc tổ chức bầu cử đối vớicông dân Việt Nam hiện đang công tác, lao động, học tập ở nước ngoài và một số vấnđề khác.

Cũng trong phiên họp lần thứ 6, các thành viên cũng cho ý kiến về việc rà soát 172bộ luật, luật, pháp lệnh có quy định liên quan đến quyền con người.

Nhìn chung, có thể thấy qua 6 phiên họp, hoạt động của Hội đồng Tư vấn thẩm địnhcác dự án luật, pháp lệnh đã đi vào nền nếp. Hội đồng đã thiết lập được cách thức tổchức hoạt động phù hợp và đã có những đóng góp thực tế vào việc làm luật. Tuy nhiên,các phiên họp cũng cho thấy Hội đồng chỉ có trách nhiệm và đóng vai trò tư vấn, khônglàm thay các hoạt động xây dựng, thẩm định khác (việc tư vấn hiện được thể hiện bằngvăn bản chung của Hội đồng, văn bản của các Nhóm thành viên hoặc của cá nhân thànhviên). Tuy nhiên, để Hội đồng có thể phát huy vai trò tư vấn hiệu quả hơn, cơ quan nàycần xây dựng Kế hoạch hoạt động cho từng năm và từng giai đoạn, đồng thời cần tăngthêm các phiên họp, tổ chức sinh hoạt theo định kỳ, đa dạng hóa các hình thức hoạtđộng (ngoài họp hành chính cần tổ chức các cuộc họp chuyên môn). Bên cạnh đó, cầnphát huy vai trò của Nhóm, các thành viên trong Nhóm và Tổ giúp việc. Vị trí của cácthành viên Hội đồng cũng cần được làm rõ. Các thành viên của Hội đồng cần hoạt độngvới tư cách là chuyên gia độc lập, chuyên sâu về một số lĩnh vực, một thành viên khôngnên tham gia quá nhiều Nhóm như hiện nay.

1.3.3. Nhận định, đánh giá về kế hoạch tổ chức thi hànhHiến pháp năm 2013Kế hoạch tổ chức thi hành Hiến pháp năm 2013 đã được xây dựng theo cách thức

thông thường ở Việt Nam, đó là huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị vào cáchoạt động nhằm đạt được những mục tiêu đề ra. Kế hoạch có nội dung toàn diện, chitiết, với những hoạt động và ưu tiên được xác định rõ ràng, cụ thể.

Việc kế hoạch được xác định ngay sau khi Hiến pháp năm 2013 được thông quatrong nhiều văn bản của Đảng, Quốc Hội và Chính phủ cho thấy vấn đề tổ chức thihành Hiến pháp mới thực sự được chú trọng. Mặc dù cần có thời gian để đánh giá hiệu

Page 40: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

40

quả thực thi bản kế hoạch nêu trên, song sự khẩn trương trong việc xây dựng và tínhtoàn diện, cụ thể về nội dung của bản kế hoạch chứng tỏ Đảng Cộng sản và Nhà nướcnhận rõ tính cấp thiết của việc thực thi những cải cách mà được đề ra trong Hiến phápmới. Ở một góc độ khác, nó cho thấy ý thức tôn trọng, tuân thủ hiến pháp đã được đềcao hơn ở Việt Nam.

Các Quyết định số 251/QĐ-TTg và Quyết định số 508/QĐ-TTg của Thủ tướngChính phủ cho thấy Chính phủ đã nhận lãnh vai trò quan trọng trong việc thực hiện kếhoạch triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 do Đảng và Quốc Hội đề ra. Việc thànhlập Hội đồng Tư vấn thẩm định các dự án luật, pháp lệnh trực tiếp triển khai thi hànhHiến pháp năm 2013 (theo Quyết định số 508/QĐ-TTg) có thể coi là một cách làm mới,phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, thể hiện sự chú trọng đặc biệt củaChính phủ với hoạt động lập pháp để thực thi Hiến pháp mới. Việc Hội đồng có thànhphần gồm đại diện của tất cả các cơ quan, tổ chức chủ yếu của hệ thống chính trị và củaChính phủ (như nêu ở trên) cho phép nó có một góc nhìn vừa toàn diện, vừa thực tiễnvới các dự án luật, pháp lệnh được xây dựng, sửa đổi để thi hành Hiến pháp, góp phầnkhắc phục tình trạng thiển cận, xa rời thực tế và lợi ích nhóm trong hoạt động lập phápở Việt Nam. Thêm vào đó, việc trong thành phần của Hội đồng có một Phó Chủ nhiệmỦy ban Pháp luật của Quốc Hội sẽ góp phần thúc đẩy quá trình thẩm định và thông quacác dự án luật, pháp lệnh của Quốc Hội được thuận lợi, nhanh chóng hơn trước.

Mặc dù vậy, kinh nghiệm cho thấy những thiết chế như kiểu Hội đồng nêu trên chỉthực sự phát huy tác dụng khi được tổ chức chặt chẽ, đảm bảo sự tham gia nghiêm túc,có trách nhiệm của các thành viên, và có một đội ngũ cán bộ giúp việc có năng lựcchuyên môn và tận tụy với công việc. Hiện tại những vấn đề này vẫn cần thời gian đểđánh giá.

PHẦN II

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIẾN PHÁP NĂM 2013,BAO GỒM TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP

TRÊN MỘT SỐ LĨNH VỰC CỤ THỂ

2.1. Hiến pháp năm 2013: Triển vọng và thách thức với việc cải cách thể chếMặc dù có những đánh giá khác nhau, song nhìn một cách khách quan, so với

Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới mà tạo ra những triểnvọng đổi mới thể chế ở Việt Nam. Tuy nhiên, để hiện thực hóa những triển vọng đó,Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều trở ngại, thách thức. Có thể khái quát nhưsau:

2.1.1. Triển vọng và thách thức với việc mở rộng dân chủ

Page 41: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

41

Trong khoa học hiến pháp, dân chủ gắn liền với quan niệm về chủ quyền củanhân dân (với việc quản lý nhà nước nói chung và việc xây dựng, thông qua hiến phápnói riêng). Đây là vấn đề quan trọng đã được khẳng định trong Hiến pháp 1946, songđã không được khẳng định lại trong các Hiến pháp 1959,1980,1992 của Việt Nam.

Như đã đ ề cập ở Phần I, Hiến pháp năm 2013 đã tái khẳng định chủ quyền nhândân, thông qua một loạt quy định trong Lời nói đầu (khẳng định chủ thể xây dựng, thihành và bảo vệ hiến pháp là nhân dân); Điều 2 (khẳng định nhân dân là chủ nhân củađất nước, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân); Điều 4 (xác định Đảng Cộngsản nằm dưới sự giám sát của nhân dân và phải chịu trách nhiệm trước nhân dân vềnhững quyết định của mình); Điều 6 (xác định cách thức nhân dân thực hiện quyền lựcnhà nước là bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện); Điều 70 (bỏ quy định QuốcHội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến); Điều 120 (quy định việc trưng cầu ý dân vềhiến pháp)... Những điểm mới này, cùng với việc viết hoa từ “Nhân dân”, cho thấy sựthay đổi quan niệm về vị trí, vai trò của bản hiến pháp như là một đạo luật gốc đơnthuần do nhà nước xây dựng sang một bản khế ước xã hội, trong đó người dân là chủthể xác lập, trao quyền và đề ra những cơ chế để kiểm soát hoạt động của chính quyềndo mình lập ra.97Sự thay đổi này hứa hẹn sẽ thúc đẩy quá trình dân chủ hóa ở Việt Namtrong những năm tới.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có khuôn khổ pháp lý đầy đủ để thực hiện tưtưởng này, thể hiện ở việc còn thiếu một loạt các luật nền tảng cho chế độ dân chủ, baogồm Luật về đảng chính trị, Luật về hội, Luật biểu tình, Luật trưng cầu dân ý, Luật tiếpcận thông tin, Luật tài trợ bầu cử…Một số luật đã được đưa vào kế hoạch ban hành(Luật về hội, Luật biểu tình, Luật trưng cầu dân ý, Luật tiếp cận thông tin…), trong khicó những luật quan trọng khác vẫn chưa có kế hoạch soạn thảo (Luật về đảng chính trị,Luật tài trợ bầu cử…). Đối với các luật đang được soạn thảo, nhiều khả năng là nộidung có thể chỉ sơ sài, hình thức. Ở một góc độ khác, khuôn khổ pháp lý về dân chủ đạidiện (các Luật bầu cử đại biểu Quốc Hội, Luật bầu cử đại biểu HĐND) tuy đã có nhưngchứa đựng nhiều quy định bất cập (ví dụ như các quy định về ứng cử, đề cử, hiệpthương giới thiệu người ứng cử..). Dân chủ trực tiếp98 mặc dù được Hiến pháp năm2013 nhấn mạnh nhưng hầu như chưa có đạo luật nào quy định cụ thể, và bản thân kháiniệm này vẫn chưa được làm rõ ở Việt Nam.

2.1.2. Triển vọng và thách thức với việc xây dựng nhà nước pháp quyền

Mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN đã được xác định trong lần sửađổi năm 2001 của Hiến pháp năm 1992 nhưng tiếp tục được cụ thể hóa trong Hiến phápnăm 2013, thông qua một loạt quy định như Điều 2 (Nhà nước CHXHCN Việt Nam lànhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; Quyền lực nhànước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước

97Xem thêm Nguyễn Sĩ Dũng, Hiến pháp mới, hy vọng mới, tham luận tại Tọa đàm “Hiến pháp và vấn đề cải cáchthể chế” do Mạng lưới học giả Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 23/01/2013.98Thể hiện ở bốn hình thức cơ bản đó là: Trưng cầu dân ý (referendums); Sáng kiến của công dân (Citizens’initiatives); Sáng kiến chương trình nghị sự (Agenda initiatives); và Bãi miễn (Recall). Xem IDEA,Direct Democracy: The International IDEA Handbook, 2008, tr. 12, tạihttp://www.idea.int/publications/direct_democracy/.

Page 42: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

42

trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp); Điều 6 (Các tổ chức củaĐảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp vàpháp luật); Điều 8 (Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật,quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật); Điều 94,96 (Chính phủ thực hiện quyềnhành pháp, có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân); Điều 102 (TANDthực hiện quyền tư pháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người); Điều107 (VKSND có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người, quyền công dân)…Tuy còn ở mứckhái quát, những quy định đã nêu cho thấy xu hướng và nỗ lực thay đổi cấu trúc thể chếcủa Việt Nam theo những nguyên lý của nhà nước pháp quyền.

Mặc dù vậy, cũng có nhiều thách thức với việc thúc đẩy nhà nước pháp quyềntheo Hiến pháp năm 2013. Trước hết, xét về mặt nhận thức, khái niệm nhà nước phápquyền (hay pháp quyền - rule of law) theo Liên hợp quốc bao gồm các yếu tố sự thượngtôn pháp luật (mọi chủ thể trong xã hội, bao gồm nhà nước, đều phải tuân thủ phápluật); bảo vệ nhân quyền; phân quyền (giữa các nhánh quyền lực nhà nước) và bìnhđẳng trong việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.99Trong khi đó, ở Việt Nam,khái niệm nhà nước pháp quyền XHCN được hiểu bao gồm các yếu tố như: quyền làmchủ của nhân dân; thượng tôn hiến pháp và pháp luật; tôn trọng, bảo vệ nhân quyền;quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp kiểm soát giữa các cơquan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp; nhànước và xã hội do một đảng duy nhất lãnh đạo.100Như vậy, có sự khác biệt nhất địnhgiữa quan niệm về nhà nước pháp quyền ở Việt Nam với nhận thức chung trên thế giớivà đây chính là thách thức đầu tiên với việc thúc đẩy nhà nước pháp quyền ở Việt Namtrong thời gian tới.

Những thách thức cụ thể hơn liên quan đến thực hiện sự phân công, phối hợp,kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp trong bối cảnh quyền lực nhànước được coi là thống nhất và tập trung vào Quốc Hội, cũng như việc bảo đảm ĐảngCộng sản – mà theo Hiến pháp là chủ thể duy nhất có quyền lãnh đạo nhà nước và xãhội – phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Đây cũnglà những vấn đề chưa được thực sự làm rõ trong pháp luật Việt Nam.

2.1.3. Triển vọng và thách thức với việc cải cách quản trị quốc gia

Một loạt quy định mới bổ sung hoặc được sửa đổi trong Hiến pháp năm 2013cho thấy cố gắng của các nhà lập hiến trong việc tạo lập một khuôn khổ mới cho việcquản trị quốc gia, cụ thể như quy định ở Điều 2 (bổ sung vấn đề kiểm soát giữa các cơquan lập pháp, hành pháp và tư pháp); Điều 55 và Điều 112 (bổ sung vấn đề phânquyền giữa trung ương và địa phương theo mô hình phát triển, cho phép chính quyềnđịa phương có ngân sách riêng); Điều 117,118 (thiết lập hai cơ quan hiến định độc lậplà Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước); Điều 9 (làm rõ hơn vai trò phảnbiện, giám sát của MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận)…Mục tiêucủa việc cải cách là xây dựng một nền quản trị quốc gia minh bạch, hiệu quả và có trách

99Report of the UN Secretary-General, “The rule of law and transitional justice in conflict and post-conflictsocieties”, 2004.100 Xem Nông Đức Mạnh, Diễn văn tại phiên khai mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc Hội khóa XII, ngày 19/7/2007.

Page 43: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

43

nhiệm giải trình, đáp ứng được những yêu cầu phát sinh từ quá trình dân chủ hóa, hộinhập quốc tế của Việt Nam.

Mặc dù vậy, cũng có nhiều thách thức với việc cải cách khuôn khổ về quản trịquốc gia. Đầu tiên là về khuôn khổ pháp lý. Ngoại trừ vấn đề phản biện, giám sát củaMTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên Mặt trận là đã đư ợc đề cập (trong Quy chếgiám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội, banhành kèm theo Quyết định số 217-QĐ/TW ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị), các vấnđề khác có ý nghĩa cải cách khuôn khổ quản trị quốc gia mà mới được bổ sung vàoHiến pháp năm 2013, bao gồm cơ chế kiểm soát lẫn nhau giữa các cơ quan lập pháp,hành pháp và tư pháp; phân quyền giữa trung ương và địa phương theo mô hình pháttriển; tổ chức và hoạt động của hai cơ quan hiến định độc lập là Hội đồng bầu cử quốcgia và Kiểm toán Nhà nước, đều chưa từng được quy định cụ thể ở Việt Nam. Tính chấtmới mẻ, phức tạp của các thiết chế kiếm soát, giám sát quyền lực cho thấy việc cải cáchkhuôn khổ về quản trị quốc gia theo Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam sẽ không hềnhanh chóng, dễ dàng.

2.1.4.Triển vọng và thách thức với việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người,quyền công dân

Như đã đ ề cập ở mục trên, chế định quyền con người, quyền công dân được sửađổi, bổ sung nhiều nhất trong Hiến pháp năm 2013. Những sửa đổi, bổ sung này thểhiện cách tiếp cận hoàn toàn mới, gắn với nhận thức phổ biến trên thế giới và các tiêuchuẩn của luật quốc tế về quyền con người. Điều đó trước hết thể hiện ở việc Điều 14Hiến pháp năm 2013 thừa nhận quyền con người là những giá trị tự nhiên, vốn có mànhà nước phải ghi nhận và bảo đảm, chứ không phải do nhà nước ban phát cho côngdân như được biểu lộ qua cách hiến định về quyền trong các Hiến pháp1959,1980,1992. Điểm thứ hai là quy định quyền con người, quyền công dân chỉ có thểbị hạn chế theo luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia,trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng (Điều 14). Ngoài ra,việc sửa đổi tên và đưa vị trí của chế định này từ thứ 5 (trong Hiến pháp năm 1992) lênthứ 2 như hiện nay, cũng như việc sửa đổi, bổ sung một loạt quyền cụ thể cũng cho thấynỗ lực của các nhà lập hiến trong việc hoàn thiện khuôn khổ hiến định để bảo đảm tốthơn các quyền con người, quyền công dân ở Việt Nam.

Mặc dù vậy, cũng có nhiều trở ngại với việc bảo đảm các quyền con người,quyền công dân. Trở ngại đầu tiên là Hiến pháp năm 2013 vẫn không quy định hiệu lựctrực tiếp của các quyền hiến định. Điều này khiến cho nhiều quyền quan trọng, đặc biệtlà các quyền dân sự, chính trị như tự do lập hội, hội họp, biểu tình, quyền bỏ phiếutrong các cuộc trưng cầu dân ý…sẽ phải đợi Quốc Hội ban hành luật để cụ thể hóa, vàcó thể phải đợi cả Chính phủ ban hành Nghị định để hướng dẫn thi hành, thì mới có thểthực hiện được.

Trở ngại thứ hai là chưa có cơ chế pháp lý rõ ràng và hiệu quả cho việc bảo vệcác quyền hiến định. Việc Hội đồng Hiến pháp không được thành lập đã làm giảm khảnăng ngăn ngừa, xử lý những văn bản và quyết định vi phạm các quyền hiến định (vihiến) của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong khi đó, việc đề xuất hiến

Page 44: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

44

định cơ quan nhân quyền quốc gia bị bỏ qua đã làm giảm khả năng xử lý những viphạm quyền con người trong thực tế. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng quy định cấm lợidụng quyền con người, quyền công dân để xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền,lợi ích hợp pháp của người khác (Điều 15) là quá rộng và mơ hồ, nếu không được chitiết hóa thì có thể bị lạm dụng để vi phạm các quyền hiến định.

2.2. Hiến pháp năm 2013: Triển vọng và thách thức với việc phân quyền vàkiểm soát quyền lực

Phân quyền và kiểm soát quyền lực nhà nước là nội dung cốt lõi của tất cả cáchiến pháp dân chủ và tiến bộ. Quyền lực nhà nước phải được phân công và kiểm soát đểngăn chặn khả năng lạm quyền, tham nhũng của bộ máy nhà nước, bảo vệ các quyền vàtự do của công dân, bảo vệ tính tối cao của hiến pháp. Tuy vậy, sự phân công và phốihợp quyền lực mới bắt đầu thể hiện ở mức độ hạn chế trong Hiến pháp năm 1992, chưađược tuyên bố thành một nguyên tắc trong tổ chức quyền lực Nhà nước. Việc thừa nhậnvà áp dụng những nhân tố hợp lý của nguyên tắc phân quyền đem lại những dấu hiệutích cực trong thực tiễn thực thi quyền lực Nhà nước, cùng với quá trình du nhập ngàycàng mạnh mẽ tư tưởng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đã đặt ra yêu cầu ghi nhậnnguyên tắc này trong Hiến pháp năm 1992 (trong lần sửa đổi năm 2001): “Nhà nướcCộng hoà XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân,vì nhân dân…Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa cáccơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" (Điều2).

Sự hiến định nguyên tắc phân công, phối hợp quyền lực trong Hiến pháp năm1992 là một bước phát triển về tư duy lập hiến, tuy nhiên nguyên tắc này chưa được cụthể hóa rõ ràng trong tổ chức các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tưpháp. Nói cách khác, các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp vẫn chưa được phâncông, phối hợp một cách rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước. Đây được coi là một trongnhững hạn chế cơ bản nhất của Hiến pháp năm 1992, sau đó đã được các nhà lập hiếnViệt Nam cố gắng khắc phục trong Hiến pháp năm 2013, cụ thể như sau:

(1) Tái khẳng định nguyên tắc “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phâncông, phối hợp” trong tổ chức quyền lực nhà nước, đồng thời bổ sung nguyên tắc“kiểm soát” quyền lực nhà nước

Hiến pháp năm 2013 tiếp tục ghi nhận nguyên tắc phân công, phối hợp quyền lựcnhà nước, đồng thời cụ thể hóa nguyên tắc này bằng cách quy định rõ các chủ thể thựchiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp: “Quốc Hội thực hiện quyền lập hiến, lậppháp”; “Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp”; “TAND là cơ quan thựchiện quyền tư pháp” (các Điều 69, 94, 102). Như vậy, so với Hiến pháp năm 1992 chỉxác định Quốc Hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, Hiến pháp năm 2013 lần đầutiên xác định thêm chủ thể của quyền hành pháp (Chính phủ) và chủ thể của quyền tưpháp (Tòa án). Những quy định này là cơ sở quan trọng xác định rõ vị trí và cơ chếphân công, phối hợp hoạt động giữa Quốc Hội, Chính phủ và Tòa án.

Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên khẳng định “kiểm soát” là mộtnguyên tắc cơ bản trong tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam. Theo Điều 2: “Quyền

Page 45: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

45

lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quannhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”. Quy địnhmới này cụ thể hóa bước phát triển tư duy về xây dựng nhà nước pháp quyền của ĐảngCộng sản Việt Nam. Cụ thể, Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 20năm đổi mới của BCHTW Đảng khóa IX nhận định một số bất cập trong nhận thức lýluận là: “Chưa làm rõ về tính độc lập tương đối của mỗi quyền, về sự chế ước lẫn nhaugiữa các nhánh quyền lực; vấn đề kiểm tra, giám sát quyền lực, bảo đảm quyền lựckhông bị tha hóa và bị lạm dụng”. Điều này dẫn tới sự lạm quyền, tha hóa quyền lựctrong thực tế hoạt động của các cơ quan nhà nước; vì vậy, các văn kiện của Đại hộiĐảng lần thứ XI đều khẳng định phải bổ sung yếu tố “kiểm soát” quyền lực để cùng vớihai yếu tố “phân công”, “phối hợp” tạo thành nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lựcnhà nước.

Mặc dù tuyên bố nguyên tắc “phân công, phối hợp và kiểm soát” quyền lực nhànước, nhưng Hiến pháp năm 2013 tiếp tục duy trì nguyên tắc “Quốc Hội tối cao”(thường được biết đến là nguyên tắc tập quyền XHCN – một nguyên tắc truyền thốngcủa mô hình nhà nước XHCN), theo đó Quốc Hội là cơ quan quyền lực nhà nước caonhất; các cơ quan quyền lực nhà nước khác được thành lập, chịu sự giám sát và thựchiện những nhiệm vụ, quyền hạn do Quốc Hội phân công. Có quan điểm cho rằngnguyên tắc Quốc Hội tối cao dẫn đến những khó khăn trong việc thực hiện nguyên tắcphân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam: các cơ quan nhànước khác phụ thuộc, thiếu tính độc lập so với Quốc Hội; khó thiết lập được sự kiểmsoát quyền lực từ phía các cơ quan Nhà nước khác đối với Quốc Hội (ví dụ như tài phánhiến pháp đối với các văn bản pháp luật của Quốc hội trái Hiến pháp); Quốc Hội lấn sânsang các hoạt động hành pháp và ảnh hưởng đến hoạt động tư pháp. Hiện tại, theo Hiếnpháp năm 2013, các cơ quan nhà nước phối hợp và kiểm soát lẫn nhau trong việc thựchiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng đặt dưới sự phân công, giám sáttối cao của Quốc Hội– cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hai nguyên tắc này cùngtồn tại, chi phối việc tổ chức quyền lực của từng thiết chế và mối quan hệ của chúngtrong Hiến pháp năm 2013 và các luật được ban hành sau này. Như vậy, trong thời giantới, các nhà làm luật sẽ phải phân định, cân bằng giữa: (i) Sự phân công, phối hợp vàkiểm soát quyền lực nhà nước và (ii) Vị trí quyền lực tối cao của Quốc Hội trong cácLuật tổ chức Quốc Hội, Chính phủ, TAND, VKSND. Các luật tổ chức hiện hành nhấnmạnh yếu tố thứ hai, nhưng theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013, các luật này sẽphải được sửa đổi, bổ sung theo hướng đẩy mạnh hơn sự phân công, phối hợp và kiểmsoát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước đã nêu. Để hiện thực hóa điều này, các luật tổchức cần quy định càng rõ càng tốt các nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đặc biệtlà phải cụ thể hóa các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các luật tổ chứcQuốc Hội, Chính phủ và Tòa án.

Tương tự, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục duy trì một nguyên tắc tổ chức cơ bảntrong mô hình nhà nước XHCN, đó là: “Tập trung dân chủ”. Nội dung của nguyên tắcnày khẳng định “tập trung” là một đặc điểm cơ bản của quyền lực nhà nước, nhưng “tậptrung” ở đây có tính chất “dân chủ”, có nghĩa là tập trung nhưng phải vì mục tiêu dânchủ, được tổ chức kết hợp với các phương thức dân chủ. Tuy nhiên, có quan điểm cho

Page 46: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

46

rằng, nguyên tắc tập trung dân chủ có thể dẫn đến những khó khăn trong việc đảm bảosự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước.

Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo duy nhất của ĐảngCộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội (Điều 4). Mặc dù Hiến pháp năm 2013khẳng định: “Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt độngtrong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” (Khoản 3 Điều 4), song nhiều chuyên gia chorằng, hoạt động của Đảng Cộng sản cần được luật hóa để đảm bảo tính hợp hiến, hợppháp, cũng như để đảm bảo sự phân định rõ giữa quyền lực của Đảng và quyền lực nhànước, tránh sự can thiệp quá sâu, thậm chí làm thay của Đảng vào hoạt động của các cơquan nhà nước. Hiện nay, các luật tổ chức đều chưa quy định, trong khi Điều 4 Hiếnpháp năm 2013 chưa đủ để điều chỉnh các mối quan hệ này. Vì vậy, có thể xây dựngmột luật riêng về tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản, hoặc quy định rõ sự lãnhđạo của Đảng trong các luật tổ chức bộ máy nhà nước (Luật tổ chức Quốc Hội, Chínhphủ, Tòa án, Viện Kiểm sát, Chính quyền địa phương…), bởi thực tế, sự lãnh đạo củaĐảng đối với từng loại cơ quan nhà nước không giống nhau, thậm chí rất khác biệt. Vídụ, sự lãnh đạo của Đảng đối với tư pháp rất khác so với các nhánh quyền lực khác, bởivì hoạt động tư pháp cần sự độc lập, không một cơ quan, tổ chức nào được can thiệpvào hoạt động xét xử.

(2) Thể chế hóa nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quantrong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

- Về thực hiện quyền lập pháp

Hiến pháp năm 2013 không quy định “Quốc Hội là cơ quan duy nhất có quyềnhiến, lập pháp”, mà thay thế bằng quy định “Quốc Hội thực hiện quyền lập hiến, lậppháp”. Quy định mới này khẳng định quyền hạn có tính độc lập và chủ động tương đốicủa các chủ thể khác trong quy trình làm luật. Về quyền trình dự án luật, Chính phủsoạn thảo và trình dự án luật không chỉ là có tính chất hỗ trợ, tạo điều kiện để Quốc Hộithực hiện nhiệm vụ lập pháp, mà đó là một thẩm quyền độc lập của Chính phủ trongquy trình lập pháp. Nếu pháp luật chỉ coi đó là cách thức phối hợp của Chính phủ tronghoạt động lập pháp thì dễ dẫn đến sự tùy ý của Quốc Hội và sự thụ động, chờ đợi củaChính phủ trong việc phân công của Quốc Hội, cùng với đó là thái độ dựa dẫm, ỷ lại,không chịu trách nhiệm của cả cơ quan làm luật lẫn cơ quan trình dự án luật, khôngphát huy hết nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi chủ thể. Như vậy, Hiến pháp mới trao quyềnchủ động và độc lập hơn cho các cơ quan nhà nước, đặc biệt là Chính phủ trong hoạtđộng xây dựng luật. Chính phủ sẽ chủ động trong hoạt động xây dựng và trình dự thảoluật trước Quốc Hội. Khoản 2 Điều 96 Hiến pháp năm 2013 cũng khẳng định rõ: Chínhphủ có quyền “đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc Hội, UBTVQH quyết định;trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc Hội; trìnhdự án pháp lệnh trước UBTVQH”. Quy định này sẽ cần phải được cụ thể hóa trong cácluật tổ chức và Luật soạn ban hành VBQPPL.

Phù hợp với các quy định trên, Hiến pháp năm 2013 cũng không còn quy đ ịnhQuốc Hội quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Việc bỏ quy định này là dotrong thực tế các chương trình xây dựng luật dài hạn có tính khả thi thấp, bởi các đề

Page 47: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

47

xuất lập pháp chủ yếu xuất phát từ phía Chính phủ, nảy sinh thường xuyên từ đời sốngthực tế điều hành quản lý nhà nước chứ không theo định kỳ, kế hoạch do tự Quốc Hộixây dựng. Chính phủ cần phải có quyền chủ động thực hiện các loại đề xuất dự luậttheo các phương thức đa dạng khác nhau (theo kỳ họp, hàng năm và dài hạn), và các dựán luật cần đáp ứng các yêu cầu nảy sinh trong thực tế điều hành của Chính phủ, thểhiện vai trò thực tế của Chính phủ trong hoạt động lập pháp. Xét một cách rộng hơn,Chính phủ cũng có thể đề xuất chương trình nghị sự của Quốc Hội để Quốc Hội thảoluận và quyết định về các dự án luật. Nói cách khác, chương trình nghị sự của QuốcHội sẽ chủ yếu dựa trên đề xuất của Chính phủ và nguồn ý tưởng chính sách mà QuốcHội thảo luận và quyết định cũng chủ yếu đến từ phía Chính phủ.

Theo logic nêu trên, các luật tổ chức và Luật ban hành VBQPPL cần phải đượcsửa đổi, bổ sung để cụ thể hóa quy trình đề xuất các dự án luật của Chính phủ và cácchủ thể có liên quan.

Khi Chính phủ có quyền chủ động xây dựng kế hoạch trình dự án, thực hiệnquyền trình các dự án luật thì cũng phải có quyền bảo vệ nội dung dự án luật tới tận thờiđiểm Quốc Hội bấm nút thông qua, hoặc cũng có thể rút lại các dự án luật nếu có nguycơ nội dung của các dự án đó bị điều chỉnh sai lệch với mục tiêu của Chính phủ. Trongquy trình làm luật tại Quốc Hội, Chính phủ đóng vai trò trình bày, tiếp nhận các phảnhồi và thảo luận để hoàn thiện dự án luật. Quốc Hội có quyền đề xuất và quyết định cácsửa đổi dự án luật được đệ trình bởi Chính phủ, nhưng Chính phủ có quyền thảo luậncác đề xuất, ý kiến của Quốc Hội để thuyết phục cho dự án luật do Chính phủ đệ trình.Theo kinh nghiệm các nước, Chính phủ cũng có thể từ bỏ việc tiếp tục trình dự án do ýkiến phản đối của Quốc Hội. Mặc dù vậy, vấn đề này vẫn còn có nhiều tranh cãi ở ViệtNam, vì vậy cần được thảo luận kỹ trong quá trình sửa đổi Luật ban hành VBQPPLvàcác luật liên quan.

Cũng liên quan đến vấn đề trên, một mặt cần nâng cao sự chủ động của Chínhphủ trong quy trình xây dựng, đề xuất dự luật, đồng thời cũng cần nâng cao hiệu quảgiám sát của Quốc Hội trong giai đoạn này. Luật ban hành VBQPPL hiện chưa quyđịnh rõ cơ chế giám sát của Quốc Hội trong quá trình đề xuất, xây dựng dự án luật. Luậtcũng chưa quy định rõ trách nhiệm của Chính phủ trong việc tham vấn Quốc Hội, cácbên liên quan và công chúng về dự luật. Vì vậy, Chính phủ cần công khai đăng tải cácđề xuất, ý tưởng và dự thảo luật trước khi trình Quốc Hội để tham vấn Quốc Hội, cácbên liên quan và công chúng. Việc công khai này một mặt giúp cho các ủy ban củaQuốc Hội có thể theo dõi, giám sát thường xuyên các dự luật của Chính phủ trong quátrình xây dựng, giúp cho các phiên thẩm tra hiệu quả hơn, đồng thời, các ủy ban cũngnhư các đại biểu Quốc Hội cũng có có cơ hội lắng nghe ý kiến của người dân, các tổchức hữu quan đóng góp cho dự thảo.

Hiện tại ở Việt Nam, việc xây dựng dự án luật, pháp lệnh cơ bản tập trung vàogiai đoạn do Chính phủ chủ trì, vì thế chất lượng các dự thảo luật, pháp lệnh phụ thuộcrất nhiều vào chất lượng hoạt động của Chính phủ. Mặc dù quyền trình dự án luậtkhông chỉ là quyền của Chính phủ, nhưng trong thời gian qua các chủ thể khác (các đạibiểu và ủy ban của Quốc Hội, các tổ chức chính trị-xã hội) hầu như không thực hiện

Page 48: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

48

được quyền này. Thực tiễn thế giới cho thấy, mặc dù Chính phủ các nước theo chínhthể đại nghị đóng vai trò cơ bản trong việc trình dự án luật, Nghị viện vẫn đóng vai tròđáng kể trong việc xây dựng và trình các dự án luật. Để hiện thực hóa quyền trình dự ánluật của các đại biểu và các cơ quan của Quốc Hội thì các chủ thể này cần phối hợp cácbộ, ngành liên quan trong việc đề xuất và xây dựng các dự án luật.

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Quốc Hội thực hiện quyền lập pháp, cụthể là làm luật, sửa đổi luật. Việc Hiến pháp không còn quy định chỉ duy nhất Quốc Hộicó quyền lập pháp có hàm nghĩa là các cơ quan nhà nước khác cũng có quyền ban hànhcác VBQPPL? Ban hành VBQPPL có phải là hoạt động lập pháp, và nếu có thì có phảiđược sự ủy quyền của Quốc Hội hay không? Đâu là ranh giới giữa quyền lập pháp vàquyền lập quy? Đây là những câu hỏi chưa có lời giải đáp rõ ràng ở nước ta hiện nay.Trên thực tế, do thiếu luật nên trong một số vấn đề đã phải uỷ quyền lập pháp choChính phủ, các Bộ, các ngành ban hành các văn bản pháp quy để điều chỉnh101. Tuynhiên, cơ chế này cũng đặt ra nhiều bất cập, ví dụ như dẫn tới việc ban hành một sốnghị định, thông tư “không đầu” (không có luật điều chỉnh), trong đó có những văn bảncó dấu hiệu vi phạm các quyền hiến định (ví dụ như nghị định, thông tư về biểu tình).Trong khi đó, vẫn chưa có một cơ chế ủy quyền lập pháp đúng nghĩa được quy địnhtrong Luật ban hành VBQPPL và các luật có liên quan. Thực trạng đó đặt ra yêu cầuphải sửa đổi Luật ban hành VBQPPL để quy định rõ phạm vi, giới hạn, điều kiện và cácnội dung ủy quyền lập pháp, qua đó vừa đảm bảo cho Chính phủ thực thi lập pháp ủyquyền, đồng thời tránh cơ quan này lạm dụng quyền ban hành VBQPPL để xâm phạmquyền lập pháp của Quốc Hội.

Ở Việt Nam hiện có sự phân biệt giữa văn bản luật và VBQPPL: Luật chỉ là mộtloại VBQPPL do Quốc Hội ban hành, trong khi VBQPPL có nhiều loại do các chủ thểkhác nhau từ trung ương xuống địa phương ban hành (theo Luật ban hành VBQPPL).Việc trao cho nhiều cơ quan nhà nước có quyền ban hành VBQPPL mà không cần cóQuốc Hội ủy quyền đang tạo ra sự thiếu thống nhất của hệ thống pháp luật quốc gia,đặc biệt khi cơ chế tài phán về tính hợp hiến, hợp pháp của các VBQPPL vẫn chưađược ghi nhận.

Theo một số chuyên gia, “lập pháp” là hoạt động ban hành các quy phạm phápluật có hiệu lực bắt buộc chung trong xã hội. Hiểu theo nghĩa này thì rõ ràng việc banhành các VBQPPL như hiện nay cũng là ho ạt động lập pháp, nhưng lại không chỉ thuộcthẩm quyền của Quốc Hội mà còn của nhiều cơ quan nhà nước khác.

Cũng như Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 chỉ quy định cụ thể về việcủy quyền lập pháp cho UBTVQH ban hành các quy phạm pháp luật dưới hình thứcpháp lệnh (khoản 2 Điều 74). Bên cạnh đó, Hiến pháp năm 2013 cũng quy định thẩmquyền ban hành “văn bản pháp luật” (hoặc “văn bản”) của các chủ thể, bao gồm Chínhphủ, Thủ tướng, các thành viên khác của Chính phủ, Chủ tịch nước, HĐND, TAND,VKSND, nhưng nhiều quy định không nêu rõ loại (tên) văn bản thuộc thẩm quyền, vìvậy Luật ban hành VBQPPL sửa đổi cần quy định rõ vấn đề này.

101 Xem Đào Trí Úc, “Hiến pháp 2013 và các nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước”, Hội thảo “Tổchức Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 2013”, tài liệu đã dẫn.

Page 49: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

49

Liên quan đến vấn đề phân định hoạt động lập pháp của Quốc Hội và hoạt độnglập quy của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangbộ, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn của mình, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luậttheo quy định của luật” (Điều 100). Như vậy, Hiến pháp năm 2013 không quy định rõloại văn bản pháp luật nào (VBQPPL hay văn bản áp dụng pháp luật) thuộc thẩm quyềncủa các cơ quan hành pháp cũng như phạm vi, giới hạn quyền lập quy của Chính phủ vàcác cơ quan hành pháp mà để vấn đề này cho luật quy định. Với quy định của Điều 100,có thể hiểu Chỉnh phủ và các cơ quan hành pháp ở trung ương được Hiến pháp “trao”quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn củamình, hoặc để kiểm tra thi hành các văn bản đó cũng như xử lý các văn bản trái phápluật.

Trên thực tế, Chính phủ và các cơ quan hành pháp có thẩm quyền khá độc lậptrong việc ban hành các VBQPPL cho hoạt động quản lý của mình. Cụ thể, Chính phủcó quyền ban hành VBQPPL để102:

+ Quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh103;

+ Quy định các biện pháp thực hiện quản lý nhà nước; quy định nhiệm vụ, quyềnhạn, tổ chức bộ máy các cơ quan Chính phủ104;

+ Quy định các vấn đề cần thiết chưa có luật và pháp lệnh khi có sự đồng ý củaUBTVQH105.

Theo quy định tại Điều 14 Luật ban hành VBQPPL hiện hành, trong số danh mụcba loại VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, việc ban hành hai loạiVBQPPL đầu là thẩm quyền tương đối độc lập của Chính phủ, loại thứ ba là văn bảnlập pháp ủy quyền (quy định các vấn đề cần thiết chưa có luật và pháp lệnh, và phải cósự đồng ý của UBTVQH). Mặc dù Luật ban hành VBQPPL không quy định cụ thể,song trong các luật và pháp lệnh thường có một điều khoản cuối trong đó nêu rằngChính phủ có thẩm quyền [ban hành nghị định] quy định chi tiết các điều khoản củaluật, pháp lệnh. Quy định đó có nghĩa là Quốc Hội, UBTVQH đã đồng ý “giao quyền”cho Chính phủ thực hiện việc hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh. Như vậy, có thể thấyChính phủ có thẩm quyền rất lớn trong việc ban hành các VBQPPL trong hoạt độngquản lý nhà nước. Ở đây không có ranh giới giữa hoạt động lập pháp và lập quy về nộidung điều chỉnh của pháp luật, mà chỉ có sự phân biệt về giá trị pháp lý (các nghị địnhcủa Chính phủ phải phù hợp với luật, nghị quyết của Quốc Hội, pháp lệnh củaUBTVQH).

102Điều 14 Luật ban hành VBQPPL.103Mặc dù không được quy định bắt buộc trong luật, Quốc Hội , UBTVQH thường giao cho các chủ thể này banhành VBQPPL quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh trong các điều khoản luật, pháp lệnh được ban hành.104Việc ban hành các văn bản này thuộc quyền khá độc lập của Chính phủ.105UBTVQH, bằng các điều khoản cụ thể trong pháp lệnh, nghị quyết của mình giao cho các chủ thể này ban hànhcác VBQPPL.

Page 50: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

50

Không chỉ ghi nhận Chính phủ, Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangbộ có quyền lập quy, Hiến pháp năm 2013 còn trao quyền cho nhiều cơ quan nhà nướckhác trong việc ban hành các văn bản pháp luật, cụ thể như Chủ tịch nước; TANDTC,VKSNDTC, HĐND, UBND… Luật ban hành VBQPPL quy định rõ loại văn bản thuộcthẩm quyền ban hành của những cơ quan này.

Tuy nhiên, Hiến pháp chỉ quy định về ủy quyền lập pháp cho một chủ thể duynhất là UBTVQH, như vậy, xét từ góc độ Hiến pháp, có một số vấn đề cần phải làm rõđó là: Có chủ thể nào khác (ngoài UBTVQH) có quyền ban hành VBQPPL hay không?Nếu có thì có cần ủy quyền của Quốc Hội hay không? Theo quan điểm của một sốchuyên gia, văn bản pháp luật có thể bao gồm VBQPPL và văn bản áp dụng pháp luật,vì vậy, có thể suy luận rằng các cơ quan có quyền ban hành văn bản pháp luật thì cũngcó quyền ban hành VBQPPL. Nhưng Hiến pháp không quy định rõ về cơ chế ủy quyềnlập pháp, mà dường như coi các cơ quan này có những thẩm quyền độc lập trong việcban hành văn bản pháp luật, trong đó bao gồm các VBQPPL (lập quy) song song vớiquyền lập pháp. Cách hiểu này được thể hiện trong Luật ban hành VBQPPL hiện hành.

Ngược lại, một số chuyên gia khác cho rằng ban hành VBQPPL là hoạt động lậppháp chỉ thuộc thẩm quyền của Quốc Hội. Nếu các cơ quan nhà nước khác ban hànhVBQPPL thì đó là hoạt động lập pháp ủy quyền (chứ không phải là hoạt động lập quyđộc lập), tức là phải theo sự ủy quyền của Quốc Hội. Theo đó, Chủ tịch nước, Chínhphủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, TANDTC, Việntrưởng VKSNDTC, HĐND chỉ được quyền ban hành VBQPPL theo sự ủy quyền củaQuốc Hội. Theo cách tiếp cận như vậy, có các vấn đề sau đây cần được làm rõ trongquá trình sửa đổi các luật tổ chức các cơ quan nhà nước và Luật ban hành VBQPPL đểphù hợp với tinh thần Hiến pháp năm 2013:

- Xác định rõ các chủ thể có thể được Quốc Hội ủy quyền lập pháp (nhưUBTVQH, Chủ tịch nước, Chính phủ, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ,TANDTC, VKSNDTC, HĐND các cấp);

- Quy định rõ các yêu cầu về ủy quyền (nội dung, mục đích và phạm vi ủy quyền);

- Quy định rõ các yêu cầu về ủy quyền thứ cấp (ủy quyền tiếp cho cấp dưới);

- Quy định rõ hình thức ban hành VBQPPL được ủy quyền.

- Về thực hiện quyền quyết định các vấn đề quan trọng

Hiến pháp năm 1992 chưa có sự phân công rành mạch, hợp lý giữa Quốc Hội vàChính phủ trong việc hoạch định và quyết định các chính sách quốc gia. Theo Hiếnpháp năm 1992,Quốc Hội là cơ quan quyết định chính sách, Chính phủ là cơ quan thựchiện, chấp hành các chính sách do Quốc Hội quyết định. Chính phủ chỉ được giaonhiệm vụ thực hiện, chấp hành các chính sách do Quốc Hội quyết định, vì vậy, QuốcHội làm thay Chính phủ trong việc hoạch định, quyết định chính sách quốc gia. Hiếnpháp năm 1992 cũng chưa phân định hợp lý thẩm quyền của Quốc Hội và Chính phủtrong việc quyết định, điều hành các chính sách phát triển kinh tế-xã hội khi quy địnhQuốc Hội có nhiệm vụ, quyền hạn “quyết định kế hoạch kinh tế - xã hội của đất nước”– một nhiệm vụ, quyền hạn của hành pháp, thuộc trách nhiệm của Chính phủ và không

Page 51: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

51

phù hợp với Quốc Hội trong điều kiện nền kinh tế thị trường106. Để giải quyết nhữnghạn chế này, Hiến pháp năm 2013 quy định giới hạn thẩm quyền của Quốc Hội trongviệc: “Quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bảnphát triển kinh tế - xãhội của đất nước”; Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quyđịnh, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế(Khoản 4, 5 Điều 70). Trong khi đó, Chính phủđược trao quyền: “Đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc Hội, UBTVQH quyết địnhhoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điềunày”.

Theo các quy định trên, sự phân công, phối hợp giữa Quốc Hội và Chính phủ làkhá rõ ràng: Quốc Hội quyết định mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách cơ bản; những vấn đềcòn lại thuộc quyền hành pháp của Chính phủ. Quốc Hội tập trung xem xét, quyết địnhcác chính sách có tính ổn định, phạm vi tác động rộng và có hiệu lực tác động lâu dàiđược thể chế hóa trong các dự án luật do Chính phủ trình; các chính sách liên quan đếnquan điểm tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế trong một chiến lược dài hạn; định hướngvà giải pháp phát triển kinh tế vùng, ngành động lực; định hướng và giải pháp huy độngvà phân bổ nguồn lực của đất nước trong từng giai đoạn phát triển…Quốc Hội khôngquyết định những chính sách mang tính giải pháp ứng phó của Chính phủ trong điềuhành kinh tế, tài chính, tiền tệ và ngân sách trong từng giai đoạn phát triển ngắn hạn(như kế hoạch kinh tế-xã hội hàng năm…). Quy định như vậy phù hợp hơn đối vớiQuốc Hội – một thiết chế hoạt động nghị trường, dân chủ bàn bạc đưa ra những quyếtsách ở tầm vĩ mô, tầm quốc gia không sa vào những quyết định ở tầm vi mô, nhữngcông việc sự vụ107, đồng thời phù hợp với Chính phủ - một thiết chế cần chủ động, linhhoạt trong điều hành nền kinh tế thị trường.

Những thay đổi trên đặt ra yêu cầu cho các nhà làm luật phải cụ thể hóa sự phânđịnh thẩm quyền mới giữa Quốc Hội và Chính phủ trong các luật tổ chức Quốc Hội vàluật tổ chức Chính phủ để tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn thẩm quyền giữa hai cơ quannày. Các vấn đề cần làm rõ trong các luật này là: những chính sách nào có tính ổn định,phạm vi tác động rộng và có hiệu lực tác động lâu dài thuộc thẩm quyền của Quốc Hội;những chính sách nào mang tính giải pháp ứng phó trong điều hành kinh tế- xã hộithuộc thẩm quyền của Chính phủ. Tương tự, các luật tổ chức Quốc Hội, Chính phủ phảiphân định cụ thể, rõ ràng “các chính sách cơ bản về tài chính quốc gia” thuộc thẩmquyền Quốc Hội và các chính sách thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

Trong việc tổ chức, ký kết các đàm phán điều ước quốc tế, Hiến pháp năm 2013có những thay đổi quan trọng trong quy định về sự phối hợp giữa Quốc Hội, Chủ tịchnước và Chính phủ. Cụ thể, Quốc Hội đóng vai trò quyết định đối với việc tham gia cácđiều ước quốc tế quan trọng nhất của quốc gia: “Phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặcchấm dứt hiệu lực của điều ước quốc tế liên quan đến chiến tranh, hòa bình, chủ quyềnquốc gia, tư cách thành viên của CHXHCN Việt Nam tại các tổ chức quốc tế và khu vựcquan trọng, các điều ước quốc tế về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của côngdân và các điều ước quốc tế khác trái với luật, nghị quyết của Quốc Hội” (Khoản 14

106 Xem Trần Ngọc Đường, “Những nội dung mới về Quốc Hội trong Hiến pháp năm 2013 và việc tiếp tục thể chếhóa vào các đạo luật”, Hội thảo “Tổ chức Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 2013”, tài liệu đã dẫn.107 Xem Trần Ngọc Đường, tài liệu đã dẫn .

Page 52: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

52

Điều 70); Chủ tịch nước quyết định đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhànước (Khoản 6 Điều 88); Chính phủ quyết định việc ký, gia nhập, phê duyệt hoặc chấmdứt hiệu lực điều ước quốc tếnhân danh Chính phủ, trừ khi được Chủ tịch nước ủyquyền các vấn đề thuộc thẩm quyền (Khoản 7 Điều 96). Các quy định mới này có sựthay đổi quan trọng theo hướng nâng cao vị thế, vai trò của Quốc Hộitrong việc quyếtđịnh những điều ước quốc tế quan trọng của quốc gia, quyền con người, quyền côngdân; quyền quyết định đàm phán, ký kết điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước của Chủtịch nước (trước đây phần lớn do Chính phủ thực hiện); Chính phủ hiện nay chỉ quyếtđịnh đàm phán ký kết các điều ước quốc tế ở cấp Chính phủ.

Những thay đổi trên đặt ra yêu cầu cho các nhà làm luật trong thời gian tới là phảixây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả giữa Quốc Hội, Chủ tịch nước và Chính phủ trongviệc quyết định đàm phán, ký kết điều ước quốc tế. Thực tế cho thấy số lượng nhữngđiều ước quốc tế thuộc thẩm quyền của Quốc Hội là rất lớn, trong khi Quốc Hội ViệtNam vẫn chưa chuyên nghiệp, hoạt động theo kỳ họp và kiêm nhiệm, nên chắc chắn sẽgặp nhiều khó khăn trong việc thảo luận và quyết định các vấn đề này. Tương tự, Chủtịch nước cùng bộ máy giúp việc hiện nay cũng còn nhiều hạn chế về năng lực trongviệc tham gia đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước. Trong bốicảnh đó, điều quan trọng là cần có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan này với Chính phủ- cơ quan có khả năng và kinh nghiệm nhất trong lĩnh vực này ở Việt Nam.

- Về thực hiện quyền hành pháp

Theo quy định tại Điều 94 Hiến pháp năm 2013, Chính phủ là cơ quan hành chínhnhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp. Quyđịnh này, cùng các quy định khác liên quan đến Chính phủ, đều nhằm xây dựng mộtChính phủ hành pháp mạnh, một hệ thống hành chính nhà nước thông suốt, được phâncông rành mạch, có đầy đủ quyền năng và công cụ hiến định để thực hiện quyền hànhpháp. Thực tế trước đó Chính phủ đã có Báo cáo tổng kết thi hành Hiến pháp năm1992, trong đó nêu rằng vị trí của Chính phủ chưa được xác định rõ ràng, dẫn đếnChính phủ thụ động trong chấp hành, điều hành chính sách, nặng về tác nghiệp hànhchính, là người “bơi chèo” chứ chưa phải người “cầm lái”108. Việc Hiến pháp năm 2013xác định rõ vị trí, địa vị hiến định của Chính phủ với tư cách là cơ quan thực hiện quyềnhành pháp trong tổ chức quyền lực nhà nước và các điều kiện đảm bảo là cơ sở để giảiquyết bất cập đó.

Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên quy định rõ Chính phủ thực hiện quyền hànhpháp. Quy định này là một bước tiến lớn trong việc xác định rõ cơ chế phân công, phốihợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp. Tuy vậy, Hiến pháp năm 2013 không xác định rõ thế nào làquyền hành pháp, mà chỉ quy định chi tiết các nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ. Điềunày làm phát sinh một số câu hỏi như: Quyền hành pháp của Chính phủ bao gồm nhữngnội dung gì? Có cơ quan nào khác ngoài Chính phủ được trao quyền hành pháp hay

108 Xem Dương Thanh Mai, “Chính phủ trong Hiến pháp (sửa đổi) năm 2013”, Hội thảo Giới thiệu những nộidung cơ bản của Hiến pháp Nước CHXHCNVN (sửa đổi) năm 2013, tổ chức bởi Viện Nghiên cứu lập pháp -UBTVQH, Hà Nội, ngày 31/12/2013.

Page 53: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

53

không? Đâu là ranh giới giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong bối cảnh ViệtNam và Hiến pháp năm 2013?

Ở Việt Nam, đa phần các nhà nghiên cứu trong thời gian gần đây cho rằng quyềnhành pháp không chỉ là thụ động chấp hành, thi hành các đạo luật mà phải chủ động,sáng tạo trong việc xây dựng và thực thi chính sách quốc gia. Xuất phát từ quan điểmnày, Hiến pháp năm 2013 đã không chỉ quy định Chính phủ có thẩm quyền, nhiệm vụ“tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc Hội” (Điều 96) như trước đây,mà còn bổ sung nội dung “đề xuất, xây dựng chính sách trình Quốc Hội, UBTVQHquyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tại Điềunày”, cùng với thẩm quyền “trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự ánkhác trước Quốc Hội” (Điều 96). Các nhiệm vụ, quyền hạn khác của Chính phủ đượcquy định tại Điều 96 Hiến pháp năm 2013 cũng đều thể hiện quyền hành pháp củaChính phủ: Thống nhất quản lý về mọi mặt của đời sống xã hội; thống nhất quản lý nềnhành chính quốc gia; bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người,quyền công dân, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; tổ chức đàm phán, ký kết điều ướcquốc tế theo thẩm quyền... Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, có thể nhận thấyrằng quyền hành pháp được thể hiện chủ yếu ở các nội dung chính sau:

- Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc Hội;

- Đề xuất, xây dựng chính sách vĩ mô trình Quốc Hội, UBTVQH quyết định(trong đó bao gồm quyền trình dự án luật, dự án ngân sách và các dự án khác trướcQuốc Hội) hoặc quyết định theo thẩm quyền để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn củaChính phủ;

- Thống nhất quản lý mọi mặt của đời sống xã hội (kinh tế, văn hóa, xã hội, anninh - quốc phòng...); bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ các quyền con người,quyền công dân;

- Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia; thực hiện quản lý về cán bộ, côngchức, viên chức và công vụ; tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cao củacông dân, chống quan liêu, tham nhũng; lãnh đạo công tác của các bộ, cơ quan ngangbộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp; hướng dẫn, kiểm tra HĐND trong việcthực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên;

- Ban hành văn bản pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạntheo quy định của luật;

Xét các thẩm quyền trên của Chính phủ, có thể thấy Chính phủ là cơ quan hànhchính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp. Chính phủ đóng vai trò quantrọng nhất trong việc thực hiện quyền hành pháp với tính cách là cơ quan hành chínhnhà nước cao nhất.

Tuy vậy, cũng theo quy định của Hiến pháp năm 2013, không chỉ duy nhất Chínhphủ thực hiện quyền hành pháp, mà các cơ quan khác của Nhà nước, kể cả các cơ quanĐảng, cũng thực hiện quyền hành pháp ở những mức độ khác nhau. Trước hết, bộ máyhành pháp từ trung ương xuống địa phương bao gồm nhiều cơ quan ở nhiều cấp, các cơquan này đều được Hiến pháp và pháp luật quy định vị trí, vai trò và chức năng khác

Page 54: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

54

nhau trong việc thực hiện quyền hành pháp, tạo nền một hệ thống thống nhất các cơquan hành pháp từ trung ương – mà đứng đầu là Chính phủ - xuống địa phương – màcấp thấp nhất hiện nay là xã.

Bên cạnh hệ thống các cơ quan hành pháp, theo Hiến pháp năm 2013, các cơ quannhà nước khác như Chủ tịch nước, Quốc Hội, Viện kiểm sát, cơ quan điều tra, truy tốcũng tham gia thực hiện quyền hành pháp, cụ thể như sau:

- Chủ tịch nước tham gia thực hiện quyền hành pháp, thể hiện qua thẩm quyềntham dự phiên họp của Chính phủ; quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủtịch nước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước (Điều90); quyền tham gia thành lập Chính phủ (Khoản 2 Điều 88); quyền thống lĩnh lựclượng vũ trang (Khoản 5 Điều 88). Sự ghi nhận quyền của Chủ tịch nước trong việc yêucầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịch nước xét thầy cần thiết để thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước thể hiện sự dịch chuyển gần hơn của Chủ tịchnước sang nhánh hành pháp, mặc dù thiết chế này về cơ bản có vị trí phối hợp giữa cácnhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp.

- Trong mối quan hệ với Chính phủ trong hoạt động hành pháp, Quốc Hội chia sẻquyền hành pháp với Chính phủ trong việc quyết định các chính sách cơ bản của quốcgia, trong khi Chính phủ có quyền ban hành các văn bản pháp luật để thực hiện cácnhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Trong việc quyết định các chính sách quốc gia, những phân tích ở phần trên đã chỉra rằng Hiến pháp năm 2013 đã phân định khá rõ ràng thẩm quyền của Quốc Hội vàChính phủ: Quốc Hội quyết định những chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ cơ bảnvề phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong khi những vấn đề còn lại thuộc thẩmquyền của Chính phủ. Mặc dù sự phân định như vậy đã thể hiện một bước tiến lớn,song rõ ràng quyền hạn của Quốc Hội như vậy vẫn là quá rộng, lấn sang hoạt độnghành pháp. Thực chất, việc quyết định các mục tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước là nhiệm vụ của Chính phủ, thuộc thẩm quyền hànhpháp, không thuộc thẩm quyền lập pháp. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 2013 chỉ trao choChính phủ quyền hạn xây dựng, trình các chính sách này để Quốc Hội thảo luận và phêduyệt. Tương tự, các chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ, dân tộc, đối ngoại, tôn giáocũng thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc Hội. Trong quá trình thảo luận về sửa đổiHiến pháp năm 1992 đã có quan điểm cho rằng việc trao cho Quốc Hội quyết định cácchương trình, chính sách về kinh tế, xã hội, ngoại giao, tôn giáo là thể hiện sự lấn sâncủa Quốc Hội sang hoạt động hành pháp, do đó cần có sự điều chỉnh. Tuy vậy, Hiếnpháp năm 2013 chỉ có sự điều chỉnh một cách hạn chế, qua việc trao cho Quốc Hộiquyết định các chính sách, nhiệm vụ cơ bản, đồng thời trao cho Chính phủ có quyềnchủ động xây dựng, đề xuất các chính sách quản lý nhà nước để trình Quốc Hội,UBTVQH quyết định.

Liên quan đến ủy quyền lập pháp, các phân tích ở trên đã chỉ rõ những vấn đề bấtcập trong việc phân định quyền lập pháp, lập quy; việc xác định các chủ thể có quyềnban hành VBQPPL; sự phê chuẩn, giới hạn, phạm vi và thủ tục của lập pháp ủy quyền...Xét dưới góc độ hành pháp, có thể khẳng định rằng lập pháp ủy quyền là hoạt động cần

Page 55: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

55

thiết, thường được coi là một nội dung của hoạt động hành pháp – ban hành cácVBQPPL theo sự ủy quyền của Quốc Hội để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn tronghoạt động quản lý.

Bên cạnh các cơ quan nhà nước thực hiện vai trò, chức năng xây dựng, quyết địnhchính sách theo quy định của pháp luật, các cơ quan Đảng cũng có có vị trí thực tế đặcbiệt trong lĩnh vực này. Hiến pháp năm 2013 quy định Chính phủ có quyền xây dựng,đề xuất chính sách, tức là nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của Chính phủ trong việchoạch định và điều hành chính sách quốc gia. Tuy nhiên, cần thấy rằng trong thực tế,các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội lớn của đất nước được Đảng thảo luận và quyếtđịnh, nhằm định hướng cho hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo đảm sự lãnh đạo củaĐảng đối với Nhà nước. Do vậy, Đảng đóng vai trò rất quan trọng trong việc địnhhướng, quyết định các chính sách quốc gia..

Ở Việt Nam, công tố và kiểm soát hoạt động tư pháp là thẩm quyền của VKSND– cơ quan không được xếp vào hệ thống các cơ quan hành pháp. Tuy vậy, nhiều ngườicho rằng những thẩm quyền của VKSND là một phần quan trọng của hành pháp, vì vậyở nhiều nước Viện Công tố thuộc nhánh hành pháp còn công tố là một chức năng củaChính phủ. Theo cách tiếp cận đó, trong đợt thảo luận sửa đổi Hiến pháp năm 1992 vừaqua, nhiều người đề xuất chuyển VKSND thành Viện Công tố thuộc Chính phủ song đềxuất đó đã không đư ợc chấp thuận. Hiến pháp năm 2013 vẫn giữ mô hình VKSND nhưtrước đó – mô hình mà thể hiện ưu thế về vị trí độc lập của Viện kiểm sát trong bộ máynhà nước, kể cả với Chính phủ. Bên cạnh VKSND, TANDTC cũng tham gia hoạt độnghành pháp, mà thể hiện rõ nhất là thông qua thẩm quyền quản lý công tác cán bộ và cơsở vật chất của các Tòa án địa phương. Đây là một cải cách được thực hiện trong lầnsửa đổi Hiến pháp 1992 vào năm 2001, được xem là một nỗ lực nhằm tăng tính độc lậpcủa tòa án so với cơ quan hành pháp. Mặc dù vậy, có nhiều chuyên gia cho rằng cảicách này làm giảm tính độc lập của hệ thống tòa án do đặt các tòa án địa phương vàođịa vị phụ thuộc vào TANDTC, vì vậy cần phải xây dựng một mô hình quản trị tư phápđộc lập (tách khỏi Chính phủ cũng như TANDTC ) – Hội đồng tư pháp quốc gia.

Như vậy, từ những phân tích ở trên, có thể kết luận rằng theo Hiến pháp năm2013, mặc dù Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, nhưng không phải là cơquan duy nhất được trao thực hiện nhiệm vụ này. Các cơ quan nhà nước khác và kể cảcác cơ quan Đảng cũng thực hiện quyền hành pháp nhưng ở các mức độ khác nhau.

Theo Hiến pháp năm 2013, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp với tư cách làcơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Tuy nhiên có quan điểm cho rằng không nênquy định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước, bởi vì Chính phủ không trực tiếpthực thi các công việc hành chính nhà nước mà chỉ lãnh đạo, kiểm tra hoạt động thựcthi các chủ trương chính sách và luật của hệ thống hành chính nhà nước, mà trước tiênlà các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương. Quan điểm này dựa trên sự phân biệtgiữa “hành pháp chính trị” và “hành chính thư lại”. Mặc dù đều thuộc nội dung hànhpháp, nhưng hai nội dung trên có sự phân biệt: Phần “hành chính chính trị” chuyên lovấn đề hoạch định chính sách, trong khi phần “hành chính thư lại” chủ yếu lo công việcthừa hành (thi hành) chính sách. Phần hành pháp chính trị được xem là “bộ phận cốt lõi

Page 56: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

56

của bộ máy quán trị hành chính công, thuộc về Chính phủ, thủ tướng và các bộ trưởng.Đây là lực lượng mang tính độc lực của bộ máy chính quyền, lo chuyện xác định thứ tựưu tiên các vấn đề cần được giải quyết, giải quyết các cuộc khủng hoảng, ra quyết địnhvà giám sát thực hiện”109. Thủ tướng Chính phủ có trách nhiệm điều hành công việcquốc gia, giám sát việc thực thi các chính sách và huy động sự ủng hộ của người dânvới các mục tiêu của mình và thực hiện việc lãnh đạo quốc gia để giải quyết các cuộckhủng hoảng110.

Liên quan đến vấn đề trên, mặc dù Hiến pháp năm 2013 đã có những thay đổiquan trọng khi xác định vị trí, vai trò của Chính phủ trong việc xây dựng, hoạch định vàđiều hành chính sách quốc gia, nhưng vẫn nhấn mạnh vai trò quản lý hành chính củaChính phủ, thể hiện ở các thẩm quyền như thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia;thực hiện quản lý về cán bộ, công chức, viên chức và công vụ; tổ chức thanh tra, kiểmtra, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, chống quan liêu, tham nhũng; lãnh đ ạocông tác của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp;hướng dẫn, kiểm tra HĐND trong việc thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấptrên. Việc xác định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất cùng với nhữngnhiệm vụ, quyền hạn gắn với chức năng của một cơ quan hành chính vẫn cho thấy xuhướng trao quyền cho Chính phủ được can thiệp sâu vào công tác quản lý nhà nước.Điều này đã dẫn đến thực trạng trong nhiều năm qua là Chính phủ quá sa đà vào cáccông việc cụ thể mà không chú trọng đúng mức công tác lãnh đạo nền hành chính.

Tóm lại, theo Hiến pháp năm 2013, Chính phủ vừa thực hiện vai trò hành chínhchính trị (hoạch định, đề xuất và thực thi, điều hành chính sách quốc gia ở tầm vĩ mô)đồng thời thực hiện hoạt động quản lý nhà nước để đảm bảo nền hành chính thống nhất.

Các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 cùng với những vấn đề nảy sinhtrong thực tiễn thời gian qua đặt ra yêu cầu với các nhà lập pháp là cần phải tiếp tục làmrõ trong Luật tổ chức Chính phủ chức năng hành chính nhà nước cao nhất của Chínhphủ, theo hướng Chính phủ tập trung vào công tác lãnh đạo, điều hành hệ thốngmàkhông sa đà vào các công việc sự vụ hành chính. Nhằm mục đích đó, Luật tổ chứcChính phủ và các luật có liên quan cần phân định vị trí, chức năng của Chính phủ với tưcách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất với vị trí, chức năng của các cơ quanhành chính các cấp.

Bên cạnh quy định Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thựchiện quyền hành pháp, Hiến pháp năm 2013 còn xác định: Chính phủ là cơ quan chấphành của Quốc Hội, chịu trách nhiệm trước Quốc Hội và báo cáo công tác trước QuốcHội, UBTVQH (Điều 94). Quốc Hội có quyền bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm Thủtướng Chính phủ; phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướngChính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ (Khoản 7 Điều 70). Đây lànhững quy định kế thừa Hiến pháp năm 1992, mặc dù trước đó có nhiều ý kiến đề xuấtbỏ quy định Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc Hội nhằm nâng cao tính độc lập,

109 Rod Hague and Martin Harrop, Political Science: A Comparative Introduction, 6th ed.(New York: PalgraveMacmillan, 2010), p.319.110Tài liệu trên, tr.319.

Page 57: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

57

chủ động tương đối của Chính phủ với Quốc Hội. Để tránh sự thụ động của Chính phủtrong việc chấp hành Quốc Hội, như trên đã phân tích, Chính phủ được Hiến pháp ghinhận và trao quyền xây dựng, đề xuất chính sách trình Quốc Hội, UBTVQH quyết định,hoặc tự quyết định theo thẩm quyền để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

- Về thực hiện quyền tư phápHiến pháp năm 2013 lần đầu tiên khẳng định: TAND là cơ quan thực hiện quyền

tư pháp (Điều 102). Tuy nhiên, Hiến pháp không quy định rõ thế nào là quyền tư pháp,trong khi đồng thời khẳng định “TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam…” (Khoản 1 Điều 102). Câu hỏi đặt ra ở đây là xét xử là nội dung cơ bản của tư phápnhưng có đồng nhất với quyền tư pháp hay không? Trong giới luật học Việt Nam hiệnnay vẫn chưa có sự thống nhất ý kiến về khái niệm quyền tư pháp, còn trên thế giớikhái niệm quyền tư pháp cũng đư ợc hiểu rộng hẹp khác nhau, bao gồm các nội dung cơbản là: quyền xét xử; giải thích Hiến pháp và luật; án lệ, tổng kết việc xét xử; tài phánhiến pháp hoặc hành chính. Như vậy, nhiệm vụ đặt ra với các nhà làm luật Việt Nam tớiđây là phải làm rõ khái niệm tư pháp và quyền tư pháp. Việc này không chỉ để thựchiện Điều 102 mà còn liên quan đến việc thực thi các quy định khác của Hiến pháp năm2013, ví dụ như quy định VKSND kiểm sát hoạt động tư pháp (Khoản 1 Điều 107).

Việc Hiến pháp năm 2013 có quy định mở, trong đó nêu rằng TAND gồmTANDTC và các tòa án khác do luật định (khoản 2 Điều 102) đã tạo cơ sở cho việchình thành hệ thống tòa án theo cấp xét xử, qua đó nâng cao sự độc lập của các tòa ánvới các cơ quan nhà nước ở địa phương. Như đã đề cập, đây là sự hiến định chủ trươngcủa Đảng Cộng sản Việt Nam nêu ra trong Chiến lược cải cách tư pháp năm 2005, songHiến pháp năm 2013 không nêu rõ mô hình tổ chức tòa án mà để cho luật định. Trongbối cảnh đó, việc tổ chức mô hình tòa án nào phụ thuộc vào các nhà làm luật khi sửađổi Luật về tổ chức TAND.

Tuy nhiên, có ý kiến lo ngại việc cải tổ như trên sẽ dẫn đến buông lỏng sự kiểmsoát, quản lý của các cấp ủy Đảng đối với hệ thống tòa án. Ngoài ra, còn có những longại về sự phức tạp trong tổ chức nhân sự khi chuyển đổi toàn bộ hệ thống tòa án, cùngvới đó là hệ thống viện kiểm sát, theo cách tổ chức mới…Chính vì vậy, Luật Tổ chứcTAND mới được Quốc Hội thông qua vào ngày 24 tháng 11 năm 2014 vẫn quy định tổchức TAND các cấp tỉnh và huyện như hiện tại, tuy có bổ sung một cấp mới là TANDcấp cao.

Một vấn đề nữa có được sự quan tâm của nhiều người trong quá trình sửa đổi Hiếnpháp là về cơ chế quản lý hành chính tòa án (tổ chức nhân sự, tài chính và các điều kiệnbảo đảm khác cho hoạt động của các cơ quan tòa án). Nhiều ý kiến đề xuất chuyển từmô hình hiện nay trong đó TANDTC quản lý toàn bộ hệ thống tòa án sang một thiết chếđộc lập hơn là Hội đồng tư pháp quốc gia như ở nhiều quốc gia khác. Điều này là bởimô hình quản lý hành chính tòa án thông qua TANDTC có đặc điểm vừa là quan hệ tốtụng, vừa là quan hệ trực thuộc về hành chính - tổ chức, dẫn đến thiếu sự độc lập về tổchức và xét xử của tòa án. Phương án chuyển quyền quản lý hệ thống tòa án cho Hộiđồng tư pháp quốc gia được cho là vừa bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nềnhành chính quốc gia, vừa đảm bảo tính độc lập của các cơ quan xét xử, vừa tăng cường

Page 58: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

58

tính kết nối trong việc đào tạo nguồn và luân chuyển sử dụng hiệu quả các chức danh tưpháp mà tòa án là khâu trung tâm. Mặc dù vậy, Hiến pháp năm 2013 cũng không đề cậpcụ thể đến mô hình quản lý hành chính tư pháp mà để vấn đề này cho luật điều chỉnh vàkết quả là không có sự thay đổi gì về mô hình này trong Luật Tổ chức TAND mới đượcQuốc Hội thông qua vào ngày 24 tháng 11 năm 2014.

Ngoài ra, vấn đề mở rộng thẩm quyền tài phán của tòa hành chính đối với cácVBQPPL, các quyết định hành chính và hành vi hành chính từ Chính phủ trở xuốngcũng là một trong các nội dung được thảo luận trong quá trình sửa đổi Hiến pháp năm1992. Về vấn đề này, bên cạnh những ý kiến ủng hộ cũng có những ý kiến lo ngại quyđịnh mới vì cho rằng khó khả thi, doViệt Nam thiếu truyền thống kiểm soát tư pháp vànăng lực yếu của các thẩm phán địa phương…Chính vì vậy, sự mở rộng như vậy đãkhông được thể hiện trong Luật Tổ chức TAND năm 2014, mặc dù đó là cần thiết vàphù hợp xét từ góc độ định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền và kiểm soát quyềnlực mà được nhấn mạnh trong Hiến pháp năm 2013.

