120
Tài liệu tham khảo Dành cho các đại biểu Quốc hội GIÀ HÓA TÍCH CỰC BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TRAO QUYỀN CHO PHỤ NỮ ĐẦU TƯ CHO THANH NIÊN

Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

  • Upload
    others

  • View
    3

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

Tài liệu tham khảoDành cho các đại biểu Quốc hội

GIÀ HÓA TÍCH CỰC

BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ TRAO QUYỀN CHO PHỤ NỮ

ĐẦU TƯ CHO THANH NIÊN

Page 2: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn
Page 3: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

MỤC LỤC

Già hóa tích cực ������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������� 1-35

Sức khỏe �������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������� 1-11

1� Chăm sóc thị lực cho người cao tuổi ����������������������������������������������������������������������������������������������2

2� Cải thiện tuổi thọ khỏe mạnh �����������������������������������������������������������������������������������������������������������4

3� Bệnh truyền nhiễm ở người cao tuổi ���������������������������������������������������������������������������������������������6

4� HIV/AIDS ở người cao tuổi ������������������������������������������������������������������������������������������������������������������8

5� Chăm sóc sức khỏe tại gia đình cho người cao tuổi �������������������������������������������������������������� 10

Sự tham gia ������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������13-23

1� Giáo dục thường xuyên cho người cao tuổi ����������������������������������������������������������������������������� 14

2� Sự tham gia kinh tế của người cao tuổi �������������������������������������������������������������������������������������� 16

3� Sự tham gia hoạt động gia đình và xã hội ��������������������������������������������������������������������������������� 18

4� Sự tham gia trong lĩnh vực chính trị �������������������������������������������������������������������������������������������� 20

5� Sự tham gia vào lực lượng lao động �������������������������������������������������������������������������������������������� 22

An ninh và an toàn ����������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������25-35

1� An ninh thu nhập cho người cao tuổi ����������������������������������������������������������������������������������������� 26

2� Chăm sóc dài hạn ������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������� 28

3� Ngăn chặn việc lạm dụng người cao tuổi ���������������������������������������������������������������������������������� 30

4� Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân ���������������������������������������������������������������������������������������� 32

5� Bảo trợ xã hội không chính thức ��������������������������������������������������������������������������������������������������� 34

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữ �������������������������������������������������������������������������������������������37-71

Sức khỏe ������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������37-47

1� Trao quyền và bình đẳng thông qua các dịch vụ y tế cho phụ nữ ����������������������������������� 38

2� Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân ���������������������������������������������������������������������������������������� 40

3� Hồ sơ đặc biệt �������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������� 42

4� Dịch vụ phá thai an toàn và có thể tiếp cận ����������������������������������������������������������������������������� 44

5� Quyền về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục trong các cộng đồng bảo thủ ������ 46

Sự tham gia ������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������49-59

1� Phụ nữ ở nơi làm việc ������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������ 50

2� Sự tham gia của phụ nữ trong chính sách về biến đổi khí hậu������������������������������������������ 52

Page 4: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

3� Sự tham gia của phụ nữ vào chính trị ����������������������������������������������������������������������������������������� 54

4� Sự tham gia của phụ nữ vào kinh tế �������������������������������������������������������������������������������������������� 56

5� Sự tham gia của phụ nữ vào hoàn cảnh nhân đạo ����������������������������������������������������������������� 58

An ninh và An toàn ����������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������61-71

1� Thu hút sự tham gia của nam giới và trẻ em trai trong việc

2� Chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ ������������������������������������������������������������������������������������������������� 62

3� Giảm tảo hôn thông qua việc tạo việc làm cho trẻ em gái ������������������������������������������������� 64

4� Chống lại nạn khai thác tình dục trực tuyến ���������������������������������������������������������������������������� 66

5� Quấy rối tình dục �������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������� 68

6� Pháp luật và chính sách phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em ���������������������� 70

Đầu tư cho Thanh niên������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������ 73-107

Sức khỏe ������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������73-83

1� Giáo dục giới tính toàn diện cho thanh niên ���������������������������������������������������������������������������� 74

2� Giảm sinh con sớm và trì hoãn hôn nhân ���������������������������������������������������������������������������������� 76

3� Sinh con ở tuổi vị thành niên ��������������������������������������������������������������������������������������������������������� 78

4� Phòng, chống sử dụng ma túy ở thanh niên ���������������������������������������������������������������������������� 80

5� Tiếp cận sức khỏe sinh sản, tình dục và quyền ������������������������������������������������������������������������ 82

Sự tham gia ������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������85-95

1� Trao quyền và bình đẳng thông qua thể thao ������������������������������������������������������������������������� 86

2� Sự tham gia vào các quyết định của gia đình��������������������������������������������������������������������������� 88

3� Sự tham gia của thanh niên vào chính sách quốc gia ����������������������������������������������������������� 90

4� Gắn kết thanh niên trong tiến trình dân chủ ��������������������������������������������������������������������������� 92

5� Sự tham gia của trẻ em trong đánh giá chương trình ����������������������������������������������������������� 94

An ninh và An toàn ������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������� 97-107

1� Các ưu đãi về lao động và học tập cho trẻ em ������������������������������������������������������������������������� 98

2� Bạo lực đối với trẻ em ����������������������������������������������������������������������������������������������������������������������100

3� Chất lượng giáo dục ������������������������������������������������������������������������������������������������������������������������102

4� Tiếp cận tới giáo dục �����������������������������������������������������������������������������������������������������������������������104

5� Chống thanh niên cực đoan ���������������������������������������������������������������������������������������������������������106

Page 5: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn
Page 6: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn
Page 7: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

1

GIÀ HÓA TÍCH CỰCSức khỏe

Người cao tuổi thường có nhu cầu cao trong việc chăm sóc sức khoẻ, nhưng lại dễ bị hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ do khoảng cách địa lý hoặc nguồn tài chính hạn hẹp. Tuy nhiên, việc giải quyết các nhu cầu chăm sóc sức khoẻ định kỳ của người cao tuổi trên cơ sở dự phòng và liên tục có thể giúp người cao tuổi tiếp tục sống độc lập và “già hóa tại chỗ”, qua đó giảm gánh nặng chăm sóc và chi tiêu tài chính cho Nhà nước và gia đình. “Già hóa tích cực” là sự kết nối sức khoẻ thể chất của người cao tuổi với sức khoẻ tinh thần, hạnh phúc, giao tiếp xã hội và tiếp tục đóng góp cho xã hội. Việc hỗ trợ người cao tuổi về thông tin liên quan đến sức khoẻ của họ, bao gồm sức khỏe thể chất, dinh dưỡng và dịch vụ y tế, có thể giải quyết cơ bản sự phụ thuộc của người cao tuổi đối với cơ sở chăm sóc cũng như sự trợ giúp của gia đình và Nhà nước. Mối liên kết giữa các nhu cầu về thể chất và tinh thần của người cao tuổi cần được đưa ra và tiếp cận theo những cách sáng tạo để thúc đẩy già hóa tích cực, sự tiến bộ liên tục về phương diện cá nhân và xã hội khi bước vào tuổi già.

Page 8: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

2

GIÀ HÓA TÍCH CỰCSức khỏe

Hầu hết người cao tuổi gặp trở ngại nghiêm trọng về thị giác khi về già. Mất đi thị lực sẽ làm cho người cao tuổi thực hiện mọi việc khó khăn và hạn chế khả năng duy trì sống độc lập của họ. Chăm sóc thị giác có thể cải thiện rất nhiều chất lượng cuộc sống của người cao tuổi cả về khía cạnh kinh tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn nữa, với nền y học tiến bộ và hiện đại hiện nay, nhiều vấn đề về mắt đều có thể điều trị được. Theo ước tính của Tổ chức y tế thế giới, có đến 2/3 trong số gần 300 triệu người khiếm thị trên thế giới có thể phục hồi thị lực bằng các dịch vụ châm cứu và phẫu thuật đục thủy tinh thể. Tuy nhiên, việc thiếu thông tin và hạn chế trong khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cũng như thiếu nguồn lực tài chính đã làm cho nhiều người cao tuổi không thể thực hiện được những thao tác đơn giản để duy trì thị lực và sự độc lập của họ.

Để giải quyết những vấn đề liên quan đến chăm sóc về mắt cho người cao tuổi, Chính phủ Thái Lan đã cung cấp dịch vụ phẫu thuật đục thủy tinh thể miễn phí và các loại hình hỗ trợ, thủ tục chăm sóc mắt khác thông qua Bộ Y tế. Hội chữ thập đỏ Thái Lan cũng đã thực hiện chương trình hỗ trợ và đăng ký điều trị cho hơn 150.000 người cao tuổi trong giai đoạn 1995-2013. Hội chữ thập đỏ cũng hợp tác với khu vực tư nhân để cung cấp kính mắt cho người cao tuổi Thái Lan sinh sống ở vùng nông thôn. Cách tiếp cận liên ngành để giải quyết nhu cầu chăm sóc sức khoẻ đặc thù của người cao tuổi rất quan trọng trong việc tạo khả năng duy trì sự độc lập của họ và giúp người cao tuổi được tiếp tục làm việc, cống hiến và sống ở nhà của mình là một ví dụ về cách mà Nghị sĩ có thể ưu tiên trong việc chăm sóc người cao tuổi với các giải pháp chi phí thấp. Các chương trình tương tự có thể được phát triển ở các nước khác bằng cách đánh giá nhu cầu và phân tích khoảng trống trong chăm sóc sức khoẻ, đặc biệt trong chăm sóc mắt, đây là vấn đề mà Chính phủ có thể hợp tác với khu vực tư nhân và các tổ chức phi chính phủ.

1. Chăm sóc thị lực cho người cao tuổi: Giải quyết nhu cầu về thị giác của người cao tuổi ở Thái Lan

Nguồn:a. Knodel, J., Prachuabmoh, V., & Chayovan, N. (năm 2013). Sự thay đổi phúc lợi của người cao tuổi Thái Lan: Bản cập nhật từ Cuộc

Khảo sát Người cao tuổi ở Thái Lan năm 2011, 6. London: HelpAge International.b. Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi. (2009). Kế hoạch quốc gia lần thứ hai về người cao tuổi (2002 - 2021), lần đầu tiên sửa đổi

năm 2009. Bangkok: Bộ Phát triển xã hội và an sinh xã hội Thái Lan.c. Polack, S. (2008). Khôi phục mắt: Làm thế nào phẫu thuật đục thủy tinh thể cải thiện cuộc sống của người cao tuổi. Tạp chí sức

khỏe mắt cộng đồng, 21:66.

Page 9: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

3

1

kg kg

kg kg kg

GIÀ HÓA TÍCH CỰCSức khỏeChăm sóc mắt cho người cao tuổi

80% nguyên nhân của khiếm thị là có thể

phòng ngừa và chữa trị được.1

Năm 2010, có 285 triệu người bị khiếm thị và

39 triệu người trong số đó bị mù.1

Do bị mất thị lực, người từ 70 tuổi trở lên gặp nhiều khó khăn trong

sinh hoạt thường ngày, bao gồm cả việc đi bộ 200m và nâng đồ vật có

trọng lượng 5kg.2

1: Tổ chức y tế thế giới. (2013). Sức khỏe về mắt toàn cầu: Kế hoạch hành động toàn cầu giai đoạn 2014-2019, 1. Geneva: WHO.2: Knodel, J., Prachuabmoh, V., & Chayovan, N. (2013). Sự thay đổi phúc lợi của Người cao tuổi Thái Lan: bản cập nhật từ khảo sát

về người cao tuổi ở Thái Lan năm 2011, 76. London: HelpAge International.

Page 10: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

4

GIÀ HÓA TÍCH CỰCSức khỏe

Châu Á là châu lục mà có cả quốc gia có tuổi thọ cao nhất và thấp nhất trên thế giới. Tuy nhiên, tuổi thọ không phải là tiêu chuẩn duy nhất mà những người cao tuổi mong đợi trong cuộc sống của mình. Tuổi thọ khỏe mạnh, chứ không chỉ đơn thuần là thời gian sống trên đời, giúp đo lường các năm có sức khoẻ tốt và đây cũng là thước đo đối với phúc lợi, sự độc lập và hạnh phúc của người cao tuổi trong cuộc sống sau này. Tuy nhiên, một trong những tác động tiêu cực chủ yếu đến tuổi thọ khỏe mạnh là chứng mất trí nhớ. Trên thực tế, sa sút trí tuệ là một trong những nguyên nhân lớn nhất của mất mát trong cuộc sống tuổi già. Căn bệnh này làm tăng cao các chi phí xã hội và tài chính, ước tính có hơn 35 triệu người mắc bệnh sa sút trí tuệ trên toàn thế giới và con số này càng ngày càng gia tăng. Mặc dù thường bị hiểu nhầm như là một “căn bệnh về trí nhớ”, nhưng những ảnh hưởng của chứng sa sút trí tuệ trên não khiến toàn bộ cơ thể và chức năng của con người bị phá hoại, trực tiếp gây tử vong cho các nạn nhân của căn bệnh này.

Để đối phó với việc thiếu kiến thức về bệnh sa sút trí tuệ và thiếu nhận thức về cách chăm sóc bệnh nhân sa sút trí tuệ, năm 2005, Chính phủ Nhật Bản đã phát động chiến dịch nâng cao nhận thức về chứng sa sút trí tuệ trong mười năm. Chiến dịch này thu hút sự tham gia của một triệu người ủng hộ trên toàn quốc, đây là những người hiểu rõ về chứng sa sút trí tuệ và có thể góp phần chăm sóc tốt hơn cho những người bị bệnh hàng ngày khi họ không thể tiếp cận được hệ thống y tế chính thức. Chương trình cũng tạo ra mạng lưới mạnh mẽ hơn để kết nối các gia đình có bệnh nhân sa sút trí tuệ và họ có thể hỗ trợ lẫn nhau, cũng như có thêm lựa chọn đối với nhu cầu chăm sóc bệnh nhân mất trí dài hạn. Hơn nữa, chiến dịch này cũng là một chương trình sáng tạo để phát triển các cộng đồng thân thiện với người mắc bệnh sa sút trí tuệ, nơi mà các nhà thiết kế và các công ty được trao thưởng để thực hiện các ý tưởng và các chương trình để tạo ra các giải pháp dựa vào cộng đồng giúp bệnh nhân bị sa sút trí tuệ sống an toàn và độc lập hơn. Việc Nhật Bản đặc biệt quan tâm đối với chứng sa sút trí tuệ ở khía cạnh chăm sóc sức khoẻ và già hoá cũng như những tác động của bệnh này gây ra cho rất nhiều người cao tuổi, gia đình và cộng đồng, cần được Nghị sỹ ở các nước khác quan tâm nghiên cứu áp dụng.

2. Cải thiện tuổi thọ khỏe mạnh: Chiến dịch quốc gia để hiểu về chứng sa sút trí tuệ ở Nhật Bản

Nguồn:a. Quỹ Dân số Liên hợp quốc và Tổ chức HelpAge Quốc tế. (2012). Người cao tuổi ở thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức, 64. New

York: UNFPA.b. Trung tâm Tuổi thọ Quốc tế Nhật Bản. Chiến dịch toàn quốc về chứng mất trí tuệ và xây dựng mạng lưới cộng đồng. Đã trích dẫn

từ http://longevity.ilcjapan.org/f_issues/0603.html ngày 17 tháng 10 năm 2016.

Page 11: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

5

2

Triệ

u

+14

2010 2030 2050

72

48

24

0

15,94

33,04

60

giây

GIÀ HÓA TÍCH CỰCSức khỏeCải thiện tuổi thọ khỏe mạnh

Mỗi năm có khoảng 7,7 triệu trường hợp mắc mới bệnh sa sút trí tuệ

- có nghĩa là cứ 4 giây có 1 trường hợp mắc mới.1

Năm 2010, 15,94 triệu người ở châu Á mắc chứng sa sút trí tuệ. Đến năm 2030, con số này sẽ tăng lên 33,04 triệu người. Đến năm 2050,

con số này sẽ là hơn 60 triệu.2

Chi phí chăm sóc sức khoẻ liên quan tới chứng sa sút trí tuệ hàng năm là

600 tỷ đô la Mỹ.1

1: Quỹ Dân số Liên hợp quốc và Tổ chức HelpAge Quốc tế. (2012). Người cao tuổi ở thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức, 18, 63. New York: UNFPA.

2: Tổ chức y tế thế giới và Tổ chức Bệnh Alzheimer thế giới. (2012). Chứng sa sút trí tuệ: Ưu tiên đối với y tế công cộng, 18. Geneva: WHO.

Page 12: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

6

GIÀ HÓA TÍCH CỰCSức khỏe

Lao là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong. Trên toàn thế giới, có khoảng 9 triệu người mắc lao. Bệnh lao có khả năng lây nhiễm cao và đã được Tổ chức y tế thế giới ghi nhận là bệnh lây nhiễm gây tử vong cao nhất trên thế giới, cùng với HIV và có thể lây lan nhanh chóng ở những nơi đông dân cư hoặc nơi có điều kiện sống nghèo nàn. Mặc dù, có các liệu pháp điều trị hiệu quả cho bệnh lao nhưng vẫn có đến 50% trong số hàng triệu người mắc bệnh lao vẫn chưa được chẩn đoán. Lý do của việc chẩn đoán nhầm bao gồm nguyên nhân do triệu chứng đôi khi nhẹ, mơ hồ tương tự các bệnh hô hấp và cũng có thể là do nguyên nhân hạn chế trong tiếp cận dịch vụ y tế. Trên thực tế, đa số những người bị bệnh lao không được chẩn đoán là những người nghèo nhất, dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, kể cả những người cao tuổi. Dữ liệu cho thấy tỷ lệ mắc bệnh lao ổn định và có thể tăng theo độ tuổi.

Để giải quyết vấn đề bệnh lao ở nhóm người cao tuổi dễ bị tổn thương và không được chăm sóc ở Campuchia, Bệnh viện trung tâm Hi vọng của Sihanouk đã thực hiện chương trình phát hiện và điều trị bệnh lao chưa được chẩn đoán. Chương trình này đã tập huấn và đưa tình nguyện viên đến từng nhà trong các khu nhà ổ chuột của thành phố Phnôm Pênh để tiến hành khám phát hiện lao. Bệnh viện cũng đã bố trí một máy chụp X - quang di động đến các vùng nông thôn để chụp X-quang. Kể từ khi chương trình bắt đầu, hơn 20.000 ca bệnh lao được phát hiện mới và các bệnh nhân được hỗ trợ điều trị bệnh.

Nghị sĩ ở các quốc gia khác, nơi mà có tỷ lệ lớn người cao tuổi sống ở nông thôn và có điều kiện sống nghèo nàn cũng có thể xem xét áp dụng mô hình khám sàng lọc tại nhà. Thiết kế của dự án này cũng có thể áp dụng cho những nước khác nhằm mục đích chống lại sự lây nhiễm lao ở người cao tuổi.

3. Bệnh truyền nhiễm ở người cao tuổi: Khám sàng lọc bệnh lao tại nhà ở Campuchia

Nguồn:a. Ngăn chặn Bệnh lao. Bệnh viện Trung tâm Hy vọng Sihanouk: Campuchia.

Trích dẫn từ http://www.stoptb.org/assets/documents/global/awards/tbreach/Cambodia%20SHCH.pdf ngày17/10/2016b. Bệnh viện trung tâm Hi vọng Sihanouk. HIV và lao.

Trích dẫn ngày 17/10/2016 từ http://sihosp.org/infectiuous-disease-hiv-and-tb/. c. Lorent, N., et al. (2014). Phát hiện bệnh lao dựa vào cộng đồng ở những khu nhà ở nghèo khổ ở đô thị của Phnôm Pênh,

Campuchia: Một Chiến lược khả thi và hiệu quả. PLoS ONE, 9 (3).

Page 13: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

7

3

50+ 65+

34% 44,9%

38,5% 35,1%

12,6% 14,7% 12,3% 18,7%

Toàn cầu Nam Á Đông Nam Á Đông và Trung Á

50-64 tuổi≤50 tuổi

65 tuổi ≤

GIÀ HÓA TÍCH CỰCSức khỏeBệnh lây nhiễm ở người cao tuổi

Hơn 9 triệu trường hợp mắc mới bệnh lao được phát hiện mỗi năm, và có đến 58% trường hợp trong số này

xuất hiện ở Châu Á.1

57% số ca tử vong do lao là những bệnh nhân ở độ tuổi 50 trở lên.

Một nửa số bệnh nhân chết do lao là những người ở độ tuổi 65 trở lên.2

Bệnh lao có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuổi thọ và chất lượng sống của người cao tuổi.2 & 3

Tỷ lệ tổng số năm sống điều chỉnh theo bệnh tật (DALYs) bị mất đi do lao trong số những người cao tuổi

1: Tổ chức Y tế Thế giới. (2015). Báo cáo về bệnh Lao toàn cầu, 13. Geneva: WHO.2: Negin, J., Abimbola, S. & Marais, B.J. (2015). Lao trong nhóm người cao tuổi - đến lúc phải lưu ý. Tạp chí quốc tế về các bệnh

truyền nhiễm, 32, 135-136.3: Viện đo lường và đánh giá về sức khoẻ. Gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Trích dẫn ngày 17 Tháng 10 năm 2016 từ

http://www.healthdata.org/gbd.

Châu Á

Page 14: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

8

GIÀ HÓA TÍCH CỰCSức khỏe

Lần đầu tiên trong lịch sử, có tới 10% dân số từ 50 tuổi trở lên sống chung với AIDS. Trong khi hầu hết các chương trình phòng, chống HIV/AIDS tập trung vào việc phòng ngừa cho thanh thiếu niên hoặc điều trị, dự phòng cho người trong độ tuổi sinh sản thì người cao tuổi cũng bị phơi nhiễm HIV/AIDS và cần được điều trị. Để đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi sống chung với HIV/AIDS ở Thái Lan, HelpAge hợp tác với Tổ chức Phát triển Người cao tuổi (FOPDEV) để giải quyết các nhu cầu đặc thù của họ. Chương trình quản lý quỹ tín dụng vi mô thông qua các Hội người cao tuổi (OPAs), cho phép người cao tuổi tham gia các hoạt động tạo thu nhập như chăn nuôi và trồng trọt. FOPDEV cũng đã đào tạo các tình nguyện viên cộng đồng để hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản cho các nhóm yếu thế, trong đó có người cao tuổi.

Thông qua nghiên cứu này, FOPDEV đã ghi nhận được tác động đáng kể của HIV/AIDS đối với người cao tuổi tại địa bàn dự án và sử dụng dữ liệu này để vận động các cơ quan liên quan của Chính phủ Thái Lan đưa nhóm người cao tuổi vào các chương trình về phòng, chống HIV/AIDS. Những nỗ lực vận động này đã dẫn tới có thêm kinh phí dành cho người cao tuổi sống chung với AIDS và tình nguyện viên y tế cộng đồng đã được tuyển dụng để tiếp cận với người cao tuổi sống chung với AIDS. Kế hoạch quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2007-2011 của Thái Lan cũng xác định người cao tuổi sống chung với AIDS là một trong các nhóm đối tượng để can thiệp. Trong trường hợp này, Chính phủ Thái Lan đã sử dụng hiệu quả kinh nghiệm tại cộng đồng của các tổ chức phi chính phủ để điều chỉnh và xây dựng các chính sách phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu thực sự của người cao tuổi sống chung với HIV/AIDS, các nỗ lực vận động có liên quan đã kết thúc những tồn tại lâu dài trước đây trong việc hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho người cao tuổi. Kinh nghiệm của Chính phủ Thái Lan trong việc giải quyết vấn đề HIV/AIDS ở người cao tuổi bằng cách làm việc với Hội người cao tuổi và thu thập dữ liệu có liên quan để cải cách luật pháp, chính sách có thể là một mô hình để Nghị sĩ của các quốc gia khác áp dụng.

4. HIV/AIDS ở người cao tuổi: Chăm sóc người cao tuổi nhiễm HIV/AIDS ở Thái Lan

Nguồn:a. Dodge, B., & Khiewrord, U. (2005). Đối phó với tình yêu: Người cao tuổi và HIV/AIDS ở Thái Lan, 26-28. Chiang Mai: HelpAge

International.b. Quỹ Dân số Liên hợp quốc và Tổ chức HelpAge Quốc tế. (2012). Người cao tuổi ở thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức, 72. New

York: UNFPA.

Page 15: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

9

4

Ấn Độ2.100.000

Trung Quốc780.000

Indonesia610.000

Thái Lan450.000

Việt Nam260.000

Myanmar200.000

CM, ML, PK3

≤ 90.000

PH PNG, NP3

≤ 50.000

GIÀ HÓA TÍCH CỰCSức khỏeHIV/AIDS ở Người cao tuổi

Thành công của liệu pháp kháng virut (ARTs) là việc ngày càng có nhiều người cao tuổi sống chung

với HIV/AIDS được kéo dài tuổi thọ.1

Lần đầu tiên kể từ khi khởi phát dịch HIV, 13% người trưởng thành nhiễm HIV ở các nước có thu nhập

trung bình thấp có độ tuổi từ 50 trở lên.4

Tổng số người nhiễm HIV ở 12 nước:

4.734.0002

1: Quỹ Dân số Liên hợp quốc và Tổ chức HelpAge Quốc tế. (2012). Người cao tuổi ở thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức, 71. New York: UNFPA.

2: Chương trình Phối hợp của Liên hợp quốc về HIV / AIDS. (2013). HIV ở Châu Á và Thái Bình Dương. Bangkok: UNAIDS.3: Tên đầy đủ của các quốc gia: Campuchia (CM), Malaysia (ML), Pakistan (PK), Philipin (PH), Papua New Guinea (PNG), Nepal

(NP).4: Chương trình Phối hợp của Liên hợp quốc về HIV / AIDS. (2014). Báo cáo Gap, 273. Geneva: UNAIDS.

Page 16: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

10

GIÀ HÓA TÍCH CỰCSức khỏe

Đến năm 2050, người cao tuổi trong khu vực ASEAN được dự đoán sẽ gia tăng theo cấp số nhân. Khi số lượng người cao tuổi ở châu Á gia tăng, sẽ rất cần nhân viên y tế lành nghề để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi. Tuy nhiên, thế giới đang trong tình trạng chịu sức ép về việc thiếu nhân viên y tế và cần ít nhất 4 triệu nhân viên y tế để đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế và sức khỏe. Nhiều quốc gia châu Á cũng không phải ngoại lệ, họ cũng phải đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng về nhân viên y tế để đáp ứng nhu cầu của già hóa dân số quá nhanh. Trên thực tế, so với khu vực Đông Nam Á, châu Âu có tỷ lệ cán bộ y tế trên dân số cao hơn gấp mười lần. Ở Myanmar, chỉ có khoảng 20 nhân viên y tế trên 1 vạn dân.

Trong điều kiện thiếu nhân lực y tế trầm trọng, để đáp ứng nhu cầu hiện tại về chăm sóc sức khỏe, ROK-ASEAN đã có chương trình cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi tại nhà, dịch vụ này do các tình nguyện viên đã được huấn luyện cung cấp. Tại Myanmar, dự án đã được thực hiện thông qua các Hiệp hội Thanh niên Cơ Đốc quốc gia. Các tình nguyện viên cộng đồng, những người không được đào tạo về mặt y khoa chính thức nhưng được đào tạo chuyên môn để có sự chăm sóc phù hợp với người cao tuổi và theo thể trạng sức khỏe của từng người. Chương trình của Myanmar ban đầu chỉ được triển khai ở hai thị trấn trong năm 2004, sau đó mở rộng đến 25 thị trấn vào năm 2006 và 154 thị trấn vào năm 2009. Chương trình mang lại lợi ích rất lớn khi giúp người cao tuổi không bị cô lập, được cải thiện sức khoẻ và tăng khả năng tự lập, đồng thời cải thiện tính gắn kết của cộng đồng địa phương, tăng cường kỹ năng nghề nghiệp của các tình nguyện viên, qua đó giúp các gia đình có thêm điều kiện về thời gian và nguồn lực để tập trung tạo thu nhập nuôi sống gia đình. Trên cơ sở xem xét các điều kiện địa phương và sự năng động của gia đình, các tình nguyện viên chăm sóc sức khoẻ lập kế hoạch để tiếp cận những nhóm người cao tuổi có thể trạng yếu để giảm gánh nặng chăm sóc cho chính quyền, giải quyết việc thiếu hụt nhân viên y tế và gắn kết cộng đồng với nhau thông qua các mối quan hệ mới. Nghị sĩ ở các nước khác có thể xem xét và nghiên cứu về cách thức phát triển việc đào tạo chăm sóc người cao tuổi cho những người không chuyên và tình nguyện viên nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc cho người cao tuổi trong giai đoạn dân số già hóa nhanh chóng.

