156
Hà Nội, tháng 11 năm 2011 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG 45 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

Embed Size (px)

DESCRIPTION

Lich su 45 nam thanh lap truong DHXD 1956-1966-2011 (ngay quyet dinh thanh lap 8/8/1966 tach ra tu truong DHBK)

Citation preview

Page 1: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

Hà Nội, tháng 11 năm 2011

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

45 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Page 2: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

1. Nguyễn Văn Chọn

2. Nguyễn Đình Cống

3. Phạm Hùng Cường

4. Nguyễn Sanh Dạn

5. Phạm Ngọc Đăng

6. Nguyễn Xuân Đặng

7. Ứng Quốc Dũng

8. Phạm Quang Dũng

9. Phạm Duy Hoà

10. Nguyễn Văn Hùng

11. Nguyễn Như Khải

12. Nguyễn Kim Luyện

13. Hồ Ngọc Luyện

14. Đỗ Hữu Nghĩa

15. Nguyễn Lê Ninh

16. Ngô Thế Phong

17. Nguyễn Tấn Quý

18. Đỗ Quốc Sam

19. Lê Văn Thành

20. Lê Văn Thưởng

21. Hà Trình

22. Nguyễn Xuân Trọng

23. Vũ Văn Tuấn

24. Nguyễn Khánh Tường

25. Lê Vạn

HỘI ĐỒNG CỐ VẤN

BAN BIÊN TẬP

1. Nguyễn Kim Bảng

2. Phạm Văn Du

3. Đặng Kim Giang

4. Lương Phương Hậu

5. Hoàng Tuấn Long

Page 3: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

3

LỜI NÓI ĐẦU

Trường Đại học Xây dựng được thành lập năm 1966 theo Quyết định số 144/CPngày 8 tháng 8 năm 1966 của Hội đồng Chính phủ, trên cơ sở khoa Xây dựng,Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

Ra đời trong hoàn cảnh chiến tranh, trường phải rời Thủ đô Hà Nội đi sơ tán nhiều nơitrên các tỉnh Hà Bắc, Vĩnh Phú… Cán bộ và sinh viên của trường đã dũng cảm đương đầuvới mọi khó khăn, gian khổ, chiến thắng thiên tai, địch hoạ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụgiảng dạy học tập và nghiên cứu khoa học… góp phần cùng quân dân cả nước bảo vệ và xâydựng thành công Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Trải qua 45 năm, Trường Đại học Xây dựng đã phát triển và lớn mạnh không ngừng đểtrở thành một cơ sở đào tạo đại học và sau đại học đầu ngành, một trung tâm nghiên cứukhoa học và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học – công nghệ trong lĩnh vực xây dựng.Biết bao thế hệ thầy trò nối tiếp nhau góp công sức xây dựng trường, làm cho trường ngàycàng có vị thế cao trong xã hội.

Nhà trường rất đỗi tự hào và biết ơn các thế hệ đi trước đã viết lên những trang sử vẻvang, làm nên những thành tích lớn lao được Đảng, Nhà nước và nhân dân ghi nhận.

Để phát huy truyền thống vẻ vang của nhà trường, khi chuẩn bị kỷ niệm 35 năm thànhlập trường, năm 2001 Đảng uỷ – Ban Giám hiệu đã chỉ đạo biên soạn cuốn sách về quá trìnhhình thành và phát triển của Trường Đại học Xây dựng. Năm 2006 cuốn sách đã được bổsung tái bản lần thứ nhất.

Năm 2011, nhân dịp kỷ niệm 45 năm thành lập và 55 năm đào tạo cuốn sách tiếp tụcđược chỉnh sửa, bổ sung tái bản lần thứ 2 mang tên “Trường Đại học Xây dựng 45 năm hìnhthành và phát triển”.

Quá trình phát triển của trường được chia thành 3 thời kỳ:1956 – 1966: Thời kỳ Khoa Xây dựng thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tiền

thân của Trường Đại học Xây dựng;1966 – 1983: Thời kỳ thành lập trường và sơ tán ở các địa điểm xa Hà Nội;1983 – 2011: Thời kỳ ổn định và phát triển.Cuốn sách này như một món quà mang nhiều ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm thành lập

trường, là công sức của tập thể các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính quyền và Đoàn thểtrong trường qua các thời kỳ, của nhiều thầy cô giáo, cán bộ nhà trường đã nghỉ hưu và đangcông tác ở trong và ngoài trường. Tuy làm việc rất thận trọng và tỷ mỉ, nhưng do hoàn cảnhđặc biệt của trường bị thiên tai, địch hoạ, phải sơ tán nhiều nơi, người còn, người mất, cáctài liệu không còn lưu giữ được nhiều, do đó thiếu sót là điều khó tránh khỏi. Mong nhậnđược sự góp ý về nội dung cũng như hình thức để tiến tới biên soạn một cuốn Lịch sử TrườngĐại học Xây dựng đầy đủ hơn trong thời gian tới.

TM. ĐẢNG UỶ VÀ BAN GIÁM HIỆU HIỆU TRƯỞNG – BÍ THƯ ĐẢNG UỶ

TS. Lê Văn Thành

Page 4: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien
Page 5: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

5

Từ 1966 đến 1977NGND NGUYỄN SANH DẠN

Từ 1977 đến 1982

GS.TS. ĐỖ QUỐC SAM

Từ 1994 đến 1998

GS.TSKH. NGƯT NGUYỄN NHƯ KHẢI

Từ 1999 đến 2004

PGS.TS. NGƯT NGUYỄN LÊ NINH

Từ 2004 đến 2009

PGS.TS.NGƯTNGUYỄN VĂN HÙNG

Từ 2009 đến 2014

TS. LÊ VĂN THÀNH

HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG QUA CÁC THỜI KỲ

Từ 1982 đến 1990

GS.TSKH. NGND PHẠM NGỌC ĐĂNG

Từ 1990 đến 1994

GS.TSKH. NGNDNGUYỄN VĂN CHỌN

Page 6: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien
Page 7: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

7

Từ 1966 đến 1969

Đồng chí TRẦN ĐỨC TRÂN

Từ 1969 đến 1976

Đồng chí HÀ TRÌNH

Từ 1984 đến 1999

Đồng chí NGUYỄN TẤN QUÝ

Từ 1999 đến 2010

Đồng chí ỨNG QUỐC DŨNG

Từ 2010 đến nay

Đồng chí LÊ VĂN THÀNH

BÍ THƯ ĐẢNG ỦY TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG QUA CÁC THỜI KỲ

Từ 1976 đến 1979

Đồng chí NGUYỄN XUÂN ĐẶNG

Từ 1979 đến 1984

Đồng chí NGUYỄN XUÂN TRỌNG

Page 8: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien
Page 9: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

KHOA XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

TIỀN THÂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

(1956-1966)

Page 10: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien
Page 11: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

I. NHỮNG NGÀY ĐẦU THÀNH LẬP KHOA

Tháng 7 năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ về tái lập hoà bình ở Đông Dươngđược ký kết, đất nước ta bước vào một trang sử mới, miền Bắc được hoàntoàn giải phóng và bắt đầu thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (CNXH).

Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đòi hỏi phải phát triển nhanh chóng sự nghiệpgiáo dục và đào tạo, trong đó có đào tạo trình độ đại học.

Ngày 6 tháng 3 năm 1956, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK) – trườngđại học kỹ thuật đầu tiên của nước ta được thành lập gồm 10 khoa, trong đó có KhoaXây dựng.

Trường ĐHBK lúc đó còn có nhiều khó khăn: Cơ sở vật chất thiếu thốn, chỉ cókhu nhà Đông Dương học xá và một số nhà cấp 4; trang thiết bị thí nghiệm, điềukiện thực tập môn học chưa có; giáo trình, tài liệu, thư viện còn nghèo nàn, cán bộgiảng dạy (CBGD) còn ít và chưa có kinh nghiệm.

Trong hoàn cảnh như vậy, chủ trương của Đảng uỷ và Ban Giám hiệu (BGH)Trường ĐHBK là:

Nhanh chóng xây dựng cơ sở vật chất và phát triển đội ngũ CBGD. Nhà trườngtìm nguồn cán bộ có trình độ từ các nơi khác về bao gồm cả cán bộ được đào tạo ởtrong nước và ở nước ngoài; mời giáo sư của các trường đại học ở Liên Xô giúp đỡtrường và các bộ môn trong việc xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo, viết giáotrình, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, xây dựng các phòng thí nghiệm và quytrình thực tập, làm đồ án môn học, đồ án tốt nghiệp…

Với những chủ trương lớn về chuyên môn cùng với sự nỗ lực xây dựng các tổchức Đảng và các đoàn thể chính trị, nhà trường đã từng bước ổn định các mặt hoạtđộng, bảo đảm nhiệm vụ đào tạo kỹ sư theo đường lối của Đảng và yêu cầu xây dựngđất nước.

Những khó khăn của Trường ĐHBK cũng là những khó khăn của Khoa Xây dựnglúc đó. Khi mới thành lập, Khoa Xây dựng chỉ có 8 cán bộ chủ chốt là các thầy giáo:Lê Tâm, Nguyễn Sanh Dạn, Nguyễn Văn Hường, Vũ Văn Tảo, Lê Đỗ Chương, LêThạc Cán, Nguyễn Văn Cung và Nguyễn Đơn Giản.

Chủ nhiệm khoa đầu tiên là thầy giáo Lê Tâm, Kỹ sư Cầu đường từ Pháp về nướcnăm 1946; Phó chủ nhiệm khoa là thầy giáo Nguyễn Sanh Dạn, Kỹ sư Công chínhtừ Bộ Quốc phòng về.

Địa điểm làm việc của khoa là một phần nhà D trong khu Đông Dương học xá.

Tuy ban đầu có nhiều khó khăn, nhưng chỉ sau 6 tháng kể từ ngày thành lập, đến

11

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Page 12: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

tháng 9/1956, Khoá 1 Khoa Xây dựng với 200 trong tổng số 1095 sinh viên toàntrường đã nhập học. Ban đầu Khoa Xây dựng đào tạo 3 ngành: Xây dựng cầu đường,Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Xây dựng thuỷ lợi - cảng.

Riêng ngành Kiến trúc ngay từ Khoá 1 đã có chủ trương tuyển sinh, nhưng dokhó khăn về đội ngũ CBGD và cơ sở vật chất nên sau năm học thứ nhất số sinh viênnày đã nhập vào ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp. Năm 1961 ngành Kiếntrúc được mở và tuyển sinh khoá đầu tiên.

II. NHANH CHÓNG ỔN ĐỊNH KHOA VÀ TỪNG BƯỚC TRIỂNKHAI CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG

1. Nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình đào tạo

Trong bối cảnh chung của đất nước, điều kiện của trường và khoa, nhiệm vụ vàmục tiêu đào tạo của Khoa Xây dựng lúc đầu được xác định là đào tạo cán bộ khoahọc kỹ thuật bậc đại học có phẩm chất chính trị và chuyên môn giỏi cho lĩnh vực xâydựng cơ bản.

Từ những năm 60, với đội ngũ CBGD đã được tăng cường và trưởng thành, ngoàicông tác đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất và chiến đấu cũngđược xem là nhiệm vụ quan trọng của khoa.

Chương trình đào tạo lúc đầu dựa chủ yếu vào chương trình đào tạo đại học củaLiên Xô và sự giúp đỡ của các chuyên gia như Giáo sư Tơriphônốp, các phó giáo sưDenhinxốp, C.A Iuxốp, Metnhicốp của Trường Đại học Xây dựng Matxcơva, ngoàira, khoa còn tham khảo chương trình đào tạo kỹ sư của Trung Quốc và Cộng hoàPháp, nhờ đó đến năm 1962 chương trình đào tạo các ngành của khoa đã tương đốihoàn chỉnh.

2. Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy

Trường và khoa đều xác định việc phát triển nhanh đội ngũ CBGD cả về số lượnglẫn chất lượng là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định trước mắt và lâu dài choviệc đào tạo cũng như NCKH. Theo chủ trương đó, khoa đã tuyển chọn CBGD dựa vàocác nguồn sau: Sinh viên tốt nghiệp các trường đại học trong nước, chủ yếu là Đại họcSư phạm Hà Nội; sinh viên Khoá 1, 2, 3 của trường tốt nghiệp loại giỏi; kỹ sư tốtnghiệp các ngành Xây dựng công trình từ Liên Xô và Trung Quốc về; Sinh viên giỏihọc hết năm thứ 2 (Khoá 4) được một số bộ môn tuyển chọn bồi dưỡng để giảng dạycác môn khoa học cơ bản. Ngoài ra, khoa còn mời cán bộ ở các cơ quan ngoài trườngvề tham gia giảng dạy như các Kiến trúc sư: Hoàng Như Tiếp, Nguyễn Cao Luyện, Ngô

12

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Page 13: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

Huy Quỳnh, Hoàng Linh, Kỹ sư Phạm Đình Biều, Bùi Văn Các, Nguyễn Như Quỹ;Hoạ sĩ Nguyễn Thị Kim,…

Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBGD, khoa đề ra mục tiêu phải sớm có CBGDtrình độ phó tiến sỹ chủ trì các môn khoa học cơ sở và các môn khoa học chuyênngành. Thực hiện chủ trương này, khoa đã gửi nhiều CBGD đi nước ngoài làmnghiên cứu sinh. Trong số 25 sinh viên Khoá 1 chuyển tiếp đi học tại Liên Xô, saukhi tốt nghiệp trường đã đề nghị nước bạn cho một số được ở lại tiếp tục làm nghiêncứu sinh.

3. Xây dựng bộ môn

Để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo và NCKH, trường đã xác định việc xây dựng vàphát triển bộ môn là vấn đề then chốt, do vậy khoa rất coi trọng công tác này.

Từ hai bộ môn được thành lập ban đầu là Bộ môn Hình học hoạ hình do thầy giáoNguyễn Sanh Dạn chủ trì và Bộ môn Đo đạc công trình do thầy giáo Tôn Thất Phùngchủ trì, đến năm 1957 thành lập thêm 3 bộ môn là Bộ môn Vật liệu xây dựng do thầygiáo Lê Đỗ Chương chủ trì; Bộ môn Sức bền vật liệu do thầy giáo Bùi Trọng Lựu chủtrì và Bộ môn Thủy lực – Thủy văn do thầy giáo Vũ Văn Tảo chủ trì.

Năm 1958, thành lập thêm 3 bộ môn mới: đó là Bộ môn Công trình gồm các tổCầu, Đường, Thép, Bê tông do thầy giáo Đỗ Quốc Sam chủ trì; Bộ môn Kiến trúc dothầy giáo Nguyễn Sanh Dạn chủ trì và Bộ môn Cơ học kết cấu do thầy giáo NguyễnVăn Hường chủ trì.

Năm 1959, do yêu cầu của sự nghiệp đào tạo và sự lớn mạnh của đội ngũ cán bộ,các tổ của Bộ môn Công trình đã tách ra thành 4 bộ môn độc lập: Bộ môn Thép – Gỗ,Bộ môn Đường ô tô – sân bay, Bộ môn Cầu – Hầm và Bộ môn Bê tông do thầy giáoĐỗ Quốc Sam, Đặng Hữu, Lê Văn Thưởng và Phạm Sỹ Liêm chủ trì. Cũng năm1959, trường quyết định thành lập thêm Bộ môn Thủy lợi do thầy giáo Nguyễn VănCung chủ trì.

Từ năm 1960 đến giữa năm 1966, thành lập thêm 2 bộ môn là Bộ môn Thi côngxây dựng do thầy giáo Lê Văn Kiểm chủ trì và Bộ môn Cảng – Đường thủy do thầygiáo Dương Quang Thành chủ trì. Năm 1962, tách Bộ môn Thủy lực – Thủy vănthành hai bộ môn là Bộ môn Thủy lực do thầy giáo Vũ Văn Tảo chủ trì và Bộ mônThủy văn do thầy giáo Lê Thạc Cán chủ trì.

Do mới thành lập, CBGD còn thiếu nên các bộ môn thường phải đảm nhận nhiềunhóm môn học khác nhau, mỗi CBGD phải dạy nhiều môn học.

13

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Page 14: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

4. Biên soạn, biên dịch giáo trình và các tài liệu

Việc biên soạn, biên dịch các tài liệu, giáo trình khoa học cơ bản, kỹ thuật cơsở và chuyên ngành là công việc rất khó khăn vì đội ngũ và trình độ CBGD còn rấthạn chế.

Để kịp thời phục vụ công tác đào tạo, CBGD trong các khoa đã dựa chủ yếu vàocác giáo trình đại học của Liên Xô, dịch và biên soạn lại cho phù hợp với yêu cầucủa Việt Nam. Ngoài ra, khoa còn sử dụng các giáo trình và tài liệu của Trung Quốcvà Pháp. Để làm được điều đó, trước hết phải xây dựng một hệ thống thuật ngữ khoahọc kỹ thuật xây dựng mà từ trước đến nay chưa hề có trong tiếng Việt. Việc xây dựnghệ thống thuật ngữ này, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng về từ ngữ Việt, Hán, Pháp, Nga.Vì vậy lãnh đạo trường, khoa và các CBGD đã vượt qua nhiều khó khăn để sớm hoànthành hệ thống các thuật ngữ tiếng Việt. Những tập sách về hệ thống thuật ngữ lầnlượt được xuất bản, nội dung bảo đảm tính chính xác, khoa học, hiện đại và dân tộc.Hệ thống thuật ngữ đã bao quát được các môn Hình học họa hình, Vẽ kỹ thuật, Vậtliệu xây dựng, Sức bền vật liệu, Đo đạc công trình, Cơ học kết cấu, Cơ học đất, Thủylực, Thủy văn, Nền móng, Kết cấu bê tông cốt thép, Kết cấu thép gỗ, Vật lý kiếntrúc, Cầu hầm, Đường ôtô, Thủy công, Thủy điện, Cảng Đường thủy, Kiến trúc dândụng, Kiến trúc công nghiệp, Qui hoạch đô thị, Thông gió, Cấp thoát nước. Cho tớinay, trải qua hơn 45 năm hầu như toàn bộ hệ thống thuật ngữ khoa học kỹ thuật xâydựng này vẫn tồn tại và thông dụng trong xã hội.

Dựa trên thành quả đó, đến đầu năm 1963, khoa đã hoàn thành biên soạn 25 giáotrình môn học, trong đó có 14 giáo trình môn học kỹ thuật cơ sở, 11 giáo trình mônhọc kỹ thuật chuyên ngành và một số lượng khá lớn các tài liệu tham khảo.

Đóng góp nhiều nhất trong việc biên soạn các giáo trình này là các thầy giáo LêTâm, Nguyễn Sanh Dạn, Lê Đỗ Chương, Bùi Trọng Lựu, Bùi Tâm Trung, NguyễnVăn Hường, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Văn Cung, Đỗ Quốc Sam, Đặng Hữu, Lê VănThưởng, Nguyễn Xuân Đặng, Lê Thạc Cán, Dương Quang Thành, Phạm Sĩ Liêm,Lều Thọ Trình, Lê Tiến Bình, Lê Văn Kiểm, Đinh Xuân Bảng, Nguyễn Y Tô…

14

Page 15: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

15

Nhà “D” Đông Dương học xá - nơi làm việc của Khoa Xây dựng ĐHBK Hà Nội (1956)

Chuyên gia Liên xô và các thầy giáo Khoa Xây dựng trên công trường xây dựng Trường ĐHBK (1962)

Page 16: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

16

Sinh viên Khoá 1 Khoa Xây dựng (1956-1959)

Lễ phát động thi đua Khoa Xây dựng (1956-1959)

Page 17: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

17

Lớp sinh viên Cầu đường Khoá 1 – Khoa Xây dựng (1956-1959)

Lớp sinh viên Thủy lợi 61 Khoa Xây dựng (1961)

Page 18: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

18

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

5. Xây dựng phòng thí nghiệm

Để bảo đảm chất lượng đào tạo, ngay từ năm 1957, khoa đã chủ trương xây dựngcác phòng thí nghiệm (PTN) môn học. Được nhà trường quan tâm và sự giúp đỡ tậntình của các chuyên gia Liên Xô, đến năm 1962, khoa đã xây dựng được một số PTNnhư PTN Vật liệu xây dựng do thầy giáo Lê Đỗ Chương chủ trì; PTN Thủy lực dothầy giáo Vũ Văn Tảo chủ trì; PTN Cơ học đất do thầy giáo Nguyễn Văn Quỳ chủtrì; PTN Sức bền vật liệu và Phòng Máy trắc địa do thầy giáo Bùi Trọng Lựu chủ trì.

Năm 1963, nhờ có sự viện trợ của Liên Xô, cơ sở vật chất kỹ thuật của TrườngĐHBK đã khá khang trang và tương đối hoàn chỉnh. Khu giảng đường mới với hàngchục dãy nhà 3, 4 tầng, đáp ứng đủ điều kiện giảng dạy, học tập và NCKH. Khoa Xâydựng cũng được thêm 3 PTN hiện đại do Liên Xô viện trợ là PTN Công trình, PTNVật liệu xây dựng và PTN Thủy lực – Thủy công.

Các PTN đã có trước đây như: Sức bền vật liệu, Vật liệu xây dựng, Cơ học đất…cũng được bổ sung thêm các thiết bị và tiếp tục hoạt động trong khu trường mới.Ngoài các PTN trên, khoa còn thành lập Phòng Thiết kế và Xây dựng, Xưởng Mộccho sinh viên thực tập.

6. Công tác tuyển sinh và đào tạo

Từ 1956 – 1966, khoa đã tuyển 10 khóa sinh viên từ Khoá 1 đến Khoá 10. Khoađã đào tạo hoàn chỉnh 6 khóa với gần 1000 kỹ sư và tiếp tục đảm nhận đào tạo Khóa(7, 8, 9, 10) với hơn 900 sinh viên cho 8 ngành: Xây dựng Cầu, Xây dựng Đường,Xây dựng Thủy lợi, Xây dựng Cảng – Đường thủy, Xây dựng dân dụng và côngnghiệp, Xây dựng đô thị, Thông gió và Cấp thoát nước.

Theo phương châm giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước trong nhà trường xãhội chủ nghĩa phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước, quá trình tuyển sinh và đàotạo trong thời kỳ này của khoa được thực hiện theo sự chỉ đạo chung của trường làkhông quá cầu toàn, chủ động, linh hoạt và sáng tạo trong cả nội dung, hình thức vàphương pháp thực hiện.

Từ Khoá 1 đến Khóa 9, khoa tổ chức tuyển sinh ở Hà Nội; Khoá 10 tuyển sinhtại các địa phương. Thời gian đào tạo các khóa lúc đầu là 4 năm, từ khóa 7 trở đi là5 năm. Riêng Khoá 1, do sự đòi hỏi cấp thiết của công cuộc xây dựng đất nước nêntheo thời gian học chỉ có 3 năm rưỡi.

Năm học 1962 – 1963, do số lượng cán bộ và bộ đội vào học nhiều hơn, trình độkiến thức không đồng đều nên khoa đã mở lớp “Xây dựng công nông 62”, chọn cácCBGD có kinh nghiệm để bồi dưỡng thêm cho sinh viên các kiến thức cơ bản ở hai

Page 19: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

19

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

năm đầu, năm thứ 3 các sinh viên đó trở lại học cùng lớp cũ. Nhờ vậy sau khi tốtnghiệp, số kỹ sư thuộc khối này đều nắm chắc kiến thức chuyên môn và phát huy tácdụng trong thực tiễn.

Do yêu cầu của sản xuất và chiến đấu, có thời kỳ khoa đã mạnh dạn đưa sinh viênnăm cuối đi thực tế theo hình thức vừa học vừa làm và làm đồ án tốt nghiệp tại các địaphương, đồng thời chuyển một số sinh viên Khóa 7 trong khoa sang học ngành Xâydựng Cầu – Đường và ngành Điện.

Khi giặc Mỹ leo thang đánh phá ác liệt miền Bắc, khoa đã tổ chức huấn luyệnquân sự về công binh và pháo binh cho sinh viên ngành Xây dựng Cầu – Đường vàXây dựng dân dụng và công nghiệp Khoá 7. Hàng ngày các lớp này vừa học vừa tậpluyện, vừa tham gia trực chiến bắn máy bay địch oanh tạc. Nhiều người trong số sinhviên này sau khi tốt nghiệp đã tình nguyện nhập ngũ, vào Nam chiến đấu. Tiêu biểulà Anh hùng Liệt sỹ Bùi Ngọc Dương, nguyên là sinh viên Khoá 7 ngành Xây dựngCầu – Đường đã chiến đấu kiên cường, dũng cảm và hy sinh đầu năm 1968 tại mặttrận Đường 9 – Khe Sanh. Bùi Ngọc Dương đã trở thành tấm gương của chủ nghĩaanh hùng cách mạng cho các thế hệ sinh viên và thanh niên noi theo.

7. Văn phòng khoa và công tác phục vụ

Để giúp việc cho Ban Chủ nhiệm (BCN) khoa, Văn phòng khoa thường xuyêncó hai cán bộ thường trực:

Phụ trách trợ lý tổ chức khoa thời kỳ 1956 – 1961 là đồng chí Nguyễn Đơn Giảnvà từ năm 1962 đến năm 1966 là đồng chí Nguyễn Ngọc Tế.

Thư ký Văn phòng khoa, thời kỳ đầu là đồng chí Nguyễn Thị Chanh; năm 1962– 1963 là đồng chí Trịnh Phương Hân và từ năm 1964 đến năm 1966 là đồng chíNgô Minh Phỏng.

Trong thời kỳ này, công tác phục vụ ăn, ở, sinh hoạt cho cán bộ công nhân viên(CBCNV) do trường đảm nhận, phần ký túc xá và nhà bếp của sinh viên được phâncấp cho khoa quản lý. Từ đầu những năm 60, khi có ký túc xá và nhà ăn khang trangthì nền nếp ăn ở, sinh hoạt của sinh viên Khoa Xây dựng đã có những chuyển biếntích cực. Tổ phục vụ nhà ăn sinh viên của khoa đã được công nhận đăng ký trở thànhtổ Lao động XHCN. Năm 1964, Mỹ bắt đầu đánh phá miền Bắc, đầu năm 1965 mộtbộ phận sinh viên của khoa phải sơ tán tạm thời về Yên Sở (Ngoại thành Hà Nội).Cuối năm 1965 đầu năm 1966, chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ ngày càng lanrộng và ác liệt, khoa phải đưa sinh viên đi sơ tán ở Việt Yên – Hà Bắc (Khoá 6, 7) vàLạng Sơn (Khoá 8, 9, 10). Từ đây, khoa hoàn toàn đảm nhận tổ chức mọi việc ăn, ở,sinh hoạt, học tập, giảng dạy của cán bộ và sinh viên.

Page 20: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

8. Công tác xây dựng Đảng

Công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể được coi là nhiệm vụ trọng tâm, thenchốt, có tính quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ đào tạo và NCKH của khoa.Do vậy, năm 1956, ngay sau khi thành lập Khoa Xây dựng, chi bộ CBGD của khoađã được thành lập gồm 6 đảng viên do đồng chí Nguyễn Văn Hường làm bí thư. Cácchi bộ sinh viên được tổ chức theo từng khoá, mỗi khoá 1 chi bộ. Chi bộ sinh viênKhoá 1 gồm 5 đảng viên do đồng chí Lê Vạn làm bí thư.

Từ năm 1959, thực hiện Nghị quyết của Đảng uỷ trường, chi bộ sinh viên đã hợpnhất với chi bộ CBGD của Khoa Xây dựng thành một chi bộ do đồng chí NguyễnXuân Trọng – Đảng uỷ viên trường – làm bí thư. Đồng chí bí thư chi bộ cùng với haithầy giáo Lê Tâm và Nguyễn Sanh Dạn hợp thành ban lãnh đạo Khoa Xây dựng, cótrách nhiệm lãnh đạo toàn diện mọi mặt hoạt động của khoa. Hình thức này duy trìcho đến tháng 2/1962 thì kết thúc, vì khoa đã có thêm đồng chí phó chủ nhiệm chuyêntrách công tác chính trị tư tưởng và công tác sinh viên.

Đầu năm 1960, chi bộ CBCNV đầu tiên của khoa được thành lập gồm 4 đảngviên, do đồng chí Nguyễn Ngọc Tế làm bí thư. Đến tháng 9/1960, Đảng uỷ trườngquyết định thành lập Liên chi Đảng bộ Khoa Xây dựng gồm 5 chi bộ: 1 chi bộ CBGDvà CBCNV và 4 chi bộ sinh viên. Đồng chí Nguyễn Xuân Trọng làm bí thư liên chiuỷ đầu tiên của khoa. Liên chi uỷ và Ban Chủ nhiệm khoa đã tập trung chỉ đạo hướngvào những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Xây dựng khoa ngày càng phát triển vững mạnh; đào tạo đội ngũ cán bộ khoahọc kỹ thuật về xây dựng cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển cả hiện tại và sau nàykhi đất nước thống nhất; từng bước đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, gắn nhàtrường với phục vụ sản xuất, chiến đấu, góp phần khắc phục hậu quả chiến tranh, khôiphục và phát triển kinh tế; hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ kỹ thuật xây dựng cho cánbộ các cơ quan trung ương và địa phương; thường xuyên giáo dục đạo đức, nếp sốngcon người mới XHCN; đối với CBGD và CBCNV, giáo dục tinh thần “Vì sinh viênthân yêu”; đối với sinh viên giáo dục ý thức học tập, rèn luyện tốt để trở thành ngườicán bộ có đức có tài, ý thức “Tôn sư trọng đạo”.

- Phấn đấu sớm có đội ngũ CBGD đủ về số lượng và từng bước có cán bộ đầuđàn cho các ngành, các bộ môn; nhanh chóng xây dựng và hoàn chỉnh một số PTNchủ yếu, tích cực dịch và biên soạn các giáo trình, tài liệu cơ bản.

- Xây dựng Liên chi Đảng bộ thành Liên chi Đảng bộ 4 tốt, chú trọng đẩy mạnhcông tác phát triển Đảng trong khối CBGD, sinh viên và trong đội ngũ cán bộ chủchốt; tạo mọi điều kiện cho Công đoàn, Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên hoạt độngsôi nổi, lành mạnh, có hiệu quả; xây dựng các tổ, đội lao động XHCN và đẩy mạnh

20

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Page 21: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

21

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

phong trào thi đua 2 tốt (dạy tốt và học tốt). Trước mắt cần tích cực tham gia cải tạokhu trường cũ và xây dựng khu trường mới.

Thực hiện những nhiệm vụ trên, dưới sự chỉ đạo của Liên chi uỷ và Ban Chủnhiệm khoa, Khoa Xây dựng không những sớm đi vào ổn định mà còn phát triểnnhanh, trở thành một trong những khoa tiên tiến xuất sắc của Trường ĐHBK.

9. Công tác đoàn thể

Ngay sau khi tuyển sinh từng khoá, các chi Đoàn Thanh niên Lao động (TNLĐ)được tổ chức theo đơn vị lớp, khối CBGD có chi đoàn riêng. Từ 1956 đến 1959, cácsinh viên Khoá 1 Khoa Xây dựng đã giữ trách nhiệm Đoàn và Hội của Trường ĐHBKnhư Phạm Văn Trình, Đỗ Thị Hồng Phấn là Bí thư ĐTN trường, Nguyễn Công Mẫnlà Chủ tịch Hội Sinh viên ĐHBK. Đến năm 1956 do số lượng đoàn viên và chi đoànphát triển nhanh, Đoàn trường quyết định thành lập Liên chi đoàn Khoa Xây dựngvà đồng chí Bạch Xuân Ba là Bí thư liên chi đoàn đầu tiên.

Năm 1959, Công đoàn khoa và tổ công đoàn các bộ môn được thành lập. Thầygiáo Vũ Văn Uý là Thư ký đầu tiên của công đoàn khoa. Từ khi thành lập, công đoànkhoa đã đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức, động viên, khuyến khích CBCNVhoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; giáo dục lý tưởng XHCN cho đoàn viên và gópphần thúc đẩy các phong trào thi đua yêu nước do trường và khoa phát động.

Năm 1956, thành lập Hội Sinh viên, toàn khoa lúc đó là một chi hội, mỗi lớp làmột phân hội. Tổ chức Hội Sinh viên trong trường ngày càng phát triển. Năm 1962, Khoa Xây dựng thành lập chi hội sinh viên và đồng chí Lê Hồng Phúc là chi hộitrưởng đầu tiên.

Cùng với Liên chi Đoàn Thanh niên, chi hội sinh viên đã góp phần quan trọngvào việc tập hợp sinh viên, đẩy mạnh các phong trào thi đua học tốt, trau dồi đạo đứccách mạng, tham gia công tác xã hội, văn nghệ, thể thao, vui chơi lành mạnh trongkhoa và trường. Chi hội sinh viên Khoa Xây dựng là một chi hội mạnh, có nhiềuhoạt động sáng tạo, phong phú, được Hội Sinh viên trường tặng nhiều giấy khen.

Page 22: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

III. ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC, GẮN ĐÀOTẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI THỰC TIỄN SẢN XUẤT VÀ

CHIẾN ĐẤU

1. Phong trào thi đua xây dựng tổ Lao động Xã hội chủ nghĩa trong cán bộcông nhân viên và phong trào học tốt trong sinh viên

Hưởng ứng cuộc vận động thi đua yêu nước, xây dựng CNXH do Nhà nước phátđộng, phong trào thi đua yêu nước của khoa thực hiện cuộc vận động “Xây dựng nhàtrường XHCN” mà nội dung chủ yếu là dạy tốt, học tốt, rèn luyện tốt, gắn nhiệm vụđào tạo, NCKH trong nhà trường với đời sống xã hội, và phong trào “Vì sinh viênthân yêu phục vụ” diễn ra rất sôi nổi trong toàn thể CBCNV và sinh viên.

Trong khối CBGD, nổi bật là phong trào thi đua dạy tốt và đăng ký phấn đấu trởthành “Tổ Lao động Xã hội chủ nghĩa”. Năm 1960, tổ Công trình được đăng ký tổLĐXHCN và là một trong 2 tổ đầu tiên của Trường ĐHBK được Hội đồng Chính phủcông nhận tổ Lao động XHCN. Thầy giáo Nguyễn Văn Tuyên - Tổ trưởng tổ LĐX-HCN – được bầu là Chiến sỹ thi đua. Thầy giáo Đặng Hữu và thầy giáo NguyễnXuân Đặng là 2 Chiến sỹ thi đua của Khoa Xây dựng được đi dự đại hội thi đua cấpthành phố. Thầy giáo Nguyễn Xuân Đặng được Nhà nước tặng thưởng Huân chươngLao động hạng Ba trong đợt này.

Từ năm 1961 đến năm 1965, các bộ môn khác lần lượt được công nhận đăng kýphấn đấu trở thành tổ LĐXHCN: Thuỷ lợi, Kiến trúc, Qui hoạch đô thị, Cơ học kết cấu,Cầu, Đường, Sức bền vật liệu, Bê tông – Thép gỗ. Trong số đó nhiều bộ môn được côngnhận là tổ LĐXHCN cấp thành phố.

Trong khối CBCNV có phong trào thi đua “Vì sinh viên thân yêu phục vụ” điểnhình là tổ “Bếp 61”. Quản lý nhà ăn của khoa gồm 21 cán bộ, đa số là nữ có con nhỏ,do đồng chí Nguyễn Công Thích phụ trách, hàng ngày phải phục vụ 1300 sinh viên.Tuy khối lượng công việc rất lớn nhưng tổ đã đoàn kết giúp nhau vượt qua mọi khókhăn, lao động cần mẫn, sáng tạo, nhiệt tình và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đượcgiao. Tổ “Bếp 61” được Hội đồng Chính phủ công nhận là tổ LĐXHCN đầu tiêntrong khối phục vụ và nhà ăn Khoa Xây dựng cũng được thành phố Hà Nội côngnhận là nhà ăn “5 tốt”.

Khi Đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, cán bộ sinh viên trong khoa cànggắn bó với nhau nhiều hơn, phong trào thi đua ngày càng sôi động với những nội dungmới, khi thế mới: “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, “Thanh niên

22

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Page 23: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

23

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

3 sẵn sàng”, “Phụ nữ 3 đảm đang”, “Tiếng hát át tiếng bom”…

Cuối năm 1964, Hội đồng Thi đua thành phố Hà Nội đã tổ chức hội nghị Hiệutrưởng các trường đại học trong thành phố để phát động phong trào phấn đấu xâydựng các khoa LĐXHCN. Khoa Xây dựng được vinh dự báo cáo điển hình và sauđó Hội đồng Thi đua thành phố Hà Nội đã công nhận Khoa Xây dựng cùng với KhoaToán Trường Đại học Sư phạm Hà Nội là 2 khoa đầu tiên của ngành Đại học đăngký phấn đấu trở thành khoa LĐXHCN.

Trường ĐHBK có vinh dự nhiều lần được đón Bác Hồ đến thăm. Ngày 02 tháng03 năm 1963, Bác Hồ cùng vua Lào tới thăm trường lúc Khoa Xây dựng đang tổchức cho sinh viên Khoá 4 ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp bảo vệ tốtnghiệp. Bác Hồ cùng các vị quan khách đã vào thăm phòng bảo vệ tốt nghiệp, lúc đósinh viên Nguyễn Văn Chọn (sau này là Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng) vàsinh viên Chu Thị Kim Phượng cùng bảo vệ tốt nghiệp với đề tài “Thiết kế Cung Vănhoá lao động Thủ đô Hà Nội” với phương án công trình 12 tầng. Trong cuộc tròchuyện thân mật, cởi mở, Bác đã nói nhiều đến vai trò của người làm nghề xây dựng.Bác nhắc nhở và động viên thầy trò trong khoa phải phấn đấu vượt qua khó khăn đểhoàn thành tốt nhiệm vụ của mình…

Sự giản dị, gần gũi và những lời dạy bảo ân cần của Bác Hồ như tiếp thêm sứcmạnh cho phong trào thi đua của khoa. Nhờ vậy, phong trào thi đua của khoa đã sôiđộng lại càng sôi động hơn: thầy thi đua, trò thi đua, tất cả mọi người đều thi đua -một khí thế hào hứng, phấn khởi dấy lên trong toàn khoa. Sự kiện đó đã trở thànhmột kỷ niệm sâu sắc, một nếp sống đẹp của khoa được duy trì và phát huy mãi mãivề sau này.

2. Phong trào thi đua gắn nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học với sảnxuất và chiến đấu

“Giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, học đi đôivới hành, nhà trường gắn liền với xã hội” là nội dung chủ yếu của phương châm giáodục của Đảng ta. Thực hiện phương châm đó, Khoa Xây dựng không chỉ chú trọngnâng cao chất lượng bài giảng trên lớp mà còn kết hợp đưa sinh viên đi thực tập vàthí nghiệm ở các xưởng sản xuất, các công trình xây dựng như: Tổ chức cho cán bộsinh viên tham gia các hoạt động LĐSX trên Công trường Đại thuỷ nông Bắc – Hưng- Hải năm 1958; đo đạc vẽ bản đồ khu Giáp Bát (Hà Nội); tham gia xây dựng KhuGang thép Thái Nguyên từ năm 1959 – 1961; sửa chữa cầu sông Thương (Bắc Giang)năm 1960; quy hoạch thuỷ nông huyện Thanh Trì năm 1964.

Page 24: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

Trong quá trình xây dựng Trường ĐHBK do Liên Xô viện trợ, cán bộ Khoa Xâydựng tham gia ở những khâu chủ chốt: Thầy giáo Nguyễn Sanh Dạn Trưởng BanKiến thiết, thầy giáo Trần Trung Ý Phó Ban Kiến thiết, thầy giáo Lê Đỗ Chương chỉhuy phó công trường, các thầy giáo Lê Kiều và Ngô Văn Quỳ phụ trách thi công. NhàC9 ĐHBK là hạng mục công trình bổ sung vào quy hoạch xây dựng trường do thầygiáo Nguyễn Đức Thiềm và thầy giáo Đoàn Định Kiến thiết kế. Tất cả các nhà ký túcxá sinh viên ĐHBK (A1, A2, A3, B1 đến B9) đều do các thầy giáo Trương Thao,Nguyễn Đức Thiềm, Đoàn Định Kiến thiết kế. Cùng làm việc với các chuyên giaLiên Xô, cán bộ Khoa Xây dựng đã đóng góp nhiều giải pháp kỹ thuật có hiệu quảtrên công trường.

Năm 1964, Đế quốc Mỹ dùng không quân mở rộng chiến tranh phá hoại ra miềnBắc, Khoa Xây dựng phải đi sơ tán đến các bản Na-Pò, Nà Dài, Khâu Khiêu thuộchuyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Tuy sơ tán rất gian truân và vất vả, nhưng với tinhthần tự lực, tự cường, vượt khó khăn, khoa đã tổ chức nhiều đoàn cán bộ cùng vớisinh viên đi đến các xí nghiệp, công trường, nhà máy ở nhiều tỉnh trên miền Bắc, kếthợp vừa học vừa phục vụ quốc phòng, giao thông vận tải, phục vụ sản xuất, đặc biệtlà công nghiệp địa phương.