(3) Thể chế hóa nguyên tắc phân công, phối hợp và kiểm soát giữa trung ươngvà địa phương

Hiến pháp năm 2013 có những quy định rất quan trọng về cơ chế phân công, phânquyền giữa trung ương-địa phương, thể hiện ở các điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, việc thay đổi tên chương từ “HĐND và UBND” thành “Chính quyềnđịa phương” cho phép nhìn nhận rõ lát cắt giữa trung ương-địa phương, nhìn nhậnchính quyền địa phương như là một thực thể tồn tại khá độc lập so với chính quyềntrung ương. Quy định trước đây trong Hiến pháp năm 1992 về “HĐND và UBND” chỉliệt kê các cơ quan ở cấp địa phương và có thể hiểu chúng, cùng với những cơ quancùng hệ thống ở trung ương, tạo ra một chính thể thống nhất (HĐND các cấp và QuốcHội tạo thành hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước; UBND các cấp và Chính phủ tạothành hệ thống cơ quan hành chính)111. Đây là cách hiểu xóa nhòa ranh giới, gây khókhăn với việc phân quyền giữa trung ương - địa phương.

Thứ hai, Hiến pháp năm 2013 quy định: “... cấp chính quyền địa phương gồm cóHĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vịhành chính-kinh tế đặc biệt do luật định” (Khoản 2 Điều 111). Mặc dù quy định này vẫnkhẳng định một cấp chính quyền địa phương đều có HĐND và UBND nhưng lại chophép tổ chức một cách đa dạng, phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. Như vậy,nhiệm vụ đặt ra cho các nhà làm luật trong thời gian tới là phải cụ thể hóa những điềukiện (địa lý, quy mô dân cư, đặc điểm chính trị-kinh tế) và mô hình tổ chức các loại chínhquyền địa phương đa dạng (chính quyền đô thị và nông thôn, đơn vị hành chính tự nhiênvà đơn vị hành chính nhân tạo, đơn vị hành chính có cấp chính quyền đầy đủ gồmHĐND, UBND và đơn vị hành chính chỉ có UBND). Sự phân định đó sẽ tạo cơ sở vữngchắc để xây dựng và phát triển những quy chế đặc thù, xuất phát từ nhu cầu thực tế củamột số địa phương, ví dụ như Thủ đô Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng trong thời

111 Xem Hoàng Thế Liên, “ Về các quy định về chính quyền địa phương trong Hiến pháp năm 2013”, Hội thảoGiới thiệu những nội dung cơ bả n của Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi) năm 2013, tổ chức bởiViện Nghiên cứu lập pháp - UBTVQH, Hà Nội, ngày 31/12/2013.

Page 59: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

59

gian vừa qua. Liên quan đến vấn đề này, hiện có nhiều ý kiến khác nhau, ví dụ như cónên bỏ HĐND ở một số đơn vị hành chính hay không; nếu có thì vị trí pháp lý củaUBND ở địa phương đó như thế nào; đặc điểm và mô hình chính quyền đô thị…Ngoàira, còn có nhiều quan điểm mới khác đang được thảo luận như liệu có coi chính quyềncấp xã, chính quyền đô thị, chính quyền cấp tỉnh là những pháp nhân công quyền có ngânsách độc lập với chính quyền trung ương hay không? Cấp quận và huyện nên quy định lànhững đại lý hành chính trung gian của cấp tỉnh, thành phố, hoặc nên quy định là một cấpchính quyền đầy đủ?112.

Thứ ba, Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên khẳng định vai trò tự quản, tự chịu tráchnhiệm của chính quyền địa phương bên cạnh vai trò truyền thống của chính quyền địaphương trong việc tổ chức, thi hành Hiến pháp, pháp luật và chính sách của các cơ quannhà nước cấp trên. Cụ thể, theo quy định của Hiến pháp năm 2013, chính quyền địaphương vừa là cơ quan “tổ chức, bảo đảm việc thi hành Hiến pháp, pháp luật”; “chịu sựkiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên”, nhưng đồng thời có quyền “quyếtđịnh các vấn đề của địa phương do luật định” (Khoản 1 Điều 112); và “Nhiệm vụ, quyềnhạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩm quyền giữacác cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấp chính quyền địaphương” (Khoản 2 Điều 112).

Cụ thể hóa nguyên tắc nêu trên, HĐND được quy định có quyền “quyết định cácvấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ởđịa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND” (Khoản 2 Điều 113). Việc phânquyền như vậy không chỉ làm tăng sự tự quản, độc lập của chính quyền địa phương màcòn trao cho người dân quyền trực tiếp quyết định những vấn đề của địa phương mà thểhiện qua quy định “Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chínhphải lấy ý kiến nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định” (Điều 110).Ngoài ra, người dân còn có quyền trực tiếp quyết định các vấn đề khác của địa phươngnếu được Luật trưng cầu dân ý quy định.

Những quy định nêu trên cho thấy một bước phát triển quan trọng của Hiến phápnăm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 trong việc phân định thẩm quyền giữa trung ươngvà địa phương và nâng cao vai trò tự quản, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địaphương. Những điểm mới này là cơ sở để giải quyết những vấn đề nảy sinh xuất phát từvai trò hình thức của các chính quyền địa phương, đặc biệt là của HĐND; hoặc ngược lại,từ xu hướng “vượt rào”, bứt phá khỏi khung pháp luật chung ở một số địa phương.

Tuy nhiên, việc cải cách tổ chức chính quyền địa phương chỉ có thể được hiện thựchóa thông qua những nội dung mới có tính đột phá trong luật về tổ chức chính quyền địaphương. Hiến pháp năm 2013 mới xác lập các nguyên tắc chung về phân cấp, phân quyềnmà chưa xác định rõ mức độ, phạm vi phân cấp, phân quyền; thẩm quyền cụ thể củachính quyền địa phương sẽ do luật quy định (Điều 112, 113). Ở đây, dự thảo Luật về tổchức chính quyền địa phương trước tiên sẽ phải làm rõ một số câu hỏi đó là: Chính quyềnđịa phương (từng cấp, bao gồm HĐND) được quyết định những vấn đề gì của địa

112 Xem Phạm Duy Nghĩa, “Chính quyền dưới sức ép phục vụ nhân dân ”, Hội thảo “Tổ chức Bộ máy nhà nướctheo Hiến pháp năm 2013”, tài liệu đã dẫn.

Page 60: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

60

phương? Chính quyền địa phương chịu sự giám sát của cấp trên và trung ương như thếnào? Trong những trường hợp nào thì chính quyền địa phương cần được giao thực hiệnmột số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên? Ngoài ra, tự quản về tổ chức, ngân sáchcủa chính quyền địa phương cũng là những vấn đề rất quan trọng cần thảo luận và quyđịnh.

Mặc dù được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận và được ủng hộ bởi nhiều học giả, songnhững đề xuất tăng cường tự quản địa phương có thể sẽ gặp phải những rào cản từ một sốbộ, ngành ở trung ương, nơi mong muốn kiểm soát tình trạng sai phạm, vượt rào của cácđịa phương mà được coi là hậu quả của giai đoạn mở rộng phân cấp, phân quyền mộtcách thiếu khoa học trong thời gian trước. Như vậy, yêu cầu đặt ra với các nhà làm luậttrong thời gian tới là làm thế nào để có thể vẫn kiểm soát được quyền lực địa phươngtrong bối cảnh mở rộng tự quản địa phương. Chắc chắn điều này sẽ dẫn đến những thảoluận về nâng cao sự tham gia, kiểm soát của người dân đối với tổ chức chính quyền địaphương (thông qua bầu cử trực tiếp, kể cả cơ quan hành chính; trưng cầu dân ý và cáchình thức tham vấn khác…). Theo hướng đó, Luật tổ chức chính quyền địa phương vàcác luật khác có liên quan cần xác định rõ những nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyềnđịa phương dựa theo nguyên tắc phân định rõ nhóm thẩm quyền tự quản, tự quyết địnhcác vấn đề của địa phương và nhóm thẩm quyền được Trung ương phân công thực hiện,đồng thời xác định tính chất, mức độ kiểm tra, giám sát của Trung ương, cấp trên và củangười dân đối với chính quyền địa phương.

Thứ tư, mặc dù vẫn giữ các quy định giám sát văn bản hành chính của trung ươngvới địa phương, Hiến pháp năm 2013 đã bỏ quy định tại Điều 124 Hiến pháp năm 1992về thẩm quyền giám sát hành chính của UBND cấp trên đối với các cấp chính quyền ởdưới. Điều này có thể là một bước khởi đầu cho sự phân quyền giữa bản thân các cấpchính quyền địa phương – cũng là một vấn đề lớn trong quản trị nhà nước ở Việt Namtrong thời gian qua. Đây cũng là đòi hỏi phải được thể hiện trong các luật về chính quyềnđịa phương.

Dự kiến vào tháng 5/2015, Chính phủ sẽ trình dự thảo Luật tổ chức chính quyềnđịa phương (sửa đổi Luật tổ chức HNĐN và UBND) để xin ý kiến và Quốc Hội xem xét,thông qua vào kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2015). Cùng với luật này, Quốc Hội sẽ cần banhành Luật Đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, Luật giám sát của HĐND, Luật ban hànhVBQPPL (dự kiến hợp nhất hai Luật ban hành VBQPPL hiện hành năm 2008 và 2004),đồng thời sửa đổi, bổ sung Luật Bầu cử đại biểu HĐND, Luật Ngân sách Nhà nước, Luậttổ chức Quốc Hội (vừa được thông qua) và Luật Tổ chức Chính phủ. Những đạo luật nàysẽ phải trực tiếp hoặc gián tiếp thể hiện tinh thần phân cấp, phân quyền của Hiến phápnăm 2013 giữa trung ương-địa phương và giữa các cơ quan nhà nước thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp, tư pháp ở Việt Nam.

2.3. Hiến pháp năm 2013: Triển vọng và thách thức với việc cải cách tưpháp

2.3.1.Các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 về TAND, VKSND

(1)Về tổ chức hệ thống TAND và VKSND

Page 61: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

61

Khoản 2 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “TAND gồm TANDTC và cácTòa án khác do luật định”. Theo Khoản 2 Điều 107:“VKSND gồm VKSNDTC và cácViện kiểm sát khác do luật định”.

Như đã phân tích, hai quy định mới nêu trên đã mở đường cho việc thành lập hệthống TAND và VKSND theo cấp xét xử thay cho theo cấp hành chính như hiện tại.Các chuyên gia đã hy vọng rằng với cách thức tổ chức mới, các TAND và VKSND ởcấp địa phương sẽ không còn phải chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐNDcùng cấp, tức là không lệ thuộc vào các cơ quan chính quyền địa phương như hiện nay.Tuy nhiên, Luật tổ chức TAND mới được ban hành vẫn duy trì hệ thống tổ chức TANDnhư trước đây.

(2) Nguyên tắc độc lập trong xét xửKhoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử

độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệpvào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”. Như vậy, so với Hiến pháp năm 1992, Hiếnpháp năm 2013 đã có những điều chỉnh nhỏ nhưng quan trọng, đó là:

Thứ nhất, cụm từ “khi xét xử” ở đầu câu theo Hiến pháp năm 1992 đã đư ợc thaythế và chuyển đổi phù hợp với hàm ý mới đó là: Thẩm phán, Hội thẩm độc lập trongmọi hoạt động của mình theo quy định của pháp luật tố tụng, kể từ khi thụ lý vụ án chođến khi kết thúc phiên tòa xét xử, chứ không chỉ giới hạn bởi “khi xét xử” (chỉ trong lúcxét xử). Sự điều chỉnh này đặt ra yêu cầu sửa đổi BLTTHS để quy định cụ thể các bảođảm cho Thẩm phán và Hội thẩm độc lập trong toàn bộ quá trình tố tụng.

Thứ hai,Khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 bổ sung cụm từ “nghiêm cấmcơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”. Cụm từnày có tác dụng khẳng định và bảo đảm nguyên tắc độc lập trong xét xử của Thẩm phánvà Hội thẩm. Nó cũng đặt ra yêu cầu với việc sửa đổi BLTTHS là phải cụ thể hóa quyđịnh này để ngăn ngừa sự can thiệp của mọi tổ chức, cá nhân, kể cả các cơ quan Đảng,Nhà nước, vào hoạt động xét xử ở Việt Nam.

Cùng với các quy định khác của Hiến pháp năm 2013 về tòa án, đặc biệt là quyđịnh tòa án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, những sửa đổi, bổ sung nêu trên phảnánh quyết tâm thúc đẩy sự độc lập của tòa án trong thời gian tới.

Mặc dù vậy, cả Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật về tòa án hiện vẫncòn thiếu những quy định về điều kiện bảo đảm cho tính độc lập của thể chế tư pháp,trong khi đây lại là điều kiện bảo đảm cho hoạt động xét xử của các thẩm phán. Mặc dùLuật tổ chức TAND năm 2014 đã có một vài sửa đổi theo hướng tăng cường tính độclập cho hệ thống tòa án, song vẫn còn nhiều vấn đề có liên quan khác còn bỏ ngỏ, cụthể như việc nâng cao nhiệm kỳ thẩm phán; bảo đảm ngân sách cho tòa án; thay đổi cơchế quản lý hành chính tư pháp; đổi mới điều kiện và quy trình bổ nhiệm, tái bổ nhiệmthẩm phán theo hướng minh bạch, chặt chẽ và đảm bảo tính chuyên môn…

(3) Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử

Page 62: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

62

Khoản 5 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định:“Nguyên tắc tranh tụng trongxét xử được bảo đảm”.

Tranh tụng trong xét xử có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện quyềntư pháp, vì đó là cách thức để tìm ra chân lý, làm sáng tỏ sự thật khách quan , đồng thờitạo ra môi trường dân chủ bình đẳng trong quan hệ tố tụng, buộc cá c cơ quan tiến hànhtố tụng từ điều tra, truy tố, xét xử nâng cao năng lực, trình độ , hạn chế được chủ quan,duy ý chí trong hoạt động tố tụng. Tranh tụng trong xét xử có ý nghĩa quan trọng giúptòa án phán xét đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hạn chế tình trạng oan sai, bảođảm công bằng, công lý trong hoạt động tư pháp. Tranh tụng trong xét xử là nguyên tắcphổ quát trong tố tụng tư pháp của các nhà nước dân chủ, là một tiêu chí để đánh giámột nền tư pháp có dân chủ và pháp quyền hay không.

Ở Việt Nam, mô hình tố tụng tư pháp truyền thống là xét hỏi. Đây là mô hình tốtụng mà một bên có quyền hỏi và bên kia phải có nghĩa vụ trả lời, vì thế dẫn đến việccác cán bộ tiến hành tố tụng tự cho mình có quyền năng cao hơn (quyền uy nhà nước),đứng trên các chủ thể khác, không những với bị can, bị cáo, các đương sự mà cả đối vớiluật sư, người trợ giúp pháp lý cho thân chủ. Thêm vào đó, pháp luật tố tụng hiện hànhcủa Việt Nam chưa phân định rạch ròi, minh bạch chức năng, nhiệm vụ và quyền hạngiữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Ví dụ, VKSND vừa thực hành chứcnăng buộc tội (là một bên trong quan hệ tranh tụng) lại vừa thực hiện chức năng kiểmsát và tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng (mà đều là các chủ thểtranh tụng với mình), vì thế khó bảo đảm sự bình đẳng, dân c hủ trong tranh tụng.TAND tại phiên tòa lẽ ra phải là người trọng tài để xem cuộc tranh tụng giữa một bên làviện kiểm sát và các bên khác trong quan hệ tố tụng, nhưng pháp luật lại quy định tòaán có quyền khởi tố vụ án hình sự, có quyền trả hồ sơ để điều tra bổ sung, có tráchnhiệm chứng minh tội phạm...Điều này cũng khiến cho việc tranh tụng tại phiên tòa khóđược thực hiện, phiên tòa không có điều kiện diễn ra trong không khí dân chủ và tôntrọng tiếng nói của các bên tham gia tố tụng. Những bất cập đã nêu khiến cho chấtlượng tranh tụng giữa kiểm sát viên - người giữ quyền công tố - và luật sư còn rất hạnchế, mang tính hình thức, kiểm sát viên không xem tranh tụng là nghĩa vụ của mình vàlà phương tiện, cách thức tìm ra chân lý; trong khi hội đồng xét xử nhiều lúc làm thaychức năng của bên buộc tội (công tố), dành thời gian xét hỏi nhiều hơn là ngồi nghe haibên tranh tụng.

Chính bởi mô hình tố tụng và những bất cập như vậy nên mặc dù kể từ năm2005, Đảng Cộng sản đã có chủ trương cải cách tư pháp trong đó bao gồm việc tăngcường tranh tụng tại phiên tòa, nhưng cho đến trước Hiến pháp năm 2013, việc tranhtụng vẫn chưa có sự chuyển biến đáng kể.

Để bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, điều trước tiên là phải thay đổinhận thức của các chức danh tư pháp (điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán) tạo lậpmôi trường và mối quan hệ dân chủ, bình đẳng, xóa bỏ yếu tố quyền uy mệnh lệnh hànhchính trong các quan hệ tố tụng tư pháp, sau đó là thể chế hóa nguyên tắc hiến định vềtranh tụng trong Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ chức VKSND, BLTTHS và các luật cóliên quan nhằm khắc phục những bất cập, hạn chế nêu trên.

Page 63: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

63

(4) Nguyên tắc xét xử sơ thẩm có ngoại lệ không có hội thẩm tham gia hoặcchỉ có một thẩm phán theo thủ tục rút gọn

Các Khoản 1 và 4 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định:“Việc xét xử sơ thẩmcủa TAND có Hội thẩm tham gia, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn…TANDxét xử tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn”.

Theo BLTTHS năm 2003, thủ tục rút gọn được áp dụng đối với vụ án có đủ điềukiện do BLTTHS quy định nhằm giải quyết vụ án nhanh chóng, kịp thời. Đây là thủ tụctố tụng hình sự được rút ngắn về thời gian và đơn giản hóa một số thủ tục tố tụng, ví dụnhư không cần làm bản kết luận điều tra, cáo trạng, song việc xét xử vẫn phải đảm bảocó hội thẩm tham gia và xét xử tập thể.

Theo quy định trên của Hiến pháp năm 2013, việc xét xử rút gọn được thực hiệnmà không có hội thẩm tham gia (hoặc bởi duy nhất một thẩm phán). Quy định này cóthể coi là một cuộc cách mạng trong pháp luật tố tụng hình sự củaViệt Nam, vì nó bỏqua hai nguyên tắc xét xử tập thể và xét xử có hội thẩm nhân dân tham gia, cho phép tốigiản về thủ tục xét xử đối với một số vụ việc. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra yêu cầu cụ thểhóa các quy định về xét xử rút gọn trong BLTTHS sửa đổi để đảm bảo rằng trong điềukiện các nguyên tắc dân chủ (xét xử có hội thẩm tham gia và xét xử tập thể) bị hạn chế,việc xét xử theo thủ tục rút gọn vẫn bảo đảm tính vô tư, khách quan và công minh.

2.3.2.Tác động của những quy định mới về nhân quyền trong Hiến pháp năm2013 đến việc sửa đổi BLHS và BLTTHS

So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 có rất nhiều điểm mới tiến bộtheo tinh thần khẳng định và thúc đẩy việc tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền conngười, quyền công dân. Đối chiếu với những quy định mới này, BLHS năm 1999 (sửađổi năm 2009) có nhiều bất cập, cụ thể như sau:113

- BLHS hiện hành phản ánh tư duy coi trọng bảo vệ những lợi ích của nhà nướchơn là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người. Điều này thể hiện đậm nét trong Lờinói đầu quy định về nhiệm vụ của Bộ luật (Điều 1), quy định về nguyên tắc xử lý tộiphạm (Điều 3), quy định về khái niệm tội phạm (Điều 8), và đặc biệt là quy định về thứtự ưu tiên về khách thể bảo vệ của BLHS (sắp xếp các chương, phần về các tội phạm cụthể).

- BLHS hiện hành chưa ghi nhận trực tiếp nguyên tắc bảo vệ quyền con ngườitrong chính sách hình sự, mà chỉ thể hiện gián tiếp và rải rác trong quy định về nhữngnguyên tắc khác, ví dụ như nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật,nguyên tắc trách nhiệm cá nhân, nguyên tắc trách nhiệm hình sự trên cơ sở lỗi, nguyêntắc công bằng về trách nhiệm hình sự, nguyên tắc nhân đạo, nguyên tắc dân chủ...

- BLHS hiện hành quy định chế tài hình sự chưa phù hợp với nguyên tắc tôntrọng, bảo đảm quyền con người theo chuẩn mực chung được cộng đồng quốc tế thừanhận, cụ thể như: phạm vi áp dụng quá rộng của chế tài hình phạt tử hình (gồm 22 tội

113 Xem Nguyễn Đăng Dung và Lưu Bình Dương, “ Sửa đổi BLHS năm 1999 theo hướng bảo đảm quyền conngười trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN”, Hội thảo do Khoa Luật ĐHQG và Đại học Thái Nguyên tổchức tại Thái Nguyên, tháng 3/2014.

Page 64: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

64

danh, trong đó bao gồm các tội phạm mang tính chất chính trị và tội phạm kinh tế);nhiều chế tài hình sự không tương xứng với tính chất và mức độ của hành vi, hoặc thậmchí không cần thiết áp dụng hình phạt hình sự; khung hình phạt trong một tội danh quárộng, có nhiều chế tài lựa chọn để áp dụng nhưng tính chất của các chế tài không tươngthích nhau...

- Kỹ thuật lập pháp hình sự bộ lộ nhiều hạn chế, có thể tạo ra sự tùy tiện cho cánbộ và cơ quan tiến hành tố tụng vi phạm quyền con người (nhiều quy định trừu tượng,khó xác định như các quy định cấu thành tội phạm trong các tội “gây hậu quả nghiêmtrọng”, “gây thiệt hại lớn”, “số lượng lớn”; các tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy; tộilợi dụng quyền tự do dân chủ…)

Đối với BLTTHS, Hiến pháp năm 2013 cũng đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sungmột số nguyên tắc và quy định như sau:

- Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên quy định “mọi người không bị tra tấn, bạolực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sứckhỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” (Điều 20). Quy định này có ý nghĩa rất lớn vớiviệc giải quyết tình trạng tra tấn, bức cung, nhục hình mà đã dẫn đến nhiều vụ án oansai ở Việt Nam trong thời gian qua. Để thực hiện quy định này của Hiến pháp, mộttrong những yêu cầu là phải sửa đổi BLTTHS để quy định cụ thể hơn quyền bào chữacủa người bị tạm giữ, bị can, bị cáo. Người bào chữa phải được tham gia tố tụng ngaytừ khi có sự đề nghị hoặc đồng ý của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và họ chỉ cần đăngký với cơ quan tố tụng (bỏ quy định phải có giấy chứng nhận bào chữa tại Điều 56BLTTHS hiện hành). Việc này sẽ giúp giám sát hành vi của điều tra viên ngay từ đầu ,từ đó hạn chế tình trạng tra tấn, bức cung, nhục hình. Thêm vào đó, BLTTHS cũng cầnbổ sung quy định nhằm tăng cường vai trò của viện kiểm sát trong kiểm sát việc tuântheo pháp luật ở giai đoạn khởi tố, cũng như quy định trách nhiệm cụ thể của thủtrưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra để xảy ra tra tấn, bức cung, nhục hình.

- Khoản 1 Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định: ‘Người bị buộc tội được coi làkhông có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tộicủa Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Như đã phân tích ở phần trên, so với Hiến phápnăm 1992, nguyên tắc suy đoán vô tội đã được quy định rõ và chính xác hơn trong Hiếnpháp năm 2013, qua đó đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung quy định về nguyên tắc quantrọng này trong BLTTHS hiện hành.

- Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên quy định nguyên tắc về g iới hạn quyền conngười: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luậttrong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xãhội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” (Khoản 2 Điều 14). Quy định này có ýnghĩa ngăn ngừa những hành vi tùy tiện vi phạm nhân quyền của cơ quan , công chứcnhà nước. Nó đặt ra yêu cầu loại bỏ hoặc sửa đổi một số quy định của BLHS vàBLTTHS, trong đó bao gồm Điều 258 BLHS về “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủxâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Nói tóm lại, những bất cập với các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 đặt rayêu cầu cấp thiết với các nhà lập pháp phải sửa đổi các quy định liên quan trong BLHS

Page 65: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

65

và BLTTHS, vì chúng mâu thuẫn với tinh thần đề cao nhân quyền cũng như v ới cácquy định về nhiệm vụ tiên quyết của Tòa án và Viện kiểm sát là bảo vệ công lý, bảo vệquyền con người, công dân, sau đó mới đến bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích củaNhà nước (Khoản 3 Điều 102, Khoản 3 Điều 107).

2.4. Một số định hướng mới nhất của Chính phủ trong việc xây dựng phápluật để thực thi Hiến pháp năm 2013.

Ngày 29/7/2014, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết 53/NQ-CP về phiên họpChính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2014 . Nghị quyết đã nêu ra địnhhướng của Chính phủ về một số dự án luật, trong đó có những luật nền tảng để thựchiện các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 về quản trị nhà nước và phân cấp, phânquyền, cụ thể là Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật tổ chức chính quyền địaphương và Luật ban hành VBQPPL. Nhiều định hướng thực chất cũng chính là nhữngvấn đề cần được giới học giả tiếp tục nghiên cứu làm rõ, cụ thể như sau:

Đối với dự án Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

- Về vị trí, chức năng của Chính phủ thì có thể nhắc lại quy định của Hiến pháp,nhưng cần quy định cụ thể trên cơ sở kế thừa những thành tựu của luật hiện hành;

- Nghiên cứu, làm rõ nguyên tắc kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan lập pháp,hành pháp và tư pháp, trên cơ sở đó xác định cụ thể các nhiệm vụ, quyền hạn của Chínhphủ trong mối quan hệ kiểm soát quyền lực đối với Quốc Hội và TAND để thể hiệnđúng vị trí, chức năng cơ quan thực hiện quyền hành pháp;

- Cụ thể hóa ba chức năng và các nhiệm vụ, quyền hạn đã được Hiến pháp quyđịnh thành các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Chính phủ, theo hướng nhiệm vụ, quyềnhạn của Chính phủ được quy định khái quát, bao quát các lĩnh vực đời sống kinh tế - xãhội của đất nước, cũng như trong các mối quan hệ với các thiết chế nhà nước khác,trong đó có nhiệm vụ, quyền hạn quản lý của Chính phủ đối với tài sản thuộc sở hữutoàn dân;

- Quán triệt quan điểm đẩy mạnh phân cấp, phân định thẩm quyền trung ương -địa phương trong quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

- Về đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với tài sản của nhà nước đầu tư vào doanhnghiệp, cần quy định theo hướng Chính phủ chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng có hiệuquả tài sản thuộc sở hữu toàn dân, trong đó có tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanhnghiệp; những nội dung giao cho Bộ ngành thực hiện vai trò chủ sở hữu sẽ do Chínhphủ quy định để bảo đảm linh hoạt. Có thể xây dựng thành hai phương án về chức năngđại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với tài sản Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp;

- Trên cơ sở cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp và kế thừa luật hiện hành,cần quy định cụ thể hơn các nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ với tư cáchlà người đứng đầu Chính phủ, đồng thời, cụ thể hóa nhiệm vụ của Thủ tướng đã đượcHiến pháp quy định là lãnh đạo và chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành

Page 66: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

66

chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tính thống nhất và thông suốtcủa nền hành chính quốc gia;

- Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và đề cao trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là thành viên Chính phủ, chủ động tham gia cóhiệu quả vào hoạt động của tập thể Chính phủ; đồng thời kế thừa và sửa đổi, bổ sungnhững nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm Bộ trưởng là người đứng đầu Bộ, cơ quanngang Bộ, quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực trong phạm vi cả nước. Làm rõtính chất, nội dung và quy định đầy đủ mối quan hệ giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ trong quản lý nhà nước. Phân định rõ trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ với trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quảnlý những công việc thuộc ngành, lĩnh vực đã đư ợc phân cấp, phân định thẩm quyền chođịa phương;

- Cân nhắc kỹ hơn về tính cần thiết, cơ sở hiến định và ý nghĩa của việc xác lậpchế định Bộ trưởng phụ trách một số công tác của Chính phủ;

- Về xác định lại tên gọi một số chức danh thành viên Chính phủ, có thể đưa racác phương án để nghiên cứu, cân nhắc lựa chọn cho phù hợp, bảo đảm tính thống nhấtvà phù hợp với thực tiễn điều hành hiện nay.

Đối với dự án Luật tổ chức chính quyền địa phương- Về tên gọi của dự án Luật, cần bám sát quy định của Hiến pháp năm 2013 để

xác định cho phù hợp. Có thể đưa ra các phương án khác nhau về tên gọi để thảo luận,lấy ý kiến tham gia, trước khi quyết định;

- Việc xây dựng dự án Luật phải quán triệt và thể hiện được tinh thần quy địnhcủa Hiến pháp, đó là đổi mới căn bản mô hình tổ chức chính quyền địa phương phùhợp với đặc điểm của nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế - đặc biệt;

- Bảo đảm sự gắn kết thống nhất chặt chẽ giữa HĐND và UBND trong một thựcthể chính quyền địa phương. Đẩy mạnh phân cấp, phân định thẩm quyền, tăng quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền địaphương và của từng cấp chính quyền địa phương trong việc quyết định các vấn đề củađịa phương, bảo đảm sự quản lý thống nhất của trung ương, tính thông suốt của nềnhành chính quốc gia;

- Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương tại đô thị, cần xây dựng haiphương án để tiếp tục thảo luận, lấy ý kiến: một phương án theo hướng quận, phườngkhông tổ chức HĐND, chỉ có UBND là cơ quan đại diện của cơ quan hành chính nhànước cấp trên trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quản lý hành chính nhànước trên địa bàn; phương án khác giữ nguyên như hiện nay;

- Nghiên cứu kỹ lưỡng về vị trí, vai trò, mô hình tổ chức của đơn vị hành chính -kinh tế đặc biệt và việc hình thành các đặc khu kinh tế. Dự án Luật chỉ quy định mangtính nguyên tắc, các luật khác sẽ quy định cụ thể về các mô hình này;

- Về phê chuẩn việc bầu, miễn nhiệm các chức danh của UBND cấp tỉnh, cần giữnguyên như quy định của Hiến pháp, không mở rộng thêm các chức danh khác.

Page 67: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

67

Đối với dự án Luật ban hành VBQPPL

- Cần mở rộng phạm vi điều chỉnh của dự án Luật, bao gồm cả vấn đề tổ chức thihành pháp luật, theo đó, cần có một chương riêng về tổ chức thi hành pháp luật trongdự thảo Luật;

- Đổi mới căn bản quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL để vừa bảo đảm chấtlượng, khắc phục những bất cập, yếu kém của hệ thống pháp luật, nhất là tình trạngmâu thuẫn, chồng chéo, rườm rà, cồng kềnh, phức tạp, khó tiếp cận, để vừa phù hợp vớithực tiễn năng động của cơ chế thị trường, vừa bảo đảm tính khả thi và tính kịp thờitrong ban hành văn bản;

- Cụ thể hóa các quy định có liên quan của Hiến pháp năm 2013 về phân công,phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành phápvà tư pháp trong xây dựng, ban hành và tổ chức thi hành pháp luật. Dự án Luật phải thểhiện được tính độc lập, chủ động, chịu trách nhiệm đến cùng của Chính phủ trong xâydựng, trình các dự án luật, pháp lệnh; đồng thời có sự kiểm soát đối với cơ quan thựchiện quyền lập pháp và cơ quan thực hiện quyền tư pháp;

- Phân định thẩm quyền trung ương - địa phương cần quy định rõ hơn trong việcban hành VBQPPL;

- Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 2013, cần phân biệt và thể hiện rõ vaitrò của Chính phủ và của Thủ tướng trong đề xuất, phê duyệt chính sách trong các dựán luật, pháp lệnh và dự thảo nghị định.

- Chính phủ cần phải chủ động, thực hiện đầy đủ thẩm quyền trong việc đưa rachính sách và thể chế hóa chính sách đó thành pháp luật. Việc nghiên cứu, phân tích,đánh giá và phê duyệt chính sách trong xây dựng luật, pháp lệnh nên dừng lại ở phạm vithẩm quyền của Chính phủ để bảo đảm tính độc lập, chủ động của Chính phủ, cũng nhưbảo đảm tính linh hoạt, kịp thời trong xây dựng, ban hành văn bản;

- Chính phủ đưa ra chính sách của dự án luật, pháp lệnh để trên cơ sở đó hìnhthành đề nghị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Chương trình xây dựng luật, pháplệnh chỉ mang tính chất định hướng, không mang tính pháp lệnh;

- Để góp phần đơn giản hóa hệ thống pháp luật, nhất trí đề nghị giảm thiểu hìnhthức văn bản, đồng thời cần cân nhắc kỹ lưỡng quy định về thẩm quyền ban hànhVBQPPL của chính quyền cấp huyện, nhất là chính quyền cấp xã; về ban hành thông tưliên tịch của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;

- Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, chưa quy định về bồi thường thiệt hại doban hành văn bản quy định chi tiết chậm hoặc sai trái;

- Về vai trò, trách nhiệm của Văn phòng Chính phủ trong quy trình xây dựngVBQPPL, nên tiếp tục kế thừa quy định của Luật ban hành quy phạm pháp luật hiệnhành.

2.5. Đánh giá mức độ phù hợp của các dự án Luật tổ chức Quốc Hội, Luậttổ chức Chính phủ, Luật tổ chức Chính quyền địa phương và Luật Ban hành vănbản pháp luật

Page 68: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

68

2.5.1. Về Luật tổ chức Quốc Hội

- Về sự phù hợp của Luật với các quy định của Hiến pháp năm 2013 trao quyềnchủ động và độc lập cho Chính phủ trong quy trình lập pháp, quyết định chính sáchcủa Quốc Hội/UBTVQH

Luật tổ chức Quốc Hội (mới được thông qua) tiếp tục quy định quyền quyết địnhchương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc Hội, coi đó là một nhiệm vụ thuộcthẩm quyền lập pháp. Tuy vậy, việc chỉ trao cho UBTVQH quyền đề nghị chương trìnhxây dựng luật, pháp lệnh không có cơ sở rõ ràng trong Hiến pháp năm 2013, đồng thờichưa thể hiện quan điểm nâng cao vai trò chủ động hơn của các chủ thể (đặc biệt làChính phủ) trong việc đề xuất, xây dựng chính sách. Các quy định về quyền củaUBTVQH trong việc quyết định, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh;thành lập Ban soạn thảo; chỉ đạo việc nghiên cứu tiếp thu, giải trình ý kiến của các đạibiểu Quốc Hội để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo luật theo quy định của Khoản 1 Điều 48cũng chưa thể hiện rõ tinh thần của Hiến pháp năm 2013 là nâng cao vai trò chủ độngcủa Chính phủ trong đề xuất, xây dựng chính sách, cũng như chưa cập nhật những điểmmới về vấn đề này được quy định trong Dự thảo Luật ban hành văn bản pháp luật (đangsửa đổi).

- Về sự phù hợp của Luật với các quy định của Hiến pháp năm 2013 phânđịnh quyền hạn của Chính phủ và Quốc Hội trong việc quyết định các vấn đề quantrọng của đất nước

So với các quy định liên quan của Hiến pháp năm 2013, Luật trao quyền chủ độnghơn cho các chủ thể (đặc biệt là Chính phủ) trong việc đề xuất, xây dựng chính sách đểQuốc Hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Tuy nhiên, Luật không quyđịnh cụ thể những chính sách nào thuộc thẩm quyền của Quốc Hội để phân định vớinhững chính sách cụ thể thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Tương tự, Dự thảo Luật tổchức Chính phủ cũng không có quy định về sự phân định này. Theo quan điểm củaUBTVQH, những vấn đề đó sẽ được cụ thể hóa trong các đạo luật quy định chuyên vềtừng nội dung để tránh trùng lắp 114. Mặc dù vậy, theo một số chuyên gia, vấn đề nàycần được quy định cụ thể ngay trong các Luật tổ chức Quốc Hội và Chính phủ.

- Về sự phù hợp của Luật với các quy định của Hiến pháp năm 2013 trao choQuốc Hội thực hiện quyền lập pháp

Luật quy định cụ thể quyền làm luật, sửa đổi luật, bao gồm: Quốc Hội quyết địnhchương trình xây dựng luật, pháp lệnh theo đề nghị của UBTVQH; các dự luật trướckhi trình Quốc Hội phải được Hội đồng Dân tộc hoặc Ủy ban của Quốc Hội thẩm tra,UBTVQH có ý kiến; Quốc Hội thảo luận, xem xét, thông qua dự án luật tại một hoặcnhiều kỳ họp Quốc Hội căn cứ vào nội dung của dự án luật.

Hiến pháp không quy định giới hạn, phạm vi làm luật, điều đó có nghĩa là QuốcHội có thể ban hành luật về bất cứ vấn đề gì miễn là không trái với Hiến pháp. Đồng

114 Báo cáo số 752/BC-UBTVQH13 của UBTVQH về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật tổ chức Quốc Hội(sửa đổi) ngày 18 tháng 10 năm 2014.

Page 69: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

69

thời, Luật cũng khẳng định rõ chỉ Quốc Hội mới có quyền “thảo luận, xem xét, thôngqua dự án luật”, không một cơ quan nào khác có thẩm quyền này. Quốc Hội cũng có thểủy quyền lập pháp cho các cơ quan nhà nước khác với điều kiện thẩm quyền và thủ tụcủy quyền lập pháp cần được quy định trong luật. Tuy nhiên, Luật tổ chức Quốc Hội vẫnchưa quy định về ủy quyền lập pháp (ngoại trừ quy định về sự ủy quyền của Quốc Hộicho UBTVQH ban hành pháp lệnh).

2.5.2. Về Luật tổ chức Chính phủDự thảo Luật tổ chức Chính phủ khẳng định quan điểm phải cụ thể hóa các quy

định của Hiến pháp năm 2013, trong đó làm rõ và nhấn mạnh chức năng của Chính phủlà cơ quan hành chính nhà nước cao nhất thực hiện quyền hành pháp; cụ thể hóa nhiệmvụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ trong việc dự báo, đề xuất, xây dựng chính sách, quyết định cơ chế, chínhsách có tầm chiến lược, tính vĩ mô.

- Về sự phù hợp của Dự thảo với các quy định của Hiến pháp năm 2013 traoquyền chủ động và độc lập cho Chính phủ trong quy trình lập pháp, quyết địnhchính sách của Quốc Hội/UBTVQH

Dự thảo quy định lại nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong việc đề xuất,xây dựng chính sách trình Quốc Hội, UBTVQH quyết định hoặc quyết định theo thẩmquyền đề thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này; trình dự án luật, dự ánngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc Hội; trình dự án pháp lệnh trướcUBTVQH (Khoản 2 Điều 6).

Mặc dù vậy, Dự thảo chưa quy định cụ thể nhóm quyền hạn này, mà mới quyđịnh chung vào nhóm nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong việc tổ chức thihành Hiến pháp và pháp luật (Điều 7), vì thế chưa cụ thể hóa được vai trò chủ động vàđộc lập của Chính phủ trong quy trình lập pháp theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013.Thẩm quyền “đề xuất” chính sách của Chính phủ cũng chưa được ghi nhận rõ ràng vàcụ thể trong Dự thảo.

- Về sự phù hợp của Dự thảo với các quy định của Hiến pháp phân địnhquyền hạn của Chính phủ và Quốc Hội trong việc quyết định các vấn đề quan trọngcủa đất nước

Dự thảo đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp phân định quyền hạn củaChính phủ và Quốc Hội trong việc quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, cụthể là: Chính phủ xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triểnkinh tế-xã hội của đất nước trình Quốc Hội; dự toán ngân sách nhà nước; quyết toánngân sách nhà nước; quyết toán chương trình, dự án quan trọng do Quốc Hội quyết địnhđầu tư... Dự thảo cũng quy định Chính phủ quyết định chính sách cụ thể trên các lĩnhvực của đời sống kinh tế-xã hội. Đối với một số lĩnh vực như công tác tôn giáo, quốcphòng, đối ngoại và hội nhập quốc tế mà thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc Hội,Chính phủ chỉ đóng vai trò quản lý và tổ chức thực hiện các chính sách do Quốc Hội đãthông qua.

Page 70: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

70

Mặc dù vậy, Dự thảo vẫn chưa quy định cụ thể về việc phân định/phân biệt giữacác chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế-xã hội thuộc thẩm quyền của QuốcHội và các chính sách cụ thể về kinh tế - xã hội thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Theoquan điểm của UBTVQH, những vấn đề này sẽ được cụ thể hóa trong các đạo luậtchuyên ngành về từng nội dung để tránh trùng lắp.

- Về sự phù hợp của Dự thảo với các quy định của Hiến pháp năm 2013 traocho Chính phủ thực hiện quyền hành pháp

Dự thảo đã cụ thể hóa các nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong việc thựchiện quyền hành pháp theo các quy định của Hiến pháp năm 2013. Tuy vậy, như đã nêuở trên, thẩm quyền “đề xuất chính sách” của Chính phủ chưa được quy định rõ ràngtrong Dự thảo.

Về thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật, Dự thảo giữ nguyên quy tắc Hiếnpháp khi quy định Chính phủ “ban hành các văn bản pháp luật để thi hành Hiến pháp,luật, nghị quyết của Quốc Hội; pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; lệnh, quyết địnhcủa Chủ tịch nước và để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao” (Khoản 2 Dự thảo).Thẩm quyền này của Chính phủ là độc lập, không cần có sự phê chuẩn của QuốcHội/UBTVQH (không quy định về ủy quyền lập pháp). Một số chuyên gia cho rằngđiều này chưa thực sự phù hợp với tinh thần của Hiến pháp trao quyền duy nhất choQuốc Hội thực hiện quyền lập pháp.

Trong quan hệ phối hợp trong hoạt động hành pháp, Dự thảo ghi nhận lại quy địnhcủa Hiến pháp trong đó nâng cao vai trò của Chủ tịch nước trong quan hệ với Chínhphủ: Chính phủ họp bàn về những vấn đề Chủ tịch nước yêu cầu khi xét thấy cần thiếtđể thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước (Khoản 2 Điều 38 Dự thảo).Trong việc thực hiện quyền hành pháp, Dự thảo quy định Chính phủ phối hợp vớiTANDTC, VKSNDTC trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền côngdân, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đấu tranh phòng ngừa và chốngcác tội phạm, các vi phạm Hiến pháp và pháp luật, giữ vững kỷ cương, pháp luật, nhằmthực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội và các chủ trương, chính sách của Nhà nước(Điều 40, 41 Dự thảo).

2.5.3. Về Luật tổ chức Chính quyền địa phương- Về sự phù hợp của Dự thảo với các quy định của Hiến pháp năm 2013 về

phân cấp, phân quyền, vai trò tự quản, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địaphương

Trên tinh thần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và chính quyềncấp tỉnh và giữa các cấp chính quyền địa phương theo quy định Hiến pháp năm 2013,Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã xác đ ịnh các nguyên tắc phân địnhthẩm quyền, phân cấp quản lý và thực hiện ủy quyền giữa chính quyền địa phương các cấp(các Điều 3-6). Các quy định cho thấy rõ chủ trương đẩy mạnh phân cấp, tăng quyền tựchủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương trong việc quyết định các vấnđề của địa phương.

Page 71: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

71

Trên cơ sở các nguyên tắc nêu trên, Dự thảo quy định khá rõ những nhiệm vụ,quyền hạn của HĐND và UBND các cấp, trong đó bao gồm những nhiệm vụ, quyền hạnđược phân cấp và được ủy quyền (trong những trường hợp cần thiết); những nhiệm vụ,quyền hạn chung và riêng (của HĐND và UBND ở một số loại hình đơn vị hành chínhđặc biệt).

- Về sự phù hợp của Dự thảo với các quy định của Hiến pháp năm 2013 vềthẩm quyền ban hành văn bản pháp luật

Dự thảo cũng quy định về thẩm quyền của chính quyền địa phương trong việc banhành VBQPPL, theo đó chỉ chính quyền cấp tỉnh mới có quyền ban hành VBQPPL;chính quyền cấp huyện, cấp xã không có quyền ban hành VBQPPL (Điều 13). Việckhông trao quyền ban hành VBQPPL cho chính quyền cấp huyện, cấp xã thể hiện tưduy tích cực so với dự thảo Luật ban hành văn bản pháp luật mà trong đó vẫn cóphương án trao cho chính quyền địa phương các cấp quyền này.

Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, chính quyền địa phương không được banhành VBQPPL. Do vậy, theo nhiều chuyên gia, nếu chính quyền địa phương ban hànhvăn bản pháp luật thì cần phải có sự ủy quyền của Quốc Hội hoặc UBTVQH. Tuy vậy,Dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định thẩm quyền ban hành VBQPPLcủa chính quyền địa phương cấp tỉnh là thẩm quyền độc lập, không cần có sự ủy quyềncủa Quốc Hội hoặc UBTVQH. Có quan điểm cho rằng quy định như vậy không thực sựphù hợp theo tinh thần phân quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của Hiến pháp năm2013.

Hiện tại, chính quyền địa phương bao gồm HĐND và UBND đều có quyền banhành VBQPPL. Một số chuyên gia cho rằng chỉ nên ủy quyền cho HĐND tỉnh thẩmquyền ban hành VBQPPL, bởi vì đây là cơ quan quyết định các chính sách cơ bản củađịa phương, còn UBND chỉ là cơ quan thực thi Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước vànghị quyết của HĐND nên không cần thiết có thẩm quyền này.

2.5.4. Về Luật Ban hành văn bản pháp luật

Dự thảo Luật ban hành văn bản pháp luật xác định quan điểm chỉ đạo là bảo đảmphù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp năm 2013 . Tuy vậy, vẫn còn nhữngvấn đề cần bàn để hoàn thiện Dự thảo phản ánh rõ hơn quan điểm chỉ đạo này.

- Về sự phù hợp của Dự thảo với nguyên tắc hiến định “Quyền lực nhà nước làthống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nướctrong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”.

Dự thảo Luật lần này không quy định hình thức nghị quyết liên tịch giữaUBTVQH với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, giữa Chính phủ vớicơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, thông tư liên tịch giữa Chánh ánTANDTC với Viện trưởng VKSNDTC; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngangbộ với Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC. Tuy nhiên, một số chuyên giacho rằng việc trao quyền ban hành văn bản pháp luật cho nhiều chủ thể mà không có sựủy quyền của Quốc Hội là không phù hợp với quy định của Hiến pháp trong đó chỉ có

Page 72: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

72

Quốc Hội mới có quyền lập pháp, làm luật và sửa đổi luật. Quan điểm này dựa trên lậpluận rằng thực chất hoạt động ban hành văn bản pháp luật là hoạt động lập pháp, việcban hành các văn bản pháp luật dưới luật là lập pháp ủy quyền, cần phải có sự đồng ýcủa Quốc Hội. Ngoài ra, việc trao quyền này cho một số chủ thể như Hội đồng thẩmphán TANDTC; chính quyền địa phương ở tất cả các cấp (kể cả HĐND và UBND)được cho là không phản ánh đúng tư duy về sự phân công, phối hợp giữa các quyền lậppháp, hành pháp và tư pháp trong Hiến pháp năm 2013.

- Về sự phù hợp của Dự thảo với các quy định của Hiến pháp năm 2013 traoquyền chủ động và độc lập hơn cho Chính phủ và các chủ thể khác trong hoạt độngxây dựng, đề xuất chính sách

Liên quan đến vấn đề trên, Dự thảo có những ưu điểm cơ bản sau đây:Thứ nhất, đã bỏ quy định về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh trong cả

nhiệm kỳ của Quốc Hội, chỉ giữ lại quy định về chương trình xây dựng luật, pháp lệnhhằng năm.

Thứ hai, đã dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm được lậptrên cơ sở chuẩn bị kỹ về chính sách mà thể hiện trong các đề án xây dựng luật, pháplệnh do các chủ thể được giao sáng quyền lập pháp trình lên (Điều 26, 27 Dự thảo).

Thứ ba, đã quy định Hội đồng tư vấn chính sách pháp luật của Chính phủ chịutrách nhiệm thẩm định đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của các bộ, cơ quan ngang bộ(Điều 30) và chuẩn bị ý kiến của Chính phủ về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh củacơ quan, tổ chức không thuộc Chính phủ, của đại biểu Quốc Hội (Điều 35).

Thứ tư, đã nâng cao vai trò, chủ động và trách nhiệm của cơ quan chủ trì xâydựng dự thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết trong việc tiếp thu ý kiến của UBTVQH vàQuốc Hội để chỉnh lý dự thảo, pháp lệnh, nghị quyết (2 phương án được quy định tạicác Điều 64, 65, 66 và 64a, 65b, 66b).

Nhiều chuyên gia cho rằng, để nâng cao vai trò chủ động, trách nhiệm của các chủthể (đặc biệt là Chính phủ) trong quy trình xây dựng, đề xuất chính sách, Luật ban hànhvăn bản pháp luật nên giao cho chủ thể trình dự án chủ trì thảo luận, bảo vệ, tiếp thu ýkiến của UBTVQH (như trong Phương án 2 của Dự thảo, tại các Điều 64a, 65a và66a).

- Về sự phù hợp của Dự thảo với các quy định của Hiến pháp năm 2013 phânđịnh thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước trong việc ban hành luật và các văn bảnpháp luật

Dự thảo không quy định quyền của các tổ chức chính trị - xã hội tham gia banhành các văn bản pháp luật liên tịch, bởi các cơ quan này không phải là cơ quan nhànước. Điều này là phù hợp với Hiến pháp năm 2013 trong đó cũng không quy địnhthẩm quyền đó của các tổ chức chính trị-xã hội.

Dự thảo cũng không quy định thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật củaChánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng Kiểm toán nhà nước. Điều nàycũng phù hợp với Hiến pháp năm 2013 trong đó chỉ trao cho Quốc Hội, UBTVQH,

Page 73: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

73

Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, HĐNDquyền ban hành văn bản pháp luật. Tuy vậy, Dự thảo lại trao quyền ban hành văn bảnpháp luật cho một số chủ thể khác, bao gồm: Hội đồng thẩm phán TANDTC ban hànhNghị quyết; UBND các cấp ban hành quyết định; chính quyền đơn vị hành chính – kinhtế đặc biệt ban hành văn bản pháp luật. Những quy định này không có cơ sở hiến địnhtrong Hiến pháp năm 2013.

Theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013, Dự thảo Luật ban hành văn bản pháp luậtcần phải quy định rõ cơ chế ủy quyền lập pháp cũng như xác định rõ phạm vi, giới hạncủa việc ban hành VBQPPL nhằm tăng cường khả năng giám sát của Quốc Hội vớihoạt động này. Tuy vậy, Dự thảo về cơ bản vẫn giữ nguyên tinh thần của hai luật hiệnhành về thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật của các cơ quan nhà nước, chưa quyđịnh rõ cơ chế ủy quyền lập pháp, giám sát của Quốc Hội trong việc ban hành các vănbản pháp luật của các cơ quan nhà nước khác.

Hơn thế, Dự thảo còn trao quyền độc lập hơn cho một số chủ thể trong việc banhành các văn bản pháp luật mà không cần có sự ủy quyền của Quốc Hội. Ví dụ, theoDự thảo, Chính phủ có quyền ban hành văn bản pháp luật để quy định chi tiết luật, nghịquyết, pháp lệnh; các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách thuộc thẩm quyền củaChính phủ; thậm chí là về “những vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc Hội,UBTVQH nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêucầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội” (Điều 16). Tuy nhiên, Dự thảokhông có quy định cụ thể về quy trình xây dựng, ban hành nghị định về vấn đề này.Nhiều chuyên gia cho rằng những quy định như vậy là không phù hợp với tinh thần củaHiến pháp năm 2013 về ủy quyền lập pháp, giám sát của Quốc Hội đối với việc banhành các văn bản pháp luật.

- Về sự phù hợp của Dự thảo với các quy định của Hiến pháp năm 2013 vềnhiệm vụ của Tòa án

Nhằm cụ thể hóa quy định tại Khoản 3 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 về tráchnhiệm của tòa án trong việc bảo vệ công lý, bảo đảm quyền con người, quyền công dân,bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổchức, cá nhân, Dự thảo lần đầu tiên quy định trách nhiệm của Hội đồng thẩm phánTANDTC trong việc không áp dụng VBQPPL của các Bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND,UBND các cấp có nội dung trái Hiến pháp, luật, pháp lệnh, quyết định của Chủ tịchnước, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ đối với các vụ việc cụ thể. Quyđịnh mới này góp nâng cấp mô hình kiểm tra tính hợp pháp, hợp hiến của VBQPPL,theo đó ngoài các phương thức truyền thống, TANDTC có quyền kiểm tra tính hợphiến, hợp pháp của VBQPPL trên cơ sở vụ việc xét xử cụ thể bởi Hội đồng thẩm phán.

Tuy vậy, quy định nêu trên có phạm vi áp dụng rất hạn chế, vì chỉ trao cho “Hộiđồng thẩm phán TANDTC” thẩm quyền “không áp dụng” văn bản quy phạm trái Hiếnpháp, pháp luật của “các Bộ, cơ quan ngang bộ, HĐND, UBND”. Như vậy, trong cácvụ việc cụ thể ở các tòa án cấp dưới không đặt ra vấn đề xem xét tính phù hợp Hiếnpháp, pháp luật của các VBQPPL. Một số chuyên gia cho rằng Dự thảo nên quy địnhHội đồng thẩm phán TANDTC có quyền “đình chỉ”, thay vì “không áp dụng” các

Page 74: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

74

VBQPPL để mở rộng thẩm quyền của Hội đồng trong việc xem xét tính hợp hiến, hợppháp của các văn bản pháp luật trên cơ sở đề nghị của các chủ thể khác, đặc biệt là cáctòa án cấp dưới. Ngoài ra, tính chất hạn chế còn thể hiện ở việc đối tượng kiểm tra củaHội đồng thẩm phán TANDTC chỉ là các VBQPPL của các Bộ, cơ quan ngang bộ,HĐND, UBND các cấp. Một số chuyên gia cho rằng Dự thảo nên mở rộng thẩm quyềncủa Hội đồng thẩm phán TANDTC được xem xét tất cả các VBQPPL dưới Hiến pháp,luật, nghị quyết của Quốc Hội, pháp lệnh của UBTVQH để đáp ứng yêu cầu đảm bảotính hợp hiến, hợp pháp của các VBQPPL ở nước ta.

Một điểm lưu ý nữa là cơ sở của việc kiểm tra VBQPPL trong quy định nêu trêncủa Dự thảo rất rộng: “Trong trường hợp để bảo vệ công lý, bảo đảm quyền con người,quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân”. Thông thường, việc Tòa án không áp dụng văn bản pháp luậttrái Hiến pháp, pháp luật chỉ dựa trên cơ sở bảo vệ công lý, bảo vệ các quyền conngười, quyền công dân. Nếu quy định cả việc bảo vệ chế độ, lợi ích Nhà nước thì sẽ tạora xung đột (công lý, quyền con người, quyền công dân với chế độ, lợi ích Nhà nước),do vậy rất khó để xử lý VBQPPL.

- Một số vấn đề khác

Dự thảo nêu hai phương án trao hoặc không trao cho chính quyền cấp huyện vàcấp xã quyền ban hành văn bản pháp luật. Nhiều chuyên gia cho rằng nếu xét dướiquan điểm ủy quyền lập pháp thì chỉ nên ủy quyền cho HĐND cấp tỉnh quyền banhành văn bản pháp luật, sau đó HĐND cấp tỉnh có thể ủy quyền tiếp cho cơ quan cấpdưới nếu được luật quy định.

2.6. Những đạo luật cần ưu tiên ban hành hoặc sửa đổi để thực thi Hiếnpháp năm 2013

Hiến pháp năm 2013 đặt ra yêu cầu ban hành và sửa đổi nhiều đạo luật và pháplệnh mà đã được xác định trong chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của QuốcHội đến năm 2020 (xem Phụ lục). Tuy nhiên, xét vị trí, vai trò, tính chất cấp thiết củacác quan hệ pháp luật được điều chỉnh, cũng như các yêu cầu đề ra trong Hiến phápnăm 2013, có thể thấy những đạo luật sau đây cần được ưu tiên ban hành hoặc sửađổi:

Luật Những điểm mới có liên quancủa Hiến pháp năm 2013

Một số nội dung cần quy định hoặcsửa đổi, bổ sung

1. Luật tổ chứcTAND (sửađổi) (vừa đượcQuốc Hộithông qua)

Điều 102

1. TAND là cơ quan xét xử củaNước CHXHCN Việt Nam,thực hiện quyền tư pháp.

2. TAND gồm TANDTC vàcác Tòa án khác do luật định.

Điều 103

– Làm rõ, cụ thể hóa vấn đề “Tòa ánkhác theo luật định” là những Tòaán nào. Phân chia địa hạt tư phápphù hợp với yêu cầu xét xử vàthuận lợi cho nhân dân ở đồngbằng, trung du và miền núi.

– Thành lập TAND sơ thẩm khu vựcđể góp phần khắc phục những hạnchế, bất cập của TAND cấp huyệnhiện nay;

Page 75: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

75

5. Nguyên tắc tranh tụng trongxét xử được bảo đảm.

– Cụ thể hóa trách nhiệm của Tòa ánvà của Thẩm phán nhằm góp phầnkhắc phục những bản án oan sai,theo tinh thần “Tòa án phải chịutrách nhiệm đối với bản án đã tuyêncho đến khi thi hành án kết thúc”;

– Làm rõ trách nhiệm ban hành và ápdụng án lệ của Tòa án như kinhnghiệm xét xử của nhiều nước trênthế giới.

2. Luật tổ chứcVKSND (sửađổi)

Điều 107

1. VKSND thực hành quyềncông tố, kiểm sát hoạt động tưpháp.

2. VKSND gồm VKSNDTC vàcác Viện kiểm sát khác do luậtđịnh.

– Hợp nhất nội dung 3 VBQPPL hiệnhành là: Luật Tổ chức VKSND,Pháp lệnh tổ chức Viện Kiểm sátquân sự và Pháp lệnh Kiểm sát viênVKSND;

– Quy định hệ thống tổ chức củaVKSND cho phù hợp với chủtrương cải cách tư pháp của Đảng;

– Quy định rõ hơn về chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc tổchức và hoạt động; tổ chức bộ máy,chế độ, chính sách bảo đảm hoạtđộng của VKSND, Viện Kiểm sátquân sự;

– Bổ sung các quy định nhằm làm rõđối tượng, nội dung, phạm vi, mụcđích của chức năng “thực hànhquyền công tố và kiểm sát hoạtđộng tư pháp”; đồng thời cụ thể hóacác quy định tại Điều 107 và khoản2 Điều 109 Hiến pháp năm 2013.

– Mở rộng nhiệm vụ của Kiểm sátviên không chỉ thực hành quyềncông tố, kiểm sát hoạt động tư phápmà còn thực hiện các nhiệm vụkhác theo sự phân công của Việntrưởng để bảo đảm tính linh hoạttrong việc điều động, luân chuyểnđội ngũ cán bộ trong ngành Kiểmsát.

3. Luật MTTQViệt Nam (sửađổi)

Điều 9

1. MTTQ Việt Nam là tổ chức

– Quy định cụ thể về quyền và tráchnhiệm của MTTQ Việt Nam, đặcbiệt là qui định rõ mối quan hệ của

Page 76: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

76

liên minh chính trị, liên hiệp tựnguyện của tổ chức chính trị,các tổ chức chính trị - xã hội,tổ chức xã hội và các cá nhântiêu biểu trong các giai cấp,tầng lớp xã hội, dân tộc, tôngiáo, người Việt Nam định cưở nước ngoài.

MTTQ Việt Nam là cơ sởchính trị của chính quyền nhândân; đại diện, bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp, chính đángcủa Nhân dân; tập hợp, pháthuy sức mạnh đại đoàn kết toàndân tộc, thực hiện dân chủ,tăng cường đồng thuận xã hội;giám sát, phản biện xã hội;tham gia xây dựng Đảng, Nhànước, hoạt động đối ngoại nhândân góp phần xây dựng và bảovệ Tổ quốc.

2. Công đoàn Việt Nam, HộiNông dân Việt Nam, ĐoànTNCS Hồ Chí Minh, HộiLHPN Việt Nam, Hội Cựuchiến binh Việt Nam là các tổchức chính trị - xã hội đượcthành lập trên cơ sở tự nguyện,đại diện và bảo vệ quyền, lợiích hợp pháp, chính đáng củathành viên, hội viên tổ chứcmình; cùng các tổ chức thànhviên khác của Mặt trận phốihợp và thống nhất hành độngtrong MTTQ Việt Nam.

3. MTTQ Việt Nam, các tổchức thành viên của Mặt trậnvà các tổ chức xã hội khác hoạtđộng trong khuôn khổ Hiếnpháp và pháp luật. Nhà nướctạo điều kiện để MTTQ ViệtNam, các tổ chức thành viêncủa Mặt trận và các tổ chức xãhội khác hoạt động.

MTTQ Việt Nam với các cơ quan,tổ chức trong hệ thống chính trị vànhân dân.

– Làm rõ tính chất giám sát, phảnbiện xã hội của Mặt trận là giám sátcủa nhân dân, của xã hội, cũng nhưcơ chế xử lýcác ý kiến, phát hiệnsau giám sát phản biện.

– Cụ thể hóa vấn đề MTTQ Việt Namgóp ý xây dựng Đảng, giám sát hoạtđộng của tổ chức đảng, đảng viênvà phản biện xã hội đối với dự thảođường lối, chính sách của Đảng.

– Quy định rõ về tổ chức và hoạtđộng của Ban Công tác Mặt trận.

Page 77: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

77

4. Luật bầu cửđại biểu QuốcHội và đại biểuHĐND (sửađổi)

Điều 117

1. Hội đồng Bầu cử quốc gia làcơ quan do Quốc Hội thànhlập, có nhiệm vụtổ chức bầu cửđại biểu Quốc Hội; chỉ đạo vàhướng dẫn công tác bầu cử đạibiểu HĐND các cấp.

2. Hội đồng Bầu cử quốc giagồm Chủ tịch, các Phó Chủtịch và các Ủy viên.

3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyềnhạn cụ thể của Hội đồng Bầucử quốc gia và số lượng thànhviên Hội đồng Bầu cử quốc giado luật định.

– Hợp nhất hai luật bầu cử hiện hànhnhằm cụ thể hóa các nội dung mớicủa Hiến pháp nhằm bảo đảm thựchiện quyền bầu cử, quyền ứng cửcủa công dân;

– Làm rõ các quy định về nhiệm vụ,quyền hạn của Quốc Hội,UBTVQH, về Hội đồng Bầu cửquốc gia liên quan đến bầu cử.

– Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn,cơ cấu tổ chức, trách nhiệm của Hộiđồng bầu cử quốc gia trong quátrình chuẩn bị và tổ chức bầu cử đạibiểu Quốc Hội; vai trò của Hộiđồng trong chỉ đạo, hướng dẫn bầucử đại biểu HĐND; mối quan hệgiữa Hội đồngvới chính quyền địaphương, các tổ chức phụ trách bầucử ở địa phương cũng như với cáccơ quan, tổ chức khác tham gia vàoquy trình bầu cử;

– Cụ thể hóa trách nhiệm của Hộiđồng bầu cử quốc gia và của các tổchức phụ trách bầu cử khác trongviệc tổ chức bầu cử đại biểuHĐND.

5. Luật Kiểmtoán Nhà nướcsửa đổi

Điều 118

1. Kiểm toán nhà nước là cơquan do Quốc Hội thành lập,hoạt động độc lập và chỉ tuântheo pháp luật, thực hiện kiểmtoán việc quản lý, sử dụng tàichính, tài sản công.

2. Tổng Kiểm toán nhà nước làngười đứng đầu Kiểm toán nhànước, do Quốc Hội bầu. Nhiệmkỳ của Tổng Kiểm toán nhànước do luật định.

Tổng Kiểm toán nhà nước chịutrách nhiệm và báo cáo kết quảkiểm toán, báo cáo công táctrước Quốc Hội; trong thờigian Quốc Hội không họp chịutrách nhiệm và báo cáo trước

– Làm rõ nội hàm khái niệm “tàichính, tài sản công”;

– Làm rõ chức năng của Kiểm toánNhà nước là “kiểm tra, đánh giá,xác nhận và kiến nghị đối với việcquản lý, sử dụng tài chính, tài sảncông” cho phù hợp với khuyến cáocủa Tổ chức quốc tế các cơ quankiểm toán tối cao và thông lệ quốctế, đồng thời khắc phục được tồn tạido đồng nhất chức năng với các loạihình kiểm toán của Kiểm toán Nhànước.

– Khắc phục những bất cập của LuậtKiểm toán Nhà nước hiện hành vềchức danh Kiểm toán trưởng, PhóKiểm toán trưởng, trong đó bổ sungquy định về tiêu chuẩn Kiểm toán

Page 78: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

78

UBTVQH.

3. Tổ chức, nhiệm vụ, quyềnhạn cụ thể của Kiểm toán Nhànước do luật định.

trưởng, Phó Kiểm toán trưởng phảilà Kiểm toán viên chính trở lên;

– Nâng cao tính độc lập trong tổ chứcvà hoạt động của Kiểm toán Nhànước.

6.Luật trưngcầu dân ý(mới)

Điều 6

Nhân dân thực hiện quyền lựcnhà nước bằng dân chủ trựctiếp, bằngdân chủ đại diệnthông qua Quốc Hội, HĐND vàthông qua các cơ quan kháccủa Nhà nước.

Điều 28

Công dân có quyền tham giaquản lý nhà nước và xã hội,tham gia thảo luận và kiến nghịvới cơ quan nhà nước về cácvấn đề của cơ sở, địa phươngvà cả nước

– Làm rõ thẩm quyền trưng cầu ý dânthuộc về Quốc Hội, việc tổ chứctrưng cầu ý dân thuộc vềUBTVQH.

– Làm rõ những vấn đề quan trọngcủa đất nước mà Quốc Hội cóquyền quyết định nhưng cần trưngcầu ý dân.

– Quy định rõ những vấn đề nào đượcđưa ra trưng cầu ý dân, quy mô củacác cuộc trưng cầu ý dân;

– Làm rõ những yếu tố để phân biệttrưng cầu dân ý với lấy ý kiến nhândân.

7.Luật biểutình (mới)

Điều 25

Công dân có quyền tự do ngônluận, tự do báo chí, tiếp cậnthông tin, hội họp, lập hội, biểutình. Việc thực hiện các quyềnnày do pháp luật quy định.

– Qui định rõ trình tự, thủ tục tiếnhành biểu tình nhằm đảm bảo chongười dân có cơ sở biểu tình mộtcách ôn hòa và đúng luật, biểu lộtiếng nói, nguyện vọng của nhândân.

– Qui định rõ hình thức biểu tình nàolà hợp pháp, hình thức nào không.

Page 79: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

79

PHẦN III

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIẾN PHÁP NĂM 2013TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ, BAO GỒM TÁC ĐỘNGĐẾN HOẠT ĐỘNG LẬP PHÁP TRÊN LĨNH VỰC NÀY

3.1.Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 trong lĩnh vực kinh tếNhư đã đề cập, Hiến pháp năm 2013 có nhiều điều quy định trực tiếp về nội

dung kinh tế, cụ thể: Điều 32 quy định về quyền sở hữu tư nhân, quyền thừa kế đượcbảo hộ; Điều 33 quy định về quyền tự do kinh doanh; Điều 50 quy định về quan điểm,đường lối phát triển kinh tế; Điều 51 quy định về tính chất, mô hình, các thành phần củanền kinh tế; Điều 52 quy định về vai trò, chức năng của Nhà nước trong nền kinh tế;Điều 53 quy định về tài sản thuộc sở hữu toàn dân; Điều 54 quy định về quản lý và sửdụng đất đai; Điều 56 quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chốngtham nhũng. Đáng lưu ý là quan điểm về phát triển bền vững được thể hiện nhất quántrong Hiến pháp; theo đó, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, xã hội gắn bóchẽ và liên hệ mật thiết với phát triển khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường.

Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về lĩnh vực kinh tế và những bất cậpcủa hệ thống pháp luật hiện hành so với những điểm mới này thể hiện qua các vấn đề cụthể sau đây:

3.1.1. Về mục tiêu của nền kinh tếThể chế hóa quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, trên cơ sở kế thừa những

nội dung hợp lý của Điều 15 và Điều 43 Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 quyđịnh: “Nước CHXHCN Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, phát huy nộilực, hội nhập, hợp tác quốc tế, gắn kết chặt chẽ với phát triển văn hóa, thực hiện tiếnbộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước ”.

Như vậy, mục tiêu phát triển nền kinh tế đã được hiến định với hai nội dungchính:

(1) Phát triển bền vững, gắn phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội, văn hóa, giáodục, khoa học, công nghệ, môi trường.

(2) Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế; huy động mọi chủ thể,mọi nguồn lực thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước .

So với hai mục tiêu nêu trên của Hiến pháp năm 2013 , pháp luật hiện hành còncó nhiều hạn chế, thể hiện qua các khía cạnh cơ bản sau:

- Về yêu cầu phát triển bền vững: Pháp luật hiện hành nhìn chung chưa xác địnhrõ mục tiêu, mô hình phát triển kinh tế bền vững; nhiều quy định về chính sách vàthực thi chính sách về kinh tế trên nhiều lĩnh vực chưa tính toán đầy đủ các yếu tốphát triển bền vững, chưa gắn phát triển kinh tế với xã hội, văn hóa, giáo dục, khoahọc, công nghệ và môi trường. Các quy định này thường mang tính ngắn hạn, dẫn tới

Page 80: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

80

nhiều nguồn lực (như đất đai, tài ngu yên thiên nhiên) bị sử dụng lãng phí, thiếu hiệuquả. Nhiều quy định pháp luật kinh tế hiện tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội (nhưLuật Doanh nghiệp, Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản...).

- Về yêu cầu hội nhập kinh tế: Pháp luật hiện hành còn có nhiều quy định chưabắt kịp với các mô hình quản trị doanh nghiệp hiện đại, với tốc độ phát triển của khoahọc công nghệ (như Luật doanh nghiệp). Một số quy định liên quan đến các cam kếtWTO chưa rõ ràng (Luật đầu tư); một số chính sách thu hút đầu tư còn thiếu bền vững(Luật Kinh doanh bất động sản); Bộ luật Dân sự còn nhiều quy định chưa phù hợp vớicác nguyên lý và chuẩn mực quốc tế chung, chưa thể hiện rõ các t rường phái cấu trúccủa một bộ luật dân sự trên thế giới, đồng thời còn nhiều hạn chế trong các quy định cụthể, ví dụ như quy định về cách thức lựa chọn và áp dụng pháp luật nước ngoài trongquan hệ dân sự hiện gây khó khăn cho các bên trong các giao dịch dân sự có yếu tốnước ngoài.

3.1.2. Về tính chất, đặc điểm của nền kinh tế thị trường XHCNTính chất, mô hình nền kinh tế và chính sách đối với các thành phần kinh tế đóng

vai trò quan trọng, có tính quyết định đối với định hướng phát triển đất nước. Do vậy,Hiến pháp năm 2013 dành một điều riêng cho nội dung này, theo đó:

“Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hìnhthức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các thànhphần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủthể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Nhànước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chứckhác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xâydựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanhđược pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa .” (Điều 51).

Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã kế thừa và phát tr iển những nội dung thể hiệnbản chất cũng như động lực và mục tiêu của phát triển nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN ở Việt Nam tại các Điều 15, 16, 19, 20, 21, 22, 23 và 25 của Hiến phápnăm 1992, như: khẳng định phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; thừanhận nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; tổ chức, cá nhân thuộc cácthành phần kinh tế được đối xử bình đẳng, cùng hợp tác, cạnh tranh theo pháp luật. Mặcdù vậy, về vấn đề này, Hiến pháp năm 2013 có những quy định mới đáng chú ý sau:

Thứ nhất: Khác với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 không quy định cụthể về kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế gia đình haykinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mà để luật và các chính sách cụ thể của Nhà nước xácđịnh. Quy định như vậy được cho là phù hợp với tính chất của đạo luật cơ bản, bảo đảmtính khái quát, ổn định cao của Hiến pháp khi cơ cấu của nền kinh tế có thể thay đổi.

Thứ hai: Hiến pháp năm 2013 không đồng nhất “kinh tế nhà nước” (bao gồm ngânsách nhà nước và các nguồn lực kinh tế - tài chính khác của Nhà nước) mà được coi là mộtthành phần kinh tế dựa trên chế độ sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, với “doanh nghiệpnhà nước” mà được coi là một bộ phận của kinh tế nhà nước. Sự thay đổi này xuất phát từ

Page 81: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

81

nhận thức rằng việc đồng nhất hai khái niệm đã nêu dẫn đến những hiểu lầm về vai trò chủđạo của kinh tế Nhà nước cũng như vai trò của doanh nghiệp Nhà nước (đồng nhất hai vaitrò này).

Thứ ba; Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủđạo, dựa trên lập luận rằng điều này là cần thiết để đảm bảo tính định hướng XHCN củanền kinh tế và thể hiện sự thống nhất trong các quy định về thể chế chính trị, thể chế kinhtế của Hiến pháp. Tuy nhiên, trong quá trình sửa đổi Hiến pháp năm 1992, có luồng quanđiểm khác cho rằng không nhất thiết phải quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo,mà định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường vẫn có thể được giữ vững trên cơ sở pháthuy vai trò của Nhà nước trong việc ban hành và thực thi các chính sách xã hội, điều tiếtnền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển,qua đó tăng cường phúc lợi và an sinh xã hội115. Luồng quan điểm này xuất phát từ lo ngạiviệc Hiến pháp tiếp tục quy định kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo sẽ dẫn đến sự “o bế”của Nhà nước với một khu vực kinh tế trì trệ, hiệu năng thấp và tham nhũng nặng nề. Tuynhiên, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong vấn đề này đã phần nào rõ ràng hơn,khi xác định vai trò chủ đạo không có nghĩa là kinh tế nhà nước lãnh đạo các thành phầnkinh tế khác, mà trước hết và chủ yếu ở sức mạnh định hướng, hỗ trợ phát triển và điềutiết nền kinh tế.116

Liên quan đến quy định nêu trên của Hiến pháp năm 2013, các nghiên cứu cho thấy,trong những năm gần đây, pháp luật đã giảm mạnh những rào cản và phân biệt đối xử giữacác thành phần kinh tế bằng việc quy định chính sách chung cho các loại hình doanhnghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài, giữa các nhà đầu tư trong nước cũng như ngoài nước; qua đó hình thànhmôi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh hơn, phù hợp hơn với các quy luật của kinh tếthị trường và thông lệ quốc tế117. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành vẫn còn những quy địnhphân biệt đối xử, chưa bảo đảm công bằng, bình đẳng thực sự giữa các thành phần kinh tế,đặc biệt là giữa các doanh nghiệp Nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân trong việc tiếpcận các nguồn lực về đất đai, tín dụng, cơ hội đầu tư, thông tin, nguồn nhân lực, đấu thầuthực hiện dự án, cung cấp dịch vụ. Pháp luật cũng còn một số quy định phân biệt về chínhsách đối xử giữa các tổ chức, cá nhân trong nước với tổ chức, cá nhân nước ngoài, ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoài, chẳng hạn như trong việc cho thuê đất, giao đất có thu tiềnsử dụng. Ngay trong Luật đầu tư hiện cũng còn sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nướcvới doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể như phân biệt về giới hạn thời hạn hoạ tđộng của dự án có vốn đầu tư nước ngoài và dự án có vốn đầu tư trong nước. Ngoài ra, mộtsố quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thương nhân hoạt động thương mạicòn chưa hợp lý, ví dụ như trong thực hiện hợp đồng, trong phân phối... Những quy địnhnày gây bất lợi và tạo ra sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể tham gia hoạt động thươngmại, thậm chí tạo ra độc quyền doanh nghiệp gắn với độc quyền Nhà nước118.

115 Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khóa XI).116 Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của

Đảng.117 Xem VCCI, Báo cáo Rà soát pháp luật kinh doanh, Hà Nội tháng 11 năm 2001.118 Xem VCCI,tài liệu đã dẫn .

Page 82: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

82

Ngoài những quy định bất bình đẳng, phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế,doanh nghiệp, pháp luật hiện hành chưa quy định rõ cơ chế thực thi, giám sát chặt chẽ,minh bạch các quy trình, thủ tục trong quản lý kinh tế. Hạn chế này gây ra tình trạng bấtbình đẳng và phân biệt đối xử trong thực tiễn, ví dụ như trong các hoạt động cho vay tíndụng, tổ chức đấu thầu. Do vậy, song song với việc hoàn thiện pháp luật về sự bình đẳngcủa các chủ thể kinh doanh, Nhà nước cũng cần chú trọng hoàn thiện cơ chế thực thi, giámsát để bảo vệ các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế khỏi bị phân biệ t, đối xử bấtbình đẳng trong thực tế.

Xem xét một số luật hiện hành có liên quan cho thấy119:

- Luật doanh nghiệp đã quy định nguyên tắc cạnh tranh bình đẳng, tuy nhiên vẫn còntồn tại sự phân biệt giữa vốn trong nước và vốn nước ngoài, còn hạn chế quyền c ủa nhàđầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam, từ đó gây băn khoăn cho các nhà đầutư khi quyết định đầu tư và hệ quả là làm giảm khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trong vàngoài nước.

- Luật đầu tư còn nhiều quy định phân biệt đối xử giữa nh à đầu tư trong nước, nhàđầu tư nước ngoài. Ví dụ, quy định yêu cầu phải có dự án đầu tư đối với nhà đầu tư nướcngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam; quy định phân biệt dự án đầu tư trong nước, nướcngoài làm cơ sở để thực hiện thủ tục đầu tư. Thủ tục c ấp phép đầu tư vẫn còn rườm rà,phức tạp, cần được đơn giản hóa.

- Luật kinh doanh bất động sản chưa đảm bảo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệptrong nước và nước ngoài về cơ hội kinh doanh bất động sản (Điều 9 và Điều 10). Thêmvào đó, Luật cũng chưa quy định về phạm vi kinh doanh bất động sản của người Việt Namđịnh cư ở nước ngoài.

Để giải quyết vấn đề bất bình đẳng, phân biệt đối xử giữa kinh tế nhà nước với cácthành phần kinh tế khác, việc xác định rõ vị trí chủ đạo của kinh tế nhà nước cũng rất cầnthiết. Thực tế trong thời gian qua, mặc dù được đối xử ưu tiên hơn so với các thàn hphần kinh tế khác, một số doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫnlàm ăn thua lỗ, gây thất thoát tài sản lớn của đất nước, khiến cho kinh tế nhà nướckhông những không trở thành lực lượng giúp Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinhtế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển, mà còn làrào cản cho sự phát triển nên kinh tế Việt Nam. Những khiếm khuyết của khối doanhnghiệp nhà nước trong thời gian vừa qua là hệ quả của sự yếu kém kéo dài trong quảnlý vĩ mô, của hệ thống pháp luật chưa chặt chẽ, và của sự đối xử ưu ái với doanh nghiệpnhà nước120.

Để xác định rõ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, pháp luật cần sửa đổi theohướng doanh nghiệp nhà nước phải thu hẹp quy mô, chỉ đầu tư vào những lĩnh vực thenchốt. Pháp luật phải thực sự đặt các doanh nghiệp nhà nước trong môi trường cạnh tranh,công khai, minh bạch, tự chủ, tự chịu trách nhiệm trên thị trường và trước pháp luật; gắn

119 Xem VCCI, tài liệu đã dẫn.120 Xem Vũ Thị Hồng Vân, “Vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước trong Hiến pháp 2013 ”,http://tks.edu.vn/portal/detailtks/7032_67__Vai-tro-chu-dao-cua-kinh-te-nha-nuoc-trong-Hien-phap-2013.html

Page 83: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

83

trách nhiệm quyền hạn và lợi ích của người quản lý doanh nghiệp với kết quả hoạt độngcủa doanh nghiệp. Theo hướng đó, cần: (i) Sớm hoàn thiện thể chế quản lý hoạt động củacác tập đoàn, các tổng công ty nhà nước; (ii) Sửa đổi Luật Ngân hàng để Ngân hàng Nhànước trở thành Ngân hàng Trung ương, qua đó thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của nótrong nền kinh tế thị trường; (iii) Sớm ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầutư vào doanh nghiệp để hoàn thiện cơ chế quản lý vốn nhà nước trong doanh nghiệp 121; (iv)Sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ để tách vai trò chủ sở hữu của Chính phủ đối với doanhnghiệp Nhà nước, qua đó phân định rõ quyền sở hữu của Nhà nước và quyền kinh doanhcủa doanh nghiệp122.

3.1.3. Về quyền tự do kinh doanhHiến pháp năm 2013 cũng có những quy định quan trọng khác phản ánh tính chất

của nền kinh tế Việt Nam, đó là quyền tự do kinh doanh (Điều 33) và quyền bất khảxâm phạm của tài sản thuộc sở hữu của tổ chức và cá nhân (Điều 32). Khác với Hiếnpháp năm 1992, trong các Điều 32,33, Hiến pháp năm 2013 quy định “mọi người ”, thayvì chỉ có “công dân” có quyền tự do kinh doanh và được bảo vệ quyền sở hữu tài sản.Sửa đổi này đã mở rộng phạm vi chủ thể và quyền của các chủ thể kinh doanh phù hợpvới thực tiễn trong nước và thế giới. Thêm vào đó, cũng khác với Hiến pháp năm 1992,Hiến pháp năm 2013 không quy định quyền tự do kinh doanh “theo quy định của phápluật” (điều mà trong thực tế đã tạo điều kiện cho các cơ quan nhà nước ở mọi cấp có thểtạo ra những rào cản, hạn chế quyền tự do kinh doanh thông qua việc ban hànhVBQPPL) mà khẳng định: Mọi người có quy ền tự do kinh doanh trong những ngànhnghề mà pháp luật không cấm (Điều 33).

Với những sửa đổi ở các Điều 32, 33 nêu trên, Hiến pháp năm 2013 đã củng cốchính sách của Nhà nước về quyền tự do kinh doanh và quyền sở hữu tài sản hợp phápcủa mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng đểcác nhà đầu tư yên tâm sản xuất, kinh doanh, ổn định môi trường đầu tư ở Việt Nam.

Liên quan đến các quy định trên của Hiến pháp năm 2013, trong những năm gầnđây, hệ thống pháp luật Việt Nam đã tạo dựng cơ sở pháp lý ngày càng đầy đủ hơn choviệc thực hiện quyền tự do kinh doanh, gia nhập thị trường của các doanh nghiệp, cácnhà đầu tư, quyền lựa chọn hình thức đầu tư, thành lập doanh nghiệp, ngành nghề, lĩnhvực kinh doanh trên nguyên tắc các nhà đầu tư, doanh nghiệp được kinh doanh tất cảnhững ngành nghề, lĩnh vực mà pháp luật không cấm. Pháp luật cũng đã quy địnhquyền sở hữu hợp pháp về vốn, tài sản của các doanh nghiệp, nhà đầu tư được Nhànước bảo hộ, không bị quốc hữu hóa; quyền được mở rộng quy mô, địa bàn và khônggiới hạn thời hạn hoạt động của doanh nghiệp... Đây là những nền tảng pháp lý cơ bảnvề thể chế cho kinh tế thị trường phát triển, là cơ sở để khơi thông và huy động mọinguồn lực và sáng tạo cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh vì sự phát triển kinh tế đấtnước123. Tuy nhiên, một số quy định pháp luật hiện hành chưa tạo thuận lợi cho việc gia

121Trong thời gian qua công tác quản lý và giám sát việc sử dụng vốn, tà i sản Nhà nước của doanh nghiệp mới chỉ đượcquy định tại các văn bản dưới luật, đây là nguyên nhân làm phức tạp hóa và tăng các khoản chi trên mức cần thiết đốivới việc gia nhập thị trường, thiết lập hoạt động kinh doanh và rút khỏi thị trường của các do anh nghiệp nhà nước .122 Xem Vũ Thị Hồng Vân, tài liệu đã dẫn.123 Xem VCCI, tài liệu đã dẫn.

Page 84: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

84

nhập thị trường của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, còn tồn tại nhiều quy định, thủ tụckhông cần thiết hoặc thiếu minh bạch, thậm chí gây cản trở, khó khăn cho việc thànhlập doanh nghiệp, hiện thực hóa dự án đầu tư, đặc biệt đối với các lĩnh vực, ngành nghềkinh doanh có điều kiện hoặc lĩnh vực đầu tư, kinh doanh chưa có cam kết quốc tế. Cụthể, Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư chưa có các hướng dẫn đầy đủ về đầu tư, đăngký kinh doanh vào các lĩnh vực chưa có cam kết. Các rào cản gia nhập thị trường, hạnchế quyền tự do kinh doanh xuất hiện với xu hướng càng nhiều trong văn bản pháp luậtchuyên ngành hoặc các văn bản dưới luật trong một số lĩnh vực đầu tư, kinh doanh cụthể. Thực tế có tình trạng trong khi Luật kinh doanh “mở” thì các luật chuyên ngành lại“đóng”, hoặc các luật của Quốc Hội, văn bản của Chính phủ thì quy định thông thoángnhưng văn bản của các cơ quan quản lý lại siết chặt lại bằng những loại giấy phép“con” hay những thủ tục phiền hà không đáng có. Ví dụ, Luật bảo vệ môi trường chỉquy định các trường hợp phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung, nhưngNghị định 29/2011/NĐ-CP lại yêu cầu lập lại từ đầu Báo cáo đánh giá tác động môitrường. Hoặc một số quy định hiện hành về thủ tục, điều kiện kinh doanh như đăng kýđầu tư, thẩm tra đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư còn trùng lặp, phiền hà cho nhàđầu tư, chưa minh bạch và rõ ràng về mục tiêu quản lý của các thủ tục này; thủ tục cấpgiấy phép kinh doanh và giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ trùng lặp với Giấy chứngnhận đầu tư; các quy định về bảo vệ môi trường chưa phù hợp với thực tế, chưa hài hòagiữa lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội 124. Những quy định đó đang hạn chế quyền tự dokinh doanh của doanh nghiệp.

Xem xét một số luật hiện hành có liên quan cho thấy125:

- Luật doanh nghiệp vẫn còn tồn tại một số ngành nghề tuy không cấm nhưng nhàđầu tư vẫn gặp khó khăn trong việc tự do gia nhập thị trường bởi nhiều rà o cản, cụ thể nhưcơ chế để nhà đầu tư thực hiện quyền kinh doanh chưa được bảo đảm, thủ tục hành chínhcòn gây nhiều khó khăn cho việc tự do kinh doanh của nhà đầu tư.

- Một số quy định của Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn còn chưa rõ ràng, minhbạch và hợp lý như các quy định về lĩnh vực cấm, hạn chế kinh doanh, thủ tục đăng ký,thẩm tra đầu tư đã hạn chế đáng kể quyền tự do kinh doanh và gia nhập thị trường củadoanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn nhiều yêu cầu trực tiếp, gián tiếp hạn chế quyền tự do kin hdoanh của doanh nghiệp, như yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Namphải có dự án đầu tư, phân biệt nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài, quyềnkinh doanh bán lẻ...

- Luật kinh doanh bất động sản còn quy định một số thủ tục hành chính rườm rà,phức tạp và thiếu thống nhất, làm giảm sút sự hấp dẫn, thu hút đầu tư, dễ gây tác động tiêucực đến quyền tự do kinh doanh của các tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản. Quyềntự do kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhânnước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trong một số lĩnh vực cụ thể khôngđược đảm bảo đầy đủ và không bình đẳng.

124 Xem VCCI, tài liệu đã dẫn.125 Xem VCCI, tài liệu đã dẫn.

Page 85: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

85

- Trong Bộ luật Dân sự, nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng chưa được thể hiệnxuyên suốt trong các quy định về hợp đồng dân sự. Các chủ thể tham gia giao kết một sốloại hợp đồng không biết chắc chắn mình có được tự do thỏa thuận một nội dung cụ thểtrong hợp đồng hay không. Các quy định về lãi suất tối đa quá thấp, hay quy định bắt buộcvề hình thức hợp đồng trong một số trường hợp không thực sự thiết yếu đã làm hạn chế sựtự do lựa chọn của các bên trong quan hệ dân sự.

3.1.4. Về vị trí, vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trườngHiến pháp năm 2013 xác định 3 chức năng chủ yếu của Nhà nước trong nền kinh

tế, đó là: xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôntrọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lýnhà nước; đồng thời thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nềnkinh tế quốc dân.

Như vậy, Hiến pháp năm 2013 đã khắc phục các bất cập trong các Điều 24 vàĐiều 26 của Hiến pháp năm 1992, đó là nặng về vai trò thống nhất quản lý của Nhànước; chưa nhấn mạnh nghĩa vụ phục vụ phát triển, phục vụ xã hội; chưa chú ý đầy đủđến các mối quan hệ trong hệ thống kinh tế thị trường là Nhà nước - thị trường, Nhànước - doanh nghiệp, doanh nhân - người lao động, người sản xuất - người tiêudùng…Thay vào đó, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận các quan niệm mới, đúng đắn vềmối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường, doanh nghiệp và xác định nguyên tắc mới vềphân quyền cùng với phân công, phân cấp quản lý; định hướng các địa phương pháttriển trong mối liên kết kinh tế vùng, trong một nền kinh tế quốc dân thống nhất. Theođó, trong quản lý nền kinh tế quốc dân, Nhà nước giữ vai trò định hướng, tổ chức, điềutiết kinh tế vĩ mô theo quy luật của kinh tế thị trường, không can thiệp quá sâu, quá mứcvào sự phát triển của thị trường và hoạt động của doanh nghiệp, đ ồng thời tạo điều kiệncho cơ chế liên kết kinh tế thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế.

Đánh giá pháp luật về vị trí, vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường chothấy hệ thống pháp luật liên quan đến doanh nghiệp trong thời gian qua đã giảm dầnnhững can thiệp hành chính từ phía các cơ quan Nhà nước đối với thị trường, đối vớidoanh nghiệp. Nhà nước ngày càng thực hiện đúng hơn vai trò tạo lập các cơ sở hạ tầngkinh tế, xây dựng khung pháp luật đầy đủ và thuận lợi, điều tiết nền kinh tế chủ yếubằng các công cụ kinh tế ở tầm vĩ mô. Nhà nước tôn trọng quyền định đoạt trong đầutư, kinh doanh của nhà đầu tư, doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo dựng ngày càng tốthơn các phương thức, mô hình quản trị kinh doanh hiện đại, phù hợp với thông lệ quốctế. Các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến thành lập doanh nghiệp,gia nhập thị trường, tiếp cận đất đai, nguồn lực ngày càng được cải thiện, giảm mộtcách rõ rệt các phiền hà và chi phí không đáng có về thời gian, tiền bạc cho các doanhnghiệp. Đồng thời Nhà nước cũng xác định rõ trách nhiệm bồi thường cá nhân, tổ chứcbị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong các hoạt động quản lý hành chính, tốtụng và thi hành án.

Tuy nhiên, trong thời gian tới, để cụ thể hóa quy định này của Hiến pháp năm2013, các quy định pháp luật cần được bổ sung, sửa đổi theo hướng tiếp tục xác địnhthật rõ ranh giới: ở đâu, lĩnh vực nào thị trường tự điều tiết; ở đâu, lĩnh vực nào Nhà

Page 86: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

86

nước phải thể hiện vai trò điều tiết của mình. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luậttạo điều kiện thuận lợi cho mọi người thực hiện các quyền của mình , đồng thời, Nhànước phải đưa ra được các chính sách thống nhất, không đi ngược lại sự phát triểnkhách quan của thị trường nhưng cần tác động đúng lúc để sửa chữa những sai lệch củathị trường. Thể chế pháp luật cần tạo hành lang pháp lý để thay đổi tư duy, nhận thức vềNhà nước; chuyển từ vai trò quản lý nặng về quyền uy, mệnh lệnh sang thực hiện chứcnăng phục vụ nhân dân, phục vụ sự phát triển của xã hội; dùng cơ chế thị trường đểkích thích sản xuất, khuyến khích sự năng động, sáng tạo của doanh nghiệp, của ngườilao động.

3.1.5. Về tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục kế thừa quy định của các Hiến pháp năm 1980 và1992 về đất đai, tài nguyên thiên thiên, các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý thuộc sởhữu toàn dân . Tuy nhiên, trên cơ sở Điều 17 và Đ iều 18 của Hiến pháp năm 1992, Hiếnpháp năm 2013 có những điều chỉnh nhằm quy định khái quát, hợp lý và chính xác hơnphạm vi, đối tượng các loại tài sản thuộc sở hữu toàn dân, cụ thể:

- Tiếp tục sử dụng khái niệm “sở hữu toàn dân” nhưng định danh tài sản thuộc sởhữu toàn dân là “ tài sản công” và xác định rõ toàn dân là chủ sở hữu thông qua đại diệncủa mình là Nhà nước để thực hiện các quyền của chủ sở hữu. Nhà nước là đại diện chủsở hữu toàn dân, đồng thời thực hiện chức năng thống nhất quản lý đối với tài sản thuộcsở hữu toàn dân.

- Tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân với lập luận rằng đất đai làlãnh thổ thiêng liêng của quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, nguồn lực quan trọng đểphát triển đất nước, vấn đề sở hữu đất đai được xem k hông chỉ là vấn đề kinh tế mà cònlà vấn đề chính trị - xã hội. Đất đai không của riêng tổ chức, cá nhân nào, không củamột tầng lớp, gia cấp nào mà phải thuộc về toàn thể dân tộc, vì thế chỉ có Nhà nước mớiđủ tư cách được nhân dân trao quyền đại diện chủ sở hữu nhằm bảo đảm quản lý, khaithác, sử dụng đất đai vì lợi ích chung của toàn xã hội. Ngoài ra, việc tiếp tục quy địnhsở hữu toàn dân đối với đất đai còn được xem là phù hợp với bản chất chế độ XHCN.Trong quá trình nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 đã có luồng ý kiếncho rằng, các vấn đề bất cập trong quản lý đất đai hiện thời (trong đó có tình trạng giatăng khiếu kiện đông người, tình trạng tham nhũng trong quản lý đất đai) có nguồn gốctừ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, do đó cần xem xét lại quy định về chế độ sởhữu toàn dân đối với đất đai, thay thế bằng nhiều hình thức sở hữu. Tuy nhiên, nhữngnhà lập hiến cho rằng những tồn tại trên chủ yếu xuất phát từ những bất cập trong quảnlý đất đai cũng như sự yếu kém trong khâu tổ chức thực hiện pháp luật, chứ không hẳnlà do việc tiếp tục duy trì chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.

- Sử dụng khái niệm “tài nguyên nước” đã được quy định cụ thể trong Luật tài nguyênnước năm 2012 và khái niệm “tài nguyên khoáng sản”, vì cho rằng khoáng sản khi tồn tạidưới dạng tài nguyên mới thuộc sở hữu toàn dân, nhưng khi đã được khai thác thì có thểthuộc nhiều hình thức sở hữu.

- Không liệt kê cụ thể các loại tài nguyên mà chỉ quy định khái quát “đất đai,tàinguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên

Page 87: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

87

nhiên khác”, theo đó khẳng định tài nguyên thiên nhiên, ví dụ như rừng tự nhiên, mớithuộc sở hữu toàn dân, còn rừng trồng, rừng kinh tế có thể thuộc nhiều hình thức sởhữu .

- Thay cụm từ “phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp,công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật,ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là củaNhà nước” bằng cụm từ mang tính khái quát hơn là “các tài sản do Nhà nước đầu tư,quản lý”.

- Tiếp tục khẳng định hai chức năng cơ bản của Nhà nước là thực hiện quyền đạidiện chủ sở hữu toàn dân và thống nhất quản lý đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dânvới lập luận rằng điều đó để bảo đảm v iệc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyênđúng mục đích, hiệu quả và phát triển bền vững, theo đó: “ Các tài sản công thuộc sởhữu toàn dân gồm có: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ởvùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư,quản lý” (Điều 53).

Việc thực hiện chế độ sở hữu toàn dân được cho là không làm hạn chế đến quyềncủa tổ chức, cá nhân sử dụng, khai thác các nguồn tài nguyên, tài sản công theo quyđịnh của pháp luật. Tuy nhiên, Hiế n pháp năm 2013 chỉ quy định rất khái quát về chếđộ sở hữu toàn dân, vì vậy, các văn bản luật cần tiếp tục làm rõ nội hàm chế định này,theo đó, cần trả lời câu hỏi “Nhà nước” trong từng trường hợp cụ thể là cơ quan nào?Ngoài ra, một yêu cầu khác đặt ra đó là cần phân biệt rõ vai trò quản lý Nhà nước và vaitrò đại diện chủ sở hữu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tài sản côngthuộc sở hữu toàn dân cũng như làm rõ chế độ trách nhiệm pháp lý trong việc quản lý,khai thác, sử dụng tài sản công thuộc sở hữu toàn dân. Một trong những giải pháp đểtách bạch chức năng đại diện chủ sở hữu của Nhà nước và chức năng quản lý nhà nướcđối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân là từng bước chuyển việc thực hiện chức năng đạidiện chủ sở hữu từ các cơ quan hành chính Nhà nước (các bộ, UBND cấp tỉnh) sangmột cơ quan chuyên trách không thực hiện chức năng quản lý nhà nước và có tính chấtđộc lập.

3.1.6. Về quản lý, sử dụng đất đaiTrong các tài nguyên thiên nhiên, Nhà nước Việt Nam đặc biệt quan tâm đến việc

quản lý tài nguyên đất đai và bảo đảm quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân. Các quyđịnh về đất đai trong Hiến pháp năm 2013 đã sửa đổi, bổ sung Điều 18 Hiến pháp năm1992 theo hướng quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn. Cụ thể:

“Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đấtnước, được quản lý theo pháp luật. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuêđất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất,thực hiện các quyền vànghĩa vụ theo quy định của luật. Quyền sử dụng đất được phápluật bảo hộ” (Điều 54).

Với quy định “Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất vàquyền sử dụng đất được pháp luật bảo hộ ”, một mặt, Hiến pháp năm 2013 tiếp tục

Page 88: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

88

khẳng định quyền đại diện chủ sở hữu của Nhà nước đối với đất đai, mặt khác tạo sựyên tâm cho người được giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất khai thác,sử dụng đất lâu dài, ổn định và đúng mục đích. Quy định này cũng tạo cơ sở hiến địnhcho các văn bản pháp luật cụ thể hóa Hiến pháp với những quy định linh hoạt đối vớitừng loại đất và trách nhiệm, nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Như đã phân tích ở trên, tài nguyên đất đai được xem là nguồn lực quan trọng, cầnđược khai thác, sử dụng hiệu quả nhằm mục đích phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, bảovệ và phát triển đất nước. Việc thu hồi đất trong một số trường hợp để thực hiện cácmục đích đó vừa liên quan đến quyền sở hữu toàn dân về đất đai, vừa liên quan đếnquyền của người sử dụng đất, vì vậy rất phức tạp. Thực tế cho thấy việc thu hồi đất vừaqua ở nhiều địa phương đã phát sinh nhiều tiêu cực gây ra tình trạng khiếu kiện rộngkhắp, thậm chí rối loạn ở một số nơi. Trong số các nguyên nhân có nguyên nhân doHiến pháp và pháp luật về đất đai quy định chưa cụ thể việc thu hồi đất.

Để khắc phục tình trạng này, Hiến pháp năm 2013 đã quy định cụ thể về các trườnghợp thu hồi đất, theo đó, Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trongnhững trường hợp đáp ứng được 3 tiêu chí: Một là ; các trường hợp thu hồi phải thật sựcần thiết. Hai là; các trường hợp đó phải vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triểnkinh tế - xã hội vìlợi ích quốc gia, công cộng. Ba là; các trường hợp đó phải do luật định.Như vậy, theo các nhà lập hiến, việc thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế -xã hội vẫn là cần thiết trong điều kiện phát triển của Việt Nam hiện nay, song để tránhviệc lợi dụng quy định này để thu hồi đất tràn lan, gây thiệt hại cho người có quyền sởdụng đất, bên cạnh quy định rất chặt chẽ như trên, Hiến pháp năm 2013 xác định rõ:“Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của phápluật”.

Ngoài ra, Hiến pháp năm 2013 bổ sung quy định về việc “..trưng dụng đất trongtrường hợp thật cần thiết do luật định để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặctrong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai” để thống nhấtvới quy định tại Điều 32 của Hiến pháp về trưng dụng tài sản. Tuy nhiên, do đất đaithuộc sở hữu toàn dân, không thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nên không thể áp dụngtrình tự, thủ tục trưng dụng như tài sản thông thường. Vì thế, quy định mới này về trưngdụng đất của Hiến pháp năm 2013 cần được cụ thể hóa trong Luật đất đai.

Thực tế là trong thời gian thực hiện sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng là lúc QuốcHội xem xét dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Do đó, tư tưởng sửa đổi các quy định vềđất đai trong Hiến pháp năm 2013 đã được các cơ quan hữu quan nắm bắt và thể hiệnmột phần trong Luật Đất đai sửa đổi đã được thông qua ngày 29/11 /2013.

3.1.7. Về tài chính công, đơn vị tiền tệ quốc giaCùng với tài sản công, một nội dung mới được quy định trong Hiến pháp năm

2013 là tài chính công và đơn vị tiền tệ quốc gia.

Theo quy định tại Chương VI của Hiến pháp năm 1992 thì Quốc Hội quyết địnhchính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sáchTrung ương; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước, quy định về các loại thuế. Đây là

Page 89: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

89

những vấn đề thuộc tài chính công - bộ phận cấu thành quan trọng của nền tài chính quốcgia, nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, yếu tố mang tính quyết định để kinh tế nhànước đóng vai trò chủ đạo và có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển kinh tế, bảo đảmviệc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước. Tuy nhiên, Hiến pháp năm 1992, tại Chương“Chế độ kinh tế”, lại không có điều riêng quy định về vấn đề này. Hiến pháp năm 2013 cómột điều riêng quy định về cơ cấu, nguyên tắc xác lập, quản lý và sử dụng tài chính công:

“Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tà ichính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, côngbằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật. Ngân sách nhà nước gồm ngân sáchTrung ương và ngân sách địa phương; trong đó ngân sách Trung ương giữ vai trò chủđạo, bảo đảm nhiệm vụ chi của quốc gia. Các khoản thu, chi ngân sách nhà nước phảiđược dự toán và do luật định ” (Điều 55).

Việc xác định rõ các tài sản thuộc sở hữu toàn dân - tài sản công và tài chính côngtạo cơ sở cho việc quản lý, sử dụng các nguồn lực vật chất c ần thiết, quan trọng này đểthúc đẩy, khuyến khích đầu tư phát triển, bảo đảm an toàn sức mạnh kinh tế Nhà nước,giúp Nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế vì phúc lợi chung của nhân dân. Đồngthời, việc xác định phù hợp phạm vi, đối tượng các loại tà i sản công, tài chính công nhưquy định trong Điều 55 Hiến pháp năm 2013 cũng mở rộng dư địa cho sự phát triển củakhu vực tư.

Bên cạnh đó, lần đầu tiên đơn vị tiền tệ quốc gia được hiến định là Đồng ViệtNam nhằm bảo vệ chủ quyền tiền tệ và an ninh tài chính quốc gia. Đồng thời, Hiếnpháp năm 2013 quy định trách nhiệm của Nhà nước là bảo đảm ổn định giá trị đồng tiềnquốc gia, thông qua các luật về hoạt động ngân hàng, tổ chức tín dụng và chính sáchtiền tệ quốc gia.

3.1.8. Về thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí; phòng, chống tham nhũngTại Đại hội lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định, để đẩy mạnh xây

dựng Nhà nước pháp quyền XHCN thì phòng, chống tham nhũng, lãng phí và thựchành tiết kiệm là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Mọi cán bộ Đảng, Nhà nước,MTTQ, các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến cơ sở và từng đảng viên phải gươngmẫu thực hiện và trực tiếp tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí 126.

Hiến pháp năm 1992 đã quy định tại Điều 27 về chính sách tiết kiệm, tuy nhiênquy định này chưa đề cập việc chống lãng phí và phòng, chống tham nhũng. Thực hànhtiết kiệm và chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng được xem là những vấn đề bứcxúc trong thực tiễn, không chỉ trong lĩnh vực quản lý kinh tế và tài chính mà còn trongtất cả các lĩnh vực của đời sống, do đó cần được nhấn mạnh để thể hiện quyết tâm vànâng cao ý thức, trách nhiệm của toàn xã hội đối với nhiệm vụ này. Theo tinh thần đó ,kế thừa và phát triển quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 quy định:“Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống thamnhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý Nhà nước”.

126 Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X củaĐảng Cộng sản Việt Nam.

Page 90: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

90

3.2.Một số gợi ý cụ thể về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế đểphù hợp với Hiến pháp năm 2013

Hiến pháp năm 2013 có nhiều nội dung hiến định mới thể hiện tư tưởng, tầmnhìn dài hạn đối với lĩnh vực kinh tế, đòi hỏi cần được tiếp tục cụ thể hóa, làm rõ nộihàm trong quá trình xây dựng, sửa đổi các luật, pháp lệnh có liên quan hoặc ban hànhvăn bản pháp luật mới, trong đó cần đặc biệt chú trọng ban hành mới và sửa đổi, bổsung các luật phục vụ tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, hoànthiện thể chế kinh tế thị trường; các luật liên quan đến quyền sở hữu, quyền tự do kinhdoanh; các luật kiến tạo môi trường thuận lợi và cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, thúcđẩy, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Dưới đây là mộtsố gợi ý cụ thể:

3.2.1.Đối với các dự án luật về kinh tế đã được đưa vào Chương trình xâydựng luật, pháp lệnh của Quốc Hội khóa XIII, cần cụ thể hóa, làm rõ những quyđịnh sau đây của Hiến pháp năm 2013

(1)Dự án Luật chứng khoán (sửa đổi) :

- Quy định về tính chất, mô hình của nền kinh tế thị trường định hướng XHCNvới nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, Nhà nước khuyến khích, tạo điềukiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinhdoanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước (Điều 51).

- Quy định về việc Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiếtnền kinh tế trên cơ sở tôn trọng cá c quy luật thị trường (Điều 52) nhằm khuyến khích sựphát triển của các loại hình tổ chức doanh nghiệp dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợpnhư loại hình công ty cổ phần để thu hút, kết hợp nguồn vốn đầu tư thuộc các hình thứcsở hữu khác nhau, tạo động lực phát triển kinh tế; tạo hành lang pháp lý đồng bộ cho sựphát triển của các công ty cổ phần. Theo đó, cần thống nhất quy định về quản trị công tyđối với công ty niêm yết phù hợp với quy định về quản trị công ty trong Luật doanhnghiệp; hoàn thiện các quy định về quản trị rủi ro và an toàn tài chính; hoàn thiện chế độcông bố thông tin nhằm bảo đảm tính minh bạch của thị trường phù hợp hơn với trình độvà đòi hỏi ngày càng cao của thị trường (về chủng loại và chất lượng hàng hoá, sự đadạng của dịch vụ cung cấp, tính chuyên nghiệp của các tổ chức trung gian thị trường,nhận thức của nhà đầu tư…), đ áp ứng yêu cầu hội nhập thị trường tài chính khu vực vàthế giới; củng cố, tăng cường vị thế của cơ quan quản lý thị trường là Ủy ban Chứngkhoán Nhà nước trong việc điều hành thị trường kịp thời, hiệu quả, được hướng dẫn cáchoạt động về chứng khoán và thực hiện quản lý toàn diện các đối tượng tham gia thịtrường; giao quyền tự quản cho các Sở giao dịch chứng khoán nhằm phát huy vai trò củacác nhà tổ chức thị trường theo thông lệ quốc tế.

(2) Dự án Luật doanh nghiệp (sửa đổi):

- Cơ chế bảo đảm thực hiện các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền tựdo kinh doanh (Điều 33).

- Tính chất, mô hình của nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước

Page 91: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

91

giữ vai trò chủ đạo; các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nềnkinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theopháp luật; Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cánhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế,góp phần xây dựng đất nước; tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất,kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa (Điều 51).

- Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơsở tôn trọng các quy luật thị trường (Điều 52). Việc này cần theo hướng xác định Luậtdoanh nghiệp là luật gốc về thành lập và quản trị kinh doanh, trong đó đặc biệt quantâm đến nội dung hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước theonguyên tắc thị trường và thông lệ quốc tế và áp dụng các nguyên tắc mới về quản trịdoanh nghiệp nhà nước trên cơ sơ làm rõ nội hàm kinh tế nhà nước, không đồng nhấtdoanh nghiệp nhà nước với kinh tế nhà nước

(3) Dự án Luật đầu tư (sửa đổi):

- Quy định về tính chất, mô hình của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN,về sự bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh giữa các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế(Điều 51).

- Quy định về vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chếkinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường (Điều 52). Việcnày cần theo hướng tiếp tục khẳng định chính sách cơ bản của Nhà nước khuyến khíchnhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện hoạt động đầu tư phù hợp với chiếnlược, quy hoạch, kế hoạch và định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ;tạo bước chuyển biến mới về cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện dự án đầu tư;giải quyết những khó khăn trong hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, đặc biệt lànhững vướng mắc trong việc áp dụng các quy định về điều kiện đầu tư và thủ tục đầutư; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư,đồng thời hoàn thiện cơ chế phối hợp và chế độ phân cấp quản lý hoạt động đầu tư; tạocơ sở pháp lý đồng bộ để củng cố, tăng cường cơ chế khuyến khích, bảo hộ đầu tư nướcngoài nhằm tạo môi trường thuận lợi, minh bạch, có sức hấp dẫn, cạnh tranh; tiếp tụcmở rộng, khuyến khích đầu tư đối với các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệmới, bảo vệ môi trường, sản xuất và sử dụng năng lượng sạch, các dự án đầu tư vàonông nghiệp, nông thôn, nuôi trồng, chế biến các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, cácdự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; các dự án phát triển giáo dục, đào tạo, ytế, các dự án có tác động lớn đến kinh tế, xã hội, có giá trị gia tăng cao, các dự án đầutư tại địa bàn kinh tế, xã hội khó khăn…

(4) Dự án Luật đầu tư công:

- Quy định về quan điểm phát triển kinh tế bền vững (Điều 50). Việc này cần theohướng nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất từ đó tác động mạnh mẽ vào quá trìnhtái cơ cấu đầu tư; tăng cường, xiết chặt kỷ luật về đầu tư công, khắc phục tình trạng đầutư dàn trải, phân tán, lãng phí, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư công theo đúng mụctiêu, định hướng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảmtính công khai, minh bạch; đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu hội

Page 92: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

92

nhập, phù hợp với thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu của các đối tác phát triển về việcminh bạch và chuẩn mực trong quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

(5) Dự án Luật đấu giá tài sản:- Quy định về quyền sở hữu tư nhân được bảo hộ (Điều 32).- Quy định về tính chất, mô hình nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN; các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo phápluật; doanh nhân, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân được Nhà nước khuyến khích, tạo điềukiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh (Điều 51).

- Quy định về việc Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nềnkinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường (Điều 52). Việc này cần n hằm thúc đẩyhoạt động bán đấu giá tài sản theo định hướng phát triển một dịch vụ chuyên nghiệp , gópphần thúc đẩy các giao dịch dân sự, thương mại trong xã hội và hỗ trợ việc thi hành phápluật trong nhiều lĩnh vực liên quan; tạo sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng gi ữa các tổchức bán đấu giá thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, từ đó tạo cơ sở pháp lý bảođảm việc bán đấu giá tài sản thực sự khách quan, công khai, minh bạch, hiệu quả, hạn chếtình trạng tiêu cực, thất thoát tài sản; tăng cường bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp củangười có tài sản bán đấu giá, người mua được tài sản bán đấu giá, góp phần nâng caohiệu quả hoạt động bán đấu giá tài sản; tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, tạo sự bình đẳng,cạnh tranh lành mạnh giữa các tổ chức bán đấu giá tài sản chuyên nghiệp; nâng cao tínhchuyên nghiệp trong hoạt động bán đấu giá tài sản; quy định chặt chẽ tiêu chuẩn, điềukiện hành nghề đấu giá, quản lý đấu giá viên khi hành nghề; điều kiện đăng ký kinhdoanh đối với các doanh nghiệp bán đấu giá.

(6) Dự án Luật đô thị:- Quy định về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân (Điều 52). Việc

này cần theo hướng Nhà nước quản lý đô thị tập trung thống nhất, xây dựng hệ thốngcơ chế, chính sách đồng bộ về xây dựng, quản lý và phát triển đô thị trên phạm vi toànquốc với các nội dung chính như phân loại đô thị, quy hoạch đô thị, cải tạo và chỉnhtrang khu đô thị, phát triển khu đô thị mới, đất đô thị, đường phố và các công trình giaothông, cấp nước đô thị, môi trường đô thị... từ đó, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế- xã hội ở đô thị.

(7) Dự án Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi):

- Quy định về quyền tự do kinh doanh (Điều 33).

- Quy định về nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN(Điều 51).

- Quy định Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinhtế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường (Điều 52).

- Quy định về người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, quyền sử dụngđất được pháp luật bảo hộ (Điều 54). Việc này cần theo hướng: Tăng cường vai tròquản lý của Nhà nước để kiểm soát thị trường bất động sản, bảo đảm cho thị trường bấtđộng sản được phát triển theo đúng quy hoạch, kế hoạch, định hướng, bền vững và kết

Page 93: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

93

nối thông suốt với các thị trường khác trong nền kinh tế, góp phần phát triển kinh tế -xã hội của đất nước; tạo môi trường pháp lý thông thoáng, bình đẳng để huy động hiệuquả các nguồn lực của xã hội tham gia vào thị trường bất động sản; tạo điều kiện thuậnlợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và người dân tham gia hoạt động kinh doanhbất động sản; tăng cường hội nhập quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư nướcngoài vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, trên cơ sở bảo đảm chủ quyền quốc gia,giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; hoàn thiện cơ cấu các chủ thể thamgia thị trường bất động sản, tăng cường năng lực và nâng cao trách nhiệm của cácdoanh nghiệp kinh doanh bất động sản, nâng cao chất lượng, tính chuyên nghiệp củacác nhà môi giới, định giá, quản lý bất động sản để thị trường bất động sản hoạt độnghiệu quả, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thểtham gia thị trường bất động sản.

(8) Dự án Luật quy hoạch:

- Quy định về Nhà nước thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quảnlý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tếquốc dân (Điều 52). Việc này cần theo hướng điều chỉnh chung các loại quy hoạch pháttriển trên phạm vi cả nước nhằm tạo sự thống nhất, liên kết, khớp nối trong hệ thốngquy hoạchViệt Nam, phát huy sức mạnh tổng hợp và chức năng điều tiết vĩ mô củacông tác quy hoạch trong phát triển kinh tế-xã hội; tạo cơ chế thẩm định quy hoạch độclập, tập trung, do một đầu mối chịu trách nhiệm; đề cao trách nhiệm của người đứngđầu trong xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch.

(9) Dự án Luật phá sản (sửa đổi):

- Quy định về tính chất, mô hình của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vềsự bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh giữa các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế; Nhànước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khácđầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựngđất nước (Điều 51);

- Quy định về việc Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nềnkinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường (Điều 52). Việc này cần theo hướngnhằm tạo sự thuận lợi cho sự rút lui khỏi thị trường của các doanh nghiệp, hợp tác xã; bảođảm trình tự và thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản dân chủ, công khai, nhanhgọn, công bằng, thuận lợi; bảo đảm cơ chế phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã bị lâm vàotình trạng phá sản theo chủ trương tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăngtrưởng cho doanh nghiệp, hợp tác xã có khả năng phục hồi hoạt động sản xuất kinhdoanh, thoát khỏi tình trạng thua lỗ, phá sản, bảo đảm tối đa quyền lợi của người laođộng.

(10) Dự án Luật thống kê (sửa đổi) :

- Quy định của Hiến pháp về tính chất, mô hình nền kinh tế (Điều 51).- Quy định về vai trò của Nhà nước thực hiện quản lý, điều hành nền kinh tế vĩ

mô (Điều 52). Việc này cần theo hướng m ở rộng phạm vi điều chỉnh và bổ sung đốitượng áp dụng, bao gồm cả các tập đoàn kinh tế, các cơ sở kinh tế là chi nhánh của doanh

Page 94: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

94

nghiệp, các trang trại, tổ sản xuất...; phân định rõ, tránh trùng lặp, chồng chéo giữa cáccuộc điều tra thống kê, giữa các chế độ báo cáo thống kê và giữa các cuộc điều tra thốngkê với các chế độ báo cáo thống kê; quy định về hệ thống chỉ tiêu quốc gia là một trongnhững căn cứ chung để xây dựng hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;hoàn thiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân điều trathống kê cũng như các tổ chức báo cáo thống kê theo hướng tăng trách nhiệm; bổ sungcác quy định về chế tài trong thống kê; nghiên cứu tăng thẩm quyền cho c ơ quan thốngkê quốc gia là cơ quan độc lập do Quốc Hội thành lập, hoạt động theo luật và các tiêuchí của thị trường.

(11) Dự án Luật Du lịch (sửa đổi):

- Quy định về tính chất, mô hình của nền kinh tế (Điều 51) và vai trò của Nhànước trong nền kinh tế (Điều 52). Việc này cần theo hướng tạo cơ sở pháp lý thuận lợicho chiến lược phát triển du lịch để xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn trong sựnghiệp phát triển đất nước; khuyến khích hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch từnguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tựnguyện của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài; xác định chỉ những tàinguyên nào có khả năng thu hút khách du lịch, có khả năng khai thác và được ngành dulịch tận dụng để sinh ra lợi ích kinh tế - xã hội mới gọi là tài nguyên du lịch cho phùhợp với thực tế; tăng cường vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về dulịch trong việc quản lý sử dụng tài nguyên du lịch.

(12) Dự án Luật quản lý ngoại thương:

- Quy định về tính chất, mô hình nền kinh tế (Điều 51) và vai trò của Nhà nướctrong nền kinh tế quốc dân (Điều 52). Việc này cần theo hướng luật hóa và thống nhấtcác quy định điều chỉnh quan hệ giữa Nhà nước và thương nhân, tạo cơ sở pháp lý choviệc quản lý điều hành hoạt động ngoại thương, bảo đảm tính thống nhất của hệ thốngpháp luật ngoại thương; cân bằng lợi ích giữa hoạt động quản lý nhà nước về ngoạithương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và khuyến khích, tạo điều kiện cho sự pháttriển hoạt động ngoại thương của thương nhân; hoàn thiện, bổ sung các quy định liênquan đến công cụ xúc tiến thương mại mới để nâng cao tối đa hiệu quả của hoạt động xúctiến ngoại thương; hình thành một cơ chế quản lý ngoại thương mới với một cơ quanquản lý ngoại thương tập trung có thẩm quyền đủ lớn để hoạch định chính sách, pháp luậtngoại thương thống nhất, hiệu quả trên toàn quốc, tránh tình trạng lợi ích cục bộ ngành,địa phương

3.2.2. Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới một số văn bản pháp luật mà chưa cótrong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII để cụ thể hóa, làm rõ nhữngquy định sau đây của Hiến pháp năm 2013:

- Sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật cạnh tranh để cụ thể hóa quy định vềnền kinh tế thị trường định hướng XHCN; các chủ thể bình đẳng, hợp tác và cạnh tranhtheo pháp luật (Điều 51) và vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế (Điều 52). Việc nàycần theo hướng hoàn thiện pháp luật cạnh tranh với tư cách là một trong những trụ cộtcủa pháp luật kinh tế nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các chủ thể cạnh tranh lành mạnh; quyđịnh mức phạt nghiêm khắc đối với hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh cũng như biện

Page 95: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

95

pháp xử lý hình sự đối với các tội phạm có liên quan; xây dựng mô hình cơ quan quản lýcạnh tranh trên cơ sở Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng Cạnh tranh theo hướng là cơquan độc lập do Quốc Hội thành lập và tổ chức, hoạt động theo Luật và các tiêu chí củathị trường.

- Sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật khoáng sản để cụ thể hóa quy định vềquan điểm phát triển bền vững (Điều 50), tính chất, mô hình nền kinh tế (Điều 51), vaitrò của Nhà nước trong nền kinh tế (Điều 52), tài nguyên khoáng sản thuộc sở hữu toàndân (Điều 53). Việc này cần theo hướng định nghĩa cụ thể khái niệm “tài nguyênkhoáng sản” và sử dụng thống nhất khái niệm này trong Luật, bám sát bản chất, đặcđiểm của tài nguyên khoáng sản, đi sâu vào thực chất của quá trình chuyển quyền sở hữutừ khi khoáng sản chưa khai thác (sở hữu toàn dân) đến khi mỏ khoáng sản được cấp chotổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác (sở hữu tư nhân, doanh nghiệp) để có cơ chế quản lýbảo đảm lợi ích của chủ sở hữu khi chuyển hình thức sở hữu; gỡ bỏ sự chồng chéo giữacấp phép sử dụng đất và cấp phép khai thác khoáng sản; quy định rõ hơn vai trò Nhànước với tư cách là chủ sở hữu tài nguyên khoáng sản thông qua hoạt động lập, phê duyệtchiến lược, quy hoạch khoáng sản nhằm khai thác sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quảtài nguyên khoáng sản, có tính tới lợi ích trước mắt và lâu dài; gắn khai thác khoáng sảnvới phát triển bền vững, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và địaphương; nghiên cứu quy định về độc quyền đầu tư thăm dò, khai thác hoặc tham giakhai thác với cổ phần chi phối đối với một số loại khoáng sản như: urani, than, bauxite,titan, quặng sắt, đồng...; đối với một số loại khoáng sản khác, mở rộng hình thức chophép thăm dò, khai thác, tăng hiệu quả khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản,tăng thu ngân sách nhà nước thông qua hình thức đấu giá quyền hoạt động khoáng sản,hợp đồng khai thác, cho thuê mỏ…

- Sửa đổi, bổ sung Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng để cụthể hóa quy định về nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN(Điều 51); Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trêncơ sở tôn trọng các quy luật thị trường (Điều 52). Việc này cần theo hướng: Kết hợp táicơ cấu hệ thống ngân hàng với việc điều chỉnh cấu trúc của thị trường tài chính phù hợpvới cấu trúc kinh tế; gắn kết các thị trường cấu thành (bao gồm thị trường tiền tệ, thịtrường vốn và thị trường ngoại hối) vận hành thành một thể thống nhất, ăn khớp và bổtrợ cho nhau, cùng hoạt động an toàn, cạnh tranh, hiệu quả. Xây dựng và hoàn thiệnkhuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường tài chính, tạo sân chơi bình đẳng chocác thành phần kinh tế tiếp cận như nhau nguồn vốn ngân hàng và các giao dịch thịtrường, sản phẩm tài chính được minh bạch hóa, rõ ràng, không chồng chéo. Xây dựnghệ thống tài chính lành mạnh, cạnh tranh với nền tảng thể chế và thông tin minh bạch,qua đó giúp thị trường tài chính phát triển ổn định. Tiếp tục chuyển đổi Ngân hàng Nhànước nhằm tiến tới mô hình một Ngân hàng trung ương độc lập theo hướng hiện đại,trước mắt là hoàn thiện chức năng và hoạt động của Ngân hàng Nhà nước thông quaviệc xác định rõ mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của chính sách tiền tệ, đặc biệt là mụctiêu ổn định giá cả và mục tiêu tăng trưởng kinh tế, làm rõ quyền của Ngân hàng Nhànước trong việc hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ và phân định rõ chức năng,vai trò phối hợp thực thi các chính sách tài khóa tiền tệ, song song với việc định kỳ

Page 96: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

96

đánh giá hiệu quả của từng chính sách. Thể chế hóa sự phối hợp giữa Ngân hàng Nhànước và Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khóa Nhà nước để giám sát thị trường tài chính.Củng cố, đổi mới và hoàn thiện hệ thống thanh tra giám sát thị trường tài chính vớinhững mô hình giám sát bao trùm được các hoạt động phức tạp, đa dạng của thị trườngtài chính.

- Xây dựng Luật chuyên ngành về thanh tra giám sát tài chính, tiến tới xây dựngLuật tổ chức và hoạt động của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia để cụ thể hóa quyđịnh về tính chất, mô hình nền kinh tế (Điều 51), vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế(Điều 52) theo hướng: Từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của hệthống giám sát tài chính Việt Nam đạt mục tiêu thống nhất, đồng bộ, toàn diện, hiệuquả và khả thi cao. Hướng tới đưa Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia trở thành cơquan giám sát tài chính hợp nhất thực thụ trên cơ sở sáp nhập các cơ quan giám sátchuyên ngành, có vị trí độc lập hoặc hoạt động tương đối độc lập để thực hiện thẩmquyền giám sát toàn diện thị trường tài chính trên cả ba lĩnh vực ngân hàng, chứngkhoán và bảo hiểm (chủ yếu tập trung vào giám sát hành vi thị trường và bảo vệ ngườitiêu dùng) song song với sự giám sát chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước, Ủy banChứng khoán Nhà nước và Bộ Tài chính; thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước ở tấtcả các khâu, từ cấp phép gia nhập thị trường đối với các định chế tài chính; quản lý,thanh tra, giám sát hoạt động các định chế tài chính và các thị trường tài chính; thu hồigiấy phép, đóng cửa, giải thể các định chế tài chính...

- Xây dựng Luật năng lượng tái tạo để cụ thể hóa quy định về quan điểm pháttriển bền vững (Điều 50), tính chất, mô hình nền kinh tế (Điều 51), vai trò của Nhànước trong nền kinh tế (Điều 52) theo hướng tạo hành lang pháp lý cho việc khai thácnguồn tài nguyên này phục vụ có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội; ban hành quyhoạch phát triển các nguồn năng lượng tái tạo; tăng cường công tác thẩm tra các dự ánkhai thác tài nguyên tái tạo, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật cụ thể cho các dự ánnày để bảo đảm hiệu quả khai thác gắn với mục tiêu bảo vệ môi trường; khuyến khíchđầu tư dựa trên các hình thức sở hữu tư nhân, sở hữu nước ngoài và sở hữu hỗn hợptrong lĩnh vực năng lượng tái tạo để tận dụng tối đa nguồn vốn từ các thành phần kinhtế.

- Xây dựng Luật đặc khu kinh tế để cụ thể hóa quy định về tính chất, mô hình nềnkinh tế (Điều 51), vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế (Điều 52) theo hướng hệthống hóa và luật hóa các quy định đặc thù dành cho đặc khu kinh tế về cơ chế, chínhsách kinh tế thuần túy lẫn mô hình tổ chức quản lý hành chính và xã hội, cụ thể như mứcđộ tự do hóa trong quy định về chế độ thuế quan đối với hàng hóa xuất - nhập khẩu, chếđộ kiểm soát hải quan, chế độ quản lý hoạt động kinh doanh ở trong nội khu…nhằm tạora một sức hấp dẫn hơn cho đặc khu kinh tế so với các vùng khác, thu hút các nguồn lựcphát triển, mở rộng xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và tri thức quản lý, phát triển tổnghợp vùng và công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Xây dựng Luật về hợp tác công - tư (PPP) nhằm cụ thể hóa quy định nền kinhtế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu,nhiều thành phần kinh tế; các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng

Page 97: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

97

của nền kinh tế; Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho đầu tư, sản xuất, kinh doanh(Điều 51), vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế là xây dựng, hoàn thiện thể chế kinhtế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường (Điều 52). Việc nàycần theo hướng: quy định ở tầm luật định những cơ chế đặc thù chỉ áp dụng cho dự ánhợp tác công - tư mà chưa được nêu hoặc vượt các quy định thông thường tại Luật đầutư, Luật đấu thầu, Luật đất đai, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp...; tạo cơ sở bảo đảmcho quyền và lợi ích của nhà đầu tư, qua đó khuyến khích nhiều nhà đầu tư tham giavào lĩnh vực vốn lớn và rủi ro là cơ sở hạ tầng; xây dựng bộ tiêu chí xác định dự án đưavào danh mục kêu gọi hợp tác công - tư, trong đó quan tâm đến tính hấp dẫn của dự án,cũng như các điều kiện cần có để thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư; quy định rõthời gian, trách nhiệm của từng cơ quan, từng bên và phương thức giải quyết vướngmắc trong quá trình đề xuất, đàm phán và triển khai dự án hợp tác công - tư; quy địnhcụ thể và hợp lý về mức trần tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vào dự án hợp tác công - tư...

- Xây dựng Luật kinh tế biển để cụ thể hóa quy định về quan điểm phát triển bềnvững (Điều 50), tính chất, mô hình của nền kinh tế (Điều 51), vai trò của Nhà nướctrong nền kinh tế quốc dân (Điều 52), nguồn lợi ở vùng biển và các tài nguyên thiênnhiên khác thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu và thống nhấtquản lý (Điều 53). Việc này cần theo hướng tạo cơ sở pháp lý cho việc khai thác cóhiệu quả, bền vững và tương xứng với tiềm năng to lớn của biển, phát triển toàn diệncác ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại như: khai thác, chế biến dầu khí;kinh tế hàng hải; khai thác và chế biến hải sản; phát triển du lịch biển và kinh tế hảiđảo; vận tải biển; xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chếxuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển... kết hợp với bảo vệ môitrường, bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân hoạt động, sinh sống trên biển, đảo vàở những vùng thường bị thiên tai, thực hiện hợp tác quốc tế, bảo vệ vững chắc độc lập,chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Page 98: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

98

PHẦN IV

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUCỦA CÁC HỌC GIẢ VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN HIẾN PHÁP NĂM 2013

Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp là những chủ đề trong thời gian qua được nhiềuhọc giả Việt Nam tiếp cận, khai thác dưới nhiều góc độ, hướng nghiên cứu khác nhau.Phần này đánh giá tình hình nghiên cứu và phân loại các công trình được thực hiệntrong khoảng 5 năm gần đây gắn với việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thựcthi Hiến pháp năm 2013.

4.1. Công trình là sách chuyên khảo, sách tham khảo

• Sách chuyên khảo Hiến pháp: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, do nhómtác giả Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao (đồng chủbiên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011. Đây là cuốn sách có dung lượnglớn, gồm 1131 trang, tập hợp 97 bài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhànghiên cứu ở trong và ngoài nước về luật hiến pháp và chính trị học. Nộidung cuốn sách trình bày về những vấn đề lý luận chung về hiến pháp; hiếnpháp và sửa đổi hiến pháp của Việt Nam; kinh nghiệm xây dựng và sửa đổihiến pháp ở một số nước trên thế giới.

• Sách chuyên khảo Luận về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, của tập thể tác giảVõ Trí Hảo, Nguyễn Minh Tuấn, Đặng Minh Tuấn, Bùi Ngọc Sơn, NguyễnCảnh Bình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013: Đây là cuốn sách tập hợpnhững bài viết của những nhà nghiên cứu về luật hiến pháp đã học tập tạiMỹ, Đức, Pháp. Nội dung của cuốn sách đề cập đến những nguyên lý củaHiến pháp của các nước trên thế giới, nội dung, cơ chế thực thi hiến pháp.

• Sách chuyên khảo Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về sửa đổi hiếnpháp ở Việt Nam hiện nay, do tác giả Nguyễn Như Phát chủ biên, Nxb Khoahọc xã hội, Hà Nội, 2012: Cuốn sách tập trung trình bày những vấn đề chungvề hiến pháp, một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn sửa đổi hiến pháp ở Việt Nam.

• Sách chuyên khảo Những vấn đề lý luận và thực tiễn về sửa đổi, bổ sung hiếnpháp năm 1992 do tác giả Võ Khánh Vinh chủ biên, Nxb Khoa học Xã hội,Hà Nội, 2013. Đây là cuốn sách gồm 363 trang, trình bày những vấn đề lýluận về Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, kinh nghiệm lập hiến ở Việt Nam vàmột số nước trên thế giới, đánh giá, tổng kết Hiến pháp năm 1992, đồng thờiđưa ra những quan điểm và định hướng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm1992.

• Sách tham khảo ABC về Hiến pháp: 83 câu Hỏi-Đáp, của tập thể tác giảNguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Minh Tuấn,Lã Khánh Tùng,Nxb Thế giới, Hà Nội, 2013. Công trình này giới thiệunhững kiến thức phổ thông nhất về Hiến pháp và việc xây dựng, sửa đổi Hiếnpháp. Trình bày những nội dung cơ bản của Hiến pháp về sự khác nhau giữa

Page 99: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

99

quyền con người, quyền công dân, quyền hiến định, việc quy định các quyềntrong hiến pháp và mối quan hệ với các điều ước quốc tế về quyền con ngườimà quốc gia là thành viên, phục vụ cho việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

• Công trình Những vấn đề về Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, Nguyễn ĐăngDung (chủ biên), Nxb Dân trí, Hà Nội, 2012: Cuốn sách trình bày những vấnđề chung và những chế định cơ bản của Hiến pháp, giới thiệu một số bàiphỏng vấn các tác giả về vấn đề sửa đổi Hiến pháp.

• Cuốn Một số vấn đề cơ bản của Hiến pháp các nước trên thế giới (Sáchchuyên khảo), của Ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Chủbiên: Phan Trung Lý, Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Sĩ Dũng, Nxb Chính trịquốc gia, Hà Nội, 2012. Cuốn sách này gồm 7 chương, trình bày về nhiều nộidung về Hiến pháp các nước trên thế giới như: sự đa dạng về quan niệm Hiếnpháp trên thế giới, vấn đề chủ nghĩa hợp hiến, chủ quyền nhân dân, quyềncon người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức bộ máy nhà nướcở trung ương, chính quyền địa phương và quy trình lập hiến ở các nước trênthế giới.

• Công trình Hiến pháp các quốc gia ASEAN-Lịch sử hình thành và phát triểncủa tác giả Tô Văn Hòa, Nxb Hồng Đức, Hà Nội, 2013. Đây là một trongnhững công trình nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về Hiến pháp của các quốcgia ASEAN. Cuốn sách gồm 498 trang, giới thiệu về qui trình, thủ tục sửađổi bổ sung Hiến pháp, cấu trúc lời nói đầu và chế độ nhà nước, nội dung vềquyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, sự áp dụng cơ chế phân quyền, kiểmsoát quyền lực, chế định chính quyền địa phương trong Hiến pháp các quốcgia ASEAN. Trong phần cuối của cuốn sách (Chương VIII), tác giả đã đưa ramột số nhận xét, đánh giá chung về Hiến pháp các quốc gia ASEAN vànhững kinh nghiệm có thể tham khảo đối với Việt Nam như vấn đề hiệu lựctrực tiếp của Hiến pháp, khả năng áp dụng cơ chế phân quyền, cơ chế giámsát quyền lực, phát huy dân chủ trực tiếp, phát huy tính độc lập của tư pháp.

• Cuốn Sửa đổi, bổ sung chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bảncủa công dân và các chế định khác trong Hiến pháp năm 1992 do nhóm tácgiả Phạm Hữu Nghị, Bùi Nguyên Khánh làm chủ biên, Nhà xuất bản Khoahọc Xã hội, Hà Nội, 2012.Cuốn sách đã chỉ ra rằng một số quyền con ngườilà tuyệt đối và có một số quyền có thể bị hạn chế. Nhóm tác giả cho rằng:Một số quyền không phải chịu bất kỳ hạn chế nào như không bị tra tấn vàquyền bảo vệ nhân phẩm. Bất kỳ hình thức tra tấn hoặc hành vi vi phạm nhânphẩm con người đều bị coi là trái với Hiến pháp và trái với pháp luật. Trongnhững trường hợp này phải đặc biệt lưu ý đến việc xác định liệu một biệnpháp cụ thể có cấu thành tội tra tấn hoặc hành vi xâm phạm nhân phẩm conngười hay không. Việc hạn chế quyền cũng phải có những qui định rấtnghiêm ngặt đề không làm mất đi bản chất của quyền: Đầu tiên các biện phápxâm phạm các quyền cơ bản phải phù hợp với các mục tiêu theo đuổi. Thứhai, hạn chế phải là cần thiết để đạt được các mục đích hợp pháp, ví dụ như

Page 100: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

100

để ngăn chặn sự bùng nổ của một dịch bệnh trong trường hợp hạn chế về tựdo đi lại nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Yêu cầu này không được đáp ứngkhi có các biện pháp khác có hiệu quả như nhau nhưng sẽ vi phạm các quyềncơ bản liên quan đến mức độ ít hơn. Ví dụ nếu chỉ có một số khu vực bị ảnhhưởng bởi dịch bệnh, hạn chế duy nhất vào quyền tự do đi lại đối với các khuvực bị ảnh hưởng sẽ được coi là hợp Hiến pháp, trong khi nếu cấm hoàn toàntự do di chuyển trong phạm vi lãnh thổ liên bang sẽ được coi là quá mứchoặc không cần thiết. Cuối cùng, chi phí của các biện pháp hạn chế tự do cánhân phải không lớn hơn lợi ích mà biện pháp đó mang lại cho cộng đồng.

• Cuốn Các thiết chế hiến định độc lập-Kinh nghiệm quốc tế và triển vọng ởViệt Nam, công trình của Viện Chính sách công và Pháp luật (IPL), Nhà xuấtbản Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013 giới thiệu khái quát về các thiếtchế hiến định độc lập, về thiết chế Ombudsman (Thanh tra Quốc Hội) ở cácnước trên thế giới và nhu cầu thành lập Ombudsman ở Việt Nam; Cơ quanbầu cử quốc gia ở trên thế giới và việc hiến định cơ quan này trong Hiếnpháp năm 1992 sửa đổi năm 2013 của Việt Nam; Cơ quan kiểm toán quốc giavà Ngân hàng nhà nước; Cơ quan công vụ và cơ quan phòng, chống thamnhũng quốc gia; Cơ quan quốc gia về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người;Cơ quan bảo hiến, các mô hình bảo hiến trên thế giới và bài học kinh nghiệmđối với Việt Nam.

• Cuốn Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi Hiếnpháp năm 1992, của tác giả Trần Ngọc Đường, Nxb Chính trị Quốc gia, HàNội, 2012 trình bày cơ sở lý luận về phân công, phối hợp và kiểm soát quyềnlực nhà nước, phù hợp với hệ thống chính trị của Việt Nam, đồng thời đưa ramột số giải pháp tiếp tục hoàn thiện việc phân công, phối hợp và kiểm soátquyền lực nhà nước trong mối quan hệ với các chủ thể cấu thành hệ thốngchính trị nước ta nhằm góp phần sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

• Cuốn Sự tham gia của nhân dân vào quy trình lập hiến - Lý luận, thực tiễntrên thế giới và ở Việt Nam, của Viện Chính sách công và Pháp luật, do nhómtác giả Đào Trí Úc, Nguyễn Thị Mơ, Nguyễn Văn Thuận, Vũ Công Giao làmchủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2013. Đây là cuốn sách tậphợp những bài viết của các chuyên gia luật tham dự Hội thảo “Vai trò, sựtham gia của nhân dân trong xây dựng và thực thi Hiến pháp: Những vấn đềlý luận và thực tiễn trên thế giới và ở Việt Nam ” vào ngày 16/9/2013 tại HàNội. Nội dung của cuốn sách giới thiệu, đánh giá đầy đủ, toàn diện về nhiềuvấn đề, từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên thế giới về sự tham gia củanhân dân vào xây dựng, sửa đổi Hiến pháp đến thực tiễn thực thi vấn đề nàyở Việt Nam.

• Cuốn Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc xây dựng và ban hành hiếnpháp, của nhóm tác giả Trần Ngọc Đường, Bùi Ngọc Sơn, Nxb Chính trịQuốc gia, Hà Nội, 2013. Các tác giả cuốn sách đã thành công trong việc trìnhbày cơ sở lý luận và thực tiễn về các mô hình hiến pháp và xác định mô hình

Page 101: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

101

tổng thể hiến pháp của Việt Nam đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đấtnước. Những vấn đề như xác định nội dung, phạm vi của một bản hiến pháp;cơ sở lý luận và thực tiễn về quy trình, thủ tục ban hành hiến pháp và việcquy định quy trình sửa đổi hiến pháp nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu xâydựng và phát triển đất nước phù hợp với tình hình mới đã được phân tích kháđầy đủ trong cuốn sách này.

• Cuốn Xây dựng và bảo vệ Hiến pháp-Kinh nghiệm thế giới và Việt Nam, dotác giả Nguyễn Đăng Dung (Chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2010 phântích quan niệm về Nhà nước pháp quyền và mối quan hệ biện chứng giữaNhà nước pháp quyền với Hiến pháp; kinh nghiệm lập hiến và bảo vệ Hiếnpháp của một số quốc gia trên thế giới; những liên hệ với nền lập hiến ViệtNam trước yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền.

• Cuốn Cơ chế giám sát hiến pháp với việc bảo đảm quyền con người, do tácgiả Vũ Văn Nhiêm chủ biên, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2012 giới thiệu một sốvấn đề lí luận cơ bản về cơ chế giám sát hiến pháp và thực trạng cơ chế giámsát hiến pháp ở Việt Nam cùmg phương hướng đổi mới, đáp ứng yêu cầu xâydựng nhà nước pháp quyền, bảo vệ quyền con người.

• Cuốn Bình luận Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 của ViệnChính sách công và Pháp luật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014. Đây làcuốn sách đầu tiên bình luận về tất cả các chế định của Hiến pháp 2013, trongđó tập trung vào các chế định về chế độ chính trị, quyền con người, quyềncông dân, và về bộ máy nhà nước. Trong cuốn sách này, các tác giả bước đầuphân tích những điểm mới của Hiến pháp 2013 so với Hiến pháp năm 1992,đồng thời chỉ ra những thách thức và đề xuất một số giải pháp nhằm thực thihiệu quả các quy định của Hiến pháp năm 2013.

4.2. Công trình là các tuyển tập các bài viết từ các Hội thảo khoa học

Trong quá trình lấy ý kiến của nhân dân vào việc sửa đổi Hiến pháp đã có rấtnhiều các Hội thảo được tổ chức. Trước khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực, có nhữngHội thảo quan trọng thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học như:

- Hội thảo quốc tế: “Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp-kinh nghiệm củaĐức và Việt Nam ”, do Viện Nghiên cứu Lập pháp phối hợp với Viện Friedrich-Ebert-Stiftung - CHLB Đức tổ chức ngày 12 và 13/9 năm 2011 tại Thanh Hóa.

