8
7 8 2 THỨ NĂM 9.4.2020 17 THAÙNG BA, CANH TYÙ SỐ 9051 THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP 5 "Lá chắn" bảo vệ người cao tuổi 4 Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa đến mùa thu hoạch vải sớm, người trồng vải đang rất lo lắng khó tiêu thụ do dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. (Xem tiếp trang 3) (Xem tiếp trang 2) Chống dịch bằng sức mạnh tổng hợp Hà Nội phát hiện đường dây nghi vấn kinh doanh, làm giả vt tư y t cực lớn  Phà Tuần Mây không còn ùn tắc Người trồng vải lo lắng đầu ra Trước nền kinh tế toàn cầu lao đao vì dịch Covid-19, nhiều người bán những tài sản tiềm ẩn rủi ro để tìm đến những kênh đầu tư an toàn hơn. Trang 3 Dòng tiền đầu tư sẽ về đâu ? Giữ tiền thông qua những khoản tiết kiệm ngắn hạn, sẵn sàng rút ra ngay khi cần là lựa chọn của không ít nhà đầu tư Gần 6 tỷ đồng ủng hộ Quỹ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Chiều 8.4, Tập đoàn Hanaka (Bắc Ninh) ủng hộ 7 buồng sát khuẩn công nghệ Nano trị giá 700 triệu đồng, Hội Cựu chiến binh tỉnh ủng hộ 100 triệu đồng cho Quỹ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh. Phát biểu tại buổi tiếp nhận ủng hộ, đồng chí Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh cảm ơn các tổ chức, doanh nghiệp đã thể hiện trách nhiệm, sự động viên đối với công tác phòng chống dịch Covid-19. Đây là sự hỗ trợ, giúp đỡ hết sức kịp thời, ý nghĩa. Tính đến ngày 8.4, Quỹ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh đã tiếp nhận gần 6 tỷ đồng của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ, gồm hơn 3,5 tỷ đồng tiền mặt và các trang thiết bị, vật tư y tế, nhu yếu phẩm trị giá hơn 2,4 tỷ đồng. Sáng 8.4, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện Kim Thành tổ chức phát 5.000 chiếc khẩu trang cho người dân tại các ngã tư: xã Cổ Dũng (lối vào xã Thượng Vũ), thị trấn Phú Thái và thị tứ Đồng Gia (xã Đồng Cẩm). Số khẩu trang Sáng 8.4, theo đề nghị của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp phiên bất thường để cho ý kiến về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp. Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao Chính phủ đã chủ động, quyết liệt trong phòng chống dịch cũng như quan tâm đến vấn đề ổn định sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, bảo đảm đời sống người dân… đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý tại phiên họp thứ 43. Đặc biệt là việc đưa ra các chính sách, biện pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn được báo cáo tại phiên họp này đã thể hiện rõ hơn nữa tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” của Đảng, Nhà nước ta. Trong điều kiện đất nước ta còn nhiều khó khăn, việc xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ trực tiếp, kịp thời cho thấy sự nỗ lực cao của Đảng, Nhà nước trong chăm lo đời sống của nhân dân. Chủ tịch Quốc hội đề nghị sau khi các chính sách được ban hành, các cấp, các ngành cần chủ động, tổ chức thực hiện ngay và có hiệu quả để bảo đảm sự hỗ trợ kịp thời đến với người dân, hạn chế mức thấp nhất “độ trễ” của chính sách khi đi vào cuộc sống. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát để không xảy ra hiện tượng tiêu cực, trục lợi chính sách hoặc thiếu sự minh bạch trong tổ chức thực hiện. (Xem tiếp trang 8) ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI KHÓA XIV Họp bất thường xem xét gói 62.000 tỷ đồng hỗ trợ 20 triệu người Chủ tịch UBND tỉnh cho phép hoạt động ca 3 đối với các cơ sở sản xuất, cung cấp hàng hóa thiết yếu (điện, nước sạch...); các cơ sở sản xuất có dây chuyền, công nghệ phải vận hành liên tục như các loại lò nung sản xuất vật liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi… và các cơ sở có yêu cầu đặc biệt phải giãn cách sản xuất phục vụ phòng chống dịch. Đó là nội dung tại Thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh về giải quyết các vướng mắc khi thực hiện Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 8.4.2020 của UBND tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Công thương hướng dẫn cụ thể danh mục các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu; các lĩnh vực sản xuất được hoạt động ca 3; yêu cầu các cơ sở phải báo cáo kế hoạch sản xuất và phương án kiểm soát phòng chống dịch với UBND cấp huyện để có phương án quản lý, giám sát phòng chống dịch. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh thông báo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp lập, điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù Cho phép một số cơ sở sản xuất đặc biệt hoạt động ca 3

Dòng tiền đầu tư sẽ về đâu

  • Upload
    others

  • View
    2

  • Download
    0

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: Dòng tiền đầu tư sẽ về đâu

7

8

2

THỨ NĂM9.4.2020

17 THAÙNG BA, CANH TYÙSỐ 9051

THI ĐUA LẬP THÀNH TÍCH CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP

5"Lá chắn" bảo vệ người cao tuổi

4

Chỉ còn khoảng 1 tháng nữa đến mùa thu hoạch vải sớm, người trồng vải đang rất lo lắng khó tiêu thụ do dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

(Xem tiếp trang 3)

(Xem tiếp trang 2)

Chống dịch bằng sức mạnh tổng hợp

Hà Nội phát hiện đường dây nghi vấn kinh doanh, làm giả vât tư y tê cực lớn

 Phà Tuần Mây không còn ùn tắc

Người trồng vải lo lắng đầu ra

Trước nền kinh tế toàn cầu lao đao vì dịch Covid-19, nhiều người bán những tài sản tiềm ẩn rủi ro để tìm đến những kênh đầu tư an toàn hơn. Trang 3

Dòng tiền đầu tư sẽ về đâu?

Giữ tiền thông qua những khoản tiết kiệm ngắn hạn, sẵn sàng rút ra ngay khi cần là lựa chọn của không ít nhà đầu tư

Gần 6 tỷ đồng ủng hộ Quỹ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh

Chiều 8.4, Tập đoàn Hanaka (Bắc Ninh) ủng hộ 7 buồng sát khuẩn công nghệ Nano trị giá 700 triệu đồng, Hội Cựu chiến binh tỉnh ủng hộ 100 triệu đồng cho Quỹ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh.

Phát biểu tại buổi tiếp nhận ủng hộ, đồng chí Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh cảm ơn các tổ chức, doanh nghiệp đã thể hiện trách nhiệm, sự động viên đối với công tác phòng chống dịch Covid-19. Đây là sự hỗ trợ, giúp đỡ hết sức kịp thời, ý nghĩa.

Tính đến ngày 8.4, Quỹ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh đã tiếp nhận gần 6 tỷ đồng của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ, gồm hơn 3,5 tỷ đồng tiền mặt và các trang thiết bị, vật tư y tế, nhu yếu phẩm trị giá hơn 2,4 tỷ đồng.

Sáng 8.4, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện Kim Thành tổ chức phát 5.000 chiếc khẩu trang cho người dân tại các ngã tư: xã Cổ Dũng (lối vào xã Thượng Vũ), thị trấn Phú Thái và thị tứ Đồng Gia (xã Đồng Cẩm). Số khẩu trang

Sáng 8.4, theo đề nghị của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp phiên bất thường để cho ý kiến về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì phiên họp.

Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đánh giá cao Chính phủ đã chủ động, quyết liệt trong phòng chống dịch cũng như quan tâm đến vấn đề ổn định sản xuất, kinh doanh, an sinh xã hội, bảo đảm đời sống người dân… đã

được Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý tại phiên họp thứ 43. Đặc biệt là việc đưa ra các chính sách, biện pháp hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua khó khăn được báo cáo tại phiên họp này đã thể hiện rõ hơn nữa tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau” của Đảng, Nhà nước ta.

Trong điều kiện đất nước ta còn nhiều khó khăn, việc xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ trực tiếp, kịp thời cho thấy sự nỗ lực cao của Đảng, Nhà nước trong chăm lo đời sống của nhân dân.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị sau khi các chính sách được ban hành, các cấp, các ngành cần chủ động, tổ chức thực hiện ngay và có hiệu quả để bảo đảm sự hỗ trợ kịp thời đến với người dân, hạn chế mức thấp nhất “độ trễ” của chính sách khi đi vào cuộc sống. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, giám sát để không xảy ra hiện tượng tiêu cực, trục lợi chính sách hoặc thiếu sự minh bạch trong tổ chức thực hiện.

(Xem tiếp trang 8)

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI KHÓA XIV

Họp bất thường xem xét gói 62.000 tỷ đồng hỗ trợ 20 triệu người

Chủ tịch UBND tỉnh cho phép hoạt động ca 3 đối với các cơ sở sản xuất, cung cấp hàng hóa thiết yếu (điện, nước sạch...); các cơ sở sản xuất có dây chuyền, công nghệ phải vận hành liên tục như các loại lò nung sản xuất vật liệu xây dựng, thức ăn chăn nuôi… và các cơ sở có yêu cầu đặc biệt phải giãn cách sản xuất phục vụ phòng chống dịch. Đó là nội dung tại Thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh về giải quyết các vướng mắc khi thực hiện Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 8.4.2020 của UBND tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Công thương hướng dẫn cụ thể danh mục các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu; các lĩnh vực sản xuất được hoạt động ca 3; yêu cầu các cơ sở phải báo cáo kế hoạch sản xuất và phương án kiểm soát phòng chống dịch với UBND cấp huyện để có phương án quản lý, giám sát phòng chống dịch. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh thông báo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp lập, điều chỉnh kế hoạch sản xuất cho phù

Cho phép một số cơ sở sản xuất đặc biệt hoạt động ca 3

Page 2: Dòng tiền đầu tư sẽ về đâu

2 Thời sự Thứ năm 9.4.2020

Ngày 9.41. Thời tiết: Trời nhiều

mây, sáng có mưa nhỏ và sương mù nhẹ, trời rét, trưa chiều giảm mây hửng nắng, gió đông nam cấp 2-3, nhiệt độ: 19 - 23 độ C.

2. Thủy văn: Mực nước các sông tiếp tục xuống và ở vào kỳ triều kém. Sông Thái Bình tại Phả Lại đỉnh triều lúc 17 giờ ở mức: 0m75-0m85. Sông Gùa tại Bá Nha đỉnh triều lúc 15 giờ ở mức: 0m65-0m75.ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN HẢI DƯƠNG

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI AGRIBANKMã ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Bán1 USD = 23.405 VNĐ 23.405 VNĐ 23.545 VNĐ1 EUR = 25.236 VNĐ 25.286 VNĐ 25.737 VNĐ1 GBP = 28.592 VNĐ 28.692 VNĐ 29.143 VNĐ

(Ngày 8.4.2020)

Trong quý I, các cấp Hội Chữ thập đỏ huyện Thanh Hà đã tặng gần 5.000 suất quà cho hộ nghèo, gia đình chính sách, người già cô đơn, người khuyết tật và trẻ mồ côi; phối hợp với một số doanh nghiệp tặng hàng trăm bộ quần áo, giầy dép cho học sinh nghèo.

PV UBND phường Tân

Dân (thị xã Kinh Môn) đã lập biên bản yêu cầu Công ty TNHH Phú Tân dừng vận chuyển đất ra khỏi phường. Trước đó, trong quá trình thiết kế cơ sở mỏ, công ty này đã đào đất làm đường nội bộ và tạo đường đi phục vụ khai thác đá vôi. Khi làm có thừa một lượng đất đồi, công ty đã chở về nhà máy tại phường Duy Tân để làm chất phụ gia.

PV Tập đoàn Dầu khí Việt

Nam đã ủng hộ 7 tỷ đồng cho 2 địa phương trong tỉnh xây dựng cơ sở hạ tầng. Cụ thể, ủng hộ xây Trường Mầm non xã Hồng Phong (Ninh Giang) 4 tỷ đồng, Trung tâm Giáo dục cộng đồng thôn Trung Hòa, xã Thăng Long (Kinh Môn) 3 tỷ đồng.