Cùng với nhiệm vụ đào tạo, nhiệm vụ NCKH cũng từng bước được đẩy mạnh, địnhhướng NCKH trong giai đoạn này là nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ sản xuất,chiến đấu, kết hợp yêu cầu trước mắt với phát triển lâu dài. Với tinh thần đó, khoa đãthực hiện thành công các đề tài sau đây:

Nghiên cứu thiết kế hồ chứa nước Hà Trung dung tích 7 triệu m3; nghiên cứu cầutreo, cầu dây phục vụ giao thông và quốc phòng; nghiên cứu nền móng chịu tải lớn;nghiên cứu hàn khẩu đê bị phá hoại do chiến tranh; nghiên cứu cảng dã chiến; nghiêncứu xây dựng các đường hầm và vi khí hậu hầm; thiết kế xây dựng xí nghiệp thuỷtinh dân dụng có công suất 200 T/năm và 300 T/năm; nghiên cứu thiết kế xưởng ximăng lò đứng 5000 T/năm; nghiên cứu thiết kế trạm thuỷ điện nhỏ 60KW; tham gianghiên cứu thiết kế cầu Phủ Lỗ, cầu BTCT ứng lực trước đầu tiên ở nước ta; nghiêncứu xây dựng các điểm cơ khí nông thôn; nghiên cứu vữa bê tông cát mịn, mặt đườnggia cố vôi… ngoài ra, phòng thiết kế của khoa đã thiết kế nhiều công trình được đưavào xây dựng như nhà kho Thư viện Quốc gia, Nhà máy Đúc Mai Động, Nhà máyCơ khí Trần Hưng Đạo, Trường ĐH Y Hà Nội, Trường Múa Trung ương, TrườngKịch Trung ương…

24

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Page 25: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

25

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

IV. CHUẨN BỊ THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

1. Sự trưởng thành của Khoa Xây dựng

Năm 1956, khi thành lập, Khoa Xây dựng chỉ có trên 10 CBGD và CBCNV, chưacó kinh nghiệm giảng dạy và quản lý đào tạo đại học, chưa có tài liệu và giáo trìnhcần thiết cho giảng dạy. Nhưng chỉ trong vòng 10 năm, đến hè năm 1966, Khoa Xâydựng đã có 178 CBGD, trong đó có 16 PTS. Đội ngũ CBGD của khoa lúc này tươngđối hoàn chỉnh về ngành nghề và khá vững vàng về chuyên môn. Khoa đã dịch vàbiên soạn được gần 50 giáo trình và tài liệu tham khảo, đã xây dựng được 7 PTN mônhọc, trong đó có những PTN hiện đại như PTN Công trình, PTN Thuỷ lực, PTN Vậtliệu xây dựng. Khoa đã đào tạo hoàn chỉnh 6 khoá với gần 1000 kỹ sư cung cấp chođất nước và tiếp tục đào tạo hơn 900 SV (của các khoá 7, 8, 9, 10). Từ chỗ chỉ có 1chi bộ cán bộ với 6 đảng viên, 1 chi bộ sinh viên với 11 đảng viên, 3 chi Đoàn Thanhniên, đến năm 1966 khoa đã có 1 liên chi Đảng bộ với trên 50 đảng viên, một liênchi Đoàn Thanh niên, một chi hội Sinh viên, một công đoàn khoa với nhiều tổ côngđoàn. Bộ máy quản lý khoa đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong công tác tổchức, quản lý và đào tạo bậc đại học.

Do sự phấn đấu và trưởng thành nhanh chóng, Khoa Xây dựng đã nhận đượcnhiều phần thưởng xứng đáng của các cấp chính quyền và đoàn thể. Nhiều năm,Khoa Xây dựng được công nhận là khoa tiên tiến xuất sắc, 11 đơn vị trong khoa đượccông nhận đăng ký trở thành tổ LĐXHCN, trong đó nhiều bộ môn, tổ công tác đượccông nhận là tổ LĐXHCN cấp Thành phố. Tổ “Bếp 61” được Hội đồng Chính phủcông nhận tổ LĐXHCN cấp toàn quốc. Toàn khoa có 12 chiến sỹ thi đua, 34 cán bộdạy tốt, có 11 trên 19 lớp sinh viên được công nhận là lớp tiên tiến, 108 sinh viên dạtdanh hiệu ưu tú xuất sắc. Chi bộ CBGD được Trung ương Đảng tuyên dương là mộttrong những chi bộ 4 tốt xuất sắc nhất của toàn miền Bắc. Cả 2 công đoàn bộ phận(Công đoàn CBGD và Công đoàn CBCNV) đều được công nhận là công đoàn 4 tốt,trong đó công đoàn CBGD được Tổng Công đoàn Việt Nam và Liên hiệp Công đoànthành phố Hà Nội khen. Liên chi Đoàn Thanh niên LĐ của khoa được Đoàn trườngxếp loại liên chi đoàn mạnh nhất trong toàn trường. Chi đoàn CBGD Khoa Xây dựnglà một trong những chi đoàn được TW Đoàn tặng cờ Nguyễn Văn Trỗi đầu tiên trongtoàn ngành Đại học.

2. Yêu cầu mới của đất nước

Bước vào đầu những năm 60, công cuộc cải tạo XHCN ở miền Bắc về cơ bản đãhoàn thành. Cách mạng miền Nam phát triển sang bước ngoặt mới mở đầu bằng

Page 26: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

phong trào “Đồng khởi”, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời. Dưới sự lãnhđạo của Đảng và Mặt trận, Cách mạng miền Nam, nhân dân ta đã giành được nhiềuthắng lợi rất to lớn, đẩy chính quyền Sài Gòn và Đế quốc Mỹ vào tình thế nguy ngập.Mong cứu vãn tình thế, Đế quốc Mỹ đã dồn dập đổ quân vào miền Nam và dùngkhông quân đánh phá miền Bắc, với ý đồ ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớnđối với tiền tuyến lớn. Trước tình hình đó, Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhận định:“Sự điên cuồng của Đế quốc Mỹ tuy có gây ra cho ta những tổn thất hết sức nặng nềvề người và của, nhưng chúng ta nhất định thắng lợi hoàn toàn”.

Trong bối cảnh như vậy, nhiệm vụ trước mắt ở miền Bắc là phải đánh bại chiếntranh phá hoại của Đế quốc Mỹ, nhanh chóng khôi phục các cơ sở bị đánh phá, tiếptục đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo thông suốt những tuyến đường cũ, mở thêm nhiềutuyến đường mới để chi viện cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Về lâudài, phải mở ra các cơ sở đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế và quảnlý xã hội đồng bộ, trong đó ngành Xây dựng là một ngành có lịch sử lâu đời gắn liềnvới nền văn hoá cổ truyền của dân tộc, một ngành có vinh dự và trách nhiệm lớn laolà thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ “Đến ngày thắng lợi xây dựng lại đất nước đànghoàng hơn, to đẹp hơn”.

Khoa Xây dựng sau 10 năm phấn đấu và trưởng thành đã có những tiềm lực vàkhả năng đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết để tách khỏi Trường Đại học Bách khoa,thành lập Trường Đại học Xây dựng.

3. Những bước chuẩn bị thành lập Trường Đại học Xây dựng

Tháng 3/1966, Trường ĐHBK ra quyết định thành lập Ban Trù bị thành lậpTrường Đại học Xây dựng gồm các đồng chí:

Trần Đức Trân - Uỷ viên Thường vụ Đảng uỷ trường, Trưởng ban;

Nguyễn Sanh Dạn - Chủ nhiệm Khoa Xây dựng, Phó Trưởng ban;

và 5 uỷ viên: Lê Vạn, Trần Văn Ngọc, Nguyễn Ngọc Tế, Nguyễn Phụng Võ,Nguyễn Liêm.

Ban Trù bị có nhiệm vụ giúp trường soạn thảo các văn bản trình Bộ Đại học vàTrung học chuyên nghiệp và Nhà nước cho phép thành lập Trường Đại học Xây dựng.Cụ thể gồm các văn bản chính:

1 - Tờ trình xin thành lập Trường Đại học Xây dựng, trong đó trình bày rõ chứcnăng, nhiệm vụ và mục tiêu của Trường ĐHXD, dự kiến ban lãnh đạo trường.

26

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Page 27: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

2 - Tờ trình về sơ đồ tổ chức hệ thống đào tạo.

3 - Tờ trình về sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.

Ban Trù bị thay mặt Trường ĐHBK làm việc với bộ chủ quản và các cơ quan Nhànước, giải trình những vấn đề cần thiết nảy sinh trong quá trình xét duyệt. Các đồng chíTrần Đức Trân, Nguyễn Sanh Dạn và Lê Vạn là những người đầu tiên họp bàn xác địnhđịa điểm của trường. Sau đó, Ban Trù bị được bổ sung thêm các đồng chí Đỗ Quốc Sam,Võ Văn Bích để thành lập Ban Lãnh đạo lâm thời, tìm địa điểm sơ tán cho trường. Cácđồng chí Phạm Sỹ Liêm, Huỳnh Xuân Đình, Hoàng Huy Thắng và Nguyễn Liêm đượcgiao nhiệm vụ phối hợp với Ban Lãnh đạo lâm thời triển khai các hoạt động cần thiết.Sau nhiều lần cân nhắc, Ban Lãnh đạo lâm thời chọn 2 huyện Quế Võ và Gia Lươngthuộc tỉnh Hà Bắc làm nơi sơ tán của trường và chọn thôn Quế Ổ (thuộc xã Chi Lăng,huyện Quế Võ) là nơi làm việc của Ban Giám hiệu và các phòng, ban.

4. Quyết định của Chính phủ thành lập Trường Đại học Xây dựng

Ngày 8/8/1966, Chính phủ ra Quyết định số 144/CP thành lập Trường Đại họcXây dựng:

27

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Page 28: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

PHỦ THỦ TƯỚNG VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ -----*------ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số 144/CP ----------000----------- Hà Nội, ngày 8 tháng 8 năm 1966

QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ

Về việc thành lập Trường Đại học Xây dựng

HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ Căn cứ nhu cầu của Nhà nước về việc đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý kinh

tế ngành Xây dựng và Kiến trúc có trình độ đại học; Theo đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, công văn số

29/KH ngày 9 tháng 5 năm 1966, sau khi có sự thoả thuận của ông Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, công văn số 688/UB-KH ngày 9/6/1966;

Căn cứ Quyết nghị của Hội đồng Chính phủ trong phiên họp ngày 27/7/1966 của Thường vụ Hội đồng Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 171/CP ngày 29/11/1963 của Hội đồng Chính phủ về quy chế của các trường và lớp đại học và trung học chuyên nghiệp;

QUYẾT ĐỊNH : Điều 1: Nay, tách Khoa Xây dựng khỏi Trường Đại học Bách khoa để thành lập Trường

“Đại học Xây dựng” thuộc quyền quản lý của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Điều 2: Trường Đại học Xây dựng có nhiệm vụ : a/ Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý kinh tế có trình độ đại học

cho các ngành Xây dựng công nghiệp và dân dụng, Xây dựng giao thông vận tải và thuỷ lợi, theo các hình thức :

- Dài hạn tập trung ban ngày; - Chuyên tu tập trung ban ngày; - Tại chức (học ban đêm, học bằng thư). b/ Giúp các trường trung học chuyên nghiệp ngành Kinh tế, Kiến trúc ngành Xây dựng,

bổ túc nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên về biên soạn tài liệu giảng dạy. c/ Nghiên cứu khoa học Kiến trúc và Xây dựng cơ bản. Điều 3: Giao trách nhiệm cho Bộ ĐH & THCN cung cấp thêm cán bộ các loại và thiết bị

cho học tập, giảng dạy và nghiên cứu của Trường ĐHXD. Điều 4: Trường Đại học Xây dựng do 1 Hiệu trưởng phụ trách, giúp việc Hiệu trưởng có

1 hoặc 2 Hiệu phó. Điều 5: Các ông Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, ông Chủ nhiệm Uỷ

ban Kế hoạch Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

T/M HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ KT/THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

PHÓ THỦ TƯỚNG Đã ký Lê Thanh Nghị

28

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Page 29: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

Thực hiện Quyết định của Hội đồng Chính phủ về việc thành lập Trường Đại họcXây dựng, Bộ ĐH&THCN đã bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Sanh Dạn giữ chức quyềnHiệu trưởng, phụ trách chung kiêm phụ trách chuyên môn; đồng chí Trần Đức Trân,Phó Hiệu trưởng, phụ trách công tác chính trị.

*

* *

Trong 10 năm , từ tháng 3/1956 đến tháng 8/1966, Khoa Xây dựng Trường ĐHBách khoa đã liên tục phấn đấu và trưởng thành. Mười năm ấy không dài đối vớimột khoa trong một trường đại học nhưng khoa đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm,tiềm lực và những điều kiện cần thiết cho việc ra đời Trường Đại học Xây dựng.

Sự trưởng thành của Khoa Xây dựng, đặc biệt là sự trưởng thành của đội ngũCBGD là kết quả của sự chỉ đạo và quan tâm to lớn của Đảng uỷ, BGH TrườngĐHBK, của Bộ ĐH và THCN. Mặt khác, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thểtrong khoa đã có sự lãnh đạo sâu sát và nhạy bén. Cán bộ lãnh đạo của khoa đã rấttâm huyết, có tầm nhìn chiến lược và quyết tâm cao trong việc xây dựng đội ngũ.

Mỗi người, mỗi đơn vị thường xuyên chăm lo khối đoàn kết nội bộ, với ý thứctự lực, dám nghĩ, dám làm, luôn có niềm tin và khát vọng lớn vào tương lai sự nghiệpđào tạo... Chính những nhân tố đó đã tạo tiềm lực cho đội ngũ cán bộ sau này đủ sứcvượt lên mọi khó khăn, gian khổ, đưa Trường Đại học Xây dựng vững bước đi lêntrong thời kỳ sôi động và hào hùng của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. �

29

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Page 30: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Page 31: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

THỜI KỲ SƠ TÁN

(1966 - 1983)

Page 32: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Page 33: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Thất bại trong “Chiến tranh đặc biệt” ở miền Nam, Đế quốc Mỹ mở rộng cuộcchiến thành “Chiến tranh cục bộ”, đưa 50 vạn lính Mỹ và chư hầu vào miềnNam Việt Nam. Đồng thời Mỹ phát động cuộc chiến tranh phá hoại bằng

không quân, hải quân ra miền Bắc nhằm ngăn cản sự chi viện sức người, sức của củamiền Bắc cho miền Nam.

Cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ đã tàn phá nặng nề các cơ sở hạ tầng,các công trình xây dựng trên toàn miền Bắc. Công cuộc xây dựng và phát triển kinhtế của miền Bắc buộc phải chuyển hướng, từ tập trung chuyển sang phân tán, từ thờibình chuyển sang thời chiến, để giảm sự thiệt hại đến mức thấp nhất.

Trường Đại học Xây dựng được thành lập trong bối cảnh lịch sử đó. Ban Trù bịthành lập trường đã triển khai ngay việc tìm địa điểm sơ tán. Từ năm 1966 đến 1983,Trường Đại học Xây dựng đã di chuyển địa điểm nhiều lần từ Hà Nội sơ tán về HàBắc, phân tán dọc hai bên bờ sông Đuống thuộc hai huyện Quế Võ và Gia Lương.Đến năm 1970, kết thúc giai đoạn phân tán, trường di chuyển tập trung về HươngCanh (huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phú). Một bộ phận nhỏ còn ở lại khu Chèm (xãTiền Phong – huyện Mê Linh – tỉnh Vĩnh Phú).

Sau khi Hiệp định Pari về lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết (27/1/1973),Đảng ủy trường đã nhiều lần bàn phương án, đề nghị cấp trên cho Trường Đại họcXây dựng chuyển về Hà Nội. Từ đó, Đảng ủy trường đã tập trung chỉ đạo tìm mọikhả năng để có thể di chuyển trường từ Hương Canh và Chèm về Hà Nội.

Sau đại thắng Mùa Xuân năm 1975, cả nước bước vào thời kỳ khôi phục, xâydựng và phát triển đất nước. Nhiệm vụ hàn gắn những vết thương chiến tranh đượcđặt ra cấp bách, trước hết là khôi phục cơ sở hạ tầng. Đây cũng là một trong các yêucầu quan trọng và trực tiếp đối với Trường Đại học Xây dựng trong nhiệm vụ đào tạođội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư cho công cuộc khôi phục và phát triển đất nước.

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền

Lãnh đạo nhà trường và các đoàn thể khi mới thành lập trườngBan Giám hiệu gồm hai đồng chí: Nguyễn Sanh Dạn - Quyền Hiệu trưởng và

Trần Đức Trân, Bí thư Đảng uỷ (lâm thời) kiêm Phó Hiệu trưởng phụ trách công táctổ chức, chính trị và đời sống.

Thư ký Công đoàn trường đầu tiên là đồng chí Hoàng Chương.

33

Page 34: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Bí thư Đoàn Thanh niên trường đầu tiên là đồng chí Trần Văn Ngọc.

Lãnh đạo chính quyền từ 1966 đến 1983

Hiệu trưởng do các thầy giáo sau lần lượt đảm nhiệm

Từ năm 1966 đến năm 1977: thầy giáo Nguyễn Sanh Dạn

Từ năm 1977 đến năm 1982: thầy giáo Đỗ Quốc Sam

Từ năm 1982 đến năm 1990: thầy giáo Phạm Ngọc Đăng

Các phòng, ban: Khi mới thành lập trường có các phòng ban sau: Tổ chức – Quân sự, Tuyên giáo, Giáo vụ, Nghiên cứu khoa học, Hành chính

Quản trị, Tài vụ - Thiết bị, Y tế.

Phòng Tài vụ - Thiết bị được thành lập tháng 8/1966, đến tháng 2/1967 đượctách ra thành 2 phòng Tài vụ và phòng Thiết bị.

Phòng Hành chính – Quản trị được thành lập tháng 8/1966 sau đó tách ra thành2 phòng, rồi sáp nhập lại, đến năm 1980 lại tách ra thành 2 phòng: Hành chính vàQuản trị.

Phòng Tuyên giáo: Thành lập tháng 8/1966, tháng 2/1967 được đổi tên là PhòngGiáo dục Chính trị, năm 1974 tiếp tục được đổi tên thành Phòng Tuyên huấn.

Phòng Thiết kế thành lập tháng 6/1969, tháng 7/1970 Bộ ĐH&THCN ra quyếtđịnh thành lập Phòng Khảo sát và Thiết kế.

Các khoa và bộ môn: Khi mới thành lập trường có các khoa sau:Khoa Xây dựng - Chủ nhiệm khoa là thầy giáo Đỗ Quốc Sam

Khoa Cầu đường - Chủ nhiệm khoa là thầy giáo Đặng Hữu

Khoa Thủy lợi – Cảng - Chủ nhiệm khoa là thầy giáo Vũ Văn Tảo

Khoa Tại chức - Chủ nhiệm khoa là thầy giáo Lê Vạn

Khoa Cơ bản - Chủ nhiệm khoa là thầy giáo Nguyễn Văn Hường.

Tháng 9 năm 1967, trường thực hiện việc sắp xếp lại tổ chức các bộ môn và khoa.

Tách Bộ môn Kiến trúc trong Xây dựng để thành lập Khoa Kiến trúc – Đô thị;tách Bộ môn Máy xây dựng trong Khoa Thủy lợi – Cảng để thành lập Khoa Cơ khíxây dựng gồm 3 bộ môn: Máy xây dựng, Điện kỹ thuật, Nhiệt kỹ thuật và điều độngthầy giáo Đặng Quốc Sơn, Phó Chủ nhiệm Khoa Thủy lợi – Cảng làm quyền Chủnhiệm Khoa Cơ khí xây dựng; nhập ngành Kinh tế vào Khoa Tại chức để thành lập

34

Page 35: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Khoa Kinh tế - Tại chức và điều động thầy giáo Nguyễn Biên Phó Chủ nhiệm KhoaCầu đường làm Chủ nhiệm Khoa Kinh tế - Tại chức.

Năm 1967, lớp Kiến trúc của Bộ Kiến trúc (nay là Bộ Xây dựng) sáp nhập vềKhoa Kiến trúc – Đô thị của Trường Đại học Xây dựng. Cuối năm 1969, lớp nàyđược tách ra chuyển về Trường Đại học Kiến trúc thuộc Bộ Kiến trúc quản lý.

Năm 1972, tách Bộ môn Vật liệu xây dựng trong Khoa Xây dựng để thành lậpKhoa Vật liệu xây dựng, do thầy giáo Lê Đỗ Chương làm Chủ nhiệm khoa, năm1974 chuyển Bộ môn Thông gió – Cấp nước từ Khoa Xây dựng về Khoa Vật liệuxây dựng.

Năm 1980, giải thể Khoa Cơ bản. Một số bộ môn thuộc khoa được chuyển về cáckhoa chuyên ngành, còn lại hai bộ môn Toán và Ngoại ngữ trực thuộc BGH.

Tháng 12/1966, thành lập Phòng Quân sự và Thể dục thể thao. Tháng 12/1982thành lập Khoa Quân sự.

Như vậy, đến năm 1976, từ 5 khoa và 32 bộ môn ban đầu, Trường Đại học Xâydựng đã có 9 khoa và 43 bộ môn.

Theo cơ cấu tổ chức thì các bộ môn chuyên ngành đều trực thuộc các khoa chuyênngành quản lý; riêng các bộ môn Toán, Mác – Lênin, Quân sự và các xưởng Cơ,Mộc, Hàn trực thuộc Ban Giám hiệu.

2. Công tác xây dựng Đảng

Liên chi Đảng bộ Khoa Xây dựng được hình thành từ khi còn là Khoa Xây dựng(ĐHBK Hà Nội), nên ngay sau khi thành lập, Trường Đại học Xây dựng đã có mộtĐảng bộ để tiếp tục lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt động của nhà trường.

Thành ủy Hà Nội đã chỉ định một số đồng chí vào Đảng ủy lâm thời: Trần ĐứcTrân làm Bí thư, các đồng chí Lê Vạn, Nguyễn Công Chi là ủy viên. Đảng ủy lâmthời đã đề cử đồng chí Hoàng Chương là Thư ký Công đoàn trường, đồng chí TrầnVăn Ngọc là Bí thư Đoàn Thanh niên trường. Để bộ máy Đảng hoạt động kịp thời,Đảng ủy lâm thời đã đề nghị Ban Giám hiệu rút một số đồng chí đảng viên sinh viênlà cán bộ đi học, lên làm công tác Đảng (đồng chí Hoàng Trọng Tế…).

Ngày 3 tháng 2 năm 1967 Đại hội đại biểu Đảng bộ Trường Đại học Xây dựnglần thứ Nhất đã được tiến hành tại thôn Quế Ổ, Xã Chi Lăng, huyện Quế Võ, tỉnh HàBắc (nay là tỉnh Bắc Ninh). Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 13 đồng chí, đồngchí Trần Đức Trân được bầu làm Bí thư Đảng ủy trường.

35

Page 36: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Từ năm 1966 đến 1983, Bí thư Đảng ủy trường lần lượt do các đồng chí sau đâyđảm nhiệm:

Từ năm 1966 đến 1969 đồng chí Trần Đức Trân

Từ năm 1969 đến 1976 đồng chí Hà Trình

Từ năm 1976 đến 1979 đồng chí Nguyễn Xuân Đặng

Từ năm 1979 đến 1984 đồng chí Nguyễn Xuân Trọng

Đồng chí Hà Trình là Ủy viên BCH Đảng bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 1973– 1976. Đồng chí Nguyễn Xuân Đặng là Ủy viên BCH Đảng bộ thành phố Hà Nộinhiệm kỳ 1976 – 1979.

Toàn Đảng bộ được tổ chức thành 5 liên chi Đảng: Liên chi Khoa Xây dựng,Liên chi Khoa Thủy lợi – Cảng, Liên chi Khoa Cầu – Đường, Liên chi Khoa Tạichức, Liên chi khối Hiệu bộ. Đến 1969 có 7 liên chi Đảng gồm: Hiệu bộ, Khoa Xâydựng, Khoa Cầu đường, Khoa Thủy lợi – Cảng – Máy xây dựng, Khoa Kinh tế - Tạichức, Khoa Kiến trúc – Đô thị và Khoa Cơ bản.

Toàn bộ các khoa đều có chi bộ CBCNV trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo toàn diện cáchoạt động của khối CBCNV. Trong điều kiện trường, khoa sơ tán, phân tán ở nhiềuđịa điểm khác nhau, sự lãnh đạo toàn diện của Đảng vẫn được đảm bảo, các mặt hoạtđộng của nhà trường vẫn được duy trì và từng bước phát triển.

Nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ trường là phải làm tốt công tác dân vận, giáodục cho CBCNV và sinh viên thấm nhuần phương châm “Đi dân nhớ, ở dân thương”;chú ý giáo dục tinh thần khắc phục khó khăn, đoàn kết nội bộ, tự lực cánh sinh đểtạo dựng cơ sở vật chất tối thiểu cần thiết cho công tác giảng dạy, học tập, NCKHphục vụ sản xuất và chiến đấu; phải thấm nhuần tư tưởng chuyển mọi hoạt động củanhà trường sang nếp sống thời chiến. Cuộc chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ cònác liệt và kéo dài nên việc tự vệ, phòng tránh đảm bảo an toàn cho người và cơ sởvật chất là công việc thường xuyên của mỗi cán bộ đảng viên và sinh viên.

Trường ở xa Hà Nội nên việc cung ứng lương thực thực phẩm và những nhu cầuthiết yếu cho hàng nghìn người là một khó khăn rất lớn. Đảng ủy đã tập trung chỉ đạocác phòng, ban chức năng cung ứng kịp thời và đầy đủ những tiêu chuẩn mà Nhànước đã qui định cho CBCNV và sinh viên và cố gắng xin thêm nhu yếu phẩm ở cáctỉnh mà trường có quan hệ công tác.

Bên cạnh việc chăm lo đời sống vật chất, Đảng ủy còn quan tâm đến đời sống tinhthần. Phong trào văn nghệ thể thao phát triển rộng khắp, các đội tuyển bóng đá, bóngchuyền, bóng rổ, bóng bàn, kịch nói, ca nhạc của trường đã đi thi đấu, hội diễn, biểu

36

Page 37: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

diễn ở nhiều tỉnh thành gây tiếng vang lớn và giành được nhiều huy chương, giảithưởng. Các tuyển tập thơ, bài hát do thầy giáo, cán bộ và sinh viên trong trườngsáng tác đã được xuất bản, thu thanh; các buổi chiếu phim, báo cáo thời sự được duytrì đều đặn. Nhờ vậy đã tạo được không khí phấn khởi trong công tác và học tập củatoàn trường.

Một năm sau khi thành lập, Trường Đại học Xây dựng đã được tăng cường cán bộgồm nhiều sỹ quan quân đội chuyển sang. Các sỹ quan được Bộ trưởng Bộ ĐH&THCNbổ nhiệm làm phó chủ nhiệm ở hầu hết các khoa và một số phòng, ban. Đến năm 1969,so với khi mới thành lập, qui mô nhà trường đã phát triển khá lớn, sinh viên chính quivà tại chức đã tăng gấp 3 lần, CBGD tăng 2,5 lần và CBCNV tăng 5 lần.

Quy mô trường phát triển, nhưng địa điểm lại sơ tán và phân tán quá rộng. Bộmáy hành chính cồng kềnh, công tác xây dựng Đảng có lúc bị buông lỏng về mặtchính trị tư tưởng và tổ chức quản lý nên đã có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ. Sự mấtđoàn kết này là do tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, ý thức kỷ luật kém của một số cán bộquản lý chủ chốt ở cơ quan Hiệu bộ gây ra sự chia rẽ, bè phái, làm rạn nứt khối đoànkết, ảnh hưởng đến nhiều mặt công tác của trường. Nghị quyết Đại hội Đảng bộtrường lần thứ hai (tháng 4 - 1968) và Báo cáo chính trị của Đại hội lần thứ ba (tháng11 - 1969) đã chỉ ra các hiện tượng, tìm ra nguyên nhân và xác định quyết tâm đấutranh giữ vững sự đoàn kết trong Đảng bộ:

“Cuộc đấu tranh trong nội bộ lãnh đạo nhà trường trong thời gian qua nhằm chốnglại tư tưởng cá nhân chủ nghĩa và các hiện tượng tiêu cực là cuộc đấu tranh phức tạpvà khó khăn, nhưng đến nay đã đạt được kết quả rất cơ bản. Qua cuộc đấu tranh này,Đảng bộ đã trưởng thành thêm, vững vàng hơn, củng cố được sự đoàn kết nhất trí caohơn trong nội bộ Đảng và nội bộ nhà trường, đảng viên và quần chúng rất phấn khởi.Đây là một bài học kinh nghiệm rất lớn về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ.”

3. Công tác đoàn thể

Công tác Đoàn Thanh niên Đại hội lần thứ nhất Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam Trường Đại học Xây

dựng đã bầu BCH nhiệm kỳ đầu tiên và đồng chí Trần Văn Ngọc được bầu làm Bíthư ĐTN trường. Từ năm 1966 đến 1983, Bí thư ĐTN trường do các đồng chí sau đâylần lượt đảm nhiệm:

Từ năm 1966 đến 1968 đồng chí Trần Văn Ngọc

Từ năm 1968 đến 1975 đồng chí Đỗ Hữu Nghĩa

Từ năm 1975 đến 1979 đồng chí Vũ Liêm Chính

Từ năm 1979 đến 1980 đồng chí Nguyễn Tiến Đoàn

Từ năm 1980 đến 1983 đồng chí Nguyễn Quang Đạo

37

Page 38: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Ngay từ khi mới thành lập trường, Đoàn Thanh niên đã phát huy vai trò xungkích trong mọi mặt hoạt động giảng dạy, học tập, NCKH, văn nghệ, thể dục thể thao,đồng thời là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động khác của nhà trường.

Dưới sự chỉ đạo cụ thể của Đảng ủy, phong trào Đoàn Thanh niên trường luônluôn được Thành đoàn Hà Nội đánh giá cao: phong trào xuống đường đảm bảo giaothông; phong trào nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc; chi viện cho chiến trường miền Nam;phong trào lao động XHCN – Cải tạo sông Tô Lịch; phong trào làm phòng tuyến bảovệ Thủ đô (Tam Đảo) và phong trào phấn đấu trở thành tập thể sinh viên XHCN.

Công tác Công đoànĐảng ủy luôn coi trọng công tác Công đoàn. Ngay từ Nghị quyết ĐH Đảng bộ

trường lần thứ nhất (tháng 2 - 1967) đã xác định: Công đoàn là một tổ chức tập hợp,động viên, phát huy mạnh mẽ trí tuệ tập thể và khả năng tiềm tàng của CBCNV gópsức xây dựng nhà trường. Trên thực tế, Công đoàn trường đã làm tốt công tác độngviên, khuyến khích CBCNV hoàn thành tốt công tác giảng dạy, NCKH, phục vụ sảnxuất và chiến đấu trong điều kiện sơ tán gặp rất nhiều khó khăn; chăm lo đời sốngvật chất tinh thần của CBCNV.

Lúc mới thành lập trường, Công đoàn cấp trên chỉ định đồng chí Hoàng Chươnglà Thư ký Công đoàn. Từ năm 1966 đến 1983, Thư ký Công đoàn trường do các đồngchí sau đây lần lượt đảm nhiệm:

Từ năm 1966 đến 1968 đồng chí Hoàng Chương

Từ năm 1968 đến 1970 đồng chí Nguyễn Xuân Trọng

Từ năm 1970 đến 1971 đồng chí Nguyễn Văn Hường

Từ năm 1971 đến 1975 đồng chí Trần Văn Ngọc

Từ năm 1975 đến 1979 đồng chí Vũ Văn Tuấn

Từ năm 1979 đến 1983 đồng chí Nguyễn Văn Bảo

Công đoàn trường đã chỉ đạo và triển khai tốt các phong trào thi đua: “ba cải tiến– hiệu suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều”, phong trào phụ nữ “ba đảm đang”và “ gia đình năm tốt”, phong trào xây dựng Công đoàn “bốn tốt” và phong trào thiđua đạt các danh hiệu: “Tập thể lao động XHCN”, chiến sỹ thi đua, lao động tiêntiến… Các phong trào thi đua này đã được duy trì liên tục và đạt hiệu quả cao trongcông tác giáo dục chính trị tư tưởng, giảng dạy, NCKH, xây dựng cơ sở vật chất,chăm lo tốt đời sống nhờ vậy Công đoàn trường nhiều năm đạt danh hiệu “Côngđoàn tiên tiến xuất sắc”.

38

Page 39: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

II. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

1. Đào tạo đại học

a. Mục tiêu đào tạoNgay khi thành lập trường, mục tiêu đào tạo đã được Đại hội Đảng bộ lần thứ nhất

(2 - 1967) xác định: Sinh viên ĐHXD phải đạt được các tiêu chuẩn:

1 - Có phẩm chất chính trị tốt;

2 - Có trình độ khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ giỏi, biết vận dụng sáng tạokiến thức chuyên môn đã học;

3 - Có sức khỏe tốt để lao động đạt hiệu suất cao;

4 - Có một số hiểu biết về văn học nghệ thuật và đời sống xã hội để xây dựngcho mình một cuộc sống phong phú nhiều mặt.

Mục tiêu đào tạo cụ thể của từng ngành được xác định trên cơ sở mục tiêu đàotạo chung và đặc điểm của ngành nghề. Lúc này có 8 ngành học: Xây dựng dân dụngvà công nghiệp, Cầu đường, Thủy lợi, Cảng đường thủy, Kiến trúc đô thị, Vật liệuxây dựng và Kỹ thuật vệ sinh, Kinh tế xây dựng, Máy xây dựng.

b. Cơ cấu và các loại hình đào tạoCác loại hình đào tạo đại học được hình thành từ yêu cầu của thực tiễn, gắn với

nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu, cho nên ngay từ khi thành lập trường đã có các loạihình đào tạo như sau: Dài hạn tập trung, Tại chức, Chuyên tu, Luân huấn (Bồi dưỡngthời gian ngắn), Bồi dưỡng chuyên đề. Ngoài ra còn có các lớp dự bị đại học.

Đào tạo dài hạn tập trungTừ Khoá 10 đến Khoá 14 học sinh tốt nghiệp cấp III do địa phương tuyển chọn

vào trường. Trường chỉ tiến hành kiểm tra trình độ văn hóa cho phù hợp với ngànhhọc được đào tạo. Việc kiểm tra này dần dần được nâng cao về yêu cầu chất lượngvăn hóa.

Từ năm 1970, theo chủ trương của Bộ ĐH&THCN các trường tham gia tuyểnsinh tại các tỉnh. Địa bàn thi tuyển do Bộ phân công, các trường làm nhiệm vụ coithi tuyển sinh cho tất cả các khối trường đại học (khối A, B, C). Riêng ngành Kiếntrúc của trường từ Khoá 10 đến Khoá 14 tiến hành thi chọn trong số sinh viên đãnhập trường, năm 1983 mới bắt đầu tổ chức thi tuyển riêng (khóa đầu tiên thi tại cơsở của trường ở Phúc Xá). Theo hình thức thi tuyển này, hàng năm vào mùa thi tuyển,trường phải huy động một lực lượng khá lớn thầy cô giáo, CBCNV thực hiện côngtác này.

39

Page 40: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Trong tờ trình xin thành lập trường ngày 14/3/1966, hàng năm trường xin kếhoạch tuyển sinh từ 1000 – 1200SV các hệ. Trong đó: 600 – 700 cho hệ dài hạn tậptrung; 200 cho hệ chuyên tu tập trung; 150 cho hệ tại chức. Thực tế khóa đầu tiên(Khoá 11) năm học 1966 – 1967, trường đã tuyển 970 sinh viên, trong đó có 600 chohệ dài hạn tập trung, 100 cho hệ chuyên tu tập trung, 150 cho hệ tại chức và 120 dựbị đại học.

Năm 1973, trường nhận 1 lớp bồi dưỡng các kỹ sư đã tốt nghiệp ngành Hóa củaĐHBK về đào tạo bằng 2 ngành Xây dựng. Năm 1974, nhận bằng 2 ngành Xây dựng(Xây dựng nông nghiệp Khoá 14 và Khoá 16). Riêng Khoá 14 trường đã mở thêmngành Kỹ sư công trình, đào tạo kỹ sư có khả năng thiết kế, nghiên cứu công trìnhnói chung.

Vào những năm 1968 – 1969 cuộc chiến tranh bằng không quân của Đế quốcMỹ ra miền Bắc ngày càng ác liệt, sản xuất gặp nhiều khó khăn, nhu cầu về cán bộkỹ thuật xây dựng của xã hội giảm, do đó quy mô tuyển sinh của trường thu hẹp lạichỉ còn vài trăm sinh viên. Hòa bình lập lại, chiến tranh chống Mỹ kết thúc, quy môtuyển sinh của trường được mở rộng, năm cao nhất là hơn 1200 sinh viên. Năm 1967trường tuyển sinh thí điểm 1 lớp (35 SV) hệ Cao đẳng.

Trên 7000 kỹ sư, kiến trúc sư do Trường Đại học Xây dựng đào tạo trong giai đoạnnày đã thực sự là một lực lượng cán bộ KHKT có năng lực, tỏa đi khắp mọi miền Tổquốc đáp ứng kịp thời yêu cầu khôi phục và phát triển đất nước sau chiến tranh. Nhiềucán bộ đã được giao những trọng trách quan trọng trong ngành Xây dựng.

Đào tạo Tại chứcNhà trường đã xây dựng được chương trình đào tạo bám sát những yêu cầu thực

tiễn sản xuất, chiến đấu và đời sống của nhân dân. Sau ngày giải phóng miền Namthống nhất đất nước, hệ đào tạo tại chức càng có nhu cầu phát triển mạnh mẽ. Cácngành đào tạo được tăng thêm, quy mô, số lượng, địa bàn được mở rộng ở hầu hếtcác tỉnh miền Bắc và vươn tới Tây Nguyên, Thuận Hải. Thông qua đào tạo tại chứcđã có nhiều đơn vị, địa phương gắn kết hơn với trường.

Số lượng sinh viên tốt nghiệp hệ tại chức từ 445 kỹ sư (1966 - 1975) tăng lên 1166kỹ sư (1976- 1986). Trong giai đoạn 10 năm 1976 – 1986, số lượng tuyển sinh lênđến 2461 sinh viên.

Trong giai đoạn 1966 đến 1983 đã có 1913 kỹ sư tại chức tốt nghiệp. Đội ngũ cánbộ KHKT được đào tạo theo hình thức tại chức của Trường Đại học Xây dựng đã pháthuy tác dụng tốt trong các lĩnh vực công tác được các địa phương, các tỉnh, các tổngcông ty đánh giá cao.

40

Page 41: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Đào tạo Chuyên tuHệ đào tạo chuyên tu được thực hiện ngay từ khi thành lập trường (1966), đến

năm 1988 thì kết thúc (khóa cuối cùng tốt nghiệp vào năm 1991). Đây là hệ đào tạotheo chương trình 3 năm nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn với đối tượng đào tạolà các cán bộ kỹ thuật đã kinh qua công tác, có bằng Trung cấp ngành Xây dựng.Qua 25 năm đào tạo hệ chuyên tu đã có 1392 kỹ sư tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tếXây dựng, Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Cầu đường, Thủy lợi. Hình thức đàotạo này đã đáp ứng kịp thời và có hiệu quả chủ trương của Đảng về công tác cán bộcho ngành Xây dựng. Có lập trường tư tưởng vững, có kinh nghiệm về quản lý, nayđược trang bị kiến thức chuyên môn, đội ngũ này đã nhanh chóng phát huy vai tròcủa mình trong nhiệm vụ xây dựng đất nước sau chiến tranh.

Đào tạo Luân huấnĐây là hình thức đào tạo ngắn hạn cho các cán bộ đang công tác ở các địa phương

và các ngành khác nhau. Nhà trường đã mở được 3 khóa từ khi còn sơ tán ở Quế Võ(Hà Bắc). Về sau, hình thức này được áp dụng rất phong phú, đa dạng, thích hợp vớiyêu cầu sản xuất, với từng đối tượng khác nhau, như lớp bồi dưỡng 3 tháng (200 tiết)cho cán bộ Văn phòng Phủ Thủ tướng; 3 tháng (200 tiết) cho thành phố Hà Nội, tỉnhHà Nam Ninh, Tổng cục Xây dựng kinh tế Bộ Quốc phòng; hoặc mở những lớpchuyên đề 100 tiết cho thành phố Hải Phòng, tỉnh Cao Bằng...

Nhà trường đã gắn đào tạo với phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,chi viện cho miền Nam.

Khoá 11 là khoá đầu tiên của Trường Đại học Xây dựng. Ba tháng sau khi nhậptrường (2-1966), đã có 46 sinh viên Khoá 11 lên đường nhập ngũ chi viện cho chiếntrường. Tiếp đó trong những năm 1970 - 1971 một số lượng không nhỏ sinh viên cácKhoá 12, 13, 14 và CBGD, CBCNV của trường lại tiếp tục lên đường nhập ngũ. Cónhững đợt nhập ngũ, sinh viên của trường đủ để thành lập riêng một tiểu đoàn.

Sinh viên của Trường Đại học Xây dựng đã có mặt ở tất cả các chiến trường. Saukhi hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, trên 1000 sinh viên của các khoá từ 11 đến 14đã trở lại trường tiếp tục học tập.

Thực hiện Chỉ thị 222 – TTg của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương vừa họctập vừa phục vụ sản xuất và chiến đấu, Đảng uỷ, Ban Giám hiệu đã tổ chức 25 đoànvới trên 1000 CBGD và sinh viên đi tham gia đảm bảo giao thông, tạo nên một phongtrào “Xuống đường” sôi động, ghi dấu ấn sâu sắc trong giới sinh viên của thời kỳchống Mỹ cứu nước.

Tháng 5 - 1968 toàn bộ thầy trò Khoa Cầu đường “Xuống đường”, với 455 sinhviên (K10, 11, 12), 41 cán bộ và thầy giáo, chia thành 5 đội đến 5 địa điểm: Cầu

41

Page 42: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Long Biên, cầu Phú Lương, đường Yên Lập, đường Văn Giang, khu Chợ Bến.

Từ tháng 7 đến tháng 10 – 1972, sinh viên và thầy giáo của trường ĐHXD lại“Xuống đường bảo đảm giao thông”. Trường thành lập một tiểu đoàn gồm 422 sinhviên và CBGD “Xuống đường bảo đảm giao thông” do thầy Đặng Hữu là Tiểu đoàntrưởng, thầy Lê Văn Thưởng làm Tiểu đoàn phó, thầy Nguyễn Đình Điện làm Chínhtrị viên. Tiểu đoàn gồm 2 đại đội: Một đại đội bảo đảm giao thông ở Cầu Thị Cầu (HàBắc) gồm 130 sinh viên Khóa 12, 13, 14 Cầu hầm và 12 CBGD các Bộ môn Cầuhầm, Cơ kết cấu và Sức bền vật liệu do thầy Nguyễn Tiến Oang làm Đại đội trưởng,thầy Thục làm Chính trị viên. Một đại đội bảo đảm giao thông ở đường 1B Lạng Sơngồm 250 sinh viên Khoá 12, 13, 14 Đường bộ, 30 CBGD và các chị nuôi (cấp dưỡng)các Bộ môn Đường, Cơ kết cấu, Thông gió do thầy Trần Đình Bửu làm Đại độitrưởng và thầy Trần Luân Ngô làm Chính trị viên. Đại đội 1B có 2 trung đội do thầyNguyễn Xuân Vinh và thầy Nguyễn Mạnh Dũng làm Trung đội trưởng, thầy NguyễnVinh Môn và thầy Nguyễn Văn Hiển làm Chính trị viên.