Kết quả hội thảo đã in thành kỷ yếu do Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội xuất bảnnăm 2012. Nội dung của Hội thảo đề cập đến các vấn đề như: Hiến pháp và xây dựnghiến pháp; Kinh nghiệm sửa đổi Hiến pháp ở CHLB Đức; Một số vấn đề đặt ra và kiếnnghị, đề xuất nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Tác giả HertaDaeubler-Gmelin trong tham luận “Kinh nghiệm của chuyên gia Đức về Hiến pháp vàviệc sửa đổi Hiến pháp” tại hội thảo này đã nêu rõ: “Hiến pháp CHLB Đức chỉ ghi nhậncác quyền của công dân chứ không ghi nghĩa vụ. […] Nếu như chúng ta gắn quyền conngười với nghĩa vụ công dân thì vô hình chung chỉ có những người nào thực hiện đượccác nghĩa vụ đó thì mới có quyền con người đã được ghi nhận, còn những người không

Page 102: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

102

thực hiện được nghĩa vụ của mình thì coi như không có quyền con người. Thế thì quyềncon người của một em bé mới sinh ra thì sẽ như thế nào? Hay là quyền con người củamột người gia có tuổi rồi hay một người ốm đau bệnh tật hay một người tàn tật thì sẽnhư thế nào? […] Nếu như trong Hiến pháp đã có những quy định rõ ràng, ví dụ nhưquyền tự do tư tưởng hay quyền tự do hội họp, biểu tình thì nhà nước chỉ có thể vớinhững qui định rõ ràng của luật mới có thể can thiệp những quyền tự do ấy.”

- Hội thảo quốc tế: “Cải cách Hiến pháp nhìn từ giác độ khoa học pháp lý-DieVerfassungsreform aus der Rechtswissenschaft-eine Alumni-Debatte” do Cơ quantrao đổi hàn lâm Đức (DAAD) tổ chức ngày 11/5/2013 tại Hà Nội.

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả trong và ngoài nước về sửađổi Hiến pháp tại Việt Nam. Các tham luận đã tập trung vào các vấn đề trong dự thảosửa đổi Hiến pháp năm 1992 như Hội đồng Hiến pháp, chính quyền địa phương, quyềncon người, cơ chế phân quyền…Bên cạnh đó cũng có những tham luận của các học giảnước ngoài trình bày về kinh nghiệm sửa đổi Hiến pháp ở châu Âu (tham luận “Bìnhluận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp từ góc độ lý luận Hiến pháp của châu Âu” của tácgiả Thomas Schmitz) và cải cách Hiến pháp ở Thái Lan (tham luận về “Cải cách Hiếnpháp ở Thái Lan” [Zur Verfassungsreform in Thailand]) của tác giả Henning Glaser).

Sau khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực, đã có một số Hội thảo báo cáo kết quảvà kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp như:

- Hội thảo khoa học “Tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 2013”do Viện Chính sách công và Pháp luật và Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp đồng tổchức ngày 6/5/2014.

Đây là Hội thảo được tổ chức sau khi bản Hiến pháp năm 2013 đã có hiệu lực.Tham gia Hội thảo có nhiều chuyên gia về luật học và đóng góp nhiều tham luận có giátrị như:“Hiến pháp năm 2013 và các nguyên tắc thực hiện quyền lực nhà nước” của tácgiả Đào Trí Úc; “Những cơ hội và thách thức với cải cách thể chế nhà nước nhìn từHiến pháp năm 2013” của tác giả Vũ Công Giao…Ngoài ra còn có nhiều báo cáo có giátrị học thuật cao về các chuyên đề Quốc Hội, Chủ tịch nước , Chính phủ, Tư pháp,Chính quyền địa phương, Các thiết chế hiến định độc lập trong Hiến pháp năm 2013 .

- Hội thảo “Kết quả và vấn đề triển khai thi hành Hiến pháp sửa đổi năm2013” do Viện Nhà nước và Pháp luật, Viện Hàn lâm KHXHVN tổ chức ngày17/04/2014

Tham gia Hội thảo có đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học, đóng góp nhiều ýkiến về kết quả và việc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, trong đó có những bàiviết quan trọng như:“Xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN theo Hiến phápsửa đổi năm 2013” của tác giả Võ Khánh Vinh; “Cách tiếp cận qui định về nhân quyềntrong Hiến pháp mới của nước CHXHCN Việt Nam ” của tác giả Nguyễn Đăng Dung;“Nâng cao trách nhiệm chính trị của Chính phủ” của tác giả Võ Trí Hảo …

- Hội thảo “Kinh nghiệm tổ chức bộ máy trung ương của Pháp, Đức, ThụyĐiển và gợi mở cho Việt Nam ” do Viện nghiên cứu châu Âu, Viện Hàn lâm Khoahọc xã hội Việt Nam tổ chức ngày 20/6/2014.

Page 103: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

103

Tham gia Hội thảo có nhiều chuyên gia về luật học và đóng góp nhiều tham luậncó giá trị như: “Nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước trong Hiến pháp Việt Nam sửađổi năm 2013” của tác giả Vũ Thư; “Phương thức cầm quyền của chính đảng ở cácnước Châu Âu” của tác giả Lương Văn Kế; “Một số đặc điểm về vị trí pháp lý và thẩmquyền của nguyên thủ quốc gia các nước Đức, Pháp, Thụy Điển theo qui định của Hiếnpháp” của tác giả Vũ Thụy Trang; “Mối quan hệ giữa hành pháp và các cơ quan khác ởtrung ương ở Đức và gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam ” của tác giả Nguyễn MinhTuấn…

- Hội thảo khoa học “Dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và ở ViệtNam” do Viện Chính sách công và Pháp luật, Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Namvà Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị Q uốc gia Hồ Chí Minh đồng tổchức ngày 10/3/2014

Tham dự Hội thảo có nhiều chuyên gia với các tham luận có giá trị khoa học caonhư: “Hiến pháp nước CHXHCNViệt Nam năm 2013 và vấn đề hoàn thiện dân chủ trựctiếp, dân chủ cơ sở ở Việt Nam ” của tác giả Đào Trí Úc; “Dân chủ trực tiếp trên thếgiới và những gợi mở cho Việt Nam ” của tác giả Vũ Công Giao; “Bàn về các hình thứcdân chủ và việc mở rộng dân chủ ở Việt Nam ” của tác giả Nguyễn Minh Tuấn; “Hoànthiện pháp luật về quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử của cử tri th eo tinh thần Hiến phápnăm 2013” của tác giả Trịnh Đức Thảo; “Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ởViệt Nam theo tinh thần Hiến pháp sửa đổi năm 2013” của tác giả Trương Thị HồngHà…

Nhìn chung các Hội thảo khoa học này đã thể hiện được tinh thần tham gia đónggóp ý kiến sôi động của các nhà khoa học, đội ngũ trí thức. Nhiều ý kiến đóng góp củacác nhà khoa học đã được chấp nhận và thể hiện trong Hiến pháp năm 2013, cũng nhưcó ý nghĩa làm rõ những yêu cầu và phương hướng tổ chức thực thi Hiến pháp năm2013.

4.3.Các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành

• Chủ nghĩa hiến pháp và những yếu tố cấu thành của tác giả Nguyễn ĐăngDung đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Văn phòng Quốc Hội, Số2+3/2009, tr. 67-71.

• Chúng ta cần Hiến pháp hay Chủ nghĩa Hiến pháp/Chủ nghĩa Hợp hiến củacác tác giả Nguyễn Đăng Dung, Nguyễn Đăng Duy đăng trên Tạp chí Nghiêncứu lập pháp. Văn phòng Quốc Hội, Số 13/2013, tr. 3-7.

• Chủ nghĩa hợp hiến tích cực của tác giả Bùi Ngọc Sơn đăng trên Tạp chíNghiên cứu lập pháp. Văn phòng Quốc Hội, Số 2 + 3/2013, tr. 24-29.

• Lập hiến hướng đến pháp quyền ở Việt Nam, của tác giả Nguyễn Minh Tuấn,đăng trên Tạp chí Tia sáng, Số 15/2009, tr. 12-15.

• Mục tiêu, chủ thể ban hành và sửa đổi Hiến pháp , của tác giả Nguyễn ĐăngDung, đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 1/2013, tr. 3-5.

Page 104: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

104

• Cải cách hiến pháp Việt Nam trong xu thế chuyển đổi, của tác giả Đặng MinhTuấn, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 22/2011, tr. 22-29.

• Cách tiếp cận hay là cách thức quy định nhân quyền trong hiến pháp, của tácgiả Nguyễn Đăng Dung, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 22/2011,tr. 41-48.

• Một số vấn đề trong chương II: "Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bảncủa công dân" trong sự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, của tác giả HoàngThị Kim Quế, đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 845, Tháng 3/2013, tr. 38-43.

• Quyền biểu tình ở cộng hòa Liên bang Đức và hướng hoàn thiện chế địnhnày trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, của tác giả Nguyễn MinhTuấn, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 12/2013, tr. 56-64.

• Một số định hướng và phương pháp ghi nhận quyền cơ bản của công dân,quyền con người trong hiến pháp sửa đổi của tác giả Nguyễn Như Phát đăngtrên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 2/2012, tr. 3-6.

Tổ chức, tính chất và chức năng của Quốc Hội theo Dự thảo sửa đổi Hiếnpháp năm 1992 của tác giả Thái Vĩnh Thắng, đăng trên Tạp chí Luật học.Trường Đại học Luật Hà Nội, Số 8/2013, tr. 52-58.

Các quy định về Chính phủ trong Hiến pháp và việc xây dựng luật có liênquan của tác giả Hoàng Thị Ngân, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,Số 9/2014, tr. 24-28.

Chế định Chính phủ trong các hiến pháp Việt Nam và hướng đổi mới của tácgiả Thái Vĩnh Thắng, đăng trên Tạp chí Luật học, Số 6/2012, tr. 47-56

Những bất cập về chế định Chính phủ trong Hiến pháp hiện hành của tác giảPhạm Tuấn Khải, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 3/2012, tr. 5-9.

Thẩm quyền của Chủ tịch nước cần được quy định thống nhất trong Dự thảosửa đổi Hiến pháp của tác giả Cao Vũ Minh đăng trên Tạp chí Nghiên cứulập pháp. Văn phòng Quốc Hội, Số 5/2013, tr. 14-20.

Góp ý một số điều về TAND trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 củatác giả Nguyễn Văn Nam, đăng trên Tạp chí Pháp luật và Phát triển, Số 1+2/2013, tr. 135-140.

Cơ chế kiểm soát hoạt động tư pháp những vấn đề đang đặt ra và phươnghướng đổi mới của tác giả Bùi Xuân Đức, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lậppháp. Văn phòng Quốc Hội, Số 18/2012, tr. 20-28.

Một số đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về viện kiểm sát trong Hiếnpháp năm 1992 của tác giả Lê Hữu Thể, đăng trên Tạp chí Kiểm sát.VKSNDTC, Số Xuân/2012, tr. 21–31.

Đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát của tác giả Nguyễn NgọcChí, đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật. Bộ Tư pháp, Số chuyên đề Cảicách tư pháp và pháp luật/2013, tr. 18-27.

Page 105: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

105

Cơ quan nhân quyền quốc gia, vị trí của nó trong Hiến pháp trên thế giới vàgợi ý cho Việt Nam của tác giả Vũ Công Giao, đăng trên Tạp chí Nghiên cứulập pháp. Văn phòng Quốc Hội, Số 6/2012, tr. 3 - 13

Các cơ quan giám sát độc lập trên thế giới của tác giả Vũ Công Giao, đăngtrên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Văn phòng Quốc Hội, Số 2 + 3/2013, tr.117-124.

Cơ quan bầu cử quốc gia trên thế giới và việc hiến định cơ quan này ở ViệtNam của tác giả Vũ Công Giao, đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật.Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 2/2013, tr. 14-20.

Quản lý bầu cử trên thế giới và những gợi ý cho Việt Nam của tác giả VũCông Giao, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Văn phòng Quốc Hội, Số20/2013, tr. 54 - 64

Bàn về lời nói đầu và Điều 4 dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, của tácgiả Nguyễn Hoài Nam, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 11/2013,tr. 1-4.

Chính quyền địa phương trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp, của các tác giảNguyễn Kim Thoa, Nguyễn Văn Cương, đăng trên Tạp chí Dân chủ và phápluật, Số chuyên đề tháng 3/2013, tr. 26-29.

Góp ý chương chính quyền địa phương (chương IX dự thảo sửa đổi Hiếnpháp), của các tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Hạnh, đăng trênTạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 6/2013, tr. 29-31, 44.

Chính quyền địa phương trong Hiến pháp sửa đổi, của tác giả Vũ Thư, đăngtrên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 4/2014, tr. 8 –14.

Góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: hoàn thiện quy định về tổ chứcchính quyền địa phương của tác giả Bùi Xuân Đức, đăng trên Tạp chí Nghiêncứu lập pháp, Số 10/2013, tr. 26 - 29, 38.

Góp ý Dự thảo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) về Chương IX:Chính quyền địa phương, của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, đăng trên Tạp chíNhà nước và Pháp luật, Số 1/2013, tr. 16-20.

Chính sách công và Hiến pháp, của tác giả Đào Trí Úc, đăng trên Tạp chíNhà nước và Pháp luật, Số 11/2012, tr. 17-21.

Đánh giá nhu cầu, xác định phạm vi và nội dung cần sửa đổi, bổ sung Hiếnpháp năm 1992, của tác giả Hoàng Văn Tú, đăng trên Tạp chí Dân chủ vàpháp luật, Số 1/2013, tr. 2-7.

Bàn về quyền lập hiến và quyền lập pháp, của tác giả Nguyễn Đăng Dung,đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số 2/2013, tr. 27-31.

Góp ý về chế độ chính trị, quyền lập hiến và kĩ thuật lập hiến trong Dự thảosửa đổi Hiến pháp năm 1992, của tác giả Nguyễn Minh Đoan, đăng trên Tạpchí Luật học, Số 9/2013, tr. 3-10.

Page 106: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

106

Bảo hiến chuyên trách ở Việt Nam và triển vọng của một “dạng thức yếu”,của tác giả Bùi Ngọc Sơn, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số13/2012, tr. 3-10.

Bảo hiến, chủ nghĩa lập hiến và nhà nước pháp quyền, của nhóm tác giả ĐàoTrí Úc, Vũ Công Giao, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 1 +2/2012, tr. 10-16, 25.

Tư pháp độc lập: một số vấn đề lý luận và thực tiễn của các tác giả NguyễnĐăng Dung, Vũ Công Giao, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp các Số19/2012, tr. 3-10; và Số 21/2012, tr. 7-14.

Sự thiết lập Tòa án hiến pháp ở Hàn Quốc: Kinh nghiệm cho Việt Nam củatác giả Đặng Minh Tuấn, đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số3/2013, tr. 35-42.

Hội đồng Hiến pháp nhu cầu và dự báo tính khả thi của tác giả Phạm DuyNghĩa, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 6/2013, tr. 51-54.

Mô hình toà án hiến pháp trong chế độ bảo hiến của tác giả Nguyễn NhưPhát, đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 10/2011, tr. 3-9, 15.

Các mô hình cơ quan bảo hiến trên thế giới và lựa chọn mô hình phù hợp vớiViệt Nam của tác giả Thái Vĩnh Thắng, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lậppháp, Số 19/2013, tr. 56-63;

Tài phán hiến pháp theo dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của tác giảNguyễn Như Phát, đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 9/2013, tr. 3-9.

Bản chất pháp lý của Hội đồng Hiến pháp Cộng hòa Pháp của tác giả Võ TríHảo, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp. Văn phòng Quốc Hội, Số6/2012, tr. 57-61.

Bảo đảm tính độc lập của cơ quan tài phán Hiến pháp của tác giả NguyễnNgọc Điện, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 15/2012, tr. 3-5.

Hoạt động của Quốc Hộivới vấn đề bảo hiến ở Việt Nam của tác giả LươngMinh Tuân, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 01/2006, tr. 25-32.

• Lịch sử phát triển của tài phán hiến pháp của tác giả Võ Trí Hảo, đăng trênTạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 19/2011, tr. 5-10.

• Mục tiêu, chủ thể ban hành và sửa đổi Hiến pháp của tác giả Nguyễn ĐăngDung, đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 1/2013, tr. 3-5.

• Những điểm còn bỏ ngỏ của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của tác giảĐặng Minh Tuấn, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 5/2013, tr. 52-58

• Bàn về việc lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Hiến pháp, của tác giả TàoThị Quyên, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 2 + 3/2013, tr. 19-23.

Page 107: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

107

• Tham vấn nhân dân về dự thảo Hiến pháp sửa đổi – bản chất và nguyên tắcthực hiện của tác giả Nguyễn Như Phát, đăng trên Tạp chí Nhà nước và Phápluật, Số 10/2012, tr. 20 - 24

• Góp ý Dự thảo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2013) về Chương IX:Chính quyền địa phương, của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà, đăng trên Tạp chíNhà nước và Pháp luật, Số 1/2013, tr. 16-20.

• Bàn về cơ chế bảo hiến trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 của tácgiả Nguyễn Quốc Sửu, đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Số 4/2013,tr. 33-28.

• Những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung về chế định HĐND, UBND trong Hiếnpháp năm 1992, của tác giả Tạ Quang Ngọc, đăng trên Tạp chí Quản lý nhànước, Số 209, Tháng 6/2013, tr. 98-99.

• Góp ý các quy định về Quốc Hội trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm1992, của các tác giả Nguyễn Thị Việt Hương, Trương Thị Hồng Hà, đăngtrên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 4 (300)/ 2013, tr. 3-8.

• Sửa đổi nhỏ, hiệu quả lớn - Một số ý kiến góp ý sửa đổi Hiến pháp năm1992của tác giả Phạm Duy Nghĩa, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số8/2011, tr. 19-22.

• Chế độ kinh tế trong Hiến pháp năm 1992 - phát hiện một số bất cập và kiếnnghị hướng sửa đổi của tác giả Phạm Duy Nghĩa, đăng trên Tạp chí Nghiêncứu lập pháp, Số 22/2011, tr. 57-61.

• Sửa đổi hiến pháp và việc đảm bảo tính thống nhất của pháp luật của tác giảNguyễn Như Phát, đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 11/2011, tr.3-8.

• Phân tích thực nghiệm về mức độ chi tiết hoá hiến pháp và một số gợi mởcho sửa đổi hiến pháp của tác giả Bùi Ngọc Sơn, đăng trên Tạp chí Nghiêncứu lập pháp, Số 22/2011, tr. 13-21.

• Những điểm mới cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCNViệt Nam năm 2013của tác giả Trương Đắc Linh, Nguyễn Mạnh Hùng, đăng trên Tạp chí Khoahọc pháp lý, Số 6/2013, tr. 3-9.

• Về bản Hiến pháp mới năm 2013 của tác giả Đặng Minh Tuấn, đăng trên Tạpchí Quản lý nhà nước, Số 12/2013, tr. 3-8.

• Một số điểm mới về hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Namtrong hiến pháp năm 2013 của tác giả Phạm Văn Giang, đăng trên Tạp chíQuản lý nhà nước, Số 3/2014, tr. 14-18.

• Làm rõ những quy định của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 về vị trí, tính chấtpháp lý của chính phủ của tác giả Phạm Hồng Thái, đăng trên Tạp chí Tổchức nhà nước, Số 4/2014, tr. 7-13.

Page 108: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

108

4.4.Những khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu

Các nghiên cứu đã liệt kê ở trên, và cả bản báo cáo này, đều tiếp cận theo hướngđánh giá sự tác động của các quy định Hiến pháp năm 2013 lên quá trình lập pháp theocác vấn đề đã được hiến định. Trong khi cách tiếp cận này là phù hợp để cung cấp mộtcái nhìn tổng thể về các nội dung có mối quan hệ gắn kết với nhau thì điểm hạn chế củanó là không cho phép nhìn nhận sự tác động của Hiến pháp lên từng đạo luật. Nói cáchkhác, với cách tiếp cận này, các nhà nghiên cứu chỉ có thể phân tích và đưa ra nhữngquan điểm, gợi ý về việc sửa đổi, bổ sung những đạo luật nào hiện hành để thực thiHiến pháp, mà không thể đi sâu vào các quy định cụ thể của chúng.

Như vậy, cần có những nghiên cứu tiếp theo trong đó tập trung phân tích, đánhgiá sự tác động của Hiến pháp năm 2013 đến từng đạo luật cụ thể, nhằm xác định rõđạo luật đó cần có những nội dung gì (nếu ban hành mới), hoặc cần sửa đổi, bổ sungnhững nội dung gì (nếu là đạo luật hiện hành) để phù hợp với và cụ thể hóa các quyđịnh của Hiến pháp năm 2013 .

Đối với những vấn đề thuộc nội dung của Hiến pháp năm 2013, mặc dù cácnghiên cứu hiện có và Nghị quyết 53/NQ-CP về phiên họp Chính phủ chuyên đề xâydựng pháp luật tháng 7 năm 2014 đã cung cấp một lượng tri thức, thông tin khá lớn, vớinhững phân tích khá chuyên sâu, tuy nhiên vẫn còn một số khoảng trống cần tiếp tụcnghiên cứu trong quá trình lập pháp để cụ thể hóa và thực thi những nội dung này, cụthể như sau:

(1) Về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước

- Cần tiếp tục làm rõ mối liên hệ giữa các nguyên tắc “phân công, phối hợp vàkiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lực nhà nước” (Điều 2 Hiếnpháp năm 2013), nguyên tắc “tập trung dân chủ” (Điều 8) và nguyên tắc “đảm bảo sựlãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam ” (Điều 4). Như đã đề cập ở các phần trên, đây lànhững nguyên tắc nền tảng không chỉ cho việc xây dựng thể chế chính trị mà còn choviệc quản trị quốc gia của Việt Nam, tuy nhiên, ngoài một số luận giải và phân tích banđầu, hiện chưa có công trình nào làm rõ nội hàm, cách thức áp dụng và những yêu cầucụ thể về mặt lập pháp để áp dụng các nguyên tắc này trong thực tế.

Ví dụ, Điều 8 Hiến pháp năm 2013 vẫn thừa nhận“nguyên tắc tập trung dânchủ”, tuy nhiên không giải thích chính thức về mặt hiến pháp nội hàm nguyên tắc này,vì vậy, khi thực thi nguyên tắc này có thể phát sinh mâu thuẫn với nguyên tắc quyền lựcnhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quantrong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Xét thấy việc chuyển đổi theo hướng thúc đẩy sự phân công, phối hợp và kiểmsoát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư phápcần tiếp tục làm rõ hai vấn đề:

Thứ nhất, nếu áp dụng cơ chế “phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực” thìquan hệ giữa các nhánh quyền lực lập pháp, hành pháp và tư pháp ở Việt Nam cần đượchiểu như thế nào, có phải là quan hệ ngang hàng hay không.

Page 109: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

109

Thứ hai, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối mọi hoạt độngcủa nhà nước và xã hội, vậy mối quan hệ giữa chủ quyền nhân dân và cơ chế Đảng lãnhđạo là gì?

(2) Về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước

Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước được nhấn mạnh trong Hiến pháp năm2013, tuy nhiên hiện chưa có công trình nghiên cứu nào phân tích rõ ràng và thuyếtphục về các yếu tố cấu thành và các nguyên tắc tổ chức, vận hành của cơ chế này.

Xét thấy, việc kiểm soát quyền lực nhà nước cần được hiểu một cách toàn diện,bao gồm kiểm soát bên trong là giữa các cơ quan với nhau và bên ngoài là do quầnchúng nhân dân và các tổ chức, xã hội dân sự. Từ cách tiếp cận đó, Việt Nam cần củngcố kênh giám sát, phản biện hiện hành của hệ thống MTTQ, đồng thời phát triển, đadạng hóa những kênh giám sát khác thông qua mở rộng quyền tự do báo chí, tự do lậphội, tự do biểu tình… để thúc đẩy mạnh mẽ cơ chế giám sát quyền lực nhà nước. Cácnghiên cứu cần làm rõ vị trí, vai trò và cơ chế vận hành của các kênh giám sát này trongbối cảnh đặc thù ở Việt Nam.

(3). Về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Cần tiếp tục nghiên cứu về mối quan hệ giữa chủ quyền nhân dân và vị trí lãnhđạo toàn diện mọi mặt hoạt động của nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam,nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng với nhà nước và xã hội, cơ chế chịu tráchnhiệm của Đảng trước nhân dân. Đây là những vấn đề mới được đề cập và nhấn mạnhtrong Điều 4 Hiến pháp năm 2013 nhưng vẫn còn nhiều khía cạnh chưa được phân tíchlàm rõ.

(4) Về vấn đề sở hữu đất đaiSở hữu đất đai, như đã đề cập ở các phần trên, là một trong những vấn đề được

tranh luận sôi nổi nhất khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Bởi Hiến pháp năm2013 vẫn giữ quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do đó cần tiếp tục nghiên cứu,làm rõ vai trò của nhà nước và vai trò của thị trường trong quan hệ đất đai, xác định rõtiêu chí cụ thể thế nào là “lợi ích quốc gia” và “lợi ích công cộng” để hạn chế nhữngtiêu cực trong việc quản lý đất đai và bảo vệ hiệu quả quyền lợi của người sử dụng đất.

(5) Về quyền con người, quyền công dân

- Hiến pháp năm 2013 vẫn qui định “quyền công dân không tách rời nghĩa vụcông dân” (Điều 15 Khoản 1). Cần làm rõ qui định này trong mối quan hệ với quy địnhở Điều 3, trong đó nêu rằng Nhà nước có trách nhiệm "công nhận, tôn trọng, bảo vệ vàbảo đảm quyền con người, quyền công dân".

- Trong một số điều khoản của Chương II Hiến pháp năm 2013, ví dụ như Điều25, vẫn qui định “[…]. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật qui định”. Cần lảmrõ quy định này trong mói quan hệ với qui định ở Điều 14 khoản 2, trong đó nêu rõquyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế bằng “luật”.

- Liên quan đến nguyên tắc về việc giới hạn quyền nêu ở Điều 14 Hiến pháp năm2013, cần tiếp tục làm rõ hai vấn đề: giới hạn của quyền (limitation of human rights) và

Page 110: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

110

tạm đình chỉ thực hiện quyền (derogation of human rights). Thêm vào đó, Điều 14Khoản 2 Hiến pháp năm 2013 đã không kèm theo những ngoại trừ đối với những quyềntuyệt đối (non-derogable rights)127theo luật nhân quyền quốc tế (xem các Điều 4 (2), 6,7, 8, 11, 15, 16, 18 ICCPR), vì vậy, cần nghiên cứu bổ sung quy định trong các luật liênquan để ngăn ngừa những hành vi lạm dụng hoặc áp dụng không đúng nguyên tắc nàytrong thực tế.

- Hiến pháp năm 2013 không làm rõ những tiêu chí nào có thể áp dụng khi hạnchế quyền cơ bản mà không làm mất đi bản chất của quyền, chẳng hạn như qui địnhnguyên tắc nghiêm cấm lập pháp cá biệt với các quyền cơ bản; nguyên tắc nghiêm cấmcông quyền can thiệp vượt quá giới hạn cho phép (bất cứ sự can thiệp nào từ phía nhànước cũng phải đảm bảo tính phù hợp giữa mục đích và phương tiện lựa chọn để đạtđược mục đích có phù hợp, có cần thiết và có tương xứng không). Vì vậy, cần tiếp tụcnghiên cứu, bổ khuyết những vấn đề này trong các luật liên quan.

- Các quyền cơ bản của công dân trong Hiến pháp năm 2013 chưa có hiệu lựctrực tiếp, chưa có cơ chế tố tụng hiến pháp bảo vệ những quyền này khi bị cơ quan côngquyền xâm phạm. Nhiều quyền mới được ghi nhận trong Hiến pháp năm 2013 nhưngchưa rõ cơ chế thực thi. Chẳng hạn, Điều 19 qui định mọi người đều có quyền sốngnhưng chưa làm rõ mối quan hệ của quyền này với hình phạt tử hình mà hiện vẫn chưabị bãi bỏ. Thêm vào đó, một loạt vấn đề khác liên quan đến quyền này như “an tử”,“nạo phá thai” cũng chưa được làm rõ. Hoặc Điều 34 qui định thêm quyền được bảođảm an sinh xã hội, Điều 43 qui định thêm quyền được sống trong môi trường tronglành…nhưng hiện không rõ cơ chế thực thi. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiệnkhuôn khổ pháp lý để bảo đảm những quyền này trong thực tế.

(6) Về tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện quyền lập pháp

- Cần nghiên cứu làm rõ mối quan hệ giữa quyền lập qui của Chính phủ vàquyền lập pháp của Quốc Hội để bảo đảm Quốc Hội thực sự là cơ quan lập pháp đúngnghĩa, đồng thời tránh tình trạng có quá nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn thi hànhnhư hiện nay.

- Để đảm bảo sự độc lập, tăng cường chức năng phản biện của Đại biểu QuốcHội, cần tiếp tục nghiên cứu việc miễn trừ trách nhiệm của Đại biểu Quốc Hội trongviệc phát biểu các quan điểm, ý kiến của mình. Các Đại biểu Quốc Hội chỉ có thể đạidiện cho lợi ích của nhân dân khi họ có thể tự do bày tỏ ý kiến mà không sợ bị trù dập,đàn áp hay trừng phạt.

- Để phù hợp với cơ chế phân công quyền hạn giữa trung ương và địa phương,cần tiếp tục nghiên cứu việc giới hạn thẩm quyền ban hành luật của Quốc Hội. Cần làmrõ vấn đề nào cần phải điều chỉnh ở cấp độ luật, vấn đề nào cần để cho địa phương, căncứ vào điều kiện thực tế để ban hành văn bản cho phù hợp.

127Tức những quyền không được phép giới hạn hay đình chỉ thực hiện trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chẳng hạnquyền không bị tra tấn, đối xử vô nhân đạo; quyền không bị bắt làm nô lệ, nô dịch; quyền không bị tù vì khônghoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng; quyền được suy đoán vô tội; quyền được tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo.

Page 111: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

111

- Cần nghiên cứu phân biệt quyền lập hiến và quyền lập pháp. Làm rõ cơ sở lýthuyết và thực tiễn của việc lược bỏ chức năng lập hiến (làm Hiến pháp, sửa đổi Hiếnpháp) của Quốc Hội, đồng thời qui định các nguyên tắc cơ bản về “qui trình lập hiếncủa nhân dân”.

- Cần tiếp tục nghiên cứu cơ chế hoàn thiện qui trình lập pháp, cơ chế tiếp thu ýkiến của các chuyên gia, các nhà khoa học, cơ chế tham vấn công chúng trong hoạtđộng lập pháp.

- Cần nghiên cứu làm rõ vị trí, vai trò của thiết chế Ủy ban lâm thời của QuốcHội trong việc nghiên cứu, thẩm tra dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định trongtrường hợp cần thiết mà Hiến pháp năm 2013 đã qui định ở Điều 78.

(7) Về Nguyên thủ quốc gia, Chủ tịch nước

- Cần nghiên cứu trả lời các câu hỏi: Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước,đại diện cho thể diện của một quốc gia vậy có cần thiết tăng cường thẩm quyền chothiết chế này không? Có nên qui định Chủ tịch nước là “nguyên thủ quốc gia và đứngđầu quyền hành pháp”, thiết lập cơ chế dân bầu trực tiếp Chủ tịch nước hay không? Đâylà những câu hỏi hiện còn bỏ ngỏ trong Hiến pháp năm 2013.

- Cần làm rõ việc có nên qui định quyền phủ quyết (veto) của Chủ tịch nước đốivới các đạo luật, để thể hiện rõ cơ chế kiểm soát bên trong giữa các nhánh quyền lựchay không? Chẳng hạn qui định: Chủ tịch nước đề nghị Quốc Hội xem xét lại luật,UBTVQH xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày kể từ ngày luật được thôngqua; nếu luật đó được 2/3 số đại biểu tán thành thì Chủ tịch nước phải công bố luật đó.

- Cần tiếp tục nghiên cứu tính khả thi, phù hợp của việc trao cho Chủ tịch nướcđồng thời là Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, trực tiếp lãnh đạo các Bộ quốcphòng, Công an và ngoại giao.

(8) Về tổ chức và hoạt động của cơ quan thực hiện quyền hành pháp

- Xét về lịch sử, Hiến pháp năm 1992 chưa có sự phân công rành mạch, hợp lýgiữa Quốc Hội và Chính phủ trong việc hoạch định chính sách quốc gia. Hoạt độngquan trọng nhất của Chính phủ hiện đại mà được quan tâm hàng đầu ở mọi quốc gia làhoạch định và thực hiện chính sách. Các nghiên cứu thời gian tới cần tiếp tục làm rõ đểcụ thể hóa những chính sách nào có tính ổn định, phạm vi tác động rộng và có hiệu lựctác động lâu dài thuộc thẩm quyền của Quốc Hội; những chính sách nào mang tính giảipháp ứng phó trong điều hành kinh tế- xã hội sẽ thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Quyđịnh như vậy cho phép Chính phủ có thể chủ động, linh hoạt trong điều hành, thực thinhiệm vụ, thẩm quyền của mình.

- Thực tiễn cho thấy ở Việt Nam chính khách thường không chú trọng vào côngviệc lập ra những chủ trương chính sách mà can thiệp quá sâu vào nhiệm vụ hành chínhcủa công chức, trong khi đó công chức thì ngược lại, không những không tinh thôngnghiệp vụ, mà lại không tận tuỵ và có trách nhiệm trong công vụ của mình. Do vậy, cầnphân biệt giữa hành pháp chính trị và hành pháp hành chính. Cần tiếp tục nghiên cứu

Page 112: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

112

kinh nghiệm tổ chức hành pháp chính trị và hành pháp hành chính ở các nước trên thếgiới và khả năng ứng dụng ở Việt Nam.

- Cần nghiên cứu làm rõ cơ chế chịu trách nhiệm của Chính phủ: Muốn hànhpháp chịu trách nhiệm thì cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm và các hệ quả pháp lý liên quancần phải được làm rõ.

- Cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ phạm vi của hai thẩm quyền quan trọng nhấtcủa Chính phủ là trình dự án luật và ban hành văn bản pháp qui theo ủy quyền.

(9) Về tổ chức và hoạt động của Tòa án

- Để bảo đảm cho việc hiện thực hóa nhà nước pháp quyền, cần thiết phải traocho Tòa án thẩm quyền độc lập để kiểm soát chính bản thân nhà nước. Hoạt động tưpháp ở Việt Nam rất đặc thù vì không được hiểu chỉ là hoạt động của riêng tòa án màcòn là hoạt động của một số cơ quan khác như viện kiểm sát, cơ quan điều tra. Hiếnpháp năm 2013 lần đầu tiên khẳng định: TAND là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, tuynhiên, Hiến pháp không quy định rõ thế nào là quyền tư pháp. Do vậy, về mặt lý luậnpháp luật cần tiếp tục làm rõ vấn đề: xét xử là nội dung cơ bản của tư pháp, nhưng cóđồng nhất với khái niệm tư pháp hay không?

- Cần tiếp tục nghiên cứu mô hình Tòa án theo cấp xét xử: Hiến pháp năm 2013không nêu rõ mô hình tổ chức tòa án mà để cho luật định. Cần tiếp tục làm rõ những ưuviệt của hệ thống tòa án theo cấp xét xử, đồng thời đề xuất các giải pháp tháo gỡ nhữngkhó khăn ban đầu trong quá trình chuyển đổi.

- Cần nghiên cứu thiết lập mô hình quản lý hành chính tư pháp, bao gồm quản lýhành chính, tổ chức nhân sự, tài chính và các điều kiện bảo đảm khác cho hoạt động củacác cơ quan tòa án. Làm rõ vấn đề có nên chuyển từ mô hình quản lý hành chính tòa ánbởi TANDTC (TANDTC quản lý toàn bộ hệ thống tòa án) sang bởi một thiết chế độclập hơn – Hội đồng tư pháp quốc gia hay không?

- Cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ sự liêm chính của tư pháp, các điều kiện đảmbảo sự độc lập của thẩm phán, trong đó phải làm cụ thể hóa làm thế nào để quyền tưpháp thực sự độc lập, làm thế nào để các thẩm phán độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;có nên để các thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời không? Cơ chế bổ nhiệm, lương bổngcủa thẩm phán…

- Về vấn đề giải thích Hiến pháp và luật, Điều 74 Khoản 2 Hiến pháp năm 2013vẫn qui định UBTVQH có quyền “giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh” giống nhưĐiều 91 Khoản 3 Hiến pháp năm 1992. Điều này dẫn đến hệ quả rất nhiều qui địnhtrong Hiến pháp sẽ tiếp tục không được giải thích làm rõ nội hàm. Vì vậy cần tiếp tụcnghiên cứu cơ sở khoa học để đề xuất, hiện thực hóa việc trao thẩm quyền giải thíchHiến pháp và luật cho Tòa án.

- Cần nghiên cứu điều kiện đảm bảo cho sự thành công của việc chuyển đổi từmô hình tố tụng thẩm vấn sang mô hình tố tụng tranh tụng ở Việt Nam theo tinh thầncủa Hiến pháp năm 2013.

(10) Về tổ chức và hoạt động của Viện Kiểm sát

Page 113: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

113

Cần tiếp tục làm rõ vấn đề Viện kiểm sát cần được tổ chức ra sao theo mô hìnhViện công tố, tiếp tục làm rõ cơ sở khoa học, thực tiễn của việc chuyển Viện kiểm sátthành Viện Công tố và đặt vào hệ thống hành pháp thuộc Chính phủ theo tinh thần củaNghị quyết số 49/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 2/6/2005 về Chiến lược cải cách tưpháp đến năm 2020.

(11) Về các thiết chế hiến định độc lập

- Hiến pháp năm 2013 đã bổ sung chế định Hội đồng bầu cử quốc gia (Điều 117)và chế định Kiểm toán nhà nước (Điều 118), tuy nhiên chưa xác định cụ thể cơ chế đểnhững cơ quan này thực sự là cơ quan độc lập. Do vậy cần tiếp tục nghiên cứu làm rõnhững đảm bảo pháp lý để những cơ quan này thực sự là những cơ quan hiến định độclập và phát huy tác dụng tích cực.

- Cần tiếp tục nghiên cứu khả năng thiết lập thiết chế Thanh tra Quốc Hội(Ombudsman) với vai trò giám sát và là địa chỉ cuối cùng giải quyết khiếu nại, tố cáocủa nhân dân.

(12) Về chính quyền địa phương- Cần tiếp tục làm rõ xu hướng phi tập trung hóa quyền lực, nguyên tắc phân

quyền giữa trung ương và địa phương, cơ chế “tự quản địa phương”, phân định rõ nhómthẩm quyền tự quản, tự quyết định các vấn đề của địa phương và nhóm thẩm quyềnđược Trung ương phân công thực hiện, đồng thời xác định tính chất, mức độ kiểm tra,giám sát của Trung ương, cấp trên đối với chính quyền địa phương. Cần quy định rõkhái niệm “đơn vị hành chính lãnh thổ”; phân biệt giữa đơn vị hành chính tự nhiên vàđơn vị hành chính nhân tạo, khả năng tổ chức đa dạng các hình thức cơ quan chínhquyền địa phương khác nhau (Hội đồng, Uỷ ban, Tỉnh trưởng, Thị trưởng...) theo từngloại đơn vị hành chính (nông thôn, đô thị, cơ bản, trung gian) chứ không chỉ quy vềHĐND và UBND như hiện nay.

- Cần nghiên cứu bỏ quy định “HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địaphương”, thay bằng quy định “HĐND là cơ quan đại diện của nhân dân ở địa phương”;bỏ quy định “UBND là cơ quan chấp hành của HĐND” bởi những cách quy định đógây tranh cãi về tính chính xác và phù hợp cả về lý luận và thực tiễn.

- Cần tiếp tục nghiên cứu cơ chế giám sát và phản biện đối với chính quyền địaphương.

(13) Về cơ chế bảo vệ Hiến pháp

Hiến pháp năm 2013 đã không quy định thiết lập Hội đồng Hiến pháp - cơ quanhiến định nào độc lập có thẩm quyền tuyên bố một đạo luật hay một văn bản qui phạmpháp luật nào đó là vi hiến, tuy nhiên, Điều 119 (Khoản 2) để mở việc thành lập một cơquan như vậy bằng quy định: “Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do Luật định”. Vì vậy, cần tiếptục nghiên cứu, làm rõ nội dung “cơ chế bảo vệ Hiến pháp” theo tinh thần của Điều 119(Khoản 2).

Page 114: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

114

PHẦN V

KẾT LUẬN CHUNG VÀ NHỮNG GỢI Ý VỚI NLD

5.1.Kết luận chung

Thứ nhất, mặc dù có những ý kiến đánh giá khác nhau, song sự ra đời của Hiếnpháp năm 2013vẫn đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử lập hiến gần 70 nămqua (kể từ 1946) của Việt Nam. Ý nghĩa của bản Hiến pháp này không chỉ thể hiện ởnhững nội dung mới, chứa đựng những định hướng cải cách thể chế nhà nước và quảntrị công, mà còn ở tiến trình thảo luận sôi động chưa từng có ở Việt Nam từ trước đếnnay để phôi thai ra nó.

Cả hai vấn đề nêu trên (tiến trình và nội dung) của Hiến pháp năm 2013 đềuchưa được nghiên cứu đầy đủ ở Việt Nam, và chắc chắn sẽ còn tốn nhiều giấy mực củacác học giả trong và ngoài nước. Với báo cáo này, nhóm tác giả cố gắng đóng góp mộtphần vào quá trình nghiên cứu đó, chủ yếu ở góc độ nội dung.

Thứ hai, Hiến pháp năm 2013 cho thấy Việt Nam vẫn trung thành với học thuyếtMác Lê-nin, cho dù đang gặp những áp lực cả bên trong và ngoài nước về cải tổ hệthống chính trị. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến những sửa đổi rụt rè, ngập ngừng vàcó phần bối rối, mâu thuẫn trong một số quy định của chế định về chế độ chính trị(Chương I). Cụ thể, mặc dù công nhận và nhấn mạnh chủ quyền của nhân dân (Lời nóiđầu), tái khẳng định cam kết xây dựng nhà nước pháp quyền (Điều 2), bao gồm việc đặthoạt động của Đảng Cộng sản trong khuôn khổ Hiến pháp và luật (Điều 4), song Hiếnpháp năm 2013 việc tiếp tục khẳng định và thậm chí nhấn mạnh hơn quyền lãnh đạoduy nhất và toàn diện của Đảng Cộng sản với nhà nước và xã hội (Điều 4), đặc biệt là(lần đầu tiên) hiến định sự trung thành của các lực lượng vũ trang với Đảng (Điều 65).

Thứ ba, Hiến pháp năm 2013 cho thấy có sự giao thoa giữa ý thức hệ tư tưởngcủa chủ nghĩa cộng sản và dân chủ tự do không chỉ trong chế định về chế độ chính trị,mà cả trong một số chế định khác của Hiến pháp năm 2013. Ở tất cả các chế định lớncủa bản hiến pháp này đều đan xen những quy định “cải cách” và “truyền thống”. Vídụ, trong vấn đề quản trị nhà nước, mặc dù đã được quy định rõ ràng, hợp lý hơn, thểhiện rõ nét nhất là ở quy định về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa cáccơ quan thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, song vẫn còn bị ràng buộcbởi nguyên tắc tập quyền vào Quốc Hội. Quyền con người, quyền công dân tuy đã cởimở hơn, song vẫn chưa có hiệu lực trực tiếp và chưa có cơ chế hiệu quả để phòng ngừa,xử lý những sự lạm dụng và vi phạm quyền. Kinh tế thị trường được nhấn mạnh vàđược bảo vệ, nhưng vẫn phải kèm theo từ XHCN (kinh tế thị trường XHCN) – một kháiniệm hiện vẫn chưa được cắt nghĩa rõ ràng; đồng thời kinh tế nhà nước vẫn được xácđịnh là “giữ vai trò chủ đạo” – điều mà thực tế đã và có thể sẽ tiếp tục xung đột với camkết bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế...

Thứ tư, Hiến pháp năm 2013 đặt ra những đòi hỏi cấp thiết chưa từng có với hoạtđộng lập pháp từ trước tới nay ở Việt Nam. Đã có gần một trăm bộ luật, đạo luật vàpháp lệnh đã được xác định cần ban hành mới và sửa đổi, bổ sung để thực thi Hiếnpháp, chủ yếu tập trung trong các năm từ 2014-2016. Tuy nhiên, con số này chưa thực

Page 115: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

115

sự đầy đủ. Việc rà soát cẩn thận những nội dung và yêu cầu của Hiến pháp năm 2013chắc chắn sẽ còn chỉ ra một số đạo luật, pháp lệnh khác cần ban hành mới hoặc sửa đổi.

Việc sửa đổi, bổ sung một loạt đạo luật và pháp lệnh trong một thời gian gấp rútnhư trên thực sự là một áp lực lớn với các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chínhtrong hoạt động lập pháp, trong đó đặc biệt là Chính phủ và Quốc Hội. Tuy nhiên, đâycũng là một cơ hội cho các cơ quan, tổ chức và chương trình hợp tác phát triển, ví dụnhư NLD, đóng góp vào việc hoàn thiện thể chế nói chung, vào hoạt động lập pháp nóiriêng ở Việt Nam. Thực tế cho thấy các cơ quan, tổ chức và chương trình hợp tác pháttriển đã, đang và có thể cung cấp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của ViệtNam không chỉ nguồn lực tài chính, mà còn cả những kiến thức, kinh nghiệm dưới dạngcác bài học tốt ở các quốc gia trên thế giới mà liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung cácđạo luật và pháp lệnh nhằm thực thi Hiến pháp năm 2013.

Thứ năm, Hiến pháp năm 2013 cũng đặt ra những yêu cầu cấp thiết với quy môlớn chưa từng có với giới học giả Việt Nam trong việc làm rõ một loạt vấn đề lý luận,thực tiễn về chuyển đổi thể chế nhà nước và mô hình quản trị quốc gia theo các nguyêntắc pháp quyền, dân chủ. Hoạt động nghiên cứu của giới học giả về hiến pháp ở ViệtNam trong khoảng 5 năm gần đây đặc biệt sôi nổi và sẽ còn tiếp tục kéo dài trong mộtvài năm tới. Mặc dù vẫn còn những “vùng cấm” (ví dụ như về vị thế lãnh đạo độc tôncủa Đảng Cộng sản), nhiều vấn đề bị coi là “cấm kỵ” trước đây đã được thảo luận cởimở, công khai nhờ có đợt cải cách hiến pháp này.

Những nghiên cứu của các học giả trong nước đã làm thay đổi nhận thức của xãhội về nhiều vấn đề mà trước đây không được thừa nhận, nhắc đến hoặc được hiểu mộtcách phiến diện ở Việt Nam, ví dụ như quyền lực của nhân dân, hay bản chất tự nhiên,vốn có của các quyền con người... Đây chính là tiền đề cho những quy định mới, tiến bộtrong Hiến pháp năm 2013. Mặc dù vậy, như đã đề cập ở các phần trên, vẫn còn rấtnhiều câu hỏi đặt ra cho giới nghiên cứu ở Việt Nam, trong đó đặc biệt là những vấn đềliên quan đến nội dung của các đạo luật cần sửa đổi và ban hành mới để thực thi Hiếnpháp năm 2013.

Cuối cùng, Hiến pháp năm 2013 mở ra triển vọng cải cách một loạt vấn đề thểchế và quản trị nhà nước ở Việt Nam mà chưa từng được đề cập đến trước đây. Mặc dùvậy, cũng có không ít thách thức trong việc hiện thực hóa những triển vọng ấy. Đó làbởi những cải cách được gợi mở ra trong Hiến pháp năm 2013 đều đặt ra những yêu cầuhoặc tác động, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, đến việc cải cách hệ thống chính trị -điều mà hiện vẫn còn bị coi là khá nhạy cảm ở Việt Nam.

5.2.Những gợi ý cho NLD

5.2.1.Những gợi ý khái quát

Mặc dù mới triển khai các hoạt động ở Việt Nam từ tháng 9/2013, NLD đã dầnnổi lên như là một trong những nhà tài trợ phát triển quốc tế có uy tín với các đối tácquốc gia. Các đối tác Việt Nam, mà nổi bật là Bộ Tư pháp, đánh giá cao tính chuyênnghiệp trong việc xây dựng và vận hành dự án, cũng như cách tiếp cận dựa trên nhu cầu

Page 116: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

116

và tôn trọng ý kiến của bên thụ hưởng dự án.128 Các đối tác Việt Nam cũng đánh giácao thiết kế nội dung dự án, bởi mặc dù được xây dựng từ vài năm trước song về cơbản, các mục tiêu chính và dự kiến kết quả đầu ra chủ yếu của dự án đến nay vẫn phùhợp và còn nguyên giá trị.129

Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu cuối cùng của Dự án là giúp người dân ViệtNam được tiếp cận với một khuôn khổ pháp lý được tăng cường, hiệu quả hơn, phảnánh rõ ràng hơn nhu cầu của người dân và hỗ trợ cho sự tăng trưởng kinh tế công bằngvà bền vững , cần sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực của dự án. Liên quan đến vấnđề này, nhóm tác giả nêu một số phân tích và gợi ý như sau :

- Để dự án đạt được tất cả các mục tiêu đề ra, NLD cần xác định viễn kiến là hỗtrợ sự phát triển cân bằng, bền vững của Việt Nam. Đây là cách tiếp cận thể hiện sựnhạy cảm với hoàn cảnh chính trị hiện nay ở Việt Nam. Nó có nghĩa là cần tránh liênquan đến những hoạt động mang tính quá khích, cực đoan về chính trị hay những hoạtđộng công khai thách thức chính quyền.

Thêm vào đó, các hoạt động trong thực tế của NLD cần tuân thủ một cách chặtchẽ các nguyên tắc công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình, phù hợp vớiviễn kiến của dự án. Quy trình tổ chức thực hiện dự án cần khoa học, bài bản; lựa chọnđược những đối tác địa phương tốt; tôn trọng, hỗ trợ và nỗ lực kết nối với các đối tác vàgiữa các đối tác. NLD cũng nên tìm cách phát huy thế mạnh (về chuyên gia, kinhnghiệm và uy tín) của một dự án phát triển của Canada - một trong những nước pháttriển nhất trên thế giới cả về kinh tế, chính trị, xã hội và pháp lý, có mô hình quản lýnhà nước dân chủ, hiệu quả; mô hình tăng trưởng, phát triển tiên tiến.

- Mặc dù cho đến nay, Kế hoạch và cơ chế quản lý Dự án đã được các bên nhấttrí thông qua, song xuất phát từ tính chất năng động của hoạt động lập pháp ở ViệtNam, NLD và các đối tác quốc gia vẫn cần linh hoạt điều chỉnh nội dung dự án nếu cầnthiết để cập nhật và đáp ứng những nhu cầu mới nảy sinh trong từng giai đoạn của quytrình lập pháp ởViệt Nam những năm tới đây.

- Từ đặc thù của hoạt động lập pháp ở Việt Nam, NLD nên chú ý hỗ trợ đến cảhai khối: các cơ quan chính phủ và các cơ quan/đại biểu Quốc Hội. Đối với các cơ quanchính phủ, hỗ trợ nên tập trung vào việc nâng cao năng lực hoạch định chiến lược quảntrị quốc gia, xây dựng chính sách, đánh giá tác động và lấy ý kiến công chúng về các dựán luật, pháp lệnh và kỹ thuật soạn thảo văn bản pháp luật. Trong khi đó, đối với các cơquan/đại biểu Quốc Hội, nên tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực phân tích chính sách,dự án luật, năng lực đề xuất các dự án luật và tầm nhìn, khả năng đánh giá về tính thốngnhất và hợp lý của hệ thống văn bản pháp luật quốc gia.

- Ngoài việc hỗ trợ trực tiếp các cơ quan nhà nước của Việt Nam trong hoạt độnglập pháp, NLD nên sớm có kế hoạch mở rộng sự hợp tác với khối học thuật và các tổchức xã hội dân sự của Việt Nam trong quá trình này, theo cách thức minh bạch, công

128Họp ban chỉ đạo Dự án Phát triển Lập pháp quốc gia, tại http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/hoat-dong-cua-Bo-Tu-Phap.aspx?ItemID=5956, truy cập ngày /8/2014.129 Tài liệu trên.

Page 117: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

117

khai, đề cao trách nhiệm giải trình và cùng tham gia. Sự mở rộng hoạt động hợp tác tớikhối học thuật và các tổ chức xã hội dân sự sẽ giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả vàbảo đảm tiến độ các hoạt động của dự án. Nó cũng gắn với một trong những kết quảtrung hạn mà đã được dự án xác định, đó là sự tham gia của người dân và khu vực kinhtế tư nhân vào quá trình xây dựng văn bản pháp luật được nâng cao.

Tuy nhiên, trong khi nên mở rộng sự hợp tác với khối học thuật và các tổ chứcxã hội dân sự, NLD cũng cần tránh lặp lại thiếu sót của một số tổ chức và chương trìnhhỗ trợ phát triển khác đã và đang hoạt động tại Việt Nam, đó là mở rộng đến mức trởlên dàn trải về đối tác. Với tính chất là một dự án có mục tiêu chuyên sâu (thúc đẩy sựphát triển lập pháp) và hạn định (trong 7 năm), NLD không nên có quá nhiều mà cầnchọn lọc để hợp tác với một số lượng nhất định đối tác địa phương theo nguyên tắc màdự án đã xác định là quản lý dựa trên kết quả (RBM).

- Mặc dù trọng tâm của NLD là giúp Việt Nam hoàn thiện hệ thống văn bảnpháp luật kinh tế, tuy nhiên cần chú trọng đến cả những văn bản pháp luật về thể chế vàquản trị quốc gia, bởi đó là những nền tảng pháp lý cho các văn bản pháp luật về kinhtế. Đối với những quốc gia như Việt Nam, mối qua hệ giữa các hệ thống văn bản phápluật này cực kỳ khăng khít. Theo cách tiếp cận đó, việc NLD đang hỗ trợ xây dựng Luậtxây dựng văn bản pháp luật mới thay thế cho hai đạo luật hiện hành về vấn đề này làđúng hướng và cần phát huy.

Tuy nhiên, trong khi nên coi trọng cả hệ thống văn bản pháp luật về thể chế vàquản trị quốc gia, NLD cũng cần tránh mở quá rộng dẫn đến sự dàn trải về nội dung.Nên chọn lọc để hỗ trợ xây dựng, sửa đổi những văn bản pháp luật theo các tiêu chí ưutiên: (i) có nội dung trực tiếp về quản lý kinh tế; (ii) có nội dung gián tiếp nhưng gắnliền và quan trọng với quản lý kinh tế. Ở tiêu chí thứ hai, không nhất thiết cần hỗ trợxây dựng, sửa đổi toàn bộ văn bản, mà có thể lựa chọn những chế định, quy định liênquan đến quản lý kinh tế trong văn bản đó. Cách tiếp cận như vậy sẽ giúp NLD đạtđược những mục tiêu xác định, cụ thể và tránh sự chồng chéo với hoạt động của các cơquan, dự án hỗ trợ phát triển quốc tế khác đang hoạt động ở Việt Nam.

- Cần đặc biệt coi trọng việc đánh giá tác động của các hoạt động được dự án hỗtrợ, bởi việc đánh giá chính xác hiệu quả tác động của các hoạt động được hỗ trợ sẽgiúp NLD điều chỉnh kế hoạch và phương thức quản lý cho phù hợp thực tế, cũng nhưcho phép lựa chọn được các đối tác địa phương tin cậy, hiệu quả. Việc Dự án sẽ đượcquản lý theo các nguyên tắc quản lý dựa trên kết quả (RBM) là một cách tiếp cận phùhợp, tuy nhiên điều đó chưa có nghĩa là việc đánh giá tác động của các hoạt động củadự án sẽ được thực hiện tốt. NLD cần xây dựng những quy trình, tiêu chí đánh giá chặtchẽ và cụ thể cho các hoạt động của mình. Tuy nhiên, trong vấn đề này, cũng cần tránhđặt ra quá nhiều thủ tục và yêu cầu phi thực tế như một số cơ quan, dự án hỗ trợ pháttriển quốc tế khác ở Việt Nam – điều mà tiêu tốn nhiều thời gian, công sức của cả cơquan hỗ trợ và đối tác địa phương, dẫn đến chậm tiến độ dự án một cách không cầnthiết, và trong một số trường hợp, còn buộc các đối tác quốc gia phải vi phạm nhữngnguyên tắc về sự minh bạch.

Page 118: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

118

- Để các hoạt động của NLD thực sự hữu ích với các cơ quan nhà nước có thẩmquyền của Việt Nam, cần bám sát Chương trình xây dựng, sửa đổi luật, pháp lệnh đểthực thi Hiến pháp năm 2013 mà đã được ban hành kèm theo Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 của UBTVQH, Nghị quyết 64/2013/QH13 của Quốc Hội vàQuyết định số251/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (mà đã nêu ở phần trên). Do nguồn lực có giớihạn, NLD nên chọn ra một số dự án luật, pháp lệnh mà phù hợp nhất với mục tiêu củadự án để hỗ trợ, trên cơ sở thảo luận không chỉ với các cơ quan nhà nước có thẩmquyền của Việt Nam, mà còn với các chương trình, dự án tài trợ nước ngoài khác đanghoạt động tại Việt Nam (để tránh tài trợ chồng chéo). Hỗ trợ nên bắt đầu càng sớm càngtốt, bởi kinh nghiệm ở Việt Nam cho thấy, việc soạn thảo các dự án luật trong thời giangấp, cho dù có nguồn tài trợ, cũng khó đạt được kết quả tốt và thường nảy sinh tiêu cựctrong quản lý dự án, do áp lực phải giải ngân trong thời gian ngắn.

Hỗ trợ chủ yếu nên dành cho việc soạn thảo và thẩm định dự án luật (hiện chủ yếulà các cơ quan Chính phủ), song cũng nên xem xét dành một phần cho việc thẩm tra dựán luật (hiện do các ủy ban liên quan của Quốc Hội thực hiện). Điều này là để bảo đảmnhững hỗ trợ của dự án có tác động thông suốt quá trình làm ra đạo luật đó, cũng nhưđể góp phần hạn chế bất cập hiện nay là có nhiều vấn đề, đặc biệt là những vấn đề mangtính chất lý luận như mô hình, các nguyên tắc nền tảng…của các dự thảo luật khôngđược làm rõ ngay từ đầu, nên được mang ra thảo luận trong tất cả các giai đoạn soạnthảo, thẩm định và thẩm tra, khiến cho quy trình làm luật trở nên rối rắm, kéo dài.

- Bên cạnh việc hỗ trợ xây dựng, sửa đổi các đạo luật, pháp lệnh cụ thể, NLD cũngnên xem xét tài trợ thực hiện những nghiên cứu chuyên sâu về những vấn đề lý luận,thực tiễn quan trọng mà hiện còn chưa được làm rõ (nêu ở mục 5.1), đặc biệt là nhữngvấn đề liên quan đến việc xây dựng, sửa đổi nhiều đạo luật khác nhau. Hỗ trợ nghiêncứu nên dành cho các cơ sở học thuật (của cả nhà nước và xã hội dân sự) hoặc các cánhân chuyên gia có uy tín. Trong một số vấn đề, có thể thiết lập các nhóm nghiên cứuvới sự tham gia của cả các chuyên gia Việt Nam và chuyên gia nước ngoài để hỗ trợ, bổsung cho nhau – theo cách làm mà UNDP Hà Nội thường thực hiện.

5.2.2.Những gợi ý liên quan đến các hoạt động cụ thể(1) WBS 1300: Trợ giúp các tổ chức và đối tác của NLD thực hiện Luật ban hành

văn bản pháp luật mới

Ở Việt Nam, việc tổ chức thực thi một đạo luật mới hay một đạo luật được sửa đổithường bắt đầu bằng việc tuyên truyền, phổ biến nội dung đạo luật đó một cách rộngrãi, trong đó chú trọng đến hai nhóm đối tượng đó là: (i) Các chủ thể có trách nhiệm tổchức thực thi đạo luật đó (các cơ quan nhà nước), và (ii) Các đối tượng bị tác động bởiđạo luật đó (các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, người dân..). Tùy nộidung của mỗi đạo luật, nhóm các chủ thể này ít nhiều khác nhau, do đó, mức độ vàphương pháp tuyên truyền, phổ biến đạo luật đó cũng ít nhiều khác nhau để phù hợp vàđạt được hiệu quả cao nhất.

Do tính chất đặc thù của nó là điều chỉnh các quan hệ liên quan đến soạn thảo cácvăn bản pháp luật, Luật ban hành văn bản pháp luật mới sẽ tác động chủ yếu đến hệthống cơ quan nhà nước các cấp, bởi vậy, việc tuyên truyền, phổ biến trước hết nên

Page 119: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

119

hướng vào các chủ thể này. Ngoài ra, các đối tượng khác cũng cần được biết về Luật(để giám sát thực thi) bao gồm các cơ quan truyền thông, các cơ quan học thuật vàngười dân.

Các hoạt động phổ biến, tuyên truyền có thể bao gồm:

- Công bố trên Công báo và trang web của Quốc Hội, Chính phủ và các cơ quannhà nước các cấp (việc này không cần hỗ trợ vì thuộcvề trách nhiệm của các cơ quannhà nước, sử dụng nguồn lực sẵn có của các cơ quan này).

- Tổ chức tập huấn cho các cơ quan nhà nước về nội dung của luật, đặc biệt là vềquy trình, thủ tục và thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc soạnthảo các văn bản pháp luật. NLD nên hỗ trợ hoạt động này, đặc biệt là ở cấp trungương. Nên có các cuộc tập huấn riêng cho các cơ quan dân cử (Quốc Hội, HĐND cáccấp) và khối cơ quan hành pháp (Chính phủ, UBND các cấp) vì đây là những cơ quancó vai trò chủ chốt trong việc ban hành các văn bản pháp luật.

- Hỗ trợ xây dựng, xuất bản và phân phát các tài liệu tuyên truyền về luật một cáchrộng rãi cho mọi đối tượng trong xã hội, ví dụ như các cuốn cẩm nang, sổ tay…Ngoàicác việc trên, NLD nên hỗ trợ những sáng kiến của các cơ quan, tổ chức ở Việt Namnghiên cứu, biên soạn, xuất bản những tài liệu mang tính chất nền tảng lý thuyết về hoạtđộng lập pháp để hỗ trợ thực hiện Luật ban hành văn bản pháp luật nói riêng và hoạtđộng lập pháp nói chung ở Việt Nam về lâu dài. Những sáng kiến đó có thể là việc biênsoạn, xuất bản và phân phát các cuốn Lexicon về Hiến pháp, về kỹ thuật lậppháp…Cũng nên hỗ trợ các trường luật của Việt Nam thúc đẩy các chương trình nghiêncứu và giảng dạy về lý luận và kỹ thuật lập pháp để đào tạo nguồn nhân lực cho hoạtđộng này trong tương lai.

(2) WBS 2900: Hỗ trợ thiết lập các kênh trao đổi và các quy tắc phối hợp giữanhững nhà xác lập chính sách và nhà soạn thảo văn bản pháp luật

Để thực hiện mục tiêu này, NLD nên hỗ trợ thực hiện các hoạt động sau đây:- Nghiên cứu, hội thảo về các kênh trao đổi và quy tắc phối hợp giữa các cơ quan,

bộ phận xác lập chính sách và cơ quan, bộ phận soạn thảo văn bản pháp luật. Hoạt độngnày có thể do các cơ quan nhà nước hoặc các viện nghiên cứu thực hiện.

- Xây dựng và tổ chức thực thi một văn bản pháp quy trong đó pháp điển hóanhững quy tắc đã nêu ở trên. Hoạt động này nên được thực hiện bởi các cơ quan nhànước ở trung ương.

- Tập huấn cho các cơ quan nhà nước các cấp về việc áp dụng các quy tắc nói trêntrong hoạt động xây dựng văn bản pháp luật. Hoạt động này có thể do các cơ quan nhànước hoặc các viện nghiên cứu thực hiện.

(3)WBS 3300: Hỗ trợ xây dựng các tiêu chuẩn mới cho việc soạn thảo văn bảnpháp luật

Để thực hiện mục tiêu này, NLD nên hỗ trợ thực hiện các hoạt động sau đây:

Page 120: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

120

- Nghiên cứu, hội thảo về các quy tắc, tiêu chuẩn trong việc xác lập chính sách vàsoạn thảo văn bản pháp luật. Hoạt động này có thể do các cơ quan nhà nước hoặc cácviện nghiên cứu thực hiện.

- Xây dựng và tổ chức thực thi một văn bản pháp quy trong đó pháp điển hóanhững quy tắc, tiêu chuẩn đã nêu ở trên (có thể gộp vào văn bản pháp quy nêu ở mục(3)). Hoạt động này nên được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước ở trung ương.

- Tập huấn cho các cơ quan nhà nước các cấp về việc áp dụng các quy tắc, tiêuchuẩn nói trên trong hoạt động xây dựng văn bản pháp luật. Hoạt động này có thể docác cơ quan nhà nước hoặc các viện nghiên cứu thực hiện.

(4) WBS 3600: Hỗ trợ thiết lập các quy trình và phương pháp để bảo đảm rằng cácđịnh hướng chính sách đã được xác định sẽ được thể hiện trong các dự thảo luật và vănbản pháp quy

Để thực hiện mục tiêu này, NLD nên hỗ trợ thực hiện các hoạt động sau đây:- Nghiên cứu, hội thảo về quy trình, phương pháp và các quy tắc tiêu chuẩn trong

việc thể chế hóa các chính sách đã được xác lập vào các dự thảo luật và văn bản phápquy. Hoạt động này có thể do các cơ quan nhà nước hoặc các viện nghiên cứu thựchiện.

- Xây dựng và tổ chức thực thi một văn bản pháp luật trong đó pháp điển hóanhững quy trình, phương pháp và các quy tắc tiêu chuẩn đã nêu ở trên (có thể gộp vàovăn bản pháp luật nêu ở các mục (2) và (3)). Hoạt động này nên được thực hiện bởi cáccơ quan nhà nước ở trung ương.

- Tập huấn cho các cơ quan nhà nước các cấp về việc áp dụng các quy trình,phương pháp và các quy tắc tiêu chuẩn nói trên trong hoạt động xây dựng văn bản phápluật. Hoạt động này có thể do các cơ quan nhà nước hoặc các viện nghiên cứu thựchiện.

(5) WBS 4600: Hỗ trợ xây dựng các tiêu chuẩn và quy tắc quốc gia về soạn thảovăn bản pháp luật, trong đó làm rõ các thuật ngữ chuyên ngành và các thủ tục quản lýchất lượng dự thảo văn bản pháp luật

Để thực hiện mục tiêu này, NLD nên hỗ trợ thực hiện các hoạt động sau đây:- Nghiên cứu, hội thảo về việc cải cách quy trình xây dựng văn bản pháp luật, đặc

biệt là các quy trình, thủ tục đánh giá tác động, thẩm tra, thẩm định chất lượng các vănbản pháp luật. Hoạt động này có thể do các cơ quan nhà nước hoặc các viện nghiên cứuthực hiện.

- Xây dựng mới hoặc sửa đổi các văn bản pháp quy hiện hành có liên quan để phápđiển hóa những cải cách đã nêu ở trên (có thể gộp vào văn bản pháp quy nêu ở các mục(2), (3), (4)). Hoạt động này nên được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước ở trungương.

Page 121: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

121

- Tập huấn cho các cơ quan nhà nước các cấp về việc áp dụng các quy trình, thủ tụcmới nói trên trong hoạt động xây dựng văn bản pháp luật. Hoạt động này có thể do cáccơ quan nhà nước hoặc các viện nghiên cứu thực hiện.

(6) WBS 4900: Hỗ trợ những sáng kiến thí điểm để mô hình hóa các quy trình, thủtục và công cụ cho việc làm luật

Để thực hiện mục tiêu này, NLD nên hỗ trợ thực hiện các hoạt động sau đây:- Nghiên cứu, hội thảo về việc xây dựng các công cụ tiêu chuẩn trong việc làm luật

ở Việt Nam. Hoạt động này có thể do các cơ quan nhà nước hoặc các viện nghiên cứuthực hiện.

- Tâp huấn cho các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan của Chính phủ vàQuốc Hội, về việc sử dụng các công cụ tiêu chuẩn nói trên trong việc làm luật. Hoạtđộng này có thể do các cơ quan nhà nước liên quan hoặc các viện nghiên cứu thực hiện.