5. Chăm sóc sức khỏe tại gia đình cho người cao tuổi: Tập huấn cho tình nguyện viên để lấp những khoảng trống trong chăm sóc sức khỏe ở Myanmar

Nguồn:a. Hyunse, C. (2014). Chăm sóc tại nhà và cộng đồng cho người cao tuổi ở các nước thành viên ASEAN, 13. Seoul: HelpAge Korea.b. Chăm sóc sức khỏe và Lối sống khỏe mạnh cho người cao tuổi bằng cách sử dụng tiềm năng của cộng đồng tại Myanmar. (2014).

Đoàn thể Chăm sóc Nhật Bản. http://www.mhlw.go.jp/file/06-Seisakujouhou-10500000-Daijinkanboukokusaika/01-04_Myanmar.pdf.

c. Tóm tắt Hội nghị các Quan chức cao cấp ASEAN-Nhật Bản về Các đoàn thể Chăm sóc. (2013). http://www.mhlw.go.jp/english/policy/affairs/asean/11th_summary.html.

Page 17: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

11

5

50% 3,4 triệu

GIÀ HÓA TÍCH CỰCSức khỏeChăm sóc sức khỏe tại nhà cho người cao tuổi

Hơn một nửa dân số thế giới sống ở các nước có tình trạng thiếu nhân lực y tế, nhưng chỉ riêng châu Á đã chiếm

gần 50% tình trạng thiếu hụt nhân lực y tế trên thế giới.

Trên thực tế, khu vực Đông Nam Á thiếu khoảng 3,4 triệu nhân viên y tế.1

66% ca tử vong của người từ 60 tuổi trở lên là do bệnh

không lây nhiễm trong khu vực.2

1: Liên minh Nhân lực Y tế Toàn cầu và Tổ chức Y tế Thế giới. (2014). Một chân lý chung: Không có sức khoẻ nếu không có nhân lực y tế, 36. Geneva: WHO.

2: Hyunse, C. (2014). Chăm sóc tại nhà và cộng đồng cho người cao tuổi ở các nước thành viên ASEAN, 13. Seoul: HelpAge Korea.

Tình trạng thiếu nhân lực y tế trên thế giới diễn ra ở Châu Á

thiếu ở Đông Nam Á

Page 18: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn
Page 19: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

13

GIÀ HÓA TÍCH CỰCSự tham gia

Khi xã hội già đi, cần cân nhắc kỹ lưỡng vai trò tích cực của người cao tuổi trong cộng đồng. Những người cao tuổi là một trong những người dễ bị bỏ sót nhất khi bình bầu hoặc bỏ phiếu trong xã hội. Nếu được vận động tham gia vào các vấn đề, họ có thể tạo ra sự thay đổi xã hội nhanh chóng, bền vững thông qua các mạng lưới chặt chẽ và mong muốn tạo điều kiện cho sự thay đổi tích cực. Sự tham gia của người cao tuổi vào lực lượng lao động và trong đời sống xã hội sẽ tạo ra năng suất, đồng thời, họ sẽ chia sẻ hiểu biết và kinh nghiệm cho cộng đồng. Sự tham gia vào các hoạt động xã hội cũng là yếu tố thúc đẩy cho chính người cao tuổi, những người mà rất dễ bị cô lập do tuổi tác, do sự thay đổi nhanh chóng và do mất khả năng đi lại. Sự tham gia của người cao tuổi còn có nghĩa là việc công nhận quyền cơ bản của mọi người để tiếp tục tồn tại, nâng cao sức khoẻ thể chất, tinh thần và tiếp tục học tập, phát triển và cống hiến trong suốt các giai đoạn của cuộc đời.

Page 20: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

14

GIÀ HÓA TÍCH CỰCSự tham gia

Người cao tuổi chuyển đổi trạng thái một cách tự nhiên từ khu vực kinh tế chính thức sang nghỉ ngơi và nghỉ hưu. Tuy nhiên, việc thiếu sự kích thích và giảm các mối quan hệ xã hội có thể dẫn đến việc người cao tuổi bị loại trừ ra khỏi xã hội và có thể gây ra các vấn đề về sức khoẻ tâm thần như trầm cảm và chứng sa sút trí tuệ. Việc tìm ra những phương thức tạo điều kiện cho người cao tuổi được học hỏi suốt đời không chỉ giải quyết được những mong muốn của họ trong việc học tập và nâng cao nhận thức mà còn có thể đáp ứng các nhu cầu chăm sóc sức khoẻ và hòa nhập xã hội quan trọng khác của nhóm người này.

Để giải quyết việc bị loại trừ khỏi xã hội do già hóa và tạo điều kiện phát triển và kích thích việc học tập liên tục, đã xuất hiện một số trường đại học của giai đoạn thứ ba ở Trung Quốc và trên toàn thế giới, đây là những nơi tạo điều kiện cho người cao tuổi được tiếp tục học tập và nâng cao kiến thức. Nhiều trường trong số các trường đại học này sử dụng các phương pháp tiếp cận tổng hợp không yêu cầu học tập toàn thời gian và chương trình học tập được thiết kế dưới dạng cấp bằng hoặc không cấp bằng. Các chương trình này đã dần trở nên phổ biến đến mức nhiều người chưa nghỉ hưu cũng tìm kiếm các cơ hội để được theo học tại các lớp giáo dục thường xuyên không chính thức. Hơn nữa, chương trình còn thúc đẩy kinh nghiệm giáo dục liên thế hệ đối với những người cao tuổi tham gia vào các trường đại học này.

Tại Trung Quốc, các trường đại học dành cho giai đoạn thứ ba đã được thành lập bởi Chính phủ, các viện nghiên cứu và các đơn vị thuộc khu vực tư nhân. Mặc dù hiếm khi cấp bằng nhưng họ lại có thể truyền tải về các vấn đề như y tế, thể dục thể thao, văn học, lịch sử, ngoại ngữ, tài chính, nấu ăn, làm vườn, nghệ thuật, chính trị và các sở thích khác như nhiếp ảnh. Các trường đại học dành cho giai đoạn thứ ba của Trung Quốc cho đến nay đã thu hút được đến ba triệu sinh viên thông qua khoảng 30.000 cơ sở. Nghị sĩ ở các nước khác có thể học tập mô hình của Trung Quốc hoặc thông qua các tổ chức do Chính phủ hỗ trợ hoặc thông qua việc tạo môi trường pháp lý thuận lợi để khuyến khích khu vực tư nhân phát triển các cơ sở tương tự.

1. Giáo dục thường xuyên cho người cao tuổi: Trường đại học cho giai đoạn thứ ba ở Trung Quốc

Nguồn:a. Quỹ Dân số Liên hợp quốc và Tổ chức HelpAge Quốc tế. (2012). Người cao tuổi trong thế kỷ XXI: Thành tựu và thách thức, 58.

New York: UNFPA.b. Thompson, J. (2002). Đại học tuyệt vời dành cho giai đoạn thứ ba ở Trung Quốc hôm nay, http://www.worldu3a.org/resources/

u3a-china.htm.c. Liên hợp quốc. (2014). Khung Hành động để theo dõi Chương trình Hành động của ICPD sau 2014: Báo cáo của Tổng Thư ký, 52.

UN A/69/62. New York: Liên hợp quốc.

Page 21: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

15

1

Thế giới Châu Á

92% 22%

GIÀ HÓA TÍCH CỰCSự tham giaGiáo dục thường xuyên cho người cao tuổi

Trầm cảm và suy giảm nhận thức có mối liên quan mật thiết và gia tăng

mức độ nghiêm trọng theo lứa tuổi, đồng thời xảy ra ở ít nhất 25% người có

độ tuổi từ 85 trở lên. 1

Giáo dục nâng cao khả năng nhận thức và giáo dục thường xuyên giúp

cải thiện sức khỏe trong suốt cuộc đời của mỗi người.3

Trong khi 92% Chính phủ ban hành một số chính sách về giáo dục

cho người trưởng thành thì chỉ có 9/41 nước châu Á quan tâm đến quyền của người cao tuổi trong khung chính sách

quốc gia.4

1: Potter, G. G. & Steffans, D. C. (2007). Trầm cảm và suy giảm nhận thức ở người cao tuổi. Tạp chí Tâm thần 2007.2: Biểu tượng: Trầm cảm bởi corpus delicti từ Dự án Noun.3: Baker, D. P., et al. (2011). Tác động của giáo dục đến sức khoẻ dân số: Đánh giá lại. Tạp chí Dân số và phát triển 37: 2, 307-332.4: Liên hợp quốc. (2014). Khung Hành động để theo dõi Chương trình Hành động của ICPD sau 2014: Báo cáo của Tổng Thư ký, 52,

55. UN A / 69/62. New York: Liên hợp quốc.

2

Page 22: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

16

GIÀ HÓA TÍCH CỰCSự tham gia

Nghèo đói ảnh hưởng đến người cao tuổi theo một cách riêng biệt, cùng với các yếu tố khác dẫn đến việc loại trừ người cao tuổi ra khỏi xã hội và gây cho họ nhiều tổn hại đến sức khoẻ thể chất và tinh thần. Và đến khi về già, họ lại có thể tự nhiên hoặc đột ngột không được tham gia thị trường lao động. Với người cao tuổi có ít hoặc không có lương hưu (tình trạng chung ở các nước kém phát triển ở Châu Á), khi rời bỏ thị trường lao động cũng có nghĩa là họ bị chấm dứt mọi sự hỗ trợ về kinh tế.

Để tạo thu nhập cho người cao tuổi, đặc biệt khi họ không có lương hưu, chương trình SEMPTI ở Băng-la-đét đã hỗ trợ về tài sản cho người cao tuổi sử dụng để tạo ra thu nhập. Để đủ điều kiện được tiếp nhận, người cao tuổi phải sở hữu ít hơn 1/20 mẫu đất và có thu nhập hàng tháng dưới 25 đô la. Nếu đáp ứng các tiêu chuẩn này, họ sẽ được nhận chuyển giao một tài sản như đất hoặc tài sản khác (vật tư cửa hàng, xe cộ, v.v…) để tạo ra thu nhập. Người cao tuổi có thể quyết định việc sử dụng tài sản này theo ý họ. Tài sản này, nếu quản lý hợp lý, sẽ đem lại nguồn lợi không chỉ cho người cao tuổi, mà còn cho cả gia đình họ.

Lợi ích bền vững của việc chuyển giao tài sản tạo ra thu nhập cho các nhóm yếu thế như người cao tuổi nghèo có thể là một giải pháp thay thế hệ thống chăm sóc dài hạn ở các nước khi mà hệ thống chăm sóc dài hạn hiện tại không thể bao phủ được cho tất cả người cao tuổi và người cao tuổi thường xuyên bị loại khỏi nền kinh tế. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế chương trình chuyển giao tài sản và để đạt được mục tiêu của chương trình, gia đình hoặc người phụ thuộc của người cao tuổi phải tham gia vào việc chuyển giao tài sản nhưng không được kiểm soát việc này để đảm bảo rằng thu nhập sinh ra từ tài sản thực sự có ích cho người cao tuổi.

2. Sự tham gia kinh tế của người cao tuổi: Chuyển giao tài sản cho người nghèo ở Băng-la-đét

Nguồn:a. Kabir, S. T. & Rana, S. (2013). Hỗ trợ người cao tuổi nghèo cùng cực ở nông thôn Bănglađét với sự chuyển giao tài sản để tạo thu

nhập: bài học từ dự án SEMPTI của Uttaran. London: DFID.b. Kabir, S.T. & Rana, S. (2012). Tạo thu nhập bền vững thông qua IGA: Xây dựng mô hình cho những người hưởng lợi từ dự án

người cao tuổi. Bài viết số 9. Dhaka: Viện trợ Vương quốc Anh.

Page 23: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

17

2

GIÀ HÓA TÍCH CỰCSự tham giaSự tham gia hoạt động kinh tế của người cao tuổi

Hơn 180 triệu người cao tuổi - hơn 1/3 người cao tuổi ở các nước có

thu nhập thấp và trung bình - sống trong tình trạng nghèo đói.1

Ở nhiều nước có thu nhập thấp, tỷ lệ đói nghèo ở người cao tuổi cao hơn tỷ lệ này của dân số nói chung. Ở một số nước

thu nhập thấp, đến 50% số người từ 65 tuổi trở lên vẫn

đang làm việc.1

Chỉ có khoảng 20% dân số ở Nam Á

được nhận trợ cấp.2

1: Gorman, M. et al. (2010). Lực lượng lao động bị lãng quên: người già và quyền được làm việc, 7-8. Luân Đôn: HelpAge International.

2: Quỹ Dân số Liên hợp quốc và Tổ chức HelpAge Quốc tế. (2012). Người cao tuổi ở thế kỷ 21: Thành tựu và Thách thức, 45. Ne17

Đang làm việc

Page 24: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

18

GIÀ HÓA TÍCH CỰCSự tham gia

Kể cả khi về già, nhiều người vẫn không được tiếp cận giáo dục đầy đủ trong suốt cuộc đời của họ và có thể không bao giờ được học đọc hay viết. Việc người cao tuổi mù chữ dẫn đến sự phụ thuộc của họ vào gia đình vốn đã nghèo của họ, cũng như dẫn đến việc bị loại trừ ra khỏi xã hội nơi mà công nghệ và biết chữ là những yếu tố không thể thiếu. Thiếu giáo dục và mù chữ có thể làm cho người cao tuổi khó thực hiện các hoạt động xã hội đơn giản như di chuyển một mình, mua sắm ở chợ và tham gia vào các hoạt động văn hóa với các thành viên trong gia đình và bạn bè. Người cao tuổi mù chữ có rất ít cơ hội để quay trở lại hoạt động kinh tế theo đúng nghĩa và có thể trở nên nghèo hơn, bị gạt ra bên lề hơn so với những người cùng độ tuổi mà biết chữ.

Để giải quyết vấn đề bị loại trừ khỏi xã hội đối với những phụ nữ lớn tuổi không biết chữ ở Cam-pu-chia, HelpAge đã hỗ trợ các đơn vị cấp tỉnh của Bộ Giáo dục trong việc thiết kế một chương trình dạy học cho người cao tuổi. Ban đầu, giáo viên chủ yếu là những người đã nghỉ hưu và nhà sư đang sinh sống tại các tỉnh đó. Học viên tham gia chương trình được lựa chọn thông qua Hội Người cao tuổi của địa phương và đuợc miễn học phí. Các kỹ năng mà những phụ nữ cao tuổi này đã được học trong các khóa học giúp họ tiến hành các hoạt động kinh doanh, đi du lịch xa và giao tiếp tốt hơn với gia đình, bạn bè, thậm chí cả với các đối tác kinh doanh. Sau 6 tháng học viết, 84% người tham gia cho biết họ được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, 74% cho biết rằng chương trình đã giúp họ có được thẻ chăm sóc sức khoẻ chính xác và 80% cho biết họ đã có thể tự đọc được đơn thuốc, nhãn thuốc.

Với thành công của chương trình này, Nghị sĩ các nước, nơi có nhiều người cao tuổi nghèo ở nông thôn không bao giờ được học đọc hoặc viết, có thể xem xét xây dựng các chương trình học chữ cho người cao tuổi. Điều này có thể mở lại cánh cửa trước đây đã ngăn cản khả năng kiếm tiền của người cao tuổi thông qua các công việc nhẹ nhàng hơn, giảm gánh nặng cho Nhà nước và các thành viên trong gia đình trong việc chăm sóc lâu dài cho người cao tuổi.

3. Sự tham gia vào hoạt động gia đình và xã hội: Biết chữ cho phụ nữ cao tuổi ở Campuchia

Nguồn:a. Pugh, J. (2010). Thay đổi cuộc sống thông qua việc biết chữ. Ageways 75. Luân Đôn: HelpAge Quốc tế.b. Quỹ Dân số Liên hợp quốc và Tổ chức HelpAge Quốc tế. (2012). Người cao tuổi ở thế kỷ 21: Thành tựu và Thách thức, 59. New

York: UNFPA.

Page 25: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

19

3

GIÀ HÓA TÍCH CỰCSự tham giaSự tham gia vào các hoạt động gia đình và xã hội

Ở một số nước kém phát triển, chưa đến 1% phụ nữ cao tuổi

hoàn thành bậc tiểu học.1

Người cao tuổi là nữ có thể không được tham gia giáo dục ở tuổi trưởng thành bởi đa số họ thường bị mặc định

là người đảm trách phần lớn công việc ở nhà mà không được trả lương.3

Tại hầu hết các nước châu Á, tỷ lệ mù chữ cao nhất rơi vào

nhóm dân số già nhất. Trên toàn châu Á, số lượng phụ nữ cao

tuổi mù chữ nhiều hơn nam giới cao tuổi.

1: Kinsella, K. & He, W. (2009). Thế giới Người cao tuổi: 2008, 91. Báo cáo Dân số Quốc tế, P95/09-1. Washington: Văn phòng in ấn của Chính phủ Hoa Kỳ. UNESCO và UNICEF. (2012). Kết thúc thập kỷ ghi nhận ở Châu Á Thái Bình Dương về Giáo dục cho mọi người: EFA Mục tiêu 6, Chất lượng giáo dục, 22. Bangkok: UNESCO.

2: Biểu tượng: Bà ngoại và cháu gái của Gan Khoon Lay từ Dự án Noun.3: Formosa, M. (2012). Giáo dục và người cao tuổi ở Trường Đại học dành cho giai đoạn thứ ba. Giáo dục lão khoa 38: 2, 114, 123.4: Biểu tượng: Bảng-phấn của Lynn Chang từ Project Noun.

2

4

Page 26: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

20

GIÀ HÓA TÍCH CỰCSự tham gia

Người cao tuổi có tiềm năng trở thành một nhóm bỏ phiếu và vận động mạnh mẽ và cố kết. Với sự già hóa nhanh chóng của dân số châu Á, trong thời gian tới, người cao tuổi có thể là một trong những trụ cột chính trị quan trọng nhất ở châu Á. Tuy nhiên, người cao tuổi cần phải được huy động và phải xây dựng kế hoạch vận động để đảm bảo tiếng nói của họ được lắng nghe và nhu cầu của họ được đáp ứng trên trường chính trị. Hơn nữa, họ phải được hỗ trợ bỏ phiếu bằng cách tăng khả năng tiếp cận các địa điểm bỏ phiếu, thậm chí cả những nơi mà họ không thể đi đến nếu không có sự trợ giúp.

Chiến dịch Tuổi tác yêu cầu hành động (ADA), phối hợp với Tổ chức HelpAge quốc tế, đã tìm cách thu hút và vận động cử tri trên khắp thế giới. Hơn 280.000 người trên toàn thế giới tham gia vào chiến dịch và kinh nghiệm của các chiến dịch ở Nepal đã cho thấy sức mạnh chính trị của người cao tuổi. Năm 2007, những người tham gia chiến dịch đã thành công trong việc vận động Chính phủ Nepal trong việc giảm điều kiện được hưởng lương hưu từ 75 tuổi xuống còn 70 tuổi. Các nhà vận động cũng tạo điều kiện cho việc viết và phổ biến trên radio bài hát được viết riêng để nâng cao nhận thức về chiến dịch của ADA, bài hát này đã đạt tới kỷ lục 5 triệu lượt nghe. Các diễn viên lớn tuổi hơn trong chiến dịch đã biểu diễn những vở kịch trên đường phố để cộng đồng biết được những thay đổi về chính sách lương hưu của Chính phủ, với mức lương mới, các cá nhân có thể có thêm nguồn lực để tự nuôi sống mình.

Những ví dụ về sự tham gia chính trị tích cực của một nhóm cử tri có tổ chức này ở Nepal đã làm cho các Nghị sĩ thấy rằng những người cao tuổi thực sự muốn tham gia vào chính trị và có thể là lực lượng tốt nhất trong việc truyền đạt những nhu cầu của chính họ đến Chính phủ. Khi Nghị viện ban hành các chính sách có liên quan đến người cao tuổi cần quan tâm và lắng nghe người cao tuổi.

4. Sự tham gia trong lĩnh vực chính trị: vận động và huy động người cao tuổi ở Nepal

Nguồn:a. HelpAge International. (2012). Tuổi tác yêu cầu hành động, Bộ công cụ Chiến dịch 2012: Các bước chính để tạo ra một ADA tuyệt

vời. Luân Đôn: HelpAge International.b. HelpAge International. (2015). Thời gian tác động. http://www.helpage.org/get-involved/campaign-with-us/.c. Quỹ Dân số Liên hợp quốc và Tổ chức HelpAge Quốc tế. (2012). Người cao tuổi trong thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức. New

York: UNFPA.

Page 27: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

21

4

2

CHÍNH PHỦ

HỘI NGƯỜI CAO TUỔI

GIÀ HÓA TÍCH CỰCSự tham giaSự tham gia chính trị

Người cao tuổi có nhiều khả năng đi bỏ phiếu hơn

những người trẻ.1

Hội người cao tuổi là một kênh quan trọng mà người cao tuổi có thể tham gia

ở cộng đồng. Họ có thể được Chính phủ hỏi ý kiến và huy động nguồn lực

để hỗ trợ cho các hoạt động của mình.1

Có hơn 10 quốc gia ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương có quy định

pháp luật về tuổi nghỉ hưu khác nhau giữa nam và nữ.3

1: Quỹ Dân số Liên hợp quốc và Tổ chức HelpAge Quốc tế. (2012). Người cao tuổi trong thế kỷ 21: Thành tựu và Thách thức, 38-39. New York: UNFPA.

2: Biểu tượng: Cuộc bỏ phiếu của Luis Prado từ Dự án Noun.3: Cục An Sinh Xã Hội. (2015). Chương trình an sinh xã hội trên khắp thế giới: Châu Á và Thái Bình Dương, 2014, 21-22. Ấn phẩm

của SSA số 13-11802. Washington: SSA.

Page 28: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

22

GIÀ HÓA TÍCH CỰCSự tham gia

Nhiều quốc gia quy định giới hạn độ tuổi để được tiếp cận tín dụng, mặc dù nhu cầu thực tiễn thường vượt quá giới hạn này. Ví dụ ở Ấn Độ, khoảng cách giữa giới hạn tuổi được báo cáo bởi các tổ chức tín dụng và tuổi thọ là hơn 20 năm. Khoảng 90% lực lượng lao động của Ấn Độ tự làm chủ và hầu hết không có lương hưu chính thức. Khi về già, họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp tục tham gia vào thị trường kinh tế chính thức hoặc phi chính thức do hạn chế về kỹ năng và sức khỏe so với các lao động trẻ tuổi. Điều này là nguyên nhân, kết hợp với nguyên nhân tuổi tác, làm cho người cao tuổi gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng, kể cả các khoản tín dụng vi mô.

Cơ quan phát triển của Chính phủ Đức đã hỗ trợ người cao tuổi ở Ấn Độ thành lập các nhóm “tự lực”, nơi các thành viên có thể nhận được thông tin về việc tìm kế sinh nhai, được tập huấn và có cách thức xoay sở giúp họ tiếp cận được với tín dụng. Các nhóm cũng tạo ra quỹ tín dụng vi mô thông qua khoản tiết kiệm của họ và giúp đỡ nhau chi trả viện phí và gia tăng cơ hội kinh doanh. Việc hình thành các nhóm người cao tuổi để tăng khả năng tiếp cận tín dụng và để có công việc phù hợp, đã chứng tỏ là một chiến lược có hiệu quả cao trong việc đưa người cao tuổi trở lại nền kinh tế, thay vì để họ phụ thuộc vào một khoản trợ cấp không có sẵn hoặc hoàn toàn phụ thuộc vào gia đình của họ. Nghị sĩ các nước có thể khuyến khích việc thành lập các nhóm tự lực thông qua việc tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi hoặc hỗ trợ một khoản tiền ban đầu để giúp người cao tuổi tự chăm sóc bản thân và chăm sóc lẫn nhau ngay cả khi họ không có khoản tiền cấp dưỡng lớn nào.

5. Sự tham gia vào lực lượng lao động: Tăng cường cơ hội để có công việc phù hợp ở Ấn Độ

Nguồn:a. Kelly, A. (2010). Cuộc sống không được báo cáo: sự thật về công việc của người cao tuổi, 9. London: HelpAge International.b. Gorman, M. et al. (2010). Lực lượng lao động bị lãng quên: người cao tuổi và quyền có công việc phù hợp, 22. London: HelpAge

International.c. Hợp tác Đức và GIZ. (2014). An sinh xã hội toàn diện: Chương trình An sinh xã hội Ấn Độ - Đức. New Delhi: IGSSP / GIZ

Page 29: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

23

5

Thiếu tiền76,22%

Quá đắt21,89% Quá xa

21,8% Thành viên tronggia đình đã cómột tài khoản

17,95%

Thiếu giấy tờ17,48%

Thiếu sự tin tưởng14,47%

% người thành niên gặpphải những rào cản

trong việc mở tài khoảnở ngân hàng Nguyên nhân

tôn giáo6,16%

+23%

GIÀ HÓA TÍCH CỰCSự tham giaSự tham gia vào thị trường lao động

Có một nguồn thu nhập thường xuyên có thể giúp người cao tuổi trở nên

đáng tin cậy khi vay vốn.1

Đối với hầu hết các hộ gia đình trên toàn Châu Á, nghèo đói là rào cản cơ bản nhất trong việc tham gia vào lĩnh vực tài chính chính thức.2

Việc tiếp cận tín dụng vi mô ở nông thôn Trung Quốc đã làm

cho thu nhập của mỗi hộ gia đình tăng lên 23%.1

1: Gorman, M. et al. (2010). Lực lượng lao động bị lãng quên: người cao tuổi và quyền được có công việc phù hợp, 12, 20. London: HelpAge International.

2: Ayyagari, M. & Beck, T. (2015). Sự bao gồm tài chính ở Châu Á: Tổng quan, 10. Manila: ADB.

Page 30: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn
Page 31: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

25

GIÀ HÓA TÍCH CỰCAn ninh và An toàn

Người cao tuổi đã dành cả cuộc đời để đóng góp cho xã hội. Tuy nhiên, không phải lúc nào họ cũng có thể tiết kiệm đủ tiền để nghỉ hưu hoặc để có các nguồn lực nhằm tự bảo vệ mình trước những hình thức lạm dụng mới. Khi các gia đình mở rộng phải chăm sóc người cao tuổi, họ cũng có thể là đối tượng gây ra bạo lực đối với người cao tuổi. Với xã hội thay đổi nhanh chóng và chi phí sinh hoạt đắt đỏ, sự an toàn và an ninh của người cao tuổi cần được đặc biệt chú ý. Những người cao tuổi đã dành nhiều thời gian để kiếm tiền, chỉ đủ lo gia đình hàng ngày, họ có thể đã không có cơ hội tiết kiệm để dành cho nghỉ hưu. Các mô hình sáng tạo của chương trình hưu trí và các cơ chế bảo trợ xã hội khác phù hợp với từng quốc gia có thể mang lại sự độc lập và an ninh cho người cao tuổi trong cộng đồng.

Page 32: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

26

GIÀ HÓA TÍCH CỰCAn ninh và An toàn

Khi dân số trên khắp châu Á già hóa nhanh chóng, tỷ lệ phụ thuộc cũng tăng nhanh. Ở châu Á, nhiều người cao tuổi đã có trợ cấp thu nhập sau thời gian làm việc, nhưng để hỗ trợ thu nhập cơ bản cho người cao tuổi không còn làm việc là vấn đề gặp nhiều trở ngại hơn cả. Để giải quyết những thách thức này, Sri Lanka đã phát triển một chương trình hưu trí đa cấp để đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi nghỉ hưu từ các khu vực chính thức, chính phủ và cả khu vực kinh tế phi chính thức.

Đối với khu vực kinh tế chính thức, Sri Lanka có các chương trình hưu trí riêng cho công chức nhà nước và người làm cho khu vực tư nhân. Chương trình hưu trí công của Sri Lanka (PSPS) được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu lương hưu của các công chức nhà nước trước đây. Chương trình này là không phải đóng góp và nguồn tài chính được cấu thành bởi các khoản thu thuế nói chung. Để tham gia chương trình và được hưởng lương hưu, cần phải đảm bảo những điều kiện về tuổi đời và tuổi nghỉ hưu, cũng như năm công tác tối thiểu. Đối với khu vực tư nhân, cả nhân viên và người sử dụng lao động đều phải đóng góp cho Quỹ tiết kiệm người lao động (Employee Provenid Fund - EPF) và Quỹ ủy thác của người lao động (ETF), Quỹ này trả trợ cấp một lần cho người lao động khi nghỉ hưu. Bên cạnh các chương trình cho khu vực kinh tế chính thức, Chính phủ cũng đã thành lập các chương trình hưu trí riêng cho nông dân, ngư dân, người tự kinh doanh và đặc biệt là những người nghèo khó. Chương trình hưu trí cho nông dân và ngư dân là tự nguyện, tự đóng góp nhưng có sự hỗ trợ của Chính phủ. Chương trình cho đối tượng tự kinh doanh đòi hỏi phải đóng góp thường xuyên để đủ điều kiện chi trả cho người lao động sau tuổi 60 - lứa tuổi dễ dẫn đến tỷ lệ vỡ nợ cao do thu nhập không thường xuyên của người tự kinh doanh ở khu vực kinh tế phi chính thức, nhưng ít nhất cũng có một mức bảo hiểm. Có khoảng 1 triệu người tham gia các chương trình thuộc khu vực phi chính thức này.