Năm học 1977 – 1978 trường ta đã tổ chức nhiều đoàn sinh viên tăng cường chocác công trường và các viện thiết kế, trong đó có đoàn hơn 20 sinh viên Khoá 18Khoa Xây dựng cùng các thầy hướng dẫn vào Thành phố Hồ Chí Minh vừa làm học1 năm tại Viện Quy hoạch và Thiết kế tổng hợp (29 Bis Nguyễn Đình Chiểu - Quận1). Các sinh viên này đã tham gia thiết kế khá nhiều công trình xây dựng ở Nam Bộvà đã dùng kết quả đó để bảo vệ tốt nghiệp. Sau này một số thành viên của đoàn trởthành cán bộ quản lý và kỹ thuật tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng kết các đợt “Xuống đường”, trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huânchương Chiến công hạng Ba. Khoa Cầu đường được thưởng Huân chương Khángchiến hạng Ba. Hai đoàn cán bộ và sinh viên đảm bảo giao thông trên công trườngcầu Thị Cầu và trên tuyến đường 1B Lạng Sơn đều được Nhà nước thưởng Huânchương Chiến công hạng Ba.

Trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (tháng 2-1979), cán bộ và sinh viên củatrường lại rầm rộ tổ chức thành một trung đoàn tham gia hàng vạn ngày công xâydựng phòng tuyến Tam Đảo và phòng tuyến Bắc Xuân Hoà.

2. Đào tạo Sau đại học

Ý tưởng về mở lớp đào tạo “Sau đại học” có từ rất sớm. Khi chiến tranh chốngMỹ đang ở giai đoạn ác liệt nhất, trường lại vừa bị Đế quốc Mỹ ném bom huỷ diệt,Đại hội Đảng bộ trường lần thứ 4 (tháng 12/1972) đã xác định cần phải nghiên cứumở lớp đào tạo sau đại học. Khởi đầu của cấp đào tạo này là hình thức bổ túc kỹ sư.Năm 1975, đã có 43 học viên đầu tiên được tuyển, Khoá 2 tăng lên 64 học viên.Nhiệm vụ này do Phòng Nghiên cứu khoa học quản lý.

42

Page 43: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Năm 1977, trường được Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo NCS trong nước (QĐsố 97/TTg ngày 11/3/1977). Các phó tiến sỹ bảo vệ trong nước đầu tiên của ViệtNam là người của Trường Đại học Xây dựng. Đó là các thầy giáo Hồ Anh Tuấn,Phạm Khắc Hùng, Trần Văn Hãn, Dương Học Hải, Hoàng Văn Quý, Nguyễn NhưKhải và Vũ Công Ngữ. Đây là những phó tiến sỹ khoa học kỹ thuật đầu tiên được đàotạo trong nước nên đã được Chính phủ tổ chức trọng thể lễ trao bằng tại Nhà hát lớnthành phố Hà Nội và Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp trực tiếp trao bằng.

III. CÔNG TÁC NCKH PHỤC VỤ SẢN XUẤT VÀ CHIẾN ĐẤU

Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học trong thời kỳ này nhằm 2 mục tiêu, gắn liền với2 nhiệm vụ chiến lược: Phục vụ chiến đấu chống Mỹ, giải phóng miền Nam và xâydựng XHCN ở miền Bắc, chú trọng phục vụ sản xuất tại nơi sơ tán.

Những năm 1966 – 1971, trường sơ tán trong các vùng đồng chiêm trũng Quế Võ,Gia Lương (Hà Bắc), các đề tài NCKH tập trung vào những nhiệm vụ bảo đảm giaothông thời chiến, phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn.

Những năm 1971 - 1983, toàn trường tập trung chủ yếu ở Hương Canh – VĩnhPhú, công tác NCKH dần dần đi vào những mảng đề tài lớn hơn không những đápứng yêu cầu trước mắt mà còn hướng tới tương lai. Đội ngũ cán bộ khoa học lúcđó mặc dù còn non trẻ, nhưng giàu tâm huyết, không ngại gian khó hy sinh. Cánbộ đi làm khoa học hầu như không theo một hợp đồng kinh tế nào, không có thunhập, thậm chí còn phải sử dụng tiền lương của mình cho công việc chung.

1. Các đề tài phục vụ chiến đấu

Nổi bật lên trong công tác NCKH phục vụ chiến đấu là các đề tài về bảo đảm giaothông, khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ. Phong trào “Xuốngđường” của thầy và trò Khoa Cầu - Đường là một điển hình trong các hoạt động đó.Thầy và trò lấy mặt cầu, mặt đường làm giảng đường, vừa học tập vừa phục vụ sảnxuất và chiến đấu, giữ vững huyết mạch giao thông trên các tuyến đường 1B LạngSơn, đường N2, đường Hà Tĩnh, đường Trường Sơn…

Các đề tài phục vụ chiến đấu về các loại cầu phao, cầu cáp treo, phối hợp với CụcCông binh, cầu cáp treo được ứng dụng ở Nhổn, sông Đáy, Long Biên… cầu hai dâycăng trước được ứng dụng ở Tân Bài (Mộc Châu). Phương pháp ngụy trang, nghi trangbảo vệ được ứng dụng ở Hàm Rồng… Tên tuổi gắn liền với các công trình trên là cácthầy giáo Nguyễn Văn Hường, Lều Thọ Trình, Đỗ Quốc Sam, Võ Văn Thảo, NguyễnTrâm, Lê Văn Thưởng, Lê Đình Tâm, Nguyễn Như Khải, Nguyễn Tiến Oanh…

Một trong những đề tài có giá trị khoa học cao là nghiên cứu về cầu dây cáp củathầy giáo Nguyễn Văn Hường, một nhà khoa học trẻ, tài năng đã gắn bó với đường

43

Page 44: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Trường Sơn đầy gian nan và nguy hiểm. Tháng 12-1965, thầy giáo Nguyễn VănHường từ Mát- xcơ-va trở về nước đã được GS.Tạ Quang Bửu - Bộ trưởng Bộ Đạihọc – THCN và Thiếu tướng Phan Trọng Tuệ - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải giaonhiệm vụ chủ trì thiết kế và chỉ đạo thi công cầu dây cáp cho xe cơ giới vượt sôngtrên đường Trường Sơn. Một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu và bí mật làmthử nghiệm các loại cầu dây cáp trên sông Nhuệ (ngoại thành Hà Nội) và sau đó lênđường vào tuyến lửa trực tiếp chỉ đạo thi công tại chỗ.

Những năm chống Mỹ, thầy giáo Nguyễn Văn Hường cùng các thầy giáo LềuThọ Trình, Đỗ Quốc Sam… đã nhiều lần tham gia cải tiến thiết kế nhiều loại cầu dâyvượt suối sâu, sông rộng, có những khúc rộng tới 200m, đã cho thông xe hàng chụcvạn lần chiếc đảm bảo an toàn. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã trực tiếp gặp gỡ, chúcmừng sự thành công của đề tài quan trọng này. Sau ngày miền Nam giải phóng, thầygiáo Nguyễn Văn Hường đã thông báo một số kết quả nghiên cứu của mình về Lýthuyết ổn định trên dây đàn hồi tại Hội nghị Cơ học Quốc tế ở Vac-xa-va (Ba Lan).

Kết hợp với Bộ Quốc phòng, các cán bộ Trường Đại học Xây dựng còn thiết kếvà chỉ đạo thi công cầu Đakrông, là chiếc cầu dây văng đầu tiên ở nước ta; nghiêncứu làm đường vượt qua bãi lầy ở A-Lưới đường Trường Sơn; nghiên cứu và sảnxuất tấm lót sân bay dã chiến; nghiên cứu đề tài bê tông đá hộc để xây hầm trong núicho pháo bờ biển và hầm chống bom xuyên.

Các đề tài bảo đảm giao thông đường thuỷ được các CBGD Bộ môn Cảng -Đường thuỷ thực hiện như đề tài Cảng dã chiến tạo bến cập nhanh chóng và hiệu quảbằng các vật liệu đơn giản, dễ kiếm (thanh ray hỏng, đá hộc…). Ngoài ra, một số đềtài về chỉnh trị sông cũng góp phần tích cực vào việc bảo đảm giao thông thời chiến.

Những đề tài khoa học đặc thù khác đã được nghiên cứu ứng dụng trong thờikỳ chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ như: Nhà máy và bệnh viện trong hangnúi của thầy giáo Trương Tùng, Hoàng Huy Thắng; hàn khẩu đê khi đê bị ném bomphá hoại trong mùa lũ của thầy giáo Trịnh Trọng Hàn chủ trì đã được tiến hànhthực nghiệm tại Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phú; Nghiên cứu chế tạo “Diều phòngkhông” để chống máy bay tầm thấp của Đế quốc Mỹ hoạt động ở các vùng đồngbằng ven biển do thầy giáo Phan Ngọc Châu chủ trì đã được ứng dụng ở vùng VĩnhLinh, Thái Bình, Hà Nam và đã có tác dụng hạn chế được hoạt động của máy baytầm thấp. Đã có 1 máy bay ném bom của giặc Mỹ bị vướng vào diều phòng khôngrơi xuống khu vực Ninh Bình. Ngoài ra còn có những đoàn sinh viên, thầy giáotham gia thiết kế, thi công hệ thống đường ống dẫn xăng dầu vào miền Nam phụcvụ chiến trường.

2. Các đề tài phục vụ đào tạo và sản xuất

Các đề tài phục vụ đào tạo

44

Page 45: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Với phương châm dạy tốt, học tốt, chống dạy chay, coi trọng thực hành, rất nhiềubộ môn duy trì các bài thí nghiệm bằng đi thực tập ở hiện trường. Đặc biệt, một sốbộ môn, khoa đã sáng tạo ra các bộ thí nghiệm di động thích hợp với thời chiến, cóthể “xách tay” để đi phục vụ tại các địa điểm khác nhau, trong đó có thể kể đến: Bộthí nghiệm thuỷ lực xách tay phục vụ sinh viên thực tập môn học tại nơi sơ tán củathầy Nguyễn Tài (Bộ môn Thuỷ lực); Sten (bộ thiết bị thí nghiệm thuỷ điện) do thầygiáo Đỗ Văn Chiêu (Bộ môn Thuỷ điện) chủ trì; phòng thí nghiệm tổng hợp củaKhoa Thuỷ lợi - Cảng.

Các đề tài phục vụ sản xuấtTrường sơ tán về các địa phương nông thôn, thầy và trò đã phải đối mặt ngay với

những vấn đề bức xúc của địa phương: ngập úng thường xuyên ảnh hưởng đến sảnxuất nông nghiệp, nhân dân nghèo đói, đường xá lầy lội. Cán bộ giảng dạy KhoaThuỷ lợi - Cảng đã nhanh chóng đi sâu vào nghiên cứu hệ thống công trình tiêu úngvới trạm bơm “cột nước thấp” và hệ thống kênh mương thuỷ lợi.

Điển hình trong việc nghiên cứu này là thầy giáo Nguyễn Học Trí (Bộ môn Thuỷlực) đã nghiên cứu thành công “bơm cột nước thấp” thích hợp với thực tế thiếu thốnvật tư, thiết bị, trình độ tay nghề thấp của cơ khí địa phương. Năm 1967, Trạm bơmCầu Đào (Nhân Thắng, Gia Lương) đã được xây dựng. Đây là sản phẩm kết hợp giữađịa phương và nhà trường: Vỏ bơm xây bằng gạch đã hoạt động tốt đạt lưu lượngkhoảng 1000 m3/giờ với cột nước trên 1m, phục vụ kịp thời cho việc chống úng củaxã Nhân Thắng. Năm 1967, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợiHà Kế Tấn, Thứ trưởng Bộ ĐH&THCN Hoàng Xuân Tuỳ đã về thăm trạm bơm,khen ngợi các tác giả của trạm bơm. Sau đó hàng trục trạm bơm cột nước thấp đãđược xây dựng ở Hà Bắc, Nam Hà…theo thiết kế của thầy giáo Nguyễn Học Trí.

Các đề tài về trạm thuỷ điện nhỏ như: Thiết kế, chế tạo và lắp đặt tuốc bin nhỏ ởvùng Yên Thế; Thiết kế trạm thuỷ điện nhỏ dã chiến ở Nghệ An; Nghiên cứu tuốc binCapxum, tuốc bin Banxi… phục vụ phát triển nông thôn, phục vụ chiến trường miềnNam đã được các thầy giáo Bộ môn Thuỷ công và Thủy điện – Khoa Thuỷ lợi - Cảngnghiên cứu và áp dụng có hiệu quả. Hai đề tài Nghiên cứu gạch không nung và Vìkèo thép tròn để xây dựng nhà, trường học do các thầy giáo Khoa Vật liệu và khoaXây dựng thực hiện đã được ứng dụng ngay vào việc xây dựng các lớp học, phòngthí nghiệm của trường ở Hương Canh (1971 - 1983).

Trong lĩnh vực xây dựng nhà, nổi bật có đề tài nghiên cứu xây dựng nhà lắp ghéptấm lớn, đáp ứng nhu cầu giải quyết nhà ở cho các khu dân cư ở Hà Nội. Nhómnghiên cứu đề tài trên bao gồm các thầy giáo Phạm Sỹ Liêm (chủ trì), Trương Tùng,Hoàng Như Tầng, Đặng Đình Nguyệt (cán bộ kỹ thuật) cùng với nhóm cán bộ kỹthuật của Sở Xây dựng do Kỹ sư Nguyễn Thế Tú phụ trách. Sản phẩm đầu tiên của

45

Page 46: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

đề tài nghiên cứu là ngôi nhà lắp ghép 3 căn hộ 2 tầng được xây dựng vào năm 1970tại khu tập thể của trường trong khuôn viên của phường Bách khoa. Đặc điểm của kếtcấu lắp ghép là các tấm tường bê tông xỉ 40 x 60cm (diềm BTCT, dầm sàn và tấmmái là BTCT dạng có 5 sườn như tấm tường để giảm nhẹ trọng lượng). Kết quảnghiên cứu này đã được đánh giá cao, thu hút nhiều khách tham quan như: Đoàn củaUỷ ban nhân dân và Thành uỷ Hà Nội (do Bí thư Thành uỷ Nguyễn Lam dẫn đầu),đoàn của Bộ Xây dựng, Uỷ ban KTCB Nhà nước (do Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Bùi VănCác dẫn đầu) và đặc biệt là đoàn của Tổng Bí thư Lê Duẩn, Thủ tướng Phạm VănĐồng. Với kết quả nghiên cứu, xây dựng nhà lắp ghép trên, các khu nhà lắp ghép tấmlớn đã được nhân rộng với quy mô lớn hơn, kết cấu có nhiều cải tiến ở các khu tậpthể Văn Chương, Trương Định, Vĩnh Hồ… của Thủ đô Hà Nội.

Đồng thời với đề tài nhà lắp ghép tấm lớn, nhiều đề tài phục vụ công trình xâydựng cũng được triển khai như nghiên cứu sử dụng vật liệu địa phương để sản xuấtvật liệu xây dựng (gạch Laterit không nung bằng đất đồi, bê tông cát đen); xà gồ vàtấm lợp xi măng lưới thép, sàn nhà bằng tấm xỉ nhẹ cách nhiệt, bê tông Atfal, xi măngxỉ than, đất gia cố vôi làm mặt đường, cầu bê tông bán lắp ghép, định mức xây dựngcơ bản. Các cán bộ của trường còn tham gia các phương án kiến trúc Lăng Bác, Bảotàng Hồ Chí Minh, nhà văn hoá huyện, nút giao thông cầu Thăng Long…

Thầy giáo Nguyễn Xuân Đặng đã dẫn đầu đoàn tham gia lập luận chứng KTKTcho Nhà máy Thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà, nghiên cứu lập quy hoạch các côngtrình thuỷ lợi - thuỷ điện trên sông Lôgâm; thầy giáo Dương Quang Thành đã dẫn đầuđoàn tham gia quy hoạch nhà máy lọc dầu. Ngoài ra cán bộ của trường còn tham gianghiên cứu các phương án cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng, các phương án khôiphục cầu đường sắt Bắc – Nam; nghiên cứu quy hoạch cấp huyện; nghiên cứu vậndụng những kiến trúc hiện đại dùng trong tương lai như kết cấu bản, vỏ, kết cấu máinhà và nhà cao tầng, thang máy, kết cấu mái dầm nhịp lớn. Những đề tài có tính lýthuyết sâu cùng với việc ứng dụng máy tính điện tử trong nghiên cứu cũng đã đượctriển khai, trong đó người đầu tiên hoạt động tích cực trong lĩnh vực máy tính điệntử (thế hệ máy dùng bìa đục lỗ) là thầy giáo Trần Bình (Khoa Cầu đường).

3. Các đề tài đáp ứng nhiệm vụ khôi phục và xây dựng đất nước

Sau khi thống nhất đất nước, Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 37 về Đường lốichiến lược các hoạt động khoa học kỹ thuật của cả nước: “Mỗi trường đại học phảilà một cơ sở giảng dạy, đồng thời là một cơ sở nghiên cứu khoa học”. Bám sát chủtrương của Đảng, Đại hội Đảng bộ trường lần thứ VI đã đề ra nhiệm vụ đi sâu nghiêncứu một số đề tài mũi nhọn của ngành phục vụ đất nước. Trong tình hình đó 4 hướngmũi nhọn đã được chọn là:

Nghiên cứu VLXD thay thế, áp dụng vật liệu mới;

46

Page 47: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Nghiên cứu kết cấu công trình mới;

Nghiên cứu phương pháp tính toán, sử dụng các thiết bị xây dựng;

Nghiên cứu quy hoạch xây dựng.

Hướng hoạt động NCKH cũng được xác định là mở rộng diện phục vụ nhu cầucác địa phương phía Nam. Trong thực tế, hoạt động NCKH và phục vụ LĐXS đãhình thành được một số mũi nhọn khoa học của trường là:

Tự động hoá và tối ưu hoá trong thiết kế kết cấu xây dựng;

Sử dụng vật liệu địa phương, vật liệu mới trong xây dựng;

Thiết kế và xây dựng các công trình vượt sông bằng kết cấu mới;

Xây dựng nền đường và mặt đường trong điều kiện khí hậu Việt Nam;

Nghiên cứu thiết kế xây dựng công trình trên thềm lục địa;

Xây dựng các công trình trên nền đất yếu;

Nghiên cứu và phát triển khoa học về kiến trúc và xây dựng nhiệt đới;

Tổ chức quản lý xây dựng cơ bản.

Hoạt động NCKH đã bám sát thực tế, chú trọng cả 3 lĩnh vực: Nghiên cứu đàotạo, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Rất nhiều công trình nghiên cứukhoa học đã được ứng dụng trong thực tế, phục vụ có hiệu quả trên các lĩnh vực:Quy hoạch và Xây dựng thành phố; giao thông vận tải đường bộ, đường sông; sảnxuất các chủng loại VLXD; cải tạo điều kiện sản xuất ở các nhà máy, xí nghiệp; xâydựng cấp huyện, phát triển nông thôn và phục vụ quốc phòng.

Những công trình NCKH tiêu biểuNhiều công trình NCKH của trường đã được ứng dụng vào sản xuất, trong đó có

các công trình được cấp bằng lao động sáng tạo; được thưởng huy chương trong cáccuộc triển lãm kỹ thuật như: Tham gia chỉ đạo thiết kế thi công cầu Đắkrông; quyhoạch đồng bằng sông Cửu Long; khảo sát công trình lọc dầu; nghiên cứu xác địnhchỉ tiêu, định mức trong XDCB…

Trong những năm tiếp theo, hoạt động NCKH đã phát triển mạnh mẽ, bám sát cácđịa phương và cở sở sản xuất. Nhiều đề tài NCKH lần lượt được hình thành: Đề tàisử dụng cọc nhồi trong xây dựng Việt Nam; chống xói chân trụ cầu (ứng dụng vàocầu Việt Trì, cầu Chương Dương); sử dụng khí sinh học để phát điện; chế tạo máylưu tốc kế hiện số, máy xuyên tĩnh, máy ép gạch không nung, bơm trục nghiêng,bơm cột nước thấp, bơm cột nước cao; nghiên cứu mái nhà nhiệt đới; nhà ở đơn vị

47

Page 48: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

cân bằng sinh thái chống ô nhiễm môi trường; kỹ thuật thi công đường hầm và thicông đập thuỷ điện Hoà Bình; nghiên cứu cấu kiện nhỏ bê tông ứng lực trước…

Ngoài ra, trong giai đoạn này hàng trăm công trình văn hoá, nhà ở, trường học,xí nghiệp do Trường Đại học Xây dựng thiết kế đã được xây dựng ở Hà Nội, HảiPhòng, Vĩnh Phú… Đặc biệt đối với Hà Nội, Trường ĐHXD đã hợp tác với Sở Nhàđất, Sở GTVT, Sở Thuỷ lợi, Sở Công an, Viện Quy hoạch, Viện Kỹ thuật xây dựng,Viện Kinh tế xây dựng để giải quyết các vấn đề do yêu cầu thực tế sản xuất đề ra. Nóitóm lại, hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trường rất đa dạng, bámsát các yêu cầu của xã hội và nhiệm vụ phát triển kinh tế, bảo vệ Tổ quốc.

5 năm từ năm 1981 đến 1986 đã có gần 800 đề tài NCKH và hợp đồng kinh tếkỹ thuật, trong đó có 87 đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước được triển khai thực hiện.Trong hoạt động này có 13 thầy giáo trẻ được công nhận danh hiệu “Chuyên gia trẻ”và 9 thầy giáo được cấp bằng “Lao động sáng tạo” của Tổng Công đoàn Việt Nam…

IV. CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI

Trong những năm 1966 – 1975, thời kỳ trường đi sơ tán, các mối quan hệ hợp tácvề đào tạo và NCKH được triển khai chủ yếu với các địa phương tại vùng sơ tán, cácđơn vị chuyên ngành xây dựng, các bộ chủ quản. Các mối quan hệ hợp tác này đượctiến hành hoàn toàn với tinh thần xã hội chủ nghĩa, đạt hiệu quả rất lớn. Hầu như tấtcả các tỉnh trên miền Bắc, các Bộ, các ngành có chuyên môn liên quan đều có cácđoàn công tác của thầy trò Trường Đại học Xây dựng. Có một số đoàn ban đầu là biệtphái, sau đó trở thành cán bộ lâu dài của địa phương, của đơn vị đó.

Trường đã được đón tiếp nhiều đoàn cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhưđoàn của Thủ tướng Phạm Văn Đồng (1967), của Phó Thủ tướng Đỗ Mười (1972)…về thăm và làm việc tại nơi sơ tán để tận mắt chứng kiến các hoạt động dạy và họccủa trường.

Đoàn của Giáo sư Laurent Schwarz, nhà toán học nổi tiếng của Cộng hoà Pháp,Chủ tịch Hội Toán học thế giới, sau khi đi thăm lớp học ở Khoa Thuỷ lợi - Cảng vềnước đã viết trên một tờ báo của Pháp: “Tôi đến một lớp học ẩn trong một ngôi nhàbao quanh là tường đất, với những dẫy bàn ghế bằng tre. Một thầy giáo trẻ đanggiảng cho sinh viên về phương trình Euler, phương trình vi phân đạo hàm riêng chodòng chảy đều trong kênh hở. Thật tuyệt vời !”.

Đầu năm 1969, một đoàn gồm các giáo sư của Trường Đại học Xây dựng Matx-cơva (MISI) do Phó Trưởng khoa Silinski dẫn đầu đến thăm trường và ký kết các vănbản ghi nhớ về trao đổi học thuật, hợp tác NCKH, về hỗ trợ tài liệu và phương tiệngiảng dạy, nhận NCS, thực tập sinh.

48

Page 49: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

49

Đoàn đại biểu CHDCND Triều Tiên đã đến thăm Phòng Thí nghiệm Tổng hợp ởCầu Đào và trao đổi những vấn đề về học thuật.

Đoàn đại biểu Cuba đã đến thăm trường ở Hương Canh (Vĩnh Phú) để tìm hiểuvà trao đổi hợp tác.

Năm 1970, trường cử 2 thầy giáo Đỗ Quốc Sam và Trần Bình sang dự hội nghịkhoa học tại Weimar. Khi về nước thầy Trần Bình đã mang về nhiều tài liệu sử dụngmáy tính điện tử trong xây dựng, nhờ vậy đã thành lập Bộ môn Máy tính năm 1970.Đến tháng 5-1979, Hiệu trưởng Đỗ Quốc Sam và Bí thư Đảng uỷ Nguyễn XuânTrọng đã đi dự Lễ Kỷ niệm ngày thành lập Trường Đại học Kiến trúc Weimar vàthăm Trường Đại học Xây dựng vừa học vừa làm Coocbut của CHDC Đức.

V. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ

1. Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy

Phát triển đội ngũKhi thành lập trường, đã có một đội ngũ cán bộ giảng dạy tương đối hoàn chỉnh

về ngành nghề và vững về chuyên môn, một tài sản vô cùng quý giá do Khoa Xâydựng của Trường ĐHBK để lại. Tuy nhiên điều đó vẫn chưa đáp ứng được yêu cầucủa công tác đào tạo và NCKH trong giai đoạn mới. Một vấn đề cấp bách được đặtra cho lãnh đạo nhà trường là phải tạo nguồn bổ sung. Nguồn bổ sung chủ yếu lúcnày là sinh viên tốt nghiệp các khóa 7, 8 của trường cùng một số sinh viên tốt nghiệpở Liên Xô, các nước Đông Âu, Cuba, Trung Quốc về nước. Sau một năm, đến 1967trường đã có 286 CBGD. Ngoài ra, trường còn chủ trương tuyển chọn một số sinhviên Khoá 11 học hết năm thứ nhất, đưa đi đào tạo tại Trường Đại học Tổng hợp,Trường Chính trị của Bộ để đào tạo giáo viên Toán, Lý, Hóa và Lý luận Mác – Lênin.

Trường Đại học Xây dựng là nơi có Bộ môn Hình học Họa hình và Bộ môn Sứcbền vật liệu mạnh. Vì vậy, Bộ ĐH&THCN đã giao cho trường mở 2 lớp đào tạo giáoviên để bổ sung cho trường và các trường đại học kỹ thuật khác. Lớp Sức bền vật liệucó 30 sinh viên, lớp Hình học Họa hình có 27 sinh viên. Các cán bộ giảng dạy trẻ nàyđã bổ sung và hỗ trợ rất nhiều cho các bộ môn thuộc các trường bạn, nhất là sau ngàythống nhất đất nước. Cùng với việc tiếp tục nhận một số sinh viên tốt nghiệp ở nướcngoài về bổ sung cho các bộ môn, trường còn cử nhiều CBGD đi đào tạo trình độ trênđại học ở các nước xã hội chủ nghĩa anh em.

Đến năm 1970, trường đã có 384 CBGD đạt yêu cầu về trình độ và tương đốiđồng bộ về chuyên ngành, đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao.Năm 1976, đội ngũ trên đã phát triển lên 500, trong đó có hơn 100 người có trình độphó tiến sĩ và tương đương.

Page 50: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

50

Tháng 11-1980, Trường Đại học Xây dựng vừa học vừa làm sáp nhập vào trường,nên đội ngũ cán bộ của trường được bổ sung thêm 200 CBGD và cán bộ quản lý. Tuynhiên, sau khi miền Nam được giải phóng, trường được Bộ ĐH&THCN giao nhiệmvụ chi viện CBGD cho một số trường đại học phía Nam. Thực hiện nhiệm vụ này,năm 1976 hơn 60 cán bộ trong đó có 14 phó tiến sỹ và năm 1977 có 17 cán bộ đượcđiều đi tăng cường cho các tỉnh miền Nam. Cũng trong thời kỳ này, 48 cán bộ củatrường cũng được điều đi tăng cường cho các trường phía Bắc. Do vậy đến năm 1983trường chỉ còn 450 CBGD.

Nâng cao trình độ chuyên mônXây dựng đội ngũ CBGD có trình độ là điều kiện quyết định chất lượng đào tạo

và NCKH. Do đó, ngay sau khi thành lập trường, trong hoàn cảnh sơ tán thiếu thốn,khó khăn chồng chất, nhà trường vẫn cử nhiều CBGD đi thực tập sinh, NCS ở nướcngoài một cách đều đặn.

Song song với việc trên, nhà trường còn tăng cường bồi dưỡng cán bộ thông quanhiều hình thức khác nhau như mở các lớp bồi dưỡng chính trị, nguyên lý phươngchâm giáo dục của Đảng, mở các lớp chuyên đề bổ túc kỹ sư…, phát động phong tràothi đua phấn đấu trở thành “Tổ lao động XHCN”; tiến hành tổ chức “Hội nghị dạy tốt”.

Mặt khác, trình độ chuyên môn của đội ngũ CBGD còn được nâng cao thông quaviệc tham gia các đề tài NCKH và thực hiện các hợp đồng lao động sản xuất. Đội ngũCBGD của trường đã đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ đào tạo và NCKH, nhưngcòn phải tiếp tục bồi dưỡng lớp trẻ kế cận để thực hiện những nhiệm vụ của sự nghiệpđào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật cho công cuộc xây dựng đất nước.

Năm 1980, lần đầu tiên Nhà nước chính thức tiến hành phong chức danh họchàm, 19 thầy giáo của Trường Đại học Xây dựng được phong đợt đầu tiên. Đó là cácGiáo sư và Phó giáo sư: Nguyễn Văn Hường, Đỗ Quốc Sam, Đặng Hữu, NguyễnXuân Đặng, Lê Văn Thưởng, Lều Thọ Trình, Nguyễn Đình Điện, Nguyễn Trâm, TrầnNgọc Chấn, Lê Thạc Cán, Nguyễn Văn Đạt, Hà Huy Cương, Vũ Văn Tảo, Hoàng VănTần, Trương Thao, Võ Văn Thảo, Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Văn Tuyên, vàNguyễn Văn Yên.

Nhiều cán bộ của Trường Đại học Xây dựng đã được Nhà nước giao những nhiệmvụ lãnh đạo và quản lý quan trọng.

Ở cấp Nhà nước: Giáo sư Đỗ Quốc Sam được cử làm Chủ nhiệm UBXDCB Nhànước (1982) sau này tiếp tục làm UV TW Đảng, Chủ nhiệm UBKH Nhà nước, Bộtrưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Giáo sư Nguyễn Văn Hường đại biểu Quốc hội khoá4, sau được cử làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng (Văn phòng 10HĐBT); Giáo sư Đặng Hữu được cử làm Thứ trưởng Bộ ĐH&THCN, Chủ nhiệm Ủy

Page 51: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

51

ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước, sau đó là Bộ trưởng Bộ Khoa học công nghệ vàMôi trường, Trưởng Ban Khoa giáo Trung ương; GS Phạm Ngọc Đăng được cử làmTổng thư ký Hội đồng Học hàm Nhà nước; PTS Phạm Sỹ Liêm được cử làm Thứtrưởng Bộ Xây dựng.

Ở cấp Thành phố: PTS Lê Ất Hợi là Chủ tịch UBNDTP Hà Nội; PGS. PTSTrương Tùng và PTS. Phạm Sỹ Liêm là Phó Chủ tịch UBNDTP Hà Nội;

Ở cấp Bộ: nhiều thầy giáo và cán bộ của trường được cử giữ chức Vụ trưởng, Vụphó, Cục trưởng: Phạm Duy Bình, Vũ Văn Tảo, Lê Thạc Cán, Trần Trung Ý, NguyễnCông Chi, Nguyễn Bắc Việt, Nguyễn Xuân Đặng, Lê Văn Thưởng…

Ở các địa phương: Một số thầy giáo đã được cử làm Hiệu trưởng, Phó Hiệutrưởng các trường đại học, trung cấp như: các Thầy giáo Hà Trình, Trương Minh Vệ,Huỳnh Xuân Đình, Phan Tấn Hài, Hồ Minh Quế, Bùi Văn Duyên…

2. Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên

Khi thành lập trường, ngoài 900 sinh viên của các khóa trước từ ĐHBK chuyểnsang, trường tuyển 970 sinh viên Khoá 11. Trong khi đó, đội ngũ CBCNV chỉ có hơn50 người nên gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện một khối lượng công việc rấtlớn và phức tạp. Trong hoàn cảnh đó, nhà trường đã kiên trì thực hiện tốt công tácdân vận, dựa vào nhân dân địa phương để giảm bớt khó khăn về ăn ở cho CBCNVvà sinh viên.. Mặt khác, nhà trường đã nhanh chóng phát triển đội ngũ CBCNV củatrường. Nguồn cán bộ bổ sung chủ yếu là các sinh viên tốt nghiệp Khóa 7, 8… cùngmột số sĩ quan quân đội, cán bộ, đội viên TNXP chuyển về trường. Đến cuối năm1967, bộ máy quản lý hành chính của trường đã tương đối đủ người, bước đầu thựchiện tốt nhiệm vụ được phân công.

Ngoài việc bổ sung đội ngũ, nhà trường còn quan tâm đến việc nâng cao trình độvăn hóa, chuyên môn, chính trị, thường xuyên chăm lo bồi dưỡng nghiệp vụ choCBCNV như mở các lớp bổ túc văn hóa, mở lớp chính trị sơ cấp, trung cấp, cử mộtsố CBCNV đi học chuyên môn (nấu ăn, y bác sỹ phòng bệnh, truyền thanh, đánhmáy chữ..) lựa chọn một số CBCNV đi học đại học tại chức tại trường để có đủ trìnhđộ phục vụ công tác quản lý.

Page 52: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

VI. XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ CHO ĐÀO TẠO,NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Xác định địa điểm cho các đơn vị của trường ở nơi sơ tán

Khi có quyết định thành lập trường, trong bối cảnh của cuộc chiến tranh phá hoạicủa Đế quốc Mỹ ở miền Bắc đang diễn ra rất ác liệt, tư tưởng chị đạo của Ban Trù bịthành lập trường về địa điểm sơ tán của trường là gần Hà Nội, cách xa khu côngnghiệp và đường quốc lộ, nhưng phải đi lại thuận tiện.

Sau khi cân nhắc, lựa chọn Ban Trù bị thành lập trường quyết định chọn 2 địađiểm sơ tán của trường là huyện Gia Lương và huyện Quế Võ (tỉnh Hà Bắc cũ naylà tỉnh Bắc Ninh) và phân chia nơi tập kết cho các đơn vị như sau:

Tại huyện Quế Võ “Khu D” đã bố trí các đơn vị:- Hiệu bộ (gồm: BGH, Đảng ủy và các phòng ban) ở thôn Quế Ổ.

- Khoa Cầu Đường ở Bồng Lai, Trúc Ổ.

- Khoa Kiến trúc đô thị ở Mai Thôn.

- Khoa Cơ bản ở Đô Đàn.

Tại huyện Gia Lương “Khu D” có các đơn vị:- Khoa Xây dựng ở Tiểu Than.

- Khoa Thủy lợi – Cảng ở Cầu Đào.

- Khoa Tại chức – Kinh tế xây dựng ở Huề Đông.

Tại Hà Nội (khu A), trường chỉ để lại một bộ phận thường trực.

52

Page 53: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

53

Thôn Quế Ổ - nơi Trường ĐHXD sơ tán (1966 – 1970)

Hương Canh – nơi Trường ĐHXD sơ tán (1970 – 1980)

Page 54: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

54

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến thăm trường năm 1967

Làm đồ án tốt nghiệp trong lớp học phòng không (9 – 1967)

Page 55: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

55

Phó Thủ tướng Đỗ Mười đến thăm Xưởng Vật liệu

Đoàn đại biểu Trường ĐHXD Matxcơva (MISI) thăm nơi sơ tán (4 – 1968)

Page 56: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

56

Giáo sư Liên Xô với Bộ môn Kiến trúc

Giáo sư Liên Xô thăm Phòng Thí nghiệm Sức bền vật liệu

Page 57: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

57

2. Xây dựng trường ở nơi sơ tán Gia Lương, Quế Võ và tìm địa điểm mới

Với phương châm “Tự lực cánh sinh và dựa vào dân”, toàn trường đã nhanhchóng xây dựng các lớp học, nhà ăn, nhà ở cho các khoa bằng vật liệu tranh tre, tườngđất nửa chìm nửa nổi để phục vụ cho gần 1500 sinh viên các khóa 8, 9, 10 của KhoaXây dựng thuộc ĐHBK chuyển về và cho trên 3700 sinh viên hệ tập trung (trong đócó 975 sinh viên hệ tại chức và 50 NCS-TTS). Bằng sự nỗ lực vượt bậc của cán bộvà sinh viên toàn trường cùng với sự giúp đỡ hết lòng của nhân dân địa phương nơisơ tán, chỉ trong một thời gian ngắn, đến cuối năm 1966, trường đã tự xây dựng một“cơ ngơi” tạm ổn định để tiếp tục giảng dạy, học tập và chuẩn bị đón khóa mới (K11).Riêng khu Hiệu bộ đóng tại thôn Quế Ổ (Quế Võ) đã xây dựng được: Khu văn phòngBan Giám hiệu, Đảng ủy, Đoàn Thanh niên, Công đoàn; khu trạm xá bao gồm phòngkhám, phòng điều trị, bếp ăn; nhà trẻ, nhà ăn tập thể, nhà ăn Hiệu bộ; khu làm việccủa Phòng Thiết kế và các phòng, ban của trường; hội trường 300 chỗ, có thể biểudiễn văn nghệ, hội họp lớn.

Đại hội Đảng bộ Trường ĐHXD lần thứ nhất (2/1967) đã đánh giá:

“Cán bộ, CNV và sinh viên đã nêu cao tinh thần làm chủ tập thể, tinh thần tự lựccánh sinh, lao động dũng cảm và đầy sáng tạo nên đã vượt qua nhiều khó khăn, hoànthành tốt công tác xây dựng trường sở… đảm bảo cho việc giảng dạy học tập vàhoạt động bình thường trong tình hình mới”.

Tiếp tục mở rộng địa bàn trường

Sau Tết Mậu Thân (1968), cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã chuyển sanggiai đoạn mới, Bộ ĐH&THCN đã chỉ thị cho trường tìm địa điểm tập trung, khắcphục tình trạng phân tán tránh ảnh hưởng đến công tác đào tạo. Trong thời gian này,Bộ Chính trị có chủ trương mở rộng Hà Nội về phía Phúc Yên - Xuân Hòa (thuộc tỉnhVĩnh Phú, nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc). Bộ ĐH&THCN và Bộ Kiến trúc đã thỏa thuậnđể 7 trường đại học quan trọng nhưng chưa có cơ sở vật chất đáng kể ở Hà Nội sẽnằm tại Xuân Hoà thành phố vệ tinh của Thủ đô.

Biết được định hướng này của Bộ, đầu năm 1969 một tổ công tác do thầy giáoPhạm Ngọc Đăng phụ trách, một lần nữa lại đi tìm nơi tập trung trường và xin đượcđịa điểm tạm thời tại xã Tiền Phong, thuộc huyện Mê Linh, cách Chèm 5km. Do diệntích đất hẹp không đủ điều kiện để tập kết toàn bộ trường tại địa điểm này, nên saukhi nghiên cứu bản đồ và đi thực địa, Đảng ủy và BGH đã quyết định chọn địa điểmthuộc Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phú. Địa điểm này có nhữngưu điểm gần khu Hà Nội mở rộng (Xuân Hòa - Phúc Yên), gần tuyến giao thông

Page 58: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

58

đường bộ, đường sắt và chỉ cách trung tâm Hà Nội 40km.

Cuối cùng, địa điểm Hương Canh đã được Bộ ĐH&THCN đồng ý và tỉnh VĩnhPhú ủng hộ. Để đáp ứng yêu cầu về vật liệu xây dựng trường mới, nhà trường đãthành lập công trường khai thác tre, nứa tại vùng Long Hồ, Thác Bà ở Yên Bái, dođồng chí Nguyễn Ngọc Tế làm Trưởng ban chỉ huy và một số cán bộ giúp việc. Lựclượng khai thác vật liệu là sinh viên, cán bộ và giáo viên lần lượt lên công trường laođộng. Do vậy nhà trường đã có nguồn vật liệu đáp ứng kịp thời cho việc xây dựngcơ sở mới.

Hè 1969, tại khu C (Tiền Phong, Mê Linh, Vĩnh Phú) trường đã tuyển 700 sinhviên Khoá 14. Khóa sinh viên này đã học tập 2 năm đầu tại đây do Khoa Cơ bảnquản lý, sau đó chuyển về các khoa chuyên ngành tại Hương Canh.

3. Trường Đại học Xây dựng tập trung về Hương Canh

Đầu năm 1970, trường tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở ở Hương Canhvà bắt đầu chuyển dần các cơ sở từ Gia Lương, Quế Võ về địa điểm mới. Đến cuốinăm 1971 khu Quế Ổ và Cầu Đào chỉ còn lại một bộ phận nhỏ của Hiệu bộ và KhoaThủy lợi – Cảng.

Năm 1971, việc xây dựng khu Hương Canh được coi là công tác đột xuất vàtrọng tâm của nhà trường. Thực hiện chủ chương này, một mặt thầy trò lại tiếp tụclên Yên Bái, Tuyên Quang khai thác vật liệu, mặt khác mở công trường sản xuấtVLXD. Nhờ vậy mà hàng vạn m2 nhà tranh tre và bán kiên cố đã được xây dựngđảm bảo đủ chỗ ăn, ở, học tập, làm việc và sinh hoạt cho gần 5000 sinh viên, cán bộvà con em gia đình cán bộ.

