121
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KYÛ YEÁU HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH STHEO ĐỊNH HƯỚNG THI TRC NGHIỆM KHÁCH QUAN Đại Ngãi, ngày 18 tháng 12 năm 2016

dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Embed Size (px)

Citation preview

Page 1: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KYÛ YEÁU

HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ

DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ

THEO ĐỊNH HƯỚNG

THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Đại Ngãi, ngày 18 tháng 12 năm 2016

Page 2: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

MỤC LỤC

Đề dẫn Hội nghị - Ban tổ chức 1

Phần I. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá

môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh 3

1. Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng

lực của học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THPT Hoàng Diệu

- Nguyễn Thị Mỹ Linh - Giáo viên trường THPT Hoàng Diệu 3

2. Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Lịch sử

ở trường THPT Kế Sách - Bùi Thị Nga - Giáo viên trường THPT

Kế Sách 8

3. Thực trạng và giải pháp trong thực hiện đổi mới phương pháp

dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá ở trường THPT Phan Văn

Hùng - Lê Thị Trúc Hà - Giáo viên trường THPT Phan Văn Hùng 14

4. Vận dụng trắc nghiệm khách quan vào hình thức kiểm tra kiến

thức - Tổ Lịch sử - Trường THPT Mai Thanh Thế 17

5. Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Lịch sử ở trường THPT -

Tổ Lịch sử - Trường THPT Mai Thanh Thế 19

Phần II. Cách thức ôn tập, xây dựng câu hỏi, đề thi môn Lịch

sử theo các mức độ của ma trận theo định hướng thi trắc

nghiệm khách quan 22

6. Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh

giá môn Lịch sử ở trường THPT Thiều Văn Chỏi - Tô Văn Tạo -

Giáo viên trường THPT Thiều Văn Chỏi 22

7. Một vài kinh nghiệm trong giảng dạy và ra đề trắc nghiệm môn

Lịch sử - Tổ Sử-Địa-GDCD trường THPT Huỳnh Hữu Nghĩa 26

8. Cách thức ôn tập, xây dựng câu hỏi, đề thi môn Lịch sử theo các

mức độ của ma trận theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan -

Nguyễn Minh Sang - Giáo viên trường THPT Lương Định Của 29

9. Định hướng soạn câu hỏi trắc nghiệm - Nguyễn Đức Huy - Giáo

viên trường THPT Mỹ Xuyên 35

Phần III. Sử dụng lược đồ, biểu đồ và các phương tiện dạy học

môn Lịch sử tạo sự hứng thú và khắc sâu kiến thức cho học

sinh 37

Page 3: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

10. Sử dụng lược đồ, biểu đồ và các phương tiện dạy học môn Lịch

sử tạo sự hứng thú và khắc sâu kiến thức cho học sinh - THCS &

THPT Mỹ Thuận 37

11. Sử dụng lược đồ, biểu đồ và các phương tiện dạy học môn Lịch

sử tạo sự hứng thú và khắc sâu kiến thức cho học sinh - Nguyễn Thị

Ngọc Dung - Giáo viên trường THPT Nguyễn Khuyến 41

12. Sử dụng lược đồ, biểu đồ và các phương tiện dạy học môn Lịch

sử - Nguyễn Thanh Thúy - Giáo viên trường THPT Vĩnh Hải 45

13. Sử dụng sơ đồ trong dạy học môn Lịch sử tạo hứng thú cho học

sinh - Trần Khánh Tâm - Giáo viên trường THPT Phú Tâm 50

Phần IV. Dạy học Lịch sử theo chủ đề tích hợp liên môn 55

14. Lồng ghép kiến thức môn Ngữ văn vào các bài học Lịch sử

nhằm tạo hứng thú học tập và khắc sâu kiến thức cho học sinh -

Nguyễn Quốc Dũng - Giáo viên trường THPT Văn Ngọc Chính 55

15. Dạy học Lịch sử theo chủ đề tích hợp liên môn - Huỳnh Thanh

Đề - Giáo viên trường THPT Hòa Tú 61

16. Tích hợp liên môn Lịch sử - Địa lí lớp 10 ở trường THPT An

Thạnh 3 - Tổ Lịch sử-GDCD - Trường THPT An Thạnh 3 65

17. Một số giải pháp trong dạy học tích hợp liên môn ở trường

THPT Mỹ Hương - Lê Thị Hồng Diễm - Giáo viên trường THPT

Mỹ Hương 72

18. Vận dụng tích hợp trong dạy học Lịch sử ở trường THPT -

Đặng Thị Bích Bông - Giáo viên trường THPT Mỹ Xuyên 76

19. Dạy học theo chủ đề tích hợp và tích hợp liên môn - Trần Văn

Nguyên - Giáo viên trường THPT Đại Ngãi 81

Phần V. Một số giải pháp giúp học sinh làm bài trắc nghiệm đạt

hiệu quả cao 88

20. Đổi mới hoạt động dạy học nhằm rèn kỹ năng làm bài trắc

nghiệm Lịch sử - Lâm Thị Hồng Thắm - Giáo viên trường THPT

Thành phố Sóc Trăng 88

21. Một số giải pháp giúp học sinh làm bài thi trắc nghiệm đạt hiệu

quả cao - Nguyễn Thị Kim Thoa - Giáo viên trường THPT An Ninh 93

22. Một số giải pháp giúp học sinh làm bài thi trắc nghiệm đạt hiệu

quả cao - Lê Chí Nguyện - Giáo viên trường THPT Đoàn Văn Tố 96

Page 4: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

23. Một số giải pháp giúp học sinh làm bài thi trắc nghiệm môn

Lịch sử đạt hiệu quả cao - Nguyễn Thế Trung - Giáo viên trường

THPT Trần Văn Bảy 103

24. Một số lưu ý khi ôn luyện và ra đề trắc nghiệm khách quan môn

Lịch sử - Lê Quan Tuấn - Giáo viên trường THPT Đại Ngãi 111

Page 5: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

1

ĐỀ DẪN HỘI NGHỊ

DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ THEO ĐỊNH HƯỚNG

THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô!

Trắc nghiệm khách quan trong môn Lịch sử là một hình thức kiểm tra,

đánh giá mà chúng ta vẫn thường sử dụng trong dạy và học. Các câu hỏi trắc

nghiệm khách quan đã từng xuất hiện trong các tài liệu tham khảo môn Lịch sử

bậc trung học. Giáo viên được tiếp cận về trắc nghiệm khách quan từ việc lập

ma trận đề, biên soạn đề kiểm tra đến việc đánh giá hiệu quả các câu hỏi.

Chính vì thế, việc môn Lịch sử được thi bằng hình thức trắc nghiệm khách

quan trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017 không phải là việc quá mới đối với

giáo viên và học sinh, mà đó chỉ là khó khăn tạm thời do việc phải thay đổi cách

dạy và học cho phù hợp với hình thức kiểm tra đánh giá này.

Với tinh thần trách nhiệm, giáo viên Lịch sử các trường THPT trong toàn

tỉnh đã nỗ lực tích cực đầu tư, trau dồi chuyên môn tìm ra cách thức dạy và học

hiệu quả, đáp ứng yêu cầu việc đổi mới việc thi trắc nghiệm khách quan trong

kỳ thi THPT Quốc gia năm 2017. Qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên

đề tại đơn vị và trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên bộ môn, bước đầu đã có

một số định hướng và giải pháp sau:

1. Xác định nội dung dạy học và chuẩn bị cho kỳ thi

- Nội dung dạy học là phần chung của chương trình môn Lịch sử lớp 12

THPT và Giáo dục thường xuyên hiện hành đã thực hiện giảm tải.

- Xây dựng ma trận đề thi môn Lịch sử từ việc nghiên cứu, khai thác đề

minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Xây dựng các cấu trúc đề thi khác nhau dựa trên ma trận đã xác định, từ

đó soạn các câu hỏi ứng với từng nội dung trong ma trận nhằm phục vụ việc dạy

và học.

- Xây dựng ma trận đề kiểm tra theo từng nội dung dạy học của từng

chương, từng giai đoạn lịch sử.

2. Về công tác dạy học

- Trước hết, giáo viên cần giải thích cho học sinh hiểu, dù thi với hình

thức nào thì bài thi vẫn luôn đánh giá đúng năng lực của học sinh, đòi hỏi người

học phải có kiến thức đầy đủ, vững vàng. Giáo viên phân tích cho học sinh thấy

được các ưu điểm của hình thức thi trắc nghiệm khách quan để học sinh an tâm,

phấn khởi, tự tin học tập.

Page 6: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

2

- Nội dung học tập căn cứ vào chương trình, chuẩn kỹ năng kiến thức

Lịch sử THPT, nên ưu tiên sử dụng sách giáo khoa Lịch sử THPT lớp 12.

- Tạo điều kiện học sinh tiếp xúc với câu hỏi trắc nghiệm khách quan

ngay trong bài học. Đặc biệt, cho học sinh làm quen với một số câu hỏi trắc

nghiệm được diễn đạt với nhiều cách khác nhau nhằm tránh việc hiểu nhầm và

rèn luyện năng lực đọc hiểu cho học sinh.

- Rèn luyện cho học sinh kỹ năng thực hành làm các câu hỏi trắc nghiệm

để giúp học sinh biết loại bỏ nhanh chóng các phương án sai, chọn được đáp án

đúng trong thời gian ngắn nhất.

- Gắn việc dạy học Lịch sử với thực tế cuộc sống để tăng tính phong phú

trong việc dạy và học, mở rộng và nâng cao kiến thức cho học sinh.

3. Định hướng phát triển năng lực cho học sinh

Trong việc dạy và học Lịch sử cần phát triển năng lực học sinh theo các

hướng sau:

- Năng lực đọc hiểu: là một trong những năng lực hết sức quan trọng,

giúp giải quyết nhanh chóng một số vấn đề nhất định, học sinh có thể hiểu đúng

và nhanh vấn đề. Đặc biệt, học sinh cũng cần biết các phương án trả lời của câu

hỏi trắc nghiệm khách quan cũng là một phần của vấn đề đặt ra.

- Năng lực tư duy hình ảnh: giúp giải quyết nhanh chóng các dạng câu hỏi

ở mức độ thông hiểu mà phương pháp thông thường không mang lại hiệu quả.

Loại tư duy này ít được khai thác trong hình thức thi tự luận nhưng lại có hiệu

quả rất lớn trong hình thức thi trắc nghiệm khách quan.

- Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần rèn cho học sinh các năng lực giải quyết

các vấn đề lịch sử, suy luận loại trừ, phán đoán …

4. Công tác kiểm tra, đánh giá

Trong kiểm tra, đánh giá, cần tập trung vào các việc chủ yếu sau:

- Đưa hình thức trắc nghiệm khách quan vào công tác kiểm tra, đánh giá

thường xuyên.

- Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan môn Lịch sử trong

phạm vi giáo viên, tổ.

- Từng bước tiến đến tăng cường sử dụng trắc nghiệm khách quan vào

kiểm tra, đánh giá ở các khối 10, 11 và 12.

Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô!

Những nội dung trên chưa được áp dụng đồng bộ vào thực tiễn giảng dạy,

nhiều mục tiêu chỉ mang tính định hướng. Chính vì thế, trong Hội nghị chuyên

đề hôm nay, Ban tổ chức mong muốn được quý vị đại biểu, quý thầy cô chia sẻ

đóng góp, trao đổi chân tình, thẳng thắn để việc dạy và học môn Lịch sử theo

hình thức thi trắc nghiệm khách quan ngày đạt hiệu quả hơn.

Ban Tổ Chức

Page 7: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

3

PHẦN I

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ

MÔN LỊCH SỬ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

NĂNG LỰC HỌC SINH

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC

LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT HOÀNG DIỆU

Nguyễn Thị Mỹ Linh

Giáo viên trường THPT Hoàng Diệu

Giáo dục định hướng phát triển năng lực của học sinh là nhấn mạnh vai

trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức, nhằm đảm bảo

chất lượng đầu ra của việc dạy học. Thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các

phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình

huống thực tiễn, chuẩn bị năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và

nghề nghiệp. Chương trình giáo dục này được chú ý nhiều từ những năm 90 của

thế kỷ 20 và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế trong cải cách

phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông.

Nắm bắt xu hướng này, nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng Cộng

sản Việt Nam lần 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

đã nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện

đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng

của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập

trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự

cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ

yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội,

ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và

truyền thông trong dạy và học”. Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản,

toàn diện giáo dục và đào tạo theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, một trong những

vấn đề được đặt ra cho ngành giáo dục là cần có nhận thức đúng về bản chất của

đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học, và

một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.

1. Định nghĩa về năng lực

Theo từ điển Tiếng Việt năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự

nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó. Hoặc có thể hiểu năng lực là

khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng để thực hiện thành công một

Page 8: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

4

loại công việc trong một bối cảnh nhất định. Năng lực gồm có năng lực chung

và năng lực đặc thù. Năng lực chung là năng lực cơ bản cần thiết mà bất cứ

người nào cũng cần phải có để sống và học tập, làm việc. Năng lực đặc thù thể

hiện trên từng lĩnh vực khác nhau như năng lực đặc thù môn học là năng lực

được hình thành và phát triển do đặc điểm của môn học đó tạo nên.

Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm

năng lực được sử dụng như là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng vận dụng,

mong muốn...

2. Các lĩnh vực phát triển năng lực

- Về nội dung chuyên môn: Bao gồm tri thức chuyên môn, kỹ năng chuyên

môn, ứng dụng đánh giá chuyên môn qua đó phát triển năng lực chuyên môn.

- Về phương pháp - chiến lược chuyên sâu: Lập kế hoạch học tập, kế

hoạch làm việc; Các phương pháp nhận thức chung, thu thập, xử lý, đánh giá,

trình bày thông tin; Các phương pháp... Qua đó sẽ phát triển năng lực phương

pháp.

- Về giao tiếp - xã hội: Làm việc nhóm, tạo điều kiện cho sự hiểu biết về

phương diện xã hội, học cách ứng xử, trách nhiệm, khả năng giải quyết xung

đột. Qua đó phát triển năng lực xã hội.

- Về tự trải nghiệm - đánh giá: Tự đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, xây

dựng kế hoạch phát triển cá nhân, đánh giá, hình thành các chuẩn mực giá trị,

đạo đức và văn hóa, lòng tự trọng… Qua đó phát triển năng lực cá nhân.

3. Lý luận về đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực

của học sinh

Đổi mới phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh là thực hiện

bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang chương trình dạy

học tiếp cận năng lực của học sinh. Từ chỗ quan tâm học sinh học được cái gì

đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Chuyển từ

phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách

vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng

cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo

hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội.

Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, hình thành và phát

triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông

tin...), trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy.

Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức

dạy học. Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có

những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp,

học ở ngoài lớp... Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để

đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn,

nâng cao hứng thú cho người học.

Page 9: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

5

Bên cạnh đó cần khai thác hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu

đã qui định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm, tích cực vận dụng công

nghệ thông tin trong dạy học tùy theo từng đối tượng học sinh.

4. Một số phương pháp nhằm phát triển năng lực học sinh trong dạy

học lịch sử

- Dạy học lịch sử thông qua các hoạt động của học sinh

Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập như trải

nghiệm thực tế, tham quan các di tích lịch sử, tái hiện sự kiện hoặc nhân vật lịch

sử… Từ đó giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ

động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn. Theo tinh thần này, giáo viên

không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà là người tổ chức và chỉ đạo học sinh

tiến hành các hoạt động học tập nhằm nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức

mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình

huống thực tiễn.

- Dạy học lịch sử chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

Chú trọng rèn luyện cho học sinh những tri thức phương pháp để các em

biết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những

kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới… Cần

rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá,

khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen... để dần hình thành và phát triển tiềm

năng sáng tạo của các em.

- Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác

Tổ chức làm việc theo nhóm nhỏ, giúp cho mọi học sinh tham gia một

cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến

thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài

học. Đồng thời cũng tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau,

cùng nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung.

Điều đó có nghĩa, mỗi học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa

hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức

mới. Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy - trò và trò - trò nhằm vận

dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể.

- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò

Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến

trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập. Chú trọng phát triển kỹ năng

tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời

giải, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được

nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.

Page 10: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

6

5. Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực của

học sinh ở trường THPT Hoàng Diệu

Dạy Lịch sử thông qua trải nghiệm thực tế

Dạy Lịch sử thông qua tổ chức làm việc nhóm

Page 11: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

7

Dạy Lịch sử thông qua các cuộc thi tái hiện sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử

Nhìn chung, có rất nhiều hướng đổi mới phương pháp dạy học để phát

triển năng lực học sinh theo những cách tiếp cận riêng. Tuy nhiên việc đổi mới

phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ sở

vật chất và tổ chức dạy học, về điều kiện, về tổ chức, quản lý…

Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan. Mỗi giáo viên

với kinh nghiệm của mình cần xác định những phương hướng riêng để cải tiến

phương pháp dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh và kinh nghiệm của

cá nhân.

Page 12: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

8

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT KẾ SÁCH

Bùi Thị Nga

Giáo viên trường THPT Kế Sách

I. MỞ ĐẦU

Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ đang làm cho việc rút

ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước trở nên thực tiễn hơn và

nhanh chóng hơn. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học - công nghệ,

phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò

chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm và năng lực

của các thế hệ hiện nay và mai sau.

Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp

dạy học (ĐMPPDH), đổi mới kiểm tra đánh giá (KTĐG) là những phương diện

thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem lại những thay đổi về chất lượng và hiệu

quả giáo dục của nước ta hiện nay.

Trước xu thế đổi mới giáo dục, các bộ môn ở trường THPT Kế Sách nói

chung và Lịch sử nói riêng luôn chú trọng và thực hiện việc ĐMPPDH, KTĐG

phát triển năng lực học sinh. Bài tham luận này trình bày về việc ĐMPPDH,

KTĐG theo định hướng phát triển năng lực học sinh của môn Lịch sử.

II. NỘI DUNG

1. Vài nét đổi mới phương pháp dạy học

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng. Đặc biệt, trong Nghị quyết

số 29 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) khẳng định đây không chỉ là quốc

sách hàng đầu, là “chìa khóa” mở ra con đường đưa đất nước tiến lên phía

trước, mà còn là “mệnh lệnh” của cuộc sống… Việc đổi mới được tiến hành từ

đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới về hình thức kiểm tra đánh giá…

nhưng để thực hiện việc đổi mới có hiệu quả thì phương pháp dạy học của

người giáo viên là nhân tố quan trọng nhất. Một chương trình sách giáo khoa

hay thế nào nhưng nếu giáo viên không có phương pháp dạy học thích hợp thì

việc đổi mới không đạt kết quả.

Trong tiến trình thực hiện đổi mới, đòi hỏi người giáo viên phải

ĐMPPDH. ĐMPPDH không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học

truyền thống như thuyết trình, đàm thoại… mà là khai thác triệt để các ưu điểm

của các phương pháp truyền thống và vận dụng các phương pháp mới để phát

huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực

cộng tác làm việc của người học, năng lực chiếm lĩnh tri thức. Để đảm bảo

được điều đó, phải thực hiện chuyển từ dạy học theo lối "truyền thụ một chiều"

sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành

Page 13: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

9

năng lực và phẩm chất như Mark van Doren từng nói: “Nghệ thuật dạy học

chính là nghệ thuật giúp ai đó khám phá”.

Thực chất của ĐMPPDH hướng tới mục tiêu "lấy học sinh làm trung

tâm". Thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang

tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh

học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học

và khi đó người dạy phải hiểu được yêu cầu của người học để cung cấp thông

tin, định hướng mục tiêu học tập, tổ chức, hướng dẫn người học trong quá trình

tiếp nhận tri thức. Do đó, để ĐMPPDH mỗi giáo viên phải tìm kiếm, lựa chọn

các phương thức hoạt động chung cho phù hợp với học sinh.

Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức

dạy học. Tùy theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có

những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp,

học ở ngoài lớp...

Có nhiều biện pháp đổi mới phương pháp dạy học phát triển năng lực

học sinh như:

- Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống.

- Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học.

- Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề.

- Vận dụng dạy học theo tình huống.

- Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp

lý hỗ trợ dạy học.

- Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn.

2. Việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT Kế

Sách

Nhà trường đã triển khai và nhóm Sử thực hiện nghiêm túc về việc thực

hiện ĐMPPDH, KTĐG, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn thường xuyên

trao đổi về phương pháp dạy học, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong các tiết

dự giờ…

Với nhiều phương pháp đổi mới dạy học, nhưng không có một phương

pháp dạy học nào tối ưu cho tất cả mọi người, vì dạy học vừa là khoa học vừa

là nghệ thuật. Khoa học ở chỗ giáo viên phải bảo đảm nội dung, chương trình,

mục tiêu đào tạo… nghệ thuật là giáo viên phải tuỳ theo đối tượng, tình hình cụ

thể của lớp học mà có cách thức giảng dạy đáp ứng yêu cầu, đạt chất lượng,

hiệu quả cao. Vì thế, giáo viên nhóm Sử luôn quan niệm ĐMPPDH phụ thuộc

vào bản thân mỗi giáo viên chứ không ngồi chờ cấp trên nghĩ ra. Nhất là trong

giai đoạn hiện nay, mỗi giáo viên phải chủ động suy nghĩ tìm tòi ĐMPPDH,

nâng cao chất lượng, hiệu quả. Nếu giáo viên không quan tâm chú trọng

ĐMPPDH là tự đào thải mình. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào

Page 14: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

10

cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ

nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.

GV nhóm Sử Trường THPT Kế Sách thường chú ý đến việc sử dụng

phương pháp dạy học đặc thù bộ môn bởi phương pháp dạy học có mối quan hệ

biện chứng với nội dung dạy học, việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc

thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn.

Để sử dụng phương pháp dạy học đặc thù bộ môn thì cần sử dụng đủ và

hiệu quả các thiết bị dạy học môn Lịch sử. Do đặc thù môn Lịch sử đó là câu

chuyện của hôm qua cho dù là Lịch sử đương đại thì vẫn thuộc về quá khứ, mà

quá khứ xa lạ với học sinh là tất yếu do đó việc sử dụng tranh ảnh, bản đồ,

phim tư liệu, các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung

học và phù hợp với đối tượng học sinh… đặc biệt là vận dụng công nghệ thông

tin trong dạy học sẽ mang lại hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, việc vận dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề rất

hiệu quả.

* Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề:

- Khái niệm: Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là phương pháp

dạy học mà trong đó tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh

phát hiện ra vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực để giải quyết vấn đề và thông

qua đó lĩnh hội tri thức, kĩ năng và đạt được những mục tiêu học tập khác.

- Quy trình của dạy học giải quyết vấn đề:

1. Đưa học sinh vào tình huống có vấn đề.

2. Học sinh phân tích tình huống có vấn đề.

- Xác định cái chưa biết.

- Huy động vốn tri thức của học sinh để tìm ra cái chưa biết.

3. Học sinh đưa ra giải pháp.

4. Học sinh trình bày giải pháp.

5. Giáo viên kết luận vấn đề.

Ví dụ 1: Khi dạy bài Nước Mĩ (Bài 6 - Lịch sử lớp 12).

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nếu như các nước thắng trận lẫn bại trận

đều bị thiệt hại nặng nề thì Mĩ đã vươn lên vị trí cường quốc hàng đầu, số 1 thế

giới, có quyền lực và tham vọng, luôn theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới. Vậy,

dựa vào đâu Mĩ có thể đặt ra cho mình những mục tiêu và tham vọng ấy? Để

giải đáp những vấn đề trên các em sẽ tìm hiểu qua bài học hôm nay.

Giáo viên đã đặt mục đích học tập trước khi học sinh nghiên cứu bài mới

- dẫn dắt học sinh vào tình huống có vấn đề và nêu bài tập nhận thức sẽ kích

thích tư duy để tìm ra lời giải đáp.

Page 15: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

11

Ví dụ 2: Khi học về Tổng khởi nghĩa tháng Tám (Bài 16 - Lịch sử lớp

12), giáo viên đưa ra vấn đề: Bàn về thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945

ở Việt Nam, một số Sử gia tư sản cho rằng: đó là một sự “ăn may” vì nó diễn

ra trong điều kiện “trống vắng quyền lực”, còn các nhà Sử học của chúng ta thì

khẳng định: thành công của Cách mạng tháng Tám không phải là sự “ăn may”.

Vậy, các em đồng ý với ý kiến nào? Tại sao? Để giải quyết vấn đề này, giáo

viên gợi ý học sinh dựa trên những kiến thức cụ thể qua những lần diễn tập

(1930-1931, 1932-1935, 1936-1939) thời kỳ 1939-1945, để thấy được vai trò

của Đảng trong quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, chuẩn

bị lực lượng, cùng với thiên tài Hồ Chí Minh đã nhìn thấy thời cơ đến, nhanh

chóng phát động quần chúng Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn

quốc.

Đồng thời giáo viên đưa ra các câu hỏi mang tính gợi mở như: Đảng đã

đề ra chủ trương đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu khi nào? Quá

trình chuẩn bị ra sao? Thế nào là thời cơ cách mạng? Trong Cách mạng tháng

Tám có những thời cơ nào?

Từ những câu hỏi gợi mở này chắc chắn học sinh sẽ phát hiện quá trình

chuẩn bị lâu dài về mọi mặt của Đảng và nghệ thuật chớp thời cơ là nhân tố

quan trọng quyết định thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám.

3. Vài nét đổi mới kiểm tra đánh giá phát triển năng lực học sinh

Đồng hành với ĐMPPDH là đổi mới KTĐG đây là hai mặt thống nhất

của quá trình dạy học.

Trong nghị quyết số 44/NQ-CP, ngày 9/6/2014 ban hành Chương trình

hành động của Chính phủ: “Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và

đánh giá kết quả giáo dục theo hướng đánh giá năng lực của người học; kết

hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kỳ học, cuối năm học theo mô hình

của các nước có nền giáo dục phát triển”.

Kiểm tra là công cụ chủ yếu để đánh giá chất lượng học tập của học sinh.

Đánh giá HS theo định hướng năng lực là đánh giá theo chuẩn về sản

phẩm đầu ra, sản phẩm đó không chỉ là kiến thức, kĩ năng, mà là năng lực vận

dụng kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ học tập tới một

chuẩn nào đó.

Kiểm tra đánh giá là một khâu trong quá trình dạy học để giáo viên đánh

giá chất lượng giáo dục đã đạt được. Thông qua kết quả kiểm tra đánh giá để

điều chỉnh phương pháp dạy học để đạt kết quả cao nhất.

4. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá Lịch sử ở trường THPT Kế Sách

Đánh giá vì sự tiến bộ của người học, đánh giá trong quá trình học tập,

đánh giá về kết quả học tập. Việc đổi mới kiểm tra đánh giá được tổ chức

nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu từ ra đề, coi, chấm và nhận xét,

Page 16: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

12

đảm bảo sự trung thực, khách quan, phản ánh một cách toàn diện về kiến thức,

kỹ năng, thái độ của học sinh.

Việc ra đề kiểm tra thực hiện đúng theo 4 mức độ yêu cầu: nhận biết,

thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.

Căn cứ vào năng lực của học sinh ở từng học kì, từng khối lớp, giáo viên

xác định những câu hỏi theo 4 mức độ yêu cầu đảm bảo tính vừa sức và phân

hóa được học sinh.

Kiểm tra, đánh giá năng lực môn Lịch sử theo các yêu cầu:

- Cân đối giữa yêu cầu tái hiện kiến thức với yêu cầu hiểu kiến thức: khái

quát, xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, lý giải được mối quan hệ giữa sự kiện này

với sự kiện khác đó là năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, tái hiện kiến

thức.

Ví dụ 1: Khi học về Luận cương chính trị tháng 10/1930 (Bài 14 - Lịch

sử lớp 12) giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại những nét cơ bản về nội dung

Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng và kết luận: đây là một cương lĩnh cách

mạng giải phóng dân tộc sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề dân tộc và vấn đề

giai cấp. Tại Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời tháng

10/1930 đã thông qua Luận cương chính trị của Đảng, vậy Luận cương chính

trị này có gì khác hơn so với Cương lĩnh chính trị đầu tiên mà người ta đánh giá

đây là văn kiện còn có những mặt hạn chế? Học sinh sẽ tìm hiểu những vấn đề

cơ bản về mục tiêu, nhiệm vụ, động lực, lực lượng cách mạng, lãnh đạo, mối

quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới được đề cập trong

Luận cương chính trị tháng 10/1930, sau đó so sánh từng điểm này với Cương

lĩnh chính trị đầu tiên, rút ra được những hạn chế của Luận cương chính trị

tháng 10/1930.

Ví dụ 2: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam (Bài 22 -

Lịch sử lớp 12), giáo viên hỏi: Chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “chiến tranh

đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam có điểm gì giống và khác nhau.

- Tăng cường kiểm tra phẩm chất và năng lực học sinh theo hướng mở

(năng lực đánh giá sự kiện lịch sử), tích hợp, liên môn, gắn với các vấn đề thực

tiễn .

Ví dụ 3: (Bài 16 - Lịch sử lớp 12) Phân tích bài học kinh nghiệm của

Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trong những bài học đó, bài học nào Đảng ta

có thể vận dụng để giải quyết vấn đề biển đảo hiện nay? Tại sao?

Ví dụ 4: (Bài 17 - Lịch sử lớp 12) Nếu là người phải đưa ra quyết định,

em có chủ trương hòa hoãn với quân Tưởng rồi lại hòa hoãn với thực dân Pháp

không? Tại sao?

- Bên cạnh đó, thì việc đánh giá thường xuyên đối với tất cả học sinh

cũng được thực hiện thông qua các hoạt động trên lớp, vở học tập, thảo luận

nhóm, bài thuyết trình… Việc kiểm tra miệng không nhất thiết phải thực hiện

Page 17: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

13

vào đầu tiết. Các em vẫn có điểm miệng khi trả lời những câu hỏi đúng, giải

thích được những câu hỏi mở mang tính logic… Những em tích cực trong học

tập được cộng điểm khuyến khích để kích thích tinh thần học tập năng động

của các em.

5. Kết quả đạt được

Đa số học sinh phát huy được năng lực cá nhân của mình, tính năng

động, sáng tạo, tìm tòi rèn luyện được phương pháp tự học, hình thành các kĩ

năng đánh giá, nhận xét hiểu được bản chất của các các sự kiện lịch sử trọng

đại không cảm nhận theo lối GV đang “tuyên truyền”, rút ra được bài học lịch

sử để liên hệ với hiện tại.

GV nhóm Sử trường THPT Kế Sách luôn nhận thấy được sự cần thiết

của việc ĐMPPDH, KTĐG. Nên với tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề,

chúng tôi luôn tìm tòi học tập, sáng tạo trong chuyên môn. Đồng thời kết hợp

các phương pháp dạy học khác nhau để đáp ứng yêu cầu đổi mới đúng với câu

nói “Muốn dạy hay, thầy phải giỏi.” nên đã đạt được nhiều thành tích như:

Năm học 2016-2017, trường THPT Kế Sách tổ chức cuộc thi học sinh làm đồ

dùng học tập, giáo viên của nhóm Sử đã hướng dẫn học sinh làm đồ dùng đạt

giải nhất, trong cuộc thi làm đồ dùng dạy học của giáo viên đạt giải ba, đặc biệt

ôn thi học sinh giỏi tỉnh đạt giải nhất và giải khuyến khích. Qua đó, góp phần

khẳng định tinh thần đổi mới của giáo viên trong dạy học, sự yêu thích của học

sinh đối với môn Lịch sử.

III. KẾT LUẬN

ĐMPPDH, KTĐG môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học

sinh là một việc làm mà giáo viên trường THPT Kế Sách đã và đang thực hiện

trong giai đoạn đổi mới hiện nay nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà

trường, góp phần trang bị cho học sinh trở thành “công dân toàn cầu” đủ trí

tuệ, năng lực, phẩm chất đáp ứng được nhu cầu xã hội. Có những hiểu biết lịch

sử thế giới đặc biệt đó là kiến thức lịch sử dân tộc để tự hào, bảo tồn, trang bị

một bản lĩnh văn hóa vững vàng và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong thời

đại toàn cầu hóa.

Trên đây là tham luận về ĐMPPDH, KTĐG của nhóm Sử trường THPT

Kế Sách dù thật sự đã rất cố gắng, nhiệt tình nhưng chắc chắn sẽ còn nhiều

thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của lãnh đạo, của quý thầy cô giáo các

trường để học hỏi, đúc kết kinh nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả

dạy - học Sử và sâu xa hơn làm theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân ta

phải biết sử ta”.

Page 18: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

14

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRONG THỰC HIỆN ĐỔI MỚI

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

Ở TRƯỜNG THPT PHAN VĂN HÙNG

Lê Thị Trúc Hà

Giáo viên trường THPT Phan Văn Hùng

I. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, ĐỔI

MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ Ở TRƯỜNG THPT PHAN VĂN HÙNG

1. Ưu điểm

Nhà trường thường xuyên triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên về

đổi mới kiểm tra đánh giá đến toàn thể giáo viên và học sinh trong trường.

Nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia đầy đủ các buổi

sinh hoạt, tập huấn về đổi mới kiểm tra đánh giá do Sở, Phòng tổ chức.

Phần lớn học sinh trong trường đã tiếp cận và từng bước hình thành kỹ

năng làm bài kiểm tra theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Đa số học sinh biết vận dụng các phương pháp suy luận áp dụng các

phương pháp linh hoạt để giải quyết các câu hỏi, bài tập của đề kiểm tra. Đặc

biệt một số không nhỏ học sinh có khả năng phát hiện và trình bày một vấn đề

rất khoa học và có hiệu quả thiết thực trong thực tiễn.

2. Hạn chế

Đôi khi giáo viên còn lúng túng trong việc xác định những năng lực cần

phát triển cho học sinh thông qua việc kiểm tra đánh giá.

Trong quá trình biên soạn đề kiểm tra vẫn còn giáo viên chưa chú trọng

đến việc phân tích theo nhiều khía cạnh để hình thành phát triển năng lực của

học sinh. Đồng thời chưa chú ý đến việc biên soạn đề theo hướng khám phá,

phát triển năng lực của học sinh.

