71
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2 BÁO CÁO TIẾN ĐỘ DỰ ÁN QU III - 2016 Kỳ báo cáo: 1/7 – 30/9 năm 2016 1

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯDự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn 2

BÁO CÁO TIẾN ĐỘ DỰ ÁNQUY III - 2016

Kỳ báo cáo: 1/7 – 30/9 năm 2016

THÁNG 11 NĂM 2016

1

Page 2: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

MỤC LỤC

PHẦN 1 - TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN.....................................................................3

1.1. Hợp phần 1: Phát triển kinh tế huyện............................................................3

1.1.1. Tiểu hợp phần 1.1: Đầu tư phát triển kinh tế huyện................................31.1.2. Tiểu hợp phần 1.2 - Đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trường.............6

1.2. Hợp phần 2: Ngân sách phát triển xã...........................................................11

1.2.1. Đánh giá chung về công tác kế hoạch và tiến độ thực hiện HP NSPT Xã11

1.2.2. Tình hình thực hiện các hoạt động thuộc THP 2.1 và 2.4.....................131.2.3. Tình hình thực hiện các hoạt động sinh kế thuộc THP 2.2 và 2.3 :......14

1.3. Hợp phần 3: Tăng cường năng lực...............................................................19

1.3.1. Tình hình thực hiện THP 3.1: Hỗ trợ lập kế hoạch PT KT-XH...........191.3.2. Công tác lập và phê duyệt kế hoạch HP TCNL bổ sung 2016..............221.3.3. Tiến độ thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực..........................221.3.4. Tiến độ thực hiện các hoạt động truyền thông:.....................................25

1.4. Hợp phần 4: Quản lý dự án..........................................................................28

1.4.1. Công tác quản lý Dự án.........................................................................281.4.2. Tình hình giải ngân và quản lý tài chính...............................................281.4.3. Công tác giám sát& đánh giá................................................................301.4.4. Tình hình nhân sự..................................................................................321.4.5. Dự kiến công việc cho quý tiếp theo:....................................................32

PHẦN 2 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ TRỌNG TÂM HOẠT ĐỘNG QUÝ IV - 2016 33

2.1.1. Đánh giá chung......................................................................................332.1.2. Trọng tâm kế hoạch hoạt động của Quý IV- 2016:...............................33

PHỤ LỤC – BÁO CÁO TIẾN ĐỘ QUÝ III - 2016...........................................35

2

Page 3: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

PHẦN 1 - TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁNDự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc đã sắp kết thúc kỳ kế hoạch 18

tháng đầu của giai đoạn thực hiện khoản vay bổ sung (AF). Quý II và quý III của năm 2016, toàn Dự án đã nỗ lực triển khai các hoạt động ở tất cả các hợp phần trong bối cảnh gặp khá nhiều khó khăn do tình trạng vốn kế hoạch được phân bổ không phù hợp với tiến độ thực hiện thực tế. Tiến độ của Dự án theo từng hợp phần và tiểu hợp phần được trình bày lần lượt sau đây1.

1.1. Hợp phần 1: Phát triển kinh tế huyện

1.1.1. Tiểu hợp phần 1.1: Đầu tư phát triển kinh tế huyện

Hợp phần phát triển kinh tế huyện giai đoạn AF có 157 gói thầu (gồm 136 gói thầu xây lắp và 21 gói thầu tư vấn khảo sát thiết kế) của các kỳ kế hoạch 18 tháng đầu giai đoạn AF và kỳ kế hoạch 2016 bổ sung. Trong quý 3/2016, toàn dự án có 11 gói thầu được trao thầu (9 gói thầu xây lắp; 2 gói thầu tư vấn KSTK) và 15 gói thầu đã hoàn thành (9 gói thầu xây lắp; 6 gói thầu tư vấn KSTK). Lũy kế từ đầu dự án đến hết quý 3/2016 có 89 gói thầu được trao (đạt 57% kế hoạch, bao gồm 76 gói thầu xây lắp và 13 gói thầu tư vấn) và 57/89 gói thầu được trao đã hoàn thành (đạt 64%, trong đó 61% gói thầu xây lắp và 85% gói thầu tư vấn hoàn thành). Biểu tổng hợp tiến độ chung của toàn dự án được thể hiện tại Hình 1.

Nhìn chung tiến độ thực hiện các hoạt động thuộc tiểu hợp phần 1.1 chậm so với dự kiến. Cụ thể:

-Phần lớn các gói thầu đã trao và hoàn thành thuộc kỳ kế hoạch 2015;

- 51 gói thầu xây lắp thuộc KH 2016 đang có tiến độ trao thầu chậm hơn 1 – 2 tháng so với KHĐT được không phản đối. Tuy nhiên, các tỉnh đều cam kết hoàn thành trao thầu trong quý IV/2016 (trong đó Hòa bình 29 gói, Sơn La 18 gói; Điện Biên 3 gói; Lai Châu 1 gói)

- 17 gói thầu thuộc kế hoạch 2016 bổ sung dự kiến trao thầu trong quý I, quý II năm 2017.

(Tổng hợp thông tin các TDA thuộc THP 1.1 tính đến hết quý 3/2016 tại Bảng 1)

1Thông thường, báo cáo tiến độ được chuẩn bị theo kỳ báo cáo quý; tuy nhiên nhằm mục đích cung cấp thông tin cập nhật nhất cho đoàn hỗ trợ thực hiện dự án của WB tháng 11/2016 nên một số số liệu trong báo cáo được sử dụng số cập nhật đến giữa tháng 11/2016 mà không lấy thời điểm hết quý 3.

3

Page 4: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Hình1. Tiến độ thực hiện các TDA 1.1của các tỉnh đến hết quý 3/2016

Hòa Bình Lào Cai Sơn La Yên Bái Lai Châu Điện Biên 0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

50

số kế hoạch số trao thầu số hoàn thành

Nguồn: Tổng hợp từ quản lý hợp phần

Công tác quản lý tiến độ thực hiện:

Nhìn chung, tiến độ của THP này khá chậm so với kế hoạch trên phạm vi toàn Dự án. Nguyên nhân chính của sự chậm trễ là do:

- Kế hoạch giao vốn chậm và thiếu: Kế hoạch giao vốn ODA 2016 của các tỉnh dự án thấp hơn nhu cầu khá xa (Kế hoạch sử dụng vốn WB được không phản đối toàn dự án xấp xỉ 37,5 triệu USD. Tuy nhiên, KH vốn ODA năm 2016 được Chính phủ chỉ là gần 19 triệu USD, chỉ bằng 50% so với nhu cầu thực tế). Mặc dù đã có những động thái bổ sung thêm kế hoạch vốn ODA năm 2016 tại 5 tỉnh dự án (trừ tỉnh Điện Biên) nhưng đến đầu tháng 11/2016, việc bổ sung này vẫn chưa hoàn thành thủ tục nên số vốn bổ sung chỉ được sử dụng và giải ngân vào khoảng cuối tháng 11 và trong tháng 12/2016. Do đó, tính đến hết quý III/2016 (và đầu tháng 11/2016) nhiều gói thầu phải tạm dừng đấu thầu hoặc thi công cầm chừng. (chi tiết về số vốn thiếu được trình bày chi tiết trong Biểu 2b phụ lục kèm theo).

Ngoài nguyên nhân giao vốn chậm và thiếu, công tác triển khai tư vấn thiết kế và công tác phê duyệt báo cáo kỹ thuật vẫn khá chậm (do thiếu vốn đối ứng). Một số hạn chế trong công tác này chưa được khắc phục triệt để như: hồ sơ KSTK trình thẩm định nhiều lần do những sai sót như chưa đồng nhất giữa quy mô công trình ở hồ sơ thiết kế với quy mô của kế hoạch. Vì vậy, khâu thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật của các Sở chuyên ngành kéo dài do thường phải thay đổi và điều chỉnh phương án thiết kế mới đảm bảo quy định. Vấn đề này nghiêm trọng nhất tại tỉnh Điện Biên dẫn đến việc tất cả các gói thầu 1.1 của tỉnh chỉ được trao thầu vào tháng 9/2016 (sau khi CPO có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo dự án tỉnh)

Tình hình quản lý chất lượng công trình

4

Page 5: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Chất lượng các công trình thuộc tiểu dự án 1.1 đã được chú ý và cải thiện hơn so với giai đoạn 2. Các tỉnh đã triển khai thực hiện theo Nghị định 46 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, theo đó thực hiện thêm một số bước thẩm tra về chuyên môn, kiểm tra điều kiện nghiệm thu, bàn giao công trình nên chất lượng đã được cải thiện.

Trong quý 3, toàn Dự án đã có 15 công trình được bàn giao và đưa vào sử dụng. Cơ bản các công trình khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuậvà hồ sơ thiết kế. Quá trình thi công và bàn giao các công trình đã đảm bảo tuân thủ các quy định của nhà nước và của dự án. Cụ thể, toàn bộ các công trình đã đảm bảo thuê tuyển tư vấn có đủ năng lực và kinh nghiệm để giảm sát trong suốt quá trình thi công công trình(từ khi bàn giao mặt bằng công trình đến khi nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng).Một số giải pháp quản lý chất lượng đã được thực hiện chặt chẽ hơn bao gồm:

Giám sát chủ đầu tư xây lắp và thường xuyên kiểm tra định kỳ và bất thường để giải quyết kịp thời những vấn đề vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, kỹ thuật, quy mô công trình.

Quản lý chặt chẽ việc nhà thầu xây lắp thực hiện trách nhiệm bảo hành, bảo trì công trình 12 tháng tính từ khi ban giao đưa công trình vào sử dụng.

Bên cạnh đó dự án cũng đã có những giải pháp quản lý công trình sau đầu tư đó là ngay sau khi bàn giao các công trình đã hoàn thành cho xã quản lý dự án cũng đã hỗ trợ cho bà con xây dựng quy chế, quy ước và thành lập tổ vận hành bảo trì (Tổ quản lý đã được thành lập tại các bản và có trách nhiệm duy tu bảo dương và quản lý tất cả các công trình được đầu tư trên địa bàn của bản) đảm bảo được tính bền vững của công trình sau đầu tư.

Bảng 1. Tổng hợp thông tin các TDA thuộc THP 1.1 tính đến hết quý 3/ 2016

Hạng mục

Tổng hợp toàn Dự án

Kế hoạch Dự toán được duyệt (Trđ)

Quy môTrao thầu

tHoàn thành Đơn vị Khối

lượng

Kỳ

báo

cáo

Tổng 15 32,480     11 15

Đường GT 6 15,104 km 9.05 5 1

CT thuỷ lợi 2 5,679 ha 35 3 4

CT nước sạch 0 0 hộ 0 1 3

Cầu 0 0 m 0 0 0

Chợ 0 0 m2 0 0 0Khác 1 1,105 km 0.13 0 1

5

Page 6: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

TVKSTK 6 10,591 gói thầu 8 2 6L

ũy k

ế từ

đầu

AF Tổng 157 312,879     89 57

Đường GT 60 141,404 km 121.345 31 15

CT thuỷ lợi 51 95,008 ha 1217.9 34 21

CT nước sạch 18 35,510 m3 1527 8 6

Cầu 5 10,450 m 173 3 3

Chợ 0 0 m2 0 0 0

Khác 2 3,402 km 0.48 0 1

TVKSTK 21 27,104 gói thầu 21 13 11

Nguồn: Quản lý hợp phần

1.1.2. Tiểu hợp phần 1.2 - Đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trường

THP 1.2 của dự án có 2 hoạt động chính là liên kết đối tác sản xuất và hỗ trợ sáng kiến kinh doanh cho các nhóm CIGs.

a. Tình hình triển khai THP 1.2 trong giai đoạn AF

(i) Hoạt động Liên kết đối tác sản xuất

Từ đầu giai đoạn AF đến nay, các tỉnh khá chủ động trong việc xúc tiến và triển khai hoạt động liên kết đối tác sản xuất.Theo quy định mới của giai đoạn AF, tính đến ngày 15/11/2016, Dự ánđã có 73 đề xuất được trình lên CPO/WB xem xét, trong đó: Với 2 lượt trình đề xuất đầu tiên (tháng 10-11/2015 và tháng 3/2016), toàn bộ 6 tỉnh dự án trình 38 hồ sơ, WB đã có thư không phản đối cho phép thực hiện 20 Liên kết; trong đợt trình lần3 (tháng 9/2016), đã có 35 hồ sơ từ 5 tỉnh dự án (trừ Lai Châu) được trình và hiện CPO/WB đang xem xét.

Trong tổng số 20 đề xuất Liên kết có thư không phản đối, có 1 Liên kết không thực hiện do đối tác xin dừng (Liên kết gấc huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình), 2 Liên kết xin thay đổi thời gian thực hiện do phía đối tác không kịp chuẩn bị đủ giống và chậm mùa vụ - Ban huyện đã báo cáo xin chuyển sang trồng vào quý 4/2016 (Liên kết giảo cổ lam và chanh leo huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La). Đến thời điểm hiện nay, khá nhiều Liên kết đã có sản phẩm thu hoạch như mật ong ở Sơn La; dong giềng ở Điện Biên; cà gai leo, chanh leo và gấc ở Hòa Bình, một số liên kết sẽ cho thu hoạch trong quý 4/2016 như gừng ở Yên Bái, Ý dĩ (Lào cai). Tiến độ giải ngân vốn THP 1.2 trong giai đoạn này (tháng 7/2015-10/2016) đạt khá (45,4 tỷ đồng) bằng 61,5% tổng vốn của THP (74 tỷ đồng).

Bảng 2: Thống kê các LKĐTSX đã có Thư không phản đối giai đoạn AF của các tỉnh

TT Tỉnh NOL Vốn DA (Tr.đ)  Tỉnh Hòa Bình    

1 Đề xuất LKĐTSX nấm hương huyện Lạc Sơn 24/12/2015 2011.72

6

Page 7: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

2 Đề xuất LKĐTSX cà gai leo huyện Yên Thủy 31/12/2015 2809.243 Đề xuất LKĐTSX nuôi cá lồng huyện Đà Bắc 03/02/2016 2819.914 Đề xuất LKĐTSX chanh leo huyện Đà Bắc 22/1/2016 3827.655 Đề xuất LKĐTSX gấc huyện Đà Bắc 12/1/2016 1538.546 Đề xuất LKĐTSX trồng mía huyện Lạc Sơn 05/01/2016 5458.207 Đề xuất LKĐTSX chanh leo huyện Tân Lạc 22/1/2016 2765.808 Đề xuất LKĐTSX gấc huyện Tân Lạc 19/01/2016 1398.429 Đề xuất LKĐTSX giảo cổ lam huyện Tân Lạc 22/01/2016 1948.4710 Đề xuất LKĐTSX gấc huyện Mai Châu 19/1/2016 1756.21

  Yên Bái11 Đề xuất LKĐTSX gừng huyện Mù Cang Chải 21/03/2016 1927.5212 Đề xuất LKĐTSX gừng huyện Văn Chấn 21/03/2016 3879.36

  Lào Cai13 Đề xuất LKĐTSX đương quy huyện Simacai 22/2/2016 2668.4214 Đề xuất LKĐTSX Ý dĩ huyện Simacai 26/2/2016 2188.12

  Điện Biên15 Đề xuất LKĐTSX dong giềng huyện Mường Chà 14/3/2016 1755.67

  Lai Châu16 Đề xuất LKĐTSX chè huyện Tam Đường 01/06/2016 3060.70

  Sơn La  17 Đề xuất LKĐTSX ong Italia huyện Phù Yên 25/5/2016 1158.3818 Đề xuất LKĐTSX ong huyện Thuận Châu 12/1/2016 1872.1819 Đề xuất LKĐTSX chanh leo huyện Vân Hồ 14/3/2016 1095.1920 Đề xuất LKĐTSX giảo cổ lam huyện Vân Hồ 23/3/2016 1022.17

Nguồn: CPO/TAPI và theo báo cáo của các PPMUs

Trong quá trình triển khai thực hiện các liên kết của giai đoạn AF đã có 7 liên kết gặp rủi ro và bị thiệt hại ở các mức độ khác nhau. Theo báo cáo của BQLDA các tỉnh, rủi ro xảy ra đều bắt nguồn từ nguyên nhân như thời tiết bất lợi, thiên tai, dịch bệnh và do xử lý mầm bệnh trên giống của đối tác chưa tốt. Cho đến nay, những thiệt hại này đã được các tỉnh khắc phục, tuy nhiên các tỉnh vẫn cần đánh giá và nghiên cứu chi tiết để rút ra bài học kinh nghiệm từ đó tăng cường hơn nữa công tác giám sát, quản lý chất lượng và có biện pháp phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư để giảm thiểu tối đa mức độ thiệt hại về vốn đầu tư và công sức của bà con tham gia.