Đến cuối năm 1971, trường đã chuẩn bị đủ cơ sở vật chất tối thiểu (bằng tranhtre là chính) để tập trung dần cả trường về Hương Canh.

Đến cuối năm 1976, tại Hương Canh đã có 4000 sinh viên, gần 1000 cán bộ côngnhân viên và gia đình (200 gia đình cán bộ), thêm vào đó 1000 sinh viên Khoa Xâydựng từ Chèm do yêu cầu quản lý cũng tập trung lên Hương Canh. Việc lo đủ các nhucầu về ăn, ở, học tập và làm việc cho gần 6000 người dù là nhu cầu tối thiểu cũng làmột nhiệm vụ vô cùng khó khăn, phức tạp. Hơn thế nữa, trường tuy đã ở HươngCanh nhưng tất cả nhu cầu về ăn ở và học tập, nghiên cứu phải vận chuyển từ Hà Nộilên trong khi quy mô tuyển sinh ngày càng tăng. Vì thế, chỉ có thể phát động tinh thầntự lực cánh sinh, cùng nhau lao động sáng tạo, mọi người đều chung vai gánh vác mớicó thể vượt qua được giai đoạn khó khăn này. Kết quả đến năm 1976, trường tự sản

Page 59: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

59

xuất được nửa triệu viên gạch, xây mới 3000m2 nhà cấp 4 và 2 giếng khoan. Năm1977 số gạch sản xuất đã tăng gấp đôi (hơn 1 triệu viên) nhờ đó nhà trường đã có trên2 vạn m2 nhà tranh tre và 1,1 vạn m2 nhà ngói.

Trong hai năm 1971 - 1972 đã xảy ra liên tiếp hai vụ thiên tai và địch họa gâynhiều tổn thất và khó khăn cho Trường Đại học Xây dựng. Đó là:

- Vỡ đê năm 1971 ở Hà Bắc

Năm 1971, lũ lớn trên sông Hồng, sông Đuống đã gây ra thảm họa vỡ đê CốngThôn và kênh Vàng. Ở Gia Lương có 3 khoa bị ngập nặng là Khoa Xây dựng, KhoaThủy lợi và Khoa Cơ khí xây dựng. Các khoa đã chủ động cùng nhân dân địa phươngchống lũ, đồng thời cử người vượt lũ về Hà Nội xin cứu viện. Sau một số ngày đêmtrong vùng ngập nước, Bộ đã hỗ trợ trường đưa được thuyền đến đón một số cán bộvà sinh viên về Hà Nội tạm trú, cán bộ và sinh viên lại cùng nhân dân 3 thôn TiểuThan, Cầu Đào, Huề Đông khắc phục hậu quả, chuyển tài sản, sách thư viện vềHương Canh. Trận lũ tuy lớn nhưng nhờ khâu chuẩn bị chu đáo, ứng phó kịp thời nênđã không xảy ra hậu quả đáng kể đối với trường. Ngoài một số sách thư viện bị hỏngnát, hầu hết tài sản, thiết bị thí nghiệm đã được bảo quản tốt. Nhiều tấm gương tiêubiểu tham gia chống lũ của các thầy cô giáo và sinh viên đã được tuyên dương.

Page 60: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

60

Anh hùng Liệt sỹ Bùi Ngọc Dương sinh viên Khoá 7 ngành Cầu đường

Giặc Mỹ ném bom Trường ĐHXD (10 – 9 – 1972)

Page 61: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

61

Nhanh chóng ổn định đảm bảo công tác đào tạo không bị gián đoạn

Lên đường đánh Mỹ (Hương Canh 5/1972)

Page 62: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

62

Đào tạo sỹ quan dự bị (1974)

Lễ ra quân “Xuống đường” đảm bảo giao thông (1972)

Page 63: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

63

Trường ĐHXD nhận lẵng hoa của bác Tôn Đức Thắng (1-1-1974)

Nghiệm thu đề tài NCKH phục vụ quân đội của các thầy giáo Khoa Xây dựng (1973)

Page 64: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

64

Xưởng sản xuất gạch đất đồi không nung

Giao lưu bóng chuyền tại sân Khoa Thuỷ lợi - Cảng (1976)

Page 65: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

65

Nhà trẻ tại Hương Canh (1977)

Thầy Phạm Ngọc Đăng (trái) và thầy Nguyễn Sanh Dạn (phải) bàn phươngán di chuyển Trường ĐHXD về Hà Nội

Page 66: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

- Mỹ ném bom Trường Đại học Xây dựng

Đầu năm 1972, toàn trường đã tập trung về Hương Canh (trừ Khoa Tại chứcvẫn ở Chèm, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh). Việc học tập, giảng dạy, làm việc đãbước đầu đi vào ổn định. Nhưng lúc này đang thời kỳ Mỹ ném bom đánh phá miềnBắc ác liệt. Cả miền Bắc tập trung sức người, sức của chi viện cho miền Nam vàđánh trả cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ. Một lần nữa trường lại đưa sinh viên“xuống đường” tham gia đảm bảo giao thông trên tuyến đường 1B (Đồng Đăng –Thái Nguyên). Ở trường chỉ còn lại các phòng ban chức năng làm việc và một sốít sinh viên không thể tham gia cùng đoàn được.

Việc Mỹ đánh phá trở lại miền Bắc, nhà trường cũng đã thông báo. Trường đãcho đào hệ thống giao thông hào liên hoàn dài gần 4 km quanh khu trường, củngcố lại hầm trú ẩn tại các khu nhà ở, lớp học. Ban Giám hiệu phân công trực chỉ huy,có chòi quan sát báo động. Lúc 10h30’ sáng Chủ nhật ngày 10/09/1972, nhiều tốpmáy bay địch xuất hiện, chòi quan sát đánh kẻng báo động, mọi người đã kịp xuốnghầm trú ẩn. Tuy nhiên, do các mục tiêu đánh phá địch đã chuẩn bị trước, chúngdùng bom đánh phá chặn 3 con đường vào trường và các cơ sở xây bằng gạch ngói.Khu tranh tre nứa lá và dọc các đường hào giao thông chúng dùng bom cháy, bắnđạn rocket và đạn đại liên… Vì thế hầu như toàn bộ lớp học, phòng thí nghiệm,xưởng thực tập, nhà ở, bệnh xá, thư viện trong phút chốc đã bị phá hủy, 61 CBCNVvà sinh viên đã hy sinh.

Ngay sau khi máy bay Mỹ đánh phá, lãnh đạo nhà trường đã triển khai việcgiải quyết cứu nạn, cấp cứu, tìm kiếm người mất tích, chôn cất người tử vong.Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự, cơ quan huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phú đãkịp thời đến ứng cứu. Các cơ quan tỉnh Vĩnh Phú đã tạo mọi điều kiện cần thiết giúpđỡ trường. Sự chỉ đạo cụ thể và quyết đoán của lãnh đạo nhà trường và tinh thầnkhẩn trương tích cực của CBCNV có mặt tại Hương Canh đã giải quyết hậu quảmột cách nhanh chóng và chu đáo.

Trường đã xin phép địa phương cho lập một nghĩa trang riêng tại vùng đồiHương Canh để chôn cất 61 cán bộ công nhân viên, sinh viên hy sinh ngày10/09/1972.

Sau trận đánh phá của máy bay Mỹ, toàn trường đã tạm thời rút khỏi khu tậptrung Hương Canh, phân tán nhỏ về các thôn xã của hai huyện Mê Linh và Yên Lạc.Thầy và trò lại dựng lớp học, nhà ăn, đào hầm… với quyết tâm không để gián đoạnnhiệm vụ giảng dạy và học tập trong bất cứ tình huống nào.

66

Page 67: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Đầu năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết, trường lại một lần nữa tập trungvề Hương Canh. Bộ ĐH&THCN có Chỉ thị:“Trường cần xin vốn và vật tư để xâydựng tạm cho một thời gian nhất định ở địa điểm tạm thời hiện nay của trườngbằng tranh, tre hoặc một tầng lắp ghép tùy theo khả năng của trường”. Theo sự chỉđạo của Bộ, trường đã xin được cấp vốn xây dựng nhưng trước mắt để có thể đónsinh viên Khoá 18 và Khoa Cầu đường còn ở nơi sơ tán (Hệ Dưỡng gần bến đòChèm) về Hương Canh. Nhà trường đã khẩn trương dựng các nhà bằng tranh trenứa lá; huy động 3500 ngày công lao động để san lấp hố bom, đào bom nổ chậm,thu dọn nhà cửa đổ nát, sửa chữa đường đi lại, đào rãnh thoát nước…, khôi phụcvà xây mới 13000m2 nhà bán kiên cố, 23000m2 nhà tranh tre gồm lớp học, phòngthí nghiệm, xưởng và phòng làm việc của Hiệu bộ. Ngoài ra, trường còn tiến hànhxây dựng các nhà ăn tập trung với quy mô từ 500 đến 700 người; xây dựng hệthống điện với trạm điện 320KVA, xây dựng 2 trạm giếng khoan và hệ thống cấpnước cho toàn trường. Song song với những việc trên, nhà trường còn tích cựcchuẩn bị kế hoạch xây dựng khu tập kết của trường với những công trình kiên cốkhi tình hình cho phép (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ trường lần thứ IV – tháng12/1972).

Bằng sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ và sinh viên, đến cuối năm 1973,nhà trường đã sửa chữa được gần 10000m2 nhà ở, lớp học, xây dựng mới thêmđược 800m2 nhà lá và nhà cấp 4, hai hệ thống điện và một hệ thống bơm nước (Báocáo Đại hội Đảng bộ trường lần thứ V – tháng 04/1974). Cùng thời gian này, nhờsự chuẩn bị tốt về cơ sở vật chất, nhà trường đã cơ bản hoàn thành việc tập trunggần 3000 cán bộ, sinh viên và gia đình cán bộ về lại Hương Canh. Riêng Khoa Tạichức chuyển về tiếp quản khu Chèm (khu C) để quản lý sinh viên tại chức và dựbị đại học.

Cuộc sống, sinh hoạt văn hóa tinh thầnTừ Hà Nội tới ga Hương Canh khoảng 50 km, vào đến trường thêm 1,5 km

nữa. Cuối tuần nhiều sinh viên, thầy cô giáo lại cùng tất tả ra tầu về xuôi và tối Chủnhật lại ngược tàu Hà Nội - Lào Cai để về trường kịp có mặt cho buổi làm việc đầutuần. Có thầy cô giáo hàng tuần vẫn đạp xe gần 50 km qua tuyến đường Chèm đểvề Hà Nội. Thời đó ai có chiếc xe máy cho dù chỉ là “cá ươn” cũng được xếp vàohàng quý tộc.

Trên diện tích khoảng 50 ha này, các công trình tuy chủ yếu là nhà cấp 4 máingói hoặc lá cọ, vách đất đơn sơ nhưng được bố trí khá đầy đủ các hạng mục củamột trường đại học với khu vực Hiệu bộ, giảng đường, phòng thí nghiệm, y tế,nhà ăn, sân thể thao, sân khấu ngoài trời và khu vực các khoa được quy hoạch rất

67

Page 68: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

hợp lý. Từ ngoài Gò Héo vào là khu Xưởng Cơ, Khoa Cơ bản, Khoa Cầu đường,Kinh tế, Thuỷ lợi, Kiến trúc và Xây dựng; đi thẳng bên trái là sân khấu nổi, bênphải là sân vận động; ở quả đồi trước mặt là 2 khoa Máy và Vật liệu. Đan xengiữa các quả đồi dưới bóng cây bạch đàn, lá reo vi vu và các thung lũng lúa,nương sắn tạo nên không khí yên lành của miền đất trung du.

Trong hoàn cảnh khó khăn chung của đất nước, có giai đoạn cả thầy và tròphải ăn bo bo (mỳ hạt), bánh bột mỳ luộc thay cơm. Nhà trường đã vận động thầyvà trò cùng tăng gia sản xuất, trồng sắn tại xã Hương Sơn (năm 1981) để cải thiệnđời sống.

Vượt lên trên cái đói, cái rét là tình yêu cuộc sống, là tình cảm gắn bó thầy trò.Do số lượng sinh viên ít hơn bây giờ nên thầy cô giáo nhớ tên tất cả các trò tronglớp, trong khoa, chia sẻ khó khăn với học trò như những người thân. Những kiếnthức của các thầy cô trở về từ Liên Xô, Trung Quốc, các nước Đông Âu, Cu Ba...như những hạt giống quý gieo niềm tin, khát vọng cho sinh viên về đất nước ViệtNam tươi đẹp trong tương lai.

Chương trình học tập rất nặng, thi cử nghiêm túc. Sinh viên còn nhớ mãi nhữngngày cùng nhau thắp đèn dầu học thâu đêm. Không để nợ môn là cả một nỗ lực,quyết tâm lớn. Những môn học khó như Cơ học Kết cấu, Kết cấu Bê tông, Vật liệuxây dựng có khi phải trả nợ nhiều lần.

Trong khó khăn, vất vả lại càng toát lên tính sôi nổi, nhiệt tình, yêu đời của sinhviên xây dựng. Các buổi chiều cả trường nhộn nhịp hoạt động thể thao bóng đá,bóng chuyền. Buổi tối không bao giờ vắng những lời ca tiếng hát trên thảm cỏ sântrường. Bạn bè chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, cùng quây quần quanh nồi mỳ, sắn luộc,cùng say sưa hát với cây đàn ghi-ta suốt đêm trăng. Sự nhiệt tình sôi nổi, yêu vănnghệ của sinh viên Xây dựng, tiếng hát truyền cảm của Vũ Anh Dũng (Dũng sứt)khóa 22VL còn để lại ấn tượng khó quên với cả các trường bạn: Đại học Tài chínhKế toán, Đại học Sư phạm II ở Phúc Yên, Xuân Hòa.

Các cán bộ Đoàn Thanh niên, Phòng Tuyên huấn hăng say hoạt động. Sẽ cònnhớ mãi các buổi chiếu phim tại Sân khấu nổi với thuyết minh của cán bộ nhàtrường, các đêm hội diễn văn nghệ, vở kịch “Con cáo và chùm nho” (Aesop) rất hấpdẫn…với sự tham gia của các thầy cô giáo, sinh viên. Các bài hát về Trường Đạihọc Xây dựng, về vùng đất Hương Canh do các thầy Trương Hùng Cường, HoàngPhúc Thắng, Nghiêm Quang Hà sáng tác đã đóng góp không nhỏ vào việc hun đúctình yêu mái trường, động viên tinh thần vượt lên mọi gian khó của thầy và trò.

Nhà trường cũng nhận được nhiều tình cảm của người dân địa phương xungquanh, cùng đùm bọc, giúp đỡ cán bộ, sinh viên. Những gia đình như bà Bủ, ôngBan, ông Hía, bà Tiệp..., nhân dân xóm Gò Héo, xã Quất Lưu, cán bộ nhà ga

68

Page 69: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Hương Canh, đã giúp đỡ nhà trường và để lại nhiều dấu ấn tình cảm trong sinhviên và cán bộ.

Mười năm ở Hương Canh là dấu ấn không thể phai mờ, mãi mãi là ký ức đẹpvề tình thầy trò, tình bạn và tình yêu cuộc sống. Mỗi khi có cơ hội là “chất” HươngCanh lại lan toả, bay cao với một thế hệ sinh viên, cán bộ đã gắn bó với nơi này.

Trời cao trong xanh,

Miền quê trung du

Bạch đàn reo vi vu,

Đưa hương gió mùa thu.

Chốn đây mái trường,

Thân thương dịu hiền,

Như một tình yêu tha thiết.

4. Di chuyển trường về Hà Nội

Việc trường phải rời khỏi Hà Nội đi sơ tán ngay khi mới được thành lập là việclàm cấp thiết nhằm bảo toàn lực lượng để cùng với quân dân cả nước tiến hànhcuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Song, ở nơi sơ tán, các hoạt động dạy và học,NCKH, đối ngoại cũng như đời sống của cán bộ và sinh viên gặp rất nhiều khókhăn. Hơn nữa, các PTN quan trọng của trường như: PTN Công trình, Cơ học đất,Vật liệu xây dựng và Thủy lực còn nằm lại Hà Nội, trong khuôn viên TrườngĐHBK. Các nhu yếu phẩm tối thiểu và cần thiết hàng ngày của cán bộ và sinh viênchủ yếu là do Hà Nội cung cấp. Nhiều gia đình CBCNV nhất là CBGD đang sinhsống ở Hà Nội, gắn bó với Hà Nội không chỉ đời sống vật chất mà còn cả đời sốngvăn hóa, tinh thần, nhu cầu học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, mọi mặt đảm bảocho sự tăng tiến trong tương lai.

Vì vậy, khi chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ kết thúc, miền Nam đượcgiải phóng, nếu trường vẫn ở Hương Canh thì vị thế của trường đối với xã hội,điều kiện phát triển đào tạo, NCKH, giao lưu hợp tác trong và ngoài nước sẽ bị hạnchế. Tương lai phát triển của trường sẽ rất khó khăn. Nhu cầu di chuyển trường vềHà Nội trở nên rất bức bách và cần thiết. Đảng ủy trường đã sớm nhận thức đượcvấn đề này nên trong phiên họp Đảng ủy ngày 25/02/1973 – sau khi Hiệp địnhParis được ký kết đã bàn đến việc tìm địa điểm chính thức ở Hà Nội để xây dựngtrường. Trong công văn số 208 ngày 8/5/1973 gửi Bộ ĐH&THCN, lãnh đạo trườngđã nói rõ nguyện vọng thiết tha và ý chí quyết tâm cao của toàn thể cán bộ, đảng

69

Page 70: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

viên và quần chúng trong trường về vấn đề này, đồng thời đề nghị nếu trong nộithành khó khăn, trường sẽ chọn địa điểm ở phía hữu ngạn sông Hồng là Từ Liêm,Thanh Trì hoặc ở phía tả ngạn là Gia Lâm, Đông Anh.

Ngày 27/10/1975, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 426/TTg cho phépTrường Đại học Xây dựng di chuyển từ Hương Canh về Hà Nội. Quá trình dichuyển và xác định địa điểm của trường tại Thủ đô Hà Nội thực chất là một quátrình tìm các vùng đất để đặt chân tạm thời, sau đó mới tìm và xác định địa điểmchính thức lâu dài, tiến tới đề nghị Nhà nước phê duyệt luận chứng kinh tế - kỹthuật. Đó là sự vận động rất tích cực, sáng tạo, từng bước khẳng định vị thế củaTrường Đại học Xây dựng tại Thủ đô. Ban đầu, địa điểm được xác định ở vùng vennội thành Hà Nội (Công văn 625-VP4 của Phó Thủ tướng Huỳnh Tấn Phát ký ngày16/02/1979). Tháng 9/1979, trong Thông báo của Bộ Xây dựng về quy hoạch thìđịa điểm Trường Đại học Xây dựng có thể nằm ở khu vực Mai Dịch – Từ Liêm,phía trước Đại học Sư phạm I.

Tháng 1/1980, UBHC thành phố Hà Nội thông báo hướng dẫn chuẩn bị xâydựng Trường Đại học Xây dựng tại xã Cổ Nhuế - Thụy Phương, huyện Từ Liêm.Tháng 4/1980, Bộ ĐH&THCN ký Quyết định phê duyệt nhiệm vụ thiết kế TrườngĐại học Xây dựng trên diện tích 2 ha tại cánh đồng xã Cổ Nhuế để đảm bảo mộtphần yêu cầu của công tác đào tạo và phục vụ đời sống cho khoảng 2500 sinh viên.

Tháng 11/1980, Bộ ĐH&THCN ra Quyết định sáp nhập Trường Đại học Xâydựng Vừa học Vừa làm với 200 CB và 700 SV vào Trường ĐHXD. Tháng 6/1981,UBND thành phố Hà Nội đã có công văn số 2840/X/UB chuyển giao khu vựcĐồng Tâm của Trường Đại học Xây dựng Vừa học Vừa làm cho Trường Đại họcXây dựng.

Năm 1981, chúng ta đã khởi công xây dựng cơ sở trường tại Cổ Nhuế. Trong2 năm 1981-1982, trường đã xây dựng được 3740 m2 nhà, sản xuất 1150 triệu viêngạch chỉ, 2.5 vạn viên gạch lát. Cuối 1982, toàn bộ Khóa 24 và 25, phần lớn KhoaTại chức và Khoa Kiến trúc đã được di chuyển về Hà Nội.

Cuối 1983, về cơ bản Trường Đại học Xây dựng đã chuyển hết về các địa điểmtại khu Cổ Nhuế, bãi Phúc Xá, khu Đồng Tâm thuộc Hà Nội. Năm học 1983-1984,trường tuyển sinh Khóa 28 - khóa đầu tiên tuyển sinh tại Hà Nội, sau 17 lần tuyểnsinh ở các vùng sơ tán thuộc tỉnh Hà Bắc và Vĩnh Phú.

Ngày 17/4/1986, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười đã ký Quyết địnhsố 100/CT phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật Trường Đại học Xây dựng với tổngdiện tích xây dựng 2 vạn m2 trên vùng đất 9 ha của phường Đồng Tâm. Công trìnhTrường ĐHXD do trường tự thiết kế và cùng với Bộ Xây dựng tổ chức thi công.

70

Page 71: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Như vậy sau 10 năm (1976-1986) phấn đấu gian khổ, bền bỉ, năng động vàsáng tạo, chúng ta đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao, chính thứcchuyển từ nơi sơ tán về Thủ đô Hà Nội, bước vào một giai đoạn lịch sử mới trongquá trình hình thành và phát triển trường.

Nhìn lại quá trình xây dựng trường trong giai đoạn từ năm 1966 đến năm 1983,một giai đoạn với nhiều thử thách lớn lao, hy sinh, mất mát, khó khăn phức tạpnhưng thành công hết sức vẻ vang… chúng ta có thể rút ra những nét lớn như sau:

- Sự lãnh đạo vững vàng của Đảng ủy và BGH: Tập thể lãnh đạo nhà trường tâmhuyết, gắn bó với sự nghiệp giáo dục – đào tạo, biết động viên và tập trung mọinăng lực trí tuệ của cán bộ và sinh viên toàn trường là nhân tố quan trọng để trườngta vượt qua mọi khó khăn, gian khổ thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảngvà Nhà nước một cách chủ động và sáng tạo.

- Nhà trường đã kế thừa và phát huy được truyền thống của Khoa Xây dựngtrước đây, luôn luôn đấu tranh giữ gìn sự đoàn kết nội bộ, đồng cam cộng khổ,dũng cảm kiên cường vượt qua nhiều thử thách, thiên tai địch họa, từng bước xâydựng và phát triển nhà trường. Khi mới thành lập, trường đã phải đi sơ tán ngay,nhưng với tinh thần tự lực cánh sinh, lao động miệt mài, say mê, sáng tạo, biết dựavào dân, nên dù ở phân tán nhiều nơi, di chuyển nhiều lần nhưng ở đâu cũng vẫntạo dựng được điều kiện cần thiết đảm bảo các hoạt động không bị gián đoạn trongbất kỳ tình huống nào, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

- Nhà trường đã chú ý xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực, giỏivề chuyên môn, vững về chính trị, tâm huyết với sự nghiệp đào tạo, luôn rèn luyệntrong thực tiễn sản xuất và chiến đấu, đồng cam cộng khổ, đồng tâm nhất trí. Sựthành công trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ đã trở thành nhân tố quyết định chosự phát triển của trường trong giai đoạn đầy khó khăn gian khổ của cuộc khángchiến chống Mỹ cứu nước. Cùng với sự phát triển đi lên của trường, đội ngũ cánbộ ngày càng trưởng thành, nhiều người được vinh dự nhận những nhiệm vụ ở cácvị trí cao hơn trong các cơ quan Nhà nước, ở Trung ương và địa phương. Nhữngkỹ sư, kiến trúc sư do trường đào tạo đã phát huy được vai trò của mình trong sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều người trong số họ trở thành lãnh đạochủ chốt trong nhiều cơ quan quản lý các cấp, các viện nghiên cứu, trường học, đơnvị thi công…

71

Page 72: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Page 73: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

THỜI KỲ ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN

(1983-2011)

Page 74: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Page 75: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Thời kỳ 1983 - 2011 là thời kỳ quốc tế có nhiều biến động phức tạp. Sự sụpđổ của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã gây chấn động và ảnhhưởng lớn đến tình hình kinh tế - chính trị - xã hội nước ta. Vào những năm

80, đất nước vẫn nằm trong khủng khoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, đời sống nhândân, đặc biệt là CBCNV Nhà nước vô cùng khó khăn.

Trong hoàn cảnh đó, sự nghiệp giáo dục và đào tạo đứng trước yêu cầu phải đổimới toàn diện, từ nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy, học tập, tổ chứcquản lý đào tạo đến xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ…, để đáp ứng nhữngnhiệm vụ của ngành trong tình hình mới.

Vào cuối năm 1983, Trường Đại học Xây dựng đã chuyển từ Hương Canh về HàNội nhưng vẫn còn phân tán ở 4 khu vực: Cổ Nhuế, Phúc Xá, Bách Khoa và ĐồngTâm. Mặc dù đã về Hà Nội, nhưng đời sống của cán bộ và sinh viên còn gặp rấtnhiều khó khăn. Thực trạng trên đã tác động không nhỏ đến tư tưởng của cán bộ vàsinh viên.

Từ 1990, đất nước dần dần thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội vàbắt đầu có chuyển biến tốt. Sự nghiệp đổi mới với những định hướng lớn trong chiếnlược con người mà Đảng đề ra đã làm chuyển biến sâu sắc toàn ngành. Sự đổi mới tronggiáo dục đào tạo trở thành yếu tố quyết định của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Sau thời kỳ sơ tán, Trường Đại học Xây dựng tập trung về phường Đồng Tâm,Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, bắt đầu giai đoạn phát triển mới.

Năm 2010 đã xây dựng Chiến lược phát triển trường tới năm 2020 và tầm nhìntới năm 2030.

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG

1. Các nhiệm kỳ Hiệu trưởng từ 1983 đến 2011

Từ năm 1983 đến năm 2011, Hiệu trưởng nhà trường do các thầy giáo sau đâylần lượt đảm nhiệm :

Từ năm 1982 đến 1990: thầy giáo Phạm Ngọc Đăng

Từ năm 1990 đến 1994: thầy giáo Nguyễn Văn Chọn

Từ năm 1994 đến 1999: thầy giáo Nguyễn Như Khải

Từ năm 1999 đến 2004: thầy giáo Nguyễn Lê Ninh

Từ năm 2004 đến 2009: thầy giáo Nguyễn Văn Hùng

Từ năm 2009 đến nay: thầy giáo Lê Văn Thành

75

Page 76: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Năm 1990, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương cho cán bộ cáctrường đại học bầu Hiệu trưởng. Ngày 5/10/1990 cử tri là CBVC của trường đã thamgia bầu Hiệu trưởng nhiệm kỳ 1990 – 1994 tại giảng đường G3. Đây vừa là cuộcsinh hoạt chính trị quan trọng vừa là ngày hội tưng bừng của cán bộ và sinh viênTrường Đại học Xây dựng. Thầy giáo Nguyễn Văn Chọn được bầu là Hiệu trưởng.Các nhiệm kỳ sau, Bộ đều chỉ đạo việc lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ chủ chốt trongtrường làm căn cứ để bổ nhiệm Hiệu trưởng nhiệm kỳ 4 năm. Tháng 12/2003 Thủtướng Chính phủ ra Quyết định ban hành Quy chế nhiệm kỳ Hiệu trưởng 5 năm.Ngày 7/7/2009 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Quyết định bổ nhiệm Tiến sỹ Lê VănThành giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng nhiệm kỳ 2009 - 2014.Tháng 1/2010, Đại hội Đảng bộ lần thứ 20 đã bầu TS. Lê Văn Thành làm Bí thưĐảng uỷ nhiệm kỳ 2010 – 2015. Đây là Đại hội đầu tiên bầu Bí thư, Phó Bí thư vàBan Thường vụ trực tiếp tại Đại hội và cũng là lần đầu tiên chức vụ Hiệu trưởng vàBí thư Đảng uỷ do một đồng chí đảm nhiệm.

2. Tổ chức lại bộ máy quản lý

Sau khi đã chuyển từ Hương Canh về Hà Nội, cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt độngcủa nhà trường được sắp xếp lại cho phù hợp với tình hình mới. Đó cũng là nội dungChương trình 3 của chủ trương đổi mới giáo dục và đào tạo của ngành.

Từ 1983 đến 2011 bộ máy quản lý của nhà trường đã có một số điều chỉnh chophù hợp với các yêu cầu và nhiệm vụ mới: Thư viện, Tài vụ, Hành chính, Quản trị,Công tác Chính trị, Ban Quản lý ký túc xá…

Năm 1983, nhập 3 bộ môn: Thủy công, Thủy điện, Thủy lợi thành Bộ môn Xâydựng Thủy điện.

Tháng 7/1985 thành lập Xí nghiệp Thiết kế Xây dựng và Thực nghiệm.

Tháng 3/1987, Bộ ĐH&THCN đã ra quyết định chính thức thành lập Khoa Đàotạo và Bồi dưỡng Sau đại học (gọi tắt là Khoa Sau đại học). Và cũng năm 1987,Trường Đại học Xây dựng thử nghiệm mở lớp cao học thí điểm đầu tiên cho ngànhXây dựng Công trình thềm lục địa, sau đó là ngành Xây dựng DD&CN. Từ 2 lớp caohọc thí điểm này, Bộ GD&ĐT đã ra Quyết định số 2815/QĐ-SĐH ngày 4/11/1991,chính thức giao nhiệm vụ cho Trường Đại học Xây dựng tổ chức đào tạo trình độ thạcsỹ và tiến sỹ của Nhà nước.

Tháng 3/1988 thành lập Bộ môn Xây dựng Công trình thềm lục địa thuộc KhoaCông trình thủy. Trên cơ sở của bộ môn này, ngày 11/6/1994 Bộ GD&ĐT đã kýQuyết định số 1570/GD&ĐT thành lập Viện Đào tạo, Nghiên cứu và Ứng dụng kỹthuật xây dựng Công trình biển (gọi tắt là Viện Xây dựng Công trình biển) là một đơnvị của trường.

76

Page 77: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Tháng 4/1989 tách Khoa Vật liệu xây dựng - Kỹ thuật vệ sinh thành 2 khoa: Vậtliệu XD và Kỹ thuật Môi trường.

Tháng 4/1995 chuyển Khoa Tại chức của trường thành Trung tâm Đào tạo thườngxuyên (QĐ số 1392/GD&ĐT ngày 19/1/1995 của Bộ GD&ĐT).

Tháng 1/2001 thành lập Khoa Công nghệ thông tin. Tháng 6/2001 thành lập 2 bộmôn: Kỹ thuật hệ thống và Công nghệ phần mềm, trên cơ sở Bộ môn Tin học.

Tháng 3/2002 đổi tên một số bộ môn: Bộ môn Đường ôtô và Đường thành phốthành Bộ môn Đường ôtô - Đường đô thị; Bộ môn Thí nghiệm công trình thành Bộmôn Thí nghiệm và Kiểm định công trình; Bộ môn Xây dựng thủy điện thành Bộ mônXây dựng Thủy lợi – Thủy điện.

Tháng 6/2004, nhập Ban Quản lý Ký túc xá vào Phòng Công tác sinh viên, ghép2 phòng Hành chính tổng hợp và Công tác chính trị thành phòng Hành chính tổng hợp– Công tác chính trị.

Tháng 11/2004 trên cơ sở Bộ môn Mác Lê nin thành lập Khoa Mác Lênin gồm2 bộ môn ghép: Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng CSVN và Tưtưởng Hồ Chí Minh; Bộ môn Triết học và Kinh tế chính trị.

Tháng 11/2004 thành lập Bộ môn Công nghệ và Quản lý môi trường thuộc KhoaKỹ thuật Môi trường.

Tháng 1/2005 thành lập Bộ môn Tin học XD và Bộ môn Toán ứng dụng thuộcKhoa Công nghệ Thông tin.

Tháng 3/2005 thành lập Bộ môn Lý thuyết và Lịch sử Kiến trúc. Đổi tên KhoaKiến trúc thành Khoa Kiến trúc và Quy hoạch; đổi tên Xưởng Cơ thành PhòngNghiên cứu thực nghiệm cơ khí.

Tháng 9/2005 đổi tên Phòng Đối ngoại thành Phòng Hợp tác Quốc tế.

Tháng 6/2006 thành lập Phòng Thanh tra.

Năm 6/2007 thành lập Bộ môn Cơ giới hoá Xây dựng.

Năm 2008, thành lập Viện Khoa học và Kỹ thuật môi trường (sáp nhập Khoa Kỹthuật môi trường và Trung tâm Kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp);thành lập Bộ môn Kỹ thuật máy tính; đổi tên Khoa Kinh tế xây dựng thành KhoaKinh tế và Quản lý xây dựng, Bộ môn Cầu - Hầm thành Bộ môn Cầu và Công trìnhngầm, Bộ môn Công nghệ và Tổ chức xây dựng thành Bộ môn Công nghệ và Quảnlý xây dựng.

Tháng 12/2008, tách bộ phận Công tác chính trị từ phòng HCTH - CTCT về

77

Page 78: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

phòng Công tác sinh viên, đổi tên 2 phòng này thành Phòng Hành chính Tổng hợpvà Phòng Công tác chính trị - Quản lý sinh viên

Năm 2009 thành lập mới Bộ môn Kiến trúc cảnh quan và Bộ môn Kỹ thuật hạtầng đô thị, đều thuộc Khoa Kiến trúc và Quy hoạch; thành lập Phòng Khảo thí vàKiểm định chất lượng giáo dục. Đổi tên Bộ môn Nhiệt kỹ thuật thành Bộ môn Nănglượng và môi trường.

Năm 2010 tách tổ tiếng Pháp từ Bộ môn Ngoại ngữ về Ban Đào tạo Kỹ sư Chấtlượng cao.

Tháng 5/2011 thành lập mới Bộ môn Kinh tế và Quản lý bất động sản, Bộ mônQuản lý dự án và Pháp luật, đều thuộc Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng.

Cho đến nay (10/2011) bộ máy của nhà trường gồm 14 phòng, ban, 14 khoa,viện, ban quản lý đào tạo, 54 bộ môn, 10 phòng thí nghiệm thuộc khoa, bộ môn và14 trung tâm, viện KHCN, công ty.

Bộ máy lãnh đạo khoa, bộ môn được bổ nhiệm theo hình thức lấy phiếu thăm dòtrực tiếp, đảm bảo dân chủ và gắn kết trách nhiệm của từng thành viên đối với việcxây dựng đơn vị. Trong một thời gian dài nhiệm kỳ lãnh đạo của khoa, viện, bộ mônkhông đồng thời với nhiệm kỳ của Ban Giám hiệu. Tuy đảm bảo tính ổn định khônggây biến động bộ máy quản lý nhưng việc này lại gây khó khăn, trở ngại cho côngtác điều hành của từng nhiệm kỳ Hiệu trưởng, đặc biệt là phải thường xuyên lo côngtác bổ nhiệm cán bộ các cấp, không xây dựng được chiến lược phát triển trường mộtcách ổn định lâu dài. Khắc phục tình trạng này, được sự đồng ý của Bộ GD&ĐT bắtđầu từ năm 1999 nhiệm kỳ của lãnh đạo khoa, viện, bộ môn đã đồng nhất với nhiệmkỳ của Hiệu trưởng. Đồng thời đội ngũ cán bộ quản lý các cấp của trường đã đượctrẻ hóa sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ mới của thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiệnđại hóa đất nước. Đặc biệt ở nhiệm kỳ Hiệu trưởng 2009 – 2014 nhiều đồng chí lãnhđạo khoa, viện, bộ môn được bổ nhiệm ở độ tuổi 30 – 40.

3. Thành lập các trung tâm khoa học - công nghệ

Thực hiện Nghị định số 35/CP ngày 9/2/1981 của Chính phủ về việc ứng dụngKHCN vào thực tế, Nhà trường đã đề nghị và được Bộ GD&ĐT ra quyết định thànhlập Xí nghiệp Thiết kế xây dựng thực nghiệm và các trung tâm KHCN như: Trungtâm Môi trường đô thị và khu công nghiệp; Trung tâm Kỹ thuật Nền móng - Côngtrình: Trung tâm Kiến trúc và Quy hoạch; Trung tâm Công trình thủy; Trung tâmNghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xây dựng; Trung tâm Vật liệu xây dựng nhiệt đới…

Hoạt động của xí nghiệp và các trung tâm KHCN gắn liền với hoạt động chuyênmôn của các khoa đã góp phần tích cực vào việc đưa tiến bộ KHCN vào sản xuất,

78

Page 79: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đồng thời gắn liền nhàtrường với thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

Tháng 5/1993, trường đã chuyển giao Xí nghiệp Thiết kế và Xây dựng thựcnghiệm về Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tháng 8/1995, trường thành lập Văn phòng Tư vấn xây dựng, hoạt động theochứng chỉ hành nghề do Bộ Xây dựng cấp.

Tháng 11/2001, theo đề nghị của trường, Bộ GD&ĐT ra quyết định thành lậpdoanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Trường Đại học Xây dựng lấy tên là Công ty Tưvấn ĐHXD, hoạt động theo Quyết định số 68/1998/QĐ-TTg ngày 27/3/1998 củaThủ tướng Chính phủ về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước trong các cơ sở đàotạo, nghiên cứu.

Tháng 5/2005, trường ra quyết định thành lập Trung tâm Nghiên cứu Tư vấn kỹthuật an toàn giao thông thuộc Khoa Xây dựng Cầu đường.

Tháng 6/2006, trường ra quyết định thành lập Trung tâm Hợp tác đào tạo & Tưvấn quốc tế.

Năm 2008, thành lập Viện Cảng - Kỹ thuật Hàng hải; Viện Quy hoạch và Kiếntrúc đô thị.

Đến năm 2011, Nhà trường đang từng bước chuyển mình thành đại học có hàmlượng NCKH và chuyển giao công nghệ cao theo Chiến lược phát triển trường giaiđoạn 2010 – 2020 và tầm nhìn đến 2030 với 6 viện, 5 trung tâm KHCN hoạt động,hỗ trợ cho công tác đào tạo, NCKH và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Trong đó, Công tyTư vấn là một doanh nghiệp thuộc trường với đội ngũ cán bộ chuyên sâu gồm 165kỹ sư làm việc trong 11 xưởng thiết kế hoạt động hiệu quả nhất. Hàng năm, Công tyký kết từ 600 đến 800 hợp đồng lớn nhỏ với các công ty và các địa phương trên cảnước với tổng doanh thu năm 2006 là 48,2 tỷ đồng, năm 2007 là 86 tỷ đồng, 2008 là107 tỷ đồng, năm 2009 là 158 tỷ đồng và năm 2010 là 122,6 tỷ đồng. Từ năm 2009mỗi năm Công ty dành hàng trăm triệu đồng để trao học bổng cho sinh viên.

II. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO

1. Hệ thống đào tạo của trường và các ngành đào tạo

Hệ thống đào tạo của trường gồm đào tạo đại học và đào tạo sau đại học.

Ở cấp đào tạo đại học hiện nay có 22 ngành đào tạo khác nhau: Xây dựng Dândụng và Công nghiệp; Xây dựng công trình; Xây dựng Cầu- Đường; Xây dựng Cảng- Đường thủy; Xây dựng công trình Thủy điện; Xây dựng công trình Thủy lợi; Kiến

79

Page 80: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

trúc; Xây dựng Công trình Biển - Dầu khí; Cấp thoát nước; Môi trường đô thị và khucông nghiệp; Hệ thống kỹ thuật trong công trình; Công nghệ Vật liệu xây dựng; Máyxây dựng; Cơ giới hóa và Tự động hóa xây dựng; Kinh tế xây dựng; Kinh tế và Quảnlý đô thị; Tin học xây dựng công trình; Công nghệ phần mềm; Xây dựng Cơ sở hạtầng giao thông; Kỹ thuật đô thị.

Đào tạo đại học các ngành trên theo các hệ: Chính quy dài hạn tập trung, Cửtuyển, Vừa học vừa làm (tại chức).

Trong số những ngành đào tạo trên có những ngành mới mở sau này do nhu cầuphát triển kinh tế đất nước ví dụ: Ngành Tin học xây dựng công trình (mở năm 1990)và ngành Xây dựng công trình thềm lục địa sau này được đổi tên là Xây dựng Côngtrình biển và Dầu khí (mở năm 1990 – đổi tên năm 1995); một số ngành khác có sựthay đổi tên gọi như trước đây là Máy xây dựng thành, nay là Cơ điện xây dựng(1995).

Từ 2001, nhà trường bắt đầu tuyển sinh một số ngành mới: Môi trường đô thị vàkhu công nghiệp, Hệ thống kỹ thuật trong công trình, Cơ giới hóa, Công nghệ phầnmềm, Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; Kỹ thuật đô thị…

Ở cấp đào tạo Sau đại học nhà trường đào tạo hai trình độ thạc sỹ và tiến sỹ.

Ở trình độ thạc sỹ có 14 ngành: Cấp thoát nước; Công nghệ môi trường; Vật liệuvà Công nghệ vật liệu xây dựng; Địa kỹ thuật xây dựng; Xây dựng Công trình biển;Xây dựng Công trình thủy; Xây dựng đường ôtô và đường thành phố; Xây dựng cầu,hầm; Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp; Kiến trúc và Quy hoạch; Kỹthuật máy và Thiết bị xây dựng, nâng chuyển; Toán ứng dụng; Cơ học vật thể rắn;Kinh tế công nghiệp.

Ở trình độ tiến sỹ có 18 chuyên ngành: Xây dựng công trình dân dụng và côngnghiệp; Vật liệu và Công nghệ vật liệu xây dựng; Quy hoạch đô thị và nông thôn;Kiến trúc công trình; Cấp thoát nước; Công nghệ môi trường không khí; Địa kỹ thuậtxây dựng; Xây dựng Công trình ngầm và mỏ; Xây dựng Công trình biển; Xây dựngCông trình thủy; Xây dựng đường ô tô và đường thành phố; Xây dựng cầu, hầm; Kỹthuật máy nâng, máy vận chuyển liên tục; Kỹ thuật máy và thiết bị xây dựng; Cơ họcvật thể rắn; Kinh tế công nghiệp, Địa kỹ thuật xây dựng, Toán ứng dụng.