PV

Đọc nhanh

VÌ SỰ AN TOÀN CỦA BẢN THÂN, GIA ĐÌNH VÀ TOÀN XÃ HỘIĐÃ UỐNG RƯỢU BIA - KHÔNG LÁI XE

Theo Trung tâm Y tế huyện Nam Sách, đến ngày 8.4, huyện có hơn 67.200 người dân khai báo y tế qua ứng dụng NCOVI, đạt 53%. Những người chưa khai báo chủ yếu do làm ăn xa, đi xuất khẩu lao động, người già, trẻ em, người không có thiết bị điện tử bảo đảm yêu cầu.

Huyện chỉ đạo các địa phương tiếp tục tuyên truyền, vận động người dân khai báo y tế. Các tổ công tác của thôn, khu dân cư tích cực rà soát những người chưa khai báo và hỗ trợ người dân khai báo trên tờ khai y tế, thiết bị điện tử.

DT

NAM SÁCH

53% số dân đã khai báo y tế điện tử

Tăng thời lượng tuyên truyền về dịch

Từ đầu tháng 4 đến nay, Đài Phát thanh các huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng, duy trì 60 chuyên mục, chương trình và phát 1.005 tin, bài tuyên truyền về phòng chống dịch Covid-19. Các đài truyền thanh xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã thực hiện tốt việc tiếp âm đài cấp trên và xây dựng, phát được 7.675 lượt tin, bài về dịch bệnh.

Trung bình các đài phát thanh cấp huyện và đài truyền thanh cấp xã phát 5 lần/ngày với thời lượng khoảng 30 phút/lần (tăng 3 lần/ngày so với trước) và phát cả chủ nhật để tuyên truyền về tình hình, công tác phòng chống dịch bệnh.

PV

Hai công ty sẵn sàng cung ứng 110 tấn rau/ngày

Công ty CP Nông sản Hưng Việt (Gia Lộc) và Công ty TNHH một thành viên Rau củ quả an toàn Thanh Hà (Thanh Hà) đã đăng ký với Sở Công thương sẵn sàng cung cấp 110 tấn rau các loại/ngày cho người dân trong tỉnh nếu xảy ra dịch Covid-19.

Sở Công thương cũng đã phân công địa bàn để 2 đơn vị trên có thể chủ động cung cấp rau. Công ty Hưng Việt cung cấp tại TP Hải Dương và các huyện Thanh Miện, Bình Giang, Cẩm Giàng, Tứ Kỳ, Gia Lộc, Ninh Giang. Công ty Thanh Hà cung cấp ở các địa phương còn lại.

PV

Phà Tuần Mây không còn ùn tắcNgày 8.4,

bến phà Tuần Mây (nối thị xã

Kinh Môn với huyện Kim Thành) đã không còn ùn tắc do các bến đò ngang khu Nam An Phụ (gồm các xã, phường: An Phụ, Thượng Quận, Lạc Long, Thăng Long) được hoạt động trở lại.

Chiều cùng ngày, Công an huyện Kim Thành đã bố trí 9 cán bộ đến bến phà Tuần Mây, thuộc địa phận xã Thượng Vũ để điều tiết giao thông, sơn vạch dừng xe bảo đảm khoảng cách 2 m/xe, nhắc nhở người dân đeo khẩu trang. Lực lượng Công an thị xã Kinh Môn bố trí cán bộ làm nhiệm vụ điều tiết giao thông, đo thân nhiệt tại điểm chờ lên xuống phà thuộc địa phận xã Thăng Long vào các khung giờ cao điểm.

Một số lao động của Công ty TNHH May Tinh Lợi cho biết từ ngày 9.4 doanh nghiệp này sẽ bố trí cho công nhân làm 2 ca/ngày (ca 1 từ 6-14 giờ, ca 2 từ 14-22 giờ) để giảm ùn tắc giao thông.

Hiện các phà tại bến phà Tuần Mây đều bố trí các chai dung dịch sát khuẩn tay, người dân lên phà đều đeo khẩu trang, giữ khoảng cách đúng quy định.

PV

Lượng người qua lại bến phà Tuần Mây đã giảm nhiều

GIA LỘC

Thu ngân sách đạt thấpHết quý I, tổng thu ngân sách

của huyện Gia Lộc mới đạt 47,8 tỷ đồng, bằng 22% dự toán năm, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân do 2 khoản thu chiếm tỷ trọng lớn là lệ phí trước bạ và thu tiền sử dụng đất đạt thấp. Thu tiền sử dụng đất hết quý I mới đạt 23 tỷ đồng, bằng 18% dự toán, giảm 45%; thu lệ phí trước bạ 6 tỷ đồng, bằng 24% dự toán, giảm 29%.

Thời gian tới, Chi cục Thuế khu vực Tứ Lộc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về thuế nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp. Tăng cường giám sát kê khai thuế của người nộp thuế, tập trung kiểm tra những lĩnh vực kinh doanh có dấu hiệu kê khai không đúng, đủ thuế. Triển khai kế hoạch kiểm tra năm 2020 trên cơ sở phân tích rủi ro về thuế nhằm tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện quy chế phối hợp đấu tranh chống các hành vi trốn, gian lận thuế...

VỊ THỦY

NINH GIANG

Trường hợp nghi nhiễm Covid-19 đã âm tính

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, tối 8.4, anh N.V.T. (sinh năm 1990, ở xã Nghĩa An, Ninh Giang) đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Anh T. được trung tâm lấy mẫu xét nghiệm từ sáng sớm 8.4. Hiện sức khoẻ của anh T. ổn định và tiếp tục được cách ly, theo dõi tại Trung tâm Y tế huyện Ninh Giang.

Trước đó, anh T. sốt 37,5 độ, được cách ly khẩn cấp tại Trung tâm Y tế huyện Ninh Giang từ 16 giờ ngày 7.4. Mẹ của anh T. đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) khám bệnh và về ngay trong ngày 14.3.

PV

Ngày 8.4, Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch Covid-19 tỉnh đã ban hành kế hoạch điều chỉnh đáp ứng với từng cấp độ dịch Covid-19 tỉnh Hải Dương. Cấp độ dịch được phân thành 2 loại.

Thứ nhất, phân loại theo BCĐ quốc gia có 5 cấp độ. Cấp độ 1, có trường hợp bệnh xâm nhập; cấp độ 2, dịch lây nhiễm thứ phát trong nước; cấp độ 3, dịch lây lan trên 20 người mắc trong nước, cấp độ 4, dịch lây lan trong cộng đồng từ trên 1.000-3.000 người mắc; cấp độ 5, dịch lây lan rộng trong cộng đồng từ trên 3.000-30.000 và

trên 30.000 người mắc.Thứ hai, phân loại theo BCĐ

tỉnh có 5 cấp độ. Cấp độ 1, có trường hợp bệnh xâm nhập; cấp độ 2, dịch lây nhiễm thứ phát trong tỉnh; cấp độ 3, dịch lây lan trong cộng đồng đến 20 trường hợp mắc; cấp độ 4, dịch lây lan trong cộng đồng từ trên 20-50 người mắc; cấp độ 5, dịch lây lan rộng trong cộng đồng từ trên 50 người mắc.

Hải Dương đang ở cấp độ 1 (có trường hợp bệnh xâm nhập). Mục tiêu là phát hiện sớm, cách ly triệt để trường hợp mắc, nghi mắc Covid-19, khoanh vùng và xử lý kịp thời không để dịch

lan rộng, hạn chế đến mức thấp nhất số người mắc và tử vong. BCĐ tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành phải quán triệt mạnh mẽ tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, tuyệt đối không được chủ quan, lơi lỏng, kiên trì các nguyên tắc: ngăn chặn, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm, điều tra dịch tễ, phân loại, sàng lọc, cách ly chặt chẽ, khoanh vùng dập dịch, điều trị kịp thời, hiệu quả. Các lực lượng chức năng, nhất là quân đội, công an, y tế cần quyết liệt, chặt chẽ hơn trong chỉ đạo, điều hành, quyết tâm không để dịch bệnh lây lan.

THẾ ANH

Điều chỉnh đáp ứng từng cấp độ dịch Covid-19

Từ ngày 10.4, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, tổ chức có liên quan (người có tài sản đấu giá) cập nhật công khai việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản (ĐGTS) lên Cổng thông tin điện tử quốc gia về ĐGTS. Định kỳ rà soát, cập nhật, bổ sung thông tin phát sinh trong quá trình triển khai. Đây là đề nghị của Sở Tư pháp về triển

khai chính thức Cổng thông tin điện tử quốc gia về ĐGTS.

Trước đó, từ tháng 3 Bộ Tư pháp đã triển khai chính thức Cổng thông tin điện tử quốc gia tại địa chỉ https://dgts.moj.gov.vn. Đây là kênh thông báo công khai lựa chọn tổ chức ĐGTS của người có tài sản đấu giá; các tổ chức ĐGTS; khai thác cơ sở dữ liệu tổ chức ĐGTS, đấu giá viên

và cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật về ĐGTS; hướng dẫn nghiệp vụ; hỏi đáp pháp luật; văn bản chỉ đạo, điều hành và cập nhật tin tức về ĐGTS trên toàn quốc.

Toàn tỉnh hiện có 10 tổ chức và 5 chi nhánh ĐGTS. Trong đó có 1 đơn vị nhà nước, còn lại là tư nhân.

PV

Triển khai Cổng thông tin điện tử quốc gia về đấu giá tài sản

hợp, bảo đảm nguyên tắc phòng chống dịch. l Thực hiện chỉ đạo của

Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Công thương đã ban hành hướng dẫn tạm thời về danh mục các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu; các lĩnh vực sản xuất được hoạt động ca 3 trong giai đoạn cấp bách phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh. Theo đó, có 15 lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu được hoạt động khi áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch theo quy định như

siêu thị tổng hợp (trừ dịch vụ vui chơi, ăn uống tại chỗ); lương thực, thực phẩm, rau, củ, quả, hàng tươi sống, đồ thực phẩm khô, đường, muối, dầu ăn, nước mắm, vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật trong các chợ dân sinh; cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng tạp hóa tại các khu dân cư; nông sản, thực phẩm tươi sống, chế biến; nước uống đóng chai, đóng bình; thuốc chữa bệnh, vật tư y tế, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang y tế, khẩu trang vải kháng khuẩn; xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng; giấy vệ sinh, tã, bỉm cho trẻ em, người cao tuổi…

Sở Công thương cũng hướng dẫn 7 lĩnh vực được hoạt động ca 3 gồm các nhà máy, dây chuyền sản xuất điện, nước sạch; xi măng; luyện kim, mạ kim loại; sản xuất gạch tuynel, gạch ốp lát; thức ăn chăn nuôi; thuốc chữa bệnh, vật tư thiết bị y tế, hóa chất, khẩu trang phục vụ chống dịch và sản xuất đặc thù, cấp bách khác phải giãn cách sản xuất. Các cơ sở được hoạt động ca 3 phải báo cáo kế hoạch sản xuất và phương án kiểm soát phòng chống dịch với UBND cấp huyện hoặc Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh.

PV

Cho phép một số cơ sở sản xuất đặc biệt hoạt động ca 3(Tiếp theo trang 1)

Page 3: Dòng tiền đầu tư sẽ về đâu

Thứ năm 9.4.2020 3Thời sự

Trước ốm đau đến ngay bệnh viện, nay gọi điện thoại trước cho nhân viên y tế để được tư vấn.

TRONG bối cảnh các ngành nghề kinh doanh lao đao

do dịch Covid-19, nhiều kênh đầu tư thiếu tính hấp dẫn hoặc rủi ro cao nên không ít người tính đến việc giữ tiền mặt chờ thời cơ.

Nỗi ám ảnh chu kỳ khủng hoảng Do dịch Covid-19 diễn biến

phức tạp nên nhiều người bán những tài sản tiềm ẩn rủi ro để tìm đến những kênh đầu tư an toàn hơn. So với cuộc khủng hoảng năm 2008, thị trường đang có những tín hiệu tương tự.

"Dấu hiệu đầu tiên xuất phát từ sự lung lay của thị trường chứng khoán Mỹ", đây là nhận xét của anh Nguyễn Mạnh Dũng, cán bộ tín dụng một ngân hàng thương mại trong tỉnh, cũng là người nhiều năm theo dõi diễn biến thị trường tài chính, chứng khoán trong và ngoài nước. Theo anh Dũng, từ cuối tháng 2, thị trường chứng khoán Mỹ đã gần như sụp đổ do làn sóng bán tháo cổ phiếu của nhà đầu tư. Trung bình chỉ số Dow Jones đã giảm trên 30% so với đầu năm.