Cách tiếp cận theo cấp bậc của Sri Lanka đối với lương hưu nhằm đạt được phổ cập bảo hiểm hưu trí cũng có thể là một mô hình cho Nghị sĩ của các quốc gia khác.

1. An ninh thu nhập cho người cao tuổi: Phổ cập lương hưu ở Sri Lanka

Nguồn:a. Samarakoon, S. & Arunatilake, N. (2015). An ninh thu nhập cho người cao tuổi ở Sri Lanka. Các báo cáo về dự án: An ninh thu

nhập cho người cao tuổi ở Châu Á và Thái Bình Dương. Băng Cốc: UN ESCAP, Phòng Phát triển Xã hội.b. Willmore, L. & Kidd, S. (2008). Giải quyết nghèo đói ở tuổi già: Mức trợ cấp bao phủ toàn dân cho Sri Lanka. Luân Đôn: HelpAge

International.

Page 33: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

27

1

2

31,9%27,9%

18%

42%37,3%

26,4%

Độ bao phủ theo luật pháp - Tất cả các chương trìnhĐộ bao phủ theo luật pháp - Chương trình cùng đóng gópĐộ bao phủ trên thực tế - Chương trình cùng đóng góp

Châu Á & Thái Bình Dương Toàn cầu

GIÀ HÓA TÍCH CỰCAn ninh và An toànAn ninh thu nhập cho người cao tuổi

Chi phí hàng năm cho việc trợ cấp người cao tuổi và người khuyết tật

là khoảng 0,6% - 1,5% GDP.1

Khoảng 80% người cao tuổi trên thế

giới không có lương hưu.4

Việc bao phủ chế độ hưu trí hợp pháp và hiệu quả nhất

theo tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động.3

1: Wening Handayani, S. & Babajanian, B. (2012). Bảo trợ xã hội cho người cao tuổi: Trợ cấp xã hội ở Châu Á, 150. Manila: ADB.2: Biểu tượng: Nghỉ hưu bởi Rediffusion từ Dự án Noun, chuyển từ đen sang tím.3: Quỹ dân số Liên hợp quốc và Tổ chức HelpAge Quốc tế. (2012). Người cao tuổi ở thế kỷ 21: Thành tựu và thách thức, 45. New

York: UNFPA.4: Cục lao động quốc tế, Cục Bảo trợ xã hội. (2010). Báo cáo An sinh Xã hội Thế giới 2010/11: Cung cấp Bảo hiểm trong Thời kỳ

Khủng hoảng và sau đó, 1. Geneva: ILO.

Page 34: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

28

GIÀ HÓA TÍCH CỰCAn ninh và An toàn

Trên toàn châu Á, mạng lưới gia đình mở rộng có truyền thống đảm trách nhiệm vụ chăm sóc lâu dài cho người cao tuổi trong gia đình. Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ngày càng trở nên phức tạp và khó khăn vì di cư trở nên phổ biến hơn và khi tỷ lệ phụ thuộc gia tăng, thì việc chăm sóc dài hạn người cao tuổi tại các nhà dưỡng lão đã trở thành một phương án thay thế phổ biến.

Khi nhận thấy việc chăm sóc dài hạn tại cơ sở tập trung có thể rất tốn kém đối với cả người bệnh và Chính phủ, Singapore đã đặt ra các ưu tiên chính sách và các tiêu chuẩn về chăm sóc dài hạn ở cấp quốc gia. Trọng tâm của chiến lược chăm sóc người cao tuổi ở Singapore là “già hóa tại chỗ”, ở đó có các trung tâm chăm sóc ban ngày và điều trị tại nhà với sự hỗ trợ của các thiết bị tại chỗ cho những người có nhu cầu cần được chăm sóc và hỗ trợ nhiều hơn. Trong khi chính sách này chủ yếu dựa vào gia đình để giúp người cao tuổi sống ở tại nhà càng lâu càng tốt thì vẫn cần phải có thêm dịch vụ chăm sóc người cao tuổi do khu vực tư nhân và Nhà nước cung cấp.

Để có chi phí cho việc chăm sóc dài hạn, người cao tuổi bắt buộc phải trả tiền chăm sóc cho mình và sau đó các thành viên trong gia đình của người cao tuổi có nghĩa vụ cung cấp hỗ trợ tài chính bổ sung thông qua một cơ chế hành pháp quy định bởi Luật chăm sóc cha mẹ. Nhà nước chỉ hỗ trợ cho gia đình và cá nhân gặp khó khăn về nguồn lực. Để giúp người dân có thể tiết kiệm cho việc chăm sóc lâu dài trong suốt quãng đời của họ, Chính phủ có ba chương trình tiết kiệm phục vụ sức khoẻ riêng biệt: một là yêu cầu đóng góp từ thu nhập hàng tháng của người lao động Singapore; hai là chương trình bảo hiểm bắt buộc đối với bệnh tật và tai nạn thảm họa; ba là quỹ trợ cấp cho những người nghèo không có điều kiện tham gia các chương trình có sẵn khác. Chương trình thứ ba này thường bao phủ cho việc chăm sóc dài hạn đối với người cao tuổi. Nghị sỹ các nước có thể cân nhắc điều chỉnh và áp dụng chính sách của Singapore về “già hóa tại chỗ” để thay thế cho việc chăm sóc người cao tuổi tại nhà dưỡng lão và để đưa ra các giải pháp tài chính, chăm sóc sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người cao tuổi.

2. Chăm sóc dài hạn: Chính sách của Singapore về “già hóa tại chỗ”

Nguồn:a. UNESCAP và Phòng Phát triển Xã hội. (2015). Chăm sóc lâu dài đối với người cao tuổi ở Singapore: Quan điểm về việc chăm sóc

sức khoẻ và chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi tại Singapore. Các báo cáo làm việc: Chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi ở Châu Á và Thái Bình Dương. Bangkok: UN ESCAP.

Page 35: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

29

2

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

1960 2010 2060

3

4Tỷ lệ phụ thuộc của người cao tuổi đang tăng lên ở châu Á

Trung Quốc Hong Kong Ấn Độ IndonesiaMalaysia Philippines Singapore Thái Lan

Nhật Bản Hàn Quốc

GIÀ HÓA TÍCH CỰCAn ninh và An toànChăm sóc dài hạn

Nếu không cải thiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi thì chỉ tính riêng các chi phí cho việc chăm sóc dài hạn đã lên đến 1% GDP

của quốc gia vào năm 2060.1

Tuổi thọ bình quân và tuổi thọ khỏe mạnh có khoảng cách từ 6-10 năm ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á.2

1: Nhóm Ngân hàng Thế giới. (2016). Sống lâu và thịnh vượng: Già hóa ở Đông Á và Thái Bình Dương, 230-231. Washington: Ngân hàng Thế giới.

2: Thống kê của WHO. http://gamapserver.who.int/gho/interactive_charts/mbd/hale_1/atlas.html Và http://gamapserver.who.int/gho/interactive_charts/mbd/life_expectancy/atlas.html.

3: Biểu tượng: Cụ ông của Gan Khoon Lay từ Dự án Noun, Từ đen sang tím.4: Nieder, D. & Leung, A. (2012). Chăm sóc dài hạn tại ngã tư đường: Cung cấp sự bảo vệ thích hợp cho công chúng, 5. Hội thảo của

Hiệp hội Bảo hiểm Quốc tế, Hồng Kông.

Page 36: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

30

GIÀ HÓA TÍCH CỰCAn ninh và An toàn

Tình trạng lạm dụng người cao tuổi ngày càng được ghi nhận là một vấn đề toàn cầu. Trong khi lạm dụng tài chính có xu hướng là hình thức phổ biến nhất trong các hình thức lạm dụng người cao tuổi thì bạo lực về thể chất và tinh thần cũng phổ biến. Tỷ lệ lạm dụng khác nhau ở từng quốc gia, nhưng một số quốc gia báo cáo có tỷ lệ lạm dụng tương đối thấp thì có thể do nhiều trường hợp lạm dụng không được báo cáo. Lý do của việc ít được báo cáo này bao gồm việc lạm dụng trong gia đình thường xuyên dẫn đến việc chăm sóc người cao tuổi cũng như lạm dụng người cao tuổi bị coi là “vấn đề riêng của gia đình”. Hơn nữa, người cao tuổi có thể bị hạn chế tiếp cận với các kênh thu thập số liệu, có thể do họ không thể di chuyển một mình, hạn chế trong việc tiếp cận các kênh thông tin cơ bản (điện thoại, internet) hoặc không biết rằng việc lạm dụng người cao tuổi là phạm tội và có thể bị phạt.

Để giải quyết việc báo cáo tỷ lệ lạm dụng người cao tuổi thấp, năm 2004, Hàn Quốc đã thông qua các quy định pháp luật mới về lạm dụng người cao tuổi trong Đạo luật về phúc lợi của người cao tuổi, theo đó quy định các y tá, nhân viên xã hội, bác sĩ và nhân viên phục vụ có nghĩa vụ phải báo cáo các trường hợp lạm dụng người cao tuổi. Các quy định mới cũng yêu cầu thành lập các trung tâm ngăn ngừa lạm dụng người cao tuổi. Kể từ khi áp dụng quy định mới, số vụ việc lạm dụng người cao tuổi được báo cáo đã tăng 35% từ năm 2004 đến năm 2006. Mặc dù đã có những kết quả tích cực này, một số đối tượng có trách nhiệm báo cáo theo quy định của luật vẫn viện dẫn các quy định văn hoá về việc không tham gia vào các vấn đề gia đình để không báo cáo các trường hợp lạm dụng người cao tuổi. Một nghiên cứu cho thấy hơn 18% số y tá sẽ từ chối báo cáo vì lý do chuẩn mực văn hoá hoặc do sợ bị các gia đình biết được. Từ trường hợp này, Nghị sỹ các nước cân nhắc tham khảo khi đưa ra những yêu cầu và quy định luật pháp có liên quan đến lạm dụng người cao tuổi để có thể gia tăng số vụ việc lạm dụng người cao tuổi được báo cáo.

3. Ngăn chặn việc lạm dụng người cao tuổi: Báo cáo về tình trạng lạm dụng người cao tuổi ở Hàn Quốc

Nguồn:a. Ko, C. và Koh, C. (2012). Các yếu tố liên quan đến việc sẵn sàng báo cáo về tình trạng lạm dụng người cao tuổi của các y tá Hàn

Quốc. Nghiên cứu điều dưỡng châu Á 6: 3, 115-119.b. Yan, E. Lạm dụng người cao tuổi ở châu Á. http://www.nationalacademies.org/hmd/~/media/539F265B7128468E80A53048E04D8AC5.ashx.

Page 37: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

31

3

35%

27%31%

49%

13,5%

T.Quốc Hồng Kông Ấn Độ Nhật Bản Nam Triều Tiên

GIÀ HÓA TÍCH CỰCAn ninh và An toànPhòng ngừa việc lạm dụng người cao tuổi

Hơn 60% người cao tuổi đã từng là nạn nhân của việc lạm dụng. Lạm dụng

tài chính là hình thức lạm dụng phổ biến nhất đối với người cao tuổi.1

Người cao tuổi bị sa sút trí tuệ và người thuộc diện chăm sóc dài hạn

có nguy cơ bị ngược đãi cao gấp đôi so với những người cao tuổi khác.2

Tỷ lệ người cao tuổi bị lạm dụng được báo cáo khác nhau ở các nước: tỷ lệ bị lạm dụng được báo cáo cao thường phản ánh cơ chế bảo vệ người

cao tuổi tránh bị lạm dụng tốt hơn số liệu thực tế.4

1: Kulscar, A. (năm 2013). Nghiên cứu cắt ngang cho thấy mức độ lạm dụng người cao tuổi khi người cao tuổi vận động cho quyền của mình. HelpAge International.

http://www.helpage.org/newsroom/latest- news/ groundbreaking- research-reveals-extent-of-elder-abuse-as-stars-peo-ple-campaign-for-their-rights /.

2: Yan, E. (năm 2013). Việc lạm dụng người cao tuổi ở Châu Á, slide số 10-11. Hội thảo IOM về lạm dụng người cao tuổi và phòng ngừa. Washington: Viện Y học.

3: Các biểu tượng: Ông và bà của Marie Van den Broeck từ Dự án Noun.4: Yan, E. Chan, E. K. & Tiwari, A. (2014). Đánh giá hệ thống về các mức độ và các yếu tố nguy cơ của việc lạm dụng người cao tuổi

ở Châu Á. Bạo lực chấn thương và lạm dụng 16: 2.

3 3

Page 38: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

32

GIÀ HÓA TÍCH CỰCAn ninh và An toàn

Chính sách bảo vệ và phúc lợi của người cao tuổi phần lớn phụ thuộc vào sự bảo vệ và phúc lợi của toàn xã hội. Khi Bảo hiểm y tế toàn dân (UHC) được thực hiện, người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe trong suốt cuộc đời họ, cho phép họ tiếp cận dịch vụ, điều trị dự phòng và chăm sóc lâu dài khi họ cần. Với hệ thống UHC, các cá nhân sẽ phải có trách nhiệm để giảm chi phí y tế thảm họa trong suốt cuộc đời của họ. Điều này có thể cho phép các cá nhân tiết kiệm được nhiều hơn trong suốt cuộc đời của họ trong việc tự duy trì và chăm sóc sức khỏe trong thời gian nghỉ hưu và ít phải dựa vào Nhà nước cũng như các thành viên trẻ hơn trong gia đình những năm sau đó.

Nhật Bản đã và đang hướng tới UHC trong nhiều thập kỷ, bắt đầu với các khu vực công và người lao động trong khu vực tư nhân, cuối cùng là tiếp cận các nhóm lao động làm việc khu vực phi chính thức, tự kinh doanh và người thất nghiệp thông qua chương trình do chính quyền thành phố quản lý. Các kế hoạch do chính quyền thành phố quản lý ban đầu là tự nguyện và khi 80% người trong đô thị đã tham gia, chương trình này trở thành bắt buộc. Sự tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản bứt phá ngoạn mục đã giúp nhiều người thoát khỏi nghèo đói, họ có thể tự trả phí bảo hiểm y tế, lúc này Chính phủ có thể phân bổ nhiều nguồn tài chính hơn cho y tế để cải cách hệ thống y tế và đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe.

Chi tiêu cho y tế ở Nhật Bản được quản lý theo một hệ thống thanh toán và một danh mục giá dịch vụ do Chính phủ quy định. Năm 2006, chi tiêu cho y tế của Nhật Bản chiếm 9,6% GDP, chỉ bằng mức trung bình của các nước OECD, mặc dù có dân số già nhất (nhưng có lẽ là khoẻ mạnh nhất) trên thế giới. Thành công vang dội của Nhật Bản trong việc đạt được UHC và trong chăm sóc người cao tuổi có thể là mô hình để các nước khác xem xét áp dụng UHC. Mô hình của Nhật Bản có thể được điều chỉnh theo phương thức phân loại áp dụng UHC cho các nhóm và phân khúc khác nhau của lực lượng lao động, người thất nghiệp, cũng như xem xét sử dụng chính quyền thành phố hoặc các đơn vị chính quyền nhỏ hơn để tiếp cận các cá nhân không tham gia khu vực kinh tế chính thức.

4. Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân: Cung cấp mạng lưới chăm sóc y tế cho người cao tuổi ở Nhật Bản

Nguồn:a. Maeda, A. và các cộng sự (2014). Bảo hiểm y tế toàn dân cho sự phát triển toàn diện và bền vững: Tổng hợp từ 11 nghiên cứu

thực tiễn ở các quốc gia, 19-22. Washington: Ngân hàng Thế giới.b. Takemi, K. (2016). Đề xuất phương pháp T-Shaped để tăng cường hệ thống Y tế, Hệ thống Y tế & Cải cách, 2 (1), 8-10.

Page 39: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

33

4

0% 1% 2%

Nam Á Trung bìnhtoàn cầu

Vùng cận Saharacủa Châu Phi

GIÀ HÓA TÍCH CỰCAn ninh và An toànBao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân

Việc phải chi trả từ tiền túi đã làm cho 11% người dân phải chịu thảm họa

về tài chính và làm cho 5% dân số bị lâm vào cảnh đói nghèo.1

Có tới 400 triệu người dân không được tiếp nhận các dịch vụ

chăm sóc sức khỏe thiết yếu, như các mũi tiêm chủng quan trọng và dịch vụ

kế hoạch hóa gia đình.2

Chi tiêu của Chính phủ các nước Nam Á cho y tế thấp hơn mức trung bình của toàn cầu.

Việc tăng chi tiêu của Chính phủ cho y tế trên tổng chi tiêu của chính phủ kể từ năm 2002 2

1: Tổ chức y tế thế giới. (2010). Hệ thống Tài chính Y tế: Con đường đi đến bảo hiểm toàn dân, 5. Báo cáo về y tế toàn cầu. Geneva: WHO.

2: Tổ chức y tế thế giới và Ngân hàng thế giới. (2015). Theo dõi Bảo hiểm y tế toàn cầu: Báo cáo giám sát toàn cầu đầu tiên, 41, 54. Geneva: WHO.

Page 40: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

34

GIÀ HÓA TÍCH CỰCAn ninh và An toàn

Ở nhiều quốc gia, cả cá nhân lẫn Chính phủ đều sẽ không thể đáp ứng được tất cả nhu cầu tài chính phục vụ công tác chăm sóc người cao tuổi. Tại Malaysia, Chính phủ hỗ trợ một khoản tiền nhỏ (khoảng 100 đô la một tháng) cho những người nghèo mà không có thành viên gia đình nào có thể hỗ trợ họ và không có nguồn thu nhập nào khác. Những cá nhân không có người thân chăm sóc và không mắc phải bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào có thể thuê nhà với giá ưu đãi. Chính phủ cũng cung cấp một số hỗ trợ bằng hiện vật như xe lăn và các thiết bị y tế khác thông qua chính quyền địa phương.

Trong khi Malaysia có một loạt các chương trình trợ cấp của Chính phủ, một mạng lưới các tổ chức phi chính phủ cũng đã tham gia để lấp đầy những khoảng trống trong chăm sóc và bảo trợ người cao tuổi. Một số tổ chức phi chính phủ nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ và huy động các khoản đóng góp cá nhân cũng như từ các quỹ, các tổ chức tôn giáo hoặc từ cộng đồng. Một số trung tâm sẽ thu một khoản phí dịch vụ nhỏ cho những người có khả năng chi trả.

Các trung tâm này tích hợp các dịch vụ tại khu dân cư, các dịch vụ phục hồi chức năng và các dịch vụ chăm sóc ban ngày, cũng như tham gia vận động trong các vấn đề liên quan đến người cao tuổi, nếu thấy phù hợp. Chính phủ có thể tận dụng mối quan hệ của mình với các trung tâm này bằng cách dựa vào chuyên môn, hội nhập cộng đồng và vai trò của họ để học hỏi phương thức phục vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi tốt hơn, đặc biệt là những nơi mà Chính phủ không thể trực tiếp thực hiện. Nghị sĩ các nước có thể tham khảo kinh nghiệm của Malaysia bằng cách xem xét cách thức phân bổ nguồn kinh phí hỗ trợ cho các tổ chức phi chính phủ phục vụ cho người cao tuổi trong lập ngân sách và hoạch định pháp luật quốc gia và xác định tổ chức phi chính phủ nào có thể đáp ứng tốt nhất các nhu cầu và lấp đầy khoảng trống cụ thể trong các chương trình bảo trợ xã hội của Nhà nước.

5. Bảo trợ xã hội không chính thức: Các tổ chức phi chính phủ cung cấp nơi ở và dịch vụ cho người cao tuổi ở Malaysia

Nguồn:a. Samad, S.A., & Mansor, N. (2013). Dân số và bảo trợ xã hội ở Malaysia, 139-156. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế của Malaysia, 50 (2).b. Sulaiman, N., Baldry, D., & Ruddock, L. (2006). Các vấn đề liên quan đến nhà ở cho người cao tuổi ở Malaysia. Kỷ yếu Hội thảo

nghiên cứu sau đại học quốc tế lần thứ 6, 6-7 tháng 4, 2006. Đại học Công nghệ Delft, Hà Lan.c. Hashim, D.N. (2014). Chăm sóc người cao tuổi tại Malaysia. Hội nghị về hưu trí và chăm sóc cho người cao tuổi khu vực Đông

Nam Á. http://www.imapac.com/wp-content/uploads/2014/06/9.10-Dato-Norani-Hj- Mohd-Hashim.pdf.

Page 41: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

35

5

Bangladesh Ấn Độ Nepal Thái Lan Việt Nam

1,14% 2,04% 0,33% 2,20% 1,42%

GIÀ HÓA TÍCH CỰCAn ninh và An toànBảo trợ xã hội không chính thức

Một nửa người lao động trên thế giới có lương hưu. Tuy nhiên, cơ chế lương hưu bình quân chỉ

đáp ứng được 60% nhu cầu ở một số nước phát triển nhất.1

Nếu phổ cập bảo hiểm hưu trí, chi tiêu của Chính phủ có thể đạt được ở mức 0,33-2% GDP.2

Trợ cấp xã hội theo tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người thì không đủ để

hỗ trợ cho những người nghèo. 2

Chi phí ước tính của bảo hiểm toàn dân cho phúc lợi ở mức 25% thu nhập bình quân đầu người (theo tỷ lệ GDP)

1: Phòng bảo trợ Xã hội: Văn phòng lao động quốc tế. (2012). Bảo trợ xã hội cho người cao tuổi: Các chính sách và thống kê cơ bản, xiii. Geneva: ILO; Mercer. (2015). Chỉ số lương hưu toàn cầu Melbourne Mercer, 8. Melbourne: Trung tâm nghiên cứu tài chính Úc.

2: Wening Handayani, S. & Babajanian, B. (2012). Bảo trợ xã hội cho người cao tuổi: Trợ cấp xã hội ở Châu Á, 64, 74. Manila: ADB.3: Biểu tượng: đói bởi Luis Prado từ Dự án Noun.

3

Page 42: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn
Page 43: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn
Page 44: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn
Page 45: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

37

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữSức khỏe

Sức khoẻ của phụ nữ thường được gắn với sức khoẻ sinh sản. Khi mà sức khoẻ sinh sản của phụ nữ được coi là đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện các quyền cơ bản của họ, thì khái niệm sức khoẻ của phụ nữ cũng được mở rộng đến cả công bằng trong chi tiêu y tế và tiếp cận bình đẳng tới y tế và chăm sóc sức khoẻ. Để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ một cách hợp lý, sức khoẻ sinh sản và sức khỏe tình dục và quyền của phụ nữ trong vấn đề này cần phải trở thành trung tâm của bất kỳ kế hoạch nào của Chính phủ về chăm sóc sức khoẻ, bao gồm cả bao phủ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, sức khoẻ của phụ nữ sẽ không được giải quyết đầy đủ khi mà chưa quan tâm đến công bằng trong tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Các bằng chứng đã chỉ ra rằng ở đâu chi tiêu cho chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ thấp hơn hoặc phụ nữ không tiếp cận được chi tiêu cho y tế, phụ nữ ở đó có tỷ lệ tử vong cao hơn ở tất cả các khu vực trong xã hội và cũng tương tự như vậy với tỷ lệ tử vong mẹ. Dù thế nào đi chăng nữa, chỉ khi phụ nữ khoẻ mạnh thì gia đình và xã hội của họ mới được khỏe mạnh.

Page 46: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

38

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữSức khỏe

Rất ít dịch vụ y tế dành cho phụ nữ ở Afghanistan và Pakistan được cung cấp. Phụ nữ ở những quốc gia này thường bị các nam thành viên trong gia đình ngăn cản việc tiếp nhận chăm sóc y tế cơ bản từ các bác sỹ nam, trong khi đó, hầu như không có phụ nữ nào được đào tạo và có chứng chỉ là bác sĩ. Ngoài việc thiếu các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ nói chung, nam giới cũng thường bị gạt ra khỏi quá trình chuyển dạ và sinh nở. Đây là lý do mà Afghanistan vẫn là một trong 25 nước trên thế giới có tỷ lệ tử vong mẹ cao nhất và Pakistan vẫn nằm trong số 50 nước có tỷ lệ tử vong mẹ tệ nhất. Hơn nữa, con số về thiếu hụt nhân viên y tế toàn cầu cho thấy một cuộc khủng hoảng (thiếu hụt lên tới 7 triệu cán bộ y tế vào năm 2013), trong đó, khu vực châu Á là nơi có nhu cầu lớn nhất đối với nhân viên y tế.

Để giải quyết vấn đề thiếu hụt nhân lực y tế trong chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ ở Afghanistan, UNICEF đã hỗ trợ một chương trình đào tạo phụ nữ trở thành nữ hộ sinh, đặc biệt chú trọng đến các vùng nông thôn lạc hậu của đất nước. Chương trình đã giúp tăng đáng kể về số lượng các trung tâm y tế có sự tham gia của phụ nữ và gia tăng số ca đỡ đẻ có sự tham gia của nhân viên y tế có chuyên môn. Một chương trình tương tự ở Pakistan, Chương trình nữ nhân viên y tế do Chính phủ hỗ trợ. Kể từ khi bắt đầu vào năm 1994, chương trình đã đào tạo hơn 90.000 nhân viên y tế để phục vụ cho phụ nữ và trẻ em ở khu vực nông thôn. Đào tạo phụ nữ làm việc trong các không gian truyền thống chỉ dành cho phụ nữ, việc này đem lại những kết quả tích cực, trong đó có việc trao quyền cho phụ nữ, cải thiện sức khoẻ phụ nữ nói chung và chuyển giao kỹ năng thương mại cho phụ nữ nhằm nâng cao tính ổn định về kinh tế của hộ gia đình. Nghị sĩ ở các quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân lực y tế có thể áp dụng các chương trình tương tự như vậy trong bối cảnh của quốc gia mình để huy động và đào tạo phụ nữ nhằm phục vụ nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho phụ nữ khác.

1. Trao quyền và bình đẳng thông qua các dịch vụ y tế cho phụ nữ: Tập huấn cho phụ nữ làm cán bộ y tế ở Afghanistan và Pakistan

Nguồn:a. UNICEF. (2009). Đào tạo nữ hộ sinh để đối mặt với thiếu hụt nhân lực y tế: Afghanistan. http://www.unicef.org/sowc09/docs/SOWC09-CountryExample-Afghanistan.pdf.b. Tổ chức cứu trợ trẻ em. (2010). Phụ nữ trên mặt trận chăm sóc sức khỏe: Tuyên bố của các bà mẹ trên thế giới năm 2010, 11- 15.

Westport: Tổ chức cứu trợ trẻ em.

Page 47: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

39

- 97%

1Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữSức khỏeTrao quyền và bình đẳng thông qua các dịch vụ y tế cho phụ nữ

Các nước có tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ em cao là những nước bị thiếu hụt nhân lực y tế nhiều nhất.

4 trong số 5 quốc gia có nhu cầu cấp bách đối với nhân viên y tế nằm ở Châu Á.1

Chỉ 59% ca sinh nở ở Đông Nam Á có sự tham gia của nhân viên y tế có

chuyên môn.2

Đào tạo phụ nữ làm nhân viên y tế ở Thái Lan, Sri Lanka và Malaysia đóng

góp vào việc giảm 97% tỷ lệ tử vong mẹ ở mỗi quốc gia trong vòng

65 năm qua.1

1: Tổ chức cứu trợ trẻ em. (2010). Phụ nữ trên mặt trận chăm sóc sức khỏe: Tuyên bố của các bà mẹ trên thế giới năm 2010, 11- 15. Westport: Tổ chức cứu trợ trẻ em.

2: Dữ liệu bao phủ dịch vụ y tế theo khu vực của WHO. Kho dữ liệu quan sát y tế toàn cầu (WHO). http://apps.who.int/gho/data/view.main.1610.3: Biểu tượng: Mẹ giữ bé của Gan Khoon Lay từ Dự án Noun, màu sắc thay đổi từ đen sang đỏ/hồng.