2. Đào tạo đại học

a. Quy mô các loại hình đào tạo

Hệ chính quy dài hạn tập trung Trong lịch sử phát triển trường từ năm 1966 đến nay, năm 1983 là năm có số

80

Page 81: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

lượng tuyển sinh thấp nhất (175 sinh viên). Điều đó cũng đã phản ánh một cáchkhách quan những khó khăn về kinh tế - xã hội của nước ta trong thời kỳ này, cũngnhư những khó khăn nhà trường phải đương đầu trong thời kỳ chuyển từ nơi sơ tánvề Hà Nội.

Những năm tiếp theo, quy mô tuyển sinh dần dần được nâng lên, cao nhất vàonăm 2009 là 3463 và ổn định trở lại khoảng 2800 vào năm 2010, 2011 (xem biểu đồsố sinh viên vào trường 1965 – 2011).

Nhà trường luôn chủ trương phát triển quy mô nhưng phải phù hợp với điều kiện cơsở vật chất và đội ngũ CBGD để đảm bảo chất lượng đào tạo. Trong bối cảnh của nềnkinh tế thị trường, vấn đề quy mô và chất lượng đào tạo luôn luôn được đặt ra và trởthành một vấn đề thời sự trong trường vào những năm cuối của thế kỷ 20. Nó liên quantrực tiếp đến các vấn đề mang ý nghĩa sống còn đối với nhà trường như tầm vóc và vịthế của nhà trường trong tương lai, xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ … Sau nhiềulần tham khảo ý kiến của các cán bộ trong trường và trên cơ sở định hướng chiến lượcphát triển dài hạn của trường, Đảng ủy – Ban Giám hiệu đã xin phép Bộ GD&ĐT nângchỉ tiêu tuyển sinh đại học hàng năm: Từ năm 2001 đến năm 2006 bình quân tuyển sinh2400 SV/năm, từ năm 2007 đến năm 2008 bình quân tuyển sinh 3200 SV/năm (bìnhquân giai đoạn 1995 – 2000 là 1200 SV/năm). Nhiệm kỳ 2009 – 2014, để phù hợp vớiđiều kiện CSVC nhằm củng cố và nâng cao chất lượng đào tạo, Đảng uỷ - Ban Giámhiệu đã quyết định hạ chỉ tiêu tuyển sinh xuống 2800 SV/năm. Đến tháng 10/2011 quymô đào tạo hệ chính quy là 17199 sinh viên.

Bên cạnh các lớp đào tạo truyền thống, nhà trường còn phối hợp với các đốitác nước ngoài mở các lớp đào tạo đặc biệt trong các chương trình hoặc các dự ánquốc tế:

- Các lớp chuyên ngành Xây dựng Pháp ngữ (XF) do Tổ chức các trường đại họcsử dụng tiếng Pháp (AUF) tài trợ. Các lớp này đào tạo kỹ sư ngành Xây dựng dândụng và công nghiệp theo chương trình của nhà trường nhưng từ năm thứ ba các môncơ sở ngành và chuyên môn được giảng dạy bằng tiếng Pháp do các CBGD củatrường đảm nhiệm, có sự tham gia của các giáo sư nước ngoài. Bắt đầu thực hiện từK39 (1995), hàng năm nhà trường chọn 40 học sinh trong số trúng tuyển vào ngànhXây dựng dân dụng và công nghiệp để tổ chức thành một lớp riêng. Đến cuối khóahọc, khoảng 20 sinh viên trong số đó được thực hiện đồ án tốt nghiệp bằng tiếngPháp và được trình bày bằng tiếng Pháp trước một Hội đồng chấm tốt nghiệp trongđó có 2 giáo sư từ các trường đại học Pháp.

Ngày 23/9/2011 được sự giúp đỡ của AUF, trường đã thành lập ngành Kiến trúcPháp ngữ.

Đến 2011, nhà trường đã tuyển sinh được 18 khoá XF và đã có 13 khoá với 450

81

Page 82: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

sinh viên tốt nghiệp đạt chất lượng cao. Trong đó trên 192 người đã và đang được tiếptục đào tạo ở Pháp, Bỉ, Canada; 72 đã được cấp bằng tiến sỹ, 38 người đang hoànthành luận án tiến sỹ, 56 người đã được cấp bằng thạc sỹ. Đã có 22 người trở thànhlực lượng CBGD trẻ bổ sung cho các bộ môn của trường.

- Các lớp kỹ sư chất lượng cao (CLC) nằm trong Dự án Đào tạo kỹ sư chất lượngcao tại Việt Nam (PFIEV) của hai Chính phủ Việt Nam và Pháp. Dự án này về phíaViệt Nam có 4 trường đại học tham gia (Xây dựng, Bách khoa Hà Nội, Bách khoaĐà Nẵng, Bách khoa TP Hồ Chí Minh) và về phía Pháp có 7 trường đại học là đốitác. Chương trình và nội dung đào tạo do các trường đại học Việt Nam và Pháp cùngphối hợp xây dựng theo mô hình Pháp; trang thiết bị, giáo trình, tài liệu… do Pháptài trợ. Hàng năm một số CBGD được sang Pháp thực tập về giảng dạy cho lớp này.Bắt đầu thực hiện từ năm 1999 (khóa 44), mỗi khóa nhà trường chọn 1 lớp 40 sinhviên (từ khóa 47 đến khóa 51, mỗi khóa chọn 90 sinh viên) đạt kết quả cao trong kỳthi tuyển sinh vào trường để đào tạo hai ngành mới: Cơ sở hạ tầng giao thông và Kỹthuật đô thị. Trong các kỳ thi chuyển giai đoạn và kiểm tra chất lượng do Pháp tổ chứchàng năm, sinh viên các lớp kỹ sư chất lượng cao của Trường Đại học Xây dựngluôn có điểm cao nhất trong các trường tham gia dự án. Tính đến năm 2011 đã có 8khóa với 410 sinh viên tốt nghiệp ra trường. Số lượng sinh viên CLC sau khi tốtnghiệp đã và đang du học tại Pháp là 101 người, trong đó 28 người đã đạt học vị tiếnsỹ. Kỹ sư CLC ra trường được các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất đánh giá cao vìcó nền tảng kiến thức khoa học cơ bản vững vàng và ngoại ngữ tốt.

Hệ đào tạo tại chức (Vừa học Vừa làm)Công tác đào tạo tại chức đã được tiến hành khi Trường Đại học Xây dựng còn

là một khoa của Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và được tiếp nối ngay từ khi thànhlập trường. Quán triệt đường lối, chính sách đào tạo của Đảng và Chính phủ, TrườngĐại học Xây dựng đã ưu tiên mở các lớp đạo tào gắn liền với nhu cầu sử dụng cánbộ của các bộ, ngành, các địa phương và quân đội.

Từ năm 1987 trở về trước, quy mô đào tạo tại chức của trường tương đối ổn định.Trong thời kỳ chiến tranh, số lượng tuyển sinh hàng năm từ 100 đến 200 người. Saukhi đất nước thống nhất, nhu cầu ngày càng tăng lên từ 200 đến 300 người. Năm1984, trường lại tiếp nhận thêm 300 sinh viên của Trường Đại học Tại chức Hà Nộisáp nhập vào. Đặc điểm nổi bật ở thời kỳ này là đào tạo theo cơ chế kế hoạch hóa tậptrung và hoàn toàn bao cấp nên phân bổ ngành nghề tương đối đồng đều. Nhữngngười đi học đều phải có thành tích đáng kể và có thâm niên công tác nhất định. Họyên tâm đi học vì không lo ảnh hưởng đến việc làm, cương vị công tác và thu nhập.

Tháng 12/1986, trường đã mở hội nghị tổng kết 25 năm đào tạo tại chức. Hộinghị đánh giá đào tạo tại chức 25 năm qua theo đúng phương châm là vừa củng cố,

82

Page 83: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

vừa mở rộng quy mô có trọng điểm, đồng thời giữ vững và nâng cao được chất lượngđào tạo.

Bắt đầu từ năm 1988, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế quản lý mới, do vậysố người đi học tại chức giảm. Từ năm 1988 đến năm 1991, mỗi năm chỉ còn gần 100người đăng ký dự thi vào học.

Từ năm 1992 nền kinh tế nước ta bắt đầu khôi phục và phát triển, nhu cầu đàotạo nhân lực có trình độ đại học ngày càng tăng. Do vậy, quy mô tuyển sinh vào hệđào tạo tại chức cũng tăng theo.

Trong giai đoạn từ 1983 đến tháng 4/2011, đã có 13.162 sinh viên tốt nghiệp ratrường. Hiện nay, Trung tâm Đào tại thường xuyên đang quản lý đào tạo 194 lớp tại49 cơ sở phối hợp đào tạo thuộc 29 tỉnh thành trên cả nước, kéo dài từ Hà Giang, LàoCai, Yên Bái đến miền Tây Nam Bộ. Do nhu cầu xã hội, hệ tại chức chỉ mở được chocác ngành: Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Xây dựng Cầu đường, Xây dựngcông trình, Kinh tế xây dựng, Cấp thoát nước, Vật liệu và cấu kiện xây dựng.

Hệ đào tạo cử tuyển (gọi tắt là KV)

Đối tượng đào tạo của hệ này là con em các dân tộc ít người ở vùng sâu, vùngxa, hải đảo…do các địa phương cử đi học, không phải qua thi tuyển quốc gia. Hàngnăm, Nhà trường được Bộ GD&ĐT giao chỉ tiêu đào tạo khoảng 30 sinh viên. Tínhđến 2011, Nhà trường đã và đang đào tạo được 24 khóa (từ KV0 đến KV23), thời gianđào tạo 4,5 năm, trong đó có nửa năm ôn tập các môn văn hóa trước khi chính thứchọc chương trình đại học để cấp bằng kỹ sư.

Do yêu cầu cán bộ của các địa phương, nhà trường chỉ đào tạo các ngành Xâydựng Dân dụng và Công nghiệp, Kinh tế xây dựng và Xây dựng Cầu đường. Hàngnăm, một trong 3 khoa có ngành đào tạo trên được giao quản lý sinh viên khóa mớivà tổ chức đào tạo theo ngành của mình. Từ năm 1997, để ổn định đào tạo, nhà trườnggiao việc quản lý đào tạo của hệ này cho Khoa Xây dựng Công trình thủy và mởngành Xây dựng công trình. Đến năm 2006 đã có 16 khóa tốt nghiệp với tổng số là356 sinh viên và đến năm 2010 có 470 sinh viên tốt nghiệp.

Hệ đào tạo mở rộng Thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT, từ năm 1989 đến năm 1992 nhà trường

mở hệ đào tạo mở rộng cho các ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp, Xâydựng công trình, Kiến trúc và Kinh tế xây dựng. Lúc đầu hệ đào tạo mở rộng cóchương trình và nội dung đào tạo riêng, nhưng sau đó các sinh viên của hệ này đượcxếp theo học cùng chương trình và thời gian đào tạo như hệ chính quy nhưng khitốt nghiệp được cấp bằng kỹ sư mở rộng. Năm học 1996 - 1997 là năm cuối cùngcủa hệ này. Ngoài số sinh viên được đào tạo tại trường, nhà trường còn liên kết với

83

Page 84: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Trường Đại học Tại chức Hải Phòng đào tạo 2 khóa hệ mở rộng với gần 100 sinhviên ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp (Khoá 1:74 người và Khóa 2: 60người) do Trung tâm Đào tạo thường xuyên của trường phối hợp với Khoa Xâydựng quản lý.

Hệ đào tạo bằng thứ 2Trường Đại học Xây dựng là trường đầu tiên thí điểm về đào tạo bằng 2, người

khởi xướng là GS. Nguyễn Đình Cống. Từ thực tiễn nhu cầu của xã hội về cán bộkhoa học kỹ thuật ngành Xây dựng Dân dụng và Công nghiệp ngày càng tăng, năm1995, Trường Đại học Xây dựng đã đưa ra và thí điểm loại hình đào tạo mới: đàotạo để cấp bằng đại học thứ 2. Tham gia chương trình đào tạo là 2 năm, người đã tốtnghiệp đại học có thể nhận được bằng đại học thứ 2: Kỹ sư Xây dựng ngành Dândụng và Công nghiệp. Lớp đầu tiên, Khoá 1 hệ bằng 2 tuyển sinh 47 người, Trườnggiao cho Khoa Xây dựng DD&CN tổ chức quản lý. Loại hình này thực hiện được6 năm đến năm 2001 thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ký Quyếtđịnh số 22/2001/QĐ- BGD&ĐT về quy định đào tạo để cấp bằng tốt nghiệp đại họcthứ hai.

Ban đầu, học viên được tuyển là những kỹ sư xây dựng các ngành: Cầu đường,Công trình thủy, Công trình biển… Những năm sau này, mở rộng hơn đầu vào, nhàtrường quy định tuyển sinh bằng 2 với các đối tượng đã có bằng tốt nghiệp đại họckhối A. Đến năm 2011, Trường Đại học Xây dựng đã tuyển sinh 17 khóa với 3330người theo học.

Hệ Cao đẳngTuyển sinh được 2 khoá (khoa Công trình thủy quản lý): năm học 1999 – 2000 :

200 SV; năm học 2000 – 2011 : 57 SV.

Đào tạo liên thôngMô hình đào tạo liên thông được thực hiện từ học kỳ 2 năm học 2005-2006:

Năm 2005, trường đã tuyển sinh năm đầu tiên được 76 sinh viên; năm 2006, tuyểnđược 110 sinh viên; năm 2007, tuyển được 93 sinh viên; năm 2008, tuyển được 131sinh viên; năm 2009, tuyển được 116 sinh viên và năm 2010 tuyển được 181 sinhviên. Năm 2011, loại hình đào tạo này được mở rộng thêm các ngành Cầu đường,Kinh tế và Quản lý xây dựng, Môi trường nước, Vật liệu xây dựng và tuyển được320 sinh viên.

b. Thực hiện đổi mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo

Trong tình hình nước ta chuyển nhanh từ nền kinh tế nhiều thành phần theo địnhhướng XHCN, cũng như các trường đại học khác ở trong nước, Trường Đại học Xây

84

Page 85: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

85

dựng phải thường xuyên đối mặt với nhiều thách thức lớn, đặc biệt trong việc tìm ragiải pháp để mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả đào tạotrong điều kiện nguồn lực còn hạn hẹp. Trong bối cảnh đó, trong suốt 26 năm kể từnăm 1985 đến nay, nhà trường đã tập trung mọi cố gắng, khắc phục khó khăn thựchiện đổi mới đào tạo.

- Đổi mới mục tiêu, chương trình và nội dung đào tạo Trên cơ sở quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng về vai trò của sự

nghiệp giáo dục – đào tạo, nhà trường đã xác định rõ mục tiêu, chương trình và nộidung đào tạo phải thể hiện rõ chủ trương đào tạo theo diện rộng, đưa vào dạy nhữngđiều mà xã hội cần nhằm mục đích tạo ra những sản phẩm có kiến thức rộng và vữngchắc để thích nghi với thị trường lao động luôn biến động, vừa có khả năng chuyểnđổi nghề nghiệp dễ dàng, vừa thuận lợi khi cần vươn lên các trình độ học vấn cao hơn.Sau hai lần thực hiện vào năm 1992 và năm 1994, nhà trường đã cơ bản hoàn thànhđược việc đổi mới mục tiêu, chương trình và nội dung đào tạo của tất cả 12 ngànhđào tạo trong trường. Đặc biệt, dựa trên cơ sở của việc modun hóa các kiến thức họctập theo đơn vị học trình và học phần, những sự đổi mới trên đã cho phép thiết kế lạimô hình đào tạo, loại bỏ việc tách riêng các ngành hẹp ngay từ năm thứ nhất, tạo điềukiện thuận lợi cho việc liên thông giữa các ngành trong và ngoài trường. Thành tíchnày của trường đã được Bộ GD&ĐT xếp trường vào loại A năm học 1993 – 1994.Để công tác đào tạo đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của xã hội, năm 2000 nhà trườngquyết định xuất quỹ tự có số tiền 350 triệu đồng thực hiện dự án đổi mới lần thứ 3mục tiêu, chương trình và nội dung đào tạo của tất cả các ngành, đồng thời nghiêncứu mở thêm một số ngành đào tạo mới. Kết quả từ năm học 2001 – 2002 số ngànhđào tạo trong trường đã nâng lên 20 ngành, trong đó lần đầu tiên nhà trường bắt đầubước sang một lĩnh vực đào tạo mới là Công nghệ thông tin, ngoài lĩnh vực xâydựng cơ bản truyền thống.

- Đổi mới quy trình đào tạo Từ năm 1988 tới nay, nhà trường đã hai lần thay đổi quy trình đào tạo:

Lần thứ nhất vào năm 1988 phân chia quá trình đào tạo thành 2 giai đoạn với thờigian đào tạo giai đoạn I là 2 năm (4 học kỳ) và giai đoạn II là 3 năm (6 học kỳ). Giữa2 giai đoạn tổ chức kỳ thi tuyển có tính quốc gia. Nhà trường đã thực hiện chủ trươngliên thông giữa các trường, cho phép một số lượng hạn chế sinh viên ngoài trườngđược thi chuyển giai đoạn (dưới 10% số sinh viên của trường). Nhưng thực tế chưacó năm nào số sinh viên ngoài trường vượt quy định trên (năm cao nhất có gần 70sinh viên dự thi và tỷ lệ vào học khá thấp, do thi không đỗ hoặc không thỏa mãnnguyện vọng ngành nghề).

Lần hai vào năm học 1995 – 1996, nhà trường đổi mới quy trình đào tạo rút ngắn

Page 86: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

giai đoạn I xuống còn 3 học kỳ. Việc thực hiện quy trình mới bắt đầu từ khóa 40nhưng nội dung giảng dạy phải sang Khóa 41 mới thực hiện hoàn toàn theo quy địnhcủa Bộ Giáo dục và Đào tạo. Song song với việc đổi mới quy trình đào tạo là việcđiều chỉnh liên tục chương trình học tập giai đoạn I kết hợp với việc thay đổi mô hìnhđào tạo để hòa nhập vào hệ thống chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạonhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên thông giữa các ngành trong trường và cáctrường khác, phát huy hiệu quả của quy trình đào tạo mới. Cùng với quy trình đàotạo, ba năm từ 1999 đến 2001 (Khóa 44, 45 và 46) nhà trường thực hiện tuyển sinhtheo 13 ngành từ năm thứ nhất. Nhưng bốn khóa tiếp theo (từ khóa 47 đến khóa 50)lại áp dụng thi chuyển giai đoạn để phân ngành.

Việc tuyển sinh theo ngành được thảo luận nhiều lần ở các hội nghị Đảng ủy vàTổng kết năm học hàng năm. Từ năm 2006 (khóa 51) nhà trường thực hiện tuyển sinhtheo ngành dựa vào đăng ký nguyện vọng của thí sinh trước khi thi, điểm sàn củatrường. Khi nhập trường những thí sinh không trúng nguyện vọng 1 sẽ được đăng kýlại nguyện vọng.

- Đổi mới phương thức quản lý đào tạo Trường Đại học Xây dựng là một trong những trường đầu tiên thực hiện thí điểm

phương thức quản lý theo học chế tín chỉ. Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, phươngthức này được triển khai từ tháng 2 năm 1995. Đây là một phương thức quản lý đàotạo dành rất nhiều thuận lợi và cơ hội cho sinh viên. Trong phương thức này, chươngtrình đào tạo được cấu trúc theo các môđun đa dạng, từng sinh viên có thể chọnchương trình học riêng phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Sinh viên pháthuy tính độc lập trong học tập, nghiên cứu nhưng nhà trường gặp rất nhiều khó khăntrong tất cả các khâu của quá trình đào tạo.

Những năm đầu, phương thức quản lý này áp dụng cho nhóm 5 ngành kỹ thuậtcông trình. Đến năm 2000 trừ ngành Kiến trúc, tất cả các ngành thực hiện đào tạo tínchỉ và đến năm 2002, phương thức quản lý đào tạo theo học chế tín chỉ áp dụng chotoàn trường với phương châm thực hiện từng bước đi đôi với đánh giá, rút kinhnghiệm. Tháng 3/2005, trường đã tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện quảnlý đào tạo theo học chế tín chỉ. Đến nay, sau 17 năm áp dụng trường đã thu đượcnhiều kinh nghiệm quý báu và khá ổn định trong tổ chức thực hiện phương thức quảnlý đào tạo này. Kinh nghiệm của Trường Đại học Xây dựng sẽ hỗ trợ cho các trườngbạn và đóng góp vào quá trình đổi mới phương thức quản lý đào tạo của Bộ GD&ĐT.

- Đổi mới phương thức dạy và học Trên cơ sở quán triệt mục tiêu đào tạo ra những con người lao động tự chủ, năng

động sáng tạo có khả năng giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong cuộc sống, từnăm 1995 nhà trường đã bắt đầu có chủ trương đổi mới phương pháp dạy và học

86

Page 87: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

87

theo hướng tăng tính chủ động của sinh viên và sử dụng các phương tiện kỹ thuật mớiđể hỗ trợ giảng dạy. Nhà trường đã động viên CBGD tích cực viết giáo trình, tài liệuhọc tập cho sinh viên. Riêng năm học 1995 - 1996 đã viết xong được 42 đầu sách,tăng 25 đầu sách so với năm học trước đó. Năm học 2005 - 2006, để lập thành tíchthiết thực chào mừng kỷ niệm 40 năm thành lập trường, đã có 36 đầu sách được xuấtbản với 122 đơn vị học trình chủ yếu của CBGD các khoa: Cơ khí Xây dựng, Côngnghệ thông tin (Toán), Kiến trúc và Cầu đường. Các sách xuất bản đã nhập Thư việntrường 12.033 cuốn. Từ đó đến nay đã có thêm 98 đầu sách và giáo trình được xuấtbản và nhập Thư viện trường hàng ngàn cuốn. Chất lượng giáo trình của nhà trườngđược các trường đại học bạn cùng khối ngành đánh giá cao. Bằng việc đổi mớiphương thức dạy và học, nhà trường đã thực hiện việc rút ngắn thời gian lên lớp hàngtuần từ 36 tiết xuống còn 30 tiết và tiếp tục rút xuống nữa trong tương lai nhưng đảmbảo không cắt giảm nội dung đào tạo.

Số lượng sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Xây dựng tính đến 10/2011 theongành và các hệ đào tạo được thống kê ở bảng 1 và bảng 2. Tổng số là 47149 trongđó số lượng lớn tập trung vào 2 hệ: Chính quy tập trung là 32974 và Vừa làm Vừahọc là 10687.

Nhìn chung, chất lượng các kỹ sư, kiến trúc sư do trường đào tạo được xã hộiđánh giá tốt. Trong đợt thăm dò về công tác đào tạo của trường thực hiện tháng11/2000 và tháng 11/2006, các cơ quan sản xuất đều cho rằng chất lượng đào tạo củatrường về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của thực tế sản xuất và đời sống, là địa chỉđào tạo đáng tin cậy của xã hội.

Page 88: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

88

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG SINH VIÊN ĐÃ TỐT NGHIỆP ĐHXDTRONG 55 NĂM ĐÀO TẠO THEO HỆ NGÀNH ĐÀO TẠO

Hệ đào tạo Ngành đào tạo

Chính quy

Mở rộng

VHVL Chuyên tu

Cử tuyển KV

Cử tuyển Apatít

Lào Cai

Tại chức

(VLVH)

Cộng

Xây dựng DD&CN 6578 341 295 586 2894 10694

Xây dựng Cầu đường 3178 32 98 3317

Kiến trúc 2164 34 28 2226

Kinh tế XD 2166 74 712 753 3695

Vật liệu XD 1331 76 1407

Môi trường khí 685 685

Hệ thống KT công trình 27 27

Môi trường nước 1438 126 1564

Máy XD 1231 83 1314

CT biển - dầu khí 441 211

Tin học 112 112

Tin học XD CT 413 413

XD Cảng đường thuỷ 1321 1321

Thuỷ lợi - Thuỷ điện 1903 34 50 1987

CS hạ tầng giao thông (CLC)

57 57

Kỹ thuật đô thị 42 42

Xây dựng Công trình 72 356 35 52 515

Giáo viên Sức bền VL 20 20

Giáo viên HH - VKT 25 25

Cộng 23127 521 295 1392 356 35 6219 31945

Bảng 1

Page 89: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

89

Bảng 2

Hệ đào tạo Số lượng Ghi chú

1 - Hệ Chính quy dài hạn, trong đó phân theo ngành 9847 Xây dựng DD&CN 2363 Kiến trúc 1488 XD Cầu đường 1246 Kỹ sư Kinh tế XD 892 Kỹ sư KT & QLĐT 150 Cấp thoát nước 545 MT đô thị và KCN 151 Hệ thống KT trong CT 150 XD Cảng - Đường thuỷ 386 XD Thuỷ lợi-Thuỷ điện 447 Máy XD 238 Cơ giới hoá XD 126 Công nghệ VL XD 409 XD CT biển - Dầu khí 320 Tin học XDCT 410 Tin học 215 Kỹ thuật đô thị 107 Cơ sở HTGT 125 Xây dựng CT thuỷ 79

2 - Hệ Bằng 2 473 3 - Hệ Cử tuyển 160 4 - Đại học liên kết 79 5 - Hệ Liên thông 377 6 - Hệ VLVH 4268

Tổng số : 15.204

THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG SINH VIÊN ĐÃ TỐT NGHIỆP ĐHXDGIAI ĐOẠN TỪ 2007 ĐẾN 10/2011 THEO HỆ NGÀNH ĐÀO TẠO

Page 90: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

3. Đào tạo Sau đại học

Đào tạo cao học

Đào tạo cao học được đẩy mạnh từ năm 1992, sau khi Nhà nước có quyết địnhsố 55/HĐBT ngày 9/3/1991 về mở đào tạo cao học, một bậc học mới. Nhưng trướcđấy, từ năm 1987 trường đã mở lớp cao học thí điểm đầu tiên ngành Xây dựng Côngtrình biển, gồm 27 học viên. Tiếp đó năm 1989 mở lớp cao học ngành Xây dựng Dândụng và Công nghiệp gồm 7 học viên. Kinh nghiệm từ 2 lớp cao học thí điểm này đãgóp phần không nhỏ vào chủ trương mở cấp học cao học của Nhà nước trong quyếtđịnh năm 1991.

Địa bàn đào tạo cao học chủ yếu là ở Hà Nội. Ngoài ra, nhà trường còn mở mộtsố lớp liên kết với các trường: Đại học Hàng Hải, Hải Phòng (1992, 1996), Đại họcKỹ thuật Đà Nẵng (1994, 2000), Đại học Sư phạm Vinh (1997, 1999).

Các luận văn thạc sỹ hầu hết được thực hiện đạt chất lượng và có những đóng gópnhất định về mặt khoa học và phục vụ sản xuất. Tới năm 1997, trong vòng 10 nămđào tạo, nhà trường đã tuyển được 23 lớp gồm 375 học viên. Những năm sau sốlượng học viên tuyển mới gia tăng dần hàng năm. Cụ thể, năm 2001: 175 học viên(HV), 2002: 169HV, 2003: 186HV, 2004: 206HV và năm 2005: 231HV, 2006:274HV. Năm 2010 đã tuyển 454 học viên. Tính đến tháng 10 năm 2006 có 1176người và đến tháng 10/2010 đã có 2016 người được cấp bằng thạc sỹ tại Trường Đạihọc Xây dựng.

Đào tạo Tiến sỹ

Về đào tạo Tiến sỹ (trước năm 2000 gọi là Phó tiến sỹ) nhà trường được giaonhiệm vụ từ năm 1997 theo Quyết định số 97/TTg ngày 11/03/1997 của Thủ tướngChính phủ. Đến tháng 10 năm 2006 đã có 134 luận án tiến sỹ bảo vệ thành công tạiTrường Đại học Xây dựng. Các luận án tiến sỹ đều có những đóng góp mới và nhiềukiến nghị được áp dụng. Các tiến sỹ tốt nghiệp là CBGD của trường phát huy tốt vaitrò của mình. Đặc biệt, tháng 6/2001 NCS Say Khong Saynasine của nước CHDCNDLào đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sỹ thuộc chuyên ngành Kinh tế xây dựng.Đây là tiến sỹ người nước ngoài đầu tiên đào tạo tại Trường Đại học Xây dựng. Tuynhiên số lượng NCS tuyển vào trường không đều và không cao do những đòi hỏingặt nghèo về chất lượng đào tạo. Từ cuối những năm 80 xấp xỉ 10 người/năm. Từnăm 2001 trở đi như sau: 2001: 11 người, 2002: 15 người , 2003: 10 người, 2004: 7người, 2005: 14 người, 2006: 11 người, năm 2007: 9 người, năm 2008: 13 người, năm2009: 17 người và 2010 là 15 người.

Từ năm 2003, Trường Đại học Xây dựng được Bộ giao thêm nhiệm vụ tổ chức

90

Page 91: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

91

tuyển sinh cao học và NCS đi học nước ngoài.

Thấy rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo sau đại học, từ năm 1987, trườngđã thành lập Khoa Sau đại học tách khỏi Phòng Nghiên cứu khoa học. Các năm 1987và 1997, trường đã tổ chức kỷ niệm 10 năm và 20 năm đào tạo sau đại học.

Đến 10/2011, trường đã đào tạo được hơn 2000 thạc sỹ, 150 tiến sỹ chuyên ngành.Nhiều cán bộ khoa học đầu đàn các chuyên ngành của trường là thành viên các hộiđồng chấm luận án tiến sỹ cấp Nhà nước, hội đồng nghiệm thu, thẩm định, kiểm địnhđồng thời cũng là những người tham gia chính xây dựng các văn bản pháp quy, luậttrong lĩnh vực xây dựng.

Đào tạo liên tục

Tháng 6 năm 2005, Bộ Xây dựng đã ra Quyết định công nhận Trường Đại họcXây dựng là cơ sở có đủ khả năng và điều kiện bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi côngxây dựng công trình của 4 lĩnh vực: Công trình dân dụng và công nghiệp, Giao thông,Thuỷ lợi, Hạ tầng kỹ thuật. Cũng trong khoảng thời gian này, trên cả nước có 7 đơnvị cùng đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình nhưngTrường Đại học Xây dựng là cơ sở được người học đánh giá cao, nhất là về chươngtrình đào tạo. Cán bộ của trường đã xây dựng một chương trình đào tạo hấp dẫn, cótính hệ thống, có khả năng thích ứng hoạt động thực tiễn.

Triển khai Quyết định trên, từ tháng 6/2005 đến 10/2006, Trường Đại học Xâydựng đã tổ chức được 35 lớp bồi dưỡng với gần 5000 học viên ở các sở XD, các tổngcông ty và các địa phương. Địa bàn trường mở lớp cũng rất rộng, trên nhiều tỉnhthành như: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Hải Dương,Việt Trì, Yên Bái, Hoà Bình, Nha Trang, Bình Định, TP Hồ Chí Minh...

Trong 6 năm (6/2005 đến 10/2011) cán bộ của trường đã chủ động xây dựng cácchương trình đào tạo ngắn hạn hấp dẫn và có tính hệ thống trên các lĩnh vực: Thiếtkế, thi công, quản lý khai thác các công trình xây dựng; Quản lý dự án; Tư vấn, giámsát thi công và Đấu thầu xây dựng; Môi giới, định giá, quản lý điều hành sàn giao dịchbất động sản… đáp ứng nhu cầu bức thiết của số đông cán bộ kỹ thuật của các sở xâydựng, các tổng công ty, công ty. Tính đến 10/2011, Trường Đại học Xây dựng đã đàotạo trên 200 lớp học và cấp chứng chỉ cho gần 20.000 người.

Page 92: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

III. XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT

Tự lực cánh sinh xây dựng trường là một nét truyền thống của Trường Đại họcXây dựng. Trong thời kỳ sơ tán, dù di chuyển đến đâu, cán bộ và sinh viên toàntrường cũng nhanh chóng xây dựng các lớp học, nhà ở, nhà ăn, nhà thí nghiệm, hộitrường... bằng vật liệu tranh tre, nứa lá. Chính cơ sở vật chất đó đã đảm bảo cho côngtác đào tạo – NCKH của trường không bị gián đoạn trong bất kỳ tình huống khókhăn nào.

Những năm 1980 – 1983, để đảm bảo cho việc chuyển trường từ Hương Canh vềHà Nội, trường đã tranh thủ mọi nguồn lực, tổ chức và động viên toàn thể cán bộ sinhviên tự sản xuất hàng triệu viên gạch chỉ, gạch lát, đóng góp hàng vạn ngày công xâyhàng vạn m2 nhà làm việc, nhà ở, nhà ăn, lớp học, nhà thí nghiệm… tại 4 khu vực:Cổ Nhuế, Phúc Xá, Bách Khoa và Đồng Tâm. Cơ sở vật chất đó đảm bảo cho trườngđủ điều kiện cần thiết để triển khai các hoạt động đào tạo và NCKH trong gần 10 năm.

Năm 1991, lần đầu tiên kể từ ngày thành lập, trường đã quy tụ về một địa điểmtại phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tại đây, trường đã phấn đấutừng bước xây dựng được trên 47.900m2 những công trình vĩnh cửu phục vụ cho đàotạo – NCKH; gồm:

- 18 phòng thí nghiệm, trong đó có 5 phòng thí nghiệm chuyên đề, 1 xưởng cơkhí, 1 Trung tâm Tin học phục vụ cho công tác đào tạo.

- Thư viện có trên 177.000 cuốn sách (trong đó có trên 37.000 cuốn sách ngoạivăn), 71 loại tạp chí tiếng Việt, trên 118.000 cuốn giáo trình. Trong 5 năm (2006 -2011) Thư viện đã nhập 114 đầu sách của 57 CBGD của trường.

- Các công trình nhà làm việc A1- 6 tầng (5750m2) và Trung tâm Kỹ thuật Môitrường - 3 tầng (1200m2). Khu giảng đường gồm 2 nhà học lớn H1 - 6 tầng (9600m2),H2 - 5 tầng (6000m2) và 1 Nhà học cấp 4 thuộc khu thí nghiệm 1 tầng (10 phòng). Thưviện 5 tầng (6000m2), Nhà thí nghiệm 10 tầng (11500m2), Hội trường G3 với diện tíchsàn 3010m2 có sức chứa 950 chỗ, 1 phòng hội họp 200 chỗ kết hợp phòng truyền thống.

- Cụm các công trình trong khu vực sinh viên có tổng diện tích trên 7.000m2 gồm:Nhà thi đấu TDTT (1200m2); Nhà ăn sinh viên 2 tầng (600m2) và Ký túc xá sinh viênvới 2 đơn nguyên 4 tầng (5340m2) có 170 phòng ở khép kín, có thể nhận được 1500sinh viên nội trú.

Năm 2010, nhà trường đã đầu tư, cải tạo nâng cấp nhà làm việc A1, các nhà họcH1, H2, chỉnh trang khuôn viên, sân trường tạo diện mạo mới đồng thời đáp ứngngày càng tốt hơn điều kiện làm việc của cán bộ, học tập của sinh viên. Các công trình

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

92

Page 93: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

93

đó đã tạo nên quang cảnh khang trang, hiện đại, là niềm mong ước và tự hào của cácthế hệ cán bộ và sinh viên Trường Đại học Xây dựng.

IV. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ

1. Xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới

Đội ngũ cán bộ Trường Đại học Xây dựng luôn được đánh giá là vững vàng vềchính trị, giỏi về chuyên môn. Tháng 11/1986, trong Đại hội Đảng bộ trường lần thứXII, Bộ trưởng Nguyễn Đình Tứ đã nhận xét: “Hiện tại, đội ngũ Đại học Xây dựngvẫn còn rất mạnh, đây là vốn quý nhưng chưa phát huy hết tiềm lực”… Tuy nhiên,trong tình hình mới, những cơ hội và thách thức mới đòi hỏi Trường Đại học Xâydựng phải chuẩn bị lực lượng chu đáo mọi mặt để vững bước phát triển.

Khi trường chuyển từ Hương Canh về Hà Nội, đất nước đang rơi vào giai đoạnkhủng hoảng kinh tế, lạm phát hàng ngàn phần trăm, đời sống nhân dân gặp rất nhiềukhó khăn, đặc biệt là CBCNV hưởng lương Nhà nước. Trong bối cảnh đó, nhiều cánbộ nhà trường phải tìm cách bươn chải, tìm việc làm thêm để tăng thu nhập cho giađình. Sức cuốn hút của nó đã làm cho không ít cán bộ tập trung nhiều thời gian vàtâm sức vào các hoạt động kinh tế, không còn tâm huyết với nghề dạy học. Bên cạnhđó, các bộ môn chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, xem nhẹviệc đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBGD trẻ kế cận. Nhiều cán bộ lâu năm có kinhnghiệm buộc phải rời trường đi làm chuyên gia giảng dạy ở các nước châu Phi mộtthời gian. Tình hình đó tạo ra một sự hụt hẫng cán bộ rất lớn, làm suy yếu đội ngũcán bộ nhà trường. Các nhiệm kỳ Hiệu trưởng đều tìm cách khắc phục nhưng kếtquả đạt được còn thấp. Hơn nữa, từ năm 1995 đến nay, các thầy giáo từ Khoá 1 đếnKhoá 6 đã lần lượt về nghỉ hưu, tình trạng hẫng hụt cán bộ càng thể hiện rõ nét, nhấtlà cán bộ đầu đàn ở các bộ môn.

Vào những năm đầu thập kỷ 90, nhu cầu đào tạo của các ngành lại không đồngđều, một số ngành không phát triển được vì có rất ít người muốn theo học. Trái lại,một số bộ môn khối lượng giảng dạy lớn, cán bộ không còn thời gian để tự bồi dưỡngnâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tham gia công tác NCKH

Trước tình hình đó, Đảng ủy đã chủ trương tiến hành nhiều đợt rà soát biên chếgiảng dạy của các bộ môn, lập kế hoạch tuyển dụng cán bộ mới và xây dựng chiếnlược phát triển đội ngũ trên 2 hướng là chú trọng bồi dưỡng, bổ sung và nâng cao trìnhđộ cho các cán bộ đã có thâm niên trên 10 năm giảng dạy; tuyển dụng CBGD mới,lựa chọn sinh viên tốt nghiệp loại giỏi và cử đi đào tạo tiếp ở bậc học cao hơn.

Với chiến lược này, từ năm 1995 tình hình đã có chuyển biến. Hầu như tất cả 41

Page 94: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

bộ môn đã tạo điều kiện thuận lợi để các thầy cô giáo tham gia các lớp, các khóa bổsung và nâng cao kiến thức, đặc biệt là đào tạo cao học và NCS tại trường. Sau 20năm kiên trì xây dựng đội ngũ, kết quả đạt được khá tốt.

Năm 1994, toàn trường có 479 CBGD, trong đó có 115 Tiến sỹ, PTS (24%), 358đại học (74,7%), 315 người có thâm niên giảng dạy từ 10 đến 20 năm (65,7%), nhưngthạc sỹ chỉ có 3 người.

Năm 2001, có 527 CBGD, trong đó có 10 TSKH, 140 Tiến sỹ, 139 Thạc sỹ. SốCBGD có trình độ SĐH chiếm 54,8%;

Năm 2006, có 631 CBGD, trong đó có 5 TSKH, 141 Tiến sỹ, 273 Thạc sỹ. SốCBGD có trình độ SĐH chiếm 66,4%;

Tính đến 1/11/2011 toàn trường có 938 viên chức, trong đó CBGD: 692, cán bộcông tác tại các phòng, ban, khoa, viện: 246 người. Cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữugồm 3 GS, 61 PGS, 98 GVC và 530 GV. Về học vị: 2 TSKH, 154 TS, 390 ThS và146 KS & CN. Đồng thời, Nhà trường ký hợp đồng với 102 nhà giáo đã nghỉ hưu (21giáo sư, 25 phó giáo sư, 48 GVC và 8 giảng viên, kỹ sư và cử nhân). Như vậy độingũ hiện nay có 794 CBGD, trong đó có 24 GS, 86 PGS, 146 GVC, 538 GV; theohọc vị có 9 TSKH, 207 TS, 414 ThS và 164 KS, CN. Tỷ lệ SĐH chiếm 79,34%.

Trường Đại học Xây dựng tự hào là một trong những trường đầu tiên thực hiệnđào tạo TS trong nước và cũng là trường thí điểm đào tạo cao học đầu tiên của ngành.Năm 1997, đã có 72 CBGD tham gia hướng dẫn NCS. Năm 2000 có 165 CBGD của33 bộ môn trong trường tham gia giảng dạy cao học. Nhà trường cũng đã mời gần100 cán bộ khoa học của 37 bộ môn, viện và các trường đại học khác tham gia đàotạo sau đại học.

Cuối những năm 80, đầu những năm 90, trường đã cử 87 cán bộ sang làm chuyêngia giảng dạy ở 9 nước châu Phi. Những năm tháng bên nước bạn ngoài nhiệm vụ giảngdạy, số cán bộ này đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm và nâng cao thêm trình độ chuyênmôn nghiệp vụ. Sau khi trở về tiếp tục giảng dạy, các kinh nghiệm quý đó đã được traođổi và thực nghiệm trong bộ môn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường.

Từ năm 1980 đến 2011, cán bộ Trường Đại học Xây dựng đã được Nhà nướcphong hàm 52 Giáo sư và 125 Phó giáo sư (trong đó có 1 đạt chuẩn GS). Đến naycòn 64 giáo sư và phó giáo sư đang công tác tại trường. Nhà nước phong tặng danhhiệu Nhà giáo Ưu tú cho 67 thầy giáo và Nhà giáo Nhân dân cho 9 thầy giáo.

Tháng 8 năm 1985, Bộ môn Đường ôtô và đường thành phố được Nhà nướcphong tặng danh hiệu “Anh hùng lao động”.