Ngoài bán cổ phiếu, giá dầu thế giới sụt giảm mạnh cũng khiến nhiều nhà đầu tư quan tâm. Nhu cầu năng lượng của Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới hiện đã giảm mạnh do nhiều hoạt động sản xuất ngưng trệ vì dịch bệnh. Trong khi đó, bất đồng giữa các quốc gia thuộc nhóm OPEC+ làm triển vọng cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ

khó thực hiện dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu.

Những biến động gần đây chỉ ra nhiều dấu hiệu về sự tương đồng nhất định với thị trường tài chính quốc tế giai đoạn khủng hoảng 2008. Khả năng xảy ra suy thoái kinh tế thế giới đang hiện hữu. Mức độ và thời gian kéo dài đợt suy thoái phụ thuộc rất lớn vào diễn biến, khả năng kiểm soát dịch Covid-19 cũng như quy mô, hiệu quả của các gói hỗ trợ từ chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam.

Trên phương diện đầu tư, những yếu tố tiềm ẩn rủi ro về một cuộc suy thoái kinh tế mới buộc nhà đầu tư phải đổi hướng và cơ cấu lại danh mục đầu tư.

Giữ tiền mặt, chờ thời cơ đầu tưCó nhiều năm kinh nghiệm

trong lĩnh vực bất động sản, ông Vũ Văn Phong ở phường Hải Tân (TP Hải Dương) cho biết: "Thị trường bất động sản trầm lắng kể từ đầu năm, thậm chí phân khúc bất động sản hấp dẫn như đất nền trước đây vốn nóng thì giờ đã hạ nhiệt. Không chỉ tại Hải Dương, bất động sản nhiều khu vực khác như Phú Quốc, Đà Nẵng cũng khó thu hút nhà đầu tư ít vốn".

Vì dịch Covid-19 nên xuất nhập khẩu bị đình trệ, hàng hóa ứ đọng. "Khi doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh, điều tất yếu là dòng tiền sẽ không đổ dồn về bất động sản", ông Phong nói.

Đồng quan điểm trên,

chị Phạm Vân Quỳnh, từng là chuyên viên phân tích tài chính ngân hàng chia sẻ: "Nhiều nhà đầu tư cho rằng vàng luôn là kênh trú ẩn an toàn, nhất là trong thời kỳ khó khăn hiện nay. Mặc dù vậy, thực tế giá vàng thời gian qua biến động với biên độ hai chiều mua, bán lớn và cơ bản vẫn phụ thuộc vào giá vàng thế giới khiến kim loại quý này khó hấp dẫn nhà đầu tư, ít nhất là trong ngắn hạn".

Chứng khoán toàn cầu lao dốc trong khi thị trường chứng khoán trong nước xuất hiện các phiên biến động lên xuống đan xen. "Thị trường chứng khoán đang lần tìm đáy, đây là cơ hội cho nhà đầu tư nếu biết tận dụng để tích lũy cổ phiếu của những công ty lớn, có tiềm lực tài chính tốt trong dài hạn. Khi dịch bệnh được khống chế, thị trường chứng khoán sẽ có tốc độ hồi phục tương đối nhanh", chị Quỳnh nói. Tuy nhiên, để tham gia thị trường chứng khoán, nhà đầu tư phải có kiến thức tài chính và am hiểu nhất định về quá trình tăng giảm của từng nhóm cổ phiếu.

Trước nền kinh tế toàn cầu lao đao vì dịch Covid-19, thậm chí có thể bước vào giai đoạn suy thoái mới, tất cả các kênh đầu tư theo đó đều bị ảnh hưởng, dù ở cấp độ quốc gia hay địa phương. Đây là lúc các nhà đầu tư vận dụng quy tắc "tiền mặt là vua". Mặc dù vậy, tích trữ tiền mặt một cách cơ học trong két của gia đình không phải lựa chọn khôn ngoan.

Hiện hệ thống ngân hàng được hoạt động với tính an toàn cao và gần như khó bị vỡ ngay cả khi xảy ra suy thoái. Do đó, gửi tiết kiệm là lựa chọn cần có trong danh mục của nhà đầu tư thời điểm này, dù lãi suất huy động trong ngắn hạn của các ngân hàng đang được điều chỉnh giảm.

Rút tiền khỏi những kênh rủi ro, giữ tiền mặt một cách linh hoạt để chờ thời điểm thích hợp có lẽ là cách phù hợp nhất trong giai đoạn hiện nay với những nhà đầu tư.

HÀ KIÊN

SÁNG đến cơ quan, thấy anh Thanh vẻ mặt mệt mỏi, anh Minh hỏi thăm:- Có chuyện gì mà nhìn anh bơ phờ thế?- Đêm qua con Lan nhà anh ở khu

cách ly gọi điện về khóc lóc đủ thứ với mẹ nó làm anh đau cả đầu.

Lan là du học sinh bên Hàn Quốc. Vừa rồi vì lo dịch bệnh bên ấy nên vợ chồng anh Thanh bảo con về nước. Vừa xuống sân bay con bé phải đi cách ly tập trung theo quy định.

- Cháu chú bên kia sống đầy đủ, sung sướng quen rồi. Vừa nhận phòng cách ly xong đã gọi điện ỉ ôi mấy lần đòi về nhà, tôi phải khuyên nhủ mãi. Yên vài hôm nó lại gọi về đòi một đống thứ, thế là mẹ nó cả đêm không ngủ lo soạn sửa, bảo anh chiều đi làm về rồi hai vợ chồng mang đi tiếp tế.

Tôi khẽ lắc đầu bảo:- Chị ấy chiều con quá! Mà sao anh

không gàn chị? Không gọi điện động

viên cháu nó cố gắng? Có 14 ngày thôi mà anh!

- Anh cũng làm rồi chú ạ mà không được. Nghĩ cũng thương con...

- Em xem trên báo chí đợt trước ở những khu vực cách ly, người đến tiếp tế đông như thế có khi lại dễ lây nhiễm bệnh cho nhau ấy.

Anh Thanh gật đầu:- Ai cũng thương con, thương cháu

nên không quản gì. - Bố mẹ nào mà chẳng thương con

hả anh? Nhưng thương thế nào cho đúng mới là điều đáng nói. Theo em,

cũng cần để các con chia sẻ những vất vả, thiếu thốn, khó khăn cùng toàn dân trong mùa dịch này anh ạ! Mà đã có quy định rồi, cách ly toàn xã hội, nếu không có việc thực sự cần thiết thì không nên đi lại đâu anh. Em thấy ở khu cách ly chế độ đủ cả, sinh hoạt điều độ, nền nếp lắm, bao nhiêu người trở về đều khen ngợi.

Anh Thanh cười gượng, bảo:- Đúng là khổ vì thương không phải

cách chú nhỉ? TRẦN THÙY LINH

Chuyện làng, chuyện phố

Thương con đúng cách

Dòng tiền đầu tư sẽ về đâu?

Thị trường bất động sản trầm lắng do vắng bóng nhà đầu tư

trên do huyện Kim Thành kêu gọi, vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm trên địa bàn hỗ trợ. Cùng với phát khẩu trang, huyện cũng phát 10.000 tờ rơi hướng dẫn người dân khai báo y tế.

Đến ngày 8.4, huyện Kim Thành đã tiếp nhận gần 400 triệu đồng của các tổ chức, cá nhân ủng hộ Quỹ phòng chống dịch Covid-19. Huyện còn nhận được 34.500 khẩu trang, hơn 3.000 lọ nước sát khuẩn, 50 chai nước rửa tay...

Cùng ngày, Hội Chữ thập đỏ TP Hải Dương trao tặng hơn 6 tấn rau, hơn 1 tạ khoai, 1,5 tạ gạo, gần 100 bịch bỉm trẻ em… với tổng trị giá hơn 115 triệu đồng cho 2.000 gia đình đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đây là những hộ nghèo, người khuyết tật, người già cô đơn, nạn nhân chất độc da cam, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và các gia đình đang có người cách ly thuộc 25 xã, phường của thành phố.

Ngày 7 và 8.4, Huyện đoàn Bình Giang trao 10 suất quà gồm nước rửa tay, khẩu trang y tế, bánh kẹo… tổng trị giá 10 triệu đồng cho lực lượng trực tại 10 chốt kiểm soát phòng chống dịch của tỉnh và huyện. Huyện đoàn đã huy động 116 đoàn viên thanh niên tham gia trực tại các chốt kiểm soát phòng chống dịch và gần 200 tình nguyện viên hỗ trợ người dân khai báo y tế.

Sáng 8.4, Đoàn Thanh niên Khối chính quyền huyện Gia Lộc trao tặng 1.000 chiếc khẩu trang y tế và một thùng nước rửa tay khô cho Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid -19 huyện.

Sáng 8.4, Công ty CP Đầu tư và Phát triển bất động sản Hudland (Hà Nội) trao tặng huyện Bình Giang 200 giường y tế tổng trị giá khoảng 900 triệu đồng. Số giường này được chuyển về Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện để bố trí nơi cách ly tập trung, phục vụ công tác phòng chống dịch của huyện. Trước đó, công ty đã tặng huyện 2.000 chiếc khẩu trang.

Công ty CP Đầu tư và Phát triển bất động sản Hudland đang thực hiện dự án đầu tư xây dựng khu dân cư mới tại các xã Thái Học và Bình Minh của

huyện Bình Giang.Sáng cùng ngày, Công ty

CP Tập đoàn AH (Hà Nội) tặng 8.000 khẩu trang y tế cho xã Tân Việt (Thanh Hà) để hỗ trợ người dân phòng chống dịch Covid-19. Đây là doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu dân cư bắc sông Hương thuộc thôn Vạn Tuế, xã Tân Việt và làm đường liên xã Tân Việt - Quyết Thắng.

Chiều 7.4, Công ty CP Môi trường APT-Seraphin Hải Dương (ở xã Việt Hồng) ủng hộ 1.500 khẩu trang y tế, 200 lọ nước rửa tay khô và 50 chai nước rửa tay Lifebuoy cho huyện Thanh Hà.

Sáng 8.4, cụ Đỗ Văn Sắc (89 tuổi) ở xóm 4, thôn Đỗ Xá, xã Ứng Hòe (Ninh Giang) đạp xe lên xã ủng hộ Quỹ phòng chống dịch Covid-19 của địa phương 500.000 đồng. Cụ Sắc là đảng viên 60 năm tuổi Đảng, từng tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Sáng 8.4, cụ Nguyễn Trọng Phô (81 tuổi) ở thôn Thúy Lâm, xã Đoàn Tùng (Thanh Miện) ủng hộ Quỹ phòng chống dịch Covid-19 của xã 1 triệu đồng. Vợ chồng cụ Phô làm ruộng, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Số tiền trên do cụ dành dụm tiết kiệm.

Dịp này, bà Nguyễn Thị Nga ở phố Xuân Đài, phường Trần Hưng Đạo (TP Hải Dương) đã vận động trao tặng 40 suất quà (gồm 4 tạ gạo, 40 chai nước mắm, 40 chai dầu ăn, bột canh...) với tổng trị giá hơn 22 triệu đồng cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn của thành phố.

Sáng 8.4, ông Trần Văn Thuân, Giám đốc Công ty TNHH Sơn KAWAI Nhật Bản (Hà Nội) trao tặng 10 triệu đồng cho Ủy ban MTTQ huyện Gia Lộc để phòng chống dịch Covid-19. Dịp này, ông Thuân còn ủng hộ xã Nhật Tân (Gia Lộc) 2 triệu đồng và Ủy ban MTTQ huyện Thanh Miện 5 triệu đồng. Ông Thuân quê ở xã Nhật Tân.

Sáng 8.4, anh Nguyễn Thanh Sơn, chủ khu vui chơi trẻ em Sơn Thắm ở xã Văn Tố (Tứ Kỳ) ủng hộ Quỹ phòng chống dịch Covid-19 của 3 xã Văn Tố, An Thanh, Cộng Lạc 200 phần quà tổng trị giá 70 triệu đồng. Mỗi phần quà gồm gạo, mỳ tôm, dầu ăn... Các xã sẽ chuyển những phần quà này đến các hộ nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

PV-CTV

Gần 6 tỷ đồng ủng hộ Quỹ phòng chống dịch Covid-19 tỉnh

(Tiếp theo trang 1)

Page 4: Dòng tiền đầu tư sẽ về đâu

TRƯỚC tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp,

người trồng vải ở Thanh Hà đang lo lắng cho đầu ra của quả vải.