Vẫn còn không ít giáo viên chưa tích cực trong việc nghiên cứu tài liệu,

tự bồi dưỡng và đặc biệt còn thiếu tính thời sự trong việc đổi mới kiểm tra đánh

giá học sinh. Còn một vài giáo viên chưa thực hiện tốt các bước trong quy trình

biên soạn ra đề kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Nhiều học sinh hiện nay chưa tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc học

tập của mình nên năng lực tự học và sáng tạo của các em phát triển chậm.

Trình độ nhận thức của học sinh trong một lớp không đồng đều dẫn đến

một số học sinh không theo kịp, chậm tiến bộ,...

Vẫn còn một số ít học sinh không biết vận dụng hoặc vận dụng chưa

thành thạo các phương pháp suy luận, hoặc áp dụng phương pháp làm bài tập,

Page 19: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

15

trả lời câu hỏi một cách thiếu linh hoạt, thiếu khả năng phát hiện và trình bày

một vấn đề khoa học, hệ thống.

Hình thức thi trắc nghiệm chưa được các em làm quen nhiều nên kết quả

bài kiểm tra học kì chưa tốt. Bên cạnh đó có nhiều em có nhận định chưa đúng

về hình thức thi trắc nghiệm nên cho rằng thi trắc nghiệm thì không cần phải

học bài vì vậy càng làm cho chất lượng môn học có phần giảm sút.

II. NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP

DẠY HỌC, ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THEO ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

1. Nâng cao nhận thức

Giáo viên:

- Tuyên truyền, vận động để giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc

đổi mới phương pháp và đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá theo định hướng

phát triển năng lực học sinh. Để từ đó có cách thiết kế bài giảng cho phù hợp,

biên soạn tốt đề kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm, đánh giá đúng năng lực

học sinh.

- Động viên giáo viên mạnh dạn đổi mới phương pháp, vận dụng các

hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, nhằm tạo hứng thú

cho học sinh từ đó định hướng phát triển năng lực chuyên biệt hình thành ý

thức yêu thích môn học và phát huy tính tích cực chủ động của các em.

Học sinh: Thường xuyên quan tâm giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ

của học sinh. Rèn luyện các kĩ năng cần thiết cho học sinh để các em tiếp cận

tốt với hình thức kiểm tra trắc nghiệm.

2. Bôi dương giáo viên

Tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn

về đổi mới kiểm tra đánh giá đến giáo viên.

Khuyến khích, tạo điều kiện cho giáo viên tham dự các buổi tập huấn

chuyên môn và tham gia giao lưu ở các diễn đàn trên mạng Internet về đổi mới

phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá.

3. Một sô kinh nghiệm khi thực hiện kiểm tra đánh giá của trường

3.1. Trong quá trình thiết kế giáo án cần chốt rõ những kiến thức do hoạt

động của học sinh mang lại và có định hướng cụ thể cho các em biết, hiểu và

vận dụng được tốt nhất các nội dung đó vào bài kiểm tra.

Ví dụ: Khi dạy chủ đề “Các nước Đức, Mĩ, Nhật Bản giữa hai cuộc chiến

tranh thế giới 1918 – 1939”, giáo viên giao nhiệm vụ cho các em bằng phiếu

học tập về tình hình của các nước này trong giai đoạn 1929 – 1939 và biện

pháp khắc phục khó khăn của các nước này.

Page 20: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

16

Tình hình

Nước Kinh tế Chính trị Xã hội

Đức

Nhật Bản

Biện pháp

khắc phục

Nước Kinh tế Chính trị Xã hội

Đức

Nhật Bản

Sau khi học sinh thảo luận và báo cáo kết quả, giáo viên sẽ chốt ý và

định hướng để các em khắc sâu kiến thức đã hoạt động được và biết cách vận

dụng khi kiểm tra.

3.2. Trong quá trình biên soạn đề kiểm tra, giáo viên cần quan tâm gắn

nội dung kiểm tra với các vấn đề trong thực tiễn để học sinh thể hiện được năng

lực của bản thân trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến bản thân, gia

đình và xã hội.

3.3. Sau mỗi bài học cần có sự khắc sâu giúp học sinh nắm chắc kiến

thức trọng tâm của bài đó, qua đó học sinh sẽ nhận biết được phải học gì ở nhà.

Nếu có thể nên nêu ra trước câu hỏi, không nên kiểm tra bất kì một phần nào

mình thích mà không nằm trong trọng tâm của bài học.

3.4. Vận dụng linh hoạt một số hình thức kiểm tra miệng thực sự lôi

cuốn học sinh trong lớp và đánh giá được nhiều học sinh nhất. Ngoài mục đích

kiểm tra việc nắm vững kiến thức của các em, phải một lần nữa khắc sâu thêm

kiến thức trọng tâm của bài cũ cho học sinh.

3.5. Biên soạn đề kiểm tra theo đúng quy trình: phải mô tả nội dung cần

kiểm tra theo các mức độ, thiết lập ma trận, ra đề theo đúng ma trận đã thiết lập

đảm bảo phát huy được năng lực của người học theo hai hướng năng lực chung

và năng lực chuyên biệt.

III. KẾT LUẬN

Với các giải pháp trên khi áp dụng vào thực tế môn học đã mang lại kết

quả bước đầu khá khả quan như: các em tự tin hơn khi trình bày ý kiến trước

tập thể, điểm kiểm tra từng bước được cải thiện, các em hứng thú hơn đối với

môn học.

Trên đây là một số giải pháp về đổi mới phương pháp và đổi mới kiểm

tra đánh giá bộ môn ở trường THPT Phan Văn Hùng. Kính mong được sự góp

ý chân tình của các trường bạn. Chân thành cảm ơn!

Page 21: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

17

VẬN DỤNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

VÀO HÌNH THỨC KIỂM TRA KIẾN THỨC

Tổ Lịch sử

Trường THPT Mai Thanh Thế

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

- Trong vấn đề cải cách giáo dục, ngoài đổi mới mục tiêu, nội dung và

phương pháp dạy học, việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá là một vấn

đề hết sức cấp thiết nhằm tăng cường hiệu quả dạy học. Tuy nhiên, trong thực

tế dạy học nói chung, hầu như khâu đánh giá mục tiêu của mỗi bài, mỗi chương

cũng như chương trình của một môn học cụ thể chưa được giáo viên chú trọng

đúng mức. Chẳng hạn, sau mỗi bài hoặc tiết học, việc dùng hình thức tự luận để

kiểm tra rõ ràng là không thích hợp. Trong khi đó, sử dụng phương pháp trắc

nghiệm khách quan tỏ ra rất thuận lợi.

- Vì vậy chúng ta có thể áp dụng phương pháp này vào cuối mỗi bài hoặc

15 phút hay 1 tiết để vừa củng cố kiến thức, vừa đánh giá sơ bộ mức độ hoàn

thành mục tiêu của bài học. Nó cho phép thu được thông tin phản hồi một cách

kịp thời để từ đó nhanh chóng điều chỉnh phương pháp dạy học sao cho phù

hợp, đồng thời uốn nắn những nhận thức sai lầm lệch lạc có thể có ở học sinh.

II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Tầm quan trọng của việc ứng dụng trắc nghiệm khách quan

- Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung và bậc

trung học phổ thông nói riêng, hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học

trong giáo dục không còn là mối quan tâm của cá nhân nào mà đây là vấn đề

chung của toàn xã hội.

- Hơn nữa, theo chủ trương đổi mới thi cử của Bộ Giáo dục và Đào tạo

trong các kì thi tốt nghiệp phổ thông và các kì tuyển sinh đại học – cao đẳng đã

áp dụng phương pháp thi trắc nghiệm khách quan. Như thế việc tiếp cận

phương pháp trắc nghiệm khách quan đang trở thành một vấn đề cấp bách trong

hoạt động dạy và học ở các trường THPT nước ta hiện nay.

2. Ưu điểm

Nếu áp dụng phương pháp kiểm tra trắc nghiệm thì chúng tôi nhận thấy

rằng:

- Đối với học sinh thì tự biết mình tiếp thu kiến thức đến mức nào, có

những sai sót nào cần bổ khuyết, qua đó mà có ý thức phấn đấu vươn lên trong

học tập.

- Đối với giáo viên sẽ mang lại những thông tin liên hệ, nhằm giúp điều

chỉnh hoạt động dạy đồng thời nắm được trình độ chung của cả lớp mà còn biết

Page 22: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

18

được những học sinh nào có sự tiến bộ rõ rệt hoặc sút kém đột ngột để động

viên, giúp đỡ kịp thời.

3. Những hạn chế

- Học sinh: Còn không ít học sinh học theo kiểu học “vẹt”, hoặc không

cần chuẩn bị bài chỉ chọn đại một đáp án mang tính chất “hên, xui” không cần

đọc kĩ yêu cầu của đề bài. Hoặc chọn đáp án theo bạn mà lại không trùng mã đề

nên dẫn đến điểm số rất thấp.

- Giáo viên: Việc soạn câu hỏi trắc nghiệm mất rất nhiều thời gian, ra đề

kiểm tra hoặc thi phải nhiều mã đề (trường lại yêu cầu giáo viên không nên trộn

đề mà mỗi đề độc lập có như vậy thì hạn chế được học sinh xem bài của bạn).

4 Hướng khắc phục

Để khắc phục được những khuyết điểm trên hay để cho việc kiểm tra đạt

được những hiệu cao thì giáo viên cần phải:

- Nghiêm túc thực hiện việc kiểm tra bài cũ thường xuyên, không bỏ qua

bất cứ tiết học nào (chỉ trừ trường hợp tiết học trước đó là thực hành hay kiểm

tra một tiết).

- Nội dung kiểm tra phải mang tính khái quát.

- Đảm bảo kiến thức và tạo thói quen cho học sinh trong việc học bài.

- Tìm ra những biện pháp, hay cách làm mới để áp dụng nhằm kích thích

tinh thần học tập của học sinh (năng nổ, tích cực) và làm giảm bớt đi không khí

căng thẳng trong giờ kiểm tra.

Chính từ những vấn đề khúc mắc trên, thúc đẩy cho chúng tôi tìm hiểu

và viết về đề tài tham luận “Vận dung trắc nghiệm khách quan vào hình thức

kiểm tra”.

III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ

“Ứng dụng trắc nghiệm khách quan vào hình thức kiểm tra” là điều

không còn mới cũng không phải là quá khó đối với giáo viên vì ở một số môn

khoa học tự nhiên (Lí, Hoá, Sinh, Anh) đã được áp dụng phương pháp trắc

nghiệm từ rất lâu cho đến nay. Tuy nhiên, cũng là một vấn đề rất cần thiết đối

với học sinh vì trong số đó vẫn còn không ít học sinh học theo kiểu “vẹt” và

chỉ chọn đại một đáp án “hên, xui” không cần đọc kĩ yêu cầu của đề bài.

Chính vì vậy, hướng dẫn học sinh là một khâu rất quan trọng nhằm thay đổi

tình hình, cải thiện chất lượng và nâng cao hiệu quả dạy học, tạo tiền đề cho

các em học sinh có thêm cơ hội bước chân vào ngưỡng cửa của các trường

cao đẳng – đại học.

Page 23: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

19

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT

Tổ Lịch sử

Trường THPT Mai Thanh Thế

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Môn Lịch sử có vị trí, vai trò quan trong trong việc đào tạo thế hệ trẻ,

giúp học sinh rèn luyện về nhân cách, bồi dưỡng lòng yêu nước và tinh thần tự

hào dân tộc. Việc dạy và học môn Lịch sử không chỉ để ghi nhớ một sự kiện,

chiến công hào hùng của dân tộc, học sinh phải biết tìm hiểu tiếp nhận những

nét đẹp của đạo đức, đạo lý của con người không chỉ ở thời xa xưa mà ngay cả

ngày nay và mai sau.

Đổi mới phương pháp dạy học là việc dạy học phải “lấy học sinh làm

trung tâm” nhằm mục tiêu: giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí

tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển các năng lực cá nhân,

tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội

chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh

tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc.

Việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, cũng như mọi môn học khác,

học sinh tự mình khám phá ra kiến thức (dưới sự hướng dẫn của giáo viên), tức

là học sinh phải được tiếp xúc với các tư liệu lịch sử: tranh ảnh, bản đồ lịch sử,

các di vật, câu chuyện lịch sử được ghi lại thành lời văn dưới sự định hướng và

kết luận của giáo viên để học sinh tự hình thành các biểu tượng lịch sử là hết

sức quan trọng.

Hơn nữa việc hình thành và khắc sâu các sự kiện, nhân vật lịch sử cho

đối tượng là học sinh. Vì vậy, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy

học là việc cần thiết để đem lại hiệu quả chất lượng việc dạy và học môn Lịch

sử.

II. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY BỘ

MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT HIỆN NAY

- Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay không chỉ là phong trào mà còn

là một yêu cầu bắt buộc với mọi giáo viên. Thông thường ở giờ thao giảng hay

dự thi giáo viên giỏi, tất cả giáo viên đều nổ lực trong việc đổi mới phương

pháp dạy học, dù còn có người chưa thành công như mong muốn.

- Do thói quen đọc – chép, thuyết giảng, lệ thuộc sách giáo khoa đã tạo

thói quen thụ động của trò, thầy nói sao trò ghi vậy và chỉ biết học thuộc lòng,

không cần suy nghĩ.

Page 24: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

20

- Theo thói quen thuyết giảng, không ít người chỉ “chạy” theo khối lượng

kiến thức trong sách giáo khoa, không quan tâm đến việc tìm ra những biện

pháp tác động đến quá trình nhận thức của học sinh.

- Để việc đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là phong trào, để nó

không chỉ được nhìn thấy trên bề nổi mà còn được nhân rộng ở các nhà trường,

từng lớp học, trở thành thói quen của mỗi thầy cô giáo. Sự cần thiết phải đổi

mới phương pháp giảng dạy thì đã rõ, song để thực hiện được rộng khắp trong

toàn ngành thật sự không đơn giản.

III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

- Quan niệm trước đây: thầy dạy gì trò học đấy đã lỗi thời. Giáo viên là

người hướng dẫn, học sinh mới là trung tâm, để cho học sinh có cơ hội phát

biểu trình bày quan điểm của mình về vấn đề giáo viên đưa ra nên tránh dạy

học theo lối đọc – chép, nhìn – chép thuần túy dưới mọi hình thức.

- Hệ thống câu hỏi trong bài dạy phải vừa sức, phù hợp với từng đối

tượng học sinh. Không nên đặt câu hỏi quá khó, vượt khả năng tư duy của học

sinh “đánh giá, nhận xét, phân tích...” nhưng câu hỏi cũng không đơn giản quá.

Tuy nhiên, cần phải có một số câu hỏi nâng cao nhằm phân loại học sinh và

kích thích khả năng tư duy của một số học sinh khá, giỏi. Cần tránh tình trạng

giáo viên chưa giảng, chưa trình bày sự việc hoặc học sinh chưa tìm hiểu bài

học mà đặt câu hỏi cho học sinh.

Ví dụ. Bài 20 Lịch sử lớp 12: IV.1. Nguyên nhân thắng lợi của cuộc

kháng chiến chống Pháp.

+ Giáo viên cho học sinh trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc

kháng chiến chống Pháp. Giáo viên gợi ý trong những nguyên nhân trên

nguyên nhân nào là quyết định nhất? Bằng kiến thức đã học các em hãy phân

tích (chứng minh) đều đó?

Với những dạng câu hỏi như thế này từ dễ đến khó nên phù hợp với từng

đối tượng học sinh, học sinh có biết, hiểu và vận dụng.

+ Qua đó giáo viên sẽ giáo dục thái độ tư tưởng của các em trung với

Đảng hiếu với dân, bản thân em thì em sẽ làm gì để thực hiện được điều đó (có

thể cho học sinh thảo luận).

- Sử dụng hiệu quả phương pháp truyền thống kết hợp với việc ứng dụng

công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ bài dạy. Cần xem công nghệ thông tin là

phương tiện hỗ trợ đắc lực cho bài dạy chứ không thể xem đó là một phương

pháp dạy học mới thay thế hoàn toàn cho vai trò của giáo viên.

- Không cứng nhắc phải dạy đủ trình tự các bước trong bài dạy, có thể

tổng hợp kiến thức thành một chủ đề, giảm bớt những phần không quan trọng

(giáo viên hướng dẫn cho học sinh tự tìm hiểu hoặc bài tập về nhà).

- Xác định mục tiêu, nội dung trọng tâm bài dạy: cần phải xác định mục

tiêu cuối cùng của bài dạy là học sinh hiểu bài như thế nào qua bài học, chứ

Page 25: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

21

không phải là bài dạy phải đầy đủ các phương pháp, không “ướt”, “cháy”... là

được.

- Không nhất thiết tiết nào cũng dạy theo nhóm: giáo viên có thể hướng

dẫn học sinh tìm hiểu bài ở nhà theo nhóm, sau đó vào tiết học giáo viên mời

đại diện từng nhóm trình bày kết quả tìm hiểu và cho nhóm khác nhận xét, bổ

sung, qua đó hoàn thiện nội dung bài học và sẽ làm giảm tối đa hoạt động của

giáo viên.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Đai – ri nhà giáo dục Liên Xô cũ đã từng nói: Dạy lịch sử cũng như bất

cứ dạy cái gì đòi hỏi người thầy phải khêu gợi cái thông minh chứ không phải

bắt buộc trí nhớ làm việc. Như vậy, mục đích của việc dạy học Lịch sử ở

trường là người giáo viên không chỉ giúp cho học sinh hình dung được những

kết quả của quá khứ biết và ghi nhớ các sự kiện, hiện tượng của Lịch sử mà

quan trọng hơn là hiểu được Lịch sử tức là phải nắm được bản chất của sự kiện.

Trong phát triển tư duy của học sinh việc sử dụng các thao tác lôgic có ý

nghĩa rất quan trọng. Vì vậy, giáo viên cần phải có những phương pháp, kĩ

thuật phù hợp với từng đối tượng học sinh, sử dụng có hiệu quả cho từng bài

dạy.

Việc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong việc học môn

Lịch sử là một phần trong việc đổi mới phương pháp dạy học của bộ môn này.

Góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh.

2. Kiến nghị

Tăng cường thiết bị dạy học, tài liệu tham khảo, sưu tầm tài liệu, vấn đề

cập nhật sự kiện, số liệu....Việc sử dụng đồ dùng dạy học phải đảm bảo yêu

cầu: tính khoa học, tính trực quan và tính thẫm mĩ giáo dục.

Ứng dụng công nghệ thông tin phải hài hòa với việc ghi chép của học

sinh và phù hợp với thời lượng của tiết học.

Cần củng cố bài cho học sinh, giúp cho các em nhớ nhanh, bền vững

kiến thức lịch sử đã học. Nhất là trong bối cảnh lịch sử hiện nay khi học sinh

coi trọng các môn khoa học tự nhiên hơn, trong khi đó bài tập lịch sử về nhà lại

rất ít thậm chí không có.

Page 26: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

22

PHẦN II

CÁCH THỨC ÔN TẬP, XÂY DỰNG CÂU HỎI, ĐỀ THI

MÔN LỊCH SỬ THEO CÁC MỨC ĐỘ CỦA MA TRẬN

THEO ĐỊNH HƯỚNG THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KIỂM TRA

ĐÁNH GIÁ MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT THIỀU VĂN CHỎI

Tô Văn Tạo

Giáo viên trường THPT Thiều Văn Chỏi

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Vào ngày 28 tháng 9 năm 2016, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn

số 4818/BGDĐT-KĐCLGD qui định về phương án tổ chức thi THPT Quốc gia

2017. Theo đó, môn Lịch sử sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan và

thuộc nhóm bài thi môn xã hội với nội dung thi chủ yếu là chương trình Lịch sử

lớp 12.

Để đáp ứng tốt với những thay đổi về hình thức thi thì việc giảng dạy của

giáo viên và học tập học sinh cần được điều chỉnh một cách kịp thời và thích

hợp nhất. Ở mỗi tiết dạy, song song với việc tổ chức học tập như trước đây thì

việc rèn luyện cách trả lời theo dạng trắc nghiệm ứng với các đơn vị kiến thức

của từng đề mục, từng bài, từng chương, từng chủ đề cần được quan tâm nhiều

hơn.

Ở mỗi đơn vị trường học có thể có những cách giảng dạy và ôn tập khác

nhau, nhưng chỉ vì một mục tiêu chung đó là mong muốn học sinh tiếp thu tốt

nhất chương trình học, để có được kết quả tốt nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia

sắp tới.

Thực ra, việc kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm đối với môn Lịch sử

không phải là mới, nhưng qua tham khảo đề thi minh họa của Bộ Giáo dục thì

tôi thấy có điểm mới trong thi trắc nghiệm đối với môn Lịch sử hiện nay, là đã

loại bỏ được nỗi ám ảnh của học sinh khi học môn Lịch sử. Đó chính là những

mốc thời gian, có lẽ vì những mốc thời gian cứng nhắc đó, rồi người ra đề thi

trắc nghiệm trước đây cứ đảo, xáo trộn thời gian làm cho người thi cảm thấy

giống như mình bị bẫy, nên dư luận không tán thành với việc thi trắc nghiệm

môn Lịch sử thời kì đó. Nhưng hiện nay đã có sự thay đổi lớn, là “cái bẫy số”

đã bị gỡ, nhưng học sinh vẫn phải động não, phải suy nghĩ nếu như muốn làm

bài được kết quả tốt nhất.

Page 27: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

23

Từ thực tế đó, tôi nhận thức vai trò của ma trận hiện nay đối với môn Lịch

sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó tạo sự phân hóa đối tượng rất lớn, mặc dù

thi trắc nghiệm thì điểm “0” và điểm “10” hiếm gặp hơn trong thi tự luận. Trong

ôn tập, kiểm tra theo hướng trắc nghiệm hiện nay việc phân chia bố cục bài học

như thế nào cho phù hợp với thiết kế ma trận là vấn đề tôi muốn đề cập trong

tham luận của Hội nghị chuyên đề lần này.

II. THỰC TRẠNG VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở

TRƯỜNG HIỆN NAY

1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo và các cấp Lãnh đạo

trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học.

- Phần lớn phụ huynh có quan tâm đến việc học tập của con em.

2. Khó khăn

a. Đối với giáo viên

- Việc xây dựng ngân hàng câu hỏi như thế nào để đạt yêu cầu chung,

trong khi đây là năm đầu tiên áp dụng thi trắc nghiệm hoàn toàn đối với môn

Lịch sử.

- Điều kiện cơ sở vật chất chưa tương xứng với yêu cầu dạy học theo

phương pháp mới.

- Chất lượng đầu vào của học sinh chưa cao cũng là một khó khăn không

nhỏ đối với giáo viên.

- Một bộ phận phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em,

mà chỉ xem nhà trường là nơi quản lý về mặt thời gian đối với con mình.

b. Đối với học sinh

- Một bộ phận học sinh thiếu động cơ học tập vì nhiều lý do khác nhau.

- Vấn đề việc làm của những sinh viên khối C ra trường hiện nay không

phải là chuyện dễ, thêm vào đó là tính thực tế của nhiều bậc phụ huynh chỉ cho

con tập trung học những môn thi đại học sau này.

3. Nguyên nhân của thực trạng

- Vai trò của môn Lịch sử ở nhà trường phổ thông hiện nay bị mai một, sự

việc hiện nay được xã hội quan tâm, nhìn nhận ở góc độ thời sự hơn là tính lịch

sử.

- Từ góc nhìn của xã hội, cơ chế của Nhà nước, tính thực tế của phụ

huynh và học sinh cùng với điều kiện cơ sở vật chất hiện tại của trường, giáo

viên dạy môn Lịch sử chỉ đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của dạy học hiện nay,

đó là truyền đạt tri thức chứ chưa tạo được sự đam mê một cách rộng rãi trong

học sinh.

Page 28: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

24

III. GIẢI PHÁP VỀ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ HIỆN NAY Ở

TRƯỜNG

1. Đổi mới phương pháp dạy học

- Căn cứ vào thực tế tình hình và yêu cầu của gia đình và xã hội, đòi hỏi

người giáo viên phải có sự thay đổi sao cho phù hợp. Điều này thực tế ngành

giáo dục đã tiến hành từ lâu, nhưng tiến độ và cách thức thực hiện mỗi nơi mỗi

khác do nhiều yếu tố khác nhau. Riêng tôi, chọn cho mình phương pháp xây

dựng định hướng cơ bản nhất (dàn ý) để học sinh tự tìm đến kiến thức theo định

hướng đã đưa ra. Cách thức này cũng không bắt buộc người học phải nắm tất cả

nội dung kiến thức, mà có sự lựa chọn khối lượng kiến thức phù hợp với khả

năng của mình.

- Trong tiết dạy, giáo viên chỉ đóng vai trò cố vấn, hoạt động chủ yếu là

của học sinh.

2. Đổi mới kiểm tra đánh giá

- Đổi mới kiểm tra đánh giá là hoạt động song song với đổi mới phương

pháp dạy học, mà ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng cũng đã tập huấn cho giáo viên

trong nhiều năm qua, đây là hoạt động thiết thực nhằm nâng dần chất của ngành

giáo dục tỉnh nhà và thực tế thì chất cũng đã được dần dần nâng lên.

- Tôi cũng đã được tập huấn nội dung này khi Sở Giáo dục triển khai đại

trà cho giáo viên của tỉnh. Qua thực tế áp dụng, tôi nhận thấy yếu tố học sinh

đánh giá học sinh là một sự đổi mới mang tính tích cực nhất. Vì khi một học

sinh trình bày nội dung của mình với sự chuẩn bị nhất định, thì xem như đạt

được một yêu cầu; Học sinh khác nhận xét phần trình bày của bạn bằng nhận

thức hay từ sách giáo khoa, xem như yêu cầu thứ hai được đáp ứng; Xong phần

góp ý nhận xét của lớp và bổ sung của giáo viên, đến phần lớp ghi điểm cho

phần trình bày của bạn, nghĩa là lớp đang làm chủ khối lượng kiến thức, như vậy

yêu cầu thứ ba được thực hiện; Trong quá trình trao đổi, thảo luận bầu không

khí học tập luôn náo nhiệt giữa học sinh trình bày và học sinh phản biện, như

vậy yêu cầu thứ tư được thực hiện. Như vậy tối thiểu có bốn yêu cầu được thực

hiện trong lúc học bài mới.

3. Tư thực tế giảng dạy và kiểm tra đánh giá trong thời gian qua, tôi

rut ra được những bài học cho yêu cầu mới về thi trắc nghiệm đôi với môn

lịch sử hiện nay như sau:

- Việc ôn tập, trên cơ sở định hướng cơ bản nhất (dàn ý), giáo viên nên

chia nhỏ các yêu cầu theo đơn vị kiến thức. Trong đó, cần phân chia mức độ

nhận thức khác nhau, nhưng tối thiểu cũng ở hai mức độ là Nhận biết và Thông

hiểu. Vì như vậy những học sinh có khả năng thấp nhất, nếu chịu đọc qua nội

dung vẫn biết được câu trả lời. Xong phải dặn dò thêm, các em phải về nhà

nghiên cứu thêm vì độ khó của câu hỏi còn ở mức cao hơn.

Page 29: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

25

- Về việc xây dựng câu hỏi, đề thi môn Lịch sử theo các mức độ của ma

trận đề theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan một cách có hiệu quả, tôi

vẫn chia theo thiết kế ma trận của môn lịch sử như đã được tập huấn, gồm có 04

mức độ. Do bối cảnh chung của môn lịch sử hiện nay, tôi xây dựng ma trận ở

mức độ phân hóa cao, nhưng độ khó không cao. Cụ thể như sau:

Mức độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

(1) (2) (3) (4)

Điểm (10.0 điểm) 3.0 3.0 3.0 1.0

Như vậy, nếu học sinh thực hiện tốt việc ôn tập thì khả năng đạt điểm

trung bình là không không khó. Tuy nhiên, nếu muốn có điểm cao đòi hỏi các

em phải có thêm sự đầu tư nghiên cứu về các nội dung đã học.

IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Trong các lớp 12 tôi dạy, có hơn 90.8% học sinh có điểm kiểm tra học kì I

vừa qua, điểm từ 5.0 trở lên. So với cùng kì năm trước là 85.6%.

V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Tuy đây chỉ là kết quả bước đầu, nhưng với định hướng thi trắc nghiệm

như hiện nay, thì việc để học sinh đánh giá học sinh và ra đề thi ở mức độ

phân hoa cao nhưng độ kho không cao là một điều cần thiết, việc làm này giúp

học sinh hiểu rõ năng lực của mình ở mức độ nào, muốn có kết cao thì cần phải

làm gì và làm như thế nào.

VI. PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI

Hiện tại đối với các khối lớp 10 và 11, tôi đang áp dụng thử nghiệm ở một

số lớp, bước đầu các em đã có được tính chủ động hơn trong học tập. Trong học

kì II sắp tới tôi sẽ áp dụng đại trà trong các khối lớp.

VII. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ

Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập và ra đề kiểm

tra phân hóa cao là giải pháp đã mang lại hiệu quả bước đầu ở môn Lịch sử của

trường THPT Thiều Văn Chỏi, trong định hướng thi trắc nghiệm hiện nay.

Tuy nhiên, đây cũng mới chỉ là kết quả bước đầu, trong một thời gian còn

quá ít ỏi và đầy tính chủ quan của cá nhân tôi. Để có được tính bền vững, hiệu

quả tốt nhất, rất mong sự đóng góp ý kiến bổ sung, xây dựng của Hội nghị để

tham luận được phát triển một cách bền vững hơn, hiệu quả hơn, góp phần thắng

lợi nhiệm vụ giáo dục của tỉnh nhà.

Trân trọng kính chào!

Page 30: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

26

MỘT VÀI KINH NGHIỆM TRONG GIẢNG DẠY

VÀ RA ĐỀ TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ

Tổ Sử- Địa-GDCD

Trường THPT Huỳnh Hữu Nghĩa

I. MỞ ĐẦU

1. Cơ sở lý luận, thực tiễn

- Theo phương án thi THPT Quốc gia 2017 chính thức của Bộ Giáo dục

và Đào tạo, học sinh có hai bài thi tự chọn theo hình thức trắc nghiệm là Khoa

học tự nhiên (Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lí,

Giáo dục công dân).

- Theo chỉ đạo của BGH trường THPT Huỳnh Hữu Nghĩa về đổi mới

kiểm tra đánh giá học sinh năm học 2016-2017.

- Và đây không phải lần đầu tiên Lịch sử và các môn khác (Địa, CGCD,..)

được tổ chức thi bằng hình thức trắc nghiệm. Giai đoạn 2006-2009, ngành giáo

dục từng phát động, đưa hình thức trắc nghiệm vào trong các bài thi đánh giá kết

quả học tập của học sinh.

2. Thực trạng

- Trong nhiều năm qua, tỷ lệ học sinh chọn môn Lịch sử thi tốt nghiệp của

tỉnh ta và các tỉnh thành trong cả nước quá ít. Nguyên nhân phần lớn là do học

sinh không muốn phải học quá nhiều các mốc thời gian, các sự kiện từ lịch sử

thế giới qua lịch sử Việt Nam. Việc chuyển Lịch sử sang hình thức thi trắc

nghiệm hứa hẹn góp phần giảm nhẹ áp lực học tập của học sinh hiện nay ở nước

ta.

* Ưu điểm

- Thi Lịch sử bằng hình thức trắc nghiệm với ưu điểm là sự khách quan,

có thể kiểm tra chất lượng giáo dục bằng con số cụ thể, không dựa vào cảm tính

của giáo viên chấm bài thi.

- Với hình thức thi này, học sinh không phải thuộc lòng quá nhiều. Thay

vào đó, các em cần đọc sách nhiều, hiểu bài và có khả năng tổng hợp, đánh giá,

biết kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn đáp án là có thể hoàn thiện bài thi.

* Hạn chế

- Thói quen lười đọc sách giáo khoa của bộ phận không nhỏ học sinh.

- Học sinh trông chờ ỷ lại vào ngân hàng câu hỏi (vì có sẵn ngân hàng câu

hỏi nên chỉ cần biết đáp án đúng mà không tìm hiểu nội dung câu hỏi).

- Hạn chế các kiến thức nền xã hội bên ngoài sách vở.

Page 31: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

27

- Lúng túng bị động với những câu yêu cầu suy luận, phân tích mà đáp án

khá giống nhau.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Cách thức ôn tập

* Về phía giáo viên:

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kĩ nội dung bài học dựa trên cơ sở bám sát

sách giáo khoa.

- Hướng dẫn học sinh có cách học để có kiến thức chắc chắn (hiểu những

gì giáo viên giảng, hiểu những gì mình ghi chép, cần liên hệ kiến thức vừa học

với các kiến thức đã học).

- Hướng dẫn học sinh biết phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức, biết liên

hệ thực tế (dạy-học theo chiều sâu).

- Hướng dẫn học sinh các kênh tham khảo để có nhiều kiến thức Lịch sử

cũng như kiến thức nền xã hội.

- Điều chỉnh trong khâu biên soạn đề theo hình thức trắc nghiệm sao cho

vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tế phù hợp tình hình học tập học

sinh.

* Về phía học sinh:

- Cần đọc kỹ sách giáo khoa. Do phần lớn kiến thức trong bài thi đều lấy

từ sách giáo khoa nên các em cần chủ động hơn trong việc khai thác và xử lý

sách. Không chỉ phải đọc và học theo tài liệu, học sinh cần hiểu bản chất của

vấn đề, biết tại sao sự kiện này xảy ra, sự kiện này có liên hệ gì với các sự kiện

khác, bài học kinh nghiệm rút ra,...

- Cần có kiến thức nền xã hội bên ngoài sách vở. Với mỗi đề kiểm tra

thường có những câu mang tính thực tiễn, đòi hỏi thí sinh phải động não và biết

về tình hình xã hội.

- Cần biết suy luận thông qua việc phân tích dữ liệu từ các đáp án.

- Cần luyện khả năng tư duy bằng việc tự biến hóa đáp án thành nhiều câu

hỏi để lựa chọn. Trên hết, học phải đi kèm với thực hành, học sinh phải tự mình

làm nhiều đề thi thử, các bài tập mẫu để tích lũy kinh nghiệm làm bài, nâng cao

kiến thức bản thân.

2. Cách thức biên soạn câu hỏi

- Câu hỏi phải phản ánh những nội dung quan trọng của chương trình, bài

học.

- Phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể.