Page 122: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

122

PHỤ LỤC I

CẤU TRÚC CỦA HIẾN PHÁP NĂM 2013SO SÁNH VỚI HIẾN PHÁP NĂM 1992

LỜI NÓI ĐẦU (nội dung được sửa đổi, rút ngắn)

CHƯƠNG I. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ (tên chương được rút ngắn)

Điều 1 (giữ nguyên nội dung Điều 1)

Điều 2 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 2)

Điều 3 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 3)

Điều 4 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 4)

Điều 5 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 5)

Điều 6 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 6)

Điều 7 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 7)

Điều 8 (ghép và sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 8, Điều 12)

Điều 9 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 9)

Điều 10 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 10)

Điều 11 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 13)

Điều 12 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 14)

Điều 13 (ghép từ các Điều 141-145, trong đó giữ nguyên nội dung các Điều 141-144, sửa đổi nội dung Điều 145)

CHƯƠNG II QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦACÔNG DÂN (sửa đổi tên chương, chuyển vị trí của chương trong Hiến pháp từ thứ 5 lênthứ 2)

Điều 14 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 50)

Điều 15 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 51)

Điều 16 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 52)

Điều 17 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 49)

Điều 18 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 75)

Điều 19 (mới)

Điều 20 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 71)

Điều 21 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 73)

Điều 22 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 73)

Page 123: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

123

Điều 23 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 68)

Điều 24 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 70)

Điều 25 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 69)

Điều 26 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 63)

Điều 27 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 54)

Điều 28 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 53)

Điều 29 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 53)

Điều 30 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 74)

Điều 31 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 72)

Điều 32 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 58)

Điều 33 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 57)

Điều 34 (mới)

Điều 35 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 55, Điều 56)

Điều 36 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 64)

Điều 37 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 65, Điều 66)

Điều 38 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 39, Điều 61)

Điều 39 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 59)

Điều 40 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 60)

Điều 41 (mới)

Điều 42 (mới)

Điều 43 (mới)

Điều 44 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 76)

Điều 45 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 77)

Điều 46 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 79)

Điều 47 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 80)

Điều 48 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 81)

Điều 49 (giữ nguyên Điều 82)

CHƯƠNG III. KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC, KHOA HỌC,CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG (ghép từ chương II và chương III)

Điều 50 (ghép và sửa đổi, bổ sung nội dung các Điều 15, Điều 43)

Điều 51 (ghép và sửa đổi, bổ sung nội dung các Điều 15-16, 19-23 và 25)

Điều 52 (ghép và sửa đổi, bổ sung nội dung các Điều 24, Điều 26)

Page 124: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

124

Điều 53 (ghép và sửa đổi, bổ sung nội dung các Điều 17, Điều 18)

Điều 54 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 18)

Điều 55 (mới)

Điều 56 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 27)

Điều 58 (ghép và sửa đổi, bổ sung nội dung các Điều 39, Điều 40)

Điều 59 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 67)

Điều 60 (ghép và sửa đổi, bổ sung nội dung các Điều 30-34)

Điều 61 (ghép và sửa đổi, bổ sung nội dung các Điều 35-36 và 59)

Điều 62 (ghép và sửa đổi, bổ sung nội dung các Điều 37-38)

Điều 63 (mới)

CHƯƠNG IV BẢO VỆ TỔ QUỐC (tên chương được rút ngắn nhưng vị trí đượcgiữ nguyên)

Điều 64 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 44)

Điều 65 (sửa đổi, bổ sung Điều 45)

Điều 66 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 46)

Điều 67 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 47)

Điều 68 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 48)

CHƯƠNG V. QUỐC HỘI (tên chương và vị trí đều được giữ nguyên)

Điều 69 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 83)

Điều 70 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 84)

Điều 71 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 85)

Điều 72 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 92)

Điều 73 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 90)

Điều 74 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 91)

Điều 75 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 94)

Điều 76 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 95)

Điều 77 (giữ nguyên Điều 96)

Điều 78 (mới)

Điều 79 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 97)

Điều 80 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 98)

Điều 81 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 99)

Điều 82 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 100)

Page 125: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

125

Điều 83 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 86)

Điều 84 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 87)

Điều 85 (ghép và sửa đổi, bổ sung nội dung các Điều 88, Điều 93)

CHƯƠNG VI. CHỦ TỊCH NƯỚC (tên chương và vị trí đều được giữ nguyên)

Điều 86 (giữ nguyên Điều 101)

Điều 87 (giữ nguyên Điều 102)

Điều 88 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 103)

Điều 89 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 104)

Điều 90 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 105)

Điều 91 (giữ nguyên Điều 106)

Điều 92 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 107)

Điều 93 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 108)

CHƯƠNG VII. CHÍNH PHỦ (tên chương và vị trí đều được giữ nguyên)

Điều 94 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 109)

Điều 95 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 110)

Điều 96 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 112)

Điều 97 (giữ nguyên Điều 113)

Điều 98 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 114)

Điều 99 (ghép và sửa đổi, bổ sung nội dung các Điều 116-117)

Điều 100 (ghép và sửa đổi nội dung các Điều 115-116)

Điều 101 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 111)

CHƯƠNG VIII. TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN (ghéphai chương VIII và IX)

Điều 102 (ghép và sửa đổi, bổ sung nội dung các Điều 126-127)

Điều 103 (ghép và sửa đổi, bổ sung nội dung các Điều 129-133)

Điều 104 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 134)

Điều 105 (ghép và sửa đổi, bổ sung nội dung các Điều 128, Điều 135)

Điều 106 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 136)

Điều 107 (ghép và sửa đổi, bổ sung nội dung các Điều 126, Điều 137)

Điều 108 (ghép và sửa đổi, bổ sung nội dung các Điều 138-140)

Điều 109 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 138)

Page 126: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

126

CHƯƠNG IX. CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG (đổi tên chương, vị trí giữnguyên)

Điều 110 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 118)

Điều 111 (mới)

Điều 112 (mới)

Điều 113 (ghép và sửa đổi, bổ sung nội dung các Điều 119-120)

Điều 114 (ghép và sửa đổi, bổ sung nội dung các Điều 123-124)

Điều 115 (ghép và sửa đổi, bổ sung nội dung các Điều 121-122)

Điều 116 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 125)

CHƯƠNG X. HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA, KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC(chương mới)

Điều 117 (mới)

Điều 118 (mới)

CHƯƠNG XI. HIỆU LỰC CỦA HIẾN PHÁP VÀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP(tên chương giữ nguyên, vị trí thay đổi)

Điều 119 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 146)

Điều 120 (sửa đổi, bổ sung nội dung Điều 147)

Page 127: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

127

PHỤ LỤC II

TÓM TẮT NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA HIẾN PHÁP NĂM 2013SO VỚI HIẾN PHÁP NĂM 1992

1. Về cấu trúc và hình thức thể hiệnVề cấu trúc, bản Hiến pháp sửa đổi này gồm có 11 Chương, 120 Điều, qui định

về nhiều vấn đề như: Chế độ chính trị; Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản củacông dân; Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; Tổchức bộ máy nhà nước; Hiệu lực của Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp.

So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 giảm 1 chương, 27 điều, trongđó có 12 điều mới (Điều 19, 34, 41, 42, 43, 55, 63, 78, 111, 112, 117 và 118); giữnguyên 7 điều (Điều 1, 23, 49, 86, 87, 91 và 97) và sửa đổi, bổ sung 101 điều còn lại.

+ Hiến pháp năm 2013 đưa các điều quy định các biểu tượng của Nhà nước(quốc kỳ, quốc huy, quốc ca...) ở Chương XI Hiến pháp năm 1992 trước đây vàoChương I "Chế độ chính trị" của Hiến pháp năm 2013.

+ Đổi tên Chương V Hiến pháp năm 1992 “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của côngdân” thành “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” và đưa lênChương II. Việc chuyển từ chương V lên chương II không đơn thuần là việc thay đổi cơcấu mà còn thể hiện bước đột phá về mặt tư duy, khẳng định cam kết coi trọng giá trị,hiệu lực và trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm các quyền con người, quyềncông dân trong Hiến pháp.

Chương này cũng được sắp xếp lại, bắt đầu từ các các nguyên tắc, các bảo đảmthực hiện quyền, giới hạn quyền và hạn chế quyền, tiếp đó là nhóm các quyền dân sự,chính trị, nhóm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa; các nghĩa vụ của công dân; quyền vànghĩa vụ của người nước ngoài.

+ Chương II "Chế độ kinh tế" và Chương III "Văn hóa, giáo dục, khoa học, côngnghệ" của Hiến pháp năm 1992 gộp lại thành một chương là Chương II I "Kinh tế, xãhội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và mội trường" và chỉ còn 14 điều, so với29 điều của Hiến pháp năm 1992.

+ Đổi tên Chương IX Hiến pháp năm 1992 "Hội đồng nhân dân (HĐND) vàUBND (UBND)" thành "Chính quyền địa phương" và đặt Chương IX "Chính quyền địaphương" sau Chương VIII "TAND, VKSND".

+ Có thêm một chương mới về " Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán nhànước” (Chương X).

Về hình thức, so với với Hiến pháp năm 1992, Lời nói đầu của Hiến pháp năm2013 (có 290 từ) đã cô đọng hơn, khái quát, ngắn gọn, chính xác, chặt chẽ hơn so vớiLời nói đầu của Hiến pháp năm 1992 (536 từ). Lời nói đầu khẳng định: "Nhân dân ViệtNam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này…” cho thấy tư tưởng về chủ quyềncủa nhân dân với hiến pháp (từng được nêu trong Hiến pháp 1946) bước đầu đã đượctái khẳng định.

Page 128: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

128

Tất cả các từ “Nhân dân” đều được viết hoa một cách trang trọng, thể hiện sựtôn trọng và đề cao vai trò của Nhân dân với tư cách là chủ thể duy nhất của toàn bộquyền lực nhà nước ở nước ta.

2. Về nội dung

2.2.1. Chương I “Chế độ chính trị”

• Khẳng định rõ hơn chủ quyền nhân dân và những bảo đảm thực hiện chủ quyềnnhân dân “bằng dân chủ trực tiếp” và "bằng dân chủ đại diện thông qua QuốcHội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước" (Điều 2, Điều 6,Điều 7).

• Bên cạnh sự “phân công, phân nhiệm” đã bổ sung thêm cụm từ “ kiểm soát quyềnlực” (Điều 2). Điều này thể hiện tư duy đổi mới, không chỉ phân công, phối hợpmà còn kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhànước. Đây là một vấn đề được thể hiện xuyên suốt trong các Chương V, VI, VII,VIII và IX của Hiến pháp năm 2013 và trong tương lai sẽ tiếp tục được thể chếhóa trong các luật liên quan.

• Tiếp tục ghi nhận vai trò “lãnh đạo Nhà nước và xã hội” của Đảng cộng sảnViệt Nam ở Điều 4, đồng thời cũng tiếp tục khẳng định “Nhà nướcCHXHCNViệt Nam là nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân,vì Nhân dân” ở Điều 2 Khoản 1. Điều 4 Khoản 2 bổ sung thêm qui định Đảngphải “gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát củaNhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về quyết định của mình”. Ðiều 4Khoản 3 cũng khẳng định không chỉ các tổ chức của Ðảng mà ngay cả từng đảngviên cũng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

• Ðiều 6 bổ sung quy định “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng hìnhthức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện thông qua Quốc Hội, HĐND và thôngqua các cơ quan khác của Nhà nước”, qua đó làm rõ và mở rộng các phươngthức thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, đặc biệt là hình thức dân chủ trựctiếp.

• Điều 9 bổ sung quy định về vai trò của MTTQ Việt Nam trong việc “tăng cườngđồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhànước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(khoản 1), đồng thời quy định: “MTTQ Việt Nam, các tổ chức thành viên củaMặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp vàpháp luật” (khoản 3). Điều này bước đầu phản ánh xu thế thúc đẩy kênh giámsát quyền lực nhà nước từ bên ngoài, bên cạnh sự giám sát bên trong là giữa cáccơ quan nhà nước.

• Tiếp tục thể hiện quyết tâm chính trị trong việc hội nhập quốc tế của Việt Nambằng các cam kết như: "tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tếmà CHXHCN Việt Nam là thành viên"; "là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có

Page 129: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

129

trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc" (Điều 11, Điều12).

2.2.2. Chương II “Quyền con người, q uyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”• Có sự thay đổi tư duy trong cách tiếp cận về quyền con người, quyền công dân

theo hướng đây là những giá trị tự nhiên, vốn có của mọi cá nhân chứ khôngphải là những gì được Nhà nước trao cho, thể hiện ở Điều 3 qui định Nhà nướccó trách nhiệm "công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người,quyền công dân" (chứ không phải là “ban phát” các quyền này cho con người, chocông dân).

• Điều 14 Khoản 2 đặt ra vấn đề hạn chế quyền trong Hiến pháp: "Quyền con người,quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợpcần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đứcxã hội, sức khỏe của cộng đồng". Như vậy, Hiến pháp cũng khẳng định rõ quyềncon người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế bằng luật và chỉ trong 4 trườnghợp cần thiết là: vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia; vì trật t ự, an toàn xã hội;vì đạo đức xã hội và vì sức khỏe của cộng đồng.

• Không đồng nhất quyền con người với quyền công dân. Đa số các quyền sử dụngđại từ “mọi người” và “không ai” để chỉ chủ thể của quyền, chỉ có một số quyềnsử dụng từ “công dân” để chỉ chủ thể của quyền là riêng công dân Việt Nam.

• Quy định một số quyền và nghĩa vụ mới của con người và công dân, như:– Quyền sống: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật

bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật" (Điều 19);

– Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác :"Mọi người có quyền hiếnmô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thửnghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào kháctrên cơ thể người phải có sự đ ồng ý của người được thử nghiệm ” (Điều 20);

– Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư: "Mọi người có quyền bất khảxâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyềnbảo vệ danh dự, uy tín của mình.Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cánhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn” (Điều 21);

– Quyền được bảo đảm an sinh xã hội: "Công dân có quyền được bảo đảm ansinh xã hội" (Điều 34);

– Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống vănhóa, sử dụng các cơ sở văn hóa: "Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cậncác giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở vănhóa." (Điều 41);

– Quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữgiao tiếp: "Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữmẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp" (Điều 42);

Page 130: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

130

– Quyền được sống trong môi trường trong lành: "Mọi người có quyền đượcsống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường" (Điều43);

– Quyền của công dân không bị trục xuất, giao nộp cho nước khác: "Công dânViệt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác" (Điều 17);

2.2.3. Chương III “Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ vàmôi trường”

• Không liệt kê các thành phần kinh tế như Hiến pháp năm 1992 , tuy nhiên Điều51 tiếp tục quy định “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.

• Tiếp tục qui định "đất đai... thuộc sở hữu của toàn dân" nhưng xác định rõ "doNhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý" (Điều 53), tuy nhiên xácđịnh rõ hơn về mục đích thu hồi đất, trong đó: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức,cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đíchquốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế -xã hộivì lợi ích quốc gia, công cộng.Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy địnhcủa pháp luật" (Điều 54).

• Tiếp tục khẳng định quyền tự do kinh doanh và sự bình đẳng giữa các thànhphần kinh tế (Điều 51).

• Làm rõ khái niệm, vai trò đại diện quản lý của nhà nước và các nguyên tắc quảnlý các nguồn tài chính công (ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chínhnhà nước và các nguồn khác được coi là tài chính công) (Điều 55);

• Quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũngtrong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà nước (Điều 56).

• Bổ sung Điều 63 để phản ánh mối quan tâm và phản ứng của Nhà nước với các vấnđề về môi trường và sử dụng, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Nội dung điều nàykhẳng định trách nhiệm của Nhà nước trong quản lý, bảo vệ môi trường, sử dụng,bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học; phòng chống thiên tai,ứng phó với biến đổi khí hậu.

• Khẳng định Nhà nước Việt Nam sẽ góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trênthế giới’ (Điều 64). Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang là tuyệt đối trung thành vớiTổ quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước (Điều 65).

2.2.4. Chương V “Quốc Hội”• Chỉ quy định: "Quốc Hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định

các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động củaNhà nước" (Điều 69), mà không qui định đây "là cơ quan duy nhất có quyền lậphiến và lập pháp" như Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992.

• Quốc Hội có thêm thẩm quyền liên quan đến thành lập Hội đồng bầu cử quốc giavà Kiểm toán nhà nước. Khoản 2 Điều 70 bổ sung thẩm quyền của Quốc Hộitrongviệc giám sát, quy định tổ chức và hoạt động, quyết định nhân sự đối với Hội

Page 131: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

131

đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan khác do QuốcHộithành lập.

• Chỉ quy định Quốc Hội quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách và nhiệm vụ cơbản phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Khoản 3 Điều 70) chứ không quyếtđịnh kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như trong Điều 84 Hiếnpháp năm 1992.

• Quy định Quốc Hội có thẩm quyền trong việc phê chuẩn, miễn nhiệm và cáchchức Thẩm phán TANDTC theo đề nghị của Chánh án TANDTC (Điều 70) nhằmlàm rõ hơn vai trò của Quốc Hội trong mối quan hệ với TANDTC và nâng vị trícủa thẩm phán TANDTC lên ngang hàng với bộ trưởng và các thành viên Chínhphủ.

• Bổ sung quy định mới là: "Sau khi được bầu, Chủ tịch nước , Chủ tịch Quốc Hội,Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TANDTC phải tuyên thệ trung thành với Tổquốc, Nhân dân và Hiến pháp” (khoản 7 Điều 70).

• Mở rộng thẩm quyền của Quốc Hội không chỉ giới hạn ở việc thành lập, giải thểmà cả việc nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính của đơn vị hành chính -kinh tế đặc biệt,đồng thời được thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định củaHiến pháp và luật (Điều 70).

• Xác định rõ hơn việc kéo dài nhiệm kỳ Quốc Hội: “Việc kéo dài nhiệm kỳ của mộtkhóa Quốc Hộikhông được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh”(Khoản 3 Điều 71).

• Bổ sung quy định thẩm quyền của Quốc Hội thành lập Ủy ban lâm thời đểnghiên cứu, thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đề nhất định khi cầnthiết (Điều 78).

• Bổ sung quy định UBTVQH có quyền: "phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễnnhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước CHXHCN Việt Nam " (Điều 74Khoản 12). Qui định mới này mục đích là để tương thích với tầm quan trọng củavị trí đại sứ đại diện đặc mệnh toàn quyền của quốc gia ở nước ngoài, phù hợpvới thông lệ quốc tế.

• Bổ sung quy định UBTVQH "quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điềuchỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương "(khoản 8 Điều 74). Thẩm quyền này theo Hiến pháp năm 1992 là thuộc về Chínhphủ. Mục đích qui định này là nhằm tăng cường vai trò và quyền lực của cơ quanlập pháp.

• Bổ sung quy định UBTVQH có quyền “đề nghị Quốc Hội bầu, miễn nhiệm, bãinhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc Hội, Phó Chủ tịch Quốc Hội, Ủy viênUBTVQH, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc Hội, Chủtịch Hội đồng bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước”(khoản 6 Điều 74).

2.2.5. Chương VI “Chủ tịch nước”

Page 132: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

132

• Quy định rõ hơn vai trò thống lĩnh lực lượng vũ trang và quyền của Chủ tịchnước“quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc,phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưutrưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ” (Khoản 5Điều 88).

• Quy định rõ hơn thẩm quyền của Chủ tịch nước trong quan hệ với Chính phủ:“Chủ tịch nước có quyền yêu cầu Chính phủ họp bàn về vấn đề mà Chủ tịchnước xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước ”(Điều 90).

• Chủ tịch nước có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán TANDTCcăn cứ vào nghị quyết của Quốc Hội và quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chứcThẩm phán các Tòa án khác (Khoản 3 Điều 88).

• Bổ sung các thẩm quyền mới cho Hội đồng Quốc phòng và An ninh do Chủ tịchnước làm Chủ tịch được: “…trình Quốc Hội quyết định tình trạng chiến tranh,trường hợp Quốc Hội không thể họp được thì trình UBTVQH quyết định; độngviên mọi lực lượng và khả năng của đất nước để bảo vệ Tổ quốc; thực hiệnnhững nhiệm vụ, quyền hạn đặc biệt do Quốc Hội giao trong trường hợp cóchiến tranh; quyết định việc lực lượng vũ trang tham gia hoạt động góp phầnbảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới’ (Khoản 2 Điều 89).

2.2.6. Chương VII “Chính phủ”

• Khẳng định Chính phủ "là cơ quan thực hiện quyền hành pháp", qua đó làm rõvà nhấn mạnh hơn sự phân công quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước.

• Quy định cụ thể hơn về trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ trong việc t hựchiện chế độ báo cáo trước Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đạichúng về những vấn đề quan trọng thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủvà Thủ tướng Chính phủ.

• Bổ sung nhiệm vụ của Chính phủ trong việc “…đề xuất, xây dựng chính sáchtrình Quốc Hội, UBTVQH quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền để thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều này…” (Điều 96 khoản 2).

• Bổ sung trách nhiệm giải trình của Thủ tướng trước Quốc Hội về hoạt động củaChính phủ và những nhiệm vụ được giao và trách nhiệm báo cáo công tác củaChính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc Hội, UBTVQH, Chủ tịch nước(Khoản 2 Điều 95).

• Bổ sung qui định Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải thực hiện chế độbáo cáo trước nhân dân về những vấn đề quan trọng thuộc trách nhiệm quản lý”(Khoản 2 Điều 99).

2.2.7. Chương VIII “TAND, VKSND”• Qui định rõ TAND là cơ quan “thực hiện quyền tư pháp” (Điều 102).

Page 133: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

133

• Khẳng định rõ nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm (Điều 103).Quy định này đặt ra yêu cầu phải cụ thể hóa về trình tự, thủ tục tranh tụng tạiphiên tòa trong mọi lĩnh vực xét xử.

• Quy định: “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” (Điều103 khoản 2) qua đó mở rộng sự độc lập của Thẩm phán, Hội thẩm trong suốt quátrình xét xử, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến khi kết thúc phiên tòa chứ không chỉgiới hạn trong thời gian tiến hành xét xử.

• Bổ sung trường hợp “xét xử theo thủ tục rút gọn” (Khoản 4 Điều 103), qua đó mởra khả năng có những qui định cụ thể hơn với những vụ án có tình tiết đơn giản,rõ ràng, hành vi vi phạm không nghiêm trọng.

• Bổ sung nguyên tắc mới về xét xử hai cấp (Khoản 6 Điều 103) bằng quy định“Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được đảm bảo”.

• Thẩm phán được xác định là Thẩm phán của quốc gia, không phụ thuộc vào địaphương nào. Thẩm phán TANDTC sẽ do Chủ tịch nước bổ nhiệm và được QuốcHội phê chuẩn.

• Quy định: TAND gồm TANDTC và các Tòa án khác do luật định;VKSND gồmVKSNDTC và các Viện kiểm sát khác do luật định (khoản 2 Điều 102 và khoản2 Điều 107). Qui định này mở ra khả năng tổ chức lại hệ thống TAND theo thẩmquyền xét xử, không theo các đơn vị hành chính như hiện nay.

• Bổ sung nhiệm vụ của VKSND là “..bảo vệ pháp luật, quyền con người, quyềncông dân; bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cánhân” (khoản 3 Điều 112).

2.2.8. Chương IX “Chính quyền địa phương”

• Tên Chương IX được đổi thành “Chính quyền địa phương”, thay vì “HĐND vàUBND” như Hiến pháp năm 1992, với mục đích là không đồng nhất chính quyềnđịa phương với hai cơ quan của chính quyền địa phương là HĐND và UBND.

• Bổ sung quy định về "đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc Hội thànhlập" và "đơn vị hành chính tương đương" với các đơn vị hành chính chính thức(Khoản 1 Điều 110).

• Bổ sung quy định: “Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơnvị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục doluật định” (Khoản 2 Điều 110).

• Bổ sung các quy định:“Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hànhchính của nước CHXHCN Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm cóHĐND và UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo,đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định” (Điều 111) và :“Nhiệm vụ,quyền hạn của chính quyền địa phương được xác định trên cơ sở phân định thẩmquyền giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương và của mỗi cấpchính quyền địa phương. Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương

Page 134: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

134

được giao thực hiện một số nhiệm vụ của cơ quan nhà nước cấp trên với các điềukiện bảo đảm thực hiện nhiệm vụ đó" (Điều 112). Những qui định này xác định rõhơn cấu trúc của chính quyền địa phương và mối quan hệ giữa chính quyền trungương và chính quyền địa phương.

2.2.9. Chương X “Hội đồng bầu cử Quốc gia, Kiểm toán nhà nước”

• Lần đầu tiên quy định về "Hội đồng bầu cử quốc gia" (Điều 117) – cơ quan cónhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc Hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầucử đại biểu HĐND các cấp.

• Lần đầu tiên quy định "Kiểm toán Nhà nước" là cơ quan do Quốc Hội thành lập,hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý,sử dụng tài chính, tài sản công (Điều 118).

2.2.10. Chương XI “Hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp”• Bổ sung quy định về trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp: "Mọi hành vi vi phạm Hiến

pháp đều bị xử lý” và xác định rõ “Quốc Hội, các cơ quan của Quốc Hội, Chủtịch nước , Chính phủ, TAND, VKSND, các cơ quan khác của Nhà nước và toànthể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luậtđịnh” (Điều 119).

• Quy định rõ hơn qui trình lập hiến, sửa đổi Hiến pháp:“Chủ tịch nước ,UBTVQH, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc Hội cóquyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc Hội quyết định việc làmHiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu QuốcHội biểu quyết tán thành.Quốc Hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thànhphần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiếnpháp do Quốc Hội quyết định theo đề nghị của UBTVQH. Ủy ban dự thảo Hiếnpháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc Hội dự thảo Hiếnpháp. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểuQuốc Hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc Hộiquyết định. Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc Hộiquyết định” (Điều 120).

Page 135: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

135

PHỤ LỤC IIIMỘT SỐ THUẬT NGỮ QUAN TRỌNG TRONG HIẾN PHÁP NĂM 2013

Stt Thuật ngữ Giải thích vắn tắt theo Hiến pháp năm 20131. Bảo vệ Hiến pháp Bảo vệ Hiến pháp là trách nhiệm của Quốc Hội,

các cơ quan của Quốc Hội, Chủ tịch nước,Chính phủ, TAND, VKSND, các cơ quan kháccủa Nhà nước và toàn thể Nhân dân. Cơ chế bảovệ Hiến pháp do luật định (Điều 119 Khoản 2).

2. Các đơn vị hànhchính

Các đơn vị hành chính là những bộ phận cấuthành của nước CHXHCN Việt Nam. Các đơn vịhành chính được phân định như sau:Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trungương;Tỉnh chia thành huyện, thị xã và thành phố thuộctỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thànhquận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tươngđương;Huyện chia thành xã, thị trấn; thị xã và thànhphố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quậnchia thành phường.

Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do QuốcHội thành lập.

(Điều 110 Khoản 1).

3. Các nguyên tắc bầucử đại biểu QuốcHội và đại biểuHĐND

Các nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc Hội vàđại biểu HĐND bao gồm nguyên tắc phổ thông,bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín (Điều 7).

4. Các Phó Chủ tịchQuốc Hội

Các Phó Chủ tịch Quốc Hội là những ngườigiúp Chủ tịch Quốc Hội làm nhiệm vụ theo sựphân công của Chủ tịch Quốc Hội (Điều 72 ).

Page 136: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

136

5. Các Ủy ban củaQuốc Hội

Các Ủy ban của Quốc Hội là những cơ quanthẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án khácvà báo cáo được Quốc Hội hoặc UBTVQH giao;thực hiện quyền giám sát trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn do luật định; kiến nghị những vấnđề thuộc phạm vi hoạt động của Ủy ban (Điều76 Khoản 2).

6. Cấp chính quyền địaphương

Cấp chính quyền địa phương gồm có HĐNDvà UBND được tổ chức phù hợp với đặc điểmnông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính -kinh tế đặc biệt do luật định (Điều 111 Khoản 2).

7. Chánh án TANDTC Chánh án TANDTC là người do Quốc Hội bầu,miễn nhiệm, bãi nhiệm (Điều 70 Khoản 7).

Chánh án TANDTC chịu trách nhiệm và báo cáocông tác trước Quốc Hội; trong thời gian QuốcHội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo côngtác trước UBTVQH, Chủ tịch nước.

Nhiệm kỳ của Chánh án TANDTC theo nhiệmkỳ của Quốc Hội (Điều 105). Nhiệm kỳ của mỗikhoá Quốc Hội là năm năm (Điều 71).

8. Chính phủ Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước caonhất của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiệnquyền hành pháp, là cơ quan chấp hành củaQuốc Hội.

Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc Hội vàbáo cáo công tác trước Quốc Hội, UBTVQH,Chủ tịch nước (Điều 94).

9. Chính quyền địaphương

Chính quyền địa phương được tổ chức ở cácđơn vị hành chính của nước CHXHCN Việt Nam(Điều 111).

10. Chủ tịch nước Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước,thay mặt nước CHXHCN Việt Nam về đối nộivà đối ngoại (Điều 86).

11. Chủ tịch Quốc Hội Chủ tịch Quốc Hội là người chủ tọa các phiên

Page 137: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

137

họp của Quốc Hội; ký chứng thực Hiến pháp,luật, nghị quyết của Quốc Hội; lãnh đạo công táccủa UBTVQH; tổ chức thực hiện quan hệ đốingoại của Quốc Hội; giữ quan hệ với các đại biểuQuốc Hội (Điều 72 ).

12. Công dân nướcCHXHCNViệt Nam

Công dân nước CHXHCN Việt Nam là ngườicó quốc tịch Việt Nam.

(Điều 17 Khoản 1).

13. Công đoàn Việt Nam Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xãhội của giai cấp công nhân và của người laođộng được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đạidiện cho người lao động, chăm lo và bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ngườilao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lýkinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra,giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổchức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liênquan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động;tuyên truyền, vận động người lao động học tập,nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấphành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc(Điều 10).

14. Đại biểu HĐND Đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí,nguyện vọng của Nhân dân địa phương; liên hệchặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri,thực hiện chế độ tiếp xúc, báo cáo với cử tri vềhoạt động của mình và của HĐND, trả lời nhữngyêu cầu, kiến nghị của cử tri; xem xét, đôn đốcviệc giải quyết khiếu nại, tố cáo (Điều 115).

15. Đại biểu Quốc Hội Đại biểu Quốc Hội là những người do cử tri cảnước bầu ra, đại diện cho ý chí, nguyện vọngcủa Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và củaNhân dân cả nước (Điều 79 ).

16. Đảng Cộng sản ViệtNam

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong củagiai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phongcủa nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam,đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp côngnhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủnghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm

Page 138: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

138

nền tảng tư tưởng (Điều 4 Khoản 1).

17. Đơn vị tiền tệ quốcgia

Đơn vị tiền tệ quốc gia là Đồng Việt Nam(Điều 55 Khoản 3).

18. Giải thích Hiếnpháp, luật, pháplệnh

Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh là thẩmquyền của UBTVQH Việt Nam (Điều 74 Khoản2).

19. Hiến pháp Việt Nam Hiến pháp Việt Nam là luật cơ bản của nướcCHXHCN Việt Nam, có hiệu lực pháp lý caonhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợpvới Hiến pháp (Điều 119 Khoản 1).

20. Hội đồng Bầu cửQuốc gia

Hội đồng Bầu cử Quốc gia là cơ quan do QuốcHội thành lập, có nhiệm vụtổ chức bầu cử đạibiểu Quốc Hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tácbầu cử đại biểu HĐND các cấp (Điều 117).

21. Hội đồng Dân tộc Hội đồng Dân tộc là cơ quan nghiên cứu vàkiến nghị với Quốc Hội về công tác dân tộc;thực hiện quyền giám sát việc thi hành chínhsách dân tộc, chương trình, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội miền núi và vùng đồng bào dântộc thiểu số (Điều 75 Khoản 2).

22. HĐND HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địaphương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng vàquyền làm chủ của Nhân dân, do Nhân dân địaphương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dânđịa phương và cơ quan nhà nước cấp trên (Điều113).

23. Kiểm toán nhà nước Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc Hộithành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theopháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sửdụng tài chính, tài sản công (Điều 118 Khoản 1).

Page 139: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

139

24. MTTQ Việt Nam MTTQ Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị,liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổchức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và các cánhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xãhội, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ởnước ngoài (Điều 9 Khoản 1).

25. Nền kinh tế ViệtNam

Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trườngđịnh hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu,nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữvai trò chủ đạo (Điều 51 Khoản 1).

26. Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ươngvà ngân sách địa phương, trong đó ngân sáchtrung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm nhiệmvụ chi của quốc gia. Các khoản thu, chi ngânsách nhà nước phải được dự toán và do luật định(Điều 55 Khoản 2).

27. Nhiệm kỳ của Chínhphủ

Nhiệm kỳ của Chính phủ theo nhiệm kỳ củaQuốc Hội là năm năm (Điều 97; Điều 71).

28. Nhiệm kỳ của mỗikhoá Quốc Hội

Nhiệm kỳ của mỗi khoá Quốc Hội là năm năm(Điều 71).

29. Nước CHXHCNViệt Nam

Nước CHXHCN Việt Nam là một nước độclập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnhthổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển vàvùng trời (Điều 1).

Nước CHXHCN Việt Nam là quốc gia thốngnhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đấtnước Việt Nam (Điều 5 Khoản 1).

Nước CHXHCN Việt Nam do Nhân dân làmchủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhândân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp côngnhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức(Điều 2 Khoản 2).

Page 140: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

140

30. Qui trình sửa đổiHiến pháp Việt Nam

Qui trình sửa đổi Hiến pháp Việt Nam gồmcó những bước như sau:1. Chủ tịch nước, UBTVQH, Chính phủ hoặc ítnhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc Hội cóquyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiếnpháp. Quốc Hội quyết định việc làm Hiến pháp,sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần batổng số đại biểu Quốc Hội biểu quyết tán thành.

2. Quốc Hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiếnpháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệmvụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến phápdo Quốc Hội quyết định theo đề nghị của Uỷban thường vụ Quốc Hội.

3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chứclấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc Hội dự thảoHiến pháp.

4. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất haiphần ba tổng số đại biểu Quốc Hội biểu quyếttán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp doQuốc Hội quyết định.

5. Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực củaHiến pháp do Quốc Hội quyết định (Điều 120).

31. Quốc ca Quốc ca nước CHXHCN Việt Nam là nhạc vàlời của bài Tiến quân ca (Điều 13 Khoản 3).

32. Quốc Hội Quốc Hội là cơ quan đại biểu cao nhất củaNhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhấtcủa nước CHXHCN Việt Nam.

Quốc Hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lậppháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đấtnước và giám sát tối cao đối với hoạt động củaNhà nước (Điều 69).

33. Quốc huy nướcCHXHCN Việt Nam

Quốc huy nước CHXHCN Việt Nam hìnhtròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh,xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xerăng và dòng chữ CHXHCN Việt Nam (Điều 13Khoản 2).

Page 141: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

141

34. Quốc khánh nướcCHXHCN Việt Nam

Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam làngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945(Điều 13 Khoản 4).

35. Quốc kỳ nướcCHXHCN Việt Nam

Quốc kỳ nước CHXHCN Việt Nam hình chữnhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nềnđỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh (Điều 13Khoản 1).

36. Quốc sách hàng đầu Quốc sách hàng đầu ở Việt Nam là phát triểngiáo dục nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồnnhân lực, bồi dưỡng nhân tài (Điều 62 Khoản 1)và phát triển khoa học và công nghệ (Điều 62Khoản 1).

37. Quyền lực nhà nước Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dânmà nền tảng là liên minh giữa giai cấp côngnhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức(Điều 2 Khoản 2).

Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phâncông, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhànước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,hành pháp, tư pháp (Điều 2 Khoản 2).

Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằngdân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thôngqua Quốc Hội, HĐND và thông qua các cơ quankhác của Nhà nước (Điều 6).

38. Quyền sống Quyền sống là quyền “không bị tước đoạt tínhmạng trái luật” (Điều 19).

39. Quyền tự do kinhdoanh

Quyền tự do kinh doanh là quyền mọi ngườiđược kinh doanh trong những ngành nghề màpháp luật không cấm (Điều 33).

40. Thủ đô nướcCHXHCN Việt Nam

Thủ đô nước CHXHCN Việt Nam là Hà Nội(Điều 13 Khoản 5).

Page 142: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

142

41. Thủ tướng Chínhphủ

Thủ tướng Chính phủ là người do Quốc Hộibầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm (Điều 70 Khoản 7).Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chínhphủ, chịu trách nhiệm trước Quốc Hội về hoạtđộng của Chính phủ và những nhiệm vụ đượcgiao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ trước Quốc Hội, UBTVQH,Chủ tịch nước (Điều 95 Khoản 2).

42. TAND TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCNViệt Nam, thực hiện quyền tư pháp (Điều 102Khoản 1).

43. TANDTC TANDTC là cơ quan xét xử cao nhất của nướcCHXHCN Việt Nam. TANDTC giám đốc việcxét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp doluật định. TANDTC thực hiện việc tổng kết thựctiễn xét xử, bảo đảm áp dụng thống nhất phápluật trong xét xử (Điều 104).

44. Tội nặng nhất Tội nặng nhất là tội phản bội Tổ quốc (Điều44).

45. Tổng Kiểm toánNhà nước

Tổng Kiểm toán Nhà nước là người đứng đầuKiểm toán nhà nước, do Quốc Hội bầu. Nhiệmkỳ của Tổng Kiểm toán nhà nước do luật định.Tổng Kiểm toán nhà nước chịu trách nhiệm vàbáo cáo kết quả kiểm toán, báo cáo công táctrước Quốc Hội; trong thời gian Quốc Hộikhông họp, chịu trách nhiệm và báo cáo trướcUBTVQH (Điều 118 Khoản 2).

46. Ủy ban lâm thời củaQuốc Hội

Ủy ban lâm thời của Quốc Hội là cơ quan màkhi cần thiết Quốc Hội thành lập để nghiên cứu,thẩm tra một dự án hoặc điều tra về một vấn đềnhất định (Điều 78).

Page 143: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

143

47. UBND UBND ở cấp chính quyền địa phương do HĐNDcùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của HĐND,cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịutrách nhiệm trước HĐND và cơ quan hành chínhnhà nước cấp trên (Điều 114).

48. UBTVQH UBTVQH là cơ quan thường trực của Quốc Hội.UBTVQH gồm Chủ tịch Quốc Hội, các Phó Chủtịch Quốc Hội và các Ủy viên (Điều 73).

49. VKSND VKSND là cơ quan thực hành quyền công tố,kiểm sát hoạt động tư pháp. VKSND gồmVKSNDTC và các Viện kiểm sát khác do luậtđịnh (Điều 107).

50. Viện trưởngVKSNDTC

Viện trưởng VKSNDTC là người do Quốc Hộibầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm (Điều 70 Khoản 7).Viện trưởng VKSNDTC lãnh đạo Viện trưởngcác Viện kiểm sát cấp dưới, chỉ đạo Kiểm sátviên.

Nhiệm kỳ của Viện trưởng VKSNDTC theonhiệm kỳ của Quốc Hội là năm năm (Điều 109;Điều 71).

Page 144: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

144

PHỤ LỤC IV

DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ TRÌNH QUỐC HỘI , UBTVQH XEM XÉT,THÔNG QUA CÁC DỰ ÁN LUẬT, PHÁP LỆNH

(Ban hành kèm theo Kế hoạch triển khai thi hành Hiến pháp nước CHXHCN Việt Namđã được UBTVQH ban hành theo Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13ngày 02/01/2014)

STT TÊN LĨNH VỰC/DỰ ÁN CƠ QUANCHỦ TRÌ

TIẾN ĐỘ

I Tổ chức bộ máy nhà nước và các thiết chế trong hệ thống chính trị

1 Luật tổ chức Quốc Hội (sửa đổi) UBTVQH 10/2014

2 Luật Chủ tịch nước Chủ tịch nước 5/2015

3 Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) Chính phủ 10/2014

4 Luật tổ chức TAND (sửa đổi) TANDTC 10/2014

5 Luật tổ chức VKSND (sửa đổi) VKSNDTC 10/2014

6 Luật tổ chức chính quyền địa phương(sửa đổi từ Luật tổ chức HĐND vàUBND)

Chính phủ 5/2015

7 Luật Kiểm toán nhà nước (sửa đổi) Kiểm toán nhànước

10/2014

8 Luật MTTQViệt Nam (sửa đổi) Ủy ban trungương MTTQViệt

Nam

10/2014

9 Luật hoạt động giám sát của Quốc Hội(sửa đổi)

UBTVQH 5/2015

10 Luật bầu cử đại biểu Quốc Hội (sửađổi) và Luật bầu cử đại biểu HĐND(sửa đổi)

UBTVQH 5/2015

11 Luật giám sát của HĐND Chính phủ 2015 - 2016

12 Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi) TANDTC 2015 - 2016

13 Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) VKSNDTC 2015 - 2016

14 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật tố tụng hành chính

TANDTC 2015 - 2016

15 Luật tố tụng lao động TANDTC 2015 - 2016

16 Luật ban hành VBQPPL (hợp nhất với Chính phủ 2014 - 2015

Page 145: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

145

Luật ban hành VBQPPL của HĐND,UBND)

17 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điềuước quốc tế (sửa đổi)

Chính phủ 2015 - 2016

18 Luật cơ quan đại diện nướcCHXHCNViệt Nam ở nước ngoài (sửađổi)

Chính phủ 2016 - 2020

19 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự Chính phủ 10/2014

20 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật thi hành án dân sự

Chính phủ 10/2014

21 Luật bảo vệ bí mật nhà nước Chính phủ 2015 - 2016

22 Luật đơn vị hành chính -kinh tế đặc biệt Chính phủ 2015 - 2016

23 Luật về hàm, cấp ngoại giao Chính phủ 2016 - 2020

24 Luật về ký kết và thực hiện thỏa thuậnquốc tế

Chính phủ 2016 - 2020

25 Pháp lệnh đào tạo một số chức danh tưpháp

Chính phủ 10/2014

26 Pháp lệnh trình tự, thủ tục áp dụng cácbiện pháp hành chính tại TAND

TANDTC 10/2014

II Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

1 Bộ luật hình sự (sửa đổi) Chính phủ 2015 - 2016

2 Bộ luật dân sự (sửa đổi) Chính phủ 2014 - 2015

3 Luật báo chí (sửa đổi) Chính phủ 2015 - 2016

4 Luật về hội Chính phủ 2015 - 2016

5 Luật trưng cầu ý dân Chính phủ 2015 - 2016

6 Luật biểu tình Chính phủ 2015 - 2016

7 Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) Chính phủ 5/2014

8 Luật tiếp cận thông tin Chính phủ 2015 - 2016

9 Luật tạm giữ, tạm giam Chính phủ 2015 - 2016

10 Luật bảo đảm trật tự, an toàn xã hội Chính phủ 2015 - 2016

11 Luật chứng thực Chính phủ 2015 - 2016

12 Luật hộ tịch Chính phủ 5/2014

12 Luật truy nã tội phạm Chính phủ 2015 - 2020

Page 146: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

146

13 Luật an toàn thông tin Chính phủ 2014 - 2015

14 Luật căn cước công dân Chính phủ 10/2014

15 Luật tín ngưỡng, tôn giáo Chính phủ 2014 - 2016

III Kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

1 Luật doanh nghiệp (sửa đổi) Chính phủ 10/2014

2 Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi) Chính phủ 10/2014

3 Luật quản lý ngoại thương Chính phủ 2015 - 2020

4 Luật đấu giá tài sản Chính phủ 2015 - 2020

5 Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nướcvào sản xuất, kinh doanh

Chính phủ 10/2014

6 Luật xây dựng (sửa đổi) Chính phủ 5/2014

7 Luật nhà ở (sửa đổi) Chính phủ 5/2014

8 Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi) Chính phủ 10/2014

9 Luật năng lượng nguyên tử Chính phủ 2015 - 2016

10 Luật đầu tư (sửa đổi) Chính phủ 10/2014

11 Luật đầu tư công Chính phủ 5/2014

12 Luật phá sản (sửa đổi) TANDTC 5/2014

13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật kế toán

Chính phủ 2014 - 2015

14 Luật thống kê (sửa đổi) Chính phủ 2014 - 2015

15 Luật thú y Chính phủ 2015 - 2015

16 Luật hải quan (sửa đổi) Chính phủ 5/2014

17 Các đạo luật về thuế Chính phủ 2014 - 2020

18 Luật giáo dục (sửa đổi) Chính phủ 2016 - 2020

19 Luật an toàn, vệ sinh lao động Chính phủ 2014 - 2015

20 Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) Chính phủ 5/2014

21 Luật tiền lương tối thiểu Chính phủ 2015 - 2016

22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật dạy nghề

Chính phủ 2014 - 2015

23 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật bảo hiểm y tế

Chính phủ 5/2014

Page 147: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

147

24 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật dược

Chính phủ 10/2014

25 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật hàng không dân dụng Việt Nam

Chính phủ 10/2014

26 Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) Chính phủ 2014 - 2015

27 Luật tài nguyên, môi trường biển và hảiđảo

Chính phủ 2014 - 2015

28 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật giao thông đường thủy nội địa

Chính phủ 5/2014

29 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻem (sửa đổi)

Chính phủ 2015 - 2016

30 Luật thanh niên (sửa đổi) Chính phủ 2015 - 2020

31 Luật bình đẳng giới (sửa đổi) Chính phủ 2016 - 2020

32 Luật dân số Chính phủ 2015 - 2020

33 Luật hiến máu Chính phủ 2015

34 Luật du lịch (sửa đổi) Chính phủ 2015 - 2020

35 Luật thể dục, thể thao (sửa đổi) Chính phủ 2015 - 2020

36 Luật thủy sản Chính phủ 2015 - 2020

37 Luật đo đạc và bản đồ Chính phủ 2015 - 2016

38 Luật khí tượng thủy văn Chính phủ 2015 - 2016

IV Bảo vệ Tổ quốc

1 Luật Công an nhân dân (sửa đổi) Chính phủ 5/2014

2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật sĩ quan Quân đội nhân dân

Chính phủ 5/2014

3 Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi) Chính phủ 2015 - 2016

4 Luật cảnh vệ Chính phủ 2015 - 2016

5 Luật phòng, chống tội phạm có tổ chức Chính phủ 2015 - 2020

6 Luật xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú củangười nước ngoài tại Việt Nam

Chính phủ 5/2014

7 Luật công nghiệp quốc phòng và độngviên công nghiệp

Chính phủ 2016 - 2020

8 Luật về tình trạng khẩn cấp Chính phủ 2016 - 2020

Page 148: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

148

9 Luật tham gia hoạt động gìn giữ hòabình thế giới

Chính phủ 10/2014

10 Pháp lệnh cảnh sát môi trường Chính phủ 2014

Page 149: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

149

PHỤ LỤC V

DỰ KIẾN CÁC DỰ ÁN LUẬT, PHÁP LỆNH CẦN SỬA ĐỔI,BỔ SUNG, BAN HÀNH MỚI

(Ban hành kèm theo Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 13 tháng 02 năm 2014 của Thủtướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về tổ chức triển khai thi hành Hiến

pháp nước CHXHCN Việt Nam )

STT DỰ KIẾN TÊN LĨNH VỰC/DỰ ÁNDỰ KIẾN CƠ QUAN

CHỦ TRÌ SOẠNTHẢO

DỰ KIẾN TIẾNĐỘ TRÌNH QH,

UBTVQH

I Tổ chức bộ máy nhà nước và các thiết chế trong hệ thống chính trị

1 Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) Bộ Nội vụ 2014 - 2015

2Luật tổ chức chính quyền địa phương (đổitên từ Luật tổ chức HĐND và UBND)

Bộ Nội vụ 2014 - 2015

3 Luật hoạt động giám sát của HĐND Bộ Nội vụ 2015 - 2016

4 Luật đơn vị hành chính Bộ Nội vụ 2016 - 2020

5 Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệtBộ Kế hoạch và

Đầu tư 2015 - 2016

6Luật ban hành VBQPPL(hợp nhất với Luậtban hành VBQPPL của HĐND, UBND)

Bộ Tư pháp 2014 - 2015

7 Luật ban hành quyết định hành chính Bộ Tư pháp 2014 - 2015

8Pháp lệnh đào tạo một số chức danh tưpháp

Bộ Tư pháp 2015 - 2016

9 Luật thi hành án dân sự (sửa đổi) Bộ Tư pháp 2014

10Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ướcquốc tế (sửa đổi)

Bộ Ngoại giao 2015

11Pháp lệnh về ký kết và thực hiện thỏathuận quốc tế Bộ Ngoại giao 2016 - 2020

12 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự Bộ Công an 2014 - 2015

13 Luật bảo vệ bí mật nhà nước Bộ Công an 2016 - 2020

14 Luật Tư pháp quốc tế Bộ Tư pháp 2016 - 2020

II Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

1 Bộ luật hình sự (sửa đổi) Bộ Tư pháp 2015

2 Bộ luật dân sự (sửa đổi) Bộ Tư pháp 2014 - 2015

3 Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) Bộ Tư pháp 2014

Page 150: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

150

4 Luật tiếp cận thông tin Bộ Tư pháp 2016

5 Luật chứng thực Bộ Tư pháp 2015

6 Luật hộ tịch Bộ Tư pháp 2014 - 2015

7 Luật Trợ giúp pháp lý (sửa đổi) Bộ Tư pháp 2015

8 Luật báo chí (sửa đổi)Bộ Thông tin và

Truyền thông2015

Page 151: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

151

PHỤ LỤC VI

NGHỊ QUYẾT SỐ 70/2014/QH13 NGÀY 30/5/2014

VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNHNHIỆM KỲ QUỐC HỘI KHÓA XIII, NĂM 2014 VÀ

CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH NĂM 2015

Điều 1

Bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc Hộikhóa XIIIcác dự án sau đây:

1. Luật tín ngưỡng, tôn giáo;

2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam;

3. Pháp lệnh quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, nhân viên quốcphòng;

4. Nghị quyết của Quốc Hội về cơ chế ưu đãi đối với cơ sở nghiên cứu khoa họcvà công nghệ đặc biệt.

Điều 2

Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 như sau:

1. Bổ sung vào Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 7 các dự án sau đây:a) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quốc tịch Việt Nam (xem xét,

thông qua theo quy trình tại một kỳ họp);

b) Nghị quyết của Quốc Hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đốivới người giữ chức vụ do Quốc Hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn (sử a đổi) (xem xét,thông qua theo quy trình tại một kỳ họp).

2. Bổ sung vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và thông qua tại kỳ họpthứ 8 dự ánLuật hộ tịch.

3. Bổ sung vào Chương trình thông qua tại kỳ họp thứ 8 dự ánNghị quyết củaQuốc Hội về tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình thế giới.

4. Bổ sung vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 các dự án sau đây:a) Luật kiểm toán nhà nước (sửa đổi);

b) Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

c) Luật thú y;

d) Nghị quyết của Quốc Hội về cơ chế ưu đãi đối với cơ sở nghiên cứu khoa họcvà công nghệ đặc biệt.

5. Chuyển từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 sang Chương trình cho ýkiến tại kỳ họp thứ 8các dự án sau đây:

a) Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi);

Page 152: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

152

b) Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi).

6. Rút khỏi Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 các dự án sau đây:

a) Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự;b) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán;

c) Luật thống kê (sửa đổi).

7. Chưa đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014 các dự án sauđây:

a) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dược;

b) Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (đểxây dựng Luật tín ngưỡng, tôn giáo).

Điều 3Thông qua Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015 như sau:

I. CÁC DỰ ÁN LUẬT

1. Tại kỳ họp thứ 9a) Quốc Hội thông qua 13 dự án, bao gồm:

1. Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi);

2. Luật tổ chức chính quyền địa phương;

3. Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;

4. Luật MTTQViệt Nam (sửa đổi);

5. Luật bầu cử đại biểu Quốc Hội và đại biểu HĐND;

6. Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi) ;

7. Luật kiểm toán nhà nước (sửa đổi) ;

8. Luật ban hành VBQPPL;

9. Luật nghĩa vụ quân sự (sửa đổi);

10. Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

11. Luật thú y;

12. Luật an toàn, vệ sinh lao động;

13. Nghị quyết của Quốc Hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm2016.

b) Quốc Hội cho ý kiến 15 dự án, bao gồm:

1. Bộ luật dân sự (sửa đổi) (lần 2);

2. Bộ luật hình sự (sửa đổi);

Page 153: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

153

3. Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi);

4. Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi);

5. Luật tố tụng hành chính (sửa đổi);

6. Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự;

7. Luật tạm giữ, tạm giam;

8. Luật hoạt động giám sát của Quốc Hội và HĐND;

9. Luật trưng cầu ý dân;

10. Luật biểu tình;

11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán;

12. Luật thống kê (sửa đổi);

13. Luật an toàn thông tin;

14. Luật phí, lệ phí;

15. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam.

2. Tại kỳ họp thứ 10a) Quốc Hội thông qua 16 dự án, bao gồm:

1. Bộ luật dân sự (sửa đổi);

2. Bộ luật hình sự (sửa đổi);

3. Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi);

4. Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi);

5. Luật tố tụng hành chính (sửa đổi);

6. Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự;

7. Luật tạm giữ, tạm giam;

8. Luật hoạt động giám sát của Quốc Hội và HĐND;

9. Luật trưng cầu ý dân;

10. Luật biểu tình;

11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán;

12. Luật thống kê (sửa đổi);

13. Luật an toàn thông tin;

14. Luật phí, lệ phí;

15. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam;

Page 154: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

154

16. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chuyển giao công nghệ (xem xét,thông qua theo quy trình tại một kỳ họp).

b) Quốc Hội cho ý kiến 11 dự án, bao gồm:1. Luật ban hành quyết định hành chính;

2. Luật về hội;

3. Luật khí tượng, thủy văn;4. Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi);

5. Luật quy hoạch;

6. Luật báo chí (sửa đổi);

7. Luật tiếp cận thông tin;

8. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi);

9. Luật tín ngưỡng, tôn giáo;

10. Luật đấu giá tài sản;

11. Luật dân số.

II. CÁC DỰ ÁN PHÁP LỆNH

UBTVQH thông qua 2 dự án pháp lệnh, bao gồm:

1. Pháp lệnh quân nhân chuyên nghiệp và công nhân, nhân viên quốc phòng;

2. Pháp lệnh đào tạo một số chức danh tư pháp.

Page 155: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

155

PHỤ LỤC VIIBẢNG THAM CHIẾU SO SÁNH HIẾN PHÁP NĂM 2013 VỚI HIẾN PHÁP NĂM 1992

KÈM GIẢI TRÌNH CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG

CỦA ỦY BAN DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992

Hiến pháp năm 1992

(đã được sửa đổi, bổ sungnăm 2001)

Hiến pháp năm 2013

(Phần bôi vàng là nhữngsửa đổi, bổ sung quan trọngso với Hiến pháp năm 1992)

Giải trình các nội dung sửađổi, bổ sung của Ủy ban Dự

thảo Sửa đổi Hiến pháp 1992

LỜI NÓI ĐẦU LỜI NÓI ĐẦU

Trải qua mấy nghìn năm lịchsử, nhân dân Việt Nam laođộng cần cù, sáng tạo, chiếnđấu anh dũng để dựng nước vàgiữ nước, đã hun đúc nêntruyền thống đoàn kết, nhânnghĩa, kiên cường bất khuấtcủa dân tộc và xây dựng nênnền văn hiến Việt Nam.

Từ năm 1930, dưới sự lãnhđạo của Đảng cộng sản ViệtNam do Chủ tịch Hồ ChíMinh sáng lập và rèn luyện,nhân dân ta tiến hành cuộcđấu tranh cách mạng lâu dài,đầy gian khổ hy sinh, làmCách mạng tháng Tám thànhcông. Ngày 2 tháng 9 năm1945, Chủ tịch Hồ Chí Minhđọc Tuyên ngôn độc lập, nướcViệt Nam dân chủ cộng hoà rađời. Tiếp đó, suốt mấy chụcnăm, nhân dân các dân tộcnước ta đã liên tục chiến đấu,với sự giúp đỡ quý báu của bèbạn trên thế giới, nhất là cácnước xã hội chủ nghĩa và cácnước láng giềng, lập nênnhững chiến công oanh liệt,đặc biệt là chiến dịch ĐiệnBiên Phủ và chiến dịch HồChí Minh lịch sử, đánh thắnghai cuộc chiến tranh xâm lượccủa thực dân và đế quốc, giảiphóng đất nước, thống nhấtTổ quốc, hoàn thành cáchmạng dân tộc, dân chủ nhân

Trải qua mấy nghìn năm lịchsử, Nhân dân Việt Nam laođộng cần cù, sáng tạo, đấutranh anh dũng để dựng nướcvà giữ nước, đã hun đúc nêntruyền thống yêu nước, đoànkết, nhân nghĩa, kiên cư ờng,bất khuất và xây dựng nên nềnvăn hiến Việt Nam.

Từ năm 1930, dưới sự lãnhđạo của Đảng Cộng sản ViệtNam do Chủ tịch Hồ Chí Minhsáng lập và rèn luyện, Nhândân ta tiến hành cuộc đấutranh lâu dài, đầy gian khổ, hysinh vì độc lập, tự do của dântộc, vì hạnh phúc của Nhândân. Cách mạng tháng Támthành công, ngày 2 tháng 9năm 1945, Chủ tịch Hồ ChíMinh đọc Tuyên ngôn độc lập,khai sinh ra nước Việt Namdân chủ cộng hòa, nay là Cộnghòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam. Bằng ý chí và sức mạnhcủa toàn dân tộc, được sự giúpđỡ của bạn bè trên thế giới,Nhân dân ta đã giành chiếnthắng vĩ đại trong các cuộcđấu tranh giải phóng dân tộc,thống nhất đất nước, bảo vệTổ quốc và làm nghĩa vụ quốctế, đạt được những thành tựuto lớn, có ý nghĩa lịch sử trongcông cuộc đổi mới, đưa đấtnước đi lên chủ nghĩa xã hội.

Thể chế hóa Cương lĩnh

Kế thừa Lời nói đầu của 4 bảnHiến pháp năm 1946, 1959,1980 và 1992, Lời nói đầu củaHiến pháp 2013 được xây dựngtheo hướng khái quát, cô đọngvà súc tích hơn về truyền thống,lịch sử của đất nước, dân tộc,lịch sử lập hiến của nước ta,nhiệm vụ cách mạng giai đoạnmới, mục tiêu xây dựng đấtnước của nhân dân ta và ýnguyện của nhân dân trong việcban hành và sửa đổi Hiến pháp.

Page 156: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

156

dân. Ngày 2 tháng 7 năm1976, Quốc hội nước ViệtNam thống nhất đã quyết địnhđổi tên nước là Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam; cảnước bước vào thời kỳ quá độlên chủ nghĩa xã hội, ra sứcxây dựng đất nước, kiêncường bảo vệ Tổ quốc đồngthời làm nghĩa vụ quốc tế.

Qua các thời kỳ kháng chiếnkiến quốc, nước ta đã có Hiếnpháp năm 1946, Hiến phápnăm 1959 và Hiến pháp năm1980.

Từ năm 1986 đến nay, côngcuộc đổi mới toàn diện đấtnước do Đại hội lần thứ VI củaĐảng cộng sản Việt Nam đềxướng đã đ ạt được nhữngthành tựu bước đầu rất quantrọng. Quốc hội quyết định sửađổi Hiến pháp năm 1980 đểđáp ứng yêu cầu của tình hìnhvà nhiệm vụ mới.

Hiến pháp này quy định chếđộ chính trị, kinh tế, văn hoá,xã hội, quốc phòng, an ninh,quyền và nghĩa vụ cơ bản củacông dân, cơ cấu, nguyên tắctổ chức và hoạt động của cáccơ quan nhà nước, thể chế hoámối quan hệ giữa Đảng lãnhđạo, nhân dân làm chủ, Nhànước quản lý.

Dưới ánh sáng của chủ nghĩaMác - Lê nin và tư tưởng HồChí Minh, thực hiện Cươnglĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩaxã hội, nhân dân Việt Namnguyện phát huy truyền thốngyêu nước, đoàn kết một lòng,nêu cao tinh thần tự lực, tựcường xây dựng đất nước,thực hiện đường lối đối ngoạiđộc lập, tự chủ, hoà bình, hữunghị, hợp tác với tất cả cácnước, nghiêm chỉnh thi hànhHiến pháp, giành những thắng

xây dựng đất nước trong thờikỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội, kế thừa Hiến pháp năm1946, Hiến pháp năm 1959,Hiến pháp năm 1980 và Hiếnpháp năm 1992, Nhân dânViệt Nam xây dựng, thi hànhvà bảo vệ Hiến pháp này vìmục tiêu dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh.

Page 157: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

157

lợi to lớn hơn nữa trong sựnghiệp đổi mới, xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc.

Chương I

NƯỚC CỘNG HOÀXÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

NAM - CHẾ ĐỘ CHÍNHTRỊ

Chương XI

QUỐC KỲ, QUỐCHUY, QUỐC CA, THỦ ĐÔ,

NGÀY QUỐC KHÁNH

Chương I

CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ

Nội dung của Chương I thựcchất là quy định những nguyêntắc chung nhất về chế độ chínhtrị của Nhà nước ta, bao gồmnguồn gốc của quyền lực nhànước, chủ quyền quốc gia vàchính thể, mối quan hệ giữaĐảng, Nhà nước và các thànhtố cấu thành hệ thống chính trị,nguyên tắc thực hiện quyền làmchủ của nhân dân. Vì thế, têngọi của Chương I được sửathành “Chế độ chính trị”.

Điều 1

Nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam là một nướcđộc lập, có chủ quyền, thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ, baogồm đất liền, các hải đảo,vùng biển và vùng trời.

Điều 1

Nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam là một nướcđộc lập, có chủ quyền, thốngnhất và toàn vẹn lãnh thổ, baogồm đất liền, hải đảo, vùngbiển và vùng trời.

Giữ nguyên

Điều 2

Nhà nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam là Nhànước pháp quyền xã hội chủnghĩa của nhân dân, do nhândân, vì nhân dân. Tất cả quyềnlực nhà nước thuộc về nhândân mà nền tảng là liên minhgiữa giai cấp công nhân vớigiai cấp nông dân và tầng lớptrí thức.

Quyền lực nhà nước là thốngnhất, có sự phân công và phốihợp giữa các cơ quan nhànước trong việc thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp, tưpháp.

Điều 2 (sửa đổi, bổ sungĐiều 2)

1. Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là nhànước pháp quyền xã hội chủnghĩa của Nhân dân, do Nhândân, vì Nhân dân.

2. Nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam do Nhândân làm chủ; tất cả quyền lựcnhà nước thuộc về Nhân dânmà nền tảng là liên minh giữagiai cấp công nhân với giaicấp nông dân và đội ngũ tríthức.

3. Quyền lực nhà nước làthống nhất, có sự phân công,phối hợp, kiểm soát giữa cáccơ quan nhà nước trong việcthực hiện các quyền lập pháp,hành pháp, tư pháp.

Về cơ bản giữ như Điều 2 hiệnhành. Đồng thời, thay từ “tầnglớp trí thức” bằng từ “đội ngũtrí thức” và bổ sung nội dungkiểm soát quyền lực để phù hợpvới Cương lĩnh năm 1991 (bổsung, phát triển năm 2011) (sauđây gọi là Cương lĩnh), thể hiệnrõ bản chất công – nông – trícủa Nhà nước ta.

Bên cạnh đó, một số ý kiến đềnghị sửa đề nghị sửa quy địnhnày thành: “Tất cả quyền lựcnhà nước thuộc về nhân dân mànền tảng là khối đại đoàn kếttoàn dân tộc…” để thể chế hóaquan điểm của Đảng về đạiđoàn kết toàn dân tộc với vai tròlà động lực của phát triển xã hội.

Điều 3

Nhà nước bảo đảm và khôngngừng phát huy quyền làm chủvề mọi mặt của nhân dân, thực

Điều 3 (sửa đổi, bổ sungĐiều 3)

Nhà nước bảo đảm và pháthuy quyền làm chủ của Nhân

Chuyển từ “dân chủ” lên trướctừ “công bằng” theo tinh thầnVăn kiện Đại hội Đảng XI,

Page 158: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

158

hiện mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, xã hội công bằng, dânchủ, văn minh, mọi người cócuộc sống ấm no, tự do, hạnhphúc, có điều kiện phát triểntoàn diện; nghiêm trị mọi hànhđộng xâm phạm lợi ích của Tổquốc và của nhân dân.

dân; công nhận, tôn trọng, bảovệ và bảo đảm quyền conngười, quyền công dân; thựchiện mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, vănminh, mọi người có cuộc sốngấm no, tự do, hạnh phúc, cóđiều kiện phát triển toàn diện.

đồng thời, đưa nội dung“nghiêm trị mọi hành động xâmphạm lợi ích của Tổ quốc vàcủa nhân dân” vào ở Điều 11(mới) cho phù hợp.

Điều 4

Đảng Cộng sản Việt Nam,đội tiên phong của giai cấpcông nhân Việt Nam, đại biểutrung thành quyền lợi của giaicấp công nhân, nhân dân laođộng và của cả dân tộc, theochủ nghĩa Mác-Lênin và tưtưởng Hồ Chí Minh, là lựclượng lãnh đạo Nhà nước vàxã hội.

Mọi tổ chức của Đảng hoạtđộng trong khuôn khổ Hiếnpháp và pháp luật.

Điều 4 (sửa đổi, bổ sungĐiều 4)

1. Đảng Cộng sản Việt Nam- Đội tiên phong của giai cấpcông nhân, đồng thời là độitiên phong của nhân dân laođộng và của dân tộc Việt Nam,đại biểu trung thành lợi íchcủa giai cấp công nhân, nhândân lao động và của cả dântộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minhlàm nền tảng tư tưởng, là lựclượng lãnh đạo Nhà nước vàxã hội.

2. Đảng Cộng sản ViệtNam gắn bó mật thiết vớiNhân dân, phục vụ Nhândân, chịu sự giám sát củaNhân dân, chịu trách nhiệmtrước Nhân dân về nhữngquyết định của mình.

3. Các tổ chức của Đảng vàđảng viên Đảng Cộng sản ViệtNam hoạt động trong khuônkhổ Hiến pháp và pháp luật.

Cơ bản giữ các nội dung tạiĐiều 4 của Hiến pháp năm1992 và bổ sung một số nộidung theo Cương lĩnh như sau:Một là, thể hiện đầy đủ hơn bảnchất của Đảng theo Cương lĩnh:“Đảng Cộng sản Việt Nam, độitiên phong của giai cấp côngnhân, đồng thời là đội tiênphong của nhân dân lao độngvà của dân tộc Việt Nam”; hailà, Đảng gắn bó mật thiết vớinhân dân, phục vụ nhân dân,chịu sự giám sát của nhân dân,chịu trách nhiệm trước nhândân về những quyết định củamình; ba là, không chỉ các tổchức của Đảng, mà các đảngviên hoạt động phải trongkhuôn khổ Hiến pháp và phápluật.

Điều 5

Nhà nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam là Nhànước thống nhất của các dântộc cùng sinh sống trên đấtnước Việt Nam.

Nhà nước thực hiện chínhsách bình đẳng, đoàn kết,tương trợ giữa các dân tộc,nghiêm cấm mọi hành vi kỳthị, chia rẽ dân tộc.

Các dân tộc có quyền dùngtiếng nói, chữ viết, giữ gìn bảnsắc dân tộc và phát huy những

Điều 5 (sửa đổi, bổ sungĐiều 5)

1. Nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam là quốcgia thống nhất của các dân tộccùng sinh sống trên đất nướcViệt Nam.

2. Các dân tộc bình đẳng,đoàn kết, tôn trọng và giúpnhau cùng phát triển; nghiêmcấm mọi hành vi kỳ thị, chia rẽdân tộc.

3. Ngôn ngữ quốc gia làtiếng Việt. Các dân tộc có

Về cơ bản giữ các nội dungđược quy định tại Điều 5 củaHiến pháp năm 1992, chuyểnnội dung tại các Điều 36, 39Hiến pháp năm 1992 vào Điều5 để phù hợp với tinh thầnCương lĩnh và bổ sung quyđịnh “Ngôn ngữ quốc gia làtiếng Việt”.

Page 159: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

159

phong tục, tập quán, truyềnthống và văn hoá tốt đẹp củamình.

Nhà nước thực hiện chínhsách phát triển về mọi mặt,từng bước nâng cao đời sốngvật chất và tinh thần của đồngbào dân tộc thiểu số.

quyền dùng tiếng nói, chữ viết,giữ gìn bản sắc dân tộc, pháthuy phong tục, tập quán,truyền thống và văn hóa tốtđẹp của mình.

4. Nhà nước thực hiện chínhsách phát triển toàn diện và tạođiều kiện để các dân tộc thiểusố phát huy nội lực, cùng pháttriển với đất nước.

Điều 6

Nhân dân sử dụng quyền lựcNhà nước thông qua Quốc hộivà Hội đồng nhân dân lànhững cơ quan đại diện cho ýchí và nguyện vọng của nhândân, do nhân dân bầu ra vàchịu trách nhiệm trước nhândân.

Quốc hội, Hội đồng nhândân và các cơ quan khác củaNhà nước đều tổ chức và hoạtđộng theo nguyên tắc tập trungdân chủ.

Điều 6 (sửa đổi, bổ sungĐiều 6)

Nhân dân thực hiện quyềnlực nhà nước bằng dân chủtrực tiếp, bằng dân chủ đạidiện thông qua Quốc hội, Hộiđồng nhân dân và thôngqua các cơ quan khác của Nhànước.

Điều 6 được sửa lại theohướng nhân dân thực hiệnquyền lực nhà nước bằng 2hình thức là dân chủ trực tiếpvà thông qua các cơ quan nhànước để khắc phục nhược điểmcủa Điều 6 Hiến pháp năm1992. Quy định về nguyên tắctập trung dân chủ từ Điều 6được chuyển sang Điều 8 đểbảo đảm tính logic.

Điều 7

Việc bầu cử đại biểu Quốchội và đại biểu Hội đồng nhândân tiến hành theo nguyên tắcphổ thông, bình đẳng, trực tiếpvà bỏ phiếu kín.

Đại biểu Quốc hội bị cử trihoặc Quốc hội bãi nhiệm vàđại biểu Hội đồng nhân dân bịcử tri hoặc Hội đồng nhân dânbãi nhiệm khi đại biểu đókhông còn xứng đáng với sựtín nhiệm của nhân dân.

Điều 7 (giữ nguyên Điều 7)

1. Việc bầu cử đại biểuQuốc hội và đại biểu Hội đồngnhân dân được tiến hành theonguyên tắc phổ thông, bìnhđẳng, trực tiếp và bỏ phiếukín.

2. Đại biểu Quốc hội, đạibiểu Hội đồng nhân dân bị cửtri hoặc Quốc hội, Hội đồngnhân dân bãi nhiệm khi khôngcòn xứng đáng với sự tínnhiệm của Nhân dân.

Giữ nguyên như Hiến phápnăm 1992 vì vẫn thể hiện đượccác nguyên tắc cơ bản của chếđộ bầu cử ở nước ta.

Điều 8

Các cơ quan nhà nước, cánbộ, viên chức nhà nước phảitôn trọng nhân dân, tận tụyphục vụ nhân dân, liên hệ chặtchẽ với nhân dân, lắng nghe ýkiến và chịu sự giám sát củanhân dân; kiên quyết đấu tranhchống tham nhũng, lãng phí vàmọi biểu hiện quan liêu, háchdịch, cửa quyền.

Điều 8 (sửa đổi, bổ sungĐiều 8 và Điều 12)

1. Nhà nước được tổ chức vàhoạt động theo Hiến pháp vàpháp luật, quản lý xã hội bằngHiến pháp và pháp luật, thựchiện nguyên tắc tập trung dânchủ.

2. Các cơ quan nhà nước,cán bộ, công chức, viên chức

Biên tập lại Điều 8 và Điều 12của Hiến pháp năm 1992 để thểhiện rõ hơn tính chất phápquyền của Nhà nước CHXHCNViệt Nam, đó là tổ chức và hoạtđộng theo pháp luật, quản lý xãhội theo pháp luật, thực hiệnnguyên tắc tập trung dân chủ,khẳng định nền hành chínhquốc gia, chế độ công vụ phục

Page 160: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

160

Điều 12

Các cơ quan nhà nước, tổchức kinh tế, tổ chức xã hội,đơn vị vũ trang nhân dân vàmọi công dân phải nghiêmchỉnh chấp hành Hiến pháp vàpháp luật, đấu tranh phòngngừa và chống các tội phạm,các vi phạm Hiến pháp vàpháp luật.

Mọi hành động xâm phạmlợi ích của Nhà nước, quyềnvà lợi ích hợp pháp của tập thểvà của công dân đều bị xử lýtheo pháp luật.

phải tôn trọng Nhân dân, tậntụy phục vụ Nhân dân, liên hệchặt chẽ với Nhân dân, lắngnghe ý kiến và chịu sự giámsát của Nhân dân; kiên quyếtđấu tranh chống tham nhũng,lãng phí và mọi biểu hiện quanliêu, hách dịch, cửa quyền.

vụ nhân dân và trách nhiệm củacơ quan, tổ chức, cá nhân phảinghiêm chỉnh chấp hành phápluật.

Điều 9

Mặt trận Tổ quốc Việt Namlà tổ chức liên minh chính trị,liên hiệp tự nguyện của tổchức chính trị, các tổ chứcchính trị - xã hội, tổ chức xãhội và các cá nhân tiêu biểutrong các giai cấp, các tầng lớpxã hội, các dân tộc, các tôngiáo và người Việt Nam địnhcư ở nước ngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Namvà các tổ chức thành viên là cơsở chính trị của chính quyềnnhân dân. Mặt trận phát huytruyền thống đoàn kết toàndân, tăng cường sự nhất trí vềchính trị và tinh thần trongnhân dân, tham gia xây dựngvà củng cố chính quyền nhândân, cùng Nhà nước chăm lovà bảo vệ lợi ích chính đángcủa nhân dân, động viên nhândân thực hiện quyền làm chủ,nghiêm chỉnh thi hành Hiếnpháp và pháp luật, giám sáthoạt động của cơ quan nhànước, đại biểu dân cử và cánbộ, viên chức nhà nước.