3

Page 48: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

40

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữSức khỏe

Một nghiên cứu gần đây ở Thái Lan cho thấy nỗ lực của Thái Lan trong việc thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân (UHC) đã có những ảnh hưởng đặc biệt đến sức khoẻ bà mẹ, trẻ em và tạo kết quả đầu ra tích cực về sức khoẻ của phụ nữ. Thái Lan đạt được UHC vào năm 2002 và đã có thể cung cấp dịch vụ công bằng cho người nghèo thông qua chương trình UHC. Tiếp cận người nghèo thông qua UHC đã có tác dụng cải thiện mạnh mẽ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em. Từ năm 1995, tỷ lệ tử vong mẹ ở Thái Lan đã giảm xuống còn một nửa và hầu hết các trẻ sinh ra đều có sự tham gia của nhân viên y tế. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ở Thái Lan bằng một phần tư mức của toàn cầu. Đến năm 2006, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc trước sinh, khi sinh nở và kế hoạch hoá gia đình đã không còn nữa.

Ưu tiên UHC và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản có ảnh hưởng tích cực đến kết quả đầu ra về sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em. Kinh nghiệm của Thái Lan không phải là duy nhất - Mexico, Niger và Nam Phi cũng đã có những kết quả tương tự. Thành tựu đặc biệt của Thái Lan trong việc cải thiện kết quả đầu ra về sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em có thể là do thiết kế của chương trình UHC trong việc giải quyết 5 yếu tố sau: (1) gói dịch vụ thiết yếu, (2) tiếp cận dịch vụ, (3) rào cản tài chính, (4) rào cản xã hội và (5) chỉ số hoạt động. Trong quá trình thực hiện UHC và ưu tiên các kết quả đầu ra về sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em theo chiều dọc, Thái Lan cũng đạt được sự tăng cường hệ thống y tế theo chiều ngang, giống như cách mà Nhật Bản đã loại trừ bệnh lao thông qua việc thiết lập chương trình UHC. Nghị sĩ các nước có thể xem xét cách thức ưu tiên cho kết quả đầu ra về sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em theo chiều dọc, đạt được thành tựu thông qua việc thực hiện UHC và lồng ghép tăng cường hệ thống y tế hơn nữa theo chiều ngang nhằm nâng cao và củng cố tác động trong việc cải thiện sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em.

2. Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân: Bảo hiểm y tế toàn dân và công bằng trong chăm sóc sức khỏe ở Thái Lan

Nguồn:a. Limwattananon, S., Tangcharoensathienb, V. & Prakongsaib, P. (2010). Công bằng trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em ở

Thái Lan. Bản tin WHO 88, 420–427.b. WHO. (2013). Thảo luận về bao phủ chăm sóc sức khỏe. Geneva: WHO.c. Quick, J., Jay, J. & Langer, A. (2014). Nâng cao sức khỏe phụ nữ thông qua UHC. PLOS Medicine 11:1.

Page 49: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

41

2

5

4

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữSức khỏeBao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân

Số bà mẹ tử vong năm 2015 là khoảng 303.000 người1.

60% chi tiêu cho y tế của mỗi cá nhân ở Đông Nam Á là từ tiền túi

của người bệnh.2

Chi tiêu từ tiền túi cho chăm sóc sức khoẻ

gây ra tới 10% đói nghèo ở Nam Á và Đông Nam Á.3

1: WHO, UNICEF, UNFPA, Nhóm Ngân hàng thế giới và Quỹ dân số Liên hợp quốc. (2015). Xu hướng trong tỷ lệ tử vong mẹ: từ 1990 - 2015. Geneva: WHO.

2: Chatterjee, A. (2015). Bao phủ chăm sóc sức khỏe: Quá quan trọng đối với châu Á để trì hoãn. Blog phát triển châu Á. http://blogs.adb.org/blog/universal-health-coverage-too-important-asia- postpone.

3: Ly, C. & Yarrow, K. (2014). Hợp tác để chấm dứt đói nghèo ở châu Á thông qua Chương trình bao phủ chăm sóc sức khỏe. Wash-ington: USAID.

4: Biểu tượng: Không có tiền bằng cách thiết kế kết hợp từ Dự án Noun, màu sắc thay đổi từ màu đen sang màu đỏ.5: Biểu tượng: Người ăn xin bởi DW từ Dự án Nount, màu sắc thay đổi từ màu đen sang màu đỏ.

Page 50: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

42

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữSức khỏe

Sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) và kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) là việc nhằm cải thiện sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, việc này giúp giảm tử vong mẹ và trẻ sơ sinh, giảm phá thai không an toàn, giảm lây nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nhu cầu tránh thai không được đáp ứng là vấn đề cấp bách nhất ở châu Phi và châu Á. Gần một nửa nhu cầu về tránh thai không được đáp ứng trên thế giới đã xảy ra ở phụ nữ châu Á. Ở châu Phi, có đến 60% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ cho biết rằng nhu cầu tránh thai không được đáp ứng. Tại Rwanda, tỷ lệ sử dụng BPTT trong số phụ nữ đã lập gia đình trong độ tuổi sinh đẻ giảm xuống đến mức thấp nhất sau nạn diệt chủng năm 1994, giảm từ hơn 12% năm 1992 xuống còn hơn 4% vào năm 2000. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 10 năm, tỷ lệ sử dụng BPTT đã tăng gấp 10 lần, lên đến 45%. Đến năm 2015, tỷ lệ sử dụng BPTT đạt hơn 53%.

Rwanda đạt được những kết quả đáng kinh ngạc này nhờ có một cam kết mạnh mẽ của Chính phủ trong việc ưu tiên KHHGĐ, sử dụng BPTT và thực hiện UHC. Việc cam kết ưu tiên KHHGĐ và sử dụng BPTT đã được thực hiện thông qua việc đưa KHHGĐ thành một vấn đề xuyên suốt trong việc hoạch định chính sách, gắn liền với vấn đề giới và trao quyền cho phụ nữ, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục và tạo điều kiện phát triển nông thôn. Chính phủ đã chỉ thị cho chính quyền địa phương liên tục trao đổi về KHHGĐ và tiếp cận với các BPTT trong các cuộc họp cộng đồng thường xuyên được tổ chức hàng tháng vào các ngày làm việc của cộng đồng (umuganda). Cam kết của Chính phủ đối với việc thực hiện UHC cũng tạo điều kiện cho việc tiếp cận với các BPTT. Phân cấp của hệ thống y tế Rwanda đã thiết lập các trung tâm và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ có thể tiếp cận tới tất cả người dân Rwandan và hệ thống chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm y tế quốc gia, bảo hiểm y tế dựa vào cộng đồng chỉ có giá dưới 5 đô la/năm (hoặc thấp hơn đối với người nghèo). Thông qua các trung tâm y tế cộng đồng và phổ cập bảo hiểm y tế, các biện pháp tiêm thuốc tránh thai được tiếp cận tới tất cả phụ nữ và đã trở thành phương pháp ngừa thai chủ yếu ở Rwanda. Các Nghị sĩ châu Á có thể áp dụng cam kết của Rwanda trong việc đưa KHHGĐ thành một vấn đề xuyên suốt trong việc hoạch định chính sách, phát triển và kết hợp KHHGĐ vào một nỗ lực lớn hơn để thực hiện UHC cho quốc gia mình.

3. Hồ sơ đặc biệt: Kế hoạch hóa gia đình và Sức khoẻ của phụ nữ ở Rwanda

Nguồn:a. Viện thống kê quốc gia Rwanda. (2016). Điều tra nhân khẩu học và y tế Rwanda, 2014-2015: Báo cáo bản cuối, 83. Kigali: NISR.b. Singh, S. & Darroch, J. (2012). Bổ sung thêm: Chi phí và Lợi ích của dịch vụ tránh thai, ước tính cho năm 2012. New York: Viện

Guttmacher.c. UN, Phòng Kinh tế - Xã hội. (2015). Mô hình tránh thai trên thế giới 2015. New York: UN.d. WHO. (2015). KHHGĐ/BPTT. Tờ tin N°351. Geneva: WHO.e. Belholav, K. & Norman, L. (2013). Nhu cầu không được đáp ứng và nhu cầu không nhỏ về gia đình nhỏ ở Rwanda. Tóm lược

nghiên cứu PRB Washington: Cục tham khảo về dân số.

Page 51: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

43

3

44,5%

ở châu Á

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữSức khỏeHồ sơ đặc biệt: Kế hoạch hóa gia đình và Sức khoẻ của phụ nữ ở Rwanda

Ít nhất 225 triệu phụ nữ trên thế giới cho biết không được

đáp ứng nhu cầu về KHHGĐ. Hơn 100 triệu trong số họ

ở châu Á.1 & 2

Hằng năm, chỉ mất 25 đô la cho mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ để được

cung cấp gói dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản và sức khỏe tình dục.1

Bằng cách giải quyết nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng và cung

cấp chăm sóc đầy đủ cho bà mẹ và trẻ sơ sinh có thể ngăn ngừa được gần

200.000 ca tử vong mẹ và trên 2 triệu ca tử vong trẻ sơ sinh

hằng năm.1

3

1: Viện Guttmacher & UNFPA. (2014). Bổ sung thêm: Đầu tư vào sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản - Bản tin. New York: UNFPA.

2: UN, Phòng Kinh tế - Xã hội. (2015). Mô hình tránh thai trên thế giới 2015. New York: UN.3: Biểu tượng: Viên thuốc bởi Luis Prado từ Dự án Noun, màu sắc chuyển từ đen sang đỏ.

Page 52: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

44

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữSức khỏe

Phá thai là bất hợp pháp trong mọi hoàn cảnh ở Nepal xuất hiện kể từ những năm 1850. Vào giữa những năm 1990, nghiên cứu bắt đầu cho thấy những hậu quả khốc liệt của những quy định cấm phá thai hà khắc ở Nepal đã tác động đến quyền và sức khoẻ của phụ nữ. Do phá thai là bất hợp pháp ở Nepal nên hơn 50% số ca tử vong mẹ là do phá thai không an toàn. Hơn nữa, nhiều phụ nữ bị bỏ tù vì phá thai kể cả trường hợp bị hãm hiếp, loạn luân hoặc khi mang thai đe dọa cuộc sống của người mẹ. Ngay cả trong những trường hợp cực đoan này, phụ nữ phá thai cũng bị buộc tội giết người.

Năm 2002, Nepal hợp pháp hoá việc phá thai theo những điều kiện nhất định. Thứ nhất, phá thai sẽ không bị cấm từ đầu thai kỳ đến tuần thứ 12. Khi thai kỳ ở tuần thứ 18, có thể đình chỉ thai trong trường hợp bị hãm hiếp hoặc loạn luân. Những trường hợp mang thai có nguy cơ về sức khoẻ thể chất hoặc tinh thần cho người mẹ hoặc khi thai nhi có dấu hiệu bất thường hoặc bị suy nhược, phá thai có thể được thực hiện ở bất kỳ tuổi thai nào. Sau những thay đổi pháp lý này có hiệu lực, Bộ Y tế đã phổ biến các quy định và hướng dẫn cung cấp dịch vụ phá thai an toàn và có thể tiếp cận tới tất cả phụ nữ theo quy định của pháp luật. Các quy định cũng yêu cầu một chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng để làm cho người dân nắm bắt được những thay đổi pháp lý quan trọng này. Một nhóm công tác bao gồm các bên liên quan của Chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự đưa ra các khuyến nghị chi tiết hơn dựa trên một nghiên cứu so sánh liên quan đến việc thực hiện luật về nới lỏng quy định phá thai ở các quốc gia khác nhau để hợp lý hóa kinh nghiệm của Nepal theo luật mới. Chính phủ cũng đã phát triển và hỗ trợ các dịch vụ đào tạo và kiểm định chất lượng cho các nhà cung cấp dịch vụ phá thai và các bác sĩ y khoa. Việc hợp pháp hoá phá thai được xem là đóng vai trò chính trong việc cắt giảm một nửa tỷ lệ tử vong mẹ ở Nepal kể từ năm 2000. Nghị sĩ ở các quốc gia có thể áp dụng kinh nghiệm của Nepal thông qua việc mở rộng quyền phá thai như là một phần của chương trình nghị sự về quyền của phụ nữ và chương trình nghị sự về sức khoẻ cộng đồng, đảm bảo hỗ trợ chính trị từ trên xuống và đào tạo kỹ năng từ dưới lên, đồng thời nâng cao nhận thức để đảm bảo các thủ tục trở nên an toàn và có thể tiếp cận được tới tất cả mọi người.

4. Dịch vụ phá thai an toàn và có thể tiếp cận: Phá thai hợp pháp, nâng cao nhận thức và đào tạo nhân viên y tế ở Nepal

Nguồn:a. UNICEF. (2015). Tử vong mẹ, Tiếp cận vào dữ liệu: MMR_Matdeaths_LTR trend estimates 1990-2015. http://data.unicef.org/

topic/maternal-health/maternal-mortality/.b. Viện Guttmacher. (2012). Cung cấp các dịch vụ phá thai bằng thực hiện việc cải cách pháp luật: Khuôn khổ và sáu nghiên cứu

điển hình 27-31. New York: Viện Guttmacher.

Page 53: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

45

4

680 triệu

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữSức khỏeDịch vụ phá thai an toàn và dễ tiếp cận

Khoảng 22 triệu ca phá thai không an toàn diễn ra trên

toàn thế giới mỗi năm, hầu hết đều xảy ra ở các nước

kém phát triển.1

Chi phí chăm sóc sức khoẻ hàng năm để điều trị các biến chứng của phá thai

không an toàn ước tính lên tới 680 triệu đô la Mỹ. 1

Luật quy định nghiêm về cấm phá thai không liên quan đến việc giảm đáng kể

tỷ lệ nạo phá thai.2

1: Tổ chức y tế thế giới. (2016). Phòng ngừa phá thai không an toàn – Tờ tin. http://www.who.int/mediacentre/factsheets/fs388/en/.2: Viện Guttmacher. (2016). Phá thai trên toàn thế giới – Tờ tin https://www.guttmacher.org/sites/default/files/factsheet/fb_iaw.pdf.

Page 54: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

46

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữSức khỏe

Trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái thông qua việc nâng cao nhận thức của đối tượng này về Quyền đối với sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản (SRHR) không phải lúc nào cũng được chấp nhận trong các xã hội bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi niềm tin tôn giáo bảo thủ. Tuy nhiên, ở Indo-nesia và khu vực có đa số là người Hồi giáo ở Philippines, các dự án được thiết kế và thực hiện để thiết lập kênh đối thoại giữa Chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự và các nhà lãnh đạo tôn giáo nhằm thiết lập sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo tôn giáo trong việc thúc đẩy SRHR và việc sử dụng BPTT trong khuôn khổ tôn giáo có thể chấp nhận được. Để có được sự ủng hộ của tôn giáo trong các sáng kiến quan trọng về SRHR trong các khu vực đa số dân Hồi giáo này, khung sẵn có về thực hiện và phổ biến các chuẩn mực về hành vi trong bối cảnh tôn giáo (thông qua hội đồng án lệnh và hội đồng các nhà hiền triết) được sử dụng như một kênh truyền thông tích cực đến cộng đồng. Trong quá trình thực hiện chương trình này, các cán bộ dự án đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo tôn giáo để thảo luận về các bằng chứng và các kết quả đầu ra về sức khoẻ có thể đo lường được liên quan đến sử dụng BPTT và SRHR, cho phép các nhà lãnh đạo tôn giáo kết nối các kết quả đầu ra của sức khoẻ dựa trên bằng chứng với các nguyên tắc tôn giáo đã được thiết lập, hơn là đưa ra cùng một thông tin bị từ chối vì theo phương Tây, khuôn khổ hoàn toàn dựa trên quyền.

Thông qua các can thiệp này, Indonesia đã có thể thực hiện chương trình để cung cấp các BPTT cụ thể phù hợp với các quy định đã được thống nhất của tôn giáo. Philippines có thể nhận thấy sự gia tăng có thể đo lường được trong việc sử dụng các BPTT trong số người Hồi giáo. Các cán bộ chương trình cũng đã được tạo điều kiện tham gia một số chuyến tham quan học tập tới các quốc gia Hồi giáo khác để giúp các nhà lãnh đạo tôn giáo hiểu rõ hơn về SRHR trong bối cảnh đức tin Hồi giáo. Các cách tiếp cận tương tự có thể được các Nghị sĩ áp dụng như là một phần của chương trình SRHR và chăm sóc sức khoẻ phụ nữ của Chính phủ, gắn kết trực tiếp với các nhà lãnh đạo tôn giáo và sử dụng khuôn khổ hiện có trong các nhiệm vụ tôn giáo để thúc đẩy việc bảo vệ phụ nữ và các đầu ra kết quả về sức khoẻ và phát triển khác.

5. SRHR trong các cộng đồng bảo thủ: Đối thoại giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo, xã hội dân sự và Chính phủ ở Indonesia và Philippines

Nguồn:a. UNFPA. (2005). Chương trình Văn hóa: Chiến lược và thách thức về sức khỏe sinh sản ở Đông Á và Đông Nam Á.. New York: UNFPA.b. Sciortino, R. (1998). Thách thức về vấn đề giới trong các chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản: Ví dụ từ Indonesia, Các vấn đề

về CSSKSS 6:11, 33-44.c. Shiffman, J. (2004). Quản lý chính trị trong Chương trình kế hoạch hóa gia đình ở Indonesia. Quan điểm về KHHGĐ quốc tế 30:1,

27-33.

Page 55: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

47

5

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữSức khỏeSức khỏe tình dục, sinh sản và quyền trong các cộng đồng bảo thủ

Các nhà lãnh đạo tôn giáo trên toàn thế giới đã khẳng định rằng sức khoẻ sinh sản và

sức khỏe tình dục là một phần của quyền con người.1

Các nhà lãnh đạo tôn giáo và các chính phủ bảo thủ đã ban hành lệnh để hỗ trợ

kế hoạch hoá gia đình và được đăng ở các phòng khám sức khoẻ cộng đồng và thực hiện bởi các cơ quan chức năng

địa phương ở nông thôn.3

1: UNAIDS & UNFPA. (2014). Kêu gọi hành động: Đức tin về sức khoẻ tình dục, sức khoẻ sinh sản và quyền sinh sản, Chương trình phát triển năm 2015. New York: UNFPA.

2: Biểu tượng: Gia đình lớn bởi Marie Van den Broeck từ Dự án Noun, màu sắc thay đổi từ đen sang đỏ.3: Roudi-Fahimi, F. (2004). Hồi giáo và KHHGĐ, 3, 5-6. Washington: Văn phòng tham khảo dân số.

Tránh những nguy cơ về sức khoẻ do sinh con sớm và thường xuyên thông qua việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình là

mục tiêu phù hợp với các yêu cầu của tôn giáo, kể cả tôn giáo

bảo thủ nhất.1

2

Page 56: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn
Page 57: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

49

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữSự tham gia

Phụ nữ tham gia vào đời sống kinh tế, xã hội và chính trị là chìa khóa để thực hiện rất nhiều quyền khác. Khi phụ nữ được tham gia việc ra quyết định trong gia đình, nơi làm việc, đất nước thì tất cả đều có lợi. Hơn nữa, khi sự tham gia vào kinh tế của phụ nữ gia tăng thì bằng chứng cho thấy họ không thay thế nam giới ở nơi làm việc, nhưng lại mở rộng quy mô của nền kinh tế và đem lại lợi ích cho toàn xã hội. Tuy nhiên, nếu chỉ đơn giản cung cấp cho phụ nữ cơ hội để tiếp cận và tham gia vào các lĩnh vực này là không đủ - bởi phụ nữ thường mất đi cơ hội để có được một nền giáo dục và kinh nghiệm như nam giới, do vậy, đào tạo về kỹ năng cho phụ nữ cần phải là một phần quan trọng trong bất kỳ chương trình can thiệp nào. Khi những cải cách pháp luật và can thiệp chính sách mở đối với phụ nữ trong việc tham gia đời sống kinh tế và chính trị được thiết kế kỹ lưỡng, toàn xã hội sẽ được hưởng lợi từ sự tham gia ngày càng tăng của phụ nữ.

Page 58: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

50

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữSự tham gia

Quấy rối ở nơi làm việc có thể ngăn cản phụ nữ tham gia một cách đầy đủ vào xã hội cũng như trong nền kinh tế. Hệ thống pháp luật ở nhiều quốc gia chưa được xây dựng để bồi thường cho phụ nữ một cách thỏa đáng để khắc phục những rủi ro và nguy hại mà họ phải đối mặt do bị quấy rối. Mặc dù có tới 125 quốc gia có luật bảo vệ phụ nữ khỏi quấy rối tình dục, nhưng việc thực thi các luật này còn hạn chế, đặc biệt là ở khu vực tư nhân. Những nơi mà phụ nữ có thể đưa ra những vụ kiện chống lại kẻ quấy rối của mình, họ thường giành được những yêu cầu bồi thường hơn khi các nữ thẩm phán được giao xử vụ việc của mình. Tuy nhiên, trong ngành tư pháp trên một nửa thế giới, phụ nữ lại ít hơn nam giới.

Nhận thức được giá trị kinh tế và xã hội của việc có phụ nữ tại nơi làm việc, Công ty công nghệ HCL của Ấn Độ đã có một lập trường mạnh mẽ để chống lại quấy rối tại nơi làm việc để đảm bảo rằng phụ nữ được an toàn và làm việc năng suất tại công sở. Chính sách của Công ty HCL đưa ra hướng dẫn rõ ràng về định nghĩa quấy rối, hướng dẫn cách báo cáo tình trạng bị quấy rối và cũng cho phép trừng phạt nghiêm khắc đối với người quản lý hoặc giám sát nếu biết về quấy rối mà không ngặn chặn được, ngay cả khi họ không phải là người phạm tội. Công ty cũng duy trì một chính sách riêng để bảo vệ, chống lại hành động trả đũa đối với những người tố cáo với nhân viên cấp trên về quấy rối, cho phép người tố cáo được giấu tên. Khi mà công ty tư nhân có các chính sách chống lại quấy rối, sẽ đem lại lợi ích cho hoạt động kinh doanh, đây là ví dụ về cách tiếp cận toàn diện đối với quấy rối tình dục có thể được các Nghị sĩ nghiên cứu áp dụng thành các tiêu chuẩn pháp lý thực tế cho cả khu vực công và tư ở các quốc gia.

1. Phụ nữ ở nơi làm việc: Lãnh đạo khu vực tư nhân trong cuộc chiến chống quấy rối ở Ấn Độ

Nguồn:a. Viện toàn cầu McKinsey. (2015). Sức mạnh của sự ngang bằng: Làm thế nào để nâng cao sự bình đẳng của phụ nữ để có thể tăng

thêm 12 nghìn tỉ đô la Mỹ cho tăng trưởng toàn cầu, 45. New York: MGI.b. HCL Technologies. Quy tắc Đạo đức và Hành vi Kinh doanh: Chính sách cho người tố cáo, http://www.hcltech.com/about-us/

corporate-governance/governance-policies.c. Phòng kinh tế và xã hội của Liên hiệp quốc. (2015). Phụ nữ Thế giới 2015: Xu hướng và Thống kê. Newyork: 110/5000 UN DESA.

Page 59: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

51

1Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữSự tham giaPhụ nữ ở Nơi làm việc

Các quốc gia châu Á không có chính sách pháp luật đầy đủ để bảo vệ, chống lại quấy rối

đối với phụ nữ ở nơi làm việc.1

Quấy rối tình dục dẫn đến năng suất lao động thấp và vắng mặt ở nơi làm việc.2

Gần hai phần ba phụ nữ Châu Á từng bị quấy rối tình

dục ở nơi làm việc.2

1: Ngân hàng thế giới. (2015). Phát hiện chính: Phụ nữ, Công việc và Pháp luật: Đạt được bình đẳng, 23. Washington: Ngân hàng thế giới.

2: Tổ chức lao động quốc tế (2007). Quấy rối tình dục tại nơi làm việc: Tờ tin http://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---ed_norm/--- declaration/documents/publication/wcms_decl_fs_96_en.pdf.

3: Biểu tượng: Tát tay bởi Luis Prado từ Dự án Noun.

3

Page 60: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

52

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữSự tham gia

Các nhóm ở bên lề trong bất kỳ xã hội nào cũng là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong sự biến đổi về khí hậu. Phụ nữ phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho sinh kế và trách nhiệm gia đình, điều này làm cho họ phải trải qua những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sâu sắc hơn nam giới trong nhiều trường hợp. Phụ nữ ít có khả năng tiếp cận tín dụng để mua cây trồng chịu hạn hoặc có các thiết bị có kết cấu để bảo vệ cây trồng khỏi những tác động của thời tiết khắc nghiệt. Phụ nữ cũng có nhiều khả năng bị giao hoặc được phân bổ đất đai cận biên có nguy cơ bị ngập lụt và chịu những tác động khác của biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, việc phân bổ tài chính về biến đổi khí hậu phù hợp với quan điểm và nhu cầu của phụ nữ có thể tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời sẽ nâng cao năng lực và sức khoẻ cho phụ nữ.

Chính phủ Bangladesh đã ưu tiên lồng ghép giới vào chính sách về biến đổi khí hậu, hoàn thiện Khung tài chính cho khí hậu vào năm 2014. Thực hiện như vậy nhằm thông qua việc xây dựng cách tiếp cận biến đổi khí hậu theo các chính sách về nghèo đói và giới để đưa ra sự liên kết các bộ phận một cách chặt chẽ trong các khu vực này và tác động đáng kể của nghèo đói và biến đổi khí hậu đến phụ nữ. Nepal và Campuchia đã đặc biệt lồng ghép vấn đề giới vào các chính sách về biến đổi khí hậu để đảm bảo rằng các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu mang tính tiêu biểu và bảo vệ đối với tất cả các thành viên trong xã hội. Tiếng nói của phụ nữ cần được thể hiện trong quá trình ra quyết định về khí hậu ở tất cả các cấp; các nhóm và mạng lưới của phụ nữ có thể vận động nhân danh phụ nữ cũng cần đuợc tăng cường để hỗ trợ cho những nỗ lực của họ. Những chính sách này cũng có thể là ví dụ để Nghị sĩ của các nước tìm ra cách lồng ghép vấn đề giới phù hợp trong việc ứng phó biến đổi khí hậu.

2. Sự tham gia của phụ nữ trong chính sách về biến đổi khí hậu: Chiến lược và Kế hoạch hành động về biến đổi khí hậu ở Bangladesh, 2009

Nguồn:a. Chương trình phát triển LHQ. (2014). Phân tích lồng ghép Giới và Nghèo đói trong Chi tiêu công về khí hậu và Đánh giá Thể chế:

Ghi chú Phương pháp (Dự thảo). New York: UNDP.b. UN Women Watch. (2009). Nhu cầu về phản ứng nhạy cảm giới với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu: Phụ nữ, Nông nghiệp

và An ninh lương thực trong bối cảnh Biến đổi khí hậu. Thông tin chung: Phụ nữ, Bình đẳng giới và Biến đổi khí hậu. http://womenwatch.unwomen.org/.

Page 61: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

53

2

TƯ NHÂN

CÔNG

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữSự tham giaSự tham gia của phụ nữ trong chính sách về biến đổi khí hậu

Chi phí cho biến đổi khí hậu giai đoạn 2010-2050 ước tính

khoảng 22 tỷ đô la Mỹ ở Đông Á và Thái Bình Dương,

và 14 tỷ đô la ở Nam Á.1

Ở các nước phát triển, tài chính của khu vực tư nhân cho các hoạt động liên quan đến biến đổi khí hậu cao

hơn gấp 3 lần ở khu vực công.1 & 2

Phụ nữ làm nông nghiệp đã tạo ra từ 45-80% tổng sản phẩm lương thực ở các nước

đang phát triển.3

1: Habtezion, S. (2013). Tài chính về Giới và Khí hậu: Tóm tắt chính sách, 2. New York: UNDP.2: Chương trình phát triển Liên hợp quốc. (2011). Đảm bảo bình đẳng giới trong tài chính về biến đổi khí hậu, 37. New York: UNDP.3: UN WomenWatch. (2009). Nhu cầu về phản ứng nhạy cảm giới với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu: Phụ nữ, Nông nghiệp

và An ninh lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Thông tin chung: Phụ nữ, Bình đẳng giới và Biến đổi khí hậu. http://womenwatch.unwomen.org/.