Tập trung chăm sóc Thời điểm này, nhiều người

dân Thanh Hà tập trung chăm sóc để quả vải lớn nhanh, ít bị sâu bệnh. Anh Nguyễn Văn Bỉnh ở thôn Hạ Vĩnh, xã Thanh Quang cho biết gia đình hiện có hơn 1,5 mẫu vải thiều sớm. Loại sớm nhất hơn một tháng nữa sẽ cho thu hoạch. Anh Bỉnh đang phun thuốc chống sâu đục quả non và phòng bệnh sương mai, thán thư. “Đối với cây vải không thể lơ là được vì chỉ cần quên không phun thuốc trừ sâu bệnh đúng lứa sẽ bị hỏng quả ngay. Vải đang vào thời kỳ rụng sinh lý nên tôi cũng áp dụng nhiều cách để vải không bị rụng quả quá nhiều”, anh Bỉnh nói.

Năm nay, nhiều diện tích vải ở xã Thanh Xá có hiện tượng ra

hoa nhiều lần. Một cây có thể ra hoa, đậu quả 2-3 lần. Bà Cao Thị Mây ở thôn 3, xã Thanh Xá cho biết cây ra hoa, đậu quả không đều như vậy rất khó chăm sóc. Nhưng bà vẫn kiên trì canh thời tiết để chăm sóc cây vải tỉ mỉ. Gia đình bà Mây có hơn 9 sào vải trong vùng xuất khẩu. Bà áp dụng đúng quy trình sản xuất vải theo tiêu chuẩn VietGAP.

Huyện Thanh Hà hiện có 3.503 ha vải, gồm khoảng 1.600 ha vải thiều sớm và gần 2.000 ha vải thiều chính vụ. Vụ vải năm nay, Thanh Hà đề nghị cấp mã số cho 17 vùng trồng với tổng diện tích 155 ha, trong đó 9 vùng đã có mã số vùng trồng xuất sang My, Uc, EU và 8 vùng đang đề nghị cấp mã số xuất sang Nhật Bản. Những vùng được đề nghị cấp mã số tập trung ở các xã Thanh Quang, Thanh Xá, Thanh Thủy và Thanh Sơn. Các vùng vải để xuất khẩu đòi hỏi vườn vải phải được vệ sinh sạch sẽ và tuân thủ yêu

cầu của cơ quan chuyên môn. Ngoài đúc rút kinh nghiệm trong sản xuất, người trồng vải Thanh Hà còn tích cực áp dụng tiến bộ ky thuật để chăm sóc vải.

Quan tâm thị trường trong nướcTheo nhận định của UBND

huyện Thanh Hà, năm nay sản lượng vải sẽ cao hơn năm ngoái. Chỉ sang đầu tháng 5 là nông dân Thanh Hà sẽ thu hoạch vải sớm. Người dân đang lo lắng về đầu ra cho quả vải. Bà Cao Thị Mây cho biết gia đình bà vẫn chăm sóc cẩn thận nhưng không biết thời gian tới quả vải sẽ được tiêu thụ ra sao. Dịch Covid-19 ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống nên việc xuất khẩu vải đi các nước khác có thể khó khăn, còn tiêu thụ trong nước thì khả năng giá sẽ không cao.

Ông Đoàn Văn Hùng ở thôn Lại Xá, xã Thanh Thủy đã gắn bó với cây vải hơn 20 năm nhưng chưa năm nào ông thấy lo lắng như năm nay. “Chúng tôi quanh năm gắn bó với ruộng vườn, đến lúc thu hoạch thì có người đến tận nơi thu mua nhưng năm nay có thể sẽ rất khó khăn”, ông Hùng nói.

Huyện Thanh Hà đang tích cực tuyên truyền, hướng dẫn người dân chăm sóc cây vải đúng quy trình, nâng cao chất lượng quả. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, năm nay UBND huyện sẽ khảo sát, đẩy mạnh tiêu thụ vải ở thị trường trong nước, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh phía nam. Các phòng chuyên môn cũng đang tăng cường tìm hiểu, kết nối đưa quả vải Thanh Hà vào chuỗi các siêu thị.

MINH NGUYỆT

Thời sự Thứ năm 9.4.20204

NHỮNG ngày này, Công an huyện Cẩm Giàng đang tập

trung lực lượng tham gia phòng chống dịch Covid-19, góp sức chung vào kết quả của huyện.

Vượt nhiều khó khănMặc dù trời mưa rét, lực

lượng cắm chốt do Công an huyện Cẩm Giàng chủ trì phụ trách ở đầu đường huyện 194B giao cắt với quốc lộ 5 (thị trấn Lai Cách) vẫn tích cực thi hành nhiệm vụ. Các chiến sĩ công an ra hiệu dừng các lượt xe qua lại để các đoàn viên thanh niên, cán bộ y tế đo thân nhiệt và ghi chép lại lịch trình, liên lạc của những người này nếu cần.

Đại úy Nguyễn Xuân Tùng thuộc Đội Điều tra - Tổng hợp (Công an huyện Cẩm Giàng) cho biết lực lượng cắm chốt tại đây có 18 người chia làm 3 ca trực cả ngày lẫn đêm. Hằng ngày có từ 300-500 lượt xe qua lại chốt nên công tác kiểm soát gặp nhiều khó khăn. Một số chủ phương tiện tỏ thái độ không hợp tác. Tuy nhiên, các cán bộ, chiến sĩ công an cũng như lực lượng cắm

chốt cố gắng giải thích, tuyên truyền để người dân hiểu và chấp hành quy định chống dịch.

Cũng như anh Tùng, nhiều ngày nay các cán bộ, chiến sĩ của Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự thuộc Công an huyện Cẩm Giàng không được về nhà. Từ ngày 30.3 đến nay, đội đã huy động 100% lực lượng để cắm chốt và thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát. Thiếu tá Tăng

Xuân Quang, Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông - Trật tự cho biết: "Anh em cán bộ, chiến sĩ rất mong được về nhà nhưng vì nhiệm vụ chống dịch cấp bách hơn nên đã tích cực bám trụ các chốt và đơn vị".

Tại các xã, thị trấn, lực lượng công an cũng tăng cường tuần tra, kiểm soát phòng chống dịch. Từ ngày 4.4 đến nay, xã Định Sơn không bố trí các chốt

kiểm soát dịch do địa phương này không giáp ranh với các tỉnh, huyện khác. Thiếu tá Phạm Phúc Giang, Trưởng Công an xã Định Sơn cho biết đơn vị đã tham mưu cho UBND xã bố trí 3 tổ tuần tra 24/24 giờ với lực lượng từ 3-4 người gồm công an chính quy, công an viên thôn, thôn đội trưởng nhằm tuần tra, nhắc nhở người dân và các cơ sở kinh doanh thực hiện nghiêm các quy định phòng dịch. Trước đó, Công an xã đã tổ chức tuyên truyền, vận động 18 cơ sở kinh doanh các dịch vụ ăn uống, karaoke trên địa bàn thực hiện tốt quy định chống dịch.

Kết quả tích cựcThực hiện chỉ đạo của cấp

trên, Công an huyện Cẩm Giàng tổ chức trực ngoài giờ 50% quân số từ ngày 28.3 đến nay để bảo đảm an ninh trật tự và phòng chống dịch bệnh (trước đó trực ngoài giờ 30% quân số). Công an huyện đã tham mưu cho UBND huyện thành lập 20 chốt kiểm dịch gồm 7 chốt cấp huyện do Công an huyện chủ trì phụ trách

và 13 chốt cấp xã do các xã, thị trấn phân công lực lượng trực. Các chốt do Công an huyện phụ trách thường trực 24/7 giờ tuyên truyền người dân chấp hành quy định phòng chống dịch, xử lý các hành vi vi phạm.

Nhờ thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, đến nay công tác chống dịch tại huyện Cẩm Giàng đã đạt kết quả tích cực, trong đó có đóng góp quan trọng của lực lượng công an. Công an huyện đã vận động 1.083 cơ sở tạm dừng hoạt động, trong đó có 542 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 294 cửa hàng tạp hóa, quần áo, giày dép, 77 quán karaoke, giải trí, 55 chủ ô tô kinh doanh vận tải hành khách trên 9 chỗ ngồi...; vận động tổ chức rút gọn 1 đám cưới, 2 đám tang, hoãn 3 đám hỏi... Công an huyện đã phối hợp với các xã, thị trấn đưa 40 người đi cách ly tập trung, trong đó 8 người cách ly tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh, 32 người cách ly tại Trung tâm Y tế huyện, vận động trên 600 người dân cách ly tại nhà...

PV

Công an Cẩm Giàng tập trung phòng chống dịch

Công an Cẩm Giàng phối hợp tổ chức cho các chủ xe trên 9 chỗ ngồi ký cam kết tạm dừng hoạt động đến hết ngày 15.4

Người trồng vải lo lắng đầu ra

Bà Cao Thị Mây ở xã Thanh Xá có hơn 9 sào vải trong vùng xuất khẩu, được chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP

Dịch Covid-19 khiến các rạp chiếu phim tại TP Hải Dương phải đóng cửa, nhiều nhân viên nghỉ việc.

Rạp chiếu phim Ramestar Cinemas (số 172 đường Thanh Bình) đã cho toàn bộ 7 nhân viên nghỉ việc. Rạp chiếu phim Lotte (tòa nhà Đỗ Gia Place trên đường Ngô Quyền) cũng cho 30 nhân viên làm theo giờ nghỉ việc, chỉ giữ lại 5 nhân viên

trực bảo dưỡng máy móc, dọn vệ sinh hằng ngày. Đại diện rạp chiếu phim Lotte cho biết mỗi tháng phải bỏ ra 150 triệu đồng thuê mặt bằng. Do rạp phải đóng cửa nên trong tháng 2 và tháng 3, chủ tòa nhà đã hỗ trợ giảm 50% tiền thuê mặt bằng.

Khi chưa có dịch bệnh, mỗi rạp chiếu phim ở TP Hải Dương đạt doanh thu hàng trăm triệu đồng/tháng. BÌNH MINH

Các rạp chiếu phim lỗ nặng

Công ty TNHH Toàn Gia (Bình Giang) đã được UBND tỉnh chấp thuận làm chủ đầu tư dự án xây dựng khu dân cư mới ven quốc lộ 38, đoạn từ cầu Sặt đến ngã năm mới của thị trấn Kẻ Sặt.

Khu dân cư này được xây dựng hiện đại, đồng bộ, khớp nối với hệ thống hạ tầng ky thuật đô thị, hạ tầng xã hội và khu vực lân cận. Khu dân cư còn tạo không

gian kiến trúc cảnh quan phong phú, góp phần xây dựng thị trấn Kẻ Sặt thành đô thị loại IV theo kế hoạch.

Tổng diện tích đất thực hiện dự án là 68.141 m2 , trong đó quy hoạch 353 lô đất làm nhà ở dạng liền kề, 1 lô đất thương mại dịch vụ. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 95 tỷ đồng.

THÀNH LONG

Xây dựng khu dân cư mới ven quốc lộ 38

Theo Chi cục Thú y tỉnh, đến nay các xã, thị trấn trong tỉnh đã cơ bản hoàn thành việc tiêm vaccine phòng bệnh trên đàn lợn với tổng số hơn 100.000 liều phòng dịch tả và tụ dấu. Để phòng chống dịch Covid-19, Chi cục Thú y tỉnh đã

yêu cầu lực lượng thú y ở các địa phương tạm dừng tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn trâu bò và đàn chó đến hết ngày 15.4.

Các địa phương sẽ tiếp tục tiêm phòng cho đàn vật nuôi còn lại từ sau ngày 15.4 đến hết tháng.

KH

Từ cuối tháng 3, Công ty TNHH Sản xuất thương mại và In thêu Thành Công (Thanh Miện) sản xuất quần áo bảo hộ y tế cung cấp cho một số bệnh viện, cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh. Mỗi ngày doanh nghiệp sản xuất khoảng 1.500 bộ, có thể nâng công suất lên 2.000-2.500 bộ nếu khách hàng có nhu cầu.