- Từ ngữ, cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng và dễ hiểu đối với mọi đối

tượng học sinh.

Page 32: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

28

III. KẾT LUẬN

Với việc thay đổi hình thức thi như hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo

đã gây cho chúng tôi những giáo viên dạy môn Lịch sử nhiều khó khăn. Sự thật

chúng tôi đã phải thay đổi nhiều để thích ứng với yêu cầu chung. Xin góp những

kinh nghiệm ít ỏi đến Hội nghị, rất mong đón nhân thêm nhiều kinh nghiệm quý

báu khác từ đồng nghiệp.

Page 33: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

29

CÁCH THỨC ÔN TẬP, XÂY DỰNG CÂU HỎI, ĐỀ THI

MÔN LỊCH SỬ THEO CÁC MỨC ĐỘ CỦA MA TRẬN

THEO ĐỊNH HƯỚNG THI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Nguyễn Minh Sang

Giáo viên trường THPT Lương Định Của

I. PHẦN MỞ ĐẦU

Từ năm học 2016-2017, Bộ Giáo dục chuyển từ hình thức thi tự luận sang

thi trắc nghiệm khách quan nên việc đổi mới ôn tập và kiểm tra theo hình thức

trắc nghiệm là hết sức cần thiết.

Tôi cho rằng phần Lịch sử được thi dưới hình thức trắc nghiệm là phương

án hợp lý. Vì nhiều năm qua, tỷ lệ học sinh chọn môn Lịch sử thi tốt nghiệp quá

ít. Chỉ những em nào có mong muốn thi khối C mới chọn. Nguyên nhân là học

sinh không muốn phải học quá nhiều.

Việc chuyển Lịch sử sang hình thức thi trắc nghiệm phù hợp tình hình

giáo dục hiện nay của nước ta. Tính ưu việt của bài thi trắc nghiệm là sự khách

quan, có thể đo lường và kiểm định chất lượng giáo dục bằng con số cụ thể,

không dựa vào cảm tính và mơ hồ. Thông qua bài thi trắc nghiệm, chúng ta có

thể phân tích, đánh giá chất lượng bài thi, câu hỏi và kết quả.

Với hình thức thi trắc nghiệm, học sinh không phải thuộc lòng quá nhiều,

chỉ cần đọc sách, hiểu bài và biết kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn đáp án

là có thể hoàn thiện bài thi. Điều này không ảnh hưởng việc dạy và học trong

nhà trường, vì các em có thể tự học, tự ôn bằng việc đọc sách giáo khoa, không

phải học thuộc lòng.

II. PHẦN NỘI DUNG

Đối với việc đổi mới ôn tập, kiểm tra đánh giá theo hình thức trắc nghiệm

khách quan đối với giáo viên và học sinh cần chuẩn bị những công việc sau:

- Đối với học sinh: Kiểm tra và thi theo hình thức trắc nghiệm khách

quan, việc đầu tiên học sinh cần thay đổi là đọc kỹ sách giáo khoa. Vì phần lớn

kiến thức trong bài thi đều lấy từ sách giáo khoa, các em cần chủ động hơn trong

việc khai thác và xử lý sách giáo khoa. Bởi đây là tài liệu căn bản, nền tảng tri

thức của mọi đề thi và hình thức thi. Thêm nữa, các em cần biết suy luận thông

qua việc phân tích dữ liệu từ các đáp án. Bài thi trắc nghiệm, ngoài những câu

hỏi về kiểm tra kiến thức, cần có một số câu hỏi yêu cầu suy luận, phân tích mà

đáp án khá giống nhau theo kiểu 50/50. Khi đó, học sinh phải hiểu bài, phân tích

Page 34: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

30

câu trả lời để chọn ra đáp ứng. Đây là những câu hỏi mà học sinh rất dễ bị mất

điểm và đây cũng chính là cơ sở để sàng lọc, phân loại học sinh.

- Đối với giáo viên:

+ Trước hết, giáo viên phải xây dựng được ma trận (có đầy đủ các câu hỏi

theo mức độ biết, hiểu, vận dụng, không cần thiết kế bản ma trận) trước khi xây

dựng hệ thống câu hỏi đối với đề kiểm tra định kì, kiểm tra học kì và ôn tập thi

tốt nghiệp.

+ Hình thức kiểm tra này được thực hiện theo phân phối chương trình,

được giáo viên thực hiện đầy đủ và có ý thức trách nhiệm.

+ Đầu tiên phải ôn lại kiến thức cơ bản, những điểm trọng tâm nhất của

bài, của tiểu mục. Sau đó, soạn các câu hỏi với hình thức trắc nghiệm khách

quan ở mỗi phần. Dự kiến và đưa ra nhiều câu hỏi với nhiều hình thức nhất có

thể ở mỗi bài, tùy theo thời lượng có bao nhiêu tiết ôn tập mà chúng ta có thể

đưa ra những câu hỏi ở mỗi bài. Dành nhiều thời lượng hơn ở các mục hoặc các

bài quan trọng.

- Một số ví dụ minh họa:

+ Ôn tập bài 1 Lịch sử lớp 12 theo các mức độ ma trận của đề kiểm tra

trắc nghiệm khách quan: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế

giới thứ hai (1945-1949). Đối với bài này chỉ có 2 tiểu mục: mục I-Hội nghị

Ianta (2/1945) và thỏa thuận của 3 cường quốc; mục II-Sự thành lập tổ chức

Liên hợp quốc. Riêng mục III, thuộc phần giảm tải do đó chúng ta không cần ôn

tập cho phần này.

+ Trước hết chúng ta cần xác định kiến thức cơ bản của từng mục. Mục I:

Hoàn cảnh các nước nhóm họp ở Ianta, thành phần tham dự và có những quyết

định gì? Tại sao những quyết định này gọi là khuôn khổ của trật tự thế giới mới?

Vấn đề quan trọng nữa là tại sao gọi là trật tự 2 cực mà không phải là 3 hay

nhiều cực?

+ Mục II: Liên hợp quốc được thành lập sau sự kiện nào và tiến trình

thành lập Liên Hiệp Quốc như thế nào? Xác định mục đích quan trọng nhất của

Liên hợp quốc là gì? Trong các nguyên tắc của Liên hợp quốc đâu được gọi là

nguyên tắc vàng, vì sao? Chức năng của các cơ quan chính và vai trò của Liên

hợp quốc như thế nào?

- Chúng ta tập trung giải quyết các vấn đề trên thì đã xác định được kiến

thức cơ bản và đầy đủ các yêu cầu cho đề thi trắc nghiệm khách quan. Sau đó,

đưa ra câu hỏi dự kiến và và đáp án bắt buộc các em trả lời, dù học sinh trả lời

đúng hay sai chúng ta cũng giải thích vì sao phải chọn đáp án đó nhằm khắc sâu

kiến thức cho học sinh. Việc này cũng giúp học sinh nhớ lâu các sự kiện, cũng

Page 35: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

31

như khi đề thi Tốt nghiệp thực sự có liên quan đế các vấn đề này các em cũng dễ

dàng chọn đáp án đúng để đạt được điểm cao trong kỳ thi.

* Các câu hỏi dạng biết:

Câu 1. Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra khi Chiến tranh thế giới thứ hai

bước vào giai đoạn

A. kết thúc.

B. đã kết thúc.

C. chỉ còn phát xít Nhật chưa đầu hàng.

D. Mĩ bắt đầu tham chiến.

Câu 2. Tham dự Hội nghị Ianta (2/1945) gồm có nguyên thủ của các nước

A. Anh, Pháp, Mĩ.

B. Anh, Mĩ, Liên Xô.

C. Liên Xô, Mĩ, Trung Quốc.

D. Liên Xô, Mĩ, Đức.

Câu 3. Một trong những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta là

A. kêu gọi Trung Quốc tham chiến chống Nhật.

B. chia Châu Âu theo hệ thống chính trị.

C. thỏa thuận việc đóng quân và phạm vi ảnh hưởng ở Châu Âu và Châu

Á.

D. Châu Âu chịu ảnh hưởng của Mĩ, Châu Á chịu ảnh hưởng của Liên

Xô.

Câu 4. Những quyết định của Hội nghị Ianta thường được gọi là

A. thắng lợi của phe Đồng minh trong cuộc chiến chống phát xít.

B. hiệp ước đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh thế giới thứ hai.

C. trật tự đa cực Ianta.

D. trật tự hai cực Ianta.

Câu 5: Tổ chức Liên hợp quốc được thành lập sau quyết định ở

A. Hội nghị Muy-ních (9/1938).

B. Hội nghị Ianta (2/1945).

C. Hội nghị Pốt-xđam (7/1945).

D. Hội nghị Xan Phranxixcô (4-6/1945).

Câu 6. Mục đích của Liên Hợp quốc là

A. phân xử các tranh chấp quốc tế.

Page 36: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

32

B. bảo vệ các dân tộc bị áp bức.

C. duy trì hòa bình và an ninh thế giới.

D. tiêu diệt các phần tử khủng bố.

Câu 7: Cơ quan trọng yếu của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình

và an ninh thế giới là

A. Đại hội đồng.

B. Hội đồng Bảo an.

C. Ban thư ký.

D. Hội đồng quản thác.

Câu 8. Trụ sở của Liên hợp quốc đặt tại

A. Oashingtơn (Mĩ).

B. Niu Oóc (Mĩ).

C. Luân Đô (Anh).

D. Mátcơva (Liên Xô).

* Câu hỏi dạng hiểu:

Câu 1. Tại sao Hội nghị Ianta lại chỉ có sự tham gia của Liên Xô, Mĩ,

Anh?

A. Vì Anh, Mĩ đại diện cho phe tư bản chủ nghĩa, Liên Xô đại diện phe xã

hội chủ nghĩa.

B. Vì đây là ba nước lớn nhất.

C. Vì ba nước này có vai trò quan trọng nhất trong việc tiêu diệt phát xít.

D. Vì cuộc chiến tranh chủ yếu diễn ra ở ba nước này.

Câu 2. Tại sao những thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2/1945) thường được

gọi là trật tự hai cực Ianta?

A. Vì trật tự thế giới mới được thiết lập.

B. Vì có hai quốc gia tham dự.

C. Vì Liên Xô và Mĩ đại diện cho mỗi bên.

D. Vì có hai hệ thống chính trị cùng dự.

Câu 3. Vì sao Liên hợp quốc lại đưa ra các nguyên tắc hoạt động?

A. Để đảm bảo công bằng và bình đẳng giữa các quốc gia.

B. Để các nước biết được vai trò và trách nhiệm của mình.

C. Để phân biệt giữa nước lớn và nước nhỏ.

D. Nhằm để Liên hợp quốc hoạt động tốt.

Page 37: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

33

Câu 4. Tại sao Liên hợp quốc lại đưa ra nguyên tắc “Chung sống hoà bình

và nhất trí giữa 5 cường quốc Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc và Liên Xô”?

A. Vì đây là 5 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới.

B. Vì có đầy đủ hai hệ thống chính trị của thế giới.

C. Vì đây là 5 nước quan trọng nhất trong việc kết thúc chiến tranh.

D. Vì tránh để bất cứ một quốc gia nào có thể thao túng Liên Hiệp quốc.

* Câu hỏi dạng vận dụng:

Câu 1. Quyết định được xem là quan trọng nhất của Hội nghị Ianta để

hình thành trật tự hai cực Ianta là

A. Liên Xô tham gia chống Nhật.

B. thành lập tổ chức Liên hợp quốc.

C. thỏa thuận việc đóng quân và phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu

và châu Á.

D. thống nhất việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.

Câu 2. Trong các nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc, nguyên tắc

nào được xem là nguyên tắc vàng?

A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân

tộc.

B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước nào.

C. Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.

D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí của 5 nước lớn (Liên Xô, Anh,

Pháp, Mĩ, Trung Quốc).

Sau khi ôn kiến thức cơ bản của mỗi bài, nếu bài có thời lượng 1 tiết,

chúng ta cần dành khoảng nửa tiết để ôn kiến thức cơ bản, nửa tiết còn lại dành

cho các em làm bài tập trắc nghiệm. Các câu hỏi trắc nghiệm được chuẩn bị sẵn,

ta có thể trình chiếu để các em theo dõi (hoặc sử dụng giấy photo). Chúng ta có

thể yêu cầu các em làm từng câu, dù đúng hay sai, chúng ta cũng phải giải thích

và khắc sâu kiến thức cho các em biết tại sao phải chọn đáp án đó (đặc biệt là

các câu hỏi dạng hiểu và vận dụng).

- Câu hỏi dạng hiểu: Câu 1, học sinh phải chọn đáp án C. Giáo viên cần

giải thích vì sao đáp án không phải là A, B hay D. Giáo viên có thể nhắc lại cuộc

chiến tranh thế giới thứ hai để thấy được vai trò của Mĩ, Anh và Liên Xô.

- Câu hỏi dạng vận dụng: Câu 1, học sinh phải chọn đáp án C. Giáo viên

giải thích: cuộc Chiến tranh thế giới bước vào giai đoạn kết thúc, sự thất bại của

phe phát xít đã hiện hữu, phe Đồng minh đang chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy

nhiên, phe Đồng minh lại có những mâu thuẫn nội tại vì vậy đòi hỏi phải có sự

Page 38: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

34

thỏa thuận, có thể nói là chia phần thắng lợi trước mới quyết định đánh bại hoàn

toàn phát xít sau, để tránh xung đột lợi ích về sau. Do đó, đây có thể nói là một

hội nghị nhằm chia phần thắng lợi của cuộc chiến tranh tùy theo công trạng mỗi

nước bỏ ra.

Tôi nghĩ có như vậy thì khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp thật sự các em

không bỡ ngỡ và có thể làm bài đạt được kết quả tốt nhất.

III. PHẦN KẾT LUẬN

Năm học 2016-2017 là năm học đầu tiên Bộ Giáo dục đưa môn Lịch sử

lồng vào bài thi môn Khoa học xã hội và thi theo hình thức trắc nghiệm khách

quan nên cũng gây không ít khó khăn, bỡ ngỡ cho cả thầy và trò. Do môn Lịch

sử từ trước đến nay chúng ta chỉ thi theo hình thức tự luận nên lối dạy học cũng

theo hướng này, việc đổi mới cũng có nhiều bất cập. Trên đây là cách suy nghĩ

và những kinh nghiệm của bản thân để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

Quốc gia năm 2017. Có thể cách ôn tập này chưa hiệu quả lắm, kính nhờ quý

đồng nghiệp đóng góp để chúng ta có một kỳ thi tốt nghiệp thành công tốt đẹp.

Xin cảm ơn. Trân trọng kính chào!

Page 39: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

35

ĐỊNH HƯỚNG SOẠN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Nguyễn Đức Huy

Giáo viên trường THPT Mỹ Xuyên

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương thi Tốt nghiệp THPT năm học

2016 – 2017 môn Lịch sử với hình thức thi là trắc nghiệm.

Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục tổ chức Tập huấn về soạn

câu hỏi trắc nghiệm.

Dựa vào đó, tôi sẽ đưa ra định hướng soạn câu hỏi trắc nghiệm như sau:

1. Đề thi

- Đề thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử sẽ có 40 câu hỏi trắc nghiệm, học

sinh làm bài trong 50 phút, mỗi học sinh sẽ có một đề hoàn toàn khác nhau (mỗi

phòng thi 25 thí sinh sẽ có 1000 câu hỏi trắc nghiệm khác nhau).

- Học sinh phải tự làm bài thi của mình.

2. Nội dung học sinh cần nắm

- Tài liệu học là sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 vì người ra đề thi Tốt

nghiệp THPT sẽ dựa vào sách giáo khoa để ra đề thi.

- Khai thác triệt để từng kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.

- Học sinh phải nắm căn bản và toàn diện các kiến thức đã học.

3. Câu hỏi trắc nghiệm sẽ co 4 mức độ

- Biết: trình bày, nêu, kể tên, liệt kê…

- Hiểu: giải thích, vì sao, phân biệt…

- Vận dụng: chứng minh, phân tích, so sánh, xác định…

- Vận dụng cao: nhận xét, đánh giá, bình luận, rút ra bài học lịch sử, liên

hệ thực tiễn…

4. Cơ cấu của 4 mức độ câu hỏi trắc nghiệm

Mức độ Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng

cao

Điểm 3 3 3 1

5. Kĩ thuật soạn câu hỏi trắc nghiệm

- Mỗi câu hỏi trắc nghiệm phải có 4 phương án trả lời.

- Đối với câu hỏi trắc nghiệm có dấu chấm hỏi (?) thì sau các phương án

trả lời A, B, C, D phải viết hoa.

Page 40: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

36

- Đối với câu hỏi trắc nghiệm không có dấu chấm hỏi (?) thì sau các

phương án trả lời A, B, C, D viết chữ thường (trừ danh từ riêng phải viết hoa).

- Cuối các phương án A, B, C, D phải có dấu chấm (.)

- Sau chữ câu (số) là dấu chấm (Câu 1.)

Page 41: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

37

PHẦN III

SỬ DỤNG LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

MÔN LỊCH SỬ TẠO SỰ HỨNG THÚ

VÀ KHẮC SÂU KIẾN THỨC CHO HỌC SINH

SỬ DỤNG LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN

DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ TẠO HỨNG THÚ

VÀ KHẮC SÂU KIẾN THỨC CHO HỌC SINH

Tổ Lịch sử-GDCD

Trường THCS & THPT Mỹ Thuận

Trong dạy học môn Lịch sử, việc sử dụng hiệu quả lược đồ, biểu đồ và

các phương tiện dạy học (tranh ảnh, các kênh hình…) góp phần bổ sung và làm

rõ hơn những kiến thức lịch sử cơ bản trong sách giáo khoa; khôi phục, tái hiện

lại hình ảnh trong quá khứ tạo cho học sinh sự hứng thú và khắc sâu kiến thức

đã học, tạo biểu tượng lịch sử chân thực, chính xác, thông qua đó khơi dậy

những xúc cảm lịch sử.

Để làm được điều này, qua thực tế giảng dạy ở đơn vị và qua trao đổi với

các thầy cô cùng bộ môn ở các đơn vị khác, chúng tôi nghĩ giáo viên cần chú ý

một số việc sau:

1. Phân loại, sắp xếp đô dùng trực quan

Ngay từ đầu năm học mới, giáo viên phải có kế hoạch kiểm tra, thống kê

toàn bộ đồ dùng trực quan, bao gồm các loại bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh

ảnh… để phân loại chúng.

Có thể phân loại theo nội dung các khóa trình: lịch sử thế giới, lịch sử

Việt Nam, theo các khối lớp, các giai đoạn lịch sử, hoặc theo các chiến dịch

lớn... Có thể phân theo các chủ đề: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Trên cơ sở các chủ đề hoặc nội dung trên sẽ giúp giáo viên phân loại, sắp

xếp một cách dễ dàng các bản đồ, lược đồ sưu tầm được và tiện lợi khi sử dụng

chúng.

2. Tổ chức cho học sinh làm việc với lược đô, biểu đô...

Để việc sử dụng đồ dùng trực quan thống nhất và có hiệu quả nhằm phát

huy được tích tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn và

Page 42: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

38

theo quan điểm đổi mới dạy học, thì phải xem thiết bị đồ dùng dạy học là một

nguồn nhận thức lịch sử chứ không chỉ là minh họa cho bài học.

Nội dung của biểu đồ, lược đồ lịch sử rất phong phú, đa dạng, phản ánh

những sự kiện kịch sử thế giới và dân tộc qua các thời kì. Khi hướng dẫn học

sinh khai thác biểu đồ, lược đồ lịch sử giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh

những kĩ năng: hệ thống kí hiệu, qui ước của bản đồ, biểu đồ; kĩ năng vẽ lược

đồ; kĩ năng tường thuật, miêu tả; kĩ năng quan sát, nhận biết, chỉ, lược thuật,

miêu tả trên bản đồ, biểu đồ, lược đồ; kĩ năng so sánh, nhận định, đánh giá rút ra

qui luật, bài học lịch sử.

Việc tổ chức cho học sinh làm việc với bản đồ, biểu đồ, lược đồ có thể

tiến hành theo các bước sau:

- Bước 1: Cho học sinh quan sát lược đồ, trong đó chú ý quan sát cả nội

dung, ranh giới và các kí hiệu của lược đồ.

- Bước 2: Giáo viện có thể trình bày, lược thuật các kiến thức trên theo

lược đồ, bản đồ, biểu đồ hoặc yêu cầu học sinh tự trình bày những hiểu biết của

mình khi khai thác kiến thức trong sách giáo khoa kết hợp với quan sát bản đồ,

biểu đồ, lược đồ.

- Bước 3: Học sinh trả lời câu hỏi bằng việc trình bày kết quả tìm hiểu nội

dung bản đồ, biểu đồ, lược đồ.

- Bước 4: Rút ra nhận xét sau khi đã làm việc với bản đồ, biểu đồ, lược

đồ.

Như vậy học sinh sẽ rất hứng thú theo dõi bài giảng, đảm bảo được yếu tố

trực quan sinh động, giúp các em hiểu sâu sắc và ghi nhớ bền lâu, nhất là các

nhân vật, các địa danh được tìm hiểu thông qua lời thuyết trình của giáo viên

dựa trên bản đồ, biểu đồ, lược đồ.

Cuối cùng, học sinh nắm được cách khai thác bản đồ, nội dung của lược

đồ gắn liền và nội dung của bài học.

3. Khai khai thác biểu đô, bảng thông kê

Số lượng biểu đồ, bảng thống kê trong sách giáo khoa không nhiều nhưng

chứa đựng nội dung kiến thức mang tính chất khái quát, tổng hợp, giúp học sinh

dễ dàng so sánh và rút ra kết luận khi được giáo viên sử dụng đúng lúc và khai

thác hiệu quả.

Khi hướng dẫn học sinh khai biểu đồ, bảng thống kê, giáo viên cần chú ý

rèn cho học sinh những kĩ năng như quan sát, so sánh; kĩ năng nhận định, đánh

giá rút ra qui luật, bài học lịch sử.

Việc khai thác nội dung niên biểu, biểu đồ, bảng thống kê theo hướng

phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh là một yêu cầu quan trọng để

học sinh tự khám phá nội dung kiến thức chứa đựng trong đó.

Page 43: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

39

Việc tổ chức học sinh làm việc với lược đồ có thể tiến hành theo các bước

sau:

- Bước 1: Cho học sinh quan sát biểu đồ, bảng thống kê.

- Bước 2: Giáo viên sử dụng câu hỏi nêu vấn đề, yêu cầu học sinh tự khai

thác những kiến thức khi quan sát biểu đồ, bảng thống kê.

- Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung biểu đồ, bảng

thống kê theo định hướng của giáo viên

- Bước 4: Giáo viên nhận xét sau khi đã nhận được các câu trả lời từ phía

học sinh.

Như vậy học sinh sẽ rất hứng thú theo dõi bài giảng, đảm bảo được yếu tố

trực quan sinh động, giúp các em hiểu sâu sắc và ghi nhớ bền lâu, nhất là các

mốc thời gian kèm theo những sự kiện tiêu tiểu, những biến động về kinh tế - xã

hội thông qua biểu đồ, bảng thống kê.

Cuối cùng, học sinh nắm được cách khai thác biểu đồ, bảng thống kê gắn

liền và nội dung của bài học.

4. Kĩ năng khai thác tranh ảnh lịch sử

Nội dung của tranh ảnh lịch sử rất phong phú và đa dạng tập trung vào

việc phản ánh các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử, những thành tựu về kinh tế,

văn hoá của cả lịch sử thế giới và dân tộc.

Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của tranh ảnh lịch sử trong

sách giáo khoa giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh những kĩ năng: quan sát,

nhận xét; mô tả, tường thuật; phân tích, nhận định, đánh giá.

Để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy được tính tích cực của

học sinh nhằm mục tiêu học sinh tự tìm hiểu nội dung của tranh ảnh dưới sự

hướng dẫn tổ chức của giáo viên, có thể khai thác tranh ảnh lịch sử như sau:

- Bước 1: Cho học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát

nội dung tranh ảnh cần khai thác.

- Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức hướng dẫn học sinh

tìm hiểu nội dung tranh ảnh.

- Bước 3: Học sinh trình bày kết quả tìm hiểu nội dung tranh ảnh sau khi

đã quan sát, kết hợp với nội dung bài viết trong sách giáo khoa và gợi ý của giáo

viên.

- Bước 4: Học sinh khác bổ sung, giáo viên nhận xét hoàn thiện nội dung

khai thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh.

Page 44: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

40

Cuối cùng, học sinh nắm được cách khai thác tranh ảnh và nội dung tranh

ảnh trong bài học.

5. Linh hoạt sử dụng kênh hình trong các hình thức dạy học

Có thể sử dụng các loại kênh hình trong các hình thức dạy học lịch sử

như: kiểm tra bài cũ, khai thác bài mới, tiến hành bài ôn tập, tổng kết, kiểm tra.

Trong đó, chú ý nhiều đến việc phát huy tính tích cực của học sinh, dưới sự

hướng dẫn của giáo viên học sinh sẽ quan sát tranh, ảnh, “đọc” bản đồ, lược đồ,

biểu đồ, tranh ảnh rồi nêu nội dung lịch sử được phản ánh; hoặc trình bày một

vấn đề lịch sử theo tranh, ảnh, bản đồ; hoặc qua đó, hoàn thành các loại bài tập,

câu hỏi được đặt ra.

Khi cung cấp cho học sinh những kiến thức lịch sử về những chiến dịch,

hoặc những trận đánh lớn, những nhân vật lịch sử tiêu biểu, hoặc vị trí, biên giới

giữa các quốc gia... thì việc kết hợp giữa việc sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược

đồ, tranh ảnh với miêu tả hay lược thuật bằng lời giảng của thầy cô sẽ giúp các

em tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng hứng thú hơn.

Tranh ảnh, bản đồ, lược đồ là một công cụ để giáo viên khai thác kiến

thức bài giảng và là một phương tiện để giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra

những kiến thức cơ bản của bài. Do vậy khi giảng bài mới giáo viên cũng nên

khai thác khả năng tư duy của học sinh thông qua việc quan sát bản đồ, lược đồ.

Page 45: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

41

SỬ DỤNG LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

MÔN LỊCH SỬ TẠO SỰ HỨNG THÚ

VÀ KHẮC SÂU KIẾN THỨC CHO HỌC SINH

Nguyễn Thị Ngọc Dung

Giáo viên trường THPT Nguyễn Khuyến

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Trong nhà trường hiện nay luôn coi trọng và quán triệt sâu sắc, toàn diện

việc giáo dục tố chất, lấy giáo dục con người làm gốc, giáo dục đạo đức là ưu

tiên, coi sự nghiệp trồng người là nhiệm vụ cơ bản của giáo dục. Chúng ta phải

nỗ lực bồi dưỡng con người phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ với phương

châm dạy chữ, dạy nghề, dạy làm người.

Theo Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục đã chỉ rõ: Giáo

dục thế hệ trẻ yêu quê hương, Tổ quốc XHCN và tinh thần quốc tế vô sản, ý thức

làm chủ tập thể, tinh thần đoàn kết, thân ái, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu

khoa học, có ý thức kỷ luật, tôn trọng và bảo vệ của công, đức, tính thật thà,

khiêm tốn, dũng cảm…

Cùng với các môn học ở trường phổ thông, bộ môn Lịch sử đóng vai trò

tích cực trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho học sinh và để thực

hiện đào tạo con người phát triển một cách toàn diện.

Vì thế, dạy học lịch sử không phải cung cấp một số kiến thức, một vài

mẫu chuyện về quá khứ mà phải cung cấp cho học sinh những kiến thức khoa

học, phương pháp tư duy để các em nhận thức được quá trình phát triển của lịch

sử dân tộc và thế giới. Vì vậy, bộ môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc

bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.

Tuy nhiên, do quan niệm học tập của học sinh, thậm chí là một số giáo

viên khi cho rằng đây là môn học phụ, khô khan. Ngoài ra, giờ lên lớp ít, trong

khi đó khối lượng kiến thức nhiều… Đặc biệt trong kì thi tốt nghiệp, đại học và

cao đẳng gần đây của học sinh phổ thông thì chất lượng bộ môn Lịch sử rất thấp

và đáng báo động.

Vì vậy, để gây hứng thú và khắc sâu kiến thức cho học sinh trong quá

trình dạy học giáo viên nên sử dụng lược đồ, biểu đồ và các phương tiện dạy học

môn Lịch sử.

II. THỰC TRẠNG CỦA SỬ DỤNG LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ CÁC

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY

Luật Giáo dục (Điều 28) cũng đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phổ

thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù

hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học,

Page 46: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

42

rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem

lại niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh”. Việc sử dụng lược đồ, biểu đồ

và các phương tiện dạy học cũng là một trong những biện pháp quan trọng để

gây hứng thú và khắc sâu kiến thức cho học sinh.

Trong dạy học lịch sử, đồ dùng trực quan là chỗ dựa giúp học sinh hiểu

sâu sắc hơn về bản chất của các sự kiện lịch sử, là phương tiện rất có hiệu lực để

hình thành các khái niệm lịch sử, giúp cho học sinh nắm vững các quy luật phát

triển của xã hội. Đồ dùng trực quan có vai trò rất quan trọng trong việc giúp học

sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Những hình ảnh

được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh chúng ta thu

nhận được bằng trực quan. Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành

khái niệm lịch sử, đồ dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng

tượng, tư duy và ngôn ngữ của học sinh. Mỗi khi quan sát vào loại đồ dùng trực

quan nào, học sinh cũng thích nhận xét, phán đoán, hình dung xem quá khứ lịch

sử được phản ánh, minh họa như thế nào? Từ đó các em mới suy nghĩ và tìm

cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã

hội đã qua.

Tuy nhiên, hiện nay ở trường THPT Nguyễn Khuyến việc sử dụng các

phương tiện và đồ dùng dạy học như lược đồ một phần do nhà trường cung cấp,

một phần giáo viên và học sinh dựa vào sách giáo khoa để vẽ trên khổ giấy A1

hoặc A0; còn biểu đồ, tranh ảnh và tư liệu lịch sử đại đa số là giáo viên tự thiết

kê; trường Nguyễn Khuyến chỉ có 02 máy chiếu nên việc sử dụng máy chiếu

phục vụ việc dạy học còn nhiều hạn chế.

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ CÁC

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY

Là một giáo viên dạy môn Lịch sử, trong những năm qua tôi cũng luôn

chủ động trong việc sử dụng đồ dùng dạy học để thực hiện việc đổi mới phương

pháp dạy học cho phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng theo tinh thần

của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp

hành Trung ương khóa XI về việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào

tạo. Có thể thấy rằng chủ trương chuyển đổi cách tiếp cận chương trình giáo dục

từ hướng cung cấp nội dung kiến thức, đánh giá sự ghi nhớ sang cách tiếp cận

bài học bằng đánh giá phẩm chất năng lực của học sinh thông qua việc vận dụng

kiến thức vào đời sống thực tế bằng năng lực của học sinh là một trong những

đổi mới căn bản và toàn diện của Ngành Giáo dục. Sự đổi mới căn bản này cần

phải tiến hành một cách toàn diện ở tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục: cần

phải đổi mới từ mục tiêu, nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm

tra, đánh giá…

Đối với môn Lịch sử để đáp ứng được yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá

môn Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực người học như hiện nay, theo

tôi, vấn đề đầu tiên cần phải khắc sâu và tạo được sự hứng thú cho học sinh đối

Page 47: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

43

với người học. Để thực hiện điều đó, một trong những biện pháp đầu tiên theo

tôi là phải sử dụng lược đồ, biểu đồ và các phương tiện dạy học.

Ở trường THPT Nguyễn Khuyến, đại đa số giáo viên đều cố gắng tìm

hiểu đưa ra những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của

học sinh thông qua các phương pháp dạy học: nêu vấn đề, giải quyết vấn đề,

thảo luận nhóm, trực quan, lập niên biểu, vấn đáp,… Thông qua trình bày sinh

động giàu hình ảnh của giáo viên trong tường thuật, miêu tả, kể chuyện hoặc nêu

đặc điểm của nhân vật lịch sử; giáo viên đã tích cực hướng dẫn học sinh trao

đổi, thảo luận nhóm, so sánh, giải thích một cách tích cực. Các hoạt động này

nhằm giúp học sinh dễ dàng nắm bắt kiến thức, hiểu sâu hơn về bản chất, vai trò

và ý nghĩa của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Trong quá trình giảng dạy giáo viên

đã kết hợp các đồ dùng dạy học, khai thác một cách triệt để các đồ dùng và

phương tiện dạy học như: tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, sách giáo khoa, hiện vật,

phim đèn chiếu,… từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch

sử.

Ví dụ khi dạy về tình hình khó khăn của Việt Nam sau Cách mạng tháng

Tám năm 1945, nhất là khi nói về nạn đói năm 1945, giáo viên sẽ giới thiệu cho

học sinh quan sát bộ sưu tập ảnh của cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Võ An Ninh để hình

thành nên biểu tượng cho học sinh để các em nhìn thấy được hậu quả khủng

khiếp của nạn đói khiến hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. Thông qua đó, giáo

dục cho học sinh hiểu được nguyên nhân dẫn đến nạn đói là do chính sách thống

trị bóc lột, vơ vét của thực dân Pháp, từ đó giáo dục cho các em thái độ đúng

đắn và ý thức vươn lên học tâp để xây dựng và bảo vệ đất nước. Hay khi dạy

cho học sinh về biện pháp giải quyết nạn dốt, bên cạnh cho các em xem một số

bức tranh về lớp học bình dân học vụ, giáo viên cho học sinh xem đoạn phim tư

liệu về hình ảnh em bé vừa chăn trâu vừa học chữ sẽ góp phần giáo dục cho học

sinh về truyền thống hiếu học của dân tộc, ý thức học tập vươn lên.