Page 62: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

54

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữSự tham gia

Phụ nữ phải đối mặt với nhiều rào cản trong việc tham gia vào lĩnh vực chính trị, thể hiện thông qua việc thực hiện quyền bỏ phiếu, huy động nguồn lực để vận hành văn phòng và có được nền giáo dục và kinh nghiệm cần thiết để thành công tại văn phòng khu vực công. Tuy nhiên, khi phụ nữ tham gia tích cực trong lĩnh vực chính trị thì chi cho giáo dục tăng, vấn đề chăm sóc trẻ em được giải quyết, được tiếp cận với nước sạch và giảm tham nhũng. Vì sự tham gia của phụ nữ không nhất thiết hoặc phải tăng lên khi sự tham gia về kinh tế của họ được cải thiện, do đó cần phải có những nỗ lực chung để tăng cường sự tham gia vào chính trị của phụ nữ, đặc biệt ở Châu Á, nơi sự tham gia vào chính trị của phụ nữ thấp hơn mức trung bình toàn cầu.

Để tăng cường sự tham gia chính trị của phụ nữ ở Indonesia, Quỹ châu Á (TAF) đã hỗ trợ một Chương trình đa diện để nâng cao hoạt động hoạch định chính sách thông qua việc hỗ trợ sự tham gia của phụ nữ vào chính trị. Nhằm đạt được các mục tiêu, trước tiên, Chương trình hỗ trợ các hoạt động lồng ghép giới trong việc lập ngân sách của Chính phủ và thậm chí ở hầu hết các cấp địa phương, đào tạo xã hội dân sự và chính quyền địa phương trong việc lập ngân sách có tính đến nhạy cảm giới. Một khía cạnh khác của chương trình là làm tăng cường nhận thức của phụ nữ về các quyền của họ và thúc đẩy sự tham gia thực hiện quyền công dân của họ ở cấp cơ sở. Chương trình cũng hỗ trợ các nữ đại biểu dân cử mới được bầu trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình và hình thành các mạng lưới chuyên nghiệp cho phụ nữ tại các cơ quan dân cử. Lưu ý rằng sự tham gia vào chính trị của phụ nữ cũng giúp cải thiện chính sách và là điều tích cực cho toàn xã hội, Nghị sĩ của các nước có thể áp dụng các khía cạnh của chương trình này trong việc hướng tới các kênh mục tiêu như việc lập ngân sách của Chính phủ, nâng cao nhận thức, đào tạo chuyên môn và hình thành mạng lưới cho phụ nữ tại nơi làm việc để giúp gia tăng sự tham gia của phụ nữ trong chính trị.

3. Sự tham gia của phụ nữ vào chính trị: Trao quyền cho phụ nữ trong chính trị và sự tham gia của công dân ở Indonesia

Nguồn:a. Quỹ Châu Á (2011). Chương trình Trao quyền cho Phụ nữ: Sự tham gia về Chính trị. San Francisco: Quỹ Châu Á b. Satriyo, H. (2010). Đẩy mạnh ranh giới: Phụ nữ trong các cuộc bầu cử trực tiếp ở địa phương và chính quyền địa phương. Các vấn

đề về Dân chủ hóa ở Inđônêxia: Các cuộc bầu cử, thể chế và xã hội, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á. Singapore: Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.

Page 63: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

55

3

1995 2015

41,1 27,7 24,3 23,1 19,2 18,4 13,5

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữSự tham giaSự tham gia của Phụ nữ vào Chính trị

Tỷ lệ phụ nữ trong Nghị viện đã tăng gần gấp đôi trong 20 năm qua, nhưng cũng chỉ

chiếm 22% số Nghị sỹ hiện nay.1

Đến tháng 01/2015, có

17% bộ trưởng là nữ.1

Tỷ lệ phần trăm phụ nữ trong Nghị viện theo khu vực (2016) 2

1: UN Women. Sự kiện và con số: Lãnh đạo và sự tham gia chính trị. http://www.unwomen.org/en/what-we-do/leader-ship-and-political-participation/facts-and-figures.

2: Liên minh nghị viện & UN Women. (2016). Phụ nữ trong Chính trị: 2016. Geneva: IPU

Các nước Bắc Âu

Châu MỹCác quốc gia Ả Rập Châu Phi

cận Sahara

Châu Âu Châu ÁThái Bình

Dương

Page 64: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

56

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữSự tham gia

Nhật Bản là quốc gia có khoảng cách về giới lớn nhất trong việc tham gia kinh tế ở các nền kinh tế tiên tiến. Khi xã hội Nhật Bản già hóa nhanh, cái giá của việc không đưa phụ nữ vào nơi làm việc sẽ ảnh hưởng đến toàn quốc gia và có khả năng gây tổn hại đáng kể cho nền kinh tế Nhật Bản. Sự tham gia của phụ nữ vào nền kinh tế Nhật Bản thấp kỷ lục do các chuẩn mực văn hóa mạnh mẽ và sự phân biệt đối xử trong các luật về thuế và lao động cũng như sự thiếu hụt nghiêm trọng về dịch vụ chăm sóc ban ngày. Từ những thách thức này, phụ nữ Nhật Bản đã bỏ việc với tỷ lệ cao hơn so với các nền kinh tế tiên tiến khác và có xu hướng không trở lại làm việc sau khi sinh con, đồng thời tiền lương của phụ nữ chỉ gần bằng một nửa tiền lương của nam giới. Hơn 100 quốc gia có sự tham gia của phụ nữ tốt hơn trong các vị trí hàng đầu ở khu vực công và tư nhân so với Nhật Bản.

Để đối phó với tình trạng thiếu sự tham gia của phụ nữ vào kinh tế tại Nhật Bản, Thủ tướng Abe đã kêu gọi “học thuyết kinh tế phụ nữ” hay tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào lực lượng lao động để giải quyết các nhu cầu thiết yếu trong nền kinh tế Nhật Bản. Về vấn đề này, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng về sự tham gia của phụ nữ tại nơi làm việc và trong chính quyền, đồng thời yêu cầu các công ty công bố tỷ lệ phần trăm phụ nữ giữ chức vụ điều hành cũng như các yêu cầu công bố về tài chính khác. Hơn nữa, cải cách pháp luật bao gồm cả việc hỗ trợ chăm sóc trẻ em, loại bỏ sự phân biệt về quyền lợi an sinh xã hội và cải thiện chính sách nhập cư, cũng thúc đẩy cho nền kinh tế có sự tham gia của phụ nữ ở Nhật Bản. Nền kinh tế có sự tham gia của phụ nữ đã có được động lực đáng kể thông qua gói cải cách dựa trên nghiên cứu và dữ liệu thực nghiệm. Ở các nước nơi mà việc ưu tiên cho sự tham gia của phụ nữ không được quan tâm, các Nghị sỹ có thể tham khảo áp dụng kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc thực hiện cải cách rộng rãi, liên ngành thông qua “học thuyết kinh tế phụ nữ”, đặc biệt bằng cách kết nối quyền của phụ nữ với thành công chung của nền kinh tế.

4. Sự tham gia của phụ nữ vào kinh tế: Cải cách lao động để tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào kinh tế ở Nhật Bản

Nguồn:a. Chanlett-Avery, E. & Nelson, R.M. (2014). “Học thuyết kinh tế phụ nữ” ở Nhật Bản: Tóm lược. Washington: Dịch vụ Nghiên cứu

Quốc hội.b. Kinoshita, Y. & Guo, F. (2015). Điều gì có thể thúc đẩy sự tham gia của lực lượng lao động nữ ở châu Á? Tài liệu IMF15/56. Tokyo:

IMF.c. Matsui, K., et al. (2014). Học thuyết kinh tế phụ nữ 4.0: Đến lúc lời nói đi đôi với hành động. Nhật Bản: Chiến dịch Portfolio.

Tokyo: Goldman Sachs.

Page 65: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

57

4

Công việc không được trả lương được thực

hiện bởi phụ nữ trên toàn thế giới

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữSự tham giaSự tham gia của Phụ nữ vào Kinh tế

75% công việc không được trả lương trên thế giới là

do phụ nữ đảm nhiệm. Điều đó tương đương với ít nhất

13% GDP toàn cầu.1

Việc thu hẹp khoảng cách về giới có thể đem lại thêm 12 - 28 nghìn tỷ đô-la Mỹ cho GDP hàng năm của toàn cầu vào năm 2025.1

25% các vị trí lãnh đạo cấp cao trong các công ty có chỉ số cổ phiếu

500 của Standard & Poor được nắm giữ bởi phụ nữ.

Chỉ 4,6% trong số các công ty này có nữ giám đốc điều hành.1

1: Viện toàn cầu McKinsey. (2015). Sức mạnh của sự ngang bằng: Làm thế nào để nâng cao sự bình đẳng của phụ nữ để có thể tăng thêm 12 nghìn tỉ đô la Mỹ cho tăng trưởng toàn cầu New York: MGI.

2: Biểu tượng: Nữ giám đốc điều hành bởi RROOK từ Dự án Noun, màu sắc thay đổi từ đen sang đỏ.

2

Page 66: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

58

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữSự tham gia

Thiên tai và các cuộc khủng hoảng nhân đạo khác có thể tạo ra một bối cảnh mà phụ nữ dễ bị lạm dụng và bóc lột hơn. Tuy nhiên, những hàn cảnh này cũng có thể tạo điều kiện để cải thiện kết quả bình đẳng giới khi có nhu cầu đủ lớn đối với sự tham gia của phụ nữ để vượt qua những rào cản văn hoá khác. Dự án Chương trình lương thực Thế giới được thực hiện để ứng phó với động đất của Nepal chủ yếu tập trung vào các chương trình trợ cấp tiền mặt tạo việc làm, chương trình này đem lại cho phụ nữ cơ hội bình đẳng trong tuyển dụng, trả lương bình đẳng và trả tiền lương trực tiếp cho phụ nữ khi làm việc.

Hợp phần trợ cấp tiền mặt tạo việc làm của Chương trình cho thấy sự gia tăng số trẻ em gái nhập học và an ninh lương thực cao hơn ở cấp độ gia đình. Kết quả đầu ra của việc trao quyền cho phụ nữ được cải thiện khi phụ nữ được các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức khác thuê và trả lương ngang bằng với nam giới trong việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng nhằm ứng phó với động đất. Thông qua chương trình hỗ trợ tiền mặt tạo việc làm, các can thiệp bổ sung liên quan đến vệ sinh phụ nữ và cơ sở hạ tầng vệ sinh cũng được thực hiện cho các công nhân nữ để họ có được các thông tin về sức khoẻ và vệ sinh, bao gồm cả vệ sinh phụ nữ. Sự bình đẳng của phụ nữ trong các cơ hội việc làm và giáo dục cũng có tác động mạnh mẽ đến vị trí của phụ nữ cũng như quyền ra quyết định trong gia đình. Ở những nơi mà phụ nữ được quan tâm và tính đến khi việc thiết kế chương trình và ra quyết định của cộng đồng khi ứng phó với động đất ở Nepal thì sức khoẻ của phụ nữ và các kết quả đầu ra về trao quyền cũng như những kinh nghiệm của phụ nữ trong công việc và trong gia đình cũng gia tăng. Theo cách đó, các Nghị sĩ có thể xem xét các cơ hội cụ thể để luôn tính đến phụ nữ trong việc ứng phó với khủng hoảng nhân đạo và các thảm họa khác để vượt qua các rào cản văn hoá đối với sự tham gia của phụ nữ nhằm đạt được những kết quả tích cực kéo dài đối với việc trao quyền cho phụ nữ và sức khoẻ của phụ nữ.

5. Sự tham gia của phụ nữ vào các hoạt động nhân đạo: Thiết lập Chương trình bình đẳng giới trong ứng phó với động đất ở Nepal

Nguồn:a. Viện nghiên cứu phát triển. (2015). Tác động của Chương trình bình đẳng giới tới kết quả đầu ra về nhân đạo, 51-70. New York:

UN Women.

Page 67: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

59

5Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữSự tham giaSự tham gia của phụ nữ trong hoàn cảnh nhân đạo

60% trường hợp tử vong mẹ xảy ra trong các cuộc xung đột

vũ trang, thiên tai và di chuyển là có thể phòng tránh được.1 & 2

Hơn 70% nạn nhân của trận sóng thần ở châu Á năm 2004 là

phụ nữ.3&4

Vào năm 2014, chỉ 14% tài trợ nhân đạo nhằm

góp phần nâng cao vấn đề giới, giảm so với

năm 2013 (31%).5

1: Hợp tác về sức khoẻ bà mẹ, trẻ sơ sinh & trẻ em. (2015). Sức khoẻ sinh sản trong các trường hợp khẩn cấp về nhân đạo vẫn còn thiếu sót, http://www.who.int/pmnch/media/events/2015/iawg/en/.

2: Biểu tượng: Mang thai bởi Luis Prado từ Dự án Noun, màu sắc thay đổi từ đen sang đỏ.3: OHCHR, UNFPA, UNICEF, UN Women, WHO. (2011). Ngăn chặn lựa chọn giới tính: Một tuyên bố liên ngành. Geneva: WHO.4: Biểu tượng: Sóng thần bởi Masrur Mahmood từ Dự án Noun, màu sắc thay đổi từ đen sang đỏ.5: Hỗ trợ Nhân đạo toàn cầu. (2104). Tài trợ cho giới trong trường hợp khẩn cấp: Xu hướng là gì? Báo cáo tóm tắt. Bristol: Các sáng

kiến phát triển.

Page 68: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn
Page 69: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

61

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữAn ninh và An toàn

Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là hành vi vi phạm quyền tự chủ, tự do và an ninh của họ. Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái cũng có những ảnh hưởng đáng kể về thể chất, tâm lý và tình cảm đối với nạn nhân và có những tác động sâu rộng đến toàn xã hội. Chi phí chăm sóc sức khoẻ liên quan đến bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái có thể lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ ở cấp quốc gia, cũng như chi phí cho việc phải nghỉ làm việc tạm thời của phụ nữ trong thời gian hồi phục thương tích do bạo lực gây ra. Bạo lực đối với phụ nữ là một biểu hiện của bất bình đẳng giới và xã hội. Sự bất bình đẳng này cũng ảnh hưởng đến an toàn và an sinh của phụ nữ trong nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Nơi mà phụ nữ được hưởng bình đẳng về an sinh một cách xứng đáng, được tiếp cận bình đẳng với giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và cơ hội việc làm, họ sẽ được trao quyền và thực hiện rất nhiều quyền khác, được bảo vệ theo luật pháp quốc gia và quốc tế. Khi bạo lực đối với phụ nữ là nguyên nhân chính của nguy cơ mất an ninh mà nhiều phụ nữ phải đối mặt hàng ngày, thì những yếu tố bất bình đẳng và bất an khác cũng cản trở sự tiến bộ của phụ nữ trong xã hội. Đây là những yếu tố cần được giải quyết để đảm bảo sự an toàn và an ninh cho phụ nữ.

Page 70: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

62

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữAn ninh và An toàn

Các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nằm trong số những nước có tỷ lệ bạo lực đối với phụ nữ (BLPN) cao nhất trên thế giới. Vì nam giới thường là thủ phạm của BPLN nên Trung tâm chống khủng hoảng của Phụ nữ ở Fiji (FWCC) đã phát triển một chương trình vận động toàn diện đối với nam giới nhằm nỗ lực chấm dứt BLPN ở Fiji. Một trong những nguyên tắc cơ bản để thực hiện công việc này đối với nam giới đó là tập trung vào nguyên nhân BLPN chủ yếu là do sự bất bình đẳng có hệ thống giữa nam và nữ, được gắn liền với niềm tin và thực hành về văn hoá, tôn giáo. Chương trình đề cập đến những bất bình đẳng có hệ thống để thúc đẩy các tác động lâu dài và rộng hơn so với giải quyết BLPN thông qua hệ thống tư pháp, hình sự.

Trong nỗ lực để giải quyết tốt hơn vai trò của nam giới trong BLPN, FWCC đã hợp tác với lực lượng chống BLPN của Chính phủ Fiji. Đặc biệt, chương trình vận động nam giới nhắm vào đối tượng là những nam giới có ảnh hưởng trong xã hội như các lãnh đạo địa phương, cảnh sát, lãnh đạo quân sự và tôn giáo. Các chương trình đào tạo nâng cao và hoạt động nâng cao nhận thức nhằm cung cấp cho nam giới thời gian và giúp họ thay đổi những niềm tin và văn hóa sai lệch về BLPN. Các khoá đào tạo được thực hiện bởi một số cá nhân và những người ủng hộ, bao gồm các nhà hoạt động nhân quyền phụ nữ, cũng như các chuyên gia về nam giới. Lý thuyết cốt lõi của sự thay đổi trong chương trình vận động nam giới đó là trước tiên người đàn ông sẽ được thử thách để thấy được những hành vi không thể chấp nhận của họ, thay đổi họ và sau đó họ sẽ trở thành người có ảnh hưởng trong việc thay đổi hành vi của những người đàn ông khác trong cộng đồng. Nỗ lực này nhằm gắn kết sự tham gia của nam giới một cách nghiêm túc và có hiệu quả, cả nam giới và những người ủng hộ trong cuộc chiến chống lại BLPN là hình mẫu mà Nghị sĩ của các quốc gia khác áp dụng để thúc đẩy sự thay đổi và sự chuyển đổi về văn hoá cần thiết để chấm dứt BLPN.

1. Thu hút sự tham gia của nam giới và trẻ em trai trong việc chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ: Trung tâm chống khủng hoảng của Phụ nữ ở Fiji

Nguồn:a. Trung tâm chống khủng hoảng của Phụ nữ ở Fiji. Vận động nam giới về Quyền con người của Phụ nữ. 17/10/2016 từ trang web:

http://www.fijiwomen.com/?page_id=4224.b. Ali, S. (2014). Trung tâm chống khủng hoảng của Phụ nữ ở Fiji: Chương trình, Thách thức và Mốc lịch sử. http://fijiwomen.com/

wp-content/uploads/2014/05/2_S4_SAli_FINAL_27May.pdf.

Page 71: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

63

1Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữAn ninh và An toànThu hút sự tham gia của nam giới và trẻ em trai vào việc chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ

Trên 40% phụ nữ châu Á cho biết họ là nạn nhân

của bạo lực.1

Trên 70% nam giới là thủ phạm của các vụ

hiếp dâm ở khắp châu Á mà không gặp

bất kỳ hậu quả pháp lý nào.2

Từ 26-80% nam giới ở châu Á được báo cáo là thủ phạm của các

vụ bạo lực đối với phụ nữ.2

Bạo lực gây ra bởi bạn tình có mối tương quan chặt chẽ

với quy tắc bất bình đẳng giới, trải qua thời thơ ấu có bạo lực và các hình thức xâm hại bởi

nam giới trong xã hội 2&3.

1: WHO,Trường vệ sinh và y tế nhiệt đới London & Hội đồng nghiên cứu y khoa Nam Phi. (2013). Các ước tính toàn cầu và khu vực về bạo lực đối với phụ nữ: mức độ và ảnh hưởng sức khoẻ của bạo lực từ bạn tình và bạo lực tình dục không phải bạn tình, 20. Geneva: WHO.

2: Fulu, E., et al. (2013). Tại sao một số đàn ông sử dụng bạo lực đối với phụ nữ và làm thế nào để ngăn chặn được nó? Kết quả định lượng từ Liên hợp quốc trên nghiên cứu của các quốc gia về nam giới và bạo lực ở châu Á và Thái Bình Dương, 3, 4, 27. Bangkok: UNDP, UNFPA, UN Women and UNV.

3: Biểu tượng: Bạo lực gia đình của Lorie Shaull từ Dự án Noun, màu sắc thay đổi từ đen sang đỏ.

Page 72: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

64

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữAn ninh và An toàn

Bangladesh là nước có tỷ lệ tảo hôn cao nhất trong tất cả các nước ở châu Á và đứng thứ 3 thế giới về tỷ lệ tảo hôn cao. Ngăn ngừa tảo hôn đòi hỏi phải giải quyết các vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo và văn hoá về bình đẳng giới và vai trò giới. Nhiều chương trình liên quan đến tảo hôn đã thành công thông qua việc tập trung vào bộ phận dân số thường có tỷ lệ tảo hôn cao, thường thì ở những vụ việc tảo hôn, sức khoẻ của cô dâu trẻ và con cái của họ sẽ bị tác động xấu. Một số chương trình khác đưa ra nhằm giải quyết việc tảo hôn do động lực kinh tế bằng cách hỗ trợ về kinh tế cho gia đình để giữ các cô gái chưa kết hôn và tiếp tục đến trường đã cho kết quả hỗn hợp. Các phương pháp tiếp cận tập trung vào bình đẳng giới trong cộng đồng đem lại những kết quả hứa hẹn nhưng vẫn rất khó để đo lường.

Khi bình đẳng giới, thay đổi về văn hoá, các hỗ trợ về kinh tế và những đầu ra về sức khoẻ đều có liên quan đến việc chấm dứt tình trạng tảo hôn, một chương trình can thiệp ở Bangladesh đã cố gắng giải quyết tất cả các yếu tố này. Tổ chức Pathfinder International đã hỗ trợ chương trình đào tạo những phụ nữ trẻ có nguy cơ kết hôn sớm để làm nhân viên y tế và nhân viên phụ giúp công việc y tế. Bằng cách đào tạo những phụ nữ trẻ trong ngành y tế, chương trình đã giải quyết theo một cách riêng những nhu cầu chăm sóc sức khoẻ chưa được đáp ứng của phụ nữ trong cộng đồng, đặc biệt là những người theo phong tục văn hóa đã bị hạn chế việc tiếp cận chăm sóc y tế từ nam giới. Việc này cũng tạo động lực về kinh tế cho gia đình của những phụ nữ trẻ này để giữ họ ở nhà lâu hơn vì họ có khả năng kiếm thu nhập. Trong nhóm nghiên cứu nhỏ (40 phụ nữ trẻ), kết quả và cách tiếp cận cho thấy có một hứa hẹn đặc biệt trong việc nâng cao độ tuổi kết hôn và đạt được những kết quả gia tăng trong việc trao quyền và nâng cao sức khoẻ cho phụ nữ, cũng như bình đẳng giới. Chương trình này có thể là một mô hình tham khảo cho các Nghị sĩ trong việc tạo cơ hội cho phụ nữ trẻ tham gia vào lĩnh vực y tế để giải quyết vấn đề nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của phụ nữ cũng như giảm rủi ro cho các trẻ em gái tảo hôn và hơn nữa là thúc đẩy các kết quả về trao quyền cho phụ nữ.

2. Giảm tảo hôn thông qua việc tạo việc làm cho trẻ em gái: Đào tạo phụ nữ và trẻ em thành những người phụ giúp công việc

về y tế ở Bangladesh

Nguồn:a . Burket, M., et al. (2006). Tăng độ tuổi kết hôn ở trẻ em gái tại Bangladesh. Watertown: Pathfinder International.b. Solotaroff, J. L. & Pande, R. P. (2014). Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái: Bài học từ Nam Á, Appendix E. Washington: World

Bank Group.

Page 73: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

65

2

Nam Á

Tây & Trung Phi

Đông & Nam Phi

Châu Mỹ Latin & Carib

e

Đông Á và Thái Bình Dương

Các nước Ả - Rập

Đông Âu và Trung Á

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữAn ninh và An toànGiảm tảo hôn thông qua việc tạo việc làm cho trẻ em gái

Trong đầu thập kỷ 21, hơn 1/3 phụ nữ trong độ tuổi 20-24 đã bước vào hôn nhân trước

sinh nhật lần thứ 18 của họ.1

Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi từ 20-24 đã kết hôn hoặc đang trong các mối quan hệ

ở tuổi 18 theo khu vực.

Ở Nam Á, cứ 5 trẻ em gái thì có 2 em là cô dâu.1

1: Quỹ Dân số Liên hợp quốc. (2012). Kết hôn ở độ tuổi quá trẻ: chấm dứt tảo hôn, 22, 27 & 30. New York: UNFPA.

Page 74: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

66

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữAn ninh và An toàn

Khi nạn buôn người vẫn là một vấn đề nhân quyền phổ biến khắp nơi, thì việc vận động và huy động nguồn lực tài chính cũng đã được diễn ra với nỗ lực quốc tế và khu vực nhằm ngăn chặn nạn buôn người và truy tố những kẻ phạm tội. Tuy nhiên, khi các mạng lưới buôn người liên tục bị triệt phá thì những kẻ phạm tội và những kẻ bóc lột chuyển sang hình thức trực tuyến để tiếp tục bóc lột phụ nữ và trẻ em. Sự bóc lột này có thể xảy ra ngay cả trong các “phòng chat” công cộng và trong các khu vực internet ngoài công cộng, nơi được thiết kế để tiến hành hoạt động phạm tội. Việc phát hiện và truy tố các vụ bóc lột phụ nữ và trẻ em trực tuyến đã đặt ra nhiều thách thức khó khăn cho các cơ quan thực thi pháp luật, Chính phủ và các tổ chức khác trong việc cố gắng bảo vệ các nạn nhân khỏi bị buôn bán. Việc điều tra và phát hiện thường đòi hỏi các quan chức thực thi pháp luật phải nghiên cứu hoặc thậm chí phải phát ra các tư liệu có tính bóc lột. Các vấn đề về thẩm quyền liên quan đến điều tra và truy tố phức tạp do vị trí địa lý của thủ phạm, nạn nhân và máy chủ cũng gây ra những thách thức về hợp tác ngoại giao và hợp tác quốc tế.

Philippines, với các kết nối internet có giá cả phải chăng và tương đối chất lượng, đã trở thành một trung tâm toàn cầu về khai thác tình dục trực tuyến phụ nữ và trẻ em. Để giải quyết vấn đề này, Terre des Hommes đã và đang phát triển thực tế ảo và các kỹ thuật điều tra hợp tác nhằm giải quyết tình trạng khai thác tình dục trực tuyến. Thông qua việc sử dụng một cô gái trẻ có tên là “Sweetie”, các nhà điều tra đã có thể gặp những kẻ bóc lột tiềm năng trong các phòng chat công cộng để phát hiện hành vi và khuynh hướng phạm tội trước khi những kẻ này có thể tiếp cận được nạn nhân thực sự. Thông qua việc sử dụng Sweetie và một vài kỹ thuật điều tra trực tuyến phức tạp khác, các nhà điều tra đã phát hiện ra hơn 1.000 thủ phạm bóc lột trực tuyến và chuyển hồ sơ cho Interpol. Nghị sĩ các nước có thể xem xét những thách thức cụ thể đang phải đối mặt tại quốc gia mình để đối phó với các trang web du lịch tình dục nhằm đưa ra các sáng kiến lập kế hoạch và tài trợ tương tự để phát hiện các thủ phạm và bảo vệ nạn nhân của hình thức buôn bán người mới này.

3. Chống lại nạn khai thác tình dục trực tuyến: Sử dụng công nghệ để giải quyết các trang web du lịch tình dục

Nguồn:a. Terre des Hommes. (2013). Du lịch tình dục trẻ em qua webcam: Trở thành Sweetie: Một cách tiếp cận mới để ngăn chặn sự gia

tăng toàn cầu của du lịch tình dục trẻ em qua webcam. The Hague: Terre des Hommes.b. ECPAT International. (2011). Báo cáo giám sát toàn cầu: Philippines, 2nd ed. Bangkok: ECPAT International.

Page 75: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

67

3

1,3 tỷ người dùng

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữAn ninh và An toànChống lại khai thác tình dục trực tuyến

Châu Á có số người sử dụng internet cao nhất

trên thế giới, ở tốp 1,3 tỷ người sử dụng.1

Có tới 750.000 kẻ lạm dụng kết nối Internet tại mọi thời điểm.1

Doanh thu từ ngành công nghiệp khai thác tình dục trực tuyến lên tới

3 tỷ đô la Mỹ mỗi năm.3

1: Terre des Hommes. (2013). Du lịch tình dục trẻ em qua webcam: Trở thành Sweetie: Một cách tiếp cận mới để ngăn chặn sự gia tăng toàn cầu của du lịch tình dục trẻ em qua webcam. The Hague: Terre des Hommes.

2: Biểu tượng: Quấy rối tình dục bởi parkjisun từ Dự án Noun, thay đổi sắc màu từ đen sang đỏ, thêm vòng tròn.3: Kunze, E. I. (2010). Buôn bán tình dục qua Internet: Các thoả thuận quốc tế giải quyết vấn đề như thế nào và không thể tiến xa

được. Tạp chí Luật công nghệ cao số 10, 241-289, 249.