Bảng 3: Tình hình rủi ro đối với các Liên kết triển khai trong giai đoạn AF

Liên kết Tình hình thiệt hại Tình trạng khắc phục

Tỉnh Hòa Bình

(i) Liên kết trồng Giảo cổ lam ở huyện

Thiệt hại nghiêm trọng do cơn bão số 3 (tháng 8/2016).

Dự kiến sản lượng thu hoạch còn lại đạt 7 tấn

7

Page 8: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Tân lạc tương đương 49 triệu đồng (ii) Liên kết nuôi cá lồng ở huyện Đà Bắc

Dịch bệnh gây thiệt hại chết khoảng 3 tấn cá

Đã khắc phục, cung cấp thuốc và phòng dịch cho toàn bộ số lồng cá của TDA

(iii) Liên kết trồng gấc và chanh leo tại Tân Lạc

Thiệt hại một phần do bị bão, ngập úng (cơn bão số 3 tháng 8/2016).

(iv) LK trồng nấm hương ở Lạc sơn

Rủi ro về kỹ thuật trong quá trình chuẩn bị giống của đối tác

Dự kiến chuyển sang trồng loại nấm khác

Yên Bái(v) Liên kết trồng gừng huyện Mù Cang Chải

Gừng bị nhiễm bệnh thối củ chiếm khoảng 20%-30% diện tích đã trồng

Đã xử lý, ngăn chặn bệnh. Diện tích còn lại đang phát triển tốt

(vi) Liên kết trồng gừng huyệnVăn chấn

Nhiễm bệnh sâu đục thân, cháy lá và một số diện tích gừng phát triển chậm do đất thiếu dinh dương

Đã khắc phục cơ bản hiện tượng sâu bệnh

Lào Cai (vii) Liên kết trồng đương quy huyện Si Ma Cai

Diện tích đương quy trồng lần 1 bị chết khá lớn (90%) do thời tiết hạn nặng kéo dài

Đang tổ chức cho trồng lại

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Ban QLDA các tỉnh

Từ thực trạng các liên kết gặp rủi ro và thiệt hại nêu trên, một số điểm cần rút kinh nghiệm trong công tác quản lý và thực hiện hoạt động liên kết sản xuất như sau:

- Sự phối hợp giữa Ban QLDA huyện, Ban phát triển xã và doanh nghiệp đối tác cần phải chặt chẽ hơn nữa trong việc hỗ trợ kỹ thuật cho bà con trong suốt quá trình trồng trọt, chăn nuôi.

- Cần phải đôn đốc nghĩa vụ hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật của đối tác một cách toàn diện và đầy đủ hơn nữa. Các BQL dự án huyện cần yêu cầu đối tác xây dựng kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật hiện trường một cách phù hợp hơn, trong đó có phương án phân công cán bộ kỹ thuật của đơn vị đối tác, hoặc Ban QLDA thường xuyên kiểm tra, nắm tình hình và hướng dẫn các hộ nông dân tại hiện trường ở mức độ phù hợp nhất, đảm bảo phát hiện những vấn đề về kỹ thuật và khắc phục kịp thời, không để tình trạng bệnh dịch, thiệt hại ở diện rộng mới phát hiện được (ví dụ trường hợp của Lào Cai).

- Công tác giám sát quá trình thực hiện, đặc biệt là giám sát từ khâu cung cấp đầu vào nhằm đảm bảo chất lượng giống phù hợp cần được chú ý hơn. Ngoài ra, cần giám sát quá trình hướng dẫn kỹ thuật ngay từ khi xuống giống hoặc nhận con giống của bà con để đảm bảo rằng bà con áp dụng đúng kỹ thuật nhằm đạt được

8

Page 9: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

hiệu quả tối ưu. Điều này, các ban quản lý dự án tỉnh và huyện cần đôn đốc, nhắc nhở và quan tâm sâu sát hơn.

- Cũng cần xem xét tăng cường hỗ trợ tập huấn về phòng ngừa rủi ro thiên tai, áp dụng các biện pháp canh tác thích ứng thiên tai và biến đổi khí hậu cho các nhóm CIGs thực hiện liên kết 1.2.

(ii). Hoạt động sáng kiến kinh doanh

- Tỉnh Lào Cai và Yên Bái đã trình kế hoạch tổ chức cuộc thi giải thưởng sáng kiến kinh doanh các nhóm CIGs. Kế hoạch đã nhận được ý kiến không phản đối của WB vào tháng 10/2016 và dự kiến tổ chức tháng 12/2016.

b. Tình hình quản lý và phát triển các liên kết đối tác sản xuất (LK từ giai đoạn 2)

Trong giai đoạn 2 của Dự án, WB đã có thư không phản đối cho phép thực hiện 72 Liên kết. Tuy nhiên, 4 liên kết tại tỉnh Sơn La (gừng huyện Thuận Châu, ong huyện Phù Yên và dong giềng, gừng huyện Bắc Yên) mặc dù đã có Thư không phản đối nhưng ngay sau đó xin không thực hiện; còn lại 68 liên kết với tổng vốn đầu tư (vốn WB) là khoảng 97 tỷ đồng2. Hoạt động Liên kết cũng đã thu hút sự tham gia của 40 đối tác, trong đó hầu hết là các doanh nghiệp tư nhân (chiếm 80%), còn lại là hợp tác xã (chiếm 20%). Đã hình thành được 912 nhóm CIGs với 18.444 hộ tham gia (số lượng hộ nghèo và cận nghèo chiếm 70%), và được triển khai trên địa bàn 22 huyện dự án với quy mô 3.415 ha.

Tỉnh Hòa Bình có số lượng LKĐTSX nhiều nhất (24 liên kết), xếp thứ hai là tỉnh Sơn La (19 liên kết), xếp thứ ba là tỉnh Lào Cai (16 liên kết) và xếp thứ 4 là tỉnh Điện Biên (5 liên kết); cuối cùng là tỉnh Lai Châu và Yên Bái (2 liên kết).

Theo kết quả rà soát của CPO trong quý 3/2016 tại 4 tỉnh thực hiện nhiều liên kết nhất (Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái và Lào Cai), chỉ khoảng 30% số liên kết trong đó các nhóm CIGs vẫn tiếp tục duy trì giao kết hợp đồng mua bán sản phẩm với đối tác. Số còn lại, chỉ có một số ít liên kết bán sản phẩm cho đối tác nhưng không ký hợp đồng, hoặc bán sản phẩm ra thị trường, mối liên hệ giữa các nhóm CIGs và đối tác khá lỏng lẻo.

2Tính theo số liệu vốn ghi trong Quyết định phê duyệt của UBND huyện

9

Page 10: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Hộp 1: Trạng thái các liên kết đối tác sản xuất (thưc hiện từ GĐ 2) – Tỉnh Sơn La

Trong tổng số 19 Liên kết được thực hiện từ năm 2013 đến hết giai đoạn 2 của tỉnh Sơn La, có 14 liên kết trong đó các nhóm tham gia vẫn tiếp tục tái đầu tư vào các chu kỳ sản xuất. Có 5 liên kết dừng hoạt động sau chu kỳ sản xuất đầu tiên vì những lý do rủi ro do cây trồng, vật nuôi chết hoặc hợp đồng bị phá vỡ. Trong 14 liên kết đang thực hiện tái đầu tư, có 3 Liên kết duy trì sản xuất với quy mô nhỏ hơn đáng kể do không phù hợp về thời tiết canh tác (chè ở Tà Xùa) hoặc vấn đề con giống (gà đen ở Thuận Châu). Số còn lại duy trì được quy mô sản xuất, có một số Liên kết còn mở rộng quy mô sau chu kỳ đầu tiên (ví dụ Liên kết trồng nếp tan địa phương với quy mô tăng từ 5.7 ha lên gần 9 ha).

Về trạng thái giao kết kinh doanh với đối tác, trong số 14 liên kết tiếp tục duy sản xuất, chỉ có 5 liên kết trong đó người dân vẫn duy trì giao kết bán sản phẩm cho đối tác (nhưng không ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm). Số LK còn lại chưa rõ ràng về việc người dân có bán sản phẩm cho đối tác hay không và cũng không có bất kỳ một giao kết nào cũng như không ký kết hợp đồng (nguồn: Báo cáo tiến độ quý 3 – tỉnh Sơn La)

Với thông tin sơ bộ ban đầu như trên chưa phản ánh được đầy đủ bức tranh về hiệu quả và sự bền vững của hoạt động liên kết. Tuy nhiên, một số gợi ý cần tiếp tục xem xét và tăng cường hoạt động can thiệp như sau:

- Cần tăng cường công tác giám sát quá trình thực hiện các liên kết một cách hiệu quả hơn. Vai trò và nhiệm vụ của các bên (đối tác, QBLDA huyện, BPT xã, nhóm CIGs) cần được nâng cao hơn trong công tác quản lý và hỗ trợ các liên kết trong quá trình thực hiện.

- Tính bền vững của các hoạt động liên kết cần được xem xét một cách thấu đáo hơn. Cần tiến hành xúc tiến các đánh giá và thảo luận giữa các nhóm CIGs tham gia liên kết và doanh nghiệp trong việc định hướng giao kết liên kết cho các giai đoạn tiếp theo, sau chu kỳ sản xuất đầu tiên. Các nhóm CIGs và doanh nghiệp cần xem xét và cân nhắc về những lợi ích (bao gồm cả lợi ích về kinh tế, về năng lực kỹ thuật và kiến thức thị trường) mà họthu được qua giao kết liên kết. Trên cơ sở đó, cũng với những cân nhắc về tiềm năng của mặt hàng trong tương lai, có phương án tiếp tục duy trì liên kết hay dừng lại, nếu tiếp tục cần xác định những điều chỉnh về hình thức và quy mô liên kết cho phù hợp. Đây là điểm quan trọng hỗ trợ năng lực kết nối thị trường cho các nhóm CIGs.

- Để định hướng cho bước đi tiếp theo của từng Liên kết, các ban QLDA tỉnh và huyện cần chú ý tổ chức các hoạt động đánh giá và xúc tiến quá trình thảo luận với các bên ngay trước thời điểm kết thúc, đóng gói hoạt động ở chu kỳ đầu tiên để các bên cùng chủ động chuẩn bị cho quá trình hợp tác và liên kết tiếp theo.

10

Page 11: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Một số điểm cần lưu ý trong thời gian tới đối với THP 1.2.

Từ quý IV/2016, nhiều liên kết đã bắt đầu được thu hoạch sản phẩm. Ban QLDA các cấp cần theo dõi chặt chẽ quá trình thu hoạch và tình hình thực hiện các giao kết hợp đồng giữa đối tác và CIG trong việc thu mua sản phẩm, cần nắm bắt kịp thời các vấn đề phát sinh (nếu có) để có biện pháp giải quyết.

Cần kịp thời thực hiện đánh giá chi tiết về kết quả và hiệu quả thực hiện liên kết, xúc tiến các thảo luận với các bên liên quan, tư vấn và định hướng cho các nhóm CIGs trong các hoạt động tiếp theo của chu kỳ sản xuất tới và các hình thức kết nối thị trường phù hợp, bao gồm cả việc tiếp tục và điều chỉnh các giao kết kinh sản xuất và mua bán sản phẩm với các đối tác.

Đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, giới thiệu về những quy định, chính sách hỗ trợ của dự án khi tham gia vào liên kết đối tác sản xuất kinh doanh nhằm kêu gọi thêm những doanh nghiệp tiềm năng quan tâm và tham gia liên kết;

1.2. Hợp phần 2: Ngân sách phát triển xã

1.2.1. Đánh giá chung về công tác kế hoạchvà tiến độ thực hiện HP NSPT Xã

a.Về công tác kế hoạch

- Kế hoạch Ngân sách phát triển xã trong giai đoạn AF đã đảm bảo tuân thủ các yêu cầu mới về hoạt động của Hợp phần theo thiết kế của dựán trong giai đoạn AF.

- Chất lượng kế hoạch NSPTX trong giai đoạn AF tuy đápứng được yêu cầu song cũng cần củng cố và nâng cao chất lượng, nhất là vấn đề cân đối vốn.

- Bảođảm cơ cấu hợp phần và các tiểu hợp phần theo quy định.

- Tất cả các tiểu hợp phần được triển khai đến các thôn bản trong vùng dựán kể cả THP 2.4.

b. Về trình tự thủ tục thực hiện: Theo báo cáo của các tỉnh và kiểm tra trực tiếp ở các xã cho thấy đa số các xã đã đủ năng lực làm chủ đầu tư hợp phần NSPTX, trình tự, thủ tục thực hiện cơ bản theo đúng quy định trong sổ tay hướng dẫn (PIM). Cán bộ Ban huyện, đặc biệt là CF đã hỗ trợ đắc lực cho các ban PTX và các thôn bản thực hiện.

Tuy nhiên qua kiểm tra của CPO vàđoàn kiểm toán đấu thầu cho thấy còn một số xã thực hiện chưa đầy đủ các bước quy định về trình tự thủ tục như chưa phân bổ, công khai vốn đến các thôn bản; trong một số trường hợp, có xã làm chưa đúng các quy trình quy định. Lý do một phần là vai trò kiểm tra giám sát của các ban tỉnh, huyện đối với HP này còn khá mờ nhạt; Ban huyện, tỉnh chưa phát hiện kịp thời các vấn đề (nhất là chưa kiểm tra sát sao các hồ sơ, giấy tờ) để đề nghị xã xử lý; điều này phần nào ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của các tiểu dự án.

11

Page 12: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

(Một số vấn đề chính được phát hiện qua đợt kiểm toán đấu thầu được trình bày trong phần Quản lý dự án bên dưới)

c. Về tiến độ thực hiện

- Kế hoạch NSPTX 6 tháng cuối năm 2015: Chỉ 4 tỉnh dự án có kế hoạch 6 tháng cuối năm 2015 (Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái).Đến nay, nhìn chungkế hoạch đã được triển khai cơ bản xong. Hơn 99% số TDA đã khởi công và 74,5% đã bàn giao. Tỉnh Yên Báiđã hoàn thành, bàn giao được 97,3% tuy nhiên khâu quyết toán còn chậm (mới quyết toán được 2,7%). TỉnhĐiện Biên đã hoàn thành bàn giao 91,2% nhưng chưa quyết toán. Tỉnh Sơn La đã hoàn thành 96,4% bàn giao 89,2% đã quyết toánđược 18,5%.Tỉnh Lào Cai có tiến độ hoàn thành thấp nhất trong số 4 tỉnh (43%).