IV. NHỮNG CHUYỂN BIẾN BƯỚC ĐẦU VÀ MỘT SỐ KHÓ

KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ CÁC

PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY

Là người đang trực tiếp giảng dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông, tôi

nhận thấy với việc sử dụng các đồ dùng dạy học và phương tiện dạy học cùng

với việc sử dụng phương pháp thuyết trình trong dạy học môn Lịch sử đã góp

phần quan trọng trong việc khôi phục, tạo dựng biểu tượng lịch sử cho học sinh,

cũng như gây hứng thú cho học sinh khi học. Từ đó góp phần quan trọng trong

việc đổi mới trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển

năng lực người học là sự đổi mới tích cực. Điều này được thể hiện rõ qua các bài

kiểm tra định kì, kiểm tra của cuối kì; nhưng đặc biệt là được thể hiện qua kì thi

THPT quốc gia (kỳ thi THPT quôc gia năm học 2015-2016, tỷ lệ học sinh đỗ

tôt nghiệp của trường THPT Nguyễn Khuyến là 98.51%; riêng tỷ lệ học

sinh thi môn Lịch sử đạt tư 5.0 điểm trở lên là 63% cao hơn tỷ lệ chung của

toàn tỉnh là 14.8%).

Page 48: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

44

Song, bên cạnh những việc đã làm được thì chúng tôi vẫn còn gặp rất

nhiều khó khăn. Thiết bị môn Lịch sử (bản đồ, hiện vật,…) còn thiếu, các tranh

ảnh, lược đồ sách giáo khoa thì một số ít giáo viên chỉ cho học sinh khai thác sơ

sài hoặc quan sát qua loa. Học sinh thường trả lời câu hỏi do giáo viên đặt ra

thông qua việc nhìn sách giáo khoa và nhắc lại, chưa có sự độc lập tư duy. Một

số học sinh còn đọc nguyên xi sách giáo khoa để trả lời câu hỏi, học sinh cá biệt

còn lười học thậm chí không ghi bài, không có sách giáo khoa, không chuẩn bị

bài mới ở nhà, trên lớp không tập trung suy nghĩ cho nên việc ghi nhận các sự

kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử còn yếu. Bởi vậy học sinh chỉ trả lời được

những câu hỏi dễ, còn một số câu hỏi tổng hợp, phân tích, so sánh, giải thích,…

thì học sinh trả lời còn lúng túng hoặc mang tính chất chung chung, không rõ

ràng.

V. KẾT LUẬN

Bên cạnh những việc đã làm được thì trước mắt thì chúng tôi vẫn còn gặp

rất nhiều khó khăn, nhưng dù có khó khăn đến đâu thì với lòng yêu nghề, chúng

tôi cũng sẽ cố gắng vượt qua, vẫn luôn chủ động tìm tòi, học hỏi, sáng tạo để

đưa ra những phương pháp giảng dạy mới phù hợp với từng đối tượng học sinh,

đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng

phát triển năng lực của người học. Bên cạnh việc sử dụng những đồ dụng dạy

học sẵn có, mỗi giáo viên chúng tôi đều cố gắng tự thiết kế những sơ đồ, biểu đồ

để phục vụ tốt cho tiết dạy.

Trên đây là một số ý kiến được rút ra từ kinh nghiệm giảng dạy bộ môn

Lịch sử trong những năm qua ở trường chúng tôi. Bài viết này chắc chắn còn

nhiều thiếu sót nên tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý vị lãnh

đạo, của các thầy cô giáo, đặc biệt là những thầy, cô đang trực tiếp đứng lớp

giảng dạy môn Lịch sử ở trường phổ thông.

Page 49: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

45

SỬ DỤNG LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN

DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ

Nguyễn Thanh Thúy

Giáo viên trường THPT Vĩnh Hải

Chúng ta đã biết, đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ trọng tâm của

đổi mới giáo dục trung học hiện nay. Luật Giáo dục (Điều 28) đã nêu: “Phương

pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo

của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng

phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác

động đến tình cảm, đem lại niềm vui và hứng thú học tập cho học sinh”.

Trong những năm gần đây, cùng với sự đổi mới của Ngành Giáo dục trong

trào lưu đổi mới chung của đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, việc dạy - học

nói chung và việc dạy - học lịch sử nói riêng cũng có những thay đổi quan trọng

về nội dung, phương pháp. Đối với bộ môn Lịch sử, kết quả bước đầu được thể

hiện ở chương trình lịch sử cải cách, ở hệ thống sách giáo khoa, sách giáo viên,

tài liệu tham khảo về nội dung và phương pháp dạy học. Song sự phát triển của

giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đào tạo thế hệ trẻ trong thời

kì mới. Việc dạy và học lịch sử cũng trong tình hình như vậy: chất lượng giáo

dục chưa tương xứng với yêu cầu, hiệu quả của bộ môn chưa cao.

Mỗi môn khoa học đều có vai trò quan trọng riêng của nó. Môn Lịch sử

với tư cách một môn khoa học cơ bản, mang tính đặc thù, giữ vị trí quyết định

trong việc trang bị có hệ thống những tri thức nền tảng về lịch sử và văn hóa dân

tộc, để từ đó tạo ra bản lĩnh và bản chất của con người Việt Nam có năng lực,

sáng tạo và giàu lòng yêu nước. Lịch sử là môn học tái hiện lại cho học sinh biết

về quá khứ dân tộc qua các thời kì để các thế hệ nối tiếp theo vận dụng những

bài học kinh nghiệm của người xưa vào công cuộc đấu tranh, xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc. Môn Lịch sử còn giáo dục những phẩm chất truyền thống tốt đẹp

của dân tộc, giáo dục lòng yêu nước, biết ơn tiền nhân, hoài bão và ý chí xây

dựng đất nước cho các thế hệ tiếp theo. Mặt khác, trong giai đoạn mở cửa hiện

nay, môn Lịch sử còn là một trong những môn học quan trọng trong việc bảo tồn

và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể nói một cách tổng quát rằng, có lịch

sử, có văn hóa là có sự trường tồn của dân tộc, tạo nên nội lực để vượt qua mọi

thách thức, mất lịch sử và văn hóa là có nguy cơ suy yếu và bại vong trước các

mối đe dọa của ngoại bang.

Từ nhiều năm nay, chất lượng giảng dạy - học tập môn Lịch sử luôn bị

đánh giá là còn nhiều bất cập, yếu kém. Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015,

năm 2016, môn Lịch sử chỉ được coi là môn tự chọn nên việc dạy và học môn

học này càng trở nên đáng báo động. Việc học sinh không thích học môn Lịch

Page 50: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

46

sử, lí do là bởi phương pháp dạy còn nhàm chán, môn Lịch sử không có trong

những môn trọng tâm thi đại học tốp đầu, sách giáo khoa biên soạn còn khô

cứng và mang tính lí luận cao, cần có cách biên soạn sách mang định tính nhiều

hơn định lượng,…

Vì những lí do trên đòi hỏi người giáo viên không chỉ tâm huyết với nghề

mà còn phải biết tìm tòi và đổi mới những phương pháp dạy học. Phương tiện

trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học, nhằm tạo

cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở trực tiếp

quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật. Trong dạy

học lịch sử, phương tiện trực quan góp phần quan trọng tạo biểu tượng cho học

sinh cụ thể hóa các sự kiện và khắc phục tình trạng hiện đại hóa lịch sử của học

sinh. Trong đó, kênh hình có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu

sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt

vững chắc trong trí nhớ học sinh là hình ảnh học sinh thu nhận được bằng trực

quan. Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử,

kênh hình còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ

của học sinh. Nhìn vào bất cứ loại kênh hình nào, học sinh cũng thích nhận xét,

phán đoán, hình dung, quá khứ lịch sử được phản ảnh, minh họa như thế nào?

Các em suy nghĩ và tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõ

ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua. Ý nghĩa giáo dục tư tưởng, cảm xúc

thẩm mỹ của đồ dùng trực quan cũng rất lớn, học sinh có những tình cảm mạnh

mẽ về lòng yêu mến lãnh tụ, chiến sĩ cách mạng. Lòng quý trọng lao động và

nhân dân lao động, lòng căm thù bọn xâm lược và chiến tranh.

Với tất cả ý nghĩa giáo dục và phát triển nêu trên, kênh hình góp phần to

lớn nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú học tập cho học sinh, nó

là chiếc “cầu nối” giữa hiện thực với quá khứ, khách quan với đời sống hiện tại.

Tuy nhiên sử dụng như thế nào để có hiệu quả dạy học nói chung, phát huy tính

tích cực hoạt động độc lập của học sinh nói riêng, trong dạy học lịch sử thì

không đơn giản. Đồ dùng trực quan được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham

gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp được hai hệ thống tín hiệu trong quá trình

nhận thức, tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, phát huy ở học sinh năng

lực chú ý, quan sát, hứng thú đặc biệt là tính tích cực hoạt động độc lập. Ngược

lại, nếu không sử dụng đúng mức mà bị lạm dụng thì dễ làm cho học sinh phân

tán xử lý, thậm chí hạn chế phát triển năng lực tư duy trừu tượng của học sinh.

Lý luận dạy học chỉ ra cho chúng ta thấy cần phải tăng cường sử dụng đồ

dùng trực quan, chúng ta cần phải biết kết hợp hài hoà giữa lời dạy và hình ảnh

cụ thể qua đồ dùng trực quan mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, đối với mỗi loại

kênh hình chúng ta có những phương pháp sử dụng riêng phù hợp với nội dung

từng loại bài. Trong khuôn khổ nội dung tham luận này, tôi xin đưa ra một số

biện pháp khai thác, sử dụng kênh hình, hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy

trong dạy học Lịch sử nhằm nâng cao chất lượng môn học, phát triển năng lực tư

duy và hứng thú học lịch sử ở học sinh.

Page 51: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

47

1. Phương pháp sử dụng tranh ảnh trong sách giáo khoa

Hình vẽ, tranh ảnh trong sách giáo khoa, là một phần của đồ dùng trực

quan trong quá trình dạy học. Nó có ý nghĩa hết sức to lớn, không chỉ là nguồn

kiến thức có tác dụng giáo dục tính cách, mà còn phát triển tư duy học sinh, sử

dụng tốt loại phương tiện trực quan này sẽ phát huy được tính tích cực của học

sinh, tạo ra sự hứng thú trong quá trình nhận thức. Từ việc quan sát học sinh sẽ

đi tới công việc tư duy trừu tượng. Bản thân tranh ảnh không thể gây ra sự quan

sát tích cực của học sinh nếu như nó không được quan sát trong tình huống có

vấn đề. Mặt khác thông qua quan sát, miêu tả tranh ảnh học sinh rèn luyện khả

năng sử dụng ngôn ngữ của các em ngày càng phong phú trong sáng. Vì vậy

trong dạy học lịch sử chúng ta cần phải khai thác triệt để nội dung lịch sử được

biểu hiện qua tranh ảnh, hình vẽ trong sách giáo khoa. Đồng thời khi sử dụng

cần kết hợp sử dụng câu hỏi, miêu tả hoặc tường thuật kiến thức lịch sử biểu

hiện trong kênh hình. Sau khi quan sát học sinh cần nêu lên suy nghĩ của mình,

phát biểu của các em dù đúng, sai nông cạn hay sâu sắc đều là cơ sở để giáo viên

đánh giá trình độ của học sinh để uốn nắn, hướng dẫn nhận thức của các em.

Trong những điều kiện có thể cần gợi ý cần tạo ra các cuộc thảo luận của các em

khi quan sát một bức tranh hay một hình vẽ nào đó.

Kênh hình trong sách giáo khoa là một phương tiện trực quan tạo hình có

tác dụng rất lớn trong dạy học lịch sử, nó cung cấp cho học sinh hình ảnh một

cách cụ thể, sinh động và khá xác thực. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên kết

hợp hướng dẫn các em quan sát các tranh ảnh in trong sách giáo khoa. Học sinh

thích xem tranh lịch sử nhưng ít biết khai thác nội dung của tranh để phục vụ bài

học. Vì thế để sử dụng có hiệu quả, giáo viên hướng dẫn gợi mở giúp học sinh

tự tìm ra nội dung bức tranh. Sau đó giáo viên bổ sung, sửa chữa để các em hiểu

bức tranh một cách đầy đủ, toàn diện sâu sắc hơn.

2. Sử dụng các ảnh chân dung của các nhân vật lịch sử

Chân dung các nhân vật lịch sử có tác dụng tạo biểu tượng về đặc điểm

các giai cấp, tầng lớp trong xã hội, của các nhà cách mạng v.v… giáo viên sử

dụng để giảng dạy nhằm tăng cường, cụ thể hóa về hình ảnh cũng như đặc điểm,

tính cách, tài đức của các nhân vật lịch sử. Khi sử dụng giáo viên không nên

miêu tả quá nhiều về hình dáng bên ngoài của nhân vật mà chủ yếu là làm nổi

bật những nét tính cách, tài đức, lập trường, quan điểm và nội tâm của nhân vật

để cho học sinh hiểu nhân vật một cách trọn vẹn, sâu sắc. Cách giới thiệu bức

chân dung kết hợp với một vài nét chấm phá về tiểu sử nhân vật sẽ khắc vào trái

tim các em lòng yêu mến, kính phục người chiến sĩ cách mạng (những nhân vật

chính diện).

Sử dụng tốt ảnh chân dung của các nhân vật lịch sử có tác dụng rất lớn

trong việc nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử. Bởi vì hình ảnh rõ ràng, cụ thể của

kênh hình không chỉ giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức mà còn nảy sinh

Page 52: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

48

những cảm xúc lịch sử trong tâm hồn. Đặc biệt các tranh chân dung còn tạo điều

kiện giáo dục thẩm mĩ cho các em, giúp các em có thể nhận dạng về một nhân

vật cụ thể nhất định, đối với nhân vật chính diện học sinh thấy được đóng góp

của nhân vật đó, thông qua đó có tình cảm yêu mến, sự kính trọng đối với nhân

vật lịch sử, tránh trường hợp học sinh nhầm lẫn giữa nhân vật lịch sử này với

nhân vật lịch sử khác. Và điều chủ yếu nhất là với tính hình ảnh, cụ thể đó sẽ

nâng cao hứng thú đối với bộ môn lịch sử, làm cho kiến thức thêm phong phú,

sinh động và sâu sắc.

3. Phương pháp sử dụng bản đô, lược đô

Bản đồ, lược đồ, sơ đồ niên biểu là những đồ dùng trực quan quy ước

không thể thiếu được trong dạy học lịch sử. Nhờ có bản đồ lịch sử mà học sinh

có biểu tượng đúng đắn về hình ảnh địa lí, địa điểm xảy ra sự kiện lịch sử.

Chúng ta đều biết rằng mỗi một sự kiện lịch sử bao giờ cũng gắn liền với một

không gian và thời gian nhất định. Tách sự kiện khỏi không gian và thời gian

chúng ta sẽ không hiểu được nội dung ý nghĩa của sự kiện đó. Nắm được địa

điểm xảy ra sự kiện lịch sử sẽ không phải chỉ là biết tên địa điểm xảy ra sự kiện

mà quan trọng hơn gắn liền với mỗi địa danh đó là các yếu tố, địa hình phạm vi

không gian cũng như đặc điểm điều kiện tự nhiên của địa điểm đó.

Trong khi sử dụng bản đồ giáo viên luôn chú ý đến sự thu nhận của học

sinh, giúp học sinh phân tích nêu kết luận khái quát về sự kiện được phản ánh

trên bản đồ chứ không nên cho học sinh tiếp thu một cách thụ động.

Việc giảng dạy kết hợp với việc sử dụng bản đồ, niên biểu thực tế đã cho

những kết quả tốt hầu hết các em đã chăm chú lắng nghe, dễ hiểu và nắm được

nội dung bài. Không những thế còn làm nảy sinh những xúc cảm lịch sử của các

em. Như vậy, với việc sử dụng bản đồ, sơ đồ niên biểu, trong quá trình giảng

dạy làm cho tiết học trở nên sôi nổi gây được sự chú ý tập trung của học sinh,

phát huy khả năng độc lập tư duy cũng như việc khái quát tổng kết kiến thức

lịch sử của học sinh.

4. Đô dùng dạy học tự làm (Hệ thông kiến thức bằng sơ đô tư duy)

Khi học tập đòi hỏi học sinh không chỉ nắm những kiến thức từng giai

đoạn, từng nội dung cụ thể, mà còn phải tìm hiểu mối quan hệ giữa các sự kiện

trong sự phát triển chung. Học sinh phải biết sử dụng kiến thức đã học để tiếp

nhận kiến thức mới, biết quá khứ để tìm hiểu hiện tại. Yêu cầu học sinh phải

nắm vững kiến thức cơ bản, bao gồm những sự kiện, nhân vật lịch sử, không

gian, thời gian… Để sử dụng phương pháp trực quan bằng việc sơ đồ kiến thức

lịch sử, trước hết, giáo viên cần xác định được trọng tâm của một mục, một tiết

dạy. Trên cơ sở đó tiến hành sơ đồ hóa kiến thức phù hợp. Tuy nhiên, việc tiến

hành sơ đồ hóa kiến thức của một vấn đề, một mục, hoặc một bài phải linh

hoạt, phù hợp với đặc trưng của một bài học, thời lượng của tiết học.

Page 53: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

49

Với việc sử dụng sơ đồ hóa kiến thức lịch sử phù hợp trong việc giảng

dạy, củng cố kiến thức bài học hoặc ôn tập hệ thống kiến thức chương, giai đoạn

lịch sử sẽ giúp học sinh nắm vững được kiến thức cơ bản, ghi nhớ các sự kiện,

hiện tượng lịch sử mà quan trọng hơn là học sinh hiểu và nắm được bản chất của

sự kiện lịch sử, tổng hợp, phân tích, so sánh để tìm ra sự giống nhau và khác

nhau về bản chất các sự kiện.

Qua đó cho thấy việc sử dụng lược đồ, biểu đồ và các phương tiện dạy học

và hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy trong dạy học lịch sử sẽ dần dần hình

thành cho học sinh tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách

nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học. Sử dụng sơ đồ kết hợp với các phương

pháp dạy học tích cực khác như vấn đáp gợi mở, thuyết trình, xem phim minh

họa,… có tính khả thi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là

đối với chương trình Lịch sử lớp 12 trong việc dạy và học theo định hướng thi

trắc nghiệm khách quan. Nó giúp các em yêu thích bộ môn lịch sử hơn, chăm

học hơn, thức học tập của các em tiến bộ rõ rệt. Đồng thời, khả năng phân tích

đánh giá sự kiện lịch sử, nhận xét, so sánh của học sinh cũng tiến bộ rất nhiều;

cách ghi bài cũng sạch đẹp, ngắn gọn,đầy đủ kiến thức hơn trước; tiết học thoải

mái nhẹ nhàng hơn. So với trước đây, kết quả học tập nâng cao rõ rệt, tỉ lệ học

sinh khá, giỏi nhiều hơn, số học sinh yếu và trung bình giảm xuống, lớp học sôi

nổi hơn, các em biết tìm tòi đào sâu kiến thức hơn, hăng hái phát biểu ý kiến xây

dựng bài hơn,...

Vì thời gian có hạn, bài viết này chắc hẳn chưa đầy đủ, rất mong nhận

được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, đặc biệt là các thầy cô giáo dạy

Lịch sử.

Page 54: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

50

SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ

TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH

Trần Khánh Tâm

Giáo viên trường THPT Phú Tâm

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việc học tập Lịch sử, cũng như học tập bất cứ bộ môn nào ở nhà trường

đều nhằm cung cấp kiến thức khoa học, hình thành thế giới quan khoa học,

phẩm chất đạo đức chính trị cho học sinh.

Trong những năm gần đây, dạy và học lịch sử đang thu hút sự quan tâm

chú ý của toàn xã hội. Trước sự quan tâm ấy, chúng tôi – những giáo viên luôn

trăn trở về việc dạy của mình thấy rằng cần phải làm sao để nâng cao chất lượng

dạy học lịch sử, làm sao để các em học sinh yêu thích môn Lịch sử và học môn

Lịch sử ngày càng có hiệu quả hơn.

Cũng như các môn học khác, môn học Lịch sử có nhiệm vụ và khả năng

góp phần vào việc thể hiện mục tiêu đào tạo của trường phổ thông nói chung. Bộ

môn Lịch sử cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ sở của khoa học lịch sử,

nên đòi hỏi học sinh không chỉ nhớ mà còn phải hiểu và vận dụng kiến thức đã

học vào cuộc sống. Cho nên, cùng với các môn học khác, việc học tập lịch sử

đòi hỏi phát triển tư duy, thông minh, sáng tạo của học sinh.

Đa số học sinh coi bộ môn Lịch sử là “môn phụ”, dễ học. Vì vậy, các em

ít chú ý nghe giảng. Các em ghi chép một cách máy móc những gì giáo viên ghi

trên bảng và chỉ học thuộc lòng những gì đã được ghi trong vở mà không biết hệ

thống kiến thức một cách khoa học.

Ngoài ra, do quan niệm sai lệch về vị trí, chức năng của môn Lịch sử

trong đời sống xã hội, một số học sinh và phụ huynh có thái độ xem thường bộ

môn Lịch sử, coi đó là môn học phụ, môn học thuộc lòng, không cần đầu tư

công sức nhiều, dẫn đến hậu quả học sinh không nắm được những sự kiện lịch

sử cơ bản, nhớ sai, nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến trong

thực tế.

Một phần không nhỏ dẫn đến học sinh không ham thích học tập bộ môn

Lịch sử là do chúng ta còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong dạy học lịch sử, chưa

hệ thống được kiến thức để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu bằng cách sử dụng sơ đồ

trong dạy học lịch sử.

Từ yêu cầu và thực tế trên đòi hỏi chúng ta phải đổi mới phương pháp dạy

học lịch sử nhằm giúp học sinh hệ thống được kiến thức qua từng bài, từng

chương qua đó học sinh sẽ nắm được nội dung kiến thức trọng tâm đã học.

Page 55: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

51

Vậy làm thế nào để học sinh lĩnh hội được kiến thức trọng tâm. Có rất

nhiều biện pháp như: sử dụng đồ dùng trực quan, sử dụng hệ thống câu hỏi gợi

mở, thảo luận nhóm… Nhưng việc hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ trong dạy

học lịch sử là một biện pháp rất quan trọng, giúp học sinh nắm vững hơn những

kiến thức bài học, hiểu sâu hơn các sự kiện lịch sử.

Dạy học Lịch sử là dạy những sự gì đã xảy ra trong quá khứ, mỗi bài học

đều có rất nhiều sự kiện và khái niệm lịch sử học sinh phải nhớ và hiểu. Trong

thực tế hiện nay, còn nhiều học sinh học tập một cách thụ động, chỉ đơn thuần là

nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy. Học sinh

chỉ học bài nào biết bài đấy, nhớ các kiến thức lịch sử một cách rời rạc và rất

nhanh quên.

Qua nhiều năm giảng dạy lịch sử, bản thân tôi luôn cố gắng tìm ra những

phương pháp giúp học sinh hứng thú học tập bộ môn hơn và đạt kết quả cao

hơn. Một trong những phương pháp có hiệu quả tôi đã thực hiện gây hứng thú

học tập cho học sinh là sử dụng các sơ đồ để dạy và củng cố bài học.

II. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Đôi với học sinh

Học sinh phải đọc trước bài mới trong sách giáo khoa, chuẩn bị tất cả các

câu hỏi trong sách giáo khoa phần sẽ học.

Trong giờ học phải chú ý nghe giảng bài, tích cực phát biểu ý kiến, xây

dựng bài, không tiếp thu máy móc mà phải có suy nghĩ.

Học sinh tự giác học tập, dựa vào kiến thức giáo viên truyền thụ học sinh

phải biết tự mình tìm tòi, sáng tạo, phân tích sự kiện hoặc so sánh sự kiện này

với sự kiện khác.

Học sinh phải biết sử dụng bản đồ, lược đồ trình bày diễn biến một cuộc

khởi nghĩa hoặc một giai đoạn lịch sử.

2. Đôi với giáo viên

Chuẩn bị tất cả đồ dùng dạy học khi lên lớp: giáo án (hoặc giáo án điện

tử), bản đồ tranh ảnh, sơ đồ hệ thống kiến thức…

Khi giảng bài mới phải kết hợp nhiều phương pháp và kết hợp với liên hệ

kiến thức cũ.

Không nên đưa ra những câu hỏi quá đơn giản như: có, đúng, không,

sai… Nếu đặt câu hỏi như vậy phải kèm theo vế sau như vì sao? Tại sao?

Câu hỏi phải đi từ dễ đến khó, nếu đặt câu hỏi khó sẽ làm cho học sinh

căng thẳng. Nếu câu hỏi khó giáo viên nên gợi ý cho học sinh trả lời, không nên

cho học sinh suy nghĩ quá lâu làm không khí lớp nặng nề.

Trong lúc học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên không nên hối thúc học

sinh, có thể nêu gợi ý tạo cho học sinh không khí thoải mái.

Page 56: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

52

Khi học sinh trả lời giáo viên phải nhận xét câu trả lời của học sinh, nếu

thiếu có thể cho một học sinh khác bổ sung hoặc giáo viên trình bày cụ thể.

Nội dung bài phải thật ngắn gọn cô đọng nhưng phải đảm bảo nội dung cơ

bản, cần nhấn mạnh ý chính của bài.

3. Một sô giải pháp thực tế trong việc hệ thông kiến thức bằng sơ đô

trong dạy học lịch sử

Trong dạy học lịch sử, do không trực tiếp quan sát các sự kiện nên

phương pháp trực quan góp phần quan trọng trong việc tạo biểu tượng cho học

sinh, cụ thể hóa các sự kiện nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Đồ dùng trực

quan có nhiều loại trong đó sơ đồ thuộc loại đồ dùng quy ước. Nhiều bài dạy

lịch sử có rất nhiều thông tin và sự kiện học sinh không thể nhớ hết, nhưng giáo

viên hệ thống bằng sơ đồ thì bài học sẽ trở nên ngắn gọn và dễ hiểu. Qua thực tế

giảng dạy nhiều năm bản thân xin đưa ra một số kinh nghiệm nhỏ trong việc sử

dụng các sơ đồ để dạy học bộ môn Lịch sử. Quá trình thực hiện như sau:

Xác định các loại sơ đô:

* Loại sơ đô có sẵn trong sách giáo khoa: Giáo viên sử dụng sơ đồ để

khai thác khả năng tư duy của học sinh, chứ không nên dùng sơ đồ để minh họa.

* Loại sơ đô không có sẵn trong sách giáo khoa:

Loại sơ đồ này giáo viên tự làm để giúp học sinh nhanh chóng cụ thể hóa

kiến thức, tạo biểu tượng lịch sử và củng cố bài học.

Sử dụng sơ đồ để cụ thể hóa kiến thức tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh

trong giờ học:

Ví dụ đối với bài 21, Lịch sử lớp 12 ban cơ bản: Xây dựng chủ nghĩa xã

hội ở Miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở Miền

Nam (1954 – 1965): đây là một bài học khá dài với nhiều nội dung sự kiện khó

nhớ, phần IV-V giáo viên có thể dùng sơ đồ sau để khắc sâu kiến thức cho học

sinh:

ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC

LẦN THỨ BA

NHIỆM VỤ CỦA MIỀN BẮC

Tiến hành Cách mạng XHCN NHIỆM VỤ CỦA MIỀN NAM

Hoàn thành CMDTDCND

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5

NĂM LẦN THỨ NHẤT CHỐNG CHIẾN LƯỢC

“CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT”

CỦA ĐẾ QUỐC MĨ

Page 57: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

53

Khi sử dụng sơ đồ này học sinh sẽ nắm được nội dung bài học dễ dàng.

Nội dung cơ bản của bài là miền Bắc và miền Nam đều thực hiện những nhiệm

vụ riêng của mình do Đại hội Đảng toàn quốc đề ra.

Ví dụ: Khi dạy bài 23, Lịch sử lớp 12 ban cơ bản: Khôi phục và phát triển

kinh tế - xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973 – 1975) -

tiết 2. Giáo viên có thể củng cố kết thúc bài học bằng sơ đồ sau:

Khi sử dụng sơ đồ này để kết thúc bài học giáo viên có thể giúp học sinh

nhớ và hiểu toàn bộ kiến thức cơ bản của bài học là Cuộc Tổng tiến công và nổi

dậy Xuân 1975 gồm có 3 chiến dịch lớn và thời gian diễn ra của mỗi chiến dịch.

Sơ đồ này là một hình ảnh trực quan giúp học sinh hiểu và nhớ bài lâu hơn.

III. KẾT LUẬN

Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ hiểu

sâu những kiến thức lịch sử. Chính vì thế, để nâng cao chất lượng dạy học bộ

môn lịch sử, người giáo viên phải luôn sử dụng tốt các phương dạy học lịch sử

một cách nhuần nhuyễn. Trong những phương pháp đó, việc sử dụng sơ đồ cũng

có tác dụng rất lớn. Sơ đồ chính là một đồ dùng trực quan rất sinh động thể hiện

sự sáng tạo cao của người giáo viên.

Trong những năm qua, công tác thiết bị trường học đã có nhiều thay đổi

và đạt những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên những đồ dùng dạy học được

trang cấp chưa đủ để phục vụ cho nội dung chương trình sách giáo khoa... Chính

vì thế phong trào tự làm đồ dùng dạy học là một hoạt động có ý nghĩa quan

trọng trong quá trình dạy học. Việc tự làm sơ đồ dạy học được đề cập đến trong

đề tài này mang ý nghĩa thể hiện sự sáng tạo của giáo viên nhằm giải quyết nhu

TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY

XUÂN 1975

CHIẾN DỊCH

TÂY NGUYÊN

( 10/3->24/3/75)

CHIẾN DỊCH

HUẾ-ĐÀ NẴNG

(21/3->29/3/75)

CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH

( 26/4->30/4/75)

Page 58: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

54

cầu thực tiễn của giáo viên để thực hiện đổi mới phương pháp phù hợp với khả

năng sư phạm của mình, với đặc điểm của lớp học, người học và môn học. Đồ

dùng dạy học này, do chính giáo viên thiết kế cho phù hợp từng bài dạy giúp học

sinh lĩnh hội kiến thức nhanh chóng và hiệu quả. Với việc sơ đồ hóa các kiến

thức trong mỗi bài học giáo viên có thể phần nào tạo hứng thú học tập cho học

sinh và nâng cao chất lượng học tập bộ môn Lịch sử trong tình hình hiện nay.

Việc tăng cường sử dụng bảng biểu và sơ đồ trong giảng dạy, làm cho bài

học lịch sử nhẹ nhàng và đơn giản hơn, giúp các em ghi nhớ nhanh chóng và

chính xác các kiến thức lịch sử cơ bản, hiểu được mối liên hệ, mối quan hệ nhân

quả giữa các sự kiện, biết cách tổng hợp, hệ thống, khái quát các sự kiện lịch sử.

Mặt khác còn rèn luyện kỹ năng tư duy logic, khả năng tự học tự nghiên cứu,

các em được tham gia vào bài giảng nên mạnh dạn và tự tin khi trình bày quan

điểm về một vấn đề.

Page 59: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

55

PHẦN IV

DẠY HỌC LỊCH SỬ THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN

LỒNG GHÉP KIẾN THỨC MÔN NGỮ VĂN VÀO CÁC BÀI HỌC

LỊCH SỬ NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP

VÀ KHẮC SÂU KIẾN THỨC CHO HỌC SINH

Nguyễn Quốc Dũng

Giáo viên trường THPT Văn Ngọc Chính

Trong hệ thống giáo dục ở trường trung học phổ thông, môn Lịch sử có

vai trò quan trọng trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ về kiến thức văn hoá, tư tưởng

chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực hành động.

Nếu văn học giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp trong thơ ca để càng

yêu quý hơn con người, dân tộc Việt Nam thì thông qua môn học Lịch sử các

em không chỉ thấy được quá trình phát triển của một đất nước, một dân tộc mà

rộng hơn là cả một xã hội loài người, bên cạnh đó nó góp phần quan trọng trong

việc hình thành bồi dưỡng nhân sinh quan, thế giới quan khoa học.

Mặt dù có vai trò, chức năng, nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục thế hệ

trẻ nhưng hiện nay việc dạy học lịch sử chưa hoàn thành tốt vai trò của mình và

một thực tế đáng buồn là học sinh không thích học môn Lịch sử, xem nhẹ môn

Lịch sử. Các em tiếp thu kiến thức một cách hời hợt, thiếu chính xác, thiếu hệ

thống.

Vì vậy làm thế nào để tạo cho học sinh hứng thú học lịch sử, phát huy tích

cực xây dựng bài, kích thích sự tìm hiểu khám phá về kiến thức... Thiết nghĩ có

rất nhiều công trình nghiên cứu, nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề trên, vậy trong

khuôn khổ bài viết nhỏ này tôi xin trình bày một vài suy nghĩ trong việc xây

dựng hứng thú học tập lịch sử cho học sinh bằng cách vận dụng, lồng ghép kiến

thức văn học vào bài giảng.

Trong thực tế, giảng dạy lịch sử là môn học có kiến thức liên môn, song

có lẽ có mối quan hệ tác động qua lại mật thiết và bổ sung cho nhau nhiều nhất

là mối quan hệ giữa lịch sử và văn học. Trước hết lịch sử đề cập đến nhiều lĩnh

vực khác nhau của cuộc sống cho nên việc lồng ghép kiến thức văn học vào

trong giờ dạy lịch sử là điều không thể thiếu được. Nếu như văn học thường mô

tả những sự kiện bằng hình tượng thì lịch sử tái tạo lại quá khứ bằng những con

số, sự kiện cụ thể, điều đó đã tác động rất lớn đến nhận thức của học sinh. Đã có

không ít tác phẩm văn học từ bản thân nó là một tư liệu lịch sử như “Hịch tướng

Page 60: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

56

sĩ”, “Bình Ngô đại cáo”, “Hoàng Lê nhất thống chí”,... là những minh chứng

hùng hồn cho mối quan hệ tương đồng giữa lịch sử và văn học.

Qua đặc điểm tình hình như vậy chúng tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu

về phía học sinh. Cụ thể tôi đã phát câu hỏi đến tận học sinh để cho các em phát

biểu cảm nghĩ của mình thế nào.

Nội dung câu hỏi: Em có cảm nhận như thế nào khi học môn lịch sử? Áp

dụng câu hỏi này cho tất cả các lớp, khối thì thu được phản hồi như sau:

+ 60% học sinh cho rằng Lịch sử là môn học bổ ích nhưng khô khan,

thiếu sinh động, quá nhiều mốc thời gian - khó nhớ.

+ 40% học sinh không thích học môn Lịch sử.

Qua thực tế chúng tôi nhận thấy rằng sự mâu thuẫn giữa nhận thức là môn

học bổ ích cho kiến thức người học nhưng các em lại không thích học.