2

Page 76: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

68

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữAn ninh và An toàn

Quấy rối thường được coi là một sự phiền toái, hoặc cái gì đó mà phụ nữ nên “học cách chung sống”. Bởi vì nó không liên quan đến đụng chạm về thể chất, quấy rối có thể được xem như là cái gì đó không thực sự gây hại cho phụ nữ. Tuy nhiên, quấy rối là một hình thức bạo lực, nó có thể dẫn đến bạo lực thể xác và nó có thể tạo ra một môi trường chuyên nghiệp và giáo dục thù địch cho phụ nữ. Việc quấy rối gây ra sự phân biệt đối xử về các chuẩn mực giới, đôi khi làm cho phụ nữ sợ phải rời khỏi nhà của họ. Ngoài ra, nhiều phụ nữ phải đối mặt với trường hợp bị quấy rối lần thứ hai khi họ tìm cách trình báo về việc bị quấy rối mà không được pháp luật công nhận cũng như khi trình báo như vậy làm cho họ có nguy cơ bị quấy rối cao hơn. Thông qua việc giải quyết tốt hơn việc quấy rối bằng luật pháp, có thể xây dựng một môi trường bảo vệ phụ nữ và những kẻ hành hung, bạo lực đối với phụ nữ sẽ mất cơ hội để xâm hại sự an ninh và an toàn của phụ nữ.

Ở Ấn Độ, quấy rối tình dục có liên quan đặc biệt tới các vụ án hiếp dâm và bạo lực gia đình. Để đáp lại những mối quan ngại ngày càng gia tăng này, Tòa án tối cao Ấn Độ đã sử dụng các quyền quy định đặc biệt để áp dụng một công cụ pháp lý không theo luật định được gọi là quy định về “Sự nhạy cảm về giới và quấy rối tình dục phụ nữ tại Toà án tối cao Ấn Độ (phòng ngừa, cấm và khiếu nại)” vào năm 2013. Một phần của các quy định này là phụ nữ có thể trình báo hành vi quấy rối lên Tòa án qua email. Bằng cách cho phép phụ nữ sử dụng kênh thay thế và an toàn này để trình báo về quấy rối, các vụ truy tố về quấy rối đang gia tăng và những thay đổi lớn về văn hoá làm mất danh giá của phụ nữ và bất bình đẳng giới có cơ hội chuyển hướng một cách tích cực. Cơ chế trình báo sáng tạo này có thể được Nghị sĩ ở các nước áp dụng để giải quyết các rào cản pháp lý, chính sách và thực tiễn để phát hiện và tố cáo các vụ quấy rối và các hình thức bạo lực khác đối với phụ nữ.

4. Quấy rối tình dục: Cho phép khiếu nại về quấy rối qua thư điện tử (email) tới Tòa án Ấn Độ

Nguồn:a. Solotaroff, J. L. & Pande, R. P. (2014). Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái: Bài học từ Nam Á. Washington: World Bank Group.b. The Times of India. (2014). Phụ nữ có thể gửi email để khiếu nại tới Tòa án tối cao về quấy rối tình dục. http://timesofindia.

indiatimes.com/india/Women-can-email-post-complaints-to-SC-sexual-harassment-cell/articleshow/30686877.cms.

Page 77: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

69

4Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữAn ninh và An toànQuấy rối tình dục

Chỉ có 52 quốc gia có Luật bảo vệ phụ nữ khỏi quấy rối tình dục ở trường học và chỉ có 18 quốc gia có Luật bảo vệ phụ nữ khỏi quấy rối tình dục

ở nơi công cộng.1

Hơn 60% Phụ nữ trên thế giới báo cáo phải đối mặt với quấy rối tình dục trên đường phố hoặc trên

các phương tiện giao thông công cộng. 2

Delhi được xếp vào một trong những thành phố tồi tệ nhất trên thế giới về quấy rối tình dục trên đường phố.

Có tới 66% phụ nữ ở Delhi báo cáo rằng đã từng bị quấy rồi tình dục từ 2

đến 5 lần trong năm vừa qua.3

1: World Bank Group.(2015). Phụ nữ, Công việc và Luật pháp 2016: Trở nên bình đẳng, 23. Washington: The World Bank Group.2: Solotaroff, J. L. & Pande, R. P. (2014). Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái: Bài học từ Nam Á, 52. Washington: World Bank

Group.3: Thomson Reuters Foundation. (2014). Hệ thống giao thông nguy hiểm nhất đối với phụ nữ. http://news.trust.org//spotlight/

most-dangerous-transport-systems-for-women/.4: Biểu tượng: Quấy rồi tình dục bởi Becris từ dự án Noun.

4

Page 78: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

70

Bình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữAn ninh và An toàn

Đăng ký khai sinh được gọi là “hộ chiếu để bảo vệ” cho phụ nữ và trẻ em gái khỏi các hình thức bạo lực và bóc lột. Đăng ký khai sinh là điều quan trọng để trẻ em gái có cơ hội được đăng ký đi học ở trường, tránh tảo hôn, tránh bị lao động cưỡng bức và bóc lột tình dục, được tiêm chủng thích hợp và được tiếp cận các dịch vụ xã hội khác. Ở những nơi mà trẻ em gái không được đăng ký khai sinh, thì sẽ có nhiều khả năng phải đối mặt với sự tách biệt và kỳ thị xã hội. Tuy nhiên, tỷ lệ khai sinh ở các nước kém phát triển ở khu vực châu Á chỉ dưới 50%. Mặc dù, tỷ lệ khai sinh là tương đồng về giới ở châu Á, nhưng trẻ em gái dễ bị tổn thương hơn trẻ em trai khi không được đăng ký khai sinh. Phụ nữ và trẻ em gái phải đối mặt với sự phân biệt đối xử ở các quốc gia mà họ không dễ dàng truyền tư cách dân tộc của mình cho con cái của họ - gây ra sự chia rẽ và mất an ninh trong gia đình và gây bất bình đẳng về giới.

Ở cả Ấn Độ và Băng-la-đét, nhiều ý tưởng chi tiết nhằm làm gia tăng tỷ lệ đăng ký khai sinh đã được thực hiện và những tác động của các sáng kiến này đã được đo lường. Nền tảng giúp các chương trình này đạt được kết quả trong việc tăng tỷ lệ khai sinh trước tiên là thông qua cải cách pháp luật. Quá trình này bao gồm việc hiện đại hóa Luật về đăng ký khai sinh và yêu cầu giấy khai sinh là bằng chứng về tuổi tác của tất cả các dịch vụ thiết yếu được cung cấp cho trẻ em. Sau khi thông qua một khung pháp lý mới, các nỗ lực cũng được thực hiện ở cấp chính phủ để đảm bảo việc đào tạo và sự nhạy cảm của nhân viên cộng đồng và chính quyền địa phương, những người thường có ảnh hưởng nhất đến việc thực hiện thành công phổ cập đăng ký khai sinh. Ấn Độ cũng đã thành công trong việc thiết lập hệ thống đăng ký khai sinh trực tuyến, nơi mà các cơ sở như bệnh viện và bệnh xá có quyền đăng ký số liệu thống kê việc sinh đẻ. Hệ thống này đã dẫn đến việc phổ cập đăng ký khai sinh tại thủ đô và kết quả đang được nhân rộng ra khắp cả nước.

5. Pháp luật và Chính sách Phòng Chống Bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em: Đăng ký khai sinh là “Hộ chiếu để Bảo vệ”

Nguồn:a . Solotaroff, J. L., & Pande, R. P. (2014). Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái: Bài học từ Nam Á. Washington: The World Bank.b. Muzzi, M. (2009). Thực hành tốt về việc lồng ghép đăng ký khai sinh vào hệ thống y tế (2000-2009): Trường hợp nghiên cứu:

Bangladesh, Brazil, the Gambia và Delhi, Ấn Độ, 1, 3. New York: UNICEF.c. UNICEF. (2013). Hộ chiếu để được bảo vệ: chương trình hướng dẫn đăng ký khai sinh. New York: UNICEF.

Page 79: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

71

5

51 tr

iệu

CHÂU ÁBình đẳng giới & Trao quyền cho phụ nữAn ninh và An toànLuật và chính sách phòng, chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái

Khoảng 51 triệu trẻ em sinh ra mỗi năm không được đăng ký

khai sinh. Hơn một nửa của những trường hợp này xảy ra ở châu Á.1

Đăng ký khai sinh là “cuốn hộ chiếu để được

bảo vệ” đối với trẻ em gái. 2

Đăng ký khai sinh giúp trẻ em gái tiếp cận với giáo dục, chăm sóc sức khỏe,

và bảo vệ các em khỏi tảo hôn và lao động trẻ em. Đăng ký khai sinh

cũng giúp chống lại những kẻ phạm tội quấy rối trẻ em.2

1: Muzzi, M. (2009). Thực hành tốt về việc lồng ghép đăng ký khai sinh vào hệ thống y tế (2000-2009): nghiên cứu thực địa Bangladesh, Brazil, the Gambia và Delhi, India, 1, 3. New York: UNICEF.

2: UNICEF. (2013). Hộ chiếu để được Bảo vệ: Chương trình hướng dẫn đăng ký khai sinh. New York: UNICEF3: Biểu tượng: Cô bé Lil bởi Alina Oleynik từ dự án Noun.

3

Page 80: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn
Page 81: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn
Page 82: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn
Page 83: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

73

Đầu tư cho thanh niênSức khỏe

Thanh niên thường không được tiếp cận với thông tin an toàn và đầy đủ về sức khoẻ cơ bản của họ, cũng như quyền và sức khoẻ sinh sản và tình dục. Ngay cả những người lớn có trách nhiệm bảo vệ sức khoẻ cho trẻ em có thể không phải lúc nào cũng thực hiện nghĩa vụ của mình. Bằng cách trang bị cho giới trẻ thông tin về sức khoẻ của mình, họ có thể đưa ra quyết định khôn ngoan về sức khoẻ và tránh mang thai ngoài ý muốn cũng như tránh lây truyền các bệnh qua đường tình dục, lạm dụng ma túy và rượu, bia. Họ cũng có thể học cách đưa ra các lựa chọn tích cực trong cuộc sống, tập trung vào một lối sống lành mạnh và chuẩn bị cho việc nâng cao sức khỏe gia đình và lựa chọn thời điểm để có con. Cung cấp cho thanh niên thông tin phù hợp theo lứa tuổi về sức khỏe và đào tạo cũng có thể tạo ra xã hội công bằng hơn, nơi mà cả trẻ em trai và trẻ em gái được trao quyền về kiến thức sức khoẻ của mình và có thể vận động gia đình và cộng đồng về sức khoẻ, lựa chọn cuộc sống và sức khoẻ theo hướng tiếp cận nhằm bảo vệ trẻ em.

Page 84: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

74

Đầu tư cho thanh niênSức khỏe

Giáo dục giới tính toàn diện (CSE) có liên quan đến tỷ lệ thấp về mang thai ngoài ý muốn, lây truyền HIV và quan hệ tình dục không mong muốn. Ở Thái Lan, CSE đã là một phần của chương trình học trung học từ năm 1978. Tuy nhiên, giáo viên được yêu cầu giảng dạy về CSE tại lớp học thường không được đào tạo chính quy về CSE. Nếu họ được đào tạo thì lại tập trung vào khía cạnh sinh học và y học về giới tính. CSE là một chiến lược chính của Kế hoạch quốc gia về phòng, chống AIDS ở Thái Lan, là chiến lược mà Bộ Giáo dục là cơ quan thực hiện chính. Tuy nhiên, nếu không được đào tạo thích hợp, giáo viên dạy các môn khác sẽ dạy chương trình CSE mà không có bối cảnh và kiến thức cần thiết để làm cho môn học CSE trong trường học có hiệu quả nhằm cải thiện thực sự sức khỏe của thanh thiếu niên.

TeenPath, một chương trình được thực hiện bởi PATH Bangkok, nhằm nâng cao năng lực của giáo viên trong việc cung cấp CSE có hiệu quả. Chương trình cũng cố gắng để phụ huynh tham gia, nếu phù hợp, để củng cố các lớp học tại nhà. Chương trình cũng tìm cách thiết lập sự liên kết giữa trường học và các trung tâm dịch vụ y tế. Hợp phần đào tạo giáo viên bao gồm một buổi tập huấn chính thức, tập huấn ban đầu, giáo viên trực tiếp quan sát các bài học về CSE nếu có thể và các khóa đào tạo bồi dưỡng theo thời gian. Một số buổi tập huấn bao gồm các tổ chức phi chính phủ và nhân viên y tế công cộng khác. Mặc dù số giờ thực hành CSE trong lớp học đã được đo lường ở mức dưới 16 giờ mỗi năm, nhưng kết quả của các bài học về CSE do giáo viên được đào tạo tốt hơn nhiều so với CSE trong các trường mà không có giáo viên được đào tạo. Trường học đã tiến gần hơn tới mục tiêu 16 giờ, kết quả và cải thiện về kiến thức trong số trẻ em tham gia thậm chí còn tốt hơn. Nghị sĩ ở các quốc gia khác có thể xem xét phương thức đưa CSE vào kế hoạch hành động quốc gia về thanh thiếu niên, phòng, chống AIDS hoặc giáo dục, đặt ra các mục tiêu có thể đạt được và hỗ trợ đào tạo giáo viên những điều kiện cần thiết để thực hiện mục tiêu của CSE trong khuôn khổ chính sách quốc gia của mình.

1. Giáo dục giới tính toàn diện cho thanh niên: Nâng cao năng lực đào tạo cho giáo viên về giáo dục giới tính toàn diện ở Thái Lan

Nguồn:a. NESCO. (2014). Giáo dục giới tính toàn diện: Cơ hội và Thách thức nhân rộng, 72-76. Paris: UNESCO.b . Weinrawee, P. (2010). Giáo viên và Giới tính - Chiến hữu không dễ dàng?: Kinh nghiệm của Teenpath. Bangkok: Teenpath.

Page 85: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

75

1Đầu tư cho thanh niênSức khỏeGiáo dục giới tính toàn diện cho thanh niên

17 nước châu Á thực hiện đào tạo giáo viên về Chương trình giáo dục giới tính toàn diện (CSE). Các quốc gia ở Thái Bình

Dương là những quốc gia tụt lại xa nhất đằng sau các quốc gia ở châu Á trong việc

thực hiện đào tạo giáo viên về CSE.1

21 trong số 25 quốc gia ở Châu Á - Thái Bình Dương liên

kết các chiến lược về phòng, chống HIV với lĩnh

vực giáo dục. Rất ít quốc gia có chính sách để tiếp cận với trẻ em

không đi học về CSE.2

1: UNFPA, UNESCO, WHO. (2015). Sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của những người trẻ tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương: Tổng quan một số vấn đề, chính sách và chương trình, 68, 69. Bangkok: UNFPA.

2: UNESCO. (2015). Bằng chứng mới nổi, bài học và thực hành về CSE: Tổng quan toàn cầu, 33. Paris: UNESCO.

Việc thực hiện các chương trình CSE quốc gia vẫn còn chưa đáp ứng các mục tiêu kể cả khi CSE được Chính phủ uỷ thác.1

Papua New Guinea

Bao phủ của CSE Chưa được bao phủ của Chương trình CSE

Campuchia, Ấn Độ, Lào, Việt Nam

Afghanistan, Bangladesh,

Malaysia, Nauru, Nepal, Thái Lan, Tonga, Vanuatu

Page 86: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

76

Đầu tư cho thanh niênSức khỏe

Tảo hôn là việc có ít nhất một trong hai người dưới 18 tuổi tham gia vào quan hệ hôn nhân - việc này vi phạm quyền trẻ em và đặt trẻ vào những nguy cơ, hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ. Tảo hôn xảy ra ở hơn 65 triệu phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới. Các cô gái đã kết hôn hiếm khi có thể hoàn thành việc học của mình, thường là không có quyền từ chối tình dục và ngày càng bị cô lập xã hội. Các biến chứng trong quá trình thai sản và sinh đẻ là nguyên nhân chính gây tử vong ở thanh thiếu niên tại các nước đang phát triển. Họ cũng có nhiều khả năng bị hậu sản vì sinh đẻ sớm và đẻ nhiều, tình trạng này có thể kéo dài và làm suy nhược cơ thể.

Chương trình PRACHAR đã được triển khai ở bang Bihar, Ấn Độ nhằm nâng độ tuổi kết hôn, tăng độ tuổi sinh đẻ và kéo dài khoảng cách giữa các lần sinh ở những phụ nữ trẻ. Chương trình đã được đưa ra thông qua một buổi lễ cộng đồng lớn để kỷ niệm về các đám cưới vừa được diễn ra trong cộng đồng. Tại sự kiện này, các cặp vợ chồng trẻ được dạy về tầm quan trọng của việc trì hoãn sinh đẻ và họ cũng được hướng dẫn về sử dụng biện pháp tránh thai cũng như được cung cấp một số dụng cụ tránh thai như bao cao su và thuốc ngừa thai. Các cặp vợ chồng trẻ cũng được các cán bộ dự án tiếp tục đến nhà để tập huấn về sử dụng biện pháp tránh thai và thực hành những kiến thức đã được tập huấn tại buổi lễ. Một chương trình tương tự được thiết kế cho các cặp vợ chồng trẻ đã có một con nhằm khuyến khích họ trì hoãn việc có con tiếp theo. Dự án đã thành công đáng kể trong việc tăng độ tuổi kết hôn, tuổi sinh đẻ và khoảng cách giữa các lần sinh ở vùng dự án. Nghị sĩ ở các quốc gia có thể xem xét làm thế nào để thực hiện chương trình tương tự như vậy ở quốc gia mình, theo đó, tập trung đến việc chăm sóc sức khoẻ để không chỉ tăng độ tuổi kết hôn, mà còn giảm thiểu những ảnh hưởng của việc sinh con sớm do tảo hôn.

2. Giảm sinh con sớm và trì hoãn hôn nhân: Chương trình sức khoẻ sinh sản cho thanh niên nông thôn ở Ấn Độ

Nguồn:a . Jejeebhoy, S. J., et al. (2015). Đáp ứng được nhu cầu về tránh thai: Sự gắn kết lâu dài của Dự án PRACHAR về Nhận thức và Hành

vi của phụ nữ đã lập gia đình ở Bihar. Quan điểm quốc tế về sức khoẻ tình dục và sinh sản 41:3, 115-125.b. Pathfinder International. (2011). PRACHAR: Thúc đẩy thay đổi hành vi sinh sản ở Bihar, Ấn Độ: Báo cáo tóm tắt Giai đoạn 2 của

kết quả đánh giá. Watertown: Pathfinder International.

Page 87: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

77

2

5,8

6,2

8,5

9,7

24,4

6

7

Đầu tư cho thanh niênSức khỏeGiảm sinh con sớm và trì hoãn hôn nhân

Khoảng 2,5 - 3 triệu phụ nữ phải sống chung với các bệnh hậu sản.

Một phần ba trong số đó ở trong tình trạng này từ khi còn ở độ tuổi

vị thành niên.1

Năm 2012, gần như cứ 4 bé gái ở tuổi vị thành niên (15-19) ở các nước đang phát triển thì có 1 bé đã kết hôn. 2

Gần một nửa trong số 67 triệu cô dâu trẻ em trên thế giới sống ở châu Á. 2

1: Quỹ Dân số Liên hợp quốc. (2013). Làm mẹ khi ở độ tuổi trẻ em: Đối mặt với thách thức về mang thai ở tuổi vị thành niên, 19. Thông cáo về Dân số thế giới. New York: UNFPA.

2: Quỹ Dân số Liên hợp quốc. (2012). Kết hôn khi còn quá trẻ: Chấm dứt tảo hôn, 18, 30. New York: UNFPA.

Đông Âu & Trung Á

Các nước Ả Rập

Tây và Trung Phi

Đông & Nam Phi

Châu Mỹ Latin & Caribbean

Đông Á & Thái Bình Dương

Nam Á

Số phụ nữ trong độ tuổi 20-24 đã kết hôn hoặc trong các mối

quan hệ ở tuổi 18, theo khu vực vào năm 2010 (triệu người)

Page 88: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

78

Đầu tư cho thanh niênSức khỏe

Các bà mẹ ở tuổi vị thành niên, dù kết hôn hay chưa kết hôn, ít có khả năng đến trường hơn những người chưa sinh con. Tùy thuộc vào bối cảnh văn hoá và quốc gia, các cô gái có nguy cơ mang thai sớm có thể phải bỏ học vì lý do kinh tế và kết thúc bằng việc mang thai do kết hôn sớm. Thường là họ không thể tiếp cận hoặc sử dụng các biện pháp tránh thai và phải bỏ học sau khi mang thai. Bất kể nguyên nhân gì, những cô gái này không thể hoàn thành công việc học tập khi có con và trở nên dễ bị tổn thương về kinh tế và xã hội, có càng nhiều con thì sẽ có ít cơ hội hơn trong việc kiếm tiền.

Tại Philippines, có tới 10% trẻ vị thành niên trong độ tuổi từ 15-19 mang thai hoặc đã sinh con. Để giải quyết những thách thức đáng kể mà phụ nữ trẻ phải đối mặt để hoàn thành chương trình học, Chính phủ Philippines đã ban hành một chương trình giáo dục thay thế toàn diện. Chương trình giáo dục thay thế này cung cấp các bài học bổ sung cho những thanh thiếu niên Philippines chưa hoàn thành việc học của mình ở hệ thống chính thức vì lý do mang thai hoặc vì lý do khác. Chương trình nhắm vào các vùng xa xôi và kém phát triển nhất của đất nước. Chương trình không chỉ có các giáo viên di động, mà còn có các sáng kiến khác như lớp học đa cấp, lịch học theo mô-đun và lịch học được thay đổi trong tuần hoặc năm để có thể đáp ứng được thời gian làm việc và thực hiện nghĩa vụ gia đình của người học. Tất cả các can thiệp và tính chất thích nghi của hệ thống giáo dục thay thế này cung cấp cho các bà mẹ trẻ cơ hội để hoàn thành việc học sau khi sinh con. Nghị sỹ ở các quốc gia có thể cân nhắc việc chính thức hoá các kênh giáo dục thay thế để đáp ứng nhu cầu của trẻ em dễ bị tổn thương như các bà mẹ ở tuổi vị thành niên, đảm bảo rằng họ có thể học tập được lâu hơn, giảm thiểu rủi ro do việc tiếp tục mang thai, kết hôn sớm và cải thiện cơ hội kinh tế của họ trong tương lai.

3. Sinh con ở tuổi vị thành niên: Giúp các bà mẹ tuổi vị thành niên quay lại trường học ở Philippines

Nguồn:a . Arzadon, M. & Nato, R. (2011). Hệ thống giáo dục thay thế ở Philippine: Mở rộng tương lai giáo dục của những người bị tước

đoạt, chán nản và kém cỏi. Hội nghị quốc tế về nghiên cứu và học tập quốc tế lần thứ 9 - Singapore, 2015. http://www.rwl2015.com/papers/Paper105.pdf.

b. Chan, M. (2015). Khủng hoảng ở tuổi vị thành niên: Philippines quốc đảo của các bà mẹ tuổi vị thành niên. ChannelNews Asia. http://www.channelnewsasia.com/news/asiapacific/adolescence-in-crisis/2294864.html.

c. UNFPA. (2013). Hướng tới một khởi đầu mới ở Philippines. http://asiapacific.unfpa.org/news/towards-new-beginning-philippines.

Page 89: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

79

3Đầu tư cho thanh niênSức khỏeSinh con sớm

Ước lượng từ 14 - 16 triệu trẻ em được sinh ra mỗi năm bởi các bà mẹ

vị thành niên - tương đương 11% tổng số sinh của toàn cầu. 2

Tỷ lệ sinh đẻ đáng kể ở vị thành niên là ngoài ý muốn hoặc vỡ kế hoạch.

Nhiều trẻ vị thành niên sinh con có kế hoạch thường là do tảo hôn.3

Giáo dục có ảnh hưởng đáng kể đến cơ hội sinh đẻ của trẻ em gái ở độ tuổi vị thành niên: những bé

gái chưa hoàn thành bậc tiểu học có tỷ lệ sinh con ở mức cao gấp đôi mức trung bình ở tất cả các bé

gái tại các nước đang phát triển.4

1: Biểu tượng màu đen: Phôi thai của Icojam từ Dự án Noun.2: McQueston, K., Glassman, A. & Silverman, R. (2012). Sinh đẻ ở trẻ vị thành niên tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình:

Tác động và Giải pháp, 5. Working Paper 295. Washington: Trung tâm phát triển toàn cầu.3: UNFPA, UNESCO, & WHO. (2015). Sức khỏe tình dục và sinh sản của những người trẻ tuổi ở châu Á và Thái Bình Dương: Tổng

quan một số vấn đề, chính sách và chương trình, 43. Bangkok: UNFPA.4: Quỹ dân số Liên hợp quốc. (2013). Làm mẹ ở độ tuổi trẻ em: Đối mặt với những thách thức về mang thai ở độ tuổi vị thành niên,

10. Thông cáo về dân số thế giới. New York: UNFPA.

Ấn Độ

Kiribati

Lào

Maldives

Micronesia

Philippines

Solomon Islands

Tonga

Ngoài ý muốn

Vỡ kế hoạch

1

Page 90: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

80

Đầu tư cho thanh niênSức khỏe

Sử dụng ma túy, rượu bia, bắt nạt người khác và các hành vi nguy hiểm khác ở thanh thiếu niên thường xuất phát từ căn nguyên phát triển và tình cảm. Việc sử dụng ma túy ở thanh niên châu Á đang gia tăng, mặc dù các chương trình xoá bỏ cây thuốc phiện ở một số khu vực của châu Á đã cơ bản thành công, nạn buôn lậu ma túy vào khu vực đã tăng lên trong những năm gần đây. Do việc sử dụng ma túy thường là một trong nhiều vấn đề liên quan đến các vấn đề về hành vi và cảm xúc mà thanh thiếu niên gặp phải nên việc giải quyết các hành vi này thông qua việc lập trình toàn diện cùng với sự hiểu biết nguyên nhân gốc rễ của những vấn đề về cảm xúc và hành vi dẫn đến việc sử dụng ma túy, có thể mang lại chuyển biến phát triển.

Năm 2004, Chương trình đào tạo vị thành niên tích cực thông qua các chương trình xã hội toàn diện (PATHS) được thiết lập tại Hồng Kông, tập trung vào sự phát triển cảm xúc toàn diện của thanh thiếu niên với chương trình giảng dạy tại trường học. Chương trình nhằm mục đích giảm việc sử dụng ma túy và rượu, cũng như các hành vi nguy hiểm khác ở các thanh thiếu niên nhận học trình. Các mô-đun bao gồm nhiều chủ đề về lạm dụng ma túy, tình dục và tình yêu, bắt nạt, sử dụng internet nguy cơ và vấn đề về quản lý tiền bạc/sử dụng hình ảnh, bao gồm khoảng 30 giờ giảng dạy. Trang web của chương trình cũng được phát triển bằng tiếng Trung và tiếng Anh. Chương trình đã được triển khai tại hơn 250 trường trung học từ năm 2005 đến năm 2012 và đã chứng minh hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ phạm pháp, tỷ lệ lạm dụng ma túy và rượu, hành vi tình dục, bạo lực và các hành vi nguy hiểm khác (ngủ đêm ở bên ngoài, bắt nạt, v.v…). Chương trình không tác động nhiều đến tỷ lệ sử dụng thuốc lá, mặc dù nó đã có tác động tích cực đến việc giảm tỷ lệ sử dụng ở tất cả các loại ma túy bất hợp pháp khác. Sự can thiệp dựa vào trường học này phù hợp với nhu cầu phát triển của thanh thiếu niên ở từng quốc gia cụ thể và bối cảnh văn hoá cụ thể, cũng có thể được các Nghị sỹ ở các quốc gia nhân rộng.

4. Phòng, chống việc sử dụng ma túy ở thanh niên: Thay đổi thái độ và hành vi nguy cơ ở Hồng Kông

Nguồn:a. Shek, D. T. & Yu, L. (2012). Tác động theo chiều dọc của Dự án PATHS đối với hành vi mang tính rủi ro của vị thành niên: Chuyện

gì đã xảy ra sau 5 năm? Tạp chí Khoa học Thế giới 2012.b. Shek, D. T. & Sun, R.C. (2012). Dự án P.A.T.H.S. ở Hồng Kông - bài học và tác động đối với Chương trình phát triển thanh niên tích

cực (Epilogue). Tạp chí Khoa học thế giới 2012.c. Ma, H. K., et al. (2012). Dự án P.A.T.H.S. ở Hồng Kông: Chương trình giảng dạy mới nhằm giải quyết các vấn đề phát triển của vị

thành niên. Tạp chí quốc tế về sức khoẻ trẻ & phát triển con người 5:1, 3-5.