- Kế hoạch NSPTX năm 2016: Tính đến hết tháng 10/2016, toàn dự án có 6.307 TDA nằm trong kế hoạch có ý kiến không phản đối (3.894 TDA thuộc KH 2016 và 2.413 TDA thuộc KH 2016 bổ sung). Tuy nhiên, đến nay mới có 47,9% số TDA (3.022) đang được triển khai thực hiện. Các TDA còn lại bao gồm: (i) Hơn 1.390 TDA của tỉnh Yên Bái và Lai Châu phải tạm dừng do thiếu kế hoạch vốn: (ii) Gần 1.900 TDA thuộc KH bổ sung đang triển khai công tác chuẩn bị đầu tư.

Tỷ lệ các TDA thuộc KH 2016 đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đạt 37,7% so với số TDA đã khởi công (1.140 TDA/3.022TDA); trong đó các TDA 2.1 đạt 78,4%. Các TDA còn lại (sinh kế và VHBT) chưa thể hoàn thành do đặc điểm về chu kỳ sản xuất và quy định về hoạt động vận hành và bảo trì.

Bảng 4.Tiến độ thực hiện các TDA thuộc KH 2015 và 2016 đến ngày 31/10/2016

Số TDA giao KH

Số TDA có BC KT, đề xuất & Dtoán

Số TDA có KQ thẩm định

Số TDA có QĐ phê duyệt

Số TDA đã trao thầu

Số TDA đã khởi công

Số TDA đã hoàn thành

Số TDA đã bàn giao

Số TDA đã thanh toán

Số TDA đã Quyết toán

Kế hoạch 2015

Tổng số 876 868 868 868 868 868 653 628 786 141

THP 2.1 205 204 204 204 204 204 199 199 191 71

THP 2.2 315 315 315 315 315 315 177 160 280 26

THP 2.3 199 199 199 199 199 199 127 119 177 14

THP 2.4 157 150 150 150 150 150 150 150 138 30

100 99% 99 % 99 % 99.1 99.1 74.5 71.7 89.7 16.1

12

Page 13: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Số TDA giao KH

Số TDA có BC KT, đề xuất & Dtoán

Số TDA có KQ thẩm định

Số TDA có QĐ phê duyệt

Số TDA đã trao thầu

Số TDA đã khởi công

Số TDA đã hoàn thành

Số TDA đã bàn giao

Số TDA đã thanh toán

Số TDA đã Quyết toán

% % % % % %

Ké hoạch 2016

Tổng số 43883 3570 3307 3226 3022 2741 1274 1140 1167 46

THP 2.1 930 803 786 792 699 681 534 527 203 23

THP 2.2 1791 1403 1278 1231 1157 1021 397 334 498 15

THP 2.3 1437 1134 1017 988 951 825 323 266 433 8

THP 2.4 230 230 226 215 215 214 20 13 33 0

100% 81.4%

75.4%

73.5%

68.9%

62.5%

29.0%

26.0%

26.6% 1.0%

Nguồn: Báo cáo MIS

1.2.2. Tình hình thực hiện các hoạt động thuộc THP 2.1 và 2.4

Đối với THP 2.1, trừ tỉnh Yên Bái chưa tổ chức thực hiện THP 2.1 của năm 2016, các tỉnh khác đã hoàn tất công tác trao thầu khá cao, đạt mức gần 75% số kế hoạch. Toàn Dự án đã có 527 công trình 2.1 được bàn giao và đưa vào sử dụng trong tổng số 930 TDA theo kế hoạch.

Tình hình quản lý thi công và quá trình thực hiện :

Công tác khảo sát, thiết kế và lập dự toán của các TDA 1.2 đã có bước cải thiện đáng kể, chất lượng khảo sát tốt hơn so với giai đoạn II và thời gian thực hiện khảo sát cũng rút ngắn hơn do các công tác khảo sát thiết kế do tư vấn cá nhân thực hiện. Việc lựa chọn tư vấn được dựa trên cơ sở danh sách tiềm năng những cá nhân đã cung cấp dịch vụ tốt trong giai đoạn 2010-2015.

Công tác đấu thầu và tổ chức thi công: Công tác đấu thầu và tổ chức thực hiện tuân thủ đúng các quy định của dự án. Các đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA tỉnh tại một số huyện, xã) đều là các nhóm cộng đồng tại địa phương, góp phần nâng cao trách nhiệm trong thi công, vận hành và bảo trì các công trình.

3 Số liệu TDA theo KH do các tỉnh nhập vào MIS chưa đầy đủ nên hiện thấp hơn số đã có NOL

13

Page 14: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Theo báo cáo của 5 tỉnh thực hiện TDA 2.1, 100% các công trình 2.1 đều do các nhóm thợ tại địa phương thực hiện và tuân thủ đầy đủ các quy định của Dự án (theo PIM)

Tình hình thực hiện các TDA 2.4:

Hầu hết các TDA đã được khởi công thực hiện (214/230 TDA). Các TDA đượcđưa vào vận hành bảo trì đều đúng đối tượng, là các công trình thuộc Dựán Giảm nghèo giai đoạn 2. Trong quá trình triển khai thực hiện, công tác vận hành bảo trì gặp một số khó khăn như:

Năng lực của các tổ vận hành bảo trì ở một số nơi còn khá bất cập. Tình trạng phổ biến ở cả 6 tỉnh là nhiều tổ vẫn chưa chủ động lập kế hoạch, chưa đủ khả năng tính toán được khối lượng và tự lập dự toán VHBT. Công tác khảo sát và lập dự toán nhìn chung vẫn yếu và thực hiện khá chậm. Có những địa phương như Lai Châu, việc thống nhất về cách lập dự toán của THP 2.4 giữa dự án và các phòng ban quản lý chuyên môn có nhiều vướng mắc, mất khá nhiều thời gian dẫn đến chậm trễ trong khâu thẩm định.

Ý thức của người hưởng lợi trong việc sử dụng, bảo trì chưa tốt dẫn đến tình trạng những hư hỏng công trình hoặc mất mát thiết bị (đối với công trình nước sạch) xảy ra chưa được khắc phục kịp thời. Điều này dẫn đến số lượng công trình cần đưa vào bảo trì tăng lên. Ở một số địa bàn, khá nhiều công trình CSHT được DA đầu tư từ đầu giai đoạn II đến nay, trong đó, số lượng công trình phát sinh hư hỏng cần đưa vào thực hiện bảo trì (2.4) khá nhiều vì vậy cũng tương đối khó khăn trong việc lập kế hoạch chọn công trình thực hiện bảo trì.

Trên thực tế, nhiều công trình của Dự án giai đoạn II trên địa bàn đã có tuổi đời 3-4 năm hoạt động, sốlượng công trình cần thiết phải bảo trì khá nhiều trong khi nguồn lực còn hạn chế. Một số công trình hư hỏng nặng do thiên tai, đặc biệt là sau mùa mưa bão. Do địa bàn có địa hình núi cao, dốc đứng, mưa lũ thường xuyên, những công trình như đường đất mở tuyến, công trình nước sạch, một số đoạn kênh mương cần được sửa chữa với khối lượng bảo trì lớn hơn so với dự toán được duyệt. Công tác VHBT trong khuôn khổ của DA cũng chưa đáp ứng được và chưa khắc phục được hư hỏng, đòi hỏi chính quyền địa phương phải có phương án huy động từ các nguồn khác. Dự án đang tiến hành rà soát trạng thái của tất cả các công trình và nghiên cứu, đánh giá về công tác vận hành bảo trì các công trình CSHT.

Trong quý 3, CPO/TAPI cũng đã xúc tiến triển khai hoạt động rà soát đánh giá tình hình thực hiện TDA 2.4 của DA, trong đó tập trung vào chất lượng thực hiện, năng lực của các tổ VHBT, để rút ra những bài học kinh nghiệm và củng cố hoạt động nảy trên toàn DA. Dự kiến, đợt rà soát này sẽ kết thúc trong quý 4 của năm 2016.

14

Page 15: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

1.2.3. Tình hình thực hiện các hoạt động sinh kế thuộc THP 2.2 và 2.3:

1.2.3.1. Tiến độ thực hiện các TDA sinh kế

Tổng số hoạt động sinh kế được đưa vào thực hiện là 2.642, trong đó số hoạt động thuộc lĩnh vực chăn nuôi vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo 92,69%, còn lại là sinh kế trồng trọt, các loại hình khác không đáng kể.

Bảng 5. Tổng hợp kế hoạch hoạt động sinh kế năm 20164

Hoạt động /Tỉnh TổngChăn nuôi Trồng trọt Khác

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%)

Sơn La2.2 289 288 99.65 1 0.35 0 0.00

2.3 223 220 98.65 1 0.45 2 0.90

Yên Bái2.2 281 250 88.97 31 11.03 0 0.00

2.3 170 150 88.24 20 11.76 0 0.00

Lai Châu2.2 349 317 90.83 32 9.17 0 0.00

2.3 276 257 93.12 16 5.80 3 1.09

Lào Cai2.2 333 319 95.80 14 4.20 0 0.00

2.3 279 263 94.27 14 5.02 2 0.72

Điện Biên2.2 34 34 100.00 0 0.00 0 0.00

2.3 33 33 100.00 0 0.00 0 0.00

Hoà Bình2.2 209 178 85.17 31 14.83 0 0.00

2.3 166 140 84.34 26 15.66 0 0.00

Toàn dự án 2642 2449 92.69 186 7.04 7 0.26

THP 2.2 1495 1386 92.71 109 7.29 0 0.00

THP 2.3 1147 1063 92.68 77 6.71 7 0.61

Nguồn: Quản lý hợp phần

Nhìn chung tiến độ thực hiện của các hoạt động sinh kế còn chậm. Với kế hoạch 6 tháng 2015, có tổng số 514 TDA 2.2 và 2.3, kết quả thực hiện đến hết quý 3/2016 đạt 100% TDA đã khởi công. Số TDA đã hoàn thành đạt gần 60%.

4Số liệu đến hết quý 3/2016

15

Page 16: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Kế hoạch 2016 có 2.642 TDA sinh kế (gồm cả 2.2 và 2.3), đã có 83,5% số TDA có quyết định phê duyệt;77,7% số TDA đang triển khai thực hiện và trên 19,6% đã nghiệm thu và tổng kết.

Sự chậm chễ trong triển khai các hoạt động sinh kế do những nguyên nhân như:

Chậm trễ trong việc phân bổ vốn ; Quá trình thẩm định các TDA còn kéo dài tại các phòng ban chuyên môn của

huyện; Ở các nhóm CIG mới thành lập, việc mua sắm giống và vật tư còn lúng túng

do lần đầu tiên phải áp dụng các quy định về mua sắm của dự án. Ở các CIG cũ, việc phải đóng góp 20% kinh phí đầu tư cho hoạt động của

nhóm trong lần nhận hỗ trợ thứ 2 cũng mất nhiều thời gian. Cá biệt có một số nơi phải hủy bỏ hoạt động do CIG ỷ lại, không giữ cam kết đóng góp.

Tỷ lệ nhóm CIGs chăn nuôi lợn khá lớn. Vào thời điểm mua giống, giá lợn giống biến động tăng cao bất thường trên thị trường, gây nhiều khó khăn cho các nhóm.

1.2.3.2. Tình hình Quản lý và phát triển các CIGs

Theo hồ sơ lưu trữ quản lý các CIG đã điều tra và thống kê được đến quý III/2016, toàn dự án có tổng số gần 11.000 CIG. Trong đó, đã xây dựng được hồ sơ dữ liệu của 9.392 CIG5, số lượng CIG không thể duy trì hoạt động nhóm và phải giải thể là 663 nhóm chiếm 7,06% tổng số CIG của dự án, số còn lại vẫn tiếp tục đang được các cấp uản lý thu thập thông tin và xây dựng hồ sơ CIG. Chi tiết kết quả phân loại các CIG như sau:

Bảng 6. Kết quả phân loại CIG theo tỉnh và THP

Đơn vị Tổng số nhóm

Loại I Loại II Loại III

Số nhóm Tỷ lệ(%) Số nhóm Tỷ lệ(%) Số nhóm Tỷ lệ(%)

               

Toàn dự án 9,392 1,968 21.0 6,671 71.0 753 8.0

Tiểu hợp phần 2.2 5,417 1,102 20.3 3,888 71.8 427 7.9

Tiểu hợp phần 2.3 3,975 866 21.8 2,783 70.0 326 8.2

Điện Biên 1,600 845 52.8 740 46.3 15 0.9

Tiểu hợp phần 2.2 916 467 51.0 437 47.7 12 1.3

Tiểu hợp phần 2.3 684 378 55.3 303 44.3 3 0.4

Hòa Bình 2,060 140 6.8 1,701 82.6 219 10.6

Tiểu hợp phần 2.2 1,117 78 7.0 928 83.1 111 9.9

Tiểu hợp phần 2.3 943 62 6.6 773 82.0 108 11.5

Lai Châu 1,235 201 16.3 988 80.0 46 3.7

Tiểu hợp phần 2.2 715 112 15.7 576 80.6 27 3.8

5Tổng số nhóm có hồ sơ tháp hơn so với quý 1/2016 do sự nhầm lẫn về số nhóm CIGs (Lai Châu)

16

Page 17: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Tiểu hợp phần 2.3 510 89 17.5 403 79.0 18 3.5

Lào Cai 1,272 113 8.9 1,039 81.7 120 9.4

Tiểu hợp phần 2.2 796 70 8.8 646 81.2 80 10.1

Tiểu hợp phần 2.3 476 43 9.0 393 82.6 40 8.4

Sơn La 1,507 485 32.2 981 65.1 41 2.7

Tiểu hợp phần 2.2 866 269 31.1 569 65.7 28 3.2

Tiểu hợp phần 2.3 641 216 33.7 412 64.3 13 2.0

Yên Bái 1,728 184 10.6 1,231 71.2 313 18.1

Tiểu hợp phần 2.2 1,007 106 10.5 732 72.7 169 16.8

Tiểu hợp phần 2.3 721 78 10.8 499 69.2 144 20.0

Nguồn: Quản lý hợp phần

Trong tổng số 9.392 CIG đã xây dựng được hồ sơ thì có 21% số nhóm thuộc nhóm loại 1, 71% số nhóm loại II, còn lại 8% là nhóm loại 3. Có3.532 CIG đã phát triển quá 3 chu kỳ sản xuất kinh doanh (từ chu kỳ thứ 4 trở đi) – chiếm 37,6%. Nhìn chung, tỷ lệ các nhóm có quỹ nhóm, có họp định kỳ, có sự trao đổi thông tin và hỗ trợ đổi công trong nhóm, có hồ sơ nhóm là khá cao. Tuy vậy, lượng quỹ nhóm mà các nhóm đóng góp được rất thấp, chỉ có 2,3% số nhóm có quỹ nhóm cao hơn 5 triệu. Tình trạng khá phổ biến là quỹ nhóm thường được cất trữ bằng tiền mặt tại tủ của trưởng nhóm hoặc kế toán. Điều này cần được xem xét và thảo luận cùng với các nhóm để có phương án sử dụngquỹ nhóm hiệu quả hơn.

Bảng 7: Một số chỉ số về tình hình quản lý và sinh hoạt tổ nhóm

STT Nội dung Tổng số nhóm

Tỷ lệ %

1 Tổng số CIG 9,392 100.0

2 Họp định kỳ ít nhất 1 lần 9,051 96.4

3 Không họp định kỳ 147 1.6

5 Có hồ sơ nhóm (có ít nhất là quy chế) 9,094 96.8

7 Chưa có quỹ nhóm 985 10.5

8 Có quỹ nhóm 8,433 89.5

9 Có quỹ nhóm lớn hơn 5 triệu đồng 217 2.3

10 Có sự trao đổi thông tin thị trường trong nhóm 8,113 86.4

11 Các hộ tự tìm người mua sản phẩm 6,267 66.7

13 Trưởng nhóm nắm được tình hình SXKD của các thành viên

9,381 99.9

17

Page 18: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

14 Nhóm đang ở chu kỳ thứ 2 2,444 26.0

15 Nhóm đang ở chu kỳ thứ 3 3,077 32.8

16 Nhóm đang ở chu kỳ thứ 4 trở lên 3,532 37.6

Nguồn: Tổng hợp từ hồ sơ sinh kế

Một số phát hiện sơ bộ từ công tác theo dõi và đánh giá của DA về hoạt động sinh kế.