Công ty sử dụng vải không

dệt kháng khuẩn chất lượng cao của các nhà cung cấp trong nước, may theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, bảo đảm an toàn phòng dịch. Việc chuyển hướng sang sản xuất quần áo bảo hộ y tế giúp doanh nghiệp đứng vững trong giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, góp phần chung tay cùng cả nước chống dịch bệnh.

LÃ VỌNG

CÔNG TY SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VÀ IN THÊU THÀNH CÔNG

Mỗi ngày sản xuất khoảng 1.500 bộ quần áo bảo hộ y tế

Tạm dừng tiêm phòng vụ xuân cho đàn vật nuôi

Page 5: Dòng tiền đầu tư sẽ về đâu

Sức khỏe - đời sốngThứ năm 9.4.2020 5

NHỮNG ngày này, việc phòng chống dịch Covid-19 tại các

cơ sở điều dưỡng, điều trị, chăm sóc cho người cao tuổi mắc nhiều bệnh lý, thể trạng yếu ở tỉnh ta được quan tâm đặc biệt.

Nhiều người cao tuổi dễ nhiễm bệnhTrung tâm Bảo trợ xã hội

tỉnh hiện có 129 người cao tuổi và một số người tâm thần, trẻ mồ côi đang được nuôi dưỡng, chăm sóc, điều trị tại cơ sở của trung tâm ở phường Sao Đỏ (TP Chí Linh). Bà Đào Thu Hiền, Giám đốc trung tâm cho biết đây đều là những người yếu về sức khỏe, nhận thức nên việc chăm sóc gặp rất nhiều khó khăn, nhất là trong lúc dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay. Ở đây có những người gắn bó với trung tâm từ lâu, hiện đã ngoài 80 tuổi. Có người mắc bệnh lý nằm liệt một chỗ, không đi lại được, phải phục vụ thường xuyên.

Tương tự, Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần người có công và xã hội Hải Dương ở phường Cộng Hòa (TP Chí Linh) cũng đang điều trị, điều dưỡng, nuôi dưỡng 450 thương binh, bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam mắc bệnh tâm thần và người tâm thần thuộc đối tượng bảo trợ xã hội. Đa phần họ đã cao tuổi, mất năng lực về ý thức và hành vi, có nhiều bệnh nền, hệ miễn dịch kém. Theo một số cán

bộ trung tâm, rất khó để những người này đeo khẩu trang hằng ngày hoặc đứng cách nhau 2 m khi giao tiếp.

Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh cũng có nhiều bệnh nhân cao tuổi thường xuyên tới khám chữa bệnh. Những người đến đây khám đều có bệnh lý trong người. Tại Khoa Lão khoa của bệnh viện hiện có 35 bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú

với nhiều bệnh nặng như liệt do đột quỵ não, cao huyết áp, đái tháo đường, suy gan, phổi mạn tính... Những bệnh nhân này nếu không may mắc Covid-19 sẽ khó khăn trong điều trị, nguy cơ tử vong rất cao.

"Nội bất xuất, ngoại bất nhập"Bảo vệ sức khỏe cho nhóm

người cao tuổi trên vốn đã khó, trong bối cảnh dịch Covid-19 càng cần những biện pháp chặt

chẽ hơn. Đến nay, Trung tâm Bảo trợ xã hội Hải Dương, Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần người có công và xã hội Hải Dương đều thực hiện biện pháp "nội bất xuất, ngoại bất nhập" tạo "lá chắn" hiệu quả để hạn chế nguồn lây bệnh. Những trường hợp thực sự cần thiết ra vào trung tâm đều phải thực hiện đầy đủ các bước phòng tránh dịch như sát khuẩn quần áo, tay chân, đo thân nhiệt... Các trung tâm đều dừng hoạt động gặp gỡ với thân nhân, thông báo đến các địa phương không tiếp nhận đối tượng trong thời điểm này. Những nhân viên trực từ ngày 1-15.4 sẽ ăn ở tại trung tâm để bảo đảm an toàn nhất cho họ. Hằng ngày, các trung tâm đều chỉ đạo nhân viên thăm khám, đo thân nhiệt, kịp thời nắm bắt tình hình sức khỏe của từng người. Trung tâm Nuôi dưỡng tâm thần người có công và xã hội Hải Dương còn dự trữ nguồn thực phẩm đủ sử dụng từ ngày 1-15.4. Trung tâm Bảo trợ xã hội Hải Dương tăng chất lượng dinh dưỡng trong các bữa ăn, bổ sung thêm sữa uống hằng ngày để tăng sức đề kháng cho các đối tượng.

Những biện pháp này đã giúp cho cán bộ, nhân viên và những người đang ở trong các trung tâm cảm thấy yên tâm hơn. Chị Đoàn Thị Kim Thoa, Trưởng Phòng Y tế Trung tâm

"Lá chắn" bảo vệ người cao tuổi

CÙNG với các lực lượng khác, Hội Phụ nữ các cấp

đang tích cực chung tay đẩy lùi dịch Covid-19. Tùy theo khả năng, mỗi cán bộ, hội viên phụ nữ đã và đang có những đóng góp riêng trong phòng chống dịch bệnh.

Những ngày này, suất ăn của lực lượng làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát dịch Covid-19 ở phường Sao Đỏ (TP Chí Linh) đã được tăng thêm rau, thịt, cá... nhờ sự tiếp sức của cán bộ, hội viên Hội Phụ nữ phường. Xuất phát từ ý tưởng của Hội Phụ nữ TP Chí Linh kêu gọi cán bộ, hội viên chung tay đẩy lùi dịch, Hội Phụ nữ phường Sao Đỏ đã phát động tiếp sức cho tuyến đầu chống dịch bằng việc thành lập “Bếp ăn dã chiến”. Hội phân công hơn 50 cán bộ, hội viên của 7 Chi hội Phụ nữ trong phường đảm nhiệm khâu hậu cần, đi chợ, nấu các suất cơm phục vụ lực lượng làm nhiệm vụ tại các chốt kiểm soát trên địa bàn.

“Bếp ăn dã chiến” được lập ngay trong ngày đầu tiên thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để cung cấp các suất ăn miễn phí cho thành viên ở 7 chốt kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn phường. Mỗi ngày, các chị nấu hai bữa ăn trưa và tối cho hơn 50 người. Từ chiều hôm trước, Hội Phụ nữ phường

lên danh sách các món ăn, phân công người đi chợ, người nấu. Các bữa ăn được thay đổi thực đơn hằng ngày, bảo đảm đủ dinh dưỡng.

Để có kinh phí duy trì các suất ăn, Hội Phụ nữ phường Sao Đỏ phát động toàn thể cán bộ, hội viên chung tay ủng hộ bằng tiền, thực phẩm. Đến nay, hội đã tiếp nhận hơn 150 kg gạo, gần 40 kg gà, hàng chục kg lạc, rau củ quả các loại, mỳ tôm và hơn 31 triệu đồng của các tập thể, cá nhân trong phường.

Việc làm ý nghĩa này đã lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng. Nhiều hội viên tự nguyện giúp ngày công và ủng hộ thêm kinh phí như vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Hạnh ở khu dân cư Hùng Vương ủng hộ 5 triệu đồng; anh Dư Đức Nghĩa ở khu dân cư Thái Học 3 ủng hộ 2 triệu đồng; chị Nguyễn Thị Quê, khu dân cư Thái Học 3 cung cấp toàn bộ số gas nấu ăn trong 15 ngày; chị Nguyễn Thị Nga, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ khu dân cư Thái Học 3 hằng ngày nấu thêm một nồi cháo gà phục vụ lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt kiểm soát.

"Đảm nhận công việc hậu cần lo cho anh em ở các chốt kiểm soát cũng là một việc làm rất ý nghĩa. Chúng tôi càng thấy phấn khởi hơn khi việc làm của mình nhận được sự đồng tình

của chính quyền địa phương và sự ủng hộ của người dân. Dù là việc làm nhỏ nhưng được đóng góp vào công cuộc chống dịch bệnh Covid-19 là chị em chúng tôi vui và sẵn sàng", chị Nguyễn Thị Nga, Chủ tịch Hội Phụ nữ phường Sao Đỏ vui vẻ nói.

Thời gian gần đây, Hội Phụ nữ Công an tỉnh đã làm mũ chắn giọt bắn để tặng các đồng đội đang làm nhiệm vụ phòng chống dịch. Các hội viên tranh thủ giờ nghỉ trưa hay trực đêm để làm những chiếc mũ này. "Các chiến sĩ ở tuyến đầu phòng dịch thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều người, nguy cơ bị lây nhiễm cao. Khi thấy

các y, bác sĩ có mặt nạ bằng kính nhựa trong suốt rất phù hợp nên Hội Phụ nữ Công an tỉnh quyết định làm tặng cho đồng đội", thiếu tá Phạm Thị Thúy Quỳnh, Chủ tịch Hội Phụ nữ Công an tỉnh cho biết.

Chỉ tranh thủ làm vào giờ nghỉ trưa và ca trực đêm ở lại cơ quan trong 2 ngày (31.3 và 1.4), các hội viên phụ nữ Công an tỉnh đã làm được hơn 2.000 mũ chắn giọt bắn tặng cho lực lượng công an tại 12 huyện, thị xã, thành phố và 40 chốt kiểm soát.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Hội Phụ nữ tỉnh, toàn tỉnh hiện có khoảng 3.000 cán bộ, hội viên phụ nữ tham

gia các chốt kiểm soát, làm nhiệm vụ hướng dẫn người dân khai báo y tế, đảm nhận hậu cần. Đến ngày 1.4, các cấp hội đã trích quỹ và vận động quyên góp được 117.636 khẩu trang, 11.670 bánh xà phòng, 6.790 chai dung dịch sát khuẩn, 3.470 chai nước súc miệng, 200 chai nước rửa tay, 55 thùng trà Nestea, 30 thùng hạt nêm... tổng trị giá gần 1,1 tỷ đồng để trao tặng nhân dân và ủng hộ Quỹ phòng chống dịch Covid-19 của tỉnh.

Các cấp hội còn tăng cường tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên chủ động phòng chống dịch; phân công cán bộ hội đến các gia đình, điểm chợ để phát tờ rơi tuyên truyền; hướng dẫn hội viên khai báo y tế tự nguyện; phối hợp rà soát, tổng hợp và báo cáo các trường hợp hội viên có người thân đi từ vùng dịch về để theo dõi, cách ly...

Theo bà Phạm Thị Phương, Trưởng Ban Gia đình - Xã hội (Hội Phụ nữ tỉnh), cán bộ, hội viên phụ nữ các cấp đã và đang tích cực tham gia cùng các lực lượng phòng chống dịch Covid-19. Điều tích cực là những hoạt động này không chỉ có sự tham gia của cán bộ hội mà được sự hưởng ứng, động viên của hội viên và nhân dân.

THANH HOA-TRUNG TUÂN

Phụ nữ chung tay đẩy lùi dịch bệnh

Hội viên Hội Phụ nữ phường Sao Đỏ (TP Chí Linh) nấu cơm phục vụ các chốt kiểm soát dịch

Bệnh nhân cao tuổi đang được điều trị tại Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh

Nuôi dưỡng tâm thần người có công và xã hội Hải Dương phải ăn ở lại trung tâm những ngày qua và cả thời gian tới. "Đây là việc cần thiết để bảo đảm an toàn cho bản thân và những người mình chăm sóc trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Tôi và các đồng nghiệp luôn cố gắng làm tốt nhiệm vụ, bảo đảm sức khỏe cho họ", chị Thoa cho biết.

Bệnh viện Phục hồi chức năng tỉnh chú trọng tập huấn cho y, bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên về công tác phòng chống dịch. Hiện đơn vị đã thực hiện đồng thời nhiều biện pháp như khám lâm sàng ngay tại cổng viện, lấy phiếu khai y tế cho cả bệnh nhân và người nhà khi qua cổng; yêu cầu bệnh nhân và người nhà phải đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn đã được bố trí sẵn. Bệnh viện cũng có một phòng khám riêng dành cho bệnh nhân nghi nhiễm Covid-19. Dãy ghế ngồi chờ khám bệnh cho bệnh nhân được bố trí bảo đảm khoảng cách 2 m. Đối với các bệnh nhân ngoại trú mắc bệnh nặng sẽ chuyển sang nhận thuốc 2 tháng/lần thay vì 1 tháng/lần như trước đây để hạn chế tiếp xúc. Những người thăm nuôi đều phải đăng ký và khai báo y tế thường xuyên.