Nhà nước tạo điều kiện đểMặt trận Tổ quốc và các tổchức thành viên hoạt động cóhiệu quả.

Điều 9 (sửa đổi, bổ sungĐiều 9)

1. Mặt trận Tổ quốc ViệtNam là tổ chức liên minhchính trị, liên hiệp tự nguyệncủa tổ chức chính trị, các tổchức chính trị - xã hội, tổ chứcxã hội và các cá nhân tiêu biểutrong các giai cấp, tầng lớp xãhội, dân tộc, tôn giáo, ngườiViệt Nam định cư ở nướcngoài.

Mặt trận Tổ quốc Việt Namlà cơ sở chính trị của chínhquyền nhân dân; đại diện, bảovệ quyền và lợi ích hợp pháp,chính đáng của Nhân dân; tậphợp, phát huy sức mạnh đạiđoàn kết toàn dân tộc, thựchiện dân chủ, tăng cường đồngthuận xã hội; giám sát, phảnbiện xã hội; tham gia xây dựngĐảng, Nhà nước, hoạt độngđối ngoại nhân dân góp phầnxây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Công đoàn Việt Nam, Hộinông dân Việt Nam, Đoànthanh niên cộng sản Hồ ChíMinh, Hội liên hiệp phụ nữViệt Nam, Hội cựu chiến binhViệt Nam là các tổ chức chínhtrị - xã hội được thành lập trêncơ sở tự nguyện, đại diện vàbảo vệ quyền, lợi ích hợp

Cơ bản giữ quy định tại Điều 9của Hiến pháp năm 1992,nhưng sửa đổi, bổ sung một sốtừ để thể hiện tinh thần quyđịnh về MTT Việt Nam trongCương lĩnh.

Page 161: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

161

pháp, chính đáng của thànhviên, hội viên tổ chức mình;cùng các tổ chức thành viênkhác của Mặt trận phối hợp vàthống nhất hành động trongMặt trận Tổ quốc Việt Nam.

3. Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, các tổ chức thành viêncủa Mặt trận và các tổ chức xãhội khác hoạt động trongkhuôn khổ Hiến pháp và phápluật. Nhà nước tạo điều kiệnđể Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, các tổ chức thành viêncủa Mặt trận và các tổ chức xãhội khác hoạt động.

Điều 10

Công đoàn là tổ chức chính trị- xã hội của giai cấp công nhânvà của người lao động cùng vớicơ quan nhà nước, tổ chức kinhtế, tổ chức xã hội chăm lo vàbảo vệ quyền lợi của cán bộ,công nhân, viên chức và nhữngngười lao động khác; tham giaquản lý Nhà nước và xã hội,tham gia kiểm tra, giám sát hoạtđộng của cơ quan nhà nước, tổchức kinh tế; giáo dục cán bộ,công nhân, viên chức và nhữngngười lao động khác xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc.

Điều 10 (sửa đổi, bổ sungĐiều 10)

Công đoàn Việt Nam là tổchức chính trị - xã hội của giaicấp công nhân và của ngườilao động được thành lập trêncơ sở tự nguyện, đại diện chongười lao động, chăm lo vàbảo vệ quyền, lợi ích hợppháp, chính đáng của ngườilao động; tham gia quản lý nhànước, quản lý kinh tế - xã hội;tham gia kiểm tra, thanh tra,giám sát hoạt động của cơquan nhà nước, tổ chức, đơnvị, doanh nghiệp về những vấnđề liên quan đến quyền, nghĩavụ của người lao động; tuyêntruyền, vận động người laođộng học tập, nâng cao trìnhđộ, kỹ năng nghề nghiệp, chấphành pháp luật, xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc.

Tiếp tục kế thừa quy định củaHiến pháp năm 1992 nhằm pháthuy vai trò, trách nhiệm củaCông đoàn cùng với cơ quannhà nước, tổ chức kinh tế, tổchức xã hội chăm lo, bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp, chínhđáng cho người lao động. Đồngthời, có sự chỉnh lý quy địnhnày cho phù hợp với yêu cầumới.

Điều 13

Tổ quốc Việt Nam là thiêngliêng, bất khả xâm phạm.

Mọi âm mưu và hành độngchống lại độc lập, chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnhthổ của Tổ quốc, chống lại sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc Việt Nam xã hội chủnghĩa đều bị nghiêm trị theo

Điều 11 (sửa đổi, bổ sungĐiều 13)

1. Tổ quốc Việt Nam làthiêng liêng, bất khả xâmphạm.

2. Mọi hành vi chống lại độclập, chủ quyền, thống nhất vàtoàn vẹn lãnh thổ, chống lại sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổquốc đều bị nghiêm trị.

Giữ như quy định tại Điều 13của Hiến pháp năm 1992, chỉthay từ “âm mưu” và từ “hànhđộng” bằng từ “hành vi” chophù hợp.

Page 162: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

162

pháp luật.

Điều 14

Nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam thực hiện chínhsách hoà bình, hữu nghị, mởrộng giao lưu và hợp tác với tấtcả các nước trên thế giới, khôngphân biệt chế độ chính trị và xãhội khác nhau, trên cơ sở tôntrọng độc lập, chủ quyền vàtoàn vẹn lãnh thổ của nhau,không can thiệp vào công việcnội bộ của nhau, bình đẳng vàcác bên cùng có lợi; tăng cườngtình đoàn kết hữu nghị và quanhệ hợp tác với các nước xã hộichủ nghĩa và các nư ớc lánggiềng; tích cực ủng hộ và gópphần vào cuộc đấu tranh chungcủa nhân dân thế giới vì hoàbình, độc lập dân tộc, dân chủvà tiến bộ xã hội.

Điều 12 (sửa đổi, bổ sungĐiều 14)

Nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam thực hiện nhấtquán đường lối đối ngoại độclập, tự chủ, hòa bình, hữunghị, hợp tác và phát triển; đaphương hóa, đa dạng hóa quanhệ, chủ động và tích cực hộinhập, hợp tác quốc tế trên cơsở tôn trọng độc lập, chủquyền và toàn vẹn lãnh thổ,không can thiệp vào công việcnội bộ của nhau, bình đẳng,cùng có lợi; tuân thủ Hiếnchương Liên hợp quốc và điềuước quốc tế mà Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam làthành viên; là bạn, đối tác tincậy và thành viên có tráchnhiệm trong cộng đồng quốctế vì lợi ích quốc gia, dân tộc,góp phần vào sự nghiệp hòabình, độc lập dân tộc, dân chủvà tiến bộ xã hội trên thế giới.

Biên tập lại Điều 14 Hiến phápnăm 1992 để phù hợp với nộidung về chính sách đối ngoạiđược thể hiện trong Cương lĩnh.

Page 163: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

163

Điều 141

Quốc kỳ nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam hìnhchữ nhật, chiều rộng bằng haiphần ba chiều dài, nền đỏ, ởgiữa có ngôi sao vàng nămcánh.

Điều 142

Quốc huy nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam hìnhtròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi saovàng năm cánh, chung quanh cóbông lúa, ở dưới có nửa bánh xerăng và dòng chữ: Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 143

Quốc ca nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam lànhạc và lời của bài "Tiến quânca".

Điều 144

Thủ đô nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam là HàNội.

Điều 145

Ngày tuyên ngôn độc lập 2tháng 9 năm 1945 là ngàyQuốc khánh.

Điều 13 (ghép và giữnguyên các Điều 141, 142,143, 144 và 145)

1. Quốc kỳ nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Namhình chữ nhật, chiều rộng bằnghai phần ba chiều dài, nền đỏ,ở giữa có ngôi sao vàng nămcánh.

2. Quốc huy nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Namhình tròn, nền đỏ, ở giữa cóngôi sao vàng năm cánh, xungquanh có bông lúa, ở dưới cónửa bánh xe răng và dòng chữCộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam.

3. Quốc ca nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam lànhạc và lời của bài Tiến quânca.

4. Quốc khánh nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam là ngày Tuyên ngôn độclập 2 tháng 9 năm 1945.

5. Thủ đô nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam là HàNội.

Giữ nguyên các Điều 141, 142,143, 144 và 145 của ChươngXI Hiến pháp năm 1992 nhưngđưa vào một điều vì các nộidung này đều quy định về cácbiểu tượng quốc gia.

Chương V

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤCƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

CHƯƠNG II

QUYỀN CON NGƯỜI,QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ

BẢN CỦA CÔNG DÂN

Chương II được xây dựngtrên cơ sở sửa đổi, bổ sung vàbố cục lại Chương V (Quyền vànghĩa vụ cơ bản của công dân)của Hiến pháp 1992, chuyểncác quy định liên quan đếnquyền con người, quyền côngdân tại các chương khác vềChương này, làm rõ nội dungcủa quyền con người, quyềncông dân, trách nhiệm của Nhànước và xã hội trong việc tôntrọng, bảo đảm và bảo vệ quyềncon người, quyền công dân; bổsung một số quyền mới là kếtquả của quá trình đổi mới 25năm qua ở nước ta, phù hợp với

Page 164: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

164

các điều ước quốc tế về quyềncon người mà CHXHCN ViệtNam là thành viên. Trên cơ sởđó sắp xếp lại các điều theo cácnhóm quyền, nghĩa vụ để bảođảm tính thống nhất giữa quyềncon người và quyền công dân.

Điều 50

Ở nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam, các quyềncon người về chính trị, dân sự,kinh tế, văn hoá và xã hộiđược tôn trọng, thể hiện ở cácquyền công dân và được quyđịnh trong Hiến pháp và luật.

Điều 14 (sửa đổi, bổ sungĐiều 50)

1. Ở nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam, cácquyền con người, quyền côngdân về chính trị, dân sự, kinhtế, văn hóa, xã hội được côngnhận, tôn trọng, bảo vệ, bảođảm theo Hiến pháp và phápluật.

2. Quyền con người, quyềncông dân chỉ có thể bị hạn chếtheo quy định của luật trongtrường hợp cần thiết vì lý doquốc phòng, an ninh quốc gia,trật tự, an toàn xã hội, đạo đứcxã hội, sức khỏe của cộngđồng.

Điều 14 cơ bản giữ nội dungcủa Điều 50 Hiến pháp 1992như là một quy định mang tínhnguyên tắc. Đồng thời, sửa đổiĐiều 50 Hiến pháp 1992 đểphân biệt quyền con người vớiquyền công dân. Điều 14 cũngnhấn mạnh vai trò của Hiếnpháp trong việc tôn trọng, bảođảm, bảo vệ quyền con người.

Điều 14 cũng xác định rõ cácđiều kiện hạn chế quyền conngười, quyền công dân nhằmngăn ngừa việc tùy tiện hạn chếquyền con người, quyền côngdân bằng văn bản dưới luật.

Điều 51

Quyền của công dân khôngtách rời nghĩa vụ của côngdân.

Nhà nước bảo đảm cácquyền của công dân; công dânphải làm tròn nghĩa vụ củamình đối với Nhà nước và xãhội.

Quyền và nghĩa vụ của côngdân do Hiến pháp và luật quyđịnh.

Điều 15 (sửa đổi, bổ sungĐiều 51)

1. Quyền công dân khôngtách rời nghĩa vụ công dân.

2. Mọi người có nghĩa vụtôn trọng quyền của ngườikhác.

3. Công dân có trách nhiệmthực hiện nghĩa vụ đối với Nhànước và xã hội.

4. Việc thực hiện quyền conngười, quyền công dân khôngđược xâm phạm lợi ích quốcgia, dân tộc, quyền và lợi íchhợp pháp của người khác.

Điều 15 kế thừa quy định củaĐiều 51 Hiến pháp 1992 nhưngcơ cấu lại cho mạch lạc hơn,đồng thời xác định rõ quyền vànghĩa vụ của công dân đượcquy định trong Hiến pháp vàluật để phù hợp với các côngước quốc tế mà Việt Nam làthành viên.

Điều 52

Mọi công dân đều bình đẳngtrước pháp luật.

Điều 16 (sửa đổi, bổ sungĐiều 52)

1. Mọi người đều bình đẳngtrước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đốixử trong đời sống chính trị,dân sự, kinh tế, văn hóa, xã

Điều 16 hiến định nguyên tắccơ bản của quyền con người,làm rõ nội hàm của quyền bìnhđẳng trong các lĩnh vực của đờisống xã hội.

Điều này được cụ thể hóa đểphù hợp với Tuyên ngôn toàn

Page 165: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

165

hội. thế giới về nhân quyền (Điều1,2), Công ước về các quyềndân sự, chính trị (Điều 1) màViệt Nam là thành viên.

Điều 49

Công dân nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam làngười có quốc tịch Việt Nam.

Điều 17 (sửa đổi, bổ sungĐiều 49)

1. Công dân nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam làngười có quốc tịch Việt Nam.

2. Công dân Việt Namkhông thể bị trục xuất, giaonộp cho nhà nước khác.

3. Công dân Việt Nam ởnước ngoài được Nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam bảo hộ.

Điều 17 sửa đổi Điều 49 củaHiến pháp 1992 nhằm làm rõhơn về chế độ quốc tịch ViệtNam, đồng thời khẳng địnhtrách nhiệm và cam kết củaNhà nước trong việc bảo vệcông dân Việt Nam trong cácquan hệ quốc tế.

Điều 75

Người Việt Nam định cư ởnước ngoài là bộ phận của cộngđồng dân tộc Việt Nam. Nhànước bảo hộ quyền lợi chínhđáng của người Việt Nam địnhcư ở nước ngoài.

Nhà nước khuyến khích vàtạo điều kiện để người ViệtNam định cư ở nước ngoài giữgìn bản sắc văn hoá dân tộcViệt Nam, giữ quan hệ gắn bóvới gia đình và quê hương,góp phần xây dựng quê hương,đất nước.

Điều 18 (sửa đổi, bổ sungĐiều 75)

1. Người Việt Nam định cưở nước ngoài là bộ phận khôngtách rời của cộng đồng dân tộcViệt Nam.

2. Nhà nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam khuyếnkhích và tạo điều kiện đểngười Việt Nam định cư ởnước ngoài giữ gìn và pháthuy bản sắc văn hóa dân tộcViệt Nam, giữ quan hệ gắn bóvới gia đình và quê hương,góp phần xây dựng quê hương,đất nước.

Điều 18 về cơ bản kế thừaquy định về quyền của ngườiViệt Nam định cư ở nước ngoàitrong Điều 75 Hiến pháp 1992song nhấn mạnh và bổ sungquy định người Việt Nam địnhcư ở nước ngoài là một bộ phậnkhông thể tách rời của cộngđồng dân tộc Việt Nam nhằmkhẳng định mối quan hệ máuthịt của cộng đồng Việt Nambất luận là ở trong hay ở ngoàinước.

Điều 19 (mới)

Mọi người có quyền sống.Tính mạng con người đượcpháp luật bảo hộ. Không ai bịtước đoạt tính mạng trái luật.

Bổ sung điều này cho phùhợp với quyền sống trong Côngước về các quyền dân sự, chínhtrị (Điều 3) mà Việt Nam làthành viên. Quyền sống cũngđã được ghi nhận trong nhiềubộ luật (BLHS, BLDS) củanước ta, vì vậy, cần nâng lênthành quyền hiến định sẽ gópphần bảo đảm thực thi và nângcao uy tín của Việt Nam trướccộng đồng quốc tế. Quyền sốngđã được quy định trong Hiếnpháp của nhiều quốc gia (43%tổng số Hiến pháp các nước

Page 166: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

166

trên thế giới).

Điều 71

Công dân có quyền bất khảxâm phạm về thân thể, đượcpháp luật bảo hộ về tính mạng,sức khoẻ, danh dự và nhânphẩm.

Không ai bị bắt, nếu khôngcó quyết định của Toà án nhândân, quyết định hoặc phêchuẩn của Viện kiểm sát nhândân, trừ trường hợp phạm tộiquả tang. Việc bắt và giam giữngười phải đúng pháp luật.

Nghiêm cấm mọi hình thứctruy bức, nhục hình, xúc phạmdanh dự, nhân phẩm của côngdân.

Điều 20 (sửa đổi, bổ sungĐiều 71)

1. Mọi người có quyền bấtkhả xâm phạm về thân thể,được pháp luật bảo hộ về sứckhoẻ, danh dự và nhân phẩm;không bị tra tấn, bạo lực, truybức, nhục hình hay bất kỳ hìnhthức đối xử nào khác xâmphạm thân thể, sức khỏe, xúcphạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu khôngcó quyết định của Toà án nhândân, quyết định hoặc phêchuẩn của Viện kiểm sát nhândân, trừ trường hợp phạm tộiquả tang. Việc bắt, giam, giữngười do luật định.

3. Mọi người có quyền hiếnmô, bộ phận cơ thể người vàhiến xác theo quy định củaluật. Việc thử nghiệm y học,dược học, khoa học hay bất kỳhình thức thử nghiệm nào kháctrên cơ thể người phải có sựđồng ý của người được thửnghiệm.

- Điều 20 kế thừa quy địnhcủa Điều 71 Hiến pháp 1992 vềquyền bất khả xâm phạm vềthân thể của con người nhưngsửa lại và để phù hợp hơn vớicác quy định về quyền tự do vàan ninh cá nhân trong Công ướcquốc tế về các quyền dân sự,chính trị 1966 (các Điều 5-14)trong đó chủ thể của quyền bấtkhả xâm phạm về thân thể làmọi người.

- Bổ sung quy định về cấm tratấn, đối xử tàn ác, vô nhân đạohoặc hạ thấp nhân phẩm vì quyđịnh như Điều 71 Hiến pháp1992 chưa đủ rõ, trong khi đâylà một quy định được nhấnmạnh trong Công ước về cácquyền dân sự, chính trị (Điều7), đồng thời là một quy tắcquốc tế, ràng buộc mọi quốcgia. Quy định về vấn đề này đãđược đề cập trong hiến phápcủa nhiều nước trên thế giới,trong đó có Hiến pháp 1946 củanước ta (Điều 68).

- Điều 20 cũng bổ sung nộidung không được tiến hành bấtkỳ hình thức thử nghiệm trênngười khác nếu không có sựđồng ý của người đó.

Page 167: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

167

Điều 73

Công dân có quyền bất khảxâm phạm về chỗ ở.

Không ai được tự ý vào chỗở của người khác nếu người đókhông đồng ý, trừ trường hợpđược pháp luật cho phép.

Thư tín, điện thoại, điện tíncủa công dân được bảo đảm antoàn và bí mật.

Việc khám xét chỗ ở, việcbóc mở, kiểm soát, thu giữ thưtín, điện tín của công dân phảido người có thẩm quyền tiếnhành theo quy định của phápluật.

Điều 62

Công dân có quyền xâydựng nhà ở theo quy hoạch vàpháp luật. Quyền lợi của ngườithuê nhà và người có nhà chothuê được bảo hộ theo phápluật.

Điều 21 (sửa đổi, bổ sungĐiều 73)

1. Mọi người có quyền bấtkhả xâm phạm về đời sốngriêng tư, bí mật cá nhân và bímật gia đình; có quyền bảo vệdanh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêngtư, bí mật cá nhân, bí mật giađình được pháp luật bảo đảman toàn.

2. Mọi người có quyền bímật thư tín, điện thoại, điện tínvà các hình thức trao đổi thôngtin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểmsoát, thu giữ trái luật thư tín,điện thoại, điện tín và các hìnhthức trao đổi thông tin riêng tưcủa người khác.

Điều 23 quy định về quyền vềđời sống riêng tư; sửa đổi, bổsung Điều 73 của Hiến pháp1992 để tương thích hơn vớiĐiều 17 Công ước quốc tế vềcác quyền dân sự, chính trị. Từđó, đặt ra yêu cầu cần có điềuriêng về quyền bất khả xâmphạm về đời tư và điều riêng vềquyền bất khả xâm phạm vềchỗ ở.

Sửa đổi, bổ sung cũng nhằmphù hợp với sự phát triển củacác hình thức lưu trữ, trao đổithông tin (“các hình thức traođổi thông tin” hàm ý cả thôngtin qua Internet). Quyền này cóthể bị hạn chế nhưng sự hạnchế phải do luật định.

Điều 22 (sửa đổi, bổ sungĐiều 62 và 73)

1. Công dân có quyền có nơiở hợp pháp.

2. Mọi người có quyền bấtkhả xâm phạm về chỗ ở.Không ai được tự ý vào chỗ ởcủa người khác nếu khôngđược người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở doluật định.

Điều 22 sửa đổi, bổ sung cácĐiều 62 và 73 Hiến pháp 1992để phù hợp với quyền có nơi ởquy định của luật nhân quyềnquốc tế và phù hợp thực tiễnViệt Nam, quy định tương tự cótrong Hiến pháp một số nướctrên thế giới.

Khoản 3 Điều 22 tách mộtphần từ Điều 73 Hiến pháp1992 để quy định về quyền bấtkhả xâm phạm về chỗ ở theoyêu cầu của Điều 17 Công ướcquốc tế về các quyền dân sự,chính trị. Điều này khẳng địnhrõ: Việc khám xét chỗ ở do luậtquy định.

Điều 68

Công dân có quyền tự do đilại và cư trú ở trong nước, cóquyền ra nước ngoài và từnước ngoài về nước theo quyđịnh của pháp luật.

Điều 23 (sửa đổi, bổ sungĐiều 68)

Công dân có quyền tự do đilại và cư trú ở trong nước, cóquyền ra nước ngoài và từnước ngoài về nước. Việc thựchiện các quyền này do phápluật quy định.

Điều 23 quy định về quyền tựdo đi lại và cư trú trên cơ sởsửa đổi, bổ sung Điều 68 Hiếnpháp 1992 cho phù hợp với quyđịnh có liên quan trong luậtnhân quyền quốc tế, đặc biệt làĐiều 12 Công ước quốc tế vềcác quyền dân sự, chính trị1966. Theo đó, quyền tự do đilại và quyền tự do cư trú trênlãnh thố Việt Nam, ra nước

Page 168: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

168

ngoài và từ nước ngoài về nướclà quyền của mọi công dân ViệtNam theo quy định của phápluật.

Điều 70

Công dân có quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo, theo hoặckhông theo một tôn giáo nào.Các tôn giáo đều bình đẳngtrước pháp luật.

Những nơi thờ tự của các tínngưỡng, tôn giáo được phápluật bảo hộ.

Không ai được xâm phạmtự do tín ngưỡng, tôn giáohoặc lợi dụng tín ngưỡng,tôn giáo để làm trái phápluật và chính sách của Nhànước.

Điều 24 (sửa đổi, bổ sungĐiều 70)

1. Mọi người có quyền tự dotín ngưỡng, tôn giáo, theohoặc không theo một tôn giáonào. Các tôn giáo bình đẳngtrước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng vàbảo hộ quyền tự do tínngưỡng, tôn giáo.

3. Không ai được xâm phạmtự do tín ngưỡng, tôn giáohoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôngiáo để vi phạm pháp luật.

Điều 24 sửa đổi, bổ sung điều70 của Hiến pháp 1992 để phùhợp với Điều 18 Công ướcquốc tế về các quyền chính trị,dân sự, đồng thời cụ thể hóamột số khía cạnh chưa đượcnêu rõ trong Điều 70, tạo cơ sởbảo đảm thực hiện tốt hơn,đồng thời phòng ngừa nhữnghành vi lợi dụng tự do tínngưỡng, tôn giáo trong thực tế.

Điều 69

Công dân có quyền tự dongôn luận, tự do báo chí; cóquyền được thông tin; cóquyền hội họp, lập hội, biểutình theo quy định của phápluật.

Điều 25 (sửa đổi Điều 69)

Công dân có quyền tự dongôn luận, tự do báo chí, tiếpcận thông tin, hội họp, lập hội,biểu tình. Việc thực hiện cácquyền này do pháp luật quyđịnh.

Điều 25 cơ bản giữ nguyêncác quy định của Điều 69 Hiếnpháp 1992 vì các quy định nàycòn phù hợp với thực tiễn, tuynhiên sửa thuật ngữ “quyềnđược thông tin” thành “quyềntiếp cận thông tin” để mở rộngnội hàm quyền này cho phù hợpvới thông lệ quốc tế.

Điều 63

Công dân nữ và nam cóquyền ngang nhau về mọi mặtchính trị, kinh tế, văn hoá, xãhội và gia đình.

Nghiêm cấm mọi hành viphân biệt đối xử với phụ nữ,xúc phạm nhân phẩm phụ nữ.

Lao động nữ và nam việclàm như nhau thì tiền lươngngang nhau. Lao động nữ cóquyền hưởng chế độ thai sản.Phụ nữ là viên chức nhà nướcvà người làm công ăn lương cóquyền nghỉ trước và sau khisinh đẻ mà vẫn hưởng lương,phụ cấp theo quy định củapháp luật.

Điều 26 (sửa đổi, bổ sungĐiều 63)

1. Công dân nam, nữ bìnhđẳng về mọi mặt. Nhà nước cóchính sách bảo đảm quyền vàcơ hội bình đẳng giới.

2. Nhà nước, xã hội và giađình tạo điều kiện để phụ nữphát triển toàn diện, phát huyvai trò của mình trong xã hội.

3. Nghiêm cấm phân biệt đốixử về giới.

Điều 26 được viết lại chongắn gọn để khắc phục nhượcđiểm của Điều 63 Hiến pháp1992 là quá cụ thể, tính khả thithấp.

Để phù hợp với thực tiễn,Điều 28 quy định một số nộidung khái quát hơn trên cơ sởquy định về bình đẳng giới vàquy định trong Công ước vềxóa bỏ mọi hình thức phân biệtđối xử với phụ nữ (CEDAW)mà Việt Nam là thành viên (baogồm: bình đẳng trong mọi lĩnhvực, mọi cấp độ, bình đẳngthực chất, với cả hai giới,những biện pháp ưu tiên đặcbiệt tạm thời dành cho phụ

Page 169: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

169

Nhà nước và xã hội tạo điềukiện để phụ nữ nâng cao trìnhđộ mọi mặt, không ngừng pháthuy vai trò của mình trong xãhội; chăm lo phát triển các nhàhộ sinh, khoa nhi, nhà trẻ vàcác cơ sở phúc lợi xã hội khácđể giảm nhẹ gánh nặng giađình, tạo điều kiện cho phụ nữsản xuất, công tác, học tập,chữa bệnh, nghỉ ngơi và làmtròn bổn phận của người mẹ.

nữ…)

Điều 54

Công dân, không phân biệtdân tộc, nam nữ, thành phầnxã hội, tín ngưỡng, tôn giáo,trình độ văn hoá, nghề nghiệp,thời hạn cư trú, đủ mười támtuổi trở lên đều có quyền bầucử và đủ hai mươi mốt tuổi trởlên đều có quyền ứng cử vàoQuốc hội, Hội đồng nhân dântheo quy định của pháp luật.

Điều 27 (sửa đổi, bổ sungĐiều 54)

Công dân đủ mười tám tuổitrở lên có quyền bầu cử và đủhai mươi mốt tuổi trở lên cóquyền ứng cử vào Quốc hội,Hội đồng nhân dân. Việc thựchiện các quyền này do luậtđịnh.

Điều 27 về cơ bản giữ nguyênnội dung quy định tại Điều 54của Hiến pháp 1992, thể hiệnmột cách ngắn gọn, khái quáthơn về quyền bầu cử, ứng cửcủa công dân.

Điều 53

Công dân có quyền tham giaquản lý nhà nước và xã hội,tham gia thảo luận các vấn đềchung của cả nước và địaphương, kiến nghị với cơ quannhà nước, biểu quyết khi Nhànước tổ chức trưng cầu ý dân.

Điều 28 (sửa đổi, bổ sungĐiều 53)

1. Công dân có quyền thamgia quản lý nhà nước và xãhội, tham gia thảo luận và kiếnnghị với cơ quan nhà nước vềcác vấn đề của cơ sở, địaphương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện đểcông dân tham gia quản lý nhànước và xã hội; công khai,minh bạch trong việc tiếpnhận, phản hồi ý kiến, kiếnnghị của công dân.

Điều 28 sửa đổi Điều 53 Hiếnpháp 1992 để quy định rõ hơnquyền dân chủ của công dântham gia quản lý nhà nước vàxã hội. Đồng thời, bổ sung quyđịnh trách nhiệm của Nhà nướctạo điều kiện để công dân thamgia quản lý nhà nước và xã hội;công khai, minh bạch trongviệc tiếp nhận, phản hồi ý kiến,kiến nghị của công dân.

Tách nội dung về quyền biểuquyết của công dân thành Điềuriêng để khẳng định vai tròquan trọng của trưng cầu dân ý.

Điều 29 (sửa đổi, bổ sungĐiều 53)

Công dân đủ mười tám tuổitrở lên có quyền biểu quyếtkhi Nhà nước tổ chức trưngcầu ý dân.

Điều 29 tách ra và sửa đổiquy định về quyền biểu quyếtkhi nhà nước trưng cầu ý dântrong Điều 53 của Hiến pháp1992 để có tính khái quát hơn.

Điều 74

Công dân có quyền khiếu

Điều 30 (sửa đổi, bổ sungĐiều 74) Điều 30 về cơ bản giữ nguyên

Page 170: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

170

nại, quyền tố cáo với cơ quannhà nước có thẩm quyền vềnhững việc làm trái pháp luậtcủa cơ quan nhà nước, tổ chứckinh tế, tổ chức xã hội, đơn vịvũ trang nhân dân hoặc bất cứcá nhân nào.

Việc khiếu nại, tố cáo phảiđược cơ quan nhà nước xemxét và giải quyết trong thờihạn pháp luật quy định.

Mọi hành vi xâm phạm lợiích của Nhà nước, quyền vàlợi ích hợp pháp của tập thể vàcủa công dân phải được kịpthời xử lý nghiêm minh.Người bị thiệt hại có quyềnđược bồi thường về vật chất vàphục hồi danh dự.

Nghiêm cấm việc trả thùngười khiếu nại, tố cáo hoặclợi dụng quyền khiếu nại, tốcáo để vu khống, vu cáo làmhại người khác.

1. Mọi người có quyền khiếunại, tố cáo với cơ quan, tổchức, cá nhân có thẩm quyềnvề những việc làm trái phápluật của cơ quan, tổ chức, cánhân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhâncó thẩm quyền phải tiếp nhận,giải quyết khiếu nại, tố cáo.Người bị thiệt hại có quyềnđược bồi thường về vật chất,tinh thần và phục hồi danh dựtheo quy định của pháp luật.

3. Nghiêm cấm việc trả thùngười khiếu nại, tố cáo hoặclợi dụng quyền khiếu nại, tốcáo để vu khống, vu cáo làmhại người khác.

các nội dung quy định tại Điều74 Hiến pháp 1992 song mởrộng chủ thể quyền từ “côngdân” sang “mọi người”.

Điều 72

Không ai bị coi là có tội vàphải chịu hình phạt khi chưacó bản án kết tội của Toà án đãcó hiệu lực pháp luật.

Người bị bắt, bị giam giữ, bịtruy tố, xét xử trái pháp luật cóquyền được bồi thường thiệthại về vật chất và phục hồidanh dự. Người làm trái phápluật trong việc bắt, giam giữ,truy tố, xét xử gây thiệt hạicho người khác phải bị xử lýnghiêm minh.

Điều 31 (sửa đổi, bổ sungĐiều 72)

1. Người bị buộc tội đượccoi là không có tội cho đến khiđược chứng minh theo trình tựluật định và có bản án kết tộicủa Tòa án đã có hiệu lực phápluật.

2. Người bị buộc tội phảiđược Tòa án xét xử kịp thờitrong thời hạn luật định, côngbằng, công khai. Trường hợpxét xử kín theo quy định củaluật thì việc tuyên án phảiđược công khai.

3. Không ai bị kết án hai lầnvì một tội phạm.

4. Người bị bắt, tạm giữ, tạmgiam, khởi tố, điều tra, truy tố,xét xử có quyền tự bào chữa,nhờ luật sư hoặc người khácbào chữa.

5. Người bị bắt, tạm giữ, tạmgiam, khởi tố, điều tra, truy tố,

- Điều 31 sửa đổi, bổ sungĐiều 72 của Hiến pháp 1992,quy định một số quyền tronglĩnh vực tư pháp; điều chỉnhquy định về quyền suy đoán vôtội nêu tại Điều 72 của Hiếnpháp 1992; đồng thời chuyểnnội dung về quyền của người bịbuộc tội được xét xử bởi Tòa ántrong chương quy định về Tòaán lên Điều này cho phù hợpvới tính chất của quyền conngười.

- Bổ sung nguyên tắc nhânđạo và nguyên tắc pháp chế:Không ai bị kết án hai lần vìmột tội phạm.

- Khẳng định người bị điềutra, bị bắt, tạm giữ, tam giam,người bị buộc tội có quyềnđược trợ giúp pháp lý củangười bào chữa.

Page 171: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

171

xét xử, thi hành án trái phápluật có quyền được bồi thườngthiệt hại về vật chất, tinh thầnvà phục hồi danh dự. Người viphạm pháp luật trong việc bắt,giam, giữ, khởi tố, điều tra,truy tố, xét xử, thi hành án gâythiệt hại cho người khác phảibị xử lý theo pháp luật.

Điều 58

Công dân có quyền sở hữuvề thu nhập hợp pháp, của cảiđể dành, nhà ở, tư liệu sinhhoạt, tư liệu sản xuất, vốn vàtài sản khác trong doanhnghiệp hoặc trong các tổ chứckinh tế khác; đối với đất đượcNhà nước giao sử dụng thìtheo quy định tại Điều 17 vàĐiều 18.

Nhà nước bảo hộ quyền sởhữu hợp pháp và quyền thừakế của công dân.

Điều 32 (sửa đổi, bổ sungĐiều 58)

1. Mọi người có quyền sởhữu về thu nhập hợp pháp, củacải để dành, nhà ở, tư liệu sinhhoạt, tư liệu sản xuất, phầnvốn góp trong doanh nghiệphoặc trong các tổ chức kinh tếkhác.

2. Quyền sở hữu tư nhân vàquyền thừa kế được pháp luậtbảo hộ.

3. Trường hợp thật cần thiếtvì lý do quốc phòng, an ninhhoặc vì lợi ích quốc gia, tìnhtrạng khẩn cấp, phòng, chốngthiên tai, Nhà nước trưng muahoặc trưng dụng có bồi thườngtài sản của tổ chức, cá nhântheo giá thị trường.

Điều 32 về cơ bản giữ nguyêncác quy định của Điều 58 Hiếnpháp 1992; tuy nhiên thay chủthể quyền từ “công dân” bằng“mọi người” cho phù hợp vớicác công ước quốc tế mà ViệtNam là thành viên và bổ sungKhoản 3 để tăng cường sự bảovệ quyền sở hữu tài sản.

Điều 57

Công dân có quyền tự dokinh doanh theo quy định củapháp luật.

Điều 33 (sửa đổi, bổ sungĐiều 57)

Mọi người có quyền tự dokinh doanh trong những ngànhnghề mà pháp luật không cấm.

Điều 33 sửa đổi Điều 57 củaHiến pháp 1992, trong đó thaycho việc quy định công dân cóquyền tự do kinh doanh theoquy định của pháp luật thì naylà trong những ngành nghề màpháp luật không cấm. Ngoài ra,thay thuật ngữ “công dân” bằngthuật ngữ “mọi người” vì chủthể của quyền kinh doanhkhông chỉ giới hạn ở công dân.

Điều 67

Thương binh, bệnh binh, giađình liệt sĩ được hưởng cácchính sách ưu đãi của Nhànước. Thương binh được tạođiều kiện phục hồi chức nănglao động, có việc làm phù hợp

Điều 34 (sửa đổi, bổ sungĐiều 67)

Công dân có quyền được bảođảm an sinh xã hội.

Điều 34 sửa đổi Điều 67 Hiếnpháp năm 1992 để quy địnhkhái quát hơn, theo đó ghi nhậnquyền hưởng an sinh xã hội c ủacông dân để phù hợp với cáccông ước quốc tế về nhân

Page 172: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

172

với sức khoẻ và có đời sống ổnđịnh.

Những người và gia đìnhcó công với nước đượckhen thưởng, chăm sóc.

Người già, người tàn tật,trẻ mồ côi không nơi nươngtựa được Nhà nước và xã hộigiúp đỡ.

quyền mà Việt Nam là thànhviên.

Điều 55

Lao động là quyền và nghĩavụ của công dân.

Nhà nước và xã hội có kếhoạch tạo ngày càng nhiềuviệc làm cho người lao động.

Điều 56

Nhà nước ban hành chínhsách, chế độ bảo hộ lao động.

Nhà nước quy định thời gianlao động, chế độ tiền lương,chế độ nghỉ ngơi và chế độbảo hiểm xã hội đối với viênchức nhà nước và những ngườilàm công ăn lương; khuyếnkhích phát triển các hình thứcbảo hiểm xã hội khác đối vớingười lao động.

Điều 35 (sửa đổi, bổ sungĐiều 55, Điều 56)

1. Công dân có quyền làmviệc, lựa chọn nghề nghiệp,việc làm và nơi làm việc.

2. Người làm công ăn lươngđược bảo đảm các điều kiệnlàm việc công bằng, an toàn;được hưởng lương, chế độnghỉ ngơi.

3. Nghiêm cấm phân biệt đốixử, cưỡng bức lao động, sửdụng nhân công dưới độ tuổilao động tối thiểu.

Điều 35 được xây dựng trêncơ sở kế thừa nội dung của cácĐiều 55, 56 Hiến pháp năm1992, trong đó khẳng địnhquyền làm việc của mọi ngườivà nghiêm cấm các hành viphân biệt đối xử, cướng bức laođộng, sử dụng nhân công dướiđộ tuổi lao động tối thiểu đểphù hợp với các công ước quốctế về nhân quyền mà Việt Namlà thành viên.

Điều 64

Gia đình là tế bào của xãhội.

Nhà nước bảo hộ hôn nhânvà gia đình.

Hôn nhân theo nguyên tắc tựnguyện, tiến bộ, một vợ mộtchồng, vợ chồng bìnhđẳng.

Cha mẹ có trách nhiệm nuôidạy con thành những công dântốt. Con cháu có bổn phậnkính trọng và chăm sóc ôngbà, cha mẹ.

Nhà nước và xã hội khôngthừa nhận việc phân biệt đốixử giữa các con.

Điều 36 (sửa đổi, bổ sungĐiều 64)

1. Nam, nữ có quyền kếthôn, ly hôn. Hôn nhân theonguyên tắc tự nguyện, tiến bộ,một vợ một chồng, vợ chồngbình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

2. Nhà nước bảo hộ hônnhân và gia đình, bảo hộquyền lợi của người mẹ và trẻem.

Điều 36 sửa đổi, bổ sungĐiều 64 của Hiến pháp 1992 đểlàm rõ hơn một số khía cạnhcủa các quyền kết hôn, ly hônvà hôn nhân cho phù hợp hơnvới quy định trong Điều 10Công ước quốc tế về các quyềnkinh tế, xã hội và văn hóa.

Điều 65 Điều 37 (sửa đổi, bổ sungĐiều 65, Điều 66)

Page 173: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

173

Trẻ em được gia đình, Nhànước và xã hội bảo vệ, chămsóc và giáo dục.

Điều 66

Thanh niên được gia đình,Nhà nước và xã hội tạo điềukiện học tập, lao động và giảitrí, phát triển thể lực, trí tuệ,bồi dưỡng về đạo đức, truyềnthống dân tộc, ý thức công dânvà lý tưởng xã hội chủ nghĩa,đi đầu trong công cuộc laođộng sáng tạo và bảo vệ Tổquốc.

1. Trẻ em được Nhà nước,gia đình và xã hội bảo vệ,chăm sóc và giáo dục; đượctham gia vào các vấn đề về trẻem. Nghiêm cấm xâm hại,hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc,lạm dụng, bóc lột sức lao độngvà những hành vi khác viphạm quyền trẻ em.

2. Thanh niên được Nhànước, gia đình và xã hội tạođiều kiện học tập, lao động,giải trí, phát triển thể lực, trítuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyềnthống dân tộc, ý thức côngdân; đi đầu trong công cuộclao động sáng tạo và bảo vệTổ quốc.

3. Người cao tuổi được Nhànước, gia đình và xã hội tôntrọng, chăm sóc và phát huyvai trò trong sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 37 sửa đổi, bổ sung cácĐiều 65,66 của Hiến pháp1992 để cụ thể hóa một số nộidung của quyền trẻ em phù hợpvới quy định trong Công ướcquốc tế về quyền trẻ em màViệt Nam là thành viên. Các sửađổi, bổ sung cũng nhằm làm choquy định này mang tính thực chất,pháp lý, khắc phục tính chất tuyênngôn về chính sách chung chung.

Điều này cũng bổ sung quyđịnh về quyền của người cao tuổiđược nhà nước, gia đình và xã hộitôn trọng, chăm sóc.

Điều 39

Nhà nước đầu tư, phát triểnvà thống nhất quản lý sựnghiệp bảo vệ sức khoẻ củanhân dân, huy động và tổ chứcmọi lực lượng xã hội xây dựngvà phát triển nền y học ViệtNam theo hướng dự phòng;kết hợp phòng bệnh với chữabệnh; phát triển và kết hợp ydược học cổ truyền với y dượchọc hiện đại; kết hợp phát triểny tế nhà nước với y tế nhândân; thực hiện bảo hiểm y tế,tạo điều kiện để mọi người dânđược chăm sóc sức khoẻ.

Nhà nước ưu tiên thực hiệnchương trình chăm sóc sứckhoẻ cho đồng bào miền núivà dân tộc thiểu số.

Nghiêm cấm tổ chức và tưnhân chữa bệnh, sản xuất,buôn bán thuốc chữa bệnh tráiphép gây tổn hại cho sức khoẻcủa nhân dân.

Điều 38 (sửa đổi, bổ sungĐiều 39, Điều 61)

1. Mọi người có quyền đượcbảo vệ, chăm sóc sức khỏe,bình đẳng trong việc sử dụngcác dịch vụ y tế và có nghĩa vụthực hiện các quy định vềphòng bệnh, khám bệnh, chữabệnh.

2. Nghiêm cấm các hành viđe dọa cuộc sống, sức khỏecủa người khác và cộng đồng.

Điều 38 sửa đổi, bổ sung quyđịnh về quyền được bảo vệ sứckhỏe trong các Điều 39 và 61của Hiến pháp 1992 cho phùhợp hơn với quy định của Điều12 Công ước quốc tế về cácquyền kinh tế, xã hội và vănhóa.

Điều này không còn quy địnhtheo kiểu liệt kê như Hiến phápnăm 1992 mà sử dụng cáchquy định khái quát, dành cácquy định cụ thể cho các luậtchuyên ngành.

Page 174: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

174

Điều 61

Công dân có quyền đượchưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ.

Nhà nước quy định chế độviện phí, chế độ miễn, giảmviện phí.

Công dân có nghĩa vụ thựchiện các quy định về vệ sinhphòng bệnh và vệ sinh côngcộng.

Nghiêm cấm sản xuất, vậnchuyển, buôn bán, tàng trữ, sửdụng trái phép thuốc phiện vàcác chất ma tuý khác. Nhànước quy định chế độ bắt buộccai nghiện và chữa các bệnh xãhội nguy hiểm.

Điều 59

Học tập là quyền và nghĩavụ của công dân.

Bậc tiểu học là bắt buộc,không phải trả học phí.

Công dân có quyền học vănhoá và học nghề bằng nhiềuhình thức.

Học sinh có năng khiếuđược Nhà nước và xã hội tạođiều kiện học tập để phát triểntài năng.

Nhà nước có chính sách họcphí, học bổng.

Nhà nước và xã hội tạo điềukiện cho trẻ em khuyết tật, trẻem có hoàn cảnh đặc biệt khókhăn khác được học văn hoávà học nghề phù hợp.

Điều 39 (sửa đổi, bổ sungĐiều 59)

Công dân có quyền và nghĩavụ học tập.

Điều 39 sửa đổi, bổ sung quyđịnh về quyền được học tậptrong Điều 59 Hiến pháp 1992theo hướng khái quát, khôngliệt kê.

Điều 60

Công dân có quyền nghiêncứu khoa học, kỹ thuật, phátminh, sáng chế, sáng kiến cảitiến kỹ thuật, hợp lý hoá sảnxuất, sáng tác, phê bình văn học,nghệ thuật và tham gia các hoạtđộng văn hoá khác. Nhà nước

Điều 40 (sửa đổi, bổ sungĐiều 60)

Mọi người có quyền nghiêncứu khoa học và công nghệ,sáng tạo văn học, nghệ thuậtvà thụ hưởng lợi ích từ cáchoạt động đó.

Điều 40 sửa đổi, bổ sung quyđịnh về quyền nghiên cứu khoahọc, kỹ thuật trong Điều 60Hiến pháp 1992 để phù hợphơn với quy định của Điều 15Công ước quốc tế về các quyềnkinh tế, xã hội và văn hóa 1966.

Page 175: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

175

bảo hộ quyền tác giả, quyền sởhữu công nghiệp.

Điều 41 (mới)

Mọi người có quyền hưởngthụ và tiếp cận các giá trị vănhoá, tham gia vào đời sốngvăn hóa, sử dụng các cơ sởvăn hóa.

Điều 41 được bổ sung nhằmkhẳng định quyền văn hóa củacon người như quy định trongCông ước về các quyền kinh tế,xã hội, văn hóa 1966.

Điều 42 (mới)

Công dân có quyền xác địnhdân tộc của mình, sử dụngngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọnngôn ngữ giao tiếp.

Điều 42 được bổ sung để phùhợp với chính sách dân tộc củaĐảng và Nhà nước, xuất phát từthực tế ở Việt Nam với 54 dântộc khác nhau sinh sống.

Điều 29

Cơ quan nhà nước, đơn vị vũtrang, tổ chức kinh tế, tổ chứcxã hội, mọi cá nhân phải thựchiện các quy định của Nhànước về sử dụng hợp lý tàinguyên thiên nhiên và bảo vệmôi trường.

Nghiêm cấm mọi hành độnglàm suy kiệt tài nguyên và huỷhoại môi trường.

Điều 43 (mới)

Mọi người có quyền đượcsống trong môi trường tronglành và có nghĩa vụ bảo vệmôi trường.

- Điều 43 được bổ sung để thaythế Điều 29 Hiến pháp năm1992. Việc hiến định quyềnsống trong môi trường tronglành để phù hợp với thực tiễnhiện nay và đòi hỏi ngày cànglớn hơn trong tương lai về vấnđề môi trường.

- Điều này quy định nghĩa vụbảo vệ môi trường một cách kháiquát hơn để bao quát được mọihành vi bị cấm. Nghĩa vụ bảo vệmôi trường của cơ quan nhànước, đơn vị vũ trang, tổ chứckinh tế, tổ chức xã hội, mọi cánhân tại Điều 29 Hiến pháp 1992được chuyển sang Điều 63 chophù hợp hơn.

Điều 76

Công dân phải trung thànhvới Tổ quốc.

Phản bội Tổ quốc là tội nặngnhất.

Điều 44 (kế thừa Điều 76)

Công dân có nghĩa vụ trungthành với Tổ quốc.

Phản bội Tổ quốc là tội nặngnhất.

Điều 44 kế thừa quy định tạiĐiều 76 của Hiến pháp năm1992, vì quy định cũ vẫn phùhợp.

Điều 77

Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụthiêng liêng và quyền cao quýcủa công dân.

Công dân phải làm nghĩa vụquân sự và tham gia xây dựngquốc phòng toàn dân.

Điều 45 (kế thừa Điều 77)

1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩavụ thiêng liêng và quyền caoquý của công dân.

2. Công dân phải thực hiệnnghĩa vụ quân sự và tham giaxây dựng nền quốc phòng toàn

Điều 45 cơ bản kế thừa quyđịnh tại Điều 77 của Hiến phápnăm 1992, vì quy định cũ vẫnphù hợp.

Page 176: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

176

dân.

Điều 79

Công dân có nghĩa vụ tuântheo Hiến pháp và pháp luật,tham gia bảo vệ an ninh quốcgia, trật tự, an toàn xã hội, giữgìn bí mật quốc gia, chấp hànhnhững quy tắc sinh hoạt côngcộng.

Điều 46 (kế thừa Điều 79)

Công dân có nghĩa vụ tuântheo Hiến pháp và pháp luật;tham gia bảo vệ an ninh quốcgia, trật tự, an toàn xã hội vàchấp hành những quy tắc sinhhoạt công cộng.

Điều 46 kế thừa quy định tạiĐiều 79 của Hiến pháp năm1992, vì quy định cũ vẫn phùhợp.

Điều 78

Công dân có nghĩa vụ tôn trọngvà bảo vệ tài sản của Nhà nước vàlợi ích công cộng.

Bỏ Điều 78 của Hiến pháp1992 vì nội dung này đã baohàm trong một số quy địnhkhác.

Điều 80

Công dân có nghĩa vụ đóngthuế và lao động công ích theoquy định của pháp luật.

Điều 47 (sửa đổi, bổ sungĐiều 80)

Mọi người có nghĩa vụnộp thuế theo luật định.

Điều 47 giữ nguyên quy địnhvề nghĩa vụ nộp thuế như tạiĐiều 80 Hiến pháp 1992 songbỏ quy định về lao động côngích như là nghĩa vụ của mọicông dân cho phù hợp với thựctiễn. Chủ thể của nghĩa vụ nộpthuế được mở rộng từ “côngdân” sang “mọi người” cho phùhợp thực tế.

Điều 81

Người nước ngoài cư trú ởViệt Nam phải tuân theo Hiếnpháp và pháp luật Việt Nam,được Nhà nước bảo hộ tínhmạng, tài sản và các quyền lợichính đáng theo pháp luật ViệtNam.

Điều 48 (kế thừa Điều 81)

Người nước ngoài cư trú ởViệt Nam phải tuân theo Hiếnpháp và pháp luật Việt Nam;được bảo hộ tính mạng, tài sảnvà các quyền, lợi ích chínhđáng theo pháp luật Việt Nam.

Điều 48 kế thừa quy định củaĐiều 81 của Hiến pháp năm1992, vì quy định cũ vẫn phùhợp.

Điều 82

Người nước ngoài đấu tranhvì tự do và độc lập dân tộc, vìchủ nghĩa xã hội, dân chủ vàhoà bình hoặc vì sự nghiệpkhoa học mà bị bức hại thìđược Nhà nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam xemxét việc cho cư trú.

Điều 49 (giữ nguyên Điều82)

Người nước ngoài đấu tranhvì tự do và độc lập dân tộc, vìchủ nghĩa xã hội, dân chủ vàhòa bình hoặc vì sự nghiệpkhoa học mà bị bức hại thìđược Nhà nước Cộng hòa xãhội chủ nghĩa Việt Nam xemxét cho cư trú.

Điều 49 kế thừa quy định tạiĐiều 82 của Hiến pháp năm1992, vì quy định cũ vẫn phùhợp.

Page 177: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

177

CHƯƠNG II

CHẾ ĐỘ KINH TẾ

CHƯƠNG III

VĂN HÓA, GIÁO DỤC,KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ

CHƯƠNG III

KINH TẾ, XÃ HỘI,VĂN HÓA, GIÁO DỤC,

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆVÀ MÔI TRƯỜNG

Chương II. Chế độ kinh tế vàChương III. Văn hóa, giáo dục,khoa học, công nghệ (gồm 29điều) được gộp thành ChươngIII (mới): “Kinh tế, xã hội, vănhóa, giáo dục, khoa học, côngnghệ và môi trường”, trong đóthu gọn và sửa đổi một số điềukhoản.

Chương này nhằm quán triệtNghị quyết Hội nghị Trungương 2, Kết luận của Hội nghịTrung ương 5 và yêu cầu củaCương lĩnh, theo đó các quyđịnh của Hiến pháp cần thể chếhóa hiện mối quan hệ gắn kếtchặt chẽ, mật thiết giữa các nộidung về kinh tế, văn hóa, xãhội, giáo dục, khoa học, côngnghệ và môi trường.

Vì kinh tế, văn hoá giáo dục,khoa học, công nghệ và môitrường là những vấn đề động,do vậy, Chương này của Hiếnpháp 2013 không quy địnhnhững chính sách cụ thể mà tậptrung vào chính sách lớn, bảođảm cho sự ổn định và tầm vĩmô của Hiến pháp.

Điều 15

Nhà nước xây dựng nềnkinh tế độc lập, tự chủ trên cơsở phát huy nội lực, chủ độnghội nhập kinh tế quốc tế; thựchiện công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước.

Nhà nước thực hiện nhấtquán chính sách phát triển nềnkinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinhtế nhiều thành phần với cáchình thức tổ chức sản xuất,kinh doanh đa dạng dựa trênchế độ sở hữu toàn dân, sở hữutập thể, sở hữu tư nhân, trongđó sở hữu toàn dân và sở hữutập thể là nền tảng.

Điều 50 (sửa đổi, bổ sungcác Điều 15, Điều 43)

Nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam xây dựng nềnkinh tế độc lập, tự chủ, pháthuy nội lực, hội nhập, hợp tácquốc tế, gắn kết chặt chẽ vớiphát triển văn hóa, thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội,bảo vệ môi trường, thực hiệncông nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước.

Điều 50 được xây dựng trên cơsở các Điều 15 và Điều 43 củaHiến pháp năm 1992 nhưngkhái quát hơn nhằm khẳng địnhđường lối phát triển kinh tế gắnbó chặt chẽ với phát triển vănhóa, xã hội; phát triển kinh tếnhưng vẫn đảm bảo công bằngxã hội và bảo vệ môi trường.

Page 178: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

178

Điều 43

Nhà nước mở rộng giao lưuvà hợp tác quốc tế trên cáclĩnh vực văn hoá, thông tin,văn học, nghệ thuật, khoa học,công nghệ, giáo dục, y tế, thểdục, thể thao.

Điều 15

Nhà nước xây dựng nềnkinh tế độc lập, tự chủ trên cơsở phát huy nội lực, chủ độnghội nhập kinh tế quốc tế; thựchiện công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước.

Nhà nước thực hiện nhấtquán chính sách phát triển nềnkinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinhtế nhiều thành phần với cáchình thức tổ chức sản xuất,kinh doanh đa dạng dựa trênchế độ sở hữu toàn dân, sở hữutập thể, sở hữu tư nhân, trongđó sở hữu toàn dân và sở hữutập thể là nền tảng.

Điều 16

Mục đích chính sách kinh tếcủa Nhà nước là làm cho dângiàu nước mạnh, đáp ứng ngàycàng tốt hơn nhu cầu vật chấtvà tinh thần của nhân dân trêncơ sở phát huy mọi năng lựcsản xuất, mọi tiềm năng củacác thành phần kinh tế gồmkinh tế nhà nước, kinh tế tậpthể, kinh tế cá thể, tiểu chủ,kinh tế tư bản tư nhân, kinh tếtư bản nhà nước và kinh tế cóvốn đầu tư nước ngoài dướinhiều hình thức, thúc đẩy xâydựng cơ sở vật chất - kỹ thuật,mở rộng hợp tác kinh tế, khoahọc, kỹ thuật và giao lưu vớithị trường thế giới.

Các thành phần kinh tế đềulà bộ phận cấu thành quantrọng của nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ

Điều 51 (sửa đổi, bổ sungcác Điều 15, 16, 19, 20, 21 và23)

1. Nền kinh tế Việt Nam lànền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa vớinhiều hình thức sở hữu, nhiềuthành phần kinh tế; kinh tế nhànước giữ vai trò chủ đạo.

2. Các thành phần kinh tếđều là bộ phận cấu thành quantrọng của nền kinh tế quốcdân. Các chủ thể thuộc cácthành phần kinh tế bình đẳng,hợp tác và cạnh tranh theopháp luật.

3. Nhà nước khuyến khích,tạo điều kiện để doanh nhân,doanh nghiệp và cá nhân, tổchức khác đầu tư, sản xuất,kinh doanh; phát triển bềnvững các ngành kinh tế, gópphần xây dựng đất nước. Tàisản hợp pháp của cá nhân, tổchức đầu tư, sản xuất, kinhdoanh được pháp luật bảo hộvà không bị quốc hữu hóa.

Điều 51 được xây dựng trên cơsở lồng ghép nội dung của cácĐiều 15, 16, 19, 20, 21 và 23của Hiến pháp 1992, thể chếhóa quan điểm của Cương lĩnhvề phát triển kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa.

Điều 51 xác định rõ tính chấtcủa nền kinh tế, mục tiêu pháttriển nền kinh tế và các thànhphần kinh tế theo đúng quanđiểm, đường lối thể hiện trongCương lĩnh, Kết luận của Hộinghị Trung ương 5.

Page 179: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

179

nghĩa. Tổ chức, cá nhân thuộccác thành phần kinh tế đượcsản xuất, kinh doanh trongnhững ngành, nghề mà phápluật không cấm; cùng pháttriển lâu dài, hợp tác, bìnhđẳng và cạnh tranh theo phápluật.

Nhà nước thúc đẩy sự hìnhthành, phát triển và từng bướchoàn thiện các loại thị trườngtheo định hướng xã hội chủnghĩa.

Điều 19

Kinh tế nhà nước đượccủng cố và phát triển, nhất làtrong các ngành và lĩnh vựcthen chốt, giữ vai trò chủ đạo,cùng với kinh tế tập thể ngàycàng trở thành nền tảng vữngchắc của nền kinh tế quốc dân.

Điều 20

Kinh tế tập thể do công dângóp vốn, góp sức hợp tác sảnxuất, kinh doanh được tổ chứcdưới nhiều hình thức trênnguyên tắc tự nguyện, dân chủvà cùng có lợi.

Nhà nước tạo điều kiện đểcủng cố và mở rộng các hợptác xã hoạt động có hiệu quả.

Điều 21

Kinh tế cá thể, tiểu chủ,kinh tế tư bản tư nhân đượcchọn hình thức tổ chức sảnxuất, kinh doanh, được thànhlập doanh nghiệp, không bịhạn chế về quy mô hoạt độngtrong những ngành, nghề cólợi cho quốc kế dân sinh.

Kinh tế gia đình đượckhuyến khích phát triển.

Điều 23

Tài sản hợp pháp của cánhân, tổ chức không bị quốchữu hoá.

Page 180: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

180

Trong trường hợp thật cầnthiết vì lý do quốc phòng, anninh và vì lợi ích quốc gia,Nhà nước trưng mua hoặctrưng dụng có bồi thường tàisản của cá nhân hoặc tổ chứctheo thời giá thị trường.

Thể thức trưng mua, trưngdụng do luật định.

Điều 24

Nhà nước thống nhất quản lývà mở rộng hoạt động kinh tếđối ngoại, phát triển các hìnhthức quan hệ kinh tế với mọiquốc gia, mọi tổ chức quốc tếtrên nguyên tắc tôn trọng độclập, chủ quyền và cùng có lợi,bảo vệ và thúc đẩy sản xuấttrong nước.

Điều 26

Nhà nước thống nhất quảnlý nền kinh tế quốc dân bằngpháp luật, kế hoạch, chínhsách; phân công trách nhiệmvà phân cấp quản lý nhà nướcgiữa các ngành, các cấp; kếthợp lợi ích của cá nhân, củatập thể với lợi ích của Nhànước.

Điều 52 (sửa đổi, bổ sungĐiều 24, Điều 26)

Nhà nước xây dựng và hoànthiện thể chế kinh tế, điều tiếtnền kinh tế trên cơ sở tôntrọng các quy luật thị trường;thực hiện phân công, phân cấp,phân quyền trong quản lý nhànước; thúc đẩy liên kết kinh tếvùng, bảo đảm tính thống nhấtcủa nền kinh tế quốc dân.

Điều 52 được xây dựng trên cơsở sửa đổi, bổ sung các Điều 24và Điều 26 của Hiến pháp năm1992 nhằm mục đích thể chếhóa Cương lĩnh, Kết luận củaHội nghị Trung ương 5 về vaitrò của Nhà nước trong nềnkinh tế thị trường xã hội chủnghĩa là đ ịnh hướng, điều tiết,thúc đẩy phát triển kinh tế - xãhội, thực hiện chính sách xãhội, giải quyết hài hòa mốiquan hệ giữa kinh tế và xã hội,bảo đảm công bằng, an sinh xãhội, vì lợi ích của nhân dân.

Điều 17

Đất đai, rừng núi, sông hồ,nguồn nước, tài nguyên tronglòng đất, nguồn lợi ở vùngbiển, thềm lục địa và vùngtrời, phần vốn và tài sản doNhà nước đầu tư vào các xínghiệp, công trình thuộc cácngành và lĩnh vực kinh tế, vănhoá, xã hội, khoa học, kỹthuật, ngoại giao, quốc phòng,an ninh cùng các tài sản khácmà pháp luật quy định là củaNhà nước, đều thuộc sở hữutoàn dân.

Điều 18

Nhà nước thống nhất quảnlý toàn bộ đất đai theo quy

Điều 53 (sửa đổi, bổ sungĐiều 17, Điều 18)

Đất đai, tài nguyên nước, tàinguyên khoáng sản, nguồn lợiở vùng biển, vùng trời, tàinguyên thiên nhiên khác vàcác tài sản do Nhà nước đầutư, quản lý là tài sản côngthuộc sở hữu toàn dân do Nhànước đại diện chủ sở hữu vàthống nhất quản lý.

Điều 53 được xây dựng trên cơsở sửa đổi, bổ sung các Điều 17và Điều 18 của Hiến pháp1992, theo đó về cơ bản giữnguyên quy định về sở hữu toàndân tại Điều 17 Hiến pháp 1992tuy nhiên quy định khái quáthơn. Ngoài ra, Điều này thể chếhóa Cương lĩnh, Nghị quyếtĐại hội XI của Đảng, Kết luậncủa Hội nghị Trung ương 5trong đó tiếp tục khẳng định vaitrò, chức năng của Nhà nướctrong việc đại diện chủ sở hữutoàn dân và thống nhất quản lýđối với tài sản thuộc sở hữu toàndân.

Page 181: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

181

hoạch và pháp luật, bảo đảmsử dụng đúng mục đích và cóhiệu quả.

Nhà nước giao đất cho cáctổ chức và cá nhân sử dụng ổnđịnh lâu dài.

Tổ chức và cá nhân có tráchnhiệm bảo vệ, bồi bổ, khaithác hợp lý, sử dụng tiết kiệmđất, được chuyển quyền sửdụng đất được Nhà nước giaotheo quy định của pháp luật.

Điều 18

Nhà nước thống nhất quảnlý toàn bộ đất đai theo quyhoạch và pháp luật, bảo đảmsử dụng đúng mục đích và cóhiệu quả.

Nhà nước giao đất cho cáctổ chức và cá nhân sử dụng ổnđịnh lâu dài.

Tổ chức và cá nhân có tráchnhiệm bảo vệ, bồi bổ, khaithác hợp lý, sử dụng tiết kiệmđất, được chuyển quyền sửdụng đất được Nhà nước giaotheo quy định của pháp luật.

Điều 54 (sửa đổi, bổ sungĐiều 18)

1. Đất đai là tài nguyên đặcbiệt của quốc gia, nguồn lựcquan trọng phát triển đất nước,được quản lý theo pháp luật.

2. Tổ chức, cá nhân đượcNhà nước giao đất, cho thuêđất, công nhận quyền sử dụngđất. Người sử dụng đất đượcchuyển quyền sử dụng đất,thực hiện các quyền và nghĩavụ theo quy định của luật.Quyền sử dụng đất được phápluật bảo hộ.

3. Nhà nước thu hồi đất dotổ chức, cá nhân đang sử dụngtrong trường hợp thật cần thiếtdo luật định vì mục đích quốcphòng, an ninh; phát triển kinhtế - xã hội vì lợi ích quốc gia,công cộng. Việc thu hồi đấtphải công khai, minh bạch vàđược bồi thường theo quy địnhcủa pháp luật.

4. Nhà nước trưng dụng đấttrong trường hợp thật cầnthiết do luật định để thực hiệnnhiệm vụ quốc phòng, anninh hoặc trong tình trạngchiến tranh, tình trạng khẩncấp, phòng, chống thiên tai.

Điều 54 sửa đổi, bổ sung Điều18 của Hiến pháp 1992 nhằm:

- Thể chế hóa Cương lĩnh,Nghị quyết Đại hội XI củaĐảng, Kết luận của Hội nghịTrung ương 5 trong đó xác địnhhai tính chất quan trọng của đấtđai là tài nguyên đặc biệt củaquốc gia và nguồn lực quantrọng của đất nước, cần đượcquản lý theo pháp luật.

- Khẳng định chủ trươngnhất quán của Nhà nước vềgiao đất, cho thuê đất, đa dạnghóa các hình thức giao đất vàcho thuê đất nhằm góp phần tạosự yên tâm cho người đượcgiao đất yên tâm sử dụng.

Các Khoản 3,4 quy định cụ thểvề điều kiện thu hồi, trưngdụng đất để phòng ngừa, hạnchế tham nhũng trong quản lýnhà nước về đất đai.

Điều 55 (mới)

1. Ngân sách nhà nước, dựtrữ quốc gia, quỹ tài chính nhànước và các nguồn tài chính

Điều 55 được bổ sung để quyđịnh về chính sách tài chínhcông, bởi lẽ tài chính công có ý

Page 182: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

182

công khác do Nhà nước thốngnhất quản lý và phải được sửdụng hiệu quả, công bằng,công khai, minh bạch, đúngpháp luật.

2. Ngân sách nhà nước gồmngân sách trung ương và ngânsách địa phương, trong đóngân sách trung ương giữ vaitrò chủ đạo, bảo đảm nhiệm vụchi của quốc gia. Các khoảnthu, chi ngân sách nhà nướcphải được dự toán và do luậtđịnh.

3. Đơn vị tiền tệ quốc gia làĐồng Việt Nam. Nhà nướcbảo đảm ổn định giá trị đồngtiền quốc gia.

nghĩa đặc biệt quan trọng trongnền kinh tế thị trường, do đócần xác định rõ cơ cấu, nguyêntắc xác lập, quản lý, sử dụng đểđảm bảo an toàn của sức mạnhkinh tế Nhà nước, chống thamnhũng, lãng phí. Hiến pháp1992 không có điều riêng quyđịnh về vấn đề này trong khiHiến pháp nhiều nước cóchương, mục hoặc một số điềuquy định về tài chính công.

Điều 27

Mọi hoạt động kinh tế, xãhội và quản lý Nhà nước phảithực hành chính sách tiếtkiệm.

Điều 56 (sửa đổi, bổ sungĐiều 27)

Cơ quan, tổ chức, cá nhânphải thực hành tiết kiệm,chống lãng phí, phòng, chốngtham nhũng trong hoạt độngkinh tế - xã hội và quản lý nhànước.

Điều 56 sửa đổi, bổ sung Điều27 của Hiến pháp 1992 để nhấnmạnh việc chống lãng phí vàchống tham nhũng. Đây là vấnđề bức xúc trong thực tiễnnhưng chưa được quy địnhtrong Hiến pháp 1992, do vậycần được bổ sung để thể hiệnquyết tâm và nâng cao tráchnhiệm phòng chống thamnhũng, lãng phí của các cơquan nhà nước, các tổ chức vàcá nhân.

Điều 55

Lao động là quyền và nghĩavụ của công dân.

Nhà nước và xã hội có kếhoạch tạo ngày càng nhiềuviệc làm cho người lao động.

Điều 56

Nhà nước ban hành chínhsách, chế độ bảo hộ lao động.

Nhà nước quy định thờigian lao động, chế độ tiềnlương, chế độ nghỉ ngơi và chếđộ bảo hiểm xã hội đối vớiviên chức nhà nước và nhữngngười làm công ăn lương;

Điều 57 (sửa đổi, bổ sungĐiều 55, Điều 56)

1. Nhà nước khuyến khích,tạo điều kiện để tổ chức, cánhân tạo việc làm cho ngườilao động.

2. Nhà nước bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp của người laođộng, người sử dụng lao độngvà tạo điều kiện xây dựngquan hệ lao động tiến bộ, hàihòa và ổn định.

Điều 57 được xây dựng trên cơsở sửa đổi, bổ sung các Điều 55và Điều 56 của Hiến pháp1992.

- Khoản 1 phản ánh quan điểmtạo việc làm là trách nhiệm củatoàn xã hội chứ không củariêng Nhà nước. Trong cơ chếkinh tế thị trường, Nhà nướcđóng vai trò là người địnhhướng chính sách, có các cơchế, quy định, điều kiện đểkhuyến khích các thành phần xãhội tạo ra việc làm cho ngườilao động.

Page 183: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

183

khuyến khích phát triển cáchình thức bảo hiểm xã hộikhác đối với người lao động.

- Khoản 2 xác định rõ vaitrò của Nhà nước trong việcđiều chỉnh quan hệ lao động,thể chế hóa quan điểm “tạo môitrường và điều kiện để mọingười lao động có việc làm vàthu nhập tốt hơn”, “hoàn thiệnkhuôn khổ pháp luật để tăngcường sự gắn bó giữa người sửdụng lao động và người laođộng” trong Cương lĩnh củaĐảng.

Điều 39

Nhà nước đầu tư, phát triểnvà thống nhất quản lý sựnghiệp bảo vệ sức khoẻ củanhân dân, huy động và tổ chứcmọi lực lượng xã hội xây dựngvà phát triển nền y học ViệtNam theo hướng dự phòng;kết hợp phòng bệnh với chữabệnh; phát triển và kết hợp ydược học cổ truyền với y dượchọc hiện đại; kết hợp phát triểny tế Nhà nước với y tế nhândân; thực hiện bảo hiểm y tế,tạo điều kiện để mọi người dânđược chăm sóc sức khoẻ.

Nhà nước ưu tiên thực hiệnchương trình chăm sóc sứckhoẻ cho đồng bào miền núivà dân tộc thiểu số.

Nghiêm cấm tổ chức và tưnhân chữa bệnh, sản xuất,buôn bán thuốc chữa bệnh tráiphép gây tổn hại cho sức khoẻcủa nhân dân.

Điều 40

Nhà nước, xã hội, gia đìnhvà công dân có trách nhiệmbảo vệ, chăm sóc bà mẹ và trẻem; thực hiện chương trìnhdân số và kế hoạch hoá giađình.

Điều 58 (sửa đổi, bổ sungcác Điều 39, Điều 40)

1. Nhà nước, xã hội đầu tưphát triển sự nghiệp bảo vệ,chăm sóc sức khỏe của Nhândân, thực hiện bảo hiểm y tếtoàn dân, có chính sách ưu tiênchăm sóc sức khoẻ cho đồngbào dân tộc thiểu số, đồng bàoở miền núi, hải đảo và vùng cóđiều kiện kinh tế - xã hội đặcbiệt khó khăn.

2. Nhà nước, xã hội và giađình có trách nhiệm bảo vệ,chăm sóc sức khỏe người mẹ,trẻ em, thực hiện kế hoạch hóagia đình.

Điều 58 gộp quy định tại cácĐiều 39 và Điều 40 của Hiếnpháp 1992 nhằm thể chế hóaquan điểm của Cương lĩnh vềviệc nâng cao chất lượng chămsóc sức khỏe nhân dân và bảođảm quy mô, cơ cấu, chấtlượng dân số là những mục tiêuphát triển quan trọng về chínhsách xã hội của Nhà nước.