- Mặc dù quy định và hướng dẫn thực hiện công tác theo dõi và đánh giá đã được ban hành và hỗ trợ triển khai thực hiện trong quý 3, các tỉnh vẫn đang trong quá trình thu thập thông tin theo dõi kết quả. Cho đến thời điểm này, mới chỉ có tỉnh Yên Bái báo cáo một số thông tin theo chỉ số kết quả của THP sinh kế. Hộp dưới đây cho thấy một số kết quả khá khả quan của hoạt động sinh kế của Dự án

Hộp2: Tình hình phát triển nhóm CIGs - tỉnh Yên bái

Theo báo cáo6 tổng hợp thông tin của 378 nhóm CIGs đã đến thăm trong quý (tương đương khoảng 18% tổng số nhóm đang hoạt động) của tỉnh cho thấy: có 35% số nhóm mở rộng quy mô SX kinh doanh (so với chu kỳ đầu tiên), 45% số nhóm duy trì được quy mô tương tự ban đầu, 20% số nhóm giảm quy mô sản xuất, chủ yếu rơi vào các nhóm chăn nuôi gia cầm (vịt, ngan, gà) do thường xuyên gặp dịch bệnh, thời tiết khắc nghiệt, có một số TDA có loại hình trồng trọt, dịch vụ sản xuất có tính chất mới còn mang tính thí điểm trên địa bàn.

Thu nhập từ hoạt động sinh kế của hộ gia đình tham gia: có 25% số hộ đạt thu nhập dưới 300.000 đồng/tháng; khoảng 60% số hộ có thu nhập từ 300.000 đồng dưới 1.000.000 đồng/tháng; và khoảng 15% số hộ có thu nhập trên 1.000.000 đồng/tháng trở lên.

Có 4 nhóm (theo báo cáo của 3 huyện) đang hoạt động tốt và có tiềm năng phát triển thành tổ hợp tác.

Nguồn: Báo cáo theo dõi và đánh giá về các hoạt động sinh kế của BQLDA tỉnh và các huyện

1.2.3.3. Những khó khăn, tồn tạicủa các nhóm CIGs

Trong thời gian vừa qua, nhiềuhoạt động hỗ trợ về kỹ thuật đã được thực hiện liên quan đếncông tác quản lý vận hành các CIG, nhưng những hỗ trợ này chưa đủ mạnh để tạo ra sự bước tiến đáng kể về chất lượng sinh hoạt tổ nhóm. Nhìn chung, tình hình sinh hoạt nhóm hoặc các hoạt động mang tính tập thể của các nhóm CIG còn thấp. Việc sinh hoạt nhóm, ghi chép sổ sách, xây dựng quỹ nhóm ở nhiều CIG hiện nay còn mang tính hình thức, chưa thực chất, hoạt động tổ nhóm còn yếu.Nguyên nhân của những yếu kém đối với các nhóm bao gồm:

6Báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động sinh kế - cấp tỉnh và cấp huyện theo các chỉ số theo dõi và đánh giá của DA

18

Page 19: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

(i) Trình độ, năng lực của một số trưởng nhóm còn yếu chưa phát huy được vai trò trách nhiệm của mình, hạn chế về hiểu biết của các thành viên trong nhóm.

(ii) Thành viên các nhóm còn thiếu kỹ năng tính toán, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho các hoạt động sinh kế, để tạo hiệu quả và tính bền vững cho hoạt động sinh kế. Khó khăn trong việc đọc và viết của các thành viên cũng là một rào cản lớn (ví dụ Lào cai, kết quả thu thập thông tin cho thấy có tới 40% số nhóm có trên 50% số thành viên không biết đọc, biết viết một cách thông thạo).

(iii) Việc tổ chức và thực hiện theo quy chế nhóm đã đề ra chưa đầy đủ, do địa bàn rộng các thành viên cách xa ít có thời gian chia sẻ kinh nghiệm sản xuất.

(iv) Thành viên nhóm còn thiếu các thông tin, giá cả, thị trường, thiếu kinh nghiệm trong các hoạt động sản xuất các hoạt động sinh kế.

- Tỷ lệ nhóm có quỹ chung khá cao, tuy nhiên, quy mô quỹ còn nhỏ, chỉ có 2.3% số nhóm có quỹ ở mức trên 5 triệu đồng. Với mức quỹ nhỏ 1- dưới 5 triệu đồng, nhiều nhóm để quỹ dưới dạng tiền mặt trong tủ của trưởng nhóm hoặc kế toán nhóm.

- Mặc dù Dự án đã triển khai đẩy mạnh vệ sinh chăn nuôi trong các TDA sinh kế, nhưng ở một số địa phương việc xây dựng, tu bổ chuồng trại cho gia súc, gia cầm vẫn chưa đảm bảo những điều kiện vệ sinh cơ bản. Một trong những nguyên nhân chính là do tập quán lâu đời của người dân, họ chưa nhận được sự tư vấn, hỗ trợ phù hợp về vệ sinh chăn nuôi.

Số liệu theo dõi và đánh giá của tỉnh Yên Bái về tình hình hoạt động của nhóm CIGs cho thấy có 85% số hộ trong các nhóm nuôi lợn có xây chuồng, trong đó: 50% số hộ đã xây hố chứa phân, 35% có đào hỗ phân nhưng chưa xây, 15% vẫn để phân chảy tự do ra ngoài vườn, ruộng.. Trên 50% các hộ chưa có thói quen thực hành ủ phân, các hố chứa phân đều không có nắp đậy, người dân vẫn dùng phân tươi chưa xử lý để bón thẳng cho cây trồng.( Nguồn: báo cáo Theo dõi và đánh giá hợp phần sinh kế, tỉnh Yên bái -Số liệu từ 387 nhóm CIGs đã đến thu thập thông tin trong kỳ)

Một số điểm cần lưu ý trong thực hiện các TDA sinh kế Các cấp quản lý dự án cần đẩy mạnh việc giám sát, đánh giá nội bộ, trong đó

có giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các tiểu dự án sinh kế, cũng như hoạt động của các CIG. Đây là căn cứ quan trọng để nắm rõ tình hình, có thông tin xác đáng và kịp thời điều chỉnh cho phù hợp,

Ban quản lý dự án các tỉnh, huyện cần tăng cường phối hợp với BPT xã đẩy mạnh việc tuyên truyền và hỗ trợ các CIG nâng cao năng lực quản lý nhóm, cải thiện việc ghi chép sổ sách, gây quỹ nhóm và cải thiện tình hình vệ sinh trong chăn nuôi tại các CIG. Cần có sự hỗ trợ mạnh hơn nữa cho các CIG trong việc quản lý nhóm.

Tiếp tục truyền thông nhằm thay đổi nhận thức và thói quan vệ sinh chăn nuôi và môi trường nông hộ.

19

Page 20: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Cần tiếp tục rà soát và hỗ trợ những nhóm có tiềm năng có thể trở thành Tổ hợp tác hoặc Hợp tác xã để giúp các nhóm phát triển hơn nữa.

1.3. Hợp phần 3: Tăng cường năng lực

1.3.1. Tình hình thực hiện THP 3.1: Hỗ trợ lập kế hoạch PT KT-XH

Lập kế hoạch phát triển KTXH hàng năm cấp xã theo phương pháp có sự tham gia đã trở thành kênh kế hoạch chính của dự án trên toàn bộ các xã dự án từ năm 2013, Quy trình SEDP đã được thực hiện ở tất cả các xã dự án (từ năm 2012 đã được thực hiện thí điểm tại một số xã dự án). Sau hơn 3 năm thực hiện từ 2012, phương pháp lập kế hoạch đã được dần hoàn thiện và được áp dụng tại các xã trong và ngoài dự án với mức tự tin và chủ động cao hơn ở tất cả các cấp

a. Lập kế hoạch Phát triển kinh tế xã hội cấp xã

Khép lại mùa kế hoạch SEDP 2016, CPO/TAPI cũng đã hỗ trợ các tỉnh tiến hành công tác đánh giá việc thực hiện lập kế hoạch SEDP 2017 và lộ trình thế chế hóa, đánh giá năng lực thực hiện và phương hướng tiếp theo để đạt được mục tiêu thế chế hóa. Tổng hợp kết quả tự đánh giá của các xã về tình hình thực hiện hoạt động lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội SEDP được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 8: Kết quả tự đánh giá công tác lập kế hoạch SEDP cấp xã

Tỉnh Tổng số xã

Số xã thực hện tốt (> 80 điểm)

Số xã đạt yêu cầu (tử 60-80 điểm)

Số xã đạt yêu cầu nhưng vẫn cần quan tâm (> 50 -< 60 điểm)

Số xã chưa đạt yêu cầu (dưới 50 điểm)

Tổng số 259 97 37% 138 53% 14 6% 10 4%

Lào cai 60 25 42% 22 37 % 6 10% 7 12%

Điện Biên 38 9 24% 28 74% 1 3% 0

Lai Châu 40 19 48% 21 52% 0 0

Sơn La 39 14 36% 23 59% 2 5% 0

Hòa bình 42 20 48% 21 50% 1 2% 0

Yên Bái 40 10 25% 23 58% 4 10% 3 7%

Nguồn: tổng hợp của CPO từ các phiếu tự đánh giá hoạt động SEDP của các xã Dự án

20

Page 21: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Mặc dù theo kết quả tự đánh giá7 của các BPT xã về công tác lập kế hoạch SEDP có tới khoảng 90% tổng số xã của Dự án là đạt yêu cầu và thực hiện tốt. Tuy nhiên, vẫn có nhiều điểm cần tiếp tục cải thiện hơn nữa để từng bước nâng cao chất lượng của bản kế hoạch. Nhiều địa phương cũng đã báo cáo về những lúng túng, vướng mắc của các xã trong quá trình thực hiện như sau:

Hầu hết các tỉnh đều thực hiện khá chậm, chưa đáp ứng đúng thời gian theo quy trình (ví dụ Hội nghị SEDP cấp xã ở một số tỉnh tiến hành vào quý 3, như vậy nhiều khả năng bản SEDP của xã ít cơ hội được lồng ghép vào SEDP cấp huyện).

Các biểu thu thập thông tin từ cấp xã và thông tin từ các ban ngành đều ghi nhận có thông tin, tuy nhiên, chất lượng thông tin ở nhiều hồ sơ còn hạn chế, một số vẫn thiếu số liệu, hoặc số liệu chưa khớp nhau, thông tin định tính (thể hiện tính chất, mức độ của từng vấn đề) thường sơ sài, thiếu những phân tích chi tiết. Điều này chủ yếu liên quan đến năng lực thu thập và tổng hợp thông tin của cán bộ Tổ công tác kế hoạch của xã. Kỹ năng làm việc với người dân, cùng tham gia phân tích vấn đề, nhận diện thuận lợi, khó khăn để từ đó xác định các hoạt động ưu tiên từ thôn bản cũng là một điểm cần lưu ý tăng cường hơn nữa cho cán bộ tổ kế hoạch

Việc cung cấp thông tin từ các phòng ban liên quan của cấp huyện cho xã trong quá trình lập kế hoạch còn khá hạn chế.

Một số tổ lập kế hoạch vẫn cho rằng họ gặp khó khăn và lúng túng trong việc sử dụng phần mềm tổng hợp kế hoạch. Có một điểm khó khăn là năm 2016 là năm thực hiện bầu cử HĐND các cấp, có nhiều biến động về cán bộ ở cấp xã nên tổ công tác lập kế hoạch có cán bộ mới, chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực này.

b. Tình hình thực hiện lộ trình thể chế hóa SEDP

Hiện tại đã có 2/6 tỉnh đã có quyết định thể chế quy trình SEDP tại các cấp là Hòa Bình và Lào Cai. Tỉnh Điện Biên đã có Quyết định số 266/QĐ-UBND ngày 10/05/2013 V/v ban hành Quy định về trình tự và trách nhiệm, phê duyệt và theo dõi đánh giá kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm trên địa bàn tỉnh Điện Biên.Các tỉnh còn lại đang xúc tiến các hoạt động trên cơ sở kế hoạch và lộ trình thế chế hóa.Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Trong 3 tỉnh Sơn La, Yên Bái và Lai Châu, chỉ có tỉnh Sơn La đã có Chỉ thị của UBND Tỉnh về việc triển khai việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH SEDP theo phương pháp mới trên toàn huyện Mai Sơn và Vân Hồ. Theo đó, 2 huyện này phải xây dựng và bảo vệ kế hoạch 2017 của huyện từ cơ sở là bản kế hoạch của tất cả các xã trong huyện thực hiện theo phương pháp mới. Tuy nhiên, cả hai huyện đều chưa thực hiện được nội dung này, kết quả mới chỉ dừng ở bản kế hoạch cấp xã.Hai tỉnh còn lại là Yên Bái và Lai Châu vẫn đang trong giai đoạn chuẩn bị hồ sơ và các nội dung cần thiết khác để trình UBND tỉnh và các ban ngành liên quan ra quyết định thí điểm thể chế hóa ở 1 huyện của tỉnh.

7Ban phát triển xã tự đánh giá thông qua việc điền phiếu “tự đánh giá” gồm 15 tiêu chí, một số tiêu chí quan trọng bao gồm đo lường chất lượng bản kế hoạch, mức độ sử dụng của bản kế hoạch, mức độ tham gia và thành thạo các kỹ năng trong lập kế hoach của tổ công tác, mưc độ đầy đủ thông tin, tham vấn và phản hồi đến cộng đồng ,..

21

Page 22: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Đối với những tỉnh đang trên lộ trình thể chế hóa, việc mở rộng áp dụng phương pháp lập kế hoạch sang các xã ngoài vùng dự án cũng gặp khá nhiều khó khăn.

Trong thời gian tới, các tỉnh đang thực hiện thế chế hóa cần nỗ lực hơn nữa trong việc thu hút sự tham gia của các ban ngành cấp tỉnh, UBND và các ban ngành cấp huyện trong việc chỉ đạo, điều hành công tác thực hiện lập kế hoạch theo phương pháp mới tại các xã ngoài Dự án. Các PPMU/DPMU cũng cần có kế hoạch công tác và phân công cho cán bộ trực tiếp theo dõi, hỗ trợ kỹ thuật, đặc biệt là công tác thúc đẩy sự chủ động của các huyện, xã và khâu nối các hoạt động giữa các bên liên quan để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

Trong thời gian tới sẽ tiến hành các hoạt động trọng tâm sau đây:

Các tỉnh thực hiện thế chế hóa cần có biện pháp đẩy mạnh cam kết cao hơn trong việc tổ chức thực hiện, hướng dẫn kỹ thuật và xúc tiến các thủ tục cần thiết chuẩn bị cho thể chế hóa. Cam kết của tỉnh Điện Biên thể hiện trong báo cáo quý III/2016 gửi CPO về nội dung này là một ví dụ tốt để các tỉnh tham khảo.

Các tỉnh sẽ tiếp tụcrà soát và điều chỉnh, chi tiết hóa các hoạt động của từng bước theo lộ trình thực hiện thể chế hóa.

Các tỉnh tổ chức Hội thảo đánh giá SEDP vào quý IV năm 2016 để tiến hành đánh giá chất lượng SEDP các xã, trao đổi với các cơ quan liên quan về những bước triển khai tiếp theo với sự chủ động của tỉnh (Lãnh đạo tỉnh, Sở KHĐT chủ trì).

Dự án đặt chỉ tiêu chậm nhất các tỉnh ban hành quyết định thể chế công tác SEDP cấp xã trong quý I/2018.