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

94

Page 95: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

95

2. Bồi dưỡng cán bộ trẻ

Trường Đại học Xây dựng luôn được đánh giá là có đội ngũ cán bộ mạnh, vữngvàng về chính trị và giỏi chuyên môn. Nhưng qua nhiều năm, nhiều thầy giáo tuổi đãcao, chỉ tính từ năm 2001 đến 2005 đã có 223 cán bộ nghỉ hưu, trong đó có 137 giảngviên, trong số 137 giảng viên về nghỉ hưu có 18 GS, 17 PGS và 92 GVC; từ năm 2006đến 7/2011 đã có 153 cán bộ nghỉ hưu, trong đó có 116 CBGD, trong số CBGD nàycó 6 GS, 16 PGS và 100 GVC. Các thầy giáo nghỉ hưu đều là những thầy giáo cóthâm niên giảng dạy lâu năm và là những cán bộ khoa học đầu đàn ở các bộ môn.Trước tình hình đó, Đảng ủy đã có chủ trương tuyển dụng cán bộ mới và xây dựngchiến lược phát triển đội ngũ trên 2 hướng: bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho cánbộ đã có thâm niên giảng dạy, mặt khác tuyển dụng cán bộ trẻ.

Trong 15 năm, từ 1990 đến 2005, nhà trường đã tuyển mới được 537 cán bộ trẻ,trong đó có 403 người là cán bộ giảng dạy (75%). Đó là các sinh viên tốt nghiệp loạikhá, giỏi được đưa về các bộ môn chuyên ngành, trong đó có 65% được tiếp tục đàotạo cao học trong trường hoặc được gửi đi đào tạo ở Úc, Nhật, Pháp, Thái Lan, Mỹ,…Riêng ở Cộng hòa Pháp đã có gần 100 người đang theo học chương trình thạc sỹ, tiếnsỹ và sau tiến sỹ.

Trong 5 năm (2006 – 2011), trung bình mỗi năm nhà trường tuyển thêm khoảng60 người, trong đó CBGD khoảng 40 người. Chính những thế hệ CBGD trẻ đó sẽ viếttiếp những trang sử vẻ vang của Trường Đại học Xây dựng, mà các thế hệ đi trướcđã vượt qua bao khó khăn gian khổ, phấn đấu cả cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục vàđào tạo gây dựng nên.

V. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ PHỤC VỤ SẢN XUẤT

Hoạt động KHCN và phục vụ sản xuất của Trường Đại học Xây dựng dù tronghoàn cảnh khó khăn đến mấy vẫn được duy trì thành nền nếp, bám sát thực tiễn sảnxuất và đời sống xã hội. Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp đã đánh giá: “Theo phươngchâm kết hợp lý luận với thực tiễn, khoa học với sản xuất, Trường Đại học Xây dựngđã đạt được nhiều thành tựu về nghiên cứu và giảng dạy KHKT, đưa được nhiều tiếnbộ KHKT vào sản xuất và đời sống xã hội…” (Phát biểu tại Hội nghị KH trường lầnthứ VII, tháng 11/1984).

Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 1983 đến nay (2011) cũng là giai đoạn đất nước tiếnhành công cuộc đổi mới, tốc độ xây dựng tăng nhanh, các đô thị mới với các công trìnhcông cộng, hạ tầng kỹ thuật hiện đại hình thành nhanh chóng. Nhiều công nghệ mới củaquốc tế về xây dựng được chuyển giao, áp dụng vào Việt Nam. Điều này đặt ra tháchthức mới cho nhà trường trong hoạt động khoa học công nghệ để bắt kịp với sự pháttriển của khoa học kỹ thuật và nhu cầu phát triển của ngành xây dựng thời kỳ đổi mới.

Page 96: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

Hoạt động KHCN và phục vụ sản xuất theo sự phát triển của đất nước có thểchia làm 3 giai đoạn nhỏ: Giai đoạn từ năm 1983 - 2000, từ 2001 - 2005 và từ2006 - 2011.

1. Giai đoạn từ năm 1983 đến năm 2000

Về Hà Nội, nhà trường có nhiều thuận lợi hơn để thiết lập các mối quan hệ vớicác trường bạn, các cơ quan Trung ương, địa phương và giao lưu Quốc tế. Mặc dùcòn rất nhiều khó khăn do cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm đang trong quá trình xâydựng, các thầy cô giáo đã nhanh chóng tham gia vào các hoạt động KHCN của đấtnước và thành phố Hà Nội.

Ngay từ năm 1984, Trường Đại học Xây dựng đã có đề tài tham gia Hội nghị“Tuổi trẻ sáng tạo khoa học” lần thứ Nhất của các trường đại học toàn quốc, tham giaHội chợ triển lãm kinh tế - kỹ thuật tại Việt Nam và Liên Xô.

Lĩnh vực nghiên cứu lý thuyết: Đã được chú trọng để đáp ứng kịp thời cho côngtác đổi mới giáo trình giảng dạy. Có các đề tài tiêu biểu như : Nghiên cứu bản đồ địahình kỹ thuật số; Ứng dụng công nghệ GIS trong quy hoạch xây dựng đô thị củaKhoa Cầu đường; Tính toán không gian Lobasepxki; Biểu mẫu không gian Ơcơlit vàEliptic; đưa môn “vẽ máy” vào giảng dạy… của Bộ môn Hình họa; Tính toán cáccông trình chịu tải trọng động đất; Tự động hóa phân tích kết cấu trên máy tính điệntử; Phương pháp xác định tải trọng của gió lên công trình; Phương pháp số giải bàitoán bản và vỏ mỏng chịu tải trọng phức tạp; Nghiên cứu trạng thái ứng suất biếndạng; Dao động và ổn định bản 3 lớp… của các bộ môn thuộc Khoa Xây dựng; Lýthuyết về “Độ biến động nhỏ nhất của dòng dẫn” của Bộ môn Cảng - Đường thủy,đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin…

Các nhiệm vụ thuộc chương trình cấp Nhà nước về khoa học cơ bản đã được cáccán bộ có nhiều kinh nghiệm NCKH tham gia thực hiện và đã được nghiệm thu loạitốt như các đề tài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH của thầyNguyễn Văn Chọn; Động lực các quá trình dị thể (đề tài thuộc chương trình khoa họccơ bản 1994-1996) của thầy Nguyễn Minh Tuyển; Nghiên cứu sự tương tác của dòngchảy với công trình trong điều kiện biên phức tạp (đề tài 1998 - 2000) của thầy TrịnhTrọng Hàn; Sức cản thủy lực vật rắn đàn hồi của thầy Nguyễn Tài; Một số vấn đề cơhọc cuả bệnh học công trình của thầy Nguyễn Văn Phó; Quy luật tương tác của dòngchảy với công trình của thầy Nguyễn Xuân Đặng…

Công nghệ thông tin tuy mới phát triển ở Việt Nam nhưng cũng đã được các thầycô giáo nhanh chóng nghiên cứu tiếp cận. Cuối năm 2000, Nhà trường đã thực hiệnnối mạng internet cho một số bộ môn, đã mở trang web và thành lập Khoa Côngnghệ thông tin để tuyển sinh đào tạo kỹ sư công nghệ phần mềm vào năm 2001.

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

96

Page 97: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

97

Nghiên cứu ứng dụng:

Từ 1986 đất nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tê thị trườngđịnh hướng XHCN, đây vừa là động lực và vừa là cơ hội để các hoạt động nghiên cứuứng dụng của nhà trường được phát triển. Các đề tài trải khắp trên các lĩnh vực nhưmôi trường, xử lý nền móng, khoan cọc nhồi, bảo tồn kiến trúc cổ, vật liệu xây dựngmới, xây dựng các tiêu chuẩn mới... tiêu biểu là:

- Các nghiên cứu về môi trường ở Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì (thuộc chươngtrình KH 1991-1995) và tiếp theo là chương trình KH 1996 - 2000, tiếp tục nghiêncứu, dự báo diễn biến môi trường do tác động của phát triển đô thị và công nghiệpđền năm 2010, 2020 ở Hà Nội, Việt Trì, Thái Nguyên và Hà Bắc do thầy Phạm NgọcĐăng chủ trì…

- Đề tài nghiên cứu thiết kế và công nghệ thi công cầu dây (thầy Lê Đình Tâm,Bộ môn Cầu - Hầm chủ trì). Các đề tài thiết kế và xây dựng một số nút giao thôngtrọng điểm ở Hà Nội như nút giao thông cầu Thăng Long, Mai Động, Cửa Nam củacác thầy giáo Bộ môn Đường ôtô và đường thành phố.

- Các đề tài nghiên cứu về giải pháp kỹ thuật và công nghệ nâng cấp và nâng caohoạt động của hệ thống thủy lợi và thủy nông ở các vùng nông nghiệp của các thầygiáo Bộ môn Xây dựng thủy điện.

- Đề tài nghiên cứu và ứng dụng cọc nhồi, cọc ép tĩnh do thầy Vũ Công Ngữ vàLê Đức Thắng chủ trì, có một ý nghĩa thực tiễn và kinh tế lớn vì đã được ứng dụngđể cải tạo, xây mới, xây chen trong các đô thị, nhất là ở Hà Nội, nơi mà mặt bằng thicông chật hẹp nằm giữa các công trình hiện có.

- Khoa Xây dựng Cầu Đường triển khai nghiên cứu móng cọc ép tĩnh ở nhữngnơi xây chen như chợ Đồng Xuân, Khách sạn Hòa Bình, Viện Điện tử tin học; Thiếtkế các nút giao thông của thành phố Hà Nội; Thử tải các cầu bê tông nhịp lớn.

- Nhóm các đề tài nghiên cứu xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam của ngành Xâydựng như: Tiêu chuẩn TCVN (TCVN 2233-77 đến 2241-77) về bản vẽ xây dựng;Tiêu chuẩn TCVN-5574-91 Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép; Tiêu chuẩn TCVN 55-76-91; Thiết kế kết cấu gạch đá; Tiêu chuẩn 14TCN 84-91 về công trình bảo vệ bờsông, Tiêu chuẩn ngành về đê biển và công trình bảo vệ bờ biển.

Các thầy giáo giàu kinh nghiệm ở các bộ môn tham gia nhiều hội đồng cấp Nhànước đánh giá luận án tiến sỹ, hội đồng thẩm định thiết kế, thẩm định dự án, nghiệmthu Nhà nước các công trình lớn trên nhiều địa bàn của cả nước. Các hoạt động đóđã quảng bá được uy tín của đội ngũ các nhà khoa học đầu đàn, nâng cao vị thế khoahọc của nhà trường.

Page 98: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

Do bám sát thực tiễn, hàng loạt đề tài đã được đánh giá xuất sắc trong lĩnh vựcnghiên cứu ứng dụng như các đề tài: Xây dựng phương pháp luận chứng KHKT khinhập khẩu công nghệ cho ngành xây dựng của thầy Nguyễn Văn Chọn; Nghiên cứuchiến lược và giải pháp công nghệ phòng chống lũ ở Việt Nam của thầy Trịnh TrọngHàn; Nghiên cứu khí hậu Việt Nam trong thiết kế xây dựng tấm bê tông mặt đườngôtô của thầy Dương Học Hải; Nghiên cứu các yếu tố công trình thủy lợi cột nước caocủa thầy Nguyễn Xuân Đặng; Tính toán kết cấu cột thép và móng cột áp dụng chođường dây 500KV Bắc Nam của các thầy giáo Khoa Cầu đường; Các phương ánđánh giá kinh tế xây dựng nhà ở của thầy Nguyễn Huy Thanh; Hoàn thiện phươngpháp lập chiến lược và lý thuyết marketing trong xây dựng do thầy Nguyễn Đăng Hạcvà một số cộng sự tiến hành…

Để phục vụ công tác xây dựng có các đề tài nghiên cứu ứng dụng như nghiên cứuchế tạo và sản xuất các cấu kiện bê tông lắp ghép đúc sẵn phục vụ cải tạo và xây dựngnhà ở thấp tầng; Nghiên cứu sản xuất tấm cách âm, cách nhiệt; Nghiên cứu ổn địnhvà nâng cao chất lượng xi măng lò đứng; Nghiên cứu sử dụng tro xỉ nhiệt điện PhảLại; Nghiên cứu chế độ thủy lực hạ lưu thủy điện Thác Bà…

Trong các đề tài nghiên cứu khoa học, một số kết quả đã được triển khai áp dụngthực tiễn thành công như: Chế tạo máy đo lưu tốc nhỏ CM-RTT 85; Chế tạo máyxuyên tĩnh 32 - 80 và chế tạo máy ép cọc; Chế tạo thiết bị phun bitum; Chế tạo thiếtbị tạo hình làm chặt bê tông bằng công nghệ va rung; Chế tạo thiết bị đo nhiệt độ, độẩm trong lò nung ... Một số công trình đạt Huy chương Vàng trong các Hội chợ Triểnlãm kinh tế - kỹ thuật Việt Nam, một số công trình khác được Bộ đánh giá đạt mức“xuất sắc” cho triển khai thành dự án sản xuất thử nghiệm và được chế tạo, ứng dụngở nhiều địa phương đạt hiệu quả kinh tế cao.

Từ 1983 đến 2000 cán bộ, giáo viên nhà trường đã chủ trì và tham gia thực hiện73 đề tài và chương trình cấp nhà Nhà nước, 197 đề tài cấp Bộ và thành phố, trên1000 đề tài NCKH cấp trường; 3 đề tài được cấp bằng sáng chế, 2 đề tài được Huychương Vàng trong các triển lãm KHKT toàn quốc, 1 Huy chương Đồng tại triểnlãm KHKT ở Liên Xô, 49 đề tài được Tổng Liên đoàn LĐVN cấp Bằng Lao độngsáng tạo. Tại Hội nghị Tổng kết 5 năm công tác KH - CN của Bộ Giáo dục và Đàotạo, Trường Đại học Xây dựng được Bộ trưởng tặng Bằng khen vì đã hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ khoa học công nghệ giai đoạn 1995 - 2000.

Trong lĩnh vực phục vụ sản xuất:

Xí nghiệp Thiết kế và Xây dựng thực nghiệm được thành lập vào tháng 7/1985do thầy giáo Trương Tử Thành làm giám đốc. Trong thời gian 9 năm hoạt động, đâythực sự là cái nôi để phát triển của hoạt động dịch vụ sản xuất của nhà trường. Với

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

98

Page 99: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

99

sự tổ chức đồng bộ về đội ngũ Kiến trúc, Kết cấu, Kỹ thuật công trình, nhiều côngtrình thiết kế đã được thực hiện, chuyển tải những kiến thức của các giáo viên vàothực tiễn, là đóng góp trực tiếp của nhà trường với thực tiễn sản xuất của Thủ đô vàđất nước.

Ngày 10/3/1988 thành lập Viện Công trình biển. PGS. TS. Phạm Khắc Hùng làviện trưởng. Đây là Viện đầu tiên và duy nhất trong cả nước cho đến nay đào tạochuyên ngành Xây dựng Công trình biển (ngoài khơi). Viện đã có nhiều đề tài nghiêncứu ứng dụng và tham gia thiết kế các công trình trên biển, đảo, phục vụ sản xuất,đặc biệt cho ngành Dầu khí và các công trình an ninh quốc phòng.

Sự hình thành của Trung tâm Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp ngày12/6/1989 do GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng làm giám đốc với các hoạt động tích cựccủa nó đã khẳng định việc đi đầu trong nghiên cứu bảo vệ môi trường của TrườngĐHXD.

Văn phòng Tư vấn thiết kế (thầy Ngô Thế Phong làm giám đốc) thành lập năm1990 và TT Nghiên cứu và Thiết kế các dự án kiến trúc quy hoạch XD (thầy Ngô ThếThi làm giám đốc) năm 1995 là địa chỉ thu hút nhiều thầy cô giáo tham gia hoạt độngdịch vụ sản xuất. Thông qua các hợp đồng kinh tế trên mọi miền của đất nước đãkhẳng định thêm thương hiệu của nhà trường, của các thầy giáo Trường ĐHXD.

Từ thực tế hoạt động NCKH, nhiều thầy giáo đã phát triển tham gia thành lập cáccông ty xây dựng như Công ty Delta (thầy Trần Nhật Thành), công ty Thành Nam(Thầy Đào Ngọc Thanh, thầy Trần Văn Năm), trở thành những công ty xây dựng, tưvấn và đầu tư lớn có uy tín.

Nhà trường đã đổi mới mô hình quản lý phục vụ hoạt động sản xuất bằng việchình thành các trung tâm KH - CN gắn liền với các khoa chuyên ngành của trường,đạt được nhiều kết quả tốt.Từ năm 1988 đến năm 1991 lần lượt 11 trung tâm KH -CN được thành lập và đã huy động được đông đảo các thầy cô giáo hoạt động sảnxuất theo đúng chuyên môn của mình. Các sản phẩm dịch vụ tư vấn thiết kế, kiểmđịnh chất lượng của nhà trường có hàm lượng khoa học cao nên các thầy cô giáonhanh chóng tiếp cận được thị trường, tham gia được vào nhiều công trình lớn củađất nước.

2. Hoạt động NCKH giai đoạn 2001-2005

Đây là giai đoạn các hoạt động KH - CN của Trường Đại học Xây dựng đã đượcphát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Tham gia toàn diện vào các lĩnh vực khoahọc công nghệ và phục vụ sản xuất trên địa bàn toàn quốc.

Page 100: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

Nhà trường đã thực hiện một số đề tài trọng điểm cấp Nhà nước có ý nghĩa: Đềtài KC 09.16 “Nghiên cứu thiết kế, thi công các loại công trình biển thích hợp điềukiện Việt Nam và các giải pháp phòng tránh khắc phục sự cố công trình” do GS.TSPhạm Khắc Hùng chủ trì . Đề tài “Đánh giá diễn biến hiện trạng môi trường các khuvực trọng điểm vùng tam giác phía Bắc và phía Nam” do GS.TSKH Phạm NgọcĐăng chủ trì. Đề tài theo Nghị định thư của Chính phủ hợp tác với Hungary doGS.TSKH Nguyễn Mạnh Thu chủ trì đã đưa ra được những vấn đề đặc biệt về kỹthuật có liên quan trong thiết kế nhà ở cao tầng, ảnh hưởng của nhà cao tầng đối vớikhông gian đô thị.

Trường được Bộ GD&ĐT giao nhiều đề tài trọng điểm cấp Bộ. Phần lớn đây là cácđề tài xuất phát từ các yêu cầu thực tế và kết quả đã đóng góp thiết thực với sự nghiệpphát triển ngành Giáo dục và phát triển kinh tế xã hội như: Chương trình đào tạo kỹ sưngành Công nghệ thông tin; Đề tài những cơ sở để quy hoạch và thiết kế kiến trúc nhàcao tầng ở Việt Nam; Đề tài Xây dựng bộ chương trình tính kết cấu công trình.

Nhiều đề tài như: “Thiết kế hệ thống thu gom vận chuyển rác trong nhà cao tầng”hiện đang được áp dụng và chế tạo hàng loạt phục vụ cho các công trình xây dựngnhà cao tầng; Đề tài “Nghiên cứu công nghệ lò đốt và xử lý khói thải phù hợp điềukiện Việt Nam để đốt chất thải rắn nguy hại của công nghiệp” góp phần làm trongsạch và cải thiện tình trạng môi trường đang ô nhiễm. Dự án “Hoàn thiện quy trìnhcông nghệ sản xuất các chi tiết nút của kết cấu không gian” được cấp 1 bằng sángchế và 2 giải pháp hữu ích. Đề tài “Công trình trọng lực bê tông trên nền san hô”đem lại hiệu quả đặc biệt to lớn bởi nó giúp cho việc gia cố các công trình quan trọngtrên biển sử dụng thép móng cọc trên nền san hô, giữ ổn định công trình trong điềukiện sóng bão; Dự án “Hoàn thiện công nghệ sấy và SX thử thiết bị sấy sử dụng nănglượng mặt trời” đang được hoàn thiện để áp dụng đại trà cho các cơ sở chế biếnnông, hải sản góp phần xóa đói giảm nghèo cho nông, ngư dân… Các công trìnhnghiên cứu khoa học này đã đem lại những hiệu quả to lớn về chính trị - kinh tế- xãhội cho đất nước.

Báo cáo Hội nghị KHCN lần thứ 14 với 8 bộ thuộc các chuyên ngành. Đã có 2đề tài do giảng viên của trường chủ trì được cấp bằng sở hữu trí tuệ, bằng sáng chếvà giải pháp hữu ích.

Ngày 22/9/2011, Công ty Tư vấn ĐHXD được thành lập, đây là mô hình doanhnghiệp nhà nước trong trường đại học. Công ty đã thu hút được sự tham gia của đôngđảo các giảng viên, kỹ sư, kiến trúc sư và đã nhanh chóng trở thành doanh nghiệp tưvấn thiết kế mạnh, có uy tín.

Hoạt động dịch vụ sản xuất được ổn định, phát triển và mở rộng quy mô. Nhà

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

100

Page 101: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

101

trường mở rộng quan hệ hợp tác KHCN và dịch vụ tư vấn với nhiều địa phương, cáccơ quan, các cơ sở sản xuất, các tổng công ty trên địa bàn toàn quốc.

Trong 5 năm 2001 – 2005, có 6 đề tài cấp Nhà nước, 1 nhiệm vụ hợp tác theoNghị định thư, 30 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên, 2 dự án sản xuấtthử. Với Bộ GD&ĐT Trường Đại học Xâydựng đã thực hiện 12 đề tài trọng điểm và67 đề tài khác. Với sở KHCN và môi trường Hà Nội có 4 đề tài, với Bộ Xây dựng có28 đề tài, với Tổng Công ty sông Đà có 1 đề tài.

3. Hoạt động NCKH, dịch vụ sản xuất giai đoạn 2006 - 2011

Cùng với sự phát triển của đất nước, đây là giai đoạn ngành xây dựng có sự pháttriển đột phá về xây dựng nhà cao tầng, hạ tầng đô thị, sự phát triển của các đô thị,khu đô thị mới…với nhiều thành công cũng như thách thức mới về công nghệ, môitrường, vấn đề biến đổi khí hậu, xu thế tiết kiệm năng lượng, xây dựng công trìnhxanh… đòi hỏi sự nỗ lực để tiếp cận nghiên cứu rất cao của các nhà khoa học, cáctrường đại học.

Theo chiến lược gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn, Nhà trường đã thực hiệncác nghiên cứu, lập các tài liệu chuyển giao công nghệ cho các đơn vị sản xuất kinhdoanh như Tập đoàn Dầu khí VN Petro (Năm 2010), Tổng công ty Vigracera (năm2010). Thực hiện theo nhiệm vụ NCKH của các địa phương như Hà Nam, BắcGiang... Nhiều biên bản ghi nhớ về hợp tác giữa nhà trường với các đơn vị khác đãđược thực hiện.

Hoạt động dịch vụ sản xuất của các cơ sở KHCN trong nhà trường đã đi vào cảchiều rộng lẫn chiều sâu. Các viện Địa kỹ thuật, Công trình Biển, Kiến trúc và Quyhoạch đã đạt nhiều kết quả tốt trong hoạt động kinh doanh phục vụ sản xuất. Đặc biệtCông ty Tư vấn ĐHXD tiếp tục là đơn vị đầu đàn, doanh thu đều đạt trên 150 tỷ/năm.Trở thành doanh nghiệp lớn về tư vấn trong lĩnh vực xây dựng tại miền Bắc, thu húthàng trăm cán bộ giáo viên của nhà trường tham gia.

Tháng 11/2010, Trường ĐHXD tham gia thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư vàPhát triển công nghệ Đại học Xây dựng (NUCETECH), đây là bước đổi mới nhằmphát triển các hoạt động chuyển giao công nghệ vào thực tiễn.

Nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo khoa học trong nước và quốctế. Trường ĐHXD cũng là địa chỉ của các bộ, ngành, hội nghề nghiệp cùng thườngxuyên phối hợp tổ chức các hội thảo. Hội nghị KHCN lần thứ 15 tổ chức vào ngày09/11/2006, có 153 báo cáo trình bầy tại 14 tiểu ban. Trường Đại học Xây dựng đượcBộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen vì đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khoahọc công nghệ giai đoạn 2006-2010.

Page 102: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

Một số đề tài tiêu biểu:

- Đề tài thuộc chương trình KHCN cấp Nhà nước KC.09.15/06/10: “Nghiên cứuđiều kiện kỹ thuật môi trường biển và nền móng công trình nhằm xác định luận chứngkinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình biển vùng nước sâu Việt Nam” thuộc Chươngtrình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước do GS.TS Phạm Khắc Hùng chủ trì, được xếploại xuất sắc và có một sáng chế đã đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Bộ KHCN.

- Đề tài độc lập cấp Nhà nước: "Nghiên cứu ứng dụng màng lọc nano trong côngnghệ xử lý nước biển áp lực thấp thành nước sinh hoạt cho các vùng ven biển và hải đảo”,mã số ĐTĐL.2010T/31 do PGS.TS Trần Đức Hạ thực hiện.

- Nhiệm vụ hợp tác nghiên cứu theo Nghị định thư ký với nước ngoài: “Nghiêncứu các giải pháp thu gom và xử lý chất thải tổng hợp theo mô hình bán tập trungcho các đô thị Việt Nam. Nghiên cứu điển hình ở thành phố Hà Nội”. Kết hợp nghiêncứu với CHLB Đức.

Viện KH&KT Môi trường đã tham gia thực hiện nhiệm vụ KH&CN phục vụQLNN về bảo vệ môi trường. Trong đó có nhiệm vụ “Hoạt động của trang điện tửvề thông tin giáo dục bảo vệ môi trường”, được thực hiện từ năm 2002 đến nay.Trang web này luôn luôn được cập nhật nhiều thông tin bổ ích và thiết thực trong lĩnhvực bảo vệ môi trường.

Giai đoạn này trường đã thực hiện 538 đề tài cấp trường, 89 đề tài cấp Bộ (trongđó có 14 đề tài trọng điểm). Các đề tài đã đáp ứng được các yêu cầu của thực tiễn, phụcvụ phát triển kinh tế - xã hội và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ. Có những đề tài đãđược cấp bằng sáng chế như đề tài của thầy Nguyễn Việt Anh: Nghiên cứu phát triểncông nghệ và xử lý nước thải tại chỗ theo kiểu mô đun phù hợp với điều kiện ViệtNam. Có những đề tài đã vượt nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện như đề tài:Nghiên cứu xây dựng các công trình biển trọng lực bê tông để đỡ các đèn biển ở venvà trên các đảo bán chìm thuộc Trường Sa (thầy Đinh Quang Cường chủ trì).

Trường ĐHXD cũng tích cực tham gia hoạt động NCKH cùng với các bộ, ngànhkhác như với Bộ Xây dựng, Bộ giao thông vận tải, Bộ NN & PT nông thôn, SởKHCN môi trường Hà Nội, các đề tài được hoàn thành tốt đã khẳng định uy tín khoahọc của các cán bộ và uy tín chung của nhà trường.

Các ấn phẩm: Tháng 2/2007, Bộ Văn hoá Thông tin cấp giấy phép xuất bản Tạpchí Khoa học Công nghệ xây dựng cho trường ĐHXD. Đây là tạp chí khoa họcchuyên ngành nhằm công bố những công trình nghiên cứu, giới thiệu và phổ biến kiếnthức khoa học trong lĩnh vực khoa học công nghệ xây dựng. Tháng 9/2007 đã xuấtbản số đầu tiên, đến tháng 7/2011 đã xuất bản 9 số với 160 bài của gần 200 tác giảlà cán bộ của trường.

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

102

Page 103: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

103

Năm 2010 trang web Đại học Xây dựng được nâng cấp về nội dung, hình thứcvà là trang tin với nhiều nội dung phong phú về mọi mặt hoạt động của nhà trường.

Hoạt động KHCN tiếp tục đạt được mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội,góp phần nâng cao trình độ cho giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục, góp phần đàotạo nghiên cứu sinh, học viên cao học, nghiên cứu khoa học của sinh viên, phát triểntiềm lực khoa học công nghệ và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ.

4. Nghiên cứu khoa học, thi olympic và thi đồ án tốt nghiệp xuất sắc củasinh viên

Tham gia NCKH là một hoạt động truyền thống của sinh viên ĐHXD. Từ nhữngngày còn sơ tán ở Hà Bắc và Vĩnh Phú, các đề tài NCKH của sinh viên đã bám sátthực tế sản xuất và chiến đấu. Khi trường về Hà Nội, dưới sự hướng dẫn của các thầycô giáo, phong trào NCKH của sinh viên tiếp tục được đẩy mạnh với quy mô lớn.

- 15 năm (1991 - 2006) đã có 1776 đề tài NCKH , trong đó có 177 đề tài đạt giảiA, 693 đạt giải B, 631 đạt giải C. Các đề tài xuất sắc hàng năm được gửi dự thi cấpBộ, trong 112 đề tài gửi dự thi có 2 đề tài đạt giải Nhất, 15 giải Nhì, 19 giải Ba và 42giải Khuyến khích.

- Từ năm 2006 đến 2011 có 535 đề tài NCKH, trong đó có 493 đề tài đạt giải cấptrường (81 giải A, 240 giải B và 172 giải C); trường gửi 55 đề tài gửi dự thi cấp Bộ(chưa tính đến kết quả của 2011) và đạt tổng số 53 giải (giải Nhì: 7, giải Ba: 12 vàgiải Khuyến khích: 34).

- Phong trào thi sinh viên giỏi (SVG) các môn học được duy trì hàng năm. Cácmôn học thường xuyên được SV đăng ký dự thi: Toán, Anh văn, Pháp văn, Tin học,Thủy lực, Sức bền vật liệu, Cơ lý thuyết, Cơ kết cấu, Cơ học đất... Đó là những mônkhoa học cơ bản và cơ sở đặc trưng của Trường Đại học Xây dựng. Năm học 1999– 2000 các môn khoa học Mác – Lênin cũng được đưa vào thi SVG. Sinh viên hưởngứng sôi nổi phong trào này. Trung bình các năm có khoảng trên 11 môn thi. Từ năm1992 đến năm 2006 đã có 2939 lượt SV tham gia thi SVG, có 980 SV đạt giải, trongđó có 115 giải Nhất, 326 giải Nhì, 5339 giải Ba.

- Từ năm 2007 đến năm 2011 đã có 1108 lượt sinh viên dự thi và đạt 472 giải,trong đó có 90 giải Nhất, 155 giải Nhì và 227 giải Ba. Hàng năm, kết quả thi SVGlà cơ sở để tuyển chọn và thành lập các đội tuyển dự thi Olympic Quốc gia. Từ năm1990, Trường Đại học Xây dựng đăng ký tham gia phong trào này. Được nhà trườnghỗ trợ, đặc biệt được các thầy cô giáo có kinh nghiệm ở các bộ môn tham gia hướngdẫn, nên phong trào thi Olympic Quốc gia thực sự là nôi tôi luyện, trưởng thành củanhiều SVG. Các đội tuyển dự thi Olympic Quốc gia của sinh viên Đại học Xây dựng

Page 104: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

luôn là lực lượng mạnh, tỷ lệ đạt giải rất cao 87,5%. Từ năm 1995 đến 2006, đã có765 sinh viên tham gia, đạt 35 giải Nhất, 128 giải Nhì, 245 giải Ba và 148 giải KK.Các đội tuyển ĐHXD đã 21 lần đạt giải Nhất đồng đội các môn truyền thống như Cơhọc kết cấu, Sức bền Vật liệu, Tin học. Từ 2007 đến 2011 đã có 423 lượt sinh viêndự thi OLPvà đạt 227 giải, trong đó có 18 giải Nhất, 46 giải Nhì, 86 giải Ba và 80giải KK; có 22 giải đồng đội với 8 giải Nhất, 8 giải Nhì và 4 giải Ba.

- Năm 1988 Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng Việt Nam kết hợp với Bộ ĐH vàTƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có sáng kiến hàng năm tổ chức thi đồ án tốt nghiệpxuất sắc ngành Xây dựng (giải Loa Thành). Trường Đại học Xây dựng tham gia tíchcực và cũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của phong trào. Tính đến năm2005, Trường Đại học Xây dựng đã đạt được 170 giải, trong đó có 30 giải Nhất, 60giải Nhì, 51 giải Ba và 19 giải Khuyến khích. Từ năm 2006 đến 2010, trường gửi 118đồ án dự thi, và có 81 đồ án đạt giải với 3 giải Nhất, 23 giải Nhì, 33 giải Ba và 22giải Khuyến khích.

Trên 300 sinh viên tốt nghiệp được ở lại trường làm CBGD trong 15 năm qua đềulà những người đạt giải cao trong NCKH, thi Olympic, thi đồ án tốt nghiệp xuất sắc.

VI. CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI

Công tác đối ngoại trong giai đoạn 1983 – 2011 được tiến hành với những điềukiện thuận lợi và khó khăn mới. Nguồn lực nhà trường được tập trung, địa bàn HàNội tạo ra nhiều mối quan hệ, quá trình đào tạo đại học ngày càng mang tính xã hộihóa. Tuy vậy, nhà trường còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, còn lúng túng khibước vào nền kinh tế thị trường. Hơn nữa, biến động chính trị tại các nước XHCNđã ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ truyền thống của nhà trường với một số trườngđại học trên thế giới. Trong điều kiện đó, công tác đối ngoại của nhà trường vẫn đượcchú trọng trên cả hai hướng: đối ngoại trong nước và đối ngoai quốc tế.

1. Công tác đối ngoại trong nước

Mối quan hệ với các cơ quan trong nước được xây dựng chủ yếu thông qua hoạtđộng đào tạo, NCKH và LĐSX. Đào tạo đại học, nhất là đào tạo tại chức và đào tạoSĐH đã giúp nhà trường thiết lập được các mối quan hệ với các trường ĐH trongcùng khối kỹ thuật, các tổng công ty, các sở GD&ĐT, sở Xây dựng, sở Giao thôngcông chính, sở KHCN&MT, ... của các tỉnh thành, các viện nghiên cứu. Đặc biệt đốivới Thủ đô Hà Nội, năm 2005, 2006 Trường Đại học Xây dựng đã tăng cường cáchoạt động NCKH, LĐSX của cán bộ và của cả sinh viên, đóng góp thiết thực cho sựphát triển của Hà Nội. Tháng 11/2005, Trường tổ chức thành công Hội nghị chuyênđề: Trường Đại học Xây dựng với Thủ đô Hà Nội. Hướng đối ngoại trong nước ngàycàng được coi trọng và mở rộng.

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

104

Page 105: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Năm 1986, Đảng ủy và BGH nhà trường chủ trương tổ chức trọng thể Lễ kỷniệm 20 năm thành lập trường. Trường đã cử đoàn cán bộ do Hiệu trưởng PhạmNgọc Đăng dẫn đầu tổ chức gặp mặt các cựu sinh viên và mở hội ngành trên côngtrường xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, một công trình thế kỷ của đất nướcđã thu hút hàng vạn công nhân và trên 800 kỹ sư, trong đó có 600 kỹ sư được đàotạo tại Trường Đại học Xây dựng. Lễ kỷ niệm chính thức được tổ chức vào sángngày 27/12/1986 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt – Xô. Đến dự buổi lễ có nhiềuđồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, ngành, các tổng công ty vàcác đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch của 8 tỉnh, thành phố, Hiệu trưởng 19 trườngđại học, tổng cộng 218 đại biểu mời. Giáo sư Nguyễn Đình Tứ, Ủy viên TW Đảng,Bộ trưởng Bộ ĐH&THCN thay mặt Nhà nước trao tặng Huân chương Lao độnghạng Nhất cho trường.

Năm 2001, trong buổi Lễ trọng thể kỷ niệm 35 năm thành lập trường, Phó Thủtướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã thay mặt Nhà nước gắn Huân chương Độc lậphạng Nhất lên lá cờ truyền thống của Trường Đại học Xây dựng.

Năm 2006, Đảng ủy, BGH chủ trương tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 40 năm thànhlập trường. Trường đã cử các đoàn đại biểu đi dự gặp mặt các cựu sinh viên ở Thànhphố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Lạng Sơn... Đánh giá quátrình 40 năm xây dựng và trưởng thành, ngày 12/10/2006 Chủ tịch nước đã ký Quyếtđịnh số 1108/2006/QĐ- CTN trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh cho tập thể cánbộ và sinh viên Trường Đại học Xây dựng.

Từ 2006 đến nay, phát huy thế mạnh của các chuyên ngành trong lĩnh vực xâydựng cơ bản, Nhà trường đã mở rộng hoạt động đối ngoại trong nước trên nhiều mặt:

- Duy trì hoạt động của câu lạc bộ các trường đại học khối kỹ thuật phía Bắcthông qua các cuộc hội thảo với nhiều chủ đề phong phú, gắn kết các trường trongkhối và góp phần quảng bá giới thiệu trường.

- Nhiều cán bộ khoa học của các khoa, viện trong trường: Môi trường, Cơ khí XD,Vật liệu XD, Kiến trúc – Quy hoạch, Cầu đường, Xây dựng, Công trình thuỷ, … đãtham gia các Hội đồng chuyên gia, liên kết trong đào tạo và thực hiện các đề tàiNCKH, với các Bộ: Bộ Xây dựng, Bộ GD&ĐT, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ Kếhoạch và Đầu tư, Bộ GTVT, Tổng hội Xây dựng Việt Nam…

- Nhà trường duy trì mối quan hệ với chính quyền phường sở tại, đóng góp vàtham gia các phong trào phát triển của địa phương.

- Công đoàn trường duy trì tốt mối liên kết truyền thống với cụm Công đoàn 5trường đại học. Đoàn thanh niên và Hội Sinh viên trường tham gia tích cực các hoạtđộng trong phong trào chung của các trường đại học và của Thủ đô Hà Nội.

105

Page 106: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

2. Đối ngoại quốc tế

Nhà trường luôn giữ mối quan hệ với các trường đại học MISI (Liên Xô), Đại họcXD Sophia (Bungari), Đại học Weirna (CHDC Đức), nhưng do biến động chính trị ởchâu Âu, mối quan hệ với các trường đại học trên bị gián đoạn. Sau Đại hội Đảng VII,chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ quốc tế của Đảng đã mở ra mộtthời kỳ mới trong quan hệ quốc tế của nhà trường.

Trường đã mở rộng hợp tác quốc tế với nhiều trường đại học và các viện nghiêncứu của các nước trên thế giới: Pháp, Đức, Hà Lan, Úc, Bỉ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản,Thái Lan, Thụy Sỹ, Anh, Ý, Canada và các tổ chức quốc tế khác... Năm 2000, trườngđã cử 49 cán bộ đi nước ngoài đào tạo cao học, nghiên cứu sinh và dự hội thảo khoahọc. Nhà trường cũng triển khai những dự án hợp tác với nước ngoài như: Dự án vớiCH Pháp về đào tạo kỹ sư chất lượng cao (PFIEV), dự án với Trường Đại học Laval(Canada) về cải thiện môi trường trong khu phố cũ, dự án với Trường Đại học Delfz(Hà Lan) về cải tạo nâng cấp phòng thí nghiệm và đào tạo CBGD, dự án với Thụy Sỹvề đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ môi trường ở miền Bắc Việt Nam,dự án với trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) về nghiên cứu khu phố cũ và đào tạo NCS.

- Trong giai đoạn 2001 – 2005 nhà trường đã mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế vềnhiều mặt với nhiều trường đại học và viện nghiên cứu các tổ chức quốc tế của cácnước: Pháp, Đức, Hà Lan, Úc, Bỉ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Thụy Sỹ,Hoa Kỳ, Anh, Ý, Canada, Hàn Quốc, Singapose và EU... Trong giai đoạn này TrườngĐại học Xây dựng là địa chỉ được EU tài trợ, có dự án nhiều nhất ở Việt Nam.

Tổ chức AUF (Tổ chức hợp tác đại học Pháp ngữ) từ năm 1994 đã và đang giúptrường đạo tạo sinh viên ngành xây dựng Pháp ngữ. Đến nay là khoá 17 mỗi khoá40SV. Từ năm học 1999 – 2000, trường đã tham gia dự án Việt – Pháp đào tạo kỹ sưchất lượng cao (PFIEV) với 40 SV/năm, từ năm học 2002 – 2003 là 90 SV/năm.

Hội nghị KHCN lần thứ XIII của trường tổ chức vào tháng 5/2001, lần đầu tiêncó các nhà khoa học của Pháp, Trung Quốc, Úc và Thụy Sỹ tham gia thuyết trình đềtài. Hội nghị KHCN lần thứ XV của trường tổ chức vào tháng 11/2006, có các nhàkhoa học của Hàn Quốc, Đức, Hoa Kỳ, Nhật và Thụy Sỹ tham gia thuyết trình đề tài.

Tháng 5 năm 1999 trên cơ sở của Ban Quan hệ quốc tế nhà trường thành lậpPhòng Đối ngoại và đến tháng 6/2006 đổi tên thành Phòng Hợp tác quốc tế. Công tácđối ngoại ngày càng được coi trọng và mở rộng, đáp ứng được các mục tiêu, nhiệmvụ chính trị và nâng cao vị thế của nhà trường.

Tháng 6 năm 2006 thành lập Trung tâm Hợp tác đào tạo và tư vấn quốc tế. Từkhi thành lập đến nay đã thiết lập nhiều chương trình liên kết đào tạo quốc tế với các

106

Page 107: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

trường ĐH có uy tín trên thế giới: Liên kết đào tạo Thạc sỹ với trường ĐHTH Quốcgia Đài Loan (2007), ĐH Liege - Bỉ (2010), Đào tạo đại học với trường ĐH BauhausWaimar – Đức (2007) và nhiều chương trình ngắn hạn quốc tế khác. Nhiều học bổngquốc tế đã trao cho các cán bộ và sinh viên của Trường ĐHXD.

Đến năm 2011, Trường ĐHXD đã đặt quan hệ với 40 trường đại học của hơn 30nước và tổ chức quốc tế. Ngoài ra, còn liên kết với đại học của các nước Mỹ, Nga,Nhật… đào tạo hàng ngàn học viên học các khóa học ngắn hạn trong lĩnh vực xâydựng (quản lý dự án, phòng hỏa chống cháy...).