Trong thực tế không ít giáo viên đang còn quá rập khuôn trong bài giảng

nên dẫn đến sự khô khan và thiếu sinh động. Mặc khác, việc tích cực chủ động

và tìm tòi tài liệu lịch sử ở học sinh còn hạn chế, các em chưa biết vận dụng mốc

thời điểm lịch sử với xu hướng chung, tình hình văn hoá xã hội.

Như vậy, về chủ quan mà nói trong thực tiễn giảng dạy, sự đầu tư tìm tòi

mọi nguồn tài liệu để phục vụ cho bài giảng của người giáo viên còn hạn chế và

thường cho rằng trách nhiệm môn nào thì đào sâu môn đó với tính chất nguyên

tắc chủ quan. Bởi thế khi dạy chỉ nghĩ làm sao nói và truyền tải hết nội dung, sự

kiện là coi như bài giảng đã hoàn chỉnh.

Trong giảng dạy bộ môn Lịch sử, người giáo viên đóng vai trò quan trọng

trong việc làm sống lại các sự kiện lịch sử. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào những

kiến thức trong sách giáo khoa thì khó có thể tạo dựng lại không khí lịch sử cần

thiết. Để thu hút các em đi sâu tìm hiểu khám phá quá khứ của dân tộc tạo nên

những cảm xúc thực sự trước những sự kiện thì việc vận dụng kiến thức văn học

vào giảng dạy lịch sử là điều cần thiết góp phần làm cho bài giảng trở nên sinh

động và hấp dẫn, nâng cao hứng thú học tập của các em.

Chẳng hạn khi dạy bài 20 - “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân

Pháp kết thúc” (Lịch sử lớp 12 phần II) sau khi khái quát về kết quả của chiến

dịch Điện Biên Phủ tôi đã trích dẫn thơ của Tố Hữu:

“Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi,

ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng

Chí không mòn!”

Hoặc đoạn thơ trong “Một chiều hè lịch sử” của Trần Đăng Khoa:

Bố kể chuyện Điện Biên

Page 61: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

57

Bộ đội mình chiến thắng

Lũ Tây bị bắt sống

Ta giải đi từng hàng

Tướng Đờ Cát xin hàng

Bốt đồn đều san phẳng

Cờ quyết chiến quyết thắng

Tung bay trên nóc hầm”

Không chỉ mô tả về khí thế của chiến dịch mà còn khắc sâu sự kiện ngày

chiến thắng Điện biên phủ, hướng cho học sinh đi tìm hiểu nguyên nhân thắng

lợi của cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, tôi nhận thấy rằng các em rất

xúc động về những hình ảnh mà mình thu nhận được. Điều này có ý nghĩa rất

lớn trong việc giáo dục tinh thần cảm phục đối với công lao của các thế hệ đi

trước cũng như góp phần nâng cao ý thức bảo vệ quê hương đất nước trong nhận

thức của các em.

Khi nói về ý nghĩa chiến thắng của Điện Biên Phủ tôi trích hai câu thơ:

“Chín năm làm một Điện Biên

Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”

Cũng bằng phương pháp trên tôi áp dụng trong bài 19 “Chiến thắng Chi

Lăng - Xương Giang” Lịch sử lớp 10, bài 19. Khi giảng diễn biến trận Chi Lăng

- Xương Giang tôi trích dẫn trong bài “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi:

"Ngày mười tháng tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế

Ngày hai mươi, trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu

Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh đại bại tử vong

Ngày hăm tám, thượng thư Lý Khánh cùng kế tự vẫn

…………….

Xương Giang Bình Than máu trôi đỏ nước

……………

Bị ta chặn ở Lê Hoa

Quân Vân Nam nghi ngờ, khiếp vía mà vỡ mật”

Không khí rất sôi nổi, thoải mái đầy hào hứng. Các em tỏ ra thích thú với

các sự kiện trong bài và có thái độ rõ ràng khi giáo viên nêu lên dẫn chứng tiêu

biểu.

Dạy phần “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” (Lịch sử lớp 12) tôi

nhấn mạnh khí thế bừng bừng như thác đổ của cuộc khởi nghĩa đang lan rộng ra

khắp các địa phương trong toàn quốc bằng một đoạn trích:

Page 62: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

58

“Đồng cỏ héo đã bùng lửa cháy

Nước non ơi, hết thảy vùng lên!

Bắc, Trung, Nam khắp ba miền

Toàn dân khởi nghĩa! Chính quyền về tay!”

Khi trình bày về dự đoán thời cơ của Bác Hồ, giáo viên nên sử dụng tác

phẩm “Lịch sử nước ta” của Bác Hồ viết năm 1941 bằng thơ lục bát và trích đọc

đoạn:

“...nay ta có hội Việt Minh

Đủ tài lãnh đạo dân mình đấu tranh. 45, sự nghiệp hoàn thành...”

Học sinh rất chú ý lắng nghe, khi được gọi lên nhận xét các em đã khái

quát được không khí trong cuộc khởi nghĩa khi liên tưởng đến những sự kiện

mình đang học bằng hình ảnh đồng thời còn giúp các em đánh giá đúng về vai

trò của quần chúng nhân dân những người làm nên lịch sử - là động lực chính

đưa cách mạng đến thành công.

Đồng thời qua đoạn thơ này để giáo dục cho học sinh thấy tầm nhìn chiến

lược của Bác trong việc dự đoán thời cơ cách mạng, qua đó giúp cho học sinh

thấy được vai trò của Bác trong của Cách mạng tháng Tám 1945. Hay khi giảng

về sự kiện ngày 02/9/1945 Bác Hồ đọc “Tuyên ngôn Độc lập” ngoài việc kết

hợp cho học sinh xem tranh, video, giáo viên nên trích đọc một đoạn thơ:

“Hôm nay sáng mồng hai tháng chín

Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình

Muôn triệu tim chờ…chim cũng nín

Bỗng vang lên tiếng hát ân tình

Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!

Người đứng trên đài, lặng phút giây

Trông đàn con đó, vẫy hai tay

Cao cao vầng trán…Ngời đôi mắt.

Độc lập bây giờ mới thấy đây!”

Khi đọc trích đoạn này ngoài việc tái hiện lại sự kiện ngày 02/9, về không

gian, thời gian, địa điểm, không khí hân hoan của nhân dân thủ đô, còn hướng

cho các em tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám 1945.

Khi dạy bài “Cuộc kháng chiến từ 1858 - 1873 ” (Lịch sử lớp 11) mô tả

về hoàn cảnh nước ta khi thực dân Pháp xâm lược, lên án trách nhiệm của nhà

Nguyễn và nêu cao tinh thần chiến đấu của nhân dân Nam Kỳ, chúng tôi trích

dẫn thơ của Nguyễn Đình Chiểu: bài “Chạy Tây” và bài “Văn Tế nghĩa sĩ Cần

Giuộc”:

Page 63: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

59

“Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bao ngòi

Trong tay dùng một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gỗ.

Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia;

Gươm đeo dùng một ngọn dao phay, cũng chém đặng đầu quan hai nọ”

Học sinh có ngay những hình dung về phong trào đấu tranh của nhân dân

ta lúc bấy giờ.

Chẳng hạn khi dạy bài “Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế

kỷ XIX ” (Lịch sử lớp 11) ta có thể đặt câu hỏi: Trong văn học các em thấy có

tác phẩm nào đề cập đến bối cảnh đất nước giai đoạn này? Bằng các ý trả lời của

học sinh chúng ta đi vào khái quát tình hình đất nước trên cơ sở các kiến thức

lịch sử đã học.

Khi dạy về hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành,

Lịch sử lớp 11 bài 24, giáo viên đọc một đoạn thơ trong bài thơ “Người đi tìm

hình của nước”:

Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng Bác phải ra đi

Cho tôi làm con sóng dưới thân tàu đưa tiễn Bác”

Hay trích đoạn thơ của nhà thơ Tố Hữu

“Từ đó, Người đi…những bước đầu

Lênh đênh bốn biển, một con tàu

Cuộc đời sóng gió. Trong than bụi

Tay đốt lò, lau chảo, thái rau.”

Qua 4 câu thơ trên giúp các em hình dung rõ hơn về cách đi: đi bằng lao

động vất vả hình dung được những công việc mà người thanh niên Nguyễn Tất

Thành (Nguyễn Văn Ba) phải làm của một người phụ bếp trên con tàu Latútsơ

Tơrêvin.

Hoặc khi dạy Lịch sử lớp 12, phần “Những hoạt động của Nguyễn Ái

Quốc ở nước ngoài 1919-1925”, giáo viên khi dạy về sự kiện Bác Hồ đọc Luận

cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin có thể khắc họa sự vui mừng,

hạnh phúc, phấn khởi của Bác bằng các câu thơ:

“Luận cương đến và Người đã khóc

Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin”

Nhìn chung có rất nhiều kiến thức để vận dụng kiến thức văn học trong

giảng dạy lịch sử. Ta có thể đưa vào bài giảng một câu thơ, một đoạn văn hay

một trích đoạn để cụ thể hoá vấn đề, sự kiện nhằm nêu ra một kết luận khái quát

giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn. Cũng có thể giáo viên chỉ cần liên hệ qua một

câu hỏi (có thể ở đầu, giữa hoặc cuối bài) tạo tính liên hệ qua một tác phẩm văn

học với một sự kiện lịch sử để gây hứng thú học tập.

Page 64: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

60

Ngoài ra, việc sử dụng các phương tiện trực quan khi đưa kiến thức văn

học lồng ghép trong bài dạy có tác động rất tốt đến sự chú ý của các em. Trước

hết việc sử dụng ngôn ngữ mượt mà, những giai điệu âm thanh giàu tính hình

tượng có biểu cảm, những hình tượng nghệ thuật gắn liền nội dung lịch sử

không những giảm đi tính khô khan của các sự kiện mà còn tạo ra không khí nhẹ

nhàng trong tiết học giúp học sinh dễ nhớ và nhớ lâu hơn kiến thức mà mình thu

nhận được. Để nâng cao hiệu quả sử dụng kiến thức văn học trong giảng dạy

lịch sử phải vận dụng một cách khéo léo có chọn lựa những chi tiết sao cho phù

hợp với mục đích yêu cầu của bài giảng và tính chất của từng sự kiện, hiện

tượng lịch sử. Kết hợp kiến thức của môn Lịch sử với môn Ngữ văn để xây dựng

lên một bức tranh sinh động về những sự kiện, những nhân vật của thời đại trong

một bối cảnh xã hội cụ thể phải đảm bảo cho được hai yếu tố cơ bản: giá trị giáo

dục - giáo dưỡng và phù hợp với trình độ, nhận thức của học sinh. Sử dụng

những chi tiết dù nhỏ trong văn học như một câu thơ, một đoạn văn ngắn đúng

lúc, đúng chỗ thì nó sẽ trở thành chất xúc tác trong việc khơi dậy hứng thú, say

mê học tập của các em.

Page 65: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

61

DẠY HỌC LỊCH SỬ THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN

Huỳnh Thanh Đề

Giáo viên trường THPT Hòa Tú

I. LỜI NÓI ĐẦU

Việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn tạo điều kiện cho giáo viên

đổi mới phương pháp dạy học, tránh tình trạng một lượng kiến thức giống nhau

được giảng dạy ở nhiều môn học khác nhau và nhằm đa dạng hóa các hình thức

tổ chức dạy học. Học sinh được rèn luyện các hoạt động tự học và nghiên cứu,

giúp học sinh xâu chuỗi lại kiến thức để nắm vững hơn trong môn học và cũng

giúp các em vận dụng kiến thức đó để giải quyết các tình huống thực tiễn ở các

môn học có liên quan, thông qua đó góp phần hướng tới hình thành các năng

lực, phẩm chất cho học sinh.

Dạy học liên môn trong môn Lịch sử là hình thức liên kết những kiến thức

giao thoa với môn Lịch sử như Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân. Rèn luyện

kĩ năng sống, giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương… để học sinh tiếp thu

kiến thức, biết vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống. Trong chương trình

phổ thông, giáo viên có thể sử dụng phương pháp tích hợp trong hầu hết các bài

dạy, từ đó làm tăng hứng thú cho học sinh.

Trong chương trình Lịch sử – THPT ban cơ bản (ở cả 3 khối lớp), có rất

nhiều bài, phần Lịch sử dài với nhiều nội dung và sự kiện cần được phân tích

sâu hơn, kỹ hơn và giờ học Lịch sử bớt “khô khan” hơn, muốn làm được điều đó

học sinh không chỉ nắm vững kiến thức môn Sử là đủ mà cần phải biết vận

dụng, phối hợp kiến thức của các môn khoa học xã hội khác như: Địa lí, Ngữ

văn, GDCD và cả kiến thức của bộ môn Giáo dục Quốc phòng mới có thể làm

được.

II. THỰC TRẠNG

1. Thuận lợi

- Đối với giáo viên:

+ Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên

không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định

hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên

các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ

nhau trong dạy học.

+ Môi trường “Trường học kết nối” rất thuận lợi để giáo viên đổi mới

trong dạy tích hợp, liên môn.

+ Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà

trường là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn.

Page 66: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

62

- Đối với học sinh: Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức ở bộ môn

ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “mở” nên cũng

tạo điều kiện, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư

duy sáng tạo. Học sinh không chỉ nghiên cứu kiến thức trong sách giáo khoa mà

còn tìm hiểu qua các kênh như: Sách báo, trên mạng, tìm hiểu thực tế qua các di

tích lịch sử,…

2. Khó khăn

- Đối với giáo viên:

+ Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học

khác.

+ Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy

theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà soát

nội dung chương trình, sách giáo khoa của môn Sử và các môn có liên quan,

đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp. Nội dung

của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu giáo viên cấu trúc, sắp

xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát

triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại

thay đổi.

- Đối với học sinh:

+ Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn

đầu này, đặc biệt là thế hệ học sinh hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi

đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.

+ Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc

quy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ

huynh kém mặn mà (coi nhẹ) với các môn không thi, ít thi (môn phụ).

III. MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ KHI ÁP DỤNG KIẾN THỨC LIÊN

MÔN

Ví dụ: Lịch sử lớp 11

Tích hợp kiến thức liên môn trong dạy bài 19:“Nhân dân Việt Nam kháng

chiến chống Pháp xâm lược” (Từ năm 1858 đến trước năm 1873).

1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỷ XIX trước khi Pháp tiến hành xâm

lược

- Ở phần này giáo viên có thể sử dụng một số câu ca dao, tục ngữ, một số

câu thơ để làm nổi bật sự khủng hoảng của chế độ phong kiến dưới triều Nguyễn

vào giữa thế kỉ XIX như:

“Vạn niên là Vạn niên nào Thành xây xương lính, hào đào máu dân”

Hay câu ca dao:

“Con ơi mẹ bảo con này cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”

Page 67: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

63

- Hay sự kiện ngày 31-8-1858, liên quân Pháp-Tây Ban Nha kéo tới cửa

biển Đà Nẵng, chuẩn bị nổ súng xâm lược Việt Nam.

Ở nội dung này giáo viên có thể sử dụng lược đồ Khu vực Đông Nam Á

và lược đồ Việt Nam, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức Địa lí để xác định vị

trí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á và Châu Á, cũng như vị trí của Đà

Nẵng và trả lời cho câu hỏi: Vì sao Pháp lại chọn Đà Nẵng mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?

Ví dụ: Lịch sử lớp 10

Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỉ X–XV

(1tiết)

2. Cuộc kháng chiến chông Tông thời Lý

- Giáo viên kết hợp môn Địa lí và lược đồ giới thiệu cho học sinh biết:

phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu ngày nay) trong cuộc kháng chiến

chống quân Tống xâm lược (1075 - 1077) của quân và dân nhà Lý được xây

dựng với địa thế dựa vào núi, sông, đồng trũng, ruộng lầy kéo dài gần 10 km

đường đê qua các xã Tam Giang, Tam Đa huyện Yên Phong đến Thị Cầu thành

phố Bắc Ninh.

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Lý Thường Kiệt

Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.

Lý Thường Kiệt

* Ý nghĩa bài thơ: bài thơ Nam Quốc Sơn Hà như một bản tuyên ngôn

độc lập đầu tiên của nước ta, xác định chủ quyền của nước Nam và khẳng định

sự thất bại của quân xâm lược, do đó bồi dưỡng tinh thần quyết tâm chống giặc

bảo vệ đất nước của binh lính.

3. Các cuộc kháng chiến chông quân xâm lược Mông - Nguyên ở thế

kỉ XIII

- Lần 3: Năm 1287-1288 trận Bạch Đằng buộc địch phải từ bỏ mộng xâm

lược Đại Việt.

- Giáo viên kết hợp môn Địa lí giới thiệu cho học sinh biết: sông Bạch

Đằng, còn gọi là Bạch Đằng Giang, hiệu là sông Vân Cừ, là một con sông chảy

giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), cách

vịnh Hạ Long, cửa Lục khoảng 40 km. Nó nằm trong hệ thống sông Thái Bình.

Page 68: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

64

IV. KẾT LUẬN

1. Đôi với học sinh

Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động,

hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập

cho học sinh. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp liên môn giúp cho học

sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học

khác nhau.

2. Đôi với giáo viên

Dạy học theo các chủ đề tích hợp liên môn không những giảm tải cho giáo

viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có

tác dụng bồi dưỡng, cập nhật, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo

viên, giúp giáo viên rèn thêm được các kỹ năng tự học, nghiên cứu nhằm góp

phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay.

Page 69: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

65

TÍCH HỢP LIÊN MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ LỚP 10

Ở TRƯỜNG THPT AN THẠNH 3

Tổ Lịch sử-GDCD

Trường THPT An Thạnh 3

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực trạng của việc dạy và học lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện

còn những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan, nhiều sự

kiện nên chưa tạo được hứng thú học lịch sử đối với học sinh. Học sinh hiểu một

cách rời rạc, nông cạn về kiến thức lịch sử, về kiến thức liên môn…

Dạy học theo chủ đề tích hợp là một trong những nguyên tắc quan trọng

trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, đây được coi là một quan

niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng

cao chất lượng giáo dục. Dạy học tích hợp làm cho người học lịch sử nhận thức

được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất, thấy được mối liên hệ

giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, khắc phục được tính rời rạc trong kiến

thức.

Dạy học liên môn trong môn Lịch sử là hình thức liên kết những kiến thức

giữa các môn Lịch sử, Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân. Rèn luyện kĩ năng

sống, giáo dục bảo vệ di sản văn hóa địa phương… để học sinh tiếp thu kiến

thức, biết vận dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để

giải quyết các vấn đề liên quan đến lịch sử… từ đó làm tăng hứng thú cho học

sinh. Bài viết này chỉ giới hạn chọn phương pháp tích hợp giữa môn Lịch sử và

Địa lí, áp dụng cho học sinh lớp 10 của trường chúng tôi.

II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

1. Thuận lợi

- Đối với giáo viên:

+ Trong thời gian gần đây, giáo viên cũng đã được tập huấn thêm kiến

thức mới về phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn.

+ Nhà trường đã đầu tư phương tiện dạy học có thể đáp ứng một phần đổi

mới phương pháp dạy học hiện nay.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là cơ hội để chúng ta áp

dụng tốt dạy học tích hợp liên môn.

- Đối với học sinh: học sinh sẽ hứng thú hơn trong tiết học.

2. Khó khăn

Page 70: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

66

- Đối với giáo viên:

+ Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn kiến thức của các môn học khác.

+ Dạy học theo phương pháp tích hợp kiến thức liên môn là vấn đề khá

mới mẻ nên nhiều giáo viên còn lúng túng trong quá trình soạn bài giảng.

+ Vấn đề tâm lý, giáo viên vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn, nên khi

dạy theo chủ đề tích hợp liên môn, giáo viên dễ lúng túng, ngại thay đổi.

- Đối với học sinh:

+ Nhiều em còn tư duy máy móc, cảm thụ rời rạc.

+ Nhiều bài học kiến thức còn chưa thực sự được giảm tải nên còn nặng

nề đối với giáo viên và học sinh.

+ Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến trung học phổ thông

nên giai đoạn đầu này, đặc biệt là thế hệ học sinh hiện tại đang quen với lối mòn

cũ nên khi đổi mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Chủ đề: “Các cuộc phát kiến địa lí” (Bài 11, Lịch sử lớp 10)

1. Nội dung các môn học được tích hợp trong chủ đề

a. Cơ sở xây dựng chủ đề

- Nội dung về các cuộc phát kiến địa lý được trình bày trong chương trình

Lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông và các kiến thức của môn Địa lí có

liên quan, do đó, thuận lợi cho việc xây dựng chủ đề liên môn.

- Môn Địa lí: Kiến thức môn Địa lí liên quan đến các vị trí châu lục mà

các nhà phát kiến đã đến, phát hiện ra trái đất hình cầu, những vùng đất mới...

- Như vậy, có thể tích hợp xây dựng thành chủ đề liên môn “Các cuộc

phát kiến địa lí” dựa trên cơ sở kiến thức của môn Lịch sử và Địa lí.

b. Nội dung chủ đề

Chủ đề liên môn Các cuộc phát kiến địa lí được xây dựng bao gồm những

dung sau:

- Nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí.

- Các cuộc phát kiến lớn về địa lí cuối thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI.

- Hệ quả của các cuộc phát kiến lớn về địa lí.

c. Ý nghĩa xây dựng chủ đề

Việc cấu trúc lại nội dung bài học “Tây Âu thời hậu kì trung đại” thành

chủ đề “Các cuộc phát kiến địa lí” bao gồm cả các kiến thức về lịch sử và địa lí

là cần thiết vì:

Page 71: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

67

- Học sinh ngoài việc sử dụng kiến thức của môn Lịch sử còn vận dụng

kiến thức của môn Địa lí để lí giải cho các vấn đề, nội dung học tập và thực tiễn

hiện nay như: vận dụng kiến thức về địa lí để lí giải việc mở rộng thêm diện tích

của thế giới, phát triển thêm nhiều tuyến đường biển mới, phát hiện ra trái đất

hình cầu...

- Nội dung học tập của bài được xây dựng nối tiếp nhau thành một chuỗi

các hoạt động liên tục có gắn kết với nhau, học sinh được nghiên cứu trên lớp, ở

nhà, từ đó góp phần làm tăng thời gian học tập của học sinh.

2. Mục tiêu của chủ đề

a. Về kiến thức

- Lí giải được những nguyên nhân và điều kiện dẫn tới các cuộc phát kiến

địa lí cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI.

- Trình bày được những phát kiến địa lí lớn của người Bồ Đào Nha và Tây

Ban Nha.

- Đánh giá được hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí đối với nhân loại.

b. Về kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng thuyết trình một nội dung lịch sử trên lược đồ, kĩ năng

so sánh, phân tích, đánh giá, hợp tác.

c. Thái độ

Có ý thức khâm phục sự dũng cảm của các nhà hàng hải và sự quyết tâm

chinh phục cái mới.

d. Các năng lực chính hướng tới

- Năng lực chung: năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực tự học.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng lược đồ về những cuộc

phát kiến lớn về địa lí; tranh ảnh về các nhà thám hiểm, tàu biển, la bàn, các nhà

thám hiểm…

+ Nhận xét về hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí…

3. Phương pháp dạy học

- Đặt vấn đề, trao đổi đàm thoại...

- Sử dụng tranh ảnh, lược đồ

4. Câu hỏi

- Kể tên các tiến bộ khoa học-kĩ thuật thế kỉ XV. Những tiến bộ khoa học-

kĩ thuật thời đó có ảnh hưởng như thế nào đến các cuộc phát kiến địa lí?

- Các nhà hàng hải có quan niệm về hình dạng của Trái Đất đến thế kỉ XV

như thế nào? Nêu nhận xét của em về những quan niệm đó.

Page 72: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

68

- Dựa vào lược đồ, trình bày các phát kiến lớn về địa lí. Qua đó đánh giá ý

nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí và công lao của các nhà thám hiểm

- Miêu tả quang cảnh cảng Lis-bon (Bồ Đào Nha) nửa cuối thế kỉ XV qua

các tranh ảnh. Giải thích được mối quan hệ, tác động giữa cảng Lis-bon với các

cuộc phát kiến địa lí của người Bồ Đào Nha.

- Phân tích hướng đi phát kiến địa lí và kết quả của các nhà hàng hải Tây

Ban Nha và Bồ Đào Nha.

- Đánh giá ý nghĩa của các cuộc phát kiến địa lí và công lao của các nhà

thám hiểm.

IV. KẾ HOẠCH DẠY HỌC

1. Kế hoạch chung

Hoạt động 1: Khởi động

- Giáo viên giao nhiệm vụ, cung cấp tư liệu, hình ảnh mang tính chất định

hướng hỗ trợ học sinh.

- Học sinh: Tiếp nhận nhiệm vụ của giáo viên giao:

+ Nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát kiến địa lí.

+ Các cuộc phát kiến lớn về địa lí cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI.

+ Hệ quả của các cuộc phát kiến lớn về địa lí.

Hoạt động 2: Thực hiện chủ đề

- Giáo viên chuẩn bị kế hoạch thực hiện chủ đề, phiếu đánh giá sản phẩm

và những hỗ trợ khác cho việc thực hiện chủ đề của học sinh.

- Học sinh thực hiện chủ đề của nhóm: Thống nhất địa điểm và cách thức

tiến hành.

Hoạt động 3: Báo cáo và đánh giá nhiệm vụ thực hiện

- Giáo viên lắng nghe các nhóm trình bày; nêu câu hỏi; nhận xét và tổng

kết hoạt động nhóm.

- Học sinh báo cáo kết quả làm việc của nhóm; lắng nghe và nhận xét sản

phẩm của nhóm khác; thảo luận tổng kết vấn đề nghiên cứu.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a. Chuẩn bị của giáo viên:

- Lược đồ những cuộc phát kiến lớn về địa lí thế kỉ XV-XVI.

- Tranh ảnh về tàu Ca-ra-ven, la bàn, các nhà thám hiểm..

- Các tư liệu có liên quan đến các cuộc phát kiến địa lí…

b. Học sinh

- Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu có liên quan

Page 73: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

69

- Chuẩn bị tài liệu báo cáo theo các nhóm.

3. Hoạt động học tập

Hoạt động 1: Giới thiệu chủ đề

- Giáo viên cho học sinh quan sát các hình ảnh tàu Ca-ra-ven, la bàn, C.

Cô-lôm-bô để thảo luận một số câu hỏi dưới đây: tàu Ca-ra-ven, la bàn là những

phương tiện thường dùng để làm gì? Từ 2 hình ảnh đó, em hãy suy luận về nghề

nghiệp của C. Cô-lôm-bô.

- Theo em, 3 hình ảnh này đề cập tới nội dung gì của lịch sử nhân loại?

Em biết gì về nội dung đó?

* Học sinh trao đổi và thống nhất kết quả làm việc báo cáo.

* Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về nguyên nhân và điều kiện của các cuộc phát

kiến địa lí.

a. Hình thức: Hoạt động nhóm

b. Tiến trình dạy học

Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh để thảo luận trả lời các câu

hỏi dưới đây:

- Miêu tả cảnh hoạt động của con người trong hình Hoạt động trao đổi

buôn bán tại các thành thị thời hậu kì trung đại (tranh vẽ). Theo em, hình ảnh

này có mối quan hệ như thế nào đến các cuộc phát kiến địa lí?

- Sự xuất hiện của đế quốc người Ả Rập thế kỉ XV đã ảnh hưởng như thế

nào đến hoạt động buôn bán của thương nhân phương Tây? Họ cần phải làm gì

để khắc phục?

- Kể tên các tiến bộ khoa học-kĩ thuật thế kỉ XV mà em biết. Hãy nêu tác

dụng của từng loại tiến bộ khoa học-kĩ thuật đó đối với các cuộc phát kiến địa lí.

- Đến thế kỉ XV, các nhà hàng hải có quan niệm như thế nào về hình dạng

của Trái Đất? Nhận xét của em về quan niệm đó.

* Học sinh trao đổi và thống nhất kết quả làm việc báo cáo.

* Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả.

Hoàn thành phiếu học tập sau:

- Nguyên nhân phát kiến địa lí.

- Điều kiện phát kiến địa lí.

* Học sinh trao đổi và thống nhất hoàn thành phiếu học tập và báo cáo.

* Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả.

Hoạt động 3: Khám phá về hành trình của các nhà thám hiểm đường biển

cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI.

Page 74: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

70

a. Hình thức: Hoạt động nhóm

b. Tiến trình dạy học: Đọc thông tin và quan sát các hình ảnh dưới đây

để thảo luận trả lời các câu hỏi:

- Trình bày phát kiến địa lí của Đi-a-xơ, Va-xcô đơ Ga-ma, C. Cô-lômbô

và F. Ma-gien-lăng trên lược đồ và đánh giá công lao của họ.

- Miêu tả quang cảnh cảng Lis-bon (Bồ Đào Nha) nửa cuối thế kỉ XV.

Cảng Lis-bon có tác động như thế nào đến các cuộc phát kiến địa lí của người

Bồ Đào Nha?

- Nhận xét về hướng đi phát kiến địa lí và kết quả của các nhà hàng hải

Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

* Học sinh trao đổi và thống nhất kết quả làm việc báo cáo.

* Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả.

Hoạt động 4: Tìm hiểu hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí

c. Hình thức: Hoạt động nhóm

b. Tiến trình dạy học: Đọc thông tin dưới đây, kết hợp quan sát kĩ những

hình ảnh để thảo luận trả lời các câu hỏi:

- Trình bày và đánh giá những tác động tích cực của các cuộc phát kiến

địa lí. Trong những tác động đó, theo em tác động nào quan trọng nhất? Vì sao?

- Miêu tả 2 hình ảnh do giáo viên cung cấp. Những hình ảnh này nói lên

điều gì? Em có nhận xét gì về những số phận của những con người trong hình?

* Học sinh trao đổi và thống nhất kết quả làm việc báo cáo.

* Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả. Kết thúc hoạt động.

V. KẾT QUẢ

- Với phương pháp dạy học tích hợp kiến thức liên môn như trên tôi nghĩ

học sinh sẽ hứng thú hơn trong từng tiết học, hiểu bài sâu sắc hơn.

- Có ý thức khâm phục sự dũng cảm của các nhà hàng hải và sự quyết tâm

chinh phục cái mới.

VI. PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI

- Thiết kế chủ đề cần bám chặt vào những kiến thức các bộ môn có liên

quan như tích hợp môn Sử, Địa, GDCD, tích hợp các kiến thức về văn hóa, bảo

tồn và phát huy bản sắc văn hóa, giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, ý thức

trách nhiệm… không gò ép vào một khuôn mẫu, mà cần mở cho học sinh sự tìm

tòi sáng tạo trên cơ sở bảo đảm được mục tiêu, yêu cầu chung của vấn đề.

- Tổ chức giờ học trong đó giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức,

hướng dẫn, định hướng, không phải truyền thụ áp đặt một chiều. Học sinh được

đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp nhận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức,

Page 75: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

71

chuẩn bị từng nội dung trong bài dạy, thuyết trình và cùng nhau thảo luận giải

quyết vấn đề đó.

VII. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ

Qua dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn ta thấy được điều quan trọng

của tích hợp là giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội

dung kiến thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa

không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức

tổng hợp vào thực tiễn. Như vậy, với phương pháp tích hợp giữa môn Lịch sử và

Địa lí trong chủ đề dạy học tích hợp liên môn sẽ làm tăng hứng thú cho học sinh

và cũng góp phần củng cố kiến thức các môn học được tích hợp qua tiết học.

Page 76: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

72

MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN

Ở TRƯỜNG THPT MỸ HƯƠNG

Lê Thị Hồng Diễm

Giáo viên trường THPT Mỹ Hương

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong quan điểm chỉ đạo của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

phổ thông theo Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) đã

nêu rõ: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang

phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học”. Một trong những định

hướng dạy học nhằm phát triển năng lực, phẩm chất của người học đó là dạy học

tích hợp, liên môn.

Dạy học tích hợp liên môn xuất phát từ yêu cầu của mục tiêu dạy học phát

triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến

thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Tuy nhiên, hiện nay nhiều giáo viên

vẫn chưa hiểu rõ thế nào là dạy tích hợp, liên môn. Thực tế thì trong quá trình

dạy học giáo viên cũng đã dạy học “tích hợp” những nội dung giáo dục có liên

quan như: giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham nhũng; giáo dục chủ

quyền quốc gia, biên giới, biển, đảo; bảo vệ môi trường; giáo dục an toàn giao

thông... nhưng đó chỉ là hoạt động “tích hợp” của một môn, chưa tổng hợp kiến

thức giữa các môn thành chủ đề “liên môn” để giảng dạy.

Và các môn khoa học xã hội trong nhà trường phổ thông có vai trò vô

cùng quan trọng, nhiệm vụ của nó là góp phần không nhỏ vào việc hình thành và

phát triển nhân cách của học sinh. Vì vậy dạy học các môn theo phương pháp

tích hợp kiến thức liên môn như kiến thức Lịch sử và Địa lí trong chủ quyền

biển, đảo; kiến thức Ngữ văn và Giáo dục công dân trong giáo dục đạo đức, lối

sống… sẽ giúp học sinh có kiến thức bao quát rộng hơn về nội dung được học

trong bài và tiết kiệm được thời gian.

II. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN

1. Thuận lợi

- Đối với học sinh:

+ Các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn

đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra hứng thú học tập cho học sinh.

+ Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng

kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến

thức một cách máy móc.

Page 77: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

73

+ Các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không phải học lại

nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.

- Đối với giáo viên:

+ Giáo viên các bộ môn liên quan có điều kiện phối hợp, hỗ trợ nhau

trong dạy học.

+ Có thể giảm tải được nội dung bài dạy, giúp nâng cao kiến thức ở các

môn.

+ Tổ chuyên môn là tổ ghép Lịch sử và Giáo dục công dân.

2. Khó khăn

- Đối với học sinh:

+ Một số học sinh học yếu kém sẽ không nắm bắt kịp thời kiến thức liên

môn.

+ Nhiều bài học kiến thức còn chưa thực sự được giảm tải nên còn nặng

nề đối với học sinh.

- Đối với giáo viên:

+ Tốn nhiều thời gian công sức để nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn những

kiến thức thuộc các môn học khác nhau.

+ Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là vấn đề khá mới mẻ nên nhiều

giáo viên còn lúng túng trong quá trình soạn bài.