SONG THANH

Page 6: Dòng tiền đầu tư sẽ về đâu

Thứ năm 9.4.20206 Thông tin - quảng cáo

Hỏi: Việc tổ chức cách ly y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh để phòng chống dịch Covid-19 như thế nào?

Trả lời: Theo Hướng dẫn tổ chức cách ly y tế tại các cơ sở khám chữa bệnh trong phòng chống dịch Covid-19 (ban hành kèm theo Quyết định số 1551/QĐ-BYT ngày 3.4.2020 của Bộ trưởng Y tế), phạm vi áp dụng của hướng dẫn nêu trên là khi tổ chức và thiết lập cách ly từ một khoa, phòng trở lên hoặc cách ly toàn bộ cơ sở khám chữa bệnh.

Việc cách ly này nhằm khoanh vùng, cách ly tại chỗ toàn bộ khu vực có ca bệnh xác định mắc Covid-19 tại cơ sở khám chữa bệnh nhằm dập dịch triệt để, không để dịch lây lan sang các khu vực khác của cơ sở khám chữa bệnh và cộng đồng.

Việc hướng dẫn phân luồng cách ly bao gồm: Ca bệnh nhiễm Covid-19; bệnh nhân nội trú và người chăm sóc bệnh nhân nặng không có nguy cơ mắc Covid-19; bệnh nhân nội trú và người chăm sóc bệnh nhân nặng có nguy cơ mắc Covid-19; cán bộ y tế; người chăm sóc bệnh nhân (trừ trường hợp chăm sóc bệnh nhân nặng), người cung cấp dịch vụ, người thăm bệnh nhân và các trường hợp khác. Mỗi phân luồng là những hướng dẫn biện pháp cách ly cụ thể khác nhau. Lưu ý, với các cán bộ y tế, cách ly ngay tại đơn vị để bảo đảm duy trì hoạt động khám chữa bệnh, trường hợp có khách sạn lưu trú ngoài thời gian làm việc cho cán bộ y tế thì thực hiện theo hướng dẫn tại Quyết định 1462/QĐ-BYT ngày 30.3.2020.

Về cách ly toàn bộ cơ sở khám chữa bệnh, căn cứ vào kết quả điều tra dịch tễ để quyết định. Cụ thể, 3 cấp độ cách ly được tính toán

gồm: Quy mô khoa, phòng (khi phát hiện tại khoa, phòng có từ một ca); quy mô liên khoa, phòng (khi ca bệnh tiếp xúc với người ở khoa, phòng khác liền kề hoặc trong cùng một khu vực); quy mô toàn bộ cơ sở khám chữa bệnh (khi ca bệnh tiếp xúc với nhiều người thuộc nhiều khoa, phòng trong cơ sở khám chữa bệnh hoặc không xác định được phạm vi và nguồn lây nhiễm).

Đối với quy mô toàn bộ cơ sở khám chữa bệnh, thủ trưởng đơn vị phải thực hiện ngay việc ngừng hoạt động của khu vực khám bệnh ngoại trú, điều chuyển người bệnh không có nguy cơ mắc Covid-19 sang các cơ sở khám chữa bệnh khác trên địa bàn.

Các trường hợp đặc thù như chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng và một số trường hợp đặc biệt khác thì Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quốc gia hoặc cấp tỉnh quyết định cho phép cơ sở khám chữa bệnh đó có hay không việc tiếp tục được điều trị cho bệnh nhân. Nếu tiếp tục điều trị phải xây dựng và thực hiện quy trình bảo đảm phòng chống lây nhiễm Covid-19.

Bên cạnh đó, thiết lập lại các khu vực chức năng của cơ sở khám chữa bệnh cho phù hợp, bảo đảm thực hiện việc cách ly. Trạm gác ở cổng cơ sở khám chữa bệnh phải có bảo vệ trực 24/24 giờ, đo thân nhiệt, bố trí điểm rửa tay với xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay cho tất cả những người được ra vào…

Thời gian cách ly tối thiểu 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc với ca bệnh cuối cùng tại khu vực cách ly và có 2 lần xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Theo Bộ Y tế

Hỏi - đáp về phòng chống dịch Covid-19

Hướng dẫn cách ly tại cơ sở khám chữa bệnh

Đường dây nóng phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do Covid-19: 0866028926 NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG

THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNGTên bên mời chào hàng: UBND xã Ứng Hòe.Tên gói thầu: Nâng cao chất lượng hoạt

động hệ thống đài truyền thanh xã Ứng Hòe năm 2020.

Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước năm 2020 (Theo Quyết định số 1670/QĐ - UBND ngày 1.4.2020 của UBND huyện Ninh Giang về việc phân bổ kinh phí thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống đài truyền thanh cấp xã năm 2020).

Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chào hàng

cạnh tranh (trong nước).Phương thức lựa chọn nhà thầu: Theo

phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.Thời gian bán hồ sơ yêu cầu: Từ 8 giờ ngày

9.4.2020 đến trước 15 giờ ngày 15.4.2020 (trong giờ hành chính).

Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: UBND xã Ứng Hòe (xã Ứng Hòe, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương).

Thời gian đóng thầu: 15 giờ ngày 15.4.2020.Thời gian mở thầu: 15 giờ 30 ngày 15.4.2020.Kính mời các nhà thầu có đủ năng lực, kinh

nghiệm quan tâm tham gia.

THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNGTên bên mời chào hàng: UBND xã Văn Hội.Tên gói thầu: Nâng cao chất lượng hoạt

động hệ thống đài truyền thanh xã Văn Hội năm 2020.

Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước năm 2020 (Theo Quyết định số 1670/QĐ - UBND ngày 1.4.2020 của UBND huyện Ninh Giang về việc phân bổ kinh phí thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống đài truyền thanh cấp xã năm 2020).

Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chào hàng

cạnh tranh (trong nước).Phương thức lựa chọn nhà thầu: Theo

phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.Thời gian bán hồ sơ yêu cầu: Từ 8 giờ ngày

9.4.2020 đến trước 15 giờ ngày 15.4.2020 (trong giờ hành chính).

Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: UBND xã Văn Hội (xã Văn Hội, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương).

Thời gian đóng thầu: 15 giờ ngày 15.4.2020.Thời gian mở thầu: 15 giờ 30 ngày 15.4.2020.Kính mời các nhà thầu có đủ năng lực, kinh

nghiệm quan tâm tham gia.

THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNGTên bên mời chào hàng: UBND xã Hồng Dụ.Tên gói thầu: Nâng cao chất lượng hoạt

động hệ thống đài truyền thanh xã Hồng Dụ năm 2020.

Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước năm 2020 (Theo Quyết định số 1670/QĐ - UBND ngày 1.4.2020 của UBND huyện Ninh Giang về việc phân bổ kinh phí thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống đài truyền thanh cấp xã năm 2020).

Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chào hàng

cạnh tranh (trong nước).Phương thức lựa chọn nhà thầu: Theo

phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ.Thời gian bán hồ sơ yêu cầu: Từ 8 giờ ngày

9.4.2020 đến trước 14 giờ ngày 15.4.2020 (trong giờ hành chính).

Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: UBND xã Hồng Dụ (xã Hồng Dụ, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương).

Thời gian đóng thầu: 14 giờ ngày 15.4.2020.Thời gian mở thầu: 14 giờ 30 ngày 15.4.2020.Kính mời các nhà thầu có đủ năng lực, kinh

nghiệm quan tâm tham gia.

THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNGTên bên mời chào hàng: UBND xã Thượng Quận.Tên gói thầu: Mua sắm trang thiết bị nhà văn hóa xã năm 2020.Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước năm 2020 (Theo Quyết định số

1689/QĐ-UBND ngày 23.12.2019 của UBND thị xã Kinh Môn về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2020 cho UBND xã Thượng Quận).

Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chào hàng cạnh tranh (trong nước).Phương thức lựa chọn nhà thầu: Theo phương thức một giai đoạn

một túi hồ sơ.Thời gian bán hồ sơ yêu cầu: Từ 8 giờ ngày 13.4.2020 đến trước 14

giờ ngày 22.4.2020 (trong giờ hành chính).Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: UBND xã Thượng Quận (xã

Thượng Quận, thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương).Thời gian đóng thầu: 14 giờ ngày 22.4.2020.Thời gian mở thầu: 14 giờ 30 ngày 22.4.2020.Kính mời các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm quan tâm

tham gia.

THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNGTên bên mời chào hàng: UBND xã Hưng LongTên gói thầu: Nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống đài truyền

thanh xã Hưng Long năm 2020.Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước năm 2020 (Theo Quyết định số

1670/QĐ-UBND ngày 1.4.2020 của UBND huyện Ninh Giang về việc phân bổ kinh phí thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống đài truyền thanh cấp xã năm 2020)

Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chào hàng cạnh tranh (trong nước)Phương thức lựa chọn nhà thầu: Theo phương thức một giai đoạn

một túi hồ sơ.Thời gian bán hồ sơ yêu cầu: Từ 8 giờ ngày 10.4.2020 đến trước 14

giờ ngày 16.4.2020 (trong giờ hành chính).Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: UBND xã Hưng Long (xã

Hưng Long, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương)Thời gian đóng thầu: 14 giờ ngày 16.4.2020Thời gian mở thầu: 14 giờ 30 ngày 16.4.2020Kính mời các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm quan tâm

tham gia.

THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNGTên bên mời chào hàng: UBND xã Tân HươngTên gói thầu: Nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống đài truyền

thanh xã Tân Hương năm 2020.Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước năm 2020 (Theo Quyết định số

1670/QĐ-UBND ngày 1.4.2020 của UBND huyện Ninh Giang về việc phân bổ kinh phí thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống đài truyền thanh cấp xã năm 2020).

Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chào hàng cạnh tranh (trong nước)Phương thức lựa chọn nhà thầu: Theo phương thức một giai đoạn

một túi hồ sơ.Thời gian bán hồ sơ yêu cầu: Từ 8 giờ ngày 10.4.2020 đến trước

15 giờ ngày 16.4.2020 (trong giờ hành chính).Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: UBND xã Tân Hương (xã Tân

Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương)Thời gian đóng thầu: 15 giờ ngày 16.4.2020Thời gian mở thầu: 15 giờ 30 ngày 16.4.2020Kính mời các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm quan tâm

tham gia.

THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNGTên bên mời chào hàng: UBND xã Tân QuangTên gói thầu: Nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống đài truyền

thanh xã Tân Quang năm 2020.Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước năm 2020 (Theo Quyết định số

1670/QĐ-UBND ngày 1.4.2020 của UBND huyện Ninh Giang về việc phân bổ kinh phí thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống đài truyền thanh cấp xã năm 2020).

Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chào hàng cạnh tranh (trong nước)Phương thức lựa chọn nhà thầu: Theo phương thức một giai đoạn

một túi hồ sơ.Thời gian bán hồ sơ yêu cầu: Từ 8 giờ ngày 10.4.2020 đến trước

14 giờ ngày 16.4.2020 (trong giờ hành chính).Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: UBND xã Tân Quang (xã Tân

Quang, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương)Thời gian đóng thầu: 14 giờ ngày 16.4.2020Thời gian mở thầu: 14 giờ 30 ngày 16.4.2020Kính mời các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm quan tâm

tham gia.

Page 7: Dòng tiền đầu tư sẽ về đâu

Tổng Biên tập: NGUYỄN HẢI BÌNH Phó Tổng Biên tập: NGUYỄN QUÝ TRỌNG Thư ký Tòa soạn: NGUYỄN HÙNG CHƯƠNG Tòa soạn: 10 Đức Minh, P. Thanh Bình, TP Hải Dương ĐT: (0220) 3897.370 - 3897.993 - 3868.886 - 3897.955 - Fax: (0220) 3897.615 - Email: [email protected] Phát hành, quảng cáo: ĐT: (0220)3897.370 (105) - 0366507073; Email: [email protected] Giấy phép xuất bản số 1132/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 22.7.2011 In tại Công ty CP In báo và Thương mại Hải Dương Giá: 1.500 đồng

Đường dây nóng Báo Hải Dương 0913255677

7Bạn đọc - pháp luậtThứ năm 9.4.2020

Thứ năm 9.411h: Thời sự; 11h20: Đồng hành

cùng nhà nông; 11h25: Phim truyện: Người yêu tuyệt vời (tập 48, 49); 12h55:

Niềm tin cổ tích; 13h: Môi trường với cuộc sống; 14h25: Chính sách - Pháp luật; 14h30: Phim truyện: Con đường sóng gió (tập 81, 82); 16h: Bản tin quốc tế; 16h05: Xung kích màu áo xanh tình nguyện trong phòng chống Covid-19; 17h: Phim truyện: Thám tử Doyle-Phần 3 (tập 2); 17h45: Tiêu dùng thông thái; 17h50: Phim truyện: Bản năng thép (tập 31); 18h35: Sống khỏe 360; 18h45: Bản tin quốc tế; 18h50: Bản tin thể thao; 19h45: Thời sự; 20h15: Tiêu dùng thông thái; 20h20: Khoa học và ứng dụng; 20h40: Phim truyện: Con đường sóng gió (tập cuối); 21h25: Sống khỏe 360; 23h: Thời sự cuối ngày.