107

Page 108: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRƯỜNG ĐHXD GIAI ĐOẠN 2009 - 2011

Thầy Lê Văn Thành tân Hiệu trưởng chụp ảnh lưu niệm với các thầy nguyênHiệu trưởng Nguyễn Lê Ninh, Nguyễn Như Khải, Đỗ Quốc Sam, NguyễnVăn Hùng, Phạm Ngọc Đăng (từ trái qua phải)

108

Page 109: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

109

Page 110: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

110

Page 111: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

111

Page 112: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

112

Page 113: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

113

Page 114: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Khai mạc giải bóng đá CBVC Chào mừng Kỷ niệm 45 năm thành lập trường

114

Page 115: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Hoạt động sinh viên tình nguyện

115

Page 116: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

Thăm trường cũ, Hương Canh 2011

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Đoàn cán bộ và sinh viên dâng hương trước ban thờ thầy giáo Chu Văn An tại Văn Miếu Quốc Tử Giám 10-9-2011

116

Page 117: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Đoàn cán bộ và sinh viên viếng nghĩa trang Hương Canh 6-9-2011

117

Page 118: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

VII. XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ ĐOÀN THỂ

1. Công tác Đảng

Cơ cấu tổ chức

Từ năm 1983, khi trường chuyển về Hà Nội, Đảng bộ Đại học Xây dựng trựcthuộc Quận ủy Hai Bà Trưng, mọi hoạt động của Đảng bộ chịu sự chỉ đạo trực tiếpcủa Quận ủy. Đến năm 1987, Đảng bộ Đại học Xây dựng trực thuộc Thành ủy HàNội. Cơ quan Đảng cấp trên lãnh đạo trực tiếp là Ban cán sự Đảng Đại học và Caođẳng thuộc Thành ủy Hà Nội. Hoạt động của Đảng bộ còn chịu sự lãnh đạo của BanCán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc thực hiện các chủ trương của ngành.

Khi chuyển từ Hương Canh về Hà Nội, Đảng bộ vẫn duy trì cơ cấu Đảng bộ 3cấp, có 6 Đảng bộ bộ phận của các khoa. Đến năm 1986, theo chủ trương của Thànhủy không còn Đảng bộ bộ phận, các chi bộ trực thuộc Đảng bộ trường.

Đặc điểm về cơ cấu đảng viên của Đảng bộ nhà trường trong thời kỳ này là đảngviên trong sinh viên ngày càng ít đi. Khi trường còn ở Hương Canh, trong số trên1000 sinh viên tham gia quân đội sau chiến tranh trở về trường tiếp tục học tập, córất nhiều sinh viên đã là đảng viên. Có năm, đảng viên là sinh viên chiếm đến 50%đảng viên toàn Đảng bộ, đã thành lập trên 30 chi bộ sinh viên. Khi trường về Hà Nội,thành lập 1 Đảng bộ bộ phận gồm 8 chi bộ sinh viên của các khoa, từ năm 1991 đếnnay chỉ còn lại 1 chi bộ sinh viên.

Chi bộ Đảng trong khối cán bộ được thành lập theo đơn vị công tác (khoa, phòng,ban). Có những chi bộ rất đông đảng viên như chi bộ Khoa Xây dựng, tháng 10/2006đã có 68 đảng viên, Đảng ủy chủ trương Khoa Xây dựng thành lập Đảng bộ bộ phậnvà các bộ môn của khoa là chi bộ trực thuộc. Vào thời điểm năm 1996 có 7 bộ mônchưa có đảng viên, Đảng bộ đã phấn đấu đến năm 1998 tất cả có 42 bộ môn đều đãcó đảng viên. Năm 2006 có 46 bộ môn có đảng viên trong tổng số 48 bộ môn toàntrường. Năm 2011 trường có 54 bộ môn, sinh hoạt đảng được phân theo các chi bộ.

Năm 1983 toàn Đảng bộ có 6 Đảng bộ bộ phận, tổng số đảng viên là 526, sinhhoạt trong 43 chi bộ (27 ở các khoa, 16 ở các phòng ban).

Năm 2001, tổng số đảng viên của Đảng bộ là 391, sinh hoạt trong 29 chi bộ (13chi bộ CBGD, 15 chi bộ phòng ban, 1 chi bộ sinh viên).

Năm 2006, tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ là 447, sinh hoạt trong 27 chibộ (14 chi bộ CBGD, 12 chi bộ phòng ban, 1 chi bộ sinh viên).

Năm 2011 có 28 chi bộ (1 chi bộ sinh viên, 14 chi bộ là các khoa, viện và 13 chibộ phòng, ban) với tổng số đảng viên là 430.

118

Page 119: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Từ năm 1983 - 2011, Đảng Bộ nhà trường đã tổ chức 11 lần Đại hội Đảng bộ (Đạihội lần thứ 10 đến Đại hội lần thứ 20). Đại hội lần thứ XX được tổ chức vào tháng1/2010 với nhiệm kỳ 5 năm. Trong các nhiệm kỳ trên Bí thư Đảng ủy trường là cácđồng chí:

Nguyễn Xuân Trọng Từ năm 1979 đến 1984

Nguyễn Tấn Quý Từ năm 1984 đến năm 1999

Ứng Quốc Dũng Từ năm 1999 đến 2010

Lê Văn Thành Từ năm 2010 đến nay

Trong các nhiệm kỳ lãnh đạo, Đảng bộ đều thống nhất thực hiện quy định Bí thưĐảng ủy là một đồng chí trong BGH. Quy định trên được duy trì gần như một nguyêntắc, điều đó đảm bảo tính tập trung, dân chủ và phù hợp với sự lãnh đạo của Đảng vàsự điều hành của Ban Giám hiệu đối với các hoạt động của nhà trường.

Tại Đại hội lần thứ 20 của Đảng bộ trường, đồng chí Lê Văn Thành, Hiệu trưởngđược bầu làm Bí thư Đảng uỷ, đồng chí Phạm Duy Hoà, Phó Hiệu trưởng được bầulàm Phó Bí thư Đảng uỷ, các đồng chí Phan Quang Minh, Phạm Xuân Anh được bầulàm uỷ viên Thường vụ. Đây là Đại hội được Thành uỷ chọn làm thí điểm bầu trựctiếp các chức danh Bí thư, Phó Bí thứ và Ban Thường vụ trực tiếp tại Đại hội. BanChấp hành Đảng bộ gồm 17 đồng chí. Ban Thường vụ sau 2 vòng bầu chỉ được 4đồng chí, sau đó đồng chí Nguyễn Văn Đỉnh Trưởng phòng Tổ chức cán bộ đượcBCH bầu bổ sung vào Ban Thường vụ.

Những hoạt động chủ yếu trong công tác xây dựng Đảng

45 năm xây dựng và trưởng thành của Trường Đại học Xây dựng, cũng là quátrình khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng bộ với toàn bộ hoạt động của Nhà trường.Những thành tựu của Trường Đại học Xây dựng đã đạt được là do nhiều yếu tố,nhưng yếu tố có tính chất quyết định chính là sự vững mạnh của Đảng bộ nhà trường.

Năm 1991, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã chủ trương đổi mới và chỉnhđốn Đảng. Thực hiện Nghị quyết TƯ3 về đổi mới chỉnh đốn Đảng, Thành ủy Hà Nộiđã ban hành Chương trình 14. Chương trình này được triển khai bằng đợt vận độnglớn trong toàn Đảng bộ Hà Nội và Đảng bộ ĐHXD là một trong những Đảng bộvững mạnh nhiều năm liên tục, đã được chọn làm thí điểm các bước tiến hành củachương trình.

Năm 1992, Đảng bộ ĐHXD đã nghiên cứu và xây dựng một số các quy định vàquy trình như: Quy định về chức năng của chi bộ Đảng trong nhà trường; Quy trìnhsinh hoạt chi bộ; Quy trình công tác phát triển Đảng…, từ đó đã góp phần giúp Thành

119

Page 120: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

ủy Hà Nội ban hành các văn bản chính thức nhằm thể chế hóa công tác xây dựngĐảng trong các Đảng bộ nhà trường.

Đảng bộ ĐHXD được chọn báo cáo điển hình về xây dựng Đảng bộ vững mạnhtại Hội nghị tổng kết của Thành ủy Hà Nội năm 1996. Đồng thời là Đảng bộ duynhất của các trường đại học và cao đẳng phía Bắc tham dự và báo cáo điển hình tạihội nghị sơ kết, rút kinh nghiệm xây dựng Tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vữngmạnh do Ban Tổ chức Trung ương triệu tập tại Đồ Sơn (Hải phòng) tháng 3/1997 vàbáo cáo điển hình tại Hội nghị Tổng kết về công tác an ninh chính trị tại Sở Công anHà Nội năm 1998.

Từ 1990 đến 2011, Đảng bộ ĐHXD đã kết nạp 443 đảng viên mới trong đó cónhiều GS và CBGD lâu năm (gần 200 sinh viên). Riêng năm 2000, khi phát độngphong trào phát triển lớp đảng viên Hồ Chí Minh, Đảng bộ đã kết nạp được 37 đảngviên mới. Năm 2004, Đảng bộ tổ chức trọng thể lễ đổi thẻ cho 374 đảng viên và phátthẻ cho 54 đảng viên mới. Từ 2005 đến 2011 đã phát 128 thẻ đảng viên.

Từ năm 1983 đến năm 2010, Đảng bộ ĐHXD liên tục được Thành ủy Hà Nộicông nhận là Đảng bộ vững mạnh, được Thành ủy Hà Nội, Đảng bộ khối các trườngđại học và cao đẳng Hà Nội 8 lần biểu dương, tặng cờ và giấy khen công nhận Đảngbộ vững mạnh có thành tích xuất sắc vào dịp tổng kết hàng năm.

2. Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên

Từ năm 1983 đến năm 2011, Bí thư Đoàn Thanh niên trường lần lượt do các đồngchí sau đây đảm nhiệm:

Từ năm 1983 đến 1985 đồng chí Ứng Quốc Dũng

Từ năm 1985 đến 1987 đồng chí Trần Kim Chi

Từ năm 1987 đến 1989 đồng chí Bạch Đình Thiên

Từ năm 1889 đến 1991 đồng chí Lưu Đức Thạch

Từ năm 1991 đến 1994 đồng chí Trần Mạnh Dũng

Từ năm 1994 đến 1999 đồng chí Phạm Văn Du

Từ năm 1999 đến 2001 đồng chí Nguyễn Việt Anh

Từ năm 2001 đến 2004 đồng chí Phạm Quốc Tuấn

Từ năm 2004 đến 2006 đồng chí Ngô Thanh Long

Từ năm 2006 đến 2008 đồng chí Nguyễn Quốc Cường

Từ năm 2008 đến 5/2011 đồng chí Ngô Đình Sáng

Từ tháng 5/2011 đến nay đồng chí Bùi Phú Doanh

120

Page 121: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Tổ chức Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp củaĐảng ủy nhà trường. Nhiều đồng chí Bí thư Đoàn Thanh niên trường được bầu vàoBan Chấp hành Đảng bộ. Chế độ làm việc giữa Thường vụ Đoàn Thanh niên vớiThường vụ Đảng ủy được duy trì đều đặn. Điều đó tạo điều kiện cho Đảng ủy có cácthông tin và biện pháp để kịp thời chỉ đạo các hoạt động của Đoàn Thanh niên.

Đoàn Thanh niên CSHCM đóng vai trò nòng cốt trong phong trào sinh viên thamgia nghiên cứu khoa học là một nét mới của giai đoạn này. Khi mới về Hà Nội, năm1984 Đoàn Thanh niên trường đã có đề tài tham gia Hội nghị tuổi trẻ sáng tạo khoahọc các trường đại học toàn quốc lần thứ nhất. Năm 1985 các đồng chí Huỳnh Bá KỹThuật và Nguyễn Mạnh Thủy là cán bộ giảng dạy trẻ Khoa Công trình thủy đã cócông trình đạt Huy chương Vàng tại Hội chợ Triển lãm kinh tế - kỹ thuật Việt Nam.Hội nghị Khoa học “Tuổi trẻ sáng tạo” được tổ chức hàng năm là một hoạt độngtruyền thống, thu hút nhiều sinh viên tham gia. Đoàn Thanh niên trường còn đóng vaitrò nòng cốt trong việc tổ chức phong trào NCKH trong sinh viên và CBGD trẻ, tổchức các cuộc thi Olympic quốc gia. Những sinh viên tham gia các hoạt động này đềuhọc giỏi và là các đoàn viên tích cực nhất trong phong trào xây dựng Đoàn, Hội.Phong trào đã tạo nguồn bồi dưỡng sinh viên giỏi sau này trở thành CBGD, trở thànhnhững nhà khoa học trẻ.

Hội Sinh viên là một tổ chức được hình thành rất sớm, từ những năm 60, khi mớichỉ là Khoa Xây dựng ĐHBK. Chi hội sinh viên của khoa dưới sự chỉ đạo của liênchi ủy khoa, đã hoạt động có hiệu quả. Một thời gian dài không có tổ chức Hội sinhviên trong trường đại học. Đầu những năm 80, tổ chức Hội Sinh viên được thành lậptheo mô hình mỗi khóa sinh viên là một chi hội. Từ năm 2005, Đảng ủy chủ trươngtổ chức mỗi khoa là một chi hội, dưới sự lãnh đạo của chi bộ khoa và tạo điều kiệnthuận lợi cho Ban chủ nhiệm khoa quản lý và trợ giúp phong trào của sinh viên trongkhoa. Từ đó đến nay, Hội Sinh viên ĐHXD đã được củng cố, cùng với tổ chức ĐoànThanh niên, hoạt động có kết quả. Các Chủ tịch Hội Sinh viên trường đều đã trởthành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Cùng với các trường đại học đóng trên địa bàn Thủ đô, Đoàn và Hội đã tích cựctham gia các hoạt động xã hội nhằm giáo dục truyền thống cho thanh niên sinh viên.Tham gia phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, Đoàn Thanh niên đã nhận phụng dưỡngmẹ Anh hùng liệt sỹ Bùi Ngọc Dương, hàng năm đã thăm hỏi và tặng quà cho cácanh chị cựu thanh niên xung phong. Đoàn đã vận động góp quỹ xây dựng được ngôinhà tình nghĩa cho một hộ nghèo ở Sóc Sơn (Hà Nội) và giúp đỡ đồng bào trongvùng bị lũ lụt; tổ chức các đội “Sinh viên tình nguyện” hộ trợ công tác tuyển sinhhàng năm của nhà trường, đi về các phường giúp thiếu niên, nhi đồng sinh hoạt hèvà vệ sinh môi trường. Từ năm 2000 trở lại đây, mỗi năm tuổi trẻ nhà trường đã tìnhnguyện hiến hàng trăm lít máu và luôn dẫn đầu về thành tích này trong khối cáctrường đại học, cao đẳng.

121

Page 122: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên đã đóng vai trò nòng cốt trong việc tổ chứccho sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa thể thao. Đội bóng sinh viên trườngđoạt cúp vô địch bóng đá sinh viên các trường đại học phía Bắc (1985). Lê Văn, sinhviên khóa 35 Công trình Thủy hai lần giành Huy chương Vàng trong giải chạy việtdã báo Hà Nội Mới. Đội văn nghệ trường giành 4 Huy chương Vàng (1 tập thể và 3cá nhân) và 6 Huy chương Bạc cho các giọng hát hay trong các cuộc thi Tiếng hátsinh viên Hà Nội, liên hoan ca khúc chính trị, liên hoan nghệ thuật quần chúng. Thamgia sân chơi SV 96 và SV 2000, thi tìm hiểu 990 năm Thăng Long – Hà Nội, Rungchuông vàng… Các hoạt động văn thể góp phần hỗ trợ cho phong trào học tập vàNCKH trong sịnh viên, đồng thời giúp cho sự hòa nhập của sinh viên Đại học Xâydựng với các trường bạn.

3. Công tác Công đoàn

Từ năm 1983 đến 2011 tổ chức 12 lần Đại hội Công đoàn, từ Đại hội XI (1983)đến Đại hội XXII (2010). Chủ tịch Công đoàn trường do các đồng chí sau đây lần lượtđảm nhiệm:

Từ năm 1983 đến 1987 đồng chí Trần Văn Huyền

Từ năm 1987đến 1988 đồng chí Đỗ Hữu Nghĩa

Từ năm 1988 đến 1989 đồng chí Lương Phương Hậu

Từ năm 1989 đến 1991 đồng chí Trần Đình Bửu

Từ năm 1991 đến 1996 đồng chí Phùng Văn Lự

Từ năm 1996 đến 2002 đồng chí Phan Văn Cúc

Từ năm 2002 đến 2004 đồng chí Nguyễn Văn Phượng

Từ năm 2004 đến 2006 đồng chí Nguyễn Bình Hà

Từ năm 2006 đến 2009 đồng chí Trương Quốc Thành

Từ năm 2009 đến nay đồng chí Vũ Hồng Dư

Các nhiệm kỳ, Đảng ủy đều cử 1 Đảng ủy viên phụ trách công tác công đoàn(các đồng chí Đỗ Hữu Nghĩa, Phùng Văn Lự, Trương Quốc Thành, Vũ Hồng Dưđược bầu vào BCH Đảng bộ). Cán bộ công đoàn các cấp hàng năm đều được thamgia tập huấn nghiệp vụ và trao đổi kinh nghiệm công tác. Từ Khoá 13 (1987 – 1989)với tinh thần đổi mới của Đại hội Đảng VI, phong trào xây dựng tổ chức Công đoàncó nhiều nét nổi bật. Nhiều cán bộ đã trưởng thành từ phong trào Công đoàn.

Tổ chức Công đoàn trường có bề dầy hoạt động rất phong phú, tiếng nói và ảnhhưởng của Công đoàn đối với các phong trào thi đua trong khối cán bộ đã được inđậm trong quá trình hình thành và phát triển nhà trường. Trong từng giai đoạn khácnhau, nội dung và hình thức vận động thi đua của Công đoàn rất sáng tạo, luôn bám

122

Page 123: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

sát nhiệm vụ chính trị của nhà trường, chức năng và nhiệm vụ của tổ chức Côngđoàn. Công đoàn trường đã tổ chức những đợt thi đua, những cuộc hội thảo tập trungvào các chủ đề: “Viết giáo trình giỏi”, “Giáo viên chủ nhiệm giỏi”, “Đổi mới phươngpháp giảng dạy”, “Kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”, “Dân chủ trong nhàtrường”.. Công đoàn là tổ chức đại diện tin cậy cho quyền lợi của cán bộ CNV, độngviên được mọi CBCNV cùng chung sức chăm lo công việc của nhà trường.

Năm 1985 – 1986, Công đoàn Trường Đại học Xây dựng là một trong nhữngCông đoàn vững mạnh đầu tiên trong khối các trường đại học. Năm 1987, Công đoàntrường cũng là đơn vị đầu tiên có sáng kiến lập quỹ “Học bổng cho sinh viên nghèo”;đề xuất và xây dựng bảng điểm đánh giá công đoàn vững mạnh, đề xuất việc tổ chức“đối thoại” đầu tiên giữa Ban Giám hiệu với CBCNV. Công đoàn trường đã được tặng4 lá cờ luân lưu “Công đoàn xuất sắc” của Công đoàn ngành, Liên đoàn Lao động HàNội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Công đoàn Trường Đại học Xây dựngđược Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 1997, Huân chươngLao động Hạng Nhì năm 2005.

4. Hội Cựu chiến binh

Trải qua 12 năm kể từ ngày thành lập đến nay (1999–2011), Hội Cựu chiến binhTrường ĐHXD đã có 3 nhiệm kỳ công tác. Chủ tịch Hội qua các nhiệm kỳ như sau:

Từ năm 1999 đến 2001 đồng chí Nguyễn Văn Chọn

Từ năm 2001 đến 2007 đồng chí Nguyễn Kim Bảng

Từ năm 2007 đến nay đồng chí Hoàng Văn Tần

Là tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trường, Hội Cựu chiến binh dưới sự lãnhđạo trực tiếp của Đảng uỷ nhà trường và sự chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Thànhhội Hà Nội, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình, cùng các đoàn thể gópphần xây dựng Nhà trường ngày càng vững mạnh hơn.

Từ những ngày đầu thành lập với 32 hội viên nòng cốt do GS.TSKH.NGNDNguyễn Văn Chọn làm Chủ tịch, đến nay Hội có 66 thành viên, được biên chế thành5 chi hội. Trong đó, 52 đồng chí là đảng viên, 5 nữ cựu chiến binh, 11 đồng chí làthương binh từ hạng 1 đến hạng 4/4, 31 đồng chí đã và đang là cán bộ quản lý cáccấp của trường, 9 đồng chí là PGS và 12 đồng chí có học vị tiến sỹ.

Những tấm gương tiêu biểu về sự hy sinh của Anh hùng liệt sỹ Bùi Ngọc Dương(khoá 7 Cầu đường), liệt sỹ Lê Văn Huỳnh (khoá 13 Cầu hầm)… luôn là bài họcsinh động và nhiều cảm xúc đối với thế hệ trẻ trong Trường ĐHXD. Công tác đền ơnđáp nghĩa, tri ân đồng đội luôn được các hội viên CCB hưởng ứng và tham gia rấtnhiệt thành.

123

Page 124: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Các CCB đều có ý thức bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nêu cao tính tiên phong,gương mẫu, phát huy phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ trên mỗi vị trí và công việc đảmnhận góp phần quan trọng xây dựng đơn vị và nhà trường. Cùng với tổ chức Côngđoàn và Đoàn Thanh niên quan tâm giáo dục các thế hệ sinh viên của trường biết kếthừa và phát huy truyền thống yêu nước của cha anh để làm tròn nhiệm vụ xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc.

Hội CCB Trường ĐHXD nhiều năm được Thành hội công nhận là đơn vị cơ sở trongsạch vững mạnh. Năm 2008 và 2009 được tặng Bằng khen của Thành hội, năm 2010 vớithành tích xuất sắc, Hội đã được Trung ương Hội CCB Việt Nam tặng Bằng khen.

*

* *

Nhìn lại quá tình phát triển của nhà trường từ năm 1983 đến nay, có thể rút ranhững nét chính sau đây:

+ Do bám sát đường lối đổi mới của Đảng, nên mọi hoạt động của nhà trườngtừng bước đã hòa nhập và thích ứng với nền kinh tế thị trường. Nhà trường đã nghiêncứu thận trọng, lựa chọn những bước đi thích hợp, từng bước điều chỉnh quy mônhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, thị hiếu người học và giữ vững chất lượng đào tạo; xáclập được nhiều mối quan hệ tốt giữa nhà trường với các đơn vị và các địa phương,từng bước củng cố và nâng cao vị thế của trường trong và ngoài nước.

+ Tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống của nhà trường trong việc xây dựngđội ngũ. Trong những điều kiện mới, nhà trường đã có nhiều cố gắng xây dựng đượcđội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiều hoài bão và nhiệt tình. Lực lượng cán bộ trẻ đanggiữ vai trò nòng cốt trong việc thực hiện các nhiệm vụ mới của nhà trường và từngbước đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Sau khi chuyển từ Hương Canh về Thủ đô Hà Nội, Nhà trường đã vượt quanhững khó khăn, từng bước tập trung tạo thế ổn định. Bằng sự lao động miệt mài vàsáng tạo, CBCNV và sinh viên toàn trường đã xây dựng cơ sở vật chất ngày càngkhang trang hiện đại, phục vụ có hiệu quả cho công tác đào tạo và NCKH.

124

Page 125: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

125

LỜI KẾT

Năm 2011- năm kỷ niệm 55 năm đào tạo và 45 năm thành lập là một dấu mốcquan trọng để Trường Đại học Xây dựng bước vào thời kỳ mới - thời kỳ thực hiệnChiến lược Phát triển trường giai đoạn 2010 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Quachặng đường nửa thế kỷ đầy gian khó, Trường Đại học Xây dựng đã tự khẳng địnhđược mình, xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, của nhân dân. Bom đạn của chiếntranh hủy diệt, lụt lội, hạn hán…, cũng chưa bao giờ làm gián đoạn một khóa kiếntrúc sư, kỹ sư xây dựng tốt nghiệp ra trường. Chúng ta đã tồn tại và tiếp tục pháttriển trong khó khăn, vất vả của đời sống thường ngày và lớn mạnh trong mọi sựdiễn biến phức tạp của tình hình kinh tế - xã hội, trong những thách thức mới của nềnkinh tế thị trường.

Kết thúc những trang viết ngắn gọn về chặng đường đầy biến động trong nửa thếkỷ qua, Trường Đại học Xây dựng đang hướng tới viết tiếp những trang sử vẻ vangmới trong thế đi lên của đất nước.

Page 126: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

126

PHỤ LỤC

DANH SÁCH CÁN BỘ CHỦ CHỐT ĐẦU TIÊN VỀ THÀNH LẬP KHOA XÂY DỰNG (THÁNG 3-1956)

CÁC ĐỒNG CHÍ LÃNH ĐẠO ĐẦU TIÊN VÀ CÁN BỘ CHỦ CHỐT CÁC ĐOÀN THỂ CỦA KHOA XÂY DỰNG

STT HỌ VÀ TÊN NĂM VỀ KHOA XD GHI CHÚ

1 Lê Tâm 1956

2 Nguyễn Sanh Dạn 1956

3 Vũ Văn Tảo 1956

4 Nguyễn Văn Hường 1956

5 Nguyễn Văn Cung 1956

6 Lê Thạc Cán 1956

7 Lê Đỗ Chương 1956

8 Nguyễn Đơn Giản 1956

Chủ nhiệm Khoa Lê Tâm

Phó chủ nhiệm Khoa Nguyễn Sanh Dạn

Bí thư chi bộ CB Khoa (6 đảng viên) Nguyễn Văn Hường

Bí thư chi bộ SV Khoa (5 đảng viên) Lê Vạn

Thư ký Công đoàn (CBGD) Khoa Vũ Văn Úy

Bí thư Liên chi đoàn Khoa Bạch Xuân Ba

Chi hội Trưởng Chi Hội Sinh viên Lê Hồng Phú

Page 127: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

127

DANH SÁCH SINH VIÊN KHÓA I KHOA XÂY DỰNG ĐHBK (1956-1959) Ở LẠI TRƯỜNG ĐHXD LÀM CBGD

DANH SÁCH SINH VIÊN KHÓA I GỬI ĐI LIÊN XÔ ĐÀO TẠO TIẾP

1. Nguyễn Đình Cống 18. Hoàng Văn Tân

2. Phan Ngọc Châu 19. Mai Đình Tuân

3. Đỗ Bá Chương 20. Nguyễn Văn Tuấn

4. Trần Cao Đại 21. Hồ Anh Tuấn

5. Phạm Ngọc Đăng 22. Nguyễn Thế Hưng

6. Phạm Khắc Hùng 23. Đỗ Thúc Tuấn

7. Đoàn Định Kiến 24. Nguyễn Tường

8. Đoàn Như Kim 25. Nguyễn Trâm

9. Lê Kiều 26. Lê Đức Thắng

10. Nguyễn Đăng Khoa 27. Hoàng Huy Thắng

11. Lê Ngọc Lân 28. Nguyễn Học Trí

12. Nguyễn Văn Nhuận 29. Nguyễn Đức Thiềm

13. Nguyễn Tiến Oanh 30. Nguyễn Xuân Trường

14. Ngô Thế Phong 31. Nguyễn Trọng Chuyền

15. Hoàng Văn Quý 32. Lê Vạn

16. Phạm Sỹ Tú 33. Nguyễn Nhượng

17. Nguyễn Trí Trọng

1. Trần Đình Bửu 2. Lê Phu3. Trần Bình 4. Phạm Phụ5. Hà Huy Cương 6. Lê Đình Phiên7. Trần Ngọc Chấn 8. Lê Bá Phong9. Hoàng Đình Chuân 10. Ngô Văn Quỳ11. Nguyễn Bá Dũng 12. Trương Tùng13. Nguyễn Văn Đạt 14. Nguyễn Khánh Tường15. Huỳnh Xuân Đình 16. Võ Văn Thảo17. Ngô Văn Định 18. Bùi Vạn Trân19. Lê Ất Hợi 20. Đặng Văn Út21. Nguyễn Như Khải 22. Nguyễn Phụng Võ23. Phan Hoàng Mạnh 24. Nguyễn Văn Yên25. Phan Duy Pháp

Page 128: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

TỜ TRÌNHVỀ VIỆC MỞ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN

THUỘC BỘ ĐẠI HỌC VÀ TRUNG HỌC CHUYÊN NGHIỆP

I. LÝ DO CẦN MỞ TRƯỜNG

Từ trước đến nay việc đào tạo kỹ sư cho ngành xây dựng kiến trúc do Khoa Xây dựngcủa Trường Đại học Bách khoa đảm nhiệm.

1. Vì chỉ tiêu tuyển sinh của Trường ĐHBK có hạn và trường dành một số lượng lớn chocác ngành chủ yếu của CN và quốc phòng như Cơ khí, Điện lực, Vô tuyến điện v.v… chonên chỉ tiêu tuyển sinh dành cho ngành Xây dựng năm 1965 chỉ có 170 ban ngày, và trongnhững năm tới nếu cứ để y nguyên tình trạng này thì không có khả năng tăng được baonhiêu. Trong khi đó nhu cầu về cán bộ có trình độ đại học cho ngành Xây dựng Kiến trúcđể làm công tác thiết kế, thi công, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và quản lý v.v.. sẽ ngàycàng tăng lên gấp bội.

Mặt khác, cũng vì chỉ tiêu tuyển sinh có hạn và nằm trong phạm vi chật hẹp của mộtkhoa của Trường ĐHBK, nên tuy trong nước đã có khả năng đào tạo được kỹ sư thuộc hầuhết các ngành về XD kiến trúc, nhưng việc đào tạo cho ngành này chưa tiến hành đượctheo một hệ thống chuyên nghiệp hoàn chỉnh theo hướng mà Chỉ thị 88/TTg tháng 8/1989đã đề ra.

2. Trong hệ thống các trường đại học về XD cơ bản ở nước ta đang thiếu một trường đạihọc Xây dựng cơ bản để phát triển một cách toàn diện khoa học kỹ thuật xây dựng cơ bản,có tác dụng như Trường ĐHBK trong khu vực công nghiệp và đại học nông nghiệp trongkhu vực nông nghiệp.

Loại trường này là loại trường đại học có tính chất đa khoa rộng rãi, gồm một số chuyênnghiệp chính của các ngành Thủy lợi, Cảng, Cầu đường, XD Kiến trúc có liên quan vớinhau, đào tạo kỹ sư công trình có trình độ khoa học kỹ thuật tương đối vững, có thể tiếp thunhanh chóng kỹ thuật mới và khi cần thì chuyển ngành cũng dễ dàng .

Ở các nước bạn như Liên Xô, Trung Quốc, Tiệp, Hung-ga-ri, v.v…đều có cả. Các trườngnày cũng tồn tại bên cạnh các trường có tính chất chuyên khoa như Thủy lợi, Giao thông,Đường sắt…

128

XÂY DỰNG---------*---------

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒAĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

---------*---------

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Page 129: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

129

II. KẾ HOẠCH TUYỂN SINH

Vì những lý do trên, đề nghị cho thành lập Trường Đại học Công trình xây dựng cơbản, để khắc phục sự mất cân đối giữa số lượng đào tạo cán bộ trình độ ĐH cho 3 ngành lớncủa khu vực xây dựng cơ bản: Thủy lợi, Giao thông, Xây dựng kiến trúc.

a/ Đối tượng tuyển sinh: là các đối tượng do Nhà nước đã quy định cho các lớp banngày chính quy, ban ngày chuyên tu và các lớp tại chức của các trường đại học.

b/ Chỉ tiêu tuyển sinh: Trong các năm đầu mới thành lập, với khả năng cơ sở vật chất vàcán bộ sẵn có Trường ĐHCT có thể tuyển sinh khoảng 600-700 ban ngày và 200-250 tại chức.

Đến năm 1970, cố gắng đạt chỉ tiêu thường xuyên của trường là khoảng 1000 ban ngàyvà 400 tại chức.

NGÀNH LỚN 1966 1970

Ban ngày Tại chức Ban ngày Tại chức Xây dựng 250 100 475 175 Kiến trúc 50 - 75 - Thủy lợi – Cảng 125 75 175 100 Cầu đường – Sân bay

125 50 175 75

Cơ khí XD 50 - 100 - Phân phối cho các chuyên nghiệp như sau:

CHUYÊN NGHIỆP 1966 1970

Ban ngày Tại chức Ban

ngày Tại chức

1. Thiết kế công trình DDCN và ĐT 50 25 100 50 2. Xây dựng DDCN 100 75 200 100 3. Xây dựng quản lý ĐT và NT 25 - 50 - 4. Cấp thoát nước 25 - 50 - 5. Thông hơi – Vật lý kiến trúc 25 - 25 - 6. Vật liệu xây dựng 25 - 50 - 7. Kiến trúc sư DD và CN 35 - 50 - 8. Kiến trúc sư quy hoạch đô thị 15 - 25 - 9. Thiết kế thủy lợi và thủy điện 50 25 50 25 10. XD thủy lợi và thủy điện 25 25 25 50 11. Cảng và đường thủy 50 25 75 25 12. Cầu và Hầm 50 25 50 25 13. Cầu đường bộ 50 25 100 50 14. Sân bay 25 - 25 - 15. Cơ khí xây dựng 50 - 100 -

CỘNG 600 225 1000 400

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

PH

ÂN

PH

ỐI

CH

Ỉ T

IÊU

TU

YỂ

N S

INH

CH

O C

ÁC

NG

ÀN

H L

ỚN

TR

ON

G T

ỜN

G.

Page 130: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

130

Chú ý:

1. Các ngành kể trên nói chung đều đã có trong nước (Khoa Xây dựng và lớp kiến trúc sư),riêng hai ngành Vật liệu XD và Sân bay là hai ngành mới, cần phải có sự chuẩn bị tích cực.

2. Hai ngành số 2 và số 10 trước đây gọi là kỹ sư kinh tế XD và kỹ sư kinh tế thủy lợi

III. TỔ CHỨC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG TRÌNH

Toàn trường trước mắt chia ra 5 khoa: Xây dựng, Kiến trúc, Thủy lợi cảng, Cầu đường, Cơ khí.

Về sau, tùy tình hình và nhu cầu, Khoa XD có thể tách ra thành 3 khoa: Khoa XD vàĐô thị, Khoa Kỹ thuật vệ sinh và Khoa Vật liệu XD.

Danh sách các bộ môn:

a/ Các bộ môn trực thuộc

1.Bộ môn Mác – Lênin

2.Bộ môn Ngoại ngữ

3.Bộ môn Thể thao thể dục

4.Bộ môn Toán cao cấp và Máy tính

5.Bộ môn Vật lý đại cương

6.Bộ môn Hóa đại cương, phân tích và hóa lý

7.Bộ môn Cơ lý thuyết

8.Bộ môn Cơ học kết cấu và Thí nghiệm công trình

9.Bộ môn Sức bền vật liệu

10. Bộ môn Kinh tế và Quản lý xây dựng cơ bản

b/ Khoa Cơ khí xây dựng

11. Bộ môn Điện

12. Bộ môn Máy XD và bốc dỡ

13. Bộ môn Máy thủy lực

c/ Khoa Xây dựng

14. Bộ môn Công trình bê tông gạch đá

15. Bộ môn Công trình thép gỗ

Page 131: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

131

16. Bộ môn Thông hơi cấp nhiệt

17. Bộ môn Vật lý kiến trúc

18. Bộ môn Xây dựng và Quản lý đô thị

19. Bộ môn Cấp thoát nước

20. Bộ môn Vật liệu xây dựng

21. Bộ môn Thi công và An toàn lao động

d/ Khoa Thủy lợi – Cảng

22. Bộ môn Thủy lực Thủy văn

23. Bộ môn Cơ đất nền móng

24. Bộ môn Thủy lợi

25. Bộ môn Cảng đường thủy

đ/ Khoa Cầu- Đường

26. Bộ môn Trắc lượng

27. Bộ môn Cầu hầm

28. Bộ môn Đường ôtô và sân bay

e/ Khoa Kiến trúc

29. Bộ môn Hình học hoạ hình - Vẽ kỹ thuật và vẽ Mỹ thuật

30. Bộ môn Lịch sử kiến trúc và Nguyên lý thiết kế

31. Bộ môn Kiến trúc dân dụng và công nghiệp

32. Bộ môn Quy hoạch đô thị

Tổ chức quản lý chính quyền

Trường ĐHCT sẽ trực thuộc Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp và có sự chỉ đạo vềchuyên môn của UB Kiến thiết cơ bản Nhà nước, Bộ Kiến trúc, Bộ Thủy lợi, Bộ Giao thông.

Bộ máy quản lý trường sẽ gồm Ban Giám hiệu, các ban chủ nhiệm khoa và các phụtrách các phòng.

Ban Giám hiệu sẽ gồm: 1 hiệu trưởng, 3 hiệu phó (1 phụ trách học tập và nghiên cứukhoa học, 1 phụ trách quản trị sinh hoạt, 1 phụ trách chính trị).

Mỗi khoa có 1 chủ nhiệm khoa và 1 hay 2 phó chủ nhiệm.

Page 132: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

132

Các phòng giúp việc Hiệu trưởng gồm có:

1.Phòng Tổ chức cán bộ

2.Phòng Chính trị - Tuyên giáo

3.Phòng Giáo vụ

4.Phòng Nghiên cứu khoa học và lao động sản xuất

5.Phòng Thiết bị tài sản

6.Phòng Hành chính và Tài vụ

7.Phòng Y tế (có bệnh xá)

8.Ban quản trị khu tập thể

9.Xưởng cơ khí và trạm máy XD

10. Xưởng mộc

11. Xưởng kết cấu thép và hàn

IV. BIỆN PHÁP THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG TRÌNH

1. Trường ĐH Công trình sẽ thành lập trên cơ sở Khoa XD Trường ĐHBK và lớp Kiếntrúc sư của Bộ Kiến trúc.

Lớp kiến trúc sư sẽ sáp nhập toàn bộ vào trường ĐHCT.

Về khoa XD, thì khi tách ra khỏi ĐHBK, sẽ để lại cho ĐHBK bộ phận của các bộ mônSức bền vật liệu, Thủy lực, Cơ đất, Kiến trúc công trình để phục vụ cho trường và giúp xâytrường Mỏ công nghiệp nhẹ và các phân hiệu của ĐHBK.

2. Địa điểm của Trường ĐH Công trình sẽ đặt ở Hà Nội vì là một trường xây dựng cơbản có tính chất bách khoa. Có thể có 3 phương án:

Phương án 1: là Trường ĐH công trình sẽ đặt cạnh Trường ĐHBK dọc Đường Đại CồViệt. Phương án này sẽ cho phép tận dụng được cơ sở hiện có của Phòng Thí nghiệm Thủylực và Thủy công (C6), trạm bơm và sân mô hình của Bách khoa (các cơ sở này có thể táchkhỏi Bách khoa và giao cho ĐHCT ngay ở bên cạnh), tiết kiệm được cho Nhà nước hơn400.000đ. Nhưng nhược điểm là địa thế hẹp.

Phương án 2: là trường ĐH Công trình sẽ đặt ở khu đất nằm giữa ĐHBK và Đại họcKinh tế - Kế hoạch. Ưu điểm của phương án này là ĐH Công trình có thể tận dụng được mộtsố cơ sở tạm thời của ĐHBK (khu sư phạm cũ) và địa thế tương đối rộng rãi, có hướng pháttriển ra phía đường Nam Bộ. Nhưng không tận dụng được Phòng Thí nghiệm Thủy lợi.

Phương án 3: là ĐH Công trình sẽ đặt ở khu đất khác trong phạm vi Hà Nội, do Bộ Đạihọc và Nhà nước chỉ định.

Page 133: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

133

3. Cơ sở phòng thí nghiệm: Về các phòng thí nghiệm thì Trường ĐHBK có khả năngtách 1 phần của Phòng Thí nghiệm Sức bền vật liệu và toàn bộ các phòng thí nghiệm kháccủa Khoa Xây dựng như: Vật lý kiến trúc, Vật liệu XD…

Các phòng thí nghiệm khác sẽ xin Nhà nước trang bị dần sau.

4. Thư viện: Trường ĐHBK cũng có khả năng tách ra cho Trường ĐH Công trìnhđại bộ phận các sách và tài liệu báo chí thuộc hệ thống xây dựng cơ bản, số sách báonày với thư viện hiện có của lớp kiến trúc sư có thể tương đối đủ để thành lập thư việnĐH Công trình.

5. Cán bộ: Ngoài số cán bộ của Khoa Xây dựng sẽ sáp nhập và Trường ĐH Công trình,Trường ĐHBK có khả năng tách ra cho Trường ĐH Công trình một số cán bộ giảng dạy vànhân viên thí nghiệm công nhân của các bộ môn: Mác-Lênin, Nga văn, Thể dục, Toán, Lý,Cơ lý thuyết, Hóa, Vẽ và Hình họa, Trắc lượng, Điện, Nguyên lý máy và chi tiết máy, Máyxây dựng, Kinh tế xây dựng, Địa chất công trình để làm nòng cốt cho các bộ môn tương ứngcủa ĐHCT.

Ngoài ra ĐHBK cũng có thể phái sang trường này một số cán bộ công nhân viên hànhchính quản trị để làm nòng cốt cho các phòng, ban của ĐHCT.

6. Trường ĐHCT sẽ tìm và xây dựng một địa điểm sơ tán cho khoảng 1400-1600 người,đủ chứa hai khóa sinh viên và cán bộ công nhân viên.

Khoá 11 tuyển sinh xong sẽ đưa ngay về đó học và những phòng thí nghiệm Lý và Hóa,phòng vẽ đơn giản.

Khóa 9 và 10 tạm thời cứ học tại khu C của Bách khoa hiện nay. Đến tháng 1/1967 khikhóa 7 tốt nghiệp ra trường hết, sẽ đưa khóa 9 về cùng với khóa 8 ở nhờ Trường ĐHBK chođến khi tốt nghiệp.