+ Phải sắp xếp lại phân phối chương trình giữa các môn cho phù hợp.

+ Cách ra đề kiểm tra ra sao? Các kiến thức có liên quan, nhưng giáo viên

môn này không dạy mà môn kia dạy, liệu môn này ra đề học sinh có làm được

không?

III. GIẢI PHÁP

Trên cơ sở nội dung các đợt tập huấn do Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng

tổ chức về đổi mới phương pháp dạy học nhằm tăng cường sự chủ động, tích

cực và sáng tạo của học sinh, và sự chỉ đạo của Ban giám hiệu Trường THPT

Mỹ Hương, tôi xin thay mặt Tổ chuyên môn Sử - GDCD đưa ra một vài định

hướng về việc day học Lịch sử theo chủ đề tích hợp liên môn như sau:

- Giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung chương trình sách giáo khoa ở

từng khối lớp để xác định được các nội dung cần dạy học tích hợp liên môn.

- Lựa chọn các chủ đề tích hợp liên môn phù hợp với thực tiễn trong đời

sống và có tác dụng giáo dục phẩm chất, phát triển năng lực của học sinh.

Ví dụ: Giáo dục kỹ năng sống, giáo dục pháp luật, ý thức chủ quyền

quốc gia, biên giới, biển đảo, giáo dục bảo vệ môi trường, an toàn giao thông…

Page 78: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

74

- Giáo viên các môn “liên quan” cần tăng cường trao đổi thảo luận về các

kiến thức liên quan, về việc lựa chọn phương pháp, lựa chọn cách thức tổ chức

các hoạt động dạy học…

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học. Việc ứng dụng

công nghệ thông tin hợp lý sẽ có tác dụng lôi cuốn sự chú ý của học sinh qua hệ

thống các tranh ảnh, bản đồ, lược đồ, video…

- Tổ chức dạy học tích hợp liên môn và rút kinh nghiệm.

Đối với bộ môn Lịch sử, chúng tôi đưa ra một vài phương pháp sử dụng

trong tổ bộ môn như: dạy học theo chủ đề tích hợp, phương pháp trực quan, dạy

học đặt vấn đề và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm và thuyết trình...

Ví dụ: Khi thiết kế giáo án và tổ chức hoạt động giảng dạy bài “Truyền

thống yêu nước của dân tộc Việt Nam”, tổ bộ môn đã thảo luận và đưa ra định

hướng như sau:

+ Thiết kế giáo án phải bám chặt vào những kiến thức các bộ môn có liên

quan như tích hợp môn Lịch sử và Giáo dục công dân. Truyền thống yêu nước là

một trong những nội dung được đề cập đến trong chương trình của Lịch sử và

Giáo dục công dân ở các lớp 10 của trường trung học phổ thông, do đó, thuận lợi

cho việc xây dựng chủ đề liên môn.

Môn Lịch sử: Bài bài 28. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt

Nam thời phong kiến.

Môn Giáo dục công dân: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ

quốc.

Với việc 2 môn Lịch sử và Giáo dục công dân có nhiều nội dung cùng đề

cập đến truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam, thì việc cấu trúc lại thành

một chủ đề liên môn “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam” là cần

thiết, tránh tình trạng trùng lặp nhau về nội dung, tránh việc cả 2 môn học đều

dạy những nội dung về lòng yêu nước và truyền thống yêu nước của dân tộc

Việt Nam, giảm được thời gian học tập cho học sinh, qua đó khắc phục được

tình trạng thiếu sự liên hệ, tác động giữa kiến thức lịch sử và giáo dục công dân

của chủ đề; học sinh ngoài việc sử dụng kiến thức của môn Lịch sử còn vận

dụng kiến thức của môn Giáo dục công dân trong việc nhận thức và thực hiện

trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Khi xây dựng thành chủ đề liên môn: “Truyền thống yêu nước của dân tộc

Việt Nam” sẽ gồm các nội dung sau:

1. Sự hình thành truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

2. Quá trình hình thành và phát triển truyền thống yêu nước của dân tộc

Việt Nam qua các thời kì lịch sử .

3. Biểu hiện, đặc trưng của truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.

Page 79: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

75

4. Trách nhiệm của học sinh trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

(Như vậy môn GDCD sẽ dạy nội dung 1, 4 và môn Lịch sử dạy nội dung

2, 3).

+ Tổ chức giờ học, trong đó giáo viên giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn, định

hướng chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều. Học sinh được đặt vào vị trí

trung tâm của quá trình tiếp nhận, chủ động, tích cực trong quá trình khám phá,

chiếm lĩnh kiến thức.

Cụ thể:

Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh bằng các câu hỏi. Cung cấp tư liệu,

hình ảnh mang tính chất định hướng, hỗ trợ học sinh.

Học sinh chuẩn bị từng nội dung trong bài dạy, thảo luận và thuyết trình.

Cuối cùng giáo viên đưa cho học sinh quan sát bức ảnh về thanh niên lên

đường làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước em phải làm gì để xây

dựng và bảo vệ Tổ quốc? Mục đích là giúp các em có ý thức học tập, rèn luyện

để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Với phương pháp dạy học tích hợp kiến thức môn Lịch sử và Giáo dục

công dân trong bài “Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam” như trên

chúng tôi nghĩ học sinh sẽ hứng thú và hiểu bài sâu sắc hơn. Học sinh sẽ hoàn

thiện về nhân cách lối sống của mình qua việc biết ơn các anh hùng dân tộc, biết

trân trọng thành quả mà ông cha để lại, biết yêu quý quê hương đất nước và tự

hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

IV. ĐỀ XUẤT

- Thứ nhất, cần thống nhất khung phân phối chương trình chung.

- Thứ hai, việc thay sách giáo khoa mới phải giảm tải đúng nghĩa.

- Thứ ba, giáo viên cần được tập huấn kĩ lưỡng.

- Thứ tư, các tổ bộ môn cần phối hợp chặt chẽ trong khi soạn giảng.

V. KẾT LUẬN

Như vậy, qua việc vận dụng một số kiến thức của các môn học liên quan

giáo viên có thể làm bớt đi sự khô khan, nhàm chán, sự căng thẳng trong giờ học

lịch sử, có thể rút gọn lượng thời gian của bài mà vẫn đạt hiệu quả theo yêu cầu

bài học, góp phần củng cố kiến thức các môn học được tích hợp qua tiết dạy.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là ý kiến chủ quan của tôi về “Dạy học Lịch sử

theo chủ đề tích hợp liên môn”, nội dung còn sơ lược rất mong sự đóng góp xây

dựng của các đồng nghiệp để chuyên đề được hoàn thiện hơn, góp phần vào việc

xây dựng chủ đề tích hợp trong dạy học Lịch sử nói riêng và các môn học khác

nói chung của chương trình giáo dục THPT.

Page 80: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

76

VẬN DỤNG TÍCH HỢP TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Đặng Thị Bích Bông

Giáo viên Trường THPT Mỹ Xuyên

I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

Trong sự phát triển của thành tựu khoa học tiên tiến, cuộc sống con người

có những thay đổi và chương trình học hầu như ngày một nâng cao hơn. Ngày

xưa, lối học “nhồi sọ”, thầy “đọc” trò “chép”, thầy làm “trung tâm” thì ngày nay

đã thay đổi: học sinh làm “trung tâm”. Học sinh chủ động trong việc học và

người giáo viên chỉ “hướng dẫn” học sinh học tập chủ động. Giáo dục đang có

chiều hướng thay đổi có tính cách mạng nhằm mục đích đào tạo những con

người vừa có thể thích ứng với hoàn cảnh vừa có khả năng tác động để thay đổi

hoàn cảnh theo quy luật phát triển của lịch sử. Nhưng những thay đổi này cuối

cùng phải thể hiện được trong từng bài giảng của giáo viên, nếu không được như

vậy những tư tưởng, quan niệm về giáo dục dù tiến bộ hay cách mạng đến đâu

chăng nữa cũng mãi mãi chỉ dừng lại ở dạng thuần túy lý thuyết. Nói cách khác,

người giáo viên không truyền thụ những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa

mà phải biết tìm tòi sáng tạo trong cách dạy, phát vấn học sinh, khái quát toàn

bài và củng cố lại những kiến thức cô đọng nhất để làm sao sau một giờ lên lớp

học sinh có thể thuộc và nắm chắc nội dung chính của bài học.

Một vấn đề đáng quan tâm là học sinh xem nhẹ việc học môn Lịch sử, cho

rằng là môn phụ khó nhớ… Giáo sư Phan Ngọc Liên đã nhận xét: “Tiếc rằng

truyền thống, kinh nghiệm dân tộc, quan điểm của Đảng chưa được thâu suốt

trong công tác dạy học lịch sử. Lịch sử vẫn bị xem là môn “phụ” - một quan

niệm của thời kì kháng chiến chống Mĩ do không có điều kiện để dạy đầy đủ các

môn học mà chỉ có thể tập trung vào các “môn chính” (Văn, Toán…), mặt trái

của cơ chế thị trường tác động vào giáo dục - một nghề vốn thanh cao – làm

thay đổi bậc thang giá trị các môn học. Việc dạy thêm các “môn chính” làm cho

đời sống hàng ngũ giáo viên bị phân hóa, chênh lệch vì học sinh học thêm rất

thực dụng - đua nhau vào các ngành có thể kiếm được việc làm nhiều tiền sau

này. Việc dạy và học thêm có những điều tích cực nhất định trong việc bồi

dưỡng, củng cố kiến thức, song chỉ “dạy chữ” không chăm lo việc “dạy người”

phát triển lối học “nhồi sọ” “đoán tủ” trái với quan niệm giáo dục của Đảng.

Việc thương mại hoá trong giáo dục dẫn đến hậu quả khôn lường đối với việc

đào tạo thế hệ trẻ: chất lượng giáo dưỡng, giáo dục phát triển giảm sút, tiếp nhận

lối sống xa lạ với bản sắc, truyền thống dân tộc, mang tính lai căng, hướng

ngoại.

II. NỘI DUNG

Page 81: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

77

Lịch sử là cội nguồn của dân tộc, học sinh học tập tốt, hiểu rõ hơn càng

làm phong phú, sáng tỏ thêm cho lịch sử Việt Nam. Việc giảng dạy lịch sử

không chỉ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn kiến thức lịch sử dân tộc mà quan

trọng hơn là góp phần trực tiếp hình thành, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê

hương - cội nguồn của lòng yêu nước.

Một dân tộc phát triển là một dân tộc biết gìn giữ và phát huy truyền

thống lịch sử. Muốn làm được điều đó thì công tác tuyên truyền, giáo dục lịch sử

cho quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ rất cần thiết. Đây cũng là hoạt

động góp phần giáo dục đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, từ đó đẩy mạnh phong

trào đền ơn đáp nghĩa trong học sinh.

Vậy làm thế nào để tiết học nhẹ nhàng và dễ hiểu, các kiến thức lịch sử

không quá khó và khô khan đối với học sinh luôn là vấn đề được giáo viên quan

tâm. Tích hợp dạy học liên môn, vận dụng kiến thức nhiều môn học để làm rõ

nội dung bài học là hợp lí và thiết thực bởi đó là những môn học mà các em đã

được học qua. Học sinh thấy được tầm quan trọng của tất cả các môn học trong

việc chiếm lĩnh tri thức của nhân loại. Qua bài học học sinh đã thấy được:

- Trong môn Lịch sử có nhiều kiến thức liên quan đến các môn học khác

rất phong phú, tạo cho các em sự đam mê, yêu thích môn Lịch sử.

- Giúp các em khắc sâu kiến thức và hiểu rõ hơn lịch sử dân tộc, giúp các

em thêm yêu quê hương đất nước và càng tự hào hơn về truyền thống yêu nước

của cha ông ta.

- Thông qua việc vận dụng kiến thức các bộ môn khác vào bài học nhằm

làm sáng tỏ, gây hứng thú và kích thích các em học tập bộ môn Lịch sử nhiều

hơn.

- Hình thành trong các em truyền thống đấu tranh của quê hương, biết ơn

và có những hành động thiết thực khi đang ngồi trên ghế nhà trường.

- Giúp các em có những kỹ năng sống tích cực, biết yêu chuộng hòa bình,

lên án chiến tranh và những tội ác của chiến tranh.

Chính vì những lí do trên, việc dạy học tích hợp lịch sử là vấn đề cần thiết

và phù hợp để nâng cao nhận thức của học sinh và qua một tiết học các em hiểu

được nhiều môn học hơn.

Ví dụ: Khi dạy Bài 20: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC

CHỐNG THỰC DÂN PHÁP KẾT THÚC (1953-1954) – Lịch sử lớp 12- Ban

cơ bản. Nếu vận dụng phương pháp dạy học tích hợp thì bài giảng sẽ phong phú,

học sinh hiểu bài nhanh và yêu thích học hơn.

Khi nói về vị trí quan trọng của Điện Biên Phủ: Mục 2, phần II, Bài 20-

Lịch sử lớp 12 - Ban cơ bản, giáo viên tích hợp môn Địa lí: Điện Biên Phủ là

một thung lũng sát biên giới Việt-Lào, cách Hà Nội 300 km, cách hậu phương

của ta (Việt Bắc, Thanh - Nghệ - Tĩnh) từ 300 đến 500 km. Điện Biên Phủ có

địa hình lòng chảo, dài 18 km, rộng 6 đến 8km, núi bao bọc.

Page 82: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

78

Trong diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ, để nêu cao tinh thần đấu tranh

bất khuất, hy sinh quên mình cho Tổ quốc của các chiến sĩ cách mạng, thay vì sử

dụng phương pháp thuyết giảng, kể chuyện, giáo viên tích hợp môn Ngữ văn:

Trích dẫn một đoạn trong bài thơ Hoan hô chiến sĩ Điện Biên của Tố Hữu:

“... Hoan hô chiến sĩ Điện Biên

Chiến sĩ anh hùng

Đầu nung lửa sắt

Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi,

ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng

Chí không mòn!

Những đồng chí thân chôn làm giá súng

Đầu bịt lỗ châu mai

Băng mình qua núi thép gai

Ào ào vũ bão,

Những đồng chí chèn lưng cứu pháo

Nát thân, nhắm mắt, còn ôm...

Những bàn tay xẻ núi lăn bom

Nhất định mở đường cho xe ta

lên chiến trường tiếp viện...”

Giáo viên nêu tên các chiến sĩ: Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng;

Tô Vĩnh Diện lấy thân mình chèn pháo; Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ

châu mai chặn hỏa lực địch,... đã động viên, khích lệ, tăng thêm sức mạnh tinh

thần cho chiến sĩ pháo binh và thanh niên toàn mặt trận làm tròn nhiệm vụ.

Khi nêu ý nghĩa thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ, giáo viên tích

hợp môn âm nhạc qua bài hát: Giải phóng Điện Biên: “Giải phóng Điện Biên,

bộ đội ta tiến quân trở về, giữa mùa hoa nở...............”

Giáo viên tích hợp môn GDCD khi nói đến lập trường của Đảng ta trên

bàn hội nghị Giơnevơ:

- Khẳng định lập trường, ý chí, lòng kiên nhẫn, tự tin, đấu tranh hòa bình

của ta.

- Ta phá tan âm mưu của Mĩ muốn “quốc tế hóa” cuộc chiến tranh ở Đông

Dương, buộc Pháp phải rút quân về nước.

- Đây là cuộc đấu tranh trường kỳ, anh dũng của nhân dân ta.

Page 83: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

79

- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, làm cơ sở cho cuộc đấu tranh thống

nhất nước nhà.

Khi trình bày ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giáo viên

tích hợp nhiều môn học để giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước.

Tích hợp môn GDCD: Lòng yêu nước làm nên sức mạnh của dân tộc.

Từ đó bồi dưỡng học sinh có ý thức trong việc bảo vệ quê hương, đất nước.

Tích hợp bảo vệ môi trường: Chiến tranh tàn phá gây ô nhiễm môi

trường: các loại vũ khí độc hại, di chứng của chiến tranh, nhà cửa bị tàn phá, cây

cối bị thiêu rụi, chết do hóa chất, ảnh hưởng đến đời sống con người.

Tích hợp giáo dục kĩ năng sông: Giáo dục học sinh có thái độ yêu

chuộng hòa bình, ghét chiến tranh. Trong mọi hành động, lời nói phải suy nghĩ.

Mong muốn mọi người hãy sống trong hòa bình. Hòa bình, đối thoại, hợp tác là

xu thế chính của ngày nay.

GV: Điện Biên Phủ được ví như “..một Bạch Đằng một Chi Lăng của thế

kỉ XX”.

III. KẾT LUẬN

Đổi mới giáo dục phổ thông là việc làm rất quan trọng nhằm phát triển

giáo dục đáp ứng yêu cầu mới của nền kinh tế xã hội cũng như nguyện vọng

phát triển của người học. Ngay từ năm 1963, trong hội nghị tổng kết phong trào

thi đua “Dạy tốt, học tốt” của ngành giáo dục, việc chống lối dạy học thụ động,

thầy đọc - trò chép đã được đặt ra. Bác Hồ đã căn dặn: … “Về giảng dạy tránh

lối dạy nhồi sọ”… “Về học tập tránh lối học vẹt”. “Các cháu không nên học

gạo, không nên học lối học vẹt… Học phải suy nghĩ, phải có liên hệ với thực

tiễn, phải có thí nghiệm và thực hành. Học và hành phải kết hợp với nhau”.

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã khẳng định: “Phương pháp dạy

học mà các đồng chí nêu ra, nói gọn lại là lấy người học làm trung tâm.., nói

cho cùng, phương pháp này là tích cực. Sự tích cực này thể hiện nó có chiều

sâu, nó tạo cho người học, tức là trung tâm, phát huy được trí tuệ, tư duy, óc

thông minh của mình… Điều thứ hai của phương pháp này là giúp cho người ta

phương pháp tự học và lòng ham học. Đó là cái quý nhất.

Ở trường học, bất cứ là trường gì, cũng chỉ có thể cung cấp cho con

người khối lượng tri thức giới hạn. Trong khi đó, khả năng hiểu biết, sự mong

muốn của con người trong cả cuộc đời lại là vô cùng. Cần đào tạo con người

mới vươn lên mãi mãi trong quá trình cuộc sống”.

Định hướng đó đã được khẳng định trong nghị quyết Trung ương II khoá

VIII và đã được pháp chế hóa trong Luật giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ

thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù

hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học,

rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem

lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Điều quan trọng nhất trong việc

Page 84: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

80

đổi mới phương pháp dạy học là thầy dạy thế nào để học sinh động não, làm

thay đổi chất lượng hoạt động trí tuệ của học sinh, làm phát triển trí thông

minh, trí sáng tạo của các em. Đó là bản chất của vấn đề, là sự vận động nội tại

của phương pháp dạy học hướng trực tiếp đến mục đích dạy học.

Hiện nay, trong quá trình dạy học trên lớp, hoạt động trí tuệ chủ yếu của

học sinh là ghi nhớ và tái hiện. Ở nhà, học sinh tự học dưới dạng học bài và làm

bài… nhưng về căn bản đã được hướng dẫn ở lớp, nên hoạt động trí tuệ của học

sinh vẫn nặng về rèn luyện trí nhớ và khả năng tái hiện. Như vậy, rèn luyện

năng lực tư duy, khả năng tưởng tượng, sáng tạo phát triển trí tuệ, trí thông

minh… của học sinh nói chung, được xem là nhiệm vụ chủ yếu, nhiệm vụ quan

trọng nhất của quá trình dạy học hiện đại thì lại giữ vai trò rất mờ nhạt trong

hoạt động thực tiễn hàng ngày của thầy và trò. Sử dụng nhiều phương pháp dạy

học để bài giảng phong phú, học sinh dễ hiểu, nhớ bài và yêu thích môn học

hơn. Vì vậy, then chốt của việc đổi mới phương pháp dạy học là điều chỉnh mối

quan hệ giữa tái hiện và sáng tạo, đến việc tăng cường các phương pháp sáng

tạo nhằm đổi mới tính chất hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập.

Trên cơ sở đó mà tăng cường hoạt động phân tích tổng hợp, so sánh, trừu tượng

hoá, khái quát hoá, tưởng tượng và sáng tạo… của học sinh trong quá trình dạy

học.

Page 85: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

81

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP

VÀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN

Trần Văn Nguyên

Giáo viên Trường THPT Đại Ngãi

Vào tháng 7/2014 Bộ Giáo dục tập huấn phổ biến 3 nội dung lớn cần

nghiên cứu, thực hiện đối với giáo viên THPT hiện nay:

- Xây dựng nội dung chuyên đề dạy học.

- Tổ chức dạy học theo chuyên đề.

- Đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Đến tháng 01/2015 Bộ Giáo dục tập huấn về xây dựng chuyên đề dạy học

theo hướng tích hợp (dạy học theo chủ đề tích hợp môn Lịch sử).

Đây chính là cơ sở để giúp giáo viên thực hiện chủ trương của Bộ Giáo

dục và Đào tạo trong công văn số 5555/BGDĐT- GDTrH ngày 08 tháng 10 năm

2014 về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học

kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý các hoạt động chuyên môn của trường

trung học…

Nay tôi xin trình bày tóm lược về Dạy học theo chủ đề tích hợp môn

Lịch sử và Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn.

Ở nội dung này tôi chỉ dành ít thời gian để trình bày một cách khái quát,

dễ tiếp cận nhất. Chúng ta sẽ dành thời gian để tập trung vào các vấn đề hết sức

quan trọng sau:

- Một số giải pháp để học sinh nhớ 50% đơn vị kiến thức môn Lịch sử

ngay tại lớp.

- Góp ý đối với 4.150 câu trắc nghiệm và đáp án theo công văn số

2245/SGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 10 năm 2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo

Sóc Trăng về việc soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan; một số lưu ý khi ôn

luyện và ra đề trắc nghiệm môn Lịch sử.

- Đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Lịch sử theo

định hướng phát triển năng lực học sinh.

- Cách thức ôn tập, xây dựng câu hỏi, đề thi môn Lịch sử theo các mức

độ của ma trận theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan.

- Sử dụng lược đồ, biểu đồ và các phương tiện dạy học môn Lịch sử tạo

sự hứng thú và khắc sâu kiến thức cho học sinh…

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP MÔN LỊCH SỬ

I. XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ DẠY HỌC

Page 86: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

82

Căn cứ vào chương trình và sách giáo khoa hiện hành, lựa chọn nội dung

để xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương pháp dạy học

tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường. (Trên cơ sở rà soát chuẩn kiến

thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành và các hoạt động học dự kiến

sẽ tổ chức cho học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, xác định các năng

lực và phẩm chất có thể hình thành cho học sinh trong mỗi chủ đề đã xây dựng).

1. Đặc trưng của chủ đề Lịch sử

- Dạy học theo chủ đề khác với việc dạy theo bài học nhưng vẫn phải đảm

bảo các chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của chương trình và sách giáo khoa

hiện hành.

- Vấn đề được học tập trong chủ đề phải là một vấn đề cơ bản của chương

trình, sách giáo khoa THPT có mối quan hệ mật thiết với nhau, có những điểm

tương đồng về nội dung kiến thức.

- Nội dung của chủ đề giúp học sinh có những hiểu biết về kiến thức cơ

bản của chương trình, sách giáo khoa mà học sinh THPT cần đạt được.

- Nội dung chuyên đề cần đảm bảo tính toàn diện, tính hệ thống, thể hiện

mối quan hệ của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc, giữa các lĩnh vực của đời

sống xã hội: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa…

2. Quy trình xây dựng chủ đề

- Căn cứ vào nội dung chương trình, sách giáo khoa.

- Xác định chuẩn kiến thức và kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện

hành.

- Xây dựng nội dung chủ đề.

II. DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP MÔN LỊCH SỬ

1. Tiêu chí hoạt động của giáo viên

- Mức độ sinh động, hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức

chuyển giao nhiệm vụ học tập.

- Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học

sinh.

- Khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận

của học sinh.

2. Tiêu chí hoạt động của học sinh

- Khả năng tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác.

- Mức độ tích cực, trình bày,trao đổi, thảo luận.

- Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp.

Page 87: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

83

3. Tiêu chí kiểm tra, đánh giá

Thông qua 4 mức độ yêu cầu: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận

dụng cao.

III. MỘT SỐ LƯU Ý KHI TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ

TÍCH HỢP MÔN LỊCH SỬ

1. Nhận thức và thực hiện đung bản chất của tưng hoạt động

- Hoạt động giới thiệu bài mới.

- Tổ chức các hoạt động học tập.

- Sơ kết các chủ đề/ chuyên đề.

- Dặn dò, bài tập về nhà.

2. Hiểu và thực hiện đung ý nghĩa các hình thức hoạt động trong dạy

học

- Hoạt động cá nhân.

- Hoạt động cặp đôi và nhóm.

- Hoạt động chung cả lớp.

3. Hướng dẫn thực hiện đung tiến trình hoạt động nhóm

- Thứ nhất là làm việc cá nhân.

- Thứ hai là làm việc chung cả nhóm.

4. Nhận thức và thực hiện đung việc chôt kiến thức.

5. Nhận thức đung việc ghi bài của học sinh.

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN

Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là do yêu cầu của mục tiêu dạy học

phát triển năng lực học sinh; đòi hỏi giáo viên, học sinh vận dụng kiến thức liên

môn vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường

theo hướng tích hợp liên môn.

Dạy học liên môn là phải xác định các nội dung kiến thức liên quan đến

hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc học sinh phải học lại nhiều lần

cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau.

Đối với những kiến thức liên môn nhưng có một môn học chiếm ưu thế

thì có thể bố trí dạy trong chương trình của môn đó và không dạy lại ở các môn

khác

I. THỰC TRẠNG

1. Khó khăn

- Đối với giáo viên:

Page 88: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

84

+ Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học

khác.

+ Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy

theo chủ đề tích hợp liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn (phải xem xét, rà soát

nội dung chương trình, sách giáo khoa hiện hành để loại bỏ những thông tin cũ,

lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp).

+ Dạy học tích hợp liên môn yêu cầu giáo viên cấu trúc, sắp xếp lại nội

dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển năng lực

học sinh.

+ Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học trong nhà trường còn

nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông thôn như Đại Ngãi.

- Đối với học sinh:

+ Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn

đầu, đặc biệt là thế hệ học sinh hiện tại đang quen với cách học cũ nên khi đổi

mới học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.

+ Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và việc

quy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và phụ

huynh kém mặn mà với các môn được xem là môn phụ.

2. Thuận lợi

- Đối với giáo viên:

+ Trong quá trình dạy môn học của mình, giáo viên vẫn thường xuyên

phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác, vì vậy có sự am

hiểu về kiến thức liên môn hay nói cách khác chúng ta đã dạy tích hợp liên môn

từ lâu rồi nhưng chưa đi sâu và chưa có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi.

+ Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên

không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định

hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên

các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ

nhau trong dạy học.

+ Trong những năm qua giáo viên Trường THPT Đại Ngãi cũng đã được

trang bị thêm nhiều kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực

thông qua các đợt tập huấn từ Bộ, Sở tổ chức.

+ Nhà trường đã đầu tư một số phương tiện dạy học có thể đáp ứng phần

nào đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

+ Sự hỗ trợ của CNTT, sự trau dồi, học hỏi của đội ngũ giáo viên trường

là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp liên môn.

- Đối với học sinh:

Page 89: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

85

+ Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn ngày càng nhiều

hơn, sách giáo khoa, sách tham khảo được trình bày theo hướng “mở ” nên cũng

tạo điều kiện, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát huy tư

duy sáng tạo.

II. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP

CHO HỌC SINH

1. Thiết kế giáo án vận dụng kiến thức liên môn

- Các bước để soạn một giáo án theo chủ đề tích hợp liên môn…

- Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một bản đề

cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh,

mà là một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho học sinh thực

hiện trong giờ lên lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo

mục đích giáo dục và giáo dưỡng của bộ môn. Đó là bản thiết kế gồm hai phần

hợp thành hữu cơ. Một là, hệ thống các tình huống dạy học được đặt ra từ nội

dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất và trình độ tiếp nhận của

học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương ứng với các tình

huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn học sinh từng

bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo.

- Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào

những kiến thức các bộ môn có liên quan.

- Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội

dung và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà

cần tạo ra những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp

nhận của học sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ

học.

- Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên

môn phải làm rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho học sinh

qua phân tích, chiếm lĩnh kiến thức; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp

giữa tri thức bộ môn mình dạy với các bộ môn khác.

- Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn theo phải chú trọng thiết

kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để học sinh

vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình

huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng

rẽ của từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp.

2. Tổ chức giờ dạy vận dụng kiến thức liên môn

- Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu

cơ hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa

học, trong đó giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng

Page 90: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

86

chứ không phải truyền thụ áp đặt một chiều. Học sinh được đặt vào vị trí trung

tâm của quá trình tiếp nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ,

trực tiếp tiến hành hoạt động tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức.

- Tổ chức hoạt động đọc hiểu vận dụng kiến thức liên môn trên lớp phải

chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây là mối

quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải

từ bỏ vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học

sinh, còn học sinh không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc,

rồi “làm bài” theo lối tái hiện, sao chép, làm thui chột dần năng lực tư duy sáng

tạo, khả năng tự đọc, tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các kiến thức một cách

sáng tạo.

- Tổ chức chủ đề tích hợp liên môn không nên cho học sinh biết trước hệ

thống câu hỏi và nội dung kiến thức mà chúng ta chỉ thông báo chủ đề dạy học

để các em tự tìm tòi, khám phá nội dung liên quan.

III. KIẾN NGHỊ

1. Đôi với giáo viên và học sinh

a. Đôi với học sinh

Trước hết các chủ đề tích hợp liên môn có tính thực tiễn nên sinh động,

hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập

cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp liên môn, học sinh được tăng cường vận

dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ

kiến thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp liên

môn giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến

thức ở các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được

sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào

thực tiễn.

b. Đôi với giáo viên

Dạy học theo các chủ đề tích hợp liên môn không những giảm tải trong

việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi

dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm, góp phần phát triển đội ngũ bộ

môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên

môn, tích hợp.

2. Đôi với nhà trường

- Nhà trường cần tăng cường đưa chủ đề dạy học vào các dịp hội giảng.

- Đưa hoạt động trên trường học kết nối vào hoạt động bắt buộc với các tổ

bộ môn và giáo viên hằng năm.

- Giáo viên cần chủ động trong việc tiếp cận chủ đề dạy học tích hợp liên

môn.

Page 91: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

87

- Tích cực cho học sinh tham gia các cuộc thi liên quan đến chủ đề tích

hợp, liên môn mà Sở đã phát động.

- Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên được giao lưu với các đơn vị trên

địa bàn thông qua các cuộc hội thảo chuyên đề…

Những vấn đề mà chúng tôi nêu trên vẫn chưa được đưa vào áp dụng

đồng bộ, nhiều mục tiêu vẫn còn mang tính định hướng. Chính vì thế, chúng tôi

cũng nhận thức được những vấn đề mà chúng tôi biết, nghĩ vẫn chưa được hoàn

chỉnh và vẹn toàn. Do đó, chúng tôi mong muốn được sẽ chia từ quý vị đại biểu,

quý thầy cô trong hội nghị hôm nay.

Mong rằng quý vị đại biểu, quý thầy cô cùng đóng góp, trao đổi chân tình

để việc dạy và học theo hình thức thi trắc nghiệm khách quan ngày thêm hiệu

quả.

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!

Page 92: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

88

PHẦN V

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM

ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

ĐỔI MỚI HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHẰM RÈN KỸ NĂNG

LÀM BÀI TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ

Lâm Thị Hồng Thắm

Giáo viên trường THPT Thành phố Sóc Trăng

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thế giới bước vào kỉ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của việc ứng

dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực. Trong giáo dục - đào tạo, công

nghệ thông tin đã góp phần hiện đại hóa phương tiện, thiết bị dạy học, góp phần

đổi mới phương pháp dạy học.

Trong công cuộc đổi mới toàn diện nền giáo dục hiện nay, nhiều vấn đề

đồng thời được đưa ra để bàn luận, phân tích và ráo riết thực hiện như đổi mới

hình thức kiểm tra đánh giá, dạy học tích hợp liên môn… Trước hết, là đổi mới

phương thức kiểm tra, đánh giá; nhiệm vụ đó, trước hết thuộc về giáo viên. Có

thể nói, hiện nay, mọi khó khăn dường như đang dổ dồn về những người trực

tiếp đứng lớp - giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học và phương thức

kiểm tra, đánh giá ngay khi nhiều vấn đề khác chưa được đổi mới trong đó có

sách giáo khoa. Trong thời gian gần đây, có nhiều luồng dư luận từ phía phụ

huynh, học sinh và ngay cả giáo viên cũng phải băn khoăn, lo lắng về việc đổi

mới phương thức kiểm tra đánh giá trắc nghiệm khách quan trong kì thi THPT

Quốc gia. Trước thực trạng ấy, dù vui hay buồn, dù trăn trở hay lo lắng thì

chúng ta thấy cũng cần phải đổi mới để “thích nghi”.

II. THỰC TRẠNG

1. Thuận lợi

- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban Giám hiệu nhà trường, từ đầu

năm học, Ban Giám hiệu chỉ đạo cho học sinh đăng kí theo tổ hợp môn tự nhiên

hoặc xã hội để từng bộ môn xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp với đối tượng

học sinh.

- Sự quan tâm đến chất lượng giáo dục của các bậc cha mẹ học sinh: trong

cuộc vận động xã hội hóa giáo dục, nhà trường đã đạt được thành tựu nổi bật,

đến đầu năm học 2016-2017, Hội phụ huynh học sinh đã trang bị cho nhà trường

đủ máy tính để sử dụng cho các lớp học. Đây chính là điều kiện quan trọng để

Page 93: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

89

góp phần nâng cao chất lượng dạy - học, và là phương tiện để đổi mới hoạt động

dạy học hiệu quả.

2. Khó khăn

- Chất lượng: Mặc dù là trường thành phố, được thi tuyển nhưng số học

sinh đăng kí không bằng chỉ tiêu tuyển sinh; đồng nghĩa với việc nhà trường sẽ

là nơi qui tụ tất cả học sinh còn sót lại sau khi đã không còn trường để các em

theo học.

- Kiến thức: Một bộ phận mất kiến thức căn bản từ những năm cấp trung

học cơ sở, trong những năm qua tỉ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở thường là gần

100%, hệ lụy để lại đó chính là một phần thực trạng của cấp trung học phổ

thông.