Chương trình có thể thay đổi vì lý do đột xuất.

Bạn đọc viết

Tranh: NGUYỄN DŨNG

Góc biếm họa

Nhắc đôi vần

Đừng hòng thoát thânÁn binh bất động đề phòng

Ở đâu yên đấy lòng vòng không điTừ cụ già đến thiếu nhi

Nhường cơm sẻ áo lòng vì nghĩa nhân.Thầy thuốc vắt sức cứu dân

Công an, bộ đội tận tâm đêm ngàyTự khai y tế làm ngay

Lập chốt kiểm dịch đó đây dốc lòng.Toàn dân như một "rừng chông"

Covid - giấu mặt đừng hòng thoát thân!HỒNG CỜ

Kiểm soát chặt việc cách ly tại gia đình

Chống dịch bằng sức mạnh tổng hợp

LIÊN quan đến bệnh nhân Covid-19 số 243 ở Mê Linh (Hà Nội) đã có 3 người dương tính

với SARS-CoV-2, 63 y, bác sĩ phải cách ly và toàn bộ thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh với gần 11.000 nhân khẩu bị phong tỏa. Bệnh nhân này liên quan trực tiếp đến ổ dịch Bệnh viện Bạch Mai nhưng tự do đi lại, tiếp xúc với nhiều người cho thấy việc rà soát, lập danh sách, yêu cầu cách ly của chính quyền địa phương không tốt. Bệnh nhân cũng chưa thực hiện tốt Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly toàn xã hội.

Tỉnh ta còn hơn 200 người đang cách ly tại gia đình, nơi cư trú. Nếu để việc cách ly phụ thuộc vào ý thức tự giác của người bị cách ly sẽ rất rủi ro, lỏng lẻo. Chính quyền các xã, phường, thị trấn phải kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện cách ly; phân công cán bộ cơ sở phụ trách và tuyên truyền người dân tham gia giám sát từng trường hợp thuộc diện cách ly. Cùng với thực hiện giãn cách xã hội, công an cấp xã cần thường xuyên rà soát, cập nhật, quản lý chặt chẽ những người đến tạm trú, trở về địa phương để yêu cầu khai báo y tế theo quy định.

HOÀNG LONG (TP Hải Dương)

An ninh trật tự

TRONG những ngày phòng chống dịch Covid-19, dưới sự lãnh đạo

của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, dịch bệnh đã và đang được kiểm soát hiệu quả. Nhìn ra các nước trên thế giới, cả những nước kinh tế phát triển cao, nền y tế bậc nhất thế giới nhưng cũng không thể ngăn nổi sự lây lan của dịch bệnh. Vậy đất nước ta đạt được kết quả đó là do đâu? Có thể lý giải bởi các nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất, sự chỉ đạo kịp thời, sáng suốt và quyết liệt của Đảng, Chính phủ, Bộ Y tế. Ngay khi có thông tin về dịch bệnh, dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo, kích hoạt ngay hệ thống phòng chống dịch bệnh quốc gia, thành lập Ban chỉ đạo chống dịch từ trung ương đến địa phương. Ngành y tế đã tập huấn, hướng dẫn trong toàn hệ thống về cách phòng chống, khám chữa bệnh trong hoàn cảnh có dịch. Đặc biệt, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã ra lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm chiến thắng đại dịch.

Thứ hai, mặc dù điều kiện trang thiết bị còn hạn chế, nhưng với kinh nghiệm, năng lực chuyên môn và y đức của đội ngũ y, bác sĩ Việt Nam nên các ca bệnh khi được phát hiện, không phân biệt tuổi tác, hoàn cảnh, người Việt Nam hay người nước ngoài

đều được tận tình chăm sóc, cứu chữa khỏi bệnh.

Thứ ba, dưới sự lãnh đạo tập trung của Đảng, cả hệ thống chính trị vào cuộc, cả xã hội đã chuyển hình thức như từ thời bình sang thời chiến với tâm thế quyết liệt, kịp thời. Lực lượng quân đội, công an đi đầu và tham gia tích cực ngăn chặn, phát hiện dịch bệnh. Hình ảnh lực lượng vũ trang trên tuyến đầu chống dịch, hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân, các cán bộ ngành y tế chăm sóc, cứu chữa bệnh nhân... đã tác động, lan tỏa đến mọi người dân, thôi thúc toàn dân cùng đoàn kết, chung tay phòng chống dịch. Các đoàn thể đã chủ động, tích cực tham gia vận động nhân dân hưởng ứng và thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về phòng chống dịch.

Thứ tư, từ ý kiến chỉ đạo đến hành động cụ thể của Đảng, Chính phủ đã chứng minh một thực tế: tinh thần "chống dịch như chống giặc"; quan điểm vì nhân dân: "kể cả phải chấp nhận thiệt hại về kinh tế, bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe người dân, hạn chế thấp nhất tử vong, không để ai bị bỏ lại phía sau"... Nhờ đó, ngay từ những ngày đầu chống dịch đã được mọi người dân chấp hành nghiêm chỉnh, tạo sự đồng thuận xã hội rất cao. Thông qua các phương tiện truyền thông, mọi thông tin về tình hình dịch bệnh và cách phòng chống được công khai liên tục. Nhiều nước đã không làm được việc này, do thiếu sự đồng thuận xã hội.

Sự đoàn kết, tương thân, tương ái càng được thể hiện, nhất là sau khi Ủy

ban Trung ương MTTQ Việt Nam kêu gọi toàn dân ủng hộ chống dịch. Bằng nhiều hình thức, người dân góp công, góp sức để cùng tham gia chống dịch. Những hình ảnh cụ già trên 90 tuổi vẫn góp gạo, góp tiền cho Quỹ phòng chống dịch đã tác động, lan tỏa toàn xã hội.

Thứ năm, đó là lòng nhân ái, tinh thần quốc tế được nâng cao. Chúng ta sẵn sàng đón công dân của mình từ các nước, kể cả vùng dịch về, chăm sóc, động viên, cách ly bảo đảm an toàn. Chúng ta đã tiếp nhận, điều trị cho các công dân nước ngoài bị bệnh dịch khi đang ở Việt Nam, đã có nhiều người khỏi bệnh trở về quê hương. Nhà nước đã kịp thời quyết định hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội để vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giảm bớt khó khăn...

Nhìn lại lịch sử dân tộc có thể thấy mỗi khi đất nước lâm nguy, những lúc khó khăn thì tinh thần dân tộc, sự đồng lòng lại được thể hiện và sức mạnh hợp thành từ khối đại đoàn kết toàn dân đã giúp dân tộc ta giành chiến thắng vĩ đại. Tinh thần dân tộc được hun đúc, tích lũy từ hàng nghìn năm tạo nên một văn hóa Việt Nam. Qua những ngày khó khăn này, tinh thần đó, văn hóa đó càng được vun đắp, nhân lên, tạo thêm sức mạnh để chúng ta tiếp tục giành thắng lợi trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước.

LƯƠNG ANH TẾTrưởng Ban Đại diện

Hội Người cao tuổi tỉnh

THÔNG BÁO MỜI CHÀO HÀNGTên bên mời chào hàng: UBND xã Nghĩa An.Tên gói thầu: Nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống

đài truyền thanh xã Nghĩa An năm 2020.Nguồn vốn: Ngân sách nhà nước năm 2020 (Theo

Quyết định số 1670/QĐ - UBND ngày1.4.2020 của UBND huyện Ninh Giang về việc phân bổ kinh phí thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng hoạt động hệ thống đài truyền thanh cấp xã năm 2020).

Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chào hàng cạnh tranh

(trong nước).Phương thức lựa chọn nhà thầu: Theo phương thức

một giai đoạn một túi hồ sơ.Thời gian bán hồ sơ yêu cầu: Từ 8 giờ ngày 9.4.2020

đến trước 14 giờ ngày 15.4.2020 (trong giờ hành chính).Địa điểm phát hành và nhận hồ sơ: UBND xã Nghĩa An

(xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương).Thời gian đóng thầu: 14 giờ ngày 15.4.2020.Thời gian mở thầu: 14 giờ 30 ngày 15.4.2020.Kính mời các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm

quan tâm tham gia.

TỨ KỲ

Bắt quả tang quán bi-a hoạt động trong đêmHồi 23 giờ 30 ngày 7.4, đoàn liên ngành huyện Tứ Kỳ

kiểm tra, bắt quả tang cơ sở kinh doanh dịch vụ bi-a của anh Trịnh Văn Dũng ở thôn Thanh Kỳ, xã An Thanh vẫn đang hoạt động.

Tại thời điểm kiểm tra, trong quán có 7 người gồm 1 quản lý và 6 người đang chơi bi-a.

TRẦN YẾN

THANH HÀ

Xử lý 10 thanh thiếu niên đi xe máy không đội mũ bảo hiểm

Khoảng 20 giờ ngày 7.4, lực lượng cảnh sát giao thông, an ninh trật tự (Công an huyện Thanh Hà) phát hiện 10 đối tượng đi xe máy trên đường tỉnh 390 qua các xã Tân An, Thanh Hải và thị trấn Thanh Hà không đội mũ bảo hiểm.

Lực lượng Công an huyện đã yêu cầu nhóm đối tượng này dừng xe, đưa về trụ sở để kiểm tra, phát hiện cả 10 người không có giấy phép lái xe, 4 xe không gắn biển kiểm soát và 15 lỗi vi phạm khác. Qua test nhanh có 3 đối tượng dương tính với ma túy.

Khi qua các chốt kiểm dịch, các đối tượng trên còn

kéo ga lớn. Nhóm thanh thiếu niên này thừa nhận do nghĩ mùa dịch bệnh đường thông thoáng, lực lượng chức năng không chốt chặn, kiểm tra tại các cung đường vắng nên rủ nhau chạy xe qua các chốt để trêu đùa lực lượng làm nhiệm vụ.

Nhóm thanh thiếu niên trên quê ở TP Hải Dương và huyện Thanh Hà.

- Từ ngày 1-8.4, phường Lê Thanh Nghị (TP Hải Dương) đã xử phạt 43 người không đeo khẩu trang, bán hàng rong tại Quảng trường Thống Nhất với tổng số tiền hơn 10 triệu đồng.

PV-CTV

Chưa tìm thấy người đàn ông đi lạcĐến 17 giờ ngày 8.4, ông Phạm Văn Chép, 62 tuổi, ở

thôn Văn Thai, xã Cẩm Văn (Cẩm Giàng) chưa về nhà. Gia đình đã nỗ lực tìm kiếm nhưng chưa thấy. Khoảng 12 giờ ngày 6.4, ông Chép đã ra khỏi nhà, khi đi mặc áo khoác.

Ông Chép có tiền sử bị bệnh thần kinh, nhiều năm nay vẫn phải uống thuốc điều trị, giọng nói nghe không rõ. Ông sống cùng gia đình con trai là anh Phạm Văn Hưng ở thôn Văn Thai. Vài năm trước, ông từng bị lạc cách nhà 50 km, 3 ngày sau mới về. Ai có thông tin về ông Chép liên lạc với anh Hưng theo số điện thoại 0962 212 790.

PV

Page 8: Dòng tiền đầu tư sẽ về đâu

Thứ năm 9.4.20208 Sự kiện trong nước - quốc tếEU chưa nhất trí kế hoạch cứu trợ trong giai đoạn dịch bệnh

(TTXVN) Sau 16 giờ thảo luận căng thẳng xuyên đêm, Bộ trưởng Tài chính các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) vẫn không thể tìm được tiếng nói chung đối với kế hoạch cứu trợ nhằm giúp các nước bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.