1.3.2. Công tác lập và phê duyệt kế hoạch HP TCNL bổ sung 2016

Trong quý 3, các tỉnh (trừ Sơn La) đều lập và trình Kế hoạch TCNL 2016 bổ sung. Ngoài kế hoạch của Yên Bái đã được phê duyệt, các bản kế hoạch của các tỉnh khác không thể phê duyệt trong quý 3 do phải giải trình, sửa đổi khá nhiều. Một số thiếu sót trong quá trình xây dựng kế hoạch tồn tại từ những kỳ trước vẫn chưa được khắc phục triệt để, ví dụ như:

Thuyết minh về nội dung, chủ đề hoạt động chưa thuyết phục, thiếu sự rõ ràng trong việc thiết kế mục tiêu, nội dung, kết quả mong muốn, những kiến thức, kỹ năng cần đạt được cho các hoạt động

Chưa đảm bảo cân nhắc đầy đủ các yếu tố liên quan theo quy định của PIM như địa điểm tổ chức, thời gian..

Đề xuất hoạt động hội thảo chưa đảm bảo sự phù hợp giữa mục đích của hội thảo và thành phần tham gia,

Các hoạt động tham quan học tập còn thiếu giải trình cụ thể về sự cần thiết của đoàn tham quan, nội dung học tập, tính phù hợp của điểm đến.

Các tỉnh cần tiếp tục rút kinh nghiệm và cải thiện hơn nữa chất lượng lập kế hoạch của hợp phần này, đảm bảo tối ưu hóa sự đóng góp của hoạt động tăng cường năng lực vào

22

Page 23: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

hiệu quả chung của Dự án và giảm thiểu thời gian, công sức của cán bộ trong việc lập, xem xét và sửa đổi bản kế hoạch.

1.3.3. Tiến độ thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực

Trong quý III/2016, toàn dự án tổ chức được184 lớp tập huấn cho 5.302 lượt học viên (theo MIS và báo cáo của các tỉnh), trong đó tập huấn cho các nhóm CIG chiếm 73%, gồm 110 lớp thuộc THP 3.3 (67 lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi của tỉnh Sơn La, 40 lớp về Quản lý và Phát triển CIG của tỉnh Điện Biên, 3 lớp của Hòa Bình về Kiến thức về quản lý và ghi chép hồ sơ nhóm CIGs), 24 lớp thuộc THP 3.4 về Kỹ năng phòng chống thiên rai rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu của tỉnh Lào Cai.

Các lớp tập huấn khác bao gồm 28 lớp tập huấn về quy trình SEDP cho 702 lượt cán bộ (Lào Cai) và 12 lớp tập huấn cho cán bộ các cấp, chủ yếu cung cấp kỹ năng tin học cho cán bộ tỉnh, huyện và Ban PTX; Tập huấn sử dụng công cụ excel trong kế toán Ban phát triển xã (Điện Biên).

Lũy kế từ đầu năm đến hết quý III/2016, toàn dự án tổ chức được 479 lớp tập huấn cho 14.891 lượt học viên, trong đó tập huấn về quy trình SEDP chiếm 37%, tập huấn cho CIG thuộc THP 3.3 và THP 3.4 chiếm 43%.

Nhìn chung, các hoạt động tổ chức tập huấn đạt tỷ lệ hoàn thành khá cao, trên 80% (so với kế hoạch từ đầu giai đoạn AF) đối với tất cả các THP, trừ THP 3.2 đạt mức 75% (xem bảng dưới đây)

Bảng 10: Tiến độ thực hiện KH TCNL toàn dự án đến hết quý III/2016

Tiểu hợp phần

Hoạt động

Tổn

g K

H 1

8 th

áng %

thực hiện

(4= 9/3)

Số d

ự ki

ến th

ực h

iện

Q3.

016

Số th

ực h

iện

quý

III %

thực hiện trong quý (7=6/5)

Số dự kiến KH thực hiện tính từ đầu AF

Số thực hiện tính từ đầu AF

% thực hiện so với dự kiến từ đầu AF (10=9/8)

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

THP 3.1Tập huấn 194 92% 0 28   190 179 94%

Hội thảo 452 98% 121 181 150% 449 443 99%

THP 3.2Tập huấn 152 74% 37 22 59% 149 112 75%

Hội thảo 57 74% 3 10 333% 43 42 98%

THP 3.3Tập huấn 347 56% 111 110 99% 236 195 83%

Hội thảo 16 63% 5 0 0% 15 10 67%

THP 3.4 Tập huấn 76 66% 32 24 75% 58 50 86%

23

Page 24: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Hội thảo       0   0 0  

THP 3.5

Trong vùng DA 27 93% 27 6 22% 27 25 93%

Ngoài vùng DA 10 50% 5 2 40% 5 5 100%

Nguồn: MIS và báo cáo của các tỉnh

Về công tác tổ chức hội nghị, toàn dự án tổ chức được 181 cuộc hội nghị thông qua kế hoạch SEDP cấp xã với 5.525 lượt người tham gia (trong đó không bao gồm số lượt đại biểu của tỉnh Lào Cai); Hệ thống MIS chưa cập nhật số liệu hai hội nghị KH của tỉnh Lào Cai; tuy nhiên báo cáo của tỉnh cho thấy 60 xã dự án mới đã tổ chức hội nghị kế hoạch trong quý III/2016, chậm hơn so với quy trình đã thể chế hóa. Đối với các hội thảo khác thuộc THP 3.2 có 10 hội thảo được tổ chức trong kỳ với nội dung quản lý và thực hiện Dự án. Lũy kế từ đầu giai đoạn AF, đã tổ chức được 42 hội thảo.

Nhìn chung, tiến độ của HP 3 đạt được bước tiến đáng kể về tiến độ, hầu hết các tỉnh hoàn thành phần lớn khối lượng các hoạt động tập huấn, dự kiến trong quý 4 sẽ hoàn thành toàn bộ kế hoạch. Riêng tỉnh Hòa Bình còn 14 lớp tập huấn của THP 3.2, chiếm 70% khối lượng. Khối lượng các hoạt động còn lại chủ yếu rơi vào THP 3.3 và 3.4. Cụ thể ở THP 3.3, Yên Bái còn 48 lớp (chiếm 55% tổng số lớp của THP này), Hòa Bình còn 44 lớp (chiếm 94%), Sơn La còn 59 lớp (chiếm 38%). Đối với THP 3.4, Lào Cai còn 13 lớp (chiếm 27%), Yên Bái còn 9 lớp (chiếm 37%). Tiến độ và chi tiết hoạt động theo từng tỉnh được trình bày ở bảng 3 và 4 tại phần phụ lục

Một số kết quả sơ bộ từ thực hiện các hoạt động tăng cường năng lực:

a. Về nội dung tập huấn:

Các lớp tập huấn và hội thảo thuộc tiểu hợp phần 3.2 tổ chức cho cán bộ ở cấp xã, thôn đều được tổ chức với nội dung học tập theo đúng yêu cầu, nguyện vọng của cán bộ xã, thôn (theo TNA để xây dựng kế hoạch). Đối với tập huấn cho nhóm CIGs về kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi được người học đánh giá là tương đối phù hợp về nội dung và khối lượng kiến thức. Riêng nội dung đối với lớp tập huấn về quản lý nhóm, mặc dù học viên cho rằng những nội dung như cân đối thu chi, cách ghi chép sổ theo dõi thành viên CIG là tương đối phù hợp, có thể áp dụng được nhưng họ vẫn cho rằng các chủ đề tập huấn khá nhiều, ôm đồm, ít có cơ hội để thực hành (ví dụ kế toán nhóm).

b. Về tài liệu và phương pháp giảng dạy:

Tài liệu của các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi – theo phản ánh và đánh giá của người học, còn khá dài, nhiều câu chữ, ít hình ảnh vì vậy chưa phát huy

24

Page 25: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

được việc tự đọc tài liệu của thành viên trong nhóm. Một số tài liệu cần được điều chỉnh theo hướng ngắn gọn hơn, nhiều minh họa và sử dụng câu chữ, diễn đạt phù hợp hơn với khả năng nhận thức của các nhóm. Cách truyền đạt của giảng viên cũng có những điểm cần cải thiện ví dụ như trình bày cần đơn giản và dễ hiểu hơn, tương tác với học viên nhiều hơn, không quá phụ thuộc vào các bản trình chiếu.Các phiên thực hành cần tổ chức với thời lượng nhiều hơn và hướng dẫn kỹ hơn.

Một số những bất cập khác được các được ghi nhận từ báo cáo Theo dõi đánh giá hợp phần (với một số huyện, tỉnh đã xây dựng BC) như: Về địa điểm tập huấn: đối với huyện có điều kiện đi lại khó khăn (đường đang thi công, đất đá bị sạt lở khi trời mưa, ngay cả khi trời nắng đi lại khó khăn), đề xuất của bà con là được tập huấn ở địa bàn cụm xã hoặc tại xã (Hòa Bình). Về thời điểm tập huấn, cần phải được tập huấn trước khi thực hiện công việc hay tiếp cận công việc mới.

Từ kết quả sơ bộ của một số tỉnh (huyện) đã thực hiện các hoạt động theo dõi và đánh giá đối với hợp phần cho thấy, nhìn chung các nhóm CIGs đánh giá khá tốt về hiệu quả của các lớp tập huấn, cụ thể là họ đã đã áp dụng khá tốt các phương pháp phòng chống dịch bệnh cho cây trồng vật nuôi góp, biết cách chăm sóc vật nuôi ở những thời điểm đặc biệt trong quá trình sinh trưởng.

Bắt đầu từ quý 4, các tỉnh sẽ triển khai thu thập và tổng hợp thông tin theo các chỉ số theo dõi và đánh giá đối với hợp phần này, một trong những chỉ số quan trong là đánh giá mức độ áp dụng của các kiến thức đã tiếp thu của người học. Đây là sẽ nguồn thông tin quan trọng để các tỉnh tiếp tục cải thiện nội dung và chất lượng thực hiện các hoạt động tập huấn.

3.3.4. Tiến độ và tình hình thực hiện các hoạt động truyền thông:

Tính từ đầu giai đoạn AF đến nay đã có 10 gói thầu truyền thông được duyệt với tổng kinh phí trên 2,15 tỷ đồng, trong đó có hơn 99% vốn từ WB, còn lại là vốn đối ứng. Trong số này đã có 07 gói được thực hiện với tổng vốn thực hiện trên 1,74 tỷ đồng, đạt 81% so vốn được duyệt.

Trong số 03 gói thầu còn lại với số vốn được duyệt trên 405 triệu đồng, có 02 gói (lắp đặt bảng tin tại Lào Cai và Điện Biên) với tổng vốn được duyệt hơn 320 triệu đồng, sẽ được hoàn thiện trong quý IV/2016. Một gói thầu khác là biên soạn và in ấn bản tin với mức kinh phí được duyệt là hơn 83 triệu đồng – gói này đang được PPMU Lai Châu làm đề xuất chuyển gói này sang 2017.

Bảng 11: Trạng thái thực hiện các hoạt động truyền thông

Tỉnh Hoạt động theo kế hoạch Trạng thái thực hiện Ghi chú

Tỉnh Lào cai Gói thầu lắp đặt bản tin Dự án tại 60 xã, in bổ sung băng đĩa bài ca

Đã tiến hành phê duyệt hồ sơ mời thầu, sẽ ký hợp đồng và

25

Page 26: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Tỉnh Hoạt động theo kế hoạch Trạng thái thực hiện Ghi chú

CIG cho xã mới hoàn thành lắp đặt trong quý 4.

Tỉnh Điện Biên Gói thầu cung cấp bảng tin cho các xã dự án Đang thực hiện gói thầu

Lai Châu

2 gói thầu gồm (i) mua sắm bảng tin cho thôn bản và (ii) viết bản tin dự án

Hoàn thành 1 gói thầu: đã cung cấp bảng tin và tờ rơi cho 100% thôn bản của DA

Gói thầu 2 xin không thực hiện do chưa tìm được đơn vị thực hiện

Sơn La

Kế hoạch truyền thông 2016 của tỉnh chưa được phê duyệt

Hòa bình 25 buổi truyền thông lưu động Đã triển khai 23/25 hoạt động

Yên Bái

(i) Gói thầu cung cấp bộ tờ treo công việc nhà nông và, (ii) phóng sự truyền hình và bản tin truyền thông

Đã hoàn thành cung cấp bộ tờ treo đến thôn bản đạt 100%

Phóng sự truyền hình và bản tin đang thực hiện hàng tháng

Nguồn: tổng hợp từ báo cáo tiến độ quý 3 của 6 tỉnh

Tính từ đầu giai đoạn AF đến nay, các hoạt động TT (có thầu và không thầu) đã tạo ra hơn 11.350 đơn vị sản phẩm TT các loại (chi tiết tại biểu số 5 của phụ lục).Ngoài các hoạt động có kinh phí còn có nhiều hoạt động TT không sử dụng kinh phí đã và đang được triển khai.Các hoạt động này đã tạo ra 38 bài, tin câu chuyện ảnh…của 04 tỉnh (Hòa Bình, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái).

Ngoài ra, trong quý III, CPO cũng phối hợp với hoạt động tăng cường năng lực tổ chức tập huấn thí điểm TT về VSCN và MTNH với sự tham gia của hơn 40 học viên từ 6 tỉnh Dự án. Lớp tập huấn đã tạo cơ sở cho nhóm hoàn thiện các tài liệu và công cụ TT phục vụ cho đợt tập huấn TOT trong quý IV/2016, nhằm góp phần xây dựng mạng lưới TT viên về VSCN và MTNH…

Điểm mạnh trong hoạt động truyền thông của Dự án:

Về Phương tiện TT:

Các hoạt động TT được thực hiện tạo ra các sản phẩm TT khá phong phú, như bảng tin, poster, c/trình phát thanh và truyền hình, c/trình biểu diễn văn nghệ do các

26

Page 27: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

nhóm CIG biểu diễn, đĩa, bản tin, ấn phẩm…góp phần tác động đến nhận thức, kiến thức và thái độ của các nhóm truyền thông mục tiêu gắn với định hướng TT của dự án giai đoạn AF. Ngoài trừ có tỉnh Sơn La không có hoạt động nào năm 2016 và từ đầu AF đến nay, các tỉnh đều đã có hoạt động với các phương tiện TT phù hợp.

Đặc biệt, có những tỉnh đã tổ chức hoạt động sử dụng hơn hai phương tiện TT như Lào Cai (in đĩa bài hát CIG, XS và phát phóng sự phát thanh và truyền hình, clip quảng bá sản phẩm, bản tin…) Yên Bái (poster, chương trìnhphát thành truyền hình, câu chuyện ảnh, bộ tờ treo…). Hòa Bình (23 buổi trình diễn văn nghệ…), Lai Châu (bảng tin 15 thôn, bản).

Đáng quan tâm là, đã có những phương tiện truyền thông được thực hiện thu hút sự tham gia của nhiều đối tượng, trong đó có chương trình văn nghệ do các nhóm CIG tổ chức tại cộng đồng với sự tham gia của gần 400 lượt diễn viên – thành viên các nhóm CIG và trên 1.500 người dân tham dự. Đây là hình thức TT thúc đẩy sự tham gia của các đối tượng.

Về nội dung và đối tượng TT:

Ngoài các nội dung cần công khai thông tin theo PIM, các tỉnh đã tập trung TT các nội dung về kết quả dự án, hoạt động sinh kế, sự tham gia của các bên liên qua. Đối tượng truyền thông đã hướng đúng nhóm đích là cộng đồng tham gia và hưởng lợi từ Dự án.