- Ý thức học tập: Chỉ một bộ phận nhỏ là chăm ngoan, có ý thức cố gắng,

vươn lên trong học tập; phần còn lại các em còn thụ động không tự giác trong

các hoạt động, thiếu sự chuyên cần.

III. GIẢI PHÁP

Đổi mới phương pháp dạy học luôn luôn đặt trong mối quan hệ với đổi

mới mục tiêu, nội dung dạy học, đổi mới thiết bị dạy học, các hình thức tổ chức

dạy học, đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh qua đổi mới nội dung,

hình thức kiểm tra, phối hợp kiểu đánh giá truyền thống với các câu hỏi trắc

nghiệm khách quan.

Bản thân tôi là một giáo viên dạy Lịch sử đã phải tìm tòi, nghiên cứu, học

hỏi từ đồng nghiệp, từ các phương tiện thông tin, trang mạng… để có thể truyền

tải đến đối tượng học sinh những phương pháp dạy học phù hợp, hình thức kiểm

tra theo quan điểm của công cuộc đổi mới hiện nay. Để thích nghi, tôi thường sử

dụng các phương pháp dạy học sau:

1. Kiểm tra bài cũ bằng cách đặt câu hỏi gợi mở

Vào những năm học trước, khi sử dụng phương thức thi tự luận, kiểm tra

bài cũ thì giáo viên thường gọi học sinh lên bảng và đọc thuộc nội dung ghi

trong vở. Nhưng ngày nay, cách kiểm tra này không rèn luyện được kỹ năng làm

bài theo hướng trắc nghiệm; khi thực hiện bước này, tôi thường đặt nhiều câu

hỏi nhỏ, học sinh trả lời ý chính đúng là có điểm tốt; đây cũng là biện pháp kích

thích ý thức học tập của các em - “kích thích bằng điểm số”.

Ví dụ: Khi kiểm tra phần II. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

sách giáo khoa Lịch sử lớp 12 trang 86-89, giáo viên lần lượt hỏi: Chi bộ cộng

sản đầu tiên thành lập ở đâu? Hội nghị thành lập Đảng triệu tập vào thời gian

nào? Tham gia Hội nghị thành lập Đảng bao gồm những tổ chức cộng sản nào?

2. Sử dụng phim để tái hiện Lịch sử

Page 94: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

90

Sử dụng phim để tái hiện Lịch sử là phương pháp dạy học tích cực kích

thích hứng thú học tập, các em được tiếp cận, nhận thức bài học lịch sử sống

động hơn, gần với quá khứ hơn.

So với bài học thông thường, học sinh phải mường tượng trong đầu những

sự kiện, nhân vật mà giáo viên thuyết giảng thì với việc sử dụng những thước

phim xưa giáo viên sẽ hạn chế bớt phần thuyết giảng, có thời gian thảo luận và

tăng cường kiểm soát học sinh; giúp học sinh được trực quan sinh động với

những sự kiện, nhân vật lịch sử một cách cụ thể giúp kích thích quá trình tư duy

của học sinh; từ đó, nội dung kiến thức lịch sử học sinh thu thập đủ hơn và in

sâu hơn vào trí nhớ của các em.

3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử

Để soạn một bài giáo án điện tử mất rất nhiều thời gian, tải trên mạng thì

chỉnh sửa nhưng đâu đó vẫn có sự không đồng bộ về font chữ, cỡ chữ v..v...

Ứng dụng công nghệ thông tin là phương pháp kết hợp giữa truyền thống và

hiện đại, vẫn sử dụng bảng đen kết hợp hình ảnh minh họa, lược đồ. Khi áp

dụng tôi thấy phương pháp này có nhiều ưu điểm:

- Tư liệu, hình ảnh, lược đồ giáo viên chỉ cần tìm trên mạng Internet; giáo

viên không mất nhiều thời gian như soạn một giáo án điện tử.

- Học sinh không bị chi phối bởi kĩ thuật trình diễn trên bài giảng điện tử,

ví dụ như tạo các hiệu ứng “bay nhảy”, trang trí các slide với màu sắc sặc sỡ, lòe

loẹt mà những hình ảnh giáo viên đã chọn lọc như lược đồ các chiến thắng lớn,

sơ đồ, hình ảnh các nhận vật sẽ in sâu trong trí nhớ của học sinh hơn.

- Giáo viên sẽ còn được khoảng thời gian nhất định để củng cố bài học

bằng hình thức trắc nghiệm.

4. Củng cô bài học bằng câu hỏi trắc nghiệm, trò chơi ô chữ

Nếu nội dung bài học chỉ được truyền tới học sinh dưới dạng văn bản thì

học sinh có thể sẽ kém hứng thú, vì vậy việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ

thông tin là cần thiết; nhờ ứng dụng công nghệ thông tin mà giáo viên có thể đưa

vào được những hình ảnh của các nhân vật lịch sử, lược đồ các trận đánh, sơ đồ

các sự kiện lịch sử, đáng kể đó là sử dụng câu hỏi trắc nghiệm để củng cố bài

học.

Sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan để củng cố kiến thức bài học

có ưu điểm rõ ràng là đánh giá phạm vi kiến thức rộng hơn hình thức tự luận, số

câu hỏi nhiều hơn, mỗi câu lại có 4 phương án trả lời, nên khối lượng kiến thức

mà các em củng cố được có thể đủ để dàn trải hầu hết nội dung bài. Thông

thường, tôi sử dụng hình thức trắc nghiệm nhiều lựa chọn, học sinh sẽ chọn một

đáp án đúng.

Tôi cho rằng trong một tiết dạy - học, đây là bước được đa số học sinh

quan tâm, thu hút được đông đảo học sinh tham gia, tạo không khí sinh động

nhất. Những năm trước, khi giáo viên củng cố bằng hình thức tự luận, chỉ hỏi

Page 95: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

91

được rất ít câu và chỉ khoảng 2 - 3 học sinh tham gia, nhưng với hình thức trắc

nghiệm chỉ cần 5 phút, giáo viên có thể chiếu được 7 - 8 câu hỏi, thu hút hơn 2/3

lớp tham gia và có vẻ rất hào hứng, tích cực.

Trong bối cảnh năm học 2016-2017 này, Bộ giáo dục và Đào tạo đã quyết

định phương thức thi THPT Quốc gia bằng hình thức trắc nghiệm, việc ứng

dụng công nghệ thông tin sẽ càng phát huy hiệu quả; việc củng cố kiến thức

bằng hình thức trắc nghiệm, tôi cho rằng đây là phương pháp tối ưu; bởi lẻ sẽ

hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị tốt nội dung cho các kì kiểm tra thường xuyên

cũng như định kì, đặc biệt là kì thi THPT Quốc gia sắp tới.

5. Ôn tập bằng phương pháp tự học, tự hỏi – đáp

Để chuẩn bị kiểm tra một tiết, kiểm tra học kì, giáo viên sẽ soạn câu hỏi

ôn tập và yêu cầu học sinh chuẩn bị các đáp án. Đây là tiết tôi chỉ hỗ trợ, học

sinh giữ vai trò chủ động tích cực.

Trong tiết học, học sinh được chia thành hai nhóm, nhóm A hỏi thì nhóm

B đáp và ngược lại. Nếu phương pháp củng cố bài học bằng câu hỏi trắc nghiệm

thu hút 2/3 lớp tham gia, rõ ràng ôn tập bằng phương pháp học sinh tự hỏi - đáp

thì ưu điểm càng nổi trội, cả lớp đều bị lôi cuốn vào vòng xoay, tất cả đều có cơ

hội hỏi - trả lời và được kích thích bằng tỉ số, phần thưởng.

Giáo viên chỉ nhận xét đúng sai, sửa chữa, bổ sung và chốt ý.

Đây là hình thức quan trọng để kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh giá

kết quả học tập của học sinh. Bởi khi hoàn thành, học sinh sẽ tự nhận thấy

những thiếu sót của mình. Qua đó, giáo viên biết được kết quả nắm kiến thức

cũng như việc học bài của học sinh.

6. Kiểm tra thường xuyên và định kì bằng hình thức trắc nghiệm

Từ đầu năm học 2016-2017, cả tổ chuyên môn bắt đầu cho học sinh làm

quen với hình thức kiểm tra trắc nghiệm cho cả ba khối lớp 10, 11, 12 nhằm rèn

kỹ năng làm bài. Khi ra đề kiểm tra, chúng tôi thường trộn thành 4 mã đề để học

sinh không trao đổi, tạo thói quen tự lực cánh sinh trong kiểm tra. Hiện nay có

rất nhiều phần mềm trộn đề, tổ Sử thường sử dụng là mcmix bởi có nhiều ưu

điểm.

Khi soạn câu hỏi trắc nghiệm thì hạn chế cho phần thời gian, bởi lẻ thời

gian qua học sinh “sợ” lịch sử vì thời gian quá nhiều, các em khó có thể nhớ cả

một chiều dài lịch sử qua những con số.

IV. KẾT LUẬN

Để đổi mới hoạt động dạy học rèn kỹ năng làm bài trắc nghiệm cho học

sinh, nhiệm vụ trước hết là thuộc về giáo viên, đòi hỏi sự tâm huyết với nghề,

phải không ngừng vận dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp trong quá trình

dạy học. Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn để học sinh có thể chủ động học

tập, rèn được kỹ năng làm bài tốt nhất.

Page 96: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

92

Trên đây là một vài phương pháp dạy học mà bản thân đã áp dụng vào

điều kiện thực tế của nhà trường. Bài tham luận không khỏi có những thiếu sót,

rất mong nhận được sự đóng góp chân thành từ quý vị đại biểu và thầy cô.

Page 97: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

93

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH LÀM BÀI THI

TRẮC NGHIỆM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Nguyễn Thị Kim Thoa

Giáo viên trường THPT An Ninh

Trường THPT An Ninh thuộc xã Thuận Hưng – huyện Mĩ Tú – tỉnh Sóc

Trăng là một trường trực thuộc Sở Giáo dục & Đào tạo Sóc Trăng, ở một vùng

kết hợp ba dân tộc: Kinh, Hoa và Khmer, điều kiện kinh tế xã hội hội còn nhiều

khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học còn hạn chế, đặc biệt là

môn Sử có rất ít hình ảnh hỗ trợ cho việc dạy, đa phần giáo viên dạy Lịch sử tự

tìm tòi trên sách, báo và trên mạng để hỗ trợ cho việc dạy thêm sinh động và gây

sự chú ý của học sinh.

Qua thực tế giảng dạy tôi nhận biết một điều: Học sinh phổ thông hiện

nay không hứng thú khi học tập môn Sử cho rằng đây là môn học khô khan,

không quan trọng. Do đó học sinh không được tập trung chú ý nhiều. Vậy vấn

đề đặt ra là giáo viên dạy Sử phải dạy như thế nào? Học như thế nào? Để đạt

được hiệu quả học tập tốt nhất là điều mong muốn của tất cả thầy cô giáo chúng

ta. Muốn thế phải đổi mới phương pháp, biện pháp dạy và học. Người giáo viên

phải tổ chức một cách linh hoạt các hoạt động của học sinh từ khâu đầu tiên đến

khâu kết thúc giờ học, từ cách ổn định lớp, kiểm tra bài cũ đến cách học bài mới,

củng cố, dặn dò. Những hoạt động đó giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách

tự giác, chủ động, tích cực, sáng tạo và ngày càng yêu thích, say mê môn học.

Vậy làm thế nào để giúp học sinh làm bài thi trắc nghiệm đạt hiệu quả

cao. Có rất nhiều biện pháp, ví như: phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan,

phương pháp hướng dẫn học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, nắm vững và sử dụng

sách giáo khoa, vở bài tập, tiến hành công tác ngoại khoá...

Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học

Lịch sử nói riêng và ôn thi môn Lịch sử theo hình thức trắc nghiệm đòi hỏi học

sinh phải có trí nhớ và kiến thức sâu sát, có thể phân định sự khác biệt dù nhỏ

nhất. Để ôn thi môn Lịch sử trắc nghiệm đạt điểm cao không phải chuyện đơn

giản, bản thân tôi mặc dù là giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng

dạy cũng xin mạnh dạn trình bày “Một số giải pháp giúp học sinh làm bài thi trắc nghiệm đạt hiệu quả cao”.

Một số giải pháp sau đây có thể giúp học sinh làm bài thi trắc nghiệm đạt

hiệu quả cao và có thể đây là gải pháp không mới mẻ gì đối với số một giáo viên

giảng dạy Lịch sử, nhưng việc nâng nó lên thành một kỹ năng và gây hứng thú

cho học sinh trong quá trình học lại là một vấn đề không đơn giản.

Page 98: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

94

- Việc đầu tiên học sinh cần thay đổi là đọc kỹ sách giáo khoa, với hình

thức này, học sinh không phải thuộc lòng quá nhiều. Thay vào đó, các em cần

đọc sách, hiểu bài và có khả năng tổng hợp, đánh giá, biết kết nối các vấn đề,

suy luận để lựa chọn đáp án là có thể hoàn thiện bài thi.

- Các em cũng cần có kiến thức nền xã hội bên ngoài sách vở. Hiện nay,

xu hướng ra đề phổ biến là có những câu mang tính thực tiễn, đòi hỏi thí sinh

phải động não và biết về tình hình xã hội. Trên thực tế, kiến thức xã hội khá là

rộng, do đó các thí sinh nên chủ động và theo dõi cập nhật về các tin tức thời sự.

- Ngoài những câu đơn giản đơn thuần chỉ kiểm tra kiến thức, đề còn có

những câu yêu cầu suy luận, phân tích mà đáp án khá giống nhau theo kiểu

50/50. Đây là một bài toán nan giải ở hình thức thi trắc nghiệm của tất cả các

môn. Để trả lời được các câu hỏi này, học sinh phải hiểu bài, phân tích câu trả

lời để chọn ra đáp đúng. Đây là những câu hỏi mà các em rất dễ bị mất điểm và

đây cũng chính là cơ sở để sàng lọc, phân loại học sinh.

- Giáo viên nên thường xuyên cho học sinh tiếp xúc với các câu hỏi trắc

nghiệm bằng các hình thức khác nhau: củng cố, kiểm tra, ôn tập.

- Nên cho học sinh đi từ mức độ thấp rồi nâng cao dần nếu bắt đầu là quá

khó dễ gây tâm lý chán nản.

- Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm (tự soạn, sưu tập), cho học

sinh làm thường xuyên.

- Để nâng cao kết quả cũng như góp phần nâng cao tỉ lệ tốt nghiệp là một

quá trình rất dài cần có sự đầu tư đúng mức không chỉ ở năm lớp 12 mà còn phải

bắt đầu từ các lớp 10, 11. Ngoài sự tâm huyết của giáo viên còn phải có sự cố

gắng của học sinh, quan trọng hơn là sự giúp đỡ tạo điều kiện của Ban Giám

hiệu trường về điều kiện vật chất cũng như tinh thần.

- Tăng cường kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm:

+ Đọc nhanh qua tất cả các câu hỏi, câu dễ làm trước.

+ Không mất quá nhiều thời gian vào một câu hỏi. Câu nào chưa giải

quyết được thì chuyển sang câu khác.

+ Đối với từng câu hỏi loại trừ được phương án nào thì nên đánh dấu

thẳng vào đề thi để khi ta quay lại không bị mất thời gian đọc thêm lần nữa.

+ Không bỏ qua câu hỏi nào.

+ Làm câu nào thì tô câu đó.

+ Câu nào không biết hoặc nhớ không rõ nên dùng phương án loại trừ.

Page 99: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

95

+ Sau khi làm xong nếu còn thời gian nên kiểm tra lại tránh tô nhầm.

+ Cần lưu ý một số lỗi thường dễ phạm trong làm bài trắc nghiệm là: đọc

không kĩ câu dẫn, thường cho rằng câu dài là câu đúng.

Trên đây là một số giải pháp tạm thời của bản thân trong quá trình đổi

mới theo định hướng thi trắc nghiệm môn Lịch sử trong kỳ thi THPT Quốc gia

năm 2017.

Page 100: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

96

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH

LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Lê Chí Nguyện

Giáo viên trường THPT Đoàn Văn Tố

I. GIỚI THIỆU

Trong những năm gần đây, môn Lịch sử đã trở thành một trong những

môn thay thế trong kỳ thi Tốt nghiệp trung học phổ thông Quốc gia. Song trên

thực tế do ngày, tháng, năm, sự kiện nhiều lại thêm khô khan, do đó đa số học

sinh rất sợ học môn Lịch sử, do đó khi học sinh làm bài thường điểm rất thấp.

Do đó, việc các em chọn thi môn Lịch sử rất ít. Chỉ những em nào có mong

muốn thi khối C mới chọn. Nguyên nhân là học sinh không muốn phải học quá

nhiều. Tuy nhiên, đầu năm học 2016-2017 theo kế hoạch dự án của Bộ Giáo dục

và Đào tạo, kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia sẽ có sự thay đổi, đặc biệt đối

với môn Lịch sử từ thi tự luận chuyển sang thi trắc nghiệm 100%. Việc thi trắc

nghiệm sẽ giúp cho các em thuận lợi trong việc học tập cũng như ôn tập. Song

vấn đề được đặt ra ở đây là làm thế nào để giúp các em học sinh làm bài thi trắc

nghiệm hiệu quả và đạt điểm cao (biết cách chọn đáp án trắc nghiệm đúng nhất

một cách hiệu quả nhất). Trong phạm vi bài tham luận này, tôi xin đề cập đến

“Một số giải pháp giúp học sinh làm tốt bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử”.

II. NỘI DUNG

Như chúng ta đã biết, đối với dạng bài tập loại nào, dù cho tự luận hay

trắc nghiệm đều đòi hỏi người học phải có kiến thức cơ bản nhất định. Các em

nắm bắt được kiến thức cơ bản thì các em sẽ dễ dàng trong việc vận dụng kiến

thức để chọn đáp án đúng nhất đối với những câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông

hiểu và loại trừ đối với những câu thuộc dạng phân tích, tổng hợp mang tính

chất phức tạp hơn. Để ôn thi môn Lịch sử theo hình thức trắc nghiệm cho tốt,

việc đầu tiên học sinh cần thay đổi là đọc kỹ sách giáo khoa. Do phần lớn kiến

thức trong bài thi đều lấy từ sách giáo khoa nên các em cần chủ động hơn trong

việc khai thác và xử lý thông tin từ sách. Ngoài ra, các em cũng cần có kiến thức

nền xã hội bên ngoài sách vở. Hiện nay, xu hướng ra đề phổ biến là có những

câu mang tính thực tiễn, đòi hỏi thí sinh phải động não và biết về tình hình xã

hội. Trên thực tế, kiến thức xã hội khá là rộng, do đó các thí sinh nên chủ động

và theo dõi cập nhật về các tin tức thời sự đương đại.

Với mục đích giúp cho các em đạt hiệu quả hơn trong khi làm bài và nâng

cao được điểm số trong bài thi, tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:

1. Phải tìm được tư "chìa khóa" trong câu hỏi

Page 101: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

97

Từ chìa khóa trong mỗi câu hỏi chính là mấu chốt để bạn giải quyết vấn

đề. Mỗi khi bạn đọc câu hỏi xong, điều đầu tiên là phải tìm được từ chìa khóa

nằm ở đâu. Điều đó giúp bạn định hướng được rằng câu hỏi liên quan đến vấn

đề gì và đáp án sẽ gắn liền với từ chìa khóa ấy. Đó được xem là cách để bạn giải

quyết câu hỏi một cách nhanh nhất và tránh bị lạc đề hay nhầm dữ liệu đáp án.

Ví dụ: Sau Cách mạng tháng Tám, để giải quyết căn bản nạn đói, Chủ

tịch Hồ Chí Minh kêu gọi

A. “Tấc đất tấc vàng!”.

B. “Không một tấc đất bỏ hoang!”.

C. “Ngày đồng tâm”.

D. “Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất ngay! Tăng gia sản xuất nữa!”.

Đáp án đung: D

Cụm từ “chìa khóa” trong câu hỏi này là giải quyết căn bản nạn đói.

2. Tự đưa ra câu trả lời trước khi đọc đáp án

Việc áp dụng cách thức tự đưa ra câu trả lời trước khi đọc đáp án ở đề thi

khi mà các đáp án thường "na ná" nhau khiến bạn dễ bị rối. Sau khi đọc xong

câu hỏi, bạn nên tự trả lời rồi đọc tiếp phần đáp án xem có phương án nào giống

với câu trả lời mình đưa ra hay không. Chớ vội đọc ngay đáp án vì như thế bạn

rất dễ bị phân tâm nếu như kiến thức của mình không thực sự chắc chắn.

Ví dụ: Lí luận nào sau đây đã được cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng

Thanh niên truyền bá vào Việt Nam?

A. Lí luận đấu tranh giai cấp.

B. Lí luận cách mạng vô sản.

C. Lí luận giải phóng dân tộc.

D. Lí luận Mác – Lênin.

Đáp án đung: C

3. Dùng phương pháp loại trư

Một khi bạn không có cho mình một đáp án thực sự chính xác thì phương

pháp loại trừ cũng là một cách hữu hiệu giúp bạn tìm ra câu trả lời đúng. Mỗi

câu hỏi thường có 4 đáp án, các đáp án cũng thường không khác nhau nhiều lắm

về nội dung, tuy nhiên vẫn có cơ sở để bạn dùng phương án loại trừ bằng "mẹo"

của mình cộng thêm chút may mắn nữa. Thay vì đì tìm đáp án đúng, bạn hãy thử

tìm phương án sai… đó cũng là một cách hay và loại trừ càng nhiều phương án

càng tốt. Khi bạn không còn đủ cơ sở để loại trừ nữa thì hãy dùng cách phỏng

đoán, nhận thấy phương án nào khả thi hơn và đủ tin cậy hơn thì khoanh vào

phiếu trả lời… Đó là cách cuối cùng dành cho bạn.

Page 102: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

98

Ví dụ: Từ những năm 70 trở đi, Nhật Bản rất coi trọng phát triển trên lĩnh

vực nào?

A. Giáo dục và khoa học – kĩ thuật.

B. Thương nghiệp và dịch vụ.

C. Quân sự và đối ngoại.

D. Công nghiệp nặng và nông nghiệp.

Đáp án đung: A

4. Phân bổ thời gian và nhớ không được bỏ trông đáp án

Việc đầu tiên là đọc qua một lượt tất cả các câu hỏi, xem những câu nào

mình biết rồi thì nên khoanh ngay đáp án vào phiếu trả lời (bạn nhớ dùng bút chì

để có thể sửa đáp án nếu cần thiết). Sau khi làm hết những câu hỏi "trúng tủ" của

mình thì chọn những câu hỏi đơn giản làm trước, vì bài thi trắc nghiệm các câu

hỏi đều có thang điểm như nhau chứ không giống như bài thi tự luận. Chính vì

vậy câu hỏi khó hay dễ cũng đều có chung phổ điểm, nên bạn hãy làm câu dễ

trước để đảm bảo đạt tối đa số điểm. Chú ý phân bổ thời gian để không bỏ sót

câu hỏi nào, nếu không biết đáp án thì hãy dùng phỏng đoán hay kể cả may mắn

cũng được, điều bạn cần là không được để trống đáp án, đó cũng là một cơ hội

dành cho bạn.

Ví dụ 1: Cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu của Liên hợp quốc trong

việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới là

A. Hội đồng Bảo an.

B. Hội đồng kinh tế và Xã hội.

C. Đại hội đồng.

D. Ban thư kí.

Đáp án đung: A

Ví dụ 2: Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946,

thực dân Pháp đã tỏ thái độ

A. tiếp tục khiêu khích, gây hấn với quân ta ở nhiều thành phố lớn.

B. tiếp tục đề nghị đàm phán với ta để tìm kiếm một giải pháp hòa bình.

C. thực hiện những điều khoản của Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước.

D. đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

Đáp án đung: D

Page 103: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

99

III. KẾT LUẬN

Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm về việc giúp học sinh làm bài thi trắc

nghiệm đạt hiệu quả cao mà tổ Lịch sử trường THPT Đoàn Văn tố, đã và đang

thực hiện nhằm giúp học sinh đạt hiệu quả cao hơn, nâng dần điểm số trong các

kỳ thi, đặc biệt là kỳ thi THPT Quốc gia. Do đây chỉ là kinh nghiệm của bản

thân, được đút kết trong quá trình giảng dạy, nên vẫn còn nhiều điều thiếu sót.

Rất mong sự đóng góp của quý đồng nghiệp nhằm góp phần nâng cao chất

lượng dạy và học môn Lịch sử của trường chúng tôi nói riêng và của tỉnh nhà

nói chung.

BÀI TẬP MINH HỌA

Câu 1. Khi đến Quảng Châu Nguyễn Ái Quôc đã lựa chọn, giác ngộ một sô

thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã lập ra

A. Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. B. Cộng sản đoàn.

C. Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari. D. báo Thanh niên.

Câu 2. Năm 1927, Nguyễn Ái Quôc đã xuất bản tác phẩm

A. Bản án chế độ thực dân Pháp.

B. Đường Kách mệnh.

C. Đời sống công nhân.

D. Người cùng khổ.

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái (2-1930) do tổ chức nào dưới đây lãnh

đạo?

A. Đảng Thanh niên.

B. Đảng Lập hiến.

C. Việt Nam Quốc dân Đảng.

D. Việt Nam nghĩa đoàn.

Câu 4. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định

đường lôi chiến lược cách mạng của Đảng là

A.tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới

xã hội cộng sản”.

B. lúc đầu là cuộc cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiếp tục phát triển,

bỏ qua thời kì tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa.

C. tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và đi tới xã hội cộng sản”.

D. tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và tiến thẳng lên con đường xã

hội chủ nghĩa”.

Page 104: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

100

Câu 5. Sự kiện quôc tế nổi bật có ảnh hưởng đến cục diện thế giới và phong

trào giải phóng dân tộc trên thế giới diễn ra trong Chiến tranh thế giới thứ

nhất là gì?

A. Nước Đức bị đánh bại.

B. Chiến tranh thế giới thứ nhất chấm dứt.

C. Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và giành thắng lợi.

D. Quốc tế thứ ba thành lập.

Câu 6. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa các

yếu tô nào?

A. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân.

B. Chủ nghĩa Mác – Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh.

C. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu

nước.

D. Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào yêu nước.

Câu 7. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng

Cộng sản Việt Nam (10/1930) quyết định đổi tên Đảng là

A. Đảng Cộng sản Đông Dương.

B. Đông Dương Cộng sản Đảng.

C. An Nam Cộng sản đảng.

D. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.

Câu 8. Hình thức và phương pháp đấu tranh thời kì 1936 – 1939 là

A. khởi nghĩa vũ trang.

B. đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang.

C. đấu tranh hợp pháp và bất hợp pháp.

D. công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

Câu 9. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản

Đông Dương (5-1941) đặt nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là

A. đánh đổ đế quốc và tay sai.

B. chống đế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh.

C. đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng.

D. giải phóng dân tộc.

Câu 10. Chỉ hai ngày sau khi ra đời, Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng

quân đã đánh thắng liên tiếp hai trận ở

A. Bắc Giang và Hải Dương.

Page 105: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

101

B.Thái Nguyên và Tuyên Quang.

C. Phay Khắt và Nà Ngần.

D. Hà Tĩnh và Quảng Nam.

Câu 11. Năm 1942, tỉnh nào được coi là nơi thí điểm của cuộc vận động xây

dựng các Hội Cứu quôc quân trong mặt trận Việt Minh?

A. Bắc Kạn. B. Cao Bằng.

C. Lạng Sơn. D. Tuyên Quang.

Câu 12. Địa danh nào được chọn làm Thủ đô Khu giải phóng Việt Bắc?

A. Việt Trì (Phú Thọ). B. Na Rì (Bắc Kạn).

C. Đồng Đăng (Lạng Sơn). D. Tân Trào (Tuyên Quang).

Câu 13. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Đông minh nào đã vào

nước ta?

A. Mĩ, Anh. B. Mĩ, Tưởng.

C. Liên Xô, Mĩ. D. Anh, Tưởng.

Câu 14. Quân Trung Hoa Dân quôc (Tưởng) và tay sai vào nước ta nhằm

mục đích gì?

A. Giải giáp khí giới quân Nhật theo sự thỏa thuận của Hội nghị Ianta.

B. Giúp đỡ chính quyền cách mạng non trẻ ở nước ta.

C. Chuẩn bị lôi kéo bọn tay sai chuẩn bị hất cẳng quân Pháp.

D. Âm mưu cùng bọn tay sai cướp chính quyền của ta.

Câu 15. Chủ tịch Hô Chí Minh kí Tạm ước với Chính phủ Pháp tại

A. Phôngtennơblô. B. Pari.

C. thành phố Đà Lạt. D. thủ đô Hà Nội.

Câu 16. Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 và Tạm ước 14/9/1946, thực

dân Pháp đã tỏ thái độ

A. thực hiện những điều khoản của Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước.

B. tiếp tục khiêu khích, gây hấn với quân ta ở nhiều thành phố lớn.

C. đẩy mạnh việc chuẩn bị chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa.

D. tiếp tục đề nghị đàm phán với ta để tìm kiếm một giải pháp hòa bình.

Câu 17. Sau Tạm ước 14/9/1946, ở miền Bắc tháng 11/1946 Pháp khiêu

khích tiến công quân ta tại

A. Hà Nội – Bắc Ninh. B. Nam Định – Quảng Ninh.

C. Lạng Sơn – Thái Nguyên. D. Hải Phòng – Lạng Sơn.

Page 106: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

102

Câu 18. Ngày 18 – 12 – 1946, Pháp có hành động

A. tiến công quân ta ở Hà Nội mở đầu cuộc xâm lược miền Bắc.

B. đề nghị tiếp tục đàm phán với ta để tìm kiếm một giải pháp hòa bình.

C. gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta phải giải tán lực lượng tự vệ chiến

đấu.

D. chuẩn bị rút quân khỏi Hà Nội, tiến đánh các tỉnh và thành phố khác.

Câu 19. Mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp

chiến trường miền Nam là ý nghĩa của chiến thắng nào?

A. Ấp Bắc. B. Vạn Tường.

C. Mùa khô 1965 – 1966. D. Mùa khô 1966 – 1967 .

Câu 20. Chiến thắng nào của quân và dân ta trong năm 1975 đã chuyển

cuộc tiến công chiến lược sang tổng tiến công chiến lược trên toàn miền

Nam?

A Chiến thắng ở Phước Long.

B. Chiến thắng ở Quảng Trị.

C. Chiến thắng ở Tây Nguyên.

D. Chiến thắng ở Huế – Đà Nẵng.

Page 107: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

103

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH

LÀM BÀI THI TRẮC NGHIỆM MÔN LỊCH SỬ ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

Nguyễn Thế Trung

Giáo viên trường THPT Trần Văn Bảy

I. MỞ ĐẦU

“Dân ta phải biết sử ta,

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam.”

Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, nhiều thế hệ giáo viên dạy học môn Lịch

sử đã đầu tư tâm huyết của mình vào trong các nội dung và phương pháp dạy

học Lịch sử để học sinh có thể hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức.

Giáo viên đã giải quyết được vấn đề mà một môn khoa học xã hội cần, đó

là: mục đích dạy học Lịch sử để làm gì? Nội dung dạy học cái gì? Phương pháp

dạy học như thế nào? Và để có hiệu quả cao trong dạy học Lịch sử, cần phải

thường xuyên nghiên cứu, vận dụng những thành quả của các khoa học có liên

quan.

Trong công cuộc cải cách giáo dục đang triển khai đòi hỏi đồng thời tiến

hành cải cách về hệ thống giáo dục, về nội dung và phương pháp dạy học.

Theo như phương án tổ chức kì thi THPT Quốc gia năm 2017 mà bộ Giáo

dục và Đào tạo đã công bố thì ngoài môn Ngữ văn, tất cả các môn còn lại đều thi

theo hình thức trắc nghiệm. Trong đó, môn Lịch sử nằm trong tổ hợp bài thi

Khoa học xã hội (gồm các môn Sử, Địa, Giáo dục công dân). Điều này được

xem là một trong những thay đổi lớn và cũng gây lo lắng nhiều nhất cho thí sinh,

vì môn Sử có lượng kiến thức về các sự kiện và các mốc thời gian quá nhiều

khiến nhiều học sinh có tâm lí “ngán học”.

Mặc dù cũng đã được làm quen với hình thức thi trắc nghiệm thông qua

các kì thi học kì hay các bài kiểm tra ở trường và trước đây có thời gian môn

Lịch sử cũng đã tiến hành kiểm tra dưới hình thức trắc nghiệm, tuy nhiên trước

sự thay đổi của một kì thi quan trọng như vậy thực sự cũng sẽ gây ra không ít

khó khăn cho học sinh.

Xuất phát từ tình hình trên, trong khuôn khổ bài viết này tôi xin chia sẻ

“Một số giải pháp giúp học sinh làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử đạt hiệu

quả cao” nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học và cải thiện điểm thi của

bộ môn Lịch sử trong thời gian tới.

II. NỘI DUNG

Page 108: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

104

Hình thức thi thay đổi bắt buộc cách dạy của giáo viên, cách học của học

sinh và cách làm bài của các em phải thay đổi theo sao cho phù hợp nhất. Vì vậy

phía giáo viên và học sinh cần có những định hướng mới, việc tổ chức và hướng

dẫn học sinh ôn tập, làm bài thi trắc nghiệm cần thực hiện nghiêm túc và bài bản

hơn.

1. Phía giáo viên và học sinh

Giáo viên là người hướng dẫn học sinh đi tìm tri thức nên cần có tâm

huyết và sự đầu tư nhiều thì mới có thể đạt kết quả như mong muốn. Còn học

sinh là trung tâm của quá trình dạy học nên cần thể hiện tính chủ động và sáng

tạo của mình. Cụ thể giáo viên và học sinh cần chú ý thực hiện tốt một số vấn đề

sau:

- Giáo viên cần phối hợp với các bộ phận để có biện pháp giáo dục phù

hợp nhằm giúp học sinh nâng cao ý thức học tập và thay đổi thái độ tích cực hơn

đối với bộ môn Lịch sử.

- Cần phải thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và các tài liệu hay

lẫn nhau giữa các giáo viên cùng bộ môn trong và ngoài nhà trường.