Còn Khoá 10 thì chuyển về khu sơ tán của ĐH Công trình, giao địa điểm H3 hiện naycho ĐHBK.

V. KHÓ KHĂN, THUẬN LỢI VÀ ĐỀ NGHỊ

Tách Khoa Xây dựng ra khỏi Trường ĐHBK, gộp với lớp Kiến trúc sư của Bộ Kiến trúcđể thành lập Trường ĐH Công trình sẽ có nhiều thuận lợi, cũng có những khó khăn.

Thuận lợi là:

1 - Khoa Xây dựng nhờ sự bồi dưỡng tích cực của Trường ĐHBK qua 10 năm có truyềnthống phấn đấu và thi đua, có sự lãnh đạo về chính trị và chuyên môn khá vững, có thể làmnòng cốt cho Trường ĐH Công trình tương lai.

2 - Có kinh nghiệm tích lũy từ 10 năm nay về giảng dạy, nghiên cứu khoa học và mọimặt công tác khác của một cơ sở đào tạo kỹ sư, lớp kiến trúc sư cũng đã có kinh nghiệm 5năm đào tạo kiến trúc sư trong nước.

Page 134: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

134

3 - Các bộ môn của Khoa Xây dựng đã hình thành từ lâu, song trong các bộ môn đã cómột tập thể cán bộ giảng dạy tương đối vững, hầu hết các bộ môn đều đã có cốt cán khoahọc, với cơ sở cán bộ giảng dạy của 2 đơn vị trước mắt có thể tuyển sinh được khoảng 600ban ngày mà không gặp khó khăn lớn lắm

4 - Các cơ sở vật chất tối thiểu như phòng thí nghiệm, thư viện... cũng đã có sẵn.

Khó khăn:

1 - Việc tách các phòng thí nghiệm từ Trường ĐHBK ra đòi hỏi thời gian, vốn đầu tưkhá lớn, cho nên cần nghiên cứu tìm ra biện pháp tiện lợi và tiết kiệm nhất.

2 - Vì Bách khoa phải một lúc đẻ ra nhiều trường và phân hiệu, nên số cán bộ giảng dạycác bộ môn cơ sở tách ra cho Trường ĐH Công trình sẽ không có thể đảm bảo nhu cầu trướcmắt, cần phải có biện pháp bổ sung và bồi dưỡng kịp thời.

Đề nghị:

1 - Đề nghị cử ra ban phụ trách thành lập Trường ĐH Công trình để lo về địa điểm, tổchức, biên chế, tài chính…

2 - Bổ sung cán bộ lãnh đạo, cán bộ tổ chức, cán bộ công nhân viên cho các phòng, các khoa.

3 - Đề nghị Nhà nước và Bộ Đại học phân phối cho một số cán bộ đại học vừa mới tốtnghiệp trong nước (Bách khoa, Tổng hợp, Sư phạm) và ngoài nước để bổ sung cho các bộmôn nhất là bộ môn cơ sở.

Đặc biệt đề nghị chú ý phân phối cho một số Kiến trúc sư, Kỹ sư cảng, Cấp thoát nước,Vật liệu xây dựng, Thông gió, Máy xây dựng ở nước ngoài về.

4 - Cử cho một số Kỹ sư mới tốt nghiệp sang bồi dưỡng cấp tốc ở Trung Quốc để dạychuyên môn cho các ngành Sân bay, Hầm, Vật liệu xây dựng.

VI. KẾT LUẬN

Việc thành lập Trường ĐH Công trình là một đòi hỏi của một công cuộc đào tạo cán bộkỹ sư trong nước cho các ngành xây dựng cơ bản và sẽ có lợi cho nhiều việc phát triểnnhanh chóng khoa học kỹ thuật xây dựng cơ bản ở miền Bắc nước ta.

Tuy có một số khó khăn, nhưng thuận lợi thì không ít, nếu giải quyết được tốt các khókhăn thì trường sẽ nhanh chóng đi vào ổn định, có thể nhanh chóng góp phần đánh giặc Mỹxâm lược và chuẩn bị chu đáo cho lực lượng để xây dựng kinh tế nước nhà.

Hà Nội, ngày 14 tháng 3 năm 1966

Page 135: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

135

Page 136: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

136

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Page 137: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

137

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐHXD

ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ LẦN THỨ NHẤT – THÁNG 2 NĂM 1967

1. Trần Đức Trân

2. Trần Văn Hải

3. Trần Văn Ngọc

4. Nguyễn Xuân Trọng

5. Nguyễn Sanh Dạn

6. Đỗ Quốc Sam

7. Lê Vạn

8. Nguyễn Biên

9. Vũ Văn Tảo

10. Vũ Đình Tiến

11. Nguyễn Công Chi

12. Lê Xuân Khoa

13. Nguyễn Đăng Hương

Page 138: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

LÃNH ĐẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG QUA CÁC THỜI KỲ

138

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Nhiệm kỳ Hiệu trưởng

Phó Hiệu trưởng

Họ và tên Từ… đến…

1966 - 1977 Nguyễn Sanh Dạn

Trần Đức Trân 1966 - 1969 1969 - 1976 Hà Trình

Nguyễn Văn Hường 1976 - 1977 Nguyễn Xuân Đặng

1977 - 1982 Đỗ Quốc Sam

Nguyễn Xuân Đặng 1977 - 1978 Lê Văn Thưởng

1979 - 1982

1981- 1982

Nguyễn Xuân Trọng Vũ Văn Tuấn Phạm Ngọc Đăng

1982 - 1990 Phạm Ngọc Đăng

Nguyễn Xuân Trọng 1982 - 1983 Vũ Văn Tuấn 1982 - 1987 Nguyễn Văn Chọn 1983 - 1990 Nguyễn Tấn Quý Nguyễn Mạnh Yên 1985 - 1990 Đỗ Hữu Nghĩa 1987 - 1990

1990 - 1994 Nguyễn Văn Chọn 1990 - 1994

1994 - 1999 Nguyễn Như Khải Nguyễn Tấn Quý

1994 - 1999 Nguyễn Lê Ninh Vũ Liêm Chính

1999 - 2004 Nguyễn Lê Ninh

Ứng Quốc Dũng

1999 - 2004 Đào Văn Toại Nguyễn Mạnh Thu Lê Văn Thành

2004 - 2009 Nguyễn Văn Hùng Ứng Quốc Dũng

2004 - 2009 Nguyễn Minh Hùng Trần Văn Tâm

2009 - 2014 Lê Văn Thành

Phạm Duy Hòa

2009 - 2014 Phạm Quang Dũng Phạm Hùng Cường

Nguyễn Tấn Quý Đỗ Hữu Nghĩa Nguyễn Như Khải Nguyễn Xuân Liên 1990 - 1992

Page 139: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

139

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

TỪ NĂM 1966 ĐẾN NĂM 2011 CÁC THẦY GIÁO SAU ĐÂY LẦN LƯỢT GIỮCHỨC VỤ CHỦ NHIỆM KHOA

I KHOA XÂY DỰNG DD&CN II KHOA CẦU ĐƯỜNG

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Đỗ Quốc Sam

Nguyễn Văn Đạt

Ngô Văn Quỳ

Nguyễn Mạnh Yên

Ngô Thế Phong

Đoàn Định Kiến

Nguyễn Đình Cống

Lê Ngọc Hồng

Nguyễn Quang Viên

Phan Quang Minh

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Đặng Hữu

Lê Văn Thưởng

Phan Duy Pháp

Nguyễn Xuân Trục

Nguyễn Như Khải

Dương Học Hải

Nguyễn Minh Hùng

Nguyễn Quang Đạo

Nguyễn Phi Lân

III KHOA XD CÔNG TRÌNH THỦY IV KHOA KIẾN TRÚC

1

2

3

4

5

6

7

8

9

Vũ Văn Tảo

Nguyễn Xuân Đặng

Trần Minh Quang

Hồ Ngọc Luyện

Nguyễn Tài

Phạm Hồng Nhật

Lê Trần Chương

Hoàng Văn Tần

Vũ Hữu Hải

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

Hoàng Huy Thắng

Nguyễn Nghi

Phạm Ngọc Đăng

Trương Quang Thao

Ngô Thế Thi

Phùng Thiện Thuật

Nguyễn Mạnh Thu

Trần Văn Khơm

Nguyễn Văn Đỉnh

Nguyễn Nam

V KHOA KINH TẾ XÂY DỰNG VI KHOA CƠ KHÍ XÂY DỰNG

1

2

3

4

5

6

7

Hoàng Chương

Nguyễn Mậu Bành

Nguyễn Văn Chọn

Bùi Văn Yêm

Nguyễn Đăng Hạc

Đinh Văn Khiên

Trần Văn Ất

1

2

3

4

5

6

7

8

Đặng Quốc Sơn

Phạm Ngọc Diêm

Đặng Thế Hiển

Vũ Liêm Chính

Nguyễn Văn Hùng

Trương Quốc Thành

Phạm Quang Dũng

Nguyễn Kiếm Anh

Page 140: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

140

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

VII KHOA VẬT LIỆU XÂY DỰNG VIII KHOA CƠ BẢN (1966 – 1983)

1

2

3

4

5

6

Lê Đỗ Chương

Nguyễn Tấn Quý

Trần Ngọc Chấn

Bùi Văn Bội

Vũ Minh Đức

Phạm Hữu Hanh

1

2

3

Nguyễn Văn Hường

Nguyễn Văn Quỳ

Nguyễn Đình Điện

IX VIỆN XD CÔNG TRÌNH BIỂN

1

2

3

Phạm Khắc Hùng

Phan Ý Thuận

Đinh Quang Cường

X VIỆN KH&KT MÔI TRƯỜNG XI TT ĐT THƯỜNG XUYÊN (KHOA TẠI CHỨC)

1

2

3

Trần Ngọc Chấn

Ứng Quốc Dũng

Nguyễn Duy Động

1

2

3

4

5

6

7

8

Lê Vạn

Nguyễn Biên

Dương Quang Thành

Đỗ Hữu Nghĩa

Nguyễn Huy Thanh

Lý Trần Cường

Bùi Quang Trường

Nguyễn Minh Hùng

XII KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

1

2

3

4

Nguyễn Trâm

Lâm Quang Cường

Lê Xuân Huỳnh

Nguyễn Bình Hà

XIII KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ (MÁC – LÊNIN)

XIV KHOA GD QUỐC PHÒNG

1

2

Lê Kim Châu

Nguyễn Thị Thu Hương

1

2

3

4

5

6

Nguyễn Bắc Việt

Nguyễn Thanh Liêm

Đoàn Anh Thư

Nguyễn Văn Hóa

Nguyễn Duy Sửu

Nguyễn Phi Cảnh

XV KHOA CNTT

1

2 Doãn Tam Hoè

Vũ Trường Sơn

Page 141: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

TỪ NĂM 1966 ĐẾN NĂM 2011 CÁC ĐỒNG CHÍ SAU ĐÂY LẦN LƯỢT GIỮCHỨC TRƯỞNG PHÒNG, BAN

141

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

I PHÒNG TỔ CHỨC II 1 2 3 4 5 6 7 8 9

Nguyễn Văn Giàu Trần Vân Hải Lê Phước Nữa Trần Hữu Kha Trần Tuấn Ngọc Nguyễn Hữu An Nguyễn Đình Lương Lê Hồng Quân Nguyễn Văn Đỉnh

1 2 3 4 5 6

Lê Vạn Nguyễn Văn Long Phan Xuân Mỹ Đặng Kim Giang Hoàng Tuấn Long Nguyễn Kim Bảng

III PHÒNG GIÁO VỤ - ĐÀO TẠO IV

PHÒNG KHCN

1 2 3 4 5 6 7 8

Nguyễn Đăng Hương Nguyễn Văn Quỳ Nguyễn Khải Hồ Ngọc Luyện Đào Văn Toại Nguyễn Văn Hùng Nguyễn Văn Mợi Phạm Xuân Anh

1 2 3 4 5 6 7 8 9

Phạm Sỹ Liêm Phạm Ngọc Đăng Nguyễn Văn Tuyên Nguyễn Trọng ChuyềnTrịnh Trọng Hàn Phùng Văn Lự Doãn Tam Hòe Trần Văn Tuấn Trần Văn Liên

V PHÒNG TÀI VỤ (TV - THIẾT BỊ) VI PHÒNG HÀNH CHÍNH, HCTH 1 2 3 4 5 6 7

Nguyễn Công Chi Nguyễn Văn Ninh Nguyễn Văn Hạng Võ Văn Bích Lê Hiệp Trịnh Kim Súy Nguyễn Văn Bảo

1 2 3 4 5

Nguyễn Văn Đại Nguyễn Thị Mỹ Hảo Nguyễn Lô Nguyễn Kim Bảng Phạm Văn Du

VII PHÒNG TT – THƯ VIỆN 1 2 3 4 5

Nguyễn Kim Luyện Lê Thị Tuấn Nguyễn Đình Lương Hồ Ngọc Hùng Hồ Quốc Khánh

VIII BAN QUẢN LÝ KTX

1 2 3 4

Trần Văn Sơn Hoàng Văn Mùi Trần Quang Xứng Nguyễn Huy Tu

PHÒNG TUYÊN HUẤN – CTCT

Page 142: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

142

IX PHÒNG QUẢN LÝ SINH VIÊN X PHÒNG THIẾT KẾ 1 2

Đinh Văn Nghiệp Nguyễn Mạnh Hoằng

1 2 3

Hoàng Huy Thắng Phạm Ngọc Đăng Trương Tử Thành

XI BAN KIẾN THIẾT, BAN QLDA XII PHÒNG QUẢN TRỊ THIẾT BỊ 1 2 3 4 5 6 7

Nguyễn Xuân Trọng Nguyễn Ngọc Tế Trần Xuân Dục Lê Văn Tin (Phó Trưởng ban) Nguyễn Duy Ngụ (Phó Trưởng ban) Lê Đức Thành (PhóTrưởng ban) Lê Đức Thắng (Phó Trưởng ban)

1 2 3 4 5 6 7

Nguyễn Ngọc Tế Trần Văn Ngọc Bùi Văn Luyến Lê Hồng Quân Lê Hồng Thái Trần Tựu Nhật Lê Văn Tin

XIII PHÒNG Y TẾ XIV PHÒNG BẢO VỆ 1 2 3 4 5 6

Nguyễn Văn Đương Phạm An Ninh Nguyễn Thị Mai Lan Ngô Lệ Anh Đỗ Thị Hồng Lê Đỗ Thị Hải

1 2 3 4 5

Đinh Kế Tiếp Nguyễn Văn Tý Phạm Văn Tản Trần Hữu Nguyên Phạm Văn Dũng

XV PHÒNG ĐỐI NGOẠI, HTQT XVI BAN ĐÀO TẠO CLC 1 2 3

Nguyễn Thị Kim Thái Võ Quốc Bảo Đỗ Hữu Thành

1 2

Mai Văn Được Bùi Hùng Cường

XVII PHÒNG THANH TRA XVIII PHÒNG KHẢO THÍ VÀ KĐCL 1 Nguyễn Anh Mỹ 1 Nguyễn Văn Bình

Page 143: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

143

STT Họ và tên Năm sinh Ghi chú

1. Thầy giáo Nguyễn Sanh Dạn 1914 1990 2. GS.TS Lều Thọ Trình 1935 1997 3. GS.TSKH Nguyễn Văn Chọn 1935 1998 4. GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng 1937 2002 5. GS.TS Nguyễn Đăng Hạc 1943 2006 6. GS.TS Trần Hiếu Nhuệ 1940 2006 7. GS.TSKH Nguyễn Mậu Bành 1937 2008 8. GS.TSKH Nguyễn Xuân Trục 1935 2010 9. GS.TSKH Lâm Quang Cường 1939 2010

STT Họ và tên Năm sinh Ghi chú

1. GS.TSKH. Nguyễn Trâm 1935 2. GS.TS. Ngô Thế Phong 1939 3. GS.TS. Vũ Công Ngữ 6391 4. GS.TSKH. Nguyễ 6391 iàT n5. GS.TSKH. Nguyễn Như Khả 9391 i6. GS.TS. Nguyễn Đình Điện 1935 7. GS.TS. Trần Ngọc Chấ 7391 n8. PGS.TS. Đoàn Như 7391 miK 9. GS.TS. Nguyễn Xuân Đặng 1930 10. GS.TS. Lê Văn Thưở 2391 gn11. GS.TS. Dương Học Hả 4391 i12. GS.TS. Đoàn Định Kiế 8391 n13. GS.TS. Nguyễn Đình Cố 7391 gn14. PGS.TS. Võ Văn Thả 7391 o15. GS.TS. Nguyễn Tấn Quý 1938 16. PGS.TS. Hồ Ngọc Luyệ 5391 n17. GS.TS. Phạm Huyễ 7391 n18. PGS. Nguyễn Vă 9291 gnoL n19. PGS.TS. Nguyễn Văn Bả 1391 o20. GS.TS. Phạm Khắ 9391 gnùH c21. PGS.TS. Nguyễn Khả 1391 i22. GS.TS. Nguyễn Mạ 8391 nêY hn23. GS.TS. Đỗ Bá Chương 1935 24. PGS.TS. Đặ 9391 gnàoH iáhT gn25. PGS. Lê Đứ 2491 iaL c26. PGS.TS. Hoàng Phủ 7391 naL

1990

1992

1994

1997

1988

Nămphong tặng

Nămphong tặng

DANH SÁCH NHÀ GIÁO NHÂN DÂN, NHÀ GIÁO ƯU TÚ TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

I. Nhà giáo Nhân dân :

II. Nhà giáo Ưu tú :

Page 144: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

144

27. GS.TS. Lê Đ 8391 mâT hnì28. PGS.TS. Nguyễn Khánh Tườ 6391 gn29. PGS.TS. Nguyễn Tườ 5391 gn30. GVC. Nguyễn Tiế 7391 hnaO n31. PGS.TS. Hoàng Vă 5391 ýuQ n32. GVC. Nguyễn Quang Cự 1940 33. GS.TS. Trần Đình Bử 3391 u34. GS.TSKH. Trịnh Trọ 6391 nàH gn35. 8391 gnoL nâV êL .CVG36. GS.TS. Nguyễn Vă 7391 óhP n37. GS.TSKH. Ngô Thế 9391 ihT 38. GS.TS. Nguyễn Đức Thiề 8391 m39. TS. Phạm Quang Cự 1942 40. GS.TS. Lương Phương Hậ 0491 u41. PGS.TS. Lê Ngọc Hồ 5491 gn42. PGS.TS. Nguyễ 1491 hnahT yuH n43. GS.TSKH Nguyễn Minh Tuyể 0491 n44. GS.TS. Trần Hữu Uyể 8391 n45. PGS.TS. Nguyễ 7491 hniN êL n46. PGS.TS. Phạm Đức Nguyên 1940 47. PGS.TS. Đào Văn Toạ 4491 i48. GS.TSKH. Phùng Văn Lự 2491 49. PGS.TS. Nguyễn Văn Hả 6491 o50. 9391 páhP yuD nahP .ST.SGP51. PGS.TS. Doãn 3491 eòH maT52. GS.TSKH. Nguyễn Mạ 5491 uhT hn53. PGS.TS Bùi Văn Bội 1941 54. PGS.TS Bùi Vă 0491 mêY n55. GS.TS Vũ Đình Phụ 1491 gn56. GS.TS Phạm Văn Hội 1947 57. PGS.TS Phạm Hồng Nhậ 9391 t58. PGS.TS Nguyễn Vă 9491 gnùH n59. PGS. Tăng Văn Đ 0491 nào60. PGS.TS Nguyễ 0591 nêiV gnauQ n61. PGS.TS Vũ Minh Đứ 0591 c62. PGS.TS Lê Đ 4391 nêihP hnì63. PGS.TS Vũ Như Cầ 6391 u64. PGS.TS Đinh Đăng Quang 1952 65. PGS.TS Phạ 2691 àoH yuD m66. PGS.TS Vũ 6491 hníhC mêiL 67. GVC. Đỗ Hữu Nghĩ 7391 a

1998

2000

2002

2006

2008

2010

Page 145: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

DANH SÁCH GIÁO SƯ TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

145

STT Họ và tên Năm sinh Đơn vị công tác Năm phong

chức danh Ghi chú

1. Đặng Hữu 1930 Khoa Cầu đường 29/4/1980 Chuyển CT 2. Đỗ Quốc Sam 1929 Chuyển CT 3. Nguyễn Văn Hườ yuhC 9291 gn ển CT 4. Hà Huy Cương Khoa Cầu đường Chuyển

CT, năm phong PGS: 29/4/1980 28/5/1984

5. Nguyễn Văn Đạt Khoa Xây dựng 6. Hoàng Văn Tân7. Nguyễn Trâm 1935 8. Nguyễn Xuân Trường 1931 Khoa TL-Cảng 9. Nguyễn Văn Tuyên Khoa Xây dựng 10. Nguyễn Văn Bào Khoa TL - Cảng 11. Lê Thạc Cán 1931

28/5/1984

Chuyển CT 12. Nguyễn Xuân Đặ 0391 gn13. Vũ Văn Tả yuhC 0391 o ển CT 14. Lê Văn Thưởng 1932 15. Nguyễn Xuân Trụ 5391 c16. Trần Đình Bử

1991/9/81

3391 u17. Phạm Ngọc Đăng 1937 Khoa Kiến trúc 18. Nguyễn Văn Chọn 1935 Khoa Kinh tế 19. Dương Học Hải 1934 Khoa Cầu đường 20. Phạm Huyễn 1937 Khoa Xây dựng 21. Nguyễn Như Khải 1939 22. Vũ Công Ngữ 6391 23. Ngô Thế Phong 1939 Khoa Xây dựng 24. Nguyễn Tài 1936 Khoa Thủy lợi 25. Lều Thọ Trình 1935 Khoa Xây dựng 26. Trịnh Trọng Hàn 1936 Khoa Thủy lợi 27. Nguyễn Minh Tuyển 1940 Khoa Vật liệu 28. Ngô Thế Thi 1939 Khoa Kiến trúc 29. Trần Ngọc Chấn 1937 Khoa Môi trường 30. Nguyễn Đình Cống 1937 Khoa Xây dựng 31. Phạm Khắc Hùng 1939 Viện CT biển 32. Đoàn Định Kiến 1938 Khoa Xây dựng 33. Nguyễn Đình Điện 1935 Khoa Kiến trúc 34. Nguyễn Văn Phó 1937 35. Nguyễn Mạ 8391 nêY hn36. Trần Hiếu Nhuệ 1940 Khoa Môi trường

Khoa Cầu đường

Khoa Cầu đường

Khoa Cầu đường

Khoa Thủy lợi

Khoa Xây dựng

Khoa Xây dựng

3/3/1992

1/8/1996

Page 146: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

146

37. Nguyễn Tấn Quý 1938 Khoa Vật liệu 38. Đỗ Bá Chương 1935 Khoa Cầu đường 39. Lương Phương Hậu 1940 Khoa TL - Cảng 40. Lê Đình Tâm 1938 Khoa Cầu đường 41. Nguyễn Đức Thiềm 1938 Khoa Kiến trúc 42. Phùng Văn Lự 1942 Khoa Vật liệu 17/4/2002 43. Trần Hữu Uyển 1938 Khoa Môi trường 44. Nguyễn Huy Thanh 1941 45. Nguyễn Mậ 7391 hnàB u46. Nguyễn Đăng Hạ 3491 c47. Lâm Quang Cường 1939 Khoa Kiến trúc 48. Nguyễn Mạnh Thu 1945 Khoa Kiến trúc 28/10/2002 49. Lê Xuân Huỳnh 1949 Khoa Sau ĐH 19/10/2005 50. Vũ Đình Phụng 1941 Khoa Cầu đường 51. Phan Quang Minh 1960 29/8/2011 52. Phạm Văn Hộ 7491 i

STT Họ và tên Năm sinh Đơn vị công tác Năm phong

chức danh Ghi chú

1. Trương Thao 1934 Khoa Kiến trúc2. Võ Văn Thảo 1937 Khoa Xây dựng 3. Trương Tùng Khoa Kiến trúc Chuyển CT 4. Trần Văn Hãn Bộ môn Toán Chuyển CT 5. Trần Bình Khoa Cầu đường Chuyển CT 6. Hồ Trọng Huề Khoa Cơ khí XD 7. Nguyễn Bá Dũng Khoa Xây dựng Chuyển CT 8. Ngô Văn Đị yuhC hn ển CT 9. Nguyễn Khải 1931 Khoa Cầu đường 10. Hoàng Phủ Lan 1937 Khoa Vật liệu 11. Nguyễn Kim Luyện 1934 Khoa Kiến trúc 12. Hồ Ngọc Luyện 1935 Khoa TL-Cảng 13. Phan Duy Pháp 1939 Khoa Cầu đường 14. Ngô Văn Quỳ 1937 Khoa Xây dựng 15. Lê Đức Thắng 1937 Khoa Cầu đường 16. Hoàng Huy Thắng Chuyển CT 17. Bùi Vạ yuhC nârT n ển CT 18. Trần Trung Ý Khoa Kinh tế Chuyển CT 19. Nguyễn Văn Long B/m Mác-Lênin 15/11/1988

Khoa Kinh tế

Khoa xây dựng

Khoa Kiến trúc

29/4/1980

28/5/1984

DANH SÁCH PHÓ GIÁO SƯ TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

Page 147: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

147

20. Nguyễn Xuân Liên 1942 Khoa Xây dựng 21. Nguyễn Hữu An 1942 Khoa TL-Cảng 22. Bùi Văn Bội 1941 Khoa Vật liệu XD 23. Đoàn Như Kim 1937 Khoa Kiến trúc 24. Nguyễn Trọng Chuyền25. Vũ Như Cầ 6391 u26. Phạm Văn Giáp 1941 Khoa TL-Cảng 27. Vũ Uyển Dĩnh 1944 Viện CT – Biển 28. Doãn Tam Hòe 1943 Bộ môn Toán 29. Nguyễn Tường 1935 Bộ môn Toán 30. Nguyễn Khánh Tường 1936 31. Lê Đ 4391 nêihP hnì32. Đặng Thế Hiển 1946 Khoa Cơ khí XD 33. Nguyễn Văn Bảo 1931 Khoa TL-Cảng 34. Nguyễn Ngọc Bích 1947 Khoa Cầu đường 35. Hoàng Đình Dũng 1940 Khoa TL-Cảng 36. Trần Đức Dục 1936 Khoa Kinh tế 37. Đặng Thái Hoàng 1939 Khoa Kiến trúc 38. Lê Kiều 1936 Khoa Xây dựng 39. Lê Đức Lai 1942 Khoa Kiến trúc 40. Lê Văn Mai 1937 Khoa Xây dựng 41. Phạm Hồng Nhật 1939 Khoa TL-Cảng 42. Phùng Thiện Thuật 1940 Khoa Kiến trúc 43. Nguyễn Xuân Vinh 1942 Khoa Cầu đường 44. Bùi Văn Yêm 1940 Khoa Kinh tế 45. Tăng Văn Đoàn 1940 Khoa Môi trường 46. Vũ Viết Đào 1937 Bộ môn Toán 47. Tôn Thất Đại 1937 Khoa Kiến trúc 48. Vũ Liêm Chính 1946 Khoa Cơ khí XD 49. Trần Đức Chính 1949 50. Phan Vă 3491 cúC n51. Đinh Thế 1491 hnaH 52. Đào Văn Toại 1944 53. Phạm Vă 3491 nêyuhC n54. Đỗ Xuân Đinh 1947 55. Trần Văn Tuấ 5591 n56. Phạm Đức Nguyên 1940 Khoa Kiến trúc 57. Nguyễn Lê Ninh 1947 58. Lê Ngọc Hồ 5491 gn59. Lê Trần Chương 1945 Khoa TL-Cảng 60. Nguyễn Văn Hảo 1946 Bộ môn Mác-Lênin

Khoa Xây dựng

Khoa Xây dựng

Khoa Xây dựng

Khoa Cầu đường

Khoa Cơ khí XD

Khoa TL-Cảng

1935

3/3/1992

1/8/1996

18/9/1991

Page 148: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

148

61. Lê Ngọc Thạch 1952 Khoa Xây dựng 62. Nguyễn Đình Lương 1948 Khoa Thủy lợi 63. Phan Ý Thuận 1948 Viện CT –Biển 64. Đặng Văn Cứ 1949 Khoa Sau ĐH 65. Lý Trần Cường 1952 Trung tâm ĐTTX 66. Nguyễn Hồng Đức 1949 Khoa Cầu đường 67. Trần Đức Hạ 1953 Khoa Môi trường 68. Nguyễn Minh Hùng 1953 Khoa Cầu đường 69. Hoàng Như Tầng 1943 Khoa Xây dựng 70. Bạch Đình Thiên 1954 Khoa Vật liệu 71. Nguyễn Quang Viên 1950 72. Lê Ngọc Chấn 1953

73. Tô Văn Tấ 0591 n74. Đinh Đăng Quang 1952 Khoa Kinh tế 75. Nguyễn Văn Đỉnh 1953 Khoa Kiến trúc 76. Nguyễn Duy Động 1954 77. Nguyễn Thị 4591 iáhT miK 78. Nguyễn Đình Thám 1947 Khoa Xây dựng 79. Huỳnh Bá Kỹ Thuật 1951 Khoa CT-Thủy 80. Phạm Đình Việt 1946 Khoa Kiến trúc 81. Phạm Quang Dũng 1960 Khoa Cơ khí XD 82. Ứng Quốc Dũng 1949 Khoa Môi trường 83. Trịnh Quốc Thắng 1949 Khoa Xây dựng 84. Nguyễn Văn Dũng 1951 85. Nguyễ 5591 nâL ihP n86. Bùi Quang Trường 1953 Khoa Xây dựng 87. Nguyễn Bá Toại 1943 Khoa Môi trường 88. Đỗ Văn Đệ 1958 Khoa CT Thủy 89. Vũ Minh Đức 1950 Khoa Vật liệu XD 90. Lê Bá Huế 1952 Khoa Xây dựng 91. Doãn Minh Khôi 1954 Khoa Kiến trúc 92. Lê Văn Nãi 1947 Khoa Môi trường 93. Hoàng Nghĩa Tý 1949 Khoa CNTT 94. Nguyễn Văn Tín 1950 95. Nguyễn Việt Anh 1968 96. Nguyễn Quang Đạo 1951 Khoa Cầu đường 97. Trương Văn Ngà 1946 Khoa Vật liệu XD 98. Nguyễn Hùng Sơn 1965 Khoa Cầu đường 99. Lê Thị Hiền Thảo 1950 Khoa Môi trường 100. Nguyễn Thượng Bằng 1957 Khoa CT Thuỷ 101. Đinh Quang Cường 1957 Viện CT Biển

Khoa Xây dựng

Khoa Môi trường

Khoa Cầu đường

Khoa Môi trường

17/4/2002

28/10/2002

2003

14/10/2004

19/10/2005

23/10/2006

Page 149: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

149

102. Nguyễn Văn Đỉnh 1951 Khoa Kiến trúc 103. Nguyễn Thị Quỳnh

Hương 1954

104. Nguyễn Văn Hùng 1949 Khoa Xây dựng 105. Vũ Công Hoè 1946 106. Bùi Sỹ 1591 ýL 107. Nguyễn Nam 1956 Khoa Kiến trúc 108. Nguyễn Văn Nghiễm 1947 Khoa CNTT 109. Hoàng Văn Tần 1950 Khoa CT Thuỷ 110. Trần Văn Liên 1961 Khoa Xây dựng 111. Phạm Duy Hoà 1962 Khoa Cầu đường 112. Lê Hồng Thái 1953 Khoa Kinh tế 113. Vũ Hữu Hải 1955 114. Đỗ Hữ 3591 hnàhT u115. Phạm Hùng Cường 1963 Khoa Kiến trúc 116. Phạm Hữu Hanh 1954 117. Nguyễn Mạ 5591 táhP hn118. Đàm Thu Trang 1965 Khoa Kiến trúc 119. Trương Quốc Thành 1952 Khoa Cơ khí XD 120. Lều Thọ Bách 1969 Viện KTMT 121. Vũ Đình Đấu 1955 Khoa Vật liệu XD 122. Lê Nguyên Minh 1948 Viện KTMT 123. Vũ Văn Thặng 1955 Khoa Cầu đường 124. Trần Ngọc Tính 1955 Khoa Vật liệu XD 125. Trần Minh Tú 1962 Khoa Xây dựng

Viện KTMT

Khoa CT Thủy

Khoa Vật liệu XD

26/12/2007

23/10/2006

17/5/2010

29/8/2011

Viện KH&KTMT

Page 150: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

150

BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG SINH VIÊN ĐƯỢC TUYỂN VÀO TRƯỜNG ĐHXD

(Hệ đào tạo: CHÍNH QUY)

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Page 151: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

BIỂU ĐỒ THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG SINH VIÊN ĐƯỢC TUYỂN VÀO TRƯỜNG ĐHXD

Hệ đào tạo: VỪA HỌC VỪA LÀM (TẠI CHỨC)

151

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Page 152: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

THÀNH TÍCH ĐƯỢC GHI NHẬN

Trải qua 45 năm xây dựng va trưởng thành, mỗi bước đi của Trường Đại họcXây dựng gắn liền với sự phát triển của ngành, của Thủ đô Hà Nội và củađất nước. Trong từng giai đoạn lịch sử, Trường Đại học Xây dựng đã tự

khẳng định mình, đứng vững trong mọi hoàn cảnh khó khăn, ác liệt và không ngừngphấn đấu phát triển cho đến ngày nay. Sự phấn đấu nỗ lực của các thế hệ cán bộ sinhviên Trường Đại học Xây dựng đã được ngành, thành phố Hà Nội, Nhà nước biểudương ghi nhận và khen thưởng.

Cho Nhà trường:

Huân chương Hồ Chí Minh 2006

Huân chương Độc lập hạng Nhất 2001

Huân chương Độc lập hạng Nhì 1996

Huân chương Độc lập hạng Ba 1991

Huân chương Lao động hạng Nhất 1986

Huân chương Lao động hạng Nhì 1983

Huân chương Lao động hạng Ba 1978

Huân chương Chiến công hạng Ba 1973

Cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ tặng đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua nămhọc 2006-2007.

Quỹ hỗ trợ sáng tạo KHKT Việt Nam tặng cờ đơn vị xuất sắc tham gia giải VI-FOTEC 10 năm liên tục 1992-2002

UBND Quận Hai Bà Trưng tặng cờ “Đơn vị quyết thắng” liên tục 19 năm (từ1989 đến 2008).

Trường “Tiên tiến xuất sắc” năm học 2001-2002. Trường đạt danh hiệu “Tập thểlao động xuất sắc” các năm học 2004-2005, 2005-2006, 2006-2007, 2007-2008,2009-2010.

Bằng khen của Bộ Công an về thành tích xuất sắc ANCT-TTATXH năm học2007-2008.

152

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Page 153: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

Cho các tập thể và cá nhân thuộc nhà trường:

Bộ môn Đường ôtô được tặng thưởng 3 Huân chương Lao động (Nhất, Nhì, Ba)và được Nhà nước tuyên dương “Đơn vị Anh hùng” (1985).

Hai Huân chương Chiến công hạng Ba cho Bộ môn Đường và Cầu.

Đảng bộ trường được công nhận “Đảng bộ vững mạnh” liên tục trong nhiều năm,Đảng bộ được Thành ủy Hà Nội 4 lần tặng cờ “Đảng bộ vững mạnh” tiêu biểu.

Công đoàn trường được Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba (1997),Huân chương Lao động hạng Hai (2005), 4 lần được tặng cờ “Công đoàn xuất sắc”của công đoàn ngành và Liên đoàn Lao động Hà Nội, được Tổng Liên đoàn LĐVNtặng 37 bằng LĐ sáng tạo.

Đoàn Thanh niên Trường Đại học Xây dựng được Trung ương Đoàn và Thànhđoàn Hà Nội tặng nhiều Bằng khen “Đoàn trường xuất sắc”.

111 lượt tập thể đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.

54 Huân chương Lao động các hạng cho tập thể và cá nhân.

500 Huân chương Kháng chiến cho cá nhân.

640 cá nhân được Huy chương “Vì sự nghiệp giáo dục”.

Nhà nước đã phong tặng danh hiệu 9 Nhà giáo Nhân dân và 67 Nhà giáo Ưu tú,52 Giáo sư và 177 lượt phó giáo sư cho các nhà giáo của Trường ĐHXD.

153

HÌNH THÀNH & PHÁT TRIỂNTRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG NĂM

Page 154: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

Mục lụcLỜI NÓI ĐẦU . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .3

Ảnh hiệu trưởng qua các thời kỳ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .5

Ảnh bí thứ đảng ủy qua các thời kỳ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .7

KHOA XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI TIỀN THÂN CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG (1956-1966) 9

I. NHỮNG NGÀY ĐẦU THÀNH LẬP KHOA . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .11

II. NHANH CHÓNG ỔN ĐỊNH KHOA VÀ TỪNG BƯỚC TRIỂN KHAI CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .12

1. Nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình đào tạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .12

2.Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .12

3. Xây dựng bộ môn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .13

4. Biên soạn, biên dịch giáo trình và các tài liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .14

5. Xây dựng phòng thí nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .18

6. Công tác tuyển sinh và đào tạo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .18

7. Văn phòng khoa và công tác phục vụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .19

8. Công tác xây dựng Đảng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .20

9. Công tác đoàn thể . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .21

III. ĐẨY MẠNH PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC, GẮN ĐÀO TẠO,NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỚI THỰC TIỄN SẢN XUẤT VÀ CHIẾN ĐẤU 22

1. Phong trào thi đua xây dựng tổ Lao động Xã hội chủ nghĩa trong cán bộ công nhân viên và phong trào học tốt trong sinh viên............................................22

2. Phong trào thi đua gắn nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học với sản xuất và chiến đấu ...23

IV. CHUẨN BỊ THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG .......................................25

1. Sự trưởng thành của Khoa Xây dựng ......................................................................................25

2.Yêu cầu mới của đất nước ........................................................................................................25

3. Những bước chuẩn bị thành lập Trường Đại học Xây dựng ...................................................26

4. Quyết định của Chính phủ thành lập Trường Đại học Xây dựng ............................................27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG THỜI KỲ SƠ TÁN (1966 - 1983) 31

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG .............................33

1. Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền........................................................................................33

2. Công tác xây dựng Đảng .........................................................................................................35

3. Công tác đoàn thể ....................................................................................................................37

II. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO .......................................................................................................39

1. Đào tạo đại học ........................................................................................................................39

2. Đào tạo Sau đại học .................................................................................................................42

III. CÔNG TÁC NCKH PHỤC VỤ SẢN XUẤT VÀ CHIẾN ĐẤU .....................................43

1. Các đề tài phục vụ chiến đấu ...................................................................................................43

2. Các đề tài phục vụ đào tạo và sản xuất....................................................................................44

Page 155: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

3. Các đề tài đáp ứng nhiệm vụ khôi phục và xây dựng đất nước...............................................46

IV. CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI ...................................................................................................48

V. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ .........................................................................................................49

1. Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy ........................................................................................49

2. Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên ...............................................................................51

VI. XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ CHO ĐÀO TẠO,NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ....................................................................................................52

1. Xác định địa điểm cho các đơn vị của trường ở nơi sơ tán .....................................................52

2. Xây dựng trường ở nơi sơ tán Gia Lương, Quế Võ và tìm địa điểm mới ...............................57

3. Trường Đại học Xây dựng tập trung về Hương Canh .............................................................58

4. Di chuyển trường về Hà Nội ...................................................................................................69

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG THỜI KỲ ỔN ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN (1983-2011) 73

I. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ TRƯỜNG .............................75

1. Các nhiệm kỳ Hiệu trưởng từ 1983 đến 2011..........................................................................75

2. Tổ chức lại bộ máy quản lý .....................................................................................................76

3. Thành lập các trung tâm khoa học - công nghệ .......................................................................78

II. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO .......................................................................................................79

1. Hệ thống đào tạo của trường và các ngành đào tạo .................................................................79

2. Đào tạo đại học ........................................................................................................................80

3. Đào tạo Sau đại học .................................................................................................................90

III. XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT......................................................................................92

IV. XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ .......................................................................................................93

1. Xây dựng đội ngũ cán bộ trong tình hình mới.........................................................................93

2. Bồi dưỡng cán bộ trẻ ...............................................................................................................95

V. HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ PHỤC VỤ SẢN XUẤT ........................95

1. Giai đoạn từ năm 1983 đến năm 2000.....................................................................................96

2. Hoạt động NCKH giai đoạn 2001-2005 ..................................................................................99

3. Hoạt động NCKH, dịch vụ sản xuất giai đoạn 2006 - 2011 ...................................................101

4. Nghiên cứu khoa học, thi olympic và thi đồ án tốt nghiệp xuất sắc của sinh viên..................103

VI. CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI ..................................................................................................104

1. Công tác đối ngoại trong nước ................................................................................................104

2. Đối ngoại quốc tế.....................................................................................................................106

Một số hình ảnh Trường Đại học Xây dựng giai đoan 2009 - 2011............................................108

VII. XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ ĐOÀN THỂ ..............................................................................118

1. Công tác Đảng .........................................................................................................................118

2. Đoàn Thanh niên và Hội Sinh viên..........................................................................................120

3. Công tác Công đoàn ................................................................................................................122

4. Hội Cựu chiến binh..................................................................................................................123

LỜI KẾT ....................................................................................................................................125

PHỤ LỤC ............................................................................................................................126-153

Page 156: Dai hoc Xay dung (NUCE) - 45 nam hinh thanh va phat trien

Chịu trách nhiệm xuất bản

TS. Lê Văn Thành – Bí thư Đảng uỷ - Hiệu trưởng

Biên tập xuất bản và sửa bài

ThS. Phạm Văn Du - Trưởng phòng HCTH

ThS. Nguyễn Thị Lan Hương – Chuyên viên phòng HCTH

CN. Trần Văn Quang – Chuyên viên phòng HCTH

Thiết kế chế bản

Tạ Hồng Long

TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNGĐịa chỉ:55 đường Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà NộiĐT: 0438.869.6397 Fax: 0438.691.684

Website: www.nuce.edu.vn Email: [email protected]