Page 91: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

81

4

NữNam

Campuchia

Trung Quốc

IndonesiaKirib

ati

MalaysiaMông Cổ

Myanmar

Tajikistan

Thái LanVanuatu

Việt Nam

1,2% 1,2%0,7%

1,2%0,3% 0,6%

1,6%

6,8%

0,4%1,4%

0,9%1,5%

0,5% 0,4% 0,7%1,5%

2,4% 1,9%

5%

15,8%

0,2% 0,5%

Đầu tư cho thanh niênSức khỏePhòng, chống sử dụng ma túy ở thanh niên

Tỷ lệ học sinh từ 13-15 tuổi sử dụng chất gây nghiện1

Những người trẻ tuổi thường có nguy cơ cao về gây ra

bạo lực khi sử dụng ma túy.2

Mặc dù tỷ lệ sử dụng ma túy ở Trung Quốc tương đối thấp, nhưng đây là nơi diễn ra

một nửa số vụ bắt giữ ma túy trong khu vực khi

thực thi pháp luật.3

1: Văn phòng về phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc. (2016). Hướng dẫn về phòng, chống ma túy và điều trị cho trẻ em gái và phụ nữ, 12. Vienna: UNODC.

2: Atkinson, A., et al. (2009). Bạo lực cá nhân và các loại ma túy bất hợp pháp, 7. Liverpool: Trung tâm y tế công cộng / Đại học Liverpool John Moores.

3: Văn phòng về phòng, chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc (2016). Báo cáo tình hình ma túy trên toàn cầu, 64. New York: Liên hợp quốc.

Page 92: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

82

Đầu tư cho thanh niênSức khỏe

Lào là một trong các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á có tỷ lệ cao nhất về nhu cầu tránh thai không được đáp ứng và mang thai ở tuổi vị thành niên. Tăng cường tiếp cận với Sức khỏe sinh sản, tình dục và Quyền (SRHR), bao gồm thông tin cơ bản về tránh thai, tránh kết hôn sớm và giáo dục tình dục có thể cải thiện đáng kể tình trạng sức khoẻ tình dục ở Lào. Trong những năm gần đây, tỷ lệ tử vong mẹ, vị thành niên mang thai và lây truyền các bệnh STI ở Lào đã giảm đáng kể. Trên thực tế, sự gia tăng khả năng tiếp cận của thanh niên Lào đối với SRHR thông qua các phòng khám di động và các dịch vụ SRHR thân thiện với thanh thiếu niên đã có kết quả có thể đo lường được thông qua những kết quả đầu ra về sức khoẻ được cải thiện và cũng có thể là một thực hành tốt cho Nghị sĩ ở các quốc gia.

Một trong những chương trình hiệu quả để tăng cường việc tiếp cận của thanh niên tới SRHR là Trung tâm Thanh niên Viên Chăn. Trung tâm Thanh niên được thành lập vào năm 2001, sử dụng nhiều hoạt động giải trí và các lớp học để dạy cho thanh thiếu niên Lào về sức khoẻ sinh sản, cũng như các kỹ năng sống khác. Hợp phần về SRHR của Trung tâm cũng bao gồm các giáo viên đồng đẳng đào tạo cho thanh niên để tiếp cận với các bạn đồng trang lứa về các vấn đề SRHR. Ngoài chương trình về SRHR, Trung tâm còn có một phòng khám tại chỗ để tư vấn sức khỏe và các dịch vụ trực tiếp liên quan đến sức khoẻ sinh sản vị thành niên. Phương pháp tiếp cận thân thiện với thanh thiếu niên của Trung tâm và khả năng nhân rộng của chương trình, đặc biệt thông qua mô hình đào tạo giáo viên đồng đẳng có thể được Nghị sĩ của các quốc gia thay đổi để cải thiện SRHR trong giới trẻ. Ví dụ như kết hợp việc tăng cường tiếp cận với SRHR trong Kế hoạch Quốc gia về Thanh niên và phòng, chống HIV/AIDS, có thể là một cách để Chính phủ thực hiện thể chế, hỗ trợ và mở rộng ảnh hưởng của các cơ quan, đơn vị như Trung tâm Thanh niên Viên Chăn.

5. Tiếp cận Sức khỏe sinh sản, tình dục và quyền: Các dịch vụ thân thiện dành cho thanh niên ở Lào

Nguồn:a. Quỹ Dân số Liên hợp quốc. (2005). Thanh thiếu niên Lào dạy những người bạn đồng trang lứa bảo vệ sức khoẻ sinh sản của mình.

http://www.unfpa.org/news/laotian-youth-teach-peers-protect-their-reproductive-health.b. Liên minh Châu Âu & Quỹ Dân số Liên hợp quốc. (2007). Dịch vụ cho Giới trẻ: Tổng quan từ kinh nghiệm của các bên liên quan.

Brussels: UNFPA RHIYA.

Page 93: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

83

5

Nữ Nam

Từ 1990 đến 2013, tỷ lệ tử vong mẹ giảm xuống còn 64%

ở Nam Á và 57% ở Đông Nam Á.2

Nâng cao nhận thức về SRHR ở vị thành niên tại

Châu Á là một việc làm đặc biệt cần thiết. Thiếu kiến thức và khoảng cách về

giới trong kiến thức được chỉ ra ở các khu vực.3

Đầu tư cho thanh niênSức khỏeTiếp cận sức khỏe sinh sản, tình dục và quyền

9,8 triệu phụ nữ ở tuổi vị thành niên tại châu Á cho biết không được

đáp ứng về nhu cầu tránh thai. Chi phí trung bình của BPTT

được cung cấp cho cá nhân ước khoảng 14 đô la Mỹ.1

1: Darroch, J. E., et al. (2016). Cần tính thêm: Chi phí và lợi ích của việc đáp ứng nhu cầu tránh thai của thanh thiếu niên. New York: Học viên Guttmacher.

2: Racherla, S. J. (2015). Tiến bộ hướng tới phổ cập tiếp cận SRHR: Tổng quan MDGs và SDGs In Plainspeak. http://www.tarshi.net/inplainspeak/review-progress-towards- universal-access-to-srhr-a-review-of-the-mdgs-and-the-sdgs/.

3: UNFPA, UNESCO, & WHO. (2015). Sức khoẻ tình dục và sức khoẻ sinh sản của thanh niên châu Á và Thái Bình Dương: Tổng quan các vấn đề, chính sách và chương trình, 49. Bangkok: UNFPA.

Tỷ lệ người trong độ tuổi 15-24 biết rằng bao cao su có thể phòng, tránh HIV

Nam Á

Đông Nam Á

Đông Á

Châu Đại Dương

Page 94: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn
Page 95: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

85

Đầu tư cho thanh niênSự tham gia

Điều 12 của Công ước về Quyền trẻ em thừa nhận trẻ em có quyền được tham gia trong tất cả các vấn đề liên quan đến cuộc sống của mình, cũng như quyền được tiếp cận thông tin, tự do tư tưởng và tự do ngôn luận. Tuy nhiên, đây là một nghĩa vụ đối với người lớn để đưa thanh niên tham gia vào đời sống chính trị và xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hợp tác, cho phép sự tham gia của thanh niên trong xã hội. Hơn nữa, sự tham gia không chỉ đơn thuần là sự tham gia vào chính trị và tiếng nói chính trị mà còn là sự tham gia vào các quyết định của gia đình, cộng đồng địa phương và xã hội rộng lớn. Lợi ích của việc tham gia này không chỉ làm tăng chất lượng của các quyết định nơi mà có sự tham gia của thanh niên, mà còn tạo ra các cộng đồng gần gũi hơn, nơi mà phụ nữ được trao quyền, tạo nên nền kinh tế mạnh mẽ và chủ nghĩa cực đoan ngày càng bị hạn chế và ít phổ biến.

Page 96: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

86

Đầu tư cho thanh niênSự tham gia

Trao quyền, cam kết và bình đẳng giới bị ảnh hưởng đáng kể bởi các hoạt động xã hội và văn hoá mà thường được đặt ra từ rất sớm trong cuộc sống của trẻ em. Gắn kết nam thanh niên và trẻ em trai vào vấn đề bình đẳng giới và trao quyền là rất quan trọng trong việc thúc đẩy bình đẳng giới thông qua thay đổi thái độ, hành vi và cho phép họ nhìn nhận các bạn gái cùng trang lứa một cách bình đẳng hơn. Liên đoàn Taekwondo và Kickboxing quốc gia (NTKF) ở Tajikistan đã thấy được rằng, khi còn trẻ, việc nam và nữ thanh niên tham gia chơi thể thao cùng nhau, họ có thể bắt đầu thấy sự bình đẳng giữa họ và có thể học cách vượt qua một số rào cản văn hóa đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Chương trình của NTKF thu hút trẻ em trai và trẻ em gái cùng nhau tham gia các cuộc thi đấu taekwondo và kickboxing, cắm trại và các sự kiện thể thao khác. Nữ thanh niên được tiếp cận với các khoá đào tạo đặc biệt và được trao quyền thông qua việc gắn sức mạnh thể chất vào các hoạt động thể thao. Nam thanh niên cũng được đưa tới các trung tâm tập luyện thể hình và các cuộc thi đấu. Thông qua sự liên kết với trung tâm, những thanh niên này cũng trở thành những người ủng hộ và vận động cho bình đẳng giới, họ được tập huấn đặc biệt về vấn đề bình đẳng giới, bạo lực gia đình, tổ chức cộng đồng và nói chuyện trước công chúng. Các thành viên của NTKF tham gia vận động tại các cuộc thi quốc tế, khuyến khích các đại biểu đến từ mọi quốc gia sử dụng thể thao và sử dụng tiếng nói của mình để vận động cho bình đẳng giới. Với việc đưa ra ví dụ này, Nghị sĩ của các quốc gia có thể xem xét tham khảo vận dụng ở nước mình bởi các hoạt động thể chất như thể thao có thể là một phần quan trọng trong việc thay đổi thái độ về giới, đặc biệt đối với những người trẻ tuổi bởi đây là độ tuổi dễ gây ấn tượng và ảnh hưởng nhất. Các nghị sĩ có thể xem xét việc đưa ra chính sách khuyến khích sử dụng thể dục thể thao và thể hình cũng như các cuộc thi đấu để làm nền tảng cho vận động rộng rãi hơn nữa.

1. Trao quyền và bình đẳng thông qua thể thao: Các hoạt động Taekwondo cho nữ sinh trong trường học ở Tajikistan

Nguồn:a. Boboev, P. (2015). Martial Artists Chiến đấu cho phân biệt giới, bạo lực ở Tajikistan. UNFPA., http://eeca.unfpa.org/ka/node/432.b. UN Women. (2012). Liên đoàn Taekwondo and kickboxing quốc gia của Cộng hòa Tajikistan tiến hành các hoạt động tiếp

cận trong chiến dịch “Ngày da cam” tại giải vô địch thế giới Taekwondo ở Tallinn. http://eca.unwomen.org/en/news/sto-ries/2012/09/national-taekwondo#sthash.I7OHQDkH.dpuf.

c. Văn phòng Thể thao và Phát triển vì hòa bình của Liên hợp quốc. (2014). Báo cáo hằng năm: 2013. Geneva: UNOSDP.

Page 97: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

87

1

Thanh thiếu niên cả hai giới tính có những cải thiện đáng kể về lòng tự trọng thông qua

tham gia vào các hoạt động thể dục, thể thao.2

Ngành công nghiệp thể thao có thể được hưởng lợi cao hơn từ bình đẳng giới: tổng số tiền chi cho World Cup nữ gần nhất là 15 triệu đô la, so với 576 triệu đô la

cho World Cup gần nhất của nam.3

Đầu tư cho thanh niênSự tham giaCông bằng và trao quyền thông qua thể thao

Tham gia các hoạt động thể thao giúp nâng cao sức khỏe cho trẻ em,

tăng khả năng chống lại bệnh tim mạch, loãng xương và các bệnh không lây

nhiễm khác mà gây ra đến 60% số ca tử vong trên toàn cầu.1

1: Phòng vì sự tiến bộ của phụ nữ, Ban kinh tế và xã hội của LHQ. (2007). Phụ nữ năm 2000 và sau này: phụ nữ, bình đẳng giới và thể thao, 2. New York: DAW.

2: Thể thao và Phát triển cho Nhóm công tác liên ngành vì hòa bình. (2008). Thể thao cho trẻ em và thanh thiếu niên: Duy trì phát triển và tăng cường giáo dục, 93-94. Khai thác sức mạnh của thể thao để phát triển và hòa bình: Khuyến nghị cho Chính phủ. Geneva: UNOSDP.

3: Puri, L. (2016). Thể thao có tiềm năng rất lớn để trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái. Hội thảo về giá trị của đăng cai các sự kiện thể thao lớn như một công cụ xã hội, kinh tế và phát triển môi trường bền vững, tổ chức tại New York. http://www.unwomen.org/en/news/stories/2016/2/lakshmi-puri-speech- at-value-of-hosting-mega-sport-event.

Page 98: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

88

Đầu tư cho thanh niênSự tham gia

Thanh niên thường đứng ngoài các quyết định của gia đình và không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tuân thủ về giới và quyền lực được thiết lập trong cấu trúc gia đình. Chương trình “Bảo vệ quyền lựa chọn của Trẻ em” nhằm thay đổi cách các trẻ em trai và trẻ em gái vị thành niên suy nghĩ về vai trò giới và hướng dẫn họ thực hiện những thay đổi ở gia đình.

Chương trình này đề cập đến vấn đề bất bình đẳng giới và quyền lực bằng cách xây dựng sự tôn trọng của các trẻ em trai với trẻ em gái thông qua việc đối xử bình đẳng với trẻ em gái, cho phép tất cả trẻ em thể hiện cảm xúc và thực hiện ước mơ và hy vọng của mình, đồng thời khuyến khích trẻ em trai giúp trẻ em gái đạt được ước mơ của mình. Chương trình giảng dạy được quản lý bởi một nhóm hướng dẫn viên gồm cả nam và nữ cho các câu lạc bộ nhỏ của trẻ em. Các bài học bao gồm một loạt các hoạt động đòi hỏi sự tham gia của người học, như trò chơi và thảo luận phù hợp với lứa tuổi để đưa ra mô hình các nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt. Những trẻ em tham gia Chương trình này được đánh giá là có hiểu biết sâu hơn về các vấn đề như phân biệt đối xử về giới, kiểm soát, thống trị giới và sự tiếp cận của trẻ em gái đối với giáo dục. Trẻ em tham gia Chương trình cũng tin rằng phụ nữ và trẻ em gái có thể thực hiện được nhiều công việc và hoạt động, việc này thay đổi quan niệm của họ về vai trò giới truyền thống trong gia đình. Trẻ em trai tham gia Chương trình đã phát huy sự tham gia của mình trong các công việc gia đình. Loại hình học tập có sự tương tác về vai trò giới và việc ra quyết định trong gia đình có thể được các Nghị sỹ tham khảo đưa vào chương trình giáo dục chính quy nhằm tạo những thay đổi thái độ về sự tham gia của giới và thanh niên ở các quốc gia khác nhau và trong các bối cảnh khác nhau.

2. Sự tham gia vào các quyết định của gia đình: Thu hút sự tham gia của trẻ em trai và trẻ em gái để thay đổi tình trạng

bất bình đẳng giới ngay tại gia đình ở Nepal

Nguồn:a . Viện Sức khỏe sinh sản (2011). Sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu có sự tham gia để đánh giá các chương trình với thanh

thiếu niên còn rất trẻ: Đánh giá chương trình Bảo vệ sự lựa chọn của trẻ em ở Siraha, Nepal. Washington: USAID.b. Viện Sức khỏe sinh sản (2010). Chuyển đổi các chuẩn mực về giới trong thanh thiếu niên còn rất trẻ: Can thiệp và đánh giá cải

tiến ở Nepal. Washington: Tổ chức Cứu trợ trẻ em. 140/5000c . Lundgren, R., et al. (2013). Đến lượt ai rửa bát? Chuyển đổi thái độ và hành vi về giới ở thanh thiếu niên còn rất trẻ ở Nepal. Giới

& Phát triển 21:1, 127-145.

Page 99: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

89

2

Trẻ vị thành niên ở độ tuổi còn rất trẻ từ 10-14 tuổi đang ở giai đoạn phát triển quan trọng để thay đổi thái độ của họ về vai trò giới.3

Đầu tư cho thanh niênSự tham giaSự tham gia trong việc ra quyết định ở gia đình

Nam Á là khu vực bất bình đẳng nhất trên thế giới đối với phụ nữ. Đông Nam Á có tốt hơn

một chút.1

Có tới 100 triệu trẻ em gái “biến mất” ở châu Á và

Thái Bình Dương do lựa chọn giới tính thai nhi và sở thích

sinh con trai.2

1: Học viện toàn cầu McKinsey (2015). Sức mạnh của sự ngang bằng: Làm thế nào để nâng cao bình đẳng của phụ nữ để có thể tăng thêm 12 nghìn tỷ đô la Mỹ cho tăng trưởng toàn cầu. New York: MGI.

2: UNFPA Châu Á và Thái Bình Dương. Lựa chọn giới tính thai nhi. http://asiapacific.unfpa.org/topics/prenatal-sex-selection.3: Viện Sức khỏe sinh sản (2011). Sử dụng các phương pháp thu thập dữ liệu có sự tham gia để đánh giá các chương trình với

thanh thiếu niên còn rất trẻ: Đánh giá Chương trình bảo vệ sự lựa chọn của trẻ em ở Siraha, Nepal, 1. Washington: USAID.

Page 100: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

90

Đầu tư cho thanh niênSự tham gia

Một số công cụ quốc gia và quốc tế được đưa ra nhằm đảm bảo quyền của trẻ em tham gia vào việc xây dựng các chính sách có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ. Bằng chứng cũng chỉ ra rằng chính sách sẽ bảo vệ trẻ em hiệu quả hơn khi mà trong quá trình hoạch định có sự tham gia của trẻ em. Tuy nhiên, rất ít quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế xây dựng cơ chế này để bảo vệ trẻ em trong hoạch định chính sách và giám sát các hoạt động. Đồng thời, khi mà không có người đại diện cho họ ở cấp độ chính sách quốc gia, trẻ em không được đi học và trẻ em khuyết tật thường là những nhóm dễ bị đẩy ra ngoài lề xã hội nhất.

Ở Mông Cổ, một cuộc đánh giá về nhu cầu thanh thiếu niên đã được tiến hành vào năm 2000 để xác định chính xác những thiếu sót trong chính sách và cung cấp dịch vụ cho thanh thiếu niên. Khi đánh giá được hoàn thành, Hội đồng vị thành niên được thành lập để cố vấn cho Nhóm Công tác Liên Bộ về việc lập kế hoạch, thực thi và giám sát kết quả đánh giá cũng như đảm bảo sự tham gia của thanh thiếu niên trong việc ra quyết định và trong việc thực hiện các hoạt động của Nhóm Công tác. Hội đồng không chỉ phục vụ mục đích tư vấn nhằm đảm bảo tiếng nói của vị thành niên được lắng nghe trong quá trình ra quyết định của Chính phủ mà còn phục vụ cho bản thân thanh thiếu niên thông qua các hoạt động bên ngoài do thanh thiếu niên tham gia Hội đồng triển khai thực hiện. Các hoạt động bên ngoài này bao gồm liên lạc với trường học, phương tiện truyền thông và các tổ chức khác để đưa ra thông điệp thay mặt cho vị thành niên Mông Cổ và tiếp cận với thanh thiếu niên ở bên lề xã hội như những thanh niên khuyết tật và bỏ học. Vào năm 2004, Chính phủ Mông Cổ đã thông qua một chiến lược mới, thành lập Cơ quan Quốc gia về Trẻ em trên cơ sở mô hình Hội đồng vị thành niên để tiếp tục thể chế hóa khuôn khổ này vì sự tham gia của trẻ em. Nghị sĩ các nước có thể xem xét sự thành công của Hội đồng vị thành niên ở Mông Cổ để tích hợp tốt hơn sự tham gia của trẻ em trong hoạch định chính sách và ra quyết định ở quốc gia mình, đặc biệt là trong các chính sách và quyết định có ảnh hưởng đến trẻ em.

3. Sự tham gia của thanh niên vào chính sách quốc gia: Hội đồng vị thành niên ở Mông Cổ

Nguồn:a. Lambert, L., et al. (2004). Thiết lập sự tham gia về Văn hóa: Tiếng nói của vị thành niên Mông Cổ, kể câu chuyện của UN,13-15.

New York: UNICEF.b. UNICEF Mông Cổ. Sự tham gia của trẻ em và thanh niên, http://www.unicef.org/mongolia/activities_2591.html.c. UNICEF. Nâng cao nhận thức của các nam, nữ vị thành niên ở Mông Cổ. http://www.unicef.org/french/adolescence/

index_15246.html.

Page 101: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

91

3

Diễn đàn Trẻ em Châu Á được tổ chức lần đầu tiên tại Philippines vào tháng 10/2010. Kể từ đó, các cuộc gặp

mặt được tổ chức hai năm một lần.3

Đầu tư cho thanh niênSự tham giaSự tham gia của thanh niên trong chính sách quốc gia

Tỷ lệ trẻ hoàn thành bậc tiểu học khác nhau rất nhiều theo giới tính và tình trạng khuyết tật.1

Yếu tố quan trọng nhất cho thành công của việc gắn kết và tham gia của thanh thiếu niên trong xã hội là cam kết của một

quốc gia trong quản trị tốt, nền dân chủ và sự hiện diện của một xã hội dân sự mạnh mẽ.2

1: UNICEF. (2013). Tình trạng trẻ em trên thế giới: Trẻ khuyết tật, 12. New York: UNICEF.2: Những đổi mới trong sự tham gia của công dân. (2008). Gắn kết các công dân trẻ tuổi ở Đông Á và Thái Bình Dương: Nghiên

cứu khu vực, 19. Bangkok: UNICEF EAPRO.3: UNICEF. (2011). Tình trạng trẻ em trên thế giới, vị thành niên: Độ tuổi của cơ hội, 48. New York: UNICEF.

Tỷ lệ phần trăm trẻ em hoàn thành bậc tiểu học theo giới tính và khuyết tật

Page 102: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

92

Đầu tư cho thanh niênSự tham gia

Thanh niên là nhóm nhân khẩu học lớn nhất ở nhiều quốc gia châu Á, nhưng không phải lúc nào họ cũng hiểu rõ cách sử dụng quyền biểu quyết và quyền công dân của mình để đạt được mục tiêu và đạt được những thay đổi tích cực. Sự tham gia của thanh niên vào hoạt động chính trị và bầu cử không chỉ cải thiện toàn bộ quá trình dân chủ, mà còn nâng cao ý thức trao quyền cho thanh niên, có thể được tạo điều kiện thông qua giáo dục và hỗ trợ thanh niên trong việc tăng cường sự tham gia chính trị của họ.

Để giải quyết những nhu cầu này, Hội đồng Thanh niên Campuchia (YCC) đã vận động thanh niên trở thành những nhà lãnh đạo trong sự thay đổi ở cấp địa phương và để hiểu và tham gia đầy đủ vào tiến trình dân chủ. Một trong những hoạt động chính của YCC là tổ chức các buổi Liên hoan Dân chủ Thanh niên, nơi các nhà hoạt động trẻ tuổi được tập huấn về vận động, tranh luận và sử dụng phương tiện truyền thông xã hội. YCC tập huấn cho thanh niên tại buổi liên hoan trong chiến lược nhằm huy động các bạn đồng trang lứa và tiếp cận các nhà lãnh đạo chính trị với các thông điệp của công dân. Liên hoan cũng là diễn đàn tạo điều kiện để đăng ký cử tri và tập huấn về cách bỏ phiếu một cách tự tin và tham gia vào các cuộc vận động, bỏ phiếu dựa trên vấn đề. YCC còn hỗ trợ mạng lưới các nhà lãnh đạo trẻ trên khắp đất nước, đem họ lại gần nhau trong các hội nghị dành cho thanh niên hằng năm nhằm khuyến khích lẫn nhau, tạo mạng lưới và chia sẻ những ý tưởng để tham gia nhiều hơn vào các vấn đề chính trị ở địa phương và quốc gia. Mỗi hội nghị tập huấn hàng trăm thanh niên và mỗi Liên hoan đều có hàng nghìn thanh niên, những hoạt động này có ảnh hưởng rộng lớn đến sự tham gia của thanh niên trong cuộc sống chính trị và công dân ở Campuchia. Nghị sĩ các nước có thể tham khảo áp dụng YCC như là một mô hình cho việc gắn kết với thanh niên, những người có thể là bộ phận nhân khẩu lớn nhất mà chưa được tiếp cận tới tại quốc gia của mình.

4. Gắn kết thanh niên trong tiến trình dân chủ: Hội đồng thanh niên ở Campuchia

Nguồn:a . Viện Cộng hòa Quốc tế. (2012). Thanh niên Campuchia có tác động trong cộng đồng của họ. http://www.iri.org/web-story/

cambodian-youth-have-impact-their-communities.b. Viện Cộng hòa Quốc tế. (2011). Đại học Campuchia trao học bổng cho học viên tham dự Liên hoan Dân chủ của IRI-YCC. http://

www.iri.org/web-story/local- cambodian-university-awards-scholarships-participants-iri-ycc-youth-democracy.c. Viện Cộng hòa Quốc tế. Công việc của chúng ta làm được những gì. http://www.iri.org/program/youth-leadership.d. APYouthnet. Hội đồng Thanh niên Campuchia (YCC). http://www.apyouthnet.ilo.org/network/youth-council-of-cambodia-ycc.

Page 103: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

93

4

MN, TH & VN ID TW KR & PH CN JP CM MY SG

81%77,5%

70,5%63,5%

58% 54% 52,5%

38,5% 37%

Ở nhiều nước Châu Á, phụ nữ trẻ tuổi có xu hướng tham gia vào hoạt động và vận động hành lang ít hơn một nửa

nam giới.2

Đầu tư cho thanh niênSự tham giaGắn kết thanh niên trong tiến trình dân chủ

Số lượng trung bình Nghị sĩ dưới 30 tuổi trong Nghị viện là khoảng 5%

ở khu vực châu Á.1

Tham gia bầu cử trong thanh niên ở Đông và Đông Nam Á2 & 3

1: Liên minh Nghị viện. (2016). Sự tham gia của thanh niên trong Nghị viện, 6 Geneva: Liên minh Nghị viện.2: Chương trình của Cơ quan phát triển LHQ. (2014). Thanh niên và Quyền công dân về dân chủ ở Đông Á và Đông Nam Á: Tìm

hiểu thái độ chính trị của thanh thiếu niên Đông Á và Đông Nam Á thông qua Cuộc khảo sát Barometer Châu Á, 9- 10. Bangkok: UNDP.

3: Tên đầy đủ của các quốc gia, từ trái sang phải: Mông Cổ, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Đài Loan, Hàn Quốc, Philippines, Trung Quốc, Nhật Bản, Campuchia, Myanmar, Singapore.

Page 104: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

94

Đầu tư cho thanh niênSự tham gia

Xung đột, suy thoái kinh tế và giáo dục nghèo nàn trong nhiều năm đã dẫn đến việc xuất hiện tình trạng nhiều trẻ em đường phố và trẻ em lao động bất hợp pháp ở Myanmar. Chương trình của Tổ chức Tầm nhìn thế giới về trẻ em đường phố và lao động trẻ em tập trung vào việc cung cấp các trung tâm và không gian an toàn nằm rải rác ở Yangon và Mandalay cho trẻ em đường phố và lao động trẻ em nhằm đáp ứng nhu cầu thể chất và tình cảm ngay lập tức cho trẻ em đường phố và lao động trẻ em, đồng thời ngăn ngừa trẻ em có nguy cơ rơi vào tình trạng lang thang.

Trong quá trình lập kế hoạch đánh giá chương trình này để hỗ trợ trẻ em đường phố, Tổ chức Tầm nhìn thế giới xác định rằng việc thêm trẻ vào nhóm đánh giá là rất quan trọng đối với tính chính xác và hữu ích của việc đánh giá. Khi lựa chọn các em tham gia đánh giá, các nhóm trẻ em được hưởng lợi từ chương trình thực hiện bầu trẻ em đại diện để tham gia vào nhóm đánh giá. Trong việc xác định phạm vi và các câu hỏi đánh giá, trẻ em có thể đặt ra các câu hỏi cụ thể về tương lai của các trung tâm và cũng giúp xác định các nhóm thông tin dựa trên những người mà họ đã tương tác và thấy hữu ích. Những người đánh giá là trẻ em tiến hành các cuộc phỏng vấn sau khi được tập huấn kỹ năng phỏng vấn và cũng tiến hành các nhóm tập trung. Những người đánh giá là người lớn trong dự án khuyến khích sự tham gia của trẻ em trong tất cả các khía cạnh của việc thiết kế, thực hiện, quản lý và đánh giá dự án.