Điều 67

Thương binh, bệnh binh,

Điều 59 (sửa đổi, bổ sungĐiều 67) Điều 59 sửa đổi, bổ sung Điều

Page 184: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

184

gia đình liệt sĩ đư ợc hưởng cácchính sách ưu đãi của Nhànước. Thương binh được tạođiều kiện phục hồi chức nănglao động, có việc làm phù hợpvới sức khoẻ và có đời sống ổnđịnh.

Những người và gia đìnhcó công với nước đượckhen thưởng, chăm sóc.

Người già, người tàn tật, trẻmồ côi không nơi nương tựađược Nhà nước và xã hội giúpđỡ.

1. Nhà nước, xã hội tônvinh, khen thưởng, thực hiệnchính sách ưu đãi đ ối vớingười có công với nước.

2. Nhà nước tạo bình đẳngvề cơ hội để công dân thụhưởng phúc lợi xã hội, pháttriển hệ thống an sinh xã hội,có chính sách trợ giúp ngườicao tuổi, người khuyết tật,người nghèo và người có hoàncảnh khó khăn khác.

3. Nhà nước có chính sáchphát triển nhà ở, tạo điều kiệnđể mọi người có chỗ ở.

67 của Hiến pháp 1992 nhằmthể hiện tập trung định hướngchính sách xã hội của Nhà nướcta theo tinh thần Cương lĩnh vàNghị quyết Hội Trung ương 5về một số vấn đề về chính sáchxã hội giai đoạn 2012 – 2020.

Điều 30

Nhà nước và xã hội bảo tồn,phát triển nền văn hoá ViệtNam tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc; kế thừa và phát huynhững giá trị của nền văn hiếncác dân tộc Việt Nam, tưtưởng, đạo đức, phong cáchHồ Chí Minh; tiếp thu tinh hoavăn hoá nhân loại; phát huymọi tài năng sáng tạo trongnhân dân.

Nhà nước thống nhất quảnlý sự nghiệp văn hoá. Nghiêmcấm truyền bá tư tưởng và vănhoá phản động, đồi trụy; bàitrừ mê tín, hủ tục.

Điều 31

Nhà nước tạo điều kiện đểcông dân phát triển toàn diện,giáo dục ý thức công dân, sốngvà làm việc theo Hiến pháp vàpháp luật, giữ gìn thuần phongmỹ tục, xây dựng gia đình cóvăn hóa, hạnh phúc, có tinh thầnyêu nước, yêu chế độ xã hội chủnghĩa, có tinh thần quốc tế chânchính, hữu nghị và hợp tác vớicác dân tộc trên thế giới.

Điều 32

Văn học, nghệ thuật gópphần bồi dưỡng nhân cách và

Điều 60 (sửa đổi, bổ sungcác Điều 30, 31, 32, 33 và 34)

1. Nhà nước, xã hội chăm loxây dựng và phát triển nền vănhóa Việt Nam tiên tiến, đậmđà bản sắc dân tộc, tiếp thutinh hoa văn hóa nhân loại.

2. Nhà nước, xã hội pháttriển văn học, nghệ thuật nhằmđáp ứng nhu cầu tinh thần đadạng và lành mạnh của Nhândân; phát triển các phương tiệnthông tin đại chúng nhằm đápứng nhu cầu thông tin củaNhân dân, phục vụ sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3. Nhà nước, xã hội tạo môitrường xây dựng gia đình ViệtNam ấm no, tiến bộ, hạnhphúc; xây dựng con ngườiViệt Nam có sức khỏe, vănhóa, giàu lòng yêu nước, cótinh thần đoàn kết, ý thức làmchủ, trách nhiệm công dân.

Điều 60 được xây dựng trên cơsở gộp các Điều 30, 31, 32, 33,34 của Hiến pháp 1992 theonguyên tắc giữ nguyên nhữngnội dung lớn, chỉnh sửa một sốnội dung cho phù hợp với quanđiểm mới của Đảng và chỉnhsửa mang tính chất kỹ thuật lậphiến (để tránh trùng lặp).Xuyên suốt trong các nội dungcủa Điều này là nêu cao vai tròvà trách nhiệm của nhà nước vàxã hội đối với văn hóa.

Page 185: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

185

tâm hồn cao đẹp của ngườiViệt Nam.

Nhà nước đầu tư phát triểnvăn hoá, văn học, nghệ thuật,tạo điều kiện để nhân dânđược thưởng thức những tácphẩm văn học, nghệ thuật cógiá trị; bảo trợ để phát triểncác tài năng sáng tạo văn hóa,nghệ thuật.

Nhà nước phát triển cáchình thức đa dạng của hoạtđộng văn học, nghệ thuật,khuyến khích các hoạt độngvăn học, nghệ thuật quầnchúng.

Điều 33

Nhà nước phát triển côngtác thông tin, báo chí, phátthanh, truyền hình, điện ảnh,xuất bản, thư viện và cácphương tiện thông tin đạichúng khác. Nghiêm cấmnhững hoạt động văn hoá,thông tin làm tổn hại lợi íchquốc gia, phá hoại nhân cách,đạo đức và lối sống tốt đẹp củangười Việt Nam.

Điều 34

Nhà nước và xã hội bảo tồn,phát triển các di sản văn hoádân tộc; chăm lo công tác bảotồn, bảo tàng, tu bổ, tôn tạo,bảo vệ và phát huy tác dụngcủa các di tích lịch sử, cáchmạng, các di sản văn hoá, cáccông trình nghệ thuật, cácdanh lam, thắng cảnh.

Nghiêm cấm các hành độngxâm phạm đến các di tích lịchsử, cách mạng, các công trìnhnghệ thuật và danh lam, thắngcảnh.

Điều 35

Phát triển giáo dục là quốcsách hàng đầu.

Nhà nước và xã hội phát

Điều 61 (sửa đổi, bổ sungĐiều 35, Điều 36)

1. Phát triển giáo dục làquốc sách hàng đầu nhằmnâng cao dân trí, phát triển

Điều 61 sửa đổi, bổ sung Điều35 và Điều 36 của Hiến pháp1992 theo hướng ngắn gọn,khái quát hơn để phù hợp với

Page 186: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

186

triển giáo dục nhằm nâng caodân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài.

Mục tiêu của giáo dục làhình thành và bồi dưỡng nhâncách, phẩm chất và năng lựccủa công dân; đào tạo nhữngngười lao động có nghề, năngđộng và sáng tạo, có niềm tựhào dân tộc, có đạo đức, có ýchí vươn lên góp phần làm chodân giàu nước mạnh, đáp ứngyêu cầu của sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 36

Nhà nước thống nhất quảnlý hệ thống giáo dục quốc dânvề mục tiêu, chương trình, nộidung, kế hoạch giáo dục, tiêuchuẩn giáo viên, quy chế thicử và hệ thống văn bằng.

Nhà nước phát triển cân đốihệ thống giáo dục gồm giáodục mầm non, giáo dục phổthông, giáo dục nghề nghiệp,giáo dục đại học và sau đạihọc; thực hiện phổ cập giáodục trung học cơ sở; phát triểncác hình thức trường quốc lập,dân lập và các hình thức giáodục khác.

Nhà nước ưu tiên đầu tưcho giáo dục, khuyến khíchcác nguồn đầu tư khác.

Nhà nước thực hiện chínhsách ưu tiên bảo đảm pháttriển giáo dục ở miền núi, cácvùng dân tộc thiểu số và cácvùng đặc biệt khó khăn.

Các đoàn thể nhân dântrước hết là Đoàn thanh niêncộng sản Hồ Chí Minh, các tổchức xã hội, các tổ chức kinhtế, gia đình cùng nhà trư ờngcó trách nhiệm giáo dục thanhniên, thiếu niên và nhi đồng.

nguồn nhân lực, bồi dưỡngnhân tài.

2. Nhà nước ưu tiên đầu tưvà thu hút các nguồn đầu tưkhác cho giáo dục; chăm logiáo dục mầm non; bảo đảmgiáo dục tiểu học là bắt buộc,Nhà nước không thu học phí;từng bước phổ cập giáo dụctrung học; phát triển giáo dụcđại học, giáo dục nghề nghiệp;thực hiện chính sách học bổng,học phí hợp lý.

3. Nhà nước ưu tiên pháttriển giáo dục ở miền núi, hảiđảo, vùng đồng bào dân tộcthiểu số và vùng có điều kiệnkinh tế - xã hội đặc biệtkhó khăn; ưu tiên sử dụng,phát triển nhân tài; tạo điềukiện để người khuyết tật vàngười nghèo được học văn hoávà học nghề.

thực tiễn và tạo thuận lợi khixây dựng các luật chuyênngành. Việc này cũng là để phùhợp với quan điểm đổi mới cănbản và toàn diện giáo dục vàđào tạo đã được khẳng địnhtrong Cương lĩnh, trong đókhẳng định Nhà nước ưu tiênđầu tư cho giáo dục và chủtrương Nhà nước khuyến khíchcác nguồn đầu tư không vì lợinhuận cho giáo dục.

Điều 37

Phát triển khoa học và công

Điều 62 (sửa đổi, bổ sungĐiều 37)

Điều 62 xây dựng trên cơ sởsửa đổi, bổ sung Điều 37 Hiến

Page 187: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

187

nghệ là quốc sách hàng đầu.

Khoa học và công nghệ giữvai trò then chốt trong sựnghiệp phát triển kinh tế - xãhội của đất nước.

Nhà nước xây dựng và thựchiện chính sách khoa học,công nghệ quốc gia; xây dựngnền khoa học và công nghệtiên tiến; phát triển đồng bộcác ngành khoa học, nghiêncứu, tiếp thu các thành tựukhoa học và công nghệ của thếgiới nhằm xây dựng luận cứkhoa học cho việc định rađường lối, chính sách và phápluật, đổi mới công nghệ, pháttriển lực lượng sản xuất, nângcao trình độ quản lý, bảo đảmchất lượng và tốc độ phát triểncủa nền kinh tế; góp phần bảođảm quốc phòng, an ninh quốcgia.

Điều 38

Nhà nước đầu tư và khuyếnkhích tài trợ cho khoa họcbằng nhiều nguồn vốn khácnhau, ưu tiên cho nhữnghướng khoa học, công nghệmũi nhọn; chăm lo đào tạo vàsử dụng hợp lý đội ngũ cán bộkhoa học, kỹ thuật nhất lànhững người có trình độ cao,công nhân lành nghề và nghệnhân; tạo điều kiện để các nhàkhoa học sáng tạo và cốnghiến; phát triển nhiều hìnhthức tổ chức, hoạt động nghiêncứu khoa học, gắn nghiên cứukhoa học với nhu cầu pháttriển kinh tế - xã hội, kết hợpchặt chẽ giữa nghiên cứu khoahọc, đào tạo với sản xuất, kinhdoanh.

1. Phát triển khoa học vàcông nghệ là quốc sách hàngđầu, giữ vai trò then chốt trongsự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội của đất nước.

2. Nhà nước ưu tiên đầu tưvà khuyến khích tổ chức, cánhân đầu tư nghiên cứu, pháttriển, chuyển giao, ứng dụngcó hiệu quả thành tựu khoahọc và công nghệ; bảo đảmquyền nghiên cứu khoa học vàcông nghệ; bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ.

3. Nhà nước tạo điều kiệnđể mọi người tham gia vàđược thụ hưởng lợi ích từ cáchoạt động khoa học và côngnghệ.

pháp 1992 và thể chế hóa cácquan điểm trong Cương lĩnh,trong đó khẳng định vai trò củakhoa học công nghệ trong nềnkinh tế trí thức, tư tưởng pháttriển giáo dục cùng với pháttriển khoa học và công nghệ làquốc sách hàng đầu; khẳng địnhquan điểm tự do sáng tạo tronglĩnh vực khoa học và công nghệvà Nhà nước bảo hộ quyền sởhữu trí tuệ.

Điều 41

Nhà nước và xã hội pháttriển nền thể dục, thể thao dântộc, khoa học và nhân dân.

Nhà nước thống nhất quản

- Bỏ các Điều 41 và Điều 42 củaHiến pháp năm 1992 vì nộidung quá cụ thể, có thể để cácluật chuyên ngành quy định.

Page 188: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

188

lý sự nghiệp phát triển thểdục, thể thao; quy định chếđộ giáo dục thể chất bắtbuộc trong trường học;khuyến khích và giúp đỡphát triển các hình thức tổchức thể dục, thể thao tựnguyện của nhân dân, tạocác điều kiện cần thiết đểkhông ngừng mở rộng cáchoạt động thể dục, thể thaoquần chúng, chú trọng hoạtđộng thể thao chuyênnghiệp, bồi dưỡng các tàinăng thể thao.

Điều 42

Nhà nước và xã hội pháttriển du lịch, mở rộng hoạtđộng du lịch trong nước và dulịch quốc tế.

Điều 29

Cơ quan nhà nước, đơn vịvũ trang, tổ chức kinh tế, tổchức xã hội, mọi cá nhân phảithực hiện các quy định củaNhà nước về sử dụng hợp lýtài nguyên thiên nhiên và bảovệ môi trường.

Nghiêm cấm mọi hànhđộng làm suy kiệt tài nguyênvà huỷ hoại môi trường.

Điều 63 (mới)

1. Nhà nước có chính sáchbảo vệ môi trường; quản lý, sửdụng hiệu quả, bền vững cácnguồn tài nguyên thiên nhiên;bảo tồn thiên nhiên, đa dạngsinh học; chủ động phòng,chống thiên tai, ứng phó vớibiến đổi khí hậu.

2. Nhà nước khuyến khíchmọi hoạt động bảo vệ môitrường, phát triển, sử dụngnăng lượng mới, năng lượngtái tạo.

3. Tổ chức, cá nhân gây ônhiễm môi trường, làm suykiệt tài nguyên thiên nhiên vàsuy giảm đa dạng sinh họcphải bị xử lý nghiêm và cótrách nhiệm khắc phục, bồithường thiệt hại.

Điều 63 được xây dựng mớitrên cơ sở sửa đổi, bổ sungĐiều 29 của Hiến pháp 1992nhằm quán triệt tinh thần củaCương lĩnh trong đó quy địnhrõ hơn trách nhiệm của Nhànước, tổ chức, cá nhân trongviệc bảo vệ môi trường để pháttriển bền vững.

CHƯƠNG IV

BẢO VỆ TỔ QUỐCVIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ

NGHĨA

CHƯƠNG IV

BẢO VỆ TỔ QUỐC

Điều 44 Điều 64 (sửa đổi, bổ sung

Page 189: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

189

Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa, giữ vững anninh quốc gia là sự nghiệp củatoàn dân.

Nhà nước củng cố và tăngcường nền quốc phòng toàndân và an ninh nhân dân nòngcốt là các lực lượng vũ trangnhân dân; phát huy sức mạnhtổng hợp của đất nước để bảovệ vững chắc Tổ quốc.

Cơ quan Nhà nước, tổ chứckinh tế, tổ chức xã hội và côngdân phải làm đầy đủ nhiệm vụquốc phòng và an ninh dopháp luật quy định.

Điều 44)

Bảo vệ Tổ quốc Việt Namxã hội chủ nghĩa là sự nghiệpcủa toàn dân.

Nhà nước củng cố và tăngcường nền quốc phòng toàndân và an ninh nhân dân mànòng cốt là lực lượng vũ trangnhân dân; phát huy sức mạnhtổng hợp của đất nước để bảovệ vững chắc Tổ quốc, gópphần bảo vệ hòa bình ở khuvực và trên thế giới.

Cơ quan, tổ chức, công dânphải thực hiện đầy đủ nhiệmvụ quốc phòng và an ninh.

Điều 64 cơ bản giữ nguyênĐiều 44 Hiến pháp 1992 chỉ bổsung quy định “góp phần bảovệ hòa bình ở khu vực và trênthế giới” nhằm nâng cao vai tròcủa Việt Nam trên thế giới vàtạo cơ sở hiến định để thực hiệncác cam kết và trách nhiệmquốc tế của Việt Nam trongtrường hợp cần thiết.

Điều 45Các lực lượng vũ trang nhân

dân phải tuyệt đối trung thànhvới Tổ quốc và nhân dân, cónhiệm vụ sẵn sàng chiến đấubảo vệ độc lập, chủ quyền,thống nhất, toàn vẹn lãnh thổcủa Tổ quốc, an ninh quốc giavà trật tự, an toàn xã hội, bảovệ chế độ xã hội chủ nghĩa vànhững thành quả của cáchmạng, cùng toàn dân xây dựngđất nước.

Điều 65 (sửa đổi, bổ sungĐiều 45)

Lực lượng vũ trang nhân dântuyệt đối trung thành với Tổquốc, Nhân dân, với Đảng vàNhà nước, có nhiệm vụ bảo vệđộc lập, chủ quyền, thốngnhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổquốc, an ninh quốc gia và trậttự, an toàn xã hội; bảo vệNhân dân, Đảng, Nhà nước vàchế độ xã hội chủ nghĩa; cùngtoàn dân xây dựng đất nước vàthực hiện nghĩa vụ quốc tế.

Điều 65 được xây dựng trênnền tảng Điều 45 Hiến phápnăm 1992 nhưng bổ sung nhiệmvụ của lực lượng vũ trang nhândân là bảo vệ Đảng, Nhà nước(đã được Cương lĩnh xác định)và “thực hiện nghĩa vụ quốc tế”để đáp ứng yêu cầu mở cửa, hộinhập quốc tế.

Về mặt kỹ thuật lập hiến, Điều65 sửa đổi, bổ sung một sốđiểm như sau:

- Bỏ từ “các” trước cụm từ“lực lượng vũ trang nhân dân”vì khi nói đến lực lượng vũtrang nhân dân là nói đến Quânđội nhân dân, Công an nhân dânvà Dân quân tự vệ.

Bỏ cụm từ “Bảo vệ thành quảcách mạng” vì cụm từ này và đãđược thể hiện qua các khách thểkhác.

Điều 46

Nhà nước xây dựng quân độinhân dân cách mạng chínhquy, tinh nhuệ, từng bước hiệnđại, xây dựng lực lượng dự bịđộng viên, dân quân tự vệhùng hậu trên cơ sở kết hợpxây dựng với bảo vệ Tổ quốc,

Điều 66 (sửa đổi, bổ sungĐiều 46)

Nhà nước xây dựng Quânđội nhân dân cách mạng, chínhquy, tinh nhuệ, từng bước hiệnđại, có lực lượng thường trựchợp lý, lực lượng dự bị độngviên hùng hậu, lực lượng dân

Điều 66 sửa đổi, bổ sung Điều46 Hiến pháp 1992, trong đóviết gọn lại theo tinh thầnCương lĩnh và để bảo đảm tínhkhái quát cao.

Page 190: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

190

kết hợp sức mạnh của lựclượng vũ trang nhân dân vớisức mạnh của toàn dân, kếthợp sức mạnh truyền thốngđoàn kết dân tộc chống ngoạixâm với sức mạnh của chế độxã hội chủ nghĩa.

quân tự vệ vững mạnh và rộngkhắp, làm nòng cốt trong thựchiện nhiệm vụ quốc phòng.

Điều 47

Nhà nước xây dựng công annhân dân cách mạng, chínhquy, tinh nhuệ, từng bước hiệnđại, dựa vào nhân dân và làmnòng cốt cho phong trào nhândân để bảo vệ an ninh quốcgia, trật tự, an toàn xã hội, bảođảm sự ổn định chính trị vàcác quyền tự do, dân chủ củacông dân, bảo vệ tính mạng,tài sản của nhân dân, tài sản xãhội chủ nghĩa, đấu tranh phòngngừa và chống các loại tộiphạm.

Điều 67 (sửa đổi, bổ sungĐiều 47)

Nhà nước xây dựng Công annhân dân cách mạng, chínhquy, tinh nhuệ, từng bước hiệnđại, làm nòng cốt trong thựchiện nhiệm vụ bảo vệ an ninhquốc gia và bảo đảm trật tự, antoàn xã hội, đấu tranh phòng,chống tội phạm.

Điều 67 sửa đổi, bổ sung Điều47 Hiến pháp 1992, trong đóviết gọn lại theo tinh thầnCương lĩnh và đ ể bảo đảm tínhkhái quát cao.

Điều 48

Nhà nước phát huy tinh thầnyêu nước và chủ nghĩa anhhùng cách mạng của nhân dân,giáo dục quốc phòng và anninh cho toàn dân, thực hiệnchế độ nghĩa vụ quân sự, chínhsách hậu phương quân đội, xâydựng công nghiệp quốc phòng,bảo đảm trang bị cho lựclượng vũ trang, kết hợp quốcphòng với kinh tế, kinh tế vớiquốc phòng, bảo đảm đời sốngvật chất và tinh thần của cánbộ và chiến sĩ, công nhân,nhân viên quốc phòng, xâydựng các lực lượng vũ trangnhân dân hùng mạnh, khôngngừng tăng cường khả năngbảo vệ đất nước.

Điều 68 (giữ nguyên Điều48)

Nhà nước phát huy tinh thầnyêu nước và chủ nghĩa anhhùng cách mạng của Nhândân, giáo dục quốc phòng vàan ninh cho toàn dân; xâydựng công nghiệp quốc phòng,an ninh; bảo đảm trang bị cholực lượng vũ trang nhân dân,kết hợp quốc phòng, an ninhvới kinh tế, kinh tế với quốcphòng, an ninh; thực hiệnchính sách hậu phương quânđội; bảo đảm đời sống vậtchất, tinh thần của cán bộ,chiến sỹ, công nhân, viên chứcphù hợp với tính chất hoạtđộng của Quân đội nhân dân,Công an nhân dân; xây dựnglực lượng vũ trang nhân dânhùng mạnh, không ngừng tăngcường khả năng bảo vệ Tổquốc.

Nội dung Điều 68 về cơ bảngiữ như Điều 48 Hiến phápnăm 1992.

CHƯƠNG VI. QUỐC HỘI CHƯƠNG V. QUỐC HỘI

Điều 83

Quốc hội là cơ quan đại

Điều 69 (sửa đổi, bổ sungĐiều 83) Điều 69 sửa đổi, bổ sung quy

Page 191: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

191

biểu cao nhất của nhân dân, cơquan quyền lực Nhà nước caonhất của nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội là cơ quan duynhất có quyền lập hiến và lậppháp.

Quốc hội quyết định nhữngchính sách cơ bản về đối nộivà đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninhcủa đất nước, những nguyêntắc chủ yếu về tổ chức và hoạtđộng của bộ máy Nhà nước,về quan hệ xã hội và hoạt độngcủa công dân.

Quốc hội thực hiện quyềngiám sát tối cao đối với toànbộ hoạt động của Nhà nước.

Quốc hội là cơ quan đại biểucao nhất của Nhân dân, cơquan quyền lực nhà nước caonhất của nước Cộng hoà xã hộichủ nghĩa Việt Nam.

Quốc hội thực hiện quyềnlập hiến, quyền lập pháp,quyết định các vấn đề quantrọng của đất nước và giám sáttối cao đối với hoạt động củaNhà nước.

định tại Điều 83 Hiến pháp năm1992, trong đó:

- Khẳng định Quốc hội là cơquan thực hiện quyền lập phápđể thể chế hóa nội dung Cươnglĩnh về cơ chế phân công, phốihợp và kiểm soát quyền lựcgiữa các cơ quan thực hiệnquyền lập pháp, hành pháp vàtư pháp;

- Quy định khái quát mangtính nguyên tắc chung về chứcnăng quyết định các vấn đềquan trọng của đất nước vàchức năng giám sát của Quốchội để tránh trùng lặp với cácnhiệm vụ, quyền hạn cụ thể củaQuốc hội tại các Điều khác.

Điều 84

Quốc hội có những nhiệmvụ và quyền hạn sau đây:

1- Làm Hiến pháp và sửađổi Hiến pháp; làm luật và sửađổi luật; quyết định chươngtrình xây dựng luật, pháp lệnh;

2- Thực hiện quyền giámsát tối cao việc tuân theo Hiếnpháp, luật và nghị quyết củaQuốc hội; xét báo cáo hoạtđộng của Chủ tịch nước, Uỷban thường vụ Quốc hội,Chính phủ, Toà án nhân dântối cao, Viện kiểm sát nhândân tối cao;

3- Quyết định kế hoạchphát triển kinh tế - xã hội củađất nước;

4- Quyết định chính sách tàichính, tiền tệ quốc gia; quyếtđịnh dự toán ngân sách nhànước và phân bổ ngân sáchtrung ương, phê chuẩn quyếttoán ngân sách nhà nước; quyđịnh, sửa đổi hoặc bãi bỏ cácthứ thuế;

5- Quyết định chính sách

Điều 70 (sửa đổi, bổ sungĐiều 84)

Quốc hội có những nhiệmvụ và quyền hạn sau đây:

1. Làm Hiến pháp và sửa đổiHiến pháp; làm luật và sửa đổiluật;

2. Thực hiện quyền giám sáttối cao việc tuân theo Hiếnpháp, luật và nghị quyết củaQuốc hội; xét báo cáo công táccủa Chủ tịch nước, Uỷ banthường vụ Quốc hội, Chínhphủ, Toà án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tốicao, Hội đồng bầu cử quốcgia, Kiểm toán nhà nước và cơquan khác do Quốc hội thànhlập;

3. Quyết định mục tiêu, chỉtiêu, chính sách, nhiệm vụ cơbản phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước;

4. Quyết định chính sách cơbản về tài chính, tiền tệ quốcgia; quy định, sửa đổi hoặc bãibỏ các thứ thuế; quyết địnhphân chia các khoản thu vànhiệm vụ chi giữa ngân sách

- Điều 70 kế thừa những quyđịnh còn phù hợp của Điều 84Hiến pháp năm 1992, song vềmặt kỹ thuật lập hiến, để bảođảm tương ứng với các chứcnăng cơ bản của Quốc hội quyđịnh tại Điều 69, Điều 70 đượcbố cục lại theo hướng gom cácnhiệm vụ, quyền hạn của Quốchội theo các nhóm nội dung vềlập hiến, lập pháp; giám sát tốicao; quyết định các vấn đề quantrọng của đất nước; quyết địnhvề tổ chức bộ máy, nhân sự; vàcác thẩm quyền khác liên quanđến quốc phòng, an ninh, đốingoại của Quốc Hội để bảođảm tính lô gic và hợp lý.

- Sửa đổi, bổ sung một số quyđịnh để các nhiệm vụ, quyềnhạn của Quốc hội thực chất,khả thi hơn và để xác định rõhơn mối quan hệ giữa Quốc hộivà Chính phủ trong việc pháttriển kinh tế - xã hội, theo đóQuốc hội quyết định các mụctiêu định hướng chung của quátrình phát triển của đất nước,làm cơ sở cho hoạt động quản

Page 192: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

192

dân tộc, chính sách tôn giáocủa Nhà nước;

6- Quy định tổ chức và hoạtđộng của Quốc hội, Chủ tịchnước, Chính phủ, Toà án nhândân, Viện kiểm sát nhân dânvà chính quyền địa phương;

7- Bầu, miễn nhiệm, bãinhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủtịch nước, Chủ tịch Quốc hội,các Phó Chủ tịch Quốc hội vàcác Ủy viên Uỷ ban thường vụQuốc hội, Thủ tướng Chínhphủ, Chánh án Toà án nhândân tối cao, Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao; phêchuẩn đề nghị của Thủ tướngChính phủ về việc bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức PhóThủ tướng, Bộ trưởng và cácthành viên khác của Chínhphủ; phê chuẩn đề nghị củaChủ tịch nước về danh sáchthành viên Hội đồng quốcphòng và an ninh; bỏ phiếu tínnhiệm đối với những ngườigiữ các chức vụ do Quốc hộibầu hoặc phê chuẩn;

8- Quyết định thành lập, bãibỏ các bộ và các cơ quanngang bộ của Chính phủ;thành lập mới, nhập, chia, điềuchỉnh địa giới tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương; thànhlập hoặc giải thể đơn vị hànhchính - kinh tế đặc biệt;

9- Bãi bỏ các văn bản củaChủ tịch nước, Uỷ ban thườngvụ Quốc hội, Chính phủ, Thủtướng Chính phủ, Toà án nhândân tối cao và Viện kiểm sátnhân dân tối cao trái với Hiếnpháp, luật và nghị quyết củaQuốc hội;

10- Quyết định đại xá;

11- Quy định hàm, cấptrong các lực lượng vũ trangnhân dân, hàm, cấp ngoại giaovà những hàm, cấp nhà nước

trung ương và ngân sách địaphương; quyết định mức giớihạn an toàn nợ quốc gia, nợcông, nợ chính phủ; quyếtđịnh dự toán ngân sách nhànước và phân bổ ngân sáchtrung ương, phê chuẩn quyếttoán ngân sách nhà nước;

5. Quyết định chính sáchdân tộc, chính sách tôn giáocủa Nhà nước;

6. Quy định tổ chức và hoạtđộng của Quốc hội, Chủ tịchnước, Chính phủ, Toà án nhândân, Viện kiểm sát nhân dân,Hội đồng bầu cử quốc gia,Kiểm toán nhà nước, chínhquyền địa phương và cơ quankhác do Quốc hội thành lập;

7. Bầu, miễn nhiệm, bãinhiệm Chủ tịch nước, Phó Chủtịch nước, Chủ tịch Quốc hội,Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủyviên Uỷ ban thường vụ Quốchội, Chủ tịch Hội đồng dântộc, Chủ nhiệm Ủy ban củaQuốc hội, Thủ tướng Chínhphủ, Chánh án Toà án nhândân tối cao, Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao, Chủtịch Hội đồng bầu cử quốc gia,Tổng Kiểm toán nhà nước,người đứng đầu cơ quan khácdo Quốc hội thành lập; phêchuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức Phó Thủtướng Chính phủ, Bộ trưởngvà thành viên khác của Chínhphủ, Thẩm phán Tòa án nhândân tối cao; phê chuẩn danhsách thành viên Hội đồng quốcphòng và an ninh, Hội đồngbầu cử quốc gia.

Sau khi được bầu, Chủ tịchnước, Chủ tịch Quốc hội, Thủtướng Chính phủ, Chánh ánTòa án nhân dân tối cao phảituyên thệ trung thành với Tổquốc, Nhân dân và Hiến pháp;

8. Bỏ phiếu tín nhiệm đối

lý, điều hành của Chính phủ.

- Bổ sung quy định về hoạtđộng giám sát, quyết định nhânsự, tổ chức bộ máy đối với mộtsố thiết chế hiến định độc lậpmới được thành lập, bao gồmHội đồng bầu cử quốc gia vàKiểm toán Nhà nước.

Page 193: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

193

khác; quy định huân chương,huy chương và danh hiệu vinhdự nhà nước;

12- Quyết định vấn đềchiến tranh và hoà bình; quyđịnh về tình trạng khẩn cấp,các biện pháp đặc biệt khácbảo đảm quốc phòng và anninh quốc gia;

13- Quyết định chính sáchcơ bản về đối ngoại; phêchuẩn hoặc bãi bỏ điều ướcquốc tế do Chủ tịch nước trựctiếp ký; phê chuẩn hoặc bãibỏ các điều ước quốc tế khácđã được ký kết hoặc gia nhậptheo đề nghị của Chủ tịchnước;

14- Quyết định việc trưng cầuý dân.

với người giữ chức vụ doQuốc hội bầu hoặc phê chuẩn;

9. Quyết định thành lập, bãibỏ bộ, cơ quan ngang bộ củaChính phủ; thành lập, giảithể, nhập, chia, điều chỉnh địagiới hành chính tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương,đơn vị hành chính - kinh tế đặcbiệt; thành lập, bãi bỏ cơ quankhác theo quy định của Hiếnpháp và luật;

10. Bãi bỏ văn bản của Chủtịch nước, Uỷ ban thường vụQuốc hội, Chính phủ, Thủtướng Chính phủ, Toà án nhândân tối cao, Viện kiểm sátnhân dân tối cao trái với Hiếnpháp, luật, nghị quyết củaQuốc hội;

11. Quyết định đại xá;

12. Quy định hàm, cấp tronglực lượng vũ trang nhân dân,hàm, cấp ngoại giao và nhữnghàm, cấp nhà nước khác; quyđịnh huân chương, huychương và danh hiệu vinh dựnhà nước;

13. Quyết định vấn đề chiếntranh và hoà bình; quy định vềtình trạng khẩn cấp, các biệnpháp đặc biệt khác bảo đảmquốc phòng và an ninh quốcgia;

14. Quyết định chính sáchcơ bản về đối ngoại; phêchuẩn, quyết định gia nhậphoặc chấm dứt hiệu lựccủa điều ước quốc tế liên quanđến chiến tranh, hòa bình, chủquyền quốc gia, tư cách thànhviên của Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam tại các tổ chứcquốc tế và khu vực quan trọng,điều ước quốc tế về quyền conngười, quyền và nghĩa vụ cơbản của công dân và điều ướcquốc tế khác trái với luật, nghịquyết của Quốc hội;

Page 194: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

194

15. Quyết định trưng cầu ýdân.

Điều 85

Nhiệm kỳ của mỗi khoáQuốc hội là năm năm.

Hai tháng trước khi Quốchội hết nhiệm kỳ, Quốc hộikhoá mới phải được bầu xong.Thể lệ bầu cử và số đại biểuQuốc hội do luật định.

Trong trường hợp đặc biệt,nếu được ít nhất hai phần batổng số đại biểu Quốc hội biểuquyết tán thành, thì Quốc hộiquyết định rút ngắn hoặc kéodài nhiệm kỳ của mình.

Điều 71 (sửa đổi, bổ sungĐiều 85)

1. Nhiệm kỳ của mỗi khoáQuốc hội là năm năm.

2. Sáu mươi ngày trước khiQuốc hội hết nhiệm kỳ, Quốchội khoá mới phải được bầuxong.

3. Trong trường hợp đặcbiệt, nếu được ít nhất hai phầnba tổng số đại biểu Quốc hộibiểu quyết tán thành thì Quốchội quyết định rút ngắn hoặckéo dài nhiệm kỳ của mìnhtheo đề nghị của Ủy banthường vụ Quốc hội. Việc kéodài nhiệm kỳ của một khóaQuốc hội không được quámười hai tháng, trừ trường hợpcó chiến tranh.

Điều 71 cơ bản kế thừa nộidung của Điều 85 Hiến phápnăm 1992, tuy nhiên sửa đổi,bổ sung một số vấn đề cụ thểnhư sau:

- Sửa cụm từ “hai thángtrước khi Quốc hội hết nhiệmkỳ” thành “sáu mươi ngày trướckhi Quốc hội hết nhiệm kỳ” chochính xác;

- Bổ sung Ủy ban thường vụQuốc hội cũng là chủ thể đề nghịrút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳcủa Quốc hội.

- Bổ sung quy định việc kéodài nhiệm kỳ Quốc hội khôngđược quá 12 tháng, trừ trườnghợp chiến tranh nhằm bảo đảmtính chặt chẽ của quy phạmHiến pháp.

- Về kỹ thuật, bố cục lại Điềunày thành ba khoản cho rànhmạch.

Điều 92

Chủ tịch Quốc hội chủ toạcác phiên họp của Quốc hội;ký chứng thực luật, nghị quyếtcủa Quốc hội; lãnh đạo côngtác của Uỷ ban thường vụQuốc hội; tổ chức việc thựchiện quan hệ đối ngoại củaQuốc hội; giữ quan hệ với cácđại biểu Quốc hội.

Các Phó Chủ tịch Quốc hộigiúp Chủ tịch làm nhiệm vụtheo sự phân công của Chủtịch.

Điều 72 (sửa đổi, bổ sungĐiều 92)

Chủ tịch Quốc hội chủ tọacác phiên họp của Quốc hội;ký chứng thực Hiến pháp, luật,nghị quyết của Quốc hội; lãnhđạo công tác của Uỷ banthường vụ Quốc hội; tổ chứcthực hiện quan hệ đối ngoạicủa Quốc hội; giữ quan hệ vớicác đại biểu Quốc hội.

Các Phó Chủ tịch Quốc hộigiúp Chủ tịch Quốc hội làmnhiệm vụ theo sự phân côngcủa Chủ tịch Quốc hội.

Điều 72 cơ bản kế thừa cácnội dung của Điều 92 Hiếnpháp năm 1992, chỉ bổ sungquy định Chủ tịch Quốc hội kýchứng thực Hiến pháp.

Điều 90

Uỷ ban thường vụ Quốc hộilà cơ quan thường trực củaQuốc hội.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội

Điều 73 (sửa đổi, bổ sungĐiều 90)

1. Ủy ban thường vụ Quốchội là cơ quan thường trực củaQuốc hội.

2. Ủy ban thường vụ Quốc

- Điều 73 cơ bản giữ các nộidung của Điều 90 Hiến phápnăm 1992, chỉ bố cục lại thành4 khoản cho rành mạch.

Page 195: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

195

gồm có:

- Chủ tịch Quốc hội;

- Các Phó Chủ tịch Quốchội;

- Các Ủy viên.

Số thành viên Uỷ banthường vụ Quốc hội do Quốchội quyết định. Thành viên Uỷban thường vụ Quốc hộikhông thể đồng thời là thànhviên Chính phủ.

Uỷ ban thường vụ Quốc hộicủa mỗi khoá Quốc hội thựchiện nhiệm vụ, quyền hạn củamình cho đến khi Quốc hộikhoá mới bầu Uỷ ban thườngvụ Quốc hội mới.

hội gồm Chủ tịch Quốc hội,các Phó Chủ tịch Quốc hội vàcác Ủy viên.

3. Số thành viên Ủy banthường vụ Quốc hội do Quốchội quyết định. Thành viên Ủyban thường vụ Quốc hộikhông thể đồng thời là thànhviên Chính phủ.

4. Ủy ban thường vụ Quốchội của mỗi khoá Quốc hộithực hiện nhiệm vụ, quyền hạncủa mình cho đến khi Quốchội khoá mới bầu ra Ủy banthường vụ Quốc hội.

Điều 91

Uỷ ban thường vụ Quốc hộicó những nhiệm vụ và quyềnhạn sau đây:

1- Công bố và chủ trì việcbầu cử đại biểu Quốc hội;

2- Tổ chức việc chuẩn bị,triệu tập và chủ trì các kỳ họpQuốc hội;

3- Giải thích Hiến pháp,luật, pháp lệnh;

4- Ra pháp lệnh về nhữngvấn đề được Quốc hội giao;

5- Giám sát việc thi hànhHiến pháp, luật, nghị quyếtcủa Quốc hội, pháp lệnh, nghịquyết của Uỷ ban thường vụQuốc hội; giám sát hoạt độngcủa Chính phủ, Toà án nhândân tối cao, Viện kiểm sátnhân dân tối cao; đình ch ỉ việcthi hành các văn bản củaChính phủ, Thủ tướng Chínhphủ, Toà án nhân dân tối cao,Viện kiểm sát nhân dân tối caotrái với Hiến pháp, luật, nghịquyết của Quốc hội và trìnhQuốc hội quyết định việc huỷbỏ các văn bản đó; huỷ bỏ cácvăn bản của Chính phủ, Thủ

Điều 74 (sửa đổi, bổ sungĐiều 91)

Uỷ ban thường vụ Quốc hộicó những nhiệm vụ và quyềnhạn sau đây:

1. Tổ chức việc chuẩn bị,triệu tập và chủ trì kỳ họpQuốc hội;

2. Ra pháp lệnh về nhữngvấn đề được Quốc hộigiao; giải thích Hiến pháp,luật, pháp lệnh;

3. Giám sát việc thi hànhHiến pháp, luật, nghị quyếtcủa Quốc hội, pháp lệnh, nghịquyết của Uỷ ban thường vụQuốc hội; giám sát hoạt độngcủa Chính phủ, Tòa án nhândân tối cao, Viện kiểm sátnhân dân tối cao, Kiểm toánnhà nước và cơ quan khác doQuốc hội thành lập;

4. Đình chỉ việc thi hành vănbản của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ, Toà án nhân dântối cao, Viện kiểm sát nhândân tối cao trái với Hiến pháp,luật, nghị quyết của Quốc hộivà trình Quốc hội quyết địnhviệc bãi bỏ văn bản đó tại kỳhọp gần nhất; bãi bỏ văn bảncủa Chính phủ, Thủ tướng

Điều 74 kế thừa quy định tạiĐiều 91 Hiến pháp năm 1992,đồng thời sửa đổi, bổ sung mộtsố nội dung sau đây:

- Chuyển thẩm quyền Côngbố, chủ trì việc bầu cử đại biểuQuốc hội cho Hội đồng bầu cửquốc gia.

- Bổ sung thẩm quyền của Ủyban thường vụ Quốc hội trongviệc quyết định thành lập, giảithể, nhập, chia, điều chỉnh địagiới đơn vị hành chính dướitỉnh, thành phố trực thuộc trungương (thuộc thẩm quyền củaChính phủ theo Hiến pháp năm1992), do đây là vấn đề lãnhthổ, có tính chất quan trọng cầnphải do cơ quan đại biểu caonhất của nhân dân xem xét,quyết định. Trong điều kiệnQuốc hội chưa hoạt độngthường xuyên thì việc này giaocho Ủy ban thường vụ Quốchội quyết định là phù hợp.

Page 196: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

196

tướng Chính phủ, Toà án nhândân tối cao, Viện kiểm sátnhân dân tối cao trái với pháplệnh, nghị quyết của Uỷ banthường vụ Quốc hội;

6- Giám sát và hướng dẫnhoạt động của Hội đồng nhândân; bãi bỏ các nghị quyết saitrái của Hội đồng nhân dântỉnh, thành phố trực thuộctrung ương; giải tán Hội đồngnhân dân tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương trong trườnghợp Hội đồng nhân dân đó làmthiệt hại nghiêm trọng đến lợiích của nhân dân;

7- Chỉ đạo, điều hoà, phốihợp hoạt động của Hội đồngdân tộc và các Uỷ ban củaQuốc hội; hướng dẫn và bảođảm điều kiện hoạt động củacác đại biểu Quốc hội;

8- Trong trường hợp Quốchội không thể họp được, quyếtđịnh việc tuyên bố tình trạngchiến tranh khi nước nhà bịxâm lược và báo cáo Quốc hộixem xét, quyết định tại kỳ họpgần nhất của Quốc hội;

9- Quyết định tổng độngviên hoặc động viên cục bộ;ban bố tình trạng khẩn cấptrong cả nước hoặc ở từng địaphương;

10- Thực hiện quan hệ đốingoại của Quốc hội;

11- Tổ chức trưng cầu ý dântheo quyết định của Quốc hội.

Chính phủ, Toà án nhân dântối cao, Viện kiểm sát nhândân tối cao trái với pháp lệnh,nghị quyết của Uỷ ban thườngvụ Quốc hội;

5. Chỉ đạo, điều hòa, phốihợp hoạt động của Hội đồngdân tộc và các Ủy ban củaQuốc hội; hướng dẫn và bảođảm điều kiện hoạt động củađại biểu Quốc hội;

6. Đề nghị Quốc hội bầu,miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủtịch nước, Chủ tịch Quốc hội,Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủyviên Uỷ ban thường vụ Quốchội, Chủ tịch Hội đồng dântộc, Chủ nhiệm Ủy ban củaQuốc hội, Chủ tịch Hội đồngbầu cử quốc gia, Tổng Kiểmtoán nhà nước;

7. Giám sát và hướng dẫnhoạt động của Hội đồng nhândân; bãi bỏ nghị quyết của Hộiđồng nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương trái vớiHiến pháp, luật và văn bản củacơ quan nhà nước cấp trên;giải tán Hội đồng nhân dântỉnh, thành phố trực thuộctrung ương trong trường hợpHội đồng nhân dân đó làmthiệt hại nghiêm trọng đến lợiích của Nhân dân;

8. Quyết định thành lập, giảithể, nhập, chia, điều chỉnh địagiới đơn vị hành chính dướitỉnh, thành phố trực thuộctrung ương;

9. Quyết định việc tuyên bốtình trạng chiến tranh trongtrường hợp Quốc hội khôngthể họp được và báo cáo Quốchội quyết định tại kỳ họp gầnnhất;

10. Quyết định tổng độngviên hoặc động viên cục bộ;ban bố, bãi bỏ tình trạng khẩncấp trong cả nước hoặc ở từngđịa phương;

11. Thực hiện quan hệ đốingoại của Quốc hội;

Page 197: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

197

12. Phê chuẩn đề nghị bổnhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặcmệnh toàn quyền của Cộnghòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam;

13. Tổ chức trưng cầu ý dântheo quyết định của Quốc hội.

Điều 94

Quốc hội bầu Hội đồng dântộc gồm Chủ tịch, các Phó Chủtịch và các Ủy viên.

Hội đồng dân tộc nghiêncứu và kiến nghị với Quốc hộinhững vấn đề về dân tộc; thựchiện quyền giám sát việc thihành chính sách dân tộc, cácchương trình, kế hoạch pháttriển kinh tế - xã hội miền núivà vùng có đồng bào dân tộcthiểu số.

Trước khi ban hành cácquyết định về chính sách dântộc, Chính phủ phải tham khảoý kiến của Hội đồng dân tộc.

Chủ tịch Hội đồng dân tộcđược tham dự các phiên họpcủa Uỷ ban thường vụ Quốchội, được mời tham dự cácphiên họp của Chính phủ bànviệc thực hiện chính sách dântộc.

Hội đồng dân tộc còn cónhững nhiệm vụ, quyền hạnkhác như các Uỷ ban của Quốchội quy định tại Điều 95.

Hội đồng dân tộc có một sốthành viên làm việc theo chếđộ chuyên trách.

Điều 75 (sửa đổi, bổ sungĐiều 94)

1. Hội đồng dân tộc gồmChủ tịch, các Phó Chủ tịch vàcác Ủy viên. Chủ tịch Hộiđồng dân tộc do Quốc hội bầu;các Phó Chủ tịch và các Ủyviên Hội đồng dân tộc do Ủyban thường vụ Quốc hội phêchuẩn.

2. Hội đồng dân tộc nghiêncứu và kiến nghị với Quốc hộivề công tác dân tộc; thực hiệnquyền giám sát việc thi hànhchính sách dân tộc, chươngtrình, kế hoạch phát triển kinhtế - xã hội miền núi và vùngđồng bào dân tộc thiểu số.

3. Chủ tịch Hội đồng dân tộcđược mời tham dự phiên họpcủa Chính phủ bàn về việcthực hiện chính sách dân tộc.Khi ban hành quy định thựchiện chính sách dân tộc, Chínhphủ phải lấy ý kiến của Hộiđồng dân tộc.

4. Hội đồng dân tộc cónhững nhiệm vụ, quyền hạnkhác như Ủy ban của Quốc hộiquy định tại khoản 2 Điều 76.

- Điều 75 kế thừa quy định tạiĐiều 94 Hiến pháp năm 1992nhưng sửa lại quy định về thẩmquyền bầu các thành viên Hộiđồng dân tộc, theo đó: “... cácPhó Chủ tịch và các Ủy viênHội đồng do Ủy ban thường vụQuốc hội phê chuẩn”. Sửa đổinày xuất phát từ thực tế là việcQuốc hội bầu tất cả các chứcdanh của Hội đồng Dân tộc nhưquy định trong Hiến pháp năm1992 là quá nặng, cần đượcphân cấp để bảo đảm tính linhhoạt trong công tác điều động,bố trí, luân chuyển cán bộ.Thêm vào đó, sửa đổi này cònnhằm bảo đảm quyền đượctham gia Hội đồng dân tộc, Ủyban của Quốc hội của các đạibiểu Quốc hội.

- Về kỹ thuật, Điều này đượcbố cục lại thành bốn khoản chorành mạch.

Điều 95

Quốc hội bầu các Uỷ bancủa Quốc hội.

Các Uỷ ban của Quốc hộinghiên cứu, thẩm tra dự ánluật, kiến nghị về luật, dự ánpháp lệnh và dự án khác,những báo cáo được Quốc hội

Điều 76 (sửa đổi, bổ sungĐiều 95)

1. Ủy ban của Quốc hội gồmChủ nhiệm, các Phó Chủnhiệm và các Ủy viên. Chủnhiệm Ủy ban do Quốc hộibầu; các Phó Chủ nhiệm vàcác Ủy viên Ủy ban do Ủy banthường vụ Quốc hội phê

Điều 76 cơ bản kế thừa cácnội dung của Điều 94 Hiếnpháp năm 1992 nhưng có sửađổi, bổ sung một số nội dungsau đây:

- Sửa đổi, bổ sung thẩmquyền bầu, phê chuẩn Chủnhiệm, Phó Chủ nhiệm và cácỦy viên Ủy ban của Quốc hội

Page 198: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

198

hoặc Uỷ ban thường vụ Quốchội giao; trình Quốc hội, Uỷban thường vụ Quốc hội ý kiếnvề chương trình xây dựng luật,pháp lệnh; thực hiện quyềngiám sát trong phạm vi nhiệmvụ, quyền hạn do luật định;kiến nghị những vấn đề thuộcphạm vị hoạt động của Uỷban.

Mỗi Uỷ ban có một số thànhviên làm việc theo chế độchuyên trách.

chuẩn.2. Ủy ban của Quốc hội

thẩm tra dự án luật, kiến nghịvề luật, dự án khác và báo cáođược Quốc hội hoặc Ủy banthường vụ Quốc hội giao; thựchiện quyền giám sát trongphạm vi nhiệm vụ, quyền hạndo luật định; kiến nghị nhữngvấn đề thuộc phạm vi hoạtđộng của Ủy ban.

3. Việc thành lập, giải thểỦy ban của Quốc hội do Quốchội quyết định.

theo hướng: “... các Phó Chủnhiệm và các Ủy viên Ủy bando Ủy ban thường vụ Quốc hộiphê chuẩn” với lý do tương tựnhư đã nêu tại Điều 75.

- Bổ sung nội dung: “Việcthành lập, giải thể Ủy ban củaQuốc Hội do Quốc hội quyếtđịnh” để bảo đảm cơ sở hiếnđịnh cho việc cụ thể hóa các nộidung này ở Luật tổ chức Quốchội.

- Bỏ nội dung “Mỗi Uỷ bancó một số thành viên làm việctheo chế độ chuyên trách” màđể Luật tổ chức Quốc hội quyđịnh nhằm bảo đảm tính linhhoạt trong hoạt động của cácỦy ban theo hướng tăng dần sốđại biểu hoạt động chuyên tráchhoặc tiến tới có những Ủy banbao gồm toàn bộ các đại biểuchuyên trách.

- Về kỹ thuật, bố cục lại Điềunày thành ba khoản cho rànhmạch.

Điều 96

Hội đồng dân tộc và các Uỷban của Quốc hội có quyềnyêu cầu thành viên Chính phủ,Chánh án Toà án nhân dân tốicao, Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân tối cao và viênchức Nhà nước hữu quan kháctrình bày hoặc cung cấp tàiliệu về những vấn đề cần thiết.Người được yêu cầu có tráchnhiệm đáp ứng yêu cầu đó.

Các cơ quan Nhà nước cótrách nhiệm nghiên cứu và trảlời những kiến nghị của Hộiđồng dân tộc và các Uỷ bancủa Quốc hội.

Điều 77 (sửa đổi, bổ sungĐiều 96)

1. Hội đồng dân tộc, các Ủyban của Quốc hội có quyềnyêu cầu thành viên Chính phủ,Chánh án Toà án nhân dân tốicao, Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân tối cao, TổngKiểm toán nhà nước và cánhân hữu quan báo cáo, giảitrình hoặc cung cấp tài liệu vềnhững vấn đề cần thiết. Ngườiđược yêu cầu có trách nhiệmđáp ứng yêu cầu đó.

2. Các cơ quan nhà nước cótrách nhiệm nghiên cứu và trảlời những kiến nghị của Hộiđồng dân tộc và các Uỷ bancủa Quốc hội.

Điều 77 kế thừa các quy địnhcủa Điều 96 Hiến pháp năm1992 nhưng quy định rõ hơn vềquyền yêu cầu cung cấp thôngtin hoặc giải trình của Hội đồngdân tộc, các Ủy ban của Quốchội, xuất phát từ các lý do sauđây:

- Tiếp tục thể chế hóa yêu cầucủa Đảng về “cải tiến, nâng caohoạt động của Hội đồng dân tộcvà các Uỷ ban của Quốc hội”;

- Bảo đảm quyền được thôngtin đầy đủ của đại biểu Quốchội, Hội đồng dân tộc, các Ủyban của Quốc hội làm cơ sở choviệc thực hiện hiệu quả cácnhiệm vụ, quyền hạn của mình;

- Hiến định hoạt động giảitrình hiện đang được các cơquan của Quốc hội thực hiệnkhá hiệu quả; tăng cường tính

Page 199: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

199

hiệu quả và hiệu lực của hoạtđộng giám sát.

Điều 78 (mới)

Khi cần thiết, Quốc hộithành lập Ủy ban lâm thời đểnghiên cứu, thẩm tra một dựán hoặc điều tra về một vấn đềnhất định.

Đây là một điều mới được bổsung, nhằm hiến định thẩmquyền của Quốc hội trong việcthành lập Ủy ban lâm thời đểnghiên cứu, thẩm tra một dự ánhoặc điều tra về một vấn đềnhất định.

Việc bổ sung Điều này xuấtphát từ các lý do sau đây:

- Bảo đảm quyền chủ độngcủa Quốc hội trong việc thiếtlập các tổ chức bộ máy nhằmphục vụ việc cung cấp thông tinđộc lập, khách quan cho Quốchội;

- Tạo ra phương thức hoạtđộng linh hoạt cho Quốc hội đểthích ứng với các yêu cầu,nhiệm vụ trong các giai đoạnphát triển khác nhau của đấtnước;

- Hiện tại ở nước ta, hình thứcnày đã được quy định tại Luậthoạt động giám sát của Quốchội (ủy ban điều tra) và Luật tổchức Quốc hội. Do đây là mộthình thức hoạt động cơ bản củaQuốc hội nên cần phải đượcquy định vào Hiến pháp để cócơ sở triển khai thực hiện. Hơnnữa, đây cũng là một hình thứctổ chức rất phổ biến và cần thiếttrong phương thức hoạt độngtheo chế độ tập thể của Quốchội các nước trên thế giới.

Điều 97

Đại biểu Quốc hội là ngườiđại diện cho ý chí, nguyệnvọng của nhân dân, không chỉđại diện cho nhân dân ở đơn vịbầu cử ra mình mà còn đạidiện cho nhân dân cả nước.

Đại biểu Quốc hội phải liênhệ chặt chẽ với cử tri, chịu sựgiám sát của cử tri; thu thập vàphản ánh trung thực ý kiến vànguyện vọng của cử tri với

Điều 79 (sửa đổi, bổ sungĐiều 97)

1. Đại biểu Quốc hội làngười đại diện cho ý chí,nguyện vọng của Nhân dân ởđơn vị bầu cử ra mình và củaNhân dân cả nước.

2. Đại biểu Quốc hội liên hệchặt chẽ với cử tri, chịu sựgiám sát của cử tri; thu thập vàphản ánh trung thực ý kiến,nguyện vọng của cử tri vớiQuốc hội, các cơ quan, tổ chức

Điều 79 cơ bản kế thừa cácnội dung của Điều 97 Hiếnpháp năm 1992, chỉ bố cục lạithành bốn khoản cho rànhmạch.

Page 200: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

200

Quốc hội và các cơ quan Nhànước hữu quan; thực hiện chếđộ tiếp xúc và báo cáo với cửtri về hoạt động của mình vàcủa Quốc hội; trả lời nhữngyêu cầu và kiến nghị của cửtri; xem xét, đôn đốc, theo dõiviệc giải quyết khiếu nại, tốcáo của công dân và hướngdẫn, giúp đỡ công dân thựchiện các quyền đó.

Đại biểu Quốc hội phổ biếnvà vận động nhân dân thựchiện Hiến pháp, luật và nghịquyết của Quốc hội.

hữu quan; thực hiện chế độtiếp xúc và báo cáo với cử trivề hoạt động của đại biểu vàcủa Quốc hội; trả lời yêu cầuvà kiến nghị của cử tri; theodõi, đôn đốc việc giải quyếtkhiếu nại, tố cáo và hướngdẫn, giúp đỡ việc thực hiệnquyền khiếu nại, tố cáo.

3. Đại biểu Quốc hội phổbiến và vận động Nhân dânthực hiện Hiến pháp và phápluật.

Điều 98

Đại biểu Quốc hội có quyềnchất vấn Chủ tịch nước, Chủtịch Quốc hội, Thủ tướngChính phủ, Bộ trưởng và cácthành viên khác của Chínhphủ, Chánh án Toà án nhândân tối cao và Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tốicao.

Người bị chất vấn phải trảlời trước Quốc hội tại kỳ họp;trong trường hợp cần điều trathì Quốc hội có thể quyết địnhcho trả lời trước Uỷ banthường vụ Quốc hội hoặc tạikỳ họp sau của Quốc hội hoặccho trả lời bằng văn bản.

Đại biểu Quốc hội có quyềnyêu cầu cơ quan Nhà nước, tổchức xã hội, tổ chức kinh tế,đơn vị vũ trang trả lời nhữngvấn đề mà đại biểu Quốc hộiquan tâm. Người phụ trách củacác cơ quan, tổ chức, đơn vịnày có trách nhiệm trả lờinhững vấn đề mà đại biểuQuốc hội yêu cầu trong thờihạn luật định.

Điều 80 (sửa đổi, bổ sungĐiều 98)

1. Đại biểu Quốc hội cóquyền chất vấn Chủ tịch nước,Chủ Chủ tịch Quốc hội, tướngChính phủ, Bộ trưởng và cácthành viên khác của Chínhphủ, Chánh án Toà án nhândân tối cao, Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao,Tổng Kiểm toán nhà nước.

2. Người bị chất vấn phải trảlời trước Quốc hội tại kỳ họphoặc tại phiên họp Ủy banthường vụ Quốc hội trong thờigian giữa hai kỳ họp Quốc hội;trong trường hợp cần thiết,Quốc hội, Ủy ban thường vụQuốc hội cho trả lời bằng vănbản.

3. Đại biểu Quốc hội cóquyền yêu cầu cơ quan, tổchức, cá nhân cung cấp thôngtin, tài liệu liên quan đếnnhiệm vụ của cơ quan, tổchức, cá nhân đó. Người đứngđầu cơ quan, tổ chức hoặc cánhân có trách nhiệm trả lờinhững vấn đề mà đại biểuQuốc hội yêu cầu trong thờihạn luật định.

Điều 80 cơ bản kế thừa cácnội dung của Điều 98 Hiếnpháp năm 1992 song bổ sungmột chủ thể chịu sự chất vấncủa đại biểu Quốc hội là TổngKiểm toán Nhà nước, tươngứng với việc bổ sung cơ quanKiểm toán Nhà nước vào Hiếnpháp.

Điều 99

Không có sự đồng ý củaQuốc hội và trong thời gian

Điều 81 (sửa đổi, bổ sungĐiều 99)

Không được bắt, giam, giữ,

Điều 81 cơ bản kế thừa quyđịnh của Điều 99 Hiến phápnăm 1992.

Page 201: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

201

Quốc hội không họp, không cósự đồng ý của Uỷ ban thườngvụ Quốc hội, thì không đượcbắt giam, truy tố đại biểu Quốchội.

Nếu vì phạm tội quả tang màđại biểu Quốc hội bị tạm giữ,thì cơ quan tạm giữ phải lậptức báo cáo để Quốc hội hoặcUỷ ban thường vụ Quốc hộixét và quyết định.

khởi tố đại biểu Quốc hội nếukhông có sự đồng ý của Quốchội hoặc trong thời gian Quốchội không họp, không có sựđồng ý của Uỷ ban thường vụQuốc hội; trong trường hợpđại biểu Quốc hội phạm tộiquả tang mà bị tạm giữ thì cơquan tạm giữ phải lập tức báocáo để Quốc hội hoặc Uỷ banthường vụ Quốc hội xem xét,quyết định.

Điều 100

Đại biểu Quốc hội phảidành thời gian để làm nhiệmvụ đại biểu.

Uỷ ban thường vụ Quốchội, Thủ tướng Chính phủ, cácBộ trưởng, các thành viênkhác của Chính phủ và các cơquan khác của Nhà nước cótrách nhiệm cung cấp tài liệucần thiết mà đại biểu yêu cầuvà tạo điều kiện để đại biểuQuốc hội làm nhiệm vụ đạibiểu.

Nhà nước bảo đảm kinh phíhoạt động của đại biểu Quốchội.

Điều 82 (sửa đổi, bổ sungĐiều 100)

1. Đại biểu Quốc hội cótrách nhiệm thực hiện đầy đủnhiệm vụ đại biểu, có quyềntham gia làm thành viên củaHội đồng dân tộc hoặc Ủy bancủa Quốc hội.

2. Ủy ban thường vụ Quốchội, Thủ tướng Chính phủ,Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ và các cơ quan kháccủa Nhà nước có trách nhiệmtạo điều kiện để đại biểu Quốchội làm nhiệm vụ đại biểu.

3. Nhà nước bảo đảm kinhphí hoạt động của đại biểuQuốc hội.

Điều 82 cơ bản kế thừa cácnội dung của Điều 100 Hiếnpháp năm 1992 nhưng bổ sungmột quy định về quyền của đạibiểu Quốc hội tham gia làmthành viên của Hội đồng dântộc hoặc một Ủy ban của Quốchội. Đây là một quy định mớinhằm khẳng định quyền chủđộng của đại biểu Quốc hộitrong việc đề xuất tham gia mộtcơ quan chuyên môn của Quốchội, bảo đảm để đại biểu pháthuy đúng sở trường và nănglực, kinh nghiệm công tác củahọ trong cơ quan mà mình thamgia làm thành viên.

Điều 86

Quốc hội họp mỗi năm haikỳ do Uỷ ban thường vụ Quốchội triệu tập.

Trong trường hợp Chủ tịchnước, Thủ tướng Chính phủhoặc ít nhất một phần ba tổngsố đại biểu Quốc hội yêu cầuhoặc theo quyết định củamình, Uỷ ban thường vụ Quốchội triệu tập Quốc hội họp bấtthường.

Kỳ họp thứ nhất của Quốc hộikhoá mới được triệu tập chậmnhất là hai tháng kể từ ngàybầu cử đại biểu Quốc hội vàdo Chủ tịch Quốc hội khoátrước khai mạc và chủ tọa cho

Điều 83 (sửa đổi, bổ sungĐiều 86)

1. Quốc hội họp công khai.Trong trường hợp cần thiết,theo đề nghị của Chủ tịchnước, Ủy ban thường vụ Quốchội, Thủ tướng Chính phủhoặc của ít nhất một phần batổng số đại biểu Quốc hội,Quốc hội quyết định họp kín.

2. Quốc hội họp mỗi nămhai kỳ. Trường hợp Chủ tịchnước, Ủy ban thường vụ Quốchội, Thủ tướng Chính phủhoặc ít nhất một phần ba tổngsố đại biểu Quốc hội yêu cầuthì Quốc hội họp bất thường.Uỷ ban thường vụ Quốc hộitriệu tập kỳ họp Quốc hội.

Điều 83 cơ bản kế thừa cácnội dung của Điều 86 Hiếnpháp năm 1992, chỉ bố cục lạithành ba khoản và chỉnh sửamột số cụm từ về kỹ thuật chophù hợp và chính xác.

Page 202: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

202

đến khi Quốc hội bầu Chủ tịchQuốc hội khoá mới.

3. Kỳ họp thứ nhất của Quốchội khoá mới được triệu tậpchậm nhất là sáu mươi ngày,kể từ ngày bầu cử đại biểuQuốc hội, do Chủ tịch Quốchội khoá trước khai mạc vàchủ tọa cho đến khi Quốc hộikhóa mới bầu ra Chủ tịchQuốc hội.

Điều 87

Chủ tịch nước, Uỷ banthường vụ Quốc hội, Hội đồngdân tộc và các Uỷ ban củaQuốc hội, Chính phủ, Toà ánnhân dân tối cao, Viện kiểmsát nhân dân tối cao, Mặt trậnTổ quốc Việt Nam và các tổchức thành viên của Mặt trậncó quyền trình dự án luật ratrước Quốc hội.

Đại biểu Quốc hội có quyềntrình kiến nghị về luật và dựán luật ra trước Quốc hội.

Thủ tục trình Quốc hội dựán luật, kiến nghị về luật doluật định.

Điều 84 (sửa đổi, bổ sungĐiều 87)

1. Chủ tịch nước, Uỷ banthường vụ Quốc hội, Hội đồngdân tộc, Uỷ ban của Quốc hội,Chính phủ, Toà án nhân dântối cao, Viện kiểm sát nhândân tối cao, Kiểm toán nhànước, Ủy ban trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và cơquan trung ương của tổ chứcthành viên của Mặt trận cóquyền trình dự án luật trướcQuốc hội, trình dự án pháplệnh trước Ủy ban thường vụQuốc hội.

2. Đại biểu Quốc hội cóquyền trình kiến nghị về luật,pháp lệnh và dự án luật, dự ánpháp lệnh trước Quốc hội, Ủyban thường vụ Quốc hội.

Điều 84 kế thừa các quy địnhcòn phù hợp của Điều 87 Hiếnpháp năm 1992, tuy nhiên bổsung chủ thể có thẩm quyềntrình dự án luật là Kiểm toánnhà nước (phù hợp với việc bổsung chế định Kiểm toán Nhànước trong Hiến pháp) và mởrộng quyền của các chủ thểtrình dự án pháp lệnh trướcUBTV Quốc Hội.

Điều 88

Luật, nghị quyết của Quốchội phải được quá nửa tổng sốđại biểu Quốc hội biểu quyếttán thành, trừ các trường hợpQuốc hội bãi nhiệm đại biểuQuốc hội quy định tại Điều 7,rút ngắn hoặc kéo dài nhiệmkỳ của Quốc hội quy định tạiĐiều 85 và sửa đổi Hiến phápquy định tại Điều 147, thì phảiđược ít nhất là hai phần batổng số đại biểu Quốc hội biểuquyết tán thành.

Luật, nghị quyết của Quốchội phải được công bố chậmnhất là mười lăm ngày kể từngày được thông qua.

Điều 85 (sửa đổi, bổ sungĐiều 88, Điều 93)

1. Luật, nghị quyết của Quốchội phải được quá nửa tổng sốđại biểu Quốc hội biểu quyếttán thành; trường hợp làmHiến pháp, sửa đổi Hiến pháp,quyết định rút ngắn hoặc kéodài nhiệm kỳ của Quốc hội,bãi nhiệm đại biểu Quốc hộiphải được ít nhất hai phần batổng số đại biểu Quốc hội biểuquyết tán thành.

Pháp lệnh, nghị quyết củaỦy ban thường vụ Quốc hộiphải được quá nửa tổng sốthành viên Ủy ban thường vụQuốc hội biểu quyết tán thành.

2. Luật, pháp lệnh phải được

Điều 85 cơ bản kế thừa quyđịnh của Điều 88 Hiến phápnăm 1992 về tỷ lệ biểu quyếtthông qua các quyết định quantrọng của Quốc hội. Đồng thờichuyển nội dung về tỷ lệ biểuquyết thông qua pháp lệnh,nghị quyết của Ủy ban thườngvụ Quốc hội từ Điều 93 củaHiến pháp năm 1992 về Điềunày cho chặt chẽ, lô gic hơn.

Page 203: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

203

Điều 93

Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷban thường vụ Quốc hội phảiđược quá nửa tổng số thànhviên Uỷ ban thường vụ Quốchội biểu quyết tán thành. Pháplệnh, nghị quyết của Uỷ banthường vụ Quốc hội phải đượccông bố chậm nhất là mườilăm ngày kể từ ngày đượcthông qua, trừ trường hợp Chủtịch nước trình Quốc hội xemxét lại.

công bố chậm nhất là mườilăm ngày, kể từ ngày đượcthông qua, trừ trường hợp Chủtịch nước đề nghị xem xét lạipháp lệnh.

Điều 89

Quốc hội bầu Uỷ ban thẩm tratư cách đại biểu Quốc hội vàcăn cứ vào báo cáo của Uỷ banmà quyết định xác nhận tưcách đại biểu của đại biểuQuốc hội.

Bỏ Điều này Chuyển thẩm quyền này sangHội đồng bầu cử quốc gia.

CHƯƠNG VII. CHỦ TỊCHNƯỚC

CHƯƠNG VI. CHỦ TỊCHNƯỚC

Chương VI kế thừa và pháthuy các giá trị đã đư ợc ghinhận trong thực tiễn tổ chứcvà hoạt động của chế địnhChủ tịch nước được quy địnhtrong Hiến pháp 1946, Hiếnpháp 1959, Hiến pháp 1992.

Điều 101

Chủ tịch nước là người đứngđầu Nhà nước, thay mặt nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam về đối nội và đốingoại.

Điều 86 (giữ nguyên Điều101)

Chủ tịch nước là người đứngđầu Nhà nước, thay mặt nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam về đối nội và đốingoại.

Điều 86 giữ nguyên nội dungĐiều 101 của Hiến pháp năm1992.

Điều 102Chủ tịch nước do Quốc hội

bầu trong số đại biểu Quốchội.

Chủ tịch nước chịu tráchnhiệm và báo cáo công táctrước Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nướctheo nhiệm kỳ của Quốc hội.Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ,Chủ tịch nước tiếp tục làmnhiệm vụ cho đến khi Quốc

Điều 87 (giữ nguyên Điều102)

Chủ tịch nước do Quốc hộibầu trong số đại biểu Quốchội.

Chủ tịch nước chịu tráchnhiệm và báo cáo công táctrước Quốc hội.

Nhiệm kỳ của Chủ tịch nướctheo nhiệm kỳ của Quốc hội.Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ,Chủ tịch nước tiếp tục làm

Điều 87 giữ nguyên nội dungĐiều 102 của Hiến pháp năm1992.

Page 204: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

204

hội khoá mới bầu Chủ tịchnước mới.

nhiệm vụ cho đến khi Quốchội khoá mới bầu ra Chủ tịchnước.