- Đầu tư chuẩn bị thật kĩ nội dung giảng dạy: Giáo viên không chỉ dựa vào

sách giáo khoa, sách giáo viên, chuẩn kiến thức mà cần nghiên cứu thêm nhiều

tài liệu mở rộng và cập nhật các thông tin mới để bổ sung cho tiết dạy được “hấp

dẫn” hơn đối với học sinh, nhất là những vấn đề có liên quan đến thực tế cuộc

sống.

- Soạn hệ thống câu hỏi trắc nghiệm theo từng bài, chương và cập nhật

thêm câu hỏi từ các nguồn thông tin chính thống giúp học sinh củng cố kiến

thức một cách hiệu quả. Hệ thống câu hỏi này cần được phân chia theo các cấp

độ (nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao) để có thể phân loại

được học sinh từ đó giúp giáo viên lựa chọn phương pháp dạy phù hợp nhất với

từng đối tượng học sinh.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thật kĩ sách giáo khoa vì phần lớn

kiến thức trong bài thi đều lấy từ đây, các em cần chủ động hơn trong việc khai

thác và xử lý sách giáo khoa. Bởi đây là tài liệu căn bản, nền tảng tri thức của

mọi đề thi và hình thức thi. Thêm nữa, các em cần phải hiểu bài và có khả năng

tổng hợp, đánh giá, biết kết nối các vấn đề, suy luận để lựa chọn đáp án là có thể

hoàn thiện bài thi. Đồng thời, hướng dẫn học sinh nghiên cứu mở rộng và khai

thác có chọn lọc các tài liệu từ nhiều nguồn thông tin trong quá trình học để các

em chủ động tích lũy kiến thức.

- Thu hút sự chú ý của học sinh trong quá trình dạy học, giáo viên có thể

thực hiện bằng nhiều cách khác nhau: sử dụng phương pháp dạy học phù hợp

với nội dung bài và đối tượng học sinh để học sinh thích học; sử dụng tổng hợp

nhiều phương pháp trong tiết dạy học; sử dụng hệ thống câu hỏi kích thích tư

duy tăng dần của học sinh; ở mỗi tiết dạy chọn một nội dung thật hay để khai

Page 109: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

105

thác gây sự chú ý của học sinh; khai thác các tranh ảnh và bản đồ; sử dụng một

số hiện vật lịch sử (trống đồng, tháp Chăm);…

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy,

nhất là việc dạy học Lịch sử bằng bài giảng điện tử giúp giáo viên hạn chế

bớt phần thuyết giảng, có thời gian thảo luận và tăng cường kiểm soát đối

với học sinh. Bài giảng điện tử giúp đa dạng hoá việc cung cấp kiến thức cho

học sinh thông qua các công cụ trình diễn, người giáo viên có thể cung cấp

cho học sinh một khối lượng hình ảnh tư liệu, sơ đồ, lược đồ, đoạn phim

minh hoạ tái hiện lại quá khứ giúp bài giảng thu hút được sự chú ý và tạo

hứng thú cho học sinh và giờ học trở nên sôi nổi, sinh động hơn.

- Giáo viên hướng dẫn để học sinh tự tổ chức học nhóm, trao đổi kinh

nghiệm học tập, chia sẻ những tài liệu bộ môn mà các em sưu tầm được.

- Giáo viên soạn các đề mẫu để học sinh tham khảo hoặc các em có thể tự

sưu tầm chuẩn bị cho các kì kiểm tra hoặc thi.

- Tổ chức cho học sinh đi thực tế về các vấn đề có liên quan đến nội dung

bài học sẽ tăng hứng thú tìm hiểu kiến thức Lịch sử ở học sinh.

2. Tổ chức và hướng dẫn học sinh ôn tập

- Ôn từng bài hoặc chương rồi đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm để học sinh

củng cố lại kiến thức ngay. Đây là bước đơn giản nhưng rất cần thiết và quan

trọng vì các nội dung các em đã học trong một năm cần phải nhắc lại để nắm rõ

hơn và sâu hơn các đơn vị kiến thức. Từ đó sẽ giúp học sinh làm bài đạt hiệu

quả hơn.

- Phân tích các dạng câu hỏi (các cách ra câu hỏi): theo như đề minh họa

của Bộ thì các câu hỏi trắc nghiệm Lịch sử có nhiều lựa chọn (A, B, C, D). Các

câu hỏi này có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau mà các em có

thể sẽ dễ chọn nhầm đáp án nên cần hướng dẫn kĩ một số dạng câu cần lưu ý

như sau:

Câu hỏi thuộc kiến thức cơ bản: đây là câu hỏi tương đối dễ, chỉ cần

học sinh nắm kiến thức là có thể có ngay đáp án.

Ví dụ:

Câu: Vào đầu năm 1945, Hội nghị Ianta được tổ chức ở nước nào?

A. Tại Liên Xô

B. Tại Mĩ.

C. Tại Anh.

D. Tại Pháp.

Câu hỏi về đặc điểm sự kiện: để trả lời được các câu hỏi này đòi hỏi học

sinh phải nhớ đặc điểm hoặc bản chất của các sự kiện.

Ví dụ:

Page 110: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

106

Câu: Trong thời kì 1954 - 1975, phong trào nào là mốc đánh dấu bước

phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang

thế tiến công?

A. “Đồng khởi”.

B. Phá “ấp chiến lược”.

C. “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”.

D. “Tìm Mỹ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.

Câu hỏi đánh lưa suy nghĩa của học sinh: học sinh rất dễ bị mất điểm ở

câu hỏi này nên cần đọc thật kĩ câu hỏi rồi tìm ra phương án trả lới phù hợp.

Ví dụ:

Câu: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là một phong trào

A. co tính chất dân tộc.

B. chỉ có tính dân chủ.

C. không mang tính cách mạng.

D. không mang tính dân tộc.

Câu hỏi dễ nhầm lẫn: có một số nội dung kiến thức gần giống nhau nên

nếu học sinh đọc quá nhanh sẽ dễ chọn đáp án không phù hợp.

Ví dụ:

Câu: Kẻ thù nguy hiểm nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong

năm đầu sau ngày Cách mạng tháng Tám (1945) thành công là

A. Phát xít Nhật.

B. Đế quốc Anh.

C. Thực dân Pháp.

D. Trung Hoa Dân Quốc.

Câu: Điểm mới của Hội nghị tháng 5-1941 so với Hội nghị tháng 11-

1939 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là

A. thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi để chống đế quốc.

B. đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến.

C. giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông

Dương.

D. tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, thực hiện giảm tô, giảm tức.

Câu hỏi có đáp án gần giông nhau: Đây là những câu hỏi rất khó lựa

chọn đáp án nếu học sinh không nắm chắc kiến thức.

Ví dụ:

Page 111: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

107

Câu: Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào và tại

đâu?

A. Ngày 6 tháng 5 năm 1911 tại cảng Nhà Rồng – Sài Gòn.

B. Ngày 5 tháng 6 năm 1911 tại cảng Nhà Rồng – Sài Gòn.

C. Ngày 6 tháng 6 năm 1911 tại cảng Nhà Rồng – Sài Gòn.

D. Ngày 5 tháng 5 năm 1911 tại cảng Nhà Rồng – Sài Gòn.

Câu: Ngay trong đêm 9/3/1945, khi Nhật đảo chính Pháp, Ban thường vụ

Trung ương Đảng họp và nhận định tình hình như thế nào?

A. Cuộc đảo chính Nhật - Pháp gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị

đối với Nhật, làm cho tình thế cách mạng xuất hiện nhưng thời cơ chưa đến.

B. “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

C. Pháp sẽ ra sức chống lại Nhật.

D. Thời cơ cách mạng đã đến.

Câu hỏi chọn phương án trả lời đung hoặc phương án trả lời sai: thường câu hỏi cho tìm phương án đúng, đôi khi có một số câu cho theo kiểu

“nội dung nào sau đây không đúng trong …” sẽ khiến học sinh dễ chọn nhầm

đáp án theo yêu cầu.

Ví dụ:

Câu: Sự kiện nào sau đây không thuộc thời kì Cao trào kháng Nhật cứu nước?

A. Khởi nghĩa Ba Tơ.

B. Thành lập khu giải phong Việt Bắc.

C. “Phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói”.

D. Phong trào phát triển mạnh ở Mĩ Tho và Hậu Giang.

Câu hỏi suy luận hoặc không có nội dung trong sách giáo khoa: Có

nhiều câu thuộc nội dung này nên đòi hỏi học sinh không chỉ có kiến thức sâu

mà phải rộng mới có thể làm bài thi đạt điểm cao.

Ví dụ:

Câu: Ba cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kì, Binh biến Đô Lương đã để lại bài

học kinh nghiệm lớn nhất nào?

A. Bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vù trang, về xây dựng lực lượng vũ

trang và chiến tranh du kích.

B. Bài học về thời cơ trong khởi nghĩa giành chính quyền.

C. Bài học về xây dựng lực lượng vũ trang để chuẩn bị khởi nghĩa.

D. Bài học về sự phát triển chiến tranh du kích.

Câu: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do ai làm đội trưởng,

Page 112: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

108

lúc mới thành lập có bao nhiêu người ?

A. Do đồng chí Võ Nguyên Giáp - Có 36 người.

B. Do đồng chí Trường Chinh - Có 34 người.

C. Do đồng chí Phạm Hùng - Có 35 người.

D. Do đồng chí Hoàng Sâm - Co 34 người.

- Cho học sinh làm một số đề mẫu sau khi đã hoàn thành chương trình ôn

tập: học phải đi kèm với thực hành, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tự mình

làm nhiều đề thi thử, các bài tập mẫu để tích lũy kinh nghiệm làm bài, nâng cao

kiến thức bản thân. Qua kết quả làm các đề mẫu, học sinh có thể biết được khả

năng của mình đạt mức nào để có hướng điều chỉnh và phấn đấu phù hợp.

3. Hướng dẫn học sinh làm bài thi trắc nghiệm môn Lịch sử

Ở bài thi trắc nghiệm thường sẽ là những bài yêu cầu giải nhanh và không

quá rườm rà, yêu cầu kiến thức rộng và bao quát hơn. Nếu như học sinh đang

theo phương pháp "chậm và chắc" thì cần phải đổi ngay từ "chậm" thành

"nhanh". Giải nhanh chính là chìa khóa để học sinh có được điểm cao ở môn

trắc nghiệm nói chung. Với các bài thi nặng về lí thuyết như Lịch sử thì sẽ yêu

cầu ghi nhớ nhiều hơn, học sinh nên chú trọng thêm phần liên hệ vì đó là xu

hướng học cũng như ra đề của Bộ.

* Khi làm bài thi, học sinh cần lưu ý một sô vấn đề như sau:

- Khi nhận được phiếu trả lời trắc nghiệm phải đọc kỹ mục "thí sinh lưu

ý” và làm đúng theo hướng dẫn để tránh những nhầm lẫn hoặc thiếu sót đáng

tiếc.

- Đọc lướt qua một lần tất cả các câu hỏi. Câu dễ, dạng câu quen thuộc

hoặc câu nắm vững kiến thức chọn làm trước.

- Đọc lại lần thứ hai và trả lời những câu khó hơn.

- Đừng dừng lại suy nghĩ quá lâu ở một câu nào đó và bạn chỉ nên dành

cho nó khoảng 60 giây (làm 40 câu trong 50 phút, mỗi câu có thời gian tối đa 75

giây). Nếu thấy khó, bạn hãy lập tức chuyển sang câu tiếp theo, lần lượt làm đến

hết, sau đó mới quay lại vì còn thời gian. Đừng để tình trạng vướng vào câu khó

mình không biết mà bỏ qua cơ hội giành điểm ở những câu khác có thể trả lời

được tốt ở phía sau (vì các câu trong trắc nghiệm điểm như nhau, không kể dễ

hay khó).

- Nắm vững thời gian làm bài. Nếu thời gian cho phép, hãy soát lại bài

làm lần nữa, vì có thể có những câu bị bỏ sót.

- Nếu câu nào còn đang phân vân đáp án đúng thì ta loại bỏ các phương

án sai trước, sau đó cân nhắc các phương án còn lại, như vậy việc lựa chọn sẽ

nhanh hơn và xác suất trả lời đúng sẽ cao hơn.

Page 113: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

109

- Tuyệt đối không bỏ một câu nào, kể cả câu không thể trả lời được cũng

nên chọn một trong các phương án đã cho. Nếu may mắn học sinh có thể trả lời

đúng, còn nếu sai cũng không sao vì không bị trừ điểm.

* Những lời khuyên hữu ích dành cho học sinh khi làm bài thi trắc

nghiệm:

- Bao quát: Cả khi học sinh nghĩ rằng đã biết câu trả lời, cũng cần đọc hết

tất cả các lựa chọn trước khi quyết định.

- Tập trung: Đọc kỹ câu hỏi, gạch chân hay đánh dấu những từ quan trọng

(từ khóa của câu hỏi) giúp học sinh tập trung vào câu trả lời.

- Loại trừ: Loại bỏ tất cả những câu trả lời mà học sinh biết là không

chính xác. Điều này sẽ giúp thu hẹp được phạm vi lựa chọn và chỉ tập trung vào

những câu có nhiều khả năng hơn.

- Đối lập: Thử tìm những lựa chọn trái ngược nhau. Thường thì 01 trong

02 lựa chọn này là câu trả lời chính xác.

- Đầu tiên: Lựa chọn đầu tiên của học sinh thường là đáp án đúng. Đừng

thay đổi quyết định nếu như không chắc chắn về một lựa chọn khác.

- Quen thuộc: Tìm những câu trả lời có sử dụng ngôn ngữ mà học sinh đã

học ở lớp hay nghiên cứu trong các tài liệu.

III. KẾT LUẬN

Như vậy, theo phương án thi chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo,

ngoài 03 bài thi bắt buộc môn Toán, Văn, Anh, học sinh có thêm hai bài thi tự

chọn theo hình thức trắc nghiệm là Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh

học) và Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân). Trong đó, môn

Lịch sử (40 câu) sẽ được gộp cùng hai môn khác trong tổng thời gian làm bài

150 phút.

Dù có khó khăn bước đầu đối với giáo viên và học sinh trong dạy học

Lịch sử theo hướng thi trắc nghiệm nhưng đây là bài thi trắc nghiệm là sự khách

quan, có thể đo lường và kiểm định chất lượng giáo dục bằng con số cụ thể,

không dựa vào cảm tính và mơ hồ. Thông qua bài thi trắc nghiệm, chúng ta có

thể phân tích, đánh giá chất lượng bài thi, câu hỏi và kết quả.

Với hình thức thi trắc nghiệm, học sinh không phải chỉ nắm kiến thức cơ

bản, mà cần đọc kĩ sách, hiểu bài và biết kết nối các vấn đề, suy luận rồi lựa

chọn đáp án để hoàn thiện bài thi.

Vì vậy giáo viên và học sinh phải có thêm những định hướng và nhận

thức mới nhằm hoàn thiện quá trình giảng dạy và học tập. Giáo viên tổ chức cho

học sinh ôn tập nghiêm túc, hướng dẫn trả lời các dạng câu hỏi theo nhiều

hướng khác nhau, cho học sinh làm để mẫu. Đặc biệt là hướng dẫn học sinh

những điều cần lưu ý khi làm bài thi.

Page 114: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

110

Học sinh cần luyện khả năng tư duy bằng việc tự biến hóa đáp án thành

nhiều câu hỏi để lựa chọn. Trên hết, học phải đi đôi với thực hành. Các thí sinh

phải tự mình làm nhiều đề thi thử, các bài tập mẫu để tích lũy kinh nghiệm làm

bài, nâng cao kiến thức bản thân mới có thể đạt kết quả cao nhất trong các kì thi.

Từ đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học theo hướng đổi mới của

Bộ và từng bước cải thiện điểm số của học sinh đối với môn Lịch sử bằng hình

thức trắc nghiệm trong các kì thi.

IV. KIẾN NGHỊ

- Cần thường xuyên tổ chức thêm các chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm,

chia sẻ tài liệu, phân tích các dạng câu hỏi trắc nghiệm ,… của môn Lịch sử theo

cụm hoặc toàn tỉnh tùy tình hình thực tế.

- Đề nghị Sở Giáo dục nên cho đề thi học kì chung ở khối 12 trong toàn

tỉnh.

- Lập và phổ biến ngân hàng câu hỏi tham khảo môn Lịch sử trong tỉnh có

đáp án để tất cả các giáo viên dạy Lịch sử có thể tham khảo.

- Giáo viên cần thường xuyên học hỏi, nghiên cứu tài liệu để tự nâng cao

trình độ chuyên môn của mình.

***

Tuy thời gian nghiên cứu chưa nhiều, phạm vi nghiên cứu chưa sâu nhưng

qua thực tiễn bản thân giảng dạy và tham khảo thêm các nguồn tài liệu tôi nhận

thấy những vấn đề nêu trên là rất cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng

giảng dạy môn Lịch sử, đặc biệt là giúp học sinh có thể đạt điểm cao trong các

kì thi với dạng câu hỏi trắc nghiệm, xin được chia sẻ với quý thầy cô.

Với năng lực bản thân có hạn và với kinh nghiệm giảng dạy theo hướng

thi trắc nghiệm chưa nhiều nên chắc chắc ở các phần trình bày trên sẽ không

tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý

thầy cô để cho nội dung nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.

Page 115: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

111

MỘT SỐ LƯU Ý KHI ÔN LUYỆN

VÀ RA ĐỀ TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN MÔN LỊCH SỬ

Lê Quan Tuấn

Giáo viên trường THPT Đại Ngãi

I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN

Trắc nghiệm khách quan đối với môn Lịch sử là gì?

“Trắc nghiệm”, trong Tiếng Anh viết là “test” nghĩa là “kiểm tra”. Còn

theo chữ Hán thì “trắc” nghĩa là “đo lường”, “nghiệm” là “suy xét”, từ đó suy

ra “trắc nghiệm” có nghĩa là “kiểm tra”.

“Khách quan”, trong Tiếng Anh viết là “objective”. Còn theo chữ Hán

thì “khách quan” nghĩa là “không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan”.

Như vậy, trắc nghiệm khách quan đối với môn Lịch sử là phương pháp

kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi có nội

dung trong môn học Lịch sử mà đáp án của chúng mang tính chất khách quan,

không phụ thuộc hoặc ít phụ thuộc vào ý thức của người kiểm tra.

II. MỘT SỐ NỘI DUNG QUAN TRỌNG CẦN LƯU Ý KHI ÔN

LUYỆN

Khi ôn luyện để giúp người học làm bài trắc nghiệm khách quan có hiệu

quả, cần phải tuân thủ “Nguyên tắc 4 đúng”, như sau:

1. Đung nội dung quy định

Trong muôn vàn kiến thức lịch sử, đòi hỏi người dạy và cả người học phải

biết chắt lọc kiến thức sao cho phù hợp với yêu cầu giáo dục trung học phổ

thông. Do đó tốt nhất, khi ôn luyện phải bám sát, không xa rời nội dung theo

quy định, lấy đó làm khuôn khổ ôn luyện cũng như ra đề trắc nghiệm khách

quan.

2. Đung chương trình

Tức là khi ôn luyện trắc nghiệm khách quan, ta cần tôn trọng khung phân

phối chương trình. Cụ thể:

- Đối với nội dung không giảm tải: Ta phải chú trọng ôn luyện tất cả

những kiến thức đúng quy định (có thể mở rộng thêm kiến thức liên quan miễn

là phù hợp).

Page 116: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

112

- Đối với nội dung giảm tải theo yêu cầu “Đọc thêm SGK”: Ta chỉ chú

trọng chắt lọc những kiến thức quan trọng nhất để ôn luyện.

- Đối với nội dung giảm tải theo yêu cầu “Không dạy”: Ta không nhất

thiết ôn luyện những kiến thức thuộc về phần này. Vì theo nguyên tắc đề kiểm

tra, đề thi sẽ không có các câu hỏi thuộc phần nội dung giảm tải này.

3. Đung yêu cầu và mục tiêu của tưng kỳ thi, kiểm tra

Tùy theo từng bài kiểm tra mà có cách ôn luyện sao cho phù hợp với yêu

cầu và mục tiêu của chúng. Chẳng hạn: Bài kiểm tra 1 tiết thì có thể ôn luyện

mức độ thấp hơn bài kiểm tra học kỳ, bài kiểm tra học kỳ thì có thể ôn luyện ở

mức độ nhẹ hơn bài thi tốt nghiệp THPT hay bài thi đại học…

4. Đung những yêu cầu của đề thi, đề kiểm tra theo hình thức trắc

nghiệm khách quan

Khi ôn luyện, người dạy cần phải nắm bắt được những yêu cầu quan trọng

của việc ra đề thi, đề kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan sao cho

việc ôn luyện và việc ra đề thống nhất được với nhau. Tránh tình trạng “người

ôn luyện một đằng, người ra đề một nẻo” sẽ ảnh hưởng không tốt tới kết quả

kiểm tra, đánh giá người học. Từ đó cho thấy, việc ôn luyện và việc ra đề, cũng

như người ôn luyện và người ra đề có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhất là

đối với trắc nghiệm khách quan.

Không chỉ việc ôn luyện phải đúng với chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng,

nọi dung sách giáo khoa và khung chương trình mà việc ra đề cũng phải phù

hợp với chúng.

III. MỘT SỐ NỘI DUNG QUAN TRỌNG CẦN LƯU Ý KHI RA ĐỀ

Có nhiều chú ý khi ra đề trắc nghiệm khách quan. Tuy nhiên trong khuôn

khổ của bài tham luận này, tôi chỉ xin trình bày 7 chú ý sau đây:

1. Chu ý về các dạng (kiểu) câu hỏi trắc nghiệm khách quan

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nhiều dạng, như:

- Câu trắc nghiệm có nhiều lựa chọn.

- Câu trắc nghiệm "đúng- sai".

- Câu trắc nghiệm ghép đôi (xứng – hợp).

- Câu trắc nghiệm điền khuyết.

- Câu hỏi bằng hình ảnh (kênh hình).

Page 117: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

113

Do có nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nên khi ra đề trắc

nghiệm cần chú ý sao cho phù hợp với nhu cầu, mục tiêu kiểm tra, các loại bài

kiểm tra (thường xuyên hay định kỳ), cách chấm (bằng thủ công hoặc bằng

máy) …

Ví dụ 1: Theo cách chấm

- Khi chấm điểm thủ công (bằng tay), ta thường ra đề gồm những câu hỏi

trắc nghiệm khách quan với nhiều dạng khác nhau, do ta nhận dạng được

chúng.

- Khi chấm điểm bằng máy, ta chỉ ra đề gồm những câu hỏi trắc nghiệm

khách quan có nhiều lựa chọn hoặc theo kiểu “A. Đúng B. Sai”, do máy không

nhận dạng được các dạng câu hỏi khác.

Ví dụ 2: Theo loại bài kiểm tra

- Đối với loại bài kiểm tra thường xuyên (chủ yếu là bài kiểm tra 15 phút),

ta thường ra đề với nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm khác nhau. Do số câu hỏi

khiêm tốn nên ra đề theo cách này cũng sẽ không mất bao nhiêu thời gian chấm

điểm nhưng vẫn bảo đảm tính phong phú và mục tiêu kiểm tra, đánh giá học lực

của học sinh.

- Đối với loại bài kiểm tra định kỳ (chủ yếu là 1 tiết hoặc kiểm tra học kỳ),

ta chỉ nên ra đề gồm những câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn

kiểu “A – B – C – D” mà vẫn bảo đảm được chất lượng trong kiểm tra, đánh giá

năng lực người học. Do số câu hỏi nhiều nếu sử dụng nhiều dạng câu hỏi sẽ rất

mất thời gian ra đề lẫn chấm điểm bài kiểm tra của học sinh.

2. Chu ý về sô lượng câu hỏi trong bài trắc nghiệm khách quan

Trong một bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan có thể có số lượng câu

hỏi khác nhau tùy theo nhu cầu, mục tiêu, loại bài và thời gian cũng như các

mức độ khó dễ của các câu hỏi kiểm tra.

Ví dụ 1: Theo loại bài kiểm tra

- Đối với bài kiểm tra 15 phút: Ta nên ra đề bao gồm từ 10 - 15 câu hỏi

trắc nghiệm khách quan.

- Đối với bài kiểm tra định kỳ: Ta nên ra đề bao gồm tối đa 32 câu hỏi trắc

nghiệm khách quan (để phù hợp với Công văn số 5878, ngày 29 tháng 11 năm

2016 của Bộ GD & ĐT về việc hướng dẫn kiểm tra và sơ kết học kỳ I năm học

2016-2017).

Ví dụ 2: Theo nhu cầu kiểm tra

- Đối với nhu cầu kiểm tra theo chiều rộng: Ta nên ra đề bao gồm nhiều

câu hỏi hơn.

- Đối với nhu cầu kiểm tra theo chiều sâu: Ta nên ra đề bao gồm ít câu

hỏi hơn.

Page 118: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

114

3. Mức độ khó của các câu trắc nghiệm khách quan

Trong một bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan có thể có số lượng câu

hỏi khó, dễ khác nhau tùy theo đối tượng, mục tiêu và tính chất kiểm tra.

Một bài trắc nghiệm khách quan thành quả học tập gồm những câu quá dễ

thường không có hiệu quả đo lường khả năng của học sinh. Ngược lại, một bài

kiểm tra khách quan gồm những câu hỏi quá khó sẽ gây khó khăn cho đa số học

sinh (kể cả đối với học sinh khá, giỏi) và do đó cũng khó đánh giá học lực của

người học. Cho nên, câu hỏi trắc nghiệm khách quan đòi hỏi phải bào đảm

“tính vừa sức” đối với tất cả học sinh.

Ví dụ 1: Theo đối tượng

- Đối với đối tượng là học sinh kém, yếu, trung bình: Ta nên ra đề bao

gồm nhiều câu hỏi dễ hơn khó (60% – 40% hoặc 70% - 30%).

- Đối với đối tượng là học sinh khá, giỏi: Ta nên ra đề bao gồm nhiều câu

hỏi khó hơn dễ (60% - 40% hoặc 70% - 30%).

- Trong một kỳ kiểm tra chung các đối tượng học sinh: Ta nên ra đề bao

gồm số câu hỏi với các mức độ cần được phân bố hợp lý, như sau:

- Câu hỏi dễ: 20%.

- Câu hỏi tương đối dễ: 30%.

- Câu hỏi tương đối khó: 30%.

- Câu hỏi khó và rất khó: 20%.

Ví dụ 2: Theo mục tiêu kiểm tra

- Đối với kiểm tra nhằm bồi dưỡng học sinh giỏi: Ta nên ra đề bao gồm

nhiều câu hỏi khó (70% hoặc 80%).

- Đối với kiểm tra nhằm lựa chọn học sinh yếu kém để phụ đạo: Ta nên ra

đề bao gồm nhiều câu hỏi dễ (70% hoặc 80%)

4. Vấn đề “nhiễu” của đáp án

Trong một bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan, các câu hỏi sẽ có những

đáp án “nhiễu” (mồi nhử). Đáp án “nhiễu” phải có chức năng “gây khó”, “cản

đường” hoặc “dụ ngọt”, “hấp dẫn” đối với người làm bài kiểm tra nhưng cần

bảo đảm tính hợp lý, có nội dung lịch sử hoặc liên quan tới lịch sử. Tránh

trường hợp đáp án “nhiễu” không phải là những sự kiện đã xảy ra trên thực tế

hoặc không phải là các sự kiện và các mốc thời gian không có giá trị hoặc ít có

giá trị lịch sử. “Nhiễu”, do đó phải đúng chỗ, đúng lúc, không được tùy tiện và

có tác dụng nhất định.

Ví dụ 1: Đáp án “nhiễu” phù hợp

Câu 1. Chiến tranh lạnh kết thúc vào thời gian nào?

A. 10/1989. B. 12/1989. C. 6/1991. D. 12/1991.

Page 119: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

115

Ví dụ 2: Đáp án “nhiễu” chưa phù hợp.

Câu 2. Chiến tranh lạnh kết thúc vào thời gian nào?

A. 12/1989 B. 5/1989 C. 2/1989 D. 4/1989

Trong ví dụ trên, ta thấy Câu 1 có đáp án nhiễu phù hợp, vì các mốc thời

gian đưa ra đều có sự kiện lịch sử xảy ra tương đồng hoặc có liên quan với

nhau. Trong khi đó, ở Câu 2 có đáp án nhiễu chưa tốt, vì các mốc thời gian đưa

ra ở đáp án “B”, “C” và “D” không có sự kiện lịch sử xảy ra tương đồng với

đáp án đúng là “A”.

5. Hạn chế ra đề theo kiểu lựa chọn “Đung – Sai” và điền khuyết

Trong quá trình trắc nghiệm nên hạn chế ra đề có nhiều câu hỏi theo kiểu

lựa chọn “Đúng – Sai” hoặc điền khuyết, vì:

- Đối với câu hỏi theo kiểu lựa chọn “Đúng – Sai” chỉ có hai đáp án đưa

ra (thường là A. Đúng và B. Sai). Xác suất “may – rủi” đến 50%, do đó yếu tố

“học tài thi phận” khá cao.

- Đối với câu hỏi điền khuyết, mặc dù xác suất “may – rủi” là rất thấp, có

khi là 0%, nhưng đòi hỏi học sinh phải học “thuộc lòng” được đáp án mới trả

lời chính xác vì không có dữ liệu gợi ý.

6. Tránh ra đề khi chưa chắc chắn câu hỏi hoặc đáp án là chính xác

và khách quan

Khi ra đề kiểm tra theo hình thức trắc nghiệm khách quan, ta cần phải bảo

đảm rằng câu hỏi cũng như đáp án phải thật sự là đúng và không phụ thuộc ý

muốn chủ quan của người ra đề. Do đó cần tránh ra đề với những câu hỏi còn

mơ hồ về đáp án, chưa có kết luận chính thức là đúng hay sai, hoặc bản thân

người ra đề chưa thật sự nắm rõ đáp án đúng của câu hỏi.

Ví dụ 1: Câu hỏi chưa chính xác. (Phần gạch chân là nội dung chưa phù

hợp)

Câu 3. Bill Clonton là Tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Việt Nam vào

năm

A. 1994. B. 1995. C. 2000. D. 2006.

Ví dụ 2: Đáp án chưa chính xác. (Phần gạch chân là nội dung chưa phù

hợp)

Câu 4. Tổng thống Mỹ đầu tiên đến nước ta vào năm nào?

A. 1994. B. 1995. C. 2000. D. 2006.

7. Nội dung câu hỏi và đáp án phải bám sát các chuẩn và chương

trình theo quy định

Khi ra đề trắc nghiệm khách quan, câu hỏi và đáp án phải bảo đảm bám

sát nội dung kiến thức đã học và có trong sách giáo khoa, chuẩn kiến thức,

Page 120: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

116

chuẩn kỹ năng và khung phân phối chương trình. Tránh tình trạng lạm dụng và

lan man. Tránh cho các câu hỏi và đáp án không có trong nội dung kiến thức đã

học theo quy định. Không ra đề bao gồm những câu hỏi nằm trong phần giảm

tải theo yêu cầu “Không dạy”. Hạn chế tối đa các câu hỏi có trong nội dung

kiến thức nằm trong chương trình giảm tải đối với phần yêu cầu “Đọc thêm

SGK”. Do đó, sẽ giảm gánh nặng cho vấn đề ôn luyện cũng như góp phần cho

việc ôn luyện theo cách làm bài trắc nghiệm khách quan được tập trung hơn và

có hiệu quả hơn.

Ví dụ 1: Ra đề chưa phù hợp vì câu hỏi có nội dung đáp án không có

trong SGK và chuẩn. (Phần gạch chân là nội dung chưa phù hợp)

Câu 5: 4 ghế bộ trưởng mà Quốc hội nước ta đồng ý cho bọn tay sai

Tưởng nắm giữ là

A. Ngoại giao, kinh tế, giáo dục và xã hội.

B. Ngoại giao, giáo dục, canh nông và xã hội.

C. Giáo dục, canh nông, xã hội và kinh tế.

D. Ngoại giao, kinh tế, canh nông và xã hội.

Ví dụ 2: Ra đề chưa phù hợp vì câu hỏi có nội dung và đáp án thuộc

phần giảm tải “Không dạy”. (Phần gạch chân là nội dung chưa phù hợp).

Câu 6: Những tờ báo nào được Đảng ta cho xuất bản trong những năm

1936 – 1939 nhằm thúc đẩy đấu tranh đòi tự do, dân chủ?

A. “Chuông rè”, “An Nam trẻ”, “Nhành lúa”.

B. “Tin tức”, “Thời mới”, “Tiếng dân”.

C. “Chuông rè”, “Tin tức”, “Nhành lúa”.

D. “Tiền phong”, “Dân chúng”, “Lao động”.

Ngoài những điểm lưu ý nêu trên, khi ra đề trắc nghiệm khách quan còn

có nhiều lưu ý khác nữa, như về: hình thức, chính tả, ngữ pháp, chấm - phẩy

câu, câu dẫn bằng kênh hình…

IV. KẾT LUẬN

Việc kiểm tra, đánh giá năng lực học sinh qua các câu hỏi trắc nghiệm

khách quan là cần thiết, bắt kịp xu thế đổi mới và đáp ứng nhu cầu phát triển

của giáo dục nói riêng và thời đại hiện tại nói chung. Song cần phải có những

lưu ý khi ôn luyện và ra đề theo cách trắc nghiệm khách quan, vì bên cạnh lợi

thế thì chúng vẫn có những hạn chế nhất định so với kiểm tra theo hình thức tự

luận.

Để đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy, học và kiểm tra, đánh giá theo

phương pháp trắc nghiệm khách quan, mỗi giáo viên cần phải nỗ lực nhiều hơn

trong việc đầu tư ôn luyện và ra đề cũng như đưa ra các đáp án thật sự chính

xác, khách quan đúng như cái tên của nó “trắc nghiệm khách quan”.

Page 121: dạy và học môn lịch sử theo định hướng thi trắc nghiệm khách quan

Hội nghị chuyên đề Dạy và học môn Lịch sử theo định hướng thi TNKQ

117

Bài tham luận sẽ có không ít thiếu sót, chủ quan thậm chí là sai lầm của

người viết nên rất mong quý thầy cô thông cảm, bỏ qua và chân tình góp ý để

bài tham luận được hoàn thiện hơn.