Phát biểu sau cuộc họp ngày 8.4, Chủ tịch Nhóm các bộ trưởng tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) Mario Centeno thông báo các bộ trưởng đã gần đi đến một thỏa thuận, song vẫn chưa đạt được nó. Chính vì vậy, các bộ trưởng tài chính EU tiếp tục nhóm họp vào ngày 9.4.

Trước đó, ngày 7.4, ông Centeno đã kêu gọi các nước thành viên EU cùng đưa ra một gói giải pháp nhằm hỗ trợ các chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân. Các bộ trưởng tài chính hy vọng việc đạt được gói cứu trợ trị giá 500 tỷ euro có thể giúp hỗ trợ các nền kinh tế đang dần "kiệt sức" có thể vượt qua đại dịch cũng như giúp EU thu hẹp những khác biệt không đáng có trong giai đoạn "nước sôi lửa bỏng" hiện nay.

Tuy nhiên, bất đồng giữa các nước thành viên EU lại một lần nữa nảy sinh. Theo các nguồn tin ngoại giao, Italy và Hà Lan mâu thuẫn về các điều kiện gắn với kế hoạch cứu trợ nhằm giúp các nước vượt qua đại dịch và điều này đã ngăn cản tiến trình đạt được thỏa thuận trên.

Trung Quốc dỡ bỏ phong tỏa Vũ Hán, hàng nghìn người đổ tới ga tàu

(TT) Từ 0 giờ ngày 8.4, TP Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc), từng là tâm dịch Covid-19 của Trung Quốc đã chính thức được dỡ bỏ lệnh phong tỏa sau 77 ngày.

Với lệnh phong tỏa được dỡ bỏ, toàn bộ hệ thống sân bay, đường sắt, đường thủy, cao tốc và xe khách ở Vũ Hán sẽ nối lại hoạt động. Tuy nhiên, người dân vẫn được khuyến cáo tránh rời khu vực mình sống, cũng như TP Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc trừ trường hợp cần thiết.

Theo thống kê của cơ quan đường sắt Trung Quốc, trong ngày 8.4 sẽ có hơn 55.000 hành khách rời Vũ Hán bằng tàu hỏa. Sân bay quốc tế Thiên Hà Vũ Hán cũng bắt đầu nối lại các chuyến bay nội địa với hơn 200 chuyến bay.

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát hồi tháng 12.2019, Vũ Hán đã ghi nhận hơn 50.000 ca mắc và tổng số ca tử vong cao nhất Trung Quốc (chiếm 80% trong số 3.333 ca tử vong ở Trung Quốc tính đến ngày 8.4). Hiện vẫn còn hơn 1.400 ca đang tiếp tục được điều trị ở Vũ Hán.

Một bang của Mỹ tiến hành bầu cử bất chấp dịch

(TTXVN) Ngày 7.4 (giờ địa phương), bang Wisconsin của Mỹ đã tiến hành cuộc bầu cử tổng thống sơ bộ theo kế hoạch, bất chấp lệnh giãn cách xã hội trên phạm vi toàn quốc do dịch Covid-19 và mối quan ngại về nguy cơ lây nhiễm đối với hàng nghìn cử tri và nhân viên tại các địa điểm bỏ phiếu.

Ở TP Milwaukee với 600.000 dân, các lựa chọn bỏ phiếu đã bị thu hẹp do thiếu hụt đội ngũ nhân viên tại các điểm bỏ phiếu. Milwaukee trong các cuộc bầu cử trước đây thường có hơn 180 điểm bỏ phiếu mở cửa, nhưng nay đã giảm còn 5 điểm, dẫn tới tình trạng cử tri phải xếp hàng dài để chờ thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.

Cuộc bầu cử sơ bộ tại bang Wisconsin lần này là cuộc đua giữa hai ứng cử viên tranh tấm vé đại diện Đảng Dân chủ ra tranh cử tổng thống Mỹ năm 2020, gồm cựu Phó Tổng thống Joe Biden và Thượng nghị sĩ Berni Sanders.

Palestine phản đối kế hoạch của Israel sáp nhập các khu vực ở Bờ Tây

(TTXVN) Văn phòng Tổng thống Palestine vừa tuyên bố Palestine kiên quyết bác bỏ kế hoạch của Israel sáp nhập các khu vực ở Bờ Tây, đồng thời tái khẳng định cam kết của Palestine đối với luật pháp quốc tế và các nghị quyết của Liên hợp quốc.

Hãng thông tấn WAFA của Palestine dẫn tuyên bố trên nêu rõ Palestine sẽ không cho phép Israel "thao túng và phá hoại nghị quyết về tính hợp pháp quốc tế và quyền của người Palestine". Tuyên bố nhấn mạnh: "Cách duy nhất để đạt được hòa bình và ổn định là duy trì cam kết đối với luật quốc tế và các nghị quyết về tính hợp pháp quốc tế".

Palestine đưa ra tuyên bố trên sau khi truyền thông Israel đưa tin Thủ tướng Benjamin Netanyahu và lãnh đạo Đảng Xanh-Trắng Benny Gantz đã đạt được một thỏa thuận, theo đó Israel sẽ sáp nhập tất cả các khu định cư ở Bờ Tây vào tháng 7 tới.

(TTXVN) Ngày 8.4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Công an TP Hà Nội phối hợp với Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT Hà Nội khám xét khân cấp cơ sở kinh doanh vật tư y tế nghi "nhái" sản phâm của một thương hiệu được cấp phép.

Tổ công tác phát hiện xe ô tô 29C - 22298 đang nhập hàng trước cửa Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ y tế Đức Anh, số 5, ngõ 178 Tây Sơn, quận Đống Đa (Hà Nội), có nhiều biểu hiện nghi vấn. Tiến hành kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có 30 thùng carton chứa 1.200 bộ quần áo bảo hộ phòng chống dịch. Trên bao bì ghi hàng hóa sản xuất tại Công ty CP Dược và thiết bị y tế Phúc Hà.

Đại diện Công ty Đức Anh không xuất trình được hóa đơn chứng từ liên quan đến số hàng này. Trước những dấu hiệu vi phạm, lực lượng chức năng đã thực hiện lệnh khám xét khân cấp công ty và kho của cơ sở này.

Trong lúc cơ quan chức năng

làm việc đã bắt quả tang nhân viên Công ty Đức Anh đang đóng gói các sản phâm rời vào túi quần áo phòng dịch mang nhãn của Công ty Phúc Hà. Ngoài ra, trong kho của công ty còn phát hiện số lượng lớn sản phâm phục vụ công tác phòng chống dịch

của nhiều hãng khác nhau.Theo tường trình của đại diện

Công ty Đức Anh, các sản phâm này được bán trên mạng xã hội với giá 155.000 đồng/bộ, chỉ chênh so với sản phâm thật 5.000-10.000 đồng để dễ trà trộn.

Tập trung hoàn thành giải phóng mặt bằng sân bay Long Thành(TTXVN) Sáng 8.4, tại trụ sở

Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các bộ, ngành đã làm việc trực tuyến với tỉnh Đồng Nai để bàn các giải pháp thúc đây một số dự án kinh tế-xã hội của địa phương, đặc biệt là nhiệm vụ giải phóng mặt bằng cho Dự án sân bay Long Thành.

Theo báo cáo của tỉnh Đồng Nai, đến nay tỉnh đã hoàn thành giải phóng 99% mặt bằng các khu tái định cư phục vụ thi công dự

án sân bay Long Thành. Về hạng mục khu vực xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành với diện tích 5.000 ha, đến nay vẫn đang triển khai. Tỉnh đang nỗ lực để đến quý II.2021 có thể bàn giao toàn bộ mặt bằng cho đơn vị thi công. Tuy nhiên, trong tổng số vốn giải phóng mặt bằng được Trung ương giao đến nay là 17.057 tỷ đồng, mới chỉ giải ngân được trên 1.700 tỷ đồng.

Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tỉnh

Đồng Nai phải "tập trung sức lực, trí tuệ để làm tốt việc này. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đồng Nai, góp phần xây dựng công trình quốc gia có tầm cỡ mà trước mắt là giải phóng mặt bằng để đến năm 2025 hoàn thành sân bay này như nghị quyết Quốc hội nêu".

Thủ tướng chỉ đạo tỉnh phải làm tốt khâu áp giá đền bù, đặc biệt là phải đưa hết số hộ dân vào khu tái định cư.

Dịch Covid-19 đã xâm nhập vào cộng đồng, cần hết sức cảnh giác(TT) Sáng 8.4, tại cuộc họp Ban

Chỉ đạo (BCĐ) quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì, Phó Thủ tướng đã nhấn mạnh như vậy.

Các thành viên BCĐ cho rằng mặc dù đã thực hiện các giải pháp sớm, mạnh, dứt khoát để ngăn chặn dịch xâm nhập, chúng ta phải chấp nhận thực tế dịch bệnh đã xâm nhập vào cộng đồng. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy trong 251 trường hợp nhiễm bệnh (tính đến sáng 8.4),

có 156 người từ nước ngoài (chiếm 62,6%), 95 người lây nhiễm thứ phát (chiếm 37,4%).

BCĐ yêu cầu không được mất cảnh giác với mọi ca bệnh mới phát hiện tại cộng đồng, không bỏ qua bất kỳ khả năng nào dù nhỏ nhất; tiếp tục "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng"; coi tất cả người có dấu hiệu dịch tễ đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế là ca có nguy cơ lây nhiễm…; hoàn thiện cơ chế để giám sát, truy vết. BCĐ thống

nhất phải kiên định nguyên tắc từ đầu: ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. Đây là chiến lược không thay đổi.

Dự báo tới đây sẽ xuất hiện thêm các ca nhiễm cộng đồng, đều phải coi là ổ dịch tiềm năng. Cùng với xác định nguồn lây, quan trọng hơn là phải thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng, dập dịch. BCĐ nhấn mạnh phải quyết liệt, không được chủ quan, mất cảnh giác.

(TTXVN) Tỉnh Lâm Đồng đang ở trong giai đoạn cao điểm của mùa khô hạn, nhiều địa phương đã xảy ra hạn hán cục bộ khiến cây trồng bị chết khô, nhiều hộ thiếu nước sinh hoạt. Trước tình hình trên, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương cùng các huyện và 2 thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc triển khai 9 giải pháp cấp

bách để phòng chống hạn hán, thiếu nước. Trong đó, chủ động, linh hoạt bố trí cơ cấu sản xuất mùa vụ, thời điểm xuống giống lúa phù hợp hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng khác ít sử dụng nước. Tiếp tục xây dựng lịch điều tiết các hồ chứa thủy điện bảo đảm ưu tiên nguồn nước phục vụ sản xuất vùng hạ du theo đúng quy định của pháp luật; tăng cường các giải

pháp tưới nước tiên tiến, tiết kiệm cho cây trồng. Khi xảy ra thiếu nước, các địa phương phải ưu tiên cung cấp nước cho sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng lâu năm...

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực Tây Nguyên trong tháng 4 và tháng 5.2020 tiếp tục ít mưa và thiếu hụt so với cùng kỳ nhiều năm.

Hà Nội phát hiện đường dây nghi vấn kinh doanh, làm giả vật tư y tế cực lớn

Cơ quan chức năng kiêm tra, thu giư số hàng hóa không ro chứng tư, nguồn gốc xuất xứ

Lâm Đồng triên khai 9 giải pháp cấp bách phòng chống hạn

Theo đề xuất của Chính phủ, có 6 nhóm đối tượng được hỗ trợ tiền do Covid-19. Đó là: người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng; hộ nghèo, hộ cận nghèo; người sử dụng lao động trả

lương ngừng việc cho người lao động; người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không lương; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; người lao động không có giao kết hợp đồng lao động; hộ

kinh doanh cá thể có doanh thu khai thuế dưới 100 triệu đồng/năm tạm ngừng kinh doanh theo Chỉ thị số 15.

Các chính sách hỗ trợ nêu trên được thực hiện tối đa 3 tháng. Dự kiến gói hỗ trợ này khoảng 62.000 tỷ đồng, hỗ trợ 20 triệu người.

TTXVN

Ủy BaN THườNg Vụ QUốC HộI kHóa XIV

Họp bất thường xem xét gói 62.000 tỷ đồng hỗ trợ 20 triệu người

(Tiếp theo trang 1)