Một số điểm hạn chế cần khắc phục trong hoạt đồng truyền thông:

Về phương tiện truyền thông: Các phương tiện chủ yếu là một chiều gián tiếp (chiếm tới 80% số hoạt động / phương tiệntruyền thông), phần nào hạn chế sự tham gia của các nhóm đối tượng và ảnh hưởng đến tính bền vững của các hoạt động TT. Hầu như không có/hoặc có rất ít sự lồng ghép trong việc sử dụng các phương tiện TT; chưa khai thác hiệu quả các kênh TT hiện có như đội ngũ CF, Ban PTX, CBTT cấp huyện, trang web các tỉnh…

Về nội dung truyền thông: Chưa chú trọng đến các nội dung như: liên kết thị trường bền vững, phát triển sinh kế bền vững, phát triển nhóm thành HTX, tổ hợp tác, vệ sinh chăn nuôi và môi trường nông hộ, các kinh nghiệm, bài học rút ra từ quá trình thực hiện dự án, các câu chuyện thành công, các “gương” điển hình. Về đối tượng truyền thông: chưa chú trọng đến đối tượng như doanh nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội..

Tóm lại: với các kết quả ban đầu nói trên, về cơ bản, các hoạt động truyền thông của các tỉnh (trừ Sơn La chưa thực hiện) đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao nhận thức, hiểu biết của các nhóm đối tượng về dự án, về tình hình thực hiện các lĩnh vực hợp phần, thu hút sự quan tâm, tham gia của các nhóm đối tượng vào việc thực hiện các kết quả. Tuy nhiên, có một điểm yếu cần khắc phục là chưa chú trọng đến kênh truyền thông trực tiếp lồng ghép các phương tiện truyền thông và gắn truyền thông với các hoạt động của dự án, đúc kết kinh nghiệm, bài học, câu chuyện điển hình và chia sẻ, nhân rộng.

27

Page 28: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Một số nội dung cần tiếp tục cải thiện đối với các hoạt động TCNL và truyền thông của Dự án bao gồm:

(i) Đẩy mạnh hỗ trợ các tỉnh trong công tác theo dõi và đánh giá kết quả, hiệu quả ban đầu của hoạt động tập huấn, tăng cường năng lực, sử dụng những phát hiện từ đánh giá làm căn cứ để điều chỉnh nội dung, phương pháp tập huấn, cải thiện chất lượng hoạt động tập huấn hướng tới đáp ứng nhu cầu của người học tốt hơn nữa.

(ii) Tiếp tục cải thiện chương trình, nội dung tập huấn cho các nhóm CIGs, cụ thể là cần tài liệu cần chi tiết, sử dụng nhiều tranh ảnh hướng dẫn, cập nhật các vấn đề phát sinh trong thực tế sản xuất chăn nuôi của bà con để đưa vào nội dung tập huấn. Cải thiện hơn nữa kỹ năng truyền đạt, giảng dạy của một số giảng viên (tùy theo tình hình và đánh giá của từng tỉnh)

(iii) Đối với hoạt động truyền thông: cần đẩy mạnh kênh truyền thông trực tiếp của Dự án, sử dụng phương tiện thu hút sự tham gia của các nhóm đối tượng TT, nhất là nhóm cộng đồng dân cư, trong đó có nhóm CIG, tăng cường sự tham gia của các cán bộ thực hiện dự án vào hoạt động TT, nhất là đội ngũ CF, Ban PT xã, cán bộ kỹ thuật và quản lý các cấp;Gắn kết TT với các hoạt động của dự án;. Tiếp tục thu thập thông tin về những bài học thành công và chia sẻ kinh nghiệm trong hệ thống thực hiện Dự án

1.4. Hợp phần 4: Quản lý dự án

1.4.1. Công tác quản lý Dự án

Nhìn chung, công tác quản lý Dự án, điều phối và phối hợp giữa Trung ương và các tỉnh, huyện Dự án được đánh giá là hiệu quả, thông tin trao đổi được xử lý nhanh chóng, kịp thời, tạo điều kiện đảm bảo tiến độ thực hiện chung của toàn Dự án.

Quý 2 và quý 3, theo thông lệ của Dự án qua nhiều năm thực hiện thường là giai đoạn “tăng tốc” để đảm bảo tiến độ và kế hoạch của năm. Tuy nhiên, năm 2016 là một năm khó khăn, không chỉ đối với Dự án Giảm nghèo mà còn với nhiều dự án sử dụng ODA khác. Sự chậm chễ trong việc chuyển vốn giải ngân theo kế hoạch khiến Dự án đã không thể hoàn thành kế hoạch thực hiện ở một số THP. Nhiều hoạt động được phê duyệt nhưng do chưa có vốn nên chưa thể thực hiện được. Các BQLDA các tỉnh cũng đã gặp nhiều khó khăn do chậm vốn gây ra trong quá trình lựa chọn hoạt động ưu tiên thực hiện trước, bố trí vốn thanh toán theo tiến độ hợp đồng… Công tác quản lý Dự án cũng đã thường xuyên cập nhật tình hình, nắm rõ những biến động và chỉ đạo triển khai tốt các hoạt động, đảo bảo thực hiện theo đúng các quy định của Dự án

1.4.2. Tình hình giải ngân và quản lý tài chính

* Về giải ngân vốn ODA:

28

Page 29: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Bảng 12. Số liệu giải ngân đến ngày 20/11/2016 (theo mạng Client Connection của WB)

Đơn vị: 1.000 USD

Ban QLDA Tổng vốn WB được phân bổ

Kỳ báo cáo (Q3 đến 20/11/2016) Từ đầu dự án

Giải ngân đến hết

(20/11/2016)

Tỷ lệ giải ngân/tổng vốn (%)

Giải ngân đến

20/11/2016

Tỷ lệ giải ngân/tổng vốn (%)

(1) (2) (3) (4) (5) (6)Sơn La 13.000 0 0 6.344,7 48,8

Hòa Bình 13.5001.108,8

và418,2 (*)

8,2 5.349,6 39,6

Yên Bái 13.500 506,4 (*) 3.087,1 22,8Lai Châu 8.000 0 0 2.217,7 27,7Điện Biên 8.000 505,6 (*) 3.000 37,5Lào Cai 15.500 3.018,9 19,5 5.968,4 38,5BĐPTW 4.000 300,4 7,5 800,4 20,0Vốn THP 1.2 3.500Dự phòng 21.000

Tổng số 100.000 4.428,2 4,4 26.767,9 26,7Tính theo SDR 71.000 3.181,4 19.210,9

Ghi chú:

- Do vấn đề thiếu kế hoạch vốn là vấn đề lớn nhất của Dự án hiện nay nên báo cáo này cung cấp số liệu cập nhật nhất (chứ không theo thời điểm kết thúc quý 3/2016) để phản ánh chính xác nhất tình hình giải ngân của dự án.

- Trong kỳ báo cáo, tổng số 1,430 triệu USD được nộp đơn rút vốn dưới dạng hoàn trả chứng từ, bao gồm các tỉnh Điện Biên (505.659,28$), Hòa Bình (418.235,16$) và Yên Bái (506.382,27) (các số liệu đánh dấu *) nên CPO không cộng các số hoàn trả chứng từ này vào tổng giải ngân của kỳ báo cáo (vì đã thể hiện trong khoản tạm ứng TKCĐ và nằm trong cột (5)).

- Vốn THP 1.2 được tách riêng trong FS nhưng đã được giải ngân vào từng đơn rút vốn của các tỉnh nên không so sánh tỷ lệ %

Bảng 13. Số liệu thanh toán của Ban QLDA quý III năm 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

Ban QLDAKỳ báo cáo Luỹ kế từ đầu dự án

Tổng số WB Đối ứng Tổng số WB Đối ứng

Sơn La 10.446 8.402 2.044 88.000 82.000 6.000

29

Page 30: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Hòa Bình 26.125 23.531 2.594 86.544 77.089 9.455

Yên Bái 12.987 10.978 2.009 62.501 53.381 9.120

Lai Châu 4.807 2.121 2.686 23.345 14.887 8.458

Điện Biên 25.097 23.498 1.599 34.538 30.472 4.066

Lào Cai 66.653 63.606 3.047 115.190 101.345 13.845

CPO 3.688 3.563 125 8.179 6.690 1.489

Tổng 149.803 135.699 14.104 418.297 365.864 52.433

Nguồn: Quản lý tài chính

Chi tiết về tiến độ giải ngân theo hợp phần và theo từng tỉnh được thể hiện tại Biểu số 2a tại phụ lục

* Khó khăn về kế hoạch vốn:

Tổng kế hoạch 2015 và 2016 nhận được ý kiến không phản đối là khoảng 826 tỷ đồng (37,5 triệu USD). Khả năng thực hiện của toàn dự án đạt khoảng hơn 93% kế hoạch (tương đương 770 tỷ đồng). Tuy nhiên, kế hoạch vốn ODA năm 2016 toàn dự án được giao 420 tỷ đồng (gần 19 triệu USD, tương đương 50% kế hoạch NOL và 54% khả năng thực hiện). Trong đó, khó khăn nhất là tỉnh Lai Châu: được giao 10 tỷ/nhu cầu hơn 90 tỷ và tỉnh Yên Bái: được giao 30 tỷ/khả năng thực hiện 130 tỷ. Vấn đề này dẫn đến việc nhiều hoạt động dự án phải tạm dừng. Mặc dù đã có những động thái bổ sung thêm kế hoạch vốn ODA 2016 tại 5 tỉnh dự án nhưng đến đầu tháng 11/2016, việc bổ sung này vẫn chưa hoàn thành thủ tục nên số vốn bổ sung chỉ được sử dụng và giải ngân vào khoảng cuối tháng 11 và tháng 12/2016. Dự kiến Dự án sẽ được bổ sung khoảng hơn 150 tỷ đồng (gồm 80 tỷ đồng các tỉnh điều chuyển nội bộ theo Nghị quyết 60 và 76 tỷ đồng được Chính phủ bổ sung kế hoạch 2016 của tỉnh Sơn La và Lai Châu)

(Thông tin chi tiết xem Biểu 2b trong phụ lục kèm theo)

1.4.3. Công tác kiểm toán:

- Kiểm toán nội bộ: Do một số nội dung chưa rõ ràng về quy định pháp lý nên CPO đã thống nhất với Thanh tra Bộ KH&ĐT tạm dừng hội thảo về công tác kiểm toán nội bộ của giai đoạn AF; do đó, cơ bản hoạt động này chưa được triển khai thực hiện đồng bộ từ đầu giai đoạn AF.

- Kiểm toán độc lập: Quá trình đấu thầu lựa chọn công ty kiểm toán độc lập để triển khai công việc đang được tiến hành bước đánh giá các đề xuất kỹ thuật. Dự kiến CPO trình WB báo cáo đánh giá đề xuất và dự thảo Hợp đồng trong quý 4/2016. Kiểm toán FY2015 và 2016 sẽ được kết hợp chung trong 1 kỳ kiểm toán vào tháng 4/2017.

30

Page 31: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

- Kiểm toán đấu thầu: Hợp đồng kiểm toán đấu thầu cho HP2 được trao đầu tháng 8/2016 và đã thực hiện đợt kiểm toán đầu tiên tại 4 tỉnh Điện Biên; Sơn La, Lào Cai và Yên Bái (do Lai Châu và Hòa Bình không có KH 2015). Phạm vi kiểm toán đấu thầu lần 1 là các hoạt động/TDA của Hợp phần 2 được trao thầu từ đầu giai đoạn AF đến 31/3/2016, trong đó ngoài việc kiểm tra chọn mẫu các bộ hồ sơ, tư vấn còn được yêu cầu thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn trực tiếp tại hiện trường với 100% thành viên CIG và/hoặc nhóm thợ thi công nhằm xem xét việc tuân thủ các quy định của PIM và xem xét khía cạnh sự tham gia đầy đủ của cộng đồng theo đúng yêu cầu của dự án. Trong đợt 1, tư vấn kiểm toán đã thực hiện kiểm tra 170 bộ hồ sơ trong tổng số 332 TDA được trao thầu (51,2%), trong đó 51 TDA 2.1 (trong tổng số 66 TDA trao thầu – 77%) và 119 TDA sinh kế (trong tổng số 266 TDA trao thầu – 44,7%).

Một số vấn đề chính được nêu trong báo cáo kiểm toán đấu thầu Hợp phần 2 đợt 1 bao gồm:

+ Hồ sơ lưu trữ TDA chưa đầy đủ: Một số nhóm thiếu sổ ghi chép, quy chế nhóm, tài liệu tập huấn; một số bộ hồ sơ 2.1 chưa được lưu đầy đủ thông tin về toàn bộ quá trình đấu thầu; một số tài liệu thiếu chữ ký gốc,..

+ Một số vấn đề chưa hợp lý trên hồ sơ thầu: như logic ngày tháng; các thông tin do nhóm thợ tham gia đấu thầu cung cấp

+ Công tác giám sát các công trình chưa được thực hiện đầy đủ

+ Thông tin hồ sơ TDA không thống nhất với kết quả kiểm tra, phỏng vấn thực tế tại các hộ hưởng lợi

+ Hiệu quả của TDA sinh kế chưa được quan tâm đúng mức

1.4.4. Công tác giám sát& đánh giá

Trong quý 3, dự án tổ chức hoàn thiện tài liệu hướng dẫn chi tiết một số hoạt động theo dõi và đánh giá (theo hình thức cẩm nang hướng dẫn). Tài liệu đã cung cấp thông tin tổng thể về hệ thống M&E của Dự án, hướng dẫn chi tiết về phương pháp thực hiện, quy trình thu thập thông tin, trách nhiệm thu thập thông tin và tổng hợp báo cáo theo dõi đánh giá theo từng hợp phần và lĩnh vực hoạt động. CPO đã ban hành tài liệu hướng dẫn và tổ chức 6 hội thảo tại 6 tỉnh nhằm hướng dẫn và trao đổi chi tiết với các thành phần liên quan thực hiện nhiệm vụ theo dõi và đánh giá. Theo chỉ đạo của CPO, nhiệm vụ thu thập thông tin và tổng hợp báo cáo theo từng lĩnh vực này sẽ được chính thức thực hiện từ quý 4 năm 2016. Tuy nhiên, một số tỉnh cũng đã bắt đầu triển khai và có báo cáo đối với một số hợp phần (ví dụ Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình)

CPO cũng đã hỗ trợ các tỉnh trong công tác xây dựng báo cáo tiến độ. Các trao đổi về hiện trạng chất lượng báo cáo của Dự án cũng đã được đưa ra thảo luận tại hội thảo hướng dẫn M&E và hỗ trợ cho các tỉnh nâng cao kỹ năng xây dựng báo cáo. Bắt đầu từ quý 3, các tỉnh đều đã áp dụng đề cương báo cáo mới đối với cấp tỉnh và cấp huyện (trừ tỉnh Điện Biên chưa thực hiện)

31

Page 32: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Hệ thống thông tin quản lý (MIS) của Dự án đã đượccập nhật và điều chỉnh, phù hợp với thiết kế mới của Dự án trong giai đoạn AF. Trong quý 3, CPO đã hướng dẫn chi tiết việc nhập và xử lý số liệu cho một số tỉnh, hiện tại hệ thống này đã vận hành tốt, cập nhật đầy đủ thông tin cho phép sử dụng khai thác từ quý II năm 2016.

Lĩnh vực hoạt động lớn của Dự án là Sinh kế đã tổ chức thu thập thông tin theo hồ sơ sinh kế và đã xây dựng được cơ sở dữ liệu của trên 9.000 nhóm sinh kế. Đây là căn cứ quan trọng để theo dõi và đánh giá hiệu quả hoạt động và tính bền vững của các nhóm.

Trong thời gian tới, Dự án sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động theo dõi và đánh giá. CPO sẽ cử tư vấn hỗ trợ các tỉnh về kỹ thuật thực hiện các hoạt động theo dõi và đánh giá, hướng dẫn chi tiết công tác thu thập thông tin đối với một số hợp phần, đặc biệt là HP tăng cường năng lực, và hỗ trợ tăng cường kỹ năng tổng hợp thông tin, xây dựng báo cáo của các tỉnh và các huyện theo nhu cầu của từng địa phương.