Sự thành công của đánh giá được thực hiện với sự tham gia của trẻ em là một mô hình cho Nghị sĩ trong việc thiết kế và thực hiện chương trình thân thiện với trẻ em, các chính sách khác liên quan đến trẻ em và bảo vệ trẻ em. Các cán bộ tham gia chương trình đã báo cáo rằng sự tham gia của trẻ đã làm quá trình đánh giá chậm hơn, nhưng họ đánh giá cao những kết quả đạt được qua tiếng nói và quan điểm của trẻ em. Với sự cống hiến hợp lý về nguồn lực và thời gian, sự tham gia của trẻ em trong quá trình xây dựng chính sách và đánh giá chương trình và chính sách, kết quả có thể hiệu quả hơn và trẻ em có thể được chăm sóc tốt hơn thông qua các kết quả.

5. Sự tham gia của trẻ em trong Đánh giá chương trình: Sự tham gia của trẻ em đường phố ở Myanmar

Nguồn:a. Dorning, K. & O’Shaughnessy, T. (2001). Tạo không gian cho sự tham gia của trẻ em: Lên kết hoạch với Trẻ em đường phố ở

Yangon, Myanmar. Melbourne: Tổ chức Tầm nhìn Thế giới.

Page 105: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

95

5Đầu tư cho thanh niênSự tham giaSự tham gia của trẻ em trong Chương trình đánh giá

Trên toàn thế giới, có khoảng 120-150 triệu trẻ em sống trên

đường phố. Ít nhất 30 triệu trong số đó sống ở châu Á.1

Sự tham gia của giới trẻ vào việc hoạch định chính sách và đưa ra quyết định góp phần làm gia tăng đáng kể nhận thức về quyền trẻ em trong cộng đồng của các em.2

Sự tham gia của thanh niên mang lại những lợi ích phát triển cho thanh

niên, tăng sự tự tin và năng lực của họ, đồng thời cũng cải thiện việc này trong

gia đình và cộng đồng.2

1: Humanium. Trẻ đường phố: Trẻ em sống trên đường phố. http://www.humanium.org/en/street-children/.2: UNICEF. (2009). Sự tham gia của trẻ em và thanh niên trong chương trình quốc gia và các hoạt động của Ủy ban quốc gia của

UNICEF 3, 12. New York: UNICEF (2009).

Page 106: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn
Page 107: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

97

Đầu tư cho thanh niênAn ninh và An toàn

An ninh và an toàn của thanh niên cũng như việc thực hiện tất cả các quyền con người có liên quan chặt chẽ đến quyền của trẻ em được tiếp cận một nền giáo dục có chất lượng. Giáo dục là cửa ngõ đưa trẻ đến với việc làm, là con đường thoát nghèo và là vũ khí chống lại sự tàn phá. Thanh niên được giáo dục sẽ an ninh và an toàn hơn theo mọi nghĩa. Tuy nhiên, thiếu nguồn lực, thiếu giáo viên được đào tạo bài bản và thiếu hiểu biết về các nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề trong lĩnh vực giáo dục làm cản trở trẻ em thực hiện quyền được học hành và làm cho trẻ dễ bị tổn thương trước các thách thức và những mối nguy hại khác. Việc trẻ em được đi học có thể bảo vệ chúng chống lại nhiều vấn đề xã hội như lao động cưỡng bức, tảo hôn và bạo lực. Đảm bảo trẻ em có được giáo dục có chất lượng cho phép chúng tiếp nhận những công việc có tay nghề cao và được trả lương cao hơn, đồng thời chống lại sự cực đoan, kỳ thị và bất bình đẳng trong cộng đồng. Với sự quan tâm đến chất lượng giáo dục và nhu cầu cụ thể của cộng đồng trong việc điều chỉnh giáo dục nhằm đáp ứng các điều kiện xã hội của trẻ em và gia đình, an ninh và an toàn của thanh niên có thể được thực hiện.

Page 108: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

98

Đầu tư cho thanh niênAn ninh và An toàn

Việc nhiều trẻ em bỏ học là do gia đình các em gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Gia đình không thể trả học phí cho trẻ em, hoặc chỉ đơn giản đòi hỏi thêm thu nhập từ đứa trẻ, tuy nhỏ bé, khi tham gia vào lực lượng lao động. Tại Nepal, nhiều trẻ em có nguy cơ bỏ học để vào ngành dệt thảm, nằm trong danh sách các hoạt động nguy hiểm của ILO cấm trẻ em dưới 16 tuổi. Tuy nhiên, trong tổng số khoảng 50.000 công nhân lao động trong ngành sản xuất thảm thủ công xuất khẩu ở Nepal, có tới 11.000 là trẻ em.

Để hạn chế dòng chảy trẻ em rời khỏi trường học để vào ngành dệt thảm, Tổ chức Good Weave Nepal (NGF) đã thiết kế một chương trình can thiệp nhằm cung cấp học bổng và tiền trợ cấp cho trẻ em có nguy cơ gia nhập lực lượng lao động trong các nhà máy sản xuất thảm. Trẻ em có nguy cơ cao là trẻ em từ các gia đình có thu nhập thấp, bố mẹ đã làm việc trong các nhà máy và cả gia đình thường xuyên sống trong khu nhà xưởng. Chương trình can thiệp được thiết kế để cung cấp: 1) học bổng để đóng học phí vào đầu học kỳ mà không cần phải đi học, hoặc 2) học bổng và trợ cấp sinh hoạt liên tục khi trẻ tiếp tục đi học. Nếu như quỹ học bổng cho thấy gia tăng tỷ lệ nhập học của trẻ em ở mức vừa phải thì trẻ em được nhận được học bổng và các khoản trợ cấp sinh hoạt liên tục có tỷ lệ tham gia vào thị trường lao động trẻ em bất hợp pháp thấp hơn đáng kể và đến trường thường xuyên hơn. Chương trình này là điển hình tốt trong việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề ảnh hưởng đến thanh thiếu niên - xác định ảnh hưởng của hỗ trợ tài chính trong việc lựa chọn trường học thay vì tham gia vào lực lượng lao động trẻ em. Nghị sĩ của các quốc gia có thể áp dụng những cách tiếp cận tương tự để thiết kế các chính sách dựa trên bằng chứng và các chương trình để xác định trẻ em có nguy cơ tham gia vào lực lượng lao động, sau đó giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của lao động trẻ em ở quốc gia mình.

1. Các ưu đãi về lao động và học tập cho trẻ em: Học bổng và lợi ích để ngăn chặn trẻ em tham gia vào nghề dệt thảm ở Nepal

Nguồn:a. Edmonds, E. V. & Shrestha, M. (2014). Bạn nhận được những gì mà bạn đã chi trả: Khuyến khích học tập và lao động trẻ em.

Tạp chí kinh tế phát triển 11, 196-211.b. Goodweave.org: Lao động trẻ em và ngành công nghiệp dệt thảm. http://www.goodweave.org/child_labor_campaign/child_

labor_handmade_rugs_carpets.

Page 109: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

99

1

Tổng: 7,1% Tổng: 5,3% Tổng: 3,1%

5,9% 8,4% 4,7% 6% 3,2% 2,9%

Đầu tư cho thanh niênAn ninh và An toànLao động trẻ em và khuyến khích học tập

Ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, 77,8 triệu trẻ em từ

5-17 tuổi tham gia lực lượng lao động trẻ em - chiếm 9,3%

trẻ em trong khu vực.1

Có ít nhất 24 triệu trẻ em không được đến trường ở Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh. 2

Trẻ em ở độ tuổi học tiểu học không được đến trường theo khu vực và giới tính (năm 2011)3

Nam & Tây Á Trung ÁĐông Á &

Thái Bình Dương

1: Phòng Lao động Hoa Kỳ, Văn phòng Lao động quốc tế. 2015. Những phát hiện về các hình thức tồi tệ nhất của lao động trẻ em: châu Á và Thái Bình Dương. https://www.dol.gov/agencies/ilab/resources/reports/child-labor/asia-pacific.

2: Khan, S. (2013). Nam Á – Factsheet: Thông tin tóm tắt: Trẻ em trong lao động và việc làm, 2. New Delhi: ILO.3: Global March. (2014). Văn bản chính sách: Trẻ em không được đến trường và lao động trẻ em 3. Haarlem: Global March.

Page 110: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

100

Đầu tư cho thanh niênAn ninh và An toàn

Khoảng 14-37% trẻ em ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương bị lạm dụng ở một số hình thức. Không chỉ lạm dụng trẻ em mà còn vi phạm quyền con người cơ bản của trẻ em và quyền được sống, nhưng lạm dụng trẻ em cũng đem lại chi phí kinh tế rất cao, lên tới 206 tỷ đô la Mỹ mỗi năm, hay 2% GDP hàng năm của khu vực. Lạm dụng trẻ em cũng gây ảnh hưởng đến sức khoẻ tinh thần của trẻ, có tới 25% các vấn đề về sức khoẻ tâm thần ở nam giới có liên quan đến việc bị lạm dụng thể chất khi còn là trẻ em. Năm 2004, một nghiên cứu của Tổ chức Cứu trợ trẻ em chỉ ra rằng gần 90% trẻ em Mông Cổ bị đánh đập dưới tay của những người chăm sóc hoặc giáo viên của chúng.

Do tỷ lệ lạm dụng và trừng phạt thân thể cao ở Mông Cổ, Tổ chức Cứu trợ trẻ em đã cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và vận động Quốc hội Mông Cổ thông qua việc ban hành đạo luật cấm trừng phạt thân thể trong nhà trường. Quá trình này bao gồm việc gắn kết sự tham gia của Mông Cổ vào các tổ chức quốc tế, bao gồm Ủy ban về Quyền Trẻ em, đồng thời đưa trẻ em tham gia vào quá trình cải cách luật pháp ở mọi giai đoạn có thể. Đến năm 2013, số trẻ em bị bạo lực ở Mông Cổ đã giảm gần 50% so với năm 2006 khi dự án bắt đầu. Năm 2016, một loạt cải cách luật pháp mới và thậm chí còn toàn diện hơn để bảo vệ trẻ em chống lại bạo lực đã được thông qua, cấm bạo lực đối với trẻ em ở trường học, các cơ sở giáo dục và tại gia đình. Mông Cổ là nước đầu tiên trong khu vực thực hiện được việc bảo vệ pháp lý đầy đủ cho trẻ em chống lại lạm dụng ở mọi môi trường và cơ sở giáo dục, đồng thời, dành phần lớn GDP vào nỗ lực bảo vệ trẻ em hơn bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực. Theo các nỗ lực cải cách lập pháp thành công của Mông Cổ, Nghị sỹ ở các quốc gia cũng có thể xem xét làm thế nào để thực hiện những cải cách lập pháp để xây dựng nền tảng cần thiết nhằm bảo vệ trẻ em khỏi bị lạm dụng ở nước mình.

2. Bạo lực đối với trẻ em: Cải cách luật pháp và vận động chính sách để bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực ở Mông Cổ

Nguồn:a. Beazley, H. (2005). Những gì trẻ em nói: Kết quả của nghiên cứu so sánh về hình phạt thể chất và tinh thần của trẻ em ở Đông

Nam Á và Thái Bình Dương. Bangkok: Tổ chức Cứu trợ trẻ em.b. Tổ chức Cứu trợ trẻ em. (2016). Mông Cổ cấm hình phạt về thể chất và sỉ nhục trẻ em. http://resourcecentre.savethechildren.se/

mongolia-bans-physical-and-humiliating-punishment-children.c. Sáng kiến toàn cầu để chấm dứt trừng phạt thân thể trẻ em. (2016). Sự trừng phạt thân thể trẻ em ở Mông Cổ. http://www.

endcorporalpunishment.org/assets/pdfs/states-reports/Mongolia.pdf.d. Tổ chức Cứu trợ trẻ em UK Mongolia. (2008). Tạo điều kiện cho trẻ tham gia: Chương trình của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Mông Cổ.

Bangkok: Tổ chức Cứu trợ trẻ em.

Page 111: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

101

2Đầu tư cho thanh niênAn ninh và An toànBạo lực đối với trẻ em

Tổng chi của Chính phủ về bảo vệ trẻ em chiếm tỷ lệ dưới 0,2% GDP ở phần lớn các nước châu Á. Chỉ có Fiji và Mông Cổ

chi nhiều hơn đáng kể.2

Lạm dụng thể chất và tinh thần của trẻ em ở Nam Á và Thái Bình Dương ước tính tiêu tốn 105 tỷ USD mỗi năm ở khu vực này. 4

Chỉ có 49 quốc gia

cấm hình phạt thể xác dưới mọi hình thức.1

1: Sáng kiến toàn cầu để chấm dứt hình phạt thân thể trẻ em. www.endcorporalpunishment.org.2: ECPAT International, Plan International, Save the Children, UNICEF and World Vision. (2014). Hệ thống bảo vệ trẻ em quốc gia

ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương: Xem xét và phân tích việc lập bản đồ và đánh giá, 59. Bangkok: ECPAT International: Bangkok.

3: Biểu tượng: Khóc của James Fenton từ Dự án Noun.4: UNICEF. (2015). Ước tính gánh nặng kinh tế của Bạo lực đối với trẻ em ở Đông Á và Thái Bình Dương, 1. New York: UNICEF.

3

Page 112: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

102

Đầu tư cho thanh niênAn ninh và An toàn

Năm 1990 tại Hội nghị Thế giới về giáo dục cho tất cả mọi người ở Jomtien, Thái Lan, mục tiêu của “Giáo dục cho tất cả mọi người” lần đầu tiên được thống nhất. Mục tiêu này sau đó được đưa vào Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ là mục tiêu phát triển ưu tiên và cũng đã được củng cố trong SDGs. Tuy nhiên, việc tiếp cận giáo dục sẽ kém hiệu quả nếu giáo dục không đảm bảo chất lượng. Trên thực tế, khi số năm đi học mà trẻ hoàn thành có mối tương quan với tăng trưởng kinh tế ở cấp độ quốc gia thì chất lượng của việc phát triển kỹ năng nhận thức và khả năng áp dụng các kỹ năng cho lực lượng lao động trong nền giáo dục đó có mối tương quan chặt chẽ với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước.

Để giải quyết các mối quan tâm về chất lượng giáo dục ở Pakistan, TeleTaleem đã triển khai một chương trình ở vùng sâu, vùng xa của đất nước để đào tạo bổ sung cho giáo viên và dạy học cho trẻ em thông qua một chiếc xe tải di động được trang bị vệ tinh. Chiếc xe tải này chứa đựng một số công cụ công nghệ như máy tính bảng và máy tính được sử dụng trong các chương trình. Đào tạo giáo viên về các chủ đề được giảng dạy trong lớp học vào một khoảng thời gian cụ thể trong năm và một giảng viên chính từ xa có thể tiếp cận giáo viên ở các khu vực nông thôn thông qua xe tải được trang bị công nghệ này. Giáo viên quan sát sử dụng công nghệ này truyền lại cho giáo viên chính với mục đích đánh giá và cải tiến việc giảng dạy một cách liên tục. Xe tải này còn cung cấp cho học sinh cơ hội học tập bổ trợ, như các bài học sau giờ học, các bài học và hoạt động đặc biệt. Đối với học sinh và các trường học tham gia vào chương trình, việc đọc, đếm, đọc hiểu và đọc chính xác đã được cải thiện từ 2-4 lần so với những học sinh không được tiếp cận với chiếc xe tải này. Mô hình đào tạo bổ trợ cho giáo viên và học sinh học tập ở những vùng sâu, vùng xa có thể được Nghị sỹ ở các quốc gia hoặc những người có quan ngại về chất lượng giáo dục nhân rộng.

3. Chất lượng giáo dục: Học tập di động để cải thiện chất lượng giáo dục ở Pakistan

Nguồn:a. TeleTaleem. Học tập trên các bánh xe: Trung tâm Cải cách giáo dục, http://www.educationinnovations.org/program/ilm-wheels.b. TeleTaleem. (2013). Báo cáo đánh giá giữa kỳ về học tập trên các bánh xe. Islamabad: TeleTaleem c. TeleTaleem. (2013). Báo cáo tổng kết về học tập trên các bánh xe. Islamabad: TeleTaleem

Page 113: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

103

3Đầu tư cho thanh niênAn ninh và An toànChất lượng giáo dục

Xấp xỉ 80% ngân sách dành cho giáo dục dùng để chi lương cho giáo viên, nhưng lương vẫn rất thấp so với với các ngành công nghiệp thay thế.2

Trong khi trẻ em ở các nước phát triển vượt trội so với bạn đồng trang

lứa ở các nước đang phát triển thì thu nhập bình quân đầu người chỉ có một mối tương quan nhỏ

với sự khác biệt trong thành tích của học sinh.2

Mỗi một năm học tăng thêm của một đứa trẻ đều đóng góp vào

tăng trưởng kinh tế của đất nước. Khi chất lượng giáo dục tăng lên, tốc độ

tăng trưởng sẽ tăng từ 25-73%.1

1: Hanushek, E. A., et al. (2007). Chất lượng giáo dục và tăng trưởng Kinh tế, 7. Washington: The World Bank.2: UNESCO & UNICEF. (2012). Báo cáo kết thúc thập niên về Giáo dục cho mọi người của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương: EFA

Goal 6, Chất lượng giáo dục, 9, 33. Bangkok: UNESCO.

Page 114: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

104

Đầu tư cho thanh niênAn ninh và An toàn

Sau nhiều năm xung đột dưới chế độ Taliban áp bức, cơ sở hạ tầng giáo dục vẫn còn rất nghèo nàn ở Afghanistan, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. Trẻ em gái và phụ nữ trẻ đặc biệt khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục và học tập. Để đáp ứng những nhu cầu này, đặc biệt là ở các vùng nông thôn và không an ninh, Học viện Giáo dục Afghanistan (AIL) đã thành lập một chương trình Trung tâm Học tập. Trong khuôn khổ chương trình, một Trung tâm học tập được mở ra khi có yêu cầu của cộng đồng địa phương và tại địa điểm mà cộng đồng địa phương sẵn sàng đầu tư xây dựng, cơ sở vật chất, giáo viên hoặc các nguồn lực tự nguyện khác. Sau đó, Trung tâm Học tập cung cấp các khóa học do cộng đồng yêu cầu và có thể bao gồm các khóa học tiểu học, trung học cơ bản, các khóa học ở trình độ đại học, đào tạo giáo viên và quản trị viên trường học, các lớp học về văn học và các khóa học hướng nghiệp. Trung tâm cũng kết hợp giáo dục về hòa bình, sức khoẻ và quyền con người vào các hoạt động của họ. Tất cả giáo viên tại Trung tâm được đào tạo về các phương pháp giảng dạy hiện đại để khuyến khích việc học tập có sự tham gia và phát triển kỹ năng tư duy phản biện. Trung tâm có thể kết hợp các công cụ học tập di động, chẳng hạn như gọi điện thoại trực tiếp cho giáo viên ở các tỉnh khác, công nghệ máy tính bảng và ứng dụng để bổ trợ cho các lớp học thường xuyên, đặc biệt là về toán và khoa học.

Trung tâm Học tập đã có một tác động đặc biệt đến những phụ nữ trẻ muốn tìm kiếm cơ hội học tập. Đối với những người đã lập gia đình hoặc không thể hoàn thành việc học vì các lý do khác nhau có thể kết hợp tự học và học tập trên lớp để giúp họ hoàn thành bậc tiểu học hoặc trung học. Học tập di động cũng có tác động đáng kể đến tỷ lệ biết chữ của phụ nữ trẻ, thường là cho phép họ nhập học chính thức. Trung tâm cũng mở rộng việc cung cấp các lớp học vi tính và tiếng Anh, tiếp cận cả trẻ trai và trẻ em gái ở nông thôn. Đến năm 2015, AIL đã hỗ trợ hơn 300 Trung tâm Học tập, với trên 40 hoạt động đang diễn ra, bao gồm tiếp cận với trẻ em đường phố, trẻ em khuyết tật và trẻ em ở các trại trẻ mồ côi. Nghị sĩ ở các quốc gia có thể xem xét để áp dụng mô hình giáo dục và học tập linh hoạt này dựa vào cộng đồng và hỗ trợ bởi cộng đồng nhằm đáp ứng nhu cầu của đối tượng trẻ em dễ bị tổn thương và khó tiếp cận nhất, đồng thời làm thấm nhuần giá trị của giáo dục vào cộng đồng.

4. Tiếp cận tới giáo dục: Học tập sáng tạo và theo yêu cầu ở Afghanistan

Nguồn:a. Học viện học tập Afghanistan. Đánh giá chương trình, https://www.globalgiving.org/pfil/354/projdoc.pdf.b. Học viện học tập Afghanistan. Cải cách giáo dục, http://www.afghaninstituteoflearning.org/education-innovation.html.

Page 115: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

105

4Đầu tư cho thanh niênAn ninh và An toànTiếp cận tới giáo dục

Nhiều quốc gia ở châu Á và Thái Bình Dương đã vượt trội so với mức trung bình toàn cầu trong việc gia tăng tỷ lệ nhập học từ năm 2000.1

Tỷ lệ nhập học tiểu học được điều chỉnh theo khu vực năm 2012 (%)

Thế giới Trung Á Nam & Tây ÁĐông Á & Thái Bình Dương

Trong số 17 triệu trẻ em không được đến trường ở châu Á trong

năm 2012 thì một nửa số đó đến từ 4 quốc gia: Bangladesh, Ấn Độ,

Indonesia và Pakistan.1

Để đáp ứng được nhu cầu giáo dục trong tương lai, đến năm 2030 phải tuyển dụng

27,3 triệu giáo viên trên toàn thế giới để thay thế giáo viên nghỉ hưu và tránh

tạo ra sự thiếu hụt toàn cầu.2

1: Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa LHQ (2015). Báo cáo về Giáo dục cho mọi người khu vực châu Á - Thái Bình Dương: Tổng hợp các Báo cáo EFA Quốc gia, 14-15. Bangkok: UNESCO.

2: Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa LHQ (2015). Báo cáo giám sát về giáo dục cho mọi người toàn cầu, 2. Chính sách trang 19. Paris: UNESCO.

Page 116: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

106

Đầu tư cho thanh niênAn ninh và An toàn

Gắn kết với thanh thiếu niên có nguy cơ có tinh thần cực đoan hoặc những người đã có tinh thần này là điều cần thiết để chống lại mối đe dọa khủng bố ngày càng gia tăng trên toàn thế giới. Một số chương trình hiệu quả và lâu dài nhất để đối phó với chủ nghĩa cực đoan bạo lực là những chương trình tập trung vào việc tái kết hợp những người vi phạm vào các hoạt động xây dựng cộng đồng hơn là các biện pháp trừng phạt truyền thống như bỏ tù mà không có sự trợ giúp về cảm xúc và tâm lý. Hơn nữa, nhắm vào mục tiêu niềm tin tôn giáo sai lầm dẫn đến sự cực đoan qua các chương trình tổng thể này có thể là chìa khóa cho sự thay đổi dựa trên cộng đồng lâu dài.

Chính phủ Malaysia đã đưa ra một chiến dịch can thiệp đầy tham vọng với thanh niên cực đoan và thanh thiếu niên có nguy cơ cực đoan được gọi là “Chương trình giáo dục lại Tôn giáo”. Chương trình này mang tính cá nhân hóa cao và tìm cách giải quyết những quan niệm sai lầm căn bản của các thanh niên cực đoan về Hồi giáo. Các thanh thiếu niên cực đoạn và có nguy cơ cực đoan thường xuyên gặp gỡ với các học giả Hồi giáo (ustads và ulemas) để có thể nhận ra, thảo luận và sửa đổi những quan điểm tôn giáo sai lệch bằng cách giải thích chính xác từ các văn bản Hồi giáo. Trong giai đoạn giáo dục lại này, phần lớn thanh thiếu niên cực đoan được giữ trong một trung tâm giam giữ. Vì nhiều gia đình của những thanh niên này phụ thuộc vào họ để cung cấp về nhu cầu kinh tế của gia đình nên Chính phủ đã thiết lập một chương trình để giúp đỡ các gia đình này về tài chính trong khi thanh niên đang trong chương trình giáo dục lại. Hơn nữa, các gia đình cũng được giáo dục tôn giáo của chính họ trong thời gian này cũng như để củng cố nền giáo dục mà con cái của họ nhận được. Sau thời kỳ giáo dục tôn giáo, những thanh niên cực đoan trước đây được đưa trở về nhà của họ và một vài trường hợp được tiếp tục theo dõi bởi các cố vấn chương trình, tùy thuộc vào từng nhu cầu của từng tình huống. Mặc dù, khó có thể đo lường được sự thành công của loại hình chương trình này trong quá trình giảm thiểu thanh niên cực đoan hoặc ngăn ngừa thanh thiếu niên khỏi tinh thần cực đoan, nhưng tỷ lệ tái hoà nhập bình yên đối với thanh niên tham gia vào chương trình cao ở mức 95%. Nghị sĩ các quốc gia có thể xem xét sự thành công và hấp dẫn của mô hình này trong việc xây dựng các chính sách và cách tiếp cận để chống tinh thần cực đoan mà không chỉ dựa vào các biện pháp trừng phạt.

5. Chống thanh niên cực đoan: Chương trình giáo dục tôn giáo và tái hòa nhập của Chính phủ ở Malaysia

Nguồn:a. Aslam, M. M., et al. (2016). Chương trình chống tinh thần cực đoan ở Đông Nam Á: Nghiên cứu so sánh về các chương trình cải

tạo ở Malaysia, Thái Lan, Indonesia & Singapore. Tạp chí Giáo dục và Khoa học Xã hội 4, 154-160.b. Jones, M. (2013). Cải tạo chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan: Các phương pháp thành công trong Chương trình ‘Chống cực đoan’ tại Nhà

tù Trung tâm. Tạp chí POLIS.c. Besant, D. (2016). Malaysia có phải là nước dẫn đầu thế giới về chủ nghĩa cực đoan của các chiến binh Hồi giáo? Thế giới Đông

Nam Á. http://sea-globe.com/malaysia-islamist-deradicalistion/.

Page 117: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

107

5Đầu tư cho thanh niênAn ninh và An toànChống thanh niên cực đoan

Chỉ có khoảng 4% trong số các cá nhân cực đoan được ước

tính là không thể tiếp cận thông qua tái hoà nhập

và tái giáo dục.1

Các chương trình để tái lồng ghép thanh niên cực đoan với giáo dục tôn giáo được báo cáo tỷ lệ thành công lên đến 90%.2 & 3

Các phương pháp tiếp cận tích hợp, cá nhân hóa

để tái hoà nhập và phục hồi có kết quả tốt hơn và lâu dài hơn các biện pháp trừng phạt

như tăng phí phạt và tăng thời gian giam giữ.4

1: De Kerchove, G., et al., (2015). Phục hồi và tái hòa nhập đối với kẻ chiến đấu khủng bố nước ngoài trở lại. Viện Washington http://www.washingtoninstitute.org/policy-analysis/view/rehabilitation-and-reintegration-of-returning-foreign-terror-ist-fighters.

2: Casptack, A. (2015). Chương trình chống cực đoan ở Ả Rập Saudi: Nghiên cứu trường hợp. Học viện Trung Đông. http://www.mei.edu/content/deradicalization-programs-saudi-arabia-case- study.; Besant, D. (2016). Malaysia có phải là nước dẫn đầu thế giới về chủ nghĩa cực đoan của các chiến binh Hồi giáo? Thế giới Đông Nam Á. http://sea-globe.com/malaysia-islamist-de-radicalistion/.

3: Biểu tượng: Nghiên cứu của Tyler Glaude từ Dự án Noun, màu sắc và đường nét được chỉnh sửa từ đen sang xám.4: Marsden, S.V. (2015). Khái niệm “thành công” với những người bị kết án tội phạm khủng bố: Mục đích, phương pháp và rào cản

tái hòa nhập. Khoa học Hành vi về Chủ nghĩa khủng bố và Sự xâm lược chính trị 7.

Page 118: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn
Page 119: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn
Page 120: Dành cho các đại biểu Quốc hội - afppd.org · tế, sức khỏe tinh thần, thể chất cũng như khía cạnh giao tiếp và các mối quan hệ xã hội. Hơn

© Diễn đàn các Nghị sỹ châu Á về dân số và phát triển (AFPPD) 2016No� 128/101, Suite 9-C, Phayathai Plaza Bldg�, Phayathai Road, Ratchathewi, Bangkok, Thailand 10400Điện thoại: (66) 2 2192903-4 Fax: (66) 2 2192905Email: afppd@afppd�org; mika@afppd�org www�afppd�org