Điều 103Chủ tịch nước có những

nhiệm vụ và quyền hạn sauđây:

1- Công bố Hiến pháp, luật,pháp lệnh;

2- Thống lĩnh các lực lượngvũ trang nhân dân và giữ chứcvụ Chủ tịch Hội đồng quốcphòng và an ninh;

3- Đề nghị Quốc hội bầu,miễn nhiệm, bãi nhiệm PhóChủ tịch nước, Thủ tướngChính phủ, Chánh án Toà ánnhân dân tối cao, Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tốicao;

4- Căn cứ vào nghị quyếtcủa Quốc hội bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức Phó Thủtướng, Bộ trưởng và các thànhviên khác của Chính phủ;

5- Căn cứ vào nghị quyết củaQuốc hội hoặc của Uỷ banthường vụ Quốc hội, công bốquyết định tuyên bố tình trạngchiến tranh, công bố quyết địnhđại xá;

6- Căn cứ vào nghị quyết củaUỷ ban thường vụ Quốc hội,ra lệnh tổng động viên hoặcđộng viên cục bộ, công bố tìnhtrạng khẩn cấp; trong trườnghợp Uỷ ban thường vụ Quốchội không thể họp được, banbố tình trạng khẩn cấp trong cảnước hoặc ở từng địa phương;

7- Đề nghị Uỷ ban thườngvụ Quốc hội xem xét lại pháplệnh trong thời hạn mười ngàykể từ ngày pháp lệnh đượcthông qua; nếu pháp lệnh đóvẫn được Uỷ ban thường vụQuốc hội biểu quyết tán thànhmà Chủ tịch nước vẫn khôngnhất trí, thì Chủ tịch nước

Điều 88 (sửa đổi, bổ sungĐiều 103)

Chủ tịch nước có nhữngnhiệm vụ và quyền hạn sauđây:

1. Công bố Hiến pháp, luật,pháp lệnh; đề nghị Uỷ banthường vụ Quốc hội xem xétlại pháp lệnh trong thời hạnmười ngày, kể từ ngày pháplệnh được thông qua, nếu pháplệnh đó vẫn được Uỷ banthường vụ Quốc hội biểuquyết tán thành mà Chủ tịchnước vẫn không nhất trí thìChủ tịch nước trình Quốc hộiquyết định tại kỳ họp gần nhất;

2. Đề nghị Quốc hội bầu,miễn nhiệm, bãi nhiệm PhóChủ tịch nước, Thủ tướngChính phủ; căn cứ vào nghịquyết của Quốc hội, bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức PhóThủ tướng Chính phủ, Bộtrưởng và thành viên khác củaChính phủ;

3. Đề nghị Quốc hội bầu,miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánhán Toà án nhân dân tối cao,Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao; căn cứ vàonghị quyết của Quốc hội, bổnhiệm, miễn nhiệm, cách chứcThẩm phán Tòa án nhân dântối cao; bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức Phó Chánhán Tòa án nhân dân tối cao,Thẩm phán các Tòa án khác,Phó Viện trưởng, Kiểm sátviên Viện kiểm sát nhân dântối cao; quyết định đặc xá; căncứ vào nghị quyết của Quốchội, công bố quyết định đạixá;

4. Quyết định tặng thưởnghuân chương, huy chương, cácgiải thưởng nhà nước, danhhiệu vinh dự nhà nước; quyết

- Điều 88 kế thừa quy địnhcòn phù hợp của Điều 103 Hiếnpháp năm 1992, tuy nhiên:

- Bố cục lại theo hướng gomcác nhiệm vụ, quyền hạn củaChủ tịch nước theo các nhómnội dung liên quan đến lập pháp,hành pháp, tư pháp, an ninh,quốc phòng và đối ngoại.

- Sửa đổi, bổ sung một số nộidung sau đây:

+ Trong mối quan hệ với tưpháp: Bổ sung thẩm quyền củaChủ tịch nước căn cứ vào nghịquyết của Quốc hội bổ nhiệm,miễn nhiệm, cách chức Thẩmphán Toà án nhân dân tối cao(khoản 3). Việc bổ sung quyđịnh này nhằm nâng cao vai trò,vị thế của Thẩm phán Tòa ánnhân dân tối cao, phù hợp vớitinh thần, định hướng đổi mớitổ chức Toà án nhân dân tối caotheo hướng tinh gọn, thẩm phánToà án nhân dân tối cao cầnphải được Quốc hội, với tưcách là cơ quan quyền lực nhànước cao nhất bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức; Chủ tịchnước sẽ căn cứ vào nghị quyếtcủa Quốc hội bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức chức danhnày.

Bổ sung thẩm quyền của Chủtịch nước bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức Thẩm phánToà án nhân dân các cấp(khoản 3) để phù hợp với yêucầu, nhiệm vụ cải cách tư pháp,bám sát tinh thần Kết luận Hộinghị lần thứ 5 Ban chấp hànhTrung ương Khoá XI, bảo đảmtính nhân danh Nhà nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Namtrong xét xử, tăng cường tính

Page 205: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

205

trình Quốc hội quyết định tạikỳ họp gần nhất;

8- Bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức Phó Chánh án,Thẩm phán Toà án nhân dântối cao, Phó Viện trưởng,Kiểm sát viên Viện kiểm sátnhân dân tối cao;

9- Quyết định phong hàm,cấp sĩ quan cấp cao trong cáclực lượng vũ trang nhân dân,hàm, cấp đại sứ, những hàm,cấp nhà nước trong các lĩnhvực khác; quyết định tặngthưởng huân chương, huychương, giải thưởng nhà nướcvà danh hiệu vinh dự nhànước;

10- Cử, triệu hồi đại sứ đặcmệnh toàn quyền của ViệtNam; tiếp nhận đại sứ đặcmệnh toàn quyền của nướcngoài; tiến hành đàm phán, kýkết điều ước quốc tế nhândanh Nhà nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam vớingười đứng đầu Nhà nướckhác; trình Quốc hội phêchuẩn điều ước quốc tế đã trựctiếp ký; quyết định phê chuẩnhoặc gia nhập điều ước quốctế, trừ trường hợp cần trìnhQuốc hội quyết định;

11- Quyết định cho nhậpquốc tịch Việt Nam, cho thôiquốc tịch Việt Nam hoặc tướcquốc tịch Việt Nam;

12- Quyết định đặc xá.

định cho nhập quốc tịch, thôiquốc tịch, trở lại quốc tịchhoặc tước quốc tịch ViệtNam;

5. Thống lĩnh lực lượng vũtrang nhân dân, giữ chức Chủtịch Hội đồng quốc phòng vàan ninh; quyết định phong,thăng, giáng, tước quân hàmcấp tướng, chuẩn đô đốc, phóđô đốc, đô đốc hải quân; bổnhiệm, miễn nhiệm, cách chứcTổng tham mưu trưởng, Chủnhiệm Tổng cục chính trịQuân đội nhân dân Việt Nam;căn cứ vào nghị quyết củaQuốc hội hoặc của Uỷ banthường vụ Quốc hội, công bố,bãi bỏ quyết định tuyên bốtình trạng chiến tranh; căn cứvào nghị quyết của Uỷ banthường vụ Quốc hội, ra lệnhtổng động viên hoặc động viêncục bộ, công bố, bãi bỏ tìnhtrạng khẩn cấp; trong trườnghợp Uỷ ban thường vụ Quốchội không thể họp được, côngbố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấptrong cả nước hoặc ở từng địaphương;

6. Tiếp nhận đại sứ đặcmệnh toàn quyền của nướcngoài; căn cứ vào nghị quyếtcủa Ủy ban thường vụ Quốchội, bổ nhiệm, miễn nhiệm;quyết định cử, triệu hồi đại sứđặc mệnh toàn quyềncủa Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam; phong hàm,cấp đại sứ; quyết định đàmphán, ký điều ước quốc tếnhân danh Nhà nước; trìnhQuốc hội phê chuẩn, quyếtđịnh gia nhập hoặc chấm dứthiệu lực điều ước quốc tế quyđịnh tại khoản 14 Điều 70;quyết định phê chuẩn, gianhập hoặc chấm dứt hiệulực điều ước quốc tế khácnhân danh Nhà nước.

độc lập trong hoạt động của cáccơ quan tư pháp, nâng cao vaitrò, vị thế thẩm phán toà ánnhân dân.

Chuyển quyền quyết địnhđặc xá từ khoản 12 Điều 103Hiến pháp năm 1992 lên Điềunày nhằm bảo đảm tính logic,hợp lý.

+ Về việc thực hiện vai tròThống lĩnh các lực lượng vũtrang nhân dân:

Bổ sung vào khoản 5 thẩmquyền quyết định phong hàm,cấp sĩ quan cấp tướng, đô đốc,phó đô đốc, chuẩn đô đốc hảiquân trong các lực lượng vũtrang nhân dân; bổ nhiệm Tổngtham mưu trưởng, Chủ nhiệmTổng cục chính trị Quân độinhân dân Việt Nam để phânđịnh rõ ràng, cụ thể thẩm quyềnphong hàm, cấp sĩ quan củaChủ tịch nước với các chủ thểcó thẩm quyền khác, tạo cơ sởthống nhất cho việc cụ thể hóatrong các đạo luật và áp dụngtrên thực tế; đồng thời phù hợpvới vị trí, vai trò thống lĩnh cáclực lượng vũ trang nhân dân,Chủ tịch Hội đồng Quốc phòngvà an ninh của Chủ tịch nước.

+ Về đối ngoại:

Bổ sung quyền phong hàm,cấp đại sứ của Chủ tịch nước.

Sửa quy định “tiến hành đàmphán, ký kết điều ước quốc tế”thành “quyết định đàm phán,ký kết điều ước quốc tế” vì trênthực tế, Chủ tịch nước chưa khinào tiến hành đàm phán ký kếtđiều ước quốc tế, mà thườngquyết định ủy quyền cho các cơquan tiến hành đàm phán; đồngthời để thể hiện đúng vị trí củaChủ tịch nước là người đứngđầu Nhà nước, thay mặt Nhànước về đối nội, đối ngoại.

Page 206: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

206

Điều 104Hội đồng quốc phòng và an

ninh gồm Chủ tịch, Phó Chủtịch, các ủy viên.

Chủ tịch nước đề nghị danhsách thành viên Hội đồng quốcphòng và an ninh trình Quốchội phê chuẩn. Thành viên Hộiđồng quốc phòng và an ninhkhông nhất thiết là đại biểuQuốc hội.

Hội đồng quốc phòng và anninh động viên mọi lực lượngvà khả năng của nước nhà đểbảo vệ Tổ quốc.

Trong trường hợp có chiếntranh, Quốc hội có thể giaocho Hội đồng quốc phòng vàan ninh những nhiệm vụ vàquyền hạn đặc biệt.

Hội đồng quốc phòng và anninh làm việc theo chế độ tậpthể và quyết định theo đa số.

Điều 89 (sửa đổi, bổ sungĐiều 104)

1. Hội đồng quốc phòng vàan ninh gồm Chủ tịch, PhóChủ tịch và các Ủy viên. Danhsách thành viên Hội đồng quốcphòng và an ninh do Chủ tịchnước trình Quốc hội phêchuẩn.

Hội đồng quốc phòng và anninh làm việc theo chế độ tậpthể và quyết định theo đa số.

2. Hội đồng quốc phòng vàan ninh trình Quốc hội quyếtđịnh tình trạng chiến tranh,trường hợp Quốc hội khôngthể họp được thì trình Ủy banthường vụ Quốc hội quyếtđịnh; động viên mọi lực lượngvà khả năng của đất nước đểbảo vệ Tổ quốc; thực hiệnnhững nhiệm vụ, quyền hạnđặc biệt do Quốc hội giaotrong trường hợp có chiếntranh; quyết định việc lựclượng vũ trang nhân dân thamgia hoạt động góp phần bảo vệhòa bình ở khu vực và trên thếgiới.

Điều 89 cơ bản kế thừa cácnội dung của Điều 104 Hiếnpháp năm 1992, chỉ bố cụcthành hai khoản cho rành mạchvà bổ sung quy định về việclực lượng vũ trang nhân dântham gia hoạt động góp phầnbảo vệ hòa bình ở khu vực vàtrên thế giới cho phù hợp vớicác Điều khác có liên quan.

Điều 105

Chủ tịch nước có quyềntham dự các phiên họp của Uỷban thường vụ Quốc hội.

Khi xét thấy cần thiết, Chủtịch nước có quyền tham dựcác phiên họp của Chính phủ.

Điều 90 (sửa đổi, bổ sungĐiều 105)

Chủ tịch nước có quyềntham dự phiên họp của Uỷ banthường vụ Quốc hội, phiênhọp của Chính phủ.

Chủ tịch nước có quyền yêucầu Chính phủ họp bàn về vấnđề mà Chủ tịch nước xét thấycần thiết để thực hiện nhiệmvụ, quyền hạn của Chủ tịchnước.

Điểm mới của Điều này sovới Điều 105 Hiến pháp năm1992 là bổ sung quy định Chủtịch nước có quyền yêu cầuChính phủ họp bàn về vấn đềthuộc nhiệm vụ của Chủ tịchnước.

Việc bổ sung quy định nàyxuất phát từ các lý do sau đây:

- Thực hiện nguyên tắc“kiểm soát” quyền lực giữa cáccơ quan trong việc thực hiệnquyền lập pháp, hành pháp vàtư pháp theo tinh thần Cươnglĩnh;

- Phù hợp với vị trí, vai trò vàthẩm quyền của Chủ tịch nướclà người đứng đầu Nhà nước;người đề nghị Quốc hội bầu,

Page 207: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

207

miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủtướng Chính phủ, và căn cứ vàonghị quyết của Quốc hội bổnhiệm, miễn nhiệm, cách chứcPhó Thủ tướng, Bộ trưởng vàcác thành viên khác.

Điều 106

Chủ tịch nước ban hành lệnh,quyết định để thực hiện nhiệmvụ, quyền hạn của mình.

Điều 91 (giữ nguyên Điều106)

Chủ tịch nước ban hànhlệnh, quyết định để thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn củamình.

Điều 91 giữ nguyên Điều 106Hiến pháp năm 1992.

Điều 107Phó Chủ tịch nước do Quốc

hội bầu trong số đại biểu Quốchội.

Phó Chủ tịch nước giúp Chủtịch làm nhiệm vụ và có thểđược Chủ tịch uỷ nhiệm thayChủ tịch làm một số nhiệm vụ.

Điều 92 (giữ nguyên Điều107)

Phó Chủ tịch nước do Quốchội bầu trong số đại biểu Quốchội.

Phó Chủ tịch nước giúp Chủtịch nước thực hiện nhiệm vụvà có thể được Chủ tịch nướcuỷ nhiệm thay Chủ tịch nướcthực hiện một số nhiệm vụ.

Điều 92 giữ nguyên Điều 107Hiến pháp năm 1992.

Điều 108

Khi Chủ tịch nước khônglàm việc được trong một thờigian dài, thì Phó Chủ tịchquyền Chủ tịch.

Trong trường hợp khuyết Chủtịch nước, thì Phó Chủ tịchquyền Chủ tịch cho đến khiQuốc hội bầu Chủ tịch nướcmới.

Điều 93 (giữ nguyên Điều108)

Khi Chủ tịch nước khônglàm việc được trong thời giandài thì Phó Chủ tịch nước giữquyền Chủ tịch nước.

Trong trường hợp khuyếtChủ tịch nước thì Phó Chủ tịchnước giữ quyền Chủ tịch nướccho đến khi Quốc hội bầura Chủ tịch nước mới.

Điều 93 giữ nguyên Điều 108Hiến pháp năm 1992.

CHƯƠNG VIII

CHÍNH PHỦ

CHƯƠNG VII

CHÍNH PHỦ

Điều 109

Chính phủ là cơ quan chấphành của Quốc hội, cơ quanhành chính Nhà nước cao nhấtcủa nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam.

Chính phủ thống nhất quảnlý việc thực hiện các nhiệm vụchính trị, kinh tế, văn hoá, xãhội, quốc phòng, an ninh và

Điều 94 (sửa đổi, bổ sungĐiều 109)

Chính phủ là cơ quan hànhchính nhà nước cao nhất củanước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam, thực hiệnquyền hành pháp, là cơ quanchấp hành của Quốc hội.

Chính phủ chịu trách nhiệmtrước Quốc hội và báo cáo

- Điều 94 kế thừa quy địnhĐiều 109 của Hiến pháp năm1992, tiếp tục khẳng định vị trí,tính chất của Chính phủ là cơquan hành chính nhà nước caonhất, là cơ quan chấp hành củaQuốc hội; chịu trách nhiệmtrước Quốc hội và báo cáo côngtác với Quốc hội, Ủy ban

Page 208: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

208

đối ngoại của Nhà nước; bảođảm hiệu lực của bộ máy Nhànước từ trung ương đến cơ sở;bảo đảm việc tôn trọng vàchấp hành Hiến pháp và phápluật; phát huy quyền làm chủcủa nhân dân trong sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc,bảo đảm ổn định và nâng caođời sống vật chất và văn hoácủa nhân dân.

Chính phủ chịu trách nhiệmtrước Quốc hội và báo cáocông tác với Quốc hội, Uỷ banthường vụ Quốc hội, Chủ tịchnước.

công tác trước Quốc hội, Ủyban thường vụ Quốc hội, Chủtịch nước.

thường vụ Quốc hội, Chủ tịchnước, tuy nhiên bổ sung quyđịnh Chính phủ “thực hiệnquyền hành pháp” để phù hợpvới quan điểm và nguyên tắc tổchức quyền lực nhà nước có sựphân công, phối hợp giữa cáccơ quan nhà nước trong việcthực hiện các quyền lập pháp,hành pháp và tư pháp, thể hiệnphân công rành mạch quyền lựccủa Quốc hội và của Chính phủ.

Điều 110

Chính phủ gồm có Thủtướng, các Phó Thủ tướng, cácBộ trưởng và các thành viênkhác. Ngoài Thủ tướng, cácthành viên khác của Chính phủkhông nhất thiết là đại biểuQuốc hội.

Thủ tướng Chính phủ chịutrách nhiệm trước Quốc hội vàbáo cáo công tác với Quốc hội,Uỷ ban thường vụ Quốc hội,Chủ tịch nước.

Phó Thủ tướng giúp Thủtướng làm nhiệm vụ theo sựphân công của Thủ tướng. KhiThủ tướng vắng mặt thì mộtPhó Thủ tướng được Thủtướng ủy nhiệm thay mặt lãnhđạo công tác của Chính phủ.

Điều 95 (sửa đổi, bổ sungĐiều 110)

1. Chính phủ gồm Thủtướng Chính phủ, các Phó Thủtướng Chính phủ, các Bộtrưởng và Thủ trưởng cơ quanngang bộ.

Cơ cấu, số lượng thành viênChính phủ do Quốc hội quyếtđịnh.

Chính phủ làm việc theo chếđộ tập thể, quyết định theo đasố.

2. Thủ tướng Chính phủ làngười đứng đầu Chính phủ,chịu trách nhiệm trước Quốchội về hoạt động của Chínhphủ và những nhiệm vụ đượcgiao; báo cáo công tác củaChính phủ, Thủ tướng Chínhphủ trước Quốc hội, Ủy banthường vụ Quốc hội, Chủ tịchnước.

3. Phó Thủ tướng Chính phủgiúp Thủ tướng Chính phủ làmnhiệm vụ theo sự phân côngcủa Thủ tướng Chính phủ vàchịu trách nhiệm trước Thủtướng Chính phủ về nhiệm vụđược phân công. Khi Thủtướng Chính phủ vắng mặt,một Phó Thủ tướng Chính phủđược Thủ tướng Chính phủ ủynhiệm thay mặt Thủ tướngChính phủ lãnh đạo công tác

- Điều 95 tiếp tục kế thừaquy định về cơ cấu thành phầncủa Chính phủ tại Điều 110 củaHiến pháp năm 1992, tuy nhiênthay cụm từ “các thành viênkhác” bằng “Thủ trưởng các cơquan ngang bộ”.

- Bổ sung thẩm quyền củaQuốc hội quyết định cơ cấu, sốlượng thành viên Chính phủ

- Chuyển quy định “Nhữngvấn đề quan trọng thuộc thẩmquyền của Chính phủ phải đượcthảo luận tập thể và quyết địnhtheo đa số” tại đoạn 2 Điều 115của Hiến pháp năm 1992 vềĐiều này và thể hiện lại thànhnguyên tắc hoạt động củaChính phủ “làm việc theo chếđộ tập thể, quyết định theo đasố”.

- Bổ sung quy định về cơ chếchịu trách nhiệm của các thànhviên Chính phủ (Khoản 4).

Page 209: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

209

của Chính phủ.

4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang bộ chịu tráchnhiệm cá nhân trước Thủtướng Chính phủ, Chính phủvà Quốc hội về ngành, lĩnhvực được phân công phụ trách,cùng các thành viên khác củaChính phủ chịu trách nhiệmtập thể về hoạt động của Chínhphủ.

Điều 112

Chính phủ có những nhiệmvụ và quyền hạn sau đây:

1- Lãnh đạo công tác củacác bộ, các cơ quan ngang bộvà các cơ quan thuộc Chínhphủ, Uỷ ban nhân dân các cấp,xây dựng và kiện toàn hệthống thống nhất bộ máy hànhchính nhà nước từ trung ươngđến cơ sở; hướng dẫn, kiểm traHội đồng nhân dân thực hiệncác văn bản của cơ quan nhànước cấp trên; tạo điều kiện đểHội đồng nhân dân thực hiệnnhiệm vụ và quyền hạn theoluật định; đào tạo, bồi dưỡng,sắp xếp và sử dụng đội ngũviên chức nhà nước;

2- Bảo đảm việc thi hànhHiến pháp và pháp luật trongcác cơ quan nhà nước, tổchức kinh tế, tổ chức xã hội,đơn vị vũ trang và công dân;tổ chức và lãnh đạo công táctuyên truyền, giáo dục Hiếnpháp và pháp luật trong nhândân;

3- Trình dự án luật, pháplệnh và các dự án khác trướcQuốc hội và Uỷ ban thường vụQuốc hội;

4- Thống nhất quản lýviệc xây dựng, phát triển nềnkinh tế quốc dân; thực hiệnchính sách tài chính, tiền tệquốc gia; quản lý và bảođảm sử dụng có hiệu quả tài

Điều 96 (sửa đổi, bổ sungĐiều 112)

Chính phủ có những nhiệmvụ và quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức thi hành Hiếnpháp, luật, nghị quyết củaQuốc hội, pháp lệnh, nghịquyết của Ủy ban thường vụQuốc hội, lệnh, quyết định củaChủ tịch nước;

2. Đề xuất, xây dựng chínhsách trình Quốc hội, Ủy banthường vụ Quốc hội quyếtđịnh hoặc quyết định theothẩm quyền để thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn quy địnhtại Điều này; trình dự án luật,dự án ngân sách nhà nước vàcác dự án khác trước Quốchội; trình dự án pháp lệnhtrước Ủy ban thường vụ Quốchội;

3. Thống nhất quản lý vềkinh tế, văn hóa, xã hội, giáodục, y tế, khoa học, công nghệ,môi trường, thông tin, truyềnthông, đối ngoại, quốc phòng,an ninh quốc gia, trật tự, antoàn xã hội; thi hành lệnh tổngđộng viên hoặc động viên cụcbộ, lệnh ban bố tình trạngkhẩn cấp và các biện pháp cầnthiết khác để bảo vệ Tổ quốc,bảo đảm tính mạng, tài sản củaNhân dân;

4. Trình Quốc hội quyếtđịnh thành lập, bãi bỏ bộ, cơquan ngang bộ; thành lập, giảithể, nhập, chia, điều chỉnh địagiới hành chính tỉnh, thành

- Điều 96 sắp xếp lại các quyđịnh về nhiệm vụ, quyền hạncủa Chính phủ tại Điều 112 củaHiến pháp năm 1992 theo 8nhóm vấn đề.

- Điều chỉnh thẩm quyềnquyết định việc điều chỉnh địagiới các đơn vị hành chính dướicấp tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương từ nhiệm vụ quyềnhạn của Chính phủ sang Ủy banthường vụ Quốc hội. Đồng thời,bổ sung quy định Chính phủtrình Quốc hội, Ủy ban thườngvụ Quốc hội quyết định việcđiều chỉnh địa giới, thành lập,tổ chức lại các đơn vị hànhchính lãnh thổ.

- Sửa đổi, bổ sung thẩm quyềnvề đàm phán, ký điều ước quốctế của Chính phủ cho phù hợpvới sửa đổi, bổ sung tại Điều 88về thẩm quyền của Chủ tịchnước trong lĩnh vực này vàchuyển thẩm quyền của Chínhphủ trong việc chỉ đạo thựchiện điều ước quốc tế sang choThủ tướng Chính phủ.

Page 210: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

210

sản thuộc sở hữu toàn dân;phát triển văn hoá, giáo dục,y tế, khoa học và công nghệ,thực hiện kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội và ngân sáchnhà nước;

5- Thi hành những biệnpháp bảo vệ các quyền vàlợi ích hợp pháp của côngdân, tạo điều kiện cho côngdân sử dụng quyền và làmtròn nghĩa vụ của mình, bảovệ tài sản, lợi ích của Nhànước và của xã hội; bảo vệmôi trường;

6- Củng cố và tăng cườngnền quốc phòng toàn dân, anninh nhân dân; bảo đảm anninh quốc gia và trật tự, antoàn xã hội; xây dựng các lựclượng vũ trang nhân dân; thihành lệnh động viên, lệnh banbố tình trạng khẩn cấp và mọibiện pháp cần thiết khác đểbảo vệ đất nước;

7- Tổ chức và lãnh đạocông tác kiểm kê, thống kê củaNhà nước; công tác thanh travà kiểm tra nhà nước, chốngquan liêu, tham nhũng trongbộ máy nhà nước; công tácgiải quyết khiếu nại, tố cáo củacông dân;

8- Thống nhất quản lý côngtác đối ngoại; đàm phán, kýkết điều ước quốc tế nhândanh Nhà nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam, trừtrường hợp quy định tại điểm10 Điều 103; đàm phán, ký,phê duyệt, gia nhập điều ướcquốc tế nhân danh Chính phủ;chỉ đạo việc thực hiện các điềuước quốc tế mà Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam ký kếthoặc gia nhập; bảo vệ lợi íchcủa Nhà nước, lợi ích chínhđáng của tổ chức và công dânViệt Nam ở nước ngoài;

9- Thực hiện chính sách xã

phố trực thuộc trung ương,đơn vị hành chính - kinh tế đặcbiệt; trình Ủy ban thường vụQuốc hội quyết định thành lập,giải thể, nhập, chia, điều chỉnhđịa giới đơn vị hành chínhdưới tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương;

5. Thống nhất quản lý nềnhành chính quốc gia; thực hiệnquản lý về cán bộ, công chức,viên chức và công vụ trongcác cơ quan nhà nước; tổ chứccông tác thanh tra, kiểm tra,giải quyết khiếu nại, tố cáo,phòng, chống quan liêu, thamnhũng trong bộ máy nhà nước;lãnh đạo công tác của các bộ,cơ quan ngang bộ, cơ quanthuộc Chính phủ, Ủy ban nhândân các cấp; hướng dẫn, kiểmtra Hội đồng nhân dân trongviệc thực hiện văn bản của cơquan nhà nước cấp trên; tạođiều kiện để Hội đồng nhândân thực hiện nhiệm vụ, quyềnhạn do luật định;

6. Bảo vệ quyền và lợi íchcủa Nhà nước và xã hội, quyềncon người, quyền công dân;bảo đảm trật tự, an toàn xãhội;

7. Tổ chức đàm phán, kýđiều ước quốc tế nhân danhNhà nước theo ủy quyền củaChủ tịch nước; quyết định việcký, gia nhập, phê duyệt hoặcchấm dứt hiệu lực điều ướcquốc tế nhân danh Chính phủ,trừ điều ước quốc tế trìnhQuốc hội phê chuẩn quy địnhtại khoản 14 Điều 70; bảo vệlợi ích của Nhà nước, lợi íchchính đáng của tổ chức vàcông dân Việt Nam ở nướcngoài;

8. Phối hợp với Ủy bantrung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam và cơ quan trungương của tổ chức chính trị - xãhội trong việc thực hiện nhiệmvụ, quyền hạn của mình.

Page 211: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

211

hội, chính sách dân tộc, chínhsách tôn giáo;

10- Quyết định việc điềuchỉnh địa giới các đơn vị hànhchính dưới cấp tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương;

11- Phối hợp với Mặt trận Tổquốc Việt Nam, các đoàn thểnhân dân trong khi thực hiệnnhiệm vụ, quyền hạn củamình; tạo điều kiện để các tổchức đó hoạt động có hiệuquả.

Điều 113

Nhiệm kỳ của Chính phủ theonhiệm kỳ của Quốc hội. KhiQuốc hội hết nhiệm kỳ, Chínhphủ tiếp tục làm nhiệm vụ chođến khi Quốc hội khoá mớithành lập Chính phủ mới.

Điều 97 (giữ nguyên Điều113)

Nhiệm kỳ của Chính phủtheo nhiệm kỳ của Quốc hội.Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ,Chính phủ tiếp tục làm nhiệmvụ cho đến khi Quốc hội khoámới thành lập Chính phủ.

Điều 97 giữ nguyên quy địnhcủa Điều 113 của Hiến phápnăm 1992.

Điều 114

Thủ tướng Chính phủ cónhững nhiệm vụ và quyền hạnsau đây:

1- Lãnh đạo công tác củaChính phủ, các thành viênChính phủ, Uỷ ban nhân dâncác cấp; chủ toạ các phiên họpcủa Chính phủ;

2- Đề nghị Quốc hội thànhlập hoặc bãi bỏ các bộ và cáccơ quan ngang bộ; trình Quốchội phê chuẩn đề nghị về việcbổ nhiệm, miễn nhiệm, cáchchức Phó Thủ tướng, Bộtrưởng, các thành viên kháccủa Chính phủ;

3- Bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức các Thứ trưởng vàchức vụ tương đương; phêchuẩn việc bầu cử, miễnnhiệm, điều động, cách chứcChủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương;

4- Đình ch ỉ việc thi hànhhoặc bãi bỏ những quyết

Điều 98 (sửa đổi, bổ sungĐiều 114)

Thủ tướng Chính phủ doQuốc hội bầu trong số đại biểuQuốc hội.

Thủ tướng Chính phủ cónhững nhiệm vụ và quyền hạnsau đây:

1. Lãnh đạo công tác củaChính phủ; lãnh đạo việc xâydựng chính sách và tổ chức thihành pháp luật;

2. Lãnh đạo và chịu tráchnhiệm về hoạt động của hệthống hành chính nhà nước từtrung ương đến địa phương,bảo đảm tính thống nhất vàthông suốt của nền hành chínhquốc gia;

3. Trình Quốc hội phê chuẩnđề nghị bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức Phó Thủtướng Chính phủ, Bộ trưởngvà thành viên khác của Chínhphủ; bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức Thứ trưởng, chứcvụ tương đương thuộc bộ, cơquan ngang bộ; phê chuẩn việcbầu, miễn nhiệm và quyết định

Điều 98 sửa đổi, bổ sungĐiều 114 của Hiến pháp năm1992 nhằm đề cao vai trò, tráchnhiệm của cá nhân Thủ tướngtrong việc lãnh đạo Chính phủ,tạo cơ sở đẩy mạnh phân công,phân cấp và tăng cường tráchnhiệm của Bộ trưởng và ngườiđứng đầu chính quyền địaphương trong quản lý nhà nướctheo pháp luật. Cụ thể như sau:

- Bổ sung quy định Thủtướng Chính phủ do Quốc hộibầu trong số đại biểu Quốc hội.

- Bổ sung quy định Thủtướng Chính phủ lãnh đạo việcxây dựng chính sách và tổ chứcthi hành pháp luật; lãnh đạo vàchịu trách nhiệm về hoạt độngcủa hệ thống hành chính nhànước từ trung ương đến địaphương, bảo đảm tính thốngnhất và thông suốt của nềnhành chính quốc gia;

- Gộp quy định tại khoản 1và khoản 2 Điều 114 Hiến pháp

Page 212: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

212

định, chỉ thị, thông tư củaBộ trưởng, các thành viênkhác của Chính phủ, quyếtđịnh, chỉ thị của Uỷ bannhân dân và Chủ tịch Uỷban nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ươngtrái với Hiến pháp, luật vàcác văn bản của các cơ quannhà nước cấp trên;

5- Đình chỉ việc thi hànhnhững nghị quyết của Hộiđồng nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương trái vớiHiến pháp, luật và các văn bảncủa các cơ quan nhà nước cấptrên, đồng thời đề nghị Uỷ banthường vụ Quốc hội bãi bỏ;

6- Thực hiện chế độ báo cáotrước nhân dân qua cácphương tiện thông tin đạichúng về những vấn đề quantrọng mà Chính phủ phải giảiquyết.

điều động, cách chức Chủ tịch,Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộctrung ương;

4. Đình ch ỉ việc thi hànhhoặc bãi bỏ văn bản của Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ, Ủy ban nhân dân,Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộctrung ương trái với Hiến pháp,luật và văn bản của cơ quannhà nước cấp trên; đình chỉviệc thi hành nghị quyết củaHội đồng nhân dân tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương tráivới Hiến pháp, luật và văn bảncủa cơ quan nhà nước cấp trên,đồng thời đề nghị Ủy banthường vụ Quốc hội bãi bỏ;

5. Quyết định và chỉ đạoviệc đàm phán, chỉ đạo việcký, gia nhập điều ước quốc tếthuộc nhiệm vụ, quyền hạncủa Chính phủ; tổ chức thựchiện điều ước quốc tế màCộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam là thành viên;

6. Thực hiện chế độ báo cáotrước Nhân dân thông qua cácphương tiện thông tin đạichúng về những vấn đề quantrọng thuộc thẩm quyền giảiquyết của Chính phủ và Thủtướng Chính phủ.

năm 1992 thành một khoản.

- Gộp quy định tại khoản 3và khoản 4 Hiến pháp năm1992. Không quy định cụ thểloại văn bản đình chỉ việc thihành hoặc bãi bỏ bảo đảm tínhổn định, lâu dài trong các quyđịnh của Hiến pháp. Thay cụmtừ “các thành viên khác củaChính phủ” bằng “Thủ trưởngcơ quan ngang bộ” để xác địnhrõ thành viên của Chính phủ.

- Bổ sung khoản 5 về thẩmquyền của Thủ tướng trong việcquyết định chỉ đạo việc đàmphán, ký kết điều ước quốc tế,đàm phán, ký hoặc gia nhậpđiều ước quốc tế. Đây là thẩmquyền được điều chỉnh từChính phủ sang cho Thủ tướngđể bảo đảm tính kịp thời, linhhoạt và tranh thủ thời cơ trongcông tác đối ngoại. Trên thựctế, thẩm quyền này lâu nayChính phủ không trực tiếp thựchiện mà thường uỷ quyền choThủ tướng thực hiện.

Điều 116

Bộ trưởng và các thành viênkhác của Chính phủ chịu tráchnhiệm quản lý nhà nước vềlĩnh vực, ngành mình phụtrách trong phạm vi cả nước,bảo đảm quyền tự chủ tronghoạt động sản xuất, kinhdoanh của các cơ sở theo quyđịnh của pháp luật.

Căn cứ vào Hiến pháp, luậtvà nghị quyết của Quốc hội,pháp lệnh, nghị quyết của Uỷban thường vụ Quốc hội, lệnh,quyết định của Chủ tịch nước,

Điều 99 (sửa đổi, bổ sungĐiều 116, Điều 117)

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang bộ là thành viênChính phủ và là người đứngđầu bộ, cơ quan ngang bộ,lãnh đạo công tác của bộ, cơquan ngang bộ; chịu tráchnhiệm quản lý nhà nước vềngành, lĩnh vực được phâncông; tổ chức thi hành và theodõi việc thi hành pháp luật liênquan đến ngành, lĩnh vựctrong phạm vi toàn quốc.

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang bộ báo cáo công

Điều 99 được xây dựng trêncơ sở Điều 116 và Điều 117 củaHiến pháp năm 1992 theohướng:

- Khẳng định Bộ trưởng,Thủ trưởng cơ quan ngang bộlà thành viên Chính phủ và làngười đứng đầu, lãnh đạo bộ,cơ quan ngang bộ để bảo đảmtính chủ động, linh hoạt củatrong quản lý nhà nước, tăngcường trách nhiệm của Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ.

- Thay cụm từ “Thành viên

Page 213: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

213

các văn bản của Chính phủ vàThủ tướng Chính phủ, Bộtrưởng, các thành viên kháccủa Chính phủ ra quyết định,chỉ thị, thông tư và kiểm traviệc thi hành các văn bản đóđối với tất cả các ngành, cácđịa phương và cơ sở.

Điều 117

Bộ trưởng và các thành viênkhác của Chính phủ chịu tráchnhiệm trước Thủ tướng Chínhphủ, trước Quốc hội về lĩnhvực, ngành mình phụ trách.

tác trước Chính phủ, Thủtướng Chính phủ; thực hiệnchế độ báo cáo trước Nhân dânvề những vấn đề quan trọngthuộc trách nhiệm quản lý.

khác của Chính phủ” bằng cụmtừ “Thủ trưởng cơ quan ngangbộ”.

- Không quy định thẩm quyềnban hành văn bản của Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quanngang bộ mà để luật định đểbảo đảm tính ổn định, lâu dàicủa quy định trong Hiến pháp.

CHƯƠNG X

TOÀ ÁN NHÂN DÂN VÀVIỆN KIỂM SÁT NHÂNDÂN

CHƯƠNG VIII

TÒA ÁN NHÂN DÂN,VIỆN KIỂM SÁT NHÂNDÂN

Điều 126

Toà án nhân dân và Việnkiểm sát nhân dân nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam, trong phạm vi chức năngcủa mình, có nhiệm vụ bảo vệpháp chế xã hội chủ nghĩa, bảovệ chế độ xã hội chủ nghĩa vàquyền làm chủ của nhân dân,bảo vệ tài sản của Nhà nước,của tập thể, bảo vệ tính mạng,tài sản, tự do, danh dự và nhânphẩm của công dân.

(Bỏ Điều 126 Hiến phápnăm 1992, đưa một số nộidung Điều này vào Điều 102và Điều 107 Hiến pháp 2013)

Điều 126 của Hiến pháp năm1992 quy định về những nhiệmvụ chung của Tòa án nhân dânvà Viện kiểm sát nhân dân. Tuynhiên, các cơ quan này có chứcnăng khác nhau, nên có nhiệmvụ riêng mang tính đặc thù củatừng cơ quan; vì thế nhiệm vụcủa Tòa án nhân dân, Việnkiểm sát nhân dân cần đượcquy định riêng, cụ thể là đưanhững nội dung tại Điều này vềĐiều 102 và Điều 107 củaHiến pháp năm 2013.

TOÀ ÁN NHÂN DÂNĐiều 127Toà án nhân dân tối cao, các

Toà án nhân dân địa phương,các Toà án quân sự và các Toàán khác do luật định là nhữngcơ quan xét xử của nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam.

Trong tình hình đặc biệt,Quốc hội có thể quyết địnhthành lập Toà án đặc biệt.

Ở cơ sở, thành lập các tổ chứcthích hợp của nhân dân để giảiquyết những việc vi phạmpháp luật và tranh chấp nhỏ

Điều 102 (sửa đổi, bổ sungĐiều 126, Điều 127)

1. Tòa án nhân dân là cơquan xét xử của nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam, thực hiện quyền tư pháp.

2. Tòa án nhân dân gồm Tòaán nhân dân tối cao và các Tòaán khác do luật định.

3. Tòa án nhân dân có nhiệmvụ bảo vệ công lý, bảo vệquyền con người, quyền côngdân, bảo vệ chế độ xã hội chủnghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà

Điều 102 được xây dựngtrên cơ sở sửa đổi, bổ sungĐiều 126 và Điều 127 Hiếnpháp năm 1992, trong đó:

- Xác định rõ Tòa án là cơquan thực hiện quyền tư phápđể thể chế hóa quan điểm vềphân công, phối hợp và kiểmsoát quyền lực.

- Không liệt kê tên các Tòaán cụ thể để phù hợp với tinhthần cải cách tư pháp về việcthành lập các Tòa án khôngtheo đơn vị hành chính, tạo sự

Page 214: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

214

trong nhân dân theo quy địnhcủa pháp luật.

nước, quyền và lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân.

linh hoạt trong việc tổ chức hệthống tòa án.

- Xác định và nhấn mạnh hơnnhiệm vụ của Tòa án là bảo vệcông lý, bảo vệ quyền conngười, quyền công dân, qua đólàm nổi bật tôn chỉ, mục đíchcủa Tòa án.

Điều 129Việc xét xử của Toà án nhân

dân có Hội thẩm nhân dân, củaToà án quân sự có Hội thẩmquân nhân tham gia theo quyđịnh của pháp luật. Khi xét xử,Hội thẩm ngang quyền vớiThẩm phán.

Điều 130Khi xét xử, Thẩm phán và

Hội thẩm độc lập và chỉ tuântheo pháp luật.

Điều 131Toà án nhân dân xét xử công

khai, trừ trường hợp do luậtđịnh.

Toà án nhân dân xét xử tậpthể và quyết định theo đa số.

Điều 132Quyền bào chữa của bị cáo

được bảo đảm. Bị cáo có thểtự bào chữa hoặc nhờ ngườikhác bào chữa cho mình.

Tổ chức luật sư được thànhlập để giúp bị cáo và cácđương sự khác bảo vệ quyềnvà lợi ích hợp pháp của mìnhvà góp phần bảo vệ pháp chếxã hội chủ nghĩa.

Điều 133

Toà án nhân dân bảo đảm chocông dân nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam thuộccác dân tộc quyền dùng tiếngnói và chữ viết của dân tộcmình trước Toà án.

Điều 103 (sửa đổi, bổ sungcác điều 129, 130, 131, 132và 133)

1. Việc xét xử sơ thẩm củaTòa án nhân dân có Hội thẩmtham gia, trừ trường hợp xétxử theo thủ tục rút gọn.

2. Thẩm phán, Hội thẩm xétxử độc lập và chỉ tuân theopháp luật; nghiêm cấm cơquan, tổ chức, cá nhân canthiệp vào việc xét xử củaThẩm phán, Hội thẩm.

3. Tòa án nhân dân xét xửcông khai. Trong trường hợpđặc biệt cần giữ bí mật nhànước, thuần phong, mỹ tục củadân tộc, bảo vệ người chưathành niên hoặc giữ bí mật đờitư theo yêu cầu chính đáng củađương sự, Tòa án nhân dân cóthể xét xử kín.

4. Tòa án nhân dân xét xửtập thể và quyết định theo đasố, trừ trường hợp xét xử theothủ tục rút gọn.

5. Nguyên tắc tranh tụngtrong xét xử được bảo đảm.

6. Chế độ xét xử sơ thẩm,phúc thẩm được bảo đảm.

7. Quyền bào chữa của bịcan, bị cáo, quyền bảo vệ lợiích hợp pháp của đương sựđược bảo đảm.

Điều này được xây dựng trêncơ sở sửa đổi, bổ sung các Điều129, 130, 131, 132 và 133 Hiếnpháp năm 1992, trong đó giữnguyên một số nguyên tắc đãquy định, sửa đổi một sốnguyên tắc cho chính xác, bổsung một số nguyên tắc mới.

- Không quy định “Khi xétxử, Hội thẩm ngang quyền vớiThẩm phán” trong Hiến phápmà sẽ quy định trong Luật tổchức Tòa án nhân dân và cácluật tố tụng tư pháp.

- Bổ sung nguyên tắc“nghiêm cấm cơ quan, tổ chức,cá nhân can thiệp vào việc xétxử của Thẩm phán, Hội thẩm”để thể hiện đầy đủ hơn nguyêntắc độc lập khi xét xử của Thẩmphán và Hội thẩm.

- Tiếp tục xác định nguyêntắc xét xử tập thể và quyết địnhtheo đa số, bổ sung quy địnhmở để có thể áp dụng thủ tụcxét xử bằng một Thẩm phán đốivới một số vụ án, đảm bảo hiệuquả, nhanh chóng, phù hợp vớixu thế mở rộng việc giải quyếttranh chấp bằng Tòa án.

- Bổ sung, nâng lên tầm hiếnđịnh nguyên tắc quan trọng cótính đặc thù của hoạt động xétxử, đó là “tranh tụng tại phiêntòa” nhằm nâng cao hiệu lực,hiệu quả hoạt động xét xử, phùhợp với quan điểm cải cách tưpháp.

- Bổ sung nguyên tắc vềquyền bảo vệ lợi ích hợp phápcủa đương sự.

- Chuyển nội dung quyềndùng tiếng nói và chữ viết của

Page 215: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

215

dân tộc mình tại Điều 133 Hiếnpháp năm 1992 vào quy địnhtại khoản 3 Điều 5.

Điều 134Toà án nhân dân tối cao là

cơ quan xét xử cao nhất củanước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam.

Toà án nhân dân tối caogiám đốc việc xét xử của cácToà án nhân dân địa phươngvà các Toà án quân sự.

Toà án nhân dân tối cao giámđốc việc xét xử của Toà án đặcbiệt và các toà án khác, trừtrường hợp Quốc hội quy địnhkhác khi thành lập Toà án đó.

Điều 104 (sửa đổi, bổ sungĐiều 134)

1. Tòa án nhân dân tối cao làcơ quan xét xử cao nhất củanước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam.

2. Tòa án nhân dân tối caogiám đốc việc xét xử của cácTòa án khác, trừ trường hợpdo luật định.

3. Tòa án nhân dân tối caothực hiện việc tổng kết thựctiễn xét xử, bảo đảm áp dụngthống nhất pháp luật trong xétxử.

- Điều 104 sửa đổi Điều 134Hiến pháp năm 1992 trong đóbổ sung thẩm quyền tổng kếtthực tiễn xét xử, hướng dẫn ápdụng thống nhất pháp luật trongxét xử để phù hợp với thực tiễnvà nâng cao vai trò của Tòa ánnhân dân tối cao trong công tácxét xử.

Điều 128Nhiệm kỳ của Chánh án Toà

án nhân dân tối cao theonhiệm kỳ của Quốc hội.

Chế độ bổ nhiệm, miễnnhiệm, cách chức và nhiệm kỳcủa Thẩm phán, chế độ bầu cửvà nhiệm kỳ của Hội thẩmnhân dân ở Toà án nhân dâncác cấp do luật định.

Điều 135Chánh án Toà án nhân dân

tối cao chịu trách nhiệm vàbáo cáo công tác trước Quốchội; trong thời gian Quốc hộikhông họp thì chịu tráchnhiệm và báo cáo công táctrước Uỷ ban thường vụ Quốchội và Chủ tịch nước.

Chánh án Toà án nhân dânđịa phương chịu trách nhiệmvà báo cáo công tác trước Hộiđồng nhân dân.

Điều 105 (sửa đổi, bổ sungĐiều 128, Điều 135)

1. Nhiệm kỳ của Chánh ánToà án nhân dân tối cao theonhiệm kỳ của Quốc hội. Việcbổ nhiệm, miễn nhiệm, cáchchức và nhiệm kỳ của Chánhán Tòa án khác do luật định.

2. Chánh án Toà án nhândân tối cao chịu trách nhiệmvà báo cáo công tác trướcQuốc hội; trong thời gianQuốc hội không họp, chịutrách nhiệm và báo cáo côngtác trước Ủy ban thường vụQuốc hội, Chủ tịch nước. Chếđộ báo cáo công tác của Chánhán các Tòa án khác do luậtđịnh.

3. Việc bổ nhiệm, phêchuẩn, miễn nhiệm, cách chức,nhiệm kỳ của Thẩm phán vàviệc bầu, nhiệm kỳ của Hộithẩm do luật định.

- Điều 105 được xây dựngtrên cơ sở ghép Điều 128 vàĐiều 135 Hiến pháp năm 1992,quy định gọn lại cho rõ hơn vềnhiệm kỳ của Chánh án Tòa ánnhân dân tối cao theo nhiệm kỳcủa Quốc hội; còn nhiệm kỳcủa Thẩm phán, việc bầu vànhiệm kỳ của Hội thẩm Tòa ánnhân dân sẽ do luật định.

VIỆN KIỂM SÁT NHÂNDÂN

Điều 126Toà án nhân dân và Viện

kiểm sát nhân dân nước Cộnghoà xã hội chủ nghĩa Việt

Điều 107 (sửa đổi, bổ sungĐiều 126, Điều 137)

1. Viện kiểm sát nhân dân

- Trên cơ sở ghép Điều 126và Điều 137 Hiến pháp năm1992, Điều 107 tiếp tục khẳng

Page 216: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

216

Nam, trong phạm vi chức năngcủa mình, có nhiệm vụ bảo vệpháp chế xã hội chủ nghĩa, bảovệ chế độ xã hội chủ nghĩa vàquyền làm chủ của nhân dân,bảo vệ tài sản của Nhà nước,của tập thể, bảo vệ tính mạng,tài sản, tự do, danh dự và nhânphẩm của công dân.

Điều 137Viện kiểm sát nhân dân tối

cao thực hành quyền công tốvà kiểm sát các hoạt động tưpháp, góp phần bảo đảm chopháp luật được chấp hànhnghiêm chỉnh và thống nhất.

Các Viện kiểm sát nhân dân địaphương, các Viện kiểm sát quânsự thực hành quyền công tố vàkiểm sát các hoạt động tư pháptrong phạm vi trách nhiệm doluật định.

thực hành quyền công tố, kiểmsát hoạt động tư pháp.

2. Viện kiểm sát nhân dângồm Viện kiểm sát nhân dântối cao và các Viện kiểm sátkhác do luật định.

3. Viện kiểm sát nhân dân cónhiệm vụ bảo vệ pháp luật,bảo vệ quyền con người,quyền công dân, bảo vệ chế độxã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợiích của Nhà nước, quyền vàlợi ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân, góp phần bảo đảmpháp luật được chấp hànhnghiêm chỉnh và thống nhất.

định hai chức năng cơ bản củaViện kiểm sát nhân dân là thựchành quyền công tố và kiểm sáthoạt động tư pháp, đồng thờilàm rõ hơn vị trí, vai trò củaViện kiểm sát trên cơ sở bổsung nhiệm vụ bảo vệ phápluật, bảo vệ quyền con người,quyền công dân, bảo vệ lợi íchNhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân.

- Không xác định cụ thể cácViện kiểm sát mà chỉ quy địnhvề Viện kiểm sát nhân dân tốicao và các Viện kiểm sát khácđể phù hợp với yêu cầu đổi mớihệ thống tổ chức Viện kiểm sátnhân dân và mô hình tổ chứcTòa án.

Điều 138Viện kiểm sát nhân dân do

Viện trưởng lãnh đạo. Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dâncấp dưới chịu sự lãnh đạo củaViện trưởng Viện kiểm sátnhân dân cấp trên; Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dâncác địa phương, Viện trưởngViện kiểm sát quân sự các cấpchịu sự lãnh đạo thống nhấtcủa Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao.

Việc thành lập Uỷ ban kiểmsát, những vấn đề Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân cóquyền quyết định, những vấnđề quan trọng mà Uỷ ban kiểmsát phải thảo luận và quyếtđịnh theo đa số do luật định.

Nhiệm kỳ của Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối caotheo nhiệm kỳ của Quốc hội.

Viện trưởng, các Phó Việntrưởng và Kiểm sát viên Việnkiểm sát nhân dân địa phươngvà Viện kiểm sát quân sự cácquân khu và khu vực do Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân

Điều 108 (sửa đổi, bổ sungĐiều 138, 139)

1. Nhiệm kỳ của Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao theo nhiệm kỳ củaQuốc hội. Việc bổnhiệm, miễn nhiệm, cáchchức, nhiệm kỳ của Việntrưởng các Viện kiểm sát khácvà của Kiểm sát viên do luậtđịnh.

2. Viện trưởng Viện kiểmsát nhân dân tối cao chịu tráchnhiệm và báo cáo công táctrước Quốc hội; trong thờigian Quốc hội không họp, chịutrách nhiệm và báo cáo côngtác trước Ủy ban thường vụQuốc hội, Chủ tịch nước. Chếđộ báo cáo công tác của Việntrưởng các Viện kiểm sátkhác do luật định.

- Điều 108 được xây dựngtrên cơ sở kế thừa và sửa đổiĐiều 138 và 139 Hiến phápnăm 1992 để phù hợp với yêucầu về đổi mới hệ thống tổchức Viện kiểm sát nhân dântheo quan điểm cải cách tưpháp.

- Không quy định việc bổnhiệm, miễn nhiệm, cách chức,nhiệm kỳ của Viện trưởng cácViện kiểm sát khác và củaKiểm sát viên mà để luật định.

Page 217: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

217

tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức.

Điều 139Viện trưởng Viện kiểm sát

nhân dân tối cao chịu tráchnhiệm và báo cáo công táctrước Quốc hội; trong thờigian Quốc hội không họp thìchịu trách nhiệm và báo cáocông tác trước Uỷ ban thườngvụ Quốc hội và Chủ tịch nước.

Điều 138Viện kiểm sát nhân dân do

Viện trưởng lãnh đạo. Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dâncấp dưới chịu sự lãnh đạo củaViện trưởng Viện kiểm sátnhân dân cấp trên; Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dâncác địa phương, Viện trưởngViện kiểm sát quân sự các cấpchịu sự lãnh đạ o thống nhấtcủa Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao.

Việc thành lập Uỷ ban kiểmsát, những vấn đề Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân cóquyền quyết định, những vấnđề quan trọng mà Uỷ ban kiểmsát phải thảo luận và quyếtđịnh theo đa số do luật định.

Nhiệm kỳ của Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối caotheo nhiệm kỳ của Quốc hội.

Viện trưởng, các Phó Việntrưởng và Kiểm sát viên Việnkiểm sát nhân dân địa phươngvà Viện kiểm sát quân sự cácquân khu và khu vực do Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm,cách chức.

Điều 140

Viện trưởng các Viện kiểmsát nhân dân địa phương chịutrách nhiệm báo cáo công táctrước Hội đồng nhân dân vàtrả lời chất vấn của đại biểuHội đồng nhân dân.

Điều 109 (sửa đổi, bổ sungĐiều 138, Điều 140)

1. Viện kiểm sát nhân dândo Viện trưởng lãnh đạo. Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dâncấp dưới chịu sự lãnh đạo củaViện trưởng Viện kiểm sátnhân dân cấp trên. Viện trưởngcác Viện kiểm sát cấp dướichịu sự lãnh đạo thống nhấtcủa Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao.

2. Khi thực hành quyền côngtố và kiểm sát hoạt động tưpháp, Kiểm sát viên tuân theopháp luật và chịu sự chỉ đạocủa Viện trưởng Viện kiểm sátnhân dân.

Điều 109 sửa đổi, bổ sungĐiều 138 và Điều 140 Hiếnpháp năm 1992, trong đó:

- Giữ nguyên tắc tổ chức vàhoạt động của Viện kiểm sátnhân dân như Hiến pháp năm1992 nhưng bỏ quy định về Ủyban kiểm sát để phù hợp vớiyêu cầu đổi mới hệ thống tổchức Viện kiểm sát nhân dân vàmô hình tổ chức Tòa án.

- Bỏ quy định “trả lời chất vấncủa đại biểu Hội đồng nhândân” vì trách nhiệm báo cáocông tác đã bao hàm nội dungtrả lời chất vấn của đại biểu Hộiđồng nhân dân.

Page 218: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

218

CHƯƠNG IX

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂNVÀ

UỶ BAN NHÂN DÂN

CHƯƠNG IX

CHÍNH QUYỀNĐỊA PHƯƠNG

Đổi tên Chương từ “Hội đồngnhân dân và Ủy ban nhân dân”thành “Chính quyền địa phương”để làm rõ hơn tính chất của hệthống cơ quan ở địa phươngtrong mối quan hệ với trungương. Mặt khác, Chương nàykhông chỉ quy định về Hội đồngnhân dân, Ủy ban nhân dân, màcòn quy định về việc phân chiađơn vị hành chính lãnh thổ vàmối quan hệ giữa cơ quan nhànước với Mặt trận và các đoànthể xã hội ở địa phương.

Điều 118Các đơn vị hành chính của

nước Cộng hoà xã hội chủnghĩa Việt Nam được phânđịnh như sau:

Nước chia thành tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện,thành phố thuộc tỉnh và thị xã;thành phố trực thuộc trungương chia thành quận, huyệnvà thị xã;

Huyện chia thành xã, thịtrấn; thành phố thuộc tỉnh, thịxã chia thành phường và xã;quận chia thành phường.

Việc thành lập Hội đồng nhândân và Uỷ ban nhân dân ở cácđơn vị hành chính do luậtđịnh.

Điều 110 (sửa đổi, bổ sungĐiều 118)

1. Các đơn vị hành chínhcủa nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam được phânđịnh như sau:

Nước chia thành tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương;

Tỉnh chia thành huyện, thịxã và thành phố thuộctỉnh; thành phố trực thuộctrung ương chia thành quận,huyện, thị xã và đơn vị hànhchính tương đương;

Huyện chia thành xã, thịtrấn; thị xã và thành phố thuộctỉnh chia thành phường và xã;quận chia thành phường.

Đơn vị hành chính - kinh tếđặc biệt do Quốc hội thànhlập.

2. Việc thành lập, giải thể,nhập, chia, điều chỉnh địa giớiđơn vị hành chính phải lấyý kiến Nhân dân địa phươngvà theo trình tự, thủ tục do luậtđịnh.

Điều 110 kế thừa quy địnhcủa Điều 118 Hiến pháp năm1992 song:

- Về tổ chức chính quyền,chỉ quy định khái quát theohướng tổ chức chính quyền ởcác đơn vị hành chính lãnh thổdo luật định. Điều này nhằm tạođiều kiện linh hoạt cho việc tiếptục nghiên cứu đổi mới chínhquyền địa phương sau khi cókết quả tổng kết thí điểm khôngtổ chức HĐND huyện, quận,phường.

- Bổ sung yêu cầu phải lấy ýkiến Nhân dân địa phương khithành lập, giải thể, nhập, chia,điều chỉnh địa giới hành chínhđể tăng cường dân chủ trựctiếp.

- Bổ sung quy định về quyềncủa Quốc Hội thành lập đơn vịhành chính - kinh tế đặc biệt đểmở đường cho việc luật địnhthiết chế hành chính mới này.

Hiến pháp năm 1992 khôngcó Chương này

CHƯƠNG X

HỘI ĐỒNG BẦU CỬ Việc bổ sung Chương X quy

Page 219: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

219

QUỐC GIA, KIỂM TOÁNNHÀ NƯỚC

định về một số thiết chế hiếnđịnh độc lập để làm rõ hơnquyền làm chủ của nhân dân,cơ chế phân công, phối hợp,kiểm soát quyền lực, hoàn thiệnbộ máy nhà nước pháp quyềnXHCN.

Điều 117 (mới)

1. Hội đồng bầu cử quốc gialà cơ quan do Quốc hội thànhlập, có nhiệm vụ tổ chức bầucử đại biểu Quốc hội; chỉ đạovà hướng dẫn công tác bầu cửđại biểu Hội đồng nhân dâncác cấp.

2. Hội đồng bầu cử quốc giagồm Chủ tịch, các Phó Chủtịch và các Ủy viên.

3. Tổ chức, nhiệm vụ,quyền hạn cụ thể của Hội đồngbầu cử quốc gia và số lượngthành viên Hội đồng bầu cửquốc gia do luật định.

- Bổ sung chế định Hội đồngbầu cử quốc gia vì bầu cử là sựkiện chính trị quan trọng, thểhiện sự phát triển của nền dânchủ và trình độ của người dân.Vì vậy, Hiến pháp không chỉquy định về quyền bầu cử, ứngcử và các nguyên tắc bầu cử màcòn phải quy định về cơ quanphụ trách việc bầu cử để đề caovai trò của cơ quan này. Hiệnnay, nhiều nước trên thế giớiđều quy định về cơ quan bầu cửtrong Hiến pháp.

- Về mô hình cơ quan bầu cử,Điều này đề xuất mô hình Hộiđồng bầu cử quốc gia là cơquan do Quốc hội thành lậptrên cơ sở hiến định địa vị pháplý của Hội đồng bầu cử trungương quy định trong Luật bầucử hiện hành.

- Do đây là thiết chế hiến địnhmới, Điều này chỉ quy định mộtcách tổng quát, còn các vấn đềcụ thể về tổ chức, nhiệm vụ,quyền hạn của các cơ quan nàydo luật định.

CHƯƠNG XII

HIỆU LỰC CỦAHIẾN PHÁP

VÀ VIỆC SỬA ĐỔIHIẾN PHÁP

CHƯƠNG XI

HIỆU LỰC CỦAHIẾN PHÁP

VÀ VIỆC SỬA ĐỔIHIẾN PHÁP

Giữ tên Chương như Hiếnpháp năm 1992

Điều 146

Hiến pháp nước Cộng hoàxã hội chủ nghĩa Việt Nam làluật cơ bản của Nhà nước, có

Điều 119 (giữ nguyên Điều146)

1. Hiến pháp là luật cơ bảncủa nước Cộng hoà xã hội chủ

Điều 119 giữ các quy định vềhiệu lực của Hiến pháp nhưHiến pháp năm 1992 vì vẫn còn

Page 220: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

220

hiệu lực pháp lý cao nhất.

Mọi văn bản pháp luật khácphải phù hợp với Hiến pháp.

nghĩa Việt Nam, có hiệu lựcpháp lý cao nhất.

Mọi văn bản pháp luật khácphải phù hợp với Hiến pháp.

Mọi hành vi vi phạm Hiếnpháp đều bị xử lý.

2. Quốc hội, các cơ quan củaQuốc hội, Chủ tịch nước,Chính phủ, Tòa án nhân dân,Viện kiểm sát nhân dân, cáccơ quan khác của Nhà nước vàtoàn thể Nhân dân có tráchnhiệm bảo vệ Hiến pháp.

Cơ chế bảo vệ Hiến pháp doluật định.

phù hợp, đồng thời bổ sung mộtsố quy định mới về các chủ thểcó trách nhiệm bảo vệ Hiếnpháp, về việc luật định cơ chếbảo vệ Hiến pháp.

Điều 147

Chỉ Quốc hội mới có quyềnsửa đổi Hiến pháp. Việc sửađổi Hiến pháp phải được ítnhất là hai phần ba tổng số đạibiểu Quốc hội biểu quyết tánthành.

Điều 120 (sửa đổi, bổ sungĐiều 147)

1. Chủ tịch nước, Ủy banthường vụ Quốc hội, Chínhphủ hoặc ít nhất một phần batổng số đại biểu Quốc hội cóquyền đề nghị làm Hiến pháp,sửa đổi Hiến pháp. Quốc hộiquyết định việc làm Hiếnpháp, sửa đổi Hiến pháp khi cóít nhất hai phần ba tổng số đạibiểu Quốc hội biểu quyết tánthành.

2. Quốc hội thành lập Ủyban dự thảo Hiến pháp. Thànhphần, số lượng thành viên,nhiệm vụ và quyền hạn của Ủyban dự thảo Hiến pháp doQuốc hội quyết định theo đềnghị của Uỷ ban thường vụQuốc hội.

3. Ủy ban dự thảo Hiến phápsoạn thảo, tổ chức lấy ý kiếnNhân dân và trình Quốc hội dựthảo Hiến pháp.

4. Hiến pháp được thông quakhi có ít nhất hai phần ba tổngsố đại biểu Quốc hội biểuquyết tán thành. Việc trưngcầu ý dân về Hiến pháp doQuốc hội quyết định.

5. Thời hạn công bố, thờiđiểm có hiệu lực của Hiếnpháp do Quốc hội quyết định.

Điều 120 sửa đổi, bổ sung Điều147 của Hiến pháp năm 1992nhằm cụ thể hóa các quy địnhvề thẩm quyền đề nghị sửa đổiHiến pháp, thủ tục soạn thảoHiến pháp, quy trình thông quaHiến pháp.

Page 221: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

221

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH

(Không tính các tài liệu được liệt kê ở Phần III)

Chính phủ, Báo cáo tổng kết việc thi hành Luật ban hành VBQPPL năm 2008 và Luật banhành VBQPPL của HĐND, UBND năm 2004 của Chính phủ trình Quốc Hội, tháng4/2014.

Chính phủ, Nghị quyết 53/NQ-CP ngày 29/7/2014 về phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựngpháp luật tháng 7 năm 2014,, tạihttp://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=11243

Dương Thanh Mai, “Chính phủ trong Hiến pháp (sửa đổi) năm 2013”, Hội thảo Giới thiệunhững nội dung cơ bản của Hiến pháp Nước CHXHCNVN (Sửa đổi) năm 2013, tổ chứcbởi Viện Nghiên cứu lập pháp –UBTVQH, Hà Nội, ngày 31/12/2013.

Đào Trí Úc, Quốc Hội và Chủ tịch nước trong Hiến pháp mới, tạihttp://daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?newsId=304621, truy cập ngày5/7/2014.

Đào Trí Úc, “Hiến pháp năm 2013 và các nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước”,Hội thảo “Tổ chức Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 2013”, do Tạp chí Nghiên cứulập pháp – Viện nghiên cứu lập pháp phối hợp với Viện chính sách công và pháp luậtđồng tổ chức, Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2014.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH(bổ sung và phát triển năm 2011) , tạihttp://www.xaydungdang.org.vn/Home/PrintStory.aspx?distribution=3525&print=true

Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 03 tháng 01 năm 2014 của Ban Bí thư vềtriển khai thi hành Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa IXtại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X.

Ðoàn thư ký kỳ họp Quốc Hội, Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN ViệtNam (sửa đổi), tài liệu kèm theo Ðề cương báo cáo kết quả kỳ họp thứ 6, Quốc Hội khóaXIII (21/10-30/11/2013).

Đặng Minh Tuấn, “Cải cách Hiến pháp Việt Nam trong xu thế chuyển đổi”, Tạp chí Nghiêncứu lập pháp, Số 11, 2011

Đinh Xuân Thảo, Quốc Hội trong Hiến pháp (sửa đổi), tạihttp://www.nhandan.com.vn/chinhtri/tuyentruyenhienphap/item/22582602-quoc-hoi-trong-hien-phap-sua-doi.html

Đỗ Kim Thêm, Với Hiến pháp mới, Việt Nam ít hy vọng thay đổi, trênhttp://hienphap.net/2013/12/05/voi-hien-phap-moi-viet-nam-it-hy-vong-thay-doi-do-kim-them/, truy cập ngày 15/7/2014.

Page 222: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

222

Hoàng Minh Hiếu, “Bổ sung quy định về quyền miễn trừ trách nhiệm của đại biểu Quốc Hộivào Hiến pháp năm 1992”, trong cuốn Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 – Nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn, Tập I, NXB Hồng Đức, 2012.

Hoàng Thế Liên, “Về các quy định về chính quyền địa phương trong Hiến pháp năm 2013”,Hội thảo Giới thiệu những nội dung cơ bản của Hiến pháp Nước CHXHCNVN (Sửađổi) năm 2013.

Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001), tạihttp://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=11243

Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam năm 2013, tạihttp://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=11243

IDEA, Direct Democracy: The International IDEA Handbook, 2008, tr. 12, tạihttp://www.idea.int/publications/direct_democracy/.

Lê Hữu Nghĩa, Những đặc trưng thể hiện tính ưu việt của CNXH mà nhân dân ta đang xâydựng, tham luận tại phiên họp sáng 14/1 tại Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Phú Trọng, Phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khóa XI).

Nguyễn Sĩ Dũng, Hiến pháp mới, hy vọng mới, tham luận tại Tọa đàm “Hiến pháp và vấn đềcải cách thể chế” do Mạng lưới học giả Việt Nam tổ chức tại Hà Nội ngày 23/01/2013.

Nông Đức Mạnh, Diễn văn tại phiên khai mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc Hội khóa XII, ngày19/7/2007.

Nguyễn Sinh Hùng (Chủ tịch Quốc Hội), Hiến pháp sửa đổi là bảo đảm chính trị-pháp lý vữngchắc, tại http://baodientu.chinhphu.vn/Tin-noi-bat/Hien-phap-sua-doi-la-dam-bao-chinh-triphap-ly-vung-chac/188102.vgp, truy cập ngày 14/7/2014.

Nguyễn Thị Thủy, Thiết chế VKSND trong Hiến pháp (sửa đổi),http://citinews.net/phap-luat/thiet-che-vien-kiem-sat-nhan-dan-trong-hien-phap--sua-doi--7Q2JJZA/, truy cậpngày 5/7/2014.

Nguyễn Đăng Dung và Lưu Bình Dương, “Sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 1999 theo hướng bảođảm quyền con người trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN”, Hội thảo củaKhoa Luật ĐQHG Hà Nội và Đại học Thái Nguyên, tổ chức tại Thái Nguyên, tháng3/2014.

Phạm Hồng Thái, “Giải mã những quy định của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 về vị trí, vaitrò pháp lý của Chính phủ”, Hội thảo “Tổ chức Bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm2013”.

Phạm Duy Nghĩa, “Chính quyền dưới sức ép phục vụ nhân dân”, Hội thảo “Tổ chức Bộ máynhà nước theo Hiến pháp năm 2013”.

Phan Trung Lý, “Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam - Hiến pháp dân chủ, pháp quyền vàphát triển” (Bài phát biểu tại Hội nghị giới thiệu nội dung Hiến pháp nước CHXHCNViệt Nam tại Trường ĐH Luật Tp. Hồ Chí Minh ngày 18/12/2013).

Quốc Hội, Nghị quyết 64/2013/QH13 ngày 28/11/2013 quy định một số điểm thi hành Hiếnpháp nước CHXHCN Việt Nam, tại

Page 223: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

223

http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=11243

Quốc Hội, Nghị quyết 64/2013/QH13 ngày 30/5/2014 điều chỉnh chương trình xây dựng luật,pháp lệnh của nhiệm kỳ Quốc Hội khóa XIII (các năm 2014,2015), tạihttp://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=11243

Quốc Hội (Ðoàn thư ký kỳ họp) Một số nội dung cơ bản của Hiến pháp nước CHXHCN ViệtNam (sửa đổi), tài liệu kèm theo Ðề cương báo cáo kết quả kỳ họp thứ 6, Quốc Hội khóaXIII (21/10-30/11/2013).

Trương Đắc Linh, Nguyễn Mạnh Hùng, Những điểm mới cơ bản của Hiến pháp Nước CHXHCN ViệtNam năm 2013, tại http://hcm.edu.vn/TinTuc/2014/3/BaigiangTLinh.htm, truy cập ngày01/7/2014

Trần Văn Tú, Các quy định về TAND trong Hiến pháp sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và hướnghoàn thiện Luật Tổ chức TAND, tạihttp://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/Baiviet?p_page_id=1754190&p_cateid=1751909&article_details=1&item_id=43256903, truy cập ngày 4/7/2014.

Trần Ngọc Đường, Những nội dung mới về Quốc Hội trong Hiến pháp năm 2013 và việc tiếptục thể chế hóa vào các đạo luật, tại Hội thảo “Tổ chức Bộ máy nhà nước theo Hiếnpháp năm 2013”.

Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 251/QĐ-TTg ngày 13/02/2014 ban hành Kế hoạch củaChính phủ tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, tạihttp://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=11243

Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 11/4/2014 thành lập Hội đồng Tư vấnthẩm định các dự án luật, pháp lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp NướcCHXHCN Việt Nam, tạihttp://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=11243

UN Secretary-General, Report on “The rule of law and transitional justice in conflict and post-conflict societies”, 2004.

UBTVQH, Nghị quyết số 718/NQ-UBTVQH13 ngày 2/01/2014 về Kế hoạch triển khai thi hànhHiến pháp năm 2013, tạihttp://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/View_Detail.aspx?ItemID=11243

UBTVQH, Báo cáo số 752/BC-UBTVQH13 của UBTVQH về giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dựthảo Luật tổ chức Quốc Hội (sửa đổi) ngày 18 tháng 10 năm 2014.

Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Tờ trình số 194/TTr-UBDTSĐHP ngày19/10/2012 về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Báo cáo thuyết minh về Dự thảo sửa đổi Hiếnpháp năm 1992 ngày 05/01/2013.

Page 224: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN LẬPPHÁP Ở ỆT NAM …nldvietnam.org/files/uploads/files/Constitutional Review report... · (Ban hành kèm theo Quyết ... nhà nước

DỰ ÁN PHÁT TRIỂN LẬP PHÁP QUỐC GIA (NLD)

224

Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, Báo cáo số 287/BC-UBDTSĐHP ngày 17/5/2013 về việcgiải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở ý kiến nhândân

VCCI, Báo cáo Rà soát pháp luật kinh doanh, Hà Nội tháng 11 năm 2001.

Vũ Thị Hồng Vân, “Vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước trong Hiến pháp 2013”,http://tks.edu.vn/portal/detailtks/7032_67__Vai-tro-chu-dao-cua-kinh-te-nha-nuoc-trong-Hien-phap-2013.html

Rod Hague and Martin Harrop, Political Science: A Comparative Introduction, 6th ed. (NewYork: Palgrave Macmillan, 2010)