1.4.5. Tình hình nhân sự

Dự án Giảm nghèo giai đoạn AF có gần 1.700 cán bộ, trong đó có hơn 600 cán bộ làm việc chuyên trách.Về cơ bản, các cán bộ dự áncấp TW, tỉnh và huyện, bao gồm cả CF, đã tham gia giai đoạn 2010 – 2015 vẫn được giữ ổn định để tham gia giai đoạn AF.Chỉ có một số thay đổi trong vị trí lãnh đạo Ban QLDA các huyện Vân Hồ, Bắc Yên, Mường Ảng và Sa Pa.

Một số thay đổi về nhân sự trong quý 3 được cập nhật như sau:

Tỉnh Lai Châu: kiện toàn vị trí giám đốc ban của huyện Tam đường, phó giám đốc ban huyện Sìn Hồ, thay đổi cán bộ phụ trách MIS của huyện Tam đường và Phong Thổ Tỉnh Lào Cai: Kiện toàn vị trí trưởng ban và phó ban QLDA huyện Bát Xát Tỉnh Sơn La: Kiện toàn vị trí Giám đốc BQLDA tỉnh; Thay đổi cán bộ CF của huyện Mai Sơn Tỉnh Yên Bái: Ban huyện Mù Cang chải đang tuyển mới 1 cán bộ phụ trách SEDP và đấu thầu của, Ban huyện Văn Yên đang tuyển mới 1 cán bộ CF.

Chi tiết thay đổi về tình hình nhân sự được trình bày tại bảng 7 của phụ lục

1.4.6. Dự kiến các nhiệm vụ ưu tiêncần thực hiện cho quý tiếp theo:

STT Nội dung công việc Chịu trách nhiệm

Tiến độ dự kiến

1 Tổng hợp và hoàn thiện kế hoạch năm 2017 trình CPO/WB thư không phản đối

PMU 30/11/2016

2 Đánh giá tình hình thực hiện quy trình SEDP và Tổ chức Hội thảo đổi mới công tác lập SEDP tại

PMU/ DPMU Quý 4/2016

32

Page 33: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

cấp xã

3 Tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch 2016, 2016 bổ sung

PMU/ DPMU Quý 4/2016

4 Tổng kết năm 2016 và chuẩn bị làm việc với Đoàn Hỗ trợ thực hiện Dự án của NHTG

WB/CPO/PMU Quý 4/2016

5 Hội thảo tổng kết CF toàn dự án giai đoạn 18 tháng

CPO Tháng 12/2016

6 Tập huấn truyền thông Vệ sinh môi trường CPO/TAPI Quý 4/2016

7 Thăm quan học tập kinh nghiệm về Liên kết thị trường miền Trung

CPO Tháng 12/2016

8 Thăm quan học tập kinh nghiệm về chăn nuôi an toàn và sinh kế cho cán bộ CF

CPO Tháng 10/2016

33

Page 34: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

PHẦN 2 - ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ TRỌNG TÂM HOẠT ĐỘNG QUÝ IV- 2016

2.1.1. Đánh giá chung

Nhiều hợp phần của Dự án đang có tiến độ chậm và tỷ lệ hoàn thành thấp. Điều này cũng có những nguyên nhân khách quan do chậm chễ trong việc phân bổ vốn theo kế hoạch được duyệt. Quý 3 của năm 2016, các tỉnh hầu hết tập trung đẩy nhanh triển khai kế hoạch 2016, xây dựng kế hoạch bổ sung 2016 và kế hoạch 2017.

2.1.2. Trọng tâm kế hoạch hoạt động của Quý IV- 2016:

Đối với tiểu hợp phần 1.1: Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ thực hiện, đặc biệt là tăng cường giám sát chất lượng các công trình, tuân thủ hướng dẫn về giám sát chất lượng, đặc biệt là giám sát của cộng đồng, đảm bảo công trình đạt chất lượng caonhất. Đối với những công trình đã hoàn thành, bàn giao hoặc sẽ bàn giao trong quý 4, cần đôn đốc công tác vận hành bảo trì, cụ thể là quy chế, quy trình vận hành để các cộng đồng và các nhóm có kế hoạch ngay từ khi công trình đưa vào bàn giao, đảm bảo hiệu quả cao nhất và tính bền vững của công trình.

Đối THP 1.2: Cần tiếp tục xem xét các yếu tố liên quan đến tính bền vững của các liên kết để có giải pháp phù hợp ngay từ giai đoạn chuẩn bi và thực hiện các liên kết. Trong quý 4, CPO dự kiến sẽ đưa nội dung này thảo luận tại Hội nghị sơ kết hoạt động của Dự án năm 2016. Ngoài ra, chất lượng thực hiện các liên kết cũng cần được tăng cường hơn, đặc biệt cần đẩy mạnh công tác giám sát và quản lý của các BQLDA tỉnh và huyện trong việc quản lý chất lượng thực hiện các liên kết. Phương án phòng tránh và khắc phục rủi ro về thiên tai, dịch bệnh cần được chú trọng hơn. Các Ban quản cần đẩy mạnh công tác hỗ trợ kỹ thuật hoặc yêu cầu các đối tác liên kết có phương án và kế hoạch hỗ trợ kỹ thuật tốt hơn cho các nhóm CIGs trong suốt quá trình thực hiện liên kết, đảm bảo giảm thiểu tối đa rủi ro, thiệt hại.

Đối với Hợp phần 2 – NSPTX:

Dự kiến các tỉnh sẽ sớm được bổ sung vốn thực hiện Dự án, vì vậy, cần đẩy mạnh công tác chuẩn bị đầu tư và đôn đốc tiến độ thực hiện các TDA HP 2, đôn đốc và giám sát các địa phương trong việc tuân thủ PIM, đặc biệt là thực hiện quy định về phân bổ vốn cho thôn bản, kiểm soát chặt chẽ việc phân bổ vốn và cân đối vốn với cho từng hoạt động đưa vào kế hoạch cho phù hợp.

Đối với các TDA sinh kế:Tính bền vững của các hoạt động sinh kế cũng cần được tăng cường hơn nữa. Để đạt được mục tiêu này, các yếu tố bền vững cần được đẩy mạnh hơn như hỗ trợ kỹ thuật cho các thành viên CIGs, hỗ trợ phát triển nhóm, tổng hợp và chia sẻ kinh nghiệm của những nhóm làm tốt (nhóm loại 3), hỗ trợ các nhóm có tiềm năng phát triển thành tổ hợp tác và hợp tác xã.

34

Page 35: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Đối với Hợp phần 3: Tăng cường năng lực

Hoàn thiện lộ trình, kế hoạch thực hiện công tác thể chế hóa quy trình SEDP cho 3 tỉnh.Các tỉnh cần có cam kết mạnh hơn, xúc tiến các công tác chuẩn bị một cách nhanh chóng và có chất lượng cao hơn nhằm đảm bảo đạt mục tiêu thể chế hóa vào quý I năm 2018.

TCNL cho nhóm CIG nhằm đảm bảo tính bền vững về hoạt động của nhóm sẽ là trọng tâm của hợp phần 3 trong giai đoạn AF. Vì vậy, ngoài việc chuyển giao các kiến thức phục vụ sản xuất và chăn nuôi, cần đẩy mạnh đào tạo, tập huấn cho các nhóm về kỹ năng phát triển nhóm, vệ sinh chăn nuôi, phòng chống thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu

Các tỉnh cần tiếp tục cải thiện hơn nữa chất lượng và hiệu quả của các hoạt động tập huấn. Cần đẩy mạnh sử dụng thông tin đánh giá về kết quả và hiệu quả của hoạt động tập huấn làm căn cứ để điều chỉnh nội dung, phương pháp, tài liệu tập huấn cho phù hợp hơn với khả năng tiếp thu và sự áp dụng kiến thức của bà con.

Đối với công tác truyền thông, các tỉnh tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn với công tác truyền thông, nhất là cần đa dạng hóa các phương thức và hoạt động truyền thông, chú trọng các phương tiện có khả năng tác động đến nhóm đối tượng một cách rộng rãi nhất và cần chú trọng mục tiêu nhân rộng kinh nghiệm, chia sẻ bài học, phát huy tính bền vững của hoạt động và DA.

Đối với hợp phần 4: Quản lý Dự án

CPO và BQLDA các tỉnh sẽ tiếp tục nỗ lực tháo gơ những khó khăn trong công tác quản lý và thực hiện các hoạt động Dự án, đặc biệt trong bối cảnh nhiều bất lợi do sự chậm trễ về vốn thực hiện.

Tập trung kiện toàn công tác giám sát – đánh giá của Dự án ở các cấp, làm rõ hơn vai trò tham gia và thực hiện nhiệm vụ giám sát của cán bộ M&E và cán bộ quản lý hợp phần ở các cấp thực hiện Dự án. Tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật cho các PPMU/DPMU trong việc tổ chức hoạt động thu thập thông tin theo dõi và đánh giá của tất cả các THP của Dự án, hỗ trợ cải thiện công tác thông tin và chất lượng các báo cáo của Dự án.

35

Page 36: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

PHỤ LỤC – BÁO CÁO TIẾN ĐỘ QUÝ III - 2016

Bảng 1. Tổng hợp thông tin công tác đấu thầu sử dụng vốn WB giai đoạn AF - Quý III năm 2016

Nội dungĐơn vị

TổngHòa Bình Yên Bái Lào Cai Sơn La Lai Châu Điện Biên CPO

  KHTrao thầu HT KH

Trao thầu HT KH

Trao thầu HT KH

Trao thầu HT KH

Trao thầu HT KH

Trao thầu HT KH

Trao thầu HT KH

Trao thầu

HT

Kỳ báo cáo                                                

Phát triển KT huyện   1 4   0 3   2 8   0 0   0 0   8 0   0 0 0 11 15

Xây lắp   1       3     6               8         0 9 9

Tư vấn KSTK     4         2 2                         0 2 6

Quản lý dự án   0 0   0 0   0 0   0 0   0 0   0 0   4 1 0 4 1

Hàng hóa                                       1 1 0 1 1

Tư vấn                                       3   0 3 0KH 18 tháng 2015-2016                                                

Phát triển KT huyện 47 18 17 21 21 14 12 12 8 36 18 14 11 10 2 13 10 2 0 0 0140 89 57

Xây lắp 43 14 13 20 20 13 10 10 6 34 16 14 9 8   11 8         12 76 46

36

Page 37: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

7

Tư vấn KSTK 4 4 4 1 1 1 2 2 2 2 2   2 2 2 2 2 2       13 13 11

Quản lý dự án 0 0 0 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 0 0 0 15 13 2 21 19 8

Hàng hóa       1 1 1       1 1 1 1 1 1       1 1 1 4 4 4

Tư vấn             1 1 1 1 1 1 1 1 1       14 12 1 17 15 4

KH Năm 2016BS                                                

Phát triển KT huyện 2 0 0 10 0 0 1 0 0 2 0 0 2 0 0 0 0 0 0 0 0 17 0 0

Xây lắp       8     1                             9 0 0

Tư vấn KSTK 2     2           2     2                 8 0 0

Quản lý dự án 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Hàng hóa                                           0 0 0

Tư vấn                                           0 0 0

Luỹ kế từ đầu GĐAF                                                

Phát triển KT huyện 49 18 17 31 21 14 13 12 8 38 18 14 13 10 2 13 10 2 0 0 0157 89 57

Xây lắp 43 14 13 28 20 13 11 10 6 34 16 14 9 8 0 11 8 0 0 0 0136 76 46

Tư vấn KSTK 6 4 4 3 1 1 2 2 2 4 2 0 4 2 2 2 2 2 0 0 0 21 13 11

Quản lý dự án 0 0 0 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 2 0 0 0 15 13 2 21 19 8

Hàng hóa 0 0 0 1 1 1 0 0 0 1 1 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 4 4 4

Tư vấn 0 0 0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 0 0 0 14 12 1 17 15 4

Nguồn: Quản lý hợp phần

37

Page 38: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

38

Page 39: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Bảng 2a. Số liệu giải ngân theo hợp phần dự án đến hết quý III năm 2016

Đơn vị tính: Triệu đồngTỉnh Hợp phần 1 Hợp phần 2 Hợp phần 3 Hợp phần 4 Toàn dự

ánTổng WB ĐƯ Tổng WB ĐƯ Tổng WB ĐƯ Tổng WB ĐƯKỳ báo cáo 32.188 30.801 1.387 81.221 81.190 31 10.704 10.704 0 25.711 13.025 12.686 149.803

Sơn La 2.873 2.873 0 2.400 2.400 0 5.173 3.129 2.044 10.446

Hòa Bình 8.835 8.711 124 11.056 11.056 0 1.992 1.992 0 4.242 1.772 2.470 26.125

Yên Bái 9.400 9.165 235 947 916 31 806 806 0 1.834 91 1.743 12.987

Lai Châu 1.028 0 1.028 1.355 1.355 0 767 767 0 1.658 0 1.658 4.807

Điện Biên 2.889 2.889 0 16.980 16.980 0 1.778 1.778 0 3.450 1.851 1.599 25.097

Lào Cai 10.036 10.036 0 48.010 48.010 0 2.519 2.519 0 6.088 3.041 3.047 66.65

3 CPO             422  422 0  3.266 3.141 125 3.688

Lũy kế từ đầu dự án

101.826 98.704 3.122 197.638 197.482 156 26.181 26.181 0 92.654 43.499 49.155 418.297

Sơn La 22.952 22.472 480 45.714 45.714 0 6.027 6.027 0 13.307 7.787 5.520 88.000Hòa Bình 35.123 34.185 938 34.453 34.453 0 1.992 1.992 0 14.976 6.459 8.517 86.544Yên Bái 21.044 20.404 640 22.913 22.757 156 4.614 4.614 0 13.931 5.607 8.324 62.501

Lai Châu 1.659 631 1.028 6.953 6.953 0 3.000 3.000 0 11.734 4.304 7.430 23.345Điện Biên 4.165 4.165 0 18.553 18.553 0 2.912 2.912 0 8.908 4.842 4.066 34.538

Lào Cai 16.883 16.847 36 69.052 69.052 0 5.607 5.607 0 23.648 9.839 13.809 115.19

0

CPO             2.0

29 2.029 0  6.150 4.661 1.489 8.179

39

Page 40: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Bảng 2b. So sánh số liệu kế hoạch vốn ODA và nhu cầu giải ngân

PMU KH vốn ODA năm 2016 được

giao (tỷ đồng)

KH hoạt động có

NOL (KH2015 và 2016)

Khả năng giải ngân 2016

Số vốn thiếu

Ảnh hưởng chính Giải pháp trong quý IV/2016

(1) (2) (3) (4) (5) (6)Sơn La 82 150 140 58 - 2 công trình KH 2015 của Vân Hồ

đã xong nhưng nhà thầu chưa bàn giao; tổng HP1 thiếu 10 tỷ- thiếu vốn thanh toán cho liên kết ong huyện Phù Yên: 1,1 tỷ- đang nợ khối lượng thanh toán của HP2 khoảng 15 tỷ đã nghiệm thu và tạm dãn tiến độ 40 tỷ

Chính phủ bổ sung kế hoạch 2016: 28 tỷSở KH đang xem xét để điều chuyển thêm từ các dự án trong tỉnh

Hòa Bình 96 150 148 52 - Ưu tiên vốn cho HP2 nên HP1 phải chậm lại tiến độ thanh toán- Lương CF bố trí đủ cả năm

Đang xin bổ sung 50 tỷ điều chuyển nội bộ dự án khác của tỉnh

Yên Bái 30 145 130 100 - Hơn 720 TDA (85 tỷ) của Hợp phần 2 phải tạm dừng- Thiếu tiền thanh toán 2 liên kết gừng (3 tỷ)- Lương CF vẫn bố trí đủ cả năm

Đã điều chuyển nội bộ 14 tỷĐang xin điều chuyển nội bộ thêm 10 tỷ

Lai Châu 10 105 90 80 - Các công trình 1.1 đang thi công cầm chừng; 15 tỷ đã nghiệm thu nhưng thanh toán- HP2: Nợ 12 tỷ khối lượng đã

Chính phủ bổ sung kế hoạch 2016: 47 tỷ

40

Page 41: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

nghiệm thu; 565 TDA phải tạm dừng- Nợ 2,8 tỷ tiền hoạt động liên kết chè- Lương CF thiếu từ tháng 3/2016; IOC chưa thanh toán

Điện Biên 50 90 76 26 Số tiền thiếu chủ yếu của CT 1.1 Tỉnh chậm tiến độ nên không được xem xét bổ sung KH 2016Việc điều chuyển trong nội bộ tỉnh cũng không thể tiến hànhSố vốn thiếu dự kiến thanh toán trong KH 2017

Lào Cai 133 166 166 Không thiếu nhiều

Xin bổ sung 20 tỷ điều chuyển nội bộ trong tỉnh

BĐPTW 19 20 20 Không thiếu

Tổng cộng 420 826 770 316

Ghi chú:

- Số liệu KH tại cột 3 chỉ bao gồm KH 2015 và KH 2016, chưa tính KH 2016 bổ sung vì trong quý IV/2016 chủ yếu thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư các hoạt động trong KH bổ sung

41

Page 42: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Bảng 3. Tổng hợp kết quả thực hiện hoạt động TCNL tính từ đầu giai đoạn AF đến hết quý III/2016 phân theo tiểu hợp phần  THP 3.1 THP 3.2 THP 3.3 THP 3.4 Tham quan

trong vùng DATham quan

ngoài vùng DADự kiến

KH từ

đầu AF

Thực hiện

từ đầu AF

% thực

hiện

Dự kiến

KH từ

đầu AF

Thực

hiện từ

đầu AF

% thực

hiện

Dự kiến

KH từ

đầu AF

Thực

hiện từ

đầu AF

% thực

hiện

Dự kiến

KH từ

đầu AF

Thực hiện

từ đầu AF

% thực

hiện

Dự kiến

KH từ

đầu AF

Thực

hiện từ

đầu AF

% thực

hiện

Dự kiến

KH từ

đầu AF

Thực hiện

từ đầu AF

% thực

hiện

CPO 0 0   3 2 67% 0 0   0 0   0 0 0 1 1 100%Điện Biên 42 42 100% 34 19 56% 21 40 190% 0 0   1   0% 0 0  Hòa Bình 23 23 100% 20 6 30% 47 3 6% 4 0 0% 3 3 100% 1 0 0%Lai Châu 15 15 100% 23 23 100% 0 0   0 0   12 12 100% 0 0  Lào Cai 46 37 80% 13 10 77% 15 15 100% 39 35 90% 4 4 100% 2 2 100%Sơn La 64 62 97% 29 25 86% 113 97 86% 0 0   0 0   1 1 100%Yên Bái 0 0   27 27 100% 40 40 100% 15 15 100% 10 5 50% 2 1 50%

42

Page 43: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Bảng 4: Thực hiện các lớp tập huấn của các tỉnh lũy kế đến hết quý III/2016 so với KH 18 tháng

 

Tỉnh

THP 3.1 THP 3.2 THP 3.3 THP 3.4 Tham quan trong vùng DA

Tham quan ngoài vùng DA

KH 18 tháng

Thực hiện từ đầu AF

% thực hiện

KH 18 tháng

Thực hiện từ đầu AF

% thực hiện

KH 18 tháng

Thực hiện từ đầu AF

% thực hiện

KH 18 tháng

Thực hiện từ đầu AF

% thực hiện

KH 18 tháng

Thực hiện từ đầu AF

% thực hiện

KH 18 tháng

Thực hiện từ đầu AF

% thực hiện

CPO 0 0   3 2 67% 0 0   0 0   0 0 0 4 1 25%

Điện Biên 42 42 100% 34 19 56% 41 40 98% 0 0   1 1 100% 0 0  

Hòa Bình 23 23 100% 20 6 30% 47 3 6% 4 0 0% 3 3 100% 1 0 0%

Lai Châu 15 15 100% 25 23 92% 0 0   0 0   12 12 100% 0 0  

Lào Cai 46 37 80% 13 10 77% 15 15 100% 48 35 73% 4 4 100% 2 2 100%

Sơn La 68 62 91% 29 25 86% 156 97 62% 0 0   0 0   1 1 100%

Yên Bái 0 0   28 27 96% 88 40 45% 24 15   10 5 50% 2 1 50%

43

Page 44: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Bảng 5: Tổng hợp các hoạt động truyền thông của Dự án từ đầu giai đoạn AF

TT Phương thức TT Đơn vị tính SL TS vốn t/hiện trong đó WB Vốn n/sách Thời gian t/hiện Ghi chú về nơi nhận Tỉnh

I Hoạt động có thầu                

1 Bảng tin* cái 415 605,000,000 605,000,000 0 quý I/2016 thôn, bảnLai Châu

2

In Bộ tờ treo kế hoạch công việc nhà nông*

Tờ 7,439 373,072,000 373,072,000 0 Quý 2.2016

Sản phẩm được phát đến 5 huyện 40 xã và 351 thôn bản thuộc dự án giảm nghèo GĐ 2.

Yên Bái

3 Poster* tờ 397 36,877,000 36,877,000 0 Quý 4.2015

Sản phẩm được treo tại nhà sinh hoạt cộng đồng hoặc nhà trưởng thôn của 351 thôn bản thuộc Dự án giảm nghèo GĐ 2 Yên bái

    bộ 45 79,200,000 79,200,000 0 Quý 4.2015

Sản phẩm được lắp đặt tại 5 huyện và 40 xã thuộc Dự án Giảm nghèo GĐ 2

Yên Bái

4 c/trình PTTH* c/trình/lần phát 4 92,256,000 92,256,000 0 Quý 2.2016

Phóng sự từ 8-10 phút được phát hàng tháng trên sóng truyền hình Yên Bái mỗi tháng 01 lần trong 12 tháng và các huyện tiếp sóng đài truyền hình tỉnh đồng thời phát lại trên kênh tiếng dân tộc bằng tiếng Mông tại đài truyền thanh - truyền hình huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải; Phát lại bằng tiếng Thái tại đài truyền thanh – truyền hình huyện Văn Chấn; Phát lại bằng tiếng Dao tại đài truyền thanh - truyền hình huyện Văn Yên và Lục Yên.Giá trị này là ước giá trị đã thực hiện

Yên Bái5 Phóng sự phát thanh phóng sự 2

333,000,000 327,000,000 6,000,000 Tháng 8, 9/2015WB, CPO, BQL DA huyện Lào Cai

  và truyền hình đĩa VCD, DVD 2,354 Ban PTX, thôn bản                  1,177 đĩa DVD, 1177 đĩa CD  

6 Clip quảng bá clip 1     0   P/sự trên VTV, t/hình Lào Cai, đối tác Lào Cai  giới thiệu SP Phóng sự 1 199,000,000 195,000,000 4,000,000 Tháng 9,10/2015 DN, BQL dự án các cấp.  

7 Bản tin* kỳ PH 2 27,000,000 26,000,000 1,000,000 tháng 8+12/2015 WB, CPO, BQL dự án các cấp Lào Cai

44

Page 45: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

    SL bản PH 424      Tổng số thầu I   11084 1,745,405,000 1,734,405,000 11,000,000                         II Có kinh phí (không đầu thầu                

1 c/trình văn nghệ buổi/ctrinh 25 1,257,500,000 1,257,500,000  2015 - quý III/2016 Thu hút hơn gần 400 lượt "diễn viên - thành

Hòa Bình

                viên các nhóm CIG, CBNV dự án                  gần 2.400 người đến xem, giao lưu  

2 Tổ chức lớp học đĩa,lớp   11,000,000 11,000,000 0        bài hát CIG   1         15 CF mới, 17 Ban PTX của xã Lào Cai                mới, các nhóm CIG xã mới  

3 Sổ tay g/thiệu kết quả cuốn 200

19,250,000

 

19,250,000

tháng 6/2016 phát tại Hội nghị CDD tại Lào cai CPO  dự án              Poster cái 5   tháng 6/2016 phát tại Hội nghị CDD tại Lào Cai CPO  Triển lãm bên lề hội thảo cuộc 1   tháng 6/2016 Tại Hội nghị CDD tại Lào Cai  II Tổng số II   232 1,287,750,000 1,268,500,000 19,250,000   thu hút 30 sản phẩm các loại do                  các nhóm CIG từ 6 tỉnh mang đến  III Các hoạt động không kinh phí                

1 Bài, tin, câu chuyện câu chuyện 10     0     Yên Bái

2 Bài, tin về dự án trên các c/trình t/hình 20     0  Phối hợp Đài PTTH tỉnh đưa tin Hòa

Bình  phương tiện TT ĐC khác         0      

3 Bài, tin câu chuyện hình ảnh   3     0    Lai Châu

4 Câu chuyện hình ảnh   5     0    Điện Biên

  III   38                   

3,033,155,000 3,002,905,000 30,250,000     

  Tổng số   11,354    

45

Page 46: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Bảng 6.Tổng hợp kế hoạch hợp phần NSPTX đã được giao giai đoạn AF

6 tháng 2015 và 2016.Nguồn: Quản lý hợp phần

Tổng số TDA

Số hộ hưởng lợi

Vốn đầu tư (triệu đồng)

Tổng số Vốn WB Vốn ngân sách

Dân góp (quy ra tiền)

Tổng số Tiền mặt

1 2 3 4=5+6+7 5 6 7 8

Tổng toàn Dự án 4783 116959 479310 416766 6131 59378 27864

Tiểu hợp phần 2.1 1224 80212 188293 185199 1287 1806  

Tiểu hợp phần 2.2 1826 20797 156203 121790 967 33445 16250

Tiểu hợp phần 2.3 1356 15703 111290 86592 745 23954 11614

Tiểu hợp phần 2.4 377 2199 23524 23185 3132 172  

 

Kế hoạch năm 2015 899 15607 73881.7 66190.9 496.9 7194.0 2802.4

Tiểu hợp phần 2.1 206 10300 25830 25466 176 188  

Tiểu hợp phần 2.2 329 3179 25687 21348 165 4174 1670

Tiểu hợp phần 2.3 207 2128 15484 12551 101 2832 1133

Tiểu hợp phần 2.4 157 389 6881 6826 55    

 

Kế hoạch năm 2016 3884 101105 405428.6 350574.9 5634.3 52184.0 25061.6

Tiểu hợp phần 2.1 1018 69912 162463.0 159733.7 1110.9 1618.4  

Tiểu hợp phần 2.2 1497 17618 130516.1 100442.0 802.4 29271.7 14580.4

Tiểu hợp phần 2.3 1149 13575 95806.2 74040.2 644.2 21121.8 10481.2

Tiểu hợp phần 2.4 220 1810 16643.3 16359.0 3076.8 172.1  

 

Kế hoạch các tỉnh

1. Tỉnh Lai Châu 843 15156 76646 65706 454 10486 4839

2. Tỉnh Điện Biên 294 10268 27259 25852 176 1232 1081

3. Tỉnh Sơn La 902 37717 93176 80752 3539 11849 4213

4. Tỉnh Hòa Bình 608 15058 76966 64783 618 11566 7040

5. Tỉnh Yên Bái 894 21854 91588 74320 553 16715 5873

6. Tỉnh Lào Cai 1242 16906 113675 105353 791 7531 4817

46

Page 47: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

Bảng 7. Tổng hợp các vấn đề về quản lý nhân sự

Các cấp Nội dung nhân sự thay đổi Ghi chú

Ban ĐPDATW

- Tuyển dụng bổ sung 01 trợ lý dự án kiêm phiên dịch

Tỉnh

Sơn La

Hiện tại công việc KHĐT do cán bộ Kỹ

thuật đảm nhiệm

- Kiện toàn Giám đốc Ban QLDA tỉnh (Ông Đinh Trung Dũng – Phó GĐ Sở kế hoạch đầu tư lên thay cho ông Cầm Phạn nghỉ hưu)- Cán bộ mua sắm đấu thầu xin chuyển công tác

Huyện

Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái) Hiện tại SEDP do cán bộ NSPTX đảm

nhiệm; công việc KHĐT do cán bộ Kỹ thuật đảm

nhiệm.

Có 01 cán bộ phụ trách SEDP và Kế hoạch đấu thầu xin nghỉ việc.

Văn Yên (tỉnh Yên Bái) Ban QLDA huyện đã xin ý kiến Ban QLDA tỉnh bổ sung thêm 2 cán

bộ .

Có 02 cán bộ xin nghỉ việc: 01cán bộ Tăng cường năng lực; 01 cán bộ Sinh kế và 01cán bộ CF xin chuyển công tác

Bát Xát (tỉnh Lào Cai)

- Kiện toàn Trưởng ban (Ông Nguyễn Văn Hiệp - Trưởng phòng TC-KH huyện thay cho ông Nguyễn Chí Thức chuyển sang công tác tại HĐND huyện)

- Kiện toàn Phó ban ( Ông Ngô Ngọc Huân - Phó phòng TC-KH huyện thay cho Bà Cao THị Thanh Huyện chuyển sang công tác tại phòng TC huyện)

Sa Pa (tỉnh Lào Cai)

Đang thiếu vị trí phó ban

Bắc Yên (tỉnh Sơn La) Hiện tại công việc NSPTX do cán bộ sinh

kế, 1.2 đảm nhiệmCán bộ NSPTX xin chuyển công tác.

Mai Sơn (tỉnh Sơn La)

Cán bộ CF xã Nà Ớt xin chuyển công tác. (CF Yên Bái chuyển sang thay).

Mường Ẳng (tỉnh Điện Biên)

47

Page 48: ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO QUÝ - Trang chủ/ HomePagegiamngheo.mpi.gov.vn/Portals/0/Filedinhkem/BaoCaoTienDo... · Web viewCác đơn vị trúng thầu (qua kiểm tra của Ban QLDA

- Kiện toàn Trưởng ban (Ông Lê Tiến Dũng – Phó chủ tịch huyện thay cho ông Bùi Văn Luyện chuyển công tác).- 01 cán bộ CF xin nghỉ và đã bổ sung 01 cán bộ CF từ tháng 7/2016.

Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên)

Kiện toàn Trưởng ban (Ông Bùi Ngọc La–Chủ tịch huyện thay cho ông Lò Văn Sơn chuyển sang HĐND huyện).

Tủa Chùa(tỉnh Điện Biên)

Kiện toàn Trưởng ban (Ông Vừa A Hùng – Phó chủ tịch huyện thay cho ông Nguyễn Minh Tuân chuyển công tác)

Tam Đường (tỉnh Lai Châu)

Thay đổi cán bộ Mis

Phong Thổ (tỉnh Lai Châu)

Thay đổi cán bộ Mis

- Xã Nặm Lịch (Mường Ẳng, Điện Biên): Trưởng ban PTX chuyển công tác.

- Xã Ngối Cáy(Mường Ẳng, Điện Biên):Bổ nhiệm phóchủ tịch hội phụ nữ xã làm phó Ban PTX.

- Xã Nong U (Điện Biên Đông, Điện Biên): Thay trưởng ban PTX

- Xã Chiềng Sơ, Na Son, Keo Lôm(Điện Biên Đông, Điện Biên): Thay đổi phó ban.

- Xã Mường Luân(Điện Biên Đông, Điện Biên): Thay đổi phó ban và cán bộ địa chính.

48